THÔNG TIN Cải cách nền hành chính Nhà nướcisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC092015...

28
BỘ NỘI VỤ VIỆN KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC THÔNG TIN Cải cách nền hành chính Nhà nước TRONG SỐ NÀY 1 . Tin cải cách hành chính 9 . Tiếp cận mới về kỹ năng tham mưu trong cải cách hoạt động công vụ 14 . Huy động người dân, doanh nghiệp tham gia cải cách thủ tục hành chính thông qua Hội đồng tư vấn 18 . Quy trình tổ chức thi tuyển công chức của Nhật Bản THÁNG 09/2015

Transcript of THÔNG TIN Cải cách nền hành chính Nhà nướcisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC092015...

Page 1: THÔNG TIN Cải cách nền hành chính Nhà nướcisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC092015 New.pdf · Huy động người dân, doanh nghiệp tham gia cải cách thủ

BỘ NỘI VỤVIỆN KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

THÔNG TIN

Cải cáchnền hành chính

Nhà nướcTRONG SỐ NÀY

1. Tin cải cách hành chính

9 . Tiếp cận mới về kỹ năng tham mưu trongcải cách hoạt động công vụ

14. Huy động người dân, doanh nghiệptham gia cải cách thủ tục hành chính

thông qua Hội đồng tư vấn

18. Quy trình tổ chức thi tuyển công chứccủa Nhật Bản

THÁNG 09/2015

Page 2: THÔNG TIN Cải cách nền hành chính Nhà nướcisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC092015 New.pdf · Huy động người dân, doanh nghiệp tham gia cải cách thủ

Thông tinCẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 09/2015Phát hành hàng tháng

n Chịu trách nhiệm xuất bản:Trần Văn Ngợi - Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước

n Ban biên tập:Chu Tuấn Tú, Nguyễn Thu Hà, Đào Mạnh Hoàn

n Trình bày: Phương Lann Bản tin được thực hiện bởi:

Trung tâm Thông tin và Thư viện khoa học37A Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội

n Điện thoại: (04) 39741234, 39780878n Fax: (04)39783952n Website: isos.gov.vn

vienkhtcnn.vnn Mọi thư, bài xin gửi về email:

[email protected] Giấy phép xuất bản số: 39/GP-XBBT ngày 7/6/2014n In tại Công ty Thanh Bình

Mục lục

n Tin cải cách hành chính 1

n Tiếp cận mới về kỹ năng tham mưu trong cải cách hoạt động công vụ9

n Huy động người dân, doanh nghiệp tham gia cải cách thủ tục hành chínhthông qua Hội đồng tư vấn 14

n Quy trình tổ chức thi tuyển công chức của Nhật Bản 18

Page 3: THÔNG TIN Cải cách nền hành chính Nhà nướcisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC092015 New.pdf · Huy động người dân, doanh nghiệp tham gia cải cách thủ

Tin cải cách hành chính

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 09/2015

1

Ngày 08/9/2015, tại Hà Nội, Thủ tướngChính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn

nút, công bố chính thức thực hiện cơ chế mộtcửa quốc gia và kết nối kỹ thuật cơ chế mộtcửa ASEAN.

Theo báo cáo của Cơ quan thường trựcBan chỉ đạo quốc gia, cơ chế một cửa quốcgia được triển khai qua 3 giai đoạn. Giai đoạn1, kết nối các Bộ Tài chính, Công Thương,Giao thông Vận tải. Giai đoạn 2, kết nối cácBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tàinguyên và Môi trường, Y tế. Giai đoạn 3, kếtnối các Bộ Khoa học và Công nghệ, Thôngtin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Dulịch. Trong thời gian tới, việc triển khai cơchế một cửa quốc gia và ASEAN sẽ chiathành hai giai đoạn.

Giai đoạn cuối năm 2015 tập trung củngcố các thủ tục hành chính đã triển khai và lantỏa trên phạm vi toàn quốc cho tất cả các đốitượng có liên quan; thực hiện dịch vụ côngtrực tuyến cấp độ 4 đối với các thủ tục hànhchính một cửa quốc gia đã kết nối chính thức;kết nối cơ chế một cửa ASEAN và trao đổithông tin về giấy chứng nhận xuất xứ hànghóa ASEAN và thông tin tờ khai hải quan

ASEAN (ACDD) đối với 4 nước đã sẵn sàng(Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan).

Giai đoạn 2, từ năm 2016 đến 2020, mởrộng cơ chế một cửa quốc gia cho tất cả cácbộ, ngành về phạm vi, đối tượng. Toàn bộ cácthủ tục hành chính trên cơ chế một cửa quốcgia được triển khai dưới hình thức dịch vụcông trực tuyến cấp độ 4. Trong giai đoạnnày, cơ chế một cửa ASEAN được kết nốiđầy đủ và sẵn sàng kết nối trao đổi thông tinvới các đối tác thương mại ngoài ASEAN đểtạo thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu của ViệtNam và tăng cường kiểm soát đối với hàngnhập khẩu.

(Nguồn: www.laodongthudo.vn)

Ngày 04/9/2015, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ đãtổ chức Hội nghị công bố chỉ số cải cách

hành chính (PAR INDEX) năm 2014. Thứtrưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn chủ trì Hộinghị. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạocác Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ, công chứcchuyên trách cải cách hành chính các bộ,ngành; lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Sở Nội vụcác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Chính thức công bố cơ chế một cửa quốc gia

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; các PhóThủ tướng Vũ Văn Ninh, Phạm Bình Minhvà lãnh đạo các bộ tham dự lễ công bốchính thức thực hiện Cơ chế một cửa quốcgia và kết nối kỹ thuật Cơ chế một cửaASEAN .

Ảnh: TL

Công bố chỉ số cải cách hànhchính năm 2014

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn phátbiểu khai mạc Hội nghị công bố Chỉ số cảicách hành chính năm 2014 của các Bộ, cơquan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương.

Ảnh: TL

Page 4: THÔNG TIN Cải cách nền hành chính Nhà nướcisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC092015 New.pdf · Huy động người dân, doanh nghiệp tham gia cải cách thủ

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 09/20152

đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí.Tại Hội nghị Thứ trưởng Trần Anh Tuấn

cho biết, đây là năm thứ 3 đánh giá kết quảtriển khai cải cách hành chính thông qua côngcụ đánh giá, đo lường và xếp hạng chỉ số cảicách hành chính của các bộ, cơ quan ngangbộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương. Chỉ số cải cách hànhchính tiếp tục được khẳng định qua thực tiễnlà công cụ quản lý mới trong triển khaiChương trình tổng thể cải cách hành chínhnhà nước giai đoạn 2011-2020; bảo đảm việctheo dõi, đánh giá một cách khoa học, hệthống, định lượng và dựa trên kết quả, huyđộng sự tham gia của các tổ chức trong bộmáy nhà nước, tăng cường sự tham gia đánhgiá của người dân, tổ chức và doanh nghiệpđối với quá trình triển khai cải cách hànhchính của các bộ, ngành, địa phương mộtcách thực chất và khách quan hơn.

Vẫn dựa trên phương pháp đánh giá kếthợp tự đánh giá của các bộ, các tỉnh với đánhgiá thông qua điều tra xã hội học, kết quảPAR INDEX 2014 của các bộ, cơ quan ngangbộ đã cho thấy những nỗ lực, kết quả đạtđược trong tổ chức thực hiện cải cách hànhchính nói chung của từng bộ, cơ quan ngangbộ trong năm 2014. Giá trị trung bình Chỉ sốCCHC của 19 bộ, cơ quan ngang bộ đạt đượclà 76.99%, cao hơn so với năm 2012 nhưnglại thấp hơn so với năm 2013 (giảm 0.26%).Kết quả xác định Chỉ số CCHC cấp bộ chothấy, các bộ tập trung vào 2 nhóm điểm, cụthể là:

- Nhóm đạt kết quả Chỉ số CCHC trên80%, gồm 5 bộ, cơ quan ngang bộ: Bộ Giaothông Vận tải; Bộ Tài chính; Ngân hàng Nhànước; Bộ Ngoại giao; Bộ Nội vụ.

- Nhóm đạt kết quả Chỉ số CCHC từ trên70% đến dưới 80%, gồm 14 bộ, cơ quanngang bộ: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài nguyên vàMôi trường; Bộ Tư pháp; Bộ Xây dựng;Thanh tra Chính phủ; Bộ Công Thương; BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn; BộThông tin và Truyền thông; Bộ Lao độngThương binh và Xã hội; Ủy ban Dân tộc; BộY tế; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Khoa họcvà Công nghệ.

Trong khối bộ, ngành, xếp vị trí thứ nhấtlà Bộ Giao thông Vận tải với kết quả 81.83%.Giữ 2 vị trí cuối cùng trong bảng xếp hạng làcác bộ: Giáo dục và đào tạo thứ 18/19 vàKhoa học và Công nghệ đứng cuối bảng19/19 với kết quả giảm so với kết quả năm2013. Các bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư,Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng đã cónhiều kết quả tích cực trong chỉ đạo, điềuhành, cải cách thủ tục hành chính trong cáclĩnh vực hải quan, thuế, kinh doanh, đầu tư,xây dựng, nên đã có sự cải thiện vị trí xếphạng đáng kể.

Về kết quả PAR INDEX của các tình,thành phố trực thuộc Trung ương có sự tăngđều về điểm số, giá trị trung bình cao hơn sovới giá trị trung bình PAR INDEX của cácbộ. Giá trị trung bình PAR INDEX 2014 củacác tỉnh, thành phố là 81,21%, cao hơn so vớinăm 2013 là 3,65% và cao hơn so với năm2012 là 5,13%. Thành phố Đà Nẵng tiếp tụclà địa phương đứng đầu bảng xếp hạng PARINDEX 2014, đạt Chỉ số 92,54%, cao hơn sovới mức trung bình của cả nước 11,33%,đồng thời cao gấp 1,44 lần so với Chỉ sốCCHC năm 2014 của tỉnh Bắc Kạn, tỉnh xếpvị trí cuối cùng trong số 63 tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương.

Kết quả Chỉ số CCHC năm 2014 của cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chiathành 4 nhóm điểm:

- Nhóm đạt Chỉ số CCHC trên 90% baogồm 3 thành phố trực thuộc Trung ương là:Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nội.

- Nhóm đạt Chỉ số CCHC từ 80% đếndưới 90%, bao gồm 41 tỉnh, thành phố; xếphạng từ vị trí số 3 đến số 44.

- Nhóm đạt Chỉ số CCHC từ 70% đếndưới 80%, bao gồm 15 tỉnh; xếp hạng từ vị trí45 đến 59.

- Nhóm đạt Chỉ số CCHC dưới 70%, baogồm 4 tỉnh: Hà Nam, Điện Biên, Cao Bằng,Bắc Kạn; xếp hạng từ vị trí 60 đến 63.

Thứ trưởng Trần Anh Tuấn nhấn mạnhđiểm mới năm nay, Bộ Nội vụ không chỉcông bố xếp hạng PAR INDEX chung củacác bộ, ngành, địa phương mà còn xác địnhxếp hạng theo từng lĩnh vực nội dung cảicách hành chính mà các bộ, ngành, địa

Tin cải cách hành chính

Page 5: THÔNG TIN Cải cách nền hành chính Nhà nướcisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC092015 New.pdf · Huy động người dân, doanh nghiệp tham gia cải cách thủ

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 09/2015

3

phương đã làm tốt.Tại Hội nghị, đại diện của một số bộ,

ngành, địa phương cũng đã đưa ra nhận địnhtán thành kết quả đánh giá PAR INDEX2014, đồng thời chia sẻ những kinh nghiệmthiết thực mà bộ, ngành, địa phương mình đãthực hiện nhằm nâng cao chỉ số PAR INDEX.Một số đại biểu cũng đề xuất ý kiến cho rằng,sau 3 năm thực hiện đánh giá chỉ số cải cáchhành chính, Bộ Nội vụ nên thực hiện sơ kết,đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong nộidung, phương pháp đánh giá, cách thức triểnkhai... từ đó có những điều chỉnh cho phùhợp sao cho PAR INDEX ngày càng phảnánh khách quan, sát thực và có tính đến cácyếu tố đặc thù giữa các ngành, địa phương.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởngTrần Anh Tuấn thay mặt lãnh đạo Bộ Nội vụđánh giá cao những nỗ lực cải cách hànhchính của các bộ, ngành, địa phương; đồngthời khẳng định Bộ Nội vụ sẽ tiếp thu nhữngý kiến đóng góp của các đại biểu, tiếp tụcnghiên cứu, hoàn thiện Chỉ số cải cách hànhchính cấp bộ, cấp tỉnh để đưa PAR INDEXthực sự trở thành công cụ tin cậy đánh giá cảicách hành chính tại các bộ, cơ quan ngangbộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương khách quan, thực chất và hiệuquả hơn.

(Tin: Nguyễn Hà, ảnh: Anh Ngọc)

Ngày 31/8/2015, Bộ Nội vụ đã ban hànhThông tư số 04/2015/TT-BNV sửa đổi

Thông tư số 15/2012/TT-BNV hướng dẫntuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đềnbù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viênchức.

Theo đó, trong vòng 15 ngày kể từ ngàycó kết quả tuyển dụng viên chức, ngoài việcphải gửi thông báo công nhận kết quả trúngtuyển bằng văn bản tới người dự tuyển quađường bưu điện theo địa chỉ đã đăng ký;

thông báo trên trang thông tin điện tử của cơquan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng,người đứng đầu cơ quan, đơn vị đó còn phảithông báo công khai kết quả tuyển dụng tạitrụ sở làm việc.

Bên cạnh đó, Thông tư cũng bổ sung thêmtrách nhiệm thẩm tra, xác minh của ngườiđứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập đối vớivăn bằng, chứng chỉ của người trúng tuyểnviên chức trước khi ký hợp đồng làm việc.

Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lậpphát hiện người trúng tuyển sử dụng vănbằng, chứng chỉ không hợp pháp thì ngườiđứng đầu đơn vị này không thực hiện ký hợpđồng làm việc, có văn bản gửi người đứngđầu đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viênchức hủy bỏ kết quả trúng tuyển.

Trường hợp kết quả trúng tuyển bị hủy bỏthì người đứng đầu đơn vị có thẩm quyềntuyển dụng viên chức quyết định tuyển dụngngười có kết quả thấp hơn liền kề ở vị trítuyển dụng đó nếu người đó đảm bảo đủ điềukiện theo quy định.

Trường hợp có từ 2 người trở lên có kếtquả tuyển dụng thấp hơn liền kề bằng nhauthì người đứng đầu cơ quan đơn vị có thẩmquyền tuyển dụng viên chức quyết địnhngười trúng tuyển theo quy định tại khoản 2,Điều 10 Nghị định số 29/2012 NĐ-CP.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từngày 15/10/2015.

(Nguồn: Thông tư số 04/2015/TT-BNV)

Tin cải cách hành chính

Quy định mới về tuyển dụngviên chức

Trong vòng 15 ngày kể từ ngày có kết quảtuyển dụng viên chức, đơn vị có thẩmquyền tuyển dụng phải thông báo công khaikết quả tuyển dụng tại trụ sở làm việc.

Ảnh: TL

Page 6: THÔNG TIN Cải cách nền hành chính Nhà nướcisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC092015 New.pdf · Huy động người dân, doanh nghiệp tham gia cải cách thủ

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 0920154

Tin cải cách hành chính

Ngành thuế cho biết phấn đấu đến30/9/2015 sẽ đạt tỷ lệ trên 90% số doanh

nghiệp (DN) thực hiện nộp thuế điện tử. Cònngành hải quan cũng đã được tự động hóamạnh mẽ, tiết kiệm thời gian chi phí chodoanh nghiệp.

Đây là các thông tin được nêu ra tại Hộithảo Cải cách thủ tục hành chính công tronglĩnh vực thuế và hải quan, một trong nhữnghoạt động thuộc sự kiện Hội thảo-Triên lãmVietnam Finance 2015 - nơi kêt nôi và chia sẻthông tin liên quan đên các giải pháp côngnghệ thông tin cho công tác nghiệp vụ trongngành tài chính, diên ra ngày 17/9/20015.

Thời gian qua, Bộ Tài chính đã thực hiệnđẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vàoquản lý thuế và hải quan. Những nỗ lực cảicách của Chính phủ và Bộ Tài chính đã đạtđược các kết quả tích cực, trong đó chi phí,thời gian thực hiện các thủ tục hành chính vềthuế, hải quan đã giảm rõ rệt, góp phần thiếtthực vào việc cải thiện môi trường kinhdoanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc giathực hiện các mục tiêu trong Nghị quyết củaChính phủ.

Theo Phó Tổng Cục trưởng Tổng cụcThuế Nguyễn Đại Trí cho biết: Hiện tại, hơn510.000 doanh nghiêp đã khai thuế điện tử vàgân 25 triệu hồ sơ đã được tiếp nhận xử lý

qua mạng. Tổng cục Thuế cho biết phấn đấuđến 30/9/2015 sẽ đạt tỉ lệ trên 90% số doanhnghiệp (DN) thực hiện nộp thuế điện tử. Nếuđạt được tỉ lệ khai thuế, nộp thuế điện tử trên90% số DN trên phạm vi cả nước thì giảipháp này dự kiến sẽ góp phần làm giảm thêm10 giờ nộp thuế cho DN.

Để tiếp tục thực hiện cải cách, ông Trí chobiết, ngành thuế đang nỗ lực xây dựng cơ sởdữ liệu người nộp thuế đầy đủ, chính xác,thống nhất trên toàn quốc. Từ đó, đẩy mạnhứng dụng CNTT trong quản lý thuế, tăng tínhliên kết, tự động hóa, đồng bộ hơn.

Ngành thuế cũng khẳng định sẽ tăngcường kiểm tra giám sát, phòng ngừa ngănchặn hành vi gây phiền hà nhũng nhiễu củacán bộ thuế, xây dựng hệ thống đánh giá hoạtđộng của cơ quan thuế theo chuẩn mực quốctế, khảo sát sự hài lòng của người nộp thuế…

Theo ông Nguyễn Công Bình, Phó Tổngcục trưởng Tổng cục Hải quan, ngành cũngcó những bước tiến đáng kể khi đẩy mạnhứng dụng CNTT trong cải cách thủ tục hànhchính, trong đó việc ứng dụng công nghệthông tin trở thành động lực quan trọng củatiến trình này. Công tác quản lý Nhà nước vềhải quan đã được chuyển hoàn toàn từphương thức quản lý thủ công sang phươngthức quản lý hải quan hiện đại dựa trên ứngdụng mạnh mẽ công nghệ thông tin. Việc ápdụng hệ thống thông quan tự động và cơ chếmột cửa quốc gia đã đánh dấu mốc quantrọng trong quá trình cải cách và phát triểnngành hải quan.

Đến nay, hệ thống hải quan một cửa đãđược triển khai ổn định tại 34/34 Cục Hảiquan địa phương và 171/171 chi cục trongphạm vi toàn quốc. Hệ thống thông quan tựđộng hoạt động ổn định đã góp phần tạothuận lợi cho hoạt động thương mại ở ViệtNam, hơn 99,65% số lượng tờ khai xuất nhậpkhẩu đã được thực hiện thông qua hê thôngnay. Việc nộp thuế xuất nhập khẩu hiện nayđược thực hiện tự động thông qua trao đổithông tin về các khoản thu ngân sách giữa hảiquan và các ngân hàng thương mại nên đãgiúp doanh nghiệp thanh toán tiền thuế mọilúc, mọi nơi, thời gian nộp thuế giảm. Côngtác giám sát hải quan được thực hiện bằng

Thuế, Hải quan: Điểm sáng cải cách ngành tài chính

Quang cảnh Hội thảo - Triển lãm VietnamFinance 2015 vơi chu đê “Cải cách thủ tụchành chính công trong lĩnh vực thuế và hảiquan”.

Ảnh: TL

Page 7: THÔNG TIN Cải cách nền hành chính Nhà nướcisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC092015 New.pdf · Huy động người dân, doanh nghiệp tham gia cải cách thủ

5 Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 09/2015

Tin cải cách hành chínhphương thức điện tử giúp giảm ach tắc tạicổng cảng.

Cùng với việc triển khai thành công Hệthống thông quan tự động và ứng dụngCNTT trong các lĩnh vực nghiệp vụ cốt lõi,ngành hải quan đã đẩy mạnh triển khai cơ chếmột cửa quốc gia và cơ chế một cửa ASEAN.Kết quả, cải cách hiện đại hóa và ứng dụngcông nghệ thông tin đã giúp cho doanhnghiệp thuận lợi hơn trong việc thông quan,đặc biệt là trong việc tiết kiệm thời gian hànghóa qua biên giới. Cụ thể, hiện tại, thời giancho hàng hóa thông quan giảm bình quân từ21 ngày xuống còn 14 ngày đối với xuấtkhẩu, 13 ngày đối với nhập khẩu, giảm được10-20% chi phí và 30% thời gian thông quanhàng hóa xuât nhâp khâu cho doanh nghiêp.

Nhờ triển khai các giải pháp công nghệnói trên, theo ước tính đã cắt giảm chi phítuân thủ 705 tỉ đồng/năm cho doanh nghiệpxuất nhập khẩu.

(Nguồn: www.chinhphu.vn)

Theo Quyết định của Thủ tướng Chínhphủ, trong giai đoạn 2010-2015, sẽ cung

cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mứcđộ cao, trên diện rộng cho người dân vàdoanh nghiệp.

Trong số 30 dịch vụ công thuộc lĩnh vựcquản lý của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước(KBNN) thực hiện 3 dịch vụ: Giao dịch mộtcửa nhằm giao, nhận hồ sơ và trả kết quảkiểm soát chi NSNN điện tử của KBNN; giaodịch thanh toán điện tử đối với các khoản chiNSNN của KBNN với các đơn vị NSNN, chủđầu tư; đăng ký mở và sử dụng tài khoản tạiKBNN bằng hình thức điện tử.

Ba dịch vụ công này sẽ được thí điểm tại5 KBNN tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương, trong đó có Kho bạc Hà Nội vào tháng9 và 10/2015, sau đó sẽ đánh giá tổng kết vàđề xuất phương án triển khai mở rộng.

Thực hiện Quyết định trên, Kho bạc Nhà

nước Hà Nội vừa tổ chức thí điểm giao dịchđiện tử qua kho bạc. Đây là đơn vị đầu tiênđược KBNN Việt Nam chọn thí điểm triểnkhai chương trình giao dịch điện tử.

Thời gian thực hiện thí điểm là tháng 9 và10, sau đó giao dịch này sẽ được triển khai tới5 tỉnh, thành phố khác trên toàn quốc.

Giao dịch điện tử nhằm cải cách hànhchính, hiện đại hóa công tác kiểm soát chingân sách Nhà nước (NSNN) của hệ thốngkho bạc.

Giao dịch này còn có tác dụng minh bạchvề hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm soát, tiếntới thực hiện quy trình kiểm soát chi điện tử;giúp giảm thời gian, chi phí đi lại cho nhữngngười thực hiện công việc giao dịch với khobạc.

Đơn vị thực hiện giao dịch điện tử là đơnvị sử dụng NSNN và các ban quản lý dự án.

Khi thực hiện giao dịch điện tử, đơn vị cóthể gửi hồ sơ, chứng từ điện tử qua dịch vụcông của KBNN 24 giờ trong ngày và 7 ngàytrong tuần, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, tết.

Lợi ích của giao dịch điện tử là có hệthống cảnh báo kiểm soát chi quá thời hạn.Đồng thời, giúp lãnh đạo KBNN các cấp cóthể kiểm tra được tình trạng xử lý hồ sơ kiểmsoát chi, làm tăng tính trách nhiệm đối vớicán bộ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Do thí điểm nên các đơn vị sử dụng ngânsách vẫn có thể áp dụng song song haiphương pháp giao dịch điện tử và giấy truyềnthống. Cả hai phương pháp trên đều có giá trị

Khi thực hiện giao dịch điện tử, đơn vị cóthể gửi hồ sơ, chứng từ điện tử qua dịch vụcông của KBNN 24 giờ trong ngày và 7ngày trong tuần.

Ảnh: TL

Thí điểm giao dịch điện tửqua Kho bạc Nhà nước Hà Nội

Page 8: THÔNG TIN Cải cách nền hành chính Nhà nướcisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC092015 New.pdf · Huy động người dân, doanh nghiệp tham gia cải cách thủ

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 09/20156

pháp lý như nhau.Đối với những tài liệu pháp lý chi đầu tư

có dung lượng lớn hơn 5Mb, nên không thểtải lên được dịch vụ công, các đơn vị sử dụngngân sách vẫn đến KBNN nộp hồ sơ trựctiếp.

(Nguồn: www.chinhphu.vn)

Từ tháng 1/2016, tại các sở, ngành, UBNDquận/huyện của TP.HCM, người dân sẽ

đánh giá cán bộ, công chức (CBCC) phục vụmình qua máy tính bảng công cộng.

Theo đề xuất của Sở TT&TT TP.HCM vềviệc triển khai hệ thống tiêu chí đánh giá sựhài lòng của tổ chức và người dân cho các sở,ngành và UBND quận, huyện; mới đây,UBND TP.HCM đã chính thức chấp thuận,cho phép Sở TT&TT ghi vốn triển khai hệthống này trong nguồn kinh phí CNTT năm2015 của Sở.

Theo đó, mỗi mỗi quầy tiếp nhận (của cácđơn vị phục vụ nói trên) được trang bị mộtmáy tính bảng hoặc màn hình cảm ứng 32inchs, để phục vụ việc “chấm điểm” CBCC

của người dân, số lượng tùy thuộc vào sốquầy của tiếp nhận của đơn vị đó.

UBND TP.HCM cũng giao Sở TT&TTchủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quannhanh chóng triển khai hệ thống này, đưa hệthống vào vận hành chính thức từ tháng1/2016 và báo cáo kết quả cho UBNDTP.HCM trước ngày 30/5/2016.

Trước đó, cuối năm 2011, UBND Q.1,TP.HCM là đơn vị đầu tiên thí điểm triển khaimô hình người dân “chấm điểm” về sự hàilòng, thái độ phục vụ, năng lực và kết quảgiải quyết công việc của các CBCC ngay tạitrụ sở UBND quận và các phường, đượcngười dân trên địa bàn nhiệt tình hưởng ứngvà ủng hộ.

Trên cơ sở thành công của Q.1, Chủ tịchUBND TP.HCM Lê Hoàng Quân đã giao SởNội vụ phối hợp Sở TT&TT và Sở Khoa học- Công nghệ xây dựng hoàn chỉnh phần mềmgiải quyết thủ tục hành chính; tập huấn cáchứng dụng và nhân rộng mô hình dân “chấmđiểm” cán bộ cho toàn bộ 23 quận, huyện(còn lại) và các sở ngành của Thành phố,trong đó ưu tiên những nơi thường xuyênphải giải quyết hồ sơ của dân.

Năm tiêu chí đánh giá sự hài lòng vềCBCC, gồm: Tiếp cận dịch vụ (mức độ đápứng yêu cầu về thông tin, cơ sở vật chất,…);Thủ tục hành chính (tính công khai, sự đơngiản, dễ hiểu của các biểu mẫu,…); Sự phụcvụ của công chức (thái độ, năng lực giảiquyết công việc,…); Kết quả giải quyết côngviệc (số lần cần gặp, thời gian, chi phí…) vàđánh giá tỷ lệ hài lòng với toàn bộ quá trìnhgiải quyết thủ tục hành chính.

Về chất lượng các dịch vụ công, ôngThang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nộivụ, nguyên Tổng thư ký Ban Chỉ đạo CCHCcủa Chính phủ, từng cho biết, “Chừng nàoCBCC biết tôn trọng và sợ tiếng nói của dânthì chừng đó dù muốn hay không, họ cũngphải có thái độ phục vụ dân thật tốt, khôngthể khác”.

Theo Sở TT&TT, hiện TP.HCM đã triểnkhai phần mềm đánh giá sự hài lòng của tổchức và người dân tại các quận 1, 2, 9 vàhuyện Củ Chi.

www. xahoithongtin.com.vn

Tin cải cách hành chính

TP. Hồ Chí Minh: Dân trực tiếpđánh giá cán bộ, công chức

Người dân Quận 1, TP. Hồ Chí Minh đangtrực tiếp “chấm điểm” cán bộ công chức tạicửa phục vụ.

Ảnh: TL

Page 9: THÔNG TIN Cải cách nền hành chính Nhà nướcisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC092015 New.pdf · Huy động người dân, doanh nghiệp tham gia cải cách thủ

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 09/2015

7

Chiến lược cải cách hệ thống Thuế giaiđoạn 2011-2020, ngành Thuế đã đặt ra

mục tiêu giảm thời gian thực hiện thủ tụchành chính thuế để phấn đấu đến năm 2015đưa Việt Nam trở thành một trong năm nướcđứng đầu khu vực Đông Nam Á được xếphạng cho mức độ thuận lợi về thuế. Đi cùngmục tiêu ấy là những giải pháp đã được ngànhThuế triển khai đồng bộ.

Trong năm 2014, ngành Thuế Thừa Thiên-Huế đã tổ chức gần 40 lớp tập huấn và đốithoại doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh chogần 5.300 doanh nghiệp, tổ chức; truyền tảiđầy đủ kịp thời các chính sách mới đến ngườinộp thuế; thực hiện được 24 chuyên mụcphóng sự cải cách thủ tục về thuế trên sóngtruyền hình. Trả lời kịp thời cho người nộpthuế hơn 300 văn bản hỏi đáp về chínhsách;…góp phần cùng toàn ngành đạt đượcnhững kết quả khả quan trong công tác thungân sách. Được Tổng cục Thuế đánh giá làmột trong những đơn vị làm tốt công táctuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế.

Tiếp bước những thành công từ công táccải trong năm 2014, từ đầu năm 2015 cho đếnnay chính sách thuế vẫn tiếp tục có nhiều thayđổi để cắt giảm các thủ tục hành chính, từLuật Quản lý thuế đến các sắc thuế nhưGTGT, TNDN, TNCN, những nội dung liên

quan đến hóa đơn, hướng dẫn chế độ kế toán,cùng với đó là đẩy mạnh triển khai công tácnộp thuế điện tử, đây được xem là giai đoạnnước rút trong kế hoạch 5 năm của ngànhThuế. Chính vì vậy, Cục Thuế Thừa Thiên-Huế đặc biệt chú trọng đến công tác tuyêntruyền hỗ trợ người nộp thuế. Ngay từ đầunăm, cơ quan thuế đã có kế hoạch cụ thể,phân công công việc và triển khai nhiều biệnpháp tuyên truyền hỗ trợ nhằm tạo điều kiệntốt nhất cho người nộp thuế được thực hiệnnghĩa vụ cũng như thụ hưởng đầy đủ cácchính sách ưu đãi về thuế.

Để công tác tuyên truyền chính sách, triểnkhai kê khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tửđến người nộp thuế đạt hiệu quả cao, PhòngTuyên truyền hỗ trợ đã tham mưu Lãnh đạo tổchức tuyên truyền bằng nhiều hình thứcphong phú đa dạng.

Từ đầu năm đến nay, nhằm kịp thời phổbiến chính sách mới đến người nộp thuế CụcThuế đã tổ chức hơn 40 lớp tập huấn và đốithoại doanh nghiệp trên địa bàn. Bên cạnh đó,để đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, CụcThuế phối hợp với Đài phát thanh và truyềnhình thực hiện chuyên mục “Thuế và chínhsách thuế” phát sóng 2 kỳ mỗi tháng, thu hútđược đông đảo bạn xem đài quan tâm theodõi.

Thường xuyên đăng tải Thông tư chínhsách, văn bản hướng dẫn về thuế, thông tinngười nộp thuế cần biết, các bài viết trao đổichuyên môn nghiệp vụ lên lên Trang thông tinđiện tử Cục thuế www.thuathienhue.gdt.gov.vnđể giúp người nộp thuế kịp thời nắm bắt chínhsách mới. Kết nối với các cổng thông tin như:Cổng thông tin điện tử UBND tỉnh ThừaThiên-Huế, Báo Thừa Thiên-Huế, Báo Côngthương, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy,.. để ngườinộp thuế có thể tiếp cận thông tin từ nhiềunguồn.

Ngoài việc tổ chức các hội nghị tập huấnđối thoại như thường niên, Cục Thuế đã mạnhdạn đổi mới mô hình hỗ trợ chính sách mớicho người nộp thuế, tiêu biểu đó là tổ chức“Tuần lễ lắng nghe ý kiến người nộp thuế” tạivăn phòng Cục Thuế và các Chi cục Thuế từngày 31/3-7/4/2015 để người nộp có nhiềuthời gian trao đổi, giãi bày vướng mắc và được

Tin cải cách hành chínhTỉnh Thừa Thiên-Huế:

Cải cách thủ tục hành chínhthuế phải gắn liền với thực tiễn

Trong năm 2014, ngành Thuế Thừa Thiên-Huế đã tổ chức gần 40 lớp tập huấn và đốithoại doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.

Ảnh: TL

Page 10: THÔNG TIN Cải cách nền hành chính Nhà nướcisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC092015 New.pdf · Huy động người dân, doanh nghiệp tham gia cải cách thủ

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 09/20158

cán bộ thuế giải đáp tường tận, thấu đáo hơn.Song song với công tác tuyên truyền chính

sách thuế mới thì triển khai thành công nộpthuế điện tử được xem là nhiệm vụ trọng tâmtrong năm 2015 của ngành Thuế Thừa Thiên-Huế. Do đó, trong số hơn 40 lớp tập huấn đãcó đến 24 lớp dành riêng cho chương trình nộpthuế điện tử. Để nâng cao và đổi mới hình thứctập huấn sao cho đem lại hiệu quả cao nhất,Cục Thuế đã phối hợp với hơn 15 ngân hàngđã triển khai thành công nộp thuế điện tử tậphuấn quy trình đăng ký và sử dụng dịch vụ.

Đặc biệt hơn, để đạt mục tiêu đăng ký nộpthuế điện tử trước thời hạn tháng 9/2015, CụcThuế đã tổ chức “Tháng hành động hỗ trợngười nộp thuế đăng ký nộp thuế điện tử” từngày 22/6/2015 đến ngày 22/7/2015 tại tất cảcác bộ phận một cửa của cơ quan thuế, kếtquả có đến 3.632 doanh nghiệp đăng ký sửdụng dịch vụ nộp thuế điện tử, đạt 108% chỉtiêu được Tổng cục Thuế giao.

Bên cạnh những mặt đạt được thì công táctuyên truyền tại địa phương cũng gặp không ítkhó khăn. Hầu hết doanh nghiệp trên địa bàncó quy mô nhỏ và siêu nhỏ nên chưa có sựquan tâm đến công tác kế toán, hóa đơn chứngtừ, kế toán viên chưa có nhiều kinh nghiệmtrong công tác khai thuế nên thường xuyên saisót. Kê khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tửđược triển khai đã đem lại nhiều lợi ích chodoanh nghiệp song trong quá trình vận hànhvẫn gặp không ít lỗi kỹ thuật gây ra không ítphiền hà cho doanh nghiệp. Do đó, cán bộ làmcông tác tuyên truyền, hỗ trợ chính sách thuếphải thường xuyên cập nhật văn bản, hướngdẫn sử dụng các ứng dụng quản lý thuế để hỗtrợ tốt nhất cho người nộp thuế.

Kế thừa và phát huy những thành quả đãđạt được, trong thời gian tới Cục Thuế tiếp tụcđề ra phương hướng hoạt động tuyên truyềnhỗ trợ cho người nộp thuế theo mục tiêu cảicách thủ tục hành chính của ngành Thuế, tạomôi trường kinh doanh thuận lợi: Triển khaihội nghị tập huấn, đối thoại cải cách thủ tụchành chính thuế để ghi nhận phản ánh trongquá trình thực hiện của người nộp thuế. Đẩymạnh thực hiện kê khai thuế qua mạng, triểnkhai nộp thuế điện tử, xem đây là bước hiệnđại hoá, cải cách hành chính thuế đặc biệt

quan trọng để người nộp thuế nhận thức rõnhững lợi ích khi thực hiện. Tuyên truyền,phổ biến chính sách trên các phương tiệnthông tin truyền thông như Đài HVTV, TRT,Báo Thừa Thiên-Huế, Báo Công thương vàcác kênh thông tin nội bộ như Bản tin Thuế vàTrang thông tin điện tử ngành Thuế,…đểngười nộp thuế nắm bắt kịp thời.

Phối hợp với Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, Hộidoanh nghiệp trẻ tỉnh tuyên truyền, giới thiệuchính sách mới đến cộng đồng doanh nghiệp.Tiếp tục nâng cao chất lượng tin bài trênTrang thông tin điện tử, xem đây là hình thứctuyên truyền có hiệu quả và thiết thực đối vớingười nộp thuế. Cập nhật địa chỉ thư điện tửcủa các doanh nghiệp để thông tin chính sáchmới đồng thời khuyến khích doanh nghiệptiếp cận thường xuyên với trang thông tin điệntử ngành thuế. Tổ chức lễ Tuyên dương, khenthưởng người nộp thuế chấp hành tốt nghĩa vụthuế đồng thời có những biện pháp quản lýmạnh tay đối với những đơn vị chưa chấphành nghiêm.

Với mục tiêu đẩy mạnh cải cách thủ tụchành chính, ngành Thuế tập trung rà soát,hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật đểgiảm bớt thủ tục hành chính, giảm số giờ tuânthủ về thuế cho người dân và doanh nghiệp.Bên cạnh các giải pháp về chính sách, cơ quanthuế còn đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệthông tin vào công tác quản lý để vừa tiếtkiệm thời gian, chi phí của doanh nghiệp, vừahạn chế sự can thiệp, tiếp xúc trực tiếp giữacán bộ thuế với doanh nghiệp trong quá trìnhkê khai, tính thuế.

Tính đến 01/8/2015 gần 100% số doanhnghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh thựchiện việc kê khai thuế qua mạng và trên 3.600doanh nghiệp đăng ký tham gia nộp thuế điệntử. Như vậy, tính đến thời điểm hiện nay vớicác giải pháp đã triển khai thực hiện, số giờnộp thuế sẽ giảm được 420 giờ, từ 537 giờnộp thuế xuống còn 117 giờ. Với kết quả này,ngành thuế sẽ đạt và vượt được mục tiêu màNghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ đãđặt ra về việc giảm số giờ nộp thuế đối vớingười nộp thuế xuống dưới 121,5 giờ trongnăm 2015.

www.tapchitaichinh.vn

Tin cải cách hành chính

Page 11: THÔNG TIN Cải cách nền hành chính Nhà nướcisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC092015 New.pdf · Huy động người dân, doanh nghiệp tham gia cải cách thủ

Hoạt động công vụ theo hệ thống thứbậc có đặc trưng nổi bật là hoạt độngcông tác tham mưu, như: Bộ tham

mưu cho Chính phủ; các tổ chức thuộc Bộtham mưu cho Bộ; UBND cấp tỉnh tham mưucho Chính phủ; UBND cấp dưới tham mưucho UBND cấp trên; cơ quan chuyên môntham mưu cho UBND cùng cấp.

Tham mưu luôn đặt ra yêu cầu cải cáchthực sự để nâng cao chất lượng, đáp ứng tốthơn thực thi chức năng, nhiệm vụ và nhữngvấn đề mới đặt ra. Tham mưu có nhiều vấn đềnhưng trong phạm vi bài viết này tác giả chỉđề cập một số nội dung cơ bản sau:

I. NHỮNG THUỘC TÍNH CỦA NỀNHÀNH CHÍNH - CÔNG VỤ VỚI YÊUCẦU CÔNG TÁC THAM MƯU

Nền công vụ gắn liền với nền hành chínhcủa mỗi quốc gia có những thuộc tính vốn cóđặt ra yêu cầu của hoạt động công vụ, đặc biệtlà kỹ năng tham mưu của cán bộ, công chức,viên chức thuộc khu vực công.

Khái quát một số thuộc tính đặc trưng sau:1. Tính hệ thống thứ bậc trong nền hành

chính - công vụĐặc trưng điển hình của nền công vụ khu

vực hành chính công là tính thứ bậc trên –dưới rõ ràng, chặt chẽ. Trên cơ sở đó để thiếtlập các mối quan hệ dọc, ngang trong phâncông, phối hợp và lãnh đạo, quản lý, điềuhành theo nguyên tắc cấp dưới phục tùng cấptrên một cách tất yếu.

2. Tính “trật tự” lôgicHoạt động công vụ không bao giờ được

tách biệt với nền hành chính quốc gia theonghĩa rộng và bao quát chỉ tính trường tồn củahành chính nói chung.

Nói tới hoạt động công vụ là nói tới mộtloại hình cụ thể của hành chính công trongquá trình thực thi chức năng, nhiệm vụ củacán bộ, công chức, viên chức thuộc khu vựccông. Theo đó, tính thứ bậc trên – dưới tự nó

đòi hỏi phải bảo đảm tính trật tự trong chấphành, điều hành của hoạt động công vụ. Nóimột cách khác, trật tự là đặc trưng của hànhchính – công vụ.

Hơn thế nữa, hành chính là tính trật tự nhưmột thiên chức, cho nên hoạt động công vụgắn liền với hành chính có yêu cầu tất yếukhách quan phải bảo đảm trật tự lôgic của quátrình quản lý, quản trị nền công vụ.

3. Tính “ thống nhất, liên thông” tronghoạt động công vụ

Hoạt động của cán bộ, công chức, viênchức là hoạt động thực thi công vụ được lãnhđạo, quản lý, điều hành thống nhất theo quiđịnh của pháp luật và qui chế công vụ. Vì vậy.sự thống nhất trong hoạt động công vụ nhưmột thuộc tính đặc trưng và thể hiện ưu thếcủa nền hành chính – công vụ. Nền công vụkhông chỉ thống nhất mà còn có tính liênthông và thông suốt từ Trung ương tới địaphương, cơ sở trong cả nước.

4. Tính “phụ thuộc lẫn nhau” tronghành xử công vụ

Lôgic tất yếu phụ thuộc lẫn nhau là ở chỗmỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị đều có chứcnăng, thẩm quyền, trách nhiệm theo qui định.Theo đó, mỗi cán bộ, công chức, viên chứcđều giữ vị trí, vai trò, chức trách hành xử côngviệc theo qui trình, thủ tục, nên tự nó dẫn tớisự phụ thuộc lẫn nhau như lẽ tự nhiên. Từ đó,cần sự phối hợp thống nhất, đồng bộ, ăn ýgiữa các bộ phận, cá nhân trong hoạt độngcông vụ. Bất cứ vị trí nào chậm trễ tiến độ,ách tắc đều ảnh hưởng tới toàn hệ thống theoqui trình xử lý công việc.

5. Tính “hiệu lực” chấp hành- Hiệu lực trong nền hành chính – công vụ

theo nhiều góc nhìn đa chiều và có tính đanghĩa. Vấn đề cơ bản và dễ nhận diện là ở chỗcấp trên chỉ đạo, điều hành thì cấp dưới phảituân thủ chấp hành; đặc biệt là chấp hành cácquyết định, chỉ thị hành chính.

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 09/2015

9

Tiếp cận mới về kỹ năng tham mưu trong cải cách hoạt động công vụ

TS. CVCC. Vũ Văn Thái - Chuyên gia Viện Khoa học tổ chức nhà nước

Page 12: THÔNG TIN Cải cách nền hành chính Nhà nướcisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC092015 New.pdf · Huy động người dân, doanh nghiệp tham gia cải cách thủ

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 09/201510

Hay nói đơn giản hơn, hiệu lực thể hiện ởchỗ cấp trên nói - cấp dưới phải nghe; khôngđể tình trạng cấp trên nói một đàng nhưng cấpdưới lại làm một nẻo hoặc cấp trên nói nhưngcấp dưới không nghe theo trong hoạt độngcông vụ.

- Hiệu lực thực chất là hiệu ứng tác độngquyền lực theo hệ thống quản lý công vụ. Nếuhiệu lực bất định hay không được kiểm chứngđịnh tính thì tính thứ bậc, tính trật tự, tínhthống nhất của hành chính – công vụ sẽ trởnên vô nghĩa tất cả.

Tính hiệu lực trong lãnh đạo, quản lý, điềuhành hoạt động công vụ sẽ tạo cơ sở cho khảnăng đạt được hiệu quả mong đợi trong nềncông vụ.

Các thuộc tính trên đây cần được nhậndiện và tôn trọng một cách tự giác, tất yếutrong hoạt động công vụ của cán bộ, côngchức, viên chức; nhất là, phân công và phốihợp xử lý công việc theo qui trình, thủ tụchành chính qui định, bảo đảm cho nền côngvụ có hiệu lực, hiệu qủa.

II. CÁCH TIẾP CẬN MỚI TRONG KỸNĂNG THAM MƯU TRƯỚC YÊU CẦUCẢI CÁCH HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ

1. Tiếp cận mới theo tiêu điểm trongtham mưu của cán bộ, công chức, viênchức khu vực công

Có thể khái quát cách tiếp cận mới ở chỗ:- Cấp độ 1: Không theo cách lý thuyết

truyền thống mà tiếp cận trực diện hành chínhđược hiểu: tham mưu là trình vấn đề nào đócó tính bắt buộc thuộc chức trách được giao.

- Cấp độ 2: Tham mưu theo cách thức tựđề xuất vấn đề nào đó – không bắt buộc; nếucá nhân hay tổ chức thấy cần thiết thuộc lĩnhvực chuyên môn, nghiệp vụ công tác;

- Cấp độ 3: Tham mưu được hiểu giữ vaitrò “người kiểm soát” phải theo dõi, giámsát và xử lý theo thẩm quyền thuộc chức phậntừng cương vị công tác.

2. Độ phủ bao quát và các tiêu chí củacải cách

- Đã nói tới cải cách là quá trình có độ phủbao quát tổng thể nền hành chính – công vụ vàđược kiểm chứng ở các tiêu chí cơ bản sau đây:

(1) Cải cách là “thay đổi” cần thiết cóchủ đích và mang tính“ bài bản”;

(2) Cải cách có “ý tưởng mới” và “sángtạo”;

(3) Cải cách phải hành động “hợp quiluật” và “phát triển”;

Cải cách được nhận diện thông qua cáctiêu chí; trong đó, luôn cần có “ý tưởng mới”và “sáng tạo” với hàm nghĩa ý tưởng là khởinguyên của sự thay đổi cần thiết. Hơn nữa,bảo đảm “hợp qui luật” để thích nghi và pháttriển.

- Mục tiêu cải cách có thực chất là điềuchỉnh các yếu tố cấu thành của nền công vụđược hợp lý hơn; đáp ứng yêu cầu thực tiễn vànhằm hướng tới đạt được hiệu lực, hiệu quảhơn; đặc biệt là:

+ Làm cho tăng trưởng, phát triển kinh tế;+ Tiến bộ và công bằng xã hội tốt hơn;+ An ninh, quốc phòng được tăng cường

và bảo vệ vững chắc.- Cải cách hoạt động công vụ cần phải đạt

tới những “chỉ số” tốt hơn so với trước khi cảicách; trong đó:

+ Xử lý công việc nhanh hơn;+ Tái cấu trúc tổ chức, bộ máy hợp lý

hơn;+ Hoạt động hiệu lực, hiệu quả bền vững

hơn;+ Chỉ số “tín nhiệm” và “hài lòng” của

người dân được cải thiện.- Xu hướng cải cách được kiểm chứng

thông qua các chỉ số làm thước đo kết quả ởđầu ra - coi đó là điểm mới của yêu cầuchuyển mạnh từ “định tính” sang “địnhlượng” để đo lường quá trình cải cách trongtừng cơ quan, tổ chức, đơn vị ở từng ngành,từng cấp.

Như là tất yếu, cải cách còn phải tính tớitính hội nhập, sự phù hợp với điều kiện củaViệt Nam và khả năng ứng dụng lâu bền, hiệuquả.

Cải cách khó nhất vẫn là thay đổi tư duy(thay đổi cách nghĩ, cách làm, cách chịu tráchnhiệm).

3. Kỹ năng tham mưu:Cách tiếp cận kỹ năng là những phẩm chất

và tài năng đặc biệt, kể cả những kỹ nănglãnh đạo, quản lý, điều hành thuần thục. Theođó, kỹ năng được hiểu chung nhất đó làphương pháp, cách thức biến “kiến thức”

Page 13: THÔNG TIN Cải cách nền hành chính Nhà nướcisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC092015 New.pdf · Huy động người dân, doanh nghiệp tham gia cải cách thủ

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 09/2015

11

thành “hành xử công việc thực tiễn” theochuyên môn, nghiệp vụ một cách có bài bản;quá trình đó có tính lặp đi lặp lại nhiều lầnmột cách nhuần nhuyễn, thành thục; nhằm xửlý công việc đạt tới chất lượng và hiệu quảcao hơn.

Thực tiễn kiểm chứng, kỹ năng thuộc về“thực hành” và tính “chuyên nghiệp” trongxử lý công việc thực tế.

Tham mưu trong nền công vụ phải tiến tớichuyên nghiệp và đòi hỏi phải có kiến thứctrên cơ sở được đào tạo cơ bản và thạo việctrong xử lý chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trítham mưu.

Đặt trước yêu cầu cải cách, cán bộ, côngchức, viên chức hướng tới đáp ứng điều kiệncần và đủ để có kỹ năng tham mưu dựa trênnền tảng kiến thức cần thiết và có bề dày“kinh nghiệm” trong xử lý công việc thực tế;kỹ năng tham mưu thực sự phải được đúc kếttinh túy và khái quát thành lý thuyết trong tácnghiệp tự tin, có bài bản và hiệu quả.

Thực tế coi tham mưu là “một nghề”chuyên sâu và có thương hiệu mạnh tronghoạt động công vụ:

+ Vừa được “đào tạo nghề tham mưu” và+ Vừa “hành nghề” có bài bản theo vị trí

việc làm trong tổ chứcTừ đó, có thể nhận biết kỹ năng theo tiêu

chí:+ Khi nào “việc đi tìm người” thì khi đó

mới có kỹ năng.+ Theo đó, phải làm việc “tận tâm, trách

nhiệm”.III. NỘI HÀM CHỦ YẾU CỦA THAM

MƯU TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤCỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊNCHỨC

Cán bộ, công chức, viên chức là chủ thểtrong nền công vụ; theo đó, đặc trưng củahoạt động công vụ là công tác tham mưu vớinhững nội dung chủ yếu sau đây:

1. Nhận diện nội hàm các cấp độ thammưu

(1) Tham mưu là “trình” các vấn đề thuộcchức trách, nhiệm vụ được giao để cấp cóthẩm quyền xem xét, quyết định;

Theo thứ bậc, đã nói đến tham mưu là cấpdưới phải trình cấp trên có tính bắt buộc phải

chấp hành, như tham mưu chuẩn bị đề án, dựán, các loại văn bản qui phạm pháp luật vàhành chính, chuyên môn thuộc chức tráchđược giao trong hoạt động công vụ.

Tại sao tham mưu phải trình?Sở dĩ tham mưu phải trình là bởi những

vấn đề thuộc thẩm quyền của cấp trên thì cấpdưới phải trình theo qui trình, thủ tục qui địnhđể người có thẩm quyền:

+ Ký và ban hành hoặc trình tiếp;+ Phê duyệt để thực hiện;+ Cho ý kiến hoặc ủy quyền cho cấp dưới

theo từng loại vấn đề cụ thể; Lý do tham mưu là trình còn ở chỗ vấn đề

đó chưa phân cấp, ủy quyền cho cấp dướiquyết định.

Tham mưu theo cấp độ “trình” là cơ bảnnhất và chính thống nhất trong hệ thống hànhchính - công vụ Việt Nam. Xét về kỹ năng củangười tham mưu:

+ Để trình khả thi phải trên cơ sở nghiêncứu, chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung vấn đề thammưu và có kỹ năng văn bản để bảo đảm tínhkhả thi cao.

+ Tham mưu phải bảo đảm theo tiến độthời gian và chất lượng về chuyên môn,nghiệp vụ thuộc nhiệm vụ được giao;

+ Dự kiến khả năng tác động ảnh hưởngcủa sẩn phẩm tham mưu khi được cấp cóthẩm quyền sử dụng và ban hành thành vănbản có tính thực thi.

(2) Tham mưu theo cấp độ cá nhân hoặc tổchức “tự đề xuất” với cấp trên hay người cóthẩm quyền thẩm quyền về vấn đề nào đó,nhưng không mang tính bắt buộc, tức khôngdo cấp trên giao.

Tự đề xuất chủ yếu các vấn đề thuộc lĩnhvực chuyên môn của mình khi xét thấy thấycần thiết và hợp lý để cấp có thẩm quyền xemxét, quyết định (nếu minh giải thuyết phụcđược có tính khả thi cao);

Tham mưu ở cấp độ tự đề xuất thườngnhững người có phản xạ chính trị, xã hộinhanh nhạy, vượt trội dựa trên nền chuyênmôn, nghề nghiệp và có bề dày kinh nghiệmthực tế.

(3) Tham mưu là thực thi quá trình “kiểmsoát” đối tượng thuộc lĩnh vực được phâncông chịu trách nhiệm.

Page 14: THÔNG TIN Cải cách nền hành chính Nhà nướcisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC092015 New.pdf · Huy động người dân, doanh nghiệp tham gia cải cách thủ

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 09/201512

Cấp độ tham mưu này như là vai trò người“gác cổng” về lĩnh vực đó thuộc chức trách,nhiệm vụ, quyền hạn trong thực thi công vụ;đặc biệt nếu để xẩy ra vấn đề gì phải gánh chịuhậu quả theo qui định.

Dù tham mưu ở cấp độ nào, thực tế khẳngđịnh vai trò của tham mưu trong mọi thời là“thần thiêng nhờ bộ hạ” – tức quân sư ở mọicấp độ lãnh đạo, quản lý, điều hành. Điểmnhấn ở đây là tham mưu là “hiến kế”; đặc biệtlà bày được “nhiều mưu” và tính được “nhiềukế”; nhất là kế sách. Kế sách là những cáchthức ứng phó với những tình huống khó đạtđược mục tiêu, nhưng bằng những nỗ lực độcđáo, sáng tạo, trên cơ sở vận dụng tổng hợpnhững kiến thức, kỹ năng, thái độ hành vi đãđược tổng kết từ thực tiễn, nhằm đạt được mụctiêu với hiệu quả cao và mang tính bất ngờ…

“Kế sách”: sách lược và sách thuật - đồngnghĩa như: mưu kế, thủ đoạn, mẹo thuật tronghội nhập thời kinh tế thị trường.

+ “Mưu gắn với kế” để ứng phó với cácđối thủ/đối tác có tính cạnh tranh chiến lược,như marketting; vận động (loby).

Còn trong tham mưu tính tới mưu kế tầmchiến lược; mưu kế tầm chiến thuật; mưu kếxử lý tình huống…

Cần lưu ý theo vị trí, vai trò của tham mưuđược xác định là “tai – mắt”, nên phải “tiênphong” đi trước biết trước; nắm bắt vấn đềnhanh nhạy; nghe trước. Thường người làm

công tác tham mưu, đặc biệt ở cấp cao có lợithế so sánh, nắm bắt được rất nhiều thông tincó giá trị, có nhiều mối quan hệ bên trong vàbên ngoài. Vấn đề là ở chỗ muốn nhân sựtham mưu “tinh” thì cần phải biết lựa chọnngười theo cơ chế đặc biệt mới có được tàinăng/sở trường thực sự.

Tham mưu là một nghề có tính chuyên sâuvà uyên thâm. Từ đó: tham mưu phải “đúng”và “trúng” các vấn đề cuộc sống đặt ra vàocác thời điểm có ý nghĩa và tính thuyết phụccao. Tham mưu là trên cơ sở nghiên cứuchuyên sâu để chuẩn bị và trình hoặc đề xuấtcấp trên có thẩm quyền quyết định. Thammưu còn có trách nhiệm “hướng dẫn, tổ chứcthực hiện” cụ thể vấn đề thuộc chuyên môn,nghiệp vụ có tính thống nhất toàn hệ thống.Lãnh đạo, quản lý càng ở cấp cao thì thammưu càng đặc biệt quan trọng và khó, nên đòihỏi người làm tham mưu phải tinh thôngnhiều mặt, có tầm nhìn, chất lượng cao vàthực sự.

2. Cách thức và quy trình tham mưu2.1. Cách thức tham mưu:Về nguyên tắc, cách thức tham mưu rất đa

dạng, phong phú tùy theo cấp độ và lĩnh vựctham mưu. Khái quát chung có các cách thứctham mưu sau:

Một là: Tham mưu bằng cách “giao chocấp dưới xử lý, chuẩn bị” để trình theo quytrình, thủ tục quy định.

Người làm công tác tham mưu cần làm việc tâm huyết, cần mẫn hơn người khác.Ảnh: TL

Page 15: THÔNG TIN Cải cách nền hành chính Nhà nướcisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC092015 New.pdf · Huy động người dân, doanh nghiệp tham gia cải cách thủ

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 09/2015

13

Hai là: Khi cần thiết, những vấn đề khó,phức tạp, nhạy cảm thì người đứng đầu cấptrình “trực tiếp xử lý, chuẩn bị” vấn đề thammưu để trình theo qui định.

Ba là: Tham mưu dưới hình thức:+ Họp chung với lãnh đạo để trình bày về

vấn đề tham mưu được chuẩn bị theo yêu cầu.+ Hoặc làm việc riêng với cá nhân lãnh

đạo khi cấp trên yêu cầu để trình bày cụ thểtừng vấn đề tham mưu.

+ Tham mưu bằng cách “tham gia ý kiến”gửi văn bản hoặc phát biểu ý kiến tại cuộc họpvới cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm chuẩn bịtrình.

2.2. Qui trình tham mưu:Quy trình tham mưu là cụ thể hóa thành

các bước theo trình tự lôgíc và chứa đựnghàm lượng cải cách công tác tham mưu.

Quy trình áp dụng theo từng loại sản phẩmtham mưu; nếu tham mưu dưới hình thức vănbản quy phạm pháp luật như: Dự án luật, pháplệnh, Nghị quyết của Quốc hội, Ủy banthường vụ Quốc hội, Nghị định của Chínhphủ thì thực hiện theo qui trình sau:

+ Lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập;+ Xây dựng đề cương và xin ý kiến Ban

soạn thảo;+ Soạn thảo chi tiết sản phẩn tham mưu;+ Tổ chức hội thảo lấy ý kiến các chuyên

gia, nhà quản lý;+ Tiếp thu và hoàn chỉnh sản phẩm, hồ sơ

để trình theo qui định.3. Yêu cầu và nguyên tắc của tham mưu3.1. Về yêu cầu:Các yêu cầu cơ bản của công tác tham mưu

bao gồm:Yêu cầu 1: Tham mưu phải bảo đảm đúng

thể thức, qui trình, thủ tục ở từng cấp theo quiđịnh; trong đó:

+ Bảo đảm có Tờ trình, Phiếu trình kèmtheo văn bản dự thảo được chuẩn bị đúng thểthức qui định;

+ Có Đề án kèm theo (tùy từng loại vấn đềtham mưu).

Yêu cầu 2: Tham mưu dựa trên cơ sở pháplý, phù hợp với quy định và đáp ứng mục tiêu,yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức.

Yêu cầu 3: Tham mưu “đúng và trúng”trên cơ sở có luận cứ khoa học, trung thực,

chính xác, khách quan, sát thực tế và bảo đảmtiến độ, chất lượng, hiệu quả.

Yêu cầu 4: Tham mưu phải có trách nhiệmphối hợp giữa các tổ chức và các cá nhân cóliên quan; đặc biệt phối hợp theo qui trình xửlý công việc trong hoạt động công vụ.

3.2. Những nguyên tắc: Tham mưu phải đảm bảo tuân thủ những

nguyên tắc cơ bản sau:Nguyên tắc 1: Tham mưu phải căn cứ vào

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chứcđược cấp có thẩm quyền qui định.

Nguyên tắc 2: Tham mưu phải nhằm thựchiện được các mục tiêu, nhiệm vụ chung cuảcả cơ quan và của đơn vị cấp mình.

Nguyên tắc 3: Tham mưu phải tuân thủtheo đúng pháp luật và thực hiện theo đúngyêu cầu, qui trình, thủ tục xử lý công việc quiđịnh.

Nguyên tắc 4: Tham mưu phải dựa trên cơsở khoa học, khách quan, công tâm và tínhkhả thi.

Nguyên tắc 5: Tham mưu là trách nhiệmtrong hoạt động công vụ; trung thành với lợiích của tổ chức, nhân dân, lợi ích của Nhànước.

4. Thay cho kết luậnTrong tham mưu, giữa giữa “kỹ năng” và

“chuyên nghiệp” có mối quan hệ chặt chẽ vớinhau: tham mưu gắn với tính chuyên nghiệp;trình độ đến đâu thì kỹ năng tham mưu đến đómột cách tất yếu. Tham mưu phải thông thạocông việc, lành nghề, có kỹ năng cao; và thểhiện bằng kết quả công việc tạo ra, phải dongười khác thừa nhận; không phải do mìnhngộ nhận.

Để tham mưu có hiệu quả người làm côngtác tham mưu cần: làm việc tâm huyết, cầnmẫn hơn người khác; hiểu biết chuyên môn,nghiệp vụ mang tính chuyên sâu; có kỹ năngxử lý công việc tạo được sản phẩm đầu ra;luôn cố gắng tự trau dồi nghề nghiệp và sẵnsàng học hỏi; biết làm việc theo chương trình,kế hoạch rõ ràng.

Trước yêu cầu cải cách đòi hỏi bộ máy làmtham mưu “tinh” nhưng “không đông", rấtcần “giới tinh hoa” để đưa ra được nhiều mưukế đắt giá và có những chọn lựa, sàng lọc hợpqui luật để có tham mưu chất lượng cao.

Page 16: THÔNG TIN Cải cách nền hành chính Nhà nướcisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC092015 New.pdf · Huy động người dân, doanh nghiệp tham gia cải cách thủ

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 09/201514

1. Sơ lược về Hội đồng Tư vấn cải cáchthủ tục hành chính của Thủ tướng Chínhphủ

Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hànhchính của Thủ tướng Chính phủ (Hội đồngTư vấn) ra đời tháng 2/2013 trên cơ sở nângcấp Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hànhchính do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòngChính phủ thành lập. Hội đồng Tư vấn gồm26 thành viên là đại diện của các hiệp hộidoanh nghiệp trong và ngoài nước, các tổchức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghềnghiệp cùng một số cơ quan nhà nước có liênquan. Hội đồng Tư vấn có trách nhiệm: (1)Tư vấn, đề xuất các sáng kiến cải cách thủ tụchành chính (TTHC) trong lĩnh vực sản xuấtkinh doanh và đời sống nhân dân, và (2) đánhgiá việc thực hiện cải cách TTHC ở các bộ,ngành, địa phương. Với chức năng, nhiệm vụquản lý nhà nước về kiểm soát TTHC, Bộ Tưpháp được giao làm cơ quan thường trực Hộiđồng Tư vấn. Đại diện lãnh đạo Bộ Nội vụlàm thành viên Hội đồng, Phó Trưởng Banđánh giá việc thực hiện cải cách TTHC vàhuy động nguồn lực (Ban III) của Hội đồng.

Sự ra đời của Hội đồng Tư vấn thể hiệnquyết tâm cao của Chính phủ, Thủ tướngChính phủ đối với mục tiêu tạo đột phá trongcải cách TTHC thông qua huy động, tăngcường sự tham gia của các tổ chức, cá nhânngoài nhà nước đối với công cuộc cải cáchTTHC; đây cũng là một hành động cụ thểnhằm “phát huy vai trò của các tổ chức vàchuyên gia tư vấn độc lập trong việc xâydựng thể chế” được Đảng ta khẳng định trongChiến lược phát triển kinh tế - xã hội giaiđoạn 2011-20201.

Hoạt động của Hội đồng Tư vấn hơn hainăm qua cho thấy chủ trương huy động sự

tham gia của toàn xã hội “Chung tay cải cáchTTHC” là hoàn toàn đúng đắn và phát huyđược hiệu quả, góp phần duy trì đều đặn kếtquả cải cách TTHC nói chung và đạt được kếtquả cải cách rõ nét trên một số lĩnh vực quantrọng của đời sống xã hội như: bảo hiểm xãhội2, thuế và xuất nhập khẩu3…. Kết quả nàyđóng góp một phần không nhỏ vào việc “cảithiện môi trường kinh doanh, nâng cao nănglực cạnh tranh quốc gia”4 cũng như tạo điềukiện thuận lợi cho tổ chức, công dân thựchiện quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

2. Một số đóng góp của Hội đồng Tư vấnđối với công tác cải cách TTHC thời gianqua

Đóng góp của các cơ quan thành viên Hộiđồng Tư vấn đối với kết quả cải cách TTHCthời gian qua được thể hiện thông qua cáchành động tích cực, mang lại kết quả cụ thểnhư: tổ chức các hoạt động đánh giá việcthực hiện cải cách TTHC trên các lĩnh vựcThuế, Hải quan liên tiếp trong hai năm 2013,2014 và có những đề xuất, kiến nghị với Thủtướng Chính phủ để chỉ đạo các bộ, ngành,địa phương có liên quan nhằm kịp thời khắcphục những bất cập trong quy định về TTHCtại hệ thống văn bản quy phạm pháp luậtcũng như những tồn tại, hạn chế trong quátrình giải quyết TTHC của đội ngũ cán bộ,công chức. Hội đồng Tư vấn đã đưa ra cáckhuyến nghị: Tối ưu hóa quy trình thực hiệnthông qua việc thực hiện liên thông; tăngcường chia sẻ thông tin giữa cơ quan hảiquan và các cơ quan liên quan, đẩy nhanhviệc nộp thuế qua mạng ngân hàng; loại bỏcác loại giấy tờ không cần thiết doanh nghiệpphải nộp cho cơ quan hải quan...; đề xuất cảicách liên quan thuế và phí như: Nâng cấpviệc kết nối, cập nhật 24/7 với hệ thống ngân

Huy động người dân, doanh nghiệp tham gia cải cách thủ tục hành chính

thông qua Hội đồng tư vấnThS. Nguyễn Thị Trà Lê - Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Bộ Tư pháp

Page 17: THÔNG TIN Cải cách nền hành chính Nhà nướcisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC092015 New.pdf · Huy động người dân, doanh nghiệp tham gia cải cách thủ

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 09/2015

15

hàng để cơ quan hải quan có thể kiểm tranghĩa vụ về thuế ngay sau khi doanh nghiệpthực hiện thanh toán với ngân hàng, đơn giảnhóa thủ tục xét ân hạn thuế 275 ngày...; đơngiản hóa việc lấy mẫu phân tích, phân loại;các đề xuất cụ thể để tiếp tục hoàn thiện phầnmềm Hải quan điện tử5…

Đối với lĩnh vực Quản lý chất thải nguyhại (CTNH), Hội đồng Tư vấn đề xuất bổsung các quy định về quản lý, thu gom, vậnchuyển, xử lý CTNH phát sinh từ các cơ sởnhỏ lẻ; quản lý CTNH xuyên biên giới; bổsung, hoàn thiện Quy chuẩn kỹ thuật đối vớitừng loại chất thuộc CTNH có mã quy định là*; quy định cụ thể các điều kiện về quản lýCTNH đối với chất thải phóng xạ (từ nguồnchất thải y tế, công nghiệp,…), chất thải ở thểhơi và khí; quy định cụ thể về các trường hợpđược miễn, giảm thuế đối với hoạt động quảnlý CTNH; bổ sung quy định về các trườnghợp miễn, giảm thuế khi thực hiện giảm thiểuhay tái sử dụng trực tiếp CTNH và ưu đãi, hỗtrợ cho hoạt động phòng ngừa và giảm thiểuCTNH6...

Với các hoạt động cụ thể đã tiến hành như:rà soát độc lập, khảo sát, họp tham vấn và tổchức hội thảo lấy ý kiến các tổ chức, cá nhânliên quan và phân tích, xử lý thông tin, số liệudo các bộ, ngành, địa phương cung cấp, Hộiđồng Tư vấn đề xuất sáng kiến cải cáchTTHC trong lĩnh vực Giải quyết chế độ,chính sách cho người nghèo và Giải thểdoanh nghiệp. Các đề xuất chủ yếu tronglĩnh vực Giải quyết chế độ, chính sách chongười nghèo là: Bãi bỏ quy định tổ chức bìnhxét ở thôn/bản, tổ dân cư đối với các hộ cótên trong danh sách hộ nghèo sau khi điều tra,rà soát tại thôn/bản, tổ dân cư, đồng thời bãibỏ việc phê duyệt danh sách hộ nghèo củaUBND cấp huyện để nâng cao trách nhiệm cánhân của Chủ tịch UBND cấp xã và từngthành viên Ban giảm nghèo xã trong quá trìnhrà soát, công nhận hộ nghèo hàng năm tại xã;quy định thống nhất việc UBND cấp xã thựchiện việc cấp Sổ (hoặc Giấy chứng nhận) hộnghèo; quy định cụ thể trình tự, các bướcthực hiện, thời hạn, thẩm quyền và mẫu đơn,mẫu tờ khai… của các TTHC liên quan đếncấp thẻ bảo hiểm y tế, hỗ trợ chi phí phẫu

thuật và viện phí cho người nghèo7.... Các đề xuất cải cách TTHC trong lĩnh vực

Giải thể doanh nghiệp là: Xây dựng quytrình giải thể doanh nghiệp theo hướng liênthông trong giải quyết thủ tục giải thể doanhnghiệp, thực hiện đồng thời thủ tục chấm dứthiệu lực mã số thuế của đơn vị chủ quản vàmã số thuế đơn vị phụ thuộc, điều chỉnh quytrình giải thể doanh nghiệp theo hướng cơquan công an hủy dấu và thu hồi giấy chứngnhận mẫu dấu là khâu sau cùng; nghiên cứu,đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vàchia sẻ dữ liệu trên các cơ sở dữ liệu chuyênngành của cơ quan đăng ký kinh doanh và cơquan thuế, cơ quan hải quan; nghiên cứu, quyđịnh chế tài xử lý đối với chủ doanh nghiệpđã ngừng hoạt động nhưng không thực hiệnthủ tục giải thể8...

Hoạt động tiếp nhận, xử lý khó khăn,vướng mắc từ phía cơ quan thành viên Hộiđồng Tư vấn đã mang lại một số tín hiệu tíchcực. Năm 2014, Hội đồng Tư vấn tiếp nhậnkhó khăn, vướng mắc của 04 công ty vận tảibiển quốc tế thông qua phản ánh của Hiệphội Thương mại Hoa Kỳ - một cơ quanthành viên của Hội đồng Tư vấn. Hội đồngTư vấn đã chủ động tổ chức gặp gỡ giữa babên gồm: các cơ quan nhà nước có liênquan, Hiệp hội chủ tàu và 04 doanh nghiệpcó phản ánh về khó khăn, vướng mắc cùngvới thường trực Hội đồng Tư vấn để xemxét, thảo luận, bàn bạc nhiều lần. Bên cạnhđó, Hội đồng Tư vấn cùng với Bộ Tài chínhtiến hành thu thập, tìm hiểu thông tin, phântích các tài liệu, bằng chứng 04 công ty tàubiển cung cấp về hồ sơ, chứng từ miễn thuếtheo Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần củacác quốc gia trong khu vực có đặc điểmtương đồng. Ngày 27/2/2015, Bộ trưởng BộTài chính đã ban hành Thông tư số 26/TT-BTC9, theo đó đã đơn giản hóa các hồ sơ,giấy tờ doanh nghiệp vận tải biển cần cungcấp, thay đổi cách thức chứng minh để đượcmiễn thuế theo ý kiến của các công ty vậntải biển quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi chocác doanh nghiệp và tạo niềm tin cho các tổchức, công dân vào kết quả giải quyết khókhăn, vướng mắc mà họ phản ánh thông quaHội đồng Tư vấn.

Page 18: THÔNG TIN Cải cách nền hành chính Nhà nướcisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC092015 New.pdf · Huy động người dân, doanh nghiệp tham gia cải cách thủ

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 09/201516

3. Tiếp tục nâng cao vị thế của Hội đồngTư vấn trong giai đoạn tới

Năm 2015, Hội đồng Tư vấn tiếp tục đề raKế hoạch hoạt động nhằm tạo bước đột phátrong cải cách TTHC, huy động hiệu quả hơnsự tham gia của tổ chức, cá nhân ngoài Nhànước đối với công cuộc cải cách hành chínhnói chung và cải cách TTHC nói riêng. Cácthành viên tích cực của Hội đồng Tư vấn nhưPhòng Thương mại và Công nghiệp ViệtNam (VCCI), Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ vàvừa Việt Nam (VINASME), Liên đoàn Luậtsư Việt Nam... sẽ tiếp tục thực hiện các hoạtđộng như: (1) Tham gia thực hiện Quyết địnhsố 08/QĐ-TTg ngày 01/01/2015 của Thủtướng Chính phủ Ban hành Kế hoạch đơngiản hóa TTHC trọng tâm năm 2015 bằngcách nghiên cứu, rà soát độc lập, tổng hợp vàphân tích các khó khăn, vướng mắc của đốitượng tuân thủ để đưa ra các sáng kiến cảicách, đơn giản hóa 13 nhóm TTHC trọng tâmtrong đời sống dân sinh và hoạt động sảnxuất, kinh doanh của doanh nghiệp; (2) Tiếptục đánh giá việc cải cách TTHC trong lĩnhvực thuế, hải quan để có kết quả trong giaiđoạn 3 năm từ 2013-2015, qua đó có nhữngkiến nghị mang tính chất toàn diện và lâu dàicho việc cải cách thuế, hải quan để tạo thuậnlợi tối đa cho doanh nghiệp trong quá trìnhhội nhập và phát triển; (3) Nâng cao chấtlượng của hoạt động đề xuất sáng kiến thôngqua các hình thức: tăng cường hoạt động tiếpnhận khó khăn, vướng mắc của người dân,doanh nghiệp đối với việc thực hiện chínhsách, quy định, TTHC để từ đó nghiên cứu,thảo luận, đề xuất phương án tháo gỡ, tổ chứctham vấn để góp ý đối với các dự thảo vănbản quy phạm pháp luật có quy định, TTHCdo các bộ, ngành, cơ quan liên quan chủ trìsoạn thảo; tạo điều kiện để các cơ quan thànhviên Hội đồng Tư vấn chủ động nghiên cứuvà đề xuất với Chủ tịch Hội đồng Tư vấn cácsáng kiến cải cách TTHC trên các lĩnh vựcliên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơquan mình10....

Ghi nhận những kết quả đạt được của Hộiđồng Tư vấn, tại Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày10/6/2015 Về việc tăng cường trách nhiệm

của người đứng đầu cơ quan hành chính nhànước các cấp trong công tác cải cách TTHC,Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộcChính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương “Chỉ đạo xửlý kịp thời các kiến nghị, đề xuất về đơn giảnhóa quy định, thủ tục hành chính thuộc lĩnhvực quản lý của Bộ, ngành do Hội đồng Tưvấn tư vấn cải cách thủ tục hành chính củaThủ tướng Chính phủ đề nghị”11 , “Chỉ đạocác cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợpchặt chẽ với Hội đồng Tư vấn tư vấn cải cáchthủ tục hành chính trong việc khảo sát, đánhgiá việc thực hiện cải cách thủ tục hành chínhtại Bộ, ngành, địa phương. Kịp thời chỉ đạokhắc phục những hạn chế, tồn tại, yếu kémcủa Bộ, ngành, địa phương mình được chỉ ratrong báo cáo đánh giá của Hội đồng Tư vấntư vấn cải cách thủ tục hành chính”12.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, các đềxuất, kiến nghị về cải cách TTHC cũng nhưnhững tồn tại, hạn chế, yếu kém được chỉ ratrong các báo cáo sáng kiến, báo cáo đánh giácủa Hội đồng Tư vấn sẽ được các Bộ, ngành,địa phương xem xét, xử lý. Trong quá trìnhxử lý, các Bộ, ngành cần phối hợp chặt chẽvới Hội đồng Tư vấn để trao đổi, làm rõ cácphương án, từ đó quyết định việc sửa đổi, bổsung theo thẩm quyền hoặc đề xuất các cấpcó thẩm quyền xem xét, quyết định việc sửađổi, bổ sung. Hội đồng Tư vấn tổng hợp, báocáo Thủ tướng Chính phủ kết quả xử lý củacác Bộ, ngành để người đứng đầu Chính phủcó những chỉ đạo kịp thời đối với công tác cảicách TTHC trong toàn quốc.

Trong thời gian tới, bên cạnh việc duy trì,triển khai các hoạt động của Hội đồng Tư vấntới từng cơ quan thành viên để đảm bảo phùhợp, hiệu quả và phát huy được vai trò, khảnăng của mỗi cơ quan; việc rà soát, thay đổicác thành viên cụ thể của Hội đồng Tư vấntrong từng giai đoạn cũng là một nhiệm vụcần thực hiện thường xuyên nhằm huy độngtối đa sự tham gia của người dân và cộngđồng doanh nghiệp vào công cuộc cải cáchTTHC, góp phần vào sự hội nhập, phát triểncủa đất nước.

Page 19: THÔNG TIN Cải cách nền hành chính Nhà nướcisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC092015 New.pdf · Huy động người dân, doanh nghiệp tham gia cải cách thủ

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 09/2015

17

Ghi chú: 1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai

đoạn 2011-2020: “Đặt yêu cầu cải cách TTHCngay trong quá trình xây dựng thể chế, tổng kếtkinh nghiệm thực tiễn và tăng cường đối thoạigiữa Nhà nước với doanh nghiệp và nhân dân;mở rộng dân chủ, phát huy vai trò của các tổchức và chuyên gia tư vấn độc lập trong việc xâydựng thể chế, chuẩn mực quốc gia về TTHC;giảm mạnh các thủ tục hiện hành. Công khai cácchuẩn mực, các quy định hành chính để nhândân giám sát việc thực hiện....”.

2. Ngày 18/5, Cổng Thông tin điện tử Bảohiểm xã hội Việt Nam đã chính thức được khaitrương, đây là địa chỉ để người dân, doanhnghiệp thực hiện giao dịch về bảo hiểm xã hộiqua môi trường internet, góp phần giảm số lầngiao dịch mà doanh nghiệp phải tiến hành mỗinăm từ 12 xuống còn 1 lần.

3. Tổng cục Thuế đã chính thức ban hành quytrình kiểm tra thuế nhằm hướng tới mục tiêu cảicách hành chính trong việc kiểm tra thuế, tránhgây phiền nhiễu cho người nộp thuế, theo đó, cácCục Thuế sẽ thực hiện kiểm tra tại trụ sở ngườinộp thuế không quá 1 lần/năm; nếu kế hoạchkiểm tra của cơ quan Thuế cấp dưới có sự chồngchéo với kế hoạch của cơ quan Thuế cấp trên thìthực hiện theo kế hoạch cơ quan cấp trên…

- Ngày 14/5, Bộ Công Thương đã công bố vàkhai trương quy trình thí điểm cấp chứng nhậnxuất xứ (C/O) qua mạng nhằm giải quyết “gánhnặng” về thủ tục cho các doanh nghiệp xuấtnhập khẩu.

- Từ ngày 06/5, cơ chế một cửa quốc gia đãđược chính thức triển khai trên toàn bộ hệ thốngcảng biển quốc tế của cả nước, tạo điều kiện choviệc thông quan hàng hóa được thuận lợi, nhanhgọn.

4. Liên tiếp trong hai năm 2014, 2015, Chínhphủ ban hành Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày18/3/2014 Về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếucải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao nănglực cạnh tranh quốc gia và Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 Về những nhiệm vụ, giảipháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinhdoanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc giahai năm 2015-2016.

5,6,7,8. Tham khảo nội dung văn bản số2367/HĐTV-KSTT ngày 03/7/2015 của Hội đồngTư vấn.

9. Thông tư Hướng dẫn về thuế giá trị gia tăngvà quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CPngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiếtthi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củacác Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điềucủa các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung mộtsố điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày31/3/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hànghóa, cung ứng dịch vụ.

10. Tham khảo nội dung Quyết định số435/QĐ-HĐT ngày 09/3/2015 của Chủ tịch Hộiđồng Tư vấn ban hành Kế hoạch hoạt động năm2015 của Hội đồng Tư vấn Tư vấn cải cáchTTHC.

11,12. Điểm đ Khoản 2 Chỉ thị số 13/CT-TTgngày 10/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng Tư vấncải cách thủ tục hành chính.

Ảnh: TL

Page 20: THÔNG TIN Cải cách nền hành chính Nhà nướcisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC092015 New.pdf · Huy động người dân, doanh nghiệp tham gia cải cách thủ

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 09/201518

I. Khái quát chungNhật Bản là đất nước phát triển hàng đầu

châu Á và là một cường quốc phát triển trênthế giới. Để Nhật Bản có được vị trí như ngàynay là nhờ có sự góp sức to lớn của đội ngũcông chức Nhật Bản. Công chức Nhật Bản lànhững người phục vụ nhân dân. Họ là nhữngngười xây dựng và thực thi các chính sáchlàm sao để đảm bảo đời sống cho người dânvà mang đến sự hài lòng cho người dân. Côngchức hưởng lương từ nguồn thu thuế do ngườidân đóng góp. Do đó mà kỳ thi tuyển côngchức ở Nhật Bản hàng năm được tổ chức rấtchặt chẽ, nghiêm túc, công khai và công bằngđể tuyển chọn ra được những người côngchức có tài, có đức, có năng lực để phục vụcho đất nước và cho người dân của đất nướcNhật Bản.

Để có được kỳ thi tuyển công chức nghiêmtúc, công khai và công bằng, Nhật Bản cũngđã trải qua một quá trình lịch sử hình thành vàphát triển. Nhật Bản bắt đầu hiện đại hóa thờiMinh Trị cách đây 150 năm. Từ lúc vua Minhtrị lên ngôi cho đến 25 năm sau mới thiết lậpđược chế độ tuyển chọn công chức để lựachọn ra những người công chức có tài, cónăng lực mà không phân biệt giàu nghèo, giaicấp, ai cũng có thể tham gia vào kỳ thi. NhậtBản đã áp dụng nhiều cải cách, học hỏi nhữngý tưởng mới của các nước khác như: Anh,Pháp, Đức, Mỹ. Song song với việc đó NhậtBản đã tiến hành thành lập các trường đại họcvà thuê các giáo sư đầu ngành về dạy học đểmở ra các ngành mới. Đối với những sinhviên học ở ngành mới khi ra trường chínhquyền sẽ tuyển vào làm công chức. Thời kỳNhật Bản còn non trẻ trong thi tuyển: sinhviên, học sinh chỉ cần sau khi tốt nghiệp ratrường là được tuyển dụng vào làm côngchức. Sau khi hiện đại hóa đất nước, Nhật Bảnnhận ra là cần phải tổ chức một kỳ thi tuyểncông chức vì số lượng học sinh, sinh viên tốtnghiệp ra trường mỗi năm ngày một đông vànhiều hơn số lượng công chức cần tuyểndụng. Năm 1893, Nhật Bản bắt đầu hìnhthành chế độ thi tuyển. Năm 1894, Nhật Bản

bắt đầu kỳ thi tuyển dụng công chức đầu tiênvà duy trì chế độ thi tuyển công chức khôngphân biệt giàu nghèo, bằng cấp, tôn giáo,khuyết tật, ai cũng có quyền tham gia vào kỳthi tuyển công chức. Chính phủ Nhật Bảnluôn trăn trở để làm sao tìm ra được cách tổchức kỳ thi công bằng, minh bạch. Chính phủđã phối hợp với các trường đại học, trườngphổ thông để đào tạo ra các cá nhân có trìnhđộ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng của nhànước. Chính vì thế mà nhà trường luôn phảibao quát được hết các nội dung mà công chứccần thi tuyển trong kỳ thi tuyển công chức đểđào tạo. Nhờ có cách tổ chức như vậy màChính phủ nhận được rất nhiều phiếu tínnhiệm và sự hài lòng từ dân chúng. TheoChính phủ Nhật Bản “Quốc gia muốn cónhiều nhân tài để tham gia làm việc tại cơ quannhà nước thì bắt buộc phải có cuộc thi côngbằng, công khai”. Bằng cách này cho đến nayNhật Bản đã tuyển chọn được rất nhiều nhântài có năng lực ở hiện tại cũng như năng lựcthích ứng trong tương lai để phục vụ cho quốcgia và cho người dân. Công chức khi đượctuyển dụng vào cơ quan nhà nước mới chỉ làbước khởi đầu. Sau khi trúng tuyển, công chứcsẽ được đào tạo rất nhiều khóa để nâng caochuyên môn nghiệp vụ trong cả cuộc đời côngchức. Để đảm bảo quá trình tổ chức thi tuyểnlà nghiêm túc và chuẩn mực, Nhật Bản đãthành lập ra một đơn vị chịu trách nhiệm về tấtcả các vấn đề liên quan đến thi tuyển côngchức của Nhật Bản, đó là Cơ quan Nhân sựquốc gia. Cơ quan Nhân sự quốc gia là đơn vịđứng đầu để tổ chức kỳ thi tuyển công chứcquốc gia của Nhật Bản. Cơ quan Nhân sự quốcgia nằm trung lập giữa Nội các và Chính phủ.Cơ quan Nhân sự quốc gia thuộc Chính phủnhưng rất độc lập. Quyền hạn của Cơ quanNhân sự quốc gia là cơ quan xây dựng luật đểtổ chức các kỳ thi tuyển công chức, là đơn vịđại diện để tiếp nhận công chức sau khi thi đỗkỳ thi công chức quốc gia, là đơn vị kiểm tra,giám sát quy trình tổ chức thi tuyển công chứccác Bộ, ngành.

Ở Nhật Bản, công chức được phân thành 2

Quy trình tổ chức thi tuyển công chức của Nhật Bản

ThS. Phạm Huyền Trang - Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ

Page 21: THÔNG TIN Cải cách nền hành chính Nhà nướcisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC092015 New.pdf · Huy động người dân, doanh nghiệp tham gia cải cách thủ

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 09/2015

19

loại: công chức quốc gia và công chức địaphương. Kỳ thi tuyển dụng công chức quốcgia là do Cơ quan Nhân sự quốc gia tổ chứcthi. Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển công chứcquốc gia phải làm một bài thi trắc nghiệm,một bài thi luận và một cuộc phỏng vấn. Nếuthí sinh nào qua được 3 bài thi này thì Cơquan Nhân sự quốc gia sẽ gửi danh sách đếncác bộ, ngành cần tuyển dụng để các thí sinhtham gia phỏng vấn của các Bộ. Kỳ thi tuyểndụng công chức quốc gia được tổ chức trongmột ngày tại 9 địa điểm khác nhau để đảm bảosự công bằng cho tất cả các thí sinh tham dựkỳ thi. Mỗi địa điểm thi đều có người của Cơquan Nhân sự quốc gia giám sát. Bộ đề thituyển công chức quốc gia do Cơ quan Nhânsự quốc gia biên soạn. Còn công chức địaphương (tuyển chọn tại địa phương) do cácđịa phương tự tổ chức thi. Các địa phương cóquyền hạn độc lập. Cơ quan Nhân sự quốc giakhông can thiệp được vào kỳ thi của địaphương. Bộ đề thi của công chức địa phươngdoTrung tâm xây dựng đề thi cho công chứcđịa phương thực hiện. Trung tâm xây dựng đềthi cho công chức địa phương không nằmtrong Cơ quan Nhân sự quốc gia và khôngthuộc Chính phủ. Lãnh đạo của Trung tâmxây dựng đề thi cho công chức địa phươngthường là cán bộ đã về hưu của Cơ quan Nhânsự quốc gia. Nhật Bản có 47 tỉnh, thành phố(46 tỉnh, thành phố và Thủ đô Tokyo). Thủ đôTokyo tự xây dựng bộ đề thi của mình còn lại46 tỉnh sẽ thuê Trung tâm xây dựng đề thi chocông chức địa phương xây dựng bộ đề thi chomình. Tất cả công chức địa phương sẽ thicùng một ngày.

Nhật Bản ban hành Luật Công chức quốc

gia và công chức địa phương để đảm bảo choviệc điều hành chính sách công có hiệu quả vàdân chủ đối với toàn dân, thông qua việc xácđịnh các nội dung cần chỉ đạo, tuyển chọncông chức bằng phương pháp dân chủ sao chocông chức có thể phát huy tối đa năng lực khithực thi nhiệm vụ. Trong Luật nêu rõ các quyđịnh xử lý công bằng, tổ chức kỳ thi tuyểndụng, điều kiện tư cách dự thi, nội dung kỳ thituyển, phương pháp tổ chức thi tuyển, …

Mục đích của kỳ thi tuyển công chức là đểđảm bảo tính công minh, công bằng và trungthực để tìm ra những người có tài năng, cótâm huyết phục vụ cho đất nước và nhằm xóabỏ tình trạng thiên vị mối quan hệ con ông,cháu cha trong tuyển dụng. Kỳ thi tuyển cònmang ý nghĩa là kỳ thi xem xét năng lực trítuệ và khả năng thích ứng công việc củangười dự thi.

II. Quy trình thi tuyển công chức NhậtBản

Kỳ thi tuyển công chức quốc gia sẽ tổ chứcđể tuyển chọn công chức ở 2 vị trí: vị trí tổnghợp và vị trí phổ thông. Công chức ở vị trítổng hợp sẽ tham gia vào những công việcchuyên môn đòi hỏi trình độ tri thức cao, kỹthuật hoặc phải có kinh nghiệm. Công chức ởvị trí phổ thông là công chức làm công việcchủ yếu là xử lý văn phòng hoặc những côngviệc ít có sự thay đổi. Thí sinh dự thi côngchức ở vị trí tổng hợp là những thí sinh đã tốtnghiệp đại học hoặc sau đại học còn với thísinh dự thi vào vị trí phổ thông có thể đã tốtnghiệp đại học hoặc tốt nghiệp phổ thông hoặclà người đã có kinh nghiệm. Công chức ở vị trítổng hợp tùy vào trình độ sẽ dự thi các ngànhkhác nhau như bảng dưới đây:

Công chức ở vị trí tổng hợp

Thi trình độ sau đại học Thi trình độ tốt nghiệp đại họcHành chính

Khoa học con ngườiKỹ thuậtKhoa học toán lý, vật lý, khoa học địa cầuHóa học, sinh vật, dược họcKhoa học nông nghiệp, thủy sảnKỹ thuật nông nghiệp nông thônLâm nghiệp, môi trường và tự nhiênPháp luật

Chính trị, quốc tếLuậtKinh tếKhoa học con ngườiKỹ thuậtKhoa học toán lý, vật lý, khoa học địa cầuHóa học, sinh vật, dược họcKhoa học nông nghiệp, thủy sảnKỹ thuật nông nghiệp nông thônLâm nghiệp, môi trường và tự nhiênKiến thức đại cương

Page 22: THÔNG TIN Cải cách nền hành chính Nhà nướcisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC092015 New.pdf · Huy động người dân, doanh nghiệp tham gia cải cách thủ

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 09/201520

Công chức ở vị trí phổ thông tùy vào trình độ sẽ dự thi các ngành khác nhau như bảng dưới đây:

Công chức ở vị trí phổ thông

Thi trình độ tốt nghiệp đại học Thi trình độ tốt nghiệp phổ thông, người cókinh nghiệm (vị trí nhân viên)

Hành chính, điện/điện tử/tin học, cơ khí, xâydựng, kiến trúc, vật lý, hóa học, nông học,kỹ thuật nông nghiệp nông thôn, lâm học

Văn phòng, kỹ thuật, nông nghiệp, hạ tầngnông nghiệp, lâm nghiệp

Để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển công chứccấp quốc gia, Nhật Bản đã lập một kế hoạchcụ thể cho từng công việc như: xây dựng bộđề thi, kế hoạch tổ chức kỳ thi.

1. Xây dựng bộ đề thi: Cơ quan Nhân sựquốc gia là đơn vị duy nhất được phép xâydựng đề thi phục vụ cho kỳ thi tuyển côngchức quốc gia. Bộ đề thi tuyển công chứcquốc gia gồm câu hỏi và đáp án của môn thitrắc nghiệm, bài viết luận và các câu hỏi chophỏng vấn. Đề thi được xây dựng tại trụ sởlàm việc của Cơ quan Nhân sự quốc gia. Tổngcộng có 472 người tham gia xây dựng bộ đềthi tuyển công chức quốc gia hàng năm gồmcó giáo sư các trường đại học, giáo viên vàcác chuyên gia của các ngành để làm đề thi.Tỉ lệ 472 người tham gia xây dựng đề thi đượcphân bổ như sau: 46% là các giáo viên, giảngviên, giáo sư các ngành liên quan đến ngànhgiáo dục; 38% là công chức trong các ngành(là người lãnh đạo trực tiếp các thí sinh trúngtuyển); 16% còn lại là các nhân viên, nghiên

cứu viên của các Viện nghiên cứu. Toàn bộ 472 người tham gia xây dựng đề

thi mỗi năm làm được 2.700 câu hỏi. Trướckhi xây dựng nội dung đề thi, tất cả nhữngngười ra đề thi phải họp để thống nhất tínhchính xác và phù hợp của đề thi. Công chứcNhật Bản đã được tuyển dụng thì rất khó buộcthôi việc nên trong quá trình xây dựng đề thiphải rất nghiêm túc và cẩn thận để xây dựngđược những câu hỏi thi tốt giúp Chính phủchọn được những công chức có tài, có nănglực không những ở hiện tại mà còn có năng lựcthích ứng được với những thay đổi của côngviệc trong tương lai. Muốn xây dựng được 1câu hỏi thi thì những người xây dựng nội dungcâu hỏi phải họp 4 lần để đánh giá nội dungcâu hỏi rồi từ đó xem xét đưa ra quyết định cóđưa câu hỏi này vào trong bộ đề thi hay không.Người xây dựng đề thi luôn luôn phải có ýthức chuyên nghiệp với tư cách là một chuyêngia trong khi xây dựng đề thi. Đề thi lý tưởnglà đề thi phải có nhiều người làm được.

16%

38%

46%

TỶ LỆ NGƯỜI THAM GIA XÂY DỰNG ĐỀ THI TUYỂN CÔNG CHỨC QUỐC GIA

Giáo viên, giảng viên,giáo sư

Công chức trong cácngành

Nhân viên, nghiên cứu viêncủa các Viện nghiên cứu

Một số lưu ý khi soạn đề thi: Trong kỳ thiphải xác định số lượng thí sinh cần tuyển đểxây dựng đề thi sao cho phù hợp với mục đíchlà tuyển được số lượng bằng hoặc nhiều hơn

số lượng công chức cần tuyển; Mời giáo sư,giáo viên (làm trong ngành giáo dục) trongcác trường đại học ra đề thi nhưng phải phùhợp với trình độ của thí sinh; Mời nhân viên

Page 23: THÔNG TIN Cải cách nền hành chính Nhà nướcisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC092015 New.pdf · Huy động người dân, doanh nghiệp tham gia cải cách thủ

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 09/2015

21

trong các Bộ, ngành (người dự định mà trongtương lai sẽ trực tiếp làm việc với các thí sinhđược tuyển) tham gia soạn thảo; đề thi phảicông bằng với thí sinh; không đánh giá khảnăng nhớ đơn giản của thí sinh; tránh nhữngcâu hỏi hoặc lựa chọn quá phức tạp; tránh rađề thi, câu hỏi liên quan tới nội dung nói vềcác khu vực, địa phương đặc biệt như là mônđịa lý, hoặc chỉ có trường đại học đó học còncác trường đại học khác không có; đề thi phảidùng từ ngữ phổ thông để ai cũng hiểu đượcý nghĩa; thuật ngữ trong ngành phải đượcdùng rộng rãi; nội dung của câu hỏi nàykhông được là đáp án của câu hỏi kia; tránhtình trạng nếu làm được câu hỏi này thì mớilàm được câu hỏi kia; nội dung câu hỏi phảirõ ràng, dễ hiểu không được để thí sinh đọc điđọc lại mới hiểu được nội dung câu hỏi; ...

Trong thời gian biên soạn đề thi, tất cả cácthành viên tham gia xây dựng bộ đề thi tuyệtđối không được mang bất kỳ tài liệu nào trongphòng xây dựng đề thi ra ngoài.

Sau khi biên soạn xong bộ đề thi để phụcvụ cho kỳ thi tuyển công chức, Viện trưởngCơ quan Nhân sự quốc gia sẽ là người chọn racác câu hỏi để dùng làm đề thi chính thức chokỳ thi tuyển. Viện trưởng Cơ quan Nhân sựquốc gia là người chịu trách nhiệm trướcChính phủ về toàn bộ nội dung đề thi và sự

bảo mật đề thi.Ngay sau ngày kỳ thi kết thúc, toàn bộ số

câu hỏi (2.700 câu hỏi) sẽ được công bố rộngrãi cùng với đáp án để thí sinh đối chiếu vớibài thi của mình cũng như sử dụng làm tài liệuôn tập và tham khảo. Tất cả các câu hỏi đãđược công bố rộng rãi sẽ không được sử dụngtrong các kỳ thi tiếp theo.

2. Kế hoạch tổ chức kỳ thiNhật Bản đã xây dựng quy trình tổ chức

kỳ thi tuyển dụng hợp lý. Quy trình được chiathành 2 phần: phần thứ nhất là quy trìnhchuẩn bị cho kỳ thi, phần thứ 2 là quy trình tổchức kỳ thi. Trong quy trình chuẩn bị cho kỳthi, Hội đồng tuyển dụng quyết định thời gianđể xây dựng kế hoạch tổ chức thi, thời gianđể công bố, thông báo về lịch trình tổ chứcthi, thời gian nhận đăng ký thi của thí sinh,thời gian hết hạn đăng ký dự thi của thí sinh,thời gian xây dựng bộ đề thi. Tại quy trình tổchức kỳ thi, Hội đồng tuyển dụng chuẩn bịđịa điểm thi cho ngày thi vòng 1, chấm thivòng 1, công bố điểm thi vòng 1 để thí sinhtiếp tục thi vòng 2, công bố điểm vòng 2,công bố người đỗ và tuyển dụng. (Xem sơ đồ1 trang 22).

Bên cạnh mô hình từng bước để tổ chứckỳ thi tuyển dụng là thời gian cụ thể cho từngcông việc:

Kế hoạch kỳ thi tuyển công chức quốc gia

STT Thời gian Công việc1 Tháng 4 Thí sinh nộp đơn dự thi2 Tháng 5 Thí sinh tham gia làm bài thi trắc

nghiệm và bài thi luận3 Tháng 6 Thí sinh thi vấn đáp4 Ngày 31 tháng 7 Viện Nhân sự công bố kết quả thi5 Sau tháng 7 Các Bộ tự tổ chức thi vấn đáp6 Giữa tháng 8 Các bộ công bố kết quả thi7 Ngày 01 tháng 10 Công bố quyết định tuyển dụng

Vào tháng 4, thí sinh dự thi công chứcquốc gia bắt đầu nộp hồ sơ dự thi. Quy trìnhnộp hồ sơ của thí sinh được thực hiện quamạng Internet.

Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển công chứckhông phải đóng lệ phí tham dự kỳ thi. Độtuổi tham gia thi công chức giới hạn từ 21 đến29. Nhật Bản khuyến khích độ tuổi từ 21 đến25 để sau khi trúng tuyển, Nhật Bản có nhiềuthời gian để đào tạo. Nhật Bản cho rằng độ

tuổi bắt đầu vào làm công chức càng sớm thìsau này người đó càng có khả năng thăng tiếntốt hơn.

Vào tháng 5, thí sinh đến địa điểm thi đểtham gia bài thi trắc nghiệm. Đề thi trắcnghiệm là để tìm ra những người có năng lực,trí tuệ và khả năng thích ứng công việc ở hiệntại cũng như trong tương lai vì thế nên đề thichỉ liên quan đến các kiến thức thông thường,đó là những kiến thức đã được học ở trong

Page 24: THÔNG TIN Cải cách nền hành chính Nhà nướcisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC092015 New.pdf · Huy động người dân, doanh nghiệp tham gia cải cách thủ

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 09/201522

Thời gian cần để quyết định kế hoạch tổ chức thi

Thời gian để công bố, thông báo về lịch trình tổ chức thi

Thời gian nhận đăng ký

Thời gian hết hạn đăng ký, kiểm tra hồ sơ đăng ký, các biệnpháp sửa đổi, xác định người đăng ký

Thời gian cần để chuẩn bị đề bài và các tài liệu liên quan

Chuẩn bị địa điểm thi (phòng thi) một ngày trước khi thi

Ngày thi vòng 1

Thời gian xử lý kết quả (chấm điểm, xác định người đỗ kỳ thivòng 1)

Công bố người đỗ kỳ thi vòng 1

Thời gian xử lý công việc xác định người đỗ cuối cùng

Thời gian tổ chức kỳ thi vòng 2

Thời gian xử lý kết quả thi vòng 2

Thời gian chuẩn bị kỳ thi vòng 2

Công bố người đỗ cuối cùng

Tuyển dụng

Thờ

i gia

n tổ

chứ

c th

iT

hời g

ian

chuẩ

n bị

thi

SƠ ĐỒ 1: QUY TRÌNH TỔ CHỨC KỲ THI TUYỂN DỤNG

Page 25: THÔNG TIN Cải cách nền hành chính Nhà nướcisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC092015 New.pdf · Huy động người dân, doanh nghiệp tham gia cải cách thủ

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 09/2015

23

trường phổ thông, trường đại học. Để đolường năng lực của con người không chỉ đolường trí tuệ, đo lường kiến thức mà còn phảiđánh giá các khả năng khác như: khả nănglên kế hoạch, khả năng thuyết minh, khả năngtư duy, khả năng lý giải, tích tích cực, tính xãhội, khả năng thích ứng, năng lực viết luận.Nhật Bản đưa ra mô hình để đo lường nănglực của con người như sơ đồ 2.

Sau khi làm bài thi trắc nghiệm, thí sinhtiếp tục làm bài thi viết luận. Nếu thí sinh nàođỗ bài thi trắc nghiệm thì sẽ được chấm điểmbài thi viết luận, còn thí sinh nào không đỗbài thi trắc nghiệm thì sẽ không được chấmđiểm bài thi viết luận. Trên bài thi của thísinh chỉ có mã số do Cơ quan Nhân sự quốcgia cung cấp , ngoài ra không có bất kỳ thôngtin gì của thí sinh. Bài thi trắc nghiệm của thísinh được chấm bằng máy chấm thi trắcnghiệm còn bài thi viết luận của thí sinh đượcít nhất 2 giám thị chấm thi. Nếu trong quátrình chấm thi bài thi viết luận mà điểm của 2giám thị chênh lệch quá nhiều thì hội đồng thiphải mời giám thị thứ 3 tham gia chấm bài,sau đó lấy điểm trung bình của 3 giám thị.Đối với bài thi viết luận, hội đồng thi phảixây dựng 1 khung chấm điểm chặt chẽ, buộccác giám thị phải tuân theo. Các giám thịtham gia chấm thi không được chấm theocảm tính mà phải dựa vào khung chuẩn đã

định sẵn. Các giám thị luôn luôn suy nghĩrằng mình là một người góp phần vào việctìm ra những công chức ưu tú để phục vụ chođất nước, cho dân vì vậy phải thật công tâmđể thực hiện nhiệm vụ được giao.

Tháng 6, những thí sinh qua được kỳ thitrắc nghiệm và bài thi viết luận, tiếp tục kỳthi phỏng vấn. Nhật Bản coi kỳ thi phỏng vấnlà một phần không thể thiếu trong kỳ thituyển công chức quốc gia. Kỳ thi phỏng vấnlà để đánh giá tính cách con người và nănglực giao tiếp với người khác. Cơ quan Nhânsự quốc gia chuẩn bị rất kỹ cho kỳ thi phỏngvấn để đảm bảo sự công bằng và minh bạch.Với mục tiêu trong một thời gian ngắn nhậnbiết được tính cách, năng lực của thí sinh, Cơquan Nhân sự quốc gia đã xây dựng mộtTrung tâm đào tạo kỹ năng phỏng vấn. Tạimỗi phòng thi phỏng vấn có 3 giám thị phỏngvấn trực tiếp 1 thí sinh. Giám thị chính bắtbuộc phải là người của Cơ quan Nhân sựquốc gia. Trước khi vào phòng phỏng vấn 3giám thị phải đọc kỹ thông tin của thí sinh.Khác với kỳ thi trắc nghiệm và thi viết bàiluận, trong kỳ thi phỏng vấn, thí sinh phảiviết rõ thông tin bản thân, nguyện vọng củathí sinh vào giấy đăng ký dự thi. Sau khi giámthị đọc kỹ giấy đăng ký dự thi phỏng vấn, cácgiám thị thảo luận với nhau để xem có giámthị nào có mối quan hệ với thí sinh không,

Mức độ trí tuệMức độ kiến thức

Năng lực viết luận văn

Tính thích ứng

Tính xã hội

Khả năng lên kế hoạch

Khả năng thuyết minh

Khả năng tư duy

Khả năng lý giảiTính tích cực

Con Người

SƠ ĐỒ 2: MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG NĂNG LỰC CON NGƯỜI

Page 26: THÔNG TIN Cải cách nền hành chính Nhà nướcisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC092015 New.pdf · Huy động người dân, doanh nghiệp tham gia cải cách thủ

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 09/201524

nếu có thì phải thay giám thị, còn không thì 3giám thị phân công nội dung câu hỏi cho từnggiám thị. Cuối cùng giám thị chính sẽ tổnghợp điểm của cả 3 giám thị. Quy trình phỏngvấn được thực hiện như sau:

QUY TRÌNH PHỎNG VẤN THÍ SINH

Trong quá trình phỏng vấn, giám thịthường đưa ra các câu hỏi hỏi về những côngviệc trong quá khứ. Với những câu hỏi nhưthế này, giám thị sẽ hiểu được tính cách củathí sinh, hiểu được cách giải quyết công việccủa thí sinh và nhận biết được tính thích ứngcủa thí sinh. Một số lưu ý quá trình phỏngvấn: Khi thí sinh bắt đầu vào phòng phỏngvấn, thí sinh luôn cảm thấy hồi hộp và căngthẳng, giám thị phải giúp thí sinh giảm bớtcăng thẳng bằng cách đặt ra những câu hỏimềm dẻo; Đưa ra những câu hỏi cụ thể, đi sâuvào những kinh nghiệm, trải nghiệm của thísinh; Tránh đặt những câu hỏi gây hiểu lầm;Giám thị không được tỏ ra là quá dễ với thísinh nhưng cũng không được quá khó làm thísinh căng thẳng; Giám thị cố gắng để hiểuđược thí sinh càng nhiều càng tốt. Giám thịluôn giữ thái độ rất nghiêm túc với thí sinh.Trong quá trình phỏng vấn giám thị phải ghichép rất cẩn thận những thông tin của thí sinhtrả lời. Căn cứ vào nội dung ghi chép giám thịcho điểm thí sinh. Có 5 mức cho điểm thísinh A, B, C, D, E. Giám thị cho thí sinh điểm

nào thì phải ghi rõ lý do tại sao lại cho thísinh điểm này.

Điểm công bố kết quả của thí sinh là tổngđiểm của điểm thi viết (điểm thi trắc nghiệmvà điểm thi bài viết luận) và điểm thi phỏngvấn:

Sau khi công bố điểm thi của kỳ thi tuyểncông chức quốc gia, Cơ quan Nhân sự quốcgia sẽ lập danh sách các thí sinh trúng tuyểnvà gửi đến các bộ, ngành để các bộ, ngànhtiếp tục có cuộc thi phỏng vấn lựa chọn thísinh phù hợp với vị trí tuyển dụng của từngbộ, ngành. Kết quả thi của thí sinh dự thi vàovị trí tổng hợp được bảo lưu trong 3 năm cònkết quả thi của thí sinh dự thi vào vị trí thôngthường được bảo lưu trong 1 năm. Các thísinh vượt qua được kỳ thi phỏng vấn của bộngành ngày 1 tháng 10 sẽ nhận được quyếtđịnh công tác. Thông thường, công chức mớiđược tuyển dụng vào các bộ, ngành sẽ đượcphân công làm việc tại phòng Hành chính vìNhật Bản muốn công chức trong cơ quanphải hiểu rõ được tất cả công việc, nhiệm vụcủa cơ quan, để hiểu rõ được công việc vànhiệm vụ của cơ quan thì phải bắt đầu làmviệc từ phòng Hành chính. Nhật Bản quyđịnh một trong những điều kiện để công chứcđược thăng chức là đã từng công tác tạiphòng Hành chính.

Trên đây là toàn bộ quy trình tổ chức kỳthi tuyển công chức quốc gia của Nhật Bản.Đây là một quy trình được tổ chức chặt chẽtừng chức năng, từng nhiệm vụ để giúp NhậtBản tuyển được công chức quốc gia có tài, cónăng lực phục vụ cho đất nước. Từ kinhnghiệm của Nhật Bản, rất cần thiết nghiêncứu, rút kinh nghiệm áp dụng cho các kỳ thituyển dụng công chức của Việt Nam giúp choViệt Nam chọn được những người tài, ngườicó năng lực giúp cho đất nước ngày càng pháttriển.

Tài liệu tham khảo:- Textbook for the knowledge co-creation

program in civil service reform (JapanInternational Cooperation Agency)

Bắt đầu phỏng vấn

Xác nhận thí sinh

Hỏi

Đánh giá

Phán xét

Các giám thị hội ý vềhướng cho điểm

Đánh giá cuối cùng

Điểm thi viết + Điểm vấnđáp = Điểm công bố

Page 27: THÔNG TIN Cải cách nền hành chính Nhà nướcisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC092015 New.pdf · Huy động người dân, doanh nghiệp tham gia cải cách thủ

Tài liệu tham khảo tại Thư việnViện Khoa học tổ chức nhà nước

(http://lib.isos.gov.vn)

1. Nghiệp vụ công tác tổ chức hành chính và tổ chức nhân sự :Các quy định mới về chế độ chính sách dành cho cán bộ côngchức, viên chức 2014 / B.s., hệ thống hoá: Thuỳ Linh, ViệtTrinh. - H. : Lao động, 2014. - 423tr. ; 28cm. Ký hiệu:352.209597/ NGH307V.

2. Chính trị luận / Aristotle ; Nông Duy Trường dịch, chú giải. -H. : Thế giới ; Công ty Sách Alpha, 2013. - 435tr. ; 21cm. Kýhiệu: 070.1/ C101L.

3. Điều chỉnh chính sách phát triển của một số quốc gia chủ chốtChâu Âu giai đoạn khủng hoảng tài chính và suy thoái kinhtế toàn cầu : Sách chuyên khảo / Nguyễn An Hà (ch.b.), ĐinhCông Tuấn, Đặng Minh Đức.... - H. : Khoa học xã hội, 2013. -315tr. ; 21cm. Ký hiệu: 303.44094/ Đ309C.

4. Tập đoàn kinh tế trong việc thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế :Sách tham khảo / Nguyễn Hữu Đạt, Ngô Tuấn Nghĩa (ch.b.),Trần Tiến Cường.... - H. : Khoa học xã hội, 2013. - 231tr. :bảng ; 21cm. Ký hiệu: 338.809597/ T123Đ.

5. Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại /Nguyễn Thành Lợi. - Tái bản lần thứ 1 có bổ sung. - H. :Thông tin và Truyền thông, 2014. - 255tr. : minh hoạ ; 21cm.Ký hiệu: 070.44/ T101N.

6. Thuật làm báo : Sách thực hành / Trần Dzĩ Hạ. - H. : Thôngtin và Truyền thông, 2014. - 226tr. ; 21cm. Ký hiệu: 070.4/TH504L.

7. Thuật quản lý thời gian / Brian Tracy ; Trần Quốc Duy dịch.- H. : Thế giới ; Công ty Sách Alpha, 2014. - 131tr. : hình vẽ ;21cm. Ký hiệu: 650.11/ TH504Q.

8. Thông tấn báo chí - Lý thuyết và kỹ năng / Nguyễn Thành Lợi,Phạm Minh Sơn. - Tái bản lần thứ 1, có chỉnh sửa và bổ sung.- H. : Thông tin và Truyền thông, 2014. - 237tr. ; 21cm. Kýhiệu: 070.4/ TH455T.

9. Quốc gia khởi nghiệp : Câu chuyện về nền kinh tế thần kỳ củaIsrael / Dan Senor, Saul Singer ; Trí Vương dịch. - H. : Thếgiới, 2013. - 451tr. : bản đồ ; 15cm. Ký hiệu: 330.95694/QU451G .

10. Đọc và suy ngẫm / Nguyễn Mại. - H. : Khoa học xã hội, 2015.- 474tr. ; 24cm. Ký hiệu: 355.0330597/ M458S.

Page 28: THÔNG TIN Cải cách nền hành chính Nhà nướcisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC092015 New.pdf · Huy động người dân, doanh nghiệp tham gia cải cách thủ

Nhữnghình ảnh

đẹpquê hương

Việt NamẢnh: Tư liệu