QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN...

80
BỘ CÔNG THƯƠNG SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI Hà Nội, 2017 NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MỎ - LUYỆN KIM CỤC KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP

Transcript of QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN...

Page 1: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

BỘ CÔNG THƯƠNG

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN TOÀN

CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

Hà Nội, 2017NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN

VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MỎ - LUYỆN KIM

CỤC KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP

Page 2: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

2

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ

AMD Acide Mine Drainage - Dòng thải axit mỏ

BVMT Bảo vệ môi trường

CTCP Công ty Cổ phần

CTPHMT Cải tạo phục hồi môi trường

CTR Chất thải rắn

ICME International Council on Metals and the Environment - Hội đồng quốc tế về Kim loại và Môi trường

ICOLD International Commission On Large Dams - Ủy ban Quốc tế về đập lớn

KLN Kim loại nặng

KTCBKS Khai thác và chế biến khoáng sản

QCVN Quy chuẩn Việt Nam

TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

TNMT Tài nguyên và Môi trường

TSF Tailling Storage Facilities - Hệ thống lưu giữ quặng đuôi (hay TSF), bao gồm hồ chứa và các đập ngăn

UNEP United Nations Environment Programme - Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc

USGS United State Geological Survey - Tổ chức khoa học về Khảo sát địa chất Mỹ (http://www.usgs.gov)

WAD-CN Weak Acid Dissociable Cyanide - Xyanua phân ly trong axit yếu

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Page 3: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

3

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT

MỤC LỤC

MỤC LỤC BẢNG BIỂU

MỤC LỤC HÌNH

LỜI NÓI ĐẦU

1. Bối cảnh

2. Mục tiêu và phạm vi

CHƯƠNG I: QUY TRÌNH THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI ĐẢM BẢO AN TOÀN MÔI TRƯỜNG

1.1. Quy trình thiết kế an toàn hệ thống hồ thải quặng đuôi

1.2. Quy hoạch, lựa chọn vị trí xây dựng hệ thống hồ thải quặng đuôi

1.2.1. Xác định phương pháp lưu trữ quặng đuôi

1.2.2. Lựa chọn vị trí xây dựng hồ thải

1.2.3. Phân tích các điều kiện thủy văn và thủy lực

1.2.4. Khảo sát địa kỹ thuật khu vực xây dựng hồ thải

1.3. Quy trình thiết kế, lựa chọn loại hình, vị trí và kết cấu công trình hồ đập thải với các công nghệ thải quặng đuôi khác nhau

Page 4: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

4

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

1.3.1. Xác định đặc tính quặng đuôi và thông tin cấu trúc hồ thải

1.3.2. Xác định kỹ thuật thải quặng đuôi

1.3.3. Kỹ thuật thiết kế đập thải

CHƯƠNG II: VẬN HÀNH, QUẢN LÝ, KIỂM TRA VÀ GIÁM SÁT AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

2.1. Quy trình quản lý an toàn hệ thống hồ thải quặng đuôi.

2.2. Quy trình vận hành hệ thống hồ thải quặng đuôi

2.2.1. Nguyên tắc vận hành chung

2.2.2. Đánh giá khả năng xảy ra rủi ro/sự cố

2.2.3. Vận hành hệ thống

2.2.4. Xây dựng và duy trì bộ dữ liệu về hồ thải

2.2.5. Cải tạo phục hồi môi trường

2.3. Kế hoạch bảo trì hệ thống hồ thải quặng đuôi

2.3.1. Những kết cấu, bộ phận cần được lưu ý khi duy tu bảo trì

2.3.2. Xây dựng quy trình bảo trì

2.4. Quy trình vận hành hệ thống quan trắc môi trường và an toàn hồ thải quặng đuôi

2.5. Hệ thống khung tổ chức và trách nhiệm thực hiện quy trình điều tiết, vận hành hệ thống hồ thải quặng đuôi và phòng chống, ứng phó sự cố khẩn cấp

Page 5: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

5

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

2.5.1. Tổ chức đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện quy trình điều tiết, vận hành và ứng phó sự cố khẩn cấp

2.5.2. Trách nhiệm thực hiện EPP

2.6. Quy trình và nội dung kiểm tra, giám sát an toàn môi trường các đập hồ thải quặng đuôi

2.6.1. Nội dung quản lý an toàn đập

2.6.2. Nội dung kiểm tra, giám sát an toàn hồ thải

CHƯƠNG III: XÂY DỰNG VÀ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ CÁC SỰ CỐ, RỦI RO TỪ CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

3.1. Nội dung của kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố khẩn cấp từ các hồ thải quặng đuôi

3.2. Hướng dẫn đánh giá và phân loại các trường hợp sự cố khẩn cấp từ các hồ thải quặng đuôi

3.2.1. Mức độ rủi ro và phân loại TSF

3.2.2. Nhận diện các rủi ro, sự cố đối với đập hồ thải quặng đuôi

3.2.3. Đánh giá rủi ro và sự cố khẩn cấp từ hồ đập thải quặng đuôi

3.3. Xây dựng các kịch bản xảy ra sự cố của hệ thống hồ thải quặng đuôi

3.4. Xây dựng kế hoạch phòng ngừa các rủi ro, sự cố có thể xảy ra từ các hồ thải quặng đuôi

3.4.1. Giải pháp liên quan quản lý TSF

3.4.2. Dự báo tình trạng đập bằng mô hình

Page 6: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

6

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

3.5. Xây dựng quy trình và kế hoạch ứng phó sự cố hồ đập (EPP)

3.5.1. Khái niệm về EPP

3.5.2. Mục đích của EPP

3.5.3. Xây dựng kế hoạch ứng phó khẩn cấp

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Page 7: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

7

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Các trường thông tin dữ liệu hồ thải

Bảng 2.2. Nội dung kiểm tra, giám sát sự cố hồ thải quặng đuôi

Bảng 3.1. Phân loại nhóm TSF theo độ cao và mức độ rủi ro

Bảng 3.2. Phân loại mức độ rủi ro tại các TSF

Bảng 3.3. Nhận diện các rủi ro trong quá trình hoạt động,

đóng cửa mỏ và CTPHMT tại các TSF

Bảng 3.4. Đề xuất thang điểm đánh giá

khả năng xảy ra rủi ro của các TSF

Bảng 3.5. Đề xuất thang điểm đánh giá mức độ thiệt hại do các TSF gây ra

Bảng 3.6. Ma trận thang điểm rủi ro

Bảng 3.7. Đề xuất thang điểm đánh giá mức độ rủi ro của TSF

Bảng 3.8. Các yêu cầu trong quản lý rủi ro và sự cố từ các TSF

Page 8: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

8

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Lưu trữ quặng đuôi trên mặt đất

Hình 1.2. Lưu trữ quặng đuôi trong các moong đã kết thúc khai thác

Hình 1.3. Dòng chất thải sông Jaba, đảo Bougainville, Papua New Guinea

Hình 1.4. Trường hợp 1: Hồ hoạt động bình thường và mặt nước cách xa thân đập

Hình 1.5. Trường hợp 2, 3: Hồ hoạt động bình thường so với thân đập có hoạt động của dòng ở thượng nguồn hoặc không có dòng ở thượng nguồn

Hình 1.6. Phương pháp đắp ngược

Hình 1.7. Phương pháp đắp xuôi

Hình 1.8. Phương pháp đắp trung tâm

Hình 2.1. Sơ đồ quản lý theo vòng đời TSF

Hình 2.2. Mô hình kỹ thuật CTPHMT điển hình

Page 9: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

9

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

Trong những năm gần đây, các sự cố vỡ đập của hồ lưu giữ quặng đuôi (TSF) đã liên tiếp xảy ra, gây ra những tổn thất nặng nề về kinh tế và môi trường. Hầu hết nguyên nhân của các sự cố

TSF từ các cơ sở chế biến khoáng sản xuất phát từ các sai sót trong quá trình thiết kế, xây dựng, quản lý, giám sát hồ/đập thải và các biến đổi bất thường của khí hậu.

Về mặt đầu tư, do hạn chế và/hoặc tiết kiệm kinh phí xây dựng nên các hạng mục công trình của hồ thải không được đầu tư xây dựng đầy đủ và có độ kiên cố cần thiết. Một số hồ thải thiết kế công suất nhỏ nhưng quặng đuôi thải lại quá lớn, do đó khi có mưa lớn kéo dài sẽ gây vỡ hoặc tràn đập. Đa số các TSF không có hệ thống giám sát mực nước và quan trắc liên tục về môi trường và dịch động của hồ để có thể điều chỉnh chế độ thải hoặc gia cố những vết nứt.

Về mặt khảo sát thiết kế, việc hạn chế các tài liệu về khí tượng thủy văn, địa hình địa chất cũng như các phương pháp tính toán dẫn đến việc các hồ sơ thiết kế không sát với thực tế, chưa đảm bảo mức độ an toàn.

Về mặt xây dựng, do thiết bị xây dựng thiếu, kỹ thuật xây dựng lạc hậu, các TSF được xây dựng bằng thủ công dẫn đến chất lượng xây dựng không bảo đảm. Rất nhiều đập bị thấm do vật liệu không đảm bảo chất lượng, nền hồ không được xử lý, kỹ thuật đắp không đạt yêu cầu.

Về quản lý, vận hành, kiểm tra và giám sát hồ thải: Hiện nay ở Việt Nam chưa có một văn bản pháp lý nào quy định về quản lý an toàn TSF. Các văn bản chủ yếu là các quy định trên góc độ môi

LỜI NÓI ĐẦU

Page 10: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

10

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

trường về quản lý chất thải rắn và môi trường xung quanh khu vực lưu trữ chất thải rắn như nước thải, khí thải, đất quy định trong Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản dưới luật; các tiêu chuẩn thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn, chất thải nguy hại. Do chưa có bất cứ một văn bản, tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật nào quy định về vị trí, thiết kế, xây dựng và vận hành TSF nên các các địa phương và doanh nghiệp thường sử dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho các hồ chứa nước thủy lợi và đập chứa nước. Việc này dẫn đến những khó khăn trong công tác quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước, cũng như việc thực hiện của các doanh nghiệp.

Do vậy, Viện Khoa học và Công nghệ mỏ - Luyện kim đã chủ trì, phối hợp với Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương biên soạn “Sổ tay hướng dẫn quy trình thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lý an toàn các hồ thải quặng đuôi”. Đây sẽ là tài liệu hướng dẫn hữu ích cho các nhà quản lý và doanh nghiệp trong công tác quản lý hồ thải quặng đuôi.

Ban biên tập cảm ơn sâu sắc tới các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công Thương, các nhà quản lý, các chuyên gia đã hỗ trợ và tham gia góp ý để hoàn thành nội dung cuốn Sổ tay này. Trong lần xuất bản đầu tiên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, Ban biên tập rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành và quý báu từ phía người đọc để tài liệu được hoàn thiện hơn trong lần tái bản sau.

Ban biên tập

Page 11: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

11

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

CHƯƠNG I:QUY TRÌNH THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔIĐẢM BẢO AN TOÀN MÔI TRƯỜNG

Page 12: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

12

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

1.1. Quy trình thiết kế an toàn hệ thống hồ thải quặng đuôi

Quy trình thiết kế hệ thống hồ thải quặng đuôi bao gồm (nhưng không giới hạn) các bước sau đây:

1. Nghiên cứu công nghệ tuyển khoáng và xác định phương pháp lưu trữ quặng đuôi;

2. Lựa chọn vị trí xây dựng hồ thải;3. Phân tích các điều kiện thủy văn và thủy lực;4. Khảo sát địa kỹ thuật khu vực xây dựng hồ thải;5. Xác định đặc tính quặng đuôi và thông tin cấu trúc hồ thải;6. Xác định kỹ thuật thải quặng đuôi;7. Tiến hành các bước thiết kế kỹ thuật.

Các yếu tố quản lý quan trọng trong giai đoạn thiết kế cần chú ý:

- Các phương pháp thải quặng đuôi phải được xem xét và tích hợp trong quá trình lập kế hoạch và lịch trình hoạt động của mỏ.

- Vị trí của các TSF được lựa chọn phải tránh gây ô nhiễm nguồn tài nguyên nước và/hoặc khoáng sản.

- Xem xét mức độ có sẵn của các vật liệu xây dựng đập và vật liệu phủ bề mặt khu vực TSF (sau khi kết thúc thải bỏ).

- Đặc điểm địa hóa của quặng đuôi để đánh giá tiềm năng hình thành dòng thải axit và khả năng giải phóng kim loại nặng trong suốt quá trình hoạt động và sau khi đóng cửa mỏ.

- Việc lựa chọn vị trí xây dựng và hình thức xây dựng đập cần xét đến mức độ rủi ro địa hóa được nghiên cứu trong giai đoạn tiền khả thi của dự án khai thác mỏ.

- Đưa ra các yêu cầu về quản lý quặng đuôi và nước thải tại các nhà máy chế biến.

- Một số loại quặng đuôi có chứa các khoáng vật có giá trị, vì vậy có thể xem xét phương án lưu trữ tạm thời cho đến khi có thể thu hồi. Tuy nhiên, không nên lợi dụng để lưu giữ chất thải không ổn định hoặc kéo dài thời gian phản ứng địa hóa.

Page 13: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

13

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

1.2. Quy hoạch, lựa chọn vị trí xây dựng hệ thống hồ thải quặng đuôi

1.2.1. Xác định phương pháp lưu trữ quặng đuôi

Trước khi tiến hành thiết kế và xây dựng hồ thải quặng đuôi, phải xác định phương pháp lưu trữ quặng đuôi sẽ áp dụng để có phương án thiết kế phù hợp. Có thể sử dụng các phương pháp sau đây để lưu trữ quặng đuôi:

1/. Lưu trữ quặng đuôi trên mặt đất

Lưu trữ quặng đuôi trên mặt đất bằng cách xây dựng đập để lưu giữ quặng đuôi. Việc đắp đập trên mặt đất để thải quặng đuôi là một phương pháp thải có nhiều ưu điểm. Ưu điểm vượt trội của phương pháp này là có thể dễ dàng thực hiện các biện pháp kiểm soát, quan trắc ô nhiễm và có thể thực hiện việc khai thác tận thu lại quặng đuôi trong tương lai khi các điều kiện kinh tế, kỹ thuật cho phép.

Hình 1.1. Lưu trữ quặng đuôi trên mặt đất

Page 14: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

14

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

2/. Lưu trữ trong các moong lộ thiên

Là quá trình đưa quặng đuôi vào san lấp các moong lộ thiên đã kết thúc khai thác. Ưu điểm của giải pháp này là không mất chi phí thiết kế, xây dựng, vận hành TSF và các rủi ro do đập quặng đuôi gây ra. Tuy nhiên, việc lưu trữ bằng phương pháp này có thể sẽ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.

Hình 1.2. Lưu trữ quặng đuôi trong các moong đã kết thúc khai thác

3/. Lưu trữ quặng đuôi trong lòng đất

Theo phương pháp này, quặng đuôi thường được lưu trữ vào các các moong khai thác hầm lò. Thông thường quặng đuôi được trộn với một chất kết dính, thường là xi măng sau đó được bơm vào các moong khai thác hầm lò.

Ưu điểm:

- Ngăn chặn sự xáo trộn bề mặt, các vấn đề liên quan đến bụi, ngập lụt, ô nhiễm nước mặt, v.v.;

- Các trụ và hệ thống chống đỡ của mỏ hầm lò có thể được lấy ra để hỗ trợ các mỏ khác;

- Giảm thiểu rủi ro sụt lún do áp lực;

Page 15: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

15

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

- Nhờ có chất kết dính nên giảm thiểu ô nhiễm nước ngầm;

- Giảm tốc độ oxy hóa chất thải có chứa sunfua, ngăn chặn sự hình thành dòng axit mỏ;

Nhược điểm:

- Chi phí cao do sử dụng chất kết dính;

- Quặng đuôi cần được khử nước trước khi thải;

- Cần sử dụng máy bơm có chi phí cao, áp lực lớn do mật độ chất thải cao;

- Rủi ro do sự hóa lỏng của quặng đuôi thải nếu mức độ bão hòa cao hay do xuất hiện rung động địa chấn;

- Rò rỉ nước thải vào nguồn nước ngầm gây ô nhiễm nước ngầm;

- Có thể gây thất thoát tài nguyên quặng nghèo.

4/. Thải vào các lưu vực (sông, hồ, biển)

Phương pháp này được sử dụng khi yếu tố địa hình không thuận lợi, hoạt động địa chấn cao, quỹ đất hạn hẹp, nơi có độ dốc không ổn định và có tiềm năng rủi ro cao không thích hợp trong xây dựng đập.

Hình 1.3. Dòng chất thải sông Jaba, đảo Bougainville, Papua New Guinea

1.2.2. Lựa chọn vị trí xây dựng hồ thải

Lựa chọn vị trí TSF phải cân nhắc cẩn thận các tác động của TSF đến cơ sở hạ tầng và môi trường xung quanh. Đặc biệt là trong

Page 16: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

16

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

trường hợp xảy ra sự cố đập. Các yếu tố cần được xem xét khi lựa chọn vị trí TSF như sau:

- Độ thấm nước của vật liệu địa chất nền;

- Ảnh hưởng của các dòng chảy tự nhiên vào khu vực TSF nên ở mức tối thiểu;

- Khoảng cách tới hệ thống sông suối và tác động tiềm tàng do lũ lụt;

- Khoảng cách tới các cơ sở hạ tầng mỏ, các trung tâm dân cư, các khu mỏ đang hoạt động (đặc biệt là các vực nước ngầm);

- Giao thông thuận lợi cho công tác cứu hộ.

Các thông tin cần phải được thu thập trong giai đoạn này bao gồm:

- Vị trí hồ thải (bao gồm cả mô tả chi tiết về khu đất), tọa độ, quy hoạch hồ thải liên quan;

- Quyền sở hữu và quản lý;

- Tóm tắt lịch sử hoạt động (bao gồm cả các hồ thải đã được cấp phép);

- Quá trình chế biến quặng;

- Định mức thải: tấn khô/năm;

- Tốc độ xả thải quặng đuôi: tấn khô/năm;

- Diễn biến môi trường cho đến hiện tại (nếu hiện tại vẫn đang hoạt động);

1.2.3. Phân tích các điều kiện thủy văn và thủy lực

Thiết kế các hồ thải quặng đuôi cần xem xét đến tác động của lũ lụt, xói mòn bên ngoài cũng như bên trong đập, cần phải tính toán đến tác động do mưa gây ra trong tất cả các giai đoạn hoạt động của TSF.

Thiết kế hồ thải phải đảm bảo có khả năng ứng phó với các điều kiện thời tiết từ trung bình tới cực đoan. Thiết kế nên đảm bảo thời gian tối thiểu chống chọi trước các hiện tượng thời tiết như mưa lớn

Page 17: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

17

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

hay đảm bảo lưu trữ quặng đuôi trong vòng 50 năm. Để đánh giá khả năng chịu lũ sau khi ngừng hoạt động, sử dụng phương pháp tiếp cận đánh giá theo mùa trong khoảng 100 năm trở lại.

1.2.4. Khảo sát địa kỹ thuật khu vực xây dựng hồ thải

Khảo sát địa kỹ thuật khu vực xây dựng hồ thải bao gồm các nội dung sau:

- Dữ liệu về các tầng đất và đá gốc, độ sâu, độ dày liên tục và thành phần của mỗi tầng nhằm đánh giá những điểm bất lợi để có phương án định hướng thích hợp;

- Đặc điểm thủy văn khu vực mỏ bao gồm: các tầng nước ngầm, hang caster, áp lực nước trong các tầng chứa, hệ số thấm trong khu vực, đặc điểm nguồn nước ngầm (pH, TDS, CN và các kim loại nặng);

- Đặc tính kỹ thuật của vật liệu nền, mức độ sẵn có của vật liệu sử dụng để xây dựng đập và/hoặc xử lý nền đáy;

- Tính chất địa kỹ thuật của vật liệu xây dựng tại chỗ (đất, đá, các vật liệu có sẵn, quặng đuôi) và xem xét khả năng ảnh hưởng đến thiết kế và cấu trúc đập, khả năng ổn định của vật liệu;

- Đánh giá khả năng xảy ra động đất.

1.3. Quy trình thiết kế, lựa chọn loại hình, vị trí và kết cấu công trình hồ đập thải với các công nghệ thải quặng đuôi khác nhau

1.3.1. Xác định đặc tính quặng đuôi và thông tin cấu trúc hồ thải

Page 18: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

18

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

Các thông tin, dữ liệu cần thiết trong giai đoạn này bao gồm: - Mô tả chung về địa hình; - Mô tả các loại đất; - Mô tả tóm tắt về thực vật; - Các điều kiện của các nhóm đất và trầm tích trên bề mặt (dựa

trên các điều tra chi tiết về địa kỹ thuật đã thực hiện); - Mô tả về địa chất (đặc biệt chú ý đến tiềm năng khoáng sản, các

loại đá và hệ thống đứt gãy); - Nước ngầm: dữ liệu về độ sâu, số lượng và chất lượng (phân tích

pH, độ mặn, cyanua (tự do, tổng) và các kim loại nặng khác). - Tài nguyên nước: chi tiết về tài nguyên nước mặt và nước ngầm

sử dụng trong vùng lân cận của TSF; - Diện tích lưu vực; - Chuyển hướng dòng chảy: Thông tin chi tiết về việc làm thay đổi

các dòng chảy tự nhiên khi xây dựng đập và chỉ ra các hướng thoát lũ.

Các thông tin về đặc tính quặng đuôi thải bao gồm:- Tỷ trọng quặng đuôi;- Dự tính góc ma sát bên trong;- Phân bố kích thước hạt;- Độ dẫn thủy lực và/hoặc mức thấm.- Tính chất quặng đuôi:

+ Thành phần khoáng: Hàm lượng kim loại nặng (Cu, Pb, Zn, Ni, As, v.v.), hàm lượng sunfua;

+ Các hóa chất tồn dư từ quá trình chế biến: Tổng CN trong nước thải quặng đuôi (ppm), độ muối của nước thải từ quá trình chế biến (mg/l), độ muối của nước thải quặng đuôi (mg/l), pH của nước thải quặng đuôi, v.v.

Page 19: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

19

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

Xác định cấu trúc của TSF:- Phương pháp xây dựng: Mô tả về quá trình chuẩn bị và xây dựng

bao gồm cả các giám sát chi tiết, các thủ tục kiểm tra v.v;- Diện tích: Tổng diện tích khu xử lý quặng đuôi thải ban đầu;- Chiều cao/độ sâu: Chiều cao thiết kế tối ưu của đập thải và chiều

cao nâng dự kiến;- Công suất: Khả năng lưu trữ quặng đuôi (m3);- Góc đập: Góc đập bên ngoài (theo DME không quá 200, tuy

nhiên góc đập có thể thay đổi phụ thuộc vào vật liệu và độ xói mòn của vật liệu).

- Hệ thống lọc/thoát nước: Cung cấp thiết kế chi tiết và dự kiến thực hiện của hệ thống lọc/thoát nước nhằm tối ưu hóa độ nén bùn và khả năng thu hồi nước trong hồ thải. Đối với các hồ thải không có hệ thống lọc và thoát nước thì cần phải có diện tích đủ lớn để chất thải có thể tự bay hơi được.

- Lớp lót: Mô tả chi tiết về lớp lót (nếu có sử dụng). Hệ thống lọc hoặc hệ thống tuần hoàn nước phải được lót đáy và tốt nhất nên sử dụng các lớp lót tổng hợp. 1.3.2. Xác định kỹ thuật thải quặng đuôiCác phương pháp thải quặng đuôi hiện đang được áp dụng bao

gồm: thải ướt, thải khô và thải kết hợp.1/. Thải ướt

➢ Thải quặng đuôi trực tiếp vào TSF:Quặng đuôi được thải ra ở cuối đường ống dọc theo bờ đập của

khu vực TSF. Với quặng đuôi nhiều và lỏng thì quặng đuôi thường được thải vào vị trí trung tâm của TSF hoặc thông qua các ống hoặc các nguồn điểm gần bờ. Các đường ống có thể đặt dưới nước hoặc trên mặt. ➢ Nâng cấp đập thải bằng chính quặng đuôi:

Page 20: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

20

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

Sử dụng quặng đuôi để nâng chiều cao thân đập để lưu trữ hỗn hợp quặng đuôi và nước thải. Có 2 loại đập, đập lưu giữ nước và đập lưu giữ chất thải. Điểm khác biệt của đập giữ nước là cần xây dựng đạt đến độ cao nhất định trước khi xả vào đập.

➢ Tăng mật độ quặng đuôi đến đồng nhất:

Quặng đuôi thải được khử nước để tạo ra một khối đồng nhất sau khi ra khỏi đường ống. Phân biệt với quặng đuôi nhão là quặng đuôi nhão có mật độ cao hơn và được chuyển về khu vực lưu trữ cuối cùng bằng máy bơm áp lực lớn.

➢ Tăng mật độ quặng đuôi đến dạng nhão:

Quặng đuôi được khử nước đến mật độ không thể sử dụng bơm thông thường. Quặng đuôi thải có độ nhớt tăng đòi hỏi phải sử dụng máy bơm đặc biệt để vận chuyển quặng đuôi do đó quặng đuôi này đòi hỏi giới hạn về khoảng cách có thể vận chuyển để đảm bảo hiệu quả kinh tế.

Quặng đuôi dạng bột nhão thường được lắng đọng theo hình nón với góc dốc từ 2 - 10%. Khi lớp bùn nhão ngừng chảy và khô tạo ra các vết nứt, các dòng chảy mới sẽ lấp đầy các vết nứt và liên kết quặng đuôi với nhau.

2/. Thải khô

Quặng đuôi khử nước đến khô và không thể vận chuyển bằng đường ống. Thông thường quặng đuôi khô được vận chuyển bằng băng tải hoặc xe tải sau đó được trải rộng và đầm chặt tạo thành một khối chất thải không bão hòa. Độ ẩm của quặng đuôi thải < 20%, quặng đuôi thải được xếp chồng lên nhau theo chiều ngang và thẳng đứng.

Quặng đuôi được làm khô sẽ làm giảm lượng nước vận chuyển đến TSF. Trước hết sẽ làm giảm rủi ro tràn, sau đó giảm sự rò rỉ và các thất thoát do bay hơi. Kỹ thuật thải khô cũng cho phép kiểm soát tốt hơn so với thải ướt.

Page 21: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

21

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

3/. Thải kết hợpQuặng đuôi mịn và chất thải rắn được trộn lẫn để tạo ra một dòng

thải duy nhất. Phương pháp này có ưu điểm là làm giảm đáng kể sự tạo thành dòng thải axit với các loại quặng đuôi có chứa sunfua. Thải bằng phương pháp kết hợp giống như thải khô, không yêu cầu xây dựng đập.

1.3.3. Kỹ thuật thiết kế đập thảiThiết kế TSF, không phân biệt phương pháp xây dựng mà quan

trọng là duy trì thân đập thải đủ lưu trữ chất thải trong suốt vòng đời của công trình. Mục đích của thân đập là cung cấp một ranh giới an toàn, có tính đến các dòng chảy tự nhiên vào vào hồ chứa và khả năng chống chịu các hoạt động, nguy cơ tràn dẫn đến xói lở bờ đập và giảm thiếu các sự cố trên mặt TSF.

Trường hợp 1: Đối với TSF mà diện tích chứa nước đặt xa đậpTổng chiều cao trên mặt nước của thân đập (F) = Chiều cao trên

mặt nước hoạt động của thân đập + Mặt thoải của F = 500 mm.Trường hợp 2: Đối với TSF mà diện tích chứa nước đặt ở vị trí

bình thường so với thân đập nhưng không có hoạt động của lưu vực ở thượng nguồn.

Tổng chiều cao trên mặt nước của thân đập (F) = Chiều cao trên mặt nước hoạt động của thân đập = 500 mm.

Trường hợp 3: Đối với TSF mà diện tích chứa nước đặt bình thường nhưng có hoạt động của lưu vực ở thượng nguồn.

Tổng chiều cao trên mặt nước của thân đập (F) = Chiều cao trên mặt nước hoạt động của thân đập = 1000 mm.

Tổng chiều cao trên mặt nước của thân đập (F) là chiều cao giữa điểm thấp nhất trên đỉnh đập của TSF và điểm hoạt động bình thường của hồ cộng với mức độ cho phép của dòng vào tương ứng với tỷ lệ 1:100 giờ trong suốt 72h giờ mưa. Giả định rằng không có hoạt động xả không kiểm soát được diễn ra trong suốt thời gian mưa.

Page 22: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

22

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

Tổng chiều cao trên mặt nước hoạt động của thân đập được định nghĩa là chiều cao giữa điểm thấp nhất của đập và mặt thoải của bãi thải quặng đuôi phía trong thân đập. F hoạt động khác nhau trong quá trình lắng đọng quặng đuôi thải. Thân đập hoạt động là một phần quan trọng giúp giảm thiểu nguy cơ do dòng chảy tràn là kết quả việc lấp quặng đuôi thải tại các điểm xả.

Hình 1.4. Trường hợp 1: Hồ hoạt động bình thường và mặt nước cách xa thân đập

Hình 1.5. Trường hợp 2, 3: Hồ hoạt động bình thường so với thân đập có hoạt động của dòng ở thượng nguồn

hoặc không có dòng ở thượng nguồn

Mặt thoải của F được định nghĩa là chiều cao giữa mức nước hồ hoạt động cộng với khoảng dự phòng cho dòng vào tương ứng với

Page 23: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

23

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

tỷ lệ 1:100 năm trong suốt 72h giờ mưa giả thiết không có các điểm xả nào là không được kiểm soát trong suốt quá trình mưa và tại điểm trên mặt thoải nơi tường của F được tính. Mặt thoải của F thay đổi đáng kể trong suốt vòng đời lưu trữ quặng đuôi thải phụ thuộc vào chiều dài của mặt thoải, đặc điểm của quặng đuôi. Mặt thoải của F không áp dụng đối với hồ đặt ở vị trí bình thường so với thân đập.

Thông thường thì các TSF được xây dựng theo từng giai đoạn tuỳ theo công suất mỏ. Điều này sẽ giảm chi phí vốn ban đầu và kéo dài thời gian quay vòng vốn trong toàn thời gian mỏ hoạt động. Có 3 phương pháp xây dựng theo từng giai đoạn cơ bản, đó là:

- Phương pháp đắp ngược.- Phương pháp đắp xuôi.- Phương pháp đắp trung tâm.Ba phương pháp này được minh hoạ trong Hình 1.6, 1.7, 1.8.

Phương pháp đắp ngược sử dụng khối lượng vật liệu ít nhất, còn phương pháp đắp xuôi sử dụng khối lượng vật liệu lớn nhất.

Hình 1.6 cho thấy cách xây dựng theo phương pháp đắp ngược, cấu trúc này được xây dựng trên nền quặng đuôi thải bỏ trước đó, quặng đuôi này rất dễ bị hoá lỏng và mất độ vững chắc bởi bất kỳ sự xáo trộn vật lý đáng kể nào đó. Phương pháp này không được khuyến khích sử dụng do nhược điểm vốn có này.

Hình 1.6. Phương pháp đắp ngược

Page 24: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

24

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

Trong phương pháp đắp xuôi, như minh hoạ trong Hình 3.7, cấu trúc này có thể được xây dựng một cách hoàn chỉnh bằng việc sử dụng máy móc để san lấp và có lẽ đây là loại cấu trúc an toàn nhất. Phương pháp xuôi dòng sử dụng khi đập là một cấu trúc ngăn giữ nước.

Hình 1.7. Phương pháp đắp xuôi

Phương pháp đường trung tâm là sự dung hoà giữa hai phương pháp trên và được sử dụng tốt nhất như một phương pháp khắc phục các vấn đề và sự cố phát sinh trong cấu trúc được xây dựng theo phương pháp ngược dòng hay bất kỳ sự cố đập nào khác.

Hình 1.8. Phương pháp đắp trung tâm

Page 25: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

CHƯƠNG II:VẬN HÀNH, QUẢN LÝ, KIỂM TRA VÀ GIÁM SÁT AN TOÀNCÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

Page 26: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

26

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

2.1. Quy trình quản lý an toàn hệ thống hồ thải quặng đuôi.

Các vấn đề chính trong quản lý TSF bao gồm chọn địa điểm, đặc điểm địa hóa của quặng đuôi, lựa chọn phương pháp xử lý quặng đuôi tối ưu, thiết kế và xây dựng đập, kiểm soát rò rỉ, quản lý nước, và CTPHMT. Quản lý TSF đòi hỏi sự tham gia của các cán bộ có trình độ về địa kỹ thuật và thủy văn.

Các giải pháp quản lý rủi ro và sự cố phải được thiết kế tương ứng với mỗi giai đoạn trong suốt vòng đời của TSF từ khâu lựa chọn vị trí, thiết kế, xây dựng, hoạt động cho đến đóng cửa mỏ. Sơ đồ quản lý theo vòng đời của TSF được thể hiện trên Hình 3.1.

Hình 2.1. Sơ đồ quản lý theo vòng đời TSF

Page 27: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

27

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

Các hoạt động trong quản lý TSF bao gồm:

- Đảm bảo nguyên tắc lưu trữ quặng đuôi trong TSF: các lớp quặng đuôi thải mỏng để đảm bảo tốc độ bốc hơi tối đa và giảm đến mức tối thiểu sự rò rỉ.

- Quản lý tốt khu vực chứa nước thải, tăng cường tuần hoàn nước thải tăng sự ổn định của TSF.

- Cụ thể hóa các hoạt động hàng ngày, các quy trình hoạt động bao gồm cả các biện pháp phóng ngừa cụ thể, ví dụ như trình tự đóng mở van để tránh tắc nghẽn đường ống dẫn quặng đuôi.

- Thủ tục, trình tự thay đổi các đường ống xả quặng đuôi.

- Các chỉ dẫn trong giám sát hoạt động của TSF, vai trò và trách nhiệm của từng cán bộ điều hành trong kế hoạch quản lý TSF.

- Lịch trình bảo trì các trang thiết bị, máy móc.

- Ghi chép và lưu trữ dữ liệu để theo dõi và thực hiện.

- Báo cáo khi thấy bất thường trong giám sát, quyết định hành động trong quản lý sự cố và rủi ro.

Quản lý an toàn TSF bao gồm:

- Nhận diện rủi ro của TSF.

- Đảm bảo kiểm soát an toàn đối với tính mạng, sức khỏe cộng đồng, và kiểm soát rủi ro môi trường.

- Thường xuyên giám sát và bảo trì để đảm bảo tính ổn định của các thành phần cấu trúc khác nhau của TSF.

- Quản lý an toàn quặng đuôi bao gồm các hoạt động quan trắc, kiểm tra thường xuyên, đánh giá hiệu suất, kế hoạch ứng phó khẩn cấp.

Page 28: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

28

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

2.2. Quy trình vận hành hệ thống hồ thải quặng đuôi

Đơn vị chủ quản thiết kế mới hoặc thiết kế nâng cấp TSF phải lập quy trình vận hành dựa trên các kết quả số liệu tính toán thiết kế. Cơ quan quản lý dự án dựa vào quy trình này lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và giao cho chủ đập thực hiện.

Trong quá trình vận hành, do điều kiện đầu vào thay đổi nên từng năm, và thậm chí từng giai đoạn cụ thể cần phải tính toán điều chỉnh cho phù hợp, nhằm đảm bảo an toàn cho đập và khai thác hiệu quả công năng của TSF. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất của cơ quan chủ quản, các kết quả đo đạc và dự báo các yếu tố khí tượng thủy văn để có phương án điều chỉnh quy trình vận hành của TSF theo thời gian nếu thấy cần thiết. Công việc này được gọi là điều chỉnh Quy trình vận hành TSF.

2.2.1. Nguyên tắc vận hành chung

1. Đảm bảo các nguyên tắc chung đã đặt ra trong quy trình vận hành khung.

2. Quy trình vận hành TSF không được vượt quá giới hạn cho phép trong Quy trình khung, trừ khi có trường hợp khẩn cấp xẩy ra được chuyển lên vận hành theo chế độ khẩn cấp và phải được cấp có thẩm quyền phê chuẩn.

3. Tận dụng tối đa năng lực của TSF nhưng phải đảm bảo an toàn cho đập.

Điều chỉnh Quy trình vận hành năm: Thông thường, trong từng năm, lượng chất thải quặng đuôi được thải ra cũng như lượng nước đến hồ đều có thể tăng thêm và khác với thiết kế ban đầu. Vì vậy, vào đầu năm, đơn vị chủ quản cần dựa vào các thông tin sau đây để điều chỉnh quy trình vận hành TSF cho phù hợp với tình hình thực tế:

+ Lưu lượng xả thải;

Page 29: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

29

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

+ Hiện trạng đập (có hư hỏng bộ phận nào không, đang sửa chữa, mở rộng, v.v.);

+ Tình hình lũ lụt thiên tai;

2.2.2. Đánh giá khả năng xảy ra rủi ro/sự cố

Cần xem xét tới các khả năng có thể xảy ra sự cố rủi ro để có phương án vận hành cho phù hợp, nhằm giảm thiểu tối đã những tình huống tiêu cực ảnh hưởng tới an toàn hồ đập thải, bao gồm các khả năng sau:

- Vỡ đường ống thải bùn hoặc đường ống thu hồi nước;

- Khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan;

- Xói mòn do mưa hoặc hệ thống ống dẫn chất thải;

- Biến động địa kỹ thuật hoặc biến dạng quá mức của đập thải gây vỡ đập thải;

- Thải quặng đuôi vượt quá sức chịu tải của hồ chứa dẫn tới nước và/hoặc bùn tràn qua đập thải;

- Rò rỉ qua đập thải;

- Rò rỉ chất ô nhiễm qua lớp thành và đáy hồ tác động tới nước ngầm;

- Động vật và vật nuôi tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm tại khu vực hồ thải;

- Động vật hoang dã và vật nuôi tiếp xúc với bùn thải mềm và có thể bị sa lầy.

2.2.3. Vận hành hệ thống

Việc đảm bảo an toàn hồ thải và giảm thiểu nguy cơ xảy ra các sự cố gắn liền với quy trình vận hành hệ thống. Vì vậy, khi xây dựng quy trình này cần bao gồm các nội dung sau:

Page 30: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

30

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

- Mực đỉnh chất thải quặng đuôi (thường là bùn và nước) lớn nhất cho phép được lưu giữ trong mùa mưa lũ (thông thường là ở mức bình thường, đôi khi do yêu cầu chống lũ đòi hỏi mức thải này phải hạ xuống ở mức thấp hơn, bằng cách san gạt hoặc múc chuyển sang những vị trí phù hợp nhằm tránh quá tải cho hồ chứa và gây áp lực lớn bất thường lên thân đập);

- Đối với những cơ sở dùng nước tuần hoàn, cần tính toán để mực nước trong hồ chứa đảm bảo đủ lượng nước dùng cho nhu cầu sản xuất, đồng thời vẫn đảm bảo an toàn cho đập trong mùa mưa lũ;

- Để phân biệt và nhận biết tình trạng nước đến trong mùa lũ, dạng lũ nhằm có phương án phù hợp đảm bảo an toàn cho hồ đập thải, Đơn vị chủ quản cần đưa ra các hướng dẫn nhận dạng lũ điển hình trong những năm gần đây, hoặc liệt kê số liệu từ cơ quan khí tượng thủy văn theo chu kỳ.

- Căn cứ vào chất lượng công trình và đặc điểm lũ của lưu vực cần dự báo các tình huống có thể gây ra sự cố cho đập và có giải pháp khắc phục như: Giải pháp xả khi đập có biểu hiện sự cố (sạt mái; có dòng thấm lớn từ thân hoặc nền đập ra hạ lưu mang theo bùn đất; các cống ở dưới sâu có biểu hiện nguy hiểm (bị rung động, lún sụt, xói hạ lưu...); nguy cơ nước tràn qua đỉnh, v.v.

- Ngoài việc huy động khả năng chứa tối đa của các công trình chính, còn phải tính đến việc xây dựng các hồ đập phụ khẩn cấp, tạo đường xả ở các vị trí thấp cho phép nước tràn xuống các hồ lắng thứ cấp, hoặc phá đập phụ thứ cấp dưới thấp nếu không gây ảnh hưởng và tổn thất đáng kể tới môi trường sinh thái cũng như dân cư phía hạ lưu và có thể cải tạo, phục hồi nhanh sau lũ để ứng cứu kịp thời cho tuyến đập chính.

- Phạm vi dòng chảy sau các tràn khẩn cấp cũng cần lập chỉ giới ngập cụ thể, để lập vùng cấm hoạt động khi có lũ, cảnh báo di

Page 31: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

31

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

dời, không được tiến hành xây dựng thêm các cơ sở vật chất cố định trong phạm vi này.

Việc lập các quy trình vận hành cho các hạng mục nhằm:

- Thực hiện đúng chức năng của hồ đập thải quặng đuôi;

- Giảm thiểu tối đa mọi nguy cơ mất an toàn từ đập;

- Tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống trong khu vực;

- Tăng độ bền vững, tuổi thọ cho công trình và trang thiết bị giảm thấp sự cố.

Nếu để xảy ra sự cố ảnh hưởng đến đời sống con người, môi trường sinh thái, sản xuất, cây trồng, và các sinh hoạt trong khu hạ du, Đơn vị chủ quản cần đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời và hiệu quả nhất (bảo vệ cục bộ, di dời xây dựng đê bao, thu hồi và làm sạch chất thải quặng đuôi bị phát tán...).

Đơn vị chủ quản chịu trách nhiệm lập quy trình vận hành cho các hồ đập thải quặng đuôi được thiết kế mới hoặc khôi phục sửa chữa. Đối với các hồ đập đang vận hành mà chưa có quy trình vận hành chính thức, Đơn vị chủ quản có thể tự lập hoặc thuê tư vấn thiết kế lập. Quy trình vận hành phải được các chuyên gia góp ý và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2.2.4. Xây dựng và duy trì bộ dữ liệu về hồ thải

Xu hướng khai thác khoáng sản ngày càng gia tăng, kéo theo thách thức trong vấn đề quản lý chất thải. Chất thải có xu hướng ô nhiễm hơn và khối lượng tăng lên. Đây là hệ quả của sự thay đổi công nghệ liên tục. Để giải quyết các thách thức này, các Đơn vị chủ quản nên xây dựng và duy trì ma trận dữ liệu cho mỗi thành phần của đập quặng đuôi, dựa trên một loạt các dữ liệu được ghi chép trong nhiều năm vận hành. Các dữ liệu được ghi lại ở định dạng có thể quản lý được, và nhờ đó có thể xác định hành động khắc phục trong trường hợp xảy ra các sự cố.

Page 32: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

32

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

Để đảm bảo tính liên tục trong đánh giá kỹ thuật và trong trường hợp thay đổi nhân sự, dữ liệu phải được tập hợp và dễ dàng truy cập cho mục đích cung cấp thông tin, ra quyết định, phân công nhân lực và cập nhật. Định dạng thông tin phải cho phép tiếp cận dễ dàng bằng công nghệ mà không làm mất tính liên tục của dữ liệu.

Ma trận dữ liệu có thể được xây dựng như sau:

Page 33: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

33

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

Các trường thông tin của dữ liệu có thể được mô tả như trong Bảng 2.1.

Bảng 2.1. Các trường thông tin dữ liệu hồ thải

1. Dữ liệu dự án1.1. Tên dự án: 1.2. Ngày: 1.3. Tên TSF: 1.4: Chủng loại: 1.5. Tên của người cung cấp dữ liệu: Điện thoại1.6. Tọa độ trung tâm của TSF:1.7. Số hợp đồng thuê đất:2. Dữ liệu TSF2.1. Tình trạng của TSF: Đề xuất Hoạt động Cũ CTPHMT 2.2. Loại TSF: 2.2.1: Số lượng TSF thành phần:2.3. Mức độ rủi ro: 2.4. Nhóm TSF:2.5. Diện tích lưu vực: 2.6. Nguồn nước gần nhất:2.7. Ngày bắt dầu hoạt động của TSF: 2.7.1. Ngày kết thúc hoạt động của TSF:2.8. Phương pháp xả thải của quặng đuôi: 2.8.1. Phương pháp thu hồi nước:2.9. Phần lót đáy của TSF: Có/không 2.9.1. Loại lót đáy:2.10. Độ sâu ban đầu của mực nước ngầm: m 2.10.1. TDS của nước ngầm ban đầu: mg/l2.11. Chế biến quặng: 2.12. Tốc độ lưu trữ của TSF:2.13. Thể tích TSF (hiện tại): x106 m3 2.13.1. Thể tích lớn nhất dự kiến: x106 m3

2.14. Khối lượng quặng đuôi hiện tại: x106 tấn 2.14.1. Khối lượng quặng đuôi lớn nhất dự kiến: 106 tấn

3. Lưu trữ trên mặt đất3.1. Đất nền 3.1.1. Đá nền3.2. Vật liệu xây dựng1: 3.2.1. Đập nâng theo

Thượng nguồn Hạ nguồn Trung tâm 3.3. Người xây dựng đập: 3.3.1. Vật liệu nâng đập: Cơ học Thủy lực 3.4. Chiều cao đập tối đa hiện tại: m 3.4.1. Chiều cao đập tối đa dự kiến: m3.5. Chiều dài đỉnh đập hiện tại: m 3.4.1. Chiều dài đỉnh đập tối đa dự kiến: m3.6. Diện tịch đập hiện tại: ha 3.6.1. Diện tích đập tối đa: ha4. Lưu trữ dưới mặt đất/trong moong4.1. Độ sâu moong ban đầu: m 4.2. Diện tích moong: ha4.3. Độ dày của quặng đuôi hiện tại: m 4.3.1. Độ dày của quặng đuôi tối đa:m

Page 34: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

34

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

4.4. Diện tích bề mặt củahồ quặng đuôi hiện tại: ha

4.4.1. Diện tích bề mặt của hồ quặng đuôi lớn nhất dự kiến: ha

5. Tính chất của quặng đuôi5.1. TDS: mg/l 5.3. Thành phần rắn %: 5.4. Tỷ trọng: Tấn/m3

5.5. Các chất thải nguy hại tiềm ẩn2: 5.6. WAD-CN g/l 5.7. Tổng CN: mg/l5.8. Các thành phần NPI khác trong danh mục kiểm soát3: Có/Không

Ghi chú:1. Các vật liệu chính cho xây dựng như: đất sét, cát, bùn, sỏi, đá ong,

đá nguyên khối, đá phong hóa, quặng đuôi, sét pha cát, sét sỏi v.v.2. Asen, amimăng, xút, đồng, sunfit, xyanua, sắt sunfit, chì, thủy ngân,

niken sunfit, axit sunfuric, xantat v.v.3. NPI: Chất tồn lưu gây ô nhiễm.

2.2.5. Cải tạo phục hồi môi trường

2.2.5.1. Các nguyên tắc về CTPHMT

Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản về CTPHMT mà chúng ta phải tuân theo:

- Chuẩn bị kế hoạch CTPHMT trước khi khai thác.

- Thoả thuận với địa phương về mục tiêu sử dụng đất lâu dài sau khi kết thúc khai thác. Việc sử dụng đất phải phù hợp với điều kiện khí hậu, thành phần đất, địa hình, địa mạo và nhu cầu sử dụng đất của địa phương.

- Ngăn ngừa không cho cỏ dại và côn trùng độc hại phát triển.

- Tái tạo địa mạo của khu vực đã bị xáo trộn bởi các hoạt động lưu giữ quặng đuôi, đảm bảo tính ổn định, dễ thoát nước và phù hợp với mục đích sử dụng đất lâu dài.

- Giảm thiểu các tác động lâu dài về cảnh quan bằng cách tạo ra địa mạo mới phù hợp với cảnh quan xung quanh khu vực.

Page 35: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

35

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

- Tái tạo lại hệ thống thoát nước tự nhiên bị xáo trộn bởi các công trình TSF.

- Giảm thiểu khả năng gây xói mòn đập và mặt hồ thải do mưa, gió.

- Xác định đặc tính của lớp đất mặt và giữ chúng lại để phục vụ CTPHMT. Chỉ nên bỏ lớp đất này nếu chúng có chứa các thành phần hoá lý không mong muốn, hoặc nếu chúng có chứa nhiều hạt cỏ độc hoặc các loại mầm bệnh cho cây cối.

- Lựa chọn và trồng lại các loại cây cối bản địa, hoặc các loại thực vật có khả năng phát triển và phù hợp với mục đích sử dụng đất lâu dài.

- Tạo ra sự liên kết chắc chắn giữa lớp đất mặt trên cùng với lớp kế tiếp, tạo điều kiện cho cây cối và thực vật phát triển.

- Đảm bảo lớp đất mặt có độ dày cần thiết có khả năng giúp cho cây cối phát triển tốt.

- Đáp ứng tất cả các yêu cầu của pháp luật.

- Đảm bảo an toàn cho khu vực.

- Quan trắc và quản lý các khu vực đã được CTPHMT cho đến khi cây cối tự phát triển được hoặc thoả mãn các yêu cầu của địa phương về mục đích sử dụng đất.

2.2.5.2. Quy trình CTPHMT

Mặc dù khí hậu cũng như các điều kiện thực tế khác nhau, các loại hình khai thác cũng có thể rất khác nhau, nhưng các quy trình CTPHMT cơ bản vẫn có nhiều nét tương tự nhau, bao gồm các bước chính như sau:

Page 36: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

36

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

1. Xác định mục tiêu CTPHMT

Cần phải xác định mục tiêu rõ ràng cho vấn đề CTPHMT. Cần phải đưa ra được mục tiêu sử dụng đất cuối cùng cho khu vực. Việc sử dụng đất này cần tính đến tiềm năng đất của khu vực được CTPHMT và mức độ quản lý cần thiết để duy trì mục đích sử dụng này. Các kế hoạch CTPHMT cần phải được lập càng sớm càng tốt, tốt nhất là ngay trong giai đoạn xây dựng dự án. Cần phải có đủ nguồn lực cần thiết để thoả mãn các mục tiêu CTPHMT. Tất cả các hoạt động CTPHMT phải được ghi lại một cách chính xác và đầy đủ.

2. Bảo quản đất mặt

Lớp đất mặt trên cùng thường là yếu tố quan trọng nhất cho sự thành công của công tác CTPHMT, đặc biệt ở những nơi mà mục tiêu CTPHMT là khôi phục hệ sinh thái tự nhiên. Nếu lớp đất mặt trên cùng có chứa nhiều mầm hạt giống của các loài thực vật không mong muốn, thì nên sử dụng chúng làm lớp đệm. Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp, lớp đất mặt trên cùng đều được giữ lại để CTPHMT. Lớp đất mặt trên cùng thường chứa chủ yếu là hạt giống, các nhóm vi sinh vật, các chất hữu cơ và nhiều chất dinh dưỡng khác.

3. Đắp đất cải tạo

➢ Thiết kế địa mạo và xây dựng:

Tạo hình thái và cải tạo khu vực là một khía cạnh quan trọng trong CTPHMT. Khi lập kế hoạch và quản lý tốt, sẽ giảm bớt khối lượng công việc tạo lại địa hình cho khu vực. Địa mạo cuối cùng phải phù hợp về mặt thuỷ văn của khu vực xung quanh. Độ dốc phải ổn định và hài hoà với cảnh quan tự nhiên của khu vực xung quanh. Khi thiết kế địa mạo mới cần phải cân nhắc các yếu tố sau đây:

- Tính ổn định;

- Khả năng thoát nước.

Page 37: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

37

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

➢ Kiểm soát mức độ xói mòn:

Kiểm soát mức độ xói mòn là một vấn đề quan trọng trong quá trình CTPHMT. Một trong những mục tiêu chủ yếu của CTPHMT là lập lại thảm thực vật nhằm làm cho khu vực ổn định, bền vững và có thể ngăn ngừa và kiểm soát được mức độ xói mòn. Trước khi thảm thực vật được tạo ra cần phải áp dụng các biện pháp chống xói mòn cho khu vực.

4. Lập lại thảm thực vật

Việc khôi phục lại hệ sinh thái tự nhiên không có nghĩa là lập lại thảm thực vật đúng nguyên bản ban đầu của nó. Thời gian để tái tạo thảm thực vật được xác định bởi sự phân bố lượng mưa thực tế. Tất cả các công tác CTPHMT phải được hoàn thành trước mùa nảy mầm và phát triển của các hạt, tức là có đủ lượng nước mưa và nhiệt độ thích hợp.

5. Bổ sung dinh dưỡng cho đất

Trong chương trình CTPHMT, tái tạo thảm thực vật bao gồm cả việc cải tạo chất lượng đất và sử dụng phân bón. Những khu vực được cải tạo cho mục đích nông nghiệp thường đòi hỏi phải có chương trình duy trì việc bổ sung phân bón. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà người ta sử dụng vôi hoặc thạch cao để điều chỉnh độ pH, tuỳ theo loại giống cây trồng, loại cây và mật độ cây, tỷ lệ sinh trưởng mà người ta sử dụng thêm các loại phân đạm, lân hoặc kali. Một số loại chất thải hữu cơ cũng được sử dụng như phân động vật, bùn cống rãnh, v.v. chúng vừa có tác dụng như phân bón vừa có tác dụng bổ sung dinh dưỡng cho đất.

6. Vấn đề duy trì các hoạt động CTPHMT

Những khu vực đã CTPHMT cần phải được quan trắc và quản lý sau quá trình thực hiện. Phải mất nhiều năm các khu

Page 38: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

38

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

vực được CTPHMT mới ổn định. Việc duy trì các hoạt động CTPHMT bao gồm:

- Trồng lại những cây đã chết hoặc trồng lại ở các khu vực chưa đạt yêu cầu;

- Cải tạo, khắc phục các khu vực bị xói mòn;

- Quản lý, phòng chống cháy;

- Kiểm soát các loài cây quý cũng như các loại cỏ dại;

- Kiểm soát các loài động vật địa phương và động vật hoang dã, có thể phải xây dựng hàng rào nếu cần thiết;

- Sử dụng phân bón;

- Tưới cây ở các khu vực khô cằn, đặc biệt là ở giai đoạn ban đầu;

- Sử dụng vôi hoặc thạch cao để điều chỉnh độ pH và cải thiện cấu trúc đất.

Hình 2.2. Mô hình kỹ thuật CTPHMT điển hình

Page 39: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

39

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

2.3. Kế hoạch bảo trì hệ thống hồ thải quặng đuôi

Nội dung công tác bảo trì công trình xây dựng có thể tham khảo trong Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và Thông tư số 26/2016/TT-BCT ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

2.3.1. Những kết cấu, bộ phận cần được lưu ý khi duy tu bảo trì

Với các đặc điểm chung của hồ đập thải quặng đuôi, tác động và ảnh hưởng của áp lực nước và bùn đất cũng như tính chất của từng loại quặng; các yếu tố tự nhiên (mưa, nắng, sóng, gió, bão, động đất…); của con người và sinh vật là nguyên nhân gây ra các hư hỏng, xuống cấp của đập, các bộ phận, kết cấu công trình và thiết bị. Qúa trình duy tu bảo trì cần lưu ý hư hỏng thường gặp phải như sau:

a/. Đập đất

- Mặt đập và thân đập bị xói lở. Mái thượng lưu bị xói mòn, kết cấu bảo vệ bị xâm hại. Mái hạ lưu bị mưa làm trượt lở, cây cối mọc, người và súc vật xâm hại, tổ mối, hang hốc xuất hiện, v.v., các rãnh thoát nước bị bồi lấp, mái hạ lưu bị thấm nước.

- Đập chịu áp lực dòng thải quặng đuôi rất lớn từ hồ, dòng thấm tập trung có thể xuất hiện qua thân, vai và nền đập, v.v. đe dọa an toàn đập.

- Bộ phận lọc lắng nước thải, xử lý ngầm, tiêu nước có thể bị tắc, bị hư hỏng làm cho đường bão hòa dâng cao làm mái và taluy đập kém ổn định.

- Đập có thể bị nứt nẻ, sạt trượt lở và lún sụt.

Page 40: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

40

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

b/. Đập có kết cấu bê tông

- Các bộ phận lộ thiên có thể chịu tác động của tự nhiên, con người và súc vật nhưng mức độ thấp hơn.

- Các đập có kết cấu bê tông nói chung có thể bị lún không đều, nghiêng lệch; thấm qua mặt tiếp giáp với vật liệu đắp và ở nền; hở hoặc đứt các khớp nối, mặt tiếp xúc giữa bê tông và đất đắp bị tách, hở, v.v.

c/. Các thiết bị quan trắc

- Các mốc đo lún, chuyển vị dễ bị súc vật phá hoại.

- Các thiết bị quan trắc, mực nước trước và sau đập dễ bị hư hỏng do ảnh hưởng của thời tiết cực đoan hoặc tác động xấu của con người.

- Các thiết bị đo lưu lượng nước thấm quan thân và nền đập ở hạ lưu dễ bị hư hỏng do mưa gió làm vùi lấp, nứt vỡ, do tác động xấu của con người.

d/. Các công trình phục vụ quản lý vận hành

- Đường quản lý và cứu hộ đập: Cây cối xâm hại, rãnh tiêu nước bị tắc, sạt mái (âm, dương), sạt nền, xói mặt đường, cầu cống bị hư hỏng, bị bồi lấp.

- Thiết bị truyền tín hiệu, thông tin liên lạc hoạt động trong môi trường nóng ẩm dễ bị hư hỏng, xuống cấp.

2.3.2. Xây dựng quy trình bảo trì

Nội dung quy trình bảo trì được quy định tại Khoản 1, Điều 38 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP, bao gồm:

- Các thông số kỹ thuật, công nghệ của công trình, bộ phận công trình và thiết bị công trình;

Page 41: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

41

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

- Quy định đối tượng, phương pháp và tần suất kiểm tra công trình;

- Quy định nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảo dưỡng công trình phù hợp với từng bộ phận công trình, loại công trình và thiết bị lắp đặt vào công trình;

- Quy định thời điểm và chỉ dẫn thay thế định kỳ các thiết bị lắp đặt vào công trình;

- Chỉ dẫn phương pháp sửa chữa các hư hỏng của công trình, xử lý các trường hợp công trình bị xuống cấp;

- Quy định thời gian sử dụng của công trình;

- Quy định về nội dung, thời gian đánh giá định kỳ đối với công trình phải đánh giá an toàn trong quá trình khai thác sử dụng theo quy định của pháp luật có liên quan;

- Xác định thời điểm, đối tượng và nội dung cần kiểm định định kỳ;

- Quy định thời điểm, phương pháp, chu kỳ quan trắc đối với công trình có yêu cầu thực hiện quan trắc;

- Các chỉ dẫn khác liên quan đến bảo trì công trình xây dựng và quy định các điều kiện nhằm bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thực hiện bảo trì công trình xây dựng.

Với các đặc thù riêng của đập hồ thải quặng đuôi, cần lưu ý các nội dung sau:

1/. Quy định các thông số kỹ thuật, công nghệ, xử lý kết quả quan trắc khi công trình có yêu cầu thực hiện quan trắc: hồ và đập có yêu cầu quan trắc nhiều yếu tố. Quy trình cần căn cứ vào quy mô, đặc điểm và tầm quan trọng của hồ đập để nêu rõ các yếu tố cần quan trắc, quy trình thực hiện việc quan trắc, phương pháp phân tích, xử lý số liệu và tiêu chuẩn đánh giá tình trạng công trình thông qua kết quả quan trắc.

Page 42: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

42

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

2/. Quy định đối tượng, phương pháp và tần suất kiểm tra công trình: Quy trình phải quy định rõ những hạng mục, kết cấu, bộ phận công trình cần kiểm tra, phương pháp và phương tiện kiểm tra (bằng mắt thường, bằng máy móc…), hình thức kiểm tra (thường xuyên, định kỳ, đột xuất…), tần suất kiểm tra (số lần trong tháng, quý, năm, thời điểm kiểm tra định kỳ v.v). Đối tượng kiểm tra nên tập trung vào các bộ phận, kết cấu công trình dễ bị hư hỏng do tác động của các yếu tố tự nhiên và con người.

3/. Quy định nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảo dưỡng công trình:

- Nêu rõ nội dung bảo dưỡng từng hạng mục công trình đất đá, xây đúc, các kết cấu kim loại, các thiết bị lắp đặt vào công trình, đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc vv… bao gồm việc theo dõi, chăm sóc, sửa chữa những hư hỏng nhỏ, duy tu các thiết bị đã được lắp đặt ở công trình và các thiết bị phục vụ công tác quản lý vận hành khác (thiết bị điều khiển cửa van, thiết bị quan trắc đo đạc, phương tiện đi lại, thông tin liên lạc…).

- Đưa ra các chỉ dẫn cụ thể để thực hiện các công việc trên cho từng hạng mục, kết cấu công trình, thiết bị, phương tiện.

- Nêu rõ tần suất bảo dưỡng từng hạng mục, kết cấu công trình, thiết bị, phương tiện, được tiến hành thường xuyên hay định kỳ sau thời gian bao lâu để duy trì công trình và thiết bị ở trạng thái khai thác, sử dụng bình thường và hạn chế việc phát sinh các sự cố hoặc các hư hỏng, xuống cấp.

4/. Quy định thời điểm và chỉ dẫn thay thế định kỳ các thiết bị lắp đặt vào công trình: Đối với các kết cấu kim loại, căn cứ vào đặc điểm, độ bền kết cấu, điều kiện môi trường và chỉ tiêu thiết kế để quy định (ví dụ, cửa van thép sau bao nhiêu năm được sửa chữa, thay thế). Đối với các thiết bị lắp đặt, căn cứ vào quy định của nhà sản xuất.

Page 43: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

43

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

5/. Chỉ dẫn phương pháp sửa chữa các hư hỏng nhỏ của công trình, xử lý các trường hợp công trình bị xuống cấp, qui định các điều kiện nhằm bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thực hiện bảo trì công trình.

6/. Quy định việc lập hồ sơ bảo trì công trình: Hồ sơ bảo trì đập là tài liệu dùng để tham khảo trong quá trình bảo trì công trình và cũng là tài liệu đầu vào cho việc thiết kế sửa chữa, nâng cấp công trình. Quy trình bảo trì cần quy định quy cách, nội dung hồ sơ, các báo cáo, các biểu mẫu ghi chép các loại tài liệu cần được lưu giữ hàng năm, đảm bảo tính khoa học, đầy đủ và chính xác cao.

2.4. Quy trình vận hành hệ thống quan trắc môi trường và an toàn hồ thải quặng đuôi

Cần thực hiện quan trắc theo định kỳ và tổng hợp, phân tích các số liệu thu được đối với hệ thống hồ đập thải, để đưa ra những phương án ứng phó kịp thời nhằm đảm bảo độ an toàn tối ưu trong suốt quá trình hoạt động.

- Quan trắc nước ngầm trong và xung quanh TSF.

- Lấy mẫu đánh giá chất lượng nước ngầm ở cả hai phía thượng lưu và hạ lưu đập thải.

- Kiểm tra và giám sát quá trình lún sụt, trượt lở của thân đập.

- Vị trí của hồ lắng, mực nước so với đỉnh.

- Kiểm tra các thông số chính như độ ẩm, sự rò rỉ, xói mòn.

- Hiện trạng của hệ thống phát hiện rò rỉ.

- Hiện trạng của hệ thống đo dòng chảy tự động và báo động sự cố.

- Hiện trạng của bơm và đường ống.

- Tác động tới đa dạng sinh học đặc biệt là các loài sử dụng nước trong khu vực TSF.

Page 44: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

44

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

Đánh giá hiệu suất theo từng giai đoạn sử dụng:

- Xây dựng so với thiết kế - đỉnh và thềm TSF, dung tích quặng đuôi lưu trữ và khối lượng lưu trữ.

- Khẳng định các giả định được sử dụng trong thiết kế - đánh giá sự ổn định của TSF dưới các điều kiện khí tượng và địa chấn bình thường, thông số quặng đuôi (mật độ, độ nén, tính thấm) và vị trí của bề mặt nước ngầm.

- Các biện pháp kiểm soát rò rỉ, xói mòn.

- Lớp lót, vị trí sử dụng.

- Hiện trạng của hệ thống quan trắc, tần suất quan trắc, phân tích và đánh giá dữ liệu quan trắc.

- Kết quả quan trắc nước ngầm và chất lượng so với dữ liệu cơ sở ban đầu trong thiết kế và tiêu chí trong đóng cửa mỏ. Xem xét:

+ Thảm thực vật xung quanh và độ ổn định của đập ngăn.

+ Tính thấm cục bộ tại khu vực TSF.

- Kiểm soát nước bề mặt (duy trì lớp nước mặt tối thiểu).

- Đánh giá các sự cố trong hoạt động và khuyến nghị cải tiến, khắc phục trong tương lai.

Lập kế hoạch ứng phó khẩn cấp từ kết quả quan trắc và đánh giá số liệu:

- Nhận diện các điều kiện dẫn đến tình huống khẩn cấp (ví dụ như bão).

- Mô tả các thủ tục đảm bảo an toàn trước các sự cố, bao gồm cảnh báo và sơ tán dân cư khu vực hạ lưu.

- Xác định kế hoạch ứng phó để giảm thiểu tác động.

Page 45: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

45

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

- Xác định các nguồn lực cần thiết để thực hiện hành động ứng phó khẩn cấp và kế hoạch ứng phó.

- Xác định nhu cầu đào tạo ứng phó khẩn cấp cho các cán bộ chủ chốt.

- Các tài liệu về vị trí xảy ra tình huống khẩn cấp và các yêu cầu trong bảo trì để có thể khắc phục.

Nội dung quan trắc môi trường và an toàn hồ thải có thể bao gồm (nhưng không giới hạn) các nội dung sau:

1. Công tác kiểm tra/quan trắc đập và các công trình phụ trợ đập (đánh dấu “x” vào ô lựa chọn):

+ Quan trắc độ lún bản thân công trình: Có Không

Tần suất thực hiện (lần/năm):

+ Quan trắc độ lún của nền công trình: Có Không

Tần suất thực hiện (lần/năm):

+ Quan trắc chuyển vị ngang của công trình: Có Không

Tần suất thực hiện (lần/năm):

+ Quan trắc bằng mắt thường các khe nứt, sự hư hỏng của lớp gia cố mái do sóng, xói lở mái do nước mặt: Có Không

Tần suất thực hiện (lần/năm):

+ Quan trắc về biến dạng cục bộ, chẳng hạn sự phát triển khe nứt cục bộ, khớp nối bị hỏng: Có Không

Tần suất thực hiện (lần/năm):

+ Quan trắc về ứng suất trong bê tông, bê tông cốt thép: Có Không

Tần suất thực hiện (lần/năm):

+ Quan trắc khác (nếu có):

3. Tác động nước thải hồ thải quặng đuôi đến môi trường (pH, chất rắn lơ lửng, kim loại nặng, v.v.):

Page 46: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

46

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

2.5. Hệ thống khung tổ chức và trách nhiệm thực hiện quy trình điều tiết, vận hành hệ thống hồ thải quặng đuôi và phòng chống, ứng phó sự cố khẩn cấp

2.5.1. Tổ chức đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện quy trình điều tiết, vận hành và ứng phó sự cố khẩn cấp

a/. Vận hành đập hồ thải trong tình trạng khẩn cấp

- Trong điều kiện bình thường, cần thường xuyên quan sát, đo đạc, kiểm tra để phát hiện sớm các tình huống khẩn cấp.

- Khi xẩy ra tình huống khẩn cấp, đơn vị chủ quản cần chuyển sang chế độ vận hành khẩn cấp. Trong trường hợp này có thể chấp nhận một số thiệt hại, hư hỏng nhỏ để cứu đập, tránh cho thảm họa có thể xẩy ra. Nói chung, tùy điều kiện cụ thể từng công trình mà đưa ra biện pháp thích hợp. Sau đó thực hiện các bước đã đề ra trong kế hoạch sẵn sàng trong trường hợp khẩn cấp (EPP).

Đối với các đập chưa lập EPP thì chuyển sang thực hiện phương án phòng chống lụt bão và các biện pháp giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của sự cố tới an toàn đập hồ thải.

b/. Tổ chức phòng chống sự cố khẩn cấp và thiên tai

Đơn vị chủ quản có trách nhiệm lập EPP, xin ý kiến UBND địa phương hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành (Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các phòng ban có liên quan) về việc thành lập Ban phòng chống và ứng phó sự cố khẩn cấp hồ thải quặng đuôi, và giao cho các cá nhân cụ thể phối hợp thực hiện (có kèm theo những thông tin liên lạc một cách nhanh chóng và chính xác nhất).

Thông thường, có các đơn vị sau đây chịu trách nhiệm phối hợp thực hiện EPP:

Page 47: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

47

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

1/. Ban Chỉ huy phòng chống và ứng phó sự cố khẩn cấp đập - hồ thải;

2/. Sở NN&PTNT;

3/. Sở Công Thương;

4/. Sở Tài nguyên và Môi trường;

5/. Phòng Cảnh sát môi trường, lực lượng PCCC;

6/. Các cấp chính quyền;

7/. Trung tâm (trạm) khí tượng, thủy văn;

8/. Các ban ngành các cấp ở hạ lưu (phòng chống lụt bão, điện lực, giao thông vận tải, tài nguyên môi trường, v.v.);

9/. Các cấp chỉ huy quân sự tỉnh, (huyện);

10/. Bộ đội biên phòng và các đơn vị bộ đội chủ lực đóng trong địa bàn (nếu có);

11/. Công an các cấp tỉnh;

12/. Các cơ quan truyền thông;

13/. Các cơ quan y tế, bệnh viện;

14/. Một (hoặc một số) công ty xây lắp, cung ứng vật tư đóng gần đập cần huy động để cứu hộ đập trong trường hợp khẩn cấp.

Tùy điều kiện cụ thể của đập mà thêm bớt các thành phần cho phù hợp với thực tế đập hồ thải của đơn vị chủ quản.

2.5.2. Trách nhiệm thực hiện EPP

Cần xác định rõ trách nhiệm thực hiện EPP cho các đơn vị tham gia thực hiện EPP thông qua trao đổi thống nhất với các đơn vị quản lý về mặt Nhà nước và chủ đập. Nhiệm vụ của từng đơn vị cần được quy định thật cụ thể và rõ ràng. Trên cơ sở đó các đơn vị lập kế hoạch

Page 48: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

48

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

chi tiết của đơn vị mình, phân công nhiệm vụ cho cán bộ nhân viên để khi tình huống khẩn cấp xẩy ra họ có thể thực thi một cách nhanh chóng. Điều này làm cho việc vận hành EPP được kịp thời, đầy đủ, thông suốt từ trên xuống dưới và đạt hiệu quả cao. Sau đây là một số gợi ý về việc phân công nhiệm vụ cho các đơn vị. Tùy theo điều kiện cụ thể, khi lập EPP có thể bổ sung, thay đổi cho phù hợp với điều kiện cụ thể từng nơi.

1/. Ban Chỉ huy phòng chống và ứng phó sự cố khẩn cấp đập – hồ thải là bộ phận trực tiếp tổ chức chỉ đạo việc thực hiện EPP khi trường hợp khẩn cấp xẩy ra.

2/. Các đơn vị quản lý và ban ngành có liên quan.

3/. Trưởng ban chịu trách nhiệm điều hành chung các công việc của EPP bắt đầu từ khi có báo động, bao gồm công tác hoạt động kiểm tra, cứu hộ trên đập và công tác chuẩn bị và các hành động khẩn cấp khu vực hạ du.

4/. Trưởng ban sẽ làm việc chặt chẽ với Ban lãnh đạo công ty và chính quyền địa phương để đánh giá điều kiện khẩn cấp tiềm ẩn của đập và sẽ chịu trách nhiệm về sự cố, báo cáo xin ý kiến lãnh đạo, ban ngành có liên quan và phát lệnh báo động theo cơ chế và biểu đồ thông báo đã được lập trong EPP.

5/. Trưởng ban sau khi công bố lệnh độ báo động sẽ công bố các bước chuẩn bị sơ tán và sơ tán đối với khu vực hạ du, theo dõi, đôn đốc, hỗ trợ thực hiện và tháo gỡ các vướng mắc nếu có cho tất cả các cơ quan, tổ chức, chính quyền và người dân ở hạ lưu.

6/. Trưởng ban, sau khi xin ý kiến Lãnh đạo công ty và chính quyền địa phương sẽ công bố lệnh kết thúc tình trạng khẩn cấp.

Page 49: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

49

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

2.6. Quy trình và nội dung kiểm tra, giám sát an toàn môi trường các đập hồ thải quặng đuôi

2.6.1. Nội dung quản lý an toàn đập

Tuân thủ các nguyên tắc quản lý an toàn đập sau đây:

1/. Bảo đảm an toàn đập là ưu tiên cao nhất trong xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ hồ thải quặng đuôi.

2/. Công tác quản lý an toàn đập phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trong quá trình xây dựng và quản lý khai thác .

3/. Bảo đảm tính chủ động trong quản lý an toàn đập.

4/. Xác định rõ trách nhiệm của chủ đập, của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp; đề cao ý thức của cộng đồng trong công tác quản lý an toàn đập.

5/. Quản lý, bảo đảm an toàn đập theo quy định của Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.

6/. Căn cứ quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ đập phải tổ chức đơn vị quản lý đập có đủ năng lực để quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng và bảo vệ đập theo quy định.

7/. Chủ đập phải thực hiện việc đăng ký an toàn đập tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; có trách nhiệm báo cáo và cung cấp các thông tin có liên quan đến việc quản lý an toàn đập theo quy định, bao gồm nhưng không giới hạn các nội dung sau:

- Kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn công trình đê, đập của hồ chứa thải, nếu phát hiện các bất thường phải dừng sản xuất, tổ chức khắc phục ngay, đảm bảo an toàn mới đưa công trình làm việc trở lại;

Page 50: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

50

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

- Rà soát thiết kế, tính toán lại khả năng chịu tải đê, đập của hồ chứa thải theo thiết kế và khối lượng bùn thải đã có trong hồ (có tính đến ảnh hưởng do mưa lớn, kéo dài);

- Khắc phục ngay sự cố vỡ đập, hiện tượng sạt lở, thấm... của đê, đập hồ chứa thải.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch, phương án vận hành, bảo trì, bảo dưỡng công trình hồ chứa thải;

- Lập phương án phòng, chống tràn bùn do mưa lớn và sự cố tràn bùn, có tính đến trường hợp vỡ đập;

- Thường xuyên kiểm tra đường ống dẫn nước, bùn thải về hồ và đường ống dẫn nước từ hồ chứa ra bên ngoài;

- Việc nâng chiều cao thân đập nhằm tăng dung tích hồ chứa phải được thiết kế tính toán, thẩm định của các cơ quan chức năng theo quy định;

- Tăng cường các biện pháp an ninh khu vực hồ chứa bùn thải, thực hiện tốt nhất các phương pháp bảo đảm an toàn cho môi trường.

- Trường hợp phát hiện nguy cơ mất an toàn đê, đập của hồ chứa bùn thải phải báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền quản lý trực tiếp.

2.6.2. Nội dung kiểm tra, giám sát an toàn hồ thải

Kiểm tra giám sát an toàn hồ thải là việc xem xét bằng trực quan hoặc bằng thiết bị chuyên dụng để đánh giá hiện trạng hồ thải nhằm phát hiện các dấu hiệu hư hỏng của hồ thải.

Đơn vị chủ quản phải xây dựng và thực hiện kế hoạch, phương án vận hành, bảo trì, bảo dưỡng công trình hồ chứa thải. Kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn công trình đê, đập của hồ chứa thải, nếu

Page 51: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

51

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

phát hiện các bất thường phải dừng sản xuất, tổ chức khắc phục ngay, đảm bảo an toàn mới đưa công trình làm việc trở lại. Thường xuyên kiểm tra đường ống dẫn nước, bùn thải về hồ và đường ống dẫn nước từ hồ chứa ra bên ngoài. Tăng cường biện pháp an ninh khu vực hồ chứa bùn thải; thực hiện tốt nhất các phương án đảm bảo an toàn cho môi trường.

Trong kế hoạch công tác hàng năm, đơn vị chủ quản cần lập kế hoạch kiểm tra hồ thải. Kế hoạch kiểm tra có thể bao gồm các nội dung:

- Dự kiến các đợt kiểm tra: Căn cứ vào quy trình bảo trì và điều kiện cụ thể của công trình để dự kiến kế hoạch kiểm tra trong năm gồm:

- Kiểm tra thường xuyên thông qua phân tích, đánh giá tài liệu đo đạc, quan trắc đập và bằng trực quan tại hiện trường. Đặc biệt chú ý kiểm tra vào thời kỳ mưa lũ.

- Kiểm tra đột xuất (ngay sau khi xảy ra mưa lũ lớn, động đất mạnh, bị phá hoại hoặc phát hiện đập có hư hỏng đột xuất).

- Kiểm tra, khảo sát chi tiết khi đập bị hư hỏng nặng.

Nội dung kiểm tra, giám sát an toàn có thể bao gồm (nhưng không giới hạn) các nội dung sau đây:

Page 52: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

52

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

Bảng 2.2. Nội dung kiểm tra, giám sát sự cố hồ thải quặng đuôi

TT Hư hỏng/Sự cố Có xảy ra hay không?

Thời gian xảy ra

Giải pháp xử lý

1 Sạt, trượt mái đập (thượng hạ lưu) và nền đập. Có Không

2 Lún, sập cục bộ ở mặt đập. Có Không

3 Thấm mạnh hoặc trôi đất ở nền đập, ở một phần nền tiếp giáp với hạ lưu đập.

Có Không

4 Thấm hoặc sủi nước ở mái đập. Có Không

5 Thấm hoặc sủi nước ở vai đập. Có Không

6 Thấm hoặc sủi nước ở phần tiếp giáp giữa đập và mang công trình (cống, tràn xả lũ).

Có Không

7 Lún hoặc chênh lệch lún quá mức cho phép. Có Không

8 Có hiện tượng chuyển vị về phía hạ lưu. Có Không

9 Nứt thân đập: bao gồm nứt ngang và nứt dọc. Có Không

10 Vỡ đập: Đập bị phá hoại không có khả năng giữ nước được nữa.

Có Không

Page 53: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

53

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

CHƯƠNG III:XÂY DỰNG VÀ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ CÁC SỰ CỐ, RỦI RO TỪ CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

Page 54: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

54

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

3.1. Nội dung của kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố khẩn cấp từ các hồ thải quặng đuôi

Nội dung của bản Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố khẩn cấp từ các hồ thải quặng đuôi có thể bao gồm (nhưng không giới hạn) các nội dung sau:

MỞ ĐẦU

1. Giới thiệu chung và lịch sử hồ thải quặng đuôi.

2. Tính cần thiết phải lập Kế hoạch.

3. Các căn cứ pháp lý lập Kế hoạch.

PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

I. Thông tin chung về chủ hồ thải

1. Tên Công ty:

2. Địa chỉ:

3. Điện thoại: …………; Fax: …...……; Email: ………............

4. Tổng số cán bộ CNV hiện nay:

5. Hoạt động chính của Công ty:

6. Năm bắt đầu sản xuất: ……………;

Năm kết thúc sản xuất (dự kiến):

7. Loại khoáng sản đang khai thác/thành phần khoáng:

8. Sản phẩm chính sau tuyển khoáng:

9. Công nghệ hiện đang sử dụng trong tuyển khoáng:

10. Các loại hóa chất sử dụng trong tuyển khoáng:

11. Công suất tuyển khoáng hiện nay (tấn quặng/năm hoặc tấn quặng tinh/năm hoặc m3/năm):

12. Tình trạng thiết bị hiện nay (mới/cũ/lạc hậu; thủ công/cơ giới, v.v.):

Page 55: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

55

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

13. Nguồn nước cấp cho khai thác và tuyển (nước ngầm, sông, suối, v.v.):

14. Lượng nước sử dụng (m3/ngày đêm):

II. Thông tin chung về hồ thải

II.1. Thông tin về quặng đuôi

1. Lượng quặng đuôi thải hàng năm (m3/năm; tấn/năm):

2. Tổng khối lượng quặng đuôi thải:

+ Tính đến nay (m3): …………….. ;

+ Đến khi đóng cửa mỏ (m3): ……………..

3. Số hồ thải quặng đuôi:

Trong đó:

+ Đang thải là: ……………………… hồ;

+ Đã kết thúc thải là: hồ.

4. Phương pháp thải quặng đuôi:

II.2. Hồ thải quặng đuôi đang hoạt động

1. Năm xây dựng:

2. Vật liệu xây dựng và kết cấu thân đập:

3. Số lần nâng chiều cao đập:

Trong đó:

+ Lần nâng số 1: Năm thực hiện:............. Cao độ đắp đập (m):

Cao độ đập tràn (m):

+ Lần nâng số 2: Năm thực hiện:.............. Cao độ đắp đập (m):

Cao độ đập tràn (m):

+ Lần nâng số 3: Năm thực hiện:.............. Cao độ đắp đập (m):

Cao độ đập tràn (m):

(Ghi chú: Nếu có nhiều hơn 3 lần nâng đập thì bổ sung thêm theo mẫu trên)

Page 56: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

56

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

4. Dung tích thiết kế (m3):

5. Kích thước thiết kế (dài × rộng × cao hoặc tương đương) [m]:

6. Dung tích hồ thải quặng đuôi hiện nay (m3):

7. Kích thước hiện nay (dài × rộng × cao hoặc tương đương) [m]:

Trong đó:

+ Cao trình chất lắng đọng trong hồ (m):

+ Lớp nước mặt thường xuyên trong hồ (m):

8. Đánh giá các hiện tượng hư hỏng và sự cố trong quá trình vận hành hồ thải quặng đuôi. Các hư hỏng/sự cố và giải pháp khắc phục khác (nếu có):

9. Công tác bảo trì công trình đập hồ thải (duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế):

+ Nội dung bảo trì:

10. Kế hoạch hành động ứng phó sự cố hồ thải quặng đuôi đã xây dựng (tràn bùn do mưa lớn hoặc vỡ đập) (đánh dấu “x” vào ô lựa chọn): Có Không

Các bước thực hiện ứng phó sự cố (nếu có):

11. Dự kiến sẽ kết thúc thải vào năm:

+ Giải pháp HTPHMT dự kiến:

+ Hướng sử dụng hồ thải quặng đuôi về lâu dài:

II.3. Hồ thải quặng đuôi đã ngừng thải

1. Năm xây dựng:...................; Năm kết thúc đổ thải:...................

2. Vật liệu xây dựng và kết cấu thân đập:

3. Dung tích hồ thải quặng đuôi hiện nay (m3):

4. Kích thước hiện nay (dài × rộng × cao hoặc tương đương) [m]:

Trong đó:

+ Chiều cao trình phần lắng bùn (m):

Page 57: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

57

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

+ Chiều cao lớp nước mặt thường xuyên trong hồ (m):

5. Đánh giá các hiện tượng hư hỏng và sự cố đã xảy ra và giải pháp:

+ Sự cố:

+ Giải pháp:

6. Đánh giá tác động nước thải hồ thải quặng đuôi đến môi trường (pH, chất rắn lơ lửng, kim loại nặng, v.v.):

7. Giải pháp hoàn thổ phục hồi môi trường đã thực hiện:

8. Giải pháp hoàn thổ phục hồi môi trường dự kiến (nếu chưa thực hiện):

9. Hướng sử dụng hồ thải quặng đuôi về lâu dài:

PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XẢY RA SỰ CỐ

VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT

I. Lập bản danh sách các vị trí có thể xảy ra sự cố, bao gồm: các vị trí sụt lún, thấm qua thân đập, dịch động, điểm xả, điểm đón nước vào hồ, kênh phân lũ, v.v.; dân cư, diện tích hoa màu, các công trình dân dụng, môi trường tự nhiên, v.v. phía hạ lưu đập.

II. Liệt kê các sự cố có thể xảy ra tại từng vị trí, phân tích nguyên nhân, điều kiện xảy ra sự cố.

III. Xây dựng các giải pháp phòng ngừa sự cố và lập kế hoạch kiểm tra, giám sát các nguồn nguy cơ xảy ra sự cố: Kế hoạch kiểm tra thường xuyên, đột xuất; quy định thành phần kiểm tra, trách nhiệm của người kiểm tra, nội dung kiểm tra, giám sát; quy định lưu giữ hồ sơ kiểm tra.

IV. Xây dựng các kịch bản xảy ra sự cố, ước lượng về hậu quả, phạm vi tác động, mức độ tác động đến dân cư và môi trường xung quanh. Việc xác định hậu quả phải dựa trên mức độ hoạt động lớn nhất của hồ thải.

V. Phương án ứng phó đối với các sự cố đã dự báo. Kế hoạch phối

Page 58: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

58

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

hợp các lực lượng bên trong và bên ngoài ứng phó sự cố. Kế hoạch sơ tán người, tài sản.

PHẦN 3: KHẢ NĂNG ỨNG PHÓ SỰ CỐ

HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

I. Nhân lực ứng phó sự cố: Dự kiến về hệ thống tổ chức, điều hành và trực tiếp cứu hộ, xử lý sự cố.

II. Trang thiết bị, phương tiện sử dụng ứng phó sự cố: Tên thiết bị, số lượng, tình trạng thiết bị; hệ thống bảo vệ, hệ thống dự phòng nhằm cứu hộ, ngăn chặn sự cố.

III. Hệ thống báo nguy, hệ thống thông tin nội bộ và thông báo ra bên ngoài trong trường hợp sự cố khẩn cấp.

IV. Kế hoạch huấn luyện và diễn tập theo định kỳ.

PHẦN 4: PHƯƠNG ÁN KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

SỰ CỐ HỒ THẢI

I. Phương án khắc phục hậu quả sự cố được lập theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Nội dung của phương án khắc phục hậu quả sự cố bao gồm các vấn đề sau:

II. Biện pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường và hạn chế sự lan rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của nhân dân trong vùng.

III. Biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.

IV. Bản hướng dẫn chi tiết các biện pháp kỹ thuật khắc phục và làm sạch khu vực bị ô nhiễm do sự cố hồ thải.

Page 59: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

59

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

PHẦN 5: KẾT LUẬN

1. Đánh giá của chủ hồ thải về Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hồ thải.

2. Cam kết của chủ hồ thải.

3. Những kiến nghị của chủ hồ thải.

(Kiến nghị về những nội dung nằm ngoài thẩm quyền của chủ hồ thải để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành hồ thải).

PHỤ LỤC CÁC TÀI LIỆU KÈM THEO

1. Các văn bản pháp lý.

2. Bản đồ vị trí khu vực hồ thải.

2. Thiết kế kỹ thuật, bản vẽ hoàn công công trình hồ thải.

3. Bản sao Quyết định phê duyệt và Báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt của dự án.

4. Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ.

3.2. Hướng dẫn đánh giá và phân loại các trường hợp sự cố khẩn cấp từ các hồ thải quặng đuôi

Các sự cố rủi ro thường có nguyên nhân từ khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan và các sự cố kỹ thuật trong quá trình sử dụng, các biến động địa kỹ thuật hoặc biến dạng quá mức của đập thải trong quá trình quản lý vận hành hồ đập thải.

3.2.1. Mức độ rủi ro và phân loại TSF

Theo kinh nghiệm quản lý và nghiên cứu của thế giới, mức độ rủi ro của các khu vực lưu trữ quặng đuôi được đánh giá dựa trên độ cao của đập quặng đuôi. Từ đó, người ta phân chia các TSF thành 3 nhóm (1, 2, 3) dựa trên độ cao của đập như sau:

Page 60: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

60

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

Bảng 3.1. Phân loại nhóm TSF theo độ cao và mức độ rủi ro

Độ cao TSFMức độ rủi ro

Cao Trung bình Thấp

> 15 m 1 1 1

5 – 15 m 1 2 2

< 5 m 1 2 3

Nguồn: Department of Mines and Petroleum, Australia, 2013.

Trong đó quy định:

- Tất cả các hình thức chắn ngang thung lũng, ngăn chặn hoặc cản trở hướng thoát nước tự nhiên đáng kể đều được xếp vào TSF loại 1.

- Các bãi thải trong đều có chiều cao < 5 m.

- Đối với hình thức thải khô thì chiều cao đập được thay thế bằng chiều cao của các lớp quặng đuôi khô xếp chồng lên nhau.

- Trong trường hợp địa hình phức tạp thì có thể phân chia theo độ cao của lớp quặng đuôi được lưu giữ.

Dựa trên bảng đánh giá rủi ro các khu vực TSF theo độ cao đập quặng đuôi nhận thấy: Tất cả các đập quặng đuôi có độ cao > 15 m được xếp vào nhóm có mức độ rủi ro cao. Tuy nhiên, trong viễn cảnh tồi tệ nhất thì dù ở độ cao nào, đập quặng đuôi vẫn có khả năng xảy sự cố/rủi ro ở mức cao. Theo kinh nghiệm quản lý rủi ro tại các TSF trên thế giới, các mức độ rủi ro có thể được xác định theo Bảng 2.9.

Page 61: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

61

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

Bảng 3.2. Phân loại mức độ rủi ro tại các TSF

Tác động của rủi roMức độ rủi ro

Cao Trung bình Thấp

Có người chết hoặc bị thương.

Gây chết người hoặc bị thương.

Gây chết người hoặc bị thương ngoài dự đoán.

Có khả năng gây chết người hoặc bị thương.

Ảnh hướng tới sức khỏe con người do tác động vật lý hoặc do môi trường bị ô nhiễm (hóa chất, phóng xạ trong đất, nước, không khí).

Ảnh hưởng tới sức khỏe con người do phơi nhiễm lâu dài hoặc vĩnh viễn.

Ảnh hướng tới sức khỏe con người mang tính chất tạm thời, có thời hạn.

Không có khả năng gây nguy hiểm tới sức khỏe con người.

Mất tài sản do tác động vật lý hoặc do ô nhiễm môi trường (hóa chất, phóng xạ trong đất, nước, không khí).

Mất số lượng lớn vật nuôi.

Mất một vài vật nuôi. Không có khả năng làm mất vật nuôi.

Ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế bao gồm ảnh hưởng đến công nghiệp, thương mại, nông nghiệp, các cơ sở quan trọng, cơ sở hạ tầng mỏ và các công trình dân dụng phía hạ lưu.

Ảnh hưởng về kinh tế mang tính chất tạm thời và có khả năng hồi phục.

Không có tiềm năng gây phá hủy hoặc mất tài sản.

Phá hủy khu vực lưu trữ quặng đuôi đến mức không thể sửa chữa.

Phá hủy khu vực lưu trữ quặng đuôi nhưng có thể sửa chữa.

Các phá hủy không đáng kể có thể xảy ra.

Page 62: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

62

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

Tác động của rủi roMức độ rủi ro

Cao Trung bình Thấp

Đe dọa các hạng mục môi trường, di sản do các tác động vật lý hoặc do môi trường bị ô nhiễm (hóa chất, phóng xạ trong đất, nước không khí).

Tác động tới môi trường đất, nước mặt, nước ngầm lâu dài.

Tác động tới môi trường mang tính chất tạm thời.

Có khả năng gây tác động tới môi trường.

Tác động lâu dài tới hệ động thực vật.

Tác động tới hệ động thực vật mang tính chất tạm thời.

Có khả năng gây tác động tới hệ động thực vật.

Gây nguy hại vĩnh viễn tới các công trình di sản hoặc giá trị lịch sử.

Gây tác động tạm thời tới các công trình di sản hoặc giá trị lịch sử.

Có khả năng gây tác động tới các công trình di sản hoặc giá trị lịch sử.

Nguồn: Department of Mines and Petroleum, 2013.

3.2.2. Nhận diện các rủi ro, sự cố đối với đập hồ thải quặng đuôi

Các rủi ro, sự cố có khả năng xảy ra trong quá trình hoạt động và đóng cửa mỏ có thể được nhận diện như sau:

Bảng 3.3. Nhận diện các rủi ro trong quá trình hoạt động, đóng cửa mỏ và CTPHMT tại các TSF

Giai đoạn Các rủi ro/sự cố

Hoạt động - Vỡ đường ống thải bùn hoặc đường ống thu hồi nước;- Xói mòn do mưa hoặc hệ thống ống dẫn chất thải;- Biến động địa kỹ thuật hoặc biến dạng quá mức của đập thải gây vỡ đập thải;- Thải quặng đuôi vượt quá sức chịu tải của hồ chứa dẫn tới nước và/hoặc

bùn tràn qua đập thải;- Rò rỉ qua đập thải; - Rò rỉ chất ô nhiễm qua lớp thành và đáy hồ tác động tới nước ngầm;- Sự phát tán bụi và mùi tại hồ khu vực hồ chứa; - Động vật và vật nuôi tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm tại khu vực hồ thải;- Động vật hoang dã và vật nuôi tiếp xúc với bùn thải mềm và có thể bị sa lầy.

Page 63: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

63

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

Đóng cửa mỏ và CTPHMT.

- Xói mòn do mưa gây ra trên bề mặt ngoài của thân đập có thể làm nứt, vỡ đập và phát tán chất thải ra ngoài môi trường;

- Hư hỏng đập tràn (nếu được xây dựng);- Hồ thải bị tràn do dòng chảy bề mặt phá hủy đập;- Hư hỏng hệ thống che phủ trên bề mặt chất thải.

3.2.3. Đánh giá rủi ro và sự cố khẩn cấp từ hồ đập thải quặng đuôi

Sử dụng phương pháp ma trận rủi ro nhằm đưa ra một bức tranh toàn cảnh về khả năng xảy ra những rủi ro, sự cố tại các TSF, có thể dựa theo công thức:

Rủi ro (Risk) = Tần suất xảy ra (Frequency) x Mức độ thiệt hại (Consequence)

Hay: R = F*C

Bảng 3.4. Đề xuất thang điểm đánh giá khả năng xảy ra rủi ro của các TSF

Khả năng xảy ra Điểm Tần xuất xảy ra rủi ro/sự cố

Cao 3 Chắc chắn xảy ra hoặc xảy ra thường xuyên.

Trung bình 2 Chưa xảy ra nhưng có thể xảy ra 1 lần trong 3 năm.

Thấp 1 5 năm một lần hay không xảy ra.

Page 64: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

64

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

Bảng

3.5

. Đề

xuất

than

g đi

ểm đ

ánh

giá

mức

độ

thiệ

t hại

do

các T

SF g

ây ra

Mức

độ t

hiệt

hại

Khôn

g đá

ng kể

Thấp

Trun

g bì

nhĐá

ng kể

Nghi

êm tr

ọng

Than

g đi

ểm1

23

45

Đối v

ới sứ

c kh

ỏe

con

ngườ

i và

sin

h vật

.

Bệnh

tậ

t/c

hấ

n th

ương

.

Bị m

ẫn c

ảm d

a liễ

u th

ông t

hườn

g, kh

ông

đáng

kể và

có th

ể xử

bình t

hườn

g.

Bị m

ẫn c

ảm d

a liễ

u ca

o vớ

i chấ

t ô n

hiễm

nh

ưng

khôn

g ản

h hư

ởng đ

ến sứ

c kho

ẻ.

Có cá

c triệ

u chứ

ng bấ

t ổn

khi ti

ếp xú

c như

ng

chỉ g

ây tá

c độn

g nhấ

t th

ời ha

y thờ

i gian

rất

ngắn

.

Tiếp

xúc g

ây cá

c bện

h ng

ắn hạ

n.Ng

uy h

ại tín

h m

ạng

như

bệnh

mãn

tính

, un

g th

ư ha

y gâ

y độ

c cấ

p tính

Kinh t

ếCh

i ph

í để

sử

a chữ

a (và

i sả

n bị

mất

).

Có t

iềm n

ăng

gây

phá h

ủy h

oặc m

ất tà

i sả

n- h

àng

chục

triệu

đồ

ng.

Ảnh

hưởn

g m

ang

tính

chất

tạm

thời

các

cơ s

ở kin

h tế

khả

năng

hồi

phục

- gâ

y thiệ

t hại

hàng

tỷ

đồng

.

Ảnh

hưởn

g ngắ

n hạ

n đố

i với

với c

ác cơ

sở

hạ tầ

ng m

ỏ và c

ác cơ

sở

kinh

tế ph

ía hạ

lưu

- gây

thiệt

hại

hàng

ch

ục tỷ

đồng

.

Ảnh h

ưởng

đáng

kể đố

i vớ

i các

sở h

ạ tầ

ng

mỏ v

à các

cơ sở

kinh

tế

phía

hạ lư

u - g

ây th

iệt

hại h

àng 1

00 tỷ

đồng

.

Ảnh

hưởn

g nặ

ng n

ề đế

n kin

h tế

bao

gồm

ản

h hư

ởng

đến

công

ng

hiệp,

thươ

ng

mại,

ng n

ghiệp

, các

cơ sở

qu

an t

rọng

, cơ

sở

hạ

tầng

mỏ

và c

ác c

ơ sở

ph

ía hạ

lưu

- gây

thiệt

hạ

i hàn

g 100

0 tỷ

đồng

Nghề

nuôi

trồng

th

ủy sả

n.

Gây

gián

đoạn

các

ho

ạt đ

ộng

nhưn

g tá

c độ

ng k

hông

đán

g kể

đế

n doa

nh ng

hiệp.

Gây

gián

đoạn

hoạ

t độ

ng ch

ưa đầ

y 1 nă

mTá

c độ

ng đ

áng

kể

giảm

từ 5

- 30%

hoạt

độ

ng và

có kh

ả năn

g ph

ục h

ồi tro

ng v

òng

từ 2

- 10 n

ăm.

Tác đ

ộng

đáng

kể tr

ên

diện

rộng

giảm

từ 3

0-90

% ho

ạt độ

ng

Khôn

g th

ể ho

ạt đ

ộng

nghề

và n

uôi t

rồng

th

ủy sả

n tro

ng kh

u vự

c bị

ảnh h

ưởng

Page 65: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

65

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

Môi tr

ường

Chất

lượ

ng

môi

trườn

g.Hầ

u nh

ư kh

ông

tác

động

m

ôi trư

ờng.

(Đạt

QCV

N 40

:2011

/BT

NM -

cột A

).

Nhữn

g tá

c độn

g m

ôi trư

ờng

ngắn

hạ

n (x

ấp x

ỉ vư

ợt Q

CVN

40:20

11/B

TNM

- c

ột

A).

Tác

động

đán

g ch

ú ý

với

nhữn

g th

ành

phần

m

ôi trư

ờng

(Vượ

t QCV

N 40

:2011

/BT

NM -

cột A

hơn

2

lần).

Tác

động

đán

g ch

ú ý

đối v

ới m

ôi trư

ờng

giá tr

ị và

làm su

y yế

u tru

ng h

ạn cấ

u trú

c hệ

sinh

thái

(đạt

QCV

N 40

:2011

/BTN

M

- cộ

t B)

.

Có đ

ặc t

ính n

guy

hại,

làm s

uy y

ếu c

ấu t

rúc

môi

trườn

g dài

hạn n

g-hiê

m tr

ọng (

Vượt

QCV

N 40

:2011

/BTN

M -

cột B

).

Chức

ng

hệ si

nh th

ái (k

hả

năng

ph

ục

hồi

điều c

hỉnh)

.

Thay

đổi

và g

ây x

áo

trộn

hệ

sinh

thái

trong

khả

năn

g tự

điề

u ch

ỉnh

của

tự

nhiên

.

Thay

đổi

thàn

h ph

ần

của

hệ s

inh th

ái m

à kh

ông

làm t

hay

đổi

chức

năn

g củ

a hệ

sin

h thá

i có k

hả nă

ng

phục

hồi

trong

vòn

g 1 n

ăm.

Thay

đổi

thàn

h ph

ần

của

hệ

sinh

thái

khôn

g lớn

khôn

g làm

m

ất c

hức

năng

của

hệ

sính

thái

và có

khả

năng

phụ

c hồi

trong

ng 1

- 2 nă

m.

Thay

đổi lớ

n tro

ng ch

ức

năng

của

hệ si

nh th

ái (có

khả

năng

phụ

c hồi

theo

thờ

i gia

n tro

ng

vòng

từ 3

- 10 n

ăm sa

u kh

i hoà

n thà

nh dự

án).

Gây

thiệt

hại

lâu d

ài tớ

i hệ s

inh th

ái tớ

i mức

kh

ông

thể

phục

hồi

một

hoặ

c nh

iều c

hức

năng

của

hệ si

nh th

ái.

Nếu

phục

hồi

toàn

bộ

chức

năn

g củ

a hệ

sinh

th

ais

cần

thời

gian

>10

năm

sau

khi h

oàn

thàn

h dự á

n.

Page 66: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

66

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

Nơi

cư t

rú,

cộng

đồ

ng

và/h

oặc

nh

óm

Thay

đổi h

oặc g

ây xá

o trộ

n sin

h cả

nh tr

ong

khả

năng

tự

điề

u ch

ỉnh c

ủa t

ự nh

iên.

Ít hơ

n 1%

diện

tích

củ

a m

ôi trư

ờng

sống

bị

ảnh

hưởn

g ho

ặc

khôn

g sử d

ụng đ

ược.

Từ 1

- 5

% d

iện tí

ch

của

môi

trườn

g số

ng

bị ản

h hư

ởng

hoặc

kh

ông

sử d

ụng

được

. Có

khả

năn

g tá

i lập

tro

ng vò

ng <

1 n

ăm

sau

khi h

oàn

thàn

h xâ

y dựn

g dự á

n.

Từ 5

- 30

% d

iện tí

ch

của

môi

trườn

g số

ng

bị ản

h hư

ởng

hoặc

kh

ông

sử d

ụng

được

. Có

khả

năn

g tá

i lập

tro

ng v

òng

từ 1

-2

năm

sau

khi

hoàn

th

ành

xây

dựng

dự

án.

Từ 3

- 9

0% d

iện t

ích

của m

ôi trư

ờng s

ống b

ị ản

h hưở

ng ho

ặc kh

ông

sử d

ụng

được

. Có

khả

năng

tái lậ

p.

Lớn

hơn

90%

diện

tích

củ

a môi

trườn

g số

ng bị

ản

h hư

ởng

hoặc

khôn

g sử

dụn

g đư

ợc. C

ó kh

ả nă

ng t

ái lập

toà

n bộ

nh

ưng

trong

thời

gian

> 10

năm

.

Loài

và/

hoặc

nhó

m

loài

(bao

gồ

m cá

c loà

i đư

ợc

bảo

vệ).

Thay

đổi

kích

thướ

c ho

ặc

hành

vi

của

quần

thể

tro

ng k

hả

năng

điều

chỉn

h củ

a tự

nhiên

.

Thay

đổi

kích

thướ

c và

/hoặ

c hà

nh v

i của

qu

ần t

hể m

à kh

ông

tác

động

đến

khả

ng p

hát

triển

của

qu

ần t

hể.

Phục

hồi

quần

thể

trong

vòng

ch

ưa đ

ầy 1

năm

(so

với v

òng đ

ời loà

i) sa

u kh

i hoà

n th

ành

xây

dựng

dự án

.

Thay

đổi

kích

thướ

c và

/hoặ

c hà

nh v

i của

qu

ần t

hể m

à kh

ông

tác

động

đến

khả

ng p

hát

triển

của

qu

ần t

hể.

Phục

hồi

quần

thể

trong

vòng

1-

2 năm

sau k

hi ho

àn

thàn

h xâ

y dự

ng d

ự án

.

Thay

đổi

kích

thướ

c và

/hoặ

c hà

nh v

i củ

a qu

ần t

hể m

à kh

ông

tác đ

ộng đ

ến kh

ả năn

g ph

át t

riển

của

quần

th

ể. Ph

ục h

ồi qu

ần th

ể tro

ng v

òng

3-10

năm

sa

u khi

hoàn

thàn

h xây

dự

ng dự

án.

Có k

hả n

ăng

bị tu

yệt

chủn

g do

kích

thư

ớc

quần

thể

quá

nhỏ.

Để

phục

hồ

i qu

ần

thể

cần

thời

gian

dài h

ơn

10 n

ăm s

au k

hi ho

àn

thàn

h xây

dựng

dự án

.

Page 67: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

67

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

Xã hộ

iGi

ải trí

(dướ

i nư

ớc)

Gián

đoạ

n ng

ắn h

ạn

trong

1 - 2

ngày

.Gi

án

đoạn

ng

thán

g.Hạ

n ch

ế to

àn

bộ

hoặc

một

phầ

n ho

ạt

động

giải

trí củ

a cộn

g đồ

ng.

Hạn

chế

toàn

bộ

hoạt

độ

ng

giải

trí

trong

ng >

2 nă

m.

Hạn

chế

toàn

bộ

hoạt

độ

ng gi

ải trí

tron

g vòn

g >

10 nă

m.

Nhận

th

ức

-Cảm

qua

n (th

ị giá

c, tiế

ng

ồn,

mùi)

.

Tác

động

ngắ

n hạ

n lên

nhậ

n th

ức c

ủa

cộng

đồ

ng

về

nơi

sống

.

Tác

động

ngắ

n hạ

n (h

àng

thán

g)

tác

động

vào

nhậ

n th

ức

của c

ộng đ

ộng v

ề nơi

sống

.

Tác

động

tru

ng h

ạn

(1-2

năm

) tá

c độ

ng

vào

nhận

thứ

c củ

a cộ

ng

đồng

về

i số

ng.

Cộng

độn

g nh

ận th

ấy

rằng

khu

vực

bị

hỏng

khô

ng đ

áng

kể

nhưn

g kh

ông

có s

ức

hấp d

ẫn đố

i với

dân c

ư. Kh

ả năn

g kh

ôi ph

ục >

2 n

ăm.

Cộng

đồn

g nh

ận t

hấy

khu

vực b

ị thiệ

t hại

lớn

và k

hông

thích

hợp

để

sống

. Có k

hả nă

ng ph

ục

hồi >

10 nă

m.

Di s

ản v

ăn

hóa.

Khôn

g gâ

y th

ay đ

ổi lên

các d

i sản

văn h

óaPh

át h

iện t

ác đ

ộng

đáng

kể

hoặc

giảm

m

ột p

hần

giá t

rị di

sản

cấp

địa p

hươn

g nh

ưng d

i sản

vẫn c

òn

nguy

ên v

ẹn v

ề m

ặt

giá tr

ị.

Giảm

một

phầ

n ho

ặc

giảm

đán

g kể

giá

trị

di sả

n vă

n hó

a cấ

p địa

phươ

ng.

Giảm

đán

g kể

hoặ

c m

ất h

oàn

toàn

giá

trị

nội t

ại củ

a di

sản

văn

hóa c

ấp đị

a phư

ơng.

Mất

toàn

bộ

giá tr

ị di

sản

văn

hóa

cấp

nhà

nước

.

Page 68: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

68

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

Bảng 3.6. Ma trận thang điểm rủi ro

Khả năng xảy ra

Không đáng kể

Thấp Trung bình Đáng kể Nghiêm trọng

Cao 3 x 1 (3) 3 x 2 (6) 3 x 3 (9) 3 x 4 (12) 3 x 5 (15)

Trung bình 2 x 1 (2) 2 x 2 (4) 2 x 3 (6) 2 x 4 (8) 2 x 5 (10)

Thấp 1 x 1 (1) 1 x 2 (2) 1 x 3 (3) 1 x 4 (4) 1 x 5 (5)

Bảng 3.7. Đề xuất thang điểm đánh giá mức độ rủi ro của TSF

Mức độ rủi ro Thấp Trung bình Khá cao Cao Rất cao

Thang điểm 1 - 3 4 - 6 7 - 9 10 - 12 13 - 15

Phân vùng Vùng chấp nhận rủi ro

Vùng chấp nhận rủi ro cần có các giải

pháp giảm thiểu rủi ro môi trường.

Vùng không chấp nhận

rủi ro.

3.3. Xây dựng các kịch bản xảy ra sự cố của hệ thống hồ thải quặng đuôi

- Mức độ 1 (Đề phòng): không vỡ đập, nhưng có thể sẽ xảy ra một số vấn đề nhỏ, vẫn đảm bảo an toàn khi tiếp tục sử dụng.

- Mức độ 2 (Sẵn sàng): đập bắt đầu xuất hiện các sự cố nhỏ, các sự cố phát triển chậm và mức độ an toàn thấp hơn, cần có tu sửa, cải tạo để tiếp tục sử dụng.

- Mức độ 3 (Hành động khẩn cấp): nguy cơ vỡ đập phát triển, mức an toàn kém. Đập có khả năng xẩy ra tràn, thủng vỡ cục bộ, các hư hỏng lớn hơn hoặc sự cố và cần được khôi phục, nâng cấp sớm.

- Mức độ 4 (Tình huống khẩn cấp đang xảy ra): được sử dụng khi đập sắp vỡ.

Page 69: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

69

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

3.4. Xây dựng kế hoạch phòng ngừa các rủi ro, sự cố có thể xảy ra từ các hồ thải quặng đuôi

3.4.1. Giải pháp quản lý TSF

Bảng 3.8. Các yêu cầu trong quản lý rủi ro và sự cố từ các TSF

Giai đoạn Các yếu tố quản lý quan trọngThiết kế - Các phương pháp thải quặng đuôi phải được xem xét và tích hợp trong quá

trình lập kế hoạch và lịch trình hoạt động của mỏ.

- Vị trí của các TSF được lựa chọn phải tránh gây ô nhiễm nguồn tài nguyên nước và/hoặc khoáng sản.

- Xem xét mức độ có sẵn của các vật liệu xây dựng đập và vật liệu phủ bề mặt khu vực TSF (sau khi kết thúc thải bỏ).

- Đặc điểm địa hóa của quặng đuôi để đánh giá tiềm năng hình thành dòng thải axit và khả năng hòa tan kim loại nặng trong suốt quá trình hoạt động và sau khi đóng cửa mỏ.

- Việc lựa chọn vị trí xây dựng và hình thức xây dựng đập cần xét đến mức độ rủi ro địa hóa được nghiên cứu trong giai đoạn tiền khả thi của dự án khai thác mỏ.

- Đưa ra các yêu cầu về quản lý quặng đuôi và nước thải tại các nhà máy chế biến.

- Một số loại quặng đuôi có chứa các khoáng vật có giá trị, vì vậy có thể xem xét phương án lưu trữ tạm thời cho đến khi có thể thu hồi.

Xây dựng - Đảm bảo rằng các TSF được xây dựng bởi nhà thầu có uy tín, kết hợp với giám sát chặt chẽ về chất lượng, vật liệu xây dựng và kỹ thuật phù hợp với các bản vẽ thiết kế và thông số kỹ thuật.

- Hệ thống hóa các tài liệu và mô tả chi tiết về địa kỹ thuật như nền móng, xử lý các vết nứt, rãnh hoặc lu lèn. Các tài liệu kỹ thuật này giúp hỗ trợ trong quá trình thiết kế, xây dựng công trình và khắc phục hậu quả nếu có sự cố xảy ra.

- Hệ thống hóa bản vẽ xây dựng hoàn công, bao gồm:

+ Bản vẽ thiết kế chi tiết của các hạng mục công trình;

+ Chi tiết về những thay đổi so với thiết kết trong quá trình xây dựng;

Page 70: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

70

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

+ Các hỗ trợ trong việc cải thiện thiết kế trong các giai đoạn tiếp theo;

+ Cung cấp thông tin chi tiết và kích thước về các công trình khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố;

+ Cung cấp chi tiết về các phân tích được yêu cầu (như địa chất công trình, thành phần vật liệu, tính chất vật liệu, độ nén, độ thấm, v.v.).

Hoạt động Các hoạt động trong quản lý TSF bao gồm:

- Các nguyên tắc trong lưu trữ quặng đuôi và nâng cao dung tích hồ chứa TSF - các lớp quặng đuôi thải mỏng để đảm bảo tốc độ bốc hơi tối đa và hạn chế rò rỉ.

- Quản lý tốt các hồ lắng và tuần hoàn nước thải tối đa để tăng sự ổn định của TSF.

- Cụ thể hóa các hoạt động hàng ngày, các thủ tục trong hoạt động bao gồm cả các biện pháp phóng ngừa cụ thể, ví dụ như trình tự đóng mở van để tránh tắc nghẽn đường ống dẫn quặng đuôi.

- Thủ tục, trình tự thay đổi các đường ống xả quặng đuôi.

- Các chỉ dẫn trong giám sát hoạt động của TSF, vai trò và trách nhiệm của từng cán bộ điều hành trong việc kế hoạch quản lý quặng đuôi.

- Lịch trình bảo trì các trang thiết bị hỗ trợ trong hoạt động thải và quản lý quặng đuôi.

- Ghi chép và lưu trữ dữ liệu để theo dõi và thực hiện.

- Báo cáo khi thấy bất thường trong giám sát, quyết định hành động trong quản lý sự cố và rủi ro.

Quản lý an toàn TSF bao gồm:

- Nhận diện rủi ro của TSF.

- Đảm bảo kiểm soát an toàn đối với tính mạng, sức khỏe cộng đồng, và kiểm soát rủi ro môi trường.

- Thường xuyên giám sát và bảo trì để đảm bảo tính ổn định của các thành phần cấu trúc khác nhau của TSF.

- Quản lý an toàn quặng đuôi bao gồm các hoạt động quan trắc, kiểm tra thường xuyên, đánh giá hiệu suất, kế hoạch ứng phó khẩn cấp.

Quan trắc TSF bao gồm:

- Quan trắc nước ngầm trong và xung quanh TSF.

- Lấy mẫu đánh giá chất lượng nước ngầm ở cả hai phía thượng lưu và hạ lưu.

Page 71: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

71

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

- Kiểm tra và giám sát quá trình đóng cửa mỏ bao gồm cả điều chỉnh độ dốc và các lớp phủ.

Kiểm tra TSF bao gồm:

- Vị trí của hồ lắng, mực nước so với đỉnh.

- Kiểm tra các thông số chính như độ ẩm, rò rỉ, xói mòn.

- Hiện trạng của hệ thống phát hiện rò rỉ.

- Hiện trạng của hệ thống đo dòng chảy tự động và báo động sự cố.

- Hiện trạng của bơm và đường ống.

Tác động tới đa dạng sinh học.

Đánh giá hiệu suất:

- Xây dựng so với thiết kế - đỉnh và thềm TSF, dung tích quặng đuôi lưu trữ và khối lượng lưu trữ.

- Khẳng định các giả định được sử dụng trong thiết kế - đánh giá sự ổn định của TSF dưới các điều kiện khí tượng và địa chấn bình thường, thông số quặng đuôi (mật độ, độ nén, tính thấm) và vị trí của bề mặt nước ngầm.

- Các biện pháp kiểm soát rò rỉ, xói mòn.

- Lớp lót, vị trí sử dụng.

- Hiện trạng của hệ thống quan trắc, tần suất quan trắc, phân tích và đánh giá dữ liệu quan trắc.

- Kết quả quan trắc nước ngầm và chất lượng so với dữ liệu cơ sở ban đầu trong thiết kế và tiêu chí trong đóng cửa mỏ. Xem xét:

+ Thảm thực vật xung quanh và độ ổn định của đập ngăn.

+ Tính thấm cục bộ tại khu vực TSF.

- Kiểm soát nước bề mặt (duy trì lớp nước mặt tối thiểu).

- Đánh giá các sự cố trong hoạt động và khuyến nghị cải tiến, khắc phục trong tương lai.

Kế hoạch ứng phó khẩn cấp:

- Nhận diện các điều kiện dẫn đến tình huống khẩn cấp (ví dụ như bão).

- Mô tả các thủ tục đảm bảo an toàn trước các sự cố, bao gồm cảnh báo và sơ tán dân cư khu vực hạ lưu.

- Xác định kế hoạch ứng phó để giảm thiểu tác động.

Page 72: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

72

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

- Xác định các nguồn lực cần thiết để thực hiện hành động ứng phó khẩn cấp và kế hoạch ứng phó.

- Xác định nhu cầu đào tạo ứng phó khẩn cấp cho các cán bộ chủ chốt.

- Các tài liệu về vị trí xảy ra tình huống khẩn cấp và các yêu cầu trong bảo trì để có thể khắc phục.

Đóng cửa mỏ và CTPHMT

- Vấn đề sử dụng đất sau khi CTPHMT cần được xem xét trong giai đoạn thiết kế và tiếp tục trong suốt vòng đời TSF thông qua tham vấn địa phương trong lập kế hoạch CTPHMT.

- Nguồn tài chính dự phòng trong các tình huống xảy ra như bão, động đất và các rủi ro của dự án.

- Quan trắc sau khi đóng cửa và kế hoạch bảo trì. Thời gian theo dõi sau khi đóng cửa đảm bảo không có tác động bất lợi xảy ra. Kế hoạch phải bao gồm dự phòng tài chính cho các hoạt động giám sát, báo cáo, tư vấn và bảo dưỡng nếu có yêu cầu.

- TSF sau khi đóng cửa mỏ phải đảm bảo ổn định và an toàn vĩnh viễn với môi trường.

- Thiết kế hay quản lý kém TSF sẽ dẫn đến tăng chi phí CTPHMT, tăng nguy cơ đối với sức khỏe con người và môi trường.

- Mục tiêu CTPHMT là phục hồi địa mạo, đảm bảo tính an toàn, ổn định và không gây ô nhiễm môi trường.

3.4.2. Dự báo tình trạng đập bằng mô hình

Dựa trên các thông số về thiết kế đập thải và đặc tính của bùn thải quặng đuôi, có thể sử dụng các mô hình thủy động lực học để dự báo về tình trạng đập thải.

Mô hình thủy động lực học có nguồn gốc từ 2 phương trình vi phân của Barre Saint Venant vào năm 1871. Các công thức tính như sau

Công thức tính bảo toàn khối lượng:

1. (∂Q/∂X) + ∂(A + A0) / ∂t - q = 0

Công thức tính bảo toàn động lực:

2. (∂Q/∂t) + { ∂(Q2/A)/∂X } + g A ((∂h/∂X ) + Sf + Sc ) = 0

Page 73: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

73

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

Trong đó:

Q: Dòng thải; A0: Diện tích dòng chảy hoạt động;

h: Độ cao của mặt nước; q: Dòng chảy bên;

x: Khoảng cách dọc đường phân nước; t: Thời gian;

Sf: Độ đốc; Sc: Độ mở rộng của dốc;

G: Gia tốc trọng trường.

3.5. Xây dựng quy trình và kế hoạch ứng phó sự cố hồ đập (EPP)

3.5.1. Khái niệm về EPP

Kế hoạch sẵn sàng trong trường hợp khẩn cấp (Emergency Preparedness Plan - EPP) có thể hiểu như một kế hoạch phòng chống các sự cố của đập/hồ thải quặng đuôi và các tác hại do chúng gây ra cho đập và khu vực hạ du cũng như vùng lân cận. Trong đó, ngoài tác nhân quan trọng là mưa lũ và liên quan đến kỹ thuật, địa chất còn có các tác nhân khác tác động vào bất kỳ thời gian nào trong năm, kể cả trong mùa khô. Kế hoạch được lập cụ thể và chi tiết hơn trên cơ sở kế thừa các phương án ứng phó sự cố khẩn cấp, kế hoạch phòng chống lụt bão và căn cứ vào bản đồ ngập lụt được lập cho và khu vực hạ du với các kịch bản xả khác nhau, các tình huống vỡ đập trong điều kiện có lũ và cả khi không có lũ.

Các đập hồ chứa chất thải quặng đuôi nói chung đều đã được thiết kế, vận hành và bảo trì theo các tiêu chuẩn an toàn theo các cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, khi đã nói đến tiêu chuẩn thì phải có sự hài hòa giữa điều kiện kinh tế, kỹ thuật, quy mô, đặc điểm và tầm quan trọng của công trình. Vì vậy, không thể có tiêu chuẩn nào có thể đảm bảo tuyệt đối an toàn cho công trình được. Hơn nữa, trong quá trình vận hành khai thác hồ đập thải, có những biến cố, rủi ro không thể lường hết được như các hư hỏng, lũ lớn bất thường, động đất, các sai sót trong vận hành, bị phá hoại, v.v. dẫn đến các trường hợp khẩn

Page 74: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

74

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

cấp gây mất an toàn. Những trường hợp này cần phải được tính toán, tiên liệu trước và có kế hoạch cụ thể để đề phòng nhằm tránh, ngăn chặn hoặc hạn chế tối đa phát sinh trường hợp khẩn cấp và nếu nó vẫn xẩy ra thì cố gắng giảm thiểu tác hại, thậm chí thảm họa mà nó có thể gây ra cho đập và khu vực hạ du cũng như vùng lân cận. Để đáp ứng yêu cầu trên, cần lập và thực hiện kế hoạch sẵn sàng trong trường hợp khẩn cấp.

3.5.2. Mục đích của EPP

EPP là bản kế hoạch khung nhằm giúp cho doanh nghiệp và chính quyền địa phương chỉ đạo đơn vị liên quan và nhân dân ở khu vực hạ du thực hiện công tác chuẩn bị sẵn sàng về các mặt tổ chức, lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất và biện pháp tiến hành nhằm:

- Chuẩn bị sẵn sàng để phát hiện, đối phó với các trình trạng khẩn cấp (rủi ro và sự cố) cho đập và khu vực hạ du;

- Thực hiện các hành động kịp thời để ngăn chặn, đi đến triệt tiêu các sự cố;

- Chủ động thực hiện các hoạt động ở khu vực hạ du để hạn chế tối đa tác hại khi sự cố xảy ra.

3.5.3. Xây dựng kế hoạch ứng phó khẩn cấp

Để chuẩn bị cho kế hoạch ứng phó khẩn cấp, cần thiết phải phân tích những thông tin sau:

1. Bản đồ tràn bùn thải trong tình huống vỡ đập ở tỷ lệ đủ để có thể xem xét mức độ và thời gian bị tràn bùn thải, mối liên quan tới con người theo cách tiếp cận rủi ro, tiềm năng, và tiếp cận dạng tuyến;

2. Nhận dạng các công trình bị phá hủy (cầu, đường, nhà cửa, hoa màu, v.v.);

3. Xác định được khu vực dòng xả chính (tiềm ẩn mối nguy hiểm);

Page 75: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

75

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

4. Thời gian đến và đỉnh của sóng lũ (trong trường hợp đập thải bị phá hủy do lũ lụt).

5. Nhận dạng các nhân tố bị ảnh hưởng biến đổi trong hoặc sau khi chịu tác động bao gồm cả sự lắng đọng và xói mòn do trầm tích và bùn lắng gây ra.

Sự cố của đập có thể gây các tác động ở mức thấp, rủi ro và mức cao. Mặc dù không xảy ra thường xuyên nhưng có thể xảy ra ở mức độ nghiêm trọng. Đập đất và đá có thể dễ bị sự cố do lũ tràn gây ra sự cố vỡ đập. Đập bê tông có xác suất xảy ra sự cố thấp hơn. Sự cố của đập gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với người và tài sản ở hạ lưu. Để giảm đến mức tối thiểu các thiệt hại thì việc xây dựng kế hoạch quản lý sự cố tổng hợp là cần thiết, có thể tiếp cận theo hướng ngăn chặn, giảm nhẹ, và phục hồi.

Các biện pháp được thực hiện để giảm thiểu tới mức tối đa thiệt hại về người và tài sản:

✓ Các biện pháp phòng ngừa:

Kiểm tra đập kỹ lưỡng nhằm xác định bất kỳ dấu hiệu nào của sự cố. Dự kiến chính xác về nhu cầu thiết bị và vị trí sẵn có. Lên kế hoạch cho việc kiểm tra đập. Đập, cống và các phần không ngập sẽ được chiếu sáng.

✓ Giám sát:

Chương trình giám sát và quan trắc được yêu cầu phải thực hiện xuyên suốt trong giai đoạn thiết kế, điều tra, xây dựng, thời gian hoạt động ban đầu, vận hành và bảo trì trong suốt chu kỳ của đập. Cần đảm bảo rằng tất cả các cổng, hệ thống thông báo khẩn cấp, máy phát điện lưu trữ, v.v. đều được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi xuất hiện dấu hiệu của sự cố. Một chương trình giám sát và quan trắc an toàn đập đòi hỏi phân tích nhanh chóng các dữ liệu quan trắc, giám sát cùng với kiểm tra an toàn định kỳ, nhận xét và đánh giá.

Page 76: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

76

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

✓ Các vấn đề về hành chính và thủ tục:

Các vấn đề về hành chính và thủ tục của kế hoạch hành động khẩn cấp bao gồm các mô tả về tên, địa chỉ và số điện ngoại của người chịu trách nhiệm và người phối hợp. Trong trường hợp khẩn cấp, các quan sát viên phải báo cáo ngay cho các kỹ thuật viên nhanh nhất có thể. Kỹ thuật sẽ thông báo với chính quyền và các đơn vị có liên quan để giám sát và giải quyết tình huống khẩn cấp. Phòng quản lý an toàn và môi trường sẽ thiết lập và giữ liên lạc với các văn phòng của dự án ở thượng nguồn.

Những người tham gia trong kế hoạch khẩn cấp sẽ được lấy thông tin về nhận thức, trách nhiệm, nhiệm vụ và tầm quan trọng của công việc được giao trong Kế hoạch hành động khẩn cấp. Tất cả các khu vực có khả năng bị ảnh hưởng bởi sự cố sẽ được kết nối thông qua hệ thống truyền thông không dây hoặc điện thoại, hoặc thông qua hệ thống cảnh báo rộng rãi.

✓ Nâng cao nhận thức cộng đồng:

Chủ TSF phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, giáo dục và hướng dẫn cư dân trong khu vực bị ảnh hưởng. Một số nội dung tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng có thể bao gồm:

- Nghe đài, báo để lấy thông tin tư vấn khi được cảnh báo;

- Ngắt kết nối tất cả các thiết bị điện và di chuyển tất cả các vật dụng có giá trị;

- Di chuyển các đồ đạc, phương tiện, vật nuôi ra khỏi vùng bị ảnh hưởng của bùn thải;

- Di chuyển tất cả các chất gây ô nhiễm nguy hiểm và thuốc trừ sâu ra khỏi tầm với của nước;

- Tránh tiếp xúc với bùn thải.

Page 77: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

77

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

✓ Ứng phó và cứu hộ:

Toàn bộ hoạt động cứu hộ phụ thuộc vào phản ứng của chính quyền địa phương và chủ hồ thải. Cần phải có những hỗ trợ về kỹ thuật và y tế cho các nạn nhân trong giai đoạn đầu. Ứng phó và kế hoạch khắc phục bao gồm kế hoạch sơ tán.

✓ Kế hoạch sơ tán:

Kế hoạch hành động khẩn cấp bao gồm kế hoạch sơ tán và thủ tục thực hiện dựa trên các yêu cầu của địa phương. Bao gồm:

- Phân định/thứ tự ưu tiên của khu vực có thể sơ tán;

- Các thủ tục thông báo và hướng dẫn sơ tán;

- Các tuyến đường an toàn, giao thông và kiểm soát giao thông;

- Các khu vực trú ẩn;

- Chức năng và trách nhiệm của các thành viên của nhóm sơ tán.

Page 78: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

78

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Viện Khoa học và Công nghệ mỏ Luyện Kim, 2015. Báo cáo tổng kết Nhiệm vụ: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu sự cố và ô nhiễm môi trường từ các hồ thải trong chế biến một số loại khoáng sản trên toàn quốc”.

2. Nguyễn Thúy Lan, 2014. Đập thải quặng đuôi - Nguồn gây ô nhiễm Môi trường trong KT và CB khoáng sản ở Việt Nam. Tuyển tập báo cáo Hội nghị KHKT Mỏ toàn quốc lần thứ XXIV.

3. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, 2015. Báo cáo số 401/BC-ATMT về tình hình an toàn đập và bãi thải quặng đuôi từ các nhà máy tuyển quặng.

4. Lê Thị Hồng Trân, 2008. Đánh giá rủi ro môi trường. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, 450 trang.

5. Mai Thanh Sơn và nnk, 2011. Biến đổi khí hậu: Tác động, khả năng ứng phó và một số vấn đề về chính sách (Nghiên cứu trường hợp đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc).

6. Department of Industry Tourism and Resources, 2007. Tailing Management.

7. David M Chambers, Bretwood Higman, 2011. Long term risk of tailings dam failure.

8. ICOLD Committee on Tailings Dams and Waste Lagoons, 2001. Tailings dams risk of dangerous occurences.

9. International Council on Metals and the Environmetnt and United Nations environment Progammem, 1998. Case studies on Tailings Management.

10. Shahid Azam Qiren Li, 2010. Tailings Dam Failures: Areniew of the Last One Hundred Years. Geotechnical News.

11. Waste Management & Research, 2013. Design, construction and management of tailings storage facilities for surface disposal in China: case studies of failures.

Page 79: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

79

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

12. Transboundary Taku, Iskut-Stikine, and Unuk Rivers at Risk of Worse Disaster, 2015. Dangerous dams Mount Polley mine report shows inherent risks of watered tailings impoundments.

13. Department of Industry Tourism and Resources, 2007. Tailing Management.

14. The Mining Association of Canada, 2011. A guide to the management of Tailings Facilities.

15. U.S. Environmental Proctection Agency, 1994. Technical Report – Design and Evaluation of tailings dams.

16. Waste Management & Research, 2013. Design, construction and management of tailings storage facilities for surface disposal in China: case studies of failures.

17. International Council on Metals and the Environmetnt and United Nations environment Progammem, 1998. Case studies on Tailings Management.

18. Australian Trade Commission, 2013. Clean energy and environmental opportunities in the Chinese mining and minerals sector.

19. DME, 1998. Guidelines to Help You Get Environmental Approval for Mining Projects in Western Australia (March 1998).

20. Department of Mines and Petroleum, 2013. Tailings storage facilities in Western Australia – code of practice: Resources Safety and Environment Divisions, Department of Mines and Petroleum, Western Australia.

21. http://www.tailings.info/casestudies/losfrailes.htm

22. http://www.wise-uranium.org/mdaflf.html

23. http://www.tailings.info/storage/containment.htm

Page 80: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN …atmt.moit.gov.vn/App_File/laws/e84be355-57a5-4699-a165-c5a693a71cdd.pdf · Giải pháp liên quan quản lý

80

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNHVÀ QUẢN LÝ AN TOÀN CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

Chịu trách nhiệm xuất bản:Giám đốc - Tổng Biên tập

Nguyễn Xuân Trường

Biên tập: Đoàn Phan Thắng

Thiết kế mỹ thuật và sửa bản in:Vương Nguyễn

* * *

* * *

NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊNĐịa chỉ: 64 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: 024 62 63 1720 - 098 25 26 569

SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ AN TOÀN

CÁC HỒ THẢI QUẶNG ĐUÔI

In 1.000 cuốn, khổ 16x24cm tại Công ty TNHH In và Thương mại Trần GiaĐịa chỉ: Số 14, ngõ 464 đường Âu Cơ, Phường Nhật Tân, Quận Tây Hồ, TP. Hà NộiSố xác nhận đăng kí xuất bản: 3592-2017/CXBIPH/10-171/TNSố Quyết định xuất bản: 1350A/QĐ-NXBTN ngày 27/12/2017.Mã số ISBN: 978-604-64-9038-8In xong và nộp lưu chiểu Quý IV năm 2017