phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

67
PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÀ RỦI RO MÔI TRƯỜNG - XÃ HỘI CỦA ĐẬP THỦY ĐIỆN – VỚI TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH LÀ NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH 2 TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO XANH (GREENID) Hà Nội, 8/2013

Transcript of phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

Page 1: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÀ RỦI RO

MÔI TRƯỜNG - XÃ HỘI CỦA ĐẬP THỦY ĐIỆN –

VỚI TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH LÀ NHÀ MÁY

THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH 2

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO XANH (GREENID)

Hà Nội, 8/2013

Page 2: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện
Page 3: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

i | P a g e

Lời giới thiệu

Nghiên cứu này được thực hiện bởi cán bộ và các chuyên gia của GreenID với sự tài trợ của UNDP

Báo cáo cuối cùng này đã nhận được đã được nhận xét và lần và những thông tin sử dụng trong báo

cáo này được hỗ trợ từ phía cán bộ UNDP, đặc biệt là từ ông Koos Neefjes và bà Tạ Thị Thanh

Hương, và các bên liên quan khác.

Các quan điểm được trình bày trong báo cáo là thuộc về các tác giả và không phản ánh quan điểm của

Liên Hợp Quốc, trong đó có UNDP, hoặc các tổ chức khác.

Danh sách chi tiết các tác giả chính tham gia vào quá trình viết báo cáo gồm:

TS. Đào Trọng Tứ

Giám đốc Trung tâm Phát triển Bền vững Tài nguyên Nước và Thích nghi với Biến đổi Khí hậu

Email: [email protected]

TS. Lê Anh Tuấn

Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu về Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ

Email: [email protected]

Lê Kim Thái

Chuyên gia độc lập

Email: [email protected]

Trần Đình Sính

Cán bộ dự án Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh

Email: [email protected]

Lâm Thị Thu Sửu

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội

Email: [email protected]

Ngụy Thị Khanh

Giám đốc Trung tâm Phát triển và Sáng tạo Xanh

Email: [email protected]

Hoang Thanh Binh

Cán bộ điều phối chương trình vận động chính sách

Email: [email protected]

Page 4: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

ii | P a g e

Danh sách các từ viết tắt

ĐTM Đánh giá tác động môi trường

Eo Điện lượng trung bình hàng năm

EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam

GreenID Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh

GoV Chính phủ Việt Nam

IFC Tổ chức Hợp tác Tài chính Quốc tế

kWh kilo Watt giờ

Bộ NN&PTNT Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn

BCT Bộ Công Thương

BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường

MW mega Watt

Ndb Công suất đảm bảo

Nlm Công suất lắp máy

QCVN Quy Chuẩn Việt Nam

TCXDVN Tiêu Chuẩn Xây Dựng Việt Nam

UNDP Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc

USD đôla Mỹ

VND Việt Nam đồng

Tỷ giá: USD 1 = 20.850 VND

Page 5: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

iii | P a g e

Mục lục

Lời giới thiệu ....................................................................................................................................... i Danh sách các từ viết tắt ..................................................................................................................... ii Danh sách các bảng ........................................................................................................................... iv Danh sách các hình ảnh ..................................................................................................................... iv Tóm tắt nội dung................................................................................................................................. v

PHẦN 1: PHÂN TÍCH CHI PHÍ RỦI RO MÔI TRƯỜNG – XÃ HỘI CỦA ĐẬP THỦY ĐIỆN ........ 1 1. Giới thiệu .................................................................................................................................... 2 2. Xem xét các rủi ro môi trường và xã hội trong thủy điện ........................................................... 5 3. Lỗ hổng trong chi phí đền bù tái định cư ................................................................................ 8

3.1 Giới thiệu .................................................................................................................................. 8 3.2 Thực trạng chưa tốt trong việc đền bù đất để xây dựng nhà máy thủy điện ............................. 9 3.3. Thực trạng chưa tốt trong phục hồi sinh kế cho người dân tái định cư ................................. 10 3.4 Rà soát cơ sở pháp lý về đền bù, hỗ trợ cho người dân tái định cư trong các dự án thủy điện

...................................................................................................................................................... 13 3.5 Giá trị đất cho tái định cư không được bao gồm ..................................................................... 15

4. Mất rừng ....................................................................................................................................... 20 4.1. Giới thiệu ............................................................................................................................... 20 4.2. Việc ước tính thấp giá trị của rừng bị mất ............................................................................. 20 4.3. Thực trạng tồn tại về trồng rừng và/ hoặc mở rộng rừng ....................................................... 22 4.4 Rà soát pháp lý về đền bù thiệt hại rừng và trồng rừng trong dự án thủy điện ....................... 23

5. Tác động tới đa dạng sinh học ...................................................................................................... 25 5.1 Tác động tiêu cực tới đa dạng sinh học................................................................................... 25 5.2 Đánh giá cơ sở pháp lý và đề xuất .......................................................................................... 27

6. An toàn đập ................................................................................................................................... 28 6.1 Giới thiệu chung ..................................................................................................................... 28 6.2 Những nhược điểm trong đánh giá rủi ro của lỗi đập và an toàn vận hành ............................ 28 6.3 Đánh giá cơ sở pháp lý về xây dựng, vận hành và an toàn đập thủy điện .............................. 29

7. Những lỗ hổng trong đánh giá tác động môi trường..................................................................... 32 8. Kết luận và đề xuất ....................................................................................................................... 33

8.1 Kết luận chung ........................................................................................................................ 33 8.2 Kiến nghị................................................................................................................................. 33

PHẦN 2 TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH: NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN SÔNG TRANH

2 35 I. Giới thiệu ....................................................................................................................................... 36 II. Thông tin cơ bản về Dự án Thủy điện Sông Tranh 2 ................................................................... 36 III. Rà soát tin tức báo chí về vấn đề Thủy điện Sông Tranh 2 ........................................................ 39 IV. Quản lý vận hành và an toàn đập................................................................................................ 41

IV.1 Sự cố rò rỉ nước ................................................................................................................. 41 IV.2 Động đất và hậu quả của động đất .................................................................................... 42

V. Phục hồi sinh kế ........................................................................................................................... 43 V.1 Chính sách đền bù được đề cập trong ĐTM của dự án thuỷ điện Sông Tranh 2 năm 2006

43 V.2 Công tác đền bù và hỗ trợ trên thực tế .............................................................................. 45

VI. Mất rừng và các tác động tiêu cực lên hệ sinh thái .................................................................... 48 VII. Kết luận ..................................................................................................................................... 49

Phụ lục 1: Dự toán chi phí và chi phí được đề xuất dựa vào nghiên cứu cho Thuỷ điện Sông Tranh

2 (triệu đồng) .................................................................................................................................... 51 Tài liệu tham khảo ............................................................................................................................ 57

Page 6: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

iv | P a g e

Danh sách các bảng

Bảng 1 - Tiềm năng kinh tế-kỹ thuật của thủy điện Việt Nam ............................................................... 4

Bảng 2 - Sự thay đổi trong sản xuất điện từ các nguồn năng lượng chính 2010-2030 (TWh) ............... 4

Bảng 3 - Các biện pháp giảm nhẹ rủi ro môi trường và xã hội được ghi trong báo cáo ĐTM của dự án

thủy điện Sông Tranh 2 với công suất 190 MW ....................................................................... 5

Bảng 4 - Giá điện trung bình khi sản xuất điện từ nguồn khác nhau tại Việt Nam ............................... 6

Bảng 5 - Tóm tắt các đánh giá của chuyên gia về khoảng cách chênh lệch về chi phí và dự toán chi

phí xã hội và môi trường trong các dự án thủy điện tại Việt Nam .......................................... 7

Bảng 6 - Đất bị lấy cho dự án thủy điện và số người người phải tái định cư.......................................... 8

Bảng 7 - Xem xét về mặt pháp lý vấn đề đền bù và trợ giúp những người dân tái định cư tại các công

trình thủy điện ........................................................................................................................ 16

Bảng 8 - Giá trị của rừng tại Việt Nam ................................................................................................. 21

Bảng 9 - Đền bù cho mất rừng trong một số dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh Lào Cai ..................... 22

Bảng 10 - Đánh giá pháp luật về đền bù thiệt hại rừng và tái trồng rừng trong các dự án thủy điện ... 24

Bảng 11 - Tóm tắt các tác động của đánh giá phát triển thủy điện lên đa dạng sinh học của lưu vực

sông ........................................................................................................................................ 26

Bảng 12 - Ý kiến của ba cán bộ lâm nghiệp của Vườn Quốc gia Hoàng Liên về tác động của dự án

thủy điện ................................................................................................................................. 26

Bảng 13 - Các thông số chính của công trình Thủy điện Sông Tranh 2 ............................................... 38

Bảng 14 - Ngân sách đền bù và tái đinh cư của việc xây dựng nhà máy thuỷ điện Sông Tranh 2, theo

ĐTM của dự án (2006) ........................................................................................................... 44

Bảng 15 - Chi phí môi trường và xã hội được báo cáo trong ĐTM của dự án thuỷ điện Sông Tranh 2

(EVN, 2006) với phương pháp giảm thiểu và chi phí môi trường ......................................... 46

Danh sách các hình ảnh

Hình 1 - Diện tích đất sản xuất cho người dân tái định cư so với đất trong khu dân cư cũ ở Hòa Bình,

Bản Vẽ, Yaly và dự án thủy điện Tuyên Quang ...................................................................... 10

Hình 2 - Chất lượng đất sản xuất cho người dân tái định cư so với khu đất cũ của họ ở Hòa Bình, Bản

Vẽ, Yaly và dự án thủy điện Tuyên Quang .............................................................................. 10

Hình 3 - Ý kiến của người dân tái định cư về đền bù và hỗ trợ tại các dự án thủy điện Hòa Bình, Bản

Vẽ, Yaly, Tuyên Quang (% số người được khảo sát) .............................................................. 11

Hình 4 - Ý kiến của người dân tái định cư về hỗ trợ phát triển sản xuất và phục hồi sinh kế tại Hòa

Bình, Bản Vẽ, Yaly và dự án thủy điện Tuyên Quang ............................................................ 12

Hình 5 - Ảnh hưởng của việc mất đi khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên rừng trong cuộc sống của

người dân tái định cư ở một vài dự án thủy điện ..................................................................... 12

Hình 6 - Công suất của các dự án thủy điện xây dựng trong các giai đoạn khác nhau ......................... 14

Hình 7 - Bản đồ thể hiện Thủy điện Sông Tranh 2 và các dự án thủy điện khác tại hệ thống sông Vu

Gia – Thu Bồn .......................................................................................................................... 37

Hình 8 - Hàng loạt các bài báo về các vấn đề của Thủy điện Sông Tranh 2 xuất hiện trên tin báo hàng

ngày .......................................................................................................................................... 39

Hình 9 - Nước rò rỉ từ đập thủy điện Sông Tranh 2, tháng Ba năm 2012 ............................................. 40

Page 7: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

v | P a g e

Tóm tắt nội dung

Thủy điện là một trong những nguồn cung cấp điện chính tại Việt Nam. Thủy điện có chi phí vận

hành thấp hơn so với sản xuất điện từ các nguồn năng lượng hóa thạch. Quy hoạch thuỷ điện nhằm

khai thác hết tiềm năng trước năm 2020 đã được Chính phủ Việt Nam thực hiện. Quy hoạch này đã

thu hút được sự đầu tư lớn từ phía Nhà nước và từ phía tư nhân từ giữa thập niên 2000. Do nhu cầu

điện của Việt Nam ngày càng tăng cao, mặc dù chi phí cho vận hành từ thuỷ điện thấp, nhưng sự phát

triển thủy điện cũng đang là là nguyên nhân gây ra những tác động tiêu cực, và vì vậy câu hỏi về

những rủi ro và chi phí về môi trường xã hội đang được nêu ra.

Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích rủi ro và chi phí môi trường, xã hội của các đập thủy điện, để sử

dụng cho quá trình lập chính sách về các nguyên nhân và mức độ rủi ro và chi phí môi trường và xã

hội của các đập thủy điện ở Việt Nam, thông qua phân tích các số liệu chung và đặc biệt là nghiên cứu

về thủy điện Sông Tranh 2 tại tỉnh Quảng Nam. Nghiên cứu này chỉ ra những thiếu sót trong tính toán,

quản lý và giảm bớt các rủi ro và chi phí môi trường xã hội của thủy điện. Ngoài ra, nghiên cứu này

cũng đánh giá và xem xét các chi phí liên quan đến tái định cư, chi phí cho diện tích rừng bị mất, mất

hệ sinh thái, chi phí đảm bảo an toàn đập và cơ sở pháp lý liên quan.

Liên quan đến chi phí cho tái định cư, cuộc sống của người dân dường như trở nên nghèo khổ hơn sau

đó. Chính phủ đã thực hiện chính sách “đất đổi đất” trong các hoạt động thu hồi đất kể từ những thập

niên 90, bao gồm cả các dự án thủy điện. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, diện tích đất được đền

bù với số lượng ít và chất lượng kém hơn so với diện tích đất đã bị lấy đi. Việc đền bù và hỗ trợ

không đủ cho người dân tái định cư để thực hiện các hoạt động nông nghiệp như trước trên mảnh đất

cũ của họ. Do đó, người dân trở nên nghèo hơn trước khi tái định cư. Hơn 56 % dự án thủy điện với

công suất hơn 30MW đã được khởi công trước 2009, sau khi có những quy định cụ thể hơn đã được

đưa ra và mức độ hỗ trợ cao hơn cho việc phục hồi sinh kế trong các khu tái định cư cho các dự án

thủy điện đã được ban hành. Tuy nhiên, giá đất tái định cư vẫn chưa được tính vào vốn đầu tư của dự

án thủy điện. Đó là những chi phí lớn có thể làm tăng đáng kể tổng chi phí đầu tư của các dự án thủy

điện

Các chi phí thực tế của việc mất rừng gây ra do thủy điện nhiều hơn so với những dự toán cho các

khoản đền bù trong Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM) của dự án thủy điện. Đặc biệt, giá trị của

các dịch vụ hệ sinh thái rừng bị mất đã không được xem xét. Một số lượng lớn người dân tái định cư

phá rừng để kiếm thêm thu nhập do sự đói nghèo. Chỉ có một số ít các kế hoạch tái trồng rừng (được

ghi nhận trong báo cáo ĐTM) đã được đưa vào thực hiện. Đây là hệ quả của tình trạng thiếu đất và

thiếu sự thực thi của chính quyền từ trung ương đến địa phương. Điều này dẫn đến nguy cơ mất rừng

và đa dạng sinh học nghiêm trọng, các trận lụt và hạn hán ở khu vực hạ lưu xảy ra nhiều hơn do độ

che phủ rừng bị suy giảm, và các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế phụ thuộc

vào rừng.

Những giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của thủy điện đến đa dạng sinh học chưa hoàn toàn phù

hợp. Hầu như tất cả các nhà máy thủy điện được thiết kế mà không tính đến đường di cư của cá hay

các loài động vật thủy sinh Ngoài ra môi trường sống bị mất do ngập lụt, và mất đất cho việc xây

dựng đập và tái định cư. Vấn đề săn trộm diễn ra nhiều hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các loài

động vật hoang dã. Những tác động của phát triển thủy điện đến đa dạng sinh học thường được đánh

giá thấp trong báo cáo ĐTM. Luật Đa dạng sinh học (2008) không đề cập đến phát triển thủy điện, và

do đó không bảo vệ được đa dạng sinh học trong các trường hợp xây dựng thủy điện. Số tiền dành cho

việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học khiến cho cho các dự án thủy điện có vẻ như

rẻ hơn so với thực tế, khi phát triển thủy điện làm tăng nguy cơ mất đa dạng sinh học gây gánh nặng

chi phí lớn cho môi trường và xã hội.

Sự an toàn của các đập thủy điện được đánh giá là thiếu đảm bảo. Nguy cơ gây ra động đất kích thích

thường không được tính toán đầy đủ. Các biện pháp an toàn thường không có và cách quản lý yếu

Page 8: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

vi | P a g e

kém do hệ thống pháp luật hiện hành. Ví dụ như, yêu cầu về năng lực kỹ thuật và tài chính của các

nhà xây dựng đập không được đề cập đến. Kết quả là, cuộc sống của con người, tài sản vật chất và

môi trường trong khu vực hạ lưu ẩn chứa nhiều nguy cơ, bao gồm thiệt hại nghiêm trọng và / hoặc

thiệt hại hoàn toàn xảy ra trong trường hợp vỡ đập.

Có những lỗ hổng trong các quy định pháp lý của ĐTM, trong đó một phần giải thích những điểm yếu

nêu trên trong việc tính toán và giảm nhẹ rủi ro môi trường và xã hội của dự án thủy điện. Các yêu

cầu pháp lý trong ĐTM không bao gồm các vấn đề chi tiết cụ thể về các khía cạnh quan trọng như

việc xây dựng các lựa chọn thay thế của dự án, phạm vi, độ chính xác dữ liệu và các nguồn, đánh giá

tác động và xây dựng các kế hoạch giảm thiểu, các tác động tích lũy về chuỗi các dự án thuỷ điện trên

cùng một con sông hoặc lưu vực. Ngoài những lỗ hổng trong ĐTM, việc thực thi cũng yếu, được

minh họa bằng ví dụ thực tế là ĐTM của đập Sông Tranh 2 đã được phê duyệt sau khi phê duyệt và

tiến hành công tác thi công công trình. Do đó, ĐTM không phải là một công cụ hữu ích để bảo vệ và

giảm thiểu các chi phí môi trường, xã hội và các rủi ro của dự án thủy điện.

Những cơ sở lý lẽ cụ thể được chứng minh thông qua trường hợp nghiên cứu của dự án thủy điện

Sông Tranh 2. Đây là dự án với công suất lắp đặt 190MW, nằm trên dòng chính của sông Tranh ở tỉnh

Quảng Nam, là một phần của hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn thuộc khu vực miền Trung của Việt

Nam. Hồ chứa của đập rộng 23,01 km2 và có 1046 hộ gia đình đã được tái định cư. Kể từ khi nhà máy

bắt đầu hoạt động vào năm 2012, nhiều vấn đề đã xảy ra như động đất, các vấn đề quản lý đập và rò rỉ

nước. Việc đền bù cho sinh kế bị mất là quá ít để đảm bảo một đời sống tốt và không có bất kỳ hỗ trợ

nào được đưa ra để tìm ra các nguồn sinh kế thay thế. Một số người cho rằng khu vực đất nông nghiệp

được đền bù không có hệ thống tưới tiêu để trồng trọt. Khi sinh kế của người dân không ổn định,

nhiều người dân tái định cư đã phá rừng trái phép để khai thác lâm sản và lấy đất làm canh tác. Nạn

phá rừng và suy thoái đa dạng sinh học ngày càng tăng do những người dân tái định cư gây ra đã góp

phần làm gia tăng tổng thiệt hại gây ra bởi dự án. Nhiều vấn đề tương tự cũng đã xảy ra ở Sông Tranh

2 theo các báo cáo.

Nhìn chung, thủy điện không hề rẻ theo tính toán như hiện nay bởi vì nhiều chi phí môi trường và xã

hội liên quan đến dự án thủy điện đã không được ước tính và đầu tư đầy đủ. Chi phí môi trường xã hội

bao gồm chi phí cho tái định cư và phục hồi sinh kế, đền bù đầy đủ cho diện tích rừng bị mất và các

tác động tiêu cực về đa dạng sinh học trực tiếp và gián tiếp gây ra bởi các dự án, cũng như đảm bảo an

toàn đập và giảm thiểu rủi ro. Sự thiếu hụt là do lỗ hổng trong các khuôn khổ pháp lý và những yếu

kém trong thực thi pháp luật. Và chính sự thiếu hụt này dẫn đến nguy cơ nghèo đói trong số những

người tái định cư, mất rừng tăng lên và xảy ra các tác động tiêu cực về đa dạng sinh học, gây tổn hại

đến môi trường và xã hội.

Nghiên cứu cho thấy rằng các kiến nghị sau đây cần được thực hiện để giải quyết các lỗ hổng, điểm

yếu để góp phần cho phát triển bền vững thủy điện ở Việt Nam: (1) đánh giá tất cả các chi phí môi

trường,xã hội và rủi ro cũng như chi phí giảm thiểu tác động tiêu cực của các đập mới và toàn bộ chi

phí bảo trì, giám sát và vận hành nhà máy thủy điện hiện có để giảm thiểu tác động, (2) thiết lập

chương trình cho người dân tái định cư phải di dời do tất cả các dự án thủy điện (3) quy định việc

thực hiện đánh giá tác động xã hội như một phần của quá trình phê duyệt, ngoài đánh giá tác động

môi trường; (4) thực hiện các quy định về tiền đền bù của nhà đầu tư đối với việc mất rừng và suy

thoái đa dạng sinh học do thủy điện; (5) cải thiện khung pháp lý cho việc đầu tư nhà máy thủy điện;

vận hành/quản lý hồ chứa/đập; an toàn đập và giải pháp giảm thiểu rủi ro; và quá trình thực thi, (6 )

giám sát việc thực hiện các chương trình vận hành liên hồ chứa và xem xét tác động của chúng và

những điều chỉnh phù hợp; (7) xem xét việc đánh giá đầy đủ các chi phí môi trường và xã hội bị ước

tính thấp và không được trả đầy đủ trong tổng chi phí đầu tư và vận hành thủy điện; (8) tăng cường

phát triển nguồn nhân lực trong các cơ quan chuyên môn như Bộ Công Thương và Sở Công Thương

của các tỉnh để cải thiện việc phê duyệt và giám sát các nhà máy thủy điện và vận hành hồ chứa.

Page 9: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

1 | P a g e

PHẦN 1: PHÂN TÍCH CHI PHÍ RỦI RO MÔI

TRƯỜNG – XÃ HỘI CỦA ĐẬP

THỦY ĐIỆN

Page 10: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

2 | P a g e

1. Giới thiệu

Thủy điện là một trong những nguồn điện chính ở Việt Nam. Do chi phí vận hành của thủy điện thấp

hơn các loại nhiên liệu hóa thạch, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng quy hoạch thủy điện sẽ đượckhai

thác hết tiềm năng nhất trước năm 2020. Giữa thập niên năm 2000, thủy điện đã và đang thu hút vốn

đầu tư của nhà nước và các doanh nghiệptư nhân.Thủy điện đã giúp giải quyết nhu cầu điện quốc gia

đang tăng cao. Tuy nhiên, sự phát triển thủy điện ở Việt Nam đã tác động tiêu cực đến xã hội và môi

trường sống của con người, điều này đã không được tính toán chi tiết trong tổng chi phí đầu tư của

thủy điện.

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm “phân tích chi tiết về chi phí và rủi ro môi trường xã hội của các đập

thủy điện, với trường hợp nghiên cứu điển hình là nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 để cung cấp thêm

thông tin cho quá trình lập chính sách tại Việt Nam về những nguyên nhân và các rủi ro, chi phí môi

trường xã hội của các đập thủy điện ở Việt Nam, thông qua phân tích số liệu tổng thể và nghiên cứu

chi tiết trường hợp nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 ở tỉnh Quảng Nam”.1

Nghiên cứu nhấn mạnh những thiếu sót chính trong việc tính toán, quản lý và giảm thiểu chi phí rủi ro

môi trường xã hội của thủy điện tại Việt Nam, nhằm mục đích hỗ trợ các khuôn khổ pháp lý, chẳng

hạn như phát triển Luật Bảo vệ Môi trường 2013-2014.

Các câu hỏi nghiên cứu chính:

1. Tổng quan về thủy điện, quản lý hồ chứa, xây dựng và vận hành đập tại Việt Nam như thế

nào?

2. Chi phí cho thủy điện tại Việt Nam (bao gồm cả chi phí môi trường và xã hội) là gì?

3. Các quy định pháp luật về việc giảm thiểu những chi phí và rủi ro của việc phát triển đập

thủy điện ở Việt Nam?

4. Nhà máy Thủy Điện Sông Tranh 2 được quản lý ra sao?

Thuật ngữ "chi phí môi trường và xã hội" là những chi phí tài chính đang được hoặc phải được chi trả

và hạch toán vào tổng đầu tư tài chính của việc vận hành các nhà máy và các dự án thủy điện. Những

thất bại hoặc những thiếu sót trong việc thanh toán tooàn bộ chi phí môi trường và xã hội trong các dự

án thủy điện gây ra những rủi ro đến môi trường và xã hội, bao gồm đói nghèo, mất rừng và các tác

động tiêu cực đến đa dạng sinh học. Nghiên cứu này cũng xem xét khả năng quản lý an toàn đập và

việc giảm bớt rủi ro vỡ đập thủy điện.

Nghiên cứu này chủ yếu sử dụng dữ liệu thứ cấp, tức là xem xét và phân tích các quy định và nghiên

cứu hiện có liên quan đến thủy điện tại Việt Nam. Chắc chắn, một vài nghiên cứu sẽ không thể khái

quát hết hết một số vấn đề, đặc biệt là việc mất rừng do phát triển thủy điện. Về các vấn đề này, báo

cáo nghiên cứu này ghi nhận những quan sát cho đến nay và sẽ đề nghị nghiên cứu sâu hơn. Báo cáo

này cũng sử dụng những thông tin hữu ích từ chuyến đi thực địa đến nhà máy thủy điện Sông Tranh 2

với phương pháp được sử dụng bao gồm quan sát và phỏng vấn bán cấu trúc với người dân địa

phương và các cơ quan ban ngành liên quan. Phần nghiên cứu Sông Tranh 2 sẽ được trình bày ở phần

2 và một số thông tin từ chuyến đi thực địa cũng sẽ được sử dụng ở phần 1- Nghiên cứu tổng thể.

1 UNDP & GreenID 2013: Thỏa thuận tài trợ quỹ dự án nhỏ cho các Hoạt động Hỗ trợ phi tín dụng dành cho

nghiên cứu: “Phân tích về các rủi ro và chi phí môi trường và xã hội của đập thủy điện, với nghiên cứu của nhà

máy thủy điện Sông Tranh 2”

Page 11: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

3 | P a g e

Bảng 1 và Bảng 2 dưới đây cung cấp các thông tin cơ bản về thủy điện và tiềm năng phát triển thủy

điện ở Việt Nam.

Các thông tin cơ bản về thủy điện ở Việt Nam

Lượng mưa trung bình là 1.600mm, dao động từ 700 đến 4000 mm mỗi năm trên các vùng khác

nhau ở Việt Nam.

Việt Nam có 2.360 lưu vực sông với chiều dài hơn 10 km . Trong số này, có 13 lưu vực sông với

diện tích trên 10.000 km2, bao gồm: Sông Hồng, Thái Bình, Bằng Giang-Kỳ Cùng, Mã, Cả, Vu

Gia - Thu Bồn, Ba, Đồng Nai, Cửu Long và 4 phụ lưu lớn của sông Hồng và Cửu Long, tức là Đà,

Lô, Sê San và Srêpôk. Các lưu vực sông lớn chảy qua các tỉnh. 10 trong 13 là con sông sông quốc

tế. Diện tích lưu vực bên ngoài lãnh thổ Việt Nam của 10 con sông lớn này hơn gấp 3,3 lần ở Việt

Nam.

Khối lượng nước do mưa trên lãnh thổ Việt Nam là 310-315 tỷ m3 năm. Khối lượng nước chảy từ

các quốc gia khác vào Việt Nam là 520-525 tỷ m3, tương đương khoảng 63% tổng lượng nước

mặt của 830-840 tỷ m3/năm (Dao TT et al. 2011 tr5-6).

Tính đến tháng 12 năm 2012, đã có 118 nhà máy thủy điện và các dự án đang vận hành, đang

được xây dựng hoặc đã quy hoạch với công suất của mỗi nhà máy từ 30 MW trở lên. Tổng công

suất lắp máy là 24.893 MW, bao gồm:

- 49 nhà máy thủy điện đang vận hành với tổng công suất là 11881 MW;

- 47 nhà máy thủy điện đang xây dựng với tổng công suất 5462 MW;

- 22 dự án thủy điện được đưa vào quy hoạch với tổng công suất 7411 MW2.

Trước năm 2006, Nhà nước, đặc biệt là EVN, là chủ đầu tư duy nhất của các dự án thủy điện ở

Việt Nam. Năm 2006, Nghị định 30/2006/QD-BCN3 đã được Chính phủ ban hành để điều chỉnh

các khoản đầu tư vào các dự án điện độc lập, bao gồm cả những khu vực tư nhân. Kể từ đó, ngày

càng nhiều các dự án thủy điện được đầu tư bởi các tổ chức tư nhân có vốn đầu tư tại Việt Nam,

mặc dù vậy Nhà nước vẫn là nhà đầu tư lớn nhất trong lĩnh vực này. Không có bất kỳ nhà đầu tư

nước ngoài trực tiếp đầu tư vào các dự án thủy điện tại Việt Nam.

Chương 2 mô tả các rủi ro môi trường và xã hội được xem xét bởi các nhà đầu tư, chủ dự án thủy điện

và các biện pháp giảm thiểu tác động, và chi phí giảm thiểu tác động, nếu có. Nó cung cấp cơ sở cho

những phân tích sâu hơn về sự thiếu sót trong tính toán, quản lý và giảm thiểu rủi ro môi trường và xã

hội của dự án thủy điện, bao gồm cả tái định cư, mất rừng, tác động tiêu cực về đa dạng sinh học, và

các khía cạnh của an toàn đập trong Chương 3, 4, 5 và 6. Phân tích bao gồm các ý kiến về khuôn khổ

pháp lý các vấn đề. Chương 7 phân tích những thiếu sót trong các yêu cầu về nội dung của báo cáo

ĐTM cho các dự án thủy điện, đó là một trong những nguyên nhân trực tiếp của các vấn đề nói trên.

Chương cuối cùng đưa ra một số kết luận và khuyến nghị.

2 Quy hoạch Phát triển Điện Việt Nam 5,6 & 7 và đánh giá của các tác giả

3 Từ năm 2007, Bộ Công Nghiệp và Bộ Thương mại đã sát nhập thành Bộ Công Thương

Page 12: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

4 | P a g e

Bảng 1 - Tiềm năng kinh tế-kỹ thuật của thủy điện Việt Nam

Lưu vực sông Công suất Điện lượng

(TWh)

Phân bổ

(MWh/km2)

Tỷ lệ (%)

Lô-Gâm-Chảy 1470 5,81 212 7,0

Đà 6960 26,95 1400 32,3

Mã 890 3,37 74 4,0

Cả 520 2,09 147 2,5

Vũ Gia-Thu Bồn 1120 4,29 475 5,1

Trà khúc-Hương 480 2,13 531 2,6

Ba 670 2,70 150 3,2

Se San 1980 9,36 700 11,2

Srepok 700 3,32 143 4,0

Đồng Nai 2870 11,64 436 14,0

10 lưu vực sông chính 17660 71,67 423 85,9

Toàn bộ lãnh thổ 20560 83,42 250 100

Nguồn: Dao T. T., et al. 2011 tr44

Bảng 2 - Sự thay đổi trong sản xuất điện từ các nguồn năng lượng chính 2010-2030 (TWh)

Sản xuất (TWh) 2010 2020 2030

Năng lượng tái tạo 4,3 14,9 41,7

Thủy điện 23,8 64,7 64,6

Khí đốt 38,0 66,0 73,0

LNG 7,3 13,2 27,1

Than 16,5 154,4 392,0

Dầu và diezen 1,8 0,0 0,0

Hạt nhân 0,0 6,9 70,2

Nhập khảu 5,6 9,9 26,4

Tổng 97,3 330,0 695,0

Nguồn: Hình 25 trong Liên Hợp Quốc-Việt Nam (2013), dựa trên các nguồn tiếng Việt chính thức, bao gồm cả

SRV (2011)

Page 13: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

5 | P a g e

2. Xem xét các rủi ro môi trường và xã hội trong thủy điện

Bảng 3 liệt kê các chi phí môi trường và xã hội như đã được miêu tả trong Đánh giá Tác động Môi

trường của các dự án thủy điện, cũng như biện pháp giảm thiểu rủi ro để giải quyết các tác động tiêu

cực của đập.

Bảng 3 - Các biện pháp giảm nhẹ rủi ro môi trường và xã hội được ghi trong báo cáo ĐTM của

dự án thủy điện Sông Tranh 2 với công suất 190 MW

Rủi ro Các biện pháp giảm nhẹ ĐTM Các chi phí giảm thiểu

Sông Tranh 2 (triệu đồng)

I. Rủi ro môi trường

Thay đổi bề mặt địa chất khu vực Quản lý xây dựng n/a

Ô nhiễm không khí Quản lý xây dựng 8,77

Ô nhiễm tiếng ồn Quản lý xây dựng 3,45

Ô nhiễm bụi Quản lý xây dựng n/a

Ô nhiễm nước Quản lý xây dựng n/a

Ô nhiễm chất thải Xử lý và kiểm soát chất thải 60

Tác động đến hệ thực vật Nghiêm cấm việc chặt phá rừng,

săn bắn động vật hoang dã, đánh

cá bằng điện và hóa chất

Tái trồng rừng

33,6 Tác động đến khu hệ động vật

hoang dã

Tác động đến hệ thuỷ sinh và cá

Mất rừng 1276,7

Thay đổi dòng chảy sông Đảm bảo dòng chảy tối thiểu của

đập trong mùa khô n/a

Phù sa làm đầy hồ chứa n/a

Thay đổi chất lượng nước ở hồ

chứa

17,64

Chất lượng nước thải từ các nhà

máy thủy điện đến sông

Mất nước qua đập

Tăng cường khả năng chống thấm

nước của thân đập n/a

Tác động tới khả năng xâm thực

và tái tạo bờ hồ chứa

Bảo vệ rừng và trồng rừng xung

quanh hồ chứa 120

Động đất kích thích do việc xây

dựng nhà máy thủy điện

n/a (Không thường xuyên xem

xét ở bất kỳ nhà máy thủy điện)

n/a

Tổn thất tài nguyên khoáng sản

lòng hồ

Thu thập các khoáng sản trước

khi tích nước n/a

Bệnh lây nhiễm từ nguồn nước n/a n/a

II. Rủi ro xã hội

Tái định cư của người dân địa

phương

Đầu tư đền bù để xây dựng các

khu tái định cư

Hỗ trợ cho việc khôi pục sinh kế

của người dân tái định cư 488493,94

Thiệt hại về tài nguyên và nguyên

vật liệu

Đền bù

Di dân và sự thay đổi sinh kế của

người dân

Hỗ trợ cho viêc phục hồi sinh kế

của người dân tái định cư

Cháy nổ Quản lý an toàn 5.000

Page 14: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

6 | P a g e

Rủi ro Các biện pháp giảm nhẹ ĐTM Các chi phí giảm thiểu

Sông Tranh 2 (triệu đồng)

Tai nạn lao động Quản lý an toàn lao động n/a

An ninh và dịch bệnh Biện pháp kiểm soát và chăm sóc

sức khỏe 210

An toàn đập Thực hiện các tiêu chuẩn Việt

Nam về xây dựng công trình thủy

văn

Lắp đặt hệ thống quan trắc đập

50

Nguồn: EVN 2006 Số 1, EVN 2006 số 2

Bảng 3 cũng cung cấp các chi phí giảm thiểu được ước tính cho các nhà máy thủy điện Sông Tranh 2

cho các hạng mục (điều này sẽ được thảo luận sâu hơn trong phần 2). Bảng này chỉ ra các lỗ hổng và

đề xuất về việc tính toán chi phí thủy điện không kết hợp đầy đủ các chi phí và rủi ro môi trường và

xã hội, tạo điều kiện phân tích sâu hơn về những thiếu sót trong việc tính toán chi phí môi trường và

xã hội của thủy điện trong các phần sau của nghiên cứu này.

Dựa vào Bảng 4 cho thấy thủy điện ở Việt Nam thường được tính toán rẻ hơn so với các nguồn phát

điện khác như nhà máy nhiệt điện, khí đốt và chạy dầu.

Bảng 4 - Giá điện trung bình khi sản xuất điện từ nguồn khác nhau tại Việt Nam

Loại năng lượng Đầu tư cố

định Nhiên liệu

Quản lý và vận

hành

Tổng chi phí

(US Cent/kWh)

Thủy điện 3,5 -- 0,2 3,7

Than 2,0 4,2 0,8 7,0

Than đá Trung Quốc 1,2 4,3 1,0 6,5

Khí ga tổng hợp 1,2 6,7 0,4 8,3

Tua bin khí 2,6 9,0 0,7 12,3

Diezen 1,6 30,0 1,0 32,6

Nguồn: Dapice D., 2008 tr8

Ngân sách hoặc chi phí cho các biện pháp giảm thiểu tác động thay đổi từ dự án này đến dự án khác,

tùy thuộc vào các yếu tố như vị trí, tình hình môi trường và xã hội địa phương, sự sẵn sàng chi trả của

các nhà đầu tư, và thực thi của chính quyền địa phương. Các chi phí phát sinh, và các chi phí không

được lên tính toán để giảm thiểu các tác động và rủi ro tiêu cực xã hội và môi trường của các dự án

thủy điện cũng khác nhau.

Bảng 5 cho thấy đánh giá chủ quan của các chuyên gia về những khoảng cách chênh lệch lớn trong

việc đánh giá chi phí và giảm thiểu cho tất cả rủi ro, tác động xã hội và môi trường trong các dự án

thủy điện tại Việt Nam. Khoảng cách chênh lệch về chi phí là sự khoản chi phí đã được lên kế hoạch

để giảm thiểu tác động đã đề cập trong báo cáo ĐTM của dự án thủy điện và các chi phí cần thiết để

giảm thiểu tất cả các chi phí và rủi ro liên quan.Khoảng cách chênh lệch về các chi phí đã được xếp

theo thứ tự. Các chuyên gia đã xếp hạng, khoảng cách chênh lệch chi phí lớn nhất là số 10 và số 1 là

khoảng cách nhỏ nhất. Trong nghiên cứu này, mỗi chuyên gia đã ước tính rằng khoảng cách chênh

lệch về chi phí theo kích thước và vị trí.

Những nhược điểm trong việc đánh giá tác động và rủi ro môi trường và xã hội của các dự án thủy

điện được phân tích rõ hơn trong Chương 3, 4, 5, 6 và 7. Những chương này sẽ cung cấp bằng chứng

Page 15: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

7 | P a g e

cho các quan điểm được thể hiện bởi các chuyên gia trong Bảng 5 về mười khoảng cách chênh lệch

chi phí. Các kết luận và khuyến nghị sẽ được đề cập trong Chương 8.

.

Bảng 5 - Tóm tắt các đánh giá của chuyên gia về khoảng cách chênh lệch về chi phí và dự toán

chi phí xã hội và môi trường trong các dự án thủy điện tại Việt Nam

Khoảng cách chênh lệch chi phí: 1 = thấp nhất, 10 = cao nhất/ mức độ chi phí

Trần

Đình

Sính

Lê Anh

Tuấn

Đào

Trọng

Tứ

Lâm

Thị Thu

Sửu

Ngụy

Thị

Khanh

I. CÁC CHI PHÍ KHÔNG BAO GỒM TRONG CÁC ĐTM

Đất cho tái định cư 10 10 10 10 10

Các chi phí dịch vụ môi trường của diện tích

rừng bị đốn cho việc xây dựng các nhà máy

thủy điện

10 10 10 10 10

Giảm nhẹ các tác động tiêu cực về đa dạng

sinh học, đặc biệt là chống săn bắn động vật

hoang dã

10 10 10 10 10

Ngăn ngừa việc phá thêm diện tích rừng liên

quan tới xây dựng các nhà máy thủy điện 10 10 10 10 10

II. CÁC CHI PHÍ ĐÃ BAO GỒM TRONG CÁC ĐTM NHƯNG KHÔNG ĐỦ

Đền bù đất cho người dân tái định cư 5 1 6 1 3

Phục hồi sinh kế cho người dân tái định cư

- Hỗ trợ phát triển nông và lâm nghiệp

cho các khu vực tái định cư 5 2 4 2 3

- Dạy nghề cho người dân tái định cư 5 6 4 6 5

- Tạo việc làm cho người dân tái định

cư 5 4 2 6 5

Tái trồng rừng 2 5 6 4 6

Thực hiện các chương trình và biện pháp phù

hợp để đảm bảo an toàn đập 1 3 1 4 1

Page 16: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

8 | P a g e

3. Lỗ hổng trong chi phí đền bù tái định cư

3.1 Giới thiệu

Chương này phân tích các lỗ hổng chi phí liên quan đến tái định cư. Chương này xem xét khung pháp

lý về đền bù và tái định cư của các dự án thủy điện và chứng minh rằng những lỗ hổng trong thực tế là

kết quả của việc thực thi cơ sở pháp lý còn thiếu xót.

Diện tích đất cho việc xây dựng các dự án thủy điện là rất rộng lớn và vì vậy cần thiết phải di chuyển

nhiều hộ gia đình đến các khu vực khác (nghĩa là tái định cư; xem Bảng 6). Các nhà đầu tư thủy điện

tại Việt Nam, tuy nhiên, không chi trả nhiều cho việc đền bù và tái định cư. Vì vậy trong chương này

sẽ cho thấy, lỗ hổng lớn nhất là chi phí đền bù đất dành cho việc xây dựng nhà máy thủy điện và phục

hồi sinh kế của người dân tái định cư tại khu tái định cư. Ngoài ra, giá trị đất dành cho khu tái định cư

cũng không được tính toán đầy đủ như chi phí của các dự án thủy điện.

Bảng 6 - Đất bị lấy cho dự án thủy điện và số người người phải tái định cư

Thủy điện Đất dành cho các dự án thủy

điện (ha) Số người tái định cư

Thác Bà 23.400 30.000

Hòa Bình 75.000 89.720

Sơn La 23.333 91.100

Huội Quảng 4.558 6.459

Bản Chát 8.186 15.738

Lai Châu 4.143 6.579

Tuyên Quang 8.000 23.630

Bản Vẽ 5.492 13.790

A Vương 941 1.582

Sông Tranh 2 2.900 4.300

Yaly 6.450 24.610

Pleikrong 5.328 6.000

Nguồn: CODE 2010 tr19

Page 17: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

9 | P a g e

3.2 Thực trạng chưa tốt trong việc đền bù đất để xây dựng nhà máy thủy điện

Chi phí cho tái định cư và đền bù cho người dân tái định cư trong các dự án thủy điện thường bao

gồm:

Đền bù đất và tổn thất vật chất trong khu vực giải phóng mặt bằng để xây dựng nhà máy

thủy điện và hồ chứa;

Đầu tư xây dựng khu tái định cư;

Hỗ trợ cho người dân tái định cư; và

Chi phí cho các cuộc khảo sát, báo cáo và quản lý thực hiện.

Tuy nhiên, những người dân không tự nguyện tái định cư trong nhiều dự án thủy điện ở Việt Nam đã

không nhận đủ tiền đền bù diện tích đất của họ bị sử dụng để xây dựng nhà máy thủy điện. Nhiều

người nhận được ít đất hơn và chất lượng đất xấu hơn so với đất trước đây của họ, ảnh hưởng nghiêm

trọng đến khả năng phục hồi sinh kế dựa vào sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp.

Trước khi ban hành Luật Đất đai năm 1993, chưa có một quy định cụ thể nào về đền bù đất bị Nhà

nước trưng dụng. Theo Luật Đất đai năm 1993, quy định tại Điều 27 rằng Nhà nước sẽ đền bù cho

người dân và các tổ chức khi họ bị thu hồi đất đai. Nghị định 90/1994/CP ban hành ngày 17 tháng 8

năm 1994 quy định cụ thể hơn về các biện pháp đền bù, đặc biệt là đền bù chính sách “đất đổi đất.”

Nguyên tắc là nếu Nhà nước quyết định lấy đất sử dụng cho mục đích khác, Nhà Nước sẽ đền bù cho

người dân mảnh đất khác, với kích thước, chất lượng và giá trị như mảnh đất cũ . Nếu không thể giao

đất tái định cư đáp ứng đúng tiêu chuẩn, họ phải trả phần chênh lệch bằng tiền mặt cho những người

tái định cư. Từ năm 1994, chính sách đền bù “đất đổi đất” đã trở thành một nguyên tắc cốt lõi cho vấn

đề đền bù trong trường hợp đất do nhà Nhà nước thu hồi, bao gồm cả phát triển thủy điện.

Hầu hết các dự án thủy điện được triển khai sau năm 1994 đã thực hiện nguyên tắc đền bù đất đổi đất.

Tuy nhiên, số lượng đất đai đền bù cho người tái định cư đền bù thường ít và chất lượng đất xấu hơn

so với đất đã bị thu hồi. Thiếu đất, đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp chất lượng tương tự với đất đã

bị thu hồi cho xây dựng thủy điện, chính là vấn đề chính của thực trạng nói trên.

Một số nghiên cứu cũng đã chứng minh cho điều này. Một nghiên cứu thực hiện vào năm 2010 về

cuộc sống và sinh kế trong các khu tái định cư của bốn nhà máy thủy điện lớn, trong đó có Hòa Bình,

Bản Vẽ, Yali và Tuyên Quang, cho thấy 79% người tái định cư được cấp đất ít hơn đất cũ của mình.

Đặc biệt, 83% nhận được ít đất nông nghiệp và 77% nhận đất nông nghiệp có chất lượng kém hơn so

với trước đó, như thể hiện trong Hình 1 và Hình 2.

Trong năm 2009, một nghiên cứu về khu tái định cư của các dự án thủy điện trong hệ thống sông Vu

Gia - Thu Bồn trong tỉnh Quảng Nam kết luận: "Đất được đền bù không màu mỡ như khu vực đất

trước đây. Những vùng đất này rất dốc, ở khu vực có độ dốc, từ 10o đến 25

o, rất khó khăn cho canh

tác. San lấp mặt bằng ở những khu vực này [được tiến hành bởi các nhà đầu tư thủy điện và/hoặc

chính quyền địa phương] là không đủ bởi vì khu vực san lấp không gần sông suối, vì vậy rất khó để

xây dựng hệ thống thủy lợi cung cấp nước cho đồng ruộng, và các khoản đầu tư cho những mảnh đất

trồng lúa là lớn hơn nhiều so với khả năng tài chính của người dân tái định cư "(Đoàn T., 2009 tr40).

Những nghiên cứu chỉ ra rằng những người tái định cư trong các dự án thủy điện lớn nhận được ít đất

và chất lượng kém hơn đất ở nơi ở cũ của họ. Vì những người dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất

nông nghiệp cho sinh kế của họ, nên việc mất đất ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của họ.

Page 18: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

10 | P a g e

Hình 1 - Diện tích đất sản xuất cho người dân tái định cư so với đất trong khu dân cư cũ ở Hòa

Bình, Bản Vẽ, Yaly và dự án thủy điện Tuyên Quang

kém hơn83%

Lớn hơn3%

Như trước5%

Không biết9%

So sánh diện tích đất sản xuất được đền bù cho người dân tái định cư với khu đất cũ của họ

Nguồn: CODE 2010 tr.74

Hình 2 - Chất lượng đất sản xuất cho người dân tái định cư so với khu đất cũ của họ ở Hòa

Bình, Bản Vẽ, Yaly và dự án thủy điện Tuyên Quang

Tệ hơn77%

Tốt hơn3%

Giống14%

Không biết6%

Nguồn: CODE 2010 tr.75

3.3. Thực trạng chưa tốt trong phục hồi sinh kế cho người dân tái định cư

Lỗ hổng về đền bù đất đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống của người dân tái định cư những người

sống chủ yếu dựa vào đất sản xuất nông nghiệp. Họ không thể tiếp tục các hoạt động nông nghiệp cũ

của họ tại những khu vực mới, vì các nguồn nước và các điều kiện khác rất khác so với khu ở cũ của

họ. Mặc dù các nhà đầu tư phải trả thêm tiền cho phần chênh lệch diện tích đất và tiền hỗ trợ bổ sung

cho người tái định cư để bắt đầu hoạt động nông nghiệp trong khu tái định cư mới, nhưng sự hỗ trợ

Page 19: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

11 | P a g e

thường là không đủ cho người dân tái định cư có cuộc sống như trước đây và thu nhập không đáng kể

so với tình trạng của họ trước khi tái định cư.

Vấn đề này đã được nêu ra trong một số nghiên cứu. Năm 2006, một nghiên cứu về thực trạng tại khu

vực tái định cư của dự án thủy điện Sơn La đã kết luận rằng “Vì khan hiếm đất đai nên một số người

dân bị ảnh hưởng đã di chuyển đến nơi đất đã có sẵn, ngay cả khi nó là rất xa và có cấu trúc đất

hoàn toàn khác biệt. Điều này dẫn đến tình trạng bấp bênh và những thay đổi lớn trong sinh kế.

Nhiều người sẽ không thể canh tác các loại cây trồng như họ đã trồng trước đây và phải đòi hỏi có kỹ

thuật canh tác mới ... Các hộ gia đình phụ thuộc vào đánh bắt cá và chèo thuyền bây giờ phải đối mặt

với rủi ro lớn hơn của sự bần cùng hóa khi bị buộc phải di chuyển đến thượng nguồn xa hơn hoặc xa

khỏi con sông. Việc này sẽ lấy đi của họ nhiều thời gian hơn để điều chỉnh cuộc sống; hoặc tệ hơn

nữa, để tìm kiếm sinh kế hoàn toàn khác"(VUSTA 2006 tr25 & 26).

Nghiên cứu năm 2010 về cuộc sống và sinh kế trong các khu tái định cư của bốn nhà máy thủy điện

lớn, bao gồm Hòa Bình, Bản Vẽ, Yali và Tuyên Quang cũng đã báo cáo tình trạng hỗ trợ không đủ

cho người dân tái định cư để phục hồi sinh kế của họ trong khu vực tái định cư của dự án thủy điện

lớn. “Khảo sát thực tế về tình hình chung của việc đền bù trong nhiều dự án tái định cư trong khu vực

thủy điện cho thấy rằng việc đền bù là không đủ để đảm bảo phục hồi và cải thiện sinh kế và giá trị

tương đương hoặc thay thế cho người dân để mua lại đất sản xuất và thay đổi công việc. Hoạt động

kinh tế của phần lớn các cộng đồng tái định cư không tự nguyện dựa vào nông nghiệp và lâm nghiệp.

Nhưng hầu hết các dự án tái định cư không có đủ đất, bao gồm cả đất cư trú và sản xuất, để tiến hành

đền bù đất đổi đất. Kết quả là, trong nhiều dự án, một phần đất sản xuất phải được đền bù bằng tiền.

Ở một số nơi, không được đền bù đất, người dân tái định cư phải thay đổi cách làm ăn, ví dụ trong

các dự án thủy điện Pleikrông, Tuyên Quang, Sông Tranh 2, việc không được đền bù đất đã làm giảm

nguồn sinh kế chủ yếu dựa vào nông nghiệp của người dân và ảnh hưởng lớn đến phục hồi sinh kế

sau quá trình tái định cư ban đầu”(CODE 2010 tr58). Điều này được minh họa trong Hình 3,

Hình 4 và Hình 5

Hình 3 - Ý kiến của người dân tái định cư về đền bù và hỗ trợ tại các dự án thủy điện Hòa Bình,

Bản Vẽ, Yaly, Tuyên Quang (% số người được khảo sát)

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Hoa Binh

Ban Ve Yaly Tuyen Quang

Quan điểm của người dân tái định cư về bồi thường trong các dự án thủy điện (% số người được khảo sát)

No opinion

Happy

Not happy

Nguồn: Số liệu từ CODE 2010 p6, biểu đồ được vẽ bởi tác giả

Page 20: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

12 | P a g e

Hình 4 - Ý kiến của người dân tái định cư về hỗ trợ phát triển sản xuất và phục hồi sinh kế tại

Hòa Bình, Bản Vẽ, Yaly và dự án thủy điện Tuyên Quang

90,2

49,7

89,1

3,5

19,4

5,86,3

30,9

5,1

Ban Ve Yaly TuyenQuang

Ý kiến của người dân tái định cư về việc hỗ trợ sản xuất

và phục hồi sinh kế (% người dân được khảo sát)

Not happy Happy No opinion

Nguồn: số liệu từ CODE 2010 tr 84, biểu đồ được vẽ bởi tác giả

Hình 5 - Ảnh hưởng của việc mất đi khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên rừng trong cuộc

sống của người dân tái định cư ở một vài dự án thủy điện

Vô cùng tiêu cực

45%

Tiêu cực32%

Không quan trọng 23%

Ảnh hưởng của việc mất đi khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên rừng trong cuộc sống của người dân tái định cư (%số người được khảo sát)

Nguồn: Số liệu từ CODE 2010 tr86, biểu đồ được vẽ bởi tác giả

Các kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng cuộc sống của người dân tái định cư đã trở nên khó khăn hơn

vì mất sinh kế quen thuộc của mình và việc thất bại trong việc tạo ra sinh kế tương tự tại khu tái định

cư do thiếu đất và điều kiện tự nhiên khác nhau. Người dân tái định cư, do đó, cần hỗ trợ để thay đổi

cách thức mới để kiếm sống, thông qua đào tạo nghề, các chương trình tạo công ăn việc làm và ví dụ

Page 21: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

13 | P a g e

như hỗ trợ lương thực trong một thời gian để họ có thể kiếm sống cho đến khi họ có công ăn việc làm

bền vững trong khu tái định cư.

Các hoạt động hỗ trợ cho việc khôi phục và tạo sinh kế cho người dân tái định cư trong nhiều

dự án thủy điện chưa đáp ứng được nhu cầu. Người dân tái định cư thường nhận được hỗ trợ

lương thực tương đương với 30 kg gạo mỗi người mỗi tháng trong 1-2 năm và hỗ trợ sản xuất

nông nghiệp, bao gồm giống, phân bón và thuốc trừ sâu, cho hai mùa vụ đầu tiên. Khoảng

thời gian đó là quá ngắn so với các các điều kiện khó khăn được đề cập phía trên tại các khu

đất sản xuất trong vùng tái định cư. Trong một số trường hợp, người dân tái định cư có thể tham

gia các khóa đào tạo nghề miễn phí nhưng các khóa đào tạo không kèm theo các chương trình tạo việc

làm ổn định cho người dân tái định cư. Do đó, họ không thể sử dụng các kỹ năng mới học được.

Những hỗ trợ không đủ để phục hồi hoặc đổi mới sinh kế của họ. Họ có nguy cơ bị bần cùng hóa do

mất sinh kế quen thuộc và thất bại trong việc kiếm sinh kế mới.

Những lỗ hổng trong đền bù thiệt hại đất đai và hỗ trợ phục hồi sinh kế đã làm cho cuộc sống của

người dân tái định cư trong nhiều dự án thủy điện ở Việt Nam trở nên khó khăn hơn. Đó là những chi

phí lớn cho người dân tái định cư mà cần phải được tính vào chi phí đầu tư cuối cùng của dự án thủy

điện. Những lỗ hổng này đã hạn chế chi phí đầu tư của nhà máy thủy điện và gánh nặng lại đè lên vai

của những người tái định cư.

3.4 Rà soát cơ sở pháp lý về đền bù, hỗ trợ cho người dân tái định cư trong các dự án thủy điện

Năm 1994, Nghị định đầu tiên quy định về nguyên tắc đền bù đất đổi đất trong trường hợp thu hồi đất

do Nhà nước đã được ban hành, sau khi ban hành Luật Đất đai năm 1993. Kể từ đó, nguyên tắc đền

bù đất đổi đất đã đóng vai trò quan trọng trong các Quyết định và Nghị định về đền bù đất cho phát

triển thủy điện. Sáu Nghị định và Quyết định về tái định cư và phục hồi sinh kế cho người dân tái định

cư đã được ban hành. Việc xem xét cơ sở pháp lý này tập trung vào việc so sánh các quy định về đền

bù, hỗ trợ, chủ yếu là trong việc khôi phục sinh kế của người dân tái định cư, và cho thấy rằng việc di

dời dân không tự nguyện ở các dự án thủy điện trước đó nhận được ít đền bù cho việc tịch thu đất đền

bù và ít hỗ trợ cho phục hồi sinh kế so với các dự án thuỷ điện sau năm 2009.

Nghị định 90-CP về việc đền bù đất đổi đất được ban hành bởi Chính phủ ngày 17 tháng 8 năm 1994,

một nguyên tắc quan trọng áp dụng trong các trường hợp thu hồi đất của Nhà nước, bao gồm cả phát

triển thủy điện. Nguyên tắc là nếu Nhà nước quyết định lấy đất sử dụng cho những mục đích khác,

Nhà nước phải đền bù đất với kích thước, chất lượng và giá trị tương đương với đất đã tịch thu. Nếu

họ không thể giao đất tái định cư đáp ứng đúng tiêu chuẩn, họ sẽ phải trả phần chênh lệch bằng tiền

cho những người tái định cư4. Tuy nhiên, Nghị định 90-CP không bao gồm các nguyên tắc về tái định

cư và hỗ trợ phục hồi sinh kế của người dân có đất bị tịch thu.

Nghị định đầu tiên về tái định cư đã không được ban hành cho đến năm 1998. Trước thời điểm này,

tái định cư cho các dự án thủy điện chủ yếu theo mô hình di ven, có nghĩa là người dân ở khu vực bị

ảnh hưởng bởi các hồ thủy điện phải di chuyển đến vùng đất cao hơn trong cùng một khu vực khi các

hồ chứa bắt đầu tiếp nhận nước, tức là không có chương trình tái định cư. Người dân địa phương tự

tìm vùng đất mới để ở và trồng trọt. Một ví dụ điển hình chính là tái định cư trong dự án thủy điện

Hòa Bình giai đoạn 1979-1989. Chính phủ đã chi trả đền bù cho những người tái định cư nhưng lại

không có một chương trình tái định cư cho dự án. Dự án này đã làm ngập 75.000 ha và buộc 89.720

người dân di chuyển ra khỏi nhà cửa và đất đai của họ. Hầu hết những người chuyển đến sống ở khu

vực gần hồ chứa, trong khi một số di chuyển đến các khu vực mới. Khoản đền bù được chi trả không

đủ để cho những người này bắt đầu một cuộc sống mới trong các khu vực mới (CODE 2011 trang 28).

4 Quy định về đền bù đất công cho các mục đích phòng thủ quốc gia, an ninh quốc gia, lợi ích quốc gia và lợi

ích công cộng, được đi kèm với Nghị định 90-CP, điều 6

Page 22: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

14 | P a g e

Trong năm 1998, Nghị định 22/1998/NĐ-CP về đền bù thiệt hại khi Nhà nước tịch thu đất vào mục

đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng được ban hành. Sau đó Nghị định này

được kèm theo bốn Nghị định và Quyết định khác về tái định cư và hỗ trợ cho người dân tái định cư

các dự án thủy điện. Những nội dung chính được xem xét trong Bảng 7.

Một đánh giá và so sánh các nội dung chủ yếu trong sáu Nghị định và Quyết định của chính phủ được

liệt kê trong Bảng 7 cho thấy những cải thiện đáng kể trong khuôn khổ pháp luật về tái

định cư và hỗ trợ cho người dân tái định cư trong các dự án thủy điện sau năm 2009. Trong giai đoạn

2009 - 2012, Nghị định 69/2009/NĐ-CP, Quyết định 34/2010/QD-TTg và Nghị định 52/2012/ND-CP

được ban hành. Các Nghị định này bao gồm các quy định cụ thể về mức độ cao và cụ thể hơn về hỗ

trợ cho việc phục hồi sinh kế trong khu tái định cư của các dự án thủy điện. Đặc biệt là Nghị định

69/2009/NĐ-CP quy định những hỗ trợ đáng kể về thay đổi nghề nghiệp cho những người có đất nông

nghiệp bị tịch thu.

Nhìn chung, những người bị ảnh hưởng bởi các dự án thủy điện xây dựng trước năm 2009 không

được hưởng lợi từ các quy định mới. Họ đã nhận được đền bù và hỗ trợ ở mức thấp hơn so với các hộ

bị ảnh hưởng bởi dự án đã được phê duyệt và bắt đầu sau năm 2009. Nếu tất cả thực hiện theo quy

định về tái định cư được ban hành 2009-2012, chi phí cho tái định cư sẽ cao hơn đáng kể.

Hình 6 cho thấy rằng có đến 56% số dự án thủy điện trên 30MW đã được xây dựng trước năm 2009.

Việc thực thi không tốt về đền bù và hỗ trợ cho người dân tái định cư trong các dự án thủy điện là một

hệ quả trực tiếp do thiếu xót cơ sở pháp lý, đặc biệt là khung cơ sở pháp lý trước đây.

Hình 6 - Công suất của các dự án thủy điện xây dựng trong các giai đoạn khác nhau

Thời gian

Công suất

tương ứng

(MW)

Trước 1998 4118,5

1999 -

2003 1568,6

2004 –

2008 8113,5

Sau 2009 10970,7

Tổng cộng 24771,3

Nguồn: Đánh giá các dự án thuỷ điện của tác giả

Mức đền bù cho diện tích đất bị lấy và hỗ trợ cho người dân tái định cư bị ảnh hưởng bởi dự án thủy

điện và phục hồi sinh kế trong các khu vực mới đã không được tính toán và chi trả đầy đủ trong hầu

hết các dự án thủy điện. Đây là kết quả của những lỗ hổng trong các quy định pháp lý của vấn đề này.

Các lỗ hổng này đã được cải thiện một phần từ năm 2009, nhưng phần lớn các dự án thủy điện đã

được phê duyệt và thực hiện trước đó. Vì thế, nhiều người không được hưởng lợi từ những thay đổi

trong các quy định về đền bù thiệt hại. Việc thực thi không tốt về đền bù và hỗ trợ cho những người bị

mất đất trong các dự án thủy điện có thể dẫn đến gia tăng đói nghèo và nạn phá rừng ở những người

tái định cư.

Page 23: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

15 | P a g e

3.5 Giá trị đất cho tái định cư không được bao gồm

Chính phủ và chính quyền địa phương đưa ra các quyết định để lấy đất xây dựng thủy điện. Họ sẽ

phải giao đất trong các khu vực khác cho tái định cư và tái trồng rừng. Tuy nhiên, các nhà đầu tư lại

không phải chi trả đất tái định cư này (Luật Đất đai 2003, Điều 33.4). Các nhà đầu tư, đặc biệt là Nhà

nước cũng như các nhà đầu tư tư nhân trong nước (những người có thể hợp tác với các nhà đầu tư

quốc tế) chỉ phải trả cho việc xây dựng khu tái định cư, dẫn đến sự chênh lệch về giá trị đất giữa đất

nông nghiệp đã bị lấy đi và đất trong các khu tái định cư và cho tái trồng rừng.

Trong khi đó, kể từ giữa những năm 2000, tất cả các loại đất và mảnh đất đã có giá theo quy định của

chính quyền địa phương. Nếu các nhà đầu tư chi trả giá trị của đất tái định cư thì sẽ tăng đáng kể các

chi phí đầu tư vì khu vực tái định cư thường chiếm diện tích lớn.

Tái định cư ở các dự án thủy điện đã được thực hiện với khoản đầu tư rất hạn chế trong việc khôi

phục sinh kế của người dân tái định cư và/hoặc cung cấp cơ hội sinh kế thay thế. Điều này là do

những yếu kém trong khuôn khổ pháp lý có liên quan mà không được thể hiện đầy đủ chi tiết cho đến

năm 2009-2010. Những yếu kém trong việc thực thi các quy định gần đây dường như cũng áp dụng

cho các dự án thủy điện mới. Điều này dẫn đến nguy cơ đói nghèo trong khu vực dân tái định cư và

vấn đề mất rừng gia tăng do người dân tái định cư phải làm vì cuộc sống của họ, mặc dù điều này có

thể chỉ là tạm thời. Đồng thời, chi phí đất tái định cư vẫn chưa được tính vào tổng chi phí đầu tư cho

các dự án thủy điện. Các chi phí này có thể làm tăng đáng kể tổng chi phí đầu tư của dự án thủy điện.

Page 24: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

16 | P a g e

Bảng 7 - Xem xét về mặt pháp lý vấn đề đền bù và trợ giúp những người dân tái định cư tại các công trình thủy điện

Các Nghị định/Quyết

định liên quan Nguyên tắc Chi tiết về hỗ trợ để di dời và khôi phục sinh kế Những lỗ hổng

Nghị định 90-CP ban

hành ngày 17/8/1994 về

việc đền bù những tổn

thất khi Nhà nước thu

hồi đất cho mục tiêu an

ninh quốc gia, cho lợi ích

quốc gia và lợi ích công

cộng

Khi Nhà nước thu hồi

đất sẽ đền bù các tổn

thất

Không có Không có quy chế

về tái định cư và hỗ

trợ cho những

người dân tái định

cư để khôi phục

sinh kế sau khi bị

thu hồi đất.

Nghị định 22/1998/NĐ-

CP về việc đền bù những

tổn thất khi Nhà nước

thu hồi đất cho mục đích

quốc phòng, an ninh, lợi

ích công cộng và lợi ích

quốc gia

Khi Nhà nước thu hồi

đất, những người bị thu

hồi đất sẽ được đền bù

bằng tiền, nhà ở hay

đất đai.

Nghị định này áp dụng cho 8 dự án thủy điện với tổng công suất thiết kế là 1.568,6 MW

trong gia đoạn 1999-2003.

Trợ giúp để ổn định sản xuất và cuộc sống: bằng số tiền tương đương 30kg gạo cho

mỗi người một tháng trong vòng 6-12 tháng.

Trợ giúp đào tạo cho người nông dân mà những người này phải thay đổi nghề

nghiệp do bị thu hồi đất (không quy định số lượng). Nếu nhà đầu tư cần tuyển dụng

lao động, họ phải ưu tiên tuyển dụng những người bị thu hồi đất bởi công trình của

họ.

Trợ giúp di dời đúng thời hạn: 5 triệu đồng cho một hộ.

Trợ giúp những hộ gia đình thuộc diện “gia đình chính sách5”: 1 triệu đồng mỗi gia

đình.

Nghị định này áp dụng cho 8 công trình thủy điện với tổng công suất 1568,6MW mà

khởi công trong giai đoạn 1999-2003.

Không quy định

nhà đầu tư phải

thực hiện dự án

đào tạo nghề và tạo

công ăn việc làm

cho những người

tái định cư ra sao

và số tiền là bao

nhiêu trong tổng

vốn công tình.

Nghị định 197/2004/NĐ-

CP về việc đền bù, các

biện pháp trợ giúp và tái

định cư khi nhà nước thu

hồi đất (sau đó là thông

tư 116/2004/TT-BCT và

thông tư 69/2006/TT-

BTC)

Đền bù hoặc hỗ trợ

toàn bộ đất do Nhà

Nước thu hồi.

Đền bù hay hỗ trợ

đầu tư và tài sản

trên diện tíc đất do

Nhà Nước thu hồi.

Trợ giúp di

chuyển, ổn định

Trợ giúp ổn định sản xuất và đời sống: bằng tiền tương đương 30kg gạo mỗi người

mỗi tháng trong khoảng 3 -10 tháng.

Trợ giúp đào tạo lao động nông nghiệp mà những người này phải thay đổi nghề

nghiệp do bị lấy đất (không quy định số lượng cụ thể).

Trợ giúp hạt giống và gia súc cho vụ đầu tiên, dịch vụ khuyến nông và khuyến lâm, bảo vệ thực vật, thú y, kỹ thuật gây giống động vật nuôi và nông nghiệp và trợ giúp

kỹ thuật cho các hoạt động công nghiệp và thương mại.

Không quy định cụ

thể cần trợ giúp

bao nhiêu cho đào

tạo nghề và trong

bao lâu.

5 “Gia đình chính sách" là những hộ gia đình mà có thành viên gia đình là liệt sĩ hoặc thương binh để cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh của dân tộc

Page 25: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

17 | P a g e

Các Nghị định/Quyết

định liên quan Nguyên tắc Chi tiết về hỗ trợ để di dời và khôi phục sinh kế Những lỗ hổng

cuộc sống, thay

đổi công việc hoặc

những hỗ trợ khác

cho những người

bị thu hồi đất.

Trợ giúp ổn định

sản xuất và đời

sống tại khu vực

tái định cư.

Trợ giúp tạo công ăn việc làm ở vùng tái định cư phù hợp với lao động địa phương,

đặc biệt là lao động nữ.

Nghị định này áp dụng cho 47 công trình với tổng công suất 8113.5 MW khởi công từ

2004 đến 2008.

Nghị định 69/2009/NĐ-

CP về quy hoạch sử

dụng đất, giá đất, thu hồi

và đền bù đất, hỗ trợ tái

định cư.

Những người mà bị

Nhà nước thu hồi đất sẽ

được đền bù bằng diện

tích đất đã thu hồi với

cùng mục đích sử

dụng. Nếu không có

đất đền bù thì sẽ được

đền bù bằng tiền tương

đương với quyền sử

dụng đất với giá đất

tính tại thời điểm thu

hồi.

Trợ giúp ổn định sản xuất và đời sống: bằng tiền tương đương 30kg gạo mỗi người

mỗi tháng trong vòng 6-36 tháng; những người làm nông nghiệp, trồng rừng, nuôi

trồng thủy sản hay làm ăn buôn bán trên đất bị lấy (họ không có quyền sở hữu đất,

chỉ có quyền làm việc trên đó) sẽ được nhận hỗ trợ số tiền bằng giá đền bù; hỗ trợ

cho những người có đất bị lấy làm công trình và nhận đền bù đất ở dạng hạt giống

cho vụ đầu tiên, gia súc, dịch vụ rừng và nông nghiệp, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú

y, kỹ thuật phối giống vật nuôi và trợ giúp kỹ thuật các hoạt động công nghiệp và

thương mại.

Trợ giúp thay đổi hay tạo việc mới: trong trường hợp không có đất đền bù cho

những người có đất bị lấy làm công trình, họ sẽ được nhận tiền đền bù. Ngoài ra họ

sẽ nhận được hỗ trợ trong thay đổi công việc hay kiếm việc mới ở dạng:

- Hỗ trợ bằng tiền bằng 1,5-5,0 lần giá đất nông nghiệp đối với toàn bộ đất nông

nghiệp bị lấy; tuy nhiên diện tích đất được đền bù không được lớn hơn giới hạn đất

nông nghiệp tại địa phương; hoặc

- Trợ giúp bằng một mảnh đất làm nhà hoặc một căn hộ hoặc một mảnh đất không

phải đất nông nghiệp để sản xuất hoặc buôn bán nếu người được hỗ trợ có nhu cầu

đối với đất đó; nếu trị giá của mảnh đất hoặc căn hộ trợ giúp nhỏ hơn trợ giúp quy

định trong (a), thì giá trị chênh lệch sẽ được trả bằng tiền. Ngoài ra họ được ghi

danh tham gia một khóa đào tạo việc làm miễn phí.

Các nhà đầu tư thủy điện phải xây dựng các chương trình tạo và thay đổi công ăn

việc làm với cùng quan điểm của những người bị mất đất và phải phê duyệt cùng

thời gian với chương trình đền bù, trợ giúp và tái định cư. Các chi phí này sẽ được

tính vào giá thành công trình.

Các biện pháp trợ giúp khác giống như Nghị định 197/2004/NĐ-CP.

Page 26: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

18 | P a g e

Các Nghị định/Quyết

định liên quan Nguyên tắc Chi tiết về hỗ trợ để di dời và khôi phục sinh kế Những lỗ hổng

Quyết định 34/2010/QĐ-

TTg về vấn đề đền bù,

trợ giúp, tái định cư ở

các công trình thủy lợi

và thủy điện (Quyết định

này được thi hành bổ

sung cho việc thi hành

nghị định 69/2009/NĐ-

CP)

Đảm bảo những người

tái định cư có một chỗ

ở, có một cuộc sống ổn

định, có điều kiện sản

xuất, cải thiện thu nhập

và cơ sở hạ tầng; và

cuộc sống vật chất, văn

hóa và tinh thần của họ

phải tốt hơn nơi ở cũ

trong thời gian dài.

Hỗ trợ để ổn định cuộc sống

Hỗ trợ lương thực: số tiền tương đượng 30 kg gạo một người một tháng trong

vòng 24-48 tháng

Hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ: Khám sức khoẻ miễn phí cho mỗi người một lần,

tương đương 30000 đồng (USD 1.43)

Hỗ trợ giáo dục: 1 bộ sách giáo khoa, tiền học phí được miễn trong 1 năm, và tiền

đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng trường học được miễn trong vòng 3 năm;

Hỗ trợ điện chiếu sáng: 1.5 lít dầu hoả cho một người một tháng trong 12 tháng

hoặc số tiến tương đương với giá dầu hoả.

Hỗ trợ nhiên liệu: 3 lit dầu hoả một người 1 tháng trong vòng 12 tháng hoặc số

tiền tương đương với giá dầu hoả.

Hỗ trợ sản xuất:

Hỗ trợ trồng trọt: 100% chi phí mua giống mới, phân bón và thuốc trừ sâu cho 2

mùa vụ. Mức độ hỗ trợ được tính vào giá trị đất nông nghiệp và mùa vụ thực tế;

20%-50% của vốn đầu tư vào phát triển cây công nghiệp lâu năm, nhưng diện

tích hỗ trợ không quá 1 ha 1 hộ gia định.

Hỗ trợ chăn nuôi: Hỗ trợ tiền để mua 2 con heo, mỗi con 10 kg và 1 con bò 10

tháng tuổi.

Hỗ trợ lâm nghiệp: Dựa vào những hỗ trợ lâm nghiệp trước đó, 50 % đầu tư cho

phát triển lâm nghiệp như rừng cây keo trong 5-7 năm, diện tích hỗ trợ không quá

2 ha cho 1 hộ gia đình. Các hộ tái định cư nhận khoá đào tạo kỹ thuật miễn phí,

hỗ trợ xây dựng các mô hình cây trồng trong chương trình sản xuất miễn phí.

Mức độ hỗ trợ được đề cập trong thông tư 102/2007/TTLT/BTC-BLDTBXH. Sự

hỗ trợ dành cho:

o Rời khỏi ngôi nhà cũ: 3 triệu đồng/hộ (USD 143)

o Di dời đúng thời hạn: 5 triệu đồng/hộ(USD239).

o Các hộ gia đình thuộc diện chính sách xã hội: 2 triệu đồng.

o Thực hiện các nghi lễ tâm linh cho việc di dời mồ mả của người dân tộc

thiểu số.

Nghị định 52/2012/ND-

CP về chính sách hỗ trợ

tạo công ăn việc làm và

đào tạo nghề đối với

những người lao động

mà đất nông nghiệp của

họ bị thu hồi

Hỗ trợ thay đổi công việc và tạo việc làm đối với lao động nông nghiệp trong vòng 3

năm kể từ khi quyết định lấy đất có hiệu lực. Các hỗ trợ gồm:

Đào tạo nghề:

+ Đào tạo ngắn hạn 1956/2009/QĐ-TTg.

+Chuyên nghiệp: 1 khóa

Vay ưu đãi cho sinh viên

Tạo việc làm tại chỗ

Page 27: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

19 | P a g e

Các Nghị định/Quyết

định liên quan Nguyên tắc Chi tiết về hỗ trợ để di dời và khôi phục sinh kế Những lỗ hổng

+ Tư vấn về đào tạo nghề và giới thiệu việc làm miễn phí tại Trung tâm Giới

thiệu Việc làm của tỉnh

+ Ưu tiên dduwwocj vay vốn ưu đãi từ Quỹ Việc làm Quốc gia.

+ Các cơ sở thương mại nhận nhiều lao động từ những hộ mất đất sẽ nhận được

ưu đãi về đất đai, tín dụng và thuế.

Trợ giúp xuất khẩu lao động:

+ 100% phí đào tạo tay nghề, ngoại ngữ và các kỹ năng khác để xuất khẩu lao

động.

+ 100%phí kiểm tra sức khỏe, hộ chiếu, visa và CV

+ Chi phí ăn trong thời gian đào tạo.

+ Chi phí đi lại bằng phương tiện công cộng từ nhà họ đến nơi đào tạo nếu

khoảng cách lớn hơn 15km.

+ Vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội để trả các chi phí xuất khẩu lao

động.

53 công trình với tổng công suất 10.970MW đã và đang được khởi công từ năm 2009.

Page 28: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

20 | P a g e

4. Mất rừng

4.1. Giới thiệu

Các dự án thủy điện thường nằm trong khu vực có rừng. Một diện tích rừng lớn đã bị chặt phá để làm

hồ chứa và các công trình xây dựng. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 19792 ha rừng

tại 29 tỉnh, thành phố đã bị chặt để xây dựng 160 dự án thủy điện trong giai đoạn 2006-2012. Khu vực

này bao gồm 3060 ha rừng phòng hộ, 4411 ha rừng đặc dụng và 12321 ha rừng sản xuất (Bộ NN &

PTNT 2012).

"Trong thực tế, diện tích rừng bị mất để xây dựng 160 dự án thủy điện có thể lớn hơn 19792

ha, bởi vì việc xây dựng các dự án thủy điện cần nhiều đất để tái định cư. Những diện tích đất

này đã không được tính toán... Hầu hết các dự án thủy điện được xây dựng tại các khu vực

núi và thượng nguồn nơi có rừng tự nhiên. Do đó, việc mất rừng sẽ dẫn đến những thay đổi

trong dòng chảy tự nhiên, gia tăng lũ lụt và sạt lở đất và ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong

những khu vực này ... Các công trình trên đường tiếp giáp và hành lang bảo vệ hồ chứa và

đập được tiến hành một cách chậm rãi, dẫn đến ảnh hưởng không kiểm soát được các khu

vực dòng chảy của lũ và mất rừng.” (Bộ NN & PTNT 2012)

Biện pháp giảm thiểu do mất rừng thường được xem xét trong báo cáo ĐTM của dự án. Chi phí cho

việc giảm thiểu các ảnh hưởng do mất rừng trong các dự án thủy điện thường bao gồm:

Đền bù cho các chủ rừng có các cây rừng bị mất, quyền sử dụng rừng hay quyền sở hữu rừng.

Ngân sách dành cho tái trồng rừng, về mặt lý thuyết thì diện tích phải tương tự như rừng bị

mất.

Lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp phòng, chống mất rừng.

Tuy nhiên, các chi phí thực tế của việc mất rừng do dự án thủy điện là cao hơn nhiều so với tính toán

và lập kế hoạch cho đền bù trong báo cáo ĐTM của các dự án.

Chương này phân tích hai lỗ hổng lớn nhất trong việc tính toán chi phí thực tế của việc mất rừng do

dự án thủy điện, bao gồm cả đánh giá thấp giá trị của rừng bị mất và thực thi việc tái trồng rừng

không tốt. Các nhà đầu tư chỉ chi trả giá trị của rừng trực tiếp bị đốn cho xây dựng hồ chứa thủy điện

và các khu vực xây dựng nhưng họ thường không trả đủ giá trị của rừng bị mất. Điều này sẽ được

phân tích cụ thể trong phần 4.2. Các nhà đầu tư cũng có kế hoạch cho khu vực tái trồng rừng, điều này

sẽ được quyết định bởi chính quyền địa phương để đền bù rừng bị mất. Nhưng theo thống kê của Bộ

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ có 735 ha đã được trồng lại bởi các nhà đầu tư thủy điện cho

đến nay, tương đương 3.7% diện tích rừng bị mất. Điều này sẽ được tiếp tục phân tích sâu hơn trong

phần 4.3.

Việc đánh giá cơ sở pháp lý trong phần 4.2 cho thấy các lỗ hổng này một phần do thiếu của các quy

định pháp lý cụ thể đến tận năm 2008, trong lúc đó nhiều dự án thủy điện đã được xây dựng và các

khu vực rừng rộng lớn đã bị chặt hết.

4.2. Việc ước tính thấp giá trị của rừng bị mất

Trong việc đánh giá giá trị rừng bị mất do các dự án thủy điện, các nhà đầu tư thường tính giá trị của

quyền sử dụng đất và giá trị của cây rừng bị đốn, được quy định trong Nghị định 48/2007/ND-CP và

Thông tư 65/2008 / TTLT-BTC-BNN. Các quy định này không tính đến giá trị của các dịch vụ môi

trường của rừng bị mất.

Nghiên cứu trong năm 2008 cho thấy các dịch vụ hệ sinh thái rừng là khá quan trọng, bao gồm cả các

giá trị của việc bảo vệ đất và quan trắc tài nguyên nước trong khu vực thượng nguồn, giá trị cảnh quan

Page 29: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

21 | P a g e

tự nhiên, và giá trị là hấp thụ và lưu giữ cacbon của rừng (xem Error! Not a valid bookmark self-

reference.) (Vũ T.P. 2008).

Bảng 8 - Giá trị của rừng tại Việt Nam

Yên Bái Thừa Thiên Huế

và Quảng Bình Gia Lai

I. Giá trị dịch vụ môi trường

rừng

Bảo vệ đất (1000 ồng/ha/năm) 85 – 895 120 - 419 148 - 520

Điều tiết và duy trì nguồn nước

(1000 đồng/ha/năm) 189 – 231 116 - 142 36 - 47

Chống xói mòn (1000 đồng/ha/

năm) n/a 525 n/a

Cảnh quan rừng (1000 đồng/ha/

năm) 700 – 2.300 500 – 1.200 200 - 500

Lưu giữ cácbon (1000 đồng/ha/

năm) 35.000 – 84.000 37.000 – 91.000 46.000 – 91.000

Hấp thụ các bon (1000/ha/năm) 400 – 1.300 500 – 1.500 600 – 1.500

Tổng (1000 đồng/ha) 36.374 – 88.726 38.761 – 94.786 46.984 – 93.567

II. Giá trị các sản phẩm rừng và

quyền sử dụng rừng

Các sản phẩm từ rừng (1000

đồng/ha) 18,8 – 361,3 19 – 412,4 40 – 338,8

Quyền sử dụng rừng trong 50

năm (1000 đồng/ha) 3,9 – 75 7,2 – 84,6 3,8 – 89,7

Tổng số II (1000 đồng/ha) 22,7 – 436,3 26,2 - 497 43,8 – 428,5

Tổng I + II (1000 đồng/ha) 36396,7 – 89162,3 38787,2 – 95283 47027,8 – 93995,5

Nguồn: V.T.P., 2008 tr 4,5 & 6; Bảng này được thực hiện bởi tác giả

Các ước tính thực hiện trong nghiên cứu này cao hơn nhiều so với mức đền bù thiệt hại cho việc mất

rừng và ngân sách để tái trồng rừng trong nhiều dự án thủy điện. Ví dụ, giá trị trung bình là 13,06

triệu đồng cho mỗi ha được ước tính cho 85.114 ha đất lâm nghiệp bị ngập bởi việc xây dựng các dự

án thủy điện Sông Tranh 2 tại tỉnh Quảng Nam (theo báo cáo của EVN năm 2005 trang 122 & 124).

Bảng 7 là một ví dụ về việc đánh giá thấp giá trị của rừng trong một số dự án thủy điện trên địa bàn

tỉnh Lào Cai. Một ví dụ khác là việc đánh giá giá trị rừng trong ĐTM của Đồng Nai 6 & 6A là hai dự

án thủy điện đang bị sự phản đối mạnh mẽ của các chuyên gia môi trường là quá thấp. Dự án Đồng

Nai 6 có nguy cơ vĩnh viễn làm ngập 197 ha của Vườn Quốc gia Cát Tiên và Đồng Nai 6A đe dọa

diện tích 175 ha của Vườn. Tuy nhiên, ngân sách đền bù chỉ là 460 triệu và 558 triệu đồng và tương

đương với 2,3 triệu 1 ha và 3,2 triệu 1 ha trong trường hợp lần lượt Đồng Nai 6 và 6 A6.

Việc tính toán của các dịch vụ môi trường rừng được đề xuất bởi Tiến sĩ Phương vào năm 2008 đã chỉ

ra rằng giá trị này lớn hơn rất nhiều so với những gì đang được tính toán trong chi phí của dự án thủy

điện. Việc tính toán thiếu giá trị này trong các chi phí dành cho dự án thủy điện sẽ làm giảm đáng kể

chi phí thể hiện trong thực tế và thay đổi chi phí cho môi trường và xã hội.

6Le A. T. et al. 2012 tr32

Page 30: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

22 | P a g e

Bảng 9 - Đền bù cho mất rừng trong một số dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Dự án thủy

điện

Tổng số

diện

tích đất

(ha)

Khu

vực đât

trồng

(ha)

Diện

tích đất

tự

nhiên

(ha)

Diện

tích

trồng

rừng

(ha)

Tống chi

phí đền bù

đất (triệu

đồng)

Chi phí

trung bình

đền bù cho

1 ha đất

(triệu đồng)

Tổng giá trị

của 1 ha

rừng tại

tỉnh Yên

Bái* (triệu

đồng)

Seo Chung

Ho 63,54 30,78 32,75 1.284,78 20,22

36,4 – 89,16 Su Pan 2 12,35 6,08 6,27 315,97 25,58

Nam Toong 20,79 20,79 325,08 15,63

Nam Cang 21,09 2,97 18,12 126,45 5,99

Nguồn: Nguyen V. D., et al. 2010 p9; Vu T. P. 2008. * được đề xuất bởi TS Vu T. P. 2008.

Từ năm 2010, các nhà đầu tư nhà máy thủy điện cũng phải trả phí dịch vụ môi trường rừng là 20 đồng

cho mỗi kWh theo quy định của Nghị định 99/2010/NĐ-CP. Tuy nhiên, chi phí này là cho diện tích

rừng hiện có để xây dựng hồ chứa do rừng bảo vệ đất, điều tiết và bảo vệ nguồn nước ở vùng thượng

nguồn, chứ không phải do mất rừng hoặc bị mất do các dự án thủy điện. Trước năm 2010, chi phí này

không tồn tại. Các dịch vụ hệ sinh thái rừng trong lưu vực sông thượng nguồn nên được bao gồm

trong chi phí hoạt động của nhà máy thủy điện.

4.3. Thực trạng tồn tại về trồng rừng và/ hoặc mở rộng rừng

Các nhà đầu tư của các dự án thủy điện cũng thành lập quỹ dành cho hoạt động trồng rừng để che phủ

khu vực rừng bị mất do dự án của họ. Hoạt động trồng rừng được quy định tại điều 29 Nghị định

23/2006/NĐ-CP. Tuy nhiên, việc thực hiện vẫn còn hạn chế do thiếu đất và thiếu sự sát sao của chính

quyền các tỉnh. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chỉ có 735 ha rừng đã được các nhà

đầu tư thủy điện trồng lại, tương đương 3.7% diện tích rừng đã bị mất (Bộ NN&PTNT 2012).

“Hầu hết các nhà chức trách không thực hiện một cách nghiêm túc các quy định về tái trồng rừng”

(Bộ NN&PTNT, 2012)

Dự án thủy điện cũng làm diện tích mất rừng nhiều hơn ban đầu cho việc xây dựng hồ chứa và nhà

máy thủy điện. Ngoài ra, nguyên nhân nữa là do người dân tái định cư thường khai thác rừng để kiếm

sống. Khi họ di dời sang khu vực khác với đất nông nghiệp ít hơn và xấu hơn và thiếu hỗ trợ cho việc

phục hồi sinh kế hoặc sinh kế thay thế, nhiều người trong số họ bắt đầu khai thác rừng cho nhu cầu

trước mắt của họ bao gồm việc phá rừng. Mặc dù chưa có một đánh giá chi tiết và đầy đủ, một số

nghiên cứu chỉ ra rằng “Khi chưa nhận đất, họ vẫn phải phá rừng làm đất nông nghiệp. Lên tới 90%

các hộ được phỏng vấn nói rằng họ đã đốt rừng để làm đất nông nghiệp.” (Doan T., 2009 tr29). Việc

xây dựng một nhà máy thủy điện cũng tạo ra nhiều cơ hội tiếp cận rừng cho lâm tặc và những kẻ săn

trộm hệ động thực vật quý hiếm ở các khu bảo tồn thiên nhiên. Chi phí cho việc mất rừng thứ sinh này

không được tính toán vào kế hoạch tái trồng rừng của các nhà đầu tư dự án thủy điện.

Có nhiều dự án thủy điện nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam. Theo ông Nguyễn Việt

Dũng, Giám đốc chương trình Chính sách và Giáo dục của Trung tâm Con người và Thiên nhiên

“Trong một trường hợp nghiên cứu của chúng tôi thực hiện năm 2010, tại thời điểm đó trung bình có

2.5 dự án thủy điện được thành lập trong khu vực bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam bao gồm Pù

Hoạt, Sốp Cót, Cát Tiên, Bù Gia Mập và Mù Căng Chải là những khu bảo tồn có số lượng các dự án

Page 31: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

23 | P a g e

thuỷ điện nhiều nhất”7. - Trong một số trường hợp, mât rừng còn thậm chí nghiêm trọng hơn vì giá trị

môi trường của các khu bảo tồn cao hơn giá trị của những khu rừng. Trong những trường hợp này thì

các kế hoạch tái chồng rừng khó có thể phục hồi được những tổn thất đó.

Có thể kết luận rằng các nhà đầu tư thủy điện tại Việt Nam đã không trực tiếp hoặc gián tiếp trồng lại

và/hoặc tiến hành cải thiện rừng ở quy mô lớn để phục hồi rừng bị mất do dự án của họ. Việc mất

rừng do dự án thủy điện không giảm thiểu một cách đầy đủ. Tuy nhiên, không có nghiên cứu cụ thể

về vấn đề này tại Việt Nam. Do vậy cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn về vấn đề này tại Việt Nam để

tạo điều kiện xem xét các biện pháp giải quyết vấn đề trên.

4.4 Rà soát pháp lý về đền bù thiệt hại rừng và trồng rừng trong dự án thủy điện

Có 2 luật, 4 nghị quyết chính phủ và 4 thông tư cấp bộ có quy định đền bù thiệt hại rừng và trồng

rừng trong các dự án thủy điện từ năm 1991. Trong giai đoạn 1991 – 2004, chỉ có 1 luật và 1 nghị

quyết chính phủ quy định vấn đề này theo những nguyên tắc rất chung chung mà không có biện pháp

cụ thể. Quy định chi tiết về vấn đề này chỉ được ban hành vào năm 2008. Trong một thời gian dài, sự

vắng mặt của các quy định cụ thể dẫn đến thực trạng yếu kém về đền bù thiệt hại rừng và trồng rừng

trong nhiều dự án thủy điện (xem Bảng 10).

Rõ ràng từ danh sách liệt kê trong Bảng 10, khung pháp lý đền bù thiệt hại cho việc mất rừng trong

các dự án thủy điện trở nên cụ thể hơn vào giữa năm 2008 khi Thông tư 65/2008/TTLT-BNN-BTC về

phương pháp thẩm định rừng đã được ban hành với tính toán cụ thể của giá trị rừng để đền bù. Vào

thời điểm đó, lên đến 56% của các dự án thủy điện, tính đến tháng 12 năm 2012, với tổng công suất

lắp đặt 13.800 MW, đã được phê duyệt và khởi công. Về nguyên tắc, giá trị của rừng bị đốn trong

những dự án đã không được tính toán cụ thể như đã được phê duyệt sau khi Thông tư có hiệu lực. Tất

cả thiệt hại về rừng do phát triển thủy điện không được tính vào giá trị dịch vụ môi trường cho đến

năm 2012 khi Nghị định 99/2010/NĐ-CP và ba thông tư hướng dẫn thực hiện đã được ban hành.

Những cơ sở pháp lý đã liệt kê trong bảng 10 cũng cho thấy những lỗ hỗng trong khung pháp lý hiện

tại. Không có bất kỳ quy định nào về phục hồi hay tái trồng rừng đã bị chặt để phát triển thủy điện,

hay bất kỳ xử phạt nào đến các cơ quan nhà nước mà không thực thi việc tái trồng rừng và cũng

không có quy định nào về thẩm định dịch vụ môi trường rừng trong khu vực rừng bị phá hủy bởi dự

án thuỷ điện. Bên cạnh đó, không có bất kì quy định nào buộc nhà đầu tư thủy điện góp phần bảo vệ

hoặc tái trồng rừng bị chặt phá bởi người dân địa phương và những kẻ khai thác gỗ trộm. Chính

những lỗ hổng này, nhà đầu tư thủy điện ở Việt Nam không phải chi trả toàn bộ diện tích rừng bị thiệt

hại do dự án của họ.

Dự án thủy điện đã dẫn tới diện tích mất rừng đáng kể tại Việt Nam. Chi phí cho thiệt hại về rừng và

tái trồng rừng chưa được tính toán đầy đủ trong chi phí đầu tư cuối cùng của dự án. Việc thiếu khung

pháp lý về đền bù và tái trồng rừng cho việc mất rừng trong các dự án thủy điện là một trong những lý

do chính gây ra tình trạng trên. Việc tính toán quy mô, giá trị đầy đủ của thiệt hại rừng do các dự án

thủy điện và của công tác giảm thiểu thiệt hại đã dẫn đến các rủi ro sau:

1) Rừng thiệt hại nghiêm trọng và tác động tiêu cực lên đa dạng sinh học rừng;

2) Lũ lụt và hạn hán nghiêm trọng hơn ở những khu vực hạ du do giảm độ che phủ của rừng;

3) Tác động tiêu cực lên các hoạt động kinh tế phụ thuộc vào rừng

Chưa có bất kỳ nghiên cứu toàn diện nào về thiệt hại rừng do thủy điện tại Việt Nam. Do vậy cần thiết

thực hiện một nghiên cứu như vậy để tạo điều kiện cải thiện khung pháp lý và các hoạt động ngăn

chặn việc phá rừng hơn nữa trong tương lai. Nó cũng khuyến cáo rằng trong thời gian này việc thực

hiện các quy định hiện có về bảo vệ rừng trong dự án thủy điện phải được thực thi.

7 Nguồn: Bà Lê Kim Thái phỏng vấn trực tiếp Ông Nguyễn Việt Dũng ngày 8/3/2013

Page 32: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

24 | P a g e

Bảng 10 - Đánh giá pháp luật về đền bù thiệt hại rừng và tái trồng rừng trong các dự án thủy

điện

Văn bản pháp luật Điểm chính của đền bù thiệt

hại rừng và tái trồng rừng

trong dự án thủy điện

Lỗ hổng

Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ban

hành năm 1991 và Nghị quyết

17/HDBT ban hành bởi Hội đồng Bộ

trưởng vào 17 tháng 11 năm 1992 về

thực hiện Luật Bảo vệ và Phát triển

rừng năm 1991

Tổ chức và cá nhân nhận rừng

và đất rừng để sử dụng cho các

mục đích khác phải đền bù giá

trị của rừng, đất rừng, kết quả

lao động, kết quả đầu tư theo giá

thị trường và theo hiện trạng của

rừng và đất rừng. (Điều 13 Luật

Bảo vệ và Phát triển rừng; điều

10 Nghị quyết 17/HDBT)

- Không có quy định nào về

sự đền bù của nhà nước và

các biện pháp giảm nhẹ tác

động môi trường xã hội bởi

những quyết định và hành

động nhằm thay đổi rừng cho

mục đích sử dụng khác như

phát triển thủy điện

- Không có quy định nào về

cách tính toán đền bù như thế

nào đối với giá trị của rừng

và đất rừng

Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng

(2004)

Trong trường hợp phải chuyển

đổi đất có rừng tự nhiên sang

mục đích sử dụng khác thì phải

có kế hoạch trồng rừng mới để

bảo đảm sự phát triển rừng bền

vững ở từng địa phương và

trong phạm vi cả nước. (Điều

13.2)

- Không có quy định nào của

việc khôi phục lại diện tích

rừng trồng của người dân

(rừng sản xuất), bởi vì chúng

bị chuyển đổi sang mục đích

sử dụng khác như xây dựng

hồ chứa và nhà máy thủy

điện

Nghị định 23/2006/ND-CP, do Chính

phủ ban hành ngày 3 tháng 3 năm

2006, về hướng dẫn thi hành Luật

Bảo vệ và Phát triển rừng 2004

Cơ quan (có thẩm quyền) cho

phép chuyển mục đích sử dụng

rừng sang mục đích khác phải

đảm bảo việc đầu tư trồng rừng

mới thay thế diện tích rừng sẽ

chuyển sang mục đích sử dụng

khác. (Điều 29.5)

Không có quy định nào về

biện pháp cưỡng chế từ cơ

quan nhà nước cấp cao khi

các cơ quan chịu trách nhiệu

không thi hành việc tái trồng

rừng.

Nghị định 48/2007/ND-CP về nguyên

tắc và phương thức thẩm định rừng;

Thông tư 65/2008/TTLT-BNN-BTC

về hướng dẫn thực hiện Nghị định

48/2007/ND-CP

Nghị định và thông tư quy định

nguyên tắc và phương pháp

đánh giá rừng được sử dụng

trong kế hoạch đền bù thiệt hại

rừng trong dự án thủy điện.

Chưa có bất kỳ phương pháp

đánh giá dịch vụ môi trường

rừng, đặc biệt là đánh giá đền

bù cho diện tích rừng bị thiệt

hại hoặc bị mất do phát triển

thủy điện.

Nghị định 99/2010/ND-CP về chính

sách chi trả cho dịch vụ môi trường

rừng; và Thông tư 80/2011/TT-

BNNPTNT được Bộ Nông nghiệp và

Phát triển Nông thôn ban hành ngày

23 tháng 11 năm 2011 hướng dẫn

phương pháp tính toán chi trả cho

dịch vụ môi trường rừng; và Thông tư

20/2012/TT-BNNPTNT được Bộ

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

ban hành ngày 7 tháng 5 năm 2012

hướng dẫn thủ tục thực hiện chi trả

dịch vụ môi trường rừng. Thông tư

85/2012/TT-BTC được Bộ Tài Chính

ban hành ngày 25 tháng 5 năm 2012 về kế hoạch quản lý tài chính cho

Quỹ Bảo vệ và Phát triển Rừng.

Nghị định và Thông tư bao gồm

các quy định và hướng dẫn chi

trả cho dịch vụ môi trường rừng.

Đặc biệt mức chi trả tiền dịch

vụ môi trường rừng áp dụng đối

với các cơ sở sản xuất thủy điện

là 20 đồng/1kwh điện thương

phẩm (Nghị định 99/2010/ND-

CP, Điều 11.1a)

Page 33: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

25 | P a g e

5. Tác động tới đa dạng sinh học

5.1 Tác động tiêu cực tới đa dạng sinh học.

Việc xây dựng nhà máy thủy điện dẫn đến tác động tiêu cực lên đa dạng sinh học do mất rừng và thay

đổi môi trường sống. Các nhà đầu tư thủy điện đã liệt kê, và có thể đã thực hiện, các biện pháp để

ngăn ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực trực tiếp lên đa dạng sinh học của khu vực xung quanh dự

án. Tuy nhiên, có 2 tác động chính thường không thể được giảm bớt đúng cách: đó là việc chặn dòng

chảy của sông bởi con đập và mất rừng do xây dựng nhà máy thủy điện (công trường xây dựng và hồ

chứa). Quá trình xây dựng cũng mở ra nhiều cơ hội cho các kẻ săn bắn động vật hoang dã trên một

khu vực rộng lớn hơn, ví dụ như sử dụng những con đường được xây dựng thêm.

Lên tới 94% của 117 dự án thủy điện trên 30MW và 98% tổng công suất thủy điện bao gồm các dự án

đang vận hành, chưa xây dựng và đang trong quy hoạch là những nhà máy với những con đập và hồ

chứa chặn dòng chảy của sông. Chỉ có 6% các dự án và 2% công suất là từ các thủy điện sử dụng

công nghệ đập tràn (run-of-river hydropower plants) , công nghệ mà duy trì dòng chảy của sông và

đường di chuyển cho động vật thủy sinh dưới nước. Không có bất kỳ nhà máy thủy điện nào được xây

dựng hoặc thiết kế đường đi cho cá và các động vật thủy sinh. Hậu quả là môi trường sống của các

động vật thủy sinh tại các con sông đó trở nên xấu đi. Vấn đề này gây ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả

hệ thống sông chính, nơi mà một số nhà máy thuỷ điện lớn ngăn dòng chảy chính của sông và nhiều

nhà máy thuỷ điện chặn dòng nhánh. Đây cũng được xem là tác động tích luỹ tiêu cực đến đa dạng

sinh học thuỷ sinh, vượt quá mức tác động của một dự án đơn lẻ

"Sự phân loài đa dạng và tính toàn vẹn của hệ sinh thái, ở cấp lưu vực và quốc gia ở trong trạng thái

suy thoái trong 1 thời gian liên tục do tác động của nhiều đập nước cộng lại - vấn đề này không

hoàn toàn được hiểu rõ và đánh giá đúng bởi tất cả các bên liên quan do sự thiếu phân tích chiến

lược tổng thể của tất cả các dự án trên cùng 1 dòng sông cho tất cả các lưu vực trong cả

nước.”(Carew-Reid et al., 2010 trang 27)

Bảng 11 đã cho thấy tóm tắt các tác động của dự án thủy điện lên đa dạng sinh học ở 10 lưu vực sông

chính. Nghiên cứu được tiến hành bởi Trung tâm Quốc tế về Quản lý Môi trường (ICEM) năm 20108.

Tất cả các lưu vực sông được nghiên cứu đều cho thấy những tác động tiêu cực lên đa dạng sinh học

từ mức độ trung bình đến cao do việc phát triển các dự án thủy điện. Lưu vực sông bị tác động nhiều

nhất là lưu vực sông Ba, sông Đà, Sông Đồng Nai và sông Sê San.

Bảng 12 đưa ra ví dụ về tác động tiêu cực của dự án thủy điện lên vườn quốc gia Hoàng Liên ở tỉnh

Lào Cai qua sự đánh giá bởi cán bộ lâm nghiệp địa phương trong vườn quốc gia. Ý kiến của họ đã

được tổng hợp trong một nghiên cứu được thực hiện năm 2010 bởi một nhóm các tổ chức phi chính

phủ. Theo các cán bộ lâm nghiệp địa phương, các nhóm hệ thực vật và động vật khác nhau trong vườn

quốc gia có nguy cơ hoặc rủi ro cao do xây dựng dự án thủy điện. Với rủi ro cao như vậy, gấu và

những loài động vật khác có nguy cơ bị tuyệt chủng.

8 Carew-Reid et al. 2010

Page 34: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

26 | P a g e

Bảng 11 - Tóm tắt các tác động của đánh giá phát triển thủy điện lên đa dạng sinh học của lưu vực sông Lưu vực

sông

Hệ sinh thái trên cạn Các loài trên cạn Hệ sinh thái ven sông và dưới nước Các loài ven sông/ thủy sinh

Ngập úng

khu vực

bảo vệ/

khu vực

đa dạng

sinh học

chính

Tăng nguy

cơ/ tiếp cận

tới khu vực

được bảo vệ/

khu vực đa

dạng sinh học

chính

Gia tăng sự phá

vỡ cân bằng

sinh thái trong

khu vực được

bảo vệ và khu

vực đa dạng

sinh học chính

Mất môi

trường

sống cho

các loài

chính

Tăng

nguy cơ

cho các

loài chính

Giảm tính

di động

của các

loài chính

Ngập lụt của

khu vực đa dạng

sinh học chính/

khu vực được

bảo vệ ven sông

Nguy cơ tới giá

trị đa dạng sinh

học cao của hệ

thống sông

Nguy cơ

của các loài

xâm hại từ

đập khác

Mất môi

trường

sống của

các loài

chính

Nguy cơ

đối với các

loài thương

mại

Nguy cơ đối

với các loài

chính/ đặc

thù

LƯU VỰC SÔNG BỊ TÁC ĐỘNG MẠNH

Ba Không Có Có Không Có Không Không Có Không Có ? ?

Đà Có Có Có Có Có Có Có Có Không Có ? ?

Đồng Nai Có Có Có Có Có Có Có Không Không ? ? ?

Sê San Có Có Có Có Có Không Có Có Không Có ? ?

LƯU VỰC SÔNG BỊ TÁC ĐỘNG TRUNG BÌNH

Cả Không Không Không Không Có Không Không Có Không Có ? ?

Trà Khúc

– Hương

Không Có Không Có Có Có Không ? Không Không ? ?

Lô – Gấm

Chày

Không Có Có Không ? Không Không Không Không Không ? ?

Mã– Chu Có Có Có Có Có Có Có Có Không ? ? ?

Srepok Có? Có Có Có Có Có Có Có Không Có ? ?

Vũ Gia –

Thu Bồn

Có Có Có Có Có Có Có Có Có Có Có? Có

Nguồn: Carew-Reid et al., 2010 tr41

Bảng 12 - Ý kiến của ba cán bộ lâm nghiệp của Vườn Quốc gia Hoàng Liên về tác động của dự án thủy điện

Tiêu chí

Nguy cơ rất cao “Có thể bị tuyệt chủng, biến mất và không bao

giờ được phục hồi”

Nguy cơ cao “Giảm, xuống cấp, không

thể được phục hồi, có nguy cơ biến mất hoàn

toàn”

Có nguy cơ “Bị ảnh hưởng xấu, dự

đoán và kiểm soát”

Không có nguy cơ “Không ảnh hưởng xấu, không cần sự can thiệp

của cao trên các khu bảo tồn”

Trở nên tốt hơn “Tạo điều kiện thuận lợi

hơn cho sự phát triển của các khu bảo tồn”

1) Tính toàn vẹn và ổn định của lãnh thổ và ranh giới của khu bảo tồn.

2) Thẩm quyền quản lý các khu bảo tồn của Ban Quản lý X

3) Rừng tự nhiên, cảnh quan sinh thái, thảm thực vật X

4) Chất lượng nước mặt và nước ngầm X

5) Gấu và các loài động vật khác X

6) Gà lôi và các loài chim khác X

7) Hoa lan và Hoa Đỗ Quyên phương tây (Rhododendron occidental)

X

8) Du lịch sinh thái X

9) Cơ sở hạ tầng và văn phòng của trạm bảo vệ rừng X

10) Đầu tư trong và ngoài nước cho các khu bảo tồn X

11) Nhiệt tình trong công việc của cán bộ lâm nghiệp trong các

khu vực bảo tồn X

Nguồn: Nguyen V. D., et al 2010 tr10

Page 35: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

27 | P a g e

Đánh giá tác động môi trường của dự án thủy điện thường bao gồm đánh giá tác động của dự án về

động vật hoang dã ở khu vực xung quanh. Họ thường kết luận rằng các đập nước có ít tác động sau

khi đã thực hiện các biện pháp khắc phục để có thể tiếp tục xây dựng. Tuy nhiên một cái nhìn sâu hơn

về biện pháp khắc phục với các động vật hoang dã ở khu vực xung quanh dự án thủy điện Sông Tranh

2, như đã nêu ra trong đánh giá tác động môi trường của dự án này, rõ ràng các biện pháp giảm nhẹ

chưa đủ để bảo vệ động vật hoang dã. Trong khi theo đánh giá: “Dịch vụ du lịch có thể diễn ra trong

hồ chứa và con người sẽ tiếp cận gần hơn với hệ sinh thái và hệ động vật địa phương. Đánh bẫy và

săn bắn gây tác động xấu lên động vật hoang dã địa phương có thể xảy ra.” (EVN2006 – 1 trang 72),

đánh giá tác động môi trường chỉ kết luận một dòng ngắn gọn: “ Ngăn cấm việc săn bắn, đặt bẫy và

đánh bắt động vật rừng hoang dã trong khu vực dự án và khu vực xung quanh” (ĐTM trang 79).

Không có biện pháp cụ thể nào hơn quy định về người chịu trách nhiệm cho việc ngăn cấm này và

làm thế nào thực hiện nó. Không có dòng ngân sách cho biện pháp giảm nhẹ này. Mặc dù các nhà đầu

tư có thể ngăn cấm công nhân với các hoạt động đó nhưng rất khó để ngăn chặn người dân địa

phương cụ thể là người mất đất do dự án và người chưa ổn định cuộc sống tại nơi tái định cư. Dự án

mở ra cánh cổng tới một diện tích rừng rộng lớn, trong khi khu vực dự án rộng bằng 1893.2 ha (EVN

trang 53), có thể khiến cho lâm tặc và bọn săn bắn trộm động vật hoang dã hoạt động dễ dàng hơn.

Chi phí này có thể tốn kém hơn cho nhà đầu tư nếu thực hiện một cách nghiêm túc các các biện pháp

đã đề xuất để bảo vệ động vật hoang dã trên một diện tích rộng như vậy.

5.2 Đánh giá cơ sở pháp lý và đề xuất

Việc bảo vệ đa dạng sinh học kém từ những tác động tiêu cực của những dự án thủy điện xuất phát từ

sự thiếu sót trong quy định được ban hành tận đến năm 2010, trong khi khung pháp lý vẫn đang trong

quá trình được hoàn thiện. Khung pháp lý bao gồm:

Luật đa dạng sinh học (2008)

Nghị định 65/2010/ND-CP ban hành ngày 11 tháng 6 năm 2010 với quy định chi tiết và

hướng dẫn thực hiện một số điều trong Luật đa dạng sinh học

Hơn thế, không có bất kỳ thông tư cấp bộ nào về thực hiện Nghị định 65/2010/ND- CP được ban

hành, vì thế khung pháp lý về vấn đề này chưa được hoàn thiện. Cho nên, trong dự án thủy điện vấn

đề bảo vệ đa dạng sinh học ít được thực hiện.

Phát triển thủy điện là nguyên nhân dẫn tới tác động tiêu cực lên đa dạng sinh học. Mặc dù chưa có

bất kì thống kê cụ thể về nhng thiệt hại nhưng thực tế các dự án thủy điện không thực hiện các biện

pháp giảm bớt cần thiết, do vậy mà chi phí dự án thường rẻ hơn so với thực tế. Điều này đe doạ đến

tính đa dạng sinh học, tác động môi trường và xã hội. Đây là thực trạng thường xảy ra, nguyên nhân

một phần do không thực hiện khung pháp lý về bảo vệ đa dạng sinh học, đặc biệt trong các trường

hợp phát triển thủy điện

Nghiên cứu về vấn để này chủ yếu mang tính định tính, chỉ đưa ra thông tin chung về các tác động

tiêu cực của thủy điện lên đa dạng sinh học. Có đề xuất ý kiến rằng nên thực hiện nhiều hơn các

nghiên cứu định lượng về vấn đề này để định lượng được các tác động tiêu cực và đưa ra các đề xuất

giải quyết vấn đề này.

Page 36: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

28 | P a g e

6. An toàn đập

6.1 Giới thiệu chung

Có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn từ xây dựng và vận hành các đập thủy điện tại Việt Nam và do đó nhiều

câu hỏi xoay quanh sự an toàn của cuộc sống và sinh kế của bà con trong vùng lân cận của nhà máy

và hạ du. Tổng chi phí bảo đảm an toàn đập không được quy hoạch và thực hiện trong xây dựng và

vận hành dự án thủy điện và các quy định pháp luật hiện tai cũng không yêu cầu điều đó. Vẫn còn

thiếu sự đánh giá các rủi ro của các trận động đất kích thích trong thiết kế đập như đề cập ở phần 6.2,

và lỗ hổng trong khung pháp lý về bảo đảm an toàn đập, an toàn vận hành của đập thủy điên và thực

thi các quy định liên quan, như đã thảo luận ở phần 6.3.

6.2 Những nhược điểm trong đánh giá rủi ro của lỗi đập và an toàn vận

hành

Đập thủy điện và hồ chứa thỉnh thoảng gây ra động đất kích thích ở khu vực lân cận, đặc biệt trong

giai đoạn đầu tiên sau khi bắt đầu vận hành. “Từ năm 1931, các nhà khoa học đã tìm ra rằng các hồ

nhân tạo có thể gây ra động đất. Có 0.3% các hồ sâu 10 mét, 10% các hồ sâu 90 mét và 21% hồ sâu

trên 140 mét có thể gây ra động đất” 9

. Mức độ và tác động của động đất là rất khác nhau, phụ thuộc

vào các yếu tố như đặc điểm địa lý của địa phương, việc thiết kế và xây dựng hồ chứa. Có thể thấy rõ

rằng khả năng động đất kích thích phải được ước tính cẩn thận và được xem xét trong thiết kế, xây

dựng và vận hành thủy điện. Tuy nhiên, điều này không thường được thực hiện trong nhiều dự án

thủy điện tại Việt Nam.

Đánh giá tác động môi trường của nhà máy Thủy điện Sông Tranh 2 (EVN 2006) chỉ bao gồm nửa

trang kết luận về khả năng gây ra động đất kích thích tại khu vực của nhà máy (EVN 2006, trang 69)

10. Tuy nhiên, một thời gian ngắn sau khi nhà máy vận hành vào năm 2011 đã gây ra 52 trận động đất

gần khu vực nhà máy, riêng trận động đất vào ngày 3 tháng 9 năm 2012 lên tới 4.2 độ richter và phá

hủy nhiều căn nhà ở khu vực xung quanh. Ông Phạm Hồng Giang – Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Chủ tịch Ủy

ban Quốc gia về Đập lớn và Phát triển Tài nguyên Nước11

nói: “Đánh giá khả năng của động đất và

biện pháp phòng chống cho các thủy điện không nằm trong đánh giá tác động môi trường. Cần phải

có những văn bản riêng biệt với việc đánh giá cẩn thận trên cơ sở các biện pháp cụ thể”. Hơn thế

nữa, rò rỉ nước nghiêm trọng qua các đập đang xảy ra. Điều này gây lo ngại về khả năng vỡ đập, đặc

biệt khi nhà máy bắt đầu hoạt động.

Với những quy định hiện có, trách nhiệm chính để đảm bảo an toàn đập thuộc về các nhà đầu tư và

chủ đầu tư của dự án và nhà máy thủy điện trong khi Bộ Công thương và Sở Công thương các tỉnh chỉ

chịu trách nhiệm phê duyệt dự án thủy điện và giám sát an toàn đập. Sự thỏa thuận về trách nhiệm còn

thiếu sót từ khi có các báo cáo rằng các nhiều nhà đầu tư và chủ của các dự án/nhà máy thủy điện

không đủ năng lực để chịu trách nhiệm. Các Sở Công thương và các cơ quan trực thuộc Bộ Công

thương cũng không thực hiện. Như một báo cáo trên trang điện tử Bộ Công thương: “Thứ trưởng

Hoàng Quốc Vượng nói rằng trong nhiều năm qua, việc quản lý an toàn đập chưa nhận được nhiều

sự quan tâm chú ý... Trong số 51 nhà máy thủy điện trên 30MW đang vận hành, chỉ có 45 nhà máy có

đăng kí an toàn đập, 29 dự án có báo cáo an toàn đập, 43 dự án có quan sát thực tế về đập, 33 dự án

có kế hoạch bảo vệ đập, 42 dự án có kế hoạch an toàn đập trong mùa lũ, 8 dự án có kế hoạch phòng

chống lũ cho vùng hạ lưu. Trong số 151 nhà máy thủy điện dưới 30MW đang vận hành chỉ 63 nhà

9 Cao D. T. 2012

10 Kết luận của ông Lê Trần Chân người sau đó tuyên bố với truyền thông địa phương rằng ông đã không phát

biểu cho thủy điện Sông Tranh 2 11

Phỏng vấn ông Phạm Hồng Giang vào ngày 3 tháng 3 năm 2013 được thực hiện bởi Bà Lê Kim Thái

Page 37: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

29 | P a g e

máy có chương trình vận hành hồ chứa, 32 nhà máy có đăng kí an toàn đập, 19 nhà máy có báo cáo

an toàn đập, 18 nhà máy quan trắc chất lượng an toàn đập, 16 nhà máy có kế hoạch bảo vệ đập, 18

nhà máy có kế hoạch bảo vệ đập trong mùa lũ và 20 nhà máy có kế hoạch bảo vệ lũ cho vùng hạ lưu.

Trong 66 đập thủy điện đã kiểm tra về an toàn chỉ có 15 đập đã hoàn thành kiểm tra, 5 đập đang tiến

hành kiểm tra và 46 đập không thực hiện kiểm tra” (Công Thương ngày 11 tháng 8 năm 2012).

Một báo cáo của Bộ Công thương trình lên Chính phủ năm 2010 chỉ ra rằng Sở Công thương còn

thiếu cả nhân lực và năng lực để làm tròn trách nhiệm của 1 cơ quan chức năng trên các nhà máy thủy

điện. “Bởi vì Sở Công thương các tỉnh không có chuyên gia về thủy điện, sự phối hợp giữa các phòng

ban trong tỉnh chưa hiệu quả, và ngân sách có giới hạn trong việc phát triển quy hoạch tổng thể của

tỉnh, quy hoạch phát triển thủy điện tổng thể của tỉnh và thiết kế cơ bản của các nhà máy thủy điện cụ

thể mà chưa đáp ứng được yêu cầu và thường xuyên phải sửa đổi và điều chỉnh.” (BCT, 2010 trang

73). Báo cáo của Bộ Công thương cũng chỉ ra rằng nhiều nhà đầu tư, thiết kế và xây dựng dự án thủy

điện không đủ năng lực để đảm bảo chất lượng công việc (BCT 2010 trang 4). Trong khi đó, không có

bất kỳ xửa phạt cụ thể nào cho phòng ban, cơ quan và chuyên viên chịu trách nhiệm cho các lỗi và sai

sót chính trong việc thiết kế và xây dựng công trình thủy điện. Do đó, một vài nhà đầu tư và nhà xây

dựng năng lực yếu tiếp tục xây nhà máy thủy điện, cái mà đặt sự an toàn củangười dân lân cận và sinh

kế của họ cũng như môi trường trong tình trạng đầy rủi ro.

Nhiều đập thủy điện tại Việt Nam có rủi ro tiềm ẩn về an toàn bởi vì chúng được xây dựng mà không

theo một thiết kế đặc biệt để kháng lại động đất kích thích, giám sát an toàn nghiêm ngặt bởi các cơ

quan ngang bộ và địa phương, và trong một số trường hợp bởi các nhà đầu tư và xây dựng không đủ

năng lực12

. Tuy nhiên chưa có bất cứ một nghiên cứu toàn diện về vấn đề này. Đánh giá cơ sở pháp lý

trong các phần sau sẽ cho thấy những lỗ hổng trong khung pháp lý mà chính là nguyên nhân dẫn tới

tình trạng này.

6.3 Đánh giá cơ sở pháp lý về xây dựng, vận hành và an toàn đập thủy điện

Những mối quan tâm về an toàn và vận hành của dự án thủy điện là do những lỗ hổng trong khung

pháp lý về vấn đề này. Ở Việt Nam có 16 văn bản pháp lý liên quan tới an toàn đập. Nội dung phần

này tập trung vào những thiếu sót trong văn bản pháp lý và thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn

đập do sự vắng mặt các yêu cầu kĩ thuật cho việc đánh giá khả năng động đất kích thích, sự giám sát

thiếu chặt chẽ của các nhà chức trách về an toàn đập và thiếu các quy định nghiêm ngặt về năng lực

của các nhà đầu tư và chủ thầu trong các công trình thủy điện.

Các văn bản pháp lý hiện nay liên quan tới an toàn đập như sau:

Tiêu chuẩn Việt Nam QPTL.C 1-75 về tính toán thủy năng

Tiêu chuẩn Việt Nam TCXD 57-73 về thiết kế tường chắn đất các công trình thuỷ công

Tiêu chuẩn Việt Nam TCN 56-88 về thiết kế đập bê tông và đập bê tông cốt thép

Tiêu chuẩn Việt Nam TXCDVN 285-2002 về tiêu chuẩn cơ bản trong thiết kế công trình thuỷ

lợi (thay thế bởi QCVN 04-05 2011/BNNPTNT năm 2011)

Luật Điện lực 2004

Luật Đấu thầu 2005

Tiêu chuẩn Việt Nam TCXD 375 – 2006 về thiết kế công trình chịu động đất.

Quyết định 285/2006/QD-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 25 tháng 12 năm

2006 về thẩm quyền ban hành và thực hiện các chương trình vận hành hồ chứa thủy điện

Quyết định 30/2006/QD-BCN ban hành bởi Bộ Công nghiệp (BCN) vào tháng 8 năm 2006 về

quy định quản lý đầu tư xây dựng các dự án điện độc lập.

12

Vào ngày 22 tháng 11 năm 2012, đập nhà máy thủy điện Dak Mek tại tỉnh Kon Tum đang được xây dựng đã

sụp đổ, Sau đó các chính quyền tỉnh kết luận rằng các nhà đầu tư đã không tuân thủ theo thiết kế được phê duyệt

và xây dựng với quá ít xi măng dẫn đến sự sụp đổ của 109 trong tổng số 165m chiều dài (24 giờ ngày 29 tháng

11 năm 2012)

Page 38: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

30 | P a g e

Quyết định 37/2007/QD-BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệào ngày 7 tháng 8 năm 2007 về

việc ban hành lĩnh vực đầu tư có điều kiện và những điều kiện đầu tư trong ngành công

nghiệp

Nghị định 72/2007/ ND-CP ban hành bởi Chính phủ vào ngày 7 tháng 5 năm 2007 về an toàn

đập

Thông tư 33/2008/TT-BNN ban hành bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày 4

tháng 3 năm 2008 về hướng dẫn thi hành một số quy định trong nghị định 72/2007/ND-CP

Nghị định 112/2008/ND-CP được Chính phủ ban hành ngày 20 tháng 10 năm 2008 về quản

lý, bảo vệ và khai thác tổng hợp nguồn tài nguyên và môi trường trong thủy điện và hồ chứa

thủy lợi.

Nghị định 12/2009/ND-CP được Chính phủ ngày 12 tháng 3 năm 2009 về quản lý các dự án

xây dựng

Thông tư 34/2010/TT-BTC được Bộ Công thương ban hành ngày 7 tháng 10 năm 2010 về

quy định quản lý an toàn đập trong nhà máy thủy điện

Tiêu chuẩn Việt Nam QCVN 04-05 2011/BNNPTNT – Tiêu chuẩn kĩ thuật quốc gia về công

trình thủy lợi – Các quy định cơ bản cho thiết kế

Không có tiêu chí để ước lượng và tính toán khả năng của động đất kích thích ở đập thủy điện, thiết

kế và xây dựng hồ chứa theo các tiêu chuẩn kỹ thuật chính thức của công trình thuỷ lợi tại Việt Nam.

Các tiêu chuẩn về xây dựng bao gồm TCXDVN 285-2002 (ban hành năm 2002) về công trình thủy

lợi, TCXD 375-2006 về Thiết kế các công trình chịu động đất (ban hành năm 2006) và QCVN 04-05

2011/BNNPTNT, ban hành trong năm 2011 (thay thế TCXDVN 285-2002). Tiêu chuẩn mới nhất bao

gồm hai yêu cầu về xem xét khả năng động đất trong việc thiết kế và xây dựng các đập thủy điện

(QCVN 04-05 2011/BNNPTNT tr29 & 49). Tuy nhiên, chưa có bất kỳ tiêu chuẩn cụ thề về việc gây

ra động đất kích thích.

Trong các quy định hiện hành về trách nhiệm bảo đảm an toàn của các nhà máy thủy điện, bao gồm

thiết kế, xây dựng và vận hành, trách nhiệm chính là các nhà đầu tư của nhà máy/ dự án và các chủ sở

hữu, trong khi đó việc giám sát được thực hiện bởi các cơ quan chức năng (đặc biệt là các Sở Công

thương) thường là không đủ. Các quy định bao gồm Quyết định 30/2006/QD-BCN, Nghị định

72/2007/ND-CP và Thông tư 33/2008/TT-BNN. Các nhà đầu tư và các chủ sở hữu chịu trách nhiệm

cho các dự án thủy điện của họ, bao gồm thiết kế, xây dựng, vận hành, thiết kế và thực hiện các biện

pháp an toàn đập, kiểm tra an toàn đập và báo cáo với các nhà chức trách cấp tỉnh, bộ (Nghị định

72/2007/ND-CP). Trong khi đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Công Thương chịu trách nhiệm phê

duyệt thiết kế và cấp phép dự án thủy điện, tiến hành kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn, và sau

khi được phê duyệt mới tiến hành cho phép các nhà máy thủy điện đưa vào hoạt động (Quyết định

30/2006/QD-BCN và Nghị định 72/2007/NĐ-CP). Tuy nhiên, các văn bản pháp luật không quy định

cụ thể như thế nào và các cơ quan cấp bộ và tỉnh phải thực hiện vai trò của mình thường xuyên ra sao.

Chưa có quy định về xử phạt cho các cơ quan chức năng, ví dụ đối với Sở Công thương nếu họ không

hoàn thành vai trò của mình.

Một lỗ hổng khác trong khung pháp lý về xây dựng và vận hành nhà máy thủy điện là sự thiếu mặt

các yêu cầu pháp lý cụ thể và nghiêm ngặt đối với năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm của các

nhà đầu tư, chủ sở hữu và chủ xây dựng các nhà máy thủy điện. Khung pháp lý bao gồm các Luật

Điện lực, Luật Đấu thầu năm 2005, Nghị định 72/2007/ND-CP về quản lý an toàn đập, Nghị định

12/2009/NĐ-CP về quản lý xây dựng dự án, Quyết định 37/2007/QD-BCN trên đầu tư trong ngành

công nghiệp lạnh và Quyết định 30/2006/QD-BCN về Quản lý đầu tư xây dựng các dự án điện độc

lập. Trong số các văn bản trên, chỉ có Quyết định 30/2006/QD-BCN có quy định cho các đơn vị và cá

nhân tham gia các công trình điện, nhưng không cụ thể về các công trình nhà máy thủy điện13

.

13

Điều 5.2: các nhà đấu thầu các dự án điện độc lập phải nộp hồ sơ đăng lí kinh doanh, năng lực và kinh nghiệm

thực hiện dự án, liệt kê các dự án đã thực hiện trong vòng 5 năm và báo cáo tài chính trong vòng 3 năm gần

nhất.

Page 39: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

31 | P a g e

“Cần có quy định rất cụ thể về trình độ, năng lực và kinh nghiệm của các nhà đầu tư và nhà xây dựng

các dự án thủy điện." Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Việt Nam về

Đập lớn và Phát triển nguồn nước phát biểu14

.

Có rất nhiều lỗ hổng trong khung pháp lý hiện hành, trong vai trò quản lý nhà nước, trách nhiệm và

nguồn nhân lực liên quan an toàn của đập thủy điện, cái mà tạo kẽ hở cho các nhà đầu tư vi phạm, đặc

biệt là ở các đập quy mô vừa và nhỏ đã được phê duyệt và giám sát bởi chính quyền địa phương. Do

đó, cuộc sống của con người, tài sản vật chất và môi trường ở vùng hạ lưu gặp nhiều nguy cơ, bao

gồm cả thiệt hại nghiêm trọng và/hoặc thiệt hại hoàn toàn nếu trường hợp vỡ đập xảy ra. Cả khuôn

khổ pháp lý và năng lực quản lý nhà nước liên quan đến vấn đề nghiêm trọng này cần được tăng

cường để đảm bảo an toàn cho người dân và môi trường vùng hạ lưu mà các chi phí này không thể

quy đổi bằng tiền.

14

Nguồn: Thực hiện phỏng vấn trực tiếp với ông Giang vào ngày 3 tháng 3 năm 2013

Page 40: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

32 | P a g e

7. Những lỗ hổng trong đánh giá tác động môi trường

Những lỗ hổng trong việc đánh giá và giảm thiểu tác động môi trường, xã hội và rủi ro an toàn của dự

án thủy điện một phần do từ quy định về đánh giá tác động môi trường. Theo Luật Bảo vệ Môi trường

(2005), mọi dự án thủy điện được phê chuẩn sau năm 2005 cần có đánh giá tác động môi trường của

chính dự án đó, cái mà phải được phê duyệt trước khi dự án được phê duyệt. Nói cách khác, việc phê

duyệt đánh giá tác động môi trường là điều kiện pháp lý để các dự án thủy điện được phê duyệt. Tuy

nhiên, quy định về nội dung của đánh giá tác động môi trường thiếu những yêu cầu chi tiết. Đánh giá

tác động môi trường và việc thực hiện nó không hiệu quả trong an toàn bảo vệ và giảm nhẹ chi phí

môi trường, xã hội và những rủi ro của dự án thủy điện.

Văn bản pháp lý liên quan tới đánh giá tác động môi trường

- Luật Bảo vệ môi trường ban hành năm 2005;

- Nghị định Chính phủ số 80/2006/ND-CP, ban hành ngày 9 tháng 8 năm 2006 về hướng dẫn chi

tiết về việc thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường (2005)

- Thông tư của Bộ Tài nguyên Môi trường số 08/2006/TT-BTNMT ban hành ngày 8 tháng 9 năm

2006 về hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo

vệ môi trường.

- Thông tư của Bộ Tài nguyên Môi trường số 05/2008/TT-BTNMT ban hành ngày 8 tháng 12 năm

2008 về hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo

vệ môi trường.

- Nghị định của Chính phủ số 29/2011/ND-CP ban hành ngày 18 tháng 4 năm 2011 về quy định

đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.

- Thông tư của Bộ tài nguyên và Môi trường số 26/2011/TT-BTNMT ban hành ngày 18 tháng 4

năm 2011 về một số chi tiết của các quy định trong nghị quyết 29/2011/ND-CP

Các văn bản pháp lý trên không bao gồm các yêu cầu cụ thể về các khía cạnh cơ bản như những giải

pháp thay thế, phạm vi, độ chính xác và nguồn thông tin, đánh giá các tác động và kế hoạch giảm

thiểu tác động nghiêm ngặt. Một nghiên cứu so sánh được thực hiện bởi tổ chức Quản lý Tài nguyên

Môi trường (ERM) – một công ty quốc tế chuyên về thỏa thuận tài chính cho các dự án năng lượng,

cho thấy yêu cầu về đánh giá tác động môi trường là chưa rõ ràng khi so sánh với yêu cầu của các tổ

chức tài chính và ngân hàng thế giới (Kennish R. Và Pham H. 2012). Ví dụ, đánh giá tác động môi

trường địa phương chỉ yêu cầu có đánh giá riêng dự án của họ trong khi các tổ chức tài chính quốc tế

như tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) trực thuộc Ngân hàng Thế giới, yêu cầu các đánh giá tác động

môi trường và xã hội bao gồm cả tác động tích luỹ và tác động của các dự án được bổ sung sau đó.

Yêu cầu về kế hoạch Quản lý Môi trường như là một phần của đánh giá tác động môi trường không

bao gồm các kế hoạch hành động riêng hay ưu tiên như một lịch trình cụ thể chẳng hạn như các yêu

cầu của IFC (xem ở Phụ lục 1).

Thêm vào đó, những lỗ hổng trong yêu cầu đánh giá tác động môi trường, quá trình thực thi những

quy định hiện có cũng còn yếu kém. Ví dụ, đánh giá tác động môi trường của dự án thủy điện Sông

Tranh 2 được Bộ Tài nguyên Môi trường phê duyệt vào ngày 2 tháng 2 năm 2007 (Quyết định

137/QD-BTNMT) (Bộ Tài nguyên Môi trường 2012). Tuy nhiên, việc xây dựng nhà máy Sông Tranh

2 bắt đầu sớm hơn 1 năm vào ngày 5 tháng 3 năm 200615

. Vì thế dự án được phê duyệt và khởi công

trước khi đánh giá tác động môi trường được phê duyệt. Thực tế này cho thấy rằng đánh giá tác động

môi trường đóng vai trò thứ yếu trong việc dự án được phê duyệt và thực hiện.

Những đánh giá tác động môi trường nói chung đều có hiệu quả rất hạn chế trong việc bảo vệ tác

động môi trường và xã hội của dự án thủy điện, bởi vì thiếu những yêu cầu cụ thể và quá trình thực thi

chưa nghiêm ngặt. Do vậy chi phí môi trường, xã hội và rủi ro từ dự án thủy điện không ước tính hết

được và thường không giảm thiểu được tốt.

15

Thanh Nien, 6/03/2006

Page 41: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

33 | P a g e

8. Kết luận và đề xuất

8.1 Kết luận chung

Việc xây dựng thủy điện ở Việt Nam không rẻ như ước tính hiện nay nay bởi chi phí môi trường và xã

hội trong dự án thủy điện là không thể ước tính hoặc ước tính không hết và ngân sách cho các biện

pháp giảm thiểu vẫn còn rất nhiều hạn chế. Điều này có thể thấy qua các chi phí cho tái định cư và

phục hồi sinh kế, đền bù cho thiệt hại về rừng và các tác động tiêu cực trực tiếp hay gián tiếp lên đa

dạng sinh học và lên sự an toàn và giảm nhẹ rủi ro của đập.

Một số tác động cụ thể không hoàn toàn được giảm bớt, mà chỉ một phần nào đó. Đặc biệt là nhu cầu

sinh kế thay thế của người dân bị ảnh hưởngvẫn chưa được cân nhắc đầy đủ: ít hoặc không có chương

trình đào tạo hoặc ví dụ vốn cho các hoạt động sinh kế mới chỉ mới được lên kế hoạch và hỗ trợ. Giá

đất đền bù đất và tái định cư từ các nhà đầu tư dự án không phải lúc nào cũng (đầy đủ). Người nhận

đền bù đất rồi nhưng hệ thống thủy lợi không có sẵn và đất có chất lượng thấp. Giảm thiểu thiệt hại

rừng thông qua tái trồng rừng lại được thực hiện một cách không toàn diện ngay cả trong trường hợp

đã thỏa thuận trước đó. Mất đa dạng sinh học thường được coi là tạm thời, thứ yếu và không có các

biện pháp được đề xuất và thực hiện. Vỡ đập, vận hành hồ chứa và quản lý đập yếu kém gây ra rủi ro

cho người dân địa phương cũng như người dân và cộng đồng dân cư ở hạ lưu nhưng thường không

được xem xét, do đó không dự trù kinh phí trong tổng chi phí đầu tư và vận hành các đập thủy điện.

Sự thất bại trong việc giảm nhẹ các tác động môi trường - xã hội và giảm thiểu rủi ro từ nhà máy thủy

điện dẫn tới nguy cơ đói nghèo trong những người dân tái định cư, tăng thiệt hại về mất rừng và tác

động tiêu cực lên đa dạng sinh học, khả năng phá hủy và thiệt hại nghiêm trọng nếu vỡ đập. Liên quan

đến vấn đề này sẽ được minh hoạ một cách cụ thể trong phần 2.

Tổng số chi phí chênh lệch không thể ước tính chính xác cho tất cả các đập ở Việt Nam và ngay cả

cho riêng một trường hợp như đập Sôn Tranh 2. Tuy nhiên, theo đánh giá của chuyên gia được tóm tắt

trong Bảng 5 và những dữ liệu và phân tích trong các phần khác của báo cáo đã chứng minh cho

những đánh giá của họ. Điều này cũng cho thấy chi phí chênh lệch giữa chi phí tác động môi trường,

xã hội thực tế và chi phí giảm thiểu các tác động này đóng một phần rất quan trọng. Việc thực hiện

đầy đủ tất cả các chi phí và thực hiện toàn bộ các biện pháp giảm nhẹ dẫn tới chi phí giá thành điện

sản xuất cao hơn đáng kể.

Sự chênh lệch chi phí chủ yếu do thiếu sót trong khung pháp lý hiện tại cũng như những yếu kém

trong quá trình thực thi, bao gồm quy định về thực thi đánh giá tác động môi trường và việc thực hiện

nó. Những nguyên nhân này cũng bao gồm sự thiếu nguồn nhân lực có chất lượng, đặc biệt là liên

quan tới an toàn đập.

8.2 Kiến nghị

Các thông tin và phân tích ở trên cho thấy rằng cần giải quyết lỗ hổng và thiếu sót trong phát triển và

vận hành thủy điện và đóng góp vào phát triền thủy điện trong nước bền vững hơn.

1. Rà soát và ước tính lại chi phí cho việc xây dựng một nhà máy thủy điện mới bao gồm tất cả

chi phí và rủi ro môi trường xã hội cũng như chi phí giảm thiểu tác động tiêu cực; và chi phí

thực tế và đầy đủ để bảo trì, giám sát và vận hành nhà máy thủy điện hiện có để tối thiểu hóa

tác động tới con người, sinh kế và nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như các rủi ro khác.

Page 42: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

34 | P a g e

2. Xây dựng chương trình tái định cư nhằm đem lại lợi ích cho những người bị di dời do dự án

thủy điện đó, như một chương trình chia sẻ lợi ích, ít nhất là mức đền bù và hỗ trợ được quy

định trong Nghị định 69/2009/ND-CP và Quyết định 34/2010/QD-TTg.

3. Bên cạnh đánh giá tác động môi trường, cần điều chỉnh và thực thi đánh giá tác động xã hội

bắt buộc như một phần của quá trình phê duyệt., Những yêu cầu hiện có của IFC và các

nguyên tắc xích đạo (Equator Principles) về đánh giá tác động môi trường, xã hội và sức khỏe

cộng đồng của các dự án nhận khoản vay là một tham khảo tốt để nâng cao yêu cầu cho đánh

giá tác động môi trường và đánh giá môi trường chiến lược tại Việt Nam.

4. Thực thi các quy định một cách nghiêm ngặt các khoản chi trả của nhà đầu tư cho cho toàn bộ

quy mô và giá trị rừng bị mất và đền bù cho tác động tiêu cực lên đa dạng sinh học do dự án

thủy điện gây ra.

5. Cải thiện khung pháp lý về đầu tư nhà máy thủy điện và vận hành/quản lý hồ chứa/đập, an

toàn đập và phương pháp giảm bớt rủi ro và quá trình thực thi. Điều này phần nào có thể được

phản ánh trong Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) và/hoặc một luật riêng biệt.

6. Quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy trình vận hành hồ chứa hiện có và rà soát lại tác động của

chúng lên môi trường và xã hội địa phương; và điều chỉnh những quy trình đó nếu cần thiết.

7. Thực hiện một đánh giá toàn diện về chi phí môi trường và xã hội chưa được tính toán và chi

trả đầy đủ trên tổng số chi phí đầu tư và vận hành thủy điện. Đây là cơ sở để xem xét lại chiến

lược về thủy điện và năng lượng bền vững.

8. Tăng cường phát triển nguồn nhân lực cho Bộ Công thương và Sở Công thương các tỉnh để

đảm bảo họ có chuyên môn cần thiết để thực hiện quá trình phê duyệt cần thiết cho thiết kế

nhà máy thủy điện, giám sát xây dựng, và vận hành hồ chứa.

Page 43: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

35 | P a g e

PHẦN 2 TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU

ĐIỂN HÌNH: NHÀ MÁY THUỶ

ĐIỆN SÔNG TRANH 2

Page 44: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

36 | P a g e

I. Giới thiệu

Dự án thủy điện Sông Tranh 2 với công suất lắp đặt là 190MW được đặt tại dòng chính sông Tranh

của tỉnh Quảng Nam, một phần của hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn khu vực miền Trung Việt Nam.

Dự án được thiết kế và xây dựng bởi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) từ năm 2006 đến năm 2011.

Sau khi các hồ thủy điện đã tích đầy nước vào năm 2011, hàng loạt các trận động đất với nhiều cường

độ khác nhau đã xảy ra tại các khu vực xung quanh. Hiện tượng rỏ rỉ nước từ đập được phát hiện lần

đầu vào năm 2012. Sau nhiều cuộc điều tra và thảo luận, Chính phủ Việt Nam vẫn chưa cho phép nhà

máy đi vào hoạt động16

, gây ra nhiều tổn thất trong vốn đầu tư và chi phí cơ hội cho đầu tư dự án vào

khoảng 5.100 tỉ VND (tương đương với 239.8 triệu USD)17

Nghiên cứu: “Phân tích chi phí và rủi ro môi trường xã hội của đập thủy điện, với trường hợp điển

hình là nhà máy Thủy điện Sông Tranh 2” được UNDP hỗ trợ cho GreenID - một tổ chức phi chính

phủ Việt Nam- thực hiện năm 2012. Trường hợp điển hình ở Sông Tranh 2 là một phần của toàn bộ

nghiên cứu

Nghiên cứu này chỉ ra các lỗ hổng trong việc đánh giá và giảm thiểu chi phí và rủi ro môi trường xã

hội trong việc quy hoạch, thiết kế và xây dựng đập và hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2.

Nghiên cứu này bắt đầu bằng việc thể hiện các thông số kỹ thuật và chi phí được tính toán cho Sông

Tranh 2 dựa vào Đánh giá Tác Động Môi Trường (ĐTM) năm 2005 và rà soát thông tin truyền thông

về các vấn đề của Sông Tranh 2 bắt đầu được quan tâm từ năm 201218

.

Do đó, nghiên cứu này sẽ phân tích các lỗ hổng và điểm yếu trong bản đánh giá an toàn đập; sửa chữa

các tổn hại do động đất gây ra bởi nhà máy thủy điện; chương trình thực hiện đền bù và tái định cư;

ngăn chặn việc mất rừng và các tác động tiêu cực lên hệ sinh thái; và các điểm yếu trong Đánh giá

Tác động Môi trường. Bảng phụ lục 1 so sánh dự toán chi phí của dự án năm 2006 và chi phí ước tính

của dự án nếu bao gồm tất cả vấn đề đã đề cập trong Đánh giá tác động môi trường và các lỗ hổng.

Nghiên cứu trường hợp điển hình được thực hiện thông qua các phương pháp luận sau:

- Rà soát thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng: rà soát và phân tích các thông tin

truyền thông tại địa phương liên quan đến các vấn đề của Thủy điện Sông Tranh 2 (tính tới thời

điểm là tháng 12/2012)

- Rà soát tài liệu: rà soát và phân tích các tài liệu hiện có về Thủy điện Sông Tranh 2

- Đi thực địa: thực hiện chuyến đi thực địa tới Huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam (5-7/03/2013)

để thực hiện các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc với người dân và chính quyền địa phương về sinh

kế và các mối quan ngại của họ.

II. Thông tin cơ bản về Dự án Thủy điện Sông Tranh 2

Phần này đưa ra các thông tin cơ bản về Nhà máy Thủy Điện Sông Tranh 2, bao gồm vị trí, các thông

số cơ bản và các văn bản pháp lý về quá trình vận hành của nhà máy.

Nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 được đặt tại Huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, trên Sông Tranh

thuộc hệ thống Sông Vu Gia – Thu Bồn (xem Hình 7). Nhà máy Thủy điện Sông Tranh 2 được khởi

công xây dựng vào tháng 3/2006 và được hoàn thiện vào giữa năm 2011. Công suất thiết kế của hồ

chứa cho nhà máy thủy điện là hơn 730 triệu m3 nước, đây là một trong những hồ chứa lớn nhất tại

16 Tính tới ngày 1/6/2013 17 Tỷ giá quy đổi 1 USD=20.850 đồng 18 Các tác giả không có bản báo cáo đánh gia chi tiết , thiết kế, xây dựng, vận hành và giám sát đập và hồ chứa

Page 45: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

37 | P a g e

khu vực Miền Trung Việt Nam (xem Bảng 13). Đập chính được xây dựng với kỹ thuật bê tông đầm

lăn. Nhà máy có hai tuabin chính với tổng công suất lắp đặt là 190MW. Tiềm năng sản lượng điện

hàng năm lên tới 680 triệu kWh. Chủ đầu tư và thực hiện là Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Hình 7 - Bản đồ thể hiện Thủy điện Sông Tranh 2 và các dự án thủy điện khác tại hệ thống sông

Vu Gia – Thu Bồn

(Nguồn: Đoàn T. 2009 trang 15)

Page 46: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

38 | P a g e

Bảng 13 - Các thông số chính của công trình Thủy điện Sông Tranh 2

STT Thông số Đơn vị Trị số

I Lưu vực

1 Diện tích lưu vực km2 1.100

2 Dòng chảy trung bình năm m3/s 110,5

3 Tổng lượng dòng chảy năm triệu m3/s 3.500

4 Lưu lượng dòng chảy lũ P = 0,1% m3/s 14.100

II Hồ chứa

1 Mực nước dâng bình thưởng M 175

2 Mực nước xả thường xuyên M 155

3 Mực nước chết M 140

4 Mực nước gia cường khi lũ P = 0,1% (lũ trong 1.000

năm)

M 178,51

5 Diện tích mặt hồ

- Ứng với mực nước dâng bình thường km2 21,52

- Ứng với mực nước lớn nhất km2 23,01

6 Dung tích hồ chứa

- Dung tích toàn bộ triệu m3 733,4

- Dung tích hữu ích triệu m3 521,1

- Dung tích chết (tại mực nước chết) triệu m3 212,3

III Mực nước hạ lưu nhà máy

1 Mực nước hạ lưu nhà máy lớn nhất M 91,8

2 Mực nước khi chạy 1 tổ máy định mức M 70,9

3 Lưu lượng lớn nhất qua nhà máy m3/s 245,52

IV Năng lượng

1 Công suất đảm bảo Ndb MW 41,0

2 Công suất lắp máy Nlm MW 190

3 Điện lượng trung bình nhiều năm Eo Triệu kWh 679,6

V Thông số công trình

1 Đập

Loại đập bê tông đầm lăn

Cao trình đỉnh đập M 180

Cao trình đỉnh tường chắn song M 180,5

Chiều dài theo đỉnh M 640

2 Cửa lấy nước

Loại Bê tông cốt thép

Cao trình đỉnh M 181

Cao trình ngưỡng M 122

Số cửa 1

Số khoang 2

Kích thước mỗi khoang b x h M 4,75 x 8.5

Chiều dài cửa lấy nước M 24.9

Chiều cao cửa lấy nước M 63

VI Tổng giá thành xây dựng triệu VND 3.963.402,68

Xây dựng triệu VND 1.661.454.,2

Thiết bị triệu VND 941.710,13

Chi phí đền bù và tái định cư triệuVND 488.488,94

Chi phí quản lý dự án triệu VND 63.826,03

Các chi phí khác triệu VND 210.137,13

Vay lãi trong thời gian xây dựng triệu VND 261.224,48

Dự phòng 10% triệu VND 336.561,66

Nguồn: EVN 2006, Số 1, trang 14 -15

Các văn bản pháp luật chính liên quan tới vận hành hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2:

Page 47: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

39 | P a g e

- Quyết định 723/QD-EVN-HDQT19

, ban hành ngày 16/12/2005 và 86/QD-EVN-HDQT ban

hành ngày 26/1, 2007 bởi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thông qua bản thiết kế kỹ thuật

Dự án Thủy Điện Sông Tranh 2 giai đoạn 1 và 2

- Quyết định 5081/QD-BCT ban hành bởi Bộ Công Thương ngày 30/09/2010 về việc vận hành

hồ thủy điện Sông Tranh 2

- Quyết định 1880/QD-TTg ban hành bởi Thủ Tướng Chính Phủ ngày 13/10/2010 về việc: Ban

hành quy trình vận hành liên hồ chứa A Vương, Đắk Mi 4 và Sông Tranh 2

- Quyết định 2805/QD-UBND ban hành bởi Ủy ban Nhân Dân tỉnh Quảng Nam ngày

29/08/2012 chấp thuận kế hoạch bảo vệ đập cho dự án thủy điện Sông Tranh 2

- Quyết định 7878/QD-UBND ban hành bởi Bộ Công Thương ngày 24/12/2012 về việc vận

hành hồ thủy điện Sông Tranh 2trong mùa lũ năm 2012

- Quyết định 5795/QD-BCT, ban hành bởi Bộ Công Thương ngày 03/10/2012 chấp thuận kế

hoạch phòng chống lũ và bảo vệ đập cho Thủy điện Sông Tranh 2

- Quyết định 3421/QD-UBND, ban hành bởi Ủy ban Nhân Dân tỉnh Quảng Nam ngày

11/10/2012 chấp thuận kế hoạch phòng chống lũ cho khu vực hạ lưu của Sông Tranh 2.

III. Rà soát tin tức báo chí về vấn đề Thủy điện Sông Tranh 2

Chỉ một thời gian ngắn sau khi nhà máy bắt đầu vận hành năm 2011, hàng loạt vụ động đất đã xảy ra

ở các khu vực xung quanh nhà máy Thủy điện Sông Tranh 2. Trận động đất mạnh nhất là 4,7 độ rích-

te20

ngày 15/11/2012. Trong khi đó, hiện tượng nước bị rò rỉ được phát hiện ở nhiều nơi trên đập Sông

Tranh 2. Những sự việc này đã được nhắc đến với mật độ dày đặc trên các phương tiện truyền thông,

báo chí trong năm 2012. Một bản rà soát thực hiện với các tờ nhật báo của quốc gia với lượng lưu

hành/xuất bản cao như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Lao Động, Người Lao Động và một nhật báo địa

phương là tờ Quảng Nam đã chỉ ra 4 vấn đề chính trong các bài báo: (1). Các vấn đề về kỹ thuật và

quản lý đập; (2). Động đất; (3). Rò rỉ nước; và (4). Sinh kế của người dân. Bằng việc sử dụng công cụ

tìm kiếm trên internet, một phép tính đã được thực hiện để tính toán số lần đề cập các từ khóa trên các

bài báo của các trang tin tức điện tử trong giai đoạn từ 2011-2012. Hình 8 cho biết tổng số bài báo bàn

luận về các vấn đề của Sông Tranh 2. Bức tranh về hiện tượng rò rỉ nước trong Tháng 3/2013 được

thể hiện ở

Hình 9.

Hình 8 - Hàng loạt các bài báo về các vấn đề của Thủy điện Sông Tranh 2 xuất hiện trên tin báo

hàng ngày

19 Quyết định số 723/QD-EVN-HDQT vẫn chưa được công bố cho quần chúng, nhưng những tài liệi khác đã có trên mạng 20

Thang đo Richter là một loại thang để xác định sức tàn phá của các cơn động đất (địa chấn). Độ Richter tương ứng

với lôgarit thập phân của biên độ những sóng địa chấn đo ở 100 km cách chấn tâm của cơn động đất

http://vi.wikipedia.org/wiki/độ_Richter

Page 48: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

40 | P a g e

Hình 9 - Nước rò rỉ từ đập thủy điện Sông Tranh 2, tháng Ba năm 2012

(Nguồn: Vnexpress, 28/03/2012)

Mật độ dày đặc của các bài báo về vấn đề Thủy điện Sông Tranh 2 cho thấy mối quan tâm của công

chúng đối với người dân địa phương và dự án. Những quan ngại này chủ yếu là về sự an toàn của

Page 49: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

41 | P a g e

những người dân địa phương và khả năng đưa nhà máy vào vận hành. Những quan tâm về các tài liệu

kỹ thuật của dự án và cách khắc phục không được công khai cho quần chúng (giữa năm 2013).

IV. Quản lý vận hành và an toàn đập

Kế từ khi các sự cố xảy ra tại thuỷ điện Sông Tranh 2 được thông báo rộng rãi trên các phương tiện

thông tin đại chúng, chính phủ đã thực hiện rất nhiều hoạt động nhằm khắc phục vấn để thấm nước và

đảm bảo được sự an toàn trong các viễn cảnh xấu có thể xảy ra bao gồm động đất. Tuy nhiên, các tài

liệu chính thống liên quan đến việc sữa chữa cần thiết hoặc các kế hoạch thực hiện an toàn đập vẫn

chưa được chính phủ thông báo rộng rãi cho quần chúng. Điểu này dẫn đến việc các phương tiện

thông tin đại chúng và người dân vẫn không ngừng lo lắng về tính an toàn của đập.

IV.1 Sự cố rò rỉ nước

Theo như thông cáo báo chí của Hội đồng Nghiệm thu các Công trình Xây dựng Quốc gia ngày

27/9/2012, sự cố thấm nước xảy ra ở 30 khe co giãn của đập thuỷ điện Sông Tranh 2, với tốc độ rò rỉ

tại 10 vết nứt chính là 26.2 lit/giây, tốc độ rò rỉ tại 20 vết nứt nhỏ là 0.015 lit/giây. Sự rò rỉ nước qua

thân đập ước tính là khoảng 4.2 lit/giây (Hội đồng nghiệm thu các công trình xây dựng quốc gia,

2012).

Các cơ quan chính phủ đã thuê một công ty Trung Quốc sữa chữa 10 vết nứt trên thân đập có sự rò rỉ

nước nghiêm trọng trong khi Viện Khoa học Công nghệ xây dựng-Bộ xây dựng sữa chữa 20 vết nứt

với rò rỉ nước xảy ra ít nghiêm trọng hơn). Sau khi sữa chữa sự cố này, chính phủ cũng đã thuê một

công ty tư vấn Thụy Sỹ AF-Colenco kiểm tra và đánh giá mức độ an toàn đập, bao gồm chất lượng

xây dựng và khả năng chống chịu động đất trong các viễn cảnh khác nhau. Hội đồng nghiệm thu các

công trình xây dựng quốc gia cũng đã có thông cáo báo chí vào ngày 27/09/2012 nhằm khẳng định

rằng lượng nước rỏ rỉ tại các khe co giãn21

đã giảm tới 90% vào tháng 9/2012. Tuy nhiên,báo cáo

thẩm tra của công ty AF-Colencos vẫn chưa được xuất bản rộng rãi cho người dân.

Trong khi đó, rất nhiều chuyên gia thuỷ điện trong nước có các ý kiến trái chiều khác nhau về mức độ

nghiêm trọng của sự cố rò rỉ nước của đập thuỷ điện Sông Tranh 2. Liên quan đến sự cố rò rỉ này, một

số chuyên gia cho rằng mức độ rò rỉ là có thể chấp nhận được và việc sửa chữa là hoàn toàn có thể.

Tuy nhiên, một số chuyên gia lại cho rằng sự cố trên xảy ra rất nguy hiểm và không thể sữa chữa.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Hồng Giang, chủ tịch của Hội đập lớn và phát triển nguồn

nước Việt nam: “Sự cố thấm nước thường xảy ra ở các đập với số lượng nhỏ và được thu

gom trong đập. Việc nước rò rỉ qua đập, đặc biệt với số lượng lớn là 1 dấu hiệu nguy hiểm do

chất lượng đập kém22

“Rõ ràng việc rò rỉ nước chỉ xảy ra ở các khe co giãn, điều mà có thể xảy ra do 1 số lỗi trong

quá trình xây dựng và nó không ảnh hưởng đến an toàn đập. Việc rò rỉ này có thể được sữa

chữa”, Ông Trần Đình Sính, chuyên gia về công trình thuỷ văn tại Công ty tư vấn và xây

dựng điện I, trực thuộc EVN khẳng định23

.

Tính đến hiện nay, vẫn chưa có 1 sự nhất trì nào về an toàn đập liên quan đến sự cố rò rỉ nước. Sự lo

lắng của người dân vẫn còn và chính phủ vẫn chưa cho phép tiếp tục tích nước. Nhà máy vẫn đang

vận hành ở mực nước chết.

21 Có 30 khe co giãn được thiết kế dọc theo đập Sông Tranh 2 (mỗi khe cách 20 mét) 22 Nguồn: Tác giả Lê Kim Thái trực tiếp phỏng vấn với ông Phạm Hồng Giang ngày 3/8//2013 23 Nguồn: Tác giả Lê Kim Thái trực tiếp phỏng vấn với ông Trần Đình Sính ngày 15/04/2013

Page 50: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

42 | P a g e

IV.2 Động đất và hậu quả của động đất

Một loạt động đất xảy ra tại khu vực của nhà máy thuỷ điện Sông Tranh 2 đã làm cho nhiều nhà cửa

và công trình xây dựng tại huyện Bắc Trà My bị nứt, gây lo lắng về sự an toàn cho người dân địa

phương. Mặc dù các thông cáo báo chí của Hội đồng nghiệm thu các công trình xây dựng quốc gia

khẳng định rằng an toàn của đập thuỷ điện Sông Tranh 2 đã thông qua cuộc kiểm tra chất lượng

nghiêm ngặt, nhưng nó hoàn toàn không làm giảm bớt nỗi lo lắng của người dân.

Thông cáo báo chí của Hội đồng nghiệm thu các công trình xây dựng quốc gia vào ngay 27/09/2012

khẳng định rằng đập Sông Tranh 2 có khả năng chống chịu động đất lên đến cấp độ 8 (200cm/giây)

theo thang đo quốc tế Medvedev–Sponheuer–Karnik (MSK)24

. Theo thang đo này, xác suất xảy ra

động đất cấp độ 7 (150 cm/giây) lớn nhất là 4750 năm/lần tại khu vực này (Hội đồng nghiệm thu các

công trình xây dựng quốc gia, 2012). Một loạt trận động đất xảy ra trong khu vực, đỉnh điểm là với

trận động đất ở cấp độ 6 xảy ra vào tháng 11/2012. Tuy nhiên, báo cáo thẩm tra an toàn đập cuối cùng

của công ty tư vấn độc lập Thuỵ Điển AF-Colenco vẫn chưa được xuất bản rộng rãi. Chính phủ vẫn

chưa cho phép tích nước thậm chí sau khi đã khẳng định đập đã an toàn.

Các trận động đất đã gây nứt các ngôi nhà và công trình công cộng với tổng thiệt hại ước tính là 3.7 tỉ

đồng (USD 177.458). Con đường tỉnh lộ số 616 cũng bị hư hỏng nghiêm trong, ước tính chi phí sữa

chữa khoảng 20 tỉ đồng (USD 95.9232)25

. Ban Quản lý dự án thuỷ điện Sông Tranh 2 đã có kế hoạch

hỗ trợ cho các ngôi nhà bị nứt do động đất gây ra với mức hộ trợ 2-4 triệu đồng (USD 95,9 – USD

191) để sữa chữa các vết nứt, và Ban Quản lý cũng hỗ trợ việc sữa chữa con đường 616 để đảm bảo

giao thông đi lại cho người dân.

Tuy nhiên, những thiệt hại gây ra cho khu vực này không thể ước tính hết bằng tiền mặt. Một cán bộ

viên chức của huyện Bắc Trà My cho rằng “do những lo lắng bởi khả năng xảy ra động đất tiếp theo,

nhiều nhà đầu tư đã đi sang nơi khác và ngừng đầu tư vào huyện Bắc Trà My. Một số cán bộ viên

chức khác đã chuyển công tác và cả gia đình, người thân, con cái sang huyện khác hoặc về quê của

họ. Trong khi đó, các gia đình dân tộc thiểu số không muốn tiếp tục tiết kiệm tiền bởi vì họ cho rằng

nếu đập bị vỡ, họ sẽ chết theo. Một người đàn ông dân tộc thiểu số ở thôn 4, xã Trà Tân, huyện Bắc

Trà My nói rằng: “Trong ngôi làng này, hầu hết các hộ gia đình dân tộc thiểu số đã bán hết trâu bò

bởi vì họ lo lắng rằng những con vật này có thể bị lũ cuốn trôi khi đập bị vỡ. Rất nhiều gia đình cũng

đã rút toàn bộ số tiền tiết kiệm trong ngân hàng để chi tiêu bởi vì họ nghĩ rằng họ có thể chết bất cứ

khi nào không biết”26

.

Cuối tháng 10/2012, Hội chữ thập đỏ tỉnh Quảng Nam và Ban Quản lý dự án thuỷ điện số 3 đã tổ

chức 6 lớp tập huấn cho người dân địa phương về ứng phó sự cố động đất. Tuy nhiên, những hoạt

động này vẫn không làm xoá tan hết những lo lắng của người dân về sự cố động đất có thể tiếp tục

xảy ra với họ.

Những lo lắng của người dân là hoàn toàn có thể hiểu được khi mà chính họ không thể tiếp cận hay

được thông báo chính thức về các kế hoạch đảm bảo an toàn đập của thuỷ điện Sông Tranh 2. Các kế

hoạch này đã không được xây dựng và phê duyệt cho tận Quý 3 năm 2012, một năm sau khi nhà máy

đi vào vận hành và khi một loạt sự cố động đất và rò rỉ nước xảy ra tại khu vực này.

Các Quyết định về an toàn đập của Sông Tranh 2 được ban hành bao gồm:

24 Thang đo Medvedev–Sponheuer–Karnik, hay còn gọi là MSK or MSK-64, là thang đo cường độ địa chấn để đánh giá mức

độ nghiêm trong của rung chấn dựa vào các ảnh hưởng được quan sát trong khu vực xảy ra động đất. Thang đó được phát

triển bởi Sergei Medvedev (USSR), Wilhelm Sponheuer (East Germany), và Vít Kárník (Czechoslovakia) năm 1964.

(Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Medvedev%E2%80%93Sponheuer%E2%80%93Karnik_scale ) 25 Nguồn: Báo cáo của Sở Công thương tỉnh Quảng Nam năm 2013 26 Phỏng vấn trực tiếp bởi cán bộ GreenID trong chuyến đi thực địa đến khu vực nhà máy thuỷ điện Sông Tranh 2 từ ngày 5-

7/03

Page 51: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

43 | P a g e

Quyết định số 2805/QD-UBND ban hành bởi Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng nam vào 29/8/2012

về việc phê duyệt kế hoạch bảo vệ đập thuỷ điện Sông Tranh 2.

Quyết định số 5795/QD-BCT ban hành bởi Bộ Công Thương vào ngày 3/10/2012 về việc phê

duyệt kế hoạch đảm bảo an toàn đập và ngăn ngừa lũ lụt của thuỷ điện Sông Tranh 2

Quyết định số 3421/QD-UBND ban hành bởi Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng nam vào ngày

11/10/2012 về việc phê duyệt kế hoạch ngăn ngừa lũ lụt cho vùng hạ du của thuỷ điện Sông

Tranh 2.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thuỷ điện Sông Tranh 2 đã chỉ ra những bằng chứng

của chất lượng đánh giá rủi ro động đất kém. Thuỷ điện Sông Tranh 2 nằm ở vị trí địa lý nơi có

đường đứt gãy kiến tạo địa chất27

. Song trong ĐTM chỉ đề cập về khả năng xảy ra động đất trong khu

vực với 4 dòng chữ rất ngắn28

. Trong ĐTM không hề đề cập đến những phân tích khoa học về tính ổn

định địa chất tại khu vực xây dựng công trình thuỷ điện Sông Tranh 2, và cũng như không cảnh báo

về những thay đổi địa chất tiềm tàng do việc xây dựng và vận hành của thuỷ điện Sông Tranh 2. Báo

cáo đánh giá về khả năng xảy ra động đất kích thích do quá trình xây dựng và vận hành hồ chứa và

đập chỉ dựa vào một số điều kiện chung của xảy ra động đất 29

và khẳng định rằng “động đất kích

thích không có khả năng xảy ra tại thuỷ điện Sông Tranh 2 và cũng không gây ra bất kỳ rủi ro môi

trường nào”30

. Thuỷ điện Sông Tranh 2 được thiết kế khi mà tiêu chuẩn xây dựng Việt nam TCXD

375 – 2006 cho Thiết kế công trình chịu động đất chưa được ban hành.

Một điều còn chưa được rõ ràng chính là vấn đề đập thuỷ điện Sông Tranh 2 liệu đã an toàn hay chưa

và liệu các hồ chứa có thể được phép bắt đầu tích nước lại. Nếu quần chúng không được tiếp cận các

tài liệu kỹ thuật về đập, thì những lo lắng của họ về an toàn đập chắc chắn vẫn còn tiếp tục. Điều này

gây ra những tác động tiêu cực đến kinh tế và cuộc sống hàng ngày của người dân địa phương.

V. Phục hồi sinh kế

Việc xây dựng nhà máy thuỷ điện Sông Tranh 2, khoảng 3.249 ha đất lâm nghiệp và nông nghiệp đã

bị thu hồi và 1.046 hộ gia đình phải tái định cư ơ khu vực mới của 2 huyện Bắc Trà My và Nam Trà

My, tỉnh Quảng Nam31

. Phục hồi sinh kế là nỗi lo lắng không ngừng của người dân địa phương khi họ

buộc phải định cư nơi khác để nhường cho việc xây dựng nhà máy. Còn có nhiều trở ngại trong việc

đền bù đất và hỗ trợ cho người dân tái định cư so với những mong đợi và quyền của người dân tái

định cư. Đây cũng được xem là vấn đề bất cập tồn tại đến tận bây giờ.

V.1 Chính sách đền bù được đề cập trong ĐTM của dự án thuỷ điện Sông Tranh 2 năm 2006

Các hộ gia đình được tái định cư ở nơi khác trong cùng huyện Bắc Trà My và Nam Trà My.

Mỗi hộ gia đình sẽ nhận 1 mẫu đất 1.000 m2, bao gồm 400 m

2 for việc xây dựng nhà cửa và

600 m2 còn lại để làm vườn.

Mỗi hộ gia đình nhận 1,2-1,5 ha đất nông nghiệp và 1,5-2 ha đất rừng.

Mỗi hộ sẽ nhận 1 ngôi nhà, với diện tích như sau:

+ Các hộ gia đình có 6 thành viên trở lên: 54m2

+ Các hộ gia đình có 3-5 thành viên: 50m2

+ Các hộ gia đình có 1-2 thành viên: 25m2

Mỗi hộ sẽ có diện tích bổ sung: Bếp (9m2), nhà tắm (3m

2) và nhà vệ sinh (3m

2)

32.

27EVN 2006 No1 tr.34-35 28EVN 2006 No1tr.37 29

Những điều kiện chung cho động đất kích thích xảy ra ở khu vực hồ chức thuỷ điện, không có cụ thể cho thuỷ

điện Sông Tranh 2. Những điều kiện này được tác giả Lê Trần Chấn trình bày tại hội thảo năm 1998 (Nguồn:

http://m.kienthuc.net.vn/tin-tuc/201209/Thuy-dien-Song-Tranh-2-May-ong-ay-lieu-qua-881630/) 30 EVN 2006 No1tr.69 31 Nguồn: Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, phụ lục 3 32EVN 2006 No1 tr.125-127

Page 52: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

44 | P a g e

Dự toán tổng đầu tư của thuỷ điện Sông Tranh 2 năm 2005 4.150,44 tỉ đồng (khoảng 207 triệu USD)

Ngân sách cho việc giảm bớt tác động môi trường và xã hội dự tính là 488,49 tỉ đồng, tương đương

12% of tổng chi phí đầu tư (xem

Bảng 14 và Bảng 15).

Bảng 14 - Ngân sách đền bù và tái đinh cư của việc xây dựng nhà máy thuỷ điện Sông Tranh 2,

theo ĐTM của dự án (2006)

Hạng mục Đơn vị Số

lượng Đơn giá

Chi phí

(triệu

đồng)

A Khu vực hồ chứa 438.127

1. Đền bù 150.642

1.1 Công trình vệ sinh, nhà tắm, nhà bếp và chuồng trại 1042 15 15.630

1.2 Đền bù cho giá trị đất chênh lệch 17.939

1.3 Đền bù cho hoa màu và ao cá 61.259

1.4 Đường giao thông Km 15.6 3.000 46.800

1.5 Đường dây điện 22KV Km 4.6 400 1.840

1.6 Khối lượng chưa lường hết 5% 7.173

2. Xây dựng khu dân cư 254.359

2.1 Giải phóng mặt bằngcho khu tái định cư 18.781

2.2 Xây dựng nhà cửa trong khu tái định cư Nhà 1.042 70 72.940

2.3 Rà phá bom mìn và chất độc hoá học 25.891

2.4 Khai hoang xây dựng đồng ruộng 13.579

2.5 Xây dựng công trình thuỷ lợi 10.706

2.6 Xây dựng công trình giao thông 72.500

2.6.1 Xây dựng đường giao thông liên xã km 25 2.000 50.000

2.6.2 Xây dựng đường giao thông liên thôn km 31 500 15.500

2.6.3 Xây dựng các công trình xây dựng khác (cầu, cống,

bến phà và đò) 7.000

2.7 Xây dựng đường dây điện cho sinh hoạt 12.088

2.8 Cung cấp nước cho sinh hoạt Giếng 1042 7 7.294

2.9 Công trình kiến trúc 8.468

2.10 Khối lượng chưa lường hết 5% 12.112

3. Hỗ trợ cho tái định cư 33.126

3.1 Hỗ trợ di chuyển Hộ 1.042 2 2.084

3.2 Hỗ trợ lương thực (30 kg gạo/tháng/người trong

vòng 12 tháng) Người 5.379 1,8 9.682

3.3 Hỗ trợ cho việc sản xuất và khuyến nông Hộ 1.042 16.672

3.3.1 Hỗ trợ khuyến nông Hộ 1.042 3 3.126

3.3.2 Đầu tư cây trồng hàng năm 13.546

- Cây quế Hộ 1.042 5 5.210

- Các cây lâu năm Hộ 1.042 3 3.126

- Rừng nguyên liệu Hộ 1.042 5 5.210

3.4 Hỗ trợ di chuyển đúng tiến độ Hộ 1.042 2 2.084

3.5 Hỗ trợ cho các gia đình chính sách xã hội Hộ 104 5 520

3.6 Các hỗ trợ khác (di chuyển thôn và mồ mả) Hộ 1.042 2 2.084

B Vùng mặt bằng công trình 6.945

A + B 445.072

Chi phí khảo sát và thiết kế % 2 8.901

Chi phí quản lý % 2 9.079

Tổng 463.053

Thuế giá trị gia tăng xây dựng khu tái định cư 25.436

TỔNG GIÁ TRỊ DƯ TOÁN SAU THUẾ 488.489

Nguồn: EVN 2006 số 1 tr.140

Page 53: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

45 | P a g e

V.2 Công tác đền bù và hỗ trợ trên thực tế

Vào tháng 3/2013, sau khi làn sóng dư luận về thuỷ điện Sông Tranh 2 trên phương tiện thông tin đại

chúng được lắng xuống, các cán bộ GreenID đã thực hiện chuyến đi thực địa đến huyện Bắc Trà My

để thực hiện phỏng vấn bán cấu trúc với người dân tái định cư và đại diện của các cơ quan ban ngành

về sinh kế của họ. Qua đó, phát hiện cho thấy rằng chi phí mà người dân tái định cư được nhận ít hơn

so với những chi phí đã được đề cập chi tiết trong kế hoạch tái định cư của ĐTM. Điều này gây ra

những khó khăn cho người dân tái định cư trong việc phục hồi sinh kế.

Trong tổng số 1.046 hộ gia đình tái định cư do việc xây dựng công trình thuỷ điện Sông Tranh 2, 429

hộ đã di chuyển đến nhà tái định cư mà họ đã được giao bởi chính quyền tỉnh trong khi đó 617 hộ di

chuyển đến nơi khác mà họ được chọn. Mỗi hộ trong khu tái định cư nhận 1.000 m2

cho nhà cửa và

vườn tược. Những hộ gia đình di chuyển đến nơi khác nhận đền bù 8.000 đồng (0.38 USD) cho một

m2 ngôi nhà và vườn đã bị thu hồi.

Chỉ có 28 hộ gia đình di chuyển đến khu tái định cư chấp nhận về sự đền bù cho đất nông nghiệp đã bị

thu hồi. Chính quyền tỉnh cũng giao 42 ha đất nông nghiệp, hoặc trung bình 1,5 ha cho mỗi hộ gia

đình33

. 1.018 hộ còn lại thì chấp nhận sự đền bù tiền mặt cho đất nông nghiệp bị thu hồi. Chi phí đền

bù trung bình là 4.000 đồng (0.19 USD) trên 1 m2 đất nông nghiệp ở khu vực bằng phẳng; 2.000 đồng

(0.09 USD) trên 1 m2 cho đất nông nghiệp đồi núi. Tuy nhiên, đến tận cuối năm 2012, chính quyền

tỉnh vẫn chưa đền bù phần đất lâm nghiệp của người dân đã bị thu hồi34

.

Một số hộ gia đình đã sử dụng tiền để mua đất trong tỉnh hoặc di chuyển đến tỉnh khác, và nhiều

người trong số họ không còn tiếp tục làm nghề nông nữa. Một số người đã nhận đền bù đất đã khiếu

kiện rằng đất nông nghiệp được đền bù cách xa nguồn nước và không có hệ thống thuỷ lợi. Điều này

khiến họ không thể trồng trọt. Họ cũng chưa nhận được bất kỳ đất rừng nào để trồng rừng, trong khi

các hộ gia định mất sinh kế do mất đất trồng ở nơi cũ. Chính vì vậy, nhiều hộ gia đình đã phải chặt

rừng và lấy sản phẩm rừng để đem đi bán. Mặc dù chính quyền địa phương đã thực hiện các chương

trình khuyến nông (lồng cá) trong hồ chứa cho người dân tái định cư, tuy nhiên người dân địa phương

vẫn không thể kiếm thu nhập ổn định từ thực tiễn sản xuất này.

“Tại chỗ ở cũ, gia đình có có tổng cộng 8ha đất trồng lúa và đất rẫy.. Gia đình được BQLDA cấp

1.000 m2 gồm cả diện tích đất nhà và vườn, không có đất trồng lúa. Mức đền bù tái định cư quá

thấp. Cụ thể mức tái định cư được áp dụng là: đất rẫy: 1.000 VND/m2

(USD0.04); đất trống: 2.000

VND/m2(USD 0.09); đất rừng: 4.000 VND/m

2 (USD0.19), đất thổ cư: 8.000 VND/m

2 (USD0.38); ao

cá: 4.000 VND/m2

(USD 0.19); cây quế có đường kính trên 30cm thì được 400.000 VND/cây

(USD19.18), cây nhỏ khoảng 1-2 năm thì được 3.000 VND/cây (USD0.14) . Chúng tôi không hài

lòng với mức đền bù này.”

(NVĐ, Nam, 60 tuổi, hưu trí, xã Trà Bui – huyện Bắc Trà My – Quảng Nam)35

.

Người dân địa phương (ví dụ: người dân được đền bù nhưng không ở khu tái định cư, cũng như người

dân đã chọn đền bù bằng đất), và các cán bộ viên chức xã đã khẳng định rằng cuộc sống của người

dân địa phương đã thay đổi theo chiều hướng ngày càng xấu đi36

. Theo lời của lãnh đạo Uỷ ban nhân

dân xã Trà Bui, tỷ lệ số hộ gia đình nghèo trong xã đã tăng từ 0.4 % năm 2012 và lên 8.76% năm

2013. Các hộ gia định dân tộc thiểu số đã trở nên nghèo sau khi sử dụng hết số tiền đền bù từ dự án.

33 Nguồn: Báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam 2012 Phụ lục 1 34 Nguồn: Báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam Phụ lục 1 và 3 35 GreenID thực hiện phỏng vấn trực tiếp với ông NVD ở xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam 36 Nguồn: Phỏng vấn và thảo luận nhóm với người dân địa phương ở xã Trà Tân và Trà Bui ở huyện Bắc Trà My, tỉnh

Quảng Nam từ ngay 6-7/03/2013. Phỏng vấn và thảo luận nhóm được thực hiện bởi cán bộ GreenID.

Page 54: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

46 | P a g e

Kết quản nghiên cứu thực địa cũng trùng khớp với kết quả của nghiên cứu tái định cư của dự án thuỷ

điện Sông Tranh 2 năm 2009. Nghiên cứu37

đã báo cáo rằng 674 hộ gia đình tái định cư thuộc xã Trà

Bui, chiếm 77% của tổng số 875 hộ gia đình đã tái định cư cho dự án thuỷ điện Sông Tranh 2. Vào

năm 2009, hầu hết hộ gia đình tái định cư đã không nhận bất kỳ mảnh đất rừng hay nông nghiệp trong

khu vực tái định cư38

. Đất nông nghiệp gần khu tái định cư rất ít, hẹp và có độ dốc lớn, trong khi

nhiều mảnh đất bằng phẳng hơn lại cách xa khu tái định cư. Đất vườn có nhiều đá, sỏi gây khó khăn

cho việc làm việc tược. Chính quyền huyện và xã cũng thừa nhận rằng cộng đồng đang phải gánh chịu

những tác động tiêu cực do dự án thuỷ điện Sông Tranh 2 gây ra, bao gồm phá rừng bất hợp pháp để

trồng trọt và bán gỗ, tình trạng thất nghiệp và trộm cắp gia tăng, cũng như việc khai thác vàng bất hợp

pháp cũng diễn ra ngày càng nhiều. Rất nhiều hộ gia đình đã phải bán nhà để di chuyển đến nơi ở

khác, nơi mà họ có thể tiếp cận đất nông nghiệp tốt hơn (Doan T. 2009 tr.28-30).

Nghiên cứu chỉ ra rằng chính sách đền bù đất đổi đất và tái định cư ở thuỷ điện Sông Tranh 2 không

được thực hiện 1 cách đầy đủ theo ĐTM của dự án do sự thiếu hụt đất màu mỡ cho việc đền bù. ĐTM

cũng không đưa ra bất kỳ 1 giải pháp nào trong việc tạo công ăn việc làm và tổ chức các chương trình

đào tạo nghề cho người dân tái định cư. Hiện nay, chưa có bất kỳ chương trình nào được thực hiện bởi

EVN. Sinh kế của người dân tái định cứ hoàn toàn không ổn định. Có thể nói rằng, các chi phí xã hội

của dự án được xem là gánh nặng đè lên đôi vai của người dân tái định cư, cái mà đáng lý ra chủ đầu

tư của dự án phải gánh chịu.

Bảng 15 - Chi phí môi trường và xã hội được báo cáo trong ĐTM của dự án thuỷ điện Sông

Tranh 2 (EVN, 2006) với phương pháp giảm thiểu và chi phí môi trường

RỦI RO PHƯƠNG PHÁP GIẢM THIỂU

CHI PHÍ GIẢM THIỂU (TRIỆU

ĐÔNG

Đền bù và

tái định cư

Giám sát

và quản lý

môi

trường

Bảo vệ

môi

trường

I. Giai đoạn xây dựng

Thay đổi bề

mặt địa hình

khu vực

Hạn chế việc đào đắp, cắt xẻ địa hình

Trồng các loại cây địa phương N/A

Ô nhiễm

không khí

Áp dụng biện pháp phun ẩm trong quá

trình san ủi mặt bằng

Phải có bạt che phủ cho các xe chuyên chở

vật liệu xây dựng.

Đảm bảo các phương tiện tham gia xây

dựng, vận tải phải qua công tác đăng kiểm

Xây dựng 2 bãi chôn rác thải sinh hoạt

đúng tiêu chuẩn, mỗi bãi rộng 0,3 ha

8,77

Ô nhiễm

tiếng ồn

Thực hiện các biện pháp giảm thiểu tiếng

ồn phải đạt theo TCVN5949-1998, TCVN

3254:1989, TCVN 3255:1986, TCVN

6962:1998

3,45

Ô nhiễm

chất lượng

nước

Thực hiện các biện pháp để quản lý việc

sử dụng an toàn xăng, dầu và chất bôi trơn

Nước thải phải được xử lý theo

TCVN980:2001 trước khi thải ra ngoài

N/A

Ô nhiễm

nước do

chất thải

Phân loại chất thải rắn hữu cơ và vô cơ và

chôn lấp chúng ở những bãi chôn lấp đạt

tiêu chuẩn.

Dọn rác thải ở nơi xây dựng.

60

37 Ngiên cứu về các hộ gia đình tái định cư ở xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, nơi có 77% trong tổng số 875

hộ gia đình ở xã phải tái định cứu cho việc xây dựng thuỷ điện Sông Tranh 2 38

Doan T. (2009)

Page 55: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

47 | P a g e

RỦI RO PHƯƠNG PHÁP GIẢM THIỂU

CHI PHÍ GIẢM THIỂU (TRIỆU

ĐÔNG

Đền bù và

tái định cư

Giám sát

và quản lý

môi

trường

Bảo vệ

môi

trường

Tác động

đến môi

trường sinh

thái

Cấm phá rừng, săn bắn động vật hoang dã,

đánh bắt cá bằng mìn, xung điện, hoá chất

độc

Trồng lại 851.14 ha rừng

Khôi phục thảm thực vật và san lấp, đổ đất

lên các phẩn mỏ đất, đã đã khai thác xong

16,8

Xói mòn đất

60

An toàn

trong lao

động

Thăm dò và rà phá bom mìn, vật nổ

Thực hiện các biện pháp ngăn ngừa cháy

nổ và hoả hoạn.

Thực hiện biện pháp an toàn lao động

10.000

Tổn thất

khoáng sản

lòng hồ

Khai thác các mỏ khoáng sản trong lòng

hồ chứa trước khi tích nước N/A

Y tế, sức

khoẻ công

đồng

Tăng cường các biện pháp chăm sóc sựa

khoẻ và ngăn chặn dịch bệnh

120

Xây dựng

báo cáo kết

quả giám

sát

30

II. GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH

Xói mòn

lưu vực

Phát triện, nuôi trồng và bảo vệ các diện

tích rừng xung quang lòng hồ và trong lưu

vực

Ngăn ngừa việc phá rừng xung quanh lòng

hồ

60

Ô nhiễm

nước

Lau dọn lòng hộ trước khi tích nước

Thu dọn thảm thực vật, vệ sinh tất cả diện

tích các khu dân cư vùng ngập.

Xử lý bom mìn, chất độc hoá học

17,64 3.664,46

Mất nước

hồ qua đập

Xây dựng màn chắn xi chắn xi măng trong

khảong 4-5 m dưới đập bê tong trọng lực

trên nền đá, gradien.

Tiêu chuẩn xử lý chống thấp nền đập là

lượng mất nước nhỏ hơn 0.03 l/phút

N/A

Thiếu dòng

chảy cho

đoạn sông

“ít nước”

sau đập

Lưu lượng trung bình vào mùa kiệt tối

thiểu là 4.4 m3/s

N/A

An toàn đập

Thực hiệu các tiêu chuẩn thiết kế và xây

dựng đập củaViệt Nam và Mỹ bao gồm

TCN 56-88, QPTL.C 1-75, TCXD 57-73,

EM 1110-2-2200, ER 1110-2-1806, AC1

207.5R-99

Lắp đặt hệ thống quan trắc đập

50

Đền bù, Tái

định cư

Đền bù

Đầu tư xây dựng khu tái định cư, hỗ trợ

TĐC và phục hồi sinh kế

488.493,94

Mất rừng Trồng lại 851.14 ha rừng (1.5 triệu đồng 1.276,7

Page 56: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

48 | P a g e

RỦI RO PHƯƠNG PHÁP GIẢM THIỂU

CHI PHÍ GIẢM THIỂU (TRIỆU

ĐÔNG

Đền bù và

tái định cư

Giám sát

và quản lý

môi

trường

Bảo vệ

môi

trường

trên 1 ha)

Tác động

đến hệ sinh

thái

16,8

Y tế, sức

khoẻ cộng

đồng

90

Xây dựng

báo cáo 30

Tổng chi

phí 503.998,56

VI. Mất rừng và các tác động tiêu cực lên hệ sinh thái

Việc xây dựng nhà máy đã gây ra tình trạng mất rừng vượt ra ngoài cả phạm vi dự kiến ban đầu và tác

động tiêu tực lên hệ sinh thái. Các tác động này không được giảm đi một cách đúng đắn đã dẫn tới các

nguy hại cho môi trường địa phương.

Theo như ĐTM năm 2006, hồ chứa nước của thủy điện Sông Tranh 2 được thiết kế có thể chống lũ

cho 2.446,9 ha, bao gồm 1.042,1 ha đất nông nghiệp, 781 ha cây trồng hàng năm, 256,3 ha cho cây

trồng lâu năm, 5 ha ao nuôi trồng thủy sản, 81,14 ha rừng tự nhiên và 734 ha cho rừng sản xuất. Để

phục vụ cho việc xây dựng thủy điện Sông Tranh, 2.220 ha đất đã bị xóa bỏ, bao gồm 32 ha đất nông

nghiệp và 133 ha rừng39

. Trên thực tế, 3.249 ha đất nông nghiệp và lâm nghiệp đã bị tịch thu để phục

vụ cho dự án40

.

Ước tính giá trị trung bình của đất rừng là 13,06 triệu đồng một ha (tương đương 626,37 USD) trong

851,1 ha đất rừng bị ngập trong hồ chứa nước của dự án thủy điện Sông Tranh 2 ở tỉnh Quảng Nam

(EVN số 1 năm 2006, trang 122 và 124). Ước tính này thấp hơn giá trị của đất rừng ở các tỉnh Thừa

Thiên Huế và Quảng Bình ở các vùng tương tự (Miền Trung), là 38,78 triệu VN đồng một ha (1.859

USD) 41

.

Đối mặt với sự bấp bênh trong sinh kế, rất nhiều người dân tái định cư đã tham gia vào việc chặt phá

rừng trái phép để lấy gỗ, sản phẩm của rừng hay lấy đất cho canh tác. Các nghiên cứu thực địa cho

biết có 3 hộ gia đình đã bị đưa ra toà và 15 người dân tái định cư nhận kỉ luật về hành vi chặt phá rừng

trái phép. Chính quyền địa phương ở huyện Bắc Trà My cũng rất quan ngại về việc người dân ở nơi

tái định cư tham gia chặt phá rừng ngày càng nhiều. Hành động đó đã khiến diện tích rừng bị mất

nhiều hơn bởi dự án và gây ra thêm nhiều ảnh hưởng tiêu cực lên hệ sinh thái địa phương.

ĐTM có bao gồm một bản ngân sách để trồng lại 851,14 ha rừng tương ứng với giá trị 1,5 triệu đồng

cho một ha (71,9 USD). Con số này quá thấp so với 4 triệu VN đồng một ha (191.8 USD) trong 4 năm

đầu quy định trong Quyết Định 5246/ QD-BNN-LN năm 2003.

39

EVN 2006 số 1,trang.52-53 40 Khu vực này bao gồm 1,790 ha đất nông nghiệp và 1,459 ha đất lầm nghiệp. Tuy nhiên, việc trồng lại tất cả diện tích rừng

đã bị mất hay chưa vẫn còn là câu hỏi. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng nam năm 2012, phụ lục 3 41 Ước tính bởi TS Vũ Tấn Phường, Việt Lâm nghiệp Việt Nam năm 2008 (Vu.T.P.,2008)

Page 57: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

49 | P a g e

Trong quá trình lập kế hoạch hướng tới xây dựng đập thủy điện, tác giả của ĐTM kết luận rằng “ô

nhiễm bụi là không đáng kể” (trang 46); “phạm vi dự án tác động không đáng kể lên chất lượng

không khí”, “những ảnh hưởng lên chất lượng nước Sông Tranh là không đáng kể và có thể được

giảm thiểu”, “việc xây dựng Sông Tranh 2 không gây ra ảnh hưởng sâu sắc tới thảm thực vật trong

phạm vi dự án. Những ảnh hưởng là lâu dài và sẽ được giảm đi một phần.” “ảnh hưởng đến động vật

hoang dã là không thể tránh khỏi … ít và chỉ mang tính chất nhất thời” (EVN số 1 năm 2006, trang

46-55). Những kết luận trên dẫn tới việc những biện pháp giảm nhẹ được đề cập trong bảng 15 thiếu

các bước thực hiện cụ thể và đặc biệt là không có ngân sách cụ thể nào cho việc thực hiện42

.

Cụ thể là những biện pháp giảm nhẹ đối với động vật hoang dã khu vực xung quanh dự án thủy điện

Sông Tranh 2 được chỉ ra trong ĐTM, cho thấy những lỗ hổng trong kế hoạch bảo vệ động vật hoang

dã. Trong khi khẳng định rằng “dịch vụ du lịch ở hồ chứa nước có thể mở ra và sẽ có nhiều khả năng

con người tiếp xúc với hệ sinh thái và động vật bản địa. Săn bắn và đặt bẫy các loài động vật hoang

dã bản địa có thể diễn ra và tác động tiêu cực lên động vật hoang dã bản địa”43

, ĐTM chỉ đưa ra một

biện pháp giảm nhẹ: “Cấm tất cả các hành động săn bắn, kinh doanh và bắt giữ động vật rừng hoang

dã ở trong phạm vi dự án và khu vực xung quanh44

”. Không có biện pháp cụ thể nào được đề xuất

trong việc làm thế nào để nhà đầu tư có thể thi hành lệnh cấm. Đồng thời không có một dòng ngân

sách cụ thể nào cho biện pháp giảm nhẹ trong trường hợp này. Mặc dù nhà đầu tư có thể nghiêm cấm

nhân công của họ liên quan tới những hành động trên, nhưng quá khó để ngăn cản người dân địa

phương làm như vậy. Đặc biệt là những người bị mất đất do dự án và hiện tại chưa thể ổn định cuộc

sống tại khu vực tái định cư. Bản thân phạm vi dự án đã được lên kế hoạch mở rộng tới 1893.2 ha45

xâm nhập tới một diện tích rừng rất lớn. Điều này đã khiến người dân địa phương săn bắt động vật

hoang dã dễ dàng hơn. Sẽ tốn rất nhiều chi phí nếu nhà đầu tư thực hiện một cách chặt chẽ và hiệu

quả các biện pháp bảo vệ động vật hoang dã bản địa trên một diện tích lớn.

Không có nghiên cứu riêng biệt nào về các tác động của Thủy điện Sông Tranh 2 lên sản lượng cá và

hệ động vật tại sông Tranh. Tuy nhiên, do đây là nhà máy thủy điện lớn thứ hai trong tám nhà máy với

công suất trên 30MW tại hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn, có thể dự đoán rằng việc tích nước hồ

chứa sẽ mang đến nhiều tác động tiêu cực lên hệ động vật và cá: “8 công trình thủy điện lớn và 34

công trình thủy điện nhỏ trên cùng 1 nhánh sông chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến nguồn cá. Việc tích

nước sẽ chặn đường di cư quan trọng, trực tiếp làm suy giảm hoặc thay đổi môi trường sống của thủy

sản, phá vỡ sự phát triển sinh sôi của các loài di cư và môi trường sống của phần lớn các loài, và làm

thay đổi dòng chảy chất dinh dưỡng” 46

.

Mất rừng và các tác động tiêu cực lên hệ sinh thái gây ra bởi việc xây dựng Thủy điện Sông Tranh 2

Sông Tranh 2 đã không được tính toán đầy đủ và giảm nhẹ. Những chi phí này sẽ khiến tổng chi phí

của dự án tăng lên đáng kể.

VII. Kết luận

Các hoạt động giảm thiểu các rủi ro về xã hội và môi trường tại Thủy điện Sông Tranh 2 là bằng

chứng chứng minh tính pháp lý lỏng lẻo của các chế tài trong vấn đề này. Bản đánh giá tác động môi

trường của Sông Tranh 2 được bộ Tài Nguyên và Môi Trường phê duyệt ngày 2 tháng 2 năm 2007

qua Quyết định 137/QD-BTNMT (Bộ Tài Nguyên Môi Trường 2012). Tuy nhiên, việc khởi công xây

dựng Thủy điện Sông Tranh 2 đã được bắt đầu từ một năm trước đó (ngày 5 tháng 3 năm 200647

). Nói

cách khác, dự án được phê duyệt và khởi công trước cả khi ĐTM được thông qua. Điều đó cho thấy,

ĐTM không đóng vai trò quan trọng trong việc dự án được phê duyệt, đồng thời cũng làm giảm tính

42 Những ý kiến từ TS Đào Trọng Tứ và TS Lê Anh Tuấn, các thành viên thực hiện trường hợp nghiên cứu Sông Tranh 2 43

EVN 2006 số1 trang.72 44

EVN 2006 số1 trang 79 45

EVN 2006 số 1trang 53 46 Sheaves M., et al 2008 tr21 47

Báo Thanh niên, ngày 6/8/2006

Page 58: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

50 | P a g e

ràng buộc của cam kết thực hiện chính xác theo kế hoạch ban đầu cũng như áp dụng các biện pháp

giảm thiểu tác động môi trường và xã hội.

Đánh giá tác động môi trường, các quy hoạch hay các biện pháp về việc cung cấp nước cho tưới tiêu

và nước uống cho người dân ở vùng hạ lưu hoặc người dân tái định cư đều không được công khai xem

xét kể cả trước và sau khi dự án được phê duyệt48

. Từ các tài liệu liên quan, có thể thấy rằng con đập

hoạt động chỉ vì mục đích sản xuất điện năng mà không quan tâm tới nhu cầu sử dụng nước của khu

vực hạ du. Điều này có thể dẫn tới những hệ lụy tiêu cực trong sản xuất nông nghiệp và cuộc sống của

người dân khu vực này – đây là những thiệt hại không thể nào đánh giá ngay được. Kinh nghiệm từ

một số các nhà máy thủy điện khác tại Việt Nam cho thấy nhu cầu sử dụng nước của vùng hạ du chỉ

được xem xét và đáp ứng một phần bởi các nhà vận hành thủy điện sau những cuộc tranh luận gay gắt

và có sự can thiệp chỉ đạo từ cấp bộ ngành49

.

Việc xây dựng và vận hành của thủy điện Sông Tranh 2 đã gây ra những tổn thất nghiêm trọng cho

người dân địa phương và môi trường. Những thiệt hại này đã vượt xa dự toán cho việc giảm thiểu

theo ĐTM năm 2005, đặc biệt về nguy cơ vỡ đập và ví dụ như việc những ngôi nhà địa phương bị tổn

hại do những cơn động đất nhẹ gây ra bởi việc xây dựng đập thủy điện. Tính toán mới nhất về chi phí

thực tế của dự án xấp xỉ 5.100 tỉ đồng (tương đương 239,8 triệu USD50

), dù đây vẫn chưa phải là con

số cuối cùng. Do đó, nên có thêm phần chi phí trong các đánh giá gần đây về các thiệt hại và rủi ro

cũng như sửa chữa con đập đã được đề cập ở trên, hay cả việc sửa chữa nhà ở của người dân địa

phương sau những trận động đất năm 2012.

Như đã đề cập. rất nhiều vấn đề liên quan đến phục hồi sinh kế cho những người dân tái định cư,

trồng lại rừng và ngăn chặn việc phá rừng vẫn chưa được giải quyết. Tiền đền bù trả cho những diện

tích các loại đất bị mất thậm chí rất thấp so với địa phương. Các chi phí đã được ước tính cho việc

trồng rừng cũng thấp hơn so với các qui định bắt buộc. Đất được đền bù có chất lượng rất thấp và

không có nước tưới tiêu; đất rừng không được liệt vào dạng được nhận đền bù. Báo cáo ĐTM và thực

tế xây dựng dự án đã không hỗ trợ cho đào tạo nghề hay tạo công ăn việc làm, trong khi phần lớn

người dân bị buộc phải rời khỏi vùng đất của họ phải tìm các công việc khác tại khu vực tái định cư

hoặc đi tới các vùng khác. Chi phí cho những tác động đến quần thể cá, rừng và động vật hoang dã

trên cạn không được tính toán và hầu như không một biện pháp giảm thiểu nào được đưa ra hay thực

hiện.

Nếu tất cả mọi chi phí cho việc đánh giá, sửa chữa và đặc biệt là thực hiện các biện pháp giảm thiểu

tác động và rủi ro về môi trường và xã hội được tính toán, chi phí thực tế của dự án sẽ phải tăng lên

gấp nhiều lần. Bên cạnh đó, các nghiên cứu tiền dự án tốt có thể lồng ghép vào các đánh giá rủi ro địa

chất cũng như rủi ro về vỡ đập và quản lý yếu kém đối với người dân bản địa và hạ du cũng sẽ rất đắt

đỏ. Rất nhiều chi phí thực tế và rủi ro đối với người bản địa và sinh kế của họ cũng như môi trường

không được tính toán và chi trả. Một số các chi phí chưa được tính toán sẽ được ước lượng và thể hiện

ở Phụ lục I. Đây chỉ là những ước tính ban đầu, tuy nhiên nếu tất cả mọi thứ được đánh giá tốt hơn,

các biện pháp giảm thiểu toàn diện hơn sẽ được đưa vào kế hoạch và thực hiện trong thực tế. Khi đó

các chi phí thực của các nhà máy thủy điện sẽ cao hơn nhiều khi so sánh với con số ước tính trong

năm 2005.

48

Đề cập trong các quyết định sau

- Quyết định 2805/QD-UBND, của UBND tỉnh Quảng Nam ngày 29/8/2012 phê duyệt phương án bảo về đập Sông

Tranh 2.

- Quyết định 5795/QD-BCT, của Bộ Công Thương ngày 3/10/2012 phê duyệt phương án phòng chống lũ và bảo vệ

an toàn đập Sông Tranh 2

- Quyết định 3421/QD-UBND, của UBND tỉnh Quảng Nam ngày 11/10/2012 phê duyệt kế hoạch phòng trống lũ

cho vùng hạ lưu Sông Tranh 2. 49

Cuộc tranh luận gay gắt nhất từ trước đến nay về mục đích sử dụng nước giữa các bên là Nhà Máy Thủy điện Đăk Mi 4 và

chính quyền Thành phố Đà Nẵng. Để biết thêm chi tiết tìm đọc

http://thanhtra.com.vn/tabid/77/newsid/66362/temidclicked/34/seo/dua-van-de-thieu-nuoc-ra-Quoc-hoi/Default.aspx 50

Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam 2013

Page 59: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

51 | P a g e

Phụ lục 1: Dự toán chi phí và chi phí được đề xuất dựa vào nghiên cứu cho Thuỷ điện Sông Tranh 2 (triệu đồng)

Ghi chú: Những ô được bôi xanh là những chi phí bổ xung (không được đề cập trong ĐTM) hoặc những chi phí đã được chỉnh (đã được đề cập

trong ĐTM nhưng chưa đầy đủ, và những chi phí đó đã được tăng dựa theo nghiên cứu)

Dự toán chi phí năm 2005 Chi phí được đề xuất (Dựa vào nghiên cứu năm 2013)

Hạng mục Đơn vị Khôi

lượng

Đơn giá

(triệu

đồng)

Thành tiền

(triệu đồng) Hạng mục được đề xuất Đơn vị

Khối

lượng

Đơn giá

(triệu đồng)

Thành tiền (triệu

đồng)

I Chi phí đền bù-Tái định

cư Chi phí đền bù và tài định cư

A Vùng long hồ 438.127 Vùng long hồ

1 Chi phí đền bù 150.642 Chi phí đền bù

1.1 Đền bù công trình vệ sinh,

nhà tắm, chuồng trại, bếp 1.042 15 15.630

Đền bù công trình vệ sinh, nhà tắm,

chuồng trại, bếp Hộ 1.046 15 15.690

1.2 Đền bù giá trị đất chênh lệch 17.939

Đền bù cho đất xây nhà và vườn (giá trị

của đất tái định cư) Hộ 1.046 230 240.580

1.3 Đền bù hoa màu và ao cá 61.259 Đền bù hoa màu và ao cá Hộ 1.046 58.8 61.504

Đền bù cho đất nông nghiệp (giá trị của

đất nông nghiệp ở vùng tái định cư) Hộ 1.046 276 288.696

Page 60: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

52 | P a g e

Dự toán chi phí năm 2005 Chi phí được đề xuất (Dựa vào nghiên cứu năm 2013)

Hạng mục Đơn vị Khôi

lượng

Đơn giá

(triệu

đồng)

Thành tiền

(triệu đồng) Hạng mục được đề xuất Đơn vị

Khối

lượng

Đơn giá

(triệu đồng)

Thành tiền (triệu

đồng)

Đền bù đất lâm nghiệp (giá trị đất lâm

nghiệp được đền bù cho các hộ gia đình

ở vùng tái định cư)

Hộ 1.046 207 216.522

Đền bù giá trị rừng bị chặt cho việc xây

dựng nhà máy ha 851,14 67 57.026

Ngân sách cho việc tái trồng rừng

và/hoặc trồng thêm cây rừng cho những

khu vực rừng bị chặt phá

ha 851,14 38.78 33.007

Chi phí đóng góp cho việc ngăn ngừa

việc diện tích rừng bị thu hẹp them nữa

do việc xây dựng nhà máy

Bảo vệ

rừng 5 600 3.000

Chi phí đóng góp cho việc giảm bớt các

tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học

do việc xây dựng nhà máy.

Bảo vệ

rừng và

chuyên

gia

nông

nghiệp

20 600 12.000

1.4 Đường giao thông km 15,6 3.000 46.800 Đường giao thông km 46.800

1.5 Đường dây 22KV km 4,6 400 1.840 Đường dây 22KV km 1.840

1.6 Khối lượng chưa lường hết 5% 7.173 Khối lượng chưa lường hết 5% 48.833

Page 61: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

53 | P a g e

Dự toán chi phí năm 2005 Chi phí được đề xuất (Dựa vào nghiên cứu năm 2013)

Hạng mục Đơn vị Khôi

lượng

Đơn giá

(triệu

đồng)

Thành tiền

(triệu đồng) Hạng mục được đề xuất Đơn vị

Khối

lượng

Đơn giá

(triệu đồng)

Thành tiền (triệu

đồng)

2 Xây dựng khu dân cư 254.359 Xây dựng khu dân cư

2.1 Giái phóng mặt bằng, lập

khu TĐC 18.781 Giái phóng mặt bằng, lập khu TĐC 18.781

2.2 Xây dựng nhà ở khu tái định

cư nhà 1.042 70 72.940 Xây dựng nhà ở khu tái định cư Hộ 1.046 100 104.600

2.3 Rà phá bom mìn, chất độc

hoá học 25.891 Rà phá bom mìn, chất độc hoá học 25.891

2.4 Khai hoang xây dựng đồng

ruộng 13..579 Khai hoang xây dựng đồng ruộng 13.579

2.5 Các công trình thuỷ lợi 10..706 Các công trình thuỷ lợi 10.706

2.6 Xây dựng giao thông 72..500 Xây dựng giao thông 72.500

2.6.1 Đường giao thông liên xã km 25 2000 50..000 Đường giao thông liên xã 50.000

2.6.2 Đường giao thông liên thôn km 31 500 15..500 Đường giao thông liên thôn 15.500

2.6.3

Các công trình giao thông

khác (cầu. cống. bến phà.

đò)

7..000

Các công trình giao thông khác (cầu.

cống. bến phà. đò) 7.000

2.7 Các công trình điện sinh

hoạt 12..088 Các công trình điện sinh hoạt 12.088

2.8 Cấp nước sinh hoạt Giếng 1..042 7 7..294 Cấp nước sinh hoạt Giếng 1.046 7 7.322

Page 62: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

54 | P a g e

Dự toán chi phí năm 2005 Chi phí được đề xuất (Dựa vào nghiên cứu năm 2013)

Hạng mục Đơn vị Khôi

lượng

Đơn giá

(triệu

đồng)

Thành tiền

(triệu đồng) Hạng mục được đề xuất Đơn vị

Khối

lượng

Đơn giá

(triệu đồng)

Thành tiền (triệu

đồng)

2.9 Các công trình kiến trúc 8..468 Các công trình kiến trúc 8.468

2.1 Các công trình chưa lường

hết 5% 12..112 Các công trình chưa lường hết 5% 17.322

3 Hỗ trợ tái định cư 33.126 Hỗ trợ tái định cư

3.1 Hỗ trợ di chuyển Hộ 1.042 2 2.084 Hỗ trợ di chuyển Hộ 1.046 3 3.138

3.2 Hỗ trợ lương thực (30kg

gạo/người trong 12 tháng) Người 5.379 1,8 9.682

Hỗ trợ lương thực (30kg gạo/người

trong 48 tháng) Người 5.399 7,2 38.872

3.3 Hỗ trợ sản xuất và khuyến

nông Hộ 1.042 16.672 Hỗ trợ sản xuất và khuyến nông

3.3.1 Hỗ trợ khuyến nông Hộ 1.042 3 3.126 Hỗ trợ khuyến nông Hộ 1.046 3 3.138

3.3.2 Đầu tư trồng mới và chăm

sóc cây trồng hang năm 13.546

Đầu tư trồng mới và chăm sóc cây

trồng hang năm

- Cây quế Hộ 1.042 5 5.210 - Cây quế Hộ 1.046 20 20.920

- Cây lâu năm khác Hộ 1.042 3 3.126 - Cây lâu năm khác Hộ 1.046 20 20.920

- Rừng nguyên liệu (keo...) Hộ 1.042 5 5.21 - Rừng nguyên liệu (keo...) Hộ 1.046 20 20.920

3.4 Hỗ trợ di chuyển đúng tiến

độ Hộ 1.042 2 2.084 Hỗ trợ di chuyển đúng tiến độ

Hộ 1.046 5 5.230

3.5 Hỗ trợ gia đình chính sách Hộ 104 5 520 Hỗ trợ gia đình chính sách Hộ 104 5 520

Page 63: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

55 | P a g e

Dự toán chi phí năm 2005 Chi phí được đề xuất (Dựa vào nghiên cứu năm 2013)

Hạng mục Đơn vị Khôi

lượng

Đơn giá

(triệu

đồng)

Thành tiền

(triệu đồng) Hạng mục được đề xuất Đơn vị

Khối

lượng

Đơn giá

(triệu đồng)

Thành tiền (triệu

đồng)

3.6 Hỗ trợ khác (di chuyển thôn.

mồ mả theo phong tục...) Hộ 1.042 2 2.084

Hỗ trợ khác (di chuyển thôn. mồ mả

theo phong tục...) Hộ 1.046 2 2.092

Hỗ trợ cho việc thay đổi và tạo công ăn

việc làm Hộ 1.046 828 866.088

B Vùng mặt bằng công trình 6.945 Vùng mặt bằng công trình 6.945

A + B 445.072 2.378.040

Chi phí khảo sát và thiết kế % 2 8.901 Chi phí khảo sát và thiết kế 2% 47.560

Chi phí quản lý % 2 9.079 Chi phí quản lý 2% 47.560

Tổng cộng 463.053 Tổng cộng (trước thuế) 2.473.161

Thuế giá trị gia tăng xây

dựng TĐC 25.436 Thuế giá trị gia tăng xây dựng TĐC 36.375

Tổng giá trị dự toán sau thuế 488.489 Tổng giá trị dự toán sau thuế 4.982.698

II Chi phí xây dựng 1.661.454 Chi phí xây dựng 1.661.454

III Thiết bị 941.710 Thiết bị 941.710

IV Chi phí dự án và các chi

phí khác 535.188 Chi phí dự án và các chi phí khác 535.187

V Các chi phí chưa lường hết

10% 336.562 Các chi phí chưa lường hết 10% 336.561

Sửa chữa các sự cố đập xảy ra năm 47.000

Page 64: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

56 | P a g e

Dự toán chi phí năm 2005 Chi phí được đề xuất (Dựa vào nghiên cứu năm 2013)

Hạng mục Đơn vị Khôi

lượng

Đơn giá

(triệu

đồng)

Thành tiền

(triệu đồng) Hạng mục được đề xuất Đơn vị

Khối

lượng

Đơn giá

(triệu đồng)

Thành tiền (triệu

đồng)

2012

Chi phí đền bù cho các hộ gia đình bị

nút nẻ sau trận động đất năm 2012 5.500

Chi phí cơ hội của tổng đầu tư dự án

do quá trình vận hành bị trì hoãn

của nhà máy thuỷ điện Sông Tranh 2

10% 2 1.702.022

Chi phí kiểm tra và đánh giá các vấn

đề và sự cố kỹ thuật (sự cố thấm. các

đợt rung chấn)

Chi phí giám bớt các tác động tiêu

cực của thuỷ điện Sông Tranh 2 và

nhu cầu sử dụng nước ở vùng hạ du

Xây dựng và thực hiện các kế hoạch

mô phỏng về an toàn đập. ngăn lũ lụt

vỡ đập cho các vùng hạ du

Tổng chi phí 3.963.403 Tổng chi phí 10.212.135

Tổng chi phí tính theo

USD (million) 190,09 Tổng chi phí tính theo USD (million) 489,79

Page 65: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

57 | P a g e

Tài liệu tham khảo

Bui T. M. H.. et al (2013) Phát triển thuỷ điện ở Việt Nam: Tái định cư không tình nguyện và các nhân tố

ảnh hưởng đến sự phục hồi sau di cư. Chính sách sử dụng đất 31 (2013) 536– 544

Bui T. M. H.. et al (2013) Phát triển Thủy điện tại Việt Nam: Tái định cư không tự nguyện và các yếu tố

bổ trợ cho việc phục hồi. Chính sách sử dụng đất 31 (2013) 536– 544

Cao D. T. (2012) Hiểm họa của tai biến địa chất: động đất. trượt – lở đất. nứt – sụt đất. lũ quét đối với

đập thủy điện và một số suy ngẫm về đập thủy điện SôngTranh 2 – Bài thuyết trình

Carew-Reid. Jeremy. Josh Kempinski và Alison Clausen (2010). Sinh học và Sự phát triển của Thủy điện:

Bài học từ kinh nghiệm Việt Nam - Volume I: Rà soát ảnh hưởng của Phát triển Thủy điện đối với hệ

sinh thái tại Việt Nam. ICEM – Trung Tâm Quản Lý Môi Trường Quốc Tế. chuẩn bị cho Quỹ Critical

Ecosystem Partnership Fund. Hà Nội. Việt Nam.

CODE (2010) Báo cáo nghiên cứu di dân. tái định cư. ổn định cuộc sống và bảo vệ tài nguyên. môi

trường ở các dự án thủy điện Việt Nam. Hà Nội

Công Thương (11/8/2012) An toàn hồ đập phải đưa lên hàng đầu

http://baocongthuong.com.vn/p0c272n25083/an-toan-ho-dap-phai-dua-len-hang-dau.htm

Đào T. T.. Lê T.T.Q. Phạm Q.T.. Bach T.S. (2011) Đánh giá tính bền vững của Quy Hoạch Điện Việt

Nam sử dụng Phần 1 của Nghị định thư Đánh giá tính bền vững của thủy điện năm 2009. Truy cập ngày

4/1/2013 http://www.dfid.gov.uk/r4d/Output/186539/Default.aspx

Doan T. (2009) Sinh kế bền vững cho cộng đồng tái định cư công trình thủy điện ở lưu vực sông Vu Gia –

Thu Bồn Tỉnh Quảng Nam: Thực trạng và giải pháp

Dapice. D. (2008) Nghiên cứu: Điện lực Việt Nam. Truy cập ngày 30/8/2012 http://userpage.fu-

berlin.de/~ballou/fama/vietnam/vnelectricity.pdf

Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam (2013) Báo cáo về Nhà máy thủy điện Sông Tranh 2. tỉnh Quảng Nam

EVN (2006a) Đánh giá tác động môi trường dự án Thủy điện Sông Tranh 2. Hà Nội.

EVN (2006b) Đánh giá tác động môi trường dự án Thủy điện An Khê Kanak. Hanoi.

Infornet (27/11/2011) Coi thường động đất ở nhà máy thủy điện? Truy cập ngày 5/1/2013

http://infonet.vn/Xa-hoi/Coi-thuong-dong-dat-o-nha-may-thuy-dien/3482.info

Kennish R. và Pham H. (2012) Thực hiện EPs và IFC PSs (và Hướng dẫn EHS) tại Việt Nam – Bài thuyết

trình

Lê D. Th.. và Vũ T. L. (Tháng 12/2011) Tác động của dự án Thủy điện lên sông Sesan và Sự Phát triển

Kinh Tế Xã Hội – Bảo vệ Môi Trường. Báo Tài Nguyên và Sinh Thái. 2011 2(4) 375-379

DOI:10.3969/j.issn.1674-64x.2011.04.012 www.jorae.cn

Page 66: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

58 | P a g e

Lifwenborg G. et al. (2007) Nghiên cứu về quy hoạch thủy điện quốc gia (NHP) tại Việt Nam. Truy cập

ngày 10/1/2013 http://www.drukgreen.bt/library/documents/CPSU/1.01.%20Lifwenborg%20G.pdf

Luong V. D. (2007) Vài nét về ngành điện Việt Nam. tiềm năng và kế hoạch khai thác thủy điện. Truy cập

ngày 10/1/2013

http://www.vncold.vn/Modules/CMS/Upload/10/TuLieu/EVNx07W_20_10_07/EVNx07W.pdf

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (30/10/2012) Báo cáo về thay đổi mục đích sử dụng rừng trong

xây dựng thủy điện giai đoạn 2006 – 2012 (3716/BC-BNN-TCLN)

Bộ Công Thương (19/03/2010) Báo cáo về Kiểm Tra. Rà Soát và Đánh Giá Kế Hoạch. Đầu Tư và Vận

Hành của các Dự án Thủy điện. Truy cập ngày 7/1/2013 http://www.docstoc.com/docs/117029065/Thuy-

dien-2010-Bao-cao-Thu-tuong-kiem-tra-thuy-dien-3-2010-1

Bộ Tài Nguyên Môi Trường (2012) V/v trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Trần Xuân Vinh

(4184/BTNMT-TCMT). Truy cập ngày 28/2/2013

http://www.monre.gov.vn/v35/default.aspx?tabid=428&CateID=3&ID=122740&Code=NYHM122740

Hội Đồng Phê Duyệt Dự Án Xây Dựng (27/9/2012) Thông Cáo Báo Chí về việc khắc phục hiện tượng rò

rỉ nước. an toàn đập và kiểm tra tính ổn định các hậu quả của động đất tại khu vực Nhà máy thủy điện

Sông Tranh 2

Nguyễn V. D.. et al (2010) Vai Trò và Sự Tham Gia Của Các Bên Liên Quan Trong Quá Trình Ra Quyết

Định Phát Triển Thủy Điện Ở Việt Nam: Nghiên Cứu Điểm ở Sa Pa. Lào Cai – Bài thuyết trình

Ủy ban Nhân Dân Tỉnh Quảng Nam (2012) Báo cáo về đời sống của sản xuất của người dân trong khu

vực tái định cư của các dự án Thủy điện tại Tỉnh Quảng Nam.

Sheaves M.. et al (2008) Đánh giá sơ bộ các thuộc tính sinh thái của hệ cá trên hệ thống sông Vu Gia -

Thu Bồn và tĩnh dễ bị tổn thương của nó với các tác động từ phát triển chuỗi thủy điện. Truy cập ngày

7/3/2013 http://www.icem.com.au/documents/envassessment/adb_sea/qnam_fish_study.pdf

Soussan J.. et al. (2009) Đánh giá môi trường chiến lược của Kế hoạch thủy điện tổng thể trong bối cảnh

Báo cáo cuối cùng của Tổng Sơ Đồ Điện 7. Truy cập ngày 5/1/2013 http://www.sei-

international.org/mediamanager/documents/Publications/Policy-

institutions/sea_hydropower_vietnam_full%20report.pdf

SRV (2011). Quyết định 1208/QD-TTg (21/7/2011) về việc Phê duyệt Tổng Sơ Đồ Điện Lực Quốc Gia

giai đoạn 2011 – 2020. có xet đến năm 2030 (aka: Tổng Sơ Đồ Điện 7 hay PDP VII)

Thanh Niên (7/12/2012) Thủy điện Việt Nam đi “ngược chiều” thế giới - Kỳ 5: Cần chấm dứt cản hai

cũng làm thủy điện. Truy cập ngày 9/1/2013 http://www.thanhnien.com.vn/pages/20121206/thuy-dien-

viet-nam-di-nguoc-chieu-the-gioi-can-cham-dut-canh-ai-cung-lam-thuy-dien.aspx

Thanh Nien (August 9. 2012) Quan ngại về công tác quản lý an toàn đập thủy điện. Truy cập ngày

8/1/2013 http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120809/quan-ngai-ve-cong-tac-quan-ly-an-toan-dap-

thuy-dien.aspx

Thanh Niên (6/3/2006) Khởi công thủy điện Sông Tranh 2. Truy cập ngày 28/2/2013

http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:8QImO_WC2PcJ:www.thanhnien.com.vn/news/

pages/200610/140860.aspx+&cd=3&hl=en&ct=clnk&gl=vn

Page 67: phân tích chi phí và rủi ro môi trường - xã hội của đập thủy điện

59 | P a g e

Trinh N.K. (2011) Điện lực Việt Nam – Bài trình bày

Tran V. H. (2012) Hiện trạng và định hướng phát triển thủy điện Việt Nam- Presentation

Tuổi Trẻ (28/9/2012) "Mấy ông ấy liều quá". Truy cập ngày 23/2/2013

http://m.tuoitre.vn/tin-tuc/Giao-duc/Khoa-hoc/170045.May-ong-ay-lieu-qua.ttm

UN-Viet Nam (2013) Tài liệu Biến Đổi Khí Hậu: Lượng phát thải khí nhà kính và các lựa chọn để giảm

thiểu tác động tại Việt Nam và các ứng phó của Liên Hợp Quốc. Phiên bản ngày 5/2/2013

http://www.un.org.vn/en/publications/un-wide-publications/cat_view/130-un-viet-nam-joint-

publications/209-climate-change-joint-un-publications.html?start=5

VietnamNet (13/12/2012) Đề nghị loại 324 dự án thủy điện nhỏ. Truy cập ngày ngày 8/1/2013

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/100844/de-nghi-loai-324-du-an-thuy-dien-nho.html

VnExpress (March 28. 2012) Nước rò đập Sông Tranh 2 vẫn chảy như suối. Truy cập ngày 7/3/2013

http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/03/nuoc-ro-dap-song-tranh-2-van-chay-nhu-suoi/

Vu T. P. (2008) Kết quả nghiên cứu về định giá rừng ở Việt Nam. Truy cập ngày 7/3/2013

http://rcfee.org.vn/vn/images/stories/Publication/2009/2009_vt%20phuong_ket%20qua%20nc%20dinh%

20gia%20rung_tap%20chi%20nn%26ptnt_so%202.2009%20%2886-92%29.pdf

VUSTA (2006) Công việc đang triển khai: Nghiên cứu về tác động của Dự án Thủy điện Sơn La Việt

Nam. Hà Nội – Việt Nam.

WCD (2000) Các con đập và sự phát triển – Khung pháp lý mới cho việc ra quyết định. Truy cập ngày

15/1/2013 http://www.internationalrivers.org/resources/dams-and-development-a-new-framework-for-

decision-making-3939

24h (29/11/2012) Đập thủy điện xây kiểu... hàng mã. Truy cập ngày 9/1/2013 http://hn.24h.com.vn/tin-

tuc-trong-ngay/dap-thuy-dien-vo-do-xe-huc-thi-cong-sai-c46a502043.html