Tên đề tà2

20
  TRƯỜNG ĐẠI HC BÁCH KHOA HÀ NI VIN SƯ PHM KTHUT  TIU LUN  MÔN HC: NGHIÊN CU XÃ HI VÀ KHOA HC GIÁO DC Ging viên: PGS.TS Nguyn Khang  Hvà tên hc viên: Trn ThHương  Shiu hc viên: CA -110222 Lp : 11A-LL&PPDH- Nam Định Tháng 2 - 2012

Transcript of Tên đề tà2

Page 1: Tên đề tà2

5/16/2018 T n t 2 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ten-de-ta2 1/20

  TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIVIỆN SƯ PHẠM KỸ THUẬT

 

TIỂU LUẬN 

MÔN HỌC: NGHIÊN CỨU XÃ HỘI VÀ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Giảng viên: PGS.TS Nguyễn Khang

 

Họ và tên học viên: Trần Thị Hương

  Số hiệu học viên: CA -110222

Lớp : 11A-LL&PPDH- Nam Định

Tháng 2 - 2012

Page 2: Tên đề tà2

5/16/2018 T n t 2 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ten-de-ta2 2/20

“Giáo dục không nhằm mục tiêu nhồi nhét kiến thức mà là thắp sáng niềm tin” 

(Education is not the filling of a pail, but the lighting of a fire)

- W. B. Yeats -

Tên đề tài:Nghiên cứu thực trạng áp dụng phương pháp giảng dạy “lấy học sinh làm trung

tâm” trong giáo dục nghề nghiệp tại một số trường đào tạo nghề.

Trân trọng cảm ơn Thầy giáo PGS.TS NguyễnKhang đã giảng dạy hướng dẫn để hoàn thành tiểuluận. Kính mong nhận được ý kiến chỉ bảo của Thầyđể lĩnh hội nhiều kiến thức hơn nữa về xã hội vàkhoa học giáo dục, nhất là trong lĩnh vực đào tạo

nghề.

Page 3: Tên đề tà2

5/16/2018 T n t 2 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ten-de-ta2 3/20

MỞ ĐẦU

Nhìn từ góc độ sư phạm, việc giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm là tích cực

và đáp ứng được nhu cầu phát triển của một nền giáo dục hiện đại. Sự tiến bộ của

khoa học kỹ thuật đã góp phần làm thay đổi kiểu tư duy và tiếp thu kiến thức củalớp trẻ hiện nay. Kiểu dạy nhồi nhét, học thuộc lòng mọi thứ và thụ động bắt

chước làm theo không còn phù hợp và cũng không được đại đa số học sinh hoan

nghênh nữa. Thay vào đó, người thầy phải dùng các phương pháp tiến bộ hơn,

kích thích tư duy và năng lực sáng tạo của học sinh. Trên cơ sở đó, nhận thấy mặt

tích cực của phưng pháp giảng dạy này, nhiều trường, nhiều thầy cô đã áp dụng

 phương pháp giảng dạy “lấy học sinh làm trung tâm, lấy đó là một tư tưởng, một

quan điểm dạy học chi phối mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chứcvà đánh giá hiệu quả của quá trình dạy học. Tuy nhiên thực trạng việc áp dụng

 phương pháp giảng dạy “lấy học sinh làm trung tâm” như thế nào để đạt được

hiệu quả giáo dục và đào tạo, nhất là trong quá trình đào tạo nghề lại là một vấn

đề cần quan tâm đến. Nhìn trên các giáo án của giáo viên dạy nghề, hầu như tiêu

chí “lấy học sinh làm trung tâm”đều có trong phần phương pháp trọng tâm của

quá trình giảng dạy.

Với các kiến thức hết sức bổ ích được trao giảng từ môn học “Nghiên cứu xãhội và khoa học giáo dục” do PGS.TS Nguyễn Khang giảng dạy, xin được bày tỏ

quan điểm về phương pháp dạy học tích cực “lấy học sinh làm trung tâm”. Qua đó

nghiên cứu thực trạng việc áp dụng phương pháp giảng dạy này trong quá trình

đào tạo nghề - một xu hướng đào tạo thiết thực đối với Việt Nam trong giai đoạn

hội nhập Quốc tế. Từ đó đề ra các giải pháp để phổ biến, phát triển phương pháp

dạy học này trong các trường đào tạo nghề.

Quá trình viết tiểu luận không thể tránh khỏi có những mặt hạn chế và khiếmkhuyết, kính mong được sự quan tâm chỉ bảo của PGS.TS Nguyễn Khang cùng

các Thầy cô giáo Viện Sư phạm Kỹ thuật- trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và

 bạn bè đồng nghiệp để nhận thức vấn đề được tốt hơn.

Nam Định, ngày 20 tháng 2 năm 2012

Học viên

Trần Thị Hương

Page 4: Tên đề tà2

5/16/2018 T n t 2 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ten-de-ta2 4/20

NỘI DUNG TIỂU LUẬN

1. Quan điểm giảng dạy ‘lấy học sinh làm trung tâm’ trong giáo dục nghề

nghiệp giai đoạn đổi mới tại nước ta

1.1. Định hướng đào tạo nghề

1.2. Vai trò của giáo dục người lớn trong xã hội hoá nghề nghiệp

1.3. Các quan điểm tiếp cận dạy học ‘lấy học sinh làm trung tâm’

2. Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp

2.1. Thực trạng áp dụng phương pháp giảng dạy “lấy học sinh làm trung tâm”

trong giáo dục nghề nghiệp tại một số trường đào tạo nghề2.2. Giải pháp và kiến nghị

  Tài liệu tham khảo

Page 5: Tên đề tà2

5/16/2018 T n t 2 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ten-de-ta2 5/20

1. Quan điểm giảng dạy ‘lấy học sinh làm trung tâm’ trong giáo dục nghề

nghiệp giai đoạn đổi mới tại nước ta

 1.1. Định hướng đào tạo nghề trong giáo dục Việt Nam giai đoạn đổi mới

Trong thời đại hiện nay, trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nhằm

đáp ứng nhu cầu của xã hội, hệ thống đào tạo nghề ở Việt Nam đang có nhiều đổi

mới. Việc phát triển nguồn nhân lực cao đáp ứng sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

là một chiến lược quốc gia trong toàn bộ chiến lược phát triển giáo dục và đào

tạo. Hệ thống giáo dục nghề nghiệp có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát

triển nguồn nhân lực mà trọng tâm là việc nâng cao chất lượng và hiệu quả nguồn

nhân lực.

Giáo dục Việt Nam trong giai đoạn đổi mới gắn với nền kinh tế tri thức đòi

hỏi phải có nguồn nhân lực có chất lượng cao, thích ứng với nhiều loại hình nghề 

nghiệp. Vì vậy giáo dục nghề nghiệp phải chú trọng nâng cao chất lượng nguồnnhân lực, nhân lực phải đa năng…Người lao động phải biết di chuyển kĩ năng, di

chuyển cảm xúc…khi chuyển đổi công việc. Đây là vấn đề khó khăn đặt ra cho

giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam.

“ Trong thời đại được đặc trưng bởi những thách thức lớn như thay đổi công

nghệ, toàn cầu hoá, bất ổn định về kinh tế và suy giảm các nguồn lực, vấn đề cấp

 bách đặt ra là các bên liên quan cùng nhau xây dựng khuôn khổ pháp lý và các

chính sách, thiết lập các cấu trúc mang tính thể chế và tái thiết kế các chươngtrình đào tạo nhằm đảm bảo Giáo dục nghề nghiệp (TVE – Technical &

Vocational Education) đáp ứng đầy đủ các nhu cầu khác nhau của mọi thành viên

trong xã hội trong việc hoà nhập hay tái hoà nhập vào thế giới việc làm.

Với tiêu chí trên, việc hình thành các kỹ năng lập nghiệp được coi là sự chuẩn

 bị hết sức cần thiết cho tất cả những người lao động bất kể họ sẽ tự tạo việc làm

hay người làm công ăn lương. Đào tạo về lập nghiệp được coi là một công cụ hữu

ích để thúc đẩy động cơ, tính sáng tạo và sự đổi mới. Bên cạnh đó, các kỹ nănglập nghiệp cũng được cho là sẽ giúp trang bị cho người học khả năng tạo ra các cơ 

hội việc làm thông qua việc thành lập các doanh nghiệp mới”.

(Theo văn kiện Hội nghị thế giới về Giáo dục nghề nghiệp-UNESCO-1999).

Việt Nam đang bước vào thời kỳ CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.

 Nền kinh tế chuyển từ quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng Xã

hội chủ nghĩa. Năm 2006, Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức thương mại

thế giới (WTO).Bối cảnh quốc tế và trong nước vừa tạo thời cơ lớn vừa đặt ra những thách

thức không nhỏ cho giáo dục nghề nghiệp ở Việt nam . Quá trình tăng cường hợp

Page 6: Tên đề tà2

5/16/2018 T n t 2 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ten-de-ta2 6/20

tác khu vực ASEAN và các nước trên thế giới đã và đang đặt ra những yêu cầu

mới không chỉ về kinh tế mà cả về giáo dục đặc biệt là về đào tạo nguồn nhân lực

theo các chuẩn mực đào tạo khu vực và quốc tế.

Các nghiên cứu gần đây về chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực ở các nước

cho thấy Việt Nam chỉ đạt 3,79 /10 (so với Trung quốc là 5,73/10 và Thái lan là

4,04/10). Nước ta không chỉ thiếu lực lượng lao động kỹ thuật mà còn thiếu trầm

trọng cả đội ngũ cán bộ hành chính, cán bộ quản lý chất lượng cao. Nhân lực

được đào tạo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp dù đã có những chuyển đổi để

thích nghi với nền kinh tế thị trường song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị

trường lao động, chưa gắn với việc làm. So với các nước, sản phẩm đào tạo -

nguồn nhân lực - ở Việt Nam chất lượng còn hạn chế, thiếu tính cạnh tranh do

năng lực hoạt động, năng lực chia sẻ và năng lực hòa nhập kém dù người Việt

 Nam không thiếu sự thông minh và cần cù.Thực trạng về lao động và việc làm, về chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta

đã đặt ra những yêu cầu mới về đào tạo nghề và hướng nghiệp. Nhà nước ta đã

đặt ra mục tiêu: ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng

nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý giỏi và công nhân kỹ

thuật lành nghề, trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

1.2. Vai trò của giáo dục người lớn trong xã hội hoá nghề nghiệp

Giáo dục là con đẻ của hệ thống xã hội, do vậy, giữa giáo dục trong nhà trườngcó mối liên hệ chặt chẽ với giáo dục của gia đình và xã hội. Trong mối liên hệ

này, giáo dục nhà trường có thể tương thích hoặc không tương thích với hệ thống

xã hội. Yêu cầu của xã hội là đơn đặt hàng đối với nhà trường trong việc xác định

mục tiêu, xây dựng nội dung chương trình giáo dục cũng như lựa chọn và áp dụng

các phương pháp giáo dục. Ngược lại, giáo dục của nhà trường là một trong

những môi trường có tác động chủ đạo đến tiến trình xã hội hóa cá nhân.

Trường học được hình thành trên cơ sở hệ thống các yếu tố cấu thành có mối liênhệ chặt chẽ, tương tác lẫn nhau tạo ra sự vận động và phát triển của nhà trường

theo chức năng và vai trò xã hội nhất định của nó.

Vì vậy trong chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009 -2020 khi

đề cập đến giáo dục nghề nghiệp đã chỉ rõ mục tiêu đào tạo: “Sau khi hoàn thành

các chương trình giáo dục nghề nghiệp, học sinh có năng lực và có đạo đức nghề

nghiệp, kỷ luật lao động và tác phong lao động hiện đại, có khả năng sử dụng

ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh trong học tập và làm việc tương đương với học sinhở các nước phát triển trong khu vực, có khả năng tham gia vào thị trường lao động

Page 7: Tên đề tà2

5/16/2018 T n t 2 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ten-de-ta2 7/20

quốc tế. Đến 2020 có trên 95% số học sinh tốt nghiệp được các doanh nghiệp và

cơ quan sử dụng lao động đánh giá đáp ứng được các yêu cầu của công việc”.

Đào tạo nghề cho người lớn là đào tạo khả năng chuyên môn và đạo đức nghề

nghiệp cho người đã trưởng thành(từ 18 tuổi trở lên). Quá trình đào tạo nghề cho

người lớn là quá trình liên tục, có tổ chức và độc lập trong hệ thống giáo dục đào

tạo Quốc dân với nhiều hình thức đào tạo: trực diện, từ xa, trên máy tính, mạng,

tự học và kết hợp các yếu tố trên.

1.3. Các quan điểm tiếp cận dạy học ‘lấy học sinh làm trung tâm’

Lý luận và cách tiếp cận giảng dạy và học tập lấy người học làm trung tâm

 bắt nguồn từ các lý thuyết của trường phái  Xây dựng mô hình (contructivism) của

John Dewey và một số lý thuyết khác. John Dewey (1859- 1952) được xem là cha

đẻ của nền giáo dục tiến bộ Hoa Kì. Với cách tiếp cận dạy học lấy người học làm

trung tâm, bài giảng của giảng viên chỉ đóng góp một vai trò hỗ trợ thay vì làtrọng tâm của tri thức. Mục tiêu trung tâm là người học tự mình định hướng và

động viên thông qua các môi trường xung quanh, người học phát triển kiến thức

và xây dựng ý nghĩa cá nhân và sự thông hiểu thế giới xung quanh họ, người học

sử dụng mọi kinh nghiệm này để hình thành các mối quan hệ và thực hiện chuyển

giao tri thức.

Hình 1.1. Mô hình người học là trung tâm

 Tư tưởng nhấn mạnh vai tích cực chủ động của người học, xem người học là

chủ thể của quá trình học tập đã có từ lâu, ở thế kỉ XVII, A.Kômenski đã viết:

Page 8: Tên đề tà2

5/16/2018 T n t 2 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ten-de-ta2 8/20

“Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán, phát triển nhân

cách… hãy tìm ra phương pháp cho phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều

hơn”.

Do vậy trong giáo dục đã xuất hiện các thuật ngữ “sự tự giáo dục”, “người tự

giáo dục”. Ở nước ta, vấn đề phát huy tích cực chủ động của học sinh nhằm đào

tạo những người lao động sáng tạo đã được đặt ra trong ngành giáo dục từ những

năm 1960. Khẩu hiệu “biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo” cũng đã

đi vào các trường sư phạm từ thời điểm đó. Tuy nhiên, thuật ngữ “dạy học lấy

người học làm trung tâm” (dạy học tập trung vào người học) chỉ mới xuất hiện và

được sử dụng phổ biến trong những năm gần đây. Theo K.Barry và King (1993),

đặt cơ sở cho quan điểm người học là trung tâm là những công trình của John

Dewey (Experience and education, 1938) và Carl Rogers (Freedom to learn,

1986). Các tác giả này đề cao nhu cầu, lợi ích của người học, đề xuất việc để chongười học lựa chọn nội dung học tập, được tự lực tìm tòi nghiên cứu. Theo hướng

đó, bên cạnh xu hướng truyền thống thiết kế chương trình giảng dạy lấy logic nội

dung môn học làm trung tâm đã xuất hiện xu hướng thiết kế chương trình học tập

lấy nhu cầu, lợi ích của người học làm trung tâm.

Từ lĩnh vực dạy học, tư tưởng học sinh trung tâm (HSTT) được mở rộng sang

lĩnh vực giáo dục nói chung. Trong “thuật ngữ giáo dục người lớn” do Unesco

xuất bản năm 1979 bằng ba thứ tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha đã dùng thuật ngữ“giáo dục căn cứ vào người học”, “giáo dục tập trung vào người học” với định

nghĩa là “sự giáo dục mà nội dung quá trình học tập và giảng dạy được xác định

 bởi nhu cầu, mong muốn của người học và người học tham gia tích cực vào việc

hình thành và kiểm soát, sự giáo dục này huy động những nguồn lực và kinh

nghiệm của người học”.

Trên sách báo có người quan niệm HSTT như một tư tưởng, một quan điểm,

một cách tiếp cận quá trình dạy học. R.R.Singh (1991) cho rằng tư tưởng này đặc biệt nhấn mạnh vai trò của người học, hoạt động học. Người học được đặt ở vị trí

trung tâm của hệ giáo dục, vừa là mục đích lại vừa là chủ thể của quá trình học

tập. Vì nhấn mạnh điều này, tác giả đề nghị thay thuật ngữ “quá trình dạy học lấy

người học làm trung tâm”, “quá trình học tập do người học điều khiển”. Tác giả

đã viết: “Làm thế nào để cá thể hóa quá trình học tập để cho tiềm năng của mỗi cá

nhân được phát triển đầy đủ đang là một thách thức chủ yếu đối với giáo dục”.

Hiện nay, trong ngành giáo dục nước ta vấn đề phát huy tích cực chủ động sángtạo của người học được mọi người nhất trí nhưng vấn đề HSTT chưa phải là đã

được mọi người chấp nhận và được quan niệm một cách thống nhất. Có người

Page 9: Tên đề tà2

5/16/2018 T n t 2 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ten-de-ta2 9/20

 phản đối vì cho rằng cách dịch thuật ngữ này sang tiếng Việt không thành công,

có thể gây ra sự hiểu lầm. Có người không chấp nhận vị trí trung tâm của người

học trong hoạt động dạy học vì e rằng sẽ hạ thấp vai trò của GV, tạo ra sự “đổi

ngôi” trong nhà trường. Cũng có người cho rằng HSTT là một lí thuyết giáo dục

đã lỗi thời, thậm chí đã bị bác bỏ tại chính nơi sản sinh ra nó…

Trên thực tế, trong giai đoạn phát triển ban đầu, tư tưởng HSTT cũng đã từng có

những lệch lạc bị phê phán như quá đề cao hứng thú cá nhân HS, coi đó là động

lực quan trọng nhất của quá trình học tập, hoặc quan niệm quá khích rằng nhà

trường phải dạy những gì HS cần chứ không phải dạy những gì nhà trường có.

Không nên vì những lệch lạc đó mà từ chối chấp nhận tư tưởng HSTT. Bản thân

thuật ngữ “giáo dục học” (Pedagogics có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp paidos có

nghĩa là trẻ em). Từ đầu, giáo dục học (sư phạm học) đã được hiểu là nghệ thuật

giáo dục trẻ em. Vậy thì trẻ em là đối tượng, là trung tâm của hoạt động dạy học – giáo dục có gì là trái với chức năng cơ bản của giáo dục ? Phong trào thi đua “học

tốt, dạy tốt” trong ngành giáo dục nước ta đã sản sinh ra một khẩu hiệu nổi tiếng:

“Tất cả vì HS thân yêu!”. Phải chăng khẩu hiệu này cũng đã xem HS là trung tâm

của mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường ? Chẳng lẽ khẩu hiệu đó đã từng gây

ra nhận thức sai lầm về vị trí, vai trò của giáo viên vì đã quá đề cao học sinh?

Thực hiện HSTT không những không hạ thấp vai trò của GV mà trái lại đòi hỏi

GV phải có trình độ cao hơn nhiều về phẩm chất và năng lực nghề nghiệp.S.Rassekh (1987) viết: “Với sự tham gia tích cực của người học vào quá trình học

tập tự lực, với sự đề cao trí sáng tạo của mỗi người học thì sẽ khó mà duy trì mối

quan hệ đơn phương và độc đoán giữa thày và trò. Quyền lực của GV không còn

dựa trên sự thụ động và dốt nát của HS mà dựa trên năng lực của GV góp phần

vào sự phát triển tột đỉnh của các em… Một GV sáng tạo là một GV biết giúp đỡ 

HS tiến bộ nhanh chóng trên con đường tự học. GV phải là người hướng dẫn,

người cố vấn hơn là chỉ đóng vai trò công cụ truyền đạt tri thức”.Trong quá trình học tập lấy học sinh làm trung tâm, người dạy đóng vai trò rất

quan trọng. Muốn thực hiện dạy học lấy học sinh làm trung tâm, người thầy vừa

 phải chú ý đến người học, vừa phải chú ý đến điều phải học. Giáo viên là người

hướng dẫn, vì vậy phải không ngừng vươn lên học tập suốt đời để làm gương tốt

cho học sinh. Người thầy phải là người có khả năng tổ chức, điều khiển mọi hoạt

động của học sinh, giúp học sinh học tập tốt. R.R.Singh đã viết: “Trong dạy học

lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên không chỉ là người truyền thụ những kiếnthức riêng rẽ. Giáo viên giúp cho học sinh thường xuyên tiếp xúc với những lĩnh

vực học tập ngày càng rộng lớn hơn. Giáo viên đồng thời là người hướng dẫn,

Page 10: Tên đề tà2

5/16/2018 T n t 2 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ten-de-ta2 10/20

người cố vấn, người mẫu mực cho học sinh. Giáo viên không phải là chuyên gia

ngành hẹp, mà là một cán bộ tri thức, là người học hỏi suốt đời. Trong việc thực

hiện quá trình dạy học, người dạy và người học cùng nhau tìm tòi khám phá. Theo

S.Raxếch thì với sự tham gia tích cực của người học vào quá trình học tập tự lực,

với sự đề cao trí sáng tạo ở người học thì sẽ khó duy trì mối quan hệ đơn phương

và độc đoán giữa thầy và trò. Quyền lực của giáo viên không còn dựa trên sự thụ

động và dốt nát của học sinh, mà là dựa trên năng lực của giáo viên góp phần vào

sự phát triển của học sinh thông qua sự tham gia tích cực của các em … Một giáo

viên sáng tạo là người biết giúp đỡ học sinh tiến bộ nhanh chóng trên con đường

tự học. Giáo viên phải là người hướng dẫn, người cố vấn hơn là chỉ đóng vai trò

công cụ truyền đạt tri thức.”

Tóm lại, trong quá trình chuyển từ kiểu dạy học truyền thống sang kiểu dạy học

mới có sự thay đổi về tỉ trọng và nội dung vai trò của người dạy và người học.Dạy học lấy học sinh làm trung tâm phát huy được vai trò chủ động, tích cực và

sáng tạo của học sinh, đồng thời đề cao hơn vai trò của người thầy. Ở đây, giáo

viên phải có trình độ chuyên môn sâu, có trình độ sư phạm lành nghề, có đầu óc

sáng tạo và nhạy cảm mới có thể đóng vai trò là người gợi mở, xúc tác, trợ giúp,

hướng dẫn, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động độc lập của học sinh,

đánh thức năng lực tiềm tàng trong mỗi em, chuẩn bị cho học sinh tham gia tích

cực vào phát triển cộng đồng.Đặt người học vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học, xem cá nhân người học

 – với những phẩm chất và năng lực riêng của mỗi người – vừa là chủ thể, vừa là

mục đích của quá trình đó, phấn đấu tiến tới cá thể hóa quá trình học tập với sự

trợ giúp của các phương tiện, thiết bị hiện đại để cho tiềm năng của mỗi học sinh

được phát triển tối ưu, góp phần có hiệu quả vào xây dựng cuộc sống có chất

lượng cho cá nhân, gia đình và xã hội. Đó chính là cốt lõi tinh thần nhân văn

trong dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Đây là một công việc khó khăn và lâudài, đòi hỏi sự hoạt động mạnh mẽ, có sự phối hợp đồng bộ của tất cả các cấp,

 ban, ngành và đội ngũ giáo viên. Giải quyết tốt vấn đề dạy học lấy học sinh làm

trung tâm sẽ nâng cao được chất lượng và hiệu quả giáo dục, thúc đẩy quá trình

học tập của học sinh dẫn tới giải quyết tốt vấn đề đầu ra, đáp ứng được nhu cầu

cần thiết của xã hội.

2. Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp

2.1. Thực trạng áp dụng phương pháp giảng dạy “lấy học sinh làm trung tâm”trong giáo dục nghề nghiệp tại một số trường đào tạo nghề.

Page 11: Tên đề tà2

5/16/2018 T n t 2 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ten-de-ta2 11/20

* Viêc á p dụng phương phá p dạy- học tích cực là môt cuộc cách mạng trong

nhân thức và hành đông, bởi vây, đây không phải là công viêc dễ dàng. Thực

trạng viêc á p dụng phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục nghề nghiệp tại

một số trường đào tạo nghề có những rào cản sau:

Thứ nhất , sự hạn chế về nhân thức trong quan niêm về dạy- học. Đã từ lâu

với quan niêm cũ, người ta cho rằng, dạy học chủ yếu là nôi dung; mục đích của

dạy- học chủ yếu là rèn trí nhớ chứ không phải rèn trí thông minh. Với quan niêm

như vây, người ta đã quên điều Mác đã dạy: phương thức sản xuất này khác

 phương thức sản xuất kia không phải là ở chỗ sản xuấ t ra cái gì mà là sản xuất

 bằng cách nào.

Thứ hai, sức ỳ truyền thống- sự ngại thay đổi thói quen, nhất là ở đôi ngũ

cán bô cao tuổi. Đôi ngũ cán bô đã học tâ  p, nhân thức và truyền đạt , bấy lâu nay,

ổn định trong môi trường, phương pháp truyền thống, ngại thay đổi, ngại học tâ  p,ứng dụng phương tiên kỹ thuât hiên đại.

Thứ ba , có cơ, chế chính sách chưa khuyến khích, chưa tạo nên đông lực

cho viêc á p dụng phương pháp dạy- học tích cực. Hiên tượng phổ biến hiên nay là

 phát đông phong trào đổi mới phương pháp dạy học, song vẫnâch có cơ chế,

chính sách đãi ngô, khuyến khích người á p dụng phương pháp dạy- học tích cực

Thứ tư, cơ sở vât chất, kỹ thuât hạn chế. Hầu hết các trường đại học và cao

đẳng hiên nay còn thiếu nhiều các phòng thí nghiêm, các thiết bị phục vụ nghiêncứu, giảng dạy và học tâp. Giảng đường hầu như chỉ có bảng đen, phấn trắng, các

thiết bị như máy chiếu hắt- Overhaet, máy chiếu đa năng- Projector, bảng điên

tử...hầu như không có hoăc nhiều lắm cũng chỉ có môt vài phòng; ngoài ra hê

thống bàn ghế cũng không được trang bị mới phục vụ viêc dạy- học tích cực, bởi

vây, đã hạn chế không nhỏ đến viêc áp dụng phương pháp dạy- học tích cực. Cơ 

sở vât chất thiếu cũng phải kể đến là hê thống giáo trình, tư liêu không đá p ứng

được nhu cầu đổi mới phương phá p dạy- học theo hướng tích cực hoá. Giáo trìnhthường được viết theo hướng chốt chăt, đóng kín, khuyến khích người học thuôc

 bài chứ không khuyến khích tư duy sáng tạo. Theo GS Hồ Ngọc Đaị, hê thống

giáo trình hao hao như kinh thánh, thày dạy hao hao như linh mục còn trò học hao

hao như tín đồ. Đổi mới phương phá p phải trên nền chương trình, giáo trình,

 phương phá p đánh giá kiểm tra đổi mới...

Thứ năm, thời gian để đầu tư cho dạy- học mới bị hạn chế. Khác với thời

 bao cấ p, thời gian dư thừa bởi không có viêc làm, trong cơ chế thị trường hiênnay, hầu hết các nguồn lực, quĩ thời gian được huy đông vào các hoạt đông khác

nhau. Đôi ngũ giáo viên cũng không nằm ngoài tình trạng chung đó. Họ huy đông

Page 12: Tên đề tà2

5/16/2018 T n t 2 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ten-de-ta2 12/20

tối đa thời gian vào làm thêm, dạy thêm, thời gian đầu tư cho nghiên cứu khoa

học cũng bị hạn chế, nên ít đầu tư thời gian cho viêc biên soạn lại giáo trình, soạn

lại giáo án, nhất là giáo án sử dung chương trinh Powerpoint phục vụ phương

 pháp day- học tích cực.

* Để đánh giá thực trạng việc triển khai giảng dạy theo phương pháp lấy học

sinh làm trung tâm xin được sử dụng phiếu điều tra tại trường Cao đẳng nghề

Kinh tế- Kỹ thuật Vinatex cho giáo viên (Phụ lục 01) và học sinh (Phụ lục 02).

Đánh giá theo các tiêu chí khảo sát:

- Đối với giáo viên:

+ Tiêu chí [2.2] đánh giá về quá trình soạn giáo án và chuẩn bị xem giáo viên cóxác định tiêu chí cho gìơ giảng là “lấy học sinh làm trung tâm”không. Trong 30

 phiếu điều tra có 26 phiếu (87%) giáo viên xác định tiêu chí cho giờ giảng là“lấy học sinh làm trung tâm”, 3 phiếu (10%) không sử dụng, 1 phiếu (3%) sửdụng tiêu chí khác. Điều này chứng tỏ dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” đãvà đang được áp dụng tại các trường nghề:

Hình . Sơ đồ đánh giá tiêu chí 2.2- phụ lục 01+ Tiêu chí [2.3] đánh giá về quan điểm nhìn nhận về phương pháp giảng dạy

“lấy học sinh làm trung tâm” trên 30 phiếu cho thấy có 17 phiếu (57% ) cho rằng“lấy học sinh làm trung tâm” là một phương pháp giảng dạy, 10 phiếu (33%) làmục tiêu giảng dạy, 3 phiếu (10%) là nội dung giảng dạy. Điều này chứng tỏ bảnchất và cách thức triển khai phương pháp học tập này chưa thật rõ ràng trong giáo

viên. Cần phải tuyên truyền, tập huấn và về cách thức đào tạo này sâu rộng hơnnữa trong đội ngũ giáo viên tại trường:

Hình . Sơ đồ đánh giá tiêu chí 2.3- phụ lục 01

Page 13: Tên đề tà2

5/16/2018 T n t 2 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ten-de-ta2 13/20

+ Tiêu chí [2.4] đánh giá về sự phân biệt giữa quan điểm “giáo viên làm trungtâm” và quan điểm”lấy học sinh làm trung tâm” trong đội ngũ giáo viên. Đánh gíavề tiêu chí này có thể biết được giáo viên đã thực sự thay đổi trong tư duy giảngdạy theo hướng tích cực phù hợp với quan điểm mới này hay chưa. Qua đánh gíacho thấy không nên xem dạy học học sinh trung tâm như một phương pháp dạy

học, đặt ngang tầm với các phương pháp dạy học đã có, mà nên quan niệm nó nhưlà một tư tưởng, một quan điểm dạy học chi phối cả mục tiêu, nội dung, phương

 pháp, hình thức tổ chức và đánh giá hiệu quả dạy học:

Hình . Sơ đồ đánh giá tiêu chí 2.4 - phụ lục 01

+ Tiêu chí [2.5] đánh giá về việc áp dụng các phương pháp sư phạm vào quátrình giảng dạy “lấy học sinh làm trung tâm” cho thấy đa số giáo viên đã lựa chọn

 phương pháp học nhóm (22/30 phiếu - chiếm 73%). Đây mới chỉ là một trongnhững phương pháp sư phạm trong dạy học tích cực. Để thực sự “lấy học sinhlàm trung tâm” cần phải triển khai đa dạng nhiều phương pháp dạy học tích cực

Hình . Sơ đồ đánh giá tiêu chí 2.5- phụ lục 01

1. Học nhóm2. Tình huống có vấn đề3. Thảo luận trực tiếp4. Nghiên cứu tài liệu

5. Hỗ trợ đa phương tiện (multimedia)

Page 14: Tên đề tà2

5/16/2018 T n t 2 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ten-de-ta2 14/20

+ Tiêu chí [2.6] xem xét điều tra những trở ngại đang ảnh hưởng đến việc ápdụng phương pháp giảng dạy “lấy học sinh làm trung tâm” trong giáo dục nghềnghiệp. Điều tra trên 30 phiếu cho thấy 17/30 phiếu (chiếm 57%) cho biết dothiếu thiết bị giảng dạy, 10 phiếu (33%) cho biết do khó khăn khi ứng dụng các

 phần mềm đa phương tiện, 3 phiếu (chiếm 3% ) do trình độ sư phạm của giáoviên còn nhiều hạn chế:

Hình . Sơ đồ đánh giá tiêu chí 2.6- phụ lục 01

- Đối với học sinh, sinh viên: Tiến hành khảo sát trên 03 lớp học sinh với tổng số

60 học sinh sinh viên khoa Dệt, May tại trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật

Vinatex.

+ Tiêu chí [2.2] đánh giá về việc áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cựccủa giáo viên trong quá trình giảng dạy hầu hết sinh viên đều nhận biết đượcthầy dạy tốt, dạy hay và cảm nhận được sự khác biệt này giữa các thầy.

+ Tiêu chí đánh giá [2.3] cho thấy sinh viên khẳng định mỗi thầy cô lên lớp cómột phương pháp giảng dạy khác nhau giúp học sinh tìm được sự khác biệt giữacác thầy cô;

+ Tiêu chí [2.4] cho biết hầu như sinh viên vẫn nhận thấy trong giờ giảng điềumà giáo viên quan tâm nhất vẫn là nội dung và thời giảng dạy. Vấn đề nêu caotính tích cực học tập của học sinh vẫn còn bị xem nhẹ, việc triển khai giảng dạy“lấy học sinh làm trung tâm” chưa rộng khắp.

+ Tiêu chí [2.5] tìm hiểu xem trong một giờ giảng, học sinh sinh viên có thamgia bày tỏ chính kiến, quan điểm của mình về các nội dung bài học không. Điều

này thể hiện học sinh có là trung tâm để giáo viên triển khai và đánh giá các kiếnthức học tập không. Với câu hỏi này kết quả khảo sát là 50% học sinh có thamgia, 50% học sinh không tham gia.

+ Tiêu chí [2.6] thăm dò học sinh về một phương pháp học được coi là hiệu quảtrong quá trình đào tạo nghề Bạn có thích tham gia học nhóm theo sự phâncông của các thầy cô hay không

□ Có□ Không

2.7. Trong quá trình học tập, bạn thường được thầy cô quan tâm hỏi về vấn đề

nào sau đây:□ Sở thích cá nhân□ Hoàn cảnh cá nhân□ Các vấn đề về nội dung bài giảng

Page 15: Tên đề tà2

5/16/2018 T n t 2 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ten-de-ta2 15/20

□ Ứng dụng của bài giảng

2.7. Bạn có những đề nghị gì đối với giáo viên trong quá trình học tập tạitrường:

 2.2. Giải pháp và kiến nghị

Để áp dụng tốt phương pháp giảng dạy tích cực cần hội tụ được các yếu tố sau:

- Chuẩn bị nguồn thông tin và các nguồn lực sẵn có;- Chuẩn bị cho người học động cơ học tập khi bắt đầu môn học

- Thể hiện bản chất và mức độ kiến thức cần huy động

- Thể hiện vai trò của người học và người dạy, các mối tương tác trong quá

trình học

- Thể hiện được kết quả mong đợi của người học

- Phải đổi mới tư duy. Giáo dục cho toàn thể thày trò về tầm quan trọng của

yêu cầu đổi mới và thực chất của phương phá p dạy- học tích cực. Từ đó tạo nênsự thống nhất, đồng thuân cao trong nhân thức và hành đông. Đã đến lúc không

thể châm trễ viêc đổi mới phương pháp dạy- học.

- Bồi dưỡng cho toàn bô đôi ngũ giảng viên tri thức (kiến thức, kỹ năng và

tình cảm) về PPDH tích cực đồng thời chuẩn bị cho người học tâm thế và khả

năng thích ứng với viêc áp dụng phương pháp dạy- học tích cực.

- Đổi mới trang thiết bị phục vụ day- học và bồi dưỡng cho thày – trò về kỹ

năng sử dụng các thiết bị kỹ thuât hiên đại; đổi mới cơ sở vât chất đào tạo từng

 bước đáp ứng yêu cầu của môt nhà trường hiên đại, nơi người học sẵn sàng học và

có đủ điều kiên học tâ  p, nghiên cứu.

- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo đông lực cho viêc á p dụng

 phương pháp dạy- học tích cực

- Tổ chức, duy trì viêc á p dụng phương pháp day- học tích cực và thao

giảng viêc á p dụng PPDH tích cực

Page 16: Tên đề tà2

5/16/2018 T n t 2 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ten-de-ta2 16/20

- Thường xuyên sơ, tổng kết rút kinh nghiêm để không ngừng cải tiến

 phương phá p dạy- học theo hướng tích cực hoá sự dạy và học

  Tài liệu tham khảo

Page 17: Tên đề tà2

5/16/2018 T n t 2 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ten-de-ta2 17/20

Phụ lục 01: Phiếu điều tra

Thực trạng áp dụng phương pháp giảng dạy “lấy học sinh làm trung tâm” trong  giáo dục nghề nghiệp tại trường Cao đẳng nghề Kinh tế- Kỹ thuật VINATEX I. Thông tin chung về Đơn vị

1. Tên Đơn vị : .........................................................................................................2. Địa chỉ :…………………………………………………………………………3. Điện thoại: .....................................................................................................Fax: ..................................................................................................................

4. Địa chỉ Website: ............................................................................................Email: ................................................................................................................5. Chuyên ngành đào tạo chính: ........................................................................6. Số lượng cán bộ công nhân viên của đơn vị :.......................................................II. Xin Anh(chị) cho ý kiến về một số vấn đề sau:

2.1. Chuyên ngành (nghề) mà Anh (chị) đang được đảm nhiệm chính tại trường:□ Công nghệ sợi, dệt, nhuộm□ Kế toán□ Điện - điện tử□ Công nghệ thông tin□ Công nghệ May□ Công nghệ Hàn□ Thiết kế thời trang

2.2. Quá trình soạn giáo án và chuẩn bị lên lớp anh (chị )có xác định tiêu chí chogìơ giảng là “lấy học sinh làm trung tâm”không?

□ Có□ Không□ Tiêu chí khác

2.3. Theo Anh(chị) tiêu chí “lấy học sinh làm trung tâm” trong quá trình giảngdạy là:

□ Một phương pháp giảng dạy□ Một mục tiêu giảng dạy□ Một nội dung giảng dạy

2.4. Theo Anh (chị ) trong giảng dạy quan điểm “giáo viên làm trung tâm” khác

với quan điểm”lấy học sinh làm trung tâm” ở:□ Nội dung giảng dạy□ Mục tiêu giảng dạy□ Phương pháp giảng dạy

2.5. Để sử dụng quan điểm “lấy học sinh làm trung tâm” trong quá trình giảngdạy theo anh (chị) cần có những phương pháp dạy học tích cực nào:

□ Tình huống có vấn đề□ Học nhóm□ Thảo luận trực tiếp

□ Nghiên cứu tài liệu□ Hỗ trợ đa phương tiện (multimedia)

Page 18: Tên đề tà2

5/16/2018 T n t 2 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ten-de-ta2 18/20

2.6 Theo Anh (chị) những trở ngại nào đang ảnh hưởng đến việc áp dụng phương pháp giảng dạy “lấy học sinh làm trung tâm” trong giáo dục nghềnghiệp

□ Chưa thật hiểu về quan điểm “lấy học sinh làm trung tâm”□ Trình độ tin học còn hạn chế□ Trình độ sư phạm hạn chế

□ Thiết bị giảng dạy thiếu và không đồng bộ□ Khác (ghi rõ):

...............................................................................................2.7. Anh (chị) đã và đang có những sáng kiến gì để đẩy mạnh việc áp dụng

 phương pháp giảng dạy “lấy học sinh làm trung tâm” trong giáo dục nghềnghiệp tại khoa, trường mình:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Xin vui lòng cho biếtHọ tên người khai: ...................................................................................................Vị trí công tác:..........................................................................................................Điện thoại: .......................................................................................................…....Email:...............................................................................................................……..

 Ngày…. tháng…. năm 2012

Người được khảo sát   (Ký và ghi rõ họ tên)

Page 19: Tên đề tà2

5/16/2018 T n t 2 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ten-de-ta2 19/20

Phụ lục 02: Phiếu điều tra

Đối tượng: Sinh viên, học sinh khoa Dệt - Sợi – Nhuộm, Công nghệ May-Trường Cao đẳng nghề Kinh tế Kỹ thuật Vinatex

I. Thông tin chung học viên1. Họ và tên : .........................................................................................................2. Lớp :…………………………………………………………………………3. Điện thoại: .....................................................................................................

Email: ................................................................................................................4. Chuyên ngành được đào tạo: ........................................................................5. Số lượng học sinh, sinh viên trong lớp :.......................................................

II. Để góp phần nâng cao và cải tiến chất lượng học tập của học sinhchuyên ngành Dệt May trong nhà trường, xin bạn vui lòng cho ý kiến về mộtsố vấn đề sau:

2.1. Chuyên ngành (nghề) mà bạn đang được đào tạo tại trường có phù hợp vớisở trường của bạn không :

□ Có□ Không

2.2. Quá trình học tập bạn có nhận thấy sự khác biệt về phương pháp giảng dạycủa các Thầy cô không?

□ Có□ Không

2.3. Theo bạn sự khác biệt là do:□ Mỗi thầy có một phương pháp giảng dạy khác nhau□ Mỗi môn học có nội dung khác nhau□ Mỗi thầy có lòng nhiệt tình khác nhau

2.4. Trong một giờ giảng theo bạn điều mà giáo viên quan tâm nhất là gì:□ Nội dung giảng dạy□ Thời gian giảng dạy□ Sự hiểu biết của học sinh qua giờ giảng

2.5. Trong một giờ giảng thường bạn có tham gia bày tỏ chính kiến, quan điểmcủa mình không:

□ Có□ Không

2.6. Bạn có thích tham gia học nhóm theo sự phân công của các thầy cô haykhông

□ Có□ Không

2.7. Trong quá trình học tập, bạn thường được thầy cô quan tâm hỏi về vấn đềnào sau đây:

□ Sở thích cá nhân□ Hoàn cảnh cá nhân□ Các vấn đề về nội dung bài giảng□ Ứng dụng của bài giảng

Page 20: Tên đề tà2

5/16/2018 T n t 2 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ten-de-ta2 20/20

2.8. Bạn có những đề nghị gì đối với giáo viên trong quá trình học tập tạitrường:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

   Ngày…. tháng…. năm 2012Người được khảo sát 

  (Ký và ghi rõ họ tên)