Nguyễn trọng huy lv

148
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn tốt nghiệp Nguyễn Trọng Huy Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.04 1

Transcript of Nguyễn trọng huy lv

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi, các số liệu, kết

quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của

đơn vị thực tập.

Tác giả luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Trọng Huy

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.041

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

MỤC LỤC

Trang

Trang bìa.…………………………………………………………………. i

Lời cam đoan……………………………………………………………... ii

Mục lục…………………………………………........................................ iii

Danh mục các chữ viết tắt………………………………………………... iv

Danh mục các bảng…………….…………………………………………. v

Danh mục các hình……………………………………………………….. vi

MỞ ĐẦU…………………………………………..................................... 1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỒN TỒN KHO VÀ VẤN ĐỀ

QUẢN LÝ VỐN TỒN KHO TRONG DOANH NGHIỆP……………….

1

1.1 Vốn tồn kho của doanh nghiệp……………………………………….. 1

1.1.1 Các vấn đề chung về vốn lưu động và vốn tồn kho của doanh

nghiệp …………………………………………………………………….

1

1.1.2 Phân loại hàng tồn kho………………………………………..... 4

1.1.3 Đặc điểm của các loại vốn tồn kho………………..................... 5

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến mức dự trữ vốn tồn kho.................. 6

1.2 Quản lý vốn tồn kho của doanh nghiệp………………………………. 7

1.2.1Nội dung của quản lý vốn tồn kho……………...………………. 7

1.2.2 Các phương pháp quản lý hàng tồn kho……………………....... 9

1.2.2.1 Mô hình quản lý hàng tồn kho hiệu quả - Mô hình EOQ.. 9

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.042

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

1.2.2.2 Hệ thống quản lý và tồn kho đúng lúc ( Just in time - JIT) 13

1.3 Hiệu qủa quản lý vốn tồn kho của doanh nghiệp…………………….. 15

1.3.1 Quan niệm về hiệu quả quản lý vốn hàng tồn kho....................... 15

1.3.2 Sự cần thiết quản lý vốn hàng tồn kho................................... 15

1.3.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý vốn tồn kho.......... 16

1.3.4 Đánh giá hiệu quả quản lý vốn tồn kho thông qua các mô hình

và phương pháp dự trữ.........................................................................

17

1.3.5 Các biện pháp chủ yếu quản lý vốn dự trữ hàng tồn kho...... 18

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỂU QUẢ QUẢN LÝ VỐN TỒN KHO

TẠI CÔNG TY ACC..................................................................................

20

2.1 Khái quát về ACC ......................................................................... 20

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ACC ............................ 20

2.1.1.1 Thông tin chung .......................................................... 20

2.1.1.2 Quá trình hình thành phát triển................................... 20

2.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh............................................... 21

2.1.2.1 Chức năng ngành nghề kinh doanh.............................. 21

2.1.2.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh..................................... 22

2.1.3 Các quy trình sản xuất, kinh doanh chủ yếu.......................... 22

2.1.3.1 Quy trình kỹ thuật sản xuất......................................... 22

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.043

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

2.1.3.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật ............................................... 23

2.1.3.3 Tình hình cung cấp vật tư ........................................... 24

2.1.3.4 Thị trường tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của công ty 24

2.1.3.5 Lực lượng lao động ..................................................... 25

2.1.3.6 Tổ chức bộ máy quản lý và tài chính – kế toán của cty.. 25

2.2 Tình hình tài chính chủ yếu của công ty.......................................... 26

2.2.1 Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động của cty 26

2.2.2 Tình hình quản lý tài chính của công ty trong thời gian qua... 28

2.2.3 Khái quát tình hình tài chính..................................................... 31

2.2.4 Thành tựu và hạn chế công ty đạt được................................. 37

2.2 Tình hình quản lý hàng tồn kho tại ACC ....................................... 38

2.2.1 Hàng tồn kho tại ACC ........................................................... 38

2.2.1.1 Nguyên vật liệu tồn kho ................................................ 42

2.2.1.2 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ........................... 43

2.2.1.3 Công cụ, dụng cụ .......................................................... 45

2.2.1.4 Thành phẩm, hàng hóa ................................................. 45

2.2.2 Chu trình hàng tồn kho tại ACC .......................................... 46

2.3 Đánh giá hiệu quả quản lý vốn tồn kho tại công ty............................... 50

2.3.1 Các biện pháp quản lý hàng tồn kho công đang áp dụng ........... 50

2.3.2 Đánh giá hiệu quả quản lý vốn tồn kho thông qua các chỉ số tài 51

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.044

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

chính .....................................................................................................

2.3.3 Đánh giá hiệu quả quản lý vốn tồn kho thông qua hệ thống

kiểm soát vốn tồn kho tại công ty ACC.................................................

53

2.3.4 Đánh giá hiệu quả quản lý vốn tồn kho thông qua hệ thống

kiểm soát vốn tồn kho tại công ty ACC................................................

54

2.4 Những thành tựu, tồn tại trong công tác quản lý vốn tồn kho tại công

ty ACC .................................................................................................

55

2.4.1 Thành tựu ............................................................................. 55

2.4.2 Những tồn tại cần khắc phục ................................................. 57

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN

TỒN KHO TẠI CÔNG TY ACC................................................................

61

3.1 Đặc điểm tình hình hoạt động của ACC trong năm 2012..................... 61

3.2 Định hướng hoạt động của ACC trong tương lai.................................. 61

3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn tồn kho tại công ty ACC..... 65

3.3.1 Áp dụng mô hình EOQ để quản lý vốn tồn kho cho các thành phần

hàng tồn kho phù hợp...........................................................................

65

3.3.2 Kết hợp quản lý vốn tồn kho theo mô hình EOQ và mô hình chiết

khấu giảm giá............................................................................................

68

3.3.3 Đẩy nhanh tiến độ thi công, tránh tình trạng đầu tư xây dựng dàn

trải………………………………………………………………………..

69

3.3.4 Tiết giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang…………………… 70

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.045

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

3.3.5 Tiến hành trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho…………….. 72

3.3.6 Thay đổi phương pháp xuất kho nguyên vật liệu…………………. 72

3.4 Một số kiến nghị với công ty ACC…………………………………. 73

3.5 Một số kiến nghị với Nhà nước và cơ quan quản lý cấp trên……… 74

KẾT LUẬN………………………………………………………………. 76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………….. 77

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.046

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.047

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng Trang

2.1 Biến động tài sản, nguồn vốn năm 2012 31

2.2 Biến động doanh thu, chi phí và lợi nhuận năm 2012 35

2.3 Các thành phần của hàng tồn kho 41

2.4 Cơ cấu các thành phần của nguyên vật liệu cuối năm 2012 43

2.5 Các chỉ số tài chính của vốn tồn kho 53

3.1 Báo cáo các chỉ tiêu chủ yếu 65

3.2 Chi phí 1 lần đặt hàng dự kiến 67

3.3 Thống kê chi phí bảo quản 67

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.048

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình Trang

1.1 Biểu diễn mối quan hệ giữa chi phí đặt hàng, chi phí lưu giữ và

tông chi phí tồn kho theo các mức sản lượng tồn kho9

1.2 Điểm đặt hàng lại ứng với thời gian chuẩn bị giao nhận hàng đã

được xác định trước12

2.1 Biểu đồ thể hiện biến hàng tồn kho trong giai đoạn từ năm

2010 – 2012

39

2.2 Biểu đồ tỷ trọng hàng tồn kho trên tổng tài sản từ năm 2010 –

201240

2.3 Biến động chi phí sản xuất kinh doanh dở dang năm 2012 44

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.049

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

NỘI DUNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của để tài nghiên cứu

Trong nền kinh tế thị trường, để có thể tồn tại và phát triển mỗi đơn vị sản

xuất kinh doanh phải đảm bảo tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của

mình và có lợi nhuận. Muốn thực hiện được điều đó các doanh nghiệp sản xuất

phải quan tâm đến tất cả các khâu nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của xã hội như

chất lượng sản phẩm cao, giá thành hạ, góp phần thúc đẩy vòng quay của vốn,

đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp trong đó có hoạt động quản lý vốn tồn

kho.

Quản lý vốn tồn kho là một công việc khá phức tạp, đòi hỏi nhà quản lý

doanh nghiệp phải biết vận dụng sáng tạo các phương pháp quản lý vào thực tiễn

hoạt động của doanh nghiệp mình. Đồng thời, vốn tồn kho lại bao gồm rất nhiều

thành phần với đặc điểm khác nhau, mỗi thành phần lại có độ tương thích khác

nhau với các phương thức quản lý đó. Vì thế, chúng ta không thể coi nhẹ hoạt

động này trong doanh nghiệp.

Với tầm quan trọng của quản lý vốn tồn kho em đã chọn đề tài “Giải pháp

nâng cao hiệu quả quản lý vốn tồn kho tại Công ty TNHH một thành viên xây

dựng công trình hàng không ACC ” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của

mình. Với mong muốn bài viết này sẽ góp ích phần nào vào việc hoàn thiện công

tác quản lý vốn tồn kho tại Công ty TNHH một thành viên xây dựng công trình

hàng không ACC.

2. Mục đich nghiên cứu

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0410

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Chuyên đề hệ thống hóa lý luận về hoạt động quản lý vốn tồn kho trong

một doanh nghiệp. Dựa trên nền tảng cơ bản đó, chuyên đề nghiên cứu thực

trạng công tác quản lý vốn tồn kho tại Công ty TNHH một thành viên xây dựng

công trình hàng không ACC, đánh giá những thành công cũng như những tồn tại

của Công ty trong quá trình thực hiện công tác này.

Từ đó chuyên đề đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác

quản trị hàng tồn kho tại Công ty TNHH một thành viên xây dựng công trình

hàng không ACC.

3. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là tình tình thực tế tại Công ty TNHH

một thành viên xây dựng công trình hàng không ACC trong các năm từ 2011 đến

2012.

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp cơ bản để tiến hành nghiên cứu là các phương pháp nghiên

cứu tổng hợp, so sánh, phân tích.

5. Kết cấu luận văn tốt nghiệp

Gồm 3 chương:

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỒN TỒN KHO VÀ VẤN ĐỀ

QUẢN LÝ VỐN TỒN KHO TRONG DOANH NGHIỆP.

Chương 2: THỰC TRẠNG HIỂU QUẢ QUẢN LÝ VỐN TỒN KHO

TẠI CÔNG TY ACC.

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN

TỒN KHO TẠI CÔNG TY ACC.

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0411

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

NỘI DUNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của để tài nghiên cứu

Trong nền kinh tế thị trường, để có thể tồn tại và phát triển mỗi đơn vị sản

xuất kinh doanh phải đảm bảo tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của

mình và có lợi nhuận. Muốn thực hiện được điều đó các doanh nghiệp sản xuất

phải quan tâm đến tất cả các khâu nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của xã hội như

chất lượng sản phẩm cao, giá thành hạ, góp phần thúc đẩy vòng quay của vốn,

đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp trong đó có hoạt động quản lý vốn tồn

kho.

Quản lý vốn tồn kho là một công việc khá phức tạp, đòi hỏi nhà quản lý

doanh nghiệp phải biết vận dụng sáng tạo các phương pháp quản lý vào thực tiễn

hoạt động của doanh nghiệp mình. Đồng thời, vốn tồn kho lại bao gồm rất nhiều

thành phần với đặc điểm khác nhau, mỗi thành phần lại có độ tương thích khác

nhau với các phương thức quản lý đó. Vì thế, chúng ta không thể coi nhẹ hoạt

động này trong doanh nghiệp.

Với tầm quan trọng của quản lý vốn tồn kho em đã chọn đề tài “Giải pháp

nâng cao hiệu quả quản lý vốn tồn kho tại Công ty TNHH một thành viên xây

dựng công trình hàng không ACC ” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của

mình. Với mong muốn bài viết này sẽ góp ích phần nào vào việc hoàn thiện công

tác quản lý vốn tồn kho tại Công ty TNHH một thành viên xây dựng công trình

hàng không ACC.

2. Mục đich nghiên cứu

Chuyên đề hệ thống hóa lý luận về hoạt động quản lý vốn tồn kho trong

một doanh nghiệp. Dựa trên nền tảng cơ bản đó, chuyên đề nghiên cứu thực

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0412

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

trạng công tác quản lý vốn tồn kho tại Công ty TNHH một thành viên xây dựng

công trình hàng không ACC, đánh giá những thành công cũng như những tồn tại

của Công ty trong quá trình thực hiện công tác này.

Từ đó chuyên đề đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác

quản trị hàng tồn kho tại Công ty TNHH một thành viên xây dựng công trình

hàng không ACC.

3. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là tình tình thực tế tại Công ty TNHH

một thành viên xây dựng công trình hàng không ACC trong các năm từ 2011 đến

2012.

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp cơ bản để tiến hành nghiên cứu là các phương pháp nghiên

cứu tổng hợp, so sánh, phân tích.

5. Kết cấu luận văn tốt nghiệp

Gồm 3 chương:

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỒN TỒN KHO VÀ VẤN ĐỀ

QUẢN LÝ VỐN TỒN KHO TRONG DOANH NGHIỆP.

Chương 2: THỰC TRẠNG HIỂU QUẢ QUẢN LÝ VỐN TỒN KHO

TẠI CÔNG TY ACC.

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN

TỒN KHO TẠI CÔNG TY ACC.

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0413

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỒN TỒN KHO VÀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ VỐN TỒN

KHO TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 Vốn tồn kho của doanh nghiệp

1.1.1 Các vấn đề chung về vốn lưu động và vốn tồn kho của doanh nghiệp

Tài sản lưu động

Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài các tài sản cố định, doanh nghiệp

cần có các tài sản lưu động. Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và

thường xuyên luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Mỗi một loại tài

sản đều có vai trò, vị trí nhất định đối với các nhiệm vụ và mục tiêu mà doanh

nghiệp đặt ra. Đối với một doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xây dựng, giá

trị của tài sản lưu động thường chiếm một tỉ trọng khá lớn và ổn định trong tổng

giá trị tài sản của doanh nghiệp. Tài sản lưu động trong doanh nghiệp bao gồm 2

bộ phận:

- Tài sản lưu động sản xuất: Gồm một bộ phận là những vật tư dự trữ để

đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục như nguyên vật liệu chính, vật liệu

phụ, nhiên liệu và một bộ phận là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất

như sản phẩm dở dang, bán thành phẩm.

- Tài sản lưu động lưu thông: Là những tài sản lưu động nằm trong quá

trình lưu thông của doanh nghiệp như: Thành phẩm nằm trong kho chờ tiêu thụ,

vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán.

Vốn lưu động

Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường

xuyên, liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng tài sản lưu động nhất

định. Do đó, để hình thành nên các tài sản lưu động, doanh nghiệp phải ứng ra

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0414

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

một số vốn tiền tệ nhất định đầu tư vào các tài sản đó. Số vốn này được gọi là

vốn lưu động của doanh nghiệp

Vốn lưu động của doanh nghiệp thường xuyên vận động, chuyển hóa lần

lượt qua nhiều hình thức khác nhau. Đối với doanh nghiệp sản xuất, vốn lưu

động từ hình thái ban đầu là tiền được chuyển hóa sang hình thái vật tư dự trữ,

sản phẩm dở dang, thành phẩm hàng hóa, khi kết thúc quá trình tiêu thụ lại trở về

hình thái ban đầu là tiền. Đối với doanh nghiệp thương mại, sự vận động của vốn

lưu động nhanh hơn từ hình thái vốn bằng tiền chuyển sang hình thái hàng hóa

và cuối cùng chuyển về hình thái tiền. Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp diễn ra liên tục không ngừng, sự tuần hoàn của vốn lưu động cũng diễn ra

liên tục, lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ tạo thành sự chu chuyển của vốn lưu

động. Trong quá trình kinh doanh, vốn lưu động chu chuyển không ngừng, nên

tại một thời điểm nhất định, vốn lưu động thường xuyên có các bộ phận cùng tồn

tại dưới các hình thái khác nhau trong các giai đoạn mà vốn đi qua. Ngoài ra vốn

lưu động còn một số đặc điểm:

- Vốn lưu động trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu

hiện.

- Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại

toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh.

- Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh.

Dựa hình thái biểu hiện của vốn có thể chia vốn lưu động thành: Vốn bằng

tiền và vốn về hàng tồn kho.

- Vốn bằng tiền: Bao gồm tiền mặt tại quý, tiền gửi ngân hàng và tiền đang

chuyển. Tiền là một loại tài sản có tính linh hoạt cao, doanh nghiệp có thể dễ

dàng chuyển đổi thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0415

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

- Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng thể hiện

ở số tiền mà các khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng,

cung ứng dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau. Ngoài ra, với một số trường

hợp mua sắm vật tư khan hiếm, doanh nghiệp còn có thể phải ứng trước tiền mua

hàng cho người cung ứng, từ đó hình thành khoản tạm ứng.

- Vốn về hàng tồn kho: Gồm vốn về vật tư dự trữ, vốn sản phẩm dở dang,

vốn thành phẩm.

Dựa theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh, vốn

lưu động được chia thành các loại chủ yếu sau:

- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất gồm các khoản:

+ Vốn nguyên, vật liệu chính.

+ Vốn vật liệu phụ.

+ Vốn nhiên liệu.

+ Vốn phụ tùng thay thế.

+ Vốn vật đóng gói.

+ Vốn công cụ, dụng cụ nhỏ.

- Vốn lưu động trong khâu trực tiếp sản xuất, gồm các khoản sau:

+ Vốn sản phẩm đang chế tạo.

+ Vốn về chi phí trả trước ngắn hạn.

- Vốn lưu động trong khâu lưu thông, gồm các khoản:

+ Vốn thành phẩm.

+ Vốn bằng tiền.

+ Vốn trong thanh toán: Gồm những khoản phải thu và các khoản tiền tạm

ứng trước phát sinh trong quá trình mua vật tư hàng hóa hoặc thanh toán nội bộ.

+ Các khoản vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, cho vay ngắn hạn.

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0416

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Hàng tồn kho

Là một trong những bộ phận của tài sản lưu động, hàng tồn kho luôn được

dành sự quan quân tâm đến công tác quản lý và kiểm tra.

Theo chuẩn mực kế toán số 02: Hàng tồn kho có thể hiểu là những tài sản:

- Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường.

- Đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang.

- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất,

kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.

Hàng tồn kho bao gồm:

- Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường,

hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến.

- Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán.

- Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa

làm thủ tục nhập kho thành phẩm.

- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và

đã mua đang đi trên đường.

- Chi phí dịch vụ dở dang.

1.1.2 Phân loại hàng tồn kho

- Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường,

hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến.

- Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán.

- Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa

làm thủ tục nhập kho thành phẩm.

- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và

đã mua đang đi trên đường.

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0417

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

- Chi phí dịch vụ dở dang.

1.1.3 Đặc điểm của các loại vốn tồn kho

Nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình sản

xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Tùy theo vai trò mà nguyên vật liệu

thường được phân ra làm các loại sau:

- Nguyên liệu và vật liệu chính: Là nguyên liệu, vật liệu mà sau quá trình

gia công chế biến sẽ cấu thành hình thái vật chất của sản phẩm.

- Vật liệu phụ: Là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất

kinh doanh, được sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính để hoàn thiện và

nâng cao tính năng, chất lượng của sản phẩm hoặc được sử dụng để đảm bảo cho

công cụ lao động hoạt động bình thường, hoặc dùng để phục vụ cho nhu cầu kĩ

thuật, nhu cầu quản lý.

- Nhiên liệu: Là những thứ dùng để tạo nhiệt năng như than đá, củi, xăng,

dầu… Nhiên liệu trong các doanh nghiệp thực chất là một loại vật liệu phụ, tuy

nhiên nó được tách ra thành một loại riêng vì việc sản xuất và tiêu dùng nhiên liệu

chiếm một tỉ trọng lớn và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nhiên

liệu cũng có yêu cầu và kĩ thuật quản lý hoàn toàn khác với các loại vật liệu phụ

thông thường.

- Phụ tùng thay thế: Là loại vật tư được sử dụng cho hoạt động sửa chữa,

bảo dưỡng tài sản cố định.

- Thiết bị và vật liệu xây dựng cơ bản: Là các loại thiết bị, vật liệu phục

vụ cho hoạt động xây lắp, xây dựng cơ bản.

- Vật liệu khác: Là các loại vật liệu đặc chủng của từng doanh nghiệp

hoặc phế liệu thu hồi.

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0418

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Bán thành phẩm

Bán thành phẩm hay còn gọi là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là một

loại hàng tồn kho dù ít dù nhiều cũng luôn tồn tại ở các doanh nghiệp. Bán thành

phẩm là những sản phẩm mới kết thúc quy trình công nghệ sản xuất (trừ công đoạn

cuối cùng) được nhập kho hay chuyển giao để tiếp tục chế biến hoặc có thể bán ra

ngoài. Tồn kho bán thành phẩm thường có thể phân thành ba loại hình: Bán thành

phẩm vận chuyển, bán thành phẩm quay vòng, bán thành phẩm an toàn, được lần

lượt thiết lập bởi các mục đích khác nhau, đồng thời chịu ảnh hưởng của các

nguyên nhân khác nhau

Thành phẩm

Thành phẩm là sản phẩm đã được chế tạo xong ở giai đoạn chế biến cuối

cùng của quy trình công nghệ trong doanh nghiệp, được kiểm nghiệm đủ tiêu

chuẩn kĩ thuật quy định và nhập kho. Thành phẩm được sản xuất ra với chất

lượng tốt, phù hợp với yêu cầu của thị trường đã trở thành yêu cầu quyết định sự

sống còn của doanh nghiệp. Việc duy trì, ổn định và không ngừng phát triển sản

xuất của doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện được khi chất lượng sản phẩm sản

xuất ra ngày càng tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến mức dự trữ vốn tồn kho

Mức tồn kho dự trữ của doanh nghiệp nhiều hay ít thường phụ thuộc vào

các yếu tố sau:

- Quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp. Nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu, hàng hóa của doanh

nghiệp thường bao gồm: Dự trữ thường xuyên, dự trữ bảo hiểm, dự trữ thời vụ.

- Khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường.

- Thời gian vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp.

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0419

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

- Xu hướng biến động giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu.

- Độ dài thời gian chu kỳ sản xuất sản phẩm.

- Trình độ tổ chức sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

- Khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường.

1.2 Quản lý vốn tồn kho của doanh nghiệp

1.2.1 Nội dung của quản lý vốn tồn kho

Quản lý vốn tồn kho là tính lượng tồn kho tối ưu sao cho chi phí tồn kho là

nhỏ nhất. Trên góc độ quản lý tài chính, việc dự trữ hàng tồn kho cũng là quyết

định chi tiêu tiền. Để xác định mức hàng tồn kho tối ưu cần so sánh lợi ích đạt

được từ dự trữ hàng tồn kho với chi phí phát sinh do dự trữ hàng tồn kho để có

phương thức quyết định tồn kho. Vì vậy cần xem xét các chi phí liên quan đến

dự trữ hàng tồn kho.

Tại cùng một thời điểm khi một doanh nghiệp được hưởng những lợi ích từ

việc dự trữ và sử dụng hàng tồn kho thì các chi phí có liên quan cũng phát sinh

tương ứng bao gồm:

- Chi phí đặt hàng: Bao gồm các chi phí giao dịch, chi phí vận chuyển và chi

phí nhận hàng theo hợp đồng.

Tùy theo nguồn cung ứng từ bên ngoài doanh nghiệp hay cung ứng trong

nội bộ doanh nghiệp mà chi phí đặt hàng cũng có sự khác nhau. Trên thực tế, chi

phí cho mỗi đơn đặt hàng thường bao gồm các chi phí cố định và chi phí biến

đổi. Tuy nhiên, trong các mô hình quản lý, vốn về hàng tồn kho đơn giản thường

giả định chi phí cho mỗi lần đặt hàng là cố định và độc lập với số đơn vị hàng

đặt mua. Chi phí đặt hàng được tính bằng đơn vị tiền tệ cho mỗi lần đặt hàng.

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0420

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

- Chi phí lưu giữ (chi phí tồn trữ)

Chi phí lưu giữ là nhưng chi phí liên quan đến viện thực hiện dự trữ hàng

tồn kho trong một khoảng thời gian xác định trước. Chi phí lưu giữ bao gồm: Chi

phí lưu kho và chi phí bảo quản; chi phí hư hỏng và chi phí thiệt hại do hàng tồn

kho bị lỗi thời, giảm giá biến chất; chi phí bảo hiểm; chi phí trả lãi tiền vay để

mua vật tư, hàng hóa dự trữ; chi phí thuế.

Chi phí lưu trữ được tính bằng đơn vị tiền tệ trên mỗi đơn vị hàng lưu kho

hoặc tính bằng tỷ lệ phần trăm trên giá trị hàng lưu kho hoặc tính bằng tỷ lệ phần

trăm trên giá trị hàng lưu kho trong một thời kỳ. Chi phí lưu giữ có thể được xem

là một chi phí đáng kể khi thực hiện kinh doanh.

Chi phí lưu giữ bao gồm: Chi phí biến đổi và chi phí cố định, gần như tất cả

các chi phí lưu giữ biến động tỷ lệ theo mức độ hàng tồn kho, chỉ có chi phí thuê

kho hoặc khấu hao các thiết bị hoạt động trong kho là tương đối cố định trong

thời gian ngắn. Vì vậy, chi phí lưu giữ được xem như là một chi phí biến đổi trên

mỗi đơn vị hàng tồn kho.

- Chi phí thiệt hại khi không có hàng (hàng tồn kho hết)

Chi phí thiệt hại do hàng tồn kho hết xảy ra bất cứ khi nào doanh nghiệp

không có khả năng giao hàng bơi nhu cầu hàng lớn hơn số lượng hàng dự trữ

trong kho.

Chi phí thiệt hại bao gồm: Chi phí đặt hàng khẩn cấp, chi phí thiệt hại do

ngưng trệ sản xuất, lợi nhuận bị mất do hết thành phẩm dự trữ bán cho khách

hàng.

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0421

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

1.2.2 Các phương pháp quản lý hàng tồn kho

1.2.2.1 Mô hình quản lý hàng tồn kho hiệu quả - Mô hình EOQ

Mô hình EOQ là mô hình quản lý hàng tồn kho mang tính định lượng, được

sử dụng để xác định mức tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp

Dựa trên cơ sở xem xét mối quan hệ giữa chi phí đặt hàng với chi phí tồn

trữ cho thấy khi số lượng sản phẩm hàng hóa cho mỗi lần đặt mua tăng lên, số

lần đặt hàng trong kỳ giảm đi dẫn đến chi phí đặt hàng giảm, trong khi chi phí

tồn trữ tăng lên. Do đó mục đích của quản lý vốn về hàng tồn kho là cân bằng

hai loại chi phí để tổng chi phí tồn kho là thấp nhất.

Hình 1.1: Biểu diễn mối quan hệ giữa chi phí đặt hàng, chi phí lưu giữ và

tông chi phí tồn kho theo các mức sản lượng tồn kho

Gọi Q là lượng hàng cho mỗi lần đặt hàng. Tại thời điểm đầu kỳ, lượng hàng tồn

kho là Q và thời điểm cuối kỳ lượng hàng tồn kho là 0 nên số lượng tồn kho bình

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.04

Fd

Quy mô đặt hàng

Chi phí

0

F1FT

QE (lượng hàng dự trữ tối ưu hay còn gọi là lượng đặt hàng kinh tế)

22

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

quân trong kỳ là: do xuất, nhập đều đặn theo giả thiết của mô hình

EOQ :

- Gọi C1 là chi phí tồn trữ cho mỗi đơn vị hàng tồn kho. Có tổng chi phí lưu

giữ hàng tồn kho trong kỳ (F1) được tính:

FL = C1 x (1)

- Gọi Qn là tổng số lượng vật tư, hàng hóa cần cung ứng theo hợp đồng

trong kỳ (năm) thì số lần đặt hàng trong kỳ là:

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.04

Hàng tồn kho bình quân

2

Q

23

T1 T2

T3

T1 Thời gianT1

Mức tồn kho

Q

0

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

- Gọi Cd là chi phí cho mỗi lần đặt hàng thì tổng chi phí đặt hàng (Fd) được

xác định bằng công thức sau: Fd = Cd x (2)

- Gọi FT là tổng chi phí tồn kho thì: FT = FL + FD

Thay công thức (1) và (2) vào FT = ( C1 x ) + ( Cd x ) (3)

Tổng chi phí tồn kho FT là một hàm số theo biến số Q hay FT = f(Q). Hàm

số này sẽ đạt giá trị nhỏ nhất với Q = QE mà tại đó dFT = 0.

QE =

Trong đó: QE là lượng đặt hàng kinh tế

Trên cơ sở xác định được lượng đặt hàng kinh tế, có thể xác định được số

lần thực hiện hợp đồng trong kỳ theo QE.

Số lân thực hiện hợp đồng tối ưu trong kỳ (LC) =

- Gọi NC là số ngày cung cấp cách nhau là khoảng thời gian giữa hai lần đặt

hàng kế nhau. Có thể xác định NC = =

Thực tế việc sử dụng tồn kho khó đều đặn đối với đa số doanh nghiệp và thời

gian giao hàng cũng thay đổi tùy theo tình hình sản xuất và thời tiết. Vì vậy

doanh nghiệp thường tính thêm khoản dự trữ an toàn vào mức tồn kho trung

bình:

Trong đó: là mức dự trữ hàng tồn kho trung bình .

Qdt là mức dự trữ an toàn.

Mức dự trữ an toàn sẽ cao nếu không có sự ổn định về sử dụng hàng tồn

kho và thời hạn giao hàng.

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0424

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Tuy nhiên do hạn chế của mô hình EOQ nên cần xác định điểm đặt hàng

lại.

- Gọi Qr là điểm đặt hàng lại, ta có:

Qr = n

Trong đó: n là thời gian chuẩn bị giao nhận hàng bổ sung.

Thời gian chuẩn bị giao nhận hàng

Thời điểm nhận hàng

Hình 1.2 : Điểm đặt hàng lại ứng với thời gian chuẩn bị giao nhận

hàng đã được xác định trước

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.04

Mức tồnkho

25

0

QE =150

Qr= 50

T1T2(T2 – n) Thời điểm đạt hàng ( T1 – n) Thời gian

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Trong trường hợp doanh nghiệp mua vật tư, hàng hóa với khối lượng

lớn sẽ được nhà cung cấp cho hưởng tỷ lệ chiết khấu theo số lượng. Mức

sinh lời ròng hàng năm từ hưởng chiết khấu tính theo công thức :

Khoản tiết kiệm từ

hưởng chiết khấu=

Chiết khấu trên mỗi

đơn vị hàng tồn khox

Nhu cầu tồn kho

đặt mua trong năm

Để đi đến quyết định tăng lượng đặt hàng kinh tế lên mức được hưởng chiết

khấu, cần so sánh mức sinh lời ròng từ hưởng chiết khấu với chi phí tồn kho gia

tăng. Nếu kết quả dương công ty nên gia tăng lượng đặt hàng, nếu kết quả âm thì

lượng đặt hàng kinh tế sẽ là giá trị EOQ.

1.2.2.2 Hệ thống quản lý và tồn kho đúng lúc ( Just in time - JIT)

Khái niện về dự trữ đúng thời điểm

JIT là hệ thống sản xuất được sử dụng chủ yếu trong sản xuất lặp lại, trong

đó sản phẩm luân chuyển qua hệ thống được hoàn thành đúng lịch trình và có rất

ít tồn kho. Mô hình này dựa trên nguyên tắc vật tư, hàng hóa cần thiết sẽ được

cung cấp chính xác về thời điểm giao và số lượng giao thay vì tồn kho để giảm

thiểu chi phí tồn kho và thời gian sản xuất. Tuy nhiên, đây chỉ là một phương

pháp quản lý hàng tồn kho và một số loại hình doanh nghiệp nhất định. Hơn nữa

để thực hiện hiệu quả phương pháp này, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các đơn

vị sản xuất với nhau cũng như kết hợp với các phương pháp quản lý khác.

Để thực hiện được mô hình JIT, ta cần phải tối thiểu hoá hàng tồn kho trong

các giai đoạn sản xuất vì trong mô hình này lượng dự trữ bằng không, ngoài ra

cần đặc biệt chú ý tìm cách giảm bớt những sự cố bất ngờ, những rủi ro tiềm

tàng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Lượng dự trữ đúng thời điểm là lượng dự trữ

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0426

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

tối thiểu cần thiết để giữ cho hệ thống sản xuất và điều hành hoạt động bình

thường.

Những nguyên nhân gây ra sự chậm chễ của quá trình cung ứng

Các nguyên nhân thường gặp là:

- Về lao động, thiết bị, nguồn vật tư của nguồn cung ứng không bảo đảm

các yêu cầu. Do đó, những sản phẩm sản xuất ra không đạt yêu cầu về tiêu chuẩn

chất lượng hoặc sản xuất không đủ sô lượng giao cho các đơn vị có nhu cầu và

áp dụng mô hình dự trữ bằng 0.

- Thiết kế công nghệ, kỹ thuật sản phẩm không chính xác. Không nắm chắc

các yêu cầu của doanh nghiệp bạn.

- Mối liên kết giữa các khâu chưa chặt chẽ, hệ thống cung cấp đúng lúc

chưa đảm bảo các yêu cầu của dự trữ gây mất mát, hư hỏng.

Những giải pháp để giảm hàng tồn kho trong các giai đoạn

Để thực hiện mô hình JIT, ta cần phải tối thiểu hóa hàng tồn kho trong các

giai đoạn sản xuất vì trong mô hình này lượng dự trữ bằng không.

- Giảm bớt lượng dự trữ nguyên vật liệu ban đầu. Nguyên vật liệu dự trữ

ban đầu thể hiện chức năng đầu tiên giữa quá trình sản xuất và nguồn cung cấp.

Cách đầu tiên và cơ bản nhất để giảm bớt lượng dự trữ này là tìm cách giảm bớt

những thay đổi trong nguồn cung ứng cả về số lượng, chất lượng và thời kì giao

hàng.

- Giảm bớt sản phẩm dở dang trên dây chuyền sản xuất. Trong quá trình

này, với một dây chuyền nhiều công đoạn và các chu kỳ nối tiếp nhau, việc tồn

tại sản phẩm dở dang là điều hiển nhiên. Muốn giảm thiểu hàng tồn kho trong

giai đoạn này, ta cần nghiên cứu kỹ lưỡng cơ cấu của chu kỳ sản xuất, từ đó làm

giảm lượng dự trữ này.

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0427

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

- Giảm bớt lượng dụng cụ phụ tùng, lượng dự trữ này tồn tại do nhu cầu

thời gian duy trì và bảo quản sửa chữa các thiết bị dụng cụ. Tuy nhiên nhu cầu

này tương đối khó xác định.

- Giảm thành phẩm dự trữ, sự tồn tại của thành phẩm tồn kho xuất phát từ

nhu cầu của khách hàng trong thời điểm nhất định.

1.3 Hiệu qủa quản lý vốn tồn kho của doanh nghiệp

1.3.1 Quan niệm về hiệu quả quản lý vốn hàng tồn kho

Hàng tồn kho là tất cả các nguồn lực dự trữ nhằm đáp ứng cho nhu cầu hiện

tại hoặc tương lai. Tồn kho là cầu nối giữa sản xuất và tiêu thụ, với mức tồn kho

cao có thể nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng đồng thời giúp

viêc lập các kế hoạch sản xuất dễ dàng hơn. Tuy nhiên với lượng hàng tồn kho

lớn cũng làm tăng chi phi quản lý cũng như không thể sử dụng ngay các khoàn

tiền nằm ở hàng tồn kho để chi tiêu vào các mục đích khác. Do đó, việc quản lý

hàng tồn kho là không thể thiếu được, qua đó giúp doanh nghiệp giữ được mức

tồn kho vừa đủ và hợp lý.

1.3.2 Sự cần thiết quản lý vốn hàng tồn kho

Việc quản lý vốn về hàng tồn kho rất quan trọng, bởi vì:

- Vốn về hàng tồn kho chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng giá trị tài sản của

doanh nghiệp và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưu động của doanh nghiệp.

- Việc duy trì một lượng vốn hàng tồn kho thích hợp sẽ mang lại cho doanh

nghiệp sự thuận lợi trong hoạt động kinh doanh. Tránh được việc phải trả giá cao

hơn cho hoạt động đặt hàng nhiều lần với số lượng nhỏ và những rủi ro trong

việc chậm trễ hoặc ngừng trệ sản xuất do thiếu hụt vật tư hay những thiệt hại do

không đáp ứng được các đơn hàng của khách hàng.

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0428

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

- Việc đầu tư vốn vào dự trữ hàng tồn kho hợp lý giúp doanh nghiệp tránh

được tình trạng ứ đọng vật tư, hàng hóa. Từ đó góp phần đẩy nhanh tốc độ chu

chuyển vốn lưu động, giúp doanh nghiệp thực hiện tốt nguyên tắc tiết kiệm, sử

dụng có hiệu quả các phương tiện sản xuất và nhân lực.

- Sử dụng vốn tồn kho hợp lý có vai trò như một tấm đệm an toàn giữa các

giai đoạn khác nhau trong chu kỳ kinh doanh.

- Hiệu quả quản lý vốn về hàng tồn kho ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ

đến hiệu quả hoạt động kinh daonh và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

1.3.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý vốn tồn kho

- Số vòng quay hàng tồn kho

Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hiệu suất sử dụng của doanh

nghiệp và được xác định bằng công thức:

Sô vòng quay

hàng tồn kho=

Giá vốn hàng bán

Số hàng tồn kho bình quân trong kỳ

Số hàng tồn kho bình quân có thể tình bằng cách lấy số dư đầu kỳ cộng với

số dư cuối kỳ và chia đôi. Số vòng quay hàng tồn kho cao hay thấp phụ thuộc rất

lớn vào đặc điểm kinh doanh.

Thông thường, số vòng quay hàng tồn kho cao so với doanh nghiệp trong

ngành chỉ ra rằng: Việc tổ chức và quản lý dự trữ của doanh nghiệp là tốt, doanh

nghiệp có thể rút ngắn được chu kỳ kinh doanh và giảm được lượng vốn bỏ vào

hàng tồn kho. Nếu số vòng quay hàng tồn kho thấp, thường nói lên doanh nghiệp

có thể dự trữ vật tư quá mức dẫn đến tình trạng ứ đọng hoặc sản phẩm bị tiêu thụ

chậm. Từ đó, có thể dẫn đến dòng tiền của doanh nghiệp bị giảm đi và có thể đặt

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0429

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

doanh nghiệp trong tình thế khó khăn về tài chính trong tương lai. Tuy nhiên, để

đánh giá thỏa đáng cần xem xét cụ thể và sâu hơn tình thế của doanh nghiệp.

- Thời gian một vòng luân chuyển hàng tồn kho

Thời gian một vòng luân

chuyển hàng tồn kho=

360

Vòng quay hàng tồn kho

Hệ số này cho biết để hàng tồn kho luân chuyển một vòng cần bao nhiêu

ngày.

- Hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho

Hệ số đảm nhiệm

hàng tồn kho=

Hàng tồn kho bình quân

Doanh thu thuần

Hệ số này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng

hàng tồn kho.

1.3.4 Đánh giá hiệu quả quản lý vốn tồn kho thông qua các mô hình và

phương pháp dự trữ.

Nhiều doanh nghiệp cố gắng quản lý vốn tồn kho dựa trên cơ sở khoa học

của việc cân bằng giữa những chi phí phát sinh do thiếu dự trữ và chi phí do dự

trữ quá nhiều. Sự quản lý vốn tồn kho một cách khoa học có thể được phân tích

trên ba khía cạnh:

- Mô hình dự trữ hiệu quả EOQ được sử dụng để quyết định lượng đặt hàng

tối ưu để tối thiểu hoá chi phí đặt hàng cũng như chi phí lưu kho.

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0430

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

- Nếu có thể thực hiện mua hàng với số lượng lớn để được chiết khấu, điều

này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một lượng tiền nhất định cho việc mua

các bộ phận của hàng tồn kho.

- Dù sử dụng phương pháp kiểm tra liên tục hay kiểm tra định kì như đã

trình bày ở trên, các doanh nghiệp cần phải xác định được lượng hàng tồn kho dự

phòng để giảm và loại trừ rủi ro của việc thiếu dự trữ. Nguyên nhân thiết lập tồn

kho dự phòng là tính không xác định của nhu cầu và tính không xác định của hệ

thống sản xuất. Quản lý hiệu quả vốn tồn kho không chỉ dựa trên việc nghiên cứu

các phương pháp, mô hình mà còn phải dựa trên những kinh nghiệm và chính sách

loại trừ những nhân tố bất thường trong hệ thống sản xuất – kinh doanh của doanh

nghiệp.

1.3.5 Các biện pháp chủ yếu quản lý vốn dự trữ hàng tồn kho

Để quản lý tốt vốn dự trữ hàng tồn kho cần phối hợp nhiều biện pháp từ khâu

mua sắm, vận chuyển, dự trữ vật tư đến dự trữ thành phẩm. hàng hóa để bán. Trong

đó cần chú trọng một số biện pháp quản lý chủ yếu sau:

- Xác định đúng đắn lượng nguyên vật liệu, hàng hóa cần mua trong kỳ và

lượng tồn kho dự trữ hợp lý.

- Xác định và lựa chọn nguồn cung ứng, người cung ứng thích hợp để đạt các

mục tiêu: Giá cả mua vào thấp, các điều khoản thương lượng có lợi cho doanh

nghiệp và tất cả gắn liền với chất lượng vật tư, hàng hóa phải đảm bảo.

- Lựa chọn các phương tiện vận chuyển phù hợp để tối thiểu hóa chi phí vận

chuyển, xếp dỡ.

- Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường vật tư, hàng hóa. Dự

đoán xu thế biến động trong kỳ tới để có thể điều chỉnh kịp thời việc mua sắm, dự

trữ vật tư, hàng hóa có lợi cho doanh nghiệp trước sự biến động của thị trường.

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0431

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

- Tổ chức tốt việc dự trữ, bảo quản vật tư, hàng hóa. Cần áp dụng thưởng, phạt

tài chính để tránh tình trạng bị mất, hao hụt quá mức hoặc vật tư hàng hóa bị kém,

mất phẩm chất.

- Thường xuyên kiểm tra, nắm vững tình hình dự trữ, phát hiện kịp thời tình

trạng vật tư bị ứ đọng, không phù hợp để có biện pháp giải phóng nhanh số vật tư

đó, thu hồi vốn.

- Thực hiện tốt việc mua bảo hiểm đối với vật tư hàng hóa, lập dự phòng giảm

giá hàng tồn kho. Biện pháp này giúp cho doanh nghiệp chủ động thực hiện bảo

toàn vốn lưu động.

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0432

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HIỂU QUẢ QUẢN LÝ VỐN TỒN KHO

TẠI CÔNG TY ACC

2.1 Khái quát về ACC

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ACC

2.1.1.1 Thông tin chung

Tên công ty: Công ty TNHH một thành viên xây dựng công trình hàng không

ACC.

Trực thuộc: Quân chủng Phòng không – Không quân.

Trụ sở: Số 178 đường Trường Chinh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Tên giao dịch quốc tế: Airport Construction one member limited liability

Company.

Tên viết tắt: ACC Co.,Ltd.

Ngày thành lập: 06/11/1990.

Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước hạng I.

Vốn điều lệ: 245.307.177.519 đồng.

2.1.1.2 Quá trình hình thành phát triển

Trước yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng với quan điểm kết hợp Quốc phòng

với kinh tế, Bộ Quốc phòng đã chủ trương sắp xếp lại lực lượng, xây dựng lại

chức năng, nhiệm vụ của một số đơn vị, một số ngàng chuyên môn cho phù hợp

với yêu cầu và nhiệm vụ mới. Do đó ngày 06/11/1990 Bộ Quốc phòng ra quyết

định số 269 QĐ – QP thành lập Xí nghiệp Khảo sát thiết kế và xây dựng công

trình hàng không.

Tháng 10/1992 Xí nghiệp Khảo sát thiết kế và xây dựng công trình hàng

không được tách thành hai đơn vị là Công ty xây dựng công trình hàng không

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0433

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

ACC và Công ty thiết kế tư vấn xây dựng công trình hàng không ADCC nhằm

thực hiện các nhiệm vụ chuyên ngành. Ngày 27/07/1993 Bộ Quốc phòng ra

quyết định số 359/QĐ – QP thành lập lại công ty xây dựng công trình hàng

không.

Tháng 5/1996 Công ty xây dựng công trình hàng không sát nhập vào tổng

công ty bay dịch vụ Việt Nam và trở thành một doanh nghiệp thành viên hạch

toán độc lập trực thuộc Tổng công ty bay dịch vụ Việt Nam.

Ngày 09/09/2003 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 116/2003/QĐ

– BQP tách Công ty ACC khỏi Tổng Công ty bay dịch vụ Việt Nam và sát nhập

công ty xây dựng 244 và Công ty xi măng phòng không vào công ty ACC.

Ngày 16/11/2009 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 4266/QĐ –

BQP về việc chuyển Công ty xây dựng công trình hàng không ACC thành Công

ty TNHH một thành viên, hoạt động theo hình thức Công ty mẹ - Công ty con.

2.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh.

2.1.2.1 Chức năng ngành nghề kinh doanh

Chức năng ngành nghề kinh doanh

Xây dựng công trình hàng không, công trình công nghiệp, dân dụng, giao

thông vận tải, bưu điện, thủy lợi, thủy điện, xăng dầu, cấp thoát nước, công trình

văn hóa, thể thao, công trình dây tải điện và trạm biến áp, hoàn thiện công trình

xây dựng, hoạt động xây dựng chuyên dụng.

Tư vấn, khảo sát thiết kế các công trình hạ tầng kỹ thuật, thiết kế, thi công

nội, ngoại thất, tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, tư vấn lựa chọn

nhà thầu và quản lý dự án đầu tư, hoạt động tư vấn đánh giá sự phù hợp chất

lượng công trình; kiểm định chất lượng vật liệu, sản phẩm và công trình xây

dựng.

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0434

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Sản phẩm chủ yếu

Sản xuất kinh doanh sơn hóa chất, bao bì, đại lý xăng dầu, gas.

Sản xuất gỗ xây dựng, các cấu kiện kim loại; bê tông, các sản phẩm từ xi

măng, thạch cao.

Sửa chữa các sản phẩm kim loại đúc sẵn. Khai thác đá, cát, sản xuất kinh

doanh vật liệu xây dựng.

Kinh doanh dịch vụ kỹ thuật, lắp đặt các thiết bị cơ khí, điện lạnh, điện tử,

thiết bị an toàn và phòng cháy chữa cháy.

Kinh doanh vận tải hàng hóa, khia tác bến bãi, kho tàng, giao nhận hàng

hóa, bảo trì các công trình xây dựng và sân bay…

2.1.2.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh

Hoạt động kinh doanh của công ty là phân tán, bao gồm 4 công ty con:

+ Công ty cổ phần ACC - 245

Địa chỉ: Số 14 đường Lam Sơn, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Công ty cổ phần ACC - 244:

Địa chỉ: Số 164 đường Lê Trọng Tấn, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

+ Công ty cổ phần ACC - 243:

Địa chỉ: Sân bay Đà Nẵng, quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.

+ Công ty cổ phần xi măng ACC – 78

Địa chi: Đồng Tân, Hữu Lũng, Lạng Sơn.

2.1.3 Các quy trình sản xuất, kinh doanh chủ yếu

2.1.3.1 Quy trình kỹ thuật sản xuất

Tuy ACC hoạt động kinh doanh trên rất nhiều lĩnh vực nhưng chủ yếu vẫn

là xây dựng và hoàn thiện các công trình. Quy trình thường thực hiện như sau:

Sau khi ký hợp đồng với chủ đầu tư thông qua quá trình đàm phán hay tham gia

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0435

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

đấu thầu, Giám đốc tiến hành giao nhiệm vụ cho các xí nghiệp, đội thi công, các

phòng ban chức năng khác nhau của công ty. Các phòng ban khác của Công ty

kết hợp với đội thi công bố trí máy móc, nhân lực, vật lực, vật tư. Cụ thể:

Về cung ứng vật tư: Giao cho phòng vật tư – thiết bị và đội thi công trực

tiếp mua ngoài hoặc xuất trong kho những vật tư còn tồn của các dự án trước nay

cần thiết cho dự án này.

Về máy thi công: Công ty có hầu hết các máy móc chuyên ngành, đáp ứng

nhu cầu thi công của các công trình tiên tiến nhất hiện nay. Toàn bộ máy móc

thiết bị được giao cho đội máy thi công cơ giới thuộc phòng vật tư – thiết bị quản

lý và tổ chức sử dụng theo yêu cầu thi công từng công trình. Hoạt động của đội

ngũ thi công cơ giới theo hình thức là một doanh nghiệp riêng nhưng hạch toán

phụ thuộc.

Về nhân lực: Đội ngũ cán bộ có kỹ thuật, kinh nghiệm và công nhân lành

nghề của công ty, còn lao động phổ thông được công ty tuyển chọn và ký hợp

đồng tại địa phương thi công công trình.

Về vốn: Được quản lý và phân phối từ văn phòng điều hành của công ty

mẹ. Các dự án, công trường cần vốn phải có báo cáo cụ thể về nhu cầu vốn cũng

như cách thức sử dụng vốn, sau đó giám đốc công ty phê duyệt và vốn sẽ được

chuyển về công trường qua các tài khoản ngân hàng.

2.1.3.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật

Công ty ACC rất chú trọng tăng cường đầu tư trang thiết bị mới hiện đại,

công nghệ cao nhằm nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn

chất lượng và sự phát triển của công ty trong tình hình mới. Lực lượng máy móc

thiết bị chủ yếu của công ty có tổng giá trị đầu tư lên đến hơn 200 tỷ đồng bao

gồm:

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0436

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Dây chuyền sản xuất và thi công bê tông xi măng đồng bộ bao gồm: Trạm

trộn bê tông xi măng của CHLB Đức và CH Pháp công suất 60-70m3/giờ; máy

trải bê tông xi măng ván khuôn trượt WIRTGEN SP 500 của CHLB Đức công

suất 120 tấn/ giờ; máy bơm bê tông, xe vận chuyển bê tông, xi măng, máy cắt

khe, máy trám khe.

Dây chuyền sản xuất thi công bê tông nhựa bao gồm 3 trạm trộn bê tông

nhựa 80 tấn/ giờ, 3 máy trải bê tông nhựa VOLGENE Super 1800 của CHLB

Đức, xe vận chuyển bê tông, máy lu, máy ủi các loại.

Máy cắt mặt đường bê tông và hàng trăm thiết bị phục vụ thi công khác…

Ngoài ra công ty thường xuyên tiếp thu những công nghệ tiên tiến trên thế giới

trong lĩnh vực xây lắp cùng với sự năng động, nhạy bén trong tìm kiếm thị

trường, trong những năm qua Công ty ACC đã thi công hàng trăm công trình

trên cả nước, khẳng định là doanh nghiệp xây lắp hiệu quả, chất lượng cao.

2.1.3.3 Tình hình cung cấp vật tư

Với các vật tư như bê tông, nhựa đường, xi măng,… doanh nghiệp mua

trong nước hoặc tự sản xuất. Với xăng dầu, sắt thép, dầu maduz và một số máy

móc thiết bị được công ty nhập khẩu sau đó qua xử lý gia công rồi đưa vào thi

công. Nhìn chung nguồn cung cấp là khá dồi dào.

2.1.3.4 Thị trường tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của công ty

Hoạt động kinh doanh của công ty rộng khắp trên cả nước, từ các công trình

dân sự đến các công trình phòng không, sân bay có ý nghĩa quan trọng về an

ninh quốc phòng.

Hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, nên công ty cũng phải chịu sự

cạnh tranh gắt gao trên thị trương; tuy nhiên ACC cũng có những lợi thế riêng

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0437

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

của mình đặc biệt về kinh nghiệm, cũng như uy tín trong xây dựng các công

trình vê phòng không, không quân.

2.1.3.5 Lực lượng lao động

Tổng số cán bộ, công nhân viên trong công ty đến ngày 31/12/2011 là 1026

người.

Trong đó:

+ Sỹ quan 82 người

+ Công nhân viên 119 người

+ Lao động theo hợp đồng 825 người

Ngoài ra còn hơn 4000 công nhân hợp đồng

2.1.3.6 Tổ chức bộ máy quản lý và tài chính – kế toán của công ty

Ban lãnh đạo

Tổng giám đốc Đại tá, Kỹ sư Đặng Hùng

Phó TGĐ, Bí thư Đảng ủy Đại tá Nguyễn Phúc Bình

Phó TGĐ Đại tá, Kỹ sư Nguyễn Đức Lợi

Phó TGĐ Đại tá, Kỹ sư Nguyễn Quang Trung

Phó TGĐ Thượng tá, Kỹ sư Nguyễn Anh Tuấn

Phó TGĐ Đại tá, Thạc sỹ kinh tế Lê Hồng Thịnh

Kế toán trưởng Thiếu tá, Thạc sỹ kinh tế Cao Văn Kế

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0438

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Tổ chức bộ máy quản lý tài chính – kế toán

2.2 Tình hình tài chính chủ yếu của công ty.

2.2.1 Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động của công ty

Thuận lợi

Tình hình trong nước ổn định; công ty luôn nhận được sự quan tâm, lãnh

đạo, chỉ đạo trực tiếp cũng với sự hỗ trợ giúp đỡ có hiệu quả của Đảng ủy, Thủ

trưởng Bộ tư lệnh, các cơ quan Quân chủng và Bộ quốc phòng, đặc biệt là Phòng

tài chính Quân chủng.

Tình hình công ty ngày càng ổn định và phát triển, được khách hàng tín

nhiệm, uy tín thương hiệu ACC trên thị trường xây dựng ngày càng được giữ

vững. Trong năm công ty được một số hợp đồng có giá trị tạo công ăn việc làm

cho hơn 5000 lao động góp phần xóa đói, giảm nghèo củng cố an sinh xã hội.

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0439

Kế toán trưởng

Phó phòng kế toán

Kế toán tiền lương Kế toán thuế Kế toán công trường Kế toán ngân hàng

Kế toán tiền mặt Kế toán doanh thu, chi phíKế toán tổng hợp Thủ quỹ

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Tập thể cán bộ công nhân viên đoàn kết, chung sức đồng lòng gắn bó xây

dựng công ty, đội ngũ cán bộ lành nghề trình độ cao, có kinh nghiệm tổ chức

quản lý.

Số lượng hợp đồng chuyển từ năm 2011 sang khá và năm 2012 ký kết được

nhiều hợp đồng bảo đảm đủ công ăn việc làm và có sản lượng gối đầu cho anwm

2013.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh và các chỉ tiêu kinh tế - tài chính tiếp tục giữ

vững, phát triển ổn định, vững chắc góp phần tăng tích lũy và tái mở rộng rộng

sản xuất, thương hiệu công ty ngày càng có uy tín trên thị trường

Khó khăn

Tình hình kinh tế thế giới và trong nước khó khăn, lạm phát tăng cao. Chính

phủ ban hành NQ số 11/NQ-CP về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô,

đảm bảo an sinh xã hội. Trong đó thắt chặt đầu tư công và cắt giảm chi tiêu

thường xuyên, các dự án đầu tư bị ngưng trệ, do vậy việc đầu thầu rất khó khăn.

Thị trường xây dựng cạnh tranh gay gắt kể cả trong Quân chủng, thị trường

ngành hàng không phân kỳ đầu tư dài hạn. Giá cả vật tư đầu vào và tăng mạnh

như: Than, điện, nhựa đường, xi măng, sắt thép, gạch, xăng dầu, nhiều công trình

thi công xong từ năm 2008 – 2010 nhưng đến nay chưa được bù giá ảnh hưởng

không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và thực hiện các chi tiêu pháp lệnh

do Quân chủng giao.

Tình trạng thiếu vốn đặc biệt là vốn lưu động do phải thi công đồng loạt

nhiều công trình lớn, lãi suất huy động vốn cao, thủ tục vay phức tạp, có nhiều

công trình bị ứ đọng vốn do chủ đầu tư chưa phê duyệt quết toán và chưa phê

duyệt điều chỉnh giá, đây là một trong những khó khăn lớn nhất của công ty.

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0440

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh rộng, phân tán trên khắp mọi miền

đất nước nên công tác điều hành sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính có những

khó khăn nhất định.

Trình độ chuyên môn không đồng đều, thiếu cán bộ kỹ sư chuyên ngành

hàng không sân đường, thợ sửa chữa có tay nghề cao. Máy móc trang thiết bị

phục vụ thi công đã hết khấu hao và còn thiếu so với nhu cầu sử dụng.

2.2.2 Tình hình quản lý tài chính của công ty trong thời gian qua

a. Tình hình đầu tư vào hoạt động SXKD, tài chính

Nhìn chung hoạt động tài chính của công ty là không đáng kể, doanh thu tài

chính và chi phí tài chính chủ yếu là chênh lệch tỷ giá hối đoái các loại ngoại tệ

mà công ty sở hữu; công ty chủ yếu tập trung vào đầu tư hoạt động sản xuất kinh

doanh. Trong những năm gần đây, ACC đã thực hiện các dự án xây dựng công

trình hàng không có tính trọng điểm trên cả nước, tiêu biểu như: Xây dựng sân

bay Sao Vàng – Thọ Xuân, Thanh Hóa; Xây dựng sân bay Cát Bi – Hải Phòng;

Xây dựng sân đỗ máy bay nhà khách T2 cảng hàng không quốc tế Nội Bài; cải

tạo sửa chữa cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất; Xây dựng khu chung cư

cao cấp phường Tân Phú, Quận 7, Tp Hồ Chí Minh… Đây là những dự án trọng

điểm của về hàng không, nguồn vốn xây dựng các công trình này được cấp chủ

yếu từ ngân sách nhà nước.

Phương pháp giá trị hiện tại thuần NPV và tỷ suất doanh lợi nội bộ IRR

được công ty sử dụng trong việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư. Ngoài ra một

số dự án của công ty được thực hiện bởi sự chỉ đạo trực tiếp từ Lãnh đạo nhà

nước hay Bộ Quốc phòng.

Nguồn vốn chủ yếu của công ty là chiếm dụng của các nhà cung cấp,

khoản ứng trước theo điều khoản trong hợp đồng xây dựng, vay nợ từ các tổ

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0441

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

chức tín dụng, vốn từ ngân sách nhà nước,… Với đặc thù là doanh nghiệp xây

dựng nhà nước công ty được chủ động sử dụng nguồn vốn nhà nước cấp nên chi

phí sử dụng vốn sẽ không được tính đến. Công ty cũng không có chính sách

chiết khấu bán hàng.

b. Tình hình, chính sách vay nợ

Tuy nợ phải trả của công ty chiếm khá cao (87,16%) nhưng khoản vay các

tổ chức tín dụng chỉ chiếm hơn (4,91%) trên tổng nợ do đó công ty không phải

chịu sức ép trả lãi và nợ quá lớn. Tùy theo hợp đồng vay vốn mà tiền lãi được trả

vào cuối tháng, quý; vốn gốc thường được chia ra thanh toán với lãi vay. Các

khoản mua chịu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ phải trả tuy nhiên hầu như các

khoản đó không phải chịu lãi suất.

c. Tình hình vốn chủ sở hữu và chính sách sử dụng vốn

Vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn

(11,93%). Trong đó hầu hết là vốn đầu tư của chủ sở hữu, phần này do ngân sách

nhà nước cấp, ngoài ra công ty có huy động vốn góp từ bên ngoài để xây dựng

các công trình lớn. Tỷ lệ lợi nhuận tái đầu tư sản xuất khoảng 20%.

Tỷ trọng vốn hàng tồn kho của công ty chiếm 61,28% trên tổng tài sản ngắn

hạn vào năm 2012; dẫn đến tình trạng ứ động, giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu

động. Nguyên nhân là do trong ba năm trở lại đây, công ty có nhiều công trình

dở dang đặc biệt là các dự án bất động sản. Tình trạng này dự tính sẽ được cải

thiện trong năm 2013 khi bắt đầu nghiệm thu và dần ban giao các công trình.

Công ty hiện không có chính sách bán chịu hay chiết khấu thanh toán.

Tài sản cố định công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. Mặc

dù hàng tồn kho dự trữ nhiều nhưng chủ yếu là nguyên liệu vật liệu, công cụ

dụng cụ và không có thành phẩm nên không có các khoản dự phòng giảm giá

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0442

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

hàng tồn kho, nợ phải thu, giảm giá ngoại tê. Công ty cũng không có các khoản

nợ phải thu quá hạn, nợ khó đòi vì luôn được nhà nước và đối tác đảm bảo thanh

toán. Lượng ngoại tệ giao dịch khá ít, chỉ khi mua các thiết bị nước ngoài mới

cần chuyển đổi ngoại tệ nên dự phòng giảm giá ngoại tệ là không cần thiết, chỉ

trích một phần từ lợi nhuận để trích lập quỹ dự phòng tài chính.

d. Tình hình phân phối lợi nhuận

Lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2012 là 123.841.229.306 đồng trong

đó:

- Thuế TNDN: 31.358.866.541 đồng.

- Trích quỹ dự phòng tài chính: 1.869.124.626 đồng.

- Lợi nhuận được chia theo vốn chủ sở hữu: 5.885.182.890 đồng.

- Lợi nhuận được chia theo vốn tự huy động: 7.795.399.031 đồng. Bao gồm:

+ Quỹ đầu tư phát triển: 2.734.572.485 đồng.

+ Quỹ khen thưởng, phúc lợi: 5.060.826.546 đồng.

- Lợi ích của cổ đông thiểu số: 8.097.167.345 đồng.

- Trích lợi nhuận nộp cấp trên: 3 071 265 071 đồng.

+ Nộp tiền liên doanh liên kết: 71.265.071 đồng.

+ Nộp Quân chủng PK – KQ: 3.000.000.000 đồng.

e. Kế hoạch tài chính và phương pháp lập kế hoạch vốn bằng tiền

Căn cứ vào các dự án đang thực hiện dở dang, các quyết định của Bộ Quốc

phòng về xây dựng các dự án mới trong năm kế hoạch, sử dụng các hóa đơn

chứng từ cũng như các hợp đồng xây dựng đã ký kết từ đó tính toán được các

khoản đã thu, các khoản vốn đã ứng trước, các khoản cần phải thu để hoàn thiện

công trình, cũng như nguồn vốn cần thiết để hoàn thành các công trình mới.

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0443

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

2.2.3 Khái quát tình hình tài chính

Bảng 2.1 Biến động tài sản, nguồn vốn năm 2012

Chỉ tiêu 31/12/2012Tỷ

trọng31/12/2011

Tỷ trọng

Chênh lệch Tỷ lệ

Tài sảnĐơn vị: Đồng

A. Tài sản ngắn hạn (TSNH) 3,260,671,240,976 95.74% 3,618,445,617,839 95.83% -357,774,376,863 -9.89%1. Tiền và các khoản tương đương tiền 187,710,123,149 5.76% 137,650,702,647 3.80% 50,059,420,502 36.37%2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 70,500,000,000 2.16% 2,500,000,000 0.07% 68,000,000,000 2720.00%3. Các khoản phải thu ngắn hạn 557,399,500,479 17.09% 287,902,179,121 7.96% 269,497,321,358 93.61%4. Hàng tồn kho 1,998,250,020,704 61.28% 2,723,492,478,165 75.27% -725,242,457,461 -26.63%5. Tài sản ngắn hạn khác 446,811,596,644 13.70% 466,900,257,906 12.90% -20,088,661,262 -4.30%B. Tài sản dài hạn (TSDH) 145,241,867,729 4.26% 157,315,401,309 4.17% -12,073,533,580 -7.67%1. Các khoản phải thu dài hạn            2. Tài sản cố định 132,936,564,823 91.53% 142,396,255,698 90.52% -9,459,690,875 -6.64%3. Đầu tư bất động sản            4. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 10,896,440,284 7.50% 10,210,169,158 6.49% 686,271,126 6.72%5. Tài sản dài hạn khác 1408862622 0.97% 4,708,976,453 2.99% -3,300,113,831 -70.08%

Tổng tài sản 3,405,913,108,705   3,775,761,019,148 100% -369,847,910,443 -9.80%

Nguồn vốn

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0444

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Đơn vị: ĐồngA. Nợ phải trả (NPT) 2,968,545,698,124 87.16% 3,493,810,994,500 92.53% -525,265,296,376 -15.03%1. Nợ ngắn hạn 2,961,687,205,310 99.77% 3,480,147,190,028 99.61% -518,459,984,718 -14.90%2. Nợ dài hạn 6858492814 0.23% 13,663,804,472 0.39% -6,805,311,658 -49.81%B.Vốn chủ sở hữu (VCSH) 406,469,204,663 11.93% 250,085,773,404 6.62% 156,383,431,259 62.53%1. Vốn chủ sở hữu 406,430,157,036 99.99% 249,973,012,326 99.95% 156,457,144,710 62.59%2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 39047627 0.01% 112,761,078 0.05% -73,713,451 -65.37%C. Lợi ích cổ đông thiểu số 30898205918 0.91% 31,864,251,244 0.84% -966,045,326 -3.03%

Tổng nguồn vốn 3,405,913,108,705 100% 3,775,761,019,148 100% -369,847,910,443 -9.80%

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0445

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

- Về tài sản

Tổng tài sản của công ty năm 2012 giảm 369.847.910.443 đồng (= 9,8%) so

với năm 2011, trong đó tài sản ngắn hạn giảm 9,89% và tài sản dài hạn giảm

7,67%. TSNH giảm chủ yếu là do hàng tồn kho giảm 725.242.457.461 đồng

(=26.63%), do cuối năm công ty nghiệm thu và bàn giao hai công trình lớn cho

khách hàng là cảng hàng không Phú Quốc và dự án chung cư ở thành phố Hồ

Chí Minh khiến chi phí sản xuất kinh doanh dở dang giảm khá mạnh. Trong khi

đầu tư dài hạn chỉ tăng 6,72%, thì các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng đột

biến ( tăng 68.000.000.000 đồng tương ứng tăng 2720%) nhưng do giá trị các

khoản đầu tư này chiếm tỷ trọng thấp nên không có nhiều tác động vào sự thay

đổi của TSNH. Điều này chứng tỏ hoạt động đầu tư tài chính bắt đầu đem về

hiệu quả và công ty cũng đã gia tăng đầu tư vào đây. Tuy nhiên cũng cần phải

xem xét kỹ lưỡng vì thị trường tài chính hiện nay vẫn còn khá nhiểu rủi ro,

những tiềm ẩn từ sự bất ổn của thị trường chứng khoán…

Tiền và các khoản tương đương tiền tăng 36,37% làm cho kỳ thu tiền bình

quân tăng. TSCĐ của công ty giảm 9.459.690.875 đồng (tương ứng 6,64%) chủ

yếu là do khấu hao TSCĐ trong khi việc đầu tư thêm trang thiết bị mới là không

nhiều, do đặc thù của doanh nghiệp xây dựng có thể dụng máy móc thiết bị từ

các công trình cho nhau. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng mạnh tăng

269.497.321.358 đồng (tương ứng 93,61%) chủ yếu là do cuối năm các công

trình xây dựng lớn của công ty được nghiệm thu, các đối tác bắt đầu thanh toán

tiền do đó làm gia tăng các khản phải thu ngắn hạn.

- Nguồn vốn:

Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn có thể thấy nợ phải trả của công ty chiếm một

tỷ trọng lớn lên tới 87,16%. So với năm 2011 nợ phải trả giảm 525.265.296.376

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0446

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

đồng ( tương ứng 15,03%) trong đó nợ ngắn hạn giảm 14.9% và nợ dài hạn cũng

giảm 49,81%. Nợ ngắn hạn giảm chủ yếu từ các khoản trả, phải nộp ngắn hạn

khác; do cuối năm công ty thu được tiền từ các dự án lớn được nghiệm thu do đó

các khoản vay và nợ ngắn hạn cũng như các khoản phải trả phải nộp khác giảm.

Nợ dài hạn của công ty tiếp tục theo xu hướng của năm 2011 là giảm khá

mạnh (49,81%), đồng thời nợ dài hạn cũng chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ

cấu nợ phải trả (chiếm 0,23%), điều này là khá phù hợp vì trong tình hình kinh

tế khó khăn hiện nay, việc huy động các nguồn vốn dài hạn là khá mạo hiểm và

chịu nhiều rủi ro. Trong khi đó vốn chủ sở hữu tăng 156.383.431.259 đồng

(tương ứng tăng 62,53%) chủ yếu từ việc tăng ngân sách cấp cho công ty từ Bộ

Quốc phòng, kết hợp với khoản trích bổ sung từ lợi nhuận sau thuế năm 2011 và

đặc biệt từ năm 2012 khi đây là một năm khá thành công của công ty. Các khoản

kinh phí và quý khác có tỷ lệ giảm khá mạnh (65,37%) tuy nhiên về giá trị nhìn

chung là không đáng kể.

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0447

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Bảng 2.2 Biến động doanh thu, chi phí và lợi nhuận năm 2012

Đơn vị: Đồng

STT Chỉ tiêu 2 012 2 011 Chênh lệch Tỷ lệ

1Doanh thu bán hàng và cung cấp dich vụ

3.356.814.834.853 1.559.483.822.643 1.797.331.012.210 115,25%

2 Doanh thu thuần 3.356.021.384.399 1.558.576.254.095 1.797.445.130.304 115,33%

3 Giá vốn hàng bán 3.172.050.068.187 1.448.960.449.020 1.723.089.619.167 118,92%

4 Lợi nhuận gộp 183.971.316.212 109.615.805.075 74.355.511.137 67,83%

5 Doanh thu tài chính 4.793.897.288 3.108.962.281 1.684.935.007 54,20%

6 Chi phí tài chính 6.657.390.032 6.509.854.514 147.535.518 2,27%

  + Chi phí lãi vay 5.150.167.019 4.983.456.764 166.710.255 3,35%

7 Chi phí bán hàng 8.127.902.830 12.791.630.585 -4.663.727.755 -36,46%

8Chi phí quản lý doanh nghiêp

52.358.659.256 55.746.230.233 -3.387.570.977 -6,08%

9Lợi nhuận từ hoạt động SXKD

121.621.261.382 37.677.052.024 83.944.209.358 222,80%

10 Thu nhập khác 2.717.162.444 1.760.871.772 956.290.672 54,31%

11 Chi phí khác 497.194.520 472.311.044 24.883.476 5,27%

12 Lợi nhuận trước thuế 123.841.229.306 38.965.612.752 84.875.616.554 217,82%

13 Thuế TNDN hiện hành 31.358.866.541 9.909.096.640 21.449.769.901 216,47%

14 Lợi nhuận sau thuế 92.482.362.765 29.056.516.112 63.425.846.653 218,28%

Doanh thu năm 2012 tăng đột biến 115,33% (tương ứng 1.797.445.130.304

đồng), do cuối năm 2012 một loạt các dự án lớn xây dựng lớn của công ty hoàn

thành như dự án mở rộng sân bay Phú Quốc, chung cư Tân Phú ở thành phố Hồ

Chí Minh; đây là những dự án trọng điểm của công ty với quy mô rất lớn do đó

khi hoàn thành các khoản tiền thanh toán từ khách hàng đã làm gia tăng mạnh

doanh thu trong quý 4 cũng như của cả năm 2012. Tuy nhiên, tốc độ gia tăng của

giá vốn hàng bán lại cao hơn mức tăng của doanh thu với mức tăng cũng rất lớn

trên 118,92% (tương ứng tăng 1.723.089.619.167 đồng), mặc dù vậy lợi nhuận

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0448

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

gộp vẫn tăng 67,83% (tương ứng 74.355.511.137 đồng). Gía vốn hàng bán tăng

mạnh do sự tác động lớn từ việc giá các nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh, một

số công trình thi công bị chậm tiến độ cũng đẩy các loại chi phí tăng cao.

Doanh thu tài chính năm 2012 tăng 54,2% ( tương ứng tăng 1.684.935.007

đồng), bên cạnh đó chi phí tài chính tăng 2,27% trong đó chi phí lãi vay giảm

3,35%. Hoạt động đầu tư tài chính của công ty nhìn chung là khá hiệu quả, công

ty đang dần chú trọng vào đầu tư tài chính điều đó được thể hiện khi các khoản

đâu tư ngắn và dài hạn tăng khá nhanh. Tuy nhiên công ty cũng cần thận trọng,

xem xét kỹ lưỡng trước các quyết định đầu tư vì thị trường tài chính hiện còn

khá bất ổn và chứa nhiều rủi ro. Trên hết công ty cũng không nên dành quá nhiều

nguồn lực về vốn đầu tư vào lĩnh vực tài chính mà nên tập trung vào hoạt động

sản xuất kinh doanh chính của mình.

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều giảm tương ứng lần

lượt là 36,46% và 6,08%, điều này thể hiện sự cố gắng khá lớn trong công tác

quản lý của công ty. Công ty đã có sự điều chỉnh hợp lý hóa bộ máy hoạt động,

tránh sự chồng chéo, dư thừa giữa các bộ phận; cũng như áp dụng các chính sách

bán hàng phù hợp giảm tiết giảm chi phí một cách tối đa.

Năm 2012 có thể coi là một trong nhưng năm kinh doanh thành công nhất

của công ty, điều này được thể hiện khi lợi nhuận trước thuế đã tăng tới 217,82%

(tương ứng tăng 84.875.616.554 đồng) so với năm 2011. Điều này là khá dễ hiểu

khi năm 2012, đặc biệt là trong quý 4, đã có rất nhiều dự án lớn của công ty hoàn

thành và được nhận thánh toán từ khách hàng. Đây là một tín hiệu hết sức tich

cực bởi trong tình hình hiện nay các doanh nghiệp xây dựng đang gặp khá nhiều

khó khăn, việc các dự án đầu tư bị thiếu vốn, chậm tiến độ, đồng thời tồn kho

tăng cao dẫn đến ứ đọng nguồn vốn gây ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0449

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

của công ty. Nên việc công ty có lợi nhuận cao là hết sức đáng ghi nhận, tuy

nhiên công ty vẫn còn khá nhiều dự án lớn, tiêu biểu như dự án mở rộng sân bay

Cát Bi bắt đầu khởi công từ đầu năm nay do đó việc tiếp tục đẩy nhanh tiến độ,

duy trì chất lượng, tránh đầu tư dàn trải, giảm lượng hàng tồn kho cần được duy

trì và cải thiện hơn nữa tránh các chi phí phát sinh cần thiết, cũng như mất các cơ

hội đầu tư mới.

2.2.4 Thành tựu và hạn chế công ty đạt được

a. Thành tựu

Năm 2012 có thể coi là một năm rất thành công của công ty, với mức lợi

nhuận sau thuế tăng hơn 218,28% đạt 92.482.362.765 đồng. Đây có thể coi là

một điểm sáng của công ty.

Tình hình tài chính khá ổn định từ năm 2009 đến nay do công ty tiếp tục

duy trì chính sách tài trợ hợp lý khi tài sản dài hạn được tài trợ chủ yếu từ nguồn

vốn dài hạn và một phần được tài trợ từ nguồn vốn ngắn hạn. Hiệu quả sử dụng

vốn cố đình và dài hạn khác được nâng cao.

Mặc dù hệ số nợ cao nhưng các khoản chiếm dụng từ khách hàng chiếm

một tỷ trọng khá lớn (53,37%), công ty đã tận dụng tối đa lợi thế về đặc thù của

công ty, từ đó có thể tiếp cận một nguồn vốn lớn để có thể tiếp tục mở rộng đầu

tư, sản xuất.

Hàng tồn kho năm 2012 của công ty cũng đã giảm khá nhanh nhờ việc kịp

hoàn thành đúng tiến độ các công trình đang xây dựng vào cuối năm, từ đó làm

giảm đáng kể chi phí kinh doanh dở dang, giúp công ty giảm tình trạng ứ đọng

vốn cũng như có thêm tiền để tiếp tục đầu từ vào các công trình đang và sắp thực

hiện.

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0450

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Các nhóm hệ số khá năng thanh toán nhìn chung đã được cải thiện rất

nhiều so với năm 2011, điều này giúp công ty có một tình hình tài chính tương

đối vững chắc và ổn định, tạo được tiền đề tốt cho việc phát triển kinh doanh,

đầu từ cho các năm tiếp theo.

b. Hạn chế tồn tại

2012 là năm thành công, nhưng công ty vẫn tồn tại một số điểm hạn chế:

Tuy doanh thu tăng nhưng tốc độ tăng của giá vốn lại cao hơn do đó làm

suy giảm lợi nhuận của công ty. Công ty cần xem xét lại công tác quản lý giá

vốn hiện tại trong bối cảnh có khá nhiều công trình được thực hiện, một số bị

chậm tiến độ làm đẩy cao chi phí giá thành xây dựng trong thời buổi các nguyên

liệu đầu vào đều tăng.

Một số công trình triển khai còn chậm hoặc chậm tiến độ gây ứ đọng vốn,

gia tăng các chi phí thi công. Hàng tồn kho của công ty tuy đã giảm nhưng vẫn

còn chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu tổng tài sản, công tác quản lý hàng tồn kho

vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục.

2.2 Tình hình quản lý hàng tồn kho tại ACC

2.2.1 Hàng tồn kho tại ACC

Hàng tồn kho năm 2012 trong công ty luôn chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ

cấu tài sản ngắn hạn (chiếm 61,28%) cũng như trong tổng tài sản của công ty.

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0451

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Đơn vị: Đồng

Hình 2.1:Biểu đồ thể hiện biến hàng tồn kho trong giai đoạn

từ năm 2010 – 2012

Từ năm 2010 đến năm 2011 hàng tồn kho tăng đột biến từ

1.133.132.616.031 đồng lên 2.723.492.478.165 đồng với mức tăng trên 140%.

Nguyên nhân chủ yếu là do khi đó công ty đang xây dựng khá nhiều công trình

lớn, đây là những công trình trọng điểm của công ty từ quy mô đến tầm quan

trọng của các công trình này đến an ninh quốc gia hay sự phát triển kinh tế

cua khu vực như sân bay Phú Quốc, sân bay ở đảo Trường Sa. Đến năm 2012

hàng tồn kho đã giảm xuống còn 1.998.250.020.704 đông, do cuối năm công ty

đã nghiệm thu một số công trình, trong đó có dự án chung cư Tân Phú ở thành

phố Hồ Chí Minh với giá trị rất lớn lên đến 1500 tỷ đồng.

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0452

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Đơn vị: %

Hình 2.2: Biểu đồ tỷ trọng hàng tồn kho trên tổng tài sản

từ năm 2010 – 2012

Nhìn chung trong ba năm trở lại đây duy có năm 2011 là tỷ trọng hàng tồn

kho trên tổng tài sản là tăng lên đến 72,13%, còn hai năm 2010 và 2012 đều duy

trì ở mức từ 50% đến 60%.

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0453

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Bảng 2.3: Các thành phần của hàng tồn kho

Đơn vị: Đồng

Chi tiêu 31/12/2011 Tỷ trọng 31/12/2012 Tỷ trọng Chênh lệch Tỷ lệ

Nguyên vật liệu 6.664.828.609 0,2447% 3.770.956.684 0,1887% -2.893.871.925 -43,42%

Công cụ, dụng cụ 3.241.431.849 0,1190% 3.117.620.877 0,1560% -123.810.972 -3,82%

Chi phí sản xuất

kinh doanh dở dang

2.711.798.822.544

99,5706%

1.988.905.603.614

99,5324% -722.893.218.930 -26,66%

Thành phẩm 1.692.878.124 0,0622% 2.378.136.480 0,1190% 685.258.356 40,48%

Hàng hóa 94.517.039 0,0035% 77.703.049 0,0039% -16.813.990 -17,79%

Tổng cộng 2.723.492.478.165 100% 1.998.250.020.704 100% -725.242.457.461 -26,63%

Nguồn: Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm 2012, tr.1

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0454

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

2.2.1.1 Nguyên vật liệu tồn kho

a. Đặc điểm nguyên vật liệu tại công ty ACC

Nguyên vật liệu của công ty ACC có một số đặc điểm riêng biệt như:

Nguồn cung ứng nguyên vật liệu tại công ty chủ yếu là do mua ngoài. Vì

vậy, quản lý tốt khâu thu mua, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu là điều kiện cần

thiết để đảm bảo chất sản phẩm xây lắp, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, tang

lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty là xây dựng, do đó các loại

nguyên vật liệu được tập kết tại các chân công trình nên công tác quản lý nguyên

vật liệu giao cho từng đội thi công. Mỗi công trình là một kho nhằm dữ cho

nguyên vật liệu không bị hao hụt, thuận lợi cho việc tiến hành thi công xây dựn,

do phải chứa các loại nguyên vật liệu khác nhau nên các kho bảo quản phải khô

ráo, tránh oxi hóa các nguyên vật liệu.

b. Phân loại

Để tiến hành thi công xây dựng nhiều công trình khác nhau đáp ứng nhu

cầu thị trường công ty phải sử dụng một khối lượng nguyên vật liệu rất lớn bao

gồm nhiều thứ, nhiều loại khác nhau. Mỗi loại nguyên vật liệu có vai trò, tính

năng lý hóa riêng. Từ những đặc điểm về nguyên vật liệu, công ty xây dựng

ACC đã tiến hành phân loại nguyên vật liệu như sau:

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0455

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Bảng 2.4: Cơ cấu các thành phần của nguyên vật liệu cuối năm 2012

Đơn vị: Đồng

Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng (%)

Nguyên vật liệu chính 3.035.135.000 80,49%

Nguyên vật liệu phụ 123.000.000 3,26%

Nhiên liệu 334.215.684 8,86%

Phụ tùng thay thế 128.606.000 3,41%

Thiết bị xây dựng cơ bản 150.000.000 3,98%

Tổng cộng 3.770.956.684 100,00%

Nguồn: Báo cáo tình hình tồn kho năm 2012

Trong cơ cấu nguyên vật liệu của công ty, thì nguyên vật liệu chính chiếm

đa số với giá trị 3.035.135.000 đồng ( chiếm 80,49%). Nguyên vật liệu chính của

công ty bao gồm chủ yếu là xi măng, sắt thép, cát, đá xây dựng. Còn các thành

phần khác của công ty được dự trữ chủ yếu phù thuộc vào chính sách của công

ty, tùy thuộc vào số lượng các dự án xây dựng trong nội thành Hà Nội, nhìn

chung cơ cấu này được công ty duy trì khá ổn định qua từng năm.

2.2.1.2 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Chi phí sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm:

Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công, chi phí khấu hao tài sản

cố định.

Thành phẩm chưa qua kiểm tra như: từ các đồ gỗ xây dựng, cấu kiện kim

loại, xi măng thạch cao, đến các công trình đang thi công chưa qua kiểm tra chất

lượng.

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0456

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Nguyên vật liệu tại các công đoạn sản xuất: như xăng dầu, sơn, bao bì, vật

liệu xây dựng… Hàng tháng, các đơn vị thi công sẽ cử người về văn phòng công

ty để báo cáo tình hình hàng tồn kho thực tế, cũng như tiến độ thi công. Sau đó,

tại phòng tài chính kế toán sẽ tính toán tổng hợp chi phí sản xuất về nguyên vật

liệu vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

Tại công ty, chi phí kinh doanh dở dang luôn chiếm tỷ trọng gần như hoàn

toàn trong cơ cấu hàng tồn kho (năm 2012 chiếm 99.52%) do đó để có thể quản

lý tốt vốn hàng tồn kho thì cần có kế hoạch và chiến lược tốt để giải quyết loại

hàng tồn kho này.

Đơn vị: Đồng

Nguồn: Trích từ sổ chi tiết các tài khoản hàng năm trong năm 2012

Hình 2.3: Biến động chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

năm 2012

Nhìn chung trong 10 tháng đầu, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang không

có nhiều biến động lớn nguyên nhân chủ yếu là do thời gian này các hoạt động

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0457

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

sản xuất kinh doanh đều diễn ra bình thường theo kế hoạch của công ty. Tuy

nhiên trong hai tháng cuối năm 2012, chỉ tiêu này lại giảm khá mạnh nguyên

nhân đã được nhắc ở trên đó là do thời gian này một số công trình xây dựng của

công ty được nghiệm thu và bàn giao cho khách hàng, đây là những dự án lớn do

đó chiếm dụng một lượng vốn rất lớn của công ty như dự án sân bay Phú Quốc,

đặc biệt dự án chung cư Tân Phú với giá trị gần 1500 tỷ đồng.

2.2.1.3 Công cụ, dụng cụ

Công cụ dụng cụ của công ty bao gồm các công cụ, dụng cụ phục vụ việc

xây dựng như các đà giáo, ván khuôn, gia lắp…; cũng như các phương tiện quản

lý, dồ dùng văn phòng. Nhìn chung trong năm 2012 công cụ, dụng cụ không có

biến động nhiều đồng thời tỷ trọng của chỉ tiêu này cũng là rất nhỏ chiếm

0.156%. Sự thay đổi này diễn ra chủ yếu vào tháng 1 và tháng 11, đầu năm là

khoảng thời gian công ty đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ cho văn

phòng của công ty như 2 bộ máy tính, giấy, mực in… Đến giai đoạn cuối năm

một số công trình được nghiệm thu do đó việc có một số công cụ, dụng cụ cũ kỹ

hoặc hư hỏng sẽ bị bỏ đi hoặc thanh lý do đó làm giảm giá trị của chỉ tiêu này.

Đơn vị: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 2012

Công cụ dụng cụ 3.241.431.849 3.117.620.877

2.2.1.4 Thành phẩm, hàng hóa

Thành phẩm, hàng hóa cũng giống như công cụ, dụng cụ hay nguyên vật

liệu đều chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cầu hàng tồn kho, do đó loại hàng tồn

kho này ít được chú ý. Thành phẩm của công ty bao gồm cống bê tông, một số

sản phẩm làm từ xi măng, thạch cao, cấu kiện kim loại chủ yếu dự trữ để có thể

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0458

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

nhanh chóng đưa vào sử dụng khi các công trình thi gần đó. Tuy nhiên, các

thành phẩm này lại liên quan đến chi phí lưu kho, bến bãi, do đó đây cũng là vấn

đề cần được quan tâm trong hoạt động quản lý vốn tồn kho của công ty.

2.2.2 Chu trình hàng tồn kho tại ACC

Mỗi chu trình hàng tồn kho sẽ thể hiện được các chức năng hay các hoạt

động chính của việc quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp.

Căn cứ vào vào nhu cầu nguyên liệu cần cung cấp, phòng kế hoạch dự trù

số lượng, liên hệ với nhà cung cấp và ký kết đơn đặt hàng.

Để làm căn cứ hạch toán nhập kho, kế toán sử dụng các chứng từ:

+ Hóa đơn giá trị gia tăng.

+ Biên bản kiểm nghiệm.

+ Phiếu chi, phiếu nhập kho.

Khi nguyên vật liệu về đến kho, bộ phận kiểm tra chất lượng phòng kỹ

thuật sẽ tiến hành kiểm nghiệm về mặt số lượng cũng như chất lượng của nguyên

vật liệu, sau đó ký xác nhận và gửi đến phòng kế hoạch sản xuất để lập phiếu

nhập kho. Căn cứ vào hóa đơn, biên bản kiểm nghiệm vật tư, phòng kế hoạch sẽ

lập phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho được tạo thành 3 liên:

+ 1 liên lưu tại quyển.

+ 1 liên dùng cho kế toán.

+ 1 liên giao cho thủ kho.

Căn cứ vào phiếu nhập kho, thủ kho tiến hành nhập kho, ghi số lượng thực

nhập và cùng người giao hàng ký vào 3 liên. Sau đó vào thẻ kho, định kỳ sẽ

chuyển lên cho kế toán. Thông thường, tại công ty, mỗi phiếu nhập sẽ viết các

loại vật tư có cùng nhà cung cấp.

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0459

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Trình tự nhập kho tại công ty ACC

Phòng tra chất lượng Phòng kế hoạch sản xuất

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.04

Nhà cung cấp

Hóa đơn bán hàng

Kiểm Nghiệm

Hóa đơn bán hàng Biên bảnkiểm nghiệm

Hóa đơnbán hàng

Biên bản kiểm nghiệm

Lập phiếu nhập kho

Phiếu nhập khoBiên bảnHóa đơn bán hàng

N C B

60

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Kế toán thanh toán Thủ kho

Đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp thời nguyên vật liệu là nhân tố có ảnh hướng

lớn đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.

Để căn cứ hạch toán xuất kho, kế toán sử dụng các chứng từ:

+ Phiếu yêu cầu xuất kho.

+ Phiếu xuất kho.

Khi có nhu cầu nguyên vật liệu, các bộ phận sản xuất viết phiếu yêu cầu vật

tư. Phiếu yêu cầu vật tư sẽ được chuyển cho quản đốc ký duyệt, sau đó chuyển

cho tổng giám đốc ký duyệt và cuối cùng chuyển xuống cho phòng kế hoạch sản

xuất để lập phiếu xuất kho. Phòng kế hoạch sản xuất sẽ căn cứ vào yêu cầu xuất

vật tư đã được phê duyệt để viết phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập làm 2

liên:

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.04

B

Ghi sổ kế toán

Phiếu nhập kho Sổ kế toán

N

C

Vào thẻ kho

Phiếu nhập kho

N

Thẻ kho

61

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

+ 1 liên lưu tại quyển.

+ 1 liên giao cho thủ kho làm căn cứ xuất nguyên vật liệu và ghi vào thẻ

kho, sau đó giao cho kế toán vật tư.

Sơ đồ trình tự xuất kho tại công ty ACC

Phòng kế hoạch sản xuất Thủ kho

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.04

Bộ phận sản xuất

Phiếu yêu cầu(đã duyệt)

Lập phiếu xuất kho

Phiếu yêu cầu Phiếu xuất kho

N

Vào thẻ kho

Phiếu xuất kho Thẻ kho

N

62

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Ký hiệu:

Chứng từ đầu vào

Xử lý thủ công

Dự liều đầu ra

C Điểm nối

Lưu trữ theo số thứ tự

2.3 Đánh giá hiệu quả quản lý vốn tồn kho tại công ty.

2.3.1 Các biện pháp quản lý hàng tồn kho công đang áp dụng

a. Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho

- Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Hàng tồn kho được tính theo giá gốc bao

gồm chi phí mua, chi phí chế biến và chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để

có được hàng tồn kho ở thời điểm và trạng thái hiện tại.

- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Phương pháp thực tế đích

danh.

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường

xuyên.

- Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.04

N

63

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

+ Căn cứ vào giá trị hàng tồn kho và trị số tăng giảm hàng hóa trên thị

trường.

+ Được tính theo nguyên tắc giá trị thuần có thể thực hiện được.

b. Công tác quản lý hàng tồn kho

- Thường xuyên thiết lập hệ thống thống kê, báo cáo, phân tích hiệu quả hoạt

động của bộ phận quản lý kho, từ đó có những đề xuất, điều chỉnh kịp thời.

- Thực hiện thống kê cập nhật, cập nhật và đảm bảo đồng nhất các số liệu

nhập, tồn, xuất kho nguyên vật liệu cho sản xuất và thành phẩm trung chuyển

giữa các kho trong kỳ báo cáo.

- Theo dõi và báo cáo khi các nguyên vật liệu vi phạm mức tồn kho dự trữ an

toàn để cấp trên xử lý.

- Kiểm tra thường xuyên, năm vững tình hình dự trữ , phát hiện kịp thời tình

trạng vật tư bị ứ đọng, không phù hợp để có biện pháp giải phóng nhanh số vật

tư đó, thu hồi vốn.

- Lựa chọn các phương tiện vận chuyển phù hợp để tối thiểu hóa chi phí vận

chuyển, xếp dỡ..

- Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường vật tư, hàng hóa. Dự

đoán xu thế biến động trong kỳ tới để có quyết định điều chỉnh kịp thời việc mua

sắm, dự trữ vật tư, hàng hóa có lợi cho doanh nghiệp trước sự biến động của thị

trường.

2.3.2 Đánh giá chiến lược đặt hàng của công ty

Do lượng công trình đang thi công hiện nay của công ty là khá nhiều do đó

chính sách đặt hàng của công ty là khá nhất quán. Công ty đã hoạt động trong

lĩnh vực xây dựng một thời gian dài, do đó đã tạo được mối quan hệ tốt với các

nhà cung cấp, từ đó tạo được nguồn cung về nguyên vật liệu xây dựng khá ổn

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0464

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

định. Công ty chủ yếu quan hệ với các nhà cung cấp lâu năm, rất hạn chế thay

đổi trừ khi bất khả kháng, do đó có thể tránh được việc ép giá nguyên vật liệu

đầu vào, cũng như không mất qúa nhiều thời gian, chi phí để kiểm tra chất lượng

đầu vào. Tủy theo kế hoạch kinh doanh được đưa ra từ đầu năm mà công ty sẽ có

chính sách để có thể duy trì chính sách đặt hàng với các nhà cung cấp để đảm

bao đủ nguyên liệu đầu vào cho hoạt động kinh doanh. Đối với những nguyên

vật liệu được đặt mua với số lượng lớn, có tính chất ổn định công ty luôn tổ chức

đàm phán với các đối tác sao công ty được hưởng khoản chiết khấu tối ưu nhất.

Trong tình hình ngành xây dựng còn gắp nhiều khó khăn, công ty cũng thường

xuyên gặp phải tình trạng thiếu vốn xây dựng, do đó chính sách mua chịu trong

khoản thời gian nhất định đối với các nhà cung cấp lâu năm cùng được công ty

áp dụng một cách có hiệu quả, đảm bảo hoạt động sản xuất, xây dưng diễn ra ổn

đinh, mà lại không làm mất uy tín đối với các nhà cung cấp.

Ví dụ như về xi măng, một trong nhưng nguyên liệu đầu vào khá quan trọng

được công ty cố định mua từ nhà máy xi măng 78 ở Lạng Sơn. Đây là nhà máy

xi măng có sự góp vốn của công ty do đó công ty có thể tin tưởng vào số lượng

cũng như chất lượng xi măng được cung cấp khi có yêu cầu.

Đối với sắt thép do đặc thù của loại vật liệu này là cồng kềnh, chi phí vận

chuyển cao, mà các dự án của công ty lại phân bố rông khắp cả nước do vậy

công ty áp dụng chính sách phân ra từng khu vực để chọn nhà cung cấp. Đối với

miền Bắc công ty chọn Công ty cổ phần thép Việt Ý làm nhà cung cấp. Ở miền

trung là Công ty cổ phần kim khí miền Trung. Ở mien Nam là công ty thép miền

Nam. Đây đều là những công ty có nhiều uy tín trên thị trường thép do đó, công

ty khá tin tưởng vào chất lượng cũng như số lượng thép được giao đúng hẹn sau

khi ký hợp đồng.

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0465

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

2.3.3 Đánh giá hiệu quả quản lý vốn tồn kho thông qua các chỉ số tài chính

Bảng 2.5: Các chỉ số tài chính của vốn tồn kho

Chỉ số Đơn vị Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch Tỷ lệ (%)

Doanh thu thuần Đồng 3.356.021.384.399 1.558.576.254.095 1.797.445.130.304 115.33

Lợi nhuận trước thuế Đồng 123.841.229.306 38.965.612.752 84.875.616.554 217.82

Số vòng quay hàng

tồn kho

Vòng 1.34 0.75 0.59 78.67

Kỳ hạn tồn kho bình

quân

Ngày 269 480 -211 -43.96

Hệ số đảm nhiệm

hàng tồn kho

0.7 1.24 -0.54 -48.21

So với năm 2011, số vòng quay hàng tồn kho năm 2012 đã tăng mạnh từ

0,75 đến 1,34 vòng tăng 78,76%, điều này giúp cho kỳ hạn tồn kho bình quân

giảm 43,96%. Lý do chủ yếu tác động trực tiếp đến sự thay đổi này là do cuối

năm 2012, một số dự án lớn của công ty được nghiệm thu do đó làm giảm nhanh

chi phí sản xuất kinh doanh dở dang dẫn đến giảm so vòng quay hàng tồn kho;

tuy nhiên cũng không thể bỏ qua công tác quản lý vốn tồn kho, công tác dự báo

giá nguyên vật liệu xây dựng đã đạt được nhiều hiệu quả nhất định. Kỳ hạn tồn

kho bình quân giảm giúp doanh nghiệp giảm chi phí lưu kho, bảo quản, tránh các

rủi ro tài chính phát sinh. Tốc độ luân chuyển vốn cao giúp đẩy nhanh quá trính

luân chuyển vốn, tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh từ đó có cơ hội

nắm bắt những cơ hội đầu tư mới.

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0466

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho năm 2012 giảm 48,21%, điều này là khá

thực tế khi trong năm hàng tồn kho đã giảm 26,63%, đồng thời doanh thu thuần

tăng đột biến 115,23%. Hệ số này thể hiện để tạo ra một đồng doanh thu thì cần

bao nhiêu đồng hàng tồn kho, do đó khi hệ số này giảm hiệu suất sử dụng vốn

tồn kho đã tăng lên, đồng thời tiết kiệm được một lượng vốn để sử dụng tái đầu

tư. Song song với doanh thu thì lợi nhuận trước thuế cũng đã tăng với tốc độ rất

lớn trên 217%.

Nhìn chung năm 2012, các chỉ số tài chính về hàng tồn kho của công ty

ACC đều có xu hướng biến động lớn theo chiều hướng tốt, tuy nhiên điều này

chỉ phản ánh một phần nào đó tình hình quản lý vốn tồn kho tại công ty. Về định

lượng có thể thiều hiệu quả quản lý và sử dụng vốn tồn kho đã tăng lên, điều này

giúp công ty giảm được nhiều chi phí, tăng tốc độ luân chuyển vốn, giúp tăng

doanh thu, lợi nhuận.

2.3.4 Đánh giá hiệu quả quản lý vốn tồn kho thông qua hệ thống kiểm soát

vốn tồn kho tại công ty ACC

Do đặc thù sản xuất kinh doanh của công ty là xây dựng, với nhiều công

trình rải rắc ở khắp cả nước do đó các loại vật tư, nguyên vật liệu, hàng hóa được

tập kết ngay tại các công trình nên công tác quản lý hàng tồn kho giao ngay cho

các đơn vị thi công. Mỗi công trình là một kho nhằm giữ cho nguyên vật liệu

không bị hao hụt, thuận lợi cho việc thực hiện thi công. Vì vậy công tác quản lý

vốn tồn kho là khá phức tạp, đòi hỏi doanh nghiệp phải biết tổ chức, phân công

và quản lý của từng bộ phận một cách hợp lý. Tại công ty ACC, công tác quản lý

vốn tồn kho chủ yếu là do phòng tài chính kê toán và phòng kinh doanh đảm

nhiệm, kết hợp với các bộ phận kho tại công ty, cũng như tại các công trình và

bộ phận chuyên trách kiểm tra.

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0467

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Mỗi phòng ban sẽ đảm nhiệm một nhiệm vụ riêng biệt. Sau khi đã được

tổng giám đốc phê duyệt các dự án xây dưng, phòng kinh doanh sẽ lập kế hoạch

mua hàng hóa vật tư, giá cả đầu vào. Tuy nhiên khả năng dự báo giả cả cũng như

tính toán lượng hàng tồn kho hợp lý ở các công trình nhiều khi còn sai lệch, dẫn

đến thất thoát, lãng phí nguồn vốn đầu tư. Tại phòng tài chính kế toán, công tác

mua bán xuất kho nguyên vật liệu thông qua các hóa đơn chứng từ mua bán hàng

hóa, xuất hàng tồn kho…, nhìn chung công tác sổ sách kế toán hàng tồn được ghi

chép khá cẩn thận, đồng thời trong phòng cũng có một kế toán công trường

chuyên đi kiểm tra, giám sát thực tế tại các công trình. Tuy vậy, việc kiểm soát

cùng lúc hoạt động kho bãi của tất cả các công trình là khá khó khăn, do có khá

nhiều công trình đang thực hiện, lại phân bố rộng khắp cả nước do đó khó có thể

đảm bảo công tác quản lý vốn tồn kho cũng như hiện trạng kho bãi, khó tránh

được sự lãng phí, gian lận, thất thoát, hư hỏng hay chứng từ không thống nhất.

Để tránh tình trạng trên công ty cũng thường xuyên kiểm kê đối với các loại

hàng tồn kho. Tuy nhiên, công cụ dụng cụ, tuy là thành phần phụ chiếm tỷ trọng

nhỏ trong cơ cấu hàng tồn kho lại chưa có biện pháp kiểm kê thich hợp. Sự lãng

phí thường xuyên xảy ra, rất nhiều công cụ dụng cụ sau khi hoàn thành các công

trình thường ít được quan tâm tới việc bảo quản để tái sử dụng, đến khi thực hiện

các công trình mới công ty lại phải trích tiền mua bổ sung.

2.4 Những thành tựu, tồn tại trong công tác quản lý vốn tồn kho tại công ty

ACC

2.4.1 Thành tựu

Do hiểu rõ vai trò quan trọng của vốn tồn kho đối với quá trình sản xuất

kinh doanh, công tác quản lý được thực hiện khá chặt chẽ từ khâu thu mua đến

dự trữ, bảo quản và sử dụng vốn hàng tồn kho giúp tiết kiệm được nhiều chi phí

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0468

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

và nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện công ty đang thực hiện

xây dựng thêm kho hàng F370 trên đường Lê Văn Lương nhằm nâng cao công

tác bảo quản, quán lý kho tại công ty.

Về mặt con người được công ty khá chú trọng đạo tạo, lượng công nhân ở

các công trình có tay nghề khá, từ đó giảm thiểu việc chậm tiến độ xây dựng,

nâng cao hiệu quả sử dụng các máy móc thiết bị thi công, cũng như công tác

quản lý tồn kho tại công trình được nâng cao tránh sự thất thoát, hư hỏng máy

móc, nguyên vật liệu.

Tùy theo nhu cầu và khả năng dự trữ hàng tồn kho của từng đơn vị thi công

để từ đó xác định số lượng nguyên vật liệu mua thêm, vừa đảm bảo đáp ứng kịp

thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, giảm tình trạng ứ đọng vốn tồn kho quá

lớn. Do với đặc thù hoạt động xây dựng, nhìn chung hệ thống các nhà cung cấp

khá ổn định, nên chất lượng nguyên liệu, máy móc đầu vào là khá đảm bảo về

chất lượng phụ vụ cho sản xuất kinh doanh. Ngoài các kho tại các công trình thi

công, thi kho chính của công ty đã được đâu tư mới nhiều trang thiết bị hiện đại

nhằm nâng cao hiệu quả bảo quản nguyên vật liệu, cũng như tạo điều kiện thuận

lợi cho việc xuất nhập kho. Mỗi khi có yêu cầu xuất kho, các phiếu yêu cầu này

sẽ được kiểm tra, tính toán hợp lý, hợp lê rồi mới được xuất kho, nhưng vẫn phải

đảm bảo cung cấp kịp thời cho hoạt động kinh doanh.

Về mặt tổ chức, có bộ phận cụ thể chịu trách nhiệm quy định mức tồn kho.

Tổ chức bộ máy phòng tài chính, kế toán cũng như quản kho là khá gọn nhẹ,

nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu của công việc. Bộ phận kho hàng tháng phải

thông báo lên phòng tài chính kế toán tình hình lưu kho, công tác xuất nhập kho.

Phòng tài chính kế toán cũng có bộ phận chuyên trách quản lỳ về vốn tồn kho,

được trang bị các trang thiêt bị mới, cùng với phần mềm kế toán giúp hỗ trợ tốt

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0469

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

trong việc kiểm kê hàng tháng, quý, năm. Việc tổ chức hạch toán vốn tồn kho

theo từng công trình, hạng mục công trình, trong từng tháng, từng quý rõ ràng.

Đồng thời công ty cũng yêu cầu hàng tháng, các đơn vị thi công phải cử người từ

công trình về trụ sở công ty báo cáo tình hình hoạt động, công tác sử dụng vốn

tồn kho; từ đó nắm bắt tình hình của các đơn vị, để có những điều chỉnh kịp thời

tránh tình trạng thất thoát, lãng phí vốn kinh doanh.

2.4.2 Những tồn tại cần khắc phục

Trong năm 2012, tuy hàng tồn kho đã giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn

trong cơ cấu vốn lưu động (61.28%) trong đó chủ yếu là chi phí sản suất kinh

doanh dở dang. Điều này làm cho một lượng vốn lớn của công ty bị ứ đọng dẫn

đến tình trạng thiếu vốn đầu tư, làm giảm các cơ hội làm ăn của công ty.

Công ty chưa quá chú trọng trong công tác lập kế hoạch mua sắm hàng tồn

kho, việc tính toán lượng đặt hàng tối ưu giữa các đơn vị còn chưa đồng nhất về

phương thức tính toán. Tuy công ty được hưởng chính sách chiết khấu khi đặt

hàng nhưng khoản này chưa được tối ưu và có lợi nhất cho công ty.

Nhiều công trình của công ty bị chậm tiến độ làm gia tăng chi phí sản xuất

kinh doanh dở dang, đồng thời làm giảm uy tín của công ty.

Trong khâu quản lý, sử dụng vốn tồn kho tại các đơn vị thi công, tuy được

giám sát nhưng tình trạng thất thoát, hư hỏng nguyên vật liệu kho vẫn thường

xuyên xảy ra. Tình trạng sử dụng lãng phí nguyên vật liệu vẫn thường xảy ra,

công tác xây dựng lượng định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng công trình

chưa được chú trọng đúng mức.

Một lượng lớn phế liệu đã không được công ty thu hồi mỗi khi hoàn thành

mỗi công trình, dẫn đến việc lãng phí một nguồn vốn có thể thu hồi hoặc sử dụng

cho các mục đích khác.

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0470

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Các phương pháp quản lý hàng tồn kho vẫn còn một số hạn chế, việc kiểm

kê hàng tồn kho gặp nhiều khó khăn, đồng thời công ty cũng không lập dự phòng

giảm giá hàng tồn kho dẫn đến rủi ro trong công tác quản lý hàng tồn kho trong

trường hợp bị mất mát, hao hụt, hỏng hóc trong quá trình bảo quản, cất giữ.

Công ty chưa có chính sách trích lập quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho

trong bối cảnh giá cả các nguyên liệu đầu vào đầy biến động, cũng như tình trạng

hao hụt, hư hỏng vẫn thường xảy ra trong khâu lưu kho, bảo quản.

* Nguyên nhân

- Nguyên nhân khách quan:

Do đặc thù hoạt động kinh doanh là xây dựng, nên giá cả nguyên vật liệu

đầu vào ảnh hưởng khá nhiều tới chi phí hoạt động của công ty. Trong thời gian

vừa qua giá cả các loại mặt hàng như xăng dầu, sắt thép, xi măng có xu hướng

tăng; làm công ty thường xuyên rơi vào tình thế bị động trong việc tính toán chi

phí thi công, ảnh hưởng xấu tới công tác lưu kho, có thể gây lãng phí nguồn vốn

của công ty nếu công tác dự báo không được thực hiên tốt.

Tình hình kinh tế năm 2012 gặp nhiều khó khăn, lạm phát tuy được kiềm

chế nhưng vẫn ở mức cao. Trong khi đó thị trường bất động sản đóng băng, việc

cạnh tranh trong và ngoài quân chủng ngày càng lớn, các khoản tín dụng dành

cho bất động sản bị thắt chặt khiến công ty thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu

vốn sản xuất kinh doanh làm gia tăng tình trạng chậm tiến độ thi công ảnh hưởng

tới uy tín của công ty.

Với đặc thù hoạt động kinh doanh trong ngành xây dựng, với số lượng các

dự án nhiều lại phân bố rộng khắp cả nước; do đó công tác quản lý, lưu trữ bảo

quản hàng tồn kho thường được giao cho từng công trình tự đảm nhiệm. Dẫn đến

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0471

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

tình trạng khó kiểm soát việc xuất, nhập hàng tồn kho, việc thất thoat, hư hỏng

hàng tồn kho thường xuyên bị diễn ra.

- Nguyên nhân chủ quan:

Hàng tồn kho công ty vẫn chiếm tỷ trọng cao chủ yếu là do hiện công ty

đang thực hiện khá nhiều công trình lớn, trong đó một số dự án bị chậm tiến độ.

Đồng thời sang năm 2013 công ty tiếp tục ký thêm các hợp đồng mới khiến chi

phí sản xuất kinh doanh dở dang tiếp tục gia tăng, làm trầm trọng thêm tình trạng

thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Ngoài ra một số dự án công ty tiến hành xây

dựng ở các vị trí đặc thù như ở biển đảo, miền núi nên thường xuyên chịu ảnh

hưởng trực tiếp từ các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt tác động không nhỏ đến

tiến độ xây dựng các công trình.

Hiện nay tuy công ty cũng có chính sách đặt hàng chiết khấu với số lượng

lớn, tuy nhiên công ty lại chưa tối ưu hóa tổng chi phí mua hàng, đặt hàng và chi

phí lưu kho do đó các khoản được chiết chưa là có lợi nhất

Khi thực hiện các công trình ở xa, công ty thường xuyên phải sử dụng một

lượng lao hợp đồng khá lớn, do đó chất lượng tay nghề của họ cũng không cao

khi vẫn chưa đáp ứng hết được yêu cầu của công ty, khả năng sử dụng thành

thạo máy móc, thiết bị của công ty là chưa cao gây ảnh hưởng đến tiến độ thi

công làm gia tăng các chi phí về nhân công, nguyên vật liệu, lưu kho bến bãi.

Trong vấn đề thu hồi phế liệu, nhìn chung tại các doanh nghiệp sản xuất

hiện nay đều có phế liệu thu hồi và đều thực hiện khá nghiêm túc và chặt chẽ.

Tuy nhiên, tại ACC công tác này lại ít được quan tâm mặc dù lượng phế liệu,

phế phẩm này là rất nhiều. Ví dụ như sắt thép, đá sỏi… thừa không được thu hồi,

trong khi những vật liệu đó có chi phí không hề nhỏ trong quá trình thi công

công trình. Một phần lý do là rất khó quản lý lao động hợp đồng vào thời gian

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0472

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

trước khi nghiệm thu hoàn thiện công trình, vì đây cũng là khoảng thời gian cuối

hợp đồng của họ, nên tình trạng thất thoát, mất mát là khó tránh khỏi.

Công ty đang sử dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính trị giá hàng

xuất kho. Theo phương pháp này, tại thời điểm xuất kho, kế toán chi có thể xác

định được số lượng xuất. Đến cuối tháng, khi kế toán hàng tồn kho tính ra giá

thực tế bình quân thì mới có thể xác định được tổng giá giá trị hàng tồn kho thực

tế đã xuất trong tháng. Chính vì vậy, công tác kế toán sẽ vị dồn vào cuối kỳ, ảnh

hưởng đến tiến độ của các thành phần khác. Hơn nữa, phương pháp này chưa

đáp ứng được yêu cầu kịp thời của thông tin kê toán ngay tại thời điểm phát sinh

nghiệp vụ.

Việc kiểm kê kho vật tư của công ty chỉ tiến hành mỗi năm một lần vào

cuối năm và chưa trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu. Đặc biệt trong bối

cảnh giá cả nguyên vật liệu đầu vào không ngừng biến động như hiện nay. Mặt

khác vật tư, hàng hóa giảm giá do hư hỏng, kém phẩm chất, ứ đọng và chậm luân

chuyển… thì công ty sẽ không xác định được giá trị thuần của hàng tồn kho và

không dự kiến được những tổn thất có thể ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh

doanh.

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0473

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Chương 3:

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN TỒN KHO TẠI

CÔNG TY ACC

3.1 Đặc điểm tình hình hoạt động của ACC trong năm 2012

Trong năm năm 2012, công ty luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ

đạo trực tiếp cùng với sự hỗ trợ giúp đỡ hiểu quả của Đảng ủy, Thủ trưởng Bộ

Tư lệnh, các cơ quan quân chủng và Bộ Quốc phòng.

Số lượng hợp đồng chuyển từ năm 2011 sang khá và năm 2012 ký kết được

nhiều hợp đồng đảm bảo đủ công ăn việc làm và có sản lượng gối đầu cho năm

2013.

Tình hình công ty ổn định và phát triển. Thương hiệu của công ty ngày càng

có uy tín trên thị trường.

3.2 Định hướng hoạt động của ACC trong tương lai

Năm 2013, tình hình kinh tế dự báo sẽ còn tiếp tục khó khăn do thị trường

bị thu hẹp từ việc thắt chặt đầu tư công, áp lực tăng giá, lương tối thiểu vùng làm

cho chí phí sản xuất tăng cao. Ngoài ra do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên

thời tiết diễn biến khó lường, thiếu vốn, thiệu trang thiết bị, hư hỏng nhiều. Song

Công ty vẫn duy trì SXKD với mức tăng trưởng khá, kiện toàn các tổ chức hoạt

động theo mô hình tổ chức của công ty…

Thị trường từ năm 2012 chuyển sang là 244 hợp đồng với tổng giá trị 4244

tỷ đồng. Một số công trình lớn như: Các sân bay Cam Ranh, Nội Bài, Tân Sơn

Nhất; Tổng công ty hàng không; Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Lào Cao, Thanh

Hóa… Dự kiến thị trường năm 2013 tìm kiếm ký kết được 1903 tỷ đồng, cụ thể:

- Thụ trường Quân đội:

+ Thị trường Quân chủng: 200 tỷ đồng.

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0474

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

+ Thị trường Quân đội khác: 800 tỷ đồng.

- Thị trường ngoài Quân đội: 850 tỷ đồng.

a. Phương hướng, nhiệm vụ chung

- Tập trung lãnh đạo xây dựng Tổng công ty ổn định, phát triển và duy trì sản

xuất kinh doanh bảo đảm mức độ tăng trưởng từ 5% trở lên.

- Sắp xếp kiện toàn biên chế tổ chức theo tổ chức bộ máy công ty.

- Triển khai thực hiện các dự án liên doanh, liên kết khai thác mặt bằng đã

được Bộ Quốc phòng và Quân chủng cho phép thực hiện.

- Xây dựng công ty vững mạnh toàn diện, thực hiện tốt các nhệm vụ quân sự.

b. Những chỉ tiêu chủ yếu

Chỉ tiêu pháp lệnh

- Nộp ngân sách và cấp trên: 109.433 triệu đồng.

- Tỷ suất lợi nhuận/ vốn nhà nước: 14,05%.

Các chỉ tiêu hướng dẫn

- Tổng doanh thu: 2.096.000 triệu đồng.

- Tổng lợi nhuận: 41.920 triệu đồng .

- Gián trị tăng thêm: 500.596 triệu đồng.

Kế hoạch lao động – tiền lương

- Tổng số lao động: 6.605 người. Trong đó:

+ Lao động trong biên chế: 307 người.

+ Lao động hợp đồng dài hạn: 779 người.

+ Lao động hợp đồng ngắn hạn, thời vụ: 5.519 người.

- Tổng quỹ lương kế hoạch: 403.340 triệu đồng

- Thu nhập bình quân đạt: 5.305.000 đồng/người/tháng

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0475

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Đầu tư, xây dựng cơ bản và mua săm thiết bị chủ yếu

- Tổng giá trị đầu tư: 41.512 triệu đồng.

- Đầu tư xây dựng cơ bản: 1.700 triệu đồng.

- Đầu tư mua sắm thiết bị: 39.812 triệu đồng.

Mua trang thiết bị như: Thiết bị khoan cọc đất, lu bánh sắt, lu bánh lốp, xe con,

giàn giáo, cốp pha…

Hiệu quả sản xuất kinh doanh

- Lợi nhuận chia vốn Nhà nước: 7.497 triệu đồng.

- Lợi nhuận chia vốn tự huy động: 10.471 triệu đồng.

- Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu: 2%.

- Tỷ suất lợi nhuận/vốn nhà nước: 14,05%.

Xếp loại doanh nghiệp: Xếp loại A.

c. Các viện pháp chủ yếu thực hiện nhiệm vụ SXKD năm 2013

Biện pháp về khai thác, phát triển thị trường

- Tổ chức tiếp thị ngay từ khi bắt đầu có dự án, phân chia thị trường theo khu

vực và giao cho các đơn vị chịu trách nhiệm. Tích cực, chủ động tìm kiếm thị

trường mới, mở rộng thị trường ngành nghề kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm

để từng bước tăng quy mô sản xuất kinh doanh.

- Giữ vững thương hiệu đảm bảo chất lượng, tiến độ, cam kết với chủ đầu tư.

Tiếp tục đầu tư trang thiết bị nâng cao khả năng cạnh tranh.

Biện pháp về kế hoạch – quản lý điều hành sản xuất kinh doanh

- Tập trung sự lãnh đạo, chi huy thực hiện tốt nhiệm vụ năm 2013 phấn đấu

đạt và vượt chỉ tiêu chủ yếu năm 2012.

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0476

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

- Xây dựng và ban hành các quy định, quy chế còn thiếu hoặc chưa phù hợp

như: Các quy chế hoạt động của các đơn vị thành viên, quy chế tài chính… phục

vụ cho công tác tổ chức quản lý điều hành phù hợp với mô hình công ty.

- Theo dõi, chỉ đạo kịp thời công tác lập hồ sơ hoàn công, thanh quyết toán

các công trình để thu hồi vốn.

- Thường xuyên phân tích, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

để có giải pháp giải quyết kịp thời nhằm khắc phục hậu quả xấu nhất có thể xảy

ra.

- Tăng cường đầu tư trang thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh.

Biện pháp quản lý tài chính và hoạch toán kinh doanh

- Tập trung quyết toán tài chính năm 2012; rà soát, xác định vốn, tài sản, điều

chỉnh giá các công trình trong và ngoài Quân chủng.

- Thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các quy định về chế độ quản lý tài chính

hạch toán kinh doanh của Nhà nước, Bộ Quốc phòng và Quân chủng.

- Thực hiện chế độ báo cáo, kiểm tra, kiểm toán, nội bộ thường xuyên để kịp

thời chấn chỉnh, uốn nắn những sai sót trong qua trình quản lý tài chính và hạch

toán kinh doanh.

- Điều tiết vốn, tạo nguồn bổ sung vốn bằng vay ngân hàng và vốn huy động

từ các nguồn khác thực hiện theo hiện khác thực hiện theo quy định Tổng công

ty.

- Đảm bảo vốn đầu tư mua săm máy móc thiết bị và liên doanh, liên kết.

Biện pháp quản lý tổ chức, lao động – tiền lương

- Xây dựng đảm bảo quân số, rà soát cân đối ngu cầu lao động và điều chỉnh

hợp lý lực lượng lao động.

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0477

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

- Thực hiện nghiệm chế độ chính sách của người lao động như: tuyển dụng,

nâng lương, chuyển chế độ, các chế độ bảo hiểm…

Bảng 3.1: Báo cáo các chỉ tiêu chủ yếu

Đơn vị: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013

Thực hiện Kế hoạch

1 Doanh thu 3.356.022 2.096.000

2 Tổng chi phí 3.232.180 2.050.462

3 Lợi nhuận trước thuế 123.842 41.920

4 Tổng giá trị tài sản 3.405.914 1.412.180

5 Nợ phải trả 2.968.546 1.035.533

6 Vốn chủ sở hữu 406.470 376.647

Nguồn: Kế hoạch sản xuất kinh doanh – xây dựng đơn vị năm 2013

3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn tồn kho tại công ty ACC

3.3.1 Áp dụng mô hình EOQ để quản lý vốn tồn kho cho các thành phần

hàng tồn kho phù hợp

Việc xác định lượng đặt hàng tối ưu cho doanh nghiệp trước khi bắt đầu

hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này rất quan trọng vị hiện nay do đặc thù

hoạt động xây dựng của công ty rộng khắp cả nước, công tác xác định lượng đặt

hàng chưa thống nhất, thường là do tự đơn vị trực tiếp thi công đảm nhận. Do đó

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0478

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

việc việc công ty áp dụng mô hình EOQ để tính toán lượng đặt hàng tối ưu, sẽ

giúp cho công tác này được đồng nhất trong tất cả các đơn vị. Điều này sẽ giúp

cho công ty có thể tiết kiệm các khoản chi phí về lưu kho, bãi; cũng như tối ưu

lượng vốn dùng để mua nguyên vật liệu lưu kho về tránh tình trạng lúc thừa lúc

thiếu nguyên liệu tồn kho ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy

nhiên công ty cũng cần xem xét kỹ lưỡng khi áp dụng mô hình EOQ, vì không

phải thành phần của hàng tồn kho nào cũng áp dụng được mô hình này, chi

những thành phần có nhà cung cấp cố định, nhu cầu nguyên vật liệu hầu như

không thay đổi trong thời gian thi công.

Mỗi một doanh nghiệp khi đi vào sản xuất kinh doanh đều cố gắng tìm cho

mình một mô hình quản lý hàng tồn kho phù hợp. Với tình hình quản lý vốn tồn

kho hiện này, công ty có thể áp dụng mô hình EOQ cho công tác quản lý một số

nguyên vật liệu phù hợp với điều kiện áp dụng của mô hình này.

Ví dụ 3.1: Tại dự án mở rộng sân bay Cát Bi do công ty đang thục hiện, lượng xi

măng phục vụ cho công trình này được cung cấp từ nhà máy xi măng 78 Lạng

Sơn.

Nhu cầu xi măng được được xác định đều đặn hàng năm là:

- Qn= 20.000 bao xi măng với giá mua vào: 90.000 đồng/bao.

Tổng giá trị mua vào là: 90.000 x 20.000 = 1.800.000.000 đồng.

Có giá trị mua một đơn hàng

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0479

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Bảng 3.2: Chi phí 1 lần đặt hàng dự kiến

Đơn vị: Đồng

STT Loại chi phí Thành tiền

1 Các khoản giao dịch, điện thoại, đi lại... 600.000

2 Quản lý 300.000

3 Kiểm tra 200.000

4 Thanh toán 300.000

Tổng 1.400.000

Nguồn: Bản kế hoạch xây dựng dự án Sân bay Cát Bi

Ta có chi phí đặt hàng 1 lần là: Cd = 1.400.000 đồng.

Bảng 3.3: Thống kê chi phí bảo quản

Đơn vị: Đồng

STT Loại chi phí Chú thích Thành tiền

1 Bốc xếp 4000đ/bao 80.000.000

2 Thuê kho, thiết bị 200.000.000

3 Hao hụt, hư hỏng 1% trên tổng giá trị mua vào 18.000.000

4 Lãi yêu cầu hàng năm 10% trên tổng giá trị mua vào 180.000.000

Tổng 478.000.000

Nguồn: Bản kế hoạch xây dựng dự án Sân bay Cát Bi

Ta có tổng chi phí bảo quản là: 478.000.000 đồng.

Chi phí bảo quản cho 1 bao xi măng là: C1= = 23.900 đồng

Theo mô hình EOQ, ta tính được lượng đặt hàng kinh tế là:

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0480

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Q* = = 484 (bao)

Tổng chi phí tồn kho mới là:

FT = ( C1 + ) + ( Cd + ) = (23.900 + ) + (1.400.000 + )

1.424.183 đồng.

Số ngày cung cấp cách nhau Nc = 9 (ngày).

Số lần đặt hàng Lc = 42 (lần).

Như vậy, công ty nên đặt hàng ở mức 484 bao xi măng cho từng lần đặt

hàng trong khoảng thời gian lưu giữ là 9 ngày thì chi phí tồn kho sẽ là thấp nhất

và bằng 1.424.183 đồng.

3.3.2 Kết hợp quản lý vốn tồn kho theo mô hình EOQ và mô hình chiết khấu

giảm giá.

Trong ví dụ 2.1, nếu công ty đặt mua mỗi lần 1000 bao xi măng sẽ được chiết

khấu là 10% trên giá mua.

- Theo mô hình EOQ, nếu công ty đặt mua mỗi lần 484 bao tức công ty sẽ

được chiết khấu là: = 4.84%.

Chi phí mua hàng mới: 20.000 90.000 (1 – 0.0484) = 1.712.880.000 đồng

Chi phí lưu kho mới: 80.000.000 + 200.000.000 + 1.712.880.000 11%

= 468.416.800 (đồng)

Chi phí đặt hàng không đổi: 1.400.000 (đồng)

Tổng chi phí: 1.712.880.000 + 468.416.800 + 1.400.000 = 2.182.696.800 (đồng)

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0481

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

- Nếu công ty đặt mua mỗi lần 1000 bao:

Chi phí mua hàng là: 20.000 90.000 (1 - 0.1) = 1.620.000.000 (đồng)

Chi phí lưu kho:

4000 1000 + 200.000.000 + 1.620.000.000 11% = 458.200.000 (đồng)

Chi phí đặt hàng không đổi: 1.400.000 (đồng)

Tổng chi phí: 1.620.000.000 + 458.200.000 + 1.400.000 = 2.079.600.000 (đông)

Nhận thấy thấy nếu công ty đặt hàng mỗi lần 1000 bao sẽ giúp công ty tiết kiệm

được 2.182.696.800 - 2.079.600.000 = 103.096.800 (đồng)

Qua ví dụ trên cho thấy công ty cũng hoàn toàn có thể áp dụng mô hình

chiết khấu vào chiên lược đặt hàng của công ty. Tuy nhiên không vì thế mà mô

hình EOQ không được sử dụng. Công ty cần xem xét có thể áp dụng 2 mô hình

trên vào những loại hàng tồn kho nào sao cho phù hợp, xem xét trên điều kiện

thực tế vì có nhiều loại hàng tồn nếu bảo quản lâu sẽ dẫn đến tình trạng hao mòn

làm giảm giá trị, gây thiệt hai cho doanh nghiệp. Đồng thời quan tâm đến các

chính sách chiết khấu của nhà cung cấp, sao cho có thể tận dụng tạo lợi ích cao

nhất cho công ty.

3.3.3 Đẩy nhanh tiến độ thi công, tránh tình trạng đầu tư xây dựng dàn trải

Hiện nay công ty đang thực hiện khá nhiều dự án lớn nhỏ, do đó tình trạng

thiếu hụt vốn thường xuyên xảy ra, khiến tình trạng chậm tiến độ diễn ra khá

thường xuyên. Trước mắt công ty cần xem xét lại tổng thể các công trình này,

tùy theo thời gian thi công mà có thể tập trung nguồn lực vào các dự án gần đến

hạn bàn giao. Đồng thời tìm hiểu các nguyên nhân gây ra tình trạng chậm tiến độ

thì từ đó có các biện pháp giải quyết kịp thời. Về sau này công ty cũng cần xác

định rõ khả năng của mình về vốn và nhân lực để đưa ra quyết định đấu thầu hay

nhận thầu các công trình xây dựng, công ty nên tập trung vào các dự án xây dựng

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0482

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

lớn có thể khả năng sinh lời cao. Tránh các dự án nhỏ, tuy có thể thu hồi vốn

nhanh nhưng lại làm phân tán các nguồn lực của công ty, dẫn đến ảnh hưởng các

dự án trọng điểm của công ty trừ trong trường hợp các dự án này do Quân chủng

yêu cầu thì công ty cần có tính toán hợp lý để phân bổ thi công cho phù hợp.

3.3.4 Tiết giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Quản lý chi phí về nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất, đồng

thời chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh. Do vậy, tiết kiệm

nguyên vật liệu thường đóng vai trò then chốt trong việc hạ thấp chi phí xây

dựng, thi công của công ty. Công ty cần tiếp tục duy trì chính sách ổn định nhà

cung cấp nguyên vật liệu, từ đó có thể đảm bao nguồn cung, chất lượng cũng

như tiếp cận với mức giá cả hợp lý.

Nâng cao công tác quản lý mức tiêu hao nguyên vật liệu xây dựng định

mức, từ đó giúp cho người lao động có tinh thần trách nhiệm, ý thức bảo quản,

tiết kiệm nguyên vật liệu. Kết hợp với các hình thức khen thưởng với những cá

nhân, tập thể có thành tích trong việc tiết kiệm nguyên vật liệu xây dựng, cũng

như có chế độ phạt nghiêm khắc với những hành động cố ý làm sai, làm hỏng,

gây lãng phí. Công ty nên tiến hành xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu

song song với việc theo dõi tình hình biến động của thị trường từ đó có nhưng

thay đổi kịp thời.

Nâng cao trình độ tay nghề người lao động, tiết kiệm chi phí nguyên vật

liệu tiêu hao

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0483

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Với đặc thù xây dựng rộng khắp, nên công ty thường xuyên phải thuê nhân

công theo thời vụ, do đó không tránh được tình trạng tay nghề của một bộ phận

công nhân vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Do đó công ty nếu có điều kiện nên có vài

buổi hướng dẫn qua với công nhân về các quy định trong thi công, cách sử dụng

máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu. Đồng thời ở mỗi dự án nên xen kẽ các công

nhân lành nghề trong biên chế của công ty, vừa có thể hướng dẫn đồng thời giám

sát lực lượng công nhân mới. Một khi nâng cao được tay nghề của người công

nhân sẽ giúp cho việc triển khai nhanh chóng các công trình, tránh tình trạng sử

dụng không hiệu quả máy móc, thiết bị, vật tư gây ra sự lãng phí, hư hỏng

không đáng có.

Nâng cao trình độ quản lý tại các đơn vị thi công

Công ty tăng cường công tác kiểm tra, quản lý tiến độ thi công, tình hình sử

dụng vật liệu tại các đơn vị thi công. Cử người có năng lực trực tiếp giám sát,

điều hành ở tại các công trình. Từ đó giúp các đơn vị thi công dễ dàng áp dụng

các chính sách từ công ty, giúp quản lý tốt công tác quản lý vốn tồn kho tại cơ

sở, hạn chế được tình trạng thất thoát, hư hỏng, sử dụng lãng phí vật liệu kho.

Áp dụng các chính sách nhằm thu hồi phế liệu, vật liệu thừa

Các đơn vị cần có nhưng kế hoạch sớm và chi tiết cho công tác này khi các

công trình đang bước vào giai đoạn cuối, chủ yếu là nâng cao khâu quản lý

lượng nhân công hợp đồng. Phổ biến cho lực lượng công nhân các quy định về

việc thu hổi các nguyên vật liệu, phế phẩm dư thừa. Ra các chính sách khen

thưởng như sẽ trích một phần vồn được thu hồi để làm một khoản khen thưởng

hay liên hoan cho công nhân, điều này sẽ giúp cho họ nâng cao tinh thần tự giác

hơn. Bên cạnh các chính sách khen thưởng, cũng sẽ có hình phạt cho những ai có

các hành vi tuồn nguyên vật liệu dư thừa ra ngoài nhằm chuộc lợi cá nhân.

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0484

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Hoàn thiện quy trình công nghệ trong thi công

Công ty cần chú trọng trong công tác nghiên cứu, phát triển, áp dụng vào

thực tế các quy trình công nghệ mới, giúp nâng cao chất lượng thi công, đẩy

nhanh tiến độ, từ đó giúp tiết kiệm chi phí cho công ty. Tuy nhiên cũng cần phải

xem xét kỹ lưỡng hiệu quả của việc đầu tư, phát triển công nghệ mới; đồng thời

tính toán lượng vốn tài trợ cho quá trình trên sao cho hiệu quả và hợp lý như có

thể sử dụng số lợi nhuận trích lập vào quỹ đầu tư phát triển hoặc số tính khấu

hao tài sản cố định ở công ty.

3.3.5 Tiến hành trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Các nguyên vật liệu ở công ty hiện nay có nhiều chủng loại mà trong đó nổi

bật là giá cả thị trường của xi măng, sắt, thép thường xuyên biến động với xu

hướng tăng; tuy nhiên nếu giá các nguyên vật liệu này giảm giá mà công ty hiện

nay lại chưa tiến hành việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Thực hiện

công tác này sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế được các thiệt hại, rủi ro do các tác

nhân khách quan và chủ quan mang lại, giúp doanh nghiệp có thể chủ động hơn

về tài chính. Do vậy việc tiến hành trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là

khá cần thiết. Tuy nhiên công ty cần có một số chú ý khi lập dự phòng giảm giá

hàng tồn kho khi có đủ các điều kiện:

- Số dự phòng không được vượt quá số lợi nhuận thực tế phát sinh của công

ty sau khi đã hoàn nhập các khoản dự phòng đã trích từ năm trước.

- Phải có bằng chứng về các thành phần tồn kho tại thời điểm lập báo cáo

tài chính có giá trị thị trường thấp hơn giá trị ghi sổ kế toán.

3.3.6 Thay đổi phương pháp xuất kho nguyên vật liệu

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0485

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Do đặc điểm của ngành xây dựng, tần xuất nhập xuất nguyên vật liệu là khá

lớn. Hơn nữa trong bối cảnh hiện nay, nguyên vật liệu của công ty thường xuyên

có sự biến động về giá cả, số lượng. Cùng với đó là lợi thế bộ phận kế toán đã

được trang bị phần mềm kế toán khá hiệu quả và trình độ quản lý cũng dần nâng

cao, do đó đề xuất công ty nên sử dụng phương pháp hạch toán để tính giá xuất

kho. Sử dụng giá hạch toán, việc xuất kho hàng ngày sẽ được thực hiện theo giá

hạch toán. Cuối kỳ, sẽ dễ dàng tính ra giá thực tế để ghi sổ tổng hợp, làm chi phí

hiện tại phù hợp với doanh thu.

3.4 Một số kiến nghị với công ty ACC

Nhìn chung công ty đã có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn

tồn kho. Năm 2012, tỷ trọng hàng tồn kho tuy chiếm tỷ trọng vẫn cao nhưng đã

có xu hướng giảm dần trong tổng tài sản. Để có thể đạt hiệu quả cao hơn, công ty

cần có kế hoạch mua sắm hàng tồn kho và kế hoạch sản xuất đồng bộ, thống

nhất. Việc xem xét lượng đặt hàng tối ưu và số lần đặt hàng, các chính sách chiết

khấu sao cho tạo lợi ích cao nhất cho công ty.

Công ty cần thực hiện nghiêm ngặt kiểm tra, kiểm kê hàng tồn kho hơn nữa,

định kỳ có các báo cáo gửi lên ban lãnh đạo công ty. Công ty nên tiến hành trích

lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho để có thể bù đắp những thiệt hại trong

trường hợp hàng tồn kho bị giảm chất lượng, số lượng.

Việc thu hổi phế liệu, nguyên vật liệu thừa không được thực hiện nghiêm

túc sẽ làm tăng chi phí, ảnh hưởng đến giá thành xây dựng của công ty. Do đó

công ty cần chú trọng trong công tác này.

Đối với những loại hàng tồn kho quá lâu do nhập kho quá nhiều so với nhu

cầu hoặc không đáp còn đáp ứng được yêu cầu về tính năng kỹ thuật, công ty cần

tiến hành giải phóng sớm có thể bằng cách bán hay trao đổi với các đơn vị có

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0486

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

nhu cầu nhăm thu hồi lại một phần vốn, giúp giải tỏa mặt bằng, giảm bớt chi phí

bảo quản.

Công ty cần có kế hoạch cụ thể về tổ chức các khóa học ngắn hạn ngay tại

công ty cho nhân viên nâng cao trình độ quản lý. Tổ chức các cuộc thi tay nghề

giỏi cho công nhân, khuyến khích và có hình thức khen thưởng đối với những

người có thành tích trong lao động, sản xuất ; tạo điều kiện cho các người lao

động có thể học hỏi lẫn nhau, cùng nhau chung sức giúp công ty ngày càng phát

triển, lớn mạnh.

3.5 Một số kiến nghị với Nhà nước và cơ quan quản lý cấp trên

Trong quá trình hình thành và phát triển, công ty công luôn được sự quản

tâm, chỉ đạo của Quân chủng phòng không không quân cũng như của Bộ Quốc

phòng, công ty luôn được tạo điều kiện mở rộng và phát triển. Tuy nhiên trong

quá trình hoạt động kinh doanh, công ty khó tránh khỏi những khó khăn tác động

từ môi bên ngoài. Để giúp cho công tác quản lý vốn tồn kho được hiệu quả của

công ty ACC nói riêng cũng như của toàn ngành xây dựng nói chung, nhà ước

cần có một số biện pháp như:

- Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh như ổn định tiền tệ,

duy trì lạm phát ở mức vừa phải để các doanh nghiệp có thể phát huy thế mạnh

của mình. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có biện pháp để tạo nên sự canh tranh

lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nên kinh tế thị trường.

- Chính phủ cần đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính, đặc biệt là thị

trường tiền tệ để các doanh nghiệp có thể đa dạng hóa đầu tư cũng như lựa chọn

phương pháp huy động vốn. Bởi vì với một thị trường tiền tệ phát triển, các công

ty có thể đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mình một cách có hiệu quả và

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0487

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

đồng thời dễ dàng huy động vốn khi cần thiết, để các công ty không phải vay

vốn hoạt động sản xuất kinh doanh với lãi suất cao.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, đối

với phương thức quản lý đối với doanh nghiệp, hình thành khung pháp lý đồng

bộ đảm bảo quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước

theo hướng: Nhà nước ban hành chính sách, chế độ, giám sát theo các chi tiêu tài

chính đối với các loại hình doanh nghiệp, không can thiệp trực tiếp vào hoạt

động của doanh nghiệp, xóa bỏ các bảo hộ bất hợp lý, bao cấp đối với doanh

nghiệp.

- Hỗ trợ doanh nghiệp giảm các chi phí đầu vào, nâng cao khả năng cạnh

tranh thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng, điện nước, hộ trợ lãi suất đầu tư, nghiên

cứu đổi mới, phát triển khoa học công nghệ, đào tạo bồi dượng cán bộ quản lý,

tay nghề người lao động trong các doanh nghiệp.

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0488

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

KẾT LUẬN

Đất nước ta đang từng bước vào kỷ nguyên mới với bao thách thức và cơ

hội mới trong dòng chảy toàn cầu hoá, yêu cầu đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp

Việt Nam phải nâng cao được khả năng cạnh tranh để có thể hội nhập một cách

đầy đủ vào nền kinh tế khu vực thế giới. Điều đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải

xây dựng 1 tiềm lực tài chính vững mạnh, đồng thời phải sử dụng một cách hiệu

quả nguồn lực tài chính của mình.

Vốn tồn kho là một nhân tố quan trọng trong quá trình hình thành và phát

triển của doanh nghiệp, có ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung về vốn tồn kho, em đã tìm hiểu và phân

tích thực trạng quản lý vốn tồn kho tại Công ty TNHH 1 thành viên xây dựng

công trình hàng không ACC. Công ty đã không ngừng phấn đấu duy trì và phát

triển năng lực sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân

viên. Song bên cạnh những thuận lợi và những kết quả đã đạt được, công ty còn

phải đương đầu với không ít khó khăn và còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết

trong công tác sử dụng và quản lý vốn tồn kho. Vì vậy đòi hỏi công ty phải cố

gắng nhiều hơn nữa trong quá trình hoạt động của mình, tìm ra những biện pháp

tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý vốn tồn kho của công ty, đảm

bảo cho công ty sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất, đóng góp cho sự phát

triển của xây dựng Việt Nam và cũng tạo ra sự phát triển bền vững cho bản thân

công ty. Với quan điểm từ đó tiếp tục bổ sung hoàn thiện sao cho các biện pháp

tài chính thực sự hợp lý phù hợp với mặt bằng chung của nền kinh tế Việt Nam,

công bằng và bình đẳng trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, mang lại sự

tăng trưởng mạnh mẽ cho doanh nghiệp và sự phát triển bền vững của nền kinh

tế nước nhà. Đó là vấn đề cốt lõi mà người thực hiện đề tài mong muốn. Do hạn

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0489

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

chế về mặt thời gian và trình độ, luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, em

mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và bạn bè để vấn đề

này được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hơn nữa.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của TS. Nguyễn Thị Hà -

Giảng viên khoa Tài chính Doanh nghiệp, Học viện Tài chính cùng Ban lãnh đạo

Công ty ACC đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2013

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Trọng Huy

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0490

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS. TS. Nguyễn Trọng Cơ, TS. Nghiêm Thị Thà ( đồng chủ biên) (2010),

“Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp”, NXB Tài chính.

2. PGS. TS. Nguyễn Đình Kiệm, TS. Bạch Đức Hiển (đồng chủ biên) (2010),

“Giáo trình Tài chính doanh nghiệp”, NXB Tài chính.

3. Các tài liệu liệu liên quan của công ty ACC.

4. Các trang web tham khảo:

- www.doko.vn

- www.tailieu.vn

5. Luận văn các khóa trước.

Nguyễn Trọng Huy Lớp CQ47/11.0491