Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát...

81
LỜI NÓI ĐẦU Trong quá trình học tập và nghiên cứu, em đa được các thầy cô giáo tận tình hướng dẫn và truyền đạt cho những kiến thức về kinh tế và quản lý kinh tế. Việc được trang bị một cách bài bản các kiến thức lý thuyết đã giúp em có được cách nhìn sát hơn đối với công tác quản trị kinh doanh trong doanh nghiệp. Tuy nhiên việc chưa được tiếp xúc với thực tiễn quản lý ở một doanh nghiệp cụ thể làm cho em chưa thể thực hành và vận dụng được nhiều các kiến thức được học trên ghế giảng đường. Chính vì thế, đợt thực tập tốt nghiệp này là cơ hội rất tốt và rất có ý nghĩa để em có thể vận dụng, trau dồi kiến thức, tác phong làm việc của mình. Trong nền kinh tế thị trường đầy biến động, việc tìm hiểu và nắm bắt các mặt hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết đối với một sinh viên ngành quản trị kinh doanh sắp tốt nghiệp như em trong việc trang bị một cách đầy đủ hơn kiến thức thực tế. Qua tìm hiểu và được giới thiệu, em đã chọn thực tập tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam. Công ty gồm nhiều nhân viên trẻ, có sự nhiệt tình, do đó việc thực tập ở công ty rất có thuận lợi đối với em trong việc tìm hiểu hoạt động và thu thập số liệu. Do thời gian thực tập có hạn cùng với vốn kiến thức còn hạn chế nên trong báo cáo này của em không thể tránh khỏi những sai sót. Em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các anh chị trong Công ty để giúp em hoàn thành báo cáo này tốt hơn.

Transcript of Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát...

Page 1: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

LỜI NÓI ĐẦU

Trong quá trình học tập và nghiên cứu, em đa được các thầy cô giáo tận tình hướng dẫn

và truyền đạt cho những kiến thức về kinh tế và quản lý kinh tế. Việc được trang bị một

cách bài bản các kiến thức lý thuyết đã giúp em có được cách nhìn sát hơn đối với công

tác quản trị kinh doanh trong doanh nghiệp. Tuy nhiên việc chưa được tiếp xúc với thực

tiễn quản lý ở một doanh nghiệp cụ thể làm cho em chưa thể thực hành và vận dụng được

nhiều các kiến thức được học trên ghế giảng đường. Chính vì thế, đợt thực tập tốt nghiệp

này là cơ hội rất tốt và rất có ý nghĩa để em có thể vận dụng, trau dồi kiến thức, tác phong

làm việc của mình.

Trong nền kinh tế thị trường đầy biến động, việc tìm hiểu và nắm bắt các mặt hoạt động

kinh doanh của một doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết đối với một sinh viên ngành

quản trị kinh doanh sắp tốt nghiệp như em trong việc trang bị một cách đầy đủ hơn kiến

thức thực tế. Qua tìm hiểu và được giới thiệu, em đã chọn thực tập tại Công ty cổ phần

đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam. Công ty gồm nhiều nhân viên trẻ,

có sự nhiệt tình, do đó việc thực tập ở công ty rất có thuận lợi đối với em trong việc tìm

hiểu hoạt động và thu thập số liệu.

Do thời gian thực tập có hạn cùng với vốn kiến thức còn hạn chế nên trong báo cáo này

của em không thể tránh khỏi những sai sót. Em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô

và các anh chị trong Công ty để giúp em hoàn thành báo cáo này tốt hơn.

Bản báo cáo gồm có ba phần:

Phần 1: Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần đầu tư phát triển công

nghiệp và môi trường Việt Nam

Phần 2: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Phần 3: Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong Viện, đặc biệt là thầy

và các anh chị trong công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt

Nam đã nhiệt tình

giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo này.

Hà Nội, ngày

Sinh viên

Page 2: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

MTV Một thành viên

ĐKKD Đăng ký kinh doanh

SXKD Sản xuất kinh doanh

DNTN Doanh nghiệp tư nhân

KCN Khu công nghiệp

NSLĐ Năng suất lao động

BHXH Bảo hiểm xã hội

TSCĐ Tài sản cố định

CPSXDD Chi phí sản xuất dở dang

CPSX Chi phí sản xuất

TNDN Thu nhập doanh nghiệp

TSNH Tài sản ngắn hạn

HTK Hàng tồn kho

TTS Tổng tài sản

TSDH Tài sản dài hạn

CSH Chủ sở hữu

NVCSH Nguồn vốn chủ sở hữu

DT Doanh thu

LNST Lợi nhuận sau thuế

Page 3: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

9

PHẦN 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT

TRIỂN CÔNG NGHIỆP & MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

1.1.1. Tên, địa chỉ và quy mô hiện tại của doanh nghiệp

- CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP & MÔI TRƯỜNG

VIỆT NAM

Mã số thuế: 0900847536

Địa chỉ: Phố Dầu, Xã Tân Quang, Huyện Văn Lâm, Hưng Yên

Tên giao dịch: VIET NAM ENDI.,JSC

Giấy phép kinh doanh: 0900847536 - ngày cấp: 28/09/2012

Ngày hoạt động: 00/00/0000

Điện thoại: 0972533306 - Fax: (hide)

Giám đốc: PHAN QUANG ĐIỆN / PHAN QUANG ĐIỆN

Điện thoại: 0972533306

- Quy mô kinh doanh:

Tổng vốn kinh doanh của công ty năm 2014 là 13,398 tỷ đồng

Tổng số lao động tính đến năm 2014 là 89 người

Theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh

nhỏ và vừa thì có thể phân loại Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và

môi trường Việt Nam thuộc doanh nghiệp nhỏ.

- Lĩnh vực: Sản xuất bao bì, thùng carton

1.1.2. Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển

Thành lập ngày 16 tháng 4 năm 2012 nhưng đến tháng 12 mới đi vào hoạt động chính thức.

Trong những năm đi vào hoạt động, Công ty đã gặp khó khăn do là Công ty mới, vừa vào

nhập ngành đã phải cạnh tranh với nhiều đối thủ đã có chỗ đứng trên thị trường từ khá lâu.

Page 4: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

10

1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần đầu tư phát triển công

nghiệp và môi trường Việt Nam

1.2.1. Chức năng nhiệm vụ của công ty

Theo giấy phép ĐKKD công ty hoạt động trong các lĩnh vực chuyên sản xuất và in ấn các mặt

hàng bao bì carton

Chức năng của công ty:

- Sản xuất bao bì carton, thùng giấy - thùng carton, giấy – nguyên va phụ liệu, tấm

carton, cung cấp cho khách hàng trong nước và quốc tế đặt hàng trong năm

- Thiết kế sản phẩm theo mẫu mã của khách hàng, sang tạo ra mẫu mã sản phẩm - tư

vấn miễn phí cho khách hàng.

Nhiệm vụ của công ty:

- Công ty hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu đầu tư

tại Công ty, giải quyết việc làm cho người lao động, đóng góp cho Ngân sách nhà

nước và tích lũy đầu tư để phát triển Công ty.

- Công ty được thành lập dựa trên luật doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, có quyền và

nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh

của mình trong số vốn do Công ty quản lý, có con dấu riêng, có tài sản và các quỹ tập

trung, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của Nhà nước.

- Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng danh mục ngành nghề mà doanh nghiệp đã

đăng ký, chịu trách nhiệm đóng góp các loại thuế, lệ phí ( nếu có) theo quy định của

pháp luật

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và quyền lợi đối với người lao động theo quy định của

pháp luật.

- Thực hiện chế độ báo cáo kế toán, thống kê, báo cáo định kỳ, chế độ kế toán theo

đúng quy định của nhà nước, chịu trách nhiệm về tính trung thực của các báo cáo.

- Nghiên cứu tổng hợp và thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng với khách hàng để mớ

rộng thị trường. Đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm hoàn hảo nhất, thực hiện sản

xuất các mặt hàng đã kí kết theo hợp đồng

Page 5: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

11

- Đảm bảo quyền lợi, điều kiện làm việc của người lao động nhằm khuyến khích sản

xuất, thu hút nhân tài giúp nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

1.2.2. Các sản phẩm hiện tại mà công ty đang sản xuất

Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam chuyên sản xuất

các mặt hàng bao bì carton cung cấp cho thị trường các mặt hàng như:

- Bao bì carton sóng 3 lớp, 5 lớp, 7 lớp

- Bao bì carton đựng trái cây

- Bao bì carton ngành hàng tiêu dùng nhanh: mỳ tôm..

- Thùng carton dùng trong ngành may mặc

Page 6: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

12

1.3. Quy trình sản xuất thùng carton

Hình 1.1 Sơ đồ quy trình sản xuất thùng carton

( Nguồn: Phòng kế toán )

Phân tích quy trình:

- Từ nguyên vật liệu (giấy kraft cuộn, giấy douplex) được cắt thành khổ quy định, được

đưa lên máy tạo song rồi đi qua hệ thống ghép song, ở đây song được ghép nhẵn 2 mặt

tùy theo yêu cầu của khách hàng mà tạo thành hộp 3, 5, 7 lớp.

Page 7: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

13

- Sau khi ghép xong sẽ tạo thành những miếng phôi, đưa qua máy cắt mép và kẻ các

mép gấp của hộp. Sau đó những miếng phôi được đưa qua máy in nhãn mác, logo,

biểu tượng, … theo yêu cầu đặt hàng.

- Phôi in xong được đưa vào máy dán để dán các mép thùng vào với nhau. Sau đó là

đến công đoạn buộc các hộp vào với nhau và đưa vào kho.

- Tùy theo đơn đặt hàng mà phôi sau khi in xong sẽ đưa vào máy dán hoặc đưa vào

máy

ghim.

Nhận xét: Việc thực hiện quá trình sản xuất thùng carton là theo dây chuyền liên tục nên

cần có sự giám sát chặt chẽ để có được số liệu chuẩn xác về lượng sản xuất của từng đơn

hàng trong mỗi lần chạy.

1.4. Quy trình đặt hàng

Bước 1: Khách hàng đặt hàng thông qua bộ phận kinh doanh về tên sản phẩm, mẫu

mã, số lượng, chất lượng sản phẩm.

Bước 2: Bộ phận kinh doanh tiếp nhận đơn hàng từ khách hàng, tổng hợp số lượng

đơn đặt hàng, phân loại sản phẩm, đồng thời lập kế hoạch mua hàng cũng như sản xuất

sản phẩm.

Bước 3: Sau khi lập kế hoạch, phòng kinh doanh tiếp tục tìm kiếm nguồn hàng, liên hệ

với nhà cung cấp và thực hiện mua hàng và gửi về phân xưởng.

Bước 4: Phân xưởng thực hiên đơn hàng theo phòng kinh doanh gửi xuống.

Bước 5: Sau khi hoàn thành đơn hàng, thực hiện vận chuyển và thanh toán tiền hàng.

1.5. Cơ cấu tổ chức của công ty

1.5.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Page 8: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

14

Hình 1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

- Sơ đồ cấp quản lý gồm 2 cấp: Quản trị cấp cao và quản trị cấp trung

Quản trị cấp cao( Giám đốc): hoạch định các mục tiêu, phạm vi hoạt động của

doanh nghiệp, cảm nhận những vấn đề khó khăn lớn và những nguyên nhân của

chúng để tìm ra biện pháp giải quyết; phê duyệt cơ cấu tổ chức, các kế hoạch

chương trình hành động lớn nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra

Quản trị cấp trung (các phòng ban): tổ chức các hoạt động chức năng, nghiệp vụ

trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn được phân công nhằm thực hiện các chiến lược

của doanh nghiệp; thường xuyên xét lại tính hiệu quả trong công tác của bộ phận

để kịp thời sửa chữa; báo cáo kết quả đạt được của bộ phận lên cấp trên theo đúng

uỷ quyền..

- Công ty được quản lý theo mô hình trực tuyến - chức năng:

Trực tuyến là nhà quản trị ra quyết định và giám sát trực tiếp đối với cấp dưới và

ngược lại, mỗi cấp dưới chỉ nhận sự điều hành và chịu trách nhiệm trước một

người lãnh đạo trực tiếp cấp trên.

Chức năng là chức năng quản lý được tách riêng do một bộ phận riêng biệt quản lý

và quản lý riêng về chuyên môn của mình

Trong mô hình trên thì chia ra làm ba bộ phận phụ trách về ba mảng khác nhau

nhưng vẫn chịu sự trực tiếp quản lý của giám đốc (cấp cao nhất). Điều này sẽ làm

giảm bớt gánh nặng cho nhà quản lý, tuy nhiên cơ cấu này sẽ làm bộ máy quản lý

Page 9: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

15

cồng kềnh, nhà quản lý luôn phải điều hoà phối hợp hoạt động của các bộ phận để

khắc phục những rắc rối cục bộ.

1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận quản lý

Giám đốc công ty – Nguyễn Thị Lan:

- Là người đứng đầu công ty

- Đại diện pháp nhân của công ty

- Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của

công ty trước pháp luật và toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty

- Có quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm khen thưởng, kỷ luật đối với phó giám

đốc, trưởng phòng.

Phòng kinh doanh

- Điều hành các hoạt động của công ty và phân công của giám đốc phù hợp với các luật

định của nhà nước

- Khảo sát và nắm bắt thị trường tiêu thụ, lập kế hoạch quảng bá sản phẩm cho mặt

hàng sản xuất ra.

- Quản lý điều hành các bộ phận sản xuất, kỹ thuật.

- Dự báo giá, nhu cầu mua bán nguyên liệu, vật tư máy móc phục vụ cho sản xuất.

- Lập kế hoạch, mua nguyên vật liệu cho từng giai đoạn thích hợp đánh giá các nhà

cung ứng nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất.

- Tham mưu cho giám đốc quản lý công tác đầu tư và điều độ sản xuất của công ty.

- Chịu trách nhiệm quản lý các thiết bị sản xuất

Page 10: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

16

- Lập phương án và có những sáng kiến về đổi mới công nghệ, tận dụng các yếu tố kỹ

thuật máy móc kỹ thuật của công ty, đảm bảo cho máy móc hoạt động tốt, đảm bảo kỹ

thuật an toàn.

Phòng tổ chức hành chính:

- Tham mưu về cơ cấu sắp xếp tổ chức định biên, về tuyển dụng hợp đồng lao động, về

công tác đào tạo lại và đào tạo mới

- Bổ nhiệm cán bộ thừa hành, sắp xếp bộ máy quản lý xây dựng thỏa mãn ước lao động

- Quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên, con dấu, hồ sơ công văn giấy tờ của công ty.

Phòng kế toán:

- Có chức năng tham mưu công tác thu chi tài chính và phát triển vốn, xây dựng cơ chế

tài chính và huy động vốn cho giám đốc

- Kế toán nắm bắt toàn bộ quá trình hoạt động SXKD của công ty bằng việc thu thập,

xử lý và tổng kết một cách kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến hoạt

động của đơn vị để cung cấp đầy đủ thông tin kinh tế, giúp giám đốc điều hành và

quản lý đạt hiệu quả cao

- Tổ chức phân tích, hoạch định và kiểm soát tài chính của công ty, tham mưu cho giám

đốc công ty trong việc tổ chức, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, tài sản của

doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh

- Thực hiện đầy đủ các biện pháp để đảm bảo vốn sản xuất kinh doanh của công ty, tổ

chức sử dụng các nguồn vốn, quỹ hợp lý và theo đúng pháp luật nhà nước.

Phân xưởng sản xuất:

- Chịu trách nhiệm sản xuất ra được những sản phẩm đạt tiêu chuẩn, đúng thời hạn mà

công ty đã đề ra ban đầu, đảm bảo về cả chất lượng và số lượng.

- Nắm bắt tình hình lượng nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất để phó giám đốc có

phương án xử lý kịp thời. Sử dụng máy móc an toàn, vận hành đúng nguyên lý hoạt

động tránh tình trạng hỏng hóc.

Mỗi phòng ban có chức năng khác nhau nhưng giữa các phòng ban luôn có quan hệ mật

thiết với nhau tạo nên chuỗi mắt xích trong bộ máy hoạt động của Công ty. Vị trí, vai trò

Page 11: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

17

của mỗi bộ phận khác nhau nhưng tất cả đều có chung một mục đích là sự tồn tại và phát

triển lớn mạnh của Công ty

Mỗi phòng ban phụ trách các mảng riêng biệt, tuỳ theo nhiệm vụ, tính chất công việc

trong từng thời gian, cơ cấu nhân sự trong các phòng ban sẽ luân chuyển linh hoạt để phù

hợp với công việc.

PHẦN 2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP & MÔI

TRƯỜNG VIỆT NAM

2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing2.1.1. Tình hình tiêu thụ những năm gần đây

Bảng 2.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm năm 2014-2015ĐVT: 1.000 đồng

Chỉ tiêuNăm So sánh

2014 2015 +/- %Doanh thu thuần 8.184.066 19.956.791 11.772.725 143,85

Lợi nhuận thuần 2.121.958 1.192.769 -929.189 -43,79

Tỷ suất LN/DT 0,26 0,06 -0,20

Nhận xét:Doanh thu thuần năm 2015 cao hơn rất nhiều so với năm 2014, chênh lệch 11.772.725 nghìn đồng tương ứng với 143,85%, tuy nhiên lợi nhuận thuần lại tăng tỷ lệ bằng một nửa doanh thu. Do đó, tỷ suất lợi nhuận/doanh thu lại thấp hơn so với năm 2014, chỉ tiêu này cho biết với một đồng doanh thu sẽ tạo ra 0,06 đồng lợi nhuận. Điều này có thể nói tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp chưa được tốt, bán ra nhiều nhưng lợi nhuận thu về không được nhiều.Sản phẩm công ty được tiêu thụ chủ yếu ở khu vực Hải Dương chiếm trên 80% và đang có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do công ty đang mở rộng thị trường nên sản xuất cũng nhiều hơn, nhiều đơn hàng từ nhiều doanh nghiệp ở các tỉnh khác cũng đã biết đến và đặt hàng tại công ty. Đây là một dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ công tác marketing của doanh nghiệp đã có hiệu quả.

Page 12: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

19

Bảng 2.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo chủng loại sản phẩm

ĐVT: 1.000 đồng

Sản phẩm Năm 2014 Năm 2015

Bao bìcarton 3 lớp

3.292.450 40,23 6.018.968 30,16

Bao bìcarton 5 lớp

2.505.143 30,61 10.126.076 50,74

Bao bìcarton 7 lớp

2.386.474 29,16 3.811.747 19,1

Tổng 8.184.067 100 19.956.791 100

Nhận xét: Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ của Công ty có sự thay đổi trong hai năm 2014 và năm 2015. Năm 2014, sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu là bao bì carton 3 lớp, tiếp đó là bao bì 5 lớp và bao bì 7 lớp. Tuy nhiên sự chênh lệch là không nhiều, tỷ lệ tiêu thụ xấp xỉ nhau. Sang năm 2015 thì đã có sự thay đổi, bao bì 5 lớp được tiêu thụ hơn 50% trong tổng số sản phẩm bán ra ( chiếm 50,74%) và vẫn còn có xu hướng đang tăng. Nguyên nhân là khi mở rộng sản xuất thì nhiều khách hàng đa số đều là các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, mỳ tôm.. cần thùng có thể chứa đựng trọng lượng nặng hơn, kích thước to hơn và chắc chắn hơn.2.1.2. Chính sách sản phẩm - thị trường- Chủng loại sản phẩm bao gồm thùng carton 3 lớp, 5

lớp, 7 lớp gồm mặt vàng và mặt nâu. Các sản phẩm của công ty được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, công nghệ tiên tiến và được đầu tư hoàn toàn mới.

Hình 2.1. Bao bì carton sóng 3 lớp, 5 lớp

- Nhãn hiệu: do sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng yêu cầu của đối tác nên nhãn hiệu in trên sản phẩm do yêu cầu của bên đối tác. Công ty không có nhãn hiệu, bao bì riêng.

Page 13: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

20

- Dịch vụ: Công ty luôn chú trọng đến chăm sóc khách hàng, xử lý ngay những tình huống do đơn hàng có lỗi, sản phẩm không đạt tiêu chuẩn. Xin lỗi khách hàng và làm đơn hàng khác đền bù, do vậy, Công ty ngày càng tìm kiếm được nhiều nguồn khách hàng đặt mua sản phẩm và tạo nhiều công ăn việc làm hơn cho công nhân.

- Trong tương lai thì doanh nghiệp sẽ mở rộng thêm nữa quy mô công ty, tìm kiếm các khách hàng ở khu vực lân cận, mở rộng thêm chi nhánh các tỉnh ngoài Hải Dương.

2.1.3. Chính sách giáDo năm 2015 bắt đầu đầu tư thêm nhiều thiết bị, máy móc mới nên chi phí giá vốn hàng bán tăng cao dẫn đến doanh thu tăng khá cao nhưng vẫn bị kéo xuống một phần khá mạnh. Phương pháp định giá kết hợp theo hướng chi phí và hướng thị trường. Công ty vừa định giá theo chi phí cộng them phần lợi nhuận mong muốn nhưng cũng tham khảo của các công ty đối thủ sau đó điều chỉnh giá của mình để có thể cạnh tranh được với đối thủ

Giá của sản phẩm được tính theo kích cỡ, chủng loại và theo số lượng của sản phẩm. Bảng giá được tính như sau và khi đơn đặt hàng nhiều sẽ được chiết khấu dựa trên số lượng đơn đặt hàng.

Hình 2.2.Hệ thống máy móc thiết bị mới

Page 14: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

21

Bảng 2.3 Bảng giá một số sản phẩm ĐVT: đồng/m2

Page 15: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

20

Chỉ tiêu Bao bì carton 3 lớp Bao bì carton 5 lớp Bao bì carton 7 lớpMặt vàng 8,500 11,500 16,500Mặt nâu 6,000 12.500

2.1.4. Chính sách phân phốiHiện tại công ty đang sử dụng hình thức phân phối trực tiếp mà không qua trung gian. Các doanh nghiệp muốn đặt hàng thì gửi đơn hàng qua mail, công ty sẽ chấp thuận và bắt đầu thực hiên đơn hàng, sau đó tiền sẽ trả khi thực hiện giao hàng xong. Với những khách hàng mới thì cần đặt cọc thêm một số tiền tuỳ thuộc vào đơn hàng đã đặt. Việc phân phối trực tiếp tại xưởng có thể giúp doanh nghiệp kiểm soát được chất lượng sản phẩm và giá bán tốt hơn (do không mất chi phí cho những khâu trung gian), chi phí biến đổi thấp hơn, chi phí cổ định thấp khi sử dụng hình thức bán hàng từ xa và bán hàng từ kho của nhà sản xuất và dịch vụ chăm sóc sẽ tốt hơn do sản phẩm sẽ được doanh nghiệp kiểm định chất lượng trước khi giao hàng. Tuy nhiên, điều này sẽ làm khả năng bao phủ về mặt địa lý kém hơn do hoạt động địa bàn không rộng khắp.Sắp tới, công ty sẽ có chiến lược mở rộng chi nhánh sang các tỉnh lân cận nhằm phát triển mạng lưới rộng hơn, mở rộng quy mô để có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ.2.1.5. Chính sách xúc tiến bán- Chính sách quảng cáo: Công ty hầu như chỉ quảng cáo sản phẩm của mình trên trang

web của doanh nghiệp hoặc sử dụng catalog những sản phẩm của công ty. Hơn nữa, công ty lại vừa thành lập nên được ít người biết đến.

- Các chương trình khuyến mại: hiện tại doanh nghiệp chưa có chương trình khuyến mại nào do đang trong quá trình ổn định

- Các hoạt động PR chưa được công ty thực hiện nhiều nên sản phẩm chưa được các bạn hàng trong ngành biết đến.

- Tuy vậy nhưng doanh nghiệp cũng chủ động tìm kiếm khách hàng có nhu cầu. Ngàycàng có nhiều đơn hàng mới với số lượng lớn đến từ nhiều khu vực khác nhau, cònkhách hàng cũ thì vẫn được duy trì tiếp tục sử dụng sản phẩm.

2.1.6. Công tác marketing- Thu thập về bản thân công ty: Thông qua các hệ thống sổ sách kế toán, hệ thống báo

cáo bán hàng theo kỳ để có các thông tin nội bộ như: báo cáo doanh thu, hàng tồn kho, các khoản phải thu, dòng tiền mặt trong kỳ, đơn đặt hàng.. từ nhiều nguồn khác nhau: phòng kế toán, phòng kế hoạch….

Page 16: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

21

Thu thập thông tin về các đối thủ cạnh tranh, khách hàng, môi trường vĩ mô, vi mô bao gồm: nhu cầu, phản ứng của khách hàng, giá cả, chiến lược, những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng, các yếu tố xã hội… thông qua nội bộ và các website chính thức của đối thủ, các phương tiện truyền thông, báo chí.

- Thông tin nghiên cứu thị trường: có phòng kế hoạch riêng để thực hiện công tác nghiên cứu, do sản phẩm được phân phối trực tiếp từ xưởng đến trực tiếp khách hàng nên có thể biết phản ứng của khách hàng ngay khi nhận được sản phẩm cũng như ghi nhận ý kiến đóng góp về sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm.

2.1.7. Các đối thủ cạnh tranh chính của công ty- Công ty cổ phần Đầu tư & Thương mại Bắc Trường Sơn

Địa chỉ: Khu Công Nghiệp Lai Cách, TT Lai Cách – Cẩm Giang – Hải Dương Sản phẩm: Carton 2 lớp sóng, Carton hộp/tấm 3 lớp sóng, 5 lớp sóng.. Website chính thức: ht t p://www. b a ctruon g son . c o m .vn/tra n g- chu. ht m l Công ty có nhiều sản phẩm mẫu mã đẹp, có quy mô rộng hơn

- Công ty TNHH sản xuất thương mại tổng hợp Toàn Cầu Địa chỉ: Khu Công Nghiệp Sài Đồng B, Long Biên, Hà Nội Sản phẩm: giấy phục vụ ngành may mặc và bao bì carton phục vụ các ngành may

mặc, điện tử, cơ khí… Website chính thức: ht t p://gi a y ba o bitoanc a u. v n/tran g -chu Vừa là doanh nghiệp cung cấp về nguyên vật liệu và sản xuất, tuy nhiên Công ty

vẫn kinh doanh sản phẩm chủ yếu là sản xuất giấy phục vụ ngành may mặc..- Công ty TNHH Bao bì Công Nghiệp Việt Nam

Địa chỉ: KCN Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội Sản phẩm: Bao bì carton, thùng carton, nẹp góc Website chính thức: ht t p://baobic o ngnghi e pvi e t.c o m .vn/ Sản phẩm đa dạng hơn nhưng sản phẩm chủ yếu không về sản xuất thùng carton

( Nguồn: h t t p : / /t r angv a ng v i e t na m . c o m / s r ch / bao_ b % C 3 % A C _ca rt on.h t m l )

2.1.8. Nhận xét chung về tình hình tiêu thụ và công tác marketingMức tăng trưởng của doanh nghiệp đang ở mức khá cao, doanh thu tăng liên tục và tăng ở mức cao, tuy nhiên lợi nhuận vẫn còn thấp, cần tìm biện pháp nâng cao lợi nhuận, giảm bớt các chi phí không cần thiết.Chính sách phân phối của Công ty chỉ là trực tiếp từ nhà sản xuất đến khách hàng. Công ty nên mở thêm các chi nhánh ở các tỉnh khác để có thể phân phối rộng hơn sản phẩm của mình, chú ý thêm các hoạt động quảng cáo, pr nhằm đưa khẳng định vị thế sản phẩm của mình để có thể cạnh tranh với các đối thủ. Mặt khác, do quy mô Công ty vẫn còn khá nhỏ

Page 17: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

22

nên cần đẩy mạnh công tác marketing để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cần có một trang web riêng để có thể cập nhật thường xuyên tình hình của công ty cũng như để quảng bá thương hiệu.2.2. Phân tích công tác lao động và tiền lươngTrong bất kỳ một hình thái kinh tế xã hội nào, một nền sản xuất cũng phải có ba yếu tố cơ bản là sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Nhờ sức lao động của con người sử dụng tư liệu lao động tác động lên đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm.Chính vì vậy, công tác tổ chức lao động trong công ty là một vấn đề vô cùng quan trọng và phức tạp nhất là nền kinh tế nước ta hiện nay đang trong cơ chế thị trường, các đơn vị hạch toán kinh tế. Để đáp ứng được mọi nhu cầu của xã hội và phù hợp với nhịp độ phát triển nền kinh tế của thời đại kinh tế không ngừng được phát triển và tiến lên những cước tiến mới đòi hỏi các doanh nghiệp và công ty cần chú trọng hơn nữa vào đảm bảo năng suất lao động tăng đồng thời chi phí sản xuất giảm để hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng của sản phẩm.Việc tổ chức tốt sẽ không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm của thời gian trong quá trình quản lý mà còn hấp dẫn nguồn nhân lực, tạo điều kiện cho người lao động có môi trường thoải mái và tích cực hơn, qua đó làm tang năng suất lao động, duy trì khả năng làm việc bền bỉ và dẻo dai của người lao động.2.2.1. Cơ cấu lao độngTheo số liệu thống kê cho thấy tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là 89 người

Bảng 2.4 Bảng đánh giá trình độ lao động của công ty

STTTiêu thức phân loại

Năm 2014 Năm 2015Số người(người)

Tỷ trọng(%)

Số người(người)

Tỷ trọng(%)

Tổng số lao động 50 100,00 89 100,001. Phân loại theo trình độ

ĐH, CĐ, TC 15 30,00 15 28,09Phổ thông 35 70,00 74 71,91

2. Phân loại theo giới tínhLao động nữ 30 60,00 59 66,29Lao động nam 20 40,00 30 33,71

3. Phân loại theo độ tuổi18-30 10 20,00 40 44,94

Page 18: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

23

30-40 27 54,00 29 32,5840 trở lên 13 26,00 20 22,47

Nhận xét:Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam là một doanh nghiệp vừa nên đòi hỏi công ty cần một lượng lao động nhất định và phần lớn đều không yêu cầu cao về tay nghề. Qua bảng số liệu cho thấy số lượng lao động năm 2015 đã tăng so với năm 2014 39 nhân viên với tỷ lệ tăng là 78%. Có thể do công ty đang từng bước mở rộng quy mô của mình để cạnh tranh được với các công ty lân cận nên cần tuyển số lượng lớn các công nhân để hoạt động sản xuất trong nhà máy không bị gián đoạn hoặc ngưng trệ.Công tác tổ chức lao động trong công ty nhìn chung là khoa học, hợp lý, tận dụng triệt để khả năng của cán bộ nhân viên. Những nhân viên làm trong văn phòng thường có trình độ cao và có chuyên môn. Còn các nhân viên có trình độ thấp thì làm những công việc phục vụ đơn giản như làm việc trong phân xưởng, những công việc không đòi hỏi nhiều lao động trí óc. Do vậy mà số lượng lao động phổ thông thường khá lớn.Hình thức tổ chức của công ty theo chiều hướng chủ yếu sau:- Định mức kinh tế, tiêu chuẩn sản phẩm, chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn

ngành, tiêu chuẩn quốc gia lien quan.- Thực hiện các quy định về quan hệ đối ngoại và xuất nhập khẩu.Công tác quản lý lao động: lao động là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất nên việc quản lý sử dụng lực lượng là yếu tố ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình sản xuất và kết quả của họ. Quản lý lao động được thể hiện qua hai mặt chất lượng lao động và thời gian lao động. Trong công tác này công ty đã có những biện pháp quản lý chặt chẽ, hang ngày cán bộ công nhân viên đi làm có ghi vào bảng chấm công đầy đủ, giờ bắt đầu có mặt và giờ tan ca để cán bộ quản lý theo dõi và nộp lên phòng lao động tiền lương. Sau đó cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công và thời gian làm việc của công nhân viên để có chế độ thưởng phạt tương xứng và để tính lương cho mỗi công nhân. Qua đó, có thể thắt chặt quản lý lao động, giúp cán bộ công nhân viên nghiêm túc hơn trong quá trình làm việc.Nhìn vào độ tuổi lao động, có thể thấy lao động năm 2015 tăng hơn so với năm 2014 và đa số là lao động từ 18-30 tuổi, trong đó hầu như là lao động có trình độ cao. Lao động trẻ là một lợi thế giúp công ty tăng năng suất lao động và chất lượng lao động vì những lao động trẻ luôn mang cho mình một sức trẻ và sự tiếp thu nhanh chóng những cái mới. Lao động phổ thông chiếm đa số khi phân loại trình độ vì công việc tại phân xưởng đa số là máy móc được lập trình sẵn, những công việc thủ công chiếm một phần nhỏ trong công đoạn hoàn thành nhưng khá đơn giản và dễ làm.

Page 19: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

24

Qua đây, ta có thể thấy chiến lược nhân lực công ty hướng về những nguồn nhân lực trẻ, có thể tiếp cận nhanh những cái mới, đáp ứng tốt được các yêu cầu đổi mới của thị trường, phát huy được tính sang tạo cũng như năng lực riêng của bản thân trong công

việc. Điều này là cần thiết trong việc công ty đang mở rộng quy mô của mình sang các tỉnh lân cận, việc tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ không chỉ giúp công ty tăng them lợi nhuận mà còn tạo được công ăn việc làm cho những lao động vừa tốt nghiệp THPT nhưng chưa tìm được công ăn việc làm.2.2.2. Định mức lao độngPhương pháp định mức lao động của doanh nghiệp phần lớn của các công ty là mức quy định của ngành và nhà nước. Đó là các định mức có tính chất tổng hợp, nhưng trong quá trình kinh doanh không phải lúc nào cũng thực hiện được đối với các định mức chi tiết mà nhà nước đề ra quản lý theo phương pháp chung có tính đến các yếu tố thực tế trong quá trình sản xuất.Đinh mức lao động trong các doanh nghiệp nhà nước là cơ sở để kế hoạch hoá lao động tổ chức sử dụng lao động phù hợp với quy trình công nghệ, nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp là để xây dựng đơn giá tiền lương và trả lương gắn liền với chất lượng kết quả công việc của người lao động. Các sản phẩm dịch vụ trong doanh nghiệp nhà nước phải có mức lao động khi thay đổi kỹ thuật, công nghệ sản xuất kinh doanh thì phải điều chỉnh định mức lao động. Khi xây dựng định mức chung doanh nghiệp đồng thời phải xác định độ phức tạp lao động và cấp bậc công việc bình quân theo phương pháp gia quyềnĐánh giá tình hình thực hiện định mức lao động của doanh nghiệp thì người lao động sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc của mình. Đảm bảo được thời gian lao động và nâng cao hiệu quả, năng suất, chất lượng công việc. Từ đó, tiền lương trả cho nhân viên cũng sẽ được đảm bảo.2.2.3. Tình hình sử dụng thời gian lao độngVì lý do đặc thù công việc là làm việc theo hợp đồng công việc theo từng đơn đặt hàng lớn hay nhỏ nên thời gian làm việc của công nhân thường không ổn định. Những khi nhiều đơn đặt hàng thì đều phải tăng ca từ 1-2h/ngày, tuy nhiên vẫn tuân theo nguyên tắc lao động trong luật lao động. Thông thường thời gian làm việc là mỗi ngày 8 tiếng, làm 6 ngày trên 1 tuần và được nghỉ chủ nhật.Sáng: từ 7h30 – 12hChiều: từ 13h- 16h30Đối với cả khối văn phòng và công nhân ở phân xưởng

Page 20: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

Bảng 2.5 Tình hình sử dụng lao độngSTT Chỉ tiêu sử dụng lao động Đơn vị tính Định mức

1 Tổng số ngày dương lịch Ngày 3652 Số ngày nghỉ lễ hàng năm Ngày 93 Số ngày nghỉ lễ thứ 7, chủ nhật Ngày 914 Số ngày nghỉ phép hàng năm Ngày 125 Tổng số ngày làm việc trong năm Ngày 2536 Số ngày làm việc bình quân tháng Công/ tháng 227 Số giờ làm việc bình quân ngày Giờ/công 8

Ngoài ra, người lao động được quyền hưởng lương khi nghỉ phép trong trường hợp:

- Bản thân kết hôn: 3 ngày- Con kết hôn: nghỉ 2 ngày- Bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của

sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc để sinh.

2.2.4. Năng suất lao độngNăng suất lao động là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả lao động, nói lên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có mục đích của con người trong một đơn vị thời gian. Năng suất lao động được đo bằng kết quả của lao động (sản lượng, giá trị tổng sản lượng, doanh thu) chia cho lượng lao động đã sử dụng để tạo ra kết quả đó (số người lao động, thời gian lao động). Nó có thể được tính toán theo hiện vật hoặc theo giá trị, chỉ tiêu này cho thấy với mỗi lao động tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Chỉ tiêu này cao hay thấp phụ thuộc trình độ cán bộ và tay nghề kỹ thuật viên, kỹ sư trong công ty. Dựa vào chỉ tiêu này để so sánh mức tăng hiệu quả của mỗi lao động trong kỳ.

NSLĐ =

Page 21: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

Chỉ tiêu

Doanh thu

Số lao động BQ

NSLĐ bìnhquân năm

Đồng/người/năm

163.681 224.234 60.552

Thu nhập bình quân tháng

1.000 đồng 2.900 4.509 1.609

Bảng 2.6 Tình hình năng suất lao động năm 2014-2015

Page 22: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

Qua bảng số liệu, ta có thể thấy NSLĐ bình quân năm 2015 là 224,233 triệu tăng 36,99%so với năm 2014 (163,681 triệu), thu nhập bình quân tháng năm 2014 tăng từ 2,9 triệu đến4,5 triệu tương ứng với 55,45%. Tăng nhiều so với NSLĐ bình quân, như vậy, doanh nghiệp đang sử dụng chưa tốt nguồn nhân lực, năng suất lao động chưa được khai thác tối đa.Năng suất lao động là một trong những yếu tố quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp. Vì vậy mà mọi doanh nghiệp khá đau đầu trong việc làm sao để vừa sử dụng tối đa năng suất lao động nhưng cố gắng giảm chi phí sản xuất kinh doanh. Và với một công ty còn khá mới như Sao Việt thì cũng không tránh khỏi những khó khăn khi xây dựng lại bộ máy nhân sự.2.2.5. Tuyển dụng và đào tạo lao độngCông tác tuyển dụng:- Khi có nhu cầu tuyển dụng, giám đốc sẽ thông báo cho nhân viên hành chính, kế toán

và các công nhân trong phân xưởng để họ có thể giới thiệu người quen biết đến làm việc .

- Công ty có thể tuyển dụng bằng cách đăng thông tin tuyển dụng lên mạng hoặc dán thông báo ở phân xưởng để tìm ứng viên thích hợp. Các hồ sơ gửi về sẽ giao cho bộ phận nhân sự, bên nhân sự sẽ ưu tiên người trong công ty trước rồi đến các hồ sơ khác. Những hồ sơ phù hợp sẽ được gọi đến phỏng vấn, nếu phỏng vấn phù hợp thì sẽ được nhận vào làm thử việc trong vòng 1 – 2 tháng để kiểm tra xem nếu đạt yêu cầu công việc thì sẽ ký hợp đồng chính thức và hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của nhà nước.

Quy định chung về tuyển dụng:- Nam nữ từ 18 tuổi trở lên, sức khỏe tốt- Trình độ học vấn tối thiểu hết cấp 3- Đối với bộ phận hành chính kế toán thì yêu cầu có kinh nghiệm từ 1 năm trở lên và

tốt nghiệp trung cấp trở lên.- Ưu tiên những người có nơi ở gần công tyYêu cầu thử việc:

Page 23: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

- 30 ngày đối với công nhân trực tiếp sản xuất- 60 ngày đối với bộ phận hành chính, kế toán- Tất cả công nhân viên nếu đạt yêu cầu sẽ được kí hợp đồng làm việc chính thức

Quy trình tuyển dụng lao độngHình 2.2. Quy trình tuyển dụng lao động

Quy trình các bước tuyển dụng:- B1: Bộ phận nhân sự sẽ tiếp nhận các bộ hồ sơ gửi về và sang lọc theo các yêu cầu

được nêu khi ứng tuyển các vị trí trong công ty. Các bộ hồ sơ sẽ được sắp xếp theo các

Page 24: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

chỉ tiêu và thứ tự ưu tiên. Sau đó sẽ gửi mail hoặc gọi điện hẹn thời gian và địa điểm cụ thể cho các ứng viên đã được chọn đến phỏng vấn.

- B2: Phỏng vấn: bộ phận nhân sự sẽ sắp xếp người phỏng vấn trực tiếp ứng viên theo hình thức đối đáp để có thể đáng giá được tính cách, mức độ gắn bó, thái độ cũng như kinh nghiệm của ứng viên.

B3: Nếu ứng viên phỏng vấn đạt sẽ được gửi mail hoặc gọi điện thông báo trúng tuyển. Sau khi trúng tuyển sẽ tuỳ từng vị trí để sắp xếp công việc đi làm ngay, nhân viên mới trúng tuyển sẽ có 1 đến 2 tháng thử việc (tuỳ từng vị trí). Lương thử việc sẽ nhận được bằng 80% lương cứng

- B4: Sau thời gian thử việc, nếu thấy phù hợp với vị trí ứng tuyển thì sẽ được ký hợp đồng làm việc chính thức và nhận các chế độ theo quy định của nhà nước. Trong trường hợp không đạt sẽ bị loại, vẫn được hưởng lương tới thời điểm hiện tại nhưng sẽ không được nhận lại hồ sơ.

Công tác đào tạo:- Đối với nhân viên hành chính văn phòng:

Được phân vào bộ phận đã ứng tuyển và làm theo chỉ đạo của bộ phận trực tiếp quản lý.

Mỗi tuần sẽ có 1 buổi đào tạo trong thời gian thử việc để nhân viên dễ thích ứng với môi trường công ty

- Đối với công nhân sản xuất tại xưởng: Phân vào các tổ sản xuất, được tổ trưởng mỗi tổ hướng dẫn quy trình, cách làm. Mỗi phân xưởng sẽ có nhiều tổ, mỗi tổ sẽ có một tổ trưởng để có thể quan sát các

nhân viên trong tổ và bao quát được quy trình của mình. Khi có sự cố xảy ra có thể báo ngay cho giám sát trực tiếp tại xưởng.

Công nhân tại xưởng sẽ được tổ trưởng hướng dẫn trực tiếp và các công nhân lành nghề tại xưởng tìm hiểu them về các thông số kỹ thuật và cách sử dụng máy móc.

Nhận xét:Công tác và quy trình tuyển dụng tận dụng triệt để nguồn nhân lực, tuy là công ty chỉ mới hình thành, cần khá nhiều nguồn nhân lực nhưng không vì thế mà công ty sơ sài trong công tác tuyển dụng. Nhìn vào quy trình tuyển dụng, ta có thể thấy được, suy trình tuyển chọn khá nghiêm ngặt, các ứng viên phải đáp ứng công việc trong một thời gian thử nghiệm mới được vào làm chính thức, điều này cũng có thể giúp nhà tuyển dụng xem được khả năng gắn bó lâu dài của nhân viên đối với công ty. Tránh những trường hợp công nhân chỉ làm trong một, hai tháng rồi nghỉ do áp lực công việc… Bên cạnh công tác tuyển dụng thì công tác đào tạo cũng được công ty chú ý đến. Công ty sử dụng ngay nguồn nhân lực trong công ty, sử dụng thực hành luôn để có thể tiết kiệm được thời gian

Page 25: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

đào tạo, chi phí đào tạo, giảm đáng kể những thời gian nghỉ khi đào tạo công nhân viên, các nhân viên có thể vừa học tích luỹ kinh nghiệm, vừa làm để thành thục hơn. Nói chung, với công tác tuyển dụng và đào tạo như vậy là khá tốt.2.2.6. Tổng quỹ lương và đơn giá tiền lươngTiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí sức lao động sống cần thiết mà công ty phải trả cho người lao động trong thời gian làm việc theo thời gian làm việc, theo khối lượng công việc mà người lao động đã cống hiến cho công ty. Mặt khác, tiền lương cũng là một phần chi phí cấu thành nên giá trị sản phẩm, dịch vụ do công ty tạo ra. Tổng quỹ lương là chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động trong doanh nghiệp theo từng kỳ. Quỹ lương thường gồm hai phần: phần cố định là lương cơ bản mà người lao động được nhận hàng tháng, phần biến đổi là lương thưởng thêm do có sự đóng góp của cá nhân trong quá trình làm việc hoặc lương tăng them do làm them giờ. Có hai hình thức trả lương: theo thời gian và theo khối lượng công việc:1. Hình thức trả lương theo thời gian- Đối với công nhân trực tiếp sản xuất: gồm các loại BHXH, nghỉ phép, học đào tạo,

họp việc riêng có lương và các công tác khác. Cơ sở để xác định: Căn cứ vào thời gian làm việc. Dựa vào bảng chấm công để xác định ngày làm

việc thực tế. Căn cứ vào mức lương cơ bản được hưởng Căn cứ vào các khoản giảm trừ trong lương do vi phạm quy định chung của công

ty.- Đối với cán bộ quản lý: cơ sở để xác định:

Dựa vào bảng chấm công để xác định ngày làm việc thực tế Dựa vào các khoản phụ cấp mà cán bộ được hưởng Dựa vào mức lương cơ bản Xác định các khoản bị giảm trừ lương do thưởng phạt

2. Hình thức trả lương theo khối lượng công việcHiện nay, theo quy định của Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước thường xác định tổng quỹ lương chung theo kế hoạch gồm các thành phần sau theo công thức:Vc = Vkh + Vpc + Vbs + VtgTrong đó: Vc: Tổng quỹ lương chung theo kế hoạch

Vkh: Tổng quỹ lương theo kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lươngVbs: Quỹ lương bổ sung theo kế hoạch (phép năm, nghỉ việc riêng, nghỉ

lễ tết, nghỉ theo chế độ phụ nữ..)Vtg: Quỹ lương làm them giờ theo kế hoạch ( theo quy định của bộ luật

lao động).

Page 26: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

Căn cứ vào tính chất, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và các chỉ tiêu kinh tế gắn với trả lương có hiệu quả cao nhất, các doanh nghiệp sẽ xác định nhiệm vụ năm kế hoạch bằng các chỉ tiêu sau đây để xây dựng đơn giá tiền lương:

Tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) bằng hiện vật- Tổng doanh thu ( hoặc tổng doanh số)- Tổng thu trừ tổng chi ( trong tổng chi không có tiền lương)- Lợi nhuận

Quỹ tiền lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương được tính theo công thức sau:Vkh = [Ldb x Lmindn x (Hcb+Hpc) + Vgt] x 12Trong đó:

Vkh: Quỹ tiền lương năm kế hoạchLđb: Số lao động sản xuất định biên của doanh nghiệpLmindn: Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp lựa chọnHcb: Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân của doanh nghiệpHpc: Hệ số các khoản phụ cấp bình quân được tính trong đơn giá tiền

lương của doanh nghiệpVgt: Quỹ lương khối gián tiếp mà số lao động này được tính trong mức

lao độngCác thông số Lddb, Lmindn, Hcb, Hpc, Vgt được xác định như sau:Lđb: Lao động định biên được tính trên cơ sở định mức lao động tổng hợp của sản phẩm được xây dựng theo hướng dẫn tại thông tư số 14/LĐTBXH – TT ngày 10/04/1997 của bộ LĐ – TB và XH.Lmindn: Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp để xây dựng đơn giá tiền lươngLmindn = Lmin x (1+Kdc)Trong đó: Lmin là lương tối thiểu nhà nước quy định ( Lmin =2.400.000) Kdc: Là hệ số điều chỉnh tăng thêm của doanh nghiệp.Kdc = K1 + K2Trong đó: K1 là hệ số điều chỉnh theo vùng

K2 là hệ số điều chỉnh theo ngành.Hcb, Hpc: Xác định theo các hệ số cấp bậc và hệ số phụ cấp của doanh nghiệp.- Vgt: Xác định theo số lao động gián tiếp mà doanh nghiệp chưa tính trong định mức laođộng (nếu doanh nghiệp có).2.2.7. Nhận xét công tác lao động và tiền lương

Page 27: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

Công ty đang dần mở rộng quy mô của mình thành một công ty được mọi người biết đến trong khu vực cũng như các tỉnh lân cận. Vì vậy, việc sử dụng lao động và trả lương xứng đáng với công sức đã bỏ ra được công ty thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các chính sách,

quy chế của Nhà nước, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động làm việc và gắn bó lâu dài với công ty.Tuy nhiên, công tác quản lý lao động của công ty vẫn còn chưa tốt, năng suất lao động chưa được khai thác triệt để, tình trạng dư thừa nhân lực vẫn đang diễn ra. Công ty cần chú trọng trong công tác quản lý nhằm đạt được tối đa công suất sản xuất.2.3. Phân tích công tác quản lý vật tư và tài sản cố định2.3.1. Các loại vật tư dùng trong công tyVật tư là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất sản phẩm đối với doanh nghiệp sản xuất, và cũng không thể thiếu trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. Đối với công ty là doanh nghiệp thương mại, vật tư của Công ty là sản phẩm nhập kho, các nguyên phụ tùng kèm theo sản phẩm.Vật tư của công ty bao gồm: máy tạo sóng, máy chạp, máy in, máy bó…Vật tư chính là sản phẩm nhập từ nhà cung cấpVật tư phụ là nguyên liệu dùng cho công tác quản lý như giấy, mực…Phụ tùng đi kèm với sản phẩm để lắp đặt như ốc vít, dây điện..Do doanh nghiệp là doanh nghiệp mới thành lập nên đa số vật tư được mua từ những nhà cung cấp nhỏ, có chỗ quen biết và địa bàn không rộng.Doanh nghiệp chỉ đặt mua nguyên vật liệu khi có đơn hàng. Do mô hình sản xuất theo yêu cầu của khách hàng: mẫu mã, chất liệu.. do đó khi có đơn hàng và số lượng sản phẩm thì doanh nghiệp bắt đầu đặt mua nguyên liệu để sản xuất. Tuy nhiên, do yêu cầu đặc thù là sản xuất bao bì nên doanh nghiệp vẫn thừa ra một lượng tồn kho đáng kể. Vì nguyên liệu là giấy cuộn mua theo cuộn, khổ to nhưng sản phẩm sản xuất theo yêu cầu thường không sử dụng được hết nguyên liệu đã đặt mua. Mô hình này có thể làm giảm chi phí mua hàng do đặt hàng theo đơn nên số lượng tồn kho sẽ không nhiều, làm giảm diện tích lưu trữ hàng cũng như các chi phí tồn kho ( phân xưởng khá rộng nên có thể để được nhiều nguyên liệu tồn kho). Tuy nhiên khi số lượng tăng lên đột biến mà có chút trục trặc phía nhà cung cấp thì doanh nghiệp sẽ khó đáp ứng kịp gây nên độ trễ trong quy trình sản xuất cũng như thời gian giao hàng.2.3.2. Cách xây dựng mức sử dụng vật tưĐịnh mức tiêu hao vật liệu là lượng nguyên liệu cần thiết tối đa để sản xuất một đơn vị sản phẩm. Với mỗi sản phẩm đều có một mức sử dụng nguyên vật liệu riêng. Tuỳ theo từng loại sản phẩm mà mức sử dụng nguyên vật liệu khác nhau, mức này được căn cứ vào yêu cầu của sản phẩm cụ thể.

Page 28: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

Vì sản phẩm của công ty sản xuất đại trà theo quy trình chung nên mức độ sử dụng nguyên vật liệu có sai số không nhiều, số lượng hư hỏng không đáng kể. Khi có đơn đặt

Page 29: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

hàng, phòng kế hoạch sẽ tính toán lượng nguyên vật liệu cụ thể cần dùng để sản xuất sản phẩm sau đó sẽ đặt hàng số lượng và sản xuất. Số nguyên vật liệu đặt mua sẽ chuyển về phân xưởng, nhân viên bên bộ phận kế hoạch sẽ xuống phân xưởng theo dõi về chất lượng nguyên vật liệu, quy trình sản xuất cũng như thành phẩm để xem xét có sự sai sót, lỗi kỹ thuật để nhanh chóng khắc phục và sản xuất thêm để bù vào sản phẩm bị hỏng.2.3.3. Tình hình sử dụng vật tưTại công ty, kế toán tổng hợp nhập, xuất vật tư theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi, phản ánh có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư trên sổ kế toán. Các tài khoản vật tư được dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăng, giảm của vật tư. Vì vậy, giá trị vật tư có thể xác định bất cứ thời điểm nào trong kỳ hạch toán.Giá thực tế của vật tư nhập kho được hình thành trên cơ sở các chứng từ hợp lệ chứng minh các khoản chi hợp pháp của doanh nghiệp để tạo ra nguyên vật liệu. Giá thực tế của vật tư nhập kho được xác định tuỳ theo từng nguồn nhập.Giá thực tế nhập kho = giá mua trên HĐ + các loại thuế không được hoàn lại + chi phí thu mua – chiết khấu thương mai – giảm giá hàng muaGiá trị hàng tồn kho cuối kỳ = tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ - xuất kho cuối kỳ

Bảng 2.7 Tình hình sử dụng nguyên vật liệuĐVT: 1.000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015So sánh

+/- %Tồn đầu kỳ 113.319 209.142 95.823 84,56

Mua sắm trong kỳ 4.698.796 12.674.299 7.975.503 169,74Sử dụng trong kỳ 4.602.953 12.511.954 7.909.001 171,82

Tồn cuối kỳ 209.162 371.506 162.344 77,62

Nhìn vào bảng, ta có thể thấy tình hình sử dụng nguyên vật liệu của công ty đã tăng đáng kể, sô lượng tồn đầu kỳ năm 2015 tăng 84,56% so với năm 2014 từ 113.319 nghìn đồng đến 209.162 nghìn đồng, tỷ lệ mua sắm cũng như tỷ lệ sử dụng trong kỳ tăng khá mạnh với hơn 150%. Lượng sử dụng trong kỳ vượt mức lượng mua sắm, điều này chứng tỏ doanh nghiệp khá nhiều đơn đặt hàng, do vậy cần phải mua sắm với số lượng lớn để tránh thiếu nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. Đây là một dấu hiệu tốt, trong năm vừa qua đã có nhiều khách hàng biết đến và đã đặt hàng công ty, Công ty đang đi vào trong thời kỳ ổn định và chấp nhận thách thức với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành.2.3.4. Tình hình dự trữ và bảo quản vật tư

Page 30: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

- Dự trữ vật tư: Sau khi nhập vật tư, đội kỹ thuật sẽ kiểm tra chất lượng vật tư, rồi cho phép nhập kho, số lượng vật tư do phòng kế hoạch cung cấp.

- Bảo quản vật tư: Vật tư được bảo quản trong kho, nơi khô ráo, thông thoáng, đặc biệt là sắp xếp theo lô hàng và theo từng mặt hàng riêng biệt để tiện lợi khi xuất ra. Thành phẩm sản xuất xong được bó lại theo lô hàng có viết tên đơn hàng ở ngoài để có thể dễ dàng trả đơn hàng.

- Cấp phát vật tư: Khi có nhu cầu sử dụng vật tư, số liệu phải do phòng kế hoạch cung cấp, để phục vụ cho sản xuất hay cho nghiên cứu và phát triển. Cán bộ thủ kho sẽ kiểm tra số lượng vật tư, các chứng từ hợp pháp, hợp lý, hợp lệ rồi cho xuất vật tư và sử dụng nguyên liệu phải theo dung định mức.

2.3.5. Cơ cấu với tình hình hao mòn của tài sản cố địnhTài sản cố định tài sản có giá trị lớn hơn 30 triệu và thời gian sử dụng lớn hơn 1 năm. Tài sản cố định gồm ba loại:- Tài sản cố định hữu hình: Là tài sản có hình thái vật chất cụ thế, có thời gian sử dụng

trên một năm như máy móc, thiết bị, nhà xưởng.. do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Tài sản cố định vô hình: Tài sản này không có hình thái vật chất, có thời gian sử dụng trên một năm như phần mềm quản lý, bằng sang chế, nhãn hiệu hàng hoá…

- Tài sản cố định thuê tài chính: Là những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê của công ty tài chính nếu hợp đồng thuê thoả mãn đầy đủ những điều kiện sau: Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm mua lại và bên cho thuê phải chuyển quyền sở hữu tài sản đó.

Hiện nay TSCĐ trong công ty bao gồm:- Văn phòng, nhà xưởng- Phương tiện vận tải: xe chở hàng, ô tô đưa đón cán bộ, cnv- Máy móc, thiết bị sử dụng cho sản xuất sản phẩm; bao gồm máy tạo sóng, máy chạp,

máy in, máy bó…- Các thiết bị, dụng cụ quản lý sử dụng trong văn phòng: máy in, máy tính, laptop..Phương pháp kế toán TSCĐ: Phương pháp kê khai thường xuyênNguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ, thời gian sử dụng hữu ích và tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo chuẩn mực kế toán và quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính.Tài sản cố định được thể hiện theo nguyên giá trừ đi khấu hao luỹ kế.

Page 31: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

Nguyên giá TSCĐ bao gồm giá mua và những chi phí có liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào hoạt động. Riêng những chi phí bảo trì sửa chữa được tính vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh- Khấu hao là một biện pháp quan trọng để thực hiện bảo toàn vốn cố định, làm cho

doanh nghiệp có thể thu hồi được đầy đủ vốn cố định khi TSCĐ hết thời hạn sử dụng- Khấu hao hợp lý giúp doanh nghiệp có thể tập trung được vốn từ tiền khấu hao để có

thể thực hiện kịp thời việc đổi mới máy móc, thiết bị công nghệ.- Khấu hao TSCĐ là một yếu tố chi phí, việc xác định khấu hao hợp lý là một nhân tố

quan trọng để xác định đúng đắn giá thành sản phẩm và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Khi tài sản được bán hay thanh lý, nguyên giá và khấu hao luỹ kế được xoá sổ và bất kỳ các khoản lãi lỗ nào phát sinh do việc thanh lý đều được tính vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhCơ cấu TSCĐ hữu hình gồm nguyên giá và giá trị hao mòn ( khấu hao TSCĐ)

Bảng 2.8 Cơ cấu tài sản cố định năm 2014 – 2015ĐVT: 1.000 đồng

Chỉ tiêuNăm So sánh 2015/2014

2014 2015 +/- %TSCĐ hữu hình 4.373.392 8.742.119 4.368.727 99,89

Nguyên giá 4.373.392 8.742.119 4.368.727 99,89Giá trị hao mòn

luỹ kế266.994 893.260 626.266 234,56

Tỷ lệ hao mòn 6,10 10,22 4,12 67,54

Nhận xét:Tỷ lệ hao mòn TSCĐ năm 2015 là 10,22% cao hơn năm 2014 (4,11%). Điều này do

trong năm doanh nghiệp đầu tư mua sắm nhiều máy móc ( nguyên giá tăng gần 100% từ4.373.392 nghìn đồng đến 8.742.119 nghìn đồng) nên giá trị hao mòn luỹ kế cũng tăng theo lên hơn 200%. Đây là sự đầu tư sáng suốt của doanh nghiệp trong chiến lược đã đề ra.2.3.6. Tình hình sử dụng tài sản cố địnhTSCĐ được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại. Khấu hao theo phương pháp đường thẳng

Page 32: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

được quy định tại Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ tài chính ViệtNam. Thời gian khấu hao được tính như sau:- Nhà cửa, vật kiến trúc: 20 năm- Máy móc, thiết bị: 10 năm- Phương tiện vận tải: 8 năm- Thiết bị quản lý: 5 năm- Quyền sử dụng đất có thời hạn: 30 năm2.3.7. Nhận xét chung về công tác quản lý vật tư của tài sản cố địnhVật tư và tài sản cố định là một phần quan trọng trong sản xuất sản phẩm. Trong năm vừa qua doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư mua sắm nhiều máy móc, thiết bị mới nhằm phục vụ tốt hơn trong quá trình mở rộng sản xuất. Mặc dù mới thành lập nhưng quản lý về vật tư và tài sản cố định của doanh nghiệp là khá tốt, rất đúng trình tự và hợp lý. Quá trình lắp đặt, chuyển giao công nghệ và đưa vào sử dụng đã có hiệu quả, đạt đúng chất lượng theo yêu cầu, công tác bảo quản cũng như dự trữ vẫn được chú trọng. và thực hiện khấu hao đúng theo như quy định của Nhà nước.Tuy nhiên, phương pháp đặt nguyên vật liệu vẫn hơi có sự rủi ro trong trường hợp đơn hàng tăng vọt sẽ dẫn đến sản xuất chậm trễ hoặc nhà cung cấp gặp vấn đề à chưa thể cung cấp nguyên vật liệu thì doanh nghiệp có thể không thực hiện được đơn hàng dẫn đến sự ngưng trệ sản xuất tạm thời. Doanh nghiệp nên có kế hoạch trong việc sử dụng hàng tồn kho hợp lý hơn.2.4. Phân tích chi phí và giá thành2.4.1. Phân loại chi phíChi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiều thứ khác nhau. Để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra cổ phàn cũng như phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh, chi phí sản xuất kinh doanh cần phải được phân loại theo những tiêu thức phù hợp.Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo hoạt động và công dụng kinh tế:- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp- Chi phí nhân công trực tiếp- Chi phí sản xuất chung- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp- Chi phí khácPhân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, kinh doanh ở doanh nghiệp- Chi phí ban đầuChi phí luân chuyển nội bộ

Page 33: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

Ngoài ra còn có một só cách phân loại chi phí theo đối tượng kế toán chi phí như: chi phítrực tiếp và chi phí gián tiếp.Qua bảng ta có thể thấy doanh thu tăng mạnh nhưng các khoản chi phí lại giảm, mặc dù giảm không mạnh: chi phí tài chính giảm từ 365.941 nghìn đồng xuống còn 323.434 nghìn đồng, giảm 11,62%, chi phí quản lý kinh doanh giảm 42,52% ( giảm gần một nửa so với năm 2015). Tuy nhiên, giá vốn hàng bán lại tăng khá mạnh, hơn 200% so với năm2014. Do đó, mặc dù đã cắt giảm bộ máy nhân sự và các khoản tài chính nhưng doanh thu cũng chỉ tăng được gàn 150%. Doanh nghiệp cần xem xét lại về quản lý chi phí nguyên vật liệu để giảm chi phí về giá vốn hàng bán, giúp doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận hơn.2.4.2. Xây dựng giá thành kế hoạchXét về thực chất thì chi phí sản xuất kinh doanh là sự dịch chuyển vốn của doanh nghiệp vào đối tượng tính giá nhất định, nó là vốn của doanh nghiệp bỏ vào quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, để quản lý có hiệu quả và kịp thời đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, các nhà quản trị doanh nghiệp luôn cần biết số chi phí chi ra cho từng loại hoạt động, sản phẩm, dịch vụ trong kỳ là bao nhiêu, số chi phí đã chi đó cấu thành trong số sản phẩm, dịch vụ đó là bao nhiêu.Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí về lao động sống cần thiết và lao động được vật hoá được tính trên một khối lượng kết quả sản phẩm lao động, dịch vụ hoàn thành nhất định. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu mang tính giới hạn và xác định, vừa mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan. Trong hệ thống các chỉ tiêu quản lý của doanh nghiệp, giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh, cũng như tính đúng đắn của những giải pháp mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm hạ thấp chi phí, nâng cao lợi nhuận.Phân loại giá thành:- Phân loại theo phạm vi tính toán chi phí:

Giá thành sản xuất là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tieepsm chi phí sản xuất chung.

Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phíliên quan đến sản xuất, tiêu thụ sản phârm

- Phân loại theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thànhGiá thành kế hoạch: được tính toán trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và số

lượng kế hoạch. Việc tính toán giá thành kế hoạch được tiến hành trước khi thực

Page 34: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

hiện sản xuất, chế tạo sản phẩm. Chỉ tiêu này được xem là mục tiêu phấn đấu, là cơ sở đánh giá, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp.

Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định mức được tiến hành trước khi sản xuất, chế tạo sản phẩm, giá thành định mức là thước đo chính xác kết quả kinh doanh của các loại tài sản, vật tư và tiền vốn trong doanh nghiệp. Là căn cứ đánh giá tính hợp lý, hiệu quả của giải pháp kinh tế đã áp dụng.

Giá thành thực tế là giá thành sản phẩm tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tập hợp được trong kỳ với số lượng thực tế sản xuất được. Giá thành thực tế được tính sau khi quá trình sản xuất được hình thành.

Bảng 2.9 Cơ cấu chi phí, giá thànhĐVT: 1.000 đồng

Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch

Số tiền (đồng)Tỷ

trọng(%)

Số tiền(đồng)

Tỷtrọng(%)

+/- %

Giá vốn hàngbán

6.062.108 74,07 18.764.022 94,02 12.701.914 209,53

Chi phí quảnlý

1.730.145 21,14 994.423 4,98 -735.722 11,62

Chi phí bánhàng

0 0 0 0 0 143,85

Chi phí tàichính

365.941 4,47 323.434 1,62 -42.507 11,62

Doanh thu 8.184.066 100 19.956.791 100 11.772.725 143,85

Page 35: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

Hình 2.3. Cơ cấu chi phí, giá thành

Qua bảng số liệu và qua sơ đồ cơ cấu chi phí, có thể thấy doanh thu tăng khá mạnh ( gần150%) nhưng bên cạnh đó thì giá vốn hàng bán cũng tăng mạnh xấp xỉ gần băng doanh thu( từ 6.062.108 nghìn đồng lên 18.764.022 nghìn đồng), mặc dù cho phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng có giảm nhưng do hai chi phí trên chiếm tỷ trọng không lớn trong doanh thu nên lợi nhuận thu về vẫn không cao:

Năm 2014: chi phí tài chính là 4,47%, chi phí sản xuất kinh doanh là 21,14% Năm 2015: chi phí tài chính giảm còn 1,62%, chi phí sản xuất kinh doanh giảm

còn 4,98%Nguyên nhân là do trong kỳ doanh nghiệp đã mua thêm máy móc thiết bị, hầu hết các

công đoạn đều dùng tự động chứ không nhân công như trước nên đã cắt giảm bộ máy quản lý để tiết kiệm chi phí quản lý. Quản lý chỉ có ở một số khâu phải làm thủ công như in những chi tiết nhỏ hoặc dán thùng không thể dùng được máy chạp.2.4.3. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tếPhương pháp tập hợp chi phí- Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếpChi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các chi phí về nguyên vật liệu chính, bán thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, nhất là trong các ngành công nghiệp, xây dựng cơ bản.Việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào đối tượng tính giá thành theo haiphương pháp ghi trực tiếp hoặc gián tiếp.

Page 36: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

Phương pháp ghi trực tiếp trong trường hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh chỉ liên quan duy nhất đến một đối tượng tập hợp chi phí.. Căn cứ vào chi phí sản xuất thực tế phát sinh kết chuyển toàn bộ cho đối tượng chịu chi phí sản xuất.

Phương pháp ghi gián tiếp trong trường hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh liên quan đến ít nhất hai đối tượng chịu chi phí. Xác định tổng chi phí sản xuất cần phân bổ, lựa chọn tiêu thức phân bổ, xác định chi phí sản xuất phân bổ cho từng đối tượng theo công thức:

Ci= C/T x TiTrong đó: C: Tổng chi phí nguyên vật liệu

T: Tổng tiêu thức phân bổTi: Số đơn vị tiêu thức phân bổ cho đối tượng i. Ci: Chi phí nguyên liệu phân bổ cho đối tượng i.

Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất khi nguyên vật liệu, vật tư, công cụ, dụng cụ Bảng phân bổ nguyên vật liêu và công cụ, dụng cụ. Các tờ kê chi tiết ở các bộ phận khác chuyển đến. Tài khoản sử dụng- Kế toán nguyên vật liệu trực tiếp: Tài khoản 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm, dịch

vụ. Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư, nó được mở cho từng đối tượng tập hợp chi phí.

Phương pháp kế toán các nghiệp vụ phát sinh chủ yếu: xuất kho nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ; trường hợp nguyên vật liệu sử dụng ngay cho sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ, không qua kho, kế toán căn cứ các chứng từ liên quan (chứng từ thanh toán, hoá đơn của người bán, bảng kê thanh toán tạm ứng…); trường hợp cuối kỳ có nguyên vật liệu nhưng sử dụng không hết nhập lại kho…

- Kế toán chi phí nhân công Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền công nhân sản xuất trực tiếp hoặc

trực tiếp thực hiện hoạt động, dịch vụ gồm: tiền lương, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích bảo hiêm xã hội, bảo hiêm y tế..Tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” phản ánh chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp và phân bổ trong kỳ. Cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí.

Phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu: Căn cứ bảng phân bổ tiền lương trong kỳ, kế toán phản ánh tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp và các

Page 37: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

khoản khác; bảng phân bổ tiền lương, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn..; kết chuyển và phân bổ chi phí cho các đói tượng chịu chi phí.- Kế toán chi phí sản xuất chung:

Chi phí sản xuất chung là những chi phí liên quan đến quá trình sản xuất trong phạm vi phân xưởng bao gồm chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí dịch vụ mua ngoài..

Tài khoản 627 “ Chi phí sản xuất chung” phản ánh toàn bộ chi phí có liên quan đến sản xuất như tiền lương của bộ phận quản lý sản xuất, bộ phận cơ điện va các chi phí liên quan khác. Trong đó, tiền lương của bộ phận sản xuất chung bao gồm tiền lương của bộ phận quản lý đội, tổ đội.. chi phí dịch vụ mua ngoài như tiền điện, nước, cước điện thoại…

Phương pháp tính giá thành thực tếDoanh nghiệp tính giá thành thực tế theo phương pháp giản đơn, tính giá thành trực tiếp để tính giá thành sản phẩm. Giá thành thực tế là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất kinh doanh dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh.Công thức tính:Tổng giá thành sản phẩm = CPSXDD đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ - CPSXDD cuối kỳGiá thành đơn vị = Tổng giá thành sản phẩm/ số lượng sản phẩm hoàn thành/ số lượng sản phẩm hoàn thành2.4.4. Các loại sổ sách kế toánHiện nay Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán Misa, phần mềm dễ sử dụng và giao diện dễ nhìn, dễ quản lý. Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, xác định tài khoản ghi Nơ, Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.Cuối tháng hoặc vào bất kỳ thời điểm nào cần thiết, kế toán thực hiện thao tác khoá sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện chính xác, kế toán có thể kiểm tra dễ dàng trước khi in ra giấy. Sau đó được đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý về kế toán ghi sổ bằng tay.

Page 38: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

Ngoài ra, để phù hợp với yêu cầu, trình độ quản lý và đặc điểm SXKD của Công ty, Công ty đã áp dụng tổ chức sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ. Công tác kế toán tại công ty khá hoàn chỉnh, luôn cập nhật những đổi mới của chế độ kế toán với đội ngũ kế toán có trình độ cao tương đối đồng đều.Đối với hệ thống tài khoản: hiện nay công ty áp dụng hệ thống tài khoản của Bộ tài chính ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006Đối với hệ thống chứng từ, công ty

sử dụng một số chứng từ tiêu biểu như:- Chứng từ gốc thuộc chỉ tiêu hàng tồn kho: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho- Chứng từ thuộc chỉ tiêu hàng hóa: hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng thông thường…- Chứng từ thuộc chỉ tiêu tiền tệ: phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có- Hệ thống sổ kế toán của công ty được áp

dụng theo quy định về sổ kế toán trong Luật kế toán. Hệ thống sổ kế toán bao gồm: sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.

- Sổ kế toán tổng hợp: Sổ nhật ký chung, sổ cái các tài khoản. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, trọng tâm là sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ cái từng nghiệp vụ phát sinh. Do vậy, hình thức này dễ thực hiện đối chiếu, kiểm tra về số liệu kế toán cho từng đối tượng ở mọi thời điểm. Tuy nhiên, lượng ghi chép tương đối nhiều, do vậy phải đảm bảo tuân theo trình tự ghi sổ để việc hạch toán không bị trùng lặp.

- Sổ kế toán chi tiết: sổ quỹ tiền mặt, sổ tiền gửi ngân hàng, sổ chi tiết vật liệu công cụ dụng cụ, thẻ kho, sổ tài sản cố định…

2.5. Phân tích tình hình tài chính của c

Page 39: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

ông ty2.5.1. Phân tích báo cáo kết quả hoạ

t động kinh doanhQua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2012-2015, ta thất nõ lực phát triển các chiến lược kinh doanh của công ty. Tuy nhiên doanh thu không những không tăng mà còn giảm mạnh, nhất là thời kỳ vừa mở rộng quy mô. Để thấy rõ hơn về tình hình Công ty trong năm qua, ta có thể phân tích kỹ hơn về doanh thu, chi phí và cũng như lợi nhuận của Công ty trong hai năm gần đây Tình hình doanh thu:

Bảng 2.10 Bảng phân tích tình hình doanh thu

Page 40: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

ĐVT: 1.000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015So sánh

+/- %Doanh thu bán hàng vàcung cấp dịch vụ

8.184.067 19.956.791 11.772.724 143,85

Thu nhập từ hoạt độngtài chính

1.022 3.405 2.383 233,17

Thu nhập khác 25.000 25.000Tổng 8.185.089 19.985.196 11.800.107 144,17

Nhận xét:Nhìn vào bảng số liệu, có thể thấy năm 2015 là năm hoạt động khá tốt của công ty, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 11.772.724 nghìn đồng tương ứng với 143,85%, doanh thu từ hoạt động tài chính cũng tăng tới hơn 200%. Điều này có thể trong năm qua, Công ty đã hoạt động khá mạnh về cho thuê tài sản, đầu tư các loại chứng khoán, cổ phiếu hoặc là cho vay, tuy nhiên, tỷ trọng đầu tư từ hoạt động tài chính vẫn còn khá thấp, cần đầu tư mạnh hơn vào lĩnh vực này. Mặt khác, năm 2015 còn xuất hiện thêm một khoản thu nhập khác lên tới 25.000 nghìn đồng, có thể trong quá trình mua sắm trang thiết bị, máy móc để mở rộng quy mô Công ty đã thanh toán những máy móc, thiết bị đã cũ, năng suất hoạt động không cao nhằm thay thế bằng những thiết bị, máy móc mới có hiệu quả hoạt động cao hơn nhằm nâng cao năng suất hơn.

Bảng 2.11 Bảng phân tích chi phíĐVT: 1.000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015So sánh

+/- %Giá vốn hàng bán 6.062.108 18.764.022 12.701.914 209,53Chi phí tài chính 365.941 323.434 -42.507 -11,62

Chi phí quản lý kinhdoanh

1.730.145 994.423 -735.722 -42,52

Chi phí khác 0 0 0Chi phí thuế TNDN 5.677 0 -5.677

Tổng 8.163.871 20.081.879 11.918.008 145,98

Page 41: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

Nhận xét:Nhìn vào bảng số liệu, có thể thấy giá vốn hàng bán năm 2015 đã tăng hơn 200% so với năm 2014, từ 6.062.108 nghìn đồng lên 18.764.022 nghìn đồng. Bên cạnh đó thì chi phí quản lý kinh doanh cũng đã giảm hơn so với năm 2014, chỉ chiếm 43% so với năm 2014. Nguyên nhân là do sau một năm đi vào hoạt động thì Công ty đã mở rộng, sản xuất nhiều sản phẩm để đưa vào thị trường hơn, công tác quản lý cũng đã ổn định hơn nên chi phí dùng cho quản lý cũng đã được tiết kiệm lại, chi phí tài chính cũng đã được giảm bớt hơn so với năm 2014. Tuy nhiên, việc đẩy giá vốn hàng bán lên quá cao như này cần xem xét lại vì ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận và sự đầu tư các yếu tố đầu vào của sản phẩm.

Bảng 2.12 Bảng phân tích lợi nhuậnĐVT: 1.000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Nắm 2015So sánh

+/- %Lợi nhuận gộpvề bán hàng và cung cấp dịch vụ

2.121.958 1.192.769 -929.189 -43,79

Lợi nhuậnthuần từ hoạt động kinh doanh

26.894 -121.683 -148.577 -552,45

Lợi nhuận khác 25.000 25.000Tổng lợi nhuậntrước thuếTNDN

26.894 -96.683 -123.577 -459,50

Tổng lợi nhuậnsau thuế TNDN

20.171 -96.683 -116.854 -579,33

Nhận xét:Có thể thấy lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đều giảm. Trong đó lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm gần một nửa còn 1.192.769 nghìn đồng, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm mạnh, thậm chí còn âm. Mặc dù, năm 2015 có doanh thu tăng khá cao nhưng lại bị lỗ, có thể do chi phí giá vốn hàng bán đã tăng không kiểm soát dẫn đến chi phí vượt mức doanh thu. Có thể nói dù doanh thu năm 2015 tăng hơn 200% nhưng năm 2015 vẫn là

Page 42: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

năm hoạt động kinh doanh của Công ty chưa được tốt như mong đợi, có thể trong công tác lập kế hoạch, dự báo nhu cầu sản phẩm trong năm qua chưa được tốt dẫn đến chi phí độn giá lên cao, doanh thu thu về lớn nhưng không đủ bù đắp được phần lợi nhuận.2.5.2 Phân tích bảng cân đối kế toánTài sản ngắn hạn:Trong năm qua, tài sản ngắn hạn giảm 8,62% tương ứng với 518.492 nghìn đồng. Nguyên nhân là do các khoản phải thu ngắn hạn và tài sản ngắn hạn bị giảm. Bên cạnh đó thì tiền và các khoản tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn và hàng tồn kho có tăng nên tài sản ngắn hạn giảm không nhiều (dưới 10%).Mặt khác, do các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất ( năm 2014 là 83,01%, năm 2015 là 69,17%) bị giảm 1.190.989 đồng tương ứng với 23,86% nên dù tỷ trọng hàng tồn kho tăng 156,97% thì tài sản ngắn hạn vẫn giảm. Do hàng tồn kho chiếm tỷ trọng không lớn ( năm 2014 chiếm 6,48%, năm 2015 chiếm 18,23%). Bên cạnh đó thì tài sản ngắn hạn khác cũng giảm hơn 10% nhưng tỷ trọng tài sản ngắn hạn khác trong cơ cấu tài sản ngắn hạn là không đáng kể.Tài sản dài hạn:Ngược với tài sản ngắn hạn thì tài sản dài hạn lại tăng khá mạnh từ 4.128.490 nghìn đồng đến 7.902.917 nghìn đồng, tương ứng với mức tăng là 91,42%. Nguyên nhân là do tài sản cố định và tài sản dài hạn khác đều tăng khá cao.Trong những năm qua, tài sản cố định luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản dài hạn ( hơn 99%). Mặt khác, tài sản cố định của năm 2015 đã tăng gần gấp đôi so với năm 2014, điều này chứng tỏ Công ty đã cho mua sắm nhiều thiết bị máy móc đê phục vụ cho việc mở rộng quy mô thị trường.Nợ phải trảNợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn (trến 80%). Trong năm vừa qua nợngắn hạn tăng mạnh từ 5.323.396 nghìn đồng đến 9.556.114 nghìn đồng tương ứng từ65,53% đến 83,27% trong tỷ trọng nợ phải trả. Trong đó, chủ yếu là tăng do vay nợ ngắn hạn ( từ 3.520.000 nghìn đồng đến 5.150.000 nghìn đồng tương ứng với 45,07%, phải trả người bán tăng 91,14% từ 1.531.026 nghìn đồng đến 3.021.991 nghìn đồng.Nợ dài hạn có sự giảm mạnh từ 2.800.000 nghìn đồng xuống còn 1.920. nghìn đồng tương ứng với 31,43%. Có thể trong năm, Công ty đã thanh toán bớt các khoản nợ cũ và chỉ còn một số nợ mới chưa trả.Vốn chủ sở hữuVốn chủ sở hữu chiếm không nhiều trong cơ cấu nguồn vốn ( 19,90% năm 2014 và

14,34% năm 2015), sự biến động cũng thay đổi không nhiều, tỷ lệ tăng chỉ ở mức dưới5% từ 1.920.000 nghìn đồng đến 2.800.000 nghìn đồng

Page 43: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

Bảng 2.13 Bảng cơ cấu tài sản, nguồn vốnĐVT: 1.000 đồng

Chỉ tiêuNăm 2014 Năm 2015

So sánh năm2014/2015

Giá trị % Giá trị % +/- %Tài sản 10.141.564 100,00 13.397.498 100,00 3.255.934 32,10Tài sảnngắn hạn

6.013.073 59,29 5.494.581 41,01 -518.492 -8,62

Tài sảndài hạn

4.128.490 40,71 7.902.917 58,99 3.774.427 91,42

Nguồnvốn

10.141.564 100,00 13.397.498 100,00 3.255.934 32,10

Nợ phảitrả

8.123.396 80,10 11.476.114 85,66 3.352.718 41,27

Vốn chủsở hữu

2.018.167 19,90 1.921.484 14,34 -96.683 -4,79

Nhận xét:Về tài sản: Tỷ trọng tài sản ngắn hạn năm 2015 bị giảm so với năm 2014 18,28% ( từ59,29% xuống còn 41,01%), thay vào đó là tăng tỷ trọng tài sản dài hạn lên gần 60% năm2015, Nguyên nhân là do trong năm 2015, Công ty bắt đầu mở rộng sản xuất và thị trường của mình nên cần mua sắm nhiều máy móc, thiết bị để phục vụ cho chiến lược sắp tới của mình,, Nhìn vào bảng có thể thấy rõ được năm 2015, Công ty đã tăng hơn 90% đầu tư vào tài sản cố định ( tương ứng với 3.774.427 nghìn đồng), tài sản dài hạn khác cũng có tăng nhưng tỷ trọng trong tài sản dài hạn chưa đến 1% nên sự tăng là không đáng kể.Về nguồn vốn: Nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn và vẫn có xu hướng chủ yếu trong cơ cấu nguồn vốn với hơn 80%, và tăng 41,27% so với năm 2014, vốn chủ sở hữu tuy có tỷ trọng giảm hơn 5% mặc dù giảm đến 96.683 nghìn đồng, nguyên do là tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong cơ cấu nguồn vốn là không nhiều, chiếm gần20% và đang có xu hướng giảm.

Page 44: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

Hình 2.4. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi trong cơ cấu tài sản

Tài sản có sự thay đổi tỷ trọng trong cơ cấu tài sản, Có thể nhận thấy, Công ty đang chuyển từ tài sản ngắn hạn sang dài hạn, có thể giải thích đó là do Công ty đang mở rộng quy mô sản xuất của mình nên cần đầu tư nhiều hơn máy móc thiết bị, làm cho tài sản dài hạn tăng lên và chiếm từ 40% đến gần 60% cơ cấu tài sảnMặt khác, trong năm qua thì Công ty cũng đã thu về được một khoản thu của khách hàng dẫn đến cơ cấu tài sản ngắn hạn bị giảm đi so với năm 2014,

Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi trong cơ cấu nguồn vốn

Page 45: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

Nguồn vốn cũng thay đổi nhưng không nhiều, và cơ cấu vẫn chủ yếu là nợ phải trả ( chiếm hơn 80%). Theo như phân tích tài sản ở trên thì có thể hiểu là Công ty dùng khoản đi vay ngân hàng để mua các máy móc, thiết bị phục vụ vào mở rộng sản xuất và cải thiện sản xuất sản phẩm. Nợ phải trả tăng từ 80,10% đến 85,66%, tỷ lệ khá cao và nguyên nhân là do tăng vay ngắn hạn và nợ dài hạn, trong đó, nợ ngắn hạn là chủ yếu.

Nhận xét:Nhìn vào đồ thị, ta có thể thấy sự thay đổi trong cơ cấu tài sản nguồn vốn của doanh nghiệp. Đối với phần tài sản thì tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm nhiều hơn với gần 60% nhưng sang năm 2015 thì đã giảm còn hơn 40%, điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã không giữ vững được quan hệ cân đối giữa tài sản. Có thể do doanh nghiệp sử dụng một phần vốn ngắn hạn vào tài sản dài hạn. Bên cạnh đó cơ cấu nguồn vốn không có sự thay đổi, nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu với hơn 80% và có xu hướng tăng hơn so với2015. Nguyên nhân có thể giải thích sự thay đổi trên là trong năm doanh nghiệp đã dùng tiền và một khoản đi vay để đầu tư mua sắm tài sản cố định phục vụ công cuộc mở rộng sản xuất và tái cơ cấu lại bộ máy dẫn đến khoản nợ phải trả tăng lên, nguồn vốn chủ sở hữu và tiền mặt bị giảm đi.

Page 46: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

2.5.3 Phân tích một số chỉ số tài chính

Các chỉ số Ký hiệuNăm

2014 20151.0 Khả năng thanh toán

1.1Khả năng thanh toán chung

TSNH/ Nợ ngắn hạnKHH 1,1296 0,4788

1.2Khả năng thanh toán nhanh

(TSNH- HTK)/ Nợ ngắn hạnKN 1,0563 0,4701

2.0 Cơ cấu tài chính

2.1Cơ cấu TSNH

TSNH/Tổng TSCTSNH 0,5929 0,4101

2.2Cơ cấu TSDH

TSDH/TTSCTSDH 0,4071 0,5899

2.3Cơ cấu vốn CSH

NVCSH/Tổng NVCVC 0,1990 143,4196

2.4

Tài trợ dài hạn

(NVCSH+Nợ dài hạn) / Tổng NV

CTTDH 0,4751 0,2867

2.5Tỷ số nợ

Nợ phải trả/ TTS0,8010 0,8566

3.0 Khả năng hoạt động

3.1Vòng quay HTK

DT/HTK bình quânVHKT

20,9932 19,9214

3.2Kỳ thu nợ bán chịu

Khoản phải thux360/DTTPT

219,5689 68,5586

3.3 Vòng quay TSNHDTT/TSNH bình

quân

VTSNH 1,3610 3,6321

Page 47: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

3.4 Vòng quay TTSDTT/ TTS bình

quân

VTTS 0,8070 1,4896

4.0 Khả năng sinh lời

4.1ROS sức sinh lời của doanh

thu thuầnLNST/DTT

LDT0,21% -0,48%

4.2ROE sức sinh lời của vốn

chủ sở hữuLNST/NVCSH bình quân

LVC0,84% -5,03%

4.3ROA sức sinh lời của vốn

kinh doanhLNST/TTS bình quân

LTTS0,17% -0,72%

Nhận xét về các chỉ số tài chính:- Khả năng thanh toán:

Khả năng thanh toán hiện thời và khả năng thanh toán nhanh của công ty qua hainăm có sự biến động đáng kể (đều bị giảm hơn 20%)

Năm 2014, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp đều lớn hơn 1. Điều này thể hiện doanh nghiệp không gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn

Tuy nhiên, sang năm 2015 thì cả hai chỉ số này đều ở dưới mức 1 ( khả năng thanh toán chung là 0,47, khả năng thanh toán nhanh là 0,48), chứng tỏ do sự đầu tư vào mua thiết bị nhiều nên doanh nghiệp bắt đầu gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn., doanh nghiệp không sẵn sàng trong việc thanh toán nợ ngắn hạn.

- Cơ cấu tài chính: Tài sản dài hạn phản ánh sự đầu tư dài hạn của Công ty, qua bảng số liệu trên ta

thấy năm 2014, tỷ số tài trợ dài hạn lớn hơn tỷ số cơ cấu TSDH nên việc sử dụng nguồn vốn dài hạn để đầu tư cho TSDH ít gặp rủi ro,

Năm 2015, doanh nghiệp đã sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ choTSDH. Điều này có thể gây nên rủi ro cao về mặt tài chínhTỷ số tự tài trợ phán ánh

mức độ tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp, tỷ số này qua hai năm đều dưới 0,5 và còn có xu hướng giảm. Qua đó, ta có thể thấy mức tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp vẫn chưa ổn định, Công ty vẫn còn hơi yếu kém về quản lý tài chính.

- Khả năng quản lý tài sản:

Page 48: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

Vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp. Trong năm vừa rồi, vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp bị giảm đi so với năm 2014. Chứng tỏ trong năm vừa rồi, doanh nghiệp đã để nhập khá nhiều nguyên vật liệu, trong kho của doanh nghiệp còn nhiều thành nguyên vật liệu và bán thành phẩm. Đây có thể là dấu hiệu tốt vì doanh nghiệp đang mở rộng nên có khá nhiều đơn hàng, hàng tồn kho nhiều có thể giúp doanh nghiệp tránh nguy cơ thiếu hụt, chậm giao hàng khi đơn hàng đột ngột tăng cao.

Kỳ thu nợ bán chịu cho biết số ngày bình quân cần có để chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt, thể hiện khả năng thu nợ từ khách hàng của doanh nghiệp. Nhìn vào bảng có thể thấy chỉ số năm 2015 đã giảm nhiều so với năm 2014, trong bảng cân đối kế toán thì cũng thấy rõ các khoản phải thu khách hàng bị giảm, chứng tỏ trong năm qua doanh nghiệp đã thu hồi được khoản do khách hàng nợ. Là dấu hiệu tốt, doanh nghiệp quản lý tốt các khoản nợ.

Vòng quay tài sản cố định cho biết tổng tài sản được chuyển đổi bao nhiêu lần thành doanh thu trong một năm. Vòng quay tài sản cố định năm 2015 tăng so với năm 2014, chứng tỏ trong năm 2015 doanh nghiệp đã tận dụng được đầy đủ và có hiệu quả máy móc thiết bị, giảm bớt thời gian nhàn rỗi của máy móc, thiết bị sản xuất.

Vòng quay tài sản ngắn hạn năm 2015 tăng khá mạnh so với năm 2014, có thể là một dấu hiệu doanh nghiệp đang quản lý tài chính của mình khá tốt, dòng tiền được lưu thông không bị giam giữ các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- Khả năng sinh lợi: Chỉ số ROS thể hiện trong 100 đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau

thuế. Trong đó, sức sinh lời của DTT năm 2015 có giảm so với năm 2014, cho thấy dù DTT có tăng nhưng chi phí cũng tăng mạnh dẫn đến lợi nhuận sau thuế bị giảm. Doanh nghiệp cần có kế hoạch phát triển kinh doanh và điều chỉnh giảm lãng phí những yếu tố không càn thiết để kinh doanh tốt hơn,

ROA thể hiện 100 đồng vốn đầu tư sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp. Năm 2015, cứ 100 đồng vốn đầu tư mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuân sau thuế cho doanh nghiệp Các chỉ số khả năng sinh lợi của doanh nghiệp thể hiện việc doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Do mở rộng quy mô, đầu tư nhiều trang thiết bị, giá vốn gần bằng với doanh thu làm cho lợi nhuận bị âm, dẫn đến các chỉ số về khả năng sinh lợi đều bị giảm mạnh. Doanh nghiệp nên chú ý đến chiến lược kinh doanh của mình.

2.5.4 Nhận xét chungMặc dù lợi nhuân của doanh nghiệp trong năm 2015 vừa qua âm nhưng xét theo góc độ kinh tế thì năm vừa qua doanh nghiệp đã quản lý khá tốt. Để mở rộng kinh doanh, doanh

Page 49: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

nghiệp đã mạnh dạn đi vay, dùng các dòng tiền mặt và các nguồn vốn để đầu tư cơ sở vật chất nhằm giảm bớt chi phí quản lý kinh doanh, tái cơ cấu lại bộ máy và sử dụng có hiệu quả công suất của các máy móc. Do mở rộng quy mô nên các đơn hàng dồn dập và doanh nghiệp đã khắc phục bằng tăng diện tích phân xưởng để có thể chứa được nhiều hàng tồn kho cũng như hàng hoá bán cho khách hàng. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn nên điều chỉnh lại khả năng thanh toán của mình, doanh nghiệp khó khăn trong việc huy động , khả năng quản lý tiền mặt khá mạo hiểm và còn có nhiều thiếu sót.

PHẦN 3ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ LỰA CHỌN ĐỀ TÀI

3.1. Đánh giá chung về các mặt quản trị của công ty3.1.1. Các ưu điểm- Công tác marketing

Công tác thu thập thông tin về các đối thủ cạnh tranh, tìm kiếm nhà cung cấp nhanh chóng, có sự đầu tư trong công tác tìm kiếm khách hàng mới và chăm sóc khách hàng cũ.

Công tác phân phối sản phẩm trực tiếp từ phân xưởng đến trực tiếp khách hàng kịp thời, đảm bảo đúng số lượng, thời gian và cũng như chất lượng đúng như yêu cầu khách hàng. Giảm bớt chi phí cho các khâu trung gian, đại lý nên khách hàng mua được sản phẩm với giá ưu đãi hơn.

Các sản phẩm có mẫu đúng theo yêu cầu đảm bảo sự độc quyền của nhãn hiệu,- Công tác lao động và tiền lương

Công tác tuyển dụng tốt, tận dụng được nguồn nhân lực có sẵn trong công ty để ứng tuyển vào những vị trí quan trọng trong cơ cấu bộ máy.

Đội hình nhân viên đang dần trẻ hoá có thể tiếp cận nhanh với cái mới, làm việc hết công suất và có hiệu quả

Công tác tiền lương minh bạch, rõ ràng, các nhân viên tự chấm công cho mình vàđối chiếu với bảng lương hàng tháng

Thực hiện đúng theo quy định của pháp luật và trả lương và định mức thời gian laođộng

- Công tác quản lý vật tư và tài sản cố định: Vật tư được bảo quản trong kho, nơi khô ráo và theo từng đơn hàng tiện lợi cho

các công nhân sản xuất dễ lấy nguyên vật liệu sản xuất và nhân viên phòng kế hoạch có thể quan sát lượng tồn kho để gọi thêm đơn hàng

Năm vừa qua, công ty trang bị thêm hàng loạt TSCĐ mới giúp năng suất tăng lên, tuy nhiên chi phí cũng tăng đáng kể. TSCĐ luôn được bảo quản, thường xuyên được kiểm tra để phát hiện kịp thời tránh tình trạng bị ngưng trệ sản xuất.

Page 50: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

Việc tính khấu hao theo chuẩn mực kế toán và quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày12/12/2003 của Bộ tài chính.

- Công tác quản lý tài chính Trong năm vừa qua, doanh thu tăng khá cao, các chi phí quản lý kinh doanh và chi

phí tài chính đã giảm đáng kể.Doanh nghiệp biết tận dụng những phế liệu thừa mang thanh lý

3.1.2. Các nhược điểm- Bộ phận marketing vẫn hạn chế, chưa có các chương trình đặc biệt nhằm tăng sức muangười tiêu dùng. Đa số khách hàng vẫn chỉ là thân quen, ít khách hàng mới.

- Do số lượng nhân viên ít nên phải tăng ca thường xuyên, công tác tính lương có sựchênh lệch.

- Lượng hàng tồn kho không tốt, điều này sẽ gây rủi ro nếu các đơn hàng tăng đột biến hoặc có sự cố từ nhà cung cấp, sản xuất sẽ bị đình trệ, đơn hàng sản xuất không kịp gây mất lòng tin của khách hàng.

- Giá vốn hàng bán cao, gần xấp xỉ doanh thu, cần xem lại công tác bán hàng và quản lý trong doanh nghiệp

3.2. Định hướng lựa chọn đề tàiSau một thời gian tìm hiểu về Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam, em nhận thấy Công ty đang trong quá trình mở rộng sản xuất, đầu tư rất nhiều máy móc thiết bị dẫn đến doanh thu tăng khá cao nhưng cuối kỳ kế toán, lợi nhuận công ty vẫn âm mặc dù chi phí kinh doanh và chi phí bán hàng có giảm. Điều này có thể là do khâu nhập nguyên vật liệu hoặc do sản xuất chưa hết công suất tối đa. Do đó, em muốn làm đề tài Phân tích và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh để có thể tăng thêm lợi nhuận giúp công ty tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề này.

Page 51: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢOTài liệu tham khảo

1. Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2014-2015

2. Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam, bảng cân đối kế toán ngày

21/12/2015

3. Ths. Nguyễn Tiến Dũng – hướng dẫn thực tập tốt nghiệp chuyên ngành Quản trịKinh doanh.

4. Nguyễn Tiến Dũng (2015), Quản trị Marketing, Viện Kinh tế và Quản lý, TrườngĐại học Bách khoa Hà Nội.

5. Nghiêm Sĩ Thương, Giáo trình cơ sở quản trị tài chính, Bộ giáo dục và đào tạo

6. TS. Trương Đức Lực – ThS. Nguyễn Đình Trung, Giáo trình quản trị tác nghiệp,Trường Đại học Kinh tế quốc dân

7. Nghiêm Sĩ Thương, Giáo trình Nguyên lý kế toán, Nhà xuất bản giáo dục ViệtNam

Page 52: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam

18