Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup

47
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI KHOA TỔNG HỢP NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Khóa học: 2012 - 2016 Môn học: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH GVHD: TS. Phan Thành Tâm Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINGROUP Sinh viên thực hiện 1. Vũ thị Thúy Nga 2. Đỗ Thái Ngọc 3. Nguyễn Thị Tuyết Sương 4. Thiều Thị Thu Thảo Ngày thực hiện: 3-1-2015

Transcript of Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup

Page 1: Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI

KHOA TỔNG HỢP

NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Khóa học: 2012 - 2016

Môn học:

QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

GVHD: TS. Phan Thành Tâm

Đề tài:

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG

TY CỔ PHẦN VINGROUP

Sinh viên thực hiện

1. Vũ thị Thúy Nga

2. Đỗ Thái Ngọc

3. Nguyễn Thị Tuyết Sương

4. Thiều Thị Thu Thảo

Ngày thực hiện: 3-1-2015

Page 2: Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup

Tiểu luận: Quản trị tài chính Nhóm 5

2 Đề tài: Phân tích tình hình tài chính CTCP Vingroup

A – MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Một doanh nghiệp trong cơ chế thị trường ngày nay muốn phát triển bền

vững và cạnh tranh lành mạnh, trước hết phải có được cơ cấu tài chính phù

hợp. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải thường xuyên tiến hành công

tác phân tích tài chính và không ngừng hoàn thiện công tác này để trên cơ sở

đó định hướng cho các quyết định nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

nhằm cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Vì vậy, nhóm lựa chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính của công ty

cổ phần Vingroup ” nhằm xác định tầm quan trọng của việc phân tích tài

chính.

2. Mục đích nghiên cứu:

Vận dụng những lý luận về phân tích tình hình tài chính nhằm thấy rõ xu

hướng, tốc độ tăng trưởng và thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở

đó, đề xuất những kiến nghị và giải pháp giúp cải thiện tình hình tài chính để

doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.

3. Phương pháp nghiên cứu:

Thu thập số liệu các báo cáo và tài liệu liên quan của công ty …

Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp số liệu và đánh

giá số liệu về số tuyệt đối và số tương đối. Từ đó, đưa ra nhận xét về

thực trạng tài chính của doanh nghiệp.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: thông tin, số liệu, các chỉ tiêu thể hiện tình

hình tài chính được tổng hợp trên báo cáo tài chính của công ty cổ

phần Vingroup.

Phạm vi nghiên cứu: tập trung nghiên cứu về tình hình tài chính của

công ty cổ phần Vingroup trong năm 2011,2012, 2013

5. Ý nghĩa lý luận và thực tế:

Page 3: Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup

Tiểu luận: Quản trị tài chính Nhóm 5

3 Đề tài: Phân tích tình hình tài chính CTCP Vingroup

Nhận thấy được tầm quan trọng của công tác phân tích đối với mỗi

doanh nghiệp.

Có thể vần dụng việc phân tích tài chính này khoi cần tìm hiểu về

một công ty nào đó.

Page 4: Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup

Tiểu luận: Quản trị tài chính Nhóm 5

4 Đề tài: Phân tích tình hình tài chính CTCP Vingroup

B. NỘI DUNG

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

Phân tích tình hình tài chính qua các tỷ số tài chính là một phương pháp

quan trọng để tìm thấy được các mối quan hê có ý nghĩa giữa hai thành phần

của một báo cáo tài chính. Để có ích nhất, nghiên cứu một tỷ số phải bao gồm

việc nghiên cứu dữ liệu đằng sau các tỷ số đó. Các tỷ số là những hương dẫn

hoặc những phân tích có ích trong việc đánh giá tình hình tài chính, hoạt động

của một doanh nghiệp và trong việc so sánh chúng với các kết quả của những

năm trước hoặc các doanh nghiệp khác. Mục đích chính của việc phân tích tỷ

số là chỉ ra những lĩnh vực cần được nghiên cứu nhiều hơn.

Gồm 5 loại tỷ số tài chính:

Các tỷ số về khả năng thanh khoản: phản ánh khả năng trả nợ

ngắn hạn của doanh nghiệp.

Các tỷ số về cơ cấu tài chính: phản ánh mức độ mà doanh nghiệp

dùng nợ vay để sinh lời hay phản ánh mức độ tự chủ tài chính của

doanh nghiệp.

Các tỷ số về hoạt động: phản ánh tình hình sử dụng tài sản hay phản

ánh công tác tổ chức điều hành và hoạt động của doanh nghiệp.

Các tỷ số về khả năng sinh lời: phản ánh hiệu quả sử dụng tài

nguyên của doanh nghiệp hay phản ánh hiệu năng quản trị của doanh

nghiệp.

Các tỷ số giá thị trường: đo lường kỳ vọng của nhà đầu tư dành cho

doanh nghiệp.

1. Tỷ số về khả năng thanh khoản:

1.1. Khả năng thanh toán hiện thời:

Chỉ tiêu này là thước đo khả năng có thể tự trả nợ trong kỳ của doanh

nghiệp, đồng thời nó chỉ ra phạm vi, quy mô mà các yêu cầu của các chủ nợ

Page 5: Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup

Tiểu luận: Quản trị tài chính Nhóm 5

5 Đề tài: Phân tích tình hình tài chính CTCP Vingroup

được trang trải bằng những tài sản có thể chuyển đổi thành tiền phù hợp với

thời hạn trả nợ.

Tỷ số này được xác định bởi công thức:

Tỷ số thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạn

Trong đó:

Tài sản ngắn hạn là những tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong

khoảng thời gian dưới 1 năm. Cụ thể bao gồm các khoản: tiền mặt, đầu tư ngắn

hạn, các khoản phải thu và tồn kho.

Nợ ngắn hạn: là toàn bộ khoản nợ có thời hạn trả dưới 1 năm kể từ

ngày lập báo cáo. Cụ thể bao gồm: các khoản phải trả, vay ngắn hạn, nợ tích

lũy và các khoản nợ ngắn hạn khác.

Tỷ số thanh toán hiện thời lớn hơn hoặc bằng 2 ( > = 2 ) chứng tỏ sự bình

thường trong hoạt động tài chính doanh nghiệp. Khi giá trị tỷ số này giảm,

chứng tỏ khả năng trả nợ của doanh nghiệp đã giảm và cũng là dấu hiệu báo

trước những khó khăn tài chính tiềm tàng. Tuy nhiên, khi tỷ số này có giá trị

quá cao thì nó có nghĩa là doanh nghiệp đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động,

đơn giản là việc quản trị tài sản lưu động của doanh nghiệp không hiệu quả bởi

có nhiều tiền mặt nhàn rỗi hay có quá nhiều nợ phải đòi… Do đó có thể giảm

lợi nhuận của doanh nghiệp.

1.2. Tỷ số thanh toán nhanh:

Tỷ số này cho biết khả năng thanh khoản thực sự của doanh nghiệp và

được tính toán dựa trên các tài sản lưu động có thể chuyển đổi nhanh thành tiền

để đáp ứng những nhu cầu thanh toán cần thiết.

Tỷ số thanh toán nhanh được tính theo công thức:

Tỷ số thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho

Nợ ngắn hạn

Tỷ số này càng lớn thể hiện khả năng thanh toán nhanh càng cao. Tuy

nhiên, hệ số quá lớn gây tình trạng mất cân đối của vốn lưu động, tập trung quá

nhiều vào vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn hoặc các khoản phải thu… Có thể

không hiệu quả.

Page 6: Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup

Tiểu luận: Quản trị tài chính Nhóm 5

6 Đề tài: Phân tích tình hình tài chính CTCP Vingroup

2. Tỷ số về cơ cấu tài chính:

2.1. Tỷ số nợ trên tổng tài sản:

Thường gọi là tỷ số nợ, đo lường mức độ sử dụng của công ty so với tài

sản. công thức của tỷ số này như sau:

Tỷ số nợ = Tổng nợ

Tổng tài sản

Trong đó:

Tổng nợ gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải trả.

Tổng tài sản gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.

2.2. Tỷ số thanh toán lãi vay:

Hệ số này cho biết số vốn mà doanh nghiệp đi vay được sử dụng như thế

nào để đem lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu và có đủ bù đắp tiền lãi vay

hay không? Công thức tính:

Tỷ số khả năng chi trả lãi vay = Lợi nhuận thuần từ HĐKDT

Lãi vay

Trong đó:

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) phản ánh số tiền mà doanh

nghiệp có thể sử dụng để trả lãi vay trong năm.

Lãi vay là số tiền lãi nợ vay trong năm mà doanh nghiệp phải trả, có thể

là lãi vay ngân hàng hoặc các tổ chức khác.

2.3. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu:

Các nhà cho vay dài hạn một mặt quan tâm đến khả năng trả lãi, mặt khác

cũng chú trọng đến sự cân bằng hợp lý giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở

hữu, bởi vì điều này ảnh hưởng đến sự đảm bảo các khoản tín dụng của người

cho vay.

Tỷ số này chỉ ra mức độ doanh nghiệp được tài trợ bằng nợ. Công thức như

sau:

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ

Tổng vốn chủ sở hữu

Đây là tỷ số cho biết cơ cấu tài chính của doanh nghiệp một cách rõ ràng nhất.

Page 7: Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup

Tiểu luận: Quản trị tài chính Nhóm 5

7 Đề tài: Phân tích tình hình tài chính CTCP Vingroup

2.4. Tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản:

Tỷ số này cho biết cứ một đồng của doanh nghiệp thì sẽ có bao nhiêu vốn

chủ sở hữu. Công thức như sau:

Tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản = Tổng vốn chủ sở hữu

Tổng tài sản

3. Tỷ số về hoạt động:

3.1. Tỷ số hoạt động tồn kho:

Tỷ số này đo lường mức doanh số bán liên quan đến mức độ tồn kho của

các loại hàng hóa thành phẩm, nguyên vật liệu. Tỷ số này được tính theo công

thức:

Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán

Hàng hóa tồn kho bình quân

Trong đó:

Hàng tồn kho bình quân = (hàng tồn kho trong báo cáo năm trước + hàng tồn

kho năm nay)/2

Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán

hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Tuy nhiên, với số vòng

quá cao sẽ thể hiện sự trục trặc trong khâu cung cấp, hàng hóa dự trữ không kịp

thời cho khách hàng, gây mất uy tín doanh nghiệp.

Ngoài ra, ta có:

Số ngày tồn kho = Số ngày trong năm

Số vòng quay hàng tồn kho

3.2. Tỷ số vòng quay khoản phải thu:

Tốc độ luân chuyển khoản phải thu phản ánh khả năng thu hồi nợ của doanh

nghiệp và được xác định bởi công thức sau:

Số vòng quay khoản phải thu = Doanh thu thuần

Khoản phải thu bình quân

Trong đó:

Khoản phải thu bình quân = (khoản phải thu đầu kỳ + khoản phải thu cuối

kỳ)/2

Page 8: Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup

Tiểu luận: Quản trị tài chính Nhóm 5

8 Đề tài: Phân tích tình hình tài chính CTCP Vingroup

Ngoài ra để đánh giá việc quản lý của công ty đối với các khoản phải thu

cụ thể hơn ta kết hợp phân tích với chỉ tiêu kỳ thu tiền. Đó là số ngày của một

vòng quay khoản phải thu.

Kỳ thu tiền bình quân = Số ngày làm việc trong năm (360 ngày)

Vòng quay khoản phải thu

3.3. Tỷ số vòng quay khoản phải trả:

Chỉ số này cho biết doanh nghiệp đã sử dụng chính sách tín dụng của nhà

cung cấp như thế nào. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá thấp có thể ảnh

hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp. Công thức tính như

sau:

Số vòng quay khoản phải trả = Doanh số mua hàng thường niên

Phải trả bình quân

Trong đó:

Doanh số mua hàng thường niên = giá vốn hàng bán + hàng tồn kho cuối kỳ

- hàng tồn kho đầu kỳ.

Tương tự, ta có

Kỳ thanh toán bình quân = Số ngày làm việc trong năm (360 ngày)

Vòng quay khoản phải trả

3.4. Tỷ số vòng quay tài sản cố định:

Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định như máy móc, thiết bị

và nhà xưởng. Công thức xác định tỷ số này như sau:

Tỷ số vòng quay tài sản cố định = Doanh thu thuần

Tài sản cố định bình quân

Trong đó:

Tài sản cố định bình quân = (TSCĐ đầu kỳ + TSCĐ cuối kỳ)/2

3.5. Tỷ số vòng quay tổng tài sản:

Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung không có phân biệt

đó là tài sản lưu động hay tài sản cố định. Công thức:

Tỷ số vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần

Tổng tài sản bình quân

4. Tỷ số khả năng sinh lời:

Page 9: Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup

Tiểu luận: Quản trị tài chính Nhóm 5

9 Đề tài: Phân tích tình hình tài chính CTCP Vingroup

4.1. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu:

Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó

phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu nhằm cho biết một đồng

doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Công thức tính tỷ số này như

sau:

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận ròng

Doanh thu thuần

4.2. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA):

Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty.

Phân tích tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản cho biết hiệu quả sử dụng tài

sản chung của toàn doanh nghiệp. Ta có công thức:

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) = Lợi nhuận ròng

Tổng tài sản

4.3. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sỗ hữu:

Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông

thường, đó là phần trăm lợi nhuận thu được của chủ sỡ hữu trên vốn đầu tư của

mình.

Công thức tính như sau:

Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sỡ hữu (ROE) = Lợi nhuận ròng

Vốn chủ sở hữu

5. Tỷ số giá thị trường:

5.1. Tỷ số P/E:

Tỷ số này cho thấy nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu để có được một đồng

lợi nhuận của công ty. Công thức tính tỷ số này như sau:

Tỷ số P/E = Giá cổ phần

Lợi nhuận trên cổ phần

5.2. Tỷ số M/B:

Tỷ số M/B so sánh giá trị thị trường của cổ phiếu với giá trị sổ sách hay

mệnh giá của cổ phiếu. Công thức xác định tỷ số này như sau:

Tỷ số P/B = Giá trị thị trường cổ phiếu

Giá trị sổ sách của cổ phiếu

Page 10: Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup

Tiểu luận: Quản trị tài chính Nhóm 5

10 Đề tài: Phân tích tình hình tài chính CTCP Vingroup

Trong đó:

Giá trị sổ sách của cổ phiếu (BVPS) = (Tổng tài sản - Tài sản vô hình -

Nợ)/ số lượng cổ phiếu phát hành

BVPS (price to book ratio - tỉ giá cổ phiếu trên giá trị sổ sách) được

dành để so sánh giá cổ phiếu trên thị trường với giá trị sổ sách (giá trị thực) của

doanh nghiệp.

II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN

VINGROUP

1. Tổng quan về công ty cổ phần Vingroup

1.1. Thông tin cơ bản

Tên công ty: Tập đoàn Vingroup – Công ty Cổ Phần.

Tên quốc tế: Vingroup Joint Stock Company.

Tên viết tắt: Tập đoàn Vingroup

Địa chỉ: Số 7, Đường Bằng Lăng 1, Khu đô thị Vinhomes Riverside,

Phường Việt Hưng, Quận Long Biên, Hà Nội.

Điện thoại: +84 (4) 3974 9999

Fax: +84 (4) 3974 8888

Website: http://www.vingroup.net

1.2. Lịch sử hình thành

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0101245486 đăng ký lần đầu ngày

03/05/2002, đăng ký thay đổi lần thứ 48 ngày 29/07/2013 do Phòng Đăng ký

kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.

Tập đoàn Vingroup - Công ty CP (gọi tắt là "Tập đoàn Vingroup"), tiền thân

là Tập đoàn Technocom, được thành lập tại Ukraina năm 1993 bởi những người

Việt Nam trẻ tuổi, hoạt động ban đầu trong lĩnh vực thực phẩm và thành công

rực rỡ với thương hiệu Mivina. Những năm đầu của thế kỷ 21, Technocom luôn

có mặt trong bảng xếp hạng Top 100 doanh nghiệp lớn mạnh nhất Ukraina. Từ

năm 2000, Technocom - Vingroup trở về Việt Nam đầu tư với ước vọng được

góp phần xây dựng đất nước.

Page 11: Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup

Tiểu luận: Quản trị tài chính Nhóm 5

11 Đề tài: Phân tích tình hình tài chính CTCP Vingroup

Với tầm nhìn dài hạn và quan điểm phát triển bền vững, Vingroup đã tập trung

đầu tư vào lĩnh vực du lịch và bất động sản (BĐS) với hai thương hiệu chiến

lược ban đầu là Vinpearl và Vincom. Bằng những nỗ lực không ngừng, Vincom

đã trở thành một trong những thương hiệu số 1 Việt Nam về BĐS với hàng loạt

các tổ hợp Trung tâm thương mại (TTTM) - Văn phòng - Căn hộ đẳng cấp tại

các thành phố lớn, dẫn đầu xu thế đô thị thông minh - sinh thái hạng sang tại Việt

Nam. Cùng với Vincom, Vinpearl cũng trở thành cánh chim đầu đàn của ngành

Du lịch với chuỗi khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu biệt thự biển, công viên giải

trí, sân golf đẳng cấp 5 sao và trên 5 sao quốc tế.

Tháng 1/2012, Công ty CP Vinpearl sáp nhập vào Công ty CP Vincom và chính

thức hoạt động dưới mô hình Tập đoàn với tên gọi Tập đoàn Vingroup - Công ty

CP. Nỗ lực và miệt mài từ những bước đi đầu tiên, Vingroup đã làm nên những

điều kỳ diệu để tôn vinh thương hiệu Việt và tự hào là Tập đoàn kinh tế tư nhân

hàng đầu Việt Nam được xây dựng bởi chính những người con Việt và thành

công bởi chính trí tuệ, bản lĩnh và khát vọng Việt Nam.

Mục tiêu của Vingroup là: Con người tinh hoa, Sản phẩm/Dịch vụ tinh hoa,

Cuộc sống tinh hoa, Xã hội tinh hoa.

Với mong muốn đem đến cho thị trường những sản phẩm - dịch vụ theo tiêu

chuẩn quốc tế và những trải nghiệm hoàn toàn mới về phong cách sống hiện đại,

ở bất cứ lĩnh vực nào Vingroup cũng chứng tỏ vai trò tiên phong, dẫn dắt sự thay

đổi xu hướng tiêu dùng. Vingroup đã làm nên những điều kỳ diệu để tôn vinh

thương hiệu Việt và tự hào là một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân hàng

đầu Việt Nam.

Với những thành tựu đã đạt được, Vingroup đang được đánh giá là một trong

những Tập đoàn kinh tế tư nhân hùng mạnh, có chiến lược phát triển bền vững

và năng động, có tiềm lực hội nhập quốc tế để vươn lên tầm khu vực và thế giới.

1.3. Lĩnh vực kinh doanh

• Vinhomes (Hệ thống căn hộ và biệt thự dịch vụ đẳng cấp)

• Vincom (Hệ thống TTTM đẳng cấp)

• Vinpearl (Khách sạn, du lịch)

Page 12: Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup

Tiểu luận: Quản trị tài chính Nhóm 5

12 Đề tài: Phân tích tình hình tài chính CTCP Vingroup

• Vinpearl Land (Vui chơi giải trí)

• Vinmec (Y tế)

• Vinschool (Giáo dục)

• VinEcom (Thương mại điện tử)

• Vincom Office (Văn phòng cho thuê)

• Vinmart (Kinh doanh bán lẻ)

• Vinfashion (Thời trang)

• Vincharm (Chăm sóc sắc đẹp)

• Almaz (Trung tâm Ẩm thực và Hội nghị Quốc tế)

1.4. Bộ máy tổ chức

1.5. Vị thế công ty

Ngày 1/7/2011 Tập đoàn Vingroup đã chính thức gia nhập Diễn đàn kinh

tế Thế Giới 9 World Economic Forum – WEF) và trở thành thành viên Hiệp

Hội các công ty phát triển toàn cầu (Global Growth Companies – GGC). Đây là

một bước tiến lớn , khẳng định vị thế và bản lĩnh tiên phong của một doanh

nghiệp bất động sản Việt Nam hàng đầu.

Page 13: Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup

Tiểu luận: Quản trị tài chính Nhóm 5

13 Đề tài: Phân tích tình hình tài chính CTCP Vingroup

Tập đoàn Vingroup vừa được Standard and Poor's (S&P) bình chọn vào

Top 100 công ty hàng đầu ASEAN năm 2014.

Đồng thời, Vingroup cũng được Finance Asia bình chọn là “Tổ chức huy động

vốn tốt nhất” Việt Nam trong công bố phát hành ngày 18/9/2014 Với các tiêu

chí: chỉ số tín nhiệm tốt, giá trị vốn hóa thị trường, thông tin minh bạch và công

ty đại diện trong lĩnh vực kinh doanh, chỉ có 2 công ty Việt Nam đủ điều kiện

lọt vào danh sách Top 100 doanh nghiệp hàng đầu ASEAN của S&P là

Vingroup (mã chứng khoán VIC) và Vinamilk (mã VNM)

Khu đô thị Vinhomes Riverside của Tập đoàn Vingroup Trong đó, lần đầu

tiên, một doanh nghiệp bất động sản Việt Nam được S&P đưa vào danh sách

lựa chọn và đánh giá với các tiêu chí khắt khe của S&P Xét về giá trị vốn hóa,

Vingroup luôn thuộc top 5 các công ty niêm yết có vốn hóa lớn nhất trên thị

trường chứng khoán Việt Nam với giá trị ước tính đến ngày 22/8/2014 khoảng

3,4 tỷ USD

Vingroup cũng đang là một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu

tại Việt Nam và luôn thực hiện công bố thông tin minh bạch theo quy định Về

triển vọng chung, S&P đánh giá Vingroup ở mức ổn định dựa trên phân tích

của các chuyên gia có kinh nghiệm và thông tin thu thập từ các tổ chức phát

hành và từ các nguồn khác

Royal City Ngay sau khi danh sách Top 100 công ty hàng đầu ASEAN của

S&P công bố, ngày 18/9/2014, Vingroup tiếp tục được Tạp chí danh tiếng

Finance Asia bình chọn là “Tổ chức huy động vốn tốt nhất” . Đây cũng là lần

đầu tiên một doanh nghiệp Việt Nam được Finance Asia đề cử và đoạt giải bên

cạnh các tổ chức uy tín như: DBS Singapore, Maybank của Malaysia; PTT của

Thái Lan; ICICI của Ấn Độ; Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc của Hàn

Quốc

1.6. Đối thủ cạnh tranh

Các đối thủ cạnh tranh của Vingroup gồm các công ty phát triển bất động

sản trong nước như: Tập đoàn Bitexco, CTCP Hoàng Anh Gia lai, CTCP Đầu

tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà, tổng CTCP Xuất nhập khẩu

Page 14: Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup

Tiểu luận: Quản trị tài chính Nhóm 5

14 Đề tài: Phân tích tình hình tài chính CTCP Vingroup

và xây dựng Việt Nam và một số nhà đầu tư nước ngoài như: Tập đoàn

Ciputra, công ty TNHH Liên doanh Phú Mỹ Hưng, Capital Land, Keppel

Land…

1.7. Chiến lược phát triển

Là Tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam với các thương hiệu bất

động sản, khách sạn du lịch, vui chơi giải trí, dịch vụ y tế, hệ thống giáo dục và

bán lẻ, Vingroup đã khẳng định được vị thế, uy tín và kiên định theo chiến lược

phát triển của mình, cụ thể:

- Tập trung vào các khu phức hợp đẳng cấp, quy mô lớn tại các thành phố lớn

và tiếp tục mở rộng tại các thành phố chiến lược.

- Tăng trưởng doanh thu thường xuyên và hướng đến phân khúc khách hàng

mục tiêu.

- Phát triển danh mục đầu tư và duy trì hiệu suất hoạt động cao tại các tòa nhà

thương mại, các khách sạn và khu vui chơi giải trí, bệnh viện và trường học.

- Hướng đến thu nhập ngày càng tăng của tầng lớp trung – cao cấp, đáp ứng

nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của các phân khúc khách hàng mục tiêu để

phát triển.

- Đa dạng và tăng thu nhập từ BĐS, đồng thời quản lý vốn một cách hiệu quả.

- Tăng cường phát triển năng lực đội ngũ dịch vụ, bán hàng, cho thuê, quản lý

dự án và quản lý BĐS nội bộ.

- Đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực bán lẻ để đón đầu xu hướng tiêu dung, tạo

dựng vị thể trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam.

2. Phân tích, nhận xét, đánh giá tình hình tài chính của công ty bằng

phương pháp tỷ số tài chính:

Các tỷ số tài chính được phân tích dưới đây lấy số liệu từ bảng cân

đối tài khoản và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn

Vingroup trình bày ở phần phụ lục.

2.1. Phân tích tỷ số về khả năng thanh khoản

Page 15: Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup

Tiểu luận: Quản trị tài chính Nhóm 5

15 Đề tài: Phân tích tình hình tài chính CTCP Vingroup

2.1.2. Tỷ số thanh toán hiện thời.

Bảng 2.1: Bảng phân tích tỷ số khả năng thanh toán hiện thời

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch

2011 - 2012 2012 – 2013

Tuyệt

đối

Tương

đối Tuyệt đối

Tương

đối

Tài sản ngắn hạn 20,039,498 28,796,286 39,844,678 8,756,788 43.7% 11,048,392 38.37%

Nợ ngắn hạn 21,630,198 25,644,122 26,675,265 4,013,924 18.56% 1,031,143 4.02%

Tỷ số thanh

toán hiện thời 0.93 1.12 1.49 0.19 20.43% 0.37 33.04%

(Nguồn www.vingroup.net)

+ Giai đoạn 2011 – 2012: Tỷ số thanh toán hiện thời năm 2011 là 0.93,

nghĩa là cứ một đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng 0.93 đồng tài sản lưu

động. Đến năm 2012, tỷ số này tăng lên đến 1.12, tức tăng 0.19 năm 2011, hay

nói cách khác mức độ trang trải của đối với nợ ngắn hạn cuối năm 2012 tăng so

với cuối năm 2011. Nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn tăng 43.7% ( chủ yếu

là do các khoản đầu tư ngắn hạn tăng)

0.931.12

1.49

0

0.5

1

1.5

2

0

10,000,000

20,000,000

30,000,000

40,000,000

50,000,000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Lần

Tri

ệu đ

ồng

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tỷ số khả năng thanh toán hiện thời

Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Tỷ số thanh toán hiện thời

Page 16: Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup

Tiểu luận: Quản trị tài chính Nhóm 5

16 Đề tài: Phân tích tình hình tài chính CTCP Vingroup

+ Giai đoạn 2012 – 2013: Tỷ số này tiếp tục tăng hơn năm trước, từ 1.12 lên

1.49, tăng 0.37. Nguyên nhân là do tài sản ngăn hạn tăng 38.37% và nợ ngắn

hạn cũng tăng 4.02%.

Tỷ số thanh toàn hiện thời năm 2013 đạt ở mức 1.49 đảm bảo khả năng

thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Để tăng khả năng thanh toán hiện thời

doanh nghiệp cần tăng tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu, giảm nợ ngắn hạn và sử

dụng tài sản lưu động hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, trong TSNH bao gồm những khoản mục có tính thanh khoản cao

và những khoản mục có tính thanh khoản kém nên hệ số thanh khoản hiện thời

vẫn chưa phản ánh đúng khả năng thanh toán của doanh nghiệp, ta tiếp tục

phân tích tỷ số thanh khoản nhanh để đạt được mức độ chính xác hơn.

2.1.3. Tỷ số thanh toán nhanh

Bảng 2.2: Bảng phân tích tỷ số thanh toán nhanh

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

Chênh lệch

2011 – 2012 2012 - 2013

Tuyêt

đối

Tương

đối

Tuyệt

đối

Tương

đối

Tài sản ngắn hạn 20,039,498 28,796,286 39,844,678 8,756,788 43.7% 11,048,392 38.37%

Hàng tồn kho 9,282,403 17,784,891 18,913,717 8,502,488 91.6% 1,128,826 6.35%

Tài sản có tính

thanh khoản cao 10,757,095 11,011,395 20,930,961 254,300 2.36% 9,919,566 90.08%

Nợ ngắn hạn 21,630,198 25,644,122 26,675,265 4,013,924 18.56% 1,031,143 4.02%

Tỷ số thanh

toán nhanh 0.5 0.43 0.78 (0.07) -14% 0.35 81.4%

Page 17: Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup

Tiểu luận: Quản trị tài chính Nhóm 5

17 Đề tài: Phân tích tình hình tài chính CTCP Vingroup

Từ biểu đồ trên ta thấy tỷ số thanh toán nhanh của công ty thấp (<1),

không đảm bảo được khả năng thanh toán nhanh. Tỷ số này năm 2012 giảm so

với năm 2011 và tăng vào cuối năm 2013.

+ Giai đoạn 2011 – 2012: khả năng thanh toán có xu hướng giảm, từ 0.5

xuống 0.43 tức giảm 0.07 ( 14%). Hay nói cách khác, vào cuối năm 2012 cứ

một đồng nợ ngắn hạn thì có 0.43 đồng tài sản có khả năng thanh toán đảm

bảo, giảm 0.07 đồng so với năm 2011.

+ Giai đoạn 2012 – 2013: Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp

tăng lên 0.78 vào năm 2013, tăng 0.35 (81.4%). Nguyên nhân là do nợ ngắn

hạn tăng không đáng kể 4.02%, ngược lại tài sản có tính thanh khoản cao tăng

mạnh 90.08%.

0.50.43

0.78

00.10.20.30.40.50.60.70.80.9

0

5,000,000

10,000,000

15,000,000

20,000,000

25,000,000

30,000,000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Lần

Tri

ệu đ

ồng

Bảng 2.2: Biểu đồ tỷ số khả năng thanh toán nhanh

Tài sản có tính thanh khoản cao Nợ ngăn hạn

Tỷ số thanh toán nhanh

Page 18: Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup

Tiểu luận: Quản trị tài chính Nhóm 5

18 Đề tài: Phân tích tình hình tài chính CTCP Vingroup

2.2. Tỷ số kết cấu tài chính

2.2.1. Tỷ số nợ trên tổng tài sản

Bảng 2.3: Bảng phân tích tỷ số nợ trên tổng tài sản

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

Chênh lệch

2011 – 2012 2012 - 2013

Tuyệt

đối

Tương

đối

Tuyệt

đối

Tương

đối

Tổng nợ 27,260,458 44,951,245 57,156,106 17,690,787 64.9% 12,204,861 27.15%

Tổng tài sản 35,512,635 55,824,876 75,772,648 20,312,241 57.2% 19,947,772 35.73%

Tỷ số nợ/

Tổng tài sản 0.77 0.81 0.75 0.04 5.19% -0.06 -7.41%

(Nguồn www. stockbiz.vn)

+ Giai đoạn 2011 – 2012: Năm 2011, tỷ số nợ/ tổng tài sản là 0.77, tức cứ

một đồng tài sản của công ty thì có 0.77 đồng nợ. Đến năm 2012, tỷ số này

tăng từ 0.77 lên 0.81, tức tăng 0.04 (5.19%) so với năm 2011.

+ Giai đoạn 2012 – 2013: Tỷ số này có xu hướng giảm từ 0.81 xuống 0.75,

tức giảm 0.06 hay 7.41% so với năm trước.

0.77

0.81

0.75

0.72

0.74

0.76

0.78

0.8

0.82

0

20,000,000

40,000,000

60,000,000

80,000,000

Năm 2011 Năm 2012 năm 2013

Lần

Tri

ệu đ

ồng

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ tỷ số nợ trên tổng tài sản

Tổng nợ Tổng tài sản Tỷ số nợ/ Tổng tài sản

Page 19: Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup

Tiểu luận: Quản trị tài chính Nhóm 5

19 Đề tài: Phân tích tình hình tài chính CTCP Vingroup

2.2.2. Tỷ số khả năng trả lãi

Bảng 2.4: Bảng phân tích tỷ số khả năng trả lãi tiền vay

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

Chênh lệch

2011 - 2012 2012 - 2013

Tuyệt

đối

Tương

đối

Tuyệt

đối

Tương

đối

Lợi nhuận

thuần từ

HĐKD

1,245,866 2,563,499 9,606,581 1,317,633 105.76% 7,043,082 274.74%

Lãi vay 807,484 1,097,254 1,459,923 289,770 35.89% 362,669 33.05%

Tỷ số trả

lãi vay 1.54 2.34 6.58 0.8 51.95% 4.24 181.2%

(Nguồn www. stockbiz.vn)

+ Giai đoạn 2011 – 2012: Tỷ số khả năng trả lãi tiền vay của Vingroup năm

2011 là 1.54, tức là cứ mỗi đồng chi phí lãi vay thì công ty có 1.54 đồng lợi

nhuận để trả lãi. Sang năm 2012, tỷ số này tăng lên 2.34, tăng hơn năm trước

0.8 lần tương ứng 51.95%.

+ Giai đoạn 2012 – 2013: Tỷ số này tiếp tục tăng vào năm 2013, từ 2.34 lên

6.58

1.542.34

0

2

4

6

8

0

5,000,000

10,000,000

15,000,000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Lần

Tri

ệu đ

ồng

Biểu đồ 2.4: Biểu đồ tỷ số khả năng trả lãi

Lợi nhuận thuần từ HĐKD Lãi vay Tỷ số trả lãi vay

Page 20: Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup

Tiểu luận: Quản trị tài chính Nhóm 5

20 Đề tài: Phân tích tình hình tài chính CTCP Vingroup

2.2.3. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Bảng 2.5: Bảng phân tích tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Đơn vị tính; Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

Chênh lệch

2011 - 2012 2012 – 2013

Tuyệt

đối

Tương

đối

Tuyệt

đối

Tương

đối

Tổng nợ 27,260,458 44,951,245 57,156,106 17,690,787 64.9% 12,204,861 27.15%

Vốn chủ sở

hữu 6,501,238 10,556,569 14,471,837 20,312,241 57.2% 19,947,772 35.73%

Tỷ số nợ/Vốn

chủ sở hữu 4.19 4.26 3.95 0.07 5.19% -0.06 -7.41%

(Nguồn www. stockbiz.vn)

+ Giai đoạn 2011 – 2012: Trong năm 2012, tỷ số nợ là 4.26, tức tăng 5.19%

so với năm 2011. Nguyên nhân là do nợ phải trả tăng 64.9%, tăng nhiều hơn so

với tốc độ tăng của tổng vốn( 57.2%).

+ Giai đoạn 2012- 2013: Trong giai đoạn này, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu

giảm, cụ thể năm 2013 tỷ số là 3.95, giảm 0.06% so với năm 2012.

4.194.26

3.95

3.7

3.8

3.9

4

4.1

4.2

4.3

0

20,000,000

40,000,000

60,000,000

80,000,000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013L

ần

Tri

ệu đ

ồng

Biểu đồ 2.5: Biểu đồ tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Tổng nợ Vốn chủ sở hữu Tỷ số nợ/ Vốn chủ sở hữu

Page 21: Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup

Tiểu luận: Quản trị tài chính Nhóm 5

21 Đề tài: Phân tích tình hình tài chính CTCP Vingroup

2.2.4. Tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

Bảng 2.6: Bảng phân tích tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

Chênh lệch

2011 - 2012 2012 - 2013

Tuyệt

đối

Tương

đối

Tuyệt

đối

Tương

đối

Vốn chủ sở

hữu 6,501,238 10,556,569 14,471,837 4,055,331 62.38% 3,915,268 37.09%

Tổng tài sản 35,512,635 55,824,876 75,772,648 20,312,241 57.2% 19,947,772 35.7%3

Tỷ số VCSH/

Tổng tài sản 0.18 0.19 0.19 0.01 5.56% 0 0%

(Nguồn www. stockbiz.vn)

+ Giai đoạn 2011- 2012: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản năm 2011 là

0.18, nghĩa là cứ 1 đồng tài sản thì sẽ có 0.18 đồng vốn chủ sở hữu. Đến năm 2012, tỷ

số này tăng lên 0.19 tức tăng 5.56%. Nguyên nhân là do vốn chủ sở hữu tăng nhiều

hơn so với tổng tài sản ( 62.38% > 57.2%).

+ Giai đoạn 2012- 2013: Tỷ số này năm 2013 là 0.19, tức không thay đổi so với

năm 2012.

0.18

0.19 0.19

0.175

0.18

0.185

0.19

0.195

0

20,000,000

40,000,000

60,000,000

80,000,000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Lần

Tri

ệu đ

ồng

Biểu đồ 2.6: Biểu đồ tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản Tỷ số VCSH/ Tổng tài sản

Page 22: Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup

Tiểu luận: Quản trị tài chính Nhóm 5

22 Đề tài: Phân tích tình hình tài chính CTCP Vingroup

2.3. Tỷ số hoạt động

2.3.1. Tỷ số hoạt động tồn kho

Bảng 2.7. Bảng phân tích tỷ số hoạt động tồn kho

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch

2011 - 2012 2012 - 2013

Tuyệt đối

Tương

đối

(%)

Tuyệt đối

Tương

đối

(%)

Giá vốn

hàng bán 1,306,237 4,092,056 11,346,984 2,785,819 213.3 7,254,928 177.3

Hàng

TKĐK 2,264,170 9,282,403 17,784,891 7,018,233 310 8,502,488 91.6

Hàng

TKCK 9,282,403 17,784,891 18,913,717 8,502,488 91.6 1,128,826 6.4

Hàng

TKBQ 5,773,286 13,533,647 18,349,304 7,760,360 134.4 4,815,657 35.6

Vòng quay

hàng tồn

kho

0.23 0.30 0.62 0.07 30.4 0.32 106.7

Số ngày

tồn kho 1602.04 1207.16 590.25 (394.88) -24.65 (616.91) -51.1

(Nguồn www. stockbiz.vn)

Page 23: Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup

Tiểu luận: Quản trị tài chính Nhóm 5

23 Đề tài: Phân tích tình hình tài chính CTCP Vingroup

Giai đoạn 2011 – 2012: Năm 2011, số vòng quay hàng tồn kho là 0.23,

nghĩa là thời gian hàng hóa ở trong kho trước khi ra bán trung bình là 1602.04

ngày. Số vòng quay hàng tồn kho cuối năm 2012 là 0.3, mỗi vòng là 1207.16

ngày. So với năm 2011, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tăng 0.07 vòng, mỗi

vòng giảm 394.88 ngày. Nguyên nhân do giá vốn hàng bán năm 2012 tăng

213.3% so với năm 2011, trị giá hàng tồn kho bình quân tăng 134.4% nhưng

tăng ít hơn so với giá vốn hàng bán.

Giai đoạn 2012 – 2013: Trong năm 2013, tốc độ luân chuyển hàng tồn

kho tiếp tục tăng và đạt 0.62 vòng, tức là tăng 0.32 vòng, mỗi vòng giảm

616.91 ngày.

Qua đó, cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang

tiến triển tốt.

0.230.3

0.62

0

0.2

0.4

0.6

0.8

0

5,000,000

10,000,000

15,000,000

20,000,000

Năm 2011 năm 2012 Năm 2013

Vòn

g

Tri

ệu đ

ồng

Biểu đồ 2.7: Biểu đồ tỷ suất hoạt động tồn kho

Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân Vòng quay hàng tồn kho

Page 24: Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup

Tiểu luận: Quản trị tài chính Nhóm 5

24 Đề tài: Phân tích tình hình tài chính CTCP Vingroup

2.3.2. Tỷ số vòng quay khoản phải thu

Bảng 2.8: Bảng phân tích tỷ số vòng quay khoản phải thu

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ

TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch

2011 - 2012 2012 – 2013

Tuyệt đối

Tương

đối

(%)

Tuyệt đối

Tương

đối

(%)

Doanh

thu thuần 2,313,740 7,904,473 18,377,639 5,590,733 241.6 10,473,166 132.5

Khoản

phải thu

đầu kỳ

5,663,565 5,135,497 3,809,236 (528,068) -9.3 (1,326,261) -25.8

Khoản

phải thu

cuối kỳ

5,135,497 3,809,236 3,791,906 (1,326,261) -25.8 (17,330) -0.5

Khoản

phải thu

bình quân

5,399,531 4,472,366 3,800,571 (927,164.5) -17.2 (671,795.5) -15

Số vòng

quay

khoản

phải thu

0.43 1.77 4.84 1.34 311.6 3.03 171.2

Kỳ thu

tiền bình

quân

837.21 203.39 73.38 (633.82) -75.71 (130.01) -63.92

Page 25: Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup

Tiểu luận: Quản trị tài chính Nhóm 5

25 Đề tài: Phân tích tình hình tài chính CTCP Vingroup

Giai đoạn 2011 – 2012: Năm 2011, số vòng quay khoản phải thu là

0.43 vòng, tức là trong năm phải mất bình quân 837.21 ngày để thu hồi các

khoản nợ. Năm 2012 số vòng quay khoản phải thu là 1.77 vòng, mỗi vòng

203.39 ngày, tức tăng 1.34 vòng, mỗi vòng 633.82 ngày. Nguyên nhân là do

doanh thu thuần tăng với mức độ cao và khoản phải thu giảm với mức độ nhỏ.

Giai đoạn 2012 – 2013: Tốc độ luân chuyển của khoản phải thu tăng

mạnh vào năm 2013, số vòng quay khoản phải thu tăng 3.03 vòng, mỗi vòng,

mỗi vòng giảm 130.01 ngày.

0

1

2

3

4

5

6

0

5,000,000

10,000,000

15,000,000

20,000,000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Vòn

g

Tri

ệu đ

ồng

Biểu đồ 2.8: Biểu đồ tỷ số vòng quay khoản phải thu

Doanh thu thuần Khoản phải thu bình quân Số vòng quay khoản phải thu

Page 26: Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup

Tiểu luận: Quản trị tài chính Nhóm 5

26 Đề tài: Phân tích tình hình tài chính CTCP Vingroup

2.3.3. Tỷ số vòng quay khoản phải trả

Bảng 2.9: Bảng phân tích tỷ số vòng quay khoản phải trả

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch

2011 - 2012 2012 – 2013

Tuyệt đối Tương

đối Tuyệt đối

Tương

đối

Giá vốn

hàng bán 1,306,237 4,092,056 11,346,984 2,785,819 213.3% 7,254,928 177.3

Hàng tồn

kho CK 9,282,403 17,784,891 18,913,717 8,502,488 91.6% 1,128,826 6.35

Hàng tồn

kho ĐK 2,264,170 9,282,403 17,784,891 7,018,233 310% 8,502,488 91.6

Doanh số

mua hàng

thường niên

8,324,470 12,594,544 12,475,810 4,270,074 51.3% (118,734) -0.94

Phải trả ĐK 16,593,209 27,260,458 44,951,245 10,667,249 64.29% 17,690,787 64.9%

Phải trả CK 27,260,458 44,951,245 57,156,106 17,690,787 61.9% 12,204,861 27,15%

Phải trả

bình quân 21,926,833 36,105,851 51,053,675 14,179,018 61,67% 14,947,824 41.4%

Số vòng

quay khoản

phải trả

0.25 0.34 0.37 0.09 36% 0.03 8.82%

Kỳ thanh

toán bình

quân

1440 1058.82 972.97 (381.18) -26.47% (85.85) -8.11%

Page 27: Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup

Tiểu luận: Quản trị tài chính Nhóm 5

27 Đề tài: Phân tích tình hình tài chính CTCP Vingroup

+ Giai đoạn 2011 – 2012: Số quay vòng khoản phải trả năm 2011 là 0.25, có

nghĩa là trung bình 1440 ngày thì doanh nghiệp phải trả nợ chủ nợ. Năm 2012, số

vòng tăng lên đạt 0.34 vòng, mỗi vòng là 1058.82 ngày, tức tăng 0.09 vòng, mỗi

vòng giảm 381.18 ngày. Nguyên nhân là do nợ phải trả bình quân tăng 61.67%,

nhiều hơn so với tốc độ tăng doanh số mua hàng thường niên (51.3%).

+ Giai đoạn 2012 – 2013: Năm 2013, số vòng quay phải trả có xu hướng tăng nhẹ,

tăng đạt 0.37 vòng (tăng 8.82% so với năm 2012), mỗi vòng là 972.97 ngày.

Nguyên nhân tăng tương tự giai đoạn 2007 – 2008.

Như vậy, qua phân tích về tốc độ luân chuyển phoản phải trả trong 3 năm, ta thấy tỷ

số quay vòng khoản phải tra của công ty ngày càng tăng qua mỗi năm. Điều này sẽ

tác động tích cực đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp.

0.25

0.340.37

0

0.1

0.2

0.3

0.4

0

20,000,000

40,000,000

60,000,000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Vòn

g

Tri

ệu đ

ồng

Biểu đồ 2.9: Biểu đồ tỷ số quay vòng khoản phải trả

Doanh số mua hàng thường niên Phải trả bình quân

Số vòng quay khoản phải trả

Page 28: Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup

Tiểu luận: Quản trị tài chính Nhóm 5

28 Đề tài: Phân tích tình hình tài chính CTCP Vingroup

2.3.4. Tỷ số vòng quay của tài sản cố định

Bảng 2.10: Bảng phân tích tỷ số vòng quay tài sản cố định

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ

TIÊU

Năm

2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch

2011 - 2012 2012 - 2013

Tuyệt đối

Tương

đối

(%)

Tuyệt đối

Tương

đối

(%)

Doanh thu

thuần 2,313,740 7,904,473 18,377,639 5,590,733 241.6 10,473,166 132.5

Tổng

TSCĐ ĐK 4,714,386 6,508,943 10,748,359 1,794,557 38.1 4,239,416 65.1

Tổng

TSCĐ CK 6,508,943 10,748,359 11,724,115 4,239,416 65.1 975,756 9.1

Tổng

TSCĐ BQ 5,611,664 8,628,651 11,236,237 3,016,986 53.8 2,607,586 30.2

Tỷ số

vòng

quay của

TSCĐ

0.41 0.92 1.64 0.51 124.4 0.72 78.3

(Nguồn: www. stockbiz.vn)

Page 29: Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup

Tiểu luận: Quản trị tài chính Nhóm 5

29 Đề tài: Phân tích tình hình tài chính CTCP Vingroup

Tốc độ luân chuyển tài sản cố định năm 2011 là 0.41 vòng. Năm 2012

số vòng quay tăng lên 0.92 vòng, tức tăng 0.51 vòng ( tương ứng tăng 124.4%).

Sang năm 2013, tốc độ luân chuyển tiếp tục tăng 1.64, tức tăng 0.72 vòng

(tương ứng tăng 78.3%).

Như vậy nhìn chung qua 3 năm hoạt động từ 2011 – 2013, tốc độ luân

chuyển tài sản cố định có xu hướng ngày càng tăng, nguyên nhân dẫn đến tình

hình này là do doanh thu thuần tăng mạnh hơn tổng tài sản cố định, cụ thể năm

2012 doanh thu thuần tăng 241.6% trong khi tài sản cố định tăng 53.8% so với

năm 2011, năm 2013 doanh thu thuần tăng 132.5% trong khi tổng tài sản cố

định tăng 30.2%.

Kết quả phân tích chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh

nghiệp có xu hướng ngày càng tăng.

0.41

0.92

1.64

0

0.5

1

1.5

2

0

5,000,000

10,000,000

15,000,000

20,000,000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Vòn

g

Tri

ệu đ

ồng

Biểu đồ 2.10: biểu đồ tỷ số vòng quay tài sản cố định

Doanh thu thuần Tổng TSCĐ bình quân Tỷ số vòng quay của TSCĐ

Page 30: Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup

Tiểu luận: Quản trị tài chính Nhóm 5

30 Đề tài: Phân tích tình hình tài chính CTCP Vingroup

2.3.5. Tỷ số vòng quay tổng tài sản

Bảng 2.11: Bảng phân tích tỷ số vòng quay tổng tài sản

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch

2011 - 2012 2012 - 2013

Tuyệt đối

Tương

đối

(%)

Tuyệt đối

Tương

đối

(%)

Doanh thu

thuần 2,313,740 7,904,473 18,377,639 5,590,733 241.6 10,473,166 132.5

Tổng TS

ĐK 26,146,849 35,512,635 55,824,876 9,365,786 35.8 20,312,241 57.2

Tổng TS

CK 35,512,635 55,824,876 75,772,648 20,312,241 57.2 19,947,772 35.7

Tổng TS

BQ 30,829,742 45,668,755 65,798,762 14,839,013 48.1 61,231,886 44.1

Tỷ số vòng

quay tổng

TS

0.08 0.17 0.28 0.09 112.5 0.11 64.71

(Nguồn:www. stockbiz.vn)

+ Giai đoạn 2011 – 2012: tỷ số vòng quay tổng tài sản năm 2011 là 0.08

vòng, nghĩa là cứ 1 đồng tài sản của công ty thì tạo ra được 0.08 doanh thu.

0

0.1

0.2

0.3

0

20,000,000

40,000,000

60,000,000

80,000,000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Vòn

g

Tri

ệu đ

ồng

Biểu đồ 2.11: Biểu đồ tỷ số quay vòng tổng tài sản

Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân Tỷ số vòng quay tổng tài sản

Page 31: Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup

Tiểu luận: Quản trị tài chính Nhóm 5

31 Đề tài: Phân tích tình hình tài chính CTCP Vingroup

Năm 2012, tỷ số vòng quay tổng tài sản tăng lên 0.17, tức tăng 112.5% hay 1

đồng tài sản của công ty tạo ra nhiều doanh thu hơn so với năm 2011.

+ Giai đoạn 2012 – 2013: tốc độ luân chuyển tổng tài sản tiếp tục tăng lên đạt

0.28, tức là tăng 64.71%. Nguyên nhân tăng là do tốc độ tăng của doanh thu

thuần nhanh hơn tổng tài sản.

Như vậy, ta thấy tốc độ luân chuyển tổng tài sản của công ty Vingroup ngày

càng tăng. Điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu của

doanh nghiệp rất tốt.

2.4. Tỷ số khả năng sinh lợi

2.4.1. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu

Bảng 2.12: Bảng phân tích tỷ số lợi nhuận trên doanh thu

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch

2011 - 2012 2012 – 2013

Tuyệt đối

Tương

đối

(%)

Tuyệt đối

Tương

đối

(%)

Lãi ròng 1,073,559 1,846,667 7,149,289 773,108 72 5,302,622 287

Doanh thu

thuần 2,313,740 7,904,473 18,377,639 5,590,733 241.6 10,473,166 132.5

Tỷ số lợi

nhuận/

Doanh thu

46% 23% 39% -23% 16%

Page 32: Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup

Tiểu luận: Quản trị tài chính Nhóm 5

32 Đề tài: Phân tích tình hình tài chính CTCP Vingroup

Giai đoạn 2011 – 2012: Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu năm 2011 là

46%, tức là cứ 100 đồng doanh thu thuần đem lại 46 đồng lợi nhuận. So với

năm 2011 thì tỷ số lợi nhuận trên doanh thu của năm 2012 giảm 23 đồng.

Nguyên nhân giảm là do doanh thu tăng ( tăng 241.6% so với năm 2011), bên

cạnh do giá vốn, chi phí quản lý, chi phí lãi vay và các chi phí khác cũng tăng

lên làm cho lợi nhuận tăng 72% so với năm 2011.

Giai đoạn 2012 – 2013: Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu năm 2013 tăng

lên đến 39%, tức tăng 16% so với năm trước. Nguyên nhân là do năm 2013

doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả giúp doanh thu tăng, từ đó lợi

nhuận cũng tăng. Lợi nhuận tăng mà chi phí tài chính của doanh nghiệp giảm

nên cơ số tăng trưởng lên đến 287% so với năm 2012.

46%

23%

39%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

0

5,000,000

10,000,000

15,000,000

20,000,000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tri

ệu đ

ồng

Bảng 2.12: Biểu đồ tỷ số lợi nhuận trên doanh thu

Lãi ròng Doanh thu thuần Tỷ số lợi nhuận/ doanh thu

Page 33: Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup

Tiểu luận: Quản trị tài chính Nhóm 5

33 Đề tài: Phân tích tình hình tài chính CTCP Vingroup

2.4.2. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản

Bảng 2.13: Bảng phân tích tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ

TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch

2011 - 2012 2012 - 2013

Tuyệt đối

Tương

đối

(%)

Tuyệt đối

Tương

đối

(%)

Lãi ròng 1,471,470 2,655,062 9,740,087 1,183,592 80.44 7,085,023 266.85

Tổng TS 35,512,634 55,824,875 75,772,649 20,312,241 57.20 19,947,772 35.73

ROA 4.14% 4.76% 12.85% 0.62% 8.09%

(Nguồn www. stockbiz.vn)

Giai đoạn 2011 – 2012: Năm 2011, ROA của công ty là 4.14%, tức là

100 đồng đầu tư vào tài sản của công ty thu được lợi nhuận là 4.14 đồng. Năm

2012, ROA của công ty tăng lên 4.76%, tăng 0.62% so với năm 2011. Nguyên

nhân là vì lợi nhuận tăng 1,183,592 triệu đồng tương đương với 80.44%, trong

khi đó quy mô tài sản tăng 57.20%. Đây là biểu hiện tốt, hiệu quả hoạt động

kinh doanh của công ty tăng.

4.14% 4.76%

12.85%

0.00%

5.00%

10.00%

15.00%

0

20,000,000

40,000,000

60,000,000

80,000,000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tri

ệu đ

ồng

Biểu đồ 2.13: Biểu đồ tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản

Lãi ròng Tổng tài sản ROA

Page 34: Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup

Tiểu luận: Quản trị tài chính Nhóm 5

34 Đề tài: Phân tích tình hình tài chính CTCP Vingroup

Giai đoạn 2012 – 2013: Năm 2013, ROA đạt được 12.85%, tăng hơn

trước 8.09%. Mức độ tăng này đã đưa ROA năm 2013 lên cao.

Điều này cho thấy công ty đã nỗ lực khai thác hiệu quả tài sản của mình

hơn. Biểu hiện là lợi nhuận tăng 7,085,023 triệu đồng tương đương với

266.85% trong khi đó thì mức độ tăng của tài sản nhỏ hơn (35.73%). Đây là

biểu hiện tốt công ty cần phát huy. Lợi nhuận tăng là nhờ công ty chủ động

được tính hình, cải thiện doanh số, giảm giá thành và tiết kiệm chi phí tốt.

2.4.3. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu

Bảng 2.14: Bảng phân tích tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ

TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch

2011 – 2012 2012 - 2013

Tuyệt đối Tương

đối (%) Tuyệt đối

Tương

đối (%)

Lãi ròng 1,073,559 1,846,667 7,149,289 773,108 72 5,302,622 287

Vốn chủ

sở hữu 6,501,239 10,556,570 14,471,837 4,055,331 62.38 3,915,268 37.09

ROE 16.51% 17.49% 49.40% 0.93% 31.91%

(Nguồn: www. stockbiz.vn)

Page 35: Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup

Tiểu luận: Quản trị tài chính Nhóm 5

35 Đề tài: Phân tích tình hình tài chính CTCP Vingroup

Giai đoạn 2011 – 2012: Tỷ số ROE của doanh nghiệp năm 2011 là

16.51%, nghĩa là 100 đồng vốn doanh nghiệp bỏ ra thì đem lại 16.51 đồng lợi

nhuận. Năm 2012, tỷ số này tăng lên 17.49%, tức tăng 0.93% hay tăng 0.93

đồng lợi nhuận trong 100 đồng vốn bỏ ra.

Giai đoạn 2012 – 2013: Tỷ số ROE tăng lên đến 49.40%. Nguyên nhân

tăng là do lợi nhuận sau thuế tăng với tốc độ lớn hơn tốc độ tăng của vốn chủ

sở hữu ( 287% > 37.09%).

Phân tích khả năng sinh lời qua chỉ số Dupont:

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

Chênh lệch

2011 - 2012 2012 - 2013

Tuyệt

đối

Tương

đối (%)

Tuyệt

đối

Tương

đối (%)

DT thuần/ tổng TS 0.07 0.14 0.24 0.08 133.3 0.1 71.4

Tỷ suất LN/DT 46% 23% 39% -23% 16%

TS/VCSH 5.46 5.29 5.24 (0.17) -3.11% (0.05) -0.95%

Tỷ suất lợi

nhuận/VSCH

(ROE)

16.51% 17.49% 49.40% 0.93% 31.91%

16.51% 17.49%

49.40%

0.00%

10.00%

20.00%

30.00%

40.00%

50.00%

60.00%

0

5,000,000

10,000,000

15,000,000

20,000,000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tri

ệu đ

ồng

Biểu đồ 2.14: Biểu đồ tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu

Lãi ròng Vốn chủ sở hữu ROE

Page 36: Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup

Tiểu luận: Quản trị tài chính Nhóm 5

36 Đề tài: Phân tích tình hình tài chính CTCP Vingroup

2.5. Tỷ số giá thị trường

2.5.2. Tỷ số P/E

Bảng 2.15: Bảng phân tích chỉ số P/E

CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch

2011 – 2012 2012 - 2013

Tuyệt

đối

Tương

đối (%) Tuyệt đối

Tương

đối (%)

Giá cổ phần 99,500 80,000 70,000 (19,500) -19.6 (10,000) -12.5

Lợi nhuận

trên cổ phần 2,122 2,534 7,801 412 19.42 5,267 207,9

P/E 46.88 31.57 8.97 (15.31) -32.66 (22.6) -71.59

(Nguồn: www.stockbiz.vn )

+ Giai đoạn 2011 – 2012: tỷ số P/E năm 2011 là 46.88, điều này có nghĩa là

công ty Vingroup sẵn sàng bỏ ra 46.88 đồng để kiếm được 1 đồng lợi nhuận.

Đến năm 2012, tỷ số này giảm xuống 31.57, tức giảm 15.31 lần hay tương ứng

với 32.66%. Nguyên nhân giảm là do lợi nhuận trên cổ phần tăng 412 đồng,

tương ứng tăng 19.42% so với năm 2011 và giá cổ phần giảm 19,500 đồng,

tương ứng giảm 19.6%

46.88

31.57

8.97

0

10

20

30

40

50

0

20,000

40,000

60,000

80,000

100,000

120,000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Lầ

n

Biểu đồ 5.15: Biểu đồ tỷ số P/E

Giá cổ phần Lợi nhuận trên cổ phần P/E

Page 37: Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup

Tiểu luận: Quản trị tài chính Nhóm 5

37 Đề tài: Phân tích tình hình tài chính CTCP Vingroup

+ Giai đoạn 2012 – 2013: năm 2013, tỷ số P/E của công ty có xu hướng

giảm mạnh, chỉ còn 8.97, giảm 22.6 lần, tương ứng giảm 71.59%. Nguyên nhân

giảm là do lợi nhuận trên cổ phiếu tăng mạnh 207,9% và giá cổ phần giảm

12.5%

Như vậy, qua 3 năm ta thấy tại năm 2011, nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra

nhiều hơn cả đẻ kiếm được 1 đồng lợi nhuận. Điều đó cho thấy vào thời điểm

này, nhà đầu tư rất kì vọng vào công ty.

2.5.3. Tỷ số M/B

Bảng 2.16: Bảng phân tích chỉ số M/B

CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch

2011 – 2012 2012 - 2013

Tuyệt

đối

Tương

đối (%)

Tuyệt

đối

Tương

đối (%)

Giá trị thị

trường của CP 99,500 80,000 70,000 (19,500) -19.6 (10,000) -12.5

Giá trị sổ sách 16,621 15,071 15,925 (1,550) -9.33% 854 5.67%

M/B 5.99 5.31 4.4 (0.68) -11.35% (0.91) -17.14%

(Nguồn: stockbiz.vn)

5.995.31

4.4

0

2

4

6

8

0

50,000

100,000

150,000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Lầ

n

Biểu đồ 2.16: Biểu đồ tỷ số M/B

Giá trị thị trường của cổ phiếu Giá trị sổ sách M/B

Page 38: Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup

Tiểu luận: Quản trị tài chính Nhóm 5

38 Đề tài: Phân tích tình hình tài chính CTCP Vingroup

+ Giai đoạn 2011 – 2012: tỷ số M/B năm 2011 của công ty Vingroup là 5.99.

Điều này có nghĩa là nhà đầu tư sẵn sàng mua cổ phiếu của công ty cao hơn giá

trị sổ sách (giá trị thực) 5.99 lần. Đến năm 2012, tỷ số này giảm còn 5.31 lần,

tức giảm 0.68 lần, tương ứng giảm 11.31%. Nguyên nhân giảm là do giá trị thị

trường của cổ phiếu và giá trị sổ sách đều giảm. Cụ thể, giá trị thị trường của

phiếu giảm 19.6% và giá trị sổ sách giảm 9.33%

+ Giai đoạn 2012 – 2013: Sang năm 2013, tỷ số M/B của công ty tiếp tục

giảm xuống còn 4.4, giảm 17,14%. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư vẫn sẵn

sàng mua cổ phiếu của công ty với giá cao hơn giá trị thực của công ty.

Qua phân tích trên, ta thấy mức độ kì vọng của nhà đầu tư vào công ty ở năm

2011 là cao nhất trong 3 năm đang xét.

Page 39: Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup

Tiểu luận: Quản trị tài chính Nhóm 5

39 Đề tài: Phân tích tình hình tài chính CTCP Vingroup

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP.

1. Tăng lợi nhuận

Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong

nước lẫn nước ngoài là động lực cũng như đòn bẩy kinh doanh kích thích

doanh nghiệp tìm mọi biện pháp và nỗ lực phát huy tối đa việc sử dụng hiệu

quả tài chính của doanh nghiệp. Vấn đề cơ bản để doanh nghiệp tồn tại và phát

triển bền vững là sản phẩm hay dịch vụ tiếp cận đến khách hàng nhanh

chóng,chất lượng,uy tín,tạo sự khác biệt,thỏa mãn yêu cầu và mong muốn của

khách hàng. Do đó , Doanh nghiệp cần phải quan tâm đến các vấn đề sau:

1.1. Tăng doanh thu

Chất lượng sản phẩm, dịch vụ:

Tiếp tục quy hoạch và xây dựng các dự án theo tiêu chuẩn quốc tế để

mang tới cho khách hàng những sản phẩm nhà ở chất lượng cao. Quy hoạch

khu căn hộ hợp lý để luôn đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất và thuận tiện

nhất cho khách hàng. Khu căn hộ phải nối liền với công viên cây xanh, hệ

thống trường học liên cấp VinShool, bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec 5 sao,

các khu vui chơi, giải trí...và các dịch vụ tại gia chuyên nghiệp.

Để thu hút được khách hàng, các dự án căn hộ cần được thiết kế theo

phong cách hiện đại, diện tích căn hộ, số lượng phòng đa dạng, hầm để xe

thong minh.

Ngoài ra, để làm hài lòng khách hàng thì các dự án phải luôn tuân thủ hệ

thông quản lý chất lượng nghiêm ngặt như: hệ thống hạ tầng tiện ích đồng bộ

và vượt trội, hệ thống lọc nước hiện đại đạt tiêu chuẩn uống trực tiếp, hệ thống

điện dự phòng tới từng căn hộ, hệ thống an toàn, an ninh 24/24.

Không ngừng nỗ lực để tạo ra văn hóa cộng đồng nhân văn, môi trường

sống lành mạnh bằng việc xây dựng các nhà sinh hoạt cộng đồng, hồ bơi ngoài

trời, hệ thống sân tập, phòng gym, sảnh chờ sang trọng.

Tuyển dụng và tăng cường đào tạo, giám sát đội ngũ nhân viên để không

ngừng thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng.

Page 40: Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup

Tiểu luận: Quản trị tài chính Nhóm 5

40 Đề tài: Phân tích tình hình tài chính CTCP Vingroup

Mở mới và cải tạo các tuyến đường đi đến các khu căn hộ của Vingroup

và rút ngắn khoảng cách đi lại từ khu căn hộ đến sân bay, ga tàu...

Tiếp tục mở rộng chuỗi siêu thị VinMart và chuỗi cửa hàng tiện ích

VinMart+. Phát triển các dịch vụ khác như Vinmec, Vinschool với chất lượng

dẫn đầu.

Khai thác và đầu tư cho các dự án mới tại các quốc gia tiềm năng như:

Myanmar, Campuchia, Lào,...

Đẩy mạnh công tác tiếp thị và bán hàng:

Chia nhỏ công trình ra thành nhiều giai đoạn bán, mỗi lần mở bán chỉ

bán vài trăm căn hộ để kích thích khách hàng mua nhà nhanh hơn.

Sử dụng các nhân viên môi giới, họ sẽ giới thiệu về khu căn hộ của

Vingroup cho các khách hàng có tiềm lực. Ví dụ, thành phố Hồ Chí Minh có

khoảng 4000 nhân viên môi giới, mỗi người sẽ tư vấn cho khoảng từ 10-20

khách hàng có sẵn của mình thì dự án sẽ tới được tai của 40.000 – 80.000

khách hàng có tiềm lực để mua. Sau đó, những khách hàng này lại truyền tai

nhau và sẽ có thêm nhiều người nữa biết đến dự án của công ty.

Củng cố vị thế:

Tăng sức mạnh và khả năng cạnh tranh của tập đoàn trong các lĩnh vực trọng

tâm thông qua mua bán và sáp nhập.

1.2. Giảm chi phí

Luôn quản lý chất lượng nghiêm ngặt để không phải mất đi nhiều chi

phí sửa chữa, thay mới.

Đẩy nhanh hoàn thành các dự án để không mất nhiều thời gian và khoản

chi phí phát sinh khác.

Tuyển dụng nhân viên giỏi để bớt đi các chi phí tuyển dụng lại, đào tạo

lại.

2. Quản lý các khoản phải thu

Công ty nên hạn chế lượng vốn tồn đọng trong thanh toán. Muốn làm được

điều đó, công ty phải thực hiện một số giải pháp sau:

Page 41: Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup

Tiểu luận: Quản trị tài chính Nhóm 5

41 Đề tài: Phân tích tình hình tài chính CTCP Vingroup

Đánh giá các chính sách bán chịu trong công ty để tìm ra các chính sách

bán chịu hợp lý nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất với rủi ro thấp nhất.

Đặt cọc và chia làm nhiều lần thanh toán ứng với tiến độ hoàn thành dự

án để tạo lòng tin cho khách hàng.

Liên kết với các ngân hàng lớn để hỗ trợ giải pháp tài chính mua căn hộ

của Vingroup, đồng thời cung cấp dịch vụ Thẻ tín dụng quốc tế

VIP Vingroup Platinum để tạo sự tiện lợi và nhanh chóng trong quá trình

thành toán.

3. Hoàn thiện cơ cấu bộ máy quản lý

Phân định chức năng, nhiệm vụ các phòng ban cụ thể. Tạo điều kiện để

đội ngũ cán bộ quản lý nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để phát huy

khả năng và hoàn thành các công việc được giao một cách hiệu quả. Công ty

cần khuyến khích động viên, khen thưởng kịp thời cho những cá nhân tập thể

có thành tích nổi bật trong quản lý cũng như trong thi công

Page 42: Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup

Tiểu luận: Quản trị tài chính Nhóm 5

42 Đề tài: Phân tích tình hình tài chính CTCP Vingroup

C – KẾT LUẬN

Để phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp đòi hỏi phải nhìn

nhận từ tổng thể đến chi tiết của vấn đề mới có thể tổng hợp được các thông tin

và thấy được thực trạng của doanh nghiệp trong kỳ phân tích, đồng thời có thể

trả lời được những câu hỏi liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp

về mức dộ sinh lời, sự vướng mắc và tiềm lực của doanh nghiệp.

Thực tiễn đã chứng minh, nếu các nhà quản trị quan tâm đúng mức đến

công tác phân tích tài chính thì họ sẽ có quyết định đúng đắn và có nhiều cơ hội

thành đạt trong kinh doanh. Phân tích tài chính là yêu cầu không thể thiếu đối

với nhà quản trị, các nhà đầu tư, các chủ nợ và cơ quan quản lý Nhà nước trong

việc đưa ra quyết định kinh tế. Nó là cơ sở cho các nahf quản lý lập kế hoạch

tài chính trong tương lai và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt

động của doanh nghiệp.

Page 43: Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup

Tiểu luận: Quản trị tài chính Nhóm 5

43 Đề tài: Phân tích tình hình tài chính CTCP Vingroup

D – PHẦN PHỤ LỤC

Phụ lục 1: (Nguồn: www.stockbiz.vn)

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 4 NĂM 2010, 2011, 2012, 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 2013

TÀI SẢN 26,146,849 35,512,635 55,824,876 75,772,648

A.Tài sản ngắn hạn 13,326,422 20,039,498 28,796,286 39,844,678

I. Tiền và các khoản tương đương tiền

1. Tiền

2. Các khoản tương đương tiền

1,515,009

821,684

693,325

1,231,729

656,244

575,485

1,616,855

199,603

1,417,252

7,534,049

830,198

6,703,850

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

1. Đầu tư ngắn hạn.

2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn

hạn

3,818,932

3,829,175

-10,242

4,174,888

4,195,989

-21,101

3,864,844

3,884,414

-19,570

5,512,841

5,564,825

-51,984

III. Các khoản phải thu ngắn hạn

1. Phải thu khách hàng

2. Trả trước cho người bán

3. Phải thu nội bộ ngắn hạn

4. Phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng.

5. Các khoản phải thu khác

6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi

5,663,565

2,605,628

1,638,208

1,057,520

-

375,163

-12,954

5,135,497

1,096,924

2,041,077

-

-

1,999,876

-2,380

3,809,236

1,226,873

2,106,085

-

-

488,615

-12,336

3,791,906

906,583

1,067,204

-

-

1,848,566

-30,447

IV. Tổng hàng tồn kho

1. Hàng tồn kho

2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

2,264,170

2,264,170

-

9,282,403

9,295,702

-13,300

17,784,891

17,794,010

-9,120

18,913,717

18,922,656

-8,939

Page 44: Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup

Tiểu luận: Quản trị tài chính Nhóm 5

44 Đề tài: Phân tích tình hình tài chính CTCP Vingroup

V. Tài sản ngắn hạn khác

1. Chi phí trả trước ngắn hạn

2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ

3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước

4. Tài sản ngắn hạn khác

64,746

19,624

42,648

-

2,474

214,982

42,081

149,111

2,025

21,765

1,720,460

39,628

234,961

5,241

1,440,630

4,092,165

112,996

235,933

20,329

3,722,908

B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 12,820,428 15,473,137 27,028,590 35,927,971

I. Các khoản phải thu dài hạn

1. Phải thu dài hạn của khách hàng

2. Vốn kinh doanh tại các đơn vị trực thuộc

3. Phải thu dài hạn nội bộ

4. Phải thu dài hạn khác

5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

II. Tài sản cố định

1. Tài sản cố định hữu hình.

- Nguyên giá

- Giá trị hao mòn lũy kế

2. Tài sản cố định thuê tài chính

- Nguyên giá

- Giá trị hao mòn lũy kế

3. Tài sản cố định vô hình

- Nguyên giá

- Giá trị hao mòn lũy kế

4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

4,714,386

163,686

192,230

-28,544

-

-

-

179,543

196,744

-17,201

4,371,157

6,508,943

1,772,577

1,799,884

-27,307

-

-

-

169,408

195,652

-26,244

4,566,958

10,748,359

4,550,754

5,321,617

-770,863

-

-

-

579,850

638,290

-58,440

5,617,755

11,724,115

5,645,717

6,707,573

-1,061,857

-

-

-

504,491

576,933

-72,441

5,573,907

III. Bất động sản đầu tư

- Nguyên giá

- Giá trị hao mòn lũy kế

3,646,744

3,763,420

-116,677

3,960,676

4,181,585

-220,909

6,643,474

6,959,670

-316,196

13,628,734

14,148,673

-519,938

Page 45: Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup

Tiểu luận: Quản trị tài chính Nhóm 5

45 Đề tài: Phân tích tình hình tài chính CTCP Vingroup

IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

1. Đầu tư vào công ty con.

2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh

3. Đầu tư dài hạn khác

4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài

hạn

3,855,099

-

3,295,921

560,541

-1,363

2,069,242

-

868,978

1,200,264

-

3,163,565

-

1,612,500

1,551,065

-

4,532,383

-

1,829,738

2,705,645

-3,000

V. Tổng tài sản dài hạn khác

1. Chi phí trả trước dài hạn

2. Tài sản Thuế thu nhập hoãn lãi

3. Tài sản dài hạn khác

361,322

345,089

14,587

1,646

669,453

650,699

8,237

10,517

1,150,141

1,104,994

45,142

5

1,238,826

1,195,471

42,624

731

VI. Lợi thế thương mại 242,876 2,264,822 5,323,050 4,803,912

NGUỒN VỐN 26,146,849 35,512,635 55,824,876 75,772,648

A. Nợ phải trả 16,593,209 27,260,458 44,951,245 57,156,106

I. Nợ ngắn hạn.

1. Vay và nợ ngắn.

2. Vay và nợ dài hạn đến hạn phải trả

3. Phải trả người bán

4. Người mua trả tiền trước

5. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

6. Phải trả người lao động

7. Chi phí phải trả

8. Phải trả nội bộ

9. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng

xây dựng.

10. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn

khác.

11. Dự phòng phải trả ngắn hạn

12. Quỹ khen thưởng phúc lợi

5,250,152

294,321

-

112,761

928,882

1,006,651

12,547

534,532

13,037

-

2,347,422

-

-

21,630,198

4,625,302

-

538,965

12,044,722

309,187

29,405

1,873,523

-

-

2,209,094

-

-

25,644,122

3,066,159

-

1,704,260

17,800,274

306,494

30,759

1,695,346

-

-

1,040,830

-

-

26,675,265

3,023,471

-

1,158,829

16,150,044

2,107,765

41,417

3,091,940

-

-

1,101,799

-

-

II. Nợ dài hạn

1. Phải trả dài hạn người bán.

11,343,057

-

5,630,260

-

19,307,122

-

30,480,840

-

Page 46: Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup

Tiểu luận: Quản trị tài chính Nhóm 5

46 Đề tài: Phân tích tình hình tài chính CTCP Vingroup

2. Phải trả dài hạn nội bộ

3. Phải trả dài hạn khác

4. Vay và nợ dài hạn

5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm

7. Dự phòng phải trả dài hạn

8. Doanh thu chưa thực hiện

9. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

-

132,880

11,190,346

17,618

2,213

-

-

-

-

200,266

5,408,778

21,215

-

-

-

-

-

441,757

18,762,507

102,858

-

-

-

-

-

6,023,852

24,360,164

96,824

-

-

-

-

B. Nguồn vốn chủ sở hữu 6,842,651 6,501,238 10,556,569 14,471,837

I. Vốn chủ sở hữu

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu

2. Thặng dư vốn cổ phần

3. Vốn khác của chủ sở hữu

4. Cổ phiếu quỹ

5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản

6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái

7. Quỹ đầu tư phát triển

8. Quỹ dự phòng tài chính

9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu

10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

11. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

12. Qũy hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp

6,842,651

3,726,252

1,522,259

-

-720,199

-

-

1,763

2,763

-

2,309,813

-

-

6,501,238

3,911,499

2,395,154

-

-720,199

-

-

-

7,845

-

906,940

-

-

10,556,569

7,004,621

3,974,287

-

-1,397,647

-

-

-

12,845

-

962,464

-

-

14,471,837

9,296,037

1,781,641

-

-4,351,625

-

-

-

17,845

-

7,727,939

-

-

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác

1. Nguồn kinh phí

2. Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố

định

3. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

C. Lợi ích của cổ đông thiểu số 2,710,989 1,750,939 317,062 4,144,706

Page 47: Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup

Tiểu luận: Quản trị tài chính Nhóm 5

47 Đề tài: Phân tích tình hình tài chính CTCP Vingroup

Phụ lục 2:

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

4 NĂM 2010, 2011, 2012, 2013

CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh thu hoạt động kinh doanh

Các khoản giảm trừ doanh thu

3,872,980

-

2,313,740

-

7,908,016

3,544

18,379,269

1,630

Doanh thu thuần

Giá vốn hàng bán

3,872,980

927,026

2,313,740

1,306,237

7,904,473

4,092,056

18,377,639

11,346,984

Lợi nhuận gộp 2,945,954 1,007,503 3,812,417 7,030,655

Doanh thu hoạt động tài chính 1,280,462 1,687,366 1,178,268 6,436,049

Chi phí tài chính

Trong đó: Chi phí lãi vay

987,457

511,476

904,701

807,484

1,241,486

1,097,254

1,943,627

1,459,923

Chi phí bán hàng 29,436 100,147 204,740 450,072

Chi phí quản lý doanh nghiệp 239,695 444,156 980,960 1,466,422

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

2.969,827 1,245,866 2,563,499 9,606,581

Thu nhập khác

Chi phí khác

179,241

71,550

130,415

101,521

114,331

40,209

135,646

56,842

Lợi nhuận khác 107,691 28,894 74,121 78,804

Phần lợi nhuận hoặc lỗ trong công ty liên

kết liên doanh

65,536 196,711 17,442 54,700

Lợi nhuận kế toán trước thuế

Chi phí thuế TNDN hiện hành

Chi phí thuế TNDN hoãn lại

Chi phí thuế TNDN

3,143,055

700,705

10,335

711,040

1.471,471

387,964

9,947

397,911

2.655,063

841,201

-32,806

808,395

9,740,086

2,594,315

-3,517

2.590.798

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh

nghiệp

2,432,015 1,073,560 1,846,668 7,149,288

Lợi ích của cổ đông thiểu số và cổ tức ưu

đãi

125,116 252,274 275,356 369,776

LNST sau khi điều chỉnh Lợi ích của

CĐTS và Cổ tức ưu đãi

2,306,899 821,286 1,571,312 6,779,512