Phỏng vấn chia sẻ kinh nghiệm du học Mỹ - Số 1 | USGuide

3

Click here to load reader

description

Nằm trong chuỗi hoạt động kết nối và chia sẻ kinh nghiệm du học Mỹ năm 2013 của USGuide, chuỗi bài phỏng vấn này nhằm cung cấp thông tin apply và thông tin về các ngành học ở Mỹ, đặc biệt là các ngành học mới và các trường còn ít bạn biết tới. Mọi góp ý xin gửi về địa chỉ thư: Mrs. Hoa Hoang [email protected] Thông tin chi tiết về bài phỏng vấn trên USGuide forum: http://usguide.org.vn/threads/ph%E1%BB%8Fng-v%E1%BA%A5n-chia-s%E1%BA%BB-kinh-nghi%E1%BB%87m-du-h%E1%BB%8Dc-m%E1%BB%B9-s%E1%BB%91-1.4035/

Transcript of Phỏng vấn chia sẻ kinh nghiệm du học Mỹ - Số 1 | USGuide

Page 1: Phỏng vấn chia sẻ kinh nghiệm du học Mỹ - Số 1 | USGuide

1

A. Chia sẻ kinh nghiệm apply

Anh/chị chia sẻ về quá trình học tiếng Anh, thi Toefl, GRE, điểm số đạt được và một vài lời khuyên.

Nói về việc học tiếng Anh rồi TOEFL, GMAT thì thực sự là con đường rất gian nan với mình, gian nan hơn cả viết SOP hay LOR. Tản mạn 1 chút về câu chuyện của mình. Mình không phải là người có năng khiếu ngoại ngữ, không học tiếng Anh từ nhỏ và lên đại học, vào Ngoại thương, đáng ra phải là nơi để mình trau dồi tiếng Anh thì mình lại không học tiếng Anh mà là học tiếng Nhật. Khi lựa chọn học tiếng gì, mình tham khảo ý kiến của các anh chị đi trước, nhưng mỗi người 1 ý kiến, 1 suy nghĩ. Rồi vì tâm lý vẫn như cấp 3 là thích điểm cao và ý định ban đầu nữa là có thể có 2 thứ tiếng Nhật và Anh, sau này làm gì cũng dễ hơn, mình đã đăng ký học tiếng Nhật. Mình cũng tham gia hoạt động ở 1 câu lạc bộ trong trường để có thêm bạn bè, kinh nghiệm thực tế.

Nhưng mọi chuyện đã thay đổi sau 1 năm học, mình bị upset hoàn toàn vì mình thậm chí không thể phát âm nổi 1 câu tiếng Anh nữa. Mình bị tự kỷ nặng nề, không biết bây giờ mình muốn gì, chuyện học 2 tiếng để sau này làm gì cũng dễ hơn nhưng là cụ thể làm về cái gì thì mình cũng không biết. 1 năm học Ngoại thương, mình từ 1 người có định hướng, có mục tiêu, trở thành không biết phải đi đâu, không biết phải lựa chọn nghề nghiệp như thế nào. Mình cảm thấy mình chọn nhầm

trường, chọn nhầm ngành và chọn nhầm tiếng. Mình không hình dung được ngành mình đang học sau này sẽ ra làm gì, làm ở đâu. Mình đi hỏi khá nhiều người bạn, xem sau này họ định làm gì sau khi học xong để lấy lại mục tiêu phấn đấu cho bản thân.

Nhưng dường như chỉ có 2 điều diễn ra ở trường mình : (1) là nhiều người cũng như mình, học thì cứ học thôi còn làm gì sau này tính sau, có thể làm ở bank chẳng hạn. (2) Đi học CAT rồi ACCA để sau làm trong Big 4. Mình thấy cái ý định học CAT có vẻ sáng sủa hơn nhưng raise lên với bố mẹ thì lại

không được đồng ý vì nghề Kiểm toán là nghề không phải ai cũng theo được đến cùng, còn bản thân mình thì cũng không biết mình thích nghề này hay không. Đã có lúc mình nghĩ, ước gì được quay lại mình sẽ nghe lời bố mình là vào trường Dược, ít ra sau này tốt

nghiệp mình còn có 1 cái nghề trong tay nhưng giờ thì đã muộn. Vậy là mình lại quay lại với cái máng lợn, không biết thích làm gì và học

vì cái gì. Tiếng Nhật thì mình không thích từ đầu, đặc biệt sau khi thấy tiếng Anh thì đang thảm hại rõ rệt, còn công ty nào tuyển tiếng Nhật cũng prefer cả

tiếng Anh. Vậy suy đi tính lại, tiếng Anh quá quan trọng còn tiếng Nhật có thì rất tốt, còn nếu ở mức cơ bản cũng ok và không có điều ngược lại.

Chính vì vậy, mình quyết định dồn vào học tiếng Anh, hy sinh tiếng Nhật (nghĩa là học tiếng Anh để bù lại lỗ hổng, để có khả năng xin việc sau này, còn tiếng Nhật lẹt đẹt 1 chút cũng không sao). Mà đi học thêm tiếng Anh thì ai cũng nói đến đi du học.

Lúc đó mình chưa thích du học lắm, mình cứ nghĩ cảnh xa bố mẹ rồi thì ở 1 mình nơi xứ người, mình thấy gai gai. Mình cũng không thích xa cả người yêu nữa. Điều thay đổi suy nghĩ của mình là bạn bè mình. Bạn bè thân mọi người đi hết, có những người mình cũng không nghĩ là sẽ đi thì cũng đi. Rồi bạn mình sau

1 năm học ở Sing về nói với mình là sang bên đó học thấy những cái mình học ở nhà nó mông lung quá, kiến thức cũng cũ nữa, học ở Sing thực tế và dễ hiểu hơn nhiều, rồi đi ra nước ngoài mới nhận thấy trong nước thế nào chứ ở nhà thì không biết chuyện gì đang xảy ra với mình, nên cũng không có định hướng chuẩn được blabla. Ôi vậy là cái vòng luẩn quẩn của mình cứ đi học, rồi học tiếng Nhật rồi học tiếng Anh rồi xin việc cũng có lời giải đáp: đi du học để tìm lại chính mình. Mà lúc đó năm 3 rồi, mình đành chấp nhận đâm lao phải theo lao. Chấp nhận bế tắc về định hướng nghề nghiệp tiếp để

MBA$Arkansas$State$University$Niên$khóa:$2011$9$2013$Graduate$Assistantship$$GPA:$8.1,$Foreign(Trade(University(–(Hanoi$Toefl:$85$GMAT:$630$

Study-in-the-United-States Interview Series

!Phỏng$vấn$chia$sẻ$kinh$nghiệm$$du$học$Mỹ$

Số"1,"tháng"1.2013"Nguyễn Thùy Dương

MBA,!Arkansas!State!University!

“Đi du học để tìm lại chính mình”

Page 2: Phỏng vấn chia sẻ kinh nghiệm du học Mỹ - Số 1 | USGuide

2

kiếm cơ hội du học. Thế là mình đi học TOEFL, GMAT để đi học cao học. Kinh nghiệm học TOEFL, GMAT của mình thì cũng giống nhiều người chia sẻ. Tài liệu, các thầy cô… Điểm của mình không cao, chỉ vừa đủ để apply nên mình cũng không muốn nói ở đây. Chỉ có 1 lời khuyên duy nhất là khi đọc các tài liệu từ forum, các bài chia sẻ, nó là con dao hai lưỡi. Vì mình đã từng trải qua tình huống là đọc xong các bài chia sẻ, mình thấy ôi sao mọi thứ dễ dàng thế chứ, mình cũng làm được. Mình đồng ý là đó là nơi inspire tinh thần mình nhiều nhất nhưng đôi khi mình không control được bản thân, để cho bị inspire thái quá ( nghĩa là nghĩ mình cũng giống với người chia sẻ bài viết) cứ làm thế rồi sẽ đến. Nhưng thực tế thì không phải, điều cần làm trước tiên khi áp dụng mỗi kinh nghiệm là biết mình đang ở đâu, yếu gì, mạnh gì và những người đi trước làm gì với những yếu tố tương tự như vậy để mình đạt được hiệu quả cao nhất.

Anh/chị chia sẻ về quá trình apply trong ngành của mình: các bước chuẩn bị (LOR, SOP, tìm trường) và lời khuyên dành cho các bạn để chọn trường phù hợp với chi phí apply thấp nhất có thể.

Quá trình apply, LOR, SOP thì mình thấy có rất nhiều chia sẻ của các anh chị đi trước rồi. Cách viết, cách xin của mình cũng không khác gì mọi người cả.

Mình xin 3 LOR từ các sếp, thầy cô hướng dẫn tốt nghiệp - những người biết rất rõ mình. Thậm chí có thầy cô không tự viết cho mình được, mình đành phải hỏi thầy là em viết rồi có gì thầy ký giúp em với nhé. Thầy đồng ý và bảo là cứ viết những gì mà em cho là có thể improve và promote em nhiều nhất có thể. Như vậy là quá trình xin LOR của mình nhanh lắm vì mình hoàn toàn chủ động trong nội dung mà.

SOP thực tế nghĩ thì lâu, nhưng viết thì khá nhanh. Mình nhớ mình dành 1 ngày ngồi viết bài SOP cho trường mình thôi. Khi ấy mình chọn

học MBA đơn giản vì mình đã đi làm 2 năm ở 1 công ty thành viên của Petrovietnam, có thời gian làm quản lý 1 chi nhánh ở Vũng Tàu. 2 năm cũng đủ để mình viết về công việc và dự định của mình vào trong bài SOP.

Theo anh/chị để apply thành công thì cần những yếu tố nào?

Mình thấy 1 yếu tố mạnh nhất, nó

là động lực thúc đẩy mình hoàn thiện từng bước bộ hồ sơ chính là sự quyết tâm. Mình quyết tâm đi du học, mình muốn thoạt khỏi sự bế tắc đã đeo đẳng mình từ khi học đại học đến khi đi làm và để đi được mình phải hoàn thành các requirements. Và thế là cứ hùng hục vào làm thôi. Lúc đó không hề nghĩ đến là mình vất vả, mình vật lộn gì hết. Mình cũng không chia sẻ nhiều, chỉ chia sẻ với người yêu thôi vì đơn giản là mình cảm thấy, mình đang tìm cách đi du học nhưng không phải với mục đích nghề nghiệp đã có sẵn mà là mục đích tìm lại chính mình để rồi định hướng nghề nghiệp lại. Cứ như thế mình và người yêu (bây giờ là chồng mình) cứ tự vận động nhau làm thôi. Mình chỉ nghĩ là cố lên, hết bước này còn bước khác đang chờ đợi. Cứ đi rồi sẽ đến. Mình không có sự phân vân lựa chọn gì nữa cả, mình cũng không suy nghĩ đến aim ranks gì luôn, mình nghĩ là đi du học là đi tìm cơ hội cho mình rồi, còn có học bổng mình sẽ giúp bố mẹ đỡ gánh nặng đi phần nào. Mình cảm thấy càng trễ lại bao lâu thì mình càng vường trong sự bế tắc và mờ mịt ấy bấy lâu nên mình muốn đi càng sớm càng tốt.

Định hướng nghề nghiệp tương lai của anh/chị là gì?

Khi viết bài này, mình đang học ở học kỳ thứ 3 của chương trình MBA concentration in logistics. Mình định sau này sẽ focus nữa là vào inventory control thông qua áp dụng business statistics.

Theo anh/chị muốn tìm được một công việc tốt tại Mỹ hoặc Việt Nam trong lĩnh vực mà anh/chị theo đuổi thì cần chuẩn bị những kĩ năng và kinh nghiệm như thế nào? Đâu là yếu tố quyết định?

Mình chưa tìm việc ở Mỹ bao giờ ngoài công việc hiện tại là Graduate Assistant nhưng yếu tố quyết định nhất để được job offer mình nghĩ vẫn là passion của mình và sự quyết tâm. 1 điều nữa đó là việc có kiến thức chuyên sâu vào 1 mảng hẹp trong ngành mình theo học. Ở Mỹ, mình thấy mọi cái đều specialize nên nếu mình general quá sẽ rất khó trong quá trình tìm 1 job phù hợp.

Theo anh/chị, điểm nào là điểm thú vị nhất & ít thú vị nhất trong ngành / nghề đó?

Logistics thú vị ở chỗ đó là 1 ngành mà bất cứ công ty retail service hay manufactures nào cũng cần. Vì vậy mở rộng đươc job opportunities. Mình

chưa tìm thấy điều không thú vị, vì mình đang học, chưa có kinh nghiệm thực tế nhiều để phân tích kỹ hơn.

Theo nhận định của anh/chị, ngành/nghề đó phát triển nhất ở những

nơi nào trên thế giới? Ở Việt Nam thì sao?

Hiện giờ, supply chain đang phát triển rất mạnh ở các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, nên phạm vi research của ngành này đang tập trung chủ yếu vào việc làm sao các multinational corporation hoạt động hiệu quả nhờ vào hệ thống supply chain management. Tuy nhiên mình nghĩ, nơi ngành này phát triển nhất vẫn là Mỹ. Đó là cái nôi của các innovation để giảm thiểu inventory cost, fast delivery….

Ở Việt Nam, khái niệm này mới chỉ manh nha khi các công ty đa quốc gia và hệ thống bán lẻ bắt đầu đầu tư vào trong nước. Nhưng mình nghĩ trong tương lai, khi có sự đầu tư mạnh

ASU campus

“Yếu tố mạnh nhất…chính là sự quyết tâm”

Page 3: Phỏng vấn chia sẻ kinh nghiệm du học Mỹ - Số 1 | USGuide

3

từ nước ngoài, đặc biệt, nếu các công ty lắp ráp, phân phối lập trụ sở ở Việt Nam thì đây sẽ là ngành rất có tương lai.

Anh/chị chọn ngành / nghề trước hay sau khi đi học?

Mình chọn học MBA trước khi đi học nhưng sau khi sang bên này mới chọn concentration on logistics chứ không phải Finance như dự định ban đầu.

Mức độ phù hợp giữa ngành / nghề đang làm với nền tảng học vấn (đặc biệt là bậc trên đại học) như thế nào?

Với background về international business, 2 năm làm việc tại công ty chủ yếu nhập khẩu thiết bị Dầu khí, mình nghĩ logistics hợp với các nền tảng học vấn đã học trước đó. Và điều mình cần tìm thêm là phân khúc nhỏ nữa để focus.

Sự cần thiết phải tìm hiểu, xác định ngành / nghề muốn theo đuổi càng sớm càng tốt? (trước, trong, sau khi đi học?)

Điều này rất cần, vì nếu có xác định ngành nghề muốn theo đuổi, việc học sẽ trở nên thú vị hơn. Không còn là học vì degree nữa. Vì thế, nếu được bạn nên xác định càng sớm càng tốt.

B. Chia sẻ về cuộc sống và học tập tại Mỹ

Lý do gì khiến Anh/Chị lựa chọn trường Anh/Chị theo học sau đại học? Những điểm nổi bật khiến trường thu hút sinh viên nói chung?

Trường mình theo học hiện giờ là 1 trường rank không cao, rất ít người biết đến. Khi quyết định sang đây học và đặc biệt quyết định chọn ngôi trường này thì mình chỉ thấy nó là nơi thuận lợi nhất cho 2 vợ chồng vì được ở cùng nhau.

Chi phí sinh hoạt thấp nên mình có khả năng sống được ở đây mà không phải căng thẳng về tiền nong. Và bây giờ thì mình khá hài lòng với ASU, vì nó cho mình cơ hội có job, có network và có định hướng hơn trong chặng đường sắp tới.

Anh/Chị đánh giá thế nào về môi trường học tập của trường? (lớp học, bạn cùng lớp, giáo sư, trang thiết bị, hỗ trợ của trường cho sinh viên trong học tập/nghiên cứu/tìm kiếm cơ hội làm việc,…)

Trường mình hỗ trợ rất đầy đủ cho nhu cầu của sinh viên, có các hoạt động giao lưu của sinh viên quốc tế nhưng không đa dạng lắm. Bạn bè đều đến từ nhiều nước nên khả năng kết bạn khá cao. Mình cũng thích môi trường ở đây, rất yên bình. Anh/Chị gặp những khó khăn gì khi bắt đầu học tập tại Mỹ? Theo Anh/Chị, sinh viên Việt Nam nói chung cần chuẩn bị những gì để

thích nghi được với môi trường học tập tại đây?

Khi bắt đầu học ở Mỹ, khó khăn lớn nhất của mình là làm quen với cách học ở Mỹ.

Cách học rất khác ở nhà, học, làm assignments rất nhiều nên đòi hỏi lúc nào cũng phải vận động đầu óc tìm ideas, học và làm bài tập qua case study là chủ yếu.

Nên mình nghĩ để thích nghi các bạn nên đọc sách, báo nhiều, tập tư duy phân tích dần dần để tránh tình trang bị shock và bí ý tưởng, đặc biệt trong lúc deadline đang đến gần.

Anh/Chị có thể mô tả ngắn gọn về nơi mình đang sống? (đặc điểm địa lý, khí hậu, văn hóa, dân cư, các địa danh & sự kiện nổi tiếng,…)

Mình ở thành phố Jonesboro, bang Arkansas. Thành phố nằm ở cách

Memphis, TN 1h lái xe; cách St.Louis 3h lái xe và cách thủ phủ Little Rock 2h lái xe. Thành phố nhỏ chỉ có 80.000 dân nhưng mọi service đều đầy đủ. Chỉ có điều đi lại không có metro, tàu điện mà chỉ có xe bus của thành phố, của trường và taxi.

Nhà cửa cũng rất thấp, không nhiều nhà trọc trời như hình dung của nhiều bạn về Mỹ qua các bộ phim Hollywood. Khí hậu 4 mùa, vì nằm ở phía Nam nên khí hậu ấm áp. Tóm lại là 1 thành phố nhỏ, yên binh!

Anh/Chị gặp những khó khăn gì khi bắt đầu cuộc sống tại đây? Anh/Chị muốn chia sẻ kinh nghiệm gì với các bạn sinh viên sắp/có ý định sang sống và học tập?

Bọn mình không gặp khó khăn nhiều khi bắt đầu cuộc sống tại đây. Do có anh chị Việt Nam đi trước chia sẻ kinh nghiệm học tập ở trường, rồi đọc qua các diễn đàn như US-Guide. Bọn mình sang bên này hay đi Church chủ nhật hàng tuần, tham dự general worship và Sunday class. Đó là nơi rất dễ để học văn hoá Mỹ, kết bạn với người Mỹ. Vì trong xã hội nào cũng vậy, có người tốt và người xấu. Nhiều khi lúc đầu sang mình không thể phân biệt được ai tốt, ai xấu do văn hoá khác biệt, nên đến Church bạn sẽ yên tâm hơn rằng họ đa phần là người tốt có mong muốn chia sẻ và làm theo lời Chúa dạy. Nếu may mắn nữa bạn sẽ có gia đình adopted mình, và cơ hội để improve tiếng Anh, hoà nhập văn hoá càng dễ dàng hơn. Câu châm ngôn mà vợ chồng mình rất thích đó là

“Mọi chuyện đều có kết thúc tốt đẹp, nếu chưa tốt đẹp có nghĩa là chưa kết thúc”.

Chúc các bạn luôn vững bước và kiên định trên con đường mình đang đi để tìm điều tốt đẹp.

Thực hiện:

Khánh Hòa

Lê Hoàng

Contact:

Khánh Hòa

[[email protected]]

“Mọi chuyện đều có kết thúc tốt đẹp, nếu chưa tốt đẹp có nghĩa là chưa kết thúc”