T vva ppgdtvotieuhoc15

1
15 thể; trái lại, ngôn ngữ là một thực thể trừu tượng khái quát, là sản phẩm của nhận thức, được trừu tượng hóa khỏi các đối tượng vật chất, cụ thể (lời nói). - Các yếu tố trong hệ thống – cấu trúc ngôn ngữ chính là các loại đơn vị cơ bản của ngôn ngữ (âm vị, hình vị, từ và câu). Bên cạnh các loại đơn vị cơ bản là một tập hợp gồm nhiều đơn vị đồng loại (cùng cấp độ, cùng chức năng) tạo thành một hệ thống. Chẳng hạn: hệ thống âm vị, hệ thống hình vị, hệ thống từ vựng, hệ thống cú pháp. Các đơn vị trong cùng một hệ thống tạo thành một cấp độ (bậc), chẳng hạn: cấp độ ngữ âm, cấp độ từ vựng, cấp độ cú pháp… Các đơn vị trong cùng một cấp độ hoặc giữa các cấp độ luôn luôn nằm trong các mối quan hệ chằng chịt, ràng buộc, chi phối lẫn nhau. Trong hệ thống cấu trúc ngôn ngữ vừa tồn tại các quan hệ chung nhất, bao trùm như quan hệ liên tưởng, quan hệ ngữ đoạn, quan hệ tôn ti; vừa tồn tại các quan hệ riêng, đặc thù như quan hệ ngữ pháp (quan hệ đẳng lập, quan hệ chính phụ, quan hệ chủ vị), quan hệ ngữ nghĩa (quan hệ đồng nghĩa, quan hệ đa nghĩa, quan hệ trái nghĩa…)… Học viên lấy ví dụ tiếng Việt để phân tích và chứng minh. Câu 14: Phân tích các đơn vị đồng loại và khác loại trong hệ thống – cấu trúc của ngôn ngữ. Gợi ý: a) Các đơn vị đồng loại là những đơn vị giống nhau về cấp độ và chức năng. Chẳng hạn, các âm vị đều cùng cấp độ ngữ âm và đều có cùng chức năng phân biệt nghĩa, cấu tạo hình vị, các hình vị đều cùng cấp độ hình thái và cùng chức năng biểu thị ý nghĩa và cấu tạo từ, các từ đều cùng cấp độ từ vựng và cùng chức năng định danh, biểu thị khái niệm và cấu tạo câu, các câu đều cùng cấp độ cú pháp và cùng chức năng thông báo, cấu tạo đoạn. b) Các đơn vị khác loại là những đơn vị khác nhau về cấp độ và chức năng. Đó là các loại đơn vị từ thấp đến cao: âm vị, hình vị, từ và câu. Học viên lấy ví dụ tiếng Việt để phân tích và chứng minh. Câu 15. Phân tích nội dung, vai trò và tác dụng của hai quan hệ - quan hệ ngữ đoạn và quan hệ liên tưởng trong hệ thống cấu trúc của ngôn ngữ. Gợi ý: a) Về quan hệ liên tưởng - Quan hệ liên tưởng là mối quan hệ giữa các đơn vị đồng loại, tồn tại tiềm tàng trong kí ức của người nói và có thể thay thế cho nhau ở cùng một vị trí trong chuỗi lời nói.

Transcript of T vva ppgdtvotieuhoc15

Page 1: T vva ppgdtvotieuhoc15

15

thể; trái lại, ngôn ngữ là một thực thể trừu tượng khái quát, là sản phẩm của

nhận thức, được trừu tượng hóa khỏi các đối tượng vật chất, cụ thể (lời nói).

- Các yếu tố trong hệ thống – cấu trúc ngôn ngữ chính là các loại đơn vị cơ bản

của ngôn ngữ (âm vị, hình vị, từ và câu). Bên cạnh các loại đơn vị cơ bản là một

tập hợp gồm nhiều đơn vị đồng loại (cùng cấp độ, cùng chức năng) tạo thành

một hệ thống. Chẳng hạn: hệ thống âm vị, hệ thống hình vị, hệ thống từ vựng, hệ

thống cú pháp. Các đơn vị trong cùng một hệ thống tạo thành một cấp độ (bậc),

chẳng hạn: cấp độ ngữ âm, cấp độ từ vựng, cấp độ cú pháp…

Các đơn vị trong cùng một cấp độ hoặc giữa các cấp độ luôn luôn nằm trong

các mối quan hệ chằng chịt, ràng buộc, chi phối lẫn nhau. Trong hệ thống cấu

trúc ngôn ngữ vừa tồn tại các quan hệ chung nhất, bao trùm như quan hệ liên

tưởng, quan hệ ngữ đoạn, quan hệ tôn ti; vừa tồn tại các quan hệ riêng, đặc thù

như quan hệ ngữ pháp (quan hệ đẳng lập, quan hệ chính phụ, quan hệ chủ vị),

quan hệ ngữ nghĩa (quan hệ đồng nghĩa, quan hệ đa nghĩa, quan hệ trái

nghĩa…)…

Học viên lấy ví dụ tiếng Việt để phân tích và chứng minh.

Câu 14: Phân tích các đơn vị đồng loại và khác loại trong hệ thống – cấu trúc

của ngôn ngữ.

Gợi ý:

a) Các đơn vị đồng loại là những đơn vị giống nhau về cấp độ và chức năng.

Chẳng hạn, các âm vị đều cùng cấp độ ngữ âm và đều có cùng chức năng phân

biệt nghĩa, cấu tạo hình vị, các hình vị đều cùng cấp độ hình thái và cùng chức

năng biểu thị ý nghĩa và cấu tạo từ, các từ đều cùng cấp độ từ vựng và cùng

chức năng định danh, biểu thị khái niệm và cấu tạo câu, các câu đều cùng cấp độ

cú pháp và cùng chức năng thông báo, cấu tạo đoạn.

b) Các đơn vị khác loại là những đơn vị khác nhau về cấp độ và chức năng. Đó

là các loại đơn vị từ thấp đến cao: âm vị, hình vị, từ và câu.

Học viên lấy ví dụ tiếng Việt để phân tích và chứng minh.

Câu 15. Phân tích nội dung, vai trò và tác dụng của hai quan hệ - quan hệ

ngữ đoạn và quan hệ liên tưởng trong hệ thống cấu trúc của ngôn ngữ.

Gợi ý:

a) Về quan hệ liên tưởng

- Quan hệ liên tưởng là mối quan hệ giữa các đơn vị đồng loại, tồn tại tiềm

tàng trong kí ức của người nói và có thể thay thế cho nhau ở cùng một vị trí

trong chuỗi lời nói.