TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa...

554

Transcript of TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa...

Page 1: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học
Page 2: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNGCỦA MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM

VÀ CHÍNH PHỦ CÁCH MẠNG LÂM THỜICỘNG HÒA MIỀN NAM VIỆT NAM QUA TÀI LIỆU,

TƯ LIỆU LƯU TRỮ (1960 - 1975)

Page 3: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠNVŨ VĂN TÂM

Phó Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia II1

BAN BIÊN SOẠNNGUYỄN THỊ THIÊM

TRẦN THỊ VUILÊ VỊ

CỐ VẤN KHOA HỌCPGS. TS. HÀ MINH HỒNG

Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa họcXã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM,

Phó Chủ tịch Hội KHoa học Lịch sử TP. HCM

1 Bản quyền thuộc Trung tâm Lưu trữ quốc gia II Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước

Page 4: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

CỤC VĂN THƯ VÀ LƯU TRỮ NHÀ NƯỚCTRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA II

NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNGCỦA MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM

VÀ CHÍNH PHỦ CÁCH MẠNG LÂM THỜICỘNG HÒA MIỀN NAM VIỆT NAMQUA TÀI LIỆU, TƯ LIỆU LƯU TRỮ

(1960 - 1975)

Page 5: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

4

Page 6: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

5

MỤC LỤC

Lời Giới thiệu .......................................................................................7

Lời Nói đầu .........................................................................................11

Bảng chữ viết tắt ................................................................................15

CHƯƠNG 1:

SỰ RA ĐỜI MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM (1954 - 1960)

1.1. Chính sách của Mỹ - Diệm tại miền Nam Việt Namsau Hiệp định Genève ...............................................................17

1.2. Phong trào đấu tranh chống Mỹ - Diệm của nhân dânmiền Nam Việt Nam năm 1954 - 1960 ...................................74

1.3. Sự ra đời và cơ cấu tổ chức của Mặt trận Dân tộcGiải phóng miền Nam Việt Nam ...........................................133

CHƯƠNG 2

MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG ĐẤU TRANH CHỐNG MỸ XÂM LƯỢC (1961 - 1969)

2.1. Mặt trận Giải phóng cùng nhân dân miền Namđấu tranh chống Mỹ ................................................................169

2.2. Th iết lập quan hệ ngoại giao,tăng cường sự ủng hộ quốc tế ................................................251

2.3. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam bướcvào Hội đàm Paris ....................................................................310

Page 7: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

6

CHƯƠNG 3

CHÍNH PHỦ CÁCH MẠNG LÂM THỜI CỘNG HÒAMIỀN NAM VIỆT NAM (6/1969 - 4/1975)

3.1. Sự ra đời và cơ cấu tổ chức của Chính phủ Cách mạngLâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ............................331

3.2. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền NamViệt Nam với cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao ......372

3.3. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền NamViệt Nam lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóngmiền NamViệt Nam ................................................................456

KẾT LUẬN .......................................................................................533

DANH MỤC TÀI LIỆU .................................................................537

Page 8: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

7

LỜI GIỚI THIỆU

Ngay khi ra đời, ngày 20-12-1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã tuyên bố: “đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân, các giai cấp, các dân tộc, các

đảng phái, các đoàn thể, các tôn giáo, các nhân sĩ yêu nước ở miền Nam Việt Nam không phân biệt xu hướng chính trị để đấu tranh đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tập đoàn tay sai của Mỹ ở miền Nam, thực hiện độc lập dân chủ, cải thiện dân sinh, hòa bình trung lập ở miền Nam, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc”.

Gần 15 năm thực hiện chủ trương đó, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam cùng với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã phất cao lá cờ Mặt trận trong Mùa Xuân đại thắng 1975, hoàn thành trọn vẹn nhiệm vụ lịch sử và đã đi vào lịch sử cuộc kháng chiến oanh liệt bậc nhất trong lịch sử dân tộc. Ngọn cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng phất cao trên các chiến trường miền Nam năm xưa, như một biểu tượng sáng ngời của ý chí vì độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc của dân tộc Việt Nam, đã và đang được in giữ trong ký ức của bao lớp người trong và ngoài nước một thời cùng hát vang “Giải phóng miền Nam, chúng ta cùng quyết tiến bước... Đây Cửu Long hùng tráng, đây Trường Sơn vinh quang... Vận nước đã đến rồi; bình minh chiếu khắp nơi; dựng xây non nước sáng tươi muôn đời”.

Đã hơn 40 năm kể từ ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, cũng là hơn nửa thế kỷ Mặt trận Dân tộc Giải phóng và

Page 9: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

8

Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam từ thực tế kháng chiến với bao huyền thoại về một thời hào hùng dân tộc Việt Nam kháng chiến oanh liệt mang tầm vóc thời đại, đi vào các Trung tâm Lưu trữ quốc gia, trở thành tài sản vô giá của dân tộc. Những hoạt động phong phú độc đáo của một thời hoạt động sôi nổi, những bài học kinh nghiệm quý báu có một không hai trong đời sống chính trị dân tộc thời cận hiện đại, làm cho ngọn cờ hòa bình, chính nghĩa của Mặt trận Dân tộc Giải phóng và Chính phủ Cách mạng lâm thời vẫn đang mồn một trong tâm trí của bao thế hệ người Việt Nam hôm qua và hôm nay. Và hơn lúc nào hết, những giá trị lịch sử ấy vẫn đang cần đồng hành với công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc, đổi mới và phát triển đất nước trong thế giới hội nhập và toàn cầu hóa.

Đã có không ít bài viết, công trình, luận văn về Mặt trận Dân tộc Giải phóng và Chính phủ Cách mạng lâm thời với nhiều cách tiếp cận của nhiều giới, nhiều ngành trong và ngoài nước. Gần đây nhất là sưu tập Chung một bóng cờ và chuyên khảo Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (1960 - 1977) - những cuốn sách khá toàn diện về Mặt trận Dân tộc Giải phóng và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Trong dịp kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, 40 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, Trung tâm Lưu trữ quốc gia II tại Th ành phố Hồ Chí Minh cho xuất bản sách tư liệu Tổ chức, hoạt động của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam qua tài liệu lưu trữ (1960 - 1975).

Đây là lần đầu tiên công bố tài liệu lưu trữ về đề tài này; nội dung của sách cung cấp cho người đọc, người nghiên cứu những tài liệu được lưu giữ và bảo quản bởi cơ quan lưu trữ quốc gia, được sắp xếp hệ thống và trình bày thận trọng theo thể thức chuyên ngành. Bằng lối tiếp cận theo phương pháp lịch sử và phương pháp lưu trữ, sách đặt ra mục tiêu “cung cấp một hướng tiếp cận khác cho độc giả để làm phong phú hơn tính đa chiều

Page 10: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

9

trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam”. Trong nguồn tài liệu lưu trữ của chính quyền Sài Gòn, những tuyên bố, báo cáo, sắc lệnh, nghị định, bản tin... được công bố ở đây là một trong những loại chứng cứ bậc một, chính gốc về quá trình tổ chức và hoạt động của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam suốt những năm 1960 - 1977.

Đây chỉ là một phần nhỏ tài liệu được chọn lọc và cũng chỉ bước đầu được trình bày theo phương pháp lịch sử; điều đáng quý nhất của sách là giá trị sử liệu sản sinh trong những thời điểm lịch sử của nó, đã được bảo quản thành tài sản quốc gia và nay công bố như góp thêm những bằng chứng khách quan về thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong thế kỷ XX. Hy vọng sách sẽ được đông đảo bạn đọc đón đợi, để cảm nhận nhiều hơn về ý nghĩa thực tiễn và giá trị thiết thực khi đọc và sử dụng, để hiểu thêm về thời kỳ có một không hai “cả năm châu, chân lý nhìn theo” bóng cờ Mặt trận.

Trân trọng giới thiệu cuốn sách quý tới bạn đọc.

Th ành phố Hồ Chí Minh, tháng 1-2016PGS.TS HÀ MINH HỒNG

Nguyên Trưởng Khoa Lịch sửTrường ĐHKHXH & NV - ĐHQG TP.HCM

Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sửTh ành Phố Hồ Chí Minh

Page 11: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

10

Page 12: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

11

LỜI NÓI ĐẦU

Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là tổ chức công khai, hợp pháp hợp hiến nhất tại miền Nam đại diện cho lực lượng cách mạng trong công

cuộc kháng chiến chống Mỹ và chính quyền tay sai cứu nước. Mặt trận Giải phóng không chỉ là một tổ chức tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân mà còn làm nhiệm vụ như một tổ chức chính quyền công khai đối lập với chính quyền tay sai ở miền Nam, thực hiện những nhiệm vụ quản lý hành chính chính thức ở vùng giải phóng. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã chuẩn bị đầy đủ những điều kiện cần thiết như chính quyền cơ sở, đất và dân... từ đó tiến tới thành lập chính phủ trung ương - Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam năm 1969.

Đối với cách mạng Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là tổ chức chính trị và là chính phủ công khai vừa quản lý, lãnh đạo công việc nội bộ, vừa tăng cường mối quan hệ bang giao và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Sự trưởng thành theo năm tháng của Mặt trận Giải phóng cho thấy chủ trương trong Cương lĩnh chính trị về đại đoàn kết toàn nhân dân miền Nam đứng về cùng một chiến tuyến là đúng đắn; và sự ra đời Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là sự chín muồi của cách mạng miền Nam và là một bước phát triển của quá trình hoạt động của Mặt trận Giải phóng.

Page 13: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

12

Đối với chính quyền Sài Gòn và Hoa Kỳ, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời và đi vào hoạt động năm 1960, rồi kế tiếp là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam năm 1969 là một “dị vật”. Ở trong nước, chính quyền Sài Gòn ra sức công kích, xuyên tạc, chống đối, phủ nhận sự hiện hữu của Mặt trận Giải phóng và Chính phủ Cách mạng lâm thời; trên trường quốc tế, Hoa Kỳ nỗ lực không ngừng vận động các nước và Liên Hiệp Quốc không công nhận tổ chức và chính phủ đại diện chân chính cho nhân dân miền Nam. Tuy nhiên, ý chí và hành động can thiệp của Hoa Kỳ không lung lay được vị thế quốc tế ngày một vững vàng của Mặt trận Giải phóng và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Hơn 50 năm qua, nhiều công trình khoa học, nhiều sách, báo đã nghiên cứu và cho ra mắt độc giả về tổ chức và hoạt động của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Nhưng đây là lần đầu tiên được sự chỉ đạo của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Trung tâm Lưu trữ quốc gia II biên soạn cuốn sách “Tổ chức, hoạt động của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam qua tài liệu lưu tr” nhằm giới thiệu đến độc giả những trang tài liệu của cơ quan trung ương chính quyền Sài Gòn và các cơ quan của Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Viết về một tổ chức, một chính phủ của cách mạng nhưng lại sử dụng nguồn tài liệu lưu trữ được sản sinh trong quá trình hoạt động của đối phương - chính quyền Sài Gòn và Hoa Kỳ tại miền Nam, Ban Biên soạn mong muốn đưa ra một hướng tiếp cận khác cho độc giả để làm phong phú hơn tính đa chiều trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam.

Về bố cục, cuốn sách gồm 3 chương:

Chương 1 - Sự ra đời của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, dựng lại bối cảnh miền Nam Việt Nam trong những năm sau Hiệp định Genève 1954 cho đến Đồng khởi năm

Page 14: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

13

1960 bằng tài liệu lưu trữ, góp phần khẳng định thêm sự ra đời của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là một tất yếu của lịch sử. Từ hoàn cảnh lịch sử dẫn đến Hội nghị thành lập Mặt trận Giải phóng với chương trình 10 điểm cũng được trình bày ở Chương 1. Chương này còn thể hiện cơ cấu nhân sự và sự thay đổi cơ cấu nhân sự của Mặt trận Giải phóng trong những tháng sơ khai.

Chương 2 - Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trong đấu tranh chống Mỹ xâm lược (1960 - 1969), đi sâu vào hoạt động đối nội và đối ngoại của Mặt trận Dân tộc Giải phóng ở miền Nam Việt Nam. Về đối nội, Mặt trận Giải phóng đã thực hiện vai trò đại đoàn kết toàn nhân dân miền Nam như Cương lĩnh chính trị năm 1967 đề ra trong đấu tranh chống Mỹ và chính quyền tay sai, xây dựng hậu phương, thiết lập chính quyền cơ sở. Về đối ngoại, Mặt trận Giải phóng đảm đương nhiệm vụ là một tổ chức đại diện hợp pháp và chính thức cho nhân dân miền Nam tham gia các hội nghị quốc tế, các tổ chức quốc tế, thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước, đón nhận sự hưởng ứng phản đối Mỹ gây chiến ở Việt Nam của nhân dân thế giới tiến bộ, và đến giai đoạn quyết định thì đại diện cho nhân dân miền Nam bước vào bàn đàm phán tại Paris.

Chương 3 - Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (6-1969 - 4-1975), trình bày về bối cảnh ra đời và tổ chức hoạt động của Chính phủ Trung ương của nhân dân miền Nam Việt Nam. Ở trong nước, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam vừa có những điều chỉnh về nhân sự và địa giới hành chính vừa thực hiện nhiệm vụ của mình như phát triển kinh tế, củng cố an ninh, đảm bảo dân sinh trong vùng giải phóng. Về mặt quân sự, Chính phủ Cách mạng lâm thời cùng với nhân dân và lãnh đạo nhân dân miền Nam đấu tranh đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975; trên trường quốc tế, Chính phủ lâm thời được công nhận là một chính phủ có đủ dân và đất, có mối quan hệ ngoại giao cấp nhà nước với rất nhiều quốc gia và đến

Page 15: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

14

năm 1969 thay thế Mặt trận Giải phóng tham gia Hội nghị bốn bên cho đến ngày Hiệp định Paris được ký kết.

Cuốn sách được biên soạn từ nguồn tài liệu lưu trữ là những tuyên bố, báo cáo, sắc lệnh, nghị định, các bản tin tức,... thuộc các phông như phông Phủ Th ủ tướng Việt Nam Cộng hòa(1954 - 1975), phông Phủ Tổng thống Đệ nhất Cộng hòa (1954 - 1963), phông Phủ Tổng thống Đệ nhị Cộng hòa (1967 - 1975), phông Tòa Đại biểu Chính phủ Nam phần (1945 - 1959), phông Hội đồng Quân nhân Cách mạng (1963 - 1965)... Mặc dù đã cố gắng chắt lọc tài liệu để phản ánh lại một cách đầy đủ nhất về tổ chức và hoạt động của Mặt trận Giải phóng và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, nhưng do việc biên soạn hoàn toàn dựa trên tài liệu sản sinh trong quá trình hoạt động của chính quyền Sài Gòn và Hoa Kỳ ở miền Nam, nên cuốn sách không thể hoàn thiện nhất. Cũng bởi thế, có thể cuốn sách có những sự kiện hay ý kiến chưa thật chính xác vì trích dẫn những tài liệu có tính chất tuyên truyền của phía đối phương.

Trong quá trình thực hiện cuốn sách, Ban Biên soạn luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, lãnh đạo Bộ Nội vụ; sự hợp tác của các nhà khoa học và đồng nghiệp. Ban Biên soạn xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể, các nhà khoa học và bạn bè, đồng nghiệp.

Mặc dù rất cẩn trọng, nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, Ban Biên soạn mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để khi có điều kiện tái bản cuốn sách được hoàn thiện hơn.

Th ành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2016

BAN BIÊN SOẠN

Page 16: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

15

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BV : Bắc Việt CS : Cộng sản CSBV : Cộng sản Bắc Việt CPCMLTCHMNVN : Chính phủ Cách mạng lâm thời

Cộng hòa miền Nam Việt NamĐICH : Đệ Nhất Cộng hòa (1955 - 1963)ĐIICH : Đệ Nhị Cộng hòa (1967 - 1975)LMLLDTDCHB : Liên minh các Lực lượng Dân tộc,

Dân chủ và Hòa bìnhMACV : Th e US Military Assistance Command,

Vietnam MTDTGPMN : Mặt trận Dân tộc Giải phóng

miền Nam Việt Nam QLVNCH : Quân lực Việt Nam Cộng hòa VC : Việt cộngVNDCCH : Việt Nam Dân chủ Cộng hòaVNCH : Việt Nam Cộng hòaTTLTII : Trung tâm Lưu trữ quốc gia II

Page 17: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

16

Page 18: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

17

Chương 1

SỰ RA ĐỜICỦA MẶT TRẬN DÂN TỘCGIẢI PHÓNG MIỀN NAMVIỆT NAM (1954 - 1960)

1.1. CHÍNH SÁCH CỦA MỸ - DIỆM TẠI MIỀN NAM VIỆT NAM SAU HIỆP ĐỊNH GENÈVE

1.1.1. Về chính trị

Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ toàn thắng, kết thúc oanh liệt cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân năm 1953 - 1954 của quân và dân Việt Nam, làm thất bại hoàn toàn kế hoạch Navarre, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp và âm mưu mở rộng, kéo dài chiến tranh tại Đông Dương của đế quốc Mỹ, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Genève về chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược đối với ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia.

Th eo điều khoản của Hiệp định Genève, thực dân Pháp tạm thời nắm quyền kiểm soát trong hai năm khi “một giới tuyến quân sự tạm thời sẽ được quy định rõ để lực lượng của hai bên, sau khi rút lui, sẽ tập hợp ở bên này và bên kia giới tuyến ấy: lực lượng Quân đội

Page 19: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

18

nhân dân Việt Nam ở phía Bắc giới tuyến, lực lượng quân đội Liên hiệp Pháp ở phía Nam giới tuyến”1. Các lực lượng Liên hiệp Pháp rút khỏi khu vực đóng quân tạm thời tới khu vực tập kết ở Nam đường giới tuyến. “Th ời hạn cần thiết để thực hiện việc di chuyển hoàn toàn các lực lượng của hai bên về vùng tập hợp của họ ở hai bên giới tuyến quân sự tạm thời không được quá ba trăm (300) ngày, kể từ ngày Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực”2.

Th eo Điều 7 của Hiệp định, con đường để củng cố hòa bình, thống nhất đất nước sẽ “thự c hiệ n tổ ng tuyể n cử tự do bằ ng bầ u phiế u kí n”. Cá c cuộ c tổ ng tuyể n cử sẽ tổ chức và o thá ng 7-1956 dưới sự kiể m soá t củ a mộ t ban quốc tế gồ m đạ i biể u nhữ ng nướ c có chân trong ban giá m sá t và kiể m soá t quốc tế đã nó i trong Hiệ p đị nh. Kể từ ngà y 20-7-1955, nhữ ng nhà đương cụ c có thẩ m quyề n trong hai vù ng sẽ có nhữ ng cuộ c hiệ p thương về vấ n đề đó .

Để đả m bả o quyề n tự do dân chủ cho nhân dân ở hai vù ng, tại Điều 14C củ a Hiệ p đị nh ghi rõ : “Mỗ i bên cam kế t không dù ng cá ch trả thù hoặ c phân biệ t đố i xử vớ i nhữ ng cá nhân hoặ c tổ chức, vì lí do hoạt động củ a họ trong lú c chiến tranh, và cam kế t bả o đả m nhữ ng quyề n tự do dân chủ củ a họ ”. “Trong khi đợi Tổng tuyển cử để thực hiện thống nhất Việt Nam, bên nào có quân đội của mình tập hợp ở vùng nào theo quy định của Hiệp định này thì bên ấy sẽ phụ trách quản trị hành chính của vùng ấy”. Mặt khác, các bên “phải thi hành những biện pháp để tránh sự gián đoạn trong vấn đề chuyển giao trách nhiệm này. Để đạt mục đích ấy, bên rút đi phải kịp thời báo trước cho bên kia để bên kia có sự sắp xếp cần thiết”3.

Với chủ trương nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Genève, ngày 22-7-1954, Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam

1 Chương I, Điều 1, Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (Genève) năm 1954, hồ sơ B7-19, phông Tòa Đại biểu Chính phủ Nam phần, TTLTII.

2 Chương I, Điều 2, Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (Genève) năm 1954, hồ sơ B7-19, phông Tòa Đại biểu chính phủ Nam phần, TTLTII.

3 Chương II, Điều 14ab, Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (Genève) năm 1954, hồ sơ B7-19, phông Tòa Đại biểu chính phủ Nam phần, TTLTII.

Page 20: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

19

đã ra lệnh cho các lực lượng vũ trang ngừng bắn trên chiến trường toàn quốc theo các điều khoản quy định của Hiệp định: “ở Bắc Bộ Việt Nam, đúng 8 giờ (địa phương) ngày 27-7-1954; ở Trung Bộ Việt Nam, đúng 8 giờ (địa phương) ngày mùng 1-8-1954; ở Nam Bộ Việt Nam, đúng 8 giờ (địa phương) ngày 11-8-1954”1.

Trong khi đó, quân Pháp rút toàn bộ khỏi miền Nam Việt Nam khi còn nhiều điều khoản Hiệp định có liên quan đến trách nhiệm của họ chưa được thi hành, trong đó có điều khoản về việc tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Bắc - Nam Việt Nam. Pháp trút bỏ trách nhiệm thi hành những điều khoản còn lại của Hiệp định cho Mỹ - Diệm, người kế tục chúng ở miền Nam.

Sau khi thất bại trong việc ngăn chặn ký kết Hiệp định Genève, Mỹ ra sức thực hiện ý đồ đã vạch ra từ trước nhằm độc chi ếm miền Nam Việt Nam, tiến tới độc chiếm toàn Đông Dương. Ngày 24-6-1954, Ngoại trưởng Mỹ Dulles thông báo cho các nhà lãnh đạo Quốc hội Mỹ rằng họ có thể vãn hồi được điều gì đó tại khu vực Đông Nam Á, không còn dấu vết của Pháp và Mỹ sẽ thay Pháp đảm nhận trách nhiệm bảo vệ Lào, Campuchia và miền Nam Việt Nam. Từ chối không ký kết vào tuyên bố chung của Hiệp định Genève, Mỹ cho rằng việc chia cắt Việt Nam là cơ hội cho Mỹ xây dựng lực lượng phi Cộng sản tại miền Nam Việt Nam.

Cùng với việc đẩy mạnh các hoạt động xâm nhập vào Đông Dương về kinh tế, quân sự, Mỹ không ngừng dùng áp lực với Pháp để trực tiếp “kiểm soát” Việt Nam. Sau nhiều lần mặc cả, đến tháng 6-1954, Mỹ đã buộc được Pháp chấp thuận Ngô Đình Diệm (đang sống lưu vong) về nước làm Th ủ tướng Quốc gia Việt Nam. Và chỉ trong một ngày, ngày 16-6-1954, Quốc trưởng Bảo Đại buộc phải ký liên tiếp hai sắc lệnh: một là, Sắc lệnh số 37-QT giải tán Chính phủ của Hoàng thân Bửu Lộc; hai là, Sắc lệnh số 38-QT chỉ định Ngô Đình Diệm về nước làm Th ủ tướng.

1 Chương II, Điều 11, Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (Genève) năm 1954, hồ sơ B7-19, phông Tòa Đại biểu Chính phủ Nam phần, TTLTII.

Page 21: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

20

Sắc lệnh số 38-QT của Quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm Ngô Đình Diệmlàm Thủ tướng VNCH toàn quyền về quân sự và dân sự1

1 Phông ĐICH, hồ sơ 3916, TTLTII.

Page 22: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

21

“Quốc trưởng Bảo Đại, Quốc gia Việt NamChiếu Dụ số 1 ngày 1-7-1949 về thành lập tổ chức và hoạt động

của cơ quan nhà nước;Chiếu Dụ số 2 ngày 1-7-1949 về tổ chức của Chính phủ;Chiếu Sắc lệnh số 37-QT ngày 16-6-1954 chấp nhận sự từ chức

của Chính phủ dưới sự lãnh đạo của Hoàng tử Bửu Lộc.HÀNH ĐIỀU 1. - Ông Ngô Đình Diệm được bổ nhiệm làm Th ủ

tướng, được giao nhiệm vụ thành lập chính phủ mới.Th ực hiện tại Paris, ngày 16-6-1954”1.Tiếp đó, ngày 19-6-1954, Bảo Đại ký Dụ số 15 chính thức bổ

nhiệm Ngô Đình Diệm làm Th ủ tướng Chính phủ, có toàn quyền về dân sự và quân sự ở Việt Nam.

Đức Bảo Đại,Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam,Chiếu Dụ số 1 ngày 1 tháng 7 năm 1949 quy định về tổ chức và

hoạt động các cơ quan công quyền;Chiếu Dụ số 2 ngày 1 tháng 7 năm 1949 quy định quy chế các

công sở;Chiếu Dụ số 7 ngày 9 tháng 6 tháng 1950, được gia hạn bởi các

Dụ số 3 ngày 31 tháng 3 năm 1951, số 15 ngày 1 tháng 12 năm 1953 và số 35 ngày 8 tháng 12 năm 1953 giao quyền thực hiện các biện pháp phòng ngừa và trấn áp các hoạt động gây hại đến an ninh công cộng và an ninh quốc gia;

Chiếu Sắc lệnh số 38-QT ngày 16 tháng 6 năm 1954 về việc chỉ định ông Ngô Đình Diệm là Th ủ tướng chịu trách nhiệm thành lập Chính phủ;

1 Sắc lệnh số 38-QT ngày 16-6-1954 của Quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm Ngô Đình Diệm làm Th ủ tướng Việt Nam Cộng hòa toàn quyền về quân sự và dân sự, phông ĐICH, hồ sơ 3916, TTLTII.

Page 23: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

22

Dụ số 15 ngày 19-6-1954 của Quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm Ngô Đình Diệm

làm Thủ tướng VNCH1

1 Bản dịch Dụ số 15 ngày 19-6-1954 của Quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm Ngô Đình Diệm làm Th ủ tướng Việt Nam Cộng hòa, phông ĐICH, hồ sơ 3916, TTLTII.

Page 24: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

23

Dụ:Điều 1. Bổ nhiệm ông Ngô Đình Diệm làm Th ủ tướng Chính phủ.Điều 2. Quốc trưởng ủy quyền cho Th ủ tướng Ngô Đình Diệm

toàn quyền về dân sự và quân sự.Điều 3. Th ủ tướng chịu trách nhiệm thi hành Dụ này. Dụ được

đăng Công báo Việt Nam.Paris, ngày 19 tháng 6 năm 1954.1

Ngày 25-6-1954, Ngô Đình Diệm đáp chuyến bay của hãng hàng không Pháp, đặt chân xuống phi trường Tân Sơn Nhất sau mấy năm lưu vong. Ngày 6-7-1954, với Sắc lệnh số 43-CP, Chính phủ bù nhìn Ngô Đình Diệm chính thức được thành lập tại Sài Gòn, đưa hàng loạt tay chân thân tín, những nhân vật thân Mỹ nắm giữ các chức vụ then chốt, nhằm đối phó với các thế lực đang được Pháp ngấm ngầm yểm trợ, chống lại Mỹ - Diệm.

Nội các chính quyền Ngô Đình Diệm bao gồm:1. Ngô Đình Diệm - Th ủ tướng, kiêm Tổng trưởng Bộ Nội vụ và

Bộ Quốc phòng; 2. Trần Văn Chương - Quốc vụ khanh; 3. Trần Văn Đỗ - Tổng trưởng Bộ Ngoại giao; 4. Trần Văn Của - Tổng trưởng Bộ Tài chánh và Kinh tế; 5. Phan Khắc Sửu - Tổng trưởng Bộ Canh nông; 6. Nguyễn Tang Nguyên - Tổng trưởng Bộ Lao động và Th anh niên;7. Trần Văn Bạch - Tổng trưởng Bộ Giao thông, Công chánh; 8. Nguyễn Dương Đôn - Tổng trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục; 9. Phạm Hữu Chương - Tổng trưởng Bộ Y tế và Xã hội; 10. Trần Chánh Th ành - Bộ trưởng tại Phủ Th ủ tướng;

1 Bản dịch Dụ số 15 ngày 19-6-1954 của Quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm Ngô Đình Diệm làm Th ủ tướng Việt Nam Cộng hòa, phông ĐICH, hồ sơ 3916, TTLTII.

Page 25: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

24

Page 26: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

25

Sắc lệnh số 43-CP của Ngô Đình Diệm ấn định thành phần Chính phủ1

1 Hồ sơ 3916, phông ĐICH, tờ số 6, TTLTII.

Page 27: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

26

11. Lê Quang Luật - Bộ trưởng phụ trách nhiệm vụ Th ông tin, trực thuộc Phủ Th ủ tướng;

12. Phạm Duy Khiêm - Bộ trưởng đặc nhiệm tại Phủ Th ủ tướng; 13. Nguyễn Ngọc Th ơ - Bộ trưởng Bộ Nội vụ;14. Lê Ngọc Chấn - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; 15. Bùi Văn Th inh - Bộ trưởng Bộ Tư pháp; 16. Nguyễn Văn Th oại - Bộ trưởng Bộ Kinh tế; 17. Trần Hữu Phương - Bộ trưởng Bộ Tài chánh1. Tiếp đó, dưới sự hậu thuẫn của Mỹ, chính quyền Ngô Đình

Diệm ra sức tiêu diệt các giáo phái thân Pháp nhằm thâu tóm quyền lực ở miền Nam Việt Nam. Ngày 15-2-1955, Ngô Đình Diệm ban hành Dụ số 11 gồm 5 chương 35 điều về thiết lập Quốc hội lâm thời, đóng vai trò cơ quan lập pháp cao nhất của Quốc gia Việt Nam, vớ i hai nhiệ m vụ chí nh là kiế n nghị truấ t phế Bả o Đạ i và ban hành Hiến ước tạm thời số 1.

Ngày 29-4-1955, Ngô Đình Diệm triệu tập phiên họp bất thường, chỉ đạo tay chân lấy danh nghĩa “Đại hội các lực lượng quốc gia” lập kiến nghị truất phế Bảo Đại. Cho lập ra “Hội đồng Nhân dân Cách mạng” để đề xướng “Phong trào” nhân dân truất phế Bảo Đại. Tiến hành chiến dịch bôi nhọ Bảo Đại trên các công cụ tuyên truyền.

Bộ Nội vụ chính quyền Diệm“cho in và dùng máy rải 210.000 truyền đơn tuyên truyền khắp nơi để phục vụ cho cuộc trưng cầu dân ý”2.

Truyền đơn có nội dung như sau:

- Xét rằng Bảo Đại đã phản bội Dân tộc và làm tay sai cho thực dân Pháp để đàn áp nhân dân ta,

1 Sắc lệnh số 43-CP ngày 6-7-1954 của Ngô Đình Diệm ấn định thành phần Chính phủ, hồ sơ 3916, phông ĐICH, tờ số 6, TTLTII.

2 Phiếu gởi số 8223/BNV/CT của Bộ Nội vụ ngày 14-10-1955, hồ sơ 639, phông ĐICH, TTLTII.

Page 28: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

27

- Xét rằng Bảo Đại đã âm mưu cho phiến loạn Bình Xuyên, Năm Lửa, Ba Cụt gây cuộc đổ máu “cốt nhục tương tàn” tại Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn và các tỉnh miền Tây Nam Việt,

- Xét rằng Bảo Đại đã thỏa hiệp với bọn Cộng sản để đưa dân tộc đến chỗ diệt vong,

- Xét rằng Bảo Đại là tượng trưng chế độ phong kiến thối nát làm cản trở đà tiến hóa của dân tộc,

Và đồng thanh quyết nghị:1. Yêu cầu Chánh phủ cấp tốc tổ chức một cuộc Trưng cầu dân

ý để truất phế Bảo Đại.2. Hoàn toàn tín nhiệm và suy tôn Ngô Th ủ tướng giữ trọng

trách Quốc trưởng của nước Việt Nam tự do để sớm thực hiện một chính thể dân chủ thực sự1.

Ngày 23-10-1955, cuộc “trưng cầu dân ý” được tổ chức rầm rộ, dưới sự kiểm soát tối đa của bộ máy công an, cảnh sát, mật vụ và thông tin. Dân chúng miền Nam “được nhận một lá phiếu gồm hai phần. Một có hình của Diệm với ghi chú: “Tôi phế truất Bảo Đại và công nhận Ngô Đình Diệm làm Quốc trưởng Việt Nam với sứ mệnh thiết lập một chế độ dân chủ”. Phần kia với nội dung ngược lại”2.

Kết quả là: “Số phiếu bầu cho “Tổng thống” Ngô Đình Diệm là 5.721.735 phiếu (đạt 98,2% số phiếu), Bảo Đại 63.017 phiếu (đạt 1,1% số phiếu).

Tổng số người đi bầu: 5.828.907 người; - Số người bỏ phiếu bầu cử cho Ngô Đình Diệm: 5.721.735 người; - Số người bỏ phiếu bầu cử cho Bảo Đại: 63.017 người; - Số người không tham gia bầu cử: 131.395 người; - Số phiếu không hợp lệ: 44.155 người”3.

1 Kiến nghị của Chi đoàn Công chức Cách mạng Quốc gia và toàn thể công chức Phủ Th ủ tướng về việc truất phế Bảo Đại suy tôn Ngô Đình Diệm ngày 1-10-1955, hồ sơ 639, phông ĐICH, TTLTII.

2 Daniel Grandclément (1997), BAO DAI ou les derniers jours de l’empire d’Annam (Bảo Đại hay là những ngày cuối cùng của vương quốc An Nam), Nxb. JC Lattès, tr. 136.

3 Kết quả cuộc Trưng cầu dân ý ngày 23-10-1955, hồ sơ 639, phông ĐICH, TTLTII.

Page 29: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

28

Những số liệu về cuộc bầu cử đã cho thấy rõ chính quyền Diệm đã tổ chức một cuộc “trưng cầu dân ý” gian lận. Th eo kết quả do chính quyền Diệm công bố, tổng số người trong độ tuổi tham gia bầu cử là 5.960.302 (cộng số người đi bầu và số người không tham gia bầu cử), cho thấy tỷ lệ đi bầu trong toàn miền Nam đạt trên 97% và tỷ lệ phiếu bầu cho Diệm trên tổng số người trong độ tuổi tham gia bầu cử đạt 96%. Nhưng trên thực tế, báo cáo của chính quyền các tỉnh gửi về cho Diệm cho thấy ở 11 tỉnh, thành của miền Nam, không có nơi nào số cử tri đi bầu đạt trên 90%:

1. Sài Gòn - Chợ Lớn: 60%; 2. Biên Hòa: 52,7%; 3. Mỹ Th o: 78%; 4. Tân An: 82%; 5. Rạch Giá: 90%; 6. Gia Định: 85%; 7. Long Xuyên: 66%1.Bằng cuộc trưng cầu dân ý gian lận, Mỹ - Diệm đã phế truất Bảo

Đại - phần tử thân cận nhất của Pháp ra khỏi miền Nam Việt Nam.Trên đà thắng lợi, ngày 26-10-1955, Ngô Đình Diệm đã long

trọng tuyên cáo thành lập “chính thể Việt Nam Cộng hòa và Ngô Chí Sĩ là Đệ nhất Tổng thống Việt Nam Cộng hòa”2.

Ngày 26-10-1955, Diệm ban hành Hiến pháp tạm thời làm cơ sở pháp lý để tự phong mình làm Tổng thống. Bản Hiến pháp gồm 5 điều khoản, trong đó có một số điều chính yếu như sau:

“1. Quốc gia Việt Nam là một nước Cộng hòa. 2. Quốc trưởng đồng thời là Th ủ tướng lấy danh hiệu là Tổng thống

VNCH.

1 Số liệu số người đi bỏ phiếu ở các tỉnh trong cuộc “trưng cầu dân ý”, hồ sơ 639, phông ĐICH, TTLTII.

2 Việt Nam Cộng hòa (1956), Hiến pháp năm 1956, ký hiệu Vn.1380, tr. 13, TTLTII.

Page 30: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

29

Số liệu số người đi bỏ phiếu ở các tỉnh trong cuộc “trưng cầu dân ý”1.

1 Hồ sơ 639, phông ĐICH, TTLTII.

Page 31: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

30

3. Một ủy ban sẽ được thành lập để soạn thảo Hiến pháp của Quốc gia Việt Nam. Bản Hiến pháp này sẽ được đưa ra trước Quốc hội do dân bầu trước cuối năm nay (1955).

4. Trong khi chờ đợi Hiến pháp được ban hành, các đạo luật và Sắc lệnh hiện hữu vẫn được tạm thời áp dụng, ngoại trừ những điều khoản trái với chính thể Cộng hòa”1.

Ngày 23-1-1956, với tư cách Tổng thống VNCH, Ngô Đình Diệm ban hành Dụ số 82 quy đị nh nguyên tắ c tổ chức bầu cử và quyề n hạ n Quốc hội lập hiến. Th eo đó , Quốc hội sẽ gồm: “123 dân biểu do nam, nữ cử tri bầu cử theo lối phổ thông đầu phiếu, đơn danh, kín và trực tiếp”3. “Trong đó, Trung Việt có 39 dân biểu; Nam Việt có 63 dân biểu; Nam Cao Nguyên có 9 dân biểu và di cư 12 dân biểu”4. “Trong mỗi tỉnh cứ 60.000 cử tri bầu một dân biểu. Nếu số lẻ còn lại là 20.000 cử tri trở lên thì được bầu thêm một dân biểu”5.

Tiếp đó, mượn mác “lá bài” dân chủ, Diệm ban hành Dụ số 11 gồm 5 chương, 35 điều, “thiết lập Quốc hội lâm thời cho nước Việt Nam”. Một Quốc hội hết sức “dân chủ” với những nghị sĩ “do các hội viên hội đồng thành phố và hội đồng hương chánh bầu ra cứ mỗi tỉnh hay thành phố từ 2 đến 4 nghị sĩ”,... “những người có chân hay không có chân trong các hội đồng kể trên đều được ứng cử”6.

Ngày 4-3-1956, Ngô Đì nh Diệ m tổ chức tuyể n cử bầ u ra Quố c hộ i với 123 dân biểu mà đa số các dân biểu là thành viên của Phong trào Cách mạng Quốc gia gồm 66 ghế:

1 Hiến ước tạm thời của Việt Nam Cộng hòa ngày 26-10-1955, hồ sơ 641, phông ĐICH, TTLTII.

2 Ngày 29-2-1956, Diệ m ban hà nh Dụ số 16 sử a đổ i mộ t số điề u củ a Dụ số 8.3 Dụ số 8 ngày 23-1-1956 do Tổng thống Ngô Đình Diệm ban hành, hồ sơ 732, Phông

ĐICH, TTLTII.4 Quốc hội và tồng tuyển cử Quốc hội, hồ sơ 732, Phông ĐICH, tờ số 49, TTLTII.5 Dụ số 8 ngày 23-1-1956 do Tổng thống Ngô Đình Diệm ban hành, hồ sơ 732, Phông

ĐICH, TTLTII.6 Dụ số 11 ngày 15-2-1955 của Th ủ tướng Ngô Đình Diệm về thiết lập Quốc hội lâm thời

của Việt Nam Cộng hòa, hồ sơ 1254, phông Phủ tổng thống Việt Nam Cộng hòa, TTLTII.

Page 32: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

31

Phong trào Cách mạng Quốc gia và liên minh: 66Tập đoàn Công dân Việt Nam: 18Đảng Cần lao Nhân vị và liên minh: 10Phong trào Tranh thủ Tự do: 07Đảng Xã hội Dân chủ: 02Đại Việt: 01 Không đảng phái: 19”1. Ngày 26-10-1956, để thuận lợi cho việc công bố “Hiến pháp

VNCH”..., Mỹ và cá c nướ c đồ ng minh củ a Mỹ lậ p tức công nhậ n chính quyền Ngô Đì nh Diệ m là “hợ p hiế n, hợ p phá p”.

Được sự hậu thuẫn của Mỹ, Diệm từng bước thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm tấn công vào các lực lượng tay sai của Pháp còn lại, bao gồm ba thành phần chủ yếu là Cao Đài, Hòa Hảo và Bình Xuyên:

- Ngày 4-5-1955, Diệm ban hành Dụ số 30 và Dụ số 31, tuyên bố đặt ngoài vòng pháp luật những kẻ cầm đầu Bình Xuyên và tịch thu tài sản của những kẻ phiến loạn trong trường hợp nổi loạn.

- Ngày 10-6-1955, Diệm tiếp tục ban hành Dụ số 41 và Dụ số 43 về tu chỉnh và cụ thể hóa hơn nữa Dụ số 30, 31, tuyên bố đặt ra ngoài vòng pháp luật bọn Trần Văn Soái và Lê Quang Vinh, đồng thời tịch thu tài sản của tên này2.

Song song với việc truất phế Bảo Đại và lực lượng thân Pháp, Mỹ - Diệm dùng mọi thủ đoạn hòng phá hoại Hiệp định Genève. Th áng 1-1955, Ngô Đình Diệm vu khống miền Bắc không có tự do và trắng trợn tuyên bố: “sẽ không tham gia tổng tuyển cử vì miền Bắc không có tự do”. Ngày 6-7-1955, Phó Tổng thống Mỹ

1 Resultats Quotidiens du sondage d’opinion du President Ngo Dinh Diem objet de son message du 3 Avril 1955, V.P du Merc, 27 Avril 1955, hồ sơ 1533, phông Phủ Th ủ tướng, TTLTII.

2 Dụ số 43 ngày 10-6-1955 của Th ủ tướng Ngô Đình Diệm, tuyên bố đặt ra ngoài vòng pháp luật bọn phiến loạn Trần Văn Soái và Lê Quang Vinh và tịch thâu tài sản của các tên ấy, hồ sơ 1255, phông Phủ Th ủ tướng, TTLTII.

Page 33: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

32

công khai tuyên bố: “Chính phủ ông Diệm sẽ không tham gia tổng tuyển cử để thống nhất nước Việt Nam”.

Ngày 10-7-1955, Ngô Đình Diệm cho tay sai đập phá trụ sở Ủy hội Quốc tế ở Sài Gòn và sau đó (ngày 16-7-1955) công khai tuyên bố không có hiệp thương tổng tuyển cử, bác bỏ công hàm của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa “đề nghị quan hệ bình thường Bắc - Nam”, tuyên bố đặt Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, đưa “Tố cộng, diệt cộng” trở thành quốc sách.

Trước những hành động chống phá Hiệp định Genève của Mỹ và chính quyền tay sai ở miền Nam, ngày 14-2-1956, Th ủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi Công hàm cho hai Chủ tịch Hội nghị Genève, vạch rõ: Chính quyền miền Nam Việt Nam đang chuẩn bị tổng tuyển cử riêng rẽ nhằm mục đích rõ rệt là thành lập một nước riêng biệt ở miền Nam Việt Nam. Điều đó hoàn toàn trái ngược lời văn và tinh thần của Hiệp định Genève... Sau đó, ngày 18-7-1957, ông tiếp tục gửi Công hàm cho Ngô Đình Diệm và những người cầm quyền miền Nam đề nghị họp giữa hai miền để bàn về hiệp thương, tiến tới tổng tuyển cử như tinh thần Hiệp định Genève quy định.

Nội dung bức Công hàm:“Th ưa ông,Trong gần một thế kỷ nay, nhất là trong 8, 9 năm kháng chiến

gần đây, nhân dân ta đã liên tục đoàn kết và đấu tranh anh dũng chống đế quốc xâm lược, chống âm mưu chia cắt đất nước, nhằm giành lại độc lập và thống nhất của Tổ quốc, đem lại hòa bình và hạnh phúc cho toàn dân. Hiệp định Genève lập lại hòa bình ở Việt Nam và công nhận nền độc lập và thống nhất của nước Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng lâu đời và thiết tha của toàn dân ta, đồng thời phù hợp với lợi ích của hòa bình thế giới.

Căn cứ vào Hiệp định Genève và thể theo nguyện vọng của toàn dân, ngày 19-7-1955, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có gửi cho nhà đương cục có thẩm quyền ở miền Nam một bức thư để nghị mở hội nghị hiệp thương để bàn về vấn đề tổng tuyển cử tự do trong toàn quốc nhằm thực hiện thống nhất nước nhà.

Page 34: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

33

Ngày 11-5-1956, tiếp theo công hàm ngày 8-5-1956 của hai Chủ tịch Hội nghị Genève, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một lần nữa, đề nghị mở hội nghị hiệp thương để bàn về tổng tuyển cử tự do trong cả nước theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bí mật, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết tiếp tục thi hành những điều khoản về đình chỉ chiến sự của Hiệp định Genève để củng cố hòa bình và tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc tổng tuyển cử.

Những đề nghị nói trên chứng tỏ rằng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không ngừng cố gắng sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện nguyện vọng tha thiết nhất của đồng bào ta là: củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà.

Các bức thư nói trên chưa được Chính phủ Cộng hòa Việt Nam trả lời, hiệp thương và tổng tuyển cử chưa được thực hiện.

Trong lúc đó, đế quốc Mỹ ngày càng can thiệp sâu vào miền Nam Việt Nam. Việc tăng cường lực lượng quân sự, việc tăng viện trái phép nhân viên quân sự ngoại quốc và dụng cụ chiến tranh mới. Việc mở rộng và xây dựng thêm các căn cứ quân sự ở miền Nam. Việc đặt miền Nam trong khu vực bảo hộ của khối Liên minh quân sự Đông Nam Á (SEATO). Các việc ấy đều nằm trong âm mưu chuẩn bị chiến tranh của đế quốc Mỹ, uy hiếp hòa bình ở Việt Nam và Đông Nam Á. Chính sách tăng cường lực lượng quân sự và viện trợ Mỹ làm cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng đình đốn, càng phụ thuộc vào nước ngoài. Về mặt chính trị, quyền tự do dân chủ của nhân dân bị xâm phạm, lòng yêu nước, nguyện vọng hòa bình, thống nhất của đồng bào miền Nam bị dày xéo, đàn áp. Việc cắt đứt quan hệ bình thường giữa Nam và Bắc làm tổn thương nặng nề đến quyền lợi và tình cảm của đồng bào hai miền.

Tóm lại, chính sách can thiệp của đế quốc Mỹ xâm phạm nghiêm trọng quyền độc lập, tự chủ và tinh thần dân tộc của đồng bào ta ở miền Nam.

Th ưa ông, Tình trạng nước nhà bị chia cắt làm cho mọi người Việt Nam

yêu nước hết sức lo âu về vận mệnh nước nhà, về tương lai của Tổ quốc, làm cho đồng bào ta ở miền Nam cũng như ở miền Bắc trông

Page 35: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

34

mong, chờ đợi ngày Bắc Nam sum họp, nước nhà được thống nhất, đồng bào được sinh sống yên vui.

Toàn thể dân tộc Việt Nam ta kiên quyết đoàn kết và đấu tranh nhằm chấm dứt tình trạng nước nhà bị chia cắt, nhằm thực hiện một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

Th ể theo ý chí của toàn dân, thay mặt Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một lần nữa, tôi gửi bức thư này đề nghị với nhà đương cục có thẩm quyền ở miền Nam mở hội nghị hiệp thương giữa đại biểu Chính phủ hai miền để bàn về vấn đề tổng tuyển cử tự do nhằm thống nhất nước Việt Nam.

Chính phủ Cộng hòa Việt Nam cũng đã từng có lần tuyên bố mong muốn thống nhất nước nhà bằng phương pháp hòa bình, bằng tổng tuyển cử tự do. Đó là điều mà toàn thể đồng bào ta đòi hỏi phải thực hiện. Nếu Chính phủ Cộng hòa Việt Nam thật sự mong muốn như vậy thì đó là cơ sở tốt để chúng ta cùng nhau thương lượng với tinh thần hiểu biết, nhân nhượng lẫn nhau vì quyền lợi tối cao của Tổ quốc, nhằm giải quyết mọi vấn đề, tiến tới thực hiện tổng tuyển cử tự do trong cả nước để thống nhất đất nước.

Tôi mong rằng Chính phủ Cộng hòa Việt Nam không khước từ đề nghị hợp tình và hợp lý của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chúng ta cần hết sức cố gắng cùng nhau khắc phục mọi khó khăn, làm thế nào đáp phúc nguyện vọng tha thiết của toàn dân.

Ở đây, tôi xin nhắc lại một lần nữa đề nghị trước đây của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc khôi phục và phát triển quan hệ bình thường về mọi mặt giữa hai miền để thỏa mãn quyền lợi và tình cảm của đồng bào ở miền Nam và miền Bắc. Đòi hỏi cấp thiết đó của đồng bào phải được giải quyết.

Tôi xin gửi ông lời chào trân trọng./.Th ủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Phạm Văn Đồng”1.

1 Công hàm ngày 18-7-1957 của Th ủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi chính quyền Việt Nam Cộng hòa đề nghị thiết lập quan hệ bình thường hai miền Nam Bắc, hồ sơ 133, phông Hội đồng Quân nhân Cách mạng, tờ số 8-11, TTLTII.

Page 36: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

35

Page 37: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

36

Công hàm ngày 18-7-1957 của Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủCộng hòa Phạm Văn Đồng gửi chính quyền Việt Nam Cộng hòa đề nghị thiết lập

quan hệ bình thường hai miền Nam Bắc1

1 Hồ sơ 133, phông Hội đồng Quân nhân Cách mạng, tờ số 8-11, TTLTII.

Page 38: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

37

Mặc dù chưa nhận được hồi âm từ phía chính quyền Sài Gòn, nhưng với lập trường kiên định với con đường hòa bình, ngày 7-3-1958, Th ủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng tiếp tục gửi Công hàm cho Ngô Đình Diệm và những người cầm quyền miền Nam, đưa ra những đề nghị như cùng giảm quân số, khôi phục và phát triển quan hệ bình thường quan hệ kinh tế giữa hai miền,... đáp ứng nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân ở hai miền và vì lợi ích của hòa bình thế giới:

“Th ưa ông,Từ khi cuộc kháng chiến anh dũng của toàn dân ta kết thúc thắng

lợi, đồng bào ta từ Bắc chí Nam đều thiết tha mong mỏi hòa bình được củng cố, Tổ quốc ta sớm được thống nhất. Nhưng đến nay, nguyện vọng chính đáng đó vẫn chưa được thực hiện. Nguyên nhân chủ yếu là do chính sách can thiệp của đế quốc Mỹ vào miền Nam nước ta.

Bị thất bại trong âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh ở Đông Dương, ngay sau khi Hiệp đình Genève được ký kết, đế quốc Mỹ đã lập ra Khối liên minh quân sự Đông Nam Á để can thiệp ngày càng sâu vào nội bộ các nước, trong đó có miền Nam nước ta. Từ đó đến nay, đế quốc Mỹ không ngừng củng cố khối này, đặc biệt là gần đây họ lại tiến thêm một bước mới trong việc liên kết các khối quân sự xâm lược từ Âu sang Á xúc tiến việc đặt căn cứ tên lửa, chuẩn bị chiến tranh nguyên tử.

Chính sách can thiệp của đế quốc Mỹ uy hiếp nền độc lập, tự do của các dân tộc. Nguy cơ một cuộc chiến tranh nguyên tử đang đe dọa nghiêm trọng hòa bình và an ninh của các nước Đông Nam Á và thế giới.

Để lôi kéo miền Nam nước ta vào âm mưu chuẩn bị chiến tranh, đế quốc Mỹ đã đưa thêm nhiều nhân viên quân sự, dụng cụ chiến tranh mới vào miền Nam, thúc dục chính quyền miền Nam ráo riết bắt lính để xây dựng lực lượng quân sự, mở rộng và xây dựng nhiều sân bay, hải cảng và cả một hệ thống đường sá chiến lược ở miền Nam. Âm mưu thâm độc của đế quốc Mỹ là biến miền Nam thành một căn cứ quân sự xâm lược của Mỹ ở Đông Nam Á.

Chính sách của đế quốc Mỹ nhằm tăng cường quân bị đi đôi với sự lũng loạn về kinh tế và khống chế về chính trị là một nguy cơ rất

Page 39: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

38

lớn đe dọa hòa bình, cản trở công cuộc thống nhất nước nhà, gây nên tình hình căng thẳng ở Việt Nam và Đông Nam Á. Chính sách can thiệp ấy làm cho nền kinh tế của miền Nam ngày càng bị sa sút, không có lối thoát, đời sống của các tầng lớp nhân dân ta, từ thành thị đến nông thôn, ngày càng gặp nhiều khó khăn.

Trong bức công hàm ngày 18-7-1957 gửi nhà đương cục miền Nam, tôi đã có dịp nêu rõ chính sách can thiệp của đế quốc Mỹ về các mặt quân sự, chính trị và kinh tế đang uy hiếp hòa bình ở Việt Nam và Đông Nam Á, xâm phạm nghiêm trọng quyền độc lập, tự chủ và tinh thần dân tộc của đồng bào ta ở miền Nam, cản trở sự nghiệp thống nhất Tổ quốc.

Ngày nay, lực lượng hòa bình lớn mạnh hơn bao giờ hết. Nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới đang tăng cường đoàn kết và đấu tranh phản đối chiến tranh, gìn giữ hòa bình. Toàn dân ta từ Bắc chí Nam đã thấy rõ nguy cơ của chính sách gây chiến và can thiệp của đế quốc Mỹ, đòi hỏi phải chấm dứt mọi can thiệp của đế quốc Mỹ vào miền Nam, đòi nhân viên quân sự Mỹ phải rút ra khỏi miền Nam, đòi đình chỉ việc mở rộng và xây dựng căn cứ quân sự, không được lôi kéo miền Nam tham gia bất kỳ dưới hình thức nào vào một khối liên minh quân sự nào, theo đúng tinh thần và lời văn của Hiệp định Genève.

Nguyện vọng hòa bình, thống nhất của nhân dân ta được nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới đồng tình và ủng hộ. Đại hội Lơ-ke vừa qua đã nói lên ý chí kiên quyết đoàn kết và đấu tranh của hàng trăm triệu nhân dân Á - Phi vì độc lập dân tộc và hòa bình thế giới, chống chính sách can thiệp và gây chiến của đế quốc Mỹ.

Quyết phấn đấu vì nguyện vọng hòa bình và thống nhất của đồng bào cả nước, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, từ hơn ba năm nay cũng như từ nay về sau, luôn luôn sẵn sàng cùng với nhà cầm quyền miền Nam mở hội nghị hiệp thương để bàn về tổng tuyển cử tự do trong cả nước nhằm thống nhất nước Việt Nam như Hiệp nghị Genève quy định.

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã giảm tám vạn binh lính và giảm ngân sách quốc phòng trong năm 1957.

Để biểu thị ý chí hòa bình và lòng thiết tha mong muốn thống nhất đất nước, chống chính sách gây chiến của đế quốc Mỹ, để đảm

Page 40: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

39

bảo hòa bình và giảm bớt gánh nặng đóng góp cho nhân dân, chúng tôi cho rằng, trong tình hình hiện nay, việc hai bên cùng giảm quân số có một ý nghĩa rất quan trọng.

Để xây dựng một nền kinh tế phồn vinh, biểu hiện nền độc lập tự chủ của nước nhà, để cải thiện đời sống nhân dân, chúng tôi nhắc lại một lần nữa việc cần thiết phải khôi phục và phát triển quan hệ bình thường, trước mắt là khôi phục quan hệ kinh tế giữa hai miền.

Vì vậy, thay mặt Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tôi đề nghị sớm có cuộc gặp gỡ giữa nhà đương cục có thẩm quyền ở hai miền để cùng nhau bàn bạc việc hai bên cùng giảm quân số và tìm những biện pháp trao đổi buôn bán với nhau.

Những biện pháp thiết thực nói trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hai bên gần gũi nhau, hiểu biết lẫn nhau, tiến tới hiệp thương tổng tuyển cử tự do để thống nhất nước nhà.

Chúng tôi tin chắc rằng những đề nghị ấy được đồng bào cả nước nhiệt liệt hưởng ứng và những người yêu nước trong chính quyền và quân đội miền Nam đồng tình.

Chúng tôi mong rằng vì quyền lợi tối cao của Tổ quốc, vì nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân ở hai miền, vì lợi ích của hòa bình thế giới, nhà cầm quyền miền Nam sẽ có những cố gắng cần thiết và những ý kiến xây dựng đối với những đề nghị nói trên của chúng tôi.

Tôi mong được sự trả lời sớm của Chính phủ cộng hòa Việt Nam và xin gửi Ông lời chào trân trọng./.

Th ủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòaPhạm Văn Đồng1.

Bức Công hàm ngày 7-3-1958 của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gửi chính quyền miền Nam đã dấy lên làn sóng dư luận lớn tại miền Nam. Hầu hết các báo chí Sài Gòn (dù không muốn) nhưng vẫn phải đăng tin và bình luận về Công hàm này:

1 Công hàm ngày 7-3-1958 của Th ủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi chính quyền Việt Nam Cộng hòa đề nghị thiết lập quan hệ bình thường hai miền Nam Bắc, hồ sơ 133, phông Hội đồng Quân nhân Cách mạng, tờ số 12-16, TTLTII.

Page 41: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

40

Page 42: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

41

Công hàm ngày 7-3-1958 của Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi chính quyền Việt Nam Cộng hòa1

1 Hồ sơ 133, phông Hội đồng Quân nhân Cách mạng, tờ số 12-16, TTLTII.

Page 43: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

42

“Việt tấn xã, Đài phát thanh Sài Gòn, đài “Quân đội Cộng hòa” cùng các báo chí phe “D”, mặc dầu cũng đã rập theo một điệu “xuyên tạc trắng trợn” nhưng bắt buộc cũng phải nhiều lần nêu lên “một phần nội dung bức Công hàm.

Các báo “Th ời cuộc”, “Tin điện” “Tiếng chuông”, “Lẽ - Sống”, “Buổi sáng” và nhiều báo khác đăng tin tức chưa đầy đủ “nhưng đã nêu lên một số điểm trong bức Công hàm như:

- Công kích chính sách can thiệp của đế quốc Mỹ.- Nhắc đến chủ trương giảm quân số và ngân sách quốc phòng

của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.- Đề nghị lập lại quan hệ bình thường Nam - Bắc và tổng tuyển

cử để thống nhất đất nước.Ngày 24-03-1958, báo “Ngôn luận” của phe “D” cũng phải công

nhận là hiện nay ở miền Nam có nhiều tin đồn về việc “có thể có hiệp thương giữa hai miền Nam - Bắc”. Tờ báo nhắc đến việc chính quyền miền Nam đến ngày ấy vẫn chưa “chính thức trả lời bức Công hàm ngày 07-03 của Chính phủ VNDCCH”. Tờ báo nêu rõ: “Dư luận nhân dân đang thắc mắc, nhân dân vẫn chờ đợi một lời tuyên cáo chính thức của Chính phủ cộng hòa (tức là chính quyền miền Nam).

Báo “Dân chúng” số ra ngày 01-04-1958 cũng viết: “Chúng tôi chủ trương thiết lập quan hệ bình thường với miền Bắc”. Tờ báo nhấn mạnh: “Sự im lặng từ lâu nay của chính phủ (chính quyền miền Nam) có thể gieo ít nhiều mối hoài nghi trong dân chúng và thường đặt chính phủ vào thế bị động”1.

Trong khi đó, chính quyền Diệm vẫn im lặng và làm ngơ trước Công hàm của Chính phủ VNDCCH và dư luận miền Nam, đi ngược lại với nguyện vọng chính đáng của nhân dân miền Nam về vấn đề hiệp thương thống nhất hai miền Nam - Bắc.

Kiên trì với chính sách hòa hoãn dân tộc, ngày 22-12-1958,

1 Tin tức liên quan đến Việt Nam qua Đài Phát thanh Việt Cộng từ ngày 06 đến 12-4-1958, số 162/TTM/2/M, hồ sơ 5132, phông ĐICH, TTLTII.

Page 44: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

43

Th ủ tướng Chính phủ nước VNDCCH Phạm Văn Đồng tiếp tục gửi Công hàm cho Ngô Đình Diệm và những người cầm quyền miền Nam, đưa ra những đề nghị cuối cùng nhằm tìm một giải pháp thống nhất đất nước, tiến hành họp giữa hai miền để bàn về hiệp thương, sau đó tiến tới tổng tuyển cử.

“Th ưa Ông,Ngày 7 tháng 3 năm nay, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ

Cộng hòa đã gửi cho Chính phủ Cộng hòa Việt Nam một bức công hàm đề nghị sớm có cuộc gặp gỡ giữa nhà đương cục hai miền để bàn việc cùng nhau giảm quân số và trao đổi buôn bán, tạo điều kiện cho hai miền gần gũi nhau, nhằm tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc.

Những đề nghị đó phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của đồng bào từ Bắc chí Nam, cho nên được dư luận rộng rãi trong và ngoài nước ủng hộ. Nhưng mãi đến nay, bức công hàm ấy cũng như các bức công hàm khác trước đây, chưa được nhà cầm quyền miền Nam trả lời.

Từ ngày 7 tháng 3 đến nay, tình hình miền Nam về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội càng làm cho mọi người thấy rõ những hậu quả tai hại không thể tránh được, do chính sách can thiệp của đế quốc Mỹ gây ra.

Dưới áp lực của đế quốc Mỹ, chính quyền miền Nam đã theo đuổi một chính sách đàn áp khủng bố, tăng cường quân sự, chuẩn bị chiến tranh. Những việc tăng quân số, đưa nhiều dụng cụ chiến tranh vào miền Nam, mở rộng và xây dựng các sân bay và quân cảng, làm các đường giao thông chiến lược, lập hệ thống dinh điền với mục đích quân sự, đã tiến hành trong mấy năm qua ở miền Nam một cách khẩn trương. Đồng bào miền Nam đang phải trả bằng bao nhiêu đau thương và tang tóc việc thực hiện kế hoạch chuẩn bị chiến tranh đó của đế quốc Mỹ: thuế má nặng nề không ngừng tăng thêm, việc bắt lính, bắt phu, đuổi nhà, chiếm đất diễn ra ở nhiều nơi gây nên không khí thường xuyên căng thẳng, làm cho đồng bào không thể yên tâm sản xuất làm ăn.

Page 45: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

44

Th êm vào đó, chính sách lũng loạn kinh tế của đế quốc Mỹ ngày càng đưa đến những tác hại nghiêm trọng cho nền kinh tế miền Nam. Không cạnh tranh nổi với hàng ngoại hóa, nhiều ngành sản xuất công nghiệp và thủ công ở miền Nam bị phá sản, làm cho các nhà công kỹ nghệ không có lối thoát, hàng trăm nghìn người lao động mất việc làm.

Miền Nam nước ta đất đai phì nhiêu, thế mà sản xuất nông nghiệp mấy năm qua ngày một sa sút đến nỗi hiện nay rải rác có nơi, ngay cả ở miền Tây Nam Bộ, đồng bào nông dân bị nạn đói kém. Đó là những việc cụ thể báo hiệu sự suy sụp ngày càng nặng nề của nền kinh tế miền Nam.

Tình trạng bế tắc của nền kinh tế miền Nam làm cho đời sống của các tầng lớp nhân dân miền Nam, từ nhân dân lao động đến các viên chức, binh sĩ và các nhà tư sản, đều gặp khó khăn và đưa đến những hỗn loạn về mặt xã hội. Các tệ nạn xã hội: giết người, trộm cướp, lừa đảo, mãi dâm, tự sát,... mà dư luận miền Nam không ngớt kêu ca, gần đây phát triển một cách nghiêm trọng.

Đồng bào ta không ngừng hy sinh phấn đấu chống chế độ thực dân Pháp và anh dũng kháng chiến hơn chín năm chính là để xây dựng một cuộc đời mới độc lập, tự do và hạnh phúc. Th ế mà hòa bình được lập lại đã hơn bốn năm rồi, đồng bào ta ở miền Nam vẫn chưa được an cư lạc nghiệp. Đồng bào phải chịu cảnh sống áp bức bóc lột nặng nề hiện nay bao nhiêu, thì càng nhận rõ sự can thiệp của đế quốc Mỹ vào miền Nam là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình cảnh ấy và ngăn trở sự nghiệp hòa bình thống nhất Tổ quốc ta.

Ở khắp nơi chính sách xâm lược và gây chiến của đế quốc Mỹ xâm phạm chủ quyền, độc lập và tự do của nhiều dân tộc, gây nên tình hình căng thẳng trên thế giới. Nhưng ngày nay thời đại chủ nghĩa đế quốc thực dân nô dịch các dân tộc đã qua rồi. Chủ nghĩa đế quốc thực dân đã đến lúc suy sụp; chính sách lệ thuộc vào chủ nghĩa đế quốc thực dân nhất định không tránh khỏi con đường phá sản.

Tình trạng bế tắc ở miền Nam hiện nay là kết quả của chính sách lệ thuộc vào đế quốc Mỹ của nhà cầm quyền miền Nam. Con

Page 46: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

45

đường giải thoát khỏi tình trạng này đòi hỏi phải có những sự thay đổi trong chính sách hiện nay ở miền Nam. Những thay đổi cấp thiết nhất mà toàn dân yêu cầu là:

- Bãi bỏ chính sách tăng cường quân sự, chuẩn bị chiến tranh của đế quốc Mỹ, bãi bỏ chính sách khủng bố tàn sát đồng bào yêu nước;

- Xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, cải thiện đời sống nhân dân;

- Mở rộng tự do dân chủ, lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền.Một sự thay đổi chính sách như thế, nhằm xa rời sự can thiệp

của Mỹ vào miền Nam nước ta, sẽ đáp ứng đúng nguyện vọng của đồng bào cả nước và sẽ là cơ sở tốt để hai miền thương lượng với nhau đi đến những thỏa thuận có lợi cho Tổ quốc, cho nhân dân, mở đường tiến tới hòa bình thống nhất đất nước.

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho rằng, trong tình hình hiện nay, một sự thỏa thuận giữa nhà đương cục có thẩm quyền ở hai miền về một số vấn đề thuộc vận mệnh của Tổ quốc và lợi ích của nhân dân là hết sức cần thiết và có thể đạt tới được. Cho nên, một lần nữa, tôi thay mặt Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề nghị trong thời gian gần đây nhất, có cuộc gặp gỡ giữa nhà đương cục có thẩm quyền ở hai miền để bàn bạc và đi đến thỏa thuận với nhau về bốn vấn đề sau đây:

1. Về mặt quân sự, miền Nam cũng như miền Bắc đều không tham gia khối liên minh quân sự nào, không dùng nhân viên quân sự nước ngoài trong quân đội của mình, không làm thêm hoặc mở rộng căn cứ quân sự.

Hai bên cùng thực hiện việc giảm quân số, giảm ngân sách quốc phòng, tăng ngân sách kinh tế và xã hội phục vụ đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân.

2. Về mặt kinh tế, hai bên sẽ thỏa thuận việc trao đổi buôn bán những mặt hàng sản xuất trong nước nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế và cải thiện đời sống của nhân dân ở hai miền.

Page 47: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

46

3. Về mặt tuyên truyền, để tạo một bầu không khí thuận lợi cho việc tiếp xúc và thương lượng giữa hai miền, hai bên tuyệt đối cấm chỉ mọi hoạt động tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền chia rẽ Nam Bắc. Hai bên cam kết sẽ hướng sự cố gắng vào việc tuyên truyền cho hòa bình, cho đoàn kết dân tộc, cho thống nhất Tổ quốc.

4. Việc đi lại giữa hai miền, để mở đầu cho việc đi lại bình thường giữa hai miền, hai bên sẽ cho phép các tổ chức văn hóa, khoa học, kinh tế, thể thao thể dục đi lại tham quan và trao đổi kinh nghiệm, cho phép phụ nữ và thiếu nhi đi lại thăm viếng bà con giữa hai miền. Đồng bào hai miền được tự do gửi thư từ cho nhau.

Việc thực hiện các đề nghị trên đây sẽ đáp ứng nguyện vọng bức thiết hiện nay trong đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào ở hai miền, sẽ góp phần gìn giữ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới. Cho nên một sự thỏa thuận như thế giữa chính quyền ở hai miền nhất định sẽ được đồng bào cả nước nhiệt liệt hoan nghênh và ủng hộ, nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới đồng tình.

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ trước đến nay, luôn luôn cho rằng vấn đề thống nhất Tổ quốc ta, cũng như những vấn đề khác thuộc lợi ích của đồng bào ở hai miền đều có thể và cần được giải quyết bằng sự thương lượng giữa người Việt Nam, không cho phép một sự can thiệp nào của nước ngoài. Do đó, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nhiều lần đề nghị có sự gặp gỡ và thương lượng giữa hai bên, nhưng đến nay chính quyền miền Nam chưa hề tỏ ra có một thái độ xây dựng để đáp ứng lòng mong mỏi thiết tha của đồng bào cả nước. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa luôn luôn sẵn sàng thảo luận những đề nghị thiết thực của chính quyền miền Nam nhằm đem lại lợi ích cho đồng bào và cho sự nghiệp thống nhất Tổ quốc.

Trong khi chờ đợi sự trả lời chính thức của Chính phủ Cộng hòa Việt Nam, tôi xin gửi đến Ông lời chào trân trọng./.

Th ủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòaPhạm Văn Đồng”1.

1 Công hàm ngày 22-12-1958 của Th ủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Page 48: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

47

Phạm Văn Đồng gửi chính quyền Việt Nam Cộng hòa đề nghị thiết lập quan hệ bình thường hai miền Nam Bắc, hồ sơ 133, phông Hội đồng Quân nhân Cách mạng, tờ số 20-24, TTLTII.

Page 49: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

48

Công hàm ngày 22-12-1958 của Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủCộng hòa Phạm Văn Đồng gửi chính quyền Việt Nam Cộng hòa đề nghị thiết lập quan hệ

bình thường hai miền Nam Bắc1

1 Hồ sơ 133, phông Hội đồng Quân nhân Cách mạng, tờ số 20-24, TTLTII.

Page 50: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

49

Đáp lại nguyện vọng hòa bình, thống nhất hai miền của nhân dân hai miền Nam - Bắc, Diệm và chính quyền miền Nam đã khước từ tất cả những đề nghị trên của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ra sức phá hoại những điều khoản của Hiệp định Genève và dùng mọi thủ đoạn đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam.

Để thực thi chính sách cai trị hà khắc của mình, chính quyền Diệm liệt tất cả các phần tử đối lập, lực lượng cách mạng, quần chúng yêu nước vào danh sách những người chống đối chính quyền và sử dụng mọi công cụ bạo lực để kìm kẹp, đàn áp.

Diệm cho lập các Khu Trù mật, Khu Dinh điền và xây dựng Ấp Chiến lược, biến miền Nam Việt Nam thành trại giam khổng lồ. Cho dù có một số nội dung mang tính chất kinh tế - văn hóa - xã hội hoặc có những Dinh điền, Khu trù mật, Ấp chiến lược được thiết lập ở vùng rừng núi hoặc biên giới nhưng về cơ bản, toàn bộ kế sách của chính quyền Diệm về Dinh điền, Khu trù mật, Ấp chiến lược chỉ thuần túy phục vụ nhiệm vụ quân sự và an ninh chống cộng:“Chương trình khu trù mật, dinh điền, Tòa án Quân sự là những biện pháp “quyết liệt và quyết định” [...] để đối phó với phong trào cách mạng miền Nam”1.

Th áng 4-1957, Diệm bắt đầu thực hiện chính sách “Khu dinh điền” với mục đích: “Nhằm thiết kế những đơn vị hành chánh có võ trang tại thôn quê để tự bảo vệ và được huấn luyện chính trị, để từ đó đan vào nhau thành một hàng rào vừa phòng ngự vừa tấn công, xem đó như một sách lược quan trọng khả dĩ có thể công phá được loại chiến tranh du kích của Cộng sản tại chiến trường Việt Nam... khu Dinh điền là biện pháp xẻ đường đưa dân vào Chiến khu, mật khu Việt Cộng, dùng dân để đẩy Cộng sản ra khỏi vùng đó và Dinh điền là nơi cung cấp tin tình báo, nơi xuất phát để hành quân ngăn chặn xâm nhập”2.

1 Hồ sơ 6262, phông ĐICH, tờ số 27-29, TTLTII.2 GS. Nguyễn Văn Hảo, Nhận định tình hình kinh tế Việt Nam (1955 - 1970), tập 1, Ngân

hàng Quốc gia VNCH, tr. 111, Vv. 839, TTLTII.

Page 51: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

50

Sắc lệnh số 103-TTP của Tổng thống Ngô Đình Diệmthiết lập Phủ Tổng ủy Dinh điền1

1 Hồ sơ 4231, phông PTTg, tờ số 1, TTLTII.

Page 52: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

51

Ngày 23-4-1957, Diệm ban hành Sắc lệnh số 103-TTP giải tán Phủ Tổng ủy Di cư, thành lập Phủ Tổng ủy Dinh điền, “Phủ Tổng ủy Dinh điền, trực thuộc Tổng thống và đặt dưới sự kiểm soát điều hành của Phó Tổng thống. Phủ Tổng ủy dinh điền trực tiếp đặt dưới quyền điều khiển của một tổng ủy”1.

Tổ chức bộ máy hành chính của dinh điền gồm Tổng ủy phủ đứng đầu là Tổng ủy trưởng (ngang Bộ trưởng), dưới là các vùng hoặc các dinh điền do một quản đốc vùng hay khu trưởng phụ trách, bên dưới nữa là các trưởng trại dinh điền. Ở Tổng ủy phủ dinh điền có các nha kỹ thuật, tài chính, định cư,... và các ban an ninh, thanh tra, công chính,... chịu trách nhiệm điều hành và lập kế hoạch hành động. Tại các vùng hoặc khu dinh điền đều có các nhân viên phụ tá về các mặt, giúp khu trưởng điều hành công việc. VNCH còn lập ra các ban trị sự “địa điểm” do “địa điểm trưởng” điều hành và các nhân viên giúp việc ở những địa điểm cụ thể.

Trong khu dinh điền, Diệm cho tổ chức các “Ngũ gia liên bảo” hay còn gọi là liên gia. Mỗi liên gia gồm 5 gia đình và phả i chị u trách nhiệm kiể m soá t, theo dõi, đề phòng lẫ n nhau, không cho “Cộng sản” đế n ăn ở trong cá c gia đình nà y. Liên gia trưởng chịu trách nhiệm điều động và kiểm soát những gia đình trong liên gia mình. Th eo đó, cứ 30 “Ngũ gia liên bảo” thì thành lập một Ấp tự vệ và nhiều Ấp tự vệ lập thành Tự vệ hương thôn. “Cứ 5 nóc gia luân phiên nhau bầu một người từ 18 đến 45 tuổi để chịu trách nhiệm và kiểm soát lẫn nhau hành động từng cá nhân của mỗi gia đình, già cũng như trẻ”2. Các Tự vệ hương thôn có nhiệm vụ “kiểm soát hành động từng gia đình trong ấp; theo dõi các hội họp, cưới hỏi, ma chay,...; theo dõi các người lạ đến thăm thân nhân người trong ấp; theo dõi những người tìm thân nhân, nhưng đã đi khỏi ấp, không

1 Sắc lệnh số 103-TTP của Tổng thống Ngô Đình Diệm thiết lập Phủ Tổng ủy Dinh điền, hồ sơ 4231, phông PTTg, tờ số 1, TTLTII.

2 Dự án thành lập và tổ chức Phủ Tổng ủy cải thiện dân sinh nông thôn năm 1955, hồ sơ 4065, phông PTTg, TTLTII.

Page 53: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

52

có tờ bảo lãnh của thân nhân thì cho ngủ tại trụ sở ấp”1. Mỗi ấp được Hội đồng Hương chính hay Bảo An Đoàn cấp cho: “1 khẩu tiểu liên PM M38; 2 khẩu súng trường và 20 trái tạc đạn”2 phục vụ cho việc tuần tiễu vào những đêm tối trời. Về tổ chức, các Ban Tự vệ ấp sẽ chịu trách nhiệm theo hệ thống dọc với Hội đồng Hương chính và sự chỉ huy của Bảo an đoàn. Những phần tử “chống đối” hay bị tình nghi có liên quan đến Cộng sản đều bị theo dõi, bị bắt, giam giữ, tra tấn và thậm chí trục xuất ra khỏi liên gia. Mọi người ra vào địa điểm dinh điền phải được phép và chịu sự kiểm tra của nhân viên dinh điền. Th anh niên trong các khu dinh điền đều bắt buộc phải luyện tập quân sự và sẵn sàng tham gia quân dịch khi có lệnh. Đồng thời, Diệm thành lập Nha Công dân vụ, đưa về nông thôn để đào tạo đội ngũ cán bộ, mật thám và xây dựng các Đội Tự vệ hương thôn, Nhân dân tự vệ - những “cỗ máy” phục vụ đắc lực cho quốc sách “Tố cộng” và kìm kẹp dân chúng.

Tổ chức “Ngũ gia liên bảo”3

1 Dự án thành lập và tổ chức Phủ Tổng ủy cải thiện dân sinh nông thôn năm 1955, hồ sơ 4065, phông PTTg, TTLTII.

2 Dự án An ninh hương chính, hồ sơ 648, phông ĐICH, TTLTII.3 Hồ sơ 648, phông ĐICH, TTLTII.

Page 54: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

53

Th ực thi chính sách khu Dinh điền, chính quyền Ngô Đình Diệm tiến hành đưa số dân Công giáo di cư từ miền Bắc, miền Trung đến những vùng “kinh tế mới”, lấy đất đai của dân chúng sở tại, thành lập thành các khu dân cư tập trung. Các khu Dinh điền được thiết lập theo từng xứ đạo, họ đạo. Như khu Dinh điền Hố Nai là khu dân di cư Công giáo thuộc xứ đạo Bùi Chu. Khu Dinh điền Mương Mán (Bình Th uận) là khu dân di cư thuộc các xứ đạo Th ọ Ninh và Đông Tràng (đều thuộc hạt Nghĩa Yên địa phận Vinh trước đây). Đồng thời, chính quyền Diệm đưa các phần tử phản động đội lốt Công giáo, những “tay chân” thân tín, đắc lực, cài cắm trong các Dinh điền làm tai mắt cho chính quyền, kiểm soát mọi sinh hoạt của dân chúng.

Hầu hết các khu dinh điền đều nằm ở các vùng chiến lược hoặc tổ chức vào ngay trung tâm các căn cứ, chiến khu trước đây của cách mạng như: chiến khu miền Đông: Bà Đả, Váng Khương, Bàu Cá Trê, Nước Vàng, Căm Xe, Xóm Ruộng, Đồng Hưu, Nhà Bè, Bời Lời,...; tại Trung Nam Bộ là các khu dinh điền thuộc vùng ven biên giới Việt Nam - Campuchia ở Mộc Hóa và các vùng Gò Xà Rài ở phía bắc Đồng Th áp Mười; ở Tây Nam Bộ là các khu dinh điền ở Tân Hiệp (Kiên Giang), Th ới Bình (An Xuyên), vùng trung tâm căn cứ của Trung ương Cục miền Nam trong kháng chiến.

Lấy cớ sắp xếp nhà cửa ở thành phố, thị xã nơi đồng bào di cư đang trú đóng; chính quyền Diệm cho đám lưu manh tổ chức những vụ đốt nhà, gây hỏa hoạn để buộc dân chúng phải bỏ ruộng vườn, nhà cửa vào các khu Dinh điền.

Ở Tây Nguyên, chính quyền Diệm ép các đồng bào dân tộc phải nhường nương rẫy cho dân di cư. Được chính quyền bênh vực, số dân này ức hiếp dân thiểu số bản địa, gây nên sự bất bình trong đồng bào các dân tộc thiểu số đối với chính quyền.

Ở miền Tây Nam Bộ, chính quyền Diệm đưa 12.000 dân công giáo Bùi Chu với 25 cha cố để lập khu Dinh điền ở bốn xã Th ới Bình, Trí Phải, Biển Bạch, Tân Phú. Âm mưu tạo ra một trung tâm Công giáo di cư, một cứ điểm quân sự giữa vùng căn cứ kháng chiến. Diệm

Page 55: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

54

bắt đồng bào bốn xã phải dời đi nơi khác nhường chỗ cho người di cư, dự định xây dựng ở đây 17 nhà thờ và lập một khu Dinh điền lớn.

Đến năm 1959, Diệm đã thiết lập được 78 khu Dinh điền với hơn 125.082 dân trên diện tích 48.336 ha1.

Bảng thống kê số địa điểm dinh điền2

Năm

Địa điểm và dân sốCao nguyên miền Trung

Miền đồngNam Bộ

Miền TâyNam Bộ

Số địa điểm Dân số Số địa

điểm Dân số Số địa điểm Dân số

1957 7 14.591 3 4.035 6 13.4461958 18 20.699 10 8.192 4 15.8101959 13 12.602 11 17.540 12 20.184

Bảng thống kê số di dân vào dinh điền3

Đối tượng Số ngườiQuảng Nam 35.821Quảng Ngãi 18.499Bình Định 10.485Th ừa Th iên 4.154Quảng Trị 1.058Khánh Hòa 316Đà Nẵng 132Sài Gòn 17.141Quân nhân giải ngũ 6.101Kiều bào 2.905Đồng bào thượng 6.129Nhân dân tại chỗ 25.283Th ành phần khác 2.181

1 Báo cáo hoạt động của Đặc ủy Phủ Công dân vụ, hồ sơ 11, phông PTT-ĐICH, TTLTII. 2 Bảng kê số địa điểm dinh điền hiện hữu với dân số tính tới tháng 10-1963, hồ sơ 21.582,

phông PTTg, TTLTII.3 Th ành tích của Phủ Tổng ủy Dinh điền đến ngày song thất 7-7-1959, hồ sơ 12.592, phông

ĐICH, TTLTII.

Page 56: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

55

Hình ảnh khu Dinh điền ở Bình Tuy năm 19591

1 Hồ sơ 1270, phông Tài liệu ảnh, TTLTII.

Page 57: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

56

Mặc dù bộ máy tuyên truyền của Chính quyền Diệm luôn nói rằng chủ trương xây dựng Dinh Điền là nhằm “cải thiện dân sinh”, nhưng thực chất không khác gì các trại tập trung, trong đó nhân dân bị kìm kẹp trong các hàng rào kẽm gai, bị áp bức cả về tinh thần và thể xác.

Bàn về chính sách Dinh điền, “Nhật ký Lầu Năm Góc” nhận xét: “Chúng (các kế hoạch định cư) cũng nhanh chóng gây ra những

phản ứng chính trị bất ngờ của những người dân vùng núi Tây Nguyên. Rút cục lại, do đưa người Kinh vào những vùng xưa nay vẫn là của người Th ượng, và do tập trung người Th ượng vào các khu có thể bảo vệ được, Chính phủ Nam Việt Nam đã tạo cho họ lý do để đấu tranh và hướng nỗi bất bình của họ chĩa vào Diệm. Do vậy Chính phủ Nam Việt Nam đã tạo điều kiện chứ không phải ngăn chặn để sau này Việt cộng hoạt động lật đổ trong các bộ lạc”1.

Chính sách Dinh điền kéo dài đến đầu năm 1959 thì thất bại hoàn toàn. Ngày 7-7-1959, Diệm ra lệnh xây dựng những khu trù mật nhằm tập trung dân chúng ở các vùng nông thôn vào trong các khu này. Ở giao điểm các đường giao thông, Diệm cho xây dựng những khu tập trung. Th eo luận điệu tuyên truyền chính thức của chính quyền Diệm: Đây là những trung tâm có nhà ở, có công sở hiện đại, nông dân được đưa vào sống ở những trung tâm này để hưởng thụ tất cả những tiện nghi của cuộc sống thành thị, thực hiện bình đẳng giữa cuộc sống thành thị và nông thôn v.v...

Tuy nhiên trên thực tế, “khu trù mật” được xây dựng với mục đích bình định, khống chế dân, cô lập phong trào cách mạng ngay ở địa bàn cơ sở. Báo “Cách mạng quốc gia” Sài Gòn số ngày 18-2-1960 tiết lộ mục đích đen tối của “khu trù mật” là: “tách quần chúng ra khỏi những phần tử cảm tình với cộng sản, lùa cộng sản vào rừng rồi bị diệt trừ”2. 

1 GS. Nguyễn Văn Hảo, Nhận định tình hình kinh tế Việt Nam (1955 - 1970), tập 1, Ngân hàng Quốc gia VNCH, tr. 112, Vv. 839, TTLTII.

2 Trần Văn Giàu, Chính sách “Bình định” của Mĩ, ngụy ở miền Nam trong giai đoạn “chiến tranh một phía” từ 1954 cho đến 1960, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử Đảng, số 107, tháng 2-1968, tr. 17.

Page 58: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

57

Chính bản thân Ngô Đình Diệm cũng không che giấu mục tiêu chính trị của “khu trù mật”. Trong buổi “Huấn từ” nhân dịp khánh thành “khu trù mật” Hòa Tú, tỉnh Ba Xuyên (nay là tỉnh Sóc Trăng), ngày 13-8-1960, Ngô Đình Diệm đã kêu gọi: “nhân viên các bộ các cấp lấy nhân nghĩa, công bình, bác ái để phục vụ đồng bào hầu thâu đoạt những thành hiệu tốt đẹp và kêu gọi sự đoàn kết, hợp lực của toàn dân để diệt trừ bọn côn đồ Cộng sản, cùng sớm xây dựng một xã hội tương lai trên nguyên tắc “cộng đồng tiến và tôn trọng nhân vị”1.

Để gom dân vào sống trong các khu trù mật, chính quyền Việt Nam Cộng hòa phải thực hiện các cuộc hành quân phá hủy các làng mạc, buộc dân chúng phải đến sống trong các trại tập trung có lính canh gác. Ngô Đình Diệm đã chủ trương: “Phá nhà, phá vườn rẫy, lấy đất ruộng, bắt xâu không bồi thường cho ai cả”2. Chính sách này đã tàn phá biết bao xóm làng, chà đạp lên quyền lợi đất đai, phong tục tập quán. Từ đó làm cho nỗi bất bình của nhân dân đối với chính quyền ngày càng sâu sắc. Đó là nguyên nhân bùng nổ những cuộc đấu tranh chống “khu trù mật” và châm ngòi nổ cho các phong trào đấu tranh chống Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm trên toàn miền Nam.

Đến năm 1961, kế hoạch xây dựng các khu trù mật thất bại, Mỹ - Diệm chuyển sang thực hiện “Quốc sách” ấp chiến lược nhằm gom tuyệt đại đa số nhân dân miền Nam vào các ấp chiến lược ở nông thôn; các khóm, phường chiến lược (ở thị trấn).

Ngô Đình Nhu không ngớt tuyên truyền: “Quốc sách Ấp chiến lược là một chính sách cách mạng, bao gồm

các công tác cách mạng được thực hiện theo đường lối cách mạng”. “Trong công nghiệp thực thi quốc sách Ấp chiến lược, sự rèn luyện để trở thành những con người mới cũng chính là vị trí hóa Quốc sách Ấp Chiến lược trong công cuộc vận động con người để tiến lên.

1 Công văn số 2403/BX/VP của Tỉnh trưởng Ba Xuyên gửi Ông Bộ Trưởng Bộ Nội vụ ngày 16-8-1960. Trung tâm Lưu trữ quốc gia II. Ký hiệu tài liệu Đệ Nhất Cộng hòa - 6362.

2 Công văn số 555-VPM/CT của Tỉnh trưởng Kiến Phong gửi Bộ trưởng Bộ Nội vụ, ngày 24-2-1960, hồ sơ 6360, ĐICH, TTLTII.

Page 59: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

58

Phương trình TAM TÚC và TAM GIÁC = TAM NHÂN = NHÂN VỊ chính là kim chỉ nam cho ta thực hiện cuộc vận động đó... để nhân vị được phát triển, cộng đồng được đồng tiến theo hướng đi lên, đi về với đấng chí tôn”1.

Báo cáo kết quả xây dựng Ấp chiến lược tại miền Nam Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Nội vụ chính quyền Sài Gòn giải trình trước Quốc hội ngày 18-12-1962, cho biết:

“Tính đến ngày 15-12-1962, đã có 4.077 ấp chiến lược được thực hiện; So với số Ấp chiến lược dự trù phải thực hiện (11.287 ấp) như vậy, ta đã thực hiện 36%; Số Ấp chiến lược đang thực hiện 2.205 ấp, chiếm tỉ lệ 19%. 5.504.894 người dân đã vào ở Ấp chiến lược, chiếm tỉ lệ 39% (số dân toàn miền Nam là 14.076.336)... Ấp chiến lược đã tạo ra một hệ thống phòng thủ diện địa toàn quốc xiết chặt vòng vây địch, làm Việt Cộng mất hẳn thế quân bình giữa hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc...”2.

Nhưng trên thực tế, việc xây dựng Ấp chiến lược“tại nhiều địa phương các cấp thừa hành chỉ chú trọng kết quả công tác, mà xem nhẹ yếu tố nhân tâm. (Dân chúng) Một số bất đắc dĩ phải làm lấy lệ, nhưng vẫn bất mãn đối với chính quyền”3.

1.1.2. Về quân sựĐến năm 1955, sau khi đã cơ bản loại trừ được các thế lực thân

Pháp, Diệm mở chiến dịch tố cộng. Coi “Chiến dịch tố cộng là chủ lực của công cuộc cách mạng quốc gia”4, “Tố cộng là quốc sách”5 với phương châm: “liên tục, sâu rộng, lâu dài”6.

1 PTCMQG - Bán Nguyệt san Chiến sĩ, số 93, 1962, hồ sơ 17871, PTTg, TTLTII.2 PTCMQG - Bán Nguyệt san Chiến sĩ, số 93, 1962, hồ sơ 17871, PTTg, TTLTII. 3 Nhận xét của các dân biểu về Ấp chiến lược, PTCMQG, hồ sơ 7623, phông PTT-ĐICH,

TTLTII. 4 VNCH (1956), Th ành tích tố Cộng, Sài Gòn, tr. 51, V.v 713, TTLTII.5 VNCH (1956), Th ành tích tố Cộng, Sài Gòn, tr. 63, V.v 713, TTLTII.6 VNCH (1956), Th ành tích tố Cộng, Sài Gòn, tr. 61, V.v 713, TTLTII.

Page 60: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

59

Th áng 3-1955, “Tổng ủy công dân vụ” được thành lập, ráo riết tăng cường và chuyên trách việc đàn áp chính trị, với gần 4.000 tên mật vụ, 9.000 tên mật hộ viên, 12.000 liên gia trưởng. Một hệ thống tổ chức “Tố cộng” từ trung ương xuống tận các xã thôn.

Ở Sài Gòn, Diệm cho lập “Hội đồng nhân dân chỉ đạo tố cộng”, gồm tất cả các Bộ trưởng trong chính phủ do đích thân Ngô Đình Diệm làm Chủ tịch danh dự và Trần Chánh Th ành làm Chủ tịch Hội đồng. Nhiệm vụ của Ủy ban này là trực tiếp chỉ đạo chiến dịch Tố cộng của các tỉnh, các cơ quan, đào tạo cán bộ cho chiến dịch ở các tỉnh. Giúp cho Ủy ban này có các Ban tuyên huấn, học tập, kiểm thảo, khai thác, phối hợp với các cơ quan Công an; Công dân vụ; Dân vệ đoàn. Mỗi bộ có một Ủy ban chỉ đạo xuống các cơ quan thuộc bộ mình. Th ành phần Ủy ban chỉ đạo tỉnh được cơ cấu giống như ở trung ương. Ở các cấp hành chính huyện, xã đều có ủy ban chỉ đạo tố cộng của huyện, xã mình. Mỗi xã, thôn lại chia ra làm nhiều liên gia tố cộng. Trong đó, phong trào cách mạng quốc gia là một đoàn thể chính trị, hoạt động công khai trên toàn miền Nam Việt Nam và trong cả giới Việt kiều ở hải ngoại, với “mục đích là đả thực, bài phong, diệt cộng”1.

Trong năm 1955, dưới nhãn hiệu “Phái bộ đại học đường Michigan”, các cố vấn Mỹ đến miền Nam giúp Diệm xây dựng bộ máy công an, cảnh sát, đào tạo cán bộ, phổ biến kỹ thuật điều tra và tra tấn, thành lập một hệ thống điều tra lý lịch tối tân.

Th eo đó, chiến dịch này được thực hiện nhằm mục đích:“Làm sáng tỏ chính nghĩa quốc gia để nhân dân tuyệt đối tin

tưởng ở sự lãnh đạo sáng suốt của Ngô Chí Sĩ và nhiệt liệt ủng hộ Chính phủ Quốc gia.

Bảo vệ an ninh cho đồng bào toàn quốc và tiễu trừ bọn phá hoại.Bảo vệ tự do, xây dựng Dân chủ và củng cố Độc lập”2.

1 Phong trào cách mạng quốc gia, ký hiệu V.v 681, TTLTII.2 Đường lối đại quát của giai đoạn phát động chiến dịch tố cộng, hồ sơ F6/56, Tòa Đại biểu

Chính phủ Nam phần, TTLTII.

Page 61: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

60

Chiến dịch tố cộng được chính quyền Diệm chia thành nhiều giai đoạn, với nhiều đợt khác nhau nhằm triệt hạ uy thế chính trị, phá vỡ tổ chức, triệt phá cơ sở kinh tế của cách mạng miền Nam, “phản đối hiệp định Genève và gây lòng tin tưởng ở chính nghĩa quốc gia”1.

Từ tháng 5 đến tháng 6-1955, Mỹ - Diệm phát động “Chiến dịch tố cộng giai đoạn I” trên quy mô lớn toàn miền Nam. Diệm chia giai đoạn I tố cộng ra làm 3 đợt: đợt 1 từ 15-5 đến cuối tháng 8-1955, trọng điểm là các tỉnh miền Trung; đợt 2 từ tháng 9 đến 11-1955, trọng điểm tiến hành là trong nội bộ các cơ quan chính quyền VNCH; đợt 3 từ ngày 15-11-1955 đến tháng 5-1956, làm rộng rãi ở các tỉnh để triệt hạ uy thế chính trị của cộng sản và thanh trừng số cán bộ cầu an của Việt cộng ở xã. Giai đoạn này, chính quyền Diệm cho là “giai đoạn thứ nhất, giai đoạn phát động, mở màn cho giai đoạn II - một giai đoạn chủ động tiến mạnh theo bề sâu để giành thắng lợi hoàn toàn”2.

Trong mỗi đợt, Diệm đều có điều chỉnh, rút kinh nghiệm, “Tổng kết mỗi đợt của chiến dịch có ý nghĩa là kiểm điểm lại những việc đã làm, để rút ưu, khuyết điểm, cải tiến phương pháp hoạt động và nhận định chung tình hình của chiến dịch để tác động quyết liệt trong đợt tới”3. Đồng thời, sử dụng phương pháp chiến thuật là “đột phá nhất điểm, khai thông toàn diện”4, từ một địa điểm ban đầu sau đó lan rộng ra các địa phương khác, với nhiều hình thức đa dạng như tuyên truyền thông qua các buổi học tập chính trị, tổ chức các cuộc mít tinh, các cuộc thi về chủ đề “Tố cộng”...

Kết thúc giai đoạn I, chính quyền Ngô Đình Diệm đã đạt được một số ý đồ trong việc gây hoang mang, lo sợ trong nhân dân đối

1 VNCH, Th ành tích tố Cộng, Sài Gòn, 1956, tr. 71, V.v 713, TTLTII.2 VNCH, Th ành tích tố cộng, Sài Gòn, 1956, tr. 115, V.v 713, TTLTII.3 Bảng tổng kết đợt 2 của giai đoạn phát động chiến dịch Tố cộng, Đại hội nghị Tố cộng toàn

quốc 10-11-1955, hồ sơ F6, phông Tòa Đại biểu Chính phủ Nam Phần, TTLTII.4 Đề án tổ chức chiến dịch tố cộng tại Nam Việt, hồ sơ F6-34, phông Tòa Đại biểu Chính

phủ Nam Phần, TTLTII.

Page 62: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

61

với cách mạng, thanh lọc được những người không ăn cánh với Diệm, sát hại, bắt giam một số cán bộ, đảng viên Việt Minh. Th eo báo cáo của Tỉnh trưởng Mỹ Th o ngày 5-11-1956: “Chỉ trong giai đoạn đầu của chiến dịch, riêng ở Mỹ Th o, đã có 1.156 cán bộ, đảng viên cộng sản bị bắt, bị giết”1. Ở Quảng Ngãi, “chỉ trong một năm (1956 - 1957), có 1.465 cán bộ, đảng viên bị bắt, bị giết”2.

Từ ngày 15-5-1955 đến tháng 5-1956, tổng kết hoạt động tố cộng ở miền Nam trong giai đoạn I: “đã có: 108.835 cựu cán bộ Việt cộng mà họ cho rằng bị “tố giác”, “li khai”, “đầu thú”; tịch thu 123.810 đơn vị đủ các loại vũ khí, bom mìn, đạn dược; 75 tấn tài liệu và 719 hầm bí mật bị khám phá”3.

Sau thành công bước đầu của giai đoạn I, chính quyền Diệm tiếp tục triển khai tiếp giai đoạn II từ giữa tháng 6-1956. Ở giai đoạn II, nhằm tiêu diệt tận gốc lực lượng cách mạng, chính quyền Diệm sử dụng lực lượng quân sự bao gồm quân đội, cảnh sát, bảo an như lực lượng xung kích mở đường. Th ực hiện càn quét, đánh phá cơ sở cách mạng cả ở nông thôn, thành thị và khu căn cứ. Lùng sục khắp hang cùng ngõ hẻm, tìm bắt và phá vỡ các tổ chức, cơ sở cách mạng, yểm trợ và làm lá chắn cho các đoàn tố cộng và bộ máy kìm kẹp ở cơ sở.

Từ giữa năm 1956 cho đến cuối năm 1958, Diệm liên tiếp mở 4 chiến dịch quy mô lớn đánh phá 8 tỉnh miền Đông Nam Bộ: Chiến dịch Th oại Ngọc Hầu (từ ngày 24-6-1956 đến 24-2-1957); chiến dịch Trương Tấn Bửu do Th iếu tướng Mai Hữu Xuân chỉ huy (từ ngày 10-7-1956 đến ngày 24-2-1957); chiến dịch Mùa Th u (từ ngày 01-10-1957 đến tháng 12-1957); chiến dịch Nguyễn Trãi (từ ngày 20-4-1958 đến 2-11-1958); cùng lúc mở chiến dịch Hồng Châu càn quét ngoại ô Sài Gòn.

1 Công văn số 927-M/NCT của Nha Chính trị sự vụ gửi Bộ trưởng Bộ Nội vụ ngày 25-8-1954 về biện pháp đối phó với Việt cộng, hồ sơ CF D01-306, TTLTII.

2 VNCH, Th ành tích công tác một năm của tỉnh Quảng Ngãi 1956 - 1957, tài liệu Đại hội Quân dân chính Quảng Ngãi, 1957, tr. 41, Vn 1605, TTLTII.

3 VNCH, Th ành tích tố cộng, Sài Gòn, 1956, tr. 21, V.v 713, TTLTII.

Page 63: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

62

Ngày 6-5-1959, Tổng thống Ngô Đình Diệm ban hành Luật 10/59, đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật và “thiết lập các Toàn án Quân sự đặc biệt đặt trụ sở ở Sài Gòn, Buôn Mê Th uột và Huế”1, đưa máy chém về địa phương để thi hành ngay tại chỗ các bản án tử hình. Trong khoảng thời gian cuối năm 1959, Tòa án Quân sự đặc biệt Sài Gòn đã lưu động trong 9 tỉnh Nam Bộ và tuyên bố 20 án tử hình, 27 án khổ sai chung thân. Nhậ t kí Lầ u Năm Gó c viế t: “Vô luậ n nó đã đó ng gó p như thế nà o và o nề n an ninh nộ i bộ củ a chí nh Nam Việt Nam, chiến dịch tố cộ ng đã là m kinh hoà ng nhữ ng ngườ i nông dân Việt Nam và là m cho dân chú ng thêm ghé t chế độ”2.

Trong các chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”, số lượng nhà tù, trại giam không ngừng tăng nhanh, nhưng vẫn không đủ chỗ giam giữ. Như chính quyền Diệm thừa nhận: “vấn đề thứ 2 là vấn đề trại giam. Như ở Mỹ Th o, số chính trị phạm là 200 người, hôm nay lên đến 1.300 người. Hiện nay vì không có chỗ giam nên chúng tôi không bắt nữa”3.

Từ giữa năm 1956 đến đầu năm 1959, số người bị bắt đi tù đày ngày càng đông. Các nhà tù, trại giam đông nghẹt tù chính trị. Chính quyền Diệm phải lập thêm nhiều trại tập trung như: Tân Hiệp (Biên Hòa), Th ủ Đức, Phú Lợi (Th ủ Dầu Một), Hòn Dừa (Phú Quốc), Côn Đảo. Trong nội thành Sài Gòn, chúng mở thêm đề lao Gia Định, trại Lê Văn Duyệt, khu P42 trong Sở Th ú,...

Th eo báo cáo số 2181-M/NCT ngày 15-8-1956 của Đại biểu Chính phủ tại Nam Việt về tình hình các trại giam tù Việt cộng bị quá tải sau ngày triển khai hai chiến dịch Th oại Ngọc Hầu và Trương Tấn Bửu như sau:

“Hiện nay, các cán bộ Việt cộng vẫn còn tiếp tục hoạt động nên rải rác nhiều nơi họ đã bị bắt càng ngày càng đông, nhứt là sau ngày

1 Điều 6, Luật 10/59 ngày 6-5-1959, hồ sơ 20.209, phông ĐICH, tờ 9, TTLTII.2 Nhậ t kí Lầ u Năm Gó c - Bả n dị ch củ a VNTTX, tậ p 1 - quyể n 2, tr. 127 - 128.3 VNCH, Niên giám Quốc hội Lập pháp khóa II, Nxb. Yên Khanh, Sài Gòn, 1959, tr. 13.

Page 64: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

63

khai diễn hai chiến dịch Th oại Ngọc Hầu và Trương Tấn Bửu. Vì thế, các trại giam không đủ chỗ để sanh cầm [...].

Tại Nam Việt, hiện có hai trại giam Phú Quốc và Biên Hòa.Trại Phú Quốc dành riêng cho các tù nhơn Việt cộng hạng

ngoan cố, không có phương tiện nào cải hóa được. Trại này, hiện cũng đã chật quá rồi.

Ở Biên Hòa, thì có Trung tâm Huấn chính, có thể giam được lối 8 - 9 trăm tội nhơn để giáo hóa. Hiện số bị giam cầm đã lên đến 1.598 người, khiến cho mỗi trại trước đây chỉ chứa có 150, nay phải chứa đến 300 tù nhơn”1.

Trước việc 9.000 người bị bắt và bị tra tấn dã man tại Đại Lộc, Quảng Nam, “đã gây công phẫn sôi nổi trong nhân dân quận Đại Lộc (Quảng Nam) cũng như trong dư luận miền Nam”2.

Th eo báo “Tân dân”, “do thân nhân những người bị bắt tích cực kêu kiện ở Quận cũng như Tỉnh lỵ Quảng Nam, Hiến binh của “D” ở Hội An đã phái vô tận nơi điều tra và cuối cùng, đến ngày 9-12-1957, chính quyền tỉnh Quảng Nam đã bắt buộc phải chính thức “tuyên bố giải tán tất cả các địa điểm “Tố cộng” trong quận, đồng thời rút toàn bộ nhân viên tố cộng của họ về”3.

Cũng theo báo “Tân dân”, “đến sáng hôm 10-12-1957, khi “bọn nói trên kéo về tỉnh, đồng bào nhân dân trong quận đã đuổi theo họ, “nguyền rủa và thét mắng” vang trời, có quãng xa đến hàng 10 cây số (như từ Hà Tân đến Hoàn Mỹ - Quảng Nam).

Từ đó cho đến nay, nhân dân quận Đại Lộc tiếp tục viết nhiều thư ký có tên gửi đăng trên các báo ở Sài Gòn để tố cáo vụ này trước dư luận. Đồng thời, nhân dân quận Đại Lộc còn cử 2 đoàn đại biểu, một đoàn 7 người, một đoàn 4 người đi Huế và Sài Gòn để “trực tiếp

1 Hồ sơ 4887, phông ĐICH, tờ số 4, TTLTII.2 Tin tức liên quan đến Việt Nam qua Đài Phát thanh Việt cộng từ ngày 2 đến 8-2-1958,

số 078/TTM/2/M, hồ sơ 5132, phông ĐICH, TTLTII.3 Tin tức liên quan đến Việt Nam qua Đài Phát thanh Việt cộng từ ngày 2 đến 15-2-1958,

số 078/TTM/2/M, hồ sơ 5132, phông ĐICH, TTLTII.

Page 65: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

64

gặp các đại biểu cấp Phần và cấp Trung ương của chính quyền miền Nam để khiếu nại về vụ này”1.

Đầu năm 1959, chính quyền Diệm đã tuyên bố hoàn thành mục tiêu “tố cộng, diệt cộng ở miền Nam Việt Nam”2. Nhưng thực tế, đây chính là lời thú nhận sự thất bại trong chính sách “tố cộng, diệt cộng” của chính quyền Sài Gòn. Để sau đó, Mỹ - Diệm áp dụng chính sách độc tài, phát xít này hòng tiêu diệt bằng được lực lượng cách mạng ở miền Nam Việt Nam. Ngô Đình Diệm tuyên bố với Đặc Phái viên Le Figaro:“Miền Nam Việt Nam đang nằm trong tình trạng chiến tranh”3.

Th áng 4-1959, Diệm ban bố tình trạng khẩn cấp và áp dụng chính sách thời chiến ở miền Nam. Đồng thời, dùng lực lượng quân sự tổ chức các cuộc hành quân càn quét quy mô lớn vào vùng nông thôn và căn cứ cách mạng. Báo cáo của Bộ Tổng tham mưu Quân đội Sài Gòn cho biết: “Trong năm 1959, Diệm đã tiến hành 219 cuộc hành quân càn quét, trong đó có 156 cuộc càn quét cấp tiểu đoàn đến sư đoàn. Càn quét đến đâu Diệm cho Bảo an, Dân vệ,... chà xát đến đó”4.

Ngày 11-5-1961, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Johnson cầm đầu phái đoàn cao cấp Hoa Kỳ trong đó có Sargent Shriver và McGeorge Bundy (cố vấn an ninh của tổng thống) đến Sài Gòn.

Trước âm mưu can thiệp của Mỹ, dư luận thế giới và trong nước lên tiếng phản đối. Báo Trung Lập ngày 11-5-1961 đăng xã luận vạch rõ:

“Từ ngày hòa bình được lập lại ở Đông Dương, Hoa Kỳ tích cực giúp Tổng thống Ngô Đình Diệm biến miền Nam Việt Nam thành một căn cứ quân sự khổng lồ, bất chấp cả hiệp nghị Giơnevơ mà

1 Tin tức liên quan đến Việt Nam qua Đài Phát thanh Việt cộng từ ngày 2 đến 15-2-1958, số 078/TTM/2/M, hồ sơ 5132, phông ĐICH, TTLTII.

2 GS. Nguyễn Văn Hảo, Nhận định tình hình kinh tế Việt Nam (1955 - 1970), tập 1, Ngân hàng Quốc gia VNCH, tr. 98, Vv. 839, TTLTII.

3 Viện Sử học, Lịch sử Việt Nam 1954 - 1965, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 203.4 Viện Sử học, Lịch sử Việt Nam 1954 - 1965, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 208

Page 66: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

65

năm 1954, Hoa Kỳ tuy không ký, nhưng đã bảo đảm không cản trở việc thi hành. Chính phủ của Tổng thống Ngô Đình Diệm dựa vào Mỹ, đã đi ngược lại nguyện vọng độc lập, dân chủ và hòa bình của nhân dân. Điều đó không còn chút gì là bí mật nữa. Chính ký giả Rô-be Ghi-lanh, phóng viên của tờ báo “Th ế giới”, người cách đây ba năm đã ca tụng ông Ngô Đình Diệm, thì bây giờ cũng phải nhìn nhận rằng “Chánh phủ của ông Diệm đang trở nên bỉ ổi với nhân dân vì nền độc tài phát xít mà ông đã thiết lập... Ngày nay, Hoa Kỳ lại toan tính can thiệp bằng quân sự để chống lại những nguyện vọng của nhân dân miền Nam Việt Nam. Và như thế không những Hoa Kỳ bất chấp Hiệp nghị Giơnevơ, mà Hoa Kỳ còn tỏ cho thế giới thấy rằng Hoa Kỳ bất chấp cả Hiến chương Liên Hiệp Quốc về quyền dân tộc tự quyết... Bởi vậy, nếu Hoa Kỳ và bạn bè của họ thiếu suy nghĩ mà võ trang can thiệp vào miền Nam Việt Nam thì họ sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tất cả mọi hậu quả do hành động của họ gây lên”1.

Bất chấp dư luận, ngày 13-5-1961, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Johnson và Ngô Đình Diệm ký thỏa thuận đầu tiên nhằm thực hiện kế hoạch của Kennedy. Nội dung cơ bản của Th ông cáo chung Johnson - Ngô Đình Diệm: tăng quân chính quy VNCH lên 200.000 quân; nhập Bảo an vào Bộ Quốc phòng do Hoa Kỳ trang bị trực tiếp; đưa cố vấn Hoa Kỳ trực tiếp điều khiển quân đội Sài Gòn;...

Nhằm triệt phá cơ sở kinh tế, phá hủy các căn cứ của cách mạng và ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam, Mỹ - Diệm tiến hành rải chất độc dọc các tuyến đường giao thông, khu giới tuyến quân sự tạm thời. Đồng thời tăng cường tuần tiễu, kiểm soát đường biển.

Ngày 21-5-1962, Chính quyền Diệm ban hành Sắc luật số 11/62 lập Tòa án Quân sự tại mặt trận nhằm xét xử các phạm pháp

1 Xã luận báo “Trung Lập” ngày 11-5-1961, bài “Vận mạng của miền Nam Việt Nam phải do nhân dân miền Nam Việt Nam quyết định”, hồ sơ 19054, phông PTTg, TTLTII.

Page 67: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

66

xảy ra trong thời gian có tình trạng khẩn cấp dưới danh nghĩa vi phạm đến “an ninh quốc gia”.

Như vậy, trong giai đoạn 1955 - 1963, chính quyền Diệm đã ra sức tập trung, tăng cường đầu tư, củng cố về lực lượng quân sự để chuẩn bị và thực hiện chiến tranh. Suy cho cùng, chính quyền Việt Nam Cộng hòa là bộ máy quân sự và cảnh sát khổng lồ, mọi chính sách và hoạt động của nó đều tập trung quyết liệt vào việc đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân miền Nam Việt Nam, đáp ứng mục tiêu ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản, nằm trong chiến lược toàn cầu của Mỹ.

1.1.3. Về kinh tế

Chính quyền Diệm xây dựng Bộ Kinh tế riêng biệt với các cơ quan trực thuộc như: Tổng Nha Th ương vụ phụ trách việc nội thương, ngoại thương và viện trợ thương mại; Tổng Nha Khoáng chất và Công kỹ nghệ phụ trách về: công kỹ nghệ, khoáng chất, khuếch trương kỹ nghệ và tiểu công nghệ. Ngoài ra còn có các cơ quan: Công quản Quốc gia mỏ than Nông Sơn; Nha Ngư nghiệp; Viện Quốc gia Th ống kê; Phòng Th ương mại Sài Gòn; Phòng Th ương mại Đà Nẵng... Các cơ quan này đặt dưới sự điều khiển trực tiếp của ông bộ trưởng.

Bên cạnh xây dựng bộ máy, tổ chức, chính quyền Diệm còn đề ra đường lối phát triển kinh tế với những nội dung:

1. Sản xuất các hàng hóa phục vụ nhu cầu xuất cảng nhằm cố gắng cân bằng cán cân mậu dịch. Tạo ra một nền kinh tế phát triển và độc lập. Và hạn chế hoặc không sản xuất các hàng hóa nhằm thay thế các mặt hàng được nhập khẩu theo các chương trình viện trợ Mỹ, nhằm tránh giẫm đạp thị trường.

2. Hỗ trợ và định hướng tư bản bản xứ tham gia vào các lĩnh vực do chế độ đặt ra. Dùng các biện pháp tài chính nhằm ổn định tiền tệ và giảm thâm hụt ngân sách.

Page 68: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

67

3. Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng vừa phục vụ cho nhu cầu quân sự, đồng thời tạo sự phồn vinh tại miền Nam Việt Nam.

Tuy nhiên, trên thực tế, chính quyền Diệm chỉ tập trung vào sản xuất lương thực, cây công nghiệp (đặc biệt là cao su). Để che giấu sự thao túng của Hoa Kỳ đối với nền kinh tế VNCH, Hoa Kỳ giúp Diệm tạo ra một nền kinh tế phồn vinh giả tạo, hoàn toàn phụ thuộc vào Mỹ. Về phía Diệm, nhằm che giấu cuộc chiến tranh giành dân, chiếm đất, thực hiện âm mưu cô lập lực lượng cách mạng, tiến đến triệt tiêu cơ sở cách mạng trong nhân dân, Diệm thực hiện cải cách điền địa,... xây dựng cơ sở hạ tầng (phục vụ chiến tranh). Vì vậy, nền kinh tế VNCH phát triển một cách dị thường, tổng thu nhập quốc dân vẫn có sự tăng trưởng, nhưng cơ cấu kinh tế lại mất cân đối và cán cân thương mại bị thâm hụt nghiêm trọng.

Đánh giá về nền kinh tế thời kỳ Việt Nam Cộng hòa, GS. Nguyễn Văn Hảo, cố vấn kinh tế của chính quyền Diệm đánh giá:

“Nhìn về cục diện chung, thì mức phát triển kinh tế tương đối khả quan trong thời kỳ 1955 - 1960, tăng trung bình 5% năm. Nhưng nếu phải trừ đi đà tăng dân số 2,6% năm của Việt Nam, thì tỉ lệ gia tăng thật sự không còn lại là bao nhiêu”1.

Giai đoạn 1961 - 1964, mức phát triển kinh tế chỉ đạt được trung bình 2,2% năm. Ngân sách bắt đầu thiếu hụt. Th iếu hụt trong một nhịp độ gia tăng. Từ 1 tỉ năm 1961, đến 12 tỉ vào cuối năm 1964. Giá cả trong suốt thời gian này đã tăng 20%, tức 4% năm”2.

1.1.4. Về văn hóa và xã hội: Chính sách văn hóa của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam gắn liền và phục vụ cho chính sách thực dân mới của Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam. Chính quyền Diệm thực thi chính sách văn hóa chống cộng,

1 GS. Nguyễn Văn Hảo, Nhận định tình hình kinh tế Việt Nam (1955 - 1970), tập 1, Ngân hàng Quốc gia VNCH, tr. 4. V.v 839, TTLTII.

2 GS. Nguyễn Văn Hảo, Nhận định tình hình kinh tế Việt Nam (1955 - 1970), tập 1, Ngân hàng Quốc gia VNCH, tr. 6. V.v 839, TTLTII.

Page 69: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

68

trước hết bằng nhiều biện pháp, phương thức khác nhau để truyền bá tư tưởng “nhân vị” trong dân chúng miền Nam, với những ngôn từ hoa mỹ “độc lập”, “dân chủ”, “bình đẳng”, “dân tộc”, “khai phóng” để che đậy sự thật về chính sách thực dân mới của Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam. Đồng thời thông qua đó hy vọng tạo ra mặt “tích cực” để lôi kéo dân chúng, biến họ thành công cụ thực hiện chính sách thực dân mới của Mỹ. Phục vụ cho “ba mặt trận” mà Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa đang tiến hành đồng loạt, hòng tiêu diệt lực lượng và dập tắt phong trào cách mạng ở miền Nam Việt Nam: Một, bằng quân đội với súng đạn để tiêu diệt đối phương; Hai, với việc “xây dựng quốc gia” nhằm tạo dựng cho Diệm một chính quyền ổn định; Ba, “bình định” nhằm chiếm “con tim, khối óc” của dân chúng. Chính sách văn hóa - giáo dục của chính quyền Ngô Đình Diệm được hình thành, tổ chức theo đường hướng đó.

Báo chí, văn nghệ được dùng làm công cụ để tuyên truyền tư tưởng, quan điểm văn hóa của chế độ - tư tưởng “nhân vị” duy linh. Trong diễn văn tại Lễ khởi công xây dựng Th ư viện Quốc gia và Trung tâm Văn hóa ngày 3-7-1956, Diệm nói: “Sứ mạng của văn hóa là phụng sự, phát triển khả năng của con người, để mỗi người được nẩy nở toàn nhiên. Muốn đạt mục đích ấy, muốn cho tư tưởng có thể vượt lên trên những phân biệt ranh giới thì phải lấy sự tôn trọng nhân vị và những giá trị tinh thần làm căn bản”1.

Trong Huấn từ đọc tại cuộc tiếp kiến đoàn đại biểu giáo dục và thanh niên ngày 3-10-1955, Diệm kêu gọi giáo chức cùng thanh niên tham gia và lôi kéo học sinh, sinh viên thực hiện tố cộng. Diệm lập luận: “Diệt trừ cộng sản tức là xây dựng dân chủ”2. Và chỉ thị đưa môn chính trị vào các trường công và tư trên toàn miền Nam.

1 Công văn số 195/HĐQG của Hội đồng Quốc gia lâm thời ngày 13-7-1954 gửi Th ủ tướng Chính phủ Ngô Đình Diệm, hồ sơ 14612, phông PTTg, TTLTII.

2 Con đường chính nghĩa độc lập, dân chủ - hiệu triệu và diễn văn quan trọng của Tổng thống Ngô Đình Diệm, quyển II, TTLTII, tr. 186 - 187.

Page 70: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

69

Đối với những báo chí đối lập, chính quyền Việt Nam Cộng hòa chủ trương tăng thuế, tăng giá giấy và áp dụng chính sách kiểm soát, kiểm duyệt gắt gao.

Ngày 19-2-1956, Diệm công bố lệnh thi hành Luật số 13 về báo chí, trong đó quy định phạt tiền từ 25.000 đến 1 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm đối với những cá nhân hay tổ chức nào truyền bá, xuất bản, phổ biến hay lặp lại những tin tức, lời bình luận có lợi cho hoạt động của cộng sản. Tờ “Cách mạng Quốc gia” (cơ quan ngôn luận của chính quyền VNCH), ngày 21-2-1956 đăng bài răn đe đối với giới báo chí: “Hãy coi chừng! Nếu các ngài cứ tùy tiện muốn viết gì thì viết và viết bất cứ bằng cách nào, thì thưa các ông nhà báo, xin mời ra trước tòa án (...) Mọi quan niệm, dù chỉ ít nhiều khác với quan niệm của Tổng thống đều là tà đạo, là âm mưu lật đổ, tức là đáng bị đàn áp”1.

Trong năm 1956, hàng loạt các báo “can tội” khác quan niệm của Tổng thống như: Canh tân; Ánh sáng; Tiếng dội; Tiếng gọi; Duy tân; Tự quyết; Dân đen... bị đóng cửa, hàng loạt các nhà báo bị bắt vào tù. Báo “Tiến thủ” vì đưa tin về phong trào đòi Hiệp thương thống nhất đất nước, bị tay chân của Nhu đến lùng bắt, hành hung phóng viên, đập phá tòa soạn. Đồng thời, Diệm - Nhu thiết kế cho tay chân, phe cánh ra một loạt các tờ báo khác phụng sự chế độ.

Chủ trương chống cộng trên lĩnh vực văn hóa do chính quyền Diệm thực hiện là cơ sở để phát triển thành hệ thống toàn diện, trở thành phương tiện hữu hiệu nhằm biện minh cho âm mưu và hành động xâm lược của Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam. Hoa Kỳ muốn xây dựng ở miền Nam một quốc gia chống cộng, việc “nhập khẩu” tư tưởng chống cộng vào miền Nam Việt Nam là việc quan trọng, cũng như việc đưa vũ khí, hàng hóa và cố vấn Hoa Kỳ vào miền Nam Việt Nam.

1 Nguyễ n Khắ c Việ n, Miề n Nam Việt Nam từ sau Điệ n Biên Phủ , Nxb. Tri Th ức, 2008, tr. 153.

Page 71: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

70

Th ực thi chính sách văn hóa chống cộng, chính quyền Diệm cho thành lập các tổ chức đặt dưới sự điều khiển của Sở nghiên cứu Chính trị Xã hội do Trần Kim Tuyến đứng đầu, như: Tân Việt Văn đoàn, Câu lạc bộ Văn hóa, Hội Liên hiệp Văn hóa Á châu, Mặt trận Bảo vệ Văn hóa Tự do v.v... nhằm theo dõi tư tưởng, hoạt động trong giới ký giả và văn nghệ sĩ.

Phúc trình 1954 của Ủy ban Đặc biệt Hoa Kỳ về mối đe dọa của chủ nghĩa cộng sản đã nói rõ mưu toan ấy trên phạm vi toàn Đông Nam Á là:

“Cần phải đảm nhiệm những nỗ lực đặc biệt và đơn phương cũng như cùng với nhiều quốc gia khác, để tiêm sinh lực ở vùng Đông Nam Á cho quan niệm Đế quốc Cộng sản là mối đe dọa ghê gớm cho mỗi quốc gia trong vùng Đông Nam Á. Những nỗ lực phải tiến hành sao cho có vẻ là do sáng kiến địa phương hơn là như kết quả của sự xúi giục của Mỹ, hoặc Anh, Pháp”1.

Trên quan điểm đó, chính quyền Ngô Đình Diệm đề xuất ra “Chủ thuyết nhân vị” như là một công cụ tư tưởng để chống lại chủ nghĩa cộng sản đang “bành trướng ở Việt Nam”.

Ngô Đình Nhu lấy thuyết nhân vị làm công cụ tư tưởng để xây dựng “Cần lao Nhân vị Cách mạng Đảng”, và đưa chủ thuyết nhân vị phủ lên toàn miền Nam Việt Nam thông qua cái mà Diệm - Nhu gọi là cách mạng nhân vị. Th eo anh em Diệm - Nhu thì chủ nghĩa nhân vị “là một chủ nghĩa và một nhân sinh quan mới”2. Mục đích của cuộc cách mạng nhân vị mà anh em Diệm - Nhu đề ra ở miền Nam Việt Nam là “giải phóng hoàn toàn con người. Cách mạng tư tưởng cho đến hoàn cảnh, tạo lập những điều kiện tinh thần và vật chất thích hợp để cho mọi khả năng tốt đẹp của con người có thể tự do hoàn toàn nảy nở được”3.

1 Lữ Phương, Cuộ c xâm lăng về Văn hó a và tư tưở ng củ a đế quố c Mỹ tạ i miề n Nam Việt Nam, Nxb. Văn hóa, 1985, tr. 73.

2 Trung ương Đảng Cần lao Nhân vị Cách mạng, Đảng cương Đảng Cần lao Nhân vị, hồ sơ 29361, phông PTTg, TTLTII.

3 Trung ương Đảng Cần lao Nhân vị Cách mạng, Đảng cương Đảng Cần lao Nhân vị, hồ sơ: 29361, phông PTTg, TTLTII.

Page 72: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

71

Phương hướng của cuộc cách mạng nhân vị:

1. “Chiến đấu với Đức tin: muốn thực hiện lý tưởng cách mạng nhân vị, mỗi con người phải trở nên một chiến sĩ của cách mạng nhân vị.

2. Cách mạng tinh thần: cởi bỏ hết quan niệm sai lạc về giá trị và đời sống; giác ngộ cho mọi người thấu hiểu chân địa vị, chân giá phẩm của con người theo quan điểm nhân sinh cách mạng nhân vị.

3. Cách mạng vật chất: vật chất phải phụng sự con người, chứ không phải con người phụng sự vật chất”1.

Diệm - Nhu không ngớt lời ca ngợi rằng: “Nhân vị là một cuộc cách mạng toàn diện để giải phóng con người Việt Nam”2, không ngừng rao giảng về chủ nghĩa nhân vị và áp đặt nó trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội:

Về phương diện kinh tế - xã hội - chính trị, Ngô Đình Nhu đưa ra một công thức: “NHÂN VỊ + CỘNG ĐỒNG = ĐỒNG TIẾN”. Và giải thích, “Nhân vị không kết hợp với cộng đồng thì chỉ là một hình thức che đậy cá nhân chủ nghĩa quy về vị kỷ. Cộng đồng không kết hợp với Nhân vị thì chỉ là một tập thể chủ nghĩa trá hình nhằm nô lệ hóa con người”3.

Trong “Điệp văn gửi Đại hội Th anh thương hội Việt Nam ngày 19-7-1956”, Ngô Đình Diệm áp đặt việc xây dựng kinh tế, xã hội phải đi theo con đường Nhân vị: “Nhưng trong khi giải quyết những vấn đề kinh tế, xã hội chúng ta không nên quên rằng đó là những vấn đề thuộc trù phạm vị nhân sinh, cần phải được giải quyết đúng theo con đường của Nhân vị”4.

1 Trung ương Đảng Cần lao Nhân vị Cách mạng, Đảng cương Đảng Cần lao Nhân vị, hồ sơ: 29361, phông PTTg, TTLTII.

2 Việt Nam Cộng hòa, Con đường chính nghĩa: độc lập, dân chủ - hiệu triệu và diễn văn quan trọng của Tổng thống Ngô Đình Diệm, quyển I, 1955, ký hiệu Vn778, TTLTII.

3 Nguyễn Văn Minh, Dòng họ Ngô Đình - ước mơ chưa đạt, Nxb. Hoàng Nguyên, tr. 425, 426.4 Việt Nam Cộng hòa, Con đường chính nghĩa: độc lập, dân chủ - hiệu triệu và diễn văn

quan trọng của Tổng thống Ngô Đình Diệm, quyển V, 1955, tr. 107 ký hiệu Vn780, TTLTII.

Page 73: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

72

Về văn hóa: “Phong trào phát triển văn hóa quốc gia phải dựa vào dân tộc

tính, Á Đông tính, lập trường Nhân vị và sự đồng tiến của toàn dân”1.Về chính trị: “Trước hết là giành lại chủ quyền quốc gia trên tay thực dân và

phong kiến, để thiết lập chế độ Cộng hòa Nhân vị. Hai là bảo vệ chế độ Cộng hòa Nhân vị đó để nó được củng cố và phát triển trên mọi mặt chính trị, kinh tế và văn hóa. Đó là một cuộc cách mạng lật đổ chế độ cũ, để xây dựng một chế độ mới, nhằm mục đích cuối cùng là giải phóng con người Việt Nam khỏi nô lệ chính trị và kinh tế”2.

Về quân sự: “Quân đội phải cố gắng nâng cao văn hóa, để thấm nhuần sâu

sắc lý tưởng quốc gia, căn cứ trên sự tôn trọng Nhân vị, cải tiến tác phong cho phù hợp với đức tính cố hữu của người quân nhân Á Đông kiểu mẫu”3.

“Quân đội phải thấm nhuần đức tính cố hữu của quân nhân kiểu mẫu: Trung, Lễ, Tín, Dũng, Chất, để củng cố nền Cộng hòa, bảo vệ Hiến pháp”4.

Chủ nghĩa nhân vị mà Ngô Đình Nhu pha trộn và cho ra đời vào thời kỳ 1954 - 1963 quả thực có nhiều mâu thuẫn. Ngô Đình Nhu cho rằng chủ nghĩa nhân vị là con đường thích trung không phải là chủ nghĩa tư bản, cũng không phải chủ nghĩa cộng sản. Nó không duy tâm cũng không duy vật. Nhưng lại cho là mỗi nhân vị đều có hai phần là phần xác và phần hồn và chủ trương tinh thần chi phối thế giới và hoạt động phần xác. Trong khi Diệm -

1 Việt Nam Cộng hòa, Con đường chính nghĩa: độc lập, dân chủ - hiệu triệu và diễn văn quan trọng của Tổng thống Ngô Đình Diệm, quyển V, tr. 107, ký hiệu Vn780, TTLTII.

2 Con đường chính nghĩa: độc lập, dân chủ - hiệu triệu và diễn văn quan trọng của Tổng thống Ngô Đình Diệm, quyển V, tr. 136 ký hiệu Vn780, TTLTII.

3 Việt Nam Cộng hòa, Con đường chính nghĩa độc lập dân chủ - hiệu triệu và diễn văn quan trọng của Tổng thống Ngô Đình Diệm, quyển I, 1955, tr. 89, ký hiệu: Vn778, TTLTII.

4 Việt Nam Cộng hòa, Con đường chính nghĩa: độc lập, dân chủ - hiệu triệu và diễn văn quan trọng của Tổng thống Ngô Đình Diệm, quyển V, ký hiệu Vn780, TTLTII, tr. 74.

Page 74: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

73

Nhu đang cổ vũ cho cuộc cách mạng giải phóng con người để mọi người được bình đẳng và hạnh phúc thì Nhu và những người theo Nhân vị của Nhu lại cho rằng “xã hội chỉ tốt đẹp nếu có những bất bình đẳng. Các nhà bác học mới có thể dạy cho những người ngu dốt. Người giàu mới có thể làm công việc từ thiện. Nếu như tất cả những bất bình đẳng đó đều không tồn tại, thì tìm ở đâu ra lòng từ thiện, ở đâu ra sự công bằng? Ở đâu ra sự hào hiệp?”1. Như vậy, chủ nghĩa nhân vị ở miền Nam Việt Nam “chỉ thiết lập được sự bình đẳng và tự do trong vương quốc “tâm linh” mà thôi. Nó vẫn phải thừa nhận trong thế gian này, không những tồn tại mà cần tồn tại kẻ thống trị và người bị trị. Và nó đã mang tất cả mọi sức mạnh để bảo vệ cái trật tự ấy”2.

Một mặt, Nhu và những người theo thuyết nhân vị cho rằng xã hội loài người cần có địa vị, ngôi thứ, tức là xã hội có tầng lớp trên, thống trị. Mặt khác, trong Tuyên ngôn của Đảng Cần lao Nhân vị lại xác định mục đích của Đảng là “lấy sức đoàn kết của Cần lao làm căn bản để giải phóng trước nhất các tầng lớp Cần lao (tầng lớp nhân dân lao động, giai cấp vô sản)”3. Khi đưa ra khái niệm về đấu tranh ý thức hệ, Ngô Đình Nhu lại cho rằng thuyết nhân vị là thuyết trung dung để tránh những hạn chế của xã hội tư bản và xã hội chủ nghĩa và cho rằng “Trong cái ý thức hệ của chúng ta, chiết trung chưa phải là đạo trung dung của Khổng Tử và cũng không phải Trung đạo của Phật giáo hay chữ Trung trong đạo Lão. Nhưng đối với sự hiểu biết bình dân thì bao giờ cũng tránh cái quá đà, quá đáng và chính đó là điểm quan trọng của dân tộc tính”4. Ở đây ta lại thấy Ngô Đình Nhu đang cố gắng né tránh cuộc đấu tranh giai cấp ở xã hội Việt Nam lúc bấy giờ và muốn lái mũi tên của đấu tranh giai cấp vào đối tượng khác chứ không phải là giai cấp tư sản đang thống trị ở miền Nam Việt Nam lúc đó.

1 Trần Hữu Th anh, Cuộc cách mạng nhân vị, Sài Gòn, 1955, ký hiệu Vn610, TTLTII, tr. 224.2 Nguyễn Hữu Vui (Chủ biên), Lịch sử Triết học, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998,

tr. 568.3 Tuyên ngôn của Cần lao Nhân vị Cách mạng Đảng, hồ sơ 29361, phông PTTg, TTLTII.4 Bùi Tuân, Xây dựng nhân vị, Nxb. Nhận Th ức, Huế, 1956, tr. 124.

Page 75: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

74

Tuy nhiên, trên thực tế, những khẩu hiệu chiến lược của thứ chủ nghĩa và đảng phái này như “tiễu trừ cộng sản”, “đả đảo thực dân”, “cương quyết bài phong”, “cộng hòa xây dựng” được thực hiện không phải bằng chủ nghĩa nhân vị mà bằng khói lửa và sắt thép, bằng khủng bố trắng chống lại nhân dân. Nhưng tất cả đều được giải thích, được nhân danh “con đường theo sát nhân vị”.

Về xã hội, ngay sau khi thành lập chế độ, Diệm thực thi một loạt chính sách nhằm tạo cho xã hội miền Nam một bộ mặt mới. Ở thành thị, Diệm cho lập ra những nơi giải trí công cộng, mở quán cơm xã hội. Đưa ra chương trình “lành mạnh” hóa xã hội, chống nạn cao bồi, cờ bạc, lập cơ sở hướng nghiệp cho kỹ nữ chuyển nghề, dựng nhà nghỉ cho sinh viên... Ở nông thôn, ngoài việc loại trừ cờ bạc như ở thành thị, Diệm gia tăng mở các lớp “bình dân giáo dục”, phát thuốc cho dân nghèo. Những hoạt động mị dân kiểu như vậy của chính quyền Việt Nam Cộng hòa nhằm chiếm “con tim khối óc” của dân chúng miền Nam, phục vụ cho chính sách “bình định”.

1.2. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG MỸ - DIỆM CỦA NHÂN DÂN MIỀN NAM VIỆT NAM NĂM 1954 - 1960 Hiệp định Genève được ký kết nhưng Mỹ - Diệm với âm

mưu chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam, chối bỏ Hiệp định, cự tuyệt Hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam Bắc. Hành động của Mỹ - Diệm đi ngược lại với nguyện vọng độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam...

Ngày 19-3-1950, khi Hoa Kỳ đưa tàu chiến cập cảng Sài Gòn “diễu võ, giương oai”, hàng vạn người dân Sài Gòn mang cờ đỏ sao vàng xuống đường tuần hành thị uy, hô vang khẩu hiệu “phản đối Mỹ”, “đả đảo Bảo Đại”, “Hồ Chí Minh muôn năm”,... Như vậy, chủ nghĩa thực dân mới của Hoa Kỳ đã không thể lừa bịp được nhân dân ngay từ những ngày đầu. Việc Hoa Kỳ dựng lên chế độ

Page 76: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

75

VNCH ở miền Nam Việt Nam đồng nghĩa với việc khôi phục lại ách đô hộ và nền thống trị của chủ nghĩa thực dân ở miền Nam Việt Nam.

Do đó, chính quyền Việt Nam Cộng hòa trở thành đối nghịch với nhân dân - những người đã từng đấu tranh để tự giải phóng khỏi ách thống trị của chế độ thực dân cũ. Và thực tế lịch sử ngay từ những ngày đầu về nắm quyền, chính quyền Diệm đã vấp phải làn sóng đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân miền Nam Việt Nam.

Trước hành động phá hoại Hiệp định Genève của Mỹ - Diệm, nhân dân miền Nam với quyết tâm giữ vững thành quả cách mạng, ở khắp nơi, đã đứng lên đấu tranh bảo vệ hòa bình, đòi chính quyền Diệm nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Genève, thực hiện tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Tại Sài Gòn - Chợ Lớn, 10 ngày sau khi Hiệp định Genève được ký kết, 50.000 người xuống đường mít tinh, mở đầu cho phong trào đấu tranh chính trị ở khắp các đô thị miền Nam. 25.000 người dân Đà Nẵng và 15.000 người dân Huế biểu tình đòi Diệm thi hành hiệp định, chống bắt lính, đòi thả tù chính trị. Hưởng ứng phong trào đấu tranh của nhân dân đô thị, ở nông thôn khắp các làng mạc, nhân dân trương cờ, khẩu hiệu biểu tình mừng hòa bình, đòi thực thi các điều khoản của Hiệp định Genève. Trong các đồn điền, công nhân tổ chức bãi công, đình công phản đối chính quyền Diệm phá hoại Hiệp định Genève.

Ngày 23-10-1955, Mỹ - Diệm tổ chức cuộc “trưng cầu dân ý” để phế truất Bảo Đại, đưa Diệm lên làm Tổng thống. Ở nhiều tỉnh, nhiều thành phố, nhiều xã, nhân dân tổ chức mít tinh, biểu tình, vạch trần tính chất phản động, bịp bợm của trò hề “trưng cầu dân ý”. Mặc dù Mỹ - Diệm dùng mọi biện pháp lùng bắt người đi “bỏ phiếu”, nhưng nhân dân vẫn tẩy chay cuộc trưng cầu bằng nhiều hình thức, như không ghi tên vào danh sách cử tri, không đi bỏ phiếu, đập phá, đốt thùng phiếu,... Khi Mỹ - Diệm bắt nhân dân

Page 77: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

76

phải bỏ phiếu cho Diệm, nhân dân phản đối bằng cách gạch nát hình Ngô Đình Diệm. Ở Hội An, binh lính Diệm đã bắn vào đoàn biểu tình làm 5 người chết, 4 người bị thương và bắt đi 200 người. Ở Cần Giuộc (Chợ Lớn), Hồng Ngự (An Giang), Minh Th ành (Tây Ninh) có hàng ngàn người bị bắt. Ở Sài Gòn - Chợ Lớn, trên 50% số cử tri không đi bầu, 80% áp phích của chính quyền Diệm bị xé bỏ.

Phong trào đấu tranh chống “trưng cầu dân ý” đã nâng cao ý thức của nhân dân rằng, không chỉ chống việc thay thế chính quyền bù nhìn Bảo Đại bằng chính quyền bù nhìn Ngô Đình Diệm mà phải phản đối tất cả các loại chính quyền bù nhìn tay sai thực dân đế quốc.

Từ tháng 7-1955, phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam phát triển rầm rộ. Phong trào càng trở nên mạnh mẽ khi Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa liên tục gửi công hàm yêu cầu nhà đương cục miền Nam thực hiện nghiêm túc Hiệp định Genève và tuyên bố sẵn sàng hiệp thương để đi đến thống nhất đất nước.

Ở miền Nam, các truyền đơn mang nội dung vạch trần âm mưu của Mỹ - Diệm phá hoại Tổng tuyển cử, chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân mới Mỹ, đòi thành lập một chính phủ tôn trọng Hiệp định Genève, hiệp thương với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đi đến thống nhất đất nước,... xuất hiện khắp nơi.

Cùng với đó là phong trào đấu tranh công khai, đưa kiến nghị đòi Ngô Đình Diệm phải hiệp thương với miền Bắc. Tiêu biểu như cuộc mít tinh đưa kiến nghị của 2.000 người ở Đức Hòa (Chợ Lớn). Lực lượng cách mạng ở các tỉnh Sa Đéc, Gò Công, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Châu Đốc, Rạch Giá,... huy động hàng chục vạn quần chúng xuống đường, lấy chữ ký phản đối Mỹ - Diệm, đòi Hiệp thương, Tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Page 78: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

77

Ngày 1-8-1954, diễn ra cuộc biểu tình của hơn 50.000 công nhân lao động, học sinh sinh viên và giáo chức ở chợ Cầu Muối hoan nghênh Hiệp định Genève và đòi Mỹ - Diệm thả tù binh, tù chính trị.

Ngày1-5-1955, Nghiệp đoàn Giáo dục Tư thục Việt Nam tổ chức cuộc biểu tình kéo dài từ đường Tự Do (nay là Đồng Khởi) đến chợ Bến Th ành. Cuộc đấu tranh ngày 1-5-1957 của công nhân lao động cùng với học sinh - sinh viên với hơn 278.000 người tham gia, xuống đường chống Mỹ - Diệm với khẩu hiệu “Th ống nhất nước nhà bằng phương pháp hòa bình”, “Tăng lương cho công nhân viên chức”, “Giải quyết nạn thất nghiệp”. Ngày 20-7-1955, kỷ niệm một năm ngày ký Hiệp định Genève, nhân dân lao động, học sinh - sinh viên... xuống đường yêu cầu nhà cầm quyền thi hành hiệp định, tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Ở miền Trung, dân chúng các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa,... tổ chức các cuộc biểu tình, đưa kiến nghị lên Ủy ban Quốc tế kiểm soát đình chiến, yêu cầu chính quyền Diệm thi hành Hiệp định Genève.

Nhưng chính quyền Diệm vẫn ngoan cố không chịu thực hiện. Ngay giữa năm 1955, khi cơ bản loại trừ các lực lượng thân Pháp ở miền Nam Việt Nam, được sự hậu thuẫn của Mỹ, chính quyền Diệm tập trung đàn áp lực lượng cách mạng và quần chúng yêu nước, thực hiện “Tố cộng” và coi đây là “Quốc sách”, giết hại, bắt bớ, cầm tù hàng vạn người, song không ngăn được phong trào đấu tranh của nhân dân nổi lên khắp nơi.

Chiến dịch “Tố cộng” đã vấp phải sự chống đối mạnh mẽ trong các tầng lớp nhân dân, ngay cả trong giới công chức cũng chống đối quyết liệt. Tại các cuộc họp, tay chân của chính quyền bị chất vấn gay gắt, tình trạng cáo ốm, nghỉ phép để tránh các buổi họp “Tố cộng” diễn ra tràn lan trong giới công chức. Tình hình đó làm cho chính quyền Diệm hết sức lúng túng đã phải thốt lên rằng “giới công chức ăn cơm quốc gia nhưng thờ ma cộng sản”.

Page 79: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

78

Cũng cần nói thêm rằng, ngay cả lực lượng Cao Đài, mặc dù giáo chủ Phạm Công Tắc đã phải chạy trốn sang Campuchia, nhiều chức sắc Cao Đài và Hòa Hảo bị bắt, chỉ tính từ năm 1956 - 1958 đã có 3.400 chức sắc Cao Đài ở Tây Ninh bị bắt, nhưng chính quyền Diệm cũng không dập tắt được sự chống đối của giáo phái này.

Ngày 8-1-1956, Tây Ninh bị lực lượng quân đội chính quyền Diệm chiếm đóng, một cuộc biểu tình khổng lồ nhân ngày đại lễ tôn giáo đã nổ ra, phản đối chính quyền Diệm.

Trong giới Công giáo, sự chống đối chính quyền Diệm cũng đã trở nên gay gắt, đến mức cha sứ Sài Gòn là linh mục Hồ Văn Vui, ngày 10-2-1957 đã phải nói: “người Công giáo Việt Nam đang bị đàn áp như ở những thời kỳ đầu của kỷ nguyên Th iên Chúa giáo, dù họ có tội hay không có tội. Các trường tư thục Công giáo đều bị áp đặt và bị kiểm soát. Cầu xin Đức Chúa trời hãy nhổ sạch những giống cỏ dại đang tràn ngập chúng ra này”1. Nghiêm trọng hơn, vì bất bình với chính quyền, rất nhiều cuộc biểu tình của những người di cư, những nông dân nghèo trong các dinh điền, khu trù mật nổ ra với quy mô ngày càng lớn. Họ tố cáo chính quyền bỏ mặc trong cảnh khốn cùng, những lời hứa hẹn về một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc mà chính quyền đem đến cho họ chỉ là lời “hứa hão”.

Chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng đã vấp phải sự chống đối của Hoa kiều. Nhằm mục đích chính trị và kinh tế, chính quyền Diệm ban hành Sắc lệnh bắt buộc người Hoa kiều phải từ bỏ quốc tịch của mình để nhập quốc tịch VNCH và ra Sắc lệnh cấm người nước ngoài (trực tiếp là Hoa kiều) không được làm nhiều nghề liên quan đến kinh tế. Trước những quyết định bất công đó, Hoa Kiều lên tiếng phản đối. Không thể đấu tranh trực tiếp, họ nhờ chính quyền Đài Loan can thiệp, cảnh báo chính quyền Sài Gòn về “những hậu quả không đáng mong muốn có thể xảy ra từ sự thi

1 Nguyễ n Khắ c Việ n (2008), Miề n Nam Việt Nam từ sau Điệ n Biên Phủ , Nxb. Tri Th ức, tr. 202.

Page 80: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

79

hành sắc lệnh này mà Chính phủ Việt Nam (VNCH - Tg) sẽ phải chịu trách nhiệm”1. Đồng thời, họ rút tài khoản ở các ngân hàng, tẩy chay hàng hóa của VNCH ở Hương Cảng, Singapore.

Từ cuối năm 1956, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân miền Nam có bước phát triển mới. Không chỉ dừng lại ở những cuộc đấu tranh chính trị đơn thuần, mà còn xuất hiện hình thức vũ trang tuyên truyền, vũ trang tự vệ với sự ra đời các đơn vị vũ trang quy mô từ tiểu đội đến đại đội.

Các phong trào đấu tranh chống đàn áp, khủng bố, đòi tự do dân chủ, đòi hòa bình thống nhất đất nước nổ ra quyết liệt và rộng khắp, từ nông thôn đến thành thị, với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân: nông dân, công nhân, tiểu tư sản, trí thức và các thành phần tôn giáo,... Đặc biệt phải kể đến là cuộc bãi công của 3.000 công nhân xưởng đóng tàu Ba Son (10-1955); 40.000 công nhân của các đồn điền cao su (11-1955).

Đầu năm 1956, các cuộc bãi công lan rộng ra rất nhiều xí nghiệp, trong đó phải kể đến cuộc bãi công kéo dài gần một tháng của công nhân ngành điện (3-1956). Tờ Dân chủ ở Sài Gòn khi đó bình luận: “Cuộc bãi công này đồng thời chứng tỏ sự kiên quyết và tinh thần kỷ luật của giai cấp công nhân Việt Nam đã đến độ trưởng thành”2.

Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ: tháng 4-1956, 6.000 công nhân của đồn điền Lộc Vinh bãi công phản đối chính sách đàn áp của chính quyền Diệm, tiếp đến 4.000 công nhân đồn điền cao su Dầu Tiếng lãn công phản đối vì bị phân phối lương thực kém chất lượng; 5.000 công nhân bốc vác và thợ thuyền ở các bến tàu Sài Gòn đình công hai ngày đòi cải thiện tình hình sinh hoạt; ngày 15-5-1960, 15.000 công nhân đồn điền cao su Quảng Lợi đình công; tiếp đến 300

1 Nguyễ n Khắ c Việ n, Miề n Nam Việt Nam từ sau Điệ n Biên Phủ , Nxb. Tri Th ức, 2008, tr. 205.

2 Nguyễ n Khắ c Việ n, Miề n Nam Việt Nam từ sau Điệ n Biên Phủ , Nxb. Tri Th ức, 2008,tr. 195.

Page 81: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

80

đại biểu công đoàn họp đại hội đòi tự do nghiệp đoàn, đòi hiệp thương thống nhất đất nước.

Từ nửa cuối năm 1957, sự công phẫn của nhân dân miền Nam không dừng lại ở những cuộc đấu tranh chính trị đơn thuần. Báo cáo mật của các cơ quan an ninh, quốc phòng chính quyền Sài Gòn cho thấy dấu hiệu ngày càng rõ nét sự chuyển hướng từ đấu tranh chính trị sang kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.

Các báo cáo, phúc trình của chính quyền Việt Nam Cộng hòa không chỉ ghi nhận hàng trăm vụ “ám sát nhân viên chính quyền xã ấp”, trong năm 1957, các báo cáo bắt đầu ghi nhận sự hình thành các vùng căn cứ, các làng chiến đấu và các đơn vị vũ trang cách mạng tập trung. “Đầu năm 1957, trên toàn miền Nam, lực lượng cách mạng đã xây dựng trên 30 đại đội vũ trang”1. Các căn cứ địa ở Chiến khu D, U Minh, Đồng Th áp Mười, Tây Nguyên và Khu V được xây dựng trở lại. Từ đây, các hoạt động vũ trang tuyên truyền, diệt ác, trừ gian của lực lượng cách mạng diễn ra sôi nổi trên khắp miền Nam. Đặc biệt ở các tỉnh Nam Bộ và Liên khu V hoạt động vũ trang của lực lượng cách mạng với các vụ tấn công vào thị trấn Minh Th ạnh, Chi khu Dầu Tiếng (Th ủ Dầu Một), Trại Be (Biên Hòa), Đầm Dơi (Cà Mau), Chợ Mới (Rạch Giá), Ba Tri (Bến Tre),... liên tiếp được báo về Phủ Tổng thống. Sự gia tăng các hoạt động vũ trang của lực lượng cách mạng trong thời gian 1956 - 1958 - thời kỳ được coi là ổn định nhất của chế độ Diệm, đã giáng một đòn mạnh mẽ vào chính quyền tay sai thực dân mới Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam.

Trong báo cáo gửi Ngô Đình Diệm ngày 27-3-1958, với nội dung phúc trình về cuộc đại hội của Đảng bộ Cần lao Nhân vị, tỉnh trưởng Định Tường miền Trung Nam Bộ Nguyễn Trân đã phải thừa nhận: “Dân ngày nay quả thật không còn như dân 10 năm về trước. Họ đã được men cách mạng làm bùng dậy. Họ đã

1 Viện Sử học, Lịch sử Việt Nam 1954 - 1965, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1995, tr. 200.

Page 82: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

81

trưởng thành trong máu lửa, [...]. Những cảnh phụ nữ trẻ con ra trước xe tăng và họng súng của Pháp trong thời kỳ kháng chiến, trước quân đội quốc gia trong thời kỳ tiếp thu, hay biểu tình đòi hiệp thương tổng tuyển cử đó đây, có thể cho ta biết dân không còn là một số người thụ động. Động lực thúc đẩy họ coi rẻ cái chết, coi thường chính quyền phải tìm trong ý thức của họ về một cuộc đấu tranh giai cấp mà cộng sản dạy cho họ là phần đắc thắng sẽ về họ. Tin vào học thuyết mác xít, họ tin tưởng nơi sứ mệnh lịch sử của họ, một sứ mệnh cứu thế”1.

Ngày 13-3-1959, với chủ trương đánh tan những vở tuồng “bầu cử” “quốc hội” bù nhìn và bất hợp pháp của Mỹ - Diệm, đưa phong trào cách mạng tiến lên một bước cao hơn, các đảng bộ ở Quảng Ngãi đã lãnh đạo trên 400 đồng bào thuộc 2 xã Trà Giang, Trà Th ủy kéo xuống quận lỵ, biểu tình đấu tranh chính trị, vạch trần, lên án những màn kịch “bầu cử” “quốc hội” bù nhìn và phi pháp của Mỹ - Diệm.

Quân đội VNCH đã đàn áp, giải tán cuộc biểu tình, sau đó tiến hành càn quét trả thù, trả đũa những người biểu tình đấu tranh chính trị. Để đối phó với âm mưu đánh phá của Mỹ - Diệm, ban lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi chủ trương: “vận động nhân dân các dân tộc dựa vào sức mạnh chính trị của mình, vào phong tục tập quán cổ truyền, để chống lại các hình thức đàn áp, khủng bố của địch, kiên quyết không cho địch lập ngụy quyền ở thôn xã, [...] tổ chức tự vệ canh gác trong thôn xóm, thay súng bằng giáo mác, tên, ná, [...] kiên quyết diệt ác trừ gian, không cho địch tự do thâm nhập vào thôn xã”2.

Ngày 28-8-1959, cuộc khởi nghĩa Trà Bồng đã diễn ra tại một huyện miền Tây Quảng Ngãi. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương, 16.000 đồng bào nổi dậy đấu tranh chính trị, có sự

1 Võ Nguyên Giáp, Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1979, tr. 86 - 87.

2 Cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi, Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1975, tr. 31 - 32.

Page 83: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

82

hỗ trợ của lực lượng vũ trang, quét sạch ngụy quyền 16 xã, bức Mỹ - Diệm rút 7 đồn, diệt hàng trăm tên tề ngụy ác ôn. Đảng bộ địa phương đã thành lập chính quyền cách mạng ở thôn, xã dưới hình thức ủy ban nhân dân tự quản, kêu gọi nhân dân đoàn kết, đồng lòng đấu tranh chống Mỹ - Diệm, chặn đứng âm mưu chia rẽ của Mỹ - Diệm. Ngay sau khi thành lập, Ban Lâm thời vận động Phong trào Dân tộc tự trị tỉnh Quảng Ngãi đã ra lời kêu gọi:

“Hỡi toàn thể đồng bào:Cuộc đấu tranh của dân tộc ta chống Mỹ - Diệm nay đã vô cùng

quyết liệt, bọn chúng đã trở thành một loại ác thú, chúng không từ một thủ đoạn tàn ác nào mà không áp dụng đối với đồng bào, chúng đã bắn giết đốt phá vô cùng tàn nhẫn, chúng ngăn ngừa việc đi lại mua bán làm cho mối quan hệ giữa vùng thấp với vùng cao, giữa Kinh và Th ượng bị trở ngại. Hành động của bọn Mỹ - Diệm và bè lũ tay sai của chúng không sao kể xiết, bởi vậy mà lòng dân ta vô cùng oán ghét và căm thù.

Từ mấy đời nay, đồng bào Kinh và Th ượng trong tỉnh ta đã có một truyền thống đoàn kết đấu tranh, chống phong kiến và đế quốc. Trong sáu năm qua, chúng ta luôn luôn phát huy truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc để chống bọn khát máu Mỹ - Diệm, chúng ta đã chặn đứng được nhiều âm mưu chia rẽ thâm độc của chúng. Tình hình thế giới ngày càng phát triển có lợi cho phong trào hòa bình dân chủ. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống bè lũ Mỹ - Diệm, thống nhất bằng đường lối hòa bình rất thuận theo trào lưu chung của phong trào hiện nay, cho nên chúng ta nhất định đạt được thắng lợi cuối cùng.

- Th ể theo nguyện vọng và yêu cầu của các dân tộc.- Căn cứ tình hình trong toàn nước hiện nay.Chúng tôi cần thấy phải có một ủy ban dân tộc tự trị để tập hợp

các lực lượng yêu nước và tiến bộ cùng nhau chống một kẻ thù chung là bè lũ Mỹ - Diệm, để cứu vớt nhân dân ta ra khỏi cảnh chết chóc đói khát, đưa nước nhà đến độc lập tự do hạnh phúc.

Page 84: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

83

Chúng tôi vì quyền lợi chung của dân tộc mà kêu gọi:- Tất cả mọi người già trẻ, trai gái, giàu nghèo trong các dân tộc,

tất cả đồng bào Kinh ở trên miền núi hay trung - châu.- Tất cả những người có đạo hay không có đạo.- Tất cả người làm việc trong chính quyền, anh em binh lính và

sĩ quan trong quân đội Diệm.Nhưng ai là người thiệt lòng thương nước yêu nòi, chúng ta hãy

gạt bỏ những quyền lợi riêng tư, những tư thù nhỏ nhặt, hãy đặt quyền lợi của tổ quốc của dân tộc lên trên hết, để cùng nhau đứng vào hàng ngũ chống Mỹ - Diệm.

Chúng tôi tin rằng, vì lòng căm thù với Mỹ - Diệm, vì lòng thương yêu đất nước, chúng ta hãy ra sức vận động cho phong trào dân tộc tự trị của Tỉnh để tiến lên thành lập ủy ban dân tộc tự trị tỉnh.

Chúng tôi xin tỏ lời nhiệt liệt hoan nghênh và ủng hộ cuộc đấu tranh của đồng bào trung châu và các dân tộc các tỉnh bạn ở miền Nam, nguyện ra sức đẩy mạnh phong trào đấu tranh của dân tộc trong Tỉnh tiến mạnh hơn nữa.

Ban lâm thời vận động phong trào dân tộc tự trị tỉnh Quảng Ngãi.

1. Đinh Truowm, nguyên Chủ tịch UBKCHC, huyện Trà Bồng, Hội viên HĐND tỉnh Quảng Ngãi.

2. Đinh Nias, nguyên HĐND tỉnh Quảng Ngãi.3. Đinh Khanh, nguyên Chủ tịch UBKCHC Ba Tơ, Hội viên

HĐND tỉnh Quảng Ngãi.4. Đinh Vean Cuwul, nguyên Ủy viên HCKC huyện Trà Bồng”1.Đồng loạt hưởng ứng phong trào chống Mỹ - Diệm, dân chúng

các xã Trà Phong, Trà Th anh, Trà Nham cũng nổi dậy, nhân dân đã sử dụng những vũ khí thô sơ chống giặc. Đến trưa, cuộc khởi

1 Lời kêu gọi của Ban Lâm thời vận động Phong trào Dân tộc tự trị tỉnh Quảng Ngãi, hồ sơ 6813, phông ĐICH, tờ số 16-17, TTLTII.

Page 85: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

84

nghĩa đã lan rộng ra 16 xã vùng cao. Quân VNCH phải đồng loạt bỏ quận lỵ tháo chạy về tỉnh. Nhân thời cơ này, các ủy ban tự quản của nhân dân lần lượt được thành lập.

Ngày 3-9-1959, nhân dân xã Trà Phong mở Đại hội bầu ra Ủy ban nhân dân tự quản. Sau đó, lần lượt 16 xã vùng cao đã bầu ra Ủy ban nhân dân tự quản. Sự ra đời các ủy ban nhân dân tự quản ở miền Nam Việt Nam là một trong những tiền đề chính đưa đến quyết định thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam sau này.

Từ cuộc khởi nghĩa Trà Bồng, phong trào đấu tranh “đã nhanh chóng lan ra khắp vùng cao rồi vùng thấp các huyện miền Tây. Nhân dân các dân tộc Cor, Hrê, Cà Dong, Kinh lần lượt vùng dậy”1 đều giành được thắng lợi lớn.

Th ắng lợi của cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và các cuộc nổi dậy ở miền Tây Quảng Ngãi “là một đỉnh cao trong những cuộc nổi dậy ở vùng căn cứ miền núi Nam Trung bộ nổ ra từ giữa năm 1958: vùng cao Trà Bồng, làng Mò O, làng Mực (Quảng Nam), Tà Lốc, Tà Léc, Hà Rí (Bình Định), Tờ Lồ (Phú Yên), Bác Ái (Ninh Th uận),...”2.

Cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi “là một trong những cuộc khởi nghĩa từng phần đầu tiên trong giai đoạn chuyển mình của cách mạng miền Nam vào cuối năm 1959 đầu năm 1960. Những cuộc khởi nghĩa đó, cùng với phong trào cách mạng của nhân dân toàn miền Nam đã làm cho quân thù khiếp sợ giữa cơn khủng hoảng trầm trọng của chúng, làm lung lay đến tận gốc rễ, dẫn đến sự sụp đổ không thể tránh khỏi của chế độ độc tài phát xít Mỹ - Diệm sau đó không lâu”3

1 Cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi, Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1975, tr. 79, 8, 10.

2 Cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi, Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1975, tr. 8.

3 Cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi, Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1975, tr. 10.

Page 86: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

85

Tuy nhiên, Mỹ - Diệm đã ra sức đàn áp khủng bố các cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân trên khắp miền Nam, nhất là vùng căn cứ kháng chiến cũ. Người dân bị đe dọa về tính mạng, bị cướp đoạt về ruộng đất và tài sản; cán bộ, đảng viên cộng sản, du kích bị truy lùng bắt giết và phải “điều lắng” (chuyển sang vùng khác hoạt động), hoặc mất liên lạc hoạt động. Lực lượng cách mạng và phong trào cách mạng Việt Nam đứng trước tình trạng bị tổn thất nghiêm trọng và bị đẩy lùi xuống mức gần như thoái trào. Đánh giá về hoạt động giai đoạn này, Hội nghị Trung ương lần 8 của Đảng Cộng sản Việt Nam (8-1955) nhìn nhận: “Vì lãnh đạo chưa được vững chắc nên phong trào phát triển chưa đều, có nơi sớm bộc lộ lực lượng, phong trào bị tổn thất trước sự khủng bố của địch nhất là khi địch tiến hành các “chiến dịch tố cộng”1.

Th áng 1-1959, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 15 đề ra đường lối cách mạng miền Nam, hội nghị xác định: “Nhiệm vụ cơ bản là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”2. Đồng thời, chỉ rõ con đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam lúc này là “dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân”3.

Nhận định về thời kỳ chuyển mình của cách mạng miền Nam, đồng chí Võ Nguyên Giáp khẳng định: “Một bước phát triển mới của cách mạng miền Nam, đánh dấu thời kỳ cách mạng miền Nam chuyển sang tiến công quân địch. Cuộc đấu tranh chính trị trong

1 Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 8, tháng 8-1955.2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 17, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà

Nội, 2002, tr. 183.3 Ban tổng kết chiến tranh B2, Báo cáo tổng kết kinh nghiệm cuộc kháng chiến chống Mỹ,

cứu nước trên chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ (B2), tháng 2-1979, tr. 150.

Page 87: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

86

nhiều năm nay lại được cuộc đấu tranh vũ trang phối hợp, càng trở nên mạnh mẽ và rộng rãi”1.

Ngày 9-11-1959, Hội nghị Xứ ủy Nam Bộ mở rộng tại chiến khu Dương Minh Châu (Tây Ninh) bàn việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II). Đồng chí Nguyễn Văn Linh - Bí thư Xứ ủy, chủ trì hội nghị. Hội nghị phân tích tình hình miền Nam những tháng cuối năm 1959 và đi đến nhận định: “Địch đã bị động về toàn cục không thể cai trị theo ý muốn của chúng. Ở xã, ấp địch yếu chứ không mạnh. Bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, có các tổ đội võ trang tự vệ làm nòng cốt, có thể diệt bọn tề, dân vệ ác ôn, làm chủ xã ấp”2.

Cũng theo tài liệu của VNCH, thì đường lối cách mạng của VNDCCH “trong 5 năm qua đã đem lại nhiều thắng lợi trên hai phương diện quân sự và chính trị: Chánh Phủ Cộng hòa đã thất bại về mặt chiến lược vì không bình định được miền Nam. Bộ máy chính quyền các cấp nhất là xã phần lớn bất lực, lung lay”3.

Tiếp đó, Xứ ủy Nam Bộ đã đề ra chủ trương thực hiện tinh thần Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng, trong đó tập trung vào các công việc khẩn cấp:

- Đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng phát triển mạnh mẽ, sâu rộng hơn để đẩy địch vào thế bị động và cô lập hơn nữa.

- Đẩy mạnh hoạt động vũ trang tuyên truyền, nhằm thiết thực hỗ trợ thúc đẩy phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục quần chúng để nâng cao ý thức căm thù và quyết tâm cách mạng trong cuộc đấu tranh đánh đổ ách thống trị của địch.

1 Võ Nguyên Giáp, Mấy vấn đề về đường lối quân sự của Đảng ta, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1970, tr. 188.

2 Đảng ủy - Ban Chấp hành quân sự tỉnh Tây Ninh, Ban Khoa học Lịch sử Quân sự, Lịch sử lực lượng võ trang tỉnh Tây Ninh (1954 - 1975), 2001, tr. 92.

3 Báo cáo của chính quyền VNCH, hồ sơ 6262, phông ĐICH, TTLTII.

Page 88: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

87

- Không ngừng củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất chống Mỹ - Diệm.

- Xúc tiến và đẩy mạnh công tác binh vận1.Nghị quyết của Hội nghị đã động viên mạnh mẽ tinh thần cách

mạng của toàn dân, tăng cường hơn nữa sự nhất trí trong Đảng về đường lối cách mạng miền Nam, tạo nên một sự chuyển biến căn bản và nhảy vọt của phong trào cách mạng miền Nam trong những năm 1959 - 1960. Đó chính là sự kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang để lật đổ chính quyền Mỹ - Diệm, cao trào diễn ra mạnh mẽ ở các địa phương Bắc Ái (2-1959), Trà Bồng (8-1959),... và lan ra nhanh chóng khắp miền Nam Việt Nam, đặc biệt là phong trào Đồng khởi ở tỉnh Bến Tre.

Ngày 1-1-1960, tại Hội nghị đặc biệt của Tỉnh ủy Bến Tre, bà Nguyễn Th ị Định, Phó Bí thư Tỉnh ủy đã truyền đạt tinh thần Nghị quyết Trung ương lần thứ 15 và chủ trương của Khu ủy Khu VIII. Hội nghị chủ trương phát động “Một tuần lễ toàn dân đồng khởi” với khẩu hiệu hành động “Đánh phải đánh tới tấp, phải phát triển hết lực lượng khả năng. Khi sóng gió nổi lên thì phải mạnh dạn căng buồm lướt sóng. Khi phong trào lên mạnh không được thỏa mãn thì dừng lại, phải nhắm thẳng mục đích mà tiến tới” và nhất thiết phải đánh thắng trận đầu.

Đêm 2-1-1960, Ban lãnh đạo tỉnh Bến Tre họp tại xã Tân Trung, Mỏ Cày để truyền đạt nghị quyết của Trung ương và bàn kế hoạch phát động quần chúng nổi dậy diệt ác, phá thế kềm kẹp của địch, quyết định: “Phát động một tuần lễ toàn dân đồng khởi, diệt ác ôn, phá thế kìm kẹp, giải phóng nông thôn, làm chủ ruộng vườn”. Đồng thời quyết định khởi nghĩa thống nhất từ ngày 17-1 đến ngày 25-1-1960.

1 Ban Chỉ đạo nghiên cứu biên soạn lịch sử biên niên Trung ương Cục miền Nam, Dự thảo lịch sử biên niên Xứ ủy Nam Bộ - Trung ương Cục miền Nam, tập 1 (1954 - 1964), Hà Nội, 1999, tr. 24.

Page 89: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

88

Th eo nhận xét của VNCH, VNDCCH đang tiến hành hoạt động với một chủ trương mới “chủ trương võ trang hoạt động có tính cách liên quan đến một đường lối chung [...] và xét ra có thể áp dụng được tại mọi khu vực trong lãnh thổ VNCH”, và “nội dung đường lối cách mạng miền Nam không thay đổi nhưng hình thức, phương pháp cách mạng thay đổi để thích ứng với tình hình, tức là hình thức võ trang được nâng lên ngang hàng chính trị”1.

Đêm 16 rạng 17-1-1960, Đồng khởi nổ ra và nhanh chóng giành thắng lợi ở xã Định Th ủy, huyện Mỏ Cày, Bến Tre. Rồi lan rộng ra nhiều huyện như: Giồng Trôm, Th ạnh Phú, Ba Tri, Châu Th ành, Bình Đại. Sau một tuần, nhân dân Bến Tre đã làm chủ hoàn toàn hàng chục xã, đội ngũ tề điệp và chính quyền cơ sở bị tan rã, đồn bót nhiều nơi trong tỉnh bị bức rút. Tính chung năm 1960, nhân dân Bến Tre tiến hành Đồng khởi đã bức rút hơn 600 đồn, giải phóng 72/115 xã, giành quyền làm chủ 300 ấp trong tổng số 500 ấp2 trong tỉnh.

Công điện của Hiến binh số 03/4HB ngày 18-1-1960 của huyện Mỏ Cày gửi về Bộ Chỉ huy Hiến binh quốc gia cho biết:

“Ngày 17-01-1960 hồi 12 giờ, một toán Việt cộng độ trên 10 người mặc đồ đen. Võ trang súng tiểu liên và súng trường. Có một số đông dân chúng đi theo ủng hộ. Bất thần đột nhập vào trụ sở xã Định Th ủy (Mỏ Cày). Bắt nhân viên Hội đồng xã và các Dân vệ viên. Đoạt 7 khẩu súng trường của xã này. Chiếm đóng trụ sở 2 tiếng đồng hồ sau mới rút lui. Chưa biết tình trạng của các nhân viên bị bắt.

Hồi 16 giờ cùng ngày, một nhóm Việt cộng võ trang súng lục và tiểu liên, có dân chúng ủng hộ. Chặn đường Dân vệ tổng đoàn Minh Quới tại xã Bình Khánh (Mỏ Cày), giết chết một Trung sĩ bảo an và một Dân vệ của Tổng đoàn. Đoạt 1 khẩu tiểu liên và 3 khẩu súng trường. Hồi 18 giờ cùng ngày, tại xã Nhuận Phú Tân (Mỏ Cày)..., Việt cộng võ trang súng lục, đột nhập bắn cảnh sát trọng thương.

1 Hồ sơ 6262, phông ĐICH, tờ số 27, TTLTII.2 Viện Sử học, Lịch sử Việt Nam 1954 - 1965, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1995, tr. 218.

Page 90: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

89

Đồng thời đột nhập vào trụ sở xã bắn thêm vài phát súng thị oai trước khi rút lui.

Hồi 20 giờ cùng ngày, tại cầu Mương Cát trên Tỉnh lộ 30 thuộc địa phận xã Tân Bình (Mỏ Cày), một toán Việt cộng không rõ nhân số, có dân chúng ủng hộ, võ trang súng lục và tiểu liên dùng rơm tẩm dầu xăng thiêu hủy cầu này.

Hồi 20 giờ cùng ngày, 2 cái cầu Cái Chát lớn và nhỏ trên đường liên tỉnh số 6 thuộc địa phận xã Th ành Th ới, một toán Việt cộng võ trang súng trường có dân chúng ủng hộ đến gỡ ván cầu và định thiêu hủy. Hồi 20 giờ cùng ngày, một toán Việt cộng trên 10 người võ trang súng trường và tiểu liên bất thần đột nhập trụ sở xã Cẩm Sơn (Mỏ Cày), thiêu hủy trụ sở xã này, chưa biết đích xác sự tổn thất.

Hồi 20 giờ cùng ngày, trên Tỉnh lộ 30 cách trụ sở xã Hương Mỹ (Mỏ Cày), 500 thước, Việt cộng đốn cây cản đường, ngăn trở sự lưu thông. Đứng xa 500 thước trông hướng thị xã Hương Mỹ, thấy ánh lửa cháy lớn, chưa rõ đích xác sự thiệt hại.

Hồi 20 giờ cùng ngày, tại ấp An Nhơn thuộc địa phận xã Đa Phước Hội (Mỏ Cày), hội viên cảnh sát xã Th anh Th ới (Mỏ Cày) bị Việt cộng bắt đi mất tích...

Hồi 17 giờ cùng ngày, một toán Việt cộng hơn 10 người, võ trang súng tiểu liên, đột nhập trụ sở xã An Quý, quận Th ành Phú bắt nhân viên hội đồng xã và dân vệ dẫn đi. Th iêu hủy trụ sở xã này...”1.

Tiếp theo, Công điện số 03/4-HB ngày 17-1-1960, Công điện số 04/4-HB ngày 19-1-1960 của Hiến binh Mỏ Cày gửi Hiến binh Quốc gia nêu rõ:

“Hồi 17 giờ ngày 18-1-1960 tại xã Tân Th ạnh Tây (Mỏ Cày), 2 dân vệ bị Việt cộng xử lý và lấy đi 2 súng trường của xã này. Sự tổn thất trong 2 ngày 17 và 18-1960 một Trưởng ấp, 35 binh sĩ, 10 nhân viên Hội đồng xã, 2 nhân viên Công dân vụ bị mất tích. Một trụ sở

1 Hồ sơ 6411, phông ĐICH, TTLTII.

Page 91: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

90

xã bị tiêu hủy, 3 cầu sắt bị phá hỏng, bị mất 3 khẩu tiểu liên, 31 súng trường, 31 trái lựu đạn bị Việt cộng lấy đi”1.

Ngà y 19-1-1960, lú c 23 giờ 30 phú t, “Lự c lượ ng Việ t cộ ng vớ i khoả ng 60 ngườ i thuộ c tiểu đoà n Lê Quang Vinh võ trang 6 trung liên, 1 má y vô tuyế n SCR 300 và sú ng trườ ng đủ loạ i, đế n tấ n công đồ n Vĩ nh Gia thuộ c quậ n Tị nh Biên (An Giang) và o lú c 23 giờ 30 phú t ngà y 19-1-1960. Sau 1 giờ giao tranh lự c lượ ng Việ t cộ ng rú t”2.

Tại miền Đông Nam Bộ, đêm 25-1-1960 lực lượng cách mạng miền Đông Nam Bộ dưới sự chỉ huy của Ban Quân sự miền Nam, tổ chức tiến đánh và hoàn toàn làm chủ căn cứ Tua Hai (Tây Ninh), chỉ sau 20 phút bằng chiến thuật nội công ngoại kích, căn cứ Trung đoàn 52 của quân đội Sài Gòn bị tiêu diệt, 700 lính tử thương, 500 bị bắt và được giáo dục rồi thả tại chỗ, thu 1.500 súng. Trên đà thắng lợi, lực lượng cách mạng bức rút hệ thống đồn bót của chính quyền Diệm dọc tuyến đường 22 từ Tây Ninh đến biên giới Việt Nam - Campuchia, đồng thời hỗ trợ nhân dân trong tỉnh giải phóng 22 xã của Tây Ninh. Cùng chiến thắng Tua Hai, nhân dân Tây Ninh đứng lên khởi nghĩa giải phóng 2/3 tỉnh, mở rộng vùng giải phóng, biến chiến khu Dương Minh Châu thành căn cứ cách mạng rộng lớn ngay sát nách Sài Gòn.

Hiến binh Mỏ Cày tiếp tục gửi Công điện số 05/4-HB cho Bộ Chỉ huy Hiến binh Quốc gia tiếp tục trình báo sự việc Việt cộng và nhân dân đồng lòng nổi dậy đánh chiếm và tiêu diệt lực lượng phòng vệ dân sự của Mỹ - Diệm, từ ngày 18-1-1960 đến ngày 27-2-1960 như sau:

“Đêm 18 rạng ngày 19 tháng giêng năm 1960, Việt cộng chiếm trụ sở xã Ngãi Đang (Mỏ Cày), đoạt 1 tiểu liên, 6 súng trường, bắt sống đại diện xã, 2 dân vệ viên, dẫn đi mất tích. Cũng trong thời điểm nói trên, tại xã Bình Khánh (Mỏ Cày), 3 dân vệ viên nội tuyến

1 Hồ sơ 6411, phông ĐICH, TTLTII.2 Phú c trì nh (mậ t) số 49-ĐBCP/AN/M ngà y 25-1-1960, củ a Tò a Đạ i biể u Chí nh phủ tạ i

Tây Nam Nam phầ n về hoạ t độ ng củ a cá c lự c lượ ng bạ n và củ a Việ t cộ ng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 14, TTLTII.

Page 92: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

91

trốn theo Việt cộng có mang theo 7 súng trường, 1 tiểu liên. Cầu Rạch Vong trên lộ liên tỉnh số 6; cầu Rạch Mương Điều trên tỉnh lộ 30 bị phá. Một đơn vị bảo an được điều đến tảo thanh Việt cộng tại xã Phước Hiệp (Mỏ Cày) bằng xuồng máy dọc đường bị đối phương phục kích. Xuồng máy trúng đạn chìm, toán quân tảo thanh chạy thoát vào bờ. Đêm ngày 19 rạng 20-1-1960, tại xã An Th ạnh (Mỏ Cày), một thư ký xã bị xử lý. Cũng trong đêm nói trên đối phương đã chiếm xã Phước Hiệp huyện Mỏ Cày.

Đối phương đang làm chủ tình hình trong các xã Phước Hiệp, Định Th ủy, Bình Khánh, Ngãi Đang, Minh Đức. Các giáo viên ở các xã này đã tự động bỏ trường học tập trung về quận lị”.

Đêm 20 rạng ngày 21-1-1960, Việt cộng tiến công tiêu hủy cầu vào xã Hòa Lộc.

Đêm 21 rạng ngày 22-1-1960, hồi 24 giờ Việt cộng võ trang có dân chúng ủng hộ bao vây trụ sở xã Tân Phú Tây (Mỏ Cày), cũng trong đêm Việt cộng nổ súng tại xã An Định. Ngày 23-1-1960 Việt cộng phục kích một đại đội lính chính quy đi càn quét ấp Phú Lập Hạ.

Ngày 26-1-1960, Tiểu đoàn 1 Th ủy quân Lục chiến mở cuộc tảo thanh vào xã Phước Hiệp bị Việt cộng chặn đánh, 14 giờ cùng ngày một Trung đội Th ủy quân Lục chiến theo đường sông vào xã Phước Hiệp đã chạm chán với Việt cộng, cuộc giao tranh diễn ra suốt 2 tiếng đồng hồ.

Đêm 27 rạng ngày 28-1-1960, tại quận Mỏ Cày Việt cộng tấn công phá hủy 3 Cấu sắt trên tỉnh lộ 30 (Mỏ Cày đi Cái Mơn).

Đêm 29-1-1960, Việt cộng được dân chúng hỗ trợ bao vây trụ sở xã Th anh An.

Đêm mùng 1 rạng ngày 2-2-1960, hồi 23 giờ Việt cộng nổ súng vào trụ sở xã Phú Nhuận, quận Trúc Giang. Cùng thời gian trên Việt cộng nổ súng vào khu trù mật xã Th ới Th uận, quận Bình Đại.

Đêm mùng 2 rạng ngày 3-2-1960, Việt cộng tấn công vào xã Nghĩa Chánh Hòa, quận Ba Chi. Cùng thời gian trên Việt cộng võ trang giải truyền đơn tại xã An Bình Tây, quận Ba Chi.

Page 93: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

92

6 giờ ngày 4-2-1960, Tiểu đội Bảo an phối hợp với biệt kích đội và Th ủy quân Lục chiến đột kích vào xã Châu Th ành bị Việt cộng nổ súng chặn đánh làm cho một tử thương và 3 bị thương...

Đêm mùng 5 rạng ngày 6-2-1960, hồi 22 giờ Việt cộng nổ súng vào trụ sở xã Vĩnh Hòa, quận Ba Chi.

Ngày 10-2-1960, hồi 16 giờ một Trung đội Việt cộng có võ trang về hoạt động tại ấp Giồng Đông xã Tân Hào, Quận Giồng Chôm.

Đêm 15 rạng ngày 16-2-1960, Việt cộng có võ trang tấn công phá hủy cầu thuộc xã Tân Th anh Bình, giao thông bị gián đoạn.

Ngày 16-2-1960, hồi 17 giờ đơn vị Th ủy quân Lục chiến bị Việt cộng phục kích tấn công làm cho một lính tử thương.

Ngày 17-2-1960, Việt cộng có võ trang súng trường tấn công đồn của Tổng đoàn Minh Huệ (Mỏ Cày)...

Ngày 24-2-1960, trên Tỉnh lộ 30 Việt cộng treo cờ Xí khắp các nẻo nhằm kỷ niệm ngày thành lập Đảng Lao động

Đêm 24 rạng ngày 25-2-1960, Việt cộng tấn công ấp Bình Đông xã Hữu Định,...

Ngày 25 đến 27-2-1960, Việt cộng về hoạt động tại xã Châu Bình; Châu Hòa; Lương Quới; Mỹ Th ạnh; Hiệp Hưng; Bình Hòa; Bình Th ành; Long Mỹ.

Tại Quận Bình Đại, từ đêm 25 đến ngày 27-2-1960 Việt cộng có võ trang hoạt động tại xã Long Th ạnh; Th ới Th uận; Bình Đại” 1.

“Tại quân khu 5, VC tăng gia phục kích các toán tuần tiễu của ta và đột kích vào các đồn bót Dân vệ công sở Hội đồng Hương chính xã, đặc biệt trong hai tỉnh Kiến Tường và nhất là tỉnh Kiến Hòa. Những hành động này đã gây cho ta thiệt hại về vũ khí và nhân mạng”2.

1 Hồ sơ 6411, phông ĐICH, TTLTII.2 Tài liệu của Phòng Nhì Tổng tham mưu (thượng khẩn) số 0106/TTM/2-6-k, ngày 27-1-

1960 về Chủ trương Việt cộng tại Bắc và Nam vĩ tuyến 17, hồ sơ 6245, phông ĐICH, tờ 37, TTLTII.

Page 94: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

93

Ngày 22-2-1960, Mỹ - Diệm tập trung toàn bộ lực lượng phản kích mạnh mẽ. Chúng huy động hơn 12 ngàn quân chủ lực từ các tỉnh lân cận cùng với nhiều tàu chiến, máy bay, đại bác, hòng yểm trợ tấn công vào trung tâm cuộc khởi nghĩa. Tuy nhiên chúng đã bị ta phản kích, chặn đánh quyết liệt.

Th eo tài liệu thượng khẩn của Phòng Nhì Tổng tham mưu VNCH, số 0106-TTM-2-6-k, ngày 27-1-1960 về Chủ trương Việt cộng tại Bắc và Nam vĩ tuyến 17 thì “Mới đây, Quân khu 4 đã phái 2 đơn vị mới đến miền biên giới. Một đại đội với vũ khí, quân số đầy đủ mang bí số công tác C.221 do Th ượng úy Trịnh Song chỉ huy đã tới vùng biên giới Quảng Bình - Vĩnh Linh với nhiệm vụ bảo vệ hệ thống đường giao liên vận tải Bắc - Nam. Một đại đội khác đã tới đóng phía Bắc B. Tchépone. Đơn vị này đặt dưới quyền sử dụng của Mặt trận Lào. Ngoài súng trường, tiểu liên và 4 cây trung liên, Đại đội này còn có 1 cỗ BKP 60 ly và 11 súng phóng lựu. Hình như 2 đại đội trên tới biên giới để tạm thời thay thế cho TRĐ.95 và 101 trong những ngày về đồng bằng tham dự cuộc hành quân thao dượt với SĐ.221. Cũng có thể VC đã ý thức sự quan trọng của vùng biên giới trong giai đoạn hiện tại là phải đề phòng cẩn mật mọi bất trắc có thể xẩy ra hoặc từ nội địa Lào do chủ trương của Chính phủ mới của Vương quốc Ai Lao hoặc từ lãnh thổ VNCH tới, nên đã đưa thêm lực lượng chiến đấu tới vùng biên giới để tăng cường kế hoạch bố phòng địa phương. Sự ý thức đúng mức này của nhà cầm quyền quân sự miền Bắc đã được thể hiện rõ rệt bằng việc chúng mới đây đã cử một phái đoàn quân sự cấp Trung ương đến kiểm tra tại chỗ công tác bố phòng biên giới và giới tuyến tại Đặc khu Vĩnh Linh. Phái đoàn này gồm những nhân vật quan trọng, giữ vận mệnh quân đội miền Bắc như Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Tổng tư lệnh các lực lượng VC, Nguyễn Chí Th anh, Đại tướng Cục trưởng Tổng Cục chính trị và Văn Tiến Dũng, Trung tướng Tổng tham mưu trưởng”1.

1 Tài liệu của Phòng Nhì Tổng tham mưu (thượng khẩn) số 0106-TTM-2-6-k, ngày 27-1-1960 về Chủ trương Việt cộng tại Bắc và Nam vĩ tuyến 17, hồ sơ 6245, phông ĐICH, tờ số 33, TTLTII.

Page 95: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

94

Ngà y 27-1-1960, lú c 7 giờ 30 phú t, “Mộ t Trung độ i biệ t kí ch Dân vệ và Bả o an củ a VNCH gồ m 33 ngườ i đi tuầ n tiễu đã rơi và o trậ n đị a phụ c kí ch củ a lự c lượ ng Việ t cộ ng thuộ c Đạ i độ i Th ấ t Sơn vớ i lự c lượ ng khoả ng 100 ngườ i, tạ i VS.963.464 thuộ c xã Ô Lâm - quậ n Tri Tôn (An Giang) và o lú c 7 giờ 30 ngà y 27-1-1960. Kế t quả phí a VNCH 1 ngườ i bị chế t, 3 ngườ i bị thương, 9 dân vệ mấ t tí ch cù ng nhiề u sú ng đạ n vũ khí bị mấ t”1.

Ngà y 27-1-1960, lú c 21 giờ , “Ông quậ n trưởng Long Toà n (Vĩ nh Bì nh) đi công vụ trên đườ ng từ tỉ nh lỵ về quậ n đã rơi và o trậ n đị a phụ c kí ch củ a Việ t cộ ng khi đang cá ch quậ n 3km và o lú c 21 giờ ngà y 27-1-1960. Kế t quả phí a VNCH 2 ngườ i bị chế t, 1 ngườ i mấ t tí ch, 3 ngườ i bị thương cù ng mộ t số vũ khí bị mấ t”2.

Ngà y 28-1-1960, lú c 3 giờ , “Hai Trung độ i Việ t cộ ng có võ trang đủ loạ i đã dù ng bộ c lôi tấ n công đồ n Bả o an Kinh Quậ n, WS.990.790 (Kiế n Tườ ng) và o lú c 3 giờ ngà y 28-1-1960”3.

Ngà y 2-2-1960, “Lự c lượ ng Bả o an và Dân vệ củ a VNCH ở quậ n Hồ ng Ngự (Kiế n Phong) trên đườ ng hà nh quân đã chạ m sú ng vớ i Đạ i độ i 274 củ a Việ t cộ ng tạ i Ws.314.980 thuộ c xã Th ườ ng Th ớ i quậ n Hồ ng Ngự và o ngà y 2-2-1960. Sau 1 giờ giao chiế n phí a VNCH tổ n thấ t khá nặ ng vớ i 12 ngườ i bị chế t, 1 ngườ i bị thương, 2 ngườ i bị bắ t, 1 ngườ i mấ t tí ch cù ng mộ t số vũ khí bị mấ t”4.

1 Phú c trì nh (mậ t) số 55-ĐBCP/AN/M ngà y 2-2-1960, củ a Tò a Đạ i biể u Chí nh phủ tạ i Tây Nam Nam phầ n về hoạ t độ ng củ a cá c lự c lượ ng bạ n và củ a Việ t cộ ng,hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 21, TTLTII.

2 Phú c trì nh (mậ t) số 55-ĐBCP/AN/M ngà y 2-2-1960, củ a Tò a Đạ i biể u Chí nh phủ tạ i Tây Nam Nam phầ n về hoạ t độ ng củ a cá c lự c lượ ng bạ n và củ a Việ t cộ ng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 21, TTLTII.

3 Phú c trì nh (mậ t) số 55-ĐBCP/AN/M ngà y 2-2-1960, củ a Tò a Đạ i biể u Chí nh phủ tạ i Tây Nam Nam phầ n về hoạ t độ ng củ a cá c lự c lượ ng bạ n và củ a Việ t cộ ng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 22, TTLTII.

4 Phú c trì nh (mậ t) số 62-ĐBCP/AN/M ngà y 4-2-1960, củ a Tò a Đạ i biể u Chí nh phủ tạ i Tây Nam Nam phầ n về hoạ t độ ng củ a cá c lự c lượ ng bạ n và củ a Việ t cộ ng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 26, TTLTII.

Page 96: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

95

Ngà y 2-2-1960, lú c 8 giờ 45 phú t, “Trung độ i biệ t kí ch quậ n Kiên An (Kiế n Giang) gồ m 57 ngườ i đi công tá c đã bị lự c lượ ng Việ t cộ ng vớ i khoả ng 40 ngườ i phụ c kí ch tạ i WR. 035.485 và o lú c 8 giờ 45 phú t ngà y 2-2-1960. Kế t quả phí a VNCH tổ n thấ t vớ i 13 ngườ i bị chế t, 13 ngườ i bị thương cù ng mộ t số vũ khí bị mấ t, cò n phí a Việ t cộ ng rú t lui”1.

Ngà y 4-2-1960, lú c 3 giờ 30 phú t, “Mộ t Tiể u độ i Việ t cộ ng có võ trang đã đế n ấ p Trung tạ i tọ a độ XS.140.657 bắ n chế t ông Trung độ i phó nhân dân tự vệ và o lú c 3 giờ 30 phú t ngà y 4-2-1960. Sau đó di chuyể n qua ấ p Gò Nhiế p, ấ p Tây - xã Tân Hò a thuộ c quậ n Kiế n Bì nh (Kiế n Tườ ng) bắ t ông Tiể u độ i trưở ng nhân dân tự vệ và ông đoà n viên PTCMQG”2.

Ngà y 5-2-1960, lú c 21 giờ , “Lự c lượ ng Việ t cộ ng có khoả ng chừ ng 50 ngườ i có võ trang đã tấ n công trụ sở xã Mỹ Th ọ tạ i tọ a độ WS.755.535 thuộ c quậ n Cao Lã nh (Kiế n Phong) và o lú c 21 giờ ngà y 5-2-1960. Kế t quả công sở xã Mỹ Th ọ cù ng văn khố đã bị đố t chá y”3.

Ngà y 6-2-1960, lú c 2 giờ 30 phú t, “Lự c lượ ng Việ t cộ ng có khoả ng chừ ng 100 ngườ i có võ trang đã tấ n công trụ sở Dân vệ xã Mỹ Hò a tạ i tọ a độ WS.892.710 và thá p Mườ i Tầ ng tạ i tọ a độ WS.908.722 thuộ c quậ n Mỹ An (Kiế n Phong) và o lú c 2 giờ 30 phú t ngà y 6-2-1960. Kế t quả công sở Dân vệ xã Mỹ Hòa bị đố t chá y, thá p Mườ i Tầ ng bị phá sậ p, 3 ngườ i bị chế t, 12 ngườ i bị thương và mấ t 15 sú ng”4.

1 Phú c trì nh (mậ t) số 62-ĐBCP/AN/M ngà y 4-2-1960, củ a Tò a Đạ i biể u Chí nh phủ tạ i Tây Nam Nam phầ n về hoạ t độ ng củ a cá c lự c lượ ng bạ n và củ a Việ t cộ ng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 26, TTLTII.

2 Phú c trì nh (mậ t) số 72-ĐBCP/AN/M ngà y 11-2-1960, củ a Tò a Đạ i biể u Chí nh phủ tạ i Tây Nam Nam phầ n về hoạ t độ ng củ a cá c lự c lượ ng bạ n và củ a Việ t cộ ng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 30, TTLTII.

3 Phú c trì nh (mậ t) số 64-ĐBCP/AN/M ngà y 8-2-1960, củ a Tò a Đạ i biể u Chí nh phủ tạ i Tây Nam Nam phầ n về hoạ t độ ng củ a cá c lự c lượ ng bạ n và củ a Việ t cộ ng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 29, TTLTII.

4 Phú c trì nh (mậ t) số 64-ĐBCP/AN/M ngà y 8-2-1960, củ a Tò a Đạ i biể u Chí nh phủ tạ i Tây Nam Nam phầ n về hoạ t độ ng củ a cá c lự c lượ ng bạ n và củ a Việ t cộ ng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 29, TTLTII.

Page 97: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

96

Ngà y 6-2-1960, lú c 9 giờ , “Tiể u đoà n liên quân chố ng cộ ng PD/4 đã chạ m sú ng vớ i lự c lượ ng Việ t cộ ng khoả ng độ 50 ngườ i tạ i ấ p Trung Lợ i - xã Th ớ i Lai - quậ n Phong Phú (Phong Dinh) và o lú c 9 giờ ngày 6-2-1960. Kế t quả phí a VNCH 5 ngườ i bị chế t, 3 ngườ i bị thương cù ng mộ t số vũ khí bị mấ t”1.

Ngà y 7-2-1960, lú c 11 giờ , “Việ t cộ ng đã tấ n công trụ sở xã Phong Phú thuộ c quậ n Tuyên Nhơn (Kiế n Tườ ng) và o lú c 11 giờ ngà y 7-2-1960. Kế t quả phí a VNCH 2 ngườ i bị chế t, 2 ngườ i bị thương, 5 ngườ i mấ t tí ch và mấ t mộ t số vũ khí ”2.

Ngà y 9-2-1960, lú c 8 giờ , “Lự c lượ ng Việ t cộ ng có võ trang di chuyể n bằ ng xe lôi đã độ t kí ch công sở xã Bì nh Th à nh, thuộ c quậ n Th anh Bì nh tỉ nh Kiế n Phong, và o lú c 8 giờ ngà y 9-2-1960. Kế t quả phí a VNCH thiệ t hạ i công sở bị tiêu hủ y, 2 ngườ i bị chế t và 7 sú ng bị mấ t”3.

Ngà y 9-2-1960, lú c 18 giờ 30 phú t, “Việ t cộ ng vớ i lự c lượ ng khoả ng 20 ngườ i có võ trang, cả i trang thà nh thườ ng dân bấ t ngờ tấ n công cơ sở xã Tân Th uậ n Tây - quậ n Cao Lã nh và o lú c 18 giờ 30 phú t ngà y 9-2-1960. Kế t quả phí a VNCH 1 ngườ i bị thương, phí a Việ t cộ ng 1 ngườ i bị tử thương và nhiề u ngườ i bị thương”4.

Ngà y 10-2-1960, lú c 16 giờ , “Việ t cộ ng đã thiêu hủ y trụ sở xã Nhị Mỹ thuộ c quậ n Cao Lã nh và o lú c 16 giờ ngà y 10-2-1960. Kế t quả trụ sở xã đã bị thiêu hủ y”5.

1 Phú c trì nh (mậ t) số 72-ĐBCP/AN/M ngà y 11-2-1960, củ a Tò a Đạ i biể u Chí nh phủ tạ i Tây Nam Nam phầ n về hoạ t độ ng củ a cá c lự c lượ ng bạ n và củ a Việ t cộ ng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 30, TTLTII.

2 Phú c trì nh (mậ t) số 75-ĐBCP/AN/M ngà y 12-2-1960, củ a Tò a Đạ i biể u Chí nh phủ tạ i Tây Nam Nam phầ n về hoạ t độ ng củ a cá c lự c lượ ng bạ n và củ a Việ t cộ ng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 34, TTLTII.

3 Phú c trì nh (mậ t) số 74-ĐBCP/AN/M ngà y 11-2-1960, củ a Tò a Đạ i biể u Chí nh phủ tạ i Tây Nam Nam phầ n về hoạ t độ ng củ a cá c lự c lượ ng bạ n và củ a Việ t cộ ng tạ i tỉ nh Kiế n Phong, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 32, TTLTII.

4 Phú c trì nh (mậ t) số 74-ĐBCP/AN/M ngà y 11-2-1960, củ a Tò a Đạ i biể u Chí nh phủ tạ i Tây Nam Nam phầ n về hoạ t độ ng củ a cá c lự c lượ ng bạ n và củ a Việ t cộ ng tạ i tỉ nh Kiế n Phong, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 32, TTLTII.

5 Phú c trì nh (mậ t) số 74-ĐBCP/AN/M ngà y 11-2-1960, củ a Tò a Đạ i biể u Chí nh phủ tạ i Tây Nam Nam phầ n về hoạ t độ ng củ a cá c lự c lượ ng bạ n và củ a Việ t cộ ng tạ i tỉ nh Kiế n Phong, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 33, TTLTII.

Page 98: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

97

Ngà y 17-2-1960, lú c 8 giờ 30, “Tổ ng đoà n Dân vệ quậ n Giá Rai (Ba Xuyên) do Đạ i ú y quậ n trưở ng chỉ huy mở cuộ c hà nh quân truy kí ch Việ t cộ ng và đã chạ m sú ng vớ i lự c lượ ng Việ t cộ ng và o lú c 8 giờ 30 ngà y 17-2-1960. Kế t quả phí a Việ t cộ ng có 5 ngườ i bị tử thương, phí a VNCH có 2 ngườ i bị chế t, 2 ngườ i bị thương và 1 mấ t tí ch”1.

Th eo tài liệu thượng khẩn của Phòng Nhì Bộ Tổng tham mưu VNCH, vào trung tuần tháng 2-1960: “Khoảng thượng tuần tháng 2-1960, có tên cựu Ủy viên Trung ương Đảng bộ Miên Cộng kiêm Chánh ủy chiến khu Đông Nam Cao Miên có đến các xã Khánh Bình, Khánh An (Q. An Phú), và xã Vĩnh Xương, Th ường Phước (Q. Tân Châu, An Giang) để điều tra và nghiên cứu tình hình địa phương, hầu đặt kế hoạch tấn công quận An Phú và Tân Châu cùng các quận giáp giới Việt - Miên trong mùa nắng 1960”2.

Trong tuần lễ từ ngày 14 đến ngày 20-2-1960, “1 tiểu đoàn Nam Bộ tập kết thuộc trung đoàn 656-338 (quân số chừng 500, võ trang đầy đủ), trước đây đóng tại Ba Đòn và Ron, đã di chuyển lên hoạt động tại vùng biên giới Lào - Việt giữa 2 huyện Lệ Th ủy và Vĩnh Linh”3.

Trong tuần lễ từ ngày 14 đến ngày 20-2-1960, “Một phong trào thi đua “Phấn đấu trở thành người lao động tiên tiến, tổ tiên tiến và đơn vị tiên tiến” đã được Tổng Liên đoàn Lao động VC ra lệnh phát động, mục đích của phong trào:

Nâng cao năng suất lao động,Th ực hành tiết kiệm,

1 Phú c trì nh (mậ t) số 87-ĐBCP/AN/M ngà y 22-2-1960, củ a Tò a Đạ i biể u Chí nh phủ tạ i Tây Nam Nam phầ n về hoạ t độ ng củ a cá c lự c lượ ng bạ n và củ a Việ t cộ ng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 39-40, TTLTII.

2 Tài liệu của Phòng Nhì Tổng tham mưu (thượng khẩn) số 0207-TTM-2-6-k, ngày 16-2-1960 về Chủ trương Việt cộng tại Bắc và Nam vĩ tuyến 17, hồ sơ 6245, phông ĐICH, tờ số 64, TTLTII.

3 Tài liệu của Phòng Nhì Tổng tham mưu (thượng khẩn) số 0237-TTM-2-6-k, ngày 22-2-1960 về Chủ trương Việt cộng tại Bắc và Nam vĩ tuyến 17, hồ sơ 6245, phông ĐICH, tờ số 67, TTLTII.

Page 99: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

98

Chống lãng phí tham ô,Hoàn thành vượt mức kế hoạch nhà nước năm 1960 một cách

toàn diện và vững chắc”1.Tư văn số 010/TTM/2 ngày 18-2-1960 của Th iếu tướng Phạm

Xuân Chiểu - Th am mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH gửi các quân khu về chủ trương bạo động V.C nhân ngày thành lập Đảng Lao động Việt Nam cụ thể như sau:

“[...] để phù hợp với chủ trương bành trướng võ trang đang được xúc tiến trong giai đoạn hiện tại, VC tại Đồng Th áp đưa ra 1 kế hoạch võ trang bạo động mục đích “gỡ thế kềm kẹp, giải phóng 1 số vùng rộng lớn hơn” tại 2 tỉnh Kiến Phong và Kiến Tường.

Ngày 3-3 được chọn làm ngày “đột phá” Kế hoạch này gồm những điểm sau:a. Đêm 3-3, VC đánh chiếm 1 số đồn bốt:VC dự định dùng các đơn vị Giải phóng quân (chủ lực) các đội

võ trang tuyên truyền phụ lực có các tiểu đội hay trung đội “dân quân ngầm” tại các xã để tấn công đồn bốt.

Th eo tài liệu, các đội “dân quân ngầm” tại các xã được các đơn vị chủ lực và võ trang tuyên truyền tổ chức khi về hoạt động tại các xã, thành phần gồm những “thanh niên dân cày” nông dân. Các đội võ trang tuyên truyền sẽ làm nòng cốt hỗ trợ cho các đội này.

Mỗi xã sẽ tổ chức từ 2 tiểu đội đến một trung đội “dân quân ngầm”, võ trang bằng “đồ bén”, có nhiệm vụ theo dõi tinh thần và hoạt động các đồn bốt.

Để võ trang các đội này, VC dự định hạ sát các Dân vệ, Công an đi lẻ tẻ để chiếm đoạt vũ khí, đạn dược, quân dụng.

1 Tài liệu của Phòng Nhì Tổng tham mưu (thượng khẩn) số 0237-TTM-2-6-k, ngày 22-2-1960 về Chủ trương Việt cộng tại Bắc và Nam vĩ tuyến 17, hồ sơ 6245, phông ĐICH, tờ số 68, TTLTII.

Page 100: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

99

Trong đêm 3-3, VC sẽ đem “dân quân đến bao vây đồn bốt”, dùng trống mõ, đốt pháo, bắn súng, đốt lửa, hô loa để gây náo động làm binh sĩ mất tinh thần và lúc đó chúng sẽ chạy ra “đòn giựt vũ khí, bắt sống”...

[...] Tại Kiến Tường VC trù định là từ đây đến ngày 3-3, sẽ cố chiếm cho được 200 vũ khí để võ trang cho các đơn vị mới.

b. Trừ gian, diệt tề

Chuẩn bị cho ngày 3-3, từ bây giờ VC đã thúc đẩy các toán “dân quân ngầm” hoạt động “trừ gian diệt tề”, ám sát, bắt cóc các nhân viên Hội đồng xã, Công an, Mật báo viên,... về phương thức thi hành VC đã nêu ra một điểm mới: hoạt động ngay ban ngày. VC cho rằng hoạt động ban ngày gây ảnh hưởng rộng lớn hơn trong dân chúng và đồng thời cũng làm cho công tác tìm kiếm các tên “Công an ngoan cố” dễ dàng hơn ban đêm. Công tác này sẽ giúp một phần lớn trong việc bạo động sắp tới.

c. Vận động Dân vệ và gia đình

Nhằm mục đích làm dễ dàng chủ trương đánh chiếm đồn bốt VC đã tích cực vận động gia đình Dân vệ, lung lạc tinh thần, xúi giục họ đầu hàng, mang súng theo chúng.

Bị tuyên truyền các dân vệ có thể dễ dàng trở thành nội tuyến, bội phản và tiếp tay đắc lực cho VC trong việc cướp đồn.

d. Công tác phá hoại

Cùng ngày 3-3, VC dự định dùng các đội võ trang tuyên truyền, dân quân ngầm trong công tác phá hoại nhằm các trại canh, trại thông tin và đặc biệt chú ý làm đình trệ việc giao thông trên các đường bằng cách phá cầu, đào đường, đắp ụ, ngã cây, ngã cột đèn trên đường,... Đồng thời chúng sẽ tìm cách cấm sự lưu thông xe, tàu chạy trên các đường và kinh rạch cốt làm cho sự giao thông ngưng trệ hoàn toàn trong ngày đó.

Page 101: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

100

e. Tổ chức phóng viên công khai

[...] tổ chức “phóng viên công khai” để “lấy tình hình” và “báo cáo về trên kịp thời” để “động viên phong trào quần chúng đấu tranh”. Th eo đây ta có thể giải đoán là VC chủ trương tổ chức một số phóng viên tại các tòa báo hoạt động công khai để theo dõi các biến chuyển xảy ra hầu áp dụng các đường lối mới.

Trong tháng 12-1959 vừa qua, một tin tức nhận được cho biết VC đã đưa ra một dự án công tác cho các đơn vị nhằm mục đích giải phóng vùng Đồng Th áp, thúc đẩy lực lượng dân chúng khởi chống chính quyền. Có thể dự án trên đã nêu ra một kế hoạch hoạt động đầy đủ mà tài liệu này chỉ để bổ túc, thêm bớt một vài ý kiến. Tuy vậy ta cũng có thể ý niệm được phần nào chủ trương hoạt động hiện tại của VC tại Đồng Th áp, mà việc bạo động ngày 3-3 này có thể xem như là quan trọng hơn cả. Cố gắng của VC là nới rộng vùng hoạt động, “gỡ thế kềm kẹp” biến Đồng Th áp thành một căn cứ du kích như trong thời kỳ chiến tranh trước đây.”

“Từ đầu năm 1960 tới nay, đúng theo chủ trương của VC đã được trình bày trong bản nghiên cứu số 009-TTM/2 ngày 6-2-1960 của Bộ T.T.M/Phòng 2, được biết VC tại miền Bắc xúc tiến việc đưa cán bộ từ Bắc vào Nam bằng đường biển.

Th eo những tin tức nhận được, thì tại Đồng Hới, VC đã chuẩn bị rất nhiều ghe thuyền và các đơn vị đặc biệt, chờ có cơ hội cho ra khơi. Mỗi chuyến thường gồm 5, 7 ghe chở độ 100 người và vũ khí. Chúng sẽ tiến dọc theo duyên hải, để vào sâu về phía Nam. Mục tiêu đổ bộ là bờ biển thuộc Nam phần (An Xuyên, Ba Xuyên, Vĩnh Bình, Kiến Hòa...) và các tỉnh cực Nam Trung phần (Khánh Hòa, Bình Th uận, Ninh Th uận...). Tuy nhiên, nếu bị lộ, chúng có thể tấp vào bờ bất cứ nơi nào, giả dạng người vượt tuyến tìm tự do.

Page 102: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

101

Phù hợp với các tin trên, trong mấy ngày gần đây, chính quyền địa phương đã bắt giữ được nhiều ghe thuyền từ Bắc vào:

- Ngày 31-1-1960, bắt được 1 ghe trên chở 6 cán bộ V.C cập bến đảo Lý Sơn (Cù Lao Ré - Quảng Ngãi). Thẩm vấn sơ khởi, chúng khai đi tập kết hồi năm 1954, nay được lệnh trở vào Nam hoạt động.

- Ngày 11-2-1960, 1 ghe chở 5 đàn ông, 5 đàn bà và 2 trẻ em trú quán Nghệ An cập bến Đà Nẵng.

- Ngày 11-2-1960, 2 ghe chở 5 đàn ông, 3 đàn bà và 11 trẻ em cũng trú quán Nghệ An cập bến Cửa Đại Quảng Nam.

- Ngày 18-2-1960, Hải quân bắt gặp ngoài khơi hải phận Đà Nẵng, 15 thuyền trên có 48 đàn ông, 36 đàn bà, 110 trẻ em quốc tịch Trung Hoa, trú quán tại Hòn Gai và Cát Bà.

Ngoài ra còn nhiều tin, do sự quan sát bằng máy bay cho biết hồi 14g30 ngày 17-2, có 1 thuyền lớn di chuyển cách bờ biển 6 cây số thuộc tỉnh Thừa Thiên, trên chở độ 10 người.

- Ngày 17-2, lúc 19 giờ, 1 đoàn ghe 23 chiếc xuất hiện ngoài khơi cửa Tư Hiền (Thừa Thiên, cách bờ 8 cây số) và ngày 19-2 lúc 13g30, 1 ghe lạ khác bỏ neo cách cửa Thuận An độ 2 cây số.

- Ngày 20-2-1960, một nguồn tin của Quân khu 2 cho biết thêm có 11 ghe đóng theo kiểu Quảng Nam, từ Đồng Hới vào Nam, chở vũ khí đạn dược để tiếp tế cho các Mật khu. Chúng dự định cập bến tại khu vực Hải Vân, Liên Chiểu Quảng Nam.

Các sự kiện kể trên chứng tỏ rằng VC quyết tâm tăng cường lực lượng võ trang tại miền Nam bằng mọi hình thức” 1.

Ngày 20-2-1960, lúc 21 giờ, “Lực lượng Việt cộng có võ trang đã về xã Phong Phú tấn công trị sở Dân vệ và đột nhập vào công sở xã vào lúc 21 giờ ngày 20-2-1960. Lực lượng Việt cộng đã đốt

1 Phiếu trình số 0236/TTM/2 ngày 21-2-1960 của Thiếu tướng Phạm Xuân Chiểu - Tham mưu trưởng Bộ TTM/QĐVNCH gửi ông Bộ Trưởng Phụ tá Quốc phòng về việc VC vượt tuyến vào Nam bằng đường biển, hồ sơ 6262, phông ĐICH, tờ số 145-147, TTLTII.

Page 103: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

102

2 tủ hồ sơ, tịch thu một máy đánh chữ đồng thời bắt ông Phó Chủ tịch PTCMQG”1.

Ngày 22-2-1960, lúc 2 giờ, “Lực lượng Việt cộng thuộc Trung đoàn Tây Đô đã tấn công công sở và trụ sở Dân vệ xã Nhơn Nghĩa thuộc quận Chơn Thành - tỉnh Phong Dinh vào lúc 2 giờ ngày 22-2-1960. Kết quả phía VNCH thất thủ với tổn thất trụ sở Dân vệ bị cháy, công sở xã bị hư hỏng, 10 người bị chết, 2 người bị thương, 7 Dân vệ mất tích và 16 súng bị mất”2.

Ngày 24-2-1960, “Việt cộng võ trang đốt 2 chòi canh tại ấp Mỹ Phú và Mỹ Phong, 1 chòi canh ở ấp Tân Hòa - xã Tân Thuận Bình và 1 ở ấp Đăng Năm - xã Đăng Hưng Phước - quận Chợ Gạo - tỉnh Định Tưởng vào ngày 24-2-1960. Kết quả phía VNCH 2 người bị chết, 1 người bị thương”3.

Ngày 24-2-1960, lúc 19 giờ 30 phút, “Việt cộng pháo kích trị sở Dân vệ Nhà Bàn thuộc xã Thái Sơn - quận Tịnh Biên - tỉnh An Giang vào lúc 19 giờ 30 phút ngày 24-2-1960. Phía VNCH có lực lượng mạnh, sau một hồi giao chiến lực lượng Việt cộng đã rút”4.

Ngày 25-2-1960, “Hai Trung đội Việt cộng đã đột nhập và tấn công trụ sở xã Tây Yên thuộc quận Kiên An - tỉnh Kiên Giang vào ngày 25-2-1960. Đốt cháy và thiêu hủy một số văn kiện hành chính của phía VNCH, sau đó lực lượng VNCH từ đồn Dân vệ cách trị sở 100 thước xả súng vào phía Việt cộng, ngay lập tức

1 Phúc trình (mật) số 89-ĐBCP/AN/M ngày 23-2-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của Việt cộng tại tỉnh Vĩnh Long, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 41, TTLTII.

2 Phúc trình (mật) số 92-ĐBCP/AN/M ngày 25-2-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 44, TTLTII.

3 Phúc trình (mật) số 94-ĐBCP/AN/M ngày 27-2-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 46, TTLTII.

4 Phúc trình (mật) số 97-ĐBCP/AN/M ngày 27-2-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 47, TTLTII.

Page 104: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

103

lực lượng Việt cộng tấn công trở lại. Sau một hồi giao tranh lực lượng của hai bên đều rút”1.

VNCH đã căn cứ vào các tài liệu tịch thu được tại Tân Uyên ngày 20-2-1960 do Quân khu I gửi về Bộ TTM/P.2 (Bộ Tổng Tham mưu Phòng Nhì - BT) hồi 15 giờ ngày 1-3-1960, chúng đã đưa ra phán đoán về kế hoạch của ta trong giai đoạn hiện tại như sau:

“VC tại vùng Tân Uyên nói riêng, tại toàn thể Quân khu I nói chung, đã đề ra một kế hoạch binh vận nhằm làm tan rã hàng ngũ của ta, nhất là Dân vệ.

Việc thực hiện kế hoạch trên sẽ được xúc tiến mạnh mẽ trong những ngày tới, lợi dụng lúc tinh thần binh sĩ ta bị hoang mang bởi các cuộc đột kích của chúng vừa qua. Đối tượng của công tác binh vận sẽ là Dân vệ, thanh niên quân dịch, Bảo an và binh sĩ chính quy. Hình thức hoạt động sẽ như sau:

- Rải truyền đơn căng biểu ngữ, tung bản hiệu triệu của Đảng bộ, bản tuyên bố của lực lượng võ trang Tự vệ của nhân dân ở những nơi có quân đội đóng, gần các đồn bốt, các công sở,… nhằm mục đích làm hoang mang đến cực độ tinh thần của họ.

- Dùng liên hệ gia đình của các loại binh lính để tranh thủ vận động con em họ rời bỏ hàng ngũ.

- Vận động đào ngũ từng cá nhân hoặc từng đoàn nếu có thể. Đặc biệt đối với thanh niên thi hành quân dịch sẽ lôi cuốn họ đào ngũ hàng loạt.

- Nếu có điều kiện thì vận động làm binh biến diệt ác ôn, cảnh sát rồi mang súng ra với chúng.

- Đối với các phần tử ngoan cố, nếu giác ngộ trở về, chúng sẽ khoan hồng. Chính sách này nhằm mua chuộc những phần tử nguy hiểm đối với chúng.

1 Phúc trình (mật) số 98-ĐBCP/AN/M ngày 29-2-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 50, TTLTII.

Page 105: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

104

Riêng về công tác “chống bắt lính”, V.C chủ trương phải vận động thanh niên về gia đình đấu tranh quyết liệt với ta trên ý thức không đi, giằng co, kéo níu để vạch trần “âm mưu” của ta.

Ngày 29-2-1960, theo báo cáo thượng khẩn số 0295/TTM/2/6/k, của Phòng Nhì - Bộ Tổng Tham mưu về Chủ trương Việt Cộng tại Bắc và Nam vĩ tuyến 17:

“Vị trí đóng quân của các đơn vị trong tuần qua được biết như sau:

- Trung đoàn 270: vùng Hoàng Công, Thử Luật, Lai Cách. Bộ Chỉ huy đóng tại Tư Chính.

- Tiểu đoàn 268: Vùng Đan Thẩm, Liêm Công, Tân Trại, Mỹ Tả và Quảng Xá

- Sư đoàn 325: vẫn đóng tại vùng Quảng Bình

- Trung đoàn 18/325: từ Chánh Hòa đến Hoàn Lão

- Trung đoàn bộ đóng ở khoảng giữa Chánh Hòa và Hữu Cung

- Trung đoàn 101/325

- Trung đoàn bộ và Tiểu đoàn 1 đóng tại Thuận Lý

- Tiểu đoàn 2 đóng tại Hữu Cung

- Tiểu đoàn 3 đóng tại Tam Tòa

- Tiểu đoàn 4 đóng tại Trung Nghĩa

- Trung đoàn 95/235: vùng Phú Chánh, Phú Thiết

- Bộ Chỉ huy đóng tại Thủy Liêm Thượng”1.

Ngày 29-2-1960, lúc 20 giờ, “Việt cộng đã phóng hỏa công đốt công sở xã Trung Hòa và trụ sở Dân vệ Tân Bình Thạnh thuộc quận Bến Tranh (Định Tưởng) vào lúc 20 giờ ngày 29-2-1960. Sau đó phía VNCH đã đưa lực lượng đến để ngăn chăn, hai bên đánh trả hồi lâu lực lượng hai bên đều rút”2.

1 Hồ sơ 6245, phông ĐICH, tờ 74-75, TTLTII.2 Phúc trình (mật) số 98-ĐBCP/AN/M ngày 7-3-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại

Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 51, TTLTII.

Page 106: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

105

Ngày 1-3-1960, “Việt cộng tấn công đảo Hòn Khoai (An Xuyên) vào ngày 1-3-1960. Kết quả phía VNCH 6 Bảo an bị chết, 2 Bảo an bị thương, 7 người mất tích”1.

Ngày 18-3-1960, lúc 17 giờ 30 phút, “Được sư trợ giúp nội tuyến trong lực lượng Dân vệ VNCH phía Việt cộng đã tổ chức võ trang súng trưởng và mã tấu, đột nhập vào công sở xã Bình Thành - quận Giồng Trôm (Kiến Hòa) vào lúc 17 giờ 30 phút ngày 18-3-1960. Để uy hiếp Dân vệ và cướp đi của phía VNCH 6 súng và 3 tạc đạn. Sau 5 phút Đại đội Bảo an KH/3 đến truy kích lực lượng Việt cộng, lực lượng Việt cộng đã rút lui với nhiều người bị chết, bị thương và bị bắt”2.

Đêm ngày 18 rạng ngày 19-3-1960, lúc 24 giờ, “Việt cộng với lực lượng khoảng 16 người có trang bị vũ trang đầy đủ, cải trang thành binh sĩ Bảo an, đến ấp Thuận Thành - xã Nhị Long - quận Càng Long (Vĩnh Bình) ám sát tên trưởng ấp vào lúc 24 giờ đêm ngày 18 rạng ngày 19-3-1960. Quận trưởng Càng Long huy động 4 xã đoàn Dân vệ bao vây lực lượng Việt cộng ở Rạch Rô, tại tọa độ WR.337.045. Kết quả phía Việt cộng 5 người bị tử thương, nhiều vũ khí và tài liệu bị mất, phía VNCH 1 người bị thương và mất 1 súng”3.

Ngày 24-3-1960, lúc 3 giờ, “Phối hợp với lực lượng nội tuyến của mình lực lượng Việt cộng thuộc Tiểu đoàn Lê Lợi tấn công trụ sở Dân vệ xã Bình An - quận Phong Phú vào lúc 3 giờ ngày 24-3-1960. Kết quả phía VNCH có 13 người bị chết, 5 người bị thương và nhiều vũ khí bị mất”4.

1 Phúc trình (mật) số 107-ĐBCP/AN/M ngày 8-3-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 53, TTLTII.

2 Phúc trình (mật) số 128-ĐBCP/AN/M ngày 23-3-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 65, TTLTII.

3 Phúc trình (mật) số 128-ĐBCP/AN/M ngày 23-3-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 65-66, TTLTII.

4 Phúc trình (mật) số 130-ĐBCP/AN/M ngày 25-3-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng tại tỉnh Phong Dinh, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 67, TTLTII.

Page 107: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

106

Ngày 25-3-1960, lúc 10 giờ, “Một Đại đội chính quy của VNCH hành quân tại WQ.120.727 đã rơi vào trận địa phuc kích của Việt cộng vào lúc 10 giờ ngày 25-3-1960. Kết quả phía VNCH 20 người bị chết, 30 người bị thương, 31 người mất tích và mất 47 súng các loại cùng một số công cu chiến đấu”1.

Ngày 26-3-1960, lúc 20 giờ, “Một Trung đội Việt cộng có võ trang đã đột kích trụ sở Dân vệ Đa Phước - quận An Phú (An Giang) vào lúc 20 giờ ngày 26-3-1960. Việt cộng đã rải tuyền đơn và đoạt một số súng đồng thời bắt theo 1 Dân vệ”2.

Đêm ngày 26 rạng ngày 27-3-1960, “Một Đại đội Việt cộng có võ trang đã đột nhập công sở Long Điền - quận Giá Rai (Ba Xuyên) vào đêm ngày 26 rạng ngày 27-3-1960. Kết quả phía VNCH 3 người tử thương, mất 10 súng cùng nhiều khí cu chiến tranh”3.

Ngày 26-3-1960, lúc 2 giờ 30 phút, “Lực lượng Việt cộng đã đột kích công sở xã Nhơn Ninh - quận Kiến Bình (Kiến Tưởng) vào lúc 2 giờ 30 phút ngày 26-3-1960. Kết quả phía VNCH có 18 người bị chết, 7 người bị thương, mất 18 súng và bị đốt cháy công sở, chợ cùng cầu ván”4.

Đêm 27-3-1960, lúc 15 giờ, “Lực lượng Việt cộng với khoảng 30 người đã tấn công 5 binh sĩ gác cầu cống tại xã Tân Tịch - quận Cao Lãnh (Kiến Phong) vào lúc 15 giờ ngày 27-3-1960. Kết quả phía VNCH 2 người bị thương, 4 súng bị mất”5.

1 Phúc trình (mật) số 138-ĐBCP/AN/M ngày 28-3-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng tại An Xuyên, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 69-70, TTLTII.

2 Phúc trình (mật) số 143-ĐBCP/AN/M ngày 29-3-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 73, TTLTII.

3 Phúc trình (mật) số 143-ĐBCP/AN/M ngày 29-3-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 74, TTLTII.

4 Phúc trình (mật) số 149-ĐBCP/AN/M ngày 31-3-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 75, TTLTII.

5 Phúc trình (mật) số 141-ĐBCP/AN/M ngày 29-3-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 72, TTLTII.

Page 108: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

107

Ngày 28-3-1960, lúc 23 giờ, “Việt cộng với lực lượng khoảng 20 người có võ trang đã đốt phá 63 căn nhà thuộc thuộc xóm quy khu tại WQ.039.999 (An Xuyên) vào lúc 23 giờ ngày 28-3-1960”1.

Ngày 28-3-1960, lúc 23 giờ 45 phút, “Việt cộng đột kích đồn Bảo an Dinh Điền tại VR.930.120 (An Xuyên) vào lúc 23 giờ 45 phút ngày 28-3-1960. Kết quả phía VNCH 2 người bị chết, 2 người bị thương, 3 người mất tích, cùng nhiều vũ khí bị mất, phía Việt cộng 4 người bị tử thương cùng một số bị thương”2.

Ngày 29-3-1960, lúc 1 giờ 45 phút, “Lực lượng Việt cộng với hơn 60 người có võ trang và độ 100 người có mã tấu tấn công khu trù mật Bình Thành thuộc quận Tuyên Bình (Kiến Phong), vào lúc 1 giờ 45 phút ngày 29-3-1960. Trung đội Bảo an khu trù mật chống trả 30 phút sau đó có lực lượng an ninh quận đến tiếp viện. Kết quả phía VNCH 3 người bị chết, 3 người bị thương, mất một số vũ khí đồng thời bị đối cháy văn phòng khu trù mật, phía Việt cộng 3 người bị tử thương, 1 người bị thương”3.

Ngày 29-3-1960, lúc 17 giờ 30 phút, “Việt cộng tập trung lực lượng bao vây công hãm thị trấn Cở Đỏ - xã Thới Đông - quận Phong Phú (Phong Dinh) vào lúc 17 giờ 30 phút ngày 29-3-1960. Kết quả phía VNCH 4 người chết, 1 bị thương và nhiều súng, vũ khí bị mất, đồng thời trụ sở xã và trụ sở Dân vệ bị đốt phá”4.

Ngày 30-3-1960, lúc 4 giờ, “Việt cộng đăt chất nổ giật mìn tàu LCM số HQ.1073 thuộc Hải đoàn 26 đậu tại bến cầu đúc Cao Lãnh

1 Phúc trình (mật) số 151-ĐBCP/AN/M ngày 1-4-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 77, TTLTII.

2 Phúc trình (mật) số 149-ĐBCP/AN/M ngày 31-3-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 75-76, TTLTII.

3 Phúc trình (mật) số 149-ĐBCP/AN/M ngày 31-3-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 76, TTLTII.

4 Phúc trình (mật) số 151-ĐBCP/AN/M ngày 1-4-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 78, TTLTII.

Page 109: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

108

(Kiến Phong) vào lúc 4 giờ ngày 30-3-1960. Kết quả phía VNCH 1 người bị thương”1.

Ngày 2-4-1960, lúc 2 giờ, “Việt cộng đột kích trụ sở xã đoàn Dân vệ Vĩnh Phước - quận Kiên Hưng (Kiên Giang), vào lúc 2 giờ ngày 2-4-1960. Kết quả phía VNCH 2 người bị chết, 5 người bị thương, 1 bị mất tích cùng một số súng bị mất”2.

Ngày 3-4-1960, lúc 1 giờ, “Lực lượng Việt cộng với khoảng 300 người thuộc Tiểu đoàn Thanh Long và Tiểu đoàn Thất Sơn từ 3 mă t tấn công khu trù mật Ban Mê và đồn Mướp Văn thuộc quận Núi Sập (An Giang) vào lúc 1 giờ ngày 3-4-1960. Sau 4 giờ giao tranh, kết quả phía Việt cộng có một số bị thương, phía VNCH 5 người bị chết, 7 người bị thương và mất nhiều súng”3.

Ngày 3-4-1960, lúc 5 giờ 45 phút, “Một Đại đội Việt cộng chia lực lượng ra làm hai toán, tấn công xã đoàn Dân vệ Mỹ Thạnh Đông thuộc quận Đức Huệ (Long An), và tiểu đội gác cầu Arak cách xã đoàn gần 1.000 thước vào lúc 5 giờ 45 phút ngày 3-4-1960. Kết quả phía VNCH 3 người bị chết, 6 người bị bắt, 9 súng bị mất, phía Việt cộng có 2 người bị tử thương, 2 người bị thương”4.

Ngày 6-4-1960, lúc 1 giờ, “Lực lượng Việt cộng với khoảng 30 người tấn công trụ sở Dân vệ và công sở xã Lộc Ninh, quận Phước Long (Ba Xuyên) vào lúc 1 giờ ngày 6-4-1960. Sau nửa giờ

1 Phúc trình (mật) số 149-ĐBCP/AN/M ngày 31-3-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 76, TTLTII.

2 Phúc trình (mật) số 161-ĐBCP/AN/M ngày 6-4-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 81, TTLTII.

3 Phúc trình (mật) số 161-ĐBCP/AN/M ngày 6-4-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 82 - 83, TTLTII.

4 Phúc trình (mật) số 168-ĐBCP/AN/M ngày 9-4-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 85, TTLTII.

Page 110: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

109

Việt cộng đã tràn vào đốt cháy 2 công sở trên và bắt giết 2 người thuộc phía VNCH”1.

Ngày 21-4-1960, lúc 6 giờ, “Một lực lượng Việt cộng với võ trang đầy đủ đã tấn công Trung đội Bảo an bảo vệ công trưởng sân bay Long Toàn tại XR.643.668 thuộc tỉnh Vĩnh Bình vào lúc 6 giờ ngày 21-4-1960. Kết quả phía VNCH 1 người bị chết, 1 người bị thương, mất hai súng, phía Việt cộng 2 người bị tử thương cùng một số bi thương”2.

Đêm ngày 25 rạng ngày 26-4-1960, lúc 2 giờ, “Việt cộng đã bao vây và pháo kích đồn Dân vệ xã Vĩnh Thuận Đông - quận Đức Long vào lúc 2 giờ đêm ngày 25 rạng ngày 26-4-1960. Việt cộng đã pháo kích vào đồn này ke o dài trong 3 tiếng đồng hồ và sau đó rút lực lượng. Kết quả phía VNCH có 4 người bị thương, phía Việt cộng có nhiều người bị thương và bị tử thương nhưng chưa xác định rõ”3.

Ngày 26-4-1960, lúc 7 giờ 30 phút, “Việt cộng với 6 người đã dùng mô tô đi từ Kinh C đến Kinh B ở vùng Cái Sắn thuộc quận Thốt Nốt (tỉnh An Giang), tấn công bất ngở đồn Kinh B vào lúc 7 giờ 30 phút ngày 26-4-1960. Kết quả phía Việt cộng 2 người bị tử thương, phía VNCH có 1 người bị chết và 3 người bị thương”4.

Ngày 28-4-1960, lúc 13 giờ 30 phút, “Bộ Chỉ huy Trung đội 5 tổ chức một cuộc hành quân tại khu tứ giác tọa độ VQ.941.940 - WQ.023.940; WR.050.020 và VR.940.020 (An Xuyên) đã chạm súng với lực lượng Việt cộng vào lúc 13 giờ 30 phút ngày 28-4-1960. Kết quả phía Việt

1 Phúc trình (mật) số 174-ĐBCP/AN/M ngày 12-4-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 87, TTLTII.

2 Phúc trình (mật) số 196-ĐBCP/AN/M ngày 27-4-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 98, TTLTII.

3 Phúc trình (mật) số 204-ĐBCP/AN/M ngày 29-4-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 100, TTLTII.

4 Phúc trình (mật) số 205-ĐBCP/AN/M ngày 30-4-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 102, TTLTII.

Page 111: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

110

cộng có 18 người bị tử thương và bị thương cùng một số vũ khí bị mất, phía VNCH có 1 người bị chết và mất 1 súng”1.

Bản tin tức số 0759/TTM/2 ngày 6-5-1960 của Trung tá Nguyễn Văn Phước - Trưởng Phòng Nhì Bộ TTM/QLVNCH về hoạt động VC tại vùng ranh giới Kiến Phong và Kiến Tường:

“Trong thời gian gần đây, tại vùng ranh giới Kiến Phong và Kiến Tường, hoạt động V.C được biết như sau:

1. Vùng căn cứ và trú ẩn

VC thường xuyên trú ẩn vùng Xìn Lớn (xin xem sơ đồ). Vùng này là một cái láng lớn, có nhiều đìa hai bên đường mòn dài lối 7 cây số (gọi là đường xe Tư Nên). Xung quanh bờ đìa, cỏ mọc cao; VC lợi dụng địa thế này để đào hầm sâu vào bên trong bờ đìa hầu trú ẩn mà phi cơ không quan sát được. VC còn cấm dân đốt đồng và dựng các bảng “Tử địa” cấm dân đến gần (dường như chúng có gài chông xung quanh căn cứ.

- Lối trên 30 tên thuộc Tiểu đoàn 502 (gồm đa số cựu binh sĩ Hòa Hảo).

- 32 tên thuộc Đại đội 248/Tiểu đoàn 504 do tên Hoàng Ba chỉ huy và tên Nhã làm Đại đội phó (trong cuộc chạm súng ngày 2-5-1960 tại kinh Cả Chuối - xã Nhơn Ninh, quận Kiến Bình, Kiến Tường - đơn vị này bị tổn thất 6 người chết và 2 bị thương).

Tất cả bọn võ trang trên, khi xuất hiện hoạt động thường mặc quân phục nhảy dù và đội nón sắt; Sau khi hành động, lại trở về Xìn Lớn trú ẩn.

Ngoài ra, một số cán bộ kinh tài và chính trị (Huyện ủy, Chi ủy) cũng được báo cáo ẩn trú cùng với lực lượng võ trang trên.

1 Phúc trình (mật) số 207-ĐBCP/AN/M ngày 2-5-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 105, TTLTII.

Page 112: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

111

Cán bộ hoạt động

Được biết có 2 cán bộ đặc công V.C đang nghiên cứu để cải mìn các chiếc xáng:

- Tên Ngô Văn Tân, 32 tuổi, nhà số 67B liên gia 13, thuộc kinh Cây Vong, ấp Mỹ Hồ, xã Mỹ Hòa, quận Mỹ An, Kiến Phong.

- Tên Dương Văn Phúc, 32 tuổi nhà số 74B liên gia 14, thuộc kinh cây Vong (ấp, xã trên).

Tại vùng dinh điền Phước Xuyên, do sự thúc đẩy của V.C, một số dân định cư Quảng Nam thiên cộng đã tổ chức đốt nhà và biểu tình đòi trở về quê quán. Có 4 người dân định cư sau đây tình nghi hoạt động cho VC:

- Tên Phạm Trưỡng

- Tên Mai Các

- Tên Nguyễn Chúc

- Tên Nguyễn Xuyên”1.

Ngày 3-5-1960, lúc 8 giờ, “Việt cộng với lực lượng khoảng 100 người đã bao vây tấn công trụ sở Dân vệ xã An Phú Thuận - quân Châu Thành (tỉnh Vĩnh Long) vào lúc 8 giờ ngày 3-5-1960. Sau đó đến 10 giờ lực lượng của VNCH bao gồm cả Bảo an và Dân vệ đã tiếp viện và cũng chạm súng với Việt cộng k hi chỉ cách trụ sở Dân vệ khoảng chừng 1000 thước. Kết quả phía VNCH 7 người bị thương và 1 súng bị mất, phía Việt cộng 1 Tiểu đội bị tử thương và bị thương cùng một số súng và tài liệu bị phía VNCH tịch thu”2.

Đêm ngày 3 rạng ngày 4-5-1960, lúc 2 giờ 30 phút, “Việt cộng đã đột nhập đồn Mỹ Khánh - quận Châu Thành - tỉnh Phong Dinh vào lúc 2 giờ 30 phút đêm ngày 3 rạng ngày 4-5-1960. Kết quả phía

1 Bản tin tức số 0759/TTM/2 ngày 6-5-1960 của Trung tá Nguyễn Văn Phước - Trưởng Phòng Nhì Bộ TTM/QLVNCH về hoạt động VC tại vùng ranh giới Kiến Phong và Kiến Tường, hồ sơ 6262, phông ĐICH, tờ số 107 - 109, TTLTII.

2 Phúc trình (mật) số 218-ĐBCP/AN/M ngày 5-5-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 107 - 108, TTLTII.

Page 113: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

112

VNCH 1 người bị chết, 1 người bị thương, 7 người mất tích, 12 súng bị mất và công sở bị đánh sập, phía Việt cộng 1 người bị tử thương”1.

Ngày 5-5-1960, lúc 2 giờ, “Việt cộng đã đột kích các công sở xã Long Thạnh, Hòa Bình và Lai Hòa thuộc quận Vĩnh Lợi (tỉnh Ba Xuyên) vào lúc 2 giờ ngày 5-5-1960. Kết quả phía VNCH tại xã Long Thạnh bị thiệt hại với 1 người bị chết, 1 người mất tích và công sở bị sập nóc, còn tại Hòa Bình và Lai Hòa công sở cũng bị sập nóc”2.

Ngày 9-5-1960, lúc 1 giờ, “Việt cộng với lực lượng khoảng 20 người có võ trang và khoảng độ 100 thanh niên có mã tấu đã tấn công trụ sở Dân vệ xã Ninh Quới - quận Phước Long (tỉnh Ba Xuyên) vào lúc 1 giờ ngày 9-5-1960. Sau phía VNCH được lực lượng Dân vệ và Bảo an đến tiếp vận thì lực lượng Việt cộng đã rút lui. Kết quả phía Việt cộng tổn thất với 7 người bị tử thương và một số người bị mất tích chưa xác định được số lượng”3.

Ngày 11-5-1960, lúc 20 giờ, “Một Trung đội Việt cộng có võ trang cùng một số dân quân đã tấn công công sở xã Phú Nhuận Đông - quận Cai Lậy - tỉnh Định Tường vào lúc 20 giờ ngày 11-5-1960. Kết quả phía VNCH 1 người bị chết, 1 người bị thương, công sở bị đốt cháy cùng một số vũ khí bị mất”4.

Ngày 18-5-1960, lúc 9 giờ, “Một đơn vị Việt cộng từ biên giới sang tấn công đồn Vĩnh Xương quận Tân Châu (tỉnh An Giang) vào lúc 9 giờ ngày 18-5-1960. Sau đó quận trưởng quận Tân Châu đã huy động lực lượng cùng tàu hải quân đã đến ứng cứu kịp thời lực

1 Phúc trình (mật) số 215-ĐBCP/AN/M ngày 6-5-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 109, TTLTII.

2 Phúc trình (mật) số 222-ĐBCP/AN/M ngày 10-5-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 113, TTLTII.

3 Phúc trình (mật) số 227-ĐBCP/AN/M ngày 10-5-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 115, TTLTII.

4 Phúc trình (mật) số 231-ĐBCP/AN/M ngày 13-5-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của các lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 17a, TTLTII.

Page 114: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

113

lượng Việt cộng rút về biên giới. Kết quả phía VNCH có 1 người bị thương, phía Việt cộng có nhiều người bị thương nhưng chưa xác định được số lượng”1.

Đêm ngày 23 rạng ngày 24-5-1960, “Tại tỉnh Kiến Hòa Việt cộng đã tiến hành bắn phá và tuyên truyền quanh công sở xã An Khánh - quận Trúc Giang; Việt cộng bắn phá công sở xã Thanh An - quận Mỏ Cày; lập tòa án nhân dân xư tử 4 người vào đêm 23 rạng ngày 24-5-1960”2.

Bản tin tức số 0860/TTM/2/5 ngày 28-5-1960 của Trung tá Nguyễn Văn Phước - Trưởng Phòng Nhì Bộ TTM/QLVNCH về chủ trương quân sự V.C tại vùng Đồng Tháp, thì hiện nay, V.C tại vùng Đồng Tháp hướng vào các công tác chính yếu sau đây:

“- Tổ chức lưới trinh sát (hay gọi là công tác thành), dùng một số đàn ông ăn mặc sạch sẽ (mặc đồ bà ba trắng, pyjama trắng, đồ tây) và một số phụ nữ trang điểm như người ngoài thành (uốn tóc, mặc đồ dài…) để lấy tin tức của Quân đội ta đồng thời mua đồ tiếp tế cho V.C như thuốc tây, đồ dùng…

- Tìm đủ mọi cách tổ chức sẵn nội tuyến trong hàng ngũ Bảo an và Dân vệ để làm nội ứng khi xảy ra chiến tranh toàn diện (?); đối với các đồn Bảo an và Dân vệ đã tổ chức được và đánh chắc thắng, V.C sẽ chiếm luôn để thi đua lập công.

- Điều tra lý lịch các cán bộ ta mà chúng cho là “lầm đường”, “ngoan cố”.

Vẫn theo cán bộ trên, năm 1960 là năm chuẩn bị của chúng (phát triển thêm lực lượng võ trang - củng cố cơ sở chính trị các cấp ủy - thành lập một số cơ sở hành chánh) để hoạt động mạnh hơn sang năm 1961 tại vùng Đồng Tháp. Vì vậy nên chúng cấm dân đốt

1 Phúc trình (mật) số 243-ĐBCP/AN/M ngày 24-5-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 125, TTLTII.

2 Phúc trình (mật) số 231-ĐBCP/AN/M ngày 13-5-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của các lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 17 - 18, TTLTII.

Page 115: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

114

đồng trong mùa nắng (đầu năm 1960) và sẽ cấm dân ở rải rác các nơi hoặc các khu dinh điền khai phá ruộng hoang vào mùa mưa sắp đến, hầu bảo vệ một vài căn cứ của chúng như vùng Láng Biển (TBD.WS.875.580) vùng Xìn Lớn (TBĐ.WS.782.874)…

Lực lượng võ trang V.C tại vùng Đồng Tháp (gồm các đơn vị thuộc Tiểu đoàn 502 và 504) chủ trương:

- Thường xuyên thay đổi số hiệu và các cấp chỉ huy đơn vị để cho ta khó theo dõi.

- Khi ta hành quân càn quét sâu trong vùng Đồng Tháp, chúng sẽ bám vào những nơi gần vùng kiểm soát của ta và phân tán để trú ẩn.

Tiểu đoàn 502 thường tới lui những vùng thuộc quận Mỹ An và Cao Lãnh (Kiến Phong) và đã được báo cáo như:

- Mỹ Long WS.860.450

- Bình Hàng Trung WS.820.485

- Cản đất Kinh Hội đồng Tường WS.887.463

- Bờ Bao WS.900.500

- Đầu Kinh 2 WS.905.467

- Mương Trâu WS.757.605

- Kinh Tây Máy Đèn WS.720.700

- Ba Sao WS.770.647

- Ngọn Bằng Lăng XS.034.670

- Mỹ Hiệp WS.900.415

- Chùa Tổ WS.845.513

- Xóm Chàm WS.897.475

- Đầu Kinh 3, WS.905.597

- Trà Bông WS.777.572

- Kinh Ông Xếp WS.737.700

Page 116: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

115

- Đông Các WS.820.700

- Mỹ Quí WS.855.670

- Tại vùng Mỹ Quí và Ba Sao, chúng công khai phân tán ở nhà dân tại nhiều ấp rất gần các công sở Hội đồng xã.

- Tại vùng Mỹ Long, Mỹ Hiệp, Bình Hành Trung, chúng tổ chức được các Trưởng ấp của ta, bắt những người này chỉ chỗ chúng ở, hoặc tập trung dân đi dự lễ…

Tiểu đoàn 504 thường ẩn trú vùng Xìn Lớn (WS.782.874) và tới lui vùng dinh điền Phước Xuyên (TB.Gãy Cờ Đen), Gò Gòn, Gò Mười Tải (tên địa phương), ngọn Bằng Lăng (XS.034.670)”1.

Ngày 30-5-1960, lúc 2 giờ, “Việt cộng đã đột kích khu trù mật Thuận Hòa - quận Đầm Rơi (tỉnh An Xuyên) vào lúc 2 giờ ngày 30-5-1960. Kết quả phía VNCH 5 người bị chết, 6 người bị thương, mất nhiều vũ khí và chiến cu, phía Việt cộng có nhiều người bị tử thương và bị thương nhưng chưa xác định số lượng”2.

Tháng 6-1960, Xứ ủy Nam Bộ quyết định phát động Đồng khởi trong toàn Nam Bộ.

Ngày 1-6-1960, lúc 4 giờ, “Lực lượng Việt cộng khoảng chừng 60 người đã tấn công vào công sở xã Long Vĩnh - quận Long Toàn (Vĩnh Bình) vào lúc 4 giờ ngày 1-6-1960. Kết quả phía VNCH 1 người bị chết, 1 người bị thương, 12 người bị bắt cùng nhiều vũ khí bị mất, phía Việt cộng 1 người bị tử thương và 6 người bị thương”3.

Ngày 2-6-1960, lúc 4 giờ 50 phút, “Lực lượng Việt cộng với khoảng độ 50 người đã tấn công vào công sở xã Tân Lý Đông - quận

1 Hồ sơ số 6262, phông ĐICH, tờ số 84-86, TTLTII.2 Phúc trình (mật) số 264-ĐBCP/AN/M ngày 2- 6-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại

Tây Nam Nam phần về Việt cộng tấn công khu trù mật Thuận Hòa (An Xuyên), hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 128, TTLTII.

3 Phúc trình (mật) số 265-ĐBCP/AN/M ngày 3- 6-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 129, TTLTII.

Page 117: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

116

Bến Tranh (Định Tưởng) vào lúc 4 giờ ngày 2-6-1960. Kết quả phía VNCH 1 người bị chết, 1 người bị thương, mất 6 súng cùng công sở bị thiêu hủy”1.

Ngày 9-6-1960, lúc 21 giờ 30 phút, “Một Trung đội Việt cộng tấn công trụ sở xã đoàn Dân vệ Ba Trinh - quận Kế Sách (Ba Xuyên) vào lúc 21 giờ 30 phút ngày 9-6-1960. Kết quả phía VNCH 1 người bị tử thương”2.

Ngày 16-6-1960, lúc 21 giờ, “Lực lượng Việt cộng đã đột kích trụ sở Dân vệ xã Tân Phước - quận Lấp Vò (tỉnh Vĩnh Long) vào lúc 21 giờ ngày 16-6-1960. Kết quả phía VNCH hội viên cảnh sát kiêm đoàn trưởng Dân vệ bị chết”3.

Ngày 22-6-1960, lúc 23 giờ 30 phút, “Lực lượng Việt cộng với khoảng 70 người đã tấn công đồn Dân vệ Mỹ Quý thuộc quận Mỹ An (Kiến Phong) trong 2 giờ vào lúc 23 giờ 30 phút ngày 22-6-1960. Kết quả phía VNCH 2 người bị chết, 2 người bị thương, phía Việt cộng 2 người bị tử thương cùng nhiều vũ khí bị mất”4.

Ngày 25-6-1960, lúc 21 giờ, “Một Trung đội Việt cộng tấn công Tiểu đội Biệt kích bảo vệ dân phu đào kinh Bến Kè - xã Thủy Đông - quận Tuyên Nhơn (Kiến Tưởng) vào lúc 21 giờ ngày 25-6-1960”5.

1 Phúc trình (mật) số 271-ĐBCP/AN/M ngày 8- 6-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 131, TTLTII.

2 Phúc trình (mật) số 283-ĐBCP/AN/M ngày 15- 6-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 136, TTLTII.

3 Phúc trình (mật) số 290-ĐBCP/AN/M ngày 20- 6-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 142, TTLTII.

4 Phúc trình (mật) số 292-ĐBCP/AN/M ngày 23- 6-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 146, TTLTII.

5 Phúc trình (mật) số 298-ĐBCP/AN/M ngày 28- 6-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 149, TTLTII.

Page 118: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

117

Ngày 1-7-1960, lúc 19 giờ 20 phút, “Đại đội Biệt động 125 của VNCH đã chạm súng với lực lượng Việt cộng tại tọa độ WR.697.767 thuộc xã Hiệp Thành - quận Long Toàn (Vĩnh Bình) vào lúc 19 giờ ngày 1-7-1960. Kết quả phía VNCH 1 người bị chết, phía Việt cộng 7 người bị tử thương và mất một số súng”1.

Ngày 4-7-1960, lúc 3 giờ, “Việt cộng với lực lượng khoảng 50 người có võ trang đã tấn công trụ sở xã Thanh Bình - quận Bến Tranh (Định Tường) vào lúc 3 giờ ngày 4-7-1960. Kết quả đã gây cho phía VNCH nhiều tổn thất 1 người bị chết, 3 người bị thương cùng nhiều vũ khí bị mất và công sở, trạm y tế cũng bị tiêu hủy”2.

Đêm 12 rạng ngày 13-7-1960, “Lực lượng Việt cộng có võ trang không xác định rõ số lượng đã chia làm nhiều cánh tấn công 3 tháp canh bảo vệ ấp trù mật Cà Vàng tại tọa độ WS.558.077, thuộc quận Hồng Ngư (Kiến Phong) vào ngày 12 rạng ngày 13-7-1960. Kết quả phía VNCH 2 người bị chết, 2 người bị thương, 12 người bị bắt cùng nhiều vũ khí bị mất, phía Việt cộng 4 người bị tử thương cùng một số vũ khí bị mất”3.

Ngày 14-7-1960, “Đại đội Bảo an quận Kế Sách phối hợp với xã đoàn Dân vệ Kế An và tổng đoàn Dân vệ Định Khánh hành quân vào vùng ấp Mang Cá - quận Thuận Hòa - Ba Xuyên, đã chạm súng với lực lượng Việt cộng có khoảng 20 người có võ trang súng trưởng và mã tấu, tại WR.983.820 vào ngày 14-7-1960. Kết quả phía Việt cộng 1 người bị tử thương”4.

1 Phúc trình (mật) số 310-ĐBCP/AN/M ngày 5-7-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 155, TTLTII.

2 Phúc trình (mật) số 310-ĐBCP/AN/M ngày 5-7-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 156 - 157, TTLTII.

3 Phúc trình (mật) số 331-ĐBCP/AN/M ngày 19-7-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 167, TTLTII.

4 Phúc trình (mật) số 336-ĐBCP/AN/M ngày 20-7-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 171, TTLTII.

Page 119: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

118

Ngày 16-7-1960, lúc 19 giờ, “Một Đại đội Việt cộng đã bao vây đồn Sông Trăng ở tọa độ WT.686.130 thuộc quận Tuyên Bình - Kiến Tưởng vào lúc 19 giờ ngày 16-7-1960”1.

Ngày 25-7-1960, lúc 2 giờ, “Một Đại đội Việt cộng đã tấn công trụ sở Dân vệ Tân Lộc - quận Quản Long (An Xuyên) vào lúc 2 giờ ngày 25-7-1960. Kết quả phía VNCH 7 người bị chết, 5 người bị thương cùng nhiều vũ khí bị mất”2.

Ngày 26-7-1960, lúc 18 giờ, “Việt cộng với lực lượng khoảng 60 người, đã tấn công Trung đội Bảo an đóng tại xã Lộc Ninh - quận Phước Long - Ba Xuyên vào lúc 18 giờ ngày 26-7-1960. Sau đó lực lượng của VNCH đến tiếp viện, phía Việt cộng bị tổn thất lớn với 4 người bị tử thương cùng nhiều người bị thương, phía VNCH có 3 người bị thương”3.

Đêm ngày 28 rạng ngày 29-7-1960, lúc 0 giờ 30, “Việt cộng đã tấn công và tiêu hủy trụ sở Dân vệ xã Long Hưng - quận Lấp Vò - Vĩnh Long vào lúc 0 giờ 30 phút đêm ngày 28 rạng ngày 29-7-1960. Kết quả phía VNCH 9 người bị chết, 7 người bị thương cùng nhiều vũ khí bị mất”4.

Ngày 1-8-1960, lúc 4 giờ 15 phút, “Việt cộng đột kích và phá hủy trụ sở của xã đoàn Dân vệ Long Hưng - quận Thuận Hòa - Ba Xuyên vào 4 giờ 15 phút ngày 1-8-1960. Kết quả phía VNCH 2 người bị chết, 1 người bị thương cùng 10 súng bị mất”5.

1 Phúc trình (mật) số 336-ĐBCP/AN/M ngày 20-7-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 171, TTLTII.

2 Phúc trình (mật) số 347-ĐBCP/AN/M ngày 27-7-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 178, TTLTII.

3 Phúc trình (mật) số 355-ĐBCP/AN/M ngày 2-8-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 183, TTLTII.

4 Phúc trình (mật) số 357-ĐBCP/AN/M ngày 3-8-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 188, TTLTII.

5 Phúc trình (mật) số 361-ĐBCP/AN/M ngày 5-8-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 189, TTLTII.

Page 120: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

119

Ngày 4-8-1960, lúc 4 giờ 40 phút, “Trên một tiểu đội Việt cộng đã tấn công trụ sở xã Phước Thạnh - quận Châu Thành (Định Tưởng), vào lúc 4 giờ 40 ngày 4-8-1960. Kết quả phía VNCH 1 người bị chết, 2 người bị thương, mất một số súng, còn phía Việt cộng 3 người bị tử thương”1.

Ngày 5-8-1960, lúc 22 giờ 15 phút,“Lực lượng Việt cộng từ ranh tỉnh Định Tưởng chia làm 4 toán, sang hoạt động tại các xã thuộc tỉnh Kiến Tưởng nơi giáp ranh với tỉnh Định Tưởng vào lúc 22 giờ 15 phút ngày 5-8-1960. Toán 1 - gồm một trung đội phu c kích cầm chân Dân vệ xã Tân Bình (quận Kiến Bình); Toán 2 - do 1 trung đội võ trang và 100 dân quân phá hoại cầu trong xã Tân Hòa (quận Kiến Bình); Toán 3 - do một trung đội võ trang và 100 dân quân phá nhiều chă ng đưởng trong xã Tân Hòa; Toán 4 ? - do một trung đội có 3 trung liên chă n bắn tiều đội Bảo an từ Â p Bắc đến can thiệp. Kết quả phía VNCH 1 người bị chết, 2 người bị thương và mất nhiều súng”2.

Ngày 9-8-1960, lúc 20 giờ, “Việt cộng với lực lượng khoảng 50 người đã tấn công công sở xã Hưng Hội thuộc quận Vĩnh Lợi - Ba Xuyên vào lúc 20 giờ ngày 9-8-1960. Sau nửa giờ chống trả phía VNCH đã tìm đưởng máu thoát khỏi sư bao vây của các lực lượng Việt cộng và được lực lượng địa phương đến ứng cứu. Kết quả phía VNCH 1 người bị chết, 3 người bị thương cùng một số vũ khí bị mất và công sở bị đốt cháy, phía Việt cộng có 2 người bị thương và 1 người bị bắt”3.

1 Phúc trình (mật) số 368-ĐBCP/AN/M ngày 9-8-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 196, TTLTII.

2 Phúc trình (mật) số 373-ĐBCP/AN/M ngày 11-8-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 199, TTLTII.

3 Phúc trình (mật) số 381-ĐBCP/AN/M ngày 13-8-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 205, TTLTII.

Page 121: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

120

Ngày 10-8-1960, lúc 19 giờ, “Việt cộng với lực lượng khoảng 20 người đã tấn công công sở xã Phong Mâ n thuộc quận Kế Sách - Ba Xuyên vào lúc 19 giờ ngày 10-8-1960. Kết quả phía VNCH có 3 người bị bắt, 6 súng trưởng và 1 máy đánh chữ bị mất, công sở xã bị đốt cháy”1.

Ngày 12-8-1960, lúc 20 giờ, “Một trung đội Việt cộng đột kích công sở xã Hòa Lộc - quận Cái Bè - tỉnh Định Tưởng vào lúc 20 giờ ngày 12-8-1960. Kết quả phía VNCH 2 người bị chết, 1 người bị thương, 5 súng bị mất”2.

Ngày 17-8-1960, lúc 0 giờ 15 phút, “Việt cộng với lực lượng khoảng 80 người, đã tấn công công sở xã Thạnh Hưng - quận Kiên Bình - tỉnh Kiên Giang vào lúc 0 giờ 15 phút ngày 17-8-1960. Kết quả phía VNCH 6 người bị chết, 10 người bị thương, công sở bị đốt phá cùng 7 súng bị mất, phía Việt cộng có 9 người bị tử thương cùng nhiều người bị thương”3.

Ngày 23-8-1960, lúc 5 giờ 30 phút, “Việt cộng đã đột kích và chiếm trụ sở xã Vân Khánh Đông - quận Kiên An - tỉnh Kiên Giang vào lúc 5 giờ 30 phút ngày 23-8-1960. Kết quả phía VNCH 2 người bị chết, 4 người bị thương, 6 người mất tích, 14 súng bị mất, phía Việt cộng 4 người bị tử thương, 16 người bị thương”4.

Ngày 24-8-1960, lúc 16 giờ, “Việt cộng đã cải trang thành quân đội VNCH, đột kích công xã Long Hưng - quận Châu Thành - tỉnh Định Tưởng vào lúc 16 giờ ngày 24-8-1960. Kết quả 4 người bị

1 Phúc trình (mật) số 381-ĐBCP/AN/M ngày 13-8-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 206, TTLTII.

2 Phúc trình (mật) số 385-ĐBCP/AN/M ngày 17-8-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 209, TTLTII.

3 Phúc trình (mật) số 394-ĐBCP/AN/M ngày 23-8-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 215, TTLTII.

4 Phúc trình (mật) số 404-ĐBCP/AN/M ngày 30-8-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 226, TTLTII.

Page 122: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

121

chết, 3 người bị thương, công sở xã bị đốt cháy cùng nhiều vũ khí bị mất”1.

Ngày 29-8-1960, lúc 6 giờ, “Lực lượng Việt cộng với khoảng 60 người, đã tấn công Trung đội Biệt kích 1 thuộc quận Cái Bè, đang hoạt động tại tọa độ WS.924.412 trong xã Thạnh Hưng và đồn Dân vệ xã Thạnh Hưng vào lúc 6 giờ ngày 29-8-1960. Kết quả phía VNCH 7 người bị chết, 2 người bị thương, 4 người mất tích và 10 súng bị mất”2.

Tháng 9-1960, Ban lãnh đạo miền Trung Nam Bộ họp đánh giá tình hình, rút kinh nghiệm phong trào Đồng khởi Bến Tre, ra nghị quyết phát động phong trào Đồng khởi trong toàn Khu 8.

Ngày 9-9-1960, lúc 2 giờ, “Một trung đội Việt cộng tấn công trụ sở Dân vệ xã Mỹ Long - quận Cầu Ngang - tỉnh Vĩnh Bình vào lúc 2 giờ ngày 9-9-1960. kết quả phía VNCH 1 người bị chết, phía 1 người bị tử thương và nhiều người bị thương”3.

Ngày 13-9-1960, lúc 8 giờ 30 phút, “Việt cộng với lực lượng khoảng 15 người cải trang thành binh sĩ Bảo an đột nhập công sở xã Tân Hòa - quận Tiểu Cần - tỉnh Vĩnh Bình vào lúc 8 giờ 30 phút ngày 13-9-1960. kết quả phía VNCH 1 người bị thương, 16 súng bị mất và cháy, công sở bị đốt”4.

Ngày 15-9-1960, lúc 9 giờ, “Việt cộng đã đột nhập công sở xã Tân an - quận Càng Long - tỉnh Vĩnh Bình vào lúc 9 giờ ngày 15-

1 Phúc trình (mật) số 398-ĐBCP/AN/M ngày 27-8-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 224, TTLTII.

2 Phúc trình (mật) số 415-ĐBCP/AN/M ngày 1-9-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 231, TTLTII.

3 Phúc trình (mật) số 441-ĐBCP/AN/M ngày 14-9-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 256, TTLTII.

4 Phúc trình (mật) số 441-ĐBCP/AN/M ngày 14-9-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 256, TTLTII.

Page 123: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

122

9-1960. Kết quả phía VNCH 2 người bị chết, 3 người bị thương, 15 người mất tích, 24 súng bị mất”1.

Cao trào Đồng khởi từ Bến Tre nhanh chóng lan rộng khắp các tỉnh Nam Bộ, ra các tỉnh ven biển Khu 5 và Tây Nguyên, làm thay đổi cục diện chính trị ở miền Nam, phá vỡ một mảng lớn hệ thống chính quyền cơ sở của Diệm.

Ngày 24-9-1960, Bến Tre phát động cuộc Đồng khởi đợt II, sau khi đã kiểm điểm, rút kinh nghiệm của cuộc nổi dậy đồng loạt đợt I. Cuộc Đồng khởi không chỉ diễn ra ở những nơi có phong trào mạnh, mà còn được phát động ngay cả ở những vùng yếu, cơ sở cách mạng còn mỏng trong các huyện khác của tỉnh.

Ngày 25-9-1960, lúc 23 giờ, “Việt cộng với lực lượng hơn 60 người có võ trang, đã đột kích và tấn công 3 măt trụ sở Dân vệ xã Cần Đăng (WS.325.561) vào lúc 23 giờ ngày 25-9-1960. Kết quả phía VNCH 1 người bị chết, 3 người bị thương, trụ sở bị phá hủy cùng 24 súng bị mất, phía Việt cộng 2 người bị tử thương, 1 người bị thương và 5 súng bị mất”2.

Ngày 28-9-1960, lúc 10 giờ, “Lực lượng Việt cộng với khoảng 60 người có võ trang đầy đủ, đã tấn công toán bảo an của VNCH đi tuần tiễu cách đồn Phu ng Thớt - xã Nhơn Ninh - quận Kiến Bình (Kiến Tưởng) 2000 thước vào lúc 10 giờ ngày 28-9-1960. Kết quả phía VNCH 1 người bị chết, 3 người tử thương, 2 người mất tích và 4 súng bị mất”3.

Phúc trình của Tiểu đội Hiến binh Quốc gia Kiến Hòa ngày 4-11-1960 về tổng kết sau đợt tấn công của Quân Giải phóng, từ ngày 23-9

1 Phúc trình (mật) số 447-ĐBCP/AN/M ngày 17-9-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 265, TTLTII.

2 Phúc trình (mật) số 474-ĐBCP/AN/M ngày 28-9-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 295, TTLTII.

3 Phúc trình (mật) số 486-ĐBCP/AN/M ngày 3-10-1960, của Tòa Đại biểu Chính phủ tại Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và của Việt cộng, hồ sơ 6066, phông ĐICH, tờ số 306, TTLTII.

Page 124: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

123

đến ngày 3-11-1960, chỉ tính trong phạm vi 5 quận gồm 75 xã do Tiểu đội Hiến binh phụ trách, Việt cộng đã làm chủ tình hình như sau:

“Quận Chung Giang:

1- Ngày 26-8-1960, xã Sơn Phú bị Việt cộng tấn công chiếm lấy đồn.

2- Ngày 30-9-1960, xã Th ạnh Phú Đông bị Việt cộng tấn công và chiếm lấy đồn.

3- Cùng ngày trên, bọn Việt cộng chiếm lấy Tổng đoàn Dân vệ Bảo Hưu.

4- Ngày 04-10-1960, công sở xã Phước Th ạnh bị bao vây, sau nhiều ngày không binh tiếp viện đã tự rút về xã Hữu Định.

5- Ngày 13-10-1960, đồn Phú An Hòa bị Việt cộng tấn công chiếm lấy đồn.

6- Ngày 18-10-1960, đồn Phước Long bị Việt cộng bao vây nên tự rút đồn bỏ về tỉnh.

Quận Hàm Long:

1- Ngày 24-9-1960, đồn Phú Đức bị Việt cộng tấn công và chiếm lấy đồn.

Quận Giồng Trôm:

1- Ngày 24-9-1960, Việt cộng tấn công và chiếm lấy đồn Lương Quới, Châu Hòa và Châu Th ới.

2- Ngày 25-9-1960, đồn Phong Mỹ bị Việt cộng chiếm lấy.

3- Ngày 26-9-1960, đồn Nhơn Th ạnh, Phong Nẫm và Bình Khương tự rút bỏ đồn về quận.

4- Ngày 27-9-1960, đồn An Ngãi Tây bị Việt cộng bao vây nên tự rút về quận.

5- Cùng ngày trên, Việt cộng tấn công và chiếm lấy đồn Tân Hưng.

Page 125: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

124

6- Ngày 28-9-1960, đồn Th uận Điền và Hương Lễ bỏ rút về quận.

7- Ngày 29-9-1960, đồn Long Mỹ bị Việt cộng bao vây và chiếm lấy.

Quận Bình Đại:

1- Ngày 24-9-1960, Việt cộng chiếm lấy đồn Phú Th uận và Long Th ạnh.

2- Ngày 25-9-1960, đồn Vang Quới bị Việt cộng bao vây nên đã rút về quận.

3- Cùng ngày trên, Việt cộng chiếm lấy đồn Châu Hưng.

4- Ngày 28-9-1960, đồn Cầu Khém đã bỏ rút về quận.

5- Cùng ngày trên, Việt cộng bao vây và chiếm lấy đồn Th ừa Mỹ.

6- Ngày 19-9-1960, đồn Th ừa Đức tự bỏ rút về quận.

7- Ngày 01-11-1960, đồn Th anh Tân bị Việt cộng bao vây sau khi không thấy viện binh nên tự rút về quận.

Quận Ba Tri:

1- Ngày 22-9-1960, Việt cộng đến tấn công và chiếm lấy đồn Cầu Ngạng.

2- Ngày 25-9-1960, Việt cộng bao vây và chiếm lấy đồn Phú Mỹ.

3- Ngày 26-9-1960, đồn Phú Ngãi tự bỏ rút về quận.

4- Ngày 28-9-1960, đồn Phước Tuy, Mỹ Th ạnh và Bảo Th ạnh bỏ rút về quận.

5- Cùng ngày trên, Việt cộng bao vây và chiếm lấy đồn Tân Xuân.

6- Ngày 29-9-1960, 2 đồn Mỹ Nhơn và Mỹ Chánh Hòa bỏ rút chạy về quận.

7- Ngày 01-10-1960, đồn Tân Th ủy và tháp canh cầu Vỹ bị Việt cộng bao vây nên đã rút về quận.

Page 126: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

125

Xin ghi rõ rằng các xã và đồn Dân vệ đều đóng chung với nhau, khi đồn bị Việt cộng chiếm lấy thì Hội đồng xã đều rút lui về quận”1.

Giữa lúc cao trào Đồng khởi của nhân dân miền Nam đang phát triển mạnh mẽ, từng bước làm sụp đổ hệ thống chính quyền cơ sở của Mỹ - Diệm ở nông thôn miền Nam, thì Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam đã khai mạc và diễn ra từ ngày 5 đến 10-9-1960. Đại hội xác định: “Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là Giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc, người cày có ruộng, góp phần xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam là đoàn kết toàn dân, kiên quyết chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm tay sai của đế quốc Mỹ, thành lập một chính quyền liên hợp dân tộc, dân chủ ở miền Nam”2.

Bản tin tức đặc biệt số 086/TTM/2/5/M ngày 23-11-1960 của Th iếu tướng Nguyễn Khánh - Th am mưu Trưởng Phòng Nhì Bộ Tổng tham mưu của Quân Giải phóng Quân lực VNCH gửi các Quân khu về hoạt động:

“Th eo một nguồn tin có giá trị nhận được ngày 23-11-1960, Bộ Tổng Chỉ huy Giải phóng Quân VC miền Nam đã chỉ thị cho Liên khu Đồng Th áp và các Liên khu khác như sau:

Bình tĩnh chờ xem cuộc thanh trừng (sau biến cố 11-11) sẽ làm xáo trộn tổ chức quân đội quốc gia như thế nào.

Tiếp tục đẩy mạnh phong trào đấu tranh sau đợt tấn công chính trị kết hợp võ trang đã bắt đầu từ 14-9 bằng những công tác:

- Đẩy mạnh phong trào đấu tranh rộng rãi của quần chúng lên làm chủ yếu.

1 Hồ sơ 6411, phông ĐICH, TTLTII.2 Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

(1954 - 1975) - Những sự kiện quân sự, Hà Nội, 1988, tr. 74.

Page 127: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

126

- Đẩy phong trào võ trang lên mạnh thêm để làm đòn xeo cho chính trị.

- Đẩy mạnh công tác binh vận giành nhiều thắng lợi.- Tăng gia công tác phá hoại giao thông.- Củng cố và phát triển thực lực Cách mạng.Chuẩn bị để mở lại chiến trận Vĩnh Bình để cầm chân một số

binh lực, gián tiếp ủng hộ cho chiến dịch KONTUM - PLEIKU sắp được mở lại với mục đích cắt đứt đường tiếp viện của Mỹ cho phe NOSAVAN (SAVANNAKHET).

Ngày 14-9-1960 (theo một tài liệu bắt được tại Định Tường) là ngày khởi sự giai đoạn chuẩn bị phát động một đợt “chuyển lên 10 ngày” kể từ 24-9 nhằm “kết hợp chính trị với võ trang” tấn công ta.

- Các công tác nêu trong đoạn 12 trên đây đều vẫn được VC nỗ lực xúc tiến. Hoạt động xúi giục dân chúng biểu tình trong những ngày vừa qua lại bột phát và hiện tình chính trị tại tỉnh Kiến Hòa, Vĩnh Bình, Bình Dương, Phước Tuy rất đáng được ta quan tâm đối phó.

Về mặt quân sự, việc VC chủ trương “đẩy mạnh phong trào võ trang lên mạnh thêm” chứng tỏ chúng đã thỏa mãn một phần nào với kết quả thu lượm được về mặt chính trị. Vì đường lối cách mạng miền Nam của VC trong hiện tại là “chính trị kết hợp với võ trang đi hai chân song song tiến lên”. Tình hình quân sự tại Quân khu 5 và Quân khu Th ủ đô từ sau ngày 11-11 xác nhận VC đang thi hành chủ trương này.

Bản thống kê các sự kiện xảy ra từ 11 đến 20-11-1960 của Phòng 2/TTM ghi nhận:

- Tại Quân khu Th ủ đô, khoảng: + 9 vụ VC tấn công + 20 vụ VC chạm súng với ta.- Tại Quân khu 5, khoảng:

Page 128: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

127

+ 17 vụ VC tấn công + 9 vụ VC phục kích + 24 vụ VC chạm súng với ta (các vụ tấn công, chạm súng

mặc dù phần lớn có tính cách yểm hộ cho chính trị nhưng vẫn nói lên được nỗ lực quân sự của VC trong mấy ngày vừa qua.)

Và tình hình mới nhất trong khu Đồng Th áp (ngày 21, 22, 23-11) cho ta thấy vấn đề quân sự VC cũng đang tiến triển.

- Về mặt binh vận, VC luôn luôn chủ trương phải đẩy mạnh để hỗ trợ cho phong trào chính trị và quân sự để tiến tới.

- Công tác phá hoại giao thông đang được xúc tiến mạnh ở vùng thôn quê thuộc Quân khu 5.

- Điểm thứ 3 trong bản tin, nói lên sự thống nhất chỉ huy về mặt quân sự tại Nam Vĩ tuyến 17. Ý định chiến lược của VC mở lại chiến trận Vĩnh Bình để cầm chân lực lượng tổng trừ bị của ta hầu ủng hộ cho chiến dịch KONTUM - PLEIKU sắp được mở lại có thể tin được” 1.

Ngà y 4-12-1960, Đạ i tá Đỗ Mậ u - An ninh Quân Độ i, Nha Giá m đố c, Bộ Quố c phò ng Việ t Nam Cộ ng hò a gửi phiếu trình về việc Quân giải phóng rải truyền đơn như sau:

“Sá ng ngà y 3-12-1960, chuyế n xe đỗ chạ y đườ ng Bì nh Dương - Sà igon bị mộ t toá n Việ t cộ ng chặ n lạ i đưa cho tà i xế 1 xấ p truyề n đơn và bả o phả i rả i trong Th ủ đô khi đế n nơi. Nhưng khi đế n bó t kiể m soá t Bà Quẹ o, tà i xế liề n trao xấ p truyề n đơn cho đồ n kiể m soá t.

Nộ i dung truyề n đơn nà y kêu gọ i binh sĩ và sĩ quan trong quân độ i miề n Nam tham gia cuộ c biể u tì nh thụ độ ng từ 05 giờ đế n 08 giờ sá ng ngà y 4-12-1960 để :

- Đò i Tổ ng thố ng phả i từ chứ c

- Đò i thà nh lậ p mộ t chá nh phủ dân chủ , tiế n bộ

1 Hồ sơ 6262, phông ĐICH, tờ số 98-100, TTLTII.

Page 129: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

128

- Tưở ng nhớ đồ ng bà o bị chế t trong ngà y 11-11-60”1.Tại Phiế u (mậ t) số 877 ngà y 27-12-1960, củ a tỉ nh Kiế n Hò a

gử i ông Bộ trưở ng tạ i Phủ Tổ ng thố ng VNCH về tì nh hì nh an ninh của cá c quậ n như sau:

“Quâ n Ba Tri: - Lự c lượ ng củ a Việ t cộ ng: bao gồ m 1 Đạ i độ i BB3 vớ i 60 ngườ i,

có võ trang trung liên và sú ng; 1 Đạ i độ i 261 có võ trang 4 trung liên, tiể u liên và sú ng trườ ng, thườ ng đó ng tạ i Bả o Th ạ nh; 1 Đạ i độ i đị a phương gồ m 70 ngườ i có võ trang sú ng trườ ng Đông Dương, thườ ng xuấ t phá t tạ i ấ p Bế n Dự a xã Phú Lễ để uy hiế p Vĩ nh Hò a. Th eo bá o cá o củ a phí a VNCH cò n cho biế t thêm Việ t cộ ng ở Ba Tri cò n có 1 công binh xưở ng và huyện ủ y […].

- Ý đị nh củ a Việ t cộ ng: là cô lậ p đồ n Giồ ng Bông, Vĩ nh Hò a; phá t triể n kinh tế tự tú c (trồ ng dưa tạ i Bế n Ngao) thu hoa lợ i biể n tạ i Bế n Ngao.

- Khả năng củ a Việ t cộ ng: cô lậ p đồ n lẻ tẻ củ a phí a VNCH để thu hoa lợ i; rú t số nộ i tuyế n trong hà ng ngũ VNCH để thu vũ khí .

Quậ n Bì nh Đạ i: - Lự c lượ ng củ a Việ t cộ ng: gồ m 1 Đạ i độ i đị a phương che chở

cho huyệ n ủ y, thườ ng đó ng tạ i Th ừa Đứ c và Th anh Tân có võ trang 2 trung liên, 4 tiể u liên và 20 sú ng trườ ng đủ loạ i. Mỗ i xã Việ t cộ ng tổ chứ c mộ t chi ủ y xã võ trang 6 hoặ c 7 sú ng trườ ng và chi bộ ấ p có từ 2 đế n 3 sú ng trườ ng và khoả ng 5 mã tấ u.

- Ý đị nh củ a Việ t cộ ng: kiể m giữ vữ ng cá c vù ng giả i phó ng và tự do, tích cự c quyên gó p và tí ch trữ lương thự c để đưa và o căn cứ đị a, huấ n luyện thanh niên xã để sử dụ ng. Th eo tin tứ c củ a phí a VNCH thu đượ c cò n cho biế t Việ t cộ ng cò n tổ chứ c đấ u tranh đợ t 3 ké o dà i đế n ngà y bầ u cử tổ ng thố ng.

1 Phiế u đệ trì nh (kí n) số 015224/QAV/4/2/3/7, ngà y 4-12-1960, củ a Đạ i tá Đỗ Mậ u - An ninh Quân độ i, Nha Giá m đố c, Bộ Quố c phò ng Việ t Nam Cộ ng hò a, hồ sơ 6283, phông ĐICH, tờ số 41, TTLTII.

Page 130: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

129

- Khả năng củ a Việ t cộ ng: theo nhậ n đị nh củ a phí a VNCH, nế u bộ phậ n võ trang củ a Việ t cộ ng ở Tân Xuân (Ba Tri) qua thì lự c lượ ng Việ t cộ ng ở đây sẽ có trên 2 Đạ i độ i vớ i khoả ng 200 ngườ i để giao tranh vớ i phí a VNCH.

Quậ n Giồ ng Trôm:

- Lự c lượ ng củ a Việ t cộ ng: bao gồ m 1 Đạ i độ i chủ lự c tỉ nh (tậ p trung, không phân tá n) vớ i lự c lượ ng khoả ng 200 ngườ i, hoạ t độ ng liên quậ n thườ ng đó ng tạ i Rạ ch Vọ p, có võ trang 4 trung liên, tiể u liên, sú ng trườ ng và mã tấ u; 1 Đạ i độ i đị a phương khoả ng 180 ngườ i, võ trang 5 trung liên, thườ ng dù ng Châu Hò a, Châu Bì nh và Lương Hò a là m căn cứ . Tạ i Tân Hò a và Hiệ p Hưng Việ t cộ ng cò n có 1 tiể u độ i du kí ch khoả ng 25 ngườ i có võ trang tiể u liên và sú ng trườ ng.

- Ý đị nh củ a Việ t cộ ng: Việ t cộ ng chủ trương phá cuộ c bầ u cử tổ ng thố ng bằ ng cá ch kêu gọ i quầ n chú ng không đi bầ u cử . Phá lộ cắ t đứ t đườ ng tiế p tế củ a phí a VNCH kêu gọ i đượ c nhiề u nhân dân.

- Khả năng củ a Việ t cộ ng: theo như nhữ ng nhậ n đị nh củ a phí a VNCH thì khi chạ m trá n vớ i 1 trung độ i chí nh quy hoặ c Bả o an củ a VNCH thì Việ t cộ ng có khả năng chố ng trả , tuy nhiên Việ t cộ ng lạ i không có khả năng đá nh đồ n.

Quậ n Hà m Long:

- Lự c lượ ng củ a Việ t cộ ng: bao gồ m 1 Đạ i độ i đượ c chia là m 3 độ i hoạ t độ ng tạ i 3 nơi Quớ i Th à nh, vù ng giữ a hai xã Th à nh Triệ u và Phú Tú c và vù ng giữ a 2 xã Th à nh Triệ u và Phú Đứ c, có võ trang 4 trung liên, 6 tiểu liên, 20 sú ng trườ ng.

- Ý đị nh củ a Việ t cộ ng: cô lậ p cá c xã Phú Túc, Th à nh Triệ u và Quớ i Th à nh. Phụ c kí ch bộ phậ n nằ m đườ ng củ a VNCH.

- Khả năng củ a Việ t cộ ng: theo nhậ n đị nh củ a VNCH thì Việ t cộ ng có thể đá nh trả khi gặ p lự c lượ ng củ a VNCH.

Page 131: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

130

Quậ n Hương Mỹ:- Lự c lượ ng củ a Việ t cộ ng: bao gồ m lự c lượ ng du kí ch xã Hương

Mỹ có võ trang từ 4 đế n 6 khẩ u sú ng, 1 lự c lượ ng võ trang khoả ng 60 ngườ i vớ i 1 trung liên và 28 sú ng trườ ng ở vù ng Tân Trung - Minh Đứ c, mỗ i xã có du kí ch võ trang từ 3 đế n 4 sú ng cù ng 1 Trung độ i củ a Đạ i độ i 265 hoạ t độ ng ở vù ng Bắ c Cổ Chiên, Cá i Chắ c Lớ n và cù lao Bà Th iế c.

- Ý đị nh củ a Việ t cộ ng: kêu gọ i dân chú ng tham gia ủ ng hộ cuộ c đấ u tranh củ a Việ t cộ ng.

- Khả năng củ a Việ t cộ ng: nế u phí a VNCH đi 1 tiể u độ i thì phí a Việ t cộ ng có thể dá m đá nh.

Quậ n Th ạ nh Phú :- Lự c lượ ng của Việ t cộ ng: tạ i mỗ i xã Việ t cộ ng có 1 tiể u độ i võ

trang tuyên truyề n, trang bị từ 2 đế n 6 sú ng. 1 Đạ i độ i đị a phương 262 thườ ng xuấ t hiệ n ở cù lao Băng Cung, võ trang 1 trung liên và 30 sú ng trườ ng. 1 Đạ i độ i lưu độ ng 261 vớ i lự c lượ ng khoả ng 70 ngườ i hoạ t độ ng liên quậ n Ba Tri, Th ạ nh Phú , võ trang sú ng trung liên và 30 sú ng trườ ng. Ngoà i ra Việ t cộ ng cò n dù ng Đạ i độ i 263 tạ i Mỏ Cà y để gây á p lự c tạ i quậ n Th ạ nh Phú .

- Ý đị nh củ a Việ t cộ ng: Việ t cộ ng có thể sử dụ ng Đạ i độ i 261 và 262 là m á p lự c đố i vớ i 3 xã củ a quậ n Th ạ nh Phú . Việ t cộ ng cò n dự đị nh hà n sông Băng Cung để cắ t đứ t giao thông đườ ng thủ y củ a VNCH.

Quậ n Trú c Giang:- Lự c lượ ng củ a Việ t cộ ng: gồ m 1 Đạ i độ i đị a phương 265 có từ

80 đế n 100 ngườ i, lưu độ ng vù ng Phướ c Th ạnh và An Khá nh (Phướ c Trạ ch) võ trang 3 trung liên, 6 tiể u liên và 1 số trườ ng.

- Ý đị nh củ a Việ t cộ ng: Việ t cộ ng sẽ bao vây đồ n Hữu Đị nh, cô lậ p cá c xã xa trụ c giao thông”1.

1 Hồ sơ 413, phông ĐICH, tờ số 106-111, TTLTII.

Page 132: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

131

Ngà y 26-12-1960, “Việ t cộ ng vớ i lự c lượ ng khoả ng 20 ngườ i đã phụ c kí ch xã đoà n Dân vệ An Ngã i Trung trên đườ ng đi tuầ n tiễu chung quanh xã , thuộ c quậ n Ba Tri ngà y 26-12-1960. Sau 20 phú t nỗ sú ng cá c lự c lượ ng Việ t cộ ng rú t lui, phí a VNCH có 2 Dân vệ bị trú ng đạ n tử thương và mấ t mộ t sú ng trườ ng MAS36”1.

Ngà y 27-12-1960, lú c 8 giờ , “Mộ t lự c lượ ng Việ t cộ ng vớ i khoả ng 30 ngườ i, chặ n đá nh Trung độ i 1 thuộ c Đạ i độ i Bả o an KH/2 tuầ n tiể u trong ấ p Phướ c Th à nh thuộ c quậ n Hà m Long trong ngà y 27-12-1960. Lự c lượ ng Bả o an nổ sú ng trở lạ i, Việ t cộ ng rú t lui. Phí a Bả o an có 1 binh nhì bị thương nhe ”2.

Ngà y 27-12-1960, lú c 14 giờ 30 phú t, “Mộ t lự c lượ ng Việ t cộ ng vớ i lự c lượ ng khoả ng 30 ngườ i đã đụ ng độ vớ i Tổ ng đoà n Dân vệ Bả o Lộ c đi tuầ n tiể u tạ i ấ p Tân Bì nh thuộ c xã Tân Th à nh, quậ n Giồ ng Trôm ngà y 27-12-1960. Tạ i đây Đạ i độ i Bả o an KH/3 đã phố i hợ p vớ i lự c lượ ng an ninh quậ n Giồ ng Trôm đế n tiế p việ n nên lự c lượ ng Việ t cộ ng đã rú t lui”3.

Ngà y 31-12-1960, lú c 9 giờ 30 phú t, “Mộ t lự c lượ ng Việ t cộ ng vớ i khoả ng 300 ngườ i có trang bị sú ng trung liên ẩ n trú nhà củ a ngườ i dân ở hai bên đườ ng đã xả sú ng liên tiế p từ tứ phí a và o đoà n xe chở Đạ i ú y nguyên quậ n trưở ng quậ n Giồ ng Trôm cù ng vớ i Đạ i ú y tân quậ n trưở ng, Đạ i ú y Đạ i độ i trườ ng Bả o an KH/3 và Trung độ i Bả o an hộ tố ng trên đườ ng đi thăm viế ng công sở xã Hiệ p Hưng tạ i đị a điể m cá ch ngã ba Sơn Đố c khoả ng 400 thướ c và o hồ i 9 giờ 30

1 Phú c trì nh (kí n) số 1063/2-HBQG ngà y 29-12-1960, củ a Bộ Quố c phò ng - Hiế n binh Quố c gia - Đạ i độ i 4 Hiế n binh (Quân khu V) -Trung độ i Đị nh đườ ng - Tiể u độ i Kiế n Hò a về việ c Việ t cộ ng hoạ t độ ng tạ i cá c quậ n Hà m Long, Giồ ng Trôm và Ba Tri (Kiế n Hò a), Hồ sơ 6998, phông ĐICH, tờ số 4, TTLTII.

2 Phú c trì nh (kí n) số 1063/2-HBQG, ngà y 29-12-1960, củ a Bộ Quố c phò ng - Hiế n binh Quố c gia - Đạ i độ i 4 Hiế n binh (Quân khu V) -Trung độ i Đị nh đườ ng - Tiể u độ i Kiế n Hò a về việ c Việ t cộ ng hoạ t độ ng tạ i cá c quậ n Hà m Long, Giồ ng Trôm và Ba Tri (Kiế n Hò a), hồ sơ 6998, phông ĐICH, tờ số 4, TTLTII.

3 Phú c trì nh (kí n) số 1063/2-HBQG, ngà y 29-12-1960, củ a Bộ Quố c phò ng-Hiế n binh Quố c gia - Đạ i độ i 4 Hiế n binh (Quân khu V) - Trung độ i Đị nh đườ ng - Tiể u độ i Kiế n Hò a về việ c Việ t cộ ng hoạ t độ ng tạ i cá c quậ n Hà m Long, Giồ ng Trôm và Ba Tri (Kiế n Hò a), hồ sơ 6998, phông ĐICH, tờ số 4, TTLTII.

Page 133: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

132

phú t ngà y 31-12-1960. Trong trậ n phụ c kí ch nà y phí a VNCH có 3 tên đạ i ú y và 6 binh sĩ bả o an bị tử thương tạ i chỗ , 13 binh sĩ khá c bị trọ ng thương, mộ t số binh sĩ bị mấ t tí ch, 2 quân xa dodge 4x4 và 1 công xa jeep bị thiêu hủ y. Trong lú c đó Trung độ i Bả o an thuộ c Đạ i độ i I/2 trú tạ i nhà thờ La Mả đế n tiế p việ n đã bị Việ t cộ ng phụ c kí ch là m 3 binh sĩ Bả o an tử thương và 8 mấ t tí ch”1.

Ngà y 1-1-1961, Bộ Chỉ huy - Phò ng cả nh sá t tư phá p - Ban tì nh bá o VNCH báo cáo về việ c Việ t cộ ng đặ t chông và tấ n công công sở xã Phú Nhuậ n thuộ c quậ n Trú c Giang (Kiế n Hò a) như sau: “Việ t cộ ng sẽ cho đặ t hầ m chông dọ c theo bờ sông Kiế n Hò a, từ bế n đò Cá i Cố i đế n bế n đò Rạ ch Vong từ ngà y 29-12-1960 cho đế n ngà y 1-1-1961. Nhằ m chặ n đườ ng tiế p việ n củ a lự c lượ ng Hiế n Binh khi Việ t cộ ng tấ n công công sở Phú Nhuậ n. Trướ c khi tá i tấ n công Việ t cộng sẽ cho đá nh mộ t số mõ đặ c biệ t bá o cho dân chú ng biế t để tả n cư”2.

Chỉ trong 2 năm 1959 - 1960 lực lượng cách mạng miền Nam đã giành quyền làm chủ nhiều nơi ở mức độ khác nhau như: ở Nam Bộ 1.100/1.296 xã với 4,5 triệu dân; Khu V: 4.440/4.700 thôn với 2 triệu dân. Tổng kết phong trào Đồng khởi năm 1960, toàn miền Nam, cùng với nhân dân, lực lượng cách mạng đã phá tan 2/3 bộ máy kìm kẹp của chính quyền Diệm ở cơ sở.

Trong mộ t bả n bá o cá o gử i Tổ ng thố ng Mỹ J. F. Kennedy và o thờ i điể m mớ i trú ng cử (1961), Cụ c Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã thừ a nhậ n: “Mộ t thờ i kỳ hế t sứ c nghiêm trọ ng đố i vớ i Tổ ng thố ng Ngô Đì nh Diệ m và Việt Nam Cộ ng hò a đã ở ngay trướ c mặ t. Chỉ trong 6 thá ng cuố i năm 1960, tình hình an ninh trong nướ c vẫ n tiế p tụ c ngà y cà ng xấ u đi và nay đã lên tớ i mứ c nghiêm

1 Phú c trì nh (kí n) số 011/2-HB, ngà y 1-1-1961, củ a Bộ Quố c phò ng-Hiế n binh Quố c gia - Đạ i độ i 4 Hiế n binh (Quân khu V) - Trung độ i Đị nh Tườ ng - Tiể u độ i Kiế n Hò a về vụ Việ t cộ ng phụ c kí ch chặ n đá nh đoà n xe củ a Đạ i ú y Quậ n trưởng Giồ ng Trôm (Kiế n Hò a, hồ i 9 giờ 30 phú t ngà y 31-12-1960), hồ sơ 6998, phông ĐICH, tờ số 10, TTLTII.

2 Phiế u tin tứ c (kí n) số 89/3-TB/K, ngà y 9-1-1961, củ a Bộ Chỉ huy - Phò ng Cả nh sá t tư phá p - Ban Tì nh bá o về việ c Việ t cộ ng đặ t chông và tấ n công công sở xã Phú Nhuậ n thuộ c quậ n Trú c Giang (Kiế n Hò a), hồ sơ 6998, phông ĐICH, tờ số 7, TTLTII.

Page 134: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

133

trọ ng, […] Toà n bộ vù ng nông thôn ở phí a Nam và Tây Nam Sài Gòn cũ ng như mộ t số vù ng phí a Bắ c đã nằ m trong quyề n kiể m soá t rấ t lớ n củ a Việ t cộ ng”1.

Qua Đồng khởi, lực lượng cách mạng ngày càng lớn mạnh cả về thế và lực. Bên cạnh các lực lượng vũ trang địa phương, lực lượng vũ trang chính quy cũng dần hình thành. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 21 tháng 10-1973 khẳng định thắng lợi của phong trào Đồng khởi năm 1960 “giáng một đòn bất ngờ vào chiến lược Eisenhower, làm thất bại một hình thức thống trị điển hình của chủ nghĩa thực dân mới Mỹ”, “đánh dấu một bước nhảy vọt quan trọng, chuyển cách mạng miền Nam sang thế tiến công, phát triển cao trào cách mạng ra khắp miền, với sự kết hợp cả hai hình thức đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự”2.

Vấn đề cấp bách đặt ra đối với cách mạng miền Nam là cần có một tổ chức độc lập để đoàn kết mọi giai cấp, thành phần trong xã hội thành một lực lượng to lớn, đồng lòng nhất trí vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời đã đáp ứng được yêu cầu bức thiết đó.

1.3. SỰ RA ĐỜI VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA MẶT TRẬNDÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAMSau Hiệp định Genève, Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai

miền với hai chế độ chính trị khác nhau. Từ năm 1954 đến năm 1959, Mỹ - Diệm đã tiến hành cuộc “chiến tranh một phía”, hòng biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, đồng thời đàn áp và dập tắt phong trào đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam Việt Nam, làm cho cách mạng tại miền Nam chịu tổn thất nặng nề. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân yêu nước Việt Nam với đế quốc Mỹ và tay sai ngày càng trở nên gay gắt. Đây

1 Trí ch trong Hồ sơ Lầ u Năm Gó c.2 Viện Sử học, Lịch sử Việt Nam 1954 - 1965, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nộ i, 1995, tr. 223.

Page 135: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

134

chính là nguyên nhân, yêu cầu cần phải có sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cho các mạng tại miền Nam.

Ngày 6-7-1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào cả nước vạch rõ nguyên nhân không có tổng tuyển cử để thống nhất đất nước là do đế quốc Mỹ và tay sai Ngô Đình Diệm phá hoại Hiệp định Genève. Người khẳng định: “Th ống nhất nước nhà là con đường sống của nhân dân ta. Đại đoàn kết là một lực lượng tất thắng”1. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ tính chất cuộc đấu tranh chính là: “Củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ cũng là một cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ. Để giành thắng lợi, toàn thể nhân dân, quân đội và cán bộ ta từ Bắc đến Nam cần phải đoàn kết chặt chẽ, tư tưởng phải thống nhất, hành động phải nhất trí”2.

Trong thời gian đó, Đảng đã từng bước tìm tòi và hoạch định đường lối cách mạng miền Nam. Trong đó có chủ trương xây dựng một mặt trận dân tộc thống nhất chống Mỹ - Diệm. Chỉ thị của Bộ Chính trị tháng 9-1954, với nhiệm vụ trước mắt là “Đoàn kết và lãnh đạo nhân dân đấu tranh thực hiện Hiệp định đình chiến để củng cố hòa bình; ra sức hoàn thành cải cách ruộng đất, phục hồi và nâng cao sản xuất, tăng cường xây dựng quân đội nhân dân, củng cố miền Bắc, giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam nhằm củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc”3. Đối với tình hình cách mạng ở miền Nam Việt Nam, Bộ Chính trị xác định: “Nhiệm vụ của Đảng ở miền Nam trong giai đoạn hiện tại là: Lãnh đạo nhân dân miền Nam đấu tranh thực hiện hiệp định đình chiến, củng cố hòa bình, thực hiện tự do dân chủ (tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do đi lại,...) cải thiện dân sinh, thực hiện thống nhất

1 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1987, tr. 464.2 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1987, tr. 3.3 Nghị quyết Bộ Chính trị ngày 5 đến 7-9-1954, tài liệu lưu trữ tại Viện Lịch sử Quân sự

Việt Nam.

Page 136: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

135

và tranh thủ độc lập...”1. Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 6-1956 “Về tình hình, nhiệm vụ và công tác miền Nam, đường lối cách mạng miền Nam” là những cơ sở đầu tiên hình thành đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và chủ trương xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất ở miền Nam.

Th áng 8-1956, đồng chí Lê Duẩn đã soạn thảo tài liệu “Đường lối cách mạng miền Nam” vạch ra phương hướng đánh đổ Mỹ - Diệm. Tài liệu quan trọng này đã vạch rõ: “Để chống lại chế độMỹ - Diệm, nhân dân miền Nam chỉ có một con đường cứu nước và tự cứu lấy mình là con đường cách mạng. Ngoài con đường cách mạng không có một con đường nào khác”2.

Đáp ứng yêu cầu của cách mạng miền Nam, tháng 1-1959, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15, trên cơ sở nhận định bối cảnh quốc tế, phân tích tình hình trong nước đã xác định con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là sử dụng bạo lực cách mạng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân. Hội nghị xác định: “Nhiệm vụ cơ bản là Giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”3. Đồng thời, chỉ rõ con đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam lúc này là “dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng nên chính quyền cách mạng của nhân dân”4.

1 Nghị quyết Bộ Chính trị ngày 5 đến 7-9-1954, tài liệu lưu trữ tại Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam.

2 Những sự kiện lịch sử Đảng, tập III, Nxb. Th ông tin Lý luận, Hà Nội, 1985, tr. 62.3 Văn kiện Đảng toàn tập, tập 17, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 183.4 Ban tổng kết chiến tranh B2, Báo cáo tổng kết kinh nghiệm cuộc kháng chiến chống Mỹ,

cứu nước trên chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ (B2), tháng 2-1979, tr. 150.

Page 137: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

136

Th áng 7-1959, Hồ Chí Minh giải thích về việc Hà Nội quyết định can thiệp vào Nam Việt trên một tờ báo của Đảng Cộng sản Bỉ:

“Chúng tôi đang xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, chúng tôi đang xây dựng nó chỉ ở một phần đất nước, trong khi phần còn vẫn phải trực tiếp và thực hiện cách mạng phản đế và cách mạng dân chủ tư sản”.

(Tuyên bố về trách nhiệm của Hà Nội cho việc nổi dậy được lặp đi lặp lại bởi nhiều nhà lãnh đạo Bắc Việt khác nhau).

Th eo sau đó là sự gia tăng đột ngột hoạt động du kích ở Nam Việt. Giữa năm 1960, hoạt động du kích tăng lên đến mức chưa từng có kể từ năm 1954. Ám sát các quan chức địa phương, cảnh sát, giáo viên,... ước tính gần 600 vụ mỗi tháng, gấp đôi số vụ trong giai đoạn tồi tệ nhất của Malai. Các bang nhóm khủng bố từ 7.000 đến 10.000 tập trung ở phía Bắc và Đông Sài Gòn. Phong trào du kích (khủng bố) đã bị hạn chế và lệnh giới nghiêm được ban ra ở một số vùng”1.

Ngày 9-11-1959, Hội nghị Xứ ủy Nam Bộ mở rộng tại chiến khu Dương Minh Châu (Tây Ninh) bàn việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II). Đồng chí Nguyễn Văn Linh - Bí thư Xứ ủy, chủ trì hội nghị. Hội nghị phân tích tình hình miền Nam những tháng cuối năm 1959 và đi đến nhận định: “Địch đã bị động về toàn cục không thể cai trị theo ý muốn của chúng. Ở xã, ấp địch yếu chứ không mạnh. Bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, có các tổ đội võ trang tự vệ làm nòng cốt, có thể diệt bọn tề, dân vệ ác ôn, làm chủ xã ấp”2.

Tiếp đó, Xứ ủy Nam Bộ đã đề ra chủ trương thực hiện tinh thần Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng, trong đó tập trung vào các công việc khẩn cấp:

1 Hồ sơ 3345, phông PTTg, TTLTII.2 Đảng ủy - Ban Chấp hành quân sự tỉnh Tây Ninh, Ban Khoa học Lịch sử Quân sự, Lịch

sử lực lượng võ trang tỉnh Tây Ninh (1954 - 1975), 2001, tr. 92.

Page 138: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

137

“- Đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng phát triển mạnh mẽ, sâu rộng hơn để đẩy địch vào thế bị động và cô lập hơn nữa.

- Đẩy mạnh hoạt động vũ trang tuyên truyền, nhằm thiết thực hỗ trợ thúc đẩy phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục quần chúng để nâng cao ý thức căm thù và quyết tâm cách mạng trong cuộc đấu tranh đánh đổ ách thống trị của địch.

- Không ngừng củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất chống Mỹ - Diệm.

- Xúc tiến và đẩy mạnh công tác binh vận”1.

Căn cứ vào một tài liệu do VNCH tịch thu ngày 28-3-1960, Xứ ủy Nam Bộ đã đề ra 5 công tác chủ yếu sau:

“1. Đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, bảo vệ quyền lợi “dân sinh dân chủ”. Chú trọng phong trào ở nông thôn cũng như thành thị, trong quần chúng, binh sĩ, nhân viên Chính quyền và trong mọi giới.

2. Phát động chiến dịch tấn công dư luận xuyên tạc Chính phủ V.N.C.H.

3. Đẩy mạnh các hoạt động võ trang tuyên truyền, giữ thế hợp pháp của quần chúng, tránh hoạt động bừa bãi, trừng trị lan tràn.

4. Đẩy mạnh các công tác binh vận, dân vận và chính quyền vận.

5. Khẩn trương xúc tiến công tác củng cố cơ sở với phương châm nhẹ nhàng, gọn gàng, bí mật”2.

1 Ban Chỉ đạo nghiên cứu biên soạn lịch sử biên niên Trung ương Cục miền Nam, Dự thảo lịch sử biên niên Xứ ủy Nam Bộ Trung ương Cục miền Nam, rập 1 (1954 - 1964), Hà Nội, 1999, tr. 24.

2 Tư văn số 030/TTM/2/5/M ngày 8-6-1960 của Th iếu tướng Phạm Xuân Chiểu - Th am mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu - Bộ Quốc phòng gửi các Quân khu, Quân đoàn, BCH,… về Chủ trương hoạt động Việt cộng trong giai đoạn tới, hồ sơ 6262, phông ĐICH, tờ số 29 - 31, TTLTII.

Page 139: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

138

Đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần thứ III (9-1960) xác định, ở miền Nam phải “thực hiện một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi chống Mỹ - Diệm lấy liên minh công - nông làm cơ sở”1. Mặt khác, để “nhận rõ tầm quan trọng của công tác mặt trận để chiến thắng Mỹ Diệm, riêng lực lượng Đảng ta và công nông không thì không đủ mà còn phải thu hút vào hàng ngũ cách mạng càng nhiều người càng tốt. Mặt trận là một trong những điều kiện không thể thiếu được để bảo đảm cách mạng thành công”2. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (mở rộng) khẳng định: “Củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước là nhiệm vụ chung của toàn Đảng và toàn dân ta. Nhưng vì nhiệm vụ cơ bản của mỗi miền khác nhau, cho nên nhiệm vụ, tính chất, thành phần mặt trận ở mỗi miền có chỗ khác nhau. Vì vậy, cần có mặt trận riêng cho miền Nam”3.

Cùng với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở miền Bắc, trong cao trào đấu tranh cách mạng của nhân dân miền Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược, trước yêu cầu của tình hình cách mạng miền Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: “Ở miề n Nam, dần dần phải hình thành một mặt trận dân tộc rộng rãi tập hợp mọi lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình...”4 để đoàn kết mọi giai cấp, thành phần trong xã hội thành một lực lượng to lớn, đồng lòng nhất trí vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Ngay từ khi chuẩn bị thành lập Mặt trận, Đảng Lao động Việt Nam đã chuẩn bị cho ra đời Cương lĩnh của Mặt trận theo hướng “chúng ta phải làm sao cho các từng lớp tiểu tư sản, tư sản dân tộc, địa chủ, nhân sĩ không cảm giác chính Đảng ta thảo ra bản cương

1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 21, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 920.

2 Bản phân tích số 2188/TTM/2 ngày 28-6-1968 của Bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH, hồ sơ 16176, phông PTTg, TTLTII.

3 Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (Mở rộng), dẫn theo: Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 20 (1959), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 87.

4 Văn kiện Ðảng về Mặt trận Dân tộc Th ống nhất, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1971, tr. 230.

Page 140: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

139

lĩnh nầy,... mà phải làm cho thấy chính họ tham gia vào việc xây dựng bản cương lĩnh”1.

Th ực hiện Nghị quyết 15 và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ III, đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng miền Nam và nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, ngày 20-12-1960, tại xã Tân Lập, huyện Châu Th ành, thuộc vùng giải phóng Tây Ninh, đại biểu các giai cấp, các dân tộc, các tôn giáo và các đảng phái đã họp Đại hội, quyết định thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Đại hội đã thông qua Tuyên ngôn, Chương trình hành động 10 điểm với nội dung cơ bản là đánh đổ chế độ thuộc địa trá hình của đế quốc Mỹ và bọn tay sai Ngô Đình Diệm, xây dựng một miền Nam độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc. Lãnh đạo ban đầu của Mặt trận là Võ Chí Công, Phùng Văn Cung, Huỳnh Tấn Phát. Ông Huỳnh Tấn Phát giữ chức vụ Phó Chủ tịch kiêm Tổng Th ư ký Ủy ban Trung ương.

Chính quyền Sài Gòn cho rằng “mục đích của VC trong việc thành lập MTGPMN là tạo 1 bộ mặt quốc gia cho một tổ chức bề ngoài có vẻ liên kết mọi đảng phái, mọi giai cấp để che giấu bộ mặt thật của VC trong việc lãnh đạo chiến tranh tại miền Nam hầu lôi kéo số bất mãn, lưng chừng, trong mục tiêu lật đổ chính quyền VNCH thành lập 1 Chính phủ liên hiệp trung lập trong bước đầu và sau đó sẽ đi đến thống nhất đất nước, cộng sản hóa toàn thể lãnh thổ Việt Nam”2. Tuy nhiên, lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc đã chứng minh một sự thật rằng, mặt trận dân tộc thống nhất là không thể không có. Kinh qua các năm từ 1930, đã có nhiều mặt trận dân tộc được thành lập phù hợp với từng thời kỳ, như: Mặt trận Phản đế, Mặt trận Dân chủ, Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Liên Việt, Mặt trận Tổ quốc, và sau này là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

1 Bản phân tích số 2188/TTM/2 ngày 28-6-1968 của Bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH, hồ sơ 16176, phông PTTg, TTLTII.

2 Bản phân tích số 2188/TTM/2 ngày 28-6-1968 của Bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH, hồ sơ 16176, phông PTTg, TTLTII.

Page 141: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

140

Tài liệu “Trận liệt quân sự Việt cộng” của Phòng Nhì Bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH đánh giá về bản chất của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là “một tổ chức kết hợp các đoàn thể giai cấp cốt lôi kéo các phần tử bất mãn, lưng chừng đặc biệt là những giai cấp trước đây đã từng chống đối cộng sản. Bề ngoài Mặt trận này là một tổ chức có tính cách lãnh đạo về pháp lý và chính quyền nhưng thực ra không có một quyền hành nào cả. Mọi chỉ thị đều do T.U.C.M.N (Trung ương Cục miền Nam) ban hành và hướng dẫn. Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTDTGPMN là luật sư Nguyễn Hữu Th ọ”1.

Trong tài liệu “Trận liệt chính trị VC” tháng 8-1968, chính quyền Sài Gòn nhìn nhận “Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam là một tổ chức chính trị do cộng sản nhào nặn nhằm tạo cái thế “danh chính ngôn thuận” trong âm mưu thôn tính miền Nam của chính quyền miền Bắc. Mặt trận Dân tộc Giải phóng ra đời ngày20-12-1960 sau một thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng của Trung ương Cục miền Nam. Một số nhân vật trí thức tả khuynh miền Nam và một số đảng viên Cộng sản thuộc thành phần trí thức, đã có tên tuổi trong chính trường miền Nam, được Cộng sản đưa ra trong danh sách Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam do LS. Nguyễn Hữu Th ọ cầm đầu và được đề cử làm Chủ tịch”2.

Trên cùng phương diện này, Hoành Linh Đỗ Mậu nguyên là Giám đốc Nha An ninh quân đội dưới chế độ Ngô Đình Diệm trong cuốn hồi ký của mình (in lần đầu năm 1986) cũng thừa nhận: “Nhìn lại toàn bộ mọi khía cạnh của cuộc chiến Việt Nam, không ai có thể tưởng tượng được rằng sau Hiệp định Genève 1954, trong khi Cộng sản Bắc Việt bị kiệt quệ về mọi mặt và trong lúc miền Nam Việt Nam được đệ nhất cường quốc Hoa Kỳ yểm trợ tận tình và dồi dào mà chỉ 5 năm sau (1960) tình trạng an ninh ở miền Nam đã

1 Trận liệt quân sự Việt cộng Nam vĩ tuyến 17 của Phòng Nhì Bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH, cuốn số 3, hồ sơ 15509, phông PTTg, TTLTII.

2 Trận liệt chính trị Việt cộng tại Nam vĩ tuyến 17 tính đến 31-8-1968, tập 1, cuốn 005 của Bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH, hồ sơ 16149, phông PTTg, TTLTII.

Page 142: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

141

bị thui chột ở hạ tầng vì sức mạnh công phá của kẻ thù ở nông thôn cũng như ở các vùng biên đô thị”1. Từ đó, ông đã phải khẳng định rằng “sự ra đời đầy thách đố của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam” năm 1960 là một trong những biến cố “mở đầu cho sự băng hoại tận gốc rễ của chế độ Diệm”2.

Ngay sau khi thành lập, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ngay lập tức nắm lấy sứ mệnh và trở thành người tổ chức, lãnh đạo và đại diện cho nhân dân miền Nam Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ và bè lũ tay sai. Chính quyền Sài Gòn đã phải thừa nhận rằng: “Xét về khả năng, MTDTGPMNVN hội đủ các điều kiện tối thiểu về hình thức và thực chất quyền hành để tiến tới một chính phủ. Chính tư thế này đã thúc đẩy MTDTGPMNVN và khối Cộng liên tục kêu gọi thế giới hãy thừa nhận MTDTGPMNVN như là người đại diện chân chính và duy nhất cho nhân dân miền Nam Việt Nam”3.

Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam chủ trương đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân, các giai cấp, các dân tộc, các đảng phái, các đoàn thể, các tôn giáo và thân sĩ yêu nước không phân biệt xu hướng chính trị, để đấu tranh đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và Ngô Đình Diệm, tay sai của Mỹ, thực hiện độc lập, dân chủ, hòa bình trung lập, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc. “Hòa bình trung lập”, “tiến tới hòa bình thống nhất” là một chủ trương sáng tạo, phù hợp với thực tiễn cách mạng miền Nam. Mặt trận đã “tập hợp đông đảo các đảng phái, các đoàn thể, các nhân sĩ đại diện cho mọi khuynh hướng chính trị, tôn giáo, dân tộc và các tầng lớp nhân dân ta”4. Mặt trận ra lời kêu gọi: “Tất cả hãy

1 Hồi ký Hoành Linh Đỗ Mậu, Tâm sự tướng lưu vong - Việt Nam máu lửa quê hương tôi, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2001, tr. 334.

2 Hồi ký Hoành Linh Đỗ Mậu, Tâm sự tướng lưu vong - Việt Nam máu lửa quê hương tôi, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2001, tr. 371.

3 Phiếu trình số 1508/TBAN/KH/NC của Tổng Bộ An ninh Quốc gia VNCH, hồ sơ 17926, phông PTTg, tờ số 44, TTLTII.

4 Năm năm chiến đấu anh dũng thắng lợi vẻ vang của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Nxb. Sự thật, 1966, tr. 40.

Page 143: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

142

đứng lên, tất cả hãy đoàn kết lại. Hãy siết chặt hàng ngũ chiến đấu dưới ngọn cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng, đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và Ngô Đình Diệm”1.

Ngay khi ra mắt nhân dân, Mặt trận đã công bố rõ ràng chủ trương của mình:

“Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam chủ trương đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân, các giai cấp, các dân tộc, các đảng phái, các đoàn thể, các tôn giáo, các nhân sĩ yêu nước ở miền Nam Việt Nam không phân biệt xu hướng chính trị để đấu tranh đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tập đoàn tay sai của Mỹ ở miền Nam Việt Nam, thực hiện: độc lập, dân chủ, cải thiện dân sinh, hòa bình, trung lập ở miền Nam, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc”2 .

Đồng thời, Mặt trận công bố Chương trình 10 điểm: “1. Đánh đổ chế độ thuộc địa trá hình của đế quốc Mỹ và chính

quyền độc tài Ngô Đình Diệm, tay sai của Mỹ, thành lập chính quyền liên minh dân tộc dân chủ.

2. Th ực hiện chế độ dân chủ rộng rãi và tiến bộ.3. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, thực hiện cải thiện dân sinh.4. Th ực hiện giảm tô, tiến tới giải quyết vấn đề ruộng đất cho

nông dân, làm cho người cày có ruộng.5. Xây dựng nền văn hóa và giáo dục dân tộc dân chủ.6. Xây dựng một quân đội bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân.7. Th ực hiện dân tộc bình đẳng, nam nữ bình quyền, bảo vệ

quyền lợi chính đáng của ngoại kiều và kiều bào.8. Th ực hiện chính sách ngoại giao hòa bình trung lập.9. Lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền Nam Bắc, tiến tới

hòa bình thống nhất lãnh thổ.

1 Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1961, tr. 9.2 Giác thư của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam về vấn đề đại diện miền

Nam Việt Nam tại Hội nghị Á - Phi lần thứ II (1965), hồ sơ 20274, phông PTTg, TTLTII.

Page 144: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

143

10. Chống chiến tranh xâm lược, tích cực bảo vệ hòa bình thế giới”1.Với những chủ trương cơ bản như sau:“Về chính trị: - Đánh đổ chế độ thuộc địa trá hình của đế quốc Mỹ và chính

quyền độc tài Ngô Đình Diệm - tay sai của Mỹ, thành lập chính quyền liên minh dân tộc dân chủ gồm đại biểu các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, các đảng phái, các tôn giáo và những nhân sĩ yêu nước, giành lại các quyền lợi kinh tế - chính trị, xã hội - văn hóa của nhân dân; thực hiện độc lập, dân chủ, cải thiện dân sinh, hòa bình trung lập, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc.

- Th ực hiện dân chủ rộng rãi và tiến bộ. - Bãi bỏ Hiến pháp hiện hành của chính quyền độc tài Ngô Đình

Diệm, tay sai của Mỹ, tiến hành bầu cử Quốc hội mới bằng phổ thông đầu phiếu.

- Ban bố các quyền: tự do dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do nghiệp đoàn, tự do đi lại.

Đảm bảo tự do tín ngưỡng, không phân biệt đối xử đối với các tôn giáo, các đảng - phái, các đoàn thể yêu nước không có một xu hướng chính trị để được tự do hoạt động.

- Toàn xá các chính trị phạm, giải phóng các trại tập trung dưới mọi hình thức, bãi bỏ luật phát xít 10/59 và các luật phản dân chủ khác. Những người vì chế độ Mỹ - Diệm phải chạy ra nước ngoài được tự do trở về nước.

- Ngăn cấm mọi sự bắt bớ giam cầm trái phép, tra tấn cực hình, trừng trị bọn gian ác tàn sát nhân dân mà không chịu hối cải.

Về kinh tế: - Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, thực hiện cải cách dân sinh.

1 Cương lĩnh Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam - phụ bản 6, hồ sơ 16176, phông PTTg, TTLTII.

Page 145: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

144

- Bãi bỏ độc quyền kinh tế của đế quốc Mỹ và của bọn tay sai, xây dựng một nền kinh tế và tài chính độc lập, tự chủ, lợi cho quốc kế dân sinh, tịch thu tài sản của đế quốc Mỹ và tập đoàn tay sai của Mỹ làm tài sản Quốc gia.

- Giúp đỡ cho công thương gia xây dựng và khuếch trương công nghiệp và tiểu công nghiệp, khuyến khích phát triển xí nghiệp, tích cực bảo vệ hàng nội hóa bằng cách bãi bỏ thuế sản xuất, hạn chế hoặc đình chỉ nhập khẩu hàng hóa trong nước sản xuất được, chỉ nhập cảng nguyên liệu máy móc.

- Chấn hưng nông nghiệp, canh tân nghề trồng tỉa, nghề cá và chăn nuôi, giúp đỡ cho nông dân khai hoang và phát triển sản xuất, bảo vệ mùa màng, đảm bảo tiêu thụ nông sản.

- Khuyến khích và đẩy mạnh việc giao hữu kinh tế giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, phát triển buôn bán với nước ngoài không phân biệt chính trị theo nguyên tắc bình đẳng và có lợi.

- Th i hành chính sách thuế công bằng và hợp lý. - Bãi bỏ phạt vạ vô lý. - Ban hành Luật Lao động: cấm sa thải, cúp phạt, đánh đập; cải

thiện đời sống cho công nhân và viên chức, quy định tiền lương và điều kiện đảm bảo sức khỏe cho thiếu niên học nghề.

- Tổ chức cứu tế xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho những người thất nghiệp, bảo trợ trẻ mồ côi, người già yếu hay tàn tật.

- Giúp đỡ những người vì chống đế quốc Mỹ và tay sai mà bị thương tật cô đơn.

- Cứu tế những nơi bị mất mùa, những nơi bị hỏa hoạn thiên tai. - Giúp đỡ cho đồng bào di cư muốn về xứ sở, giải quyết công ăn

việc làm cho những người muốn vào làm. - Ngăn cấm việc đuổi nhà, dỡ nhà, cướp đất, dồn dân, bảo đảm

cho đồng bào ở nông thôn và giới cần lao thành thị được yên ổn làm ăn.

Page 146: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

145

Về ruộng đất: - Th ực hiện giảm tô, tiến tới giải quyết vấn đề ruộng đất cho

nông dân làm cho người cày có ruộng. - Th ực hiện giảm tô, đảm bảo nguyên canh, đảm bảo quyền sở

hữu đất khai hoang cho người có công khai phá, bảo trợ quyền sở hữu chính đáng về ruộng đất đã được chia của nông dân.

- Bãi bỏ các “khu trù mật”, chế độ bắt dân đi dinh điền; đồng bào đã bị cưỡng bức vào khu trù mật và dinh điền được tự do trở về sinh sống, làm ăn trên ruộng vườn của mình.

- Tịch thu ruộng đất của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai để chia cho dân cày không có ruộng hoặc thiếu ruộng, chia lại công điền cho công bình hợp lý.

- Bằng thương lượng và giá cả công bằng hợp lý, nhà nước mua lại ruộng đất của điền chủ có từ mức độ nào đó trở lên, tùy tình hình ruộng đất của mỗi địa phương đem chia cho nông dân thiếu đất. Nông dân được chia ruộng đất không phải trả tiền và không bị ràng buộc bởi một điều kiện nào.

Về văn hóa, giáo dục:

- Xây dựng nền văn hóa giáo dục dân tộc dân chủ.

- Bãi trừ văn hóa và giáo dục nô dịch, cao bồi theo kiểu Mỹ; xây dựng một nền văn hóa và giáo dục dân tộc, tiến bộ, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

- Xóa bỏ nạn mù chữ, lập thêm các trường phổ thông, đảm bảo cho thanh niên và thiếu niên có đủ trường học. Mở mang các trường đại học và chuyên nghiệp và các trường dạy nghề. Th ực hiện chế độ dạy bằng tiếng Việt trong các trường học. Giảm học phí cho học sinh và sinh viên nghèo; cải cách chế độ thi cử.

- Phát triển khoa học kỹ thuật và văn hóa, nghệ thuật dân tộc; khuyến khích và giúp đỡ trí thức, văn nghệ sĩ có điều kiện phát triển tài năng để phục vụ công cuộc xây dựng nước nhà.

Page 147: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

146

- Phát triển y tế để chăm nom sức khỏe cho nhân dân. Phát triển phong trào thể dục, thể thao.

Về quân đội:

- Xây dựng một quân đội bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân.

- Xây dựng một quân đội dân tộc bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân. Bãi bỏ chế độ Cố vấn quân sự Mỹ.

- Bãi bỏ chế độ bắt lính. Cải thiện đời sống vật chất, bảo đảm quyền lợi chính trị cho binh lính. Bãi bỏ chế độ ngược đãi đánh đập đối với binh sĩ. Có chính sách chiếu cố gia đình quân nhân nghèo.

- Khen thưởng và trọng dụng các sĩ quan và binh lính có công trong cuộc đấu tranh chống ách thống trị của đế quốc Mỹ và tập đoàn tay sai của Mỹ. Khoan hồng đối với những người trước đã theo Mỹ - Diệm gây tội ác với nhân dân nhưng nay hối cải, phục vụ nhân dân.

- Xóa bỏ các căn cứ quân sự của nước ngoài ở Việt Nam.

Về chính sách dân tộc miền núi và các quyền cơ bản của con người:

- Th ực hiện dân tộc bình đẳng, nam nữ bình quyền, bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngoại kiều và kiều bào.

- Th ành lập các khu tự trị ở các vùng dân tộc thiểu số trong đại gia đình dân tộc Việt Nam.

- Bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc: các dân tộc đều có quyền tự do dùng và phát triển tiếng nói, chữ viết của mình, tự do giữ gìn hoặc thay đổi phong tục tập quán của mình. Bãi bỏ chính sách ngược đãi, cưỡng bức đồng hóa của Mỹ - Diệm hiện nay.

- Giúp đỡ các dân tộc thiểu số tiến kịp trình độ chung bằng cách phát triển kinh tế, văn hóa ở các vùng dân tộc thiểu số, đào tạo nhân tài người dân tộc thiểu số.

- Th ực hiện nam nữ bình đẳng, phụ nữ được hưởng quyền lợi như nam giới về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Page 148: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

147

- Bảo về quyền lợi chính đáng của ngoại kiều sinh sống ở Việt Nam.

- Bảo vệ và chăm sóc quyền lợi của kiều bào ở hải ngoại. Về ngoại giao: - Th ực hiện chính sách ngoại giao hòa bình trung lập: - Xóa bỏ mọi hiệp ước bất bình đẳng xâm phạm đến chủ quyền

của dân tộc do tập đoàn tay sai của Mỹ ký với nước ngoài. - Đặt quan hệ ngoại giao với tất cả các nước, không phân biệt

chế độ chính trị, theo nguyên tắc chung sống hòa bình của hội nghị Bandoeng.

- Đoàn kết chặt chẽ với các nước yêu chuộng hòa bình và các nước trung lập. Mở rộng quan hệ hữu hảo với các nước Đông Nam Á, đặc biệt với các nước láng giềng Campuchia, Lào.

- Không tham gia khối liên minh quân sự nào, không liên minh quân sự với nước nào.

- Nhận viện trợ kinh tế của bất cứ nước nào sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam không có điều kiện ràng buộc.

- Lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc.

Yêu cầu bức thiết của đồng bào trong toàn quốc là phải hòa bình thống nhất Tổ quốc, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam chủ trương thống nhất nước nhà từng bước bằng phương pháp hòa bình, trên nguyên tắc hai miền cùng nhau thương lượng, cùng nhau bàn bạc mọi hình thức và biện pháp có lợi cho dân tộc, cho Tổ quốc Việt Nam.

Trong khi nhà nước chưa thống nhất, Chính phủ hai miền cùng nhau thương lượng, cam kết tuyên truyền không chia rẽ dân tộc, không tuyên truyền chiến tranh, không dùng binh lực đối với nhau. Th ực hiện trao đổi kinh tế, văn hóa giữa hai miền. Cho nhân dân hai miền được tự do đi lại buôn bán, thăm viếng, tự do gửi thư từ cho nhau.

Page 149: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

148

- Chống chiến tranh xâm lược, tích cực bảo vệ hòa bình thế giới.

- Chống chiến tranh xâm lược và tất cả các hình thức nô dịch của đế quốc. Ủng hộ các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước.

- Chống tuyên truyền chiến tranh. Đòi tổng giải trừ quân bị, cấm vũ khí hạt nhân, sử dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hòa bình.

- Ủng hộ các phong trào đấu tranh cho hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Tích cực bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới”1.

Chính quyền Sài Gòn nhận định: “Năm 1956, VC miền Bắc thành lập Mặt trận tổ quốc với ý định thu hút một số người còn tin tưởng nơi tinh thần yêu nước của chúng, nhưng trên thực tế Mặt trận này không thâu đoạt được kết quả như ý muốn. Ngày 20-12-60, VC thành lập MTDTGPMN với bản cương lĩnh gồm 10 điểm. Bản này so với bản cương lĩnh của Mặt trận Tổ quốc không có nhiều khác biệt. Tuy nhiên bản cương lĩnh của MTDTGPMN có phần sát với tình hình miền Nam hơn, còn bản cương lĩnh của MTTQ có tính cách tổng quát chung cho cả hai miền”2.

Cũng trong ngày 20-12-1960, Mặt trận đã ra lời kêu gọi toàn thể nhân dân miền Nam đoàn kết dưới một lá cờ chống giặc ngoại xâm bảo vệ bờ cõi Việt Nam:

“Hỡi toàn thể đồng bào!

Hỡi tất cả những người yêu nước!

Dân tộc ta đã tranh đấu gần một trăm năm và kháng chiến 9 năm, đã hy sinh biết bao xương máu, quyết không thể trở lại cuộc đời nô lệ.

1 Bản trận liệt Việt cộng của khối Cảnh sát đặc biệt về tình hình Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam năm 1962 - 1968, hồ sơ 16361, phông PTTg, TTLTII.

2 Trận liệt quân sự Việt cộng Nam vĩ tuyến 17 của Phòng Nhì Bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH, cuốn số 3, hồ sơ 15509, phông PTTg, TTLTII.

Page 150: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

149

Vì hòa bình, độc lập tự do, thống nhất của Tổ quốc, vì vận mạng của dân tộc, vì đời sống của chúng ta, vì tương lai của ta và con cháu ta.

Tất cả hãy đứng lên! Tất cả hãy đoàn kết lại!Hãy siết chặt hàng ngũ, tiến lên dưới ngọn cờ của Mặt trận Dân

tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam để đánh đổ ách thống trị tàn ác của đế quốc Mỹ và tay sai của Mỹ là Ngô Đình Diệm để cứu nước, cứu nhà.

Chúng ta nhất định sẽ thắng vì lực lượng đoàn kết của nhân dân ta là vô địch, vì chính nghĩa thuộc về ta, vì chủ nghĩa thực dân lỗi thời đang tan rã và sẽ đi tới diệt vong…

[…] Hãy đoàn kết, tin tưởng và phấn đấu anh dũng. Tiến lên giành lấy thắng lợi huy hoàng cho dân tộc ta, cho Tổ quốc ta”1.

Mặt trận quyết tâm theo đuổi một chính sách hoàn toàn vì lợi ích của dân tộc và Tổ quốc, phù hợp với sự nghiệp đoàn kết chống đế quốc, thực dân, đứng đầu là đế quốc Mỹ, của nhân dân Á, Phi, Mỹ Latinh, phù hợp với sự nghiệp đấu tranh cho hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân toàn thế giới. Mặt trận mau chóng mở rộng uy tín, tổ chức của mình trên toàn miền Nam, xứng đáng trở thành người lãnh đạo và tổ chức mọi lực lượng yêu nước ở miền Nam Việt Nam.

Để tăng cường vai trò chính thức và công khai ở miền Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất tại Lò Gò - Cà Tum (Tây Ninh) từ ngày 16-2 đến 3-3-1962. Dự Đại hội có đầy đủ đại biểu các giới, các ngành, các tôn giáo, dân tộc, đảng phái, đầy đủ các thành viên Ủy ban Trung ương lâm thời Mặt trận Dân tộc Giải phóng và các địa phương miền Nam do Đoàn Chủ tịch mà đứng đầu là Luật sư Nguyễn Hữu Th ọ chủ trì.

1 Hà Minh Hồng, Trần Nam Tiến, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (1960 - 1977), Nxb. Tổng hợp Th ành phố Hồ Chí Minh, 2010, tr. 50.

Page 151: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

150

Đại hội tán thành và khẳng định Chương trình 10 điểm của Mặt trận là đúng đắn, quyết định lấy lá cờ nửa đỏ (trên) nửa xanh (dưới) với ngôi sao vàng năm cánh ở giữa làm cờ và bài hát “Giải phóng miền Nam” của Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước làm bài ca chính thức của Mặt trận.

Về cơ cấu nhân sự của Ủy ban Trung ương, khi mới thành lập, Mặt trận cử ra Ủy ban Trung ương lâm thời gồm các đồng chí: Nguyễn Văn Linh, Phùng Văn Cung, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Văn Hiếu, Trần Bửu Kiếm, Trần Bạch Đằng, Hòa thượng Th ích Th iện Hào, Ngọc đầu sư Nguyễn Văn Ngợi… Đại hội lần thứ nhất tháng 3-1962, Ủy ban Trung ương được bầu chính thức1, cơ cấu như sau:

Chủ tịch là Luật sư Nguyễn Hữu Th ọ.

Phó Chủ tịch gồm:

Ybih Aleo đang giữ Chủ tịch phong trào tự trị Tây Nguyên.

Võ Chí Công là Đại biểu Đảng Nhân dân Cách mạng miền Nam.

Phùng Văn Cung là bác sĩ kiêm Trưởng ban Y tế Ủy ban Trung ương.

Trần Nam Trung đại biểu Giải phóng quân và các lực lượng võ trang nhân dân. Huỳnh Tấn Phát, Kiến trúc sư, giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Dân chủ miền Nam.

Ủy viên Chủ tịch đoàn gồm:

Trần Bạch Đằng đang giữ chức Chủ tịch Hội Liên hiệp Th anh niên giải phóng, Tổng Th ư ký Hội Những người kháng chiến cũ.

Nguyễn Th ị Định là Ủy viên Ban Mặt trận miền Trung Nam Bộ.

Trần Bửu Kiếm đang giữ chức Chủ tịch Hội Liên hiệp Sinh viên Học sinh Giải phóng.

Nguyễn Hữu Th ế đang giữ chức Chủ tịch Hội Nông dân Giải phóng.

1 Phụ bản 9, hồ sơ 16176, phông PTTg, TTLTII.

Page 152: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

151

Th ích Th iện Hào là hòa thượng Hội trưởng Tổ hội Lục hòa Phật tử Việt Nam.

Nguyễn Văn Ngợi là Ngọc đầu sư phái Cao Đài tiên thiện.Đặng Trần Th i - Phó Chủ tịch Hội Lao động Giải phóng.Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát vừa là Phó Chủ tịch đoàn vừa

giữ chức Tổng Th ư ký của Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam. Các Phó Tổng Th ư ký là Lê Văn Huấn, Ung Ngọc Kỳ, Giáo sư Lê Văn Quý, Dược sĩ Hồ Th u.

Ủy viên Trung ương gồm: Nguyễn Th ị Bình - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân miền Nam

đoàn kết với nhân dân Mỹ.Mã Th ị Chu (Dược sĩ);Trương Th ị Huệ;Huỳnh Cương (trí thức dân tộc người Khmer);Nguyễn Th ùy Dương (Bác sĩ, bút danh Huỳnh Đàm);Võ Đông Giang;Trần Văn Th ành;Lê Văn Th ịnh;Nguyễn Ngọc Hiển (Giáo sư);Dương Kỳ Nam (Giáo sư - bí danh);Trần Th iện Vĩ (Giáo sư), còn có tài liệu ghi là Giáo sư Phạm

Th iên Vĩ;Nguyễn Th ạch (Luật sư ở Sài Gòn);Nguyễn Văn Tứ (Nhạc sư);Huỳnh Đàng (bút danh, nhà kinh doanh);Như Sơn (bút danh, một tư sản dân tộc ở Sài Gòn);Ông Sát (người Th ượng, giữ chức Phó Chủ tịch Phong trào

dân tộc tự trị Tây Nguyên);

Page 153: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

152

Chu Phát (Linh mục);Huỳnh Th iện Từ (Sư thúc Hòa Hảo);Võ Văn Môn (Trung tá cựu lực lượng Bình Xuyên);Nguyễn Văn Tiến;Đặng Quang Minh;Tú Võ Oanh;Nguyễn Văn Trí;Lê Th ị Riêng;Joseph Marie Hồ Huệ Bá (Đại diện những người yêu nước);Th ích Hương Từ;Nguyễn Ngọc Th ưởng (Giáo sư, Phó Tổng Th ư ký Đảng Xã hội

cấp tiến);Eo Senthep (?);Vê Văn Th ả;Huỳnh Minh Siêng;Nguyễn Minh Phương;Nguyễn Văn Hiếu (Giáo sư);Vũ Tùng (Nhà báo);Trần Hữu Trung (Nhà soạn kịch);Nguyễn Tiến.Tính đến ngày 31-8-1968, theo tài liệu tổng hợp tin tức tình

báo của Bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH, Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam còn thêm các thành viên khác như1:

1 Trận liệt chính trị Việt cộng Nam vĩ tuyến 17 tính tới 31-8-1968 của Bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH, hồ sơ 16149, phông PTTg, TTLTII.

Page 154: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

153

Phó Chủ tịch: Đại đức Th ân Mé Th ế Nhơn (mất năm 1966);Lê Th ị Riêng (hy sinh trong cuộc Tổng công kích - Tổng khởi

nghĩa Tết Mậu Th ân 1968).Ủy viên Chủ tịch đoàn: Phan Xuân Th ái là Chủ tịch Hội Lao

động Giải phóng miền Nam Việt Nam.Ủy viên Ban Th ư ký: Ưng Ngọc Ky.Ủy viên Trung ương (hay còn gọi là Ủy viên Ủy ban Trung

ương): Nguyễn Văn Tiểu, Th ích Hung Từ, Lê Văn Th ả.Về việc chọn người cho vị trí Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt

trận, lãnh đạo Mặt trận từ những ngày đầu cho đến khi cách mạng toàn thắng đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị tham khảo ý kiến của Khu ủy Khu 5 và Xứ ủy Nam Bộ. Th ủ lĩnh của Mặt trận Dân tộc Giải phóng phải hội đủ đức độ và tài năng, người có thể đảm đương được vai trò này là Luật sư Nguyễn Hữu Th ọ. Vì thế, Đại hội Mặt trận lần thứ nhất đã nhất trí bầu Luật sư Nguyễn Hữu Th ọ làm người lãnh đạo Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Tổng Cục chiến tranh chính trị của chính quyền Sài Gòn ghi lại tiểu sử của đồng chí Nguyễn Hữu Th ọ, như sau:

“Nguyễn Hữu Th ọ sinh năm 1910 tại Sài Gòn, con của ông Nguyễn Hữu Tuân và bà Nguyễn Th ị Phong. Dù học tại Pháp từ thủa nhỏ, năm 1931 Th ọ hồi hương làm luật sư sống ở Saigon có vợ đầm tên Clémentine khi còn ở Pháp, Th ọ đã có liên lạc với Cộng sản Pháp, về Sài Gòn vẫn ngấm ngầm liên lạc, khi Đảng Cộng sản Việt Nam tức Đảng Lao động Việt Nam chính thức ra đời, Th ọ trở thành một đảng viên có uy tín. Trong thời gian cuộc chiến tranh Việt - Pháp xẩy ra, Th ọ vẫn sống ở Saigon hoạt động bí mật trong công tác gián điệp và tình báo cho Việt Minh.

Năm 1952… nhận chỉ thị của Việt Minh, Th ọ tình nguyện vào quân đội Pháp được cấp bậc Th iếu úy, vẫn giữ công tác gián điệp và tình báo cho Việt Minh.

Page 155: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

154

Ngày 15-10-1954 công tác mật bị lộ. Th ọ bị Pháp bắt, sau một thời gian ngắn Pháp trao Th ọ cho Ty Đặc cảnh miền Đông điều tra kỹ lại.

Th áng 3-1956 theo đề nghị của chính quyền địa phương, Th ọ bị đưa đi giam tại Cung Sơn (Phú Yên). Ở đây y đã nhiều lần ngấm ngầm liên lạc với Việt cộng. Th ời gian Th ọ bị bắt giam, chính quyền Việt Minh sau này là nhà cầm quyền Hà Nội thường xuyên theo dõi tin tức về y và cố tìm cách giải thoát cho y...

...

Ngày nay dường như theo lệnh mới của Hà Nội, Th ọ đã tạm rút lui chức Chủ tịch Mặt trận do Huỳnh Tấn Phát thay thế để rảnh rang về mặt đối nội, Th ọ ra sức vận động một phong trào ngụy hòa nhằm chống Mỹ và VNCH tại nhiều nơi ở các nước ngoài.

Người ta thấy Nguyễn Hữu Th ọ có tên trong danh sách Chính phủ lưu vong ngày nay cũng không lấy gì làm lạ vì đó là mục tiêu đấu tranh đã có từ lâu do chính quyền cộng sản Bắc Việt đã vạch cho Th ọ”1.

So với Ủy ban Trung ương lâm thời, Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã thể hiện sự hoàn chỉnh về cơ cấu, về thành phần tham gia, chứng tỏ đường lối đoàn kết xuyên suốt của Mặt trận và cũng chứng tỏ sự trưởng thành của Mặt trận theo năm tháng. Với sự đa dạng về thành phần tham dự Ủy ban Trung ương Mặt trận, toàn thể nhân dân miền Nam có thể thông qua các đại diện của mình để yêu cầu quyền lợi và thể hiện tiếng nói chung và ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam.

Về cơ cấu tổ chức, Mặt trận được tổ chức theo hệ thống dọc từ Trung ương xuống tới các địa phương, cấp thấp nhất là Mặt trận Giải phóng xã. Tại Trung ương, tổ chức mặt trận gồm: Đoàn Chủ

1 Phiếu gửi số 1231/TC/CTCT ngày 8-3-1967 của Tổng Cục chiến tranh chính trị, hồ sơ 16059, phông PTTg, TTLTII.

Page 156: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

155

tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng; các đoàn thể, hiệp hội giải phóng. Tại cấp khu và tỉnh cũng được tổ chức thành Ủy ban gọi là Ủy ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng khu hay tỉnh và bên dưới là các hiệp hội giải phóng. Tổ chức thấp nhất của Mặt trận Dân tộc Giải phóng là cấp xã. Tổ chức này gồm một số cán bộ trong Ủy ban Mặt trận Giải phóng xã và quy tụ một số quần chúng nằm trong các đoàn thể. Tại Tây Nguyên, Mặt trận tổ chức thành Ủy ban Dân tộc tự trị.

Tổ chức Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam gồm các ủy ban từ cấp Trung ương đến cấp xã. Trên nguyên tắc mỗi ủy ban gồm có:

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Th ư ký.- Các ủy viên gồm có đại diện các đảng phái (Đảng Nhân dân

Cách mạng miền Nam, Đảng Xã hội cấp tiến, Đảng Dân chủ miền Nam), tôn giáo (Phật giáo, Th iên Chúa giáo, Tin Lành, Hòa Hảo, Cao Đài…), các hội đoàn (Hội Nông dân, Lao động, Sinh viên, Phụ nữ…).

- Các giai cấp xã hội (thương gia, trí thức, tư sản, tiểu tư sản..), các dân tộc (Chàm, Miên, Th ượng…).

- Các ban điều hành công việc của Ủy ban như Ban Y tế, Th ông tin, Văn hóa, Giáo dục, Kinh tế, Tài chính, Quân sự…

Mỗi cấp của Mặt trận đều có các Ủy ban tương ứng, như cấp trung ương có Ủy ban Trung ương Mặt trận Giải phóng; cấp khu có Ủy ban Mặt trận Giải phóng cấp khu; cấp tỉnh có Ủy ban Mặt trận Giải phóng cấp tỉnh; cấp huyện có Ủy ban Mặt trận Giải phóng cấp huyện; cấp xã có Ủy ban Mặt trận Giải phóng cấp xã. Th eo phân tích của phía chính quyền Sài Gòn thì “Mặt trận Giải phóng miền Nam là tổ chức lãnh đạo cao cấp nhất tại miền Nam tương đương với 1 chính phủ, trong đó: Chủ tịch tương đương Th ủ tướng; Phó Chủ tịch tương đương Phó Th ủ tướng; các ban tương đương với các bộ; Ban Liên lạc đối ngoại tương đương Bộ Ngoại giao; Ban Y tế tương đương Bộ Y tế; Ban Th ông tin Văn hóa tương đương Bộ Th ông

Page 157: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

156

tin Văn hóa Giáo dục; Ban Kinh tế Tài chính tương đương Bộ Kinh tế tài chính; Ban Quân sự tương đương Bộ Quốc phòng; các Đại diện thường trực tại ngoại quốc tương đương các Đại sứ”1. Do đó, trên giấy tờ chính thức công khai mọi quyết định quan trọng đều do Ủy ban Mặt trận Giải phóng miền Nam ký.

Chủ trương của Mặt trận là đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân, các giai cấp, các dân tộc, các đảng phái, các đoàn thể, các tôn giáo, các nhân sĩ yêu nước ở miền Nam Việt Nam không phân biệt xu hướng chính trị nhắm tới một mục tiêu chung nhất là đánh đuổi quân xâm lược Mỹ, lật đổ chính quyền tay sai, thực hiện độc lập dân chủ, cải thiện dân sinh, hòa bình trung lập ở miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước. Với chủ trương trên, nhiều lực lượng, nhiều đoàn thể không thuộc Mặt trận nhưng vẫn là bạn và đồng chí cùng sát cánh vì mục tiêu cứu nước, cứu nhà.

Đảng Nhân dân Cách mạng miền Nam Việt Nam là một trong số các tổ chức chính trị thành viên của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Đảng Nhân dân Cách mạng miền Nam Việt Nam là một bộ phận của Đảng Lao động Việt Nam tại miền Nam. Tổ chức cũng như cơ sở của Đảng là các cơ sở của Đảng Cộng sản nằm lại miền Nam sau ngày ngưng bắn 1954. Sau năm 1960, các cơ sở đó được gây dựng lại và phát triển mạnh thêm. Để phù hợp với tình hình miền Nam, theo chỉ thị của Trung ương Đảng, bộ phận Đảng Cộng sản Việt Nam tại miền Nam sẽ sinh hoạt trong đảng với tên gọi là Đảng Nhân dân Cách mạng miền Nam Việt Nam. Đảng Nhân dân Cách mạng miền Nam Việt Nam chính thức được thành lập ngày 15-1-1962, đứng đầu là ông Võ Chí Công. Tài liệu tình báo của chính quyền Sài Gòn ghi nhận:

“Th ành lập ngày 15-1-1962, Việt cộng cho rằng Đảng Nhân dân Cách mạng miền Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân và nông dân miền Nam Việt Nam nhưng trên thực tế đó là Đảng

1 Bản Phân tích số 2188/TTM/2 của Bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH, ngày 28-6-1968, hồ sơ 16176, phông PTTg, TTLTII.

Page 158: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

157

Cộng sản trá hình. Trong một tài liệu của Việt cộng do TĐ.173 (Trung đoàn 173) Hoa Kỳ tịch thu…ngày 14-3-1966 thì Việt cộng đã tiết lộ là (nguyên văn) “Quân đội ta là một, Đảng ta là một, đất nước ta là một” và “Giải phóng quân là một bộ phận của Quân đội nhân dân. Đảng Nhân dân Cách mạng thực chất là Đảng Lao động Việt Nam”1.

Cũng theo tin tức tình báo khác, chính quyền Sài Gòn ghi lại: “việc thành lập Đảng Nhân dân Cách mạng miền Nam Việt Nam chỉ là một thế chủ động bề ngoài thực tế, bên trong Đảng ta là Đảng Lao động Việt Nam thống nhất từ Bắc chí Nam dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đứng đầu là Hồ Chủ tịch… cần giữ bí mật tuyệt đối về đổi tên Đảng, theo chỉ thị của Trung ương là không nói với quần chúng kể cả quần chúng gần Đảng, là Đảng Nhân dân Cách mạng miền Nam Việt Nam và Đảng Lao động Việt Nam là một”2.

Đảng Nhân dân Cách mạng miền Nam Việt Nam công bố cương lĩnh hoạt động khi thành lập; và cho ra đời cơ quan ngôn luận là tờ Tiền phong phổ biến định kỳ dưới hình thức nguyệt san.

Từ trước năm 1961, ở miền Nam vẫn tồn tại lực lượng vũ trang hoặc bán vũ trang. Sau khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được thành lập, Trung ương thấy rằng miền Nam cần phải có một lực lượng vũ trang chính quy của riêng mình nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc thống nhất Nam Bắc. Th áng 1-1961, Tổng Quân ủy Trung ương ra chỉ thị thành lập lực lượng vũ trang chính quy của miền Nam. Ngày 15-2-1961, các lực lượng vũ trang nhân dân miền Nam thống nhất thành “Giải phóng quân miền Nam Việt Nam”, thường gọi là Quân giải phóng. Giải phóng quân miền Nam Việt Nam vừa ra đời đã tuyên bố tán thành mục đích và Chương trình 10 điểm của Mặt trận. Đáp lại, Ủy ban Trung ương

1 Trận liệt quân sự Việt cộng Nam vĩ tuyến 17 của Phòng Nhì Bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH, cuốn số 3, hồ sơ 15509, phông PTTg, TTLTII.

2 Trận liệt chính trị Việt cộng tại Nam vĩ tuyến 17 tính tới ngày 31-8-1968 của Bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH, hồ sơ 16149, phông PTTg, TTLTII.

Page 159: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

158

lâm thời của Mặt trận công nhận Quân giải phóng là thành viên của Mặt trận và trao quân kỳ cho Quân giải phóng có dòng chữ “Giải phóng quân anh dũng chiến thắng”. Lãnh đạo các lực lượng vũ trang Giải phóng miền Nam gọi là Bộ Tư lệnh được thành lập, bên trên có Ban Quân sự Miền giúp Trung ương Cục chỉ đạo, chỉ huy các lực lượng vũ trang từ Nam vĩ tuyến 17.

Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam là một lực lượng trong khối đại đoàn kết toàn dân của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam. Liên minh này có chương trình chính trị riêng nhưng có chung một mục tiêu với Mặt trận thể hiện ở 3 điểm chính là cứu quốc, kiến quốc và vấn đề thống nhất:

“Cứu quốc:

Đoàn kết mọi lực lượng và cá nhân yêu nước, kiên quyết chống chiến tranh xâm lược, đánh đổ chế độ bù nhìn tay sai, thành lập Chính phủ liên hiệp dân tộc, giành độc lập, dân chủ và hòa bình.

Liên minh chủ trương giành độc lập, chủ quyền của Nam Việt Nam, đòi Chính phủ Hoa Kỳ chấm dứt chiến tranh, rút hết quân đội Hoa Kỳ và quân đội đồng minh của họ ra khỏi miền Nam Việt Nam, phá bỏ các căn cứ quân sự, tôn trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam như Hiệp nghị Genève 1954 về Việt Nam đã quy định. Liên minh sẵn sàng bàn bạc với Chính phủ Hoa Kỳ về các vấn đề trên đây.

Liên minh chủ trương tiếp xúc, bàn bạc với Mặt trận Giải phóng để cùng nhau giành lại độc lập dân tộc, lập lại hòa bình và kiến thiết đất nước, đem lại đời sống tự do và hạnh phúc cho toàn dân.

Kiến quốc: Sau khi giành lại độc lập chủ quyền và hòa bình cho xứ sở, Liên minh chủ trương luôn luôn đoàn kết với các lực lượng và cá nhân yêu nước để hàn gắn những vết thương chiến tranh, kiến thiết đất nước, xây dựng miền Nam Việt Nam thành một quốc gia độc lập có chủ quyền, tự do, dân chủ hòa bình trung lập và thịnh vượng.

Page 160: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

159

Đối nội:Chế độ chính trị: xóa bỏ mọi vết tích của chế độ thực dân cũ và

mới ở miền Nam Việt Nam, đánh đổ toàn bộ chế độ bù nhìn tay sai, giải tán các Th ượng nghị viện, Hạ nghị viện…

Xây dựng chế độ cộng hòa thật sự dân chủ và tự do, tổ chức tổng tuyển cử đúng theo nguyên tắc bình đẳng, phổ thông đầu phiếu, trực tiếp và bỏ phiếu kín, để bầu ra một Quốc hội lập hiến đại diện thật sự của nhân dân.

Chế độ kinh tế: xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, không lệ thuộc vào đế quốc Mỹ hay bất cứ nước nào.

Chính sách về văn hóa - giáo dục - khoa học - kỹ thuật và y tế: xóa bỏ mọi ảnh hưởng của nền văn hóa đồi trụy, sa đọa, phát huy truyền thống tốt đẹp của nền văn hóa dân tộc lâu đời của ta, giữ gìn và xây dựng một nền văn hóa - giáo dục dân tộc tiến bộ, nỗ lực phát huy thuần phong mỹ tục.

Chính sách về cứu tế xã hội: săn sóc đời sống và sức khỏe của bệnh nhân, phụ nữ, người già, thương bệnh binh, trẻ em mồ côi, người tàn tật…; bài trừ mọi tệ nạn xã hội làm hại đến nhân phẩm và sức khỏe của phụ nữ; cứu tế những đồng bào bị nạn trong chiến tranh kể cả những gia đình nghèo khó của binh sĩ thuộc quân đội bù nhìn.

Đối ngoại: thi hành chính sách ngoại giao hòa bình không liên kết với phe khối nào, không đứng trong liên minh quân sự nào; đặc biệt coi trọng quyền thân hữu với các nước láng giềng Cam-Bốt và Ai-Lao, phát triển quan hệ hữu nghị với các nước dân tộc chủ nghĩa ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh.

Vấn đề thống nhất: Chính phủ hai miền Nam Bắc cùng nhau thương lượng để tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc.

Trong khi nước nhà chưa thống nhất cần phải có sự quan hệ giữa hai miền về mặt kinh tế, văn hóa, thư tín, đi lại…

Giữa những giờ phút lịch sử nghiêm trọng hôm nay, Liên minh long trọng công bố chương trình chính trị của Liên minh làm cơ sở

Page 161: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

160

mở rộng hơn nữa khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường hơn nữa đội ngũ những người yêu nước, thực hiện mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi chống Mỹ cứu nước để đánh đòn quyết liệt vào kẻ thù xâm lược.

Liên minh trong giai đoạn đấu tranh quyết liệt hiện nay, luôn luôn kề vai sát cánh với Mặt trận Giải phóng để cùng nhau hoàn thành sự nghiệp cứu nước vinh quang, giành độc lập tự do vì hòa bình cho dân tộc.

Liên minh kêu gọi mọi giới đồng bào tại thành thị và vùng còn bị địch kiểm soát ở miền Nam, tất cả hãy mở rộng và tăng cường đoàn kết sẵn có tay trong tay, vai kề vai muôn người như một phát huy thế thắng, thế mạnh của dân tộc, triều dâng sóng cuộn tiến lên đánh thắng hoàn toàn xâm lược Mỹ, đánh đổ toàn bộ chế độ bọn tay sai…

Liên minh kêu gọi toàn thể công chức, sĩ quan, binh lính thuộc chính quyền “bù nhìn tay sai” hãy dứt khoát quay về đứng trong hàng ngũ nhân dân để cứu mình, cứu nhà, cứu nước, góp phần cùng toàn dân xây dựng xứ sở”1.

Ngoài Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam, Quân giải phóng, Lực lượng Liên minh dân tộc dân chủ miền Nam, Mặt trận còn tổ chức các hiệp hội, các đoàn thể nhằm thu hút tất cả mọi người có cảm tình. Các hiệp hội, đoàn thể này được tổ chức tùy theo thành phần quần chúng tại các địa phương. Chẳng hạn ở Đông Nam Bộ, thành phần công nhân rất đông nên có Hội Công nhân Giải phóng, ở nông thôn thì có Hội Nông dân Giải phóng… Tài liệu chính quyền Sài Gòn lưu lại cho biết các đoàn thể hiệp hội thuộc Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam gồm2:

Hội Liên hiệp Th anh niên Giải phóng miền NamHội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam

1 Phiếu trình Tổng thống VNCH số 4588 VP/CCVN của Phủ Tổng thống về trích bản tin VNTTX Hà Nội - MTGP ngày 27-8-1968, hồ sơ 4771, phông ĐIICH, TTLTII.

2 Trận liệt chính trị Việt cộng tại Nam vĩ tuyến 17 tính đến 31-8-1969, tập 1, cuốn 005 của Bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH, hồ sơ 16149, phông PTTg, TTLTII.

Page 162: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

161

Hội Văn nghệ Giải phóng miền NamHội các Nhà báo yêu nước miền Nam Việt NamHội Những người kháng chiến cũHội đồng Th ương binh Liệt sĩ Trung ươngHội Đoàn kết nhân dân Á - PhiHội Lao động Giải phóngHội Công nhân Giải phóngHội Nông dân giải phóng.Ngoài ra còn có nhiều tổ chức tham gia Mặt trận và trở thành

thành viên chính thức, như:Th ông tấn xã Giải phóngỦy ban Tự trị dân tộc Tây NguyênHội Những người Công giáo kính Chúa yêu nước miền Nam

Việt NamHội Lục hòa Phật tử miền Nam Việt NamHội Liên hiệp Công đoàn Giải phóng miền NamỦy ban Bảo vệ hòa bình thế giới của miền Nam Việt NamHội Liên hiệp Sinh viên Học sinh Giải phóng miền NamKỳ ủy Đảng Dân chủ Việt NamHội đồng Th ập tự Giải phóng miền NamHội đồng Quân dân y miền NamBan Vận động Hội Nhà giáo yêu nước ở miền NamỦy ban nhân dân miền Nam Việt Nam đoàn kết với nhân dân Mỹ…Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam làm nhiệm vụ tổng

động viên nhân tài vật lực cho nhu cầu chiến tranh. Trong các đội cung cấp cho tiền tuyến luôn có đại diện của các hội mà các hội này là bộ phận của Mặt trận.

Page 163: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

162

Phân địa các chiến khu nằm trong Mặt trận Giải phóng miền Nam1

1 Hồ sơ 196, phông Hội đồng Quân nhân Cách mạng Việt Nam, TTLTII.

Page 164: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

163

Cho đến năm 1963, các tỉnh miền Nam được phân thành 7 khu nằm trong Mặt trận Giải phóng miền Nam: Khu I và Khu II gồm các tỉnh miền Tây Nam Bộ, Khu III và Khu IV gồm các tỉnh Đông Nam Bộ, Khu V gồm các tỉnh cực Nam Trung Bộ và một phần Tây Nguyên, Khu VI và Khu VII gồm các tỉnh duyên hải miền Trung và một phần Tây Nguyên, Khu VIII gồm các tỉnh Trung Trung Bộ.

Các Ủy ban Mặt trận được thành lập theo sự phân chia lãnh thổ Nam vĩ tuyến 17 gồm: khu, phân khu, tỉnh, huyện, xã. Miền Nam được Mặt trận phân chia thành 6 khu ủy1:

Khu Trị - Th iên - Huế: về địa giới gồm 2 tỉnh Quảng Trị và Th ừa Th iên. Qua năm 1967, khu Trị Th iên được cải tổ và phân chia thành 4 vùng gọi theo số 1, 2, 3, 4.

Khu 5 bao gồm các tỉnh thuộc miền Trung chạy dài từ Quảng Nam đến Khánh Hòa. Hai tỉnh là tỉnh Quảng Nam và Quảng Tín (xưa gọi theo chính quyền Sài Gòn) được tổ chức thành Đặc khu Quảng Đà. Hai tỉnh cực Nam của Khu 5 là Phú Yên và Khánh Hòa được gọi là Phân khu Nam. Lãnh thổ Khu 5 gồm: Đặc khu Quảng Đà, Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi - Kontum, Bình Định, tỉnh Gia Lai, tỉnh Đắk Lắk, phân khu Nam (Phú Yên và Khánh Hòa).

Khu 6 gồm các tỉnh cực Nam Trung Bộ: Lâm Đồng, Tuyên Đức (sau năm 1976 thuộc Lâm Đồng), Ninh Th uận, Bắc Bình, Bình Th uận.

Khu T.10 năm 1966 gồm 3 tỉnh là Quảng Đức, Phước Long, Bình Long (tức miền Đông Nam Bộ ngày nay).

Khu 2 còn gọi là Khu ủy miền Trung Nam Bộ, gồm các tỉnh: Mỹ Th o, Kiến Tường, Kiến Phong, Bến Tre, Gò Công, An Giang.

Khu 3 còn gọi là Khu ủy miền Tây Nam Bộ gồm các tỉnh: Rạch Giá, Cần Th ơ, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau.

1 Trận liệt chính trị Việt cộng tại Nam vĩ tuyến 17 tính tới ngày 31-8-1968 của Bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH, hồ sơ 16149, phông PTTg, TTLTII.

Page 165: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

164

Ủy ban Mặt trận Giải phóng miền Đông Nam Bộ do nguyên Bí thư Đảng Dân chủ miền Đông kiêm Chủ tịch Mặt trận Giải phóng tỉnh Bà Rịa Nguyễn Th ành Long làm Chủ tịch; Phó Chủ tịch là Giáo hữu Trương Th ân Th anh - Nguyên Chủ tịch Mặt trận Tây Ninh; Th ư ký Lê Sắc Nghi và các ủy viên:

Lục A Cha - Đại diện đồng bào miền ở Tây Ninh

Trần Văn Bình - Đại diện Th anh niên Giải phóng

Nguyễn Đức Quảng - Đại diện Công giáo di cư

1 Đại biểu dân tộc Châu Ro

1 Đại biểu dân tộc Nùng: Vài A Xam

Nguyễn Th ị Bạch Tuyết - Đại diện Phụ nữ

Nguyễn Hồng Xuân - Đại diện sinh viên học sinh

Kỹ sư Trần Nam Sơn

Vũ Văn Nguôn - Đại diện Phật giáo

Võ Văn Môn

Trương Th ắng - Đại diện Văn nghệ sĩ

Th iên Như Th ủy - Nhà báo

Nguyễn Văn Trung - Đại diện Nông dân giải phóng

Nghĩ Th ị Phương - Giáo sư

Nguyễn Kiến Quốc

Nguyễn Viết Hồng

Võ Văn Đợi - Giáo sư

Nguyễn Đình Nho - Giáo sư

Lưu Kiết

Huỳnh Th anh Mừng

Hòa thượng Th ích Hồng Liên.

Page 166: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

165

Ở Sài Gòn - Gia Định, một Ủy ban của Mặt trận cũng được thành lập tại đây gọi là Ủy ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng khu Sài Gòn - Gia Định do Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát (biệt danh Tám Chí) làm Chủ tịch. Ông cũng là Đại biểu Đảng Dân chủ trong Ủy ban Trung ương Mặt trận.

Phó Chủ tịch gồm:

Phan Trọng Dân - Đại biểu Đảng Nhân dân Cách mạng Sài Gòn - Gia Định,

Kỹ sư vô tuyến điện Lê Văn Th ả - Đại biểu Đảng Xã hội cấp tiến khu Sài Gòn - Gia Định,

Trần Hữu Trang (tức Soạn giả Tư Trang) - Đại diện Hội Văn nghệ Giải phóng Sài Gòn - Gia Định,

Phước Th ắng - Nhân sĩ trí thức,

Tổng Th ư ký là Ký giả Nguyễn Văn Tài - Đại biểu các Hội Nhà báo khu Sài Gòn - Gia Định.

Ủy viên:

Đoàn Công Chánh - công nhân,

Nguyễn Văn Cung - nông dân,

Nguyễn Th ị Phàn và bà Ngọc Minh - Đại biểu Hội Phụ nữ Giải phóng khu Sài Gòn - Gia Định,

Sinh viên Lư Sang Lộc - Đại biểu Liên hiệp Học sinh, Sinh viên giải phóng khu Sài Gòn - Gia Định,

Bà Th anh Tâm - tư sản dân tộc,

Soạn giả Hoàng Minh,

Hoàng Hải - Nhân sĩ di cư, người Công giáo.

Ở địa phương cũng có các tổ chức hiệp đội, đoàn thể theo địa phương, chẳng hạn tổ chức các đoàn thể thuộc Mặt trận khu Sài Gòn - Gia Định như:

Page 167: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

166

Hội Liên hiệp Sinh viên và Học sinh Giải phóng khu Sài Gòn - Gia Định,

Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam khu Sài Gòn - Gia Định,Hội Nhà giáo yêu nước khu Sài Gòn - Gia Định,Hội Phụ nữ Giải phóng khu Sài Gòn - Gia Định.Về quản lý nông thôn ở cấp xã, từ năm 1960 đến 1964, Mặt

trận Dân tộc Giải phóng miền Nam phân công: Ủy ban Mặt trận xã quản lý ở những xã đã lập được Ủy ban; những xã chưa có Ủy ban Mặt trận hoặc không đủ mạnh thì Ủy ban tự quản sẽ quản lý; ở một số xã chưa có Ủy ban Mặt trận thì Nông hội phụ trách công việc hành chính ở địa phương đó vì nguyên tắc Nông hội cũng là thành viên của Mặt trận. Bước sang năm 1965, khi vùng giải phóng đã được mở rộng, việc quản lý nông thôn được tổ chức theo hướng chính quyền hóa, nghĩa là những xã giải phóng hoàn toàn thì thành lập Hội đồng Nhân dân Giải phóng, Ủy ban giải phóng và các ban chuyên môn, cũng có xã thì lập Ban Tự quản. Ủy ban Mặt trận được tổ chức ở những xã còn tranh chấp để làm nhiệm vụ quản lý nông thôn. Riêng trong những xã hoàn toàn giải phóng, theo chỉ đạo của Trung ương Cục, Ủy ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng chỉ cần tổ chức ở những nơi có đồng bào tôn giáo và dân tộc còn những xã thuần nông hoàn toàn nông dân thì không cần lập Ủy ban Mặt trận. Ở các xã nông thôn, dù là giải phóng hoàn toàn hay đang tranh chấp, Mặt trận Dân tộc Giải phóng “là lực lượng đoàn kết rộng rãi, đồng bào tôn giáo và dân tộc thực hiện mặt trận liên hiệp cùng nhau chống đế quốc Mỹ và phong kiến. Liên hiệp trên mục đích chung là kháng chiến cứu nước”1. Bản dự thảo về Tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn và lề lối làm việc ở xã của Trung ương Cục đề ra nhiệm vụ của Ủy ban Mặt trận xã là: “Tuyên truyền phổ biến rộng rãi các chủ trương chính sách của cách mạng trong toàn dân, chú ý từng lớp

1 Bản khai thác tài liệu số 050512/TCSQG/S1/A/K ngày 2-3-1965 của Nha Tổng Giám đốc cảnh sát quốc gia, hồ sơ 15643, phông PTTg, TTLTII.

Page 168: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

167

trên, tôn giáo dân tộc; vận động tầng lớp trên trí thức, công thương phú nông, tôn giáo và dân tộc kháng chiến cứu nước; hiệu triệu động viên tập hợp đoàn kết các từng lớp nhân dân kháng chiến cứu nước, chú ý lớp trên, tôn giáo và dân tộc”1.

Mặt trận khi mới ra đời đã đứng ra thực hiện vai trò quản lý hành chính, nhưng khi vùng giải phóng được mở rộng, Mặt trận lui về vai trò làm tổ chức chính trị để nhường chỗ cho một hình thức chính quyền ra đời ở nông thôn đúng với đường lối chủ trương giành thắng lợi từng bước trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Sự biến chuyển giữa Mặt trận và tổ chức chính quyền ở cấp cơ sở được phía chính quyền Sài Gòn nhìn nhận là “hiện nay địch còn chủ trương biến các Ủy ban Mặt trận Giải phóng xã ấp, tại các vùng xôi đậu thành những cơ sở chính quyền và đào tạo số cán bộ trực thuộc thành những cán bộ hành chính trong tương lai” 2. Vào cuối năm 1964, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam Nguyễn Hữu Th ọ thừa nhận “chính quyền quá độ đang được hình thành tại các vùng giải phóng… một chính quyền cách mạng đang được hoàn thành tại các vùng giải phóng dưới hình thức Ủy ban tự quản của nhân dân”3. Và phía chính quyền Sài Gòn đã nhận định rất đúng đường hướng phát triển cách mạng miền Nam của Đảng Lao động Việt Nam “… nền công quyền Việt cộng đã qua khỏi giai đoạn phôi thai. Th am vọng lớn của Việt cộng là an vị nền móng công quyền địa phương làm đà tiến tới việc thành lập Chính phủ Trung ương”4.

Như vậy, về công khai, lãnh đạo cách mạng miền Nam thuộc về Mặt trận “về mặt chỉ huy thì bộ máy cướp chính quyền của Việt cộng tại miền Nam vĩ tuyến 17 hiện nay trên cấp bậc cao nhất gồm

1 Bản khai thác tài liệu số 050512/TCSQG/S1/A/K ngày 2-3-1965 của Nha Tổng Giám đốc cảnh sát quốc gia, hồ sơ 15643, phông PTTg, TTLTII.

2 Tổ chức chính quyền VC tại nông thôn, hồ sơ 15643, phông PTTg, TTLTII.3 Tổ chức chính quyền VC tại nông thôn, hồ sơ 15643, phông PTTg, TTLTII.4 Tổ chức chính quyền VC tại nông thôn, hồ sơ 15643, phông PTTg, TTLTII.

Page 169: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

168

có: Mặt trận Trung ương Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Đảng Nhân dân Cách mạng miền Nam là Đảng Cộng sản, nhận chỉ thị từ Hà Nội và Trung ương Cục miền Nam chỉ huy và lãnh đạo cuộc xâm lược miền Nam” 1.

1 Trận liệt quân sự Việt cộng Nam vĩ tuyến 17 của Phòng Nhì Bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH, cuốn số 3, hồ sơ 15509, phông PTTg, TTLTII.

Page 170: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

169

Chương 2

MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAMTRONG ĐẤU TRANH

CHỐNG MỸ XÂM LƯỢC(1961 - 1969)

2.1. MẶT TRẬN GIẢI PHÓNG CÙNG NHÂN DÂN MIỀN NAM ĐẤU TRANH CHỐNG MỸ Th ắng lợi của phong trào Đồng khởi năm 1960 đã đưa cách

mạng miền Nam sang một trang mới đó là thực hiện bạo lực cách mạng đánh đuổi đế quốc Mỹ xâm lược và lật đổ chính quyền tay sai. Không ai khác có thể làm được nhiệm vụ to lớn này ngoài nhân dân miền Nam nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung tập hợp dưới ngọn cờ lãnh đạo của một tổ chức thống nhất là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Phong trào Đồng khởi của nhân dân miền Nam đẩy chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ đến bờ vực sụp đổ hoàn toàn. Để cứu lấy nó, bản thông cáo chung Johnson - Ngô Đình Diệm đầu tháng 5-1961 ra đời, thực chất là một Hiệp định quân sự giữa Washington và Sài Gòn, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chính sách của Hoa Kỳ ở Việt Nam: dùng vũ trang để can thiệp công khai vào miền Nam Việt

Page 171: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

170

Nam. Kể từ năm 1961, Mỹ - Diệm thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam, ấp chiến lược được coi là “quốc sách” và là “xương sống” của chiến lược này. Mỹ quyết định thực hiện kế hoạch Staley - Taylor mong bình định miền Nam trong vòng 18 tháng. Triển khai chiến lược này dưới hình thức hàng nghìn cuộc càn quét, bom rải thảm… bằng phương tiện vũ khí hiện đại và quân đội chính quy tay sai có sự yểm trợ của không quân và hải quân Mỹ.

Ngày 20-12-1960, Ủy ban Trung ương lâm thời được thành lập và đi vào hoạt động, phát động phong trào chính trị, phát huy thành quả của Đồng khởi tiếp tục mở rộng vùng giải phóng, chuyển thế cách mạng miền Nam sang chủ động. Để đáp ứng yêu cầu cấp thiết của chiến trường miền Nam về vận động tuyên truyền, Đài Phát thanh Giải phóng miền Nam được thành lập, thực hiện vai trò là một trong những vũ khí đấu tranh chính trị trong công cuộc kháng chiến ở miền Nam Việt Nam.

Th eo tài liệu mật số 08052/BNV/CT16M, ngày 12-12-1962, của Bộ Nội vụ chính quyền Sài Gòn Đài Phát thanh Giải phóng chính thức phát sóng ngày 1 tháng 2 năm 1962. Th ông cáo đầu tiên của Đài Giải phóng như sau:

“Ban Giám đốc Đài Phát thanh Giải phóng trân trọng thông báo cùng đồng bào và các bạn thính giả chương trình phát thanh của Đài kể từ ngày 1-2-1962, ngày Đài chính thức bắt đầu làm việc.

Đài phát thanh một lượt trên 2 làn sóng điện 28 và 41 thước mỗi ngày bằng 5 thứ tiếng:

Việt: từ 18 giờ 30 đến 19 giờ, giờ Đông Dương, tức 19 giờ 30 đến 20 giờ, giờ Sài Gòn;

Anh: từ 19 giờ đến 19 giờ 15, giờ Đông Dương, tức 20 giờ đến 20 giờ 15, giờ Saigon;

Khơme: từ 19 giờ 15 đến 19 giờ 30, giờ Đông Dương, tức 20 giờ 15 đến 20 giờ 30, giờ Saigon;

Page 172: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

171

Pháp: từ 19 giờ 30 đến 19 giờ 45, giờ Đông Dương, tức từ 20 giờ 30 đến 20 giờ 45, giờ Saigon;

Trung Hoa: từ 19 giờ 45 đến 20 giờ, giờ Đông Dương, tức từ 20 giờ 45 đến 21 giờ 00, giờ Saigon.

Riêng phần tiếng Trung Hoa sẽ phát bằng tiếng Quảng Đông trong những ngày thứ 2, thứ 4, thứ 6 và chúa nhật; bằng tiếng Triều Châu trong những ngày thứ 3, thứ 5 và thứ 7.

Đặc biệt để phục vụ đồng bào trong dịp Tết, Đài Phát thanh Giải phóng sẽ phát thêm ngoài những giờ kể trên và trên những làn sóng 28 thước và 41 thước.

1. Mỗi ngày 15 phút ca nhạc. Kể từ ngày 2 đến ngày 7-2-1962 từ 18 giờ 15 đến 18 giờ 30, giờ Đông Dương, tức 19 giờ 15 đến 19 giờ 30, giờ Saigon.

2. Mỗi ngày 15 phút tiếng Trung Hoa, kể từ ngày 1 đến 7-2-1962, từ 20 giờ đến 20 giờ 15, giờ Đông Dương, tức từ 21 giờ đến 21 giờ 15, giờ Saigon.

Như thế từ 19 giờ 45 đến 20 giờ Đông Dương, tức từ 20 giờ 45 đến 21 giờ, giờ Saigon, mỗi ngày sẽ phát thanh bằng tiếng Quảng Đông và 15 phút bằng tiếng Triều Châu.

Buổi sân khấu truyền thanh vào tối 30 Tết, tức tối 4-2-1962 từ 21 giờ đến 23 giờ, giờ Đông Dương.

Đài Phát thanh Giải phóng kính mời đồng bào và các bạn thính giả đón nghe và báo cho các bạn chung quanh cùng nghe”1.

Bộ Công dân vụ chính quyền Sài Gòn đã bắt được buổi phát thanh đầu tiên của Đài Giải phóng, và chỉ thị cho Nha Tổng Giám đốc Th ông tin tìm cách phá hoại hoạt động của Đài Phát thanh Giải phóng. Chính quyền Sài Gòn nhanh chóng sử dụng kỹ thuật phá âm của Mỹ để phá các lần phát sóng của Đài Phát thanh Giải phóng. Chỉ trong vòng 10 ngày sau ngày phát sóng đầu tiên, Nha

1 Th eo dõi các đài phát thanh của Việt cộng và phản động năm 1962 - 1963, hồ sơ 8137, phông ĐICH, TTLTII.

Page 173: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

172

Tổng Giám đốc Th ông tin chính quyền Sài Gòn đã làm nhiễu làn sóng của Đài Phát thanh Giải phóng phát về khu vực Sài Gòn. Phiếu trình 296-CDV-TT-VP2-PT-M của Nha Tổng Giám đốc Th ông tin của Bộ Công dân vụ gửi Tổng thống VNCH ngày 17-2-1962, có đoạn báo cáo: “Bắt đầu từ tối chủ nhật 11-2-1962, làn sóng của Đài Phát thanh Giải phóng đã bị phá hoàn toàn, không còn nghe gì được nữa (kết quả phá âm đạt tới 100% ở Sàigon). Sau khi liên lạc trực tiếp với Tổng Nha Bưu điện, bộ tôi được biết Tổng Nha Bưu điện đã thi hành lệnh phá âm luồng sóng này. Hiện chuyên viên Nha Vô tuyến truyền thanh thuộc bộ tôi tiếp tục theo dõi mọi sự biến chuyển trong các buổi phát thanh của Đài Mặt trận Giải phóng”1. Các chỉ thị, mệnh lệnh của Bộ Công dân vụ chính quyền Sài Gòn đều yêu cầu Nha Tổng Giám đốc Th ông tin và Nha Bưu điện phải liên tục theo dõi và tìm mọi cách chặn phá.

Với kỹ thuật ban đầu còn yếu kém, Đài Phát thanh Giải phóng gặp rất nhiều khó khăn, lại bị kẻ thù theo dõi sát và tìm mọi cách chặn phá, quấy nhiễu hàng ngày, các chương trình phát của Đài bị gián đoạn liên tục trong năm đầu phát sóng.

Bất chấp sự phá hoại từ phía chính quyền Sài Gòn Đài Phát thanh Giải phóng vẫn hoạt động. Th eo báo cáo tháng 2-1962, Đài Giải phóng đã bị chúng phá, nhưng trên thực tế Đài vẫn hoạt động, và vẫn phát sóng. Điều này thể hiện rõ trong Tờ trình số 2771/VP/MĐ/M, ngày 3-12-1962 của Tòa Đại biểu Chánh phủ tại miền Đông Nam phần gửi Tổng thống VNCH: “thiểm chức có theo dõi các buổi phát thanh của đài bất hợp pháp “Mặt trận Giải phóng miền Nam” từ khoảng đầu tháng 10-1962”2.

Đài Phát thanh Giải phóng đã phát đi tiếng nói đấu tranh của quân dân miền Nam ra cả nước và thế giới, góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương chính sách

1 Phiếu trình Bộ Công dân vụ, Tổng vụ Kế hoạch và Th ông tin về hoạt động của các đài phát thanh Việt cộng năm 1962, hồ sơ 17720, phông ĐICH, TTLTII.

2 Th eo dõi các đài phát thanh của Việt cộng và phản động năm 1962 - 1963, hồ sơ 8137, phông ĐICH, TTLTII.

Page 174: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

173

của Mặt trận, vạch trần âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ, bản chất của chính quyền tay sai; tập hợp các tầng lớp nhân dân miền Nam về cùng một chiến tuyến chống Mỹ cứu nước, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân tiến bộ thế giới đối với cuộc chiến chính nghĩa mà Việt Nam đang theo đuổi.

Mặt trận Dân tộc Giải phóng một mặt thực hiện các cuộc đấu tranh chính trị, mặt khác tập hợp nhân dân đấu tranh vũ trang, đấu tranh du kích.

Quân dân miền Nam mở đầu chuỗi thắng lợi bằng một đòn ấp Bắc đầu năm 1963 khiến cho Mỹ và chính quyền tay sai chao đảo. Th ắng lợi này gây tiếng vang lớn trên toàn miền Nam, đánh dấu sự phát triển về chất của phong trào đấu tranh vũ trang của quân dân miền Nam, cho quân ta những kinh nghiệm bài học về phương thức tác chiến đối phó với “thiết xa vận”, “trực thăng vận” của đối phương một cách hữu hiệu. Chiến thắng này đã mở màn cho hàng loạt những thắng lợi liên tiếp sau đó theo khẩu hiệu của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam “Th i đua ấp Bắc, giết giặc lập công”.

Cùng với những thắng lợi trên mặt trận quân sự, là phong trào đấu tranh vũ trang của học sinh, sinh viên, của các giáo phái, của nông dân phá ấp chiến lược… đã đẩy chính quyền Sài Gòn bước vào thời kỳ khủng hoảng. Những cuộc đảo chính từ cuộc đảo chính hụt đến cuộc đảo chính thật đã cho thấy sự thay đổi đường lối của Mỹ ở miền Nam. Mỹ thay kế hoạch bình địnhStaley-Taylor bằng kế hoạch Johnson - Mc Namara, kéo dài thời gian để bình định miền Nam, tăng cường 6.000 cố vấn và lính chiến đấu Mỹ, lập Bộ Chỉ huy Liên hợp Việt - Mỹ… tất cả đã nói lên âm mưu mới của Mỹ trong mục tiêu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ.

Nhưng hàng loạt chiến thắng của quân dân ta trên khắp mặt trận miền Nam mà tiêu biểu là chiến thắng Bình Giã và thắng lợi ở Vạn Tường đã cho thấy khả năng quân dân ta có thể chiến thắng

Page 175: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

174

các chiến lược chiến tranh của Mỹ đang áp dụng ở miền Nam. Cùng với những trận đánh giòn giã trên chiến trường chính quy, Mặt trận Dân tộc Giải phóng cũng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện những cuộc đấu tranh lẻ tẻ làm phân tán địch, suy yếu địch từng bộ phận.

Ngày 30-3-1965, Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn bị đánh bom. Phản ứng của Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn là bắn phá ác liệt vào nhân dân ở vùng xung quanh Tòa Đại sứ một cách thiếu căn cứ, đồng thời bắt cả thường dân vì cho rằng họ yểm trợ vũ khí. Ngay lập tức Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đã ra thông cáo mà theo phiếu trình Th ủ tướng VNCH số 285/PTT/VoP/QV/CT ngày 28-4-1965 nêu lại đại ý là “ngày 30-3-65, sau tiếng bom nổ của nhân dân Saigon đặt tại nhà làm việc của Tòa Đại sứ Mỹ, chính quyền và Mỹ đã bắn bừa vào đồng bào ở xung quanh vùng có tiếng nổ. Chính quyền lại bắt tên thợ mộc Nguyễn Văn Hai và gán cho tội yểm trợ những người gài bom. Để bảo vệ tánh mạng nhân dân đô thị, Việt cộng tuyên bố đòi chính quyền thả tên Hai, nếu giết y, thì Việt cộng sẽ xử tử ông Gustav Hertz, Trưởng Phòng Phân phối cơ quan viện trợ Mỹ hiện đang bị chúng giam giữ”1. Đáp lại yêu cầu trao đổi một cách hòa bình của Mặt trận, phía chính quyền Sài Gòn đã có nhiều cuộc thảo luận thể hiện sự dã man: chỉ có một số quan chức đồng ý trao đổi; một số khác cho rằng nên xử tử người của Mặt trận để không tạo ra một tiền lệ xấu cho chính quyền Sài Gòn; đặc biệt một số khác còn đề nghị giải pháp “đem xử tử hàng loạt tù binh Việt cộng hiện đang giam giữ tại Côn Sơn” 2 để minh chứng cho giải pháp thứ 3 này sẽ đem lại hiệu quả tốt, nhóm ý kiến này còn nêu ra “theo kinh nghiệm cho biết thì biện pháp này nhà cầm quyền Pháp đã áp dụng trong thời kỳ kháng chiến tại miền Bắc và đã có hiệu quả để

1 Phiếu trình Th ủ tướng số 285/PTT/VoP/QV/CT ngày 28-4-1965 của Phủ Th ủ tướng, hồ sơ 16065, PTTg, TTLTII.

2 Phiếu trình Th ủ tướng số 285/PTT/VoP/QV/CT ngày 28-4-1965 của Phủ Th ủ tướng, hồ sơ 16065, PTTg, TTLTII.

Page 176: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

175

chống lại Việt cộng” 1. Đến cuối năm 1965, chính quyền Sài Gòn vẫn chưa tìm được giải pháp để giải quyết vấn đề trao đổi mà Mặt trận đề nghị sau vụ nổ bom tại Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Hành động bắn phá vô tội vạ gây ra nhiều thương vong cho dân thường đã bị dư luận lên án đến nỗi phía Sài Gòn cũng thừa nhận rằng “không phải ngày nay ta mới nghe nói, mà sau vụ nổ 1 ngày tại Th ủ đô đã có luồng dư luận vừa kể (số dân chúng bị thương vong quá nhiều trong vụ này là do đạn của những nhân viên Mỹ - Việt bắn sau khi bom nổ, chớ không phải việc nổ bom trong Tòa Đại sứ gây nên) và nhiều người tin là có thật”2.

Đánh giá tình hình mới khi Mỹ bắt đầu các cuộc oanh tạc hướng ra Bắc Việt Nam và kiên quyết hướng dẫn nhân dân miền Nam thực hiện đấu tranh chính nghĩa trong giai đoạn mới, lúc 20 giờ ngày 10-4-1965, Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam triệu tập hội nghị cấp cao tại Rạch Sâu, quận Kiến Văn tỉnh Kiến Phong (địa giới cũ của chính quyền Sài Gòn):

“Với sự có mặt các cán bộ cao cấp Việt cộng sau đây:

Nguyễn Chí Th anh - Phó Bí thư Trung ương Đảng, đại diện Trung ương Đảng chỉ đạo miền Nam.

Nguyễn Văn Trấn - Bí thư Xứ ủy miền Nam, đại diện Ban Chấp hành Xứ ủy.

Lê Châu Tuấn - Bí thư Đặc khu ủy Saigon - Gia Định phụ trách Mặt trận.

Dương Th uần Chương - Phó Bí thư Đặc khu ủy Saigon - Gia Định phụ trách Mặt trận.

Nguyễn Vĩnh Nghiệp - Bí thư khu phố 12 (tức quận 1), đại diện khu phố 13 và 14.

1 Phiếu trình Th ủ tướng số 285/PTT/VoP/QV/CT ngày 28-4-1965 của Phủ Th ủ tướng, hồ sơ 16065, PTTg, TTLTII.

2 Công văn số 15975/TCSQG/S1/A/K ngày 29-4-1965, hồ sơ 16065, PTTg, TTLTII.

Page 177: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

176

Diệp Văn Làng - Bí thư khu phố 15 (quận 3), đại diện khu phố 16 và 18.

Nguyễn Văn Hóa - Bí thư khu phố 17 (quận 4), đại diện khu phố 19 và 20.

Mười Huỳnh tức Huỳnh Văn Trí, Chỉ huy trưởng Đoàn quyết tử thành Saigon - Gia Định.

Trong buổi họp này, Nguyễn Chí Th anh đã nhận định tình hình và trình bày đường lối mới của Cộng sản quốc tế và của Việt cộng như sau:

1. Tình hình: Mỹ đã sa lầy ở Việt Nam, đang tìm lối thoát trong danh dự để giữ uy tín của một nước cầm đầu Khối tự do. Việc Mỹ oanh tạc Bắc Việt chỉ là đòn chính trị; dùng quân sự gây áp lực để tiến tới một cuộc thương thuyết chớ thực sự không dám gây chiến tại Việt Nam. Bằng cớ là Mỹ chỉ oanh tạc những vùng gần vĩ tuyến 17, không dám đi sâu vào địa phận Bắc Việt.

2. Chủ trương: Trong phiên họp ngày 21-2-65, Cộng sản quốc tế đã phân công Nga Sô lãnh đạo việc triệt Mỹ tại Việt Nam. Nga sẽ chỉ thị cho Đông Đức phong tỏa và gây hấn với Tây Berlin, đồng thời, các nước Cộng sản Âu châu sẽ đồng đứng dậy chống Mỹ khiến Mỹ phải quay về Âu châu. Như thế Mỹ sẽ phải tìm mọi biện pháp để thương thuyết ở Việt Nam, chừng đó, bắt buộc Mỹ phải nói chuyện ngay với Mặt trận Giải phóng miền Nam. Song song với cuộc vận động quốc tế này, chúng ta (VC) phải tích cực: bên ngoài thành, hoạt động mạnh hơn nữa, khắp miền Nam điều nghiên thấy địch sơ hở là đánh; bên trong thành (nhất là Saigon - Gia Định) phát động phong trào diệt Mỹ tại các nơi Mỹ trú đóng (Mười Huỳnh phụ trách).

Tiếp theo, Nguyễn Văn Trấn, Bí thư Xứ ủy miền Nam trình bầy thêm rằng: từ hai mươi năm nay, nhân dân nông thôn đã đóng góp nhân lực, vật lực rất nhiều cho Mặt trận Giải phóng miền Nam, trong khi đó nhân dân Saigon cũng như các đô thị khác sống cầu an nên Đảng chủ trương giảm bớt thuế nông nghiệp cũng như các sắc

Page 178: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

177

thuế khác ở nông thôn. Trái lại phải tích cực thâu thuế Đô thành Saigon, Chợ Lớn, Gia Định cùng các đô thị để ủng hộ 10 trung đoàn (trên 12.000 người) quân chính quy vừa được Trung ương Đảng cho tăng cường vào miền Nam”1.

Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua các lực lượng võ trang giải phóng được Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam tổ chức từ ngày 2 đến ngày 6-5-1965, để tuyên dương và đẩy mạnh hơn nữa chính sách “đánh đuổi đế quốc Mỹ đểGiải phóng miền Nam bảo vệ miền Bắc” trong bản tuyên bố ngày 22-3-19652. Th am dự Đại hội có các ủy viên trong Chủ tịch đoàn Ủy ban Trung ương của Mặt trận và các cán bộ cao cấp thuộc các khu và các binh chủng. Chủ tịch đoàn Mặt trận đã ký quyết định phát động phong trào “Th i đua quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ” và đặt ra phần thưởng danh hiệu “Quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ” cho các tỉnh hay đơn vị đạt được nhiều thành tích xuất sắc nhất, cụ thể:

“Trong khoảng thời gian từ 2 đến 6-5-65 Việt cộng miền Nam đã mở Đại hội “Anh hùng chiến sĩ thi đua các lực lượng võ trang giải phóng”, thành phần tham dự gồm các ủy viên trong Chủ tịch đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Giải phóng và nhiều cán bộ trung và cao cấp thuộc các khu và các binh chủng Việt cộng.

Trong dịp nầy Chủ tịch đoàn Mặt trận Giải phóng miền Nam đã ký quyết định phát động phong trào mệnh danh là “Th i đua quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ” và đặt ra cờ “Quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ” làm phần thưởng cho các tỉnh hay đơn vị nào tạo được nhiều thành tích xuất sắc nhất.

Chương trình đại hội còn được ghi thêm các điểm: Nêu thành tích quân sự đã thu được trong năm qua, tiêu biểu là các trận Ấp Bắc, Bình Giã…; tuyên dương một số cán binh được coi là anh hùng

1 Bản tin tức số 193 ngày 24-4-1965 của Nha Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc gia, hồ sơ 16065, PTTg, TTLTII.

2 Phiếu nghiên cứu tình hình số 2958/PTUTB/R ngày 25-5-1965 của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo, hồ sơ 16065, PTTg, TTLTII.

Page 179: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

178

của quân đội Giải phóng; nêu đường hướng hoạt động tương lai, công tác trọng tâm là vận động quần chúng để phát triển đúng mức số lượng của ba thứ quân: chủ lực, địa phương và du kích xã.

Đây là lần thứ nhất Mặt trận Giải phóng miền Nam tổ chức ở trong nước một đại hội quy tụ hầu hết các cấp lãnh đạo của chúng.

Điều này chứng tỏ các cuộc oanh tạc Bắc Việt ngày đêm của không quân Việt Mỹ đồng thời với việc đổ bộ của Th ủy quân lục chiến và Nhảy dù Mỹ ở Việt Nam đã ảnh hưởng rất nhiều tinh thần cán binh Việt cộng. Trong khi đó tình hình chính trị VNCH đã ổn định, Việt cộng hầu như mất mục tiêu lôi cuốn sách động quần chúng khiến địch phải hướng trọng tâm tuyên truyền vào các khía cạnh chống Mỹ bằng một Đại hội cấp Trung ương.

Do đó mục đích của Đại hội này không ngoài mục đích: phát động mạnh mẽ chiến dịch chống Mỹ; tác động tinh thần cán binh bị dao động nhiều sau các cuộc oanh kích tại Bắc Việt của quân đội Việt Mỹ trong thời gian qua; tạo sự ganh đua tột bực giữa các tỉnh và từng đơn vị một.

Th êm vào đó, chính sách chống Mỹ còn được Việt cộng minh thị đề ra trong bản tuyên bố ngày 22-3-65 của Mặt trận Giải phóng miền Nam “đánh đuổi đế quốc Mỹ để Giải phóng miền Nam bảo vệ miền Bắc”.

Tóm lại trong tương lai song song với việc khủng bố Mỹ kiều ở Đô thành và các thị xã, các cư xá, cơ sở Mỹ… công tác chống Mỹ còn được Việt cộng đẩy mạnh trên một bình diện rộng lớn hơn trên các chiến trường”1.

Dưới ngọn cờ vẻ vang của Mặt trận, quân dân miền Nam đã giành được những thắng lợi quân sự, chính trị ngày càng hết sức to lớn. Tính cho tới năm 1965, sau khi thực hiện kế hoạch quân sự năm năm (1961-1965), quân dân miền Nam đã:

1 Bản nghiên cứu tình hình số 2958/PTUTB/R của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo, hồ sơ 16065, PTTg, TTLTII.

Page 180: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

179

“Loại khỏi vòng chiến đấu trên 550.000 tên địch, trong đó có 4.890 tên Mỹ; tiêu diệt trên 2.100 máy bay, 1.000 tàu và xuồng chiến, trên 2.300 xe quân sự, trên 170 đoàn xe lửa quân sự, trên 2.000 đồn, chi khu quân sự, trung tâm huấn luyện địch; thu hàng chục vạn vũ khí các loại; phá gần 7.000 “ấp chiến lược”; vùng giải phóng do Mặt trận kiểm soát hiện nay rộng bằng 4 phần 5 đất đai miền Nam và bao gồm 10 triệu trong số 14 triệu dân miền Nam Việt Nam”1.

Từ những thắng lợi trong kế hoạch quân sự 5 năm đó, Mặt trận tiếp tục lãnh đạo nhân dân miền Nam đấu tranh với khẩu hiệu “quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ”.

Trước dịp Giáng Sinh 1965, ngày 5-12-1965, Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam kêu gọi chính quyền Sài Gòn ngưng bắn trong vòng 12 giờ để tạo điều kiện cho đồng bào và binh lính được hưởng lễ Giáng Sinh trọn vẹn. Yêu cầu của Mặt trận được phát trên Đài Phát thanh Giải phóng ngày 8-12-1965, được Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo tóm thành 3 điểm như sau:

“a. Ngưng chiến tranh trong vòng 12 giờ kể từ 18 giờ ngày24-12-65 đến 6 giờ ngày 25-12-65 (giờ Đông Dương) để tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào Th iên Chúa giáo các vùng địch tạm chiếm tổ chức lễ Giáng Sinh.

b. Các binh sĩ Th iên Chúa giáo Mỹ, Úc, Tân Tây Lan, Phi Luật Tân, Đại Hàn v.v… cũng như binh sĩ người Việt thuộc Quân đội VNCH theo Th iên Chúa giáo được phép đến nhà thờ làm lễ trong giờ đó.

c. Trong trường hợp quân Mỹ, đồng minh và VNCH cố tình phá hoại quy định của Mặt trận, tổ chức tấn công lực lượng võ trang miền Nam, hoặc hành quân càn quét giết hại đồng bào thì các lực lượng võ trang Giải phóng miền Nam sẽ kiên quyết đánh trả chúng để tự vệ và bảo vệ tánh mạng và tài sản của đồng bào”2.

1 Giác thư của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam về vấn đề đại diện miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Á - Phi lần thứ II (1965), hồ sơ 20274, PTTg, TTLTII.

2 Công văn số 609-UBHP/VPĐB/M ngày 10-12-1965 của Ủy ban hành pháp, hồ sơ 15640, PTTg, TTLTII.

Page 181: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

180

Page 182: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

181

Page 183: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

182

Đề nghị ngưng bắn của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Namtrong dịp Giáng Sinh năm 19651.

1 Hồ sơ 15640, PTTg, TTLTII.

Page 184: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

183

Sau khi nhận được đề nghị của Mặt trận Dân tộc Giải phóng, Hoa Kỳ tỏ thái độ khó chấp nhận, nhất là khi Mặt trận đưa ra điều kiện quân lính (ở các đồn tiền tuyến) đi nhà thờ đêm Giáng Sinh không được cầm súng. Còn phía chính quyền Sài Gòn cho rằng đề nghị của Mặt trận chỉ là một đòn chính trị tuyên truyền nên không đánh giá cao. Vì thế, phía Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn lảng tránh đề nghị này của Mặt trận. Tuy nhiên, phía Mặt trận vẫn thực hiện ngưng bắn đơn phương trong vòng 12 giờ như đã thông cáo. Để tỏ rõ hơn nữa thiện chí hòa bình, Mặt trận tiếp tục quyết định ngưng bắn trong 4 ngày Tết Nguyên đán năm 1966. Th ông cáo ngưng bắn trong dịp Tết Bính Ngọ (1966) được phát đi rộng rãi bằng Đài Phát thanh và các hình thức tuyên truyền khác:

“Trong năm qua, đế quốc Mỹ tăng cường và mở rộng chiến tranh ở hai miền Nam Bắc nước Việt Nam ta, đưa gần hai trăm ngàn quân xâm lược Mỹ và chư hầu vào miền Nam, dội hằng nghìn tấn bom đạn trên xóm làng, ruộng vườn, giết hại nhân dân, hủy diệt trường học, nhà thương, nhà thờ, đền chùa, miếu mạo, xua quân ngụy vào cùng quân ngụy gây những tội ác dã man chất chồng như núi.

Với lòng căm thù vô hạn đối với hành động dã man của quân cướp nước và bán nước, toàn quân và dân ta đã đoàn kết chặt chẽ, trừng trị đích đáng bọn chúng và quyết tâm đánh đến khi không còn bóng một tên xâm lược Mỹ trên đất nước chúng ta. Nhưng trong ngày Tết Nguyên đán cổ truyền, theo phong tục, tập quán thiêng liêng của dân tộc, do lòng nhân đạo và chính sách đại đoàn kết của mình, Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam quyết định ngừng tiến công ngụy quân và ngụy quyền trong 4 ngày Tết, kể từ 0 giờ ngày 29 tháng Chạp Ất Tỵ đến 24 giờ mồng 3 Tết Bính Ngọ (giờ Đông Dương), tức là 0 giờ ngày 20-1-1966 đến 24 giờ ngày 23-1-1966 (giờ Đông Dương), sau thời gian Saigon 1 giờ, để đồng bào ăn Tết và để cho binh sĩ và nhân viên ngụy quyền có thể về quê đoàn tụ với gia đình, cúng kiến tổ tiên và thăm viếng mồ mả ông bà.

Page 185: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

184

Thông cáo ngưng bắn trong dịp Tết Bính Ngọ 1966của Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam1

1 Hồ sơ 15640, PTTg, TTLTII.

Page 186: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

185

Đối phương, bất kỳ loại lính nào, phải tôn trọng phong tục, tập quán và ngày Tết tổ tiên của dân tộc ta. Kẻ nào phá hoại ngày Tết dân tộc, dùng phi pháo hoặc càn quét tấn công phá rối, không để nhân dân ta ăn Tết sẽ bị toàn thể quân và dân ta trừng trị đích đáng, đông đảo ngụy quân, nhân viên ngụy quyền chống lại mạnh mẽ và dư luận trong nước cũng như trên thế giới lên án kịch liệt.

Binh lính, sĩ quan và nhân viên ngụy quyền về quê ăn Tết phải tuân theo những quy định cụ thể của Bộ Chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam.

Toàn thể đồng bào ta và các lực lượng vũ trang giải phóng, trong khi cử hành ngày Tết vui tươi, đoàn kết và chiến thắng, cần giúp đỡ và tạo điều kiện dễ dàng cho ngụy quân và nhân viên ngụy quyền ăn tết, đồng thời cần nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, nắm chắc tay súng sẵn sàng đập tan mọi âm mưu của địch càn quét, bắn phá, cướp giựt phá hoại ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta”1.

Đây là lệnh ngưng bắn đơn phương do Mặt trận Dân tộc Giải phóng ban ra đối với quân giải phóng miền Nam. Tuy nhiên, trước khi Mặt trận giải phóng ra thông cáo về ngưng bắn trong 4 ngày Tết cổ truyền dân tộc Bính Ngọ, Đảng Nhân dân Cách mạng miền Nam Việt Nam - một thành phần trong Mặt trận đã ra chỉ thị chỉ đạo về việc ăn Tết Nguyên đán: vừa ăn tết, vừa phòng vệ, vừa đấu tranh chính trị và sẵn sàng để tiến hành các cuộc đấu tranh chính trị và quân sự sau 4 ngày ngưng bắn. Chỉ thị của Đảng Nhân dân Cách mạng miền Nam Việt Nam ở Cần Th ơ là một chứng cứ cho định hướng của Đảng Nhân dân Cách mạng miền Nam Việt Nam:

“Tết dân vận

Ý nghĩa: Vận động toàn thể nhân dân ăn Tết đoàn kết chống Mỹ vũ trang xâm lược miền Nam.

1 Th ông cáo của Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam về ngưng bắn trong dịp Tết Bính Ngọ, hồ sơ 15640, PTTg, TTLTII.

Page 187: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

186

Yêu cầu:1. Tiếp tục giáo dục, đẩy mạnh lòng căm thù quần chúng chống

Mỹ xâm lược. Cụ thể: a) Phá ấp chiến lược. b) Chống càn quét lấn chiếm. c) Chống cướp phá mùa khô.2. Vạch cho quần chúng thấy rõ khó khăn qua và sắp tới những

thuận lợi đồng thời giáo dục sâu rộng quan điểm “trường kỳ gian khổ, tự lực cánh sinh nhứt định thắng lợi”.

3. Xây dựng tinh thần đoàn kết, phấn khởi thi đua thực hiện tốt các trọng tâm công tác của Đảng, của Mặt trận.

4. Đẩy mạnh phong trào tranh thủ nhân dân, tranh thủ nhân viên chánh quyền, sĩ quan ngụy, vận động binh sĩ làm nội tuyến để mở rộng lực lượng cách mạng trong hàng ngũ địch.

Hình thức và phương pháp:a. Tổ chức:1. Các cơ quan và các đơn vị phải hợp lại kiểm điểm tình hình

công tác trong năm qua, nhằm vào các trọng tâm công tác để nhận thấy những gì sai lệch kịp thời uốn nắn.

2. Các chi bộ phải tự túc tiền tiêu Tết (vận động đồng bào giúp đỡ).3. Mỗi xã phải tổ chức nhiều đoàn cán bộ đi thăm viếng gia

đình, tử sĩ, chiến sĩ, gia đình tập kết, thương bịnh binh gia đình nhân dân bị tai nạn, v.v.. (hướng dẫn quần chúng ủng hộ vật chất cho gia đình chiến sĩ, cán bộ nghèo).

4. Tổ chức phát dọn mồ mã chiến sĩ. Triển khai tất cả số nghĩa địa tập trung.

5. Tổ chức các cuộc liên quan đoàn thể, tôn giáo có kiểm điểm công tác (tiệc tùng phải được tiết kiệm).

6. Tổ chức nhân dân ăn Tết chung, cùng kiểm điểm nhau đã thanh toán thắc mắc, nhằm đoàn kết hứa hẹn quyết tâm chiến đấu.

Page 188: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

187

7. Tổ chức nhân dân vùng sâu ra ăn Tết cùng đồng bào ở ấp chiến lược hoặc mời đồng bào ở ấp chiến lược vào vùng sâu ăn Tết để làm công tác tuyên truyền giáo dục.

8. Tổ chức các đoàn thể công khai đi viếng chùa, thất, đình, miếu, nhà thờ, đi thăm những gia đình có người bị ngụy quyền và Mỹ bắt giam cầm. Trong lúc thăm có tặng quà tết.

b. Phần đấu tranh1. Hướng dẫn quần chúng chống khủng bố, chống bắn trọng

pháo, chống oanh kích lúc ăn tết.2. Đẩy mạnh 1 đợt công tác xây dựng xã ấp chiến đấu để ăn Tết

(quyết liệt trong 1 tuần lễ).3. Đẩy mạnh phá ấp chiến lược (khoảng từ ngày 20 đến 25 tháng

12 â.l.).Lịnh ngưng bắn trong lúc tết:Lịnh ngưng tấn công địch trong lúc ăn Tết phải được tuyệt đối

tuân hành. Ngày ngưng bắn sẽ được thông báo sau. Khi được lịnh phải phát loa khắp các đồn bót. Mặt khác phải chuẩn bị sẵn sàng tư thế chiến đấu để chống địch nếu địch đánh ta.

Cán bộ phải cảnh giác trong việc ăn uống và đi đứng.Tết binh vận:

Yêu cầu công tác binh vận cụ thể:1. Các lực lượng bán quân sự của địch phải được tuyên truyền trực

tiếp bằng thân nhân, quần chúng xung quanh phát loa, cơ sở nội tuyến.2. Đối với đồn bót ở nông thôn, các đơn vị ứng chiến của quận,

các đơn vị chủ lực quân, nếu có phương tiện phải được tuyên truyền bằng trực tiếp hay gián tiếp.

Nội dung tuyên truyền:Yêu cầu I:- Làm cho thấy được đế quốc Mỹ xâm lược, thấy được tội ác của

chúng, gây thành không khí ghét Mỹ, nguyền rủa Mỹ, chống Mỹ.

Page 189: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

188

- Xây dựng binh sĩ ngụy có một mối căm thù sâu sắc, tạo cơ hội bắn vào đầu Mỹ và trở về với nhân dân quần chúng.

- Làm cho binh sĩ và sĩ quan ngụy thấy được âm mưu lập ấp chiến lược là để kềm kẹp nhân dân, bắt phu, bắt lính, quân sự hóa nhân dân, đôn quân, vơ vét cướp bóc (trong số nhân dân ở ấp chiến lược có cả thân nhân của binh sĩ và sĩ quan).

Hướng dẫn binh sĩ, sĩ quan, nhân viên chánh quyền ngụy đấu tranh đòi những quyền lợi thiết thân và đồng tình với nhân dân quần chúng.

- Tuyên truyền khẩu hiệu, nông công binh liên hiệp đánh Mỹ, đuổi Mỹ ra khỏi Việt Nam.

Yêu cầu II:- Đẩy mạnh công tác đấu tranh binh sĩ làm tan rã thật nhiều.- Đối với Dân vệ người địa phương mỗi xã ít nhứt phải làm rã

5 tên.- Đối với Dân vệ khác địa phương, mỗi xã phải làm rã ít nhứt

3 tên.- Đối với Bảo an ở đồn bót, phải làm rã mỗi bót một tên.- Vận động binh biến trong các ấp chiến lược.- Tất cả các tổ chức bán quân sự và đoàn thể địch ở nông thôn

phải làm cho rã hết. Riêng về lộ Đông Dương và các thị trấn thì làm sao cho lỏng bỏ.

…Nội dung công tác tuyên truyền (có thể ghép lên yêu cầu I):- Tuyên truyền 4 chủ trương cứu nước và mười điều chánh sách

của Mặt trận.Cụ thể đi sâu:- Những hành động tàn ác dã man của đế quốc Mỹ và chế độ độc

tài của chính quyền miền Nam.- Đối với sĩ quan và binh sĩ ngụy, khơi sâu tình cảm dân tộc.- Đòi đế quốc Mỹ cút khỏi miền Nam Việt Nam.

Page 190: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

189

Page 191: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

190

Page 192: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

191

Page 193: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

192

Page 194: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

193

Page 195: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

194

Page 196: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

195

Chỉ thị về tổ chức Tết Nguyên đán năm 1966của Đảng Nhân dân Cách mạng miền Nam Việt Nam1

1 Hồ sơ 15640, PTTg, TTLTII.

Page 197: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

196

- Nội bộ miền Nam do người miền Nam tự giải quyết.- Làm cho thấy Mỹ và ngụy quyền lợi dụng tôn giáo, bắt thanh

niên tôn giáo đi lính chống lại nhân dân, phản đạo phản nước.- Tuyên truyền khẩu hiệu chống càn quét, chống lập ấp chiến

lược, chống cướp giựt, chống bắn trọng pháp và oanh kích bừa bãi vào nông thôn.

Hình thức tuyên truyền:- Dùng thơ Xuân.- Truyền đơn, biểu ngữ, bích chương, báo chí (trên sẽ cung cho

truyền đơn và biểu ngữ bằng chữ Anh).- Một số khẩu hiệu chống càn vào mùa khô.- Viết thơ cá nhân gởi tận tay theo đường công khai…”1.Với thông cáo ngưng bắn Tết Nguyên đán 1966, một lần nữa

khẳng định Mặt trận tôn trọng truyền thống yêu chuộng hòa bình, mong mỏi sự đoàn kết trong nhân dân vào các dịp lễ, Tết quan trọng của dân tộc. Tuy nhiên, đáp lại lời kêu gọi của Mặt trận Giải phóng miền Nam là sự hoài nghi của chính quyền Sài Gòn rằng hành động của Mặt trận “thực chất là để tuyên truyền”2.

Chính quyền Sài Gòn lo sợ sự mở rộng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam. Họ thấy “rùng mình” khi “Just imagine, if ten thousand of Saigon’s three million people would join the Viet Cong. Th en We would be in serious trouble” (chỉ cần tưởng tượng thôi, nếu có 10.000 người trong số 3 triệu dân Sài Gòn theo Việt Cộng, thì chúng ta sẽ rơi vào tình trạng rắc rối nghiêm trọng)3. Những người ủng hộ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam nêu lên khao khát hòa bình, tự do, rằng “Our only desire is peace. We do not want any changes in Vietnam. We only want to live in peace

1 Chỉ thị số 128-54 CTTU của Tỉnh bộ Đảng Nhân dân Cách mạng miền Nam Việt Nam Cần Th ơ, hồ sơ 15640, PTTg, TTLTII.

2 Công văn số 001653/TCSQG/S1/A/K ngày 15-1-1966 của Nha Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia, hồ sơ 15640, PTTg, TTLTII.

3 South Viet Nam’s only desire peace, hồ sơ 21003, PTTg, TTLTII.

Page 198: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

197

- free of aggression. If the Demilitarized Zone, our border according to the Geneva Agreement in 1954, would be respected, there would be peace in Vietnam tomorrow!” (Mong ước duy nhất của chúng tôi là hòa bình. Chúng tôi không muốn bất cứ thay đổi nào ở Việt Nam. Chúng tôi chỉ muốn sống trong hòa bình - tự do. Giá mà khu phi quân sự - ranh giới của chúng tôi theo Hiệp định Genève năm 1954 được tôn trọng, thì hòa bình sẽ đến với Việt Nam trong nay mai”1.

Vào mùa khô 1965 - 1966, Mỹ mở cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất với 450 cuộc hành quân lớn nhỏ, trong đó có 5 cuộc hành quân “tìm diệt” then chốt, nhắm vào đồng bằng Khu 5 và miền Đông Nam Bộ với mục tiêu “bẻ gãy xương sống Việt cộng”, giành lại thế chủ động trên chiến trường. Nhưng trước thế trận chiến tranh nhân dân của quân và dân ta với nhiều phương thức tác chiến khác nhau, quân Mỹ và chính quyền tay sai đã không thực hiện được mục tiêu “tìm diệt”. Không chịu lùi bước, mùa khô 1966 - 1967, Mỹ lại mở cuộc phản công chiến lược lần thứ hai, huy động quân số và thiết bị hơn hẳn mùa khô 1965 - 1966, tập trung mũi nhọn vào Tây Ninh nhằm tiêu hủy căn cứ địa của Trung ương Cục, Bộ Chỉ huy Miền, Mặt trận Dân tộc Giải phóng và các đơn vị chủ lực Giải phóng quân. Th ế nhưng họ lại tiếp tục chịu thất bại trước sự linh hoạt chiến đấu của quân dân miền Nam. Sau đó, Mỹ mở nhiều cuộc hành quân lớn như hành quân Cedar Falls (8-1-1967), hành quân Junction City (22-2-1967)… tiếp tục lùng sục vùng căn cứ địa Quân giải phóng, Mỹ và chính quyền tay sai hứng chịu những đòn thua đau, số thương vong và tổn thất phương tiện chiến tranh tăng lên nhanh chóng khiến họ không thể chịu thêm được nữa đành tuyên bố kết thúc cuộc hành quân ngày 15-5-1967.

Trung tuần tháng 8 năm 1967, Đại hội bất thường của Mặt trận Dân tộc Giải phóng được triệu tập, thông qua Cương lĩnh chính trị với mục đích mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, đẩy

1 South Viet Nam’s only desire peace, hồ sơ 21003, PTTg, TTLTII.

Page 199: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

198

mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Và một tháng sau, 9-1967, Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang nhân dân Giải phóng miền Nam Việt Nam lần thứ hai đã họp để tổng kết phong trào đánh Mỹ, diệt ngụy, rút ra bài học và tiếp tục phát động phong trào quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược.

Giữa tháng 8 năm 1967, Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đã triệu tập một Đại hội bất thường để thảo luận và thông qua bản Cương lĩnh chính trị do Ủy ban soạn thảo. Và ngày 1-9-1967, Mặt trận chính thức công bố Cương lĩnh mới, mà báo chí nước ngoài vẫn thường gọi là “Th e new politic programme”, gồm:

“Phần I: Đoàn kết toàn dân chống Mỹ cứu nước. Gồm 4 điểm (tương đương với điểm 1 trong cương lĩnh cũ).

Phần II: Xây dựng miền Nam Việt Nam độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập và phồn thịnh. Gồm 14 điểm (tương đương với điểm 2, 3, 4, 5, 6, 7 trong cương lĩnh cũ).

Phần III: Lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền Nam Bắc, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc. Gồm 2 điểm (tương đương với điểm 9 trong cương lĩnh cũ).

Phần IV: Th i hành chính sách ngoại giao hòa bình và trung lập. Gồm 4 điểm (tương đương với điểm 8 và 10 trong cương lĩnh cũ)”1.

Phần I: Đoàn kết toàn dân chống Mỹ cứu nước, Cương lĩnh chính trị xác định kẻ thù nguy hại nhất của các tầng lớp nhân dân hiện nay là đế quốc Mỹ xâm lược và chính quyền tay sai bán nước; từ đó đề ra nhiệm vụ và mục tiêu cứu nước của nhân dân miền Nam là đoàn kết, kiên quyết đánh bại chiến tranh xâm lược của Mỹ, đánh đổ chính quyền tay sai của Mỹ, thành lập chính quyền liên hiệp dân tộc và dân chủ rộng rãi, xây dựng miền Nam độc lập,

1 Phụ bản 7, hồ sơ 16176, PTTg, TTLTII.

Page 200: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

199

dân chủ, hòa bình trung lập và phồn vinh, tiến tới thống nhất đất nước. Để hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu đó, Cương lĩnh nêu rõ chủ trương: “kết nạp tất cả các tầng lớp, giai cấp nhân dân, dân tộc, tôn giáo, đảng phái, đoàn thể, nhân sĩ, mọi người, mọi lực lượng không phân biệt xu hướng chính trị hay dĩ vãng cá nhân và liên hiệp hành động với những lực lượng chưa gia nhập Mặt trận để chống Mỹ và lật đổ chính quyền VNCH”1.

Phần II: Xây dựng miền Nam Việt Nam độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập và phồn thịnh, Mặt trận đề ra 14 điểm cụ thể trong Cương lĩnh mới, gồm:

- Th ực hiện một chế độ dân chủ rộng rãi và tiến bộ.

- Xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ; cải thiện dân sinh.

- Th i hành chính sách ruộng đất, thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng”.

- Xây dựng văn hóa, giáo dục dân tộc và dân chủ; phát triển khoa học kỹ thuật; phát triển y tế.

- Bảo đảm quyền lợi và chăm lo đời sống của công nhân, lao động và viên chức.

- Xây dựng lực lượng võ trang Giải phóng miền Nam hùng mạnh để giải phóng nhân dân, bảo vệ Tổ quốc.

- Biết ơn các liệt sĩ, chăm sóc thương binh, khen thưởng các chiến sĩ và đồng bào có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước.

- Tổ chức cứu tế xã hội.

- Th ực hiện nam - nữ bình đẳng; bảo vệ người mẹ và trẻ em.

- Tăng cường đoàn kết các dân tộc; thực hiện bình đẳng và tương trợ giữa các dân tộc.

1 Phiếu trình số 022/PĐVN/QV/III/M ngày 26-9-1967 của Phái đoàn Giao dịch với Ủy hội quốc tế, hồ sơ 16065, PTTg, TTLTII.

Page 201: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

200

- Tôn trọng tự do tín ngưỡng, thực hiện đoàn kết và bình đẳng giữa các tôn giáo.

- Hoan nghênh sĩ quan, binh lính ngụy quân và nhân viên, công chức ngụy quyền trở về với chính nghĩa; khoan hồng và đối xử nhân đạo với hàng binh và tù binh.

- Bảo hộ quyền lợi của kiều bào ở nước ngoài.

- Bảo hộ quyền lợi chính đáng của ngoại kiều ở miền Nam Việt Nam.

Chính quyền Sài Gòn nhận định về phần II này như sau: “để bổ túc và làm Chương trình 10 điểm trước đây được phù hợp với tình hình mới, Bản Cương lĩnh chính trị nầy bao gồm 14 điểm chính sách về mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, điền địa, văn hóa, xã hội, dân tộc, tôn giáo, quyền lợi của dân quân và kiều dân, chính sách đối với quân dân chính VNCH và đối với ngoại kiều” 1.

Phần III: Lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền Nam Bắc, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc, Cương lĩnh chính trị khẳng định nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, thống nhất Tổ quốc là nguyện vọng thiêng liêng của toàn thể dân tộc. Mặt trận chủ trương “Việc thống nhất nước Việt Nam sẽ tiến hành từng bước bằng phương pháp hòa bình, theo nguyên tắc hai miền cùng nhau trực tiếp thương lượng không bên nào ép buộc của bên nào, không chịu áp lực hay sự can thiệp của ngoại quốc. Trong khi chưa thống nhất, nhân dân Nam Bắc sẽ cùng nhau chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc đồng thời trao đổi văn hóa, kinh tế với nhau, tự do đi lại, cư trú và liên lạc thư từ” 2.

Phần IV: Th i hành chính sách ngoại giao hòa bình và trung lập, Cương lĩnh chính trị đưa ra 4 chính sách cụ thể là: đặt quan hệ

1 Phiếu trình số 022/PĐVN/QV/III/M ngày 26-9-1967 của Phái đoàn Giao dịch với Ủy hội quốc tế, hồ sơ 16065, PTTg, TTLTII.

2 Phiếu trình số 022/PĐVN/QV/III/M ngày 26-9-1967 của Phái đoàn Giao dịch với Ủy hội quốc tế, hồ sơ 16065, PTTg, TTLTII.

Page 202: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

201

ngoại giao với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội, theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, chung sống hòa bình; tăng cường quan hệ hữu nghị với tất cả các nước đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam; tích cực ủng hộ phong trào độc lập dân tộc của nhân dân châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh chống chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân cũ và mới; tích cực đấu tranh để góp phần bảo vệ hòa bình thế giới, chống bọn đế quốc hiếu chiến và xâm lược đứng đầu là đế quốc Mỹ. Đòi giải tán các khối quân sự xâm lược và căn cứ quân sự của chủ nghĩa đế quốc ở nước ngoài.

Cuối Cương lĩnh, Mặt trận một lần nữa khẳng định quyết tâm và quy luật tất yếu của chính nghĩa thắng hung tàn, đồng thời kêu gọi toàn nhân dân miền Nam anh dũng tiến lên:

“Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam nguyện luôn luôn xứng đáng với lòng tin cậy của đồng bào và của bè bạn khắp năm châu.

Nhân dân Việt Nam nhất định thắng!

Bọn xâm lược Mỹ và tay sai nhất định thua!

Cương lĩnh của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam nhất định được thực hiện!

Dưới ngọn cờ quang vinh của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, các chiến sĩ và đồng bào miền Nam hãy anh dũng tiến lên!”1.

1 Cương lĩnh Chính trị của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, hồ sơ 770, ĐIICH, TTLTII.

Page 203: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

202

Page 204: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

203

Page 205: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

204

Page 206: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

205

Page 207: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

206

Page 208: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

207

Page 209: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

208

Page 210: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

209

Page 211: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

210

Page 212: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

211

Page 213: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

212

Page 214: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

213

Page 215: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

214

Page 216: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

215

Page 217: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

216

Cương lĩnh chính trị của Mặt trận Dân tộcGiải phóng miền Nam Việt Nam năm 19671

1 Hồ sơ 770, PTTg, TTLTII.

Page 218: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

217

Cương lĩnh chính trị của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời có ý nghĩa lịch sử trọng đại và giá trị chỉ đạo thực tiễn to lớn, định hướng cho sự phát triển của cách mạng miền Nam, làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của quân và dân miền Nam trong chiến tranh, đúng như nhận định của phía chính quyền Sài Gòn: “lấy Bản Cương lĩnh chính trị nầy làm nền móng, cơ cấu và đường lối hành động để nhằm hợp thức hóa các vai trò đại diện chính trị của chúng tại miền Nam bằng cách cho ra đời một Chính phủ “hợp pháp” hầu mong đạt được ưu thế trong các cuộc hòa đàm, nếu có trong tương lai”1.

Trước tình hình trong nước và quốc tế, tháng 12-1967, chủ trương Tổng công kích và Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi quyết định cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước được Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra. Và tháng 1 năm 1968, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thông qua chủ trương trên trong Hội nghị lần thứ 14 bằng một Nghị quyết. Nguyễn Hữu Th ọ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam ký lệnh Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa Tết Mậu Th ân 1968. Để tạo yếu tố bất ngờ cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy vào dịp Tết Mậu Th ân 1968, ngày 15 đến 17 tháng 1 năm 1968, Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng mở Hội nghị Chủ tịch đoàn mở rộng, về công khai, Hội nghị “kêu gọi các cấp, các ngành trong Mặt trận Giải phóng hãy giúp đỡ đồng bào tổ chức Tết vui vẻ phấn khởi mừng thắng lợi đã qua, hãy chăm sóc giúp đỡ anh chị em thương bịnh binh, giúp đỡ những gia đình khó khăn. Hội nghị kêu gọi các lực lượng Mặt trận Giải phóng hãy nghiêm chỉnh chấp hành quyết định ngưng tấn công quân sự 7 ngày trong dịp Tết năm nay của Mặt trận”2. Về nội bộ, Hội nghị ra thông cáo về việc Hội nghị đã quyết định phương hướng quân sự trong năm 1968,

1 Phiếu trình số 022/PĐVN/QV/III/M ngày 26-9-1967 của Phái đoàn giao dịch với Ủy hội quốc tế, hồ sơ 16065, PTTg, TTLTII.

2 Phiếu trình Tổng thống VNCH trích Bản tin VNTTX Hà Nội - MTGP ngày 23-1-1968, hồ sơ 4770, ĐIICH, TTLTII.

Page 219: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

218

các chủ trương và biện pháp nhằm không ngừng nâng cao năng suất và tốc độ diệt địch. Đi đôi với tác chiến, phải hết sức chăm lo việc xây dựng và phát triển các lực lượng vũ trang Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam. Hội nghị quyết định tiếp tục phổ biến sâu rộng cương lĩnh trong các tầng lớp nhân dân nông thôn cũng như đô thị.

Ngày 31-1-1968, Bộ Chỉ huy Quân đội cách mạng ra tuyên cáo kêu gọi đồng bào miền Nam tổng tấn công tiêu diệt lực lượng Mỹ và tay sai:

“Cuộc tổng phản công vào bè lũ Th iệu - Kỳ mà chúng ta mong mỏi đã đến rồi.

Chúng tôi xin báo cáo với đồng bào là: chúng tôi nhất quyết đánh đổ chính quyền Việt gian Th iệu - Kỳ…

Chúng ta sẽ xây dựng một chính quyền của ta, một chính quyền vì Tổ quốc và nhân dân” 1.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Bộ Chỉ huy Quân đội cách mạng, cùng ngày, Mặt trận Liên minh Dân tộc Dân chủ và Hòa bình thành phố Huế ra lời kêu gọi nhân dân Huế vùng lên khởi nghĩa và kêu gọi “quân đội Mỹ và quân đội đồng minh của Mỹ hãy đình chỉ mọi hoạt động quân sự, đừng can dự vào công việc nội bộ của nhân dân Nam Việt Nam” 2.

Thực hiện lệnh của Mặt trận Dân tộc Giải phóng, đêm giao thừa Tết Mậu Thân (tức đêm 30 rạng 31-1-1968) quân và dân miền Nam đồng loạt tiến công và nổi dậy ở 4/5 thành phố, 37/42 thị xã, hàng trăm thị trấn, quận lỵ, đánh vào hầu hết các cơ quan đầu não trung ương, địa phương của Mỹ và chính quyền Sài Gòn.

1 Phiếu trình Tổng thống VNCH trích Bản tin VNTTX Hà Nội - MTGP ngày 2-2-1968, hồ sơ 4770, ĐIICH, TTLTII.

2 Phiếu trình Tổng thống VNCH trích Bản tin VNTTX Hà Nội - MTGP ngày 2-2-1968, hồ sơ 4770, ĐICH, TTLTII.

Page 220: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

219

Một ngày sau khi quân dân miền Nam đồng loạt tấn công các đô thị, ngày 1-2-1968, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Giải phóng Nguyễn Hữu Th ọ, kêu gọi “công chức và nhân viên, sĩ quan và binh sĩ trong Quân lực VNCH đứng lên chống Mỹ cứu nước”1. Lời kêu gọi thể hiện đường lối đoàn kết toàn thể nhân dân miền Nam không phân biệt xu hướng chính trị và vị trí xã hội vì một mục tiêu là đánh đuổi xâm lược Mỹ. Một tuần sau (8-2-1968), Mặt trận Dân tộc Giải phóng tuyên bố về sự ra đời của Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình. Mặt trận tuyên bố ủng hộ Liên minh các lực lượng nói trên và sẽ tiếp tục sự ủng hộ đó trên cơ sở chương trình hành động của Liên minh đã công bố (lật đổ chánh quyền Sài Gòn, thành lập chính quyền Liên hiệp dân tộc, đòi Mỹ và đồng minh của Mỹ rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam, hiệp thương với Mặt trận Dân tộc Giải phóng). Sự ra đời đúng thời điểm của Liên minh làm tăng thêm nữa khối đoàn kết xung quanh Mặt trận, đẩy mạnh hơn nữa đợt I cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của Quân giải phóng miền Nam.

Đợt I của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, Quân Giải phóng miền Nam thu được nhiều thắng lợi “quân đội Mỹ ở Nam Việt Nam mất hẳn tinh thần và chế độ chiếm đóng của Mỹ bị lung lay. Cuộc tấn công trong những ngày 30, 31 tháng 1 năm 1968 của Quân giải phóng không những chỉ làm cho quân đội Mỹ gặp nhiều khó khăn mà còn làm khó khăn cho Lầu Năm Góc”2.

Sau khi kết thúc đợt I của cuộc Tổng tấn công và nổi dậy, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đã gửi thư cho Chủ tịch Hồ Chí Minh để bày tỏ quyết tâm của nhân dân Nam Bộ trong cuộc chiến chống Mỹ cứu nước và có thể xem như là một báo cáo sơ tổng kết của Mặt trận gửi ra Trung ương:

1 Phiếu trình Tổng thống VNCH trích Bản tin VNTTX Hà Nội - MTGP ngày 2-2-1968, hồ sơ 4770, ĐIICH, TTLTII.

2 Phiếu trình Tổng thống VNCH trích Bản tin VNTTX Hà Nội - MTGP ngày 2-2-1968, hồ sơ 4770, ĐIICH, TTLTII.

Page 221: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

220

“Th ưa Hồ Chủ tịch kính mến,Giữa lúc toàn quân toàn dân miền Nam trên khắp các chiến

trường đang thừa thắng xốc tới, liên tục tấn công và nổi dậy, giành được những thắng lợi mới hết sức to lớn và chuẩn bị mừng thọ Hồ Chủ tịch, thì thơ của Hồ Chủ tịch, từ trái tim cả nước đã truyền đến khắp miền Nam làm cho mọi người đều xúc động và nức lòng phấn khởi, tăng thêm nghị lực và niềm tin…

Trên khắp các đường phố Sàigon, Gia Định, Huế, Đà Nẵng cũng như vùng đồng bằng rộng mênh mông của Nam Bộ và núi rừng trùng điệp của Tây Nguyên, toàn thể đồng bào miền Nam và các lực lượng võ trang yêu nước không phân biệt già trẻ, gái trai, Kinh, Th ượng, bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích, đã lắng nghe từng lời nồng nàn và sâu sắc trong thơ của Hồ Chủ tịch, theo đó là một niềm cổ võ và khích lệ lớn lao sự biểu dương và sự duy tân của Tổ quốc là ánh sáng chói ngời của chân lý.

Th ưa Hồ Chủ tịch kính mến, Đã hơn 13 năm nay, đế quốc Mỹ tiến hành một cuộc chiến tranh

xâm lược cực kỳ dã man và tàn bạo ở miền Nam Việt Nam, kế tục và phát huy truyền thống cực kỳ bất khuất dân tộc, nhân dân miền Nam Việt Nam đã đứng lên chiến đấu đánh bại mọi âm mưu và kế hoạch xâm lược của đế quốc Mỹ, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, từ đầu Xuân đến nay đồng bào, chiến sĩ và cán bộ miền Nam liên tục tấn công và nổi dậy đồng loạt giáng cho Mỹ ngụy những đòn sấm sét, giành được những thắng lợi to lớn hết sức và toàn diện. Những thắng lợi đó đã mở ra một cục diện mới hết sức thuận lợi cho nhân dân miền Nam Việt Nam, tạo điều kiện để cách mạng giải phóng miền Nam tiến lên mạnh mẽ vững chắc đi đến thắng lợi hoàn toàn. Những thắng lợi hết sức to lớn và toàn diện của quân dân miền Nam Việt Nam đã giành được là thắng lợi của đường lối chánh trị, đường lối quân sự hoàn toàn đúng đắn và sáng tạo của cách mạng Việt Nam, thắng lợi của cách mạng đoàn kết và tinh thần tranh đấu bất khuất của 14 triệu nhân dân miền Nam đã

Page 222: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

221

thề “thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Những thắng lợi đó gắn liền với sự giúp đỡ hết lòng hết sức hỗ trợ phân hóa của 17 triệu đồng bào miền Bắc gắn liền với sự chăm lo săn sóc từng ngày từng giờ. Sự động viên cổ võ hết sức quý báu của Hồ Chủ tịch, lãnh đạo vĩ đại của dân tộc đã suốt đời hy sinh phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng cho dân tộc.

Hiện nay tuy bị thua nặng và lâm vào tình thế khó khăn và nguy khốn, đế quốc Mỹ còn ngoan cố và xảo quyệt, vì vậy toàn dân và toàn quân miền Nam quyết đoàn kết chặt chẽ hơn nữa, luôn luôn nêu cao cảnh giác và tinh thần quyết chiến quyết thắng ra sức phát huy no đủ, sửa chữa khuyết điểm vượt qua mọi gian khổ hy sinh, đánh liên tục, đánh đều khắp, giành những thắng lợi mới to lớn hơn nữa.

Trong những giờ phút hết sức sôi nổi và oanh liệt này của sự nghiệp giải phóng dân tộc, miền Nam xin hứa với Hồ Chủ tịch và 17 triệu đồng bào ruột thịt miền Bắc rằng:

Chừng nào đế quốc Mỹ chưa chấm dứt chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam, để nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định lấy vận mạng của mình thì nhân dân Nam Việt Nam và các lực lượng võ trang yêu nước của mình đoàn kết triệu người như một, nắm chắc tay súng và quyết tâm chiến đấu đến cùng. Có như vậy mới xứng đáng với lời khen của Hồ Chủ tịch, không có gì quý hơn độc lập tự do, không có sức mạnh bạo tàn nào, không có thế lực phản động nào, không có thủ đoạn xảo quyệt nào có thể lay chuyển được ý chí quyết chiến quyết thắng và ngăn cản được nhân dân Nam Việt Nam tiến lên để thắng lợi cuối cùng.

Cả miền Nam quyết tiến lên, liên tục tấn công và nổi dậy, và tiến công đánh bọn giặc Mỹ xâm lược, đập tan ngụy quyền và ngụy quân, giành lấy thắng lợi hoàn toàn. Cả miền Nam quyết tiến lên hoàn thành một cách đầy đủ nhiệm vụ trọng đại của dân tộc và nghĩa vụ quốc tế vẻ vang thái bình. Miền Nam Việt Nam nhất định được giải phóng, miền Bắc một lòng, toàn dân ta quyết định thắng đế quốc Mỹ. Tổ quốc Việt Nam nhất định được thống nhất”1.

1 Hồ sơ 857, ĐIICH, TTLTII.

Page 223: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

222

Page 224: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

223

Page 225: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

224

Thư của Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóngmiền Nam Việt Nam Nguyễn Hữu Thọ gửi Hồ Chủ tịch ngày 12-5-19681

1 Hồ sơ 857, ĐIICH, TTLTII.

Page 226: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

225

Nhằm cứu xét toàn bộ tình hình miền Nam từ đợt Tổng tấn công và nổi dậy đầu Xuân đến nay và ấn định nhiệm vụ, chủ trương công tác trước mắt của Mặt trận, Hội nghị Chủ tịch đoàn mở rộng của Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được triệu tập từ ngày 11 đến 13-7-1968. Hội nghị đã bàn đến nhiều vấn đề, nhất trí nhiều nhận định:

“Hội nghị nhất trí nhận định rằng: qua hai đợt Tổng tấn công và nổi dậy, nhân dân ta và các lực lượng võ trang nhân dân Giải phóng miền Nam đã giành được thắng lợi chiến lược toàn diện.

Th ắng lợi chiến lược toàn diện của quân và dân miền Nam đã tạo nên một thế chiến lược mới, một thế trận mới rất thuận lợi cho nhân dân miền Nam và các lực lượng võ trang nhân dân giải phóng, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong tình hình miền Nam.

Tình hình về mọi mặt: chính trị, quân sự, ngoại giao đều rất thuận lợi cho nhân dân miền Nam.

Hội nghị đã dành nhiều thì giờ để thảo luận nhiệm vụ trước mặt của quân và dân miền Nam, quyết định các chủ trương công tác và biện pháp nhằm động viên toàn dân và toàn quân nỗ lực xông lên, liên tục tiến công, nổi dậy mạnh mẽ, giành những thắng lợi mới to lớn hơn nữa, tiến lên giành lấy thắng lợi hoàn toàn”1.

Sau Hội nghị này, có đường lối và sự chỉ đạo của Mặt trận, quân dân miền Nam tiếp tục thực hiện đợt tấn công thứ ba trong năm 1968.

Cuộc Tổng công kích và tổng khởi nghĩa được thực hiện trong ba đợt năm 1968 và giành được nhiều thắng lợi quan trọng, giáng một đòn chí mạng vào ý chí xâm lược của Mỹ, làm rung động toàn cầu, cả thế giới “nín thở” hướng về Việt Nam. Với thất bại năm 1968, Tổng Chỉ huy quân sự Mỹ ở miền Nam tướng Westmoreland bị cách chức, rồi sau đó Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara xin từ chức.

1 Phiếu trình Tổng thống VNCH số 4938 VP/CCVN của Phủ Tổng thống trích bản tin VNTTX Hà Nội - MTGP ngày 17-7-1968, hồ sơ 4771, ĐIICH, TTLTII.

Page 227: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

226

Những thắng lợi trên chiến trường từ mùa khô 1965 - 1966 đến Mậu Th ân 1968 đã xoay chuyển cục diện tình hình ở miền Nam, nâng thế và lực của Mặt trận Dân tộc Giải phóng, Giải phóng quân lên một bước, giáng một đòn vào sự ngoan cố của Hoa Kỳ. Và từ đây, Mặt trận Dân tộc Giải phóng đại diện cho nhân dân miền Nam càng vững vàng hơn trên thế chính trị đàm phán với đối phương và cũng thể hiện hơn nữa sức đoàn kết toàn dân rộng rãi.

Trong và sau cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Th ân 1968, Mặt trận Dân tộc Giải phóng đã tập hợp được đông đảo các lực lượng “ngoài cộng sản” vào hàng ngũ của mình để đấu tranh đòi tự do và hòa bình. Sự thay đổi sách lược của Mặt trận Dân tộc Giải phóng đã làm cho khối đại đoàn kết mở rộng hơn. Các lực lượng liên minh hòa bình và dân chủ ở Huế - Th ừa Th iên, Sài Gòn - Gia Định liên kết thành một khối đó là sự cần thiết cho ra đời một Chính phủ lâm thời trong tương lai. Th ành phần của liên minh hòa bình và dân chủ phần đông là giới trí thức như học giả, bác sĩ, giáo sư, tăng ni phật tử… ngoài ra còn có sự ủng hộ của các tù nhân đang bị giam giữ ở Sài Gòn.

Trước những thắng lợi trên mặt trận quân sự cũng như trên mặt trận chính trị và trên chính trường ngoại giao, Mỹ và chính quyền Sài Gòn không còn có thể trì hoãn hơn nữa việc phải đề cập đến vấn đề đàm phán để giải quyết vấn đề Việt Nam.

Ngày 31-3-1968, Tổng thống Mỹ Johnson tuyên bố ngưng oanh tạc miền Bắc và chấp nhận đàm phán để giải quyết vấn đề hòa bình cho Việt Nam. Để giải quyết vấn đề chiến tranh ở miền Nam, Hoa Kỳ đành phải chấp nhận thương thuyết với một tổ chức hay một Chính phủ nào đó đại diện cho nhân dân miền Nam chứ không phải là chính quyền Sài Gòn, vì vậy, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam chính là đại diện chân chính nhất phù hợp với cuộc thương thuyết này.

Tuy nhiên, chính quyền Sài Gòn trước giờ vẫn không chịu chấp nhận Mặt trận Giải phóng. Trong Th ông điệp đọc trước

Page 228: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

227

lưỡng viện ngày 10-4-1968, Tổng thống Nguyễn Văn Th iệu tuyên bố “lập trường cứng rắn” của chính quyền Sài Gòn rằng:

“Không chấp nhận sự tham gia của cái tổ chức gọi là “Mặt trận Giải phóng miền Nam” như một kẻ đối thoại có tư cách trong bất cứ giai đoạn nào của cuộc hòa đàm, ngay cả trong giai đoạn thăm dò.

Không chấp nhận công thức “chánh phủ liên hiệp” với cái tổ chức gọi là “Mặt trận Giải phóng miền Nam”.

Hai Viện cũng đều đã tuyên cáo xác định lập trường gạt bỏ mọi giải pháp Liên Hiệp Quốc cộng”1.

Nhưng, trước sức ép của Mỹ, của dư luận và sự yếu dần trên chiến trường buộc chính quyền Sài Gòn phải thay đổi “lập trường cứng nhắc” của mình.

Ngày 25-3-1969, Nguyễn Văn Th iệu tuyên bố sẽ thảo luận riêng với Mặt trận Giải phóng về vấn đề chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Ngay lập tức, lời tuyên bố đó đã gây một tiếng vang lớn trong báo giới và chính giới ở Mỹ. Giới chính khách Hoa Kỳ cho rằng lời tuyên bố của Tổng thống Th iệu là bước tiến quan trọng tới những cuộc thương thuyết hòa bình, trong đó Th ượng Nghị sĩ Mansfi eld bày tỏ quan điểm: “đây là một sự chuyển hướng đưa tới việc thương thuyết về các vấn đề căn bản, khả dĩ mang lại một giải pháp thỏa đáng”2. Chính quyền Sài Gòn trước vẫn không chịu công nhận Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam là đại diện hợp pháp của nhân dân miền Nam Việt Nam, nhưng tuyên bố của Nguyễn Văn Th iệu, dù miễn cưỡng hay không, là sự thừa nhận của họ về vai trò đại diện của Mặt trận. Mặc chính quyền Sài Gòn có công nhận hay không thì điều đó không ảnh hưởng đến sự hiện diện của Mặt trận ở miền Nam và vai trò trên trường quốc tế cũng như chương trình mà Mặt trận đang theo đuổi. Một giải pháp đàm phán để kết thúc sớm chiến tranh ở Việt Nam là một trong những mục tiêu của Cương lĩnh chính trị mà Mặt trận Giải phóng đề ra.

1 Th ông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao ngày 6-6-1968, hồ sơ 1608, ĐIICH, TTLTII.2 Công văn số 184/MC-LHQ/M ngày 1-4-1969 của Bộ Ngoại giao, hồ sơ 20488, PTTg, TTLTII.

Page 229: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

228

Năm 1970, để chuẩn bị cho một đợt đấu tranh chính trị và phòng tình huống có lệnh ngưng bắn khi đàm phán thành công, Mặt trận Giải phóng miền Nam đã chủ trương:

“Cho xâm nhập một số cán bộ hợp pháp vào các vùng thị tứ đông dân cư.

Tạo thế hợp pháp cho các cơ sở hoặc tuyên truyền phát triển tổ chức những người có sẵn thế hợp pháp.

Th uyên chuyển một số cán bộ cho trở về hoạt động tại địa phương gốc”1.

Cùng với các chủ trương trên, Mặt trận Giải phóng phát động phong trào may cờ Mặt trận tại các tỉnh Bình Long, Phước Tuy, Vĩnh Long, Châu Đốc, Kiến Phong…

Trước chủ trương và phong trào may cờ Mặt trận của Mặt trận Giải phóng miền Nam, tin tức tình báo liền được báo về cơ quan trung ương, trên cơ sở đó Tổng Nha Cảnh sát chính quyền Sài Gòn nhận định rằng “Cộng sản đã và đang tích cực chuẩn bị nhiều biện pháp cho một cuộc đấu tranh chính trị khi có lệnh ngưng bắn…

Riêng đối với âm mưu cộng sản phát động quần chúng may sẵn cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, Tổng Nha chúng tôi nhận thấy có 2 trường hợp sau đây cần đặc biệt lưu ý: Cộng sản đang tích cực chuẩn bị phát động một chiến dịch quân sự quy mô vào cuối năm 1970 hoặc đầu năm 1971 với giải pháp hòa bình, trung lập và 1 Chánh phủ Liên hiệp tại VNCH.

Đợt công kích này của cộng sản nếu xảy ra, dù ở mức độ nào, chắc chắn cộng sản sẽ dùng thủ đoạn cho tràn ngập cờ… ở các vùng mục tiêu tiến quân, nhất là ở một vài thị trấn, thị xã hay một khu vực nào đó trong Đô thành, và có thể chúng sẽ cho quay phim, chụp ảnh để làm chứng liệu tuyên truyền trước dư luận trong và ngoài

1 Phiếu trình số 034893/TCSQG/B1/C/M ngày 9-11-1970 của Nha Tổng Giám đốc Cảnh sát quốc gia, hồ sơ 17002, PTTg, TTLTII.

Page 230: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

229

nước”1. Tổng Nha Cảnh sát chính quyền Sài Gòn chỉ thị các thuộc cấp “trù liệu mọi biện pháp đối phó thích ứng” 2. Sau khi nhận được báo cáo từ Ủy ban phối hợp tình báo quốc gia, Tổng thống chính quyền Sài Gòn bút phê “đối với cộng sản dù chủ trương quân sự hay chính trị, vấn đề sẵn sàng cũng vẫn là quan trọng… Do đó: phải chỉ thị vấn đề kiểm soát gắt gao và nghiêm trị việc may, lưu trữ, cung cấp (cờ lẫn vải để may cờ), di chuyển, cổ động v.v... vấn đề cờ của cộng sản trong quần chúng thành thị, xã ấp”3; đồng thời để cạnh tranh với phong trào của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, chính quyền Sài Gòn ban hành chỉ thị về vấn đề “cờ quốc gia” như: thống nhất treo cờ, sơn cờ, “vấn đề cờ quốc gia của ta cũng phải chỉ thị rõ rệt, có 1 chỉ thị của Chính phủ. Đừng để tự ý mỗi quân khu làm rồi báo chí nói bậy bạ, rồi chỉ thị phản chỉ thị… Nghiên cứu đề nghị ngay một policy (chính sách) vấn đề trao cờ, sơn cờ…”4. Sau khi nhận chỉ thị của Tổng thống, Th ủ tướng chính quyền Sài Gòn Trần Th iện Khiêm gửi công văn tới các bộ nhắc lại các biện pháp đối phó với phong trào may cờ của Mặt trận Giải phóng “để ngăn chận âm mưu trên đây của cộng sản, yêu cầu quý Tòa đặc biệt lưu tâm áp dụng các biện pháp kiểm soát gắt gao và trừng trị đúng mức việc may cắt, lưu hành, tàng trữ và sử dụng cờ của cộng sản từ thành thị đến xã ấp (cả vải may cờ cũng cần có biện pháp theo dõi để ngăn ngừa sự sử dụng trái phép). Mọi vi phạm phải được nghiêm trị theo luật lệ hiện hành”5.

1 Phiếu trình số 034893/TCSQG/B1/C/M ngày 9-11-1970 của Nha Tổng Giám đốc Cảnh sát quốc gia, hồ sơ 17002, PTTg, TTLTII.

2 Phiếu trình số 034893/TCSQG/B1/C/M ngày 9-11-1970 của Nha Tổng Giám đốc Cảnh sát quốc gia, hồ sơ 17002, PTTg, TTLTII.

3 Công văn số 764/PTT/UBTUTBQG/K ngày 16-11-1970 của Ủy ban phối hợp tình báo quốc gia,hồ sơ 17002, PTTg, TTLTII.

4 Công văn số 764/PTT/UBTUTBQG/K ngày 16-11-1970 của Ủy ban phối hợp tình báo quốc gia, hồ sơ 17002, PTTg, TTLTII.

5 Công văn số 1815-Th T/VP/M ngày 1-12-1970 của Th ủ tướng chính quyền Sài Gòn, hồ sơ 17002, PTTg, TTLTII.

Page 231: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

230

Ngày 25-7-1970, hai Pháp kiều là Giáo sư trường Lê Quý Đôn Menras André 25 tuổi và Giáo sư trường P. Pascal Đà Nẵng De Bris Jean Pierre 26 tuổi đã treo cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam lên bức tượng tại Công trường Lam Sơn Sài Gòn trước tòa nhà Quốc hội chính quyền Sài Gòn và rải truyền đơn đòi Mỹ rút quân và lật đổ chính quyền đương nhiệm. Chỉ 2 ngày sau, ngày 27-7-1970, Tổng thống chính quyền Sài Gòn đã chỉ thị cho Th ủ tướng Chính phủ không chỉ bắt giam ngay hai Pháp kiều mà còn phải tăng cường kiểm soát gắt gao hơn đối với ngoại kiều và việc đi du học.

“Trong lúc chờ đợi tu chính lại những văn kiện pháp lý liên quan đến việc nhập cảnh vào Việt Nam thì ngay từ bây giờ phải tránh những vụ như sinh viên hay chánh trị gia ngoại quốc phản chiến đến quấy rối tại Việt Nam như vừa xẩy ra tái diễn. Cho nên Tổng thống yêu cầu Th ủ tướng cho áp dụng những biện pháp thực tế là không cho phép những người không có chiếu khán đầy đủ nhập cảnh.

Trường hợp có những người tốt, thân hữu, không có chiếu khán, nhưng muốn ghé lại Việt Nam một vài ngày, dù xét rằng không có hại cho tình hình chính trị hoặc không có mưu đồ gây rối tại Việt Nam đi nữa, thì cũng có biện pháp ngăn chặn ngay tại phi trường Tân Sơn Nhứt. Và chỉ sau khi có phép của Th ủ tướng cho tạm trú thì mới được rời phi cảnh và ở lại Việt Nam trong vòng 12, 24, hoặc 48 giờ đồng hồ tùy trường hợp. Tổng thống đặc biệt lưu ý Th ủ tướng cho thi hành những biện pháp nêu trên”6.

Sự hà khắc trong chính sách với ngoại kiều của chính quyền Sài Gòn càng chứng tỏ sự ủng hộ của tầng lớp này đối với Mặt trận Giải phóng miền Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam. Và sự thật là các bản báo cáo, tin tình báo, công văn, chỉ thị do các cơ quan cao cấp của chính quyền Sài Gòn ban hành chứng

6 Phiếu kính trình Th ủ tướng Chánh phủ số 1267/PTT/VP của Phủ Tổng thống ngày 27-7-1970, hồ sơ 18527, PTTg, TTLTII.

Page 232: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

231

minh sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân miền Nam đối với Mặt trận Giải phóng và các phong trào do Mặt trận phát động.

Những thắng lợi trên mặt trận quân sự tạo điều kiện và tiền đề để quân và dân miền Nam dưới sự chỉ đạo công khai của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam xây dựng vùng giải phóng vững chắc. Từ chính trị đến các hoạt động kinh tế - xã hội đều được chú ý thực hiện ở vùng giải phóng và đi song hành cùng với các phong trào quân sự.

Từ chương trình 10 điểm năm 1960 đến Cương lĩnh chính trị năm 1967, Mặt trận luôn kiên định lập trường là thành lập một Chính phủ liên hiệp, trung lập của nhân dân miền Nam để quản lý mọi việc ở miền Nam Việt Nam, tiến tới thống nhất đất nước. Mặt trận vẫn chưa xác định được sẽ thành lập một Chính phủ với tên gọi như thế nào cho phù hợp, nhưng về bản chất thì phải là Chính phủ liên hiệp, trung lập. Vì vậy, qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn, tên gọi Chính phủ mà Mặt trận đang hướng tới có nhiều thay đổi qua từng thời điểm. Tin tức báo cáo vào tháng 12-1964 của Nha Tổng Giám đốc cảnh sát quốc gia chính quyền Sài Gòn cho biết Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đang bàn tới kế hoạch thành lập một Chính phủ Liên hiệp trung lập tại miền Nam Việt Nam nhằm hướng miền Nam theo con đường trung lập:

“Một số chánh khách lưu vong tại Pháp vừa trở về Miên gặp Hoàng tử Bảo Long và mở hội nghị mật với đại diện của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam tại một vùng gần biên giới Việt - Miên (trên lãnh thổ Miên).

Mục đích cuộc hội nghị là bàn về vấn đề thành lập một Chính phủ Liên hiệp trung lập tại miền Nam Việt Nam, vì họ cho rằng lúc này là cơ hội thuận tiện nhất cho việc thực hiện vấn đề trung lập hóa miền Nam Việt Nam theo chủ trương của tướng De Gaulle”1.

1 Công văn số 40963/TCSQG/CSĐB/KH/1-M ngày 11-12-1964 của Nha Tổng Giám đốc cảnh sát quốc gia, hồ sơ 16065, PTTg, TTLTII.

Page 233: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

232

Tuy nhiên, năm 1964 chưa phải là thời điểm thích hợp để cho ra đời một Chính phủ chính thức của nhân dân miền Nam, mọi việc đang ở trong thời kỳ phôi thai. Chưa có Chính phủ trung ương, Mặt trận vẫn là tổ chức đảm đương vai trò quản lý thực hiện chức năng như một nhà nước chân chính của nhân dân miền Nam.

Mặt trận đã thực hiện vai trò quản lý hành chính, tiến tới thành lập chính quyền cơ sở. Trong những năm sau khi thành lập tới năm 1965, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Trung ương Cục miền Nam đã thành lập được nhiều vùng giải phóng, mở rộng dân số, tăng số cán bộ cơ sở lên nhanh chóng. Th eo tài liệu ước định mức độ tổ chức chính quyền Mặt trận do chính quyền Sài Gòn thực hiện thì con số vùng giải phóng và nhân dân được giải phóng đã tăng rõ rệt:

“Từ 1963 đến nay (1965), VC có 2 năm tổ chức củng cố và bành trướng cơ cấu hành chính. Trong thời gian từ tháng 11-1963 đến giữa năm 1965, trong lúc tình hình nội chính của ta hãy còn hỗn độn, VC đã thừa cơ phát triển mạnh mẽ cơ sở tự quản ở những ấp tân sinh, thôn xã chiếm được. Số lượng các cơ sở này không được biết đích xác, song vài tiêu chuẩn sau đây có thể giúp ta hình dung được quy mô của tổ chức chính quyền VC.

Tổ chức này hiện nay, theo dự đoán, đã được hoàn thành tại các vùng do địch kiểm soát hoàn toàn (279 xã với 1.1917 ấp). Ngoài ra cũng được biết số nhân sự quy định cho mỗi ban tự quản là 9 người ở cấp xã và 3 người ở ấp. Do đó ta có thể phỏng tính số cán bộ hành chánh VC ở hạ tầng cơ sở vào khoảng 8.300 người. Con số trên còn tăng nhiều, có thể lên đến gấp 2, 3 lần vì hiện nay địch còn chủ trương biến các Ủy ban Mặt trận Giải phóng xã ấp, tại vùng xôi đậu (1.061 xã với 4.578 ấp) thành những cơ sở chánh quyền và đào tạo số cán bộ trực thuộc thành những cán bộ hành chánh trong tương lai”1.

1 Tổ chức chính quyền VC tại nông thôn, hồ sơ 15643, PTTg, TTLTII.

Page 234: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

233

Từ năm 1960 đến 1965, vùng giải phóng mở rộng, và được củng cố vững chắc. Th áng 3-1965, Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam tiến hành đợt tổng kiểm tra dân số toàn miền Nam lần đầu tiên.

“Trung ương Mặt trận Giải phóng Việt cộng vừa chỉ thị cho các cấp toàn miền Nam phải cấp tốc thi hành chủ trương mới sau đây:

1. Kiểm tra dân số (những vùng Việt cộng kiểm soát) từ 18 đến 50 tuổi và lập thông quy danh sách gởi gấp lên Trung ương để Mặt trận kịp thời quyết định.

2. Người nào được liệt kê vào danh sách kiểm tra bắt buộc phải tự túc may một bộ quần áo kaki vàng theo lối chính quy để Mặt trận dùng những người đó. Các cấp phải đôn đốc và và kiểm điểm. Nơi nào làm xong phải lập tức báo cáo lên cấp trên.

Được biết, chỉ thị này là một công tác cho các cấp thi đua. Khi xong sẽ có hội nghị kiểm thảo, nơi nào làm xong trước và hoàn thành công tác mỹ mãn sẽ được ghi công trạng về công tác đầu năm 1965. Vì vậy hiện các cấp đang thi đua đôn đốc ráo riết để hoàn thành công tác trên”1.

Tài liệu do Mặt trận công bố tại Hội nghị Á - Phi lần thứ II (1965), cho ta thấy những thắng lợi về quân sự và chính trị đã đưa đến kết quả là “vùng giải phóng do Mặt trận kiểm soát hiện nay rộng bằng 4 phần 5 đất đai miền Nam và bao gồm 10 triệu trong số 14 triệu dân miền Nam Việt Nam. Trong vùng giải phóng, các xã đều có ủy ban nhân dân tự quản chỉ đạo mọi mặt sinh hoạt, sản xuất và chiến đấu của nhân dân. Ở nhiều nơi, các ủy ban tự quản đã do nhân dân bầu ra bằng phổ thông đầu phiếu”2.

Đến năm 1968, nhiều tỉnh đã được giải phóng cơ bản hoàn toàn và xây dựng chính quyền cấp tỉnh. Th eo Đài Phát thanh Giải

1 Bản tin tức số 94 ngày 11-3-1965 của Nha Tổng Giám đốc Cảnh sát quốc gia, hồ sơ 16065, PTTg, TTLTII.

2 Giác thư của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam về vấn đề đại diện miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Á - Phi lần thứ II (1965), hồ sơ 20274, PTTg, TTLTII.

Page 235: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

234

phóng, Mặt trận đã thành lập được hệ thống chính quyền cách mạng ở tất cả 44 tỉnh miền Nam. Ngày 19-8-1968, Mặt trận đã tổ chức Đại hội thành lập Ủy ban nhân dân giải phóng lâm thời tỉnh Cà Mau, “đồng thời kiểm điểm công tác tác động quần chúng xây dựng chính quyền cách mạng và vạch ra phương hướng hoạt động chủ yếu cho chính quyền cách mạng vừa ra đời”1.

Tính đến đầu tháng 10 năm 1968, “toàn tỉnh Rạch Giá đã có 18 xã và 2 huyện hoàn thành việc bầu cử Hội đồng nhân dân lập Ủy ban nhân dân giải phóng xã và huyện. Toàn tỉnh Mỹ Th o đã có 70 xã và 5 huyện thành lập xong chính quyền cách mạng”2.

Mục tiêu cuối cùng của việc tăng cường xây dựng các cơ cấu chính quyền mới ở địa phương là để làm tiền đề cho việc thiết lập một Chính phủ của nhân dân miền Nam.

Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là đại diện chính thức và công khai của nhân dân miền Nam lãnh đạo mọi mặt: quân sự, chính trị và hành chính. Và cũng là tổ chức công khai nhận sự chỉ đạo trực tiếp của tổ chức bí mật là Trung ương Cục miền Nam. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam nắm giữ vai trò then chốt và quản lý các báo chí, Đài Phát thanh, truyền đơn, tài liệu… thuộc về lực lượng cách mạng miền Nam.

Trong chương trình 10 điểm ban bố vào ngày mới thành lập, Mặt trận đã dành nhiều điểm hướng tới thực hiện phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế giáo dục và đời sống cho đồng bào miền Nam nói chung và các dân tộc thiểu số cũng như kiều bào, hay ngoại kiều nói riêng. Năm 1967, Cương lĩnh chính trị của Mặt trận càng nói rõ hơn nữa về đường lối xây dựng nền kinh tế - văn hóa - xã hội, thể hiện quyết tâm thực hiện dân sinh, dân chủ ở miền Nam. Các điều trong phần II của bản Cương lĩnh chính trị thể hiện đường lối cụ thể của Mặt trận như: thực hiện một chế độ

1 Phiếu trình Tổng thống VNCH số 4592VP/CCVN của Phủ Tổng thống về trích bản tin VNTTX Hà Nội - MTGP ngày 28-8-1968, hồ sơ 4771, ĐIICH, TTLTII.

2 Phiếu trình Tổng thống VNCH số 5322VP/CCVN của Phủ Tổng thống về trích bản tin VNTTX Hà Nội - MTGP ngày 4-11-1968, hồ sơ 4771, ĐIICH, TTLTII.

Page 236: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

235

dân chủ rộng rãi và tiến bộ; xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, cải thiện dân sinh; thi hành chính sách ruộng đất, thực hiện khẩu hiệu người cày có ruộng; xây dựng văn hóa, giáo dục dân tộc và dân chủ, phát triển khoa học và kỹ thuật, phát triển y tế; đảm bảo quyền lợi và chăm lo đời sống của công nhân, lao động và viên chức.

Có Chương trình 10 điểm, bản Cương lĩnh Chính trị làm kim chỉ nam soi đường, Mặt trận bắt tay vào thực hiện trên thực tế. Mặt trận cùng với nhân dân miền Nam quyết tâm xây dựng miền Nam theo đường hướng đã đề ra vừa là để đảm bảo an sinh cho nhân dân vừa làm hậu phương vững chắc cho cuộc đấu tranh trên mặt trận quân sự đánh đuổi đế quốc Mỹ và lật đổ tay sai ngụy quyền Sài Gòn, tiến tới xây dựng một nền kinh tế - xã hội miền Nam của nhân dân và vì nhân dân.

Với mục đích cụ thể hóa chính sách của Mặt trận đối với kiều dân mà đặc biệt là tầng lớp Hoa kiều đông đảo nhất ở miền Nam (người Việt gốc Hoa và người Trung Hoa gồm khoảng 1/3 dân số Sài Gòn tập trung đa số ở Chợ Lớn), Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đã ra chính sách 10 điểm về vấn đề Hoa kiều tại Việt Nam:

“1. Bảo vệ quyền lợi chính đáng của Hoa kiều và đặt ngang hàng với đồng bào Việt Nam như: phân chia ruộng đất, tự do ngôn luận, tín ngưỡng, hội họp, lập đảng, xuất bản và được hưởng những quyền tự do dân chủ khác. Phóng thích và trả tự do cho các can nhân chính trị Hoa kiều bị giam giữ.

2. Hoa kiều được hưởng quyền: chọn lựa quốc tịch như nhập Việt tịch hoặc duy trì quốc tịch gốc, hồi hương thăm gia đình, tiếp tục học vấn và tự do liên lạc bằng thư từ.

3. Phát triển mối bang giao Hoa - Việt trên nguyên tắc bình đẳng để cộng đồng, đồng tiến.

4. Tôn trọng phong tục, tập quán, đoàn kết và tương trợ Hoa - Việt. Bài trừ trộm cướp, du đãng để duy trì an ninh trật tự.

Page 237: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

236

5. Khuyến khích và phát triển nền văn hóa dân tộc Trung Hoa như: mở trường dạy Hoa ngữ để thanh thiếu niên Việt Nam có cơ hội học tiếng Trung Hoa, đồng thời khuyến khích học sinh Hoa kiều học Việt ngữ để tiện việc trao đổi thương mại, văn hóa Hoa - Việt. Sử dụng tài sản do các đoàn thể Hoa kiều đóng góp đồng thời trợ giúp thêm để phát triển giáo dục và các công tác xã hội khác.

6. Tích cực giúp đỡ Hoa kiều phát triển công nghiệp và khuếch trương kinh tế như: hạn chế nhập cảng hàng ngoại hóa, gia tăng nhập cảng các loại máy móc, nguyên liệu cần thiết cho kỹ nghệ, khuyến khích mậu dịch với nước ngoài để Hoa kiều có cơ hội kinh doanh.

7. Mặt trận Giải phóng miền Nam sẽ giúp đỡ để công nhân Hoa kiều khỏi thất nghiệp và tích cực trợ giúp cho những người nghèo khổ hoặc bệnh tật bằng cách: áp dụng biện pháp thích ứng để tránh các vụ tranh chấp giữa chủ và công nhân, cải thiện sinh hoạt, tăng lương, bảo vệ sức khỏe, nâng cao trình độ văn hóa, kỹ thuật để tăng gia sản xuất. Ấn định lại giờ làm việc, quyền sa thải, trừng phạt của chủ đối với công nhân và tuyệt đối không được ngược đãi nhân công.

8. Nông dân Hoa kiều được xếp ngang hàng với nông dân Việt Nam như: được chia đất, tham gia Nông hội và hưởng tất cả các quyền lợi khác.

9. Mặt trận Giải phóng miền Nam hoan nghinh thanh niên Hoa kiều tham gia lực lượng giải phóng đồng thời phản đối Hoa Kỳ và VNCH cưỡng ép thanh niên Hoa kiều nhập ngũ.

10. Hoa kiều phải tôn trọng luật lệ của Mặt trận Giải phóng miền Nam. Mặt trận sẽ tưởng thưởng cho những Hoa kiều có công và trừng phạt gắt gao những người phản lại”1.

Chính sách đối với Hoa kiều của Mặt trận Giải phóng đánh mạnh vào chính sách đồng hóa người Trung Hoa của Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn. Trước đó, chính quyền Sài Gòn đã ban hành

1 Phiếu trình Th ủ tướng số 221/P.Th .T/VoP/QV/2 của Võ phòng, hồ sơ 16306, PTTg, TTLTII.

Page 238: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

237

Dụ số 10 ngày 7-12-1955 và Dụ số 48 ngày 29-8-1956 về vấn đề quốc tịch cho Hoa kiều; Dụ số 26 ngày 20-4-1956 hạn chế quyền tạo mãi bất động sản, Dụ số 53 ngày 6-9-1956 cấm ngoại kiều hành 11 nghề… nhằm hạn chế quyền lợi của Hoa kiều. Mục đích của hệ thống pháp lý này là giúp chính quyền Sài Gòn kiểm soát chặt chẽ Hoa kiều, tách họ khỏi phong trào giải phóng và ngăn chặn sự tiếp tay với Quân giải phóng mà họ gọi là kế hoạch “chống Hoa vận của Cộng sản”. Chính quyền Sài Gòn thừa nhận rằng “nếu sự kiểm soát của mình (chính quyền Sài Gòn) lỏng lẻo để Cộng sản thao túng được, thì với tinh thần đoàn kết cao độ sẵn có và nguồn tài chánh dồi dào của người Việt gốc Hoa, cộng đồng này sẽ là một hiểm họa không nhỏ cho chánh quyền”1.

Đến những năm 1960, khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng ban hành chính sách tạo sự thuận lợi và đối xử công bằng với Hoa kiều, lo sợ sự ủng hộ của Hoa kiều đối với Quân giải phóng, lập tức trong hàng ngũ chính quyền Sài Gòn xuất hiện sự thay đổi quan điểm về chính sách đồng hóa người Trung Hoa.

Dưới thời Phan Huy Quát làm Th ủ tướng Chính phủ Sài Gòn, Bộ Nội vụ đề xuất bỏ Dụ số 48 vì cho rằng chính sách này có hại khi mà trên thực tế Hoa kiều nhập Việt tịch vẫn giữ nguyên nếp sống và tập quán của họ. Tuy nhiên, để xuất này của Bộ Nội vụ đã bị Hội đồng Liên bộ bác bỏ vì lý do nếu hủy bỏ Dụ số 48 là công nhận sự thất bại của chính sách đồng hóa Hoa kiều của chính quyền Sài Gòn.

Năm 1968, một số biện pháp liên quan đến các lĩnh vực của Hoa kiều lại được đề xuất với Th ủ tướng chính quyền Sài Gòn nhằm ngăn cản sự ủng hộ của Hoa kiều đối với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam:

1 Phiếu trình số 198/P.Th .T/VP/CCUV ngày 4-7-1968 của Văn phòng Phủ Th ủ tướng, hồ sơ 16306, PTTg, TTLTII.

Page 239: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

238

“I. Quần chúng:

1. Tổ chức cộng đồng Trung Hoa với hệ thống tự vệ riêng dưới sự giám sát của Chánh phủ. Làm sống lại các “Bang”.

2. Giải tán hay tổ chức lại các đoàn thể Hoa kiều có vẻ thiên cộng.

3. Tái lập hệ thống Liên gia tương trợ, phường khóm tại Chợ Lớn.

II. An Ninh:

1. Th ành lập một lực lượng cảnh sát phụ lực hay chống nội tuyến người Hoa (100 đến 200 người).

2. Th ành lập phòng an ninh và tổ chức lưới tình báo tại các xí nghiệp để theo dõi các phần tử cộng sản trong công nhân.

3. Giao chức vụ Cảnh sát trưởng quận 5 cho người Việt gốc Hoa đứng đắn đảm nhiệm, vì đồng ngôn ngữ vị này dễ thi hành nhiệm vụ.

III. Kinh tế:

1. Th ành lập Liên đoàn Nghiệp thương các người buôn bán Trung Hoa.

2. Tẩy chay hàng Trung cộng, và trừng phạt nặng các người buôn hàng Trung cộng.

3. Cắt đứt nguồn tài trợ cho những phần tử liên hệ cộng sản.

IV. Học đường:

1. Bí mật bảo vệ học sinh và giáo sư trung thành.

2. Đoàn ngũ hóa học sinh kiểu “Th anh niên cứu quốc” Đài Loan để tránh ảnh hưởng cộng sản.

3. Điều tra Hiệu trưởng và nhân viên quản trị trường để giao phó nhiệm vụ kiểm soát hoạt động học sinh trong cũng như ngoài phạm vi trường.

3. Hướng dẫn học sinh chống cộng, yêu quê hương qua các vở kịch dân ca mô tả kỹ thuật lừa bịp và hăm dọa của cộng sản.

Page 240: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

239

V. Văn hóa:1. Th iết lập Trung tâm tuyên truyền để kiểm soát các báo Hoa

ngữ và phổ biến các tin tức phản tuyên truyền cộng sản.2. Tăng cường kiểm soát để ngăn ngừa sự lưu hành các loại phim

ảnh Cộng sản.3. Phổ biến rộng rãi các loại phim ảnh, sách báo tài liệu chống

cộng” 1.Tuy nhiên, những đề nghị trên đã không được Bộ Ngoại giao

và Văn phòng Phủ Th ủ tướng chính quyền Sài Gòn tán thành. Văn phòng Phủ Th ủ tướng chính quyền Sài Gòn bác bỏ những để xuất trên với nhiều lý lẽ:

“1. Không tán thành tổ chức cộng đồng Trung Hoa với hệ thống tự vệ vì trái với chủ trương đồng hóa mà chánh quyền theo đuổi. Phần khác tổ chức một cộng đồng như vậy chẳng khác nào dùng một con dao 2 lưỡi. Nếu sự kiểm soát của mình lỏng lẻo để cộng sản thao túng được, thì với tinh thần đoàn kết cao độ sẵn có và nguồn tài chính dồi dào của người Việt gốc Hoa, cộng đồng này sẽ là một sự hiểm họa không nhỏ cho chánh quyền.

Nguyên tắc đồng hóa là phải phân tán mỏng, chia cắt để tạo một sự hỗn hợp, hòa đồng giữa 2 khối người.

2. Không tán thành việc giao chức vụ Cảnh sát trưởng quận 5 cho một người Việt gốc Hoa. Chợ Lớn vốn là một khu vực hầu như hoàn toàn Trung Hoa, nếu giao thêm chức vụ Cảnh sát trưởng quận 5 cho người Việt gốc Hoa, thì vô hình trung trên phương diện hình thức mình đã tạo nên một thành phố, một lãnh địa Trung Hoa, một ấn tượng bất khả chấp nhận đối với chính sách đồng hóa.

3. Không tán thành việc thành lập Liên đoàn Nghiệp thương Trung Hoa. Người Việt gốc Hoa vốn có tinh thần liên kết và tương trợ rất cao lại nắm trong tay hầu hết các nguồn lợi kinh tế, nếu họ

1 Phiếu trình số 198/P.Th .T/VP/CCUV ngày 4-7-1968 của Văn phòng Phủ Th ủ tướng, hồ sơ 16306, PTTg, TTLTII.

Page 241: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

240

chưa giác ngộ hoặc ý thức được sự dung hợp và hòa đồng với dân Việt thì họ rất dễ dàng thao túng đời sống kinh tế của đồng bào ta. Nếu lại cho thành lập một tổ chức như vậy thì chẳng khác nào tạo thêm lợi khí cho họ mỗi khi họ muốn lũng đoạn kinh tế chúng ta. Vả lại mọi sự kết hợp người Việt gốc Hoa đều trái với nguyên tắc đồng hóa” 1.

Mặc dù chính quyền Sài Gòn biết “mối họa” là “nếu khi nào cộng sản kiểm soát được toàn bộ Chợ Lớn thì đối với họ không khó gì mà không kiểm soát được toàn bộ Saigon và lúc đó thông qua ảnh hưởng kinh tế và chính trị họ sẽ kiểm soát toàn bộ miền Nam”2. Nhưng chính quyền Sài Gòn vẫn mãi “loay hoay” trong vấn đề giành quyền ảnh hưởng đối với Hoa kiều và ngoại kiều người Hoa ở Sài Gòn.

Trong lúc chính quyền Sài Gòn vẫn đang lúng túng trong chính sách với Hoa kiều, thì Mặt trận Giải phóng miền Nam đã tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của rất nhiều Hoa kiều. Nhiều thương gia Hoa kiều đã tình nguyện giúp đỡ, tài trợ cho Mặt trận. Giới học sinh và công nhân Việt - Hoa đều đứng về phía Mặt trận Giải phóng đúng như chính quyền Sài Gòn lo ngại và họ nhận định rằng lực lượng người Việt gốc Hoa là “đạo quân thứ 5” của Mặt trận Giải phóng miền Nam.

Trong lĩnh vực giáo dục, Mặt trận chủ trương hai đường hướng: phát triển nền giáo dục trong các vùng giải phóng và đại đoàn kết khối giáo dục thành mặt trận chống giặc.

Mặt trận chủ trương thành lập và nhân rộng mô hình bình dân giáo dục và ngành tiểu học đồng đều tại vùng giải phóng. Ngoài các trường chuyên ở miền Đông Nam Bộ, Mặt trận còn mở mới thêm một Trường Sư phạm chuyên đào tạo giáo viên ở miền Tây Nam Bộ vào tháng 2-1965 với 132 học viên khóa đầu tiên.

1 Phiếu trình số 198/P.Th .T/VP/CCUV ngày 4-7-1968 của Văn phòng Phủ Th ủ tướng, hồ sơ 16306, PTTg, TTLTII.

2 Phiếu trình Tổng thống VNCH số 4660 của Công cán ủy viên năm 1968, hồ sơ 4771, ĐIICH, TTLTII.

Page 242: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

241

Chủ trương đại đoàn kết khối giáo dục được Mặt trận chú ý ngay từ những ngày đầu. Mặt trận Dân tộc Giải phóng khu Sài Gòn - Gia Định đi tiên phong trong phong trào đoàn kết giới giáo chức khi triệu tập Đại hội giáo giới khu Sài Gòn - Gia Định ngày 15-5-1963. Dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Ủy ban Mặt trận khu Sài Gòn - Gia Định Huỳnh Tấn Phát, Đại hội đã quyết định thành lập Hội Nhà giáo yêu nước khu Sài Gòn - Gia Định với một Ban Chấp hành gồm 17 người do đồng chí Lê Văn Huấn làm Chủ tịch. Mục đích của Hội là “đoàn kết mọi giáo chức để tranh đấu đòi thành lập ở miền Nam một Chánh phủ liên hiệp hòa bình trung lập; kết hợp tất cả học sinh, sinh viên, các tổ chức văn hóa trong nước hầu đấu tranh thực hiện “một nền giáo dục lành mạnh dân tộc” trái với chính sách giáo dục của VNCH”1. Vào cuối năm 1963, trong giới cầm quyền Sài Gòn có sự khủng hoảng trầm trọng, phong trào học sinh sinh viên phản đối Mỹ - chính quyền tay sai lên cao. Tình hình đó có lợi nhiều cho cách mạng, Mặt trận quyết định thành lập Ủy ban vận động thành lập Hội Nhà giáo yêu nước toàn miền Nam vào ngày 20-11-1963. Nhờ sự hoạt động tích cực của Ủy ban vận động này, tháng 5-1964, Hội Nhà giáo yêu nước miền Nam Việt Nam ra đời với một Ban Chấp hành gồm 30 người do đồng chí Lê Văn Huấn làm Chủ tịch. Mục đích của Hội Nhà giáo yêu nước miền Nam Việt Nam là “đoàn kết mọi giáo chức để tranh đấu đòi thành lập ở miền Nam một Chánh phủ liên hiệp hòa bình trung lập; kết hợp tất cả học sinh, sinh viên, các tổ chức văn hóa trong nước hầu đấu tranh thực hiện “một nền giáo dục lành mạnh dân tộc” trái với chính sách giáo dục của VNCH; đoàn kết với tất cả các Nhà giáo trên thế giới, đặc biệt các Nhà giáo Á - Phi, châu Mỹ Latinh để “chống Mỹ giành tự do dân chủ hòa bình””2. Hội Nhà giáo yêu nước miền Nam Việt Nam được thành lập tạo cơ sở, điều kiện để thành lập thêm các Hội Nhà giáo ở các vùng miền khác ngoài Sài Gòn

1 Phiếu Nghiên cứu tình hình số 2427/PTUTB/R ngày 7-4-1965 của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo, hồ sơ 16065, PTTg, TTLTII.

2 Phiếu Nghiên cứu tình hình số 2427/PTUTB/R ngày 7-4-1965 của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo, hồ sơ 16065, PTTg, TTLTII.

Page 243: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

242

- Gia Định. Một trong những thành công tiêu biểu của Hội Nhà giáo yêu nước miền Nam Việt Nam là đã thành lập được Hội Nhà giáo yêu nước miền Tây Nam Bộ ngày 19-3-1965 do Giáo sư Trần Văn Phan lãnh đạo cùng với Ban Chấp hành 25 người. Hoạt động của các Hội Nhà giáo yêu nước đã gây được nhiều tiếng vang và thu hút sự đoàn kết trong giáo giới hướng tới mục tiêu đánh đuổi Mỹ và chính quyền tay sai. Hội Nhà giáo tập trung vào các cuộc đấu tranh ở lĩnh vực học đường như chống “bắn phá học đường, đàn áp nhân dân, học sinh sinh viên… kêu gọi các tổ chức giáo giới quốc tế, Hội Liên hiệp Th anh niên quốc tế, Hội Liên hiệp Học sinh sinh viên quốc tế của khối Cộng lên án Hoa Kỳ về việc trên” 1.

Sự nghiệp giáo dục của Mặt trận phát triển mạnh tại các vùng giải phóng, đặc biệt là tại miền Tây Nam Bộ đến nỗi chính quyền Sài Gòn phải thừa nhận rằng “phong trào giáo dục của Việt cộng đã phát triển mạnh tại miền Tây Nam Phần, ngoài việc thành lập Hội Nhà giáo miền Tây, ta còn ghi nhận tin một trường sư phạm chuyên đào tạo giáo viên đã được Việt cộng khai giảng vào tháng 2-1965 với lối 132 học viên; ngoài ra ngành tiểu học và bình dân giáo dục cũng được chúng tổ chức đồng đều tại vùng “giải phóng” 2. Sài Gòn cũng không quên tiên đoán mục đích chính sách giáo dục của Mặt trận “tất cả nỗ lực của đối phương trong công tác giáo dục hiện nay có lẽ không ngoài mục đích vận động quần chúng và kiện toàn tổ chức “chính quyền quá độ” đặc biệt tại vùng nông thôn” 3.

Từ năm 1961 đến năm 1965, dù hoàn cảnh chiến tranh với đầy rẫy những khó khăn về mọi mặt, nhưng Mặt trận đã cố gắng xây dựng được hệ thống giáo dục, y tế cơ bản bước đầu giải quyết những nhu cầu cho nhân dân miền Nam:

1 Phiếu Nghiên cứu tình hình số 2427/PTUTB/R ngày 7-4-1965 của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo, hồ sơ 16065, PTTg, TTLTII.

2 Phiếu Nghiên cứu tình hình số 2427/PTUTB/R ngày 7-4-1965 của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo, hồ sơ 16065, PTTg, TTLTII.

3 Phiếu Nghiên cứu tình hình số 2427/PTUTB/R ngày 7-4-1965 của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo, hồ sơ 16065, PTTg, TTLTII.

Page 244: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

243

“Hệ thống y tế, giáo dục được tổ chức đến tận xã thôn. Mỗi xã giải phóng đều có nhiều y tá, nhân viên cứu thương, nhà hộ sinh, trường phổ thông cấp I. Từ 70 đến 80% số trẻ em đến tuổi đi học đều được cắp sách đến trường. 17 dân tộc thiểu số đã có chữ viết của dân tộc mình. Mỗi tỉnh đều có một đoàn văn công, mỗi xã đều có đội văn công nghiệp dư. Các báo Nhân dân, Giải phóng, Quân giải phóng, Văn nghệ giải phóng… xuất bản hàng vạn số và được phát hành rộng rãi, ngay cả ở Saigon” 1.

Năm 1968, Mặt trận chỉ đạo cùng với phong trào đấu tranh quân sự, công tác chính của ngành giáo dục phải tiếp tục được thực hiện:

“Triển khai chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác giáo dục, đến các cấp giáo dục, đến tận cán bộ xã và giáo viên.

Khắc phục khó khăn, ra sức phát triển sự nghiệp giáo dục trong vùng giải phóng.

Cần nắm vững địa bàn chính của hoạt động bình dân học vụ là vùng nông thôn giải phóng.

Việc phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông và bình dân học vụ trong vùng có ý nghĩa chính trị rất quan trọng, đó là trọng tâm công tác của ngành từ nay đến cuối năm.

Ra sức tổ chức và duy trì phong trào bổ túc văn hóa trong cán bộ, công nhân viên cơ quan.

Trong lúc nầy, các công tác đều khẩn trương, việc mở trường bổ túc văn hóa cho cán bộ nhất định còn gặp nhiều trở ngại, nhưng chấp hành chỉ thị của lãnh đạo, chúng ta phải nỗ lực thực hiện công tác này để kịp thời đáp ứng những yêu cầu của cách mạng trong hiện nay và theo kịp thời sách giáo khoa và tài liệu tập huấn.

1 Giác thư của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam về vấn đề đại diện miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Á - Phi lần thứ II (1965), hồ sơ 20274, PTTg, TTLTII.

Page 245: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

244

Trong khi cố gắng làm tốt các việc trên, chú ý đúng mức đến việc chuẩn bị, điều kiện để khôi phục chấn chỉnh các trường học các nơi sẽ giải phóng”1.

Những thắng lợi ban đầu về giáo dục, y tế, xã hội đã giúp cho nhân dân miền Nam vững tin hơn nữa vào sự điều hành, đường lối cách mạng miền Nam của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam. Điều đó tạo sự hưng phấn cho nhân dân trong những năm tiếp theo trên các mặt trận từ quân sự đến xây dựng hậu phương để nhắm tới mục tiêu tối thượng là đánh đuổi quân xâm lược Mỹ, xây dựng một miền Nam tự do, trung lập, tiến tới thống nhất Tổ quốc.

Sau khi hoàn thiện cơ cấu tổ chức và có chỗ đứng trong lòng nhân dân miền Nam khá vững vàng, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam chú ý xây dựng và phát triển lĩnh vực vận tải dân dụng. Vì là một tổ chức công khai đại diện hợp pháp cho nhân dân miền Nam nên Mặt trận đã phát triển công tác vận tải công khai bao gồm hai lĩnh vực là vận chuyển dân dụng và giao nhận bưu phẩm bưu kiện. Hay nói cách khác là Mặt trận chú ý đến xây dựng và phát triển vận tải và bưu điện. Tài liệu ít ỏi do tình báo Sài Gòn thâu lượm đã phản ánh điều đó: “theo một tài liệu thâu thập được trước đây, hiện nay Việt cộng đã mở rộng ngành “Giao bưu vận” có tính cách dân dụng và nhận chuyển giao cả phẩm vật (bưu kiện) của dân chúng nữa trong vùng chúng kiểm soát”2. Để tiện cho việc trao đổi thư từ và bưu kiện trong lĩnh vực bưu điện, Mặt trận đã cho phát hành hai loại tem thư: một loại tem có màu xanh và một loại tem khác in nhiều màu sắc:

“Nha tôi nhận thấy Việt cộng miền Nam đã cho lưu hành 2 loại tem thơ dưới đây:

1 Phiếu trình Tổng thống VNCH số 4645VP/CCVN của Phủ Tổng thống về Trích bản tin VNTTX Hà Nội - MTGP ngày 11-8-1968, hồ sơ 4771, ĐIICH, TTLTII.

2 Công văn số 027332/TCSQG/S1/A/K ngày 23-6-1965 của Nha Tổng Giám đốc Cảnh sát quốc gia, hồ sơ 16065, PTTg, TTLTII.

Page 246: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

245

Loại 1: màu xanh lam, có in hình chiếc tàu Card đang bị bốc cháy, xung quanh có hàng chữ “Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam VIỆT NAM” và hàng chữ “HÀNG KHÔNG MẪU HẠM CỦA MỸ BỊ ĐÁNH ĐẮM BẾN CẢNG SAIGON”. Góc trái trên có số “1960-1964”, góc phải dưới có số “30”.

Loại 2: in nhiều màu, phía trái có hình màu cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và hàng chữ “Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam VIỆT NAM”, phía phải trên nền vàng có in những chữ “INDEPENDENCE-DEMOCRACY-PEACE-NEAUTRALITY”, góc phải phía trên có số “20””1.

Chính quyền Sài Gòn nhận định việc mở rộng vận tải và cho lưu hành tem thư ở miền Nam của Mặt trận là “một hình thức nằm trong âm mưu “chánh quyền hóa” các tổ chức của Việt cộng tại miền Nam” 2. Còn đối với Mặt trận thì đây là một trong những hoạt động để nhắm tới mục đích xa hơn đó là tiến tới thành lập một Chính phủ của nhân dân miền Nam đối lập với chính quyền Sài Gòn.

Năm 1960, sau khi thành lập, Mặt trận đã công bố Chương trình 10 điểm trong đó có vấn đề ruộng đất cho người cày. Để cụ thể hơn về đường lối ruộng đất trong công cuộc thực hiện cách mạng dân sinh dân chủ ở miền Nam, Trung ương Cục và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đã ra chỉ thị về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh ruộng đất mùa 1961 - 1962. Đến năm 1962, Mặt trận đề ra đường lối đấu tranh ruộng đất giai đoạn trước mắt, nhằm cụ thể hơn nữa việc phân hóa tầng lớp ở nông thôn, thực hiện vấn đề người cày có ruộng mà vẫn đảm bảo khối đại đoàn kết toàn dân trong mục tiêu chống xâm lược Mỹ và lật đổ chính quyền tay sai. Đường lối ruộng đất năm 1962 là:

1 Công văn số 027332/TCSQG/S1/A/K ngày 23-6-1965 của Nha Tổng Giám đốc Cảnh sát quốc gia, hồ sơ 16065, PTTg, TTLTII.

2 Công văn số 027332/TCSQG/S1/A/K ngày 23-6-1965 của Nha Tổng Giám đốc Cảnh sát quốc gia, hồ sơ 16065, PTTg, TTLTII.

Page 247: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

246

“II. Đường lối hiện tại:1. Phương châm:Phát động nông dân nâng cao tinh thần giác ngộ giai cấp, giác ngộ

cách mạng đấu tranh mạnh mẽ hơn nữa, để giành lại quyền lợi ruộng đất cho nông dân. Củng cố tinh thần đoàn kết giữa bần, cố, trung nông bằng cách bồi dưỡng vật chất có chừng mực (tạm chia ruộng đất làm ăn) để chuẩn bị tiến tới giai đoạn cải cách ruộng đất toàn diện khi chúng (Mặt trận Dân tộc Giải phóng) nắm được chính quyền.

2. Phương châm và thủ đoạn:Vì nhận thức rằng chưa phải là thời kỳ cải cách ruộng đất thực

sự như ở miền Bắc, cũng như để “o bế” một số địa chủ nông cạn hiện nay, Việt cộng chủ trương như sau:

3.Với phú nông:Về mặt chính trị thì liên hiệp, nhưng về mặt kinh tế đấu tranh

với những người dùng quyền thế cướp đoạt ruộng đất, chèn ép, lấn lướt trung, bần cố nông… cần phải giáo dục phú nông thấy sự lợi ích trong vấn đề đoàn kết của nông dân mà họ phải dựa vào đó để cùng nhau làm ăn và hai bên đều được lợi.

4. Với địa chủ:Trên nguyên tắc hiện nay Việt cộng vẫn “thừa nhận quyền thâu

tô của địa chủ” nhưng lại chia làm ba hạng: đối với địa chủ “gian ác” cấu kết với chính quyền thì xúi giục nông dân kháng tô chiếm đất bằng cách gia nhập hàng ngũ chiến đấu võ trang tự vệ trong các ấp chiến đấu. Đối với địa chủ có thái độ trung lập thì tranh đấu giảm tô, miễn tô bằng cách than nghèo, than khổ, cất giấu thóc gạo trong mùa thu gặt để khất hồi khất lần. Đối với địa chủ có thái độ “tiến bộ” thì tranh thủ đồng tình cách mạng, thương lượng giảm tô một cách ôn hòa.

5. Với “Việt gian mới”:Cương quyết giành chủ quyền các phần đất của những tên “ngoan

cố ác ôn” chạy theo Mỹ - Diệm các phần đất này ai làm nấy hưởng,

Page 248: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

247

tạm giao cho nông dân quản lý, hoặc chia sẻ cho người cố nông không đất, gia đình cô đơn, chiến sĩ tự vệ có sự bình nghị của nông dân rộng rãi để các gia đình này canh tác trên phần đất sanh sống.

6. Với đất nguyên canh:Bảo đảm đất nguyên canh tức là nhằm đấu tranh chống thủ

đoạn xáo canh tăng tô của địa chủ. Chủ yếu là bảo đảm nguyên canh cho người đang làm trên miếng đất có lý do chính đáng, do đó không nên giải quyết một cách máy móc là ép bần nông phải trả lại nguyên chủ đã rời khỏi miếng đất 5 - 3 năm nay. Nếu vì trường hợp đặc biệt cần phải san sẻ hoặc nhường lại người cũ thì nên giải quyết bằng cách thương lượng, không phải vấn đề đấu tranh gay gắt hay bắt buộc”1.

Chính sách ruộng đất của Trung ương Cục và Mặt trận Giải phóng đi sát sườn với quyền lợi của đại đa số nông dân và cũng thể hiện cái tình cái lý trong vấn đề ruộng đất đối với tầng lớp trên ở nông thôn nên đã gặt hái được nhiều thành quả, phía chính quyền Sài Gòn thừa nhận “vì Việt cộng đánh đúng vào “chỗ yếu” của dân cày cho nên chúng đã thu phục được một số nông dân”2. Hơn thế nữa, đến năm 1962, số lượng ruộng đất giành lại từ tay chính quyền Sài Gòn tăng lên nhanh chóng, phá tan sự kìm kẹp của chính quyền địa phương, hình thành lực lượng tự vệ khắp các thôn xóm:

“Và sau đây là những “kết quả” cụ thể đã mang lại cho chúng tại nông thôn:

- Việc chống xáo canh giảm tô bằng bạo lực võ trang có hiệu quả.- Riêng tại Định Tường chúng đã giựt được khoảng 100.000 mẫu

ruộng chia cho nông dân.- Chỉ riêng tại quận Hòa Đồng, Định Tường chúng giựt được

2.743 mẫu đất cấp trong thời kỳ kháng chiến và 1.730 mẫu đất công

1 Bản tổng hợp tình báo số 030/QP/CTTL/SST/TH/K của Sở sưu tầm, hồ sơ 409, phông Phủ Tổng ủy Dinh điền và Nông vụ, TTLTII.

2 Bản tổng hợp tình báo số 030/QP/CTTL/SST/TH/K của Sở sưu tầm, hồ sơ 409, phông Phủ Tổng ủy Dinh điền và Nông vụ, TTLTII.

Page 249: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

248

điền tính chung tất cả mang lại cho nông dân 4.180 giạ lúa, tính trên 7.000.000$. Ngoài ra chúng đã giải quyết cho 1.751 gia đình bị “áp lực” của “Mỹ Diệm” làm nghèo khổ.

- Từ ngày 20-7-1960 đến nay, do chủ trương này, chúng đã huy động được dân chúng nổi lên “phá tan bộ máy kềm kẹp của địch”, làm tan rã chỗ tựa của địa chủ.

- Vì có học tập về đường lối và phương pháp đấu tranh thắng lợi nên “nông dân rất tin tưởng và tham gia đấu tranh chính trị”.

- Cũng nhờ âm mưu này mà Việt cộng xây dựng được lực lượng tự vệ khắp nơi làm nòng cốt cho việc tấn công địch bằng chiến đấu võ trang và đấu tranh trực diện” như chúng (Mặt trận Giải phóng) nói” 1.

Đứng trước những thất bại ở vùng nông thôn, khi vùng giải phóng ngày càng mở rộng, ruộng đất càng về tay nông dân nhiều hơn, chính quyền Sài Gòn sử dụng những chiêu bài đê hèn mà họ gọi và “hình thức đen”, cụ thể:

“1. Ta thúc giục dân đòi hỏi một cuộc cải cách ruộng đất toàn diện (trong khi chủ trương của phía cách mạng là từng phần và từng giai đoạn), đưa họ đi tới chỗ quá khích, vừa làm cho địa chủ không thu được tô buộc phải dứt khoát lập trường chống cộng, khi thấy rõ bị thiệt thòi về quyền lợi. Đồng thời tạo ra những vụ tranh chấp ruộng đất liên tiếp giữa các thành phần phú nông, trung nông và bần cố nông và giữa những người đã được cấp đất lẩn quẩn trong việc mua đi bán lại khiến bọn cán bộ Việt cộng không cách nào giải quyết ổn thỏa được. Nhằm vào một vài vụ xử trí sai lầm của chúng mà tổ chức ngược lại những cuộc đấu tranh khiếu nại với “Đảng” gây mâu thuẫn trong nội bộ Việt cộng.

2. Xúi giục nông dân sở tại vin cớ là “phong trào lên” đuổi những người ở địa phương khác đến canh tác ở địa phương mình.

1 Bản tổng hợp tình báo số 030/QP/CTTL/SST/TH/K của Sở sưu tầm, hồ sơ 409, phông Phủ Tổng ủy Dinh điền và Nông vụ, TTLTII.

Page 250: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

249

3. Xúi giục nông dân lợi dụng khẩu hiệu chia cơm sẻ áo do chính Việt cộng đề xướng đòi hỏi phải “chia đều” ruộng đất, nếu không sẽ bạo động phản kháng sự bất công của “Đảng”.

4. Th ổi phồng các vụ cán bộ giải quyết công việc theo tình cảm cá nhân, lấy ruộng đất về chia cho bà con, gây bất mãn trong nông giới thậm chí giết cán bộ để trả tư thù.

5. Vạch cho nông dân thấy rõ khẩu hiệu “người cày có ruộng, cải cách điền địa ta phải tiến lên thực sự” của Việt cộng chỉ là láo, bịp, tuyên truyền để nông dân nghe theo, để chúng dễ lợi dụng, chớ thực sự không cải cách gì cả. Dân có làm cũng chỉ để cho “Đảng” hưởng đó thôi” 1.

Nhằm phát huy và giành nhiều thắng lợi hơn nữa ở nông thôn, mở rộng vùng giải phóng, tăng cường khối đại đoàn kết nông dân và các thành phần sinh sống tại nông thôn, năm 1967, Cương lĩnh chính trị của Mặt trận được công bố rộng rãi. Về vấn đề ruộng đất, Cương lĩnh chính trị của Mặt trận đề ra nhiệm vụ: “tịch thâu ruộng đất của đế quốc Mỹ và của bọn địa chủ ác ôn ngoan cố tay sai của Mỹ, đem chia cho nông dân không có ruộng đất hoặc thiếu ruộng đất; xác nhận và bảo hộ quyền sở hữu về ruộng đất mà cách mạng đã cho nông dân; nhà nước sẽ thương lượng mua lại ruộng đất của địa chủ có từ mức nào đó trở lên, tùy tình hình ruộng đất của mỗi địa phương, đem chia cho nông dân không có ruộng đất hoặc thiếu ruộng đất. Nông dân được chia ruộng đất không phải trả tiền và không bị ràng buộc bất cứ một điều kiện nào. Những nơi chưa đủ điều kiện cải cách ruộng đất thì thực hiện giảm tô; giao ruộng đất của địa chủ vắng mặt cho nông dân sản xuất và hưởng hoa lợi. Sau này sẽ căn cứ vào thái độ chính trị của từng địa chủ mà giải quyết một cách thích đáng; thừa nhận địa chủ hiến ruộng đất cho nông dân giải phóng hoặc cho nhà nước. Hội nông dân giải phóng và nhà nước sẽ chia ruộng đất ấy cho nông dân không có ruộng đất hoặc thiếu ruộng đất; khuyến khích những người có đồn điền trồng

1 Bản tổng hợp tình báo số 030/QP/CTTL/SST/TH/K của Sở sưu tầm, hồ sơ 409, phông Phủ Tổng ủy Dinh điền và Nông vụ, TTLTII.

Page 251: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

250

cây công nghiệp và cây ăn trái tiếp tục kinh doanh; tôn trọng quyền sở hữu chính đáng về ruộng đất của nhà chung, nhà chùa và thánh thất; chia lại công điền một cách công bằng, hợp lý; bảo đảm quyền sở hữu chính đáng về ruộng đất khai quan (khai hoang) cho những người đã có công khai phá; đồng bào bị cưỡng ép vào các ấp chiến lược và các hình thức trại tập trung khác đều được tự do trở về quê cũ làm ăn; đồng bào bị địch cưỡng ép di cư và di dân muốn ở lại thì được thừa nhận quyền sở hữu về ruộng đất và các tài sản khác có sức lao động của mình làm ra, được giúp đỡ để tiếp tục làm ăn tại chỗ, ai muốn về quê cũ cũng được giúp đỡ”1.

Chính sách ruộng đất của Mặt trận đánh phủ đầu chính sách “cải cách điền địa” của Ngô Đình Diệm và chương trình cải cách ruộng đất của chính quyền Sài Gòn. Trong khi Ngô Đình Diệm và sau là chính quyền của nền Đệ Nhị thực hiện cải cách ruộng đất thực chất là tịch thu ruộng đất mà Việt Minh trước đây đã phân chia cho nông dân để tập trung vào tay địa chủ. Việc Mỹ và chính quyền tay sai thực hiện các ấp chiến lược, hay ấp tân sinh đều phạm vào quyền lợi sở hữu ruộng đất của nông dân Nam Bộ. Vì thế chính sách ruộng đất của Mặt trận Dân tộc Giải phóng như một sự hóa giải quyền lợi ruộng đất cho nông dân và các tôn giáo khác nhau. Đây là một trong những lý do lý giải vì sao Mặt trận lại được nông dân ở các vùng nông thôn miền Nam ủng hộ nhiệt liệt và tham gia tích cực.

Tính đến năm 1965, con số thống kê và tuyên bố của Mặt trận cho thấy thắng lợi của nông dân và Mặt trận trong thực hiện vấn đề ruộng đất: trên 2.000.000/3.200.000 mẫu ruộng vườn đã về tay nông dân:

“Đến nay (tức năm 1965), trên 2.000.000 héc ta ruộng đất đã được chia cho nông dân. Nông dân cải tiến lề lối sản xuất, tích cực làm thủ lợi và thực hiện thâm canh. Trên những vùng rộng lớn,

1 Cương lĩnh Chính trị của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, hồ sơ 770, ĐIICH, TTLTII.

Page 252: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

251

ruộng một vụ lúa trở thành ruộng hai, ba vụ. Nhìn chung các vấn đề dân sinh, dân chủ đều được chú ý giải quyết, điều đó đã làm cho nhân dân càng thêm gắn bó với Mặt trận và quyết tâm chiến đấu để bảo vệ những thành quả đã đạt được”1.

Trong đó, nhiều tỉnh ở miền Tây, nông dân đã làm chủ phần nhiều ruộng đất, tiêu biểu như Cà Mau, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Trà Vinh. Các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đều đạt được những con số đáng kính phục về số lượng ruộng đất thuộc về tay nông dân.

Phối hợp với tiền tuyến, ở các vùng nông thôn, Mặt trận tổ chức nhiều cuộc vận động, nhiều phong trào thi đua yêu nước, tăng gia sản xuất, tăng mùa vụ. Th áng 8 năm 1968, thực hiện chủ trương của Mặt trận, Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Giải phóng miền Nam đã triệu tập cuộc mít tinh vận động vụ mùa thắng Mỹ. Đây là một trong những phong trào thi đua sản xuất giỏi, thi đua tăng năng suất vì hậu phương, vì tiền tuyến mà Mặt trận thường xuyên phát động hàng năm.

Những thắng lợi trên nhiều mặt ở trong nước đã giúp cho Mặt trận Giải phóng tự tin, vững vàng hơn trên trường quốc tế. Nơi đó, Mặt trận sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ là đại diện của nhân dân miền Nam tìm kiếm sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với phong trào giải phóng miền Nam, mạnh mẽ chống lại âm mưu của Mỹ và tay sai, hơn nữa còn góp phần ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân thế giới.

2.2. THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO, TĂNG CƯỜNG SỰ ỦNG HỘ QUỐC TẾTrên mặt trận ngoại giao, từ sau khi Mặt trận Dân tộc Giải

phóng miền Nam Việt Nam ra đời, ngoại giao Việt Nam tồn tại hai hình thái là ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và ngoại

1 Giác thư của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam về vấn đề đại diện miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Á - Phi lần thứ II (1965), hồ sơ 20274, PTTg, TTLTII.

Page 253: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

252

giao của Mặt trận. Đây là hai hình thái ngoại giao có vẻ độc lập nhưng là một, có vẻ là một nhưng là hai, bổ trợ và hòa quyện vào nhau vì một mục tiêu duy nhất là Giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc. Mặt trận ra đời đã thực hiện được vai trò to lớn của mình là đại đoàn kết toàn nhân dân miền Nam và là đại diện chân chính, tiêu biểu nhất cho quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam. Với chủ trương xây dựng một miền Nam độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập, Cương lĩnh chính trị và Chương trình 10 điểm của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam vừa có ý nghĩa đối nội vừa có ý nghĩa đối ngoại vô cùng quan trọng. Về đối ngoại, Mặt trận chủ trương thực hiện chính sách đối ngoại bằng đường lối ngoại giao, hòa bình và trung lập:

“Cho đặt liên lạc ngoại giao với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị và xã hội, theo nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào nội bộ của nhau, bình đẳng và chung sống hòa bình.

Tiếp nhận sự giúp đỡ về kinh tế và kỹ thuật của bất cứ nước nào, nhưng không chịu ràng buộc bởi các điều kiện chính trị.

Tăng cường tình hữu nghị với Miên, Lào, củng cố tình đoàn kết và tương trợ với các lân bang ở miền Đông Nam Á.

Tích cực ủng hộ phong trào giải phóng của các dân tộc Á - Phi, châu Mỹ Latinh và góp phần vào các cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới và độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội”1.

Những chủ trương trên có ý nghĩa như là đòn tấn công trực tiếp đánh bại luận điệu của Mỹ về ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản lan xuống Đông Nam Á, đồng thời nó cũng phù hợp với xu thế hòa bình, trung lập đang phát triển mạnh trên thế giới. Nhằm tạo được những sự đồng tình của các nước trên thế giới, đặc biệt trước hết là ở các nước theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa và các nước

1 Phiếu trình số 022/PĐVN/QV/III/M ngày 26-9-1967 của Phái đoàn Giao dịch với Ủy hội quốc tế, hồ sơ 16065, PTTg, TTLTII.

Page 254: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

253

trung lập, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam thực hiện ngay vai trò trên trường quốc tế của mình.

Năm 1962, sau khi các tổ chức nội bộ hoàn tất, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã cử nhiều phái đoàn đi thăm viếng các nước châu Á, châu Phi và châu Âu.

Phái đoàn đầu tiên do Giáo sư Nguyễn Văn Hiếu - Tổng Th ư ký của Mặt trận dẫn đầu đến Liên Xô thăm hữu nghị và tham dự Hội nghị hòa bình thế giới và giải trừ quân bị ngày 16-6-1962. Ngày 3-8-1962, Ủy ban đoàn kết Á - Phi của Liên Xô ký tuyên bố chung với Mặt trận Giải phóng, kiên quyết đòi đế quốc Mỹ phải đình chỉ tức khắc cuộc vũ trang xâm lược và rút hết quân đội, cố vấn quân sự, vũ trang và phương tiện chiến tranh của Mỹ cũng như chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam. Th áng 12-1964, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam cử một phái đoàn sang Liên Xô để vận động thiết lập cơ quan thường trực tại đây. Và Liên Xô xem xét nghiêm chỉnh vấn đề trên, thể hiện qua tờ trình Bộ Ngoại giao chính quyền Sài Gòn gửi trình Th ủ tướng: “việc để cho “Mặt trận Giải phóng miền Nam” đặt cơ quan đại diện ở Moscow cho ta thấy ý muốn của Nga giành lại vai trò quyết định đối với vấn đề Việt Nam và làm giảm bớt phần nào ảnh hưởng hiện thời rất lớn của Trung cộng tại Bắc Việt”1. Tuy nhiên, trên thực tế, vì nhiều lý do Liên Xô để cho Ủy ban đoàn kết Á - Phi đặt quan hệ với Mặt trận. Nhưng trong tuyên bố chung giữa Lê Duẩn và Bregnev ngày 17-4-1965 tại Moscow cho thấy sự coi trọng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam của Liên Xô đã rõ rệt hơn tuyên bố chung ngày 10-2-1965 tại Hà Nội. Điều đó chứng tỏ chuyến công du Moscow của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà đại diện là Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Duy Trinh đã đem lại kết quả tốt đẹp. Ngay sau tuyên bố chung này, Liên Xô đã chính thức coi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là người đại diện duy nhất ở miền Nam Việt Nam, “chánh phủ Liên Xô cho rằng người đại diện chân

1 Công văn số 43/ĐNA/M ngày 21-1-1965 của Bộ Ngoại giao, hồ sơ 20924, PTTg, TTLTII.

Page 255: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

254

chính cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân miền Nam Việt Nam, người đại diện hợp pháp duy nhất của nhân dân miền Nam Việt Nam là Mặt trận Giải phóng”1. Sau Tuyên bố chung giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Liên Xô ở Moscow một tuần, Phái đoàn đại diện thường trực của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam tại Liên Xô do Đặng Quang Minh làm Trưởng đoàn và phụ tá Nguyễn Văn Đông đã tới thủ đô Liên Xô ngày 23-4-1965. Chuyến đi này của Phái đoàn Mặt trận là nhằm hướng đến việc thành lập chính thức cơ quan đại diện thường trực Mặt trận tại Moscow. Hành động và thái độ rõ rệt, quyết liệt của Liên Xô đối với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được phía chính quyền Sài Gòn tiên đoán về mục đích như sau:

“Việc Nga Sô coi Mặt trận Giải phóng là người đại diện duy nhất ở miền Nam Việt Nam có thể nhằm các mục đích sau:

- Giành ảnh hưởng về vấn đề Việt Nam đối với Trung cộng, kéo Bắc Việt và Mặt trận Giải phóng theo đường lối của Nga ở Đông Nam Á.

- Tạo uy thế cho Mặt trận Giải phóng trước những biến chuyển sắp tới hầu giúp Mặt trận trở thành người đối thoại xứng đáng với Mỹ - Việt Nam Cộng hòa.

- Tạo điều kiện để Mặt trận có thể thành lập Chánh phủ liên hiệp sau này nếu cần: Chủ trương thành lập Chánh phủ liên hiệp của Mặt trận Giải phóng đã được nhắc đến trong bản thông cáo chung Nga Sô - Bắc Việt ngày 17-4-1965. Điểm này có thể giúp ta giải đoán rằng việc Nga và Bắc Việt ngỏ lời về điểm thành lập Chánh phủ có thể xem như một tiếng chuông báo hiệu, một sự chuẩn bị dư luận cho hình thức công quyền công khai mà Mặt trận Giải phóng sẽ cho ra đời khi hoàn cảnh thích nghi”2.

1 Bản nghiên cứu tình hình số 2719/PTUTB/R của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo, hồ sơ 16065, PTTg, TTLTII.

2 Bản nghiên cứu tình hình số 2719/PTUTB/R của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo, hồ sơ 16065, PTTg, TTLTII.

Page 256: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

255

Page 257: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

256

Page 258: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

257

Page 259: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

258

Liên lạc ngoại giao giữa Liên Xô và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam1

1 Hồ sơ 16065, PTTg, TTLTII.

Page 260: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

259

Cuối 1963, Mặt trận Giải phóng miền Nam đã cử một phái đoàn do Nguyễn Th ị Bình làm Trưởng đoàn đi Indonesia tham dự Tuần lễ Liên đới với nhân dân Nam Việt Nam tổ chức nhân dịp kỷ niệm 3 năm thành lập Mặt trận Giải phóng miền Nam. Tại Indonesia, phái đoàn của Mặt trận đã được Chính phủ nước sở tại đón tiếp nồng hậu. Ngày 24-12-1963 Phái đoàn Mặt trận đã được Tổng thống Sukarno tiếp và hai ngày sau, 26-12-1963, thì gặp Ngoại trưởng Indonesia ông Subandrio. Tổng thống Indonesia đã tuyên bố với Phái đoàn Mặt trận là “ông muốn viếng thăm một Saigon tự do; ông hy vọng cuộc chiến đấu của nhân dân Nam Việt Nam mau đi tới chiến thắng; Nam Việt Nam là một tạo vật của đế quốc”1.

Ngày 5-2-1964, Ủy ban đoàn kết nhân dân Á - Phi của Việt Nam gửi một bức thư của Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Giải phóng miền Nam cho Ủy ban đoàn kết nhân dân Á - Phi của Indonesia. Trước là để bày tỏ lòng cảm kích đối với sự tiếp đón nồng hậu của Chính phủ Indonesia dành cho phái đoàn Mặt trận Giải phóng hồi cuối năm 1963. Sau là đại diện cho toàn thể nhân dân miền Nam, Mặt trận cảm ơn Chính phủ và các tổ chức Indonesia đã ủng hộ cuộc đấu tranh chống lại sự xâm lược của Hoa Kỳ của nhân dân miền Nam.

Trước đó, Mặt trận Giải phóng miền Nam đã được phép lập văn phòng đại diện thường trực tại Indonesia do hai đại diện của Mặt trận là Lê Quan Chanh và Huỳnh Văn Ba phụ trách. Văn phòng đại diện thường trực của Mặt trận đặt tại số 5 đường Madura, Djakarta. Tòa Tổng lãnh sự của chính quyền Sài Gòn tại Djakarta gửi điện văn cho Bộ Ngoại giao để bày tỏ sự thắc mắc vì sao Mặt trận Dân tộc Giải phóng lại có thể có văn phòng ở số nhà trước đây là nơi ở của Đại sứ Indonesia tại Cuba:

“Th eo tin tức thâu lượm được, đại diện Mặt trận Giải phóng miền Nam hiện đang ở tại số 5 đường Madura, Djakarta. Con

1 Công văn số 268-JK/M ngày 26-12-1963 của Tổng Lãnh sự VNCH tại Indonesia, hồ sơ 20208, PTTg, TTLTII.

Page 261: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

260

đường này nằm bên kia kinh Kali cùng đường Gresik, nơi tòa Tổng lãnh sự đặt trụ sở.

Căn nhà số 5 nói trên trước đây do Đại sứ Nam Dương tại Cuba ở. Tòa Tổng Lãnh sự đang điều tra xem căn nhà này của tư nhân cho thuê hay của Chính phủ Nam Dương cấp cho hai tên Lê Quan Chanh và Huỳnh Văn Ba.

Tòa Tổng Lãnh sự cũng đang tiếp tục điều tra về tính cách “đại diện thường trực” cùng hoạt động của các đương sự”1.

Th eo điện văn mật của Tòa Tổng Lãnh sự chính quyền Sài Gòn thì Văn phòng đại diện thường trực của Mặt trận Giải phóng đã được xếp ở vị trí đối xứng với Tổng Lãnh sự của Sài Gòn ở Indonesia.

Tính đến ngày 21-1-1965, Mặt trận Giải phóng đã cử 7 phái đoàn đi các nước thiết lập quan hệ ngoại giao, gia tăng sự ủng hộ của nhân dân và Chính phủ tại các nước này đối với cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân miền Nam mà đại diện là Mặt trận Giải phóng. Chính phủ Cuba và Algérie đã chính thức công nhận Mặt trận Giải phóng. Còn ở các nước khác như Tiệp Khắc, Đông Đức, Trung Quốc và Nga… bước đầu đã được các Ủy ban đoàn kết Á - Phi tại các nước này công nhận.

Bên cạnh việc phát triển các quan hệ song phương, Mặt trận cũng đã cử nhiều phái đoàn đi tham dự các hội nghị quốc tế nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn thế giới ủng hộ Mặt trận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tính đến năm 1965, các đại biểu của Mặt trận đã tham dự 66 cuộc hội nghị quốc tế của công đoàn, thanh niên, phụ nữ, luật gia, nhà báo, tôn giáo, hòa bình thế giới, điện ảnh, đoàn kết Á - Phi, hội nghị nhân dân Đông Dương.

1 Điện văn số 39-JK/M ngày 16-3-1964 của Tổng Lãnh sự tại Indonesia, hồ sơ 20924, PTTg, TTLTII.

Page 262: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

261

Page 263: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

262

Thư của Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt NamNguyễn Hữu Thọ gửi Ủy ban Đoàn kết nhân dân Á - Phi Indonesia1

1 Hồ sơ 20924, PTTg, TTLTII.

Page 264: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

263

Từ ngày 1 đến ngày 9-3-1965, các phái đoàn của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã đến Phnôm Pênh tham dự Hội nghị nhân dân Đông Dương. Hội nghị gồm 38 đoàn đại biểu của các phong trào và đoàn thể của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, Lào, Campuchia và các tổ chức khác. Tại hội nghị, Trưởng phái đoàn Mặt trận - kỹ sư Huỳnh Tấn Phát đọc tham luận lên án Mỹ và chính quyền tay sai xâm lược Việt Nam đồng thời cũng nêu rõ con đường cách mạng của Mặt trận:

“Huỳnh Tấn Phát, Trưởng đoàn đại biểu Mặt trận Giải phóng miền Nam đã đọc tham luận với đại ý như sau:

Cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam của Hoa Kỳ đã bắt đầu tiến tới giai đoạn công khai từ đầu tháng 2 năm 1962, khi mà Chính phủ Hoa Th ịnh Đốn thiết lập một Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ ở Saigon.

Mục đích của Mỹ là muốn biến các nước Đông Dương thành những thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự Mỹ để nối liền vòng đai chiến lược từ Th ái Lan đến Nam Triều Tiên, chuẩn bị một cuộc chiến tranh thế giới mới.

Riêng về Đông Dương, Hòa Kỳ đã chọn miền Nam Việt Nam làm bàn đạp để uy hiếp và tấn công các nước láng giềng. Vì vậy, sự hiện diện của Mỹ ở miền Nam Việt Nam là mối đe dọa thường xuyên đối với nền độc lập và hòa bình của các nước ở Đông Dương.

Nếu mười năm sau khi Hiệp định Genève 1954 được ký kết, tiếng súng vẫn còn nổ trên bán đảo Đông Dương, nguyên nhân không phải do nhân dân Việt - Miên - Lào hiếu chiến, mà chính là do sự có mặt của “bọn xâm lược Mỹ” trên lãnh thổ Nam Việt và Ai Lao.

Biện pháp căn bản để bảo đảm độc lập, hòa bình và trung lập ở miền Nam Việt Nam, là quân đội Mỹ phải rút khỏi miền Nam, để mọi vấn đề của miền Nam do nhân dân tự giải quyết.

Mặt trận Giải phóng miền Nam ủng hộ các cuộc tranh đấu

Page 265: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

264

chống Mỹ của nhân dân Cambodge và Ai Lao, và sẵn sàng tiếp tay khi cần thiết.

Mặt trận Giải phóng miền Nam hoàn toàn tán thành đề nghị của Th ái tử Sihanouk là “chúng ta nên đoàn kết lại để tiêu diệt kẻ thù chung là đế quốc chủ nghĩa””1.

Trong các ngày làm việc của Hội nghị, nhiều bản tham luận của các đoàn đã được thảo luận và đều có chung một tiếng nói:

“Hoa Kỳ rút quân đội ra khỏi miền Nam Việt Nam, chấm dứt các cuộc tấn công và khiêu khích Bắc Việt, Cambodge và Ai Lao; triệu tập hội nghị quốc tế để trung lập hóa Nam Việt và bảo đảm nền trung lập của Cambodge và Ai Lao; ủng hộ các cuộc đấu tranh chống Mỹ của Mặt trận Giải phóng miền Nam và Pathet Lào” 2.

Cuối cùng, Hội nghị đã tuyên bố tiếng nói chung của mình bằng “Nghị quyết chung của Hội nghị nhân dân Đông Dương”, gồm các điểm chính:

1. Nghị quyết chung:

Hội nghị nhân dân Đông Dương, do Th ái tử Sihanouk triệu tập, đã họp tại Phnôm Pênh, từ ngày 1 đến ngày 9-3-1965, với sự tham dự của 38 đoàn đại biểu của các phong trào và đoàn thể thuộc ba nước ở Đông Dương.

Hội nghị xét rằng: những hành động chiến tranh và khiêu khích của Hoa Kỳ đối với Bắc Việt đã vi phạm công pháp quốc tế và Hiệp định Genève, trái ngược với lời cam kết ngày 23-7-1954 của Chính phủ Hoa Kỳ tại Genève, và là mối nguy cơ đe dọa nền hòa bình ở Đông Nam Á.

Hội nghị lấy làm tiếc về sự thiếu thành khẩn của vài nước tham dự Hội nghị Genève trong việc thi hành Hiệp định, bằng cách từ chối

1 Công văn số 136/PDVN/CT/TD/9/Kin ngày 31-3-1965 của Phái đoàn giao dịch với Ủy hội quốc tế, hồ sơ 20274, PTTg, TTLTII.

2 Công văn số 136/PDVN/CT/TD/9/Kin ngày 31-3-1965 của Phái đoàn giao dịch với Ủy hội quốc tế, hồ sơ 20274, PTTg, TTLTII.

Page 266: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

265

sự tin tưởng và giúp đỡ đối với Ủy hội quốc tế ở Cambodge, với mục đích ngăn cản sự thi hành nhiệm vụ của Ủy hội.

Hội nghị ghi nhận thái độ mập mờ của Chính phủ Anh, không thi hành đầy đủ trách nhiệm của một trong hai Chủ tịch Hội nghị Genève.

Hội nghị xét rằng: một hội nghị quốc tế mới để bảo đảm nền trung lập của Cambodge, và một hội nghị quốc tế nhằm bảo đảm việc thi hành Hiệp định Genève 1962 về Lào, sẽ có thể góp phần vào việc tái lập hòa bình ở Đông Dương.

Hội nghị tán thành, trong những mối quan hệ giữa các dân tộc ở Đông Dương, năm nguyên tắc chung sống hòa bình và mười nguyên tắc đã được công bố ở Bandoung.

Hội nghị kêu gọi nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới hãy ra sức tranh đấu đòi chấm dứt tình hình nguy hiểm hiện thời ở Đông Dương.

2. Nghị quyết về tinh thần đoàn kết giữa nhân dân các nước ở Đông Dương.

Hội nghị nhân dân Đông Dương:Nhận thấy các cuộc thảo luận và trao đổi ý kiến giữa các đại

biểu tại hội nghị đã góp phần quan trọng vào việc tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc ở Đông Dương.

Quyết định thành lập một Ban thư ký thường trực của Hội nghị, với nhiệm vụ thực hiện những nghị quyết đã được hội nghị thông qua.

3. Nghị quyết về vấn đề Việt NamSau khi ghi nhận cuộc đấu tranh “chính nghĩa” của Mặt trận

Giải phóng miền Nam, việc thi hành đúng đắn Hiệp định Genève của Bắc Việt và những hành động gây chiến của Hoa Kỳ, hội nghị:

Đòi Hoa Kỳ phải chấm dứt ngay những hành động phá hoại Hiệp định Genève, tôn trọng chủ quyền, độc lập, thống nhất và

Page 267: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

266

toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, và không được can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Tán thành nguyên tắc để cho nhân dân Việt Nam tự giải quyết việc thống nhất đất nước.

Đòi Hoa Kỳ phải chấm dứt ngay những hành động khiêu khích và xâm lược đối với Bắc Việt, tôn trọng không phận, hải phận và lãnh thổ của Bắc Việt.

Đòi Hoa Kỳ phải rút quân đội và vũ khí khỏi Nam Việt, chấm dứt chiến tranh xâm lược và thủ tiêu các căn cứ quân sự Mỹ ở Nam Việt.

Tán thành việc để cho nhân dân miền Nam Việt Nam tự giải quyết công việc nội bộ trên cơ sở dân chủ, hòa bình và trung lập.

4. Nghị quyết về Ai LaoHội nghị:Lên án Hoa Kỳ và đồng minh đã can thiệp và xâm lược vào Ai

Lao nhằm mở rộng chiến tranh ra toàn cõi Đông Dương vi phạm Hiệp định Genève 1962 về Ai Lao.

Đòi Hoa Kỳ và các nước đồng minh phải rút ngay những lực lượng vũ trang và dụng cụ chiến tranh khỏi Ai Lao, và thi hành đúng đắn Hiệp định Genève 1962 về Ai Lao.

Đòi triệu tập ngay, không có điều kiện tiên quyết, một hội nghị Genève mới để giải quyết vấn đề Ai Lao.

5. Nghị quyết về CambodgeHội nghị:Lên án Hoa Kỳ và các nước đồng minh đã nhiều lần âm mưu

phá hoại nền độc lập và trung lập của Cambodge, khiêu khích và xâm phạm lãnh thổ Cambodge.

Yêu cầu các nước tham dự Hội nghị Genève 1954 về Đông Dương, đặc biệt là Mỹ, thừa nhận và tôn trọng nền trung lập và toàn vẹn lãnh thổ của Cambodge.

Page 268: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

267

Page 269: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

268

Page 270: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

269

Page 271: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

270

Page 272: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

271

Page 273: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

272

Page 274: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

273

Nghị quyết chung của Hội nghị nhân dân Đông Dương tháng 3 năm 19651

1 Hồ sơ 20274, PTTg, TTLTII.

Page 275: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

274

Đòi Hoa Kỳ và các nước đồng minh chấm dứt ngay những hành động xâm lược đối với Cambodge.

Yêu cầu triệu tập một hội nghị Genève mới để bảo đảm nền trung lập và toàn vẹn lãnh thổ của Cambodge” 1.

Nhằm thể hiện quyết tâm và thiện chí hòa bình của nhân dân Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đã ra tuyên bố ngày 22-3-1965 gồm 5 điểm:

1. Đế quo61c Mỹ là kẻ phá hoại Hiệp định Genève, là kẻ gây chiến và xâm lược cực kỳ thô bạo;

2. Nhân dân miền Nam Việt Nam anh hùng quyết đánh đuổi đế quốc Mỹ để giải phóng miền Nam, thực hiện một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ, hòa bình, trung lập;

3. Nghĩa vụ thiêng liêng của quân và dân miền Nam là đánh đuổi đế quốc Mỹ để giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc;

4. Nhân dân miền Nam Việt Nam tỏ lòng biết ơn sâu sắc ủng hộ nhiệt tình của nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới và tuyên bố sẵn sàng tiếp nhận mọi sự giúp đỡ, kể cả vũ khí và dụng cụ chiến tranh của bạn bè khắp năm châu;

5. Toàn dân đoàn kết, toàn dân vũ trang, tiếp tục anh dũng xông lên, quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ và bọn Việt gian bán nước.

1 Công văn số 136/PDVN/CT/TD/9/K ngày 31-3-1965 của Phái đoàn giao dịch với Ủy hội quốc tế, hồ sơ 20274, PTTg, TTLTII.

Page 276: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

275

Page 277: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

276

Tuyên bố năm điểm của Mặt trận Dân tộc Giải phóngmiền Nam Việt Nam ngày 22-3-19651

1 Hồ sơ 964, ĐIICH, TTLTII.

Page 278: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

277

Page 279: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

278

Tuyên bố năm điểm của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Namngày 22-3-1965 bằng tiếng Anh1

1 Hồ sơ 964, ĐIICH, TTLTII.

Page 280: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

279

Bản tuyên bố còn vạch rõ: “gần 2 năm qua, đế quốc Mỹ và tay sai đã mở trên 160.000 cuộc càn quét lớn nhỏ, giết chết gần 170.000 người, làm bị thương và tra tấn thành thương tật gần 800.000 người, giam cầm trên 400.000 người trong hơn 1.000 nhà tù, hãm hiếp hàng vạn phụ nữ, kể cả bà già, em bé và nhà tu hành, mổ bụng, moi gan lấy mật và chôn sống trên 5.000 người, triệt hạ hàng loạt làng xóm, lùa trên 5.000.000 người vào 8.000 trại tập trung trá hình gọi là “khu trù mật”, “dinh điền”, “ấp chiến lược”, rải chất độc hóa học trên nhiều khu vực làm cho hàng chục vạn mẫu hoa màu, cây trái bị hư và hàng vạn người bị nhiễm độc. Chúng còn tàn phá hàng nghìn chùa chiền, nhà thờ, thánh thất, đền miếu, giết hại hàng vạn tín đồ các tôn giáo. Dưới gót sắt của bọn xâm lược Mỹ và tay sai, dải đất miền Nam Việt Nam tươi đẹp, giàu có trở nên xơ xác tiêu điều. Chế độ phát-xít bạo ngược hung tàn của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai ở miền Nam Việt Nam còn tàn ác hơn cả chế độ phát xít Hít-le và chế độ đen tối thời trung cổ”1.

Bản tuyên bố của Mặt trận sau khi phát đi đã nhận được sự hưởng ứng từ nhiều đoàn thể, tổ chức của các quốc gia trên thế giới “bản tuyên bố ngày 22-3-1965 của Mặt trận nêu lập trường năm điểm của mình phát đi; hai tháng sau công bố, đã có 22 đoàn thể quần chúng thuộc 92 nước lên tiếng đồng tình và ủng hộ” 2.

Từ ngày 9 đến ngày 16-5-1965, đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam do Nguyễn Văn Tiến dẫn đầu đã tham dự Đại hội đoàn kết nhân dân Á - Phi họp tại Ghana. Đây là một đại hội quốc tế lớn với 300 đại biểu của gần 70 nước Á - Phi và các quan sát viên của các tổ chức quốc tế. Mục đích của Đại hội lần thứ IV này được thể hiện trong diễn văn khai mạc của Tổng thống Ghana, với đại ý là “cần phải thiết lập mối liên hệ chặt chẽ giữa nhân dân các nước Á - Phi, trong cuộc tranh đấu chống chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân cũ và mới. Lên án chính sách

1 Giác thư của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam về vấn đề đại diện miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Á - Phi lần thứ II (1965), hồ sơ 20274, PTTg, TTLTII.

2 Giác thư của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam về vấn đề đại diện miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Á - Phi lần thứ II (1965), hồ sơ 20274, PTTg, TTLTII.

Page 281: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

280

của Hoa Kỳ ở Việt Nam, Congo và Dominique, và tỏ ý hy vọng đại hội sẽ dành nhiều thời giờ để thảo luận những phương pháp tốt nhất trong việc sử dụng khối đoàn kết Á - Phi để buộc Hoa Kỳ phải rút lui khỏi Việt Nam”1. Đại hội này đã dành nhiều thời gian để bàn thảo về vấn đề Việt Nam và tỏ rõ sự ủng hộ kiên quyết đối với phong trào đấu tranh giải phóng của Việt Nam và đường lối cùng sự lãnh đạo của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam: “Tổng Th ư ký Tổ chức đoàn kết nhân dân Á Phi, đả kích những hành động xâm lược của Hoa Kỳ đối với Việt Nam và tỏ tình đoàn kết với nhân dân Việt Nam trong cuộc “đấu tranh giải phóng” - đồng thời kêu gọi nhân dân Á Phi hưởng ứng bản tuyên bố ngày 22-3-1965 của Mặt trận Giải phóng miền Nam, và triệt để ủng hộ Mặt trận “bằng mọi hình thức quân sự, vật chất và tinh thần” 2. Cuối kỳ họp, Đại hội đã thông qua hai bản nghị quyết quan trọng với các điểm chính sau:

“NGHỊ QUYẾT TỔNG QUÁT

Đại hội đoàn kết nhân dân Á - Phi lần thứ tư họp ở Uyn-nơ-ba (Gha-na) từ 9 đến 16-5-1965, nhận định rằng: các nước đế quốc đang tăng cường chính sách xâm lược ở đại lục và phá hoại nền kinh tế của các nước Á - Phi, làm cho tình hình quốc tế trở nên căng thẳng.

Để chống lại chính sách trên, nhân dân Á - Phi phải đoàn kết chặt chẽ và liên hiệp với nhân dân Nam Mỹ, thành một Mặt trận chống chủ nghĩa đế quốc, để giành và bảo vệ độc lập dân tộc và hòa bình.

Đại hội lên án Hoa Kỳ đã: biến Liên Hiệp Quốc thành công cụ của Mỹ, nhằm đàn áp các phong trào giải phóng dân tộc ở Á - Phi và Nam Mỹ; can thiệp vũ trang vào Việt Nam, Congo và Dominique.

Đại hội ủng hộ các cuộc đấu tranh chống Mỹ của nhân dân Bắc Việt, Mặt trận Giải phóng miền Nam, Congo, Dominique, Cambodge, Ai Lao và các phong trào giải phóng dân tộc trên khắp thế giới.

1 Công văn số 234/PDVN/CT/TD ngày 4-6-1965 của Phái Đoàn giao dịch với Ủy hội quốc tế, hồ sơ 20274, PTTg, TTLTII.

2 Công văn số 234/PDVN/CT/TD ngày 4-6-1965 của Phái Đoàn giao dịch với Ủy hội quốc tế, hồ sơ 20274, PTTg, TTLTII.

Page 282: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

281

NGHỊ QUYẾT VỀ VIỆT NAMĐại hội đoàn kết nhân dân Á - Phi:Lên án đế quốc Mỹ vi phạm Hiệp định Genève 1954 về Việt

Nam, xâm lược Nam Việt và oanh tạc Bắc Việt.Cho rằng: những hành động nói trên của Mỹ nhằm duy trì việc

chia cắt Việt Nam, biến Nam Việt thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự để đàn áp phong trào “giải phóng dân tộc” ở vùng này.

Tố cáo âm mưu của Tổng thống Johnson, một mặt đề nghị thương lượng không điều kiện, một mặt vẫn đẩy mạnh và mở rộng chiến tranh, nhằm che đậy chính sách xâm lược của Mỹ ở Việt Nam.

Ủng hộ bản tuyên bố ngày 22-3-1965 của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và khẳng định rằng: Mặt trận là người đại diện chân chính và duy nhất của nhân dân miền Nam Việt Nam.

Ủng hộ lập trường bốn điểm nhằm giải quyết về vấn đề Việt Nam trong lời kêu gọi ngày 10-4-1965 của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gửi Quốc hội các nước trên thế giới, và cho rằng lập trường ấy là cơ sở duy nhất và hợp lý cho một giải pháp chính trị về Việt Nam.

Coi cuộc đấu tranh chống Mỹ của Bắc Việt và Mặt trận Giải phóng miền Nam là cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân Á - Phi và Nam Mỹ.

Kêu gọi các Ủy ban đoàn kết Á - Phi các nước và nhân dân Á - Phi có biện pháp khẩn cấp, phát động một phong trào quần chúng rộng rãi ủng hộ lập trường đúng đắn của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ủng hộ nhân dân Việt Nam trong mọi lĩnh vực và bằng mọi biện pháp, kể cả việc cung cấp vũ khí và gửi quân tình nguyện nếu cần thiết.

Đại hội quyết định tổ chức từ ngày 14 đến ngày 20-7-1965 một “Tuần ủng hộ nhân dân Việt Nam chống bọn xâm lược Mỹ, bảo vệ độc lập dân tộc và hòa bình”1.

1 Công văn số 234/PDVN/CT/TD ngày 4-6-1965 của Phái đoàn giao dịch với Ủy hội quốc tế, hồ sơ 20274, PTTg, TTLTII.

Page 283: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

282

Page 284: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

283

Page 285: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

284

Page 286: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

285

Page 287: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

286

Page 288: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

287

Nghị quyết của Đại hội đoàn kết nhân dân Á - Phi lần thứ tư, tháng 5 năm 19651

1 Hồ sơ 20274, PTTg, TTLTII.

Page 289: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

288

Không chỉ dừng lại ở sự ủng hộ tinh thần, Ủy ban đoàn kết nhân dân Á - Phi còn gửi thơ kêu gọi tất cả các tổ chức đoàn kết nhân dân Á - Phi tích cực giúp đỡ Mặt trận về mặt vật chất, và kết quả là “hàng triệu chiến sĩ thuộc trên 30 nước đã ghi tên tình nguyện sang chiến đấu ở miền Nam Việt Nam. Th anh niên 18 nước châu Mỹ Latinh họp tại Cuba đã quyết định thành lập đội quân tình nguyện sang miền Nam Việt Nam chống xâm lược Mỹ”1. Và đã có nhiều quốc gia ủng hộ thuốc men, quân dụng, quân trang cho Mặt trận theo tinh thần tương trợ.

Th áng 6-1965, Mặt trận được mời cử Đại diện tham dự Hội nghị Á - Phi lần thứ II tại Ahger - Th ủ đô Algérie. Mặt trận đã gửi một giác thư tới hội nghị để khẳng định vai trò của Mặt trận ở Việt Nam và giải thích tường tận tình hình chiến thắng mà Mặt trận đang gặt hái ở Việt Nam cũng như khẳng định thêm lần nữa về sự ủng hộ của Mặt trận đối với các phong trào giải phóng của nhân dân Á - Phi và Mỹ Latinh.

Giác thư của Mặt trận công bố những con số đáng kính phục về khả năng ngoại giao, và sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam: “hiện nay (1966), Mặt trận đã có quan hệ với các tổ chức và Chính phủ của 44 nước trên thế giới và đã đặt cơ quan đại diện thường trú tại ở 7 nước: Cuba, Aegeri, Liên Xô, Trung Quốc, Cộng hòa Dân chủ Đức, Tiệp Khắc, Indonesia. Mặt trận còn có đại diện ở Le Ke tham gia Ủy ban đoàn kết nhân dân Á - Phi. Các đoàn thể của Mặt trận là hội viên của 10 tổ chức quốc tế. Đại biểu của Mặt trận có chân trong ban chấp hành của 9 tổ chức quốc tế” 2.

Trong khi Mặt trận được danh chính ngôn thuận tham dự Hội nghị Á - Phi lần thứ 2 thì chính quyền Sài Gòn lại đang cố gắng “nhờ vả” “Chính phủ Ấn Độ… đỡ đầu một cuộc vận động cho VNCH

1 Giác thư của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam về vấn đề đại diện miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Á - Phi lần thứ II (1965), hồ sơ 20274, PTTg, TTLTII.

2 Giác thư của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam về vấn đề đại diện miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Á - Phi lần thứ II (1965), hồ sơ 20274, PTTg, TTLTII.

Page 290: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

289

được mời dự Hội nghị Á - Phi”1. Đáp lại thái độ “khẩn khoản” đó của chính quyền Sài Gòn, Trung tướng Mohan chỉ cho biết “ông không rõ về điểm đó”2. Vì vậy, chính quyền Sài Gòn chỉ còn biết chờ đợi và hy vọng “thiểm chức còn đang chờ Đại sứ Rahman trở về Saigon vào ngày thứ sáu 18-6-1965, mới có thể biết rõ được”3.

Hội nghị quốc tế như một diễn đàn để các phái đoàn của Mặt trận tố cáo hành động xâm lược của Mỹ và tay sai. Đồng thời cũng làm sáng tỏ trước nhân dân thế giới về các chủ trương, đường lối của Mặt trận, thông báo xác thực về tình hình chiến thắng của quân dân miền Nam, lý giải thuyết phục về thiện chí và hoạt động của Mặt trận là phù hợp với mục tiêu chung của nhân loại yêu chuộng hòa bình, tự do, dân chủ, và khẳng định con đường của Mặt trận là con đường tất yếu, tất thắng của các dân tộc đang bị áp bức. Không những giương cao ngọn cờ chống xâm lược Mỹ ở miền Nam mà Mặt trận còn kiên quyết ủng hộ mọi phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước đang phát triển và chậm phát triển. Th ông qua các hội nghị quốc tế, Mặt trận vừa thể hiện lòng biết ơn nhân dân và Chính phủ các nước trên thế giới ủng hộ sự nghiệp Giải phóng miền Nam vừa khẳng định vị thế của Mặt trận Dân tộc Giải phóng trên trường quốc tế.

Hội nghị quốc tế không phải chỉ đem lại lợi ích cho Mặt trận Giải phóng miền Nam mà còn là nơi để Mặt trận đóng góp nhiều cho phong trào giải phóng trên thế giới. Mặt trận đã đóng góp những quan điểm về việc đánh giá đế quốc Mỹ, về mối quan hệ đúng đắn giữa đấu tranh giải phóng dân tộc và đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới, về sức mạnh vô địch của chiến tranh nhân dân. Qua các báo cáo, các tham luận, các phái đoàn của Mặt trận đã cung cấp kinh nghiệm về hàng loạt những vấn đề nóng hổi nhất của thời đại, kinh nghiệm về đánh thắng đế quốc sừng sỏ có vũ khí hiện đại…

1 Công văn số 253 ngày 14-6-1965 của Phái đoàn giáo dục với Ủy hội quốc tế, hồ sơ 20274, PTTg, TTLTII.

2 Công văn số 253 ngày 14-6-1965 của Phái đoàn giáo dục với Ủy hội quốc tế, hồ sơ 20274, PTTg, TTLTII.

3 Công văn số 253 ngày 14-6-1965 của Phái đoàn giáo dục với Ủy hội quốc tế, hồ sơ 20274, PTTg, TTLTII.

Page 291: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

290

Phong trào ủng hộ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam dâng cao mạnh mẽ ở nhiều quốc gia và xu hướng thế giới hòa bình trung lập đã làm thay đổi lập trường của Pháp. Ngày 22-5-1965, Chính phủ Pháp cho phái đoàn của Mặt trận tới Pháp tham dự Đại hội thứ 35 của Tổng Liên đoàn Lao động Pháp. Đây là một hành động đánh dấu bước ngoặt sự thay đổi thái độ của Pháp đối với phong trào Giải phóng miền Nam và điều này cũng mặc nhiên công nhận Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam là đại diện tiêu biểu của nhân dân miền Nam. Tờ trình Th ủ tướng Chính phủ Sài Gòn của Bộ Ngoại giao đã thể hiện hành động tốt đẹp mà Chính phủ Pháp đã dành cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam:

“Th eo mật trình thượng dẫn của Tòa Đại sứ Việt Nam tại Paris, một phái đoàn của “Mặt trận Giải phóng miền Nam” đã được Chánh phủ Pháp cho phép đến Paris tham dự Đại hội thứ 35 của Tổng Liên đoàn Lao động Pháp (Confédération Générale du Travail), một tổ chức có xu hướng cộng sản. Phái đoàn này gồm có:

Trần Hoài Nam, bên Việt Nam qua; Dương Đình Th ảo, nhân viên của phái đoàn thường trực Bắc

Việt ở Berlin East; Phùng Văn Cung, thuộc “Mặt trận Giải phóng miền Nam”.

Điểm đáng lưu ý là từ trước đến nay, Chính phủ Pháp không chấp thuận các phần tử thuộc “Mặt trận Giải phóng miền Nam” ghé trên lãnh thổ Pháp. Đây là trường hợp đầu tiên Pháp công khai tiếp nhận các phần tử nói trên, chứng tỏ thái độ bất thân thiện của Chánh phủ De Gaulle đối với VNCH lúc này.

Đối với điểm này, mặc dầu hoạt động của Tổng Liên đoàn Lao động là hoạt động tư, nhưng việc giúp cho đại diện Mặt trận Giải phóng miền Nam nhập cảnh, như vậy cũng tỏ rằng Pháp đã phần nào ủng hộ, Bộ tôi sẽ phản kháng tại đây và cho Sứ quán ta ở Paris phản đối”1.

1 Tờ trình Th ủ tướng Chánh phủ số 287/AUP/M ngày 1-6-1965 của Bộ Ngoại giao, hồ sơ 15433, PTTg, TTLTII.

Page 292: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

291

Page 293: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

292

Page 294: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

293

Phái đoàn Mặt trận Giải phóng miền Nam dự phiên họpcủa Tổng Liên đoàn Lao động tại Paris1

1 Hồ sơ 15433, PTTg, TTLTII.

Page 295: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

294

Ngày 30-8-1965, Đoàn đại biểu của Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam do Trần Bửu Kiếm làm Trưởng đoàn đặt chân đến Phnôm Pênh trong chuyến thăm chính thức Campuchia. Tiếp đoàn của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại sân bay có “ông Chau Seng, Đổng lý văn phòng Quốc trưởng, thay mặt Th ái tử Norodom Sihanouk; ông Chea San, Bộ trưởng Th ông tin; ông Wongsanith, Giám đốc Nghi lễ, Bộ Ngoại giao; Ca Văn Th ỉnh, Đại diện Th ương mại Việt cộng và một số Việt kiều thân cộng. Ngoài ra, còn có đoàn quân danh dự bồng súng chào”1. Sự tiếp đón nồng hậu mà Chính phủ Campuchia dành cho Mặt trận vì Th ái tử Norodom Sihanouk cho rằng “Mặt trận Giải phóng mới có tư cách đại diện miền Nam tại Hội nghị đàm phán Quốc tế”2. Và sự ủng hộ của Campuchia đối với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam còn được thể hiện bằng hành động cụ thể “trước khi sang Pháp, Th ái tử Norodom Sihanouk còn đích thân trao cho Trần Bửu Kiếm thuốc men và dược phẩm của Cao Miên tặng Mặt trận Giải phóng miền Nam”3. Trước hành động của Campuchia đối với Mặt trận Dân tộc Giải phóng, phía chính quyền Sài Gòn “thất vọng” rằng “đối với vấn đề Việt Nam, Th ái tử Norodom Sihanouk tỏ ra thiên vị rõ ràng” 4.

Sự thiết lập bang giao với các nước và vinh dự trở thành các thành viên trong các ban chấp hành của các tổ chức quốc tế cũng như sự tự do sử dụng diễn đàn hội nghị quốc tế cùng với các hoạt động bên lề đã làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam, về vai trò và đường lối đúng đắn của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam. Nhờ đó, sự ủng hộ của nhân dân thế giới đã tạo thành một phong trào rộng lớn. Đó là sự ủng hộ cả về tinh thần và vật chất, trước tiên là ở các nước xã hội chủ nghĩa anh em rồi đến các nước trung lập và lan sang cả các nước đế quốc kể cả Mỹ.

1 Tờ trình số 714-VP-ĐNA/M ngày 16-9-1965 của Bộ Ngoại giao, hồ sơ 20924, PTTg, TTLTII.2 Tờ trình số 714-VP-ĐNA/M ngày 16-9-1965 của Bộ Ngoại giao, hồ sơ 20924, PTTg, TTLTII.3 Tờ trình số 714-VP-ĐNA/M ngày 16-9-1965 của Bộ Ngoại giao, hồ sơ 20924, PTTg, TTLTII.4 Tờ trình số 714-VP-ĐNA/M ngày 16-9-1965 của Bộ Ngoại giao, hồ sơ 20924, PTTg, TTLTII.

Page 296: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

295

Ngày 9-2-1965, lúc 10 giờ, một nhóm thanh niên Ý đã tổ chức phản đối chiến tranh Việt Nam trước Sứ quán chính quyền Sài Gòn tại La Mã, hô to các khẩu hiệu bằng tiếng Ý: “(Tướng) Khánh đừng đi ngược trào lưu lịch sử; người Mỹ hãy đem bom về nhà mà liệng; người Mỹ=SS; người Mỹ là con cháu Hitler; Việt cộng muôn năm; Hồ Chí Minh muôn năm”1. Buổi chiều cùng ngày, cũng tại La Mã, một cuộc biểu tình của 40 người diễn ra tại Sứ quán Mỹ để phản đối Mỹ gây chiến ở Việt Nam. Đây được xem là các hoạt động do Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam tổ chức ở nước ngoài.

Tại Đan Mạch, ngày 2-10-1965, một tổ chức có tên là Ủy ban ngày thứ V đã tổ chức tại công trường Tòa Th ị sảnh Copenhague một cuộc biểu tình phản đối chính sách Mỹ tại Việt Nam. 4 ngày sau, tức ngày 6-10-1965, Hiệp hội sinh viên bảo thủ Đan Mạch cũng tổ chức một cuộc hội thảo về vấn đề Việt Nam có sự hiện diện của ông Kraft nguyên Ngoại trưởng Đan Mạch, Giáo sư Đại học Karup và gần 100 sinh viên tham dự.

Đầu tháng 10 năm 1965, Đảng Cộng sản Đan Mạch tổ chức một cuộc mít tinh lớn để ủng hộ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Đảng Cộng sản Đan Mạch đã mời gần hết đại diện thanh niên của các đảng cộng sản Bắc Âu, các sinh viên của Việt Nam đang học ở Hungary và Tiệp Khắc. Cuộc mít tinh này là một đòn giáng mạnh vào tinh thần của người Mỹ, làm cho nhân dân Mỹ hiểu hơn về thực chất việc Mỹ xâm lược miền Nam Việt Nam.

Năm 1966, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam tiếp tục đẩy mạnh công cuộc tuyên truyền trong giới Việt kiều và sinh viên Việt Nam tại Pháp như đã từng làm trước đây tại Paris. Trong khi đó tại Pháp có nhóm Phật tử do Lê Kim Chi đứng đầu và Th ượng tọa Th ích Quảng Th iệp đã mở một chiến dịch chống đối chính quyền Sài Gòn. Các phong trào chống chiến tranh Việt

1 Tờ trình Th ủ tướng Chính phủ số 97 - AUP/M ngày 22-2-1965 của Bộ Ngoại giao, hồ sơ 20912, PTTg, TTLTII.

Page 297: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

296

Nam tại Pháp đang được nhiều tầng lớp người Pháp quan tâm, dựa trên tình hình có lợi cho cách mạng, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đã cử hai đại diện cho Th anh niên giải phóng là Phạm Văn Quang và Dương Đình Th ảo sang Paris ngày 15-5-1966 để vận động sự giúp đỡ của sinh viên Việt Nam, Việt kiều và nhân dân Pháp:

“Th eo nguồn tin thiểm Bộ nhận được tại Pháp, Phạm Văn Quang và Dương Đình Th ảo, đại diện cho “Th anh niên giải phóng” của Mặt trận Giải phóng đã tới Ba Lê này 15-5-1966 theo lời mời của Phong trào thanh niên cộng sản Pháp để tham dự “Tuần lễ quyên tiền giúp Mặt trận Giải phóng miền Nam”. Hội Th anh niên cộng sản Pháp đã tổ chức buổi tiếp đón 2 tên này tại 44 Rue de Rennes, Ba Lê.

Mở đầu buổi họp ban tổ chức đã cho quyên tiền bằng cách bán hình Nguyễn Văn Trỗi, sách báo tuyên truyền và sau đó dùng diễn đàn chào mừng đại diện Mặt trận Giải phóng.

Hai tên Quang và Th ảo đã trình bày xuyên tạc tình hình Việt Nam trước một số cử tọa tại đây.

Tiếp đến ngày 22-5-1966, hai đại diện của Th anh niên giải phóng nói trên đã tới dự buổi nói chuyện do Hội Liên hiệp sinh viên và Hội Việt kiều tổ chức tại Salle des Conferences Rue Marat, Ivry. Buổi nói chuyện này được đặt dưới quyền chủ tọa của Nguyễn Ngọc Hà và một chủ tọa đoàn gồm 10 đại diện cho Việt kiều, phái đoàn thương mại Bắc Việt tại Pháp và sinh viên Việt Nam du học.

Tên Th ảo đã tiết lộ Mặt trận Giải phóng hiện đang thiếu máu, thuốc men và Mặt trận cũng chưa dự định tuyển mộ Việt kiều về miền Nam chiến đấu vì Bắc Việt đã góp sức nhiều trong việc giải phóng miền Nam”1.

Trong khi phong trào ủng hộ Mặt trận trên thế giới ngày càng lên cao, ảnh hưởng và uy tín của Mặt trận được khẳng định ở tầm

1 Phiếu trình số 74/TBANQG/NNC ngày 15-6-1966 của Tổng Bộ An ninh quốc gia, hồ sơ 20924, PTTg, TTLTII.

Page 298: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

297

quốc tế cả ở mặt chính thức và trong lòng bạn bè năm châu, thì cũng là lúc chính quyền Sài Gòn giật mình nhìn lại sự thiếu ủng hộ của thế giới đối với mình:

“Từ xưa tới giờ ai cũng rõ rằng Chính phủ Việt Nam ít chú trọng hay có thể nói là chểnh mảng trong công việc thông tin ở ngoại quốc. Có sứ quán ở ngoại quốc lại chú trọng đến việc theo dõi sinh viên xem giao du hay đi ăn ở quán cơm cộng sản không, để “cúp” chuyển ngân, hơn là việc làm thế nào giải thích những sự hiểu nhầm của dư luận quần chúng nước bạn, trong công cuộc chiến đấu cho chính nghĩa của nhân dân miền Nam hiện nay. Vì vậy cho nên, đứng trước sự đoàn kết và thống nhất của cộng sản, chúng ta thường lâm vào thế yếu trong công việc “ăn nói”… nên một số đông nhân dân các nước bạn, vốn chân thật, cứ tưởng tượng là cái Mặt trận Giải phóng miền Nam gồm toàn những người vì đói rách, vì bất bình với sự thối nát chính quyền… nên nổi dậy đòi quyền sống. Cho tới bây giờ tôi đã phải trả lời không biết bao nhiêu lần những câu hỏi tương tự như sau:

Tại sao các anh, những người chống cộng chỉ có một thiểu số, lại làm trái với ý toàn dân? - câu hỏi này tiếc thay, ngay chính một sinh viên Việt học ở Aix La Chapelle, cũng đã đặt cho tôi trong lúc miền Nam lâm vào tình trạng khó khăn nhất ở dưới thời ông Khánh.

Các ông yêu hòa bình phải không? Cộng sản hóa đi thì có hòa bình ngay. Sao lại nổ súng vào đồng bào của mình làm gì?

¾ đất đai miền Nam nằm trong tay cộng sản rồi, các anh định làm gì để đi đến chiến thắng bây giờ?, vân vân...

Nhiều người ngây thơ đến nỗi đặt những câu hỏi như sau:Các anh luôn luôn rêu rao rằng Trung cộng nhúng tay vào Việt

Nam, tôi chẳng thấy đâu, chỉ thấy 15 vạn lính Mỹ đương chiến đấu tại miền Nam thôi. Anh trả lời thế nào?

Sao tự nhiên các anh lại đi rước Mỹ về đánh đồng loại? vân vân...

Page 299: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

298

Tuy tôi đã cố gắng nhiều để biện hộ cho lập trường của mình, cũng như cho những chiến sĩ đang gian khổ chiến đấu ở nhà, nhưng hạt muối bỏ vào biển cả thì có nghĩa lý gì!”1.

Chính quyền Sài Gòn thừa nhận “yếu thế trong công việc ăn nói”, hay “khó đối phó” chính là đã thừa nhận sự mạnh lên của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam trên trường quốc tế. Nhân dân thế giới ngày càng hiểu rõ hơn đường lối của Mặt trận, hiểu rõ hơn thực chất vấn đề Việt Nam nên họ đã đặt những câu hỏi thực sự rất sâu sắc để làm sáng tỏ sự thật về cuộc chiến tranh mà nhân dân Việt Nam đang phải đương đầu.

Th áng 10-1966, tại Th ụy Điển, các đại diện của Mặt trận Dân tộc Giải phóng tổ chức diễn thuyết về vấn đề Việt Nam nhân dịp khai mạc Tuần lễ Việt Nam và mở họp báo lên án sự xâm lược Việt Nam của Hoa Kỳ:

“Trong tháng 10/1966 vừa qua, một số phần tử Việt cộng tại Stockholm, Th ụy Điển đã tổ chức diễn thuyết về vấn đề Việt Nam nhân dịp khai mạc “Tuần lễ Việt Nam”. Trong số các diễn giả có Nguyễn Th ị Bình, đại diện Mặt trận Giải phóng miền Nam, Th ị Bình đã nói về quá trình của Mặt trận và lên tiếng chỉ trích Hoa Kỳ và VNCH.

Đồng thời một phái đoàn Mặt trận Giải phóng miền Nam do Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Huỳnh Phát (Huỳnh Tấn Phát) hướng dẫn đến viếng Stockholm. Trong một cuộc họp báo, Huỳnh Phát lên án chính sách Hoa Kỳ tại Việt Nam, công kích cuộc bầu cử Quốc hội Lập hiến 11/9 và nhấn mạnh tới 4 điểm của Bắc Việt mà chúng cho là những điều kiện căn bản để tiến tới hòa bình”2.

Và tất nhiên, “trước những hoạt động của bọn Việt cộng, Sứ quán VNCH tại Bonn kiêm nhiệm Stockholm đã phối hợp với chính giới và một số đoàn thể thanh niên sinh viên địa phương tổ chức và

1 Lá thư Tây Đức: Một cuộc chiến đấu của sinh viên Việt Nam ở Đan Mạch, đăng trên Báo Tự Do ngày 30-11-1965, hồ sơ 20331, PTTg, TTLTII.

2 Công văn số 1129 UP/AUP/M ngày 7-11-1966 của Bộ Ngoại giao, hồ sơ 20924, PTTg, TTLTII.

Page 300: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

299

đả phá mọi luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, đồng thời chuẩn bị tổ chức trong những ngày sắp tới một cuộc triển lãm hình ảnh tài liệu nhằm trình bày cho quần chúng Bắc Âu hiểu rõ âm mưu xâm lăng của bọn cộng sản cùng những nỗ lực xây dựng dân chủ hòa bình của Chính phủ VNCH” 1.

Áp lực thất bại trên mặt trận quân sự với số lính Mỹ thương vong và thiệt hại vật chất ngày càng gia tăng, cùng với phong trào ủng hộ của nhân dân thế giới đối với cuộc chiến tranh chính nghĩa mà Mặt trận và nhân dân Việt Nam đang theo đuổi, lập trường của Hoa Kỳ đã đang phải chịu sức ép thay đổi theo hướng tìm một giải pháp thương thảo để kết thúc cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam. Như Tổng thống Johnson tuyên bố ngày 28-7-1965 rằng “Việt cộng hay Mặt trận Giải phóng miền Nam sẽ không gặp trở ngại trong việc gởi Đại diện tham dự cuộc thương thuyết hoặc trình bày quan điểm”2, ngày 8-12-1967, Hoa Kỳ chính thức tuyên bố quan điểm của Hoa Kỳ trong vấn đề chấp nhận cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được tham dự phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nếu được Liên Hiệp Quốc mời. Hoa Kỳ cũng không thể phản đối sự tham dự của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, vì chiếu theo điều 39 của Nội quy Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thì Hội đồng này có quyền mời các nhân vật mà Hội đồng cho là có đủ tư cách đến để trình bày các sự kiện hay phụ giúp Hội đồng trong việc khảo sát các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng. Hơn nữa, nhiều quốc gia khác trong Đại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cũng đang làm áp lực Hoa Kỳ phải đưa vấn đề Việt Nam ra bàn thảo ở Liên Hiệp Quốc. Trước áp lực nhiều phía, Hoa Kỳ ra tuyên bố ngày 8-12-1967:

Tuyên bố của Hoa Kỳ đã đẩy chính quyền Sài Gòn vào thế “kẹt”: một mặt họ không thể công nhận Mặt trận Dân tộc Giải phóng “là một tổ chức chính trị và không đại diện cho ai cả”3 nên họ “không thể

1 Công văn số 1129 UP/AUP/M ngày 7-11-1966 của Bộ Ngoại giao, hồ sơ 20924, PTTg, TTLTII.2 Công văn số 842/VP/M ngày 12-12-1967 của Bộ Ngoại giao, hồ sơ 1567, ĐIICH, TTLTII.3 Công văn số 842/VP/M ngày 12-12-1967 của Bộ Ngoại giao, hồ sơ 1567, ĐIICH, TTLTII.

Page 301: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

300

Tuyên bố của Hoa Kỳ ngày 8-12-19671

1 Hồ sơ 1567, ĐIICH, TTLTII.

Page 302: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

301

chấp thuận hòa đàm với Mặt trận Giải phóng miền Nam dưới danh nghĩa và tư cách một phái đoàn riêng biệt”1; tuy nhiên, mặt khác chính quyền Sài Gòn cũng không thể nào phản đối Mặt trận Giải phóng tham dự phiên họp Hội đồng Bảo an với tư cách là một phái đoàn riêng biệt đại diện cho nhân dân miền Nam theo điều 39 của Nội quy Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Mỹ và chính quyền Sài Gòn đang phải đối mặt với nhiều áp lực từ chiến trường miền Nam đến dư luận thế giới mà cụ thể là sự phản đối ra mặt của nhiều quốc gia và nhiều tổ chức quốc tế.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 gây tiếng vang lớn trên thế giới, phơi bày rõ ràng hơn nữa tội ác chiến tranh Việt Nam mà Mỹ và đồng minh gây ra, điều đó đã thúc đẩy các luật gia trên thế giới bàn tới việc mở tòa án phán xét tội ác chiến tranh của Mỹ. Trong khi cuộc Tổng tiến công đợt II năm 1968 của Quân giải phóng đang nổ ra thì Hội nghị các luật gia thế giới diễn ra 4 ngày bắt đầu từ 9-7-1968 với 150 luật gia của 38 nước kể cả Mỹ, Việt Nam, Liên Xô và Nhật Bản tại Grenoble2 để “thảo luận các mặt về luật pháp quốc tế của cuộc chiến tranh Việt Nam”. Nội dung mà hội nghị này xoay quanh chủ yếu là vấn đề chiến tranh Việt Nam và tội ác chiến tranh của Mỹ và chính quyền tay sai ở miền Nam:

“Hiệp nghị Genève 1954 là một trong những vấn đề chủ yếu được đưa ra thảo luận tại cuộc họp này.

Phái đoàn Hà Nội tại các cuộc nói chuyện hòa bình đang hy vọng cuộc hội nghị luật gia quốc tế ủng hộ lời kêu gọi đòi Mỹ chấm dứt các cuộc oanh tạc chống miền Bắc và lên án sự xâm lược của Mỹ ở Việt Nam.

Một Chánh sứ Tòa án tối cao Bắc Việt và một nhân vật chủ chốt của Mặt trận Giải phóng đang báo cáo trước cuộc hội nghị Grenoble 4 ngày, Hội nghị khai mạc tối qua để thảo luận những diễn biến mới nhất của cuộc chiến tranh Việt Nam”3.

1 Công văn số 842/VP/M ngày 12-12-1967 của Bộ Ngoại giao, hồ sơ 1567, ĐIICH, TTLTII. 2 Grenoble là một tỉnh lỵ của tỉnh Isère thuộc khu hành chính Rhone - Alpes của Pháp.3 Phiếu trình số 4898-9/7 của Phủ Tổng thống về trích bản tin VNTTX Hà Nội - MTGP

ngày 8-7-1968, hồ sơ 4771, ĐIICH, TTLTII.

Page 303: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

302

Kết thúc Hội nghị, ngày 12-7-1968, Hội nghị luật gia quốc tế họp tại Grenoble (Pháp) ra tuyên bố lên án cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở miền Nam Việt Nam vi phạm những nguyên tắc cơ bản của Công pháp quốc tế, vi phạm những quyền cơ bản của các dân tộc, vi phạm những đạo đức chung của loài người và Hiệp nghị Genève 1954. Hội nghị đánh giá cao và cho thấy tầm quan trọng của Cương lĩnh chính trị của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đối với triển vọng thống nhất đất nước Việt Nam. Đồng thời, Hội nghị ra lời kêu gọi nhân dân thế giới và đặc biệt là nhân dân Mỹ lên án cuộc xâm lược của Mỹ ở Việt Nam và đòi Chính phủ Mỹ phải:

“Chấm dứt ngay lập tức và không điều kiện các cuộc oanh tạc và mọi hành động chiến tranh khác chống Bắc Việt.

Chấm dứt chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam.

Th ừa nhận những nguyên tắc dân tộc tự quyết để giải quyết tương lai chính trị của miền Nam Việt Nam, không có sự can thiệp của nước ngoài.

Th ừa nhận Mặt trận Giải phóng là người đại diện chân chính của nhân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng.

Th ừa nhận ý nghĩa to lớn của việc thành lập liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ hòa bình”1.

Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam tăng cường sự vận động quốc tế tại nhiều nơi đặc biệt là tại “Stockholm Conference on Vietnam” (Hội nghị về Việt Nam ở Stockholm). Đây là một hội nghị có lợi cho Quân giải phóng vì hội nghị có đại diện của 63 nước khác cùng với sự hiện diện của Mặt trận Dân tộc Giải phóng và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Mặt trận Dân tộc Giải phóng đã sử dụng tờ “Vietnam International” như là một công cụ hữu hiệu vận động quốc tế ủng hộ Mặt trận và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

1 Phiếu trình Tổng thống VNCH số 4928 VP/CCVN của Phủ Tổng thống trích bản tin Việt Nam Th ông tấn xã Hà Nội - MTGP ngày 13-7-1968, hồ sơ 4771, ĐIICH, TTLTII.

Page 304: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

303

quanh hòa đàm Paris. Tác giả “Vietnam International”, Peggy Duff , đã đưa ra “một số chỉ thị thuận lợi cho cộng sản… để các phong trào hòa bình hoạt động trong vòng mấy tháng tới”1. Những vấn đề chính được nêu trong tài liệu “Vietnam International” đều hướng tới lợi ích của Mặt trận Dân tộc Giải phóng như: vận động để gây áp lực quốc tế buộc Mỹ phải ngưng oanh tạc miền Bắc vô điều kiện; phổ biến rộng rãi bản Cương lĩnh của Mặt trận và sự hiện diện của Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình tại miền Nam Việt Nam; yêu cầu trong cuộc hội đàm về vấn đề Việt Nam phải có sự tham gia của Mặt trận Dân tộc Giải phóng cũng như Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam.

Từ hội nghị đến hành động thực tế, đó là sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới dành cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam.

Th áng 12-1968, Ủy ban Viện trợ y dược tại Bỉ đã chấp thuận viện trợ dược phẩm cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam: “Bộ tôi vừa được biết Ô.Jean Godin thuộc tổ chức viện trợ y dược phẩm cho cộng sản, trụ sở số 14 Đại lộ Beau Vallon Waterloo (Bỉ) vừa gởi điện tín cho Ô.Nguyễn Văn Hiếu, Đại diện Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam tại Nam Vang, báo tin sẽ gởi cho cộng sản 8 thùng dược phẩm lớn. Số dược phẩm này sẽ tới Nam Vang khoảng ngày 20-1-1969”2.

Th áng 3 năm 1969: “nhiều nước đã tổ chức các cuộc mít tinh để tỏ tình đoàn kết và ủng hộ cộng sản Việt Nam chiến đấu. Công nhân và cán bộ một nhà máy Hung-Gia-Lợi đã trích lương tặng Mặt trận Giải phóng 24.000 forints (tiền Hung), và các công nhân ngành vận tải xe hơi Budapest đã tặng cộng sản Bắc Việt và Mặt trận Giải phóng 428 lít máu. Đảng Liên minh Dân tộc Phi của Tanzania đã tặng Mặt trận Giải phóng 41.000 shilling. Một nữ văn sĩ nổi tiếng của Th ụy Điển có lần viếng Việt Nam đã lấy 10.000 kronor tiền

1 Phiếu trình Th ủ tướng số 152-VP/CCUV/M ngày 8-6-1968, hồ sơ 16371, PTTg, TTLTII.2 Công văn số 2989/BNV/CT/IO/M ngày 19-12-1968 của Bộ Nội vụ, hồ sơ 20902, PTTg,

TTLTII.

Page 305: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

304

nhuận bút của đương sự viết một bài nói về Việt Nam để ủng hộ Mặt trận Giải phóng. Một số sinh viên ngoại quốc đang học tại Đông Đức đã ủng hộ Mặt trận Giải phóng 13.000 marks”1.

Đầu tháng 4 năm 1969: “Đông Đức và Hung-Gia-Lợi đã tổ chức các cuộc mít tinh để tỏ tình đoàn kết và ủng hộ cộng sản Việt Nam chiến đấu. Nông dân tỉnh Aschersleben (Đông Đức) đã trao tặng 26.000 marks và Ủy ban “Hành động toàn quốc” (Pháp) trao tặng 2 ngân phiếu trị giá 103 triệu phật lăng cho cộng sản Việt Nam”2.

Đầu tháng 5 năm 1969: “Đại sứ Bắc Việt tại Balan đã nhận 54 chiếc xe đạp do thanh niên Balan trao tặng. Đại sứ Bắc Việt tại Hung -gia - lợi đã tiếp nhận một tặng phẩm trị giá 30 triệu tiền Hung. Đại sứ Bắc Việt và Đại diện Mặt trận Giải phóng tại Nhã - Điển đã nhận 2 ngân phiếu trị giá 4 triệu lires do một tổ chức thân cộng của Ý trao tặng”3.

Chỗ đứng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng trên trường quốc tế ngày càng vững vàng, Văn phòng Phủ Th ủ tướng Sài Gòn thừa nhận rằng “Uy tín và ảnh hưởng của quốc gia trên trường quốc tế càng ngày càng sa sút trước sự bành trướng đáng ngại của cộng sản”4. Điều đó đã thúc đẩy chính quyền Sài Gòn nghĩ đến sự thay đổi sách lược tuyên truyền ở hải ngoại. “Đối với hoạt động quan trọng này, đặc biệt là trong giai đoạn sống còn hiện nay của quốc gia, Văn phòng nghĩ rằng muốn đạt được thành quả mỹ mãn, vấn đề then chốt không phải ở sự tinh vi của kế hoạch mà là ở tinh thần của nhân sự. Nếu tất cả các cán bộ ngoại giao cũng như cán bộ các ngành liên hệ đến công tác tuyên truyền quốc ngoại đều là những phần tử tâm huyết, quyết tâm phục vụ cho quyền lợi tối cao của quốc gia dân tộc thì dù kế hoạch có thô thiển, việc chiến thắng

1 Phiếu trình Tổng trưởng ngoại giao của Phái đoàn giao dịch với Ủy hội quốc tế, hồ sơ 20504, PTTg, TTLTII.

2 Phiếu trình Tổng trưởng ngoại giao số 041/PĐVN/QV/3/K của Phái đoàn giao dịch với Ủy hội quốc tế, hồ sơ 20504, PTTg, TTLTII.

3 Phiếu trình Tổng trưởng Ngoại giao số 066/PĐVN/QV/3?K ngày 26-5-1969 của Phái đoàn Giao dịch với Ủy hội quốc tế, hồ sơ 20504, PTTg, TTLTII.

4 Phiếu trình Th ủ tướng số 152-VP/CCUV/M ngày 8-6-1968, hồ sơ 16371, PTTg, TTLTII.

Page 306: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

305

đối phương trên bình diện tuyên truyền quốc tế cũng không phải là khó khăn. Ngược lại, kế hoạch dù có tinh vi mà nhân sự thờ ơ, chỉ lo hưởng thụ thì kết quả chắc chắn phải là sự thảm bại…cần phải chỉnh đốn lại vấn đề nhân sự trước khi thực hiện kế hoạch tuyên truyền quốc ngoại, có như vậy mới hy vọng chiến thắng được cộng sản trong việc tranh thủ ảnh hưởng quốc tế, nếu không ít ra cũng tạo được thế quân bình đối với chúng” 1.

Tài liệu của chính quyền Sài Gòn cho thấy, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam trên trường quốc tế được nhìn nhận và đánh giá như một tổ chức đại diện chính thức hợp pháp của nhân dân miền Nam Việt Nam:

“Dưới sự bảo trợ của Khối Cộng sản, Mặt trận Giải phóng đã thiết lập được một số tòa đại diện thường trực trong đó có 4 tòa được coi ngang hàng Đại sứ quán, 11 chi nhánh thông tấn xã và có đại diện thường trực tại 4 tổ chức quốc tế (Hội đồng đoàn kết Á - Phi tại Le Caire tháng 5/1963, Ủy ban Liên hiệp công đoàn quốc tế tại Pragne 11/1963, Ủy ban Quốc tế ủng hộ nhân dân Việt Nam, Ủy ban 3 châu ủng hộ nhân dân Việt Nam tại La Havane 11/1966), tham gia hội nghị quốc tế phần lớn thuộc Khối Cộng sản và trung lập. Đặc biệt nhất là Mặt trận Giải phóng đã cử 1 phái đoàn tham dự hội nghị Cộng Đảng Nga lần thứ 23 ngày 29/3/1966 tại Mạc Tư Khoa với tư cách là hội viên (trong khi các quốc gia không cộng sản chỉ gửi quan sát viên).

Với vai trò bình phong cho Đảng Lao động miền Bắc, Mặt trận Giải phóng miền Nam trên chính trường quốc tế vẫn được coi như độc lập với chính quyền miền Bắc, có đại diện tại Hà Nội và trong các hội nghị quốc tế, đại diện miền Bắc và Mặt trận ngồi riêng rẽ. Ngoài ra được biết Cuba là quốc gia đầu tiên có đại diện ngoại giao cạnh Mặt trận Giải phóng miền Nam (có lẽ đặt tại Nam Vang)”2.

1 Phiếu trình Th ủ tướng số 152-VP/CCUV/M ngày 8-6-1968, hồ sơ 16371, PTTg, TTLTII.2 Bản phân tích ngày 28-6-1968 của Bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH, hồ sơ 16176,

phông PTTg, TTLTII.

Page 307: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

306

Tính đến tháng 6 năm 1968, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã thiết lập được quan hệ với nhiều nước trên thế giới và đặt Đại diện thường trực tại các quốc gia đó: Trưởng đoàn đại diện thường trực tại Cao Miên là Giáo sư Nguyễn Văn Hiếu; Trưởng đoàn đại diện thường trực tại Hà Nội là Nguyễn Văn Tiến; tại Nga có Trưởng đoàn Đặng Quang Linh; ở Algerie là Trưởng đoàn Trần Hoài Nam; Bắc Hàn là Vũ Ngọc Hồ làm Trưởng đoàn; Trung Quốc là Trưởng đoàn Nguyễn Văn Quảng; Cuba có Trưởng đoàn Hoàng Bích Sơn; Đông Đức có Trưởng đoàn Vương Đình Th ảo; ở Tiệp Khắc có Trưởng đoàn Nguyễn Đức Vân; Hungary có Trưởng đoàn Đinh Bá Th i; Nam Dương (Indonesia) có Trưởng đoàn Lê Quang Chánh; Ba Lan có Trưởng đoàn Trần Văn Tú; ở Ả Rập Th ống nhất có Trưởng đoàn Nguyễn Văn Tiến; và các đoàn đại diện thường trực tại Bảo Gia Lợi, Lỗ Ma Ni, Albanie, Ai Cập.

Ngày 29-10-1968, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam mở Văn phòng thông tin tại Th ủ đô Stockholm của Th ụy Điển do Trần Văn Ân và Trần Văn Huê phụ trách. Th ành công này của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được chính quyền Sài Gòn đánh giá “Cộng sản Bắc Việt ráo riết tạo cho lực lượng bình phong của chúng một tư thế tại các nước Tây Âu với mục đích tuyên truyền để tranh giành với ta ảnh hưởng của quần chúng trong khu vực này”1. Để tăng cường các hoạt động tuyên truyền và đấu tranh chính trị tranh với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, “Bộ Ngoại giao đề nghị Bộ Th ông tin cứu xét càng sớm càng tốt việc mở 1 phòng thông tin hay 1 văn phòng Việt tấn xã tại Stockholm tương tợ như ở Paris”2.

Tính đến ngày 10-4-1969, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã được nhiều nước trên thế giới công nhận và chính thức thiết lập bang giao với 20 quốc gia thông qua cơ quan đại diện thường trực của Mặt trận tại các nước đó3.

1 Công văn số 608/AUP/M ngày 18-11-1968 của Bộ Ngoại giao, hồ sơ 20911, PTTg, TTLTII.2 Phiếu trình Th ủ tướng số 715/P.Th .T/VP ngày 4-12-1968 của Văn phòng Th ủ tướng, hồ

sơ 20911, PTTg, TTLTII.3 Hồ sơ 20504, PTTg, TTLTII.

Page 308: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

307

Page 309: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

308

Page 310: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

309

Các quốc gia bang giao với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Namtính tới năm 19691.

1 Hồ sơ 20504, PTTg, TTLTII

Page 311: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

310

Những thành quả tốt đẹp thu được từ hoạt động ngoại giao giúp cho Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam vững vàng, kiên định trong cuộc đấu tranh với kẻ thù trên bàn đàm phán.

2.3. MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM BƯỚC VÀO HỘI ĐÀM PARIS Trước những sức ép thất bại liên tiếp ở chiến trường miền

Nam mà đặc biệt là sự kiện chấn động của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Th ân 1968 của quân và dân miền Nam, cộng với phong trào ủng hộ Mặt trận Dân tộc Giải phóng và quân dân miền Nam của nhân dân thế giới ngày càng lan rộng, Bộ trưởng Quốc phòng McNamara phải từ chức, Tổng thống Johnson tuyên bố ngưng oanh tạc vô điều kiện 90% lãnh thổ miền Bắc Việt Nam và quyết định không ra tranh cử tổng thống nhiệm kỳ thứ hai. Mặc dù Johnson tỏ rõ thái độ xuống thang chiến tranh bằng tuyên bố ngày 31-3-1968 nhưng vẫn cố trì hoãn để tìm kiếm một giải pháp khác. Trước “mánh khóe” của Mỹ, ngày 3-5-1968, Bộ Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát đi tuyên bố về vấn đề hội đàm. Trong đó cực lực lên án thái độ không nghiêm chỉnh của Hoa Kỳ; đồng thời ấn định rõ ngày giờ và địa điểm cho phiên họp đầu tiên, khai mạc hội nghị đàm phán hòa bình về Việt Nam.

Không còn lý do trì hoãn, cùng ngày 3-5-1968, Tổng thống Johnson tuyên bố chấp nhận đi đến bàn đàm phán tại Paris để giải quyết vấn đề chiến tranh Việt Nam thông qua thương lượng: “chúng ta hy vọng, cuộc đàm phán này là một động thái quan trọng đi đến giải quyết vấn đề hòa bình ở Đông Nam Á”1.

Một ngày trước khi Hội nghi Paris chính thức khai mạc, ngày 12-5-1968, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam Nguyễn Hữu Th ọ gửi thư cho Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định lập trường của Mặt trận đối với việc giải quyết vấn đề chiến tranh Việt Nam:

1 Hồ sơ 865, ĐIICH, TTLTII.

Page 312: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

311

“Trong những giờ phút hết sức sôi nổi và oanh liệt này của sự nghiệp giải phóng dân tộc, miền Nam xin hứa với Hồ Chủ tịch và 17 triệu đồng bào ruột thịt miền Bắc rằng:

Chừng nào đế quốc Mỹ chưa chấm dứt chiến tranh xâm lược miền Nam, để nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định lấy vận mạng của mình thì nhân dân miền Nam và các lực lượng võ trang yêu nước của mình đoàn kết triệu người như một, nắm chắc tay súng và quyết tâm chiến đấu đến cùng. Có như vậy mới xứng đáng với lời khen của Hồ Chủ tịch, không có gì quý hơn độc lập tự do, không có sức mạnh bạo tàn nào, không có thế lực phản động nào, không có thủ đoạn xảo quyệt nào có thể lay chuyển được ý chí quyết chiến, quyết thắng và ngăn cản được nhân dân Nam Việt Nam tiến lên để thắng lợi cuối cùng.

Cả miền Nam quyết tiến lên, liên tục tấn công và nổi dậy và tiến công đánh bọn giặc Mỹ xâm lược, đập tan ngụy quyền và ngụy quân, giành lấy thắng lợi hoàn toàn. Cả miền Nam quyết tiến lên hoàn thành một cách đầy đủ nhiệm vụ trọng đại của dân tộc và nghĩa vụ quốc tế vẻ vang thái bình. Miền Nam Việt Nam nhất định được giải phóng, miền Bắc một lòng, toàn dân ta quyết định thắng đế quốc Mỹ. Tổ quốc Việt Nam nhất định được thống nhất”1.

Ngày 13-5-1968, đại diện Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắt đầu cuộc gặp chính thức khai mạc Hội nghị Paris về kết thúc chiến tranh Việt Nam. Trong phiên họp chính thức thứ nhất của vòng đàm phán hai bên, phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố rõ ràng 4 quan điểm của mình về vấn đề kết thúc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam và Cương lĩnh chính trị của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Sau một tháng bắt đầu đàm phán, tình hình không khả quan, Mỹ vẫn lật lọng và càng thể hiện thái độ mở đàm phán như một lá

1 Th ư của Luật sư Nguyễn Hữu Th ọ - Chủ tịch đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 12-5-1968, hồ sơ 857, ĐIICH, TTLTII.

Page 313: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

312

bài che giấu mưu đồ khác ở miền Nam. Mặc dù chưa phải là thành phần của bàn đàm phán, nhưng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam luôn theo dõi sát diễn biến của hội đàm Paris một tháng qua. Th ái độ của Mỹ khiến cho Mặt trận phải lên tiếng tố cáo để bảo vệ quyền lợi cho nhân dân miền Nam. Ngày 10-6-1968, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam phát đi tuyên bố ủng hộ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khẳng định lần nữa lập trường của Mặt trận và nêu cao quyết tâm chiến đấu của Mặt trận vì độc lập, tự do của miền Nam:

“Trong cuộc nói chuyện chính thức giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ tại Paris, đại diện Mỹ lặp đi lặp lại những luận điệu hết sức xằng bậy, che đậy âm mưu và hành động xâm lược của Mỹ, xuyên tạc trắng trợn cuộc kháng chiến thần thánh chống Mỹ cứu nước của nhân dân miền Nam, trốn tránh việc xác định Mỹ phải chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Chủ tịch Đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam thấy cần nói lên sự căm phẫn của toàn thể nhân dân miền Nam Việt Nam đối với lập trường xâm lược ngoan cố của Mỹ và kiên quyết bác bỏ những luận điệu xằng bậy của chúng.

Sự thật đanh thép trong mười bốn năm qua chỉ rõ rằng đế quốc Mỹ là kẻ xâm lược miền Nam Việt Nam, kẻ phá hoại độc lập, hòa bình, thống nhứt của Tổ quốc ta, phá hoại Hiệp định Genève năm 1954 về Việt Nam, là kẻ thù số 1 của nhân dân ta.

Mỹ đã dựng nên ở miền Nam Việt Nam một chánh quyền tay sai cực kỳ tàn bạo, đàn áp đẫm máu phong trào nhân dân miền Nam Việt Nam đòi hòa bình thống nhứt Tổ quốc. Bị nhân dân miền Nam Việt Nam kiên quyết chống trả, Mỹ đã đưa quân từ bên kia Th ái Bình Dương sang miền Nam Việt Nam tiến hành chiến tranh đặc biệt, rồi chiến tranh cục bộ. Hơn nửa triệu quân viễn chinh Mỹ và quân chư hầu của Mỹ, cùng với nửa triệu quân ngụy đã và đang dùng hàng ngàn máy bay, tàu chiến và các loại vũ khí tối tân, hàng

Page 314: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

313

triệu tấn bom đạn, chất độc hóa học, hơi độc tàn phá, bắn giết gây tội ác đẫm máu trên khắp miền Nam Việt Nam từ nông thôn đến thành thị, từ khu phi quân sự đến mũi Cà Mau.

Rõ ràng, đó là một cuộc chiến tranh xâm lược thực dân tàn bạo nhứt trong lịch sử, hòng khuất phục nhân dân miền Nam biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, chia cắt lâu dài Tổ quốc ta, tiến lên xâm chiếm cả nước ta, phá hoại hòa bình châu Á và thế giới.

Ngụy quyền Sàigòn chỉ là công cụ xâm lược do Mỹ dựng nên một cách trái phép, không đại diện cho ai, bị toàn thể nhân dân miền Nam chống lại và cả loài người tiến bộ phỉ nhổ. Không được đô la Mỹ nuôi sống và súng đạn Mỹ che chở thì ngụy quyền Sàigòn, từ Diệm - Nhu đến Th iệu - Kỳ đều không thể tồn tại quá một ngày trước sự phẫn nộ của các tầng lớp nhân dân ở miền Nam. Sự cam kết của Mỹ với bọn Việt gian tay sai của chúng là sự cam kết giữa bọn cướp nước và bọn bán nước, là hoàn toàn vô giá trị, không mảy may che giấu được bộ mặt xâm lược trắng trợn của Mỹ.

Nhân dân miền Nam Việt Nam là người làm chủ vận mạng của mình. Mỹ xâm lược miền Nam Việt Nam. Nhân dân miền Nam phải chống xâm lược. Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Dân tộc Giải phóng, đông đảo các từng lớp nhân dân miền Nam Việt Nam đang tiến hành một cuộc kháng chiến thần thánh nhằm đánh bại chiến tranh xâm lược của Mỹ, đánh đổ ngụy quyền tay sai, thực hiện độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập và phồn vinh, tiến tới hòa bình thống nhứt Tổ quốc. Đó là một cuộc chiến đấu tự vệ chánh nghĩa, phù hợp với công pháp quốc tế và những nguyên tắc cơ bản của Hiệp nghị Genève năm 1954 về Việt Nam.

Th ắng lợi to lớn của cuộc tổng tấn công và nổi dậy đồng loạt rộng khắp của quân và dân miền Nam từ đầu Xuân năm nay, sự ra đời của Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam và nhiều lực lượng yêu nước khác, hơn bao giờ hết, chứng minh hùng hồn tính chất toàn dân của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam Việt Nam.

Page 315: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

314

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Đế quốc Mỹ xâm lược miền Nam tiến hành chiến tranh phá hoại chống miền Bắc. Nhân dân cả nước Việt Nam có nghĩa vụ thiêng liêng và quyền chính đáng kề vai sát cánh cùng nhau hợp lực chống kẻ thù chung. Trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, nhân dân miền Nam Việt Nam dựa vào sức mình là chính, có quyền nhận sự giúp đỡ về mọi mặt của đồng bào miền Bắc ruột thịt. Mỹ xâm lược miền Nam, Mỹ phải chấm dứt xâm lược. Mỹ ném bom miền Bắc, xâm phạm độc lập và chủ quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mỹ phải chấm dứt các hành động chiến tranh đó mà không được đòi bất cứ điều kiện gì. Mỹ càng không được dùng luận điệu “có đi có lại”, để đòi nhân dân Việt Nam ngừng chiến đấu chống quân xâm lược.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân miền Nam Việt Nam là một bộ phận khăng khít của sự nghiệp đấu tranh cho hòa bình độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân thế giới, được cả loài người tiến bộ trong đó có nhân dân tiến bộ Mỹ đồng tình ủng hộ và giúp đỡ.

Nhân dân miền Nam Việt Nam nhiệt liệt cảm ơn sự ủng hộ mạnh mẽ và giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa, các nước dân tộc chủ nghĩa và bạn bè khắp năm châu đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của mình.

Từ trước đến nay cũng như từ nay về sau, nhân dân miền Nam Việt Nam giành cho mình quyền kêu gọi và nhận sự giúp đỡ về mọi mặt của bạn bè trên thế giới, kể cả sự giúp đỡ về võ khí và quân tình nguyện.

Nhân dân miền Nam Việt Nam đang thắng lớn. Mỹ đang thua to. Ngụy quyền Th iệu Kỳ thúi nát đang sụp đổ. Không một cố gắng tuyệt vọng nào, không một âm mưu quỷ quyệt nào có thể cứu vãn Mỹ - ngụy khỏi thất bại hoàn toàn.

Nhân dân miền Nam Việt Nam rất tha thiết với hòa bình, nhưng phải là hòa bình trong độc lập và tự do. Mỹ phải chấm dứt xâm lược,

Page 316: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

315

rút hết quân Mỹ và quân chư hầu của Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, để nhân dân miền Nam Việt Nam tự giải quyết công việc nội bộ của mình theo Cương lĩnh chính trị của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, không có sự can thiệp của nước ngoài.

Chừng nào Mỹ còn xâm lược miền Nam Việt Nam, nhân dân miền Nam còn chiến đấu, quyết giành kỳ được các quyền dân tộc thiêng liêng của mình.

Nhân dân và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ủng hộ hoàn toàn lập trường đúng đắn, sáng ngời chính nghĩa của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được nêu trong các bài phát biểu của Bộ trưởng Xuân Th ủy tại cuộc nói chuyện ở Paris. Lập trường đó phản ánh nguyện vọng và quyền lợi thiêng liêng của cả dân tộc Việt Nam.

Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam nghiêm khắc lên án thái độ ngoan cố, quanh co của Mỹ, kiên quyết đòi Mỹ phải chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác trên toàn bộ lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Th ay mặt đồng bào miền Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng gởi đến 17 triệu đồng bào miền Bắc và kiều bào ở nước ngoài lòng cảm kích sâu sắc về những cố gắng và hy sinh đầy tình nghĩa ruột rà của đồng bào để góp phần to lớn vào sự nghiệp thiêng liêng giải phóng miền Nam.

Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ tuyên bố của Chính phủ Vương quốc Campuchia và của người đại diện Néo Lào Haksat, phản đối Mỹ đưa vấn đề Campuchia và Lào trong cuộc nói chuyện chính thức giữa nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ, và nguyện vọng tích cực góp phần tăng cường khối đoàn kết nhân dân Đông Dương chống bọn xâm lược Mỹ và tay sai.

Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam kêu gọi toàn quân, toàn dân miền Nam không ngừng nâng cao quyết tâm chiến đấu và tinh thần cảnh giác, thừa thắng dũng mãnh xông lên, liên tục tấn công và nổi dậy đều khắp, giành thắng lợi hoàn toàn cho sự

Page 317: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

316

nghiệp vẻ vang giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc, góp phần bảo vệ hòa bình châu Á và thế giới.

Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam khẩn thiết kêu gọi các chính phủ, các đoàn thể, nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới và nhân dân tiến bộ Mỹ hãy ủng hộ và giúp đỡ tích cực mạnh mẽ hơn nữa về mọi mặt sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân miền Nam Việt Nam”1.

Trong khi đó, trên bàn đàm phán, hai bên cũng bắt đầu đề cập đến việc phải có sự tham dự của một lực lượng đại diện trực tiếp cho nhân dân miền Nam và chính quyền Sài Gòn để giải quyết vấn đề miền Nam một cách thiết thực hơn. Ngày 19-8-1968, trong phiên họp không chính thức giữa Phó Trưởng phái đoàn ngoại giao Mỹ là Cyrus Vance và Phó Trưởng đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Hà Văn Lâu, phía Mỹ đề nghị cần có sự tham gia của chính quyền Sài Gòn và đại biểu của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Ngày 21-10-1968, Bộ trưởng Xuân Th ủy thông cáo quyết định của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc chấp thuận đàm phán bốn bên: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn. Ngày 31-10-1968, hai bên thống nhất: Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc vô điều kiện và sẽ mở Hội nghị chính thức bốn bên đầu tiên tại Paris ngày 2-11-1968, mặc dù lúc này chính quyền Sài Gòn vẫn một mực phản đối việc mở hội nghị bốn bên, không chịu ngồi vào bàn đàm phán và cũng không chấp nhận sự hiện diện của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam tại hội đàm Paris.

Để thể hiện thiện chí hòa bình và những lập trường không thể thay đổi trong đàm phán mà Mặt trận sắp tham dự với tư cách là một trong bốn thành phần chính thức của Hội nghị đại diện cho quyền lợi của nhân dân miền Nam, ngày 3-11-1968, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra tuyên bố về giải pháp chính trị cho miền Nam Việt Nam, với 5 điểm:

1 Tuyên bố của Chủ tịch Đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ngày 10-6-1968, hồ sơ 857, ĐIICH, TTLTII.

Page 318: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

317

Page 319: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

318

Tuyên bố của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền NamViệt Nam ngày 10-6-19681

1 Hồ sơ 857, phông Phủ Tổng thống Đệ Nhị Cộng hòa (1967 - 1975), TTLTII.

Page 320: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

319

Bản tuyên bố của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được đăng tải trên báo như sau:

“Trong bản tuyên bố này, Mặt trận Giải phóng cho biết: lập trường và giải pháp chính trị cho vấn đề miền Nam Việt Nam như sau:

1. Miền Nam Việt Nam quyết chiến đấu để thực hiện quyền thiêng liêng của mình độc lập dân chủ hòa bình trung lập và phồn thịnh tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc.

2. Đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam, rút hết quân Mỹ, quân chư hầu và các phương tiện chiến tranh của chúng ra khỏi miền Nam Việt Nam, hủy bỏ các căn cứ quân sự của Mỹ ở miền Nam Việt Nam.

3. Công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam phải do nhân dân miền Nam tự giải quyết theo Cương lĩnh chính trị của Mặt trận Giải phóng, không có sự can thiệp của nước ngoài, thành lập Chánh phủ liên hiệp dân tộc rộng rãi, tổ chức tổng tuyển cử tự do ở miền Nam Việt Nam.

4. Việc thống nhất nước Việt Nam phải do nhân dân Việt Nam ở hai miền giải quyết từng bước bằng phương pháp hòa bình trên cơ sở bàn bạc và thỏa thuận giữa hai miền, không có sự can thiệp của nước ngoài.

5. Miền Nam Việt Nam thực hiện chánh sách ngoại giao hòa bình trung lập, không liên minh quân sự với nước ngoài với bất cứ hình thái nào, đặt quan hệ hữu nghị với tất cả các nước trên cơ sở liên minh bằng cách chung sống hòa bình, thiết lập quan hệ láng giềng tốt với Vương quốc Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền trung lập và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia trong biên giới hiện tại và trên cơ sở tôn trọng Hiệp nghị Genève 1962 về Lào.

Ngoài ra, trong bản tuyên bố này Mặt trận Giải phóng cũng cho biết: sau khi đã bàn bạc và nhất trí với Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình, Mặt trận Giải phóng chấp nhận hội nghị bốn bên gồm Hà Nội, Mặt trận Giải phóng, Mỹ và chính quyền Sài Gòn…

Page 321: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

320

và việc đại diện của chính quyền Sài Gòn có mặt tại hội nghị nói trên không có nghĩa là Mặt trận Giải phóng thừa nhận chính quyền đó”1.

Vấp phải sự cự tuyệt của Nguyễn Văn Th iệu, phiên họp đầu tiên của Hội nghị bốn bên dịch tới ngày 6-11-1968, trước đó hai ngày, phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng do bà Nguyễn Th ị Bình làm Trưởng đoàn từ Moscow (Liên Xô) đến Paris để chuẩn bị cho phiên họp bốn bên. Tuy nhiên, Hội nghị bốn bên vẫn không thể khai diễn vì sự bất đồng giữa chính quyền Sài Gòn và Mỹ chưa được giải quyết. Mãi tới 7-12-1968, dưới sức ép nhiều phía, và cũng không thể không ngồi vào bàn đàm phán, Nguyễn Văn Th iệu cử phái đoàn do Phạm Đăng Lâm làm Trưởng đoàn, dưới sự cố vấn trực tiếp của Nguyễn Cao Kỳ, đi Paris tham dự hội nghị.

Ngày 18-1-1969, Hội nghị bốn bên bắt đầu, bà Nguyễn Th ị Bình đại diện cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đọc diễn văn khai mạc, lên án thái độ trì hoãn, nhập nhằng của phía Mỹ và chính quyền Sài Gòn:

“Đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam chân thành cảm ơn Chính phủ Pháp đã tạo các điều kiện để dành cho Hội nghị 4 bên về Việt Nam.

Chúng tôi cũng chân thành cảm ơn nhân dân Pháp và bạn bè trên thế giới đã ủng hộ cuộc đấu tranh cứu quốc của nhân dân Việt Nam, ủng hộ lập trường của chúng tôi trong việc tìm ra một giải pháp chính trị đứng đắn cho vấn đề Việt Nam.

Trước khi đi vào bàn các vấn đề thủ tục của hội nghị về Việt Nam, đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam thấy cần nói rõ mấy ý như sau:

Trước những thất bại ở hai miền Nam Bắc Việt Nam, Chính phủ Mỹ buộc phải chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác trên toàn lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng

1 Phiếu trình Tổng thống VNCH số 5322 của Công cán ủy viên về Trích bản tin VNTTX/Hanoi-MTGP ngày 4-11-68, hồ sơ 4771, PTTg, TTLTII.

Page 322: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

321

hòa, và nhận một cuộc hội nghị bắt đầu vào ngày 6-11-1968 tại Paris gồm đại biểu của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đại biểu của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, đại biểu của Mỹ và đại biểu của chính quyền Sài Gòn, để tìm một giải pháp hòa bình cho vấn đề Việt Nam.

Trong tuyên bố ngày 3-11-1968, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đã bày tỏ thái độ thiện chí chấp nhận hội nghị 4 bên về Việt Nam và nêu ra lập trường 5 điểm vạch rõ con đường đứng đắn giải quyết vấn đề Việt Nam, phù hợp với quyền dân tộc cơ bản của nhân dân miền Nam Việt Nam và nguyên tắc cơ bản của Hiệp định Genève 1954 về Việt Nam.

Và ngày 4-11-1968, đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đã đến Paris sẵn sàng bước vào bàn hội nghị, từ đó đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã thỏa thuận với đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đưa ra nhiều đề nghị hợp tình, hợp lý để cho hội nghị 4 bên có thể sớm bắt đầu.

Ngược lại, Mỹ và chánh quyền Sài Gòn đã không chịu họp đúng vào ngày 6-11-1968, lại còn đưa luận điệu sai trái về hội nghị 2 phía, gây khó khăn trong vấn đề thủ tục, khiến cho phiên họp đầu tiên bàn về thủ tục đến hôm nay mới khai mạc được.

Với luận điệu hai phía, Mỹ và chính quyền Sài Gòn còn phủ nhận và hạ thấp vai trò đại diện chân chính của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, duy trì chính quyền tay sai Sài Gòn, che giấu hành động xâm lược Mỹ. Song những luận điệu và âm mưu đó không thể thay đổi được sự thật. Sự thật đó là Mỹ từ bên kia đại dương đến xâm lược Việt Nam. Chính quyền Sài Gòn là công cụ của Mỹ.

Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, người tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai, đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Mặt trận là người đại diện thực sự cho nguyện vọng chính đáng của nhân dân miền Nam Việt Nam. Đoàn đại biểu của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đến dự cuộc hội nghị nầy với tư cách một đoàn độc lập và bình đẳng với các đoàn khác, có đủ thẩm quyền giải quyết mọi vấn đề liên quan đến miền Nam Việt Nam.

Page 323: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

322

Chính quyền Sài Gòn Th iệu - Kỳ - Hương hiện nay như mọi người biết do Mỹ lập ra, đang điên cuồng chống lại nguyện vọng hòa bình và độc lập của nhân dân, tàn sát đồng bào, chúng đang bị các tầng lớp nhân dân miền Nam Việt Nam phản đối kịch liệt và đòi lật đổ. Sự có mặt của chính quyền Sài Gòn tại hội nghị này không có nghĩa là Mặt trận thừa nhận chính quyền đó.

Một lần nữa, đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam bày tỏ thái độ nghiêm chỉnh của mình mong muốn tìm một giải pháp chính trị, đem lại hòa bình và độc lập thật sự cho đất nước. Chúng tôi cực lực lên án những hành động quanh co làm trì hoãn cuộc hội nghị của chính quyền Mỹ và Sài Gòn vừa qua. Chúng tôi đòi Mỹ và chính quyền Sài Gòn phải có thái độ đứng đắn trong hội nghị, để hội nghị có thể tiến triển giải quyết đứng đắn vấn đề Việt Nam.

Đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam thấy hội nghị toàn thể 4 đoàn cần phải họp sớm để đi vào các vấn đề thực chất nhằm tìm một giải pháp chính trị đứng đắn cho vấn đề Việt Nam. Chúng tôi cho rằng những vấn đề thủ tục như hình thức bàn hội nghị, tiếng nói chính thức, tiếng dùng để làm việc tại hội nghị, thứ tự phát biểu trong các phiên họp, được sử dụng máy ghi âm trong phòng, đã được thỏa thuận trong phiên họp đầu tiên nầy, sẽ áp dụng vào hội nghị đoàn thể 4 đoàn, và chúng tôi đề nghị luôn hội nghị toàn thể 4 đoàn sẽ bắt đầu vào những ngày đầu của tuần tới”1.

Ngày 25-1-1969, Hội nghị bốn bên về Việt Nam chính thức phiên họp đầu tiên. Phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam do ông Trần Bửu Kiếm làm Trưởng đoàn đã khẳng định trước Hội nghị rằng Đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đến dự hội nghị bốn bên này với tư cách là một bên độc lập, bình đẳng với các bên khác, để nói chuyện nghiêm chỉnh nhằm tìm một giải pháp chính trị đúng đắn cho vấn đề miền Nam Việt Nam.

1 Diễn văn của bà Nguyễn Th ị Bình tại buổi họp khai mạc ngày 18-1-1968, hồ sơ 970, ĐIICH, TTLTII.

Page 324: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

323

Page 325: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

324

Page 326: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

325

Diễn văn của đại diện phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình tại phiên họp ngày 18-1-19691

1 Hồ sơ 970, phông Phủ Tổng thống Đệ Nhị Cộng hòa (1967 - 1975), TTLTII.

Page 327: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

326

Như vậy, sau gần 8 năm tìm mọi cách phủ nhận sự tồn tại và vai trò đại diện chân chính của Mặt trận Dân tộc Giải phóng, cuối cùng Mỹ và chính quyền Sài Gòn phải thừa nhận và chấp nhận đàm phán với Mặt trận để giải quyết vấn đề chiến tranh ở miền Nam. Đến đây, trên mặt trận ngoại giao, Mặt trận Dân tộc Giải phóng đã có một bước phát triển nhảy vọt, đó là chuyển dần từ “ngoại giao nhân dân” sang “ngoại giao nhà nước”, buộc Mỹ phải ngồi nói chuyện chính thức và trực tiếp với Mặt trận Dân tộc Giải phóng. Mặt trận Dân tộc Giải phóng lúc này đã khẳng định vai trò lãnh đạo của mình ở miền Nam, đại diện hợp pháp và chân chính cho nhân dân miền Nam, phía đối phương không còn lý do nào để phủ nhận vai trò ấy.

Trong khi đó tại Sài Gòn, ngày 25-3-1969, Tổng thống chính quyền Sài Gòn “đề nghị mật đàm với Mặt trận Giải phóng miền Nam”1 và “sẵn sàng tham dự những cuộc nói chuyện riêng tư tại Ba Lê” 2. Lý giải sự thay đổi thái độ của Nguyễn Văn Th iệu, Đài BBC bình: “nhiều người tin rằng sau cùng Chính phủ Saigon đã phải nhượng bộ trước áp lực của Mỹ, có lẽ là những áp lực gián tiếp, chắc Mỹ đã gây những áp lực về mặt quân sự bằng cách quyết định sắp rút quân ra khỏi Việt Nam” 3. Dư luận ở Sài Gòn cũng quá bất ngờ với tuyên bố của Nguyễn Văn Th iệu:

“Tại Saigon khi Tổng thống Nguyễn Văn Th iệu mới công bố rằng sẵn sàng họp kín với Mặt trận Giải phóng, thì phản ứng đầu tiên tựa hồ như một sự ngạc nhiên kinh hoàng. Mới cách đây vài tháng miền Nam đã có sự cãi cọ kịch liệt với Hoa Kỳ, chỉ vì Hoa Kỳ nhận cho Mặt trận Giải phóng được dự vào các cuộc hội đàm ở Ba Lê. Nhưng một sự bàng hoàng lúc ban đầu qua rồi, thì nhiều nhà quan sát nhận định rằng ông Th iệu chỉ biểu dương sự tự tín vì quả thật đã chẳng nhượng bộ gì, ông ta vẫn chống ý kiến lập một Chính phủ liên hiệp sau này, khi chiến cuộc kết liễu. Nhiều lần Tổng thống Th iệu

1 Hồ sơ 945, ĐIICH, TTLTII.2 Hồ sơ 945, ĐIICH, TTLTII.3 Bản kiểm thính đài BBC, hồ sơ 945, ĐIICH, TTLTII.

Page 328: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

327

tuyên bố rằng miền Nam sẽ không bỏ cuộc hội đàm Ba Lê và đến nay khả dĩ có việc hội đàm kín và riêng với Mặt trận, thì giữa Bắc Việt và Hoa Kỳ vẫn có tin đồn họ cũng gặp gỡ kín và tư. Nếu quả thật rồi ra có hai cuộc hội đàm kín riêng biệt như vậy, thì ý tưởng mà nhiều người vẫn có từ trước tới nay sẽ thành sự thật, là ý tưởng cho một cuộc hội đàm chính thức ở Ba Lê có thể sẽ chỉ là để chấp thuận những gì đã thỏa hiệp được rồi tại nơi khác” 1.

Mặc dầu về mặt chính thức và công khai, phía Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn phải thừa nhận sự có mặt của Mặt trận Dân tộc Giải phóng tại các cuộc thảo luận của Hội nghị Paris. Nhưng họ vẫn không công nhận Mặt trận là đại diện riêng biệt của nhân dân miền Nam, và cho rằng “Mặt trận là công cụ xâm lược của miền Bắc”. Vì vậy, trong những phiên họp tiếp theo, tại bàn Hội nghị, phía Hoa Kỳ lúc nào cũng đánh đồng Đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng với Đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một đi ngược với quan điểm lập trường của Mặt trận là một đoàn tham dự Hội nghị độc lập. Để khẳng định vai trò đại diện nhân dân miền Nam của Mặt trận Dân tộc Giải phóng và sự độc lập của phái đoàn tại bàn đàm phán, tại phiên họp thứ 16 (ngày 8-5-1969), ông Trần Bửu Kiếm - Trưởng phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam tuyên bố “giải pháp hòa bình 10 điểm”:

“1. Tôn trọng các quyền dân tộc, độc lập, thống nhứt và toàn vẹn lãnh thổ như đã được quy định trong Hiệp nghị Genève 1954 về Việt Nam.

2. Quân đội Mỹ và quân đội nước ngoài thuộc phe Mỹ phải rút ra khỏi miền Nam Việt Nam, hủy bỏ các căn cứ quân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam.

3. Vấn đề các lực lượng vũ trang ở miền Nam Việt Nam sẽ do các bên ở Việt Nam cùng giải quyết.

1 Bản kiểm thính đài BBC, hồ sơ 945, ĐIICH, TTLTII.

Page 329: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

328

4. Nhân dân miền Nam Việt Nam tự giải quyết công việc nội bộ của mình, tự quyết định chế độ chính trị của miền Nam bằng tổng tuyển cử tự do, bầu quốc hội lập hiến, thành lập Chính phủ liên hiệp.

5. Tất cả các lực lượng, phe phái chính trị sẽ lập ra một Chính phủ liên hiệp lâm thời, Chính phủ này có nhiệm vụ:

a. Th i hành các hiệp nghị được ký kết về việc rút quân Mỹ.b. Th ực hiện việc hòa hợp dân tộc, đoàn kết rộng rãi mọi tầng lớp

nhân dân và các đường lối chính trị.c. Tổ chức tổng tuyển cử trên toàn miền Nam để thực hiện quyền

tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam.6. Miền Nam Việt Nam thực hiện chính sách ngoại giao hòa

bình, trung lập, công nhận chủ quyền và biên giới của Campuchia và Lào.

Lập quan hệ ngoại giao cả với Mỹ, nhận viện trợ kinh tế, kỹ thuật của mọi quốc gia không kèm theo điều kiện chính trị ràng buộc.

7. Việc thống nhứt nước Việt Nam sẽ thực hiện từng bước bằng phương pháp hòa bình. Trong khi chờ đợi việc thống nhứt, hai miền lập lại quan hệ bình thường, giới tuyến quân sự giữa hai miền ở vĩ tuyến 17 chỉ có tính cách tạm thời.

8. Trong khi chờ đợi thực hiện hòa bình thống nhứt nước Việt Nam, hai miền không được tham gia liên minh quân sự với nước nào.

9. Hai bên sẽ thương lượng về việc trao đổi tù binh.10. Các bên sẽ thỏa thuận về một sự giám sát quốc tế đối với việc

rút quân đội Mỹ và đồng minh ra khỏi miền Nam Việt Nam”1.Giải pháp toàn bộ 10 điểm của Mặt trận Dân tộc Giải phóng

là một đòn ngoại giao quan trọng, hợp tình hợp lý về vấn đề hòa bình và tương lai của miền Nam Việt Nam, thể hiện một cách đầy đủ tinh thần hòa hợp dân tộc, chính sách đại đoàn kết; không

1 Bản kiểm thính tin tức đài Hà Nội của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo Việt Nam Cộng hòa, hồ sơ 1016, ĐIICH, TTLTII.

Page 330: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

329

những đảm bảo các quyền dân tộc cơ bản và quyền tự quyết của nhân dân Việt Nam mà còn đảm bảo một nền hòa bình lâu dài ở Việt Nam, tạo cơ hội cho Mỹ chấm dứt trong danh dự cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

Trải qua 20 phiên họp tính tới tháng 6 năm 1969, lập trường và quan điểm của Mặt trận Dân tộc Giải phóng trước sau như một. Trong khi Mặt trận kiên trì theo đuổi lập trường buộc Mỹ phải rời khỏi miền Nam Việt Nam, phát triển miền Nam trong hòa bình bền vững với một chế độ chính trị độc lập, cuộc đàm phán Paris vẫn tiếp tục rơi vào bế tắc, ở miền Nam Việt Nam đã diễn ra một sự kiện lịch sử quan trọng, có tác động tích cực cho tiến trình hội đàm tại Paris.

Chín năm sau khi thành lập Mặt trận, phong trào Giải phóng miền Nam đạt được những thắng lợi to lớn, từ những thắng lợi trên mặt trận quân sự đến việc mở rộng vùng giải phóng và thiết lập hệ thống chính quyền giải phóng cơ sở, tới tháng 6 năm 1969, điều kiện và tiền đề cho việc thành lập một Chính phủ trung ương đã hội đủ. Ngày 6-6-1969, Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam thống nhất khai sinh chế độ Cộng hòa miền Nam Việt Nam và long trọng tuyên bố thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Sự kiện này đánh dấu một sự chuyển biến của Mặt trận từ thực hiện chức năng của chính quyền cách mạng đến một một chính quyền cách mạng thực sự ở miền Nam Việt Nam. Và nó cũng đánh dấu một sự trưởng thành của Mặt trận, và từ đây Mặt trận sẽ trở về vai trò của là một tổ chức chính trị - xã hội trong hoạt động của chính quyền của chế độ Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Tại hội đàm Paris, 10-6-1969, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Huỳnh Tấn Phát ký Quyết định số 07/QĐ/CT thành lập phái đoàn tham dự Hội nghị Paris về Việt Nam, theo đó điều 1 ghi rõ “Đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris về Việt Nam trở

Page 331: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

330

thành đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris về Việt Nam”1.

Kể từ đây, đại diện cho nhân dân miền Nam Việt Nam tại bàn Hội nghị Paris để tranh đấu cho quyền lợi của miền Nam là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Mặt trận tiếp tục thực hiện đường lối như Cương lĩnh chính trị đã đề ra, tiếp tục thực hiện vai trò đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự ủng hộ của bè bạn năm châu, tranh đấu vì độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc Việt Nam.

1 Quyết định số 07/QĐ/CT ngày 10-6-1969 của Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, hồ sơ 967, ĐIICH, TTLTII.

Page 332: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

331

Chương 3

CHÍNH PHỦ CÁCH MẠNGLÂM THỜI CỘNG HÒAMIỀN NAM VIỆT NAM

(6-1969 - 4-1975)

3.1. SỰ RA ĐỜI VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHÍNH PHỦ CÁCH MẠNG LÂM THỜI CỘNG HÒA MIỀN NAM VIỆT NAM

Th ất bại của quân Mỹ và đồng minh trong hai mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967 đã khẳng định sứ c mạ nh củ a Quân giả i phó ng miề n Nam Việ t Nam hoà n toà n có thể đá nh thắ ng quân Mỹ xâm lượ c. Từ thự c tiễ n chiế n trườ ng, Đả ng và Chí nh phủ nướ c Việ t Nam Dân chủ Cộ ng hò a quyế t đị nh chuyể n cuộ c chiế n tranh cá ch mạ ng củ a nhân dân miề n Nam Việ t Nam sang thờ i kỳ mớ i, thờ i kỳ già nh thắ ng lợ i quyế t đị nh bằng phương pháp tổng tiến công và nổi dậy, đánh thẳng vào trung tâm đầu não của Hoa Kỳ - chính quyền Sài Gòn ở các đô thị trên toàn miền Nam. Th ự c hiệ n quyết tâm chiến lược, đúng vào đêm giao thừa Tết Mậu Th ân năm 1968, Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đồng loạt tiến công vào các cơ quan đầu não của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở hầu khắp các thành thị của miền Nam Việt Nam.

Page 333: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

332

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Th ân (1968) là bước phát triển cao của phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam sau khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (1960). Để tổ chức lực lượng nhân dân hỗ trợ cho cuộc tổng tiến công về quân sự đập tan chính quyền Sài Gòn và các tổ chức phản động khác, xây dựng chính quyền cách mạng, yêu cầu đặt ra là cần phải thành lập một Mặt trận thứ hai bên cạnh Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, có tên gọi thích hợp, với một cương lĩnh rộng rãi hơn Cương lĩnh của Mặt trận Dân tộc Giải phóng.

Trong khí thế tiến công như sóng dậy của Quân giải phóng, đêm 30 rạng 31-1-1968, Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình thành phố Huế được thành lập, ra lời kêu gọi đồng bào Huế đoàn kết kiên trì chiến đấu giành thắng lợi. Tiếp sau đó, Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình miền Trung được thành lập và được các tầng lớp nhân dân ủng hộ.

Ngày 7-2-1968, Đài Phát thanh Giải phóng phát đi bản Tuyên ngôn cứu nước khẩn cấp của Liên minh. Ngày 8-2-1968 Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra tuyên bố ủng hộ chương trình hành động mà Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình đã công bố: “Lật đổ chính quyền Sài Gòn, thành lập chính quyền liên hiệp dân tộc; đòi Mỹ và đồng minh Mỹ rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam; hiệp thương với Mặt trận Giải phóng”1.

Ngày 20 và 21-4-1968, đại diện các nhân sĩ, bác sĩ, nhà giáo, nhà văn, nhà báo, người tu hành, sinh viên, tư sản dân tộc, sĩ quan và công chức tiến bộ trong quân đội và chính quyền miền Nam đã họp Hội nghị thành lập Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam tại một địa điểm gần Sài Gòn - Chợ Lớn. Bản tin của Việt Nam Th ống tấn xã cho biết:

1 Phiếu trình phủ Tổng thống VNCH số 497/VP/CCUV ngày 9-2-1968 về trích bản tin Việt Nam Th ông tấn xã Hà Nội, Mặt trận Giải phóng ngày 9-2-1968, hồ sơ 4770, phông ĐIICH, TTLTII.

Page 334: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

333

“Sau diễn văn khai mạc của luật sư Trịnh Đình Th ảo, thay mặt cho Ủy ban vận động của Liên minh, Hội nghị đã thảo luận sôi nổi và nhất trí thông qua tuyên ngôn cứu nước và chương trình hành động của Liên minh do Ủy ban vận động soạn thảo với nội dung như sau:

Lập trường: Liên minh ra đời nhằm đoàn kết mọi lực lượng và cá nhân yêu nước, kiên quyết chống ngoại xâm, đánh đổ toàn bộ chế độ chính quyền Sài Gòn, thành lập chính quyền liên hiệp dân tộc, giành độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình.

Chương trình hành động của Liên minh gồm những điểm chính: Chấm dứt chiến tranh, vãn hồi hòa bình, giành độc lập và chủ quyền dân tộc, kiến tạo miền Nam thành một quốc gia độc lập, tự do, hòa bình, trung lập và thịnh vượng, tiến tới hòa bình thống nhất nước nhà, lập cơ sở hai miền Nam - Bắc bàn bạc, thương lượng bình đẳng”1.

Hội nghị cũng đã nhất trí bầu ra Ủy ban Trung ương của Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam gồm:

Chủ tịch: Luật sư Trịnh Đình Th ảoPhó Chủ tịch: Hòa thượng Th ích Đôn Hậu, Kỹ sư Lâm Văn TếtTổng Th ư ký: Giáo sư Tôn Th ất Dương KỵPhó Tổng Th ư ký: Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa; Nhà văn Th anh

Nghị; sinh viên Lê Hiếu ĐằngỦy viên thường trực: Giáo sư Nguyễn Văn Kiết, Chuyên viên cao

cấp Huỳnh Văn Nghị, Giáo sư Trần Triệu Luật.Trong thời gian họp, Hội nghị cũng đã lần lượt nghe Ban tổ chức

đọc các thư, điện chào mừng Hội nghị của các nơi gửi về, đặc biệt là điện văn chào mừng hội nghị của Ủy ban Trung ương Mặt trận Giải phóng”2.

1 Phiếu trình phủ Tổng thống VNCH số 4589/VP/CCUV ngày 22-4-1968 và số 4600/VP/CCUV ngày 24-4-1968 về trích bản tin Việt Nam Th ông tấn xã Hà Nội, Mặt trận Giải phóng ngày 22-4-1968, ngày 24-04-1968, hồ sơ 4770, phông ĐIICH, TTLTII.

2 Phiếu trình phủ Tổng thống VNCH số 4589/VP/CCUV ngày 22-4-1968 và số 4600/VP/CCUV ngày 24-4-1968 về trích bản tin Việt Nam Th ông tấn xã Hà Nội, Mặt trận Giải phóng ngày 22-4-1968, ngày 24-04-1968, hồ sơ 4770, phông ĐIICH, TTLTII.

Page 335: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

334

Phân tích bản Cương lĩnh của Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, tác giả Decornoy với bài viết “Mặt trận giải phóng và Liên minh tăng cường kêu gọi thành lập một Chính phủ Liên hiệp” đăng trên báo Le Monde ngày 17-8-1968 đã viết: “Điểm thứ nhất là “Liên minh sẵn sàng thảo luận với Chính phủ Mỹ về các vấn đề lập lại hòa bình, trở lại các Hiệp định Genève. Điều này có nghĩa là Liên minh muốn tạo cho mình một chỗ đứng trong các cuộc thương lượng có thể xảy ra giữa miền Nam và Mỹ. Dù sao, có một điều chắc chắn đối với Hà Nội, Mặt trận Giải phóng vẫn là đại diện chân chính của nhân dân miền Nam”.

Điểm thứ hai đáng lưu ý trong Cương lĩnh của Liên minh đó là:“Chúng tôi sẵn sàng gặp gỡ, thảo luận và phối hợp hành động

với Mặt trận Giải phóng để cùng nhau giành lại độc lập, hòa bình, bảo đảm cho toàn thể nhân dân Việt Nam một cuộc sống tự do, sung sướng”. Decornoy cho rằng, Liên minh không phải chỉ là một phong trào có tính chất lâm thời mà sẽ trở thành một đảng phái trong chính phủ.

Nhưng giả sử Mỹ ngưng các cuộc tấn công miền Bắc, Hà Nội sẽ đứng ra là người thay mặt cho toàn thể nước Việt Nam, thảo luận với Mỹ về các điều khoản cơ bản của Hiệp định Genève. Còn về các vấn đề của miền Nam, Hà Nội sẽ để ông Harriman về với các người của miền Nam là với Mặt trận Giải phóng và Liên minh. Lúc đó, Harriman sẽ nói không thể thương lượng được nếu không có đại diện của “bọn Th iệu - Kỳ - Hương”. Chính để giải quyết tình thế đó mà các lực lượng cách mạng có thể sắp tới sẽ gặp nhau, đoàn kết với nhau để thành lập một Chính phủ liên hiệp dân tộc (Mặt trận Giải phóng thay mặt cho các vùng nông thôn và các tầng lớp vô sản thành thị còn Liên minh thay mặt cho các tầng lớp khá giả hơn) và sẽ đưa Chính phủ này ra để làm người đối thoại cần thiết và duy nhất trong cuộc thương lượng”1.

1 Phiếu trình phủ Tổng thống VNCH số 454/VP/CCUV ngày 24-8-1968 về trích bản tin Việt Nam Th ông tấn xã Hà Nội, Mặt trận Giải phóng ngày 24-8-1968, hồ sơ 4771, phông ĐIICH, TTLTII.

Page 336: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

335

Ngay sau khi Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam thành lập, Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng đã có điện chào mừng. Điện mừng khẳng định: “Mặt trận Giải phóng trung thành với chính sách đại đoàn kết dân tộc để chống kẻ thù chung trước sau như một của mình, để tăng cường đoàn kết, sát cánh với Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình, để cùng phấn đấu giành lại các quyền dân tộc thiêng liêng trong giai đoạn hiện nay, cũng như trong giai đoạn xây dựng đất nước sau này”1.

Ngày 14, 15-5-1968, Ban Chấp hành Trung ương Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình đã họp hội nghị để kiểm điểm công tác của Liên minh từ kỳ họp Đại hội, đánh giá tình hình trước mắt và xây dựng chủ trương sắp tới. Hội nghị ra lời kêu gọi toàn dân cứu nước: “Liên minh kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân, mọi giới đồng bào, mọi tôn giáo, mọi lực lượng chính trị, mọi cá nhân yêu nước hãy đoàn kết siết chặt hàng ngũ vững như tượng đồng giáp sắt, mạnh như hải triều, hay như Phù Đổng gan thép vươn lên, phải như Quang Trung sấm sét xốc tới, hãy nhất loạt xếp hàng dưới cờ Cách mạng, vùng lên khởi nghĩa, hãy chiến đấu bằng mọi cách với mọi vũ khí để lật đổ tập đoàn Việt gian Th iệu - Kỳ, buộc Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, giành lại chính quyền về tay nhân dân, giành lại độc lập, dân chủ hòa bình cho đất nước”. Lời kêu gọi kết luận: “Đế quốc Mỹ xâm lược nhất định bị đánh bại, chính quyền tay sai Th iệu - Kỳ nhất định bị lật đổ, thắng lợi hoàn toàn chắc chắn sẽ về tay ta”2.

Trong hoàn cảnh làn sóng phản đối chiến tranh Việt Nam và đòi Mỹ rút quân về nước lan rộng khắp nơi trên thế giới, ngày 30-7-1968, Hội nghị đại biểu lần thứ hai Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình được triệu tập.

1 Phiếu trình phủ Tổng thống VNCH số 4606/VP/CCUV ngày 25-4-1968 về trích bản tin Việt Nam Th ông tấn xã Hà Nội, Mặt trận Giải phóng ngày 25-4-1968, hồ sơ 4770, phông ĐIICH, TTLTII.

2 Phiếu trình phủ Tổng thống VNCH số 4748/VP/CCUV ngày 30-5-1968 về trích bản tin Việt Nam Th ông tấn xã Hà Nội, Mặt trận Giải phóng ngày 30-5-1968, hồ sơ 4770, phông ĐIICH, TTLTII.

Page 337: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

336

Hội nghị đã tố cáo mạnh mẽ chính sách xâm lược của Hoa Kỳ, tỏ rõ lập trường ủng hộ chính sách hòa bình của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Để giải quyết vấn đề chính trị ở miền Nam Việt Nam, hội nghị xác định:

1. Phần cứu quốc với chủ trương “Đoàn kết mọi lực lượng và cá nhân yêu nước kiên quyết chống chiến tranh xâm lược, đánh đổ chế độ bù nhìn tay sai, thành lập Chính phủ liên hiệp dân tộc, dân chủ và hòa bình”.

2. Phần kiến quốc chủ trương “thành lập một quốc gia độc lập, tự do dân chủ, hòa bình, trung lập và thịnh vượng để tiến tới thống nhất đất nước”1.

Mặc cho làn sóng phản đối chiến tranh dâng cao, cuối năm 1968, Mỹ và chính quyền Sài Gòn tiếp tục đẩy mạnh leo thang chiến tranh với quy mô và cường độ cao nhất.

Th áng 7-1968, tại Hội nghị quân sự ở Honolulu, Mỹ tiếp tục cam kết viện trợ quân sự cho chính quyền Sài Gòn và tăng quân viễn chinh Mỹ tại miền Nam Việt Nam. Th eo bản công bố nội dung Hội nghị của Bộ Th ông tin chính quyền Sài Gòn , chính sách của Mỹ tập trung vào các điểm:

Về quân sự, sau khi Nguyễn Văn Th iệu trình bày “sự tăng gia của quân số, sự gia hạn tuổi động viên xuống 18 và 19, việc gọi tái ngũ các cựu quân nhân và sĩ quan trừ bị đã đưa quân lực VNCH lên tới 765.000. Với việc ban hành luật tổng động viên..., tổng số quân đội sẽ có thể vượt quá 800.000 người vào cuối năm 1968”. Tổng thống Johnson cam kết “trang bị vũ khí tối tân cho quân lực VNCH và viện trợ tài chánh. Súng trường tự động M.16 đã được cấp cho tất cả các tiểu đoàn chính quy bộ binh, nhảy dù, thủy quân lục

1 Bản tin Việt Nam Th ông tấn xã Hà Nội, Mặt trận Giải phóng ngày 16-8-1968, hồ sơ 878, phông ĐIICH, TTLTII.

Page 338: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

337

chiến, biệt động quân. Việc cung cấp vũ khí này cho các lực lượng bán quân sự xuống tới cấp xã ấp, đang được xúc tiến ưu tiên. Việc gia tăng sản xuất súng M.16 sẽ đưa đến kết quả là tất cả lực lượng Viê t Nam Cộng hòa có thể được trang bị loại vũ khí này trong năm 1968”1. Cụ thể đối với chính quyền Sài Gòn phải “đối phó và đánh bại mọi hành động quân sự của đối phương; tăng cường và hiện đại hóa quân lực VNCH; tăng số quân đội đến 800.000 vào cuối năm 1968”. Về phía Mỹ “dự liệu gửi thêm 200.000 vào cuối năm 1968; duyệt xét chương trình phối hợp đang được áp dụng để trang bị vũ khí tối tân cho quân lực VNCH, xúc tiến nhanh chóng chương trình huấn luyện kỹ thuật và viện trợ tài chánh”.

Trên bàn đàm phán, Mỹ vẫn giữ nguyên lập trường :“Tái lập vĩ tuyến 17 làm lằn mức giữa Bắc và Nam Việt Nam trong khi chờ đợi sự quyết định về vấn đề thống nhất lãnh thổ; Tôn trọng toàn thể lãnh thổ VNCH ; Tôn trọng nguyên tắc bất can thiệp vào nội bộ của nhau giữa Bắc và Nam Việt Nam; Rút khỏi miền Nam Việt Nam tất cả những lực lượng võ trang và gây rối của miền Bắc ; Chấm dứt sự xâm lăng và gây chiến trên toàn cõi Việt Nam; Kiểm soát quốc tế hữu hiệu và bảo đảm sự thực thi cùng duy trì những biện pháp kiểm soát đó; Không có tham vọng ở Việt Nam, không hề muốn có căn cứ hoặc một sự hiện diện liên tục của quân đội Hoa Kỳ ở Việt Nam, cũng không muốn giữ vai trò chính trị nào trong công việc của người Việt Nam; Khi nào miền Bắc rút quân và chấm dứt xâm lược thì quân đội Hoa Kỳ sẽ triệt thoái; Hoa Kỳ sẽ không ủng hộ việc ép buộc VNCH phải chịu nhận “một Chánh phủ Liên hiệp” nào hay bất cứ một hình thức Chính phủ nào khác”2.

Với chính sách này, đến cuối năm 1968, tổng số quân viễn chinh Mỹ tại Nam Việt Nam đạt 535.000 lính và 65.791 lính thuộc quân

1 Th ông tư số 111/BTT/NCKH/NHK-KH/CT ngày 26-7-1968 của Bộ Th ông tin VNCH về khai thác các vấn đề liên quan đến cuộc Hội nghị Honolulu, hồ sơ 1588, phông ĐIICH, TTLTII.

2 Th ông tư số 111/BTT/NCKH/NHK-KH/CT ngày 26-7-1968 của Bộ Th ông tin VNCH về khai thác các vấn đề liên quan đến cuộc Hội nghị Honolulu, hồ sơ 1588, phông ĐIICH, TTLTII.

Page 339: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

338

đội các nước phụ thuộc Mỹ , được biên chế trong 9 sư đoàn, 5 lữ đoàn quân Mỹ, 2 sư đoàn và 3 trung đoàn quân các nước phụ thuộc.

Tại Sài Gòn , chính quyền Th iệu ra sức bắt lính, đôn quân. Tính từ ngày Nguyễn Văn Th iệu ra lệnh tổng động viên (19-6-1968) cho đến tháng 12-1968, quân số Việt Nam Cộng hòa nâng từ 552.000 (11 sư đoàn, 11 trung đoàn) trong năm 1967 lên 555.000 (12 sư đoàn, 9 trung đoàn).

Trên chiến trường miền Nam Việt Nam, liên quân Mỹ - Sài Gòn được huy động đến mức tối đa vào thực hiện kế hoạch “bình định cấp tốc” ở nhiều vùng nông thôn rộng lớn. Chỉ trong 2 tháng (7 và 8 năm 1968), liên quân Mỹ - Sài Gòn đã thực hiện 1.929 cuộc hành quân cấp tiểu đoàn trở lên, tập trung giải tỏa áp lực tại các vùng đô thị và Sài Gòn - Gia Định , ngăn chặn đường chi viện và cơ sở hậu cần của Quân giải phóng tại các khu vực Tây Nam Th ừa Th iên , Đức Lập, Tây Ninh , Bình Long. Yểm trợ cho hoạt động hành quân, không quân Mỹ - Sài Gòn thực hiện 156.000 phi xuất, trong đó có 3.433 phi xuất sử dụng máy bay chiến lược B52, cùng với 6.922 phi vụ (tương đương trên 40.000 phi xuất) oanh tạc miền Bắc Việt Nam1.

Ngày 24-7-1968, Th ường trực Quân ủy Trung ương và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa triệu tập hội nghị bàn kế hoạch hoạt động trong Đông - Xuân (1968 - 1969). Trên cơ sở thực tiễn chiến trường, Hội nghị thống nhất mở đợt 3 Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Th ân 1968 với chiến trường trọng điểm là Sài Gòn , Gia Định và miền Đông Nam Bộ. Mục tiêu là đánh tiêu diệt, tiêu hao nặng binh lính, vũ khí, khí tài hiện đại của liên quân Mỹ - Sài Gòn, làm tiêu tan ý chí xâm lược của kẻ địch, tạo bước chuyển căn bản cho cách mạng miền Nam .

Th ực hiện quyết định của Bộ Chính trị và Trung ương Cục miền Nam , lực lượng pháo binh, đặc công, biệt động đã phối hợp

1 Bản tổng kết hoạt động tháng 7 và tháng 8 năm 1968 của Bộ Quốc phòng VNCH, hồ sơ 16104, phông PTTg, TTLTII.

Page 340: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

339

đồng loạt tiến công trên 27 thành phố và thị xã, hơn 100 thị trấn, quận lỵ, chi khu quân sự, 47 sân bay các loại, 3 tổng kho hàng hóa quân sự, 6 bộ tư lệnh cấp sư đoàn của Mỹ và Sài Gòn . Đặc biệt, ở chiến trường miền Đông Nam Bộ, tổng kết 43 ngày đêm chiến đấu liên tục của chiến dịch Tây Ninh - Bình Long (từ ngày 17-8 đến 28-9-1968), Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu 13 tiểu đoàn, 55 đại đội, tiêu hao nặng 7 tiểu đoàn thuộc các Sư đoàn 1 và 25 bộ binh cơ giới Mỹ , một số đơn vị thuộc lực lượng tổng trù bị chiến lược quân đội Sài Gòn và nhiều đơn vị biệt kích, bảo an tại chỗ; loại khỏi vòng chiến đấu 18.406 lính, phá hủy 1.507 xe quân sự, 112 máy bay, 107 khẩu pháo, thu được 24 máy vô tuyến điện, 282 súng các loại.

Tại Hội nghị Paris, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp tục khẳng định lập trường và mong muốn phía Mỹ đàm phán nghiêm túc để mau chóng đi đến giải pháp hòa bình. Ngày 2-9-1968, nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Th ủ tướng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng trong bài diễn văn chào mừng đã tỏ rõ thiện chí, khi phát biểu rằng: “Việc đình chỉ oanh tạc vô điều kiện sẽ có một hiệu lực tích cực trong sự tìm kiếm lần lần một giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam”1. Phát biểu của Th ủ tướng Phạm Văn Đồng lập tức thu hút được sự quan tâm của dư luận và được đánh giá là yếu tố quan trọng có thể thúc đẩy tiến trình đàm phán tại Paris. Tại cuộc họp báo sau phiên họp thứ 20, ngày 4-9-1968, ký giả báo chí tại Paris đặc biệt chú ý đến cụm từ “hiệu lực tích cực” trong bài phát biểu của Th ủ tướng Phạm Văn Đồng và đã được phát ngôn viên của phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Paris, ông Nguyễn Th ành Lê giải thích:“Th ủ tướng Phạm Văn Đồng muốn nói rằng khi Hoa Kỳ đình chỉ vô điều kiện oanh tạc cũng như các hành động chiến tranh khác trên toàn lãnh thổ Bắc Việt thì bầu không khí sẽ thuận tiện cho việc mưu tìm một giải pháp hòa bình cho Việt Nam trên căn bản những quyền lợi quốc gia của nhân dân Việt Nam. Một

1 Bản tin Reuter - VP 6398 ngày 4-9-1968, hồ sơ 879, phông ĐIICH, TTLTII.

Page 341: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

340

nền hòa bình như vậy sẽ có lợi cho cả nhân dân Việt Nam và Hoa Kỳ” 1. Đồng thời, ông cũng một lần nữa xác nhận, ngay sau khi Mỹ đình chỉ ném bom miền Bắc Việt Nam, hai bên sẽ tiến hành thảo luận về những vấn đề liên quan2.

Nhưng Mỹ vẫn ngoan cố tiếp tục chính sách theo đuổi chiến tranh. Trong những tháng cuối năm 1968, Mỹ và chính quyền Sài Gòn mở hàng loạt chiến dịch quân sự và chiến tranh chính trị nhằm vào cơ sở hạ tầng cách mạng và đánh lạc hướng dư luận.

Ngày 1-10-1968, Bộ Tư lệnh MACV và JUSPAO Mỹ phát động chiến dịch chiến tranh tâm lý mệnh danh Nguyễn Trãi. Nội dung của chiến dịch là thả một số tù binh và tổ chức tuyên truyền với mục tiêu: “Gây dư luận trong hàng ngũ địch về chính sách của ta. Làm lung lạc ý chí chiến đấu của địch; Th úc đẩy cán binh địch đầu hàng, hồi chánh đông đảo; Tạo một tiếng vang trong dư luận quốc tế”3.

Ngày 4-10-1968, Hoa Kỳ và Chính quyền Sài Gòn đẩy mạnh chiến dịch quân sự mệnh danh Phụng Hoàng trong thời gian từ ngày 15-10 đến Tết năm 1969.

“Mục tiêu của chiến dịch là gây tổn thất hạ tầng cơ sở VC nói chung nhưng đặc biệt chú trọng đến cá nhân nằm trong hệ thống VC với một thứ tự ưu tiên rõ rệt: chính trị cao hơn quân sự. Phương pháp đề ra là:

Th iết lập một hệ thống chặt chẽ thanh tra và báo cáo để có thể sửa chữa kịp thời những điểm sai lầm và để hướng dẫn nỗ lực đúng chiều.

Phân loại hạ tầng cơ sở VC theo ưu tiên quan trọng để phân nhiệm rõ rệt cho từng cấp bám sát và tiêu hao.

1 Công văn số 14 ngày 11-9-1968 về việc cuộc hòa đàm Mỹ - Bắc Việt tại Paris của Bộ Ngoại giao VNCH , hồ sơ 879, phông ĐIICH, TTLTII.

2 Công văn số 14 ngày 11-9-1968 về việc cuộc hòa đàm Mỹ - Bắc Việt tại Paris của Bộ Ngoại giao VNCH , hồ sơ 879, phông ĐIICH, TTLTII.

3 Công văn số 3107/QP/HCIV/I/B/TB/M ngày 2-10-1968 của Bộ quốc phòng và cựu chiến binh VNCH về việc phóng thích tù binh nhân dịp phát động chiến dịch Nguyễn Trãi, hồ sơ 16223, phông PTTg, TTLTII

Page 342: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

341

Ấn định ưu tiên trong vùng mà chiến dịch sẽ đặt hết nỗ lực vào đó: (1) Vùng xôi đậu (D, E) và có Ủy ban Giải phóng. (2) Vùng VC (V). (3) Vùng tương đối an ninh (A, B, C)”1. Tiếp đó, Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn tập trung tối đa tiềm

lực vào các cuộc hành quân giải tỏa áp lực Quân giải phóng . Trong hai tháng 9 và 10 năm 1968, liên quân Hoa Kỳ - Sài Gòn thực hiện 2.130 cuộc hành quân trên cấp tiểu đoàn, tăng hơn 10% so với hai tháng 7, 8-1968 và tăng 52% so với hai tháng 3, 4-1968. Đồng thời tăng cường leo thang chiến tranh đánh phá miền Bắc Việt Nam bằng không quân với 7.595 phi vụ oanh tạc, tăng 9,7% so với hai tháng 7 và 8 năm 19682.

Trước nguy cơ chiến tranh lan rộng, ngày 5-9-1968, Tổng Th ư ký Liên Hiệp Quốc U. Th ant tuyên bố sẽ hội kiến với các phái đoàn Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong chuyến công du Paris sắp tới3. Đến Paris ngày 16-9-1968, không gặp gỡ hai phái đoàn như dự kiến, nhưng trong tuyên bố về Việt Nam sau cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Pháp Michel Debré, Tổng Th ư ký Liên Hiệp Quốc đã mạnh mẽ khẳng định: biện pháp chủ yếu để đem vấn đề Việt Nam từ chiến trường đến bàn hội nghị là sự đình chỉ tức khắc và vô điều kiện các cuộc ném bom Bắc Việt4. Tiếp đó, ngày 23-9-1968, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc, ông U. Th ant tuyên bố: “một quyết nghị yêu cầu Hoa Kỳ ngưng oanh tạc Bắc Việt có thể sẽ được đa số hội viên Liên Hiệp Quốc tán thành”5.

1 Phiếu đệ trình ngày 4-10-1968 về đẩy mạnh chiến dịch Phụng Hoàng trong thời gian từ 15-10-1968 đến Tết 1969, hồ sơ 334, phông ĐIICH, TTLTII.

2 Bản tổng kết hoạt động tháng 9 và 10 năm 1968 của Bộ Quốc phòng VNCH, hồ sơ 16104, phông PTTg, TTLTII.

3 Công văn số 14 ngày 11-9-1968 về việc cuộc hòa đàm Mỹ - Bắc Việt tại Paris của Bộ Ngoại giao VNCH , hồ sơ 879, phông ĐIICH, TTLTII.

4 Công văn số 16 ngày 18-9-1968 về cuộc hòa đàm Mỹ - Bắc Việt tại Paris của Bộ Ngoại giao VNCH, hồ sơ 880, phông ĐIICH, TTLTII.

5 Tài liệu của Nha Âu Phi, Bộ Ngoại giao VNCH về phản ứng của VNCH và Hoa Kỳ đối với ý kiến của U. Th ant về việc ngưng ném bom Bắc Việt, hồ sơ 880, phông ĐIICH, TTLTII.

Page 343: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

342

Nhưng Mỹ vẫn phớt lờ, bỏ qua thiện chí của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đòi hỏi của dư luận yêu chuộng hòa bình trên thế giới, âm mưu kéo dài chiến tranh ở Việt Nam. Đầu năm 1969, bước vào Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Nixon cho ra đời “học thuyết Nixon” và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” đồng thời tăng cường chiến tranh ở Lào và mở rộng chiến tranh sang Campuchia. Mục tiêu cơ bản của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Nixon là rút quân Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam mà vẫn giữ được chính quyền tay sai Nguyễn Văn Th iệu. Để đạt được mục tiêu chiến lược đó, Nixon đã sử dụng tối đa về quân sự của nước Mỹ kết hợp với những thủ đoạn chính trị và ngoại giao rất xảo quyệt hòng giành lại thế mạnh, cô lập và bóp nghẹt cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.

Từ đêm 22 rạng ngày 23-2-1969, quân và dân miền Nam Việt Nam đồng loạt mở đợt tiến công vào hơn 400 mục tiêu của Mỹ - ngụy ở 36 thành phố, thị xã, hơn 100 quận lỵ, thị trấn, 35 sở chỉ huy, 38 sân bay, 17 khu hậu cần lớn. Đây là đòn phủ đầu đối với tập đoàn Nixon vừa lên cầm quyền ở Mỹ. Ở miền Đông Nam Bộ có một số trận đánh tiêu diệt các cụm tiểu đoàn hoặc nhiều đại đội địch ở Bến Tranh, Trà Cao, Lộc Ninh, Dầu Tiếng. Đặc biệt các lực lượng đặc công đánh gần 300 trận, trong đó có 90 trận đánh vào các sở chỉ huy, sân bay, kho vũ khí của chính quyền Sài Gòn, giết và làm bị thương 2 vạn quân, trong đó có nhiều sĩ quan và nhân viên kỹ thuật Mỹ, phá hủy 250 máy bay, 150 khẩu pháo và hàng trăm triệu lít xăng dầu. Trong 30 ngày đêm chiến đấu kiên cường, quân và dân miền Nam đã tiêu diệt hàng vạn tên Mỹ, ngụy và chư hầu, phá hủy hàng nghìn máy bay, xe tăng và pháo lớn, thiêu cháy hàng chục kho bom đạn, xăng dầu.

Từ ngày 11-5-1969, quân và dân miền Nam tiếp tục tấn công vào quân đội Sài Gòn trong đợt mùa hè, đánh vào 800 mục tiêu, trong đó có gần 100 căn cứ, sở chỉ huy, sân bay quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 20 tiểu đoàn.

Page 344: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

343

Phối hợp với đòn tiến công quân sự, đồng bào ở nhiều nơi đã nổi dậy diệt ác, phá kìm kẹp của địch, giành quyền làm chủ. Phong trào đấu tranh của nhân dân đòi dân sinh dân chủ diễn ra sôi nổi, gây thêm khó khăn cho ngụy quyền Sài Gòn.

Trước những chuyển biến của tình hình thế giới và trong nước, lúc này, ở miền Nam Việt Nam, vấn đề thành lập một chính quyền cách mạng ở Trung ương với hình thức là một Chính phủ trở thành yêu cầu cấp bách cả về đối nội và đối ngoại. Đặc biệt, cuộc đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Paris đòi hỏi có một Chính phủ cách mạng đại diện cho nhân dân miền Nam nhằm nâng cao hơn nữa vị trí, địa vị pháp lý của chính quyền cách mạng miền Nam Việt Nam tại hội nghị và trên trường quốc tế. Trên thực tế, ở miền Nam, tính cho tới năm 1969, vùng giải phóng đã được mở rộng, có hệ thống chính quyền cấp cơ sở tương đối đều khắp, có lực lượng vũ trang mạnh, có lực lượng chính trị hùng hậu thống nhất rộng rãi, tất cả đã là điều kiện cần thiết cho việc thành lập một chính quyền trung ương.

Việc Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam và Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam thống nhất thành lập Chính phủ Lâm thời ở miền Nam cũng được báo chí nước ngoài dự báo trước:“Ngay từ năm 1966, Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam đã tính đến việc thành lập một Chính phủ lâm thời làm đại diện thương thuyết với Hoa Kỳ. Ý định này chưa được chính thức công bố, nhưng tháng 3 năm 1966, chính quyền Sài Gòn đã “thâu lượm” được tin này. Tin tức này lần đầu tiên được chính quyền Sài Gòn đề cập đến trong một công văn của Bộ Ngoại giao gửi Phủ Chủ tịch Ủy ban hành pháp trung ương: “theo nguồn tin mà Tòa Tổng Lãnh sự Việt Nam tại New-Delhi thâu lượm được thì Mặt trận Giải phóng miền Nam dự định lập một Chính phủ lâm thời để buộc Mỹ phải thương thuyết với họ chứ không điều đình thẳng với Bắc Việt. Đây chỉ là nguồn tin chưa được xác nhận, xong theo sự nhận xét của thiểm Bộ, có lẽ cho tới nay Mặt trận Giải phóng miền

Page 345: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

344

Nam chưa thực hiện được ý định lập một Chính phủ là vì họ chưa chiếm hẳn được một vùng đất nào”1.

Tờ Sài Gòn - Tokyo ngày 6-9-1968 viết: “Vừa qua, Mặt trận Giải phóng đang mở rộng quyền hành và ảnh hưởng của họ ở những vùng nông thôn.

Th eo buổi phát thanh của Đài Giải phóng, các tổ chức chính quyền cách mạng đã được thành lập ở tất cả 44 tỉnh ở miền Nam Việt Nam.

Những tài liệu mà quân Mỹ bắt được của Mặt trận Giải phóng cho thấy rằng, mục tiêu cuối cùng của việc Mặt trận Giải phóng tăng cường xây dựng các cơ cấu chính quyền mới ở địa phương là để thiết lập một Chính phủ mới Liên hiệp Trung ương.

Mặt trận Giải phóng và Chính phủ Bắc Việt cũng như Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ Hòa bình Việt Nam đã chuẩn bị thương lượng với Mỹ về việc thành lập một chính quyền liên hiệp.

Tuy nhiên, có tin Mặt trận Giải phóng đang chuẩn bị một Chính phủ lâm thời của riêng họ trong tình hình việc thương lượng thất bại.

Do đó, các nguồn tin Mỹ rất lo trước hoạt động hiện nay của Mặt trận Giải phóng mặc dù họ cho rằng Mặt trận Giải phóng không thành công lắm trong cố gắng thiết lập một cơ cấu chính quyền mới”2.

Nhưng, mãi cho đến ngày 25-5-1969, trước những yêu cầu cấp thiết của cách mạng, Hội nghị Hiệp thương giữa Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam để bàn về việc thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời mới được triệu tập.

Đoàn đại biểu của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam dự Hội nghị Hiệp thương gồm có:

1 Công văn số 220/VP/TM ngày 8-3-1966 của Bộ Ngoại giao, hồ sơ 20924, phông PTTg, TTLTII.

2 Phiếu trình Phủ Tổng thống VNCH số 4635/VP/CCUV ngày 24-8-1968 về trích bản tin Việt Nam Th ông tấn xã Hà Nội, Mặt trận Giải phóng ngày 9-9-1968, hồ sơ 4771, phông ĐIICH, TTLTII.

Page 346: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

345

Trưởng đoàn: Luật sư Nguyễn Hữu Th ọ - Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận

Đoàn viên: Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận kiêm Tổng Th ư ký đoàn viên

Ung Ngọc Kỳ - Ủy viên Ban Th ư ký đoàn viên

Hồ Th u - Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận đoàn viên.

Giáo sư Lê Văn Th ả - Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận đoàn viên.

Giáo sư Nguyễn Ngọc Th ưởng - Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận đoàn viên.

Đoàn đại biểu Ủy ban Trung ương Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam có:

Trưởng đoàn: Luật sư Trịnh Đình Th ảo - Chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên minh;

Đoàn viên: Kỹ sư Lâm Văn Tết - Phó Chủ tịch Liên minh;

Giáo sư Tôn Th ất Dương Kỵ - Tổng Th ư ký

Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa - Phó Tổng Th ư ký

Nhà văn Th anh Nghị - Phó Tổng Th ư ký

Lê Hiếu Đằng - Phó Tổng Th ư ký

Giáo sư Lê Văn Giáp - Chủ tịch Ủy ban Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định

Trương Như Tảng - Phó Chủ tịch Ủy ban Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định1.

1 Tin về Hội nghị Hiệp thương giữa hai đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam bàn về việc triệu tập Đại hội đại biểu quốc dân để thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời, Bản kiểm thính tin Đài Giải phóng ngày 10-6-1969 lúc 19 giờ của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, hồ sơ 655, phông ĐIICH, TTLTII.

Page 347: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

346

Tại hội nghị, hai đoàn đại biểu đã nhất trí đánh giá sự phát triển của tình hình và thắng lợi hết sức to lớn và toàn diện của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của nhân dân miền Nam Việt Nam. Hai đoàn đại biểu đã nhất trí về thời cơ thuận lợi và sự cần thiết thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời thể theo nguyện vọng bức thiết của các tầng lớp nhân dân miền Nam Việt Nam và để đáp ứng nhu cầu đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân miền Nam đến thắng lợi hoàn toàn.

Hội nghị Hiệp thương đã quyết định triệu tập Đại hội đại biểu quốc dân bao gồm đại biểu hết sức rộng rãi của các chính đảng cách mạng, các đoàn thể yêu nước, các tôn giáo, các dân tộc và các tầng lớp nhân dân, các địa phương, các nhân sĩ, trí thức… để tổng kết tình hình đấu tranh thắng lợi của nhân dân ta về mọi mặt, quyết định đường lối, nhiệm vụ của nhân dân ta để giành thắng lợi hoàn toàn và cử ra Chính phủ Cách mạng lâm thời. Hội nghị đã quyết định lập một Ban trù bị đại hội để chuẩn bị Đại hội.

Ban trù bị Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam gồm: “Nguyễn Hữu Th ọ, Huỳnh Tấn Phát, Ung Ngọc Kỳ - Đại biểu Ủy

ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.Trịnh Đình Th ảo, Lâm Văn Tết, Tôn Th ất Dương Kỵ - Đại biểu

Ủy ban Trung ương Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam.

Để giúp việc Ban Trù bị Đại hội có Ban tổ chức Đại hội, gồm: Lê Anh Tuấn, Ung Ngọc Kỳ, Tô Lâm - Đại biểu Mặt trận Dân tộc

Giải phóng miền Nam Việt Nam; Lê Hiếu Đằng, Th anh Nghị, Vân Trang - Đại biểu Liên minh các

Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam”1.

1 Tin về Hội nghị Hiệp thương giữa hai đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam bàn về việc triệu tập Đại hội đại biểu quốc dân để thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời, Bản kiểm thính tin Đài Giải phóng ngày 10-6-1969 lúc 19 giờ của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, hồ sơ 655, phông ĐIICH, TTLTII.

Page 348: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

347

Th ực hiện chủ trương của Hội nghị Hiệp thương, trong các ngày 6 đến ngày 8-6-1969 Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam giữa Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam ở miền Nam cùng các lực lượng yêu nước khác đã họp tại một địa điểm thuộc tỉnh Tây Ninh. Đại hội nhận định tình hình cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân miền Nam và cử ra Chính phủ Cách mạng lâm thời và Hội đồng Cố vấn Chính phủ.

Về thành phần tham dự Đại hội gồm có: “88 đại biểu và 72 khách mời là các chiến sĩ cách mạng lão

thành; các anh hùng, các chiến sĩ thi đua đã lập chiến công trên các địa phương; các cán bộ và chiến sĩ hăng say công tác trong các ngành chính trị, quân sự, kinh tế, báo chí, văn học nghệ thuật; các đại biểu dân tộc… họ là những người tiêu biểu cho các chính Đảng, các dân tộc, các tôn giáo và các đoàn thể, các tầng lớp nhân dân, các lực lượng vũ trang giải phóng, đoàn thanh niên xung phong từ Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, miền Đông Nam Bộ, Huế, Đà Nẵng, Tây Nguyên, Th ừa Th iên, miền Trung Trung Bộ, miền Đông Nam Bộ, miền Tây Nam Bộ, Mỹ Th o, Bến Tre, Trà Vinh, Cần Th ơ…

Đại biểu cao tuổi nhất là cụ Lâm Văn Tết, 76 tuổi và đại biểu trẻ tuổi nhất là đoàn viên thanh niên xung phong Trương Th ị Loan, 19 tuổi.

Tất cả đoàn đại biểu, các vị khách đã họp thành một đội ngũ thống nhất trong không khí đoàn kết chiến đấu vì tiền đồ và tương lai tươi sáng của dân tộc, thể hiện truyền thống bất khuất, quyết đánh thắng ngoại xâm của Hội nghị Diên Hồng, của Đại hội Tân Trào lịch sử, tiêu biểu cho ý chí và nguyện vọng của 14 triệu nhân dân miền Nam anh hùng”1.

1 Tin về Hội nghị Hiệp thương giữa hai đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam bàn về việc triệu tập Đại hội đại biểu quốc dân để thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời, Bản kiểm thính tin Đài Giải phóng ngày 10-6-1969 lúc 19 giờ của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, hồ sơ 655, phông ĐIICH, TTLTII.

Page 349: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

348

Đoàn Chủ tịch Đại hội gồm có:Luật sư Nguyễn Hữu Th ọ - Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt

trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam - Chủ tịch.Luật sư Trịnh Đình Th ảo - Chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên

minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam.Ông Nguyễn Ngọc Linh - Đại diện Đảng Nhân dân Cách mạng

Việt Nam.Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát - Tổng Bí thư Đảng Dân chủ,

Phó Chủ tịch đoàn kiêm Tổng Th ư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Bác sĩ Phùng Văn Cung - Phó Chủ tịch đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Ông Ibih Aléo - Chủ tịch Ủy ban Phong trào dân tộc tự trị Tây Nguyên - Phó Chủ tịch đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Kỹ sư Lâm Văn Tết - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam.

Hòa thượng Th ích Th iện Hào - Đại biểu những người Phật giáo yêu nước, Ủy viên đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Bà Nguyễn Th ị Định - Phó Chỉ huy các lực lượng vũ trang Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Ông Nguyễn Hữu Th ống - Chủ tịch Hội Nhân dân giải phóng, Ủy viên đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Ông Lê Khắc Nghi - Đại diện Liên hiệp Công đoàn Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Giáo sư Nguyễn Văn Kiết - Ủy viên thường trực Ủy ban Trung ương Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam.

Page 350: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

349

Giáo sư Nguyễn Văn Chì - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Cách mạng Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn.

Giáo sư Tôn Th ất Dương Kỵ - Tổng Th ư ký Ủy ban Trung ương Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam.

Giáo sư Lê Văn Giáp - Chủ tịch Ủy ban Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định.

Bà Nguyễn Th ị Được - Th ường trực Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Ông Lê Quang Th ành - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Th anh niên Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Giáo sư Nguyễn Văn Hiếu - Tổng Th ư ký Đảng Xã hội cấp tiến, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Th iếu tá Huỳnh Th anh Mừng - Phó Ban Củng cố hòa bình chung sống đạo Cao Đài Tây Ninh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Ông Lucien Phạm Ngọc Hùng - Đại diện những người Công giáo yêu nước miền Nam Việt Nam, Ủy viên thường trực Ủy ban Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam khu Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định.

Ông Tạ Quang Tỷ - Anh hùng các Lực lượng Vũ trang Nhân dân Giải phóng.

Ông Nguyễn Đăng Trừng - Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn.Ông Huỳnh Tương - Đại biểu đồng bào dân tộc Khmer, Ủy

viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

(Sư thúc Huỳnh Văn Trí - Đại diện Phật giáo Hòa Hảo cũng được cử vào Chủ tịch đoàn Đại hội đại biểu quốc dân nhưng đang bận việc ở xa chưa kịp về Đại hội).

Page 351: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

350

Đoàn Th ư ký của Đại hội gồm có:

Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa - Phó Tổng Th ư ký Ủy ban Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam.

Ông Lê Hiếu Đằng - Phó Tổng Th ư ký Ủy ban Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam.

Ông Ung Ngọc Kỳ - Ủy viên Ban Th ư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Ông Hồ Xuân Sơn - Ủy viên Ban Th ư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Sau phần nghi thức khai mạc, Luật sư Trịnh Đình Th ảo, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam thay mặt Ban trù bị Đại hội đọc diễn văn khai mạc. Luật sư báo cáo sự nhất trí của Hội nghị Hiệp thương giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Ủy ban Trung ương Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam triệu tập Đại hội đại biểu quốc dân trước đòi hỏi cấp bách của tình hình và nguyện vọng tha thiết của các tầng lớp nhân dân để bàn bạc những vấn đề trọng yếu về kháng chiến và xây dựng đất nước. Luật sư nêu lên nhiệm vụ hàng đầu của Đại hội và nhìn lại một cách khái quát và biểu dương sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của quân và dân miền Nam trong 15 năm qua, nhất là từ Tết Mậu Th ân đến nay; đề ra phương hướng và nhiệm vụ cách mạng trước mắt của quân, dân miền Nam. Luật sư nhấn mạnh: “Trên cơ sở ấy, Đại hội đại biểu quốc dân của chúng ta sẽ xếp việc thành lập “Chính phủ Cách mạng lâm thời”, một cơ quan quyền lực tập trung có đầy đủ tín nhiệm bao gồm những người tiêu biểu nhất của các tầng lớp nhân dân, tôn giáo, dân tộc, có đầy đủ đức, tài để động viên những nỗ lực lớn nhất của quân và dân miền Nam ta, phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân của mọi lực lượng, mọi cá nhân yêu nước, yêu hòa bình và dân chủ ở các thành thị, nông thôn, đồng bằng và rừng núi, tăng cường

Page 352: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

351

hơn nữa khí thế mãnh liệt của cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước trong thời mới”1.

Luật sư Trịnh Đình Th ảo kết luận: “Tôi tin tưởng sâu sắc rằng Đại hội đại biểu quốc dân chúng ta sẽ tận tâm tận lực, phấn khởi làm việc với tính tích cực khẩn trương, với khí thế liên tục tấn công, liên tục nổi dậy, đáp ứng một cách đầy đủ nhất sự mong đợi tha thiết và những tiếng thét đầy phẫn nộ của toàn quân, toàn dân ta: “Đế quốc Mỹ cút khỏi miền Nam Việt Nam”; “Đả đảo Th iệu - Kỳ - Hương”; giành chính quyền về tay nhân dân, thực hiện một miền Nam độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập tiến tới hòa bình thống nhất nước nhà”2.

Sau đó, Luật sư Nguyễn Hữu Th ọ, Chủ tịch Đại hội, Chủ tịch đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam thay mặt Ban trù bị Đại hội đọc bản “Báo cáo chính trị”.

Nội dung bản “Báo cáo chính trị” gồm hai phần lớn: phần thứ nhất đề cập đến việc nhân dân ta đã giành được những thắng lợi hết sức to lớn và toàn diện trong cuộc kháng chiến vĩ đại chống Mỹ cứu nước; phần thứ hai: nêu quyết tâm thừa thắng tiến lên đưa sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đến toàn thắng.

Luật sư Nguyễn Hữu Th ọ đã khái quát quá trình phát triển của nhân dân miền Nam Việt Nam từ cuộc Đồng khởi năm 1959 - 1960 dẫn đến sự thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam cho đến cuộc Tổng tấn công và nổi dậy từ Xuân Mậu Th ân 1968 đến nay. Báo cáo vạch rõ: “Th ắng lợi đầu Xuân Mậu Th ân

1 Tường thuật về Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam họp từ ngày 6 đến ngày 8-6-1969 để thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời, Bản kiểm thính tin Đài Giải phóng ngày 10-6-1969 lúc 19 giờ của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, hồ sơ 655, phông ĐIICH, TTLTII.

2 Tường thuật về Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam họp từ ngày 6 đến ngày 8-6-1969 để thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời, Bản kiểm thính tin Đài Giải phóng ngày 10-6-1969 lúc 19 giờ của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, hồ sơ 655, phông ĐIICH, TTLTII.

Page 353: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

352

đã đưa cuộc chiến đấu của nhân dân ta chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn Tổng tiến công và nổi dậy, giai đoạn cao nhất của cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta, giai đoạn mà nội dung cơ bản là ta phát triển chiến lược tiến công toàn diện đến đỉnh cao nhất, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, tiến lên giành lấy thắng lợi hoàn toàn. Còn kẻ địch thì phải chuyển hẳn vào chiến lược phòng ngự, đi từ thất bại này đến thất bại khác và cuối cùng phải chịu thất bại hoàn toàn”.

Luật sư Nguyễn Hữu Th ọ vạch tiếp: “Giữa cao trào tiến công và nổi dậy của quân và dân ta, một sự kiện chính trị quan trọng đã xảy ra, đó là sự ra đời và hoạt động của “Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam” từ tháng 4-1968. Đó là liên minh những lực lượng yêu nước ở các thành thị miền Nam bao gồm những thành phố rất rộng rãi, tiêu biểu cho các xu hướng chính trị, các tôn giáo, các tổ chức đứng ra gánh vác trách nhiệm vẻ vang trong giai đoạn chiến đấu quyết liệt của toàn dân ta để tiến lên giành lấy thắng lợi cuối cùng. Sự ra đời và hoạt động của “Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam” đánh dấu tình thế bị cô lập cao độ của đế quốc Mỹ và ngụy quyền tay sai, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của phong trào yêu nước của các tầng lớp rộng rãi ở các đô thị miền Nam, đánh dấu một thành công rực rỡ của chính sách đại đoàn kết trong thời kỳ mới, thời kỳ oanh liệt nhất của cuộc chiến đấu vĩ đại của chúng ta”.

Luật sư Nguyễn Hữu Th ọ nhấn mạnh: “Th ắng lợi to lớn của quân và dân ta đã dẫn đến sự hình thành những vùng giải phóng rộng lớn từ bờ Nam sông Bến Hải đến tận mũi Cà Mau, tạo ra một thế đứng mạnh mẽ cho quân, dân ta đánh địch khắp mọi nơi. Trong những vùng giải phóng đó, chính quyền cách mạng, một chính quyền thật sự đại diện cho những quyền lợi và nguyện vọng chính đáng của nhân dân ta đã ra đời, các mặt công tác sản xuất, văn hóa, giáo dục, thông tin, y tế không ngừng phát triển. Nền móng của một chế độ độc lập, tự do, thật sự dân chủ được xây dựng”.

Page 354: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

353

Báo cáo vạch trần âm mưu và hành động kéo dài và mở rộng chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ và bè lũ Th iệu - Kỳ - Hương, vạch trần thái độ ngoan cố của chúng, không chịu giải quyết vấn đề miền Nam Việt Nam theo giải pháp toàn bộ 10 điểm của “Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam”.

Qua đó, báo cáo nêu lên nhiệm vụ chính trị trọng đại trước mắt của toàn quân và toàn dân ta hiện nay là: “Ra sức phát huy những thắng lợi hết sức to lớn và toàn diện đã giành được, thừa thắng tiến lên, đẩy mạnh tiến công toàn diện, liên tục đánh mạnh, đánh trúng, đánh đau hơn nữa, nổi dậy đều khắp, giành cho kỳ được những thắng lợi mới to lớn gấp bội, đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, đánh đổ ngụy quyền Th iệu - Kỳ - Hương, tiến lên giành lấy thắng lợi hoàn toàn, thực hiện mục tiêu của chúng ta là độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc”.

Báo cáo tiếp tục: “để đáp ứng yêu cầu lớn lao của cuộc chiến đấu, đáp ứng nguyện vọng của toàn dân, để có cơ quan điều hành toàn bộ công việc nội bộ và ngoại giao của chúng ta trong giai đoạn lịch sử vinh quang này, sau khi có hiệp thương và hoàn toàn nhất trí giữa “Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam” và “Ủy ban Trung ương Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam”, chúng tôi đề nghị Đại hội đại biểu quốc dân xét và quyết định việc thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời để đoàn kết toàn dân, động viên toàn dân, toàn quân ta tiến lên đánh bại chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, đánh đổ ngụy quyền tay sai, giành lấy thắng lợi hoàn toàn, thực hiện một miền Nam Việt Nam hòa bình, độc lập, dân chủ, trung lập, tiến tới hòa bình, thống nhất Tổ quốc. Chính phủ Cách mạng lâm thời đó sẽ là Chính phủ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng dân tộc. Chính phủ thực hành dân chủ đối với nhân dân, kiên quyết chống đế quốc Mỹ xâm lược và bọn tay sai phản động bán nước. Chính phủ

Page 355: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

354

đó sẽ là Chính phủ tiêu biểu cho khối đại đoàn kết của toàn dân ta và thực hiện chính sách đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, các lực lượng chính trị, các dân tộc, các tôn giáo và tất cả mọi người Việt Nam yêu nước”1.

Trong ba ngày 6, 7 và 8-6-1969, Đại hội đã lần lượt nghe tham luận của Hòa thượng Th ích Th iện Hào - Đại diện những người Phật giáo yêu nước; Th iếu tá Huỳnh Th anh Mừng - Phó Ban Củng cố hòa bình chung sống đạo Cao Đài Tây Ninh; Ông Ibih Aléo - Chủ tịch Ủy ban Phong trào dân tộc tự trị Tây Nguyên; Ông Lucien Phạm Ngọc Hùng - Đại diện những người Công giáo yêu nước; Ông Cửu Long - Đại diện Liên hiệp Công đoàn Giải phóng miền Nam Việt Nam; Ông Nguyễn Văn Tiêu - Phó Chủ tịch Hội Nhân dân Giải phóng miền Nam Việt Nam; Ông Mã Quý - Đại biểu Ban Vận động Hội Liên hiệp Hòa kiều; Bà Nguyễn Th ị Được - Ủy viên Th ường vụ Ban Chấp hành Trung ương “Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam Việt Nam”; Ông Trang Minh Tánh - Ủy viên thường trực “Hội Liên hiệp Th anh niên Giải phóng miền Nam Việt Nam”; Ông Nguyễn Đăng Trừng - Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn; Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa - đại biểu trí thức; Trung úy Nguyễn Công Minh - Đại diện sĩ quan và binh sĩ yêu nước; Bà Nguyễn Th ị Định - Phó Chỉ huy các lực lượng vũ trang Giải phóng miền Nam Việt Nam; Ông Ung Ngọc Kỳ - Phó Tổng Bí thư Đảng Dân chủ miền Nam Việt Nam; Ông Nguyễn Văn Hiếu - Tổng Th ư ký Đảng Xã hội cấp tiến miền Nam Việt Nam; Ông Nguyễn Văn Linh - Đại diện Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam… Tất cả các bản tham luận đều nhất trí với bản “Báo cáo chính trị”, lên án tội ác của đế quốc Mỹ và bè lũ Th iệu - Kỳ - Hương mở rộng và kéo dài chiến tranh xâm lược, ủng hộ giải pháp toàn bộ 10 điểm của “Mặt trận Dân tộc Giải

1 Tường thuật về Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam họp từ ngày 6 đến ngày 8-6-1969 để thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời, Bản kiểm thính tin Đài Giải phóng ngày 10-6-1969 lúc 19 giờ của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, hồ sơ 655, phông ĐIICH, TTLTII.

Page 356: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

355

phóng miền Nam Việt Nam”, nói lên nguyện vọng tha thiết của các tầng lớp nhân dân miền Nam và sự cấp bách phải thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời để tăng cường và mở rộng hơn nữa thế đoàn kết toàn dân tộc, lãnh đạo và đẩy mạnh cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước của quân và dân miền Nam đến thắng lợi hoàn toàn. Các đại biểu đều nói lên quyết tâm động viên các tầng lớp nhân dân xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, ra sức thực hiện các chủ trương, chính sách của Chính phủ Cách mạng lâm thời.

Sau ba ngày làm việc, Đại hội đã nhất trí thông qua Nghị quyết cơ bản của Đại hội do Bác sĩ Phùng Văn Cung thay mặt Chủ tịch đoàn trình bày về việc thành lập chế độ Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Hội đồng Cố vấn bên cạnh chính phủ. Luật sư Nguyễn Hữu Th ọ thay mặt Ban trù bị Đại hội giới thiệu danh sách đại biểu được đề cử vào Ban Chấp hành Chính phủ Cách mạng lâm thời.

Th eo đó, cơ cấu tổ chức của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam gồm có: 1 Chủ tịch, Phó chủ tịch, 8 Bộ và Văn phòng Chủ tịch Chính phủ, cụ thể:

- Bộ Quốc phòng

- Bộ Ngoại giao

- Bộ Nội vụ

- Bộ Kinh tế - Tài chính

- Bộ Th ông tin và Văn hóa

- Bộ Giáo dục và Th anh niên

- Bộ Y tế, Xã hội và Th ương binh

- Bộ Tư pháp

- Văn phòng Chủ tịch Chính phủ

Page 357: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

356

Báo cáo của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng đã đề cập về cơ cấu tổ chức của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam:

“Bên cạnh “Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam”, cộng sản còn cho thành lập một “Hội đồng Cố vấn”, hội đồng này bao gồm đại biểu của “Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam”, “Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ, Hòa bình Việt Nam”, chính đảng, đoàn thể tôn giáo, các lực lượng chính trị và nhân sĩ, trí thức thân Cộng. Hội đồng Cố vấn gồm có: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên của Hội đồng. Nhiệm vụ của Hội đồng này là góp ý kiến với “Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam” trong việc đề ra các chủ trương, chính sách đối nội và đối ngoại, trong việc ban hành, bổ sung và sửa đổi các sắc luật, Nghị định, Th ông tư của Chính phủ.

Đại diện chính quyền tại địa phương là các cơ quan có tên “Ủy ban Nhân dân Cách mạng”.

Hệ thống hành chánh của “Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam” được phân chia từ trên xuống như sau:

- Trung ương; - Th ành phố- Tỉnh- Huyện- Xã, khu phố”1.

1 Tiểu sử các nhân vật trong “Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam”, bản số 01/30 ngày 15-2-1973 của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo, hồ sơ 734, phông ĐIICH, TTLTII.

Page 358: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

357

Sơ đồ tổ chức “Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam”1

1 Hồ sơ 734, phông ĐIICH, TTLTII.

Page 359: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

358

Th ành phần “Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam” gồm có:

Chủ tịch Chính phủ lâm thời: Huỳnh Tấn Phát

Các Phó Chủ tịch: 

1. Phùng Văn Cung - Phó Chủ tịch kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ

2. Nguyễn Văn Kiết - Phó Chủ tịch kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục Th anh niên

3. Nguyễn Đóa - Phó Chủ tịch, nhân sĩ trí thức Trung Trung Bộ

Bộ trưởng các bộ:

1. Phủ Chủ tịch Chính phủ: Trần Bửu Kiếm

2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: Trần Nam Trung

3. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao: Nguyễn Th ị Bình

4. Bộ trưởng Bộ Kinh tế Tài chính: Cao Văn Bổn

5. Bộ trưởng Bộ Th ông tin Văn hóa: Lưu Hữu Phước

6. Bộ trưởng Bộ Y tế Xã hội và Th ương binh: Dương Quỳnh Hoa

7. Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Trương Như Tảng

• Các Th ứ trưởng:

1. Th ứ trưởng Phủ Chủ tịch Chính phủ: Ung Ngọc Kỳ

2. Th ứ trưởng Bộ Nội vụ: Nguyễn Ngọc Th ưởng

3. Th ứ trưởng Bộ Kinh tế Tài chính: Nguyễn Văn Triệu

4. Th ứ trưởng Bộ Tư pháp: Lê Văn Th ả

5. Th ứ trưởng Bộ Quốc phòng: Đồng Văn Cống

6. Th ứ trưởng Bộ Quốc phòng: Nguyễn Chánh

7. Th ứ trưởng Bộ Ngoại giao: Lê Quang Chánh

8. Th ứ trưởng Bộ Ngoại giao: Hoàng Bích Sơn

9. Th ứ trưởng Bộ Giáo dục Th anh niên: Lê Văn Chí

Page 360: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

359

10. Th ứ trưởng Bộ Giáo dục Th anh niên: Hồ Hữu Nhựt

11. Th ứ trưởng Bộ Y tế Xã hội và Th ương binh: Hồ Văn Huê

12. Th ứ trưởng Bộ Y tế Xã hội và Th ương binh: Bùi Th ị Mè

13. Th ứ trưởng Bộ Th ông tin Văn hóa: Hoàng Trọng Quỳ (Nhà văn Th anh Nghị)

14. Th ứ trưởng Bộ Th ông tin Văn hóa: Nhà văn Lữ Phương

Hội đồng Cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam gồm có:

• Chủ tịch Hội đồng Cố vấn: Nguyễn Hữu Th ọ

• Phó Chủ tịch: Trịnh Đình Th ảo

• Ủy viên:

11. I. Aléo

12. Huỳnh Cương

13. Hòa thượng Th ích Đôn Hậu

14. Huỳnh Văn Trí

15. Nguyễn Công Phương

16. Lâm Văn Tết

17. Võ Oanh

18. Lê Văn Giáp

19. Huỳnh Th anh Mừng

20. Phạm Ngọc Hùng

21. Nguyễn Đình Chi1

1 Tiểu sử các nhân vật trong “Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam”, bản số 01/30 ngày 15-2-1973 của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo, hồ sơ 734, phông ĐIICH, TTLTII.

Page 361: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

360

Page 362: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

361

Danh sách thành phần “Chính phủ Cách mạng lâm thờiCộng hòa miền Nam Việt Nam1

1 Hồ sơ 655, phông ĐIICH, TTLTII.

Page 363: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

362

Sau khi ra mắt thành phần Chính phủ, Đại hội đại biểu quốc dân kết thúc bằng lời hiệu triệu của Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Huỳnh Tấn Phát:

“Trong mười lăm năm qua, với một chế độ tay sai cực kỳ tàn bạo, đế quốc Mỹ đã không ngừng phá hoại Hiệp định Genève năm 1954 về Việt Nam, theo đuổi can thiệp và xâm lược nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, chia cắt lâu dài nước Việt Nam. Đứng trước nguy cơ thất bại hoàn toàn từ năm 1965 đế quốc Mỹ đã dùng trên ½ triệu quân viễn chinh Mỹ, quân một số nước thuộc phe Mỹ cùng với trên ½ triệu quân ngụy trực tiếp xâm lược miền Nam Việt Nam, đồng thời tiến hành chiến tranh phá hoại để chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, gây tội ác không kể xiết đối với nhân dân cả nước Việt Nam. Chúng còn đẩy mạnh chiến tranh đặc biệt ở Lào, tăng cường xâm phạm lãnh thổ, đe dọa độc lập và trung lập của Vương quốc Campuchia.

Không cam tâm làm nô lệ, nhân dân miền Nam Việt Nam đã đoàn kết triệu người như một, chiến đấu anh hùng ngoan cường đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, nhất là từ khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, giương cao ngọn cờ đoàn kết toàn dân cứu nước, cứu nhà. Từ đầu Xuân Mậu Th ân, quân và dân miền Nam Việt Nam liên tục tiến công và nổi dậy đồng loạt, giành thắng lợi to lớn chưa từng có, làm thay đổi cục diện chiến tranh, đẩy Mỹ - ngụy lún sâu vào thế bị động khốn quẫn, thất bại không cứu vãn được. Mặt trận đoàn kết dân tộc chống Mỹ cứu nước được mở rộng và tăng cường với sự ra đời của Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam và các tổ chức yêu nước khác. Quân và dân miền Bắc anh hùng vừa chiến đấu, vừa sản xuất đánh đại cuộc chiến tranh phá hoại cực kỳ man rợ của đế quốc Mỹ, hết lòng hết sức cổ vũ và giúp đỡ sự nghiệp Giải phóng miền Nam Việt Nam. Việc Mỹ bắt buộc phải chấm dứt không điều kiện việc ném bom, bắn phá trên toàn bộ lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một thắng lợi to lớn của nhân dân Việt Nam ở cả hai miền, đó cũng là thắng lợi to lớn của các nước Xã hội chủ

Page 364: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

363

nghĩa, của phong trào giải phóng dân tộc và phong trào hòa bình của nhân dân toàn thế giới trong đó có nhân dân tiến bộ Mỹ. Nhưng đế quốc Mỹ vẫn chưa từ bỏ dã tâm xâm lược miền Nam Việt Nam. Chính quyền Nixon, với ảo tưởng giành thế mạnh, vẫn đẩy mạnh chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam, tiếp tục gây tội ác man rợ đối với nhân dân miền Nam Việt Nam, đồng thời liên tiếp xâm phạm chủ quyền và an ninh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tại Hội nghị Paris về Việt Nam, đại biểu Mỹ vẫn lẫn tránh vấn đề cơ bản là Mỹ phải chấm dứt xâm lược, rút hết và không điều kiện quân Mỹ và quân nước ngoài thuộc phe Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam. Đối với giải pháp toàn bộ 10 điểm của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, một sáng kiến quan trọng thể hiện ý chí sắt đá của nhân dân cả nước ta được dư luận trên thế giới, kể cả dư luận tiến bộ Mỹ nhiệt liệt hoan nghênh và ủng hộ, chính quyền Nixon đã không có thái độ đáp ứng nghiêm chỉnh. Trong cái gọi là “chương trình hòa bình 8 điểm”, chính quyền đó vẫn tiếp tục đòi hai bên cùng rút quân và với một yếu tố trì hoãn việc rút quân Mỹ ra khỏi miền Nam, cố duy trì ngụy quyền Th iệu - Kỳ - Hương mà nhân dân miền Nam Việt Nam đang đòi đánh đổ, lẩn tránh việc lập một Chính phủ Liên hiệp lâm thời ở miền Nam Việt Nam, ra sức củng cố ngụy quyền, tăng cường ngụy quân hòng bám lấy miền Nam Việt Nam. Tuy buộc phải ngồi vào bàn Hội nghị Paris về Việt Nam, ngụy quyền Th iệu - Kỳ - Hương ngoan cố đòi rút quân theo phương thức Manila, điên cuồng chống lại việc thành lập Chính phủ Liên hiệp, đàn áp trắng trợn các lực lượng, các nhân sĩ tiến bộ tán thành hòa bình, độc lập, trung lập, đàn áp trắng trợn các tôn giáo và tất cả mọi người mong muốn một giải pháp chính trị đúng đắn cho vấn đề miền Nam Việt Nam. Chúng đã phơi trần âm mưu bám lấy chế độ thực dân trá hình của Mỹ, vì quyền lợi ích kỷ của chúng. Đế quốc Mỹ càng ngoan cố thì càng thất bại nhục nhã và nhất định thất bại hoàn toàn. Nhân dân miền Nam Việt Nam đang ở thế thắng, thế chủ động tiến công. Lực lượng chính trị, quân sự của nhân dân miền Nam Việt Nam phát triển mạnh mẽ, vượt bậc. Nhân dân ta đang

Page 365: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

364

đứng trước một thời kỳ đấu tranh quyết liệt, phức tạp nhưng nhất định thắng lợi có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Đứng trước yêu cầu mới của tình hình, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam đã cùng với các chính đảng, đoàn thể, Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam, Đảng Dân chủ miền Nam Việt Nam, Đảng Xã hội cấp tiến miền Nam Việt Nam, Liên hiệp Công đoàn Giải phóng miền Nam Việt Nam, Hội Nông dân Giải phóng miền Nam Việt Nam, Hội Liên hiệp Th anh niên Giải phóng miền Nam Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam Việt Nam, Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam Việt Nam, Hội Những người viết báo yêu nước và dân chủ, Hội Nhà giáo yêu nước, các dân tộc như Phong trào tự trị các dân tộc Tây Nguyên, đại diện dân tộc Khmer ở miền Nam Việt Nam, đại diện các tôn giáo, Phật giáo, Công giáo, Cao Đài, Hòa Hảo và các nhân sĩ yêu nước triệu tập Đại hội đại biểu quốc dân để bàn bạc và quyết định những vấn đề trọng đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong thời kỳ mới.

Việc triệu tập Đại hội đại biểu quốc dân có đông đủ đại biểu các lực lượng kháng chiến ở miền Nam Việt Nam là một bước phát triển mới của Mặt trận đoàn kết dân tộc, là biểu hiện tập trung ý chí của toàn dân quyết đẩy mạnh sự nghiệp chống Mỹ cứu nước đến toàn thắng. Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam quyết định nhiệm vụ lịch sử của cách mạng ở miền Nam Việt Nam trong thời kỳ trước mắt là: tăng cường đoàn kết toàn dân, mọi lực lượng tán thành độc lập hòa bình, trung lập, kiên trì đẩy mạnh chính nghĩa cứu nước, đánh bại chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, đánh đổ ngụy quyền tay sai phản động, hoàn thành Giải phóng miền Nam Việt Nam, tạo điều kiện cơ bản để xây dựng miền Nam Việt Nam độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập và phồn vinh, tiến tới hòa bình thống nhất nước nhà.

Page 366: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

365

Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam nhất trí cho rằng giải pháp toàn bộ 10 điểm về vấn đề miền Nam Việt Nam do Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đề ra là cơ sở đúng đắn, hợp tình, hợp lý để chấm dứt chiến tranh xâm lược của Mỹ, giải quyết vấn đề miền Nam Việt Nam, góp phần lập lại hòa bình ở Việt Nam. Để đảm đương trách nhiệm lịch sử lãnh đạo toàn quân, toàn dân, thực hiện những mục tiêu cấp bách của cách mạng, Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam quyết định thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đại diện cho ý chí và nguyện vọng của toàn dân, có nhiệm vụ lãnh đạo các ngành, các cấp, động viên toàn dân đẩy mạnh kháng chiến Giải phóng miền Nam Việt Nam. Trong quá trình phát triển của cuộc kháng chiến, Chính phủ Cách mạng lâm thời sẽ được mở rộng để đại diện các lực lượng yêu nước tham gia. Chính phủ Cách mạng lâm thời sẽ hiệp thương cùng các lực lượng chính trị, đại diện rộng rãi cho các tầng lớp nhân dân và các khuynh hướng chính trị ở miền Nam Việt Nam, tán thành hòa bình, độc lập, trung lập để lập một Chính phủ Liên hiệp lâm thời trên nguyên tắc bình đẳng dân chủ và tôn trọng lẫn nhau.

Hội đồng Cố vấn gồm đại biểu của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, các chính đảng, đoàn thể, tôn giáo dân tộc, các lực lượng chính trị và nhân sĩ, trí thức đấu tranh cho hòa bình, độc lập, trung lập ở miền Nam Việt Nam. Hội đồng có nhiệm vụ căn cứ các quyết định của Đại hội và nguyện vọng của nhân dân góp ý kiến với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong việc đề ra các chính sách đối nội, đối ngoại của miền Nam Việt Nam. Quyết định của Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam về việc thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời và Hội đồng Cố vấn là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của tình hình, đáp ứng nguyện vọng sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, tạo điều kiện cho các lực lượng yêu nước tham gia chính quyền, mở rộng và nêu cao

Page 367: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

366

quyền làm chủ của nhân dân, hoàn chỉnh hệ thống chính quyền cách mạng đã được xây dựng trên phần lớn đất đai miền Nam Việt Nam. Phát huy cao độ những thắng lợi to lớn và toàn diện đã giành được tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Đây là một thắng lợi to lớn biểu hiện quyền tự quyết thực sự của nhân dân miền Nam Việt Nam, do đó một lần nữa vạch trần cái gọi là hợp pháp, hợp hiến của ngụy quyền Th iệu - Kỳ - Hương, làm cho chúng bị cô lập hơn nữa và mau chóng đi đến sụp đổ hoàn toàn.

Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam nhiệt liệt hoan nghênh và chính thức ghi nhận lời tuyên bố trịnh trọng của “Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam” chuyển giao cho Chính phủ Cách mạng lâm thời chức năng nhà nước đối nội cũng như đối ngoại, kể cả tư cách đại diện chân chính của nhân dân miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris về Việt Nam mà từ trước đến nay Mặt trận đã đảm đương một cách vẻ vang.

Đại hội vô cùng biết ơn sự cống hiến lớn lao của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam cho sự nghiệp chính nghĩa cứu nước của toàn thể nhân dân miền Nam Việt Nam. Đại hội bày tỏ lòng tin tưởng sâu sắc rằng: Với tư cách là người lãnh đạo và tổ chức cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước có cương lĩnh chính trị đúng đắn, có kinh nghiệm đấu tranh phong phú, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam mãi mãi làm theo ngọn cờ đại nghĩa, tập hợp toàn dân làm hậu thuẫn cho Chính phủ Cách mạng lâm thời tiếp tục đấu tranh cho miền Nam Việt Nam độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập, phồn vinh, tiến tới hòa bình, thống nhất nước nhà.

Đại hội đại biểu quốc dân nhiệt liệt hoan nghênh Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam đã tập hợp rộng rãi các lực lượng dân chủ yêu nước, yêu hòa bình ở các thành thị miền Nam, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của toàn dân. Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam tin chắc rằng: Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam sẽ tiếp tục có những cống hiến to lớn hơn nữa trong việc tăng

Page 368: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

367

cường khối đại đoàn kết toàn dân, ủng hộ Chính phủ Cách mạng lâm thời, hoàn thành sứ mạng vẻ vang của mình. Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam nhiệt liệt hoan nghênh và khen ngợi những thành tích to lớn và tiến bộ vượt bậc, những gương hy sinh dũng cảm tuyệt vời của toàn thể quân dân miền Nam Việt Nam, đặc biệt là của các lực lượng vũ trang nhân dân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong cao trào Tổng tiến công và nổi dậy khắp nông thôn và thành thị.

Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam biết ơn sâu sắc sự chăm sóc ân cần của Hồ Chủ tịch, sự giúp đỡ vô cùng to lớn của đồng bào miền Bắc ruột thịt. Đại hội rất lấy làm vinh dự thay mặt cho 14 triệu đồng bào miền Nam Việt Nam anh hùng nói lên ý chí sắt thép, quyết làm tròn nghĩa vụ cao cả của tiền tuyến lớn đối với hậu phương lớn, luôn luôn xứng đáng là Th ành đồng của Tổ quốc.

Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam kêu gọi toàn quân, toàn dân hãy ra sức thực hiện các quyết định của Đại hội, các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng, các chính đảng cách mạng, các tôn giáo, các dân tộc, các đoàn thể công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ, học sinh, sinh viên giải phóng, các tổ chức công thương yêu nước, kiều bào ở nước ngoài và tất cả mọi cá nhân yêu nước trong guồng máy ngụy quyền, ngụy quân, tất cả hãy tăng cường đoàn kết xung quanh Chính phủ Cách mạng lâm thời, cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, tích cực ủng hộ Chính phủ Cách mạng lâm thời làm tròn sứ mệnh lịch sử. Toàn thể các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng hãy phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng, phát huy truyền thống vì nước, vì dân, dũng cảm kiên cường, quyết chiến, quyết thắng của mình. Hãy đánh thật mạnh cho quân Mỹ phải rút hết ra khỏi miền Nam Việt Nam thương yêu của chúng ta, đánh cho ngụy quyền sụp đổ, ngụy quân tan rã. Các cán bộ Quân, Dân, Chánh, các cấp hãy hết lòng tận tụy phục vụ nhân dân, phát huy truyền thống gương mẫu trong chiến đấu và công tác, không ngừng củng cố và mở rộng đội ngũ cách mạng, tăng cường gấp bội sức mạnh đoàn kết kháng chiến của toàn dân.

Page 369: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

368

Đồng bào nông thôn kiên cường hãy phát huy hơn nữa khí thế đồng khởi, quét sạch ngụy quyền ở khắp xóm làng, đập tan kế hoạch bình định gom dân, bắt lính của địch, củng cố và mở rộng thế làm chủ khắp nơi. Hãy phát triển cao trào đoàn kết giết giặc giữ làng, phục vụ tiền tuyến và cải thiện đời sống. Hãy xây dựng mỗi xóm làng thành một trận địa giết giặc, đồng thời là một gương mẫu tốt đẹp của cuộc sống mới, cuộc sống của người dân có quyền làm chủ thật sự.

Đồng bào thành thị quật khởi vì đời sống thiết thân, vì hòa bình dân chủ và chủ quyền dân tộc, hãy mở rộng hơn nữa mặt trận đấu tranh, tăng cường đội ngũ cách mạng, đẩy mạnh phong trào diệt ác, phá kềm, giành quyền làm chủ ở khóm, phường. Hãy phất cao ngọn cờ cứu nước, chống độc tài phát xít, chống khủng bố, bắt lính, đòi các quyền lợi dân sinh, dân chủ, lật đổ ngụy quyền tay sai phản động Th iệu - Kỳ - Hương, đòi lập Nội các hòa bình để đi đến một giải pháp chính trị cho vấn đề miền Nam Việt Nam.

Đồng bào các tôn giáo hãy vì sự nghiệp cứu nước, cứu đạo cùng với toàn dân đoàn kết chống xâm lăng, chống áp bức tôn giáo, đòi thực hiện tự do tín ngưỡng, phát huy vai trò của mọi tôn giáo trong cao trào toàn dân đánh Mỹ lật ngụy.

Đồng bào các dân tộc hãy vì tự do, bình đẳng, cùng với toàn dân đoàn kết chống xâm lăng, bảo vệ nương rẫy, chống chia rẽ dân tộc, đòi thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc, phát huy vai trò của mọi dân tộc trong cao trào chống Mỹ cứu nước.

Các tổ chức và cá nhân yêu nước, không phân biệt khuynh hướng chính trị và các giới hãy hợp tác với Chính phủ Cách mạng lâm thời vì hòa bình, độc lập và trung lập của miền Nam Việt Nam.

Sĩ quan, binh sĩ, cảnh sát và nhân viên ngụy quyền hãy mau mau tách khỏi số phận nhục nhã của bọn xâm lược Mỹ và bọn bán nước Th iệu - Kỳ - Hương, hãy tích cực tham gia phong trào đấu tranh đòi hòa bình, chấm dứt chiến tranh và cải thiện đời sống. Hãy tìm mọi cách giúp đỡ đồng bào, giúp đỡ các lực lượng vũ trang nhân

Page 370: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

369

dân giải phóng. Với tư cách cá nhân hay tập thể, hãy quay súng bắn vào quân xâm lược và bọn tay sai ngoan cố, bước lên con đường cùng nhân dân chống Mỹ cứu nước, cứu nhà, xây dựng đời sống yên lành trong độc lập, tự do thật sự.

Kiều bào ở nước ngoài hàng ngày hướng về Tổ quốc quang vinh hãy cùng với các lực lượng tiến bộ của các nước, vận động phong trào nhân dân thế giới ủng hộ mạnh mẽ Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược, vạch mặt bọn Th iệu - Kỳ - Hương bán nước, nêu cao chính nghĩa và sức mạnh tất thắng của nhân dân Việt Nam.

Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam biết ơn sâu sắc sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa, các nước yêu chuộng hòa bình, các tổ chức dân chủ tiến bộ trên thế giới và nhân dân tiến bộ Mỹ đã ủng hộ nhân dân Việt Nam chống cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Đại hội kêu gọi các Chính phủ và nhân dân yêu chuộng hòa bình, tiến bộ trên thế giới hãy ủng hộ mạnh mẽ hơn nữa sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của nhân dân miền Nam Việt Nam, ủng hộ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, người đại diện chân chính, hợp pháp của nhân dân miền Nam Việt Nam.

Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam chân thành cảm ơn sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân tiến bộ và mọi khuynh hướng ở Mỹ chống chiến tranh xâm lược Việt Nam và kêu gọi bè bạn Mỹ hãy tiếp tục và kiên quyết đòi chính quyền Nixon phải chấm dứt cuộc chiến tranh hao người tốn của ở Việt Nam, rút hết quân Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam vì lợi ích của nhân dân Mỹ và lợi ích của hòa bình thế giới.

Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam trịnh trọng tuyên bố: “Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam, nói chuyện nghiêm chỉnh với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris về Việt Nam trên cơ sở giải pháp toàn bộ 10 điểm của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam để giải quyết vấn đề miền Nam Việt Nam, góp phần

Page 371: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

370

lập lại hòa bình ở Việt Nam. Đó là lối thoát danh dự cho Mỹ, rút khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam. Nhân dân miền Nam Việt Nam rất tha thiết với hòa bình, nhưng phải là hòa bình trong độc lập, tự do. Nhân dân miền Nam Việt Nam đề cao cảnh giác, quyết kiên trì chiến đấu cho đến khi Mỹ chấm dứt xâm lược, rút hết quân Mỹ và quân nước ngoài thuộc phe Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam, tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam. Sự nghiệp chính nghĩa chống Mỹ cứu nước của nhân dân miền Nam Việt Nam nhất định toàn thắng”1.

Ngày 12-6-1969, sau khi Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam diễn ra thành công và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được chính thức thành lập, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trịnh trọng tuyên bố:

“Vừa qua, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam và các lực lượng yêu nước khác ở miền Nam Việt Nam đã họp Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam để thảo luận những vấn đề quan trọng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong thời kỳ mới và nhất là quyết định thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Hội đồng Cố vấn bên cạnh Chính phủ. Cùng với đồng bào cả nước, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhiệt liệt chào mừng sự kiện lịch sử này, một thắng lợi mới rất to lớn của quân và dân miền Nam anh hùng. Đây là kết quả rực rỡ của những thắng lợi quân sự, chính trị và ngoại giao của nhân dân miền Nam đã giành được, nhất là từ đầu năm 1968 đến nay. Đây là bước phát triển tất yếu của quá trình xây dựng chính quyền cách mạng của nhân dân miền Nam, là biểu hiện rực rỡ ý chí của nhân dân miền Nam thực hiện quyền làm chủ của mình. Chính

1 Hiệu triệu của Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam do ông Huỳnh Tấn Phát đọc, bản kiểm thính tin Đài Giải phóng ngày 11-6-1969 lúc 18 giờ của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, hồ sơ 655, phông ĐIICH, TTLTII.

Page 372: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

371

phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhiệt liệt hoan nghênh đường lối và chương trình hành động của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam”.

Tiếp đó, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức công nhận và thể hiện tinh thần đoàn kết trong sự nghiệp chung là giải phóng dân tộc:

“Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam do Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam bầu ra là Chính phủ hợp pháp, đại diện chân chính của nhân dân miền Nam Việt Nam.

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thỏa thuận cùng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam nâng phái đoàn đại diện Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại miền Bắc thành đoàn đại diện đặc biệt của Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ cùng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tăng cường quan hệ về mọi mặt giữa hai miền trong khi chờ đợi thực hiện hòa bình, thống nhất Tổ quốc và cổ vũ giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam và tuyên bố của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, “quân và dân miền Bắc quyết tâm phát huy truyền thống chiến đấu và sản xuất thi đua xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa vững mạnh, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ chống Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, làm tròn nghĩa vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn.

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng thể hiện sự tin tưởng sâu sắc rằng các nước xã hội chủ nghĩa anh em, các nước yêu chuộng hòa bình và công lý, nhân dân thế giới và nhân dân tiến

Page 373: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

372

bộ Mỹ sẽ càng nhiệt liệt ủng hộ cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân Việt Nam cho đến thắng lợi cuối cùng”1.

Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời là một sự kiện trọng đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân miền Nam Việt Nam. Trong cuộc họp báo ngày 11-6-1969, Chủ tịch Huỳnh Tấn Phát nêu rõ: “Việc thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là một bước phát triển tất yếu của quá trình hoàn chỉnh hệ thống chính quyền cách mạng đã được xây dựng trên phần lớn đất đai ở miền Nam, đáp ứng yêu cầu lớn lao của cuộc chiến đấu là ra sức đẩy mạnh thế tiến công toàn diện trên tất cả các mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao để tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn”.

Việc thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Hội đồng Cố vấn Chính phủ đánh dấu những thắng lợi mới có ý nghĩa lịch sử của cách mạng miền Nam, biểu hiện rực rỡ ý chí của nhân dân miền Nam, thực hiện quyền làm chủ của mình. Vừa mới ra đời, Chính phủ Cách mạng đã nhận được sự ủng hộ nhiệt liệt của nhân dân thế giới và sự quan tâm của nhiều quốc gia khác.

3.2. CHÍNH PHỦ CÁCH MẠNG LÂM THỜI CỘNG HÒA MIỀN NAM VIỆT NAM VỚI CUỘC ĐẤU TRANH TRÊN MẶT TRẬN NGOẠI GIAO

3.2.1. Đấu tranh trên bàn Hội nghị ParisSau cuộc Tổng tiến công Mậu Th ân năm 1968, đế quốc Mỹ

buộc phải chấm dứt vô điều kiện chiến tranh đánh phá miền Bắc Việt Nam để đi đến giải quyết cuộc chiến tranh Việt Nam bằng thương lượng. Mỹ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắt đầu bước vào thảo luận các vấn đề chính trị liên quan. Trong đó, nội dung

1 Tuyên bố của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Bản kiểm thính tin Đài Hà Nội ngày 12-6-1969 lúc 19 giờ 15 của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, hồ sơ 655, phông ĐIICH, TTLTII.

Page 374: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

373

chủ yếu trước mắt là sự tham gia vào tiến trình đàm phán của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và của chính quyền Sài Gòn . Ngày 21-10-1968, vấn đề trên cũng đã được hai bên thống nhất với việc Bộ trưởng Xuân Th ủy thông báo quyết định của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chấp thuận đàm phán bốn bên về Việt Nam, gồm: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam với bên kia là Mỹ và Chính quyền Sài Gòn .

Ngày 10-6-1969, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Huỳnh Tấn Phát ký Quyết định số 07/QĐ/CT thành lập phái đoàn tham dự Hội nghị Paris về Việt Nam. Nội dung chính của quyết định gồm các điều:

“Điều 1: Đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris về Việt Nam trở thành đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris về Việt Nam.

Điều 2: Cử bà Nguyễn Th ị Bình , Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam làm Trưởng đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris về Việt Nam.

Điều 3: Ông Trần Bửu Kiếm , nguyên Trưởng đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris về nước nhận nhiệm vụ mới.

Điều 4: Cử ông Nguyễn Văn Tiến và ông Đinh Bá Th i làm Phó trưởng đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris về Việt Nam.

Bổ sung ông Dương Đình Th ảo làm đoàn viên trong đoàn. Ông Trần Hoài Nam, nguyên Phó trưởng đoàn đại biểu của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris về nước nhận nhiệm vụ mới”1.

1 Quyết định số 07/QĐ/CT ngày 10-6-1969 của Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời

Page 375: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

374

Page 376: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

375

Quyết định số 07/QĐ/CT ngày 10-6-1969 của Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam 1

1 Hồ sơ 967, phông Phủ Tổng thống Đệ Nhị Cộng hòa (1967 - 1975), TTLTII

Page 377: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

376

Danh sách đoàn đại biểu Phái đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tham dự Hội nghị Paris gồm:

1. Ông Trần Bửu Kiếm - Ủy viên Chủ tịch đoàn Ủy ban Trung ương, Trưởng Ban Liên lạc đối ngoại, Trưởng đoàn;

2. Bà Nguyễn Th ị Bình - Ủy viên Ủy ban Trung ương, Phó trưởng đoàn;

3. Ông Trần Hoài Nam - Ủy viên Ủy ban Trung ương, Phó trưởng đoàn kiêm phát ngôn viên;

4. Ông Nguyễn Văn Tiến - Ủy viên Ủy ban Trung ương, thành viên;

5. Ông Đinh Bá Th i - Th ành viên; 6. Bà Đỗ Th ị Duy Liên - Th ành viên; 7. Ông Trần Văn Tư - Th ành viên; 8. Ông Đặng Văn Th u - Th ành viên; 9. Ông Dương Đình Th ảo - Cố vấn; 10. Ông Lý Văn Sáu - Cố vấn; 11. Ông Đặng Ninh Đăng - Chuyên viên thư ký; 12. Bà Nguyễn Ngọc Dung - Chuyên viên thư ký; 13. Ông Phan Nhẫn - Chuyên viên thư ký; 14. Bà Phạm Th anh Vân - Phiên dịch; 15. ÔngTrịnh Văn Ánh - Phiên dịch1. Ngày 12-6-1969, tại phiên họp thứ 21, Bộ trưởng Bộ Ngoại

giao, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Th ị Bình chính thức công

Cộng hòa miền Nam Việt Nam, hồ sơ 967, phông ĐIICH, TTLTII.1 Danh sách phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại Hội nghị

Paris về Việt Nam (ngày 24-1-1969, hồ sơ 967, phông ĐIICH, TTLTII.

Page 378: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

377

bố trước hội nghị sự kiện Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình triệu tập Đại hội đại biểu quốc dân, thống nhất thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Hội đồng Cố vấn bên cạnh Chính phủ. Tuyên bố của Bộ trưởng Nguyễn Th ị Bình nêu rõ:

“Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Liên minh các Lực lượng Dân chủ và Hòa bình Việt Nam đã cùng với các chánh đảng, các đoàn thể, các dân tộc, các tôn giáo và các nhân sĩ yêu nước triệu tập Đại hội đại biểu quốc dân để nhận định tình hình, đề ra đường lối, chủ trương trong giai đoạn mới, lập ra Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Hội đồng Cố vấn bên cạnh Chính phủ Cách mạng lâm thời để lãnh đạo toàn dân đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến toàn thắng...

Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam, một đại hội đoàn kết với đông đủ đại biểu các lực lượng yêu nước ở miền Nam Việt Nam đánh dấu một bước phát triển mới của cuộc kháng chiến, biểu hiện tập trung ý chí của toàn dân quyết đẩy mạnh sự nghiệp chống Mỹ cứu nước đến toàn thắng. Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam đã quyết định nhiệm vụ thời kỳ trước mắt, tăng cường đoàn kết toàn dân, tập hợp rộng rãi mọi lực lượng tán thành độc lập, hòa bình, trung lập, kiên trì đẩy mạnh công cuộc chống Mỹ cứu nước, đánh bại chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, đánh đổ ngụy quyền tay sai phản động, hoàn thành Giải phóng miền Nam tạo điều kiện cơ bản để xây dựng miền Nam Việt Nam độc lập, dân chủ, hòa bình trung lập và phôn vinh tiến tới hòa bình thống nhất nước nhà.

Đại hội nhất trí cho rằng giải pháp toàn bộ 10 điểm về vấn đề miền Nam Việt Nam do Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đề ra là cơ sở đứng đắn, hợp tình hợp lý để chấm dứt chiến tranh xâm lược của Mỹ , lập lại hòa bình ở Việt Nam. Để đảm đương trách nhiệm lịch sử lãnh đạo toàn quân và toàn dân thực hiện những mục tiêu cấp bách của cách mạng, đại hội đã quyết định thành lập

Page 379: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

378

Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Hội đồng cố vấn bên cạnh chính phủ... Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là cơ quan hành pháp cao nhất đại diện cho ý chí và nguyện vọng của toàn dân có nhiệm vụ lãnh đạo các ngành, các cấp, động viên toàn dân đẩy mạnh kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc tiến tới hòa bình thống nhất nước nhà... Chính phủ Cách mạng lâm thời sẽ hiệp thương chính trị ở miền Nam Việt Nam, tán thành hòa bình, độc lập, trung lập để lập Chính phủ liên hiệp lâm thời trên nguyên tắc bình đẳng, dân chủ và tôn trọng lẫn nhau… Đây là biểu hiện quyền tự quyết thực sự của nhân dân miền Nam Việt Nam, do đó một lần nữa vạch trần cái gọi là hợp pháp hợp hiến của ngụy quyền Th iệu - Kỳ - Hương.

Trước Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam đã trịnh trọng tuyên bố chuyển giao cho Chính phủ Cách mạng lâm thời chức năng nhà nước đối nội cũng như đối ngoại kể cả tư cách đại diện chân chính của nhân dân miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris về Việt Nam...

Đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cho rằng giải pháp toàn bộ 10 điểm của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là cơ sở vững chắc cho việc giải quyết đứng đắn vấn đề miền Nam Việt Nam. Giải pháp đó bảo đảm các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam và quyền tự quyết của nhân dân Việt Nam đáp ứng lợi ích hòa bình của nhân dân Việt Nam, nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới.

Để giải quyết đứng đắn vấn đề miền Nam Việt Nam, Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân Mỹ và quân các nước ngoài thuộc phe Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam mà không được đặt điều kiện nào, phải từ bỏ việc duy trì chính quyền tay sai hiếu chiến Th iệu - Kỳ - Hương”1.

1 Phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Th ị Bình tại phiên họp lần thứ 21 ngày 12-6-1969 Hội

Page 380: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

379

Từ sau phiên họp thứ 21 trở đi, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tham dự Hội nghị Paris với tư cách là Chính phủ độc lập, đại diện chân chính cho nhân dân miền Nam Việt Nam. Trong các phiên họp của Hội nghị Paris, đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã thể hiện lập trường quan điểm của mình trong việc giải quyết các vấn đề về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở miền Nam Việt Nam, tương lai chính trị của miền Nam Việt Nam, vấn đề ngừng bắn, rút quân, trao trả tù binh…

Ngày 17-9-1970, Bộ trưởng, Trưởng phái đoàn Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Th ị Bình công bố đề nghị 8 điểm:

“Đáp ứng nguyện vọng hòa bình của nhân dân Việt Nam, Hoa Kỳ và thế giới, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam minh định thêm một số điểm trong giải pháp toàn bộ 10 điểm như sau:

1. Hoa Kỳ triệt thoái khỏi Nam Việt Nam không điều kiện quân và chiến cụ của họ và của Đồng minh, đồng thời phải phá hủy căn cứ quân sự Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam. Trong trường hợp Hoa Kỳ tuyên bố rút hết quân trước ngày 30-6-1971, quân lực “nhân dân giải phóng” sẽ không tấn công quân lực Hoa Kỳ và Đồng minh nữa. Đồng thời các vấn đề đảm bảo an toàn cho quân lực Hoa Kỳ và Đồng minh và phóng thích tù binh sẽ được đem ra thảo luận ngay.

2. Vấn đề quân sự Việt Nam sẽ do người Việt Nam cùng nhau giải quyết.

3. Chánh quyền hiện hữu của VNCH chỉ là công cụ của Hoa Kỳ . Mặt trận Giải phóng chỉ nói chuyện với một chính quyền loại trừ ba vị Th iệu, Kỳ, Khiêm và tán thành hòa bình, trung lập.

4. Nhân dân miền Nam sẽ tự quyết định tương lai chính trị qua một cuộc tổng tuyển cử tự do, dân chủ thực sự. Chỉ có một Chánh phủ Liên hiệp lâm thời với một thành phần phản ảnh những nguyện

nghị Paris về Việt Nam, hồ sơ 989, phông ĐIICH, TTLTII.

Page 381: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

380

vọng và ý chí hòa bình độc lập, trung lập và dân chủ mới có thể đứng ra tổ chức cuộc tổng tuyển cử tự do và dân chủ.

5. Chánh phủ Liên hiệp lâm thời gồm ba thành phần:Th uộc Chánh phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam

Việt Nam.Th uộc Chánh phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa tán thành hòa

bình, độc lập, trung lập và dân chủ.Th uộc các đảng phái và tôn giáo, tán thành độc lập, trung lập

và hòa bình.Chánh phủ Liên hiệp lâm thời sẽ thi hành chánh sách ngoại giao

hòa hợp dân tộc và tổ chức tổng tuyển cử để thành lập Chánh phủ Liên hiệp chính thức.

Chánh phủ Liên hiệp lâm thời sẽ áp dụng chính sách ngoại giao hòa bình và trung lập theo 5 nguyên tắc sống chung hòa bình, thiết lập quan hệ ngoại giao với mọi quốc gia không phân biệt chế độ chính trị, kể cả Hoa Kỳ .

6. Vấn đề thống nhất đất nước sẽ thực hiện dần dần bằng phương thức hòa bình, trên căn bản thương thuyết và thỏa hiệp giữa hai miền, không có sự can thiệp ngoại lai. Trong khi chờ đợi, hai miền sẽ tái lập quan hệ bình thường trong mọi lĩnh vực trên căn bản bình đẳng và tôn trọng hỗ tương.

7. Các phe liên hệ sẽ cùng ấn định những biện pháp nhằm bảo đảm sự tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh các điều khoản đã được thỏa thuận.

8. Sau khi ký kết thỏa hiệp nhằm chấm dứt chiến cuộc và tái lập hòa bình ở Việt Nam, các phe Liên hệ sẽ thực hiện những thể thức đã được quy định chung về việc ngưng bắn tại Nam Việt Nam”1.

1 Tài liệu của Nha Chính trị Âu Phi Bộ Ngoại giao VNCH về Hội đàm Ba Lê về Việt Nam, số 84, hồ sơ 1462, phông Phủ Quốc vụ khanh Đặc trách Văn hóa, TTLTII.

Page 382: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

381

Trả lời đề nghị ngừng bắn của Nixon , trong hai phiên họp liên tiếp (phiên họp thứ 94 ngày 10-12-1970 và thứ 95 ngày 17-12-1970), Trưởng phái đoàn Cộng hòa miền Nam Việt Nam , Bộ trưởng Nguyễn Th ị Bình đưa ra “Tuyên bố ba điểm” và đề nghị ngừng bắn 2 giai đoạn. Cụ thể, Tuyên bố ba điểm gồm các nội dung:

“Sẽ thực hiện ngừng bắn giữa các lực lượng võ trang nhân dân Giải phóng miền Nam Việt Nam đối với quân đội Mỹ , nhân viên quân sự Mỹ và các nước ngoài thuộc phe Mỹ ngay sau khi Chính phủ Mỹ tuyên bố rút hết quân đội và nhân viên quân sự Mỹ và các nước ngoài thuộc phe Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam trước 30-6-1971.

Sẽ thực hiện ngừng bắn giữa các lực lượng võ trang nhân dân Giải phóng miền Nam Việt Nam đối với chánh quyền Sài Gòn ngay sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam , Chánh quyền Sài Gòn không có Th iệu - Kỳ - Khiêm tán thành hòa bình, độc lập trung lập dân chủ thỏa thuận với nhau về việc lập Chính phủ liên hiệp lâm thời gồm 3 thành phần để tổ chức tổng tuyển cử.

Các bên sẽ cùng nhau định ra những biện pháp nhằm bảo đảm sự tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh các điều kiện đã được thỏa thuận. Trong các dịp lễ Noel 1970, Tết dương lịch 1971 và Tết Nguyên đán Tân Hợi, Chánh phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Bộ Chỉ huy các lực lượng võ trang nhân dân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã quyết định ngừng tấn công quân sự vào quân đội Mỹ , quân ngụy và quân các nước ngoài thuộc phe Mỹ”1.

Đề nghị ngừng bắn gồm:

“Giai đoạn 1: Th ực hiện ngừng bắn với quân đội Hoa Kỳ và Đồng Minh nếu Hoa Kỳ chấp nhận rút toàn bộ quân đội Hoa Kỳ và Đồng Minh trước 30-6-1971.

1 Tài liệu của Nha Chính trị Âu châu - Bộ Ngoại giao VNCH về Hội đàm Ba Lê, số 94, ngày 28-12-1970, hồ sơ 1463, phông Phủ Quốc vụ khanh Đặc trách Văn hóa, TTLTII.

Page 383: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

382

Giai đoạn 2: Th ực hiện ngừng bắn với quân đội VNCH sau khi thành lập “chính phủ liên hiệp” gồm 3 thành phần tại Sài Gòn ”.

Đề nghị của Bộ trưởng Nguyễn Th ị Bình tỏ rõ lập trường không thể tách rời vấn đề quân sự và chính trị trong giải quyết hòa bình cuộc chiến ở Việt Nam. Đồng thời, với tuyên bố chấp nhận thảo luận với chính quyền Sài Gòn không có Th iệu - Kỳ - Khiêm, đã cho thấy sự nhượng bộ, thiện chí của cách mạng đối với vấn đề chính trị ở miền Nam Việt Nam, phản bác luận điệu xuyên tạc của Hoa Kỳ và Sài Gòn cho rằng, Quân giải phóng cương quyết lật đổ hoàn toàn chế độ Sài Gòn, thâu tóm Chính phủ liên hiệp và tiến hành bầu cử theo ý muốn.

Ngày 29-4-1971, tại phiên họp thứ 111, Bộ trưởng Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Th ị Bình công bố “lệnh của Bộ Chỉ huy các lực lượng võ trang nhân dân Giải phóng miền Nam Việt Nam ngày 26-4-1971 về việc không tấn công các binh sĩ Mỹ phản chiến không có hành động đối địch với quân và dân miền Nam Việt Nam”1.

Ngày 27-5-1971, đại diện phái đoàn Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Văn Tiến kiên quyết đòi thay thế chính quyền Th iệu - Kỳ - Khiêm với những lý lẽ đanh thép:

“Những người cầm đầu chánh quyền Sài Gòn ngày nay, với vai trò làm tay sai cho Mỹ , đang điên cuồng chống lại các nguyện vọng bức thiết của nhân dân miền Nam Việt Nam.

Nhân dân miền Nam Việt Nam mong muốn hòa bình, một nền hòa bình được thực hiện qua một giải pháp chính trị đứng đắn cho vấn đề miền Nam Việt Nam. Nhưng những người cầm đầu chánh quyền Sài Gòn thì chống lại một giải pháp như vậy.

Nhân dân miền Nam Việt Nam muốn độc lập, nhưng Th iệu -Kỳ - Khiêm muốn miền Nam phải bị đặt dưới ách thống trị thực dân của Mỹ .

1 Tài liệu của Nha Chính trị Âu Phi Bộ Ngoại giao VNCH về Hội đàm Ba Lê về Việt Nam, số 111, hồ sơ 1466, phông Phủ Quốc vụ khanh Đặc trách Văn hóa, TTLTII.

Page 384: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

383

Page 385: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

384

Page 386: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

385

Page 387: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

386

Diễn văn của Trưởng phái đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền NamViệt Nam Nguyễn Thị Bình tại phiên họp thứ 111 Hội nghị Paris về Việt Nam

ngày 29-4-19711

1 Trung tâm Lưu trữ quốc gia II, phông Phủ Quốc vụ khanh Đặc trách Văn hóa, hồ sơ 1466.

Page 388: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

387

Nhân dân miền Nam Việt Nam mong muốn trung lập nhưng Chính quyền Sài Gòn lại một mực chống lại trung lập, thực tế là đòi miền Nam Việt Nam phải lệ thuộc vào Mỹ .

Nhân dân miền Nam Việt Nam muốn dân chủ và tự do, nhưng chánh quyền Sài Gòn thi hành một chánh sách độc tài phát xít.

Nhân dân miền Nam Việt Nam muốn hòa hợp dân tộc, mà hình thức hòa hợp tốt nhất là sự liên hiệp rộng rãi giữa mọi lực lượng yêu nước và yêu hòa bình, không phân biệt xu hướng, chánh kiến và tôn giáo. Nhưng chánh quyền Sài Gòn hiện nay thì ra sức chống liên hiệp, chống lại hòa hợp dân tộc.

Những người cầm đầu chánh quyền Sài Gòn hiện nay thật sự là trở ngại cho một giải pháp chính trị đứng đắn cho vấn đề miền Nam Việt Nam”1.

Tại Paris, những tài liệu của Lầu Năm Góc trở thành minh chứng vững chắc tố cáo chính sách theo đuổi chiến tranh của Hoa Kỳ và các đề nghị kiên định của cách mạng trên bàn đàm phán. Trong phiên họp thứ 118, ngày 24-6-1971, với các chứng cứ mới, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Th ị Bình vạch trần bộ mặt xâm lược của Mỹ:

“Để chống lại một giải pháp chánh trị đứng đắn cho vấn đề miền Nam Việt Nam, chánh quyền Nixon không ngớt đưa ra những luận điệu xuyên tạc về nguồn gốc cuộc chiến tranh cũng như thực tế tình hình ở miền Nam Việt Nam.

Nhưng những luận điệu dối trá của họ không ngừng bị bóc trần trước dư luận. Th êm một bằng chứng mới nữa là việc báo chí Mỹ vừa công bố một tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Mỹ. Dầu chỉ nêu lên một phần sự thật, tài liệu đó cũng đã để lộ rõ quá trình can thiệp và xâm lược của Mỹ đối với Việt Nam trong suốt mấy chục năm

1 Trung tâm Lưu trữ quốc gia II, phông Phủ Quốc vụ khanh Đặc trách Văn hóa, hồ sơ 1466: Tài liệu của Nha Chính trị Âu Phi - Bộ Ngoại giao VNCH về Hội đàm Ba Lê về Việt Nam, số 114.

Page 389: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

388

nay. Chính vì tham vọng nô dịch nhân dân Việt Nam mà các chánh quyền nối tiếp ở Mỹ đã có kế hoạch từng bước can thiệp vào chiến tranh Đông Dương, phá hoại Hiệp định Genève năm 1954 về Việt Nam, dựng lên chánh quyền tay sai và phá hoại cuộc tổng tuyển cử dự định tổ chức vào năm 1956 để thống nhứt Việt Nam, gây ra “chiến tranh đặc biệt” rồi “chiến tranh cục bộ” với việc đưa hơn nửa triệu quân viễn chinh Mỹ vào miền Nam Việt Nam, dùng không quân và hải quân tiến hành chiến tranh phá hoại chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa .

Đây là sự xác nhận không thể chối cãi được, một sự thật mà chúng tôi đã nêu lên từ lâu, ngay trong phiên họp đầu tiên của Hội nghị này: nguồn gốc sâu xa và nguyên nhân trực tiếp của cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam là sự can thiệp và xâm lược của Mỹ ”1.

Đồng quan điểm trên, Bộ trưởng Xuân Th ủy phát biểu:

“Những tài liệu nghiên cứu của Bộ Quốc phòng Mỹ đăng trên Th ời báo Nữu Ước, báo Bưu điện Oasinhton… trong tuần trước mới nói lên một phần sự thật nhưng đã là những bằng chứng rành rành xác nhận những điều mà Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vạch ra từ lâu về nguồn gốc chiến tranh Việt Nam, về thực chất vấn đề Việt Nam là hoàn toàn đứng đắn.

Rõ ràng là:

- Nguồn gốc chiến tranh ở Việt Nam, ở Đông Dương là chính sách can thiệp và xâm lược của Mỹ . Vấn đề Việt Nam là vấn đề Mỹ xâm lược và nhân dân Việt Nam chống xâm lược, vấn đề Đông Dương là vấn đề Mỹ xâm lược và nhân dân các nước Đông Dương chống xâm lược.

- Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đã can thiệp vào tình hình Việt Nam và Đông Dương. Nhất là từ năm 1954, Mỹ đã giày xéo lên Hiệp định Genève về Việt Nam và Đông Dương mà họ đã

1 Tài liệu của Bộ Ngoại giao VNCH về phiên họp thứ 118 ngày 24-6-1971 Hội đàm Ba Lê, hồ sơ 1467, phông Phủ Quốc vụ khanh Đặc trách Văn hóa, TTLTII.

Page 390: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

389

cam kết tôn trọng. Mỹ dựng lên khối quân sự xâm lược Đông Nam Á, nặn ra chính quyền tay sai ở Sài Gòn làm công cụ thực hiện chính sách thực dân mới, chống lại cuộc tổng tuyển cử để thống nhất nước Việt Nam đáng lẽ được tổ chức vào tháng 7-1956 như Hiệp định Genève 1954 đã quy định, tiến hành chiến tranh đặc biệt chống lại nhân dân miền Nam Việt Nam, tiến hành những hoạt động phá hoại đối với miền Bắc Việt Nam, đối với Lào và Campuchia.

- Mỹ sắp sẵn trước hàng năm về kế hoạch leo thang và mở rộng chiến tranh, bịa ra cái gọi là sự kiện vịnh Bắc Bộ để kiếm cớ tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và ồ ạt đưa quân đội Mỹ vào miền Nam Việt Nam tiến hành chiến tranh cục bộ.

- Mỹ cũng đã phá hoại có hệ thống Hiệp định Genève năm 1962 về Lào, thực hiện kế hoạch ném bom vùng giải phóng Lào; cho quân Mỹ và quân ngụy Sài Gòn xâm nhập lãnh thổ Lào; phá hoại việc giải quyết hòa bình vấn đề Lào.

Qua tài liệu đăng trên các báo nói trên, qua những phản ứng sôi nổi trong dư luận Mỹ , càng thấy rõ luận điệu bảo vệ tự do, chống cộng sản, bảo vệ hòa bình,… của các chính quyền Mỹ hòng che giấu chính sách xâm lược của Mỹ ở Việt Nam là hoàn toàn bịp bợm. Chính quyền Mỹ đã đổ hàng trăm tỉ đô la, hy sinh hàng chục vạn thanh niên Mỹ vào một cuộc chiến tranh phi đạo lý, một cuộc chiến tranh đầy tội ác”1.

Ngày 1-7-1971, tiếp tục tấn công vào chính sách theo đuổi chiến tranh của Nixon , tại phiên họp thứ 119, phái đoàn Cộng hòa miền Nam Việt Nam đưa ra “Đề nghị bảy điểm”:

“1. Về thời hạn rút hết quân Mỹ :

Chánh phủ Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam, chấm dứt chánh sách “Việt Nam hóa chiến tranh”, rút hết quân đội,

1 Tài liệu của Bộ Ngoại giao VNCH về phiên họp thứ 118 ngày 24-6-1971 Hội đàm Ba Lê, hồ sơ 1467, phông Phủ Quốc vụ khanh Đặc trách Văn hóa, TTLTII.

Page 391: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

390

nhân viên quân sự, võ khí, dụng cụ chiến tranh của Mỹ và các nước thuộc phe Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, và hủy bỏ các căn cứ quân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam mà không được đòi điều kiện gì.

Chánh phủ Mỹ và quân các nước ngoài thuộc phe Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam.

Trong trường hợp Chánh phủ Mỹ đưa ra một thời hạn cho việc rút hết trong năm 1971 toàn bộ quân Mỹ và quân các nước ngoài thuộc phe Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, các bên sẽ thỏa thuận cùng một lúc về thể thức của hai việc sau đây:

a. Việc rút hết một cách an toàn quân đội Mỹ và quân đội của các nước ngoài thuộc phe Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam.

b. Việc thả hết quân nhân của các bên và dân thường bị bắt trong chiến tranh (bao gồm tất cả những người lái máy bay Mỹ bị bắt ở miền Bắc Việt Nam) để tất cả những người kể trên có thể sớm trở về với gia đình.

Hai việc trên đây sẽ bắt đầu cùng một ngày và hoàn thành cùng một ngày.

Ngay sau khi các bên đạt được thỏa thuận về việc rút hết quân Mỹ và quân các nước ngoài thuộc phe Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, sẽ thực hiện ngừng bắn giữa các lực lượng võ trang nhân dân Giải phóng miền Nam Việt Nam với quân Mỹ và quân các nước ngoài thuộc phe Mỹ.

2. Vấn đề chánh quyền ở miền Nam Việt Nam:Chánh phủ Mỹ phải thật sự tôn trọng quyền tự quyết của nhân

dân miền Nam Việt Nam, chấm dứt can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam, chấm dứt ủng hộ nhóm cầm quyền hiếu chiến hiện nay ở Sài Gòn do Nguyễn Văn Th iệu cầm đầu, chấm dứt mọi thủ đoạn, kể cả thủ đoạn bịp bợm về tuyển cử, nhằm duy trì Nguyễn Văn Th iệu.

Th ông qua mọi biện pháp, các lực lượng chánh trị, xã hội, tôn giáo ở miền Nam mong muốn hòa bình và hòa hợp dân tộc sẽ lập ra

Page 392: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

391

ở Sài Gòn một chánh quyền mới tán thành hòa bình, độc lập, trung lập và dân chủ. Chánh phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam sẽ nói chuyện với chánh quyền đó để giải quyết các vấn đề sau đây:

a. Lập một Chánh phủ hòa hợp dân tộc rộng rãi gồm ba thành phần để làm nhiệm vụ trong thời gian từ hòa bình lập lại đến tổng tuyển cử và để tổ chức tổng tuyển cử ở miền Nam Việt Nam.

Ngay sau khi thành lập Chính phủ hòa hợp dân tộc sẽ thực hiện ngừng bắn giữa các lực lượng võ trang nhân dân Giải phóng miền Nam Việt Nam và các lực lượng võ trang của chánh quyền Sài Gòn .

b. Th i hành những biện pháp cụ thể, có bảo đảm cần thiết, nhằm cấm khủng bố, trả thù và phân biệt đối xử với những người đã hợp tác với bên này hoặc bên kia; bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân miền Nam Việt Nam; trả lại tự do ngay cho những người bị bắt vì lý do chánh trị; giải tán các trại tập trung và xóa bỏ mọi hình thức o ép, kìm kẹp để nhân dân được hoàn toàn tự do trở về quê quán và tự do làm ăn.

c. Ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân, tạo điều kiện để mọi người góp tài, góp sức vào công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng lại xứ sở.

d. Th ỏa thuận về các biện pháp, nhằm bảo đảm cho cuộc tổng tuyển cử ở miền Nam Việt Nam được thật sự tự do, dân chủ và công bằng.

3. Vấn đề các lực lượng võ trang Việt Nam ở miền Nam Việt Nam:Các bên Việt Nam cùng nhau giải quyết vấn đề các lực lượng võ

trang Việt Nam ở miền Nam Việt Nam trên tinh thần hòa hợp dân tộc, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, không có sự can thiệp của nước ngoài, phù hợp với tình hình sau chiến tranh và nhằm giảm nhẹ sự đóng góp của nhân dân.

4. Vấn đề hòa bình thống nhất nước Việt Nam, quan hệ giữa hai miền Nam Bắc:

Page 393: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

392

a. Việc thống nhất nước Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước, bằng phương pháp hòa bình, trên cơ sở bàn bạc và thỏa thuận giữa hai miền, không bên nào cưỡng ép hoặc thôn tính bên nào và không có sự can thiệp của nước ngoài.

Trong khi chờ đợi thống nhất nước nhà thì lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền Nam Bắc, bảo đảm tự do đi lại, tự do thư tín, tự do cư trú, đặt quan hệ kinh tế, văn hóa theo nguyên tắc hai miền đều có lợi và giúp đỡ lẫn nhau.

Mọi vấn đề liên quan đến hai miền sẽ do đại biểu có thẩm quyền của nhân dân Việt Nam ở hai miền thương lượng để giải quyết, không có sự can thiệp của nước ngoài.

b. Như Hiệp định Genève năm 1954 về Việt Nam đã quy định, trong lúc nước Việt Nam còn tạm thời chia làm hai miền, miền Nam và miền Bắc Việt Nam không tham gia liên minh quân sự nào với nước ngoài, không cho phép nước ngoài có căn cứ quân sự, quân đội và nhân viên quân sự trên đất mình, không công nhận sự bảo hộ của bất cứ nước nào, liên minh hoặc khối quân sự nào.

5. Chính sách đối ngoại hòa bình trung lập của miền Nam Việt Nam:Miền Nam Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình,

trung lập, đặt quan hệ với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị và xã hội, theo năm nguyên tắc chung sống hòa bình, đặt quan hệ kinh tế, văn hóa với tất cả các nước, nhận sự hợp tác của các nước để khai thác tài nguyên của miền Nam Việt Nam, nhận viện trợ kinh tế, kỹ thuật của bất cứ nước nào không kèm theo điều kiện chính trị, tham gia vào các kế hoạch hợp tác kinh tế khu vực.

Dựa trên những nguyên tắc đó, sau chiến tranh, miền Nam Việt Nam và Mỹ sẽ lập quan hệ về các mặt chánh trị, kinh tế, văn hóa.

6. Về những thiệt hại do Mỹ gây ra cho nhân dân Việt Nam ở hai miền:

Chánh phủ Mỹ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những thiệt hại và tàn phá do Mỹ gây ra cho nhân dân Việt Nam ở cả hai miền.

Page 394: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

393

7. Vấn đề tôn trọng và bảo đảm quốc tế Hiệp định sẽ ký kết.Các bên thỏa thuận về những hình thức tôn trọng và bảo đảm

quốc tế đối với các Hiệp định sẽ ký kết”1. Ngày 3-2-1972, ông Nguyễn Văn Tiến phát biểu tại phiên họp

thứ 143, đã thể hiện sự nhượng bộ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đối với hai vấn đề cơ bản, như sau:

“1. Vấn đề rút quân Mỹ , chấm dứt chiến tranh bằng không quân và mọi hoạt động quân sự của Mỹ ở Việt Nam.

Chánh phủ Mỹ phải chấm dứt chiến tranh bằng không quân và mọi hoạt động quân sự ở Việt Nam, rút nhanh và rút hết toàn bộ quân đội, cố vấn, nhân viên quân sự, võ khí, dụng cụ chiến tranh của Mỹ và các nước ngoài thuộc phe Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, hủy bỏ các căn cứ quân sự của Mỹ ở miền Nam Việt Nam.

Chánh phủ Mỹ phải đưa ra một thời hạn dứt khoát cho việc rút hết toàn bộ quân đội, cố vấn, nhân viên quân sự, võ khí, dụng cụ chiến tranh của Mỹ và các nước ngoài thuộc phe Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam mà không kèm theo điều kiện gì. Th ời hạn dứt khoát đó cũng là thời hạn thả hết quân nhân của các bên và dân thường bị bắt trong chiến tranh (bao gồm cả những người lái máy bay Mỹ bị bắt ở miền Bắc Việt Nam).

2. Vấn đề chính trị ở miền Nam Việt Nam.Chánh phủ Mỹ phải thật sự tôn trọng quyền tự quyết của nhân

dân miền Nam Việt Nam, chấm dứt mọi sự can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.

Nguyễn Văn Th iệu và bộ máy áp bức, kềm kẹp của Th iệu, công cụ của chính sách “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ , là trở ngại chính cho việc giải quyết vấn đề chính trị ở miền Nam Việt Nam. Do đó, Nguyễn Văn Th iệu phải từ chức ngay, chánh quyền Sài Gòn phải chấm dứt chánh sách hiếu chiến, phải thủ tiêu ngay bộ máy áp bức,

1 Tài liệu của Nha Chính trị Âu Phi - Bộ Ngoại giao VNCH về Hội đàm Ba Lê về Việt Nam, số 119, hồ sơ 1467, phông Phủ Quốc vụ khanh Đặc trách Văn hóa, TTLTII.

Page 395: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

394

kềm kẹp nhân dân, phải chấm dứt chánh sách bình định, giải tán các trại tập trung, trả lại tự do cho những người bị bắt vì lý do chính trị, bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân đã được Hiệp định Genève năm 1954 về Việt Nam quy định”1.

Qua phát biểu của ông Nguyễn Văn Tiến , quan điểm giải quyết hai vấn đề căn bản của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam có sự nhượng bộ rõ rệt liên quan đến vấn đề tù binh và chính quyền Th iệu. Cụ thể, hai điểm khác so với lập trường 7 điểm nêu ra ngày 1-7-1971: 1. Nếu Hoa Kỳ xác định được thời hạn rút quân đội Hoa Kỳ và các đồng minh khỏi miền Nam Việt Nam thì thời điểm rút hết quân sẽ là thời điểm bắt đầu trao trả tù binh của các bên (nghĩa là không cần chờ đến khi Hiệp định được ký kết); 2. Không yêu cầu thay đổi chính thể hiện hữu ở miền Nam Việt Nam mà chỉ yêu cầu Nguyễn Văn Th iệu phải từ chức ngay. Đồng thời, chính thể này phải thay đổi chính sách: chấm dứt bình định, giải tán các trại tập trung, chấm dứt khủng bố dân chúng, thả các tù chính trị, bảo đảm thực hiện các quyền tự do, dân chủ của dân chúng như Hiệp định Genève đã quy định năm 1954.

Ngày 18-1-1973, khai mạc phiên họp thứ 174 - phiên họp cuối cùng của Hội nghị Paris về Việt Nam, với sự tham dự của các phó trưởng đoàn. Phiên họp đã diễn ra với lời lẽ hòa dịu và các bên cùng thống nhất đi đến ký kết Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Phó trưởng đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam , ông Đinh Bá Th i , sau khi nêu lên hiện tình chiến tranh tại miền Nam Việt Nam, đã cho rằng, vấn đề giải quyết hòa bình vấn đề Việt Nam hiện nay hoàn toàn tùy thuộc ở Hoa Kỳ . Phát biểu của ông nêu rõ:

“Th ưa các vị, Mặc dầu dư luận rộng rãi trên thế giới đòi hỏi phía Mỹ phải chấm

dứt cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài của họ ở Việt Nam, hiện nay ở

1 Tài liệu về Hội đàm tại Ba Lê về Việt Nam số 143, Bộ Ngoại giao VNCH , hồ sơ 1469, phông Phủ Quốc vụ khanh Đặc trách Văn hóa, TTLTII.

Page 396: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

395

miền Nam Việt Nam, cuộc chiến tranh đó vẫn đang tiếp diễn ác liệt. Không quân Mỹ và Sài Gòn tiếp tục đánh phá dữ dội ở nhiều vùng. Riêng máy bay B52 vẫn hàng ngày tiến hành các cuộc ném bom rải thảm xuống nhiều vùng đông dân ngay sát Sài Gòn. Chính Bộ Chỉ huy Quân sự Mỹ ở Sài Gòn đã trắng trợn khoe rằng, những cuộc ném bom mới đây của máy bay Mỹ ở miền Nam Việt Nam là mạnh nhứt từ hơn một tháng nay. Quân đội Sài Gòn đang mở nhiều cuộc hành quân lớn nhằm lấn chiếm những vùng giải phóng thuộc quyền kiểm soát của Chánh phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam , gây thêm tàn phá và chết chóc cho nhân dân.

Tại những vùng do họ kiểm soát, chánh quyền Sài Gòn vẫn thi hành chánh sách thủ tiêu các quyền tự do dân chủ của nhân dân, đàn áp những người đối lập và bất cứ ai nói đến hòa bình, hòa hợp dân tộc.

Tánh mạng của hàng chục vạn người bị giam giữ trong các nhà tù vẫn bị đe dọa nghiêm trọng vì chế độ lao tù khắc nghiệt và âm mưu thủ tiêu họ của nhà cầm quyền Sài Gòn .

Trong khi đó, những người cầm đầu chánh quyền Sài Gòn vẫn tiếp tục nêu lên những đòi hỏi vô lý mà chúng tôi đã nhiều lần phê phán và bác bỏ vì những đòi hỏi đó chỉ làm trở ngại cho một giải pháp đúng đắn cho vấn đề Việt Nam.

“Hòa bình ngay ở Việt Nam” là đòi hỏi bức thiết của nhân dân Việt Nam, nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới. Chánh phủ Mỹ không thể làm ngơ mãi trước đòi hỏi bức thiết đó. Không những Mỹ phải chấm dứt vĩnh viễn mọi hành động chiến tranh chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà còn phải từ bỏ chánh sách “Việt Nam hóa chiến tranh”, chấm dứt mọi sự can thiệp của họ ở miền Nam Việt Nam. Mỹ và chánh quyền Sài Gòn phải chấm dứt ngay những cuộc ném bom và hành quân càn quét lấn chiếm, chấm dứt chánh sách đàn áp khủng bố, đặc biệt là chấm dứt ngược đãi tù chánh trị và phải trả ngay tự do cho họ. Họ phải ký ngay Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Page 397: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

396

Tình hình thực tế ở Việt Nam trong hơn mười năm qua đã chứng tỏ rằng, chánh sách dùng võ lực của Mỹ đã không thể khuất phục được nhân dân Việt Nam và ngày càng bị dư luận rộng rãi trên thế giới nghiêm khắc lên án. Đã đến lúc Mỹ rút ra bài học đó, thương lượng nghiêm chỉnh để chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, chấm dứt mọi sự dính líu của Mỹ ở Việt Nam và thật sự tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam.

Cần phải thừa nhận thực tế hiển nhiên là ở miền Nam Việt Nam hiện nay có hai chánh quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chánh trị. Nếu phủ nhận thực tế đó thì chỉ càng làm cho chiến tranh kéo dài, sự dính líu của Mỹ ở Việt Nam càng sâu thêm, và càng ngăn cản các bên ở miền Nam Việt Nam cùng nhau giải quyết các vấn đề nội bộ của mình.

Về phần mình, mặc dầu đã hy sinh và chiến đấu trong hàng chục năm nay vì độc lập tự do của đất nước, Mặt trận Dân tộc Giải phóng và Chánh phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam không đòi phần hơn về mình mà trước sau vẫn chủ trương giải quyết vấn đề nội bộ miền Nam Việt Nam trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc. Chủ trương đó của Chánh phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam hết sức phù hợp với nguyện vọng của nhân dân miền Nam Việt Nam kể cả nhiều người trong chánh quyền và quân đội Sài Gòn . Khăng khăng đi ngược lại nguyện vọng bức thiết đó của nhân dân thì dầu có biện bạch gì đi nữa Chánh quyền Sài Gòn cũng bị nhân dân chống lại.

Th ưa các vị, Do ý đồ giải quyết vấn đề Việt Nam bằng chánh sách võ lực của

phía Mỹ mà hiện nay mọi người có lương tri trên thế giới đang theo dõi với băn khoăn và lo lắng sự thành thật của Mỹ trong việc giải quyết hòa bình vấn đề Việt Nam. Liệu phía Mỹ đã sẵn sàng đáp ứng thiện chí và sự nghiêm chỉnh của Chánh phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Chánh phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa , đã chịu đáp ứng nguyện vọng hòa bình của nhân dân

Page 398: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

397

toàn thế giới hay chưa? Chiến tranh hay hòa bình, hiện nay hoàn toàn tùy thuộc ở Mỹ”1.

Đến đây, Hội nghị Paris về Việt Nam, sau 4 năm 8 tháng 8 ngày (tính từ ngày 10-5-1968), gồm 2 phiên họp về thủ tục (phiên họp ngày 10-5-1968 và phiên họp ngày 18-1-1969), 202 phiên họp chính thức (28 phiên họp hai bên giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và 174 phiên họp bốn bên), đã kết thúc với kết quả các bên thống nhất đi đến ký kết Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

11 giờ (giờ Paris), ngày 27-1-1973, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Đại lộ Kleber, Paris, đại diện bốn bên, gồm: Bộ trưởng Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Nguyễn Duy Trinh ; Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Th ị Bình ; Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ William P. Rogers và Trần Văn Lắm - Tổng trưởng Ngoại giao chính quyền Sài Gòn , cùng ký kết vào Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, trước sự đón chào của hàng vạn người yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

Hội nghị Paris về Việt Nam kéo dài từ năm 1968 đến năm 1973, Đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và tiếp đó là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã góp phần vào việc buộc Mỹ và chính quyền Sài Gòn phải ký Hiệp định Paris về Việt Nam trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và rút hết quân Mỹ về nước theo tinh thần được thể hiện trong lập trường 5 điểm và giải pháp toàn bộ 10 điểm của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Ngay sau khi Hiệp định Paris được ký kết, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã đưa ra “Chính

1 Phát biểu của ông Đinh Bá Th i tại phiên họp thứ 174 Hội nghị Paris về Việt Nam ngày 18-1-1973, hồ sơ 1230, phông ĐIICH, TTLTII.

Page 399: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

398

sách cơ bản của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam sau Hiệp định Paris” với nội dung:

1. Triệt để tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản của Hiệp định Paris về Việt Nam, đồng thời đấu tranh đòi Chính phủ Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn cũng phải làm như vậy nhằm giữ hòa bình lâu dài và vững chắc thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc.

2. Xây dựng một chế độ chính trị thật sự dân tộc, dân chủ, thoát hẳn mọi sự lệ thuộc nước ngoài, bảo đảm quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam.

3. Hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân, khôi phục và phát triển kinh tế tiến lên xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, phồn thịnh.

4. Xây dựng một nền văn hóa giáo dục dân tộc, dân chủ, lành mạnh và tiến bộ, phát triển khoa học kỹ thuật, phát triển y tế.

5. Lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền Nam Bắc, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc.

6. Củng cố và tăng cường quan hệ láng giềng và tình đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau giữa nhân dân ba nước Đông Dương, thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, trung lập và hòa bình1.

Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được ký kết, Mỹ buộc phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Song, chúng không từ bỏ âm mưu xâm lược Việt Nam, tiếp tục viện trợ, tạo điều kiện cho chính quyền Sài Gòn phá hoại Hiệp định Paris.

Ngay sau khi Hiệp định được ký kết, dưới sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ , chính quyền Sài Gòn đã tập trung thực thi một loạt các đối sách với ba nội dung chính:

1 Chính sách cơ bản của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam sau Hiệp định Paris, trích bản báo cáo chính trị của  Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Huỳnh Tấn Phát nhân dịp kỷ niệm 4 năm thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, hồ sơ 1206, phông ĐIICH, TTLTII.

Page 400: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

399

Về kinh tế, sử dụng tiền viện trợ để tạo dựng một xã hội trong vùng kiểm soát của chính quyền Sài Gòn ổn định và phát triển với nền kinh tế tự lập;

Về quân sự, tạo được đội quân đông với vũ khí, phương tiện Mỹ nhằm có thể thay thế vai trò của quân viễn chinh Mỹ và chư hầu trên chiến trường miền Nam Việt Nam. Sử dụng lực lượng quân sự tiến hành chiến tranh “giành dân, lấn đất”, giành lại thế chủ động trên chiến trường và tạo thế mạnh trên bàn đàm phán;

Về ngoại giao, trên bàn đàm phán giữa hai bên miền Nam Việt Nam sử dụng “kế hoãn binh”, không đi vào giải quyết thực chất vấn đề nhằm kéo dài thời gian cho đến khi đạt được ưu thế về quân sự và chính trị.

Trước thái độ hiếu chiến của chính quyền Th iệu, ngày 26-1-1974, Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam gửi công hàm đến Bộ trưởng ngoại giao các nước ký Định ước của Hội nghị Quốc tế về Việt Nam, các thành viên của Ủy ban Quốc tế Kiểm soát và Giám sát, tố cáo Mỹ tiếp tục dính líu quân sự, đẩy mạnh cuộc chiến tranh ở miền Nam. Th ái độ thách chiến và lập trường không có Chính phủ liên hiệp, không có hiệp thương, miền Nam Việt Nam là một quốc gia riêng biệt của Mỹ - Th iệu là nguyên nhân dẫn tới cuộc chiến tranh tại Việt Nam không thể chấm dứt sau Hiệp định ngưng bắn 1973.

Ngày 23-3-1974, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố:

“Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết đã hơn 1 năm, nhưng đến nay ở VNCH, xung đột võ trang còn diễn ra ở nhiều nơi, hòa bình thật sự vẫn chưa được lập lại, Mỹ vẫn tiếp tục dính líu quân sự và can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam (MNVN), đã ào ạt đưa trái phép vũ khí và dụng cụ chiến tranh vào miền Nam Việt Nam, để lại và tăng thêm nhân viên quân sự Mỹ đội lốt dân sự, tăng cường viện trợ quân sự cho chính quyền Sài Gòn , ra sức dùng chính quyền này làm công

Page 401: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

400

cụ áp đặt chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam, chia cắt lâu dài nước ta. Với vũ khí, dollar và cố vấn quân sự của Mỹ, chính quyền Sài Gòn vẫn tiếp tục tiến hành chiến tranh, liên tiếp mở các cuộc hành quân lấn chiếm, ném bom và đánh bom phá vùng giải phóng, đẩy mạnh các cuộc hành quân cảnh sát, bình định, tăng cường kềm kẹp khủng bố, ráo riết đôn dân bắt lính, vơ vét lúa gạo và của cải khác của đồng bào. Đó là nguyên nhân chính gây nên mọi khổ đau và tai họa cho đồng bào miền Nam ta hiện nay.

Th i hành nghiêm chỉnh Hiệp định Paris về Việt Nam đã nhiều lần đưa ra tại Liên hiệp quân sự và Hội nghị hợp thương giữa 2 bên MNVN những đề nghị hợp tình hợp lý nhằm giải quyết đúng đắn các vấn đề nội bộ của MNVN thực hiện quyền tự quyết thực sự của nhân dân MNVN, nhưng phía chính quyền Sài Gòn đã không chịu thương lượng nghiêm chỉnh, đã dùng bàn đàm phán để hòng che đậy các hành động chiến tranh và mưu đồ xóa bỏ thực tế ở MNVN có 2 chính quyền, 2 quân đội, 2 vùng kiểm soát và 3 lực lượng chính trị.

Một năm qua, phát huy thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, đồng bào miền Nam ta đã giương cao ngọn cờ hòa bình, độc lập dân chủ và hòa hợp dân tộc kiên quyết đấu tranh và làm thất bại một bước quan trọng âm mưu và hành động của Mỹ và chính quyền Sài Gòn vi phạm Hiệp định , phá hoại hòa bình. Vùng giải phóng cơ bản được giữ vững, lực lượng võ trang nhân dân giải phóng, và chính quyền cách mạng không ngừng được củng cố, cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân, kể cả của lực lượng chính trị thứ 3 trong vùng chính quyền Sài Gòn kiểm soát đòi hòa bình thi hành Hiệp định Paris về Việt Nam, đòi dân chủ, cải thiện dân sinh hòa hợp dân tộc không ngừng phát triển... Mỹ và chính quyền Sài Gòn vẫn ngoan cố vi phạm hiệp định, phá hoại hòa bình, tình hình ở MNVN ngày càng rất nghiêm trọng, 18 năm chiến tranh tàn khốc của Mỹ đã gây ra biết bao đau thương tang tóc và hận thù cho đồng bào ta. Một năm qua những tội ác mới của Mỹ và chính quyền Sài Gòn càng làm cho nỗi đau khổ đó thêm chồng chất, cho nên lúc này hơn lúc nào hết đồng bào miền Nam ta rất thiết tha với hòa bình và

Page 402: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

401

hòa hợp dân tộc và kiên quyết đấu tranh đòi thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Paris về Việt Nam. Để đáp ứng nguyện vọng bức thiết ấy của các tầng lớp nhân dân ta, theo đúng tinh thần và lời văn của Hiệp định Paris về Việt Nam và Th ông cáo chung ngày 13.6.1973 trên cơ sở đề nghị 6 điểm ngày 25.4.1973, được nói rõ thêm ngày 28.6.1973, long trọng tuyên bố về việc thực hiện hòa bình hòa hợp dân tộc ở MNVN”1.

Tiếp đó, để thống nhất đất nước, nhanh chóng kết thúc chiến tranh, đập tan cuồng vọng của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, ngày 8-10-1974, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố chấm dứt thương thuyết với chính quyền Sài Gòn . Chuyển cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân sang một thời kỳ quyết định, thông qua Nghị quyết của Th ường vụ Trung ương Cục về đánh bại chính sách “bình định” lấn chiếm mới của Mỹ - ngụy, tiến lên hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Tài liệu của chính quyền Sài Gòn còn lại cho hay về sự kiện trên như sau: “Ngày 8-10 (1974) vừa qua, phía Mặt trận Giải phóng đã tuyên bố một cách công khai rằng họ không thương thuyết với Chính phủ VNCH nữa, họ còn nói rằng họ không thương thuyết với bất cứ một Chánh phủ nào còn có ông Tổng thống Nguyễn Văn Th iệu lãnh đạo”2.

Ngày 26-1-1975, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Th ị Bình đã gởi công hàm đến Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô, Trung Quốc, Ba Lan, Hungari, Pháp, Anh, Indonesia và Iran, là các nước ký định ước của Hội nghị Quốc tế về Việt Nam và là thành viên của Ủy ban Quốc tế Kiểm soát và Giám sát. Công hàm này cũng

1 Bản kiểm thính tin Đài Giải phóng ngày 23-3-1974, hồ sơ 18297, phông Phủ Th ủ tướng VNCH (1954 - 1975), TTLTII.

2 Bài thuyết trình của ông Tổng Trưởng Dân vận và chiêu hồi nhân ngày học tập chính trị cán bộ quốc gia tại Bộ Dân vận và Chiêu hồi ngày 12-11-1974, hồ sơ 12937, phông Phủ ĐIICH, TTLTII.

Page 403: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

402

được gửi đến Tổng Th ư ký Liên Hiệp Quốc ông Waldheim. Nội dung Công hàm nêu rõ:

“Tiếp tục phá hoại Hiệp định Paris về Việt Nam, chính quyền Nguyễn Văn Th iệu theo lệnh Mỹ, tập trung nhiều lực lượng mở những cuộc hành quân lấn chiếm với quy mô lớn, huy động toàn bộ không quân ném bom và đánh phá có tính chất hủy diệt nhiều nơi trong vùng kiểm soát của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Họ đặt nhiều khu vực rộng lớn làm vùng tự do bắn phá, ráo riết triển khai kế hoạch bình định năm 1975 với tên “chiến dịch đồng khởi đặc biệt” viện cớ chiến sự gia tăng để tăng cường đàn áp phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân thành thị miền Nam. Trong khi đó, chính quyền Ford đã điều động nhiều hàng không mẫu hạm, khu trục hạm thuộc Hạm đội 7 của Mỹ đến hoạt động dọc bờ biển miền Nam Việt Nam. Báo động các đơn vị lính thủy đánh bộ Mỹ ở Okinawa ráo riết chuyển trái phép vũ khí từ Mỹ, Nhật Bản và Th ái Lan sang miền Nam Việt Nam, cho máy bay Mỹ trinh sát và hướng dẫn không quân Sài Gòn ném bom, bắn phá nhiều nơi trong vùng kiểm soát của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Mỹ còn trắng trợn đe dọa sử dụng lực lượng quân Mỹ đã can thiệp vào miền Nam Việt Nam.

Tại các cuộc họp báo ngày 21 và 23/01/1975, Tổng thống Mỹ G. Ford đã xuyên tạc cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân miền Nam Việt Nam, đồng thời xác nhận đã yêu cầu Quốc hội Mỹ tăng cường viện trợ quân sự cho chính quyền Sài Gòn. Tình hình căng thẳng hiện nay ở miền Nam Việt Nam là do Mỹ tiếp tục tiến hành chiến tranh Việt Nam hóa, mưu toan áp đặt chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở miền Nam, chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam, phá hoại toàn diện có hệ thống và ngày càng nghiêm trọng Hiệp định Paris về Việt Nam. Bất chấp lời cam kết của họ khi ký Hiệp định, đặc biệt là ở điều 1, 4, 5, 7, Chính phủ Mỹ vẫn tiếp tục dính líu quân sự và can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam, họ đã không

Page 404: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

403

chịu phá bỏ mà lại chuyển giao cho chính quyền Sài Gòn các căn cứ quân sự của họ. Đã viện trợ quân sự cho tập đoàn Nguyễn Văn Th iệu nhiều tỷ đô la để nuôi dưỡng, sử dụng tập đoàn này tiếp tục chiến tranh, đã ào ạt đưa trái phép vào miền Nam Việt Nam hàng triệu tấn vũ khí, đạn dược và dụng cụ chiến tranh, đã để lại và đưa thêm vào miền Nam Việt Nam hơn 25 ngàn nhân viên quân sự đội lốt dân sự, hình thành một bộ máy chỉ huy đồng thời là bộ máy cai trị trá hình từ Trung ương đến địa phương.

Trái với lời cam kết không được áp đặt bất cứ xu hướng chính trị hoặc cá nhân nào đối với nhân dân miền Nam Việt Nam (điều 9c) Mỹ công khai tuyên bố tiếp tục cam kết với chính quyền Nguyễn Văn Th iệu xuyên tạc Hiệp định Paris, mưu toan hợp pháp hóa sự dính líu của quân sự và can thiệp của Mỹ vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam, Mỹ vẫn tiếp tục cho máy bay trinh sát miền Bắc Việt Nam, trắng trợn tuyên bố phải chịu trách nhiệm đối với việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Đông Dương.

Vi phạm điều 20 của Hiệp định, Mỹ vẫn tiếp tục chiến tranh xâm lược Campuchia, khiêu khích bọn cực hữu Lào, nhằm phá hoại quá trình thực hiện hòa bình, hòa hợp dân tộc ở Lào.

Với đô la, vũ khí của Mỹ và được Mỹ chỉ huy, chính quyền Nguyễn Văn Th iệu ngay từ khi Hiệp định Paris vừa được ký kết cho đến nay đã ra sức tăng cường chiến tranh, mưu toan lấn dần, tiến tới xóa bỏ vùng kiểm soát của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, phá hoại toàn bộ Hiệp định. Họ đã dốc toàn bộ lực lượng quân sự để thực hiện các kế hoạch tràn ngập lãnh thổ, liên tiếp đánh phá, lấn chiếm vùng kiểm soát của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam làm cho chiến sự không ngừng tiếp diễn ác liệt khắp miền Nam.

Trong vùng họ kiểm soát, chính quyền Nguyễn Văn Th iệu chà đạp mọi quyền tự do dân chủ của nhân dân, ráo riết tiến hành các chiến dịch bình định, thanh lọc, dồn hàng triệu người vào các trại tập

Page 405: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

404

trung trá hình, đàn áp khủng bố mọi cá nhân, mọi tổ chức đấu tranh cho hòa bình, hòa giải và hòa hợp dân tộc, thẳng tay vơ vét, bóc lột nhân dân để nuôi dưỡng chiến tranh, làm giàu cho họ và phe cánh.

Họ không những không chịu trao trả trên 200 ngàn tù chính trị bị bắt trước ngày 28-01-1973 mà lại còn bắt thêm hơn 60 ngàn người khác, họ tiếp tục đày ải và lén lút thủ tiêu hàng loạt người yêu nước hiện nay, tính mạng của hàng trăm ngàn người đang bị đe dọa trong hơn 1000 tù kiểu chuồng cọp của chính quyền Nguyễn Văn Th iệu.

Tại các diễn đàn đàm phán giữa hai bên miền Nam Việt Nam, trước sau chính quyền Nguyễn Văn Th iệu vẫn ngoan cố bám giữ lập trường chống Hiệp định, phủ nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và lực lượng chính trị thứ ba, đòi giải quyết các vấn đề nội bộ miền Nam Việt Nam trong khuôn khổ chế độ Sài Gòn, lẩn tránh tất cả các vấn đề cơ bản do Hiệp định đề ra, khước từ mọi đề nghị đúng đắn của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Đến giữa tháng 4-1974, họ ngang nhiên cắt đứt hội nghị hiệp thương La Celle Saint Cloud và trước đó làm tê liệt hoàn toàn mọi hoạt động của các tổ chức Liên hợp quân sự, đồng thời họ cản trở Ủy ban Quốc tế thi hành sứ mạng của mình, thậm chí còn giở thủ đoạn hành hung hòng cưỡng ép Ủy ban làm theo ý họ.

Chế độ độc tài hiếu chiến của Nguyễn Văn Th iệu đã chà đạp mọi nguyện vọng bức thiết của nhân dân miền Nam Việt Nam và đẩy nhân dân trong vùng họ kiểm soát vào tình thế không thể chịu đựng được. Chính vì vậy mà phong trào đấu tranh chống độc tài và tham nhũng, đòi hòa bình, cơm áo, tự do dân chủ, đòi thi hành Hiệp định Paris, thả tù chính trị, đòi lật đổ chính quyền Nguyễn Văn Th iệu đã bùng lên mạnh mẽ khắp vùng do chính quyền Sài Gòn kiểm soát.

Rõ ràng Nguyễn Văn Th iệu và phe cánh là những kẻ gây đau thương, tai họa cho nhân dân, là trở ngại chính cho việc thực hiện hòa bình, hòa giải và hòa hợp dân tộc ở miền Nam Việt Nam. Đánh

Page 406: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

405

đổ Th iệu đã trở thành đòi hỏi bức thiết của mọi tầng lớp nhân dân miền Nam Việt Nam.

Hiệp định Paris về Việt Nam thể hiện thắng lợi to lớn của nhân dân Việt Nam, qua 3 năm chiến tranh, nhân dân miền Nam Việt Nam thiết tha mong muốn Hiệp định được thi hành nghiêm chỉnh, hòa bình, hòa giải và hòa hợp dân tộc sớm được thực hiện.

Trung thành với lợi ích của nhân dân 2 năm qua, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam luôn luôn triệt để tôn trọng và nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định, đồng thời kiên quyết đấu tranh để bảo vệ Hiệp định Paris. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam coi đó chẳng những là nghĩa vụ của một bên ký kết mà còn là một chính sách lớn của mình. Xuất phát từ lập trường đó, tại các diễn đàn đàm phán giữa hai bên miền Nam Việt Nam, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã đưa ra những đề nghị và biện pháp rất hợp tình, hợp lý như các đề nghị ngày 25-4-1973 và ngày 28-6-1973.

Đặc biệt là đề nghị 6 điểm ngày 22-3-1974 nhằm nhanh chóng giải quyết các vấn đề nội bộ của miền Nam Việt Nam, bảo đảm thực hiện các quyền tự quyết thực sự của nhân dân miền Nam Việt Nam theo đúng Hiệp định Paris về Việt Nam.

Đáp lại thiện chí của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, chính quyền Sài Gòn do Mỹ giựt dây đã khước từ thương lượng, lao sâu vào con đường chiến tranh, lấn chiếm vùng kiểm soát của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam hết nơi này đến nơi khác. Trước tình hình đó, mãi 9 tháng sau khi Hiệp định Paris có hiệu lực, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam mới tiến hành các biện pháp cần thiết giáng trả những hành động chiến tranh và phiêu lưu quân sự của chính quyền Nguyễn Văn Th iệu, việc làm đó là hết sức chính đáng để bảo vệ vùng kiểm soát của mình, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân, đó cũng là một việc làm cần thiết để bảo vệ Hiệp định, bảo vệ hòa bình. Chỉ có làm thất bại

Page 407: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

406

mọi âm mưu và hành động chiến tranh của Mỹ và chính quyền Sài Gòn thì mới có thể buộc họ từ bỏ con đường chiến tranh, đi vào con đường thi hành hòa bình.

Công hàm nhấn mạnh: Th ực tế hai năm qua chỉ rõ rằng, nguyên nhân tình hình căng thẳng hiện nay ở miền Nam Việt Nam là do Mỹ chưa chịu chấm dứt dính líu quân sự và can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam, tiếp tục dùng chính quyền Nguyễn Văn Th iệu kéo dài chiến tranh, phá hoại Hiệp định Paris. Nếu chính quyền Ford cứ tiếp tục chính sách sai lầm tội ác đó, tiếp tục phung phí tiền của nhân dân Mỹ viện trợ cho tập đoàn Nguyễn Văn Th iệu độc tài, tham nhũng đẩy mạnh và kéo dài chiến tranh thì nhân dân miền Nam Việt Nam được sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân thế giới và nhân dân Mỹ sẽ kiên quyết chống lại để bảo vệ hòa bình, bảo vệ Hiệp định. Chính quyền Ford phải có trách nhiệm hoàn toàn về mọi hậu quả do hành động của họ gây ra.

Con đường đúng đắn của Hiệp định Paris được thi hành nghiêm chỉnh đã được vạch ra trong tuyên bố ngày 08-10-1974 của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là Chính phủ Hoa Kỳ phải chấm dứt hoàn toàn và triệt để mọi dính líu quân sự và can thiệp vào công việc nội bộ mà miền Nam Việt Nam đánh đổ Nguyễn Văn Th iệu và phe cánh, thành lập ở Sài Gòn một chính quyền tán thành hòa bình, hòa hợp dân tộc, nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Paris về Việt Nam.

Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam sẵn sàng nói chuyện với một chính quyền như vậy để nhanh chóng giải quyết các vấn đề ở miền Nam Việt Nam. Những đòi hỏi đó phù hợp với tình hình thực tế ở miền Nam Việt Nam, với nguyện vọng bức thiết của nhân dân miền Nam Việt Nam, phù hợp với Hiệp định Paris về Việt Nam. Vì lợi ích của nhân dân miền Nam Việt Nam, vì hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới, từ trước tới nay cũng như trong tương lai, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam sẽ không ngừng phấn đấu để làm Hiệp định Paris, Định ước

Page 408: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

407

của Hội nghị Quốc tế về Việt Nam và Th ông cáo chung ngày 13-6-1973 được triệt để thực hiện.

Cuối cùng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với Chính phủ và nhân dân các nước XHCN và các nước bầu bạn đã đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam Việt Nam trước đây chống xâm lược Mỹ và tay sai cũng như cuộc đấu tranh chống Mỹ hiện nay, nhằm bảo vệ và thi hành đầy đủ Hiệp định Paris về Việt Nam.

Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam yêu cầu Chính phủ các nước trên kịp thời ngăn chặn những âm mưu và hành động phá hoại nghiêm trọng Hiệp định của Mỹ và chính quyền tay sai ở Sài Gòn nhằm góp phần cho Hiệp định Paris và Định ước Quốc tế về Việt Nam được triệt để tôn trọng và nghiêm chỉnh thi hành”1.

Ngày 27-1-1975, tại Rangoon, Th ủ đô Miến Điện, Ủy ban đoàn kết Á - Phi và Ủy ban hòa bình của Miến Điện đã ra tuyên bố chung kịch liệt lên án việc Mỹ vẫn tiếp tục dính líu quân sự và can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam và phản đối mọi sự viện trợ của Mỹ cho bè lũ Nguyễn Văn Th iệu nhằm tiếp tục kéo dài chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Tuyên bố đòi hỏi Mỹ phải triệt để tôn trọng những điều mà Mỹ đã cam kết trong Hiệp định Paris về Việt Nam2.

Ngày 29-1-1975, đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại hội nghị La Celle Saint Cloud đã ra tuyên bố bác bỏ lời tuyên bố sai trái của Tổng thống Mỹ

1 Bản kiểm thính Đài Giải phóng ngày 31-01-1975 lúc 18 giờ về việc Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam gửi Công hàm đến Bộ trưởng Bộ Ngoại giao các nước ký định ước của hội nghị quốc tế về Việt Nam, hồ sơ tư liệu Vv.5582, phông Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, TTLTII.

2 Bản kiểm thính Đài Giải phóng ngày 1-2-1975 lúc 22 giờ - 23 giờ về Ủy ban đoàn kết Á - Phi và Ủy ban hòa bình Miến Điện ra tuyên bố, hồ sơ tư liệu Vv.5583, phông Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, TTLTII.

Page 409: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

408

G. Ford cho rằng: Viện trợ bổ sung sẽ ngăn ngừa Bắc Việt leo thang sức ép quân sự của họ và khuyến khích họ nối lại những cuộc nói chuyện chính trị để đòi hỏi Quốc hội Mỹ cho thêm 300 triệu đô la viện trợ quân sự bổ sung cho Th iệu. Bản tuyên bố chung nêu rõ: “Hai năm qua đã đem lại chứng cớ rõ ràng rằng: Chính phủ Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã phá hoại có hệ thống Hiệp định Paris trút những hành động vi phạm liên tiếp vùng kiểm soát của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Rõ ràng là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam hoàn toàn có quyền giáng trả lại một cách kiên quyết để bảo vệ sinh mạng và tài sản của nhân dân và bảo vệ Hiệp định Paris. Vì vậy chúng tôi kêu gọi dư luận thế giới, các tổ chức chính trị, tôn giáo, công đoàn và các tổ chức khác cũng như nhân dân toàn thế giới hãy đẩy mạnh và tăng cường sự ủng hộ của mình đối với nhân dân miền Nam trong cuộc đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Paris”1.

Tại miền Nam, ngay các dân biểu trong chính quyền Sài Gòn cũng thể hiện sự lo ngại, cho rằng: “Chính quyền Ford đang tiếp tục đi theo bánh xe đã đổ của những chính quyền Johnson và Nixon trước đây và không thể cứu vãn được Nguyễn Văn Th iệu đang trên tình trạng hết sức bi đát và bị nhân dân miền Nam Việt Nam kiên quyết đòi đánh đổ”2.

Ngày 30-1-1975, đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam gửi Công hàm đến Chủ tịch Ủy ban Quốc tế Kiểm soát và Giám sát tố cáo và lên án chính quyền Th iệu đã gây ra 152 vụ vi phạm ngừng bắn nghiêm trọng trong vùng kiểm soát của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng

1 Bản kiểm thính Đài Giải phóng ngày 2-2-1975 lúc 18 giờ về Hội nghị Stockholm về Việt Nam kêu gọi dư luận thế giới ủng hộ tuyên bố ngày 8-10-1974 của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, hồ sơ tư liệu Vv.5584, phông Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, TTLTII.

2 Bản kiểm thính Đài Giải phóng ngày 31-1-1975 lúc 18 giờ về việc Đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra tuyên bố tại Hội nghị La Celle Saint Cloud, hồ sơ tư liệu Vv.5582, phông Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, TTLTII.

Page 410: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

409

hòa miền Nam Việt Nam ở các tỉnh: Quảng Đà, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Tây Ninh, Bình Dương, Biên Hòa từ ngày 15 đến ngày 23-1-19751.

Ngày 31-1-1975, đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong Ban Liên hợp quân sự hai bên trung ương đã phát đi thông cáo báo chí. Nội dung như sau:

“Từ đầu tháng 1-1975, chính quyền Nguyễn Văn Th iệu đã tổ chức nhiều nhóm lưu manh, côn đồ kéo đến trụ sở Ủy ban Quốc tế ở Sài Gòn và nhiều khu vực địa phương để uy hiếp hoặc hành hung các thành viên trong Ủy ban, hòng thúc ép Ủy ban và các tổ của mình phụ họa với phía Mỹ và chính quyền Sài Gòn vu cáo Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Đặc biệt nghiêm trọng là ngày 10-1-1975, họ đã cho một nhóm côn đồ cùng lính và cảnh sát mặc thường phục xông vào trụ sở Ủy ban quốc tế ở Xuân Lộc dùng vũ lực buộc các thành viên Ba Lan, Hungari, Indonesia và Iran trong tổ này ký vào một văn bản vu cáo Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam do họ viết sẵn. Các phái đoàn Ba Lan, Hungari trong Ủy ban Quốc tế Kiểm soát và Giám sát đã ra thông cáo và gửi công hàm cho phía chính quyền Sài Gòn, kịch liệt lên án những hành động của tổ chức trên đây của họ và vạch rõ rằng: Những hành động đó đã xâm phạm thô bạo quyền ưu đãi miễn trừ dành cho Ủy ban Quốc tế, đe dọa an toàn của các thành viên trong Ủy ban.

Th ế nhưng chính quyền Sài Gòn vẫn trân tráo rêu rao về cái gọi là cuộc gặp gỡ hòa bình với Tổ quốc tế ở Xuân Lộc hòng che đậy thủ đoạn thô bạo và gian trái của họ, lợi dụng danh nghĩa Ủy ban Quốc tế để tiến hành chiến dịch vu cáo Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

1 Bản kiểm thính Đài Giải phóng ngày 1-2-1975 lúc 13 giờ về việc Đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam gửi Công hàm cho Ủy ban Quốc tế, hồ sơ tư liệu Vv.5582, phông Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, TTLTII.

Page 411: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

410

Việc chính quyền Sài Gòn ra sức lợi dụng danh nghĩa Ủy ban Quốc tế bằng những thủ đoạn hết sức xấu xa nói trên, cùng với việc họ tăng cường phá hoại các quyền ưu đãi miền trừ dành cho đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong thời gian gần đây đều là những hành động phá hoại thuộc về âm mưu của Mỹ đẩy mạnh chiến tranh ở miền Nam Việt Nam, phá hoại Hiệp định Paris toàn diện, có hệ thống và ngày càng nghiêm trọng.

Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong Ban LHQS hai bên Trung ương kiên quyết vạch trần và lên án những hành động xấu xa nói trên của chính quyền Sài Gòn, đòi hỏi họ phải chấm dứt ngay mọi thủ đoạn gây sức ép đối với Ủy ban Quốc tế hòng buộc Ủy ban Quốc tế vu cáo Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, che đậy tội ác của họ và của Mỹ, phá hoại Hiệp định Paris, phá hoại hòa bình ở miền Nam Việt Nam”1.

3.2.2. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam nhận được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế

Cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược của nhân dân miền Nam dưới sự lãnh đạo của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được đông đảo nhân dân trên toàn thế giới ủng hộ. Phong trào ủng hộ nhân dân Việt Nam chống Mỹ cứu nước đang lan rộng trong nhân dân các nước Bắc Âu và một số nước, nhiều tổ chức quần chúng đã quyên góp ủng hộ Việt Nam, thảo luận vấn đề Việt Nam, biểu tình tuần hành đòi Mỹ rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam.

Ngày 18-10-1969, Đảng Cộng sản Triều Tiên và Đảng Cộng sản Tây Ban Nha đã ra bản Th ông cáo chung về vấn đề Việt Nam

1 Bản kiểm thính Đài Giải phóng ngày 1-2-1975 lúc 18 giờ về Th ông cáo báo chí của Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong BLHQS 2 bên Trung ương, hồ sơ tư liệu Vv.5583, phông Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, TTLTII.

Page 412: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

411

tại Bình Nhưỡng. Hai bên cực lực tố cáo hành động tội ác của đế quốc Mỹ đang tăng cường chiến tranh dã man giết hại nhân dân miền Nam Việt Nam đồng thời tiếp tục những hành động xâm lược côn đồ chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hai bên tích cực ủng hộ lập trường 4 điểm của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, giải pháp 10 điểm của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và chương trình hành động của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, coi đó là con đường duy nhất đúng đắn để giải quyết vấn đề Việt Nam. Hai bên cũng bày tỏ tình đoàn kết hoàn toàn với cuộc đấu tranh anh hùng Việt Nam anh em1.

Ngày 21-10-1969, tám vạn đại biểu các tầng lớp nhân dân Nhật Bản họp mít tinh. Đây là cuộc mít tinh lớn nhất ở Tokyo kể từ năm 1960 đến nay, đặc biệt, đây là lần đầu tiên phong trào đấu tranh chống Mỹ ủng hộ Việt Nam ở Nhật Bản đã tập hợp được 258 tổ chức tiến bộ, trong đó có 105 tổ chức công đoàn.

Những người dự mít tinh đã thông qua lời kêu gọi và các nghị quyết kịch liệt lên án cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, kêu gọi thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết với nhân dân Việt Nam.

Cùng ngày, ở nhiều thành phố khác như Osaka, Kyoto… và những nơi có căn cứ quân sự Mỹ cũng đã diễn ra những cuộc đấu tranh và biểu tình rầm rộ của nhân dân Nhật Bản phản đối Mỹ xâm lược Việt Nam, phản đối Mỹ tiếp tục chiếm đóng nhiều nơi trên đất Nhật Bản và đòi hủy bỏ hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ2.

Ngày 22-10-1969, Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ Quốc tế và Hội Liên hiệp Phụ nữ Pháp gửi thư ngỏ cho phụ nữ Mỹ ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Mỹ chống Mỹ xâm lược Việt Nam. Nội dung bức thư viết: “Cùng với hàng triệu người yêu chuộng hòa bình

1 Bản kiểm thính tin đài Hà Nội ngày 23-10-1969 của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, hồ sơ 16537, phông PTTg, TTLTII.

2 Bản kiểm thính tin đài Hà Nội ngày 23-10-1969 của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, hồ sơ 16537, phông PTTg, TTLTII.

Page 413: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

412

trên toàn thế giới, chúng tôi nhiệt liệt hoan nghênh thắng lợi của các bạn trong ngày 15-10 và xin chúc các bạn thắng lợi hoàn toàn trong những đợt mới của cuộc tấn công mùa thu của các bạn, đấu tranh đòi rút hết quân đội Mỹ và quân chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam, đòi chấm dứt không điều kiện cuộc chiến tranh này”.

Sau khi lên án đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam và bày tỏ sự ủng hộ đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, bức thư một lần nữa bày tỏ tình đoàn kết không bờ bến với toàn thể nhân dân Mỹ, những người đang bị Tổng thống Mỹ Nixon lừa bịp một cách trắng trợn, bức thư viết: “Sự phản đối rộng khắp của nhân dân Mỹ chứng tỏ rằng âm mưu của Nixon chỉ là một thủ đoạn lừa bịp”. Bức thư nhấn mạnh, “chúng tôi xin đảm bảo với các bạn rằng, toàn thể liên đoàn chúng tôi luôn luôn đứng bên cạnh các bạn, chúng tôi không từ một cố gắng nào nhằm vận động hàng triệu nam nữ trên tất cả các lục địa đem hết sức mình ủng hộ quyết định của các bạn, lấy ngày 15-11-1969 làm cuộc biểu tình đòi chấm dứt cuộc chiến tranh phi nghĩa và bẩn thỉu của Mỹ ở Việt Nam”1.

Tại Đan Mạch, 600 sinh viên đã tổ chức hội thảo về Việt Nam. Cựu Bộ trưởng Văn hóa thuộc Đảng Xã hội Dân chủ Đan Mạch đã đưa ra một kiến nghị với các nghị sĩ để lấy chữ ký gởi cho Th ượng Nghị sĩ Mỹ Fulbright tố cáo xâm lược và đòi Mỹ phải chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.

Tại Na Uy, Ban đoàn kết với Việt Nam đã tổ chức một tuần lễ đoàn kết với Việt Nam, hàng ngàn người tham gia các cuộc mít tinh đã được tổ chức trong gần 70 địa điểm ở các thành phố, trường học với khẩu hiệu đòi Mỹ cút khỏi miền Nam Việt Nam, Na Uy rút khỏi khối Bắc Đại Tây Dương. Nhiều truyền đơn đã nêu rõ, mặc dù Mỹ đã dùng các khối quân sự Bắc Đại Tây Dương, Đông Nam Á, Trung tâm binh lính, vũ khí, tiền bạc để ngăn chặn các cuộc đấu tranh của nhân dân các nước nhưng Mỹ không thể

1 Bản kiểm thính tin đài Hà Nội ngày 23-10-1969 của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, hồ sơ 16537, phông PTTg, TTLTII.

Page 414: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

413

ngăn nổi sự đấu tranh của nhân dân chống chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Hàng ngàn biểu ngữ và truyền đơn đã được in trên nền cờ của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam với hình ảnh một chiến sĩ Việt Nam với dòng chữ: “Hãy ủng hộ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, hãy quyên góp vào quỹ ủng hộ Việt Nam, chống đế quốc Mỹ, Mỹ cút khỏi miền Nam Việt Nam”.

Tại Th ụy Điển, 13 tổ chức ủng hộ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, trong đó có Đảng Cộng sản cánh tả, thanh niên cánh tả, phụ nữ cánh tả… đã tổ chức tuần lễ ủng hộ Việt Nam và hưởng ứng ngày tạm ngừng hoạt động của nhân dân Mỹ đấu tranh chống chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam. Hàng trăm cuộc mít tinh đã được tổ chức tại khắp các thành phố lớn, nhỏ, trong các trường đại học ở toàn quốc Th ụy Điển.

Trong những ngày 15, 16 và 17-10-1969, đông đảo thanh niên, sinh viên và học sinh đã tham gia mít tinh tuần hành trên đường phố, tổ chức hội thảo ở nhiều đường phố, trường học miền Nam Th ụy Điển.

Tại các cuộc mít tinh và tuần hành, nhiều khẩu hiệu, biểu ngữ và nghị quyết nhất trí đòi Mỹ cút khỏi miền Nam Việt Nam, nhanh chóng rút quân và rút hết không điều kiện quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam.

Tại thủ đô Stockholm và một số thành phố lớn khác đã tổ chức một cuộc tuần hành lớn kết thúc tuần lễ ủng hộ Việt Nam vào ngày 19-10-1969, trên 8.000 người tham gia tuần hành. Những người tuần hành đã mang theo những biểu ngữ và hô các khẩu hiệu Mỹ cút khỏi Việt Nam, ủng hộ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, công nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm và rất nhiều cờ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và chân dung Hồ Chủ tịch. Đoàn

Page 415: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

414

biểu tình đã kéo qua sứ quán Mỹ ở Stockholm và hô to khẩu hiệu Mỹ cút khỏi Việt Nam, đả đảo chủ nghĩa đế quốc Mỹ1.

Ngày 26-10-1969, trường Đại học Humboldt của nước Đức có trên 500 sinh viên nghiên cứu thuộc tập sinh Việt Nam học tại Berlin cùng với sinh viên trường Đại học Sampaul, sinh viên quốc tế học ở khu vực Berlin và các đại biểu đại diện cho các nhà máy, xí nghiệp thuộc khu vực Berlin đã tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 5 ngày liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi bị Mỹ - ngụy sát hại.

Ủy ban Việt Nam được thành lập tại Cộng hòa Dân chủ Đức đã xuất bản cuốn sách “Th uốc trừ cỏ ở Việt Nam”, nhằm vạch trần tội ác của Mỹ đã dùng chất độc hóa học rộng rãi ở miền Nam Việt Nam. Tác giả cuốn sách cũng đã nhấn mạnh việc xuất bản cuốn sách này một lần nữa nói lên sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân Cộng hòa Dân chủ Đức đối với cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam, đồng thời vạch rõ bộ mặt tàn ác của chủ nghĩa đế quốc Mỹ trước dư luận toàn thế giới.

Tại Ba Lan, ngày 26-10-1969, tại một trường Trung cấp nông nghiệp, gần 1.000 cán bộ và học sinh đã tổ chức mít tinh trọng thể tỏ tình đoàn kết với nhân dân Việt Nam.

Tại Hungari, ngày 16-10-1969, Ban tổ chức đại hội liên hoan văn nghệ của Hungari đã tổ chức một đêm đặc biệt về Việt Nam và chiếu bộ phim do nhà điện ảnh Hungari vừa hoàn thành sau thời gian công tác tại Việt Nam, đông đảo các nghệ sĩ điện ảnh, các nhà báo, nhà văn đến tham dự. Khai mạc buổi liên hoan văn nghệ, đồng chí Giám đốc nhà hát đã ca ngợi cuộc đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và nhiệt liệt hoan nghênh phong trào đấu tranh của nhân dân Mỹ trong ngày 15-10-1969 đòi đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam2.

1 Bản kiểm thính tin đài Hà Nội ngày 24-10-1969 lúc 19 giờ 30, của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, hồ sơ 16537, phông PTTg, TTLTII.

2 Bản kiểm thính tin đài Hà Nội ngày 29-10-1969 lúc 6 giờ 15, của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, hồ sơ 16537, phông PTTg, TTLTII.

Page 416: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

415

Nhật báo Trung Quốc ngày 22-10-1969 đã đăng bài viết của tác giả Quang Minh nhan đề “Nixon tên trùm đế quốc tự vả miệng mình” - nhiệt liệt hoan nghênh đợt đấu tranh rộng lớn mới đây của nhân dân Mỹ chống chiến tranh xâm lược Việt Nam đồng thời kịch liệt tố cáo cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam. Tờ báo viết: “Ai là kẻ can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác? Chính là đế quốc Mỹ. Chính Mỹ đã huy động hàng mấy chục vạn quân xâm lược tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược thô bạo ở Việt Nam. Đế quốc Mỹ dã man giết hại nhân dân Việt Nam, phá hoại chủ quyền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, và đã phạm những tội ác tày trời”. Cuối cùng tờ báo kết luận: “Đế quốc Mỹ phải lập tức đình chỉ mọi sự xâm lược ở Việt Nam, quân xâm lược Mỹ phải rút hết và không điều kiện ra khỏi Việt Nam”1.

Tại Mỹ, hãng thông tin Mỹ UPI ngày 27-10-1969 cho biết, hãng thăm dò dư luận Mỹ L. Harris vừa mở cuộc thăm dò dư luận Mỹ cho thấy phần lớn nhân dân Mỹ phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam và đòi rút quân Mỹ về nước. Th eo kết quả cuộc thăm dò của hãng này đăng trên tạp chí Th ời đại ở Mỹ số ra ngày 26-10-1969, 4/5 công chúng Mỹ chống đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam; 1/3 công chúng Mỹ đòi rút ngay lập tức và toàn bộ quân đội Mỹ ra khỏi Việt Nam; 1/2 công chúng Mỹ đòi rút quân Mỹ khỏi miền Nam Việt Nam dù cho việc này phải làm cho chính quyền Sài Gòn sụp đổ; 71% những người được hỏi ý kiến đòi xóa bỏ ngụy quyền Th iệu - Kỳ, thành lập một Chính phủ trung lập ở miền Nam Việt Nam2.

Phong trào phản chiến còn lan rộng ngay trong quân đội Mỹ, theo báo Dân tộc, “hiện nay có khoảng 10.500 lính Mỹ phản chiến, trong đó có nhiều người da đen và người Mỹ gốc Mexico đang bị cầm tù trong các nhà lao quân sự và bị đối xử hết sức tàn bạo. Chỉ trong

1 Bản kiểm thính tin đài Hà Nội ngày 29-10-1969 lúc 11 giờ 30 - 12 giờ 15, của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, hồ sơ 16537, phông PTTg, TTLTII.

2 Bản kiểm thính tin đài Hà Nội ngày 28-10-1969 lúc 20 giờ - 22 giờ 30, của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, hồ sơ 16537, phông PTTg, TTLTII.

Page 417: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

416

vòng 5 năm qua, kể từ khi Mỹ bắt đầu mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, con số binh lính Mỹ phản chiến bị cầm tù đã tăng gấp hai lần. Nhà tù quân sự Mỹ ở bang New Jersy trở thành nhà tù quân sự lớn nhất của quân đội Mỹ đang chật ních những binh lính Mỹ phản chiến”1.

Ngày 15-11-1969, diễn ra cuộc biểu tình quần chúng lớn nhất trong lịch sử thủ đô Washington đòi chính quyền Nixon phải chấm dứt ngay chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Hãng thông tin Mỹ AP và UPI đưa tin: “tại Washington, từ sáng sớm ngày 15-11, 30 vạn người từ hầu hết các bang trong nước Mỹ kéo về đã bắt đầu cuộc tuần hành chống chiến tranh xâm lược Mỹ ở Việt Nam từ Nhà Trắng, Phủ Tổng thống Mỹ, trụ sở Quốc hội Mỹ. Cuộc biểu tình đã có tiếng vang sâu rộng trong cả nước Mỹ và trên toàn thế giới”2.

3.2.3. Khẳng định vị thế trên trường quốc tếChính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam

rất coi trọng công tác đối ngoại, coi đây là một trong ba mặt trận chính (chính trị, quân sự, ngoại giao) quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng nên đã đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế đối với sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân miền Nam Việt Nam.

Chính phủ đã đưa ra những chính sách nhằm thắt chặt tình đoàn kết với ba dân tộc Đông Dương, tăng cường tình hữu nghị với Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ mạnh mẽ của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới như: cử nhiều đoàn đại biểu đi thăm các nước anh em và bè bạn, dự nhiều hội nghị quốc tế, trình bày về cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.

1 Bản kiểm thính tin đài Hà Nội ngày 29-10-1969 lúc 11 giờ 30 - 12 giờ 15, của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, hồ sơ 16537, phông PTTg, TTLTII.

2 Bản kiểm thính tin đài Hà Nội ngày 16-11-1969 lúc 17 giờ 30 - 20 giờ của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, hồ sơ 16538, phông PTTg, TTLTII.

Page 418: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

417

Ngày 13-6-1969, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên thỏa thuận về việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và trao đổi đại diện ngoại giao ở cấp Đại sứ. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã quyết định cử ông Vũ Ngọc Hồ - Nguyên Trưởng Phái đoàn đại diện Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên1.

Ngày 14-6-1969, Th ủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai gửi điện cho Huỳnh Tấn Phát cho biết Chính phủ Trung Quốc chính thức thừa nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và thúc giục tân Chính phủ này hãy tiếp tục chiến đấu để đạt được thắng lợi hoàn toàn2.

Ngày 17-6-1969, Chính phủ Cộng hòa Hồi giáo Mauritanie đã quyết định thừa nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Quyết định này được thông qua trong phiên họp ngày 16 và 17-6-1969 của Bộ Chính trị toàn quốc Đảng Nhân dân Mauritanie3.

Ngày 24-6-1969, Syrie đã quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao trên cấp bậc Đại sứ với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam4.

1 Cộng hòa miền Nam Việt Nam cử Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Bản kiểm thính tin Đài Giải phóng ngày 14-6-1969 lúc 13 giờ của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, hồ sơ 655, phông ĐIICH, TTLTII.

2 Bản kiểm thính tin tức đài Bắc Kinh ngày 15-6-1969 lúc 19 giờ 30 của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, hồ sơ 655, phông ĐIICH, TTLTII.

3 Chính phủ Cộng hòa Hồi giáo Mauritanie thừa nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Bản kiểm thính tin tức Đài Phát thanh Hà Nội ngày 18-6-1969 lúc 19 giờ15, hồ sơ 655, phông ĐIICH, TTLTII.

4 Bản kiểm thính tin tức đài Hà Nội ngày 27-6-1969 lúc 19 giờ 15 của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, hồ sơ 655, phông ĐIICH, TTLTII.

Page 419: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

418

Ngày 29-6-1969, Đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam do Lê Cương - Giám đốc cơ quan Th ông tin Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam dẫn đầu đã tới Th ụy Điển để thông báo về tình hình miền Nam Việt Nam và chương trình hoạt động của Chính phủ Cách mạng lâm thời. Đoàn đã được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Th ụy Điển đón tiếp nhiệt tình1.

Ngày 10-7-1969, tại Đông Đức, Đại sứ Nguyễn Như của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã trình ủy nhiệm thư lên Phó Chủ tịch Hội đồng nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức2.

Ngày 9-10-1969, Đại sứ Trương Bình - Trưởng phái đoàn Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Cộng hòa Ả Rập đã đến thăm ông H. Alphaphey - Ủy viên Ban Th ường trú trong Liên minh Xã hội Ả Rập. Sau khi nghe Đại sứ Trương Bình thông báo tình hình Việt Nam, ông H. Alphaphey đã đánh giá cao cuộc đấu tranh và những thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, khẳng định Quốc hội và Chính phủ Ả Rập thống nhất hoàn toàn ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam và tin tưởng nhân dân Việt Nam sẽ giành thắng lợi hoàn toàn3.

Ngày 13-10-1969, đoàn đại biểu thanh niên anh hùng và dũng sĩ diệt Mỹ miền Nam Việt Nam do chị Nguyễn Th ị Ngọc Liên - Phó Chỉ huy các lực lượng vũ trang tỉnh Biên Hòa làm trưởng đoàn đã đến Bình Nhưỡng (Triều Tiên). Tối 13-10, Bộ Quốc phòng Triều Tiên đã nhiệt liệt hoan nghênh đoàn, ca ngợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân miền Nam Việt Nam và biểu thị

1 Bản kiểm thính tin tức đài Hà Nội ngày 30-6-1969 lúc 22 giờ 30 của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, hồ sơ 655, phông ĐIICH, TTLTII.

2 Bản kiểm thính tin tức đài Hà Nội ngày 11-7-1969 lúc 22 giờ 30 của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, hồ sơ 655, phông ĐIICH, TTLTII.

3 Bản kiểm thính Đài Phát thanh Hà Nội ngày 23-10-1969 lúc 17 giờ 30 của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, hồ sơ 16537, phông PTTg, TTLTII.

Page 420: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

419

sự ủng hộ kiên quyết hoàn toàn của nhân dân Triều Tiên đối với sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam1.

Ngày 21-10-1969, trong chuyến công tác đi thăm hữu nghị các nước, đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam do ông Trần Bửu Kiếm dẫn đầu tiếp tục đến thăm Ba Lan. Ông Gromulka - Bí Th ư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan tuyên bố: “Đã từ lâu, nhân dân Ba Lan theo dõi cuộc đấu tranh của các bạn vì đó là một cuộc đấu tranh chính nghĩa đúng đắn như một cuộc đấu tranh mà nhân dân Ba Lan đã từng tiến hành. Nếu nói không quá đáng thì không có một cuộc đấu tranh nào lại được dư luận rộng rãi khâm phục và kính trọng như cuộc đấu tranh mà nhân dân Việt Nam đang tiến hành. Là người lãnh đạo của nhân dân Ba Lan, đã từ lâu chúng tôi kính trọng cuộc đấu tranh ấy. Chúng tôi đã khẳng định nghĩa vụ quốc tế của mình là sẵn sàng ủng hộ cuộc đấu tranh của các bạn về mọi mặt, chính trị, quân sự, kinh tế cho đến khi nào còn cần thiết, tất nhiên theo khả năng của mình”2.

Tiếp đó, ngày 22-10-1969, nhận lời mời của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Bulgarie, đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam do ông Trần Bửu Kiếm - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Bộ trưởng Phủ Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam dẫn đầu đi thăm hữu nghị nước Cộng hòa Nhân dân Bulgarie. Ngay tại sân bay đón đoàn đại biểu Việt Nam, Th ủ tướng nước Cộng hòa Nhân dân Bulgarie đã đọc diễn văn nồng nhiệt chào mừng đoàn, tuyên bố hoàn toàn ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam

1 Bản kiểm thính Đài Phát thanh Hà Nội ngày 22-10-1969 lúc 17 giờ 30 của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, hồ sơ 16537, phông PTTg, TTLTII.

2 Bản kiểm thính Đài Phát thanh Hà Nội ngày 24-10-1969 lúc 11 giờ 30 đến 12 giờ 15 của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, hồ sơ 16537, phông PTTg, TTLTII.

Page 421: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

420

chống Mỹ xâm lược, tin tưởng nhân dân Việt Nam sẽ giành được thắng lợi1.

Ngày 4-11-1969, Đoàn Chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô đã mở tiệc chiêu đãi trọng thể đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam do Luật sư Nguyễn Hữu Th ọ - Chủ tịch đoàn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận, Chủ tịch Hội đồng cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam dẫn đầu sang dự lễ kỷ niệm lần thứ 52 Cách mạng tháng Mười và thăm hữu nghị Liên Xô.

Trong diễn văn chào mừng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đã nêu rõ: “Những người yêu nước Việt Nam đang nêu một tấm gương cho toàn thế giới về tinh thần dũng cảm và chủ nghĩa anh hùng. Cuộc đấu tranh của các bạn chống xâm lược Mỹ đang làm cho tất cả mọi người có lương tri trên thế giới khâm phục, là một biểu hiện sáng chói về sự thắng lợi của phong trào Giải phóng dân tộc. Những thắng lợi tuyệt vời của các bạn trong cuộc đấu tranh chống bộ máy quân sự Mỹ đã khẳng định rõ ràng một sự thật hiển nhiên sức mạnh của các dân tộc ở trong sự đoàn kết thống nhất của tất cả các lực lượng cách mạng hợp thành vòng thép chung trong cuộc đấu tranh chống đế quốc. Chính phủ và toàn dân Liên Xô kiên quyết và trước sau như một ủng hộ những người yêu nước miền Nam Việt Nam. Chính phủ Liên Xô tin rằng con đường đi đến hòa bình ở Việt Nam là phải chấm dứt ngay cuộc xâm lược của Mỹ và tôn trọng những quyền bất khả xâm phạm của nhân dân Việt Nam, tự quyết định công việc của mình không có sự can thiệp của nước ngoài”.

Sau khi bày tỏ sự ủng hộ đối với lập trường 10 điểm của Mặt trận Dân tộc Giải phóng và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, diễn văn nêu tiếp: “Sự thật chứng tỏ rằng, đế quốc Mỹ đã gặp phải những khó khăn rất lớn trong việc thực hiện đường lối xâm lược của chúng. Ở chính nước Mỹ cũng đang dâng

1 Bản kiểm thính Đài Phát thanh Hà Nội ngày 24-10-1969 lúc 11 giờ 30 của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, hồ sơ 16537, phông PTTg, TTLTII.

Page 422: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

421

lên tiếng nói ngày càng mạnh mẽ phản đối cuộc chiến tranh bẩn thỉu mà đế quốc Mỹ đang tiến hành ở Việt Nam, gây chết chóc và tàn phá. Trong những điều kiện ấy, thời gian gần đây, các giới cầm quyền Mỹ đã tăng cường quảng cáo cho chủ trương phi Mỹ hóa, Việt Nam hóa chiến tranh. Nhưng với việc đó, rõ ràng là Mỹ không muốn chấm dứt chiến tranh và đang âm mưu che đậy sự tham gia của Mỹ trong cuộc chiến tranh đó”.

Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô cũng khẳng định: “Chúng tôi tin rằng Việt Nam sẽ tống cổ từng tên xâm lược ra khỏi lãnh thổ của mình. Đất nước Việt Nam sẽ do nhân dân Việt Nam làm chủ chứ không phải người nào khác”1.

Từ ngày 22 đến ngày 26-11-1969, nhận lời mời của Chính phủ Irak, ông Lê Quang Chánh - Th ứ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Ủy viên Ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, đặc phái viên đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã sang thăm hữu nghị Cộng hòa Irak.

Ngày 23-11-1969, Tổng thống Irak đã tiếp Th ứ trưởng Lê Quang Chánh. Sau khi nghe ông Lê Quang Chánh trình bày tình hình miền Nam Việt Nam, Tổng thống Irak nói: “Chúng tôi nhiệt liệt hoan nghênh và hoàn toàn ủng hộ sự nghiệp đấu tranh của nhân dân miền Nam Việt Nam, lập trường trước sau như một của nhân dân Irak là sẽ tiếp tục ủng hộ các bạn mạnh mẽ hơn nữa trong cuộc đấu tranh chống đế quốc để giành độc lập và tự do”.

Ngày 25-11-1969, tại trụ sở Quốc hội Irak, Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Irak thay mặt Chính phủ Irak và Th ứ trưởng Cộng hòa miền Nam Việt Nam Lê Quang Chánh thay mặt Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ký thông

1 Bản kiểm thính Đài Phát thanh Hà Nội ngày 6-11-1969 lúc 17 giờ 30 - 20 giờ của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, hồ sơ 16538, phông PTTg, TTLTII.

Page 423: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

422

cáo chung về việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Cộng hòa Irak và Cộng hòa miền Nam Việt Nam ở cấp Đại sứ1.

Trong hai ngày 3 và 4-12-1969 đã diễn ra hội nghị của lãnh đạo các nước Xã hội chủ nghĩa tại Mạc Tư Khoa (Liên Xô). Th ông cáo của hội nghị cho biết, các đại biểu dự hội nghị đã trao đổi quan điểm về một loạt vấn đề có liên quan tới việc tăng cường hòa bình và an ninh quốc tế. Hội nghị cũng đã ra tuyên bố nhất trí lên án cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ và ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Bản tuyên bố nêu rõ: “Các đại biểu tham gia hội nghị những người lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở Mạc Tư Khoa giữa các nước Cộng hòa Nhân dân Bulgarie, Cộng hòa Nhân dân Hungari, Cộng hòa Dân chủ Đức, Cộng hòa Nhân dân Ba Lan, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Roumanie, Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Tiệp Khắc đã nghiên cứu tình hình Việt Nam. Cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ chống nhân dân Việt Nam vẫn tiếp diễn bất chấp sự phản đối, căm phẫn của hàng triệu người nam và nữ trên khắp thế giới, trong đó có những tầng lớp rộng rãi trong nhân dân Mỹ, quân đội can thiệp Mỹ vẫn tiếp tục giết hại những người công dân vô tội ở Việt Nam. Chỉ mới cách đây mấy ngày, một tin đã lan đi khắp thế giới về việc một đơn vị Mỹ đã giết hại một cách dã man hàng trăm người trong tay không có vũ khí ở làng Sơn Mỹ ở miền Nam Việt Nam.

Cuộc chiến tranh ở Việt Nam không những là một nguy cơ đe dọa hòa bình ở Đông Nam Á mà còn làm cho toàn bộ tình hình quốc tế càng thêm nghiêm trọng. Nếu có cuộc đàm phán ở Paris về việc giải quyết vấn đề Việt Nam cho tới nay vẫn không đi đến một tiến bộ nào cả, nếu chiến tranh hiện nay còn tiếp diễn thì đó chính là do trách nhiệm ở phía Mỹ. Với ý muốn làm chấm dứt cuộc đổ máu, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã đưa ra một

1 Bản kiểm thính tin Đài Hà Nội ngày 30-11-1969 của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, hồ sơ 16539, phông PTTg, TTLTII.

Page 424: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

423

giải pháp thực tế và toàn bộ về 10 điểm để giải quyết vấn đề Việt Nam. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ủng hộ một cách có hiệu quả giải pháp này. Nội dung chủ yếu của giải pháp này là Mỹ và các nước chư hầu rút hết quân một cách hoàn toàn và không điều kiện khỏi Nam Việt Nam và thành lập một Chính phủ Liên hiệp.

Trong khi miệng thì tuyên bố sẵn sàng thảo luận vấn đề rút quân Mỹ khỏi Nam Việt Nam, những kẻ quyết định chính sách của Mỹ đồng thời lại trắng trợn tiến hành một cách không úp mở đường lối Việt Nam hóa cuộc chiến tranh. Điều đó thực tế có nghĩa là theo đuổi một chính sách kéo dài chiến tranh ở Việt Nam, là âm mưu bắt người Việt Nam đánh người Việt Nam và duy trì chế độ bán nước hại dân ở Sài Gòn. Đại biểu Mỹ tại cuộc đàm phán Paris cho tới nay vẫn không chịu bàn về Chính phủ Liên hiệp lâm thời ở miền Nam Việt Nam.

Nếu vấn đề này không đi đến kết quả thì không thể có sự tiến bộ trong việc giải quyết vấn đề Việt Nam. Nếu Chính phủ Mỹ không chịu có một thái độ thực tế, nếu Mỹ không chấm dứt việc xâm lược Việt Nam, Mỹ nhất định sẽ phải đương đầu với một cuộc kháng chiến ngày càng kiên quyết của những người yêu nước ở Nam Việt Nam với một làn sóng phẫn nộ và lên án ngày càng mạnh của nhân dân các nước trên thế giới. Không nghi ngờ gì nữa, những kế hoạch của bọn xâm lược nhằm giành thắng lợi bằng cách kéo dài chiến tranh ở Việt Nam nhất định sẽ thất bại”.

Sau khi lên án chính sách xâm lược của đế quốc Mỹ, lên án những cuộc thảm sát dã man đối với dân thường ở miền Nam Việt Nam do binh lính Mỹ gây ra. Hội nghị tuyên bố rằng: “Các nước anh em xuất phát từ những nguyên tắc của Chủ nghĩa quốc tế vô sản, từ sự thiết tha đối với sự nghiệp hòa bình, độc lập và tự do của các dân tộc sẽ tiếp tục giúp đỡ đến mức tối đa cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, chừng nào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam chưa chấm dứt. Chính phủ, các tổ chức chính trị và xã hội ở tất cả các nước thật sự quan tâm đến việc duy trì hòa bình

Page 425: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

424

cần phải tăng cường Mặt trận đấu tranh bảo vệ những nguyện vọng dân tộc và những quyền bất khả xâm phạm của nhân dân Việt Nam là được phát triển một cách tự do và độc lập, tăng cường hơn nữa, nhiều hơn nữa việc giúp đỡ nước Việt Nam đang chiến đấu, tăng cường đoàn kết với Việt Nam”1.

Từ ngày 3 đến ngày 8-12-1969, nhận lời mời của Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ, đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam do Ủy viên đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Bộ trưởng Phủ Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Trần Bửu Kiếm dẫn đầu đi thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ. Trong thời gian ở thăm, đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã tìm hiểu sinh hoạt và những thành tựu của nhân dân Mông Cổ trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ. Nhân dân Mông Cổ đã nhiệt liệt đón tiếp các sứ giả của nhân dân miền Nam Việt Nam, bày tỏ tình hữu nghị anh em sâu sắc, tình đoàn kết với nhân dân Việt Nam anh hùng.

Cũng trong chuyến viếng thăm này, đại diện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và đại diện Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ đã ký bản Th ông cáo chung thể hiện tình đoàn kết hữu nghị, giúp đỡ lẫn nhau của hai nước. Bản Th ông cáo chung nhấn mạnh:

“Chính phủ và nhân dân Mông Cổ nghiêm khắc lên án chính quyền Nixon ngoan cố tiếp tục tăng cường chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam, phẫn nộ tố cáo những tội các dã man của chúng đối với nhân dân Việt Nam, sử dụng phổ biến máy bay chiến lược B.52 gây những vụ tàn sát ghê tởm ở Sơn Mỹ, Th ủ Đức, Ba Làng

1 Bản kiểm thính Đài Hà Nội ngày 6-12-1969 lúc 17 giờ 30 của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, hồ sơ 16540, phông PTTg, TTLTII.

Page 426: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

425

An, cương quyết vạch trần mọi thủ đoạn xảo quyệt và mọi luận điệu xằng bậy của Chính phủ Mỹ nhằm lừa bịp dư luận thế giới. Đặc biệt là diễn văn ngày 3-11 của Tổng thống Mỹ phơi trần bản chất hiếu chiến và xâm lược của Mỹ, bộc lộ thực chất chính sách Việt Nam hóa chiến tranh, nhằm kéo dài chiến tranh xâm lược, tiếp tục chiếm đóng quân sự ở miền Nam Việt Nam, thống trị miền Nam bằng chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ.

Đoàn đại biểu Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ khẳng định lại một lần nữa thái độ trước sau như một của Chính phủ và nhân dân Mông Cổ kiên quyết ủng hộ mạnh mẽ nhân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước cho đến thắng lợi hoàn toàn”1.

Ngày 15-12-1969, một thông cáo chung đã được công bố tại thủ đô Brazzaville giữa đại diện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Công Gô. Nội dung bản Th ông cáo chung nêu lên sự ủng hộ lẫn nhau của hai phía và cụ thể hóa quan hệ ngoại giao giữa hai bên ở cấp Đại sứ2.

Ngày 17-12-1969, nhận lời mời của Hội Phụ nữ Pháp, đoàn đại biểu Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam Việt Nam do Lê Th ị Cang dẫn đầu đã đến Ba Lê3.

Từ ngày 13-12-1969 đến ngày 9-1-1970, phái đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam do Nguyễn Văn Tiến hướng dẫn viếng thăm Ấn Độ. Phái đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã đi từ Nam Ấn (tiểu bang West Bengal, Orissa, Andhra Pradesh, Kerala), đến Bắc Ấn (tới các đô thị lớn như Chandigarh, Amritsar…), đến đâu, họ cũng được đón tiếp nồng nhiệt.

1 Bản kiểm thính Đài Hà Nội ngày 9-12-1969 của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, hồ sơ 16540, phông PTTg, TTLTII.

2 Bản kiểm thính tin tức Đài Hà Nội ngày 19-12-1969 lúc 22 giờ 30 của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, hồ sơ 655, phông ĐIICH, TTLTII.

3 Bản kiểm thính tin tức Đài Hà Nội ngày 19-12-1969 lúc 22 giờ 30 của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, hồ sơ 655, phông ĐIICH, TTLTII.

Page 427: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

426

Tổng Th ư ký Bộ Ngoại giao Ấn Độ T.N Kaul tiếp Phái đoàn vào ngày 5-1-1970.

Cựu Ngoại trưởng Dinesh Singh không đích thân mời, nhưng gián tiếp nhờ tổ chức Ủy ban Hòa bình toàn Ấn đứng ra mời Phái đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Riêng ông đã tiếp Nguyễn Văn Tiến vào ngày 8-1-1970.

Bà Th ủ tướng Indira Gandhi đã cho phép máy bay Nga chở Phái đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đáp thẳng xuống Calcutta mặc dầu các chuyến bay quốc tế không có quyền như vậy. Bà đã hội kiến với Phái đoàn vào ngày 8-1-1970.

Trước những động thái tích cực trong mối quan hệ của Chính phủ Ấn Độ với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Bộ Ngoại giao VNCH đã tỏ rõ thái độ bất mãn, phản đối, coi cuộc viếng thăm của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tới Ấn Độ như là thái độ không thiện cảm của Ấn Độ đối với VNCH.

Để tỏ rõ lập trường của mình, trong một buổi viếng thăm xã giao Bộ Ngoại giao Ấn Độ của phái đoàn Ấn kiều từ Sài Gòn vào đầu tháng 6-1970, Tổng Th ư ký T.N Paul đã nói với Phái đoàn Ấn kiều rằng: “Ấn biết lập trường Bắc Việt hơn là Nam Việt và Chính phủ Ấn đang xem xét để nâng Tòa Tổng lãnh sự Ấn tại Hà Nội lên hàng Đại sứ quán”1.

Từ ngày 23 đến ngày 28-1-1975, nhận lời mời của Chính phủ nước Cộng hòa Guinéne, ông Nguyễn Văn Tiến - Ủy viên Ủy ban Trung ương Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, ông Nguyễn Hữu Th ọ đặc phái viên của Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã chính thức đi thăm hữu nghị Cộng hòa Guinéne.

1 Công văn số 446/AC/TBD ngày 17-7-1970 về chính sách đối ngoại và thái độ của Chính phủ Ấn Độ đối với Việt Nam của Tổng trưởng Ngoại giao VNCH gửi Th ủ tướng Chính phủ VNCH, hồ sơ 2127, phông ĐIICH, TTLTII.

Page 428: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

427

Trong thời gian ở thăm hữu nghị, ông Nguyễn Văn Tiến đã được Tổng thống Sékou và nhiều vị lãnh đạo trong Chính phủ nước Cộng hòa Guinéne tiếp và nói chuyện thân mật. Tổng thống Sékou nói: “Chính phủ Đảng dân chủ và nhân dân Guinéne hoàn toàn ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa vì độc lập, tự do của nhân dân miền Nam Việt Nam. Bằng việc làm cụ thể và thiết thực, chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế, trước mắt là đấu tranh để Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được tham gia hội nghị ngoại giao về luật nhân đạo quốc tế họp tại Genève”1.

Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng đã có nhiều hoạt động đối ngoại quan trọng nhằm ủng hộ của các nước, các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng yêu chuộng hòa bình, công lý trên thế giới.

Ngày 26-3-1970, sau khi Lon Nol - Siric Matak làm cuộc đảo chính lật đổ Quốc trưởng Norodom Sihanouk, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ra Tuyên bố về tình hình Campuchia, trong đó lên án cuộc đảo chính và tuyên bố ủng hộ “Lời kêu gọi cứu nước” ngày 23-3-1970 của Quốc trưởng Norodom Sihanouk và khẳng định tình đoàn kết đối với nhân dân Campuchia trong cuộc đấu tranh bảo vệ các quyền dân tộc của mình, chống đế quốc Mỹ và tay sai, góp phần giữ gìn hòa bình ở Đông Dương và châu Á.

Nội dung bản tuyên bố của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam:

“Từ hàng chục năm qua, không ngừng thi hành chính sách can thiệp và xâm lược đối với các nước Đông Dương, âm mưu biến các nước này thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của chúng, chúng đã bị giáng những đòn chí mạng ở Việt Nam, đồng thời bị liên tiếp thất bại ở Lào và Campuchia nhưng còn rất ngoan cố và xảo

1 Bản kiểm thính Đài Giải phóng ngày 3-2-1975: Tổng thống Guinéne Sékou lên tiếng ủng hộ Việt Nam, hồ sơ tư liệu Vv.5585, phông Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, TTLTII.

Page 429: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

428

quyệt. Chính quyền Nixon đang ra sức kéo dài chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam bằng kế hoạch “Việt Nam hóa chiến tranh”. Mặt khác trắng trợn leo thang chiến tranh ở Lào, liên tiếp xâm phạm độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Vương quốc Campuchia và ra sức phá hoại khối đoàn kết chiến đấu của nhân dân các nước Đông Dương. Đặc biệt, từ đầu tháng 3-1970, tay sai của đế quốc Mỹ ở Campuchia do Lon Nol, Sirik Matak cầm đầu phát động chiến dịch điên cuồng chống nhân dân Việt Nam, gây thù hằn dân tộc và cấu kết với ngụy quyền Sài Gòn chống lại cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân miền Nam Việt Nam. Đồng thời chúng tổ chức chiến dịch vu cáo bỉ ổi để có cớ lật đổ Samdech N. Sihanouk - Quốc trưởng Vương quốc Campuchia, nhà chính trị lỗi lạc đã kiên quyết bảo vệ độc lập, hòa bình, trung lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia trong biên giới hiện tại. Kiên trì chính sách đoàn kết hữu nghị và giúp đỡ lẫn nhau giữa nhân dân các nước Đông Dương, tích cực ủng hộ nhân dân miền Nam Việt Nam chống Mỹ xâm lược.

Chính sách đúng đắn và sáng suốt mà Sihanouk theo đuổi đã làm cho Vương quốc Campuchia được sống trong độc lập và hòa bình, có một vị trí ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.

Rõ ràng đế quốc Mỹ và nhóm đảo chính ở Campuchia đang phản bội lợi ích sống còn của nhân dân Khmer, phá hoại tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân ba nước Đông Dương, chống lại cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân miền Nam Việt Nam và nhân dân Lào, âm mưu biến Campuchia thành căn cứ quân sự và thuộc địa kiểu mới của Mỹ, tăng cường và mở rộng chiến tranh xâm lược ra toàn cõi Đông Dương, thực hiện cái gọi là học thuyết châu Á của Tổng thống Mỹ Nixon, dùng người châu Á đánh người châu Á.

Ngày 23-3-1970, Samdech N. Sihanouk - Quốc trưởng hợp pháp của Vương quốc Campuchia đã ra một bản tuyên cáo trịnh trọng tuyên bố giải tán Chính phủ của Tướng Lon Nol, Quốc hội và Hội đồng vương quốc vì tội phản quốc. Samdech đã hiệu triệu nhân dân Khmer anh dũng đứng lên đoàn kết chặt chẽ trên mặt trận thống

Page 430: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

429

nhất dân tộc Campuchia, đoàn kết với các lực lượng nhân dân và chống đế quốc của các nước anh em kiên quyết chiến đấu chống bọn LonNol-Sirik Matak, Cheng Heng và quan thầy Mỹ của chúng, giải phóng đất nước, bảo vệ độc lập chủ quyền trung lập và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia.

Lời kêu gọi của Samdech N. Sihanouk đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử đấu tranh bảo vệ những lợi ích cao cả và nguyện vọng thiêng liêng của nhân dân Campuchia và nhất định sẽ được nhân dân Khmer hưởng ứng mạnh mẽ, được nhân dân thế giới đồng tình và ủng hộ rộng rãi.

Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Vương quốc Campuchia là những láng giềng gần gũi, nhân dân miền Nam Việt Nam và nhân dân Khmer là những người anh em, những người bạn chiến đấu đã luôn luôn ủng hộ và cổ vũ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ và bọn tôi tớ của chúng là bè lũ Th iệu - Kỳ và Khmer Sérey.

Ngay từ khi thành lập tháng 6 năm 1969, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã nói rõ chính sách của mình đối với Vương quốc Campuchia, thực hiện quan hệ hữu nghị và chính sách láng giềng tốt với Vương quốc Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và trung lập của Campuchia, công nhận và cam kết tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Vương quốc Campuchia trong biên giới hiện tại, hai bên luôn luôn tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Xuất phát từ chính sách trước sau như một đó của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, nhân dân miền Nam Việt Nam nhiệt liệt hoan nghênh và triệt để ủng hộ những chủ trương cứu nước đúng đắn như trong bản tuyên cáo lịch sử ngày 23-3-1970 của Samdech N. Sihanouk - Quốc trưởng Vương quốc Campuchia, kiên quyết ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa và cao cả của nhân dân Campuchia nhằm bảo vệ các quyền dân tộc thiêng liêng của mình chống đế quốc Mỹ và tay sai, góp phần giữ gìn hòa bình ở Đông Dương và châu Á.

Page 431: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

430

Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và nhân dân miền Nam Việt Nam đánh rất cao và đời đời biết ơn sự ủng hộ và giúp đỡ chí tình của nhân dân Campuchia và Quốc trưởng N. Sihanouk đối với sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của mình và nguyện đem hết sức mình dâng cho truyền thống đoàn kết, hữu nghị lâu đời giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Khmer càng thêm tươi thắm.

Nhân dân miền Nam Việt Nam, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam quyết kiên trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và nguyện kề vai sát cánh cùng với nhân dân Campuchia anh em, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau cùng chiến đấu chống kẻ thù chung cho đến toàn thắng.

Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và nhân dân miền Nam Việt Nam tin tưởng rằng nhân dân Campuchia vốn có truyền thống đấu tranh anh dũng và bất khuất chống đế quốc, đoàn kết chiến đấu dưới ngọn cờ cứu nước của Quốc trưởng Samdech N. Sihanouk nhất định giành được thắng lợi vẻ vang.

Nhân dân 3 nước Việt Nam, Campuchia, Lào đoàn kết chiến đấu, được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới, kể cả nhân dân Mỹ và Chính phủ các nước yêu chuộng hòa bình, công lý nhất định đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, kẻ thù hung ác nhất của nhân dân Đông Dương và của loài người tiến bộ”1.

Bất chấp sự phản đối kiên quyết của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và dư luận tiến bộ thế giới gần đây, tại phiên họp của Ủy ban Chính trị Hội đồng Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ đã giật dây tay chân của chúng thông qua nghị quyết trái phép mời có điều kiện đại diện nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tham gia thảo luận vấn đề Triều Tiên tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Đây là thủ đoạn nhằm che giấu sự chiếm đóng trái phép Nam Triều Tiên của Hoa Kỳ.

Trước sự kiện trên, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ra bản tuyên bố, nghiêm khắc lên án hành

1 Bản kiểm thính tin Đài Giải phóng ngày 27-10-1969 lúc 7 giờ, của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, hồ sơ 687, phông ĐIICH, TTLTII.

Page 432: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

431

động của Hoa Kỳ nhằm ngăn cản nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cử đại diện tham gia thảo luận vấn đề Triều Tiên tại Liên Hiệp Quốc, và hoàn toàn ủng hộ lập trường đúng đắn của Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên nêu trong bản tuyên bố ngày 3-11-1969 của Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên: “Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên là đại diện chân chính của nhân dân Triều Tiên, không có sự tham gia và thỏa thuận của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên thì mọi nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về vấn đề Triều Tiên đều không có giá trị. Đế quốc Mỹ phải chấm dứt xâm lược Triều Tiên, rút hết quân xâm lược của chúng ra khỏi Nam Triều Tiên, vấn đề thống nhất Triều Tiên phải do nhân dân Triều Tiên tự giải quyết, Mỹ không can thiệp vào.

Trước sau một lòng, nhân dân và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam triệt để ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Triều Tiên anh em nhằm Giải phóng miền Nam Triều Tiên, thống nhất nước Triều Tiên”1.

Ngày 20-2-1974, Hội nghị Ngoại giao ở Genève gồm các nước gia nhập 4 công ước Genève năm 1949 sẽ bàn về việc khẳng định lại và phát triển pháp luật quốc tế nhân đạo chống tội ác chiến tranh, bảo vệ dân thường và những người chiến đấu trong các cuộc xung đột vũ trang, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam hoan nghênh việc triệu tập Hội nghị này và nêu lý do Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là “đại diện chân chính, duy nhất của nhân dân miền Nam”2 nên có nghĩa vụ và quyền được tham gia hội nghị. Bản tuyên bố cũng lên án các âm mưu nhằm ngăn trở việc mời phái đoàn của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam”.

1 Bản kiểm thính tin đài Hà Nội ngày 10-11-1969 lúc 11 giờ 30 - 12 giờ 15 của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, hồ sơ 16538, phông PTTg, TTLTII.

2 Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam về việc Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tham dự Hội nghị ngoại giao tại Genève, Bản kiểm thính Đài Giải phóng ngày 14-2-1974 của Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo VNCH, hồ sơ 18297, phông PTTg, TTLTII.

Page 433: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

432

Page 434: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

433

Page 435: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

434

Page 436: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

435

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền NamViệt Nam về việc Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam

tham dự Hội nghị ngoại giao tại Genève ngày 20-2-19741

1 Hồ sơ 18297, phông PTTg, TTLTII.

Page 437: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

436

Trong phiên họp khai mạc ngày 3-2-1975, đại biểu 17 nước tham dự Hội nghị Ngoại giao quốc tế nhân đạo tại Genève đã nhất trí đưa ra một nghị quyết đòi phải để cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tham dự Hội nghị này vì lợi ích của một giải pháp hòa bình ở miền Nam Việt Nam.

Bản nghị quyết nhấn mạnh: “Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là người đại diện chân chính và hợp pháp của nhân dân miền Nam Việt Nam, được nhiều nước trên thế giới công nhận và đặt quan hệ ngoại giao, hơn nữa lại là một bên tham gia ký kết Hiệp định và Định ước Paris, đương nhiên phải có đầy đủ quyền bình đẳng tham gia hội nghị luật nhân đạo quốc tế như đoàn đại biểu của Sài Gòn đã được tham dự cuộc họp đầu tiên của Hội nghị Quốc tế về công ước Genève cách đây một năm”1.

Nhờ những hoạt động ngoại giao tích cực, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được các nước trên thế giới công nhận như một Chính phủ chính thức đại diện cho nhân dân miền Nam và các bên đã thiết lập quan hệ song phương - quan hệ ngoại giao cấp nhà nước.

Th eo thống kê của Văn phòng phụ tá nghiên cứu và sưu tầm, tính từ ngày 16-6-1969 đến tháng 9-1973, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã được 38 nước trên thế giới công nhận và cho phép sự hiện diện của đại diện của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại các quốc gia này. Th eo bản kiểm thính của chính quyền Sài Gòn thì Đài Hà Nội ngày 20-12-1973 lúc 21 giờ 30 đã đưa tin: “Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã được ba mươi tám (38) nước trên thế giới chính thức công nhận và đặt quan hệ ngoại giao ở cấp Đại sứ. Đó là Albanie, Algerie, Ai Cập, Balan, Bulgarie, Burundi, Bangla Desh, Cuba, Kampuchia, Congo, Chile, Cộng hòa Dân chủ Đức, Cameroon, Zambia, Dahomey, Guinee, Guinee Xích

1 Bản kiểm thính Đài Giải phóng ngày 3-2-1975: Tin về Hội nghị Ngoại giao quốc tế về nhân đạo tại Genève, hồ sơ tư liệu Vv.5585, phông Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, TTLTII.

Page 438: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

437

Đạo, Gabon, Hungary, Irak, Liên Sô, Mông Cổ, Mauritanie, Mali, Malta, Nam Tư, Roumanie, Sri Lanka, Trung Quốc, Triều Tiên, Tiệp Khắc, Tanzania, Uganda, Syrie, Sudan, Somalie, Senegal, Yemen. Trong số này có mười nước công nhận và lập quan hệ ngoại giao sau ngày ký Hiệp định Paris. Ngoài ra MTGP có cơ quan đại diện thường trực tại Indonesia, CP/CMLT đặt phòng thông tin tại năm nước Pháp, Th ụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Na Uy”1. Ngoài ra, tính đến 31-12-1973, còn có 69 nước khác chưa công nhận Mặt trận Dân tộc Giải phóng nhưng đã thừa nhận hình thức đại diện của Mặt trận Dân tộc Giải phóng tại các quốc gia này.

Danh sách các quốc gia công nhận và đặt quan hệ với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam2:

1. Afghanistan

2. Albania 16-6-1969

3. Algeria 11-6-1969

4. Bangla Desh 28-7-1973

5. Bulgaria 13-6-1969

6. Burundi 16-4-1973

7. Cambodia 14-6-1969

8. Cameroon 6-10-1973

9. Chile 8-9-1972

10. China 14-6-1969

11. Congo 12-6-1968

12. Cuba 11-6-1969

1 Danh sách các quốc gia công nhận Mặt trận giải phóng của Văn phòng Phụ tá nghiên cứu và sưu tầm, hồ sơ 20781, phông PTTg, TTLTII.

2 Công văn số 1206/09/TĐT/Ttkh/St ngày 20-11-1973 về Danh sách các quốc gia công nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tính đến ngày 31-10-1973 của Văn phòng phụ tá nghiên cứu và sưu tầm VNCH, hồ sơ 1206, phông ĐIICH, TTLTII.

Page 439: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

438

13. Czechoslovakia 13-6-196914. Dahomey 16-3-197315. Egypt 16-6-196916. Finland 25-10-197317. Gabon 17-10-197318. Germany 12-6-196919. Guinea 5-12-197220. Guinee Bissau 28-9-197321. Guinea Equatorial 30-9-197222. Hungary 13-6-196923. Iraq 7-7-196924. Korea 11-6-196925. Mali 28-6-196926. Malta 21-9-197327. Mauritanla 17-6-196928. Mongolia 13-6-196929. Pakistan 8-11-197230. Poland 12-6-196931. Romantia 12-6-196932. Senegal 5-7-197333. Somalia 11-4-197034. Sri-Lanka 14-7-197035. Sudan 19-6-196936. Syria 12-6-196937. Tanzania 16-01-197038. Uganda 2-08-1972

Page 440: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

439

39. USSR 13-6-196940. Yemen 14-6-196941. Yugoslavia 12-06-197342. Zambia 9-1973Danh sách các quốc gia chưa công nhận Chính phủ Cách mạng

lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam nhưng đã thừa nhận một hình thức đại diện của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam1.

1. Denmark 1-7-19702. France 14-10-19683. Indonesia 12-19684. Norway 13-8-19705. Sweden 29-10-1968.Danh sách các đại diện ngoại giao của Chính phủ Cách mạng

lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại các nước, tính đến ngày 15-7-19692:

1. Nguyễn Xuân Long - Đại sứ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Albanie từ ngày 30-6-1969.

2. Trần Hoài Nam - Đại sứ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Algérie từ ngày 11-6-1969.

3. Trần Văn Tư - Đại sứ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Ba Lan từ ngày 28-6-1969.

4. Huỳnh Phan - Đại sứ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Bulgaria từ ngày 30-6-1969.

1 Công văn số 1206/16/TĐT/Ttkh/St ngày 20-11-1973 về Danh sách các quốc gia chưa công nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam nhưng đã thừa nhận một hình thức đại diện của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tính đến ngày 31-10-1973 của Văn phòng phụ tá nghiên cứu và sưu tầm VNCH, hồ sơ 1206, phông ĐIICH, TTLTII.

2 Hồ sơ 967, phông ĐIICH, TTLTII.

Page 441: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

440

5. Nguyễn Văn Hiếu - Đại sứ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Campuchia từ ngày 20-5-1969.

6. Lê Quang Chánh - Đại sứ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Ả Rập.

7. Hoàng Bích Sơn - Đại sứ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Cuba từ ngày 24-6-1969.

8. Nguyễn Như - Đại sứ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Đông Đức từ ngày 28-6-1969.

9. Đinh Bá Th i - Đại sứ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hungari từ ngày 30-6-1969.

10. Đặng Quang Minh - Đại sứ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Liên Xô từ ngày 24-6-1969.

11. Nguyễn Đức Văn - Đại sứ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Romania từ ngày 30-6-1969.

12. Đặng Quang Minh - Đại sứ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Mông Cổ từ ngày 2-7-1969.

13. Huỳnh Văn Nghĩa - Trưởng đoàn đại diện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Indonesia từ năm 1964.

14. Phạm Văn Ba - Giám đốc Phòng Th ông tin Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Pháp.

15. Lê Kỳ Văn - Đại biện lâm thời Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Syrie từ ngày 24-6-1969.

16. Đỗ Hăng - Đại biện lâm thời Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Tanzania từ tháng 11-1968.

17. Hoàng Minh Hào - Đại sứ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Tiệp Khắc từ ngày 30-6-1969.

18. Vũ Ngọc Hồ - Đại sứ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Triều Tiên từ ngày 13-6-1969.

19. Nguyễn Văn Quảng - Đại sứ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Trung Quốc từ 24-6-1969.

Page 442: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

441

20. Lê Phương - Giám đốc Phòng Th ông tin Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Th ụy Điển.

21. Nguyễn Văn Tiến - Trưởng đoàn đại diện đặc biệt Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hà Nội.

Ngày 15-9-1973 tại Paris, Tổng thống Gabon Albert Bernard xác định việc Gabon công nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam nằm trong chính sách cởi mở của Chính phủ1.

Th eo Th ông tấn xã Pháp, ngày 6-10-1973, Chính phủ Cameroun đã loan báo trong một thông cáo, công nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam như một trong những Chính phủ của miền Nam Việt Nam2.

Như vậy, từ khi Hiệp định chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết (27-1-1973), tới tháng 10/1973, đã có thêm 7 quốc gia Châu Phi công nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam: Ouganda (9-2-1973); Dahomey (16-3-1973); Burundi (16-4-1973); Sénéga (4-7-1973); Zambie (9-9-1973); Cameroun (6-10-1973) và Gabon (17-10-1973).

Bên cạnh các hoạt động ngoại giao song phương, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam còn tham gia các hội nghị quốc tế, quốc gia, các diễn đàn của các tổ chức đoàn thể trên thế giới để đấu tranh và lý giải đường lối của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là đúng đắn và không thể nào khác. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam còn tổ chức cuộc gặp gỡ, các hoạt động bên

1 Công văn số 000788-BNG/PhC/M ngày 24-11-1973 về việc Gabon và Cameroun công nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam của Tổng trưởng Ngoại giao VNCH gửi Th ủ tướng Chính phủ VNCH, hồ sơ 1206, phông ĐIICH, TTLTII.

2 Công văn số 000788-BNG/PhC/M ngày 24-11-1973 về việc Gabon và Cameroun công nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam của Tổng trưởng Ngoại giao VNCH gửi Th ủ tướng Chính phủ VNCH, hồ sơ 1206, phông ĐIICH, TTLTII.

Page 443: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

442

lề ở các quốc gia trên thế giới nhằm tranh thủ sự ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân thế giới và đồng thời lý giải thuyết phục về thực trạng, thực chất của cuộc chiến tranh xâm lược mà Mỹ và đồng minh đang thực hiện ở miền Nam Việt Nam.

Th áng 12-1970, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã cử Linh mục Nguyễn Đình Th i từ Paris sang Bỉ tổ chức triển lãm về Việt Nam trong 3 ngày từ mồng 1 đến mồng 3 tháng 12 năm 1970 và nói chuyện về chiến tranh Việt Nam:

“Việt cộng tại Paris có phái Linh mục Nguyễn Đình Th i sang Bỉ tổ chức triển lãm hình ảnh, sách báo, tem thư, đĩa hát và quốc ca Bắc Việt tại Cercle International des Etudiants Etrangers ở Louvain trong ba ngày 1, 2 và 3-12-1970.

Tối 3-12-1970, cũng tại Cercle này, Linh mục Th i có tổ chức một buổi nói chuyện về chiến tranh Việt Nam trước một số khán giả độ 60 người. Linh mục Th i đã được sinh viên Fernando Rodriguez người Nam Mỹ, Chủ tịch Cercle này và hai sinh viên Việt Nam (Lê Văn Hiến và Nguyễn Hưng) giúp đỡ”1.

Tiếp đó, ngày 18-12-1970, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng cử Lê Văn Lộc và Dương Đình Th ảo sang Bỉ theo lời mời của Hội Union Belge Pour la Défense de la Paix tổ chức buổi gặp mặt gồm 50 người lớn và 150 giới trẻ nói chuyện về chiến tranh ở Việt Nam, hội đàm Paris, cuộc tranh đấu của sinh viên tại Sài Gòn.

Chính quyền Sài Gòn tỏ ra bị động trước hoạt động của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ở quốc tế. Tòa Đại sứ chính quyền Sài Gòn ở Bỉ biên thư cho Viện trưởng Đại học Louvain có ý “trách móc” về hành vi thiên vị của Cercle International des Etudiants Etrangers. Và họ cũng không quên vận động để tổ chức triển lãm chiếu phim và nói chuyện về chính quyền Sài Gòn vào tháng 1-1971 và tháng 2 cùng năm. Để

1 Công văn số 309-BNG/AUG ngày 16-1-1971 của Bộ Ngoại giao, hồ sơ 20902, phông PTTg, TTLTII.

Page 444: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

443

chủ động hơn trong việc đối phó với các hoạt động ở quốc tế của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Bộ Nội vụ chính quyền Sài Gòn chỉ thị cho Tòa Đại sứ ở Bỉ “phải hoàn thành kế hoạch phản công”1 sớm. Đồng thời ra Th ông tư chỉ thị cho tất cả các sứ quán của chính quyền Sài Gòn phải trình Bộ Nội vụ “dự án tấn công về thông tin tuyên truyền cho năm 1971”2.

Tòa Đại sứ chính quyền Sài Gòn tại Tây Đức thực hiện nhiều lần vận động chính trị ở Đan Mạch nhằm mục đích nhận được sự ủng hộ tích cực của Chính phủ này đối với Sài Gòn. Tuy nhiên, đáp lại thái độ tố cáo của Đại sứ chính quyền Sài Gòn, Th ủ tướng Baunsgaard cho biết lập trường của họ là phải ngưng oanh tạc Bắc Việt thì mới có thể đưa ra một giải pháp chấm dứt chiến tranh và họ cũng không ủng hộ oanh tạc Bắc Việt. Công văn của Đại sứ chính quyền Sài Gòn ở Tây Đức gửi về Th ủ tướng chính quyền Sài Gòn diễn tả rằng: “Dân chúng Bắc Âu mong muốn là các cuộc oanh tạc Bắc Việt phải được ngưng hẳn, vì họ tin là sự ngưng oanh tạc sẽ tạo một không khí thuận lợi cho một giải pháp chấm dứt chiến cuộc và chỉ khi nào Bắc Việt không chịu thay đổi thái độ sau khi có sự ngưng hẳn các cuộc oanh tạc, thì mới có thể quy trách nhiệm cho Bắc Việt được. Tòa sở quan đã phải giải thích là sự oanh tạc hạn chế này chỉ có tính cách tự vệ chống lại sự xâm nhập người và võ khí của Bắc Việt vào Nam Việt Nam. Th ủ tướng và Ngoại trưởng đã tỏ ra thông cảm lập trường của VNCH, nhưng vẫn giữ thái độ là sự ngưng hẳn oanh tạc Bắc Việt là điều kiện thiết yếu để mang lại hòa bình, bởi lẽ dân chúng Đan Mạch và Bắc Âu đều phản đối chiến tranh dưới mọi hình thức”3.

Khoảng tháng 3 năm 1973, sau khi Hiệp định Paris được bốn bên ký kết, Nguyễn Th ị Bình đã gửi thư cho Tổng Th ư ký Liên

1 Công văn số 309-BNG/AUG ngày 16-1-1971 của Bộ Ngoại giao, hồ sơ 20902, phông PTTg, TTLTII.

2 Công văn số 309-BNG/AUG ngày 16-1-1971 của Bộ Ngoại giao, hồ sơ 20902, phông PTTg, TTLTII.

3 Vận động chính trị ở Đan Mạch của Tòa Đại sứ Việt Nam tại Tây Đức, hồ sơ 21003, phông PTTg, TTLTII.

Page 445: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

444

Hiệp Quốc để bày tỏ yêu cầu về việc mở Văn phòng Quan sát viên cạnh Liên Hiệp Quốc. Th ực ra, về đề nghị này, chính Nguyễn Th ị Bình đã từng đề cập với Tổng Th ư ký Liên Hiệp Quốc tại Paris khi còn trong thời gian đàm phán Hiệp định. Tin tức này được chính Tổng Th ư ký Liên Hiệp Quốc tiết lộ tại cuộc họp báo ở Paris ngày 1-3-1973. Ngay khi biết tin, Nguyễn Hữu Chi - Đại sứ chính quyền Sài Gòn liền gửi điện cho Tổng Trưởng Ngoại giao ở Sài Gòn bày tỏ thái độ giận dữ “thực không rõ giữa Nguyễn Th ị Bình và O.Waldheim ai là người đã nêu trước vấn đề trên, nhưng có nghi vấn là chính O.Waldheim, với chủ đích muốn tăng cường vai trò của Liên Hiệp Quốc trong vấn đề Việt Nam như một thắng lợi cá nhân từ ngày mới nhậm chức, đã tìm cách ve vãn phe cộng sản, không những về việc đặt Văn Phòng Liên lạc mà cả về các khía cạnh viện trợ kinh tế và nhân đạo”1. Và lập tức chính quyền Sài Gòn áp dụng nhiều biện pháp để ngăn chặn Liên Hiệp Quốc cho phép Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được quyền đặt quan sát viên cạnh Liên Hiệp Quốc: 5 ngày sau cuộc họp báo của Tổng Th ư ký Liên Hiệp Quốc, Đại sứ Sài Gòn đã đến gặp Tổng Th ư ký Waldheim để “nhấn mạnh đến sự phi lý về phương diện quốc tế công pháp, và trong lãnh vực chính trị, sự nguy hại về hiện diện của Mặt trận Giải phóng miền Nam cạnh Liên Hiệp Quốc không những cho một giải pháp hòa bình tại Việt Nam mà cả cho sự an ninh trong vùng nếu tiền lệ về sự hiện diện này được chấp nhận”2; sau khi gặp trực tiếp Tổng Th ư ký Liên Hiệp Quốc để “phản đối”, Đại sứ Sài Gòn vận động các Đại sứ Philippines, Indonesia, Hàn Quốc, Singapore và Malaysia lên tiếng chống đối; ngoài ra, phía chính quyền Sài Gòn còn liên lạc với một số tổ chức tư nhân yêu cầu họ đánh điện hoặc gởi kiến nghị phản đối ý định của Tổng Th ư ký Liên Hiệp Quốc cho phép Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đặt quan sát viên cạnh Liên Hiệp Quốc. Đáp lại thái độ “quá khích” của chính quyền Sài Gòn và sức

1 Công văn số 87-LHQ/VP/TM ngày 12-4-1973, hồ sơ 21026, phông PTTg, TTLTII.2 Công văn số 87-LHQ/VP/TM ngày 12-4-1973, hồ sơ 21026, phông PTTg, TTLTII.

Page 446: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

445

ép của Hoa Kỳ, Tổng Th ư ký Liên Hiệp Quốc Waldheim “vẫn tỏ thái độ dè dặt thiếu dứt khoát và chỉ hứa hẹn là vấn đề trên sẽ được nghiên cứu thận trọng… O.Waldheim trả lời rằng hiện nay chưa có một quyết định nào về việc trên và vấn đề này còn ở trong thời kỳ nghiên cứu”1. Mặc dù Tổng Th ư ký Liên Hiệp Quốc chưa có quyết định cuối cùng đối với đề nghị của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam nhưng thái độ của ông cũng thể hiện sự ủng hộ đối với Quân giải phóng miền Nam. Điều đặc biệt đáng chú ý là khi được hỏi về giới hạn hoạt động của một Văn phòng Liên lạc của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam nếu việc đó được chấp nhận thì Tổng Th ư ký đã cho biết là “văn phòng này không những phụ trách về các vấn đề viện trợ nhân đạo của Liên Hiệp Quốc mà cả các lãnh vực ấn định trong thỏa hiệp đình chiến Paris” 2 .

Vấn đề cho phép Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đặt Văn phòng Liên lạc cạnh Liên Hiệp Quốc vẫn tiếp tục được tranh luận và bàn cãi trong giữa cuối năm 1973. Th áng 10-1973, Hungari đã lên tiếng ủng hộ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và yêu cầu Liên Hiệp Quốc chấp thuận yêu cầu chính đáng trên. Th ái độ của Hungari tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc quyết liệt tới mức mà họ đưa ra điều kiện cho Liên Hiệp Quốc là nếu không chấp thuận yêu cầu trên thì phải “chấm dứt vai trò Quan sát viên của Chính phủ VNCH” 3. Công văn của Th ủ tướng trình Tổng thống chính quyền Sài Gòn cho biết “để ủng hộ Bắc Việt và Mặt trận Giải phóng miền Nam, Hung Gia Lợi sẽ đưa vấn đề đại diện của Việt Nam ra thảo luận tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc nếu vấn đề được chấp nhận cho ghi vào nghị trình, cộng sản sẽ đưa ra nghị quyết đòi cho Bắc Việt và Mặt trận Giải phóng miền Nam quyền mở phòng liên lạc hay quan sát viên tại Liên Hiệp Quốc và nếu quyền này không được chấp

1 Công văn số 87-LHQ/VP/TM ngày 12-4-1973, hồ sơ 21026, phông PTTg, TTLTII.2 Công văn số 87-LHQ/VP/TM ngày 12-4-1973, hồ sơ 21026, phông PTTg, TTLTII.3 Công văn số 1230/TH.T/VP/M ngày 7-11-1973 của Th ủ Tướng Chính phủ, hồ sơ 21026,

phông PTTg, TTLTII.

Page 447: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

446

nhận thì Liên Hiệp Quốc phải đóng cửa Văn phòng Quan sát viên của VNCH tại Nữu Ước” 1. Hungari đã đặt Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ngang hàng với chính quyền Sài Gòn khi đưa ra yêu cầu trên trước Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc. Mặc dù tới cuối năm 1973, Liên Hiệp Quốc vẫn chưa ra phán quyết cuối cùng cho phép Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam lập Văn phòng Liên lạc cạnh Liên Hiệp Quốc, nhưng sự ủng hộ của nhiều thành viên trong Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc và thái độ của Tổng Th ư ký Liên Hiệp Quốc cho thấy Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đang nhận được nhiều sự quan tâm và đang được xếp ngang với chính quyền Sài Gòn.

Ngày 31-7-1974, Úc tỏ rõ lập trường ủng hộ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam:“Về việc mời đại diện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tham dự “Hội nghị các chuyên viên Chính phủ về vũ khí nguy hiểm và không cần thiết” sẽ triệu tập tại Lucerne (Th ụy Sĩ) từ ngày 24-9 đến ngày 18-10-1974, theo đại diện Bộ Ngoại giao Úc, do tính cách đặc biệt nhân đạo của các đề tài sẽ được thảo luận, Úc cho rằng sự tham dự của các chuyên viên Việt cộng có thể có giá trị.

Úc sẽ không chống đối nếu Việt cộng được mời gởi quan sát viên có quyền phát biểu tới Hội nghị.

Trong tháng 4, Bộ Ngoại giao Úc cho Tòa Đại sứ VNCH biết rằng trong tương lai, Úc sẽ thực thi lập trường đã được ấn định là chỉ bỏ phiếu trắng chứ không chống đối việc Việt cộng tham dự các hội nghị quốc tế”2.

1 Công văn số 1230/TH.T/VP/M ngày 7-11-1973 của Th ủ Tướng Chính phủ, hồ sơ 21026, phông PTTg, TTLTII.

2 Công văn số 1776/BNG/ACTBD ngày 3-8-1974 về việc Úc không chống việc Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tham dự Hội nghị quốc tế về vũ khí tại Lucerne của Tổng trưởng Ngoại giao VHCH gửi Th ủ tướng Chính phủ VNCH, hồ sơ 2175, phông ĐIICH, TTLTII.

Page 448: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

447

Bên cạnh việc ủng hộ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tham dự các Hội nghị quốc tế, Chính phủ Úc còn ra tuyên bố có chữ ký của 66 Nghị sĩ, Dân biểu trong Đảng Lao động tại Quốc hội Liên bang Úc yêu cầu Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định Paris:

“Các Nghị sĩ, Dân biểu trong Quốc hội Liên bang Úc ký tên dưới đây yêu cầu Hoa Kỳ ủng hộ và giúp đỡ sự thực thi Hiệp định Paris (27-1-1973).

Để đạt tới cứu cánh này, chúng tôi hối thúc ủng hộ đề nghị của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đòi hỏi Chính phủ của hai bên miền Nam Việt Nam ban hành ngay sự kêu gọi ngưng bắn và chấm dứt tất cả mọi thái độ thù nghịch.

Chúng tôi yêu cầu Tổng thống:

1. Rút ngay sự giúp đỡ quân sự của Hoa Kỳ cho chính quyền Sài Gòn theo đúng các điều khoản của Hiệp định Paris.

2. Cắt mọi ngân khoản ủng hộ một cách trực tiếp hay gián tiếp về chương trình an ninh nội bộ, hay bất cứ hệ thống cảnh sát hoặc tù nhân tại VNCH.

3. Trong khi hoan nghênh sự trao đổi giới hạn tù nhân đã thực hiện, chúng tôi yêu cầu Tổng thống tiếp tay với chúng tôi kêu gọi sự phóng thích hàng trăm ngàn tù nhân dân sự bị giam giữ tại trại giam ở Sài Gòn, các tù nhân đều thuộc lực lượng thứ ba và sự tự do của họ xét ra quan yếu cho việc hình thành một Hội đồng hòa giải và hòa hợp dân tộc đã được quy định theo điều 12 của Hiệp định Paris”1.

Th ủ tướng Chính phủ Nhật Bản Miki cũng tuyên bố: “Tuy rằng Chính phủ chưa nhìn nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam nhưng Chính phủ không áp dụng

1 Công văn số 108-BNG/ACTBD/TM ngày 15-1-1975 về việc thành phần Nghị sĩ, Dân biểu thiên tả Úc ký kiến nghị gửi Tổng thống Hoa Kỳ của Tổng trưởng Ngoại giao VNCH gửi Th ủ tướng Chính phủ VNCH, hồ sơ 2175, phông ĐIICH, TTLTII.

Page 449: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

448

một chính sách thù nghịch đối với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam”1.

Khoảng tháng 8 năm 1974, các nước Bắc Âu hầu như đã công nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Th ụy Điển đang dự định công bố thông tin cho phép Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Stockholm được cải danh và nới rộng quyền hoạt động tại đây. Trước thái độ của Th ụy Điển, phía Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn phản ứng dữ dội và tìm nhiều cách để ngăn chặn hành động của Th ụy Điển lan tới các nước khác ở Bắc Âu.

“Ngay khi Th ụy Điển công bố dự định cho phép phòng thông tin “Mặt trận Giải phóng miền Nam” tại Stockholm được cải danh và thêm sự dễ dãi, thiểm Bộ e ngại ảnh hưởng dây chuyền đến các quốc gia Bắc Âu khác nên đã dò hỏi phản ứng và quan điểm của Đan Mạch và Na Uy. Th iểm Bộ trân trọng trình Th ủ tướng phản ứng và quan điểm của hai quốc gia như sau:

Đan Mạch: Sứ quán Hoa Kỳ tại Saigon đã mật thông báo thiểm Bộ là Đại sứ Hoa Kỳ tại Copenhague đã gặp Ngoại trưởng Đan Mạch Guldberg ngày 16-8-1974 về việc Th ụy Điển dự định nâng phòng thông tin của Việt cộng lên hàng phái đoàn. Ngoại trưởng Guldberg cho biết là ông không muốn cho phòng thông tin Việt cộng ở Copenhague được cải danh. Ông cũng nói rằng Th ụy Điển đã thúc giục Đan Mạch giúp các “phong trào giải phóng” ở Đông Nam Á và Phi Châu, và ông không hài lòng về hành động này của Th ụy Điển.

Ngày 24-8-1974 Đại sứ VNCH tại Bonn kiêm nhiệm Đan Mạch ông nguyễn Phương Th iệp đã điện báo cáo thiểm Bộ là trong thời gian công tác tại Copenhague ông đã không gặp được Ngoại trưởng Đan Mạch, nhưng đã gặp ông Giám đốc Chánh trị Bộ Ngoại giao Đan Mạch ngày 22-8-1974. Ông Đại sứ cho biết theo cảm tưởng của

1 Công văn số 297-BNG/ACTBD/M ngày 1-2-1975 về lời tuyên bố của Th ủ tướng Nhật Takeo Miki về Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam của Tổng trưởng Ngoại giao VNCH gửi Th ủ tướng Chính phủ VNCH, hồ sơ 2140, phông ĐIICH, TTLTII.

Page 450: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

449

ông sau cuộc tiếp xúc này thì Đan Mạch hiện không dự định theo gương Th ụy Điển.

Như vậy theo hai nguồn tin trên thiểm Bộ nghĩ rằng Đan Mạch có lẽ sẽ duy trì nguyên trạng của phòng thông tin Việt cộng ở copenhague.

Na Uy: ngày 24-8-1974 Đại sứ VNCH tại Bonn kiêm nhiệm Na Uy đã báo cáo từ Oslo cho thiểm Bộ biết như sau:

Ông đã tiếp xúc với Tổng Th ư ký và Giám đốc chánh trị vụ Bộ Ngoại giao Na Uy ngày 24-8-74 và được thông báo là Chánh phủ Na Uy đang cứu xét nâng cao phòng thông tin Việt cộng tại Oslo nhưng vẫn không công nhận tổ chức này. Giám đốc Chánh trị Bộ Ngoại giao Na Uy đã tiếp xúc thảo luận với đại diện phòng thông tin Việt cộng.

- Ngoại trưởng Na Uy đã không tiếp Đại sứ VNCH như đã thỏa thuận trước vào ngày 24-8 vì lý do sức khỏe.

- Đại sứ Nguyễn Phương Th iệp nhất quyết yêu cầu được hội kiến với Ngoại trưởng Na Uy trước khi trình ủy nhiệm thư ngày 27-8-1974.

Ngay khi nhận được báo cáo trên của Đại sứ Nguyễn Phương Th iệp, thiểm Bộ đã lập tức gửi mật điện chỉ thị ông Đại sứ tối đa vận động Na Uy giữ nguyên trạng đối với Việt cộng. Th iểm Bộ yêu cầu ông Đại sứ giải thích rằng quyết định của Th ụy Điển bắt nguồn cảm tình riêng biệt của Th ủ tướng Th ụy Điển đối với cộng sản Việt Nam, vì vậy không thể là một quyết định để Na Uy bắt chước theo”1.

Ngày 28-11-1974, Bộ Ngoại giao gửi công văn tối mật cho Th ủ tướng chính quyền Sài Gòn về tin mật đơn xin thiết lập Văn phòng Quan sát viên cạnh các tổ chức quốc tế ở Genève của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã được Tổng Th ư ký Liên Hiệp Quốc chuyển đến Chính phủ Th ụy Sĩ:

1 Công văn số 001973/BNG/VP/M ngày 26-8-1974 của Tổng trưởng Ngoại giao gửi Th ủ tướng Chính phủ VNCH, hồ sơ 21003, phông PTTg, TTLTII.

Page 451: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

450

“Một nguồn tin đáng tin cậy cho thiểm Bộ biết là gần đây ông Tổng Th ư ký Liên Hiệp Quốc đã chuyển đến Chánh phủ Th ụy Sĩ đơn của tổ chức tự xưng là Mặt trận Giải phóng miền Nam xin thiết lập văn phòng quan sát viên cạnh các tổ chức quốc tế ở Genève. Nguồn tin cũng cho biết là Chánh phủ Th ụy Sĩ xem sự chuyển đơn này là sự mặc nhiên hưởng ứng đơn xin của ông Tổng Th ư ký Liên Hiệp Quốc.

Nhận định rằng sự kiện trên vô cùng hệ trọng đối với VNCH trong lãnh vực ngoại giao, thiểm Bộ đã lập tức chỉ thị cho Tòa Đại sứ VNCH tại Berne, Văn phòng quan sát viên tại New York và Văn phòng Đại diện tại Genève phải hành động cấp thời như sau:

- Văn phòng Quan sát viên tại New York: yết kiến Tổng Th ư ký Liên Hiệp Quốc để phản đối và yêu cầu gạt bỏ lời yêu cầu của Việt cộng. Nhấn mạnh là “Mặt trận Giải phóng miền Nam” không phải là một chánh phủ, không là hội viên của một cơ quan chuyên môn nào của Liên Hiệp Quốc và vì vậy không thể được hưởng quy chế quan sát viên. Ngoài ra cũng nhấn mạnh là một hành động như vậy là một sự xen lấn vào nội bộ VNCH.

- Văn phòng đại diện tại Genève: vận động như trên với vị đại diện Liên Hiệp Quốc tại Genève và vận động sự ủng hộ của các phái đoàn bạn.

- Tòa Đại sứ VNCH tại Berne: yết kiến Ngoại trưởng Th ụy Sĩ để yêu cầu loại bỏ đơn xin của Việt cộng, nhấn mạnh rằng Chính phủ VNCH coi trọng vấn đề này và sẽ xem việc cho phép Việt cộng thành lập văn phòng trên lãnh thổ Th ụy Sĩ như là một hành động bất thân thiện có thể làm tan vỡ mối giao hảo với VNCH.

Th iểm Bộ cũng được biết là Chính phủ Hoa Kỳ cũng đang vận động để Th ụy Sĩ không chấp nhận đơn xin của Việt cộng”1.

1 Công văn số 02934/BNG/VP/M ngày 28-11-1974 của Bộ Ngoại giao, hồ sơ 21011, phông PTTg, TTLTII.

Page 452: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

451

“Mời ông Xử lý thường vụ Tòa Đại sứ Th ụy Sĩ ở Saigon đến Bộ Ngoại giao ngày 29-11-1974 để yêu cầu và trao giác thư yêu cầu Chánh phủ Th ụy Sĩ không chấp nhận yêu cầu của VC.

Về phần Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng đã phản kháng mạnh mẽ với Văn phòng Tổng Th ư ký Liên Hiệp Quốc và Chánh phủ Th ụy Sĩ”1.

Sau khi sử dụng nhiều biện pháp để ngăn chặn yêu cầu của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam có vẻ như không mấy hiệu quả, chính quyền Sài Gòn đành “chua chát” khi phải chấp nhận rằng:

“Tuy nhiên, ngày hôm nay thiểm chức nhận được mật điện của Tòa Đại sứ VNCH tại Berne gửi về báo cáo rằng:

- Mặc dầu có sự can thiệp của Ngoại trưởng Kissinger, Tổng Th ư ký Liên Hiệp Quốc Waldheim vẫn nài nỉ với Chánh phủ Th ụy Sĩ cho Việt cộng mở phái bộ (mission) ở Genève.

- Bị kẹt giữa một bên là tình thân hữu đối với VNCH và bên khác là sự bất khả khước từ thỉnh nguyện của Tổng Th ư ký Liên Hiệp Quốc, Chánh phủ Th ụy Sĩ đã chọn giải pháp dung hòa là: a) sẽ cho Việt cộng mở một văn phòng tại Genève phụ trách liên lạc bên cạnh các tổ chức từ thiện chớ không cho mở phái bộ quan sát viên; b) hạn chế tối đa quy chế của văn phòng này và không cho hưởng một ưu đãi miễn trừ ngoại giao nào ngoài sự bất khả xâm phạm của trụ sở và quyền sử dụng mật mã.

Ngay sau khi nhận được mật điện này, thiểm chức một mặt đã gửi điện chỉ thị cho Tòa Đại sứ VNCH ở Berne để xem có còn có thể ngăn chặn được quyết định này hay không và một mặt khác đã thông báo cho sứ quán Hoa Kỳ ở Saigon hay biết” 2.

1 Công văn số 02955/BNG/VP/M ngày 30-11-1974 của Bộ Ngoại giao, hồ sơ 21011, phông PTTg, TTLTII.

2 Công văn số 02955/BNG/VP/M ngày 30-11-1974 của Bộ Ngoại giao, hồ sơ 21011, phông PTTg, TTLTII.

Page 453: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

452

Nhưng điều đó không phải là sự chấp nhận thất bại của phía chính quyền Sài Gòn. Sau khi sử dụng biện pháp hai mặt vừa vận động trực tiếp ông Tổng Th ư ký Liên Hiệp Quốc vừa tác động liên tục tới Chính phủ Th ụy Sĩ, kể cả việc Ngoại trưởng Kissinger cũng phải vào cuộc mà vẫn không thành công. Phía chính quyền Sài Gòn đành sử dụng “chiêu thức” kéo dài thời gian công bố tin xác định Liên Hiệp Quốc và Th ụy Sĩ cho phép Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam mở văn phòng liên lạc cạnh các tổ chức quốc tế tại Genève:

Ngày 24-12-1974:

“Do mật điện số 31/DDVN/CT/M ngày 19-12-1974 tòa đại diện thường trực VNCH cạnh các tổ chức quốc tế tại Genève có trình rằng: theo lời của ông Giám đốc Nghi lễ Tổng Th ư ký Liên Hiệp Quốc là chấp thuận cho Việt cộng mở một văn phòng tại Genève, quy chế tương tự như văn phòng của Đông Đức hồi trước năm 1970.

Tuy nhiên, đồng thời, thiểm Bộ lại được Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Saigon cho biết Chính phủ Th ụy Sĩ sẵn sàng cho Việt cộng mở văn phòng tại Genève, nếu Liên Hiệp Quốc xét việc mở văn phòng này là cần thiết, và nếu Liên Hiệp Quốc xác định điều này trong một văn thư chính thức gửi cho Chính phủ Th ụy Sĩ.

Do đó, ngày 20-12-1974, thiểm Bộ đã điện chỉ thị cho Văn phòng quan sát viên thường trực VNCH cạnh Liên Hiệp Quốc tại New York: 1)phối kiểm tin Chính phủ Th ụy Sĩ đã trả lời Liên Hiệp Quốc là chấp thuận cho Việt cộng mở văn phòng tại Genève. Nếu tin này đúng, yêu cầu Liên Hiệp Quốc hoãn thông báo cho Việt cộng quyết định này của Chính phủ Th ụy Sĩ, trong khi chờ kết quả cuộc vận động của Chính phủ VNCH với Chính phủ Th ụy Sĩ; 2) trong trường hợp tin Chính phủ Th ụy Sĩ sẵn sàng cho Việt cộng mở văn phòng tại Genève nếu có văn thư “xác định” của Liên Hiệp Quốc là đúng, yêu cầu ông Tổng Th ư ký Liên Hiệp Quốc dừng viết văn thư này, và nhắc lại lời đoan quyết của ông Phụ tá Tổng Th ư ký Liên Hiệp Quốc Roberto Guyer với Quan sát viên thường trực VNCH tại New York

Page 454: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

453

là Liên Hiệp Quốc không can thiệp cũng như không làm áp lực trong vụ này.

Mặt khác, chiều ngày 20-12-1974, thiểm Bộ đã cho mời ông Peter Felix, Xử lý thường vụ Tòa Đại sứ Th ụy Sĩ tại Saigon tới Bộ Ngoại giao, để yêu cầu phối kiểm tin Chính phủ Th ụy Sĩ đã quyết định cho Việt cộng mở văn phòng tại Genève, và nếu tin này đúng, yêu cầu Chính phủ Th ụy Sĩ thâu hồi quyết định nói trên.

Ngoài ra, cũng ngày 20-12-1974, thiểm Bộ đã tiếp xúc với Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Saigon, yêu cầu Chính phủ Hoa Kỳ vận động với ông Tổng Th ư ký Liên Hiệp Quốc không chấp thuận cho Việt cộng mở văn phòng tại Genève.

Ngày 22-12-1974, thiểm Bộ nhận được điện văn số 537/C/PAR ngày 22-12-1974 của bộ Ngoại trưởng Vương Văn Bắc từ Ba Lê cho biết đã được ông Đại diện thường trực VNCH tại Genève tường trình nội vụ và quyết định cho phép Việt cộng mở văn phòng hay không bây giờ hoàn toàn tùy thuộc vào Liên Hiệp Quốc. Chính phủ Th ụy Sĩ chỉ cho phép nếu ông Tổng Th ư ký Liên Hiệp Quốc xác định rằng việc này có lợi cho Liên Hiệp Quốc.

Ngày 22-12-1974, thiểm Bộ đã liên lạc với ông Đại sứ Graham Martin để yêu cầu Chính phủ Hoa Kỳ tái can thiệp với ông Tổng Th ư ký Liên Hiệp Quốc không chấp thuận cho Việt cộng mở văn phòng tại Genève. Ông Đại sứ Hoa Kỳ cho biết Ngoại trưởng Kissinger đã thu xếp gặp ông Tổng Th ư ký Liên Hiệp Quốc tại New York ngày 21-12-1974 để yêu cầu không trả lời điệp văn của Chính phủ Th ụy Sĩ và như vậy sẽ chấm dứt việc xin mở văn phòng của Việt cộng.

Do mật điện số 34/ĐDVN/CT ngày 21-12-1974, Tòa Đại diện thường trực VNCH cạnh các tổ chức quốc tế tại Genève cũng đã xác nhận là quyết định cho Việt cộng mở văn phòng này tùy thuộc Liên Hiệp Quốc. Điện văn này trình rằng: theo sự tiết lộ của ông Tổng Th ư ký Liên Hiệp Quốc ở Genève, Chính phủ Th ụy Sĩ có gửi văn thư cho Tổng Th ư ký Liên Hiệp Quốc, nội dung như sau:

Page 455: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

454

1. Th ụy Sĩ sẵn sàng cho Việt cộng mở một văn phòng với nhiệm vụ giới hạn là liên lạc với các cơ quan của Liên Hiệp Quốc phụ trách về các vấn đề nhân đạo.

2. Sự cho phép này không có nghĩa là một sự công nhận Việt cộng.3. Chiếu khán cần thiết sẽ chỉ được cấp cho hai nhân viên văn

phòng và số nhân viên của văn phòng kể cả thuộc viên không được quá năm người.

4. Giấy phép mở văn phòng chỉ được cấp với điều kiện Tổng Th ư ký Liên Hiệp Quốc xác nhận bằng một văn thư chính gửi Chính phủ Th ụy Sĩ, là văn phòng này có ích lợi cho công vụ của Liên Hiệp Quốc.

Như vậy, Chính phủ Th ụy Sĩ đã để tùy ông Tổng Th ư ký Liên Hiệp Quốc quyết định việc có nên cho Việt cộng mở văn phòng ở Genève hay không”1.

Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn tỏ ra rất quyết liệt với vấn đề này. Công văn ngày 27-12-1974 của Bộ Ngoại giao cho thấy Ngoại trưởng Kissinger đã gặp Tổng Th ư ký Waldheim, Đại sứ Nguyễn Hữu Chí cũng gặp ông Waldheim ở New York, còn Đại sứ Lê Văn Lợi thì lo đi gặp Phó Tổng Th ư ký Liên Hiệp Quốc ở Genève, ở Hoa Kỳ Đại sứ Trần Kim Phượng thúc ép Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tiếp tục vận động. Th ậm chí chính quyền Sài Gòn còn lên tiếng “đe dọa” “thiểm chức có cho biết rằng VNCH sẽ xét lại cả sự hợp tác của mình với các chương trình gọi là viện trợ nhân đạo, bao hàm việc không cho phép các cơ quan phụ trách các chương trình ấy hoạt động ở VNCH, nếu Việt cộng được phép đặt văn phòng ở Genève dưới danh nghĩa liên lạc về chương trình viện trợ nhân đạo”2. Sở dĩ phải sử dụng “biện pháp mạnh” như thế là vì chính quyền Sài Gòn lo sợ rằng “đặt văn phòng tại Genève, Việt cộng sẽ dễ dàng được tham dự Hội nghị Luật nhân đạo ở Genève kỳ II và các tổ chức quốc tế” 3.

1 Công văn số 3223/BNG/Auch/TK/M ngày 24-12-1974 của Bộ Ngoại giao, hồ sơ 21011, phông PTTg, TTLTII.

2 Công văn số 03241/BNG/AUCH/TK/M ngày 27-12-1974 của Bộ Ngoại giao, hồ sơ 21011, phông PTTg, TTLTII.

3 Công văn số 03241/BNG/AUCH/TK/M ngày 27-12-1974 của Bộ Ngoại giao, hồ sơ

Page 456: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

455

Đến ngày 15-1-1975, chính quyền Sài Gòn coi như đã thất bại về mặt ngoại giao trên trường quốc tế trong “nỗ lực” vận động ngăn cản không cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam mở văn phòng cạnh các tổ chức quốc tế tại Genève, Bộ trưởng Ngoại giao “tự thú” với Th ủ tướng chính quyền Sài Gòn rằng “thiểm Bộ e rằng việc VC được mở một văn phòng ở Genève không còn thể ngăn ngừa được nữa”1.

Ngày 15-1-1975, được sự đồng ý của Tổng Th ư ký Liên Hiệp Quốc Waldheim, Th ụy Sĩ đã ra thông cáo tuyên bố chính thức chấp nhận cho Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam được mở văn phòng liên lạc cạnh các tổ chức quốc tế tại Genève.

Lý giải sự cho phép này, Tổng Th ư ký Liên Hiệp Quốc nói rằng việc mở văn phòng liên lạc này của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam có ích lợi cho công vụ của Liên Hiệp Quốc. Việc mở văn phòng liên lạc ở Genève là một thắng lợi to lớn của Quân Giải phóng miền Nam mà đại diện là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Như vậy, sau một thời gian kiên trì kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh pháp lý, tập trung làm rõ chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược, vạch trần những âm mưu, thủ đoạn và tội ác của đối phương, tranh thủ sự ủng hộ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em, mở rộng quan hệ với các nước dân tộc chủ nghĩa… Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã xây dựng được một mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân miền Nam - Việt Nam.

21011, phông PTTg, TTLTII.1 Công văn 112/BNG/VP/M ngày 15-1-1974 của Bộ Ngoại giao, hồ sơ 21011, phông

PTTg, TTLTII.

Page 457: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

456

3.3. CHÍNH PHỦ CÁCH MẠNG LÂM THỜI CỘNG HÒA MIỀN NAM VIỆT NAM LÃNH ĐẠO CUỘC ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAMNgay trong phiên họp đầu tiên sau khi thành lập, ngày 10-6-

1969, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã đề ra Chương trình hành động gồm 12 điểm.

Nội dung Chương trình hành động gồm:“Trước yêu cầu cấp thiết của tình hình và nhiệm vụ mới, thể

theo nguyện vọng sâu sắc của đông đảo các tầng lớp nhân dân, Đại hội đại biểu lịch sử của toàn miền Nam Việt Nam trong những ngày 6, 7 và 8/6/1969 đã lập ra Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam long trọng tuyên bố đảm nhiệm trọng trách của mình trước quốc dân đồng bào và thế giới, tất cả thành viên trong Chính phủ long trọng tuyên bố ra sức làm tròn sứ mạng nặng nề và vẻ vang mà Đại hội giao phó. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam nguyện động viên toàn quân và toàn dân miền Nam Việt Nam đẩy mạnh sự nghiệp chống Mỹ cứu nước đến toàn thắng, hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ cao cả mà Đại hội đại biểu quân dân đã đề ra.

Vì quyền lợi tối cao của Tổ quốc và dân tộc, trước giờ phút thiêng liêng của lịch sử, sẽ thực hiện nhiệm vụ mà Đại hội đã giao cho Chính phủ, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam công bố chương trình hành động gồm 12 điểm sau đây:

1. Lãnh đạo toàn quân, toàn dân đoàn kết một lòng, đẩy mạnh đấu tranh quân sự và chính trị đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, đánh bại âm mưu Việt Nam hóa chiến tranh của chúng và đòi Mỹ phải nói chuyện nghiêm chỉnh với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại hội nghị Paris… trên cơ sở giải pháp toàn bộ 10 điểm của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, buộc Chính phủ Mỹ rút hết và không

Page 458: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

457

điều kiện quân Mỹ và quân các nước thuộc phe Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam để sớm chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình và thực hiện các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đã được Hội nghị Genève năm 1954 về Việt Nam xác nhận.

2. Xóa bỏ chế độ thuộc địa trá hình do đế quốc Mỹ đặt ra ở miền Nam Việt Nam, đánh đổ toàn bộ cơ cấu của ngụy quyền bù nhìn tay sai, hủy bỏ Hiến pháp và mọi luật lệ phản dân tộc, phản dân chủ của ngụy quyền xâm phạm đến sinh mạng, tài sản, phẩm giá và mọi quyền lợi khác của người dân, xây dựng chế độ Cộng hòa thật sự dân chủ và tự do, tổ chức tuyển cử theo nguyên tắc bình đẳng thật sự tự do và dân chủ, không có sự can thiệp của nước ngoài.

3. Với tinh thần hòa hợp dân tộc rất rộng rãi vì lợi ích tối cao của đất nước và dân tộc, Chính phủ Cách mạng lâm thời sẵn sàng hiệp thương cùng các lực lượng chính trị đại diện cho các tầng lớp nhân dân và các khuynh hướng chính trị ở miền Nam Việt Nam kể cả những người vì lý do chính trị phải cư trú ở nước ngoài tán thành hòa bình, độc lập, trung lập để lập một Chính phủ Liên hiệp lâm thời trên nguyên tắc bình đẳng, dân chủ và tôn trọng lẫn nhau. Chính phủ Liên hiệp lâm thời sẽ tổ chức tổng tuyển cử để bầu ra Quốc hội, xây dựng Hiến pháp dân chủ phản ánh đầy đủ quyền lợi và nguyện vọng của toàn dân, lập Chính phủ Liên hiệp phản ảnh hòa hợp dân tộc và đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân.

4. Tăng cường lực lượng kháng chiến của nhân dân về mọi mặt, củng cố và phát triển chính quyền cách mạng ở các cấp, xây dựng và củng cố các lực lượng võ trang cách mạng, thống nhất các lực lượng võ trang yêu nước, củng cố và mở rộng vùng giải phóng.

5. Th ực hiện các quyền tự do dân chủ rộng rãi, trả lại tự do cho tất cả những người đã vì hoạt động yêu nước mà bị đế quốc Mỹ và ngụy quyền giam giữ, cấm chỉ mọi hành động khủng bố trả thù và phân biệt đối xử với những người đã hợp tác với bên này hoặc bên kia hiện ở trong nước hay ngoài nước, thực hiện nam nữ bình đẳng

Page 459: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

458

về mọi mặt, thực hiện chính sách đoàn kết bình đẳng giữa các dân tộc, các dân tộc ít người có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của mình để phát triển văn hóa và nghệ thuật dân tộc, có quyền duy trì hoặc sửa đổi phong tục tập quán của mình, tôn trọng tự do tín ngưỡng và tự do thờ cúng, thực hiện bình đẳng giữa các tôn giáo, bảo vệ quyền lợi kiều bào ở nước ngoài, bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngoại kiều ở miền Nam Việt Nam.

6. Hết sức chú trọng quyền lợi của mọi tầng lớp nhân dân ở các đô thị, trước hết là các quyền dân sinh và dân chủ, cải thiện đời sống cho công nhân và lao động, sửa đổi luật lao động và ấn định lương tối thiểu, chống đánh đập, xúc phạm công nhân và lao động, công nhân được quyền tham gia quản lý xí nghiệp, được tự do tham gia nghiệp đoàn, chống việc bắt thanh niên và sinh viên đi lính ngụy, bảo vệ cho thanh niên và sinh viên được học hành. Các nhân sĩ, trí thức, giáo sư, văn nghệ sĩ, ký giả cần được tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí. Các nhà công thương cần được tự do kinh doanh, chống mọi sự chèn ép của tư bản độc quyền nước ngoài. Các tầng lớp nhân dân ở các đô thị cần được tham gia hoạt động chính trị, tham gia mọi cuộc đấu tranh cho hòa bình, độc lập, chủ quyền và đời sống, chống mọi hành động khủng bố và đàn áp của Mỹ - ngụy.

7. Đẩy mạnh sản xuất để cung cấp cho tiền tuyến và bồi dưỡng sức dân, tạo điều kiện tiến lên xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ, chăm sóc đời sống nhân dân lao động, chú ý thích đáng quyền lợi các tầng lớp khác, thi hành chính sách ruộng đất phù hợp với hoàn cảnh cụ thể ở miền Nam Việt Nam, cải thiện đời sống cho nông dân, khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, khuyến khích các nhà tư sản công thương góp phần mở mang kỹ nghệ, tiểu công nghệ và nghề thủ công, bảo vệ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và các tài sản khác của công dân theo luật pháp của nhà nước.

8. Bài trừ văn hóa giáo dục nô dịch, đồi trụy theo kiểu Mỹ đang tác hại đến truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta, xây dựng

Page 460: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

459

một nền văn hóa giáo dục dân tộc và dân chủ, phát triển khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân, xóa nạn mù chữ, bổ túc văn hóa, mở thêm trường phổ thông, phát triển công tác y tế và vệ sinh phòng bệnh.

9. Khuyến khích, hoan nghênh và khen thưởng thích đáng sĩ quan binh lính trong quân đội và cảnh sát ngụy, nhân viên và công chức ngụy quyền lập công trở về với nhân dân. Đặc biệt khuyến khích và khen thưởng những đơn vị quân đội và cảnh sát ngụy trở về với Chính phủ Cách mạng lâm thời, khoan hồng và không phân biệt đối xử với những người có tội nay biết hối cải và thật tâm trở về với nhân dân, nếu lập công thì tùy theo công mà được đãi ngộ đúng mức.

10. Tích cực giải quyết các vấn đề do cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ và chế độ ngụy quyền để lại, hàn gắn vết thương chiến tranh và ổn định đời sống bình thường của nhân dân, hết lòng chăm sóc và giúp đỡ thương binh và gia đình liệt sĩ, tìm công ăn việc làm cho nhân dân, tích cực giải quyết nạn thất nghiệp. Đồng bào bị địch cưỡng ép di dân vào các trại tập trung và ấp chiến lược muốn ở lại thì được thừa nhận quyền sở hữu về ruộng đất, được giúp đỡ tiếp tục làm ăn tại chỗ, ai muốn về quê cũ cũng được giúp đỡ. Cứu tế những đồng bào bị nạn, chăm sóc trẻ mồ côi, người già yếu và tàn tật. Binh sĩ ngụy quân và cảnh sát ngụy bị thương tật và những gia đình nghèo khổ cô đơn của các binh sĩ ngụy quân và cảnh sát ngụy đã chết trận cũng được chiếu cố, giúp đỡ những người bị đế quốc Mỹ và tay sai đẩy vào chỗ sa đọa xây dựng lại cuộc đời mình.

11. Lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền Nam và Bắc, bảo đảm tự do đi lại, tự do thờ tín, tự do cư trú, tiến hành quan hệ kinh tế, văn hóa theo nguyên tắc hai miền đều có lợi và giúp đỡ lẫn nhau. Hai miền thỏa thuận về quy chế khu phi quân sự và định ra thể thức qua lại giới tuyến quân sự tạm thời. Việc thống nhất đất nước sẽ tiến hành từng bước bằng phương pháp hòa bình trên cơ sở bàn bạc và thỏa thuận giữa hai miền, không bên nào ép buộc bên nào.

Page 461: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

460

12. Tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ của các nước và của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới, kể cả nhân dân Mỹ đối với sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của nhân dân miền Nam Việt Nam. Tích cực ủng hộ phong trào độc lập dân tộc của nhân dân châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh chống chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân cũ và mới. Tích cực phối hợp với cuộc đấu tranh của nhân dân Mỹ chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam, tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của người da đen ở Mỹ đòi những quyền dân tộc cơ bản của mình, thực hiện chính sách ngoại giao hòa bình, trung lập, thực hiện quan hệ hữu nghị và chính sách láng giềng tốt với Vương quốc Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và trung lập của Campuchia, công nhận và cam kết tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Vương quốc Campuchia trong biên giới hiện tại, thực hiện chính sách láng giềng tốt với Vương quốc Lào trên cơ sở tôn trọng Hiệp nghị Genève năm 1962, về Lào, lập quan hệ ngoại giao, kinh tế, văn hóa với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị và xã hội, kể cả với Mỹ theo 5 nguyên tắc: chung sống hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, chung sống hòa bình.

Nhận viện trợ về vốn, kỹ thuật, chuyên gia của tất cả các nước không kèm theo điều kiện chính trị ràng buộc, không tham gia khối liên minh quân sự với nước ngoài, không cho phép nước ngoài có căn cứ quân sự, quân đội và nhân viên quân sự trên đất mình. Không công nhận sự bảo hộ của bất cứ nước nào hoặc liên minh quân sự nào.

Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thiết tha kêu gọi toàn quân và toàn dân, triệu người như một đoàn kết chặt chẽ chung quanh Chính phủ ra sức thực hiện chương trình hành động trên đây đưa cao trào tổng tiến công và nổi dậy tiến lên giành những thắng lợi to lớn hơn nữa, đánh bại mọi âm mưu đen tối và thủ đoạn xảo quyệt của đế quốc Mỹ và tay sai, tạo nên những

Page 462: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

461

bước phát triển mới trong công cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân ta.

Chính phủ Cách mạng lâm thời nhiệt liệt hoan nghênh và khen ngợi tinh thần hy sinh dũng cảm tuyệt vời của toàn quân và toàn dân ta đã luôn luôn xứng đáng là con em của một dân tộc anh hùng trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước để giành lấy độc lập và tự do.

Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tỏ lòng biết ơn sâu sắc Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đồng bào ruột thịt miền Bắc đã hết lòng hết sức làm tròn nghĩa vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn.

Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tỏ lòng biết ơn sâu sắc sự đồng tình và ủng hộ to lớn của các nước Xã hội chủ nghĩa, các nước yêu chuộng hòa bình, nhân dân tiến bộ toàn thế giới, kể cả nhân dân Mỹ đối với sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của nhân dân miền Nam Việt Nam. Toàn quân và toàn dân ta hãy dũng cảm xốc tới đạp bằng mọi trở ngại, kiên trì chiến đấu và đề cao cảnh giác, quyết đánh bại chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, đánh đổ ngụy quyền tay sai, buộc Chính phủ Mỹ phải rút hết và không điều kiện quân Mỹ, quân các nước thuộc phe Mỹ để cho nhân dân miền Nam Việt Nam thực hiện được quyền tự quyết thực sự của mình, hoàn thành vẻ vang sự nghiệp giải phóng dân tộc, tạo điều kiện cơ bản để xây dựng miền Nam Việt Nam độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập, phồn vinh tiến lên hòa bình thống nhất Tổ quốc.

Đồng bào miền Nam anh dũng tiến lên, những thắng lợi huy hoàng đang chờ đón chúng ta. Nhân dân miền Nam Việt Nam nhất định thắng”1.

1 Tuyên bố về Chương trình hành động của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Bản kiểm thính Đài Giải phóng ngày 11-6-1969 lúc 13 giờ, Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, hồ sơ 655, phông ĐIICH, TTLTII.

Page 463: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

462

Page 464: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

463

Page 465: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

464

Page 466: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

465

Page 467: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

466

Page 468: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

467

Page 469: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

468

Page 470: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

469

Chương trình hành động của Chính phủ Cách mạng lâm thờiCộng hòa miền Nam Việt Nam1

1 Hồ sơ 655, phông ĐIICH, TTLTII.

Page 471: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

470

Ngay sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã chuyển giao tất cả chức năng nhà nước ở miền Nam Việt Nam cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Bản hiệu triệu của Đại hội đại biểu quốc dân nêu rõ: “Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam” chuyển giao cho Chính phủ Cách mạng lâm thời chức năng nhà nước về đối nội, đối ngoại, đại diện chân chính của nhân dân miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris về Việt Nam.

Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra sức xây dựng và củng cố hệ thống chính quyền cách mạng các cấp, bảo đảm việc quản lý vùng kiểm soát của mình và quyền tự do dân chủ cho nhân dân. Trung ương Cục miền Nam rất coi trọng việc kiện toàn và phát huy vai trò của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và đã ra nghị quyết khẳng định:

“a. Đối với chính quyền các cấp ở địa phương, đi đôi với việc thành lập chính quyền cách mạng ở những nơi chưa có hoặc mới giải phóng, sắp tới yêu cầu chủ yếu là phải tập trung củng cố tổ chức và ra sức phát huy vai trò của chính quyền cách mạng để thúc đẩy cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

b. Ra sức phát huy vai trò của Chính phủ Cách mạng lâm thời. Trước hết cần làm tốt mấy việc sau: hình thành các cơ quan và bộ máy của Chính phủ để triển khai công tác. Bước đầu xây dựng nề nếp làm việc và quan hệ công tác giữa các cấp trong hệ thống chính quyền từ trên xuống dưới. Chính quyền hóa các thể thức quy định mà lâu nay vì chưa có chính quyền từ trên xuống dưới. Chính quyền hóa các thể thức quy định mà lâu nay vì chưa có chính quyền nên do Mặt trận hoặc Đảng đề ra. Nghiên cứu ban hành một số chính sách, quy định của Chính phủ để đáp ứng với tình hình hiện nay.

Page 472: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

471

Th ường xuyên tuyên truyền về vai trò của các hoạt động của Chính phủ Cách mạng lâm thời và chính quyền các cấp”1.

Ngày 5-10-1969, Trung ương Cục miền Nam lại ra nghị quyết về xây dựng bộ máy Chính phủ lâm thời. Nghị quyết cho rằng, việc xây dựng hệ thống chính quyền cách mạng “đánh dấu sự phát triển mới, đồng thời cũng đem lại một tình hình rất mới. Đó là một sự xuất hiện của tình hình có hai hệ thống chính quyền đang đấu tranh rất quyết liệt và phức tạp song song với cuộc đấu tranh toàn diện giữa ta và địch về các mặt chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa… Cuộc đấu tranh xây dựng, củng cố, mở rộng hệ thống chính quyền cách mạng là một bộ phận rất khăng khít của toàn bộ cuộc kháng chiến của quân và dân ta”2.

Nghị quyết cũng nêu rõ nhiệm vụ và cũng là một đặc điểm của việc xây dựng chính quyền cách mạng ở miền Nam là: “Do những điều kiện đặc biệt về đối nội và đối ngoại, ta phải xây dựng một hệ thống chính quyền cách mạng hoàn chỉnh từ trung ương xuống địa phương trong phạm vi một nửa nước”3.

Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã nhanh chóng tổ chức và kiện toàn bộ máy làm việc của Hội đồng Chính phủ và các bộ. Bốn Ban đại diện của Chính phủ ở Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ được thành lập nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý vùng giải phóng liên hoàn. Ngoài ra, ủy ban nhân dân cách mạng cũng được thành lập và củng cố ở 44 tỉnh, 6 thành phố, 182 huyện và hơn 1.500 xã4.

Vùng quản lý của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ngày càng được mở rộng.

1 Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Trung ương Cục miền Nam, tháng 7-1969, trích trong “Lịch sử Chính phủ Việt Nam”, tập 3, tr.433, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2 Viện Lịch sử Đảng, Lịch sử biên niên Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam (1954 - 1975), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 754.

3 Viện Lịch sử Đảng, Lịch sử biên niên Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam (1954 - 1975), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 755.

4 Tài liệu của Ủy ban Th ống nhất thuộc Hội đồng Chính phủ, hồ sơ ký hiệu VTCCB, C16.T2, TTLTIII.

Page 473: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

472

Tại Đắk Lắk, trong tháng 9-1969, đi đôi với tiến công mạnh mẽ về quân sự, đồng bào các dân tộc ở Đắk Lắk đã liên tục nổi dậy diệt ác, phá kềm, lập chính quyền cách mạng, đấu tranh chính trị trực tiếp với chính quyền Sài Gòn, chống khủng bố, chống gom dân, chống bắt lính và đòi các quyền dân sinh, dân chủ; đồng bào đã phá vỡ ấp chiến lược, quét sạch bộ máy ngụy quyền và lập chính quyền cách mạng ở 14 thôn mới được giải phóng gồm 5.000 dân.

Hàng ngàn lượt người đã kéo vào các quận lỵ và đồn bốt phản đối các cuộc hành quân oanh tạc của quân đội Sài Gòn, đòi chính quyền Sài Gòn phải trả lại chồng, con, em bị bắt lính. Kết quả là đã vận động được 35 binh sĩ ngụy bỏ hàng ngũ về nhà làm ăn và đưa được trên 5.800 truyền đơn và thơ tay đến tận binh sĩ ngụy.

Ngoài ra, “ở khắp các khu dồn dân lập ấp chiến lược, đồng bào liên tục đấu tranh chống các thủ đoạn kềm kẹp, bóc lột của chính quyền Sài Gòn, chống lập phòng vệ dân sự, đòi cải thiện đời sống, đòi về nương rẫy cũ làm ăn”1.

Từ ngày 4 đến ngày 15-10-1969, đồng bào theo đạo Hòa Hảo, Hiếu Nghĩa và đồng bào dân tộc Khmer ở các huyện Tân Châu, An Phú, Tịnh Viên và thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang đã đấu tranh với bọn Mỹ - ngụy đòi tự do làm ăn, chống nộp thuế cho đồn bốt, đuổi bọn bình định, không cho đóng trong nhà, chống bắn phá bừa bãi, chống bắt thanh niên tập quân sự2.

Tại Phước Long, nhân dân vùng giải phóng Phước Long đang phấn khởi và tích cực xây dựng chính quyền cách mạng, ra sức góp phần bảo vệ vùng giải phóng.

“Tại huyện Phước Bình trong các ngày qua, nhân dân nhiều ấp thuộc xã Sơn Vang, Phước Quả, Phú Phong và thị xã Phước Long đã

1 Bản kiểm thính Đài Giải phóng ngày 29-10-1969 lúc 7 giờ 30 của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, hồ sơ 16537, phông ĐIICH, TTLTII.

2 Bản kiểm thính Đài Giải phóng ngày 29-10-1969 lúc 7 giờ 30 của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, hồ sơ 16537, phông ĐIICH, TTLTII.

Page 474: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

473

bầu cử xong người đại diện vào các Ủy ban chính quyền cách mạng xã ấp.

Tại các huyện Bù Đăng, Đồng Xoài, các Ủy ban nhân dân cách mạng xã ấp cũng đã được thành lập và đang tích cực hoạt động.

Ngay sau khi được thiết lập, chính quyền mới ở các cấp đã tổ chức cho nhân dân học tập những chính sách lớn đối với vùng giải phóng của Mặt trận và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và tích cực chăm lo đời sống của nhân dân.

Phấn khởi trước thắng lợi của cách mạng vui mừng trước cuộc đời tự do vừa được giải phóng, đồng bào nhiều nơi đã nô nức đi san đồn bốt, phá vỡ hàng rào ở các khu gom dân, xóa bỏ các khẩu hiệu và cờ ba que của địch. Đồng bào đã tích cực tham gia hoặc phát hiện cho các chiến sĩ ta truy lùng bọn tàn binh địch còn trà trộn trong nhân dân. Cho đến nay ở các xã trong huyện Phước Bình đã có hàng trăm thanh niên ghi tên tình nguyện tham gia vào lực lượng võ trang để bảo vệ cách mạng, bảo vệ vùng giải phóng. Đồng bào nhiều xã, ấp cũng đã tích cực tham gia sinh hoạt trong các tổ chức, đoàn thể cách mạng, hàng trăm gia đình nông dân cũng đã tham gia vào các tổ đoàn kết tương trợ để chuẩn bị làm lúa rẫy”1.

Chỉ ba năm sau ngày Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập, nhân dân miền Nam Việt Nam đã giành quyền làm chủ thêm 3.600 ấp với 3 triệu dân. Hoặc chỉ tính trong sáu tháng đầu năm 1974, quân và dân miền Nam đã giải phóng thêm 24 xã, 272 ấp với khoảng 29 vạn dân và có khoảng 10 vạn dân từ vùng kiểm soát của chính quyền Sài Gòn chạy ra vùng giải phóng2.

Điện mừng của Ủy ban Trung ương Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam gửi Ban Chấp hành Trung

1 Bản kiểm thính Đài Giải phóng ngày 4-2-1975 lúc 13 giờ về Tin vùng Giải phóng Phước Long, hồ sơ tư liệu Vv.5585, phông Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, TTLTII.

2 Tài liệu của Ban miền Nam thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ký hiệu UBTN, C26.T2, TTLTIII.

Page 475: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

474

ương Đảng Lao động Việt Nam đã khẳng định: “Ở miền Nam, vùng giải phóng rộng lớn của nhân dân ta với sức sống tốt đẹp của một chế độ thật sự dân tộc và dân chủ đang được từng bước xây dựng. Các mặt công tác y tế, văn hóa, kinh tế, giáo dục đang tiến lên vững chắc, đời sống của mọi người đang dần dần cải thiện, chính quyền cách mạng được củng cố, khối đại đoàn kết toàn dân không ngừng được mở rộng, các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng được xây dựng lớn mạnh hơn bao giờ hết, uy tín của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, người đại diện chân chính duy nhất của nhân dân miền Nam Việt Nam ngày càng được nâng cao trong nước cũng như trên trường quốc tế. Kế hoạch lấn chiếm bình định của Mỹ và tập đoàn Nguyễn Văn Th iệu đã bị đánh bại một bước quan trọng và đẩy lùi”1.

Ngoài ra, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam lãnh đạo nhân dân đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ như: quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do kinh doanh, buôn bán…

Th eo các nguồn tin từ Sài Gòn, liền sau khi tịch thu thiết bị in của 9 tờ báo hàng ngày vì những tờ này đăng bản cáo trạng chính trị của nhiều tổ chức đoàn thể, đảng phái lên án Nguyễn Văn Th iệu chuyên chế bám lấy chiến tranh, là kẻ thù của hòa bình. Nguyễn Văn Th iệu lại cho thu hồi giấy phép xuất bản của 5 tờ báo Điện Tín, Đông Phương, Sóng Th ần, Bút Th ép, Tia Sáng, bắt giam 20 ký giả, vu cáo họ là cán bộ Cộng sản nằm vùng hoạt động phá hoại.

Trước hành động của chính quyền Th iệu, ngày 4-4-1975, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã lên án việc đàn áp báo chí hết sức nghiêm trọng trên đây và vạch rõ: “Hành động này nằm trong âm mưu của tập đoàn Nguyễn Văn Th iệu thủ tiêu mọi quyền tự do

1 Bản kiểm thính Đài Giải phóng ngày 2-2-1975 lúc 22 giờ - 23 giờ về điện mừng của Ủy ban Trung ương Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, hồ sơ tư liệu Vv.5584, phông Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, TTLTII.

Page 476: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

475

dân chủ của nhân dân miền Nam Việt Nam sống trong vùng chúng kiểm soát”.

Sau khi tố cáo tập đoàn Nguyễn Văn Th iệu đã mưu sát nhiều ký giả, dân biểu, nhiều người lãnh đạo các phong trào đối lập, bắt bớ giam cầm trái phép nhiều sinh viên, học sinh, bao vây cô lập tịnh xá Ngọc Phương ở Gia Định và nhà riêng của nhiều nhân vật thuộc lực lượng chính trị thứ ba ở Sài Gòn, khủng bố các tôn giáo và đàn áp đẫm máu giáo phái Hòa Hảo; người phát ngôn Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam nhấn mạnh: “dùng bạo lực đàn áp tàn bạo nhân dân chỉ vì nhân dân đấu tranh đòi hòa bình, cơm áo, đòi các quyền tự do, dân chủ, tập đoàn phát xít Nguyễn Văn Th iệu vi phạm nghiêm trọng điều 11 của Hiệp định Paris về Việt Nam và đoạn 9 trong Th ông cáo chung ngày 13-6-1973 quy định việc bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân, điều 2b, điều 6 của Nghị định thư về ngừng bắn ở miền Nam Việt Nam và đoạn 4 trong Th ông cáo chung ngăn cấm mọi hành động khủng bố, trả thù, xâm phạm tính mạng và tài sản của nhân dân”.

Đại diện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam lưu ý dư luận, việc tăng cường đàn áp báo chí, tôn giáo nói trên mở đầu cho một chiến dịch khủng bố mới mà Nguyễn Văn Th iệu và phe cánh theo lệnh Mỹ đã vạch ra trong cuộc họp sáng ngày 28-1-1975 nhằm tiếp tục triển khai kế hoạch “Sao chổi” của chúng. Tuy nhiên,“những hành vi điên cuồng hoảng hốt trên đây bộc lộ thế suy yếu, cô lập, cùng đường của Nguyễn Văn Th iệu và phe cánh, đồng thời tình hình đó chứng tỏ việc đánh đổ Nguyễn Văn Th iệu trở thành đòi hỏi ngày càng bức rút của các tầng lớp rộng rãi nhân dân miền Nam Việt Nam”1.

1 Bản kiểm thính Đài Giải phóng ngày 4-2-1975 lúc 13 giờ: Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra tuyên bố về việc chính quyền Th iệu đàn áp báo chí, hồ sơ tư liệu Vv.5586, phông Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, TTLTII.

Page 477: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

476

Trong quá trình xây dựng, củng cố bộ máy hoạt động của chính quyền các cấp, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ban hành một số văn bản quan trọng và chỉ đạo thực hiện tốt nội dung các văn bản ấy.

Ngày 12-9-1974, Hội đồng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra Nghị định số 1/NĐ-74 quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền cách mạng địa phương. Nghị định nêu rõ: tất cả các cấp địa phương đều có bộ máy chính quyền hoàn chỉnh gồm hội đồng nhân dân cách mạng - cơ quan quyền lực ở địa phương, ủy ban nhân dân cách mạng - cơ quan chấp hành và hành chính của nó cùng các ngành chuyên môn trực thuộc ủy ban nhân dân cách mạng.

Nghị định còn quy định: Từ đây, ủy ban nhân dân cách mạng cấp khu và cấp tương đương được thành lập để thay thế Ban đại diện của Chính phủ Cách mạng lâm thời ở các miền. Hội đồng nhân dân cách mạng được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Nghị định còn nêu lên nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng nhân dân cách mạng và ủy ban nhân dân cách mạng trong việc xây dựng và bảo vệ vùng giải phóng, đảm bảo quyền lợi của các tầng lớp nhân dân, đóng góp sức người, sức của cho kháng chiến.

Hội đồng nhân dân cách mạng và cơ quan chấp hành là ủy ban nhân dân cách mạng được thành lập là một bước tiến trong sự phát triển của chính quyền Cộng hòa miền Nam Việt Nam, đã nâng cao vai trò, uy tín, hiệu lực quản lý của chính quyền cách mạng địa phương và trình độ giác ngộ chính trị của nhân dân.

Nghị định số 2/NĐ-75 ngày 15-3-1975 của Hội đồng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam quy định chính sách bảo vệ trật tự an ninh, là cơ sở pháp lý để chống lại những hành động phá hoại, lấn chiếm vùng giải phóng của quân đội và chính quyền Sài Gòn, bảo vệ các vùng kiểm soát của chính quyền cách mạng. Nghị định còn xác định nghĩa vụ và

Page 478: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

477

trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ trật tự an ninh, chính sách đối với các tội phạm chính trị và tội phạm hình sự thường, nhằm đoàn kết toàn dân xây dựng, bảo vệ vùng giải phóng, kịp thời trấn áp bọn tay sai ác ôn và lưu manh chuyên nghiệp.

Tiếp đó, chính sách 7 điểm của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban hành ngày 25-3-1975 đối với binh lính, sĩ quan và nhân viên ngụy quyền, nhằm góp phần phân hóa cao độ và làm tan rã nhanh chóng hàng ngũ quân đội Sài Gòn trong những ngày hấp hối của chính quyền Sài Gòn.

Chính sách 10 điểm đối với vùng mới giải phóng ngày1-4-1975, nhằm xóa bỏ triệt để chế độ, bộ máy thống trị, luật lệ của chính quyền Sài Gòn, thiết lập trật tự cách mạng, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân ở vùng mới giải phóng, tuyên bố thực hiện các quyền tự do, dân chủ, thi hành chính sách đại đoàn kết toàn dân, định ra các biện pháp giữ gìn trật tự, an ninh vùng mới giải phóng.

Tại cuộc mít tinh kỷ niệm 2 năm ngày thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Huỳnh Tấn Phát đã đọc diễn văn chào mừng. Nội dung diễn văn khẳng định:

“Đúng vào ngày này, hai năm về trước, sau thắng lợi vô cùng to lớn và toàn vẹn của cuộc tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Th ân, Đại hội đại biểu quốc dân đã thông qua quyết định lịch sử thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Hội đồng Cố vấn Chính phủ, đánh dấu một bước phát triển vượt bậc trong cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước của nhân dân miền Nam. Từ lúc ấy, Đại hội đã phân tích rõ tình hình, vạch trần âm mưu của đế quốc Mỹ đối với miền Nam nước ta và đề ra phương hướng, nhiệm vụ của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, nhằm động viên toàn thể quân dân miền Nam kiên trì vượt qua khó khăn, gian khổ, quyết chiến, quyết thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược và tay sai bán nước.

Page 479: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

478

Đến nay, đúng như đại hội đã nhận định, đế quốc Mỹ tuy bị thất bại, buộc phải thay đổi chiến lược và xuống thang rút bớt quân Mỹ ra khỏi miền Nam, nhưng đã hết sức ngoan cố, tập trung nỗ lực to lớn để Việt Nam hóa và kéo dài chiến tranh hòng đặt ách thực dân kiểu mới của chúng ở miền Nam nước ta và cả ở Đông Dương. Chúng đã áp dụng những thủ đoạn vô cùng tàn ác và thâm độc nhằm bình định nông thôn, ổn định thành thị, đánh phá, vơ vét, cướp bóc tàn tệ nhân dân ta, đàn áp, kềm kẹp khắc nghiệt mọi tầng lớp, đuổi nhà, cướp đất, tập trung dân, bắt lính để đưa đi đánh giết đồng bào và chết thay cho quân xâm lược Mỹ. Hơn nữa, nhân dân miền Nam bị dồn vào cảnh sống điêu đứng và ngột ngạt như hiện nay ở trong các vùng mà địch tạm thời kiểm soát.

Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, quân dân ta đã phát huy truyền thống yêu nước và chiến đấu bất khuất, đã kiên cường và bền bỉ, làm thất bại các âm mưu thâm độc của địch. Đồng bào nông thôn đã không ngừng đấu tranh, bám nhà, bám đất trừng trị ác ôn và ngăn chặn không cho địch đặt ra một bộ máy kềm kẹp nhân dân ở cơ sở. Đồng bào các thành thị đã vùng lên mạnh mẽ và liên tục, đã tố cáo và làm thất bại các chính sách gian ác của Mỹ, Th iệu - Kỳ - Khiêm, nhằm vơ vét và đàn áp tất cả mọi tầng lớp nhân dân. Trước nguy cơ phá sản của chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, đế quốc Mỹ đã liều lĩnh tiến hành cuộc đảo chính ở Phnôm Pênh và mở rộng chiến tranh xâm lược sang Campuchia. Như mọi người đều biết, hành động phiêu lưu này không hề cứu vớt được bọn hiếu chiến Mỹ khỏi thất bại mà ngược lại còn thúc đẩy sự hình thành một thế trận mới giữa nhân dân ba nước Đông Dương sát cánh với nhau, phát triển cách mạng giải phóng dân tộc ở mỗi nước thêm thuận lợi. Từ Cánh Đồng Chum đến Saravane, Attopeu sang miền Trung Trung Bộ, từ Đông Bắc, Tây Nam Campuchia cho tới tận đồng bằng sông Cửu Long, Mỹ và tay sai bị giáng cho những đòn quân sự, chính trị nặng nề làm cho chúng thêm sa lầy nghiêm trọng hơn.

Page 480: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

479

Phát huy những chiến thắng Xuân, Hè 1970 trên chiến trường Đông Dương, cuộc đánh phá kế hoạch bình định đã đưa đồng bào nông thôn ra giành được quyền làm chủ xã, ấp; đã đẩy phong trào thành thị rộng, mạnh lên và liên kết chặt chẽ với phong trào nhân dân thế giới, nhất là nhân dân Mỹ chống chiến tranh xâm lược của Nixon.

Bám giữ tham vọng điên rồ của chúng, Xuân 1971, đế quốc Mỹ lại làm liều trong một canh bạc mới. Nhưng cuộc tấn công quy mô sang Nam Lào cũng chỉ đem lại cho chúng một thất bại nặng nề và nguy hiểm hơn. Chiến thắng vẻ vang năm nay của quân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia ở đường 9 Nam Lào, Đông Bắc Campuchia có một ý nghĩa chiến lược quan trọng. Nó khẳng định cho thế giới thấy rõ tính chất tàn bạo và ngoan cố của tập đoàn Nixon, nó chỉ nhấn mạnh sự thất bại càng thêm nhục nhã của bọn xâm lược Mỹ mỗi khi chúng liều lĩnh mở rộng và tăng cường chiến tranh, nó cũng cho bọn hiếu chiến ở Nhà Trắng và Lầu Năm Góc bài học chua cay là công thức bộ binh ngụy cộng với hỏa lực và không quân Mỹ không hề giúp cho chúng giành được thế mạnh trong khi phải rút bớt quân Mỹ đi.

Những thất bại nghiêm trọng của quân xâm lược Mỹ đã làm lung lay tận cơ sở ngụy quân và ngụy quyền Th iệu - Kỳ - Khiêm, làm tan vỡ ảo vọng củng cố được bọn này trong quá trình áp dụng học thuyết Nixon. Rõ ràng là binh lính ngụy đứng trước những bắt buộc hy sinh không vì một lý tưởng hay một quyền lợi nào của mình, về gia đình mình, đã bất chấp mọi sự khống chế của bọn ác ôn, đã chống lại mạnh mẽ những cuộc hành quân sát hại đồng bào trong nước hoặc những cuộc điều động đi bỏ xác oan uổng ở Campuchia và Lào. Ngay cả đến một số đông sĩ quan ngụy cũng thấy nguy cơ thất bại của một cuộc chiến tranh tuyệt vọng, với súng Mỹ và mạng mình mà rốt cuộc chỉ để phục vụ cho một bọn đế quốc hung tàn và một nhóm tay sai đê hèn, tham nhũng. Chỉ rõ ràng là ngày càng đông đảo số người đứng trong bộ máy ngụy quyền ở các cấp nhận ra được tính chất của nó là phản bội quyền lợi dân tộc, phản bội Tổ

Page 481: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

480

quốc, tác dụng của nó là kềm kẹp và giết hại đồng bào dưới sự sai khiến của đế quốc Mỹ. Sự thối nát và nhơ bẩn của ngụy quyền là kết quả không thể cứu khỏi được chế độ của bọn Th iệu - Kỳ - Khiêm đang mỗi ngày đi sâu vào tội ác, làm tay sai cho giặc để kéo dài chiến tranh, nô dịch nhân dân ta. Sự chống đối ngày càng quyết liệt của nhân dân ta làm cho hàng ngũ ngụy quyền thêm phân hóa và nảy ra mâu thuẫn ngay trong bọn cầm đầu.

Tình hình trên đây xác nhận cái đánh giá và chủ trương của Đại hội đại biểu quốc dân hai năm qua là đúng đắn. Th ực hiện nghiêm chỉnh những nghị quyết của Đại hội, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, chính quyền cách mạng các cấp đã lãnh đạo quân dân miền Nam khắp các vùng đoàn kết chiến đấu dưới ngọn cờ chống Mỹ cứu nước và đã liên tục giành được những thắng lợi toàn vẹn và ngày càng to lớn. Ra đời là đi ngay vào cuộc đọ sức vô cùng ác liệt với một kẻ địch cực kỳ hiếu chiến ngoan cố và thâm độc. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã nỗ lực thực hiện sự gắn bó giữa nhân dân và chính quyền cách mạng đã không ngừng góp phần củng cố và mở rộng mặt trận đoàn kết dân tộc, đã động viên và tổ chức quân dân miền Nam kiên trì đẩy mạnh kháng chiến, đã chân thành tranh thủ được sự hỗ trợ của bè bạn khắp thế giới. Các chính sách mà Mặt trận Dân tộc Giải phóng và Chính phủ Cách mạng lâm thời đã công bố từ trước tới nay đã đáp ứng những nguyện vọng chính đáng và sâu xa nhất của nhân dân Việt Nam ta, là thực hiện một miền Nam độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập và thịnh vượng tiến tới hòa bình, thống nhất đất nước.

Chính quyền cách mạng đã không bỏ lỡ cơ hội nào để củng cố và tăng cường khối đoàn kết của nhân dân ta, đã chăm lo bảo vệ quyền lợi ruộng đất và sản xuất của nông dân, đã huy động lực lượng công nhân, lao động và các tầng lớp khác ở thành thị chống vơ vét, bóc lột và đàn áp, đã hướng dẫn đồng bào vì đời sống và tương lai của mọi gia đình mà bảo vệ thanh niên, chống địch bắt lính, đôn quân, không để bị đưa ra chết thay cho bọn xâm lược Mỹ.

Page 482: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

481

Đặc biệt là giải pháp toàn bộ 10 điểm và 8 điểm bổ sung của Mặt trận Dân tộc Giải phóng và Chính phủ Cách mạng lâm thời nói lên lòng trung thành nhân dân ta mong muốn giải quyết tình hình chiến tranh hiện nay và đã tạo ra con đường sáng dẫn đến hòa bình ở miền Nam, bảo đảm độc lập và chủ quyền của nhân dân ta, tạo điều kiện cho những quan hệ bình đẳng và hữu nghị giữa ta và Mỹ sau này. Tất cả những chủ trương và chính sách của chính quyền cách mạng đã được đồng bào thông suốt, hưởng ứng và thực hiện, nhân dân thế giới kể cả nhân dân tiến bộ Mỹ cũng nhận ra thái độ đúng đắn, đầy đủ tình lý của chúng ta. Do đó mà đã phát triển lên mạnh mẽ ở miền Nam, cũng như trên thế giới phong trào đòi hỏi Mỹ phải rút ngay toàn bộ quân Mỹ khỏi miền Nam, phải từ bỏ bọn tay sai gian ác, hiếu chiến Th iệu - Kỳ - Khiêm để cho các lực lượng hòa bình, độc lập và trung lập ở miền Nam cùng nhau thành lập Chính phủ hòa hợp dân tộc vãn hồi hòa bình với ba thành phần như ta đã nêu rõ.

Th ưa các vị đại biểu,Hôm nay, chúng ta kỷ niệm hai năm, ngày thành lập Chính phủ

Cách mạng lâm thời giữa một không khí phấn khởi bao trùm miền Nam Việt Nam, tinh thần yêu nước căm thù giặc và niềm tin chiến thắng đang sôi nổi trong khắp các tầng lớp nhân dân, trong lúc hàng ngũ bọn cầm quyền ở Mỹ và Sài Gòn đang khủng hoảng phân hóa sâu sắc, trong lúc binh sĩ Mỹ và ngụy ở trong tâm trạng phân hóa sâu sắc, trong lúc binh sĩ Mỹ và ngụy ở trong tâm trạng không muốn chết cho chiến tranh xâm lược nguy hiểm của Nixon. Đây là một thời cơ rất thuận lợi cho nhân dân ta giành thắng lợi to lớn rực rỡ hơn nữa, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Tuy nhiên, chúng ta đồng nhận định một cách sâu sắc rằng đế quốc Mỹ xâm lược, kẻ thù hung ác nhất của nhân dân Đông Dương và của cả nhân dân khắp thế giới. Tuy bị thất bại nặng nề và liên tiếp, tuy đang gặp những khó khăn rất lớn về mọi mặt, nhưng bản chất ngoan cố còn nuôi nhiều ảo tưởng và tham vọng to lớn hòng nô dịch dân ta. Chúng vẫn cố giành thế mạnh trong xuống thang bằng những phản kích, đánh phá điên

Page 483: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

482

cuồng và hành động phiêu lưu, liều lĩnh, gian ác trắng trợn. Trong tình thế khó khăn bất lợi hơn, thế và lực ngày càng suy giảm, chúng vẫn tiếp tục bám vào chính sách Việt Nam hóa chiến tranh để triển khai chủ nghĩa Nixon, kéo dài và mở rộng chiến lược của chúng gây thêm nhiều tội ác đẫm máu đối với nhân dân ba nước Đông Dương.

Kỷ niệm lần thứ 2, ngày 6-6 vẻ vang, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam kêu gọi toàn thể đồng bào và chiến sĩ hãy phát huy hơn nữa thắng lợi to lớn đã giành được, tăng cường và mở rộng đoàn kết hơn nữa chung quanh Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, nêu cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng, kiên trì đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tấn công liên tục địch trên tất cả các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, quyết đánh bại chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Không có con đường nào khác để bảo vệ quyền dân tộc, đời sống và tương lai của toàn thể đồng bào ta là phải đánh cho quân Mỹ phải rút hết sạch, cho quân ngụy tan rã, cho ngụy quyền tay sai sụp đổ, thành lập Chính phủ Liên hiệp trên cơ sở giải pháp 10 điểm và đề nghị 8 điểm bổ sung của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã đưa ra ở Hội nghị Paris. Trước mắt, quân dân ta nhất quyết đánh bại âm mưu Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ, ra sức tiêu diệt và làm tan rã thật nhiều sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch, đập tan kế hoạch bình định của chúng, xây dựng lực lượng chính trị và quân sự của ta ngày càng lớn mạnh.

Đồng bào vùng nông thôn trong quá trình nỗ lực đánh và đập nát kế hoạch bình định hãy kiên quyết phá rã hệ thống phòng thủ, kềm kẹp của địch, mở rộng thế làm chủ của nhân dân trên khắp các xã, ấp, xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng. Anh chị em công nhân lao động và đồng bào các giới ở thành thị đang cùng với lớp trẻ sinh viên, học sinh của chúng ta đấu tranh anh dũng giữa vùng kềm kẹp tàn khốc của Mỹ - ngụy, hãy siết chặt hàng ngũ hơn nữa trong một mặt trận đoàn kết dân tộc thật rộng rãi, phát huy lực lượng và mưu trí của đông đảo các tầng lớp nhân dân để đánh bại

Page 484: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

483

kẻ thù đang tìm cách lừa mị nhưng thực ra đang ngày càng độc tài, phát xít tột độ. Địch đã gây chiến tranh vào trong mỗi nhà chúng ta không chừa một ai, chúng đang dùng thủ đoạn để đẩy đồng bào ta vào cảnh giết hại lẫn nhau hoặc đi chết thay cho chúng trên đất nước Lào, Campuchia. Cho nên, cuộc đấu tranh chống cướp bóc, vơ vét của địch, đòi tự do, dân chủ, chống đàn áp, bắt bớ, giam cầm, chống bắt lính đôn quân, chống việc đưa thanh niên đi Lào, Campuchia, đòi Mỹ rút quân, chấm dứt chiến tranh, đòi lật đổ bè lũ Th iệu - Kỳ - Khiêm, lập Chính phủ Sài Gòn, vãn hồi hòa bình là con đường sống còn của đồng bào thành thị và các vùng bị địch tạm chiếm.

Các lực lượng chính trị, tôn giáo đối lập với ngụy quyền Sài Gòn và những nhân sĩ trí thức yêu nước, đế quốc Mỹ ngày càng lộ rõ dã tâm của chúng đối với đất nước ta. Những thất bại nặng nề của chúng đã làm cho ngay trên đất họ, đông đảo nhân dân Mỹ ngày càng phản đối cuộc chiến tranh hao người, tốn của của bọn cầm quyền Mỹ. Nhân dân ta, gia đình ta đang trực tiếp gánh chịu những tai họa mà bọn xâm lược Mỹ và tay sai gây ra, đòi hỏi tất cả những lực lượng và các nhân sĩ yêu nước chúng ta hãy chung sức, chung lòng, cùng nhau ngăn chặn mưu đồ của địch, nô dịch và sát hại dân ta. Với tinh thần hòa hợp dân tộc rất rộng rãi, vì lợi ích tối đa của đất nước và dân tộc, lập lại ý chí chung thủy của mình đã thể hiện trong chương trình hành động 12 điểm công bố ngày 10-6-1969, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam một lần nữa tuyên bố, sẵn sàng hiệp thương cùng các lực lượng chính trị, đại diện cho các tầng lớp nhân dân và cho khuynh hướng chính trị ở miền Nam Việt Nam, kể cả những người vì lý do chính trị phải cư trú ở nước ngoài, tán thành hòa bình, độc lập, trung lập để lập một Chính phủ liên hiệp lâm thời trên nguyên tắc bình đẳng, dân chủ và tôn trọng lẫn nhau.

Kiều bào ở nước ngoài, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây cũng như trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước hiện nay, kiều bào ở nước ngoài đã luôn luôn tỏ rõ lòng yêu nước, hăng hái đóng góp sức người, sức của cho Tổ quốc và nêu cao chính nghĩa

Page 485: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

484

đấu tranh của nhân dân ta ở nước ngoài. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam kêu gọi kiều bào hãy tiếp tục làm tốt nghĩa vụ của mình để góp phần to lớn hơn nữa vào sự nghiệp kháng chiến cứu nước, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển tình đoàn kết hữu nghị giữa ta và nước ngoài.

Sĩ quan, binh lính trong quân đội Sài Gòn và sĩ quan, nhân viên cảnh sát của chế độ Sài Gòn, Việt Nam hóa chiến tranh không có ý nghĩa và kết quả nào khác hơn là đem xương máu của Việt Nam thế cho xương máu của Mỹ trong cuộc xâm lược mà đế quốc Mỹ đeo đuổi ở miền Nam đất nước ta. Cho nên anh em hãy kịp thời nhận rõ nguy cơ to lớn của Mỹ - ngụy nhằm đẩy anh em vào cảnh làm công cụ giết người man rợ, để rồi chính mình cũng sẽ bị chết một cách oan uổng, ô nhục. Hãy sát cánh với nhân dân đấu tranh chống lại chiến tranh phi nghĩa của giặc Mỹ, chống đôn quân, chống hành quân bố ráp, hãy án binh bất động tại các đồn bốt, bỏ ngũ, chống việc đưa quân đi làm bia đỡ đạn cho giặc Mỹ ở Lào, Campuchia. Hãy đồng tình hoặc ủng hộ, che chở các cuộc đấu tranh của nhân dân, phản chiến, làm binh biến, khởi nghĩa, bước sang hàng ngũ của nhân dân. Ngay từ khi mới thành lập, chính sách của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã có sự phân biệt rõ ràng giữa những người bị địch bắt ép phạm tội ác trái với lương tri và tình cảm của mình, với những người cố tình làm phương tiện giết người của địch, nên đã có những cách đối xử thích đáng với từng trường hợp, căn cứ theo truyền thống khoan hồng nhân đạo và đoàn kết của dân tộc ta.

Vì vậy, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam hoan nghênh những anh em nào biểu thị tinh thần yêu nước, hối cải, hoặc bằng những hành động tích cực và đặc biệt khuyến khích và khen thưởng những đơn vị quân đội và cảnh sát ngụy trở về với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, điểm chính trong chương trình 12 điểm của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam công bố ngày 10-6-1969.

Page 486: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

485

Công chức trong bộ máy ngụy quyền Sài Gòn, thời gian gần đây, với một cách nhìn thực tế, một số anh chị em đã có những thái độ và hành động thức thời, phù hợp với tinh thần dân tộc, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam luôn hoan nghênh và xử trí thích đáng với những người hiện đang còn phục vụ trong bộ máy kềm kẹp của Mỹ - ngụy nhưng có những lời nói hoặc việc làm có lợi cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.

Trong dịp này, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam nói lên tình nghĩa ruột thịt của miền Nam trước những hy sinh vô bờ bến mà Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và hai mươi triệu đồng bào ở miền Bắc đã chung sức, chung lòng với miền Nam để chiến thắng giặc Mỹ xâm lược.

Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ to lớn và rất có hiệu quả mà nhân dân và Chính phủ các nước anh em, bạn bè trên thế giới đã dành cho nhân dân miền Nam Việt Nam, sự hỗ trợ quý báu đó là một nhân tố quan trọng đem lại thắng lợi vững chắc cho nhân dân miền Nam Việt Nam.

Nhân ngày kỷ niệm 6-6 đáng ghi nhớ này, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam kêu gọi Chính phủ và nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa và các nước đấu tranh cho độc lập dân tộc, kêu gọi nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý khắp thế giới, trong đó có nhân dân Mỹ, hãy tiếp tục ủng hộ rộng, mạnh và thiết thực cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân miền Nam Việt Nam. Những sự giúp đỡ cao quý trên đây luôn luôn là nguồn động viên to lớn thúc đẩy nhân dân miền Nam Việt Nam xông lên quyết chiến, quyết thắng quân thù, làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Tổ quốc và đối với các dân tộc đang chống đế quốc Mỹ xâm lược trên khắp thế giới.

Th ưa các vị đại biểu.Hai năm qua là hai năm thử thách của chính sách Việt Nam

hóa chiến tranh và của chủ nghĩa Nixon, đồng thời cũng là hai năm

Page 487: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

486

thử lửa của chính quyền cách mạng của quân dân ta. Đó cũng là hai năm thi gan, đọ sức quyết liệt giữa chính quyền cách mạng với bọn xâm lược Mỹ và bọn tay sai bán nước mà phần chính nghĩa và thắng lợi thuộc về phía nhân dân miền Nam Việt Nam quang vinh. Điều này nói lên tính chất vững chắc của chính quyền cách mạng, sinh ra từ trong nhân dân và được nhân dân hoàn toàn ủng hộ. Quân dân ta có quyền phấn khởi và tự hào vì đã dựa chặt vào chính quyền cách mạng của mình và sát cánh với nhân dân hai nước Lào, Campuchia anh em, đã làm phá sản một bước quan trọng chính sách Việt Nam hóa chiến tranh và chủ nghĩa Nixon. Dù cho chúng có giãy giụa điên cuồng đến đâu, đế quốc Mỹ cũng không sao chuyển được tình thế, không sao thoát khỏi tình trạng sa lầy, bị động, thất bại.

Tuân theo lời dạy của Hồ Chủ tịch kính yêu, không gì quý hơn độc lập, tự do, hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu quét sạch nó đi. Và thực hiện Di chúc thiêng liêng của Người, dù cho khó khăn, gian khổ đến đâu, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam quyết lãnh đạo toàn quân, toàn dân đoàn kết một lòng, kiên trì đẩy mạnh đấu tranh đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, đánh bại chính sách Việt Nam hóa chiến tranh của chúng. Th ực hiện một miền Nam độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập và thịnh vượng, tiến tới hòa bình, thống nhất đất nước và sát cánh với nhân dân hai nước Lào và Campuchia anh em, tống cổ bọn xâm lược Mỹ ra khỏi Đông Dương. Nhân dân miền Nam Việt Nam nhất định thắng, nhân dân các nước Đông Dương nhất định thắng, đế quốc Mỹ nhất định thua”1.

Ngày 15-4-1972, Luật sư Nguyễn Hữu Th ọ thay mặt Ủy ban Trung ương và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đọc bản hiệu triệu:

1 Bản kiểm thính tin Đài Giải phóng ngày 6-6-1971 của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, hồ sơ 17210, phông PTTg, TTLTII.

Page 488: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

487

“Đế quốc Mỹ đã phá hoại Hiệp định Genève 1954 về Việt Nam tiến hành một cuộc chiến tranh thuộc địa tàn bạo nhất trong lịch sử chống lại nhân dân Việt Nam. Nhân dân ta cả nước một lòng, chiến đấu anh dũng, đã đánh bại các kế hoạch quân sự, chính trị của đế quốc Mỹ và nay đang đánh bại chính sách Việt Nam hóa chiến tranh của Tổng thống Nixon. Đế quốc Mỹ thua đã rõ ràng những vẫn còn rất ngoan cố và hiếu chiến, chúng đang ra sức cứu vãn chế độ độc tài Nguyễn Văn Th iệu, cứu vãn chính sách Việt Nam hóa chiến tranh. Chúng huy động một lực lượng chiến hạm, hàng không mẫu hạm và máy bay chiến lược B.52 lớn nhất từ trước đến nay đẩy cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam lên một mức độ cực kỳ ác liệt, leo thang chiến tranh, đánh phá dã man miền Bắc, gây những tội ác tày trời đối với đồng bào ta ở hai miền. Chúng cự tuyệt giải pháp 7 điểm hợp tình hợp lý của nhân dân ta, chúng phá hoại các cuộc đàm phán với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chúng vẫn đeo đuổi ảo tưởng giành một thắng lợi quân sự hòng đặt ách thống trị thực dân mới ở miền Nam Việt Nam, chia cắt lâu dài nước ta, nhưng bom đạn Mỹ quyết không khuất phục nhân dân Việt Nam. Leo thang chiến tranh quyết không cứu vãn được chính sách Việt Nam hóa chiến tranh đang sụp đổ. Đế quốc Mỹ còn xâm lược nước ta thì quân dân ta còn cương quyết chiến đấu chống xâm lược Mỹ. Đó là quyền tự vệ thiêng liêng của nhân dân Việt Nam cũng như của mọi dân tộc trên thế giới.

Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam nhiệt liệt biểu dương quân và dân miền Nam đang đánh mạnh thắng to, lập những chiến công vô cùng oanh liệt từ Trị Th iên, Tây Nguyên, Trung và Nam Trung Bộ đến miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Những chiến thắng to lớn đó đã làm cho cả nước vui mừng, phấn khởi, anh em bè bạn nức lòng, quân thù hoang mang khiếp sợ.

Đồng bào và chiến sĩ yêu quý.

Page 489: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

488

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đang đứng trước tình hình tốt đẹp hơn bao giờ hết. Th ế của ta là thế thắng, thế chủ động, thế đi lên; thế của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai là thế thua, thế bị động, thế đi xuống. Toàn thể đồng bào và chiến sĩ miền Nam ta nêu cao truyền thống anh hùng của dân tộc hãy thừa thắng xốc tới, thi đua giết giặc lập công, đánh bại chính sách Việt Nam hóa chiến tranh, đập tan mọi hành động phiêu lưu quân sự điên cuồng của Mỹ - Th iệu, giành thắng lợi to lớn hơn nữa, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.

Các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng hãy phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, liên tục tiến công, tiêu diệt thật nhiều sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch, hỗ trợ đắc lực cho nhân dân tiến công và nổi dậy đều khắp, cùng nhân dân ra sức vận động binh lính và sĩ quan địch phản chiến trở về với dân tộc, chấp hành nghiêm chỉnh mọi chính sách của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đối với đồng bào vùng mới giải phóng. Đồng bào vùng mới được giải phóng hãy giúp đỡ nhau nhanh chóng ổn định đời sống, phục hồi và đẩy mạnh sản xuất, xây dựng và bảo vệ quê hương, đập tan mọi âm mưu và hành động phản kích tàn bạo, thâm độc của Mỹ - Th iệu.

Đồng bào các vùng tạm thời bị địch chiếm đóng từ nông thôn đến thành thị không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, xu hướng chính trị, tôn giáo hãy đặt lợi ích của Tổ quốc lên trên hết, đồng lòng chung sức vùng lên diệt ác, phá kềm, đập nát chương trình bình định, đuổi Mỹ lật Th iệu giành độc lập, hòa bình, tự do, cơm áo.

Các gia đình có chồng, con, anh, em bị cưỡng ép vào quân đội của chính quyền Sài Gòn hãy kêu gọi người thân sớm trở về với dân tộc. Các anh chị em có tinh thần yêu nước thương nòi trong các lực lượng chính quy, bảo an, cảnh sát, dân vệ, phòng vệ dân sự cũng như trong bộ máy của chính quyền Sài Gòn hãy đón lấy thời cơ tự giải phóng, trở về với Tổ quốc, với nhân dân. Chấp hành 10 chính sách

Page 490: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

489

của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, đồng bào đang mở rộng vòng tay đón anh chị em về cùng nhau đoàn kết giết giặc cứu nước.

Đồng bào miền Bắc ruột thịt,Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai cố tình chia cắt nước ta nhưng chúng

không thể nào thay đổi được chân lý “nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, Nam - Bắc một lòng quyết chiến quyết thắng kẻ thù chung”. Quân và dân miền Nam phấn khởi chào mừng quân và dân miền Bắc anh hùng đang trừng trị đích đáng những hành động leo thang chiến tranh của giặc Mỹ, bắn rơi nhiều máy bay, bắn cháy nhiều tàu chiến của chúng. Miền Nam son sắt một lòng, quyết giữ trọn lời thề “Mỹ đụng đến miền Bắc một thì quân và dân miền Nam nhất định trừng trị chúng gấp 5 gấp 10”.

Kiều bào yêu quý ở nước ngoài,Từ trước đến nay đồng bào luôn luôn hướng về Tổ quốc thân

yêu. Lúc này hơn lúc nào hết, đồng bào hãy tăng cường đoàn kết đẩy mạnh các hoạt động yêu nước, cống hiến thật nhiều cho cuộc kháng chiến thần thánh chống đế quốc Mỹ xâm lược.

Nhân dân miền Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đối với nhân dân Campuchia, Mặt trận Th ống nhất Dân tộc và Chính phủ Vương quốc đoàn kết dân tộc Campuchia, đối với nhân dân Lào và Mặt trận Lào yêu nước đã và đang hết lòng ủng hộ, giúp đỡ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam. Trung thành với bản tuyên bố chung của hội nghị cấp cao nhân dân Đông Dương, nhân dân miền Nam cùng đồng bào cả nước kề vai với nhân dân Campuchia và nhân dân Lào anh em quyết đánh bại học thuyết Nixon ở Đông Dương vì độc lập, tự do của mỗi nước.

Nhân dân, Mặt trận Dân tộc Giải phóng và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc Chính phủ và nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa,

Page 491: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

490

các nước yêu chuộng hòa bình và công lý, các tổ chức dân chủ quốc tế, các lực lượng tiến bộ và nhân dân thế giới và kêu gọi tất cả anh em bầu bạn hãy đòi chính quyền Nixon chấm dứt chính sách Việt Nam hóa chiến tranh, chấm dứt các hành động leo thang chiến tranh chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hãy ủng hộ và giúp đỡ mạnh mẽ hơn nữa nhân dân Việt Nam đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược.

Nhân dân miền Nam Việt Nam kêu gọi nhân dân Mỹ vì hòa bình và công lý, vì danh dự và lợi ích chính đáng của nước Mỹ hãy kiên quyết đòi chính quyền Nixon phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam, Campuchia và Lào, rút nhanh, rút hết quân Mỹ về nước, chấm dứt việc dùng bọn ngụy quyền tay sai chống lại quyền tự quyết của nhân dân các nước Đông Dương, phải thương lượng nghiêm chỉnh, đáp ứng tích cực giải pháp 7 điểm của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam mà hai vấn đề then chốt đã được nói rõ thêm.

Nhân dân miền Nam Việt Nam kêu gọi binh lính và sĩ quan trong quân đội viễn chinh Mỹ hãy kiên quyết đòi chính quyền Nixon chấm dứt xâm lược, nhanh chóng đưa các bạn về nước. Chấp hành nghiêm chỉnh chính sách của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, các Lực lượng Vũ trang Nhân dân Giải phóng hoan nghênh và sẵn sàng giúp đỡ các cá nhân và đơn vị Mỹ phản chiến”1.

Ngày 1 và 2-11-1972, Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam đã họp hội nghị liên tịch mở rộng để xem xét tình hình mọi mặt của cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân miền Nam Việt Nam trong giai đoạn mới và bàn định chủ trương, biện pháp tăng cường và mở rộng đoàn kết, động viên toàn thể quân và dân phát huy thắng lợi buổi đầu của cuộc

1 Bản hiệu triệu của Ủy ban Trung ương và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Phiếu tóm tắt tài liệu kiểm thính Đài Giải phóng ngày 15-4-1972 của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, hồ sơ 18297, phông PTTg, TTLTII.

Page 492: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

491

tấn công và nổi dậy hiện nay, đẩy mạnh chiến đấu cùng cả nước tiến lên đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược. Ngày 3-11-1972, hội nghị này đã phổ biến bản thông cáo với những điểm chính sau:

“Tuyên dương những thành tích của quân và dân miền Nam Việt Nam về các mặt quân sự và chống bình định trong thời gian qua.

Tố cáo việc Hoa Kỳ không ký kết bản dự thảo Hiệp định chấm dứt chiến tranh, đòi Hoa Kỳ ký ngay Hiệp định này mà không sửa đổi, thực hiện nghiêm chỉnh những điều cam kết.

Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam sẵn sàng hiệp thương với tất cả mọi lực lượng, kể cả những người trong chính quyền Sài Gòn trên cơ sở của Hiệp định.

Xác định chính sách của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam là hòa giải, đây là chính sách hàng đầu hiện nay và về lâu dài.

Đòi chính quyền Sài Gòn phóng thích tất cả tù nhân, giải tán các “Ấp chiến lược”, trại tỵ nạn, hủy bỏ các biện pháp kềm kẹp”.

Kêu gọi các lực lượng quân sự, các tổ chức cách mạng kiên trì và đẩy mạnh đấu tranh trên cả ba mặt trận, tiến công và nổi dậy mạnh mẽ thắng lợi lớn mới to lớn hơn.

Kêu gọi đồng bào thành thị và nông thôn thuộc vùng kiểm soát của chính quyền Sài Gòn cùng các đoàn thể và tổ chức đấu tranh đòi Hoa Kỳ ký kết và tôn trọng dự thảo Hiệp định, đòi Tổng thống VNCH từ chức và chống chính quyền Sài Gòn.

Kêu gọi binh sĩ VNCH phản chiến, đào ngũ.Kêu gọi các quốc gia Xã hội Chủ nghĩa, các quốc gia yêu chuộng

hòa bình và nhân dân Hoa Kỳ đẩy mạnh đấu tranh đòi Chính phủ Hoa Kỳ ký kết dự thảo Hiệp định”1.

1 Th ông cáo về hội nghị liên tịch giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt

Page 493: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

492

Ngày 8, 9 và 10-1-1973 Hội đồng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã họp dưới quyền chủ tọa của Chủ tịch Huỳnh Tấn Phát, có đại diện Hội đồng cố vấn tham dự để kiểm điểm tình hình năm qua, đề ra phương hướng nhiệm vụ cho thời gian tới nhằm lấy những thắng lợi to lớn hơn nữa về mọi mặt, buộc chính quyền Nixon phải ký kết Hiệp định đã thỏa thuận ngày 20-10-1972 và đưa cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam tiến lên một bước mới.

Hội đồng Chính phủ đánh giá:

“1. Năm 1972 là năm mà quân và dân miền Nam ta kết hợp chặt chẽ với cuộc chiến đấu oanh liệt của quân và dân miền Bắc ruột thịt và quân dân hai nước Lào - Campuchia anh em đã giành được những thắng lợi rất to lớn, toàn diện và vững chắc, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, làm cho chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của đế quốc Mỹ thất bại thêm một bước mới rất quan trọng và đang có nguy cơ phá sản. Chủ trương Mỹ hóa trở lại cuộc chiến tranh của tập đoàn Nixon bằng sự tham gia ồ ạt của không quân và hải quân Mỹ cũng bị đánh bại.

Về thắng lợi quân sự và chính trị trên chiến trường, cuộc tấn công chiến lược dài ngày nhất, mạnh nhất và có hiệu quả nhất từ trước tới nay của quân dân miền Nam ta mở màn từ ngày 31-3 với những đòn sấm sét phủ đầu địch đã làm cho quân chủ lực ngụy Sài Gòn, xương sống của chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh bị suy sụp nặng nề hơn bao giờ hết. Nét mới của dòng tấn công quân sự trong năm 1972 là đã tiêu diệt một bộ phận rất quan trọng sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch, loại khỏi vòng chiến đấu 470 ngàn tên địch, trong đó tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 8 Sư đoàn, 35 Trung đoàn, Lữ đoàn và Chiến đoàn, 327 Tiểu đoàn bộ binh và binh chủng kỹ thuật. Đặc biệt, quân ta đã tiêu diệt gọn từng đơn vị lớn và sừng sỏ nhất của địch, trong đó có từng Trung đoàn thiết giáp,

Nam, phiếu tón tắt tài liệu kiểm thính Đài Giải phóng ngày 05-11-1972 của Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo, hồ sơ 18297, phông PTTg, TTLTII.

Page 494: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

493

từng Lữ đoàn quân tổng trừ bị thiện chiến nhất của địch, dù chúng được sự yểm trợ cao nhất của không quân và hải quân Mỹ. Quân ta đã phá vỡ nhiều tuyến phòng thủ kiên cố nhất của địch từ tuyến ngăn chặn vòng ngoài đến tuyến trung gian và cắm sâu lực lượng vào những vùng đông dân và hậu cứ của địch, làm đảo lộn thế bố trí phòng ngự chiến lược của chúng trên toàn miền Nam và tạo cho ta những địa bàn đứng chân tốt và vững chắc chưa từng có, đồng thời mở ra cho ta nhiều khả năng to lớn mới để phát triển mạnh mẽ cả về thế và lực. Nắm chắc quyền chủ động trên chiến trường, quân ta đã đẩy quân chủ lực ngụy vào thế rất bị động, lúng túng, khốn quẫn, vừa bị thu hút kềm chân, vừa bị căng kéo, phân tán không còn đủ sức yểm trợ cho quân địa phương và chương trình bình định. Tinh thần quân ngụy sa sút nghiêm trọng dù cho Mỹ có tăng cường trang bị hà hơi, tiếp sức cũng không sao hồi phục được nổi. Rõ ràng quân chủ lực ngụy chẳng những không còn làm được vai trò nòng cốt chiến lược trên chiến trường Đông Dương mà nó cũng không đủ sức thay quân Mỹ đương đầu với ta trên chiến trường miền Nam mặc dầu được sự yểm trợ mạnh mẽ của không quân và hải quân Mỹ.

Ở khắp các địa phương, bằng ba mũi giáp công, nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân đã tấn công và nổi dậy liên tục mạnh mẽ, đập tan từng mảng hệ thống bình định, cơ sở của Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ - ngụy, cả ở những vùng xung yếu của chúng, phá lỏng kế kềm kẹp của địch giành quyền làm chủ và giải phóng hàng chục quận lỵ, chi khu, hàng ngàn xã, ấp, nhiều huyện và nhiều tỉnh. Hơn 5 triệu đồng bào được giải phóng và giành quyền làm chủ, đang ra sức xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng của mình, nhanh chóng phát huy tác dụng của nó về mọi mặt, vừa phát triển lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng xã, ấp chiến đấu phòng chống phản kích lấn chiếm của địch, giữ gìn trật tự an ninh, vừa đẩy mạnh sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân và phục vụ tiền tuyến, phát triển các ngành y tế, văn hóa, giáo dục và công tác xã hội, thương binh, xây dựng một cuộc sống mới vui tươi, lành mạnh, đoàn kết và hòa hợp dân tộc.

Page 495: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

494

Ở các đô thị, các vùng địch kiểm soát, phong trào đấu tranh của nhân dân chống bắt lính, đôn quân, chống bóc lột, vơ vét, liên kết chặt chẽ với các cuộc đấu tranh chống chính sách độc tài phát xít của Nguyễn Văn Th iệu, chống Mỹ - Th iệu ngăn cản hòa bình, đòi chấm dứt chiến tranh, thực hiện hòa hợp dân tộc… trên quy mô và dưới nhiều hình thức ngày càng quyết liệt. Phong trào ngày càng có chiều sâu và phát triển trong các tầng lớp quần chúng, hình thành một mặt trận nhân dân rộng rãi trong các ngành và khu xóm tập trung mũi nhọn vào Mỹ - Th iệu.

Trên miền Bắc nước ta, mặc dù giặc Mỹ leo thang chiến tranh tới mức tội ác dã man nhất nhằm khuất phục nhân dân ta, ngăn chặn con đường huyết thống tình nghĩa Bắc - Nam, cô lập cách mạng miền Nam nhưng quân dân miền Bắc đã trả lời cho chúng bằng một cuộc chiến đấu kiên cường nhất và chia lửa với nhân dân miền Nam, vừa đảm bảo liên tục sự chi viện mạnh mẽ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn và kiên quyết xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, thành trì vững chắc của cách mạng cả nước. Đặc biệt gần đây, giáng trả những đòn đích đáng vào cuộc tập kích chiến lược điên cuồng của Nixon đánh phá thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng nói riêng, toàn miền Bắc nói chung đã đưa chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam lên đỉnh cao mới. Chỉ trong 12 ngày đã quật tan xác 81 máy bay, trong đó có 34 chiếc B.52, triệt hạ chủ bài chiến lược của Mỹ, chôn vùi uy thế không lực Hoa Kỳ xuống bùn đen, làm cho bè bạn khắp 5 châu và nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới vô cùng hả dạ.

Học thuyết Nixon thất bại trên chiến trường hai miền nước ta, nó cũng thất bại trên chiến trường Campuchia và Lào. Giặc Mỹ và tay sai bị quân và dân hai nước anh em trong năm qua đánh cho những đòn nặng nề, đẩy sâu chúng vào thế sa lầy, thất bại và không sao gượng lại nổi. Qua chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, lực lượng cách mạng của hai nước anh em có những bước trưởng thành nhanh chóng.

Page 496: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

495

Về thắng lợi trên mặt trận ngoại giao, cuộc đấu tranh chính nghĩa của chúng ta với những thắng lợi rực rỡ trong năm qua trên cả hai miền nước ta đã làm rạng ngời tên tuổi của dân tộc Việt Nam ta trên thế giới hơn bao giờ hết. Th ắng lợi vẻ vang của ta giành được ở hội nghị các nước không liên kết ở Georgetown năm 1972 càng nói lên thế chính trị và vị trí của ta ngày càng vững chắc trên trường quốc tế. Sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của ta gắn liền với những vòng hoa cách mạng hùng mạnh, đã dựng lên trên thế giới một tư thế chống Mỹ kiên cường và quyết liệt. Th ái độ ngoan cố, hiếu chiến, lật lọng của Mỹ, nhất là cuộc tập kích vô cùng man rợ của chúng bằng máy bay chiến lược B.52 vào thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng đã xúc phạm thô bạo lương tri của loài người tiến bộ. Cả thế giới, ngay cả ở nước Mỹ cực lực lên án bọn cuồng chiến Nixon, cô lập chúng cao độ, trong khi nhân dân ta lại được thêm lòng tin yêu, cảm phục và sự ủng hộ nhiệt tình hơn của nhân dân thế giới. Hai bản tuyên bố quan trọng tháng 10-1972 của Chính phủ hai miền nước ta về hiệp định chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam càng làm sáng ngời thái độ, thiện chí, lòng yêu chuộng hòa bình trong độc lập, tự do và chính sách đoàn kết, hòa hợp dân tộc ta.

Năm 1972 là năm chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, lập trường chính nghĩa Việt Nam và phẩm giá con người Việt Nam tỏ rạng khắp 5 châu, trong lúc cuộc chiến tranh hao tiền, tốn của và phi đạo lý của Mỹ ở Việt Nam càng gây khó khăn chồng chất về mọi mặt cho Mỹ, gây sự chia rẽ sâu sắc hơn bao giờ hết trong nhân tâm nước Mỹ và đang thực sự thức tỉnh lương tâm người Mỹ đối với chính sách của các tập đoàn thống trị hiếu chiến Mỹ. Vị trí và uy thế của Mỹ sa sút hơn lúc nào hết trên thế giới.

2. Hội đồng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam nhận định rằng, những thắng lợi to lớn trong năm 1972 làm so sánh lực lượng giữa ta và địch trên chiến trường ở miền Nam có những chuyển biến quan trọng theo hướng có lợi cho ta và so sánh lực lượng đó không thể đẩy ngược nổi. Cuộc chiến đấu của quân và dân ta đang đứng trước một cục diện mới, đẩy

Page 497: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

496

lùi Mỹ - ngụy một bước vô cùng quan trọng tạo ra cho ta thế chiến lược mới và nhiều khả năng thuận lợi mới đánh thắng địch trong mọi tình huống.

Những thắng lợi to lớn của cả hai miền nước ta đã giáng 1 đòn quyết liệt vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ. Chính những thắng lợi đó cùng với những cố gắng đầy thiện chí của chúng ta trên mặt trận ngoại giao đã buộc Mỹ phải thỏa thuận với ta ngày 20-10-1972 về một hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Nhưng đế quốc Mỹ chưa chịu từ bỏ dã tâm xâm lược miền Nam Việt Nam, vẫn tiếp tục chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, kéo dài sự dính líu của Mỹ ở miền Nam Việt Nam, chia cắt lâu dài nước Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Chúng lật lọng một cách cực kỳ vô liêm sỉ, không chịu lý kết hiệp định đã thỏa thuận với ta, đồng thời tuôn ào ạt máy bay, vũ khí, phương tiện chiến tranh vào miền Nam Việt Nam, tăng cường trang bị cho quân ngụy và ráo riết đẩy mạnh chiến tranh trên cả hai miền nước ta. Nghiêm trọng hơn nữa, để làm áp lực buộc ta chấp nhận những điều kiện láo xược của chúng, chúng đã man rợ tiến hành những cuộc ném bom hủy diệt hàng loạt bằng máy bay chiến lược B.52 đánh vào thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và nhiều nơi đông dân cư khác.

Hội nghị cực lực lên án hành động leo thang tội ác cực kỳ nghiêm trọng ấy và nhiệt liệt hoan nghênh đồng bào ruột thịt miền Bắc anh hùng đã giáng trả những đòn trừng trị đích đáng đối với cuộc phiêu lưu đẫm máu của giặc Mỹ. Hội nghị xác định nhân dân hai miền nước ta chiến đấu ròng rã gần 30 năm không ngại hy sinh, gian khổ là để giành cho được độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc. Không một sức mạnh tàn bạo nào, không một âm mưu xảo quyệt nào có thể buộc chúng ta đi lệch mục tiêu thiêng liêng đó. Nếu giặc Mỹ còn ngoan cố tiếp tục âm mưu xâm lược thì chúng ta còn tiếp tục chiến đấu đánh mạnh hơn nữa, thắng lớn hơn nữa, đánh với tất cả truyền thống bất khuất và khí phách anh hùng của cả dân tộc ta cho đến khi nào quân xâm lược và chư hầu rút hết sạch, ngụy quân và ngụy quyền sụp đổ,

Page 498: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

497

thực hiện một miền Nam Việt Nam độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập và phồn vinh, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc.

Trong tinh thần và căn cứ vào tình hình năm qua, vào những triển vọng, khả năng tới, Hội đồng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam nhất trí đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới là:

- Tăng cường đoàn kết, nắm vững thời cơ, phát huy thế chủ động, thế thắng của ta, đẩy mạnh hơn nữa cao trào tiến công và nổi dậy trên khắp các chiến trường, kết hợp với tiến công ngoại giao nhằm đánh bại hoàn toàn chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ, đập tan mọi âm mưu phiêu lưu liều lĩnh mới của địch buộc Mỹ phải ký kết hiệp định đã được thỏa thuận, đồng thời ra sức xây dựng phát triển lực lượng chính trị và võ trang, xây dựng củng cố vùng giải phóng và chính quyền cách mạng các cấp, bảo đảm thắng địch trong mọi tình huống tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn”.

Để thực hiện phương hướng, nhiệm vụ trên, Hội đồng Chính phủ cũng đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể trước mắt cần phải ra sức tiến hành:

- Điều cốt yếu và cơ bản nhất là phải tăng cường và mở rộng hơn nữa mặt trận đoàn kết dân tộc, tập hợp đông đảo các lực lượng yêu nước, dân chủ, hòa bình và hòa hợp dân tộc thuộc mọi tầng lớp, giai cấp, mọi khuynh hướng chính trị và màu sắc tôn giáo dân tộc, chống xâm lược Mỹ và bọn tay sai ngoan cố, hiếu chiến Nguyễn Văn Th iệu.

- Hội đồng Chính phủ cũng nhất trí rằng để đạt yêu cầu trên, chính sách hòa hợp dân tộc là chính sách phù hợp nhất với thực tế tình hình miền Nam hiện nay và yêu cầu của sự nghiệp cứu nước và giữ nước của ta và đó cũng là sự phát huy truyền thống đoàn kết cao đẹp từ ngàn xưa của dân tộc ta. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam kiên quyết phấn đấu thực hiện nó, coi đó là chính sách hàng đầu, chính sách cơ bản hiện nay và lâu dài sau này như hội nghị liên tịch giữa Mặt trận Dân tộc Giải phóng

Page 499: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

498

miền Nam Việt Nam và Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam đã đề ra ngày 3-11-1972.

Trên cơ sở xác định rõ mũi nhọn của cách mạng hiện nay phải chĩa vào là đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai ngoan cố phản động nhất - kẻ chủ mưu gây nên chia rẽ trong dân tộc ta, trong từng gia đình, từng thôn xóm của nhân dân ta và mặt khác, xác nhận rõ quần chúng bao giờ cũng là một, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam sẽ có những quy định cụ thể về chính sách bảo đảm thực hiện đoàn kết và hòa hợp dân tộc rộng rãi trong nhân dân.

Đối với những người lầm đường nay thật tâm muốn đoạn tuyệt với quá khứ quay về với đường ngay, chính sách hòa hợp dân tộc dựa trên quan điểm lấy chính nghĩa mà thuyết phục, lấy nhân nghĩa mà cảm hóa, lấy khoan hồng để đối xử sẽ mở lối ra cho những người lầm đường lạc lối đều có chỗ đứng trong lòng dân tộc.

3. Hội đồng Chính phủ biểu dương những thành tích tuyệt vời của quân dân ta trong năm qua đã lập nên những chiến công vang dội núi sông, đã nâng cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam và phẩm giá của dân tộc Việt Nam trên thế giới, quyết chiến quyết thắng quân thù, thà hy sinh tất cả, quyết không khuất phục, quyết không chịu làm nô lệ. Hội đồng Chính phủ quyết định khen thưởng những địa phương, các đơn vị, các tổ chức, các ngành, các cá nhân đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước trong năm 1972.

4. Hội đồng Chính phủ bày tỏ lòng cảm phục, tự hào, biết ơn sâu sắc đối với đồng bào miền Bắc ruột thịt đã vững vàng, kiên nghị trước mọi thách thức láo xược của kẻ thù, đã trả lời giặc Mỹ bằng một cuộc chiến đấu hào hùng nhất làm rạng rỡ gương mặt Việt Nam bất khuất trên thế giới và trong mưa bom bão đạn vô cùng man rợ của quân thù, vẫn phát triển sản xuất với những thành tích rực rỡ, ổn định đời sống nhân dân, xây dựng xã hội chủ nghĩa, nhất là không một phút giây nào ngừng chi viện cho miền Nam với tất cả mối tình máu mủ.

Page 500: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

499

Th ay mặt quân dân miền Nam, Hội đồng Chính phủ nguyện giữ vẹn lời thề son sắt đã được nhiều lần trịnh trọng bày tỏ: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, giặc Mỹ động đến miền Bắc một thì miền Nam quyết đánh trả chúng gấp năm, gấp mười lần để trả thù cho đồng bào miền Bắc thân yêu bị giết hại. Miền Nam Việt Nam quyết luôn luôn là thành đồng, là tiền tuyến lớn của Tổ quốc, dù phải trải qua muôn vàn hy sinh gian khổ trong bao lâu nữa cũng quyết chiến đấu đến cùng để giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hòa bình, thống nhất Tổ quốc.

Hội đồng Chính phủ nhiệt liệt hoan nghênh và vô cùng biết ơn nhân dân và Chính phủ các nước xã hội chủ nghĩa, các nước dân tộc chủ nghĩa, nhân dân và Chính phủ các nước khác trên thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Mỹ đã vì hòa bình, công lý, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội mà đồng tình, ủng hộ ngày càng tích cực và có hiệu quả cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân miền Nam ta. Nhân dân miền Nam Việt Nam quyết không phụ lòng tin cậy và tin yêu của bè bạn khắp năm châu trong khi chiến đấu không khoan nhượng với giặc Mỹ dã man. Vì nền độc lập thiêng liêng của mình, nhân dân miền Nam Việt Nam luôn thấy mình có nghĩa vụ đóng góp vào sự nghiệp giải phóng các dân tộc bị áp bức, gìn giữ hòa bình và nền an ninh của loài người.

5. Kết thúc hội nghị trong không khí đoàn kết nhất trí vô cùng phấn khởi và tin tưởng trước tình thế mới đầy triển vọng tươi sáng, Hội đồng Chính phủ kêu gọi toàn thể cán bộ, chiến sĩ và đồng bào trong nước và kiều bào ở nước ngoài hãy tranh thủ thời cơ, xông lên mạnh mẽ hơn nữa với tinh thần quyết chiến, quyết thắng, tiếp tục phát huy thế tiến công toàn diện, buộc Mỹ phải ký kết hiệp định đã thỏa thuận, giương cao ngọn cờ đoàn kết và hòa hợp dân tộc, không ngừng đề cao cảnh giác trước kẻ thù man rợ, xảo quyệt và lật lọng, chúng ta nguyện khắc sâu trong tim Di chúc thiêng liêng của Hồ Chủ tịch: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do, hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu quét sạch nó đi”, quyết giành toàn thắng ở miền Nam Việt Nam và sát cánh với

Page 501: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

500

quân dân hai nước Lào - Campuchia anh em đánh đuổi đế quốc xâm lược Mỹ ra khỏi bán đảo Đông Dương”1.

Về quân sự, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã tổ chức và động viên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tổ chức chiến đấu ở vùng giải phóng, chống ngụy quân càn quét, lấn chiếm, tích cực tiêu diệt sinh lực quân đội Sài Gòn và kêu gọi nhân dân tại các tỉnh miền Nam Việt Nam hăng hái đứng lên đánh giặc giữ làng.

Tại Long An, trong hai ngày 20 và 21-11-1969, gần 160 đồng bào nhiều xã ở huyện Đức Huệ đã xung phong đi dân công phục vụ tiền tuyến, góp hàng trăm ngàn vào quỹ nuôi quân, tu sửa lại 9 ngôi trường cho con em học tập. Một số gia đình có con em đi lính ngụy sau khi được học tập Di chúc của Hồ Chủ tịch đã đến tận đồn bốt kêu gọi con em trở về với cách mạng.

Tại Bến Tre, đồng bào huyện Giồng Trôm đã thi đua đóng góp quỹ nuôi quân vượt mức chỉ tiêu năm 1969 và còn đóng góp thêm 5% của năm 1970; sửa sang lại các trường học, mở thêm 8 lớp mới cho gần 200 con em vào học, lập 6 trạm thông tin và dọn dẹp sạch sẽ các con đường trong xã. Gần 30 thanh niên đã hăng hái tham gia lực lượng vũ trang; những người lớn tuổi đã tự nguyện góp phần tích cực vào việc phát triển phong trào du kích chiến tranh.

Tại Cần Th ơ, trong 9 tháng có hàng trăm thanh niên huyện Long Mỹ, Kế Sách, Phụng Hiệp và Châu Th ành đã lên đường giết giặc2.

Tại Rạch Giá, trước sức tấn công mạnh mẽ và liên tục của quân và dân vùng Ba Hòn - Rạch Giá, trong 15 ngày đầu tháng 10-1969, gần 200 binh sĩ thuộc Sư đoàn 7 ngụy bị đẩy đi hành quân càn quét vùng này đã bỏ ngũ trở về với nhân dân, hàng trăm binh sĩ khác

1 Th ông cáo của Hội đồng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam về phiên họp đầu năm 1973, phiếu tóm tắt tài liệu kiểm thính Đài Giải phóng ngày 17-1-1973 của Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo, hồ sơ 18297, phông PTTg, TTLTII.

2 Bản kiểm thính Đài Hà Nội ngày 3-12-1969 lúc 11 giờ 30 - 12 giờ 15 của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, hồ sơ 16539, phông PTTg, TTLTII.

Page 502: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

501

cũng kiên quyết chống lệnh hành quân càn quét, cướp phá; hai Đại đội số 597 và 528 ở tiểu khu Rạch Giá đã phản chiến chống lệnh đi hành quân càn quét ở vùng Kinh Sáng, huyện An Biên. Riêng ở vùng ven thị xã đã có trên 7% phòng vệ dân sự rã ngũ, 40 đội viên phòng vệ dân sự ở xã Sóc Sơn - Châu Th ành A đấu tranh trực tiếp với bọn tề xã và bọn bình định đòi trả súng không canh gác1.

Th ông cáo của Bộ Chỉ huy các lực lượng vũ trang Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ca ngợi những chiến thắng mà Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đạt được trong 45 ngày từ 1-8-1969 đến 15-9-1969:

- Vẫn phát huy thế chủ động trên chiến trường.- Đủ sức đánh mạnh và lâu dài.- Sự phát triển của phong trào chiến tranh du kích đã đẩy lùi

kế hoạch bình định cấp tốc.- Chủ nghĩa anh hùng cách mạng đã khắc phục được khó

khăn, gian khổ2.Ngày 2-12-1969, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa

miền Nam Việt Nam ra tuyên bố ngừng tấn công quân sự nhân dịp lễ Noel và Tết dương lịch:

“Th ực hiện chính sách nhân đạo trước sau như một của mình, xuất phát từ sự tôn trọng phong tục, tập quán của nhân dân ta và các nước khác, xuất phát từ sự quan tâm sâu sắc đối với những tình cảm và nguyện vọng chính đáng của đồng bào ta, của nhân dân Mỹ, ngụy và chư hầu, để có đầy đủ điều kiện và thì giờ cho đồng bào ta, binh sĩ ngụy, binh sĩ Mỹ và chư hầu chuẩn bị tham gia các ngày lễ Noel và đầu năm 1970 này, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng

1 Bản kiểm thính Đài Giải phóng ngày 26-10-1969 lúc 11 giờ 30 - 12 giờ 15 của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, hồ sơ 16537, phông PTTg, TTLTII.

2 Bản kiểm thính Đài Hà Nội ngày 23-9-1969 của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH về thông cáo của Bộ Chỉ huy các lực lượng vũ trang Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, hồ sơ 655, phông ĐIICH, TTLTII.

Page 503: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

502

hòa miền Nam Việt Nam quyết định ngừng tiến công quân sự vào quân ngụy, quân Mỹ và chư hầu:

1. Ba ngày trong dịp lễ Noel kể từ 0 giờ ngày 24-12-1969 theo giờ Đông Dương, tức 1 giờ sáng ngày 24-12-1969 giờ Sài Gòn đến 0 giờ ngày 27-12-1969 theo giờ Đông Dương, tức 1 giờ ngày 27-12-1969 giờ Sài Gòn;

2. Ba ngày dịp Tết dương lịch kể từ 0 giờ ngày 30-12-1969 theo giờ Đông Dương, tức 1 giờ ngày 30-12-1969 giờ Sài Gòn đến 0 giờ ngày 2-1-1970, tức 1 giờ ngày 2-1-1970 giờ Sài Gòn.

Toàn thể đồng bào ta, các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng và cán bộ các ngành, các cấp hãy nêu cao thiện chí hòa bình, nghiêm chỉnh chấp hành lệnh ngừng tấn công quân sự nói trên, đồng thời luôn luôn đề cao cảnh giác, vạch trần mọi luận điệu xuyên tạc ý nghĩa ngừng tiến công quân sự của ta, sẵn sàng đập tan âm mưu phá hoại, khiêu khích của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, giúp đỡ cho binh sĩ Mỹ, ngụy và chư hầu được sum họp gia đình, dự lễ mừng Chúa giáng sinh và đón mừng năm mới. Chính sách chúng ta rất nhân đạo. Lập trường chúng ta rất quang minh chính đại. Nhưng bản chất của giặc Mỹ và tay sai rất ngoan cố, tàn ác và xảo quyệt. Vì vậy, toàn dân và toàn quân ta phải luôn luôn mài sắc ý chí chiến đấu, không chút mơ hồ ảo tưởng đối với kẻ thù, liên tục và bền bỉ chiến đấu, cương quyết đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn của địch quyết giành những thắng lợi mới to lớn và toàn diện hơn nữa, tiến lên giành lấy thắng lợi”1.

Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam về việc ngừng tấn công quân sự vào quân Mỹ, ngụy và chư hầu trong dịp lễ Noel và Tết dương lịch năm 1969, ngày 2-12-1969, Bộ Chỉ huy các lực lượng vũ trang nhân dân Giải phóng miền Nam Việt Nam ra lệnh:

“Điều 1: Toàn thể các lực lượng vũ trang nhân dân Giải phóng ở các vùng trên toàn miền Nam bao gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa

1 Bản kiểm thính Đài Hà Nội ngày 6-12-1969 lúc 11 giờ 30 của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, hồ sơ 16540, phông PTTg, TTLTII.

Page 504: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

503

phương, an ninh vũ trang và dân quân du kích phải ngừng tấn công quân sự 3 ngày trong dịp lễ Noel kể từ 0 giờ ngày 24-12-1969 theo giờ Đông Dương, tức 1 giờ ngày 24-12-1969 giờ Sài Gòn đến 0 giờ ngày 27-12-1969 theo giờ Đông Dương, tức 1 giờ ngày 27-12-1969 giờ Sài Gòn; 3 ngày dịp Tết dương lịch kể từ 0 giờ ngày 30-12-1969 theo giờ Đông Dương, tức 1 giờ ngày 30-12-1969 giờ Sài Gòn đến 0 giờ ngày 2-1-1970, tức 1 giờ ngày 2-1-1970 giờ Sài Gòn.

Điều 2: Trong thời gian có lệnh ngừng tấn công quân sự nói trên, các binh sĩ Mỹ, chư hầu cũng như binh sĩ và nhân viên ngụy quyền Sài Gòn được tự do đến nhà thờ làm lễ và các cuộc vui trong dịp lễ Noel và Tết dương lịch ở gia đình hay những nơi công cộng với điều kiện là đi lẻ tẻ, không thành đội ngũ, không mang theo vũ khí và phương tiện do thám.

Điều 3: Trong thời gian có lệnh ngừng tấn công quân sự nói trên, tất cả các hoạt động quân sự của Mỹ, ngụy và chư hầu dưới mọi hình thức, kể cả máy bay do thám bắn, bỏ bom, rải chất độc hóa học và các loại pháo bắn vào bất cứ vùng nào ở miền Nam Việt Nam đều coi là vi phạm lệnh ngừng tấn công quân sự của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, đều bị trừng trị.

Điều 4: Để bảo vệ đồng bào, để đảm bảo cho việc thi hành đúng quyết định của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và mệnh lệnh của Bộ Chỉ huy các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng, các lực lượng vũ trang giải phóng nghiêm chỉnh chấp hành, đồng thời tăng cường cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu diệt địch và cương quyết trừng trị bọn ác ôn ngoan cố vi phạm lệnh ngừng tấn công quân sự của ta”1.

Ngay khi Chính phủ Philippines tuyên bố rút toàn bộ các đơn vị của họ ra khỏi miền Nam Việt Nam trước ngày lễ Noel năm 1969, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thực hiện chính sách khoan hồng và nhân đạo, để cho quân

1 Bản kiểm thính Đài Hà Nội ngày 05-12-1969 lúc 22 giờ 00 của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, hồ sơ 16540, phông PTTg, TTLTII.

Page 505: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

504

lính Philippines về nước được nhanh chóng và an toàn, ngày 7-12-1969, Bộ Chỉ huy các lực lượng vũ trang nhân dân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã ra lệnh:

“1. Các lực lượng vũ trang nhân dân Giải phóng miền Nam Việt Nam sẽ không tấn công các đơn vị Philippines nếu họ thực hiện đúng những điểm sau đây:

- Phải công bố lệnh rút quân, đường rút quân và rút đúng thời hạn mà họ đã công bố.

- Trong khi chờ đợi rút cũng như trong khi rút không được có những hành động đối địch chống lại các lực lượng võ trang Giải phóng miền Nam Việt Nam, không được xâm phạm tài sản, tính mạng của nhân dân miền Nam.

- Phải có quốc kỳ Philippines ở những nơi trú quân và trên đường rút của họ, không được trú quân và di chuyển lẫn lộn với quân đội Mỹ - ngụy và quân các nước ngoài khác thuộc phe Mỹ để khỏi có sự nhầm lẫn.

2. Nếu các đơn vị lính Philippines không thực hiện đúng những điều trên đây, họ sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về sinh mạng của binh lính”1.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng miền Nam, Chỉ thị số 01 của Trung ương Cục miền Nam đề ra “nhiệm vụ và thế tấn công chiến lược mới” của cách mạng miền Nam trên các mặt sau:

“Chủ trương chung:

- Liên tục tấn công, nổi dậy; kết hợp chặt chẽ việc tấn công quân sự, chính trị với xây dựng lực lượng “để phát huy cao độ nỗ lực và tạo thời cơ giành thắng lợi càng sớm càng tốt”;

- Chống tư tưởng bi quan, sợ hy sinh gian khổ và nôn nóng ảo tưởng hòa bình;

1 Bản kiểm thính Đài Giải phóng ngày 7-12-1969 lúc 7 giờ 30 của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, hồ sơ 16540, phông PTTg, TTLTII.

Page 506: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

505

- Động viên một phong trào “chống Mỹ cứu nước” rộng lớn khắp nông thôn và thành thị;

Mục tiêu quân sự và chính trị: - Phát triển toàn diện cuộc tấn công quân sự, chính trị, binh vận

cùng kết hợp với tấn công về ngoại giao để tập trung vào sức chống bình định và Việt Nam hóa chiến tranh của Hoa Kỳ và VNCH;

- Phát triển thế lực làm chủ ở thôn xã, mở rộng hệ thống cơ sở và đội ngũ cách mạng ở đô thị, giữ vững các vùng căn cứ và hành lang, đặc biệt là phát triển phong trào quần chúng du kích chiến tranh khắp 3 vùng, phát triển đồng đều 3 thứ quân, “tạo thế tấn công chiến lược mới làm thay đổi hẳn cục diện để giành thắng lợi quyết định”;

- Nắm vững phương châm 2 chân 3 mũi giáp công, đi sâu vào việc tổ chức, lãnh đạo và phát triển thế đấu tranh chính trị của quần chúng (có sự hỗ trợ của 3 thứ quân) nhằm tập hợp mặt trận đấu tranh rộng lớn của mọi tầng lớp quần chúng. Cố gắng lôi kéo những gia đình binh sĩ QLVNCH và tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các phe phái.

Mũi tấn công quân sự: Chủ yếu nhằm vào công tác chống phá bình định, giành chiếm

nông thôn. Sử dụng và phát huy vai trò của bộ đội chủ lực (đưa xuống các địa phương) để chống lại các cuộc hành quân bình định của QLVNCH; đồng thời phát triển mạnh mẽ phong trào du kích chiến tranh ở nông thôn và thành thị với sự tăng cường bổ sung, rèn luyện để nâng cao vai trò nòng cốt của lực lượng địa phương và du kích, đặc biệt phải chú ý đến việc tổ chức các đơn vị đặc công, biệt động, công binh, du kích mật và trinh sát vũ trang nhằm đối phó với các lực lượng địa phương quân, nghĩa quân, cảnh sát, phòng vệ dân sự. Đặc công đánh phá các đồn bót, các căn cứ kho tàng của QLVNCH và Hoa Kỳ.

Mũi tấn công binh vận và đấu tranh chính trị: Lôi kéo mọi tầng lớp quần chúng và gia đình binh sĩ QLVNCH

làm công tác binh vận phối hợp với các cuộc đấu tranh liên tục của

Page 507: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

506

các “đoàn thể cách mạng”, đòi dân sinh dân chủ, vãn hồi hòa bình, chấm dứt chiến tranh đòi trung lập hóa,... Đối với binh lính phát động “chống lệnh hành quân và chống các kỷ luật khắc nghiệt”, đồng thời xây dựng cơ sở nội tuyến nằm vùng trong các gia đình binh sĩ để vận động “một phong trào đào rã ngũ và án binh bất động” nhằm làm tê liệt, gây xáo trộn trong hàng ngũ QLVNCH;…

Phong trào đấu tranh chính trị tại Sài Gòn và các tỉnh, thị xã là phải nâng cao hơn nữa các cao trào đấu tranh của các tầng lớp, các giới về dân sinh kinh tế, dân chủ tự do, văn hóa xã hội, đòi hòa bình, chấm dứt chiến tranh. Đấu tranh bằng các hình thức công khai và bán công khai, đồng thời tăng cường hệ thống cơ sở nội thành, bí mật lãnh đạo các tổ chức, các phong trào và tranh thủ lợi dụng, tạo nên sự liên hiệp hành động của các tôn giáo cùng các nhân vật trong, ngoài chính quyền VNCH thành “một mũi nhọn đấu tranh” với khẩu hiệu đòi Mỹ rút hết quân, lật đổ chính quyền hiện hữu, thành lập một Chính phủ “dân chủ hòa bình trung lập” ở miền Nam Việt Nam”1.

Th ực hiện chỉ thị của Trung ương Cục, trong năm 1971, quân dân miền Nam Việt Nam đẩy mạnh tiến công trên các mặt trận làm thay đổi cục diện chiến trường. Từ thực tế đó, nửa cuối năm 1971, Trung ương Cục miền Nam ban hành chỉ thị bổ sung Chị thị số 01 tháng 1-1971 nhằm chuyển hướng chiến lược sang chống đánh bình định nông thôn của chính quyền Sài Gòn. Trên cơ sở đánh giá khả năng và thời cơ những tháng cuối năm 1971 và năm 1972 là:

“1. Khả năng phá rã toàn bộ trên quy mô rộng lớn nhứt là ở hạ tầng cơ sở, mà chủ yếu là khả năng khởi nghĩa chứ không kết hợp vận động lấy đồn bót;

2. Khả năng đồng khởi từ cục bộ đến toàn diện làm tan rã bọn bảo an tiến tới giải phóng xã, ấp, mảng;

1 Bản khai thác tài liệu CS số 185/73 ngày 23-10-1973 của Bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH về các nghị quyết, chỉ thị, thông tri của Trung ương Cục miền Nam (1960 - 1973), hồ sơ 442, phông ĐIICH, TTLTII.

Page 508: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

507

3. Chuyển hướng phương châm, phương thức, ấp xóm hoặc từng người dân, trên chi viện thế lực cho địa phương. Cơ sở bản chất là khả năng quần chúng tại chỗ, còn trên chi viện là quan trọng.

Có bốn thời cơ:

- Bầu tổng thống Mỹ;

- Bầu tổng thống Sài Gòn;

- Th ắng lợi Miên;

- Th ắng lợi Lào”1.

Trung ương Cục đề ra chủ trương “đánh bại âm mưu Việt Nam hóa chiến tranh, chương trình bình định đặc biệt của địch”2, với các nhiệm vụ cụ thể:

“- Ra sức giành quyền làm chủ trên diện rộng nhưng nhiều hình thức khác nhau;

- Ra sức tiêu diệt bộ phận quan trọng của địch, làm tan rã ngụy quân, ngụy quyền và tế điệp ác ôn, những đồn bót ác ôn;

- Ra sức xây dựng lực lượng 3 mặt tốt để đảm bảo nắm dân;

- Hình thành các lực lượng cơ bản cán bộ để giữ ấp và dân”3.

Cuối năm 1971, từ kết quả của công tác chống phá bình định nông thôn, Trung ương Cục ban hành Chỉ thị 13 đề ra nhiệm vụ trong mùa khô 1971 - 1972, tạo thế “giải quyết chiến trường miền Nam trong năm 1972”4. Chỉ thị nhận định: Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh là biện pháp cuối cùng của chủ thuyết Nixon. Do

1 Tài liệu của Bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH ngày 23-10-1971 về bản Bổ sung tình hình Chỉ thị 01 của Trung ương Cục miền Nam, hồ sơ 442, phông ĐIICH, TTLTII.

2 Tài liệu của Bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH ngày 23-10-1971 về bản Bổ sung tình hình Chỉ thị 01 của Trung ương Cục miền Nam, hồ sơ 442, phông ĐIICH, TTLTII.

3 Tài liệu của Bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH ngày 23-10-1971 về bản Bổ sung tình hình Chỉ thị 01 của Trung ương Cục miền Nam, hồ sơ 442, phông ĐIICH, TTLTII.

4 Bản khai thác tài liệu cộng sản số 185/73 ngày 23-10-1973 của Bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH về các nghị quyết, chỉ thị, thông tri của Trung ương Cục miền Nam (1960 - 1973), hồ sơ 442, phông ĐIICH, TTLTII.

Page 509: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

508

đó, trong năm 1971, quân đội Sài Gòn đã dốc toàn lực đánh phá cách mạng, điển hình là đưa quân ra phía trước đọ sức với chủ lực Quân giải phóng tại mặt trận đường 9 và 6. Đến nay, quân đội Sài Gòn không còn khả năng cơ động, tất cả lực lượng đều bị giam chân ở khắp chiến trường và phải bảo vệ cơ sở. Trong khi, qua trận đọ sức mùa khô 1971, kỹ thuật chiến đấu của chủ lực Quân giải phóng đã được nâng cao. Về chính trị, cách mạng đã giành được thắng lợi to lớn, buộc Hoa Kỳ phải chấp nhận 6 điểm trong đề nghị 7 điểm trên bàn đàm phán. Về chống phá bình định, cách mạng đã trải qua thời kỳ khó khăn nhất. Năm 1971, chính quyền Sài Gòn tuy đóng thêm đồn bót, lấn chiếm được nhiều đất đai, kiểm soát được đa số dân chúng, sử dụng được nguồn nhân vật lực ở nông thôn, nhưng vẫn chưa đánh bật được hạ tầng cơ sở của cách mạng khỏi nhân dân, cán bộ chiến sĩ vẫn bám trụ được địa bàn. Đồng thời, xác định “thời cơ năm 1972 là thời cơ chiến lược tốt để thắng lợi quyết định tại chiến trường Đông Dương… Nếu chiến trường chuyển biến tốt, thì năm 1972 là năm thời cơ buộc địch phải thua nhanh. Nếu chiến trường chuyển biến chưa tốt thì phải kéo dài đến bước đầu của nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ sắp tới. Nhưng Đảng đã quyết tâm “giành thắng lợi quyết định năm 1972” với các nội dung: “Hoa Kỳ rút hết quân; QLVNCH tan rã; xây dựng một chánh quyền liên hiệp”1.

Để giành thắng lợi quyết định, Trung ương Cục đề ra 6 yêu cầu chung:

“- Tiêu diệt làm tan rã một số lực lượng QLVNCH kể cả địa phương quân và nghĩa quân. Đặc biệt làm tan rã hệ thống tổ chức chính quyền và quân sự ở hạ tầng cơ sở;

- Đánh bại chương trình bình định, giải phóng giành quyền làm chủ nông thôn, không còn đồn bót ở nông thôn;

1 Bản khai thác tài liệu cộng sản số 185/73 ngày 23-10-1973 của Bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH về các nghị quyết, chỉ thị, thông tri của Trung ương Cục miền Nam (1960 - 1973), hồ sơ 442, phông ĐIICH, TTLTII.

Page 510: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

509

- Đưa phong trào chính trị đô thị lên cao;

- Bảo đảm xây dựng lực lượng về mọi mặt;

- Bảo đảm xây dựng căn cứ các ấp vững chắc hiện tại và sau này;

- Bằng mọi cách “giữ cho được hành lang chiến trường Đông Dương”1.

Với phương châm chỉ đạo:

“- Nhận rõ cho được thời cơ chiến lược và quyết tâm của Trung ương Đảng trong năm 1972;

- Đảng viên phải nỗ lực quyết tâm cao, vượt mọi khó khăn, chủ trương hành động đúng tổ chức;

- Nắm vững thế tấn công chiến lược mới với “3 quả đấm chiến lược”;

- Ý thức được Đông Dương là 1 chiến trường kềm giữ và thu hút tiêu diệt sinh lực, phương tiện chiến tranh VNCH. Miền Nam là chiến trường quyết định;

- Đẩy mạnh hoạt động quân sự trên toàn cõi Đông Dương, giữ vững yếu tố bí mật bất ngờ để giành thắng lợi quyết định”2.

Th ực hiện quyết tâm của Trung ương Cục, trong mùa khô 1971 - 1972, lực lượng cách mạng đã làm phá sản chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Hoa Kỳ, bẻ gãy hai nội dung cơ bản: bình định nông thôn và tăng cường khả năng tác chiến của quân đội Sài Gòn, mở ra thời cơ chiến lược cho cuộc tổng tiến công quyết định trong năm 1972.

Trên mặt trận quân sự, sau khi bẻ gãy các cuộc hành quân của liên quân Mỹ - Sài Gòn tại Campuchia và Lào, từ tháng

1 Bản khai thác tài liệu cộng sản số 185/73 ngày 23-10-1973 của Bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH về các nghị quyết, chỉ thị, thông tri của Trung ương Cục miền Nam (1960 - 1973), hồ sơ 442, phông ĐIICH, TTLTII.

2 Bản khai thác tài liệu CS số 185/73 ngày 23-10-1973 của Bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH về các nghị quyết, chỉ thị, thông tri của Trung ương Cục miền Nam (1960 - 1973), hồ sơ 442, phông ĐIICH, TTLTII.

Page 511: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

510

1-1972, Quân giải phóng tiếp tục đẩy mạnh tiến công vào vị trí đóng quân của quân đội Sài Gòn tại các tỉnh1 Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trị Th iên (Quân khu I); Pleiku, Kontum, Phú Bổn (Quân khu II); Phước Long, Bình Long, Hậu Nghĩa, Tây Ninh (Quân khu III) và Kiến Hòa, Định Tường, Vĩnh Bình, An Xuyên, Kiên Giang (Quân khu IV). Th eo báo cáo của chính quyền Sài Gòn, trong 3 tháng đầu năm 1972, Quân giải phóng đã thực hiện gần 2.000 cuộc tấn công, pháo kích, phục kích nhỏ, tiêu diệt và làm bị thương hơn 8.200 lính Hoa Kỳ và Sài Gòn2.

Cùng với lực lượng vũ trang, khắp các vùng nông thôn, đồng bằng, ven đô thị ở miền Nam Việt Nam, phong trào đấu tranh chống kìm kẹp, ác ôn, phá ấp chiến lược của quần chúng nổ ra mạnh mẽ, đặc biệt ở Quảng Trị, các tỉnh Trung Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Đến đầu năm 1972, Ủy ban nhân dân cách mạng đã được thành lập ở tất cả 44 tỉnh, 5 thành phố, 182 huyện và hơn 1.500 xã ở miền Nam3.

Từ những thắng lợi về quân sự và công tác chống bình định nông thôn, ngày 8-3-1972, Quân ủy Trung ương Quân đội nhân dân Việt Nam gửi điện cho Trung ương Cục miền Nam nêu rõ: “Năm 1972 là năm hết sức quan trọng trong cuộc đấu tranh... trên cả ba mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao. Nhiệm vụ cần kíp là đẩy mạnh tấn công quân sự, chính trị, binh vận... và ngoại giao... tạo ra một chuyển biến căn bản làm thay đổi cục diện trên chiến trường miền Nam và cả trên bán đảo Đông Dương. Buộc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh... bằng một giải pháp chính trị... mà Mỹ có thể chấp nhận được”4. Ngày 10-3-1972, Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản

1 Th eo địa giới hành chính của Chính quyền Sài Gòn. 2 Tổng hợp tin tức hàng ngày (từ ngày 2-1 đến 1-4-1972) của Võ phòng Phủ Th ủ tướng

VNCH, hồ sơ 17758, phông ĐIICH, TTLTII.3 Viện Sử học, Sức mạnh chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hà Nội,

1985, tr. 33 - 34. 4 Lưu Văn Lợi - Nguyễn Anh Vũ, Các cuộc thương lượng Lê Đức Th ọ - Kissinger  tại Paris,

Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2002.

Page 512: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

511

Việt Nam Lê Duẩn gửi thư cho Trung ương Cục miền Nam và Khu ủy các khu xác định: “Mục tiêu của ta trong giai đoạn này là tạo ra tình hình có hai chính quyền song song tồn tại”1.

Đại hội chiến sĩ thi đua dũng sĩ các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng lần thứ III của miền Trung Nam Bộ nhằm tuyên dương những tấm gương chiến đấu đầy hy sinh của các đơn vị và những hành động anh hùng của các cán bộ, chiến sĩ đã được tổ chức long trọng. Đại hội đã trao tặng danh hiệu Th ành đồng Quyết thắng cho 3 đoàn; tặng cờ thêu 8 chữ vàng cho 20 đơn vị, truy tặng danh hiệu Th ành đồng Anh hùng cho 3 liệt sĩ và danh hiệu Chiến sĩ Th i đua cho 35 cán bộ, chiến sĩ đã lập được nhiều chiến công và thành tích xuất sắc nhất2.

Triển khai sự chỉ đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, tháng 3-1972, Trung ương Cục miền Nam ban hành Chỉ thị 001-8, khẳng định: “thời cơ đã chín mùi phải nắm vững quyết tâm của Trung ương Đảng phát động toàn dân quân tập trung đánh thắng… Th ời cơ hiện nay là thời cơ lịch sử và đã chín mùi trong giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến tranh. Quyết tâm trong giai đoạn hiện nay là quyết tâm lớn nhất để đưa cuộc cách mạng sang giai đoạn mới. Th ế tấn công lần này là lớn nhất trong quá trình chiến đấu trên cả 3 mặt: quân sự - chính trị - binh vận”3. Tiếp đó, Trung ương Cục ban hành Chỉ thị số 01-73, đề ra phương hướng nhiệm vụ “nỗ lực hoạt động làm xoay chuyển cục diện chiến tranh”, với tư tưởng chỉ đạo:

“- Nhận rõ hiện ở trong “thời cơ lịch sử chín mùi”;

1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 33, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.

2 Bản kiểm thính Đài Giải phóng ngày 08-12-1969 lúc 7 giờ 30 của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, hồ sơ 16540, phông PTTg, TTLTII.

3 Bản khai thác tài liệu CS số 185/73 ngày 23-10-1973 của Bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH về các nghị quyết, chỉ thị, thông tri của Trung ương Cục miền Nam (1960 - 1973), hồ sơ 442, phông ĐIICH, TTLTII.

Page 513: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

512

- Có quyết tâm lớn đồng thời có cơ sở vững chắc; - Cuộc tấn công đồng loạt lần này “là cuộc tấn công lớn nhất

trong cả cuộc chiến tranh mà Đảng đang theo đuổi, là cuộc tấn công liên tục toàn diện;

- Ý thức rằng cuộc tấn công lớn như thế đòi hỏi toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, nỗ lực tạo “khí thế long trời chuyển đất”;

- Nhân tố đảm bảo thắng lợi phải gắn chặt quyết tâm với hành động cụ thể”1.

Ngày 16-3-1972, Trung ương Cục ban hành Chỉ thị 01-CT72 chính thức phát lệnh “thời cơ đã chín mùi” cho một cuộc tổng công kích toàn thắng dứt điểm… Mở cuộc tấn công quy mô lớn để kết thúc chiến tranh”2. Chỉ thị nêu rõ:

“Các cán bộ, Đảng, đoàn viên phải nhận thức 4 vấn đề cơ bản sau đây:

1. Th ời cơ đã chín mùi, không phải là thời cơ bình thường mà là thời cơ có tính cách lịch sử.

2. Quyết tâm của Đảng là: - Mở đợt tấn công lớn, kết thúc chiến tranh, chuyển cuộc cách

mạng miền Nam qua nhiều giai đoạn mới. - Hiểu rõ nguyện vọng bức thiết của quần chúng và vận động

quần chúng đứng lên đổi đời. 3. Mở đợt tấn công đồng khởi toàn diện bằng quân sự lớn nhất

để kết hợp với tấn công ngoại giao, đồng thời xây dựng và phát triển lực lượng, phương tiện vật chất trên toàn quốc để tấn công liên tục, tấn công ở khắp 3 vùng bằng 3 mũi.

1 Bản khai thác tài liệu CS số 185/73 ngày 23-10-1973 của Bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH về các nghị quyết, chỉ thị, thông tri của Trung ương Cục miền Nam (1960 - 1973), hồ sơ 442, phông ĐIICH, TTLTII.

2 Bản khai thác tài liệu CS số 185/73 ngày 23-10-1973 của Bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH về các nghị quyết, chỉ thị, thông tri của Trung ương Cục miền Nam (1960 - 1973), hồ sơ 442, phông ĐIICH, TTLTII.

Page 514: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

513

4. Toàn Đảng phải phất cờ tiền phong thực hiện phương châm: “Kiên quyết, táo bạo, vững chắc, dài hơi, càng đánh càng mạnh” và khẩu hiệu: “xuống đường như Tết Mậu Th ân, tinh thần tấn công diệt gọn như Điện Biên Phủ”.

Hai mục tiêu: - Chiến trường miền Nam là chính. - Đánh QLVNCH và kế hoạch bình định là chính. Sáu yêu cầu: - Kết hợp 3 thứ quân tập trung đánh phá kế hoạch bình định; - Quân chủ lực phải tiêu diệt quân chủ lực VNCH và kết hợp 3

thứ quân đánh đều khắp; - Tiến tới phong trào đấu tranh chính trị mạnh mẽ ở đô thị; - Xây dựng phát triển lực lượng chính trị và phát triển cơ sở từ

thành thị đến nông thôn; - Giữ vững hành lang chiến lược; - Xây dựng căn cứ địa ở chiến trường Đông Dương và nhất là

ở miền Nam”1. Đối với vấn đề chính trị, tháng 4-1972, Trung ương Cục ban

hành Chỉ thị số 02-72, đề ra nhiệm vụ:

“- Th ực hiện tổng nổi dậy nông thôn thành thị liên tục cho đến cuối năm 1972;

- Đi vào quần chúng, phát động thành đội ngũ, xây dựng thực lực cách mạng để chờ thời cơ đột biến xuất hiện;

- Mở rộng phong trào đều khắp và tập họp lực lượng chính trị nhất là trong thành phần công nhân lao động tại các xí nghiệp, xóm, chợ và trường.

1 Bản khai thác tài liệu CS số 185/73 ngày 23-10-1973 của Bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH về các nghị quyết, chỉ thị, thông tri của Trung ương Cục miền Nam (1960 - 1973), hồ sơ 442, phông ĐIICH, TTLTII.

Page 515: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

514

Đòi hỏi các mục tiêu:

- Mỹ phải rút nhanh và toàn bộ quân đội, vũ khí cũng như chiến cụ khỏi miền Nam Việt Nam;

- Tổng thống VNCH phải từ chức, chính quyền Sài Gòn phải bãi bỏ kế hoạch bình định nông thôn và thi hành các quyền tự do dân chủ;

- Nếu chính quyền Sài Gòn thỏa thuận được các điều kiện nêu trên thì sẽ nói chuyện về các vấn đề thành lập Chính phủ liên hiệp và tổ chức bầu cử”1.

Ngày 27-1-1973 tại Hội nghị Paris về Việt Nam, Hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết. Th i hành lệnh của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Bộ Chỉ huy các lực lượng vũ trang nhân dân Giải phóng miền Nam Việt Nam ra lệnh:

“Tất cả các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và du kích thực hiện ngừng bắn trên khắp miền Nam Việt Nam kể từ 7 giờ 00 ngày 28-1-1973, giờ Hà Nội, tức là 8 giờ 00 ngày 28-1-1973 giờ Sài Gòn.

Toàn thể cán bộ và chiến sĩ các Lực lượng Võ trang Nhân dân Giải phóng miền Nam phải:

1- Nhận rõ thắng lợi vĩ đại của cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta, nhận rõ âm mưu của các thế lực phản động, nhiệm vụ và chức năng của các Lực lượng Võ trang Nhân dân Giải phóng trong giai đoạn mới, tuyệt đối tin tưởng ở sự lãnh đạo sáng suốt của Mặt trận Dân tộc Giải phóng và Chánh phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

1 Bản khai thác tài liệu CS số 185/73 ngày 23-10-1973 của Bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH về các nghị quyết, chỉ thị, thông tri của Trung ương Cục miền Nam (1960 - 1973), hồ sơ 442, phông ĐIICH, TTLTII.

Page 516: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

515

2- Luôn luôn nêu cao ý chí chiến đấu và tinh thần cảnh giác cách mạng, kiên quyết cùng toàn dân đấu tranh giữ vững hòa bình, bảo vệ vùng Giải phóng, bảo vệ tính mệnh, tài sản của nhân dân, tỉnh táo đề phòng và sẵn sàng đập tan mọi âm mưu hành động khiêu khích, phá hoại Hiệp định, phá hoại hòa bình, gây lại chiến tranh của kẻ địch.

3- Ra sức xây dựng lực lượng, nâng cao sức mạnh chiến đấu của Lực lượng Võ trang Nhân dân Giải phóng về mọi mặt, làm hậu thuẫn vững chắc cho cuộc đấu tranh chánh trị của toàn dân vì hòa bình, độc lập, dân chủ, cải thiện dân sinh, hòa hợp dân tộc, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc.

4- Chấp hành nghiêm chỉnh các chánh sách của Mặt trận Dân tộc Giải phóng và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong giai đoạn mới của cách mạng, đề cao kỷ luật quân đội, giữ nghiêm kỷ luật quần chúng.

5- Tích cực góp phần vào việc xây dựng vùng Giải phóng vững mạnh về mọi mặt, ra sức làm công tác vận động quần chúng phát triển lực lượng cách mạng, hết lòng đoàn kết giúp đỡ nhân dân, ổn định đời sống, đẩy mạnh sản xuất.

6- Bảo vệ và giúp đỡ các Ban Liên hợp quân sự bốn bên và hai bên có nhiệm vụ đảm bảo sự phối hợp hành động của các bên trong việc thực hiện đúng đắn các điều khoản của Hiệp định, bảo vệ và giúp đỡ Ủy ban Quốc tế Kiểm soát và Giám sát có nhiệm vụ kiểm soát và giám sát việc thi hành đúng đắn những điều khoản của Hiệp định”1.

1 Mệnh lệnh của Bộ Chỉ huy các lực lượng vũ trang nhân dân Giải phóng miền Nam Việt Nam gửi toàn thể cán bộ, chiến sĩ, bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và du kích toàn miền Nam Việt Nam, Bản kiểm thính Đài Giải phóng ngày 28-1-1973 của Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo, hồ sơ 18297, phông PTTg, TTLTII.

Page 517: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

516

Page 518: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

517

Page 519: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

518

Page 520: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

519

Mệnh lệnh của Bộ Chỉ huy các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền NamViệt Nam gửi toàn thể cán bộ, chiến sĩ, bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương

và du kích toàn miền Nam Việt Nam1

1 Hồ sơ 18297, phông PTTg, TTLTII.

Page 521: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

520

Để nêu cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu chống đối và phá hoại Hiệp định Paris của Mỹ - Th iệu đồng thời quán triệt kỷ cương, chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ các Lực lượng Vũ trang Nhân dân hoạt động ở vùng mới giải phóng, Bộ Chỉ huy lực lượng vũ trang nhân dân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã ban hành 10 điều kỷ luật như sau:

“1. Phải luôn luôn nêu cao cảnh giác, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu chống đối và phá hoại của kẻ địch.

2. Phải tôn trọng và bảo vệ Tổ quốc, Mặt trận và chính quyền cách mạng. Nghiêm chỉnh chấp hành các luật lệ và quy định của chính quyền cách mạng ở địa phương. Tôn trọng và tham gia giữ gìn trật tự cách mạng.

3. Phải tích cực thực hiện và tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Mặt trận và Chính phủ Cách mạng lâm thời.

4. Phải bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, kính trọng nhân dân, giúp đỡ nhân dân. Th ực hiện đúng các điều kỷ luật của quân đội đối với nhân dân.

5. Không được tự ý bắt, bắn chết người tùy trường hợp đối với những kẻ đang có hành động phá hoại hoặc cầm vũ khí chống lại cách mạng.

6. Hãy bảo vệ tài sản công cộng, các di tích lịch sử và các công trình văn hóa, nghệ thuật chung. Mọi tài sản, tài liệu, văn kiện, tiền bạc thu được của Mỹ - ngụy đều phải nộp cho các cơ quan có trách nhiệm.

7. Phải tôn trọng phong tục, tập quán, tín ngưỡng của nhân dân.8. Không được tự ý mua bán, đổi chác, quan hệ vô tổ chức và lợi

dụng về tiền bạc, vật chất của nhân dân.9. Ngăn chặn và đập tan các hoạt động gián điệp và luận điệu

chiến tranh tâm lý của kẻ địch, chấp hành đầy đủ các quy định về phòng gian, giữ bí mật. Ngăn ngừa quét sạch mọi thứ văn hóa đồi trụy, phản động.

Page 522: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

521

10. Phải giữ gìn đạo đức, tư thế, tác phong quân nhân cách mạng. Cấm mọi thái độ, hành động không đúng đắn có hại đến uy tín bộ đội, phẩm chất người quân nhân. Cán bộ, chiến sĩ nào làm trái những điều kỷ luật trên sẽ bị nghiêm khắc thi hành kỷ luật”1.

Ngay sau khi Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết (ngày 23-1-1973), chính quyền Sài Gòn đã có những hành động phá hoại Hiệp định. Th eo bản Tổng kết hoạt động tháng 1-1973 của Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn, tính đến ngày 31-1-1973, quân đội Sài Gòn đã thực hiện 694 cuộc hành quân từ cấp tiểu đoàn trở lên, gồm: 603 cuộc cấp tiểu đoàn; 34 cuộc cấp trung đoàn và 57 cuộc cấp sư đoàn2.

Ngày 12-11-1974, phát biểu tại Hội thảo và học tập về Hiệp định Paris tại Bộ Dân vận chính quyền Sài Gòn, Nguyễn Văn Th iệu đã tỏ rõ thái độ hiếu chiến, lỗ mãng và thách thức. Đối với Ủy hội quốc tế, Th iệu cho rằng: “Quốc tế bây giờ nói ông Th iệu không thi hành Hiệp định Ba Lê... a lê quốc tế dẹp, chuyện này không phải mấy người. Tôi biết tôi phải làm cái gì, Hiệp định Ba Lê này mấy ông có đọc chưa, mấy ông thuộc bằng tôi không, mấy ông xen cái lỗ mũi vô trong chuyện của tôi... Ôi đồ ba cái thứ là hội quốc tế này, quốc tế kia đánh điện tôi xé tôi vứt giỏ rác, kể cả Liên Hợp Quốc chẳng làm cái trò trống gì cho nên hình”3.

Trước thái độ hiếu chiến của chính quyền Th iệu, ngày 8-10-1974, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã tuyên bố không thương thuyết với chính quyền Sài Gòn.

Tiếp đó, Bộ Tư lệnh Miền phát lệnh cho toàn thể các lực lượng Quân giải phóng miền Nam Việt Nam tiến lên “kiên quyết trừng trị bọn Mỹ - Th iệu ngoan cố và hiếu chiến, kiên quyết đập tan hệ thống

1 Bản kiểm thính Đài Giải phóng ngày 27-3-1975 của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, hồ sơ 18712, phông PTTg, TTLTII.

2 Tổng kết hoạt động tháng 1-1973 của Bộ Tổng tham mưu Quân lực chính quyền Sài Gòn, phông PTTg, hồ sơ 17778, TTLTII.

3 Bài nói của Nguyễn Văn Th iệu tại khóa hội thảo và học tập về Hiệp định Paris của chính quyền Sài Gòn, ngày 12-11-1974, phông ĐIICH, hồ sơ 1293, TTLTII.

Page 523: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

522

đồn bót của địch, mở rộng vùng giải phóng, giành quyền làm chủ về tay nhân dân”1.

Th ực hiện chỉ thị của Bộ Tư lệnh Miền, quân và dân miền Nam kiên quyết đứng lên “đánh mạnh, đánh liên tục, đánh tiêu diệt gọn quân địch, đánh cho chúng tan rã về tinh thần tư tưởng, suy sụp về tổ chức”2. Chỉ trong năm 1974, quân và dân miền Nam đã diệt, bức hàng, bức rút gần 4.500 đồn bốt của quân đội Sài Gòn, giải phóng hàng trăm ngàn đồng bào. Đây là một trong những thắng lợi cơ bản của quân và dân miền Nam trong năm 1974 mà cũng là thất bại cay đắng đối với Mỹ - Th iệu, trong âm mưu tăng cường và mở rộng chiến tranh của chúng, đồn bốt là những điểm chốt nằm trong các hệ thống kềm kẹp của chính quyền Sài Gòn ở từng vùng, là chỗ dựa và cũng là sào huyệt, hang ổ của bọn ác ôn; tại các ấp, xã, đồn bốt còn là những bàn đạp xuất phát các cuộc hành quân lấn chiếm, các chiến dịch vơ vét thóc gạo, các cuộc càn quét bình định, dồn dân, bắt lính và đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân ta. Và đồn bốt cũng là trung tâm hành động của quân ngụy, của các tổ chức, cơ quan phản động từ ấp, xã đến quận, tỉnh.

Âm mưu của Mỹ - Th iệu trong việc xây dựng và củng cố các đồn bốt chính là lấn đất, chiếm dân, duy trì chế độ độc tài, thối nát của bọn Th iệu ở từng vùng, tiến tới xóa bỏ các khu vực lõm có quyền tự do dân chủ của nhân dân ta như Hiệp định Paris về Việt Nam đã quy định. Chính vì những lẽ đó cho nên ngay từ khi ký kết Hiệp định Paris, Th iệu đã đề xướng cái gọi là kế hoạch tràn ngập lãnh thổ, xua quân đánh phá ác liệt các vùng giáp ranh và các làng ấp thuộc vùng kiểm soát của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam kiểm soát. Đi đôi với lấn chiếm, Th iệu ráo riết đóng trái phép hơn 10 ngàn đồn bốt vị trí

1 Động viên lệnh của Bộ Tư lệnh Miền, tài liệu do Đại đội 288 địa phương quân chính quyền Sài Gòn thu ngày 20-12-1974.

2 Động viên lệnh của Bộ Tư lệnh Miền, tài liệu do Đại đội 288 địa phương quân chính quyền Sài Gòn thu ngày 20-12-1974.

Page 524: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

523

riêng những vùng cơ quan phản động Sài Gòn còn tạm thời kiểm soát, mọi xã, ấp chúng đã xây dựng từ 6 đến 8 đồn bốt...

Mặc dù Mỹ - Th iệu hết sức ngoan cố nhưng quân và dân miền Nam đã quyết không khoanh tay để cho chúng tự do hoành hành, mà đã tìm mọi cách giáng cho chúng nhiều đòn quyết liệt. Với những kinh nghiệm sẵn có của mình, đồng bào và các chiến sĩ cách mạng ở các địa phương đã vận dụng linh hoạt các thành tích tác chiến thích hợp với tình hình mới, vừa tuyên truyền giải thích cho binh sĩ Sài Gòn hiểu rõ hành động phá hoại của bọn Th iệu vừa bao vây, uy hiếp, buộc chúng phải đầu hàng hoặc rút khỏi những nơi chúng chiếm đóng trái phép, đồng thời tích cực tiến công tiêu diệt bọn đồn trú ngoan cố và trừng trị bọn đi lấn chiếm, giải tỏa. Các lực lượng nhân dân giải phóng đã liên tiếp đập tan nhiều hệ thống đồn bốt của quân đội Sài Gòn, làm tan rã từng mảng lớn nhiều ngụy quyền cơ sở, làm thất bại nhiều cuộc hành quân càn quét cướp phá của quân địch ở nhiều vùng trong năm qua.

Th ực tế chiến trường cho thấy, quân và dân Trung Trung Bộ đã quét sạch hàng trăm đồn bốt của quân đội Sài Gòn, chặn đứng được các hành động tội ác của chúng ở nhiều vùng thuộc các tỉnh đồng bằng, đánh bại cùng một lúc bốn chiến dịch dồn dân và cướp bóc gạo của Th iệu, chiến dịch 174 ở Quảng Nam, chiến dịch hòa bình 22 ở Bình Định, chiến dịch Nguyễn Công Trứ ở Phú Yên, chiến dịch Đồng khởi ở Khánh Hòa… Sau đó các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng Trung Trung Bộ đã đánh thẳng vào các cụm đóng quân lớn của quân đội Sài Gòn, những nơi trung tâm chỉ huy và xuất phát các hành động tội ác của chúng, như: đã tiến công và tiêu diệt 5 chi khu quân sự Dak Tep, Ninh Lâm, Th iện Đức, Nam Đen, Giáo Dục, mở ra một vùng giải phóng nối liền 11 xã ở khu vực Đông Sơn, quét sạch hệ thống đồn bốt suốt Măng Đen bắc đường số 5 đến tận Nam Mỹ Hạnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi.

Page 525: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

524

Quân và dân đồng bằng sông Cửu Long ngay từ đầu năm đã phát động được phong trào diệt đồn bốt của chính quyền Sài Gòn rộng rãi trong cả ba thứ quân và trên khắp các vùng.

Ở Trung Nam Bộ, trong đợt chống phá kế hoạch bình định của chính quyền Sài Gòn giữa năm 1974, du kích và bộ đội địa phương các tỉnh Mỹ Th o, Bến Tre, Kiến Phong, Kiến Tường, Long An… đã tiến công hơn 600 căn cứ đồn bốt ngụy, diệt 100 vị trí cấp tiểu đoàn, 217 đồn bốt, giải tán 49 phòng vệ dân sự, trừng trị 1.200 tên bình định và tề điệp của 6 khu gom dân. Những hệ thống đồn bốt ngụy đóng trái phép trên sông Ba Rài, khu vực chợ Gạo, Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ đã bị mất đi từng mảng và có nơi bị diệt hoàn toàn.

Ở Tây Nam Bộ, chỉ tính một đợt đánh kéo dài từ tháng 2 đến tháng 5-1974, đồng bào và chiến sĩ cách mạng đã diệt gần 700 đồn của chính quyền Sài Gòn. Nhân dân vùng Tây Nam Bộ lại tiêu diệt, bức hàng, bức rút 380 đồn bốt, giải phóng hàng trăm ngàn đồng bào bị chúng cưỡng ép vào các trại tập trung; cho đến nay, nhiều tuyến đồn bốt của chính quyền Sài Gòn ở phía sông Hậu thuộc tỉnh Trà Vinh, phía đường số 7 nối liền Trà Vinh với Vĩnh Long thuộc tỉnh Cà Mau, kinh xáng xã Rô thuộc tỉnh Rạch Giá, phía Bến Tàu, Trà Lồng thuộc tỉnh Cần Th ơ đã bị vỡ hoàn toàn. Nhân dân ở những vùng mới giải phóng vô cùng phấn khởi, được thật sự hưởng quyền tự do dân chủ, được chính quyền cách mạng hết lòng giúp đỡ trong việc sản xuất và làm ăn sinh sống trên mảnh đất quê hương mình.

Như vậy là hầu hết các tỉnh đồng bằng Trung Trung Bộ và Nam Bộ, nơi mà chính quyền Sài Gòn chọn làm trọng điểm bình định chúng còn phải tăng cường xây dựng các tuyến đồn bốt để làm chỗ đứng chân, đánh sâu vào các vùng giải phóng, thì đến nay rốt cuộc chúng đã thất bại. Đây là kết quả to lớn của chiến dịch tiến công tổng hợp mà nòng cốt để tiến hành các chiến dịch này là lực lượng vũ trang địa phương. Bài học kinh nghiệm về diệt đồn bốt

Page 526: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

525

của chúng, quân và dân các tỉnh đồng bằng đã được đồng bào và chiến sĩ cách mạng trên toàn miền vận dụng một cách sáng tạo và có hiệu quả tại nhiều khu vực. Các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng ở khắp các địa phương đã thực hiện phương châm bám đất, bám dân, phối hợp các hình thức đấu tranh vũ trang chính trị, binh vận ra mà đánh, tới nay, du kích và đồng bào tập trung lực lượng diệt một điểm và tạo thế tiến công, phá rã nhiều đồn bốt của quân đội Sài Gòn, hoặc đánh nơi này, uy hiếp nơi khác, phá đi phá lại nhiều lần, vừa chiến đấu vừa phát triển, xây dựng lực lượng chiến tranh nhân dân tại chỗ để bảo vệ nhân dân, bảo vệ vùng giải phóng. Nhiều nơi còn làm tốt công tác vận động ngụy quân bỏ đồn bốt, chống lệnh của bọn chỉ huy ác ôn, quay súng trở về với nhân dân. Ở đồng bằng Trung Trung Bộ, sáu tháng đầu năm 1974 đã có tới 4.300 người gồm đủ các sắc lính trong quân đội Sài Gòn bỏ ngũ, 22 trung đội bảo an, dân vệ chống lệnh hành quân khởi nghĩa, trả lại đồn bốt cho các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.

Riêng hai tháng 7 và 8-1974, Trung Trung Bộ lại có gần 6.000 binh sĩ Sài Gòn bỏ ngũ. Tây Nam Bộ có 1.800 binh sĩ ngụy bỏ ngũ. Trung Nam Bộ trong 3 tháng 7, 8, 9-1974 có hơn 4.000 sĩ quan, binh lính Sài Gòn bỏ ngũ, hàng trăm đồn bốt của chính quyền Sài Gòn được thu hồi.

Rõ ràng, khi hệ thống đồn bốt chính quyền Sài Gòn bị diệt đã làm mất chỗ dựa ở xã, ấp để chúng kềm kẹp nhân dân làm cho quân đội Sài Gòn bị thua, chia cắt, tạo điều kiện cho nhân dân giành quyền làm chủ. Tình trạng này được chứng minh trong thực tế chiến trường, trong nhiều trận đánh của các Lực lượng Vũ trang Nhân dân Giải phóng trong năm 1974 vừa rồi1.

Về kinh tế, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam chỉ đạo việc xây dựng vùng giải phóng ngày càng vững mạnh về mọi mặt, trong đó có việc phát triển kinh tế, tích

1 Bản kiểm thính tin Đài Giải phóng ngày 3-1-1975 của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, hồ sơ 18708, phông PTTg, TTLTII.

Page 527: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

526

cực thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng”, tiến hành tạm cấp, tạm chia ruộng đất cho nông dân thiếu ruộng; thực hiện giảm tô, tổ chức sản xuất và chiến đấu chống ngụy quân càn quét, bảo vệ mùa màng, thu đảm phụ kháng chiến, thu mua, cung cấp lương thực, thực phẩm, các vật dụng cần thiết cho kháng chiến.

Năm 1971, chính quyền cách mạng đã cấp 1,6 triệu ha ruộng đất cho nông dân. Nếu cộng tất cả số ruộng đất do chính quyền cách mạng cấp trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp mà những năm trước chính quyền Sài Gòn cướp đi và sau đó cách mạng giành lại được, thì cho đến thời điểm năm 1971, nông dân đã làm chủ 2,1 triệu ha trong tổng số 3,5 triệu ha ruộng đất canh tác toàn miền Nam1.

Để đảm bảo việc lao động sản xuất trong hoàn cảnh chiến đấu vô cùng ác liệt, các cấp bộ đảng và chính quyền cách mạng phối hợp với Hội Nông dân Giải phóng đã hướng dẫn, chỉ đạo công tác đổi công trong sản xuất nông nghiệp ở các địa phương. Th ường vụ Trung ương Cục miền Nam cũng đã ra một số chỉ thị, như chỉ thị vào tháng 3-1966, Chỉ thị số 73 ngày 20-2-1969 và Chỉ thị số 139 ngày 20-12-1969 về đẩy mạnh phong trào vần công, đổi công. Th eo số liệu thống kê của Hội Nông dân Giải phóng, tính đến cuối năm 1968, Tây Nam Bộ có 2.093 tổ đổi công, vần công với 36.304 tổ viên; Trung Nam Bộ có 2.583 tổ với 41.866 tổ viên; Đông Nam Bộ có 224 tổ với 2.988 tổ viên; Nam Trung Bộ (kể cả vùng núi Nam Tây Nguyên) có 949 tổ với 12.742 tổ viên; Trung Nam Bộ (cả Bắc Tây Nguyên) có 8.649 tổ với 142.873 tổ viên2.

Bên cạnh việc sản xuất nông nghiệp, các hoạt động tiểu thủ công nghiệp cũng được chính quyền cách mạng các cấp quan tâm tạo điều kiện và khuyến khích phát triển để đáp ứng phần nào nhu cầu của cán bộ, nhân dân vùng giải phóng.

1 Tài liệu lưu trữ của Ủy ban Th ống nhất thuộc Hội đồng Chính phủ, ký hiệu VTCCB, C16.T2, TTLTIII.

2 Lâm Quang Huyên, Cách mạng ruộng đất ở miền Nam Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1997, tr. 128.

Page 528: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

527

Bên cạnh việc thực hiện chính sách “người cày có ruộng” và vận động nhân dân tăng gia sản xuất, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam còn lãnh đạo nhân dân dưới sự kiểm soát của chính quyền Sài Gòn chống lại những chính sách kinh tế nhằm phục vụ cho chiến tranh của chúng như quyết định tăng thuế kiệm ước đánh vào gần 2.000 mặt hàng của chính quyền Th iệu đã làm chấn động dư luận và gây làn sóng phẫn nộ trong các tầng lớp nhân dân đô thị. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã chỉ đạo các cấp, các ngành, các cơ quan lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh chống lại chính sách tăng thuế của Th iệu:

Ngày 25-10-1969, Ban Chấp hành Tổng hội Sinh viên Sài Gòn đại diện của hơn 30.000 sinh viên các trường, các phân khoa đại học Sài Gòn mở phiên họp bất thường để nhận định và quyết định phản đối quyết định tăng thuế kiệm ước của chính quyền Sài Gòn. Tổng hội Sinh viên Sài Gòn đã tỏ thái độ cực lực phản đối biện pháp tăng thuế và tăng giá khốc liệt của Th iệu làm dân bất mãn cực độ. Lên án hành động độc tài của chúng và kêu gọi toàn thể đồng bào, mọi giới, công nhân, lao động, trí thức, thanh niên, sinh viên, học sinh tích cực lên tiếng về vấn đề này.

Sáng ngày 27-10-1969, đại diện của 118 Nghiệp đoàn thuộc Liên hiệp Nghiệp đoàn Đô thành đã lên tiếng phản đối thuế kiệm ước của ngụy quyền, vạch rõ rằng, việc tăng thuế đã làm đời sống công nhân xáo trộn, tiền lương của công nhân thực tế đã bị truất đi một nửa. Đại diện của Liên hiệp Nghiệp đoàn Đô thành cũng yêu cầu yêu sách đòi tăng lương và quyết tâm đấu tranh của công nhân để thực hiện yêu sách đó.

Cùng ngày, Nghiệp đoàn xe lam thuộc hệ thống Tổng Công đoàn Tự do đã họp phiên khẩn cấp và quyết định lên tiếng phản đối ngụy quyền Th iệu - Kỳ - Hương tăng thuế kiệm ước và tăng giá hàng. Bản nghị quyết được đưa ra tại phiên họp đã lên án hành động tăng thuế của chính quyền Sài Gòn là một hành động giết người tập thể. Anh

Page 529: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

528

em công nhân xe lam cũng bày tỏ ý chí đoàn kết đấu tranh nhất loạt cùng các giới đồng bào đòi chính quyền Sài Gòn phải hủy bỏ thuế kiệm ước.

Ngày 31-10-1969, Liên đoàn Vận tải ở Sài Gòn đã tổ chức hội thảo khẩn cấp và thông qua nghị quyết đòi chính quyền Sài Gòn phải hủy bỏ quyết định tăng thuế kiệm ước, phải thi hành biện pháp ổn định sinh hoạt dân chúng. Liên đoàn Vận tải Sài Gòn đã kêu gọi các nghiệp đoàn cơ sở khắp miền Nam thống nhất ý chí trong cuộc đấu tranh đòi tăng lương, phụ cấp đắt đỏ và đòi hủy bỏ thuế kiệm ước.

Hàng loạt các nghiệp đoàn khác như: Nghiệp đoàn Th ương cảng, Nghiệp đoàn Dầu hỏa và Hóa phẩm, Nghiệp đoàn Công nhân Hàng không Việt Nam, Liên đoàn Công nhân Sicovicy đều đã lên tiếng kêu gọi công nhân đoàn kết giữ vững yêu sách đòi tăng lương trước việc chính quyền Sài Gòn tăng thuế và tăng giá hàng.

Phối hợp với Sài Gòn, công nhân và lao động ở các nơi cũng sôi nổi đấu tranh. Ở Cần Th ơ, bà con các giới lao động và các bạn hàng khắp thành phố lên án chính quyền Sài Gòn dùng biện pháp tăng thuế để vơ vét của cải của nhân dân.

Ở thành phố Mỹ Th o, cùng với đông đảo đồng bào, binh sĩ, công chức lên án Th iệu - Kỳ - Khiêm tăng thuế làm cho đời sống nhân dân cơ cực. Nhiều đoàn thể, nghiệp đoàn công nhân lao động chuẩn bị đại hội xuống đường đấu tranh đòi hủy bỏ lệnh tăng thuế1.

Trước làn sóng đấu tranh rộng khắp và quyết liệt đó, chính quyền Sài Gòn tìm mọi cách xoa dịu, rêu rao sẽ xét giảm một số thuế đánh vào nhu yếu phẩm. Tuy nhiên, các tầng lớp nhân dân thành thị không còn tin tưởng, vẫn tiếp tục đấu tranh với mọi hình thức, bắt Th iệu - Kỳ - Khiêm phải hủy bỏ hoàn toàn nghị định tăng thuế.

1 Bản kiểm thính Đài Giải phóng ngày 10-11-1969 lúc 13 giờ của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, hồ sơ 16538, phông PTTg, TTLTII.

Page 530: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

529

Rõ ràng, càng thi hành những chính sách độc tài phát xít để phục vụ cho âm mưu kéo dài chiến tranh xâm lược của chủ Mỹ, ngụy quyền Sài Gòn càng bị cô lập hơn bao giờ hết.

Về y tế, Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh Cà Mau đã phát triển mạng lưới y tế xuống tận xã, ấp. Hiện nay trong tỉnh đã có 9 bệnh xá, 42 trạm xá, 20 trạm hộ sinh và tủ thuốc nam. Mỗi huyện đều có 1 - 2 y sĩ thường trực khám bệnh xuống tận các ấp, các tổ y tế có tủ thuốc nam và thuốc cấp cứu phục vụ nhân dân kịp thời. Trong 6 tháng đầu năm 1969, ngành y tế Cà Mau đã chữa khỏi bệnh cho 700 người, ngành cũng đã khám và điều trị cho 34.500 người, khám thai cho hơn 1.300 chị và đỡ đẻ cho 810 chị khác. Ngành còn đào tạo được 7 nhân viên y tế cứu thương1.

Về xã hội, hướng vào thực hiện một số chính sách cho các đối tượng là thương binh, liệt sĩ, cán bộ, đồng bào được trao trả, cán bộ già yếu, bệnh tật, trẻ em mồ côi, con em cán bộ từ vùng do chính quyền Sài Gòn kiểm soát ra vùng giải phóng, tạo điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần cho các đối tượng này trong lao động sản xuất.

Nhân tuần lễ thương binh liệt sĩ từ ngày 1-12-1969 đến 7-12-1969 Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ra Th ông tư thể hiện sự trân trọng với những hy sinh, mất mát của những người đã hy sinh máu xương, ngã xuống vì nhân dân, đất nước. Bản Th ông tư viết: “Trong mỗi chiến công, mỗi thắng lợi của quân và dân ta đều có sự hy sinh cao cả của các anh hùng liệt sĩ, các anh chị em thương binh và sự đóng góp quý báu của các gia đình thương binh liệt sĩ và gia đình quân nhân. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã đánh giá cao sự cống hiến lớn lao đó và tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những ân nhân của dân tộc nên đã ban hành các chính sách, chế độ và có những biện pháp nhằm thực hiện chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của anh chị

1 Bản kiểm thính Đài Giải phóng ngày 23-10-1969 của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, hồ sơ 16537, phông PTTg, TTLTII.

Page 531: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

530

em thương bệnh binh, gia đình thương binh, liệt sĩ và gia đình quân nhân. Mấy năm qua, các địa phương, các ngành, các cơ quan, đoàn thể, các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng tuy trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt, có nhiều khó khăn cũng đã có nhiều cố gắng trong việc chấp hành tốt chính sách thương binh liệt sĩ. Nhiều nơi đã chú trọng bồi dưỡng chính trị, văn hóa, đào tạo chuyên môn và sắp xếp công tác thích hợp cho anh chị em thương bệnh binh.

Ở các địa phương, nông dân trong vùng giải phóng cũng như trong vùng địch còn tạm thời kiểm soát đã nhiệt tình bảo vệ, cứu chữa và nuôi dưỡng thương, bệnh binh, chăm sóc con em liệt sĩ, giúp đỡ gia đình liệt sĩ và gia đình quân nhân, thực hiện đoàn kết ở nông thôn. Sự chăm sóc của Mặt trận, chính quyền, các đơn vị đoàn thể và nhân dân không những đã làm cho anh, chị, em thương, bệnh binh, gia đình thương binh liệt sĩ và gia đình quân nhân phấn khởi hăng hái tiếp tục thực hiện gương mẫu nhiệm vụ vinh quang của mình đối với Tổ quốc và dân tộc mà còn đẩy mạnh mọi mặt công tác kháng chiến địa phương, nhất là công tác xây dựng lực lượng vũ trang và bán vũ trang.

Trong tinh thần phục vụ cuộc vận động thực hiện tuần lễ thương binh, liệt sĩ, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam yêu cầu các cấp, các ngành phải tiến hành những công việc sau đây:

“1. Các cấp chính quyền cùng với ban thương binh tổ chức cuộc họp gồm Mặt trận, chính quyền, các đoàn thể, Hội đồng Bảo trợ thương binh, Hội Mẹ chiến sĩ, đại diện các lực lượng vũ trang và các ngành có liên quan để kiểm điểm việc thực hiện chính sách thương binh liệt sĩ Mặt trận và Chính phủ, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác thương binh, liệt sĩ trong thời gian tới.

2. Tuyên truyền tập trung trên mặt báo chí, đài phát thanh về cuộc vận động này, đồng thời tổ chức học tập sâu rộng đến các thương binh, liệt sĩ, ôn lại truyền thống anh hùng, bất khuất của

Page 532: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

531

quân và dân ta trong các cơ quan, đoàn thể, các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng và trong nhân dân, nâng cao trình độ nhận thức của quần chúng nói chung, làm cho công tác thương binh, liệt sĩ trở thành công tác có tính chất quần chúng rộng rãi. Trên cơ sở đó đẩy mạnh các công tác cách mạng, nhất là công tác xây dựng các lực lượng vũ trang và bán vũ trang.

3. Nhân dịp này củng cố tổ chức bộ máy thương binh các cấp, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ thương binh để đảm bảo việc lãnh đạo và chỉ đạo công tác thương binh, liệt sĩ, đồng thời ra sức giáo dục bồi dưỡng chính trị văn hóa và nghề nghiệp cho thương, bệnh binh, con em gia đình liệt sĩ, gia đình quân nhân.

4. Kịp thời phát hiện và biểu dương khen thưởng đúng mức những cá nhân, gia đình, đơn vị, cơ quan, đoàn thể địa phương thực hiện tốt các chính sách thương binh, liệt sĩ và những thành tích xuất sắc của anh chị em thương, bệnh binh, gia đình thương binh, liệt sĩ và gia đình quân nhân.

5. Từng nơi, tùy điều kiện cụ thể, chính quyền và ban thương binh cùng với Mặt trận và các đoàn thể, các đơn vị lực lượng vũ trang và bán vũ trang tổ chức ngày lễ thương binh, liệt sĩ cho chu đáo, mở những cuộc họp mặt thân mật với anh chị em thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình quân nhân.

Chính quyền đứng ra thay mặt Chính phủ tỏ lòng biết ơn, đề cao giá trị và danh dự những ân nhân của dân tộc, đọc thư Mặt trận, Chính phủ và Ban Chấp hành thăm hỏi thương, bệnh binh và gia đình liệt sĩ, gia đình quân nhân, đồng thời giải quyết những vấn đề tồn tại hoặc những thiếu sót của địa phương đối với thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và gia đình quân nhân.

Ở các cơ quan có anh, chị em thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và gia đình quân nhân công tác, cần tổ chức một buổi liên quan nói rõ ý nghĩa quan trọng của ngày thương binh, liệt sĩ, đọc thơ thăm hỏi của Mặt trận, Chính phủ và Ban Chấp hành, kiểm điểm việc thực hiện chính sách thương binh, liệt sĩ của cơ quan.

Page 533: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

532

Ngoài ra, tổ chức những đoàn đại biểu, chia nhau đi thăm viếng thương, bệnh binh về địa phương, các trại thương, bệnh binh tập trung, các bệnh viện, các gia đình thương binh, liệt sĩ và gia đình quân nhân, đồng thời quan tâm đúng lúc các gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình quân nhân, con em liệt sĩ ở vùng địch còn tạm thời kiểm soát. Trong tuần lễ thương binh liệt sĩ, các đơn vị vũ trang đóng ở địa phương nào thì tham gia với địa phương đó.

6. Gấp rút tu bổ, sửa sang mồ mả liệt sĩ, viếng thăm nghĩa trang trong vùng giải phóng, trong vùng tranh chấp và cả trong vùng địch còn tạm thời kiểm soát và có kế hoạch hướng dẫn nhân dân về sau thường xuyên tu bổ, sửa sang mồ mả liệt sĩ. Các cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang và bán vũ trang có trách nhiệm sửa sang mồ mả liệt sĩ ở những vùng kế cận cơ quan và đơn vị đóng quân”1.

1 Bản kiểm thính Đài Giải phóng ngày 11-11-1969 lúc 7 giờ 30 của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo VNCH, hồ sơ 16538, phông PTTg, TTLTII.

Page 534: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

533

KẾT LUẬN

Sự thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là một thắng lợi trong quá trình hoàn chỉnh hệ thống chính quyền cách mạng ở miền

Nam Việt Nam, một chính quyền thực sự dân tộc và dân chủ, là thành quả của cao trào cách mạng, đồng thời đáp ứng những yêu cầu khách quan, bức thiết của cách mạng miền Nam.

Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ngay từ ngày mới ra đời đã kế tục và phát triển sự nghiệp vinh quang của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, buộc mọi thế lực chống đối phải thừa nhận quyền làm chủ của nhân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân, các giai cấp, các dân tộc, các tôn giáo và nhân sĩ yêu nước, không phân biệt xu hướng chính trị nhằm đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và chính quyền bù nhìn, tay sai bán nước, thực hiện độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập, tiến tới hòa bình, thống nhất Tổ quốc. Vì mục tiêu đó, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam có thành phần ngày càng rộng rãi hơn, linh hoạt và uyển chuyển hơn. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã dựa chắc vào khối liên minh công - nông, phát triển lực lượng ngày càng sâu rộng trong quần chúng cơ bản của cách mạng ở cả thành thị và nông thôn, ở cả đồng bằng và rừng núi. Trên cơ sở đó, thực hiện chủ trương “cứ người nào có thể tranh thủ, đoàn kết được thì tranh thủ, đoàn kết”, nhằm phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù, tập hợp được lực lượng toàn dân tộc chĩa mũi nhọn vào đế quốc Mỹ

Page 535: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

534

xâm lược và bọn tay sai phản động. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam coi những bước đệm tự do, dân chủ, cải thiện dân sinh, hòa bình trung lập là những mục tiêu phù hợp để thu hút các tầng lớp trí thức, học sinh, sinh viên, tín đồ các tôn giáo, ngoại kiều, tư sản dân tộc và quan chức lớp dưới trong bộ máy ngụy quyền, ngụy quân… vào cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập, dân chủ bằng phương pháp hòa bình. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam không chỉ tập hợp lực lượng chống Mỹ và bè lũ tay sai vào các tổ chức chính trị - xã hội của mình mà còn có các hình thức “ngoài Mặt trận”, “ngoài Chính phủ” như Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, các hội (nhóm) độc lập của những người có cảm tình với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, thậm chí cả những phần tử thân Pháp, phần tử không chống Mỹ triệt để nhưng có khuynh hướng chủ hòa. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trên thực tế là người đại diện chính thức của nhân dân miền Nam. Tại các địa phương, nó tồn tại và phát triển với tư cách là chính quyền cách mạng ở các vùng giải phóng; là đại diện cho chính quyền cách mạng ngay trong các vùng do chính quyền Sài Gòn tạm kiểm soát.

Xây dựng và phát triển Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng là một thành công điển hình trong việc tổ chức, tập hợp lực lượng cả dân tộc giải quyết mâu thuẫn chung giữa nhân dân Việt Nam và đế quốc Mỹ xâm lược cùng bè lũ tay sai để thực hiện mục tiêu chung là chống chính sách xâm lược của Mỹ, tiến tới hòa bình, thống nhất đất nước.

Là một thực thể chính trị đại diện cho quyền dân chủ của nhân dân miền Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, ngay sau khi được thành lập, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã được 23 nước công nhận, trong đó có 21 nước đặt quan hệ ngoại giao. Từ tháng 6-1969 đến cuối năm 1975, đã có hơn 50 nước trên thế giới (trong đó có nhiều nước tư bản chủ nghĩa) công nhận và lập quan

Page 536: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

535

hệ ngoại giao. Điều ấy chứng minh, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là đại diện duy nhất của nhân dân miền Nam trên trường quốc tế, còn chính quyền Sài Gòn chỉ là chính quyền do Mỹ dựng lên, làm bù nhìn, tay sai cho Mỹ, thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Đặc biệt, vị thế của nhân dân miền Nam nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung, được thể hiện qua những phát biểu và hoạt động của Đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong Hội nghị Paris. Trải qua 4 năm 9 tháng, với 202 phiên họp công khai và 24 cuộc họp riêng, ngày 27-1-1973, Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được chính thức ký kết tại Trung tâm các hội nghị quốc tế ở Paris giữa 4 bên tham gia hội nghị. Th ay mặt Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, vào lúc 11 giờ 30 phút (giờ Paris) ngày 17-1-1973, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Th ị Bình đã ký chính thức vào các văn bản của Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam và ba Nghị định thư kèm theo. Hiệp định ghi nhận quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam, coi đó là “quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm và phải được tất cả các nước tôn trọng”, “Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị của miền Nam Việt Nam”.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, lãnh thổ toàn miền Nam thuộc kiểm soát của Chính phủ Cách mạng lâm thời do Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo. Sau khi giành được quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Nam Việt Nam, tháng 9 năm 1975, Hội nghị Trung ương lần thứ 24 của Đảng Lao động Việt Nam xác định mục tiêu thống nhất đất nước về mọi mặt. Từ ngày 15 đến 21 tháng 11 năm 1975, hội nghị hiệp thương chính trị được tổ chức tại Sài Gòn, giữa đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do ông Trường Chinh đứng đầu, và đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, do ông Phạm Hùng đứng đầu. Hội nghị đã nêu cao quyết tâm thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể

Page 537: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

536

cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”, đã đi đến tán thành tổ chức bầu cử Quốc hội thống nhất.

Hội đồng bầu cử theo hội nghị hiệp thương, và Bộ Chính trị chỉ đạo: 11 đại biểu miền Bắc (Trường Chinh, Hoàng Văn Hoan, Xuân Th ủy, Nguyễn Xiển, Trần Đăng Khoa, Chu Văn Tấn, Trần Đình Tri, Nguyễn Th ị Minh Nhã, Linh mục Võ Th ành Trinh, Hòa thượng Trần Quảng Dung, Trương Tấn Phát), 11 đại biểu miền Nam (Phạm Hùng, Trần Lương, Bùi San, Nguyễn Hữu Th ọ, Huỳnh Tấn Phát, và 6 đồng chí khác hoặc nhân sĩ do Ban Đại diện chỉ định), Chủ tịch: Trường Chinh; Phó Chủ tịch: Phạm Hùng.

Th áng 1 năm 1976, cuộc họp liên tịch của Ủy ban Th ường vụ Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hội đồng Cố vấn Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ra quyết định: Cuộc Tổng tuyển cử sẽ tiến hành vào ngày Chủ nhật 25 tháng 4 năm 1976. Hội đồng bầu cử toàn quốc được thành lập, do ông Trường Chinh làm Chủ tịch và ông Phạm Hùng làm Phó Chủ tịch.

Ngày 25 tháng 4 năm 1976 tổng tuyển cử trong cả nước được tổ chức, bầu ra 492 đại biểu của Quốc hội Việt Nam thống nhất.

Từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 3 tháng 7 năm 1976, Quốc hội họp phiên đầu tiên, thông qua các nội dung:

Xóa bỏ khu phi quân sự theo Vĩ tuyến 17.Quốc kỳ là Cờ đỏ Sao Vàng.Lấy tên nước là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.Quốc ca là bài “Tiến quân ca”.Th ủ đô là Hà Nội.Đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành Th ành phố Hồ

Chí Minh.Với sự kiện này, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa

miền Nam Việt Nam đã hoàn thành vai trò trong cuộc chiến tranh Việt Nam và chính thức chấm dứt mọi hoạt động của mình.

Page 538: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

537

DANH MỤC TÀI LIỆU

A. NGUỒN TÀI LIỆU TẠI TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA II

I. Phông Phủ Tổng thống Đệ nhất Cộng hòa (1954 - 1963)1. Hồ sơ thành tích hoạt động một năm của Chính phủ 7-7-

1955 - 7-7-1956, tập 3: Báo cáo tổng kết của các cơ quan trực thuộc Phủ Tổng thống, hồ sơ 11.

2. Biên bản Hội nghị hàng tháng của tỉnh Kiên Giang, Kiến Hòa năm 1960, hồ sơ 413.

3. Báo cáo hoạt động năm 1954 - 1961 và chương trình 5 năm tới của Bộ Y tế, hồ sơ 433.

4. Hồ sơ về việc tổ chức cuộc trưng cầu dân ý năm 1955, hồ sơ 639.

5. Hồ sơ về việc thiết lập thành phần Chính phủ mới năm 1955, hồ sơ 641.

6. Hồ sơ bầu cử Quốc hội Lập hiến năm 1956, tập 7: Cổ động tổng tuyển cử Quốc hội, hồ sơ 732.

7. Hồ sơ đề nghị ân thưởng huy chương cho các phụ nữ xuất sắc nhân ngày Phụ nữ Việt Nam và kỷ niệm Hai Bà Trưng ngày 22-3-1961, hồ sơ 3916.

8. Hồ sơ về chính sách đối xử đối với các cựu Việt cộng đầu thứ năm 1956 - 1957, hồ sơ 4887.

9. Tập Bản tin tức hàng tuần của Phòng 2 Bộ Tổng tham mưu về tình hình Việt Nam qua đài phát thanh của Việt cộng năm 1958, hồ sơ 5132.

Page 539: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

538

10. Tập Phúc trình của TĐBCP Tây Nam Nam phần về hoạt động của lực lượng bạn và Việt cộng tại các tỉnh năm 1960, hồ sơ 6066.

11. Tập Bản tin tức hàng tuần của Phòng 2 Bộ Tổng tham mưu về tình hình hoạt động của Việt cộng ở Bắc và Nam Việt Nam tháng 1 đến tháng 3-1960, hồ sơ 6245.

12. Tập tài liệu của Nha GĐ An ninh Quân đội về hoạt động của VC và khám phá, bắt giữ các tổ chức cán bộ Việt cộng năm 1960, hồ sơ 6283.

13. Tập tài liệu của Phòng 2 Bộ Tổng tham mưu về tình hình, chủ trương, đường lối hoạt động của Việt cộng năm 1960, hồ sơ 6262.

14. Phúc trình của Phòng Cảnh sát Tư pháp - Hiến binh Quốc gia về tình hình an ninh hàng ngày tại tỉnh Kiến Hòa năm 1960, hồ sơ 6411.

15. Phúc trình của Phòng Cảnh sát Tư pháp - Hiến binh Quốc gia về tình hình an ninh hàng ngày tại các tỉnh Kiến Hòa, Kiến Phong, Kiến Tường tháng 1 đến tháng 9-1961, hồ sơ 6998.

16. Bản thu lượm nhận xét và đề nghị về ACL của các đơn vị Dân biểu Phong trào Cách mạng Quốc gia năm 1962, hồ sơ 7623.

17. Tập tài liệu của Phòng II Bộ Tổng tham mưu về chủ trương, hoạt động của Việt cộng năm 1961, hồ sơ 6813.

18. Hồ sơ về việc theo dõi các đài phát thanh của Việt cộng và phản động năm 1962 - 1963, hồ sơ 8137.

19. Phiếu trình của Bộ Công dân vụ, Tổng vụ Kế hoạch và Th ông tin về hoạt động của các đài phát thanh Việt cộng năm 1962, hồ sơ 17720.

20. Hồ sơ về hoạt động của Phong trào Cách mạng Quốc gia năm 1962, hồ sơ 17871.

21. Bản tin, Báo cắt của báo ngoại quốc về tình hình Việt Nam Cộng hòa, trung lập và sự phá họai của Cộng sản năm 1960 - 1961, hồ sơ 19054.

Page 540: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

539

II. Phông Phủ Tổng thống Đệ nhị Cộng hòa (1967 - 1975)

22. Hồ sơ về kế hoạch Phụng Hoàng năm 1968 - 1970, hồ sơ 334.

23. Bản khai thác tài liệu Cộng sản của Bộ Quốc phòng về Nghị quyết, Chỉ thị, Th ông tư của Trung ương Cục miền Nam năm 1960 - 1973, hồ sơ 442.

24. Bản kiểm thính tin tức các Đài Phát thanh Giải phóng ngoại quốc của Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo năm 1969, hồ sơ 655.

25. Bản kiểm thính tin tức qua các đài phát thanh của Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo năm 1970, hồ sơ 687.

26. Tài liệu của Bộ Ngoại giao về việc Bắc Việt cộng đề cao Mặt trận Giải phóng miền Nam trên chính trường quốc tế và cương lĩnh chính trị của Mặt trận Giải phóng miền Nam năm 1967, hồ sơ 770.

27. Tài liệu của Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo Quốc gia về “Tiểu sử các nhân vật trong Chính phủ của Mặt trận Giải phóng miền Nam” tháng 1-1973, hồ sơ 734.

28. Tập tài liệu của Văn phòng Chuyên viên PTT về lập trường, quan điểm của phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đối với cuộc hội đàm Ba Lê năm 1968, hồ sơ 857.

29. Hồ sơ về việc thỏa thuận chọn địa điểm và thời gian cho cuộc hòa đàm giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt năm 1968, hồ sơ 865.

30. Tập tài liệu của Văn phòng Chuyên viên Phủ Tổng thống về lập trường, quan điểm của phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đối với cuộc hội đàm Ba Lê năm 1968, hồ sơ 857.

31. Hồ sơ phiên họp sơ bộ lần thứ 18-19 giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt bàn về hòa bình Việt Nam tại Paris năm 1968, hồ sơ 878.

32. Hồ sơ phiên họp sơ bộ lần thứ 20 giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt bàn về hòa bình Việt Nam tại Paris năm 1968, hồ sơ 879.

Page 541: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

540

33. Hồ sơ phiên họp sơ bộ lần thứ 21-23 giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt bàn về hòa bình Việt Nam tại Paris năm 1968, hồ sơ 880.

34. Bản tin, bản kiểm thính của VTX, BBC và Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn về việc Tổng thống VNCH đề nghị mật đàm với Mặt trận Giải phóng miền Nam ngày 25-3-1969, hồ sơ 945.

35. Tài liệu của Văn phòng Chuyên viên PTT về những nguyên tắc và giải pháp chính trị của Mặt trận Giải phóng miền Nam và Bắc Việt chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam năm 1969, hồ sơ 964.

36. Danh sách các đại diện ngoại giao của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam), đại biểu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris năm 1969, hồ sơ 967.

37. Hồ sơ phiên khai mạc giữa 4 bên VNCH - Hoa Kỳ - Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Mặt trận Giải phóng miền Nam bàn về hòa bình Việt Nam tại Paris ngày 18-1-1969, hồ sơ 970.

38. Hồ sơ phiên họp khoáng đại lần thứ 21-22 bàn về hòa bình Việt Nam tại Paris năm 1969, hồ sơ 989.

39. Bản tin vắn, điểm báo của các đài đưa tin Hội nghị Paris bàn về hòa bình Việt Nam năm 1969, hồ sơ 1016.

40. Tài liệu của Bộ Ngoại giao về hoạt động của Mặt trận Giải phóng miền Nam năm 1973, hồ sơ 1206.

41. Hồ sơ phiên họp khoáng đại lần thứ 172 đến 174 bàn về hòa bình Việt Nam tại Paris năm 1973, hồ sơ 1230.

42. Hồ sơ về việc Tổng thống VNCH và phái đoàn đi công cán tại Honolulu (Hoa Kỳ) năm 1968, tập 5: Khai thác vấn đề liên quan đến Hội nghị, hồ sơ 1588.

43. Tài liệu của Bộ Ngoại giao, Nha Báo chí về việc xác minh ý kiến Bác sĩ Phan Quang Đán với Mặt trận Giải phóng miền Nam, hồ sơ 1608.

Page 542: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

541

44. Hồ sơ về việc bang giao Ấn Độ với Bắc Việt, Mặt trận Giải phóng miền Nam và VNCH năm 1969 - 1975, hồ sơ 2127.

45. Hồ sơ về việc bang giao Nhật Bản với Việt cộng và Mặt trận Giải phóng miền Nam năm 1970 - 1975, hồ sơ 2140.

46. Hồ sơ về việc Th ụy Sĩ cho phép Mặt trận Giải phóng miền Nam mở văn phòng liên lạc tại Genève năm 1973 - 1975, hồ sơ 2174.

47. Tài liệu của Bộ Ngoại giao về việc Úc thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Việt và cho phép Mặt trận Giải phóng miền Nam mở phái bộ thường trực tại Úc năm 1973 - 1975, hồ sơ 2175.

48. Phiếu trình TT của Văn phòng Công cán ủy viên về việc trích bản tin VNTTX, Hà Nội, Mặt trận Giải phóng miền Nam tháng 12-1967 đến tháng 6-1968, hồ sơ 4770.

49. Phiếu trình TT của Văn phòng Công cán ủy viên về việc trích bản tin VNTTX, Hà Nội và Mặt trận Giải phóng miền Nam tháng 7 đến tháng 11-1968, hồ sơ 4771.

III. Phông Phủ Th ủ tướng Việt Nam Cộng hòa (1954 - 1975)

50. Tập lưu Dụ tháng 1 đến tháng 4-1955 của Đức Quốc trưởng Bảo Đại, hồ sơ 1254.

51. Tập lưu Dụ tháng 4 đến tháng 10-1955 của Đức Quốc trưởng Bảo Đại, hồ sơ 1255.

52. Tập lưu Nghị định, Sự vụ lệnh tháng 8 đến tháng 12-1965 của Văn phòng Bộ trưởng Phủ Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương, hồ sơ 1533.

53. Tập lưu công văn tháng 1 đến tháng 12-1965 của Nha Nhân viên và Kế toán, hồ sơ 1567.

54. Bài viết của ông Melvin Gurtov về việc “Hà Nội trong chiến tranh hòa bình” và tư liệu “chiến tranh giải phóng ở Nam Việt Nam” năm 1967, hồ sơ 3345.

Page 543: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

542

55. Hồ sơ về việc sáp nhập Biệt đội Khu phi quân sự Bến Hải vào ngành Cảnh sát Quốc gia năm 1964 - 1965, hồ sơ 4771.

56. Tập tài liệu của các Phủ, Bộ, Hội đồng Th ành phố Hà Nội về tình hình chính trị năm 1954, hồ sơ 14612.

57. Tập tài liệu của Bộ Ngoại giao về việc phái đoàn “Mặt trận Giải phóng miền Nam” dự phiên họp Tổng Liên đoàn Lao động tại Paris năm 1965, hồ sơ 15433.

58. Tài liệu của Phòng Nhì - Bộ Tổng tham mưu về trận liệt quân sự Việt cộng tại Nam Vĩ tuyến 17 năm 1966 (Tập 1), hồ sơ 15509.

59. Tập tài liệu của Nha Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc gia, Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo về tổ chức các cơ quan hành chánh của Việt cộng năm 1965 - 1966, hồ sơ 15643.

60. Hồ sơ về chủ trương của Việt cộng và việc Mặt trận Giải phóng miền Nam ngưng bắn trong dịp Noel và Tết Bính Ngọ năm 1966, hồ sơ 15640.

61. Tập tài liệu của Nha Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc gia, Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo về tổ chức các cơ quan hành chánh của Việt cộng năm 1965 - 1966, hồ sơ 15643.

62. Hồ sơ về hoạt động của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam năm 1964 - 1967, hồ sơ 16065.

63. Tài liệu của Bộ Quốc phòng về lý lịch nhân vật trong thành phần Chánh phủ lưu vong (Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam) năm 1967, hồ sơ 16059.

64. Chương trình, báo cáo hoạt động tháng 1 đến tháng 12-1968 của Bộ Quốc phòng và Cựu Chiến binh, hồ sơ 16104.

65. Tập bản tin tức của Bộ Quốc phòng về tình hình quân sự năm 1967 - 1968, hồ sơ 16105.

66. Tài liệu của Phòng Nhì - Bộ Tổng tham mưu về trận liệt chính trị Việt cộng tại Nam Vĩ tuyến 17 năm 1968 (tập 1), hồ sơ 16149.

Page 544: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

543

67. Tài liệu của Võ phòng, Phòng Nhì về quan niệm của Việt cộng về việc thành lập chính quyền Liên hiệp miền Nam, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, sự liên hệ giữa Trung ương Cục miền Nam và Mặt trận Giải phóng miền Nam năm 1968, hồ sơ 16176.

68. Hồ sơ về việc phóng thích tù binh Cộng sản trong Chiến dịch Nguyễn Trãi năm 1968, hồ sơ 16223.

69. Phiếu trình của Võ phòng về chính sách của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đối với Hoa kiều và các biện pháp đề nghị ngăn chặn những hoạt động khuynh đảo của Trung cộng trong cộng đồng Hoa kiều tại Việt Nam năm 1968, hồ sơ 16306.

70. Bản trận liệt Việt cộng của Khối Cảnh sát Đặc biệt về tình hình Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam năm 1962 - 1968, hồ sơ 16361.

71. Tập tài liệu của Phủ Th ủ tướng, Tòa Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Luân Đôn về chiến dịch tuyên truyền của các tổ chức quốc tế cho Bắc Việt, Mặt trận Giải phóng miền Nam xung quanh cuộc hòa đàm Paris năm 1968, hồ sơ 16371.

72. Tập bản kiểm thính các đài phát thanh ngoại quốc của Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo tháng 1, 10-1969, hồ sơ 16537.

73. Tập bản kiểm thính các đài phát thanh ngoại quốc của Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo tháng 11-1969, hồ sơ 16538.

74. Tập bản kiểm thính các đài phát thanh ngoại quốc của Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo tháng 12-1969, hồ sơ 16539.

75. Tập bản kiểm thính các đài phát thanh ngoại quốc của Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo tháng 12-1969, hồ sơ 16540.

76. Hồ sơ về việc Việt cộng phát động phong trào may cờ Mặt trận Giải phóng miền Nam năm 1970, hồ sơ 17002.

77. Tập bản kiểm thính các đài phát thanh ngoại quốc của Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo tháng 3 đến tháng 6-1971, hồ sơ 17210.

Page 545: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

544

78. Tài liệu của Phủ Th ủ tướng, Bộ Ngoại giao, Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo về hoạt động của Mặt trận Dân tộc Giải phóng và Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam năm 1964 - 1973, hồ sơ 17926.

79. Tập bản kiểm thính Đài Giải phóng của Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo năm 1964 - 1974, hồ sơ 18297.

80. Tập lưu công văn, công điện đi năm 1973 - 1975 của Võ phòng, hồ sơ 18527.

81. Tập bản kiểm thính các đài phát thanh ngoại quốc của Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo tháng 1-1975, hồ sơ 18708.

82. Tập bản kiểm thính các đài phát thanh ngoại quốc của Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo tháng 3-1975, hồ sơ 18712.

83. Tài liệu của Bộ Ngoại giao về việc Tổng thống Sukarno (Indonesia) tiếp kiến phái đoàn Mặt trận Giải phóng miền Nam do Nguyễn Th ị Bình hướng dẫn viếng thăm năm 1963, hồ sơ 20208.

84. Hồ sơ về việc hoạt động của Nguyễn Văn Đông - đại diện Mặt trận Giải phóng miền Nam tại Stockholm (Th ụy Điển) năm 1965, hồ sơ 20331.

85. Tài liệu của Phái đoàn Giao dịch với Ủy hội Quốc tế về quan hệ của Mặt trận Giải phóng miền Nam với các nước và tham dự các hội nghị quốc tế năm 1965, hồ sơ 20274.

86. Tài liệu của Bộ Ngoại giao về việc hội đàm Hoa Kỳ - Bắc Việt tại Paris và tuyên bố của Tổng thống Th iệu liên quan tới việc thảo luận riêng với Mặt trận Giải phóng năm 1968 - 1969, hồ sơ 20488.

87. Tài liệu của Phái đoàn Giao dịch với Ủy hội Quốc tế về hoạt động ngoại giao của các sứ quán Bắc Việt và cơ quan đại diện Mặt trận Giải phóng miền Nam tại ngoại quốc năm 1969, hồ sơ 20504.

88. Tài liệu của Bộ Ngoại giao về việc tâm thư của Ngoại trưởng Trần Văn Lắm gửi Việt kiều Tân Đảo và cử phái đoàn công

Page 546: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

545

tác tại Tân Đảo (Nouvelle Calédonie và Nouvelles Hébrides) năm 1971 - 1972, hồ sơ 20781.

89. Hồ sơ về tình hình chính trị Bỉ và bang giao Bỉ với Việt Nam Cộng hòa, Mặt trận Giải phóng miền Nam năm 1955, 1968, 1971 - 1974, hồ sơ 20902.

90. Hồ sơ về tình hình chính trị Ý và quan hệ ngoại giao Ý Đại Lợi với Việt Nam Cộng hòa, Bắc Việt và Mặt trận Giải phóng miền Nam năm 1965 - 1974, hồ sơ 20912.

91. Hồ sơ về chính sách đối ngoại của Chánh phủ Th ụy Điển và quan hệ ngoại giao Th ụy Điển với Việt Nam Cộng hòa, Bắc Việt và Mặt trận Giải phóng miền Nam năm 1969 - 1974, hồ sơ 20911.

92. Tài liệu của Bộ Ngoại giao về hoạt động của Mặt trận Giải phóng miền Nam tại các nước năm 1964 - 1966, 1973 - 1974, hồ sơ 20924.

93. Hồ sơ về tình hình chính trị Đan Mạch và quan hệ ngoại giao Đan Mạch với Việt Nam Cộng hòa, Bắc Việt, Mặt trận Giải phóng miền Nam năm 1955, 1968 - 1975, hồ sơ 21003.

94. Hồ sơ về tình hình Th ụy Sĩ và quan hệ ngoại giao Th ụy Sĩ với Việt Nam Cộng hòa, Bắc Việt và Mặt trận Giải phóng năm 1966 - 1975, hồ sơ 21011.

95. Tài liệu của Bộ Ngoại giao về việc Mặt trận Giải phóng miền Nam dự định đặt quan sát viên tại Liên Hiệp Quốc và việc Việt cộng vận động để Liên Hiệp Quốc công nhận Mặt trận Giải phóng miền Nam năm 1973 - 1975, hồ sơ 21026.

IV. Phông Tòa Đại biểu Chính phủ Nam phần (1945 - 1959)96. Hồ sơ F6/56

97. Hồ sơ CF D01-306

98. Hồ sơ B7-19

Page 547: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

546

V. Phông Phủ Quốc vụ khanh Đặc trách Văn hóa99. Tài liệu của Bộ Ngoại giao về các phiên họp tại “Hội đàm

Balê về Việt Nam” tổ chức tại Paris năm 1968 - 1973. Tập 13: Phiên họp 76 - 85, hồ sơ 1462.

100. Tài liệu của Bộ Ngoại giao về các phiên họp tại “Hội đàm Balê về Việt Nam” tổ chức tại Paris năm 1968 - 1973. Tập 14: Phiên họp 90 - 97, hồ sơ 1463.

101. Tài liệu của Bộ Ngoại giao về các phiên họp tại “Hội đàm Balê về Việt Nam” tổ chức tại Paris năm 1968 - 1973. Tập 17: Phiên họp 111 - 116, hồ sơ 1466.

102. Tài liệu của Bộ Ngoại giao về các phiên họp tại “Hội đàm Balê về Việt Nam” tổ chức tại Paris năm 1968 - 1973. Tập 18: Phiên họp 117 - 127, hồ sơ 1467.

103. Tài liệu của Bộ Ngoại giao về các phiên họp tại “Hội đàm Balê về Việt Nam” tổ chức tại Paris năm 1968 - 1973. Tập 20: Phiên họp 139 - 148, hồ sơ 1469.

VI. Phông Hội đồng Quân nhân Cách mạng104. Tài liệu nghiên cứu của Hội đồng Quân nhân Cách mạng về

thư của Chính quyền miền Bắc gởi Chính quyền miền Nam về việc hiệp thương, trao đổi hối đoái và cử một phái đoàn vào thăm đồng bào miền Nam năm 1956 - 1959, hồ sơ 133.

105. Tập diễn văn của Trung tướng, Phó Th ủ tướng kiêm Tổng trưởng Quân lực Nguyễn Văn Th iệu đọc trong các ngày lễ năm 1965, hồ sơ 196.

VII. Phông Phủ Tổng ủy Dinh điền và Nông vụ

106. Tập tài liệu của Bộ Quốc phòng và Bộ Cải tiến Nông thôn về đường lối đấu tranh ruộng đất và sách lược nông thôn trong chính sách ruộng đất của Việt cộng năm 1962, hồ sơ 409.

VI. Tư liệu107. Vv.5582

Page 548: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

547

108. Vv.5583

109. Vv.5584

110. Vv.5585

111. Vv.5586

112. Bán nguyệt san xã hội “Quan niệm sở hữu của chúng ta”, Sài Gòn (1953), số 4, tháng 6.

113. Con đường chính nghĩa độc lập, dân chủ - hiệu triệu và diễn văn quan trọng của Tổng thống Ngô Đình Diệm, quyển II, TTLTII.

114. Giô-Dép A-Am-Tơ (1985), Lời phán quyết về Việt Nam, Bản dịch Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr. 104. Vn870, TTLTII.

115. GS. Nguyễn Văn Hảo, Nhận định tình hình kinh tế Việt Nam (1955 - 1970), tập 1, Ngân hàng Quốc gia VNCH, Vv.839, TTLTII.

116. Phạm Văn Sơn - Trưởng khối Quân sử, P5 Bộ Tổng Th am mưu Quân lực VNCH, Cuộc Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa của VC Mậu Th ân 1968, VNCH - 8/1968, hồ sơ Vv.2638, TTLTII.

117. Tài liệu của Ủy ban Th ống nhất thuộc Hội đồng Chính phủ, hồ sơ ký hiệu VTCCB, C16.T2, TTLTIII.

118. Tài liệu của Ban miền Nam thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ký hiệu: UBTN, C26.T2, TTLTIII.

119. Tài liệu lưu trữ của Ủy ban Th ống nhất thuộc Hội đồng Chính phủ, ký hiệu VTCCB, C16.T2, TTLTIII.

120. Việt Nam Cộng hòa, Hiến pháp năm 1956, ký hiệu Vn.1380, tr. 13, TTLTII.

121. Việt Nam Cộng hòa, Th ành tích tố Cộng, Sài Gòn, 1956, Vv.713, TTLTII.

Page 549: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

548

122. Việt Nam Cộng hòa, Th ành tích công tác một năm của tỉnh Quảng Ngãi 1956 - 1957, tài liệu Đại hội Quân dân chính Quảng Ngãi, 1957, Vn.1605, TTLTII.

123. Việt Nam Cộng hòa, Niên giám Quốc hội Lập pháp khóa II, Nxb. Yên Khanh, Sài Gòn, 1959.

B. NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢOI. Tài liệu tiếng Việt

1. Ban Chỉ đạo nghiên cứu biên soạn lịch sử biên niên Trung ương cục miền Nam, Dự thảo lịch sử biên niên Xứ ủy Nam Bộ Trung ương Cục miền Nam, Tập 1 (1954 - 1964), Hà Nội, 1999.

2. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị, Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) - thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.

3. Bộ Quốc phòng, Viện lịch sử quân sự Việt Nam,Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975), Những sự kiện quân sự, Hà Nội, 1998.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1977.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 20, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng, tập 33, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Đảng ủy - Ban Chấp hành Quân sự tỉnh Tây Ninh, Ban Khoa học Lịch sử Quân sự, Lịch sử lực lượng võ trang tỉnh Tây Ninh (1954 - 1975), 2001.

8. Đặng Phong, Kinh tế miền Nam Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007.

9. Đỗ Đức Th ái, Th ảm họa Việt Nam (Chính trường và chiến trường), Chicago, Illinois, USA, 1985.

Page 550: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

549

10. Cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi, Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1975.

11. Hà Minh Hồng, Lịch sử Việt Nam cận hiện đại (1858-1975), Nxb. Đại học Quốc gia Th ành phố Hồ Chí Minh, 2005.

12. Hà Minh Hồng, Trần Nam Tiến, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (1960 - 1977), Nxb. Tổng hợp Th ành phố Hồ Chí Minh, 2010.

13. Hồi ký Hoành Linh Đỗ Mậu, Tâm sự tướng lưu vong -Việt Nam máu lửa quê hương tôi, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2001.

14. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1987.

15. Lê Duẩn, Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1970.

16. Lâm Quang Huyên, Cách mạng ruộng đất ở miền Nam Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

17. Lưu Văn Lợi - Nguyễn Anh Vũ (2002), Các cuộc thương lượng Lê Đức Th ọ - Kissinger   tại Paris, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2002.

18. Lữ Phương, Cuộ c xâm lăng về văn hó a và tư tưở ng củ a đế quố c Mỹ tạ i miề n Nam Việ t Nam, Nxb. Văn hó a, 1985.

19. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1961.

20. Năm năm chiến đấu anh dũng thắg lợi vẻ vang của mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1966.

21. Nguyễn Xuân Hoài, Chế độ Việt Nam cộng hòa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 - 1963, Luận án Tiến sĩ lịch sử Việt Nam.

22. Nguyễn Khắc Viện, Miề n Nam Việ t Nam từ sau Điệ n Biên Phủ, Nxb. Trí Th ứ c, 2008.

Page 551: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

550

23. Nguyễn Phương Nam, Th ảm ba i của môt “bầy diều hâu” (về cá c tổ ng thố ng Mỹ trong chiế n tranh Việ t Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010.

24. Nguyễn Khắc Viện, Miền Nam Viêt Nam từ sau Điện Biên Phủ, Nxb. Tri Th ức, 2008.

25. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 8, tháng 8-1955.

26. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (mở rộng), Dẫn theo Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 20 (1959), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.

27. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Trung ương Cục miền Nam, tháng 7-1969, trích trong “Lịch sử Chính phủ Việt Nam”, tập 3, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

28. Những sự kiện lịch sử Đảng, tập III, Nxb. Th ông tin lý luận, Hà Nội, 1985.

29. Th ân phận Ngô Đình Diệm trong âm mưu của Hoa Kỳ ở Việt Nam, Th ông tin Khoa học Quân sự Quân khu 7, chuyên đề số 91, tháng 11-2007.

30. Văn kiện Đảng toàn tập, tập 17, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.

31. Võ Nguyên Giáp, Mấy vấn đề về đường lối quân sự của Đảng ta, Nxb. Sự Th ật, Hà Nội, 1970.

32. Võ Nguyên Giáp, Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1979.

33. Văn kiện Ðảng về Mặt trận Dân tộc Th ống nhất, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1971.

34. Viện Lịch sử Đảng, Lịch sử biên niên Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam (1954 - 1975), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.

35. Viện Sử học, Lị ch sử Việ t Nam 1954 - 1965, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995.

Page 552: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

551

II. Tài liệu tiếng nước ngoài36. Daniel Grandclément, BAO DAI ou les derniers jours de

l’empire d’Annam (Bảo Đại hay là những ngày cuối cùng của vương quốc An Nam), Nxb. JC Lattès, 1997.

37. Dwight D. Eisenhower, Th e White House Years 1953 - 1956: Mandate for Change, Th e New American Library, New York, 1965.

38. F.M. Kail, What Washington Said, Nxb. Harper & Row, New York, 1973.

39. Georges Chaff ard, Les deux guerres du Vietnam - De Valluy à Westmoreland, Éditions de la Table Ronde, Paris, 1969.

40. Trịnh Đình Khải, Công cuộc phi thực dân hóa ở Việt Nam. Một trạng sư đưa ra chứng cứ (bản dịch), Nxb. L’Harmattan, 1994.

Page 553: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

CỤC VĂN THƯ VÀ LƯU TRỮ NHÀ NƯỚCTRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA II

TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNGCỦA MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM

VÀ CHÍNH PHỦ CÁCH MẠNG LÂM THỜICỘNG HÒA MIỀN NAM VIỆT NAM QUA TÀI LIỆU,

TƯ LIỆU LƯU TRỮ (1960 - 1975)

In lần thứ 1, số lượng 400 cuốn. Khổ 16 x 24 cm. Tại: Xí nghiệp in FAHASA - 774 Trường Chinh, P.15, Q. Tân Bình, TP. HCM

XNĐKXB số: 48-2016/CXBIPH/129-302/THTPHCM cấp ngày 7/01/2016QĐXB số: 38/QĐ-THTPHCM-2016 ngày 20/01/2016

ISBN: 978 - 604 - 58 - 4772 - 5In xong và nộp lưu chiểu quý I năm 2016.

Chịu trách nhiệm xuất bản Giám đốc - Tổng Biên tập

ĐINH THỊ THANH THỦYChịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám đốc - Phó Tổng Biên tập NGUYỄN TƯ TƯỜNG MINH

Biên tập : HOÀNG THỊ HƯỜNG Sửa bản in : HOÀNG HÀ Trình bày : MỘNG LÀNH Bìa : LINH VŨ

NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

62 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP. Hồ Chí MinhĐT: (08) 38 225 340 - 38 296 764 - 38 247 225 - Fax: 84.8.38222726

Email: [email protected]ách online: www.nxbhcm.com.vn / Ebook: www.sachweb.vn

NHÀ SÁCH TỔNG HỢP 162 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh ĐT: 38 256 804

NHÀ SÁCH TỔNG HỢP 286 - 88 Nguyễn Tất Thành, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh ĐT: 39 433 868

Page 554: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG - nhatbook.com · PGS. TS. HÀ MINH HỒNG Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học