T vva ppgdtvotieuhoc07

1

Click here to load reader

Transcript of T vva ppgdtvotieuhoc07

Page 1: T vva ppgdtvotieuhoc07

7

+ Ngôn ngữ là một hiện tượng mang bản chất xã hội, vì nó là sản phẩm của tập

thể, được tập thể người nói sáng tạo từ lâu đời. Trái lại lời nói là hiện tượng

mang tính chất cá nhân, vì nó là sản phẩm của từng cá nhân.

+ Ngôn ngữ là một hiện tượng có tính ổn định, bất biến. Trái lại, lời nói là hiện

tượng mang tính lâm thời.

+ Ngôn ngữ là một hệ thống các đơn vị hữu hạn, trái lại, lời nói là những phát

ngôn vô hạn.

Câu 02: Một số người đã nêu ra những bằng chứng để chứng minh rằng ngôn

ngữ là một hiện tượng tự nhiên (như đồng nhất ngôn ngữ với cơ thể sinh vật, với

bản năng sinh vật của con người, với những nét đặc trưng về chủng tộc và với

tiếng kêu của loài vật) có đúng không?

Gợi ý:

- Nếu nhìn bề ngoài, dường như ngôn ngữ có liên quan với các hiện tượng nói

trên, bởi vì, cũng như ngôn ngữ, các hiện tượng ấy đều gắn liền với con người

(cơ thể sinh vật, đặc trưng bản năng, đặc trưng chủng tộc) hoặc liên quan đến

ngôn ngữ âm thanh của con người (tiếng kêu của loài vật). Nhưng xét về bản

chất thì ngôn ngữ không có mối liên hệ gì với chúng.

- Cơ thể sinh vật (các loài thực vật, động vật) cũng có quá trình hình thành, tồn

tại, phát triển, hưng thịnh và mất đi tương tự như ngôn ngữ. Nhưng các cơ thể

sinh vật khi đã chết đi, là mất đi hoàn toàn, không để lại dấu vết gì trong các cơ

thể mới. Trong khi đó, các ngôn ngữ cổ (các từ ngữ) cho dù ngày nay không

được dùng nữa, nhưng nó còn để lại nhiều dấu vết trong các ngôn ngữ mới, nhất

là về cơ cấu ngữ âm, từ vựng (như tiếng Latin, tiếng Phạn…).

- Các đặc trưng bản năng sinh vật của con người (như đi, đứng, ăn uống, khóc,

cười…) cũng có một quá trình hình thành đồng thời với sự hình thành và phát

triển ngôn ngữ ở mỗi người. Nhưng các đặc trưng bản năng là những hiện tượng

có thể nảy sinh và tồn tại ngay cả ở trạng thái đơn lập (bên ngoài xã hội loài

người). Trong khi ngôn ngữ không nảy sinh và tồn tại ở trạng thái ấy. Ngôn ngữ

hình thành trong mỗi cá nhân chỉ ở trong cộng đồng xã hội, do sự tác động của

ngôn ngữ cộng đồng.

- Những nét đặc trưng chủng tộc (như màu da, màu tóc, màu mắt, kích thước

xương sọ,..) về hình thức dường như có liên quan với cộng đồng ngôn ngữ

(dường như mỗi chủng tộc đều nói các thứ tiếng giống nhau). Nhưng, về bản

chất, các đặc trưng chủng tộc luôn luôn mang tính di truyền. Trái lại, ngôn ngữ

không mang tính di truyền. Mặt khác, có những ngôn ngữ được nhiều chủng tộc