SO SÁNH CAN THIỆP NỘI MẠCH ĐỘNG MẠCH CHỦ VÀ ĐIỀU TRỊ...

2
SO SÁNH CAN THIP NI MẠCH ĐỘNG MCH CHĐIỀU TRNI KHOA CÁC BNH NHÂN LÓC TÁCH ĐỘNG MCH CHTYPE B KHÔNG BIN CHNG Ngun: ACC Khoa HSTC biên dch Gii thiu: Can thip sa cha ni mch động mch ch(TEVAR) đã được áp dng cho các bnh nhân lóc tách động mch chcấp type B (LTĐMC type B) để gim tltàn phế và tvong sau đó. Kết quso sánh can thip sa chữa động mch chqua da và điều trni khoa tối ưu (ĐTNKTƯ) trên các bnh nhân LTĐMC type B không biến chứng đã được báo cáo. Mc tiêu: nghiên cu này tìm cách làm sáng thơn nữa các kêt cc sm và dài hn (11 năm) ca TEVAR trên các bnh nhân LTĐMC type B không triu chng so sánh với điều trni khoa tối ưu. Phương pháp: ttháng 2 năm 2003 đến tháng 8 năm 2014, 388 bệnh nhân có LTĐMC type B được hi cu t3 trung tâm viện trường. Các thông tin vđặc điể m chính của đối tượng nghiên cứu được thu thp tbnh án. Thông tin chn đoán hình nh được thu thp ththống lưu trữ. Tình trng huyết khi trong lòng givà mức độ lóc tách được đánh giá bằng chp mch ct lp vi tính. Các kết cc sm và dài hn ca bệnh nhân được ghi li và phân tích. Kết qu: TEVAR được thc hin 184 bệnh nhân (nhóm TEVAR) và điều tr ni khoa tối ưu được thc hin trên 154 bnh nhân (ĐTNKTƯ). Không có skhác bit có ý nghĩa về các biến csm và tltvong trong 30 ngày gia các nhóm bnh nhân. Bệnh nhân được ĐTNKTƯ có các biến cbt li liên quan đến động mch chcao hơn có ý nghĩa thống kê so vi nhóm TEVAR (p=0.025). Tvong

Transcript of SO SÁNH CAN THIỆP NỘI MẠCH ĐỘNG MẠCH CHỦ VÀ ĐIỀU TRỊ...

SO SÁNH CAN THIỆP NỘI MẠCH ĐỘNG MẠCH CHỦ VÀ ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA Ở CÁC BỆNH NHÂN LÓC TÁCH

ĐỘNG MẠCH CHỦ TYPE B KHÔNG BIẾN CHỨNG

Nguồn: ACC

Khoa HSTC biên dịch

Giới thiệu: Can thiệp sửa chữa nội mạch động mạch chủ (TEVAR) đã được áp

dụng cho các bệnh nhân lóc tách động mạch chủ cấp type B (LTĐMC type B) để

giảm tỷ lệ tàn phế và tử vong sau đó. Kết quả so sánh can thiệp sửa chữa động

mạch chủ qua da và điều trị nội khoa tối ưu (ĐTNKTƯ) trên các bệnh nhân

LTĐMC type B không biến chứng đã được báo cáo.

Mục tiêu: nghiên cứu này tìm cách làm sáng tỏ hơn nữa các kêt cục sớm và

dài hạn (11 năm) của TEVAR trên các bệnh nhân LTĐMC type B không triệu

chứng so sánh với điều trị nội khoa tối ưu.

Phương pháp: từ tháng 2 năm 2003 đến tháng 8 năm 2014, 388 bệnh nhân có

LTĐMC type B được hồi cứu từ 3 trung tâm viện trường. Các thông tin về đặc

điểm chính của đối tượng nghiên cứu được thu thập từ bệnh án. Thông tin chẩn

đoán hình ảnh được thu thập từ hệ thống lưu trữ. Tình trạng huyết khối trong lòng

giả và mức độ lóc tách được đánh giá bằng chụp mạch cắt lớp vi tính. Các kết cục

sớm và dài hạn của bệnh nhân được ghi lại và phân tích.

Kết quả: TEVAR được thực hiện ở 184 bệnh nhân (nhóm TEVAR) và điều trị

nội khoa tối ưu được thực hiện trên 154 bệnh nhân (ĐTNKTƯ). Không có sự khác

biệt có ý nghĩa về các biến cố sớm và tỷ lệ tử vong trong 30 ngày giữa các nhóm

bệnh nhân. Bệnh nhân được ĐTNKTƯ có các biến cố bất lợi liên quan đến động

mạch chủ cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm TEVAR (p=0.025). Tử vong

do mọi nguyên nhân ở nhóm TEVAR thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm

ĐTNKTƯ (p=0.01).

Kết luận: nghiên cứu khẳng định tính khả thi của TEVAR trên các bệnh nhân

lóc tách ĐMC type B cấp tính không biến chứng, TEVAR làm giảm các biến cố

bất lợi liên quan đến động mạch chủ và giảm tỷ lệ tử vong so với điều trị nội khoa

tối ưu.

Bình luận:

Cần có các nghiên cứu ngẫu nhiên so sánh kết cục dài hạn của các bệnh nhân

TEVAR với điều trị nội khoa LTĐMC type B không biến chứng.

“Các bệnh nhân LTĐMC type B không biến chứng được điều trị TEVAR có tỷ

lệ sống ở giai đoạn sớm cao hơn so với các bệnh nhân được phẫu thuật mở. Tuy

nhiên, rất nhiều bệnh nhân LTĐMC type B không biến chứng được điều trị nội bảo

tồn, không can thiệp mạch. TEVAR còn được sử dụng cho bệnh nhân LTĐMC

type B không biến chứng dựa trên quan điểm cho rằng bệnh nhân có huyết khối ở

lòng giả sẽ có tiên lượng tốt hơn. Các nghiên cứu được công bố trước đây đã

không nhất quán khi chứng mình TEVAR có thể cải thiện tiên lượng cho các bệnh

nhân LTĐMC type B không biến chứng. Nghiên cứu hồi cứu này đã đưa thêm

bằng chứng chứng minh TEVAR tốt hơn điều trị nội bảo tồn. Tuy nhiên, ở nghiên

cứu này, xu hướng tạo ra sự khác biệt giữa 2 nhóm điều trị là do hồi cứu tất cả các

biến cố xảy ra, với độ lệch chuẩn lớn xung quanh giá trị trung bình nên có sự nghi

ngờ về sự tin cậy của phương pháp thống kê thực hiện trong nghiên cứu.”

Qin YL, Wang F, Li TX, et al

http://content.onlinejacc.org/article.aspx?articleid=2527972&_ga=1.25509

5880.1390348418.1466310009