Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh...

81
Chương I. Những vấn đề lý luận cơ bản về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước . I. Công ty cổ phần: Công ty cổ phần là doanh nghiệp có trong đó các cổ đông đóng góp vốn kinh doanh và chịu trách nhiệm trong phạm vi phần góp vốn của mỡnh trờn cơ sở tự nguyện để tiến hành các hoạt động kinh doanh nhằm thu lợi nhuận. Công ty cổ phần là doanh nghiệp có trong đó các cổ đông đóng góp vốn kinh doanh và chịu trách nhiệm trong phạm vi phần góp vốn của mình trên cơ sở tự nguyện để tiến hành các hoạt động kinh doanh nhằm thu lợi nhuận. Công ty cổ phần ra đời từ thế kỷ XVI ở các nước phát triển, đến nay đã có lịch sử phát triển mấy trăm năm. Công ty cổ phần là sự hình thành một kiểu tổ chức doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Nó ra đời không nằm trong ý muốn chủ quan của bất cứ lực lượng nào mà là một quá trình kinh tế khách quan. Cùng với sự phát triển của xã hội ở mỗi thồi kỳ cũng như ở mỗi quốc gia có quan niệm về công ty cổ phần khác nhau. Theo luật doanh nghiệp công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó: Vốn điều lệ được chia làm nhiều phần bằng nhau gọi là cổ. Cổ đông chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp. Cổ đông có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. 1. Vai trò và đặc điểm của công ty cổ phần trong sự phát triển nền kinh tế thị trường. 1.1. Vai trò của công ty cổ phần. Công ty cổ phần đã đóng vai trò lịch sử hết sức to lớn trong sự phát triển nền kinh tế thị trường. Có thể hình dung vai trò của nó ở một số đặc điểm. 1

Transcript of Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh...

Chương I.

Những vấn đề lý luận cơ bản về

cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước .

I. Công ty cổ phần:

Công ty cổ phần là doanh nghiệp có trong đó các cổ đông đóng góp vốn

kinh doanh và chịu trách nhiệm trong phạm vi phần góp vốn của mỡnh trờn

cơ sở tự nguyện để tiến hành các hoạt động kinh doanh nhằm thu lợi nhuận.

Công ty cổ phần là doanh nghiệp có trong đó các cổ đông đóng góp vốn

kinh doanh và chịu trách nhiệm trong phạm vi phần góp vốn của mình trên cơ

sở tự nguyện để tiến hành các hoạt động kinh doanh nhằm thu lợi nhuận.

Công ty cổ phần ra đời từ thế kỷ XVI ở các nước phát triển, đến nay đã

có lịch sử phát triển mấy trăm năm. Công ty cổ phần là sự hình thành một

kiểu tổ chức doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Nó ra đời không nằm

trong ý muốn chủ quan của bất cứ lực lượng nào mà là một quá trình kinh tế

khách quan.

Cùng với sự phát triển của xã hội ở mỗi thồi kỳ cũng như ở mỗi quốc

gia có quan niệm về công ty cổ phần khác nhau. Theo luật doanh nghiệp công

ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó: Vốn điều lệ được chia làm nhiều phần

bằng nhau gọi là cổ. Cổ đông chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản

khác của doanh nghiệp. Cổ đông có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình

cho người khác, cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng cổ đông tối

thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.

1. Vai trò và đặc điểm của công ty cổ phần trong sự phát triển nền kinh

tế thị trường.

1.1. Vai trò của công ty cổ phần.

Công ty cổ phần đã đóng vai trò lịch sử hết sức to lớn trong sự phát

triển nền kinh tế thị trường. Có thể hình dung vai trò của nó ở một số đặc

điểm.

1

- Công ty cổ phần là sản phẩm của xã hội hoá sở hữu, phản ánh quá trình

tích tụ và tập trung tư bản. Công ty cổ phần ra đời góp phần đẩy nhanh quá

trình này về tốc độ và quy mô, làm xuất hiện những xí nghiệp mà với tư

bản riêng lẻ không thể nào thiết lập được. Mỏc đó đỏnh giỏ:” Nếu chưa

phải chờ cho đến khi tích luỹ làm cho một số tư bản riêng lẻ lớn lên đến

mức có thể đảm đương được việc xây dựng đường sắt, thì có lẽ đến ngày

nay thế giới vẫn chưa có đường sắt. Ngược lại , qua các công ty cổ phần sự

tập trung đã thực hiện việc đó trong nháy mắt ”

- Công ty cổ phần là kết quả của sự vận động tách biệt hai mặt của sở hữu

thể hiện ở mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền kinh doanh. Công ty

cổ phần ra đời cho phép mở rộng quy mô sản xuất nhanh chóng mà không

bị gới hạn bởi tích luỹ của từng tư bản riêng biệt, tạo điều kiện đẩy nhanh

quá trình xã hội hoá sản xuất và như thế nó làm cho xã hội phải tiếp nhận

những yêu cầu phát triển của nó và làm cho hệ thống ngân hàng, thị trường

chứng khoán và nhà nước trở thành một bộ máy kinh tế hoạt động và thực

hiện các chức năng quản lý mà lâu nay vẫn nằm trong tay các tư bản cá

biệt. Mỏc đó viết như sau “ Công ty cổ phần là điểm quá độ để biết tất cả

các chức năng trong quá trình tái sản xuất cho đến nay vẫn gắn liền với

quyền sở hữu tư bản đơn thuần thành những chức năng của những người

sản xuất liên hiệp”

- Việc thành lập những công ty cổ phần theo Mỏc đó “ Trực tiếp mang hình

thái tư bản xã hội ( tư bản của những cá nhân trực tiếp liên hiệp lại với

nhau ) đối lập với tư bản tư nhân, cũn cỏc xí nghiệp của nó biểu hiện ra lò

những xí nghiệp xã hội đối lập với những xí nghiệp tư nhân. Đó là sự thủ

tiêu tư bản với tư cách là sở hữu tư nhân trong khuôn khổ của bản thân

phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

1.2. Đặc điểm của công ty cổ phần .

Những sự đánh giá của Mác về vai trò của công ty cổ phần cho thấy mô

hình kinh doanh này đã mang nững đặc điểm mơớ, cho phép thích ứng với

những đòi hỏi của sự phát triển nền kinh tế thị trường mà những hình thái

không thể đáp ứng được.

+ Xét về mặt pháp lý :

2

Công ty cổ phần là một tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân mà

vốn kinh doanh do nhiều người đóng góp dưới hình thức cổ phần. Các cổ

đông, người cấp vốn cho công ty chỉ có trách nhiệm với các cam kết tài chính

của công ty trong gới hạn số tiền mà họ góp dưới hình thức mua cổ phiếu,

nghĩa là các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong

phạm vi số tiền mà họ đã bỏ ra.Trong trường hợp công ty bị phá sản thì họ

cũng chỉ mất số tiền đã đầu tư vào công ty mà thôi. Nhờ đặc điểm này nú đó

khắc phục được trở ngại quan trọng mà hình thái doanh nghiệp khác không

mấy khi dám mạo hiểm để thực hiện các dự án kinh doanh lớn. Bằng cách

bỏn cỏc cổ phiếu, trái phiếu cho những người có vốn muốn đầu tư để tăng thu

nhập, nó làm cho những người này không phải e ngại những hậu quả tài chính

có thể xẩy ra với toàn bộ gia sản của họ.

Mệnh giá cổ phiếu của công ty thường định giá rất thấp để có khả năng

khai thác được ngay cả những số tiền tiết kiệm nhỏ nhất trong cụng chúng .

+ Xét về mặt huy động vốn .

Về mặt này công ty cổ phần đã giải quyết hết sức thành công. Bởi vì

những số tiền nhỏ dành dụm của nhiều gia đình nếu để riêng không đủ để

thành lập một doanh nghiệp nhỏ và do đó không thể đem ra kinh doanh được

thì rõ ràng sự có mặt của công ty cổ phần đã tạo điều kiện cho họ có cơ hội .

Các khoản tiền nhỏ có thể gửi ở ngân hàng hay mua trái phiếu. Song

hình thức cổ phần có sức hấp dẫn riêng mà các hình thức khác khác không

thể thay thế được.

Thứ nhất: Việc mua cổ phiếu không những đem lại cho cổ đông lợi tức cổ

phần ( bằng hoặc cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng) mà còn hứa hẹn mang

lại cho cổ đông một khoản thu nhập “ngầm” nhờ việc gia tăng trị giá cổ phiếu

khi công ty làm ăn có hiệu quả.

Thứ hai: Các cổ đông có quyền được tham gia quản lý theo điều lệ của

công ty và được pháp luật bảo đảm điều đó trở nên cụ thể và có sức hấp dẫn

hơn .

Hình thái công ty cổ phần đã thực hiện được việc tách quan hệ sở hữu khỏi

quá trình kinh doanh, tách quyền sở hữu với quyền quản lý và sử dụng tạo

3

nên một hình thái xã hội hoá sở hữu của đông đảo công chúng một bên, còn

bên kia là tầng lớp cỏc nhà quản trị kinh doanh chuyên nghiệp sử dụng tư bản

xã hội cho các công cuộc kinh doanh quy mô lớn. Hình thái công ty cổ phần

đã thực hiện được việc tách quan hệ sở hữu khỏi quá trình kinh doanh, tách

quyền sở hữu với quyền quản lý và sử dụng tạo nên một hình thái xã hội hoá

sở hữu của đông đảo công chúng một bên, còn bên kia là tầng lớp các nhà

quản trị kinh doanh chuyên nghiệp sử dụng tư bản xã hội cho các công cuộc

kinh doanh quy mô lớn.

Những người đóng vai trò sở hữu trong công ty cổ phần không trực tiếp

đứng ra kinh doanh mà uỷ thác chức năng đó cho bộ máy quản lý của công ty.

Bản thân công ty được pháp luật thừa nhận như một pháp nhân đọc lập tách

rời với các cá nhân góp vốn và kiểm soát nó. Nhờ đó Công ty cổ phần tiến

hành được tất cả các hoạt động kinh doanh dưới danh nghĩa của chính mình

và nhận trách nhiệm đến cùng về trách nhiệm tài chính của công ty.

Trong cơ cấu tổ chức của một công ty cổ phần, phản ánh rõ đặc điểm

và sự phân định giữa quyền sở hữu và quyền sở hữu kinh doanh. Luật công ty

của nhiều nước nêu ra hai tổ chức chính đại diện cho quyền sở hữu của các cổ

đông trong công ty. Đại hội cổ đông và hội đồng quản trị. Quyền sở hữu tối

cao đối với công ty thuộc đại hội cổ đông. Đại hội cổ đông thường được tổ

chức mỗi năm một lần để lùa chọn và bãi miễn. Hội đồng quản trị được bầu ra

có trách nhiệm bảo toàn và phát triển giá trị các khoản vốn đầu tư của cổ

đông. Chức năng chủ yếu của nó là đưa ra những chỉ dẫn mang tính chiến

lược bao gồm những kế hoạch tài chính và những quyết định đầu tư lớn. Bên

cạnh đó Đại hội cổ đông cũng bầu ra ban kiểm sát thực hiện việc kiểm tra

giám soát hoạt động của công ty để bảo vệ lợi Ých của người góp vốn.

Các cổ phiếu và trái phiếu thông thường của Công ty cổ phần có thể

được chuyển nhượng dễ dàng trên thị trường chứng khoán .

Các cổ đông có thể rút lại vốn của mình để đầu tư vào công cuộc kinh

doanh khác bằng cách bỏn cỏc cổ phiếu, trái phiếu và các cổ phiếu trái phiếu

ở các công ty mà mình muốn. Mặt khác các cổ phiếu ở một công ty cổ phần

chỉ được thanh lý khi công ty bị phá sản vì thế bất kể có bao nhiêu cổ đông

bán cổ phiếu hoặc chết đi và bất kể cổ phiếu được chuyển chủ bao nhiêu lần

4

do bán hoặc thừa kế, cuộc sống doanh nghiệp vẫn tiếp tục một cách bình

thường mà không bị ảnh hưởng.

Nhờ vai trò và những đặc điểm ưu việt của hình thái công ty cổ phần

trong nền kinh tế thị trường nờn nú là con đường hữu hiệu nhất để cải tổ cách

doanh nghiệp nhà nước đồng thời vẫn cũng cố được vai trò của khu vực kinh

tế nhà nước bằng cách di chuyển các nguồn vốn linh hoạt, các nguồn vốn cổ

phần của mình vào các công ty cổ phần ở các lĩnh vực cần thiết có sự điều tiết

và kiểm soát của nhà nước.

II. Doanh nghiệp nhà nước.

1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước.

Theo báo cáo tình hình xã hội thế giới , năm 1985 của liên hợp quốc ,

kinh tế quốc doanh ( hay còn gọi là kinh tế nhà nước) được hiểu là khu vực

kinh tế bao gồm “ Những doanh nghiệp do nhà nước nắm toàn bộ hoặc một

phần sở hữu và nhà nước kiểm soát tới một mức độ nhất định quá trình ra

quyết định của doanh nghiệp ”. Ở mỗi nước đều có quy định khác nhau về

doanh nghiệp nhà nước .

Theo luật doanh nghiệp nhà nước ở nước ta ( ngày 20 /04/95). Quy định :

“doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập

và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công Ých, nhằm

thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do nhà nước giao Theo luật doanh

nghiệp nhà nước ở nước ta ( ngày 20 /04/95). Quy định : “doanh nghiệp nhà

nước là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý,

hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công Ých, nhằm thực hiện các mục tiêu

kinh tế - xã hội do nhà nước giao

Định nghĩa trên cho thấy doanh nghiệp nhà nước có những đặc điểm

sau:

Một là: Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế được nhà

nướcthành lập để thực hiện những mục tiêu do nhà nước giao.

5

Hai là: Doanh nghiệp nhà nước do nhà nước đầu tư vốn nên tài sản

trong doanh nghiệp là thuộc sở hữu của nhà nước, doanh nghiệp quản lý sử

dụng tài sản theo quy định của chủ sở hữu là nhà nước.

Ba là: Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân vì có đủ các điều

kiện của pháp nhân theo quy định của pháp luật.

Bốn là: Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp chịu trách nhiệm

hữu hạn, nghĩa là nó tự chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản trong

phạm vi số tài sản doanh nghiệp quản lý .

Doanh nghiệp nhà nước có thể phân loại theo các tiêu chí sau

.

- Theo mục đích hoạt động:

Doanh nghiệp nhà nước được chia thành: doanh nghiệp nhà nước hoạt

động kinh doanh và doanh nghiệp nhà nước hoạt động công Ých .

+ Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh là doanh nghiệp nhà nước

hoạt động chủ yếu nhằm mục tiêu lợi nhuận .

+ Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công Ých là doanh nghiệp nhà nước hoạt

động sản xuất, cung ứng dịch vụ công cộng theo các chính sách của nhà nước

hoặc trực tiếp nhiệm vụ quốc phòng, an ninh

- Theo phần vốn góp :

Doanh nghiệp nhà nước được chia thành: doanh nghiệp 100% vốn của

nhà nước, doanh nghiệp có cổ phần chi phối của nhà nước và doanh nghiệp có

cổ phần đặc biệt của nhà nước …

+ Doanh nghiệp 100% vốn góp của nhà nước, vốn nhà nước giao cho doanh

nghiệp quản lý và sử dụng bao gồm vốn ngân sách cấp, vốn có nguồn gốc

ngân sách và vốn của doanh nghiệp nhà nước tự tích luỹ.

+ Doanh nghiệp có cổ phần chi phối của nhà nước bao gồm :

Cổ phần của nhà nước chiếm trên 50% tổng số cổ phần của doanh nghiệp, cổ

phần của nhà nước Ýt nhất gấp 2 lần cổ phần của cổ đông lớn nhất khác trong

doanh nghiệp

6

+ Doanh nghiệp có cổ phần đặc biệt của nhà nước không có cổ phần chi phối,

nhưng có quyền quyết định một số vấn đề quan trọng của doanh nghiệp theo

thoả thuận trong điều lệ doanh nghiệp .

- Theo hình thức tổ chức sản xuất:

Doanh nghiệp nhà nước được chia ra thành doanh nghiệp nhà nước độc

lập và tổng công ty nhà nước.

+ Doanh nghiệp nhà nước độc lập là doanh nghiệp nhà nước đơn nhất không

ở trong cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp khác, dưới sự quản lý trực tiếp

của nhà nước đây là loại doanh nghiệp nhà nước truyền thống.

+ Tổng công ty nhà nước là doanh nghiệp nhà nước được thành lập và hoạt

động trên cơ sở liên kết của nhiều đơn vị thành viên có quan hệ gắn bó với

nhau về lợi Ých kinh tế công nghệ cung tiêu, dịch vụ và thông tin …

Hoạt động trong một số ngành chính nhằm tăng cường khả năng kinh

doanh của các đơn vị thành viên (Đơn vị hạch toán độc lập, đơn vị hạch toán

phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp )và thực hiện các mục tiêu của chiến lược phát

triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ.

Hình thành các tổng công ty nhà nước nhằm mục đích thúc đẩy quá

trình tích tụ, tập trung, chuyên môn hoá và hợp tác hoá sản xuất để tạo ra

những tập đoàn kinh tế lớn.Tổng công ty nhà nước được hình thành trong quá

trình tổ chức và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, giải thể các xí nghiệp liên

hợp và liên hiệp các xí nghiệp. Tổng công ty nhà nước được phân thành 2

loại: thành lập theo quyết định 90/TTG ngày 7-3-1994 của thủ tướng chính

phủ gọi tắt là tổng công ty 90, loại thành lập theo quyết định 91/TTG ngày 6-

4-1994 của thủ tướng chính phủ thường gọi tắt là tổng công ty 91 .

- Theo hình thức tổ chức quản lý:

Doanh nghiệp nhà nước được chia ra thành: Doanh nghiệp nhà nước được

chia ra thành:

+ Doanh nghiệp nhà nước có Hội đồng quản trị, ban giám sát tổng giám đốc

hoặc giám đốc và bộ máy giúp việc.

7

+ Doanh nghiệp nhà nước không có Hội đồng quản trị là doanh nghiệp mà

trong cơ cấu tổ trức quản lý không có Hội đồng quản trị, chỉ có giám đốc với

bộ máy giúp việc.

2. Tính cấp thiết của cải cách doanh nghiệp nhà nước .

Trước đây, nước ta cũng như các nước xã hội chủ nghĩa thực hiện mô

hình kế hoạch hoá tập trung, lấy mở rộng và phát triển khu vực kinh tế nhà

nước bao trùm toàn bộ nền kinh tế quốc dân là mục tiêu cho công cuộc cải tạo

và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, các doanh nghiệp nhà nước đã được

phát triển một cách rộng khắp trên tất cả các lĩnh vực cơ bản với tỷ trọng

tuyệt đối trong nền kinh tế quốc dân, bất chấp hiệu quả đích thực mà chúng

mang lại.

Sở hữu nhà nước, doanh nghiệp nhà nước và Chủ nghĩa xã hội được

đồng nhất với nhau. Nhiều dự án, kế hoạch và một số lượng rất lớn vốn đầu tư

của Nhà nước được dành cho những công trình đồ sộ về xây dựng các doanh

nghiệp nhà nước trong các nghành khai khoáng, luyện kim, cơ khí chế tạo…

Đây là những công trình tốn kém nhiều tiền của có thời gian xây dựng lâu dài,

chậm thu hồi vốn và mang lại lợi nhuận. Nhà nước vừa là chủ thể hành chính

vừa là chủ thể kinh tế làm chủ điều hành và can thiệp vào các hoạt động của

các doanh nghiệp nhà nước.

Trên thực tế khu vực kinh tế nhà nước bên cạnh những tác động tích

cực không thể phủ nhận thì đây là khu vực kinh tế hoạt động kém hiệu quả

nhất gây ra những tổn thất to lớn về các nguồn lực phát triển đất nước đòi hỏi

phải được đổi mới một cách cấp thiết.

Một là, các doanh nghiệp nhà nước được sinh ra và trưởng thành trong

cơ chế tập trung quan liêu bao cấp kéo dài hàng chục năm. Với chính sách cấp

phát, giao nộp, cỏc doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong điều kiện vốn

được nhà nước bao cấp, vật tư được nhận theo chỉ tiêu kế hoạch, sản phẩm

làm ra được giao nép theo địa chỉ quy định các điều kiện vật chất được nhà

nước cân đối theo chỉ tiêu định mức, trong thực tế doanh nghiệp đơn thuần là

đơn vị “gia cụng” hàng hoá cho nhà nước. Chính vì vậy, doanh nghiệp không

còn là một đơn vị tự chủ, khi chuyển sang cơ chế thị trường, nó bộc lé yếu

8

kém của mình về hiệu quả sản xuất – kinh doanh cơ cấu chắp vá, không đồng

bộ và xơ cứng trong thích ứng với cơ chế vận động của nền kinh tế thị trường.

Hai là, các doanh nghiệp nhà nước đã từ lâu không đặt trong môi

trường cạnh tranh không gắn với thị trường, không chú trọng đổi mới trang

thiết bị, công nghệ. Điều tất yếu xảy ra là vốn liếng không được bảo toàn và

phát triển, thiết bị cũ kỹ, công nghệ lạc hậu hàng chục năm so với mức trung

bình của thế giới. Nói chung sức cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp nhà nước

còn yếu, một bộ phận không nhỏ sản phẩm làm ra không tiêu thụ được phần

vì giá thành cao, chất lượng thấp, phần vì không phù hợp với nhu cầu thị hiếu

người tiêu dùng.

Nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo nguyên tắc độc quyền,

không phụ thuộc vào lợi nhuận mà nó mang lại dẫn đến làm mất tác dụng của

cơ chế cạnh tranh kích thích tính hiệu quả của doanh nghiệp.

Ba là, quan niệm không rõ ràng về chế độ sở hữu trong các doanh

nghiệp nhà nước đã làm cho bộ máy quản lý của chúng trở nên cồng kềnh

chồng chéo, xơ cứng không thích nghi với những biến động của nền kinh tế

thị trường. Tình trạng làm chủ chung chung mà thực chất là vô chính phủ tồn

tại một cách phổ biến ở hầu hết các doanh nghiệp nhà nước.

Mặc dù với số lượng nhân viên nhiều hơn hẳn các doanh nghiệp tư

nhân, công tác thông tin từ doanh nghiệp nhà nước cho chính phủ thường với

chất lượng thấp, làm tăng tính chủ quan của nhà nước trong việc can thiệp vào

hoạt động chính của doanh nghiệp kết hợp giữa quản lý yếu kém với công

nghệ lạc hậu của các doanh nghiệp nhà nước, đã làm cho năng suất lao động

và hiệu quả sản xuất chỉ đạt ở mức thấp .

Bốn là, phân phối khụng dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động mà

chủ yếu nhằm phục vụ chính sách xã hội mang nặng tính bình quân chủ

nghĩa, không có tác dụng kích thích cán bộ quản lý và công nhân trong các

doanh nghiệp nhà nước nâng cao hiệu suất lao động. Thêm vào đó, một bộ

phận cán bộ quản lý lỏng các doanh nghiệp nhà nước không thạo kinh doanh,

không đủ kiến thức và kinh nghiệm cần thiết về quản lý nền kinh tế thị

trường, thiếu năng động và khụng giỏm mạo hiểm trong kinh doanh để giành

thắng lợi nhanh chóng.

9

III Giải pháp tài chính thúc đẩy tiến tình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước .

1 . Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

Nhờ vai trò tính ưu việt của hình thái công ty cổ phần trong nền kinh tế

thị trường mà xem cổ phần hoá là con đường hữu hiệu nhất để cải tổ khu vực

doanh nghiệp nhà nước nhằm phát huy vai trò chủ đạo của nó bằng cách di

chuyển các nguồn vốn cổ phần của mình vào các công ty cổ phần ở các lĩnh

vực cần thiết phải có sự điều tiết và kiểm soát của nhà nước.

Cổ phần hoá theo nghĩa rộng là quá trình chuyển một doanh nghiệp từ các

hình thức tổ chức kinh doanh khác sang hình thái công ty cổ phần. Còn khái

niệm cổ phần hoá thông thường ở nước ta hiện nay được dùng để chỉ quá

trình chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Nhiều

người quan niệm đồng nhất cổ phần hoá và tư nhân hoá nhưng về thực chất

thì đây là hai khái niệm có khác biệt nhất định. Quá trình tư nhân hoỏ cú hai

cách hiểu là tư nhân hoá theo nghĩa rộng và tư nhân hoá theo nghĩa hẹp về tư

nhân hoá theo nghĩa rộng liên hợp quốc đưa ra định nghĩa:

Tư nhân hoá là biến đổi tương quan giữa nhà nước và thị trường trong

đời sống kinh tế của nhà nước theo hướng ưu tiên thị trường. Theo cách hiểu

này thì toàn bộ những chính sách, luật lệ, thể chế nhằm khuyến khích, mở

rộng và phát triển khu vực kinh tế tư nhân hoặc các thành phần kinh tế phi

quốc doanh. Giảm thiểu can thiệp của nhà nước vào các hoạt động kinh doanh

của các đơn vị kinh tế cơ sở, dành cho thị trường, vai trò điều tiết đáng kể

thông qua tù do hoá giá cả. Đều có thể coi như là các biện pháp phát triển tư

nhân.

Tư nhân hoá theo nghĩa hẹp là: quá trình giảm thiểu quyền sở hữu nhà

nước hoặc kiểm soát của chính phủ trong doanh nghiệp thông qua nhiều

phương thức và biện pháp khác nhau, trong đó phổ biến nhất là cổ phần hóa.

Về hình thức, cổ phần hoá tức là nhà nước bán một phần hoặc toàn bộ

giá trị cổ phần của mình trong doanh nghiệp cho các đối tượng, tổ chức hoặc

tư nhân trong và ngoài nước, hay cho các cán bộ quản lý và công nhân viên

chức của doanh nghiệp bằng đấu giá công khai hoặc thông qua thị trường

chứng khoán để hình thành các công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ

phần .

10

Về thực chất: cổ phần hoá là phương thức thực hiện xã hội hoá sở hữu,

chuyển hình thức kinh doanh một chủ với sở hữu nhà nước duy nhất trong

doanh nghiệp thành công ty cổ phần với nhiều chủ sở hữu nhằm tạo ra mét

doanh nghiệp hiện đại thích ứng với yêu cầu của kinh doanh hiện đại trong

nền kinh tế hiện đại.

Ở nước ta hiện nay, cổ phần hoá một số doanh nghiệp nhà nước không

phải là tư nhân hoá nền kinh tế. mà là quỏ trình giảm bớt sở hữu nhà nước

trong các doanh nghiệp nhà nước và đa dạng hóa sở hữu.

1.1. Mục tiêu của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

Mục tiêu cổ phần hoá của nhiều nước trên thế giới là “ Nâng cao hiệu quả

hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước” và “ Giảm thâm hụt ngân sách nhà

nước” là hai mục tiêu đầu tiên và trực tiếp. Thực hiện hai mục tiêu này sẽ góp

phần đạt được các mục tiêu của cải cách kinh tế và nâng cao hiệu quả của

toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, tuỳ theo hoàn cảnh của mỗi nước

mà có quan điểm bổ sung.

Ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển bổ sung thờm cỏc chỉ tiêu :

- Xoá bỏ độc quyền được nhà nước quy định cho một số doanh nghiệp nhà

nước.

- Tạo điều kiện để nhà nước tập trung vào những nghành then chốt mòi nhọn

đòi hỏi lượng vốn lớn và trình độ khoa học công nghệ cao nâng cao sức

cạnh tranh của các sản phẩm quan trọng của đất nước trên thị trường thế

giới.

- Thực hiện phân phối có lợi cho những người có thu nhập thấp tạo lập ổn

định xã hội trong giai đoạn nền kinh tế đang lâm vào giai đoạn trì trệ,

khủng hoảng

Ở các nước đang phát triển ngoài hai mục tiêu trên cần phải bổ sung

thêm :

- Giảm các khoản nợ nước ngoài đang ngày càng tăng do phải bù đắp vào các

khoản thâm hụt ngân sách để trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước.

11

- Thu hút cỏc nguồn đầu tư nước ngoài , đổi mới kỹ thuật và học tập quản lý,

tạo ra nền kinh tế mở cửa tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà

nước nâng cao chất lượng hàng hoá dịch vụ trong nước.

- Tạo dựng và phát triển một thị trường tài chính trong nước hoàn chỉnh, bao

gồm thị trường tư bản tài chính chứng khoán và tài chính tiền tệ.

Còn ở nước ta chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần

nhằm các mục tiêu sau ( Theo nghị định số 44/1998/NĐ-C P ngày 29-6

1998 của chính phủ ) :

- Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm cá nhân, tổ chức kinh tế tổ chức xã

hội trong và ngoài nước để đầu tư và đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm,

phát triển doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, thay đổi cơ cấu doanh

nghiệp nhà nước.

- Tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần và người

góp vốn được làm chủ thực sự thay đổi phương thức quản lý tạo động lực

thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tăng tài sản nhà nước nâng

cao thu nhập của người lao động góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước.

1.2. Phương hướng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

1.2.1. Đối tượng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

Để xác định đối tượng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, chính phủ

các nước thường xuất phát từ tầm quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân

đem phân toàn bộ các doanh nghiệp nhà nước thành bốn loại.

- Các doanh nghiệp nhà nước không hoặc chưa cổ phần hoá. Đây là các

doanh nghiệp nhà nước toàn phần do nhà nước thành lập và đầu tư vốn

100%, bao gồm các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công Ých và các

doanh nghiệp sản xuất, cung ứng những sản phẩm hoặc dịch vụ có quan hệ

lớn đến quốc tế dân sinh và an ninh quốc phòng mà nhà nước cần phải độc

quyền kinh doanh .

- Các doanh nghiệp nhà nước được đưa vào diện cổ phần hoá để chuyển thành

các công ty cổ phần hỗn hợp nhà nước tư nhân, trong đó nhà nước vẫn cần

nắm giữ quyền chi phối hoặc kiểm soát với mức độ khác nhau tuỳ theo tỷ lệ

12

cổ phần của nhà nước trong công ty. Đây là bộ phận doanh nghiệp nhà nước

chủ yếu cần phải tiến hành cổ phần hoá .

- Các doanh nghiệp nhà nước cần tiến hành cổ phần hoá để chuyển thành các

công ty cổ phần tư nhân. Nhà nước không cần nắm quyền chi phối hoặc

kiểm soát các công ty tư nhân, các công ty tự chủ trong kinh doanh hoạt

động theo pháp luật và bình đẳng trước pháp luật.

- Các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ kéo dài nhiều năm không còn

khả năng khôi phục hoạt động trong các ngành nghề không thật cần thiết

cho quốc tế dân sinh, cần kiên quyết cho giải thể, phá sản hoặc sát nhập vào

các công ty cổ phần tư nhân nhằm giảm nhẹ cho ngân sách nhà nước.

1.2.2. Hình thức cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước .

Hình thức cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước được đề ra căn cứ vào mục

tiêu của chiến lược cải cách khu vực kinh tế nhà nước nhằm phát triển nền

kinh tế thị trường hỗn hợp cho phép đạt hiệu quả kinh tế –xó hội cao. Chủ yếu

có :

- Bán đấu giá hoặc bán trực tiếp các doanh nghiệp nhà nước vừa và nhỏ

hoạt động trong các nghành thương nghiệp và dịch vô.

- Giữ nguyên phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, phát triển cổ phiếu và

bán cho tất cả ai muốn mua thông qua cơ sở giao dịch chứng khoán. Qua

đó thu hút thờm vốn để đổi mới và phát triển doanh nghiệp. Hình thức

này được sử dụng để cổ phần hoỏ cỏc doanh nghiệp nhà nước có quy mô

lớn.

- Bán một phần vốn cố định của doanh nghiệp nhà nước cho một nhóm cá

nhân hoặc công ty mà họ có khả năng tài chính để cải cách hoạt động của

doanh nghiệp để cho có hiệu quả hơn.

- Bán với giá thấp hơn giá thị trường cổ phiếu của doanh nghiệp nhà nước

cho cán bộ, công nhân viên chức làm việc tại các doanh nghiệp đó hoặc

cho những người nghèo khó có thu nhập thấp nhằm giải quyết những vấn

đề xã hội.

Ở Việt Nam cổ phần hoá được tiến hành theo các hình thức sau đây.

13

1. Giữ nguyên giá trị thuộc vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp phát hành

cổ phiếu thu hót thêm vốn để phát triển doanh nghiệp.

2. Bán một phần giá trị thuộc vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp

3. Tỏch mét bộ phận hiện có tại doanh nghiệp đủ điều kiện để cổ phần hoá .

4. Bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc vốn nhà nước tại doanh nghiệp để chuyển

thành công ty cổ phần .

1.2.3 Những nhân tố tác động đến quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà

nước ở nước ta .

a. Yếu tố thuận lợi .

Điều kiện và môi trường pháp lý về cơ bản đã được xác lập tại tất cả các

doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường. Việc thực hiện “ thương mại

hoỏ” cỏc hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế, là tiền đề cơ bản

và cần thiết để từng bước thực hiện cổ phần hoỏ cỏc doanh nghiệp nhà nước.

- Chính phủ đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề cổ phần hoỏ cỏc

doanh nghiệp nhà nước và quyết tâm thực hiện. Điều này thể hiện ở việc

ban hành các văn bản dưới luật nhằm thực hiện chương trình cổ phần hoá

doanh nghiệp nhà nước như luật doanh nghiệp. Nghị định số 28 CP của

chính phủ “ về chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ

phần” Nghị định 44/1998 NĐ- CP “ về chuyển một số doanh nghiệp nhà

nước thành công ty cổ phần …”

Cụ thể hoá việc thực hiện vấn đề này. Điều này góp phần xác định góp

phần xác định rõ quan điểm và phương hướng chỉ đạo thống nhất ở mọi cấp

mọi ngành cho đến từng doanh nghiệp để triển khai thực hiện .

- Tình hình kinh tế của đất nước đã có nhiều biến đổi theo hướng tớch cự. .

Giá cả thị trường đã được duy trì tương đối ổn định mức lạm phát đã được

kiềm chế, đồng tiền Việt Nam đã giữ được giá, lãi suất ở mức khuyến khích

các hoạt động đầu tư vào sản xuất kinh doanh … Điều này đã tạo điều kiện

thuận lợi về tâm lý cho mọi người muốn đầu tư thông qua hình thức mua cổ

phiếu trong các doanh nghiệp được cổ phần hoá.

14

- Nhờ những đổi mới trong chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành

phần của nhà nước mấy năm qua thu nhập của dân cư được nâng cao. Số

người khá giả ở thành thị và nông thôn ngày càng nhiều. Đây là lượng cầu

tiềm năng có thể đáp ứng cho các chứng khoán phát hành ở những doanh

nghiệp được cổ phần hoá.

- Hoạt động trong cơ chế thị trường với thời gian chưa lâu nhưng đã xuất

hiện đội ngũ cỏc nhà quản lý doanh nghiệp có khả năng kinh doanh lớn,

người lao động trong các doanh nghiệp đã thích ứng được về ý thức tác

phong và hiệu quả công việc trong điều kiện cạnh tranh về năng suất chất

lượng và hiệu quả. Điều này sẽ làm cho người đầu tư yên tâm bỏ vốn góp

phần thuận lợi cho việc cổ phần hoỏ cỏc doanh nghiệp nhà nước

- Với luật đầu tư nước ngoài và sự xuất hiện của nhiều chi nhánh ngân hàng

kinh doanh của nước ngoài tại Việt Nam đã góp phần tạo môi trường và

điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư bằng cổ phiếu và

các doanh nghiệp nhà nước được tiến hành cổ phần hoá.

- Ngoài ra, những kinh nghiệm thực tiễn phong phú của các nước trên thế giới

trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước sẽ là những bài học bổ

Ých và quý giá để nhà nước tiến hành hoạch định chính sách và tổ chức

thực hiện công việc cổ phần hoỏ cỏc doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam .

b. Các yếu tố khó khăn và cản trở .

- Khó khăn và cản trở lớn nhất trong quá trình tư nhân hoá và cổ phần hoá

ở nhiều nước đang phát triển là khu vực tư nhân nhỏ bé và yếu ớt. Điều này

cũng đúng với Việt Nam, sự nhỏ bé yếu ớt của khu vực kinh tế tư nhân phản

ánh trình độ chậm phát triển của kinh tế thị trường trong đó hình thái doanh

nghiệp một chủ tự mình đứng ra kinh doanh là phổ biến . Hình thái công ty

cổ phần còn xa lạ với hầu hết mọi người. Điều này gây ra sự bỡ ngỡ cho cả

người đầu tư lẫn người sử dụng vốn đầu tư dưới hình thái cổ phiếu và do đó,

làm cho việc tiến hành chương trình cổ phần hoá ở nước ta phải thực hiện

trong một thời gian dài song song với sự hình thành và phát triển hình thái

công ty cổ phần cũng như xác lập môi trường pháp lý tương ứng

15

- Sự thiếu vắng một thị trường tài chính thực sự trong đó có thị trường

chính khoán ( thị trường chính khoán là trung tâm phản ánh trạng thái hoạt

động của các công ty cổ phần trong nền kinh tế thị trường ). Ở nước ta sở

giao dịch chứng khoán đã đi vào hoạt động hơn một năm, nhưng vẫn còn

non nít và chưa phát huy hết tác dụng của nó dẫn đến việc định giá doanh

nghiệp để cổ phần hoá phát hành và lưu thông cổ phiếu, việc mua bán cổ

phiếu còn gặp nhiều khó khăn.

- Sự chưa ổn định trong chính sách vĩ mô của nhà nước về luật pháp, thuế

khoá, tiền tệ …Chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro cho người muốn đầu tư lâu

dài. Nhiều chính sách ra đời chồng chéo mâu thuẫn lẫn nhau và thay đổi đột

ngột .

- Các doanh nghiệp nhà nước hầu hết có trang bị máy móc cũ kỹ ,công

nghệ lạc hậu, biên chế cồng kềnh, khả năng cạnh tranh thấp ... Do đó khó có

thể tiến hành cổ phần hoỏ cỏc doanh nghiệp này, số doanh nghiệp có mức

lợi nhuận đủ sức hấp dẫn để cổ phần hoá. Điều này sẽ gây khó khăn cho

việc lùa chọn các doanh nghiệp cổ phần hoá cũng như thu hót sự hưởng ứng

của đông đảo người có vốn đầu tư bằng cổ phần .

- Về tư tưởng, tâm lý của đa số mọi người trong xã hội còn chưa quen với

vấn đề mới mẻ này, thậm chí cũn cú những phản ứng nhất định ở những

người đang sống yên ổn trong khu vực nhà nước .

- Nhà nước thiếu một nguồn tài chính cần thiết để giải quyết hàng loạt các

vấn đề liên quan đến chương trình cổ phần hoá như các khoản trợ cấp cho

ngưũi lao động thất nghiệp, chi phí đào tạo lại nghề mới và thời gian tìm

việc …

- Hệ thống kiểm toán chưa trở thành một hoạt động phổ biến và thống nhất

. Điều này trở ngại cho việc đánh giá, giá trị doanh nghiệp tình hình và triển

vọng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp được cổ phần hoá …và do

đó gây khó khăn cho việc cung cấp thông tin trung thực tin cậy cho những

người có nhu cầu đầu tư bằng cổ phiếu với những doanh nghiệp này.

2. Vấn đề tài chính trong cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

16

Bất kỳ một doanh nghiệp, một tổ chức hay một cá nhân muốn tiến hành

kinh doanh cũng đò hỏi có một lượng vốn nhất định để hình thành nên tài sản

doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Vốn của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau gọi là

nguồn vốn. Như vậy tài sản và nguồn vốn chỉ là hai mặt khác nhau của vốn.

Một tài sản có thể được tài trợ từ nhiều nguồn vốn khác nhau. Chẳng hạn bên

cạnh nguồn vốn chủ sở hữu, tài sản có thể được hình thành bằng nguồn vốn

vay hoặc thu mua. Ngược lại, một nguồn vốn có thể tham gia hình thành nên

nhiều tài sản.Về mặt lượng tổng tài sản bao giê cũng bằng tổng nguồn vốn

hình thành tài sản bởi chúng là hai mặt khác nhau của cùng một lượng vốn

Tài sản = Nguồn vốn hay Tài sản = Vốn sở hữu + công nợ phải trả.

Vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ, vốn chủ sở hữu chính là

số vốn để cổ phần hoá. Quy mô của vốn chủ sỡ hữu này phụ thuộc vào giá trị

của tài sản và quy mô vốn công nợ. Vấn đề đặt ra trong quá trình cổ phần hoá

là xác định giá trị tài sản và quy mô công nợ để từ đó xác định giá trị của vốn

chủ sở hữu hay chính là giá trị phần vốn nhà nước trong cổ phần hoá doanh

nghiệp nhà nước.

Giá trị doanh nghiệp đem cổ phần hoá phải là giá trị hữu dụng của

doanh nghiệp tức là số thực huy động được vào trong kinh doanh.Với ý đú

cỏc khoản tổn thất do kinh doanh thua lỗ, nợ nần dây dưa, vật tư, hàng hoá

tồn kho, kém phẩm chất, tài sản cố định không cần dùng đang chờ thanh lý

…. Không được đưa vào giá trị doanh nghiệp để bán cổ phần.

Người bán cổ phần thường có xu hướng định giá doanh nghiệp cao để

tránh mất vốn trong khi người mua cổ phần thường có xu hướng định giá

doanh nghiệp thấp để tránh rủi ro. Hai nhu cầu đối kháng này đòi hỏi phải có

giải pháp dung hòa bằng việc xác định cho một mức giá hợp lý sau khi đã giải

quyết các tồn đọng về tài sản và công nợ nhằm tăng tính hấp dẫn với người

mua đồng thời phải có giải pháp đảm bảo khả năng phát triển của doanh

nghiệp sau khi tiến hành cổ phần hoá.

Do đó các vấn đề tài chính có thể chia làm hai nhóm: Vấn đề cổ phần

hoá bao gồm xử lý tồn tại về tài sản, vốn, đặc biệt là công nợ của doanh

nghiệp CPH và định giá doanh nghiệp; Vấn đề sau khi CPH bao gồm cơ cấu

17

vốn và khả năng tăng giảm vốn sau khi doanh nghiệp chuyển sang công ty cổ

phần .

2.1. Xử lý vấn đề tài chính trước và sau khi doanh nghiệp nhà nước

chuyển sang công ty cổ phần.

2.1.1 Xử lý tồn tại về tài sản, vốn trước và sau khi doanh nghiệp nhà nước

chuyển sang công ty cổ phần.

• Về tài sản:

Tài sản không cần dùng cần được nhượng bán và thanh lý ngay. Nếu

như chưa xong thì sau khi cổ phần hoá công ty cổ phần kế thừa và tiếp tục xử

lý.

Các tài sản, vật tư tiền vốn mất mát, thiếu hụt xác định rõ nguyên nhân,

nếu trách nhiệm thuộc về cá nhân thì cá nhân đó phải đền bù số còn lại doanh

nghiệp phải dùng quỹ để bù đắp nếu không đủ thỡ tớnh giảm phần vốn nhà

nước trong doanh nghiệp.

Nguyên tắc và thủ tục nhượng bán và thanh lý tài sản phải theo chế độ

hiện hành

• Về vốn

Những khoản vốn hay giá trị tài sản và vốn của doanh nghiệp nhận liên

doanh liên kết thuê mướn trước khi cổ phần hoá cần xác định phân loại rõ

ràng để Công ty cổ phần tiếp nhận và có phương án xử lý.

Các khoản chênh lệch giá vật tư chênh lệch tỷ giá tuỳ trường hợp cụ thể

để xử lý tăng vốn hoặc lãi theo chế độ hiện hành

• Về công nợ

Công nợ là vấn đề phát sinh thường xuyên của quá trình sản xuất kinh

doanh nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán phản ánh trách nhiệm của doanh

nghiệp nhà nước đối với các chủ nợ .

Các chủ nợ có thể là: Nhà nước (trong trường hợp nợ thuế và các khoản

phải nép ngân sách nhà nước), các tổ chức kinh tế (doanh nghiệp khác, ngân

18

hàng thương mại, các tổ chức tín dụng khác..) cá nhân (cán bộ nhân viên

người bán hàng, khách hàng khác cá nhân khác)

Ngược lại, nợ phải thu trên bảng cân đối kế toán phản ánh trách nhiệm

các con nợ đối với doanh nghiệp nhà nước. Trách nhiệm được đề cập đến ở

đây là việc bắt buộc phải thanh toán trả nợ đúng thời hạn. Đây là nguyên tắc

quan trọng để giữ gìn mối quan hệ giữa bên đầu tư vốn và bên nhận vốn đầu

tư phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, bởi vì quyền sở hữu thuộc về

các chủ nợ, khách nợ vay vốn chỉ có quyền sử dụng vốn vay phải hoàn trả gốc

vay đúng thời gian.

Trước khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước phải thanh toán hết công

nợ, thanh lý mọi hợp đồng đã ký hoặc phải các quyền lợi và nghĩa vụ cũ sang

công ty cổ phần mới .

Với vai trò quan trọng trong cơ cấu vốn, nợ phải trả luôn là nhân tố quan

trọng ảnh hưởng đến giỏ trị doanh nghiệp.

công nợ là một yếu tố thuộc tài sản, nợ phải thu cũng ảnh hưởng đến giá

trị doanh nghiệp

Nếu không xác định được nợ còn lại thì không thể tính được giá trị

doanh nghiệp.

Mục đích của việc xử lý nợ là phân loại các khoản nợ để thu hồi hoặc

thanh lý để có biện pháp loại trừ ra khỏi bảng cân đối, làm lành mạnh tình

hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó xác định giá trị doanh nghiệp

Đối với các khoản phải thu khú đũi cú nguyên nhân khách quan được xử

lý theo nguyên tắc:

- Đối với các khoản nợ đã có đủ chứng cớ xác định là các khoản nợ không

đòi được như con nợ bị giải thể, phá sản, con nợ bỏ trèn, con nợ thi hành án

và mất khả năng thanh toỏn… thỡ được hạch toán vào kết quả sản xuất kinh

doanh ( nếu có lãi) hoặc giảm giá trị doanh nghiệp trước khi thực hiện

chuyển đổi sở hữu ( nếu không có lãi).

- Đối với các khoản nợ chưa đủ căn cứ để xử lý như nguyên tắc trên nhưng

là những khoản công nợ dây dưa đã phát sinh trên 5 năm mà con nợ còn

đang tồn tại, doanh nghiệp đã tích cực áp dụng nhiều giải pháp ( bao gồm cả

19

giải pháp đề nghị toà án giải quyết phá sản con nợ như quy định tại điều 7

luật phá sản doanh nghiệp ) nhưng vẫn không thu hồi được nợ thì hạch toán

vào kết quả kinh doanh, giảm lãi trước khi thực hiện chuyển đổi (nếu doanh

nghiệp cú lói) hoặc được giảm giá trị doanh nghiệp (phần vốn Nhà nước)

trước khi chuyển đổi doanh nghiệp với mức tối đa không vượt quá phần vốn

Nhà nước tại doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp không có lãi hoặc bị lỗ )

Các doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá vẫn tiếp tục có trách nhiệm theo

dõi, thu hồi các khoản nợ đã được xử lý theo nguyên tắc trên và nép vào ngân

sách nhà nước.

Đối với các khoản nợ do chủ quan đã quy được trách nhiệm cá nhân

hoặc tập thể thì phải xử lý trách nhiệm bồi thường vật chất. Phần tổn thất sau

khi đã xử lý trách nhiệm được xử lý như đối với các khoản nợ khú đũi cú

nguyên nhân khách quan.

Đối với các khoản nợ đọng ngân sách.

Về nguyên tắc, các doanh nghiệp phải có biện pháp thanh toán các

khoản nợ đọng ngân sách trước khi thực hiện cổ phần hoá.

Trường hợp doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh có

hiệu quả nhưng khó khăn về tài chính do đầu tư tài sản cố định thì doanh

nghiệp phải lập phương án xử lý nợ, huy động hết các nguồn hiện có ( như

quỹ đầu tư phát triển, nguồn vốn khấu hao, thu hồi công nợ…) Để bù đắp các

khoản chiếm dụng của ngân sách để đầu tư. Trường hợp đã huy động hết

nguồn hiện có nhưng vẫn đủ nguồn bù đắp thì doanh nghiệp phải báo cáo cơ

quan có thẩm quyền để thực hiện ghi thu ghi chi tăng vốn Nhà nước cho

doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán do bị thua lỗ

thì doanh nghiệp báo cáo cơ quan có thẫm quyền xem xét, cho phép xoá nợ

ngân sách với mức tối đa bằng số luỹ kế của doanh nghiệp tại thời điểm có

quyết định thực hiện cổ phần hoá.

Đối với các khoản nợ vay ngân hàng thương mại quốc doanh.

20

Việc khoanh nợ, xoá nợ ngân hàng là nhằm hỗ trợ những doanh nghiệp

nhà nước thực hiện cổ phần hoỏ cú khó khăn về tài chính, hoạt động kinh

doanh có thể bị lỗ nhưng chưa lâm vào tình trạng phá sản theo nguyên tắc:

- Đối với các doanh nghiệp nhà nước gặp khó khăn trong thanh toán, không

cân đối được nguồn để thanh toán các khoản nợ quá hạn… thì được xem xét

khoanh các khoản nợ quá hạn có đến thời điểm quyết định triển khai cổ

phần hoá trong thời hạn từ 3-5 năm.

- Đối với các doanh nghiệp nhà nước bị thua lỗ, mất khả năng thanh toán thì

cho phép xoá nợ lãi vay ngân hàng mà doanh nghiệp chưa thanh toán với

mức không vượt quá số lỗ còn lại sau khi xử lý nợ ngân sách. Phần nợ gốc

quá hạn còn lại doanh nghiệp tiếp tục điều chỉnh khoanh nợ trong 5 năm để

giảm bớt khó khăn về tài chính. Các khoản tổn thất của ngân hàng thương

mại quốc doanh do khoanh nợ hoặc xoá nợ cho doanh nghiệp nhà nước

trước khi thực hiện cổ phần hoá được hạch toán vào chi phí hoạt động kinh

doanh, quỹ bù đắp rủi ro của ngân hàng, giảm trừ vào nợ vay của ngân hàng

nhà nước hoặc được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần khi các ngân hàng

thương mại không đủ nguồn để bù đắp theo hướng dẫn của bộ tài chính.

- Đối với nợ bảo hiểm xã hội do doanh nghiệp mất khả năng thanh toỏn.Về

nguyên tắc, trước khi thực hiện cổ phần hoá, doanh nghiệp có trách nhiệm

thanh toán dứt điểm các khoản nợ đối với công ty bảo hiểm xã hội.Trường

hợp doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán thì khoản nợ đối với công

ty bảo hiểm xã hội được giảm trừ vào giá trị doanh nghiệp trước khi thực

hiện chuyển đổi.

2.1.2 .Định giá doanh nghiệp

• Khái niệm:

Giá doanh nghiệp được quan niệm là giá cả thực tế mà người mua trả

cho người bán khi nhận quyền sở hữu một phần hay toàn bộ doanh nghiệp

Giá trị doanh nghiệp theo kinh tế học hiện đại có thể hiểu là mức độ thoã

dụng hay lợi Ých mà một doanh nghiệp sẽ mang lại trong suy nghĩ của các

đối tượng tham gia mua bán.

21

Định giá doanh nghiệp là các hoạt động có phương pháp mang tính đơn

phương của từng bên liờn quan nhằm đưa ra một mức giá mà họ cho là gần

nhất với giá trị doanh nghiệp.

Định giá doanh nghiệp một cách chính xác sẽ tránh được thiệt hại cho

bên mua hoặc bên bán khi doanh nghiệp được xác định thấp hơn giá trị thực

thì có thể làm mất vốn nhà nước. Ngược lại, khi giá doanh nghiệp được xác

định cao hơn giá trị thực sẽ làm thiệt hại cho bên mua.

• Các nhân tố xác định giá trị doanh nghiệp .

- Giá trị tài sản doanh nghiệp.

Giá trị tài sản doanh nghiệp là chỉ tiêu dễ thấy nhất thể hiện giá trị doanh

nghiệp, được theo dõi hết sức chặt chẽ trong toàn bộ quá trình vận hành

doanh nghiệp bằng hệ thống hoạch toán kế toán .

Tài sản của doanh nghiệp gồm:

+ Tài sản hữu hình: Đất đai doanh nghiệp đã sử dụng vào sản xuất kinh

doanh, máy móc thiết bị.

+ Tài sản vô hình: quyền sử dụng đất, chi phí thành lập bằng phát minh

sáng chế, chi phí nghiên cứu phát triển, lợi thế thương mại.

- Khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

Mức lợi nhuận là chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh lời của doanh nghiệp

thể hiện lợi Ých mà doanh nghiệp mang lại cho chủ sở hữu, nên là nhân tố

quan trọng để xác định giá trị của doanh nghiệp. Giá trị doanh nghiệp chính là

giá trị hiện tại hoỏ dũng lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi bán doanh

nghiệp.

- Quan hệ cung cầu về doanh nghiệp.

Trong ngắn hạn, độ co giãn của cung cầu thường giả định không thay

đổi. Khi đó, biến động của giá doanh nghiệp theo quy luật cung cầu thường

giả định không thay đổi. Khi đó, biến động của giá doanh nghiệp theo quy

luật cung cầu phụ thuộc chủ yếu vào lượng cung, lượng cầu về doanh nghiệp.

Đôi khi cung cầu về doanh nghiệp gây ra sự chênh lệch lớn giữa giá trị doanh

22

nghiệp và giá cả doanh nghiệp tạo nên các cú sốc cung cầu giả tạo trong ngắn

hạn. Sự tăng giảm như vậy chứng tỏ cung cầu doanh nghiệp là một nhân tố

khách quan không thể bỏ qua trong xác định giá doanh nghiệp .

- Tình hình kinh tế, tài chính quốc gia.

Nếu những dự đoán về tình hình kinh tế, tài chính quốc gia trong tương

lai được coi là bất ổn định thì giá doanh nghiệp sẽ được đánh giá thấp xuống.

Ngược lại thì giá doanh nghiệp sẽ được định giá cao hơn. Sự chênh lệch giữa

hai mức giá này do mức độ rủi ro mà nhà đầu tư dự đoán phải được lưu tâm

đến khi đến khi định giá doanh nghiệp.

• Các phương pháp định giá doanh nghiệp

- Phương pháp giá trị tài sản thuần.

Phương pháp giỏ trị tái sản thuần xác định giá trị doanh nghiệp đưa trên giá trị

thị trường của trị trường của các loại tài sản đó của nã. Phương pháp

giá trị tái sản thuần xác định giá trị doanh nghiệp đưa trên giá trị thị trường

của trị trường của các loại tài sản đó của nó.

Theo phương pháp nào, giá trị thị trường của tài sản được tớnh dựa trờn bảng

cân đối tài sản và tham khảo giá trị thị trường của tài sản tương tù hoặc cùng

loại giá trị của vốn cổ phần được tính toán như sau: Theo phương

pháp nào, giá trị thị trường của tài sản được tính dựa trên bảng cân đối tài sản

và tham khảo giá trị thị trường của tài sản tương tự hoặc cùng loại giá trị của

vốn cổ phần được tính toán như sau:

VE=VA-VD.

V VE : giá trị thị trường của vốn cổ phần .

VA : giá trị thị trường của toàn bộ tài sản.

VD : giá trị trường cửa nợ.

- Phương pháp định giá theo khả năng sinh lời.

Phương pháp này dựa trờn cơ sở xem xét doanh nghiệp không phải đơn

thuần là tổng sè sè học giá trị các tài sản hiện có mà là một hệ thống phức tạp

các giá trị kinh tế được đo bằng khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Điều mà

người đầu tư trông đợi là lợi nhuận, là khả năng sinh lời của doanh nghiệp

23

trong tương lai và chính nó là cơ sở để định giá doanh nghiệp. Với cách nhìn

nhận đó ta có 2 phương pháp định giá sau:

+ Phương pháp lợi nhuận.

Giá trị doanh nghiệp theo phương pháp lợi nhuận được xác định theo

công thức:

Để xác định lợi nhuận sau thuế bình quân hàng năm dự tính thu được

người ta có thể căn cứ vào số liệu thống kê cuả các năm gần nhất với thời

điểm định giá và được tính theo phương pháp bình quân số học. Công thức

tính như sau:

Trong khi tính toán cũng cần xem xét để loại trừ các ảnh hưởng đột

biến đến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Đồng thời cũng cần phân tích,

dự đoán tình hình sắp tới để điều chỉnh lợi nhuận sau thuế bình quân đã tính

toán cho phù hợp.

Đối với việc lùa chọn tỷ suất vốn hoá cũng còn nhiều ý kiến khác nhau.

Nhưng có thể thấy nên chọn tỷ suất lợi tức trái phiếu dài hạn làm tỷ suất vốn

hoá là có cơ sở và hợp lý hơn, bởi vỡ nú phản ánh khả năng thu được lợi

nhuận ở mức trung bình mà người đầu tư có thể đạt được trên thị trường.

Về bản chất phương pháp lợi nhuận là phương pháp hiện tại hoá lợi

nhuận sau thuế bình quân thu được hàng năm. Thật vậy, nếu gọi lợi nhuận sau

thuế hàng năm là P với tỷ suất hiện tại hoá là "i", số năm có khoản thu về lợi

nhuận sau thuế là "n", ta có giá trị doanh nghiệp V là:

(Ghi công thức )

Nếu lợi nhuận P là cố định và n+ thì

(Ghi công thức )

24

i

PrV =

n

n

kkP

P∑

== 1

Phương pháp này phù hợp với các doanh nghiệp không có nhiều tài sản

cố định phải khấu hao, khả năng tích luỹ vốn từ khấu hao hạn chế; mặt khác

cũng đòi hỏi lợi nhuận sau thuế hành năm là tương đối ổn định. Trong trường

hợp lợi nhuận sau thuế không ổn định hoặc đối với doanh nghiệp mới thành

lập, chưa có số liệu quá khứ để xem xét thì việc dự đoán lợi nhuận sau thuế

bình quân thu được hàng năm sẽ khó khăn hơn nhiều.

2.2. Cơ cấu vốn và khả năng tăng giảm vốn sau khi doanh nghiệp nhà

nước chuyển sang công ty cổ phần .

Trong công ty cổ phần, nguồn hình thành vốn được chia làm 3 loại:

- vốn cổ phần

- vốn vay

- lợi nhuận tích luỹ từ hoạt động sản xuất kinh doanh

Khi doanh nghiệp mới chuyển sang công ty cổ phần, nguồn tài chính chỉ

bao gồm vốn cổ phần và vốn vay. Sau một thời gian hoạt động, thì công ty cổ

phần cú thờm một nguồn vốn bổ sung là lợi nhuận thu được

Tỷ trọng của vốn cổ phần, vốn vay lợi nhuận trong nguồn vốn của công

ty phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố: danh tiếng của công ty trên thị trường

tiền tệ, mức độ và tính chất mất ổn định của lợi nhuận công ty, hệ thống thuế

thu nhập doanh nghiệp hiện hành đối với công ty, lãi xuất tiền vay, tình hình

kinh tế chung của đất người nước…

- Khả năng tăng giảm vốn cổ phần.

• Tăng vốn cổ phần của công ty.

+ Phát hành cổ phiếu mới: các loại cổ phiếu có thể phát hành là cổ phiếu

thường và cổ phiếu ưu đãi.

+ Chuyển quỹ dự trữ vào vốn của công ty:

Quỹ dự trữ của CTCP là một loại quỹ bắt buộc công ty phải trích lập theo luật

định. Đây là một nguồn tài chính dự phòng nhằm bù đắp những rủi ro trong

kinh doanh hoặc đáp ứng nhu cầu tăng vốn để phát triển sản xuất kinh doanh.

Vì vậy, khi có nhu cầu bổ sung tăng vốn điều lệ của CTCP có thể chuyển một

phần quỹ dự trữ vào vốn của công ty.

25

+ Chuyển trái phiếu thành cổ phiếu.

Trước hết, được áp dụng với những trái phiếu có khả năng chuyển đổi

thành cổ phần đã được quy định khi phát hành trái phiếu. Sau đó, nếu công ty

vẫn có nhu cầu tăng vốn điều lệ theo phương thức này thì mới áp dụng

chuyển đổi đối với các loại trái phiếu khác.

• Giảm vốn cổ phần của công ty.

+ Giảm vốn do kinh doanh thua lỗ.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh do trình độ quản lý kinh doanh yếu

kém hoặc do rủi ro công ty lâm vào tình trạng thua lỗ kéo dài không có khả

năng khắc phục làm cho vốn cổ phần của công ty đương nhiên bị giảm xuống.

Trong trường hợp này công ty bắt buộc phải xử theo mét trong hai cách sau:

- Giảm giá trị danh nghĩa ghi trên cổ phiếu của các cổ đông theo tỷ lệ

giảm vốn.

- Huy động các cổ đông gúp thờm vốn bằng tiền mặt.

+ Giảm vốn do hoàn trả một phần cho các cổ đông.

Ở một số CTCP tuy hoạt động kinh doanh không bị thua lỗ nhưng hiệu

quả kinh tế thấp, công ty có nhu cầu thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh dẫn

đến sự thừa vốn trong công ty. Trường hợp này nếu cứ kéo dài thì sẽ dẫn đến

sự lãng phí về vốn, một bộ phận vốn bị ứ đọng không sử dụng và không sinh

lời làm cho tỷ suất lợi nhuận của công tu ngày càng giảm thấp. Để khắc phục

tình trạng thừa vốn, công ty có thể giải quyết bằng cách hoàn trả cho các cổ

đông theo tỷ lệ vốn cổ phần của họ.

+ Giảm vốn do chuyển một phần vào công ty khác.

Trong thực tế nhiều công ty cổ phần làm ăn có lãi song tỷ suất lợi

nhuận không cao bằng một số ngành nghề kinh doanh khác. Khi đó, công ty

có thể rút bớt một phần vốn của mình để đầu tư vào những ngành nghề khác

có khả năng mang lại mức doanh lợi cao hơn như thành lập công ty mới hoặc

góp vốn liên doanh, cổ phần vào những công ty khác.

• Khả năng tăng giảm vốn vay.

26

- Vay vốn bằng các hợp đồng tín dụng.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hầu như không một doanh

nghiệp nào chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh bằng nguồn vốn tự có mà phải

hoạt động bằng nhiều nguồn trong đó vốn vay chiếm tỷ lệ đáng kể. Vốn vay

không chỉ có ý nghĩa quan trọng không chỉ ở khả năng tài trợ các nhu cầu bổ

sung cho việc mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh của công ty mà còn

tạo điều kiện linh hoạt trong việc thu hẹp quy mô kinh doanh bằng việc hoàn

trả các khoản nợ đến hạn và giảm số lượng vốn vay.

Đối với DNNN, ngoài nguồn vốn Nhà nước giao, các doanh nghiệp còn

hoạt động sản xuất kinh doanh bằng nguồn vốn vay như vay ngân hàng, các

công ty tài chính, vay của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước… Trong

quá trình cổ phần hoỏ, Cỏc DNNN chuyển sang các CTCP không được phép

ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh. Cho nên trên thực tế các khoản vay nợ

về vốn ( vay ngắn hạn, vay dài hạn) của DNNN đương nhiên được chuyển nợ

sang các CTCP.

- Vay vốn bằng cách phát hành trái phiếu.

công ty cổ phần muốn phát hành trái phiếu phải được Đại hội đồng cổ

đông quyết định số tiền dự định vay bằng trái phiếu, giá trị của mỗi trái phiếu,

lãi suất của trái phiếu, thời hạn vay và thời hạn thanh toán hoàn trả trái phiếu

và khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu nếu luật pháp sau này cho phép. Việc

phát hành trái phiếu là một phương thức vay vốn không làm tăng vốn cổ phần

của công ty.

• Khả năng tăng giảm vốn từ lợi nhuận.

Lợi nhuận thu được từ kết quả sản xuất kinh doanh của mọi loại hình

doanh nghiệp. Đối với CTCP, khối lượng lợi nhuận lớn và tỷ suất lợi nhuận

cao không chỉ là niềm mơ ước của các cổ đông, của các nhà đầu tư mà của cả

những người lao động bởi vì thu nhập của họ phụ thuộc trực tiếp vào kết quả

kinh doanh. Khối lượng lợi nhuận lớn cùng với tỷ lệ lợi nhuận để lại cao là

điều kiện để tăng cường khả năng tài trợ vốn bổ sung cho công ty.

27

Khả năng tăng vốn của công ty từ lợi nhuận không chỉ phụ thuộc vào

chính sách miễn giảm thuế của Nhà nước đối với CTCP.

28

Chương II.

Thực trạng về vấn đề tài chính trong

cổ phần hoỏ cỏc doanh nghiệp nhà nước tại

Tổng công ty chè Việt Nam .

I. Vài nét về Tổng công ty chè Việt Nam.

1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty chè Việt

Nam.

Cùng với một số mặt hàng khác như cà phê, điều, lạc…chố là một sản

phẩm chiế lược có ưu thế mạnh ở nước ta. Nhằm tăng cường, tập trung,đỏp

ứng nhu cầu trong và ngoài nước, thoó món thị hiếu của người tiêu dùng, phù

hợp với chiến lược phát triển lâu dài của đất nước, năm 1974, Liên hiệp các xí

nghiệp công nông nghiệp chè Việt Nam được thành lập trên cơ sở hợp nhất

các nhà máy chè xuất khẩu của Trung ương và một số xí nghiệp chè hương ở

miền Bắc. Nhiệm vụ của liên hiệp xí nghiệp này, chế biến chè xuất khẩu theo

kế hoạch nhà nước giao.

Năm 1979 Chính phủ ra quyết định 75/TTg và 224/TTG về thống nhất

tổ chức ngành chè, hợp nhất hai khâu trồng trọt và chế biến, giao cho các

Nông trường chè ở địa phương trên cơ sở Trung ương quản lý thống nhất.

Tháng 3 năm 1987 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực

phẩm ra quyết định số 283/ NN-TCCB/QĐ thành lập công ty xuất nhập khẩu

chè thuộc liên hiệp các xí nghiệp công nông nghiệp chố Viờt Nam .

Căn cứ văn bản số 5826/ĐMDN ngày 13/10/1995 của Thủ Tướng

Chính phủ phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp nhà nước

thuộc Bộ Nông nghiệp và công nghệ thực phẩm ( nay là Bộ NN & PTNT ) và

uỷ quyền ký quyết định thành lập các Tổng công ty theo quyết định số

90/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ Tướng Chính phủ. Ngày29/12/1995 Bộ

trưởng Bộ NN & PTNT ra quyết định số 394/Nhà nước- TCCB/QD thành lập

Tổng công ty chè Việt Nam trên cơ sở sắp xếp lại các doanh nghiệp thuộc

Liên hợp các xí nghiệp nông công nghiệp chè Việt Nam

29

Tổng công ty chè Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Vietnam

National Tea Corporation (Vinatea Corp) trụ sở chính đặt tại 46 Tăng Bạt Hổ

– Hai Bà Trưng – Hà nội. Tài khoản VND sè 361-111004020, tài khoản ngoại

tệ số 362-111004 tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Tổng công ty chè Việt Nam chính thức đi vào hoạt động vào tháng

6/1996 với quy mô ban đầu có :

- 28 đơn vị thành viên

- Tổng số lao động là :22500 cán bộ công nhân viên 22500 cán bộ

công nhân viên

- Vốn pháp định: 101.868,5 triệu đồng 101.868,5 triệu

đồng

- Vốn kinh doanh: 101.867,5 triệu đồng 101.867,5 triệu đồng

+ Vốn cố định : 68.163,6 triệu đồng 68.163,6

triệu đồng

+ Vốn xây dựng cơ bản: 5.601 triệu đồng 5.601 triệu

đồng

Như vậy, Tổng công ty chè Việt Nam đó cú thời gian hoạt động trên 20

năm. Trong quá trình hoạt động Êy, Tổng công ty đã đạt được những thành

tích đáng kể.

Tổng công ty là một đơn vị quốc doanh và là công ty cấp quốc gia duy

nhất hoạt động trong lĩnh vực chè. Cho đến nay đây là công ty chè lớn nhất ở

Việt Nam, là một đối tác duy nhất và quan trọng nhất ở Việt Nam cho các

công ty và khách hàng nước ngoài .

Trong việc nhận thức về môi trường đầu tư thỡ Tụng công ty đã bắt đầu

thành lập các liên doanh và hợp tác với cỏc hóng nước ngoài để cải thiện chất

lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất của các nhà máy lớn.

Việc thành lập Tổng công ty chè Việt Nam đã tạo nên một sức mạnh

mới, đó là tập trung hoạt động, tập trung vốn, được quyền quản lý điều hành,

30

nhất là về giá cả để đảm bảo sức cạnh tranh của chè Việt Nam trên thị trường

quốc tế.

2. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty .

Tổng công ty chè Việt Nam chịu trách nhiệm trước Nhà nước về quy

hoạch, kế hoạch, về các dự án đầu tư phát triển chè, nhận và cung ứng vốn

cho tất cả các đối tượng được đầu tư, là chủ đầu tư, nghiên cứu cải tạo giống

chè, trồng trọt, chế biến tiêu thụ, xuất nhập khẩu sản phẩm chè, vật tư thiết bị

ngành chè, tiến hành hoạt động kinh doanh đúng với pháp luật, cùng với

chính quyền địa phương chăm lo phát triển kinh tế – xã hội ở cỏc vựng trồng

chè, đặc biệt với cỏc vựng dõn tộc Ýt người, vùng kinh tế mới, vựng sõu

vựng xa có nhiều khó khăn, xây dựng các mối quan hệ kinh tế và hợp tác đầu

tư khuyến nông, khuyến lâm với các thành phần kinh tế để phát triển trồng

chè góp phần thực hiện xoỏ đúi giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi núi trọc,

cải thiện môi sinh.

Tổng công ty làm chủ đầu mối trong việc khảo sát, khai thác và chiếm

lĩnh thị trường nhất là thị trường quốc tế, bao gồm thị trường xuất khẩu chè,

thị trường nhập khẩu và thị trường vốn, đây là những vấn đề mà hiện nay và

những năm tới, tầng đơn vị thành viên không có điều kiện hoặc nếu làm thì

không có hiệu quả. Tổng công ty trực tiếp giao dịch ký hợp đồng tiêu thụ sản

phẩm và liên doanh liên kết với nước ngoài, đảm bảo cho việc thống nhất giá

cả, gọi vốn nước ngoài cho việc phát triển sản xuất cho toàn ngành.

Tổng công ty làm đầu mối nhập khẩu máy móc, thiết bị chuyên dùng và

các hàng tiêu dùng khác cho các đơn vị thành viên với giá nhập khẩu có lợi

nhất, thiết bị và công nghệ hiện đại nhất để tầng bước đưa công nghệ chế biến

chè ở Việt Nam tiến kịp trình độ thế giới.

Tổ chức và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, làm đầu mối cho

việc chuyển nhượng kỹ thuật chè thế giới vào Việt Nam, nghiên cứu giống

chè, quy trình canh tác, thu hái, quy trình công nghệ chế biến và bảo quản sản

phẩm nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm chè. Đồng thời

nghiên cứu tạo sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm, có bao bì mẫu mã, tem

nhãn đa dạng đáp ứng thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nước.

31

Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật của ngành chè.

3. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty

- Trồng trọt, sản xuất chè, chăn nuôi gia súc và các nông lâm sản khác.

- Công nghiệp chế biến thực phẩm: các sản phẩm chè, sản phẩm các đồ

uống nhà nước giải khỏt…

- Sản xuất gạch ngãi, vật liệu xây dựng, sản xuất phân bón các loại phục

vụ vùng nguyên liệu.

- Sản xuất bao bì các loại.

- Chế biến các sản phẩm cơ khí, phụ tùng, thiết bị, máy móc phục vụ

chuyên ngành chè và đồ gia dông.

- Dịch vụ kỹ thuật đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và chế biến chè.

- Xây dựng cơ bản và tư vấn đầu tư, xây lắp phát triển ngành trồng chè,

dân dụng.

- Dịch vô du lịch, khách sạn, nhà hàng.

- Bán buôn, bán lẻ, đại lý các sản phẩm của ngành công nghiệp và nông

nghiệp thực phẩm; vật tư, nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, phương tiện

vận tải, hàng hoá phục vụ sản xuất và đời sống.

- Kinh doanh và dịch vụ các ngành nghề khác theo pháp luật Nhà nước

- Xuất nhập khẩu:

+ Xuất khẩu trực tiếp: các sản phẩm chè, các mặt hàng nông lâm

sản…

+ Nhập khẩu trực tiếp: nguyên vật liệu, vật tư, máy móc, thiết bị,

phương tiện vận tải và hàng tiêu dùng.

4. Đặc điểm tổ chức quản lý

Tổng công ty chè Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo

luật doanh nghiệp Nhà nước,Tổng công ty chịu sự quản lý Nhà nước của bộ,

cơ quan ngang bộ cơ quan thuộc Chính Phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh và thành

phố trực thuộc Trung ương, đồng thời chịu sự quản lý trực tiếp của các cơ

32

quan này với tư cách là cơ quan thực hiện quyền chủ sở hửu đối với DNNN

theo luật DNNN và các quy định khác của pháp luật.

Tổng công ty hoạt động theo cơ chế:

Hội đồng quản trị thực hiện các chức năng quản lý hoạt động của Tổng

công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của tổng công ty theo nhiệm vụ của

nhà nước giao.

Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổng công ty, do Bộ trưởng

Bộ NN & PTNT bổ nhiệm, miễn nhiệm khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của

HĐQT. Tổng giám đốc trực tiếp điều hành hoạt động và là người có quyền

hành cao nhất trong tổng công ty. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Bộ

trưởng Bộ NN & PTNT, hội đồng quản trị.s

Tổng công ty áp dụng mô hình quản lý trực tuyến( sơ đồ 1)

Ba phó tổng giám đốc là người giúp việc cho tổng giám đốc, điều hành

một hay một số lĩnh vực hoạt động của tổng công ty theo sự phân công của

tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và nhiệm vụ được tổng

giám đốc phân công thực hiện.

Kế toán trưởng Tổng công ty giúp Tổng công ty chỉ đạo, tổ chức thực

hiện công tác kế toán, thống kê của Tổng công ty.

Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do hội đồng quản trị giao về việc

kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của tổng giám đốc, bộ máy giúp việc

và các đơn vị thành viên tổng công ty trong hoạt động tài chính, chấp hành

pháp luật, điều lệ tổng công ty, các nghị quyết, quyết định của hội đồng quản

trị.

Văn phòng và cỏc phũng ban hoặc ban chuyên môn, nghiệp vụ của

Tổng công ty có chức năng tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị và

Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công việc.

Quan hệ giữa các phòng ban là quan hệ phối hợp, cộng tác, giúp đỡ lẫn

nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Tổng công ty cú cỏc đơn vị thành viên, đơn vị hạch toán độc lập, công

ty hạch toán hạch toán phụ thuộc và các đơn vị sự nghiệp(Cú danh sách kèm

33

theo) Tổng công ty giao vốn, tài nguyên và các nguồn lực khác cho các đơn vị

thành viên trên cơ sở vốn và nguồn lực Nhà nước giao cho Tổng công ty, phù

hợp với nhiệm vụ kinh doanh của tầng đơn vị thành viên chịu trách nhiệm

trước Tổng công ty và Nhà nước về hiệu quả sử dụng vốn và các nguồn lực

được giao.

Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Tổng công ty là tổng hợp doanh thu,

chi phí, lợi nhuận của các đơn vị thành viên hạch toán độc lập và từ phần hạch

toán tập trung của Tổng công ty .

Kinh phí kinh doanh của bộ máy quản lý và điều hành của Tổng công

ty đã được huy động từ các đơn vị thành viên và một phần từ kinh doanh trực

tiếp của Tổng công ty. Các đơn vị thành viên được hạch toán khoản kinh phí

này vào trong giá thành sản phẩm và chi phí lưu thông.

Tổng công ty được quyền trích lập tối đa 10% các quỹ của đơn vị thành

viên để lập các quỹ của Tổng công ty.

Các đơn vị thành viên hạch toán độc lập hàng tháng, quý phải báo cáo

thường xuyên tình hình thực hiện kế hoạch, 6 tháng và hàng năm phải lập báo

cáo quyết toán tài chính gửi về Tổng công ty và cơ quan quản lý tài chính

theo quy định. Các doanh nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc thực hiện

quyền và nghĩa vụ theo phân cấp của Tổng công ty

Danh sách các đơn vị thành viên của Tổng công ty chè Việt Nam :

+ Tám đơn vị thành viên hạch toán độc lập

1) Công ty Xõy Lắp

2) Công ty chố Mộc Chõu

3) Công ty chố Nụng Phỳ

4) Công ty chố Yờn Bỏi

5) Công ty chố Thỏi Nguyờn

6) Công ty chố Sụng Cầu

7) Công ty chè Hà Tĩnh

8) Trung tâm kiểm tra chất lượng KCS

34

+ Ba đơn vị hạch toán phụ thuộc: + Ba đơn vị hạch toán phụ thuộc:

9) Công ty chè Hải Phòng

10) Công ty chè Sài Gòn

11) Công ty chè Cổ Loa

+ Hai liên doanh:

12) Công ty liên doanh Phú Đa

13) Công ty liên doanh Phú Bền

+ Sáu công ty cổ phần

14) Công ty chè Kim Anh

15) Công ty chè Trần Phú

16) Công ty chố Quõn Chu

17) Công ty chè Nghĩa Lé

18) Công ty chố Liờn Sơn

+ Hai đơn vị hạch toán sự nghiệp:

19) Viện điều dưỡng Đồ Sơn

20) Viện nghiên cứu chè.

5. Đặc điểm về sản phẩm.

Chè là một sản phẩm được sản xuất, chế biến bằng100% nguyên liệu

chố bỳp tươi trong nước. Sản phẩm chè được sản xuất theo mét quy trình

công nghệ nghiêm ngặt và tương đối phức tạp. Tuỳ theo ý muốn chủ quan của

con người, chè được chế biến theo các quy trình công nghệ khác nhau sẽ cho

ra các sản phẩm khác nhau.

- Chè đen là sản phẩm thu được sau khi chế biến chè tươi theo sơ đồ công

nghệ: Diệt men, sấy nhẹ, vò, làm tơi chố vũ, sấy hoặc sao khô và phân

loại.

- Chè đen Chè xanh là sản phẩm thu được từ chế biến chè tươi theo sơ đồ

công nghệ: Làm hộo, vũ, lên men, sấy khô, phân loại.

35

Sản phẩm chè của các doanh nghiệp trong Tổng công ty bao gồm các loại

chủ yếu sau:

+ Chè đen OTD, chiếm tỷ trọng lớn nhất 58,2%

+ Chè đen CTC, chiếm tỷ trọng 27,5%

+ Chè xanh Nhật Bản, chiếm tỷ trọng7,4%

+ Chè xanh Đài Loan chiếm tỷ trọng 6,9%

Chè xanh sau khi sau khi sản xuất được chia thành 7 loại phẩm cấp sản

phẩm như sau:

+ Chố cánh gồm có : OP, P,PS

+ Chè mảnh gồm có: FBOP, BPS

+ Chè vụn gồm có :F,D

Ngoài ra, cũn cú một số sản phẩm khác như chè xanh Việt Nam, chè

Olong, chè vàng, chè ướp hương… Các sản phẩm này chủ yếu để tiêu dùng

trong nước, số lượng xuất khẩu không đáng kể. Đến nay sản phẩm chè của

các doanh nghiệp thành viên khá đa dạng và phong phú, có hơn 200 loại sản

phẩm. Phản ánh sự cố gắng lớn của các doanh nghiệp thành viên trong việc đa

dạng hoá sản phẩm nhằm tầng bước chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài

nước. Nâng cao chất lượng và thanh đổi mẫu mã là một mục tiêu lớn của toàn

Tổng công ty. Song ngành chè vẫn không còn Ýt việc khó khăn, đó là sản

phẩm còn đơn điệu, mẫu mã nghèo nàn, chất lượng thấp, chưa hấp dẫn được

người tiêu dùng. Để khắc phục tình trạng sản phẩm sản xuất ra không đều, giá

trị xuất khẩu thấp .Tổng công ty cần một lượng vốn rất lớn để đầu tư trồng

mới các vườn chè cũng như xây dựng các nhà máy có công nghệ mới. Năm

vừa rồi, Tổng công ty đã đầu tư ba nhà máy trộn chè ở 3 thành phố lớn là Hà

Nội, Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh. Đây là ba đầu mối xuất khẩu

chính của ngành chè. Sản phẩm chố cỏc công ty thành viên sản xuất ra, bán

cho Tổng công ty, ba công ty này có nhiệm vụ là pha trộn tất cả các loại chè

để đưa ra các sản phẩm đồng đều, có giá trị xuất khẩu và tiờu dùng cao. Chất

lượng chè của các công ty thành viên không đều nờn khõu pha trộn rất phức

tạp và khó đưa ra một sản phẩm có chất lượng đồng bộ, có những sản phẩm

36

có lượng độc tố trong chè rất cao, chất tanin nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ

của người tiờu dựng.

6. Thị trường tiêu thụ

Có thể nói Tổng công ty chè Việt Nam là “con chim đầu đàn” của

ngành chè Việt Nam. Sản phẩm chè của Tổng công ty chiếm đại bộ phận

dành cho xuất khẩu, cũn chố nội tiêu chiếm tỷ trọng rất thấp (khoảng 10%

tổng sản phẩm tiêu thụ của Tổng công ty).

Thị trường nước ngoài, ngoài các bạn hàng truyền thống là Liờn Xụ cũ

và Đông Âu , Tổng công ty đã tầng xuất khẩu chè đi sang các nước Pháp,

Anh, Pakistan, Hà Lan, Hồng Kụng, Singapore…Nhưng đến năm 1988, do sự

sụp đổ của Liờn Xụ cũ và những biến động chính trị ở các nước Đông Âu, thị

trường xuất khẩu chè của Tổng công ty hết sức bấp bênh.

Hiện nay, bạn hàng quan trọng nhất là Irắc. Tổng công ty đã xuất khẩu

chè sang Irắc trên 15 năm, năm 1999 đã đạt tỷ trọng cao nhất, chiếm 86,1%

tổng kim nghạch xuất khẩu. Ngoài ra, cũn cú thị trường Mỹ, thị trường Châu

Âu…

Gần đây, do có sự thay đổi nhiều mặt nên sản phẩm chè của Tổng công

ty ngày càng gia tăng về số lượng cũng như chất lượng. Tổng công ty đã mở

rộng thị phần cho mình: trong nước tăng thêm một số đại lý bán buôn, bán lẻ,

các cửa hàng chuyên bán sản phẩm chè. Và tất nhiên sản phẩm chè cũng đã,

đang và tiếp tục được xuất khấu sang nhiều nước trên thế giới với chất lượng

tốt hơn, chủng loại phong phú hơn, mẫu mã bao bì đẹp hơn trước đây. Điều

này có ảnh hưởng rất nhiều đến doanh thu, lợi nhuận của Tổng công ty .

7. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty chè

Việt Nam .

Kể từ ngày thành lập đến nay mặc dù gặp nhiều khó khăn, phải cạnh

tranh gay gắt trên thị trường trong nước và quốc tế nhưng với sự nỗ lực vượt

bậc của toàn bộ cán bộ, công nhân viên, Tổng công ty chè Việt Nam đã đạt

được kết quả đáng khích lệ, biểu hiện ở :

Tổng tài sản cố định của toàn Tổng công ty tính đến31/12/2001 là

1.140 tỷ đồng, trong đó vốn ngõn sách Nhà nước là 247,9 tỷ đồng, chỉ chiếm

37

21,7%. Theo báo cáo tổng kết của Tổng công ty thì hiệu quả sử dụng tổng tài

sản cố định năm 2001là một đồng tài sản cố định đưa vào sản xuất kinh doanh

làm ra 4,5 đồng doanh thu ( năm 2,18) nguyên nhân do năm 2001 TSCĐ giảm

trong khi doanh thu thuần tăng mạnh.

Với hiệu quả sử dụng tài sản cố định được tính như sau :

Doanh thu thuầnHiệu suất sử dụng

TSCĐ

=

TSCĐCòn về hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu năm 2001 một đồng vốn chủ sỏ

hữu tạo ra được 0,011 đồng lợi nhuận, trong khi năm 2000 tạo ra được 0,0333

đồng lợi nhuận, năm 1999 tạo ra được 0,051đồng lợi nhuận. Càng về sau hiệu

quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng giảm, ngoài nguyên nhân biến động của thị

trường chố trờn thế giới còn do cơ chế quản lý không còn phù hợp.

Lợi nhuận sau thuếHệ sè sinh lợi vốn chủ

sở hữu

=

Vốn chủ sở hữu

Biểu 1. Một số chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 1999-2001

STT Nội dung Đơn vị 1999 2000 2001

1 Doanh thu Tỷ đồng 310,8 613,7 439

2 Lợi nhuận Tỷ đồng 7,430 8,269 2,316

3 Xuất khẩu Tỷ đồng 282 348 322

4 Nép ngân sách Tỷ đồng 22,973 20,023 29,384

5 Thu nhập bq 1000đ/1 ng 572 693 642

(Nguồn phòng Kế toán – tài chính )

Từ bảng trên ta thấy, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu chiếm phần

lớn, năm 1999 chiếm 90,7% tổng doanh thu, sang năm 2000 chiếm 56,7% ,

sang năm 2000, thu nhập tiêu thụ nội địa đã tăng lên rất nhiều 34%. Còn năm

2001 chiếm 72,3%.

38

Doanh thu cũng như lợi nhuận năm 2000 cao hơn năm 1999, doanh thu

tăng 97,4%, lợi nhuận tăng 11,29% đó là do năm 2000 có nhiều thuận lợi cho

ngành chè, giá cả tăng, sản lượng tiêu thụ tăng.

Nhưng năm 2001 doanh thu của Tổng công ty giảm mạnh so với năm

2000, chỉ bằng 71,6%, giảm 28,4%. Dẫn đến, lợi nhuận giảm chỉ bằng 28%,

thu nhập bình quân đầu người giảm còn 92,6% so với năm 2000. Do các

nguyên nhân sau:

- Giỏ chè xuất khẩu sang thị trường IRAQ giảm và biến động của đồng DM

giảm làm doanh thu giảm 16% so với năm 2000 nhưng Tổng công ty vẫn

giữ mức giá thu mua chố bỳp tươi cho các hộ gia đình công nhân và nông

dân như mức giá năm 2000 theo chỉ đạo của Chính phủ ( giá bình quân

1.950 đồng/kg) để người trồng chè có điều kiện thâm canh vườn chè và ổn

định đời sống tương ứng giảm hiệu quả sản xuất, kinh doanh 46,8 tỷ đồng

- Hiệp hội Hàng hải đã đồng loạt thu phí chiến tranh 600USD/Cont 40’, ( do

chiến tranh tại Afganistan ) nên Tổng công ty chè Việt Nam phải tăng

thêm chi phí, làm giảm lãi 4,6 tỷ đồng.

- Do khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm chè, làm số dự trữ nguyên liệu và

thành phẩm tồn kho lớn và khi xuất hàng không thu được tiền ngay, Tổng

công ty phải vay ngân hàng tới 450 tỷ. Số lãi vay tăng

- Chi phí bảo quản do hàng tồn kho tiêu thụ chậm phải tồn kho năm 2001

tăng…

Từ khi hoạt đông đến nay Tổng công ty luôn chú trọng đến việc ổn

định và tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Hiện nay có 209 CBCNV

làm việc tại cỏc phũng, ban, đơn vị sự nghiệp của Tổng công ty.

Mét trong những mục tiêu hành đầu của Tổng công ty là bảo toàn vốn,

kinh doanh có hiệu quả, hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước. Trong những năm

qua Tổng công ty luôn thực hiện đựoc mục tiêu này

II. Thực trạng vấn đề tài chính trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

tại Tổng công ty chè Việt Nam.

1. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà

nước tại Tổng công ty chè Việt Nam .

39

Thuận lợi:

1) Tổng công ty có một đội ngò cán bộ lãnh đạo có trình độ cao và đã nhận

thức một cách đầy đủ, sâu sắc ý nghĩa vủa vấn đề cổ phần hoá. Vì thế đã

tập trung nghiên cứu chỉ đạo các đơn vị có điều kiện tiến hành cổ phần hoá

một cách có hệ thống và khoa học, từ khâu tuyên truyền vận động cán bộ,

công nhân viên đến khâu tổ chức chuyển đổi. Các cơ quan Nhà nước như :

Bé Tài Chính, Bộ NN & PTNT cử cán bộ trực tiếp đến tận các doanh

nghiệp cùng với Tổng công ty và đội ngũ cỏn bộ chủ chốt của các doanh

nghiệp, triển khai việc cổ phần hoá .

2) Sau khi chuyển đổi lãnh đạo Tổng công ty trực tiếp tham gia quản lý phần

vốn của Tổng công ty ở các doanh nghiệp đã chuyển sang cổ phần . Tổng

công ty vẫn đối xử với các công ty cổ phần như với các thành viên của

mình. Giúp đỡ về việc chỉ đạo tổ chức bộ máy, quản lý tổ chức sản xuất,

hướng dẫn kỹ thuật, giúp đỡ về vốn, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, hoặc

ứng vốn và bao tiêu toàn bộ sản phẩm xuất khẩu.

3) Công nhân viên chức trong ngành chè chủ yếu sống dùa vào chè. Do đó

tuyệt đại bộ phận CNVC đều mua cổ phần và gắn bó với công việc. Trong

trường hợp những người không có khả năng về tài chính để mua cổ phần

thỡ cỏc doanh nghiệp điều tạo điều kiện cho họ được vay vốn để mua cổ

phần. Mua hết số cổ phần ưu đãi và thậm chí cả cổ phiếu phổ thông.

Khó khăn:

1) Chè là một ngành kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Cũng như các

nông sản khác, tỷ suất lợi nhuận thường là rất thấp. Do đó, các cổ đông

không muốn mua cổ phần, nhất là những người ngoài doanh nghiệp.

2) Cán bộ, công nhân trong ngành chè là những người lao động có thu nhập

chủ yếu từ chố, khụng cao, đời sống còn thấp. Họ không có tiền tích luỹ để

mua cổ phần, số người nghốo cũn đụng so với ngành khác.

3) Các doanh nghiệp chè được phân bố tại cỏc vựng trung du và miền núi,

vựng sõu vựng xa, vùng kinh tế mới. Ở những nơi này, cơ sở vật chất kỹ

thuật phục vụ sản xuất và đời sống còn rất thấp, đời sống dân trí cũn kộm

so với vựng khỏc, nhất là kiến thức về kinh tế thị trường còn nhiều mới

40

mẻ. Do đó, nhận thức trong đội ngò cán bộ, công nhân về cổ phần còn

chưa đầy đủ.

4) Tâm lý của nhiều năm kinh doanh trong môi trường bao cấp của những

người lãnh đạo các doanh nghiệp cộng với việc các sản phẩm xuất khẩu

được Tổng công ty bao tiêu toàn bộ. Cho nên các doanh nghiệp không

muốn ra khỏi Tổng công ty.

5) Các doanh nghiệp chè sử dụng một lượng đất đai và lượng lao động rất

lớn, hầu hết là vay vốn ngân hàng để đầu tư, tỷ lệ vốn nhà nước không cao.

Do đó, khi cổ phần hoá quyền lợi của người lao động không đảm bảo được

chế độ ưu đãi như các lĩnh vực kinh doanh khỏc. Cỏc doanh nghiệp chè

được xây dựng trên cơ sở cỏc vựng kinh tế mới. Do đó phải đảm nhiệm cả

hệ thống về trồng rừng phòng hộ, trồng cây lương thực, đập nước giử độ

Èm cho toàn vùng …Cũng như việc Tổng công ty phải đảm bảo các công

trình phóc lợi cho công nhân như : đường, điện, nhà trẻ, trường học, trạm

xỏ…Những tài sản này không có giá trị sinh lời trực tiếp cho bản thân

doanh nghiệp mà phục vô chung cho toàn vùng. Khi chuyển sang cổ phần

hoá xử lý phức tạp khó khăn.

6) Vấn đề định giá còn gặp nhiều khó khăn. Đó là do:

- Phương pháp tớnh cũn nhiều bất cập, chủ yếu dùa vào giá trị sổ sách

kế toán, mà không tính đến giá trị sainh lời của toàn doanh nghiệp

- Công nợ lớn

- Công trình phóc lợi nhiều

- Hệ thống các nhà xưởng, nhà làm việc, nhà ở của công nhân, máy

móc thiết bị được sử dụng nhiều năm, nhiều cái đã hư háng, lạc hậu.

Nhưng trong thực tế tốc độ khấu hao không đảm bảo theo quy định

Nhà nước. Giá trị sổ sách của tài sản lớn hơn nhiều so với giá trị thực

tế, khi chuyển sang công ty cổ phần nó không tạo ra giá trị mới, phải

chuyển sang những tài sản không cần dùng phải thanh lý hoặc phải

nhượng bán.

7) Tổng công ty là một doanh nghiệp được cấu thành bởi hệ thống các doanh

nghiệp thành viên có liên quan mật thiết với nhau về công nghệ sản xuất,

41

khoa học kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm. Nếu cổ phần hoỏ cỏc doanh nghiệp

riêng lẻ thì hoạt động của Tổng công ty có những đảo lộn nhất định. Trong

lúc đó chính phủ yêu cầu phát triển Tổng công ty thành doanh nghiệp mẹ,

đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế trong quá trình hội nhập với nền

kinh tế khu vực và thế giới.

2. Quá trình triển khai

Quá trình tiến cổ phần hoá là chủ trương lớn của Đảng và chính phủ, là

hướng phát triển tất yếu để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh

doanh, tạo điều kiện cho người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp của

mình .

Việc chuyển đổi quyền sử dụng đất và tư liệu sản xuất đã được Tổng

công ty chè Việt Nam bắt đầu thực hiện từ năm 1998 khi tiến hành thí điểm

giao đất giao và vườn chè cho người lao động ở công ty Long Phó – mét trong

những đơn vị khó khăn nhất của Tổng công ty. Vườn chè nguyên là đất trồng

cỏ chăn nuôi bò của nông trương Phỳ Món. Do tầng đất mỏng lại bị đá ong

hoá. Công tác quản lý còn nhiều tồn tại nên cỏ đã không phát triển được, nông

trường có nguy cơ phá sản. Tổng công ty đã tiếp nhận nông trường Phỳ Món,

sát nhập vào Xí nghiệp chè Long Phú và chuyển từ trồng cỏ sang trồng chè.

Tổng công ty hỗ trợ vốn bằng giống chè, phân bón, làm đất, xây dựng hạ tầng

cơ sở và kỹ thuật sản xuất. Các hộ gia đình đóng góp bằng sức lao động và

một phần vật tư, vật liệu phụ. Sau 3 năm công ty chè Long Phỳ đó trồng được

300 ha chè, năng suất bình quân đạt trên 5 tấn / ha. Sau khi tổng kết rút kinh

nghiệm, phương thức này đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều đơn vị. Đến nay,

100% diện tích vườn chố đó được giao lâu dài (50 năm ) cho người lao động.

với sự hỗ trợ của doanh nghiệp về hạ tầng cơ sở, về giống, về kỹ thuật canh

tác và giá mua nguyên liệu thoó đỏng, cỏc vườn chố đó được phục hồi và

thâm canh cao độ. Có thể nói việc tăng năng suất chố bỳp tươi của Tổng công

ty có sự đóng góp của việc giao vườn chè cho người lao động. Thực tế vườn

chè đã là tài sản có sở hữu chung của công nhân và các hộ gia đình, đó là hình

thức sơ khai của tiến trình cổ phần hoá.

42

Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công tác cổ phần hoá và những

kinh nghiệp tích luỹ qua giao khoỏn vưũn chố. Tổng công ty đã sớm có kế

hoạch cụ thể đồng bộ triển khai công tác này.

Để nắm vững các văn bản chính sách của Đảng và Nhà nước về chuyển

DNNN thành Công ty cổ phần, từ trên Tổng công ty và các đơn vị thành viên

đều lập Ban đổi mới doanh nghiệp trong đó đồng chí chủ tịch HĐQT làm

trưởng Ban ( dưới cơ sở là đồng chí Giám đốc), đồng chí Phó Tổng giám đốc

làm Phó ban thường trực, ngoài ra đồng chí Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Công

đoàn và các trưởng phòng chuyên môn nghiệp vụ làm uỷ viên của Ban. Trong

ban phân công phân công nhiệm vụ cho tầng người để xúc tiến triển khai các

bước theo tiến trình cổ phần hoá. Căn cứ vào tình hình thực tế và điều kiện để

tiến hành cổ phần hoỏ, cỏc đơn vị tự nguyện đăng ký. Từ đó, Tổng công ty có

kế hoặc triển khai.

Theo Nghị định 44/CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ, các doanh

nghiệp thành viên của ngành chè thuộc loại DNNN không nắm cổ phần chi

phối, cổ phần đặc biệt. Tuy nhiên, để bước đi được vững chắc, hạn chế sai sót

trong khi kinh nghiệm về cổ phần hoỏ cũn Ýt. Tổng công ty chọn hình thức

cổ phần hoá thứ hai, tức là: “ Bán một phần giá trị thuộc vốn nhà nước hiện

có tại doanh nghiệp và những công ty có điều kiện thì phát hành thêm cổ

phiếu để tăng vốn hoạt động. Những đơn vị làm ăn tốt, đời sống công nhân

ổn định, công ty làm ăn cú lỏi đủ điều kiện được Tổng công ty chọn chỉ đạo

làm trước để rút kinh nghiệm

Đặc thù ở Tổng công ty chè Việt Nam là đa số các đơn vị thành viên

đều có sản xuất kộp kớn, cú cả trồng chè và chế biến chè. Toàn bộ giá trị đồi

chè đang thực hiện khoán theo nghị định 01/CP ngày 4/1/1995 của Chính phủ

“ Về giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp cho nên giá

trị các vườn chè vẫn do nhà nước quản lý, đó là phần vốn nhà nước tham gia

vào công ty cổ phần mà đại diện là Tổng công ty chè Việt Nam. Công ty cổ

phần thừa kế các hợp đồng mà các giám đốc là công ty Nhà nước đã ký với

các gia đình. Công ty cổ phần là một hộ nhận thuê đất với Nhà nước theo

đúng Luật Đất đai do UBNN tỉnh, thành phố ra quyết định giao đất. Các hộ

gia đình nhận đất thực hiện theo đúng hợp đồng của công ty theo đúng tinh

43

thần Nghị định 01/CP của Chính Phủ. Trên thực tế, giám đốc công ty cổ phần

là người thừa kế hợp đồng của giám đốc doanh nghiệp nhà nước, do đó sản

xuất nông nghiệp hoàn toàn ổn định. Từ đặc thù này nên Tổng công ty là cổ

đông lớn nhất chiếm 20-40% cổ phần, giữ vai trò chủ đạo, theo dõi ,giúp đỡ

cỏc cỏc công ty cổ phần về mọi mặt .

Những đơn vị làm ăn tốt, đời sống công nhân ổn định, công ty làm ăn

cú lỏi đủ điều kiện được Tổng công ty chọn chỉ đạo làm trước để rút kinh

nghiệm. Công ty chè Kim Anh là đơn vị được chọn làm điểm về cổ phần hoá

đầu tiên của Tổng công ty. Khi thấy thực hiện tốt, tiếp tục chỉ đạo mở rổng ra

5 công ty khác, đồng thời chọn công ty đủ điều kiện mới cho làm với phương

châm thận trọng vững chắc.

Các bước cổ phần hoá được tiến hành như sau:

Bước 1: Chuẩn bị cổ phần hoá.

a) Lãnh đạo công ty (Giám đốc, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch công đoàn) đề

nghị bằng văn bản lên Tổng công ty , ban đổi mới công ty. Ban đổi mới

của Tổng công ty đề nghị Bộ NN&PTNT ra quyết định cho phép hình

thành ban đổi mới. Theo đề nghị cả Tổng công ty.

b) Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp tại công ty tổ chức tuyên truyền,

giải thích cho người lao động trong công ty những chủ trương, chính

sách của Đảng và Chính phủ để mọi người hiểu rõ và ủng hộ quá trình

triển khai thực hiện.

c) Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp tiến hành thực hiện các bước:

- Thu thập đủ các hồ sơ pháp lý từ khi thành lập doanh nghiệp đến thời điểm

cổ phần hoá ( Quyết định thành lập, hồ sơ giao vốn, hồ sơ quản lý đất đai

nhà cửa…)

- Tình hình công nợ, tài sản, nhà xưởng, vật kiến trúc, đất đai công ty đang

quản lý

- Vật tư, hang hoá ứ đọng, kém, mất phẩm chất thì đề ra hướng giải quyết.

44

- Lập danh sách lao động củ công ty đến thời điểm quy định cổ phần hoá (số

lượng người, năm công tác). Dự kiến số lao động nghèo được mua cổ phần

theo giá ưu đãi của nhà nước( Giảm 30%, trả dần trong 10 năm)

- Dự toán chi phí các hoạt động cổ phần hoá cho đến khi đại hội cổ đông

lần thứ nhất, theo mức quy định của Bộ tài chính tại thông tư 104

Bước 2: Xây dựng phương án cổ phần hoá

a) Ban đổi mới quản lý tiến hành tổ chức kiểm kê tài sản, vật tư, tiền vốn,

công nợ của doanh nghiệp và phân loại:

- Tài sản đang dùng hoặc tiếp tục sử dụng cho công ty

- Tài sản không cần dùng hoặc không sinh lời

- Tài sản xin thanh lý để nhượng bán hoặc xin thanh lý để huỷ

- Tài sản (hiện vật) được hình thành từ quỹ khen thưởng, quỹ phóc lợi của

công ty

- Căn cứ vào số liệu trên sổ sách kế toán và kết quả kiểm tralại giá trị tài sản

doanh nghiệp của công ty. Ban đổi mới của công ty phối hợp với cỏc

phũng chức năng của Tổng công ty, Cục tài chính doanh nghiệp, Bộ tài

chính, vụ kế toán tài chính, Bộ NN&PTNT giải quyết những vướng mắc

về tài chính và dự kiến giá trị thực tế của toàn công ty

b) Bé NN&PTNT, Bộ tài chính cùng với Tổng công ty thống nhất xác

định giá trị của doanh nghiệp

c) Bộ trưởng NN&PTNT ra quyết định giá trị của công ty đối những công

ty có vốn nhà nước dưới 10 tỷ, đối với những công ty có vốn Nhà nước

trên 10 tỷ đồng thì do Bộ tài chính ra quyết định. Thời hạn hoàn thành

việc xác định giá trị doanh nghiệp không quá 30 ngày kể từ khi doanh

nghiệp gửi hồ sơ lên.

d) Ban đổi mới quản lý công ty lập phương án (dự kiến) cổ phần hoá

doanh nghiệp và dự thảo điều lệ hoạt động của Công ty cổ phần. Phổ

biến hoặc niêm yết công khai các dự kiến nêu trên để những người

trong công ty cùng biết và thảo luận. Tổ chức Đại hội CNVC bất

thường để lấy ý kiến về dự thảo phương án, bàn phương hướng, biện

45

pháp cụ thể để hoàn thiện phương án. Sau đó hoàn thiện phương án và

dự thảo điều lệ trình lên gửi lên Tổng công ty để trình lên Bộ

NN&PTNT phê duyệt. Hoàn chỉnh dự thảo điều lệ về tổ chức và hoạt

động của công ty cổ phần để chuẩn bị trình Đại hội cổ đông xem xét

quyết định.

Bước 3: Phê duyệt và triển khai phương án cổ phần hoá .

a) Bé NN&PTNT duyệt phương án cổ phần hoá và ra quyết định chuyển

DNNN thành công ty cổ phần. Tổng công ty Chè Việt Nam quyết định

cử người đại diện Tổng công ty quản lý phần vốn của Nhà nước tại

công ty cổ phần.

b) Ban đổi mới quản lý của công ty mở sổ đăng ký mua cổ phần. Các cổ

đông đăng ký mua cổ phần tại kho bạc Nhà nước (tại địa phương),

thông báo công khai tình hình tài chính của công ty đến tại thời điểm cổ

phần hoỏ trờn cỏc phương tiện thông tin đại chúng chủ trương cổ phần

hoá và tổ chức bán cổ phần của công ty cho các cổ đông.

c) Trưởng ban đổi mới công ty triệu tập đại hội cổ đông lần thứ nhấtđể

bầu Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và thông qua điều lệ tổ chức hoạt

động của công ty cổ phần. Hội đồng quản trị bổ nhiệm Giám đốc, Phó

giám đốc, Kế toán trưởng công ty cổ phần theo quy định của luật doanh

nghiệp.

Bước 4: Ra mắt công ty cổ phần, đăng ký kinh doanh.

a) Giám đốc, Kế toán trưởng của công ty ( trước đõy ) dưới sự chứng kiến

của ban đổ mới quản lý doanh nghiệp của công ty, đại diện Tổng công

ty, Bộ tài chính, Bộ NN&PTNT tiến hành bàn giao cho Hội đồng quản

trị công ty cổ phần: Lao động, tiền mặt, vốn, tài sản, danh sách, hồ sơ

cổ đông và toàn bộ hồ sơ tài liệu, sổ sách có liên quan. Ban đổi mới bàn

giao những công việc còn lại cho Hội đồng quản trị và công bố tự giải

thể sau khi ký biên bản bàn giao.

b) Hội đồng quản trị công ty cổ phần hoàn tất những công việc còn lại:

- Xin khắc con dấu của công ty cổ phần ( nép lại con dấu cũ)

46

- Lập bảng kê đề nghị Kho bạc tại địa phương cung cấp cho các cổ đông tờ

phiếu phù hợp với số cổ phần số cổ phần của các cổ đông.

- Tổ chức ra mắt Công ty cổ phần. Thông báo trờn cỏc phương tiện thông

tin đại chúng theo quy định hoặc bằng văn bản thời điểm hoạt động của

công ty cổ phần theo con dấu mới, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh.

Đăng ký kinh doanh theo quy định.

3. Thực trạng vấn đề tài chính trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp

nhà nước tại Tổng công ty chè Việt Nam.

3.1. Về tài sản, vốn.

Vấn đề thường thấy ở hầu hết các doanh nghiệp sau cổ phần hóa là

hàng loạt tài sản không có nhu cầu sử dụng, không đưa vào giá trị doanh

nghiệp, các khoản phải thu, phải trả chưa được xác định cũng loại trừ ra khỏi

giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá. Như ở Công ty ĐT&PT chè Hà Tĩnh là

doanh nghiệp hiện nay đang tiến hành cổ phần hoá, tài sản đang dùng

7.188.702.632 (theo số liệu sổ sách kế toán) trong khi đó tài sản không cần

dùng 4.599.800.887, tài sản chờ thanh lý 687.830.324. Số tài sản không đưa

vào giá trị doanh nghiệp này, nếu sau 3 tháng không bán được thì giao cho ai

quản lý, bảo quản và xử lý? Chi phí bảo quản này ai quản lý.

Các tài sản không cần dùng chờ thanh lý ở 6 công ty cổ phần chè, có

giá trị trên sổ sách trên 5.577 triệu đồng đã được Đoàn xác định giá trị doanh

nghiệp liên bộ loại ra khỏi giá trị doanh nghiệp trong các công ty cổ phần.

Trong đó, có 3.404 triệu đồng là tài sản thuộc công trình phóc lợi công cộng

như đường giao thông, cầu cống trên đường quốc lé, tỉnh lé, đường điện cao

thế ở Công ty cổ phần chố Quõn Chu, Công ty cổ phần chè Trần Phỳ đó có

nhiều văn bản trình lên các cấp có thẫm quyền đến nay vẫn chưa được giải

quyết. Sự chậm trễ đú đó làm ảnh hưởng rất lớn đến tài sản của nhà nước và

tư tưởng các đơn vị chuẩn bị cổ phần hoá giai đoạn tiếp theo.

Một vấn đề khó xử lý khác trong cổ phần hoá DNNN là việc xác lập rõ

ràng và nhanh chóng chuyển giao quyền sử dụng đất, quyển sở hữu tài sản cố

định về nhà xưởng, máy móc, thiết bị.

3.2. Về công nợ.

47

Trong quá trình thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, các

khoản nợ của doanh nghiệp hiện đang là một trở ngại lớn, gây khó khăn ách

tắc, làm chậm trể tiến trình này. Do vậy việc xử lý công nợ của doanh nghiệp

phải được đặt ra như điều kiện cần, là cấp thiết để thúc đẩy nhanh tiến trình

cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

Năm 2001 công nợ của toàn Tổng công ty là:1.592.851.478.146 trong

đó công nợ phải trả 888.600.832.300, công nợ phải thu 704.250.645.846.

Công nợ của Tổng công ty năm vừa rồi rất lớn, do biến động của tình hình thế

giới, hàng hoá không xuất được, phải vay ngân hàng lãi suất lớn, hàng hoá

xuất đi không thu được tiền…

Các công ty làm ăn tốt thì muốn được cổ phần hoỏ vỡ được ưu tiên

nhiều, ngược lại các công ty làm ăn thua lỗ kéo dài thì không đủ điều kiện để

cổ phần hoá. Cả cán bộ lẫn công nhân ở các công ty yếu kém này điều sợ cổ

phần hoỏ vỡ bộ máy lãnh đạo nếu cổ phần hoá, cổ đông không bầu, bị mất

chức, còn công nhân bỏ tiền ra mua cổ phần sợ mất cả gốc chưa núi gỡ cú cổ

tức. Vì vậy, nếu không có sự cứu giúp của nhà nước để xử lý những tồn tại thì

nhà nước sẽ phải nuôi những công ty này kéo dài mãi.

Các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty chè Việt Nam, có công nợ rất

lớn, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn làm ăn thua lỗ, hiện nay đang có 6 công

ty làm ăn thua lỗ, muốn cổ phần hoá thì phải làm lành mạnh hoá vấn đề tài

chính. Vấn đề này là một khó khăn đối với các doanh nghiệp.

Thực tế cho thấy, Công ty chố Liờn Sơn ở địa bàn rất khó khăn, khí hậu

khô hanh, nước sinh hoạt cho người và gia súc cũng không đủ, năng suất chè

thấp 3-4 tấn/ha, sản phẩm sản xuất ra, Ýt một năm chỉ đạt 250-300 tấn, nhiều

năm bị thua lỗ. Năm 1998 và năm 1999 nếu không được Tổng công ty trợ

giúp bù lại các khoản nợ 900 triệu đồng thì đến nay cũng chưa thể cổ phần

hoá được. Khi chuyển sang cổ phần hoỏ đó tự chủ đứng lên sản xuất kinh

doanh có lãi, công nhân phấn khởi, đời sống cũng được cải thiện, giảm được

khó khăn cho nhà nước không phải bù lỗ như các năm trước.

3.3. Định giá doanh nghiệp

48

Tốc độ cổ phần hoá triển khai nhanh hay chậm do nhiều nguyên nhân

nhưng đối với các DNNN thuộc Tổng công ty chè Việt Nam thì nguyên nhân

quan trọng hàng đầu có thể nói là việc xác định giá trị thực tế doanh nghiệp.

Cũng như mọi hàng hoá khác, giá trị doanh nghiệp cũng bao gồm giá trị hữu

hình và giá trị vô hình. Giá trị hữu hình là giá trị các tài sản nhà xưởng, thiết

bị máy móc, tức là giá trị hiện vật có thể sờ mú, cõn đong đo đếm được, việc

xác định giá trị hữu hình của doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, căn cứ xác

định còn chưa rõ ràng .

Như ta đã biết ngành chè ra đời tư năm 1974 và ngày càng phát triển nhưng

nhìn chung chưa có bước đột phá đáng kể nào. Do vậy dây chuyền công nghệ

cũ và rất lạc hậu đến nay vẫn còn tồn tại. Trong khi đánh giá lại giá trị doanh

nghiệp thường bị đánh giá theo cảm tính bởi không có căn cứ về thực tế về

nguồn gốc ( ai sản xuất và sản xuất như thế nào ), lẫn tình trạng tài sản ( đã

khấu hao hết mới nhập, hay đã hư háng nhiều ) và thường đánh giá với giá

tăng nhiều so với thực tế, nếu máy móc thiết bị đó được đem bỏn trờn thị

trường thì chỉ thu được 50% giá định ra . Như ta đã biết ngành chè ra đời

tư năm 1974 và ngày càng phát triển nhưng nhìn chung chưa có bước đột phá

đáng kể nào. Do vậy dây chuyền công nghệ cũ và rất lạc hậu đến nay vẫn còn

tồn tại. Trong khi đánh giá lại giá trị doanh nghiệp thường bị đánh giá theo

cảm tính bởi không có căn cứ về thực tế về nguồn gốc ( ai sản xuất và sản

xuất như thế nào ), lẫn tình trạng tài sản ( đã khấu hao hết mới nhập, hay đã

hư hỏng nhiều ) và thường đánh giá với giá tăng nhiều so víi thực tế, nếu máy

móc thiết bị đó được đem bán trên thị trường thì chỉ thu được 50% giá định ra

.

Mặt khác có nhiều tiêu chuẩn để đánh giá giá trị của cải vật chất nhưng

thông thường sử dụng bằng các tiêu chuẩn sau: giá trị mua vào, giá trị thanh

lý, giá trị phế thải, giá trị đổi mới giá trị nhượng bán, giá trị theo công dụng.

Giá trị tài sản được đánh giá theo các tiêu chuẩn khác nhau sẽ cho ra các kết

quả khác nhau thậm chí là rất khác nhau. Việc xác định lại giá trị thực tế còn

lại của tài sản cố định tại thời điểm cổ phần hoá của công ty đó dựa trờn cơ sở

giá thực tế đối với tầng loại tài sản cố định mới cùng loại hiện đang có bán

trên thị trường. Sau đánh giá thực tế tài sản cố định về năm sản xuất, số năm

sử dụng, chính sách ban đầu, chất lượng còn lại để xác định tỷ lệ còn lại của

49

chúng, không tính vào doanh nghiệp những tài sản cố định không dùng xin

thanh lý cũng như tài sản cố định hình thành từ quỹ phóc lợi.

Còn giá trị vô hình (giá trị lợi thế của doanh nghiệp ) giá trị tài sản cố

định khụng nhỡn thấy, sờ mú, cân đo đong đếm được như giá trị nhón mỏc

của sản phẩm, địa thế doanh nghiệp, tài năng giám đốc, trình độ tay nghề.

Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung qua liêu bao cấp, hầu như chúng ta mới

chỉ có giá trị hữu hình mà chưa quan tâm đến giá trị vô hình, vì vậy việc xác

định giá trị vô hình của doanh nghiệp thường bị coi nhẹ, bỏ qua nhiều yếu tố

như lợi thế trong quyền sử dụng đất đai, nhà xưởng sẵn có. Khi tính lợi thế

doanh nghiệp dựa trờn cơ sở so sánh lợi thế ngành đã bỏ qua lợi thế kinh

doanh giưa ngành này và ngành khỏc. Nú mới chỉ tính đến lợi thế của doanh

nghiệp mà chưa tính đến bất lợi của doanh nghiệp .

Kết quả định giá doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào khả năng nhận thức

đánh giá của các chuyên gia, tức phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con

người. Do đó tồn tại nhiều quan điểm trái ngược nhau (có quan điểm cho rằng

đánh giá như thế là quá cao hoặc là quá thấp) về vấn đề này sẽ làm ảnh hưởng

không nhỏ đến hiệu quả định giá doanh nghiệp .

Việc xác định giá trị của doanh nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc“

giá trị thực tế của doanh nghiệp là toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp

tại thời điểm cổ phần hoá mà người mua, người bán cổ phần đều chấp nhận

được”. Nguyên tắc này dường như phù hợp với kinh tế thị trường song lại

mang nặng tính hình thức. Trên thực tế, giữa người mua và bán cổ phần hầu

như không cú thoó thuận gì. Việc thoã thuận được hiểu ngầm là đạt được thoã

thuận, sẽ chỉ được thực hiện khi có người mua cổ phần của doanh nghiệp. Nói

cách khác, sự thoã thuận được chứng minh bằng việc người mua cổ phần có

mua hay không mua cổ phần. Những người tham gia mua cổ phần không trực

tiếp biết nội dung và phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp. Việc xác

định giá trị doanh nghiệp do một hội đồng xác định, làm cơ sở xây dựng giá

bán cổ phần cho các cổ đông. Do vậy, giá bán cổ phần còn nhiều yếu tố chủ

quan, không phản ánh đúng quy luật của kinh tế thị trường. Mặt khác, cổ phần

chủ yếu ưu tiên bán cho người làm việc trong doanh nghiệp dẫn đến tình trạng

50

người bán và người mua lẫn lộn nờn việc định giá doanh nghiệp càng chứa

đựng nhiều yếu tố chủ quan.

Việc xác định giá trị doanh nghiệp trong thời gian qua chủ yếu dùa vào

số liệu trên sổ sách kế toán( tuy có tính đến giá trị thị trường tài thời điểm) mà

Ýt tính đến giá trị sinh lời của doanh nghiệp.

Một thực tế, trong việc định giá doanh nghiệp nhà nước ở Tổng công ty

Chè Việt Nam đó, ở một số doanh nghiệp có nhiều người cho rằng việc định

giá như vậy là quá cao, nhưng ở doanh nghiệp khác lại cho việc định giá như

vậy là thấp. Điển hình như Công ty chè Kim Anh, mấy năm vừa rồi được đầu

tư một số công nghệ, máy móc mới. Nên giá trị của doanh nghiệp khá cao, tuy

nhiên, những công nghệ này chỉ là một bộ phận của dây chuyền sản xuất, nên

công suất không cao. Hơn nữa, nú khụng tự sản xuất ra được nguyên liệu mà

thu mua từ nơi khác về, đầu vào nguyên liệu không ổn định. Trong khi đó,

Công ty chè Trần Phú, là một doanh nghiệp thành lập đã lâu, có một bộ máy

móc đồng bộ của Nga, nhưng do khấu hao đã gần hết nên (nguyên giá máy

móc thiết bị: 2.758.207.937 đ, đã khấu hao 2.032.750.514 đ, giá trị còn

lại725.457.423đ ) giá trị của nó thấp. Nhưng công suất của công ty chè Trần

Phú lớn hơn của công ty chè Kim Anh. Công ty chè Trần Phỳ cú vườn chè

màu mỡ, cho sản lượng lớn, chủ động được nguyên liệu, cộng với việc khấu

hao Ýt, năng suất lớn. Nếu so về khả năng tạo ra lợi nhuận thì Trần Phú hơn

Kim Anh về nhiều mặt. Cũng vì vấn đề này mà có nhiều công ty đã có kế

hoạch cổ phần hoá, nhưng do việc định giá quá cao, cũng như quá thấp nờn

khụng tiến hành cổ phần hoá. Như ở công ty Long Phú, năm 1995 đầu tư

công nghệ mới, giá trị khấu hao còn Ýt, giá trị doanh nghiệp được định giá

cao. Người lao động không muốn cổ phần khi họ là người hiểu rõ tương lai

của doanh nghiệp.

Tất cả những vấn đề này đã gây ra khó khăn, cản trở tiến trình cổ phần

hoá của các DNNN, đòi hỏi phải có phương pháp xác định giá trị doanh

nghiệp

Xét kết quả xác định giá trị doanh nghiệp tính đến

Thực tế khác nữa, như ta đã biết kinh doanh chè là thuộc về lĩnh vực

nông nghiệp, nguyên liệu chính là chè, có giá cả thấp. Để sản xuất và tiêu thụ

51

chè không đòi hỏi vốn lớn. Các doanh nghiệp nhà nước của Tổng công ty Chè

Việt Nam đều có vốn điều lệ khá nhỏ, lớn nhất không trên dưới 10 tỷ, phần

lớn là 2 đến 3 tỷ. Một doanh nghiệp có vốn 10 tỷ so với lĩnh vực khỏc thỡ quy

mô của nó là nhỏ. Nhưng so với những doanh nghiệp thuộc ngành nông

nghiệp, và nhất là trong ngành chố thỡ thế là khá lớn. Trong định giá doanh

nghiệp, do thấy các doanh nghiệp này có vốn quỏ bộ nờn đã không tính lợi

thế kinh doanh của nó. Đó là vấn đề cần phải xem xét khi định giá.

Xem xét kết quả xác định giá trị doanh nghiệp của công ty Chè Trần

Phú đến thời điểm 31/12/1998 :

Chỉ tiêu Số liệu sổ sách kế toán

Số liệu thẩm định của hội đồng

Chênh lệch

1 2 3 4TÀI SẢN ĐANG DÙNG 6.219.793.132 8.072.818.424 +1.853.025.292I.TSCĐ và đầu tư dài hạn 3.745.405.952 3.633.149.513 -112.256.4391. Tài sản cố định 3.745.405.952 3.633.149.513 -112.256.439a. TSCĐ hữu hình 3.745.405.952 3.433.149.513 -312.256.439b. TSCĐ vô hình2.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0 200.000.000 +200.000.0003.Chi phí XDCB dở dang 118.474.312 0 -118.474.3124.Các khoản ký quỹ ký cược dài hạnII.TSLĐ VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN 2.474.387.180 4.720.132.111 +2.245.744.9311.Tiền: 1.336.637.568 260.012.417 -1.076.625.151+ Tiền mặt tồn quỹ 1.150.558.811 63.224.930 -1.087.333.881+ Tiền gửi ngân hàng+ Tiền đang chuyển2. Đầu tư tài chính ngắn hạn3. Các khoản phải thu 527.825.389 3.772.866.212 +3.245.040.8234. Vật tư hàng hoá tồn kho 415.328.489 580.612.628 +165.284.1395. TSLĐ khác 194.595.734 106.640.854 -87.954.8806. Chi sự nghiệpIII. GIÁ TRỊ LỢI THẾ KINH DOANH CỦA DN 0 0 0GIÁ TRỊ THỰC TẾ CỦA DOANH NGHIỆP ( I +II + III )

6.219.793.132 8.353.281.624 +2.133.488.492

Nợ thực tế phải trả 1.058.750.394 2.868.620.676 +1.809.870.282IV. SỐ DƯ QUỸ KHEN THƯỞNG, PHÓC LỢI 0 22.893.601 +22.893.601V. CHI PHÍ CỔ PHẦN HOÁ 0 149.291.340 +149.291.340VI. GIÁ TRỊ CỔ PHẦN ƯU ĐÃI CHO NGƯƠI LAO ĐỘNG

0 1.031.328.500 +1.031.328.500

TỔNG GIÁ TRỊ THỰC TẾ PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP

5.161.042.738 4.281.147.507 -879.895.231

B. TÀI SẢN KHÔNG CẦN DÙNG 1.409.149.815 1.409.149.815 0I.TSCĐ VÀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DÀI HẠN

508.682.069 508.682.069

52

1.Tài sản CĐ 508.682.069 508.682.069 0

2.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn3.XDCB dở dang4.Các khoản ký cược, ký quỹ dài hạnII. TSlưu động và đầu tư ngắn hạn 900.467.746 900.467.747 0Nợ khó đòi Vật tư hàng hoá tồn khoC. Tài sản chờ thanh lý 785.583.302 776.224.042 -9.359.260D. TÀI SẢN HÌNH THÀNH TỪ QUỸ PHÓC LỢI KHEN THƯỞNG

53

3.4. Cơ cấu vốn và khả năng tăng giảm vốn sau khi DNNN chuyển sang

công ty cổ phần.

Một mục tiêu cơ bản của chương trình cổ phần hoá là huy động vốn của

toàn xã hội nhằm khắc phục tình trạng thiếu vốn nghiêm trọng ở hầu hết các

DNNN cổ phần hoá .

Điều 13 Nghị định số 44/1998/NĐ-CP về chuyển DNNN thành CTCP

quy định “ Trường hợp những doanh nghiệp nhà nước không đủ điều kiện

hưởng ưu đãi theo luật khuyến khích đầu tư trong nước thì được giảm 50%

thuế lợi tức trong 2 năm liên tiếp kể từ sau khi chuyển sang hoạt động theo

Luật công ty”. Nhờ chính sách miễn giảm thuế này, phần miễn giảm được

doanh nghiệp dùng để tái đầu tư, cũng cố, mở rộng kinh doanh, không được

dùng để chia cổ tức, do đó nó là một nguồn tăng vốn quan trọng của doanh

nghiệp ở thời kỳ đầu sau khi cổ phần hoá. Ngoài ra, trong khi Nhà nước chưa

có quy định cụ thể về nép cổ tức của phần vốn Nhà nước, nhiều doanh nghiệp

đã giữ lại để kinh doanh hoặc bổ sung vào vốn cổ phần.

Chủ động mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư chiều sâu sau khi đã

cân nhắc kỹ chỉ cần thông qua Đại hội cổ đông nhất trí, phát hành thêm cổ

phiếu là thực hiện được ngay, không phải chạy vạy theo cơ chế trước đây.

Thực tế trong năm 2000, Công ty chè Kim Anh đã phát hành thêm cổ phiếu là

1.400 triệu đồng để mua máy đóng gúi chố mới để tạo thêm việc làm cho các

cổ đông, tăng doanh thu cho Công ty.

Vấn đề còn tồn tại, để đưa ra được quyết định tăng thêm vốn thông qua

phương thức phát hành cổ phiếu, mất rất nhiều thời gian và qua nhiều công

đoạn. Kinh doanh đòi hỏi thời cơ làm ăn. Như đã nói trên, cán bộ CNV ngành

chố cú thu nhập thấp. Khi phát hành thêm cổ phiếu, không có khả năng mua,

trong khi người có khả năng mua thì số lượng mua bị giới hạn. Cổ phiếu phát

hành ra chủ yếu bán cho người trong công ty, còn người ngoài không am hiểu

nên không muốn mua. Điều này gây nhiều hạn chế cho việc tăng vốn.

Khi tăng vốn bằng đi vay còn có nhiều cản trở, vỡ cũn cú sự phân biệt

đối xử giữa DNNN và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Điều 13, nghị định

số44/1998/NĐ- CP về chuyển DNNN thành CTCP quy định DNNN sau khi

cổ phần hoá vẫn được tiếp tục vay vốn tín dụng ưu đãi như trước. Tuy vậy

54

trên thực tế cho đến nay các quy định này vẫn không được thực thi với các

doanh nghiệp đã cổ phần.

Qua hơn hai năm đi vào hoạt động, các công ty đều làm ăn khá, phát

huy ưu thế của công ty cổ phần trong vấn đề tăng vốn kinh doanh của công ty.

Một thực tế đáng lo ngại, hầu hết các doanh nghiệp tăng vốn hoạt động bằng

cách giữ 100% lợi nhuận sau thuế để lập các quỹ, không dành một đồng lợi

tức nào để trả cho các cổ đông, bù vào đó trả lương cho người lao động cao

hơn. Năm 2001, công ty cổ phần Cơ Khí chè dành toàn bộ lợi nhuận để hình

thành các quỹ, và trả lương cao cho người lao động. Lương bình quân của

công ty này trước cổ phần là 550.000đ/1 người, năm 2001 là 900.000đ/ người,

lương bình quân của toàn Tổng công ty là 550.000đ/1người. Việc giữ toàn bộ

lợi nhuận để tái đầu tư, tuy có nhiều điểm lợi, nhưng nó không phải là kế sách

lâu dài. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của những cổ đông nắm cổ

phần lớn, và những cổ đông nằm ngoài công ty. Như Tổng công ty Chè Việt

Nam, là người nắm cổ phần lớn nhất, năm vừa rồi không thu được đồng lợi

nhuận nào từ công ty này , còng như nhiều công ty khác. Thêm vào đó, hiện

nay số cổ đông của Công ty cổ phần Cơ Khí đều là người trong công ty, nên

việc trả lương cũng có thể coi như là trả cổ tức. Nhưng đến khi có cổ đông ở

ngoài công ty thì sẽ như thế nào. Cũng chính điều này mà sẽ hạn chế việc thu

hót cổ đông ngoài công ty cũng như cổ đông có vốn lớn.

3.5. Một số vấn đề tài chính quan trọng khác.

a. Vấn đề ưu đãi tài chính đối với DNNN khi chuyển sang công ty cổ

phần.

Miễn lệ phí trước bạ trước khi chuyển sở hữu tài sản từ doanh nghiệp

nhà nước sang công ty cổ phần.

Trường hợp những doanh nghiệp nhà nước không đủ điều kiện hưởng

ưu đãi theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước thì được giảm 50% thuế lợi

tức trong 2 năm liên tiếp kể từ sau khi chuyển sang hoạt động theo Luật

doanh nghiệp. Nhờ chính sách miễn giảm thuế này, phần miễn giảm được

doanh nghiệp dùng để đầu tư, củng cố mở rộng kinh doanh, không được dùng

để chia cổ tức, do đó nó là một nguồn tăng vốn quan trọng của doanh nghiệp

ở thời kỳ đầu sau cổ phần hoá. Ngoài ra, trong khi nhà nước chưa có quy định

55

cụ thể về nép lợi tức trên phần vốn nhà nước, nhiều doanh nghiệp đã giữ lại

để kinh doanh hoặc bổ sung vào vốn cổ phần.

Được chủ động sử dụng số quỹ khen thưởng và quỹ phóc lợi chia cho

người lao động đang làm việc để mua cổ phần.

Các ưu đãi khác đối với các doanh nghiệp nhà nước sau khi chuyển

sang công ty cổ phần đến nay vẫn chưa được thực hiện hoặc đã thực hiện

nhưng chưa đầy đủ. Quy định doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hoá

vẫn tiếp tục được vay vốn ngân hàng thương mại, công ty tài chính và các tổ

chức tín dụng khác của nhà nước với cơ chế ưu đãi như đối với doanh nghiệp

nhà nước vẫn chưa được thực thi đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá.

Nguyên nhân là vì môi trường kinh doanh ở Việt Nam cũn cú sự phân biệt đối

xử trong đấu thầu vay vốn ngân hàng, giao quyền sử dụng đất…so với các

doanh nghiệp nhà nước. Biên độ lãi suất quá rộng, gây ra sự chênh lệch lãi

suất quá lớn giữa các đối tượng khách hàng. Các doanh nghiệp nhà nước có

quy mô lớn, được hưởng nhiều ưu đãi, lại được nhà nước bảo hộ nên được các

ngân hàng thương mại tranh nhau thu hót, đưa ra các mức lãi suất cho vay

thấp.

Cơ chế lãi suất mà các ngân hàng thương mại đang thực hiện không tạo

ra sự bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp, không thúc đẩy cải cách

doanh nghiệp nhà nước. Công ty cổ phần gặp không Ýt khó khăn khi giải

trình với các cơ quan chức năng của nhà nước trong lĩnh vực này, ví dụ các

doanh nghiệp nhà nước không phải thế chấp với ngân hàng để vay vốn

Ngoài ra, thủ tục để được hưởng ưu đãi đầu tư trong nước đối với

doanh nghiệp cổ phần hoá chưa rõ ràng, còn nhiều phiền hà và phức tạp như

phải xây dựng lại phương án kinh doanh mà không chấp nhận phưoưng án

kinh doanh được xây dựng khi cổ phần hoá.

Về vấn đề tỷ lệ cổ phần ưu đãi cho doanh nghiệp nhà nước có phần vốn

tự tích luỹ nhiều, có thể dễ dàng nhận thấy rằng quy định hiện hành chưa hợp

lý và không thể thực hiện được, vì nếu so sánh phần vốn tự tích luỹ với giá trị

doanh nghiệp thì khó có doanh nghiệp nào đạt tới tỷ lệ 10% chứ chưa nói đến

tỷ lệ trên 40% như chế độ nhà nước đã quy định.

56

Quy định về nép lệ phí đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp

cổ phần hoá là chưa hợp lý, mặc dù lệ phí không nhiều nhưng cũng gây ảnh

hưởng không tốt về tâm lý cho các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá.

b. Vấn đề ưu đãi đối với người lao động khi doanh nghiệp nhà nước

chuyển sang công ty cổ phần.

Về cơ bản, chế độ ưu đãi cho người lao động đã được cải thiện nhiều so

với trước. Đối với những người nghèo được hưởng cổ phần theo giá trị ưu đãi

thì được hoàn trả trong 3 năm đầu để hưởng cổ tức và trả dần tối đa trong 10

năm không phải trả lãi, số cổ phần mua trả dần dành cho người nghèo không

vượt quá 20% phần nhà nước bán theo giá ưu đãi. Khi cổ phần hoá, doanh

nghiệp được dùng quỹ phóc lợi và khen thưởng để mua cổ phần cho người lao

động.

Tuy nhiên, quy định thống nhất tỷ lệ giá trị được ưu đãi tương ứng với

phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp mà không xét đến mức vốn thực tế và số

lạo động hiện có ở doanh nghiệp là không hợp lý và không công bằng. Mỗi

một năm làm việc cho nhà nước thì người lao động trong doanh nghiệp thực

hiện cổ phần hoá được mua tối đa 10 cổ phần ( giá trị một cổ phần là 100.000

đồng) với mức giảm giá 30% so với các đối tượng khác. Số lượng cổ phần

hoá được mua với giá ưu đãi tuỳ thuộc vào số năm công tác của tầng người

nhưng tổng giá trị ưu đãi không vượt quá 20% hoặc 30% ( đối với những

doanh nghiệp có vốn tự tích luỹ từ 40% giá trị doanh nghiệp trở lên ) giá trị

vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Quy định này dẫn đến tình trạng người lao

động ở nơi nhiều vốn nhà nước được hưỏng đủ mức ưu đãi quy định còn

người lao động ở nơi Ýt vốn nhà nước chỉ được hưởng một phần quy định,

nhất là đối với những doanh nghiệp có giá trị tài sản thấp và nhiều lao động

như ở các doanh nghiệp nhà nước của Tổng công ty Chè Việt Nam, thì ưu đãi

này chưa thật hấp dẫn đối với người lao động vì trên thực tế, bình quân 6

công ty cổ mới được 2,5% cổ phần ưu đãi/ cho một năm công tác, công ty chố

Quõn Chu 1,6 cổ phần/1 năm công tác, công ty cổ phần chố Liờn Sơn 2,61

cổ phần/1 năm công tác; công ty cổ phần chè Trần Phú 2,8 cổ phần/1 năm

công tác. Để hiểu rõ hơn vấn đề này ta xem xét Công ty chè Trần Phú, mà ta

đã nói ở trên .

57

Công ty chè Trần Phỳ cú:

-Vốn nhà nước :6.961.000.000đ

Trong đó:

+Vốn doanh nghiệp tự tích luỹ:1.527.081.922đ chiếm 22% trong tổng

số vốn Nhà nước.

+Vốn vay người lao động trong doanh nghiệp :469.718.320đ

+ Vốn vay tín dụng trong nước: không.

- Giá trị thực tế của doanh nghiệp: 6.219.793.132đ

-Trị giá phần vốn nhà nước: 5.161.042.738đ

-Sè CBCNV được mua cổ phần ưu đãi: 651 người

-Số năm công tác tổng cộng: 12.235 năm.

-Giá trị được ưu đãi: 5.161.042.738*20% =1.032.208.000đ

-Số cổ phần được mua ưu đãi: 1.032.208.000đ :30 = 34.407 CP.

- Sè cổ phần cho người nghèo trả chậm : 34.407*20

-Giá trị ưu đãi trả chậm :6.881*70.000 = 481.670.000đ

-Cổ phần được mua ưu đói cho một năm công tác là: 34.407 CP :

12.235 = 2.81 CP .

Mặt khác, chế độ ưu đãi này cũng chỉ mới khuyến khích một bộ phận

người lao động ở những doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá, không công

bằng đối với những người lao động tham gia cho nhà nước ở các khu vực

khác hoặc đã hưu trí, chưa thực sự tạo ra động lực thúc đẩy đông đảo quần

chúng quan tâm và nhiệt tình tham gia hưởng ứng chương trình cổ phần hoá

doanh nghiệp nhà nước của Chính Phủ.

Việc khống chế mức mua cổ phần đối với một số đối tượng: là không

hợp lý và là một nguyên nhân cản trở tiến trình cổ phần hoá và hạn chế mục

tiêu thay đổi phương thức quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

nghiệp.

Theo quy định thì việc mua cổ phần lần đầu được khống chế như sau:

58

- Loại doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối, cổ đông đặc biệt

thì mỗi pháp nhân được mua không quá 10%, mỗi cá nhân được mua không

quá 5% tổng số cổ phần của doanh nghiệp.

- Loại doanh nghiệp Nhà nước không nắm giữ cổ phần cổ phần chi phối, cổ

phần đặc biệt thì mỗi pháp nhân không được mua quá 10% tổng số cổ phần

của doanh nghiệp.

- Loại doanh nghiệp Nhà nước không tham gia cổ phần thì không hạn chế số

lượng cổ phần của mỗi pháp nhân và cá nhân nhưng phải bảo đảm số cổ

đông tối thiểu theo Luật công ty ( nay là Luật doanh nghiệp ).

Việc khống chế như trên cũn quỏ chặt chẽ, cứng nhắc, đã hạn chế

những nhà đầu tư muốn mua số lượng cổ phần lớn để được tham gia quản lý

công ty, mà những nhà đầu tư loại này thường mong muốn thay đổi hẳn

phương pháp quản lý của công ty. Do đó, thường dẫn tới hiện tượng người

được quyền mua thì không đủ tiền còn người đủ tiền muốn mua thì lại không

được mua.

Trong những trường hợp nhất định, cơ chế trờn đó cú những ảnh hưởng

không tốt đến tiến trình bán cổ phần cũng như tiến trình cổ phần hoá doanh

nghiệp nói chung, đồng thời còn là một trong những nguyên nhân gây ảnh

hưởng cho việc thực hiện các mục tiêu: huy động vốn và thay đổi phương

thức quản lý của chương trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước.

Về mức khống chế mua cổ phần của đối tượng lãnh đạo trong doanh

nghiệp.

Vai trò của cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp có một ý nghĩa quan trọng,

nó quyết định sự thành công trong thực hiện cổ phần hoá của từng doanh

nghiệp.

Việc áp dụng pháp lệnh chống tham nhòng vào quá trình cổ phần hoỏ

đó phần nào ảnh hưởng đến nhiệt huyết tham gia của các cán bộ lãnh đạo

doanh nghiệp.

Việc khống chế người lãnh, người quản lý doanh nghiệp chỉ được mua

cổ phần theo giá ưu đãi tối đa bằng mức bình quân của cổ đông trong doanh

nghiệp đã là một điều thiếu bình đẳng khiến cho các đối tượng này thiếu hăng

59

hái trong việc tiến hành cổ phần hoá. Thực tế đã cho thấy ở doanh nghiệp nào

mà người lãnh đạo và người quản lý không hăng hái nhiệt tình tham gia thì

quần chúng nơi đó cũng không tin tưởng, nhiệt tình tham gia chương trình cổ

phần hoá, và tiến trình cổ phần hoá ở các doanh nghiệp đó thường bị kéo dài

một cách không cần thiết, thậm chí cơ cấu vốn điều lệ của các công ty cổ

phần cũng không đảm bảo đúng như phương án cổ phần hoỏ đó đề ra vì gặp

những trở ngại trong quá trình bán cổ phần.

4. Kết quả đạt được

Nhờ chuẩn bị chu đáo, chỉ đạo sâu sát thận trọng, với sự tham gia của

các ngành các cấp, trực tiếp là Ban đổi mới doanh nghiệp của Bộ NN &

PTNT, Bộ Tài chính, Công đoàn các cấp, dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ các

cấp. Đến nay Tổng công ty chè Việt Nam đã 6 công ty thành công ty cổ phần,

đó là Công ty chè Kim Anh (năm1999),Cụng ty chè Trần Phú, Công ty chè

Nghĩa Lé, Công ty chố Liờn Sơn, Công ty chố Quõn Chu. Với cơ cấu vốn như

sau:

Công ty Vốn

điều lệ

Vốn NN

tham gia

Vốn CBCNV Tổng số

cổ đông

Tỷ suất

cổ tức bq

3 năm

(trđ) (%) (trđ) (%) (người) (%/năm)

Kim Anh

Trần Phó

Nghĩa Lé

Liên Sơn

Quân Chu

Cơ Khí Chè

9.200

5.500

2.614

817

1.050

2.182

3.251

2.057

429

110

225

327

35,4

37,4

16,5

13,5

21,2

15

5.949

3.443

2.185

707

825

1.855

64,6

62,6

83,5

86,5

78,8

85

444

617

398

133

119

103

15

14,7

15

13

15

13

Tổng cộng 21.363 6.399 30 14.964 70 1.814

Nhỡn trên bảng cơ cấu vốn Tổng công ty vẫn chiếm tỷ phần chi phối,

do vậy Tổng công ty phải có trách nhiệm lớn đến sự thành bại của Công ty cổ

60

phần. Đây không chỉ là kinh tế đơn thuần mà là thể hiện đường lối chủ

trương, chính sách về cổ phần hoá đối với doanh nghiệp nông nghiệp, nông

thôn miền núi, mà ngành chè lại đa số là ở trung du và miền núi.

Trong quá trình triển khai, Ban đổi mới của công ty đã thực hiện đúng

theo các bước như hướng dẫn của Bộ, ngành Nhà nước. Căn cứ tình hình thực

tế, từng đơn vị đã xây dựng phương án SXKD 3 năm sau khi chuyển sang cổ

phần hoỏ. Cỏc phương án nêu lên đều xuất phát từ quyền lợi của người lao

động phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước, các phương án điều được

Bộ NN & PTNT xem xét, bổ sung và phê duyệt.

Phương án của các Công ty cổ phần điều nêu được giải pháp cụ thể,

phát huy hiệu quả kinh tế, tỷ suất cổ tức các đơn vị trong năm điều đạt từ

13%/ năm trở lên. Nếu so sánh lãi suất tiền gửi ngân hàng gấp 3 lần, so với lãi

suất tiền vay ngân hàng gấp 2 lần. Cổ đông mua cổ phần lại vừa có việc làm

ổn định ngay trên nơi ở của mỡnh.Vỡ vậy, đã huy động được đông đảo cán bộ

công nhân viên tham gia. Nhiều công ty cổ phần có 100% cán bộ công nhân

viên mua cổ phần như Công ty cổ phần chè Kim Anh, Quân Chu, Cơ khí chè.

Qua 2 năm chính thức đi vào hoạt động theo Điều lệ Công ty cổ phần

các đơn vị điều cố gắng, việc làm của người lao động đều ổn định, không khí

lao động vui tươi phấn khởi, công nhân làm việc tự giác, sản xuất phát triển.

So với năm 1999 ( trước khi chưa cổ phần ) nhìn chung sản xuất ở các đơn vị

đều vượt mức so với năm trước. Tổng sản phẩm chè xuất khẩu năm 2000 của

6 đơn vị cổ phần đạt 6.141 tấn so với năm 1999 tăng 113%. Nhiều đơn vị có

tốc độ vượt cao, rõ nét nhất là Công ty cổ phần chố Quõn Chu. Nếu năm

1999, tổng sản phẩm chè làm ra được 549 tấn, khi vào cổ phần tổng sản phẩm

tăng gấp 2 lần đạt 907 tấn, tăng 165% so với năm trước, tỷ suất cổ tức chia

cho cổ đông 1,3%/tháng.

Công ty chố Liờn Sơn khi bước vào đại hội với không khí rất nặng nề.

Đại hội đã bầu ra hội đồng quản trị và ban lãnh đạo gần như mới hoàn toàn.

Từ kế toán trưởng đến giám đốc điều hành cũ đều nghỉ. Nhưng kết quả thực

hiện 1 năm cổ phần hoá lại rất tốt. Chè được thâm canh tốt hơn, sản phẩm

vượt, chất lượng tăng. Năm 1999, chè tươi tự sản xuất được 828 tấn, đến năm

2000, đã vượt lên 1.327 tấn, so với năm trước bằng 160%. Công ty làm ăn có

61

lãi. Tỷ suất cổ tức chia cho các cổ đông đạt 1,17%/tháng, lương công nhân

cao hơn trước.

Kết quả sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần trong 3 năm

1999-2001.

62

Về sản phẩm thực hiện:

Tên công ty Spth

1999

(tấn)

Spth

2000

(tấn)

Spth

2001

(tấn)

So sánh

2000/1999

(%)

So sánh

2001/1999

(%)

So sánh

2001/2000

(%)

Trần Phó

Nghĩa Lé

Liên Sơn

Quân Chu

Kim Anh

Cơ khí chè

2.060

792

264

549

1.206

533

1.614

758

382

907

1.776

704

2.036

810

584

1.318

1.779

1.396

78,3

95,1

144,2

165,2

147,2

132

98,8

102,3

221,2

240

147,5

261,9

126,1

106,9

152,8

145,3

100,1

198,3

Tổng cộng 5.504 6.141 7.923

Về kết quả kinh doanh:

Nội dung Doanh thu Lợi nhuận thực

hiện

Cổ tức

2000

(Trđ)

2001

(Trđ)

2000

(Trđ)

2001

(Trđ)

2000

(%/tháng)

2001

(%tháng)

Trần Phó

Nghĩa Lé

Liên Sơn

Quân Chu

Kim Anh

Cơ khí chè

20.766

10.655

5.140

9.931

34.945

12.987

24.000

10.215

7.080

14.869

43.027

22.948

912,3

429,9

392,9

225,49

1.443,4

155

1.190

401,1

136,4

247,3

1.177,9

1.209

1,00

1,1

1,1795

1,32

0,88

1.00

1,14

0,81

1,20

1,10

0,65

1,25

Tổng cộng 94.424 122.139 1.558,9 4.361,7

63

Thắng lợi lớn nhất của các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty chè

Việt Nam trong 2 năm 2000 và 2001 đó là sản xuất ổn định, nhiều công ty

vượt với tốc độ cao. Các Công ty cổ phần tiêu thụ chè theo cơ chế thị trường,

sản phẩm bán cho Tổng công ty chỉ bằng 20-40% tổng sản phẩm sản xuất ra

mặc dù không giao đủ theo hợp đồng nhưng vẫn trích từ lợi nhuận của Tổng

công ty trợ giá cho các công ty gặp khó khăn. Tổng số tiền là: 2.600 triệu

đồng. Trong đó, Công ty cổ phần chè Trần Phú: 841 triệu đồng; Công ty cổ

phần chè Nghĩa Lé 716 triệu đồng…

Tổng công ty chè Việt Nam không chỉ tham gia với tư cách là một cổ

đông lớn, mà cũn giỳp cỏc Công ty cổ phần xây dựng phương án sản xuất

kinh doanh có hiệu quả cao nhất, tìm thị trường xuất khẩu. Mối quan hệ hợp

tác chặt chẽ này tạo tiền đề hình thành Tập đoàn sản xuất chè Việt Nam trong

thời gian tới mà các Công ty cổ phần là những thành viên tích cực.

Thời gian hoạt động của các Công ty cổ phần còn ngắn. Tuy còn có

nhiều điều bất cập cần phải giải quyết tháo gỡ khó khăn để các công ty chủ

động sản xuất đi lên, song có thể đánh giá các mặt được nhiều hơn là chưa

được.

64

Chương: III

Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá

doanh nghiệp Nhà nước tại Tổng công ty chè Việt Nam.

I. Phương hướng cổ phần hoỏ cỏc doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty chè

Việt Nam trong những năm tới.

Cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương

lớn, một giải pháp quan trọng của Đảng và Nhà nước ta nhằm thực hiện đa

hình thức sở hữu. Song vẫn lấy kinh tế Nhà nước làm chủ đạo, nhằm thúc đẩy

kinh tế đất nước theo định hướng XHCN. Mục tiêu của Tổng công ty là:

- Xây dựng Tổng công ty vững mạnh, năng động, sáng tạo trong kinh

doanh; đóng vai trò chủ đạo trong trong sự nghiệp phát triển chè của cả

nước; tập hợp được sức mạnh của những người làm chè trong quá trình hội

nhập khu vực và quốc tế.

- Phát huy cao độ quyền chủ động, sáng tạo của các đơn vị, xoá bỏ tận gốc

tình trạng ỷ lại, dùa dẫm và tệ hành chính quan liêu bao cấp, nâng cao hiệu

quả hoạt động sản xuất kinh doanh tạo điều kiện cho người lao động và

các đơn vị cổ phần thực sự làm chủ doanh nghiệp của mình

Muốn thực hiện được chủ trương trên, bước đi trong quá trình cổ phần

hoá giai đoạn tiếp theo của Tổng công ty Chè Việt Nam theo phương châm: “

Vững chắc, thận trọng, hiệu quả” song phải đạt kế hoặch cổ phần hoá của

Tổng công ty.

Căn cứ vào chỉ tiêu cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước của Bộ giao.

Tổng công ty giỳp cỏc đơn vị học tập triển khai phương án, bàn bạc nhất trí từ

cơ sở lên, đơn vị nào có đầy đủ điều kiện có văn bản đề nghị Tổng công ty và

Bộ cho triển khai.

Những đơn vị chưa đủ điều kiện do sản xuất gặp nhiều khó khăn, bộ

máy lãnh đạo yếu kém về năng lực, sản xuất kinh doanh thua lỗ kéo dài, đời

sống cán bộ công nhân viên thấp kém, trách nhiệm của Tổng công ty phải

cũng cố bộ máy lãnh đạo, hỗ trợ về tài chính, giúp cho các công ty này vượt

65

qua được khó khăn đẩy mạnh được sản xuất đủ điều kiện để chuyển sang cổ

phần hoá.

Trên cơ sở Đề án đổi mới Tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty

Chè Việt Nam được Bộ NN&PTNT phê duyệt, những công ty thuộc diện cổ

phần hoá, gồm 7 đơn vị: Công ty chố Mộc Chõu; Công ty chố Yờn Bỏi;

Công ty chè Long Phú; Công ty chố Thỏi Nguyờn; Công ty chè Hà Tĩnh;

Công ty chố Sụng Cầu, sẽ được triển khai xong trước năm 2005 theo chủ

trương của Nhà nước.

Quá trình hoạt động theo doanh nghiệp cổ phần, Tổng công ty là một

cổ đông lớn nhất tham gia góp vốn vào công ty cổ phần và cử người đại diện

có năng lực quản lý phần vốn góp nhà nước, đồng thời tham gia HĐQT hoặc

bộ máy điều hành ở công ty cổ phần.

Tuy nhiên thực tế cho thấy, mặc dù Tổng công ty rất có thiện chí muốn

đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá nhưng cũng giống như tình trạng chung của

các DNNN thuộc các ngành, địa phương khác, đó là có những tồn tại như

phân tích ở trên. Như vậy mọi nghiên cứu và đề xuất các giải pháp cho các

vấn đề liên quan đến công cuộc cổ phần hoá đều rất cần thiết. Tại chương III

này tôi xin đưa một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ

phần hoá DNNN của Tổng công ty, dựa trờn những tồn tại thực tế và những

chủ trương đã đề ra.

II Mét số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình CPH DNNN

1. Lành mạnh hoá tình hình tài chính của doanh nghiệp cổ phần hoá.

Như trên đã phân tích, tiến độ cổ phần hoá của các DNNN tại Tổng

công ty Chè Việt Nam chưa được đẩy mạnh do một số nguyên nhân quan

trọng là tình hình tài chính của các doanh nghiệp vẫn chưa được lành mạnh

hoá. Điều lo ngại lớn nhất của các DNNN trước kho cổ phần hoá là việc giải

quyết những vấn đề còn tồn tại, nhất là vấn đề công nợ. Vấn đề đặt ra ở đây là

giải quyết hiệu quả đồng thời của hai loại công nợ: nợ phải thu và nợ phải trả

của doanh nghiệp. Các giải pháp xử lý nợ trong phạm vi đề tài này chỉ áp

dụng đối với doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hoá.

66

Việc xử lý nợ nên được tiến hành trên nguyên tắc căn cứ vào nguyên

nhân khoản nợ, thực trạng tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp.

- Trường hợp nợ do nguyên nhân của doanh nghiệp.

Nếu xét được cỏc nhõn phải bồi thương vật chất thì phải xác định cụ

thể mức bồi thường vật chất, phần chênh lệch giữa số nợ và số tiền bồi

thường được hạch toán vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Nếu không quy được trách nhiệm cá nhân thì Hội đồng quản trị hoặc

giám đốc doanh nghiệp quyết định xử lý các khoản nợ phải thu vào kết quả

hoạt động sản xuất kinh doanh ( đối với các khoản nợ phải thu khú đũi)

- Trường hợp nợ do nguyên nhân khách quan và cơ chế.

Đối với các khoản nợ khú đũi bao gồm: con nợ đã phá sản, giải thể, bỏ

trèn, đang thi hành án, nợ đã quá hạn 5 năm trở lên đã áp dụng nhiều giải

pháp mà chưa thu hồi được ( bao gồm cả giải pháp đề nghị toà án giải quyết

phá sản con nợ) thì được hạch toán vào kết quả sản xuất kinh doanh ( nếu

doanh nghiệp có lãi ) hoặc tính giảm giá trị doanh nghiệp để chuyển đổi sở

hữu ( nếu doanh nghiệp bị thua lỗ, không có lãi ).

Đối với các khoản nợ ngân sách thì coi như vốn Nhà nước tại doanh

nghiệp để thực hiện chuyển đổi sở hữu theo cơ chế hiện hành.

Đối với các khoản nợ vay ngân hàng thương mại quốc doanh thì tiền

thu được do chuyển đổi sở hữu sẽ được ưu tiên để trả nợ ngân hàng. Nếu còn

thiếu, quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước sẽ cấp cho

đủ. Trường hợp doanh nghiệp thiếu vốn nhưng kinh doanh hiệu quả, khó khăn

chỉ là tạm thời thì có thể chuyển nợ vay ngân hàng thương mại quốc doanh

của các DNNN sang hình thức góp vốn cổ phần của các ngân hàng đối với

doanh nghiệp.

Đối với nợ bảo hiểm xã hội do doanh nghiệp mất khả năng thanh toán

thỡ dựng tiền thu được do chuyển đổi sở hữu sau khi đã trả nợ vay để chi, nếu

còn thiếu sẽ lấy từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà

nước .

67

Đối với các khoản nợ mà doanh nghiệp vay vốn nước ngoài có bảo lãnh

của các Bộ ngành, địa phương nhưng không trả được nợ thỡ cỏc Bộ ngành,

địa phương đó đàm phán với các chủ nợ nước ngoài để giảm số nợ đến mức

thấp nhất và có kế hoạch bố trí vào ngân sách cùng cấp để có nguồn trả nợ

nước ngoài. Doanh nghiệp được ngân sách trả nợ nước ngoài thay, có trách

nhiệm hoàn trả ngân sách.

Nợ của doanh nghiệp với các thành phần kinh tế khác cần xách định rõ

và chuyển thành giá trị cổ phiếu để họ được tham gia cổ phần trong doanh

nghiệp.

Đối với hai doanh nghiệp nhà nước đang hoạt đông nợ lẫn nhau nếu

không tiếp tục thanh toán được thì cơ quan tài chính chủ trì xem xét trên cơ sở

phõn tích nguyên nhân và khả năng thanh toán nợ, có thể xử lý tăng vốn nhà

nước cho doanh nghiệp mắc nợ và giảm vốn cho doanh nghiệp là chủ nợ. Cơ

quan tài chính cùng cấp thực hiện việc ghi thu ghi chi.

Các doanh nghiệp nhà nước được xử lý một lần hoặc nhiều lần các

khoản nợ không đòi được vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

nhưng tối đa không quá 5 năm, ưu tiên giải quyết việc xử lý các khoản nợ để

doanh nghiệp có thể nhanh chóng lành mạnh tình hình tài chính trước khi cổ

phần hoá. Trường hợp khi hạch toán các khoản nợ không đòi được vào kết

quả sản xuất kinh doanh mà dẫn đến giảm lãi hoặc lỗ thì doanh nghiệp vẫn

được hưởng quỹ tiền lương như trước khi hạch toán khoản nợ khú đũi đú vào

kết quả sản xuất kinh doanh, vẫn giữ nguyên hạng doanh nghiệp và vẫn được

trích quỹ khen thưởng phóc lợi như trước khi xử lý nợ theo quy định của chế

độ hiện hành.

Hạn chế việc sát nhập hay chuyển cấp quản lý ( từ trung ương xuống

địa phương và ngược lại ) theo hình thức lồng ghép doanh nghiệp có hiệu quả

với doanh nghiệp thua lỗ kéo dài vì không những tạo ra gánh nặng cho doanh

nghiệp mà còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ trốn trỏnh

cỏc khoản nợ.

Trong trường hợp công nợ tồn đọng, doanh nghiệp cổ phần hoá chưa

giải quyết được hết thì có thể giao lại cho công ty cổ phần tiếp tục xử lý. Tuy

nhiên, để việc xử lý công nợ tồn đọng này gắn liền với quyền lợi và trách

68

nhiệm của công ty cổ phần thì nhà nước cần đưa ra những chính sách hợp lý.

Nhà nước có thể giao cho công ty cổ phần tiếp tục xử lý nợ và chia tỷ lệ phần

trăm cho công ty. Nhưng biện pháp này không hiệu quả trong trường hợp

món nợ có giá trị nhỏ mà chi phí tổ chức thu hồi lại tốn kém. Do đó, nên áp

dụng biện pháp bán lại nợ với một tỷ lệ chiết khấu thích hợp. Khi đó, khoản

nợ cần thu hồi sẽ hoàn toàn thuộc sở hữu của công ty cổ phần. Nhà nước sẽ

thu lại được một số tiền nhỏ hơn khoản nợ, song bù lại là thu lại được nhanh

chóng và không rủi ro.

Tuy nhiên, biện pháp xử lý nợ có hiệu quả hơn cả và đã áp dụng ở

nhiều nước trên thế giới là biện pháp chứng khoán hoỏ cỏc khoản nợ, tức là

chuyển các khoản nợ thành thương phiếu. Tình trạng công nợ lũng vũng hàng

chục tỷ đồng ở các doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa giải quyết xong vì thiếu

công cụ thương phiếu và hoạt động chiết khấu tái chiết khấu. Pháp lệnh

thương phiếu chính thức có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2000 nhưng cho đến

nay vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn chi tiết. Vì thế, việc pháp chế hoá chi

tiết và hướng dẫn cho các doanh nghiệp sử dụng công cụ thương phiếu sẽ tạo

ra tính thanh khoản cao hơn cho các khoản nợ của doanh nghiệp, nhờ đó có

thể xử lý có hiệu quả các khoản nợ trước khi doanh nghiệp tiến hành cổ phần

hoỏ, giỳp cho doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng khó khăn về tài chính, chôn

vốn trong các khoản công nợ. Khi thương phiếu ra đời, với thủ tục chuyển

nhượng đơn giản, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng đơn giản hoá bảng cân đối tài

sản của mình trước khi cổ phần hoá. Điều này sẽ góp phần làm cho khâu xác

định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá được nhanh chóng và thuận lợi hơn,

lành mạnh hoá tình hình tài chính của doanh nghiệp, tăng tính hấp dẫn của

doanh nghiệp đối với các cổ đông.

Hiện nay Việt Nam đó cú quy chế mua bán nợ của các tổ chức tín dụng

giới hạn ở lĩnh vực tiền tệ, pháp lệnh thương phiếu ra đời cũng là một đóng

góp tích cực vào việc hình thành hệ thống cơ sở pháp lý cho giao dịch mua

bán nợ. Tuy nhiên, mặc dù quy chế mua bán nợ đã hình thành được hơn 2

năm nhưng đến nay vẫn chưa có khoản nợ nào chính thức được mua bán.

Thực trạng đó là do các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp Việt Nam chưa

được làm quen với với nghiệp vụ mới mẻ này, các khoản nợ đọng có nhu cầu

bán đều là nợ xấu nên có bán cũng không có người mua, ngoài ra các quy

69

định pháp lý chưa đông bộ, thiếu các công cụ chuyển đổi nợ, do vậy nghiệp

vụ này còn có nhiều rủi ro, mang lại lợi nhuận thấp. Không chỉ các cơ quan

quản lý nhà nước mà cả các doanh nghiệp, tổ chức và dân chúng cần có nhận

thức đầu đủ để có sự đánh giá và tiếp cận đúng vấn đề mới mẻ này. Cần đào

tạo nghiệp vụ mua bán nợ ở trong nước, xây dựng khuôn khổ pháp lý cho

hoạt động mua bán nợ tương thích với các khuôn khổ pháp lý có liên quan,

nâng cao trình độ quản lý và hoạt động giao dịch mua bán nợ của các định

chế tài chính, hình thành các công cụ chuyển đổi nợ.

Trong khi thì trường nợ của Việt Nam còn hạn chế, việc thành lập công

ty mua bán nợ là một giải pháp quan trọng để giải quyết triệt để các khoản

công nợ. Công ty mua bán nợ đứng ra làm trung gian mua lại những khoản nợ

phải thu còn dây dưa của các doanh nghiệp rồi tìm cách thu xếp thanh toán

với các con nợ ( là những doanh nghiệp có nợ phải trả). Các khoản nợ phải

thu của các doanh nghiệp bán lại cho công ty mua bán nợ có giá trị cao hay

thấp sẽ phụ thuộc vào mức độ phức tạp của tâng khoản nợ. Nhờ vậy, các con

nợ có thể được lợi ở chổ không phải trả đủ 100% số tiền nợ mà chỉ phải thanh

toán một khoản Ýt hơn. Công ty mua bán nợ sẽ được hưởng lợi nhuận từ

chênh lệch giữa giá trị của khoản nợ mua và nợ đòi được.

Việc xử lý các tài sản không đưa vào giá trị doanh nghiệp mặc dù

không phức tạp như xử lý công nợ nhưng nếu không được giải quyết thì sẽ

ảnh hưởng đến doanh nghiệp cổ phần hoá đồng thời làm thất thoát vốn của

nhà nước. Để chấm dứt tình trạng này, công ty mua bán nợ được thành lập

không chỉ quản lý nợ mà còn quản lý tài sản không đưa vào giá trị doanh

nghiệp. Công ty này sẽ có chức năng mua bán nợ cũng như tiếp nhận các tài

sản không đưa vào giá trị doanh nghiệp để xử lý dưới nhiều hình thức như

bán đấu giá hoặc cho thuê.

2. Xã hội hoá công tác định giá doanh nghiệp .

Thứ nhất, cần phải cải tiến phương pháp định giá doanh nghiệp hiện

hành.

Nghiên cứu và ban hành một hệ thống văn bản qui định và hướng dẫn

cụ thể việc định giá cho các loại tài sản trong doanh nghiệp ( đặc biệt quyền

sử dụng đất và lợi thế kinh doanh).

70

Việc định giá tài sản hữu hỡnh cần tham khảo giá thị trường của tài sản

tương tự hoặc cùng loại.

Việc định giá của tài sản vô hình cần dùa vào chi phí và khả năng sinh

lời của tài sản.

- Đối với các tài sản vô hình có thể xác định được chi phí, việc định giá

được chi phí để tạo ra lợi thế và và khả năng sinh lời của tài sản vô hình.

- Đối với những tài sản vô hình không thể xác định được chi phí, việc định

giá sẽ dùa vào khả năng sinh lời của tài sản vô hình.

Bên cạnh việc tính lợi thế của doanh nghiệp thì cũng cần phân tích

những phần bất lợi cho doanh nghiệp, chẳng hạn như doanh nghiệp có lao

động dư thừa nhưng kỹ năng chưa cao, tài sản có giá trị lớn nhưng mang lại

thu nhập thấp, kế thừa những hoạt động tín dụng dài hạn bằng ngoại tệ, vị trí

địa lý không thuận lợi.

Thứ hai, cần xây dựng nhiều phương pháp định giá khác nhau cho các đối

tượng khác nhau áp dụng.

Xây dựng nhiều phương pháp định giá doanh nghiệp làm cho công tác

định giá linh hoạt hơn và khách quan hơn. Thật vậy, việc định giá theo một

phương pháp mặc dù tạo nên sự thống nhất nhưng Ýt mang lại các cơ hội lùa

chọn phù hợp với đặc điểm riêng của mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp . Khi định

giá, các doanh nghiệp sẽ lấy một phương pháp chuẩn, đồng thời sử dụng thêm

một số phương pháp khác để kiểm tra xem việc định giá đã hợp lý chưa, mức

chênh lệch là bao nhiêu.

+ Đối với những doanh nghiệp có quy mô nhá ( từ 1 đến 2 tỷ đồng ) và

đặc biệt làm ăn có hiệu quả cao có thể bỏ giá trị lợi thế của doanh nghiệp,

không tính vào giá trị doanh nghiệp mà coi đây là khoản Nhà nước khuyến

khích các cỏ nhân và tổ chức trong, ngoài nước mua cổ phiếu của doanh

nghiệp. Có thể có quan điểm cho rằng như vậy doanh nghiệp không có lợi thế,

nhưng thực tế thì lợi thế được thể hiện ở uy tín ở doanh nghiệp của doanh

nghiệp trên thị trường về chất lượng sản phẩm, về lợi thế địa điểm kinh doanh

và phương thức quản lý mới tiến bộ hơn. Kinh nghiệm cho thấy một số doanh

nghiệp có quy mô nhỏ, sản xuất kinh doanh mang tính cầm chõng, việc tính

71

lợi thế kinh doanh chỉ làm kéo dài thêm thời gian cổ phần hoá, trong khi đó

thì doanh nghiệp lại không có uy tín và lợi thế gì ngay cả trên thị trường nội

địa. Vì vậy, theo cách này có thể là động lực kích thích các đối tượng mua cổ

phiếu của công ty, góp phần đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá.

Thứ ba, tiến dần đến hình thức định giá doanh nghiệp theo cơ chế thị

trường.

Chuyển dần theo hình thức đấu thầu doanh nghiệp thịnh hành trong nền

kinh tế thị trường. Kết hợp phương pháp định giá tài sản thuần và phương

pháp định giá doanh nghiệp theo khả năng sinh lời để xác định giá trị doanh

nghiệp. Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp do cơ quan có thẩm quyền công

bố là mức giá tối thiểu để tổ chức bán đấu thầu cổ phần.

Từ cơ chế định giá doanh nghiệp thông qua đấu thầu, tiến tới niêm yết

cổ phần qua thị trường chứng khoán.

- Phương pháp đấu thầu ( thoả thuận

Trong thời gian vừa qua, các doanh nghiệp cổ phần hoá mặc dù đa

phần có quy mô vừa và nhỏ nhưng đều phải tiến hành quy trình định giá

doanh nghiệp rất phức tạp. Trong thời gian tới, chương trình cổ phần hoá sẽ

được tiến hành rộng rãi với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Với cơ chế định giá phức tạp như hiện nay sẽ gây tốn kém chi phí và kéo dài

thời gian. Vì vậy, việc áp dụng phương pháp đấu thầu để định giá doanh

nghiệp sẽ góp phần thúc đẩy quá trình cổ phần hoá do cơ chế định giá đơn

giản hơn.

Phương pháp đấu thầu nên áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ

yếu cần nhà đầu tư tham gia đấu thầu phải có trình độ về quản lý, có tiềm lực

tài chính để đầu tư vào công nghệ mới, có phương án khả thi nhằm khôi phục

và phát triển doanh nghiệp, có biện pháp nhằm thu hót người lao động vào

làm việc.

Để áp dụng phương pháp này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị thông tin đầy

đủ về doanh nghiệp, có sự tiếp thị rộng rãi để thu hút cỏc nhà đầu tư dự thầu,

có tiêu chí đánh giá đơn thầu công khai rõ ràng. Việc định giá, chọn lựa cỏc

72

nhà đầu tư cần tiến hành trên tinh thần cạnh tranh, tránh thiên vị nhằm lùa

chọn các nhà đầu tư quan tâm và có năng lực.

Từ những phân tích ở phần II, đối với mỗi doanh nghiệp thuộc Tổng

công ty nờn cú cỏc phương pháp định giá khác nhau. Hiện nay, ở Tổng công

ty Chè Việt Nam có nhiều doanh nghiệp có tình trạng như Công ty chè Trần

Phú, tức là máy móc khấu hao gần hết, nhưng công suất vẫn còn lớn, giá

thành chi phí sản phẩm thấp và cũng có nhiều doanh nghiệp giống của Long

Phú, mấy móc mới nhập, giá trị còn lại lớn, năng suất không cao do không

đồng bộ…

Nếu định giá Công ty chè Trần Phú theo phương pháp căn cứ vào khả

năng sinh lời của sản phẩm.

Theo công thức:

Giá trị của doanh Pr

=

Nghiệp i

Với lợi nhuận sau thuế dự tính trong 3 năm sau cổ phần hoá :

Đơn vị:1000đ

Nội dung 2000 2001 2002

Lợi nhuận sau

thuế

722.000 820.000 946.000

( Theo“ phương án cụ thể sản xuất kinh doanh sau khi cổ phần hoá của Công

ty chè Trần Phỳ”.

722.000 + 820.000 + 946.000

Pr =

3

Pr =829.333,333

Lãi suất trung hạn của ngân hàng áp dụng cho Tổng công ty hiện

nay là 9%/1năm

73

Giá trị

829.333,333

Giá trị doanh nghiệp =0.09

=9.214.814.811 đ so với giá trị định giá ban đầu là: 8.353.281.624 đ

chênh lệch 861.533.187đ.

Đối với những doanh nghiệp có giá trị tài sản còn lại còn lớn cần kết

hợp giữa nhiều phương pháp, so sánh giữa các kết quả, sau đó đánh giá thực

trạng của công ty và đưa ra kết quả cuối cùng.

Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp theo các phương pháp trên sẽ là

cơ sở để xác định mức giá sàn để tổ chức bán cổ phần cho các đối tượng bên

ngoài doanh nghiệp theo phương thức đấu giá.

3. Tăng khả năng tạo vốn của công ty cổ phần.

Ưu đãi về tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá và

người lao động trong doanh nghiệp.

a.Ưu đãi về tài chính trong doanh nghiệp nhà nhà nước cổ phần hoá.

Chính sách ưu đãi hợp lý cho các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ

phần hoá là một đòn bẩy kinh tế quan trọng quyết định tiến bộ và mức độ

thành công của chương trình cổ phần hoá.

Để đưa được những chính sách ưu đãi hợp lý, trước hết, Chính Phủ cần

xoá bỏ các ưu đãi mang tính chất kéo dài đối với các doanh nghiệp như cho

vay với lãi suất ưu đãi, cho khoanh nợ, xoá nợ, giãn nợ tràn lan, vô thời hạn.

Xoá bỏ bao cấp về sử dụng đất đai như sử dụng diện tích đất rộng, vị trí thuận

lợi nhưng khụng nộp đủ tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất, xoá bỏ việc cho

nợ thuế, hợp thức hoỏ cỏc khoản nợ thuế kéo dài. Xoá bỏ các hình thức trợ

cấp, trợ giá và ưu đãi kiểu bao cấp dưới các hình thức khác. Việc xoá bỏ này

là nhằm tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế để

cho những người quản lý ở khu vực nhà nước khụng vỡ cỏc ưu đãi đó mà níu

kéo doanh nghiệp không muốn cổ phần hoá.

74

Việc vay vốn ngân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp nhà

nước sau khi cổ phần hoá, để thực hiện được quy định giữ nguyên cơ chế và

lãi suất như trước khi cổ phần hoá, nhà nước phải có biện pháp bắt buộc các

ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn theo đúng như quy định. Nếu ngân hàng

có rủi ro thiệt hại do doanh nghiệp vay vốn gây ra thì nhà nước phải có trách

nhiệm xử lý, bởi vì cổ phần hoá là chủ trương do nhà nước đặt ra.

Thêm vào đó, cũng cần nới rộng khoảng thời gian giảm thuế thu nhập

của công ty cổ phần so với các loại hình doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp

cổ phần hoá phải được miễn khoản lệ phí kinh doanh mà thực chất chỉ là thủ

tục đổi lại giấy kinh doanh và phải được áp dụng các chính sách khuyến khích

đầu tư trong nước như các doanh nghiệp khác, đồng thời cần có quy định cụ

thể rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật để các cơ quan chức năng

căn cứ thực hiện, xoá những quy định rườm ra trong việc xét, cấp giấy chứng

nhận ưu đãi đầu tư hiện nay.

Nờn có chính sách thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với phần vốn

tự tích luỹ của doanh nghiệp, điều đó sẽ là một động lực quan trọng kích thích

mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nói chung

và của doanh nghiệp cổ phần nói riêng, cụ thể là:

- Miễn giảm thuế thu nhập đối với nhưng doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận

giữ lại để đầu tư.

- Cho phép các doanh nghiệp hạch toán vào giá thành sản phẩm khoản lãi

vay đầu tư bằng nguồn vốn hình thành từ quỹ khen thưởng, phóc lợi để

hạch toán lại cho người lao động trong doanh nghiệp.

b. Ưu đãi về tài chính đối với người lao động.

Trước hết, cần tạo điều kiện thuận lợi để người lao động trong các

doanh nghiệp cổ phần hoá được hưởng đúng và đủ chế độ ưu đãi cho họ theo

Nghị định 44/NĐ-CP ngày29/6/1998 về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành

công ty cổ phần . Thu hẹp chênh lệch về phần được mua ưu đãi giữa doanh

nghiệp có nhiều vốn nhà nước với doanh nghiệp có Ýt vốn nhà nước bằng

cách quy định tỷ lệ giá trị cổ phần được mua với giá ưu đãi tuỳ theo từng

doanh nghiệp.

75

Giảm mức khống chế mua cổ phần của pháp nhân và cá nhân: đối với

những doanh nghiệp nhà nước nắm cổ phần chi phối có thể tăng quyền được

mua cổ phần của một pháp nhân từ 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp

hiện nay lên 20%, tăng quyền được mua cổ phần của một cá nhân từ 5% lên

10%; đối với doanh nghiệp nhà nước không nắm cổ phần chi phối thì nhà

nước không nhất thiết phải giữ một tỷ lệ cổ phần cố định như quy định hiện

nay; dần tiến tới xoá bỏ mức khống chế mua cổ phần của pháp nhân và cá

nhân. Tạo điều kiện để những người lãnh đạo mua nhiều cổ phần, biến họ

thành những cổ đông chiến lược nhằm huy động vốn, đặc biệt là phát huy

được năng lực quản lý của họ đối với công ty cổ phần.

Quan tâm hơn nữa về các chính sách khuyến khích người lao động, đặc

biệt là lao động nghèo. Có thể chuyển từ hình thức ưu đãi giảm giá 30% và

cho nợ đối với lao động nghèo hiện nay thành khoản cấp hẳn một số cổ phần

theo số năm công tác, nhà nước không thu tiền, như vậy sẽ có thể giảm bớt

phiền hà, phức tạp trong việc bán và quản lý cổ phần ưu đãi.

Tiến tới thiết lập quyền mua cổ phần cho người lao động trong doanh

nghiệp, thành lập cơ sở pháp lý cho việc mua bán quyền. Khi có quyền này

thì trước hết, quyền lợi của người lao động được đảm bảo rõ ràng. Mặt khác

việc mua bán quyền sẽ giúp cho việc định giá doanh nghiệp chính xác hơn.

Khi doanh nghiệp được định giá thấp thì giá quyền sẽ tăng và ngược lại, khi

doanh nghiệp được định giá cao thì giá quyền sẽ giảm.

76

III. Kiến nghị:

Trên đây là một số giải pháp tài thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh

nghiệp nhà nước tại Tổng công ty Chè Việt Nam. Để những giải pháp này có

ý nghĩa thực tiẽn cũng như tiến trình cổ phần hoỏ cỏc doanh nghiệp tại Tổng

công ty được thuận lợi hơn, có một số kiến nghị đối với Bộ NN&PTNN, Bộ

Tài chính cũng như Chính Phủ một số vấn đề sau.

1. Những tài sản công trình phóc lợi: như nhà trẻ, nhà mẫu giáo, bệnh

xỏ… đầu tư bằng nguồn quỹ khen thưởng, phóc lợi nên giao lại cho tập thể

người lao động trong doanh nghiệp quản lý và sử dụng thông qua tổ chức

công đoàn

2. Những doanh nghiệp lỗ luỹ kế nhiều năm, nợ dây dưa đề nghị nhà nước

có biện pháp cho khoanh nợ, hoặc xoá nợ đối với những khoản khú đũi để

doanh nghiệp lành mạnh về tài chính. Đồng thời cũng cố về mặt tổ chức về

mặt tổ chức để doanh ngiệp phát triển nâng cao mức thu nhập cho người

lao động và cổ tức của các cổ đông.

3. Vấn đề đất đai cần có chính sách rõ ràng vỡ cỏc công ty chè đều quản

lý từ 300-500 ha đất trồng chè. Hiện nay, đang thực hiện khoán theo Nghị

định 01/CP người công nhân nông nghiệp vừa nhận chăm sóc quản lý đất

chè, vừa bỏ tiền mua cổ phần của Công ty để hưởng lợi tức. Như vậy lâu

dài giải quyết vấn đề đất đai trụng chố đó giao cho công nhân nông nghiệp,

Nhà nước cần có chính sách cụ thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất giao

cho công ty cổ phần.

4. Nhà nước nên cho phép mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp có phương pháp

định giá khác nhau sao cho phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp mỡnh

trờn cơ sở định hướng phát triển kinh tế – xã hội từng ngành, từng vùng

của Nhà nước.

5. Nên cho tiến hành bán đấu thầu cổ phiếu ra ngoài cho các nhà đầu tư ở

ngoài doanh nghiệp kể cả người nước ngoài.

77

6. Đề nghị Bộ NN&PTNT và Chính phủ tiếp tục tạo điều kiện để Tổng

công ty chè Việt Nam hoàn thiện hơn nữa hệ thống tổ chức quản lý theo

mô hình một doanh nghiệp lớn, sau đó cổ phần hoá toàn bộ Tổng công ty.

: Trực tiếp quản lý

: Tham gia quản lý

Sơ đồ 1 : Mô hình tổ chức của Tổng công ty Chè Việt Nam

Mục lục

78

H§QT

TG§ Ban kiÓm

so¸t

Phã. TG§ Phã. TG§ Phã. TG§

ViÖn nghiªn cøu chÌ

ViÖn ®iÒu d­

ìng §å S¬n

C¸c c«ng ty trùc thuéc ( 12 c«ng ty)

C¸c c«ng ty cæ phÇn (6 c«ngty)C¸c c«ng ty liªn

doanh (2 c«ng

ty)C¸c kiªn kÕt hîp t c sx( 2 c«ng ty)

P.KH§T&HTQT

P. Kü thuËt NN

P.Kü thuËt CN

P. Tµi chÝnh kÕ

to¸nTr¹m VT Cæ Loa

Chi nh¸nh TCT

t¹i H¶i Phßng

P.Tæ chøc L§ - TL

Chi nh¸nh TCT

t¹i TP Hå ChÝ Minh

V¨n phßng TCT

T.T©m KCS

P. ThÞ tr­êng

P. Kinh doanh 2

P. Kinh doanh 3

P. Kinh doanh 1

P. Kinh doanh 4

P. Kinh doanh 5

Ch ng I.ươ ............................................................................................1

Nh ng v n lý lu n c b n v ữ ấ đề ậ ơ ả ề .................................................1

c ph n hoá doanh nghi p nhà n c .ổ ầ ệ ướ .........................................1

I. Công ty c ph n:ổ ầ ........................................................................1

1. Vai trò và đ c đi m c a công ty c ph n trong s phát ặ ể ủ ổ ầ ự

tri n n n kinh t th tr ng.ể ề ế ị ườ .....................................................1

1.1. Vai trò c a công ty c ph n.ủ ổ ầ .........................................1

1.2. Đ c đi m c a công ty c ph n .ặ ể ủ ổ ầ ..................................2

II. Doanh nghi p nhà n c. ệ ướ ........................................................5

1. Khái ni m doanh nghi p nhà n c. ệ ệ ướ ...................................5

2. Tính c p thi t c a c i cách doanh nghi p nhà n c .ấ ế ủ ả ệ ướ ....8

III Gi i pháp tài chính thúc đ y ti n tình c ph n hoá doanhả ẩ ế ổ ầ

nghi p nhà n c .ệ ướ ........................................................................10

1 . C ph n hoá doanh nghi p nhà n c.ổ ầ ệ ướ ............................10

1.1. M c tiêu c a c ph n hoá doanh nghi p nhà n c.ụ ủ ổ ầ ệ ướ

.................................................................................................11

1.2. Ph ng h ng c ph n hoá doanh nghi p nhà n c.ươ ướ ổ ầ ệ ướ

.................................................................................................12

2. V n đ tài chính trong c ph n hoá doanh nghi p nhà ấ ề ổ ầ ệ

n c.ướ ...........................................................................................16

2.1. X lý v n đ tài chính tr c và sau khi doanh ử ấ ề ướ

nghi p nhà n c chuy n sang công ty c ph n.ệ ướ ể ổ ầ .............18

2.2. C c u v n và kh năng tăng gi m v n sau khi ơ ấ ố ả ả ố

doanh nghi p nhà n c chuy n sang công ty c ph n .ệ ướ ể ổ ầ

.................................................................................................25

Ch ng II.ươ ........................................................................................29

Th c tr ng v v n tài chính trong ự ạ ề ấ đề ......................................29

79

c ph n ho c c doanh nghi p nhà n c t i ổ ầ ỏ ỏ ệ ướ ạ ..........................29

T ng công ty chè Vi t Nam .ổ ệ ........................................................29

I. Vài nét v T ng công ty chè Vi t Nam.ề ổ ệ ................................29

1. S l c quá trình hình thành và phát tri n c a T ng ơ ượ ể ủ ổ

công ty chè Vi t Nam.ệ .............................................................29

2. Ch c năng, nhi m v c a T ng công ty .ứ ệ ụ ủ ổ ........................31

3. Lĩnh v c s n xu t kinh doanh ch y u c a T ng công tyự ả ấ ủ ế ủ ổ

.....................................................................................................32

4. Đ c đi m t ch c qu n lýặ ể ổ ứ ả ...................................................32

5. Đ c đi m v s n ph m.ặ ể ề ả ẩ ......................................................35

6. Th tr ng tiêu th ị ườ ụ ..............................................................37

7. Đánh giá k t qu ho t đ ng s n xu t, kinh doanh c a ế ả ạ ộ ả ấ ủ

T ng công ty chè Vi t Nam .ổ ệ ..................................................37

II. Th c tr ng v n đ tài chính trong quá trình c ph n hoá ự ạ ấ ề ổ ầ

doanh nghi p nhà n c t i T ng công ty chè Vi t Nam.ệ ướ ạ ổ ệ ......39

1. Thu n l i và khó khăn trong quá trình c ph n hoá ậ ợ ổ ầ

doanh nghi p Nhà n c t i T ng công ty chè Vi t Nam .ệ ướ ạ ổ ệ 39

2. Quá trình tri n khaiể .............................................................42

Đăng ký kinh doanh theo quy đ nh. ị .....................................47

3. Th c tr ng v n đ tài chính trong quá trình c ph n hoáự ạ ấ ề ổ ầ

doanh nghi p nhà n c t i T ng công ty chè Vi t Nam.ệ ướ ạ ổ ệ . .47

3.1. V tài s n, v n.ề ả ố .............................................................47

3.2. V công n .ề ợ ....................................................................47

3.3. Đ nh giá doanh nghi pị ệ .................................................48

Ch tiêuỉ ..........................................................................................52

TÀI S N ĐANG DÙNGẢ .......................................................52

N th c t ph i trợ ự ế ả ả...................................................................52

80

3.4. C c u v n và kh năng tăng gi m v n sau khi ơ ấ ố ả ả ố

DNNN chuy n sang công ty c ph n.ể ổ ầ ...............................54

3.5. M t s v n đ tài chính quan tr ng khác.ộ ố ấ ề ọ ...............55

4. K t qu đ t đ cế ả ạ ượ .................................................................60

Ch ng: IIIươ ......................................................................................65

M t s gi i pháp tài chính góp ph n thúc y ti n trình c ộ ố ả ầ đẩ ế ổ

ph n hoá doanh nghi p Nhà n c t i T ng công ty chè Vi t ầ ệ ướ ạ ổ ệ

Nam....................................................................................................65

I. Ph ng h ng c ph n ho c c doanh nghi p Nhà n c ươ ướ ổ ầ ỏ ỏ ệ ướ

thu c T ng công ty chè Vi t Nam trong nh ng năm t i.ộ ổ ệ ữ ớ ......65

II Mét s gi i pháp tài chính góp ph n thúc đ y ti n trình ố ả ầ ẩ ế

CPH DNNN....................................................................................66

1. Lành m nh hoá tình hình tài chính c a doanh nghi p c ạ ủ ệ ổ

ph n hoá. ầ ..................................................................................66

2. Xã h i hoá công tác đ nh giá doanh nghi p .ộ ị ệ .................70

3. Tăng kh năng t o v n c a công ty c ph n. ả ạ ố ủ ổ ầ ...............74

III. Ki n ngh :ế ị ................................................................................77

M c l cụ ụ .............................................................................................78

81