NỘI DUNG HỌC TẬP MÔN VĂN KHỐ ẦN LỄ TỪ ( 03/02- … · NỘI DUNG HỌC TẬP MÔN...

12
NI DUNG HC TP MÔN VĂN KHI 12 TUN LT( 03/02- 15/02/2020) BÀI 13 :VỢ CHỒNG A PHỦ (TÔ HOÀI) 1. Xuất xứ - Hoàn cảnh ra đời - Vợ chồng A Phủ (1952) là một trong ba tác phẩm (Vợ chồng A Phủ, Mường Giơn Cứu đất cứu mường) in trong tập Truyện Tây Bắc. - Tác phẩm là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952. Đây là chuyến đi thực tế dài tám tháng sống với đồng bào các dân tộc thiểu số từ khu du kích trên núi cao đến những bản làng mới giải phóng của nhà văn. - Vợ chồng A Phủ gồm có hai phần, phần đầu viết về cuộc đời của Mị và A Phủ ở Hồng Ngài, phần sau viết về cuộc sống nên vợ nên chồng, tham gia cách mạng của Mị và A Phủ ở Phiềng Sa. Đoạn trích là phần đầu của truyện ngắn. 2. Tóm tắt truyện Tác phẩm kể về cuộc đời của đôi trai gái người Mèo là Mị và A Phủ. Mị là một cô gái trẻ, đẹp. Cô bị bắt làm vợ A Sử - con trai thống lý Pá Tra để trừ một món nợ truyền kiếp của gia đình. Lúc đầu, suốt mấy tháng ròng, đêm nào Mị cũng khóc, Mị định ăn lá ngón tự tử nhưng vì thương cha nên Mị không thể chết. Mị đành sống tiếp những ngày tủi cực trong nhà thống lí. Mị làm việc quần quật khổ hơn trâu ngựa và lúc nào cũng “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Mùa xuân đến, khi nghe tiếng sáo gọi bạn tình thiết tha Mị nhớ lại mình còn trẻ, Mị muốn đi chơi nhưng A Sử bắt gặp và trói đứng Mị trong buồng tối. A Phủ là một chàng trai nghèo mồ côi, khoẻ mạnh, lao động giỏi. Vì đánh lại A Sử nên bị bắt, bị đánh đập, phạt vạ rồi trở thành đầy tớ không công cho nhà thống lí. Một lần, do để hổ vồ mất một con bò khi đi chăn bò ngoài bìa rừng nên A Phủ đã bị thống lí trói đứng ở góc nhà. Lúc đầu, nhìn cảnh tượng ấy, Mị thản nhiên nhưng rồi lòng thương người cùng sự đồng cảm trỗi dậy, Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ rồi theo A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài… 3. Nhân vật Mị 3.1. Hình ảnh Mị trong đoạn văn mở đầu truyện - Một cô gái âm thầm, lẻ loi, sống như gắn vào những vật vô tri, vô giác : “Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lý Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa”. - Một cô con dâu nhà thống lý quyền thế, giàu sang “nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện” nhất làng nhưng lúc nào cũng “cúi mặt”, “buồn rười rượi”. =>Hình ảnh của Mị hoàn toàn tương phản với cái gia đình mà Mị đang ở. Sự tương phản ấy báo hiệu một cuộc đời không bằng phẳng, một số phận nhiều ẩn ức và một bi kịch của cõi nhân thế nơi miền núi cao Tây Bắc. 3.2. Cuộc đời, số phận, tính cách của nhân vật Mị a. Số phận : Trước hết, Mị là cô gái có ngoại hình đẹp và nhiều phẩm chất tốt, đáng lẽ có thể sống một cuộc sống hạnh phúc: -Sinh ra trong gia đình nghèo vi món ntruyn kiếp vi gia đình thng lí Pá Tra -Trước khi vlàm dâu nhà PáTra: + Mlà cô gái tài năng, xinh đẹp, là người con hiếu tho: Mthi sáo giỏi…thổi lá ng hay như thi sáo” trai đến đứng nhn cchân vách đầu bung Mị”,“ con nay đã biết cuc nương làm ngô, con phi làm nương ngô ginthay cho bố” + Là người có lòng thtrng, biết khát khao hnh phúc Bđừng bán con cho nhà giàu” =>Có thể khẳng định, Mị là một hình tượng đẹp về người thiếu nữ Tây Bắc. Ở Mị, toát lên cái đẹp vừa tự nhiên, giản dị vừa phóng khoáng, thẳm sâu như thiên nhiên núi rừng miền Tây Tổ quốc. Tuy nhiên, trái với những gì Mị đáng được hưởng, bi kịch đã đến với Mị một cách phũ phàng bởi cường quyền bạo lực và thần quyền hủ tục. b. Cô Mị với kiếp “con dâu gạt nợ” ở nhà thống lý Pá Tra :

Transcript of NỘI DUNG HỌC TẬP MÔN VĂN KHỐ ẦN LỄ TỪ ( 03/02- … · NỘI DUNG HỌC TẬP MÔN...

NỘI DUNG HỌC TẬP MÔN VĂN KHỐI 12 TUẦN LỄ TỪ

( 03/02- 15/02/2020)

BÀI 13 :VỢ CHỒNG A PHỦ (TÔ HOÀI)

1. Xuất xứ - Hoàn cảnh ra đời

- Vợ chồng A Phủ (1952) là một trong ba tác phẩm (Vợ chồng A Phủ, Mường Giơn và Cứu đất cứu

mường) in trong tập Truyện Tây Bắc.

- Tác phẩm là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952. Đây là chuyến

đi thực tế dài tám tháng sống với đồng bào các dân tộc thiểu số từ khu du kích trên núi cao đến những

bản làng mới giải phóng của nhà văn.

- Vợ chồng A Phủ gồm có hai phần, phần đầu viết về cuộc đời của Mị và A Phủ ở Hồng Ngài, phần

sau viết về cuộc sống nên vợ nên chồng, tham gia cách mạng của Mị và A Phủ ở Phiềng Sa. Đoạn

trích là phần đầu của truyện ngắn.

2. Tóm tắt truyện

Tác phẩm kể về cuộc đời của đôi trai gái người Mèo là Mị và A Phủ. Mị là một cô gái trẻ, đẹp. Cô bị

bắt làm vợ A Sử - con trai thống lý Pá Tra để trừ một món nợ truyền kiếp của gia đình. Lúc đầu, suốt

mấy tháng ròng, đêm nào Mị cũng khóc, Mị định ăn lá ngón tự tử nhưng vì thương cha nên Mị không

thể chết. Mị đành sống tiếp những ngày tủi cực trong nhà thống lí. Mị làm việc quần quật khổ hơn

trâu ngựa và lúc nào cũng “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Mùa xuân đến, khi nghe tiếng sáo

gọi bạn tình thiết tha Mị nhớ lại mình còn trẻ, Mị muốn đi chơi nhưng A Sử bắt gặp và trói đứng Mị

trong buồng tối.

A Phủ là một chàng trai nghèo mồ côi, khoẻ mạnh, lao động giỏi. Vì đánh lại A Sử nên bị bắt, bị đánh

đập, phạt vạ rồi trở thành đầy tớ không công cho nhà thống lí. Một lần, do để hổ vồ mất một con bò

khi đi chăn bò ngoài bìa rừng nên A Phủ đã bị thống lí trói đứng ở góc nhà. Lúc đầu, nhìn cảnh tượng

ấy, Mị thản nhiên nhưng rồi lòng thương người cùng sự đồng cảm trỗi dậy, Mị cắt dây cởi trói cho A

Phủ rồi theo A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài…

3. Nhân vật Mị

3.1. Hình ảnh Mị trong đoạn văn mở đầu truyện

- Một cô gái âm thầm, lẻ loi, sống như gắn vào những vật vô tri, vô giác : “Ai ở xa về, có việc vào

nhà thống lý Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa,

cạnh tàu ngựa”.

- Một cô con dâu nhà thống lý quyền thế, giàu sang “nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện”

nhất làng nhưng lúc nào cũng “cúi mặt”, “buồn rười rượi”.

=>Hình ảnh của Mị hoàn toàn tương phản với cái gia đình mà Mị đang ở. Sự tương phản ấy báo hiệu

một cuộc đời không bằng phẳng, một số phận nhiều ẩn ức và một bi kịch của cõi nhân thế nơi miền

núi cao Tây Bắc.

3.2. Cuộc đời, số phận, tính cách của nhân vật Mị

a. Số phận :

Trước hết, Mị là cô gái có ngoại hình đẹp và nhiều phẩm chất tốt, đáng lẽ có thể sống một

cuộc sống hạnh phúc:

-Sinh ra trong gia đình nghèo với món nợ truyền kiếp với gia đình thống lí Pá Tra

-Trước khi về làm dâu nhà PáTra:

+ Mị là cô gái tài năng, xinh đẹp, là người con hiếu thảo: “ Mị thổi sáo giỏi…thổi lá cũng hay như

thổi sáo” “ trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị”,“ con nay đã biết cuốc nương làm

ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố”

+ Là người có lòng thự trọng, biết khát khao hạnh phúc “ Bố đừng bán con cho nhà giàu”

=>Có thể khẳng định, Mị là một hình tượng đẹp về người thiếu nữ Tây Bắc. Ở Mị, toát lên cái đẹp

vừa tự nhiên, giản dị vừa phóng khoáng, thẳm sâu như thiên nhiên núi rừng miền Tây Tổ quốc. Tuy

nhiên, trái với những gì Mị đáng được hưởng, bi kịch đã đến với Mị một cách phũ phàng bởi cường

quyền bạo lực và thần quyền hủ tục.

b. Cô Mị với kiếp “con dâu gạt nợ” ở nhà thống lý Pá Tra :

- Mị bị vắt kiệt sức lao động: Mặc dù mang thân phận con dâu nhưng thực chất Mị bị đối xử

như một nô lệ

+“ Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp,

và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi.

bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế”

+ “ Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn đucợ đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con

gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày”

- Mị bị đày đọa về thể xác: Bị trói đứng suốt đêm bằng một thúng sợi đay, bị A Sử đánh, đạp

vào mặt…

- Mị bị áp chế về mặt tinh thần:

+“nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày chết rũ xương ở đây thôi”,“ mỗi

ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”

+ “ cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ, một lỗ vuông bằng bàn tay, lúc nào trông ra

cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”

+ “ bây giờ Mị tưởng mình là con trâu, mình cũng là con ngựa”,“ Mị về làm dâu nhà Pá Tra đã

mấy năm. Từ năm nào, cô không nhớ”

⇨ Cuộc sống tủi nhục, bị chà đạp đã khiến Mị trở nên câm lặng, cam chịu, mất cả ý thức về

thời gian, không gian và tê liệt sức phản kháng. Ngòi bút nhân đạo của nhà văn đã tố cáo

chế độ phong kiến miền núi dùng cường quyền và thần quyền để bóc lột sức lao động và áp

chế tinh thần người dân lao động.

c/ Sức sống tiềm tàng của Mị

Lần 1: Mị tìm đến lá ngón để tự tử

-“ Suốt mấy tháng liền, đêm nào Mị cũng khóc”

- Mị trốn về nhà với nắm lá ngón trong tay“ Nắm lá ngón Mị tìm hái trong rừng, Mị vẫn giấu trong

áo”

-> Cuộc sống đau khổ, tủi nhục khiến Mị muốn tìm đến cái chết để tự giải thoát

Lần 2: Đêm tình mùa xuân

*Nguyên nhân tác động đến sức sống tiềm tàng trong Mị:

- Cảnh mùa xuân “ Hồng Ngài năm ấy ăn tết vào lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét

dữ dội”; “ Trong các làng Mèo đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như

con bướm sặc sỡ…đám trẻ đợi tết chơi quay, cười ầm trước sân”

- Tiếng sáo “tiếng ai thổi sao rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, tha thiết bổi hổi”

*Diễn biến tâm trạng, hành động:

- Tâm trạng:

+ “nhẩm thầm bài hát của người đang thổi…”,“ Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ừng ực từng bát”

+ “ Lòng Mị đang sống về ngày trước”

+ “ Mị còn trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”,“ A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà

vẫn phải ở với nhau”

➔ Tiếng sáo, men rượu nồng nàn đã làm Mị quên đi thực tại, lòng Mị sống về ngày trước và ý

thức về bản thân đã quay trở lại. Ý thức về bản thân cũng như những bất công trong thực

tại đã trỗi dậy.

- Hành động bất ngờ:

+“ Mị muốn đi chơi, Mị sửa soạn đi chơi…”,“ Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ vào

đĩa đèn cho sáng”

->Mị thắp sáng ngọn đền cũng là thắp sáng tiềm thức, nhận thức, đồng thời soi rõ thực tại tàn khốc

mà Mị đang chịu đựng.

+ “ Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa ở phía trong vách”

+ Mị bị A Sử “trói đứng bằng một thúng sợi đay, không cúi, không nghiêng được..”

->Mị phản kháng lại sự tù túng, bó hẹp của gia đình Pá Tra và hủ tục lạc hậu

+ Dù bị A Sử trói nhưng Mị vẫn“ … nghe tiếng sáo…Mị vùng bước đi”

+” Mị cựa quậy xem mình còn sống hay đã chết”

➔ Mị vẫn luôn khao khát sống và tìm lấy sự sống dù trong tình cảnh thê thảm nhất. Nhà văn

Tô Hoài đã thật tinh tế khi miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật. Ngòi bút nhân đạo của

ông đã phát hiện và trân trọng thể hiện sức sống tiềm tàng cùng khát khao tươi đẹp của Mị.

Lần 3: Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ và trốn khỏi Hồng Ngài:

Dù bị dập vùi một cách tàn nhẫn nhưng không vì thế mà lòng ham sống và khát khao hạnh phúc

trong Mị bị triệt tiêu. Trái lại, trong những hoàn cảnh đặc biệt nó còn bừng dậy một cách mạnh mẽ

và chuyển hóa thành sức phản kháng táo bạo. Có thể thấy rõ điều đó qua diễn biến tâm lí và hành

động của Mị trong đêm cô cứu A Phủ rồi cùng anh bỏ trốn khỏi Hồng Ngài :

+ Lúc đầu Mị thờ ơ trước cảnh A Phủ bị trói: “ Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay”

+ Nhưng sau đó, khi chứng kiến dòng nước mắt chảy xuống gò má đã xạm đen lại của A Phủ, Mị đã

đồng cảm, thương mình và thương người.

Mị quyết định cởi trói cho A Phủ “ Mị lé mắt trông sang…một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống

hai hõm má đã xám đen lại”, Thương mình, thương người, Mị càng nhận rõ tội ác của cha con thống

lí.

Mị đã liên tưởng« nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt trói mình đến chết cũng thôi… » đến

nhận thức về bản chất của gia đình thống lí « người kia việc gì phải chết …chúng nó thật độc ác… »

Mị đã có hành động táo bạo, quyết liệt “ Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây” cởi trói cho

A Phủ. Hành động xuất phát từ lòng thương người và sự đồng cảm

- Dù trong lòng vẫn có những sợ hãi nhưng Mị đã cứu A Phủ rồi cùng A Phủ bỏ trốn khỏi Hồng Ngài.

->Hành động đó là sự phản kháng mạnh mẽ của người dân Tây Bắc đối vớ bọn thống trị. Họ đã tự

đứng lên để tự giải phóng cho mình.

=>Đây là hệ quả tất yếu sau những gì đã diễn ra ở Mị. Từ đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài đến

đêm cứu A Phủ là một hành trình tìm lại chính mình và tự giải thoát khỏi những “gông xiềng”

của cả cường quyền bạo lực và thần quyền lạc hậu. Đó cũng là sự khẳng định ý nghĩa của cuộc

sống và khát vọng tự do cháy bỏng của người dân lao động Tây Bắc.

4.Nhân vật A Phủ

*Xuất thân – số phận :

- Là đứa trẻ mồ côi “ Anh của A phủ chết, em A phủ cũng chết, bố mẹ A Phủ cũng chết. Còn

sót lại mình A Phủ”

- Sống ở đợ cho nhà người ta “ đi làm cho nhà người”

- Nghèo nên không lấy được vợ “ A Phủ không có bố mẹ, không có ruộng, không có bạc, A

Phủ không thể lấy vợ”

➔ không lấy nổi vợ vì phép làng và tục lệ cưới xin ngặt nghèo.

*Một cá tính mạnh mẽ, một hình ảnh đẹp về người lao động miền núi Tây Bắc

- Có ý chí và nghị lực sống, A Phủ đã vượt qua mọi cơ cực để trở thành chàng trai người Mông

khỏe mạnh, tháo vát, trở thành niềm mơ ước của nhiều cô gái trong bản :“ đứa nào có A Phủ

cũng bằng được con trâu tốt trong nhà, chẳng mấy chốc mà giàu”

- Gan góc từ bé, ham lao động, A Phủ không quản ngại những công việc nặng nhọc, khó khăn, nguy

hiểm « dám đánh con quan »

- Không sợ cường quyền, sẵn sàng trừng trị kẻ xấu.

- Ham sống, yêu tự do, có sức sống tiềm tàng mãnh liệt.

“ A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết…A Phủ lại quật sức vùng lên ,

chạy”

*Một nạn nhân của giai cấp thống trị phong kiến miền núi tàn bạo

- Chỉ vì đánh con quan mà bị phạt rất nặng, bị làng “bắt vạ”, trở thành một kiểu “nô lệ” trong nhà

thống lí Pá Tra.

- Chỉ vì lỡ để hổ bắt mất một con bò mà bị cha con thống lí bắt trói, hành hạ dã man, có thể phải trả

giá bằng cả tính mạng.

(Nhân vật A Phủ vừa là bằng chứng sống về tội ác của giai cấp thống trị miền núi Tây Bắc vừa là một

hình ảnh đẹp, tiêu biểu của người dân lao động ở một vùng núi cao nước ta).

⇨ Đoạn trích đã làm toát lên hiện thực bị áp bức bóc lột của người dân miền núi, tác giả đã đứng

về phía A Phủ để bênh vực con người( giá trị nhân đạo)

5. Giá trị hiện thực, nhân đạo của tác phẩm

5.1. Giá trị hiện thực

- Truyện miêu tả chân thực số phận nô lệ cực khổ của người dân lao động nghèo Tây Bắc dưới ách

thống trị của bọn cường quyền phong kiến miền núi (dẫn chứng Mị, A Phủ).

- Truyện phơi bày bản chất tàn bạo của giai cấp phong kiến thống trị ở miền núi (dẫn chứng cha con

thống lí Pá Tra)

- Truyện đã tái hiện một cách sống động vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và phong tục, tập quán của

người dân miền núi Tây Bắc (cảnh mùa xuân, cảnh xử kiện A Phủ)

5.2. Giá trị nhân đạo

- Truyện thể hiện lòng yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với thân phận đau khổ của người lao động

nghèo miền núi (dẫn chứng nhân vật Mị, A Phủ)

- Phê phán quyết liệt những thế lực chà đạp con người (cường quyền và thần quyền).

- Truyện khẳng định niềm tin vào vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và khát vọng hạnh phúc cháy

bỏng của con người. Dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt đến mức nào, con người cũng không mất đi

khát vọng sống tự do và hạnh phúc (Dẫn chứng nhân vật Mị- trong đêm tình mùa xuân, cởi trói A

Phủ)

- Thông qua câu chuyện, nhà văn đã chỉ ra cho người dân miền núi Tây Bắc nói riêng, những số phận

khổ đau nói chung con đường tự giải thoát khỏi những bất công, con đường làm chủ vận mệnh của

mình (dẫn chứng hành động cởi trói cho A Phủ, cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài).

6. Đặc sắc nghệ thuật

a. Nghệ thuật kể chuyện

- Cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiên mà ấn tượng. Cách dẫn dắt tình tiết khéo làm cho

mạch truyện phát triển và vận động liên tục, biến đổi hấp dẫn mà không rối, không trùng lặp.

- Ngôn ngữ kể chuyện sinh động, chọn lọc và sáng tạo, lối văn giàu tính tạo hình thấm đẫm chất thơ.

b. Nghệ thuật miêu tả tâm lý và phát triển tính cách nhân vật

Nhà văn ít tả hành động mà chủ yếu khắc họa tâm tư, nhiều khi mới chỉ là các ý nghĩ chập chờn trong

tiềm thức nhân vật.

c. Nghệ thuật tả cảnh đặc sắc

- Cảnh thiên nhiên thơ mộng được miêu tả bằng ngôn ngữ giàu chất thơ và chất tạo hình (cảnh mùa

xuân về trên núi Hồng Ngài).

- Cảnh miền núi với những nét sinh hoạt phong tục riêng, sinh động (Cảnh đêm tình mùa xuân, cảnh

cúng trình ma, cảnh xử kiện).

7. Chủ đề: Tác phẩm đặt ra vấn đề số phận con người- những con người dưới đáy xã hội- những con

người bị tước đoạt hết tài sản, bị bóc lột sức lao động và bị xúc phạm nặng nề về nhân phẩm. Giải

quyết vấn đề số phận con người, Tô Hoài đã thức tỉnh họ, đưa họ đến với cách mạng và cho họ một

cuộc sống mới.

BÀI 14 :VỢ NHẶT (KIM LÂN)

1. Xuất xứ

Truyện Vợ nhặt có tiền thân là tiểu thuyết Xóm ngụ cư – tác phẩm được viết ngay sau Cách mạng

tháng Tám nhưng còn dở dang và bị mất bản thảo. Hoà bình lập lại (1954), dựa trên một phần cốt

truyện cũ, Kim Lân đã viết truyện Vợ nhặt. Tác phẩm được in trong tập Con chó xấu xí (1962).

2. Tóm tắt

Truyện lấy bối cảnh là nạn đói năm 1945. Tràng - một thanh niên nghèo, lại là dân ngụ cư, trong một

lần đẩy hàng đã tình cờ có được vợ. Cô vợ nhặt đã tình nguyện theo Tràng chỉ sau một câu nói đùa

và bốn bát bánh đúc. Tràng đưa “thị” về giữa cảnh đói khát đang tràn đến xóm ngụ cư. Bà cụ Tứ thấy

con có vợ thì vừa mừng vừa tủi cho thân phận nghèo khó của mình và thương con, thương nàng dâu

đói khổ. Họ sống với nhau trong cảnh đói nghèo nhưng hạnh phúc và tin rằng: Việt Minh về làng, họ

sẽ đi phá kho thóc Nhật, lấy lại thóc gạo để cứu sống mình.

3. Ý nghĩa nhan đề

- Nhan đề gợi tình huống éo le, kích thích trí tò mò người đọc. Thông thường, người ta có thể nhặt

thứ này, thứ khác, chứ không ai “nhặt” “vợ”. Bởi dựng vợ gả chồng là việc lớn, thiêng liêng, có ăn

hỏi, có cưới xin theo phong tục truyền thống của người Việt, không thể qua quýt, coi như trò đùa.

- “Vợ nhặt” là điều trái khoáy, oái ăm, bất thường, vô lí. Song thực ra nó lại rất có lí. Vì đúng là anh

Tràng đã nhặt được vợ thật. Chỉ một vài câu bông đùa của Tràng mà có người đã theo về làm vợ.

Điều này đã thực sự khiến một việc nghiêm túc, thiêng liêng trở thành trò đùa và ngược lại, điều

tưởng như đùa ấy lại chính là sự thực. Từ đây, bản thân nhan đề tự nó đã gợi ra cảnh ngộ éo le, sự rẻ

rúng của giá trị con người. Chuyện Tràng nhặt được vợ đã nói lên tình cảnh thê thảm và thân phận tủi

nhục của người nông dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.

4. Tình huống truyện

- Tình huống truyện : Anh Tràng vừa nghèo, vừa xấu lại là dân ngụ cư thế mà lấy được vợ ngay giữa

lúc đói khát, ranh giới giữa sự sống và cái chết hết sức mong manh.

- Tình huống lạ, độc đáo : người như Tràng mà lấy được vợ, thậm chí có vợ theo! Thời buổi đói khát

này, người như Tràng nuôi thân chẳng xong mà dám lấy vợ! Chẳng phải thế mà việc Tràng có vợ đã

tạo ra sự lạ lùng, ngạc nhiên với tất cả mọi người trong xóm ngụ cư, với bà cụ Tứ, thậm chí đã có

những thời điểm chính Tràng cũng chẳng thể nào tin được vào điều đó.

- Tình huống truyện không chỉ tạo ra một hoàn cảnh “có vấn đề” cho câu chuyện mà còn nén trong

đó ý đồ nghệ thuật của nhà văn đồng thời gợi mở các khía cạnh giá trị hiện thực và nhân đạo của tác

phẩm.

5. Nhân vật :

5.1 Nhân vật Tràng:

a) Xuất thân – ngoại hình:

- Là người dân ngụ cư

-Tràng là một chàng trai xấu xí, thô kệch “ hai con mắt nhỏ tí gà gà, hai quai hàm bạnh ra …lưng

to, rộng như lưng gấu”

b) Số phận

- Là chàng trai nghèo, đẩy xe bò thuê, nghèo đến mức không lấy được vợ.

c) Vẻ đẹp tâm hồn của Tràng

- Là chàng trai hồn nhiên, vui vẻ “ Anh thường đùa vui với lũ trẻ trong xóm ngụ cư”

- Người có lòng yêu thương, cảm thông với mọi người xung quanh:

+ sẵn sàng mời thị ăn dù mình cũng đang nghèo khổ “này hẵng ngồi xuống đây ăn miếng giầu đã”;

“ đấy muốn ăn gì thì ăn”.

+ Tràng còn mua vật dụng cho thị “ hôm ấy hắn đưa thị vào chợ tinh bỏ tiền ra mua cho thị cái

thúng con đựng vài thứ lặt vặt”

+ Đưa thị theo về nhà mình : “ Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về”

d) Niềm hạnh phúc khi có vợ :

- Tràng khi đưa vợ về qua xóm ngụ cư: tâm trạng của anh hôm nay phớn phở, cười tủm tỉm, hai

con mắt thì sáng lên lấp lánh, trước ánh mắt nhìn đầy tò mò và ngạc nhiên của người dân trong xóm,

trước những lời xì xào bàn tán của người dân trong xóm, Tràng rất hãnh diện, rất đắc ý, mặt cứ vênh

lên như thể chứng tỏ với mọi người- Tràng đã có vợ.

- Tràng khi đưa vợ về đến nhà: Hành động: xăm xăm nhấc tấm phên rách ra và câu nói “Không có

người đàn bà nhà cửa ra thế đấy” ta hiểu rằng có vợ rồi người đàn ông ăn nói cục cằn kia bỗng văn

hóa hẳn lên. Ánh mắt của anh đã để ý đến cô vợ nhặt và thắc mắc với lòng mình “Quái, sao nó lại

buồn thế nhỉ?” Tràng sốt ruột mong ngóng mẹ về để còn ra mắt cô vợ nhặt.Khi mẹ về, sau lời giới

thiệu, Tràng cũng hồi hộp, lo lắng đợi chờ câu trả lời của mẹ, và chỉ khi người mẹ nói “Các con phải

duyên phải kiếp với nhau u cũng mừng lòng” Tràng mới thở đánh phào một cái.

=> Kim Lân đã rất chú ý miêu tả diễn biến tâm trạng của Tràng từ khi có vợ. Có rất nhiều lần Kim

Lân nhắc đến nụ cười của Tràng để nhấn mạnh đến niềm khát khao hạnh phúc, khát khao mái ấm gia

đình để thách thức với cái đói đang tung lưới bủa vây.

- Tràng trong buổi sáng ngày hôm sau:

+ Tràng thấy mình như bước ra từ một giấc mơ, trong người “êm ái lửng lơ”.

+ Trước mặt anh mọi thứ đều thay đổi: nhà cửa sân vườn hôm nay đều được quét tước sạch sẽ; mấy

chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt ở góc nhà đã thấy đem ra sân hong; hai cái ang nước vẫn để

khô cong duới gốc cây ổi giờ đã kín nước đầy ăm ắp. Rõ ràng những cảnh tượng rất đỗi bình thường

ấy cũng đã làm cho anh cảm động, hạnh phúc với anh thật giản dị.

+ Từ buổi sáng đó, anh mới thấy mình nên người. Anh nghĩ đến tương lai, đến sự sinh sôi nảy nở của

hạnh phúc để rồi vui sướng, phấn chấn tràn ngập trong lòng.

+ Và người vợ nhặt của Tràng hôm nay cũng khác lắm- đó là một người đàn bà hiền hậu, đúng mực,

không có vẻ gì chao chát, chỏng lỏn nữa.

+ Tràng thấy “thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng

vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn

tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng

cho vợ con sau này”. Nguồn vui ấy như tia nắng, như ánh bình minh đem sinh khí đến cho cuộc sống

vốn đang ngập tràn sự chết chóc của cái đói tung lưới bủa vây.

+ Và trong bữa cơm đầu tiên, bữa cơm của 3 con người đang khốn khổ vì cái đói, tràn ngập sự đầm

ấm, hoà hợp.

- Hình ảnh khép lại tác phẩm trong óc Tràng là hình ảnh lá cờ đỏ và đoàn người đói đi trên đê Sộp,

gợi cho người đọc nghĩ về Việt Minh, về Cách mạng tháng Tám vĩ đại, về sự vùng dậy của những

người dân khốn khổ, đập tan xiềng xích, giành lại cơm áo, giành lại sự sống cho bản thân, giành lại

độc lập tự do cho dân tộc. Vì thế, kết thúc của tác phẩm đã gieo vào lòng người đọc một niềm tin

mãnh liệt, gieo một hạt giống hi vọng mãnh liệt vào tâm hồn Tràng, gia đình anh và tất cả bạn đọc

chúng ta.

=> Thông qua nhân vật Tràng, nhà văn muốn gửi gắm một thông điệp: Tác phẩm không chỉ là chuyện

đói khát nhặt được vợ mà cái chính là khẳng định giá trị con người. Đã là con người thì trong bất cứ

hoàn cảnh nào cũng có quyền được sống, được yêu , được hưởng hạnh phúc và niềm tin về một tương

lai tươi sáng.

5.2 Thị (người “vợ nhặt”)

* Xuất thân – diện mạo:

- Một con số không tròn trĩnh: không tên, không tuổi, không cha mẹ, gia đình.

- Nạn nhân của nạn đói khủng khiếp 1945: cái đói đã cướp đi của thị tất cả quê hương, gia đình,

hình hài, nhân cách “Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái

khuôn mặt lưỡi cày xám xịt còn hai con mắt”

* Tính cách

+ Khi ở chợ tỉnh: Thị ăn nói mạnh dạn, táo tợn, dạn dĩ “ Thị cong cớn: - Có khối cơm trắng mấy giò

mà ăn đấy!” rồi “ Thị vùng đứng dậy, lon ton lại đẩy xe cho Tràng”, “ Thị liếc mắt, cười tít”

+ Lần thứ hai Tràng gặp Thị:

*Thị cong cớn trong lời nói, vô duyên trong hành động “ Điêu!Người thế mà điêu!”; “ Ăn gì thì ăn,

chả ăn giầu”; “ “ Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền

chẳng chuyện trò gì”.

*Chấp nhận theo không Tràng về làm vợ “ Này nói đùa chứ có về với tớ thì khuân hàng lên xe rồi

cùng về. Nói thế Tràng tưởng là nói đùa, ai ngờ thị về thật”

* Vẻ đẹp tâm hồn của thị:

Ẩn sau những hành động vô duyên ấy là một người phụ nữ có khát vọng sống mãnh liệt.

+ Khi theo Tràng về, trên đường đi thị đã ý thức được về bản thân mình: “ Thị có vẻ rón rén, e

thẹn”; “ đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt” ; khi nhìn

thấy mọi người đang nhìn dồn về phía mình “ thị càng ngượng nghịu, chân nọ bước díu cả vào

chân kia”.

+ khi về đến nhà: thấy gia cảnh khốn khó của Tràng, thị “ nén một tiếng thở dài”, lúc này thị thể

hiện sự chấp nhận cuộc sống nghèo khổ cùng Tràng.

+ Thị tuy có lúc chao chát, chỏng lỏn, nhưng cũng là người phụ nữ lễ phép: chào cụ Tứ tới hai lần “

thị cất tiếng chào lần nữa : - U đã về ạ!”

+ Thị là người biết vun vén cho gia đình: “ Nhà cửa , sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu

dọn gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy

đem ra hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp”. Tràng nhìn

thấy thị quét tước sân vườn

“ Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất”

+ thị cũng là người phụ nữ tế nhị: “ Tràng nom thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà

hiền hậu đúng mực không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn”, khi đón nhận bát chè khoán từ tay mẹ

chồng, dù bát chè khoán đắng ngắt nhưng thị không một lời chê bai “ người con dâu đón lấy cái

bát, đưa lên mắt nhien, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng”.

+ Thị là người kể về những người phá kho thóc Nhật, để gợi ra trong gia đình một tương lai tươi

sáng “ Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn

phá cả kho thóc của nhật , chia cho người đói”

->Người vợ nhặt là hình ảnh tiêu biểu cho những số phận cũng như vẻ đẹp tâm hồn của người nông

dân, dù hoàn cảnh khốn cùng họ vẫn luôn khao khát sống, luôn hướng tới một tương lai tươi sáng.

=> Hình tượng chị vợ nhặt thể hiện rất rõ tư tưởng nhân đạo của Kim Lân

+ Một mặt nhà văn đã lên án tội ác dã man của phát xít Nhật và TDP. Nạn đói do chính gây ra đã

cướp đi mọi giá trị của con người, và biến người con gái như một thứ đồ rẻ rúng có thể nhặt được

+ Mặt khác vợ Tràng đã nói lên một sự thật ở đời đó là trong đói khổ, hoạn nạn, kề bên cái chết nhưng

con người vẫn khát khao được sống, vẫn sống ngay khi cả cuộc đời không thể chịu được nữa. Những

con người nghèo khổ vẫn thương yêu đùm bọc, và cùng nhau vun đắp hạnh phúc để vượt qua những

thử thách khắc nghiệt.

3. Bà cụ Tứ :

a. Ngoại hình – xuất thân:

- Bà cụ Tứ xuất hiện vào giữa truyện, trong sự chờ đợi của Tràng, vào một buổi chiều nhá nhem “

ngoài đầu ngõ có tiếng người húng hắng ho, một bà lão từ rặng tre lọng khọng đi vào. Bà lão vừa

đi vừa lẩm bẩm tính toán gì trong miệng”.

➢ Cuộc đời đầy khốn khổ

b. Vẻ đẹp tâm hồn của bà cụ tứ:

❖ Tình yêu thương con vô bờ bến

- Khi về đến nhà : bà có một chuỗi ngạc nhiên và một loạt câu hỏi , thắc mắc, ngỡ ngàng

+ “ đến giữa sân bà lão đứng sững lại, bà lão càng ngạc nhiên hơn.”

+ “ sao lại chào mình bằng u?...ai thế nhỉ?”

- Sau khi đã hiểu ra cớ sự

+ “ Bà lão cúi đầu nín lặng. bà lão hiểu rồi”

+ Bà suy tư, trăn trở “ chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm

nổi…. Còn mình thì”; “ biết chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không”

+ Âm thầm khóc “ Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt..”; “ bà cụ nghẹn

lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng”.

❖ Mở lòng, bao dung, vị tha

- Bà dành cho con dâu một cái nhìn thiện cảm, đầy trắc ẩn “ bà lão nhìn thị và bà nghĩ : người ta

có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình có vợ được”

- Bà mở lòng đón nhận nàng dâu mới “ Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u

cũng mừng lòng”

❖ Bà luôn gieo vào con những hạt giống niềm tin, nói toàn chuyện vui để động viên con.

- “ Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo ban nhau làm ăn. Rồi ra may ông trời cho khá”

- “ ai giàu ba họ, ai khó ba đời”

- “ cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi”

- “ khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà…ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà

xem”

- “ chè khoán đây, ngon đáo để cơ”

➢ Bà cụ Tứ điển hình cho biết bao bà mẹ Việt Nam nghèo khổ nhưng giàu lòng yêu thương, hiểu

biết, bao dung và không nguôi ngoai khát vọng cho con cái được hạnh phúc.

Với sự thấu hiểu, với sự đồng cảm, Kim Lân đã dựng lên hình ảnh bà cụ Tứ- người mẹ thương

con, nhân hậu, bao dung. Trong hoàn cảnh đói nghèo, bà vẫn dang rộng cánh tay đón nhận người

con dâu mặc dù trong lòng còn nhiều xót xa, tủi cực, vẫn gieo vào lòng các con ngọn lửa sống trong

hoàn cảnh tối tăm của xã hội lúc bấy giờ.

6. Giá trị hiện thực, nhân đạo

6.1. Giá trị hiện thực:

- Truyện đã dựng lại một cách chân thực những ngày tháng bi thảm trong lịch sử dân tộc, đó là khoảng

thời gian diễn ra nạn đói năm 1945 :

+ Cái chết đeo bám, bủa vây khắp mọi nơi.

+ Dòng thác người đói vật vờ như những bóng ma.

- Cái đói đã tràn đến xóm ngụ cư từ lúc nào.

+ Âm thanh của tiếng quạ gào lên từng hồi thê thiết.

+ Xóm ngụ cư, với những khuôn mặt hốc hác, u tối.

+ Cái đói hiện lên trong từng nếp nhà rúm ró, xẹo xệch, rách nát.

+ Cái đói hiện hình trên khuôn mặt của chị vợ nhặt.

+ Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại.

- Truyện phơi bày bản chất tàn bạo của thực dân Pháp và phát xít Nhận đã gây ra nạn đói năm 1945.

- Tuy nhiên, còn có một hiện thực được phán ánh trong tác phẩm: hiện thực mang tính xu thế, đó là

tấm lòng của người dân khi đến với cách mạng.

6.2. Giá trị nhân đạo

- Thái độ đồng cảm xót thương với số phận của người lao động nghèo khổ.

- Lên án tội ác dã man của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã gây ra nạn đói khủng khiếp.

- Trân trọng tấm lòng nhân hậu, niềm khao khát hạnh phúc bình dị những người lao động nghèo.

- Dự báo cho những người nghèo khổ con đường đấu tranh để đổi đời, vươn tới tương lai tươi sáng.

7. Nghệ thuật

- Xây dựng tình huống truyện độc đáo.

- Lối trần thuật tự nhiên, hấp dẫn làm nổi bật sự đối lập giữa hoàn cảnh và tính cách nhân vật.

- Tạo không khí và dựng thoại rất hấp dẫn, ấn tượng.

- Nhân vật được khắc hoạ sinh động đặc biệt là ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế.

- Ngôn ngữ : Bình dị, đời thường nhưng có chắt lọc kỹ lưỡng, có sức gợi và đậm chất Bắc Bộ.

8. Chủ đề :

Qua truyện “Vợ nhặt”, Kim Lân muốn khẳng định: trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, ngay

cả khi cái chết liền kề, những người dân lao động nghèo khổ, lương thiện vẫn yêu thương, đùm bọc

lấy nhau, vẫn khát khao mái ấm hạnh phúc gia đình và hy vọng vào một cuộc sống mới tốt đẹp hơn

Đề Luyện tập VỢ CHỒNG A PHỦ

Đề 1:Có ý kiến cho rằng: Đoạn văn miêu tả sự hồi sinh của nhân vật Mị vào đêm tình mùa xuân là một đoạn đặc sắc kết tinh tài năng nghệ thuật và tư tưởng nhân đạo sâu sắc và mới mẻ của nhà văn Tô Hoài trong đoạn trích Vợ chồng A Phủ. ( sách Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr 6-7-8 ) Anh/chị có đồng ý với ý kiến trên không? Căn cứ vào những hiểu biết về tác phẩm, hãy làm rõ chủ kiến của mình.

Đề 2 :Nhận xét về nhân vật Mị trong tác phẩm “ Vợ chồng A phủ” của Tô Hoài, có ý kiến cho

rằng: Mị có những lúc cô độc ghê gớm nhưng cô đơn không giết nổi con người ấy.

Bằng cảm nhận nhân vật Mị, anh/ chị hãy làm rõ ý kiến trên.

Đề 3 Trong bài cảm nghĩ về chuyện “Vợ chồng A Phủ“, tác giả Tô Hoài chia sẻ: ” Nhưng điều kì

diệu là dẫu trong cùng cực đến thế nào mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con

người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng mãnh liệt.” ( Tác phẩm văn

học 1930 – 1975, Tập hai, NXB Khoa học Xã hội, 1990, tr.71).

Qua việc phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” ( đoạn trích được học) của

Tô Hoài, anh/ chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Vợ Nhặt

Đề 1 : Về nhâ n vâ t ngườ i vờ nhâ t trong truyề n ngâ n Vợ nhặt cu â Kim Lâ n, co y kiề n cho râ ng: Đó là một người phụ nữ liều lĩnh, thiếu lòng tự trọng. Ý kiề n khâ c thì khâ ng đi nh: Đó là một

người phụ nữ tự trọng, có ý thức về phẩm giá của mình. Từ cảm nhận của mình về hình tượng nhân vật người vợ nhặt, anh/chị hãy bình luận các ý

kiến trên.

Đề 2 : Nhà văn Kim Lân đã từng nói : “Rất lạ những con người khốn cùng chẳng hề từ bỏ long tham

sống, ham hạnh phúc. Trong cái đói người ta vẫn chỉ nghĩ đến hạnh phúc và những điều sung sướng.

Vì vậy, họ lấy nhau. Những người đói họ không nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến sự sống”. Bằng hiểu

biết của mình em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Đề 3: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân.

Luyện tập nội dung đọc hiểu

BÀI 1

1/Đọc bài thơ sau và trả lời những câu hỏi từ 1 đến 4:

Rễ sâu ai biết là hoa

Xoắn đau núm ruột làm ra nụ cười.

Im trong lòng đất rối bời

Chắt chiu từng giọt, từng lời lặng im.

Uống từng giọt nước đời quên

Ăn từng thớ đá dựng nên sắc hồng

Nở rồi, trông dễ như không

Một vùng sáng đọng, một vùng hương bay.

Tụ, tan màu sắc một ngày

Mặt trời hôm, mặt trời mai ngoảnh cười Bắt đầu từ rễ em ơi!

(Chế Lan Viên, Rễ … hoa)

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Để tạo nên hoa, hình tượng rễ trong bài thơ đã phải trải qua những gì?

Câu 3. Qua sự nhọc nhằn của rễ, bài thơ gợi nhớ tình cảm đạo lí gì?

Câu 4. Anh/chị hiểu như thế nào về lời khuyên nhủ “Bắt đầu từ rễ em ơi !

2/NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Viết đoạn văn ngắn ( 200 chữ ) bàn luận về quan niệm đặt ra trong bài thơ : Chỉ có cuộc sống vì

người khác mới có giá trị .(. A. Anh - xtanh )

BÀI 2

1/Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4::

Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội

Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao

Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng

Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông

Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la

Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa

Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa

Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư

Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông

Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung

Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc

Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư

(Lời bài hát Khát Vọng – Phạm Minh Tuấn)

Câu 1: Chủ đề bài hát là gì? Phương thức biểu đạt của bài hát trên?

Câu 2: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của những biện pháp tu từ được sử dụng trong lời bài hát trên?

Câu 3: Những câu nào trong lời bài hát để lại cho anh (chị) ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao ?

Câu 4: Lời bài hát đem đến cho mọi người cảm xúc gì?

2/NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Đừng để tuột mất ước mơ hay khát vọng của bạn. Vì nếu điều đó xảy ra, bạn có thể vẫn tồn tại

nhưng bạn đã ngừng sống mất rồi.

bài 3

I: Đọc - hiểu (3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

TỰ SỰ

Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy

Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh

Dù người phàm tục hay kẻ tu hành

Đều phải sống từ những điều rất nhỏ.

Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó

Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?

Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm

Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng

Nếu tất cả đường đời đều trơn láng

Chắc gì ta đã nhận ra ta

Ai trong đời cũng có thể tiến xa

Nếu có khả năng tự mình đứng dậy.

Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy

Đâu chỉ dành cho một riêng ai.

(Lưu Quang Vũ)

Câu 1. Xác định 2 phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Anh/chị hiểu thế nào về ý nghĩa 2 câu thơ sau:

"Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm

Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng".

Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả nói rằng:

"Nếu tất cả đường đời đều trơn láng

Chắc gì ta đã nhận ra ta"

Câu 4. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về 2 câu thơ trong văn

bản ở phần Đọc hiểu:

"Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó

Sao ta không tròn ngay tự trong tâm" Bài tập đọc hiểu

Đề 4: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người.

Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống

giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn đó nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh

cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới

những người khác.

“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng

được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu thương sẽ sống

tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm

được những gì ngoài lời nói? Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Hạnh

phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của

chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến

cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái

tim có những nhịp đập yêu thương.

Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình yêu

thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất là lúc ta được

nhận lại nhiều nhất.

(Trích “Lời khuyên cuộc sống…”) [Nguồn: radiovietnam.vn/…/xa…/loi-khuyen-cuoc-song-suy-nghi-ve-cho-va-nhan]

Câu 1. (1,0 điểm) Trong văn bản trên, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? Xác định phong

cách ngôn ngữ của văn bản.

Câu 2. (1,0 điểm) Nêu nội dung chính của văn bản trên?

Câu 3. (1,0 điểm) Anh/chị hiểu như thế nào về câu: “Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ

thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản

thân mình”?

Câu 4. (2,0 điểm) Viết một đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về quan điểm của

người viết: Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim có những nhịp đập

yêu thương.

Đề 5 I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ

đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được

hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Cái thiện có thể sẽ thua cái ác trong

một thời điểm nhưng chung cuộc sẽ chiến thắng. Cứ sau một sự cố, con người lại tìm nguyên nhân

và khắc phục nó. Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển,

dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch. Lỗi lầm của người khác, thay vì giữ trong lòng và tức

giận, thôi bỏ qua, mình sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều. Nói một cách khác, nếu bạn được sống 100

năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào

cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia ly, mất mát.

Trong từ Hán Việt, nguy cơ bao gồm nguy và cơ. Và đối với người có tư duy tích cực, “nguy”

(problem) sẽ được họ biến thành “cơ” (opportunity). Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt

sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù

ngày mai trời có sập.

(Trích Tư duy tích cực, Trên đường băng, NXB Trẻ, 2016, tr. 37)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. Xác định phong cách

ngôn ngữ.

Câu 2. Nội dung chính của văn bản?

Câu 3. Đứng trước một nguy cơ, người tư duy tích cực sẽ có cách ứng xử như thế nào?

Câu 4. Anh/Chị rút ra bài học gì từ nội dung đoạn trích trên? Hãy viết một đoạn văn ngắn 200 chữ

để nêu lên bài học đó.