SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT CỘNG HOÀ XÃ HỘI...

22
SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH BẮC KẠN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHI CỤC KIỂM LÂM Số: 354/QĐ-CCKL Bắc Kạn, ngày 29 tháng 9 năm 2015 QUYẾT ĐỊNH Ban hành Kế hoạch nâng cao năng lực hoạt động của lực lượng Kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015-2020 CHI CỤC TRƯỞNG CHI CỤC KIỂM LÂM TỈNH BẮC KẠN Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004; Căn cứ Luật cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008 và Luật viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010; Căn cứ Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm; Căn cứ Quyết định 1920/2014/QĐ-TTg ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về việc phê duyệt đề án kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Kiểm lâm giai đoạn 2014-2020; Căn cứ Chỉ thị 3714/CT-BNN-TCLN ngày 15 tháng 12 năm 2011 của Bộ Nông Nghiệp & PTNT về chấn chỉnh hoạt động của lực lượng Kiểm lâm; Căn cứ Chỉ thị 26-CT/TU ngày 18/4/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn về tăng cường kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị và cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh; Căn cứ Quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 32/2014/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh Bắc Kạn; Xét đề nghị của ông Trưởng phòng Tổ chức, xây dựng lực lượng, QUYẾT ĐỊNH:

Transcript of SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT CỘNG HOÀ XÃ HỘI...

Page 1: SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT CỘNG HOÀ XÃ HỘI …kiemlam.backan.gov.vn/portal/VanBan/2016-01... · Web viewKế hoạch tuần tra, kiểm tra rừng; 1.3. Kế hoạch phòng

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH BẮC KẠN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHI CỤC KIỂM LÂM

Số: 354/QĐ-CCKL Bắc Kạn, ngày 29 tháng 9 năm 2015

QUYẾT ĐỊNH Ban hành Kế hoạch nâng cao năng lực hoạt động

của lực lượng Kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015-2020

CHI CỤC TRƯỞNG CHI CỤC KIỂM LÂM TỈNH BẮC KẠN

Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;Căn cứ Luật cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008 và Luật viên chức ngày

15 tháng 11 năm 2010;Căn cứ Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ

về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm; Căn cứ Quyết định 1920/2014/QĐ-TTg ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ

về việc phê duyệt đề án kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Kiểm lâm giai đoạn 2014-2020;

Căn cứ Chỉ thị 3714/CT-BNN-TCLN ngày 15 tháng 12 năm 2011 của Bộ Nông Nghiệp & PTNT về chấn chỉnh hoạt động của lực lượng Kiểm lâm;

Căn cứ Chỉ thị 26-CT/TU ngày 18/4/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn về tăng cường kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị và cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh;

Căn cứ Quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 32/2014/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh Bắc Kạn;

Xét đề nghị của ông Trưởng phòng Tổ chức, xây dựng lực lượng,

QUYẾT ĐỊNH:Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch nâng cao năng lực hoạt động

của lực lượng Kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015-2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày ký ban hành.

Điều 3. Các ông, bà: Trưởng các phòng chuyên môn nghiệp vụ, Đội trưởng Đội KLCĐ & PCCCR số 1 & 2; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc biên chế của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận: CHI CỤC TRƯỞNG- Như Điều 3 (T/hiện);- Tổng cục LN (B/c);- Cục Kiểm lâm (B/c);- Kiểm lâm Vùng I;- Tỉnh ủy BK(B/c);- UBND tỉnh (B/c);- Ban nội chính Tỉnh ủy (B/c);- Sở NN &PTNT (B/c); - UBND các huyện, Thành phố (p/h); - Lãnh đạo CCKL (gửi qua Email); - Lưu: VT, TCXDLL. Hoàng Văn Hải

Page 2: SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT CỘNG HOÀ XÃ HỘI …kiemlam.backan.gov.vn/portal/VanBan/2016-01... · Web viewKế hoạch tuần tra, kiểm tra rừng; 1.3. Kế hoạch phòng

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNTTỈNH BẮC KẠN

CHI CỤC KIỂM LÂM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập -Tự do -Hạnh phúc

KẾ HOẠCH

Nâng cao năng lực hoạt động của lực lượng Kiểm Lâm tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015-2020

(Ban hành kèm theo Quyết định số 354 /QĐ-CCKL ngày 29 tháng 9 năm 2015

của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn )

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Xây dựng đội ngũ cán bộ Kiểm lâm theo hướng “giỏi ít nhất một việc và biết làm nhiều việc” tận tụy với công việc, với nhân dân.

- Đổi mới căn bản phương pháp, lề lối làm việc theo hướng hiệu quả hơn, thực hiện tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

- Xây dựng lực lượng Kiểm lâm trong sạch, vững mạnh, thật sự là lực lượng “nòng cốt” đáng tin cậy trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

2. Yêu cầu:

- Phải có sự thống nhất và quyết tâm cao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Chi bộ đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong toàn lực lượng Kiểm lâm để thực hiện Kế hoạch này.

- Mỗi cán bộ công chức, viên chức Kiểm lâm Bắc Kạn phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật và luôn gương mẫu trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao.

- Có quan hệ gần gũi, gắn bó với nhân dân, tôn trọng và lắng nghe ý kiến phản ánh của người dân, tiếp nhận và giải quyết kịp thời các ý kiến, quyền lợi chính đáng của người dân.

- Mọi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong lực lượng Kiểm lâm Bắc Kạn, đều phải chấp hành nghiêm chỉnh, đầy đủ các nội dung trong kế hoạch này và phải coi đây là việc làm hằng giờ, hằng ngày, thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình hoạt động, tồn tại và phát triển của lực lượng Kiểm lâm.

II. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC KIỂM LÂM BẮC KẠN

Tính đến tháng 7/2015, lực lượng Kiểm lâm trong toàn tỉnh được giao biên chế 242 người trong đó 183 công chức QLNN; 43 viên chức sự nghiệp; 16 HĐ theo Nghị định 68 được phân bổ cho các phòng nghiệp vụ, Đội Kiểm lâm cơ động & PCCCR và các đơn vị trực thuộc Chi cục Kiểm lâm. Cụ thể:

- Về trình độ chuyên môn: Trên đại học: 08 người chiếm 3,30%; Đại học: 131 người chiếm tỷ lệ 54,13 %; Cao đẳng: 08 người chiếm tỷ lệ 3,30%; Trung cấp: 74 người chiếm tỷ lệ 30,58%; Sơ cấp và phục vụ: 21 người chiếm tỷ lệ 8,68%. Hình thức đào tạo chính quy chiếm khoảng 33 %, còn lại là hệ đào tạo tại chức.

- Về trình độ tin học văn phòng: Tỷ lệ công chức có trình độ tin học chiếm 47,92%, số còn lại chưa có trình độ tin học.

Page 3: SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT CỘNG HOÀ XÃ HỘI …kiemlam.backan.gov.vn/portal/VanBan/2016-01... · Web viewKế hoạch tuần tra, kiểm tra rừng; 1.3. Kế hoạch phòng

- Về độ tuổi: Số công chức trên 50 tuổi: 58 người, chiếm 23,96 % (trong số này có nhiều người từ Bộ đội, Công an xuất ngũ chuyển sang lực lượng Kiểm lâm từ những năm trước đây không được đào tạo cơ bản, chủ yếu có trình độ trung cấp lâm nghiệp, Kiểm lâm); độ tuổi từ 40 - 50 tuổi: 58 người, chiếm 23,97 %; từ 35 - 39 tuổi: 54 người, chiếm 22,31%; Dưới 34 tuổi: 72 người, chiếm 29,52 %.

- Về lý luận chính trị: Cao cấp lý luận chính trị là 10 người chiếm tỷ lệ 4,13%; Trung cấp lý luận chính trị là 25 người chiếm tỷ lệ 10,33 %; về bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước ngạch Chuyên viên cao cấp, Kiểm lâm viên chính, Kiểm lâm viên, chuyên viên: 81công chức, viên chức chiếm 33,47%.

- Số công chức, viên chức trực tiếp làm việc tại địa bàn xã, phường, thị trấn là 183 người, chiếm tỷ lệ 75,62 %; số công chức, viên chức làm việc tại văn phòng Chi cục và văn phòng các đơn vị trực thuộc 59 người, chiếm tỉ lệ 24,38 %.Chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức lực lượng Kiểm lâm Bắc Kạn trong những năm qua và hiện nay không đồng đều. Hiểu biết pháp luật và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ Kiểm lâm còn hạn chế, thể hiện trong quá trình thực thi công vụ cụ thể như:

+ Việc thiết lập hồ sơ các vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng chưa đúng trình tự thủ tục, nội dung biên bản thiếu chặt chẽ, xác định hành vi vi phạm không rõ ràng, chưa đủ căn cứ pháp lý xác đáng để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Nhiều cán bộ Kiểm lâm làm việc còn mang tính thụ động, tập trung vào các sự vụ, sự việc xử lý các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng là chính, nên hiệu quả công tác chưa cao. Chưa chủ động tham mưu, đề xuất các biện pháp, giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng, quản lý lâm sản một cách lâu dài, bền vững.

+ Khả năng lôi cuốn, tập hợp quần chúng để tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhân dân chấp hành các chủ trương của đảng, pháp luật của nhà nước về lĩnh vực Lâm nghiệp còn yếu;

+ Công tác tham mưu cho Cấp ủy chính quyền địa phương, nhất là cấp huyện, cấp xã thực hiện quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng, chống chặt phá rừng nhiều nơi chưa kịp thời;

+ Kỹ năng báo cáo, ban hành văn bản chỉ đạo, phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản còn nhiều hạn chế;

+ Tinh thần, trách nhiệm của không ít cán bộ Kiểm lâm chưa cao, có biểu hiện xa dân, né tránh, làm ngơ, thậm trí bật “đèn xanh” cho các đối tượng khai thác, sử dụng rừng, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật;

+ Tình hình cán bộ Kiểm lâm không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao mắc khuyết điểm, vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ luật những năm gần đây có chiều hướng gia tăng. Tính từ năm 2010 trở lại đây số cán bộ Kiểm lâm bị xử lý kỷ luật là 30 người chiếm 12,5 % biên chế của lực lượng, bình quân 2%/năm.

Về định mức biên chế của lực lượng Kiểm lâm, theo Nghị định số 117/CP; Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 8 tháng 2 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ, về việc ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng theo đó biên chế lực lượng Kiểm lâm đến năm 2015 bình quân trong toàn quốc cứ 500 ha rừng đặc dụng/01 biên chế Kiểm lâm; 1.000 ha rừng phòng hộ và sản suất/01 biên chế Kiểm lâm, theo quy định trên thì lực lượng Kiểm lâm Bắc Kạn hiện nay còn thiếu 112 biên chế. Có thể nói đội ngũ cán bộ Kiểm lâm của tỉnh hiện nay vừa thiếu lại vừa yếu cần phải kịp thời khắc phục, chấn chỉnh nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả công tác để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay.

III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH NÂNG CAO NĂNG LỰC

1. Xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng hàng năm.

Trên cơ sở quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh và diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn quản lý, hàng năm các đơn vị phải xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng theo quy chế quản lý rừng đối với từng loại rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất), cụ thể:

1.1. Kế hoạch phòng cháy chữa cháy rừng;

Page 4: SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT CỘNG HOÀ XÃ HỘI …kiemlam.backan.gov.vn/portal/VanBan/2016-01... · Web viewKế hoạch tuần tra, kiểm tra rừng; 1.3. Kế hoạch phòng

1.2. Kế hoạch tuần tra, kiểm tra rừng;

1.3. Kế hoạch phòng trừ sâu, bệnh hại rừng;

1.4. Kế hoạch trồng rừng;

1.5. Kế hoạch giao khoán bảo vệ rừng (đặc dụng, phòng hộ) cho các tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng dân cư (theo kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt hằng năm);

1.6. Kế hoạch kiểm tra, giám sát nhận khoán bảo vệ rừng đối với các hộ gia đình, công đồng dân cư;

1.7. Kế hoạch triển khai 40 triệu đồng/thôn, bản (thực hiện theo QĐ 24/TTg & TT 100/BNN);

1.8. Kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học các loài động thực vật đặc hữu, quý hiếm;

1.9. Kế hoạch hợp tác với các khu bảo tồn thiên nhiên, VQG trong và ngoài tỉnh;

1.10. Xây dựng kế hoạch bảo vệ những diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng nguy cơ bị xâm hại cao để tập trung bảo vệ;

1.11. Kế hoạch triển khai các trương trình dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có).

2. Kiểm tra, giám sát việc sử dụng rừng

2.1. Kiểm tra, giám sát khai thác lâm sản theo giấy phép (gỗ và lâm sản ngoài gỗ)

a) Kiểm tra thẩm quyền cấp giấy phép khai thác lâm sản;

b) Kiểm tra đối tượng rừng cấp phép khai thác lâm sản;

c) Kiểm tra việc chấp hành quy trình về khai thác lâm sản;

d) Kiểm tra, xác nhận nguồn gốc lâm sản hợp pháp.

2.2. Kiểm tra việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp

a) Kiểm tra việc cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt là rừng sản xuất (thực hiện theo quy định tại Thông tư số 23/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT & Hướng dẫn số 1029/SNN-CCLN ngày 8/10/2013 của Sở NN & PTNT);

b) Kiểm tra việc trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác (thực hiện theo quy định tại Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT).

3. Nâng cao năng lực thiết lập hồ sơ xử lý các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao theo qui định của pháp luật và năng lực sở trường của cán bộ. Thủ trưởng đơn vị ra văn bản phân công công việc phụ trách như sau:

3.1. Phân công nhiệm vụ

a) Trưởng phòng, Đội trưởng ĐKLCĐ & PCCCR, Hạt trưởng, Trưởng Ban quản lý khu bảo tồn, phụ trách chung mọi hoạt động của đơn vị mình, chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng, Huyện ủy, UBND huyện, thành phố và trước pháp luật về chỉ đạo, điều hành hoạt động của đơn vị;

b) Phân công một Phó hạt trưởng và một cán bộ Kiểm lâm phụ trách công tác kỹ thuật lâm nghiệp; quản lý bảo vệ & phát triển rừng, theo dõi diễn biến rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, tổng hợp báo cáo;

c) Phân công một Phó hạt trưởng và một cán bộ Kiểm lâm phụ trách công tác Pháp chế, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tham mưu khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật; Quản lý vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ; Theo dõi tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu sung công quỹ Nhà nước;

Page 5: SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT CỘNG HOÀ XÃ HỘI …kiemlam.backan.gov.vn/portal/VanBan/2016-01... · Web viewKế hoạch tuần tra, kiểm tra rừng; 1.3. Kế hoạch phòng

d) Thủ trưởng các đơn vị có kế hoạch phân giao nhiệm vụ cho cán bộ theo dõi, kèm cặp, giúp đỡ những cán bộ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ yếu, cán bộ trẻ mới vào ngành để sớm đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.

3.2. Thiết lập và quản lý hồ sơ, tang vật các vụ vi phạm

a) Nguyên tắc thiết lập hồ sơ các vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng phải tuân thủ theo trình tự, thủ tục qui định của Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Hành vi vi phạm Luật bảo vệ & phát triển rừng xảy ra trên địa bàn xã nào thì do cán bộ Kiểm lâm phụ trách địa bàn xã đó thiết lập hồ sơ vi phạm và xử lý theo thẩm quyền;

b) Các đơn vị phải mở sổ sách cập nhật, theo dõi hồ sơ các vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng theo mẫu quy định của Chi cục Kiểm lâm (gồm bản giấy và bản điện tử). Hồ sơ phải được lưu trữ, bảo quản theo đúng quy định của Nhà nước đối với từng loại tài liệu.;

c) Quản lý chặt chẽ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung công quỹ Nhà nước, vật chứng của các vụ án hình sự (nếu có) không để mất mát, hư hỏng. Chuyển giao kịp thời cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản để tổ chức bán đấu giá theo quy định của pháp luật;

d) Việc quản lý, sử dụng búa Kiểm lâm phải được thực hiện đúng theo qui định pháp luật, nghiêm cấm sử dụng búa Kiểm lâm để đóng lên gỗ không có nguồn gốc, không hồ sơ hợp pháp.

4. Quản lý vũ khí quân dụng và công cụ hỗ trợ

4.1 Việc quản lý vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ phải đảm bảo đúng đối tượng và được cập nhật vào sổ cấp phát theo mẫu thống nhất từ Chi cục đến các đơn vị trực thuộc.

4.2. Phải có tủ đựng vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ, thống nhất sử dụng tủ sắt có cùng kích cỡ và được quản lý, bảo quản tập trung tại các đơn vị Hạt Kiểm lâm, Đội Kiểm lâm cơ động & PCCCR, Trạm Kiểm lâm địa bàn.

4.3.Vũ khí quân dụng và công cụ hỗ trợ, phải được thường xuyên kiểm tra, lau chùi, không để mất mát, han dỉ, hư hỏng.

4.4. Định kỳ 03 năm Chi cục tổ chức tập huấn sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ 01 lần cho cán bộ lãnh đạo các đơn vị và cán bộ Kiểm lâm phụ trách địa bàn xã.

Hằng năm, Chi cục tổ chức các đợt kiểm tra công tác pháp chế đối với các đơn vị trực thuộc, tổng hợp báo cáo rút kinh nghiệm. Đồng thời xây dựng chương trình bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kỹ năng thiết lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính cho cán bộ, công chức, viên chức Kiểm lâm nhằm trang bị cho cán bộ Kiểm lâm có đủ kiến thức, năng lực để thiết lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính đảm bảo đầy đủ, chính xác, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.

5. Nâng cao hiệu quả quản lý rừng “tận gốc”

Tùy thuộc vào tình hình công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản ở các đơn vị và địa bàn từng xã, phường, thị trấn. Lãnh đạo các đơn vị đến cán bộ Kiểm lâm viên phụ trách địa bàn xã (hoặc tiểu khu, khoảnh đối với các khu rừng đặc dụng) phải ưu tiên dành thời gian đi cơ sở, hiện trường rừng (xã, phường, thị trấn) để tuần tra, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng ngay “tận gốc”. Ngoài ra còn phải tham dự các cuộc họp ở cấp xã, phường, thị trấn và ở cấp thôn/bản như sau:

5.1. Đối với cuộc họp cấp xã (qui định tối thiểu)

a) Đối với Hạt trưởng 06 cuộc/năm;

b) Đối với Phó hạt trưởng 08 cuộc/năm;

c) Đối với Trạm trưởng và Kiểm lâm viên phụ trách địa bàn xã 12 cuộc/năm

Trường hợp xảy ra những vấn đề bức xúc, phức tạp, nhạy cảm thì Hạt trưởng phối hợp với Cấp ủy chính quyền địa phương tổ chức đối thoại trực tiếp để giải thích, tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhân dân hiểu và chấp hành đúng pháp luật;

Page 6: SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT CỘNG HOÀ XÃ HỘI …kiemlam.backan.gov.vn/portal/VanBan/2016-01... · Web viewKế hoạch tuần tra, kiểm tra rừng; 1.3. Kế hoạch phòng

5.2. Đối với cuộc họp cấp thôn/bản (qui định tối thiểu).

a) Đối với trạm trưởng 15 cuộc/năm

b) Đối với Kiểm lâm viên phụ trách địa bàn xã, phường, thị trấn 18 cuộc/năm;

Trường hợp xảy ra những vấn đề bức xúc, phức tạp, nhạy cảm thì Trạm trưởng và Kiểm lâm viên phụ trách địa bàn báo cáo Hạt trưởng phối hợp với Cấp ủy chính quyền địa phương tổ chức đối thoại trực tiếp để giải thích, tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhân dân hiểu và chấp hành đúng pháp luật;

Các cuộc họp cấp xã, thôn/bản đều phải có biên bản cuộc họp và xác nhận của UBND xã (đối cuộc họp cấp xã); xác nhận của trưởng thôn/bản (đối với cuộc họp cấp thôn/bản) thể hiện rõ nội dung họp bàn về việc gì, ở đâu, hướng xử lý, giải quyết hoặc kết quả tham mưu đề xuất của lãnh đạo hạt, cán bộ Kiểm lâm đối với xã, thôn/bản

6. Nâng cao năng lực công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục, phổ biến giáo dục pháp luật về công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, quản lý lâm sản.

6.1.Nâng cao nhận thức và trình độ, hiểu biết của cán bộ Kiểm lâm

Cán bộ Kiểm lâm cần phải nắm vững các chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về lâm nghiệp nói chung và về công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng nói riêng, hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực của ngành, chuyên môn... để đáp ứng nhiệm vụ được giao.

6.2. Nội dung tuyên truyền

Các chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về lâm nghiệp nói chung và về công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, quản lý lâm sản. Phản ánh, nhân rộng những tấm gương người tốt, việc tốt; phê phán, lên án những hành vi, đối tượng khai thác, chặt phá rừng, sử dụng rừng trái pháp luật. Từng bước xã hội hóa công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.

6.3. Hình thức tuyên truyền:

a) Phối hợp chặt chẽ với ĐPTH tỉnh Bắc Kạn, hằng tháng xây dựng các chuyên mục quản lý bảo vệ và phát triển rừng, quản lý lâm sản (nội dung này đã và đang thực hiện, tiếp tục thực hiện theo hướng phối hợp với ĐPTH tỉnh nâng cao thời lượng phát sóng và chất lượng chuyên mục).

b) Phối hợp cung cấp thông tin, hình ảnh về công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, quản lý lâm sản cho Báo Bắc Kạn, Báo nhân dân thường trú tại Bắc Kạn để tuyên truyền hằng tháng (nội dung này đã và đang thực hiện, tiếp tục thực hiện).

c) Mở cổng thông tin điện tử Chi cục Kiểm lâm và các đơn vị trực thuộc đặt tại Trung tâm công nghệ thông tin và truyền thông của tỉnh Bắc Kạn.

d) Lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền.

- Đối tượng là tất cả cán bộ Kiểm lâm có khả năng tuyên truyền, ngoài nhiệm vụ chính được giao sẽ được bồi dưỡng để nâng cao kỹ năng tuyên truyền, cụ thể như sau:

- Các đơn vị trực thuộc rà soát lập danh sách những cán bộ có khả năng tuyên truyền (số lượng không hạn chế) báo cáo về Chi cục (qua phòng Tổ chức xây dựng lực lượng) để tổng hợp.

- Hằng năm tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ tuyên truyền.

- Bố trí, sắp xếp công việc chuyên môn, phân giao nhiệm vụ cho cán bộ kiêm nhiệm công tác tuyên truyền cho phù hợp.

- Tổ chức các cuộc thi Kiểm lâm tuyên truyền giỏi và Kiểm lâm viên phụ trách địa bàn giỏi.

+ 03 năm tổ chức thi 01 lần Kiểm lâm viên tuyên truyền giỏi,

+ 05 năm tổ chức thi 01 lần Kiểm lâm viên phụ trách địa bàn giỏi, chọn vào năm chẵn ngày thành lập lực lượng Kiểm lâm Việt Nam 45; 50; 55; 60 năm …

Page 7: SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT CỘNG HOÀ XÃ HỘI …kiemlam.backan.gov.vn/portal/VanBan/2016-01... · Web viewKế hoạch tuần tra, kiểm tra rừng; 1.3. Kế hoạch phòng

7. Nâng cao năng lực công tác tham mưu cho Cấp ủy chính quyền địa phương về công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, quản lý lâm sản

Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được phân công, đối tượng tham mưu là cán bộ Kiểm lâm từ Trưởng phòng nghiệp vụ, Đội trưởng KLCĐ & PCCCR, Hạt trưởng, Trưởng ban quản lý các Khu bảo tồn thiên nhiên, đến Trạm trưởng, Kiểm lâm phụ trách địa bàn xã, phường, thị trấn, cụ thể:

7.1. Đối với cấp phòng, Đội KLCĐ & PCCCR

a) Đối tượng được tham mưu là lãnh đạo Chi cục.

b) Kết quả tham mưu được tính bằng số lần văn bản lãnh đạo Chi cục ký ban hành bao gồm :

- Văn bản báo cáo cấp trên;

- Văn bản đề nghị cấp trên;

- Văn bản đề nghị ngang cấp;

- Văn bản chỉ đạo cấp dưới …;

7.2. Đối với các Hạt Kiểm lâm và các Khu bảo tồn

a) Đối tượng được tham mưu là Huyện ủy, UBND huyện, Thành phố và UBND xã, phường, thị trấn.

b) Kết quả tham mưu được tính bằng số lần văn bản được Huyện ủy, UBND huyện ký ban hành hoặc văn bản do hạt Kiểm lâm, Ban quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên kiến nghị, đề xuất bao gồm:

- Văn bản báo cáo cấp trên;

- Văn bản đề nghị ngang cấp;

- Văn bản đề nghị cấp xã, phường, thị trấn;

- Văn bản chỉ đạo cấp dưới (các trạm Kiểm lâm trực thuộc …);

7.3. Đối với cấp trạm Kiểm lâm địa bàn

a) Đối tượng được tham mưu là Hạt Kiểm lâm, UBND xã, phường, thị trấn.

b) Kết quả tham mưu tính bằng số lần văn bản được lãnh đạo hạt Kiểm lâm, UBND xã, phường, thị trấn ký ban hành hoặc do Trạm trưởng ban hành bao gồm:

- Văn bản báo cáo cấp trên;

- Văn bản đề nghị cấp xã, phường, thị trấn;

- Văn bản đề nghị cấp thôn/bản …;

7.4. Đối với cán bộ Kiểm lâm phụ trách địa bàn xã, phường, thị trấn

a) Đối tượng được tham mưu là Trạm trưởng Kiểm lâm, UBND xã, phường, thị trấn và thôn/bản.

b) Kết quả tham mưu được tính bằng những công việc cụ thể và số lần tham mưu cho Trạm trưởng Kiểm lâm, UBND xã, phường, thị trấn, thôn/bản ký ban hành văn bản bao gồm:

- Những công việc cụ thể đã tham mưu, đề xuất cho Cấp ủy đảng chính quyền xã, phường, thị trấn;

- Số lần tham mưu, đề xuất cho Trạm trưởng trực tiếp quuản lý;

- Những công việc cụ thể đã kiến nghị, đề xuất với thôn/bản …;

Page 8: SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT CỘNG HOÀ XÃ HỘI …kiemlam.backan.gov.vn/portal/VanBan/2016-01... · Web viewKế hoạch tuần tra, kiểm tra rừng; 1.3. Kế hoạch phòng

Việc đánh giá công tác tham mưu được tính bằng số lần cấp trên ban hành văn bản do cán bộ Kiểm lâm tham mưu hoặc bằng những ý kiến, công việc cụ thể do cán bộ Kiểm lâm đề xuất được ban hành, thực hiện tại xã, thôn/bản.

8. Nâng cao năng lực tổng hợp, báo cáo

8.1. Về nguyên tắc, thẩm quyền và hình thức báo cáo.

a) Nguyên tắc báo cáo.

Mọi công việc hoạt động của lực lượng Kiểm lâm về công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản diễn ra trên địa bàn tỉnh đều phải được tổng hợp, báo cáo đầy đủ, chính xác, kịp thời lên cấp trên theo tuần, tháng, quí, năm để phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên.

b) Thẩm quyền báo cáo.

- Đối với cấp Hạt Kiểm lâm và các Ban quản lý khu bảo tồn:

Kiểm lâm viên - báo cáo Trạm trưởng; Trạm trưởng - báo cáo Hạt trưởng, Trưởng ban; Hạt trưởng, Trưởng ban - báo cáo Chi cục trưởng, đồng thời báo cáo Cấp ủy chính quyền địa phương sở tại.

- Đối với các phòng nghiệp vụ và Đội KLCĐ & PCCCR.

Kiểm lâm viên - báo cáo Trưởng phòng, Đội trưởng; Trưởng phòng, Đội trưởng - báo cáo Chi cục trưởng; Chi cục trưởng báo cáo Giám đốc sở NN & PTNT, UBND tỉnh.

c, Hình thức báo cáo.

- Báo cáo qua điện thoại trong các trường hợp cần giải quyết khẩn cấp;

- Báo cáo qua gặp trực tiếp;

- Báo cáo bằng văn bản (thể thức văn bản theo qui định của nhà nước), bản mềm gửi qua hòm thư điện tử, bản cứng gửi qua đường bưu điện.

8.2. Tiếp nhận và xử lý văn bản

a) Tiếp nhận văn bản.

Cơ quan Kiểm lâm các cấp khi nhận văn bản của các cơ quan, tổ chức và công dân gửi đến đều phải vào sổ công văn theo qui định tại Thông tư số 07/2012/TT-BNV ngày 22/11/2012 của Bộ Nội vụ về Hướng dẫn quản lý văn bản, lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan, đồng thời chuyển ngay cho thủ trưởng đơn vị xử lý trong ngày.

b) Giải quyết và xử lý văn bản.

- Cơ quan Kiểm lâm các cấp sau khi tiếp nhận văn bản từ các cơ quan chuyển đến thì thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm các cấp phải xử lý văn bản ngay trong ngày, đồng thời phân giao cho các bộ phận hoặc cán bộ trực tiếp xem xét giải quyết theo quy định pháp luật.

- Thời gian báo cáo, trả lời văn bản của các cơ quan chuyển đến tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Trả lời đúng yêu cầu (trường hợp văn bản cơ quan gửi đến ghi rõ thời gian báo cáo hoặc trả lời) và không quá 05 ngày làm việc (đối với các trường hợp văn bản thông thường). Riêng báo cáo tuần, tháng, quí, năm thực hiện theo qui định hiện hành.

c) Sử dụng tin học văn phòng.

Đến năm 2020 mọi cán bộ công chức, viên chức Kiểm lâm các cấp phải biết khai thác và sử dụng thành thạo tin học văn phòng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ (trừ những cán bộ trên 55 tuổi, mốc thời điểm tính từ tháng 1 năm 2016).Cụ thể:

- Giai đoạn 2016-2017: Có 70% cán bộ Kiểm lâm có chứng chỉ tin học, biết khai thác và sử dụng thành thạo tin học văn phòng ở các đơn vị trực thuộc Chi cục (bao gồm cả các Trạm Kiểm lâm phụ trách địa bàn xã).

Page 9: SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT CỘNG HOÀ XÃ HỘI …kiemlam.backan.gov.vn/portal/VanBan/2016-01... · Web viewKế hoạch tuần tra, kiểm tra rừng; 1.3. Kế hoạch phòng

- Giai đoạn 2018-2020: 100% cán bộ Kiểm lâm có chứng chỉ tin học, biết khai thác và sử dụng thành thạo tin học văn phòng.

9. Lưu giữ, quản lý và khai thác hiệu quả các tài liệu lưu giữ

Tài liệu lưu giữ, là các loại tài liệu theo qui định của pháp luật phải lưu giữ gồm (hồ sơ tài sản cơ quan, hồ sơ cán bộ; chứng từ sổ sách kế toán, hồ sơ pháp chế, hồ sơ theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp theo địa bàn quản lý… )

Căn cứ vào điều kiện cơ sở vất chất hiện có ở từng đơn vị, Thủ trưởng đơn vị Kiểm lâm các cấp, kể cả các trạm Kiểm lâm địa bàn, phải bố trí nơi lưu giữ tài liệu:

9.1. Cấp chi cục Kiểm lâm (tài liệu lưu giữ gồm bản giấy và bản điện tử).

* Bản giấy.

- Phải có không gian nơi để tài liệu lưu trữ đảm bảo cao ráo, thoáng tránh để nơi ẩm, thấp;

- Phải bố trí tủ hoặc giá đựng tài liệu lưu trữ;

- Trong tủ hoặc trên giá phải có cặp để đựng tài liệu lưu giữ;

- Phải ghi tên loại tài liệu/mỗi cặp tài liệu lưu giữ theo từng năm;

- Riêng tài liệu là bản đồ phải có ống nhựa, có nắp hai đầu để đựng và ghi tên bản đồ lên giấy dán bên ngoài ống nhựa để dễ tìm khi sử dụng;

- Tài liệu lưu giữ khi cần khai thác, sử dụng phải đảm bảo thuận lợi, nhanh chóng, hiệu quả;

- Thời gian lưu giữ tài liệu (thực hiện theo qui định của pháp luật đối với mỗi loại tài liệu).

* Bản điện tử.

Ngoài việc thực hiện lưu giữ theo qui định hiện hành, các loại tài liệu quan trọng như (kế toán; hồ sơ tổ chức cán bộ, theo dõi tài sản cố định của cơ quan …) phải mua thêm ổ cứng riêng biệt để ngoài, copy các tài liệu quan trọng để lưu riêng, tránh để trên máy vi tính sử dụng chung bị mất do nhiễm virus.

9.2. Cấp Hạt Kiểm lâm và các Ban quản lý khu bảo tồn (tài liệu lưu giữ gồm bản giấy và bản điện tử).

- Bản giấy.

- Bản điện tử.

Thực hiện lưu giữ như cấp Chi cục.

9.3.Cấp trạm Kiểm lâm địa bàn.

* Bản giấy (thực hiện như cấp Hạt).

* Bản điện tử (khuyến khích thực hiện như ở cấp Hạt).

Riêng đối với bản đồ các xã thuộc phạm vi quản lý của Trạm Kiểm lâm địa bàn, mỗi xã phải lưu 01 bản tại Trạm.

10. Nâng cao hiệu quả giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo

10.1. Tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo, tin báo tố giác tội phạm

Cơ quan Kiểm lâm các cấp từ Chi cục Kiểm lâm đến các Trạm Kiểm lâm phụ trách địa bàn xã đều phải có trách nhiệm tiếp nhận đơn thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo, tin báo tố giác tội phạm của công dân, các cơ quan khác chuyển đến, liên quan đến lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng, quản lý lâm sản và các hoạt động của công chức, viên chức thuộc biên chế trong khi thi hành nhiệm vụ.

10.2. Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tin báo tố giác tội phạm

Page 10: SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT CỘNG HOÀ XÃ HỘI …kiemlam.backan.gov.vn/portal/VanBan/2016-01... · Web viewKế hoạch tuần tra, kiểm tra rừng; 1.3. Kế hoạch phòng

Cơ quan Kiểm lâm các cấp khi nhận được đơn thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo, tin báo tố giác tội phạm (kể cả đơn thư không ghi tên người tố cáo, nhưng có nội dung rõ ràng, hành vi vi phạm cụ thể), Thủ trưởng các đơn vị khẩn trương tiến hành phân loại như sau:

a) Trường hợp đơn thư không thuộc lĩnh vực cơ quan Kiểm lâm quản lý thì hướng dẫn công dân, cơ quan cung cấp thông tin, gửi đơn thư đến cơ quan có chức năng có thẩm quyền xem xét giải quyết.

b) Trường hợp đơn thư vượt thẩm quyền giải quyết của cấp mình, thì làm văn bản gửi kèm đơn thư chuyển ngay lên cấp trên trực tiếp quản lý xem xét giải quyết.

c) Trường hợp đơn thư thuộc cơ quan, đơn vị cấp mình giải quyết, thủ trưởng đơn vị phải khẩn trương tiến hành xác minh làm rõ nội dung trong đơn thư nêu để trả lời công dân (nếu đơn ghi rõ họ tên, địa chỉ) hoặc trả lời cơ quan gửi đơn thư. Đồng thời báo cáo kết quả giải quyết đơn thư lên cấp trên quản lý trực tiếp biết để theo dõi, chỉ đạo.

d) Trường hợp đơn thư do UBND các cấp hoặc cơ quan khác chuyển đến đề nghị xem xét giải quyết, thì sau khi giải quyết xong phải gửi văn bản về kết quả giải quyết đơn thư cho cơ quan chuyển đơn thư biết.

10.3. Thời hạn giải quyết đơn thư như sau:

a) Đối với đơn thư tố cáo: Thực hiện theo quy định tại Điều 21 Luật tố cáo năm 2011;

b) Đối với đơn thư khiếu nại: Thực hiện theo quy định tại Điều 27, 28 Luật khiếu nại năm 2011;

c) Đối với tin báo tố giác tội phạm: Thực hiện theo quy định tại Điều 9, Thông tư số: 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 02/8/2013; Quy định liên ngành số: 1646/2014/QĐLN ngày 19/9/2014 giữa Công an, Việm Kiểm sát và Chi cục Kiểm lâm Bắc Kạn về việc tổ chức thực hiện một số quy định của Thông tư số 06/2013/TTLT ngày 2/8/2013 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

11. Bài trí công sở cơ quan làm việc

Thực hiện Quyết định số 1536/QĐ-UBND ngày 10/9/2014 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiêp công lập trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Cơ quan Kiểm lâm các cấp, Ban quản lý các khu bảo tồn, các trạm Kiểm lâm phụ trách địa bàn xã phải thực hiện:

11.1.Bài trí cơ quan làm việc

11.1.1.Cờ Tổ quốc

Treo cờ Tổ quốc, đặt chính diện cơ quan (kích thước cột cờ thống nhất theo mẫu thiết kế của Chi cục), không treo cờ Tổ quốc quá cũ, phai mầu hoặc bị hư hỏng.

11.1.2.Biển tên cơ quan

Biển tên cơ quan phải đặt tại cổng chính của tòa nhà, trên đó ghi rõ tên đầy đủ bằng tiếng Việt và địa chỉ cơ quan. Cách thể hiện biển tên cơ quan thực hiện theo quy định tại Thông tư 05/2008/TT-BNV ngày 7/8/2008 của Bộ nội vụ hướng dẫn về tên biển cơ quan hành chính Nhà nước.

11.1.3. Phòng làm việc

- Phải có bảng sơ đồ chỉ dẫn các phòng làm việc và bảng nội qui cơ quan đặt tại vị trí thuận tiện dễ nhìn thấy để thuận lợi cho khách, công dân đến liên hệ công việc.

- Phòng làm việc phải có biển tên ghi rõ tên đơn vị, họ tên chức danh cán bộ, công chức, viên chức.

- Việc sắp xếp, bài trí phòng làm việc phải đảm bảo gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, khoa học, hợp lý, đảm bảo phát huy hiệu quả cao nhất trong công việc, đảm bảo an toàn về cháy nổ.

- Không bố trí chỗ ngủ, không lập bàn thờ thắp hương, đun nấu trong phòng làm việc.

Page 11: SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT CỘNG HOÀ XÃ HỘI …kiemlam.backan.gov.vn/portal/VanBan/2016-01... · Web viewKế hoạch tuần tra, kiểm tra rừng; 1.3. Kế hoạch phòng

11.2 . Bố trí khu vực để phương tiện giao thông

- Người đứng đầu cơ quan có trách nhiệm bố trí khu vực để phương tiện giao thông cho cán bộ cơ quan và khách, công dân đến liên hệ công tác.

- Cán bộ, công chức, viên chức Kiểm lâm có trách nhiệm để phương tiện giao thông đúng nơi qui định.

11.3. Quét dọn, vệ sinh xung quanh cơ quan làm việc

- Xung quanh cơ quan phải trồng cây tạo bóng mát, tùy thuộc vào diện tích, không gian cơ quan chọn loài cây trồng cho phù hợp.

- Xung quan cơ quan làm việc phải được quét dọn thường xuyên sạch sẽ, đảm bảo cơ quan: Xanh - Sạch - Đẹp.

- Cơ quan phải có thùng đựng rác bằng gỗ hoặc bằng nhựa.

11.4. Trang thiết bị làm việc

Cơ quan Kiểm lâm các cấp phải có trang thiết bị phục vụ công tác như (bàn ghế làm việc, tủ, giá đựng tài liệu, máy vi tính, tủ đụng vũ khí, công cụ hỗ trợ …). Tùy thuộc vào điều kiện trạng thiết bị đã có hiện nay, trên cơ sở kinh phí chi thường xuyên được cấp hàng năm, Thủ trưởng các đơn vị chủ động tiết kiệm chi để mua sắm trang thiết bị văn phòng theo qui định phục vụ làm việc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

12. Chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, công chức, viên chức Kiểm lâm.

Cán bộ công chức, viên chức Kiểm lâm Bắc Kạn phải thực hiện nghiêm túc các quy định tại văn bản sau: Chỉ thị số 05/2008/CT-TTg ngày 31/01/2008, về việc nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian làm việc của cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước; Chỉ thị 26-CT-TU ngày 18/4/2014 của Ban thường vụ Tỉnh ủy; Chỉ thị số 29-CT/TU ngày 07/5/2004 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường các biện pháp chỉ đạo phòng chống tệ nạn xã hội và thực hiện nếp sống văn minh; Thông báo số 298-TB/TU ngày 9/01/2007 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về hạn chế sử dụng bia rượu; Quyết định số 254/QĐ-CCKL ngày 12/9/2012 của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành quy định về quan hệ, ứng xử, tác phong, lề lối làm việc và sử dụng trang phục của Lực lượng Kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn.

13. Nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp công việc

Thực hiện nghiêm 3 không, 3 có và 4 tốt.

3 không:

- Không mắc tệ nạn xã hội;

- Không gây phiền hà cho Người dân và doanh nghiệp;

- Không bao che, tiếp tay cho hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng;

3 có:

- Có ý thức giữ gìn tài sản công.

- Có phương pháp làm việc khoa học, hiệu quả.

- Có thái độ ứng xử đúng đắn với Người dân và doanh nghiệp.

4 tốt:

- Đoàn kết tốt.

- Ý thức kỷ luật tốt.

- Tinh thần, thái độ làm việc tốt.

- Hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.

Page 12: SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT CỘNG HOÀ XÃ HỘI …kiemlam.backan.gov.vn/portal/VanBan/2016-01... · Web viewKế hoạch tuần tra, kiểm tra rừng; 1.3. Kế hoạch phòng

14. Nâng cao năng lực công tác chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu.

Thực hiện nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” lãnh đạo dám làm, dám chịu trách nhiệm trước tập thể, cấp trên và pháp luật không để tình trạng thành tích thì nhận về mình, khuyết điểm thì đổ cho tập thể. Người đứng đầu cơ quan Kiểm lâm các cấp từ Chi cục đến Hạt Kiểm lâm, Trạm Kiểm lâm phụ trách địa bàn xã:

a) Có văn bản phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong ban lãnh đạo của đơn vị mình phụ trách lĩnh vực theo dõi.

b) Có lịch sắp xếp công việc cần giải quyết hàng tuần (gọi là lịch công tác tuần) và được ghi công khai lên bảng, đặt tại cơ quan, để ở nơi mà mọi cán bộ của cơ quan dễ nhìn thấy, theo mẫu thống nhất của Chi cục Kiểm lâm.

c) Hội ý giải quyết công việc trong tuần.

- Sáng thứ 2 hằng tuần tổ chức hội ý Ban lãnh đạo cơ quan kiểm điểm công việc đã làm được và chưa làm được trong tuần, tìm biện pháp giải quyết những việc còn tồn đọng trong tuần. Đồng thời đề xuất những công việc cần thực hiện trong tuần kế tiếp.

- Họp giao ban tháng, người đứng đầu cơ quan phải kiểm điểm những nhiệm vụ đã thực hiện trong tháng và đánh giá tình hình kết quả đạt được, đồng thời đề xuất nhiệm vụ cần thực hiện cho tháng sau. Sau cuộc họp giao ban tháng phải ra thông báo kết luận cuộc họp giao ban gửi cho các thành phần dự họp biết để thực hiện.

d) Công tác lãnh đạo, chỉ đạo.

- Công tác chỉ đạo, điều hành phải rõ ràng, dứt khoát và kịp thời.

- Giao nhiệm vụ cho cấp dưới phải nói rõ thời gian hoàn thành và đi đôi với công tác kiểm tra, giám sát của thủ trưởng đơn vị.

- Ưu tiên dành thời gian xuống cơ sở kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cán bộ KLV phụ trách địa bàn xã, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm Luật bảo vệ & phát triển rừng. Thực hiện tốt phương châm quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản “tận gốc” .

15. Nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị.

15.1. Đào tạo cán bộ

- Cử đi học các lớp: Cao cấp lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ trên đại học cho các vị trí hiện đang giữ chức vụ trưởng, phó phòng cấp tỉnh; trưởng, phó các Hạt Kiểm lâm, các Khu bảo tồn và cán bộ trong diện quy hoạch các chức danh trên, Trung cấp lý luận chính trị đối với cán bộ giữ chức vụ từ trạm trưởng trở lên và cán bộ Kiểm lâm viên trong quy hoạch các chức danh lãnh đạo.

- Cử đi học các lớp quản lý nhà nước chương trình nghiệp vụ ngạch Kiểm lâm viên chính, ngạch Kiểm lâm viên, ngạch Kiểm lâm viên trung cấp.

Cụ thể giai đoạn từ 2015 - 2020: Nhu cầu về cao cấp lý luận chính trị 20 người; Trung cấp lý luận 68 người; Quản lý Nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch Kiểm lâm viên chính là 43 người; Quản lý Nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch Kiểm lâm viên là 68 người; Quản lý Nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch Kiểm lâm viên trung cấp 29 người; Về chuyên môn nghiệp vụ có trình độ trên Đại học 15 - 20 người;

15.2.Bồi dưỡng, tập huấn

a) Lớp bồi dưỡng.

- Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch Kiểm lâm viên chính, Kiểm lâm viên, Kiểm lâm viên trung cấp;

Page 13: SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT CỘNG HOÀ XÃ HỘI …kiemlam.backan.gov.vn/portal/VanBan/2016-01... · Web viewKế hoạch tuần tra, kiểm tra rừng; 1.3. Kế hoạch phòng

- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo cấp Phòng, Đội KLCĐ, Hạt Kiểm lâm; Ban quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên.

- Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cấp Trạm kiểm lâm, Kiểm lâm viên phụ trách địa bàn xã, phường, thị trấn;

- Bồi dưỡng tin học cho công chức, viên chức Kiểm lâm;b) Lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.- Từ 1 đến 2 lớp cho đối tượng là lãnh đạo quản lý các cấp Phòng, Đội KLCĐ

& PCCCR, Hạt Kiểm lâm, Ban quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên mỗi năm từ 30 đến 40 người/năm.

- Lớp dành cho đối tượng là Trạm trưởng Kiểm lâm phụ trách địa bàn cụm xã từ 35 đến 40 người/năm.

- Lớp dành cho đối tượng là Kiểm lâm viên, Kiểm lâm viên phụ trách địa bàn xã, phường, thị trấn từ 70 đến 90 người/năm.

IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Phải có sự đồng thuận và quyết tâm cao của toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức kiểm lâm Bắc Kạn, nhất là người đứng đầu các đơn vị trực thuộc.

2. Tranh thủ sự quan tâm, chỉ đạo của Cấp ủy chính quyền địa phương các cấp và các cơ quan chức năng liên quan.

3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các đơn vị cơ sở, tập thể, cá nhân trong việc thực hiện nâng cao năng lực công tác thông qua thời gian tiếp nhận nhiệm vụ, công việc, vụ việc cho đến khi công việc được xử lý, giải quyết xong.

4. Nâng cấp hệ thống mạng Internet hiện có từ Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh, đến Hạt Kiểm lâm các huyện, thành phố, các Ban quản lý khu bảo tồn và các trạm Kiểm lâm phụ trách địa bàn xã, cụm xã, đảm bảo thông tin chỉ đạo thông suốt từ tỉnh đến cơ sở trong toàn lực lượng kiểm lâm trong tỉnh. Đồng thời để mọi cán bộ Kiểm lâm có thể khai thác, tra cứu tài liệu chuyên môn phục vụ cho công việc được giao.

5. Thực hiện nghiêm túc, công bằng và công khai việc đánh giá, phân loại cán bộ công chức, viên chức cuối năm theo đúng quy định. Kiên quyết xử lý đối với trường hợp cán bộ 02 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 02 năm liên tiếp, trong đó có 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ hoặc 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ.Cụ thể như sau:

- Đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý từ Trạm trưởng trở lên, thực hiện miễn nhiệm chức vụ đang đảm nhiệm, bố trí công việc khác hoặc buộc thôi việc theo quy định pháp luật;

- Đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý thì bị kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên hoặc phụ cấp thâm niên vượt khung theo quy định của pháp luật, đồng thời bố trí công việc khác hoặc buộc thôi việc theo quy định pháp luật.

6. Chú trọng công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận, trình độ chuyên môn yêu cầu cả về lĩnh vực bảo vệ rừng, phát triển rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.

7. Làm tốt công tác qui hoạch cán bộ từ cấp Phó trạm trưởng Trạm Kiểm lâm phụ trách địa bàn xã đến cán bộ lãnh đạo cấp Hạt, cấp phòng, Đội KLCĐ & PCCCR. Coi trọng phát triển cán bộ trẻ có năng lực và tâm huyết với ngành nghề.

8. Triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án lâm nghiệp, trước mắt phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch giao trồng rừng hàng năm.

Page 14: SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT CỘNG HOÀ XÃ HỘI …kiemlam.backan.gov.vn/portal/VanBan/2016-01... · Web viewKế hoạch tuần tra, kiểm tra rừng; 1.3. Kế hoạch phòng

9. Thực hiện tốt công tác điều động, luân chuyển cán bộ theo đúng quy định.10. Xử lý nghiêm các đơn vị, tập thể, cá nhân thiếu ý thức tinh thần trách nhiệm không

thực hiện nghiêm túc Kế hoạch và khen thưởng kịp thời các đơn vị, tập thể, cá nhân thực hiện tốt Kế hoạch này.

11. Ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện kế hoạch năng lực hoạt hoạt động của lực lượng Kiểm lâm Bắc Kạn.

V. KINH PHÍ

Kinh phí để thực hiện kế hoạch, các đơn vị sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên được cấp hàng năm theo qui định, bao gồm các khoản chi phí tối thiểu cần thiết đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch đã ban hành .

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thành lập Ban chỉ đạo

Để đảm bảo kế hoạch năng cao năng lực hoạt động của lực lượng Kiểm lâm được thực hiện một cách nghiêm túc, hiệu quả cần phải thành lập Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch. Số lượng và thành phần Ban chỉ đạo như sau:

- Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm - Trưởng ban;

- Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm - Phó ban thường trực;

- Trưởng phòng Tổ chức, xây dựng lực lượng - Phó ban;

- Trưởng phòng, Đội trưởng; Hạt trưởng, Trưởng Ban quản lý các khu bảo tồn - Thành viên;

2. Chức năng, nhiệm vụ của Ban chỉ đạo

- Chỉ đạo toàn diện, thống nhất và xuyên suốt quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch “ Nâng cao năng lực hoạt động của lực lượng Kiểm lâm Bắc Kạn” giai đoạn 2015-2020.

- Phổ biến, quán triệt tinh thần, nội dung Kế hoạch “ Nâng cao năng lực hoạt động của lực lượng Kiểm lâm Bắc Kạn” đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức Kiểm lâm biết để thực hiện.

- Kiểm tra, giám sát thường xuyên, đột xuất đối với các đơn vị trực thuộc trong quá trình thực hiện Kế hoạch.

- Giải quyết những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện Kế hoạch.

- Xử lý kịp thời, nghiêm minh các đơn vị, tập thể, cá nhân thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, có biểu hiện tiêu cực, không chấp hành nghiêm Kế hoạch.

- Khen thưởng, biểu dương kịp thời các đơn vị, tập thể, cá nhân chấp hành nghiêm và thực hiện tốt Kế hoạch.

3. Thời gian sơ kết, tổng kết

- Năm 2017 tổ chức sơ kết cấp huyện, cấp tỉnh.

- Năm 2020 tổ chức tổng kết cấp huyện, cấp tỉnh.

4. Khen thưởng, kỷ luật

Các đơn vị, tập thể, cá nhân gương mẫu thực hiện tốt các nội dung Kế hoạch này sẽ được biểu dương, khen thưởng; những đơn vị, tập thể, cá nhân thiếu ý thức, không chấp hành nội dung Kế hoạch sẽ bị xem xét kiểm điểm trách nhiệm, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật nghiêm theo quy định pháp luật.

5. Chế độ báo cáo

Page 15: SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT CỘNG HOÀ XÃ HỘI …kiemlam.backan.gov.vn/portal/VanBan/2016-01... · Web viewKế hoạch tuần tra, kiểm tra rừng; 1.3. Kế hoạch phòng

- Hằng tháng các đơn vị trực thuộc Chi cục phải đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch trong báo cáo tháng về công tác quản lý bảo vệ & phát triển rừng, quản lý lâm sản.

- Báo cáo định kỳ 6 tháng (trước ngày 15/5) và báo cáo hằng năm (trước ngày 15/12) về Ban chỉ đạo (qua phòng Tổ chức, xây dựng lực lượng) để theo dõi, chỉ đạo.

- Giao Phòng Tổ chức xây dựng lực lượng có trách nhiệm đôn đốc các đơn vị thực hiện đúng chế độ thông tin, báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này.

Trên đây là Kế hoạch “Nâng cao năng lực hoạt động của lực lượng Kiểm lâm Bắc Kạn” giai đoạn 2015 - 2020. Yêu cầu thủ trưởng các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai nghiêm túc đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị thực hiện nghiêm kế hoạch này. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có phát sinh, vướng mắc Kế hoạch này sẽ được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp ./.

CHI CỤC TRƯỞNG

Hoàng Văn Hải