SINH VIÊN NĂM NHẤTs1.downloadmienphi.net/file/downloadfile1/293/24248.pdf · Những thông tin...

46
CẨM NANG dành cho SINH VIÊN NĂM NHẤT Hà Nội - 2008 CÂU LẠC BỘ LUẬT GIA TRẺ

Transcript of SINH VIÊN NĂM NHẤTs1.downloadmienphi.net/file/downloadfile1/293/24248.pdf · Những thông tin...

Page 1: SINH VIÊN NĂM NHẤTs1.downloadmienphi.net/file/downloadfile1/293/24248.pdf · Những thông tin cơbản về ... tìm kiếm tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình…;

CẨM NANG

dành cho

SINH VIÊN

NĂM NHẤT

Hà Nội - 2008

CÂU LẠC BỘLUẬT GIA TRẺ

Page 2: SINH VIÊN NĂM NHẤTs1.downloadmienphi.net/file/downloadfile1/293/24248.pdf · Những thông tin cơbản về ... tìm kiếm tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình…;

CHỊU TRÁCH NHIỆM

NỘI DUNG

Lê Việt Anh

BAN BIÊN TẬP:

Lê Việt AnhTrương Hồng Quang

Phạm Linh NhâmNguyễn Đức HuânTrần Thị Mai Dung

Văn Hoàng Anh

ĐƠN VỊ ẤN HÀNH:CLB LUẬT GIA TRẺ(HỘI SINH VIÊNĐH LUẬT HÀ NỘI)

LIÊN HỆĐiện thoại:0986215578

Email:[email protected]

Website:www.luatgiatre.com

TRÌNH BÀY BÌA:Nguyễn Đức Huân

CẨM NANGdành cho

SINH VIÊN NĂM NHẤTMỤC LỤC

TrangLời mở đầu 3Những thông tin cơ bản về trường

4

Thư viện ĐH Luật Hà Nội 6Môn Giáo dục thể chất vàGiáo dục quốc phòng

7

Học bổng 9Nhà pháp luật Việt – Pháp 10Học tín chỉ - khó hay dễ? 12Kỹ năng đọc sách, nghe giảng, ghi chép

17

Trò chuyện cùng 2 thủ khoa ĐH Luật Hà Nội

18

Chính sách cho học sinh, sinh viên vay vốn

28

Nhà trọ và một số điều cần biết

30

Nghề Luật 32CLB Luật Gia Trẻ - nơi khởi nguồn của những tài năngluật học

39

CLB Tiếng Anh 41CLB Hùng Biện 43Diễn đàn Sinh viên luật 45

ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG CẨM NANG DÀNH CHO SINH VIÊN NĂM NHẤT

1. Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất là số chuyên đề đặc biệt của Nội san Luật gia trẻ do CLB Luật gia trẻ

ấn hành và giữ quyền tác giả.

2. Nghiêm cấm việc thực hiện những hành vi sau đối với một phần hoặc toàn bộ nội dung cẩm nang, bao gồm

cả sự trình bày và sắp đặt, mà không có sự đồng ý trước bằng văn bản của Câu lạc bộ Luật gia trẻ, trừ trường

hợp có quy định khác:

- Làm tác phẩm phái sinh, sao chép, sửa chữa;

- In ấn, phân phối cẩm nang; truyền đạt cẩm nang đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến,

vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện nào khác;

- Bất kỳ hành vi nào nhằm khai thác cẩm nang với mục đích thương mại.

3. Không ngăn cấm việc tự sao chép một bản cẩm nang để sử dụng cho việc học tập và sao chép cẩm nang để lưu trữ ở thư viện với mục đích nghiên cứu.

Page 3: SINH VIÊN NĂM NHẤTs1.downloadmienphi.net/file/downloadfile1/293/24248.pdf · Những thông tin cơbản về ... tìm kiếm tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình…;

CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất

3

LỜI MỞ ĐẦU

Với mục đích hỗ trợ tốt nhất việc học tập tại trường Đại học Luật Hà

Nội dành cho sinh viên năm nhất mới nhập trường, CLB Luật Gia Trẻ

biên soạn cuốn Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất.

Cuốn cẩm nang này bao gồm một số thông tin thiết yếu mà mọi sinh

viên năm nhất của trường Đại học Luật Hà Nội cần biết như: Những thông

tin khái lược về trường; Cách tiếp cận các học liệu tại thư viện trường,

nhà Pháp luật Việt Pháp; Vấn đề học bổng cũng như chính sách vay

vốn dành cho sinh viên đang theo học tại trường; Giới thiệu về hình

thức đào tạo tín chỉ và một số kĩ năng cần thiết cho việc học tín chỉ

như: tìm kiếm tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình…; Giới thiệu về việc

học giáo dục thể chất, học quân sự; Một số phương pháp và kỹ năng

học tập tại bậc đại học như: đọc sách, nghe giảng, ghi chép; Kinh

nghiệm của các anh chị đi trước thông qua giới thiệu bài phỏng vấn 2

thủ khoa K28 và K29 của trường; Thông tin và đặc điểm về nghề luật;

Một số kinh nghiệm khi đi tìm và thuê nhà trọ; Hoạt động và cách thức

tham gia các Câu lạc bộ trực thuộc Hội sinh viên bao gồm: CLB Luật

Gia Trẻ, CLB Tiếng Anh, CLB Hùng Biện; Thông tin về cộng đồng sinh

viên Luật online.

CLB Luật Gia Trẻ xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các: bạn

Trương Hồng Quang KT30A, Nguyễn Chi Lan Hương HC30D, Dương

Thùy Dung KT30H, Nguyễn Diệu Thùy KT30E, Ngô Toàn Thắng HS30D,

Phạm Linh Nhâm DS31B, Nguyễn Đức Huân QT31C, Trần Thị Mai Dung

KT31A, Trịnh Phương Linh KT31A, Văn Hoàng Anh HS31C, Nguyễn

Ngọc Đức HS31D, Nguyễn Hữu Hòa QT31A đã đóng góp bài viết cho

cẩm nang này.

CLB Luật Gia Trẻ mong nhận được sự nhận xét, đánh giá của tất cả

các bạn. Mọi ý kiến xin vui lòng gửi về Câu Lạc Bộ Luật Gia Trẻ - P502,

K4, Đại học Luật Hà Nội, 87 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.

Email: [email protected] Website: www.luatgiatre.com

Page 4: SINH VIÊN NĂM NHẤTs1.downloadmienphi.net/file/downloadfile1/293/24248.pdf · Những thông tin cơbản về ... tìm kiếm tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình…;

CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất

4

NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ TRƯỜNG

Tên gọi: ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘITên tiếng Anh: Hanoi Law UniversityThành lập: 10/11/1979Địa chỉ: 87 Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa – Hà NộiĐiện thoại: 04.8352630Website: http://www.hlu.edu.vn

http://www.daihocluathn.edu.vnBậc học đào tạo: Đại học, Sau Đại họcHình thức đào tạo: Chính quy, Văn bằng II, Tại chứcChuyên ngành đào tạo: Pháp luật Kinh tế,

Pháp luật Quốc tế,Luật Dân sự,Luật Hình sự,Hành chính – Nhà nước

Page 5: SINH VIÊN NĂM NHẤTs1.downloadmienphi.net/file/downloadfile1/293/24248.pdf · Những thông tin cơbản về ... tìm kiếm tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình…;

CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất

5

Trường Đại học Pháp lý Hà Nội được thành lập ngày 10 tháng 11

năm 1979 theo quyết định số 405/QĐ-CP của Hội đồng Chính phủ (nay

là Chính phủ), là sự thống nhất Khoa pháp lý của trường Đại học Tổng

hợp Hà Nội (cũ) – là một trong các trường đại học hình thành nên Đại

học Quốc gia Hà Nội hiện nay và trường Cao đẳng Pháp lý thuộc Ủy ban

Pháp chế Chính phủ. Tháng 10/1982, Trường Đại học Pháp lý có thêm

sự sáp nhập của trường Cao đẳng Tòa án. Đến ngày 6 tháng 7 năm

1993 trường được đổi tên thành Trường Đại học Luật Hà nội.

Đại học Luật Hà nội là trường công lập trực thuộc Bộ Tư pháp,

đồng thời chịu sự quản lý Nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào

tạo và là một trong những trường đào tạo cán bộ pháp lý ở Việt Nam.

Những ngày đầu thành lập, trường đóng địa điểm tại huyện

Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Năm 1993, trường được

chuyển đến số 87 đường Nguyễn Chí Thanh (cho đến bây giờ). Cũng

thời điểm lúc đó, đội ngũ cán bộ của trường vừa thiếu vừa yếu (biên

chế của Trường có 67 người trong đó có 17 giáo viên), cơ sở vật chất

nghèo nàn lại đóng ở xa Hà Nội. Song, qua gần 30 năm xây dựng và

trưởng thành, cùng sự nỗ lực của thầy và trò, đến nay Đại học Luật Hà

Nội được coi là trường có quy mô đào tạo về ngành Luật lớn nhất ở Việt

Nam. Đội ngũ giáo viên là các nhà khoa học có trình độ chuyên môn,

nghiệp vụ và năng lực; cơ sở vật chất khang trang, đáp ứng yêu cầu

đào tạo cán bộ pháp lý cho đất nước và hội nhập quốc tế .

Trường đã được Nhà nước trao tặng ba Huân chương: Huân

chương Lao động: hạng Nhất, hạng Nhì và hạng Ba; nhiều năm được nhận

cờ thi đua của ngành Tư pháp và nhiều phần thưởng cao quý khác./.

Page 6: SINH VIÊN NĂM NHẤTs1.downloadmienphi.net/file/downloadfile1/293/24248.pdf · Những thông tin cơbản về ... tìm kiếm tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình…;

CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất

6

Thư viện Đại học Luật Hà Nội

Thẻ sinh viên của bạn cũng chính là thẻ thư viện.

Thư viện trường gồm có thư viện đọc và truy cập internet tại tầng 2 nhà D; Thư viện mượn ở tầng 1 phòng 103 nhà C. Trung tâm dữ liệu tiếng Anh: Tầng 3 nhà B phòng 301 A-B. Thư viện được trang bị 6677 đầu sách với 172.637 cuốn (gồm giáo trình, tài liệu tham khảo và sáchtiếng nước ngoài). Khoá luận, luận văn, luận án: 1783 đầu sách với 2695 cuốn. Báo, tạp chí: 85 loại báo, tạp chí tiếng Việt; 40 loại tiếng nước ngoài. Thư viện mở cửa cả thứ Bảy.

Một vài lưu ý:

Thư viện đọc và thư viện mượn có những ngăn tủ ngoài để bạn cho đồ vào trước khi vào thư viện. Nên khoá ngăn đồ của mình cẩn thận trước khi vào thư viện vì đã xảy ra tình trạng bị mất đồ. Khi ngồi trong thư viện đọc chú ý giữ trật tự, đi lại nhẹ nhàng, sau khi lấy sách, báo... trên các giá sách thì nên để lại đúng chỗ để bạn khác dễ dàngtìm. Khi nghiên cứu tài liệu, lưu ý không sử dụng quá 3 tài liệu cùnglúc. Vi phạm quy định này lần đầu bạn sẽ bị nhắc nhở, tái phạm có thể bị khóa thẻ.

Bạn cũng có thể truy cập internet ở phòng đọc trong khoảng 1h/lần. Để có thể truy cập internet thì bạn phải đăng kí với thư viện để có mật khẩu và tên truy cập riêng. Thư viện sẽ có buổi tập huấn chi tiết về vấn đề này (nếu không tham gia sẽ không được sử dụng thư viện).

Bạn có thể mượn sách, văn bản luật trong khoảng 10 ngày (kể cả chủ nhật, thứ bẩy) tại thư viện mượn. Mang theo thẻ sinh viên, để tại bàn mượn sách và tự tìm những cuốn sách bạn cần sau đó đưa chongười quản lý làm thủ tục mượn sách.

Để dễ dàng tìm các loại sách, khoá luận, bài trong các tạp chí...bạn nên tra cứu trước khi vào thư viện tại địa chỉ:http://lib.hlu.edu.vn/ tại máy tính phòng mượn hoặc ngay tại nhànếu bạn nối mạng.

Nếu có bất cứ thắc mắc gì khi sử dụng thư viện, bạn đừng ngần ngại hỏi nhân viên thư viện, họ sẽ tận tình giải đáp giúp bạn.

Page 7: SINH VIÊN NĂM NHẤTs1.downloadmienphi.net/file/downloadfile1/293/24248.pdf · Những thông tin cơbản về ... tìm kiếm tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình…;

CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất

7

MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

Giáo dục thể chất

Giáo dục thể chất là môn học bắt buộc ở tất cả các trường đại học,

bao gồm 150 tiết, trong đó có 15 tiết lý thuyết và 135 tiết thực hành

trên sân bãi. Tại trường ĐH Luật Hà Nội, sinh viên sẽ học 3 môn, chia

thành 6 nội dung, bao gồm:

- Điền kinh, gồm có Nhảy xa và Chạy 100m;

- Bóng chuyền, gồm có Phát bóng và Đệm bóng;

- Thể dục, gồm có Võ và Bài thể dục tay không,

Giáo dục thể chất được học trong 3 học kỳ, sau khi học xong cả 3

môn, sinh viên sẽ chọn 1 môn để kiểm tra kết thúc môn học. Sau khi

vượt qua kỳ kiểm tra kết thúc môn học, bạn sẽ được cấp Chứng chỉ

Giáo dục thể chất.

Địa điểm học: ĐH Công Đoàn.

Giáo dục quốc phòng

Sau khi kết thúc học kỳ 1 năm thứ nhất, nghỉ Tết Nguyên đán xong,

sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội sẽ được học Giáo dục quốc phòng tại

Trung tâm Giáo dục quốc phòng Hà Nội I, nằm trong khuôn viên của

trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Tây (Huyện Chương Mỹ - Hà Nội).

Nội dung học gồm 3 môn như sau:

- Đường lối quân sự;

- Chiến thuật bộ binh;

- Vũ khí bộ binh,

Thời gian học: 3 tuần

Sinh viên ăn ở nội trú trong KTX của trường Đại học Sư phạm

TDTT Hà Tây.

Page 8: SINH VIÊN NĂM NHẤTs1.downloadmienphi.net/file/downloadfile1/293/24248.pdf · Những thông tin cơbản về ... tìm kiếm tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình…;

CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất

8

Lưu ý

Điểm kết thúc môn học Giáo dục thể chất chỉ xét đạt hay không

đạt, không tính vào điểm trung bình học tập. Tuy nhiên, nếu không

đạt, sinh viên sẽ phải thi lại và đương nhiên không được xét học bổng

của học kỳ đó.

Vì thời gian học Giáo dục quốc phòng là thời điểm sau Tết Âm lịch,

thời tiết vẫn còn rét, bạn nên mang theo áo ấm, khăn quàng cổ, chăn

ấm (yêu cầu gọn nhẹ).

Nếu vi phạm kỷ luật hoặc không đạt bất kỳ môn nào trong 3 môn

Giáo dục quốc phòng thì bạn sẽ phải học lại cùng sinh viên khoá sau. Ví

dụ, nếu bạn là sinh viên K33 mà vi phạm thì sẽ không được cấp chứng

chỉ GDQP và phải học lại cùng SV K37).

Chứng chỉ Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng là chứng chỉ

có giá trị trên toàn quốc, bắt buộc sinh viên phải có để được xét tốt

nghiệp. Nếu bạn đã học trường đại học khác và đã có Chứng chỉ này,

bạn sẽ được miễn học 2 môn này tại trường Đại học Luật Hà Nội. Hoặc

nếu sau khi tốt nghiệp trường Luật mà bạn muốn học thêm 1 trường

đại học nữa, bạn có thể mang 2 Chứng chỉ này đến trường đại học đó,

bạn cũng sẽ được miễn học 2 môn này tại trường đó.

Page 9: SINH VIÊN NĂM NHẤTs1.downloadmienphi.net/file/downloadfile1/293/24248.pdf · Những thông tin cơbản về ... tìm kiếm tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình…;

CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất

9

HỌC BỔNG

Đối với mỗi sinh viên thì chính sách học bổng là một trong những điều quan tâm khi bước vào trường.

Các mức học bổng:- Mức học bổng loại khá: Có điểm trung bình chung học tập đạt

loại khá trở lên và điểm rèn luyện đạt loại khá trở lên. Mức học bổng tối thiểu bằng hoặc cao hơn mức trần học phí hiện hành của ngành nghề mà học sinh, sinh viên đó phải đóng tại trường do Hiệu trưởng hoặc Giám đốc quy định (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng). Riêng cáctrường ngoài công lập mức học bổng tối thiểu do Hiệu trưởng nhàtrường quy định. Hiện nay là 120.000đồng/tháng.

- Mức học bổng loại giỏi: Có điểm trung bình chung học tập đạt loại giỏi trở lên và điểm rèn luyện đạt loại tốt trở lên (80.000 đồng/ tháng).

Mức học bổng cao hơn loại khá và do Hiệu trưởng qui định. -Mức học bổng loại xuất sắc: Có điểm trung bình chung học tập

đạt loại xuất sắc và điểm rèn luyện đạt loại xuất sắc. Mức học bổng cao hơn loại giỏi và do Hiệu trưởng qui định.

Học bổng khuyến khích học tập được cấp theo từng học kỳ và cấp 10 tháng trong năm học.

Ngoài ra tiền học bổng của các bạn sinh viên thuộc diện chính sách ưu đãi, trợ cấp xã hội sẽ được cao hơn.

Điểm xét học bổng của trường tuỳ theo các khoa, thường thì khoaPháp luật kinh tế sẽ có điểm học bổng cao hơn các khoa khác. Ví dụ điểm xét học bổng của kì 2 năm học 2006 - 2007 của trường (tính cả điểm rèn luyện)1:

- Khoa Pháp luật Kinh tế: Khoá 28= 8,2; Khoá 29=7,8; Khoá 30= 8,2; Khoá 31= 8,0

- Khoa Luật Dân sự Khoá 28= 7,8; Khoá 29=8,0; Khoá 30= 7,9; Khoá31= 7,4

- Khoa Luật Hình sự: Khoá 28= 8,2; Khoá 29=7,8; Khoá 30= 7,0; Khoá 31= 7,5.

Khoa Pháp Luật Quốc tế :Khoá 28= 8,4; Khoá 29=7,6; Khoá 30= 7,0; Khoá 31= 7,3

- Khoa Hành chính – Nhà nước : Khoá 28= 7,8; Khoá 29=7,6; Khoá 30=8,0; Khoá 31= 7,6.

1 Hiện nay điểm để tính học bổng không bao gồm điểm rèn luyện nhưng bạn phải đạt điểm rèn luyện từ mức khá trở lên mới được xét học bổng.

Page 10: SINH VIÊN NĂM NHẤTs1.downloadmienphi.net/file/downloadfile1/293/24248.pdf · Những thông tin cơbản về ... tìm kiếm tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình…;

CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất

10

NHÀ PHÁP LUẬT VIỆT - PHÁP

Nhà Pháp luật Việt - Pháp(Maison du droi Vietnamo –Francaise) là cơ quan hợp tác song phương giữa Việt Nam và Pháptrong lĩnh vực pháp luật được thànhlập từ ngày 10/02/1993trong khuôn khổ một Hiệp định song phương, nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Pháp François Mitterrand. Ưu tiên pháttriển các hoạt động hợp tác song phương giữa hai Chính phủ trên cơsở đề xuất của Bộ Tư pháp hai nước và có sự tham gia của nhiều cơquan, tổ chức pháp luật của Việt Nam và Pháp, Nhà pháp luật Việt –Pháp đã có nhiều đóng góp tích cực rất đáng ghi nhận.

Nhằm hỗ trợ cho các hoạt

động chính, Nhà Pháp luật Việt – Pháp đã thành lập một Trung tâm tư

liệu với các tài liệu, sách trong tất cả các ngành luật bằng tiếng Pháp

và tiếng Việt. Hiện nay, tất cả các đầu sách của Trung tâm được quản

lý bằng phần mểm chuyên nghiệp trên máy tính, được cập nhật hàng

năm, và là nguồn thông tin cần

thiết phục vụ cho nhu cầu tra cứu

của sinh viên và luật gia tại Việt

Nam.

Thư viện Nhà Pháp luật Việt

- Pháp hiện nay có hơn 5330 trong

đó 3920 đầu sách tiếng Pháp và

Page 11: SINH VIÊN NĂM NHẤTs1.downloadmienphi.net/file/downloadfile1/293/24248.pdf · Những thông tin cơbản về ... tìm kiếm tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình…;

CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất

11

1410 đầu sách tiếng Việt, bao gồm cả các ấn phẩm của Nhà pháp luật

Việt – Pháp như kỷ yếu hội thảo, tọa đàm do Nhà Pháp luật Việt-Pháp

tổ chức, tuyển tập các văn bản pháp luật Việt Nam dịch sang tiếng

Pháp. Thêm vào đó là các tạp chí pháp lý và các tài liệu trên đĩa CD -

Rom. Hệ thống máy tính được lắp đặt từ năm 1999 cho phép tra cứu

thông tin dạng điện tử đặc biệt thu hút sự quan tâm của độc giả và

được đánh giá cao.

Để phát triển hoạt động của Trung tâm tư liệu, Nhà Pháp luật đã lập catalogue các đầu sách và tạp chí và đưa lên mạng cho phép độc giả có thể tra cứu trực tiếp từ mạng Internet. Kể từ tháng 11 năm 2004 Nhà Pháp luật cho phép độc giả được mượn một số loại sách về nhà.

Tại đây, bạn đọc cũng có thể mua những ấn phẩm do Nhà Phápluật Việt- Pháp ấn hành.

Thủ tục làm thẻ đọc tại thư viện Nhà pháp luật Việt – Pháp như sau:Giấy tờ cần thiết:

* Giấy giới thiệu hoặc thẻ sinh viên còn giá trị* Giấy chứng minh nhân dân* 2 ảnh 3x4 hoặc 4x6 mới chụp

Lệ phí làm thẻ : 100.000 đồngGiờ mở cửaTừ thứ hai đến thứ 6:

* Buổi sáng : từ 8g30 đến 11g30* Buổi chiều : từ 14g00 đến 17g00

Quản lý thư viện: cô Lã Thị Ánh.

Thẻ đọc có giá trị trong 01 năm kể từ ngày được cấp. Nếu muốn tiếp tục được sử dụng, bạn đọc cần làm thủ tục làm mới lại thẻ đọc.

Mọi thông tin về Nhà Pháp luật Việt – Pháp nói chung và về Trung tâm dữ liệu của Nhà Pháp luật Việt – Pháp nói riêng đều được đăng tải đầy đủ tại địa chỉ website http://www.maisondudroit.org/. Bạn đọc cũng có thể đến Nhà Pháp luật Việt – Pháp tại 87 Nguyễn ChíThanh, Hà Nội để tìm hiểu chi tiết.

Page 12: SINH VIÊN NĂM NHẤTs1.downloadmienphi.net/file/downloadfile1/293/24248.pdf · Những thông tin cơbản về ... tìm kiếm tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình…;

CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất

12

HỌC TÍN CHỈ - KHÓ HAY DỄ?

I. Giới thiệu về học chế tín chỉ

Tín chỉ là phương thức dạy và học trong đó đặt người học vào vị

trí trung tâm, mọi hoạt động đều nhằm bổ trợ cho người học. Học chế

tín chỉ, so với cách thức dạy học theo niên chế trước đây, bao gồm

những thay đổi về phương pháp dạy, phương pháp học và cách thức

tính điểm.

Phương pháp dạy truyền thống trước đây là tất cả sinh viên chăm

chú nghe giảng viên thuyết trình các vấn đề, và sau đó ghi chú lại

những vấn đề cần lưu ý. Có thể nói là trong phương pháp này, “người

biết” thì cố gắng nói hết những cái mình biết, còn “người chưa biết” thì

cố gắng nghe và lĩnh hội. Ở đây, người nói chủ yếu trong lớp là giảng

viên, còn sinh viên dường như thụ động tiếp thu qua sự truyền đạt của

giảng viên.

Ngược lại, khi giảng dạy theo học chế tín chỉ, giảng viên hầu như

không thuyết trình. Sinh viên phải tự nghiên cứu vấn đề từ trước buổi

học và tự rút ra những điểm còn thắc mắc. Giờ học lý thuyết, giảng

viên chỉ đi sâu vào 1 số vấn đề được cho là khó nghiên cứu, và giải đáp

các thắc mắc của sinh viên. Giờ thảo luận (seminar) là lúc sinh viên

trình bày và bảo vệ quan điểm về các tình huống mà giảng viên đưa ra

từ trước.

Trong cách học tín chỉ, người học phải chủ động và được tạo điều

kiện để tự nghiên cứu vấn đề. Kể cả khi vấn đề còn đang tranh luận, có

nhiều quan điểm khác nhau, thì sinh viên vẫn được khuyến khích thảo

luận. Việc sinh viên cần làm được là bảo vệ được quan điểm của mình

trước những lập luận của quan điểm trái chiều. Kết quả phân định đúng

Page 13: SINH VIÊN NĂM NHẤTs1.downloadmienphi.net/file/downloadfile1/293/24248.pdf · Những thông tin cơbản về ... tìm kiếm tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình…;

CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất

13

/ sai lúc này được xem là thứ yếu, mà chủ yếu là hướng tới mục tiêu

rèn luyện cách thức lập luận để tạo sức thuyết phục, điều đặc biệt cần

thiết cho những người theo nghề luật.

Bên cạnh việc rèn luyện khả năng thuyết trình trực tiếp trước số

đông trong các giờ thảo luận, sinh viên còn được rèn luyện để thích ứng

tốt với khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, thông qua

các bài tập lớn nhỏ trong suốt học kỳ. Bắt đầu từ khả năng làm việc

độc lập, mỗi sinh viên sẽ được giao thực hiện 1 vấn đề, và tự mình phải

giải quyết vấn đề bằng cách vận dụng những kiến thức tích luỹ được

qua việc tự nghiên cứu và trao đổi với giảng viên. Cùng với việc tự

nghiên cứu, sinh viên còn được phân thành các nhóm để cùng thực hiện

1 vấn đề. Vấn đề này thường mang tính bao quát và 1 vài sinh viên khó

có thể thực hiện mà phải có sự phối kết hợp của các thành viên trong

nhóm. Trong quá trình làm việc theo nhóm, các thành viên sẽ học được

cách cùng nhau gánh vác trách nhiệm, phân công từng công đoạn làm

việc phù hợp để phát huy được sở trường của mỗi người.

Cùng với những đổi mới về cách học và cách dạy thì phương thức

tính điểm cũng có sự thay đổi. Trước đây, sinh viên chỉ có 1 lần sát

hạch vào cuối mỗi học kỳ để kiểm tra mức độ nhận thức về môn học.

Như vậy, chỉ có 1 lần tính điểm và dễ tạo cho sinh viên tâm lý ỷ lại, đợi

đến khi gần thi mới chịu học; mặt khác còn gây ra áp lực tâm lý rất lớn

đối với sinh viên trước mỗi kỳ thi học kỳ. Với học chế tín chỉ, mỗi lần

sinh viên được giao thực hiện vấn đề là một lần đánh giá mức độ nhận

thức. Như vậy, nó đòi hỏi sinh viên phải luôn tích cực nghiên cứu nhằm

đảm bảo nhận thức của mình. Bên cạnh đó, những đánh giá về điểm số

đối với sinh viên khi giải quyết vấn đề trong thời gian học sẽ chiếm tỷ

Page 14: SINH VIÊN NĂM NHẤTs1.downloadmienphi.net/file/downloadfile1/293/24248.pdf · Những thông tin cơbản về ... tìm kiếm tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình…;

CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất

14

trọng 50% tổng điểm kết thúc học phần / môn học; điểm thi kết thúc

học kỳ chiếm 50% còn lại. Điều này sẽ giúp cho áp lực thi cử đối với

sinh viên được “chia” thành những phần nhỏ vào trong các bài tập

tuần, bài tập tháng, bài tập học kỳ. Hơn nữa, việc liên tục phải đảm

bảo nhận thức khi làm bài tập cũng giúp sinh viên nắm chắc hơn các

kiến thức và có tâm lý thoải mái hơn khi kỳ thi học kỳ đến gần.

II. Cách tìm tài liệu học tập

Các tài liệu phục vụ cho môn học tín chỉ được chia thành tài liệu

học tập bắt buộc và tài liệu tham khảo. Sinh viên có thể xem danh sách

khá đầy đủ các tài liệu này trong quyển đề cương môn học.

Các tài liệu bắt buộc thì sinh viên có thể tìm thấy trong phòng đọc

hoặc phòng mượn của thư viện nhà trường, đây là điều tối cần thiết

đảm bảo cho việc tự nghiên cứu của sinh viên.

Với các tài liệu tham khảo, việc tìm kiếm có khó khăn hơn. Nhiều

tài liệu đã được xuất bản cách đây khá lâu, chỉ tồn tại trong các bản in

trên giấy. Một số tài liệu loại này thì sinh viên có thể tìm được trong

thư viện, còn lại là phải tìm kiếm trong các sách, báo, tạp chí tại các

hiệu sách cũ.

Hiện nay, xu hướng là các tài liệu đã được số hoá, dùng để đọc

trên máy vi tính và các thiết bị hỗ trợ đa phương tiện (multimedia);

phổ biến là tồn tại song song dưới dạng cả 2 hình thức: văn bản in trên

giấy và tài liệu lưu trữ dưới dạng số hoá và được phổ biến trên mạng

Internet. Các tài liệu này có thể tìm bằng cách sử dụng các công cự tìm

kiếm như Google, Yahoo.

Page 15: SINH VIÊN NĂM NHẤTs1.downloadmienphi.net/file/downloadfile1/293/24248.pdf · Những thông tin cơbản về ... tìm kiếm tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình…;

CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất

15

Các bạn cũng có thể tham khảo bài viết “Tìm kiếm dữ liệu

nhanh với Google” tại http://sinhvienluathn.com/diendan/cau-lac-bo-

tin-hoc/4626-tim-kiem-du-lieu-nhanh-vs-google.html

III. Làm việc nhóm

Các hoạt động của nhóm nên bắt đầu cho các thành viên làm

quen, và hiểu rõ cách thức làm việc của cả nhóm. Người hướng dẫn

cũng có thể bắt đầu bằng việc đưa ra các gợi ý cho thảo luận mà không

cần phải áp đặt câu trả lời cho cả đội, đặc biệt với những đội gặp khó

khăn khi làm việc cùng nhau.

Các nhận xét nội bộ nên được giữ kín, và đó là cách tốt để đánh

giá ai đang đóng góp hoặc không đóng góp.

Đặt ra các mục tiêu, xem xét mức độ thường xuyên, và phương

tiện để các bạn liên lạc với nhau, đánh giá công việc, quyết định và giải

quyết vấn đề.

Xem các nguồn lực, nhất là xem ai có khả năng hướng dẫn,

kiểm tra, đưa ra lời khuyên cho nhóm kể cả khả năng phân xử nếu

nhóm có mâu thuẫn.

Lên lịch tổng kết, báo cáo công việc, và thảo luận tiến độ công

việc cũng như trục trặc nếu có.

Chia sẻ trách nhiệm, và cả nhóm nên thống nhất trách nhiệm,

nguyên tắc làm việc. Điều đó bao gồm: Nghĩa vụ phải tham gia, chuẩn

bị trước các buổi họp, và phải đến đúng giờ; tham gia thảo luận, phát

biểu ý kiến, tập trung vào giải quyết vấn đề và tránh việc chỉ trích cá

nhân, có trách nhiệm chia sẻ công việc và hoàn thành công việc đúng

Page 16: SINH VIÊN NĂM NHẤTs1.downloadmienphi.net/file/downloadfile1/293/24248.pdf · Những thông tin cơbản về ... tìm kiếm tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình…;

CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất

16

thời hạn. Các nhóm gặp khó khăn khi làm việc với nhau nên gặp giáo

viên để trình bày hoàn cảnh của nhóm.

IV. Kỹ năng thuyết trình bài tập nhóm

Bước đầu tiên quan trọng là phải chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi

thuyết trình.

Yêu cầu các thành viên trong nhóm nắm kỹ nội dung của bài

thuyết trình. Việc nắm chắc nội dung sẽ giúp tổ chức tốt bài thuyết

trình và định sẵn những câu hỏi có thể đặt ra cho nhóm.

Cùng thảo luận để lựa chọn hình thức thuyết trình phù hợp

(dùng power point, bảng viết,...).

Nên chọn những thành viên có những tố chất tốt cho việc thuyết

trình như: có giọng nói to, rõ ràng, có khả năng diễn đạt tốt, tự tin

trước đám đông,... để đảm nhận công việc thuyết trình bài tập trước

lớp. Cũng cần chuẩn bị để bất kỳ một thành viên nào trong nhóm trình bày

vấn đề của nhóm đã thực hiện trước lớp nếu có yêu cầu của giảng viên.

Trong khi thuyết trình nên chú ý đảm bảo cơ cấu bài thuyết

trình trong đúng thời gian quy định (do giảng yêu cầu hoặc do phân bố

thời gian giữa các nhóm), không nên kéo dài đi vào tiểu tiết gây nhàm

chán cho người nghe.

Page 17: SINH VIÊN NĂM NHẤTs1.downloadmienphi.net/file/downloadfile1/293/24248.pdf · Những thông tin cơbản về ... tìm kiếm tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình…;

CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất

17

KỸ NĂNG ĐỌC SÁCH, NGHE GIẢNG, GHI CHÉP

Đọc sách Trước khi đọc cần tìm hiểu trước đề tài của bài đọc là gì?, quyển

sách bạn đang đọc là gì?, vấn đề nào đang được nêu ra?. Tác giả đã kết luận gì về vấn đề ấy ? Những lý do được đưa ra để chứng minh cho quan điểm của tác giả?.

Có 1 mẹo nhỏ cho bạn là thế này: Khi bạn học các môn tín chỉ thì mỗi môn luôn có 1 quyển đề cương. Trước khi học bài bạn hãy xemkhái quát phần mình chuẩn bị học gồm có những ý gì sau đó mở phần “mục tiêu nhận thức chi tiết” trong quyển đề cương để biết được các vấn đề mình cần học trong phần học này. Điều này giúp bạn định hướng được những gì mình cần nhớ và tư duy bài học của bạn sẽ mạch lạc hơn.

Nghe giảngNghe giảng có hiệu quả thực sự chỉ khi bạn đã đọc sách trước ở

nhà. Trước buổi học hãy nhớ lại những gì bạn đã đọc ngày hôm qua.Xác định xem bạn mong đợi và hy vọng mình sẽ học được điều gì từ buổi học sắp tới và khi đến lớp hãy lắng nghe những gì thầy cô nói để trả lời cho những thắc mắc mà bạn đã nghĩ tới. Có mục đích khi nghe sẽ giúp bạn ghi bài tốt hơn.

Ghi chépHãy lắng nghe một cách chủ động - nếu có thể hãy suy nghĩ

trước khi bạn viết - đừng để rớt lại chậm hơn so với bài học. Đặc biệt, hãy biết cách sử dụng các dấu câu, viết tắt, lề,…

Hãy chia trang giấy của bạn làm 2 phần: một phần để ghi chép trên lớp còn 1 phần để bạn bổ sung những gì bạn thấy cần thiết hay những câu hỏi trong quá trình học.

Lắng nghe những điểm quan trọng, cách chuyển từ điểm nàysang điểm khác,… Nhiều giáo viên cố gắng trình bày một vài điểm chính và một vài điểm phụ trong bài giảng. Phần còn lại là giảng giải tài liệu và phân tích. Hãy cố gắng nhận ra những điểm cốt yếu vàkhông để bị rối trong một ma trận các điểm nhỏ nhặt không liên quangì đến nhau. Tập trung lắng nghe bạn sẽ thấy được mối quan hệ giữa các ý. Hãy chú ý những điểm mà giáo viên cho là quan trọng.

Page 18: SINH VIÊN NĂM NHẤTs1.downloadmienphi.net/file/downloadfile1/293/24248.pdf · Những thông tin cơbản về ... tìm kiếm tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình…;

CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất

18

TRÒ CHUYỆN CÙNG2 THỦ KHOA ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Sinh viên K33 đã nhập trường với rất nhiều niềm vui, sự háohức của tân sinh viên, cũng như nhiều băn khoăn, bỡ ngỡ cần đượcchia sẻ. Làm thế nào để định hướng học tập cho các tân sinh viên luônlà điều được nhiều người quan tâm.

Nhân dịp năm học mới, nhóm phóng viên Nội san Luật Gia Trẻđã có buổi trò chuyện thân mật với anh Nguyễn Hùng Cường và chịTrần Thu Hòa ngay tại trường Đại học Luật Hà Nội. Sau đây xin đượctrích một phần nội dung buổi trò chuyện, hi vọng phần trích này sẽ giúpích một phần nào cho các bạn K33 trong việc định hướng khi vào trường.

Nguyễn Hùng CườngCựu sinh viên lớpQT28AThủ khoa K28 - ĐHLuật Hà NộiChủ nhiệm CLB LuậtGia Trẻ nhiệm kỳ 2005– 2006Hiện đang giảng dạyvà công tác tại KhoaLuật - ĐHQG Hà Nội.

Trần Thu HòaCựu sinh viên lớpKT29AThủ khoa tuyển sinhđầu vào K29Thủ khoa K29 – ĐHLuật Hà NộiChủ nhiệm CLB LuậtGia Trẻ nhiệm kỳ 2006- 2007Hiện đang công tác tạiBộ Tư pháp.

Page 19: SINH VIÊN NĂM NHẤTs1.downloadmienphi.net/file/downloadfile1/293/24248.pdf · Những thông tin cơbản về ... tìm kiếm tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình…;

CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất

19

PV: Em chào anh chị, rất vui được gặp lại cả hai anh chị tại trường Luật.

PV: Điều gì đã khiến anh chị muốn thi vào trường Luật?

Chị Hòa: Nói chung là có rất nhiều lí do em ạ. Thứ nhất, chịmuốn học luật và thấy ngành luật có gì đó rất gần gũi với mình. Hồinhỏ chị thích xem phim và rất ấn tượng với các nữ luật sư trong phim,họ mạnh mẽ thông minh và sắc sảo, chị mong ước rằng sau này sẽ trởthành một người như vậy. Và thứ hai là trong các trường đào tạo luật thìtrường mình là trường đầu ngành nên chị đã chọn trường mình để thi.

Anh Cường: Còn với anh thì, đây là ước mơ của anh từ nhỏ, bốmẹ anh trước đây và hiện giờ đều là giảng viên luật, tinh thần luật đãngấm vào anh từ đó. Hồi nhỏ ước mơ của anh là sau này sẽ làm tronglĩnh vực pháp luật, còn cụ thể là làm gì thì lúc đó anh chưa biết chắc,chỉ biết rằng anh đã thi vào trường luật và học luật với cả một niềmđam mê.

PV: Hồi mới vào trường, điều gì làm cho anh chị cảm thấybỡ ngỡ nhất?

Chị Hòa: Thật ra thì cũng không có gì là bỡ ngỡ cả, vì khi đóchị thấy các bạn khác cũng… chưa biết gì như mình (cười) và chị nghĩrằng các bạn k33, các bạn tân sinh viên cũng không nên cảm thấy mấttự tin vì mình còn chưa quen với môi trường mới.

PV: Cả hai anh chị đều là thủ khoa với số điểm rất ấntượng, anh chị có thể chia sẻ một chút bí quyết với các độc giảcủa Nội san và nhất là với các bạn sinh viên K33 không? Điều gìđã giúp anh chị có được thành tích học tập tốt như vậy?

Chị Hòa: Thật ra thì có rất nhiều người có khả năng suy nghĩ vàhọc tập tốt. Chị cũng không có gì gọi là bí quyết cả, nhưng nếu nói vềmột công thức hay là phương pháp chung để có thể thành công thì theochị đó là việc bỏ công sức và đầu tư cho những gì mình yêu thích.

Anh Cường: Theo anh, bí quyết để học tốt, để thành côngtrong bất cứ lĩnh vực gì thì cũng luôn là sự say mê. Học luật, học bất cứngành nào, hay làm bất cứ việc gì cũng vậy, muốn thành công đều phảicó sự say mê và quyết tâm. Tất nhiên sự say mê là chưa đủ mà cầnthêm rất nhiều yếu tố khác như phương pháp học tập, kế hoạch họctập, các định hướng cho mình… nhưng say mê vẫn là quan trọng nhất.Sự say mê biểu hiện ở tinh thần vượt qua mọi khó khăn để đạt tới mục

Page 20: SINH VIÊN NĂM NHẤTs1.downloadmienphi.net/file/downloadfile1/293/24248.pdf · Những thông tin cơbản về ... tìm kiếm tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình…;

CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất

20

tiêu, sự say mê biểu hiện ở việc đặt ra những định hướng cho mình,những mục đích cho mình, và cố gắng vượt qua những trở ngại đểthành công. Muốn thành công thì các sinh viên ngay từ năm thứ nhấtnên đặt ra mục tiêu cho mình, nếu bạn muốn trở thành một sinh viêngiỏi thì bạn cần phải học tập và cố gắng như thế nào, nếu bạn chỉmuốn là một sinh viên khá, trung bình khá hay là trung bình thì bạn chỉcần học tập như thế nào. Việc đặt ra được mục tiêu và quyết tâm cốgắng thực hiện mục tiêu này cũng là biểu hiện của sự say mê đấy, phảicó sự say mê thì mới có thể giữ vững tinh thần để thực hiện đượcnhững mục tiêu này. Và nói thật là sự say mê này đôi khi cũng là mộtsự hi sinh đấy: hi sinh những thú vui bình thường, hi sinh những thúvui có sức cám dỗ rất lớn, hi sinh để có thể đạt được mục tiêu đã đặtra. Nếu như không có sự say mê và hi sinh thì khó mà vượt qua được.

PV: Vâng, say mê hay yêu thích, theo em hiểu thì có thểnói rằng đó là những bí quyết thành công của anh và chị. Tuynhiên như anh Cường nói thì sự say mê là chưa đủ mà cần phảicó nhiều yếu tố khác, và phương pháp học tập là một trongnhững yếu tố quan trọng, anh chị có thể chia sẻ phương pháphọc tập của mình với các bạn K33 được không?

Anh Cường: Phương pháp học tập của anh rất đơn giản, nó baogồm phương pháp lập kế hoạch học tập, phương pháp học ở lớp,phương pháp học ở nhà kèm theo đó là nhiều kĩ năng học tập, nghiêncứu. Đầu tiên là phải đặt ra một kế hoạch học tập, không chỉ trong kì,trong tháng mà còn là trong tuần. Nên phân ra một kế hoạch chi tiếtrồi nghiêm túc và quyết tâm thực hiện kế hoạch với một tinh thần thép.Tất nhiên là các em nên phân ra một kế hoạch cụ thể và thực hiện nó,nhưng không có nghĩa là sẽ thực hiện nó một cách cứng nhắc.

Cần chú ý là các em nên đi học tất cả các giờ trên lớp. Sinh viêncó một tình trạng là không thích môn nào thì nghỉ học môn đó, điềunày là không nên, anh nói là với những bạn sinh viên mà chỉ đặt mụctiêu là trở thành sinh viên khá hay trung bình khá… thì có thể điều nàycòn không ảnh hưởng nhiều, nhưng với một sinh viên mà đặt mục tiêuphấn đấu là sinh viên giỏi thì điều này tuyệt đối không nên, vì bất cứgiờ học nào dù chán đến đâu, dù các em có cảm nhận rằng thầy giáonày giảng có chán đến đâu thì trong giờ giảng đó cũng có những câunói, một đoạn, hay ít nhất là một từ nào đó có giá trị. Nó có thể gợi mởcho các em để suy nghĩ tìm tòi về một điều gì đó, và có khi nó sẽ là vôgiá nếu như nó giúp định hướng để các em giải quyết một vấn đề nào

Page 21: SINH VIÊN NĂM NHẤTs1.downloadmienphi.net/file/downloadfile1/293/24248.pdf · Những thông tin cơbản về ... tìm kiếm tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình…;

CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất

21

đó. Nghe giảng giống như là đãi cát tìm vàng, nhiều khi có những câunói đáng giá thậm chí vô giá mà các em đã chưa phát hiện được hay đãbỏ qua. Để có thể học tốt cần phải có phương pháp nghe giảng, nghemột cách chủ động và tích cực, nghe không chỉ để chép.

Còn việc học ở nhà thì cần có nhiều kĩ năng: đọc tài liệu, tìm tàiliệu… Nói chung là học ở nhà thì luôn phải chủ động về thời gian củamình. Khi đọc tài liệu thì không phải là các em cố gắng để thuộc nó màcác em phải phải nắm được tinh thần của nó.

Về phương pháp học tập thì có rất nhiều điều cần bàn. Phươngpháp học tập là một trong những yếu tố cần thiết để có thành công,các bạn nên học tập và rèn luyện phương pháp học tập ở đại học, nênđọc các sách nói về phương pháp học tập đại học, các bạn cũng nêntham gia các câu lạc bộ sinh viên để tham khảo các phương pháp họctập ở đại học. Xin nhấn mạnh rằng, phương pháp học tập ở đại họckhác hẳn với phương pháp học tập ở phổ thông, và xin nhắc lại rằngđại học không phải là lớp 13 hay cấp 4.

Chị Hoà: Chị chỉ xin bổ sung rằng, các em hãy học từ các giảngviên và thông qua sách vở, nên tham khảo phương pháp học tập từnhiều nguồn thông tin vì mỗi một nguồn đều có những ưu thế riêng.

Anh Cường: Còn một điều quan trọng nữa anh muốn nói. Đểthành công thì sức khỏe cũng là một vấn đề rất quan trọng. Người tanói rằng là chỉ có một trí tuệ minh mẫn trong một cơ thể khỏe mạnh,điều đó là hoàn toàn có lí. Các em nên biết cách học như thế nào màvẫn giữ gìn được sức khỏe của mình, sinh viên đại học thường có nhiềukiểu học làm tàn phá sức khỏe. Hiện tượng vào kì thi mới lao đầu vàohọc là phổ biến, học ngày học đêm, học quên ăn quên ngủ chỉ trongmột tháng hay một tuần, học như thế chả có tác dụng gì ngoài việc làmtàn phá sức khỏe. Học như thế thường sẽ không có kết quả cao vì nếuhọc như thế thì các em thường sẽ không nắm được bản chất vấn đề vàsẽ rất dễ quên. Có thể một số trường hợp học như thế sẽ có thể cóđiểm số cao, nhưng rõ ràng là kiến thức mà sinh viên đó nắm được sẽkhông chắc, không sâu, và sinh viên đó khi ra trường thì chả có gìngoài mảnh bằng cả. Điểm số là quan trọng nhưng không phải là quantrọng nhất.

PV: Rất cảm ơn những chia sẻ đầy tâm huyết của anh vàchị. Có một vấn đề thường thấy ở các sinh viên năm thứ nhất làhọ thường cảm thấy ít hứng thú với các môn học ở năm đầu;

Page 22: SINH VIÊN NĂM NHẤTs1.downloadmienphi.net/file/downloadfile1/293/24248.pdf · Những thông tin cơbản về ... tìm kiếm tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình…;

CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất

22

một số sinh viên thì cho rằng năm thứ nhất thì chưa cần tậptrung học mà đến năm thứ hai thứ ba mới cần tập trung học vànăm đầu cũng có nhiều môn học mang tính lý luận nên sinh viênthường cảm thấy hơi khô khan và trừu tượng. Anh chị nghĩ nhưthế nào về điều đó? Làm thế nào để các tân sinh viên có thểvượt qua sự khó khăn ban đầu?

Chị Hòa: Năm thứ nhất có rất nhiều thứ cần phải học và phảihọc chắc. Mỗi một môn học đều có những lợi ích riêng, và lợi ích từ cácmôn học ở năm thứ nhất các em sẽ khó nhận ra ngay mà phải đến saunày em mới hiểu được giá trị mà các môn học đó mang lại. Quan điểmkhông học, hay là không tập trung học ở năm thứ nhất mà đến nămthứ hai thứ ba mới học là không tốt. Nói một cách đơn giản thế này:thể chất hay trí óc cần vận động thường xuyên mới có thể duy trìphong độ của mình, vậy nên bộ não cần được vận động thường xuyên.

Anh Cường: Còn vấn đề là làm thế nào để vượt qua một số khókhăn ban đầu với những môn học mang tính học thuật cao như vậy,theo anh, nên đọc nhiều sách tham khảo, và nghe ví dụ của các thầycô ở trên lớp. Tài liệu tham khảo ở trường mình rất nhiều, nên đọc vídụ và tự đưa ra nhiều ví dụ để kiểm chứng xem ví dụ có đúng với líthuyết mà mình đọc được không, nên trao đổi với thầy cô, bạn bè mìnhvề các vấn đề đó. Đó là cách kiểm tra tốt nhất và cũng là cách để tạoniềm say mê hứng thú.

PV: Nói về việc đưa ví dụ: năm đầu các sinh viên sẽ tiếpcận với môn “Lí luận nhà nước và pháp luật”, theo ý kiến đánhgiá của các sinh viên thì nó không khác nhiều với kinh tế chínhtrị và triết học. Đó là môn học thiên về lí luận còn ví dụ thì liênquan nhiều đến thực tế, sinh viên thường là không thể nắm bắtđược, anh chị có lời khuyên gì cho các bạn sinh viên mới không ?

Anh Cường: Lí luận là những kiến thức cơ bản và nền tảngnhất của hệ thống pháp luật, nên việc đòi hỏi những gì cụ thể thì hơikhó. Là môn nền tảng nhất nên nếu không học tốt môn này thì sẽ mấtgốc, sau này còn học nhiều môn học luật chuyên ngành và lí luận nhànước và pháp luật là nền tảng cho các môn này, lí luận nhà nước vàpháp luật giống như một ngọn đèn pha soi đường cho mình học cácmôn khác. Phải học cơ bản về lí luận chung thì mới có thể hiểu đượccác khái niệm cơ bản trong luật khác. Các em nên tìm đọc các bài viếtvề chuyên ngành lí luận nhà nước và pháp luật của các thầy cô tổ bộ

Page 23: SINH VIÊN NĂM NHẤTs1.downloadmienphi.net/file/downloadfile1/293/24248.pdf · Những thông tin cơbản về ... tìm kiếm tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình…;

CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất

23

môn Lí luận nhà nước và pháp luật đã đăng trên Tạp chí Luật học (córất nhiều trên thư viện). Nhấn mạnh lại là để học tốt và hiểu sâu sắccác môn học luật chuyên ngành thì phải học thật tốt lí luận nhà nướcvà pháp luật.

PV: Những năm gần đây nhà trường đã đưa phương phápdạy học tín chỉ vào giảng dạy. Theo anh chị, học tín chỉ sẽ giúpích cho sinh viên chúng em như thế nào?

Chị Hoà: Việc học tín chỉ, về lí thuyết thì rất tốt, nhưng thực ranó cần sự đồng bộ về cả người học người dạy, và cả cơ sở vật chất, vớiđiều kiện của trường mình thì chưa đạt được đến mức như vậy, nhưngviệc học tín chỉ cũng giúp cho sinh viên linh hoạt hiểu sâu về một vấnđề nào đó, sinh viên sẽ làm việc nhiều hơn, và sẽ tự tiếp xúc với nhiềutài liệu, các nguồn thông tin hơn. K33 rất may mắn vì được tiếp xúc vớitín chỉ ngay từ năm đầu.

Anh Cường: Học tín chỉ tạo ra nhiều thuận lợi cho sinh viên,điều quan trọng nhất là đã tạo được sự chủ động cho sinh viên. Sinhviên có thể chủ động hơn trong việc lập kế hoạch và phát huy tốt hơnkhả năng của mình.

PV: Việc thi cử ở đại học rất khác so với ở phổ thông, đặcbiệt là thi vấn đáp, anh chị có thể chia sẻ một số kinh nghiệm đểđạt điểm cao trong các môn thi vấn đáp không ạ?

Anh Cường: Về kinh nghiệm, để thi vấn đáp tốt trước tiên cầnphải có sự tự tin. Sự tự tin có được từ đâu? Nó có từ sự chuẩn bị mộtcách chu đáo về kiến thức. Những sinh viên đến kì thi mới học thì rất ítkhi có sự tự tin đó. Sinh viên học cơ bản và đầy đủ thì không lo rằng sẽbị hỏi vào phần chưa học, hay sợ quên kiến thức như vậy sẽ tự tin hơn.Tuy nhiên khi có sự tự tin rồi thì để làm bài thi tốt cần phải có phươngpháp trả lời. Sự tự tin chỉ phát huy tác dụng khi biết cách trả lời. Cầntrả lời đúng, thẳng vào vấn đề và không dông dài. Có nhiều sinh viêntrả lời rất dài dòng theo kiểu “khoe kiến thức”, như thế là không nên,trả lời phải đủ ý. Cần lưu ý rằng khi vào phòng thi vấn đáp các em sẽđược phát một tờ giấy để làm nháp, phần giấy viết này các em chỉ gạchý thôi, chứ không ghi tất cả những gì mình định trả lời lên giấy.

Một điểm lưu ý nữa là khi có nhiều quan điểm về một vấn đềmà mình cần phải trả lời thì thì khi trả lời sẽ như thế nào? Cách khônngoan là nêu tất cả những quan điểm đó rồi sau đó nêu được quan

Page 24: SINH VIÊN NĂM NHẤTs1.downloadmienphi.net/file/downloadfile1/293/24248.pdf · Những thông tin cơbản về ... tìm kiếm tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình…;

CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất

24

điểm của mình, hãy thể hiện rằng mình theo quan điểm nào và mìnhbảo vệ quan điểm đó như thế nào. Điều đó sẽ cho thấy em là một sinhviên thông minh và chịu khó tìm hiểu. Việc đưa ra quan điểm riêng vàbảo vệ được quan điểm đó được các thầy cô đánh giá rất cao.

Tóm lại là bình tĩnh tự tin, và biết cách trả lời (cười).

PV: Có nhiều người cho rằng học Luật là để lách luật,thậm chí nhiều sinh viên khi vào trường cũng nghĩ như vậy. Anhchị nghĩ sao về điều này và theo anh chị thì làm thế nào để cácsinh viên có thể rèn luyện được tinh thần pháp luật?

Chị Hòa: Học luật là để lách luật ý hả! (cười)

Anh Cường: Nếu như hiểu lách luật là lợi dụng những khe hởcủa luật thực định để hướng tới một lợi ích cho riêng mình, hay chỉ chomột nhóm người nào đó thì điều này hoàn toàn không phải là tiêu chímà việc đào tạo luật hướng tới. Mọi người nên hiểu rằng, khi chịu sựđiều chỉnh của pháp luật thì sẽ được hưởng sự bảo vệ của pháp luật, vìthế việc đặt mình khỏi vòng điều chỉnh của pháp luật hay là lợi dụngnhững khe hở của pháp luật để làm lợi cho riêng mình là không nên,bởi như thế là đã tự gạt mình ra khỏi sự bảo vệ của pháp luật. Nhưngnếu hiểu lách luật theo một nghĩa hoàn toàn tích cực thì lại khác, láchluật được hiểu là hướng tới tinh thần pháp luật khi mà em áp dụngnguyên tắc của pháp luật để giải quyết một vấn đề nào đó mà luật thựcđịnh không điều chỉnh để hướng tới lợi ích cho cả hai phía. Hiểu đượcnguyên tắc của pháp luật, hướng tới tinh thần pháp luật đó là mục đíchmà việc đào tạo luật hướng tới. Nếu hiểu lách luật theo nghĩa này thìmới nên nói sinh viên luật học luật để lách luật.

PV: Không những kết quả học tập rất xuất sắc mà còn lànhững người rất tâm huyết với các hoạt động câu lạc bộ, anh chịcó thể chia sẻ một số kỉ niệm trong thời gian hoạt động với CLBLuật Gia Trẻ không ạ?

Chị Hoà: Về những kỉ niệm hồi hoạt động CLB thì nhiều khôngkể hết được. Anh Cường là người đã khôi phục CLB sau một thời gianngừng hoạt động, chắc anh có nhiều kỉ niệm sâu sắc để chia sẻ vớimọi người.

Anh Cường: Thực ra năm thứ nhất và năm thứ hai anh chỉ tậptrung vào học tập mà không tham gia vào các hoạt động phong trào,rồi anh nhận thấy cần phải có một hoạt động ngoại khóa nào đó để các

Page 25: SINH VIÊN NĂM NHẤTs1.downloadmienphi.net/file/downloadfile1/293/24248.pdf · Những thông tin cơbản về ... tìm kiếm tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình…;

CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất

25

bạn sinh viên không chỉ có một sân chơi để có thể giao lưu với nhau màhoạt động ngoại khóa này còn phải có tác dụng thúc đẩy phong tràohọc tập và nghiên cứu của sinh viên. Anh được biết rằng CLB Luật GiaTrẻ với lịch sử lâu đời và hoành tráng (cười) đã thể hiện sự ưu việttrong việc phát triển kĩ năng của sinh viên, và thể hiện rõ nét nhất bảnsắc của sinh viên luật nên anh đã khôi phục lại CLB Luật Gia Trẻ. Trongsuốt thời gian hoạt động trong CLB, anh đã có thêm rất nhiều ngườibạn tuyệt vời, tất cả cùng làm việc, cùng chia sẻ, cùng vui chơi… Việctham gia hoạt động của CLB đã giúp anh rèn luyện nhiều kĩ năng từ cáckĩ năng học tập, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp xã hội, rấtnhiều các kĩ năng xã hội khác nữa.

Anh nghĩ rằng các bạn sinh viên nên tham gia vào CLB để hiểuthêm về cuộc sống sinh viên, để mạnh dạn, tự tin hơn và học tập tốt hơn.

Chị Hòa: Vai trò của các CLB được chứng minh từ rất lâu rồi,không phải ngẫu nhiên mà tồn tại các CLB. Qua đây, sinh viên có thểmở rộng mối quan hệ, nâng cao khả năng giao tiếp. CLB giúp cho đờisống sinh viên trở nên phong phú hơn, giúp hoàn thiện thêm nhiều kĩnăng mềm, giúp làm quen với nhiều người, học hỏi kinh nghiệm củamọi người.

Chị tham gia CLB Luật Gia Trẻ từ hồi học năm thứ hai đến lúc ratrường và có nhiều kỉ niệm lắm. Kỉ niệm mà chị nhớ nhất là đầu năm2007 khi bắt đầu nhận vị trí chủ nhiệm CLB. Lúc chuẩn bị chương trình14 năm sinh nhật, việc tổ chức khá mệt, thiếu nhân sự, các thành viênđã hoạt động vất vả từ việc chuẩn bị tờ rơi, đi tuyên truyền, mời kháchmời. Tất cả làm liên tục trong một tuần liền. Đó là khoảng thời gian cóý nghĩa, dù làm việc rất vất vả nhưng đã trở nên rất hiểu nhau và gầngũi nhau hơn rất nhiều, chị sẽ nhớ mãi khoảng thời gian đó. Quakhoảng thời gian sinh hoạt trong CLB chị đã gặp được nhiều người bạnmà chị thực sự yêu quí, những người bạn đáng nhớ nhất trong cuộcđời. Đồng thời qua quá trình hoạt động CLB chị đã trưởng thành lên rấtnhiều nhiều. Chị vẫn thường nói với các bạn chị là nếu quãng thời gianđại học mà không tham gia câu lạc bộ thì khá là tẻ nhạt.

Việc tham gia CLB cũng giúp chị học tập tốt hơn. Việc tổ chứccác chương trình khiến chị tìm hiểu các kiến thức sâu hơn, chị đã phảinghiên cứu các vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau, tóm lại là nghiên cứucác vấn đề sâu hơn nhiều so với chỉ là học tập để nắm kiến thức. Chịnghĩ rằng việc tham gia CLB là một sự lựa chọn đúng đắn. Chị nghĩ

Page 26: SINH VIÊN NĂM NHẤTs1.downloadmienphi.net/file/downloadfile1/293/24248.pdf · Những thông tin cơbản về ... tìm kiếm tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình…;

CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất

26

rằng các bạn K33, các bạn sinh viên năm thứ nhất cũng nên tham giavào CLB, có thể các em chưa thể tham gia các hoạt động mang tínhchuyên môn sâu, nhưng các em cũng có thể tham gia tổ chức, hay chỉlà các em đến tham gia với tư cách thành viên tự do, đến tham gia cácsự kiện mà CLB tổ chức thì điều đó cũng mang lại khá nhiều điều thú vịvà nhiều lợi ích cho các em.

PV: Theo anh chị thì ngoài việc tham gia các hoạt độngphong trào, sinh viên có nên đi làm thêm hay không ?

Chị Hoà: Chị nghĩ rằng việc làm thêm sẽ giúp các sinh viên thuđược nhiều kiến thức và kĩ năng, nhưng cũng phải biết đánh giá đúngviệc làm thêm, và chọn việc làm thêm cho phù hợp, đặc biệt là cầnphải biết cân bằng, không nên tập trung vào việc làm thêm mà chểnhmảng học hành, tùy vào khả năng của mỗi người mà lựa chọn cho mìnhviệc có nên đi làm thêm hay không, và nên làm thêm việc gì.

Anh Cường: Sinh viên đi làm thêm là một xu hướng khá hay,các trường đại học trên thế giới đặc biệt là các trường luật hay áp dụng.Tuy nhiên, nó có thích hợp để áp dụng vào Việt Nam hay không cònphải xem nhiều góc độ. Sinh viên hiện nay có rất nhiều nghề để làmthêm, nhưng anh cho rằng làm thêm chỉ có ích khi liên quan đến nghềnghiệp hoặc là liên quan đến tiếng anh còn tất cả các công việc khácthì anh cho rằng việc đi làm thêm chỉ là vô ích. Nếu làm thêm mà chỉđể có một ít tiền thì chẳng có ý nghĩa gì cả (trừ khi các em ở vào hoàncảnh khá khó khăn) vì nó không đáng gì so với chi phí cơ hội mà saunày các em phải trả.

Vậy nên ở đây thì anh chỉ muốn nói về việc làm thêm ở các vănphòng luật sư. Việc làm ở văn phòng luật sư nếu như đảm bảo đượcthời gian học tập thì hoàn toàn tốt. Tuy nhiên nếu tập trung vào việclàm thêm này mà xem nhẹ việc học tập trên lớp thì sẽ là không tốt,cần xác định lại là thời gian học đại học là học. Làm thêm ở các vănphòng luật sư thực ra là học thực hành và nó chỉ vô cùng tiểu tiết.Muốn đạt tới một tầm lớn hơn thì phải có một nền tảng lí thuyết thậtsự, nếu không có lí thuyết thì mọi kinh nghiệm từ việc thực hành đềutrở nên vô ích, và những kinh nghiệm thực hành đó áp dụng vào thựctiễn sẽ không sâu sắc được. Đi làm văn phòng luật sư chỉ tốt khi bạn cóthể biến nó thành một môi trường để áp dụng lí thuyết, phục vụ choviệc học tập kiến thức trên trường. Muốn có một tầm tư duy cao thì

Page 27: SINH VIÊN NĂM NHẤTs1.downloadmienphi.net/file/downloadfile1/293/24248.pdf · Những thông tin cơbản về ... tìm kiếm tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình…;

CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất

27

phải tập trung vào học tập, thực hành chỉ mang tính kinh nghiệm màtrong thời đại này thì kinh nghiệm không còn ý nghĩa quan trọng nữa.

Anh mong các bạn sinh viên ngay từ những năm đầu hãy xácđịnh rằng việc học tập ở trường mới thực sự là việc quan trọng và cầntập trung nhất trong thời gian này.

Chị Hòa: Chị chúc các bạn sinh viên K33 có một thời sinh viênđầy ý nghĩa, và như anh Cường đã nói đó, việc quan trọng nhất trongthời sinh viên là học tập, chị chúc các em sẽ học tập thật tốt!

PV: Rất cảm ơn anh chị về cuộc trò chuyện thú vị này.Chúc anh chị ngày càng thành công trong công việc của mình!

Page 28: SINH VIÊN NĂM NHẤTs1.downloadmienphi.net/file/downloadfile1/293/24248.pdf · Những thông tin cơbản về ... tìm kiếm tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình…;

CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất

28

CHÍNH SÁCH CHO HỌC SINH, SINH VIÊNVAY VỐN

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Vì lẽ đó mà Đảng và Nhà nướcta luôn quan tâm thực hiện những chế độ ưu đãi với học sinh, sinh viên(HS-SV) - những chủ nhân tương lai đất nước. Bên cạnh những niềmvui được bước tiếp con đường gặt hái tri thức do mình đã chọn, rấtnhiều bạn sinh viên phải ngậm ngùi bỏ lại hành trang của mình để sớmbước vào cuộc sống. Ngày 27/9/2007, Thủ tướng Chính phủ đã raQuyết định số 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh,sinh viên và tiếp theo Chỉ thị 27/2007CT- TTg ngày 04/09/2007hường dẫn thi hành quyết định trên. Có thể nói đây là niềm vui rấtlớn đối với gia đình cũng như các HSSV nghèo hiếu học. Trước đây,mức trung bình mỗi HS-SV có thể vay ngân hàng để phục vụ học tậpkhoảng 300.000đ/tháng. Với mức này, HS-SV không đủ trang trải cácchi phí như học phí, ăn, ở, đi lại... Theo các văn bản trên của Thủ tướngChính phủ thì không được để HS-SV phải bỏ học vì không có khả năngđóng học phí và trang trải nhu cầu sinh hoạt tối thiểu.

Vì đó, chính sách cho HSSV đã có những đổi mới đáng kể,nâng mức vay vốn lên tối đa 800.000đồng/tháng. Đối tượng được vayvốn là các “HS – SV có hoàn cảnh khó khăn theo học tại cáctrường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấpchuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập vàhoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam”. Cụ thể như sau:HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ, nhưng ngườicòn lại không có khả năng lao động; HSSV có khó khăn về tài chính dotai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh trong thời gian theohọc có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú; là thànhviên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng:

- Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật.- Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng

150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theoquy định của pháp luật.

Tất cả các HSSV thuộc một trong các đối tượng trên đều đượcvay vốn với mức tối đa là 800.000đồng/tháng và lãi suất là 0.5%/năm,lãi suất quá hạn được tính bằng 130% so với lãi suất khi cho vay. Việctrả nợ gốc và lãi lần đầu tiên phải thực hiện ngay sau khi các bạn có

Page 29: SINH VIÊN NĂM NHẤTs1.downloadmienphi.net/file/downloadfile1/293/24248.pdf · Những thông tin cơbản về ... tìm kiếm tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình…;

CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất

29

việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày kết thúckhoá học.

Về thủ tục cho vay, theo đại diện của Ngân hàng chính sáchxã hội (NHCSXH), thủ tục này khá dễ dàng. Người vay chỉ cần viết giấyđề nghị vay vốn, nộp kèm giấy báo nhập học hoặc giấy xác nhận củanhà trường cho NHCS địa phương. Đối với HS – SV đã kí hợp đồng tíndụng với ngân hàng nhưng đang giải ngân thì được vay theo mức mớimà không phải làm thêm thủ tục. Với HSSV thuộc trường hợp thứ nhấtthì được vay vốn và nhận tiền vay tại NHCS nơi nhà trường đóng trụ sở.

Một thông tin đáng mừng với các bạn HS – SV: Tại “Hội nghịTổng kết 1 năm thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủvề tín dụng với học sinh, sinh viên” vừa được Bộ GD&ĐT tổ chức tạiHà Nội vừa qua thì mức vay vốn đang dự kiến có thể lên đến 1.2 triệuđồng/tháng. Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, quyết định điềuchỉnh mức vốn vay sẽ sớm được đưa ra trước thềm năm học mới này.

Nhưng bên cạnh những cố gắng của chính quyền các cấp, còntồn tại một vấn đề đáng lên án, đó là tình trạng HSSV nghèo vay vốn bịăn chặn, đã để lại những bức xúc với dư luận. Một đỉển hình như tại xãNgư Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa), hơn 200 HSSV bị thu “lệ phí” từ50.000 đến 60.000 đồng/4 triệu cho một HS – SV. Điều đáng buồn lànhững người bị thu phí đều rất dè dặt, sợ bị trù nên không dám trìnhbáo về vấn đề này. Đây cũng là điều các bạn HSSV lưu ý khi làm cácthủ tục vay vốn.

Một vấn đề nữa mà chúng ta cũng cần quan tâm đó là tráchnhiệm trả nợ. NHCSXH đang rất gặp khó khăn trong vỉệc thu nợ cả vớicơ chế cho vay trực tiếp trước đây. Nhiều sinh viên ra trường không cóý thức trả nợ, nhà trường không còn quản lí và cũng không có mối liênlạc. Tìm đến hộ gia đình thì hoặc là chuyển chỗ ở, hoặc là không có aiđứng ra chịu trách nhiệm. Thiết nghĩ, được vay vốn trang trải cho việchọc là quyền lợi của các bạn, nhưng gắn liền với đó phải là nghĩa vụ,nghĩa vụ với đất nước, với việc bảo toàn nguồn vốn để những HSSV cóhoàn cảnh khó khăn các khóa sau có điều kiện để học tiếp. Các bạn HS– SV - những người thờ ơ và cố tình lẩn tránh nghĩa vụ ấy đang nghĩ gì?

Chính sách cho HSSV nghèo vay vốn là những quyết định kịpthời, cấp bách thỏa nỗi mong chờ cũng như giải quyết được sự bế tắccủa rất nhiều gia đình HSSV gặp khó khăn. Điều đó là sự thể hiện rấtrõ nét sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và những người lãnh đạo đấtnước ta./.

Page 30: SINH VIÊN NĂM NHẤTs1.downloadmienphi.net/file/downloadfile1/293/24248.pdf · Những thông tin cơbản về ... tìm kiếm tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình…;

CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất

30

NHÀ TRỌ VÀ MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT

Đặc điểm của nhà trọ

Nhà trọ sinh viên thường được xây dựng thành từng dãy phònglợp bằng tấm lợp xi măng. Mỗi phòng có một diện tích từ 10 đến 15 m2.Để tiện cho việc đi lại thì các bạn nên tìm nhà trọ ở khu vực Cầu Giấy, Thanh Xuân, Chùa Láng, Pháo đài Láng, Trần Duy Hưng...

Giá thuê nhà trọ trung bình từ 600.000 đến 100.000 đồng/tháng.Tiền điện sinh hoạt từ 2.000- 3.000 đồng. Tiền nước khoảng 20.000-40.000/người/ tháng. Tuy nhiên, nhiều khu vực nhà tập thể, khu chung cư có phòng rộng có thể ở từ 5-6 người/ nhà giá thuê từ 1.500.000-2.000.000 đồng với giá điện và giá nước theo giá sinh hoạt gia đình sẽ tiết kiệm hơn. Nếu có thể đi xa những khu Mễ Trì, Định Công... thì giánhà trọ có thể sẽ rẻ hơn khoảng 200.000-300.000 đồng/tháng.

Bạn nên cân đối các điều kiện cần thiết như phương tiện đi lại, khả năng tài chính, môi trường sinh hoạt... để lựa chọn chỗ ở cho phùhợp. “an cư lạc nghiệp”.

Những mách nhỏ cho bạn khi tìm nhà trọ

Thời điểm tìm nhà trọ dễ là khi sinh viên được nghỉ hè có nhiều phòng trống, bạn có thể tìm những phòng phù hợp và tiện lợi; những dịp sau tết khi sinh viên đi thực tập. Những tháng đầu năm học, những tháng ôn thi của sinh viên thì khó tìm nhà.

Bạn nên hạn chế tìm nhà trọ qua các trung tâm vì nhiều khi sẽ bị mất tiền oan. Hồng (QT32C) kể: “Mình nộp 100.000 đồng cho trung tâm X, họ dẫn mình đi khắp nhưng chỗ thì hết nhà, chỗ thì nhà trọ quá tồi tàn... suốt cả một ngày đi khắp nhưng không tìm được. Vất vả màkhông có kết quả mình đòi lại tiền thì không được. Lần sau xin chừa”.Tốt nhất là nhờ bạn bè và người quen tìm ở những nơi mà bạn cần phùhợp mức giá cả.

Khi tìm nhà bạn đặc biệt chú ý đến an ninh khu vực, giá cả, thói quen sinh hoạt, quy định của nơi ở. Bạn có thể hỏi những người đang thuê ở đó hoặc những người xung quanh. T. (KT31A) kể: “Mình thuênhà trọ ở đường Nguyễn Trãi, sau ĐHKHXH và NV, chủ nhà có quy định thu 10.000 đồng/người/đêm kể cả là người thân trong gia đình đến chơi. Thật là vô lý nhưng khi biết thì mình đã đóng tiền nhà 3 tháng rồi”.

Page 31: SINH VIÊN NĂM NHẤTs1.downloadmienphi.net/file/downloadfile1/293/24248.pdf · Những thông tin cơbản về ... tìm kiếm tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình…;

CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất

31

Bạn nên tìm bạn cùng ở là sinh viên để giảm chi phí, hỗ trợ học tập, sinh hoạt.

Lưu ý khi ở nhà trọ

Khi đến nên trao đổi với chủ nhà trọ làm hợp đồng thuê nhà vớiđiều kiện hai bên thoả thuận. Nếu thuê trên 6 tháng phải đi công chứng theo Bộ Luật Dân sự 2005. Tuy nhiên, thực tế chủ nhà trọ thường không làm hợp đồng khi bạn dọn đến.

Khi chuyển đến cần đăng kí tạm trú, tạm vắng ngay tại công an phường vì đêm bạn có thể bị công an phường, tổ dân phố kiểm tra giấy tờ tạm trú, tạm vắng. Nếu không có bạn sẽ bị phạt và thu giấy tờ tuỳ thân như chúng minh thư, thẻ sinh viên...

Tôn trọng, lễ phép với chủ nhà trọ. Hoà đồng với những người cùng ở trọ

Thực hiện đúng quy định của nhà trọ: quy định tiếp khách, tránh mở nhạc hoặc gây ồn ảnh hưởng đến các phòng trọ khác.

Có ý thức xây dựng và bảo vệ môi trường, trật tự nơi bạn ở.

Chúc bạn tìm được nơi ở phù hợp!

Page 32: SINH VIÊN NĂM NHẤTs1.downloadmienphi.net/file/downloadfile1/293/24248.pdf · Những thông tin cơbản về ... tìm kiếm tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình…;

CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất

32

NGHỀ LUẬT

Nghề luật - có lẽ thật khó để có một định nghĩa đầy đủ. Hiện nayở nước ta, Trường Đại học Luật Hà nội, Trường Đại học Luật thành phốHồ Chí Minh, khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội là những trung tâmđào tạo cử nhân Luật cho cả nước. Hàng năm có hàng nghìn sinh viêntốt nghiệp, cơ hội việc làm thật sự là những thách thức rất lớn với cáctân cử nhân. Trong xu thế hội nhập, đặc biệt khi Việt Nam tham gia vàoTổ chức thương mại thế giới (WTO) thì việc trau dồi kiến thức, học hỏi kỹnăng hành nghề, tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp… là những yếu tố rấtcần thiết trong nghề luật nói riêng và tất cả các ngành nghề nói chung.

Trong bài viết này, tôi đề cập đến một số nghề trong “nghề luật”,trọng tâm là nghề Luật sư.

Những người làm Nghề luật - Họ là ai?Thẩm phán là những người làm việc tại Toà án, được quyền nhân

danh Nhà nước để xét xử các vụ án.Kiểm sát viên là người buộc tội tại phiên toà (ở một số nước gọi

là công tố viên)Luật sư là người thực hiện dịch vụ pháp lí theo yêu cầu của cá

nhân, cơ quan, tổ chức (gọi chung là khách hàng) và có đủ tiêu chuẩn,điều kiện hành nghề theo quy định của Luật Luật sư.

Công chứng viên là người được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệmđể hành nghề công chứng. Công chứng là việc công chứng viên chứngnhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác bằngvăn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân,tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Trên đây chỉ là những “nhân vật” khá quen thuộc với chúng ta khinhắc đến nghề luật. Ngoài ra bạn có thể thấy rất nhiều ngạch liên quanđến nghề luật như chuyên viên pháp lí, chuyên viên tư vấn, điều traviên, giảng viên chuyên ngành luật, công chứng viên, thanh tra,… vànhiều lĩnh vực trong xã hội: Kinh tế, chính trị, văn hóa…

Để thành công trong nghề luật, bạn cần?Theo tôi, để thành công trong bất kỳ một ngành nghề nào, bạn

đều phải có niềm say mê với chính nghề đó. Và mỗi lĩnh vực khác nhauđòi hỏi những tố chất khác nhau. Trong nghề luật - khả năng viết, nóivà diễn đạt trước đám đông rất quan trọng. Có thể đối với một số nghềkhác, bạn chỉ cần kiến thức và kỹ năng làm việc. Còn nghề luật - bạncần phải trang bị cho mình rất nhiều yếu tố. Bạn phải là người côngbằng khách quan và trung thực, luôn luôn đặt lẽ phải lên hàng đầu, tôn

Page 33: SINH VIÊN NĂM NHẤTs1.downloadmienphi.net/file/downloadfile1/293/24248.pdf · Những thông tin cơbản về ... tìm kiếm tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình…;

CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất

33

trọng sự thật. Để pháp luật thật sự gần gũi với nhân dân, bạn phải làmcho họ có niềm tin. Vì trong cuộc sống, họ vẫn nói rằng “Người ta có thểnói thật bất cứ điều gì nhưng không thể nói thật rằng họ đang nói dối”.

Mặt khác, bạn cũng cần là người có bản lĩnh vững vàng. Nghề luậtthường xuyên với mặt trái của xã hội nên đòi hỏi bạn cần phải có một“cái đầu lạnh và bàn tay nóng”. Nếu không vững vàng, bạn sẽ làm mấtchính mình trước những lợi ích trước mắt, đi đến thất bại. Một yêu cầunữa trong nghề đó là phải có sự mẫn cảm nghề nghiệp, khả năng phântích, tổng hợp cao. Có người đã nói với tôi rằng “Cuộc sống sinh ra bạnđể bạn gắn bó với một nghề nào đó”, nghề luật đòi hỏi nhiều gian truân,kinh nghiệm. Nếu như những nghề khác, ra trường một vài năm, bạncó thể làm việc rất tốt với những gì mình học, nhưng đối với nghề luật,năm năm, mười năm, và hơn nữa bạn mới có thể khẳng định mình.Trong nghề luật, khả năng phân tích, tổng hợp cao kết hợp với yếu tố“mẫn cảm” với tình huống – sẽ là rất có lợi cho bạn khi xem xét,nghiên cứu hồ sơ vụ án, thu thập những chứng cứ liên quan đến thânchủ của mình.

Nghề Luật sưNghề luật sư là nghề tiêu biểu, đặc trưng nhất và hội tụ đầy đủ

nhất các yếu tố của nghề luật1. Lịch sử hình thành Nghề luật sư ở Việt NamNghề luật sư đã xuất hiện ở châu Âu từ thời Hy Lạp và La Mã cổ

đại. Vào thế kỷ V trước Công nguyên, trong nhà nước Hy Lạp cổ, tổchức toà án hình thành và việc xét xử có sự tham gia của mọi ngườidân. Nguyên cáo hoặc bị cáo có thể tự trình bày ý kiến, lý lẽ của mìnhtrước Toà hoặc nhờ người khác có tài hùng biện trình bày hộ ý kiến, lýlẽ trước Toà.

Còn ở Việt Nam, nghề luật có lẽ ra đời từ trong thời kỳ Pháp thuộc.Đó là sắc lệnh ngày 25-5-1930 của Toàn quyền Đông Dương, thực dânPháp tổ chức Hội đồng luật sư ở Hà Nội và Sài Gòn cho ai đã tốt nghiệpluật khoa và đã tập sự ở một Văn phòng biện hộ của luật sư thực thụtại Pháp trong thời gian là 5 năm.

Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công mở ra một kỷ nguyênmới – kỷ nguyên độc lập chủ quyền quốc gia, Hồ Chí Minh – Chủ tịchChính phủ lâm thời đã ban hành sắc lệnh số 46 quy định về tổ chứcluật sư. Và lần lượt là các sắc lệnh số 217 cho phép các thẩm phán ralàm luật sư vào ngày 22-11-1946, pháp lệnh luật sư vào năm 19871.

1http://my.opera.com/Pham%20Hung/xml/rss/blog/Ngh%E1%BB%81%20lu%E1%BA%ADt

Page 34: SINH VIÊN NĂM NHẤTs1.downloadmienphi.net/file/downloadfile1/293/24248.pdf · Những thông tin cơbản về ... tìm kiếm tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình…;

CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất

34

Ngày 1 tháng 10 năm 2001, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã banhành pháp lệnh thay thế cho pháp lệnh luật sư năm 1987 số37/2001/PL-UBTVQH10 với những nội dung phù hợp với xu thế pháttriển và nhu cầu của xã hội về dịch vụ pháp lý. Theo đó các tổ chứchành nghề luật sư được thành lập và các tổ chức hành nghề luật sưnước ngoài cũng như trong nước được phép hành nghề tại Việt Nam.

Và một bước ngoặt lớn mang lại địa vị pháp lí một cách toàn diệncho luật sư đó là Luật Luật sư có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2007.Đây là văn bản luật đầu tiên về luật sư, cũng là văn bản đầu tiên tạo cơsở pháp lý cho việc thành lập tổ chức luật sư toàn quốc với tư cách là

tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư trong phạm vi cả nước, đạidiện cho luật sư và các đoàn luật sư.

2. Nghề luật sư ở một số nướcNghề luật sư tại MỹChúng ta đều biết nghề luật là một nghề rất phổ biển và được

trọng dụng ở Mỹ. Có một vài lí do để giải thích cho điều này.Một là, nước Mỹ hay xảy ra xung đột, hay kiện tụng. Bạn vi phạm

giao thông, khai thuế, đưa đơn li dị… đều có thể kiện nếu thấy cần cósự can thiệp của pháp luật. Ví dụ bạn chạy quá tốc độ cho phép, bịcảnh sát giữ thì tùy theo mức độ và ở tiểu bang nào mà bạn vi phạm(thường dao động từ $300 trở lên), bạn có thể tìm đến sự trợ giúp củaluật sư.

Hai là, Mỹ là một cường quốc về kinh tế, hoạt động thương mại,tài chính, giao dịch… tất cả chỉ trở nên chắc chắn khi có luật sư. NhưngMỹ cũng là một trong những nước đòi hỏi rất cao với nghề luật sư. Bạnphải có bằng luật sư (trừ một số tiểu bang như California, Maine,Virginia, Washington and Wyoming…, vì họ có thể tự học khi tham giathực tập ở một văn phòng bất kỳ - “Self - taugh lawyers do law – officestudy”).

Tuy nhiên để được nhận vào học và hoàn thành chương trình luậtsư thì không dễ dàng. Thời gian học thường là 3 năm tập trung. Khốilượng bài vở rất nhiều. Sinh viên phải đọc luật, án lệ (case), viết bàitường trình (briefs)… Ngôn ngữ luật phức tạp, sinh viên luật năm thứnhất phải học qua lớp Writing (viết, biên soạn). Họ phải tích cực thamgia moot court (phiên tòa giả để sinh viên đại học luật thực tập tranhluận), tư vấn luật miễn phí cho cộng đồng… Một số trường (nhưHarvard) có một điều kiện bắt buộc để tốt nghiệp là sinh viên phải làmtư vấn 40 tiếng…

Page 35: SINH VIÊN NĂM NHẤTs1.downloadmienphi.net/file/downloadfile1/293/24248.pdf · Những thông tin cơbản về ... tìm kiếm tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình…;

CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất

35

Sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng Juris Doctor (J.D). J.D chỉ làbằng luật căn bản để có thể hành nghề luật nhưng không phải mặcnhiên có thể hành nghề được. Họ phải thi vào các Đoàn Luật sư. Với J.Dvà nhiều kinh nghiệm bạn có thể giảng dạy tại các trường Đại học ở Mỹ.Tiếp theo, nếu có nhu cầu và tài chính, bạn học lên L.J.M (Thạc sĩ Luậthọc một năm), hay S.J.D (Tiến sĩ Luật).Mức lương trung bình của LS Mỹ theo năm kinh nghiệm2

Số năm kinh nghiệm Mức lươngDưới 1 năm 57.793 USD1-4 năm 66.661 USD5-9 năm 92.300 USD10-19 năm 109.735 USD20 năm trở lên 123.067 USD

Mức thưởng (bonus) trung bình của LS Mỹ theo năm kinhnghiệmDưới 1 năm 5.775 USD5- 9 năm 8.663 USD10 -19 năm 11.550 USD20 năm trở lên 13.860 USD

Mức lợi nhuận được chia (profit sharing) theo năm kinh nghiệmDưới 1 năm 3.154 USD1-4 năm 3.440 USD5 - 9 năm 5.734 USD10-19 năm 11.467 USD20 năm trở lên 13.761 USD

Nghề luật sư ở Nhật BảnNhật bản3 là một trong những nước có số lượng luật sư khá thấp.

Và hiện nay Nhật Bản cũng đang chuyển hướng sang đào tạo một độingũ luật sư để đáp ứng với nền kinh tế toàn cầu. Năm 2004, 68 trườngđã được mở thêm nằm trong các trường đại học hiện có của Nhật. Dựđịnh sẽ tuyển 5600 sinh viên trong năm học và đào tạo theo cách thứccủa các trường đại học ở Mỹ. Đây được đánh giá là một dự án đầy thamvọng của Chính phủ Nhật để có thể gia tăng số lượng luật sư lên50.000 người trong năm 2018 (hiện nay là 23000 người). Để khắc phụcsự thiếu hụt luật sư, Nhật đã thiết lập một hệ thống mới để đào tạonhiều luật sư hơn. Với hệ thống luật sư hiện hành thì luật sư chỉ cầntham gia kỳ thi của luật sư đoàn với tỉ lệ thi đậu là 3%. Như vậy sốlượng người ra sau khi học và ra làm luật sư rất ít trên tổng số những

2 http://www.laodong.com.vn3 http://vietbao.vn/Xa-hoi/Nhat-Ban-can-nhieu-luat-su

Page 36: SINH VIÊN NĂM NHẤTs1.downloadmienphi.net/file/downloadfile1/293/24248.pdf · Những thông tin cơbản về ... tìm kiếm tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình…;

CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất

36

người theo học, mặc dù họ phải hoàn thành lượng kiến thức nặng nềtrong nhiều năm học. Kỳ thi này sẽ được bãi bỏ vào năm 2010. Việclàm trên đã phản ánh sự chuyển hướng trong văn hóa giao lưu, hợp táccủa Nhật.

Một trong những lý do làm cho nhu cầu tăng luật sư ở Nhật Bản

đó là do trước đây Chính phủ Nhật kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinhdoanh trong lĩnh vực tư nhân và các kiện cáo của các công ty ít khi xảyra. Nhưng hòa nhập vào nền kinh tế chung, Nhật đã mở rộng cánh cửathị trường, bãi bỏ bảo hộ. Chính vì lẽ đó làm tăng sự trach chấp giữacác công ty: chuyện kiện tụng của nhan viên, bảo vệ quyền sở hữu trítuệ… dẫn đến tăng nhu cầu về luật sư đặc biệt trong lĩnh vực bảo vệquyền sở hữu trí tuệ và công nghệ thông tin.

3. Đạo đức nghề luật sưThiết nghĩ trong một nền kinh tế thị trường, có rất nhiều mặt tích

cực thì bên cạnh đó không thể không nhắc đến mặt tiêu cực. Người tavẫn có câu cửa miệng “thế mới là kinh tế thị trường” – nền kinh tế chạytheo nhu cầu, số lượng, số đông, mọi ngành nghề đều mang tính cạnhtranh nhằm thu lợi nhuận cao nhất. Chính vì thế nên đạo đức nghềnghiệp cũng nên “hiện đại hóa” – tất cả là dịch vụ, là cạnh tranh???Tuy nhiên mỗi ngành nghề khác nhau không thể đánh đồng với nhau.Người làm giàu chân chính bằng bàn tay và khối óc của mình sẽ luôn cóvị trí vững vàng ở bất kì hoàn cảnh nào. Và theo đó mỗi ngành nghềđều có những chuẩn mực đạo đức riêng. Với nghề giáo, mỗi người thầyđứng trên bục giảng của mình đều hướng tới không chỉ mục tiêu dạychữ, mà còn là dạy người, dạy cách sống… Còn với những thầy thuốc –họ vẫn coi “thầy thuốc như mẹ hiền”. Đạo đức của mỗi nghề gắn liềnvới tính chất đặc thù của nghề đó. Hoạt động nghề nghiệp của luật sư,có nhiều quan điểm cho rằng nổi lên ba tính chất: trợ giúp, hướng dẫnvà phản biện.

Thứ nhất là tính chất trợ giúp. Ngoại trừ xã hội công xã nguyênthủy, ở trong bất kỳ một Nhà nước nào, luôn có sự phân hóa giai cấp.Ở đó có sự phát triển không đồng đều về cả đời sống vật chất, tinhthần dẫn đến sự tư hữu về tư liệu sản xuất, phân hóa giàu nghèo. Vànhững người ở vào vị trí thấp kém thường bị ức hiếp, bị đối xử bất công,họ rất cần sự giúp đỡ, bênh vực của người khác. Luật sư thường lànhững người họ cho rằng có học vấn và có khả năng giúp họ. Trongtrường hợp này, luật sư sẽ giúp đỡ họ hoàn toàn vô tư. Như gần đâynhất ba luật sư ở “Văn phòng Luật sư Phạm Hồng Hải và cộng sự” đãnhận bảo chữa miễn phí quyền và lợi ích hợp pháp cho em Nguyễn Thị

Page 37: SINH VIÊN NĂM NHẤTs1.downloadmienphi.net/file/downloadfile1/293/24248.pdf · Những thông tin cơbản về ... tìm kiếm tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình…;

CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất

37

Bình (tức Nguyễn Thị Thông) – nạn nhân của sự đánh đập, hành hạsuốt hơn 10 năm ở quán phở Đức – Phương.

Thứ hai là tính chất hướng dẫn. Hướng dẫn ở đây là giúp cho mọingười hiểu về tính pháp lý của công việc họ làm, là người hướng dẫnpháp luật, lấy mục tiêu bảo vệ lẽ phải, bảo vệ sự công bằng lên hàngđầu. Luật sư không chỉ thông hiểu pháp luật mà còn phải nắm bắt đượccả tinh thần, nội dung, mục đích của pháp luật từng thời điểm của thờigian đã qua, hiểu về các tập quán, bản sắc văn hóa của dân tộc. Tránhđể suy nghĩ “phép vua thua lệ làng”, suy nghĩ không đúng về tinh thầncủa Đảng và Nhà nước ta khi ban hành các văn bản luật, để người dânhiểu, không để các thế lực thù địch tranh thủ cơ hội thực hiện diễn biếnhòa bình và bạo loạn lật đổ. Từ đó họ có thể biết cách xử sự và tháo gỡvướng mắc của họ phù hợp với pháp luật và đạo lí.

Đối với người phạm tội, hoạt động của Luật sư là chỉ cho họ thấyrõ lỗi lầm của họ, hướng cho họ đến những cánh cửa rộng mở lươngthiện khác để họ có thể bắt đầu lại và hòa nhập với cộng đồng chứkhông phải là lên án, buộc tội họ trước công chúng. Nếu họ bị oan, Luậtsư phải dựa vào những căn cứ của pháp luật để gỡ tội cho họ. Hoạtđộng của Luật sư không phải là “đâm bị thóc chọc bị gạo”, không phảilà “đen trắng đảo lộn” như một số kẻ lợi dụng kẽ hở của pháp luậtnhằm vụ lợi. Đó chính là nền tảng của đạo đức nghề nghiệp Luật sư.

Thứ ba là tính chất phản biện. Phản biện trong nghề luật có thểđược hiểu là những biện luận dựa trên quy định của pháp luật để bácbỏ những quan điểm, lí lẽ của người khác mà mình cho là không phùhợp dưới góc độ pháp lí và chuẩn mực đạo đức của dân tộc. Tính chấtphản biện của Luật sư thường được biểu hiện rõ nét nhất khi tham giatố tụng, đặc biệt là tố tụng hình sự. Theo quy định tại Điều 36, khoản 3Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành thì “Người bào chữa có nghĩa vụ sửdụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tìnhtiết xác định bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệmhình sự của bị can, bị cáo, giúp bị can, bị cáo về mặt pháp lí nhằm bảovệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ”. Đây chính là cơ sở pháp lí đảmbảo cho tính chất phản biện của Luật sư trong hoạt động tố tụng. Songthực tế có những khi chúng ta nhầm lẫn giữa phản biện và ngụy biện.Đạo đức nghề nghiệp Luật sư đề cập đến tính chất phản biện chứkhông phải ngụy biện. Ngụy biện tức là “cố ý dùng những lời lẽ bề

Page 38: SINH VIÊN NĂM NHẤTs1.downloadmienphi.net/file/downloadfile1/293/24248.pdf · Những thông tin cơbản về ... tìm kiếm tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình…;

CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất

38

ngoài có vẻ là đúng nhưng thật ra là sai để rút ra những kết luận xuyêntạc sự thật”4.

Một vài suy nghĩ về những khó khăn với nghề luật sưCuộc sống là một bức tranh muôn màu. Đã là bức tranh thì có

gam màu sáng, gam màu tối. Nghề nào cũng có những vất vả, đòi hỏitrí tuệ, cần lao, không ít thì nhiều. Nghề luật khá đa dạng và bao trùmhầu hết các lĩnh vực, ngành nghề trong xã hội. Len lỏi vào từng ngõngách của cuộc sống, hiểu, chia sẻ và cảm thông với những mảnh đời,với từng hoàn cảnh thật gian truân với Luật sư. Người làm công việckinh doanh sản xuất, hay buôn bán, họ không bao giờ làm mà khôngđòi hỏi lợi nhuận. Nhưng đối với nghề luật sư, có những việc mà họ vẫnphải làm dù biết là nguy hiểm. Ví dụ như việc bào chữa cho bị cáophạm tội trước sự đe dọa của người nhà nạn nhân. Đó là trách nhiệmcũng là nghĩa vụ của người trong nghề luật “Luật sư không được phéptừ chối việc bảo chữa do tòa án chỉ định”. Với tất cả những điều trên,nghề Luật sư xứng đáng được xã hội tôn vinh.

Hàng năm có hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp các trường đào tạoluật trong cả nước. Để có một việc làm đúng chuyên môn quả thậtkhông dễ dàng, nhất là trong xu thế hội nhập hiện nay. Tuy nhiên, theoÔng Lê Hồng Sơn, Vụ phó Vụ Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp), tính đếnnay cả nước có 3.918 luật sư và luật sư tập sự, tăng 187% so với năm2001 (thời điểm chưa có Luật luật sư). Mặc dù vậy, số lượng luật sưvẫn còn ở con số rất khiêm nhường so với nhu cầu ngày càng cao củangười dân, của các doanh nghiệp… Tỷ lệ luật sư mới chỉ đạt 1/21215người dân, trong khi đó ở Nhật Bản tỷ lệ này là 1/4546, Thái Lan:1/1526, Singapore: 1/1000. Mỹ: 1/250. Có những tỉnh như Kon Tum,Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn… Số lượng luật sư chỉ có từ 3 – 4 người.Thậm chí có những địa phương như Lai Châu, Điện Biên không có đủ sốluật sư cần thiết để thành lập đoàn luật sư. Qua đây có thể thấy cơ hộicho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật ra trường thật không ít.Nhưng có hội càng nhiều, thách thức sẽ càng lớn. Ngoài các yếu tốkhách quan, thì còn phụ thuộc vô cùng nhiều vào bản thân mỗi chúngta. Khi còn dưới mái trường chúng ta phải làm gì để có một hành tranhthật tốt trước ngưỡng cửa tương lai? Chủ động hơn, trau dồi kiến thứcsâu rộng hơn...? Bạn có nhớ đến nguyên tắc một luật sư với “cái đầulạnh và bàn tay nóng”? Tôi bạn và chúng ta hãy cùng suy ngẫm…?!

4 Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2001.

Page 39: SINH VIÊN NĂM NHẤTs1.downloadmienphi.net/file/downloadfile1/293/24248.pdf · Những thông tin cơbản về ... tìm kiếm tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình…;

CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất

39

CÂU LẠC BỘ LUẬT GIA TRẺ

NƠI KHỞI NGUỒN CỦA NHỮNG TÀI NĂNG LUẬT HỌC

Ra đời từ những năm 90 của thế kỉ trước, CLB Luật Gia Trẻ khi đó đã là nơi "tập sự" của những sinh viên tài năng, tích cực và nhiệt tình. Rất nhiều những luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên, những thầy cô giáo và những cán bộ đang công tác trong lĩnh vực pháp luật đã từng là những thành viên tích cực của CLB. Những cựu thành viên đó hiện giờ vẫn đã vàđang đóng góp vào sự lớn mạnh của nền pháp luật nước nhà.

Trải qua hơn 15 năm hoạt động với nhiều thăng trầm và pháttriển, đến nay CLB đã có một bề dày truyền thống với nhiều thành tíchrất đáng tự hào. CLB cũng giành được danh hiệu “CLB của thủ đô” năm2000 do Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam trao tặng.

Đã từng tổ chức nhiều hoạt động như diễn án, tọa đàm khoa học, ấn hành Nội san Luật Gia Trẻ, giao lưu với các luật sư nổi tiếng, tổ chức các cuộc thi lớn, tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, trao đổi và giải quyết các tình huống, tổ chức các buổi trao đổi về phương pháp học tập, kết hợp tổ chức các buổi học kĩ năng mềm… CLB Luật Gia Trẻ đãtạo ra một sân chơi để các sinh viên giao lưu, trao đổi kiến thức, thúc đẩy hoạt động phong trào học tập, nghiên cứu khoa học ở trường.

Trong kì hoạt động tới, phù hợp với xu hướng phát triển và thayđổi trong việc đào tạo cử nhân luật, câu lạc bộ sẽ có những hoạt động chủ yếu sau:

- Ấn phẩm Nội san Luật Gia Trẻ. Mục đích: Là nơi để thông tin, tổng kết các hoạt động của CLB, của các thành viên CLB; Đăng tải những bài viết học thuật của các thành viên CLB, của sinh viên trongtrường; giới thiệu những gương mặt luật học; những câu chuyện nghề luật; Tiếng Anh dịch thuật; kỹ năng hành nghề luật; thông tin về cuộc thi Sinh viên Nghiên cứu khoa học hàng năm của Bộ Giáo dục & Đàotạo… với mong muốn nỗ lực thúc đẩy phong trào học tập và nghiên cứu khoa học của thành viên CLB nói riêng và sinh viên trường Luật nói chung; tạo nên một sân chơi học thuật cần thiết và bổ ích…;

Page 40: SINH VIÊN NĂM NHẤTs1.downloadmienphi.net/file/downloadfile1/293/24248.pdf · Những thông tin cơbản về ... tìm kiếm tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình…;

CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất

40

- Thảo luận chuyên đề: mỗi tháng sẽ thực hiện một chuyên đề. Cách thức tổ chức và tiến hành tương tự như một hội thảo khoa học nhỏ. Mục đích: Là diễn đàn để các thành viên trao đổi, tranh luận các vấn đề học thuật, nơi công bố các kết quả nghiên cứu của các sinhviên; phát triển và mở rộng các lĩnh vực luật học hẹp giúp rèn luyện kĩ năng trình bày, tranh luận một vấn đề khoa học; giúp tăng cường tưduy phản biện;

- Đấu tay đôi. Mục đích: phát huy khả năng tư duy, tranh luận và hùng biện của các thành viên qua các vụ án, các vấn đề khoa học pháp lí;

- Tổ chức các buổi giao lưu, các sự kiện: giao lưu với các luật gia đã thành danh trong nghề, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước trong học tập, nghiên cứu và làm việc;

- Tổ chức game show logic: chương trình chuyên biệt dành chocác bạn ưa thích tư duy logic.

Mang bản sắc của sinh viên ĐH Luật Hà Nội, CLB là niềm tự hàocủa thành viên CLB nói riêng và sinh viên toàn trường nói chung. Số lượng thành viên của CLB qua nhiều năm có sự biến đổi khá nhiều - cólúc cao lúc thấp tuy nhiên cảm hứng về CLB thì luôn sống mãi. Cho đến nay hình ảnh của CLB vẫn còn in đậm trong tâm trí của rất nhiều cựu sinh viên mặc dù thời gian đã trôi qua khá lâu.

Hiện nay, CLB vẫn đang tiếp tục phát triển và nếu bạn có mong muốn khám phá tri thức và chính bản thân mình thì hãy đến với chúng tôi.

CÂU LẠC BỘ LUẬT GIA TRẺ LUÔN CHÀO ĐÓN CÁC BẠN!

Địa chỉ: P502 - K4 - ĐH Luật Hà Nội (87 Nguyễn Chí Thanh - Hà Nội)

Email: [email protected] / [email protected]: www.luatgiatre.com

Chủ nhiệm: Lê Việt Anh Mobile: 0986215578 P.Chủ nhiệm: Trương Hồng Quang Mobile: 0979268720 P.Chủ nhiệm: Phạm Linh Nhâm Mobile: 0955267059 Phụ trách thông tin: Văn Hoàng Anh Mobile: 0934681385 Phụ trách nhân sự: Cầm Thị Lai Mobile: 0984085459

Page 41: SINH VIÊN NĂM NHẤTs1.downloadmienphi.net/file/downloadfile1/293/24248.pdf · Những thông tin cơbản về ... tìm kiếm tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình…;

CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất

41

CÂU LẠC BỘ TIẾNG ANH

Câu lạc bộ tiếng Anh trước đây là Câu lạc bộ Ngoại ngữ được thành lập vào ngày 1/4/2001 trực thuộc Hội sinh viên trường Đại học luật Hà Nội.

ProfileTên viết tắt : EC.L (English Club of Law)Nick YM : ecl_hluBlog : http://360.yahoo.com/ecl_hluĐịa chỉ hiện tại : Phòng 506 nhà K4 – KTX.Chủ nhiệm hiện tại : Vũ Bảo Ngọc (KT31H)Logo :

Cơ cấu nhân sự đảm bảo hoạt động của Câu lạc bộ gồm 3 ban chính:

* Ban tuyên truyền (thường được goi là ban PR).

* Ban chuyên môn (phụ trách lớp Sinh viên giúp Sinh viên)

* Ban nội dung (chuẩn bị nội dung cho các kế hoạch của

CLB)

Câu lạc bộ Tiếng Anh luôn được đánh giá là câu lạc bộ đoàn kết,

vui vẻ, và năng động của trường Đại học luật Hà Nội với tôn chỉ hoạt

động:

- Một tổ chức giúp đỡ các bạn sinh viên học tiếng Anh. EC.L

thường xuyên tổ chức các lớp học, các chương trình hội thảo, tọa đàm,

Page 42: SINH VIÊN NĂM NHẤTs1.downloadmienphi.net/file/downloadfile1/293/24248.pdf · Những thông tin cơbản về ... tìm kiếm tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình…;

CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất

42

cung cấp tài liệu (tại các buổi sinh hoạt thường kỳ) để phục vụ cho việc

học tiếng Anh của sinh viên.

- Tạo ra một môi trường để các bạn sinh viên nói tiếng Anh -

Môi trường tiếng Anh là rất cần thiết để học tốt tiếng Anh.

- Tổ chức phong trào: là nơi hội tụ những bạn sinh viên nhiệt

tình, năng động, mạnh mẽ. Một tổ chức khuấy động phong trào. Với

những bạn sinh viên yêu thích hoạt động, đây thực sự là một môi

trường năng động để các bạn thể hiện.

- Giữa các thành viên trong câu lạc bộ là không khí thân thiện,

bè bạn. Câu lạc bộ là nơi giao lưu, kết bạn, chia sẻ niềm vui, sở thích

và cả những niềm đam mê.

Đối tượng của câu lạc bộ là tất cả các bạn sinh viên: năng động,

nhiệt tình, vui vẻ và hơn hết là yêu thích tiếng Anh. Để trở thành thành

viên của câu lạc bộ bạn hãy tới tham gia vào các hoạt động cùng chúng tôi.

Các hoạt động chính của Câu lạc bộ:

Sinh hoạt thường kỳ: 8 giờ 30 sáng chủ nhật hàng tuần tại

phòng 506 K4.

Hình thức sinh hoạt: Trò chuyện, thảo luận về các chủ đề; free

talk; tham gia các cuộc thi của câu lạc bộ tổ chức; tham gia các buổi dã

ngoại do câu lạc bộ tổ chức...

Lớp học tiếng Anh: Sinh viên giúp sinh viên. Đây là lớp học dành

cho các bạn sinh viên muốn tổng kết kiến thức ngữ pháp căn bản.

Tổ chức các chương trình Ca nhạc tạp kỹ và các hội thảo, tọa

đàm về phương pháp học tiếng Anh, kinh nghiệm học tập của sinh viên

Luật, và các vấn đề khác mà sinh viên quan tâm.

Page 43: SINH VIÊN NĂM NHẤTs1.downloadmienphi.net/file/downloadfile1/293/24248.pdf · Những thông tin cơbản về ... tìm kiếm tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình…;

CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất

43

CÂU LẠC BỘ HÙNG BIỆN

Ngày 12/04/2007, một số sinh viên tập trung tại nhà A307để dự buổi ra mắt của CLB HùngBiện. Hơn 1 năm qua, CLB đã tạo ra một sân chơi bổ ích, thu hút rất nhiều các bạn sinh viên trong vàngoài trường. Thời gian đầu, việc để một CLB mới hình thành và đivào hoạt động gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng bằng sự quyết tâm để tạo ra một sân chơi mới luyện tập về kỹ năng cho sinh viên luật, các thành viên sáng lập đó rất cố gắng để duy trì và phát triển CLB. Tên gọi đầu tiên của CLB là CLBThuyết trình - Hùng biện. Saukhi tham khảo ý kiến của các thầy cô giáo để cho hợp lý hơn thì CLBđã chính thức lấy tên là CLB HùngBiện. Chủ nhiệm đầu tiên của CLB chính là người sáng lập ra CLB:

anh Nguyễn Văn Đang (QT29B).

Hiện nay, chủ nhiệm CLB là bạn Quách Hòa Dũng lớp QT31D vàhai Phó chủ nhiệm là Ngô Toàn Thắng (HC30D) và Nguyễn ThươngHuyền (DS31D). Ngoài ra, còn một số thành viên khác trong Banchủ nhiệm.

Với sự nỗ lực của các thế hệ Ban chủ nhiệm và của đông đảo các thành viên, trong thời gian qua, CLB đã thu được những thành côngnhất định như:

1. Tạo ra không gian giao lưu thú vị cho sinh viên trong trường;

2. Là nơi trao đổi những kỹ năng mềm. Từ đó giúp các bạn hạn chế tối đa được những yếu điểm trong việc diễn đạt, trình bày,đặc biệt nâng cao khả năng hùng biện;

Page 44: SINH VIÊN NĂM NHẤTs1.downloadmienphi.net/file/downloadfile1/293/24248.pdf · Những thông tin cơbản về ... tìm kiếm tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình…;

CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất

44

3. Không ngừng đổi mới nội dung, hình thức hoạt động, thu hút ngày càng đông các bạn tham gia.

Có thể kể đến một số buổi sinh hoạt để lại ấn tượng sâu sắc cho tất cả các thành viên như:

9/3/2007: Buổi đồng hành cùng các em sinh viên K32 đanghọc quân sự ở Hà Tây;

6/4/2007: Buổi đi dã ngoại tham quan và tổ chức trò chơitại Bảo tàng dân tộc học Hà Nội;

Buổi sinh nhật kỷ niệm 1 năm ngày ra mắt của CLB vàongày 20/4/2008.

Như mọi người đã biết khả năng diễn thuyết trước công chúng làkhông thể thiếu trong hành trang dẫn đến thành công của mỗi người.Hãy nhìn lại những gương mặt nổi tiếng trên thế giới, những ngườidành phần thắng luôn là những người được sự ủng hộ của mọi người.Thuật hùng biện là một nghệ thuật diễn thuyết trứơc công chúng saocho trôi chảy, sinh động, trang nhã và đầy sức thuyết phục, thể hiệnsức mạnh biểu cảm được bộc lộ qua vẻ đẹp ngôn ngữ, nhờ đó thu hút,thuyết phục người nghe.

Tại Việt Nam khả năng này chưa được chú ý như các nước khác,việc ra đời 1 CLB như CLB Hùng biện sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạntrên con đường làm giàu cũng như chinh phục thành công của mình.

Có 1 thông điệp gửi cho các bạn: "Khi tâm hồn hay cảm xúckhông hiện hữu phải chăng đó là lúc nhẹ nhàng hơn cho ta khi muốntìm lời thích hợp". Vâng hãy tìm lời thích hợp để cuộc sống nhẹ nhànghơn, hãy tìm lời thích hợp để chinh phục trái tim của mọi ngườiHãy tìm lời thích hợp để khẳng định bạn là ai... Lời thích hợp ấy chínhlà khả năng Hùng biện của các bạn!!!

Hãy chia sẻ những kinh nghiệm ấy trong CLB HÙNG BIỆN củachúng ta nhé!Thông tin chi tiết xin liên hệ:

- Quách Hòa Dũng (QT31D): [email protected]

- Ngô Toàn Thắng (HC30D): [email protected]

- Nguyễn Thương Huyền (DS31D): [email protected]

Page 45: SINH VIÊN NĂM NHẤTs1.downloadmienphi.net/file/downloadfile1/293/24248.pdf · Những thông tin cơbản về ... tìm kiếm tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình…;

CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất

45

DIỄN ĐÀN SINH VIÊN LUẬT

Không như diễn đàn của nhiều trường khác, diễn đàn của sinh viênLuật Hà Nội được thiết kế khá đơn giản và mang phong cách của sinh viênluật bởi đối tượng chính mà diễn đàn hướng tới là sinh viên luật.

Tại đây, bạn có thể tìm thấy khá nhiều các hoạt động, từ việc tìm kiếm các văn bản pháp luật miễn phí, trao đổi các vấn đề trong hoạt động, bàn luận các vấn đề mang tính thời sự, đến hoạt động giải trí kết bạn, tìm hiểu về các câu lạc bộ sinh viên của trường Đại học Luật Hà Nội… Đặc biệt, bạn có thể thấy được những vấn đề tưởng nhưbình thường trong cuộc sống hàng ngày lại được nhìn dưới con mắt của những sinh viên luật.

Được biết, diễn đàn là một phần của Hiệp hội Sinh viên Luật Hà Nội - một tổ chức phi lợi nhuận, được thành lập năm 2005 tại trường Đại học Luật Hà Nội với website chính thức là www.sinhvienluathn.com, trong đó,website này gồm 2 thành phần chính là Trang tin và Diễn đàn.

Trang tin là nơi có thể cập nhật những thông tin pháp luật, những văn bản pháp luật phục vụ đắc lực cho học tập của các sinh viên luật như đời sống pháp luật, pháp luật kinh tế, pháp luật quốc tế, pháp luật dân sự, pháp luật hình sự, hành chính – nhà nước, đời sống sinh viên,…

Phần diễn đàn hoạt động rất sôi nổi với các phần tranh luận về học thuật xung quanh các chuyên ngành luật như luật kinh tế, luật dân sự, luật hình sự, luật quốc tế và cả các vấn đề liên quan đến Hànhchính Nhà nước. Bên cạnh đó diễn đàn vẫn mang những nét tinh nghịch của SV với những topic tâm sự, giao lưu làm quen, các box của các CLB trong trường. Có thể điểm qua các CLB như: CLB Tiếng Anh (EC.L), CLB Luật gia trẻ, CLB Thơ nhạc, CLB Hùng biện… tất cả nói lên rằng đời sống SV Luật không hề khô cứng như những văn bản pháp luật. Độingũ quản lý diễn đàn năng động, trẻ, nhiệt tình và luôn rực cháy ngọn lửa Sinh viên, có thể điểm qua với những gương mặt tiêu biểu như:

Page 46: SINH VIÊN NĂM NHẤTs1.downloadmienphi.net/file/downloadfile1/293/24248.pdf · Những thông tin cơbản về ... tìm kiếm tài liệu, làm việc nhóm, thuyết trình…;

CLB Luật Gia Trẻ - Cẩm nang dành cho sinh viên năm nhất

46

1. Admin: duceck_hs31d - Nguyễn Ngọc Đức. Hiện giờ Đức đang là bí thư lớp HS31D. Một hạt nhân tình nguyện vớislogan: “Đức Ếck cái tên nói lên tất cả”.

2. Smod: Lão Ngoan Đồng - Nguyễn Đức Huân. Trong năm học 2008-2009 này Huân đã trúng cử chức vụ lớp trưởngQT31C, anh là tấm gương sáng với những đóng góp trong mảng học tập. Nhắc tới chuyên mục: Diễn đàn học tậpkhông ai có thể phủ nhận những đóng góp to lớn của anh.

3. Smod: zanghc28. Tuy đã ra trường nhưng anh Giang vẫn luôn là đầu tàu trong các cuộc offline hay tình nguyện của diễn đàn.

Ngoài ra còn phải kể đến sự đóng góp của các Mod đương nhiệm và sự đóng góp không kém phần to lớn của nguyên Admin, Smod, vàcác Mod khác để có đc diễn đàn ngày hôm nay.

Cũng thật là thiếu sót nếu như không nhắc đến các member thân thiết của diễn đàn, đó chính là các bạn một phần tất yếu của sinhvienluathn.com

Nói về hoạt động online của Hiệp hội. Một điều làm tôi chú ý nhất khi vừa click vào diễn đàn và trang tin, đó là banner kêu gọi “Ủng hộ đồng bào bão lụt miền núi phía Bắc” được đặt ngay trên phần đầu của diễn đàn. Đây là một chương trình do ban quản trị diễn đàn kết hợp với báo Lao Động tổ chức nhằm chung tay giúp đỡ các đồng bào miền núi phía bắc lúc khó khăn – nơi mà bao thế hệ sinh viên Luật Hà Nội đã cónhững mùa hè tình nguyện cùng ăn ở và làm việc với bà con. Diễn đàntuy thành lập chưa được lâu nhưng với sự nhiệt tình của tuổi trẻ, hàngloạt các buổi offline tình nguyện ý nghĩa do diễn đàn khởi xướng đã làsân chơi, là nơi giao lưu học hỏi của các khoá, các khoa trong trường. Có thể điểm qua những hoạt động tình nguyện của diễn đàn như sau:đến thăm làng trẻ em ở xã Cẩm Lĩnh - Ba Vì - Hà Tây, thăm các bácthương binh ở Thuận Thành - Bắc Ninh, tặng quà, giao lưu với các em nhỏ bị nhiễm HIV ở trung tâm giáo dục và lao động số 2 - Ba Vì - HàTây. Và còn nhiều còn nhiều điều thú vị nữa khi bạn kích chuột để vàodiễn đàn.

WWW.SINHVIENLUATHN.COMChung tay xây dựng một cộng đồng sinh viên năng động hơn!