RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN...

52
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN VĂN ĐỨC RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN CHO HỌC SINH LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN HÀ NỘI – 2017

Transcript of RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN...

Page 1: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN VĂN ĐỨC

RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN

CHO HỌC SINH LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

HÀ NỘI – 2017

Page 2: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN VĂN ĐỨC

RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN

CHO HỌC SINH LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH LÝ LUẬN VÀ PHUƠNG PHÁP DẠY HỌC

(BỘ MÔN NGỮ VĂN)

MÃ SỐ 60 14 01 11

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thúy Hồng

HÀ NỘI – 2017

Page 3: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

i

LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được hoàn thành với sự giúp đỡ của:

Lãnh đạo trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, các

phòng khoa và các thầy, cô trường Đại học Giáo dục.

Lãnh đạo trường THPT Lương Tài 2, THPT Hàn Thuyên

Các bạn đồng nghiệp và học sinh trường THPT Lương Tài 2, THPT Hàn

Thuyên. Đặc biệt sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS Nguyễn Thúy Hồng.

Với tấm lòng trân trọng, tác giả xin cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các

thầy cô, các bạn đồng nghiệp và các em học sinh.

Dù đã rất cố gắng song chắc chắc luận văn không tránh khỏi những thiếu

sót, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô và các bạn đồng

nghiệp để luận văn thêm hoàn thiện.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 12 năm 2015

Tác giả

Nguyễn Văn Đức

Page 4: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

ii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNTT: công nghệ thông tin

GV: giáo viên

HS: học sinh

PP: phƣơng pháp

PT: phổ thông

PPDH: phƣơng pháp dạy học

SGK: sách giáo khoa

STT: số thứ tự

THPT: trung học phổ thông

TPVC: tác phẩm văn chƣơng

VH: văn học

VHHĐ: văn học hiện đại

Page 5: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

iii

MỤC LỤC

Lời cảm ơn.............................................................................................................. i

Danh mục chữ viết tắt ........................................................................................... ii

Mục lục ................................................................................................................ iii

Danh mục bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ .................................................................... vi

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1

2. Lịch sử nghiên cứu ............................................................................................ 3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 6

4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ................................................................. 6

5. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 7

6. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 7

7. Giả thuyết khoa học........................................................................................... 7

8. Đóng góp của luận văn ..................................................................................... 8

9. Cấu trúc luận văn ............................................................................................... 8

CHƢƠNG 1 ........................................................................................................... 9

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ... 9

1.1. Cơ sơ lý luân .................................................................................................. 9

1.1.1. Tự học .......................................................................................................... 9

1.1.2. Năng lực tự học ......................................................................................... 14

1.1.3. Truyện ngắn và năng lực tự học truyện ngắn ........................................... 21

1.1.4. Đặc điểm tâm lí, nhân thƣc của học sinh THPT và HS lớp 12 ................. 30

1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 32

1.2.1. Chƣơng trình Ngữ văn12 và thể loại truyện ngắn ..................................... 32

1.2.2. Thực trạng rèn luyện năng lực tự học truyện ngắn cho HS lớp12 THPT . 34

CHƢƠNG 2 ......................................................................................................... 43

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN

CHO HỌC SINH LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ................................... 43

Page 6: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

iv

2.1. Những căn cứ đề xuất biện pháp rèn luyện năng lực tự học truyện ngắn cho

HS lớp 12 THPT .................................................................................................. 43

2.1.1. Căn cứ vào chƣơng trình giáo dục phổ thông ........................................... 43

2.1.2. Căn cứ vào những đặc điểm tâm lí, sinh lí của HS THPT ....................... 43

2.1.3. Căn cứ vào định hƣớng đổi mới PPDH môn Ngữ văn ............................ 44

2.1.4. Căn cứ vào thực tế rèn luyện năng lực tự học truyện ngắn cho HS lớp 12

THPT hiện nay .................................................................................................... 46

2.2. Một số năng lực tự học truyện ngắn cần hình thành .................................... 46

2.2.2.Năng lực xử lí thông tin trong quá trình tự học truyện ngắn ..................... 47

2.2.3. Năng lực hợp tác trao đổi thông tin trong quá trình tự học truyện ngắn .. 48

2.2.4. Năng lực tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả học tập: ................................... 49

2.3. Một số biện pháp rèn luyện năng lực tự học truyện ngắn cho HS lớp 12

THPT ................................................................................................................... 49

2.3.1. Nhóm biện pháp rèn luyện năng lực thu thập thông tin về truyện ngắn ... 49

2.3.2. Nhóm biện pháp rèn luyện năng lực xử lí thông tin trong tự học truyện

ngắn ..................................................................................................................... 57

2.3.3. Nhóm biện pháp rèn luyện năng lực hợp tác trao đổi thông tin ............... 61

2.3.4. Nhóm biện pháp rèn luyện năng lực tự kiểm tra – đánh giá và tự điều

chỉnh trong tự học truyện ngắn ........................................................................... 65

CHƢƠNG 3 ......................................................................................................... 69

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .............................................................................. 69

3.1. Mục đích thực nghiệm.................................................................................. 69

3.2. Đối tƣợng thực nghiệm ................................................................................ 69

3.3. Nội dung thực nghiệm .................................................................................. 70

3.4. Phƣơng pháp tiến hành thực nghiệm ............................................................ 71

3.4.1. Cách tiến hành .......................................................................................... 71

3.4.2. Cách đánh giá ........................................................................................... 94

3.5 Kết quả thực nghiệm sƣ phạm ...................................................................... 94

3.5.1. Nhận xét chung về kết quả thực nghiệm ................................................... 94

Page 7: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

v

3.5.2. Kết quả thực nghiệm cụ thể ...................................................................... 95

Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................ 97

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................... 98

1. Kết luận ........................................................................................................... 98

2. Khuyến nghị .................................................................................................... 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 101

Page 8: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Bảng 1.1. Các truyện ngắn trong chương trình Ngữ văn lớp12 THPT .............. 33

Bảng 1.2. Thực trạng nhận thức của học sinh lớp 12 THPT về ý nghĩa tầm quan

trọng ý nghĩa của tự học ..................................................................................... 35

Bảng 1.3. Thực trạng về năng lực tự học của học sinh THPT ............................ 36

Bảng 1.4. Thực trạng hoạt động hướng dẫn HS tự học của giáo viên ............... 39

Bảng 1.5. Thực trạng rèn luyện năng lực tự học truyện ngắn cho học sinh THPT

của GV. ................................................................................................................ 40

Bảng 3.1. So sánh trình độ HS trước khi dạy thực nghiệm ................................. 69

Bảng 3.2: So sánh kết quả học tập sau khi dạy thực nghiệm .............................. 95

Sơ đồ 1.1. Chu trình tự học (theo Quá trình dạy – tự học, tr160) ...................... 11

Biểu đồ 3.1: So sánh kết quả học tập trước khi dạy thực nghiệm ...................... 70

Biểu đồ 3.2: So sánh kết quả học tập sau khi dạy thực nghiệm .......................... 95

Page 9: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1. Vấn đề tự học và học suốt đời hiện nay đã trở thành một xu thế chung

trên thế giới. Việc học không chỉ bó hẹp trong môi trƣờng giáo dục nhà trƣờng,

trong thời gian đi học mà có thể học ở bất kì nơi nào lúc nào và học suốt đời. Tri

thức là vô hạn mà kiến thức con ngƣời là hữu hạn, biết bao nhiêu vẫn là chƣa đủ.

Điều cần học thì nhiều mà thời gian học thì ít. Đó là những nghịch lí mà ai cũng

biết. Trong thời đại ngày nay khi mạng Internet phát triển các phƣơng tiện truyền

thông toàn cầu giúp cho mọi ngƣời đƣợc kết nối gần nhau hơn thì khoảng cách

giữa tri thức phong phú của loài ngƣời và hiểu biết cá nhân lại càng lớn hơn. Vậy

làm thế nào để rút ngắn khoảng cách đó? Tăng cƣờng tự học, tự nghiên cứu là

cách làm hiệu quả nhất. Muốn vậy, ngƣời học cần có năng lực tự học, tự nghiên

cứu; nhà trƣờng phải thay đổi cách dạy: dạy học sinh cách học trong đó có dạy

cách tự học.

2. Giáo dục cần bắt nhịp với sự phát triển của thời đại, đáp ứng nhu cầu về

nguồn nhân lực chất lƣợng cao phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nƣớc. Nghị

quyết số 29 NQ/ TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 hội nghị trung ƣơng 8 khóa XI

về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo cũng khẳng định tầm quan

trọng của tự học và phát triển năng lực tự học đó là: “Phát triển giáo dục và đào

tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh

quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiên thưc sang phát triển toàn diện năng

lực và phẩm chất người học” [10, tr2] ; “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương

pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng

tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học ; khắc phục lối truyền thụ áp

đặt một chiều , ghi nhớ máy móc . Tập trung dạy cách học , cách nghĩ , khuyên

khích tự học , tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng,

phát triển năng lực.[10, tr5]. Nhƣ vậy đổi mới giáo dục gắn liền với việc đổi mới

phƣơng pháp dạy học trong đó có dạy cách học lấy HS làm trung tâm của quá

Page 10: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

2

trình dạy học chuyển từ lối dạy học thụ động truyền thụ tri thức sang việc hình

thành năng lực cho HS một cách chủ động tích cực.

3. Cũng giống với các môn học khác môn Ngữ văn đã và đang có sự đổi

mới để phù hợp với xu hƣớng phát triển của xã hội. Ngày nay việc dạy Ngữ văn

không còn chỉ quan tâm đến dạy cho HS kiến thức mà là “dạy cho học sinh biết

cách tự đọc, lấy việc tự đọc nuôi việc tự học, từ đó mà lớn lên, tham gia chủ

động vào các hoạt động xã hội” (Trần Đình Sử). Nghĩa là chú trọng hình thành

cho học sinh năng lực tự đọc, từ đó làm cơ sở cho việc hình thành năng lực tự

học. Quan điểm, chủ trƣơng là vậy nhƣng thực tế dạy học Ngữ văn hiện nay cho

thấy: việc dạy – học vẫn nặng về trang bị kiến thức. Việc hình thành năng lực tự

học cho HS chƣa đƣợc chú trọng nhiều. Chính bởi vậy mà HS tỏ ra lúng túng

trong việc tự học môn Ngữ văn một môn học đòi hỏi khá cao khả năng tự học

của HS.

4.Truyện ngắn là thể loại văn học gắn bó với học sinh trung học phổ thông

suốt quá trình học tập và quan trọng hơn trong các kì thi kiểm tra, kiến thức

truyện ngắn cũng đƣợc sử dụng trong các câu hỏi của đề thi nên việc tự học

truyện ngắn là rất quan trọng và thiết thực. Truyện ngắn đƣợc dạy học trong

chƣơng trình phổ thông khá nhiều, ở bậc học THPT truyện ngắn chiếm

3/4 số lƣợng tác phẩm văn xuôi trong chƣơng trình. Điều này phản ánh

đúng tƣơng quan của thành tựu truyện ngắn so với những thể loại khác

trong đời sống văn học. Nhƣ thế, làm chủ mảng truyện ngắn là làm chủ

phần văn xuôi cốt yếu nhất của chƣơng trình . Chính bởi những điều đó mà

truyện ngắn mở ra nhiều cơ hội cho ngƣời học tự học, tự khám phá.

Qua quá trình tìm hiểu chúng tôi thấy rằng: Hiện nay chƣa có công trình

nghiên cứu sâu về năng lực tự học truyện ngắn cho học sinh lớp12. Để đáp ứng

yêu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy học phù hợp với đặc trƣng của môn học nâng

cao chất lƣợng tự học truyện ngắn cho học sinh. Chúng tôi chọn đề tài:

Rèn luyện năng lực tự học truyện ngắn cho học sinh lớp 12 Trung học phổ

thông.

Page 11: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

3

2. Lịch sử nghiên cứu

2.1. Nghiên cứu vấn đề tự học và năng lực tự học trên thế giới và Việt Nam

Trên thế giới ngay từ thế kỷ XVII, các nhà giáo dục nhƣ: J.A

Comenski; G.Brousseau ; J.H. Pestalozzi; A.Disterweg trong các công trình

nghiên cứu của mình đều rất quan tâm đến sự phát triển trí tuệ tính tích cực, độc

lập, sáng tạo của học sinh và nhấn mạnh phải khuyến khích HS giành lấy tri thức

bằng con đƣờng tự khám phá, tìm tòi và suy nghĩ trong quá trình học tập.

Vào những năm đầu của thế kỷ XX, trên cơ sở phát triển mạnh mẽ của tâm lý

học hành vi, tâm lý học phát sinh, nhiều Phƣơng pháp dạy học mới ra đời:

“phương pháp lạc quan”, " phương pháp trọng tâm tri thức”, “phương pháp

montessori”…Các phƣơng pháp dạy học này đã khẳng định vai trò quyết định

của học sinh trong học tập nhƣng quá coi trọng “con ngƣời cá thể” nên đã hạ

thấp vai trò của ngƣời giáo viên đồng thời phức tạp hóa quá trình dạy học. Mặt

khác, những phƣơng pháp này đòi hỏi các điều kiện rất cao kể cả từ phía ngƣời

học lẫn các điều kiện giảng dạy nên khó có thể triển khai rộng rãi đƣợc. Từ giữa

những năm 1970 đã có sách hay bài viết về vấn đề này. Các nhà giáo dục học ở

Mỹ và Tây Âu đều thống nhất khẳng định vai trò của HS trong quá trình dạy

học, song bên cạnh đó cũng khẳng định vai trò rất quan trọng của GV và các PP,

phƣơng tiện dạy học. Khái niệm HS trong giai đoạn này cũng không còn đƣợc

quan niệm cá thể hóa cực đoan nhƣ trƣớc đây. Theo J.Dewey: “ học sinh là mặt

trời, xung quanh nó quy tụ mọi phương tiện giáo dục”. Tƣ tƣởng “lấy học sinh

làm trung tâm” đã đƣợc cụ thể hóa thành nhiều phƣơng pháp cụ thể nhƣ:

“Phương pháp hợp tác”, “phương pháp tích cực”, “Phương pháp cá thể hóa”,

“Phương pháp nêu vấn đề”... trong đó “Phương pháp tích cực” đƣợc nghiên

cứu triển khai rộng hơn cả. Nhìn chung tƣ tƣởng lấy học sinh làm trung tâm

trong quá trình dạy học nói riêng và giáo dục nói chung đòi hỏi có sự phối hợp

của nhiều phƣơng pháp, trong đó “phƣơng pháp tích cực” là chủ đạo mang tính

nguyên tắc. Đây chính là cơ sở để đƣa ra những biện pháp bồi dƣỡng năng lực tự

Page 12: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

4

học cho học sinh. Đồng tình với quan điểm trên, các nhà giáo dục Xô Viết đã

khẳng định vai trò tiềm năng to lớn của hoạt động tự học trong giáo dục nhà

trƣờng. Đặc biệt, nhiều tác giả còn nghiên cứu sâu sắc cách thức nhằm nâng cao

hiệu quả hoạt động tự học của ngƣời học, trong đó nêu lên những biện pháp tổ

chức hoạt động độc lập nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học.

Vấn đề tự học ở Việt Nam cũng đƣợc chú ý từ lâu. Ngay từ thời kỳ

phong kiến, giáo dục chƣa phát triển nhƣng đất nƣớc vẫn có nhiều nhân tài kiệt

xuất. Những nhân tài đó, bên cạnh yếu tố đƣợc những thầy giỏi dạy dỗ, thì yếu

tố quyết định đều là nhờ quá trình tự học của bản thân Lê Quý Đôn, Mạc Đĩnh

Chi, Nguyễn Hiền..... là những tấm gƣơng tiêu biểu. Cũng chính vì vậy mà

ngƣời ta coi trọng việc tự học, nêu cao những tấm gƣơng tự học thành tài. Đến

thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, mặc dù nền giáo dục Âu - Mỹ rất phát triển nhƣng

nền giáo dục nƣớc ta vẫn chậm đổi mới. Vấn đề tự học không đƣợc nghiên cứu

và phổ biến, song thực tiễn lại xuất hiện nhu cầu tự học rất cao trong nhiều tầng

lớp xã hội. Vấn đề tự học thực sự đƣợc nghiên cứu nghiêm túc, rộng rãi từ khi

nền giáo dục cách mạng ra đời (1945), mà Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là ngƣời

khởi xƣớng vừa nêu tấm gƣơng về tinh thần và phƣơng pháp dạy học. Ngƣời

từng nói: “còn sống thì còn phải học”, và cho rằng: “về cách học phải lấy tự học

làm cốt”. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, tƣ tƣởng về tự học đã đƣợc nhiều

học giả trình bày trực tiếp và gián tiếp trong các công trình tâm lý học, giáo dục

học, phƣơng pháp dạy học bộ môn. Một số công trình tiêu biểu là: Nguyễn Cảnh

Toàn, Trần Kiều, Nguyễn Bá Kim, Thái Duy Tuyên, Bùi Văn Nghị. Các tác giả

đã khẳng định: Năng lực tự học của HS dù còn đang phát triển vẫn là nội lực

quyết định sự phát triển của bản thân ngƣời học. GV là ngoại lực, là tác nhân,

hƣớng dẫn, tổ chức, đạo diễn cho HS tự học. Nói cách khác quá trình tự học, tự

nghiên cứu cá nhân hóa việc học của trò phải kết hợp với việc dạy của GV và

quá trình hợp tác với HS khác trong cộng đồng lớp học, tức là quá trình xã hội

hóa việc học. Bƣớc vào thời đại hiện nay, việc tự học nói chung, và vấn đề tự

học của học sinh, sinh viên nói riêng ngày càng đƣợc quan tâm và nghiên cứu vì

Page 13: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

5

vai trò quan trọng của tự học trong quá trình dạy và học theo hƣớng đổi mới lấy

HS là trung tâm. Học giả Nguyễn Nghĩa Dán có bài viết “Vì năng lực tự học

sáng tạo của học sinh” (Tạp chí “Nghiên cứu Giáo dục”, số 2/1998); hay Giáo

sƣ Cao Xuân Hạo đã có những phân tích thấu đáo và sâu sắc trong bài “Bàn về

chuyện tự học” (Kiến thức ngày nay, số 396, năm 2001). Nhiều giảng viên ở các

trƣờng đại học cũng có những nghiên cứu để dần đƣa việc tự học thành một hoạt

động không thể thiếu trong quá trình dạy và học. Qua đây có thể thấy tự học là

vấn đề quan trọng và cần thiết hiện nay đối với học sinh, sinh viên và với mỗi cá

nhân.

2.2. Những nghiên cứu về năng lực tự học trong dạy học các môn học và môn

Ngữ văn

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của tự học và năng lực tự học cho nên rất

nhiều tác giả đã có những công trình khoa học nghiên cứu về việc phát triển

năng lực tự học cho học sinh nhƣ: Tác giả Hoàng Thị Kiều Trang có luận văn

thạc sĩ “Nâng cao chất lượng dạy học phần hóa học vô cơ ở trường CĐSP bằng

phương pháp tự học có hướng dẫn theo mô đun” bảo vệ năm 2004tại trƣờng

ĐHSP Hà Nội. Luận văn “ Nâng cao năng lực tự học cho học sinh chuyên hóa

học bằng tài liệu tự học có hướng dẫn” của Nguyễn Thị Toàn bảo vệ năm 2009

tại ĐHSP Hà Nội. Luận án của tác giả Lê Trọng Dƣơng “Hình thành và phát

triển năng lực tự học cho sinh viên ngành toán hệ CĐSP”. Bên cạnh đó còn khá

nhiều công trình nghiên cứu gắn với các môn nhƣ Sinh học, Vật lý, Giáo dục

công dân...

Ngữ văn là một môn học có những đặc trƣng riêng nên tự học trong môn

Ngữ văn cũng có những nét khác biệt. Cuốn “Áp dụng dạy và học tích cực trong

môn Văn học” do nhóm tác giả Trần Bá Hoành, Nguyễn Trí, Cao Đức Tiến,

Nguyễn Trọng Hoàn biên soạn đã nói đến một trong những đặc trƣng của

phƣơng pháp dạy học tích cực đó là tự học. Trong bài: “Dạy văn để HS tự học

văn”, GS Phan Trọng Luận đặt ra yêu cầu và mục tiêu của việc dạy Văn là dạy

HS cách tự học Văn. Trong các luận văn, luận án, bài viết của các tác giả gần

Page 14: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

6

đây, vấn đề tự học cũng rất đƣợc quan tâm. Hai tác giả Phạm Thị Xuyến và Vũ

Thị Sáu trong hai cuốn luận văn Dạy học văn học sử theo hướng hình thành và

phát triển năng lực tự học ở học sinh lớp 10 và Hình thành thói quen tự học cho

học sinh THPT qua bài học Văn học sử (tác gia) đã quan tâm đến việc hình

thành năng lực, thói quen tự học trong phần văn học sử. Tác giả Phạm Thị Kim

Anh trong cuốn luận văn Rèn kĩ năng tự học truyện dân gian cho học sinh Trung

học phổ thông quan tâm đến vấn đề hình thành những kĩ năng cần thiết trong

quá trình tự học các tác phẩm truyện dân gian mà học sinh đƣợc học ở lớp 10.

Tác giả Trần Thị Hƣơng Mai trong luận văn Dạy học phần đọc thêm các tác

phẩm tự sự trong chương trình Ngữ văn lớp 12 theo hướng tự học có hướng dẫn

lại đi sâu nghiên cứu dạy học các bài đọc thêm theo hƣớng tự học có hƣớng dẫn.

Ngoài ra còn có một số bài viết khác nhƣ Cách tự học môn Ngữ văn hiệu quả

(Nguyễn Văn Phiên), Rèn kĩ năng tự học môn Ngữ văn (Đặng Quang Sơn) trong

đó các tác giả đã đề xuất những cách làm hiệu quả để hƣớng dẫn học sinh tự học

gắn với những phần học khá cụ thể.

Nhƣ vậy, qua tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng tôi nhận thấy: Lí

luận chung về tự học đã đƣợc các học giả nghiên cứu khá kĩ tạo ra cơ sở lí luận

vững chắc cho những nghiên cứu tiếp theo về tự học. Tuy nhiên vẫn còn ít công

trình nghiên cứu chuyên sâu về năng lực tự học. Trong môn Ngữ văn, những

nghiên cứu sâu về năng lực tự học truyện ngắn cũng chƣa đƣợc quan tâm nghiên

cứu đúng mức.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Đề xuất các giải pháp sƣ phạm nhằm hình thành năng lực tự học truyện

ngắn cho HS lớp12 THPT qua đó phát huy tính tích cực chủ động của học sinh

trong quá trình dạy - học truyện ngắn nói riêng và TPVC nói chung; từ đó, nâng

cao chất lƣợng các giờ dạy học truyện ngắn trong chƣơng trình lớp12 THPT.

4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

4.1. Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy học văn bản truyện ngắn trong chƣơng trình lớp12 THPT .

Page 15: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

7

4.2. Đối tượng nghiên cứu

Biên phap hinh thanh năng lực tự học truyện ngắn cho học sinh lớp12 THPT.

5. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu biện pháp đƣợc sử dụng để hình thành

năng lực tự học truyện ngắn trong quá trình hƣớng dẫn học sinh đọc hiểu văn

bản truyện ngắn lớp12 THPT

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết

- Tìm hiểu các tài liệu, sách báo, văn kiện của Đảng và Nhà nƣớc, nội

dung kiến thức của quá trình học tập, các tài liệu khoa học có liên quan đến vấn

đề nghiên cứu.

6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phƣơng pháp điều tra: khảo sát bằng phiếu điều tra, phỏng vấn đối với

GV về việc làm thế nào để rèn luyện năng lực tự học cho học sinh? Học sinh

nhận thức về ý nghĩa tầm quan trọng của tự học nhƣ thế nào?.

- Phƣơng pháp thống kê, phân loại: thống kê, phân loại kết quả khảo sát

để thấy đƣợc thực trạng nhận thức của học sinh, năng lực tự học, thực trạng hoạt

động hƣớng dẫn học sinh tự học, thực trạng rèn luyện năng lực tự học truyện

ngắn.

- Phƣơng pháp quan sát: quan sát các hoạt động tự học của HS trong và

ngoài giờ lên lớp.

- Phƣơng pháp thực nghiệm: ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn

giảng dạy ở lớp thực nghiệm để so sánh với lớp đối chứng từ đó kết luận về hiệu

quả của việc rèn luyện năng tự học truyện ngắn

7. Giả thuyết khoa học

Nếu đƣa ra đƣợc những biện pháp rèn luyện năng lực tự học truyện ngắn

cho học sinh lớp12 thì giáo viên sẽ có những căn cứ và định hƣớng để tổ chức

tốt quá trình dạy học nhằm hƣớng dẫn học sinh biết cách đọc hiểu văn bản theo

đúng đặc trƣng của thể loại, góp phần thực hiện tốt mục tiêu dạy học Ngữ văn.

Page 16: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

8

8. Đóng góp của luận văn

8.1.Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về việc rèn luyện năng

lực tự học cho học sinh thông qua quá trình hƣớng dẫn đọc hiểu các văn bản

truyện ngắn lớp12

8.2.Đƣa ra các biện pháp nhằm rèn luyện năng lực tự học truyện ngắn

trong đọc hiểu các văn bản môn Ngữ văn.

9. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn có cấu trúc sau:

- Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thƣc tiên của đề tài nghiên cứu

- Chƣơng 2: Một số biện pháp rèn luyện năng lực tự học truyện ngắn cho

học sinh lớp12 THPT .

- Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm.

Page 17: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

9

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sơ lý luân

1.1.1. Tự học

1.1.1.1. Khái niệm tự học

Tự học là một khái niệm mà ở Việt Nam đã có một số nhà nghiên cứu

về giáo dục học đi sâu phân tích khái niệm này.

Trong Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, tác giả Thái Duy

Tuyên cho rằng: “Tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ

xảo, là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so

sánh, phân tích, tổng hợp…) cùng các phẩm chất động cơ, tình cảm để chiếm

lĩnh tri thức một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay những kinh nghiệm lịch sử, xã hội

của nhân loại, biến nó thành sở hữu của chính bản thân người học” [ 25, tr 48].

Còn theo tác giả Nguyễn Cảnh Toàn: “Tự học là tự mình động não, suy

nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp,...) và

có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình, rồi

cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như trung thực, khách

quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì nhẫn nại, lòng say mê

khoa học, ý chí muốn thi đỗ, biến khó khăn thành thuận lợi) để chiếm lĩnh một

lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của

mình”. [ 22, tr 34]

Trên thế giới khái niệm tự học cũng đƣợc tập trung nghiên cứu từ cuối

thế kỉ XX. Tác giả Candy (1987) đã xác định có ít nhất 30 khái niệm khác nhau

đƣợc sử dụng đồng nghĩa với khái niệm tự học. Tác giả này đã liệt kê ra tự học,

học tập độc lập, ngƣời học tự kiểm soát, hƣớng dẫn bản thân, học tập phi truyền

thống, học tập mở, tham gia học tập, tự học, tự giáo dục, học tập tự tổ chức, tự

học theo kế hoạch, tự chịu trách nhiệm về việc học, tự học và tự dạy… Trong

quá trình nghiên cứu về tự học, một số tác giả đi đến thống nhất: có hai phƣơng

diện liên quan đến tự học đó là tính cách của ngƣời học và phƣơng pháp học

tập. Đặc điểm tính cách hay "tính tự định hướng của người học" thuộc về bản

Page 18: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

10

chất của ngƣời học và là những đặc trƣng cá nhân cho phép họ thể hiện "mong

muốn chịu trách nhiệm với việc học". Đây là đặc điểm bên trong. Phƣơng pháp

học tập là một đặc điểm bên ngoài nói đến "một quá trình mà trong đó người

học có vai trò chính trong việc lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá các trải

nghiệm" (Brockett 11 & Hiemstra). Với Brockett & Hiemstra, hai phƣơng diện

này có mối quan hệ biện chứng và cùng nhau dẫn đến "tự học".

Từ các quan niệm trên, chúng tôi cho rằng: tự học là một quá trình học

tập độc lập, chủ động, tích cực của ngƣời học trong việc chiếm lĩnh tri thức khoa

học, cũng nhƣ những kiến thức trong cuộc sống hằng ngày. Nó có thể đƣợc cá

nhân ngƣời học tiến hành ở trên lớp hay ngoài lớp học.

1.1.1.2. Các hình thức tự học

- Tự học trong các cơ sở giáo dục: là hình thức tƣ ho c cua HS diên ra

trong cac cơ sơ giao duc co sƣ h ƣớng dẫn, tô chƣc cua GV theo kê hoach giao

dục đã định săn.

- Tự học trong cuộc sống: là hình thức tự học đƣợc tiến hành ở bên ngoài

các cơ sở giáo dục, diên ra bât cƣ luc nao, vơi bât cƣ ai co nhu câu hoc tâp.

- Tự học hoàn toàn: là hình thức tự nghiên cứu của các nhà khoa học ,

đƣơc tiên hanh dƣa trên nên tang vôn tri thƣc sâu rông cung niêm khat khao , say

mê kham phá tri thức mới. Ở hình thức tự học này, ngƣơi hoc tƣ lƣc tim hiêu, cọ

xát với thực tiễn để tổ chức có hiệu quả hoạt động của mình.

- Tự học có hƣớng dẫn: là hình thức tự học phổ biến của HS đƣợc tiến

hành linh hoạt theo tƣng câp hoc , tƣng loai hinh trƣơng hoc , tƣng đôi tƣơng ;

trong đo, HS tƣ nghiên cƣu, tƣ linh hôi va vân dung kiên thƣc, kĩ năng thông qua

các hoạt động tự học do GV tổ chức, hƣơng dân, điêu khiên.

- Tự học không tƣơng tác: là hình thức học tập mà ngƣời học làm việc độc

lâp, chủ động có hoặc không có sự hƣơng dân của GV.

- Tự học trong tƣơng tác: là hình thức tự học mà ngƣời học kết hợp với

những ngƣời khác trong hoc tâp đê nghiên cƣu , lĩnh hội và vận dụng kiến thức ,

kĩ năng; có hoặc không có sự hƣơng dân của GV.

Page 19: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

11

Nhƣ vậy với HS, hoạt động tự học chủ yếu liên quan đến các cơ sở giáo

dục. Hoạt động này thƣờng kết hợp giữa học cá nhân với học hợp tác và là tự

học có hƣớng dẫn của GV.

1.1.1.3. Chu trình tự học

- Tự học là một chu trình gồm ba giai đoạn:

Giai đoạn 1- Tự nghiên cứu: HS tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích,

phát hiện vấn đề, định hƣớng, giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới và tạo

ra sản phẩm ban đầu có tính chất cá nhân.

Giai đoạn 2 - Tự thể hiện: HS tự thể hiện bằng văn bản, bằng lời nói, tự

trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu của mình, tự thể hiện

qua sự đối thoại, giao tiếp với HS khác và GV, tạo ra sản phẩm có tính chất xã

hội của cộng đồng lớp học.

Giai đoạn 3 - Tự kiểm tra, tự điều chỉnh: Sau khi tự thể hiện mình qua sự

hợp tác trao đổi với các HS khác và GV; sau khi GV kết luận, HS tự kiểm tra, tự

đánh giá sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa sai, tự điều chỉnh thành sản phẩm

khoa học.

Sơ đồ 1.1. Chu trình tự học (theo Quá trình dạy – tự học, tr160)

- Dƣới tác động của GV, hoạt động tự học của HS đƣợc tiến hành theo quy

trình 3 thời nhằm đạt mục tiêu giáo dục nhƣ sau:

Tự thể

hiện (2)

Tự kiểm tra

điều chỉnh

(3)

Tự nghiên

cứu (1)

Page 20: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

12

Thời 1: Nghiên cứu cá nhân

Theo hƣớng dẫn của GV, HS tự đặt mình vào vị trí của ngƣời tự nghiên cứu,

tự tiến hành khám phá tìm ra các kiến thức mới hoặc các giải pháp bằng cách tự

lực suy nghĩ, xử lí các tình huống, giải quyết các vấn đề GV đặt ra cho mình

Nhƣ vậy, sau thời 1 HS đã tự mình tìm ra cách xử lí tình huống, vấn đề GV

đặt ra. Bằng hành động của chính mình, HS đã tạo ra sản phẩm giáo dục ban

đầu.

Thời 2: Hợp tác với HS khác, học lẫn nhau

“Sản phẩm giáo dục ban đầu” có giá trị và ý nghĩa lớn với HS vì là kết quả

đạt đƣợc do nỗ lực của bản thân song dễ mang tính phiến diện, chủ quan. Để trở

nên khách quan, khoa học hơn, sản phẩm đó phải thông qua sự đánh giá, phân

tích, sàng lọc, bổ sung của cộng đồng lớp học. Nghĩa là HS phải tƣơng tác với

HS khác thông qua hình thức trao đổi cá nhân, thảo luận nhóm – lớp, các hoạt

động tập thể…

Vậy ở thời 2 thông qua hợp tác với HS khác, sản phẩm ban đầu của HS đã

tiến bộ hơn; song trong hoạt động và thảo luận tập thể xảy ra tình huống: cả lớp

gặp phải những vấn đề nan giải, khó phân biệt đúng sai, khó đi đến kết luận

khoa học. Lúc này, HS phải học GV và tự kiểm tra, điều chỉnh sản phẩm

“nghiên cứu” của mình.

Thời 3: Hợp tác với GV, học GV tự kiểm tra, tự điều chỉnh

Thực ra, HS đã học GV từ thời 1 qua nhiệm vụ GV đặt ra và thời 2 qua sự tổ

chức, đạo diễn cho tập thể lớp thảo luận. Ở thời 3, GV là ngƣời trọng tài kết luận

về những gì cá nhân và tập thể lớp đã tìm ra thành bài học khoa học.

Xem xét quy trình 3 thời chúng ta thấy: thời nào cũng có vai trò và hoạt động

của GV và HS. Quy trình trên cũng cho thấy rõ một điều: cả 3 thời đều diễn ra

hành động học, tự học tích cực, chủ động của chủ thể HS dƣới sự hƣớng dẫn của

GV để có đƣợc một sản phẩm khoa học, tiến bộ theo nhƣ mục tiêu đã đề ra.

Page 21: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

13

- Hoạt động dạy của GV nhằm tác động hợp lí, phù hợp và cộng hƣởng với

quy trình tự học của HS. Tƣơng ứng với quy trình ba thời tự học của HS là quy

trình ba thời dạy – tự học của GV.

Thời 1: Hướng dẫn – đạo diễn

GV hƣớng dẫn HS về các tình huống học, các vấn đề cần giải quyết, các

nhiệm vụ phải thực hiện

Thời 2: Tổ chức – trọng tài

GV tổ chức cho HS tự thể hiện mình và hợp tác với các HS khác, với GV để

tìm ra kiến thức, chân lí. Ở thời này, GV là ngƣời đạo diễn, tổ chức.

Thời 3: Cố vấn

Từ chỗ đƣa ra kết luận để khẳng định về mặt khoa học kiến thức do HS tự

tìm ra,GV trở thành ngƣời cố vấn, kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của HS trên

cơ sở HS tự đánh giá, tự điều chỉnh.

Nhƣ vậy, rõ ràng quá trình tự học của HS trong nhà trƣờng không thể thiếu

vai trò hƣớng dẫn, tổ chức, cố vấn của GV. Và luôn có sự kết hợp giữa quy trình

dạy – tự học của GV với quy trình tự học của HS qua từng thời để cho HS tự

mình chiếm lĩnh tri thức.

1.1.1.4. Vai trò và ý nghĩa của tự học

Tƣ hoc la môt trong nhƣng yêu tô quyêt đinh chât lƣơng giao duc . Đê tao

ra chât lƣơng đo đoi hoi nhiêu yêu tô trong đo co vấn đề tự học của mỗi HS. GV

dù cố găng đên đâu nhƣng HS không đông nao, không tƣ tim toi, suy nghi trong

quá trình lĩnh hôi tri thƣc , rèn luyện năng lực thì kết quả học tập sẽ không thể

đạt đƣợc nhƣ mong muốn.

Tự học là con đƣờng tạo ra tri thức vững chắc, lâu bền cho mỗi

ngƣời trên hành trình đi tìm kiến thức. Kiến thức do tự học đem lại bao giờ

cũng vững chắc, lâu bền, thiết thực và đầy sáng tạo.

Tự học mở ra kho tàng tri thức vô tận. Bất cứ một nền giáo dục tiên tiến

nào cũng đề cao năng lực cá nhân, coi trọng vấn đề tự học, tự mình giáo dục, tự

mình phát triển. Tự học là con đƣờng tự khẳng định, con đƣờng đi đên thanh

Page 22: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

14

công của mỗi con ngƣời.

Tự học còn là thử thách rèn luyện và hình thành ý chí cao đẹp của mỗi

con ngƣời trên con đƣờng lập nghiệp. Con ngƣời luôn luôn phải tự học để nâng

cao học vấn.Vì tự học chính là một biểu hiện rõ nét của chí lớn lập nghiệp

để hoà nhập với cộng đồng của mỗi con ngƣời.

Tƣ học giúp cho mọi ngƣời có thể chủ động học tập suốt đời, học tập để

khẳng định năng lực phẩm chất và để cống hiến. Tự học giúp con ngƣời thích

ứng với mọi biến cố của sự phát triển kinh tế - xã hội. Bằng con đƣờng tự học

mỗi cá nhân sẽ không cảm thấy bị lạc hậu so với thời cuộc, thích ứng và bắt nhịp

nhanh với những tình huống mới nảy sinh trong cuộc sống.

Nhƣ vậy, có thể khẳng định rằng: nếu xây dựng đƣợc phƣơng pháp tự học,

đặc biệt là sự tự giác, ý chí tích cực chủ động sáng tạo sẽ khơi dậy năng lực tiềm

tàng, tạo ra động lực nội sinh to lớn cho HS.

1.1.2. Năng lực tự học

1.1.2.1. Khái niệm năng lực

Trong Tâm lý học, năng lực là một trong những vấn đề đƣợc quan tâm

nghiên cứu bởi nó có ý nghĩa thực tiễn và lý luận to lớn bởi "sự phát triển năng

lực của mọi thành viên trong xã hội sẽ đảm bảo cho mọi người tự do lựa chọn

một nghề nghiệp phù hợp với khả năng của cá nhân, làm cho hoạt động của cá

nhân có kết quả hơn,...và cảm thấy hạnh phúc khi lao động" . [ 11, tr120 ] Trong

nền Tâm lý học Liên xô từ năm 1936 đến 1941 có rất nhiều các công trình

nghiên cứu về những vấn đề năng lực, có thể điểm qua một số các công trình nổi

tiếng của các tác giả nhƣ: Năng lực toán học của V.A.Crutetxki, V.N. Miaxisốp;

năng lực văn học của Côvaliốp, V.P. Iaguncôva... những công trình nghiên cứu

này đƣa ra đƣợc các định hƣớng cơ bản cả về mặt và thực tiễn cho các nghiên

cứu sau này của dòng Tâm lý học Liên xô trong những nghiên cứu về năng lực.

Trong bất cứ hoạt động nào của con ngƣời, để thực hiện có hiệu quả, con ngƣời

cần phải có một số phẩm chất tâm lý cần thiết và tổ hợp những phẩm chất này

đƣợc gọi là năng lực. Theo quan điểm của Tâm lý học mác xít, năng lực của con

Page 23: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

15

ngƣời luôn gắn liền với hoạt động của chính họ. Nhƣ chúng ta đã biết, nội dung

và tính chất của hoạt động đƣợc quy định bởi nội dung và tính chất của đối

tƣợng của nó. Tuỳ thuộc vào nội dung và tính chất của đối tƣợng mà hoạt động

đòi hỏi ở chủ thể những yêu cầu xác định. Nhƣ vậy, khi nói đến năng lực cần

phải hiểu năng lực không phải là một thuộc tính tâm lý duy nhất nào đó ( khả

năng tri giác, trí nhớ...) mà là sự tổng hợp các thuộc tính tâm lý cá nhân đáp ứng

đƣợc những yêu cầu hoạt động và đảm bảo hoạt động đó đạt đƣợc kết quả mong

muốn. Do đó chúng ta có thể định nghĩa năng lực nhƣ sau: "Năng lực là sự tổng

hợp những thuộc tính của cá nhân con người, đáp ứng những yêu cầu của hoạt

động và đảm bảo cho hoạt động đạt được những kết quả cao" Năng lực đƣợc

xây dựng trên cơ sở tri thức, thiết lập qua giá trị , cấu trúc nhƣ là các khả năng,

hình thành qua trải nghiệm, củng cố qua kinh nghiệm, hiện thực hóa qua ý chí

(theo John Erpenbeck – 1998) “Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu

cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể”

[18,tr 65 ]

“Năng lực là các khả năng và kỹ năng nhận thức vốn có ở cá nhân có thể

học được...để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Năng lực cũng hàm

chứa trong nó tính sẵn sàng hành động, động cơ, ý chí và trách nhiệm xã hội để

có thể sử dụng một cách thành công và có trách nhiệm các giải pháp....trong

những tình huống thay đổi linh hoạt” [ 25, tr82].

Trong tài liệu Chương trình giáo dục phổ thông và phát triển chương trình

giáo dục phổ thông, tác giả Nguyễn Thúy Hồng cũng thống nhất cho rằng:

“Năng lực là một thuộc tính tâm lí phức hợp, tổng hòa của các thành tố; kiến

thức, kĩ năng, thái độ, các giá trị và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành

động của cá nhân được thể hiện thông qua giải quyết có trách nhiệm và hiệu

quả các nhiệm vụ, vấn đề trong những bối cảnh và tình huống khác nhau”.

[18,tr79 ]. Nhƣ vậy năng lực là sức mạnh tổng hợp của kiến thức, kĩ năng và thái

độ trong đó thái độ sẽ đƣa ra những cam kết thực hiện và quyết định kết

quả công việc, kĩ năng cần có để cam kết công việc sẽ đƣợc thực hiện, kiến thức

Page 24: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

16

sẽ quyết định đến quá trình thực hiện và kết quả công việc đạt đƣợc trong một

tình huống cụ thể.

1.1.2.2. Khái niệm năng lực tự học

Hồ Chí Minh cho rằng: “Tự học là cách học tự động” và “phải biết tự động

học tập”. Theo Ngƣời: “tự động học tập” tức là tự học một cách hoàn toàn tự

giác, tự chủ, không đợi ai nhắc nhở, không chờ ai giao nhiệm vụ mà tự mình chủ

động vạch kế hoạch học tập cho mình, rồi tự mình triển khai, thực hiện kế hoạch

đó một cách tự giác, tự mình làm chủ thời gian để học và tự mình kiểm tra đánh

giá việc học của mình”.

GS Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử

dụng các năng lực trí tuệ và có khi cả cơ bắp và các phẩm chất khác của người

học, cả động cơ tình cảm, nhân sinh quan thế giới quan để chiếm lĩnh một tri

thức nào đó của nhân loại, biến tri thức đó thành sở hữu của chính mình”.

[ 22, tr 48 ] GS – TSKH Thái Duy Tuyên khẳng định: “Tự học là một hoạt động

độc lập chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, là tự mình động não, suy nghĩ, sử

dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…) cùng các

phẩm chất động cơ, tình cảm để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vực hiểu biết nào

đó hay những kinh nghiệm lịch sử xã hội của nhân loại, biến nó thành sở hữu

của chính bản thân người học”. [25, tr 37 ] Tóm lại, tổng hợp các quan niệm về

năng lực tự học của các tác giả có thể đƣa ra khái niệm về năng lực tự học nhƣ

sau: Năng lực tự học là tự mình động não suy nghĩ, sử dụng các khả năng trí tuệ

(quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp,…) và có khi cả cơ bắp (sử dụng các

công cụ thực hành), cùng các phẩm chất của cá nhân nhƣ: động cơ, tình cảm,

nhân sinh quan, thế giới quan (trung thực, không ngại khó, có ý trí, kiên trì, nhẫn

nại, lòng say mê khoa học, ...) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của

nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của riêng mình

Năng lực của học sinh là một cấu trúc có tính mở, đa thành tố, đa tầng bậc, hàm

chứa trong nó không chỉ là kiến thức, kĩ năng,... mà cả niềm tin, giá trị, trách

nhiệm xã hội... thể hiện ở tính săn sàng hành động của HS trong môi trƣờng học

Page 25: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

17

tập phổ thông và những điều kiện thực tế đang thay đổi của xã hội. Qua nghiên

cứu, tham khảo kinh nghiệm các nƣớc phát triển, đối chiếu với yêu cầu và điều

kiện giáo dục trong nƣớc những năm sắp tới, các nhà khoa học giáo dục Việt

Nam đã đề xuất định hƣớng chuẩn đầu ra về phẩm chất và năng lực của chƣơng

trình giáo dục trung học phổ thông nhƣ sau:

a) Về phẩm chất :

1. Yêu gia đình, quê hƣơng, đất nƣớc

2. Nhân ái, khoan dung

3. Trung thực, tự trọng, chí công vô tƣ

4. Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vƣợt khó

5. Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nƣớc, nhân loại và môi trƣờng tự

nhiên

6. Thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn trọng, chấp hành kỷ luật, pháp luật

b) Các năng lực chung bao gồm:

1. Năng lực tự học

2. Năng lực giải quyết vấn đề

3. Năng lực sáng tạo

4. Năng lực tự quản lý

5. Năng lực giao tiếp

6. Năng lực hợp tác

7. Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông

8. Năng lực sử dụng ngôn ngữ

9. Năng lực tính toán

1.1.2.3. Các mặt biểu hiện của năng lực tự học

Năng lực tự học có rất nhiều biểu hiện khác nhau nhƣng có thể khái quát lại

trong 5 biểu hiện sau đây:

- Năng lực nhận biết, tìm tòi và phát hiện vấn đề

Trong dạy học truyền thống HS ít khi đƣợc phát hiện vấn đề mới, mà

thƣờng lặp lại hoặc phát hiện lại vấn đề đã đƣợc GV đƣa ra. Kiểu học nhƣ vậy

Page 26: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

18

kéo dài làm thui chột khả năng tự tìm kiếm, tự phát hiện của HS, trái với quan

niệm đó việc học cần phải “là sự biến đổi bản thân mình trở nên có thêm giá trị,

bằng nỗ lực của chính mình để chiếm lĩnh những giá trị mới lấy từ bên ngoài”

là “một hành trình nội tại, được cắm mốc bởi kiến thức, PP tư duy và sự thực

hiện tự phê bình, để tự hiểu bản thân mình” . [23,tr 61] Năng lực nhận biết, tìm

tòi, phát hiện vấn đề hết sức quan trọng đối với HS. Nhờ năng lực này HS vừa tự

làm giàu kiến thức của mình, vừa rèn luyện tƣ duy và thói quen phát hiện, tìm

tòi,… trên cơ sở những lí luận và hiểu biết đã có của mình; phát hiện ra các khó

khăn, mâu thuẫn xung đột, các điểm chƣa hoàn chỉnh cần giải quyết, bổ sung

các bế tắc, nghịch lí cần phải khai thông, khám phá, làm sáng tỏ,…

- Năng lực giải quyết vấn đề

Năng lực giải quyết vấn đề bao gồm khả năng trình bày giả thuyết; xác

định cách thức giải quyết và lập kế hoạch giải quyết vấn đề; khảo sát các khía

cạnh, thu thập và xử lí thông tin; đề xuất các giải pháp, kiến nghị các kết luận.

Kinh nghiệm thực tế cho thấy nhiều HS thu thập đƣợc một khối lƣợng thông tin

phong phú nhƣng không biết hệ thống và xử lí nhƣ thế nào để tìm ra con đƣờng

đến với giả thuyết. Điều này đòi hỏi sự hƣớng dẫn cẩn thận và kiên trì của GV

ngay từ những hoạt động đầu của giải quyết vấn đề. Với năng lực này, HS có thể

áp dụng vào rất nhiều trƣờng hợp trong học tập cũng nhƣ trong cuộc sống để

lĩnh hội các tri thức cần thiết cho mình.

- Năng lực xác định những kết luận đúng từ quá trình giải quyết vấn đề

Đây là một năng lực quan trọng cần cho HS đạt đến những kết luận đúng

của quá trình giải quyết vấn đề, hay nói cách khác, các tri thức cần lĩnh hội sau

khi giải quyết vấn đề sẽ có đƣợc một khi chính bản thân HS có năng lực này.

Năng lực này bao gồm các khả năng khẳng định hay bác bỏ giả thuyết, hình

thành kết quả và đề xuất vấn đề mới, hoặc áp dụng. Vì vậy hƣớng dẫn cho HS

năng lực xác định kết luận đúng không kém phần quan trọng so với các năng lực

phát hiện và giải quyết vấn đề. Các quyết định phải đƣợc dựa trên logic của quá

trình giải quyết vấn đề và nhắm đúng mục tiêu.

Page 27: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

19

- Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn (hoặc vào nhận thức kiến thức mới)

Kết quả cuối cùng của việc học tập phải đƣợc thể hiện ở chính ngay trong

thực tiễn cuộc sống, hoặc là HS vận dụng kiến thức đã học để nhận thức, cải tạo

thực tiễn, hoặc trên cơ sở kiến thức và phƣơng pháp đã có, nghiên cứu, khám

phá, thu nhận thêm kiến thức mới. Cả hai đều đòi hỏi HS phải có năng lực vận

dụng kiến thức. Việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đặc biệt trong các trƣờng

hợp mới, lại làm xuất hiện các vấn đề đòi hỏi phải giải quyết. Nhƣ vậy năng lực

giải quyết vấn đề lại có cơ hội để rèn luyện và kết quả của việc giải quyết vấn đề

giúp cho HS thâm nhập sâu hơn vào thực tiễn. Từ đó hứng thú học tập, niềm say

mê và khao khát đƣợc tìm tòi, khám phá, áp dụng kiến thức và kinh nghiệm tăng

lên, các động cơ học tập đúng đắn càng đƣợc bồi dƣỡng vững chắc.

- Năng lực đánh giá và tự đánh giá

Dạy học đề cao vai trò tự chủ của HS, đòi hỏi phải tạo điều kiện, cơ hội và

khuyến khích HS đánh giá và tự đánh giá mình. Chỉ có nhƣ vậy, HS mới dám

suy nghĩ, dám chịu trách nhiệm và luôn luôn tìm tòi sáng tạo, tìm ra cái mới, cái

hợp lí, cái có hiệu quả hơn. Mặt khác, kết quả tất yếu của việc rèn luyện các

năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, kết luận và áp dụng kết quả của quy

trình giải quyết vấn đề đòi hỏi HS phải luôn đánh giá và tự đánh giá. HS phải

biết đƣợc mặt mạnh, mặt hạn chế của mình, cái đúng sai trong việc mình làm

mới có thể tiếp tục vững bƣớc tiếp trên con đƣờng học tập chủ động.

Nhƣ vậy năng lực tự học có thể đƣợc mô tả thông qua các điểm chính sau

đây : Xác định nhiệm vụ học tập có tính đến kết quả học tập trƣớc đây và định

hƣớng phấn đấu tiếp; mục tiêu học đƣợc đặt ra chi tiết, cụ thể, đặc biệt tập trung

nâng cao hơn những khía cạnh còn yếu kém. Đánh giá và điều chỉnh đƣợc kế

hoạch học tập; hình thành cách học tập riêng của bản thân; tìm đƣợc nguồn tài

liệu phù hợp với các mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau; thành thạo sử dụng

thƣ viện, chọn các tài liệu và làm thƣ mục phù hợp với từng chủ đề học tập của

các bài tập khác nhau; ghi chép thông tin đọc đƣợc bằng các hình thức phù hợp,

thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết; tự đặt đƣợc vấn đề

Page 28: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

20

học tập. Tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá

trình học tập; suy ngẫm cách học của mình, đúc kết kinh nghiệm để có thể chia

sẻ, vận dụng vào các tình huống khác; trên cơ sở các thông tin phản hồi biết

vạch kế hoạch điều chỉnh cách học để nâng cao chất lƣợng học tập.

1.1.2.4.Các năng lực tự học

Tuỳ theo môn học mà HS có những năng lực phù hợp. Một cách tổng quát, đối

với HS cần phải đƣợc rèn luyện các năng lực tự học cơ bản sau:

- Biết đọc, nghiên cứu giáo trình và tài liệu học tập, chọn ra những tri thức cơ

bản, chủ yếu, sắp xếp, hệ thống hoá theo trình tự hợp lí, khoa học.

- Biết và phát huy đƣợc những thuận lợi, hạn chế những mặt non yếu của bản

thân trong quá trình học ở lớp, ở nhà, ở thƣ viện, ở phòng thí nghiệm, ở cơ sở

thực tế.

- Biết vận dụng các lợi thế và khắc phục các khó khăn, thích nghi với điều kiện

học tập (cơ sở vật chất, phƣơng tiện học tập, thời gian học tập...).

- Biết sử dụng linh hoạt các hình thức và PP học tập cho phép đạt hiệu quả học

tập cao.

- Biết xây dựng kế hoạch học tập trong tuần, tháng, học kì, cả năm, cả khoá học.

- Biết và sử dụng có hiệu quả các kĩ thuật đọc sách, nghe giảng, trao đổi, thảo

luận, tranh luận, xây dựng đề cƣơng, viết báo cáo, thu thập và xử lí thông tin.

- Biết sử dụng các phƣơng tiện học tập, đặc biệt là công nghệ thông tin.

- Biết lắng nghe về thông tin tri thức, giải thích tài liệu cho ngƣời khác.

- Biết phân tích, đánh giá và sử dụng các thông tin.

- Biết kiểm tra – đánh giá chất lƣợng học tập của bản thân và HS khác.

- Biết vận dụng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng.

Căn cứ vào nhiệm vụ và tính chất của hoạt động tự học của HS đã nêu ở

mục 1.1.1.3, chúng tôi xin đề xuất một số năng lực tự học cơ bản của HS nhƣ

sau :

- Nhóm năng lực thu thập thông tin: tìm kiếm thông tin, thu nhận thông tin,

sắp xếp thông tin...

Page 29: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

21

- Nhóm năng lực xử lí thông tin: tóm tắt, phân loại thông tin, so sánh, đối

chiếu, phân tích, lí giải, tổng hợp....

- Nhóm năng lực hợp tác, trao đổi thông tin: trình bày, chia sẻ thông tin,

trao đổi, thảo luận, ...

- Nhóm năng lực tự kiểm tra, tự đánh giá: tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều

chỉnh...

1.1.3. Truyện ngắn và năng lực tự học truyện ngắn

11..11..33..11.. TTrruuyyệệnn nnggắắnn

** KKhhááii nniiệệmm

TTrrưướớcc ttiiêênn cchhúúnngg ttôôii mmuuốốnn ggiiớớii tthhuuyyếếtt qquuaa vvềề tthhểể llooạạii,, ccụụ tthhểể llàà xxáácc đđịịnnhh

kkhhááii nniiệệmm vvàà đđặặcc ttrrưưnngg ccủủaa ttrruuyyệệnn nnggắắnn,, bbởởii vvìì vviiệệcc xxáácc đđịịnnhh rraannhh ggiiớớii ccủủaa

ttrruuyyệệnn nnggắắnn ssoo vvớớii ccáácc tthhểể llooạạii ttựự ssựự kkhháácc llàà đđiiềềuu rrấấtt ccầầnn tthhiiếếtt..

TThheeoo đđịịnnhh nngghhĩĩaa ttrroonngg ttừừ đđiiểểnn nnưướớcc nnggooààii ““TTrruuyyệệnn nnggắắnn tthhuuộộcc nnhhóómm ttáácc

pphhẩẩmm hhưư ccấấuu vvàà tthhưườờnngg đđưượợcc vviiếếtt bbằằnngg vvăănn xxuuôôii ddạạnngg ttrrầầnn tthhuuậậtt.. PPhhưươơnngg tthhứứcc

nnààyy ccóó xxuu hhưướớnngg đđii vvààoo ttrrọọnngg ttââmm rrõõ nnéétt hhơơnn ccáácc ddạạnngg hhưư ccấấuu kkhháácc nnhhưư ttiiểểuu

tthhuuyyếếtt nnggắắnn,, ttiiểểuu tthhuuyyếếtt hhaayy ssáácchh..

TTrruuyyệệnn nnggắắnn ccóó kkhhuuyynnhh hhưướớnngg íítt pphhứứcc ttạạpp hhơơnn ttiiểểuu tthhuuyyếếtt ddààii.. TThhôônngg

tthhưườờnngg ttrruuyyệệnn nnggắắnn cchhỉỉ ttậậpp ttrruunngg vvààoo mmộộtt bbiiếếnn ccốố,, ccốốtt ttrruuyyệệnn đđơơnn ggiiảảnn,, bbốốii ccảảnnhh

đđơơnn ggiiảảnn,, ssốố llưượợnngg nnhhâânn vvậậtt íítt,, ttrroonngg kkhhooảảnngg tthhờờii ggiiaann nnggắắnn.. ỞỞ ddạạnngg hhưư ccấấuu ddààii

hhơơnn,, ccáácc ccââuu cchhuuyyệệnn ccóó kkhhuuyynnhh hhưướớnngg cchhứứaa đđựựnngg ccáácc yyếếuu ttốố kkịịcchh nngghhệệ:: ssựự pphhơơii

bbààyy ((ggiiớớii tthhiiệệuu bbốốii ccảảnnhh,, ttììnnhh hhuuốốnngg vvàà nnhhâânn vvậậtt cchhíínnhh)),, ssựự pphhứứcc ttạạpp ((ssựự vviiệệcc

ddẫẫnn đđếếnn xxuunngg đđộộtt));; hhàànnhh đđộộnngg ttrrỗỗii ddậậyy,, kkhhủủnngg hhooảảnngg ((tthhờờii đđiiểểmm qquuyyếếtt đđịịnnhh ccủủaa

nnhhâânn vvậậtt cchhíínnhh vvàà vvaaii ttrròò ccủủaa aannhh ttaa ttrroonngg mmạạcchh ddiiễễnn bbiiếếnn));; đđỉỉnnhh đđiiểểmm ((llàà tthhờờii

đđiiểểmm ccaaoo ttrrààoo ttrroonngg qquuáá ttrrììnnhh xxuunngg đđộộtt));; ggiiảảii pphháápp ((tthhờờii đđiiểểmm xxuunngg đđộộtt đđưượợcc

ggiiảảii qquuyyếếtt)),, vvàà bbààii hhọọcc lluuâânn llýý.. TTuuỳỳ tthheeoo đđộộ ddààii mmàà ttrruuyyệệnn nnggắắnn ccóó tthhểể tthheeoo hhooặặcc

kkhhôônngg tthheeoo mmôô hhììnnhh nnààyy.. MMộộtt ssốố ttrruuyyệệnn hhooàànn ttooàànn bbỏỏ qquuaa kkhhuuôônn mmẫẫuu……

TTừừ đđiiểểnn tthhuuậậtt nnggữữ vvăănn hhọọcc tthhìì cchhoo rrằằnngg:: ““KKhháácc vvớớii ttiiểểuu tthhuuyyếếtt,, llàà tthhểể llooạạii

cchhiiếếmm llĩĩnnhh đđờờii ssốốnngg ttrroonngg ttooàànn bbộộ ssựự đđầầyy đđặặnn vvàà ttooàànn vvẹẹnn ccủủaa nnóó,, ttrruuyyệệnn nnggắắnn

tthhưườờnngg hhưướớnngg đđếếnn vviiệệcc kkhhắắcc hhọọaa mmộộtt hhììnnhh ttưượợnngg,, pphháátt hhiiệệnn mmộộtt nnéétt bbảảnn cchhấấtt

Page 30: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

22

ttrroonngg qquuaann hhệệ nnhhâânn ssiinnhh hhaayy đđờờii ssốốnngg ttââmm hhồồnn ccoonn nnggưườờii”” [[99,, ttrr 337711]].. TThheeoo ccáácc

nnhhàà bbiiêênn ssooạạnn ssáácchh ““LLíí lluuậậnn VVăănn hhọọcc””,, llàà ttáácc pphhẩẩmm ttựự ssựự ccỡỡ nnhhỏỏ,, ““TTrruuyyệệnn nnggắắnn

đđíícchh tthhựựcc xxuuấấtt hhiiệệnn ttưươơnngg đđốốii mmuuộộnn ttrroonngg llịịcchh ssửử vvăănn hhọọcc.. TTáácc ggiiảả ttrruuyyệệnn nnggắắnn

tthhưườờnngg hhưướớnngg ttớớii kkhhắắcc hhọọaa mmộộtt hhiiệệnn ttưượợnngg,, pphháátt hhiiệệnn mmộộtt nnéétt bbảảnn cchhấấtt ttrroonngg

qquuaann hhệệ ccoonn nnggưườờii hhaayy đđờờii ssốốnngg ttââmm hhồồnn ccoonn nnggưườờii”” [[1155,,ttrr 339977]].. TTrruuyyệệnn nnggắắnn

mmaanngg ttíínnhh đđơơnn nnhhấấtt ttrroonngg vviiệệcc xxââyy ddựựnngg ttììnnhh hhuuốốnngg ttrruuyyệệnn,, nnhhâânn vvậậtt vvàà cchhủủ đđềề..

NNộộii dduunngg pphhảảnn áánnhh ccủủaa ttrruuyyệệnn nnggắắnn llàà mmộộtt vvấấnn đđềề ccủủaa đđờờii ssốốnngg,, ccủủaa ccoonn nnggưườờii..

DDoo đđóó,, nnggưườờii vviiếếtt ccầầnn ttạạoo cchhoo mmỗỗii ttrruuyyệệnn nnggắắnn mmộộtt đđộộ ccăănngg nnhhấấtt đđịịnnhh,, ccòònn đđộộcc

ggiiảả tthhìì đđọọcc ttrruuyyệệnn nnggắắnn tthheeoo ccáácchh đđọọcc lliiềềnn mmộộtt mmạạcchh kkhhôônngg nngghhỉỉ cchhoo đđếếnn kkhhii kkếếtt

tthhúúcc.. ĐĐiiềềuu nnààyy đđưượợcc nnhhàà vvăănn TTrruunngg MMỹỹ,, JJuuaann BBoosscchh kkhhẳẳnngg đđịịnnhh:: ““TTrruuyyệệnn nnggắắnn

llàà ssựự ttrrììnnhh bbààyy mmộộtt ssựự kkiiệệnn nnààoo đđóó đđáánngg cchhúú ýý.. CCốố nnhhiiêênn,, ssựự kkiiệệnn cchhỉỉ ccóó tthhểể qquuaann

ttrrọọnngg ttớớii mmứứcc nnààoo đđóó nnhhưưnngg nnóó ccầầnn đđưượợcc đđộộcc ggiiảả ttiinn ccậậyy”” vvàà ““NNgghhệệ tthhuuậậtt vviiếếtt

ttrruuyyệệnn nnggắắnn nnằằmm ởở cchhỗỗ bbiiếếtt nnhhììnn rraa mmộộtt ssựự kkiiệệnn,, ccảả qquuyyếếtt đđii tthhẳẳnngg ttớớii nnóó,, kkhhôônngg

ddừừnngg llạạii ởở nnhhữữnngg cchhii ttiiếếtt nnggưườờii vviiếếtt bbắắtt ggặặpp ggiiữữaa đđưườờnngg.. TTấấtt ccảả ccáácc cchhii ttiiếếtt pphhùù

ttrrợợ đđóó pphhảảii pphhụụcc ttùùnngg cchhoo ssựự kkiiệệnn ttrruunngg ttââmm”” [[1177,,ttrr 111166]].. TTrruuyyệệnn nnggắắnn tthhếế ggiiớớii

pphhoonngg pphhúú vvàà đđaa ddạạnngg.. CCáácc nnhhàà vvăănn ttừừnngg ssáánngg ttáácc ttrruuyyệệnn nnggắắnn đđãã ccóó nnhhữữnngg ssuuyy

nngghhĩĩ vvềề ttrruuyyệệnn nnggắắnn kkhháácc nnhhaauu.. ĐĐáánngg cchhúú ýý llàà llờờii bbàànn lluuậậnn ccủủaa KKoonnssttaannttiinn

PPaauussttoovvsskkii:: ““TTrruuyyệệnn nnggắắnn llàà mmộộtt ttrruuyyệệnn vviiếếtt nnggắắnn ggọọnn,, ttrroonngg đđóó ccááii kkhhôônngg bbììnnhh

tthhưườờnngg hhiiệệnn rraa nnhhưư mmộộtt ccááii ggìì bbììnnhh tthhưườờnngg,, vvàà ccááii ggìì bbììnnhh tthhưườờnngg hhiiệệnn rraa nnhhưư

mmộộtt ccááii ggìì kkhhôônngg bbììnnhh tthhưườờnngg”” .. [[1177,,ttrr 112299]] CCáácchh hhiiểểuu nnààyy ccóó ssựự ggặặpp ggỡỡ vvớớii ýý

kkiiếếnn ccủủaa nnhhàà vvăănn MMỹỹ,, TTrruummaann CCaappoottee vvềề ttrruuyyệệnn nnggắắnn:: ““ĐĐóó llàà mmộộtt ttáácc pphhẩẩmm

nngghhệệ tthhuuậậtt ccóó bbềề ssââuu nnhhưưnngg llạạii kkhhôônngg đđưượợcc ddààii”” [[ 1177,,ttrr 110088]].. XXuuấấtt pphháátt ttừừ dduunngg

llưượợnngg ttáácc pphhẩẩmm,, ccảả hhaaii ccââyy đđạạii tthhụụ ttrruuyyệệnn nnggắắnn tthhếế ggiiớớii đđềềuu kkhhẳẳnngg đđịịnnhh ttrruuyyệệnn

nnggắắnn pphhảảii nnggắắnn ggọọnn,, hhơơnn tthhếế nnữữaa,, ttrruuyyệệnn nnggắắnn pphhảảii llàà tthhứứ đđểể kkểể vvàà đđểể nngghhee.. ĐĐọọcc

ttrruuyyệệnn nnggắắnn llàà đđưượợcc ttiiếếpp xxúúcc vvớớii mmộộtt vvấấnn đđềề ccủủaa đđờờii ssốốnngg ccoonn nnggưườờii tthhôônngg qquuaa

llăănngg kkíínnhh ccủủaa nnggưườờii kkểể cchhuuyyệệnn.. ĐĐiiềềuu nnààyy cchhứứnngg ttỏỏ ttrruuyyệệnn nnggắắnn rraa đđờờii ttrroonngg ttììnnhh

hhuuốốnngg mmàà nnhhàà vvăănn đđãã hhộộii ttụụ đđưượợcc ssứứcc ssáánngg ttạạoo ddồồii ddààoo,, cchhíínn ttớớii vvàà ccóó nnhhuu ccầầuu

cchhiiaa ssẻẻ đđiiềềuu ttââmm hhuuyyếếtt ccủủaa mmììnnhh vvớớii đđộộcc ggiiảả,, nngghhĩĩaa llàà đđiiềềuu nnhhàà vvăănn mmuuốốnn nnóóii

pphhảảii tthhàànnhh mmộộtt ccââuu cchhuuyyệệnn,, pphhảảii đđeemm llạạii mmộộtt hhiiệệuu qquuảả,, mmộộtt ấấnn ttưượợnngg cchhoo nnggưườờii

Page 31: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

23

đđọọcc bbằằnngg ddụụnngg ccôônngg kkỹỹ tthhuuậậtt vviiếếtt,, bbằằnngg ttrríí ttưưởởnngg ttưượợnngg ccủủaa nnhhàà vvăănn íítt nnhhiiềềuu ddựựaa

ttrrêênn ccááii ccááii ggốốcc rrễễ ccủủaa đđờờii ssốốnngg ccoonn nnggưườờii.. QQuuaa vviiệệcc ttììmm hhiiểểuu mmộộtt ssốố qquuaann nniiệệmm

vvềề ttrruuyyệệnn nnggắắnn ccủủaa ccáácc nnhhàà vvăănn ttrroonngg vvàà nnggooààii nnưướớcc,, cchhúúnngg ttaa nnhhậậnn tthhấấyy ttrruuyyệệnn

nnggắắnn llàà mmộộtt tthhểể ttààii mmàà ““hhììnnhh tthhứứcc nnhhỏỏ”” nnhhưưnngg ““kkhhôônngg ccóó nngghhĩĩaa llàà nnộộii dduunngg

kkhhôônngg llớớnn llaaoo”” [[1177,, ttrr112244]].. ĐĐưượợcc ssiinnhh rraa ttừừ nnhhữữnngg ccââuu cchhuuyyệệnn kkểể hhằằnngg nnggààyy rrấấtt

ttựự nnhhiiêênn,, ttrruuyyệệnn nnggắắnn hhììnnhh tthhàànnhh vvàà pphháátt ttrriiểểnn vvưượợtt bbậậcc vvớớii ssứứcc mmạạnnhh ddẻẻoo ddaaii pphhii

tthhưườờnngg qquuaa ssựự ssáánngg ttạạoo ccủủaa nnhhiiềềuu tthhếế hhệệ nnhhàà vvăănn.. ĐĐếếnn nnaayy ttrruuyyệệnn nnggắắnn đđãã kkhhẳẳnngg

đđịịnnhh vvịị ttrríí ccủủaa mmììnnhh ttrroonngg hhệệ tthhốốnngg tthhểể llooạạii ttựự ssựự ccủủaa vvăănn hhọọcc tthhếế ggiiớớii.. NNhhữữnngg

kkhhááii nniiệệmm vvềề ttrruuyyệệnn nnggắắnn nnhhưư ttrrêênn đđãã pphhầầnn nnààoo ggiiúúpp cchhúúnngg ttaa đđii vvààoo ttììmm hhiiểểuu

đđặặcc ttrrưưnngg ttrruuyyệệnn nnggắắnn..

** ĐĐặặcc ttrrưưnngg

-- ĐĐặặcc ttrrưưnngg ccơơ bbảảnn nnhhấấtt ccủủaa ttrruuyyệệnn nnggắắnn cchhíínnhh llàà ttíínnhh cchhấấtt nnggắắnn ggọọnn,, ccôô

đđúúcc bbắắtt nngguuồồnn ttừừ dduunngg llưượợnngg ccủủaa ttáácc pphhẩẩmm.. TTrruuyyệệnn nnggắắnn nnổổii bbậậtt llêênn ởở dduunngg

llưượợnngg ““nnggắắnn””.. NNggaayy bbảảnn tthhâânn tthhuuậậtt nnggữữ ““ttrruuyyệệnn nnggắắnn”” ttrroonngg ttiiếếnngg VViiệệtt đđãã nnóóii rrõõ

đđiiềềuu nnààyy.. TTáácc pphhẩẩmm ttrruuyyệệnn nnggắắnn pphhảảii ccóó ssựự qquuyy đđịịnnhh vvềề kkhhốốii llưượợnngg ccââuu cchhữữ

““nnggắắnn”” ttrroonngg nnộộii dduunngg pphhảảii ccóó ““ttrruuyyệệnn””.. NNhhàà vvăănn AAnnttôônnôôpp cchhoo rrằằnngg:: ““CChhíínnhh

vviiệệcc ttrruuyyệệnn nnggắắnn pphhảảii nnggắắnn kkhhiiếếnn cchhoo nnóó ttựự pphhâânn bbiiệệtt mmộộtt ccáácchh ddứứtt kkhhooáátt vvàà

rràànnhh rrọọtt bbêênn ccạạnnhh ttrruuyyệệnn vvừừaa vvàà ttiiểểuu tthhuuyyếếtt”” [[1177,, ttrr117799]].. NNhhàà vvăănn TTôô HHooààii ccũũnngg

cchhoo rrằằnngg ““TTrruuyyệệnn nnggắắnn cchhíínnhh llàà ccưưaa llấấyy mmộộtt kkhhúúcc ccủủaa đđờờii ssốốnngg”” [[ 1177,, ttrr99]].. NNhhưư

vvậậyy,, dduunngg llưượợnngg ““nnggắắnn”” vvừừaa llàà kkhhốốii llưượợnngg ccââuu cchhữữ vvừừaa llàà nnộộii dduunngg pphhảảnn áánnhh ccủủaa

ttrruuyyệệnn nnggắắnn,, đđồồnngg tthhờờii ccòònn llàà qquuyy ttắắcc ssáánngg ttạạoo ccủủaa nnhhàà vvăănn.. TThheeoo đđịịnnhh nngghhĩĩaa ccổổ

đđiiểểnn ttrruuyyệệnn nnggắắnn llàà ttrruuyyệệnn ccóó tthhểể đđọọcc cchhỉỉ ttrroonngg cchhốốcc lláátt,, mmộộtt đđiiểểmm đđưượợcc nnhhấấnn

mmạạnnhh ttrroonngg ttáácc pphhẩẩmm ccủủaa EEddggaarr AAllllaann PPooee''ss ""TThhee PPhhiilloossoopphhyy ooff CCoommppoossiittiioonn""

((11884466)).. MMộộtt ssốố đđịịnnhh nngghhĩĩaa kkhháácc qquuyy đđịịnnhh ssốố llưượợnngg ttừừ nnggữữ ttốốii đđaa llàà kkhhooảảnngg 77000000

đđếếnn 99000000 ttừừ.. HHiiệệnn nnaayy đđịịnnhh nngghhĩĩaa ttrruuyyệệnn nnggắắnn đđưượợcc ddùùnngg cchhoo ccáácc ttáácc pphhẩẩmm

kkhhôônngg ddààii qquuáá 2200,,000000 ttừừ vvàà kkhhôônngg nnggắắnn hhơơnn 11000000 ttừừ.. CCáácc ttrruuyyệệnn nnggắắnn hhơơnn 11000000

ttừừ đđưượợcc ggọọii llàà ““ttiiểểuu tthhuuyyếếtt ccựựcc nnggắắnn”” hhooặặcc ““ttrruuyyệệnn rrấấtt nnggắắnn”” [[88,, ttrr 3333]].. CCũũnngg

tthheeoo AAnnttôônnốốpp,, dduunngg llưượợnngg ttrruuyyệệnn nnggắắnn ccổổ đđiiểểnn ssẽẽ ttừừ bbảảyy,, ttáámm ttrraanngg đđáánnhh mmááyy..

TThhựựcc ttếế ssáánngg ttáácc llạạii kkhháácc,, ýý kkiiếếnn ccủủaa LLêê HHuuyy BBắắcc đđáánngg đđểể ssuuyy nnggẫẫmm:: ““DDuunngg

Page 32: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

24

llưượợnngg ttrruuyyệệnn nnggắắnn kkééoo ddààii ttừừ vvààii cchhụụcc cchhữữ đđếếnn 2200..000000 cchhữữ”” [[44,, ttrr2288]].. NNhhưư vvậậyy,,

tthhểể ttààii nnààyy kkhhôônngg qquuyy đđịịnnhh nngghhiiêêmm nnggặặtt kkhhốốii llưượợnngg cchhữữ vviiếếtt.. TTrruuyyệệnn nnggắắnn vvẫẫnn

ccóó đđộộ ccoo ggiiããnn hhợợpp llýý,, ttùùyy tthheeoo nnộộii dduunngg ttáácc ggiiảả cchhuuyyểểnn ttảảii ssẽẽ ccóó hhììnnhh tthhứứcc pphhùù

hhợợpp.. NNggooààii rraa,, nnggưườờii đđọọcc bbááoo ccũũnngg ccầầnn qquuaann ttââmm nnhhiiềềuu đđếếnn tthhờờii ggiiaann đđọọcc.. ĐĐểể

llààmm rrõõ đđiiềềuu nnààyy,, ýý kkiiếếnn ccủủaa SS.. MMaauugghhaamm,, nnhhàà vvăănn hhiiệệnn đđạạii nnggưườờii AAnnhh llạạii rrấấtt ggầầnn

ggũũii vvớớii ýý kkiiếếnn EE.. PPooee,, nnhhàà vvăănn MMỹỹ,, ởở cchhỗỗ:: ““TTrruuyyệệnn nnggắắnn llàà mmộộtt ttáácc pphhẩẩmm ttùùyy ddààii

nnggắắnn,, nnggưườờii ttaa ccóó tthhểể đđọọcc đđưượợcc ttrroonngg mmưườờii pphhúútt hhaayy mmộộtt ggiiờờ,, ttrroonngg đđóó mmọọii vviiệệcc

cchhỉỉ lliiêênn qquuaann đđếếnn mmộộtt đđốốii ttưượợnngg hhaayy mmộộtt ttrrưườờnngg hhợợpp dduuyy nnhhấấtt,, đđưượợcc xxáácc đđịịnnhh rrõõ

rràànngg.. HHooặặcc nnhhưư mmọọii cchhuuyyệệnn ccóó lliiêênn qquuaann ttớớii mmộộtt llooạạtt ttrrưườờnngg hhợợpp kkhháácc nnhhaauu

nnữữaa,, ttấấtt ccảả pphhảảii đđưượợcc pphhốốii hhợợpp llạạii ttrroonngg mmộộtt hhììnnhh tthhứứcc ttrrọọnn vvẹẹnn.. TTrruuyyệệnn nnggắắnn

ccầầnn pphhảảii vviiếếtt ssaaoo đđểể nnggưườờii ttaa kkhhôônngg tthhểể bbổổ ssuunngg tthhêêmm vvààoo đđóó cchhúútt ggìì,, ccũũnngg

kkhhôônngg tthhểể rrúútt rraa bbớớtt cchhúútt ggìì hhếếtt”” [[ 1177,, ttrr118822 ]].. NNhhưư vvậậyy,, tthhờờii ggiiaann cchhoo pphhéépp llàà ttừừ

ddăămm bbảảyy pphhúútt cchhoo đđếếnn hhơơnn mmộộtt ggiiờờ đđồồnngg hhồồ đđểể ccóó tthhểể đđọọcc mmộộtt ttrruuyyệệnn nnggắắnn llàà

hhooàànn ttooàànn pphhùù hhợợpp vvớớii pphhầầnn đđôônngg ccôônngg cchhúúnngg hhiiệệnn đđạạii..

-- ĐĐặặcc ttrrưưnngg tthhứứ hhaaii ccủủaa ttrruuyyệệnn nnggắắnn cchhíínnhh llàà ttíínnhh nnhhấấtt qquuáánn ởở ccáácc pphhưươơnngg

tthhứứcc bbiiểểuu hhiiệệnn:: ttììnnhh hhuuốốnngg ttrruuyyệệnn,, nnhhâânn vvậậtt,, ggiiọọnngg đđiiệệuu,, nnggôônn nnggữữ…… TTrruuyyệệnn

nnggắắnn bbộộcc llộộ rrõõ kkhhuuyynnhh hhưướớnngg kkhhắắcc hhọọaa ““ttíínnhh cchhấấtt đđơơnn nnhhấấtt……vvềề mmặặtt cchhọọnn ttììnnhh

tthhếế…… ggiiọọnngg đđiiệệuu……nnhhâânn vvậậtt……””.. [[2211,, ttrr337799]].. NNhhàà nngghhiiêênn ccứứuu HHuuỳỳnnhh NNhhưư

PPhhưươơnngg đđãã ttổổnngg lluuậậnn nnhhưư ssaauu:: ““CCóó tthhểể ssoo ssáánnhh vviiệệcc đđọọcc ttiiểểuu tthhuuyyếếtt vvớớii mmộộtt ccuuộộcc

đđii ddạạoo xxuuyyêênn qquuaa nnhhữữnngg đđịịaa đđiiểểmm kkhháácc nnhhaauu vvàà ggiiảả đđịịnnhh ccóó mmộộtt llầầnn ââmm tthhầầmm

qquuaayy llạạii;; ccòònn đđọọcc ttrruuyyệệnn nnggắắnn tthhìì ggiiốốnngg nnhhưư lleeoo llêênn mmộộtt nnggọọnn đđồồii đđểể tthhưưởởnngg llããmm

ttooàànn ccảảnnhh tthhiiêênn nnhhiiêênn ttừừ mmộộtt đđộộ ccaaoo””.. [[1199 ,,ttrr7733]].. SSựự ssoo ssáánnhh hhììnnhh ttưượợnngg nnààyy

ggiiúúpp cchhúúnngg ttaa ccóó ccááii nnhhììnn ssââuu ssắắcc hhơơnn kkhhii ttììmm hhiiểểuu nnhhữữnngg bbiiểểuu hhiiệệnn nngghhệệ tthhuuậậtt

ccủủaa ttrruuyyệệnn nnggắắnn..

CCốốtt ttrruuyyệệnn llàà tthhàànnhh pphhầầnn qquuaann ttrrọọnngg,, ccốốtt yyếếuu ccủủaa ttựự ssựự,, đđặặcc bbiiệệtt ccóó vvaaii ttrròò

qquuaann ttrrọọnngg ttrroonngg ttrruuyyệệnn nnggắắnn.. SS.. MMaauugghhaamm đđãã ttừừnngg cchhoo rrằằnngg:: ““NNhhàà vvăănn ssốốnngg

bbằằnngg ccốốtt ttrruuyyệệnn,, yy nnhhưư hhọọaa ssĩĩ ssốốnngg bbằằnngg mmààuu vvàà bbúútt vvẽẽ vvậậyy”” [[77,,ttrr1166]].. ĐĐiiềềuu nnààyy

cchhứứnngg ttỏỏ ccốốtt ttrruuyyệệnn llàà nnơơii tthhửử tthháácchh ssựự ssáánngg ttạạoo ccủủaa nnhhàà vvăănn.. VVớớii cchhứứcc nnăănngg

cchhíínnhh llàà bbộộcc llộộ ccáácc mmââuu tthhuuẫẫnn qquuaann ttrrọọnngg ttrroonngg đđờờii ssốốnngg,, ccốốtt ttrruuyyệệnn ccủủaa ttrruuyyệệnn

Page 33: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

25

nnggắắnn ccóó tthhểể đđưượợcc kkhhaaii tthháácc ttừừ ccáácc ssựự kkiiệệnn ccóó tthhậậtt ttrroonngg đđờờii ssốốnngg,, ttừừ ccáácc ttáácc pphhẩẩmm

vvăănn hhọọcc,, ttừừ kkiinnhh nngghhiiệệmm ssốốnngg ccủủaa bbảảnn tthhâânn ttáácc ggiiảả hhooặặcc ttưưởởnngg ttưượợnngg hhooàànn ttooàànn

nnhhưưnngg đđềềuu đđưượợcc nnhhààoo nnặặnn qquuaa ssựự hhưư ccấấuu nngghhệệ tthhuuậậtt ccủủaa nnhhàà vvăănn.. VViiệệcc ssáánngg ttạạoo

rraa ccốốtt ttrruuyyệệnn ttừừ nnhhữữnngg ssựự kkiiệệnn ttrroonngg đđờờii ssốốnngg ccủủaa nnhhàà vvăănn kkhhiiếếnn hhọọ nnggaanngg hhàànngg

vvớớii ccôônngg vviiệệcc ccủủaa nnhhữữnngg nnggưườờii tthhợợ llààmm rraa nnggọọcc qquuýý.. SSoo vvớớii ttiiểểuu tthhuuyyếếtt,, ““ccốốtt

ttrruuyyệệnn ccủủaa ttrruuyyệệnn nnggắắnn tthhưườờnngg ddiiễễnn rraa ttrroonngg mmộộtt tthhờờii ggiiaann,, kkhhôônngg ggiiaann hhạạnn cchhếế,,

cchhứứcc nnăănngg ccủủaa nnóó nnóóii cchhuunngg llàà nnhhậậnn rraa mmộộtt đđiiềềuu ggìì đđóó ssââuu ssắắcc vvềề ccuuộộcc đđờờii,, vvềề

ttììnnhh nnggưườờii”” [[99 ,,ttrr337711]]..

TTrruuyyệệnn nnggắắnn llạạii ttậậpp ttrruunngg vvààoo mmộộtt kkhhooảảnnhh kkhhắắcc ttrroonngg ccuuộộcc đđờờii nnhhâânn vvậậtt..

DDoo đđóó,, vviiệệcc ssáánngg ttạạoo ttrruuyyệệnn nnggắắnn yyêêuu ccầầuu nnhhàà vvăănn pphhảảii ttììmm rraa đđưượợcc mmộộtt ttììnnhh

hhuuốốnngg ttrruuyyệệnn.. TTììnnhh hhuuốốnngg ttrruuyyệệnn llàà tthhờờii đđiiểểmm mmộộtt ssựự vviiệệcc,, mmộộtt ssựự kkiiệệnn xxảảyy rraa

đđốốii vvớớii nnhhâânn vvậậtt,, đđưưaa nnhhâânn vvậậtt vvààoo ttììnnhh tthhếế pphhảảii đđốốii đđầầuu,, pphhảảii bbộộcc llộộ ttíícchh ccáácchh vvàà

hhàànnhh đđộộnngg,, ttứứcc llàà vvấấnn đđềề cchhíínnhh ccủủaa ttrruuyyệệnn nnggắắnn đđưượợcc mmởở rraa.. VVớớii mmỗỗii ttrruuyyệệnn

nnggắắnn,, ccơơ bbảảnn nnhhấấtt llàà nnggưườờii vviiếếtt pphhảảii ttììmm rraa,, pphhảảii ssáánngg ttạạoo cchhoo đđưượợcc mmộộtt ttììnnhh

hhuuốốnngg ttrruuyyệệnn,, ccááii mmàà ccáácc nnhhàà nngghhiiêênn ccứứuu,, ccáácc nnhhàà vvăănn nnưướớcc ttaa ggọọii llàà ““ccááii

mmoommeenntt””,, ““ccááii ttììnnhh tthhếế””,, ““ttììnnhh hhuuốốnngg”” hhaayy ““ccááii pphhúútt cchhốốcc””.. NNhhàà vvăănn pphhảảii ttạạoo

rraa ttììnnhh hhuuốốnngg ssaaoo cchhoo ““cchhââuu ttuuầầnn llạạii nnhhữữnngg ccoonn nnggưườờii vvốốnn ccáácchh xxaa nnhhaauu,, cchhoo hhọọ

tthhaamm ggiiaa vvààoo cchhủủ đđềề ggiiữữaa hhọọ vvớớii nnhhaauu,, ssẽẽ nnảảyy rraa ttíínnhh ccáácchh ccủủaa hhọọ”” [[1177 ,,ttrr5522]].. VVìì

vvậậyy,, nnhhâânn vvậậtt tthhưườờnngg đđưượợcc đđặặtt ttrroonngg ttììnnhh hhuuốốnngg đđốốii ddiiệệnn vvớớii hhooàànn ccảảnnhh hhooặặcc đđốốii

ddiiệệnn vvớớii cchhíínnhh mmììnnhh.. NNóóii nnhhưư NNgguuyyêênn NNggọọcc,, mmỗỗii ttrruuyyệệnn nnggắắnn pphhảảii ““đđiiểểmm hhuuyyệệtt

hhiiệệnn tthhựựcc”” bbằằnngg ccáácchh ““mmỗỗii ttrruuyyệệnn nnggắắnn bbaaoo ggiiờờ ccũũnngg đđưượợcc xxââyy ddựựnngg ttrrêênn mmộộtt

ttììnnhh hhuuốốnngg vvàà kkhhaaii tthháácc ttììnnhh hhuuốốnngg đđóó”” [[2222,,ttrr336655]].. NNhhàà vvăănn xxââyy ddựựnngg ttrruuyyệệnn

nnggắắnn tthhưườờnngg ttrrêênn ccơơ ssởở kkhhaaii tthháácc mmộộtt mmốốii xxuunngg đđộộtt,, mmộộtt mmââuu tthhuuẫẫnn,, mmộộtt ttaann vvỡỡ,,

mmộộtt ssaaii llầầmm hhaayy mmộộtt ttưươơnngg pphhảảnn đđểể ttììmm rraa ccááii kkhhooảảnnhh kkhhắắcc ggiiáá ttrrịị cchhoo ttrruuyyệệnn

nnggắắnn ccủủaa mmììnnhh..

TTrroonngg xxââyy ddựựnngg ttrruuyyệệnn nnggắắnn,, vviiệệcc ttììmm rraa ccốốtt ttrruuyyệệnn vvàà ttììnnhh hhuuốốnngg ttrruuyyệệnn

cchhiiếếmm hhơơnn mmộộtt nnửửaa ggiiáá ttrrịị ccủủaa ttrruuyyệệnn nnhhưưnngg nnhhàà vvăănn ccòònn đđặặcc bbiiệệtt cchhúú ýý đđếếnn hhaaii

yyếếuu ttốố qquuaann ttrrọọnngg nnữữaa llàà cchhii ttiiếếtt vvàà kkếếtt ccấấuu ttáácc pphhẩẩmm.. CChhii ttiiếếtt cchhiiếếmm dduunngg llưượợnngg

llớớnn ttrroonngg ttrruuyyệệnn nnggắắnn,, vvìì nnóó ssẽẽ ggóópp pphhầầnn ccụụ tthhểể hhooáá ccảảnnhh ttrríí,, kkhhôônngg kkhhíí,, ttíínnhh

Page 34: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

26

ccáácchh,, hhàànnhh đđộộnngg vvàà ttââmm ttưư nnhhâânn vvậậtt.. CChhíínnhh dduunngg llưượợnngg nnggắắnn đđãã bbuuộộcc nnhhàà vvăănn

kkhhii ssáánngg ttáácc pphhảảii ttrráánnhh llốốii kkểể cchhuuyyệệnn vvòònngg vvoo,, ttrráánnhh nnhhữữnngg ccââuu,, nnhhữữnngg đđooạạnn kkểể

cchhoo ttrrôôii ccââuu cchhuuyyệệnn.. TTrruuyyệệnn nnggắắnn lluuôônn đđòòii hhỏỏii nnhhàà vvăănn pphhảảii kkhhôônngg nnggừừnngg ssáánngg

ttạạoo ttrroonngg vviiệệcc qquuaann ssáátt,, ttììmm ttòòii,, cchhọọnn llựựaa vvàà xxââyy ddựựnngg cchhii ttiiếếtt nngghhệệ tthhuuậậtt.. NNhhàà

vvăănn NNgguuyyễễnn CCôônngg HHooaann nnhhấấnn mmạạnnhh:: ““CCũũnngg nnhhưư mmuuốốnn ccááii llòò xxoo bbậậtt ccaaoo,, ttaa pphhảảii

ddùùnngg ssứứcc mmạạnnhh ấấnn ccááii ccầầnn xxuuốốnngg,, rrồồii hhããyy bbuuôônngg rraa.. CChhoo nnêênn,, mmuuốốmm ttrriiểểnn kkhhaaii

mmộộtt ýý,, mmộộtt vvấấnn đđềề tthhìì ttôôii ttììmm nnhhữữnngg cchhii ttiiếếtt đđểể ấấnn ccááii llòò xxoo ttììnnhh ccảảmm ccủủaa đđộộcc ggiiảả

xxuuốốnngg mmạạnnhh,, rrồồii đđểể ccááii llòò xxoo bbậậtt ccaaoo.. ỞỞ đđââyy kkiinnhh nngghhiiệệmm ccàànngg cchhoo tthhấấyy rrằằnngg

pphhảảii đđặặtt đđưượợcc ýý,, đđưượợcc vvấấnn đđềề tthhìì mmớớii cchhọọnn đđúúnngg cchhii ttiiếếtt ccầầnn tthhiiếếtt,, kkhhôônngg tthhaamm

llaamm,, kkhhôônngg llôônngg bbôônngg.. BBốố ttrríí kkhhôônngg cchhặặtt,, ttrruuyyệệnn nnggắắnn kkhhôônngg vviiếếtt đđưượợcc nnggắắnn””

[[2222,,ttrr 330055--330066]].. NNhhưư vvậậyy,, cchhii ttiiếếtt llàà nnộộii dduunngg ccủủaa ttrruuyyệệnn nnggắắnn.. CChhíínnhh cchhii ttiiếếtt ssẽẽ

ccụụ tthhểể cchhoo cchhủủ đđềề cchhuunngg mmàà ttáácc ggiiảả mmuuốốnn ddiiễễnn đđạạtt.. NNhhàà vvăănn VVũũ TThhịị TThhưườờnngg

kkhhẳẳnngg đđịịnnhh vvaaii ttrròò ccủủaa cchhii ttiiếếtt ttrroonngg vviiệệcc xxââyy ddựựnngg nnhhâânn vvậậtt ttrruuyyệệnn nnggắắnn nnhhưư

ssaauu:: ““TTrruuyyệệnn nnggắắnn ssốốnngg bbằằnngg nnhhâânn vvậậtt,, cchhii ttiiếếtt cchhỉỉ ccóó ýý nngghhĩĩaa kkhhii ggóópp pphhầầnn ttạạoo

nnêênn nnhhâânn vvậậtt”” [[1177,,ttrr3355]].. NNhhưư vvậậyy,, cchhii ttiiếếtt vvừừaa llàà pphhưươơnngg ttiiệệnn cchhoo nnhhàà vvăănn kkhhắắcc

hhọọaa nnhhâânn vvậậtt vvừừaa ggóópp pphhầầnn tthhểể hhiiệệnn cchhủủ đđềề,, ttưư ttưưởởnngg ccủủaa ttrruuyyệệnn nnggắắnn::TTrroonngg

ttrruuyyệệnn nnggắắnn cchhíínnhh nnhhữữnngg cchhii ttiiếếtt đđặặcc ssắắcc llààmm nnêênn ccááii ttaa vvẫẫnn tthhưườờnngg qquueenn ggọọii llàà

nnộộii dduunngg hhaayy ttưư ttưưởởnngg ccủủaa ttrruuyyệệnn ..

NNhhàà vvăănn kkhhii ssáánngg ttạạoo ttrruuyyệệnn nnggắắnn ccũũnngg rrấấtt cchhúú ýý đđếếnn ccáácchh ttổổ cchhứứcc ttáácc

pphhẩẩmm.. KKếếtt ccấấuu ttrruuyyệệnn nnggắắnn ddoo đđóó ccũũnngg đđaa ddạạnngg vvàà pphhoonngg pphhúú nnhhưư cchhíínnhh ccuuộộcc

ssốốnngg mmuuôônn mmààuu ttrroonngg tthhựựcc ttếế.. TTrruuyyệệnn nnggắắnn ccóó tthhểể đđưượợcc kkếếtt ccấấuu xxââuu cchhuuỗỗii tthheeoo

ttrrììnnhh ttựự tthhờờii ggiiaann hhooặặcc tthheeoo hhàànnhh đđộộnngg ssựự kkiiệệnn,, kkếếtt ccấấuu ttââmm llýý,, kkếếtt ccấấuu llắắpp gghhéépp

hhooặặcc kkếếtt ccấấuu đđồồnngg hhiiệệnn.. NNhhììnn cchhuunngg tthhìì ccáácc tthhủủ pphháápp kkếếtt ccấấuu ttrroonngg ttrruuyyệệnn nnggắắnn

tthhểể hhiiệệnn ccáá ttíínnhh ssáánngg ttạạoo ccủủaa nnhhàà vvăănn vvàà qquuyyếếtt đđịịnnhh ssựự tthhàànnhh ccôônngg ccủủaa ttrruuyyệệnn

nnggắắnn.. TTrroonngg ccáácchh xxââyy ddựựnngg ttrruuyyệệnn nnggắắnn,, nnhhàà vvăănn ccũũnngg ttậậpp ttrruunngg cchhúú ýý đđếếnn pphhầầnn

mmởở đđầầuu vvàà đđooạạnn kkếếtt ccủủaa ttrruuyyệệnn,, bbởởii vvìì ttrruuyyệệnn nnggắắnn đđòòii hhỏỏii ““kkhhôônngg ccóó ccááii ggìì

đđưượợcc tthhừừaa ccũũnngg yy nnhhưư ttrrêênn mmộộtt bboooonngg ttààuu qquuâânn ssựự,, ởở đđóó ttấấtt ccảả pphhảảii đđââuu vvààoo

đđấấyy”” ((AA..TTsseekkhhoovv)) [[1177,,ttrr8800]].. CCóó vvôô ssốố ccáácchh mmởở đđầầuu ttrruuyyệệnn nnggắắnn.. NNhhưưnngg qquuaann

ttrrọọnngg llàà ccââuu mmởở đđầầuu pphhảảii ““llàà mmộộtt tthhứứ ââmm cchhuuẩẩnn”” ggiiúúpp cchhoo vviiệệcc ttạạoo nnêênn ââmm hhưưởởnngg

Page 35: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

27

cchhuunngg cchhoo ttooàànn bbộộ ttrruuyyệệnn nnggắắnn.. NNhhàà vvăănn mmộộtt kkhhii đđãã ttììmm rraa đđưượợcc ccáácchh vvààoo ttrruuyyệệnn

ttứứcc llàà hhọọ đđãã ttììmm rraa ccáácchh ddẫẫnn ccââuu cchhuuyyệệnn đđóó tthheeoo mmộộtt nnhhịịpp đđiiệệuu rriiêênngg.. VVìì hhưướớnngg

ttớớii hhiiệệuu qquuảả ttáácc đđộộnngg dduuyy nnhhấấtt,, ttrruuyyệệnn nnggắắnn ccũũnngg ccầầnn pphhảảii xxââyy ddựựnngg mmộộtt đđooạạnn

kkếếtt đđộộcc đđááoo vvàà ấấnn ttưượợnngg.. CCáácchh cchhấấmm ddứứtt ccââuu cchhuuyyệệnn ccủủaa mmỗỗii nnhhàà vvăănn ssẽẽ tthhểể hhiiệệnn

ttààii nnăănngg ssáánngg ttạạoo ccủủaa hhọọ.. TTrrưướớcc đđââyy,, ttrruuyyệệnn nnggắắnn tthhưườờnngg kkếếtt tthhúúcc bbằằnngg mmộộtt kkếếtt

ccụụcc ccóó hhậậuu,, ggiiảảii qquuyyếếtt hhooàànn ttooàànn ccáácc vvấấnn đđềề.. NNggààyy nnaayy ttrruuyyệệnn nnggắắnn hhiiệệnn đđạạii

tthhưườờnngg cchhọọnn llooạạii kkếếtt tthhúúcc mmởở,, ccũũnngg ccóó tthhểể ggọọii llàà kkếếtt tthhúúcc kkhhôônngg ccóó hhậậuu..

NNggooààii rraa,, ssứứcc mmạạnnhh ccủủaa ttrruuyyệệnn nnggắắnn ccòònn ddoo nnhhâânn vvậậtt vvàà nnggôônn nnggữữ ttrruuyyệệnn

nnggắắnn đđeemm llạạii.. NNhhâânn vvậậtt cchhiiếếmm mmộộtt vvịị ttrríí đđáánngg kkểể ttrroonngg ttrruuyyệệnn nnggắắnn.. NNhhâânn vvậậtt ddoo

nnhhàà vvăănn ttạạoo rraa nnhhưưnngg nnóó ccóó mmộộtt đđờờii ssốốnngg rriiêênngg ttrroonngg ttáácc pphhẩẩmm vvăănn hhọọcc.. KKhhii ssáánngg

ttáácc ttrruuyyệệnn nnggắắnn ccũũnngg llàà llúúcc nnhhàà vvăănn ttááii hhiiệệnn llạạii ssựự ssốốnngg.. BBấấtt ccứứ cchhủủ đđềề nnààoo,, ttưư

ttưưởởnngg nnààoo đđềềuu đđưượợcc nnhhâânn vvậậtt tthhểể hhiiệệnn qquuaa ttââmm ttrrạạnngg,, hhàànnhh đđộộnngg.. NNhhâânn vvậậtt ccóó tthhểể

llàà nnggưườờii tthhậậtt hhooặặcc nnhhâânn vvậậtt ssáánngg ttạạoo hhooàànn ttooàànn.. VVớớii ttrruuyyệệnn nnggắắnn,, nnhhâânn vvậậtt ccóó tthhểể

llàà đđồồ vvậậtt nnhhưư cchhiiếếcc qquuaann ttààii ttrroonngg ttrruuyyệệnn nnggắắnn ccùùnngg ttêênn ccủủaa NNgguuyyễễnn CCôônngg HHooaann,,

ccóó tthhểể llàà ccoonn vvậậtt nnhhưư ccoonn vvooii ttrroonngg ttrruuyyệệnn nnggắắnn CChhúú vvooii ccoonn ccủủaa

RR..KKiipplliinngg……nnhhưưnngg pphhầầnn llớớnn nnhhâânn vvậậtt ttrroonngg ttrruuyyệệnn nnggắắnn llàà ccoonn nnggưườờii.. CCoonn nnggưườờii

ttrroonngg ttrruuyyệệnn nnggắắnn vvìì vvậậyy ccóó tthhểể nnhhiiềềuu,, nnhhưưnngg tthhôônngg tthhưườờnngg,, mmỗỗii ttrruuyyệệnn nnggắắnn

cchhỉỉ nnêênn kkhhắắcc hhọọaa mmộộtt vvààii cchhâânn dduunngg,, ttíínnhh ccáácchh llàà đđãã đđạạtt yyêêuu ccầầuu.. NNếếuu ““nnhhâânn vvậậtt

cchhíínnhh ccủủaa ttiiểểuu tthhuuyyếếtt tthhưườờnngg llàà mmộộtt tthhếế ggiiớớii,, tthhìì nnhhâânn vvậậtt ttrruuyyệệnn nnggắắnn tthhưườờnngg llàà

mmộộtt mmảảnnhh nnhhỏỏ ccủủaa tthhếế ggiiớớii.. NNhhâânn vvậậtt ttrruuyyệệnn nnggắắnn tthhưườờnngg llàà hhiiệệnn tthhâânn cchhoo mmộộtt

ttrrạạnngg tthhááii qquuaann hhệệ xxãã hhộộii,, ýý tthhứứcc xxãã hhộộii hhooặặcc ttrrạạnngg tthhááii ttồồnn ttạạii ccủủaa ccoonn nnggưườờii””

[[1155,,ttrr7733]].. ĐĐââyy ccũũnngg llàà đđiiểểmm pphhâânn bbiiệệtt ggiiữữaa ttrruuyyệệnn nnggắắnn vvàà ccáácc tthhểể ttààii ttựự ssựự kkhháácc..

DDùù kkhhôônngg ttrrọọnn vvẹẹnn mmộộtt ccuuộộcc đđờờii nnhhưưnngg qquuaa vvààii ccảảnnhh đđờờii,, nnhhữữnngg cchhốốcc lláátt ttrroonngg

ccuuộộcc đđờờii nnhhâânn vvậậtt tthhìì nnhhàà vvăănn vvẫẫnn đđủủ ssứứcc llôôii ccuuốốnn bbạạnn đđọọcc ccùùnngg ssuuyy nnggẫẫmm vvềề

ccuuộộcc đđờờii..

MMỗỗii ttrruuyyệệnn nnggắắnn llàà mmộộtt ccôônngg ttrrììnnhh ssáánngg ttạạoo ccủủaa nnhhàà vvăănn mmàà nnggôônn nnggữữ llàà

mmộộtt ttrroonngg ccáácc nnhhâânn ttốố đđặặcc ttrrưưnngg ttạạoo tthhàànnhh ttáácc pphhẩẩmm.. SSựự ttổổ cchhứứcc ttrruuyyệệnn nnggắắnn ccòònn

pphhụụ tthhuuộộcc vvààoo nngghhệệ tthhuuậậtt ssửử ddụụnngg nnggôônn ttừừ nngghhệệ tthhuuậậtt ccủủaa ttáácc ggiiảả.. SSeerrggeeii

VVoovvoonniinn,, nnhhàà vvăănn LLiiêênn XXôô hhiiệệnn đđạạii,, đđãã nnhhậậnn đđịịnnhh vvềề nnggôônn nnggữữ ttrruuyyệệnn nnggắắnn ““tthhứứ

Page 36: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

28

nnggôônn nnggữữ ccôô đđọọnngg,, cchhíínnhh xxáácc,, ttrroonngg ssáánngg vvàà vvaanngg llêênn tthheeoo ccáácchh ccủủaa mmììnnhh.. CChhíínnhh

tthhứứ nnggôônn nnggữữ nnààyy ttrruuyyềềnn đđạạtt ttưư ttưưởởnngg,, xxââyy ddựựnngg ttíínnhh ccáácchh,, kkhhiiếếnn cchhoo ttrruuyyệệnn

nnggắắnn ttrràànn đđầầyy nnhhạạcc đđiiệệuu”” [[1177,, ttrr116688 ]].. NNhhưư vvậậyy,, cchhúúnngg ttaa ccóó tthhểể hhiiểểuu nnggôônn nnggữữ

ttrruuyyệệnn nnggắắnn llàà nnggôônn nnggữữ đđưượợcc ýý tthhứứcc ccaaoo đđộộ.. TTrroonngg cchhuuẩẩnn mmựựcc nnggắắnn ggọọnn,, ccôô đđúúcc

ccủủaa mmììnnhh,, ttrruuyyệệnn nnggắắnn bbuuộộcc nnhhàà vvăănn pphhảảii ccẩẩnn ttrrọọnngg ttrroonngg vviiệệcc ssửử ddụụnngg ccââuu cchhữữ..

NNhhàà vvăănn MMaa VVăănn KKhháánngg nnóóii vvềề nnhhữữnngg kkiinnhh nngghhiiệệmm vviiếếtt vvăănn nnhhưư ssaauu:: ““VVớớii

nnggưườờii vviiếếtt ttrruuyyệệnn nnggắắnn,, ccááii kkhhóó bbắắtt đđầầuu nnggaayy ởở cchhữữ ddùùnngg……CCââuu ttrroonngg ttrruuyyệệnn

nnggắắnn ccũũnngg pphhảảii ccâânn nnhhắắcc llắắmm”” [[1177,, ttrr 6699]].. ĐĐââyy llàà đđiiềềuu mmàà hhầầuu nnhhưư ccáácc nnhhàà vvăănn

nnưướớcc nnggooààii vvàà VViiệệtt NNaamm đđềềuu tthhốốnngg nnhhấấtt vvớớii nnhhaauu rrằằnngg ssáánngg ttáácc ttrruuyyệệnn nnggắắnn llàà

mmộộtt ccôônngg vviiệệcc ggặặpp nnhhiiềềuu kkhhóó kkhhăănn.. TTrrêênn mmảảnnhh đđấấtt ttrruuyyệệnn nnggắắnn nnààyy,, mmỗỗii nnhhàà vvăănn

pphhảảii llàà mmộộtt nnggưườờii llààmm vvưườờnn ccầầnn mmẫẫnn vvàà ssaayy mmêê ssáánngg ttạạoo ccââuu cchhữữ,, pphhảảii llaaoo ttââmm

kkhhổổ ttứứ kkhhôônngg nnggừừnngg ..MMỗỗii nnhhàà vvăănn vviiếếtt ttrruuyyệệnn nnggắắnn pphhảảii ttốốnn nnhhiiềềuu ccôônngg ssứứcc ggọọtt

ggiiũũaa,, cchhọọnn llọọcc llờờii vvăănn nngghhệệ tthhuuậậtt ggồồmm nnggôônn nnggôônn nnggữữ nnggưườờii kkểể cchhuuyyệệnn,, nnggôônn

nnggữữ nnhhâânn vvậậtt vvàà ggiiọọnngg đđiiệệuu ccủủaa ttrruuyyệệnn.. MMộộtt ttrruuyyệệnn nnggắắnn hhaayy kkhhôônngg pphhảảii cchhỉỉ đđạạtt

đđưượợcc nnggôônn nnggữữ nnggắắnn ggọọnn,, ssúúcc ttíícchh,, ggiiààuu ddưư ââmm ttrroonngg llòònngg đđộộcc ggiiảả ““ttuuyyệệtt vvờờii”” mmàà

ccòònn pphhảảii đđạạtt ssựự ggiiảảnn ddịị đđểể mmọọii nnggưườờii hhiiểểuu.. NNhhàà vvăănn WWiilllliiaamm FFaauullnneerr đđãã yyêêuu ccầầuu::

““NNhhàà vvăănn pphhảảii ssửử ddụụnngg nnggôônn nnggữữ ssaaoo cchhoo mmọọii nnggưườờii ccóó tthhểể ttiiếếpp nnhhậậnn đđưượợcc,, vvàà

ttrroonngg nnhhữữnngg ggìì aannhh vviiếếtt rraa,, mmỗỗii llờờii vvaanngg llêênn mmộộtt ýý nngghhĩĩaa đđặặcc bbiiệệtt mmàà mmọọii nnggưườờii

ccóó tthhểể đđồồnngg ttììnnhh”” [[1177,,ttrr110022]].. NNhhưư vvậậyy,, nnggôônn nnggữữ ttrruuyyệệnn nnggắắnn đđặặtt rraa yyêêuu ccầầuu hhếếtt

ssứứcc qquuaann ttrrọọnngg llàà nnhhàà vvăănn pphhảảii kkhhôônngg nnggừừnngg ttrraauu ddồồii vvốốnn nnggôônn nnggữữ cchhuunngg ccủủaa

ddâânn ttộộcc mmììnnhh mmàà ccòònn pphhảảii ttíícchh llũũyy vvốốnn ssốốnngg vvàà kkhhôônngg nnggừừnngg hhọọcc hhỏỏii,, ttììmm hhiiểểuu

vvàà ssáánngg ttạạoo đđểể đđeemm llạạii cchhoo ttrruuyyệệnn nnggắắnn tthhứứ nnggôônn nnggữữ rriiêênngg ccôô ggọọnn vvàà đđiiêêuu lluuyyệệnn

nnhhấấtt..

-- TTíínnhh hhiiệệuu qquuảả ccaaoo llààmm nnêênn đđặặcc ttrrưưnngg tthhứứ bbaa ccủủaa ttrruuyyệệnn nnggắắnn.. NNhhàà nngghhiiêênn

ccứứuu VV.. PPaarrrriinnggttoonn đđưưaa rraa lluuậậnn đđiiểểmm:: ““TTrruuyyệệnn nnggắắnn tthhưườờnngg đđưượợcc ccooii llàà tthhểể ttààii

ttrroonngg đđóó tthhểể hhiiệệnn rrõõ rràànngg nnhhấấtt ttiinnhh tthhầầnn ddâânn ttộộcc MMỹỹ ttứứcc ýý hhưướớnngg ssùùnngg bbááii hhiiệệuu

qquuảả,, ccốố hhếếtt ssứứcc llooạạii bbỏỏ nnhhữữnngg ggìì ddưư tthhừừaa vvàà mmộộtt nnỗỗii kkhhaaoo kkhháátt tthhưườờnngg xxuuyyêênn llàà

đđii ttììmm mmộộtt tthhứứ kkỹỹ tthhuuậậtt ssaaoo cchhoo đđáánngg ggọọii llàà hhooàànn tthhiiệệnn”” [[1177,,ttrr119900]].. TTrroonngg nnhhậậnn

đđịịnnhh nnààyy,, ttáácc ggiiảả nnhhấấnn mmạạnnhh hhiiệệuu qquuảả ttáácc đđộộnngg ccủủaa ttrruuyyệệnn nnggắắnn ảảnnhh hhưưởởnngg đđếếnn

Page 37: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

29

ccảả hhaaii pphhííaa nnggưườờii ssáánngg ttáácc vvàà nnggưườờii ttiiếếpp nnhhậậnn.. ĐĐốốii vvớớii nnggưườờii ttiiếếpp nnhhậậnn,, ttiiềềmm llựựcc

ttáácc đđộộnngg ccủủaa ttrruuyyệệnn nnggắắnn llàà ttạạoo rraa mmộộtt ““ssứứcc nnổổ rrấấtt llớớnn”” [[1177,,ttrr7733]].. VViiệệcc đđọọcc

ttrruuyyệệnn nnggắắnn đđeemm llạạii cchhoo đđộộcc ggiiảả ssựự tthhỏỏaa mmããnn ttrríí óócc,, ssựự hhưưnngg pphhấấnn ttiinnhh tthhầầnn bbằằnngg

nnhhữữnngg nnụụ ccưườờii rrạạnngg rrỡỡ hhooặặcc nnhhữữnngg ddòònngg nnưướớcc mmắắtt ứứaa ttrrààoo.. VViiệệcc ssáánngg ttạạoo ttrruuyyệệnn

nnggắắnn ccũũnngg đđặặtt rraa mmộộtt yyêêuu ccầầuu ccaaoo đđốốii vvớớii nnhhàà vvăănn llàà mmỗỗii ttrruuyyệệnn nnggắắnn bbắắtt bbuuộộcc

pphhảảii đđểể llạạii mmộộtt ấấnn ttưượợnngg.. TTrruuyyệệnn nnggắắnn nnààoo kkhhôônngg đđểể llạạii ddưư vvịị ggìì ttrroonngg llòònngg bbạạnn

đđọọcc tthhìì xxeemm nnhhưư hhỏỏnngg hhooàànn ttooàànn.. ĐĐốốii vvớớii nnhhàà vvăănn,, ttrruuyyệệnn nnggắắnn ccòònn llàà ccảả mmộộtt

tthháácchh tthhứứcc nngghhềề nngghhiiệệpp.. VVìì vvậậyy,, ssứứcc hhấấpp ddẫẫnn ccủủaa ttrruuyyệệnn nnggắắnn llàà cchhíínnhh bbảảnn tthhâânn

nnóó tthhaayy đđổổii kkhhôônngg nnggừừnngg vvềề ccáácc pphhưươơnngg tthhứứcc tthhểể hhiiệệnn.. SSuuyy cchhoo ccùùnngg,, ttíínnhh hhiiệệuu

qquuảả ccủủaa ttrruuyyệệnn nnggắắnn llàà bbảảnn tthhâânn mmỗỗii ttrruuyyệệnn nnggắắnn pphhảảii llààmm nnêênn ggiiáá ttrrịị vvăănn hhọọcc..

ĐĐọọcc ttrruuyyệệnn nnggắắnn kkhhôônngg đđơơnn tthhuuầầnn llàà bbiiếếtt ssựự vviiệệcc ggìì xxảảyy rraa mmàà llàà ssựự kkhháámm pphháá vvôô

ttậậnn vvềề đđờờii ssốốnngg ccoonn nnggưườờii,, ssựự hhọọcc hhỏỏii llààmm ggiiààuu tthhêêmm cchhoo ttââmm hhồồnn ccoonn nnggưườờii..

QQuuảả đđúúnngg nnhhưư VVưươơnngg TTrríí NNhhàànn đđãã nnêêuu rraa:: ““CCááii đđặặcc đđiiểểmm dduuyy nnhhấấtt ccũũnngg rrõõ nnhhấấtt

ccủủaa ttrruuyyệệnn nnggắắnn llàà nnằằmm ttrroonngg cchhíínnhh ssựự nnggắắnn ggọọnn ccủủaa nnóó,, vvớớii đđiiềềuu kkiiệệnn llàà ssựự

nnggắắnn ggọọnn nnààyy đđủủ ttạạoo nnêênn mmộộtt hhiiệệuu qquuảả nnhhấấtt đđịịnnhh””[[1177,,ttrr338888]].. VVìì vvậậyy,, mmỗỗii ttrruuyyệệnn

nnggắắnn hhaayy pphhảảii đđọọnngg llạạii nnhhữữnngg ââmm vvaanngg ssââuu llắắnngg ttrroonngg llòònngg nnggưườờii đđọọcc..

11..11..33..22.. NNăănngg llựựcc ttựự hhọọcc ttrruuyyệệnn nnggắắnn

NNăănngg llựựcc ttựự hhọọcc ttrruuyyệệnn nnggắắnn:: llàà kkhhảả nnăănngg tthhựựcc hhiiệệnn ccóó kkếếtt qquuảả mmộộtt hhaayy mmộộtt

nnhhóómm hhàànnhh đđộộnngg ttựự hhọọcc ttrruuyyệệnn nnggắắnn bbằằnngg ccáácchh vvậậnn ddụụnngg nnhhữữnngg ttrrii tthhứứcc,, nnhhữữnngg

kkiinnhh nngghhiiệệmm đđãã ccóó đđểể hhàànnhh đđộộnngg pphhùù hhợợpp vvớớii nnhhữữnngg đđiiềềuu kkiiệệnn cchhoo pphhéépp..

TTựự hhọọcc ttrruuyyệệnn nnggắắnn llàà qquuáá ttrrììnnhh HHSS ttựự đđọọcc –– hhiiểểuu ttáácc pphhẩẩmm ttrruuyyệệnn nnggắắnn..

QQuuáá ttrrììnnhh nnààyy ttrroonngg nnhhàà ttrrưườờnngg pphhổổ tthhôônngg hhiiệệnn nnaayy đđưượợcc HHSS ttiiếếnn hhàànnhh ởở ccảả 33

kkhhââuu:: ttrrưướớcc kkhhii llêênn llớớpp,, ttrroonngg kkhhii llêênn llớớpp vvàà ssaauu kkhhii llêênn llớớpp..

-- TTrrưướớcc kkhhii llêênn llớớpp,, HHSS pphhảảii cchhuuẩẩnn bbịị bbààii ởở nnhhàà bbằằnngg vviiệệcc ssooạạnn bbààii tthheeoo

ccââuu hhỏỏii hhưướớnngg ddẫẫnn hhọọcc bbààii ttrroonngg SSGGKK hhooặặcc tthheeoo hhưướớnngg ddẫẫnn ccủủaa GGVV.. ỞỞ kkhhââuu

nnààyy,, HHSS pphhảảii ttựự mmììnnhh tthhuu tthhậậpp tthhôônngg ttiinn,, pphhâânn ttíícchh,, ccắắtt nngghhĩĩaa vvàà đđáánnhh ggiiáá vvăănn

bbảảnn ttrruuyyệệnn nnggắắnn đđưượợcc hhọọcc.. HHooạạtt đđộộnngg nnààyy ccủủaa HHSS ttưươơnngg ứứnngg vvớớii ggiiaaii đđooạạnn 11:: TTựự

nngghhiiêênn ccứứuu ttrroonngg cchhuu ttrrììnnhh ttựự hhọọcc.. SSảảnn pphhẩẩmm ccủủaa hhooạạtt đđộộnngg ttựự hhọọcc nnààyy llàà bbààii

Page 38: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

30

ssooạạnn đđưượợcc gghhii llạạii ttrroonngg vvởở SSooạạnn vvăănn,, PPhhiiếếuu hhọọcc ttậậpp hhooặặcc ddưướớii nnhhữữnngg hhììnnhh tthhứứcc

kkhháácc..

-- TTrroonngg kkhhii llêênn llớớpp,, ddưướớii ssựự đđiiềềuu kkhhiiểểnn ccủủaa GGVV,, HHSS ttrrììnnhh bbààyy,, ttrraaoo đđổổii,,

cchhiiaa ssẻẻ kkếếtt qquuảả đđọọcc –– hhiiểểuu ccủủaa mmììnnhh vvớớii ccáácc HHSS ttrroonngg llớớpp,, vvớớii GGVV.. TTrroonngg qquuáá

ttrrììnnhh hhợợpp ttáácc nnààyy,, HHSS vvừừaa bbảảoo vvệệ cchhủủ kkiiếếnn,, vvừừaa llắắnngg nngghhee,, ttiiếếpp tthhuu,, vvừừaa bbổổ ssuunngg,,

cchhỉỉnnhh ssửửaa nnhhằằmm hhooàànn tthhiiệệnn hhơơnn kkếếtt qquuảả đđọọcc –– hhiiểểuu bbaann đđầầuu.. SSaauu kkhhii nngghhee kkếếtt

lluuậậnn ccủủaa GGVV,, HS tự điều chỉnh sản phẩm ban đầu của mình thành sản phẩm

khoa học. Hoạt động tự học của HS ở khâu này tƣơng ứng với giai đoạn 2, 3 của

chu trình tự học.

- Sau khi lên lớp, HS ôn lại bài đã học bằng việc trả lời câu hỏi hoặc giải

bài tập ứng dụng để vừa củng cố kiến thức vừa rèn kĩ năng hình thành năng lực.

Mặt khác, HS có thể mở rộng kiến thức bằng việc tự đọc những tác phẩm cùng

loại hoặc gần gũi. Và nhƣ thế, hoạt động tự học lại tiếp diễn nhƣng lúc này,

năng lực tự học đã đƣợc hình thành.

Để tự học truyện ngắn, HS cần hình thành những năng lực sau:

- Nhóm năng lực thu thập thông tin: gồm năng lực tìm kiếm thông tin,

năng lực thu nhận thông tin, năng lực sắp xếp thông tin truyện ngắn

- Nhóm năng lực xử lí thông tin: gồm năng lực tóm tắt, phân loại thông tin,

năng lực so sánh, đối chiếu, phân tích, lí giải, năng lực tổng hợp truyện

ngắn

- Nhóm năng lực hợp tác, trao đổi thông tin: gồm năng lực trình bày, chia

sẻ thông tin, năng lực trao đổi, thảo luận truyện ngắn

- Nhóm năng lực tự kiểm tra, tự đánh giá: gồm năng lực tự kiểm tra, tự

đánh giá, năng lực tự điều chỉnh truyện ngắn.

1.1.4. Đặc điểm tâm lí, nhân thưc của học sinh THPT và HS lớp 12

Tâm lí học lứa tuổi chia các giai đoạn phát triển tâm lí của HS ra làm ba thời

kì. Theo sự phân chia đó, HS lớp 12 ở vào độ tuổi đầu thanh niên.

Về sinh lý: tuổi đầu thanh niên là thời kì đầu đạt đƣợc sự tăng trƣởng về

mặt thể lực.

Page 39: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

31

Về tâm lý: do câu trúc bên trong của não phức tạp và các chức năng của

não phát triển, cùng với sự phát triển của quá trình nhận thức và ảnh hƣởng của

hoạt động học tập, HS THPT đa đat đƣơc sƣ phat triên tri tuê và nhân cách

tƣơng đôi cao.

- Sự phát triển trí tuệ:

Trong thời kì đầu tuổi thanh niên năng lực trí tuệ của các em đã phát triển

cao. HS có sự thay đổi về tƣ duy nhƣ: có khả năng tƣ duy lý luận, tƣ duy trừu

tƣợng một cách độc lập, chặt chẽ có căn cứ và mang tính nhất quán. Những sự

phát triển nói trên cùng với óc quan sát tích cực và nghiêm túc sẽ tạo khả năng

cho HS biết cách lĩnh hội một cách tối ƣu, mà đó là cơ sở của toàn bộ quá trình

học tập.

- Sư phat triên nhân cach:

Điều đáng nói nhất trong sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi đầu thanh niên

là sự phát triển của tự ý thức. HS nhân thƣc đƣơc vị thế của bản thân trong tập

thể. Những quan hệ mới với thế giới xung quanh buộc cac em phải ý thức đƣợc

đặc điểm nhân cách của mình. Cùng với sự phát triển của tự ý thức là sự hình

thành thế giới quan ở HS. Chỉ số đầu tiên của sự hình thành thế giới quan là sự

phát triển của hứng thú nhận thức đối với những vấn đề thuộc nguyên tắc chung

nhất của vũ trụ, những quy luật phổ biến của tự nhiên, của xã hội...

Nhƣng đăc điêm vê tâm li , nhân thƣc trên cua HS THPT gop phân đinh

hƣơng cho nha trƣơng, GV trong công tac giao duc, dạy học.

Riêng với dạy học truyện ngắn trong nhà trƣờng THPT, đặc điểm tâm lí,

nhận thức của HS cũng có tác động đến việc tiếp nhận tác phẩm. Do tƣ duy

lôgic đã tƣơng đối phát triển nên HS THPT nhìn chung rất hứng thú với những

truyện ngắn trong chƣơng trình học. Tuy nhiên không phải truyện nào cũng dễ

hiểu với học sinh THPT vì dù sao ở lứa tuổi HS lớp 12 vốn sống, sự trải nghiệm

của các em chƣa nhiều, những ý đồ sâu sắc của nhà văn không phải lúc nào cũng

đƣợc truyền tải đầy đủ nhất tới các em, có khi một tác phẩm đem đến nhiều cách

hiểu, HS có thể hiểu không đầy đủ thậm chí là hiểu sai. Điều này tạo nên những

Page 40: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

32

khó khăn nhất định cho cả GV và HS. Cho nên, cần có sự định hƣớng của GV

để HS có thể hiểu đúng và có cách học tập hợp lí khi học tác phẩm truyện ngắn.

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Chương trình Ngữ văn12 và thể loại truyện ngắn

Chƣơng trình Ngữ văn12 gắn với giai đoạn lịch sử văn học từ năm 1945

đến nay. Các tác phẩm đƣợc phân bố ở cả 2 cuốn sách Ngữ Văn 12 tập1 và tập 2

- Quan điểm xây dựng chƣơng trình : Chƣơng trình Ngữ văn 12 đƣợc xây

dựng theo nguyên tắc tích hợp; gắn kết phần Đọc văn với Tiếng Việt và Làm

văn song song với việc học các tác phẩm thơ là bài học về việc giữ gìn sự trong

sáng của tiếng Việt, bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, song song với học

các tác phẩm truyện là bài nghị luận về một tác phẩm một đoạn trích văn xuôi,

bài học về nhân vật giao tiếp. Một số thể loại tiêu biểu của VHHĐ đã học ở

chƣơng trình THCS đƣợc học lại ở chƣơng trình THPT với tác phẩm khác và

yêu cầu cao hơn nhƣ: Thơ, Truyện ngắn, Kịch…

- Cấu trúc chƣơng trình: Theo cấu trúc chƣơng trình chung, sau bài Khái

quát VH Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX, các bài học đƣợc sắp xếp theo

thể loại: Văn chính luận,Văn nghị luận, Thơ, Kí, Truyện, Kịch.

- Phƣơng pháp và hƣớng khai thác chủ yếu: Theo định hƣớng của nhóm

biên soạn SGK trong Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, SGK

lớp 12 THPT môn Ngữ văn thì thể loại đƣợc coi nhƣ đơn vị quan trọng nhất của

VHHĐ, ngay cả khi phân tích một tác phẩm cụ thể cũng nên coi đó nhƣ một

biểu hiện cụ thể, sinh động của đặc trƣng thể loại mà nó tồn tại. Bởi vậy,

phƣơng pháp và hƣớng khai thác chủ yếu là theo đặc trƣng thể loại, lấy chỗ dựa

thể loại để đọc – hiểu tác phẩm VHHĐ một cách khoa học.

- Yêu cầu: đối với mỗi thể loại, nhìn chung HS phải nắm đƣợc khái niệm

và đặc điểm của thể loại ấy; đồng thời rèn luyện một số năng lực nhƣ đọc và

cảm thụ tác phẩm, năng lực tổng hợp, khái quát; từ đó cảm hiểu đúng tác phẩm

hình thành nên thế giới thẩm mĩ của riêng mình.

Page 41: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

33

Trong chƣơng trình Ngữ văn 12, truyện ngắn là một thể loại quan trọng đƣợc

sắp xếp dạy học nhƣ sau :

Bảng 1.1. Các truyện ngắn trong chương trình Ngữ văn lớp12 THPT

STT Bài học Thể loại Số tiết Chương trình học

1 Vợ chồng A Phủ Truyện 2 Lớp 12, tập hai CB

2 Vợ nhặt Truyện 2,5 Lớp 12, tập hai CB

3 Rừng Xà Nu Truyện 2,5 Lớp 12, tập hai CB

4 Bắt sấu rừng U Minh Hạ Truyện 1 Lớp 12, tập hai CB

5 Những đứa con trong

gia đình Truyện 2 Lớp 12, tập hai CB

6 Chiếc thuyền ngoài xa Truyện 3 Lớp 12, tập hai CB

7 Một ngƣời Hà Nội Truyện 0,5 Lớp 12, tập hai CB

8 Thuốc Truyện 2 Lớp 12, tập hai CB

9 Số phận con ngƣời Truyện 2 Lớp 12, tập hai CB

10 Ông già và biển cả Truyện 2 Lớp 12, tập hai CB

- Có 10 truyện đƣợc dạy – học trong chƣơng trình 7 truyện ngắn Việt Nam

và 3 truyện ngắn nƣớc ngoài . Thời lƣợng dành cho truyện ngắn là 19,5 tiết dạy

học từ tuần 1 đến tuần 10 học kì II. Truyện ngắn chiếm tới ½ thời lƣợng chƣơng

Page 42: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

34

trình, cùng với phần dạy- học về thơ tạo thành 2 mảng quan trọng trong chƣơng

trình Ngữ văn12 .

- Những truyện đƣợc chọn dạy học trong chƣơng trình đều là những truyện

(đoạn trích) hay, tiêu biểu cho giai đoạn văn học, phù hợp với khả năng nhận

thức của HS THPT, đặc biệt nó rất gần gũi với thời đại mà học sinh đang sống,

cho nên việc đọc - hiểu và hiểu sâu sắc truyện ngắn là rất thuận lợi.

- Yêu cầu cụ thể: hiểu đƣợc một số đặc điểm cơ bản của thể loại truyện,

khám phá và lĩnh hội đƣợc những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của từng

truyện; đồng thời rèn luyện một số năng lực đọc – hiểu truyện theo đặc trƣng thể

loại; từ đó biết tìm hiểu khám phá các tác phẩm truyện nói riêng và tác phẩm

văn chƣơng nói chung.

1.2.2. Thực trạng rèn luyện năng lực tự học truyện ngắn cho HS lớp12 THPT

Để nghiên cứu cụ thể thực trạng tự học của HS và thực trạng rèn năng lực

tự học truyện ngắn cho HS lớp12 THPT của GV, chúng tôi đã tiến hành điều tra

135 HS khối 12 và 20 GV ở các trƣờng : THPT Lƣơng Tài 2 – huyện Lƣơng Tài

– tỉnh Bắc Ninh, THPT Hàn Thuyên – TP Bắc Ninh – tỉnh Bắc Ninh. Đây là 2

trƣờng THPT thuộc các địa bàn khác nhau: THPT Lƣơng Tài 2 là trƣờng vùng

nông thôn hệ công lập của tỉnh Bắc Ninh, THPT Hàn Thuyên là trƣờng hệ công

lập khu vực thành phố Bắc Ninh. Các vấn đề cơ bản đƣợc chúng tôi quan tâm

điều tra là: Nhận thức của HS về tác dụng của tự học; những năng lực tự học HS

đã đƣợc trang bị và mức độ thực hiện các năng lực đó; vai trò của GV trong việc

hình thành và nâng cao năng lực tự học cho HS THPT; thực trạng việc rèn luyện

năng lực tự học truyện ngắn cho HS THPT của GV hiện nay. Kết quả điều tra

thu đƣợc nhƣ sau:

1.2.2.1. Thực trạng nhận thức của học sinh lớp12 THPT về ý nghĩa tầm quan

trọng của tự học

Tự học là một hoạt động có tính hệ thống bao gồm cả tƣ tƣởng, nhận thức,

kĩ năng, phƣơng pháp... của ngƣời học. Để rèn luyện năng lực tự học có hiệu

Page 43: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

35

quả, trƣớc hết chúng tôi điều tra việc nhận thức của HS THPT về ý nghĩa tầm

quan trọng của tự học. Kết quả khảo sát đƣợc trình bày ở bảng 1.2.

Bảng 1.2. Thực trạng nhận thức của học sinh lớp 12 THPT về ý nghĩa tầm

quan trọng ý nghĩa của tự học

STT Tác dụng

Mức độ đánh giá

Đồng ý Phân vân Không đồng

ý

SL % SL % SL %

1 Giúp hiểu sâu bài học 100 74,1 27 20 8 5,9

2 Giúp mở rộng và nâng cao kiến thức 112 83,0 16 11,8 7 5,2

3 Giúp củng cố, ghi nhớ lâu và làm chủ

kiến thức 106 78,5 18 13,3 11 8,2

4 Giúp vận dụng tốt tri thức vào việc giải

quyết những nhiệm vụ học tập mới. 85 63,0 34 25,2 16 11,8

5 Giúp rèn luyện tính tích cực, tự giác

và độc lập trong học tập 120 88,9 10 7,4 5 3,7

6 Giúp hình thành năng lực tự học suốt

đời 89 66,0 31 23,0 15 11

7 Giúp đạt kết quả cao trong kiểm tra,

thi cử 78 57,8 36 26,7 21 15,5

8 Giúp ngƣời học có khả năng tự đánh

giá bản thân 83 61,5 44 32,6 8 5,9

Kết quả khảo sát ở bảng 1.2 cho thấy: đa số HS có nhận thức đúng đắn, tích cực về

tác dụng của tự học. 78,5% HS đƣợc hỏi cho rằng: tự học giúp củng cố, ghi nhớ

lâu và làm chủ kiến thức. 88,9% HS đồng ý tự học giúp rèn luyện tính tích cực, tự

giác và độc lập trong học tập. Ngoài ra, phần lớn các em cho rằng: tự học giúp

Page 44: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

36

ngƣời học hiểu sâu bài học hơn (74,1%), giúp mở rộng và nâng cao kiến thức

(83,0%). Có thể nói đây là tín hiệu rất đáng mừng. Nó cho thấy: HS THPT đã có

nhận thức đúng đắn, tích cực và khá toàn diện về vai trò, tác dụng và tầm quan

trọng của hoạt động tự học đối với bản thân mình trong qua trình học tập.

Tuy nhiên, kết quả khảo sát này cũng cho thấy: vẫn còn khá nhiều HS phân

vân về việc tự học giúp HS vận dụng tốt tri thức vào việc giải quyết những nhiệm

vụ học tập mới tỉ lệ này chiếm 25,2%. Có tới 26,7% còn băn khoăn tự học liệu có

giúp ngƣời học đạt kết quả cao trong kiểm tra, thi cử. Việc tự học giúp ngƣời học

có khả năng tự đánh giá bản thân là 32,6%, một số học sinh còn chƣa đồng tình

và phủ nhận tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tự học. Điều này cho thấy một

bộ phận HS chƣa có niềm tin vào kết quả của tự học.

1.2.2.2. Thực trạng về năng lực tự học môn Ngữ văn của học sinh THPT

Để tìm hiểu về năng lực tự học của HS THPT hiện nay, đặc biệt là HS lớp

12, chúng tôi đƣa ra bảng hỏi về những năng lực tự học cụ thể trong từng nhóm

năng lực để HS tự đánh giá về mức độ thành thạo của bản thân. Kết quả thu

đƣợc nhƣ sau:

Bảng 1.3. Thực trạng về năng lực tự học của học sinh THPT

STT Nội dung các năng lực

Mức độ thực hiện

Thành

thạo

Chưa thành

thạo

Chưa có

SL % SL % SL %

I. Năng lực thu thập thông tin

1 Tìm kiếm, thu thập thông tin liên

quan đến bài học, phần học 26 19,2 88 65,2 21 15,6

2 Làm việc với sách và tài liệu tham

khảo một cách chủ động và khoa

học

35 25,9 70 51,8 30 22,3

3 Sắp xếp thông tin một cách hệ thống 28 20,7 65 48,1 42 31,2

Page 45: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

37

II. Năng lực xử lí thông tin

1 Tóm tắt, phân loại thông tin

47 34,8 63 46,7 25 18,5

2 Phân tích, lí giải thông tin 31 23,0 66 49,0 38 28

3 Tổng hợp, hệ thống hóa thông tin 33 24,4 58 43,0 44 32,6

III. Năng lực hợp tác trao đổi, chia sẻ thông tin

1 Chủ động thắc mắc và đƣa vấn đề

để trao đổi với HS khác, với GV 36 26,6 65 48,1 34 25,3

2 Thảo luận theo nhóm một cách chủ

động 32 23,7 57 42,2 46 34,1

3 Lắng nghe, xem xét ý kiến, quan

điểm của HS khác, của GV một

cách chủ động

42 31,1 63 46,7 30 22,2

IV. Năng lực tự kiểm tra, đánh giá

1 So sánh, đối chiếu kết quả tự học

của bản thân với kết luận của GV 39 28,9 61 45,2 35 25,9

2 Bổ sung, sửa chữa và điều chỉnh để

hoàn thiện kết quả tự học 28 20,7 68 50,4 39 28,9

Từ bảng tổng hợp kết quả điều tra trên có thể đánh giá Thực trạng về

năng lực tự học của học sinh THPT nhƣ sau:

*Về năng lực thu thập thông tin

Phần lớn HS còn rất lúng túng khi thực hiện nhóm năng lực này. Số HS

thành thạo nhóm năng lực này đạt ở mức dƣới trung bình trong đó HS tỏ ra lúng

túng nhất là năng lực sắp xếp thông tin một cách hệ thống: có tới 31,2% HS

chƣa có năng lực này.

* Về năng lực xử lí thông tin

Nhóm năng lực này, nhìn chung số HS đã hình thành năng lực vẫn ở mức

thấp. Cụ thể: năng lực đơn giản nhất trong xử lí thông tin là ngƣời học phải tóm

Page 46: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

38

tắt, phân loại thông tin vẫn có 46,7% HS chƣa thành thạo. Năng lực phân tích, lí

giải thông tin chỉ có 31% HS thành thạo. Số HS chƣa có năng lực tổng hợp, hệ

thống hóa thông tin là khá cao chiếm tới 32,6%.

* Về năng lực hợp tác trao đổi, chia sẻ thông tin

Có 26,6% HS biết thắc mắc và đƣa vấn đề để trao đổi với HS, với GV điều

này chứng tỏ các em vẫn còn tâm lí ngại ngùng chƣa mạnh dạn và chủ động

trong học tập. HS phải có năng lực hợp tác với HS khác, với GV, nhƣng vẫn có

34,1% HS chƣa biết học và thảo luận theo nhóm một cách chủ động. Trong quá

trình trao đổi thông tin, HS không chỉ biết trình bày mà còn phải biết lắng nghe,

xem xét ý kiến, quan điểm của HS khác, của GV một cách chủ động. Năng lực

này vẫn còn nhiều HS tỏ ra lúng túng: chỉ có 31,1% HS thành thạo và 22,2%

chƣa hình thành năng lực này.

* Về năng lực tự kiểm tra, đánh giá

Năng lực tự kiểm tra, tự đánh giá của HS hiện nay còn yếu. Chỉ có khoảng

20% đến 40% HS đƣợc hỏi thành thạo năng lực này. Số HS chƣa có năng lực

còn chiếm tỉ lệ cao điều này chứng tỏ một thực tế sau những bài học trên lớp với

GV học sinh về nhà không tự làm bài tập và có những đánh giá về kết quả học

tập của chính mình.

Nhƣ vậy, có thể đánh giá chung về thực trạng năng lực tự học của HS

THPT nhƣ sau: đa số HS THPT ở lớp 12 đã đƣợc trang bị năng lực tự học

nhƣng phần lớn các em còn tỏ ra rất lúng túng khi thực hành các năng lực tự học

cụ thể. Đặc biệt, có một bộ phận HS chƣa có những năng lực cần thiết cho hoạt

động tự học. Thực tế này đòi hỏi GV phải có kế hoạch cụ thể trong việc rèn

luyện năng lực tự học cho HS.

1.2.2.3. Thực trạng rèn luyện năng lực tự học cho HS THPT của giáo viên

Quá trình rèn luyện năng lực tự học cho HS THPT phụ thuộc phần lớn vào

việc tổ chức các hoạt động dạy cách học của GV. Đây là việc làm vô cùng cần

thiết giúp HS phát huy năng lực tự học của bản thân. Sau đây là kết quả khảo sát

của chúng tôi.

Page 47: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

39

Bảng 1.4. Thực trạng hoạt động hướng dẫn HS tự học của giáo viên

STT Các nội dung

Mức độ thực hiện

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Chưa bao

giờ

SL % SL % SL %

1 Nêu vấn đề để HS nghiên cứu 20 100 0 / 0 /

2 Hƣớng dẫn HS cách thu thập

thông tin, xử lí thông tin 5 25,0 14 70,0 1 5,0

3 Hƣớng dẫn HS cách giải quyết vấn

đề 7 35,0 11 55,0 2 10,0

4 Tổ chức trao đổi thông tin giữa HS

– HS, HS – GV 12 60,0 5 25,0 3 15,0

5 Chốt lại vấn đề, đƣa ra kết luận về

vấn đề 20 100 / / / /

6 Giúp đỡ HS tự kiểm tra, tự đánh

giá 14 70,0 5 25,0 1 5,0

Kết quả khảo sát trên cho thấy: 100% GV thƣờng xuyên nêu vấn đề để HS

nghiên cứu và đƣa ra kết luận về vấn đề. Nhƣng kết quả trên cũng cho thấy,

phần lớn GV chƣa hƣớng dẫn cụ thể HS cách thu thập thông tin, xử lí thông tin;

cách giải quyết vấn đề. Số GV thƣờng xuyên thực hiện công việc này chiếm tỉ lệ

rất nhỏ: 25% và 35%. Việc tổ chức trao đổi thông tin giữa HS – HS, HS – GV

đƣợc nhiều GV thƣờng xuyên sử dụng hơn 60%, nhƣng con số này cũng mới chỉ

đạt ở mức trên trung bình và cũng chỉ phản ánh cách dạy học truyền thống lớp -

bài GV hỏi HS trả lời chƣa phát huy đƣợc tính tích cực của học sinh trong quá

trình học tập. Bảng khảo sát trên còn cho thấy: Việc giúp đỡ HS tự kiểm tra, tự

Page 48: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

40

đánh giá để hoàn thiện sản phẩm khoa học của mình cũng chƣa đƣợc GV quan

tâm đúng mức.

Nhƣ vậy, có thể đƣa ra kết luận: GV THPT hiện nay chƣa thực sự quan

tâm đúng mức đến việc dạy cách học cho HS. Đây cũng là một trong những

nguyên nhân chính dẫn tới việc hiện nay còn rất nhiều HS lúng túng trong quá

trình tự học.

1.2.2.4. Thực trạng rèn luyện năng lực tự học truyện ngắn cho học sinh lớp 12

THPT của GV

Để tìm hiểu thực trạng rèn luyện năng tự học truyện ngắn cho học sinh lớp

12 THPT chúng tôi đã tiến hành khảo sát 20 GV trực tiếp giảng dạy môn Ngữ

văn ở 2 trƣờng THPT nói trên. Kết quả khảo sát nhƣ sau:

Bảng 1.5. Thực trạng rèn luyện năng lực tự học truyện ngắn cho học sinh THPT

của GV.

STT Các nội dung

Mức độ thực hiện

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Chưa bao

giờ

SL % SL % SL %

1 Nêu vấn đề cần tìm hiểu về bài học 20 100 0 0 0 0

2 Yêu cầu HS thu thập thông tin về

văn bản học 12 60,0 8 40,0 0 0

3 Hƣớng dẫn HS xử lí thông tin và

giải quyết vấn đề 15 75,0 5 25,0 0 0

4 Tổ chức các hoạt động dạy học 6 30,0 9 45,0 5 25,0

5 Tổ chức cho HS trao đổi thắc mắc

với HS khác, với GV 8 40,0 12 60,0 0 0

6 Tổ chức cho HS tự kiêm tra, tự

đánh giá và tự điều chỉnh kết quả

tự học

8 40,0 12 60,0 0 0

Page 49: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

41

Số liệu ở bảng 1.5 cho thấy:

- 100% GV thƣờng xuyên nêu vấn đề cần tìm hiểu về bài học. Tỉ lệ GV

thƣờng xuyên hƣớng dẫn HS xử lí thông tin và giải quyết vấn đề khá cao: 75%.

Nhƣng tỉ lệ GV thƣờng xuyên yêu cầu HS thu thập thông tin về văn bản học lại

chỉ đạt ở mức 60%. Có 100% GV tổ chức cho HS trao đổi thắc mắc với HS

khác, với GV nhƣng tỉ lệ GV thƣờng xuyên tổ chức hoạt động này đạt ở mức

thấp: 40%. Bảng thống kê trên còn cho thấy hoạt động gắn với đặc trƣng của

VHHĐ chƣa đƣợc GV quan tâm. Có tới 25% GV chƣa bao giờ tổ chức hoạt

động này. Đây là điều sẽ gây khó khăn cho HS trong việc hiểu và cảm nhận cái

hay riêng của các tác phẩm truyện ngắn.

- Việc tổ chức cho HS đánh giá và tự đánh giá kết quả học tập có 100%

GV thực hiện nhƣng cũng chỉ có 40% GV thƣờng xuyên rèn luyện năng lực tự

đánh giá – một năng lực quan trọng quyết định đến kết quả tự học của HS.

Trên đây là kết quả khảo sát trên một số mặt liên quan đến đề tài nghiên

cứu. Có thể đánh giá khái quát về năng lực tự học của HS và thực tế rèn luyện

năng lực tự học truyện ngắn của GV cho HS THPT nhƣ sau:

* Về ưu điểm:

Đối với HS:

- Nhìn chung HS có nhận thức đúng đắn và tích cực về tác dụng của tự

học đối với hoạt động học tập của bản thân.

- Đa số HS đã đƣợc trang bị những năng lực tự học cần thiết để học môn

Ngữ văn nói chung và học truyện ngắn nói riêng.

Đối với GV:

- Đa số các GV đã quan tâm đến việc đổi mới phƣơng pháp dạy học Ngữ

văn, phƣơng pháp dạy học truyện ngắn theo hƣớng dạy HS cách tự học.

- GV không chỉ chú trọng đến dạy kiến thức mà còn chú trọng đến rèn

luyện năng lực cho HS.

* Về hạn chế:

Đối với HS:

Page 50: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

42

- HS tuy đã có nhận thức đúng về tác dụng của tự học nhƣng chƣa có hiểu

biết đầy đủ và toàn diện về hoạt động này.

- Năng lực tự học của đa số HS còn yếu.

Đối với GV:

- Việc đổi mới phƣơng pháp dạy học của GV đã có chuyển biến song còn

chậm, hiệu quả chƣa cao, chƣa đáp ứng đƣợc mong mỏi của HS.

- Việc rèn luyện năng lực tự học cho HS chƣa đƣợc thực hiện thƣờng

xuyên và chƣa hiệu quả. Bản thân GV cũng tỏ ra lúng túng trong việc tổ chức

các hoạt động để rèn luyện năng lực tự học cho HS.

- Khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS còn chậm đổi mới, chƣa

phát huy đƣợc tính tích cực và chƣa thúc đẩy đƣợc hoạt động tự học của HS.

Tiểu kết chƣơng 1

Tự học có vai trò quan trọng, tác động mạnh mẽ đến kết quả học tập

của HS đến kết quả dạy học của GV. Tự học đã đƣợc các nhà khoa học nghiên

cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Nhƣng tựu chung lại tự học là công việc của HS.

Trong quá trình học tập, HS phải tự mình trau dồi và chiếm lĩnh tri thức, kĩ

năng, phƣơng pháp ...Với HS lớp12 THPT, quá trình tự học diễn ra thuận lợi

hơn khi có sự tổ chức, hƣớng dẫn, giúp đỡ, điều chỉnh của GV. Để tự học hiệu

quả, HS phải có những năng lực tự học cần thiết, cao hơn là hình thành năng lực

học tập. Những năng lực đƣợc hình thành và ngày một nâng cao trong quá trình

nỗ lực tự học của HS cùng với sự hỗ trợ rèn luyện của GV thông qua những hoạt

động dạy học cụ thể gắn với đặc trƣng của môn học.

Truyện ngắn hiện đại đƣợc dạy – học ở chƣơng trình Ngữ văn lớp 12

THPT. Kiến thức về các tác phẩm truyện ngắn nói riêng và các tác phẩm văn

học hiện đại nói chung đều đƣợc sử dụng trong các kì thi quan trọng với học

sinh. Để giúp HS lớp 12 THPT thành thạo những năng lực tự học cơ bản nói

chung và năng lực tự học môn Ngữ văn nói riêng, việc rèn năng lực tự học

truyện ngắn là việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa.

Page 51: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

101

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2012), SGK Ngữ văn lớp 12, tập 2, NXB Giáo dục

Việt Nam

2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2012), SGV Ngữ văn , lớp 12 tập 2, NXB Giáo dục

Việt Nam

3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2011), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ

năng môn Ngữ văn lớp 12, NXB Giáo dục Việt Nam

4. Lê Huy Bắc, (1998) Giọng và giọng điệu trong văn xuôi Việt Nam hiện đại,

Tạp chí văn học số 9.

5. Nguyễn Minh Châu (1994), Trang giấy trước đèn, NXB Khoa học xã hội,

Hà Nội

6. Nguyễn Viết Chữ, (2010) Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong

nhà trường, NXB Giáo dục, Hà Nội.

7. Trần Thanh Địch (1988), Tìm hiểu truyện ngắn, NXB Tác phẩm mới, Hội

nhà văn Việt Nam

8. Encyclopedia: Britanica (2006), Tài liệu dịch

9. Lê Bá Hán,Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2006) Từ điển thuật ngữ văn

học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

10. Hội nghị TW 8 khóa XI (2013), Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và

đào tạo

11. Lê Văn Hồng, Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, Tài liệu cho các

trƣờng ĐHSP, CĐSP, Hà Nội

12. Nguyễn Thúy Hồng (2005), Đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn,

NXB Giáo dục, Hà Nội

13. Nguyễn Thúy Hồng (2005), Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn

của HS THCS, THPT, NXB Giáo dục, Hà Nội

14. Jacques Delor learing: The treasure witlin, Unesco, Pari 1996

15. Phƣơng Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc

Hòa, Thành Thế Thái Bình (2004) Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Page 52: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRUYỆN NGẮN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33244/1/...ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN

102

16. NA Rubakin (1982), Tự học như thế nào, NXB Thanh niên

17.. VVưươơnngg TTrríí NNhhàànn,, ((22000011)) mmộộtt ggóócc pphhốố ttàànn,, NNXXBB HHộộii nnhhàà vvăănn

18. Hoàng Phê (1998), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Năng

19. Huỳnh Nhƣ Phƣơng , Trường phái hình thức Nga và văn xuôi tự sự, NXB

Đại học Sƣ phạm, Hà Nội

20. Đỗ Ngọc Thống (2011), Chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thông

Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam

21. Nguyễn Cảnh Toàn (2002), Học và dạy cách học, NXB Đại học Sƣ phạm,

Hà Nội

22. Nguyễn Cảnh Toàn (1998) Quá trình dạy tự học, NXB Giáo dục

23. Bùi Việt Thắng ( 1990) Bình luận truyện ngắn, NXB Văn học, Hà Nội

24. Bùi Việt Thắng (2000), Truyện ngắn- những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể

loại, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội

25. Thái DuyTuyên (2010), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới,

NXB Giáo dục, Hà Nội