sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

55
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG --------------------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG ÂM NHẠC TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 12, PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (1919 - 1954) TẠI TRƯỜNG THPH LÝ TỰ TRỌNG. Tên tác giả: Nguyễn Thị Huệ Giáo viên môn: Lịch sử Kèm theo đĩa CD NĂM HỌC 2013-2014

Transcript of sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

Page 1: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG

---------------------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG ÂM NHẠC TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 12, PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (1919 - 1954)

TẠI TRƯỜNG THPH LÝ TỰ TRỌNG.

Tên tác giả: Nguyễn Thị Huệ Giáo viên môn: Lịch sử

Kèm theo đĩa CD NĂM HỌC 2013-2014

Page 2: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

MỤC LỤC Trang

A. Lý do chọn đề tài 01

B. Cơ sở thực hiện đề tài 03

I. Cơ sở lý luận 03

II. Thực trạng chung 05

III. Tổ chức thực hiện đề tài: 09

3.1. Sử dụng âm nhạc trong dạy học lịch sử như thế nào? 09

3.2. Nguyên tắc và quá trình sử dụng âm nhạc trong các bài học lịch sử 11

3.3. Các biện pháp tiến hành 11

IV. Ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy ở trường THPT Lý Tự Trọng 27

4.1. Thực trạng sử dụng âm nhạc trong dạy học lịch sử ở trường

THPT Lý Tự Trọng hiện nay 27

4.2. Đối tượng, địa bàn thực nghiệm 29

4.3. Tiến hành thực nghiệm 30

C. Kết luận 45

I. Ý nghĩa đề tài 45

II. Khả năng ứng dụng của đề tài 45

III. Bài học kinh nghiệm 45

IV. Kiến nghị, đề xuất. 46

Phụ lục

Tài liệu tham khảo 49

Minh chứng

(Phiếu khảo sát, đề kiểm tra, bảng điểm, bài làm của học sinh và đĩa nhạc) 50

Page 3: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG ÂM NHẠC TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 12,

PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (1919 - 1954) TẠI TRƯỜNG THPH LÝ TỰ TRỌNG

A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Công cuộc đổi mới đất nước hiện nay đòi hỏi giáo dục phổ thông phải đào tạo những con người phát triển toàn diện, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mỗi môn học ở nhà trường phổ thông với đặc trưng của mình đều phải góp phần đào tạo thế hệ trẻ, trong đó có môn Lịch sử.

Những kiến thức lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc từ cổ đến kim đều có tác động không chỉ đến trí tuệ mà cả trái tim học sinh. Các con người thực, việc thực trong quá khứ sẽ gợi dậy trong học sinh những tư tưởng tình cảm đúng đắn, mà những tư tưởng tình cảm này là hành trang tối cần thiết cho thế hệ trẻ trong điều kiện mở cửa, hội nhập với thế giới. Song, muốn phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ của bộ môn Lịch sử trong việc giáo dục học sinh, cần nâng cao hiệu quả dạy học. Đối với bất cứ nước nào, môn Lịch sử đều có chức năng quan trọng trong đào tạo năng lực của học sinh. đào tạo con người có bản sắc dân tộc,có tư duy độc lập sáng tạo. Riêng đối với Việt Nam, lịch sử càng giữ vai trò cực kỳ quan trọng gắn liền với sự tồn vong của quốc gia - dân tộc. Hồ Chí Minh đã viết hai câu thơ mở đầu trong cuốn “Lịch sử nước ta”(1941)

“ Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

Tuy nhiên giai đoạn hiện nay thực trạng dạy học môn lịch sử trong trường phổ thông đang là vấn đề thời sự nóng hổi, luôn thu hút sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều giới trong xã hội… Theo khảo sát của các nhà giáo dục Việt Nam trong những năm gần đây, chất lượng môn lịch sử của học sinh THPT ở nước ta ngày càng giảm sút. Môn lịch sử đang có nguy cơ mất dần vị thế vốn có của nó,việc dạy học môn lịch sử gặp nhiều khó khăn

Là một giáo viên dạy bộ môn lịch sử hơn 10 năm nay, tôi băn khoăn và trăn trở về vấn đề này. Tại sao bộ môn lịch sử trong trường học mấy năm trở lại đây lại lại rơi vào tình trạng như vậy. Đó thực sự là những vấn đề đáng báo động do nhiều nguyên nhân khác nhau ...

Dạy học là một hoạt động sáng tạo. Không có phương pháp, mô hình nào là bất biến. Vấn đề học sinh chán học và “ngại” học bộ môn Lịch sử là do nhiều nguyên nhân, do từ nhiều phía. Vậy thì giáo viên phải là người biết tìm ra những phương pháp mới để tạo cho học sinh tính chủ động nắm bắt, khai thác kiến thức, say mê học tập, biến những số liệu, những Chỉ thị, Nghị quyết thành những nội dung sống động, lôgic

Page 4: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

Xuất phát từ thực trạng việc học tập lịch sử hiện nay – đa phần các em coi Lịch sử là môn phụ, học đối phó, không thích học Lịch sử, … chúng ta cần phải có nhận thức mới về bộ môn, về bài học lịch sử. Mỗi một bài học phải đem đến cho học sinh niềm say mê học tập, có mong muốn, nhu cầu học tập, phải đem đến cho học sinh niềm say mê trong học tập. Nói cách khác, nền giáo dục lịch sử không đặt nặng trọng tâm vào kiến thức, mà phải đặt trọng tâm vào khơi dậy đam mê của học sinh, kích thích tò mò, hứng thú, sáng tạo để các em có thể tự tìm kiếm những gì không chỉ trong phạm vi kiến thức ở nhà trường, mà cả kiến thức ngoài xã hội, để các em thấy rằng, mỗi ngày đến trường, mỗi một bài học lịch sử đều có ích.

Hơn nữa, một nền giáo dục, một bài học lịch sử như vậy không đặt nặng trọng tâm vào việc giúp học sinh tiếp nhận kiến thức của bài học mà giúp người học nhận ra những năng lực, trí tuệ của mình.

Trong quá trình giảng dạy môn lịch sử lớp 12, giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến chiến thắng Điện Biên Phủ (1919- 1954) với nhiều sự kiện, như sự kiện Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời,phong trào cách mạng 1930-1931,thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân,Cách mạng tháng Tám thành công giành độc lập tự do cho dân tộc,cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp với chiến thắng Điện Biên Phủ(1954) chấn động địa cầu...Đây là giai đoạn lịch sử có nhiều bước ngoặt quan trọng.Bằng nhiều phương pháp để giáo viên truyền đạt bài giảng có hiệu quả, từ trước tới nay giáo viên thường sử dụng phương pháp thuyết trình, phát vấn,hoạt động nhóm...kết hợp với đồ dùng trực quan như tranh ảnh, lược đồ,sơ đồ, phim tài liệu...

Theo tôi ngoài những phương pháp trên, chúng ta có thể sử dụng âm nhạc làm phương tiện hỗ trợ trong giảng dạy môn lịch sử. Âm nhạc (các ca khúc tiền chiến,cách mạng) là những bài ca đi cùng năm tháng rất có giá trị về mặt lịch sử, là mảng âm nhạc hay nhưng hiện nay về góc độ lịch sử chưa được khai thác nhiều, rất ít giáo viên mạnh dạn đưa vào tiết dạy bộ môn.

Nhằm góp một phần giúp các em học sinh yêu thích và hiểu lịch sử .Việc sử dụng âm nhạc sẽ tạo cho giờ học được sự sinh động, lôi cuốn, truyền cảm cao. Học sinh hiểu sử qua âm nhạc, âm nhạc góp phần tạo ra sự rung cảm cho người học. Vì thế, mục tiêu của giờ học lịch sử không chỉ cung cấp cho người học những kiến thức lịch sử mà còn hướng đến sự hào hứng cho học sinh tự đi tìm kiến thức ngoài sách giáo khoa. Trong khi đó, con đường gần nhất để đến với tâm hồn con người đó là âm nhạc.

Sử dụng âm nhạc trong dạy học sẽ là một hướng giải pháp có giá trị thực tiễn, bồi đắp kiến thức, tâm hồn cho các em phát huy hiệu quả môn Lịch sử trong nhà trường, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.

Page 5: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

Xuất phát từ những vấn đề trên tôi chọn đề tài “Sử dụng Âm nhạc trong dạy học môn Lịch sử lớp 12, phần Lịch sử Việt Nam (1919-1954) tại trường THPT Lý Tự Trọng”. Tuy nhiên, sử dụng âm nhạc vào dạy học lịch sử có thể áp dụng ở nhiều cấp học, nhiều bài học

B. CƠ SỞ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I. Cơ sở lí luận

Đã có rất nhiều hội thảo, nhiều diễn đàn, nhiều bài viết, nhiều ý kiến đưa ra về vệc đổi mới phương pháp dạy học nói chung môn lịch sử nói riêng. Chương trình giáo dục phổ thông bàn hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QQĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo đã nêu: “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tích cực tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học. Bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh" .

Theo các nhà nghiên cứu dạy học, phương pháp dạy học là cách thức, là con đường đi tới nhận thức sự vật hiện tượng khách quan hay là sự tập hợp các phương tiện để đạt đến mục đích đề ra. Cũng có các ý kiến cho rằng “phương pháp dạy học là tổ hợp các cách thức phối hợp hoạt động thống nhất của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của giáo viên nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học”.

Vậy, khi bàn đến phương pháp dạy học, tuy có nhiều cách hiểu khác nhau song tất cả đều hướng đến tính mục tiêu của quá trình dạy học và vai trò của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học.

Dạy học là quá trình truyền thông nhiều chiều trong đó học sinh là đối tượng trung tâm, là chủ thể và giáo viên đóng vai trò hướng dẫn để quá trình truyền thông đạt hiệu quả.

Quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông là một quá trình dạy học mang tính đặc thù. Dạy học lịch sử là quá trình giúp học sinh tìm hiểu những gì đã diễn ra ở quá khứ, và mục tiêu của bộ môn lịch sử chính là việc giúp học sinh biết quá khứ, hiểu quá khứ đồng thời rút ra những bài học từ quá khứ để vận dụng vào trong cuộc sống hiện tại và tương lai.Nói cách khác đó cũng chính là quá trình giúp học sinh nắm kiến thức và hình thành kĩ năng, kĩ xảo và vận dụng kiến thức, kĩ năng đó vào giải quyết những vấn đề của cuộc sống.

Vấn đề khó khăn nhất của bộ môn lịch sử là việc tái hiện những sự kiện, những hiện tượng và nhân vật lịch sử. Để biết, hiểu và vận dụng lịch sử yêu cầu các em phải tái hiện lịch sử một cách chính xác, sinh động, tránh hiện tượng hiện đại hoá lịch sử.

Page 6: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

Để làm được điều này cũng không đơn giản, vì đa giáo viên phải chủ yếu chỉ dựa vào thủ pháp trình bày miệng, tường thuật, tích cực hơn là có sự kết hợp với một số phương tiện tối thiểu như tranh ảnh, bản đồ (với số lượng không nhiều), phòng máy chiếu rất ít… Chính vì những lẽ đó cho nên hiệu quả của các tiết dạy vẫn chưa cao thậm chí học sinh cảm thấy không có hứng thú khi tìm hiểu bộ môn lịch sử.

Vậy để quá trình dạy học lịch sử đạt hiệu quả chúng ta cần có những đột phá, suy nghĩ mới, hướng đi mới, những thủ pháp mới để kích thích khả năng nhận thức và hứng thú cho học sinh. Lịch sử là một môn học có ý nghĩa quan trọng góp phần xây dựng nhân cách con người. Nhiệm vụ của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông là cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của khoa học lịch sử, giúp các em khôi phục lại bức tranh sinh động về quá khứ, bức tranh đó sẽ được soi vào hiện tại để tìm một phương hướng phát triển của đất nước trong tương lai.

Dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng ở trường phổ thông là một quá trình nhận thức, trong đó giáo viên là người tổ chức,dẫn dắt học sinh có mục đích , có kế hoạch để các em nắm vững những tri thức cơ bản, phát triển năng lực nhận thức. Những kiến thức lịch sử thế giới và Việt Nam từ xưa đến nay không chỉ có tác dụng đến việc phát triển trí tuệ mà còn làm rung động đến trái tim của học sinh. Những con người thực, việc thực của quá khứ sẽ khơi dậy cho học sinh những tư tưởng, tình cảm đúng đắn. Đây sẽ là hành trang vô giá cho thế hệ trẻ trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay.

Muốn học tốt lịch sử phải tường minh ba vấn đề: Thời gian, không gian và con người. Đặc trưng nổi bật của nhận thức lịch sử là con người không thể tri giác trực tiếp những gì thuộc về quá khứ.

Hướng dẫn học sinh tự học, tự tiếp cận vấn đề là một trong những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực. Mỗi một tiết dạy, giáo viên có một phương pháp riêng, tìm ra những con đường để học sinh tiếp nhận nội dung bài học một cách thoải mái, tự giác, tích cực.

Âm nhạc có nhiều vai trò trong đời sống xã hội, có sức ảnh hưởng lớn. Sô-xta-coovits viết “ Âm nhạc nâng con người lên,làm cho con người cao quý, củng cố phẩm chất, niềm tin vào sức mạnh bên trong của bản thân…”

Âm nhạc là chứng nhân của lịch sử, nhiều bài hát ra đời ghi lại các sự kiện lịch sử ( không gian, thời gian, nhân vật..), nhiều bài hát ra đời là vũ khí chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, là nguồn động viên, khích lệ tinh thần cho bộ độ ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp,chống Mĩ.

Nhiều người hay hỏi làm sao mà Việt Nam có thể thắng Pháp, Mỹ.Chiến thắng Pháp, Mỹ trên thế giới ngày nay vẫn chỉ là một "khát vọng Việt Nam”. So sánh những đối tượng bị Pháp, Mỹ đánh bại ,với Việt Nam thì chúng ta thấy

Page 7: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

ngay cái khác biệt ấn tượng đó là tâm tư tình cảm của dân tộc Việt Nam, thứ mà các nơi đó không có. Và những bài hát còn mãi với thời gian này đã cho người nghe cảm nhận được cái tâm tư tình cảm đó. Chính nhờ cái tâm tư tình cảm dân tộc này mà dân tộc Việt đã chiến thắng quân đội Pháp, Mỹ.

Trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12 rất nhiều bài học giáo viên có thể sử dụng âm nhạc làm phương tiện hỗ trợ để dạy học theo phương pháp mới phù hợp thời đại mới.

Việc học lịch sử có nét đặc trưng riêng, có cái khó riêng. Đó là người học không thể tri giác trực tiếp; không thể “sờ” hay làm thí nghiệm trong phòng thí nghiệm mà buộc phải tư duy, phải trừu tượng hóa, khái quát hóa để dựng lại những gì đã diễn ra trong quá khứ, thông qua các sự kiện, niên đại, nhân vật. để làm được điều đó, ngoài việc sử dụng các nguồn tư liệu sử học (hiện vật, văn tự cổ…) thì việc sử dụng âm nhạc cũng có tác dụng rất lớn trong việc học lịch sử.

II. Thực trạng chung

Dạy học lịch sử có vai trò hết sức quan trọng nhưng trên thực tế ở các trường phổ thông việc dạy và học bộ môn lịch sử gặp rất nhiều khó khăn.Khó khăn lớn nhất đó là học sinh chưa có nhận thức đúng đắn về môn học, không đầu tư thời gian để học tập hoặc học một cách đối phó. Về phía phụ huynh học sinh và xã hội thì một số cho đây là môn phụ nên rất ít quan tâm đến môn học…

Ở các trường THPT số lượng học sinh đăng ký đại học khối C rất ít và kết quả thi đại học và cao đẵng của bộ môn lịch sử rất thấp. Hiện nay, trong một tiết học lượng kiến thức lịch sử khá lớn, sách giáo khoa khá nặng về kiến thức khô khan với nhiều sự kiện, ngày tháng năm, địa danh, nhân vật,sách chủ yếu là kênh chữ, ít kênh hình… thuộc bài, nhớ chi tiết đã tạo nên áp lực cho học sinh.

Giáo viên luôn tiếp cận với nhiều phương pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn. Nhìn chung, đa số giáo viên đều nhiệt tình, hăng say trong công việc giảng dạy, tận tụy với học sinh ứng dụng nhiều phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh nhằm làm cho bài giảng phong phú, hấp dẫn nhưng do lượng kiến thức nhiều, khô khan với những ngày tháng năm, địa danh, nhân vật...khó nhớ mà chỉ nằm trong khuôn khổ của một tiết học nên hầu hết các giáo viên đều dạy nhồi nhét, chạy đua với thời gian, mang tính áp đặt vì vây học sinh cảm thấy tiết học nặng nề và chán ghét khi học môn Lịch sử.

Trước thực trạng hiện nay, một giờ học lịch sử mà khơi dậy được đam mê, khơi dậy hứng thú để các em chủ động lĩnh hội kiến thức, giúp các em nhận ra những năng lực, trí tuệ của mình, qua đó giáo dục tư tưởng, tình cảm cho các em – đó chính là một bài học hiệu quả.

Năm học 2012-2013, khi nghe tin Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố sáu môn thi tốt nghiệp, trong đó không có môn Lịch sử, các học sinh trường THPT Nguyễn Hiền ở Thành phố Hồ Chí Minh đã reo mừng và xé đề cương ôn thi

Page 8: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

môn Sử. Đây là một hành động phản cảm nhưng cũng nói lên thực trạng rất báo động của bộ môn Lịch sử trong hệ thống giáo dục của nước ta hiện nay.

Năm học này Bộ Giáo Dục cho chọn môn thi tốt nghiệp chỉ có 2môn bắt buộc văn và toán thì môn Lịch sử rất ít học sinh chọn thi.

Trên địa bàn Tỉnh Khánh Hòa,số học sinh chọn thi môn Lịch Sử rất ít, trường THPT Lý Tự Trọng 1,05 % , trường Phan Bội Châu- Cam Ranh 3,38 %, trường Nguyễn Trãi- Ninh Hòa 7,3%...

Mặc dù đội ngũ giáo viên dạy sử ở các trường phổ thông đang rất cố gắng đổi mới phương pháp để nâng cao hiệu quả của bài học, chất lượng của bộ môn nhưng kết quả không đạt như mong muốn.

Vậy làm sao để môn học Lịch sử hấp dẫn, làm sao để học sinh yêu thích học bộ môn Lịch sử?

Năm học 2013- 2014 nhóm giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử của trường THPT Lý Tự Trọng đã tiến hành nhiều buổi sinh hoạt chuyên môn nhằm trao đổi, tìm biện pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn. Có nhiều ý kiến được đưa ra như cần ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng lịch sử, cần tăng cường ứng dụng phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh, tăng cường kiểm tra, chiếu phim lich sử, sử dụng âm nhạc(các ca khúc tiền chiến, cách mạng)…tất cả các ý kiến tranh luận đều đi đến một mục đích đó là làm sao để học sinh tiếp cận với môn học lịch sử với tinh thần thoải mái và không bị gò ép, làm sao để học sinh nhận thấy cần thiết phải học môn lịch sử cũng như các bộ môn khác ở trường phổ thông, làm sao để nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn... Để giải quyết những câu hỏi khó trên tất cả giáo viên giảng dạy bộ môn đều, suy nghỉ, trăn trở tìm những phương án mang tính chất khả thi.

Với kinh nghiệm của tôi hơn 10 năm đứng trên bục giảng, tôi thấy rằng một phương pháp làm cho học sinh hứng thú, say mê học môn Lịch sử đó là “Sử dụng âm nhạc trong giờ học môn Lịch sử”. Bản thân tôi nhận thấy rằng âm nhạc được sử dụng rộng rãi từ thời chiến tranh còn hiện nay âm nhạc có mặt khắp mọi nơi trong các chương trình truyền thông, lễ hội,giao lưu… Nghĩa là bài học lịch sử phải có không khí lịch sử, phải hấp dẫn, phải tạo được biểu tượng nhân vật… nghe nhạc để học sinh dễ nhớ,có dấu ấn khi tìm hiểu bài học

Page 9: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

.Học sinh ham thích học môn lịch sử là thành công lớn của người dạy lịch sử. Một khi học sinh đã ham mê học môn lịch sử thì tình hình đã nêu trên sẽ được cải thiện và chất lượng dạy và học bộ môn cũng được nâng cao. Yêu cầu hiểu biết lịch sử, nhu cầu cuộc sống hiện tại và tương lai đặt ra cho giáo viên lịch sử nhiệm vụ: Làm thế nào nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử, kích thích sự hứng thú học sử cho học sinh.

Để hoàn thành nhiệm vụ này đòi hỏi giáo viên dạy lịch sử phải tìm hiểu những bài hát có giá trị ý nghĩa để vận dụng vào bài giảng lịch sử làm phong phú và hấp dẫn thêm bài giảng.

Tại trường THPT Lý Tự Trọng- Nha Trang việc đưa âm nhạc vào bài giảng lịch sử, đối với chúng tôi rất thuận lợi vì trường ở thành phố, gia đình học sinh đa phần có điều kiện, có nhiều phương tiện để khai thác và sử dụng âm nhạc hỗ trợ bài học...

Từ thực trạng trên, tôi thấy cần thiết khi chọn đề tài: “Sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử Việt Nam (1919 - 1954) tại trường THPH Lý Tự Trọng”

Mục đích nghiên cứu của đề tài SKKN là sử dụng âm nhạc vào việc dạy học lịch sử giúp các em nhận thức sự phát triển của xã hội một cách thống nhất, có mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, hiểu được tính toàn diện của lịch sử. Sử dụng âm nhạc trong môn học giúp học sinh có tính t1ich cực chủ động trong học tập vì các em phải huy động kiến thức đã học các môn khác để hiểu sâu sắc sự kiên lịch sử, giúp các em biết vận dụng thông minh trong học tập. Đề tài SKKN này còn nhằm trao đổi với đồng nghiệp về những kinh nghiệm mà tôi đã tích lũy được qua thực tiễn giảng dạy lịch sử và qua học hỏi đồng nghiệp đi trước.

2.1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 12 trường THPT Lý Tự

Trong

2.2. Thực trạng dạy môn lịch sử ở trường THPT Lý Tự Trong

trước khi thực hiện đề tài (Phiếu khảo sát học sinh)

Qua kết quả khảo sát ( phụ lục 1) tôi rút ra những nhận xét như sau:

- Phần đông số học sinh không thích học bộ môn Lịch sử, số học sinh chọn khối C để thi đại học chiếm tỷ lệ rất thấp.

- Tình trạng xem nhẹ bộ môn, coi đây là bộ môn phụ rất nhiều nên trong giờ lịch sử lén làm việc riêng hoặc nói chuyện riêng.

- Giáo viên tự độc diễn trên bảng (giảng, đọc, học trò chép). Giáo viên đặt câu hỏi học sinh nhìn sách giáo khoa trả lời.

Page 10: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

- Giáo viên trình bày bài giảng học sinh không hiểu, chóng quên, không khơi dậy niềm đam mê, tìm tòi, tính độc lập suy nghĩ của học sinh.

- Kì kiểm tra thì ít học bài, học tủ, quay cóp, chép bài bạn…

2.3. Nguyên nhân:

Có rất nhiều cuộc họp, rất nhiều Hội thảo bàn về cách dạy và học môn Lịch sử đã diễn ra trong mấy năm lại đây để tìm ra nguyên nhân, tìm biện pháp khắc phục. Và rất nhiều nguyên nhân được đề cập. Theo tôi thì do những nguyên nhân sau đây:

- Một là, hiện nay nhu cầu xã hội giành cho học sinh theo học các môn khoa học xã hội rất ít. Các trường đại học, cao đẳng mọc lên ngày càng nhiều nhưng chủ yếu là giành cho các học sinh theo học các môn khoa học tự nhiên. Vì vậy, số học sinh có nhu cầu theo học các môn khoa học xã hội tại các trường THPT là rất ít. Thậm chí có nhiều trường không duy trì được lớp khối C.Cụ thể tại trường THPT Lý Tự Trọng không có lớp khối C.

- Hai là, học sinh theo học các ngành xã hội tại các trường Đại học, Cao đẳng sau khi ra trường mặc dù có bằng tốt nghiệp khá và giỏi nhưng vẫn không xin được việc làm, nhất là ngành lịch sử. Thực tế là những ngành khoa học xã hội đa số thuộc biên chế của nhà nước, cho nên nhu cầu sử dụng lao động rất ít. Nếu có việc làm thì lương cũng rất thấp. Đúng là “cơm áo gạo tiền ghì sát đất”. Vì vậy, đa số phụ huynh và học sinh quay lưng với môn học này.

- Ba là, môn Lịch sử trong các trường THPT, THCS vẫn được xem là môn phụ, thường bị lãnh đạo coi nhẹ, đồng nghiệp và kể cả xã hội nhìn nhận bằng ánh mắt thiếu thiện cảm (vì những giáo viên dạy Toán, Lí... có giá hơn!). Còn học sinh và phụ huynh thì có suy nghĩ đơn giản rằng học lịch sử chẳng sẽ có ích gì, vì nó không phục vụ cho việc thi cử và kiếm tiền sau này.

- Bốn là, còn nhiều vấn đề về chương trình, sách giáo khoa, đội ngũ giáo viên và phương pháp giảng dạy. Nội dung sống động nhất của lịch sử là phải gắn với cuộc sống, cuộc sống qua các thời kỳ lịch sử và cuộc sống hôm nay, lại chưa được quan tâm và phát huy. Tóm lại là cách trình bày lịch sử khô khan, đánh giá lịch sử còn áp đặt chủ quan, nặng về lý luận, ít có các câu chuyện sinh động về một sự kiện lịch sử, về một nhân vật lịch sử và như vậy, học sinh không thích học là hệ quả tất yếu.

- Năm là, phương pháp dạy học còn nhiều vấn đề. Đây là nguyên nhân dễ nhận thấy nhất và cũng được nói đến nhiều nhất nhưng mặt khác đó cũng lại là nguyên nhân khó khắc phục nhất. Khi nhắc đến nguyên nhân này, người ta chỉ làm một việc đơn giản duy nhất là đổ lỗi cho giáo viên. Nhưng suy cho cùng thì giáo viên cũng chỉ là người chịu hậu quả của một nền giáo dục lạc hậu đã kéo dài mà thôi. “Thay đổi một quan niệm khó hơn phá vỡ một quả bom nguyên

Page 11: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

tử”. Tất cả giáo viên đều biết rất rõ về điều này nhưng với hoàn cảnh hiện nay họ gần như không có lựa chọn khác.

Một nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng trên đó là: Giáo viên dạy lịch sử còn để giờ học quá khô khan, nên thiếu sự thu hút đối với học sinh. Do đó để khắc phục hiện tượng này, theo tôi tùy từng địa phương để áp dụng việc đổi mới phương pháp, tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan.Một trong những phương pháp mới có thể thực hiện rộng rãi đó là đưa âm nhạc vào giờ học lịch sử để làm bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn hơn.

2.4. Vấn đề đặt ra:

Giáo viên phải cố gắng đầu tư,tìm các phương pháp thích hợp, phải biết cô đọng kiến thức. Phải làm sao cho môn học của mình có sức thu hút ( ít nhất là trong các giờ lên lớp), học sinh có ý thức được tầm quan trọng của môn học, thấy nó thú vị và không thể không học. Điều này quả không dễ dàng chút nào, nhưng tôi biết không ít thầy cô đã làm được và làm rất tốt.

Giáo viên phải có những biện pháp thích hợp để hướng dẫn học sinh hiểu được kiến thức cơ bản nhất, trong một thời gian ngắn nhất , vừa đáp ứng được hiệu quả bài học vừa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn bài học.

2.5. Phạm vi nghiên cứu đề tài:

Phạm vi nghiên cứu:Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1954 ( chương trình lớp 12 cơ bản).

Nghiên cứu và ứng dụng cho học sinh khối 12 trong dạy học bộ môn Lịch sử của Trường THPT Lý Tự Trọng

Thời gian thực hiện đề tài: Từ tuần 9 đến hết tuần 16 ( năm học 2013- 2014).

2.6. Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng một số phương pháp sau:

Khảo sát thăm dò ý kiến,

Thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận.

Sưu tầm, tham khảo các tài liệu trong dạy học lịch sử và các tài liệu liên quan đến bộ môn Lịch sử 12.

Sưu tầm những bài ca đi cùng năm tháng

Kiểm tra, đánh giá kết quả.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:

3.1. Sử dụng âm nhạc trong dạy học lịch sử như thế nào?

Page 12: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

Trong quá trình dạy học để nâng cao hiệu quả học tập và tạo hứng thú cho học sinh, giáo viên sử dụng nhiều phương pháp sư phạm. Đối với bộ môn Lịch sử như thực trạng hiện nay, chúng ta có thể sử dụng phương tiện âm nhạc hỗ trợ dạy học có hiệu quả.

Trong thực tế qua nhiều năm dạy học, tôi thấy học sinh ở thành phố xem âm nhạc là hơi thở của cuộc sống, khi nào các em cũng nghe nhạc lại có điều kiện mua các phương tiện hỗ trợ nghe nhạc. Do đó chúng tôi có thể sử dụng âm nhạc để hỗ trợ bài giảng môn lịch sử.

Vậy sử dụng âm nhạc trong dạy học lịch sử như thế nào?

Giáo viên, học sinh phải làm gì khi sử dụng âm nhạc trong bộ môn lịch sử lớp 12.

Khi sử dụng âm nhạc để tổ chức hoạt động nhận thức kiến thức mới cho học sinh trong giờ lên lớp cần chú ý giải quyết các vấn đề sau:

- Giáo viên lập kế hoạch tìm hiểu các bài hát.

- Cần phải đưa âm nhạc vào lúc nào?

- Thời gian giành sử dụng âm nhạc chiếm bao nhiêu thời gian?

- Hình thức sử dụng âm nhạc bằng cách nào?

3.1.1. Phương án thực hiện:

Giáo viên lập kế hoạch tìm hiểu các bài hát trước khi chuẩn bị dạy phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1954, chuẩn bị đĩa hát, cắt đoạn nhạc có nội dung hỗ trợ bài giảng...

Giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm các bài hát tiêu biểu, phù hợp.

Đến tiết dạy, phần liên quan, giáo viên sử dụng đoạn nhạc có giá trị về mặt lịch sử để học sinh học lịch sử qua các bài hát cách mạng...

3.1.2. Kế hoạch giảng dạy sử dụng âm nhạc

Tuần Tiết CT

Tên bài dạy Nội dung tác động

(Bài hát sử dụng)

9 17

Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919

đến năm 1925

”Dấu chân phía trước”/ Phan Minh Tuấn

“Ánh sáng Lê Nin”/Nguyễn Văn Quý

Page 13: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

Tuần Tiết CT

Tên bài dạy Nội dung tác động

(Bài hát sử dụng)

10 19

Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925

đến năm 1930

“ Kể chuyện người cộng sản”/ Trần Hoàn

“Đảng đã cho ta một mùa xuân”/ Phạm Tuyên

11 21

Bài 14: Phong trào cách mạng

(1930- 1935)

“Trên quê hương Xô Viết Nghệ Tĩnh”/ Dân Huyền

.

12 24

Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa

Tháng Tám( 1939- 1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra

đời.

“ Nhớ về Pác Bó” /Phan Nhân

”Diệt phát xít”/ Nguyễn ĐinhThi

“Mười chín tháng Tám” Xuân Oanh

14 28 Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ

cộng hòa sau ngày 2- 9- 1945 đến trước ngày 19- 12- 1946.

“Vệ quốc quân”/ Phan Huỳnh Điểu

15

29

30

31

Bài 18: Những năm đầu của cuộc K/C toàn quốc chống thực Bài 19:Bước phát triển của cuộc

kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp(1951-1953) dân

Pháp( 1946- 1950).

“Lá xanh” / Hoàng Việt

” Ngày mùa”/ Văn Cao

“Hành quân xa” Đỗ Nhuận

”Hát mừng anh hùng Núp”/ Nguyễn Văn Quý

16 32

Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp kết

thúc (1953- 1954).

“Giải phóng Điện Biên” của Đỗ Nhuận

“Bế Văn Đàn sống mãi”/ Huy Du

“Tướng quân Võ Nguyên Giáp” của Bùi Hoàng Yến

3.2. Nguyên tắc và quá trình sử dụng âm nhạc trong các bài học

lịch sử

3.2.1. Các nguyên tắc:

Page 14: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

Thứ nhất: Nội dung bài hát tiền chiến, cách mạng phải liên quan với chương trình sách giáo khoa,hỗ trợ bài giảng...

Thứ hai: Đảm bảo mối liên hệ lôgíc giữa các bài giảng và âm nhạc.

Thứ ba: Đảm bảo tính đa dạng, toàn diện, nội dung bài hát phải phù hợp trình độ nhận thức của học sinh, bài hát phải chính xác về nội dung, mục đích cuả tác giả, của người sử dụng...

3.2.2. Quá trình sử dụng: gồm các bước

Xác định mục đích sử dụng các bài hát (loại hình, yêu cầu… )

Xác định nội dung bài hát (phù hợp với yêu cầu học tập).

Xác định hệ thống các bài hát.

Thể hiện các bài hát

Kiểm tra để đánh giá học sinh.

3.3. Các biện pháp tiến hành

3.3.1. Khái quát .

Hiện nay âm nhạc là người bạn đồng hành thân thiết với thế hệ trẻ, âm nhạc sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc tìm hiểu và học tập về môn lịch sử của học sinh. Nhưng vấn đề là chúng ta phải sử dụng như thế nào cho có hiệu quả.

3.3.2. Nội dung, phạm vi thực hiện: Lịch sử lớp 12( 1919-1954) ở các

bài :

Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925.

Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930.

Bài 14: Phong trào cách mạng 1930- 1935.

Bài 15: Phong trào dân chủ 1936- 1939.

Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám ( 1939- 1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời.

Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2- 9- 1945 đến trước ngày 19- 12- 1946.

Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp ( 1946- 1950).

Page 15: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

Bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp ( 1951- 1953).

Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953- 1954).

3.3.3. Các biện pháp sử dụng âm nhạc trong dạy học lịch sử ở lớp 12.

a) Tổ chức hướng dẫn học sinh sưu tầm chọn lọc những bài hát có

ý nghĩa, phản ánh giai đoạn lịch sử từ năm 1919 đến năm 1954

Dạy học lịch sử cần chú ý đến vấn đề bồi dưỡng và phát triển năng lực tự học của học sinh. Bởi vì, bài giảng ở trên lớp chỉ là bước mở đầu cho công việc tiếp tục tự học ở nhà để hiểu vấn đề, hiểu thời đại,hiểu lịch sử dân tộc, bằng nhiều cách để thực hiện mục đích, trong đó có cách: Tổ chức hướng dẫn học sinh sưu tầm chọn lọc những bài hát nhạc tiền chiến,cách mạng (trước 1954) với yêu cầu cụ thể(tên bài hát, tác giả, hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa bài hát)

* Ví dụ

Giai đoạn

1919-1930 1930-1945 1945-1954

Tên bài hát/ sáng tác

1/ "Ánh sáng Lê-nin"/ Nguyễn Văn Quỳ

2/”Dấu chân phía trước”./ Phan Minh Tuấn

3/ “Chào mừng Đảng CSViệt Nam”/Phạm Tuyên

4/“ Kể chuyện người cộng sản”./ Trần Hoàn

5/ “Đảng đã cho ta một mùa xuân” / Phạm Tuyên 6/ “Cùng nhau đi hồng binh”/ Nguyễn Đình Thi...

1/ “Trên quê hương Xô Viết Nghệ Tĩnh”/ Dân Huyền

2/” Nhớ về Pác Bó” Sáng tác của Phan Nhân

3/”Diệt phát xít” Sáng tác của :NguyễnĐinhThi

4 /“Lên Đàng”/ Lưu Hữu Phước

5/ “Tiếng gọi thanh niên”/ Lưu Hữu Phước

6/ “Mười chín tháng Tám” / Xuân Oanh ...

1/“Lá xanh” / Hoàng Việt

2/” Ngày mùa”/ Văn Cao

3/”Hát mừng anh hùng Núp”/ Nguyễn Văn Quý

4/“Giải phóng Điện Biên” của Đỗ Nhuận

5/”Qua miền Tây Bắc”/Nguyễn Thành

6/”Hành quân xa”/ Đỗ Nhuận

7/”Bế Văn Đàn sống mãi”/ Huy Du

8/ “Tướng quân Võ Nguyên Giáp” của Bùi Hoàng Yến...

Page 16: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

b) Sử dụng âm nhạc để học sinh tiếp nhận kiến thức mới hứng thú,

say mê :

Ở các trường THPT nói chung,cũng như trường THPT Lý Tự Trọng- Nha Trang nói riêng, xu thế học ban C giảm, đa số học sinh học ban A.Bước sang lớp 12, năm cuối cấp,gánh nặng về thi cử như thi Tốt nghiệp, Đại học… các em ít chú ý,đầu tư môn học Lịch sử. Nếu học thì các em chỉ học đối phó nhưng sự say mê và hứng thú thật sự chưa có. Bởi vậy theo tôi nghĩ phải làm thế nào để các em đến với môn Lịch sử một cách tự nhiên.

Âm nhạc là hơi thở của cuộc sống, cần thiết cho cuộc sống, âm nhạc là người bạn đồng hành của mọi thế hệ. Âm nhạc là cầu nối đến với trái tim của con người, vì thế mà nơi nào, lúc nào âm nhạc cũng có mặt. Ngày nay học ngoại ngữ cũng bằng cách nghe nhạc, khi các bà mẹ mang thai các chuyên gia cũng khuyên cho em bé nghe nhạc cổ điển…Vậy tại sao chúng ta lại không mạnh dạn đưa âm nhạc- những bài hát cách mạng lồng vào tiết dạy môn lịch sử để hỗ trợ bài học?

Thực tế những lớp12 tôi dạy, kiểm tra bài cũ rất ít em thuộc bài, thuộc thì chỉ mang tính chất lấy điểm, tôi có sáng kiến, đến những bài học mà có các bài hát có tác dụng hỗ trợ cho bài học, tôi giao bài tập cho HS sưu tầm và thuộc bài hát đó, rõ ràng các em rất tích cực, hồ hỡi, tìm và thuộc lời các bài hát dài…Từ đó bản thân tôi thấy âm nhạc là cầu nối để các em đến với môn Lịch sử tự nguyên không gò ép …

Page 17: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

* Ví dụ khi dạy Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1925 –

1930. (SGK Lịch sử lớp 12), tiết 2

Tiết 16,17 -Tuần 8, 9 BÀI 12:

PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ

TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925 ( 2 tiết)

I/ Mục tiêu bài học

1/ Kiến thức

Giúp HS hiểu biết được những thay đổi của tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất, chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và sự biến chuyển về giai cấp xã hội VN.

Phong trào dân tộc dân chủ ở VN từ 1919- 1925

2/ Tư tưởng

Bồi dưỡng về tinh thần yêu nước, ý thức phản kháng dân tộc do sự xâm lược và thống trị của các nước đế quốc.

3/ Kĩ năng

Xác định được nội dung, cách phân tích đánh giá các sự kiện lịch sử trong bối cảnh cụ thể của đất nước và quốc tế.

II/ Thiết bị, tài liệu dạy – học

Bản đồ về các khu công nghiệp, hầm mỏ, đồn điền…trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Pháp.

Chân dung 1 số nhà hoạt động yêu nước

III/ Tiến trình tổ chức dạy - học

1/ Ổn định lớp

2/ Hỏi bài cũ:

* Mở bài: Những thay đổi của tình hình thế giới và tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của Pháp đã tạo ra những biến chuyển mới về mọi mặt...Chúng ta cùng tìm hiểu

3/ Bài mới:

HỌAT ĐỘNG CỦA GV - HỌC SINH KIẾN THỨC CƠ BẢN

II/ Phong trào dân tộc dân chủ ở VN từ năm 1919 đến năm 1925

Page 18: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

HỌAT ĐỘNG CỦA GV - HỌC SINH KIẾN THỨC CƠ BẢN

* Hoạt động 1: : Cả lớp, cá nhân

- GV:Tìm hiểu về hoạt động của PBC,PCT và 1 số người VN ở nước ngoài(về nhà đọc SGK)

Tm hiểu về hoạt động của giai cấp TS,TTS, CNhân ?

- Học sinh đọc SGK, trình bày

Hoạt động của TS,TTS,CN ở VN

+TS: Tẩy chay hàng ngoại…1923 ĐC và TS chống độc quyền xkhẩu lúa gạo.1923 Bùi Quang Chiêu lập Đảng Lập hiến

+TTS: Đòi tự do dân chủ, 1 số tổ chức chính trị ra đời:VN nghĩa hòa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên, nhiều tờ báo ra đời:Người nhà quê, tiếng dân,thực nghiệp dân báo, những nhà xbản tiến bộ như:Nam đồng thư xã, cường học thư xã…1926 đấu tranh đòi thả PBC, để tang PCT

+ Công nhân:lẻ tẻ, tự phát

. TĐức Thắng thành lập “Công hội đỏ”

. CN Ba son bãi công, đòi tăng lương…

Từ đó rút ra nhận xét về ý thức cách mạng của các giai cấp

+ Giai cấp tư sản: Có tinh thần dân tộc nhưng dễ thoả hiệp với Pháp

+ Tiểu tư sản: Thể hiện lòng yêu nước nhưng còn non yếu, bồng bột, thiếu tổ chức quần chúng

- Nêu những đặc điểm của phong trào công nhân 1919-1925

+ Mục tiêu đấu tranh: Đòi quyền lợi kinh tế

+ Hình thức: Bãi công

1/ Phong trào đấu tranh của các giai cấp

a/ Hoạt động của PBC và PCT, 1 số người Việt ở nước ngoài(SGK)

b/ Hoạt động của TS,TTS,CN ở VN

- TS: Tẩy chay hàng ngoại…1923 ĐC và TS chống độc quyền xkhẩu lúa gạo.1923 Bùi Quang Chiêu lập Đảng Lập hiến

- TTS: Đòi tự do dân chủ, 1 số tổ chức chính trị ra đời:VN nghĩa hòa đoàn, Hội Phục Việt, hoạt động của báo chí và nhà XBđấu tranh sôi nổi

- Công nhân:lẻ tẻ, tự phát

+ CN Ba son bãi công, đòi tăng lương

+ TĐức Thắng thành lập “Công hội đỏ”

…đánh dấu bước phát triển mới cu của pt công nhân

Page 19: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

HỌAT ĐỘNG CỦA GV - HỌC SINH KIẾN THỨC CƠ BẢN

+ Tính chất: tự phát

* Hoạt động 2: Cá nhân, cả lớp

- GV gọi HS đọc SGK,tóm tắt nội dung hoạt độnh CM của NAQ từ 1919 đến 1925

- HS làm việc

1911 Người ra đi tìm đường cứu nước. 18/6/1919 đưa bản yêu sách 8 điểm tại Hội nghị Vec-xai đòi quyền tự do bình đẳngkhông được chấp nhận.

7/1920 NAQ đọc “Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin.

tìm ra con đường cứu nước

25/12/1920 tham dự Đại hội Tua

1921 thành lập”Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa” ở Pa ri.làm chủ bút nhiều tờ báo như “LePa ria”, “Bản án chế đọ thực dân”…

6/1923 đến LX,10/1923 tham dự Hội nghị quốc tế nông dân.

1924 tham dự ĐH quốc tế CS lần V.

11/11/1924 NAQ về đến TQ để trực tiếp tuyên truyền lí luận CM,xd tổ chức CM dể gphóng dân tộc VN

Ý nghĩa: Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919-192- Tìm ra con đường cứu nước giải phóng dân tộc là con đường cách mạng vô sản

- Là bước chuẩn bị về tư tưởng, chính trị (thông qua việc truyền bà chủ nghĩa Mác-Lênin về nước qua sách báo) cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam giai đoạn sau này.”

* GV: mở đoạn bài hát : Dấu chân phía trước của Phạm Minh Tuấn (đoạn tô đậm)

2/ Hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc

- 1911 Người ra đi tìm đường cứu nước.

- 18/6/1919 đưa bản yêu sách 8 điểm tại Hội nghị Vec-xai đòi quyền tự do bình đẳngkhông được chấp nhận.

- 7/1920 NAQ đọc “Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin.

tìm ra con đường cứu nước

- 25/12/1920 tham dự Đại hội Tua

- 1921 thành lập”Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa” ở Pa ri.làm chủ bút nhiều tờ báo như “LePa ria”, “Bản án chế đọ thực dân”…

- 6/1923 đến LX,10/1923 tham dự Hội nghị quốc tế nông dân.

- 1924 tham dự ĐH quốc tế CS lần V.

11/11/1924 NAQ về đến TQ để trực tiếp tuyên truyền lí luận CM,xd tổ chức CM để gphóng dân tộc VN

Page 20: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

HỌAT ĐỘNG CỦA GV - HỌC SINH KIẾN THỨC CƠ BẢN

Khi tôi còn là hạt bụi.

Người đã lên tàu đi xa,.

Khi quê hương còn chìm nổi.

Người đã lên tàu đi xa.

Khi tôi còn là hạt bụi.

Người đã lên tàu đi xa.

Khi bến Nhà Rồng đầy nước mắt bước chân

Bác đặt chốn này

Dấu chân không nhẹ như mây

Dấu chân không êm không ấm

Dấu chân không là dấu nắng mười ngón trăn trở bầm sâu.

Dấu chân của dáng đứng lâu nặng hai vai là Tổ quốc.

Chắc Người rưng rưng nước mắt trái tim căm giận bừng bừng.

Khi tôi còn là hạt bụi.

Người đã lên tàu đi xa.

Khi quê hương còn chìm nổi.

Người đã lên tàu đi xa.

Để tôi được là Việt Nam.

Để tôi mặt trời gần lại.

Để nghe tim mình thay đổi.

Để người người sống tự do.

Nhẹ nhàng đôi chân mà bước.

Bác đã là người đi trước khai rừng băng sông mở lối.

Cho tôi có cả cuộc đời cho tôi có cả cuộc đời.

Hoặc đoạn bài hát Mở đoạn nhạc bài hát "Ánh sáng Lê-nin"

Page 21: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

HỌAT ĐỘNG CỦA GV - HỌC SINH KIẾN THỨC CƠ BẢN

Sáng tác: Nguyễn Văn Quý …Đời áp bức nhọc nhàn.Đời tăm tối bần hàn.Và cùng nhau theo Lê-nin phá tan tành gông xiềng! Vùng lên theo Lê-nin đi tới phương trời.Hương hoa bay thơm ngát lòng người.Tay trong tay chung tình thân ái! Cùng đi theo Lê-nin xây đắp cuộc đời.Mênh mông như sóng lúa biển trời.Đường thênh thang bay tới trăng sao! Ôi Lê-nin! Đời từ khi nghe tiếng Lê-nin.Người người sống trong niềm ước mơ: thấy cuộc đời đổi mới! Ôi Lê-nin! Niềm tin sáng trong tim người người.Lý tưởng kia đang rọi đường tới xã hội đẹp tươi!

4/ Củng cố:

Theo từng mục, khái quát phong trào dân tộc dân chủ ở Việt nam từ 1919-1925 ( hoạt động của hai cụ Phan, những người yêu nước Việt nam ở Trung quốc, Pháp, phong trào của tư sản, tiểu tư sản và công nhân, hoạt đông yêu nước của Nguyễn Aí Quốc). Ý nghĩa của các phong trào –hạn chế.

Lực lượng tham gia TS,TTS,ĐC,ND,CN, hình thức đấu tranh phong phú

5/ Bài tập:

- Trả lời các câu hỏi ở SGK

- Học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài mới “ Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt nam từ 1925-1930” (Sự ra đời và hoạt động của 3 tổ chức cách mạng: Hội VNCMTN, Tân Việt cách mạng đảng, Việt nam quốc dân đảng)

Page 22: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

* Ví dụ khi dạy Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1925 – 1930. (SGK Lịch sử lớp 12), tiết 2

BÀI 13

PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM

TỪ NĂM 1925 ĐẾN NĂM 1930( tiết2)

I/ Mục tiêu bài học

1/ Kiến thức

Giúp HS hiểu biết được phong trào dân tộc dân chủ ở VN dưới tác động của các tổ chức CM có khuynh hướng dân tộc dân chủ.

Sự ra đời của Đảng CS Việt Nam là kết quả của sự lưạ chọn lịch sử.

2/ Tư tưởng

Bồi dưỡng về tinh thần dân tộc theo tư tưởng cách mạng vô sản.

Xác định sự lựa chọn con đường cứu nước giải phóng dân tộc- con đường CM HCM là khoa học, phù hợp với xu thế của thời đại và yêu cầu phát triển của dân tộc.

3/ Kĩ năng

Rèn luyện kĩ năng phân tích tính chất, vai trò lịch sử của các tổ chức Đảng, đặc biệt Đảng CS Việt Nam do HCM sáng lập.

II/ Thiết bị, tài liệu dạy – học

Lược đồ Khởi nghĩa Yên Bái, ảnh Nguyễn Thái Học,Trần Văn Cung, Nguyễn Ái Quốc…

Tài liệu về Hội VN cách mạng thanh niên, Đảng CS Việt Nam…

III/ Tiến trình tổ chức dạy - học

1/ Ổn định lớp

2/ Hỏi bài cũ:

Trình bày quá trình ra đời và hoạt động của Hội VN Cách mạng thanh niên?

* Mở baì: Từ 1925-1930 ở VN lần lượt xuất hiện các tổ chức CM hoạt động song song với nhau.Trong quá trình đó diễn ra sự thử thách nghiêm khắc, sự lựa chọn lịch sử về sứ mệnh của các tổ chức chính trị đối với dân tộc trong thời đại

3/ Bài mới:

HỌAT ĐỘNG CỦA GV - HỌC SINH KIẾN THỨC CƠ BẢN

Page 23: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

HỌAT ĐỘNG CỦA GV - HỌC SINH KIẾN THỨC CƠ BẢN

* Hoạt động 1: Cá nhân và cả lớp

- GV: Vì sao năm 1929 có sự xuất hiện 3 tổ chức CS?

- HS đọc SGK trả lời

+ Cuối 1928 đầu 1929 ptrào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân ptriển mạnh yêu cầu cần có Đảng lđạo…

+ 3/1929 1 số Hội viên tiên tiến ở Bắc Kì họp tại số nhà 5Đ Hàm Long (HN) thành lập chi bộ CS đầu tiên tại VN

+ Đầu tháng 5/1929 ĐH lần 1 của HVNCMTN ở Hương Cảng (TQ), đoàn đại biểu Bắc Kì đề nghị thành lập Đảng CS thay Hội nhưng kg được chấp nhận đoàn bỏ về nước

* Hoạt động2:

- GV chia lớp thành 4 nhóm

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về Đông Dương CS đảng

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về An Nam CS đảng

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về Đông Dương CS liên đoàn

+ Nhóm 4: Trình bày quá trình xuất hiện 3 tổ chức CS

Yêu cầu Nhóm 1,2,3 tìm hiểu: Thời gian, địa điểm thành lập.Cơ quan ngôn luận. Địa bàn hoạt động

- HS trả lời

Nội dung ĐDCSĐ ANCSĐ ĐDCSLĐ

Thời gian 17/6/1929 8/1929 9/1929

II/ Đảng CSVN ra đời

1/ Sự xuất hiện các tổ chức CS năm 1929

- Bối cảnh:

+ Cuối 1928 đầu 1929 ptrào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân ptriển mạnh yêu cầu cần có Đảng lđạo…

+ 3/1929 1 số Hội viên tiên tiến ở Bắc Kì họp tại số nhà 5Đ Hàm Long (HN) thành lập chi bộ CS đầu tiên tại VN

+ Đầu tháng 5/1929 ĐH lần 1 của HVNCMTN ở Hương Cảng (TQ), đoàn đại biểu Bắc Kì đề nghị thành lập Đảng CS thay Hội nhưng kg được chấp nhận đoàn bỏ về nước

- Sự xuất hiện 3 tổ chức CS

+ 17/6/1929 tại số 312-Khâm Thiên(HN) tlập Đông Dương CS đảng

+ 8/1929 ở Nam Kì thành lập An Nam CS đảng

+ 9/1929 một số đảng viên Đảng tân Việt thành lập Đông Dương CS liên đoàn

* Nhận xét : Trong vòng 4 tháng có 3 tổ chức ra đời,là xu thế kquan của cuộc vận động gpdt ở VN.Hoạt đông riêng lẻ,tranh giành ahưởng, nguy cơ chia rẽ PTCM cần thống nhất

Page 24: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

HỌAT ĐỘNG CỦA GV - HỌC SINH KIẾN THỨC CƠ BẢN

Địa điểm Hà Nội Sài Gòn Sài Gòn

Cơ quan ngôn luận

Báo Búa liềm

Báo Đỏ

Địa bàn hoạt động

Bắc Kì T Quốc

Nam Kì

Trung Kì

* Nhận xét : Trong vòng 4 tháng có 3 tổ chức ra đời,là xu thế kquan của cuộc vận động gpdt ở VN.Hoạt đông riêng lẻ,tranh giành ahưởng, nguy cơ chia rẽ PTCM cần thống nhất

* Hoạt động 1: Cá nhân và cả lớp

- GV: Đảng CS VN ra đời trong hoàn cảnh như thế nào?

- HS đọc SGK, trình bày

+ Phong trào CN+ PT yêu nước phát triển mạnh mẽ cần có Đảng CS lãnh đạo.

+ 1929 xuất hiện 3 tổ chức CS hoạt động riêng lẻ

+ NAQ là phái viên của quốc tế CS, triệu tập Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng CSVN

* Thời gian: 3-7/2/1930 tại Hương Cảng TQ

* Thành phần: 2 Đbiểu ĐDCSĐ-Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh. 2 đại biểu của ANCSCĐ- Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu và Nguyễn Ái Quốc

- GV trình bày HNghị thành lập Đảng,chỉ có 5 người do NAQ chủ trì. Riêng ĐDCSLĐ 24/2/1930 mói gia nhập vào ĐCSVN

- GV cho HS xem 1 số tranh ảnh NAQ năm 1930

2/ Hội nghị thành lập Đảng CS Việt Nam

a. Hoàn cảnh:

+ Phong trào CN+ PT yêu nước phát triển mạnh mẽ cần có Đảng CS lãnh đạo.

+ 1929 xuất hiện 3 tổ chức CS hoạt động riêng lẻ

+ NAQ là phái viên của quốc tế CS, triệu tập Hội nghịhợp nhất thành lập Đảng CSVN

* Thời gian: từ 6/1/1930 tại Hương Cảng TQ

* Thành phần: 2 đại biểu ĐDCSĐ

2 đại biểu ANCSĐ

NAQ

b. Nội dung hội nghị:

- Thống nhất các tổ chức CS thành1 Đảng duy nhất lấy tên là ĐCSVN

- Bầu BCHTW lâm thời

- Thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn do NAQ soạn thảo

c. Nội dung Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt (Cương lĩnh chính trị)

Page 25: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

HỌAT ĐỘNG CỦA GV - HỌC SINH KIẾN THỨC CƠ BẢN

* Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân

+ GV hỏi: Nội dung chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt?

+ Cả lớp theo dõi SGK trả lời

- Tiến hành “TS dân quyền CM và thổ địa CM để đi tới XHCSản”

- Nhiệm vụ: Đánh đổ ĐQ, PK, TS phản CM VN độc lập tự do

Thành lập chính phủ công nông,quân đội công nông, tịch thu RĐ của ĐQ và bon phản CM chia cho dân cày, tiếnhành cải cách RĐ

- LLCM: công nông, TTS, trí thức, còn phú nông, trung, tiểu địa chủ và TS thì lợi dụng hoặc trung lập họ

- LĐ: ĐCS của giai cấp vô sản VN

- Phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới.

Là cương lĩnh GPDT sáng tạo…

* Hoạt động 3: Cả lớp

- GV Nêu ý nghĩa của việc thành lập Đảng

- Học sinh đọc SGK, trình bày

+ Là kq của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử

+ ĐCSVN ra đời là sự kết hợp của 3 nhân tố: CN Mác- Lênin +PTCN+ PT yêu nước

+ Là bước ngoặc vĩ đại trong lịch sử CMVN

GV mở đoạn bài hát|:Đảng đã cho ta một

- Xác định đường lối chiến lược:Tiến hành “TS dân quyền CM và thổ địa CM để đi tới XHCSản”

- Nhiệm vụ: Đánh đổ ĐQ, PK, TS phản CM VN độc lập tự do

Thành lập chính phủ công nông,quân đội công nông, tịch thu RĐ của ĐQ và bon phản CM chia cho dân cày, tiếnhành cải cách RĐ

- LLCM: công nông, TTS, trí thức, còn phú nông, trung, tiểu địa chủ và TS thì lợi dụng hoặc trung lập họ

- LĐ: ĐCS của giai cấp vô sản VN

- Phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới.

Là cương lĩnh GPDT sáng tạo…

d. Ý nghĩa của sự thành lập Đảng

- Đảng ra đời là một sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước

- Đảng ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam (từ đây cách mạng Việt Nam có sự lãnh đạo duy nhất của Đảng theo chủ nghĩa Mác, có đường lối cách mạng khoa học đúng đắn, có tổ chức chặt chẽ)

Từ đây CMVN đặt dưới sự chỉ đạo của1Đảng duy nhất - ĐCSVN

Từ đây CMVN có đường lối đúng đắn,sáng tạo, khoa hoc

Page 26: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

HỌAT ĐỘNG CỦA GV - HỌC SINH KIẾN THỨC CƠ BẢN

mùa xuân

Sáng tác: Phạm Tuyên Đảng đã cho ta một mùa Xuân đầy ước vọng Một mùa xuân tươi tràn ánh sáng khắp nơi nơi Đảng đã mang về tuổi Xuân cho nước non Vang tiếng hát ca chứa chan niềm yêu đời Bao năm khổ đau đất nước ta không mùa Xuân Cuộc đời tăm tối chốn lao tù bao hờn căm Vầng dương hé sáng khi khắp nơi ta có Đảng Bóng tối lui dần tiếng chim vui hót vang Và rồi từ đây ánh dương soi đời mới Tiến theo cờ Đảng là thấy tương lai sáng tươi Đảng đã cho ta cả mùa Xuân cả cuộc đời Đảng truyền cho ta một niềm tin ở tương lai…

CMVN là 1 bộ phận khăng khít của CMTG

Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho bước phát triển mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam

Đảng ra đời là sự chuẩn cị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho bước phát triển mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam

4/ Củng cố:

Theo từng mụcTừ 3/2/1930 CMVN có ĐCS lãnh đạo

Các tổ chức cách mạng 3 tổ chức Cộng sản Đảng CS Việt Nam ra đời

5/ Bài tập:

Trả lời các câu hỏi ở SGK

Chuẩn bị bài sau

Page 27: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

* Ví dụ khi dạy Bài 16: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1925 – 1930. (SGK Lịch sử lớp 12), tiết 3

BÀI 16

PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939-1945).

NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA RA ĐỜI (tiết 3)

I/ Mục tiêu bài học

1/ Kiến thức

Giúp HS hiểu rõ cuộc CM do Đảng ta lãnh đạo:

+ Đường lối đúng đắn, sự chỉ đạo tài tình của Đảng và chủ tịch HCM.

+ Công cuộc chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa của Đảng

+ Diễn biến tổng khởi nghĩa tháng Tám

+ Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của CM tháng Tám

Khái quát giai đoạn 1939-1945

2/ Tư tưởng

- Bồi dưỡng niềm tự hào đấu tranh vẻ vang của Đảng, niềm tin vào sự lãnh đạocủa Đảng.

- Bồi dưỡng tinh thần hăng hái, nhiệt tình CM, hi sinh vì sự nghiệp CM của đất nước, noi gương tinh thần CM tháng Tám của ông cha, trân trọng và gìn giữ thành quả CMtháng Tám

3/ Kĩ năng

Rèn luyện kĩ năng xác định kiến thức cơ bản để hiểu bài học.

II/ Thiết bị, tài liệu dạy – học

Lược đồ Việt Bắc, Tổng khởi nghĩa CM tháng Tám

Tài liệu Văn kiện Đảng toàn tập, HCM toàn tập, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Văn Tám…

III/ Tiến trình tổ chức dạy - học

1/ Ổn định lớp

2/ Hỏi bài cũ: Chủ trương của Đảng trong giai đoạn 1936-1939.Hãy trình bày phong trào dân chủ 1936-1939?

* Mở bài: Chiến tranh thế giới thứ 2 tác động đến VN.ĐCSĐD đã kịp thời sửa đổi đường lối, đẩy mạnh đấu tranh, tích cực chuẩn bị về mọi mặt. Giữa

Page 28: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

tháng 8/1945 thời cơ đến tổng khởi nghĩa, giành chính quyền. Nước VNDCCH ra đời…

3/ Bài mới:

HỌAT ĐỘNG CỦA GV - H S KIẾN THỨC CƠ BẢN

* Hoạt động 2: cá nhân và cả lớp

- GV: TKN trong điều kiện ntn, thời cơ trong Cm tháng Tám?

- HS: 6,9/8/1945 Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật.. 8/8/45 LX tuyên chiến với N..

15/8/1945 PX Nhật đầu hàng. Đồng minh chưa kéo vào Đ Dương.. đây là thời cơ ta TKN

GV: Lệnh Tổng K/n?

- 13/8/45 thành lập UB khởi nghĩa toàn quốc

Ban bố quân lệnh số 1phát lệnh TKN

- 14,15,/8/1945 Hội nghị toàn quốc của Đảng đề ra kế hoạch Tổng k/n…

- 16,17/8/1945 Đại hội quốc dân họp ở Tân Trào tán thành lệnh tổng k/n của Đảng, cử ra UBDTGPVN –HCM làm chủ tịch, quyết định Quốc Kì, quốc ca

(sử dụng hình ảnh Mái đình Hồng Thái,cây đa TT. Kể chuyện sáng tác Quốc ca của Văn Cao…)

? Trình bày diễn biến CM tháng Tám trên lược đồ?

- 14/8 nhiều địa phương giành được chính quyền do vận dụng chỉ thị “N-P bắn nhau và hành động của chúng ta” như

2/ Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945

a/ Nhật đầu hành Đồng minh, lệnh Tổng K/n được ban bố

- 6,9/8/1945 Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật

- 8/8/45 LX tuyên chiến với N..

15/8/1945 PX Nhật đầu hàng * Lệnh Tổng K/n

- 13/8/45 thành lập UB khởi nghĩa toàn

quốc Ban bố quân lệnh số 1phát lệnh TKN

- 14,15,/8/1945 Hội nghị toàn quốc của Đảng đề ra kế hoạch Tổng k/n…

- 16,17/8/1945 Đại hội quốc dân họp ở Tân Trào tán thành lệnh tổng k/n của Đảng, cử

ra UBDTGPVN –HCM làm chủ tịch, quyết định Quốc Kì, Quốc ca

b/ Diễn biến:

- 14/8 nhiều địa phương giành được chính quyền…

- 16/8 1 Đvị GPQ do VNGiáp chỉ huy từ Tân Trào về Thái Nguyên

Page 29: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

HỌAT ĐỘNG CỦA GV - H S KIẾN THỨC CƠ BẢN

NA,HT,Huế,Quảng Ngãi, Khòa…

- 16/8 1 Đvị GPQ do VNGiáp chỉ huy từ Tân Trào về Thái Nguyên mở đầu tổng k/n

- 18/8 Bắc Giang, Hải Dương, HTĩnh,Qnam

- 19/8 HNội,Khòa

- 23/8 Huế

- 25 /8 Sài Gòn

Đến 28/8 giành được chính quyền khắp cả nước

* Chỉ trong 2 tuần giành được Cquyền khắp cả nước, nhanh, ít đổ máu

Liên hệ với lịch sử Khánh Hòa, giành chính quyền trong toàn tỉnh, đặc biệt 19/8 ở Nha trang

( sử dụng 1 số tranh ảnh không khí TKN ở HN, SG,Huế)

* Hoạt động1: mục IV,V theo nhóm

- GV: chia lớp 4 nhóm

Nhóm 1 Sự ra đờicủa nước VNDCCH

Nhóm 2 Nội dung Tuyên ngôn độc lập

Nhóm 3 Ý nghĩ của CM tháng Tám

Nhóm 4 Nguyên nhân dẫn đến thắng lợi

- HS: theo dõi SGK trả lời

N1:Quá trình ra đời nước VNDCCH

- 25/8/1945 HCM+TWĐ từ Tân Trào về đến HNội

- 28-8 thành lập cphủ lâm thời nước VNDCCH

– HCM soạn Tuyên ngôn độc lập

- 2/9/1945 đọc Tuyên ngôn độc lập tuyên

mở đầu tổng k/n

- 18/8 Bắc Giang, Hải Dương, HTĩnh,Qnam

- 19/8 HNội,Khòa

- 23/8 Huế

- 25 /8 Sài Gòn

Đến 28/8 giành được chính quyền khắp cả nước

-30/8 Bảo Đại thoái vị

IV/ Nước VNDCCH được thành lập 2/9/1945

a/ Quá trình ra đời nước VNDCCH

- 25/8/1945 HCM+TWĐ từ Tân Trào về đến HNội

- 28-8 thành lập cphủ lâm thời nước VNDCCH

– HCM soạn Tuyên ngôn độc lập

- 2/9/1945 đọc Tuyên ngôn độc lập tuyên bố thành lập nước VNDCCH

b/ Nội dung của Tuyên ngôn độc lập

(SGK)

V/ Ý nghĩa lịch sử, Nguyên nhân thắng lợi

1/ Ý nghĩa lịch sử

- Đối với dân tộc: Là bước ngoặt

Page 30: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

HỌAT ĐỘNG CỦA GV - H S KIẾN THỨC CƠ BẢN

bố thành lập nước VNDCCH

N2: Nội dung của Tuyên ngôn độc lập

- Tuyên bố thành lập nước VNDCCH

- Tuyên bố ND VN được hưởng ĐL,tự do

- Quyết giữ vững nền ĐL,tự do vừa giành được

N3: Ý nghĩa lịch sử

- Đối với dân tộc: Là bước ngoặt lớn, bước nhảy vọt của CMVN, mở đầu kỉ nguyên mới của dtộc: đl,tự do,nd lên nắm cq, làm chủ đất nước…

- Quốc tế: Góp phần vào thắng lợi CNPX, cỗ vũ các dân tộc bị áp bức đấu tranh tự gphóng mình

N4: Nguyên nhân thắng lợi

- Nguyên nhân kquan:

Thắng lợi của phe Đồng minh, tạo thời cơ cho ta k/n

- Nguyên nhân chủ quan:

+Truyền thống yêu nước…

+ Đường lối đúng đắn của Đảng và HCM

+ Tinh thần đoàn kết…

+ Sự chuẩn bị lâu dài, chu đáo, rút kinh nghiệm qua các cuộc đấu tranh

+ Trong những ngày k/n ta linh hoạt, sáng tạo,chớp đúng thời cơ.

lớn, bước nhảy vọt của CMVN, mở đầu kỉ nguyên mới của dtộc…

- Quốc tế: Góp phần vào thắng lợi CNPX, cỗ vũ các dân tộc bị áp bức đấu tranh tự gphóng mình

2/ Nguyên nhân thắng lợi

- Nguyên nhân kquan:

Thắng lợi của phe Đồng minh, tạo thời cơ cho ta k/n

- Nguyên nhân chủ quan:

+Truyền thống yêu nước

+ Đường lối đúng đắn của Đảng và HCM

+ Tinh thần đoàn kết…

+ Sự chuẩn bị lâu dài..

4/ Củng cố:

- Quá trình Tổng khởi nghĩa diễn ra như thế nào?

Mở đoạn bài hát “19 tháng 8” của Xuân Oanh

…Toàn dân Việt Nam đứng đều lên góp sức một ngày.Thề đem xương máu quyết lòng chiến đấu cho tương lai. Mười chín tháng Tám, khi quốc dân căm hờn kêu thét.Tiến lên cùng hô:

Page 31: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

"\Mau diệt tan hết quân thù chung Mười chín tháng Tám.Ánh sao tự do đưa tới. Cờ bay nơi nơi, muôn ánh sao vàng.Máu tươi pha tươi hồng trên lá cờ bay khắp chốn giang sơn.Người Việt Nam đều thống nhất reo vang lời thề,Mười chín tháng Tám.Chớ quên là ngày khởi nghĩa.

5/ Bài tập:

Trả lời các câu hỏi ở SGK

Chuẩn bị bài sau

* Tác dụng: Sử dụng bài hát tạo hứng thú cho học sinh, giúp học sinh dễ hình dung và nắm bắt các sự kiện, bồi dưỡng tình cảm cách mạng, kính yêu, biết ơn Bác Hồ,Đảng CS Việt Nam, yêu thích các ca khúc cách mạng.

c) Sử dụng âm nhạc- bài hát tiền chiến, cách mạng giúp học sinh

biết khái quát hoặc so sánh liên hệ với những kiến thức đã học,

kiến thức mới

Ví dụ khi dạy Bài13 tiết1 SGK trang 83-86. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam(1925-1930), phần củng cố và ra bài tập về nhà. Gợi mở và ra bài tập về nhà- tìm hiểu các chiến sĩ cộng sản đầu tiên có đóng góp quan trọng cho cách mạng Việt Nam.Chuẩn bị tiết sau :Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

4. Củng cố: -Từ 1925 – 1928, 3 tổ chức cách mạng ra đời, tác động tích cực đến CMVN, nhất là hoạt động của VNCMTN, nói lên sự lựa chọn con đường, giai cấp lãnh đạo CMVN, tổ chức nào, giai cấp nào sẽ lãnh đạo?

- Mở bài hát: Kể chuyện người cộng sản. Sáng tác của Trần Hoàn

Từ thuở ấy, đất nước còn điêu tàn Nhân dân bị xéo giày trong tù đày, trong ngục tối. Ngày và đêm, trên đôi vai trĩu xiềng gông Đời như chẳng còn nguồn sống, tàn lụi dần xuống. Người đồng chí hy sinh cả đời mình Từ trong lớp thợ thuyển đi theo Đảng theo dân Một tuổi xuân anh dâng cho mọi người Mong đổi lấy cuộc đời mơ trong vạn tấm lòng….

5. Hướng dẫn về nhà:

- Học sinh chuẩn bị mục II bài 13 “Sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam”.

- Sưu tầm các tư liệu về lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Hội nghị thành lập Đảng.

*Tác dụng của đoạn nhạc

Học sinh nhớ lại kiến thức cũ trong khi tiếp nhận kiến thức mới nên sẻ nhớ lâu và hiểu được bản chất của vấn đề sâu sắc hơn

Page 32: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

………………………………..

d) Sử dụng âm nhạc trong hoạt động ngoại khóa

Sử dụng âm nhạc lồng ghép trong chương trình ngoại khóa lịch sử địa phương, kỉ niệm ngày thành lập Đảng, chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 30/4...

IV. ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỄN GIẢNG DẠY Ở TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG:

4.1. Error! Hyperlink reference not valid.

Vai trò của bộ môn lịch sử trong việc giáo dục thế hệ trẻ đã được thừa nhận là vô cùng to lớn, thể hiện ở cả ba mặt: trí tuệ, nhân cách, và năng lực tư duy, nhận thức. Vì vậy vấn đề dạy học lịch sử hiện nay khiến cho nhiều người phải trăn trở, suy nghĩ.

Trong những năm học gần đây Bộ giáo dục- Đào tạo cũng có nhiều công văn chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy nhưng việc triển khai thực hiện ở các trường phổ thông còn gặp phải nhiều vướng mắc do đặc điểm của mỗi vùng miền, địa phương khác nhau.

Thực trạng của vấn đề dạy học lịch sử hiện nay ở trường THPT Lý Tự Trọng có những thuận lợi và khó khăn

Thuận lợi:Trường THPT Lý Tự Trọng là trường học ở thành phố,đa số học sinh gia đình có điều kiện nên thời gian dành để đọc sách, sưu tầm tài liệu, tìm kiếm thông tin trên Intenet rất dễ dàng...

Khó khăn: Khi lên lớp các em phải lĩnh hội kiến thức của nhiều môn học vì vậy việc đầu tư, tập trung thời gian học môn lịch sử rất ít. Đặc biệt là lớp 12 -năm cuối cấp có thái độ thờ ơ, không muốn học bộ môn lịch sử.

Trong quá trình tiến hành sử dụng âm nhạc vào giảng dạy bản thân tôi thấy số học sinh có hứng thú tìm hiểu lịch sử ngày càng nhiều hơn,dễ nhớ các sự kiện, địa danh, nhân vật hơn…

Tuy nhiên, việc vận dụng phương pháp dạy học sử dụng âm nhạc cũng gặp phải những khó khăn nhất định như lượng kiến thức nhiều song thời gian cho môn lịch sử không nhiều; đời sống của giáo viên còn thấp. Để nắm được tình hình cụ thể tôi đã tiến hành khảo sát học sinh.

PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH ( Lần 1)

Các em hãy vui lòng trả lời các câu hỏi sau bằng cách đánh dấu( X) vào sự lựa chọn của em.

1. Để học tốt bộ môn lịch sử em phải làm gì?

Page 33: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

□ Học thuộc lòng kiến thức ghi trong vở.

□ Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.

□ Đọc thêm các tài liệu liên quan.

□ Đọc sách giáo khoa.

□ Tất cả các ý trên.

2. Theo em bộ môn lịch sử ở trường phổ thông tầm quan trọng không?

□ Rất quan trọng.

□ Khá quan trọng.

□ Quan trọng.

□ Ít quan trọng.

□ Không quan trọng.

3. Thái độ của em đối với bộ môn lịch sử ở trường THPT?

□ Rất thích.

□ Khá thích.

□ Thích.

□ Ít thích.

□ Không thích.

4. Khi học môn lịch sử em ngại nhất điều gì?

□ Mất nhiều thời gian để học.

□ Nhiều sự kiện, nhân vật, địa danh khó nhớ.

□ Phương pháp dạy học của giáo viên đơn điệu, khô khan,chán.

□ Kiến thức trìu tượng, khó hiểu.

□ Tất cả các ý trên.

5. Theo em môn lịch sử có giúp gì cho em trong cuộc sống không?

□ Có.

□ Không.

□ Tùy thời điểm

6. Trong giờ học môn lịch sử, em thích giáo viên sử dụng phương pháp nào sau đây.

□ Sử dụng âm nhạc.

Page 34: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

□ Làm việc nhóm.

□ Đàm thoại.

□ Sử dụng tranh ảnh...

□ Tất cả các ý trên

Theo kết quả khảo sát( phần phụ lục), thăm dò chúng ta thấy rằng đa số học sinh thích giáo viên kết hợp sử dụng tranh ảnh, xem phim và sử dụng các bài hát có giá trị trong giờ học môn lịch sử. Xuất phát từ tình hình thực tế của học sinh trường THPT Lý Tự Trọng năm học 2013- 2014 bản thân tôi thực hiện phương pháp“đưa âm nhạc vào giờ học lịch sử”. Phương pháp này đã có một số giáo viên đề cập đến nhưng điểm mới của đề tài đó là bản thân tôi kết hợp sử dụng âm nhạc với phương pháp dạy học truyền thống để thông qua tiết học lịch sử giúp học sinh sáng rõ một giai đoạn lịch sử bằng nhiều thông tin, nhiều con đường. Hy vọng rằng với phương pháp này học sinh sẽ có cách nhìn đúng đắn về vai trò của môn hoc lịch sử.

4.2. Đối tượng, địa bàn thực nghiệm:

Địa bàn : TrườngTHPT Lý Tự Trọng .

Lớp 12A10 được chọn là lớp thực nghiệm, lớp 12A9 là lớp đối chứng. Các lớp này được chọn lựa để tiến hành thực nghiệm trên nguyên tắc: chất lượng và trình độ nhận thức bộ môn tương đương với nhau biểu hiện (bảng điểm kiểm tra- phụ lục 2)

Kết quả của bài kiểm tra trước thực nghiệm

Lớp 12A10 - thực nghiệm, sỉ số 43

Kiểm tra 1 tiết

Tổng Nữ Kết quả

SL % SL %

G 17 37.8 15 33.3

K 10 22.2 2 4.4

TB 17 37.8 9 20.0

Y 1 2.2 0 0.0

KÉM 0 0.0 0 0.0

Lớp 12A9 – đối chứng, sỉ số 43

Kiểm tra 1 tiết Kết quả Tổng Nữ

Page 35: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

SL % SL %

G 18 41.9 13 30.2

K 18 41.9 10 23.3

TB 7 16.3 2 4.7

Y 0 0.0 0 0.0

KÉM 0 0.0 0 0.0

4.3. Tiến hành thực nghiệm:

- Lớp 12A10 ( Lớp thực nghiệm) Trong quả trình dạy học có kết hợp âm nhạc vào tiết dạy.

- Lớp 12A9 ( lớp đối chứng): Tiến hành dạy học bình thường.

- Ví dụ: giáo án kèm theo

Tiết 21/Tuần 11 Lớp dạy: 12 A10 ( có sử dụng âm nhạc trong dạy học )

CHƯƠNG II: VIỆT NAM TỪ 1930 ĐẾN 1945.

Bài 14: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 – 1935 ( Tiết 1)

I/ MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức: Học sinh nắm được các ý cơ bản, phong trào cách mạng 1930-1935 là phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng lãnh đạo. Thể hiện ở các mặt (lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh, mục tiêu, quy mô ...)

- Tính hình kinh tế, xã hội Việt Nam trong những năm 1929-1933

- Những cuộc đấu tranh tiêu biểu trong phong trào cách mạng 1930-1931

2/ Kĩ năng: Kĩ năng phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử

3/ Tư tưởng: Bồi dưỡng cho học sinh niềm tự hào dân tộc về sự nghiệp đấu tranh của Đảng, niềm tin về sức sống mãnh liệt, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đưa sự nghiệp cách mạng dân tộc đi lên. Từ đó học sinh có ý thức học tập, phấn đấu để giữ gìn phát huy thành quả cách mạng, tiếp tục sự nghiệp của đất nước trong thời kì đổi mới.

II/ PHƯƠNG PHÁP $ ĐỒ DÙNG GIẢNG DẠY

- Trực quan, tường thuật

- Phân tích, đánh giá

GV:Máy chiếu, Bản đồ phong trào cách mạng 1930-1931

HS: Trả lời các câu hỏi SGK, tìm hiểu thêm về LS địa phương 1930 - 1931

III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

Page 36: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng

3.Bài mới

Mở bài: Sau k/n Yên Bái thất bại, thực dân Pháp tăng cường khủng bố dã man, cùng với ảnh hưởng của k/ hoảng kinh tế 1929 – 1933, nhân dân ta càng bần cùng, điêu đứng. ĐCS VN ra đời, kịp thời lãnh đạo phong trào.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS KIẾN THỨC CƠ BẢN

Mục tiêu: Nêu những nét chính về khủng hoảng của kinh tế thế giới 1929 – 1933, ảnh hưởng đến VN.

Hoạt động 1( GV)- Giáo viên nhắc lại KHKT thế giới (lớp 11) bắt đầu từ Mỹ ->Lan sang các nước TB. Khủng hoảng ở phương châm diễn ra ở giữa năm 1930 nhưng trầm trọng - Khủng hoảng kinh tế thế giưosi 1929 – 1933 đã ảnh hưởn như thế nào đến tình hình kinh tế - xã hội VN?

-> Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề (nhất là nông – công – thương nghiệp)

Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân, Trình bày được diễn biến phong trào.

Hoạt động 2 (cá nhân): - Nguyên nhân phong trào cách mạng 1930-1931 ?

GV giải thích

+ Hậu quả của KHKT

+ Sự đàn áp đẫm máu của Pháp ở cuộc khởi nghĩa Yên Bái

+ Đảng ra đời lãnh đạo phong trào của nông dân.

I. VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI 1929 – 1933.

1) Tình hình kinh tế.

- Từ 1930: Kinh tế suy thoái:

+ Nông nghiệp: Lúa gạo, nông phẩm hạ, ruộng đất bỏ hoang.

+ Công nghiệp: Các ngành suy giảm.

+ Thương nghiệp: Xuất nhập khẩu đình đốn, hàng khan hiếm, giá cả đắt đỏ.

2/ Tình hình xã hội:

- Các tầng lớp xã hội bị đẩy vào tình trạng đói khổ.

- Công nhân bị thất nghiệp, những người có việc làm thì đồng lương ít ỏi.

- Nông dân bị bần cùng hoá: do sưu thuế cao, giá nông phẩm hạ, vay nợ ...

- Tiểu tư sản, tư sản dân tộc gặp nhiều khó khăn.

-> Làm cho mâu thuẫn xã hội càng thêm sâu sắc: DTVN>< ĐQ Pháp, nông dân >< địa chủ...

- Mặt khác, thực dân Pháp tiến hành khủng bố dã man những những

Page 37: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

Hoạt động 3 (Làm việc cá nhân): HS tự lập bảng về các mốc thời gian / sự kiện diễn biến.

- Vì sao nói phong trào đấu tranh của công nhân từ 1/5/1930 là bước ngoặt của phong trào cách mạng?

- GV củng cố thêm...:Lần đầu tiên công nhân Việt Nam kỉ niệm ngày 1/5 Đấu tranh vì quyền lợi của nhân dân trong nước và nhân dân lao động trên thế giới

+ Lúc đầu 8000, đến Vinh tăng lên 3 vạn. Pháp ném bom làm chết 217 người, bị thương 126 người

(Kỷ niêm XV NT- 12.9)

* Giáo viên sử dụng 1 đoạn bài hát TRÊN QUÊ HƯƠNG XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH Sángtác:Dân Huyền Ta đi trên đường 12-9.Bỗng nhớ những người.Bất khuất trung kiên.Dậy trời Thái Lão Chuyển rung đất Hưng Nguyên.Trong cao trào Xô viết.Ngọn cờ búa liềm gọi vùng lên Ta không thể nào quên.Không thể nào lãng quên…

? Phong trào cách mạng 1930-1931 tiêu biểu nhất ở đâu, với sự kiện nào?

- HS trả lờiGV nhận xét

người yêu nước.

Những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 cao trào cách mạng 1930-1931.

II. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930-1931 VÀ XÔ VIẾT NGHỆ - TĨNH

1) Phong trào cách mạng 1930-1931

a) Nguyên nhân:

- Thực dân Pháp đàn áp, khủng bố dã man.

- Đảng CSVN ra đời, kịp thời lãnh đạo CM.

b) Diễn biến:

- Tháng 2 đến tháng 4/ 1930: Diễn ra các cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân. Tiêu biểu là cuộc bãi công của công nhân ở Phú Riềng, Dầu Tiếng, Hà Nội ...

- Mục tiêu: đòi các quyền lợi về kinh tế, phong trào của công nhân ở nhà máy sợi Nam Định, cưa Bến Thuỷ

- 1/5/1930: Phong trào nổ ra trên phạm vi cả nước ->Bước ngoặt của phong trào cách mạng.

- Phong trào tiếp tục phát triển trong tháng 6, 7, 8. Ở hai tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh phong trào diễn ra quyết liệt (các phong trào biểu tình của nông dân có vũ trang và sự hưởng ứng của công nhân)

- Tháng 9: Đỉnh cao: Tiêu biểu là cuộc biểu tình của 8000 công nhân Hưng Nguyên ngày 12/9/1930. Pháp đàn áp dã man Quần chúng kéo đến huyện lỵ phá nhà lao, đốt huyện

Page 38: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

đường, vây đồn lính khố xanh Chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt và tan rã nhiều huyện, xã. Cấp uỷ Đảng đã lãnh đạo nhân dân thành lập chính quyền Xô Viết. Phong trào của nhân dân cả nước ủng hộ Xô Viết Nghệ – Tĩnh.

4. Củng cố:

Nguyên nhân, diễn biến cao trào cách mạng 1930-1931.

5. Hướng dẫn về nhà: Học sinh học bài cũ, chuẩn bị phần II: 2,3,4

BT: - Chứng minh XVNT là hình thái sơ khai của chính quyền công nông ở VN, là chính quyền của dân, do dân, vì dân.

- So sánh Luận cương tháng 2 và luận cương tháng 10/1930?

RRÚÚTT KKIINNHH NNGGHHIIỆỆMM::

SSửử ddụụnngg ââmm nnhhạạcc hhọọcc ssiinnhh hhứứnngg tthhúú,, llớớpp hhọọcc vvuuii vvẻẻ.. CChhúú ýý cchhỉỉ ssửử ddụụnngg mmộộtt đđooạạtt nnhhạạcc,, bbốố ttrríí tthhờờii ggiiaann hhợợpp llíí......

Tiết 21/Tuần 11 Lớp dạy: 12 A9 (Dạy bình thường)

CHƯƠNG II: VIỆT NAM TỪ 1930 ĐẾN 1945.

Bài 14: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 – 1935 ( Tiết 1)

I/ MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức: Học sinh nắm được các ý cơ bản, phong trào cách mạng 1930-1935 là phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng lãnh đạo. Thể hiện ở các mặt (lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh, mục tiêu, quy mô ...)

- Tính hình kinh tế, xã hội Việt Nam trong những năm 1929-1933

- Những cuộc đấu tranh tiêu biểu trong phong trào cách mạng 1930-1931

2/ Kĩ năng: Kĩ năng phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử

3/ Tư tưởng: Bồi dưỡng cho học sinh niềm tự hào dân tộc về sự nghiệp đấu tranh của Đảng, niềm tin về sức sống mãnh liệt, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đưa sự nghiệp cách mạng dân tộc đi lên. Từ đó học sinh có ý thức học tập, phấn

Page 39: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

đấu để giữ gìn phát huy thành quả cách mạng, tiếp tục sự nghiệp của đất nước trong thời kì đổi mới.

II/ PHƯƠNG PHÁP $ ĐỒ DÙNG GIẢNG DẠY

- Trực quan, tường thuật

- Phân tích, đánh giá

GV:Máy chiếu, Bản đồ phong trào cách mạng 1930-1931

HS: Trả lời các câu hỏi SGK, tìm hiểu thêm về LS địa phương 1930 - 1931

III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng

3.Bài mới

Mở bài: Sau k/n Yên Bái thất bại, thực dân Pháp tăng cường khủng bố dã man, cùng với ảnh hưởng của k/ hoảng kinh tế 1929 – 1933, nhân dân ta càng bần

cùng, điêu đứng. ĐCS VN ra đời, kịp thời lãnh đạo phong trào.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS KIẾN THỨC CƠ BẢN

Mục tiêu: Nêu những nét chính về khủng hoảng của kinh tế thế giới 1929 – 1933, ảnh hưởng đến VN.

Hoạt động 1( GV)- Giáo viên nhắc lại KHKT thế giới (lớp 11) bắt đầu từ Mỹ ->Lan sang các nước TB. Khủng hoảng ở phương châm diễn ra ở giữa năm 1930 nhưng trầm trọng - Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã ảnh hưởng như thế nào đến tình hình kinh tế - xã hội VN?

-> Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề (nhất là nông – công – thương nghiệp)

Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân, Trình bày được diễn biến phong trào.

Hoạt động 2 (cá nhân): - Nguyên nhân phong trào cách mạng 1930-1931 ?

GV giải thích

I. VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI 1929 – 1933.

1) Tình hình kinh tế.

- Từ 1930: Kinh tế suy thoái:

+ Nông nghiệp: Lúa gạo, nông phẩm hạ, ruộng đất bỏ hoang.

+ Công nghiệp: Các ngành suy giảm.

+ Thương nghiệp: Xuất nhập khẩu đình đốn, hàng khan hiếm, giá cả đắt đỏ.

2/ Tình hình xã hội:

- Các tầng lớp xã hội bị đẩy vào tình trạng đói khổ.

- Công nhân bị thất nghiệp, những người có việc làm thì đồng lương ít ỏi.

- Nông dân bị bần cùng hoá: do sưu

Page 40: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

+ Hậu quả của KHKT

+ Sự đàn áp đẫm máu của Pháp ở cuộc khởi nghĩa Yên Bái

+ Đảng ra đời lãnh đạo phong trào của nông dân.

Hoạt động 3 (Làm việc cá nhân): HS tự lập bảng về các mốc thời gian / sự kiện diễn biến.

- Vì sao nói phong trào đấu tranh của công nhân từ 1/5/1930 là bước ngoặt của phong trào cách mạng?

- GV củng cố thêm...:Lần đầu tiên công nhân Việt Nam kỉ niệm ngày 1/5 Đấu tranh vì quyền lợi của nhân dân trong nước và nhân dân lao động trên thế giới

+ Lúc đầu 8000, đến Vinh tăng lên 3 vạn. Pháp ném bom làm chết 217 người, bị thương 126 người

(Kỷ niêm XV NT- 12.9)

thuế cao, giá nông phẩm hạ, vay nợ ...

- Tiểu tư sản, tư sản dân tộc gặp nhiều khó khăn.

-> Làm cho mâu thuẫn xã hội càng thêm sâu sắc: DTVN>< ĐQ Pháp, nông dân >< địa chủ...

- Mặt khác, thực dân Pháp tiến hành khủng bố dã man những những người yêu nước.

Những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 cao trào cách mạng 1930-1931.

II. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930-1931 VÀ XÔ VIẾT NGHỆ - TĨNH

1) Phong trào cách mạng 1930-1931

a) Nguyên nhân:

- Thực dân Pháp đàn áp, khủng bố dã man.

- Đảng CSVN ra đời, kịp thời lãnh đạo CM.

b) Diễn biến:

- Tháng 2 đến tháng 4/ 1930: Diễn ra các cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân. Tiêu biểu là cuộc bãi công của công nhân ở Phú Riềng, Dầu Tiếng, Hà Nội ...

- Mục tiêu: đòi các quyền lợi về kinh tế, phong trào của công nhân ở nhà máy sợi Nam Định, cưa Bến Thuỷ

- 1/5/1930: Phong trào nổ ra trên phạm vi cả nước ->Bước ngoặt của phong trào cách mạng.

- Phong trào tiếp tục phát triển trong tháng 6, 7, 8. Ở hai tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh phong trào diễn ra quyết liệt

Page 41: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

(các phong trào biểu tình của nông dân có vũ trang và sự hưởng ứng của công nhân)

- Tháng 9: Đỉnh cao: Tiêu biểu là cuộc biểu tình của 8000 công nhân Hưng Nguyên ngày 12/9/1930. Pháp đàn áp dã man Quần chúng kéo đến huyện lỵ phá nhà lao, đốt huyện đường, vây đồn lính khố xanh Chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt và tan rã nhiều huyện, xã. Cấp uỷ Đảng đã lãnh đạo nhân dân thành lập chính quyền Xô Viết. Phong trào của nhân dân cả nước ủng hộ Xô Viết Nghệ – Tĩnh.

4. Củng cố:

- Nguyên nhân, diễn biến cao trào cách mạng 1930-1931.

5. Hướng dẫn về nhà: Học sinh học bài cũ, chuẩn bị phần II: 2,3,4

BT: - Chứng minh XVNT là hình thái sơ khai của chính quyền công nông ở VN, là chính quyền của dân, do dân, vì dân.

- So sánh Luận cương tháng 2 và luận cương tháng 10/1930?

RRÚÚTT KKIINNHH NNGGHHIIỆỆMM::

Nên sử dụng âm nhạc có liên quan đến bài học làm cho tiết học hấp dẫn hơn…

* Tác dụng:

Trong quá trình tiến hành giảng dạy thực nghiệm có sử dụng âm nhạc ( 12A10) tôi nhận thấy lớp có không khí học tập sôi nổi hơn. Học sinh tham gia phát biểu sôi nổi, hoạt động tích cực và điều quan trọng nhất là không có học sinh làm việc riêng trong giờ học. Như vậy, ít nhất tiết học lịch sử cũng đã lôi cuốn được sự chú ý của học sinh. Lớp học đối chứng( dạy hoc bình thường) không khí trầm, học sinh ít phát biểu xây dựng bài, một số học sinh còn lén làm việc riêng. Để nắm chắc tình hình và kiểm nghiệm xem hiệu quả của sự tác động sau tiết học tôi tiếp tục tiến hành khảo sát học sinh 2 lớp 12 A10( lớp thực nghiệm) và 12A9( lớp đối chứng) sau tiết học với thời gian 03 phút với những câu hỏi trắc nghiệm.

PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH ( Lần 2)

Page 42: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

Em hãy vui lòng trả lời các câu hỏi sau bằng cách đánh dấu( X) vào đáp án mà em lựa chọn.

1. Trong giờ học lịch sử vừa rồi em thấy khác các tiết học trước ở những chi tiết nào sau đây:

□ Giáo viên trình bày bảng ngắn gọn.

□ Giáo viên sử dụng âm nhạc ...

□ Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm.

□ Giáo viên dùng một số hình ảnh minh họa.

□ Giáo viên kết hợp nhiều phương pháp mới trong giờ học.

2. Trong tiết học môn lịch sử hôm nay ,theo em, giáo viên sử dụng âm nhạc có tác dụng nào sau đây.

□ Thu hút sự chú ý của học sinh.

□ Không khí lớp học sôi nổi.

□ Học sinh hiểu và nhớ kiến thức hơn.

□ Tất cả các tác dụng trên.

3. Để học tốt bộ môn lịch sử ở trường phổ thông, theo em việc kết hợp kiến thức nhiều bộ trong giờ học có tầm quan trọng như thế nào?

□ Rất quan trọng. □ Quan trọng.

□ Không quan trọng. □ Không quan tâm

4. Theo em sử dụng âm nhạc vào bài học môn lịch sử có tác dụng gì không?

□ Tạo hứng thú.

□ Bình thường

□ Không có tác dụng.

□ Nghe cho vui

□ Dễ nhớ bài học

Số lượng học sinh tham gia khảo sát là 43(phần phụ lục- lớp 12A10). Kết quả là trên 80% học sinh nhận thức được việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên trong tiết học là kết hợp kiến thức các môn học khác trong giờ học lịch sử. 100% học sinh đều nhận thấy tiết học có sử dụng âm nhạc mang lại hiệu quả cao đó là học sinh hiểu bài, không khí lớp học sôi nổi và thu hút sự chú ý của học sinh. Vì vậy trên 80% học sinh khẳng định việc kết hợp âm nhạc vào giờ học lịch sử rất có giá trị.

Page 43: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

Tiết học tiếp theo, tôi kiểm tra bài cũ của học sinh 2 lớp với câu hỏi: Tóm tắt diễn biến, kết quả phong trào cách mạng 1930-1931?Tại sao ở Nghệ An- Hà Tĩnh phong trào cách mạng dâng cao?

Kết quả như sau:

- Lớp thực nghiệm: 12A10 kiểm tra 2 học sinh, cả 2 em đều đạt điểm khá trở lên.

- Lớp đối chứng: 12A9 kiểm tra 2 học sinh thì có 1 học sinh dưới điểm trung bình.

Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm ở lớp 12A10, bản thân tôi nhận thấy phương pháp này bước đầu đã cải thiện được phần nào tinh thần, thái độ học tập bộ môn lịch sử của học sinh ở trường THPT Lý Tự Trọng. Kết quả kiểm tra học sinh không chỉ trả lời phần nhận biết và thông hiểu mà đã trả lời được một số câu hỏi vận dụng. Từ kết quả trên tôi quyết định thực hiện phương pháp này ở những bài còn lại ở một số lớp tôi dạy như 12A5,6,7,8,12 của học kỳ I theo kế hoạch đã đề ra, cụ thể ở một số bài như sau:

- Mở đoạn nhạc bài hát “Nhớ về Pác Bó” của Phan Nhân

…Về Pác Bó nghe Khuổi Nậm hát ca (á a).Ôi mênh mông trời Cao Bằng Rừng sâu non cao in hình bóng Người.

Lời thơ bên suối vẫn vang vọng bốn phương..Non xa xa, nước xa xa. Nào phải thênh thang mới gọi là

Đây suối Lê-nin, kia núi Mác. Hay tay gây dựng một sơn hà.

Bài16: Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám(1939-1945),SGK trang 108 tiết1, mục 3.II/Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng.Hội nghị lần 8BCH Đảng CS Đông Dương(5/1941). Mở đoạn nhạc kết hợp xem ảnh lán Khuổi Nậm. Nhằm giúp HS dễ nhớ về mốc thời gian và địa điểm quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc

- Mở đoạn nhạc bài hát “Diệt phá xít” của Nguyễn Đình Thi

…Việt Nam bao năm ròng rên xiết lầm than Dưới ách quân tham tàn đế quốc sài lang Loài phát-xít cướp thóc lúa cướp đời sống dân mình Nào nhà tù, nào trại giam biết bao nhiêu nhục hình. Đồng bào tuốt gươm vùng lên Đã đến ngày trả mối thù chung…

Bài16: Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám(1939-1945), SGK, trang 112-113, tiết 2, 1.III. Lệnh Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta 12/3/1945, mở đoạn bài hát “Diệt phát xít” thể hiện không khí Tổng khởi nghĩa.

Page 44: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

- Mở đoạn bài hát “19 tháng 8” của Xuân Oanh

…Toàn dân Việt Nam đứng đều lên góp sức một ngày.Thề đem xương máu quyết lòng chiến đấu cho tương lai. Mười chín tháng Tám, khi quốc dân căm hờn kêu thét.Tiến lên cùng hô: "\Mau diệt tan hết quân thù chung!\". Mười chín tháng Tám.Ánh sao tự do đưa tới. Cờ bay nơi nơi, muôn ánh sao vàng.Máu tươi pha tươi hồng trên lá cờ bay khắp chốn giang sơn. Người Việt Nam đều thống nhất reo vang lời thề,Mười chín tháng Tám.Chớ quên là ngày khởi nghĩa. Bài16: Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám(1939-1945),SGK trang 149,mục 2.V. Ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám, tôi sử dụng một đoạn trong bài hát này để HS ghi nhớ sự kiện 19/8 dễ nhất…

- Mở đoạn bài hát “Vệ quốc quân” của Phan huỳnh Điểu

…Ðoàn Vệ quốc quân một lần ra đi .Toàn thắng vinh quang ghi ngày trở về Ra đi ra đi bảo tồn sông núi .Ra đi ra đi thà chết chớ lui .Cờ bay phất phới ngời màu Lạc Hồng .Kèn reo vang tiếng gọi dòng Lạc Hồng Cùng ... Ra đi ra đi theo hồn sông núi .Thù bao năm xưa có bao giờ nguôi…

Bài17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946 ,SGK trang 125tiết 2,1.III.Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược ở Nam Bộ. Khi giảng phần này tôi thường lồng sự kiện 23/10/1945 Nha Trang kháng chiến, đoàn quân “Nam tiến” vào Nam chiến đấu,kết hợp hình ảnh tôi mở đoạn nhạc này

- Mở đoạn bài hát “Lá xanh” của Hoàng Việt

…Đi đầu quân ! Đi trong mùa xuân mới gió lá reo gió lá reo.Kìa bảng treo cùng trong làng.Đi đầu quân . Đi đầu quân.Tất cả cho tiền tuyến mau lên đi.Hỡi các anh .Lá còn xanh như bao anh còn trẻ.Sức oai hùng đang căng trong toàn thân.Ngó lên cây màu lá tươi đầy trời xanh.Anh trai làng vấn vương gia đình làm chi.Ra tuyền tuyến thi tài cùng nhau giết Tây.Em chờ anh với bao chiến công lẫy lừng…

Bài 18: Những năm đầu toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950,SGK trang 133,mục 2.IV Chiến dịch Biên giới thu –đông 1950, khi giảng phần này, với hoàn cảnh mới những khó khăn, Đảng và Chính phủ chủ trương mở chiến dịch Biên giới. Cuộc kháng chiến toàn dân, thanh niên trai làng ra chiến trận…

- Mở đoạn bài hát “Giải phóng Điện Biên” của Đỗ Nhuận

…Giải phóng Điện Biên bộ đội ta tiến quân trở về giữa mùa này hoa nở miền Tây Bắc tưng bừng vui

Page 45: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

Bản mường xưa nương lúa mới trồng kìa đàn em bé giữa đồng nắm tay xòe hoa Dọc đường chiến thắng ta tiến về đoàn dân công tiền tuyến vẫy chào pháo binh vượt qua Súng đại bác quấn lá ngụy trang từng đàn bươm bướm trắng rỡn lá ngụy trang Xiết bao sướng vui từ ngày lên Tây Bắc đồng bào nao nức mong đón ta trở về Giờ chiến thắng ta đã về vui mừng đón chúng ta tiến về Núi sông bừng lên Đất nước ta sáng ngời cánh đồng Điện Biên cờ chiến thắng tưng bừng trên…

Bài 20: Cuộc kháng chiếntoàn quốc chống Pháp kết thúc(1953-1954) tiết ,SGK trang 149-150 ,mục 2.II. Chiến dịch Điện Biên Phủ. Tôi sử dụng đoạn nhạc này để HS hứng khởi tìm hiểu diễn biến chiến dịch....

Những tiết học có kết hợp âm nhạc thật sự có sức lôi cuốn, thu hút học sinh. Qua tiết học, học sinh có cơ hội hiểu rõ hơn giá trị âm nhạc đối với lịch sử dân tộc, học sinh được hát hoặc nghe hát về những bài hát cách mạng làm cho không khí lớp học sôi động, giúp học sinh hiểu lịch sử qua âm nhạc một cách nhẹ nhàng và sảng khoái tinh thần. Tử đó góp phần cải thiện được thái độ học tập môn lịch sử của học sinh và có hiệu quả ngoài mong muốn, định hướng sở trường thưởng thức âm nhạc truyền thống...

4.4. Hiệu quả thực nghiệm:

“Sử dụng âm nhạc trong giờ học lịch sử” đã được thực hiện ở lớp 12A5 trường THPT Lý Tự Trọng ở nội dung một số bài trong chương I, II, III của lịch sử Việt Nam(1919- 1954). Kết quả ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm được thể hiện như sau:

Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra 1 tiết môn lịch sử của học kỳ I năm học 2013- 2014 do giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử của hai lớp 12A5 và 12A6 ra đề và trực tiếp chấm với kết quả( phụ lục).

Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra học kỳ I môn lịch sử năm học 2013- 2014 đề chung cho toàn khối 12 do trường THPT Lý Tự Trọng chọn từ nhiều đề của giáo viên dạy khối 12 gửi lên. Nội dung đề kiểm tra theo thiết kế ma trận: Nhận biết 5 điểm; thông hiểu 3 điểm; vận dụng 2 điểm( thống nhất của tổ chuyên môn ở phần phụ lục).

Sau khi tổ kiểm tra học kỳ I theo đề chung nhóm giáo viên lịch sử bắt đầu chấm bài,. Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của 2 lớp( phụ lục).

Kết quả của bài kiểm tra sau thực nghiệm

Lớp 12A10 - thực nghiệm, sỉ số 43

THỐNG KÊ

Thi HK Điểm TB Xếp loại Tổng Nữ Tổng Nữ

Page 46: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

SL % SL % SL % SL %

G 22 48.9 16 35.6 7 15.6 6 13.3

K 15 33.3 6 13.3 28 62.2 13 28.9

TB 6 13.3 2 4.4 10 22.2 7 15.6

Y 2 4.4 2 4.4 0 0.0 0 0.0

Page 47: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

Lớp 12A9 – đối chứng, sỉ số 43

THỐNG KÊ

Thi HK Điểm TB

Tổng Nữ Tổng Nữ Xếp loại

SL % SL % SL % SL %

G 15 34.9 11 25.6 4 9.3 4 9.3

K 19 44.2 10 23.3 30 69.8 16 37.2

TB 6 14.0 3 7.0 9 20.9 5 11.6

Y 2 4.7 1 2.3 0 0.0 0 0.0

Từ thực tế giảng dạy ở trường THPT ngoài việc sử dụng các phương pháp đặc trưng của bộ môn lịch sử như mô tả, tường thuật,xem phim, thảo luận nhóm, xem tranh ảnh, bản đồ… . Chúng ta có thể sử dụng âm nhạc hỗ trợ trong tiết dạy để học sinh cảm thấy thích học hơn bộ mộn lịch sử, giảm tải việc nhồi nhét ghi nhớ sự kiện, địa danh một cách khô cứng... Gây hứng thú học tập, góp phần phát triển tư duy cho học sinh.

* Sử dụng âm nhạc trong ngoại khóa theo chủ đề lịch sử tại trường Lý Tự Trọng:

Cụ thể nhóm Lịch sử trường chúng tôi tổ chức ngoại khóa kỉ niệm ngày “NhaTrang kháng chiến 23/10/194523/10/2013“, tôi sử dụng các bài hát trong chương trình ngoại khóa, như bài Mười chín tháng Tám, Vệ quốc quân, tướng quân Võ Nguyên Giáp (bài hát kèm ở đĩa). Nhằm giúp học sinh hiểu rõ ý nghĩa và tạo không khí của buổi ngoại khóa.

KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KHÓA KỈ NIỆM NGÀY KHÁNH HÒA KHÁNG CHIẾN 23/10/1945- 23/10/2013

TT TG NỘI DUNG GHI CHÚ

1 5’ Chào cờ

Kính thưa quí thầy cô cùng toàn thể các em học sinh. Chương trình ngoại khóa kỷ niệm ngày KHÁNH HÒA KHÁNG CHIẾN 23/10 bắt đầu

2 5’ Múa hát bài 19/8 nhạc sỹ Xuân Oanh

Múa do

Mở đĩa hát, múa phụ họa

Page 48: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

12A9

3 10’ Đọc bài truyền thống Nha Trang – Khánh Hòa kháng chiến(23/10/1945- 23/10/2013)

Kính thưa quí thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh. ..

Trân 12A7

Linh 12 A11

MC nhắc các bạn chú ý lắng nghe để trả lời câu hỏi

4 Sau khi các bạn lắng nghe bài đọc truyền thống 23/10. Chúng ta tham gia trả lời các câu hỏi tìm hiểu về ngày truyền thống Khánh hòa 23/10

MC Trân

Câu 1: Từ 6->12/10/45, quân Pháp đổ bộ lên bãi biển Nha Trang trước vị trái nào ngày nay?

a/ Lầu Ông Tư

b/ Cầu Đá

c/ Khách sạn Hải Yến

C/Khách sạn Hải Yến

Câu 2: Chính quyền Cách mạng dời về đâu khi quân Pháp trở lại xâm lược Nha Trang – Khánh Hòa

a/ Khánh Vĩnh

b/ Diên Khánh

c/ Ninh Hòa

B/Diên Khánh

Câu 3: Xưởng sản xuất vũ khí của quân dân Khánh Hòa được thành lập ở

a/ Đồng Bò

b/ Đồng Muối

c/ Đồng Trăn

C/Đồng Trăn – Diên Khánh bây giờ gọi là Đồng Trăng

Câu 4: Đội cứu thương phục vụ trong các phòng tuyến Chợ Mới-Ngọc Hội, Cây Da-Quán- Giếng mang tên

a/ Trưng Trắc

b/ Trưng Nhị

c/ Triệu Thị Trinh

A/Đội cứu thương Trưng Trắc

có khoảng 30 nữ thanh niên

Câu 5: Cùng tham gia kháng chiến chống Pháp với C/ Nam tiến

Page 49: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

quân dân Khánh Hòa có đoàn quân

a/ Tây tiến

b/ Nam tiến

c/ Bắc tiến

Khi quân Pháp xâm lược Nam bộ 9/45

Câu 6: Mở màn tấn công Pháp sau CM 8/45 ở Nha Trang Khánh Hòa vào thời gian nào

a/ 23/9/1945

b/ 23/10/1945

c/ 23/10/1946

B/23/10/1945

Câu 7: Người chiến sỹ hy sinh đầu tiên trên mặt trận NT-KH

a/ Trần Chí Hiền

b/ Nguyễn Xuân Thắng

c/ Võ Văn Ký

C/Võ Văn Ký sinh năm 1920 ở Ninh Hòa

Câu 8: Khánh Hòa giam chân Pháp tại mặt trận NT-KH diễn ra trong thời gian bao lâu:

a/ 100 ngày đêm

b/ 101 ngày đêm

c/ 110 ngày đêm

B/101 ngày đêm

Câu 9: Cuộc chiến đấu trong 101 ngày đêm giam chân địch trong thị xã Nha trang đã lập được phòng tuyến nào

a/ Xóm Mới – Ngọc Hội – Cây Da – Quán – Giếng

b/ Bình Tân – Cầu Đá, Thành Diên Khánh

A/Xóm Mới – Ngọc Hội – Cây Da – Quán – Giếng

Câu 10: Ngày 23/10 được lấy làm ngày truyền thống Khánh Hòa kháng chiến, đó là năm nào?

a/ 1946

b/ 1975

c/ 1993

C/1993

Năm 1993 Hội đồngUBND Tỉnh chọn ngày 23/10 là ngày Truyền thống NTrang-

Page 50: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

KHòa

Câu 11: Đồng chí nào vào kiểm tra mặt trận NT-KH vào đầu năm 1946

a/ Võ Văn Kiệt

b/ Võ Nguyên Giáp

c/ Trường Chinh

B/Võ Nguyên Giáp(1911- 2013) Bác trút hơi thở cuối cùng lúc 18h9ph

Ngày 4/10. Chúng ta vĩnh biệt đại tướng huyền thoại của thế kỉ XX

Câu 12: Em hãy điền vào chổ trống trong thư Bác Hồ gửi các chiến sỹ Miền Nam “Chính phủ dân chủ công hòa Việt Nam rất khen ngợi chiến sỹ ở các mặt trận Miền Nam, đặc biệt là các sỹ….

a/ Khánh Hòa và Phú Yên

b/ Nha Trang và Phan Thiết

c/ Nha Trang và Trà Vinh

C/Nha Trang và Trà Vinh

5 5’ Văn nghệ

MC: đoàn vệ quốc quân 1 lần ra đi,là có sá chi đâu ngày trở về, ra đi,ra đi bảo toàn sông núi, ra đi ra đi thà chết chớ lui…đây là những ca từ trong bài Vê Quốc Quân của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu sáng tác năm1945

do tốp nam lớp 12A7 trình bày

Chuẩn bị trang phục+nhạc

6 5’ MC: Tập thể nam 12A7 vừa gửi đến quí thầy cô và các bạn bài hát Vệ Quốc Quân.

Sau đây chúng ta đến với Trò chơi “ Đoán ý đồng đội”

Tôi xin giới thiệu thể lệ trò chơi, nói thêm trò chơi này là bản sao của “ Hành trình văn hóa”.Gợi ý: Tìm

MC: gợi ý đội thắng trả lời những nhân vật đó có vai trò trong giai ðoạn nào của

Page 51: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

hiểu các nhân vật lịch sử có công đối với vùng đất Nha Trang-Khánh Hòa trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

Hình thức:

Chọn 4 học sinh bất kỳ chia làm hai đội

Cho đáp án sẵn

2 người đấu lưng vào nhau

1 người chơi nhìn vào bản có sẵn cụm từ, diễn giải để bạn trả lới đúng cụm từ

1 người nhìn xuống khán giả trả lời

Mỗi cặp có đáp án sẵn

A B

1. Trịnh Phong 1. Trần Quí Cáp

2. Trần Đường 2. Bửu Đóa

3. Võ Văn Ký 3. Trần Thị Tính

lịch sử KHòa

(Trịnh Phong

Trần Đường trong PTrao Cần Vương.

Trần Quí Cáp lãnh đạo ND KHòa trong phong trào chống sưu thuế đầu tk XX.

7 5’ MC:Hát múa bài “tướng quân Võ Nguyên Giáp ” nhạc sĩ Bùi Hoàng Yến

12A3 + A7

Đề tài “Sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử Việt Nam (1919 - 1954) tại trường THPH Lý Tự Trọng” đã được kiểm chứng.

C. KẾT LUẬN:

I. Ý nghĩa của đề tài

Đề tài này có ý nghĩa góp phần tìm cách đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Để phát triển tư duy độc lập sáng tạo cho học sinh, gợi mở cho học sinh trí tò mò và ý thức tự chủ khám phá kiến thức.Hiểu lịch sử khi nghe các ca khúc cách mạng.. . Trong quá trình vận dụng đề tài vào giảng dạy, bản thân đã thu được những kết quả khả quan và được đông đảo học sinh hưởng ứng.

II. Khả năng ứng dụng của đề tài :

Sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử Việt Nam (1919 - 1954) tại trường THPH Lý Tự Trọng”đã

Page 52: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

được thực hiện trong giờ học môn lịch sử ở lớp 12A5 trong phần lịch sử Việt Nam từ tuần 9 đến tuần 16, bước đầu mang lại hiệu quả rất khả quan. Phương pháp này sẽ được thực hiện ở một số bài lớp 12 học kì II trong năm học 2013- 2014 tại trường THPT Lý Tự để tạo nguồn cảm hứng ,hấp dẫn, lôi cuốn sự chú ý của học sinh trong giờ học lịch sử.

Đề tài SKKN có tính khả thi không chỉ đối với bản thân tôi, nhóm giáo viên giảng dạy lịch sử trường THPT Lý Tự Trọng mà còn có thể phổ biến rộng rãi cho giáo viên dạy bộ môn lịch sử ở nhiều trường THPT khác. Vấn đề này sẽ được triển khai ở tổ chuyên môn và áp dụng đồng bộ ở trường tôi trong quá trình dạy và học môn lịch sử cả 3 khối 10; 11; 12 từ năm học 2014- 2015 trở đi để từng bước cải thiện kết quả cũng như nâng cao ý thức học tập bộ môn lịch sử của học sinh. Làm được điều đó tôi hy vọng rằng những năm học sau số học sinh yêu thích bộ môn lịch sử sẽ tăng lên.

III. Bài học kinh nghiệm

Việc sử dụng âm nhạc trong một số giờ học môn lịch sử ở trường THPT Lý Tự Trọng đã thực sự góp phần nâng cao hiệu quả học tập bộ môn lịch sử của học sinh vì qua những kiến thức của các môn học khác được giáo viên hướng dẫn cho học sinh ôn lại sẽ làm sáng rõ những tri thức lịch sử. Việc kết hợp đó sẽ làm cho bài học hấp dẫn hơn, học sinh sẽ tập trung chú ý trong giờ học, thích học bộ môn hơn và dành thời gian sưu tầm, học bài môn lịch sử nhiều hơn. Điều quan trọng là thông qua những ca khúc cách mạng có giá trị lịch sử có tác dụng bồi dưỡng tinh thần cách mạng, tình yêu quê hương, đất nước và lòng tự hào dân tộc. Cho nên đây là việc làm cần thiết của mổi một giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử.

Sử dụng âm nhạc đòi hỏi ở học sinh thái độ tự giác cao, góp phần định hướng cho học sinh cách thưởng thức âm nhạc trong thời kì toàn cầu hóa.

Muốn sử dụng âm nhạc hỗ trợ giảng dạy trước hết giáo viên phải có kế hoạch sử dụng cụ thể theo bài theo chương. Khi lập kế hoạch cần bám sát mục tiêu của bài học, mục tiêu cụ thể của các đề mục có liên quan.

Quá trình tiến hành sử dụng âm nhạc vào bài giảng nội dung bài hát phải phù hợp, đảm bảo thời gian, nếu lạm dụng âm nhạc sẽ biến giờ học lịch sử thành giờ thưởng thức âm nhạc, như vậy sẽ phản tác dụng.

IV. Kiến nghị, đề xuất

4.1. Đối với giáo viên:

Nâng cao trình độ chuyên môn, nỗ lực tự học, sử dụng triệt để đồ dùng dạy học trong mỗi tiết dạy. Tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy tùy thuộc vào tình hình địa phương, trình độ của học sinh

Page 53: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

Trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp, trao đổi kiến thức liên quan bộ môn với các giáo viên giảng dạy các bộ môn khác .

Giáo viên cần nắm bắt đươc nhu cầu, tâm lí của học sinh trong bối cảnh thời đại mới, việc học không phải là nhồi nhét kiến thức bởi vì muốn tìm kiếm các thông tin lịch sử học sinh vào Intenet tra từ khóa về cơ bản có đầy đủ.

4.2. Đối với nhà trường:

Nhà trường cần tạo điều kiện cho sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử Việt Nam (1919 - 1954) tại trường THPH Lý Tự Trọng” được ứng dụng rộng rãi không những đối với bộ môn lịch sử mà còn cho giáo viên dạy các bộ môn khác như môn văn hay môn công dân.

Nhà trường cần có thêm phòng máy chiếu, máy catsec để phục vụ tốt cho công việc giảng dạy.

4.3. Đối với Sở, Bộ giáo dục& Đào tạo:

Cần tăng cường công tác bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho giáo viên. Việc này cần phải làm thường xuyên.

Sách giáo khoa không nên biên soạn theo kiểu là nguồn thông báo kiến thức. Cần phải có sự đồng thuận bộ giữa các bộ môn đặc biệt là các bộ môn xã hội và phải thể hiện một cách toàn diện về cả lịch sử phát triển kinh tế, văn hóa và lịch sử chống ngoại xâm.

Thay đổi hình thức trình bày, nên đưa kênh hình vào sách giáo khoa nhiều hơn.

Về khung chương trình cần thay đổi, tăng giảm thời lượng cho bộ môn lịch sử, cụ thể lớp 10: 2 tiết/tuần; lớp 11: 1,5 tiết/tuần; lớp 12:1 tiết/tuần (riêng lớp12 khối C: 3 tiết/1 tuần). Như vậy mới giảm được áp lực đối với giáo viên và học sinh trong tiết học lịch sử.

Đầu tư cơ sở vật chất để tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh được dạy và học trong ngôi trường tốt hơn đáp ứng với sự phát triển của xã hội.

Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân sau nhiều năm dạy học lịch sử tại trường THP LýTự Trọng. Đề tài chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót, tôi mong đợi được Hội đồng khoa học, các đồng nghiệp đánh giá và góp ý để đề tài này có tác dụng thiết thực, góp phần lấy lại vị thế của môn Lịch sử trong bối cảnh hiện nay.

Page 54: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Xếp loại (A, B, C)…………………………...

ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CỦA BAN CHUYÊN MÔN TRƯỜNG

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Xếp loại (A, B, C)………………………….......................................................

Page 55: sử dụng âm nhạc trong dạy học môn lịch sử lớp 12, phần lịch sử việt ...

Phụ lục

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Ngọc Liên - Hướng dẫn giảng dạy lịch sử cấp III phổ thông (phần lịch sử Việt Nam) nhà xuất bản giáo dục 1981

2. Phan Ngọc Liên – Phương pháp dạy học lịch sử, nhà xuất bản giáo dục 1999

3. Phan Ngọc Liên – Nguyễn thị Côi – Những vấn đề trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông hiện nay.nghiên cứu lịch sử - 1994

4. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông

5. Sách giáo khoa lịch sử lớp 12 – chương trình chuẩn

6. Sách giáo viên lịch sử lớp 12 – chương trình chuẩn

7. Những mẫn chuyện lịch sử Việt nam

8.Tuyển tập các ca khúc Cách mạng