TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 08-2020)

64
1 TẠP CHÍ SÁNG TÁC, NGHIÊN CỨU, LÝ LUẬN PHÊ BÌNH VĂN HỌC NGHỆ THUẬT * Thơ: Của các tác giả: VI HỒNG NHÂN, VI XUÂN TƯỜNG, PHẠM ANH VŨ, HOÀNG KIM DUNG, MAI THUẬN, ĐẶNG HÙNG, HOÀNG QUANG ĐỘ, NGUYỄN CHI PHƯƠNG, CAO BÌNH, NGUYỄN THỊ BÍCH THUẬN. * Văn xuôi: Ảnh hưởng của đồng chí Lương Văn Tri đối với phong trào cách mạng trong nước và trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (TƯ LIỆU), Tuổi trẻ huyện Văn Quan nỗ lực phấn đấu học tập và làm theo gương Bác (LÊ QUANG BÌNH), Về thăm quê anh Lương Văn Tri (PHẠM CHIẾN), Trái ngọt từ nghề cá (MINH PHƯỢNG), Tướng không phong hàm (NGUYỄN TRƯỜNG THANH), Bóng người dưới trăng (NGUYỄN LUÂN), Vì An ninh Tổ quốc (THỦY QUYÊN), Những nẻo đường bình yên (NGỌC HẰNG - ANH TUẤN - HOÀNG KIÊN), Hồn piêu (KIỀU DUY KHÁNH), Pựt sáng tạo muôn loài (HOÀNG TUẤN CƯ - NGUYỄN QUANG HUYNH), Hương hồi Xứ Lạng (LÊ THỊ THUẬN), Tiểu thuyết Lạng Sơn về đề tài lịch sử (DƯƠNG THỊ THẢO - NGÔ THU THỦY). * Nhạc: Về Văn Quan Nhạc và lời: NGUYỄN VĂN TÂN - Và các chuyên mục khác. Bìa 1: Văn Quan ngày mới Ảnh: BÙI VINH THUẬN TRONG SÖËNAÂ Y Sè 322 (Th¸ng 08-2020) * Chịu trách nhiệm xuất bản: LA NGỌC NHUNG (Chủ tịch Hội) * Tổng biên tập VI THỊ THU ĐẠM (Phó Chủ tịch Hội) * Ban Biên tập: TRỊNH TRỌNG ANH (Trưởng ban) NGUYỄN LAN HUYỀN HOÀNG THỊ THU HƯƠNG LÊ THỊ THUẬN VY THỊ NGỌC HẰNG * Tham gia biên tập: HOÀNG KIM DUNG ĐINH QUANG TRUNG * Trị sự và phát hành: VĂN PHÒNG HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT LẠNG SƠN * Trang thông tin điện tử tổng hợp www.vanhocnghethuatlangson.org.vn * Tòa soạn: Số 1 Trần Hưng Đạo - P. Chi Lăng, Tp. Lạng Sơn ĐT: (0205) 3812 338 Email: [email protected] * Giấy phép xuất bản: Số 880/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số 2173 do Bộ TT&TT cấp ngày 15/11/2012 * In tại: Công ty cổ phần In Lạng Sơn. In xong và nộp lưu chiểu tháng 08/2020 * Trình bày: NGUYỄN LAN HUYỀN GIÁ:12.000 đồng Văn nghệ Xứ Lạng - Số 322-08/2020

Transcript of TÁC, NGHIÊN CU, THUẬT (Th¸ng 08-2020)

1

TẠP CHÍ SÁNG TÁC, NGHIÊN CỨU,LÝ LUẬN PHÊ BÌNH VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

* Thơ:Của các tác giả: VI HỒNG NHÂN, VIXUÂN TƯỜNG, PHẠM ANH VŨ,HOÀNG KIM DUNG, MAI THUẬN,ĐẶNG HÙNG, HOÀNG QUANG ĐỘ,NGUYỄN CHI PHƯƠNG, CAO BÌNH,NGUYỄN THỊ BÍCH THUẬN.

* Văn xuôi:Ảnh hưởng của đồng chí Lương Văn Tri đối với phong tràocách mạng trong nước và trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (TƯLIỆU), Tuổi trẻ huyện Văn Quan nỗ lực phấn đấu học tậpvà làm theo gương Bác (LÊ QUANG BÌNH), Về thăm quêanh Lương Văn Tri (PHẠM CHIẾN), Trái ngọt từ nghề cá(MINH PHƯỢNG), Tướng không phong hàm (NGUYỄNTRƯỜNG THANH), Bóng người dưới trăng (NGUYỄNLUÂN), Vì An ninh Tổ quốc (THỦY QUYÊN), Những nẻođường bình yên (NGỌC HẰNG - ANH TUẤN - HOÀNGKIÊN), Hồn piêu (KIỀU DUY KHÁNH), Pựt sáng tạo muônloài (HOÀNG TUẤN CƯ - NGUYỄN QUANG HUYNH),Hương hồi Xứ Lạng (LÊ THỊ THUẬN), Tiểu thuyết LạngSơn về đề tài lịch sử (DƯƠNG THỊ THẢO - NGÔ THUTHỦY).

* Nhạc:Về Văn Quan

Nhạc và lời: NGUYỄN VĂN TÂN

- Và các chuyên mục khác.

Bìa 1: Văn Quan ngày mớiẢnh: BÙI VINH THUẬN

TRONG SÖË NAÂY

Sè 322(Th¸ng 08-2020)

* Chịu trách nhiệm xuất bản:LA NGỌC NHUNG

(Chủ tịch Hội)

* Tổng biên tậpVI THỊ THU ĐẠM(Phó Chủ tịch Hội)

* Ban Biên tập:TRỊNH TRỌNG ANH

(Trưởng ban)NGUYỄN LAN HUYỀNHOÀNG THỊ THU HƯƠNGLÊ THỊ THUẬNVY THỊ NGỌC HẰNG

* Tham gia biên tập:HOÀNG KIM DUNGĐINH QUANG TRUNG* Trị sự và phát hành: VĂN PHÒNGHỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT LẠNG SƠN

* Trang thông tin điện tử tổng hợpwww.vanhocnghethuatlangson.org.vn

* Tòa soạn:Số 1 Trần Hưng Đạo -P. Chi Lăng, Tp. Lạng SơnĐT: (0205) 3812 338Email:[email protected]

* Giấy phép xuất bản:Số 880/GP-BTTTT do BộThông tin và Truyền thôngcấp ngày 23/5/2012; Giấyphép sửa đổi, bổ sung số2173 do Bộ TT&TT cấp ngày15/11/2012

* In tại:Công ty cổ phần In Lạng Sơn.In xong và nộp lưu chiểutháng 08/2020

* Trình bày:

NGUYỄN LAN HUYỀNGIÁ:12.000 đồng

Văn nghệXứ Lạng - Số 322-08/2020

Đồng chí Lương Văn Tri,người dân tộc Tày, sinhngày 17/8/1910 trong

một gia đình nông dân cótruyền thống yêu nước và hiếuhọc tại làng Bản Hẻo, tổng MỹLiệt, châu Văn Uyên, tỉnh LạngSơn (nay là thôn Bản Hẻo, xãTrấn Ninh, huyện Văn Quan,tỉnh Lạng Sơn). Tuổi thiếu niên,Lương Văn Tri được học tạitrường Sơ học yếu lược ởchâu lỵ Điềm He, Trường Tiểuhọc Pháp - Việt ở thị xã LạngSơn. Những năm tháng học ởtrường làng, trường huyện,trường Tiểu học Pháp - ViệtLạng Sơn, Lương Văn Tri luônthể hiện đức tính ham học, đạtnhiều thành tích xuất sắc tronghọc tập, được thầy giáo khenngợi, bạn bè khâm phục, noigương. Trong thời gian học tạitrường Tiểu học Pháp - ViệtLạng Sơn, Lương Văn Tri vớingười bạn đồng môn học giỏi,cùng chí hướng là Hoàng VănThụ luôn chứng kiến người dânbị thực dân Pháp áp bức, bóclột; cùng với nhiều biến độngmới của phong trào yêu nướcđang diễn ra sôi nổi khắp cảnước. Các anh trăn trở, quyếtchí phải làm gì để người dân vàquê hương xứ sở thoát khỏichế độ hà khắc của bọn thựcdân, phong kiến. Nung nấu ýchí đó, Lương Văn Tri tích cựctham gia hoạt động trong nhómthanh niên yêu nước ở trườngTiểu học Pháp - Việt, LạngSơn. Lương Văn Tri, Hoàng

2Văn nghệ

Số 322-08/2020 - Xứ Lạng

Tượng đài đồng chí Lương Văn TriẢnh: BÙI VINH THUẬN

Văn Thụ và nhóm học sinh yêu nước trong trường Tiểu họcPháp - Việt Lạng Sơn đã đọc nghiên cứu báo Thanh niên,các tài liệu tuyên truyền khác của Hội Việt Nam cách mạngThanh niên, tham gia tuyên truyền tài liệu này sâu rộng trênđịa bàn thị xã Lạng Sơn.

Hoàng Văn Thụ và Lương Văn Tri là nhân tố nòng cốttrong mọi hoạt động của nhóm thanh niên yêu nước ởTrường Tiểu học Pháp - Việt, Lạng Sơn đã làm dấy lên phongtrào đấu tranh của học sinh, thanh niên ở thị xã Lạng Sơnđòi thực dân Pháp thả nhà yêu nước Phan Bội Châu (1925)và để tang nhà yêu nước Phan Chu Trinh (1926) do Hội ViệtNam cách mạng Thanh niên phát động trong cả nước.

Phong trào đấu tranh do Hội Việt Nam cách mạng Thanhniên phát động cùng với việc Hội tổ chức cho học viên ở trongnước sang dự các lớp huấn luyện do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốcchỉ đạo mở ở Quảng Châu (Trung Quốc) đã lay động mạnhmẽ ý chí, thôi thúc người thanh niên yêu nước Lương VănTri quyết tâm tham gia hoạt động trong phong trào đấu tranhgiải phóng dân tộc. Trong kỳ nghỉ hè năm học 1926 - 1927,Lương Văn Tri cùng người bạn học Hoàng Văn Thụ đã quyếtđịnh không tiếp tục theo học tại trường Tiểu học Pháp - ViệtLạng Sơn, tìm cách qua biên giới, sang đất Trung Quốc, liênlạc với Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên để tham gia hoạt

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỒNG CHÍ LƯƠNG VĂN TRIĐỐI VỚI PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TRONG

NƯỚC VÀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN

động cách mạng. Cuộc đời hoạt động cáchmạng đầy gian truân, nhưng vẻ vang củađồng chí Lương Văn Tri bắt đầu từ đây.

Suốt chặng đường 13 năm liên tục hoạtđộng cách mạng (1928 - 1941), với sự nỗ lựcphấn đấu quên mình, người thanh niên yêunước, người chiến sĩ cộng sản kiên cườngLương Văn Tri - người con ưu tú của dân tộc,của quê hương Lạng Sơn đã có những cốnghiến xuất sắc cho phong trào đấu tranh giảiphóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của ĐảngCộng sản Việt Nam thời kỳ 1930 - 1945.

Trong thời gian từ năm 1930 đến năm1938, với vai trò là đảng viên Đảng Cộng sảnViệt Nam sinh hoạt tại Đảng bộ đặc biệt hoạtđộng trên đất Trung Quốc, đến trước khi đượcchỉ định tham gia Xứ uỷ Bắc Kỳ, hoạt độngcủa đồng chí Lương Văn Tri đã góp phần tổchức thành công các khoá huấn luyện cáchmạng cho đội ngũ cán bộ trong nước, trongđó có nhiều cán bộ của hai tỉnh Lạng Sơn vàCao Bằng.

Đồng chí Lương Văn Tri đã có nhiềucông lao góp phần quan trọng vào quá trìnhxây dựng, phát triển phong trào cách mạngtỉnh Lạng Sơn. Đồng chí đã trực tiếp đi sâu đisát cơ sở để xây dựng, củng cố phong tràocách mạng ở Bắc Sơn, Tràng Định từ năm1936 đến năm 1938.

Từ năm 1938 đến năm 1941, với cươngvị là Uỷ viên Ban Thường vụ Xứ uỷ Bắc Kỳ,được Trung ương và Xứ uỷ Bắc Kỳ giao nhiệmvụ quan trọng, phụ trách công tác quân sự củaXứ uỷ, đồng chí Lương Văn Tri đã trực tiếp chỉđạo xây dựng, củng cố địa bàn an toàn khucủa Trung ương và của Xứ uỷ Bắc Kỳ tạihuyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang. Tại đây, đồngchí Lương Văn Tri cùng một số đồng chí lãnhđạo Trung ương và Xứ uỷ Bắc kỳ đã tổ chứcmở được các lớp huấn luyện quân sự cho độingũ cán bộ nòng cốt của Xứ uỷ Bắc Kỳ. Trongsố các học viên, có đồng chí sau này đã trởthành tướng lĩnh tài năng nổi tiếng của quânđội nhân dân Việt Nam như Đại tướng HoàngVăn Thái.

Với cương vị là Chỉ huy trưởng Đội dukích Bắc Sơn, Chỉ huy trưởng Đội cứu quốc

quân Bắc Sơn, Chính trị viên Đội Cứu quốcquân Bắc Sơn, đồng chí Lương Văn Tri đã cónhiều công lao trong việc xây dựng căn cứđịa Bắc Sơn - Võ Nhai, phát triển Đội du kíchBắc Sơn trở thành Đội cứu quốc quân BắcSơn (Đội Cứu quốc quân 1) - là một trongnhững đơn vị tiền thân của Quân đội nhândân Việt Nam. (Ghi nhận công lao của Đội dukích Bắc Sơn, trong phiên họp Hội đồngChính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa,ngày 14/1/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kýSắc lệnh số 163-SL “Thưởng tặng Huânchương Quân công hạng Nhất” cho Đội dukích Bắc Sơn).

Hoạt động chỉ đạo, chỉ huy của đồng chíLương Văn Tri, cùng với sự nỗ lực của Độicứu quốc quân Bắc Sơn đã góp phần quantrọng mở rộng phong trào cách mạng từ BắcSơn tới địa bàn các châu, huyện trong tỉnhLạng Sơn: Bình Gia, Bằng Mạc, Hữu Lũng,Thoát Lãng và Tràng Định.

Cuộc đời, sự nghiệp cách mạng và tấmgương hy sinh anh dũng của đồng chí LươngVăn Tri cho sự nghiệp cách mạng, giải phóngdân tộc là biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩaanh hùng cách mạng Việt Nam trong côngcuộc đấu tranh giải phóng dân tộc dưới sựlãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quangvinh thời kỳ (1930 - 1945).

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạngcủa mình, đồng chí Lương Văn Tri luôn nêucao tấm gương sáng của người chiến sĩ cộngsản không ngừng phấn đấu học tập, rènluyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức cáchmạng, có lý tưởng cao đẹp, lối sống trongsáng, trọng đạo lý, trọng nghĩa tình, gần gũiyêu thương đồng chí, đồng đội, mãi mãi làtấm gương sáng ngời có ý nghĩa giáo dục sâusắc đối với thế hệ trẻ, để lớp lớp con cháuchúng ta học tập và noi theo. Tuổi thanh xuânhoạt động cách mạng đầy nhiệt huyết, sự hysinh thầm lặng, oanh liệt của người chiến sỹcộng sản kiên cường Lương Văn Tri đã đi vàolịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc như mộtbiểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùngcách mạng. Lịch sử đấu tranh cách mạng củaĐảng bộ Lạng Sơn đã ghi nhận tên tuổi và sựnghiệp cách mạng của đồng chí. Tên tuổi của

3Văn nghệXứ Lạng - Số 322-08/2020

đồng chí Lương Văn Tri sống mãi với nhândân các dân tộc Lạng Sơn, với non sông đấtnước Việt Nam.

Љ*Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí

Lương Văn Tri (17/8/1910 - 17/8/2020) là dịpđể các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên vànhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn ôn lạitruyền thống vẻ vang của dân tộc, tưởng nhớvề cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cáchmạng kiên cường, bất khuất của đồng chíLương Văn Tri - Người con ưu tú của mảnhđất Xứ Lạng anh hùng, trọn đời chiến đấu,hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng,vì độc lập tự do của dân tộc. Qua đó, giúpcho thế hệ trẻ hiểu sâu sắc hơn, tự hào vàtrân trọng những thành quả cách mạng màĐảng và nhân dân ta đã giành được bằng sựđánh đổi xương máu và nước mắt của cácthế hệ cha anh đã anh dũng ngã xuống vìđộc lập cho dân tộc, vì tự do cho nhân dân.Những truyền thống tốt đẹp đó, tên tuổi củanhững người con ưu tú đó sẽ mãi mãi tạc ghivào trang sử vàng yêu nước của dân tộc ViệtNam; tạo sự tin tưởng vững chắc cho cán bộ,đảng viên trong toàn Đảng bộ và nhân dâncác dân tộc tỉnh Lạng Sơn vào đường lốilãnh đạo của Đảng; tạo động lực to lớn trongthực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnhhọc tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh”; Nghị quyết Trungương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng,chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suythoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyểnhoá” trong nội bộ.

Ôn lại cuộc đời hoạt động cách mạng vàcông lao đóng góp to lớn của đồng chí LươngVăn Tri đối với sự nghiệp cách mạng của Đảngvà dân tộc Việt Nam, cũng như quê hươngLạng Sơn, chúng ta càng thêm tin tưởng, tựhào và tỏ lòng tri ân sâu sắc tới Đảng, Bác Hồvà các thế hệ đi trước; quyết tâm thực hiệnthắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước và hộinhập quốc tế.

(Tư liệu: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lạng Sơn)

Từ việc học tập, quán triệt Chỉ thị vànâng cao nhận thức tư tưởng cho đoànviên thanh niên…

Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạođức, phong cách Hồ Chí Minh trong đoànviên, thanh thiếu niên của huyện Văn Quanđược Ban Thường vụ Huyện Đoàn xác địnhlà nội dung quan trọng, lâu dài và xuyên suốttrong công tác giáo dục thanh thiếu niên, triểnkhai đồng bộ nội dung chỉ thị với 2 cuộc vậnđộng: “Xây dựng giá trị mẫu hình thanh niênViệt Nam thời kỳ mới” và cuộc vận động “Tuổitrẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”nhằm hướng đến việc định hình nhân cáchcho thế hệ trẻ trong tất cả các hoạt động củatổ chức Đoàn, Hội, Đội. Bên cạnh đó, việc họctập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phongcách Hồ Chí Minh được các cơ sở Đoàn lồngghép thông qua các hoạt động giáo dục chínhtrị - tư tưởng cho hơn 4000 đoàn viên, thanhniên tại địa phương, đơn vị với nhiều hìnhthức đa dạng, phong phú.

Ban Thường vụ Huyện Đoàn cũng đãnghiêm túc triển khai các cuộc thi viết về tấmgương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ ChíMinh như: cuộc thi viết “Tuổi trẻ Việt Nam họctập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phongcách Hồ Chí Minh”; cuộc thi viết về “Nhữngtấm gương điển hình học tập và làm theo tưtưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chi Minh trênđịa bàn tỉnh Lạng Sơn”. Kết quả, đã có hơn400 bài dự thi, qua chấm sơ loại, Huyện Đoànlựa chọn được 129 bài có chất lượng tốt gửidự thi cấp tỉnh.

Tại Hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện Chỉthị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của BộChính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tưtưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh dohuyện tổ chức, Ban Thường vụ Huyện Đoànđã báo cáo lãnh đạo huyện, cho triển khai họctập chuyên đề năm 2019 về: "Xây dựng ý thứctôn trọng Nhân dân, phát huy quyền làm chủ,chăm lo đời sống Nhân dân theo tư tưởng đạođức, phong cách Hồ Chí Minh" gắn với việctriển khai thực hiện 3 mô hình trong đoàn viênthanh thiếu niên. Đó là các mô hình: "Thựchành tiết kiệm làm theo gương Bác", mô hình"Xây dựng vườn hoa thanh niên làm theo lờiBác" và mô hình "Bảng danh dự - Tuyêndương học sinh tiêu biểu" tại các trường học.Cho đến nay, các mô hình này đã đi vào hoạtđộng một cách nề nếp.

4Văn nghệ

Số 322-08/2020 - Xứ Lạng

… đến các phương thứctuyên truyền phù hợp

Để việc học tập và làmtheo tư tưởng, đạo đức, phongcách Hồ Chí Minh có sức lantỏa rộng khắp, thu hút sựhưởng ứng của đông đảo đoànviên, thanh thiếu niên, BanThường vụ Huyện Đoàn đã đẩymạnh công tác thông tin tuyêntruyền bằng nhiều hình thức đadạng, phong phú như: Tuyêntruyền học tập chuyên đề, tổchức sinh hoạt ngoại khóa, sinhhoạt chi đoàn, sử dụng các sảnphẩm tuyên truyền trực quan;tuyên truyền qua trang thông tinđiện tử của Tỉnh Đoàn, cáctrang mạng xã hội, các cuộc thiviết do các cấp bộ đoàn phátđộng và tuyên truyền qua cáchoạt động phối hợp với các đơnvị chức năng… Qua 03 nămthực hiện Chỉ thị, Huyện Đoànđã tổ chức tuyên truyền được214 cuộc với hơn 19.000 lượtđoàn viên, hội viên, thiếu niêntham gia.

Đi liền với các hoạt độngtrên, Ban Thường vụ HuyệnĐoàn còn chỉ đạo các cấp bộ

5Văn nghệXứ Lạng - Số 322-08/2020

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

TUỔI TRẺ HUYỆN VĂN QUAN NỖ LỰC PHẤN ĐẤU HỌC TẬP VÀ LÀM THEO

GƯƠNG BÁCLê QUaNg BìNH

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là mộtchủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, được cụ thể hóa bằng Chỉ thị 05-CT/TW ngày15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị. Cùng với cả nước, tỉnh Lạng Sơn nói chung, huyệnVăn Quan nói riêng đã có những chỉ đạo cụ thể với những cách làm phong phú, hấp dẫn,tạo sức lan tỏa rộng lớn tới mọi cấp, mọi ngành, mọi đơn vị và mọi cá nhân trong cộngđồng dân cư. Một trong những đơn vị thực hiện tốt chỉ thị này là Huyện đoàn Văn Quan- nơi tập hợp, giáo dục và đoàn kết rộng rãi mọi tầng lớp thanh thiếu niên toàn huyện.Tuổi trẻ huyện Văn Quan luôn xung kích, đi đầu trong mọi phong trào, cùng nhân dâncác dân tộc huyện nhà xây dựng quê hương Văn Quan thêm hạnh phúc, ấm no.

Thanh niên xung kích làm đường giao thông nông thôn

Đoàn tiếp tục duy trì có hiệu quả các hoạt động thườngxuyên: tổ chức các chương trình tình nguyện với chủ đề“Hành trình theo chân Bác”, các diễn đàn, toạ đàm nhằm tìmhiểu cuộc đời, thân thế, sự nghiệp, tư tưởng của Chủ tịch HồChí Minh, tổ chức các Ngày hội “Thanh niên làm theo lờiBác”; triển khai mô hình “Đổi mới tác phong, lề lối làm việc,nâng cao chất lượng hoạt động công tác Đoàn và phong tràothanh thiếu niên” ở Đoàn cơ sở các xã, thị trấn, mô hình “Đổimới thái độ, phong cách phục vụ nhân dân, xây dựng môitrường xanh, sạch, đẹp” và triển khai phong trào "Ba tráchnhiệm" tại các chi đoàn cơ quan… Các cơ sở Đoàn đã triển

khai nhiều phong trào, vận độngđoàn viên, thanh niên thực hiệntiết kiệm văn phòng phẩm, điệnnước, thời gian, nâng cao hiệuquả chất lượng lao động, họctập; tiết kiệm ngày lương laođộng để ủng hộ giúp đỡ nhữnggia đình có hoàn cảnh bất hạnh,gặp khó khăn. Lực lượng đoànviên, thanh niên thuộc 29 đoàncơ sở luôn phát huy tinh thầncần cù, hăng say lao động,không ngừng học tập để nângcao trình độ chính trị, chuyênmôn, cải cách thủ tục hànhchính, góp phần phục vụ choviệc giáo dục thế hệ trẻ.

Trên cơ sở kết quả đã đạtđược trong quá trình triển khaiCuộc vận động “Tuổi trẻ học tậpvà làm theo lời Bác”, nhằmnâng cao hiệu quả công tácgiáo dục của Đoàn, trong 03năm qua, Ban Thường vụHuyện Đoàn đã tiếp tục triểnkhai các cuộc vận động, cácphong trào nhằm xác địnhnhững nội dung cụ thể cầntrau dồi và rèn luyện trong cácđối tượng đoàn viên, thanhniên. Hầu hết cán bộ Đoàn,Đảng viên trẻ, hội viên, thôngqua các hoạt động cụ thể do tổchức Đoàn các cấp phát độngđã có những chuyển biếnmạnh mẽ trong nhận thức vàtrong cả hành động, có nhữngthay đổi về lề lối, tác phong,thái độ làm việc, tinh thần phụcvụ nhân dân, xây dựng ý thứctự giác, tinh thần chủ độngtrong việc thực hiện nhiệm vụchính trị tại địa phương, đơnvị, ngăn ngừa, phòng chốngcác biểu hiện lãng phí, tiêu cựctại cơ quan, đơn vị, địaphương, qua đó góp phầnthực hiện có hiệu quả Nghịquyết Trung ương 4 khóa XIIvề “Tăng cường xây dựng,chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn

6Văn nghệ

Số 322-08/2020 - Xứ Lạng

Đoàn viên thanh niên huyện Văn Quan hành trình về địa chỉ đỏ ditích Nhà lưu niệm đồng chí Lương Văn Tri.

đẩy lùi suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống, những biểuhiện “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.

…và những kết quả đáng trân trọng Qua hơn 03 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ

Chính trị, lực lượng cán bộ Đoàn, đoàn viên thanh thiếu niêncủa huyện đã nhận thức rõ hơn việc học tập và làm theo lờiBác là việc làm thiết thực, cần được thực hiện thường xuyên,liên tục, hằng ngày gắn với nhiệm vụ công tác. Từ đó, giúpmỗi bạn trẻ sống có lý tưởng, hoài bão, có ý chí vươn lên,vượt khó, sống đẹp, xung kích tình nguyện vì xã hội, cộngđồng. Trong 03 năm qua, đã có hơn 800 công trình, phầnviệc làm theo lời Bác được các cơ sở Đoàn, các cá nhânđoàn viên, thanh niên đăng ký thực hiện. Hơn 20.000 lượtđoàn viên, thanh niên tham gia các hoạt động tình nguyệnvì cộng đồng. Chương trình “Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác”được Câu lạc bộ thầy thuốc trẻ huyện thực hiện hiệu quả với12 cuộc thăm khám và phát thuốc miễn phí cho hơn 1.400lượt người bệnh là các đối tượng chính sách, người có côngtrên địa bàn. Trong 3 năm: 2017, 2018, 2019, đã có 21 đồngchí đoàn viên viết đơn xung phong thực hiện nghĩa vụ quânsự; Huyện Đoàn luôn vận động đoàn viên, thanh niên thựchiện tốt nghĩa vụ quân sự, đạt 100% chỉ tiêu giao. Lực lượngcán bộ Đoàn các cấp thường xuyên tham gia đảm bảo chốttrực ứng phó với các trận bão, đảm bảo kịp thời hỗ trợ bàcon nhân dân di dời, khắc phục hậu quả sau bão... BanThường vụ Huyện Đoàn thường xuyên quán triệt, nhắc nhởcán bộ Đoàn các cấp chấp hành nghiêm chỉnh quy định vềgiờ giấc làm việc trong ngày, các ngày làm việc trong tuần;Quy định cấm uống rượu bia trong giờ hành chính... từ đó

hạn chế đáng kể tình trạng lạm dụng rượu bialàm mất tư cách cán bộ, đảng viên, côngchức, viên chức gây ảnh hưởng đến trật tự antoàn xã hội.

Ban Thường vụ Huyện Đoàn tiếp tụcnâng cao chất lượng, hiệu quả công tác pháthiện, tuyên dương và nhân rộng các gươngđiển hình tiên tiến trong từng đối tượng đoànviên, thanh niên, hội viên. Chỉ trong 3 năm, từnăm 2016 đến năm 2019, Huyện Đoàn đãphát hiện, làm thủ tục giới thiệu cho tỉnh,Trung ương tuyên dương, khen thưởng được25 cá nhân, tập thể đạt thành tích trên mọi lĩnhvực. Huyện Đoàn đã khen thưởng, biểudương 185 cá nhân, 98 tập thể đạt thành tíchcao trong các phong trào tình nguyện, cáccuộc vận động, phong trào thi đua yêunước… Ban Thường vụ Huyện Đoàn tổ chứcđược 02 Hội nghị tuyên dương "Thanh niêntiên tiến làm theo lời Bác" vào năm 2016 vànăm 2019. Năm 2016 tổ chức riêng Hội nghịtuyên dương Thanh niên tiên tiến làm theo lờiBác cấp huyện nhân kỷ niệm 85 năm thànhlập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2016) đã có 15 cá nhân và 10 tập thểđược khen thưởng. Năm 2019, theo sự chỉđạo của Huyện ủy Văn Quan, Ban Thường vụHuyện Đoàn tổ chức Hội nghị sơ kết 03 nămthực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh họctập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phongcách Hồ Chí Minh với quy mô toàn huyện, cósự tham gia của 100% cán bộ, công chức,người lao động, cơ quan Huyện Đoàn, Bí thưĐoàn cơ sở các xã, thị trấn, Đoàn trực thuộc.Tại Hội nghị, Ban Thường vụ Huyện Đoàn đãtuyên dương, khen thưởng cho 06 tập thể, 05cá nhân "Thanh niên tiên tiến làm theo lờiBác" giai đoạn 2016 - 2018 trên các lĩnh vựclao động sản xuất - phát triển kinh tế, tìnhnguyện vì cuộc sống cộng đồng. Trong lĩnhvực học tập và lao động sáng tạo có đoànviên Hoàng Văn Tuyến ở Thôn Nà Tèn, xãChu Túc với thành tích đạt giải Nhất Hội thitay nghề cấp quốc gia, đồng chí Hoàng TriệuThanh Hiền đoàn viên trường THPT LươngVăn Tri với thành tích đạt nhiều giải cao trongcác kì thi cấp tỉnh; trong lĩnh vực lao động sảnxuất có các đoàn viên: Chu Văn Thưởng ởthôn Nặm Rặt, xã Tân Đoàn, Trần Ngọc Sángở Bản Đú, xã Lương Năng, Hoàng Văn An -Bí thư Đoàn xã Đồng Giáp, Triệu Văn Huấn,

Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn xã Vân Mộng.Những tấm gương này đã xây dựng được môhình sản xuất tạo thu nhập ổn định cho giađình và việc làm cho nhiều lao động khác, gópphần xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn. Tronglĩnh vực thể dục thể thao có đoàn viên LươngXuân Dũng ở chi đoàn Khối Dân vận..v..v..Đồng thời trong năm 2017, tập thể Đoàntrường THPT Lương Văn Tri được Tỉnh ĐoànLạng Sơn tuyên dương là tập thể tiên tiếntrong học tập và làm theo lời Bác; năm 2018Huyện Đoàn Văn Quan được Tỉnh Đoàn LạngSơn khen thưởng. Trong các phong trào này,Bí thư Huyện Đoàn Trần Thị Thu Hường vàPhó Bí thư huyện đoàn Đỗ Văn Thuần đãđược các cấp bộ đoàn tặng Bằng khen, đượcUBND huyện Văn Quan tặng giấy khen quacác năm vì đã có công không chỉ biết “giữ lửa”cho phong trào mà còn biết cách “thổi bùngngọn lửa” cho công tác đoàn và phong tràothanh thiếu niên huyện nhà thêm tỏa sáng.

Được tiếp xúc và làm việc với BanThường vụ Huyện Đoàn Văn Quan, mà trựctiếp là đồng chí Đỗ Văn Thuần - Phó Bí thưHuyện Đoàn, tôi được biết: Tuổi trẻ huyện VănQuan luôn được phát triển về cả số lượng vàchất lượng, được lãnh đạo huyện quan tâm vàchỉ đạo sát sao, được Tỉnh Đoàn thườngxuyên kiểm tra, đôn đốc. Được đi thị sát mộtvài cơ sở đoàn trong huyện, tôi còn được biếtthêm: Nhiều đoàn cơ sở đã chủ động trongquá trình triển khai các hoạt động tại địaphương, gắn việc thực hiện chỉ thị 05 của BộChính trị với các phong trào thi đua yêu nướcnhư phong trào “Tuổi trẻ chung sức xây dựngNông thôn mới và Đô thị văn minh”, “Tuổi trẻđề xuất và thực hiện các công trình thắp sángđường thôn, khám chữa bệnh cho các gia đìnhchính sách, quyên góp tiền để tặng quà chocác hộ nghèo”. Điều đặc biệt hơn, nhân dịp kỷniệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Lương VănTri, tuổi trẻ huyện Văn Quan đã tổ chức nhiềuhoạt động bổ ích và có ý nghĩa như tổ chức lễbáo công trước tượng đài đồng chí LươngVăn Tri; Tổ chức cho 100% đoàn viên, thanhniên toàn huyện tham gia cuộc thi tìm hiểucuộc đời, thân thế sự nghiệp của đồng chíLương Văn Tri; Tổ chức các hoạt động tri ân,về nguồn, các hoạt động tuyên truyền giáo dụctruyền thống cách mạng.

(Ảnh trong bài: Do tác giả bài viết cung cấp)

7Văn nghệXứ Lạng - Số 322-08/2020

Về Văn Quan trong chươngtrình công tác của Hội Vănhọc Nghệ thuật Lạng Sơn,

chúng tôi được Ủy ban nhân dânhuyện tạo điều kiện bố trí ngườiđưa chúng tôi đi tham quan mộtsố địa danh của huyện.

Điểm đầu tiên đoàn chúngtôi tới tham quan chính là rừnghồi thôn Tây A và Tây B xã YênPhúc. Hồi là cây có dầu, một loạicây được trồng nhiều ở cáchuyện trong tỉnh Lạng Sơn nhưVăn Quan, Cao Lộc, Đình Lập,Văn Lãng, Tràng Định, ChiLăng... Những rừng hồi bạt ngànmàu xanh, trải dài trên các triềnđồi. Đứng dưới những cây hồihoa vẫn còn xanh mà mùi hươngcủa nó đã tỏa ra nồng nàn, ấm ápcả một không gian bao la cảmgiác mới dễ chịu làm sao. Có thểnói Văn Quan như là xứ sở củahoa hồi. Dầu hồi nơi đây khôngchỉ nổi tiếng về chất lượng ởtrong nước mà còn cả ở nướcngoài. Cây hồi cũng là loại câyđược trồng phổ biến ở tất cả cácxã trong huyện mang lại nguồnthu không nhỏ cho người dân nơiđây. Có những năm giá hồi lênđến hai bảy, ba mươi ngàn đồngmột kilogam hồi tươi.

8Văn nghệ

Số 322-08/2020 - Xứ Lạng

Ngay buổi chiều hôm đó, chúng tôi được về thăm nơi sinhra và lớn lên của người chiến sĩ cách mạng, vị tướng khôngphong hàm Lương Văn Tri. Từ ngã ba Pò Càng rẽ trái (theohướng về thành phố Lạng Sơn), đi theo con đường tỉnh lộ 232để vào trung tâm xã Trấn Ninh chắc cũng còn khoảng hai mươihai kilomet. Con đường này như huyết mạch, nó minh chứngcho sự đổi thay mạnh mẽ của một vùng quê, nơi sinh ra ngườichiến sĩ cộng sản kiên trung. Ai đã từng đi qua con đường nàyvào những năm trước đây (1993 - 1994), nay có dịp trở lại, chắchẳn không khỏi ngỡ ngàng. Ngày mà con đường 232 mới đượcsinh ra, là con đường đất đỏ nhỏ, việc đi lại trên tuyến đường

VỀ THĂM QUÊ ANH LƯƠNG VĂN TRI

Ký của PHẠM CHIẾN

Thị trấn Văn Quan còn có tên gọi là Tu Đồn thủ phủ của huyện Văn Quan, cách trungtâm thành phố Lạng Sơn 35 kilomet về phía Tây, là một thị trấn nhỏ, khá xinh đẹp, nằm dọchai bên đường quốc lộ 1B. Tượng đài anh Lương Văn Tri nằm ngay trung tâm thị trấn, haingọn cờ cao chót vót, tung bay trong nắng sớm. Tôi như thấy dưới lòng đất vọng về rầmrập những bước chân của đoàn du kích Bắc Sơn, mà người chỉ huy năm xưa như vẫn cònđó, đang đứng trên mảnh đất quê hương của mình, oai phong, hùng dũng. Bài hát “Đèo chínkhúc quanh co, có con đường đi qua Bản Hẻo”... lại như vang lên, khiến chúng tôi nhớ lạimột thời hào hùng của người chiến sĩ cộng sản kiên trung.

Đoàn văn nghệ sĩ Hội VHNT tỉnh thăm và chụp ảnh lưu niệm tại ditích Nhà lưu niệm đồng chí Lương Văn Tri.

Ảnh: NgỌC HẰNg

này rất khó khăn, nhất là vàomùa mưa. Đối với người đi bộ, đixe đạp, xe trâu trong những ngàychợ phiên Tu Đồn đều khôngkhỏi rùng mình vì cảnh lầy lội, chichít ổ gà, ổ voi, bùn đất, đá sỏi.Việc vận chuyển hàng hóa, nôngsản của người dân sản xuất rađể đem đi tiêu thụ là cả một vấnđề khó khăn, vất vả. Để đi chợphải dậy từ nửa đêm, chủ yếu làđi bộ. Nếu có xe đạp thì chỉ lànhững chiếc xe cũ rích, cọc cạch,thồ hàng đi bán. Năm 2001 conđường này mới được Nhà nướcduy tu, trải nhựa. Ngày nayđường đã được nâng cấp, mởrộng thêm, mặt đường được trảinhựa phẳng lì, không còn ổ gà, ổvoi, những khúc cua gấp cũng đãđược nới rộng rất thuận tiện choviệc đi lại, vận chuyển hàng hóa,vật liệu xây dựng; đóng góp mộtphần không nhỏ trong công cuộcxây dựng và phát triển kinh tếcủa một vùng quê hẻo lánh.

Xe đưa chúng tôi đến BảnHẻo thuộc xã Trấn Ninh vàokhoảng bốn giờ chiều. Cái nắngtháng Năm vàng rộm phủ lên mộtvùng quê rộng lớn, giữa ngútngàn mầu xanh của núi rừngđang thay da đổi thịt. Ra đónchúng tôi, có đồng chí Bí thưkiêm Chủ tịch xã và một số cánbộ của các phòng, ban, ngành,đoàn thể. Điều cảm nhận đầutiên của tôi là khu nhà làm việccủa Ủy ban nhân dân xã TrấnNinh được xây dựng trên mộtkhu đất khá rộng và cao ráo,thoáng mát, với đầy dủ cácphòng ban, tiện nghi làm việc,biển hiệu rõ ràng. Ngồi trước mặttôi là một phụ nữ còn khá trẻ. Chịlà Hoàng Thị Thùy, Bí thư vàcũng là Chủ tịch xã Trấn Ninh.Hoàng Thị Thùy sinh ra trong mộtgia đình có truyền thống cáchmạng. Bố chị là ông Hoàng VănTuệ, dân tộc Tày, ông là bộ độichống Mỹ. Nghe lời kêu gọithiêng liêng của Tổ Quốc, năm1968 ông xung phong lên đường

9Văn nghệXứ Lạng - Số 322-08/2020

Chiều quêẢnh: ĐINH VĂN TƯỞNG

nhập ngũ và đi B sang Lào. Mãi đến khi đất nước hoàn toàngiải phóng năm 1975 ông mới trở về quê hương và lúc đó ônggặp bà - cô công nhân lâm nghiệp, họ yêu thương nhau và nênvợ nên chồng. Trở về quê hương, lập gia đình, ông tiếp tụctham gia công tác trong ngành lương thực của huyện cho đếnlúc về hưu. Ông bà sinh được ba người con gái, Thùy là con cảtrong nhà. Chị được thừa hưởng những tố chất mạnh mẽ, dũngcảm của cha, lại thêm những đức tính cần mẫn, thật thà củamẹ, hòa quyện vào nhau, tạo nên một Hoàng Thị Thùy, vừa xinhđẹp, vừa hiền lành và cũng rất mạnh mẽ. Chị Thùy sinh năm1979 ở thôn Bản Hẻo xã Trấn Ninh. Ngay từ khi còn nhỏ, Thùylà một cô bé hiền lành, dễ thương và chăm chỉ học hành. Họchết lớp 9, Thùy được bố mẹ cho ra học ở trường cấp ba LươngVăn Tri, thị trấn Văn Quan. Sau khi học hết cấp ba, cô trở vềquê làm công tác đoàn của xã rồi theo học trường Đại học Nôngnghiệp I hệ vừa học, vừa làm. Năm hai mươi tư tuổi Thùy lấychồng, chồng chị là công nhân hạt 7 Văn Quan. Vợ chồng chịsinh được hai cháu trai rất kháu khỉnh, ngoan ngoãn. Năm 2009chị thi tuyển và công tác tại Trạm Khuyến nông của huyện, đến2015 chị chuyển sang công tác ở Phòng Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn huyện. Năm 2019 chị được điều động về xãTrấn Ninh và được bầu làm Chủ tịch xã. Tháng 5 năm 2020,Đảng bộ xã tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ XXIV, nhiệm kỳ2020 - 2025 Hoàng Thị Thùy được tín nhiệm bầu làm Bí thưkiêm Chủ tịch xã Trấn Ninh. Trước mắt tôi là một người phụ nữđầy sức sống, người đang cầm lái đưa “con thuyền Trấn Ninh”đi lên trong tương lai. Qua đây tôi thấy quê hương anh Tri khôngnhững đổi thay về hạ tầng cơ sở, vật chất mà cả con ngườicũng được đổi mới để phù hợp với tình hình phát triển chungcủa toàn xã hội. Chọn người có tài, có tâm, có sức để gánh váccông tác xã hội là một điều rất cần thiết.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dânPháp và đế quốc Mỹ, xã Trấn Ninh là một trongnhững vùng đất thuộc huyện Văn Quan, tỉnhLạng Sơn đã có những đóng góp nhất định vềngười và vật chất, cùng cả nước tiến hành haicuộc kháng chiến cho đến ngày toàn thắng.Sau ngày đất nước thống nhất, Trấn Ninh lạikhông ngừng nỗ lực phấn đấu để thoát nghèo,làm giầu cho quê hương, đất nước. Trở lạiTrấn Ninh vào những ngày tháng này, có dịpchia vui cùng đồng bào các dân tộc, tôi khôngkhỏi ngỡ ngàng trước những đổi thay và ngàycàng phát triển trên vùng đất Văn Quan lịch sửnói chung và Trấn Ninh nói riêng. Trấn Ninhcách trung tâm huyện Văn Quan hai mươi bakilomet và là xã thuộc diện xã vùng ba. Toànxã có 7 thôn bản với 584 hộ và 2757 nhânkhẩu với hai dân tộc anh em đoàn kết cùngchung sống là Tày, Nùng. Trấn Ninh có diệntích tự nhiên là 33,1 km vuông, địa hình phứctạp, phần lớn là đồi núi và đất rừng, đất sảnxuất nông nghiệp ít. Chị Thùy cho biết: “Trướcđây, đời sống của bà con còn nhiều khó khăn,tỷ lệ hộ nghèo chiếm phần lớn. Những nămgần đây, được Đảng, Nhà nước quan tâm làmthay đổi cách nghĩ, cách làm của đồng bào.Nhiều chương trình khuyến nông của tỉnh,huyện được đưa đến tận xã, người dân đượctập huấn, hướng dẫn và biết cách áp dụng kỹthuật sản xuất mới. Từ đó, từng bước xóa bỏhình thức sản xuất lạc hậu, mạnh dạn chuyểnđổi cây trồng, vật nuôi. Ruộng cấy lúa nương,được chuyển sang trồng các loại cây, trong đóhồi là loại cây có giá trị kinh tế cao, đang đượccác hộ quan tâm, mở rộng diện tích”. Chị còncho biết thêm nhờ có chuyển đổi cây trồng, vậtnuôi, việc chọn cây hồi là cây chủ lực, cho hiệuquả kinh tế cao, trên địa bàn xã là đúnghướng. Diện tích rừng hồi toàn xã có tới 329ha. Số cây đã cho thu hoạch chiếm tới 165ha.Ngoài ra cây hồng, cây mận, lúa Nhật BảnTBJ3, dưa hấu, cũng là nguồn thu đáng kể,góp phần xóa đói, giảm nghèo và cũng nhờvậy mà xã Trấn Ninh bây giờ có nhiều hộ khágiả như gia đình ông Triệu Văn Định thônPhiêng Lầy; Hoàng Văn Hòa, Hoàng VănBánh, Hứa Văn Mới thôn Còn Pù; Hoàng VănKhỉnh, Hoàng Văn Cừ thôn Nà Lắc; Trần VănLanh thôn Bản Hẻo và nhiều hộ khác có thunhập từ 120 triệu đến 180 triệu đồng/ năm.Năm 2016 toàn xã có đến 391 hộ nghèo chiếm29,6%. Chỉ sau năm năm số hộ nghèo giảm219 hộ. Bình quân số hộ nghèo giảm 5,4% đócũng là một con số đáng khích lệ. Bình quânthu nhập năm 2015 là 7 triệu đồng vậy mà chỉ

sau bốn đến năm năm, đời sống đã được đổithay khá nhiều. Năm 2019 thu nhập bình quânđã đạt 19,6 triệu đồng, trong 6 tháng đầu năm2020 ước đạt 28 triệu đồng. Tổng sản lượnglương thực đạt 1358,2 tấn, bình quân đầungười đạt 500kg/người/năm. Nhờ có chuyểnđổi kinh tế đúng hướng, đời sống nhân dânđược cải thiện rõ rệt, hệ thống chính trị hoạtđộng có hiệu quả, an ninh chính trị, trật tự antoàn xã hội được giữ vững. Cùng với việc đẩymạnh chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, bà conđã chủ động đưa cơ giới hóa vào sản xuấtnông nghiệp, giảm thiểu công chăm sóc, nângcao năng suất, tăng thu nhập trên cùng mộtdiện tích. Toàn xã gần như nhà nhà đều cómáy cày thay trâu và kiêm cả việc vận chuyểnthay xe công nông, máy tuốt lúa cũng có khánhiều. Tận dụng điều kiện tự nhiên, đồng bàophát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, đời sốngngày được nâng lên. Tình trạng thiếu gạo vàomùa giáp hạt không còn. Các gia đình đều cóđiện thắp sáng, có công trình vệ sinh, có nướcsạch dẫn vào nhà và được khám chữa bệnh.Nhờ có chương trình dự án đầu tư, mà hầu hếtcác tuyến đường giao thông nội thôn, liên thônđược làm bằng bê tông vững chắc, sạch đẹp.Hầu hết các gia đình đều có xe máy để đi lại,đi làm nương, vận chuyển nông sản thuận tiện.Cơ sở hạ tầng trong xã đã được quan tâm,đầu tư xây mới. Trường mầm non với 6 phònghọc khang trang sạch đẹp và 7 phòng chứcnăng, vốn đầu tư lên đến 6.868 triệu đồng.Trường tiểu học và trung học cơ sở cũng vừahoàn thiện, với 8 phòng học, vồn đầu tư tới 9tỷ đồng. Cùng với việc xây mới trường học,các nhà văn hóa thôn, trạm y tế xã cũng đượcxây mới và nâng cấp. Tỷ lệ học sinh đi học ởcác trường cao đẳng, đại học ngày một tăng,đây là một tín hiệu đáng mừng. Học xong cácem lại về tham gia công tác tại xã nhà, trongđó có các chức danh chủ chốt, góp phần tăngcường và hoàn thiện bộ máy quản lý của cơsở. Nhìn chung các trường đều được xâydựng kiên cố, khang trang, đẹp đẽ, đảm bảodạy và học cho học sinh. Những năm gần đây,việc chăm lo cho con cháu ăn học được nhândân Trấn Ninh hết sức quan tâm. Xã còn tổchức các đợt phát động phong trào khuyếnhọc, khuyến tài, vì vậy số học sinh đến trườnghàng năm đều đạt chỉ tiêu. Chương trình mụctiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã vàđang được triển khai đầy đủ và quyết liệt theonghị quyết, chỉ thị của các cấp, vận dụng vàođịa bàn xã, tạo sự đồng thuận thống nhất cao,được nhân dân đồng tình ủng hộ đạt được

10Văn nghệ

Số 322-08/2020 - Xứ Lạng

những kết quả tích cực. Đến nay xã đã hoànthành 10/19 tiêu chí nông thôn mới.

Bên cạnh đó, UBND xã còn tích cực chỉđạo, tuyên truyền, vận động nhân dân tiếp tụcchuyển đổi cơ cấu cây trồng vụ mùa, theohướng sản xuất hàng hóa, kết hợp thâm canh,tăng vụ, với việc chuyển đổi cây hoa màu ởnhững vùng đất thích hợp; áp dụng những tiếnbộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tổ chức cáclớp tập huấn khuyến nông, bảo vệ thực vật, chocán bộ, hội viên và nhân dân trên địa bàn xã.Đồng thời chỉ đạo đưa các giống mới có năngxuất cao vào sản xuất, như mô hình trồng lúaTBj3 Nhật Bản. Năm 2017 toàn xã triển khai cấyđược 6 ha. Chỉ sau một năm số lượng đã tănglên 28 ha và đã được đăng ký thương hiệu gạoJaponica Trấn Ninh, Văn Quan. Đây là loại lúacó năng suất cao so với lúa bao thai. Phải nóirằng đây là bước đột phá, đổi mới rất tích cựctrong công tác phát triển kinh tế của xã TrấnNinh. Tôi thiết nghĩ nếu ta duy trì được giống lúanày thì trong tương lai thương hiệu gạo Japon-ica Trấn Ninh - Văn Quan sẽ còn vươn xa hơnnhiều. Song song với việc đưa giống lúa mớiTBj3 Nhật Bản vào thâm canh, Trấn Ninh cònchú trọng tới việc trồng cây dưa hấu, bí xanh,hồng lai vành khuyên, đây cũng là các loại câyđem lại hiệu quả kinh tế cao. Tổng diện tích gieotrồng hàng năm bình quân 468,2ha với tổngsản lượng đạt 1358,2 tấn. Việc trồng rừng cũngđược triển khai mạnh mẽ, diện tích rừng trồng175,5 ha nâng tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 73%.Trên địa bàn xã việc kinh doanh dịch vụ vận tải,vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp, hàng hóathiết yếu cũng được mở mang rất nhiều. Nămnăm qua nhân dân trong xã đã đóng góp tiềnmở mới mặt đường được 15,7 kilomet, với tổngsố tiền trên 500 triệu đòng; Thực hiện bê tônghóa đường giao thông nông thôn được 5,53 kilo-met, nhân dân đóng góp 453 triệu đồng và 4891ngày công, hiến 37.671 mét vuông đất. Công táctu sửa nâng cấp hệ thống thủy lợi nội đồng,được quan tâm chỉ đạo thường xuyên; xây mớinhiều đập thủy lợi nhỏ, hệ thống mương nộiđồng được xây cứng hóa 1791 mét, để chủđộng nước tưới phục vụ cho sản xuất nôngnghiệp. Diện tích gieo trồng vụ xuân năm 2020được 215,86 ha đạt 93,93% kế hoạch. Câylương thực 123,36ha trong đó lúa xuân 68,78hacùng các loại rau đậu, sắn, khoai lang, cây dượcliệu cơ bản đạt, so với kế hoạch. Công tác phátquang vệ sinh lòng đường, xây mới mương dẫnnước, vét và phát quang bờ mương, khám chữabệnh cho nhân dân. Công tác phòng chống đói

rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm có nhiềuchuyển biến tích cực. Sản xuất tiểu thủ côngnghiệp có tốc độ tăng trưởng khá về giá trị vàsản lượng. Việc thu ngân sách có nhiều cốgắng. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dụcthể thao diễn ra hết sức sôi động, với nhiều hìnhthức đa dạng, phong phú. Công tác bảo đảm ansinh xã hội, chăm lo cho các gia đình chínhsách, gia đình đặc biệt khó khăn, các hộ nghèođược thực hiện tốt. Hệ thồng chính trị đượccủng cố, kiện toàn. Công tác lãnh đạo, chỉ đạocủa Đảng ủy, chính quyền từng bước được đổimới, hiệu lực, hiệu quả. Quản lý nhà nước đượcnâng cao, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hộiđược đảm bảo.

Sau những phút trao đổi, trò chuyện, Bí thưkiêm Chủ tịch xã Trấn Ninh dẫn chúng tôi đitham quan Nhà lưu niệm đồng chí Lương VănTri. Và sau đó, chúng tôi tới tham quan côngtrường thủy điện Bản Nhùng. Tại đây chúng tôiđược anh Lê Sỹ Bình, Chỉ huy công trường giớithiệu sơ lược về công trình thủy điện Bản NhùngKỳ Cùng 6. Công trình này do Tập đoàn Hải Lý,tỉnh Hà Nam tiếp tục tái khởi động. Nhà máyđược thiết kế theo tiêu chuẩn nhà máy thủy điệnkiểu hở, có 2 tổ máy, với công suất 11 MW, sảnlượng hàng năm đạt 42,4 triệu KW. Với số vốnđầu tư dự án là 458 tỷ, thời gian thi công haimươi tư tháng, từ quý III năm 2019 đến quý IIInăm 2021 là hoàn thành đưa vào sử dụng. Côngtrình đã và đang được khẩn trương thi công đểhoàn thành các hạng mục đúng tiến độ. Mộttương lai không xa, Trấn Ninh sẽ còn nhiều đổithay, khi mà nhà máy thủy điện Bản Nhùng KỳCùng 6 đi vào hoạt động. Lúc đó nơi đây khôngchỉ có nhà máy thủy điện, mà một tương lai xanhđầy hứa hẹn cũng đang được mở ra. Đó là khudu lịch sinh thái Bản Nhùng - Trấn Ninh đã đổithay lại càng thêm ấm no, hạnh phúc trên conđường về đích nông thôn mới trong tương lai.

Tạm biệt Trấn Ninh, chúng tôi còn lưu luyếnmãi. Cảnh hoàng hôn đang dần buông xuốngdãy núi Pò Khau Loòng, trải dài như dải lụa xanhmềm mại, nơi có nguồn nước trong mát, sạch,vô tận mà thiên nhiên ban tặng cho người dânTrấn Ninh. Chẳng thế mà con trai Trấn Ninh caolớn, khỏe mạnh, rắn chắc như cây lim, câynghiến, con gái thì da trắng nõn nà, xinh đẹp,hồn nhiên. Nhìn những đàn gia súc khỏe mạnhđang được lùa về chuồng, đi bên những chiếcmáy cày đỏ chót, chúng tôi hiểu Trấn Ninh đangtự mình thay da đổi thịt từng ngày. Vùng đấtcách mạng đang bừng lên ánh sáng của mộtcuộc sống ấm no hạnh phúc.

11Văn nghệXứ Lạng - Số 322-08/2020

VI HỒNG NHÂN

Tiểng nộc khăn chang đông mác

- Ới noọng báo, noọng slao pây tàngđảy nghìn nộc khăn đông mác?

Tàng Lùng Pa, Cẩu Tập lai thập ecKhăm kheo đông mác nộc khănnộc chiêu, nộc ho, pjai bây nộc dưởngkhảm khắc, cắng lò, queng quý nưa bân,vằng vùng

cừn đămtiểng nộc khăn

Có ới. Có ới!dỏn slim

Chứ điếp nầư nộc ới?- Khăm kheo đông mác

slim tầu dảo dạcchứ điếp cần Chài Bản Hẻo…

Lương Văn TriÓn slon quai trường Mỵ LiệtNà He tài ất trường châuLạng Sơn slon trường Pháp - ViệtNhựng pi nước tốc rườn xiềuChài pây cháu dân cháu nướcFân lồm pic lằm nưa bânxày Hoàng Văn Thụ khên kha rèng báLằm tàng Kec mạng Thanh niênHọc hiệu quân sự Quảng Châu Hoàng PhốXáy tẳng cơ sở slâu tàng mà nướcTam khửn koong fầy kec mạngFầy Bắc Sơn nhằng mẩy pạo lồmThượng cấp Trung ương ngòi liệng pjọm đâyChang hiểm nanPù khau Ngân Sơn đeng lượtPhùng Chí Kiên tài tảm lộm lồng

Lương Văn Tri bấu may pình nắcngài khẩu mừ bại slấcFèn rườn cham Cao Bằng coọc lếchTập cọn đuúc đang lượt fécTéng poóng ngần chèn

va bjóclục slao

tằng ăn thai tói nảBấu ngạo đảy slim ChàiLương Văn Tri

cần Chài Bản HẻoCần Ủy viên Thường vụ Xứ ủy Bắc KỳCần Chỉ huy tầu Cứu quốc quân tài tảm!Pi Ất xiên cẩu pác shí ấtSlam slíp ất pi cầnSlíp hả pi tàng Kec mạngLương Văn Tri bân khẩu chang hả, chang khôngPền ăn đao rùng chỏi!

Đông mác hồi cẩm pjai chếp tót!Nộc hài dảo dátCần Bản Hẻo, Trấn Ninh, Văn Quan,

Xứ Lạng sliết slươngCạ căn pây lằm tàng

Chài pây dậu nhằng lai thập ecThâng thì quảng fiêng hom bjóc vaMự nẩy tắt lý nộc khănĐông mác khăm kheo rọi rịt mùa chứ điếpLằm tàng pây tặt ten Lương Văn TriNghé trường slon tặt ten Lương Văn TriMắn kheng ngàu slướng

tượng đài Lương Văn TriLượt slim Chài chang slim cần Xứ LạngLương Văn Tri…Lương Văn Tri…Pác ất pi…Khăm kheo nộc khăn đông mác…

12Văn nghệ

Số 322-08/2020 - Xứ Lạng

VI XUÂN TƯỜNG

Ngời sáng tên anh -Lương Văn Tri

Chín cung đường như chín bậc yêu thương Như những nhịp thăng trầm cây đàn tính Cẩu Tập trong sương hương hồi thơm ngọt Gốc đa già nơi đỉnh dốc hiên ngang

Điềm He xưa giặc đốt phá tan hoangBản làng cháy người lầm than khổ cực Miếng sắn khô đau thắt lòng dân tộc Tiếng thú trong rừng lẫn tiếng khóc ngoài xa!

Sừng sững như cây nghiến giữa rừng giàAnh đứng dậy bằng trái tim tuổi trẻ Lương Văn Tri người thắp lên ngọn lửa Khí phách kiên trung hào sảng đất Văn Quan

Như ngọn đuốc giữa rừng soi lối bướcDẫu núi cao rừng thẳm vẫn bền ganTuổi trẻ hiến dâng cho đất nước Tên anh trang sử mãi âm vang

Như con đèo uốn mình thành chín khúcLà lời sli ấm áp giữa bản làng...

PHẠM ANH VŨ

Đứng bên Anh

Đứng bên AnhNgười cộng sản kiên trung bất khuấtKhi đất nước đang bị kẻ thù dùng gươm

cứa vào “Độc lập”Cả giống nòi bị xéo giày bởi lũ ngoại bang

Từ biệt cha già - nước bạn Anh sangXưởng cơ khí Nam Hưng

xuất hiện chàng trai đất ViệtDáng nhỏ thôi nhưng rắn rỏi lạ thường.

Ngót chục năm trời dãi nắng dầm sươngKhông quản ngại khó khăn luyện rèn ý chíĐôi mắt trong với chiếc cằm cương nghị(Ánh mắt kia sao tôi thấy thật hiền).

Nhận lệnh cấp trênTrở về quê giữa buổi chợ phiênGặp lại cha già, bà con xóm nhỏNuốt nước mắt Anh gắng nhìn thật rõCầm tay cha… vội vã lên đường.

Nhiệm vụ Đảng giao, trọng trách quê hươngCùng đồng chí, Anh lao vào trận đánhNhư chú chim giữa bầu trời soải cánhNhư mặt trời thiêu đốt bọn xâm lăng.

Anh ngã xuống để đất nước sang trangĐể câu sli nở trên môi hồng thiếu nữĐể hoa hồi thơm hương xứ sởĐể sắc chàm thêm đậm đến muôn sau.

13Văn nghệXứ Lạng - Số 322-08/2020

Ngày hôm nay trở lại Văn Quan, chúngtôi có cuộc hẹn với anh Triệu VănVượng, Bí thư Chi bộ, Trưởng phố

Minh Sơn, Giám đốc Hợp tác xã chăn nuôi cálồng Tân Minh. Trong căn nhà nhỏ, gọn gànghết sức giản dị, ngồi đối diện với tôi là ngườiđàn ông có giọng nói nhẹ nhàng và khá dí

dỏm. Triệu Văn Vượng người dân tộc Nùng,sinh ra và lớn lên ở phố Tân Minh (nay sápnhập thành phố Minh Sơn), thị trấn Văn Quan,huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. Là con cảtrong gia đình đông anh em, ngay từ bé anhđã mơ ước mình thoát khỏi lũy tre làng đểphấn đấu thi vào Đại học. Nhưng rồi ước mơ

14Văn nghệ

Số 322-08/2020 - Xứ Lạng

Trái ngọtTỪ NGHỀ CÁ

Ký của MINH PHƯỢNg

Mỗi lần về quê hương của người anh hùng cách mạng Lương Văn Tri, tôi lại ngỡngàng vì những đổi thay nơi đây. Con đường từ thành phố đến thị trấn Văn Quan đangđược sửa chữa và nâng cấp. Dọc hai bên dòng sông Tu Đồn là màu xanh ngút ngàn củalúa đang thì con gái. Dưới nắng vàng, sóng lúa rập rờn, hương lúa thoảng thơm tronggió. Đã lâu tôi không được cảm nhận sự an yên và vẻ đẹp thanh bình đến thế.

Anh Triệu Văn Vượng giới thiệu những lồng cá của gia đình trên hồ đập Bản QuyềnẢnh: MINH PHƯỢNG

tan biến khi anh nhận ra bố mẹ không đủ sứcnuôi mấy anh em ăn học cùng một lúc nhưthế. Hai chữ “con cả” cứ vang lên trong đầu.Anh quyết định không đi học nữa để nhườngcho các em đến trường. Tuổi thơ của anh làquãng thời gian dài đằng đẵng chờ đợi và hivọng về ước mơ đổi đời. Anh chia sẻ:

- Ngay sau khi tốt nghiệp trung học phổthông ở nhà tăng gia vườn - ao - chuồng vớimình là quyết định cực kỳ khó khăn. Thấy bạnbè đi thi Đại học mình “thèm” lắm mà khôngdám xin bố mẹ. Gia đình đông anh em, bố mẹlo cái ăn cho cả nhà còn bữa no, bữa đóihuống gì đi học chuyên nghiệp. Mình đànhphó mặc cho số phận. Một thời gian sau, cáccụ động viên lấy vợ cho yên bề gia thất. Lậpgia đình và có con, cuộc sống của hai vợchồng càng bấp bênh. Vợ mình làm cấpdưỡng cho trường mầm non, tuy có đồnglương của vợ nhưng không đủ để nuôi con vàtrang trải cho sinh hoạt của gia đình. Đó làquãng thời gian mình rơi vào bế tắc. Việcchăn nuôi nhỏ lẻ con gà, con vịt… và trồngcây keo cùng với cấy vài sào ruộng khôngthấm tháp gì so với những chi tiêu phát sinhhàng ngày của gia đình. Nhìn cô con gái bénhỏ thiếu thốn làm mình xót xa. Nhiều đêmkhông tài nào chợp được mắt. Trong “cái khóló cái khôn”, mình bắt đầu tìm hiểu về nghềnuôi cá lồng. Ngay phố Minh Sơn nơi mìnhsống có dòng sông Tu Đồn chảy qua, với lợithế và tiềm năng sẵn có tại sao mình khôngtận dụng thế mạnh đó.

Nghề nuôi cá lồng không phải là nghề mớitrên địa bàn thị trấn Văn Quan nhưng việc ápdụng khoa học kỹ thuật ở thời điểm đó cònhạn chế. Các lồng cá chủ yếu sử dụng bằngkhung tre, mùa mưa bão đến không chừngngười dân mất trắng. Khó khăn hơn là việctìm nguồn cung cấp con giống. Nếu nuôi đượcmẻ cá thì bán cho ai? Sức mua của người dântrên địa bàn thị trấn chưa lớn. Có thể nói thờikỳ ấy việc nuôi cá lồng ở Văn Quan gần nhưtự phát, mạnh nhà nào nhà nấy làm.

Qua tìm hiểu, nghiên cứu thế mạnh vàhạn chế của những người nuôi cá lồng đitrước, anh Vượng đã thay đổi cách thức nuôicá lồng. Văn Quan có lợi thế khá đặc biệt vớidiện tích mặt hồ khoảng sáu mươi tư héc ta,

dọc hai bên bờ đập là khu vực dân cư, xenvới những thửa ruộng, đồi núi thấp… vớinguồn nước trong xanh, cùng rất nhiều sinhvật sinh sống, nhất là các loại cá tạp là nguồnthức ăn rất dồi dào xung quanh hai bên bờ.Trong lúc cả huyện đang đi tìm sản phẩm chủlực, thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp vàchuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, TriệuVăn Vượng lựa chọn cho mình những ưu thếsẵn có ở địa phương để phát triển kinh tế.Năm 2002 anh mạnh dạn xây mô hình nuôi cálồng của gia đình trên đập Bản Quyền. Khởiđiểm anh nuôi hai lồng cá và kết hợp chănnuôi lợn nái. Chi phí cá giống mỗi bè khoảng1,3 triệu đồng. Nguồn vốn đầu tư ban đầukhông dễ nên anh tận dụng cây tre nguyênliệu có sẵn của gia đình và mua lưới, đinh…về tự làm.

- “Muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi lợn”.Phải chăng anh khởi nghiệp làm giàu theocách này?

Anh cười thật tươi:- Thời điểm này quả thực là rất đúng với

câu nói đó, nhưng trước đây đó chỉ là xuấtphát điểm giúp tôi có thêm động lực để pháttriển kinh tế. Những ngày đầu xây dựng môhình nuôi cá lồng, do chủ quan và thiếu kinhnghiệm chăn nuôi nên cá hay bị bệnh và chếthàng loạt, tốc độ tăng trưởng chậm là điềukhông tránh khỏi. Hạn chế lớn nhất của tôi lúcđó là khoa học kỹ thuật, muốn đầu tư buộcphải có vốn, có kiến thức, trăm thứ đổ lênđầu… Tôi chưa quen cách chăm sóc cá. Thờikỳ từ tháng Tư tới tháng Tám cá hay mắcbệnh tróc vẩy và mẩn đỏ, tôi vô tình hay kéolồng cá khiến chúng bị xước vẩy gây tổnthương và nhiễm bệnh. Có thời điểm chứngkiến cá chết trắng trên mặt lồng tôi tưởngmình cạn kiệt sức lực.

Từ những trải nghiệm của bản thân anhdành thời gian nghiên cứu thật kĩ quá trìnhsinh trưởng của cá. Anh ghi chép tỉ mỉ về quátrình phát triển, tiêu thụ thức ăn, những bệnhthường gặp để chăm sóc đàn cá sao cho hiệuquả. Qua các lớp tập huấn hướng dẫn kỹthuật chăn nuôi cá ở địa phương giúp anh cảithiện môi trường nước, không khí để cá có thểsống khỏe. Anh thường vệ sinh lồng, bè sạchsẽ trước và sau mỗi đợt thu hoạch cá. Có thể

15Văn nghệXứ Lạng - Số 322-08/2020

dùng vôi bột cho vào túi treoở góc lồng hoặc dùng câyphân xanh kết hợp với láxoan để lọc nước. Thờiđiểm từ tháng Tư đến thángTám không nhập cá giống ởnhững trại xa, nếu nhập chỉhạn chế và lấy nguồn cungcấp tại địa phương để tránhtổn thương cho chúng.Dùng cỏ nhả slày làm nguồnthức ăn chính và bổ sungthêm phần lá của cỏ voi.Ngoài ra còn dùng các loạitinh bột bổ sung hoặcnghiền thêm tỏi trộn vớithức ăn cho cá.

Hiện nay gia đình anhVượng có ba lồng cá và chỉnuôi cá trắm cỏ do tận dụngđược nguồn thức ăn, giốngcá đảm bảo nuôi lâu dài, thịtrường tương đối phù hợp.Những loại cá khác đầu rakhông đảm bảo, chi phínguồn thức ăn lớn. Trên địabàn Văn Quan có gia đìnhđã nhập hai nghìn cá rô phiđơn tính hay cá bống thầnáp dụng khoa học kỹ thuật.Những loại cá này bắt buộcnuôi cám công nghiệp từnăm đến bảy tháng, vô cùngtốn kém, nếu đầu ra khôngổn định thì người nuôi cákhông có lãi. Giá bán cá rôphi khoảng năm mươi nghìnđồng một kilogam. Tốc độsinh trưởng của những loạicá này hơn hẳn cá trắm cỏnhưng phụ thuộc vào thịtrường và nguồn thức ănlớn. Vì vậy gia đình anhVượng lựa chọn sự an toàncho mình. Mỗi lứa cá trắmcủa anh nuôi khoảng banăm. Việc nuôi gối và sắpxếp theo các lồng cá lớn, bé,nhỡ đều tách ra riêng biệt.

16Văn nghệ

Số 322-08/2020 - Xứ Lạng

Nét quêẢnh: NGUYỄN TIẾN THẮNG

Trọng lượng mỗi con đạt khoảng từ hai đến ba ki lô gam. Vớigiá cá trắm khoảng một trăm hai mươi nghìn đồng một kilogam,trong khi thị trường bán ra tám mươi nghìn đồng một kilogam,anh Vượng cho biết:

- Giá thành cá trắm nuôi theo tự nhiên khá cao vì vậy ngoàiviệc cung cấp cho các nhà hàng và người dân trên địa bàn VănQuan, Bình Gia, Bắc Sơn và một số nơi trong tỉnh, việc tìm nguồntiêu thụ ổn định trên thị trường cũng là trăn trở của cá nhân tôihay anh em trong Hợp tác xã chăn nuôi cá lồng Tân Minh.

Hợp tác xã chăn nuôi cá lồng Tân Minh được thành lập vàđi vào hoạt động từ năm 2014 khi đó Giám đốc là anh Vi VănĐạo. Đến năm 2017 tổ chức Đại hội Hợp tác xã anh Vượngđược bầu làm Giám đốc. Với mong muốn tập hợp các gia đìnhcó nhu cầu phát triển kinh tế, liên kết các hộ nuôi cá lồng tronghợp tác xã để cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, vạch kế hoạchtiêu thụ sản phẩm trên thị trường có mức sản lượng cá lớn vàđạt thu nhập nhập ổn định từ khoảng trên dưới 100 triệuđồng/năm. Hợp tác xã hiện có 20 thành viên với 42 lồng cá, chủyếu là cá trắm cỏ, thành viên nuôi ít nhất một lồng, nuôi nhiềunhất sáu lồng. Hợp tác xã phát triển theo hướng cung ứng vềđảm bảo con giống và khâu giới thiệu sản phẩm ra thị trường.Hợp tác xã thường xuyên mở lớp tập huấn về khoa học kỹ thuậthướng dẫn các hộ gia đình cách chăn nuôi để cùng nhau pháttriển kinh tế và đáp ứng nhu cầu thị trường với số lượng lớn.

Mặc dù giá cả chênh lệch nhau khá lớn với thị trường nhưngxác định nuôi cá sạch, thơm ngon nhờ nguồn thức ăn tự nhiêntrong môi trường nước trong xanh thuần tự nhiên, với phươngchâm làm ăn phải là lâu dài nên cá lồng Tân Minh ưu tiên vấnđề chất lượng. Nhiều năm nay cá lồng của Văn Quan đã được

khách hàng biết đến. Chính vì thế nhờ chămsóc tốt và đúng kỹ thuật, sản phẩm cá lồngcủa gia đình anh cũng như các thành viêntrong Hợp tác xã chăn nuôi cá lồng Tân Minhđược thị trường đón nhận, không chỉ ở địaphương mà còn ở các huyện xung quanhcũng chú ý, mô hình mang lại thu nhập từ 120- 170 triệu đồng/năm/mỗi gia đình.Tuy nhiên,không phải thành công nào cũng đều đến dễdàng, dẫu nuôi được những con cá chấtlượng nhưng do chưa xây dựng được thươnghiệu và cách trung tâm thành phố trên bốnmươi cây số nên việc tiếp cận thị trường tiêuthụ sản phẩm còn chênh vênh và chưa tìmđầu ra ổn định. Hơn nữa sản phẩm cá cònphải cạnh tranh với nhiều loại thực phẩm kháctrên thị trường, những loại cá được nuôi bằngcám công nghiệp cho xuất bán nhanh hơn từnăm đến mười hai tháng.

Không chỉ phát triển kinh tế giỏi, Triệu VănVượng còn có gần mười năm là Bí thư Chiđoàn phố Tân Minh và tham gia lực lượng dânquân cơ động thị trấn Văn Quan, hiện là Trungđội trưởng dân quân cơ động thị trấn. Nhiềunăm liền anh là đại biểu Hội đồng nhân dânthị trấn, vừa là công an viên, vừa là Trưởngkhu phố. Trên cương vị Bí thư Chi bộ phốMinh Sơn, anh luôn hoàn thành tốt công việc.Người đàn ông ấy vẫn sớm tối cắp cặp đếnnhà dân tuyên truyền và vận động bà con thựchiện tốt các đường lối chủ trương của Đảngvà chính sách pháp luật của Nhà nước. Mộttrong những thành tích “dân vận” của anhchính là xây dựng cây cầu Nà Sáng bắc quahồ Bản Quyền đang trong quá trình thi công.Đây là một trong những tiêu chí mà huyệnVăn Quan đưa vào phát triển du lịch lòng hồ.Nhờ sự tin yêu của bà con đối với anh, khiđược vận động năm gia đình sẵn sàng hiếnđất hai bên đầu cầu với diện tích trên bốn trămmét vuông. Chẳng mấy chốc cây cầu nối điểmsáng của phố Minh Sơn sẽ trở thành hiệnthực. Những chiếc xe máy chở hàng hóa đemra chợ sẽ thay thế đôi quang gánh nặng trĩutrên vai bà con.

Kể với tôi về chuyện cây cầu, trong lời nóicủa anh Vượng có gì đó nghèn nghẹn vì xúcđộng. Có lẽ anh cảm nhận được nỗi khổ baonăm của những gia đình sống bên kia sông,

họ chỉ cách trung tâm thị trấn chưa đầy haicây số nhưng mọi sinh hoạt và đi lại khi trờimưa lũ dường như là một ốc đảo, tách biệtvới bên ngoài.

Đảm nhận nhiệm vụ ở cương vị nào anhcũng hoàn thành xuất sắc. Nhiều năm liền anhđạt danh hiệu Chiến sĩ tiên tiến; đạt thành tíchxuất sắc trong Huấn luyện dân quân thị trấnVăn Quan; được Ủy ban nhân dân tỉnh LạngSơn khen thưởng đạt thành tích xuất sắctrong phong trào thi đua lao động sản xuấtgiỏi, phát triển kinh tế hộ gia đình.

- Vừa chăm sóc các lồng cá, vừa tham giacông tác xã hội, anh làm gì còn có thời giandành cho gia đình? - Tôi thắc mắc

Anh tủm tỉm cười:- Mình may mắn có bà xã làm hậu

phương vững chắc và hai cháu đều ngoan.Vợ mình từng bảo: “Mười mấy năm nay cảnhà mình chưa được đón đêm giao thừa cùngnhau”. Vào thời điểm giao thừa hàng năm,mình thường cùng anh em trong lực lượngdân quân tự vệ phối hợp với công an xã đituần tra canh gác đảm bảo an ninh trật tự chobà con vui xuân, đón Tết.

Câu chuyện giữa chúng tôi lâu lâu lạingắt quãng vì anh có bà con đến xin xácnhận vào đơn cho con đi học… Sau khikhách ra về, anh đưa chúng tôi xuống hồ BảnQuyền tham quan lồng cá của gia đình. Anhvừa ném nắm cỏ vào lồng, cá thi nhau rỉa.Những con cá chắc nịch, bơi lội xung quanhtrông rất đẹp mắt. Nhìn cách anh chăm sócchúng, tôi hiểu tại sao anh am hiểu về chúngtường tận đến vậy.

Nắng của mùa hạ lúc này chiếu thẳng vàokhúc sông phản chiếu ánh sáng long lanh rựcrỡ, dọc hai bên bờ hiện rõ màu xanh của lúa,xa xa là cây cầu Nà Sáng đang trong giaiđoạn thi công. Dòng sông Tu Đồn sẽ là nơingười dân phát triển nghề cá hiện tại vàtương lai. Tôi mừng cho anh sau những khókhăn bước đầu đã thu được những trái ngọttừ phát triển cá lồng. Tôi tin rằng với lòng nhiệthuyết và sự quyết đoán của bản thân, TriệuVăn Vượng sẽ tiến xa hơn nữa trên hành trìnhgóp sức xây dựng quê hương Văn Quan ngàycàng giàu mạnh.

17Văn nghệXứ Lạng - Số 322-08/2020

Nhận nhiệm vụ cấp trên giao, lòng anhrộn lên như có những hồi kèn giục giãtrên đường ra trận. Linh tính mách bảo

anh: Chuyến công tác này sẽ vô cùng giankhổ và quyết liệt, càng gần thắng lợi càng dàygian nan, thời cơ đang gần, vận nước đangđến rồi, người chiến sĩ cách mạng vào trậncuối cùng này giải phóng dân tộc giành lại độclập cho Tổ quốc mang trên vai sứ mệnhxương máu của cha anh gần một thế kỷ, cảmấy nghìn năm văn hiến đang bị kẻ thù vò xé.Anh và các đồng chí đã được Đảng giáo dụcvà rèn luyện để hôm nay sẵn sàng hy sinh chongày toàn thắng. Thời gian quá gấp, khôngthể công khai từ biệt ai. Anh lặng lẽ thầm chiatay với các đồng chí, với xưởng Nam Hưnggắn bó thân thiết, với thành phố Nam Ninhđầy kỷ niệm của một thời thanh xuân, sángmùa đông rét ngọt, những hàng cây hai bêndãy phố cổ dài hun hút đang trút lá. Từ dướinhững gốc cổ thụ kia những chùm rễ đang âmthầm lặng lẽ bền bỉ hút mật từ lòng đất mẹhóa thành dòng sữa vận lên cành ủ ấp nuôidưỡng những mầm xanh để khi mùa xuânđến nở xanh tràn lộc biếc gọi chim về hát ca…Rời Nam Ninh về tới Long Châu tổ ấm củatình đời, tình người, tình đồng chí, tình quốctế, anh trở về ngôi nhà thân thuộc số 8 phốBát Bảo phía Nam thị trấn Long Châu gia đìnhông Nông Nhân Bảo một cơ sở cách mạngtrung kiên mà anh Thụ gây dựng trở thànhtrung tâm liên lạc quan trọng đặc biệt của cácchiến sĩ cách mạng Việt Nam. Ngôi nhà cổ bagian lợp ngói âm dương, sau nhà là một cáisân nhỏ, qua sân là đến ngôi nhà ngang haigian, một gian làm bếp và cối xay bột, còn mộtgian, trên có gác xép dành để nghỉ ngơi và

họp, đằng sau bên trái là một bụi tre lớn, ngảbóng xuống mặt hồ rộng mấy ha. Anh Tri lặnglẽ ngắm nhìn từng kỷ vật như thầm thì vớichúng. Chiếc giường này nơi anh Thụ nằmcũng là bàn viết và nơi họp; liền đó là chỗnằm, đọc, viết, học tập, viết tài liệu của anhTri, gác xép kia thường dành cho khách quí,nơi anh Hoàng Đình Giong, anh Lê HồngPhong, anh Hà Huy Tập… từng nằm nghỉ vàngồi xếp vòng viết nghị quyết bên ngọn đèndầu. Chiếc thuyền nhỏ buộc ở gốc tre liên cửasau đề phòng bất trắc vẫn còn đây… tất cả,tất cả như vẫn còn vang vọng tiếng nói, tiếngcười, tiếng thảo luận chính trị sôi nổi của từngđồng chí đã khắc sâu trong tâm trí anh, tất cảnhư còn ấm hơi người mà mỗi chữ, mỗi lời từđây như ẩn chứa hồn thiêng sông núi, tiếnggọi non sông, tình đồng chí, nghĩa đồng bào.

Anh Tri hướng dẫn đồng chí Ngô ThếSơn thăm một số kỷ vật đơn sơ và vô giá màmột số các đồng chí lãnh đạo Đảng ta đã ănnghỉ, lao động kiếm sống, làm việc, hoạt độngkhiến đồng chí Sơn vô cùng xúc động, vì địabàn này, những kỷ vật này anh biết còn quáít, hơn nữa được Đảng điều về nước côngtác đã lâu. Sau hai ngày chuẩn bị sáng ngày10-12-1939 hai anh cùng đồng chí bảo vệtheo đường dây liên lạc bí mật về nước.Nước “Mã hồi” thuận buồm xuôi gió. Khi đitrên đất quê hương anh thấy lòng bồi hồi mắtrưng rưng lạ thế!

Xứ ủy đón anh trở về trong tình đồng chíđơn giản mà trang trọng nồng ấm và thiết thatrong những vòng tay xiết chặt vào lòng.Mảnh đất thiêng nơi anh đến gây dựng phong

18Văn nghệ

Số 322-08/2020 - Xứ Lạng

Tướngkhông phong hàm

(Trích tiểu thuyết cùng tên của cố nhà văn Nguyễn Trường Thanh)

trào cách mạng cơ sở theo chỉ thị của anhThụ và Trung ương mở rộng đường dây liênlạc về đồng bằng, nay anh về đã trở thànhmột địa bàn quan trọng của ATK (An toànkhu). Bữa cơm ATK đón anh về có cà nén,rau muống chấm tương do chính tay đồng chícủa anh sản xuất và làm ra, có cả thịt gà chănnuôi và cá rán anh em đánh lưới ở sông Cầu,bất giác anh nhớ lại câu ca dao xưa trongmôn Quốc ngữ mà thầy giảng hay đến xaoxuyến lòng người.

“Xa nhà anh nhớ quê nhà

Bát canh rau muống quả cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”

Quê hương biết mấy ngọt ngào cũng chỉdâng trào trong tâm hồn người chiến sĩ cáchmạng trong ít phút giây cảm xúc. Công việccách mạng cuốn anh đi như dòng thác. Tại

cuộc họp của Xứ ủy ở Yên Mỹ (Thuận Thành,Bắc Ninh) để chuẩn bị cho Hội nghị lần thứBảy của Trung ương, đồng chí Lương Văn Triđã được cử giữ trọng trách Xứ ủy viên, rồiThường vụ Xứ ủy phụ trách về quân sự. Xứủy cũng cử đồng chí Hoàng Văn Thái giúpđồng chí Tri tổ chức các lớp huấn luyện quânsự chính trị đào tạo cán bộ tự vệ tại xã ThanhVân huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang (thực chấtđây là tiền thân của các trường quân chính,rồi các học viên quân sự, chính trị… của cáclực lượng võ trang cách mạng của ta saunày). Về lại Thanh Vân, cảnh cũng vẫn cònđây, cuộc sống của bà con vùng ATK đã kháctrước. Người xưa có người mất, có người đãđi nơi khác, cha con anh Huy đã trở lại quênhà, anh Thái cho biết cụ vẫn còn khỏe vàhăng hái cách mạng lắm, anh Huy đã trởthành Đảng viên cộng sản và đi thoát ly.

Anh Tri tâm sự với anh Thái rằng mình códuyên trở lại đất cũ người xưa mới thấy hết

19Văn nghệXứ Lạng - Số 322-08/2020

Minh họa: CAO SƠN

tầm nhìn xa của Đảng, tầm nhìn chiến lượccủa anh Thụ. Anh Thái bộc lộ tâm tư với anhTri rằng đã có vinh dự được giúp việc và đicông tác với anh Thụ nhiều lần và rất tự hàovề sự thông minh, hiểu biết quyền biến củaanh. Anh Thụ lo cho cán bộ từng ly từng tý,trước khi đi công tác anh kiểm tra tỉ mỉ từ đồngxu đi đò có chưa, từng gói thuốc lào, hộp dầucao phòng mưa nắng, từng mảnh giấy tùythân đến bộ quần áo cải trang, anh chu đáo vàthương yêu tất cả mọi người, anh đến cơ sởnào là mọi khó khăn khúc mắc bay biến, niềmtin và lạc quan cách mạng lại bừng nở trongcuộc đấu tranh từng giờ, từng ngày… Nghenhắc anh Thụ, anh Tri lại thấy lòng mình tràodâng nỗi nhớ. Từ ngày về nước do bộn bềcông việc nên hai anh em chưa kịp gặp nhau.Anh Thái là một cán bộ Đảng còn trẻ măng,dáng cao dong dỏng rất thư sinh, đẹp trai ngờingợi vậy mà đã được Đảng tôi luyện dạn dày.Trong vòng kìm kẹp của chính quyền địch suốtvùng đồng bằng và ngoại ô thành phố Hà Nội,anh nhanh nhẹn, hoạt bát, nhưng lại hiền nhưcô gái hiền thảo của một nhà nho. Với anh Tri,anh bảo “Văn kỳ thanh bất kiến kỳ hình” (mớibiết tiếng của anh chứ chưa biết người”. “Bâygiờ không những biết mà còn ôm nhau trongổ rơm ấm áp phải không?”. Anh Tri vỗ vào vaianh Thái cười lớn và nói vậy. Con người ta cónhiều cái lạ, tình yêu chỉ đôi mắt trao nhau ánhnhìn là đủ biết có hay không, tình bạn tri kỷ chỉsau lần đầu tiên là đủ biết tri kỷ đến mức nào.Hai anh hợp nhau ở nhiều phương diện, ngoàitình đồng chí thiêng liêng còn tình anh em,đồng đội sâu nặng sắt son.

Số người giúp việc thì ít, vậy mà hai anhem đã lo từ khâu đầu tới khâu cuối trọn vẹntừ tài liệu nơi ăn, chốn ở, giáo cụ trực quan,giảng bài lý thuyết, thực hành, huấn luyện…Anh Lương Văn Tri vừa giảng dạy chính trịvừa huấn luyện quân sự.

Về chính trị, các học viên được học sơgiản về chủ nghĩa Mác - Lênin, những nộidung cơ bản về chủ trương đường lối cáchmạng của Đảng, các bước công tác, các

tuyên truyền, vận động và tổ chức quần chúngcách mạng, xây dựng cơ sở và hội viên trungkiên cách mạng…

Về quân sự học viên được học nhữngđiều sơ giản về đội hình, đội ngũ, cách tổchức lực lượng tự vệ, chiến thuật du kíchchiến tranh, sử dụng và bảo quản vũ khí thôngdụng… Phương pháp công tác kết hợp tuyêntruyền với vũ trang, vũ trang với tuyên truyền.

Hai anh đã tổ chức huấn luyện được balớp, lớp cho cán bộ Xứ ủy, lớp cho cán bộ cáctỉnh, lớp cho thành phố.

Nhiều học viên say mê học thêm anh Trivề vũ thuật, quyền, côn kiếm, long đao. Nhiềungười còn nhớ mãi có một đêm rằm thángTám, trăng sáng vằng vặc, nhiều học viên đềnghị với anh Thái để anh Thái đề nghị với anhTri, “đi một bài võ tự do” coi như anh cho ăntết Trung thu vậy. Nể lời anh Thái và học viên,anh Tri đi một bài mà nhiều động tác anh emchưa thấy bao giờ và hoa cả mắt khi bất ngờanh Tri thu mình lại dùng khinh công “nhẩy”mà thụi là “bay” qua bức tường rào bãi tập caobốn mét. Và “biến” trong tiếng hoan hô hò reovui sướng của đồng đội. Anh Thái tự nghĩ:Vậy là tiếng đồn về anh Tri võ nghệ siêu caolà có thật, có lần anh bị đặc vụ tưởng bám riếtđến ngõ cụt thì chúng sững sờ thấy “anhchàng bị săn đuổi” không có cánh mà “biến”mất tăm, mất dạng.

Trong thời gian các lớp nối tiếp nhau “khailại bế, bế lại khai” với bộn bề công việc, đêmkhuya anh Tri, anh Thái vẫn chong đèn nghiêncứu, tình hình thế giới đang diễn biến nhanhnhư cơn bão lốc. Chiến tranh giữa các tậpđoàn đế quốc ngày càng lan rộng và ác liệt.Ngày 10-05-1940 quân đội phát xít Đức mởcuộc tấn công vào nước Pháp. Chỉ trong vòngmột tháng, đế quốc Pháp từng là nước có lựclượng lục quân mạnh nhất châu Âu quỳ gốiđầu hàng dâng nước Pháp cho bọn phát xít.Chính phủ bù nhìn tay sai Đức được thành lậpdo thống chế Pê-Tanh cầm đầu. Lợi dụng cơhội đó ngày 22-9-1940 đồng minh của Đức là

20Văn nghệ

Số 322-08/2020 - Xứ Lạng

phát xít Nhật đã mở cuộc tấn công xâm lượcĐông Dương làm bàn đạp mở rộng chiếntranh xâm lược ở Đông Nam châu Á, châu ÁThái Bình Dương để tranh đoạt các thuộc địacủa Anh, Pháp, Mỹ. Cũng “noi gương ở chínhquốc” bọn thực dân Pháp ở Đông Dươngnhanh chóng đầu hàng, quỳ gối dâng ĐôngDương cho phát xít Nhật. Nhưng nhân dânViệt Nam kiên cường, bất khuất, dưới sự lãnhđạo của Đảng Cộng sản đã đứng lên chốngcả bọn phát xít và thực dân xâm lược. Tiêubiểu cho tinh thần yêu nước cao cả đó là cuộckhởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ và binh biến ĐôLương. Tin các cuộc khởi nghĩa dội vào lớphuấn luyện làm sôi lên không khí học tập vớinhịp độ của tinh thần khởi nghĩa vang vọngnhư bản hòa tấu anh hùng ca. Anh Tri nhậnđược thông tri khẩn cấp về họp Thường vụXứ ủy. Công việc bàn giao cho anh Thái trongmười phút là lên đường. Tại cuộc họp khẩncấp của Thường vụ Xứ ủy do đồng chí Bí thưHoàng Văn Thụ chủ trì, Thường vụ lắng ngheđồng chí Nguyễn Văn Minh cán bộ của Xứ ủyvừa được ban lãnh đạo khởi nghĩa Bắc Sơncử về trực tiếp báo cáo Xứ ủy, anh băng đèo,vượt núi, lúc chạy bộ, lúc phi ngựa theođường liên lạc an toàn và ngắn nhất, đi suốtngày đêm về báo cáo. Anh Minh nói nhanhnhưng vẫn đầy đủ rõ ràng khúc triết.

Ngày 22-09-1940 Nhật nổ súng đánhchiếm Lạng Sơn, quân Pháp ở đây đã nhanhchóng tan rã. Binh sĩ Pháp ở pháo đài ĐồngĐăng chạy tán loạn theo đường Điềm He,Bình Gia, Bắc Sơn để về Thái Nguyên. BọnPháp ở thị xã chạy theo đường Đồng Mỏ đểvề Bắc Giang ngày 26-09-1940. Tên May-Nơ-Ra chỉ huy quân đội Pháp kéo cờ trắng cùngsố binh sĩ còn lại ra đầu hàng Nhật. Hệ thốngchính tay sai của Pháp ở Na Sầm, Điềm He,Bình Gia… lung lay và hoang mang cực độ.Vận dụng sáng tạo nghị quyết Trung ươngsáu của Đảng, nắm vững được tình hình vàcơ hội đó. Ngày 25-09-1940 Đảng bộ BắcSơn họp phiên khẩn cấp tại đình Nông Lục xãHưng Vũ với sự có mặt của các đồng chí:

Hoàng Văn Hán, Hoàng Đình Ruệ, Nông VănCún, Dương Thần Tần, Dương Công Bình…cuộc họp đã nhất trí với lãnh đạo nhân dânkhởi nghĩa đánh đồn Mỏ Nhài, chiếm lấy châulỵ Bắc Sơn. Cuộc họp đã cử Ban Lãnh đạokhởi nghĩa gồm các đồng chí Hoàng Văn Hán,Hoàng Đình Ruệ, Dương Thần Tần, NôngVăn Cún. Đảng bộ đã phân công các đồng chíđảng viên về các xã Hưng Vũ, Chiêu Vũ, VũLăng, Trấn Yên, Bắc Sơn… vận động và tậphợp nhân dân thành lực lượng có tổ chức, cóvũ trang để tiến hành khởi nghĩa.

Tám giờ tối ngày 27-09-1940 Đảng bộhuy động lực lượng gồm trên 600 người,(trong đó có cả tổng đoàn, xã đoàn, và línhdân giã được giác ngộ và theo cách mạng)trang bị bằng các loại vũ khí, súng trường,súng kíp, giáo mác, gậy vót nhọn… Lực lượngđược chia thành ba mũi tiến công. Mũi đánhbên sườn phải do đồng chí Hoàng Đình Tuệchỉ huy. Mũi đánh bên sườn trái do đồng chíDương Công Bình chỉ huy. Mũi chính đánh vỗvào cổng đồn do đồng chí Hoàng Văn Hán chỉhuy. Trước sức tấn công mạnh mẽ của cáchmạng, quân địch đã hoang mang lại cànghoang mang. Biết không chống cự nổi, lợidụng đêm tối, tri châu Hoàng Văn Sĩ cùngbinh lính trong đồn ban đêm đã bỏ chạy theođường rừng sang Bằng Mạc. Quân cáchmạng và quần chúng khởi nghĩa đã chiếm đồnMỏ Nhài, hoàn toàn làm chủ châu lỵ Bắc Sơn.Rạng sáng ngày 28-09-1940 các đồng chílãnh đạo cuộc khởi nghĩa đã tổ chức một cuộcmít tinh lớn ngay tại châu lỵ. Đúng trên chiếcbàn giấy của tri châu đặt giữa sân châuđường, thay mặt và nhân danh Ban chỉ huycuộc khởi nghĩa, đồng chí Hoàng Văn Hán đãtuyên bố xóa bỏ chính quyền tay sai đế quốc,thu triện hồ sơ sổ sách của chính quyền taysai bán nước, chúng ta tự tổ chức đời sống,trật tự trị an ở làng bản của mình. Mít tinhxong, mọi người ra về trong niềm hân hoanphấn khởi vô hạn. Tôi xin báo cáo hết và chờxin chủ trương và chỉ thị của Đảng. Trong tìnhhình khẩn trương các đại biểu đề nghị đồng

21Văn nghệXứ Lạng - Số 322-08/2020

chí Bí thư Xứ ủy cho ý kiến. Nhận rõ tầm quantrọng đặc biệt của địa bàn Bắc Sơn phongtrào cách mạng và âm vang của cuộc khởinghĩa nơi nằm trên con đường liên lạc thôngvới Trung Quốc và phong trào Cộng sản quốctế, anh Thụ đề xuất ý kiến với Thường vụ Xứủy có chủ trương:

Tăng cường cán bộ tới Bắc Sơn để duytrì củng cố đội du kích Bắc Sơn làm nòng cốtcho lực lượng vũ trang và căn cứ địa sau này.Thống nhất cao với đề xuất của đồng chí Bíthư, Thường vụ Xứ ủy đã đề ra chủ trương:

Tăng cường cán bộ cho Bắc Sơn, VõNhai, củng cố phong trào, duy trì phát triểnthành quả bước đầu của cuộc khởi nghĩa,chuẩn bị những điều kiện cần thiết để duy trìvà phát triển đội du kích Bắc Sơn. Xây dựngcăn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai. Đồng chí TrầnĐăng Ninh đã được Xứ ủy giao nhiệm vụ thựchiện chủ trương này.

Vì tình hình diễn biến mau lẹ, theo tốc độchóng mặt, nên công việc đã cuốn anh Thụ đi,anh chỉ kịp dặn anh Tri chuẩn bị thật chu đáomọi phương tiện để thích ứng với tình hìnhmới, cái gì có lợi cho cách mạng, cho Đảng,cho nước, cho dân thì khó khăn gian khổ mấycũng phải làm cho kỳ được, kể cả hy sinh tínhmạng. Cái gì có hại cho cách mạng, cho nướccho dân thì “ngai vàng” cũng khước từ. Bọn“AB” (bọn hai mặt) chống phá Đảng “kín miếng”lắm. Cần đấu tranh không khoan nhượng vớichúng ở mọi lúc, mọi nơi, giữ vững nguyên tắcĐảng ở bất luận hoàn cảnh nào…

Trở lại trung tâm huấn luyện, anh Tri traođổi thêm với anh Thái để hiểu rõ hơn xungquanh chuyện anh Thụ trong cuộc tranh luậntại Ban Lãnh đạo Xứ ủy về việc thực hiện chủtrương của Đảng về việc thành lập mặt trậnphản đế. Anh Thái kể: Với những căn cứ thựctiễn và lý luận, đứng trên nguyên tắc củaĐảng, anh Thụ đã thẳng thắn bẻ gẫy quanđiểm vô nguyên tắc của Nguyễn Thành Diên– về thành phần tham gia trong mặt trận.

Nguyễn Thành Diên đưa ra ý kiến chủtrương chỉ tập trung lôi kéo một số ít địa chủ,phú nông, không mở rộng thành phần.

Đồng chí Hoàng Văn Thụ nêu quan điểmlà cần tập hợp rộng rãi tất cả mọi người, miễnsao họ tán thành chống phát xít, thực dân,mưu cầu độc lập tự do cho toàn thể dân tộc.Quan điểm của anh Thụ được Trung ương,Xứ ủy tán thành ủng hộ. Anh Tri khẳng địnhsau khi nghe, “thế là đúng” Nguyễn ThànhDiên, mình cũng đã chạm trán tranh luận vớinhau một lần tại Hội nghị Thành ủy Hà Nội.Đêm ấy, sau khi sinh hoạt với học viên hai anhlại xoay vào chủ đề khởi nghĩa Bắc Sơn. Cảhai người đều nhắc tới đồng chí Hoàng VănHán, học viên xuất sắc lớp huấn luyện thứ hai,người đứng đầu cả điểm lý thuyết và thựchành về du kích chiến tranh, nay đang đượcĐảng bộ Bắc Sơn giao trọng trách trong banlãnh đạo khởi nghĩa và trực tiếp làm chỉ huytrưởng du kích Bắc Sơn, Ôi! Cái vóc dáng oaivệ đường bệ của anh mà anh em học viên cứđùa là “Quan phụ mẫu” ấy đang hiển hiệntrong tâm trí hai anh. Đó là một chàng traitráng kiện, trắng hồng như con gái mà thể lựcdồi dào dẻo dai như con sơn dương mọcngang vẫy vùng của muôn trùng núi đá. Anhsống chân tình, chan hòa với anh em, tiếngcười ròn tan của anh có sức lôi cuốn mọingười cười theo như phải bùa yêu. Anh cóbiệt tài săn bắn thú rừng, anh ngắm trời, ngắmđất xem sao xem trăng, hôm nào tính đượcchắc ăn mới báo cáo thượng cấp vác khẩusúng kíp chỉ mang theo một học viên, lầm lũibăng đồng vượt đồi thấp đồi cao, vào rừngYên Thế là y như rằng quá nửa đêm họ đãkhiêng thú rừng về cải thiện cho lớp. Trong sựhò reo của anh chị nuôi và các bạn đồng môn.Anh Tri ao ước:

“Ôi! Phải chi bây giờ anh em mình cócánh bay vù về Bắc Sơn với anh Hán, với anhem du kích và đồng bào Bắc Sơn bất khuất,anh hùng”.

22Văn nghệ

Số 322-08/2020 - Xứ Lạng

Nhà mới đã dựng xong,người cũng mệt lả nhưtàu lá nướng. Vợ chồng

Chái đi nằm từ lâu mà hai mimắt như có nhựa cây phết lên,khô két lại không sao khépđược. Chái nhìn sang vợ, thấyÉm quay lưng về phía mình.Ngoài cửa sổ, trăng lừ đừ sáng.

- Đừng! Đừng phá nhà đimà Chái ơi! Chái!

Tiếng mẹ già khe khẽ từphía bên kia buồng, chỉ cáchvợ chồng Chái một tấm ri đôcũ. Khẽ lắm nhưng vẫn nghethấy rõ. Ém trở mình giụcchồng:

- Chái à, hay mẹ bị ốmnên nói mê rồi đấy!

Chái vùng dậy, bước chânđặt xuống nền nhà lạnh ngắtbỗng giật mình bởi cảm giáckhông quen dẫm lên nền đất.Mẹ nằm co như con mèo ngủquay về phía vách, hai tay ômvào trước ngực. Chái đặt taylên trán mẹ nhưng không thấynóng chỉ thấy mồ hôi túa ra,chắc mẹ không ốm. May quá!Mẹ già bỗng cầm tay Chái lắcmạnh:

- Người ta phá nhà mìnhrồi phải không Chái? Nhà ấybố mày vác từng cái cột, cáixiên, từng cái xà gian, vác đủba năm mới làm nổi một gianđấy mày biết không?

- Là con vàn người vềchuyển nhà đi, không ai phánhà mình đâu mẹ à!

23Văn nghệXứ Lạng - Số 322-08/2020

Bóng ngườiDƯỚI TRĂNG

Truyện ngắn của NgUYỄN LUÂN

Minh họa: HOÀNG VĂN ĐIỂM

- Ông mày về gặp mẹ, bố mày về gọi mẹ bảo cái vía bámtrên cây cột, trên tấm ván bưng vách cũng bị người ta đuổi đikhông có chỗ quay về nữa …

Mẹ khóc, nước mắt người già khô và đặc nóng lăn trêntay Chái. Ngoài trời gió thổi mềm như cánh bông quết lên mặtngười. Mẹ già lập cập bước ra ngoài, dưới ánh trăng mờ,đống gỗ tháo dỡ từ ngôi nhà cũ nằm ngổn ngang dưới đất.

Mẹ già ngồi bên cạnh đưa tay sờ lên nhữngtấm gỗ nằm im lìm như lần tìm những khuônmặt thân quen trong bóng đêm. Chái đứngbên mẹ, muốn dìu mẹ vào nhà mà thấy vạtáo mẹ ướt đẫm. Không biết là sương đọngtrên những thớ gỗ nhẵn thấm vào hay lànước mắt của người già. Nhìn xuống phíadưới Khau Dàng, mọi thứ đã ngủ say nhưngđèn vẫn sáng trên con đường mới đangthành hình. Phía trên cao này, mẹ già lẫn vàotrong bóng tối.Љ

*Tiết trời đã sang tháng Ba, mưa xuân phủ

một lớp đục mờ như bụi đá trắng lên dải đấtdài phía trước nhà. Lâu lâu trời chợt nắng,ánh sáng lấp lánh tràn trên cây cỏ bừng lênmàu nõn xanh mới tinh. Chái nhìn về phía bênkia dưới chân Khau Dàng vẫn thấy xám đụcnhư hơi sương phủ lên lờ mờ bóng núi. Dướiđất, những con đường đất đỏ nâu dẫn vào eonúi, chợt vẩn lên màu đất mới dưới bướcchân người đi làm nương sau những cơnmưa dài. Đất sau mưa xuân thấm dần từnglớp, đến khi vừa kịp nhão ra thì cũng bắt đầuvào vụ nương mới. Người trong bản, trên KeoLùng, Tà Pởi cũng í ới gọi nhau phật phừ daoquắm trên vai, lên đèo vào phát nương làm vụngô, đỗ xuân mới. Chái chợt thấy bồn chồnnhư người đói bụng, khi lại như người khátnước, lại thấy muốn cuồng đôi chân, như contrâu mới qua mấy vòng kéo gỗ vực. Nằm nghĩmãi thì nhận ra mình đói thật. Nhưng là đóimùa, đói một thói quen từ ngày nào khi còn ởtrên căn nhà cũ. Mùa này Chái vẫn thườngngồi trên nhà, nhìn xuống dưới con đườngnghe tiếng người í ới gọi nhau. Có khi nằmtrong chăn vẩn hơi lạnh ngửi thấy mùi đất mớithấm vào lại rùng mình. Những điều ấy giờ xaxôi như người ngồi ở xa ngửi thấy mùi hươngrất quen, bỗng thấy trong lòng rộn lên nhữngđiều tưởng như rất cũ.

Họ Lý của Chái đến Khau Dàng khi đấtcòn chưa có bóng người. Ông Chỏ tổ là ngườiđi khắp nơi, suốt từ vùng đất giáp biên xuốngtới nơi này. Nhưng cuối cùng chọn đất KhauDàng để phát nương, dựng nhà xây nên mộtnhánh họ Lý mới. Nghĩ ông Chỏ tổ này chọnđất này phải có lý do cả. Không dễ như cắmcái cây xuống, thấy yên thì ở, thấy khó thì nhổlên bỏ đi chỗ khác. Thế nên năm nào vàođúng sáng ngày mùng Một Tết ông nội Cháicũng dặn “Bao giờ ngọn núi kia đổ xuống, đèmất cái eo đất này thì họ Lý mới bỏ nhà, bỏ

Khau Dàng mà đi. Nhớ lấy! Con cháu họ Lýmình phải nhớ lấy”. Lần nào cũng thế, ông nóikhông sót một câu nào, cũng chẳng quên lờinào. Rồi ông lại bảo “Sau này bố thằng Chái,rồi tới thằng Chái cũng nói cho con, cho cháunghe. Có nói dài hơn thì phải nói tốt về họ Lý,nhưng không được nói ít đi câu nào. Ít quácon cháu mình lại không thấy được bàn tay,dấu chân của tổ tiên trên từng mỏm đá, bờnương nhà mình ở đâu”... Mấy lần Chái địnhcười, vì những lời ông vừa nói. Chả biết baogiờ Chái mới có con, có cháu mà nói đượcnhư ông. Nhưng xem nét mặt của bố, của ôngthấy quan trọng lắm Chái lại thôi muốn cười.Ngày ấy Chái đứng đầu vừa chạm bậc thangthứ năm.

*- Mẹ à ! Nhà chú Sán ngày mai cũng dỡ

ngói rồi đấy.Chái ngồi bên bếp im lặng suốt bữa cơm

tối, cuối cùng cũng hỏi được câu ấy. Đã mấyngày hôm nay mẹ không buồn ăn cơm, cũngkhông thích xuống thang tưới mấy luống rauđã chết táp vì sương muối. Mấy sào ngô treotrên gác mẹ cũng mang xuống tẽ ra đựng đầyba bao để góc nhà. Vừa làm vừa nghĩ mãinhư thế làm người mẹ héo như cái nấm nhĩphơi qua mấy nắng trên mái nhà. Rồi mẹ cũngquyết:

- Đi thôi, nghĩ mãi cũng không còn cáchkhác!

Người già hay nghĩ về đêm, giấc ngủngắn như chưa kịp tới đã thức đợi gà gáysáng. Chái cũng đã nghĩ, con đường khó đicó vòng vèo thế nào thì cũng vẫn phải vấp vàohòn đá. Muốn đi qua chỉ có cách trèo lên nómà đi. Chái muốn mẹ nói ra điều ấy, để mẹ làngười quyết định. Còn gánh nặng từ lời dặncủa ông, của bố về mảnh đất, về ngôi nhà cứđè nặng lên vai mà chẳng biết trút vào chỗnào cho vơi bớt đi được.

*Dải đất Khau Dàng nằm co mình tựa đôi

mi mắt ôm vào chân núi. Mùa xuân đến cái mimắt ấy chơm chớp đủ sắc hoa, hoa đào nởhồng trên vách đá, hoa mận trắng phau phaubên bờ rào những nóc nhà sàn thấp thoángmái ngói sau vườn chuối đang phần phật lá.Cuối thu đầu đông những tán cây lá đỏ nhưđốt đuốc trên những con đèo lên núi, nhữngtán cọ nưa bung xòe thành từng chấm xanhrì lấp lóa dưới ánh mặt trời thì cũng sắp quamùa trung thu. Ấy là lúc cánh đàn ông trong

24Văn nghệ

Số 322-08/2020 - Xứ Lạng

bản mài cưa, đục lên rừng tìm gỗ làm nhà.Nhà bé cũng mất hai năm, ba năm. Nhà to thìlâu hơn thế. Có người cả đời không làm nổingôi nhà cho mình bằng gỗ tốt nhất trên núiđá, đến khi chết vẫn thấy mình thua kémngười ta mấy phần. Khi ngôi nhà mới đượcdựng lên, nằm trong nhà lưng áp lên tấm vánsàn mới, mắt nhìn lên mái ngói, nghe gió thổiqua kẽ ván mới thấy tháng ngày vượt đèocao, lũng sâu, nằm rừng đằng đẵng mấy nămthật bõ công. Chả thế mà khi vào nhà mới chủnhà say lăn lóc cả tuần chưa tỉnh, anh em họhàng đến chúc mừng mấy ngày liền cũngkhông xuống nổi chân thang.

Ngôi nhà sàn của Chái to lớn nhất KhauDàng, được dựng lên từ thời ông Chỏ tổ củaChái. Lũ rừng có to mấy, gió núi có quật mạnhbao lần nhưng nó đứng vững như cái cây cổthụ đến bây giờ. Ba đời trước đây họ Lý chỉcó một con trai độc đinh. Nhưng bố may mắnlắm có được hai anh em Chái. Thế là họ Lýmới đông thêm một phần, bát hương thờ mớiđược chia làm hai. Nói là nói thế, nhưng chínhđiều ấy lại là câu chuyện buồn nhất của bố,của cả nhà. Chuyện buồn nhất ấy còn lưu trênchính ngôi nhà này. Trên vết rìu chém vào cáixiên ngang lối đi.

Bố thường nói với Chái, mỗi cái nhà giốngmột cái cây, cái cây to thì bóng càng rộng, rễcàng bám sâu vào đất. Cái nhà cũng giốngnhư bố mẹ, như anh em ruột thịt. Ngôi nhà ấyngày xưa ông bà tổ họ chỉ dựng lên được bốncái cột làm gốc. Ông cụ làm thêm một gian,ông nội dựng thêm một gian lớn, rồi đến bốcũng sẽ làm nối thêm một gian vào đó. Ngôinhà cứ thế rộng thêm ra, gian mới nối vàogian cũ. Đời con nối tiếp đời cha, đời ông.Giống như cái cây càng lớn, thì mọc thêmcành, thêm đốt.

*Có tiếng động khe khẽ, như tiếng lật giở

lá khô, khi lại nghe cồn cột như tiếng chuộtgặm măng sống phía trước nhà. Chợt nhớmùa này lũ chuột thường nhảy ra khỏi hangleo lên cả mái nhà, chui vào những búi thócgiống tìm thức ăn suốt đêm. Chái mở cửabước ra ngoài, bỗng giật mình thấy bóngngười ngồi trước sân, tấm bạt phủ đậy lênđống gỗ lật tung phì phù bay trong gió. Dướiánh trăng non gần tàn Chái nhận ra mẹ ngồimột mình bên chiếc xiên dài, cái xiên thò mộtđầu ra phía ngoài, đầu vát nhọn như con daolớn. Mẹ già ngồi đó, nhìn như bất động vào

vết lõm phía trên thân gỗ. Chái bước tới phíamẹ, nhẹ như bước chân con mèo. Khẽ thếnhưng mẹ vẫn nghe tiếng “Chái à, mẹ vừa mơthấy anh mày về đấy, nó bảo sẽ về ở hẳnkhông đi nữa. Bố mày không còn, nhưng vếtrìu vẫn ở trên cái xiên này, sao thằng Pài cứchấp bố mày mãi thế, ở đây còn anh, còn em,còn cái thân già này mà nó cứ đi mãi...”. Cháithấy thương mẹ quá, từ ngày chuyển nhà tớiđây đêm nào mẹ cũng thức ra đây ngồi nóichuyện với đống gỗ nhà cũ. Mẹ ngủ ít mà saomơ nhiều đến lạ. Chái nhìn vào vết rìu của bốđã hơn chục năm, bụi đã phủ mờ vết đứt trênđó. Nhưng chỗ gãy lõm thì còn nguyên nhưchính nỗi buồn đau của mẹ.

Chái còn nhớ rõ cái dáng cao gầy xiêuxiêu bước xuống con đường đá trước nhàbuổi chiều hôm ấy. Phía trên nhà bố ngồi bệtxuống sàn nhà ôm đầu mà đôi mắt vẩn đỏ lênvì giận anh. Anh Pài bỏ đi từ ngày đó, baonhiêu năm Chái không buồn nhớ nữa. Chỉnhớ khi ấy Chái mới chớm lớn thành mộtthằng trai, giờ Chái đã lấy vợ, có con mà anhvẫn chưa về ngang qua nhà một lần. Anh Pàilà người nói ngang, nghĩ ngang như bướcchân cua đá. Mười bảy tuổi anh đã leo lên đếnđỉnh Tó Tẩn hái được nấm nghiến già, dámnhảy xuống vực sâu nhất con suối từ trên bờđá chân Khau Dàng. Đầu năm thì xuôi theochân đám buôn gỗ, cuối năm lại ngược lêncùng phường buôn rắn, buôn trâu. Lời nói củabố mẹ với anh như gió thổi qua đá tai mèo.Bố đi xem sách thầy bảo, số của anh sinh rachân trái dẫm lên lưng con hổ, chân phải đặtlên đầu con beo thì không ai giữ nổi ở mộtchỗ. Cứ mặc cho anh, bao giờ gối mỏi chânrời, ngã xuống lưng ngựa thì sẽ thấy đườngquay về.

Một ngày anh trở về với một người congái lạ. Anh xin bố mẹ cho anh lấy người ấylàm vợ. Bố mẹ mừng như được mùa to nămấy, nghĩ anh đã tìm được người như ý sẽkhông còn như con nai con hoẵng nữa. Anhsẽ làm tiếp một gian nhà nối vào ngôi nhà lớnnày. Nếu anh muốn bố cũng sẽ cùng anh lênrừng chặt gỗ dựng cho anh một ngôi nhà mới,nhưng phải ở trên đất Khau Dàng này. Bố chỉcần thế là trút bỏ được nỗi lo nghĩ về anh.Nhưng mọi thứ không như lời bố và ông nộitính. Anh muốn theo người con gái ấy đến ởmột nơi khác không phải đất Khau Dàng này.Tổ tiên họ Lý tìm ra đất Khau Dàng, thì anhcũng sẽ tìm ra Khau Dàng khác được. Chỗ ấybố chưa tới, ông nội cũng chưa từng biết qua.

25Văn nghệXứ Lạng - Số 322-08/2020

Anh bảo chỗ nào anh thích ở thì sẽ là nhà, làđất của mình cả. Bố mới nghe được nửa ýtrong đầu của anh đã đứng dậy bảo “Bao giờông mày chết, tao chết thì mày mới đượcnhắm mắt mà quên nơi đẻ ra thằng Pài”. Bốđã cấm anh như thế, mẹ và ông nội cũngkhuyên anh nhiều lời nhưng anh vẫn lắc đầungồi yên không đáp lại. Sáng hôm sau ngườiđàn bà theo anh về bỏ đi còn không kịp chàoông, chào mẹ một câu. Anh Pài ở lại nhưnglời nói của cả nhà chỉ trượt qua vành tai anhrơi xuống đất mà không giữ nổi chân anh.Nhìn anh say ngất ngưởng mà ý nghĩ trongđầu luôn chạy theo lưng người đàn bà kia, vềnơi nào đó của riêng mình anh, bố nổi giậnđùng đùng cầm rìu chém vào chiếc xiên trướccửa rồi mới nói:

- Cái đầu mày vẫn nghĩ thế thì mày với taonhư cái xiên này thôi Pài à?

Anh Pài nhìn bố, rồi lại nhìn vết rìu trênthanh gỗ không nói một lời bước xuống thang.Đấy là lần cuối anh ở ngôi nhà này. Tết nămấy anh cũng không trở về, và những năm sauanh cũng không về nữa. Trong nhà có ngườinhắc đến anh bố đều không hài lòng. Bố suynghĩ về anh mấy năm liền rồi đổ bệnh. Bệnhcủa bố từ trong lòng mà ra thì không ai chữanổi. Chái nghe lời bố đi nghe ngóng tin anh,nhưng Chái vừa kịp tìm tới thì anh đã bỏ đinơi khác như chạy trốn mình. Bố không kịpđợi anh về qua nhà đã nằm xuống. Ngày bốmất anh cũng không về đội tang. Chái nghĩ sẽkhông bao giờ tha thứ cho anh vì điều ấy.Nhưng một ngày Chái ra thăm mộ bố, thấymâm cúng lễ còn nguyên, chân hương cònmới thì cũng thấy lòng nhẹ bớt đi phần nàonỗi giận người anh mình bạc nghĩa.

* Trời đã bắt đầu khô hơn, không còn cái

cảm giác ẩm ướt của hơi nước bốc lên mỗibuổi sáng thức dậy. Khi những đám mây vừakịp tan trên đỉnh núi thì gió bắt đầu tràn xuốngkhu đất mới tái định cư của xóm người Nùng.Mấy hôm nay Chái bắt đầu dọn khu đất mớibên sườn nhà, rồi giục Ém đem quang gánhđánh mấy phiến đá ở gần để cuối năm thuêngười đục tảng kê cột nhà. Chái sẽ phải dựnglại ngôi nhà cũ, mỗi ngày nhìn thấy nhữngmảnh gỗ nằm ngổn ngang trước mắt lại cứnghĩ là chân tay mình bị cắt bỏ xếp cùng vàođó. Nhìn mẹ già hàng đêm lần mò những điềuquen thuộc trong bóng tối ngày nào thì ngàyấy lòng Chái còn như cây rừng trong bão.

Lại đêm. Chái nằm trong giường mà ngherõ tiếng đá lở từ trên vách núi vọng về. Màcũng không rõ là tiếng đá lở hay là nhà aiđang cuốn cót phơi ngô đêm muộn khôngnữa. Trong nhà mùi cám ngô bén đáy nồi sựclên váng vất. Qua ánh lửa liu riu Chái thấy mẹvẫn thức. Mẹ ngồi áp má vào cây cột ống maiđã khô bóng lên lấm tấm ướt. Không lẽ đànbà thường thích ngồi áp má tựa vào cột nhàbếp đến thế. Chái chợt nhớ cây cột nhà bếpngôi nhà cũ. Nhiều lần Chái không hiểu tại saocó hai vết đen bằng bàn tay lâu ngày bóng lênnhư có nước, một cao, một thấp trên cây cộtấy. Có lần Chái thấy Ém ngồi áp má vào câycột ấy ngồi bên bếp lửa lúc cả nhà đã ngủ say.Ém ngồi khóc một mình, nước mắt tràn xuốngmá thấm vào cây cột nghiến càng làm nóthêm bóng qua ánh lửa. Đứa đàn bà đến làmdâu lạ nhà, lạ người khi thương nhớ về nơimình sinh ra chỉ biết đứng ôm cây cột bên bếpmà trộm khóc, khi mỏi chân rồi thì ngồi xuốngmà nước mắt vẫn chưa hết. Ém tự nguyệntheo Chái về làm vợ còn khóc nhiều thế. Cònbà nội, còn mẹ Chái ngày lấy chồng mới biếtrõ mặt chồng, rồi cả cô Ví cũng ngồi khóc bêncây cột bếp ấy. Chỗ vết đen bằng bàn tayngười lớn cứ thế bóng lên qua mấy đời người.Những người đàn bà trong căn nhà này cứâm thầm tưới nước mắt lên nó. Rồi một ngàycây cột ấy thành cái khăn, thành vạt áo khinào không hay.

Đã nhiều lần Chái tự hỏi mình có nhớ hếtnhững câu chuyện trên chính ngôi nhà cũ.Chắc chẳng bao giờ Chái quên được, khi nhìnvào đâu cũng thấy nhớ, có những thứ ám ảnhChái mãi đến tận bây giờ. Lại nhớ ngàychuyển nhà đi. Khi những tấm ván lát nền giannhà của bố được tháo tung ra rải dưới đất.Dưới ánh mặt trời Chái vẫn nhìn rõ những vếtloang đã lấm tấm vẩn mốc, qua thời gian củaváng mỡ gà thiến, mỡ lợn quay chặt xổ ra trênmặt ván. Lần ấy vào nhà mới, gian nhà củabố vừa dựng xong. Ông bảo thịt lồng gà thiếnbéo đã nhốt cả tháng dưới gầm sàn. Anh em,bạn bè kẻ gần người xa đều mang tới gópchung con lợn quay, để chúc mừng nhà mớicho bố. Trong đám đông anh em bên Tà Pởisang mừng tân gia Chái để ý tới người thanhniên cao lớn, khuôn mặt bời bời sáng luôntrộm nhìn cô Ví từ phía sau. Mấy lần Chái bắtgặp cô Ví cũng nhìn anh bằng đôi mắt rất lạtừ sau đám người đang nói cười ngả nghiênggiữa nhà. Đến giữa buổi, người thanh niênđược mời giúp chặt thịt gà, thịt quay. Một mình

26Văn nghệ

Số 322-08/2020 - Xứ Lạng

người thanh niên ngồi giữa gian nhà mà bốnxung quanh đã xếp gà, xếp thịt đợi lưỡi dao“tàu slừ” pha chặt. Chái nhìn đôi bàn tay anhcầm dao phóng xuống những miếng thịt gà,thịt lợn vuông vức, đèm đẹp bay ra mâm. Mỡbắn lên người, bám cả lên tóc nhìn như mộtcon sâu tắm trong mỡ, mà người chặt vẫn cứchăm chú làm. Chỉ lâu lâu liếc mắt về phía côVí một lần. Chái thấy cô trộm cười, đôi mắtsáng như cua đá đêm mưa rào tháng Ba nhìnđáp lại. Sau bữa ăn, người ấy cầm chén rượuđến mời cô Ví một chén, nói một câu với côrồi xuống thang ra về.

Suốt những ngày sau đó, cô Ví bỗng ít nói,ít cười. Đêm đêm bồn chồn thức đến gần sáng,bà nội phải giục mấy lần mà cô vẫn chưa chịubước vào buồng. Có lần Chái thấy cô ngồi ngủquên bên cạnh bếp lửa. Mãi như thế cô bỗngnhư người lên cơn sốt kéo dài. Nhưng đêmđêm cô vẫn thức ngồi đợi ai đến, Chái biết rõcô đợi người thanh niên bên kia Tà Pởi. Côngồi đợi bên bếp vẫn không thấy người tới, thìbước ra ngoài ngồi dưới gốc cây mận già. Đêmsương xuống thấm thành từng vũng ướt trênlưng áo chàm biết bao nhiêu ngày.

Người ta bảo cô đã trúng độc sâu râu hổcủa người ác. Thứ độc ấy làm người ta chếtmòn như cái dây bị rút hết nhựa. Chái bỗngrùng mình nhớ câu chuyện về thứ độc từ sâurâu hổ mà đứa bé nào cũng bị người lớn đemra kể dọa. Ở đất này vẫn có những dòng họâm thầm nuôi loại loại trùng độc ấy, người talấy từ râu hổ săn được cắm vào cây măngnon, cây măng ấy thối rữa sinh ra một loại sâulạ. Người nuôi bắt về bỏ vào chum đặt nơi tốivắng, đêm trăng tròn thì thả vào đó con gà,miếng thịt sống để nuôi sâu. Người ác thì lấyphân những con sâu ấy bỏ vào rượu, ngườikhác uống vào trúng độc mà chết dần chếtmòn người khô đét như phiến đá, đem chôndưới đất mà thịt không thối được. Con sâu ấycũng làm được thứ bùa tình yêu, khi nhốt mộtcon đực ở cùng một con cái. Chúng giao phốivới nhau phóng ra một thứ nước tinh chiết,đem nước ấy thấm vào giấy bản, nhúng vàorượu mời người mình yêu uống thử một lầnthì đời đời nhớ về nhau, khắc cả vào xươngcốt. Nhìn cô Ví héo rũ đi từng ngày nhưng đôimắt vẫn sáng rực, lại nhớ người thanh niênngập ngụa trong nước mỡ như con sâu trongnhà lần trước làm Chái sợ hãi mà không dámnói ra với ai. Đêm nằm ngủ nhắm mắt vào vẫnthấy những con sâu lớn bò lồm ngồm trên xà

nhà, cả dưới gầm giường suốt thời gian dài.Mãi rồi Chái cũng quên.

Ông nội không tin chuyện về sâu hổ bùayêu. Nhưng ông sợ sẽ có người con gái ếchồng trong nhà. Ông nhận lời gả cô chongười đàn ông chết vợ bên kia Tò Tẩn. Cô Vítheo chồng về đất khác, được ba năm thìchồng cô cũng ngã núi chết. Cô chưa kịp đẻcon cho riêng mình mà chỉ sống qua ngàycùng đứa con vợ cũ của chồng trong căn nhànằm giữa rừng hóp quanh năm rì rào tiếnggió. Cô về thăm bà mấy lần, Chái nhìn cô vẫnhéo úa như ngày nào, nhưng đôi mắt khôngcòn rực sáng như trước nữa.

Chái nằm nghĩ về cô đợi trời sáng mấyđêm liền, ngoài cửa tiếng mẹ già vẫn âm âmnhư tiếng gió trên rừng hóp nhà cô thổi về.

*Con đường mới làm xong đi qua Khau

Dàng vắt mình lên đèo như cái khăn vắt trênvai người xuống chợ.Từ trên xóm mới tái địnhcư, ban ngày nhìn xuống thấy những lá cờsắc đỏ phần phật bay trong gió. Đi mãi theocon đường ấy sẽ đưa người ta tới nhữngvùng đất rộng lớn trù phú, hay bé nhỏ nhưngvẫn đẹp như Khau Dàng này Chái không biết.Chái chưa đi xa Khau Dàng bao giờ nhưngchắc chắn nơi nào cũng đều mang cho mìnhriêng một câu chuyện không quên.

Đêm nay trăng lại sáng, Chái ngủ mê mệttừ đầu tối. Bỗng nghe có tiếng người nói cườiồn ã ở phía ngoài. Chái trở mình bước rangoài, một thứ ánh sáng rực rỡ như ánh lửa,như đèn măng sông phả ra choáng ngợp.Trên đống gỗ nằm dưới đất, Chái thấy ông nộingồi tỉ mẩn đẽo lên cây cột cũ, thấy bố ngồikéo xẻ tấm ván bưng trước hiên nhà, thấy cảanh Pài nhìn như xoáy vào vết rìu của bố. Tấtcả những người còn sống, hay đã chết đều cómặt đang rì rầm kể câu chuyện của mìnhnhưng không một ai nói với nhau câu nào.Chái đưa tay dụi mắt, lại thấy ngôi nhà cũ đãđược dựng lên sừng sững trước mắt. Trênnhà người ra vào nườm nượp làm ván kê sànkêu lên ken két.

Chái định bước lên thang, bỗng có ánhđèn xanh lét rọi từ con đường mới lên quétqua, ngôi nhà sừng sững biến mất trong tíchtắc. Chái bám một tay vào bực cửa, hơi giónổi lên lạnh ngắt. Trước sân, bên đống gỗ nhàcũ, bóng mẹ già lồng lộng dưới trăng non./.

27Văn nghệXứ Lạng - Số 322-08/2020

Trong những năm gần đây trên địa bàntỉnh Lạng Sơn tình hình tội phạm ma túytiếp tục diễn biến phức tạp, đây là loại

tội phạm có tính tiềm ẩn rất cao, luôn là tháchthức lớn của lực lượng Công an nói chung,lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm(CSĐTTP) về ma tuý nói riêng; do lợi nhuậncao, nên các đối tượng không từ bất cứ thủđoạn nào để đối phó lại cơ quan chức năng,mua chuộc, đe dọa trả thù, chống trả quyết liệtkhi bị vây bắt, bỏ trốn qua biên giới khi cónguy cơ bị lộ. Tình trạng mua bán, vậnchuyển, tổ chức sử dụng ma túy tổng hợp,

nhất là ma túy dạng đá có xu hướng gia tăng.Do giá cả ma túy đá từ Trung Quốc vào ViệtNam ngày càng rẻ, nên nhiều đối tượng thamgia vào các đường dây buôn bán ma túy đá.Các đối tượng bên Trung Quốc thường dụ dỗ,lôi kéo cư dân biên giới thông thạo địa bàn,có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, trình độ dântrí thấp, kém hiểu biết để vận chuyển thuê matúy; thậm chí đối tượng người Trung Quốccòn trực tiếp nhập cảnh vào Việt Nam để tiếnhành các hoạt động giao dịch, mua bán matúy… gây rất nhiều khó khăn cho lực lượngchức năng trong quá trình phát hiện, bắt giữ.

28Văn nghệ

Số 322-08/2020 - Xứ Lạng

VÌ AN NINH TỔ QUỐC

Chào mừng Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lạng Sơn lần thứ VKỷ niệm 75 năm ngày truyền thống Công an nhân dân

THỦY QUYêN

Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy đón nhận Cờ Chính phủ tặng đơn vị cấp cơ sở có thànhtích xuất sắc trong phong trào thi đua “Vì An ninh Tổ quốc” năm 2018.

29Văn nghệXứ Lạng - Số 322-08/2020

Trước những thử thách đó, cấp ủy, lãnhđạo đơn vị luôn xác định việc triển khai thựchiện tốt các phong trào thi đua là động lựcthúc đẩy việc thực hiện hoàn thành xuất sắccông tác chuyên môn nên đặc biệt quan tâmchỉ đạo và có nhiều chủ trương, giải pháp đẩymạnh phong trào thi đua “Vì An ninh Tổ quốc”gắn với các phong trào cách mạng của Đảng,Nhà nước và của lực lượng Công an; phátđộng phong trào thi đua "Vì An ninh Tổ quốc"với các nhiệm vụ trọng tâm, khẩu hiệu cụ thể,sát hợp gắn với các ngày lễ kỷ niệm của đấtnước, của địa phương, đồng thời với việc đẩymạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốnđảng; Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về Học tậpvà làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cáchHồ Chí Minh; việc học tập, thực hiện 6 điềuBác Hồ dạy và cuộc vận động “Xây dựngphong cách người Công an nhân dân bảnlĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”; “Cánbộ, công chức, viên chức thi đua thực hiệnvăn hóa công sở”…; Lãnh đạo đơn vị trựctiếp chỉ đạo, phát động và theo dõi sát saophong trào “Ngày ngày thi đua, tuần tuần thiđua”, “Mỗi ngày làm một việc tốt vì dân”. Tổchức cho các đội nghiệp vụ và từng cán bộchiến sĩ ký giao ước, đăng ký danh hiệu thiđua tập thể, cá nhân. Giao chỉ tiêu công táccụ thể cho từng Đội nghiệp vụ và từng cán bộchiến sĩ, lấy đó là một trong những tiêu chí đểcán bộ chiến sĩ phấn đấu, đồng thời cũng làtiêu chí đánh giá cán bộ, xét thi đua, khenthưởng tập thể và cá nhân hàng năm. Hộiđồng thi đua khen thưởng của đơn vị luônchú trọng khen thưởng kịp thời, đúng người,đúng thành tích các tập thể, cá nhân có thànhtích xuất sắc; lấy gương tốt, việc tốt, lựa chọncác tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, cácnhân tố mới trong phong trào thi đua để làmnòng cốt thúc đẩy phong trào. Đơn vị đã xâydựng và áp dụng mô hình “Gắn hoạt độngtình nguyện vì cộng đồng với công tác tuyêntruyền đấu tranh phòng chống tội phạm và tệnạn ma túy”, lồng ghép các buổi tuyên truyền,vận động quần chúng nhân dân tham gia

công tác đấu tranh phòng chống tội phạm vàtệ nạn ma túy gắn với các hoạt động tìnhnguyện vì cộng đồng, tặng quà từ thiện…Những tập thể cá nhân lập thành tích đượcchú trọng biểu dương, khen thưởng và nhânrộng tại các buổi điểm danh, đọc báo hàngngày, giao ban tuần, chào cờ hàng tháng, cácbuổi họp, sinh hoạt Đảng, lưu danh trong "SổVàng lập công, mỗi ngày làm một việc tốt vìdân”. Qua đó đã tạo nên khí thế thi đua sôinổi, góp phần động viên cán bộ chiến sĩ hoànthành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Để làm tốt công tác phòng ngừa, pháthiện, đấu tranh với tội phạm ma túy, đảm bảoan ninh trật tự trên địa bàn, Lãnh đạo Côngan tỉnh Lạng Sơn luôn quan tâm, chú trọngcông tác xây dựng lực lượng, kiện toàn lựclượng CSĐTTP về ma túy từ cấp tỉnh đến cấphuyện; Lựa chọn, bố trí những cán bộ có đủphẩm chất chính trị, năng lực, sở trường, cóniềm đam mê, nhiệt huyết, không ngại khó,ngại khổ về công tác tại đơn vị để phát huy tốiđa hiệu quả, sức sáng tạo của cán bộ trongcông tác chuyên môn; Chủ động tham mưucho cấp ủy, chính quyền địa phương, nhất làcấp cơ sở xây dựng, thực hiện có hiệu quảcác chương trình, kế hoạch đấu tranh phòngchống tội phạm và tệ nạn ma túy, kết hợp giữacông tác phòng ngừa xã hội với thế trậnnghiệp vụ của lực lượng Công an; Luôn quantâm, chú trọng hợp tác quốc tế với Công anKhu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, TrungQuốc nhằm đấu tranh có hiệu quả với cácđường dây ma túy xuyên quốc gia và kiểmsoát tốt tình hình tội phạm ma túy ở khu vựcbiên giới, cửa khẩu; Tham mưu thực hiện tốtcơ chế phối hợp đồng bộ giữa các ngành, cáccấp, huy động được sức mạnh tổng hợp củacả hệ thống chính trị đối với công tác đấutranh phòng, chống tội phạm ma túy.

Thượng tá Nguyễn Bá Hanh - Trưởngphòng CSĐTTP về ma túy Công an tỉnh chobiết: Để làm nên thành công của tập thể,không thể thiếu được sự nỗ lực của mỗi cánhân. Trong đó, Lãnh đạo đơn vị luôn làm tốtvai trò lãnh đạo, chỉ đạo, nêu gương, đồnghành cùng cán bộ chiến sĩ trên tất cả các lĩnh

vực công tác. Thường xuyên tiến hành sơ kết,tổng kết các vụ án, chuyên án ma túy lớn đểkhen thưởng, khích lệ, động viên cán bộ chiếnsỹ đồng thời rút kinh nghiệm, khắc phụcnhững sơ hở, tồn tại, hạn chế, thiếu sót trongcông tác đấu tranh, từ đó xây dựng cácphương án phòng ngừa, đấu tranh có hiệuquả với tội phạm ma túy trên từng tuyến, địabàn cụ thể. Cấp ủy, lãnh đạo đơn vị cũngthường xuyên chú trọng công tác giáo dụcchính trị tư tưởng, quan tâm đời sống riêngtư, thăm hỏi động viên cán bộ khi ốm đau,hoạn nạn… Chính từ những sự chia sẻ đó,từng cán bộ đã không ngừng nâng cao tinhthần trách nhiệm, yêu ngành, say nghề, phấnđấu nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, hoànthành tốt nhiệm vụ được giao; chủ động, tíchcực phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trongvà ngoài ngành Công an; tích cực học tập, rènluyện để nâng cao trình độ của bản thân; nêucao tinh thần đoàn kết, thống nhất trong đơn

vị, chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau phấn đấuvươn lên. Từ đó huy động sức mạnh tổng hợpcủa toàn đơn vị trong đấu tranh với tội phạmvà tệ nạn ma túy. Trong chỉ đạo đấu tranhchuyên án luôn đảm bảo giữ bí mật và an toàntuyệt đối cho quần chúng nhân dân, cho cácđối tượng và lực lượng truy bắt. Chủ độngcủng cố tài liệu, chứng cứ xử lý kẻ phạm tộivề ma túy trước pháp luật. Kết quả từ năm2015 đến nay, đơn vị đã trực tiếp đấu tranh104 vụ 236 đối tượng phạm tội về ma tuý, thugiữ: 303,6 kg (920 bánh) heroin; 123.245 viên+ 534,6 kg ma tuý tổng hợp; 4,1 kg ketamine;663 lọ thuốc thú y; 20 khẩu súng; 1052 viênđạn; 11 tỷ đồng; trên 01 triệu NDT; 34 xe ô tô;33 xe mô tô; 184 điện thoại di động và nhiềuđồ vật, tài liệu có liên quan; điều tra, khám pháthành công 55 chuyên án ma túy liên tỉnh,xuyên quốc gia, thu giữ lượng ma túy lớn, thờigian điều tra kéo dài, số đối tượng tham giađông, cư trú tại nhiều địa phương trên cả

30Văn nghệ

Số 322-08/2020 - Xứ Lạng

Ủy ban nhân dân tỉnh trao Bằng khen cho cá nhân lập thành tích xuất sắc trong đấu tranh chuyênán, thu 200 kg ma túy tổng hợp.

nước và hoạt động manh động, cực kỳ nguyhiểm. Nhiều chuyên án sự phối hợp đấu tranhchặt chẽ với Tổng đội phòng chống ma túy, TyCông an Khu tự trị dân tộc Choang, QuảngTây, Trung Quốc. Điển hình một số chuyên ánsau:

Từ năm 2016 - 2018, đấu tranh thànhcông chuyên án 616M do đối tượng Vi VănThế (trú tại khu đô thị Phú Lộc 4, phườngHoàng Văn Thụ) cầm đầu, huy động trên 500CBCS của nhiều đơn vị nghiệp vụ Công antỉnh tham gia phá án, bắt 20 đối tượng, truy nã07 đối tượng, thu giữ 59 bánh heroin, 175 viênma túy tổng hợp. Mở rộng đấu tranh khai thácvà lời khai các đối tượng, cơ quan điều tra đãchứng minh bọn chúng đã cấu kết với một sốđối tượng phạm tội người Trung Quốc buônbán trót lọt tổng số 676 bánh heroin. Cùngchuyên án này, Công an Trung Quốc bắt 7 đốitượng, thu 178 bánh heroin. Năm 2019, Tòaán nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã tiến hành xétxử vụ án Vi Văn Thế cùng đồng bọn mua bántrái phép chất ma túy, khẳng định từ năm 2016đến tháng 7 năm 2018, các bị cáo đã mua bán,vận chuyển 676 bánh ma túy heroine, tuyênán tử hình đối với 16 bị cáo, án chung thân với03 bị cáo, phạt tù 20 năm với 01 bị cáo.

Ngày 16/5/2018, đấu tranh thành côngchuyên án 217T, bắt giữ 02 đối tượng về hànhvi vận chuyển trái phép 20 bánh heroin; quakhai thác, tiến hành bắt giữ và khám xét khẩncấp nơi ở của đối tượng chủ mưu, cầm đầuTriệu Ký Voòng, trú tại khu đô thị Phú Lộc 4,phường Hoàng Văn Thụ, thu giữ: 57 triệuđồng, 41 viên đạn, 09 giấy chứng nhận quyềnsử dụng đất và nhiều đồ vật, tài liệu khác cóliên quan. Từ năm 2017 đến tháng 5 năm2018, các đối tượng đã câu kết với nhau, muabán, vận chuyển 320 bánh ma túy heroine.Với tính chất là vụ án đặc biệt nghiêm trọng,phạm tội với số lượng đặc biệt lớn, hoạt độngtrong thời gian dài, xuyên quốc gia, năm 2019,Tòa án nhân dân tỉnh Lạng Sơn tuyên án tửhình đối với 04 bị cáo trong vụ án.

Ngày 22/3/2020, phá thành công chuyênán 206M, bắt giữ 05 đối tượng mua bán, vậnchuyển trái phép chất ma túy cùng tang vật là

200kg ma túy tổng hợp. Trước đó, qua mởrộng chuyên án tiếp nhận từ Bộ chỉ huy Bộ độiBiên phòng tỉnh Lạng Sơn bắt 04 đối tượngcó hành vi vận chuyển trái phép 246kg ma túytổng hợp, Công an tỉnh Lạng Sơn đã xác lậpchuyên án để huy động sức mạnh tổng hợpcủa các lực lượng, phương tiện, biện pháp tổchức đấu tranh triệt phá đường dây ma túyliên tỉnh, xuyên quốc gia. Quá trình đấu tranhchuyên án gặp rất nhiều khó khăn do số đốitượng đông, buôn bán vận chuyển ma túy sốlượng lớn; thông tin đã được đăng tải côngkhai trên các phương tiện thông tin đạichúng… do đó, Ban Chuyên án phải nhanhchóng tổng hợp thông tin, tài liệu chứng cứ đểkhẩn trương bắt giữ các đối tượng, thu giữ matúy trước khi các đối tượng bỏ trốn, tẩu tántang vật, đồng loạt bắt giữ, khám xét nơi ởcủa các đối tượng có hộ khẩu thường trú tạiNam Định, thành phố Hà Nội; Nghệ An; đã thugiữ tại chỗ ở và nhà xưởng tại xã Trương Yên,huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội là200kg ma túy tổng hợp và nhiều vật chứngliên quan.

Với những thành tích xuất sắc, giai đoạn2015 - 2020, Phòng Cảnh sát điều tra tộiphạm về ma túy 5 năm liên tục được côngnhận Đơn vị “Quyết thắng”, 3 năm liền vinh dựđược Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đuavề thành tích xuất sắc, dẫn đầu cấp đơn vị cơsở; Chủ tịch nước tặng thưởng 01 Huânchương Chiến công hạng Ba, 01 Huânchương Chiến công hạng Nhì; 38 lượt tập thể,26 lượt cá nhân được Bộ Công an, Ủy bannhân dân tỉnh Lạng Sơn khen thưởng nóngvới tổng số tiền trên 500 triệu đồng; Bộ Côngan Trung Quốc gửi 03 công hàm biểu dương,Bộ Công an gửi 08 thư khen; có 33 lượt tậpthể, 194 lượt cá nhân được các cấp, cácngành khen thưởng về thành tích xuất sắctrong công tác và các phong trào thi đua.Những phần thưởng cao quý đó đã khẳngđịnh sự trưởng thành, lớn mạnh, lá cờ đầutrong phong trào thi đua “Vì An ninh Tổ quốc”của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về matúy Công an tỉnh Lạng Sơn./.

(Ảnh trong bài: Do tác giả vài viết cung cấp)

31Văn nghệXứ Lạng - Số 322-08/2020

Tác phẩm tham dự cuộc thi sáng tác ca khúc về đồng chí Lương Văn Tri và quê hương Văn Quan

32

HOÀNG KIM DUNG

Mừa Văn Quan

Rầu sày mừa Văn Quan chài ới!Dương tì fung Bản Hẻo, Trấn NinhSày pây Háng Phjài dự mác chựaPản lẩu van hắt lệ tẳng lùa!

Sloong cần rầu sày mừa tỉ nậnSu chắng thỉnh đăng đạ hăn homRầu sày mừa sa tỉ slương điếpMì cằm then van dỏi ná lùm

Rầu sày mừa Văn Quan chài ới!Đông mác hồi căm mừ hẹn cănSle thỉnh tiểng chang slim puồn pạo“Rầu điếp căn chang đông mác hồi!”

Khẩu thâng pác tu viển đạ homHom tằng cốc cuổi, cáy eng, rầy ỏiDú tẩư phạ Văn Quan hom ngứtƯớp slim ki, cấy mảu tua cần!

Slì nẩy mừa Văn Quan chài ới!Khẩu nà, khẩu tấy chắng păn lừaMác hồi nhằng eng, mác mặt đang kheoPhạ đét lương hẹn mùa slu khẩu

Rườn trường slung cải dảo tên ChàiBại noọng đảy slon cằn phja đánNhòng gương chài slon cạ pần cầnXấy tỉ phung Lạng Sơn đây mjảc.

Dịch:

Về Văn Quan

Mình cùng về Văn Quan anh nhé!Thăm vùng quê Bản Hẻo, Trấn NinhĐi Chợ Bãi tìm mua men láỦ rượu nồng làm lễ rước dâu

Hai đứa mình cùng về nơi ấyMới nghe thôi đã nức hương hồiMình tìm về cội nguồn tình tứCủa câu ca vang mãi một thời

Mình cùng về Văn Quan anh nhé!Trong rừng hồi tha thẩn dạo chơiĐể lắng nghe tiếng lòng thao thiết“Ta yêu nhau từ trong rừng hồi!”

Chưa vào nhà đã thơm từ ngõKhóm chuối, đàn gà, bụi mía cũng thơmCả không gian Văn Quan ngào ngạtƯớp tâm hồn, trí tuệ thanh cao

Mùa này về Văn Quan anh ơiLúa sắp chín vàng, ngô sắp vụHồi còn non, mác mật đang xanhNắng vàng ươm hẹn ngày thu hoạch

Mái trường mang tên Anh bề thếNúi bao quanh che chở đàn emBao thế hệ noi gương người cộng sảnXây quê hương Xứ Lạng đẹp giàu!

37Văn nghệXứ Lạng - Số 322-08/2020

MAI THUẬN

Lắng đọng Văn Quan

Về Hữu Lễ tìm trong câu lượnHương hồi thơm xao xuyến men nồngTràng Phái, Tràng Sơn thơm mùi nắngXanh đỏ cánh đồng ớt An Sơn

Ngói âm dương trở mình thao thứcYên Phúc êm đềm tiếng đàn thenNếp nhà sàn bình yên làng cổĐiểm đến hẹn hò xây tương lai

Làng sinh thái một mai thắp lửaBản Nhùng thủy điện sáng bừng lênTrấn Ninh đồng xanh lúa vẫy gọi Quê hương Anh hùng Lương Văn Tri

Tay nắm tay đi giữa rừng hồiChài hát gì mà noọng hồng đôi máGốc đa già vẫn trổ hoa kết tráiHồ bản Nầng - viên ngọc thiên thanh

Bình Phúc, Điềm He tha thiết lời thenMời anh đến cùng em vui chợ hộiCao khô dẻo, những tấm lòng thơm thảoĐể Văn Quan ngan ngát hương hồi.

ĐẶNG HÙNG

Trở lại rừng hồi

Mây bay lãng đãng Tổng HuồngThông reo Nà Xẻn, bụi đường Khánh KhêRừng hồi ở tận bên kiaKỳ Cùng đâu dễ cách chia đôi bờ

Biết ai Khau Mạ mà chờLưng đèo Kéo Tấu đã mơ Bản NhùngChờ đò hay chịu lội sôngCầu kê ghềnh đá mông lung khói chiều

Ruộng bậc thang đứng cheo leoChênh vênh Bản Áng lưng đèo thu sangRừng thu sắp đã nhuốm vàngMùa thu riêng tặng Văn Quan hoa hồi

Khánh Khê ngày ấy em cườiAnh hai mươi tuổi em thời mười lămĐào hào lập chốt Bình TrungTa bên nhau giữ quê hương muôn đời

Đã nghe trong gió hương hồiÁo chàm thấp thoáng một thời thân quenHỡi người Bản Khính - Còn KhiênĐã cho anh những điều không thể ngờ

Anh đi bộ đội xa nhàĐến quê em đấy cũng là quê anhNhà ai khói bếp nghiêng nghiêngBên đường cọn nước quay quên chiều rồi

Xa trông xanh thẳm rừng hồiÔng cha trồng để muôn đời cháu conGiữ rừng hồi mãi ngát hươngĐể hoa hồi đến muôn phương bạn bè

Rừng hồi ngày ấy Khánh KhêAnh theo lối cũ tìm về bên emTâm hồn trong trẻo vẹn nguyênMang tình anh tới tình em rừng hồi

38Văn nghệ

Số 322-08/2020 - Xứ Lạng

HOÀNG QUANG ĐỘ

Đẹp quê xưa

Bản Hẻo nẻo về những đổi thayĐường xưa uốn khúc hương hồi bayLuống mía, nương ngô xanh tươi tốtÂm vang tiếng hát giữa rừng cây.Nhớ tháng ngày xưa, nhớ anh TriCon đường cách mạng mãi kiên trìXứ Lạng cùng anh giành độc lậpTự do, đoàn kết trọn lời thề.Đẹp mái trường, vui lớp chúng emĐiện về sáng bản cả ngày đêmThơm hồi, bùi trám, xanh sắc núiBếp lửa hồn quê mãi êm đềm.Quê hương đất nước thay đổi nhiềuDân giàu, nước mạnh một tình yêuTương lai Đảng chỉ ngời chân lýBước tiếp theo Người trọn tin yêu.

NGUYỄN CHI PHƯƠNG

Với hoa phong lan

Kiêu sa ru gió trên caoHương thơm dìu dịu thoảng vào không gianSắc hoa tô điểm non ngànNhư bầy hoàng hạc họp đàn thanh tao

Thưởng hoa lơ lửng cành caoDịu dàng trong sắc hanh hao nắng vàngNgắm hoa mê mẩn hàng giờPhong lan vẫn cứ ảo mờ thế thôi

Cao xanh em có biết tôi?Mải nghe em hát bỗng trời đổ mưa

Chưa quen! Đành đoạn vu vơBiết đâu! Có dịp! Tình cờ! May ra…Dẫu em là của người taThì tôi vẫn đứng từ xa… ngắm nàng.

CAO BÌNH

Vang khúc khải hoàn

Có một mùa thu ở nước taCông nông trí thức khắp gần xaVùng lên đánh đuổi quân xâm lượcVang khúc khải hoàn bản hùng ca

Bác đọc tuyên ngôn giữa Ba ĐìnhNước nhà độc lập được khai sinhLời Người vang vọng lời sông núiẤm áp thân thương nặng nghĩa tình

Giờ đây lịch sử đã sang trangBản đồ thế giới có Việt NamTừ dân nô lệ nay là chủXây dựng quê hương giữ xóm làng

Hơn bảy chục năm đã trôi quaCánh chim Hồng Lạc vượt phong baNăm châu bốn biển đang chờ đónCập bến xuân đời vạn sắc hoa.

NGUYỄN THỊ BÍCH THUẬN

Nén tâm nhang

Đồng đội bên nhau có một thờiHành quân qua đạn réo bom rơiQua cánh rừng bom thiêu vàng láVượt bao dòng kênh con rạch đêm trường

Đọc thư chung nồng ấm hậu phươngTay nắm chặt tay ngủ qua cơn đóiTrong bão lửa gắn thêm tình đồng độiLòng hẹn lòng luôn sống chết có nhau

Ngày hòa bình se sắt nỗi thương đauNhiều đồng đội vắng trong ngày hội ngộBao nghĩa trang trắng màu bia mộĐể non sông thắm mãi màu cờ

Thống nhất non sông lan tỏa ước mơKhúc khải hoàn ca ngân vang sông núiThắp nén tâm nhang dâng bao đồng độiĐất nước trường xuân mãi nhớ bao người

39Văn nghệXứ Lạng - Số 322-08/2020

Người chiến sĩ thầm lặng bảo vệ bìnhyên trên những tuyến đường

Đại uý Dương Hoàng Anh sinh ra và lớnlên tại Lạng Sơn, trong một gia đình giàutruyền thống văn hoá. Mẹ là Nghệ sĩ Nhândân Thu Hương - nguyên Trưởng đoàn ca -múa - nhạc - kịch tỉnh Lạng Sơn, giọng ca gắnvới rất nhiều ca khúc nổi tiếng về Xứ Lạng,từng giành được nhiều giải thưởng cao tại cáchội diễn chuyên nghiệp trên toàn quốc và địaphương. Đối với Hoàng Anh, mẹ không chỉ làđấng sinh thành, bà còn là người bạn đồnghành, là chỗ dựa bình yên cho anh phấn đấuhọc tập và trưởng thành. Hoàng Anh tự lập từrất sớm, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhàtrường, anh đã xác định con đường học hànhchính là nền tảng, tiền đề cho tương lai, vì vậyanh luôn nỗ lực phấn đấu học tập, rèn luyệnthật tốt.

Tháng 7 năm 2005, Hoàng Anh chínhthức gia nhập lực lượng Công an nhân dân(CAND) tỉnh Lạng Sơn, đảm nhận công táctuyên truyền tại Phòng Công tác Chính trịCông an tỉnh Lạng Sơn. Nhiều năm liền phụtrách dẫn chương trình “Vì An ninh Xứ Lạng”,Hoàng Anh trở thành gương mặt quen thuộc

đối với đông đảo khán giả xem truyền hình.Hơn mười năm gắn bó với công tác tuyêntruyền, Hoàng Anh dần trưởng thành, anh tíchluỹ cho mình kinh nghiệm chuyên môn vữngvàng, đặc biệt là sự tự tin, bản lĩnh khi đứngtrước đám đông và đạt được một số thànhtích cao trong công tác phong trào, đoàn thể:Năm 2015, Hoàng Anh giành được Huychương Vàng tiết mục đơn ca tại Hội diễnnghệ thuật quần chúng CAND lần thứ IX tạiĐiện Biên; Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơntặng Giấy khen vì đã có thành tích xuất sắctham gia Liên hoan phim truyền hình CANDlần thứ X; Năm 2016 đoạt giải Nhất tác phẩmvideo clip trong cuộc thi “Tìm hiểu truyềnthống 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởngthành của lực lượng An ninh nhân dân ViệtNam” do Công an tỉnh Lạng Sơn tổ chức...

Tháng 7 năm 2017, Đại uý Dương HoàngAnh được cấp trên điều chuyển công tác vềPhòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công antỉnh Lạng Sơn, là Phó Đội trưởng Đội Tuyêntruyền, điều tra giải quyết tai nạn giao thôngvà xử lý vi phạm (trước đó, anh là Phó Độitrưởng Đội Điều lệnh, Phòng Công tác Chínhtrị). Với cương vị là Phó Đội trưởng, Hoàng

40Văn nghệ

Số 322-08/2020 - Xứ Lạng

Những nẻo đườngBÌNH YÊN

NgỌC HẰNg - aNH TUẤN - HOÀNg KIêN

Phong cách nhanh nhẹn, nghiêm túc, cẩn trọng với công việc cùng lối ứng xử thôngminh, hài hước, thân thiện, dễ gần và gương mặt điển trai là cảm nhận của chúng tôi khitiếp xúc với Đại uý Dương Hoàng Anh - Phó Đội trưởng Đội Tuyên truyền, điều tra giảiquyết tai nạn và xử lý vi phạm, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Lạng Sơn. Côngviệc như mối lương duyên gắn kết chúng tôi, những người công tác trong các lĩnh vựckhác nhau trở thành những người bạn tri kỉ, đồng hành cùng nhau trên khắp mọi nẻođường của quê hương Xứ Lạng. Trong nhiều chương trình phối hợp với chúng tôi, HoàngAnh luôn trăn trở làm sao để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả, đưa kiến thức pháp luậtvề an toàn giao thông đến gần hơn với người dân, nâng cao ý thức chấp hành của ngườitham gia giao thông, góp phần bảo vệ bình yên trên những tuyến đường...

Anh xác định rõ vai trò gươngmẫu đi đầu, luôn nêu cao tinhthần trách nhiệm trong côngviệc, chú trọng công tác quảnlý, quán xuyến cán bộ chiến sĩtrong Đội thực hiện tốt nhiệmvụ cấp trên giao phó, góp phầnvào thành tích chung của đơnvị, đảm bảo an toàn giaothông, an ninh trật tự trên địabàn tỉnh Lạng Sơn. Đồng thời,anh cũng luôn trau dồi phẩmchất chính trị, giữ gìn lối sốngtrong sáng, lành mạnh, rènluyện tu dưỡng đạo đức, thựchiện theo sáu điều Bác Hồ dạylực lượng CAND: “Đối với tựmình, phải cần, kiệm, liêm,chính; Đối với đồng sự, phảithân ái giúp đỡ; Đối với Chínhphủ, phải tuyệt đối trung thành;Đối với nhân dân, phải kínhtrọng, lễ phép; Đối với côngviệc, phải tận tuỵ; Đối với địch,phải cương quyết khôn khéo”.

Dương Hoàng Anh chiasẻ: “Tôi có thế mạnh là thờigian dài gắn bó với công táctuyên truyền, khi mới chuyểnsang Phòng CSGT, tôi maymắn được lãnh đạo đơn vịphân công phụ trách Đội Tuyêntruyền, điều tra giải quyết tainạn giao thông và xử lý viphạm. Công việc mới đòi hỏikiến thức chuyên sâu về lựclượng CSGT nên tôi đã chủđộng tự nghiên cứu, tìm hiểuvà cầu thị từ các lãnh đạo,những đồng nghiệp có kinhnghiệm, nhiều năm gắn bó vớicông việc này. Công tác tuyêntruyền ATGT mang đến cho tôinhiều trải nghiệm mới mẻ, sựhứng khởi trong công việc”.

Tham gia nhiều chươngtrình tuyên truyền theo mô

41Văn nghệXứ Lạng - Số 322-08/2020

Đại úy Dương Hoàng Anh hướng dẫn các em học sinh đội mũ bảohiểm đúng cách.

hình cũ, Hoàng Anh nhận thấy người nghe, nhất là học sinh,đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa không mấy tập trung khicán bộ tuyên truyền CSGT cứ giảng luật một cách khô khan.Sau nhiều ngày trăn trở, nghiên cứu, tìm tòi anh đề xuất vớilãnh đạo đơn vị cho phép triển khai công tác tuyên truyềntheo hình thức sân khấu hóa, tổ chức thành các buổi ngoạikhóa trong nhà trường, biến kiến thức pháp luật thành nhữngtình huống đố vui, hỏi đáp có thưởng. Hoàng Anh cũng trựctiếp xuống các trường phối hợp với thầy cô hướng dẫn cácem học sinh tổ chức tìm hiểu pháp luật về ATGT qua các tiểuphẩm, xây dựng các tình huống giao thông vừa vui nhộn lạimang thông điệp sâu sắc, tạo cho các em sự hứng khởi,trang bị cho các em nền móng ban đầu để xây dựng văn hóagiao thông. Em Vũ Ngọc Yến Nhi, học sinh lớp 8, trườngTrung học cơ sở Tam Thanh hào hứng chia sẻ: “Mỗi lần chúHoàng Anh cảnh sát giao thông đến trường tuyên truyền cáckiến thức giao thông chúng em rất thích. Chú ấy giảng vừadễ hiểu lại vui vẻ hài hước nên chúng em rất dễ tiếp thu. Nhờnhững buổi ngoại khóa như thế, chúng em tự nhủ mỗi khi rađường thì ý thức của mỗi người vẫn là quan trọng nhất”.

Đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khókhăn, trước mỗi buổi phối hợp tuyên truyền, Hoàng Anh đềutìm hiểu, nghiên cứu kĩ càng về địa bàn, các tuyến giao thông,các khu vực tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông cũngnhư thói quen khi tham gia giao thông của bà con để đưa vàothuyết giảng, giúp bà con dễ dàng nắm bắt kiến thức, đặc biệtlà các quy định mới của pháp luật, có kỹ năng tham gia giaothông an toàn. Để đưa kiến thức pháp luật về an toàn giaothông đến gần hơn với bà con dân tộc thiểu số, tháng 7 năm2018, Đại úy Dương Hoàng Anh trực tiếp tham mưu cho lãnh

đạo phòng CSGT ý tưởng xâydựng phim khoa giáo về ATGTnông thôn và ATGT đô thị vớicác tình huống giao thông trênđịa bàn nông thôn, các hành vivi phạm mà người dân thườngmắc phải, phối hợp với Trungtâm phát hành phim và chiếubóng thuộc Sở Văn hóa, Thểthao và Du lịch tiến hành trìnhchiếu các clip tuyên truyền antoàn giao thông với thời lượng10 phút ngay trước nhữngbuổi chiếu bóng tại cơ sở. Ýtưởng này chú trọng vào việcnâng cao chất lượng nội dungtuyên truyền, đặc biệt nhữngthông tin mới về luật Giaothông đường bộ được cậpnhật thường xuyên, liên tục đãmang đến những hiệu quả tíchcực, đặc biệt được bà con dântộc thiểu số, vùng sâu vùng xađón nhận nhiệt tình.“Đi xemphim lại còn được xem cảnhbáo về an toàn giao thông nữatôi thấy rất bổ ích. Bà con vùngnông thôn chúng tôi nhiều khihiểu biết còn hạn chế, nhữngcái này tôi thấy rất hay, monglà cứ mỗi tháng được xem mộtvài lần thì tốt!” - Anh HoàngVăn Cường, xã Tú Đoạn,huyện Lộc Bình háo hức chiasẻ trong một buổi chiếu bóngtại ngay xã trong tháng 8 năm2019 vừa qua.

Phòng CSGT Công an tỉnhLạng Sơn - nơi Hoàng Anhcông tác là cơ quan trực tiếpphối hợp với Đài Phát thanh vàTruyền hình (PT - TH) tỉnhLạng Sơn trong công tác tuyêntruyền đảm bảo trật tự an toàngiao thông, chuyên mục “Antoàn giao thông” được phátđịnh kỳ mỗi tuần 3 số, mỗi số

42Văn nghệ

Số 322-08/2020 - Xứ Lạng

Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh thăm và tặng quà gia đìnhhoàn cảnh khó khăn tại xã Nhân Lý, huyện Chi Lăng.

thời lượng 10 phút. Năm 2017, khi mới nhận công tác tại đơnvị, Hoàng Anh đã nghiên cứu, tham mưu cho lãnh đạo phòngCSGT phối hợp với phòng Thời sự của Đài PT - TH tỉnh xâydựng chuyên mục mới: “An toàn giao thông - Những điều cầnbiết”. Chương trình được phát sóng vào tối Chủ nhật hàng tuần,mô phỏng các tình huống nguy hiểm thường gặp nhằm giúpngười dân biết cách phòng tránh, nâng cao kiến thức pháp luậtan toàn giao thông. Anh cũng đồng thời là một trong nhữngngười dẫn chương trình (MC) chính của chuyên mục và để lạinhiều ấn tượng tốt đẹp đối với các khán giả xem truyền hình.Chuyên mục như một luồng gió mới được đông đảo khán giảđón nhận nhiệt tình, góp phần thiết thực vào việc nâng cao ýthức trách nhiệm an toàn giao thông trong đời sống cộng đồng,giảm thiểu đáng kể tình trạng tai nạn an toàn giao thông trênđịa bàn. Khoảng một năm trở lại đây, chương trình tạm dừngphát sóng trong sự tiếc nuối của đông đảo bạn xem truyền hình.Cùng với đó, một cảm giác hụt hẫng kéo dài khá lâu với chúngtôi - Những thành viên trong ê kíp thực hiện chuyên mục “Antoàn giao thông - những điều cần biết” sau hai năm gắn bó.Nhưng chúng tôi tin rằng hiệu quả thiết thực của nó vẫn tồn tạivà biết đâu trong tương lai có điều bất ngờ xuất hiện bởi trongtrái tim của người chiến sĩ áo vàng ấy luôn sục sôi bầu nhiệthuyết, anh luôn canh cánh trong lòng “Làm thế nào để công táctuyên truyền đạt hiệu quả để nâng cao kiến thức, ý thức củangười dân khi tham gia giao thông, giữ gìn bình yên trên nhữngtuyến đường?”.

Xác định công tác xử lý vi phạm hànhchính về Trật tự An toàn giao thông (TTATGT)là bộ phận nhạy cảm phức tạp, Đại úy HoàngAnh và các chỉ huy Đội thường xuyên quantâm, kiểm tra, đôn đốc các cán bộ chiến sĩthực hiện nghiêm túc quy trình công tác, theođúng quy định pháp luật, nêu cao tinh thần “vìdân phục vụ”, hạn chế tối đa những sai sót,tiêu cực phát sinh. Đồng thời, thực hiệnnghiêm túc công tác ứng trực, cập nhật nắmbắt kịp thời thông tin về tai nạn giao thôngtrên địa bàn tỉnh để làm cơ sở tham mưu choBan An toàn giao thông tỉnh, lãnh đạo Côngan tỉnh trong việc triển khai hiệu quả quản lýtrong công tác kiểm soát TTATGT trên địa bàntỉnh Lạng Sơn.

Thượng tá Nguyễn Thành Dùng, nguyênPhó Trưởng Phòng CSGT Công an tỉnh LạngSơn đã nghỉ hưu từ ngày 1 tháng 5 năm 2019,là cấp trên của Đại úy Dương Hoàng Anh khianh nhận công tác tại phòng CSGT từ năm2017 chia sẻ với chúng tôi:

- Khi Hoàng Anh mới chuyển công tác vềđơn vị, chúng tôi đã nhận thấy ở Hoàng Anhcó một tố chất năng động, sáng tạo, dám nghĩdám làm và rất trách nhiệm. Chính vì vậy, mặcdù lúc ấy Hoàng Anh còn trẻ nhưng lãnh đạođơn vị đã quyết định phân công Đại úy DươngHoàng Anh phụ trách Đội Tuyên truyền, điềutra giải quyết tai nạn giao thông và xử lý viphạm, phải nói rằng Hoàng Anh đã không phụsự kỳ vọng của lãnh đạo đơn vị.

Không chỉ được nhân dân tin yêu, mếnmộ, những đóng góp của chàng Đại úyDương Hoàng Anh trong cuộc chiến thầmlặng đẩy lùi tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnhLạng Sơn còn được đồng chí, đồng đội đánhgiá rất cao. Thượng tá Đặng Thái Thành, PhóTrưởng Phòng CSGT, Công an tỉnh Lạng Sơnnhận định:

- Từ khi Hoàng Anh đảm nhiệm công táctuyên truyền của đơn vị, lực lượng như có mộtluồng gió mới rất hào sảng mà gần gũi. Hoạtđộng tuyên truyền có dấu ấn của Hoàng Anhngày càng chính quy, trách nhiệm và mang lạihiệu quả rất thiết thực. Hoàng Anh vốn có

năng khiếu diễn đạt rất tốt, lại nhanh nhẹn,sáng tạo, sử dụng thành thạo công nghệ nênmỗi lần giao việc chúng tôi rất yên tâm.

Trong công tác kiểm soát, đảm bảoTTATGT trên địa bàn tỉnh,những đóng gópcủa tập thể cán bộ, chiến sĩ phòng CSGTCông an tỉnh Lạng Sơn được cấp trên ghinhận và đánh giá cao. Cuối năm 2018, tại Hộinghị sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 02 ngày3/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Công an về tăngcường công tác đảm bảo trật tự ATGT của lựclượng CAND trong tình hình mới, Lạng Sơnluôn nằm trong nhóm giảm trên 20% số ngườichết của cả nước. Phòng CSGT - nơi HoàngAnh công tác từ năm 2013 luôn đạt danh hiệuđơn vị Quyết thắng. Thành tích ấy ngày càngđược củng cố khi trong 6 tháng đầu năm2020, Lạng Sơn tiếp tục nằm trong nhóm cáctỉnh, thành phố giảm cả ba tiêu chí về số vụtai nạn giao thông, số người chết và số ngườibị thương. Trong đó có cả sự nỗ lực khôngngừng nghỉ của Đại úy trẻ Dương Hoàng Anh,năm 2018 anh đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đuacơ sở”, được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnhLạng Sơn tặng Bằng khen vì đã có thành tíchxuất sắc trong công tác bảo đảm TTATGT trênđịa bàn tỉnh; Giám đốc Công an tỉnh tặng Giấykhen vì có thành tích xuất sắc trong thực hiệnphong trào "Thanh niên CAND học tập, thựchiện 6 điều Bác Hồ dạy" giai đoạn 2008 -2018; Đạt danh hiệu Chiến sĩ tiên tiến cácnăm 2017, 2019...

Một trái tim ấm áp, sẻ chiaPhòng CSGT - nơi Hoàng Anh công tác là

một tập thể giàu truyền thống tương thân,tương ái với nhiều nghĩa cử cao đẹp, ấm áptình người. Trong nhiều năm qua, đơn vịthường xuyên phối hợp với các sở, ban,ngành trên địa bàn thực hiện công tác nhânđạo với nhiều chương trình thiện nguyện đếncác vùng sâu vùng xa, hỗ trợ cho những hoàncảnh khó khăn, không nơi nương tựa. Trongcác chương trình đó, Đại úy Dương HoàngAnh luôn là thành viên tích cực. Hàng năm, cánhân Hoàng Anh phối hợp thực hiện khôngdưới 10 chương trình thiện nguyện của đơnvị và Công an tỉnh tổ chức.

43Văn nghệXứ Lạng - Số 322-08/2020

Đặc biệt, trong mỗi cuộc tuyên truyền tạicác trường học, Hoàng Anh chủ động kêu gọicác nhà hảo tâm ủng hộ, quyên góp các phầnquà và cả tiền mặt để dành tặng cho nhàtrường và các em học sinh, nhất là tại nhữngtrường vùng sâu, vùng xa còn nhiều khókhăn. Quà tặng chủ yếu là vở, bút, mũ bảohiểm, giày dép, quần áo mới. Mỗi lần đượctận tay trao những phần quà ấy cho nhữngem học sinh có hoàn cảnh khó khăn, HoàngAnh cảm thấy ấm lòng vì mình đã phần nàogiúp các em vơi bớt khó khăn, tiếp sức chocác em thêm tinh thần vươn lên trong học tập.Đối với địa bàn các khu dân cư, ngay sau buổituyên truyền, anh cũng đều bố trí các phầnquà dành tặng cho những hộ gia đình có hoàncảnh đặc biệt khó khăn.

Chia sẻ với chúng tôi, Đại úy tâm đắc nhấtlà chương trình thiện nguyện “Đường điện anninh liên thôn” do Phòng CSGT hỗ trợ hoàntoàn kinh phí, được thực hiện tại thôn LạngGiai A và Lạng Giai B, thuộc xã Nhân Lý,huyện Chi Lăng vào tháng 8 năm 2018;Chương trình này tiếp tục được thực hiện tạixã Tri Phương, huyện Tràng Định góp phầnthắp sáng những con đường vùng nông thôn,hẻo lánh, đảm bảo an toàn giao thông cho bàcon yên tâm di chuyển.

Là Ủy viên Ban thường vụ Đoàn thanhniên Công an tỉnh được giao nhiệm vụ phụtrách quản lý công tác đoàn, phong trào thanhniên các cơ sở Đoàn PC06, PC07, PC08,Công an các huyện Chi Lăng, Hữu Lũng, Đạiúy Dương Hoàng Anh luôn gương mẫu, điđầu trong các phong trào do Tỉnh đoàn LạngSơn và Đoàn thanh niên Công an tỉnh phátđộng. Trong thời gian qua, anh luôn hướngdẫn, chỉ đạo các cơ sở Đoàn thực hiện tốt cácphong trào đoàn theo chỉ đạo của cấp trên.Bản thân Hoàng Anh cũng luôn nhiệt thànhtham gia các phong trào văn hóa, văn nghệ,thể dục thể thao do các đơn vị trong và ngoàingành tổ chức phát động.

Được thừa hưởng năng khiếu văn nghệtừ mẹ, Hoàng Anh là cây văn nghệ chủ lựccủa lực lượng CSGT cũng như toàn ngànhCAND tỉnh Lạng Sơn. Trong quá trình tậpluyện cho các kỳ hội diễn, Hoàng Anh vừa là

người trực tiếp tham gia, vừa là người thammưu cho đơn vị dàn dựng các tiết mục hay,có chất lượng và góp phần mang về nhiềuthành tích cho đơn vị. Năm 2018, tại Hội diễnNghệ thuật quần chúng CAND lần thứ X tổchức tại tỉnh Bắc Giang (tháng 3 năm 2018)Đoàn Nghệ thuật quần chúng Công an tỉnhLạng Sơn đoạt giải Nhì toàn đoàn với 1 giảiA, 2 giải B, 3 giải C; Tại Hội diễn NTQC CANDlần thứ XI tại Sơn La (tháng 5 năm 2020),Công an tỉnh Lạng Sơn đoạt giải Ba toàn đoànvới 1 giải A, 2 giải B, 2 giải C - trong đó tiếtmục song ca nam nữ Hoàng Anh tham giađược giải A… Qua những cuộc thi như vậy,Hoàng Anh tôi luyện bản lĩnh, sự tự tin vàquan trọng hơn là anh đã đem hình ảnh đấtvà người Xứ Lạng quảng bá rộng rãi qua cácca khúc về quê hương. Tuy công việc vô cùngbận rộn bởi hàng ngày làm công tác chuyênmôn, tối đến lại bố trí để tập luyện, nhiều khikhông có thời gian lo cho gia đình nhưngHoàng Anh vẫn luôn đặt công việc, nhiệm vụlên hàng đầu. Thượng uý Phạm Vân Anh, Chủtịch Hội Phụ nữ phòng CSGT Công an tỉnhLạng Sơn cho biết: “Đại uý Dương Hoàng Anhlà người có kinh nghiệm, nhiệt tình trong côngviệc, đặc biệt rất có năng khiếu văn nghệ.Trong hoạt động thiện nguyện anh cũng luônnăng nổ, khéo léo, biết huy động sức mạnhcủa tập thể cùng chung tay góp sức hỗ trợ chonhững cảnh đời khó khăn, bất hạnh...”.

Để thực hiện được bài viết này chúng tôimất khá nhiều thời gian mới thuyết phục đượcĐại úy Dương Hoàng Anh mở lòng chia sẻ.Có lẽ, truyền thống của lực lượng vũ trangnhân dân là thế, dù cho họ luôn cống hiến hếtmình, trải qua bao khó khăn, hiểm nguy, thậmchí hi sinh cả hạnh phúc riêng tư để làm trònnghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn bình yên chocuộc sống của nhân dân thế nhưng họ vẫn chỉmuốn sống khiêm nhường, giản dị lặng lẽ âmthầm làm nên những chiến công. Chúng tôi hivọng rằng qua câu chuyện giản dị này, cácđộc giả sẽ hiểu hơn về cuộc sống của ngườichiến sĩ CSGT luôn lặng thầm bảo vệ bìnhyên trên các tuyến đường.

(Ảnh trong bài: Do nhóm tác giả bài viếtcung cấp)

44Văn nghệ

Số 322-08/2020 - Xứ Lạng

45Văn nghệXứ Lạng - Số 322-08/2020

Đã hai đêm rồi Sừakhông ra hủm SủSung câu cá. Đối

với những cô gái đi xúctép, những cậu con trai điđánh cá đêm, những đôitrai gái hẹn hò nhau ngoàibờ suối, hình ảnh Sừa ngồicâu cá đêm ở bờ hủm SủSung đã trở nên quenthuộc. Đêm nào cũng thế,dù tạnh ráo hay mưa, Sừađều ra ngồi duy nhất mộtchỗ, ấy là hòn đá to nhưcon trâu nằm ngủ dưới gốccây bồ quân bên hủm SủSung. Vậy mà không hiểusao đã hai đêm nay khôngcòn thấy Sừa ngồi câu ởđó nữa. Hay anh Sừa đãbỏ đi cái hủm khác cónhiều cá hơn? Hoặc anhấy đã chán câu cá rồi?Những cô gái đi xúc tép,những chàng trai đi quăngchài đêm hỏi nhau như vậy

Thực ra không phảiSừa bỏ đi câu ở hủm khác,cũng không phải Sừa đãchán đi câu. Sừa đang ốmnặng. Sừa ốm, kể cũng lạ.Năm nay tuy đã hơn bốnmươi tuổi, nhưng nhìnSừa còn chắc khỏe, vâmváp hơn cả những thanhniên mười tám, hai mươi.Hai cánh tay vẫn cuộnxoắn những bắp thịt rắnchắc, gân guốc như cây gỗcộc chìa già trên núi Sắng,ngực Sừa bạnh đỏ, nở

HỒN PIÊUTruyện ngắn của KIỀU DUY KHÁNH

Minh họa: HOÀNG ĐIỂM

căng như tảng đá gan gà dưới chân núi Khau Chia. Sừa ốmkhông phải do bệnh tật gì mà ốm chỉ vì một cơn gió. Cơn gió đêmchỉ lào thào với hàng lau bạc như tiếng nói thầm của đôi trai gáiyêu nhau, mỏng và nhẹ như ánh đom đóm khuya mà khiến Sừangã gục ngay ở chân cầu thang khi đang xách xâu cá nặng hồ hởichuẩn bị bước lên. Cũng may trước lúc bất tỉnh, Sừa kịp ú ớ lênvài tiếng. Tươn còn thức chờ chồng nghe tiếng ú ớ gọi vội chạyra hô hoán hàng xóm đỡ vội chồng vào nhà.

Bây giờ thì Sừa rệu rã như cây rau non bị phơi ngoài nắng.Mồm Sừa méo lệch, chân tay mềm oặt như bị rút hết xương,

không nhúc nhích cử động được. Sừa cứ nằmbất động thế, đôi mắt lờ đờ nhìn như bám lấytừng thanh tre, từng cái lá gianh lợp trên mái.Thỉnh thoảng mới chợp mắt được một tí thì lạichìm vào những giấc mơ dài lê thê như dòngnước nhỏ len lỏi chảy trên những vách đáchông chênh, dài khúc khuỷu trên sườn núiPó Bua. Sừa mơ thấy mình còn là một chàngtrai trẻ của mấy chục năm trước đang ngồicâu bên bờ hủm Sủ Sung.

*Không biết cái hủm Sủ Sung đã trở nên

quen thuộc với Sừa từ khi nào. Sừa chỉ biếttừ ngày Sừa cùng bè bạn trong bản đi câu cáđêm, Sừa thường xuống hủm Sủ Sung câucá. Những thằng bạn cùng đi với Sừa, chúngchỉ ngồi câu một lúc, cây cỏ còn chưa kịpquen hơi mà không thấy cá cắn là vác cần bỏđi thả mồi chỗ khác. Sừa không hay chạynhảy như bọn bạn mà chỉ ngồi lì một chỗ. Thếmà lần nào đi câu về, Sừa cũng được nhiềucá nhất bọn.

Hòn đá chông chênh bên bờ hủm SủSung xù xì góc cạnh, ngày Sừa mới ngồi đauhết cả mông, thế mà bây giờ hòn đá thànhnhẵn thín, tròn hoay như hòn đá cuội dướinước.

Bên bờ hủm Sủ Sung, cạnh hòn đá cómột cây bồ quân cao bằng đầu Sừa. Mỗi lầncâu được cá, Sừa lại xâu vào cái lạt treo lêncành cây. Có đêm gặp trời mưa, Sừa khôngchạy về mà ngắt mấy tàu lá ráy gần đó phủlên ngọn cây rồi chui vào gốc tiếp tục ngồicâu. Mưa xuống, cá đi ăn nhiều, chỉ ngồi mộtlúc, Sừa đã câu được một xâu cá nặng.

Thời gian cứ lặng lẽ trôi, Sừa cứ lớn lêncùng cây bồ quân bên bờ suối. Hòn đá Sừangồi thì cứ mòn đi dần. Tròn và nhẵn bóng.

Thấm thoát, tuổi thơ của Sừa đã trôi quatừ khi nào. Cây bồ quân giờ đã cao vút bằngnóc nhà sàn, Sừa cũng đã lớn vổng lên thànhmột chàng trai to cao, vạm vỡ.

Từ khi ánh mắt biết nhìn theo những côgái xinh, đêm cứ ngẩn ngơ nằm nghĩ đếnngười mình thích, Sừa cũng không còn váccần ra hủm Sủ Sung câu nữa. Đêm đêm, Sừacùng các bạn kéo nhau đi khắp các bản, nhà

nào có con gái là cả lũ kéo nhau lên làm quen,cùng ngồi bên bếp lửa nói chuyện rôm rả đếncạn cả đêm mà vẫn chẳng muốn về.

Sừa gặp Tươn trong đêm hạn khuống ởbản Cò Chịa. Chỉ hát đối cùng nhau có mộtbài, cùng uống với nhau có một chén rượusắn mà từ đó Sừa cứ vẩn vơ nghĩ tới Tươn,nhớ đến làn da trắng hồng như quả trứng gàđẻ non đặt trước ánh đèn trong đêm tối.Nhưng Sừa nhớ nhất là cái vết chàm đỏ tươinhư bông hoa săng chiều nắng trên cái cổcao và trắng. Mái tóc dài và đen thơm mùinước gạo luôn buông dài, chỉ mỗi khi Tươnvô tình đưa tay vén ngược mái tóc ra sau mớiđể lộ ra cái chấm đỏ tươi duyên dáng. Nhưngcũng chỉ để lộ ra vừa kịp một ánh nhìn bângkhuâng, sau đó mái tóc đen lại tràn xuống,che vội đi, đầy thẹn thùng và ý tứ. Tươn đãxinh gái lại còn chăm chỉ và giỏi thêu thùa, dệtvải. Mẹ vẫn bảo: Người Thái ta, đàn ông thìphải giỏi quăng chài săn thú, đàn bà phảikhéo “hệt nung hệt non”(*). Mẹ dạy Tươn tậpthêu khăn piêu từ lúc Tươn còn thấp như cáichõ xôi trên bếp. Cái khăn đầu tiên mẹ bắtphải thêu thật kĩ, thật đẹp. Piêu đầu tiên là cáipiêu để mọi người biết cái khéo của mày đấycon gái à. Nó là cái khăn linh thiêng nhất, là“Mặc piêu”(**) vì nó giữ cái hồn của ngườicon gái đã làm ra nó. Piêu này không tặngcho mẹ cho cha, không tặng cho chị cho côngày về nhà chồng. Piêu này chỉ để dànhtặng cho người con trai mình hợp mình yêu,muốn cùng chung chăn chung gối. Tặng cáipiêu này cho người mình ưng thì nó sẽ giữcái hồn hai người lại với nhau mãi mãi. Mỗiđêm dạy Tươn thêu khăn bên bếp lửa, mẹvẫn bảo như thế.

Tươn đã thêu xong cái khăn “Mặc piêu”khiến mẹ ưng bụng. Bây giờ trên gác nhàTươn đã có bao nhiêu cái gối thêu đẹp, baocái đệm bông lau cuộn tròn, bao cái khăn piêucòn thơm mùi chàm nằm đợi ngày Tươn đemvề biếu bố mẹ, họ hàng nhà chồng. Thanhniên bản Cò Chịa rồi thanh niên các bản gầnxa đứng tắm sương đêm bao mùa trăng, thổinhững bài khèn bè tình tứ nhất nhưng Tươnchưa bao giờ tự mở cánh cửa Quản, bao

46Văn nghệ

Số 322-08/2020 - Xứ Lạng

nhiêu cái gậy chọc sàn cứ cầm đi lại đem vềmà miếng gỗ vuông chỗ Tươn nằm chưa mộtlần đẩy bật được lên để chạm vào cái eo lẳntròn thao thức. Cái khăn “Mặc piêu” vẫn nằmngủ ngon trong cái hòm gỗ đỏ.

Từ hôm gặp Tươn bên sàn hạn khuống,Sừa lúc nào cũng như con cáo bị say ánh đèncủa thợ săn, ngơ ngơ ngẩn ngẩn. Nghĩ tớiTươn cả lúc làm nương, lúc đi săn, khi đánhcá. Rồi mơ thấy Tươn cả trong từng giấc ngủ.Nghĩ tới Tươn rồi lại chỉ mong trời mau tối đểtìm đến nhà làm quen. Tươn ở tận bản CòChịa, đi bộ từ nhà Sừa đến nhà Tươn bằngthời gian nướng chín một con lợn lòi. Thế màđêm nào Sừa cũng mặc bộ quần áo đẹp nhất,đem cái khèn bè đến dưới cầu thang nhàTươn thổi. Tiếng khèn như có lửa khiến đôimá Tươn đã đỏ càng thêm ửng hồng. Tiếngkhèn khiến Tươn ngồi thêu bên bếp lửa hồngcứ đứng lên lại ngồi xuống. Cuộn chỉ màuthêu khăn chưa hết một nửa mà Tươn đã vàonhà lấy cuộn khác. Tươn nổi tiếng thêu khănpiêu đẹp nhất bản, thế mà tiếng khèn nỉ non,run rẩy đã làm những đường hoa văn khôngthành hình quả trám núi, cái cút piêu khôngcòn được tròn như quả Pắc rừng. Có lúc cònnhầm mất cả màu chỉ, lại tháo ra thêu lại, cứtháo lại thêu đến hết đêm mà chưa xong đượccái khăn piêu.

Tiếng khèn bè càng về khuya càng giụcgiã những âm sắc yêu thương. Quả tim trongngực Tươn càng đập nhanh hơn, mạnh hơn,thập thình như tiếng trống đất sau ngày mưacủa lũ trẻ chăn bò. Tiếng thở gấp và nhanhkhiến hai bầu ngực lẳn tròn, nhú nhíu tronglớp áo cóm phập phồng bị đẩy căng dần lênnhư muốn dứt tung cả hàng cúc bạc. NhưngTươn cố ghìm tiếng thở, vẫn luống cuống ngồithêu, mặc cho cái khăn bị hỏng, mặc tiếngkhèn bè ướt lạnh sương đêm.

Nhưng tiếng khèn bè đêm nào cũng nỉnon tới tận khi con gà te te gáy sáng khiếnnhững cuộn chỉ màu càng rối bung, Tươnkhông còn thêu nổi nữa. Tiếng khèn khắckhoải gọi đến đêm thứ năm thì Tươn khẽ đivào giường, mở cái hòm gỗ đỏ, lấy ra cái

“Mặc piêu”, ngập ngừng, khe khẽ bước ra mởcửa. Đứng trên bậc cầu thang thứ chín, Tươnquàng cái khăn lên cổ mình, nắm hai đầukhăn dang ra như hai cánh chim sắp cất cánhbay. Tiếng khèn cuống quýt rồi dừng tắt, Sừabước nhanh lên cầu…

Những đêm sau, không còn tiếng khèn bèkhắc khoải. Bên bếp lửa hồng đêm, chỉ cótiếng thì thầm rất mỏng thôi mà ấm nóng hơnhòn than rực đỏ.

Đêm nay, đợi cho bố mẹ Tươn đã ngủsay, bếp than hồng cũng sắp tàn, Sừa nắmtay Tươn, hai người lặng lẽ đi ra ngoài hủmSủ Sung. Giữa tiếng suối chảy ầm ồ như reo,giữa lóng lánh ánh trăng tràn trên mặt nướcdưới hủm Sủ Sung nhìn như một chú cákhổng lồ đang nằm nghiêng khoe những cáivảy sáng lấp lánh, Sừa run rẩy nói những lờiđã chuẩn bị từ lâu mà chưa dám nói. Tươn imlặng mà trong lòng như quả còn bay ngày tết.Ngập ngừng khẽ nghiêng đầu về phía vaiSừa. Bàn tay thô ráp, chai sần của Sừa nắmlấy bàn tay mềm mại như cánh hoa Săng củaTươn run rẩy, luýnh quýnh.

Cơn gió đêm tinh nghịch ve vuốt tán câybồ quân rì rào nghe như tiếng reo mừng. Sừanhìn cây bồ quân. Dưới ánh trăng khuya sángnhư mảnh bạc vừa lấy ra từ lò lửa, Sừa bấtngờ thấy cây bồ quân sai trĩu quả. Mấy thángrồi Sừa không ra hủm Sủ Sung nên cây bồquân ra hoa, kết quả từ lúc nào mà Sừa khôngbiết. Những quả bồ quân to như quả mận tímsai lúc lỉu uốn cong cành. Sừa hái một vốc quảchín đem đến cho Tươn. Những trái bồ quânchưa chín tới vừa có vị chan chát vừa nhăngnhắng ngọt mà hôm nay thấy sao ngon thế.

Hơi lạnh từ rừng xa thổi về, hơi lạnh từdòng suối bốc lên ngày càng đậm. Sừa vàTươn cứ ngồi sát mãi vào nhau. Không biếttừ bao giờ, đôi môi bỏng rẫy những khátkhao đã tìm thấy nhau, xoắn vào nhau,cuống quýt. Nụ hôn đầu của một mối tình đầucó vị ngòn ngọt, chan chát, bùi bùi của quảbồ quân vụ bói.

Bất ngờ, Tươn tháo cái “Mặc piêu” trênđầu, quàng vội lên cổ Sừa rồi thẹn thùng chạy

47Văn nghệXứ Lạng - Số 322-08/2020

vụt về nhà khiến Sừa cứ đứng nhìn theo ngẩnngơ mãi...

Đợi đúng mùa cây ban rụng hạt, Sừa giụcbố mẹ nhờ ông mối đem một đôi rượu, mộtđôi gà đến xin phép bố mẹ Tươn cho làm lễ“Pay khươi” để Sừa đến nằm ở Quản. Nhưngrồi hết ba năm ở rể, lễ chung chăn gối đã quamấy mùa cây dẻ gai rụng hạt, hai nhà đã làmlễ cưới xuống để đón Tươn về nhà Sừa làmdâu mấy năm mà cái bụng Tươn vẫn cứ lẳntròn mịn trắng như khúc chuối rừng bóc vỏ,chẳng thấy to lên.

Bố mẹ Sừa mời thầy cúng về cúng mấyngày trời, uống bao nhiêu ấm thuốc cây rừngcủa những người biết hái thuốc giỏi khắpvùng mà cũng không thấy khác ở trong người.Nghe có người mách, Sừa bán con trâu to duynhất trong nhà lấy tiền rồi nhờ bố vợ cùng đixuống tận Hà Nội. Nhờ mấy người xe ôm giớithiệu, hai vợ chồng được đưa đến một phòngkhám lớn nhất để khám.

Anh bác sĩ tuổi cũng ngang tuổi Sừa,nhưng trắng trẻo và có đôi mắt mỏng như cáilá gianh non. Vừa nhìn thấy Tươn, bác sĩ đãngẩn ra những tưởng tượng.

Hai vợ chồng Tươn được đưa vào haiphòng riêng biệt. Sừa được một ông bác sĩgià mới nghỉ hưu khám, Bác sĩ trẻ và trắngtrẻo có đôi mắt như cái lá gianh non thì khámcho Tươn. Nhìn Tươn nằm ngoan ngoãn trêncái giường con đợi khám, đôi mắt bác sĩ trẻnhìn cứ như xoa, như vuốt từ đầu đến chânTươn. Bàn tay vừa mềm, vừa lạnh vừa ươnướt cứ lướt nhẹ trên cái cổ trắng mịn có mộtvết bớt đỏ tươi, giọng bác sĩ cứ như lạc đi,hổn hển. Đẹp… đẹp quá… cái vết son này làvết son phú quý an nhàn đây…Thế này mà lạiở tận cái xó núi khỉ ho cò chết rét, phí của giời.

Sau mấy ngày khám rồi xét nghiệm, chờđợi, cuối cùng ông bác sĩ già gọi riêng Sừa vàbố vợ vào phòng thông báo kết quả...

Từ ngày ở bệnh viện về, Sừa như ngườiđi rừng bị ma bắt mất hết vía. Sừa ít ăn, ít nói,ít cười. Sáng nào Sừa cũng khật khừ bên bếplửa với bát rượu sắn và cái điếu cày. Bác sĩbảo thế nào? Bao giờ thì mình mới có đứacon? Tươn đã hỏi câu ấy bao nhiêu lần mà

Sừa chỉ ngồi lặng như hòn đá núi. Tươn khócsuốt một đêm, rồi khóc hai đêm, mắt sưngbầm tím như có hai quả bồ quân đeo vào.Tiếng khóc thút thít hàng đêm của Tươn khiếnSừa không thể làm hòn đá mãi. Cánh tay cứngnhư cây gỗ mạy cu ôm ghì lấy Tươn, cái giọngthì nghẹn đứt như muốn mủng ra được nước.Tôi không có được con đâu Tươn ạ, bác sĩbảo thế. Cũng không chữa được đâu. NhưngTươn đừng bỏ tôi, đừng đi tìm người khác…

Chuyện Sừa không thể có con chẳng mấychốc đã đi khắp bản Chờ Lồng, loang đến bảnCò Chịa, nhanh như đổ lọ mỡ nóng xuốngdòng nước xiết. Mẹ Tươn gọi con về chơi,bảo:

- Thằng Sừa nó không có được con, thếthì mày phải nghĩ đấy. Lúc già không cònxuống ruộng cấy được lúa, không leo nươngtrồng được ngô thì ai nuôi? Khi chết đi khôngcó ai lấy quần áo phòng tuổi già mà mặc chođâu. Cái thằng Ứng nó vẫn hay đến nhà mìnhchơi, cứ gọi ta là Ềm đấy. Khổ cho nó quá…

Ứng cùng bản với Tươn, Ứng thích Tươntừ ngày Tươn còn ở nhà với bố mẹ. Sau khiTươn lấy chồng rồi, Ứng vẫn không đi lấy vợ.Mỗi lần thấy Tươn về thăm mẹ, Ứng lại sangchơi. Tươn giữ ý không ngồi nói chuyện vớiỨng, Ứng vẫn kệ, lặng lẽ ngồi bên bếp lửacho đến nửa đêm. Bố mẹ thương muốn Ứngđợi Sưởi, em gái Tươn lớn lên sẽ gả cho,nhưng Ứng không thích mà Sưởi còn trẻ cũngcòn chưa biết gì.

Tươn hiểu ý mẹ nên vội nói lảng sangchuyện khác. Dù Sừa không thể có con Tươnvẫn yêu Sừa, thương Sừa, không muốn bỏSừa. Nhưng từ hôm ở nhà mẹ về, những đêmkhuya mất ngủ, Tươn lại hay vẩn vơ nghĩngợi. Dù không muốn nhưng đôi lúc hình ảnhỨng lại cứ lởn vởn ở trong đầu. Cố nén thậtnhẹ những tiếng thở dài để Sừa không nghethấy. Tiếng thở dài bị nén thì chỉ càng thêmdài ra những xót xa, buồn tủi…

*Sừa lại ra hủm Sủ Sung câu cá mỗi đêm.

Ngày trước Sừa đi câu để cải thiện bữa ăncho gia đình, bây giờ thì đi câu để mong tìmđược chút thanh thản.

48Văn nghệ

Số 322-08/2020 - Xứ Lạng

Đêm đêm ngồi bên hủm Sủ Sung, Sừanhư thả được nỗi buồn xuống nước cho nótrôi đi, vứt được sự chán nản cho cá nó nuốtvào trong bụng.

Hòn đá Sừa ngồi ngày trước vẫn còn đó,cây bồ quân giờ đã già nua, mốc thếch, xù xì.Những cành bồ quân không còn tươi nonmơn mởn vươn dài nữa mà trở nên khẳngkhiu gầy gò khắc khổ. Nhiều đêm, Sừa ngồihàng giờ nhìn cây, mặc kệ cái cần câu trên taynhùng nhằng bởi một chú cá mắc câu đangcố vùng vẫy tìm cách thoát.

Không hiểu sao từ sau vụ bói duy nhất,cây bồ quân chẳng ra quả thêm lần nào. Haytại đêm đó Sừa đã hái quả cùng Tươn ngồi ănlúc đêm khuya khi cây đã ngủ khiến cây giậnmà không cho quả nữa? Người trong bản vẫnbảo kiêng hái quả ban đêm vì lúc đó cây đangngủ sẽ khiến cái vía nuôi quả sợ bỏ đi, khôngcòn cho quả.

Bây giờ hủm Sủ Sung cá nhiều vô kể.Đêm ra ngồi câu, Sừa chỉ mới ném con mồixuống nước, mồi chưa kịp chìm đã thấy cá lôimạnh ở đầu cần. Một cái vảy cần câu điệunghệ hình vòng cầu, một chú cá trê, cá nheo,đôi khi là một con trắm, con chép đi ăn đêm bịlôi bật khỏi mặt nước, giãy tanh tách trên bờcỏ đẫm sương.

*Từ hôm bị cảm, đã bốn đêm rồi Sừa nằm

mê man trên giường. Đêm thứ năm thì Sừagượng dậy được, thấy khỏe và tỉnh táo hẳn.Nồi cháo Tươn mới nấu, Sừa húp sụp soạtmột cách ngon lành như cái thời còn là chàngtrai Sừa tuổi mười tám đôi mươi khoẻ mạnh.

Ăn hết nồi cháo, Sừa cố gượng ra vườn,đào một con giun mồi, mắc vào lưỡi câu rồicầm cần, bảo vợ dìu ra hủm Sủ Sung.

Đêm nay thật lạ, lũ cá ngủ quên hay saomà con mồi Sừa thả xuống nước đã lâu lắm,cánh tay nghe đã mỏi mà chẳng thấy con cánào tìm đến ăn. Nhưng Sừa không sốt ruột,vẫn bình thản chờ đợi bên cạnh Tươn đangnhìn chồng lòng đầy lo lắng.

Gần nửa đêm thì đầu cần giật giật. Cúđớp mồi có vẻ yếu và nhẹ lại không dứt khoát,cứ giật giật nhay nháy như tôm đớp. Sừa

nhấc nhẹ cần, nhưng bỗng thấy đầu cần nặngtrĩu. Lấy hết sức, Sừa vung mạnh cần. Cáicần vút cong như mảnh trăng đầu tháng. Phảinhùng nhằng một lúc Sừa mới lôi bật đượccon cá lên bờ. Soi đèn về phía có tiếng rơinặng trịch, Sừa và Tươn đều tròn mắt ngạcnhiên đến bất ngờ. Một con cá trê to hơn cảbắp chân, vàng rôm rốm như tàu lá chuối rừngcuối vụ đang nhóc nhách, uốn éo tìm lối thoát.Cả đời câu cá, Sừa chưa câu được một contrê nào lớn thế này. Con cá có lẽ đã già lắm.Hai mắt nó không còn sáng lanh lợi nữa màđã đùng đục trắng, cái đầu bẹt nhăn nhúm,mốc thếch những rêu. Ngay cả cái giãy giụacố giành lấy sự sống của nó cũng có vẻ yếuớt, chậm chạp và mệt mỏi.

Sừa cầm con cá đã gỡ ra khỏi lưỡi, đứngtần ngần một lúc như suy nghĩ điều gì. Bằngmột động tác tuy còn yếu nhưng dứt khoát,Sừa cầm cả con cá lẫn cái cần câu némxuống hủm nước. Con cá quẫy nhẹ đuôi rồibiến mất, còn cái cần câu thì dập dềnh trôidần đi xa và mất hút vào bóng đêm đầyhuyền ảo...

Bây giờ thì Sừa và Tươn ngồi lặng lẽ bênnhau trên hòn đá, cùng nhớ lại ngày đầu tiênSừa nói tiếng yêu Tươn. Đôi môi già nua khôgầy của hai người từ bao giờ run run tìm đếnchạm vào nhau. Nụ hôn đêm nay không có vịngọt chát của trái bồ quân. Không có sựcuống quýt, run rẩy. Nụ hôn chỉ có vị mặn. Vịmặn đắng của giọt nước mắt hiếm hoi lăn ratừ đôi mắt mỏi mòn của Tươn, hình như Tươnđã linh cảm thấy một điều gì...

Quá nửa đêm hôm đó hai vợ chồng Sừamới dìu nhau về tới nhà. Sừa nằm lên giường,nắm lấy bàn tay khô gầy của Tươn, run run:“Tôi chết, mình đừng đi lấy ai…cái khăn piêukia, cũng đừng chôn theo tôi... cứ để lại…”

Tươn nắm chặt tay chồng, cố mím chặtmôi mà không sao ngăn được hai dòng nướcướt nhoẹt lan vào đêm đau xót.

“E…éc…e…éc…”Có tiếng chim lợn kêu ba tiếng sắc lạnh

như con dao liếc lên hòn đá trơn ngay trênđỉnh Khau Cút đầu nhà. Chim lợn đậu ở KhauCút kêu là có điềm không tốt rồi. Tươn vội

49Văn nghệXứ Lạng - Số 322-08/2020

chạy ra “xùy xùy” dọa đuổi. Con chim lợn nhưtrêu ngươi, bay vòng ba vòng quanh nhà thảvài tiếng kêu rợn gáy nữa rồi mới bay vút vàobóng đêm, mất hút.

*- Tươn à, chồng mày nó cũng lên Then

được hai năm rồi, mày phải tính đi thôi. Mỗimùa ban về thì cái đẹp, cái trẻ nó lại bỏ đi đấy.Thằng Ứng nó vẫn đợi mày…

Cứ mỗi lần sang thăm mẹ, mẹ lại bảoTươn như thế. Bố còn đang uống rượu vớimiếng thịt chuột nướng, nghe mẹ nói, bốquăng cái chén vào vách vỡ tan, hầm hầm:

- Bà chỉ biết nghĩ bằng con dúi cái thôi à?Lúc thằng Sừa còn sống thì bà bảo nó bỏchồng vì thằng Sừa không biết làm ra con.Giờ thằng Sừa mới chết, còn chưa hết cái tụckiêng mái bà lại xui nó đi lấy chồng mới, thếlà phạm vào tục bản đặt ra từ xưa rồi. Ngàyxưa mắt tôi bị đục như mắt con cá chết ươnhay sao mà lại lấy bà…

Bà Khau run bắn lên vì sợ, không dám nóigì thêm.

Tươn cũng không dám nói gì, nhưng từđó Tươn hay về thăm mẹ hơn, Ứng cũng hayđến nhà chơi hơn mỗi khi Tươn về. Có đêmhai người ngồi tới khuya bên bếp lửa. BốTươn phải quát ầm lên Ứng mới về. Đêm đêmnằm bên nhà bố mẹ, nghe tiếng khèn bè trầmấm của Ứng ở gốc đào sau nhà, Tươn thầmđếm từng ngày đi qua, đợi hết tục kiêng mái…

Nhưng Tươn chỉ dám đếm ngày qua khingủ bên nhà mẹ. Về nhà mình, nhìn cái áo cũcủa Sừa còn treo trên vách, nhìn cái khănpiêu Tươn quàng vào cổ Sừa đêm ấy vẫn đennhánh màu chàm, Tươn lại không dám nghĩtới tiếng khèn bè của Ứng, không dám đếm,không dám đợi ngày kiêng mái nhanh qua…

*- Bố mẹ à, cũng đã hết ba năm, qua cái

tục kiêng mái rồi. Nếu con cứ ở một mình thếnày, sau này già chết đi, không có đứa con traitung quả trứng tìm cho chỗ chôn, không cóđứa con gái lọng che ngoài mộ thì lên Thenvới ông bà tổ tiên lại khổ thêm một lần nữa...Anh Ứng có ý muốn thương con, nếu bố mẹưng thì cho anh ấy chọn ngày tốt nhờ ông mối

đem đôi gà, đôi rượu đến xin ngày về ởQuản...

Vừa đẩy thêm cái củi cho bếp lửa cháy tohơn, Tươn vừa rón rén bảo bố mẹ. Bà Khauđang định nói gì thêm vào cho con gái, nhưngchưa kịp mở lời thì ông Túng đã đứng phắtdậy, rút xoạt con dao treo trên vách, ông vunglên chém mạnh vào cái cột to bên bếp, gầmlên:

- Hết mùa rồi, con dúi phải gặm cái gốctre lại chê cái măng cứng à? Thằng Sừa nókhông cho ta nói, nhưng giờ cái bụng mày nóxấu như bụng con cá me thé dưới ao bùn rồi,nên ta phải nói. Cái bụng mày nó không to lênđược là do cái bệnh ở người mày, mày có lấythằng Ứng thì cũng thế thôi.

Cả Tươn và mẹ còn chưa hết bàng hoàngngơ ngác thì ông Túng đã lao vào nhà, lấymảnh giấy cất kỹ dưới đệm, ném xuống dướichân Tươn. Tươn nhìn vào mảnh giấy xétnghiệm rồi đổ gục xuống sàn...

*- Mình ơi, sao mình lại giấu tôi? Tí nữa thì

tôi đã có tội lớn với mình rồi. Tục kiêng mái cóhết theo năm theo tháng, nhưng bây giờ nókhông hết ở trong lòng tôi đâu…

Tươn cứ nằm gục mãi bên mộ chồng. Cái“Mặc piêu” trên tay Tươn ướt đẫm nước mắt.Cái piêu hôm nay thật đặc biệt. Tươn tháo bỏnhững cái cút piêu vải ở hai đầu khăn rồi cắtba cái cúc bạc từ áo cóm của mình, ba cái cúcvải cắt từ cái áo cũ của chồng để thay làm cút.Cút piêu là hồn của khăn piêu. Từ nay hồnchồng sẽ mãi theo Tươn, để vía Tươn mãi chỉhướng về chồng.

Bây giờ thì Tươn lấy dao rạch dọc cáikhăn piêu ra làm hai mảnh. Một mảnh Tươnđặt lên giữa mộ chồng, một mảnh Tươn độilên mái tóc vấn tằng cẩu(***) nhánh đen. Búitóc có cái trâm bạc Sừa tặng ngày cưới vẫncòn sáng trắng như mảnh trăng liềm...

(*) Hệt nung hệt non: Làm mặc làm ngủ (**) Mặc piêu: Khăn yêu(***)Tằng cẩu: Dấu hiệu của phụ nữ Thái đã có chồng

50Văn nghệ

Số 322-08/2020 - Xứ Lạng

Thuở trời đất còn hồng hoang, hỗnmang, chỉ có Pựt là chúa tể cai quản thếgian. Việc đầu tiên là Pựt phải làm công

việc cao cả và thiêng liêng là sáng tạo ra thếgiới muôn loài. Trước hết, Pựt sáng tạo ra loàingười. Đây là loài sẽ đại diện cho Pựt làm chủmuôn loài khác trên thế gian. Vì vậy, Pựt đãphải suy nghĩ, tính toán, cân nhắc mọi điềusao cho khi tạo ra loài người được thật hoànhảo, hợp lý và đẹp đẽ nhất. Bắt đầu Pựt sángtạo ra cái đầu của con người, gồm có mồmmiệng để ăn, để nói, có mắt, mũi, tai để nhìn,để ngửi, để nghe… Tiếp đó, Pựt tạo ra thânhình, chân tay… để con người sinh sống vàlàm việc. Ngay việc sáng tạo ra đôi tay người,Pựt cũng phải tính toán rất kỹ, đặt nó ở đâu,cánh tay phải to và dài bao nhiêu để có thểvới tới mọi nơi trên cơ thể con người, điều màcác con vật khác không thể có được và đôibàn tay cần có bao nhiêu ngón, mỗi ngón cóbao nhiêu đốt ngón tay để có thể cầm, nắmmọi vật được thuận lợi… Đặc biệt để duy trìnòi giống loài người, Pựt đã sáng tạo ra cơthể của người đàn bà khác với cấu tạo củangười đàn ông, trong đó có bộ phận sinh sảnvà cặp vú để nuôi con. Sau đó, Pựt sáng tạovà đặt bên trong hộp sọ cứng của đầu ngườilà một bộ óc có khả năng suy nghĩ, sáng tạovô biên, vừa để điều khiển các bộ phận kháctrong cơ thể con người vừa có thể làm nênmọi điều kỳ diệu, điều khiển được mọi loài vật

khác, xứng đáng là chúa tể muôn loài ở trênthế gian. Không những thế, bộ óc ấy còn cókhả năng biết phân biệt đúng, sai, tốt xấu, biếtyêu thương những con người có việc làm tốt,giận ghét, căm thù những người có việc làmxấu, và đặc biệt con người có tình yêu đôi lứa.Khi mới sinh ra ở với cha mẹ thì tình yêu ấychưa có. Khi lớn lên, tình yêu lứa đôi ngàycàng nảy nở, phát triển làm cho trai gái yêunhau, có thể lấy nhau, sống chung với nhau,sinh con đẻ cái để duy trì nòi giống và sinhsống với nhau đến trọn đời…

Tiếp đó, Pựt sáng tạo ra các loài vật khácđể cùng chung sống trên thế gian với loàingười. Pựt đã phải tạo ra rất nhiều, rất nhiềuloài vật khác nhau, từ loài sinh sống trên mặtđất đến sinh sống dưới mặt đất, dưới nước,dưới biển sâu và cả trên không trung nữa. Vìmột lúc phải tạo ra hàng ngàn, hàng vạn loài,nên Pựt cũng mệt mỏi và không sao tránhkhỏi sự nhầm lẫn, sai sót. Sự nhầm lẫn, saisót của Pựt rõ rệt nhất và làm ảnh hưởng lớnđến cuộc sống của từng loài vật là làm chomột số con vật thiếu hoặc thừa những bộphận chính của cơ thể. Con thì thiếu mắt,thiếu miệng, con thì thiếu vú, thiếu sừng, thiếuchân, thiếu tay, con lại có quá nhiều chân,nhiều sừng, nhiều vú, nhiều tay… Vì thế saukhi trần gian tạm ổn định, Pựt phải làm mộtcuộc tu sửa, điều chỉnh cho các con vật saocho phù hợp. Hễ thấy con nào lên đến Pựt

51Văn nghệXứ Lạng - Số 322-08/2020

sáng tạomuôn loàiPỰTTruyện cổ Tày - Nùng

Lời Ban Biên tập: Nhân dân các dân tộc Lạng Sơn vốn có một nền văn học dân gian vôcùng phong phú, sinh động và đặc sắc. Để góp phần sưu tầm, lưu giữ và phổ biến vốn vănhọc dân gian đó, Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng xin trân trọng giới thiệu một số tác phẩm trongbộ sưu tập “Kho tàng truyện cổ Xứ Lạng” do các tác giả Hoàng Tuấn Cư và Nguyễn QuangHuynh sưu tầm, chỉnh lý, tuyển chọn.

kêu ca, phàn nàn thì Pựt đều có cách sửachữa, điều chỉnh cho, hoặc bảo ban cáchsống sao cho thích hợp.

Lúc đầu, khi Pựt mới sáng tạo ra trăm loài,có loài Pựt công phu nắn nót, tô vẽ rất đẹp nhưcá vàng, cá chép, cá anh vũ, hay chim công,chim phượng, chim vàng anh… đã được Pựtnắn nót tỉ mỉ, tô vẽ tuyệt đẹp. Màu sắc các bộvây, bộ lông của các con vật đó rực lên nhữngsắc xanh đỏ, tím vàng, long lanh, huyền ảo,hơn nữa thân thể cũng rất cân đối, hài hòa…ai nhìn thấy cũng phải mê say. Nhưng đến khilàm việc nhiều quá, mệt mỏi thì Pựt chỉ làm qualoa cho xong việc. Vì thế cho nên đã tạo ranhững giống vật vừa xấu xí, thiếu cân đối, lạicòn thừa hoặc thiếu các bộ phận trên cơ thểnên chúng rất khó sinh sống. Như loài sống ởdưới nước thì có cá chuối, cá trê, chạch chấu,chạch đồng, lươn… con nào con nấy chỉ tròntrùng trục, đen trùi trũi, trông thật mất cảm tình.Có con Pựt còn quên cả làm miệng cho nó, đólà loài cá bo. Không có miệng để ăn, nó phải

tức tốc lên đến Pựt kêu khóc. Thấy thế, Pựtmới vội đem một thanh tre uốn làm miệng cábo. Cho nên ngày nay miệng cá bo mới rộngngoác và xấu xí như vậy.

Có loài Pựt lại quên mất không cho bộchân để đi, vây để bơi, như loài rắn, loài ốcsên, loài lươn, cá chạch… Con nào nhanhchân đến trước thì Pựt cho bộ vây để bơi lội.Nhưng với loài rắn đến chậm thì Pựt bảo hãygiương vẩy ở dưới bụng lên mà uốn lượn vàođất để đi. Có loài đến chậm, không còn vâyđể cho nữa thì Pựt lại bảo phải xuống bùn,xuống dưới đất mà ở, mà sống như loài lươn,loài chạch, loài giun… Có loài kì kèo thắc mắcthì Pựt bảo “Lấy mồm mà đi” như loài ốc sên.Riêng loài vịt thì Pựt nhầm, bị thiếu một chânnên Pựt bẻ một dóng “cây khem” già, vàngóng lắp vào cho loài vịt đủ hai chân và dặnrằng: “Mỗi khi ngủ thì phải nhớ nhấc chân làmbằng ống cây lên để cho nó khỏi mục!” Vì thếngày nay ta thường thấy ban ngày vịt thườngđứng ngủ trên một chân, còn chân kia thì co

52Văn nghệ

Số 322-08/2020 - Xứ Lạng

Minh họa: THU THỦY

lên, giấu vào dưới bụng. Ngược lại có loài Pựtlại cho quá nhiều chân, trông đến kềnh cành,xấu xí, kinh tởm như loài cua, loài rết... Nhưngtrót cho rồi, không lấy lại được nữa, vì vậynhững loài này phải sống chung với nhữngchiếc chân thừa quá nhiều như vậy.

Khi làm vú cho các loài vật để nuôi con,Pựt thấy hay hay, nặn cho lợn những gần haichục cái vú chạy dọc theo hai bên bụng.Nhưng có loài Pựt lại quên, không cho vú đểnuôi con, như loài gà, loài chim. Khi hai loàinày lên kêu khóc, Pựt mới nhớ ra mình quênđiều quan trọng đối với chúng nó để nuôi conduy trì nòi giống. Nhưng khốn nỗi, vật liệu đểlàm vú cho muôn loài đã hết, vì đó là một thứvật liệu rất quý. Pựt bèn xin lỗi những loàikhông có vú và phán truyền rằng:

- Riêng loài gà vịt và loài chim chúng màyhãy đẻ trứng, đừng đẻ con. Khi trứng đượcấp, con chúng mày sẽ cứng cáp ngay từ trongtrứng rồi mới chui ra ngoài. Như vậy thì chúngmày không cần vú vẫn có thể nuôi được con!

Còn các loài vật có sừng, ban đầu Pựtcũng chỉ cho mỗi loài một cặp sừng như trâu,bò, dê… để làm vũ khí phòng thân. Nhưng khinặn sừng cho hươu, nai, thấy hay hay, Pựt lạicắm thêm những cành, những nhánh vào,thành ra rất rườm rà, cồng kềnh. Hươu nai dùcó sừng đấy nhưng cũng chẳng húc được ai,khi chạy trong rừng lại còn mắc vướng nữa.Ngược lại đến tê giác thì Pựt lại quên chỉ cắmcho mỗi một chiếc sừng, khiến nó đi lệch vềmột bên. Khi tê giác lên kêu, Pựt đành rútsừng ra, cắm lại vào giữa trán cho cân và nhưvậy tê giác vẫn dùng sừng húc được đối thủ…

Tóm lại có rất nhiều loài, nhiều con cónhững sai sót, khiếm khuyết không đượchoàn hảo là do sự nhầm lẫn hay quên củaPựt, chứ vốn trong thâm tâm, khi tạo ra muônloài vật Pựt muốn làm cho mọi loài đều đẹpđẽ cả.

Sau khi đã tạo ra được loài người cùngmuôn loài vật, cuộc sống muôn loài tạm đi vàoổn định, Pựt lại thấy con người sống chưađược vui, được đẹp như Pựt mong muốn. Vìthế, Pựt đã nghĩ cách làm cho cuộc sống conngười bớt những phần hoang dã, tăng vẻ đẹplên. Trước hết Pựt nghĩ là phải có gì đó cho

loài người làm thứ che thân - sau này ngườita gọi là quần áo. Muốn có quần áo thì phảicó bông. Nhưng bông thì Pựt chưa tạo ra,những vật liệu kiến tạo vũ trụ và muôn loài đãhết Pựt mới hô hào mười hai đứa con gái củamình, xem đứa nào dám chết hóa thành câybông để trang điểm cho loài người không?Pựt kêu gọi mãi thì người con gái thứ tư, mộtnàng tiên rất đẹp, có nước da trắng nõn nà,tự nguyện chết làm cây bông. Từ đó loàingười biết trồng bông kéo sợi, dệt vải vànhuộm các màu sắc cho vải càng thêm đẹp.

Công dạy cho con người dệt vải, dệt thổcẩm, nhuộm chàm, nhuộm các màu sắc khácnữa là do cô con gái thứ chín của Pựt. Congái thứ chín của Pựt có công rất lớn với loàingười. Nàng dạy bảo cho loài người biết cáchdệt vải để may quần áo. Nhưng nàng chỉ dạycách dệt vải nhuộm chàm cho những ngườicon gái, đàn bà, không dạy cho những ngườiđàn ông. Vì thế ngày nay chỉ có đàn bà, congái người Tày, Nùng là biết kéo sợi, dệt vảilàm ấm lòng người và làm đẹp cho đời. Cònnhững người đàn ông thì giỏi làm những việcnặng nhọc, nếu động vào việc dệt vải, nhuộmchàm thì lóng ngóng, dễ hỏng việc.

Nàng tiên chứ chín còn là người giỏi hátlượn và đánh đàn. Sau khi nàng dạy cho conngười biết dệt vải tự làm đẹp cho mình, nànglại dạy cho con người biết lượn để cho cuộcsống thêm vui. Cuộc sống mà có tiếng sli,tiếng lượn thì mới đẹp đẽ làm sao, đáng yêuđáng quý làm sao. Nàng tiên thứ chín nghĩthế, nàng đã đi khắp bản làng có người Tày,Nùng làm ăn sinh sống để dạy lượn, sli vàđánh đàn tính. Nhưng không hiểu tại sao đếnmỗi nơi, nàng lại chỉ dạy một hai làn điệu, nhưở vùng Văn Quan, rồi lên Thất Khê, Đông Khê(Cao Bằng), mỗi nơi có một điệu hát riêngkhông mấy giống ai, hát lên là người nghe đãbiết người ở vùng nào. Nàng còn dạy cho traigái biết điệu lượn slương để hát tỏ tình, giaoduyên, rồi dạy các điệu lượn, then cho ngườiTày, sli cho người Nùng...

Đã có lượn, có then thì lại phải có đànnữa, cuộc sống mới thực sự sôi động và đẹpđẽ. Nàng dẫn các bạn trẻ trần gian đi khắpmọi nẻo rừng để chọn lấy cây “Nàng hương”,“Nàng kháo” về làm cần đàn. Rồi nàng dạy

53Văn nghệXứ Lạng - Số 322-08/2020

cho mọi người chọn những quả bầu thắt cổbồng đã già để tiếng kêu vang xa, tiếng đànấm vào lòng vào dạ mọi người. Nhưng trướchết nàng hi sinh bản thân mình để làm ra mộtcây đàn tính vô cùng kỳ diệu. Đó là cây đàntính mười hai dây. Cần đàn làm bằng gỗ“Nàng hương” và dây tơ óng ánh tỏa ánh hàoquang là do nàng lên đến trời xin mẹ Pựt.

Là một nàng tiên còn trinh nữ, nàng hisinh mình bằng cách tự bứt lấy bầu vú tròntrĩnh của mình đang căng nở để làm bầu đàn.Nàng đau đớn vật vã bao ngày và trở nên xấuxí vì thiếu cân đối nhưng tiếng đàn phát ra từcái bầu đàn kỳ diệu ấy, tạo nên tiếng đàn cũngrất diệu kỳ. Chiếc đàn của nàng đánh vào dâythứ nhất làm mưa mát lành tưới ruộngnương, dây thứ hai làm trời đất ấm áp, bốnmùa là xuân, muôn loài sinh sôi nảy nở. Dâythứ ba đánh lên làm cho hoa trái sai quả, ngôlúa mẩy hạt. Dây thứ tư đánh lên tạo ra nhữngcon đường rộng rãi nối liền khắp mọi miền,nối liền tình nghĩa khắp muôn nơi. Dây thứnăm đánh lên làm cho người người trở nênđẹp trai xinh gái, thông minh lịch sự chẳngkhác gì người tiên. Dây thứ sáu đánh nên làmcho mọi người chỉ biết thương yêu nhau mãimãi. Dây thứ bẩy đánh lên cho trai gái biết seduyên vợ chồng. Dây thứ tám đánh lên thìmọi ma quỷ đều run sợ không dám quấynhiễu con người. Đánh đến dây thứ chín thìnhà cửa lâu đài mọc lên, gia súc, gia cầm, vậtdụng đầy tràn cửa nhà…

Từ khi có tiếng đàn kỳ diệu của nàng tiênthứ chín, cả nhân loại đều vui mừng, sungsướng. Ngày ngày họ chỉ biết ăn chơi, ca hátvà yêu thương nhau, ân ái không biết đâu làgiới hạn. Con người cũng trở nên lười nhác,vì họ chẳng cần phải làm bất cứ việc gì.Nhưng cái gì cũng có giới hạn của nó, nếucon người chỉ biết hưởng thụ, lại lười nhác thìxã hội sẽ không phát triển lên được. Vì thếPựt đã đem cây đàn tính mười hai dây đó bỏđi chín dây kỳ diệu, chỉ còn lại ba dây đủ đểca hát làm vui cho cuộc sống như ngày naychúng ta vẫn thấy. Và bởi vậy loài người nếumuốn cuộc sống mãi ấm no, hạnh phúc thìphải biết lao động cần cù.Hoàng Tuấn Cư và Nguyễn Quang Huynh

sưu tầm, chỉnh lý

“Pây tàu khừn piên chái Nam Quan làmà thâng Lạng Sơn quê noọng/ Laitiểng nộc vui roọng chang đông/ Cần

cần pây hắt công tò cáp/ Quê noọng lai mạymác hom van/ Mác tào vạ mác cam cọm cánơi/ Mác hồi mì san sát pan đông/ Xuân màbjoóc đua phông rùng chỏi...”. Đi giữa rừng hồingan ngát hương đưa, tôi được nghe nhữnglời ca mượt mà đằm thắm của Nghệ nhân Ưutú Vy Thị Liên. Bài hát then Xứ Lạng vốn đãquen thuộc nhưng hôm nay, giữa cánh rừnghồi Trấn Ninh thăm thẳm - quê hương củangười anh hùng cách mạng Lương Văn Tri, lờihát then bỗng như da diết hơn.

Hơn bốn mươi năm gắn bó với nghệthuật trình diễn dân gian dân tộc, bà Vy ThịLiên có dịp biểu diễn ở nhiều nơi, trên nhiềusân khấu lớn nhỏ. Bà cho biết, năm mười bốntuổi bà được học nghề từ chị gái ruột của bàlà Vy Thị Kim Phượng. Chị gái đã truyền dạycho bà hát then, lượn slương. Bà còn đượchọc hát ru, hát lượn qua lời ru Tày và nhữngbài lượn của mẹ là bà Hà Thị Thâm. Từ năm1972, bà Vy Thị Liên vừa học hát vừa bắt đầuthực hành thông qua việc tham gia biểu diễnhát dân ca then, sli, lượn trong các phong tràovăn nghệ ở thôn xã và nhà trường. Nhờ cókhả năng trình diễn nổi trội, bà nhanh chóngthu hút được sự chú ý của nhiều tầng lớpkhán giả, được bà con nhân dân đề cao, gâyđược tiếng vang trong tỉnh và trong khu vựcViệt Bắc. Trong các năm 1974 đến 1976 bàđược Đài phát thanh khu tự trị Việt Bắc mờithu thanh năm bài lượn, hai bài phong slư đốiđáp, hai bài then. Các năm 1979 đến 1982 bàđược Đài phát thanh tỉnh Lạng Sơn mời thuthanh năm bài then, hai bài lượn slương.

Tích cực tham gia biểu diễn văn nghệnhưng Vy Thị Liên không quên nhiệm vụ họctập trong trường phổ thông, năm 1984 bàtheo học khóa đào tạo cán bộ Công đoàn củatỉnh, năm 1985 bà về nhận công tác tại PhòngVăn hóa Thông tin huyện Văn Quan. Đây làmôi trường thuận lợi để bà tham gia thựchành biểu diễn hát dân ca trong các buổi liênhoan văn nghệ ở địa phương. Bà còn đượctham gia lớp tập huấn hát then, đàn tính doPhòng Văn hóa Thông tin huyện Văn Quan tổchức, người trực tiếp truyền dạy là nghệ nhânLinh Văn Noọng. Bà thường xuyên tham gia

54Văn nghệ

Số 322-08/2020 - Xứ Lạng

55Văn nghệXứ Lạng - Số 322-08/2020

GƯƠNG MẶTVĂN NGHỆ Sĩ

XỨ LẠNG

Hương hồiXứ Lạng

Lê THị THUẬN

Bà Vy Thị Liên, nghệ danh Bích Liên, Phương Liên là nghệ nhân người dân tộc Tày,hiện bà đang là Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ văn nghệ Bjoóc Vẻn, thị trấn Văn Quan. Bàbắt đầu thực hành di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật trình diễn dân gian (hát sli, hátlượn, hát then, hát ru) từ năm 1972. Sau nhiều năm miệt mài cống hiến, công lao của bàđối với sự phát triển nền văn hóa dân gian của tỉnh nhà đã được ghi nhận, năm 2015 bàđược Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú, loại hình nghệ thuật biểudiễn dân gian tỉnh Lạng Sơn. Năm 2020 này, bà Vy Thị Liên đang vinh dự được đề nghịxét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”.

Nghệ nhân ưu tú Vy Thị Liên (ngoài cùng bên phải) đang truyền dạy hát then đàn tính cho thànhviên Câu lạc bộ văn nghệ Bjoóc Vẻn.

Ảnh: Do tác giả bài viết cung cấp

các chương trình Hội thi, Hội diễn, Liên hoancấp tỉnh, các đợt tham gia Liên hoan, Hội thiđều đạt giải cao. Trong thời gian bà Vy ThịLiên còn đang công tác, Trung tâm Văn hóa,Thể thao và Truyền thông huyện Văn Quanphối hợp với Hội Bảo tồn dân ca tỉnh LạngSơn, Uỷ ban nhân dân thị trấn Văn Quan, Ủyban nhân dân xã Yên Phúc tổ chức nhiều buổigiao lưu dân ca chợ phiên tại chợ phiên TuĐồn và chợ phiên Chợ Bãi, được đông đảobà con nhân dân nhiệt tình hưởng ứng, cáctiết mục giao lưu mang đậm bản sắc văn hóadân tộc địa phương. Có vốn hiểu biết sâu sắcvề văn hóa bản địa và là người giàu kinhnghiệm trong nghề, bà Liên được cơ quan cửtham gia hướng dẫn Ủy ban nhân dân xã HòaBình, huyện Văn Quan thành lập Câu lạc bộhát sli, cỏ lảu; phục dựng lễ an va của dân tộcNùng Phàn Slình. Là cán bộ văn hóa đượcnhiều người dân biết đến và mến mộ, bàthường xuyên được mời tham gia các hoạtđộng cộng đồng như hát quan làng tại nhiềulễ cưới đồng bào Tày xã Tô Hiệu, huyện BìnhGia, Lạng Sơn; hát lượn giao tài trong nhiềulễ cưới đồng bào Tày ở thôn Hà Quảng, xãHòa Bình, huyện Văn Quan; hát lượn tiếu tóitrong các ngày lễ mừng nhà mới của đồngbào Tày xã Song Giang, huyện Văn Quan.Hiện nay, bà có thể hát được các làn điệuthen cổ, then mới, phong slư cổ, phong slưmới (then tàng lừa, tàng nặm, xo khoăn, khaihoa khai bjoóc), thành thục kĩ năng đánh đàntính, hát then và các thể loại dân ca dân tộcTày, Nùng. Năm 2019, bà được Ủy ban nhândân huyện Văn Quan mời tham gia chươngtrình “Hành trình di sản” phát trên sóng VTV1Đài Truyền hình Việt Nam.

Bà Vy Thị Liên là một trong số nhữngthành viên sáng lập Câu lạc bộ văn nghệBjoóc Vẻn. Hiện nay Câu lạc bộ có tổng số50 thành viên tham gia, thành phần là cáccán bộ công chức Nhà nước, giáo viên, cánbộ hưu trí, nông dân và một số hội viên làmnghề tự do, gồm nhiều độ tuổi khác nhau.Ban Chủ nhiệm có năm người là các cá nhâncó chuyên môn về nghệ thuật hát dân ca,trong đó có một thành viên là Nghệ nhân Ưutú là bà Vy Thị Liên. Ngoài hoạt động biểudiễn tại các xã trong địa phương và tham giacác hội thi văn nghệ do huyện Văn Quan tổchức, Câu lạc bộ văn nghệ Bjoóc Vẻn còn

giao lưu với các xã trong và ngoài huyện,tỉnh, mở các lớp truyền dạy hát then, đàn tínhcho những người yêu thích bộ môn này.

Là nghệ nhân dày dặn kinh nghiệm biểudiễn, năm 1995 bà Vy Thị Liên được mờitham gia truyền dạy hát then, đàn tính cho ĐộiThông tin lưu động thuộc Phòng Văn hóaThông tin huyện Văn Quan. Với một ngườiyêu nghề đến say mê như bà Liên, đượctruyền dạy hát then, đàn tính cho nhữngngười yêu mến bộ môn nghệ thuật văn hóadân gian này là niềm hạnh phúc to lớn. Bà vuimừng hiểu rằng còn nhiều người học hátthen, đàn tính có nghĩa là bản sắc văn hóadân gian lâu đời của bà con nhân dân các dântộc Lạng Sơn sẽ không những không bị maimột mà còn tiếp tục được bảo tồn, phát huy.Từ năm 2002 đến năm 2007, bà Liên trực tiếptruyền dạy được 6 lớp hát dân ca tại trungtâm huyện Văn Quan, 5 lớp ở các xã Hữu Lễ,Bình Phúc, Xuân Mai, Tràng Sơn, Trấn Ninh.Từ năm 2009 đến năm 2019, bà Vy Thị Liênđược nhiều trường phổ thông và các cơ quanNhà nước mời truyền dạy hát then, đàn tínhcho tổng số 34 lớp, bà còn truyền dạy được 5lớp cho Câu lạc bộ Bjoóc Vẻn và Câu lạc bộĐức Tâm 2 thị trấn Văn Quan. Tính đến nay,bà đã truyền dạy hát then, đàn tính cho hơn500 học viên. Bà làm việc nghiêm túc, saysưa, tâm huyết, mong muốn những giá trị vănhóa tinh thần này sẽ ngày một phát triển lớnmạnh hơn. Sau thời gian theo học các lớp dobà truyền dạy, nhiều học viên đã có sự tiến bộvượt bậc, được tham gia biểu diễn trên cácsân khấu của huyện, của tỉnh và biểu diễntrong những ngày lễ hội của địa phương. Câulạc bộ Bjoóc Vẻn mà bà là Phó Chủ nhiệmcũng được đông đảo bà con nhân dân huyệnVăn Quan biết đến, được huyện và nhiềuthôn, xã mời tham gia biểu diễn tại các buổilễ hội, giao lưu. Ngày 5/4/2000, bà vinh dựđược Bộ Văn hóa - Thông tin tặng Huychương Vì sự nghiệp văn hóa quần chúng.

Tạm biệt Nghệ nhân Ưu tú Vy Thị Liên vànhững cánh rừng hồi Văn Quan thơm ngát,con đường về nhà tôi vẫn bập bùng tiếng tính,lời then. Bà Liên đã dành tất cả sự nhiệt tình,tâm huyết trong việc gìn giữ, bảo tồn, truyềndạy văn nghệ dân tộc. Tình yêu của bà với vănhóa dân gian Xứ Lạng giống như những đóahoa hồi đang bung nở vươn xòe tám cánhnồng nàn lan tỏa.

56Văn nghệ

Số 322-08/2020 - Xứ Lạng

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, nằm ởphía Đông Bắc của Việt Nam, vùng đấtbiên giới giàu truyền thống văn hóa.

Trong suốt chiều dài lịch sử, nhân dân cácdân tộc Lạng Sơn đã cùng nhân dân cả nướcanh dũng, kiên cường chiến đấu bảo vệ nềnđộc lập của nước nhà. Những sự kiện, conngười của vùng đất biên cương đã trở thànhnguồn cảm hứng mãnh liệt trong các tiểuthuyết lịch sử Lạng Sơn.

Đề tài lịch sử trong văn học Lạng Sơn nóichung và văn xuôi Lạng Sơn giai đoạn sau

1975 nói riêng đã có nhiều thành tựu đáng ghinhận, có nhiều tác phẩm để lại dấu ấn tronglòng người đọc (Ngả đường khiếp sợ củaNông Văn Côn, Mũi tên thần của QuangHuynh, Khau Slin hùng vĩ của Vũ NgọcChương, Trưởng thành trong đấu tranh cáchmạng của Hoàng Văn Kiểu - do Vũ NgọcChương ghi)… Đặc biệt phải kể đến nhà vănNguyễn Trường Thanh - người viết về đề tàilịch sử với một bút lực dồi dào. Các tiểu thuyếtcủa ông đã được bạn đọc cả nước đón nhậnnhư Kỳ tích Chi Lăng, Hoa trong bão, Tướng

57Văn nghệXứ Lạng - Số 322-08/2020

TIỂU THUYẾT LẠNG SƠN SAU 1975VỀ ĐỀ TÀI LỊCH SỬ

DƯơNg THị THẢO - Ngô THU THỦY

Tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử của một số tác giả Lạng Sơn.Ảnh: CHU TUYỂN

không phong hàm, Một thời biên ải, Ngôi nhàcủa cha, Hương ngàn, Hoa bất tử. Những tiểuthuyết viết về đề tài lịch sử đấu tranh oanh liệtcủa đồng bào các dân tộc Lạng Sơn đã giúpcho người đọc có được một cái nhìn toàn diệnvề lịch sử, nuôi dưỡng tinh thần yêu nước vàlòng tự hào, tự tôn dân tộc cho mọi thế hệ.

Với vị trí địa lý tự nhiên là cửa ngõ tiếpgiáp Quảng Tây - Trung Quốc, Lạng Sơn làvùng đất luôn gắn bó với vận mệnh dân tộc từkhi các triều đại phong kiến đuổi Thanh, đánhTống, bình Nguyên cho đến cuộc kháng chiếnchống Pháp sau này. Tất cả những sự kiệnlịch sử ấy đã được các tác giả Lạng Sơn lựachọn để tái hiện trong những sáng tác củamình, nhằm dựng lại bức tranh về lịch sử hàohùng đấu tranh chống giặc ngoại xâm của quêhương xứ Lạng.

Cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộphương Bắc của các nghĩa quân dân tộc Tày- Nùng Lạng Sơn, cuộc kháng chiến chốngTống thế kỉ XI, cuộc kháng chiến chống quânNguyên - Mông thế kỉ XIII dưới sự chỉ huy củatướng quân Trần Hưng Đạo, cuộc khángchiến chống quân Minh xâm lược thế kỉ XV,đội dân binh Văn Uyên, Thoát Lãng sát cánhcùng nghĩa quân Lam Sơn… đều được táihiện chân thực trong tiểu thuyết lịch sử LạngSơn sau 1975. Cuối thế kỉ XIX, thực dânPháp tiến hành xâm lược nước ta. Sau khiđánh chiếm Hà Nội, năm 1885, quân Pháp tổchức tấn công lên Lạng Sơn. Ngay từ khi đặtchân lên đất Lạng Sơn chúng đã gặp phải sựkháng cự quyết liệt của nhân dân Lạng Sơn,nổi bật là phong trào chống Pháp của nghĩaquân thủ lĩnh dân tộc Hoàng Đình Kinh.Huyền tích về chiến công của ông và nguồngốc cái tên núi Cai Kinh được tái hiện trongKỳ tích Chi Lăng (Nguyễn Trường Thanh) vàMũi tên thần (Nguyễn Quang Huynh). Vàonhững năm đầu thế kỉ XX, đất nước ta chịusự áp bức bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp.Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra, trong đó cócuộc khởi nghĩa của nông dân Bắc Sơn anhhùng, cuộc khởi nghĩa đã được phản ánhtrong kịch Bắc Sơn của nhà văn Nguyễn Huy

Tưởng. Tất cả những sự kiện lịch sử có thậtấy đã được nhà văn Nguyễn Trường Thanhghi lại một cách chân thực và đầy xúc độngtrong cuốn tiểu thuyết lịch sử Hoa trong bão,Một thời biên ải, Tướng không phonghàm...Nếu Một thời biên ải và Ngôi nhà củacha (Nguyễn Trường Thanh) tái hiện trọn vẹnkhông khí của cuộc chiến đấu của quân dânLạng Sơn với những sự kiện lịch sử quantrọng như sự thành lập các tổ chức Đảng lãnhđạo cách mạng, diễn tiến các cuộc khởinghĩa, khí thế của cuộc cách mạng thángTám cho tới những sự kiện lịch sử ở nhữngđịa danh nổi tiếng như đèo Bông Lau, LũngPhầy, Bản Nằm, Bó Củng, Lũng Vài và nhữngchiến dịch như chiến dịch Đông Bắc, chiếndịch Đường số 4… thì Khau Slin hùng vĩ (VũNgọc Chương) lại tái dựng lịch sử phong tràoyêu nước và đấu tranh cách mạng của huyệnThoát Lãng (nay là huyện Văn Lãng), nhândân vùng các xã Hội Hoan, Lạc Khư, NamLa… cũng như khu vực biên giới Việt Trungthời kì 1935 - 1945…

Mỗi tấc đất, ngọn núi, con sông của quêhương xứ Lạng đều gắn liền với những sựkiện lịch sử hào hùng. Các tác giả đã tái hiệnmột cách chân thực, cụ thể những sự kiện,biến cố lịch sử đầy oanh liệt và bi tráng củađồng bào anh em các dân tộc Lạng Sơn, thểhiện lòng yêu nước sâu sắc, lòng tự hào dântộc và tình cảm trân trọng yêu mến đặc biệtđối với mảnh đất biên cương xinh đẹp, hùngvĩ này.

Chân dung các nhân vật lịch sửTrong tiểu thuyết lịch sử, hệ thống nhân

vật lịch sử là tập hợp những nhân vật có têntuổi, quê quán, công trạng và những chiếncông được sử liệu ghi chép rõ ràng trongchính sử. Những ai là người con của quêhương xứ Lạng hẳn không xa lạ với tên tuổicủa các anh hùng: Thân Cảnh Phúc, Đại Huề,Đại Liệu, Hoàng Đình Kinh, đặc biệt là HoàngVăn Thụ, Lương Văn Tri cùng với các đồngchí Hoàng Văn Hán, Hoàng Văn Kiểu,Nguyễn Văn Ninh… những hạt nhân yêunước đầu tiên đi theo cách mạng, góp phần

58Văn nghệ

Số 322-08/2020 - Xứ Lạng

làm nên những chiến công hiển hách đượclịch sử lưu danh.

Những trang viết về Thân Cảnh Phúctrong Phò mã động Giáp (Nguyễn TrườngThanh), Đại Huề - Đại Liệu trong Kỳ tích ChiLăng (Nguyễn Trường Thanh), Hoàng ĐìnhKinh trong Mũi tên thần (Nguyễn QuangHuynh) đã góp phần quan trọng vào việc táihiện hoàn chỉnh và chân thực chân dungnhững người anh hùng lịch sử. Chân dunganh Hoàng Văn Thụ trong tác phẩm trở nêntoàn vẹn hơn khi tác giả Nguyễn TrườngThanh không chỉ nhắc đến anh như là mộtngười có tấm lòng yêu nước sâu sắc mà cònmiêu tả những nét tính cách rất đời thườngtrong tình bạn, tình yêu. Tình yêu giữa chịPhạm Thị Vân và anh Hoàng Văn Thụ đượcxem là một bản tình ca đẹp nhất trong nhữngmối tình của người chiến sĩ cộng sản.

Bên cạnh việc khắc họa chân dungnhững nhân vật chính, những cái tên đã quenthuộc như Hoàng Văn Thụ, Hoàng Đình Kinh,Lương Văn Tri, những nhà viết tiểu thuyết lịchsử của Lạng Sơn còn chú ý đến các chiến sĩcộng sản Bắc Sơn khác như: Hoàng VănHán, Dương Công Kỳ, Dương Công Eng,Dương Văn Vân… (Hoa trong bão, Hoa bấttử…). Những người chiến sĩ cộng sản ấycũng mang trong mình phẩm chất của ngườilính cách mạng. Đó là lòng yêu nước thiếttha, sự dũng cảm, ý chí kiên cường, khôngkhuất phục trước bất kì một thử thách, hiểmnguy nào và khi bị giặc bắt, không ai bảo ainhưng giữa họ đều có một điểm chung là sứcchịu đựng vô hạn trước những đòn roi, thủđoạn tra khảo vô cùng dã man của quân thù,họ thà chết chứ nhất định không chịu để lộ tintức về cách mạng.

Viết về các nhân vật lịch sử, các tác giảđã phát huy hiệu quả của hư cấu nghệ thuậtkhi sử dụng điểm nhìn bên trong, soi rọi tâmtư, tình cảm, ý chí, khát vọng của họ. Điểmnhìn ấy đã rút ngắn khoảng cách giữa ngườiđọc và nhân vật, khiến nhân vật lịch sử trởnên gần gũi, sống động, đời thường.

Nhận thức về đời sống, con ngườihiện tại

Nói đến lịch sử là nói đến những sự kiện,những biến cố nhưng trong dòng vận hànhcủa nó bao giờ cũng tồn tại những triết lý màsuy cho cùng đó là những vấn đề xã hội, nhânvăn và sự sinh tồn của con người. Chính lúcnày văn học sẽ phát huy hữu ích vào việc đàosâu, tìm kiếm những bài học lịch sử, nhữnggiá trị bổ ích mà lịch sử đem lại cho đời sốnghiện tại và tiểu thuyết lịch sử làm nhiệm vụxóa nhòa ranh giới giữa cái đã xảy ra và cáicó thể xảy ra. Hoa trong bão, Hoa bất tử,Tướng không phong hàm hay Phương Bắchoang dã, Khau Slin hùng vĩ… là những cuốntiểu thuyết lịch sử như vậy.

Không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc táihiện bề mặt của sự kiện, các tác giả LạngSơn còn soi chiếu các sự kiện ấy ở cái nhìnđa chiều, ở cả bề rộng và bề sâu của sựkiện. Qua các trang tiểu thuyết ấy, người đọccó thể nhìn nhận được số phận của một dântộc qua các giai đoạn và những cuộc biếnthiên của lịch sử. Việc tái hiện lại một cáchtrung thực, cụ thể và sống động những sựkiện lịch sử hào hùng và bi tráng của LạngSơn là sự khẳng định bề dày lịch sử khángchiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc, ấpủ lòng yêu nước, ngợi ca những chiến cônghiển hách của cha ông xưa và hơn hết làkhơi dậy ở hậu thế lòng tin, niềm tự hào vềnhững trang lịch sử vẻ vang của dân tộc,đồng thời cũng là lời nhắc nhở đồng bàođừng quên quá khứ và những gì mà cha ôngta đã dày công gây dựng.

Thế giới nhân vật trong các tiểu thuyết lịchsử Lạng Sơn sau 1975 là những con ngườilịch sử, tồn tại trong quá khứ và có mối liên hệchặt chẽ với các sự kiện lịch sử. Đó là anhhùng Thân Cảnh Phúc, Đại Huề, Đại Liệu,Hoàng Đình Kinh, Hoàng Văn Thụ, LươngVăn Tri, Phạm Thị Vân, Hoàng Văn Hán,Nguyễn Văn Ninh… Trước những biến cố lịchsử, các nhà văn đã để cho nhân vật của mìnhlựa chọn thái độ sống và cách ứng xử bằngviệc không hề nao núng mà sẵn sàng dấn

59Văn nghệXứ Lạng - Số 322-08/2020

thân vào cuộc chiến, quyết đánh đuổi quânthù. Những đoạn văn phản ánh tâm tư,nguyện vọng của họ trong mỗi tiểu thuyết lịchsử đã khẳng định điều đó. Đó là anh hùng ĐạiHuề với khát vọng tự do và ý chí kiên cườngđã kêu gọi nhân dân đứng lên giành độc lậpdân tộc; là Hoàng Đình Kinh, Hoàng Văn Thụ,Thân Cảnh Phúc…với tấm lòng yêu nước sâuđậm và ý chí quật cường đã tập hợp đồng chí,đồng bào tham gia chiến đấu. Đó còn lànhững người dân tộc bình thường như Zăng,Mầng,là những công dân dũng cảm, bấtkhuất, kiên cường chiến đấu vì độc lập tự donhư Dương Văn Vân (Hoa bất tử), Đường MỹTân, Hoàng Hiển Vinh (Khau Slin hùng vĩ)…

Tiểu thuyết Lạng Sơn sau 1975 viết về đềtài lịch sử lấy những sự kiện, nhân vật anhhùng có thật trong lịch sử dân tộc làm nguyênmẫu sáng tác để khắc họa hình tượng nhânvật anh hùng. Những con người ấy, có nhữngngười nói tiếng Kinh chưa sõi nhưng với lòngyêu nước thiết tha luôn sẵn sàng tham giachiến đấu, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ đượcgiao, góp sức cho thành công của phong tràocách mạng. Tình yêu quê hương đất nướccủa người miền núi ngàn đời xưa và đời sauluôn là vậy, đơn giản mộc mạc, lặng lẽ màthiết tha. Tinh thần, ý chí và trách nhiệm củahọ trước vận mệnh dân tộc mãi là tấm gươngsáng cho lớp lớp thế hệ mai sau học tập, noitheo. Và như thế, bài học yêu nước khôngbao giờ là cũ. Khi đất nước đang đứng trướcnhiều thử thách, nhiều nguy cơ đe dọa sựbình yên của Tổ quốc, những trang văn cangợi lòng yêu nước và khí phách của nhữngngười anh hùng đã tiếp thêm sức mạnh chothế hệ trẻ. Đó là bài học về tinh thần quả cảm,về thái độ ứng xử và lựa chọn cách sống, làbài học về nhân cách, trách nhiệm của mỗicông dân đối với vận mệnh của dân tộc. Bởilẽ đó, tiểu thuyết lịch sử chính là cầu nối giữaquá khứ và hiện tại. Những chiêm nghiệm mànhà văn gửi gắm trong tác phẩm đã khiếnnhững sự kiện, biến cố, con người tưởng đãhóa thạch trong lịch sử trở nên sống động, đờithường và đậm chất nhân văn.

Tình yêu sâu đậm đối với bản sắc vănhóa của dân tộc

Trung thành với sự thật lịch sử, tái hiệnkhá thành công bức tranh của một thời kì hàohùng của lịch sử dân tộc, các nhà tiểu thuyếtLạng Sơn khi viết về mảng đề tài này cũngkhông quên lồng ghép, đan xen những câuchuyện kể về bản sắc văn hóa cũng nhưnhững phong tục tập quán của đồng bào cácdân tộc Lạng Sơn. Lịch sử lúc này không cònlà những sự kiện, những mốc thời gian, nhữngtrận chiến đấu được miêu tả khô cứng nữa màtrở nên dung dị, gần gũi khi các cây bút tiểuthuyết lịch sử miêu tả về vùng đất xứ Lạngđậm đà bản sắc văn hóa với cảm hứng yêumến, trân trọng và tự hào.

Trong các tiểu thuyết Lạng Sơn sau 1975về đề tài lịch sử có không ít những trang viếtvề phong tục tập quán của đồng bào các dântộc anh em như những ngày hội xuân, nhữngbuổi chợ phiên gắn liền với hình ảnh nhữngcô gái trong trang phục dân tộc rực rỡ sắcmàu thổ cẩm cùng những làn điệu dân ca,giao duyên Then, Sli, Lượn…tha thiết, mượtmà, nồng nàn, say đắm: “chợ hội, chợ phiênmà những làn điệu giao duyên xao xuyến tâmhồn của then, sli, lượn, phong slư mà nhữngchàng trai, cô gái từ khắp các bản làng vớinhững bộ y phục độc đáo, rực rỡ sắc màu hộitụ về đây hát tình ca sáng đêm” , “đình đám,hội hè, trai thanh, gái lịch với những bộ trangphục đẹp nhất của dân tộc mình, hát giaoduyên sli, lượn thâu đêm suốt sáng, biết baolứa đôi hạnh phúc được khởi nguồn từ nhữngbài ca, tiếng hát ngọt ngào thấm đẫm ân tìnhtừ những phiên chợ áp phiên” .

Bên cạnh việc miêu tả những nét đẹpcủa phong tục tập quán và ngợi ca bản sắcvăn hóa dân tộc, các nhà văn bày tỏ thái độphê phán những hủ tục của đồng bào cácdân tộc Xứ Lạng. Đó là việc người dân quátin vào ma quỷ thần linh. Đặc biệt là vấn nạnvề niềm tin có con ma gà của người dân tộc.Hủ tục ấy đã gây ra rất nhiều bi kịch cho cộngđồng và đời sống của mỗi cá nhân. Nhữngtrang viết phê phán những hiện tượng lỗi

60Văn nghệ

Số 322-08/2020 - Xứ Lạng

thời, lạc hậu chính là khát khao của các nhàvăn muốn loại trừ những cái xấu, cái tiêu cựcra khỏi đời sống, xây dựng một xã hội lànhmạnh, tươi đẹp.

Như vậy, đọc các tiểu thuyết lịch sử LạngSơn sau 1975 của các tác giả Nguyễn TrườngThanh, Vũ Ngọc Chương, Lê Tiến Thức…người đọc dễ dàng nhận thấy các tác giảkhông chỉ mô tả lại các sự kiện, nhân vật cóthật trong lịch sử dân tộc mà còn tái hiện cảmột không gian văn hóa rộng lớn, đậm đà bảnsắc dân tộc. Những người dân xứ Lạng dùtrong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, dù phảitrải qua những năm tháng khó khăn, gian khổvẫn luôn chú ý giữ gìn bản sắc và phong tụctập quán riêng của quê hương mình. Việcmiêu tả sinh động những lễ hội, những buổichợ phiên, những buổi hát then, sli, lượnchính là miêu tả điệu hồn riêng của đồng bàodân tộc thiểu số, là hồn cốt của văn hóa dântộc thấm sâu vào lòng đồng bào, hướng conngười tới cuộc sống tốt đẹp. Đời sống vănhóa ấy thể hiện một tinh thần đoàn kết, gắnbó và lạc quan của đồng bào miền núi, bấtchấp mọi sự khó khăn, gian khổ đầy khắcnghiệt của hoàn cảnh. Dường như trong họchỉ còn tiếng hát ngự trị giữa đất trời, núi non,hang động. Tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn bởivậy đã khơi dậy trong tâm thức mỗi người dânlòng yêu mến, trân trọng, tự hào và ý thức giữgìn, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóatruyền thồng tốt đẹp của dân tộc. Dù mỗi nhàvăn có cách thể hiện khác nhau nhưng đềuhướng đến một mục đích chung nhất đó là sựkhẳng định những giá trị văn hóa của dân tộctrên con đường hội nhập, phát triển.

Suy tư về số phận và khát vọng củacon người

Nằm trong dòng chảy chung của nền vănhọc Việt Nam, tiểu thuyết Lạng Sơn sau 1975về đề tài lịch sử cũng là những tác phẩm thểhiện suy tư về số phận và khát vọng tình yêu,hạnh phúc của con người. Đó là cuộc đời vàsố phận của những người phụ nữ miền núidưới tác động của chiến tranh, của hủ tục.Những cô gái xinh đẹp kiên cường như Vân,

Hiên, Mai, những người mẹ dân tộc bao dung,nhân hậu như mẹ Vay, những cô gái dân tộcthiểu số như Mảy, Thơ… đều khiến người đọcsuy nghĩ về số phận của họ, những người phụnữ mang nhiều tâm tư, khát vọng về tình yêuvà hạnh phúc gia đình.

Câu chuyện tình yêu của Hoàng Văn Thụvới Phạm Thị Vân (cô thiếu nữ xinh đẹp củathành phố cảng Hải Phòng), huyền thoại củahai người chiến sĩ cộng sản thời chiến (Hoabất tử)thấm đẫm chất thơ nhờ những cảm xúcthổn thức của tình yêu: “Không hiểu tại sao,gần đây mình hay nghĩ đến anh Thụ đến thế,cứ mỗi lần như thế lại thấy lòng mình bối rối,trái tim đập mạnh, cứ bổi hồi, bồi hồi thế nàoấy, lạ thật… . “Vân thấy lòng mình bối rối, tráitim đập rộn lên như trống hội làng, muốn ômchặt lấy anh mà không dám “tình trong như đãmặt ngoài còn e” là thế này chăng? Bỗng anhkéo Vân vào lòng, ôm rất chặt và đặt lên môiVân một nụ hôn nồng nàn, bỏng cháy…”.Nhưng rồi, tin sét đánh đến với chị vào mộtbuổi sáng tháng Năm năm 1944, anh Thụ bịđưa ra xử bắn ở pháp trường Tương Mai.Người đồng chí, người bạn đời của chị đãvĩnh viễn ra đi dưới họng súng hèn nhát củakẻ thù. Chiến tranh - tình yêu những chàngtrai cô gái như Hoàng Văn Thụ, Phạm ThịVân… đã hi sinh hạnh phúc cá nhân vì sựnghiệp giải phóng dân tộc. Bên cạnh âmhưởng sử thi, tiểu thuyết lịch sử của nhà vănNguyễn Trường Thanh đã gieo vào lòngngười đọc niềm tin, sự trân trọng khát vọngvề tình yêu, hạnh phúc của con người trongchiến tranh.

Những định kiến và quan niệm cổ hủ bámriết lấy cuộc đời người dân miền núi (Thơ -Khau Slin hùng vĩ, Mảy - Hoa bất tử) vẫn luônlà vấn đề nóng bỏng tồn tại trong xã hộithường nhật, nhiều số phận vẫn phải chôn vùidưới những ràng buộc khắt khe. Việc lên tiếngđấu tranh đòi quyền được sống bình thường,được quyền hưởng tình yêu, hạnh phúc củacon người trong các tiểu thuyết lịch sử LạngSơn cho đến nay vẫn còn vẹn nguyên giá trị,

61Văn nghệXứ Lạng - Số 322-08/2020

62

điều đó cũng thể hiện tầm nhìn sâu rộng vàtấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn.

Bằng tinh thần tôn trọng lịch sử, các tácgiả Lạng Sơn viết về đề tài lịch sử sau 1975đã tái hiện một cách chân thực những sựkiện, biến cố, nhân vật lịch sử. Với lối viếtsáng tạo, các tác giả đã phục dựng lại mộtthời kì lịch sử đã qua. Song trong nhãn quancủa họ, lịch sử không chỉ là những cuộc đấutranh chống ngoại xâm mà còn được luận giảidưới nhiều góc độ: văn hóa, phong tục, tínngưỡng, gắn với những vấn đề thế sự, đời tư.Bên cạnh việc kể lại những sự kiện lịch sử,nhà văn còn thể hiện niềm yêu mến, trântrọng, tự hào về vùng đất giàu bản sắc vănhóa, thể hiện những ưu tư trăn trở về đờisống hiện tại và số phận con người. Kế thừanhững yếu tố nghệ thuật truyền thống trongviệc xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn ngữnghệ thuật, các tác giả đã sử dụng những yếutố hiện đại trong lối viết, đặc biệt sử dụng hiệuquả yếu tố hư cấu nghệ thuật (sáng tạo thêmnhững nhân vật, đưa vào tác phẩm những lờiăn, tiếng nói, sinh hoạt đời thường, khai thácđời sống nội tâm… ) khiến người đọc nhưđang được quay về với thời đại ấy, khiến hìnhtượng nhân vật trở nên sống động, chân thực,gần gũi.

Viết tiểu thuyết đã khó, viết tiểu thuyết lịchsử lại càng là một công việc khó khăn gấp bội,bởi lịch sử là thứ không thể đùa giỡn, đòi hỏingười cầm bút phải có vốn hiểu biết sâu rộng,thực sự từng trải, dày dặn kinh nghiệm, sángtác trên cơ sở sự thật lịch sử và tinh thần tôntrọng lịch sử. Mặc dù vẫn còn tồn tại nhữnghạn chế nhất định: lực lượng sáng tác còn ít,những sự kiện lịch sử hào hùng của Lạng Sơntrong cuộc kháng chiến chống Mỹ chưa đượcphản ánh, yếu tố hư cấu và giải thiêng lịch sửchưa thực sự sâu sắc… song các tác phẩmviết về đề tài lịch sử sau 1975 đạt được làđáng ghi nhận. Chúng ta có quyền nhìn vàonhững mặt tích cực đó để hi vọng về một sựphát triển mới của văn xuôi Lạng Sơn nóichung và tiểu thuyết lịch sử nói riêng.

Văn nghệSố 322-08/2020 - Xứ Lạng

Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Lạng Sơnvô cùng thương tiếc báo tin:

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Tiến Thắng,sinh ngày 19 tháng 2 năm 1946, quê quán:Thị xã Bắc Ninh (nay là thành phố BắcNinh), tỉnh Bắc Ninh, thường trú tại: Số 13,Khối 1, phường Hoàng Văn Thụ, thành phốLạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, là hội viên Chihội Nhiếp ảnh Hội Văn học Nghệ thuậtLạng Sơn, hội viên Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnhViệt Nam; hội viên Hội Văn học Nghệ thuậtcác Dân tộc Thiểu số Việt Nam; Ông đã cónhiều đóng góp cho sự nghiệp văn họcnghệ thuật tỉnh nhà, có nhiều tác phẩm đạtgiải cao trong các cuộc thi của tỉnh và củatrung ương, do tuổi cao sức yếu, sau thờigian lâm bệnh nặng đã từ trần hồi 22 giờ 5phút ngày 12 tháng 7 năm 2020 (Tức ngày22 tháng 5 năm Canh Tý) tại nhà riêng,hưởng thọ 75 tuổi .

Hội Văn học Nghệ thuật Lạng Sơn đãđến phúng viếng và chia buồn cùng giaquyến. Ông Nguyễn Tiến Thắng được antáng tại Nghĩa trang Nà Trang 2, phườngTam Thanh, thành phố Lạng Sơn.

TIN BUỒN

63

1. Tối 10/7/2020, tại Trung tâm Hội chợthương mại thành phố, Thành ủy LạngSơn tổ chức chương trình nghệ thuật vớichủ đề “Mãi mãi niềm tin theo Đảng” chàomừng thành công Đại hội Đảng bộ thànhphố Lạng Sơn lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020- 2025. Tới dự có đồng chí Hoàng VănNghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủtịch HĐND tỉnh; đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Uỷviên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịchphụ trách UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở,ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang tỉnh;lãnh đạo Thành uỷ, HĐND, UBND thành phốLạng Sơn và đông đảo nhân dân trên địa bànthành phố Lạng Sơn. Chương trình gồmnhiều tiết mục hát, múa với nội dung ca ngợiĐảng, Bác Hồ vĩ đại, ca ngợi vẻ đẹp quêhương, đất nước, thành phố Lạng Sơn -thành phố hoa đào do các diễn viên khôngchuyên đến từ các đơn vị, trường học, cáccâu lạc bộ văn nghệ trên địa bàn thành phốbiểu diễn. Chương trình văn nghệ đã nhậnđược sự hưởng ứng nhiệt liệt của đông đảoquần chúng, góp phần khơi dậy niềm tự hàodân tộc, tình yêu quê hương, đất nước, độngviên các tầng lớp nhân dân phấn đấu thi đuahọc tập, lao động, sản xuất thực hiện thắnglợi các mục tiêu phát triển kinh tế - văn hoá -xã hội, an ninh - quốc phòng mà Nghị quyếtĐại hội Đảng bộ thành phố Lạng Sơn lần thứXXIII nhiệm kì 2020 - 2025 đã đề ra.

NgỌC HẰNg

2. Trong hai ngày 11và 12/7/2020, Côngđoàn Viên chức tỉnh tổ chức Hội thi Vănnghệ chào mừng Đại hội Đảng bộ Khối cáccơ quan tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 -2025. Tới dự có đại diện lãnh đạo Đảng uỷKhối các cơ quan tỉnh, lãnh đạo một số sở,ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, các đơn vịtham gia hội thi và đông đảo quần chúng nhândân trên địa bàn thành phố. Hội thi có sự thamgia của gần 700 thí sinh đến từ hơn 50 đơn vịcông đoàn cơ sở, với hơn 90 tiết mục hát,múa phong phú về nội dung và hình thức, ca

ngợi Đảng, Bác Hồ vĩ đại, tình yêu quêhương, đất nước, mảnh đất con người XứLạng giàu truyền thống văn hóa. Đây làchương trình ý nghĩa, thiết thực, góp phầnchào mừng Đại hội Đảng bộ Khối các cơ quantỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025. BanTổ chức đã trao các giải A, B, C và Khuyếnkhích cho những đơn vị có tiết mục xuất sắcnhất, đồng thời lựa chọn 8 tiết mục công diễnvào tối 16/7/2020 chào mừng thành công Đạihội Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh lần thứXIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

NgỌC HẰNg

3. Ngày 22/7/2020 tại hội trường Hội Vănhọc Nghệ thuật Lạng Sơn, hội viên Câu lạcbộ thơ Xứ Lạng tổ chức sinh hoạt nhân Kỷniệm 73 năm ngày Thương binh liệt sĩ(27/7/1947 –27/7/2020) với chủ đề Uốngnước nhớ nguồn. Tới dự có đại diện lãnh đạo

Hội Văn học Nghệ thuật Lạng Sơn, đại diệnBan Chủ nhiệm và hội viên Câu lạc bộ thơ XứLạng, Câu lạc bộ thơ Thượng nguồn SôngThương (huyện Chi Lăng). Tại buổi sinh hoạt,các hội viên Câu lạc bộ thơ Xứ Lạng và hộiviên Câu lạc bộ thơ Thượng nguồn SôngThương đã đọc thơ, đóng góp ý kiến, trao đổikinh nghiệm về sáng tác thơ, bình thơ, qua đómỗi tác giả đều rút ra được thêm cho mìnhnhững bài học quý báu trong sáng tạo tácphẩm văn học nghệ thuật.

PHONg LaN

4. Ngày 24/7/2020 tại Hội Văn học Nghệthuật Lạng Sơn, Chi hội Nhiếp ảnh tổ chứcsơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và đề ra

Văn nghệXứ Lạng - Số 322-08/2020

TIN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

64Văn nghệ

Số 322-08/2020 - Xứ Lạng

phương hướng hoạt động 6 tháng cuốinăm 2020. Đến dự có ông La Ngọc Nhung,Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật, đại diện cánbộ các phòng, ban Hội Văn học Nghệ thuật vàhội viên Chi hội Nhiếp ảnh. Trong 6 tháng đầunăm do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hoạtđộng của Chi hội gặp nhiều bất lợi. Đầu tháng5 năm 2020, Thường trực Hội phát động thựctế sáng tác năm 2020 cho Chi hội Nhiếp ảnhđể chuẩn bị tác phẩm tham gia Liên hoan ảnhnghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứXX năm 2020 tại Thái Nguyên. Các hội viênđã khắc phục khó khăn, chủ động thâm nhậpthực tế, giao nộp tác phẩm đúng thời hạn. Sauđợt thực tế thu về được 125 tác phẩm của 25tác giả. Các tác phẩm phản ánh vẻ đẹp đấtnước con người Xứ Lạng, nét đẹp truyềnthống, bản sắc văn hóa, cảnh đẹp thiên nhiên,đặc biệt là những tấm gương đời thường trênmọi lĩnh vực đời sống xã hội.Tại buổi sơ kết,các hội viên trao đổi thảo luận tích cực, chỉ ranhững hạn chế cần khắc phục trong hoạtđộng của Chi hội. Đồng thời, Chi hội cũng đềra phương hướng hoạt động 6 tháng cuốinăm 2020 như: Tham gia cuộc thi “Ảnh đẹpdu lịch Thành phố Lạng Sơn”; Tham gia cuộcvận động sáng tác, quảng bá tác phẩm vănhọc nghệ thuật và báo chí về chủ đề “Học tậpvà làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cáchHồ Chí Minh”; các cuộc thi, cuộc vận độngsáng tác văn học nghệ thuật do các cấpngành, cơ quan đơn vị trung ương, địaphương tổ chức và cuộc thi ảnh quốc tế hàngnăm; Động viên các hội viên thường xuyêngửi tác phẩm cho Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng;Cử hội viên tham gia các trại sáng tác do tỉnhvà trung ương tổ chức; Tiếp tục kiện toàn Chi

hội và làm tốt công tác phát triển hội viên vàcông tác thi đua khen thưởng cuối năm 2020.

CHU TUYểN

5. Sáng ngày 28/7/2020 tại Trung tâmVăn hóa - Nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn, HộiBảo tồn dân ca tỉnh tổ chức họp báo vềchương trình Liên hoan dân ca tỉnh LạngSơn lần thứ Nhất năm 2020. Tới dự có đại

diện một số sở, ban, ngành, đại diện lãnh đạoỦy ban nhân dân huyện Văn Quan, phóngviên một số báo trung ương và địa phươngtrên địa bàn tỉnh.Tại buổi họp báo, ông ViHồng Nhân, Chủ tịch Hội Bảo tồn dân ca tỉnhthông qua kế hoạch tổ chức Liên hoan dân catỉnh Lạng Sơn lần thứ Nhất năm 2020. Liênhoan được tổ chức trong hai ngày 4 và5/8/2020 với sự tham gia của gần 40 Câu lạcbộ với khoảng 300 nghệ nhân, diễn viên. Lễkhai mạc diễn ra vào 8 giờ sáng ngày4/8/2020 tại hội trường Ủy ban nhân dânhuyện Văn Quan (Thị trấn Văn Quan). Đây làmột trong những hoạt động thiết thực hướngtới Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chíLương Văn Tri (17/8/1910 - 17/8/2020) và Kỷniệm 10 năm hoạt động của Hội Bảo tồn dânca tỉnh Lạng Sơn (5/8/2010 - 5/8/2020).Liênhoan dân ca tỉnh Lạng Sơn lần thứ Nhất năm2020 còn là dịp để tôn vinh, quảng bá, giớithiệu các giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc, nétđặc trưng văn hóa Xứ Lạng với nhân dântrong tỉnh và cả nước, đẩy mạnh phong tràovà nâng cao chất lượng hoạt động của cáccâu lạc bộ đàn, hát dân ca, dân vũ trong đờisống cộng đồng.

MaI THUẬN