mẫu đề đáp án hè 2011 - cdsplaocai.edu.vn · Từ cung cấp đồ dùng, đồ chơi,...

6
TRƯỜNG CĐSP LÀO CAI ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM ĐỀ THI TT NGHIỆP CĐSP LIÊN THÔNG H: VA HC VỪA LÀM NĂM 2011 NGÀNH: GIÁO DC MM NON Môn: .Tiếng Vit – PPPTNN và Văn học - PPLQTPVH (Đáp án, thang điểm gm:5 trang) 1. Hướng dn chm: - Toàn bài chấm theo thang điểm 10. - Tng câu giám kho có thchấm điểm lẻ đến 0,25 đim. - Thí sinh có thtrình bày phân tích vấn đề ca tng câu theo mức độ hiu vấn đề có tính sáng to ca cá nhân nên giám kho cht lc chm theo các ý, không máy móc phải theo đúng nguyên như cách diễn đạt, trình bày của đáp án. - Đim toàn bài là tng đim ca 4 câu và làm tròn đến phn nguyên theo qui chế. 2. Biểu điểm: Câu Đáp án Điểm - Trình bày khái nim vphép nhân hóa tu t? (1 điểm) 1 ( 2 điểm) - Ly mt ví dụ thơ trong chương trình chăm sóc và giáo dục trmm non có sdng phép nhân hóa tu t . - Phân tích được giá trca phép nhân hóa đó. (0,5 điểm) (0,5 điểm) 2 ( 3 điểm) * Trình bày 3 nhim vphát trin ngôn ngcho tr: - Hình thành cho trnhng nhn thc và cm giác vtiếng mđẻ. - Giúp trcó khnăng phát âm đúng các âm, các thanh tiếng mđẻ, biết sdng, sp xếp tđúng cu trúc ngpháp tiếng Vit, biết din đạt mch lc ý nghĩ ca mình. - Chun bcơ scho trhc môn tiếng Vit cp 1, giúp trkhnăng thc hành tiếng Vit, biết nhn din chcái ghi âm tiếng Vit, biết ngi đúng tư thế, biết cách cm bút khi tp tô chcái. * Trình bày được 4 ni dung: - Luyn cho trphát âm đúng, rõ ràng, biu cm âm thanh tiếng Vit. - Làm giàu, cng c, tích cc hóa vn tcho tr. - Giúp trnói đúng cu trúc ngpháp tiếng Vit. - Dy trnói rõ ràng mch lc. - Giúp trlàm quen vi chcái ghi âm tiếng Vit. * Các phương pháp sử dụng để phát trin ngôn ngcho tr: - Nhóm phương pháp trực quan ( nhóm phương pháp chủ đạo): (0,25 điểm) (0,25 điểm) (2,5 điểm) (1,0 điểm) ĐÁP ÁN CHÍNH THC

Transcript of mẫu đề đáp án hè 2011 - cdsplaocai.edu.vn · Từ cung cấp đồ dùng, đồ chơi,...

Page 1: mẫu đề đáp án hè 2011 - cdsplaocai.edu.vn · Từ cung cấp đồ dùng, đồ chơi, nội dung chơi, hướng dẫn, theo dõi trò chơi kết hợp cung cấp từ

TRƯỜNG CĐSP LÀO CAI

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CĐSP LIÊN THÔNG

HỆ: VỪA HỌC VỪA LÀM NĂM 2011 NGÀNH: GIÁO DỤC MẦM NON

Môn: .Tiếng Việt – PPPTNN và Văn học - PPLQTPVH (Đáp án, thang điểm gồm:5 trang)

1. Hướng dẫn chấm:

- Toàn bài chấm theo thang điểm 10.

- Từng câu giám khảo có thể chấm điểm lẻ đến 0,25 điểm.

- Thí sinh có thể trình bày phân tích vấn đề của từng câu theo mức độ hiểu vấn đề và có tính sáng tạo của cá nhân nên giám khảo chắt lọc chấm theo các ý, không máy móc phải theo đúng nguyên như cách diễn đạt, trình bày của đáp án. - Điểm toàn bài là tổng điểm của 4 câu và làm tròn đến phần nguyên theo qui chế.

2. Biểu điểm:

Câu Đáp án Điểm

- Trình bày khái niệm về phép nhân hóa tu từ? (1 điểm)

1

( 2 điểm)

- Lấy một ví dụ thơ trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non có sử dụng phép nhân hóa tu từ. - Phân tích được giá trị của phép nhân hóa đó.

(0,5 điểm) (0,5 điểm)

2

( 3 điểm)

* Trình bày 3 nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ: - Hình thành cho trẻ những nhận thức và cảm giác về tiếng mẹ đẻ. - Giúp trẻ có khả năng phát âm đúng các âm, các thanh tiếng mẹ đẻ, biết sử dụng, sắp xếp từ đúng cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt, biết diễn đạt mạch lạc ý nghĩ của mình. - Chuẩn bị cơ sở cho trẻ học môn tiếng Việt ở cấp 1, giúp trẻ có khả năng thực hành tiếng Việt, biết nhận diện chữ cái ghi âm tiếng Việt, biết ngồi đúng tư thế, biết cách cầm bút khi tập tô chữ cái. * Trình bày được 4 nội dung: - Luyện cho trẻ phát âm đúng, rõ ràng, biểu cảm âm thanh tiếng Việt. - Làm giàu, củng cố, tích cực hóa vốn từ cho trẻ. - Giúp trẻ nói đúng cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt. - Dạy trẻ nói rõ ràng mạch lạc. - Giúp trẻ làm quen với chữ cái ghi âm tiếng Việt. * Các phương pháp sử dụng để phát triển ngôn ngữ cho trẻ: - Nhóm phương pháp trực quan ( nhóm phương pháp chủ đạo):

(0,25 điểm) (0,25 điểm) (2,5 điểm) (1,0 điểm)

ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC

Page 2: mẫu đề đáp án hè 2011 - cdsplaocai.edu.vn · Từ cung cấp đồ dùng, đồ chơi, nội dung chơi, hướng dẫn, theo dõi trò chơi kết hợp cung cấp từ

+ Mục đích: Rèn luyện phát âm cho trẻ; dạy trẻ cách thức phát âm; Hình thành và phát triển vốn từ; củng cố kiến thức và vốn từ cho trẻ. + Trực quan bằng vật thật: Là hình thức cho trẻ tiếp xúc với vật cụ thể ( nhìn, xem, sờ, nắm, nếm, ngửi...). Từ đó giúp trẻ nhận biết, tri giác một cách khái quát và cụ thể từng chi tiết và gọi ra được những từ ngữ tương ứng chính xác. + Trực quan bằng quan sát: Là phương pháp dạy trẻ sử dụng các giác quan của mình để tích lũy những hình ảnh, những kinh nghiệm, những biểu tượng và kĩ xảo ngôn ngữ. Bài tập quan sát phải gắn liền với việc cung cấp và củng cố vốn từ cho trẻ. Khi tổ chức quan sát phải cho trẻ thấy được mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng, quan sát phải có hệ thống, có kế hoạch để giúp trẻ làm giàu vốn từ, có được suy nghĩ và lời nói rõ ràng, mạch lạc. + Tham quan: đưa trẻ đến gần vật thể, hiện tượng. Nội dung tham quan phải đáp ứng sở thích của trẻ, phù hợp với trình độ và tâm trạng của trẻ. Chuần bị kế hoạch chu đáo ( số lần, địa điểm, mục đích...). Cô giáo phải nắm vững số lượng trẻ, giúp trẻ chú ý tới nội dung chính, trọng tâm. Buổi tham quam phải tổ chức sinh động, hấp dẫn giúp trẻ vừa nhận thức, vừa được vận động, thử nghiệm. Sau buổi tham quan cần củng cố nhận thức và ấn tượng cho trẻ. + Xem phim: cho trẻ được xem những cảnh vật mà trẻ không thể tiếp xúc trực tiếp hoặc cảnh quan trong quá khứ nhằm mục đích phát triển lời nói cho trẻ - Nhóm phương pháp dùng lời: + Đọc thơ ( ca dao, đồng dao, tục ngữ) cho trẻ nghe: Đọc chậm rãi vừa phải nhấn vào các từ mang vần nhằm giúp trẻ cảm nhận được vần điệu, nhịp điệu của tiếng Việt. + Kể, đọc chuyện: Khi đọc, kể giáo viên dùng ngữ điệu để thể hiện được đặc điểm, tính cách nhân vật. Tốc độ chậm rãi, vừa phải để trẻ lắng nghe được các từ ngữ, câu văn trong truyện. + Kể lại chuyện: Cho trẻ kể lại chuyện đã được nghe giúp cho tư duy lô gic và ngôn ngữ mạch lạc của trẻ phát triển + Đàm thoại: Là cách dùng hệ thống câu hỏi và câu trả lời của trẻ để giúp cho ngôn ngữ trẻ phát triển. Đàm thoại tiến hành nhẹ nhàng, thoải mái, gắn với đồ dùng trực quan. Câu hỏi phải dễ hiểu, đơn giản, phù hợp. Đàm thoại phải hướng tới mục đích củng cố và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. + Mẫu câu của cô: Mẫu lời nói của cô được sử dụng chỉ cho trẻ cách diễn đạt suy nghĩ của mình. Mẫu câu còn được sử dụng để củng cố, nhắc lại, chính xác hóa từ, câu hay đoạn. Số lượng câu trong mẫu phải phù hợp với tư duy và nhận thức của trẻ. Trẻ

=>2ý đầu: ( 0,25điểm) ( 0,25điểm) ( 0,25điểm) ( 0,25điểm) (1,0 điểm) 6 ý đầu cứ 2ý=0,25điểm

Page 3: mẫu đề đáp án hè 2011 - cdsplaocai.edu.vn · Từ cung cấp đồ dùng, đồ chơi, nội dung chơi, hướng dẫn, theo dõi trò chơi kết hợp cung cấp từ

càng nhỏ mẫu câu càng phải ngắn gọn. + Câu hỏi để hỏi trẻ: Câu hỏi hướng sự chú ý của trẻ vào việc nhận thức đối tượng như tìm kiếm, phát hiện, nhận xét, đánh giá, kết luận về sự vật, hiện tượng đó. Câu hỏi kết hợp với trực quan để giúp trẻ nhận thức chính xác và dùng ngôn ngữ đúng. + Giảng giải: Là phương pháp dùng lời lẽ để trẻ hiểu về đối tượng ( đặc điểm, tính cách...). Cô tận dụng vốn hiểu biết của trẻ để giải nghĩa các từ trẻ chưa biết, giúp cho vốn từ của trẻ phát triển. Giảng giải phải rõ ràng, dễ hiểu, chính xác. Chỉ sử dụng giảng giải khi trẻ không hiểu ý nghĩa của từ, câu, câu chuyện. - Nhóm phương pháp thực hành: + Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua trò chơi: Trò chơi kích thích mạnh mẽ đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Từ trò chơi, trẻ tích lũy được những kinh nghiệm, khám phá ra những hiện tượng và liên tưởng chúng đến từ. Khi chơi trẻ thường xuyên liên hệ với đồ chơi vì vậy trẻ dễ nhớ được các từ ngữ gọi tên các đồ vật, đồ chơi, cách chơi, hành động chơi...=> Ngôn ngữ sẽ phát triển. Vì vậy cô cần tổ chức tốt hoạt động chơi cho trẻ: Từ cung cấp đồ dùng, đồ chơi, nội dung chơi, hướng dẫn, theo dõi trò chơi kết hợp cung cấp từ mới, nói chuyện với trẻ, kích thích trẻ nói với bạn khi chơi... + Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động lao động: Qua hoạt động lao động nhẹ nhàng như lao động trong thiên nhiên, tự phục vụ ở trường hoặc hòa vào lao động, sinh hoạt của người lớn ở nhà phù hợp với trẻ nhằm cung cấp cho trẻ các từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng, đồ dùng, dụng cụ và hoạt động lao động. Từ đó để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

0,25 điểm (0,5 điểm) ( 0,25điểm) ( 0,25điểm)

3

(2điểm)

Phân tích hình ảnh những người bạn ngộ nghĩnh trong thơ Phạm Hổ viết cho thiếu nhi: - Những con vật gần gũi, gắn bó với trẻ trong đời sống hàng ngày khi vào thơ Phậm Hổ đã trở thành những người bạn nhỏ đáng yêu, thân thiết như gà, vịt, ngan ngỗng, bò bê, chim cá... - Những con vật được Phạm Hổ miêu tả mang những nét hồn nhiên, ngây thơ, nhí nhảnh, ngộ nghĩnh giống như trẻ thơ. ( Lấy ví dụ và phân tích chứng minh) - Mỗi bài thơ của ông là một câu chuyện nhỏ xinh, một tiếng cười hóm hỉnh, sảng khoái về các con vật hay về chính thế giới trẻ thơ nên được trẻ rất yêu thích. ( Lấy ví dụ và phân tích chứng minh)

(2 điểm) (0,5 điểm) (0,75 điểm) (0,75 điểm)

Page 4: mẫu đề đáp án hè 2011 - cdsplaocai.edu.vn · Từ cung cấp đồ dùng, đồ chơi, nội dung chơi, hướng dẫn, theo dõi trò chơi kết hợp cung cấp từ

4

( 3 điểm)

* Khái niệm PP đọc - kể diễn cảm : Giáo viên sử dụng mọi sắc thái giọng của mình để trình bày tác phẩm giúp trẻ tái tạo lại bằng hình ảnh những cái đã được nghe và gợi lên những tình cảm, cảm xúc nhất định ở trẻ. * Các yêu cầu của đọc, kể diễn cảm: - Chuẩn bị kĩ lưỡng tác phẩm: Nghiên cứu kĩ nội dung, hiểu thấu đáo được chủ ý của người viết, phải như nhìn thấy được các hình tượng nghệ thuật của tác phẩm. Từ đó mới có được sự nhập tâm vào tác phẩm để truyền đạt đến người nghe không chỉ nội dung mà cả cảm xúc của mình và gợi cảm xúc rung động ở người nghe với tác phẩm. - Xác định cách đọc, cách kể: Sử dụng toàn bộ sắc thái giọng của mình cho phù hợp và khéo léo để truyền đạt tác phẩm đến người nghe một cách truyền cảm nhất. - Luyện đọc, kể diễn cảm: Luyện đọc thầm, đọc thành tiếng để nhớ, thuộc và nắm vững tác phẩm * Các thủ thuật cơ bản của đọc, kể diễn cảm: - Nắm vững thanh điệu cơ bản của tác phẩm: Là thanh âm nền, trên đó người ta xây dựng nên những bức tranh, những sự kiện riêng biệt và những nhân vật tham gia vào sự kiện đó.Thanh điệu cơ bản do nội dung và hình thức của tác phẩm qui định. - Nắm vững ngữ điệu: Là toàn bộ sắc thái đa dạng của giọng như cường độ, âm sắc, ngắt hơi, lên giọng, xuống giọng...Ngữ điệu vừa vẽ ra được những hình tượng nghệ thuật sống động vừa tác động mạnh đến xúc cảm người nghe khiến họ có được những rung cảm đúng đắn, lành mạnh với tác phẩm. - Cách ngắt giọng: Cách ngừng, nghỉ trong giây lát để bộc lộ ý tứ của tác phẩm. Có 3 loại ngắt giọng: Lô gíc, tâm lý, thơ ca. - Nhịp điệu: là sự thể hiện của giọng nhanh hay chậm, khẩn trương hay vừa phải cho phù hợp với tác phẩm và đối tượng nghe. - Cường độ của giọng: độ vang, độ hoàn chỉnh của giọng. Sử dụng cường độ phù hợp với tác phẩm và đối tượng, hoàn cảnh của người nghe. -Tư thế, cử chỉ và nét mặt: tư thế phải tự nhiên thoải mái; nét mặt phù hợp với nội dung; cử chỉ, điệu bộ phù hợp, tự nhiên, tránh lạm dụng sẽ thành giả tạo không hiệu quả.

(0,5 điểm) (1,0 điểm) (0,5 điểm) (0,25 điểm) (0,25 điểm) (1,5 điểm) (0,25 điểm) (0,25 điểm) (0,25 điểm) (0,25 điểm)

Page 5: mẫu đề đáp án hè 2011 - cdsplaocai.edu.vn · Từ cung cấp đồ dùng, đồ chơi, nội dung chơi, hướng dẫn, theo dõi trò chơi kết hợp cung cấp từ

(0,25 điểm) (0,25 điểm)

Tổng điểm toàn bài ( 10 điểm)

Lào Cai, ngày 6 tháng 8 năm 2011

Trưởng Ban đề Người ra đề và làm đáp án

Nguyễn Văn Sơn Nguyễn Thị Lý

Page 6: mẫu đề đáp án hè 2011 - cdsplaocai.edu.vn · Từ cung cấp đồ dùng, đồ chơi, nội dung chơi, hướng dẫn, theo dõi trò chơi kết hợp cung cấp từ