Sinh viên Truyền hình 17 -...

18
chúng tôi được vào”. Vượt qua hàng nghìn thí sinh, cái tên Trần Đức đã có mặt trong danh sách những người được học tập và làm việc tại Nhà hát Kịch Hà Nội. Niềm đam mê đã giúp ông vượt qua khó khăn, thách thức. Ông chấp nhận làm tất cả mọi công việc của nhà hát: từ bê vác cảnh, lắp, điều chỉnh âm thanh, làm hậu đài, chuẩn bị trang phục cho các diễn viên khác. Mỗi công việc đều mang đến cho người nghệ sĩ những bài học khác nhau và ngọn lửa diễn xuất lại càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Và quả thật, nhà hát Kịch Hà Nội đã trở thành nơi nuôi dưỡng ước mơ cho người nghệ sĩ trẻ. Cũng từ đây, chàng trai với những đam mê của tuổi trẻ được đắm mình vào những vai diễn của các anh, các chú mà mình ngưỡng mộ. Để rồi sau đó, những lời thoại, từng động tác khoác tay, từng bước nhảy,... mà NSƯT Trần Đức thuộc từ lúc nào không hay. Trong những giây phút đứng sau cánh gà hay hàng ghế cuối của nhà hát, một ước muốn cháy bỏng mà bất kỳ người diễn viên nào cũng muốn có được là được đứng trên sân khấu, được hóa thân vào các nhân vật và thỏa sức lạc vào không gian với những diễn biến tâm lý của nhân vật. Lửa thử vàng, gian nan thử sức Mỗi người nghệ sĩ sẽ có trải nghiệm về nghề của mình khác nhau, niềm vui có, khó khăn có, hạnh phúc và khổ đau cũng có. Nghệ sĩ Trần Đức cũng từng trải qua những cảm xúc đan xen mà đến giờ cũng không thể quên. “Chúng tôi rong ruổi diễn dã ngoại suốt chiều dài đất nước, nhiều lần ngủ đêm trong lán chợ tạm. Trên những tấm phản bán thịt lợn, thịt bò của người dân miền Trung, chúng tôi ngủ ngon lành. Có đêm lỡ độ đường, chúng tôi ngủ tại bến phà Bến Thủy lộng gió, trời lạnh buông đầy sương đêm. Những cơn gió buốt thấu xương của vùng cao Mèo Vạc - Hà Gi- ang”. Những khó khăn đó không làm cho người nghệ sĩ này nao lòng mà biến nó trở thành động lực, nguồn cảm hứng cho những vai diễn mới. “Đóng đinh” trong lòng công chúng bằng những vai diễn đầy góc cạnh, NSƯT Trần Đức được liệt vào những “gương mặt ác” của màn ảnh. Những vai diễn phản diện trong những bộ phim truyền hình qua các hình tượng ông trùm hay giám đốc tham nhũng đã đem đến những hiểu lầm thú vị cho NSƯT Trần Đức trong cuộc sống thường nhật. Theo NSƯT Trần Đức, ông được các đạo diễn mời đóng vai phản diện nhiều nhất từ khi cắt kiểu đầu húi cua. Khuôn mặt, kiểu tóc, diễn xuất chuyên nghiệp chính là lí do mà các đạo diễn không ai bảo ai, nhất quyết NSƯT Trần Đức vào vai phản diện. Nhiều khi, chỉ cần đạo diễn đưa kịch bản là ông đã biết mình vào vai gì, đến nỗi, ông đùa rằng: “Thèm được đóng vai lương thiện mà cũng không cho”. Tuy vậy, dù cùng một kiểu nhân vật giống nhau những mỗi nhân vật trong một vở diễn, NSƯT Trần Đức lại có những cách diễn khác nhau, đem đến cho người xem những thú vị mới. Đó cũng chính là cách mà ông ghi lại dấu ấn sâu đậm trong lòng công chúng. Trải qua thời gian với những vở diễn, bộ phim, vai diễn khác nhau, NSƯT Trần Đức đã từng ngày làm mới bản thân, đem đến cho khán giả những góc nhìn khác nhau trong diễn xuất của ông. Quan trọng hơn cả, dù đã thành công với nhiều vai diễn lớn nhỏ, cái tên Trần Đức đã quá quen thuộc với những khán giả nhưng con người nghệ sĩ này vẫn không quên những tháng ngày gian khó đã qua và mong muốn lớp trẻ cần cố gắng nhiều hơn trên con đường phía trước. Chân dung nhân vật Sinh viên Truyền hình 17 Tác giả chụp ảnh cùng NSƯT Trần Đức

Transcript of Sinh viên Truyền hình 17 -...

Page 1: Sinh viên Truyền hình 17 - ctv.vtv.vnctv.vtv.vn/cdthhn/vn/upload/info/attach/2016/11/7/1478492804230_tr17-32.pdfđứng trên sân khấu, được hóa thân vào các nhân vật

chúng tôi được vào”. Vượt qua hàng nghìn thí sinh, cái tên Trần Đức đã có mặt trong danh sách những người được học tập và làm việc tại Nhà hát Kịch Hà Nội. Niềm đam mê đã giúp ông vượt qua khó khăn, thách thức. Ông chấp nhận làm tất cả mọi công việc của nhà hát: từ bê vác cảnh, lắp, điều chỉnh âm thanh, làm hậu đài, chuẩn bị trang phục cho các diễn viên khác. Mỗi công việc đều mang đến cho người nghệ sĩ những bài học khác nhau và ngọn lửa diễn xuất lại càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Và quả thật, nhà hát Kịch Hà Nội đã trở thành nơi nuôi dưỡng ước mơ cho người nghệ sĩ trẻ. Cũng từ đây, chàng trai với những đam mê của tuổi trẻ được

đắm mình vào những vai diễn của các anh, các chú mà mình ngưỡng mộ. Để rồi sau đó, những lời thoại, từng động tác khoác tay, từng bước nhảy,... mà NSƯT Trần Đức thuộc từ lúc nào không hay. Trong những giây phút đứng sau cánh gà hay hàng ghế cuối của nhà hát, một ước muốn cháy bỏng mà bất kỳ người diễn viên nào cũng muốn có được là được đứng trên sân khấu, được hóa thân vào các nhân vật và thỏa sức lạc vào không gian với những diễn biến tâm lý của nhân vật.Lửa thử vàng, gian nan thử sức Mỗi người nghệ sĩ sẽ có trải nghiệm về nghề của mình khác nhau, niềm vui có, khó khăn có, hạnh phúc và khổ đau

cũng có. Nghệ sĩ Trần Đức cũng từng trải qua những cảm xúc đan xen mà đến giờ cũng không thể quên. “Chúng tôi rong ruổi diễn dã ngoại suốt chiều dài đất nước, nhiều lần ngủ đêm trong lán chợ tạm. Trên những tấm phản bán thịt lợn, thịt bò của người dân miền Trung, chúng tôi ngủ ngon lành. Có đêm lỡ độ đường, chúng tôi ngủ tại bến phà Bến Thủy lộng gió, trời lạnh buông đầy sương đêm. Những cơn gió buốt thấu xương của vùng cao Mèo Vạc - Hà Gi-ang”. Những khó khăn đó không làm cho người nghệ sĩ này nao lòng mà biến nó trở thành động lực, nguồn cảm hứng cho những vai diễn mới. “Đóng đinh” trong lòng công chúng bằng những vai diễn đầy góc cạnh, NSƯT Trần Đức được liệt vào những “gương mặt ác” của màn ảnh. Những vai diễn phản diện trong những bộ phim truyền hình qua các hình tượng ông trùm hay giám đốc tham nhũng đã đem đến những hiểu lầm thú vị cho NSƯT Trần Đức trong cuộc sống thường nhật. Theo NSƯT Trần Đức, ông được các đạo diễn mời đóng vai phản diện nhiều nhất từ khi cắt kiểu đầu húi cua. Khuôn mặt, kiểu tóc, diễn xuất chuyên nghiệp chính là lí do mà các đạo diễn không ai bảo ai, nhất quyết NSƯT Trần Đức vào vai phản diện. Nhiều khi, chỉ cần đạo diễn đưa kịch bản là ông đã biết mình vào vai gì, đến nỗi, ông đùa rằng: “Thèm

được đóng vai lương thiện mà cũng không cho”. Tuy vậy, dù cùng một kiểu nhân vật giống nhau những mỗi nhân vật trong một vở diễn, NSƯT Trần Đức lại có những cách diễn khác nhau, đem đến cho người xem những thú vị mới. Đó cũng chính là cách mà ông ghi lại dấu ấn sâu đậm trong lòng công chúng. Trải qua thời gian với những vở diễn, bộ phim, vai diễn khác nhau, NSƯT Trần Đức đã từng ngày làm mới bản thân, đem đến cho khán giả những góc nhìn khác nhau trong diễn xuất của ông. Quan trọng hơn cả, dù đã thành công với nhiều vai diễn lớn nhỏ, cái tên Trần Đức đã quá quen thuộc với những khán giả nhưng con người nghệ sĩ này vẫn không quên những tháng ngày gian khó đã qua và mong muốn lớp trẻ cần cố gắng nhiều hơn trên con đường phía trước.

Chân dung nhân vật

Sinh viên Truyền hình 17

Tác giả chụp ảnh cùng NSƯT Trần Đức

Page 2: Sinh viên Truyền hình 17 - ctv.vtv.vnctv.vtv.vn/cdthhn/vn/upload/info/attach/2016/11/7/1478492804230_tr17-32.pdfđứng trên sân khấu, được hóa thân vào các nhân vật

Không gian đi bộ được tổ chức trên các tuyến đường: Đinh Tiên Hoàng, Hàng Khay, Lê Thái Tổ, Lê Lai, Trần Nguyên Hãn, Đinh Lễ, Lò Sũ, Hàng Dầu, phố Hồ Hoàn Kiếm và phố Lương Văn Can từ 19h thứ sáu đến 24h chủ nhật hàng tuần. Đến phố đi bộ, du khách sẽ được thỏa thích tham gia các trò chơi dân gian độc đáo như: Nhảy dây, kéo co, đánh chuyền, bịt mắt bắt dê, vẽ mặt nạ giấy bồi, mặt nạ mẹt, nặn tò he, làm cào cào lá, ô ăn quan, nhảy dây, kéo co, cướp cờ, mèo đuổi chuột, rồng rắn lên mây vv... Đây là những trò chơi có ở Việt Nam từ rất lâu đời, được lấy cảm hứng từ những cánh đồng lúa nước. Những trò chơi tuy đơn giản nhưng chính là sức sống khiến phố đi bộ thêm phần sinh động và nhộn nhịp. Nơi đây đã và đang trở thành không gian đậm sắc màu văn hóa thu hút rất nhiều người dân thủ đô và du khách tham gia. Bạn Lưu Minh Thúy (Nam Định) cho biết: “Bản thân mình khi lần đầu tiên đến với phố đi bộ đã rất thích thú. Nhìn thấy các trò chơi này, mình nhớ về tuổi thơ với nhiều hoài niệm. Mong rằng khu vực xung quanh hồ Gươm sẽ thành phố đi bộ lâu dài để cho mọi người chỗ giải trí”. Ngoài ra, âm nhạc đường phố cũng khiến không gian trở nên gần gũi với du khách. Khu tượng đài Lý Thái Tổ là nơi dành cho các bạn trẻ thoải mái chạy nhảy, chơi trượt ván, patin và nhảy hiphop với không gian vô cùng rộng rải và thoải mái, trái với vẻ xô bồ ồn ào mà nhiều người vẫn nghĩ về Hà Nội. Là một người đam mê và muốn tìm hiểu khám phá những nét văn hóa và lịch sử, anh Ngô Qúy Đức (chủ nhiệm câu lạc bộ MyHanoi, người đề xuất ý tưởng đưa các trò chơi dân gian đến với tuyến phố đi bộ) hào hứng chia sẻ: “Trong những lần đi thực tế, nhận thấy các làng nghề làm đồ chơi dân gian bị mai một dần, từ đó mình tìm kiếm những người bạn có chung sở thích để thành lập câu lạc bộ với mong muốn phục dựng các làng nghề làm đồ chơi truyền thống. Mình hi vọng việc này sẽ góp phần vào quảng bá các sản phẩm đồ chơi truyền thống. Hơn nữa ở Hà Nội đang rất thiếu sân chơi cho trẻ nhỏ. Những trò chơi dân gian vừa vui nhộn, bổ ích mà không phải tuổi thơ của ai cũng may mắn được biết đến, nhất là với các bạn trẻ và em nhỏ sống ở thành phố”. Nhờ có những trò chơi dân gian, nhiều người thích lui tới phố đi bộ hơn vì tìm thấy những mảnh ghép của ký ức tuổi thơ. Ngoài ra, du khách dễ dàng tìm được những món ăn truyền thống như: Kẹo kéo, kem bông, tò he dọc các tuyến phố đi bộ cùng nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật truyền thống và đương đại khác như triển lãm ảnh, giới thiệu sách, viết thư pháp, vẽ tranh ký họa.

PHỐ ĐI BỘ HỒ GƯƠM ĐIỂM ĐẾN CUỐI TUẦN

Là Thủ đô ngàn năm văn hiến, Hà Nội được biết đến với nhiều món ăn ngon, những thắng cảnh đẹp, các di tích lịch sử nổi tiếng hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. Một trong những điểm đến mới, thu hút du khách khi đến Hà Nội trong thời gian gần đây là tuyến phố đi bộ quanh Hồ.Gươm......

Ống kính SV

18 Sinh viên Truyền hình

Page 3: Sinh viên Truyền hình 17 - ctv.vtv.vnctv.vtv.vn/cdthhn/vn/upload/info/attach/2016/11/7/1478492804230_tr17-32.pdfđứng trên sân khấu, được hóa thân vào các nhân vật

Ống kính SV

Sinh viên Truyền hình 19

Vũ Hiền Dịu - Giàng Thị Nguyễn

Page 4: Sinh viên Truyền hình 17 - ctv.vtv.vnctv.vtv.vn/cdthhn/vn/upload/info/attach/2016/11/7/1478492804230_tr17-32.pdfđứng trên sân khấu, được hóa thân vào các nhân vật

Tắc đường ở Hà Nội, từ lâu đã được xem như chuyện “thường ngày”, nhiều tuyến đường, phố cứ đến giờ cao điểm (7h-8h sáng và 5h-6h

chiều) là tắc. Tắc đường kiểu như ùn, ứ thì xảy ra như cơm bữa ở khắp mọi nơi, giao thông thường xuyên trong tình trạng bị “tê liệt”, những đoàn xe cộ nối đuôi nhau “dậm chân tại chỗ”. Các tuyến đường như Sơn Tây, Giải Phóng, Trường Chinh, Nguyễn Trãi… vào giờ cao điểm ngày nào cũng bị tắc nghẽn. Việc này ảnh hưởng lớn tới giờ giấc, công việc cũng như sinh hoạt của nhiều người dân. Có nhiều nguyên nhân được đưa ra để lý giải cho vấn đề này như: số lượng phương tiện giao thông tăng đột biến, trong khi đó cơ sở hạ tầng không đáp ứng được; ý thức của người tham gia giao thông quá kém, không tuân thủ luật an toàn giao thông; tình trạng lấn chiếm vỉa hè làm nơi buôn bán vv… Nhiều giải pháp được các cơ quan liên quan đưa ra như mở rộng đường, mở thêm các cầu vượt, hầm giao thông và khuyến khích mọi người sử dụng phương tiện giao thông công cộng… nhưng chưa mấy hiệu quả. Câu hỏi “bao giờ Hà Nội hết tắc đường?” đang là một bài toán khó đối với các cơ quan chức năng. Và trong khi chờ lời giải, người dân sinh sống ở Hà Nội vẫn phải quen với cảnh này.Một số hình ảnh do nhóm phóng viên chúng tôi ghi lại được:

hà nội : Giao thông “tê liệt”, hàng nghìn phương tiện chôn chân trên một tuyến đường kéo dài hàng ki lô mét không còn là hình ảnh hiếm thấy ở Hà Nội.

giao thông ùn tắc đến bao giờ

Nguyễn Thị Nghiệp

Ống kính SV

20 Sinh viên Truyền hình

Page 5: Sinh viên Truyền hình 17 - ctv.vtv.vnctv.vtv.vn/cdthhn/vn/upload/info/attach/2016/11/7/1478492804230_tr17-32.pdfđứng trên sân khấu, được hóa thân vào các nhân vật

Những hình ảnh ấy đã ghi vào lịch sử như một mốc son chói lọi đánh dấu thất bại của thực dân Pháp tại Việt Nam. Như nhắc nhở về một quá khứ hào hùng, quật khởi “Quyết tử cho Tổ quốc quyết hi sinh” và mở ra một trang sử mới trong quá trình phát triển của Hà Nội. 62 năm với biết bao những thăng trầm của thời gian, chúng ta bắt gặp hôm nay một Hà Nội đã “thay da đổi thịt” nhưng chưa khi nào quên về khúc tráng ca lịch sử đáng tự hào. Quân, dân Hà Nội tiếp bước thế hệ cha ông tích cực học tập, lao động sáng tạo, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng Thủ đô giàu đẹp văn minh. Xứng đáng là mảnh đất “rồng thiêng hội tụ”, xứng đáng là trung tâm chính trị- văn hóa- kinh tế lớn, hòa nhịp đập trái tim với Tổ quốc thân yêu. Kỷ niệm 62 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2016), Tạp chí sinh viên Truyền hình xin gửi đến bạn đọc chùm ảnh dưới đây. Để giúp các bạn hiểu hơn về những hoạt động văn hóa, nghệ thuật của người dân Thủ đô nhân kỷ niệm ngày lễ trọng đại này. Vũ Hiền Dịu

KỶ NIỆM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ

Trong những ngày tháng 10 này, dạo khắp phố phường Hà Nội chúng ta bắt gặp những dòng băng rôn, khẩu hiệu và cờ hoa rực rỡ được trang hoàng để kỷ niệm 62 năm ngày Giải phóng Thủ đô. Những câu hát rộn ràng trong bài “Tiến về Hà Nội” của nhạc sĩ Quang Lý: “Trùng trùng quân đi như sóng. Lớp lớp đoàn quân tiến về. Chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng. Cờ ngày nào tung bay trên phố”... như gợi lại hình ảnh của đoàn quân anh hùng tiến về tiếp quản Thủ đô từ 5 cửa ô tháng 10/1954.

Ống kính SV

Sinh viên Truyền hình 21

Page 6: Sinh viên Truyền hình 17 - ctv.vtv.vnctv.vtv.vn/cdthhn/vn/upload/info/attach/2016/11/7/1478492804230_tr17-32.pdfđứng trên sân khấu, được hóa thân vào các nhân vật

Đều đặn vào 9 giờ sáng chủ nhật hàng tuần, những người chơi tem Hà Thành lại tụ họp trước quán cà phê 160 Triệu Việt Vương - Hai Bà Trưng - Hà Nội. Nói đến chợ người ta sẽ nghĩ ngay đến sự ồn ào, nhộn nhịp, người mua kẻ bán nhưng chợ tem ở đây lại khác, chỉ cần 2, 3 chiếc bàn và chục cái ghế nhỏ cũng tạo nên một cái chợ. Nhìn bên ngoài, chợ tem chẳng khác gì quán trà đá tán gẫu vỉa hè. Điều này cũng làm nên nét đặc sắc của chợ tem Hà thành. Đây là nơi hội tụ của đủ các thể loại tem, các chủ đề chơi tem rất phong phú và đa dạng từ tem trong nước đến tem quốc tế, tem cổ đến tem hiện đại, tem ngày tết, tem theo từng thời kì của đất nước,... Thông thường người chơi tem sẽ để vào một album có 16 trang, tem được cài cẩn thận theo từng hàng và chủ đề của các trang tem rất rõ ràng, một số tem còn được giữ nguyên ở phong bì thư được bọc trong ni-lông cẩn thận. Làm như vậy để tránh bị rách, quăn mép, rơi tem khi mở ra xem.

Giữa lòng thủ đô Hà Nội có một chợ tem nho nhỏ được tổ chức đều đặn vào chủ nhật hàng tuần để những người đam mê sưu tập tem ngồi lại với nhau. Cũng có kẻ bán, cũng có người mua, nhưng thay vì xô bồ, vội vã, người đến chợ lại khoan thai ngồi bên chiếc bàn sắt nhỏ, nhâm nhi chén trà ấm và tỉ tê về những con tem.

Ống kính SV

22 Sinh viên Truyền hình

Độc đáo chợ tem Hà Thành

Page 7: Sinh viên Truyền hình 17 - ctv.vtv.vnctv.vtv.vn/cdthhn/vn/upload/info/attach/2016/11/7/1478492804230_tr17-32.pdfđứng trên sân khấu, được hóa thân vào các nhân vật

Ống kính SV

Sinh viên Truyền hình 23

Giá của mỗi con tem thùy thuộc vào giá trị mà nó mang lại, có tem giá chỉ từ 1.000 – 2.000 đồng, tem có giá rẻ như vậy cũng bởi tem có dấu nhật ấn, người ta gọi đó là tem “chết”. Tem chưa qua sử dụng sẽ có giá cao hơn, từ 40.000 đồng trở lên. Những phong bì thư còn giữ nguyên tem lại có giá cao có thể lên đến 400.000 đồng. Con tem ra đời càng lâu, độc đáo và mang dấu ấn theo từng thời kỳ sẽ có giá cực “khủng”. Cũng có những con tem dù trả giá cỡ nào thì chủ nhân của nó cũng không bán, vì mục đích của họ chỉ là mang đến đây để mọi người cùng xem và bàn luận. Ông Phạm Hào, chủ nhà 160 Triệu Việt Vương, ông rất đam mê sưu tập tem nên đã sáng lập nên chợ tem này. Ông Hào cho biết, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, dù khó khăn là vậy, nhưng tem Việt Nam đã được phát hành. Lúc ấy, tem được in bằng phương pháp thủ

công, các loại giấy và mực đều sản xuất bằng các nguyên liệu tự kiếm tại chỗ. Ngoài làm vật tính cước phí, tem còn có nhiệm vụ tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước qua những khẩu hiệu, hình ảnh như: “Sản xuất, tiết kiệm”, “Giải phóng Thủ đô”, “Chiến thắng Điện Biên Phủ”... Đặc biệt, một số tem có ký hiệu như 0K600, 1K000, 2K000 và 5K000... còn được dùng để tính phí ghi bằng số ki lô gam thóc. Sưu tập tem đòi hỏi người chơi phải có niềm đam mê lớn, cẩn thận, tỉ mỉ và luôn tìm tòi cập nhật kiến thức về lịch sử của những con tem. Có những con tem độc nhất vô nhị vì không còn được tái bản nữa, một khi con tem đó đã bị mất đi thì sẽ không thể tìm lại được nữa. Cụ Cao Văn Bằng, một trong những người chơi tem đầu tiên ở đây chia sẻ: “Mỗi con tem đều mang một giá trị nghệ thuật riêng và dấu ấn qua từng thời kì, việc

sưu tập tem giúp tôi cảm thấy vốn kiến thức lịch sử của mình được mở rộng hơn rất nhiều. Chơi tem cũng chính là thú vui tao nhã làm giàu cho tâm hồn”. Hiện nay, chợ tem đã có thêm rất nhiều thành viên ở mọi lứa tuổi khác nhau, từ sinh viên, công chức đến những người già. Sưu tập tem đã trở thành một sở thích được phát triển rộng rãi ai cũng có thể tham gia được. Mặc dù vậy, chơi tem cần đầu tư nhiều về thời gian, kiến thức và sự dày công, tỉ mỉ, không nên chơi theo phong trào, đó không đơn thuần là 1 thú vui chốc lát. Người chơi cần xác định rõ mục đích và định hướng bộ sưu tập của mình, ví dụ như sưu tập theo loại nào, chủ đề gì… Như vậy mới không lãng phí thời gian và tiền bạc mà lại có được những bộ sưu tập có giá trị.

Nhật Lệ

Page 8: Sinh viên Truyền hình 17 - ctv.vtv.vnctv.vtv.vn/cdthhn/vn/upload/info/attach/2016/11/7/1478492804230_tr17-32.pdfđứng trên sân khấu, được hóa thân vào các nhân vật

1. Cầu Long Biên (xây dựng từ năm 1898 - 1902)Là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng, nối hai quận Hoàn Kiếm và Long Biên, cầu Long Biên có chiều dài 2.290 m qua sông và 896 m cầu dẫn, thời gian xây dựng từ 1898-1902. Cây cầu là chứng tích lịch sử quan trọng của nhiều giai đoạn, cũng là cây cầu lưu giữ ký ức, một phần hồn của Hà Nội, của người Hà Nội. Ngoài giá trị giao thông, giúp phát triển kinh tế-xã hội, cầu Long Biên còn là điểm đến thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế.2. Cầu Thăng Long (xây dựng từ năm 1974 – 1985)Cầu Thăng Long được khởi công xây dựng ngày 26/11/1974, với sự giúp đỡ của Nhà nước Liên Xô. Cầu Thăng Long bắc ngang qua hai làng Đông Ngạc và Võng La - nơi dòng sông Hồng hẹp nhất. Ngày 19/5/1985, cầu khánh thành, trở thành niềm tự hào của người dân Hà Nội và đội ngũ xây dựng cầu đường Việt Nam. Đây là cây cầu duy nhất của Hà Nội có thời gian thi công lâu nhất. Cầu được xem là công trình hữu nghị Việt – Xô. 3. Cầu Chương Dương (xây dựng từ năm 1983 - 1986)Đây là cây cầu lớn lần đầu tiên được thiết kế và thi công tại Việt Nam mà không cần có sự giúp đỡ kỹ thuật của các kỹ sư nước ngoài. Cầu dài 1.230m được xây từ những năm 80 của thế kỷ XX khi cả Hà Nội chỉ có cầu Long Biên bắc qua sông Hồng. Vì vậy, cầu Chương Dương được dựng lên để đáp ứng nhu cầu chung chuyển hàng hóa giữa thủ đô với các tỉnh lân cận. Cầu Chương Dương có vai trò đặc biệt quan trọng đối với giao thông, phát triển kinh tế Thủ đô. Cây cầu do kỹ sư và công nhân Hà Nội tự thiết kế và thi công, thể hiện khả năng tự làm chủ, sáng tạo, đánh dấu sự phát triển mới của ngành cầu đường nước nhà.4. Cầu Thanh Trì (xây dựng từ năm 2002 - 2010)Thời gian xây dựng: 2002-2010, cầu chính dài 3.084 m, tổng chiều dài hơn 12.000m, rộng 33,1m với 6 làn xe chạy, trong đó có 4 làn xe cao tốc. Cầu Thanh Trì là cây cầu lớn nhất trong các cây cầu bắc qua sông Hồng, bắt đầu từ điểm cắt Quốc lộ 1A tại Pháp Vân, quận Hoàng Mai, điểm cuối cắt Quốc lộ 5 tại Sài Đồng, quận Long Biên. Cầu được xây dựng từ vốn ODA của Nhật Bản. Đây được coi là cây cầu dài rộng nhất Việt Nam.

HÀ NỘI : bảy cây cầu bắc qua sông Hồng

Với hành trình 500 km chảy trong lòng đất Việt, dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa đã được con người tô điểm bằng những cây cầu độc đáo. Trong đó, Hà Nội đóng góp bảy cây cầu và chúng đang dần trở thành biểu tượng của vùng đất cũng như người dân ở thủ đô.

24 Sinh viên Truyền hình

5. Cầu Vĩnh Tuy (xây dựng từ năm 2005 - 2010)Đây là công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội. Thời gian xây dựng: 2005 – 2010, cầu Vĩnh Tuy bắc qua sông Hồng, nối quận Hai Bà Trưng và quận Long Biên tổng chiều dài gần 15 km, phần cầu qua sông dài 3.690 m. Phần cầu chính được bố trí chuỗi nhịp dài 990 m, rộng 38 m. Cầu Vĩnh Tuy là cây cầu rộng nhất Việt Nam, đạt kỷ lục với 135 nhịp. Cầu Vĩnh Tuy góp phần hoàn chỉnh quy hoạch đường vành đai 2 của Hà Nội, là tuyến giao thông huyết mạch của thủ đô.

6. Cầu Nhật Tân (xây dựng từ năm 2009 – 2014)Cầu được khởi công ngày 7 tháng 3 năm 2009 và được khánh thành vào ngày 4/1/2015. Cầu Nhật Tân là một cây cầu được xây dựng với tổng mức đầu tư hơn 13.626 tỷ đồng, nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh. Cầu dài 3,9 km, mặt cầu rộng 33,2 m với 8 làn xe cho cả hai chiều, đồng bộ với đường Nhật Tân - Nội Bài tạo nên một tuyến cao tốc nội đô hiện đại, rút ngắn thời gian di chuyển từ cảng hàng không quốc tế Nội Bài tới trung tâm Hà Nội. Cầu được xem là biểu tượng mới của Thủ đô Hà Nội với 5 nhịp dây văng tượng trưng cho 5 cửa ô.

7. Cầu Vĩnh Thịnh (xây dựng từ năm 2011 – 2014)Thời gian xây dựng: 2011 – 2014, cây cầu nối thị xã Sơn Tây với huyện Vĩnh Tường thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Phần cầu dài 4.480 m, là cầu vượt sông Hồng dài nhất. Cầu Vĩnh Thịnh có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng,... của thành phố Hà Nội, tỉnh Vĩnh Phúc và rộng hơn là của các tỉnh vùng Tây Bắc và của nước ta.

Nguyễn Hải (tổng hợp)

Page 9: Sinh viên Truyền hình 17 - ctv.vtv.vnctv.vtv.vn/cdthhn/vn/upload/info/attach/2016/11/7/1478492804230_tr17-32.pdfđứng trên sân khấu, được hóa thân vào các nhân vật

Hồ Tây là một đoạn của sông Hồng xưa trong quá trình ngưng đọng lại sau khi sông đổi dòng chảy. Mang khá nhiều tên gọi khác

nhau như bến Lâm Áp, bến Nước, đầm Xác Cáo, hồ Lãng Bạc, hồ Kim Ngưu... Nhưng thông dụng, quen thuộc và bình dân nhất vẫn là cái tên Hồ Tây. Có tên gọi là đầm Xác Cáo vì theo truyền thuyết, xưa kia ở núi đá tản viên có hang mà con cáo 9 đuôi hay lên quậy phá làm hại nhân dân. Thấy vậy Thượng Đế sai Long Vương dâng nước phá hang của Cáo. Quân thuỷ của Long Vương đuổi theo bắt cáo, nơi cáo bị giết thịt trở thành cái đầm sâu gọi là Đầm Xác Cáo… Mỗi cái tên lưu giữ một sự tích về nguồn cội của Hồ Tây huyền thoại, được người dân Hà Nội đặt cho là hồ nước ngọt tuyệt đẹp bởi nó mang trong mình vẻ đẹp dịu dàng như " nàng thơ" nằm giữa lòng thành phố. Hồ Tây và Hồ Trúc Bạch xưa kia là một. Vì Hồ Tây quá lớn nên nhân dân 3 làng Trúc Yên, Yên Phụ, Yên Quang đắp con

đê chắn ngang nay trở thành con đường Thanh Niên. Nếu như hồ Gươm gây ấn tượng với cầu Thê Húc cong cong như con tôm, với Tháp rùa cổ kính, thì Hồ Tây lại có được không gian khá yên bình, bao la rộng lớn, trong lành với những hàng cây phủ bóng râm mát, những chú chim hót líu lo trên cành cây như một bản hòa tấu lãng mãng. Hồ Tây thực sự là điểm đến lý tưởng của người dân Thủ đô đặc biệt là những ngày cuối tuần, ngày lễ vừa thưởng thức các món ăn vặt vừa trò chuyện và ngắm cảnh hữu tình lãng mạn tại Hồ Tây là điều vô cùng thú vị với bất cứ ai đã một lần đặt chân đến. Với phong cảnh đẹp và trong lành như vậy Hồ Tây đã trở thành điểm tập thể dục lý tưởng vào mỗi buổi sáng sớm và xế chiều cho rất nhiều người dân sinh sống ở khu vực này. Mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ, ngọt ngào đến say đắm lòng người là thế nhưng hiện nay Hồ Tây cũng như nhiều hồ khác ở Hà Nội cũng phải chịu chung số phận đó là tình trạng ô nhiêm nguồn nước trầm trọng. Những ngày đầu tháng

10 vừa qua, Hồ Tây khiến người ta không khỏi xót xa khi nơi đây diễn ra tình trạng cá chết hàng loạt, 200 tấn cá chết bất thường trên diện tích hơn 500 ha. Mùi hôi tanh do xác cá phân hủy những ngày qua vẫn khiến các hàng quán kinh doanh ven hồ đóng cửa, cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng. Thời điểm cá chết trên diện rộng, chỉ số oxy tầng nước mặt = 0, lượng Amoni tăng gấp 24 lần so với quy định. TS Bùi Quang Tề (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1) khuyến cáo việc quan trọng nhất cần làm là phải bịt ngay các cống xả thải vào hồ Tây. Khi chặn đứng được nguồn thải này sẽ giúp cho Hồ Tây không phải gánh chịu thêm hàng ngàn mét khối nước, chất thải mỗi ngày; từ đó amoni sẽ giảm đi, tăng cường thêm ôxy. Mong rằng tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng ở Hồ Tây (lá phổi của thủ đô Hà Nội) sẽ sớm được khắc phục, trở lại trong lành và bình yên như lúc ban đầu, vẫn là “nàng thơ” mang trong mình vẻ đẹp dịu dàng giữa lòng thành phố.

Minh Thúy

Vẻ đẹp Hồ Tây

Với diện tích 500ha, là một trong những hồ nước tự nhiên lớn nhất ở Hà Nội, Hồ Tây được ví như lá phổi của thủ đô. Không chỉ là điểm du lịch lý tưởng đối với khách du lịch trong nước và quốc tế mà Hồ Tây còn chưa đựng rất nhiều giá trị lịch sử - văn hóa của mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến.

Sinh viên Truyền hình 25

Page 10: Sinh viên Truyền hình 17 - ctv.vtv.vnctv.vtv.vn/cdthhn/vn/upload/info/attach/2016/11/7/1478492804230_tr17-32.pdfđứng trên sân khấu, được hóa thân vào các nhân vật

Xôi rán (415 Đê La Thành - Đống Đa) Trong tiết trời thu se se lạnh được thưởng thức những miếng xôi rán nóng hổi, giòn rụm quả là tuyệt vời. Một trong những địa chỉ có

món xôi rán đặc biệt này đó là quán xôi rán ở 415 Đê La Thành. Chỉ với

10K, các bạn đã có được 1 suất xôi đầy đặn, thêm 1 chút ruốc gà sẽ làm món xôi rán

thêm đậm đà cuốn hút hơn. Không chỉ vậy, quán còn nổi tiếng với những món xôi khác như: xôi gà xào nấm, xôi gà thập cẩm…

Hà Nội và những món ‘‘ngon - bổ - rẻ’’ Ăn vặt vốn là thói quen của lứa tuổi teen nhưng nay đã trở thành thú vui không thể thiếu của mỗi người. Có một điều mà nhiều người vẫn truyền tai nhau, tới Hà Nội, muốn ăn ngon thì chịu khó chui vào ngõ ngách hoặc vỉa hè. Ở những nơi này, đúng kiểu “ngon - bổ - rẻ”. Hãy cùng SVTH điểm tên một số món ngon dành cho các bạn trẻ nhé.

Ngô nướng phô mai (25 Quang Trung - Hàng Trống - Hoàn Kiếm)

Ngô nướng phô mai là món ăn mới, đang được giới trẻ “truy lùng”. Nếu có dịp ghé qua Quang Trung

–Hà Nội , bạn nên thử một lần đến thăm quán Taiwan dianxin để thưởng thức món ăn “độc” và “lạ”

này nhé! Quán Taiwan dianxin bán ngô nướng phô mai với 4 vị đặc biệt: thịt hun khói, gà BBQ, gà

cay bơ tỏi và phô mai đặc biệt. Ngô nướng mặn mặn, ngậy ngậy quyện với lớp phô mai dẻo quánh,

cùng với thịt gà nướng thơm lừng. Đặc biệt, các bạn đừng quên uống thêm một cốc trà đen mát lạnh,

để giảm bớt độ cay của ngô nướng phô mai sau khi ăn nhé.

Nộm chân gà rút xương (29 Hàng Giấy - Hoàn Kiếm)

Nộm đu đủ bò khô hay nộm hoa chuối đều đã quá quen

thuộc, bởi vậy những ai thích khám phá của lạ khi đi qua

phố Hàng Giấy hẳn sẽ hiếu kỳ với tấm biển treo “Nộm

chân gà”. Nộm được làm từ bắp cải, chân gà muối giòn

giòn và nước sốt chanh leo. Với vị chua chua ngọt ngọt

của gia vị và giòn sần sật của thịt gà muối, món nộm

chân gà rút xương này chắc chắn sẽ làm hài lòng khách

hàng, kể và những thực khách khó tính nhất.

Xôi chè bà Thìn (số 1 Bát Đàn – Hoàn Kiếm)Xuất phát từ gánh quà rong phố Cổ từ những năm 30 của thế kỷ

trước, đến nay xôi chè Bà Thìn đã trở thành một địa chỉ quà vặt có thương hiệu tại Hà Nội. Quán nổi tiếng nhất là món xôi chè nấu theo kiểu truyền thống mà bất cứ ai một lần thưởng thức, cũng sẽ luôn nhớ hương vị của nó. Chè để ăn kèm thường là chè bà cốt và chè hoa cau. Trong đó, chè bà cốt rất được thực khách ưa chuộng. Nhìn bát chè vàng nâu như màu mật ong, trộn

với miếng xôi vàng rộm, khi ăn có vị thơm ngòn ngọt của chè, có chút cay nồng của gừng, chắc hẳn sẽ chẳng ai có thể kiềm lòng.

Thịt xiên nướng (Ngã Tư Quán Thánh - Hòe Nhai - Ba Đình) Thịt xiên nướng vài năm trở lại đây xuất hiện ở hầu khắp các ngõ phố Hà Nội, tập trung chủ yếu trong chợ hoặc xung quanh trường học. Mỗi hàng lại có bí quyết tẩm ướp riêng để những xiên thịt khi được nướng trên than hồng đều tỏa mùi hương ngào ngạt, mê hoặc người đi đường. Vị ngọt của thịt, đậm đà của gia vị, cay của ớt khiến món thịt xiên nướng luôn là món ăn dễ gây nghiện.

Chè tự chọn 10k (Trường Đại học

Bách khoa - Hai Bà Trưng)

Một trong những địa điểm có

nhiều quán ăn vặt ngon và rẻ cho

sinh viên đó chính là đường Tạ

Quang Bửu ( cổng sau trường Đại

học Bách khoa Hà Nội). Đến đây các

bạn đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món chè tự chọn. Các

quán chè ở đây đều có khoảng 20 loại chè khác nhau, khách

hàng được tự chọn những loại chè đồng giá 10K mà mình

yêu thích. Nhiều sinh viên thích thú với quán chè đặc biệt

này, vì được thử tài với việc kết hợp các loại chè với nhau để

có được cốc chè mà mình yêu thích.

Đỗ Hương26 Sinh viên Truyền hình

Page 11: Sinh viên Truyền hình 17 - ctv.vtv.vnctv.vtv.vn/cdthhn/vn/upload/info/attach/2016/11/7/1478492804230_tr17-32.pdfđứng trên sân khấu, được hóa thân vào các nhân vật

“Chị Tư Hậu”: Là bộ phim của đạo diễn Phạm Kỳ Nam và cũng là một trong những bộ phim xuất sắc nhất của nền điện ảnh cách mạng Việt Nam với diễn xuất của NSND Trà Giang. NSND Trà Giang không chỉ có khả năng diễn xuất chuyên nghiệp, gương mặt đầy cảm xúc mà nữ diễn viên còn được nhớ đến bởi khuôn mặt rất xinh đẹp. Câu chuyện trong phim xảy ra tại Nam Bộ vào hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong một trận càn, chị Tư Hậu bị cưỡng hiếp, mọi thứ như sụp đổ và chỉ muốn dẫn đến cái chết nhưng nghe tiếng khóc của đứa con nhỏ, chị đã quyết tâm đứng dậy và đi theo cách mạng tìm một con đường mới để tiếp tục sống mạnh mẽ.“Con chim vành khuyên”: Là bộ phim của đạo diễn Nguyễn Văn Thông, đóng vai cô con gái là NSƯT Tố Uyên, khi vào vai Nga bà mới 13 tuổi. Để vượt qua rất nhiều đối thủ nặng ký khi đạo diễn thử thách diễn xuất, hình ảnh bé Nga đã đem lại nhiều cảm xúc cho người xem. Bối cảnh trong phim là túp lều của một gia đình có hai cha con bên bờ sông. Người cha chèo đò chở cán bộ cách mạng qua sông, cô con gái tên Nga thường thả diều

hoặc nhảy dây làm tín hiệu an toàn cho bộ đội vượt sông. Trong một lần bị địch phát hiện, trước khi chết giữa làn đạn kẻ thù, Nga kịp thả con chim vành khuyên mình nuôi nấng bấy lâu về lại bầu trời. Đây là một bộ phim ngắn nhưng chứa tải nội dung tư tưởng lớn bằng lối kể bình dị và hết sức chân thực. “Vợ chồng A Phủ”: Là bộ phim của đạo diễn Mai Lộc chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Tô Hoài, do đạo diễn - NSƯT Trần Phương và NSƯT Đức Hoàn thủ vai A Phủ và Mỵ. Một bộ phim nổi bật về số phận người phụ nữ xưa trong tình yêu đầy gian khổ và cùng cực. NSƯT Đức Hoàn xuất thân là một diễn viên lồng tiếng cho phim nước ngoài ở Hãng phim truyện Việt Nam. Đây là vai diễn đầu tiên cũng là vai diễn xuất sắc nhất của Đức Hoàn. Nội dung trong phim nói về 2 nhân vật chính là A Phủ và Mị - một đôi nam nữ thanh niên nghèo bị thống lý Pá Tra, một chúa đất gian ác, áp bức bóc lột đến cùng cực. Hắn bắt Mị về làm vợ lẽ cho con trai là A Sử, và bắt A Phủ đến ở không công suốt đời để trả nợ. Khi A Phủ bị trói và đánh đập đến gần chết vì tội đánh mất trâu, Mị đã

cắt dây trói cứu thoát anh. Hai người trốn đến Phiềng Sa rồi nên vợ nên chồng. Sau này, nhờ có Đảng lãnh đạo, A Phủ và Mị đã vùng dậy, đấu tranh để tự giải phóng, cùng nhân dân xây dựng một cuộc đời ấm no, hạnh phúc. “Đến hẹn lại lên”: Là bộ phim của đạo diễn Trần Vũ do NSND Như Quỳnh đảm nhận vai nữ chính. Sở hữu nét đẹp đậm chất Á Đông và sự diễn xuất tinh tế, NSND Như Quỳnh được xem là một trong những minh tinh của màn ảnh Việt và xuất hiện nhiều trên các phim truyền hình những năm gần đây. Bộ phim được mở đầu bằng cảnh hai nhân vật chính là Nết và An gặp nhau tại Trường Sơn trong chiến tranh chống Mỹ nhưng sự kiện chính của phim đưa người xem về thời gian trước cách mạng tháng 8 tại miền quê quan họ. Phim có 2 tuyến nhân vật chính diện và phản diện, đan xen vào nhau tạo nên sự chặt chẽ, sinh động và hấp dẫn.

Ngọc Vy - Vân Nam(tổng hợp)

Hình ảnh người phụ nữ trên màn ảnh của phim Việt đã không còn xa lạ gì với nhiều cách xây dựng hình tượng khác nhau. Những bộ phim Việt đã gây được rất nhiều dấu ấn cho người xem, trong đó là những số phận của người phụ nữ xưa, những người làm cách mạng, hay số phận của người phụ nữ nghèo khổ. Những bộ phim đi cùng năm tháng với sự thành công của các diễn viên như: NSND Trà Giang, NSND Thế Anh hay NSND Như Quỳnh… là những gương mặt nổi bật của nền điện ảnh với nhiều vai diễn sống mãi trong lòng công chúng.

Hình ảnh người phụ nữ

trên phim Việt Nam

Phim ảnh

Sinh viên Truyền hình 27

Page 12: Sinh viên Truyền hình 17 - ctv.vtv.vnctv.vtv.vn/cdthhn/vn/upload/info/attach/2016/11/7/1478492804230_tr17-32.pdfđứng trên sân khấu, được hóa thân vào các nhân vật

Hoa hậu Việt Nam là cuộc thi sắc đẹp mang tầm cỡ quốc gia đầu tiên của Việt Nam sau khi hai miền Bắc Nam thống nhất. Cuộc thi được khởi xướng bởi báo Tiền Phong với tên gọi “Hoa hậu Toàn quốc báo Tiền Phong” vào năm 1998 và cứ cách hai năm thì tổ chức một lần. Người nắm giữ ngôi vị đầu tiên này là Hoa hậu Bùi Bích Phương. Đến năm 2002, cuộc thi chính thức mang tên Hoa hậu Việt Nam. Cho đến nay cuộc thi đã diễn ra được 28 năm với 15 gương mặt đăng quang cho ngôi vị cao quý này. Có thể nói cuộc thi Hoa hậu Việt Nam đã đem lại nhiều gương mặt đại diện tiêu biểu cho đất nước bởi nhan sắc, học thức và tài năng ứng xử của các thí sinh. Nổi bật trong đó là 3 Hoa hậu Phạm Thị Mai Phương, Nguyễn Thị Huyền, Mai Phương Thúy trở thành đại diện của Việt Nam dự thi Hoa hậu thế giới và đều lọt vào vòng bán kết của cuộc thi này. Hãy cùng chúng tôi nhìn lại nhan sắc của các Hoa hậu Việt Nam khi đăng qua và hiện nay của họ.

Vẻ đẹp của các hoa hậu Việt Nam

Bùi Bích Phương HHVN năm 1988

Thu Thủy - HHVN năm 1994

Hà Kiều Anh - HHVNnăm 1992

.Phan Thu Ngân - HHVN năm 2000

Mai Phương - HHVN năm 2002

.Ngọc Khánh - HHVN năm 1998Thiên Nga - HHVN

năm 1996

Nguyễn Thị Huyền - HHVN năm 2004

Đặng Thu Thảo - HHVN năm 2012

Ngọc Hân - HHVN năm 2010

Mai Phương Thúy - HHVN 2006

Đỗ Mỹ Linh - HHVN năm 2016

Kỳ Duyên - HHVN năm 2014

Thùy Dung - HHVN 2008

Văn hóa giải trí

28 Sinh viên Truyền hình

Nguyễn Diệu Hoa HHVN năm 1990

Page 13: Sinh viên Truyền hình 17 - ctv.vtv.vnctv.vtv.vn/cdthhn/vn/upload/info/attach/2016/11/7/1478492804230_tr17-32.pdfđứng trên sân khấu, được hóa thân vào các nhân vật

Thế hệ 8x-9x chắc hẳn không thể quên với việc thường xuyên thuê băng về xem các bộ phim, hay chờ đợi đến 6h tối - khung giờ vàng của các bộ phim dành cho lứa tuổi teen trên kênh VTV3. Tâm trạng háo hức chờ đón tập phim tiếp theo, hoặc tiếc nuối khi đã kết thúc. Tập phim kết thúc cũng là lúc mà chúng ta lại hồi hộp chờ đợi cả một ngày trời, rồi là những câu chuyện xung quanh bộ phim đó. Có thể nói, trong thời kỳ đất nước còn khó khăn, các phương tiện truyền thông hạn chế, việc theo dõi các bộ phim trên truyền hình đã là vô cùng hấp dẫn. Những bộ phim mặc dù chỉ được sản xuất bằng những thiết bị máy móc sơ sài, thiếu thốn kinh phí nhưng lại được đầu tư về nội dung kịch bản và diễn xuất nên vẫn vô cùng hấp dẫn đối với khán giả, đặc biệt là các bạn nhỏ. Nhiều phim đã trở thành người bạn thân thuộc, gắn bó với tuổi thơ của nhiều người. Một số bộ phim nổi bật mà có lẽ khi nhắc đến tên thì bất cứ bạn trẻ nào cũng nhớ, ví dụ như: phim Tam Quốc Diễn Nghĩa – chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của La Quán Trung; Hoàn Châu cách cách của nữ tác giả Quỳnh Dao hay phim Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân. Hãy cùng chúng tôi ngược dòng thời gian 20 năm trước đây để hồi tưởng lại những bộ phim đã nuôi dưỡng tâm hồn các bạn.

Nghĩa Hoàng

8x-9x

Phim Bao Thanh thiên

Phim Hoàn Châu cách cách

Phim Đôraemon

PhimTây Du kýPhimTam quốc diễn nghĩa

Phim Tom và JerryPhim siêu nhân vũ trụ

Văn hóa giải trí

Sinh viên Truyền hình 29

Page 14: Sinh viên Truyền hình 17 - ctv.vtv.vnctv.vtv.vn/cdthhn/vn/upload/info/attach/2016/11/7/1478492804230_tr17-32.pdfđứng trên sân khấu, được hóa thân vào các nhân vật

Có một phụ nữ đang mang thai, sống một mình trên một thung lũng xa làng xóm và gia đình tại một đất nước nọ… Đêm mùa đông giá lạnh, tuyết

rơi dày đặc, bà mẹ lại chuyển dạ sinh con, không một ai thân thuộc bên cạnh. Cô ôm bụng đi về phía dân làng để tìm trạm y tế, tuyết rơi ngày càng mạnh, đường lại tối tăm không một bóng đèn, vừa đau bụng vừa lạnh, cô trượt chân ngã xuống dòng suối nhỏ phía dưới chân cầu và rồi một bé trai ra đời. Xung quanh không có một bóng người, tiếng kêu cứu của cô càng ngày càng bé, sợ con trai của mình lạnh lẽo, cô từ từ cởi những lớp áo khoác để che chở cho con trai, đến khi cô cởi hết tất cả quần áo của mình cũng là lúc trời có mưa tuyết. Cô ôm con trai vào lòng và dùng hơi ấm của mình để sưởi ấm cho con. Sáng hôm sau, người đi đường phát hiện tiếng khóc của trẻ con

dưới chân cầu, họ chạy xuống thì thấy xác một người phụ nữ không mặc quần áo đang ôm đứa bé. Người ta đã tìm ra họ hàng của người phụ nữ kia và giao cậu bé cho người dì ruột nuôi dưỡng. Mười hai năm sau, ngày sinh nhật của cậu, cậu đã hỏi dì: “Tại sao mẹ con mất?” Đó là lý do cậu rất muốn biết trong 12 năm qua, biết chẳng thể giấu được lâu, dì đã thuật lại tất cả mọi việc cho cậu nghe. Bất ngờ, cậu chạy thật nhanh giữa những cơn bão tuyết, mặc cho trời lạnh lẽo, cậu chạy lại mộ mẹ, vừa khóc vừa cởi từng chiếc áo khoác đắp lên mồ mẹ cậu đến khi người cậu không còn quần áo nào nữa, cậu mới nói lên rằng: “Cách đây 12 năm về trước mẹ có lạnh lắm không? Hôm nay con sẽ đắp và sưởi ấm cho mẹ nhé”. Cậu đã khóc nức nở và ôm mồ mẹ cậu giữa trời giá lạnh của tháng 1.

Sưu tầm

Tình mẹ

30 Sinh viên Truyền hình

Văn hóa giải trí

Page 15: Sinh viên Truyền hình 17 - ctv.vtv.vnctv.vtv.vn/cdthhn/vn/upload/info/attach/2016/11/7/1478492804230_tr17-32.pdfđứng trên sân khấu, được hóa thân vào các nhân vật

Hà Nội thu, gió về tê tái lạnhRét đầu mùa sóng sánh gương Hồ Tây

Áo len hồng ai mặc buổi chiều nayTrên lối nhỏ hây hây màu con gái

Vẫn ở đó bao mùa, cây bàng dạiLá hanh khô đang chuyển đổi sắc màu

Bàng đỏ mà lá thì lại vàng nâu !Đứng cô quạnh bên mép hồ lặng lẽ

Con phố cổ thu về như mới mẻNhà chen nhà, mái ngói úa rêu phong

Rét se môi theo gót chị hàng rongHương cốm dạo thơm từng cơn gió thoảng

Chiều tây hồ ráng vàng ươm mặt thoángĐàn sâm cầm rủ bạn kéo về đây

Gương nước trong in bóng những hàng câySương mờ ảo phủ dày trên mặt sóng

Đi chen chúc giữa phố chiều gió lộngNgắm hoàng hôn chìm xuống đáy Hồ Tây

Bóng đèn đường khi tỉnh, lại khi sayLách kẻ lá úa nhàu sắc vàng vọt

Hương hoa sữa đầu mùa, thu thảng thốtNhớ vô cùng, em có biết không em

Hoàng hôn tan vào bóng tối hoang đêmCon phố ấy, vắng em buồn đến lạ !

Sưu tầm

Thu lá đỏ

Có một chiều lang thang trên phốNgười và xe chen chúc tầng caoKhói, còi hơi nhức nhối ồn ào

Như hụt bước, rơi vào nỗi nhớ!

Hà Nội tôi trong từng nhịp thởPhố của tôi, ngõ nhỏ của tôi

Cây bàng già trước cửa đâm chồiVừa mới Tết, xuân khoe áo mới.

Hà Nội nhớ trong tôi vời vợiNét dản dị, nền nã thanh cao

Người khi xưa thân biết nhường nàoNhẹ lời nói, chân tình nếp nghĩ.

Nhớ Hà Nội xưa

Văn hóa giải trí

Sinh viên Truyền hình 31

Hà Nội đón xuân về, tôi kểPháo nổ, đào phai, câu đối xinh

Ông bà tôi với cả gia đìnhTheo nếp cổ, cùng đi chúc tết.

Hà Nội qua thăng trầm đất nướcChẳng thể quên góc phố hàng cây

Vọng leng keng! Nhớ bến đợi nàyƠi tàu điện! bao niềm tiếc nuối.

Hà Nội xưa nếu bây giờ có hỏiTôi nói rằng trái tim thương yêuBao bạn tôi cũng nói chung điều

Yêu Hà Nội - Với một niềm kiêu hãnh. Sưu tầm

Page 16: Sinh viên Truyền hình 17 - ctv.vtv.vnctv.vtv.vn/cdthhn/vn/upload/info/attach/2016/11/7/1478492804230_tr17-32.pdfđứng trên sân khấu, được hóa thân vào các nhân vật

Nhắc đến các bạn sinh viên trường Cao đẳng Truyền hình là nhắc đến những chàng trai, cô gái năng động - tự tin. Được học các môn chuyên ngành từ ngay năm thứ nhất, được thực hành nghề qua các môn học và sân chơi là các tờ báo nội bộ, các bạn nhanh chóng quen với công việc báo chí truyền hình. Chuyên mục Phong cách CTV của Tạp chí Sinh viên Truyền hình số 45 giới thiệu đến bạn 3 gương mặt SV Truyền hình trẻ trung và năng động như thế.

SV CTV tự tin - năng động

Phong cách CTV

32 Sinh viên Truyền hình

Bạn Nguyễn Thị Hoàng Anh (Lớp CBC 10E – Chuyên ngành Báo chí Đa phương tiện) Mình có niềm đam mê với truyền hình từ những ngày còn là học sinh nên mình quyết định lựa chọn theo học tại trường Cao đẳng Truyền hình. Tại đây, mình đã được học và thực hành nghề rất nhiều qua các môn học và các tờ báo nội bộ trong trường, mình muốn học hỏi thật nhiều về nghề báo. Bạn bè nói rằng mình có giọng đọc khá tốt, khuôn mặt sáng, có thể trở thành biên tập viên, MC truyền hình - đó cũng là ước mơ của mình.

Bạn Trần Thị Ngọc Anh (Lớp CBC 10E – Chuyên ngành Báo chí Đa phương tiện) Trước đây, Ngọc Anh là một cô gái nhút nhát, hay ngại ngùng nhưng sau một thời gian theo học tại trường mình đã tham gia vào Đội Sinh viên Tình nguyện, còn được trải nghiệm với những sân chơi thực hành nghề của trường. Đặc biệt là sau khi tham gia vào cuộc thi Miss CTV, Ngọc Anh đã tự tin hơn rất nhiều, có thể đứng trước đám đông để thể hiện khả năng của mình. Trong tương lai, mình muốn trở thành nhà báo nổi tiếng, có những tác phẩm báo chí có ý nghĩa, đóng góp cho xã hội.

Bạn Bùi Trung Anh (lớp CQP10A – chuyên ngành Quay phim Đạo diễn) Mình là Bùi Trung Anh, sinh viên chuyên ngành Quay phim Đạo diễn, mình rất yêu thích công việc của phóng viên quay phim. Học tập tại trường Cao đẳng Truyền hình cho bạn một lợi thế rất lớn, nếu năng động và chịu khó thì bạn có thể đi làm thêm, đi viết báo, quay phim hoặc làm MC cho các công ty truyền thông ngay từ năm thứ 2. Bản thân mình mặc dù học quay phim nhưng cũng muốn thử sức với vai trò của một MC Truyền hình… Mình muốn tích lũy kinh nghiệm ở mỗi công việc để có thể trở thành một đạo diễn giỏi.

Page 17: Sinh viên Truyền hình 17 - ctv.vtv.vnctv.vtv.vn/cdthhn/vn/upload/info/attach/2016/11/7/1478492804230_tr17-32.pdfđứng trên sân khấu, được hóa thân vào các nhân vật

Phong cách CTV

Sinh viên Truyền hình 33

Page 18: Sinh viên Truyền hình 17 - ctv.vtv.vnctv.vtv.vn/cdthhn/vn/upload/info/attach/2016/11/7/1478492804230_tr17-32.pdfđứng trên sân khấu, được hóa thân vào các nhân vật

TAÏP CHÍ

Sinh vieân Truyeàn hìnhSAÂN CHÔI THÖÏC HAØNH NGHEÀ CUÛA SV TRÖÔØNG CAO ÑAÚNG TRUYEÀN HÌNH

Tin, bài cộng tác xin gửi về địa chỉ:[email protected]