Mục lục - hdll.vn

72
Mục lục SỰ KIỆN 3 Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 15 VŨ VĂN HIỀN: Đảng ta, chín mươi năm ấy 20 TẠ NGỌC TẤN: Những thành tựu về nhận thức lý luận của Đảng trong đổi mới 31 TRẦN QUỐC TOẢN: Hoàn thiện thể chế thị trường đất đai ở nước ta trong giai đoạn mới LÝ LUẬN & THỰC TIỄN MỤC LỤC 1 SỐ 78 (212) - 2020

Transcript of Mục lục - hdll.vn

Page 1: Mục lục - hdll.vn

Mục lục

SỰ KIỆN

3 Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

15 VŨ VĂN HIỀN:

Đảng ta, chín mươi năm ấy

20 TẠ NGỌC TẤN:

Những thành tựu về nhận thức lý luận của Đảng trong đổi mới

31 TRẦN QUỐC TOẢN:

Hoàn thiện thể chế thị trường đất đai ở nước ta trong giai đoạn mới

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNMỤC LỤC

1SỐ 78 (212) - 2020

Page 2: Mục lục - hdll.vn

LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

45 PHẠM THỊ THU LAN:

Xây dựng hệ thống phúc lợi xã hội bền vững - kinh nghiệm quốctế và khả năng áp dụng ở Việt Nam

58 MẠC VĂN TIẾN:

Thực tiễn phúc lợi xã hội cho người lao động trên thế giới và gợimở cho Việt Nam

THÔNG TIN - TƯ LIỆU

70 Hội nghị cộng tác viên Hội đồng Lý luận Trung ương năm 2019

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN MỤC LỤC

2 SỐ 78 (212) - 2020

Page 3: Mục lục - hdll.vn

3SỐ 78 (212) - 2020

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

“ưa các vị đại biểu,ưa đồng chí và đồng bào,Trong không khí cả nước hân

hoan phấn khởi trước những thànhtựu rất quan trọng của năm 2019 vàđón Xuân Canh Tý 2020, hôm nay,tại ủ đô Hà Nội “Ngàn năm vănhiến và anh hùng” - “ành phố vìhòa bình”, chúng ta long trọng tổchức Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thànhlập Đảng Cộng sản Việt Nam quangvinh (3/2/1930 - 3/2/2020).

ay mặt Ban Chấp hành Trungương Đảng, tôi nhiệt liệt chào mừngvà gửi tới các đồng chí lãnh đạo,nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước,Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bậclão thành cách mạng, các Mẹ ViệtNam anh hùng, các vị khách quýcùng toàn thể đồng chí, đồng bào cảnước, kiều bào ta ở nước ngoài lờithăm hỏi chân tình và lời chúc mừngtốt đẹp nhất.

ưa đồng chí và đồng bào,

Bài phát Biểu của tổng Bí thư,chủ tịch nước

tại Lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành Lập Đảng

Sáng 3/2, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịchnước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thànhphố Hà Nội tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộngsản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2020). Tòa soạn trân trọng giới thiệu toàn vănbài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Lễ kỷ niệm.

SỰ KIỆN

Page 4: Mục lục - hdll.vn

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

4 SỐ 78 (212) - 2020

Lịch sử hàng nghìn năm của dântộc ta đã chứng minh rằng, yêu nướcvà giữ nước, kiên quyết chống ngoạixâm, bảo vệ độc lập, chủ quyền vàthống nhất đất nước là truyền thốngcực kỳ quý báu của dân ta.

Nối tiếp truyền thống đó, từ giữathế kỷ XIX, khi thực dân Pháp xâmlược nước ta, không cam chịu thânphận nô lệ, nhân dân ta đã liên tiếpvùng lên đấu tranh qua các phongtrào yêu nước diễn ra liên tục vàmạnh mẽ bằng nhiều con đường vớinhiều khuynh hướng khác nhau. Từ

con đường cứu nước của các sĩ phucho đến các cuộc khởi nghĩa nôngdân và con đường cách mạng tư sản...

Mặc dù đã đấu tranh rất kiêncường, đầy tâm huyết và chịu nhữnghy sinh to lớn, song, do hạn chế lịchsử, nhất là thiếu một đường lốiđúng, các phong trào đó đều khôngthành công. Lịch sử đòi hỏi phải tìmcon đường mới.

Năm 1911, người thanh niên yêunước Nguyễn Tất ành (tức là BácHồ muôn vàn kính yêu của chúng ta)đã ra đi tìm con đường mới cho sự

Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam _ Ảnh: TTXVN

Page 5: Mục lục - hdll.vn

nghiệp cứu nước, đấu tranh giànhđộc lập dân tộc.

Mang trong mình khát vọng lớnlao, cháy bỏng, Người đã đến với chủnghĩa Mác - Lênin, tìm thấy ở họcthuyết cách mạng này con đườngcứu nước đúng đắn - con đườngcách mạng vô sản.

Sau nhiều năm bôn ba hoạt độngở nước ngoài, Người đã kiên trìnghiên cứu, học tập, vận dụng sángtạo và từng bước truyền bá chủnghĩa Mác - Lênin về Việt Nam, dàycông chuẩn bị những điều kiện cầnthiết cho việc thành lập một đảngcách mạng chân chính. Ngày3/2/1930, Hội nghị hợp nhất các tổchức cộng sản họp ở bán đảo CửuLong, thuộc Hong Kong (TrungQuốc), dưới sự chủ trì của Người(lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc), đã quyếtđịnh thống nhất các tổ chức cộngsản ở nước ta thành một Đảng duynhất, lấy tên là Đảng Cộng sản ViệtNam. Đây là một bước ngoặt lịch sửtrọng đại, chấm dứt cuộc khủnghoảng kéo dài về tổ chức và đườnglối của cách mạng Việt Nam.

Việc Đảng Cộng sản Việt Nam rađời là thành quả của sự kết hợp giữa

chủ nghĩa Mác - Lênin với phongtrào công nhân và phong trào yêunước; chứng tỏ giai cấp công nhânViệt Nam đã trưởng thành và đủ sứcgánh vác sứ mệnh lịch sử lãnh đạocách mạng.

Cương lĩnh chính trị đầu tiên củaĐảng được thông qua tại Hội nghịthành lập Đảng đã xác định conđường cơ bản của cách mạng ViệtNam, đáp ứng yêu cầu cấp thiết củadân tộc và nguyện vọng tha thiết củanhân dân.

Sau khi ra đời, gắn bó máu thịt vớinhân dân, được nhân dân đồng tìnhủng hộ và tin tưởng tuyệt đối, chỉtrong vòng 15 năm, Đảng ta đã lãnhđạo cuộc đấu tranh giải phóng dântộc, tiến hành ba cao trào cách mạng:Cao trào cách mạng 1930-1931, vớiđỉnh cao là phong trào Xô Viết -Nghệ Tĩnh, Cao trào cách mạng đòidân sinh, dân chủ (1936-1939) vàCao trào cách mạng giải phóng dântộc (1939-1945), để đến năm 1945,khi thời cơ cách mạng chín muồi,Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnhđạo toàn thể dân tộc Việt Nam làmnên thắng lợi của cuộc Cách mạngtháng Tám năm 1945 “long trời, lở

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

5SỐ 78 (212) - 2020

Page 6: Mục lục - hdll.vn

đất,” thành lập nên nước Việt NamDân chủ Cộng hòa vào ngày2/9/1945 (năm nay chúng ta kỷ niệmtròn 75 năm).

Ngay sau khi nước Việt Nam Dânchủ Cộng hòa ra đời, cách mạng đãphải đối mặt với nhiều khó khăn,thử thách, cùng một lúc phải đươngđầu với “giặc đói, giặc dốt và giặcngoại xâm”.

Trong hoàn cảnh hiểm nghèo đó,Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta vượtqua tình thế “ngàn cân treo sợi tóc,”kiên cường bảo vệ và xây dựngchính quyền non trẻ, đồng thời tíchcực chuẩn bị mọi mặt để bước vàocuộc kháng chiến chống thực dânPháp xâm lược.

Trên cơ sở đường lối kháng chiến“toàn dân,” “toàn diện,” “trường kỳ,”“dựa vào sức mình là chính,” pháthuy truyền thống đoàn kết, yêunước của toàn dân tộc, Đảng đã lãnhđạo nhân dân lần lượt đánh bại mọiâm mưu, kế hoạch xâm lược của kẻthù, đặc biệt là thắng lợi trong Chiếncuộc Đông Xuân 1953-1954 vớiđỉnh cao là Chiến thắng lịch sử ĐiệnBiên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấnđộng địa cầu,” buộc thực dân Pháp

phải ký Hiệp định Geneva (năm1954), chấm dứt cuộc chiến tranhxâm lược Việt Nam.

Từ năm 1954 đến năm 1975, đấtnước bị chia cắt làm hai miền. Dướisự lãnh đạo của Đảng, miền Bắcvừa nỗ lực xây dựng chủ nghĩa xãhội, vừa dốc sức làm tròn nghĩa vụcủa hậu phương lớn đối với tiềntuyến lớn. Nhân dân miền Namtiếp tục cuộc đấu tranh kiên cườngđể giành độc lập dân tộc, thốngnhất đất nước.

Với tinh thần “thà hy sinh tất cảchứ nhất định không chịu mất nước,nhất định không chịu làm nô lệ,”“không có gì quý hơn độc lập, tự do”;trên cơ sở đường lối đúng đắn, sángtạo của Đảng, với sức mạnh tổng hợpcủa toàn dân tộc, quân và dân ta đãlần lượt đánh bại các chiến lược chiếntranh của đế quốc Mỹ, giải phónghoàn toàn miền Nam, thu giang sơnvề một mối vào ngày 30/4/1975.

ắng lợi đó “mãi mãi được ghivào lịch sử dân tộc ta như một trongnhững trang chói lọi nhất, một biểutượng sáng ngời về sự toàn thắng củachủ nghĩa anh hùng cách mạng và trítuệ con người, và đi vào lịch sử thế

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

6 SỐ 78 (212) - 2020

Page 7: Mục lục - hdll.vn

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

7SỐ 78 (212) - 2020

giới như một chiến công vĩ đại củathế kỷ XX, một sự kiện có tầm quantrọng quốc tế to lớn và có tính thờiđại sâu sắc” (năm nay chúng ta kỷniệm tròn 45 năm).

Trong lúc phải khẩn trương khắcphục những hậu quả vô cùng nặngnề do chiến tranh để lại, nhân dânViệt Nam lại tiếp tục phải đương đầuvới những cuộc chiến tranh mới.Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân vàdân ta vừa tập trung khôi phục kinhtế-xã hội, vừa chiến đấu bảo vệ biêngiới, bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnhthổ thiêng liêng của Tổ quốc; đồngthời, làm tròn nghĩa vụ quốc tế giúpnhân dân Campuchia thoát khỏi hoạdiệt chủng và tiến hành công cuộchồi sinh đất nước.

Trước những yêu cầu mới của sựphát triển đất nước, để khắc phụcnhững bất cập của cơ chế kế hoạchhóa tập trung quan liêu, bao cấpdẫn tới sự khủng hoảng kinh tế - xãhội những năm sau chiến tranh,trên cơ sở tổng kết sáng kiến, sángtạo trong thực tiễn của nhân dân,Đảng ta đã tiến hành Đổi Mới từngphần trong nông nghiệp, côngnghiệp và trước hết là Đổi Mới tư

duy lý luận về chủ nghĩa xã hội vàtừng bước hình thành Đường lốiĐổi Mới đất nước.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứVI của Đảng (tháng 12/1986), trêncơ sở phân tích sâu sắc tình hình đấtnước và qua quá trình tìm tòi, khảonghiệm thực tiễn, với tinh thần“nhìn thẳng vào sự thật, đánh giáđúng sự thật, nói rõ sự thật,” đã đề raĐường lối Đổi Mới toàn diện đấtnước, đánh dấu bước ngoặt quantrọng trên con đường quá độ lên chủnghĩa xã hội ở Việt Nam.

Đường lối Đổi Mới ra đời đã đápứng đòi hỏi của thực tiễn lịch sử, thểhiện bản lĩnh vững vàng, tư duy sángtạo của Đảng Cộng sản Việt Nam vàmở ra một thời kỳ mới cho sự pháttriển của đất nước.

Sau Đại hội VI, Đảng đã từngbước hoàn thiện, cụ thể hóa đườnglối Đổi Mới mà nội dung cơ bản, cốtlõi được thể hiện trong Cương lĩnhxây dựng đất nước trong thời kỳ quáđộ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnhnăm 1991 và Cương lĩnh bổ sung,phát triển năm 2011) và các vănkiện quan trọng của Đảng qua cáckỳ Đại hội.

Page 8: Mục lục - hdll.vn

Những năm 90 của thế kỷ XX,vượt qua thách thức từ sự sụp đổ củamô hình chủ nghĩa xã hội hiện thựcở Liên Xô và các nước Đông Âu,Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộcViệt Nam đã kiên định,tiếp tục vững bước vàsáng tạo trên conđường đi lên chủ nghĩaxã hội phù hợp với điềukiện cụ thể và đặc điểmcủa Việt Nam.

Ban Chấp hànhTrung ương Đảng từkhóa VI đến khóa XIIđã ban hành nhiều nghịquyết về những vấn đềcơ bản, hệ trọng củaĐảng và sự phát triểncủa đất nước. Quốc hộithể chế hóa bằng hệthống pháp luật và các đạo luật, tạocơ sở pháp lý ngày càng đồng bộ vàphù hợp cho quá trình Đổi Mới.

Chính phủ cụ thể hoá thành các cơchế, chính sách và giải pháp cụ thể đểquản lý, quản trị, điều hành côngcuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Trong việc xác định, đề ra đườnglối Đổi Mới, Đảng ta luôn luôn nắm

vững và vận dụng sáng tạo nhữngnguyên lý, quan điểm cơ bản,phương pháp duy vật biện chứngcủa chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởngHồ Chí Minh và kinh nghiệm thực

tiễn ở trong nước vàquốc tế, xử lý tốt cácmối quan hệ cơ bảnnhư phát triển nềnkinh tế thị trường theođịnh hướng xã hội chủnghĩa; xây dựng Nhànước pháp quyền xãhội chủ nghĩa “của dân,do dân và vì dân”; kếthợp chặt chẽ Đổi Mớikinh tế với Đổi Mớichính trị; giữa tăngtrưởng kinh tế với thựchiện tiến bộ và côngbằng xã hội; kết hợp có

hiệu quả giữa phát triển kinh tế-xãhội với quốc phòng-an ninh, giữaxây dựng và bảo vệ Tổ quốc; giữađộc lập, tự chủ và chủ động, tích cựchội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnhđạo, Nhà nước quản lý, nhân dânlàm chủ... Không phiến diện, cựcđoan, duy ý chí, từ cực này nhảysang cực kia.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

8 SỐ 78 (212) - 2020

Ban Chấp hành Trungương Đảng từ khóa VIđến khóa XII đã banhành nhiều nghị quyếtvề những vấn đề cơbản, hệ trọng củaĐảng và sự phát triểncủa đất nước. Quốchội thể chế hóa bằnghệ thống pháp luật vàcác đạo luật, tạo cơ sởpháp lý ngày càngđồng bộ và phù hợpcho quá trình Đổi Mới.

Page 9: Mục lục - hdll.vn

ực tế, sau gần 35 năm tiến hànhcông cuộc Đổi Mới, từ một đất nướcnghèo nàn, có cơ sở vật chất - kỹthuật, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hộilạc hậu, trình độ thấp, đến nay, ViệtNam đã vươn lên trở thành nướcđang phát triển, có thu nhập trungbình; văn hoá, xã hội tiếp tục pháttriển, đời sống vật chất và tinh thầncủa nhân dân được cải thiện; côngtác xây dựng Đảng và hệ thốngchính trị có bước đột phá; khối đạiđoàn kết toàn dân tộc không ngừngđược củng cố; chính trị, xã hội ổnđịnh, quốc phòng-an ninh, độc lập,chủ quyền được giữ vững; vị thế vàuy tín của đất nước ngày càng đượcnâng cao trên trường quốc tế.

Đến nay, Việt Nam đã trở thànhmột quốc gia có quy mô dân số gần100 triệu người với mức thu nhậpbình quân 2.800 USD/người; đãtham gia hầu hết các tổ chức quốc tế,trở thành một thành viên tích cực, cótrách nhiệm trong các hoạt động củacộng đồng quốc tế.

Mới đây, được Đại hội đồng LiênHợp quốc bầu với số phiếu tínnhiệm rất cao, gần như tuyệt đối,lần thứ hai trở thành Ủy viên không

thường trực Hội đồng Bảo an LiênHợp quốc.

Với những thành tựu to lớn đã đạtđược, chúng ta có cơ sở để khẳngđịnh rằng, đất nước ta chưa bao giờcó được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uytín như ngày nay.

ưa đồng chí và đồng bào,ực tiễn phong phú, sinh động

của cách mạng Việt Nam trong 90năm qua đã chứng tỏ, sự lãnh đạođúng đắn và sáng suốt của Đảng lànhân tố hàng đầu quyết định mọithắng lợi của cách mạng, lập nênnhiều kỳ tích trên đất nước Việt Nam.

Mặt khác, thông qua quá trìnhlãnh đạo cách mạng, Đảng ta đượctôi luyện và ngày càng trưởng thành,xứng đáng với vai trò và sứ mệnhlãnh đạo cách mạng và sự tin cậy, kỳvọng của nhân dân.

ực tiễn đó khẳng định một chânlý: Ở Việt Nam, không có một lựclượng chính trị nào khác, ngoàiĐảng Cộng sản Việt Nam có đủ bảnlĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín vàkhả năng lãnh đạo đất nước vượt quamọi khó khăn, thử thách, đưa sựnghiệp cách mạng của dân tộc ta đitừ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

9SỐ 78 (212) - 2020

Page 10: Mục lục - hdll.vn

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

10 SỐ 78 (212) - 2020

Và cũng chính trong quá trình đó,Đảng ta đã tích lũy và đúc rút đượcnhiều bài học quý báu, hun đúc nênnhững truyền thống vẻ vang mà hômnay chúng ta có trách nhiệm phải rasức giữ gìn và phát huy. Đó là truyềnthống trung thành vô hạn với lợi íchcủa dân tộc và giai cấp, kiên địnhmục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộcgắn liền với chủ nghĩa xã hội trên cơsở chủ nghĩa Mác - Lênin và tưtưởng Hồ Chí Minh.

Đó là truyền thống giữ vững độclập, tự chủ về đường lối; nắm vững,vận dụng và phát triển sáng tạo chủnghĩa Mác - Lênin, tham khảo kinhnghiệm của quốc tế để đề ra đườnglối đúng và tổ chức thực hiện có hiệuquả các nhiệm vụ cách mạng.

Đó là truyền thống gắn bó máuthịt giữa Đảng và nhân dân, luônluôn lấy việc phục vụ nhân dân làmlẽ sống và mục tiêu phấn đấu. Đó làtruyền thống đoàn kết thống nhất,có tổ chức và kỷ luật chặt chẽ,nghiêm minh trên cơ sở nguyên tắctập trung dân chủ, tự phê bình, phêbình và tình thương yêu đồng chí.Đó là truyền thống đoàn kết quốctế thuỷ chung, trong sáng dựa trên

những nguyên tắc và mục tiêu cao cả.

Nhìn lại chặng đường 90 năm xâydựng, chiến đấu và trưởng thành củaĐảng Cộng sản Việt Nam và trongthời khắc thiêng liêng này, chúng tabày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối vớicông lao trời biển của Chủ tịch HồChí Minh - Lãnh tụ thiên tài củaĐảng ta và dân tộc ta, Người thày vĩđại của cách mạng Việt Nam - Anhhùng giải phóng dân tộc, danh nhânvăn hoá thế giới.

Người đã cống hiến trọn đờimình cho dân, cho nước, dẫn dắtĐảng ta, nhân dân ta làm nênnhững thắng lợi vẻ vang và làm“rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta vànon sông đất nước ta.”

Đất nước càng phát triển, nhândân ta ngày càng ấm no, hạnh phúc,càng chứng tỏ, tư tưởng, sự nghiệp,đạo đức và phong cách của Chủ tịchHồ Chí Minh là tài sản vô giá, làngọn đuốc soi đường cho dân tộc tavững bước đi tới tương lai.

Chúng ta mãi mãi ghi nhớ công ơnto lớn của các vị lãnh đạo tiền bối,của hàng triệu anh hùng, liệt sỹ,những người con ưu tú của dân tộc

Page 11: Mục lục - hdll.vn

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

11SỐ 78 (212) - 2020

đã anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do,vì chủ quyền, thống nhất và toàn vẹnlãnh thổ của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xãhội và vì nghĩa vụ quốc tế cao cả.

Chúng ta bày tỏ lòngbiết ơn sâu sắc đối vớicác bậc lão thành cáchmạng, các gia đình liệtsỹ, các Mẹ Việt Namanh hùng, các đồng chíthương binh, bệnhbinh, các gia đình cócông với nước, cùngtoàn thể đồng bào vàchiến sĩ cả nước đã anhdũng chiến đấu, hysinh, lao động sáng tạo,đóng góp to lớn cho sựnghiệp cách mạng vẻvang của dân tộc ta.

Với tất cả sự khiêm tốn của ngườicách mạng, chúng ta vẫn có thể nóirằng: “Đảng ta thật là vĩ đại! Nhândân ta thật là anh hùng!”

Chúng ta mãi mãi ghi nhớ và bàytỏ lòng biết ơn sâu sắc sự ủng hộ vàgiúp đỡ quý báu của nhân dân cácnước xã hội chủ nghĩa anh em, cáclực lượng tiến bộ cùng bầu bạn khắpnăm châu đối với sự nghiệp đấu

tranh giải phóng dân tộc, thống nhấtđất nước trước đây cũng như trongcông cuộc xây dựng và bảo vệ Tổquốc hôm nay.

ưa đồng chí vàđồng bào,

Hiện nay, toàn Đảng,toàn dân và toàn quânta đang ra sức phấnđấu thực hiện Cươnglĩnh của Đảng, Hiếnpháp của Nhà nước,đẩy mạnh toàn diện vàđồng bộ sự nghiệp ĐổiMới, công nghiệp hóa,hiện đại hóa, phát triểnkinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủnghĩa, mở cửa hộinhập quốc tế, thực

hiện hai nhiệm vụ chiến lược xâydựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc,vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh,dân chủ, công bằng, văn minh.

Đây là một sự nghiệp cách mạngvô cùng to lớn, vĩ đại, “một cuộcchiến đấu khổng lồ” như Bác Hồ đãnói, nhưng cũng cực kỳ khó khăn,phức tạp. Bối cảnh quốc tế và tìnhhình trong nước bên cạnh mặt thuận

Hiện nay, toàn Đảng,toàn dân và toàn quânta đang ra sức phấnđấu thực hiện Cươnglĩnh của Đảng, Hiếnpháp của Nhà nước,đẩy mạnh toàn diện vàđồng bộ sự nghiệp ĐổiMới, công nghiệp hóa,hiện đại hóa, pháttriển kinh tế thịtrường định hướng xãhội chủ nghĩa...

Page 12: Mục lục - hdll.vn

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

12 SỐ 78 (212) - 2020

lợi, thời cơ, cũng có nhiều khó khăn,thách thức. Chúng ta đứng trướcnhiều vấn đề mới phải xử lý, nhiềuviệc hết sức phức tạp phải giải quyết.

Tình hình đó đòi hỏi toàn Đảng,toàn dân, toàn quân ta, hơn bao giờhết, phải phát huy cao độ truyềnthống yêu nước và cách mạng, tinhthần đoàn kết, trách nhiệm, nỗ lựcphấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thửthách để xây dựng Tổ quốc ta ngàycàng đàng hoàng hơn, tươi đẹp hơn.

Sự phấn đấu kiên cường, sáng tạocủa toàn dân, của các ngành, các địaphương, các thành phần kinh tế lànhân tố cực kỳ quan trọng đối với sựphát triển đất nước ta.

Đảng ta phải ra sức đẩy mạnh việcxây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm choĐảng ngày càng trong sạch, vữngmạnh, làm tròn trách nhiệm là độitiên phong lãnh đạo sự nghiệp cáchmạng trong giai đoạn mới.

Từ sau Đại hội XII của Đảng đếnnay, Đảng ta đã dành không ít thờigian và công sức cho công tác xâydựng Đảng, coi xây dựng Đảng lànhiệm vụ then chốt. Gần đây, toànĐảng đã tiến hành xây dựng, chỉnhđốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết

Trung ương 4 khoá XI, khoá XII đạtđược những kết quả và kinh nghiệmbước đầu rất quan trọng, góp phầnngăn chặn, đẩy lùi một bước nhữngtiêu cực, nâng cao năng lực lãnh đạovà sức chiến đấu của Đảng.

Tuy nhiên, công tác xây dựngĐảng vẫn còn nhiều việc phải làm,nhất là việc đấu tranh chống sự suythoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,lối sống; những biểu hiện “tự diễnbiến”, “tự chuyển hóa”; tệ thamnhũng, lãng phí, quan liêu, xa dân...

Các thế lực thù địch vẫn đang tìmmọi cách phá hoại sự nghiệp cáchmạng của nhân dân ta; chúng ra sứcxuyên tạc, vu cáo Đảng ta, Nhà nướcta, đánh thẳng vào hệ tư tưởng,Cương lĩnh, đường lối chính trị củaĐảng, kích động, chia rẽ nội bộĐảng, chia rẽ Đảng, Nhà nước vớinhân dân, hòng làm tan rã Đảng ta,chế độ ta từ gốc, từ bên trong, hết sứcthâm độc và nguy hiểm.

Phương hướng chung của công tácxây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện naylà phải tiếp tục phát huy truyền thốngtốt đẹp, giữ vững và tăng cường bảnchất cách mạng và tính tiên phongcủa Đảng, xây dựng Đảng thực sự

Page 13: Mục lục - hdll.vn

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

13SỐ 78 (212) - 2020

trong sạch, vững mạnh cả về chínhtrị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức, cán bộ,đổi mới phương thức lãnh đạo, tăngcường mối liên hệ máu thịt giữaĐảng với nhân dân, bảo đảm choĐảng đủ sức lãnh đạo sự nghiệp củađất nước không ngừng phát triển.

Trong điều kiện Đảng ta là đảngcầm quyền, hoạt động trong môitrường phát triển kinh tế thị trường,mở cửa hội nhập; cán bộ, đảng viêngiữ nhiều trọng trách, thường xuyênphải đối mặt với những cám dỗ củatiền bạc, của cải vật chất, quyền lực,lợi ích cá nhân, chúng ta càng phảichăm lo giữ vững bản chất cáchmạng và tính tiên phong của Đảng.

Nếu không nhận thức sâu sắc điềunày, nếu cán bộ, đảng viên khôngtích cực và kiên trì rèn luyện và họctập thì rất dễ bị thoái hóa, biến chất.Vấn đề giữ vững bản chất của Đảng- một Đảng Cộng sản, đảng cáchmạng chân chính, hoạt động vì sựnghiệp của giai cấp công nhân, củadân tộc, vì lợi ích của nhân dân làvấn đề hết sức cơ bản và quan trọng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từngcảnh báo: “Một dân tộc, một đảng vàmỗi con người, ngày hôm qua là vĩ

đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhấtđịnh hôm nay và ngày mai vẫn đượcmọi người yêu mến và ca ngợi, nếulòng dạ không trong sáng nữa, nếusa vào chủ nghĩa cá nhân.”

Nghị quyết Trung ương 4 khóa XIvà khóa XII về xây dựng Đảng đãkhẳng định, phải tiến hành xâydựng, chỉnh đốn Đảng với tinh thầntích cực và kiên quyết, mạnh mẽ,nhằm tạo ra một bước chuyển biếnrõ rệt hơn nữa trên các mặt, ngănchặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái,củng cố sự kiên định về mục tiêu, lýtưởng cách mạng; tăng cường sựthống nhất ý chí và hành động; củngcố tổ chức chặt chẽ; tăng cường mốiliên hệ mật thiết với nhân dân; nângcao năng lực lãnh đạo và sức chiếnđấu của Đảng, coi đây là vấn đề sốngcòn của Đảng ta, chế độ ta.

Một đảng cách mạng chân chínhcó đường lối đúng, có tổ chức chặtchẽ, có đội ngũ cán bộ, đảng viêntrong sạch, gương mẫu, tận tuỵ, gắnbó máu thịt với nhân dân, đượcnhân dân ủng hộ, thì đảng đó có sứcmạnh vô địch, không thế lực nàongăn cản nổi trên con đường dẫn dắtdân tộc đi lên.

Page 14: Mục lục - hdll.vn

ưa đồng chí và đồng bào,Năm nay chúng ta kỷ niệm Ngày

thành lập Đảng vào thời điểm có ýnghĩa đặc biệt quan trọng: Năm 2020là năm cuối của nhiệm kỳ Đại hội lầnthứ XII; năm tiến hành đại hội đảngbộ các cấp tiến tới Đại hội toàn quốclần thứ XIII của Đảng; năm kỷ niệmnhiều sự kiện chính trị trọng đại; nămViệt Nam thực hiện vai trò Chủ tịchASEAN và Ủy viên không thườngtrực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc.

Tình hình quốc tế và trong nướctạo ra nhiều thời cơ, thuận lợi nhưngcũng đặt ra không ít khó khăn, tháchthức, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân vàtoàn quân ta phải nỗ lực rất cao,quyết tâm rất lớn, phấn đấu để hoànthành thắng lợi nhiệm vụ của năm2020 mà trọng tâm là phấn đấu hoànthành ở mức cao nhất các nhiệm vụphát triển kinh tế-xã hội; tăng cườngổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnhthực hiện các đột phá chiến lược, cơcấu lại nền kinh tế gắn với đổi mớimô hình tăng trưởng, bảo đảm ansinh xã hội và phúc lợi xã hội, cảithiện đời sống nhân dân.

Giữ vững độc lập, chủ quyền vàmôi trường hòa bình, ổn định để phát

triển đất nước; đẩy mạnh quan hệ đốingoại. Tập trung tổ chức thành côngđại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đạihội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng,gắn với tiếp tục thực hiện Nghị quyếtTrung ương 4 khóa XI, khóa XII vềxây dựng Đảng, Chỉ thị số 05 của BộChính trị về đẩy mạnh việc học tậpvà làm theo tư tưởng, đạo đức, phongcách Hồ Chí Minh, tạo sự chuyểnbiến mạnh mẽ hơn nữa trong côngtác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Với niềm phấn khởi, tự hào, chúngta tin tưởng vững chắc rằng, ĐảngCộng sản Việt Nam sẽ hoàn thành xuấtsắc trọng trách của mình. Toàn Đảng,toàn dân, toàn quân ta chung sức, đồnglòng, nỗ lực phấn đấu xây dựng mộtnước Việt Nam hòa bình, thống nhất,độc lập, dân chủ, giàu mạnh, vữngbước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Vinh quang đời đời thuộc về dântộc Việt Nam văn hiến và anh hùng!

Đảng Cộng sản Việt Nam quangvinh muôn năm!

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam muôn năm!

Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sốngmãi trong sự nghiệp của chúng ta!

Tôi xin trân trọng cảm ơn” n

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

14 SỐ 78 (212) - 2020

Page 15: Mục lục - hdll.vn

Chín mươi năm đã trôi quakể từ ngày thành lập Đảng,một Đảng của trí tuệ và

niềm tin, kiên cườngphấn đấu vì lợi ích củagiai cấp, của dân tộc vàsự phát triển khôngngừng của đất nước.Chín mươi năm qua,dưới sự lãnh đạo củaĐảng Cộng sản ViệtNam, nhân dân ta đãtiến bước mạnh mẽ vàvững chắc trên conđường độc lập dân tộc và chủ nghĩaxã hội.

So với lịch sử dựng nước và giữnước hàng nghìn năm của dân tộc,chín mươi năm chỉ là một giai đoạn

ngắn, nhưng đó là những năm thánghào hùng, sôi động và đẹp đẽ nhất,đưa nhân dân ta từ bóng tối ra ánh

sáng, từ kiếp nô lệ thànhngười tự do, từ kẻ mấtnước thành người làmchủ, từ đói nghèo lạchậu đến cuộc sống ngàycàng ấm no, hạnh phúc.

Ôn lại chặng đườnglịch sử 90 năm, chúng tacàng thấy việc Đảng tara đời là một tất yếu củalịch sử. Dân tộc ta có

truyền thống yêu nước, anh dũngbất khuất, đã từng chiến thắng nhiềuđế quốc phong kiến hung hãn. Từkhi thực dân Pháp xâm lược nước ta,phong trào yêu nước đã dấy lên hết

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

15SỐ 78 (212) - 2020

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

ĐẢng ta, chín MưƠi nĂM ẤYl GS, TS Vũ Văn Hiền

Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương

Chín mươi năm qua,dưới sự lãnh đạo củaĐảng Cộng sản ViệtNam, nhân dân ta đãtiến bước mạnh mẽ vàvững chắc trên conđường độc lập dân tộcvà chủ nghĩa xã hội.

Page 16: Mục lục - hdll.vn

sức mạnh mẽ. Liên tiếp nổ ra cáccuộc nổi dậy trên khắp mọi miền đấtnước, thu hút đông đảo các tầng lớpnhân dân, các bậc sĩ phu, kể cả mộtbộ phận quan lại phong kiến: Cácphong trào Cần Vương, Duy Tân,Đông Du; các cuộc khởi nghĩa Yênế, Yên Bái và hàng chục cuộc đấutranh khác nữa đều bị thực dânPháp thẳng tay đàn áp và bị dìmtrong biển máu. Điều đó chứng tỏrằng, vốn là nhân dân ta giàu lòngyêu nước, có truyền thống kiêncường chống giặc ngoại xâm, sẵnsàng tham gia quên mình vào cácphong trào yêu nước; còn các bậc sĩphu, các nhà lãnh đạo các phongtrào chống thực dân Pháp đều có trídũng, tài cao, không thiếu mưu lược,nhưng cả giai cấp phong kiến và đạidiện cho thế lực tư sản lúc đó đềukhông giải quyết được vấn đề dântộc, không chọn đúng con đườnggiải phóng dân tộc và hướng đi chođất nước ta.

Nhưng rồi chính lịch sử đã có lờigiải đáp. Chủ nghĩa Mác ra đời đãvạch ra điều tất yếu từng bị che lấpbởi màn sương mù trong lịch sử. Chủnghĩa Mác khẳng định chủ nghĩa tư

bản nhất định bị thay thế bằng mộtchế độ tốt đẹp hơn – chế độ cộng sảnchủ nghĩa không có người bóc lộtngười và người đào huyệt chôn chủnghĩa tư bản chính là giai cấp nhữngngười cần lao. Rồi chính vào lúc chủnghĩa tư bản thế giới đang cực thịnhthì Cách mạng áng Mười đã nổ ra.Sự đột phá của Cách mạng ángMười mở đầu cho một xu thế mớicủa lịch sử thế giới, xu thế chặt đứtxiềng xích của chủ nghĩa tư bản vàtạo ra làn sóng giải phóng dân tộc vớiquy mô to lớn và chiều sâu cáchmạng chưa từng có; tạo ra hướng đimà các dân tộc bị áp bức có thể lựachọn con đường giải phóng dân tộc,đi lên chủ nghĩa xã hội.

Toàn bộ tình hình đó của thế giới,bằng nhiều con đường, đã dội vào vàthấm sâu trong mảnh đất Việt Nam- nơi mà chính sự tàn bạo của chủnghĩa tư bản thực dân đã chuẩn bịđất rồi, chủ nghĩa cộng sản chỉ cònphải làm một việc là gieo hạt củacông cuộc giải phóng mà thôi. Hơnai hết, chính Nguyễn Ái Quốc làngười gieo hạt, gây mầm cách mạngViệt Nam. Với kỳ công và bản lĩnhthiên tài của lãnh tụ Nguyễn Ái

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

16 SỐ 78 (212) - 2020

Page 17: Mục lục - hdll.vn

Quốc, chủ nghĩa Mác-Lênin kết hợpvới phong trào yêu nước và phongtrào công nhân Việt Nam chuyểnhóa thành một tất yếu và đưa tới mộtsự kiện trọng đại: Năm 1930, ĐảngCộng sản Việt Nam ra đời. Đảng đãtuyên bố trong Chính cương đầu tiêncủa mình: “Chủ trương tư sản dânquyền cách mạng và thổ địa cáchmạng để đi tới xã hội cộng sản”. Mộtcách tự nhiên là sau lời tuyên bố bấthủ ấy và tiếp đó là những sáng tạovượt bậc của Đảng ta, được nhândân ta đồng tâm hiệp lực, chủ nghĩaxã hội được xác định là mục tiêu vàcon đường đất nước ta đi tới, đồngthời đó chính là động lực thúc đẩylịch sử dân tộc ta, trở thành giá trịphát triển của Việt Nam.

ời gian là đá thử vàng. Chínmươi năm qua là gia đoạn đặc biệtcủa Cách mạng Việt Nam dưới sựlãnh đạo của Đảng, là thời gian màđất nước phải chấp nhận và vượtqua những thách thức to lớn, có lúchiểm nghèo. Nhưng mỗi lần vượtqua thử thách là mỗi lần dân tộc ViệtNam tự vươn lên tạo dựng nhữngmốc son lịch sử đánh dấu nhữngthắng lợi vẻ vang.

Đó là thắng lợi của việc lãnh đạoCách mạng áng Tám thành côngvà bảo vệ chính quyền dân chủnhân dân đầu tiên của Đông NamÁ còn hết sức non trẻ. Trong hoàncảnh nền kinh tế - tài chính quốcgia kiệt quệ, giặc đói, giặc dốthoành hành, lại thêm thù tronggiặc ngoài quấy đảo với sức mạnhvà ý đồ tưởng chứng có thể xóa bỏtrong chốc lát chính quyền cáchmạng. Nhưng với sự lãnh đạo sángsuốt và tài tình của Đảng ta, đứngđầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩđại, con thuyền Cách mạng ViệtNam đã vượt qua ghềnh thác, lướtsóng đi lên.

Đó là chiến thắng lẫy lừng của haicuộc kháng chiến toàn dân, toàndiện, lâu dài, gian khổ, chiến đấuchống những thế lực thực dân đếquốc hung bạo, làm lên một “ĐiệnBiên chấn động địa cầu”; “đánh choMỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, giảiphóng miền Nam, thống nhất đấtnước, chiến thắng hai cuộc chiếntranh biên giới Tây Nam và biên giớiphía Bắc; đưa dân tộc ta vững bướctrong kỷ nguyên độc lập, tự do và chủnghĩa xã hội.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

17SỐ 78 (212) - 2020

Page 18: Mục lục - hdll.vn

Đó là thành tựu vô cùng to lớntrong xây dựng và bảo vệ tổ quốc,xây dựng Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa của dân, do dân và vìdân, xây dựng nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, xâydựng nền văn hóa tiêntiến đậm đà bản sắcdân tộc Việt Nam vàtiếp thu tinh hoa vănhóa nhân loại, xâydựng nền quốc phòngtoàn dân và nền anninh nhân dân, thếtrận lòng dân vữngchắc đủ sức bảo vệtoàn vẹn lãnh thổ và bình ổn đấtnước.

Đó là những thành tựu quan trọngđầy ấn tượng của công cuộc đổi mớitoàn diện đời sống đất nước. Trongđiều kiện vô cùng khó khăn do sự baovây cấm vận của chủ nghĩa đế quốc vàsự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa cácnước Đông Âu và Liên Xô, đất nướcta không những đứng vững mà cònphát triển, chính trị - xã hội ổn định,nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảngvà tiến bước vững chắc, đời sốngnhân dân không ngừng được cải

thiện. Sau hơn 30 năm đổi mới, đấtnước ta đã đạt được những thắng lợito lớn có ý nghĩa lịch sử. ành quảcủa sự nghiệp đổi mới đã tạo ra thếmới, lực mới và một cơ đồ vững vàngvà tươi sáng cho đất nước ta.

Đó là thắng lợi to lớntrong các quan hệ đốingoại, mở cửa và hộinhập quốc tế. Quan hệquốc tế của nước ta ngàycàng được mở rộng và đivào chiều sâu, nhất làquan hệ với các nướcláng giềng và trong khuvực, các nước lớn và các

trung tâm lớn của thế giới, các bạn bètruyền thống và các đối tác quantrọng. Những năm gần đây, với việctham gia tích cực và có trách nhiệmtừ các diễn đàn, tổ chức khu vực vàquốc tế, là thành viên tích cực của cáctổ chức và thể chế quốc tế, đảmđương tốt vai trò Ủy viên khôngthường trực Liên hợp quốc, đóng gópđáng kể vào việc xây dựng cộng đồngASEAN..., vị trí của nước ta trên thếgiới ngày càng được nâng cao, tạomôi trường thuận lợi cho công cuộcxây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

18 SỐ 78 (212) - 2020

Những thắng lợi củasự nghiệp Cách mạngViệt Việt Nam trong90 năm qua là minhchứng hùng hồn về sứcmạnh kỳ diệu của dântộc ta.

Page 19: Mục lục - hdll.vn

Những thắng lợi của sự nghiệpCách mạng Việt Việt Nam trong 90năm qua là minh chứng hùng hồn vềsức mạnh kỳ diệu của dân tộc ta. Sứcmạnh ấy được kết tinh bởi sự lãnhđạo tài tình của Đảng Cộng sản ViệtNam với lòng yêu nước nồng nàn, ýchí độc lập tự cường và tinh thầnchủ động sáng tạo của nhân dân ta.Điều đó càng khẳng định sự lãnhđạo của Đảng Cộng sản Việt Nam làmột tất yếu khách quan, là nhân tốhàng đầu quyết định mọi thànhcông của cách mạng. Đảng ta là cộinguồn của sức mạnh dân tộc vàĐảng đã kết hợp đúng đắn chủnghĩa Mác - Lê, tư tưởng Hồ ChíMinh với chủ nghĩa yêu nước,truyền thống quý báu của dân tộc,tiếp thu tinh hoa của nhân loại, biếtquý trọng và phát huy sức mạnhtoàn dân tộc, biết kết hợp sức mạnhdân tộc với sức mạnh thời đại để đưađất nước vươn lên.

Lịch sử hàng nghìn năm của dântộc Việt Nam có nhiều thời kỳ pháttriển rực rỡ, nhưng chưa bao giờphong độ của đất nước, vị trí củadân tộc lại được khẳng định nhưbây giờ. Cội nguồn của sự kỳ diệu

đó chính là tinh thần làm chủ và ýthức quật cường của nhân dân tavới sự lãnh đạo của Đảng. Đảng ta- Đảng Mác Lê nin, Hồ Chí Minh làcon của giống nòi, là đội tiên phongtrí tuệ đầy bản lĩnh của giai cấpcông nhân và của cả dân tộc ViệtNam. Chín mươi năm có Đảng làchặng đường vinh quang đầy ắpniềm tin yêu của tình dân nghĩaĐảng. Đảng được nhân dân gắn bónhư một lẽ đương nhiên. Toàn bộsự nghiệp cách mạng của nước tado Đảng khởi xướng, luôn đi tớithắng lợi, bởi có nhân dân thamgia, nhân dân đồng tình hưởngứng. Chất keo gắn bó nhân dân vớiĐảng ngày càng bền chặt trở thànhxung lực của cách mạng, thể hiệnphẩm chất nhân văn, phẩm chất trítuệ của Đảng và sự cao quý vô cùngcủa lòng dân. Lý tưởng cao đẹp vàmục tiêu phấn đấu “dân giàu, nướcmạnh, dân chủ, công bằng, vănminh” chính là hạnh phúc muônđời của dân tộc ta, nhân dân ta. Vậynên cả dân tộc ta, nhân dân cả nướcta gọi Đảng Cộng sản Việt Nambằng sự trìu mến, thân thươngnhất: Đảng ta n

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

19SỐ 78 (212) - 2020

Page 20: Mục lục - hdll.vn

Dưới sự lãnh đạo của ĐảngCộng sản Việt Nam doChủ tịch Hồ Chí Minh

sáng lập và rèn luyện, 90 năm qua đấtnước ta, dân tộc ta đã trải qua nhữngchặng đường khó khăn, gian khổ,vượt qua nhiều thử thách, hy sinh đểgiành được những thành tựu to lớnchưa từng thấy, mang lại độc lập, tựdo cho dân tộc, hòa bình, thống nhấtcho đất nước, ấm no, hạnh phúc chonhân dân, uy tín và vị thế ngày càngcao của quốc gia trên trường quốc tế.Nhân tố hàng đầu quyết định thắnglợi của cách mạng Việt Nam trong 90năm qua chính là sự lãnh đạo đúngđắn của Đảng, trong đó trước hết làkhả năng “nắm vững, vận dụng sángtạo, góp phần phát triển chủ nghĩaMác - Lênin và tư tưởng Hồ ChíMinh, không ngừng làm giàu trí tuệ,nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm

chất đạo đức và năng lực tổ chức đểđủ sức giải quyết các vấn đề do thựctiễn cách mạng đặt ra”1. Nói cáchkhác, những thành tựu to lớn củacách mạng nước ta trong 90 năm quagắn liền với những thành tựu to lớnvề phát triển lý luận. Trong bài viếtnày, chúng tôi xin được tập trungtrình bày khái quát những thành tựulớn về phát triển nhận thức lý luậncủa Đảng Cộng sản Việt Nam trongsự nghiệp Đổi mới.1. Về đặc trưng mô hình chủ nghĩa xã hội

Sau Cách mạng áng Tám năm1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Laođộng Việt Nam, nay là Đảng Cộngsản Việt Nam, nhà nước dân chủnhân dân đầu tiên ở Đông Nam châuÁ ra đời, thực hiện nhiệm vụ quản lýđất nước, tổ chức nhân dân tiếnhành cuộc Kháng chiến thần thánh

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

20 SỐ 78 (212) - 2020

nhỮng thành tỰu VỀ nhẬn thỨc LÝ LuẬn của ĐẢng

tROng ĐỔi mỚil GS, TS Tạ nGọc Tấn

Page 21: Mục lục - hdll.vn

chống thực dân xâm lược Pháp.Chiến thắng Điện Biên Phủ dẫn tớiviệc ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ, hòabình lập lại trên miền Bắc, nhà nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hòa bắt đầuquá trình xây dựng, phát triển đấtnước quá độ lên CNXH, thực thiđồng thời hai nhiệm vụ: Xây dựngCNXH trên miền Bắc và đấu tranhgiải phóng miền Nam, thống nhấtđất nước. Trên cơ sở nhận thức lýluận về thời kỳ quá độ và học tậpkinh nghiệm của các mô hìnhXHCN hiện thực trên thế giới, môhình CNXHcủa Việt Nam cho đếntrước Đổi mới bao gồm các đặctrưng chủ yếu: Chế độ xã hội dựatrên nguyên tắc “nhân dân làm chủtập thể”; nền kinh tế kế hoạch hóa vớiquan hệ sản xuất dựa trên chế độcông hữu và tập thể về tư liệu sảnxuất; tiến hành cách mạng văn hóa đểxây dựng phát triển văn hóa, conngười mới xã hội chủ nghĩa; nhànước chuyên chính vô sản với haichức năng, chuyên chính với kẻ thùgiai cấp và xây dựng chế độ mới; cácdân tộc đoàn kết, bình đẳng, đượcđảm bảo điều kiện phát triển với việcthành lập các khu tự trị; xây dựng

quan hệ hợp tác quốc tế với các nướcxã hội chủ nghĩa, các đảng cộng sản,công nhân và nhân dân lao động trênthế giới theo tinh thần quốc tế vôsản; chống thực dân đế quốc và mọihình thức áp bức dân tộc.

Chiến dịch Hồ Chí Minh mùaxuân năm 1975 thắng lợi, đất nướcthống nhất một nhà, cả nước bắt tayvào sự nghiệp xây dựng CNXH trongđiều kiện vô vàn những khó khăn,thách thức: ành phố, làng mạc, cơsở hạ tầng bị tàn phá, nền kinh tế bịkiệt quệ sau hơn 30 năm chiến tranhkhốc liệt; biên giới phía Nam, biêngiới phía Bắc đều bị kẻ địch xâmphạm, phá hoại; các quốc gia thù địchbao vây, cấm vận. Đặc biệt, hệ thốngXHCN thế giới chia rẽ, suy yếu và điđến sụp đổ năm 1991 đã đặt ViệtNam vào hoàn cảnh vô cùng khắcnghiệt. Nhưng “cái khó ló cái khôn”,chính trong hoàn cảnh khó khăntưởng như không có đường ra ấy, Đạihội VI của Đảng đã đề ra đường lốiĐổi mới, mở ra một giai đoạn pháttriển mạnh mẽ của đất nước. Côngcuộc Đổi mới bắt đầu bằng “đổi mớitư duy”, tức là đổi mới về phương pháptiếp cận trong nhận thức lý luận: Nhìn

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

21SỐ 78 (212) - 2020

Page 22: Mục lục - hdll.vn

thẳng vào sự thật; dựa vào dân, coitrọng sáng kiến của nhân dân; coitrọng tổng kết thực tiễn; vượt quanhững định kiến và sự bảo thủ trongnhận thức, phát triển sáng tạo chủnghĩa Mác - Lênin trên cơ sở kiên địnhcon đường XHCN. Chính là dựa trênsự đổi mới về phương pháp ấy, Đảngta đã nhìn nhận, đánh giá lại mộtcách toàn diện những bài học kinhnghiệm của các mô hình CNXH hiệnthực trên thế giới cũng như của nướcta trong thời kỳ trước Đổi mới. Đócũng là cơ sở để Đảng ta đã trở lại vớinhững quan điểm quan trọng củaMác, Ăngghen và Lênin về quá độ lênCNXH, nhận thức ngày càng rõ hơn,đầy đủ hơn về tính chất, đặc điểm củathời kỳ quá độ lên CNXH. Cươnglĩnh 2011 chỉ ra rằng, công cuộc xâydựng CNXH là “một quá trình cáchmạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phứctạp giữa cái cũ và cái mới nhằm tạora sự biến đổi về chất trên tất cả cáclĩnh vực của đời sống xã hội, nhấtthiết phải trải qua một thời kỳ quá độlâu dài với nhiều bước phát triển,nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hộiđan xen”2. Nhận thức lý luận ấy cùngvới thực tế sinh động của đất nước

chính là cơ sở để Đảng ta xác địnhmô hình CNXH Việt Nam với 8 đặctrưng: (1) Dân giàu, nước mạnh, dânchủ, công bằng, văn minh; (2) Donhân dân làm chủ; (3) Có nền kinhtế phát triển cao dựa trên lực lượngsản xuất hiện đại và quan hệ sản xuấttiến bộ phù hợp; (4) Có nền văn hóatiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; (5)Con người có cuộc sống ấm no, tựdo, hạnh phúc, có điều kiện pháttriển toàn diện; (6) Các dân tộc trongcộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoànkết, tôn trọng và giúp nhau cùng pháttriển; (7) Có Nhà nước pháp quyềnxã hội chủ nghĩa của nhân dân, donhân dân, vì nhân dân do ĐảngCộng sản lãnh đạo; (8) Có quan hệhữu nghị và hợp tác với các nước trênthế giới3.

ành tựu lý luận của Đảng tatrong nhận thức về mô hình CNXHkhông tách rời việc xác định hệ mụctiêu với những giá trị cơ bản, quantrọng nhất mà Việt Nam hướng tới là“dân giàu, nước mạnh, dân chủ, côngbằng, văn minh”. Để thực hiện đượchệ mục tiêu đó, Đảng ta đã chỉ ra yêucầu nắm vững và giải quyết đúng đắn9 mối quan hệ lớn như là điều kiện

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

22 SỐ 78 (212) - 2020

Page 23: Mục lục - hdll.vn

cần thiết, đảm bảo thành công. Đó là,quan hệ giữa đổi mới, ổn định vàphát triển; quan hệ giữa đổi mới kinhtế và đổi mới về chính trị; giữa tuântheo các quy luật thị trường và bảođảm định hướng XHCN; giữa pháttriển lực lượng sản xuất và xây dựng,hoàn thiện từng bước quan hệ sảnxuất; giữa Nhà nước, thị trường và xãhội; giữa tăng trưởng kinh tế và pháttriển văn hóa, thực hiện tiến bộ vàcông bằng xã hội; giữa xây dựngCNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN;giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốctế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nướcquản lý, nhân dân làm chủ.2. Về công nghiệp hóa, hiện đại hóa vàthể chế kinh tế thị trường định hướngXHCN

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước là vấn đề đầu tiên, có nghĩanhư phương thức quan trọng hàngđầu để hiện thực hóa mục tiêu pháttriển đất nước, xây dựng CNXH.Trên cơ sở những bài học thực tế củađất nước, những kinh nghiệm quốctế và những thành tựu nghiên cứu lýluận nói chung, Đảng ta đã hìnhthành hệ thống lý luận về côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, đề ra mục

tiêu, nội dung và phương pháp tiếnhành công nghiệp hóa, hiện đại hóaphù hợp với điều kiện Việt Nam, bốicảnh thời đại và tuân theo quy luậtchung của thế giới. Nội dung côngnghiệp hóa, hiện đại hóa gắn vớikinh tế tri thức và yêu cầu phát triểnbền vững; xây dựng cơ cấu hợp lýđảm bảo sự phát triển hài hòa giữacác vùng, miền, khu vực; xây dựngnền kinh tế tự chủ, hội nhập quốc tế,tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu;xử dụng và phát huy hiệu quả cácnguồn lực phát triển đất nước.

ể chế kinh tế thị trường địnhhướng XHCN được hình thành trongthời kỳ đổi mới bắt đầu từ Đại hội VIvà được Đảng ta nhận thức ngày càngđầy đủ hơn. Đó là “nền kinh tế vậnhành đầy đủ, đồng bộ theo các quyluật của kinh tế thị trường, đồng thờibảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩaphù hợp với từng giai đoạn phát triểncủa đất nước; là nền kinh tế thị trườnghiện đại và hội nhập quốc tế; có sựquản lý của Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản ViệtNam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dângiàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,văn minh”4.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

23SỐ 78 (212) - 2020

Page 24: Mục lục - hdll.vn

ể chế kinh tế thị trường địnhhướng XHCN gắn liền với đặc trưngvề kinh tế trong mô hình CNXH ViệtNam, trong đó xác định: “Có nềnkinh tế phát triển cao dựa trên lựclượng sản xuất hiện đại và quan hệsản xuất tiến bộ phù hợp”. Trong nềnkinh tế thị trường định hướngXHCN có nhiều hình thức sở hữu,nhiều thành phần kinh tế cùng tồntại, phát triển, cạnh tranh bình đẳng,hợp tác cùng phát triển theo phápluật, trong đó kinh tế nhà nước giữvai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân làmột động lực quan trọng của nềnkinh tế. Nhà nước khuyến khích mọingười dân làm giàu hợp pháp. Phânphối được thực hiện chủ yếu theo kếtquả lao động, hiệu quả kinh tế, đồngthời theo mức đóng góp vốn cùngcác nguồn lực khác. Nhà nướcpháttriển hệ thống an sinh xã hội, phúclợi xã hội để bảo đảm công bằng vàđời sống bền vững cho nhân dân.

Vượt qua những hạn chế, sai lầmcủa nền kinh tế kế hoạch hóa, quanliêu, bao cấp thời kỳ trước Đổi mới,nhận thức lý luận về thể chế kinh tếthị trường định hướng XHCN là sựphát triển đầy sáng tạo, một thành

tựu lý luận có ý nghĩa rất to lớn củaĐảng ta. Đây chính là một cơ sở, điềukiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng,góp phần mang lại sự phát triển liêntục, mạnh mẽ của nền kinh tế nướcta trong mấy thập niên vừa qua. 3. Về văn hóa, xã hội và con người

Nền văn hóa tiến tiến, đậm đà bảnsắc dân tộc là một đặc trưng của môhình XHCN được Đảng ta xác địnhtừ Cương lĩnh 1991, một mục tiêu đặtra để xây dựng, phát triển nền vănhóa Việt Nam. Nhận thức lý luận củaĐảng về văn hóa là sự phát triển nhấtquán từ luận điểm về các đặc trưngdân tộc, khoa học, đại chúng được đặtra trong Đề cương văn hóa từ năm1943. Trong quá trình cách mạng,nhất là trong đổi mới, Đảng ta nhậnthức ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắchơn về vai trò, vị trí, tầm quan trọngcủa văn hóa trong đời sống xã hội vàtrong xây dựng, phát triển đất nước.Văn hóa được xác định là “nền tảngtinh thần vững chắc, sức mạnh nộisinh quan trọng của phát triển”5. Mụctiêu phát triển văn hóa chính là nhằmxây dựng một xã hội dân chủ, côngbằng, văn minh, vì hạnh phúc và lợiích chân chính của nhân dân, vì sự

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

24 SỐ 78 (212) - 2020

Page 25: Mục lục - hdll.vn

phát triển tự do và toàn diện của conngười. Để thực hiện được mục đíchấy, Đảng chủ trương kế thừa, pháthuy những truyền thống văn hóa tốtđẹp của cộng đồng các dân tộc ViệtNam; tiếp thu có chọn lọc những tinhhoa văn hóa của các dân tộc trên thếgiới; phát triển, nâng cao chất lượngsáng tạo văn học, nghệ thuật; pháttriển nền báo chí, truyền thông tự do,hiện đại, phục vụ có hiệu quả chonhu cầu ngày càng phong phú củanhân dân, cho sự nghiệp xây dựng,phát triển đất nước giàu mạnh.

Trong quá trình đổi mới, nhận thứclý luận của Đảng về con người đượcbổ sung, hoàn thiện sâu sắc hơn, đầyđủ hơn. Con người được Đảng xácđịnh là “trung tâm của chiến lượcphát triển, đồng thời là chủ thể pháttriển”, là mục tiêu quyết định duynhất của phát triển, đồng thời cũnglà động lực quan trọng nhất của pháttriển. Con người có mối quan hệ hữucơ, gắn bó với văn hóa; sự phát triểnvăn hóa không ngoài mục đích hoànthiện nhân cách, nâng cao phẩm giá,thúc đẩy sự phát triển toàn diện chân,thiện, mỹ và đảm bảo hạnh phúc củacon người. Để xây dựng, phát triển

con người, Đảng chỉ ra yêu cầu “Kếthợp và phát huy đầy đủ vai trò của xãhội, gia đình, nhà trường, từng tậpthể lao động, các đoàn thể và cộngđồng dân cư”. Nói cách khác, cần phảitạo lập một môi trường xã hội vănhóa, văn minh, đồng bộ, toàn diện,đảm bảo cho những tác động tích cựcnhằm giáo dục, dẫn dắt, bồi đắpnhững tình cảm, lối sống tốt đẹp chocon người, ngăn chặn những tácđộng tiêu cực, những yếu tố ảnhhưởng xấu đến sự phát triển của mỗicon người, mỗi công dân.

Đảng đã phát triển những cơ sở lýluận cho việc giải quyết những vấn đềxã hội. Xuất phát từ nhận thức vềmục tiêu của cuộc cách mạng và bảnchất tốt đẹp của chế độ XHCN, Đảngchủ trương “thực hiện tiến bộ và côngbằng xã hội trong từng bước và từngchính sách” trong quá trình xây dựngvà phát triển đất nước. Yêu cầu “tiếnbộ và công bằng” được triển khai baoquát toàn diện các lĩnh vực xã hội, từgiáo dục, y tế, gia đình, môi trường,xóa đói giảm nghèo, đến an sinh,phúc lợi xã hội, thể dục thể thao, vănhóa giải trí, trật tự, an toàn xã hội, bảođảm quyền con người, phòng chống

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

25SỐ 78 (212) - 2020

Page 26: Mục lục - hdll.vn

tội phạm, tệ nạn xã hội. Nhà nước giữvai trò trung tâm, đồng thời độngviên mọi nguồn lực xã hội cùng thamgia việc giải quyết các vấn đề xã hội,đảm bảo cho mọi người dân đượcthụ hưởng xứng đáng, công bằngnhững thành tựu của phát triển, Đổimới, tạo lập một xã hội văn minh, hàihòa, mang lại hạnh phúc ngày càngnhiều hơn cho nhân dân. 4. Về quốc phòng, an ninh và đối ngoại

Trong thời kỳ chiến tranh giảiphóng dân tộc vì độc lập, tự do vàthống nhất cho đất nước, hệ thống lýluận của Đảng về quân sự, an ninhđã đã được phát triển phong phú, làcơ sở cho việc xây dựng lực lượng vũtrang cách mạng với 3 thứ quân, tiếnhành cuộc chiến tranh nhân dântoàn diện, làm nên những chiếncông “chấn động địa cầu”. Trong điềukiện mới, khi mà hệ thống XHCNthế giới không còn nữa, bối cảnhchung của thế giới đã có những thayđổi sâu sắc, Đảng ta đã có những đổimới, sáng tạo trong nhận thức lý luậnvề tính chất, đặc điểm của hai nhiệmvụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữagìn an ninh quốc gia. Đặc biệt, quanđiểm về đối tác, đối tượng là một

nhận thức mới, phù hợp với tìnhhình thế giới với những mối quan hệchính trị, lợi ích phức tạp, trong đóchỉ rõ, những ai tôn trọng độc lập,chủ quyền, thiết lập và mở rộng quanhệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùngcó lợi với Việt Nam đều là đốitác.Trên cơ sở nhận thức lý luận ấy,Đảng xác định việc củng cố quốcphòng, giữ vững an ninh quốc gia,ổn định chính trị, trật tự, an toàn xãhội là nhiệm vụ trọng yếu thườngxuyên, trong đó mục tiêu trọng yếucủa quốc phòng, an ninh là: “kiênquyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vữngchắc độc lập, chủ quyền, thống nhất,toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảovệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chếđộ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ côngcuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi ích quốcgia - dân tộc; bảo vệ nền văn hóa dântộc; giữ vững môi trường hòa bình,ổn định chính trị, an ninh quốc gia,trật tự, an toàn xã hội”6.

Để thực hiện thắng lợi mục tiêucủa quốc phòng, an ninh trong tìnhhình mới, Đảng chủ trương tiếp tụcxây dựng thế trận quốc phòng toàndân, kết hợp chặt chẽ với thế trận an

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

26 SỐ 78 (212) - 2020

Page 27: Mục lục - hdll.vn

ninh nhân dân, tăng cường hợp tácquốc tế về quốc phòng an ninh; xâydựng sức mạnh tổng hợp của đấtnước về chính trị, tư tưởng, kinh tế,xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh,đối ngoại. Để bảo đảm nền tảng vữngchắc cho quốc phòng, an ninh, Đảngchủ trương phát triển kinh tế - xã hộiđi đôi với tăng cường sức mạnh quốcphòng, an ninh; kết hợp chặt chẽ kinhtế với quốc phòng, an ninh. Về xâydựng lực lượng, Đảng chủ trương xâydựng Quân đội nhân dân, Công annhân dân cách mạng, chính quy, tinhnhuệ, từng bước hiện đại; kết hợpgiữa xây dựng lực lượng quân đội,công an chính quy, có sức chiến đấucao với lực lượng dự bị động viên,dân quân tự vệ, lực lượng an ninhbán chuyên trách, các cơ quan bảo vệpháp luật và phong trào toàn dân bảovệ an ninh Tổ quốc. Tăng cường sựlãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp củaĐảng, sự quản lý thống nhất của Nhànước đối với Quân đội nhân dân,Công an nhân dân và sự nghiệp bảovệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh quốc gia,trật tự, an toàn xã hội7.

Về lĩnh vực đối ngoại, Đường lốinhất quán của Đảng ta là độc lập, tự

chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, vìlợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nướcViệt Nam XHCN giàu mạnh. Trongđiều kiện thế giới đã có nhiều thayđổi, sự phát triển mới trong đường lốiđối ngoại của Đảng ta chính là chủtrương đa phương hóa, đa dạng hóaquan hệ, chủ động và tích cực hộinhập quốc tế; nâng cao vị thế của đấtnước trên trường quốc tế; là bạn, làđối tác tin cậy và thành vbieen cótrách nhiệm trong cộng đồng quốc tế,góp phần vào sự nghiệp hòa bình,độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xãhội trên thế giới. Đường lối đối ngoạixây dựng trên cơ sở những đổi mới,sáng tạo trong nhận thức lý luận củaĐảng thời gian qua đã mở ra điềukiện thuận lợi để đất nước hội nhậpquốc tế ngày càng sâu rộng, mở mangquan hệ ngoại giao, thúc đẩy sự pháttriển kinh tế, chắt lọc tiếp thu tinhhoa văn hóa của nhân loại, góp phầnquan trọng vào sự nghiệp xây dựng,phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốcViệt Nam XHCN.5. Về phát huy dân chủ XHCN, xâydựng Đảng và hệ thống chính trị

Trong quá trình đổi mới, nhậnthức của Đảng ta về dân chủ XHCN

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

27SỐ 78 (212) - 2020

Page 28: Mục lục - hdll.vn

đã được phát triển ngày càng đầy đủvà toàn diện. Cương lĩnh 2011 củaĐảng nhấn mạnh: “Dân chủ XHCNlà bản chất của chế độ ta, vừa là mụctiêu, vừa là động lực của sự phát triểnđất nước”8. Từ nhận thức ấy, Đảngxác định phải từng bước xây dựng vàhoàn thiện nền dân chủ XHCN, đảmbảo dân chủ được thực thi một cáchtoàn diện, đầy đủ trong thực tế cuộcsống; dân chủ đồng thời gắn với kỷluật, kỷ cương xã hội và phải đượcthể chế hóa và bảo đảm bằng hệthống pháp luật. Nhà nước có tráchnhiệm bảo đảm các quyền con người,bảo đảm cho cuộc sống hạnh phúc vàsự phát triển tự do của mỗi người dân.Nhân dân là chủ và thực quyền làmchủ của mình thông qua hoạt độngcủa Nhà nước, hệ thống chính trị vớicác hình thức gián tiếp và trực tiếp.Xây dựng Mặt trận Tổ quốc ViệtNam và các đoàn thể nhân dân trởthành nền tảng vững chắc cho sựnghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc, đạidiện và bảo vệ quyền, lợi ích chínhđáng, hợp pháp của các tầng lớpnhân dân và thực hiện dân chủXHCN, thực hiện quyền làm chủ củanhân dân. Đảng chủ trương phát huy

vai trò, sức mạnh của Mặt trận và cácđoàn thể nhân dân tham gia xâydựng Đảng, Nhà nước, giáo dục đạođức cách mạng, trách nhiệm, nghĩavụ công dân, tăng cường mối quanhệ gắn bó máu thịt giữa nhân dân vớiĐảng, Nhà nước.

Trên cơ sở những nguyên lý xâydựng đảng vô sản kiểu mới của chủnghĩa Mác - Lênin, bối cảnh chungcủa thế giới và đặc điểm cụ thể củaViệt Nam, Đảng ta đã có những pháttriển sáng tạo lý luận có ý nghĩa quantrọng về xây dựng Đảng, trong đó, vấnđề đầu tiên là nhận thức về tính chấtcủa Đảng. Cương lĩnh 2011 xác định:“Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiênphong của giai cấp công nhân, đồngthời là đội tiên phong của nhân dânlao động và của dân tộc Việt Nam; đạibiểu trung thành lợi ích của giai cấpcông nhân, nhân dân lao động và củadân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làmnền tảng tư tưởng, kim chỉ nam chohành động, lấy tập trung dân chủ làmnguyên tắc tổ chức cơ bản”9. Trongnhận thức mới về tính chất của Đảng,sự trung thành với chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thể

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

28 SỐ 78 (212) - 2020

Page 29: Mục lục - hdll.vn

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

29SỐ 78 (212) - 2020

hiện lý tưởng cách mạng nhất quántheo định hướng XHCN của ĐảngCộng sản Việt Nam; tính chất đạidiện rộng rãi cho lợi ích chung củagiai cấp công nhân, nhân dân laođộng và toàn dân tộc phù hợp với bốicảnh của thời kỳ quá độ và hoàn cảnhcụ thể của Việt Nam, đồng thời thểhiện tính dân chủ, nhân văn của mộtchính đảng cách mạng gắn bó máuthịt với nhân dân, với dân tộc. Đếnlượt mình, nhận thức về tính chất củaĐảng trở thành cơ sở cho Đảng đề ravà tổ chức thực hiện những chủtrương, giải pháp nhằm không ngừngxây dựng, chỉnh đốn Đảng một cáchtoàn diện về tư tưởng, tổ chức, cánbộ, đạo đức tư cách đảng viên nhằmđáp ứng với yêu cầu của Đảng lãnhđạo, cầm quyền trong điều kiện mới.

Từ nhận thức về nhà nước chuyênchính vô sản đến nhận thức về nhànước pháp quyền XHCN là bước pháttriển lý luận đầy sáng tạo, vừa đảmbảo sự kiên định mục tiêu của cáchmạng, phù hợp với những điều kiện,yêu cầu của công cuộc xây dựng,phát triển đất nước trong thời kỳ quáđộ lên CNXH, vừa kế thừa hợp lýthành tựu phát triển nhận thức của

nhân loại về nhà nước trong lịch sửlâu dài, cho phép tiếp thu đượcnhững kinh nghiệm thực tế về xâydựng, quản lý nhà nước của các quốcgia trong thế giới hiện đại. Nhà nướcpháp quyền XHCN Việt Nam là nhànước của dân, do dân và vì dân, mọiquyền lực nhà nước thuộc về nhândân và do Đảng Cộng sản Việt Namlãnh đạo. Quyền lực Nhà nước làthống nhất, có sự phân công, phốihợp và kiểm soát lẫn nhau giữa cáccơ quan trong thực thi các quyền lậppháp, hành pháp và tư pháp. Nhànước quản lý xã hội bằng pháp luậtvà không ngừng tăng cường phápchế XHCN, xây dựng hệ thống phápluật ngày càng đầy đủ và hoàn thiện.Đặc biệt, Đảng nhấn mạnh mối quanhệ giữa Nhà nước với nhân dân, yêucầu trách nhiệm của Nhà nước vớinhân dân: “Nhà nước phục vụ nhândân, gắn bó mật thiết với nhân dân,thực hiện đầy đủ quyền dân chủ củanhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiếncủa nhân dân và chịu sự giám sát củanhân dân; có cơ chế và biện phápkiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệquan liêu, tham nhũng, lãng phí, vôtrách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm

Page 30: Mục lục - hdll.vn

quyền dân chủ của công dân; giữnghiêm kỷ cương xã hội, nghiêm trịmọi hành động xâm phạm lợi íchcủa Tổ quốc và của nhân dân”10.

eo chỉ dẫn của V.I.Lênin đượcChủ tịch Hồ Chí Minh tiếp thu vànhấn mạnh: “Không có lý luận cáchmạng thì không có phong trào cáchmạng”, trong toàn bộ hoạt động củamình, Đảng Cộng sản Việt Nam đãrất coi trọng và không ngừng nângcao nhận thức lý luận, phát triển sángtạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởngHồ Chí Minh làm cơ sở cho việchoạch định các chủ trương, đườnglối, tổ chức lực lượng cách mạng, chỉđạo các hoạt động thực tiễn, thựchiện các nhiệm vụ cách mạng. Đâychính là một vấn đề có tính quy luật,

một trong những bài học quan trọng,điều kiện hàng đầu, không thể thiếucủa những thắng lợi vĩ đại của cáchmạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo củaĐảng Cộng sản. Sự nghiệp đổi mới,xây dựng, phát triển đất nước hơn 30năm vừa qua không nằm ngoài tínhquy luật ấy. Những thành tựu to lớn,có ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp đổimới, xây dựng, phát triển đất nước,bảo vệ Tổ quốc là logic tất yếu, hệ quảkhông tách rời của những thành tựucủa Đảng trong đổi mới nhận thức lýluận, phát triển sáng tạo chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minhvề thời kỳ quá độ lên CNXH và tínhchất, đặc điểm về kinh tế, chính trị,văn hóa - xã hội trong điều kiện cụthể của Việt Nam n

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

30 SỐ 78 (212) - 2020

1, 2, 5, 7, 8, 9, 10. ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chínhtrị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.66, 70, 75-76, 82-82, 84-85, 88, 86.3. Xem: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung,phát triển năm 2011), ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.70.4, 6. ĐCSVN: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII,Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2017, tr.30, 147-148.

Page 31: Mục lục - hdll.vn

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

31SỐ 78 (212) - 2020

Kể từ khi Luật Đất đai 1993đi vào cuộc sống, thể chếđất đai của nước ta đã có sự

đổi mới căn bản về bản chất, từngbước được hoàn thiện hơn quanhững lần sửa đổi Luật. Đất đai từngbước được hàng hóa hóa và đi vào cơchế thị trường, đóng vai trò rất quantrọng cho phát triển đất nước. Tuynhiên, trong quá trình đi vào cuộcsống, thể chế thị trường đất đai ởnước ta cũng bộc lộ một số hạn chế,bất cập dẫn tới nhiều hệ lụy về kinhtế - xã hội. Để đẩy mạnh việc khắcphục những yếu kém, bất cập, và chủđộng xây dựng, hoàn thiện thể chếthị trường đất đai ở Việt Nam theohướng hiện đại, minh bạch và hiệuquả, góp phần quan trọng vào sựphát triển nhanh và bền vững đấtnước, cần thực hiện đồng bộ nhiềugiải pháp phù hợp với điều kiện và

trình độ phát triển của Việt Nam,đồng thời tiếp cận với xu hướngchung của thế giới. Xin nêu địnhhướng một số giải pháp chủ yếu sau:

1. Về mặt nhận thức - quan điểm:Cần nhận thức rõ bản chất của quanhệ đất đai vận động trong cơ chế thịtrường đó là sự vận động của giá trịđất gắn liền với giá trị sử dụng đấttrong cơ chế thị trường. Hiến pháp2013 đã chế định chế độ sở hữu toàndân về đất đai, Nhà nước là người đạidiện cho sở hữu toàn dân, song Hiếnpháp cũng đã chế định quyền, lợi ích,nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi chủthể và các cá nhân đối với từng loạiđất được giao quyền sử dụng (hoặcnhận quyền sử dụng theo nhữngcách thức khác nhau) theo quy địnhcủa pháp luật. Pháp luật cũng chếđịnh các quyền của người sử dụngđất được vận động trong cơ chế thị

hoàn thiện thể chế thị trường ĐẤt Đai ở nước ta

tROng giai ĐOạn mỚi l PGS, TS Trần Quốc Toản

Page 32: Mục lục - hdll.vn

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

32 SỐ 78 (212) - 2020

trường từ chủ thể này sang chủ thểkhác, tùy theo từng loại đất. Điều đócho thấy, về bản chất quyền củangười sử dụng đất (với tập hợp cácquyền) là một dạng quyền sở hữuhạn chế (với những mức độ khácnhau đối với từng loại đất và từngloại chủ thể, kể cả Nhà nước. Đươngnhiên ở Việt Nam hiện nay còn cónhững nhận thức chưa phù hợp vớithực tế, cần phải được tiếp tục hoànthiện (như nhận thức về quyền sởhữu và quyền sử dụng mở rộng). Tuynhiên, cần thấy rõ chế định của ViệtNam về cơ bản phù hợp với thông lệchung về bản chất của quan hệ sởhữu đất đai vận động trong cơ chế thịtrường trên thế giới. Do đó phải coichế định quyền sử dụng đất là mộtquyền tài sản, được luật pháp bảohộ; quyền sử dụng đất gắn liền vớigiá trị và giá trị sử dụng của đất. Sựphù hợp và minh bạch về quyền tàisản đất đai là yếu tố cơ bản, nền tảngđể xây dựng và phát triển một thểchế thị trường đất đai hiệu quả.

2. Cần tiếp tục chế định rõ hơn,phân định rõ hơn nội dung vềquyền, quyền lợi, nghĩa vụ, tráchnhiệm, trách nhiệm giải trình của

Nhà nước đối với ba loại quyền năngcơ bản của Nhà nước đối với đất đai.Điều rất quan trọng là cần xác địnhrõ và phân định rõ các chủ thể nhànước các cấp (lập pháp, hành pháp,tư pháp) thực hiện các quyền đó; chếđịnh rõ quyền, quyền lợi, nghĩa vụ,trách nhiệm, trách nhiệm giải trìnhcủa từng cơ quan nhà nước (nhất lànhững người đứng đầu, nhữngngười có trách nhiệm) ở các cấpthực hiện các quyền đó. Đảm bảo sựthống nhất và đồng bộ giữa cơ quannhà nước các cấp, nhưng không đểdiễn ra tình trạng “vừa đá bóng vừathổi còi” (một cơ quan nhà nước vừathực hiện chức năng đại diện chủ sởhữu, lại vừa thực hiện chức năngquản lý nhà nước, lại vừa là chủ thểsử dụng đất), lạm dụng quyền lựctrong việc thực thi các chức năng đó;đồng thời phải chế định rõ, côngkhai, minh bạch cơ chế kiểm soátviệc thực thi quyền lực của nhà nướctrong lĩnh vực đất đai, có cơ chếkiểm soát hiệu quả từ phía xã hội vànhân dân.

Phải chế định rõ hơn quyền, nghĩavụ, trách nhiệm của Nhà nước (cáccơ quan nhà nước) trong việc thực

Page 33: Mục lục - hdll.vn

hiện các quyền định đoạt, quyền điềutiết lợi ích, quyền thu hồi đất, giaoquyền sử dụng đất... với vai trò “đạidiện chủ sở hữu” của chủ sở hữu“toàn dân”. Chế định rõ chủ thể pháplý “toàn dân” là ai ở cấp độ quốc gia,cấp độ từng địa phương, cộng đồngdân cư, cấp độ cá nhân thành viên xãhội trong chế độ sở hữu đất đai toàndân; chế định rõ quyền hạn và lợi íchcủa “chủ thể sở hữu toàn dân” trongchế độ sở hữu đất đai toàn dân; chếđịnh rõ những quyền nào và với cấpđộ nào “chủ thể toàn dân” giao (ủyquyền) cho người đại diện chủ sởhữu là Nhà nước (cơ quan nào, cánhân nào thay mặt cơ quan nhànước); chế định rõ những nội dungvề thực thi quyền sở hữu đất đai mànhà nước (với tư cách là đại diện chủsở hữu) phải báo cáo, xin ý kiến, giảitrình, trịu trách nhiệm trước chủ sởhữu toàn dân.

Trong hệ thống cơ quan nhà nướctừ trung ương xuống cơ sở, cần phânđịnh và chế định rõ các cơ quan thựcthi quyền đại diện chủ sở hữu toàndân về đất đai, tách biệt với các cơquan thực thi quản lý nhà nước vềđất đai, tách biệt với cơ quan thực

hiện vai trò là người trực tiếp sửdụng đất. Từ thực tiễn phát triểnkinh tế thị trường, đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa và yêu cầusử dụng đất đai hiệu quả hơn, bềnvững hơn, cần nghiên cứu và điềuchỉnh quyền năng của các cấp chínhquyền (trung ương, tỉnh, huyện, xã)về quản lý và sử dụng đất đai phùhợp hơn, khắc phục tình trạng chiacắt, phân tán, không đáp ứng yêu cầuphát triển của đất nước trong giaiđoạn mới.

3. Trên cơ sở chế định quyền sửdụng đất là quyền tài sản, phải chếđịnh rõ hơn, công khai, minh bạchvà đảm bảo thực hiện đúng cácquyền của người sử dụng (chiếmhữu, quản lý, sử dụng, hưởng lợi, chothuê, chuyển đổi, sang nhượng, thừakế, thế chấp, góp vốn...) đối với từngloại đất; chế định rõ khung pháp lýđể các quyền đó vận động trong cơchế thị trường. Trường hợp cácquyền đó bị hạn chế hoặc bị nhànước can thiệp phải được quy địnhbằng pháp luật công khai, minhbạch. Khi các quyền đó bị hạn chế,hoặc bị can thiệp theo quy định củapháp luật thì cần chế định rõ cơ chế

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

33SỐ 78 (212) - 2020

Page 34: Mục lục - hdll.vn

đền bù thiệt hại, người đền bù thiệthại, mức đền bù thiệt hại xứng đángcho người chủ sử dụng đất.

4. Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi bổsung Luật Đất đai, và những chínhsách cụ thể hóa Luật Đất đai, nhất làcác quy định liên quan đến mối quanhệ giữa Nhà nước và các chủ thể sửdụng đất, đến sự vận động của quanhệ đất đai trong cơ chế thị trường,như về quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất, các loại thuế liên quan đến sửdụng đất đai, thu hồi đất, giao đất,cho thuê đất, chuyển mục đích sửdụng đất, bồi thường, hỗ trợ, tái địnhcư khi Nhà nước thu hồi đất, cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất, giải quyết tranhchấp, xử lý vi hành chính trong lĩnhvực đất đai.

5. Đổi mới công tác quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất: Công tác quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất phải kếthợp hữu cơ giữa căn cứ vào chiếnlược phát triển đất nước với tầm nhìndài hạn, phản ánh đầy đủ yêu cầu vànội dung phát triển đồng bộ các lĩnhvực của đất nước có sử dụng đất (đấtnông nghiệp, đất đô thị, đất phi nông

nghiệp...), đồng thời phải căn cứ vàoyêu cầu phát triển của thị trườngtrong từng giai đoạn. Quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất phải đi trước mộtbước, đồng thời bảo đảm phân bổmột cách hợp lý, có hiệu quả nguồntài nguyên đất đai quốc gia phục vụcho các mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội trung và ngắn hạn. Quy hoạchvà kế hoạch sử dụng đất phải trởthành công cụ quan trọng quản lý vàsử dụng tài nguyên đất, nhất là đápứng yêu cầu, mục tiêu công nghiệphóa, hiện đại hóa, đô thị hóa đấtnước; gắn với mục tiêu bảo vệ môitrường, đảm bảo vững chắc an ninhlương thực - thực phẩm quốc gia,đảm bảo công bằng và bình đẳng xãhội. Quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất liên quan trực tiếp đến đất đaingười dân đang sử dụng hợp pháp,đến lợi ích của người dân và cộngđồng dân cư, phải được triển khaicông khai minh bạch, phải lấy ý kiếncủa người dân. Tạo sự đồng bộ giữaquy hoạch sử dụng đất với quy hoạchxây dựng, quy hoạch các ngành,tham vấn các bên liên quan trongquá trình lập quy hoạch. Phải đảmbảo thỏa đáng lợi ích của những chủ

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

34 SỐ 78 (212) - 2020

Page 35: Mục lục - hdll.vn

thể sử dụng đất khi thực hiện các quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất đó.

ực hiện các cơ chế, chính sáchđiều chỉnh cơ cấu thị trường đất đai,cơ cấu thị trường bất động sản phùhợp với nhu cầu khách quan, thực tếcủa sự phát triển xã hội, gắn với thựchiện các chiến lược phát triển kinh tế- xã hội trên bình diện quốc gia cũngnhư tại từng địa phương; khắc phụctình trạng “lệch pha” cung - cầu đốivới từng loại đất.

6. Cần thực hiện nghiêm túc việcđịnh kỳ tổng kiểm kê quỹ đất và việcsử dụng đất trên toàn quốc, nhất làviệc sử dụng đất công, gắn với bấtđộng sản (BĐS) công, đặc biệt là ởnhững thành phố lớn; kiểm tra, ràsoát các dự án đầu tư sử dụng nhiềuđất, xây dựng bất động sản, không đểtình trạng đầu cơ “ôm đất”, tình trạngdư thừa tồn kho BĐS, gây bất ổn chothị trường đất đai - bất động sản.Tăng cường kiểm tra, rà soát và xử lýcác dự án đầu tư, dự án bất động sảnchậm triển khai, để đất hoang hóa,chủ đầu tư yếu kém không còn khảnăng triển khai dự án, để điều chỉnhquy hoạch, quy mô cho phù hợphoặc thu hồi dự án. Nguồn tài

nguyên đất đai của nước ta còn rấthạn chế, lại đang phải đối mặt vớinguy cơ suy giảm dưới tác động củabiến đổi khí hậu. Vì vậy, việc quản lý,bảo vệ, khai thác và sử dụng tàinguyên đất phải theo quy hoạch chặtchẽ, bảo đảm hợp lý, hiệu quả, tiếtkiệm và bền vững; đưa đất đai thànhnguồn lực quan trọng để phát triểnđất nước. Tất cả các đất công và BĐScông phải được vốn hóa sát đúng vớigiá thực tế, chế định rõ chủ thể sửdụng, chủ thể quản lý gắn với các quyđịnh pháp lý về quyền, nghĩa vụ,trách nhiệm, lợi ích, trách nhiệm giảitrình trong quá trình sử dụng, cholưu chuyển trong cơ chế thị trườngtheo quy định của pháp luật, côngkhai, minh bạch; có các chế tài xử lýnghiêm các vi phạm.

7. Phải xử lý nghiêm, công khaiminh bạch các hành vi vi phạm LuậtĐất đai, chính sách đất đai, nhất lànhững hành vi tham nhũng đất đaidưới mọi hình thức, những hành vilạm dụng quyền lưc, nhũng nhiễu,gây phiền hà đối với người dân vàdoanh nghiệp trong việc thực hiệncác quyền chính đáng của họ về đấtđai đã được luật pháp quy định. Kiên

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

35SỐ 78 (212) - 2020

Page 36: Mục lục - hdll.vn

quyết xử lý các sai phạm chuyển đổimục đích sử dụng đất, sử dụng đấtsai pháp luật; đặc biệt tình trạng đểnhiều khu đất hoang, dự án “treo”kéo dài gây ra thiệt hại, lãng phínguồn đất, ngân sách nhà nước và lợiích của người dân bị thu hồi đất.

8. Đẩy mạnh nghiên cứu, hoànthiện hệ thống cơ chế chính sách vềthị trường đất đai và thị trường bấtđộng sản; hoàn thiện hệ thống côngcụ quản lý, điều tiết sự phát triển củathị trường đất đai, thị trường bấtđộng sản, nhất là về kinh tế đất, ứngdụng phù hợp đối với từng loại đất,từng địa phương, khu vực; đảm bảosự phát triển minh bạch, ổn định,bền vững; có sự kết nối liên thông vớicác thị trường khác của nền kinh tế.

Xây dựng và kiện toàn công tácquản lý đất đai theo hướng hiện đạihóa trên cơ sở ứng dụng công nghệhiện đại và mô hình quản lý tiên tiến.Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiêntiến là một trong những giải phápđảm bảo tính công khai, minh bạchcủa thị trường đất đai, thị trường bấtđộng sản, không để thị trường đấtđai trôi nổi, tự phát, bị lũng đoạn, bịlợi ích nhóm chi phối.

9. Nghiên cứu xây dựng đồng bộcơ chế, chính sách, quy trình thựchiện các khâu quy hoạch, kế hoạchsử dụng đất, định giá đất, quyết địnhthu hồi đất, đề bù, giải phóng mặtbằng, hỗ trợ nơi ở và tổ chức sinh kếổn định cho người bị thu hồi đất; đưađất bị thu hồi vào sử dụng theo đúngluật pháp và có hiệu quả.

Đây là những công việc rất phứctạp, nhưng hiện đang còn nhiều bấtcập cả từ phía khách quan và chủquan các chủ thể liên quan. Nhưngnguyên tắc đổi mới cơ bản là: Lợi íchtừ đất đai phải phục vụ cho sự pháttriển nhanh và bền vững đất nước cảvề kinh tế, chính trị, xã hội và môitrường; lợi ích đất đai phải được điềutiết hài hòa, hợp lý giữa người dân,chủ đầu tư, doanh nghiệp, nhà nướcvà xã hội.

- Về quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất: Bản thân quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất có nội dung cơ bản là xácđịnh công năng của từng loại đất(gắn với quy mô đất sử dụng) trongmột thời hạn nào đó. Điều đó đã làmột yếu tố cơ bản quyết định giá trịđất, khả năng sinh lời của đất theocông năng đó. Vì vậy, quy hoạch và

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

36 SỐ 78 (212) - 2020

Page 37: Mục lục - hdll.vn

kế hoạch sử dụng đất phải là một nộidung trọng yếu thể hiện chiến lược,quy hoạch phát triển kinh tế, xã hộitrong từng giai đoạn, phù hợp vớitừng địa phương, khu vực. Đây cũnglà cơ sở để Nhà nước định giá đấttrong từng giai đoạn.

- Về định giá đất: Giá đất vừa phảnánh quan hệ cung - cầu đất đai trongcơ chế thị trường, vừa là công cụ đểnhà nước quản lý đất đai và thịtrường bất động sản, đảm bảo cho cơchế sử dụng đất có hiệu quả và tiếtkiệm; là căn cứ để Nhà nước thựchiện các chính sách xã hội về đất đai.Vì vậy, Nhà nước cần phải có cơ chếđịnh giá đất phù hợp, sát với giá thựctế. Như vậy, sẽ tồn tại hai loại giá đất:giá đất do nhà nước quy định và giáđất thị trường. Giá đất nhà nướcdùng để tính thuế sử dụng đất, đểtính tiền đền bù khi Nhà nước thuhồi đất, khi giao đất cho các loạidoanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp,các cơ quan của Nhà nước sử dụngđể làm trụ sở, văn phòng... Còn giáđất thị trường là giá khi các bên tựchuyển nhượng quyền sử dụng đấtcho nhau theo cơ chế thị trường. Vấnđề đặt ra là luôn có yếu tố đầu cơ, “cò

giá”, nên giá đất trên thị trường nhiềukhi không phản ánh đúng bản chấtvà thực chất; mặt khác đang tồn tạithực tế một lượng lớn đất công đượccho thuê, hay sang nhượng với giá rẻmạt (và do đó lợi ích của các bên liênquan cũng bị biến dạng). Do đó, quyđịnh “nhà nước phải định giá đất sátvới giá thị trường” đang là vấn đề cầnđược làm rõ cả về cơ sở lý luận, cơ sởthực tiễn và cơ sở pháp lý; không chỉđối với đất thu hồi của người dân, màđối với tất cả các loại đất công. Trongđiều kiện cụ thể của Việt Nam (cũngnhư nhiều nước đang phát triểnkhác), Nhà nước đóng vai trò rấtquan trọng đối với quy hoạch pháttriển kinh tế - xã hội gắn với quyhoạch sử dụng đất cho quá trình đôthị hóa, phát triển hệ thống cơ sở hạtầng, các khu công nghiệp, khu kinhtế... Giá trị gia tăng của đất tại mộtvùng sẽ tăng lên rất nhiều khi có chủtrương hoặc quy hoạch của Nhànước xây dựng khu đô thị, khu côngnghiệp, các tuyến giao thông... Giá trịgia tăng đó phải trở thành lợi ích hàihòa của xã hội, của Nhà nước, củanhững người sử dụng đất, của cácnhà đầu tư, chứ không chỉ là lợi ích

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

37SỐ 78 (212) - 2020

Page 38: Mục lục - hdll.vn

riêng của các nhà đầu tư, của lợi íchnhóm trong “cơ chế thị trường hoangdã”. Vì vậy, giá đất nhà nước quy địnhphải bao quát các yếu tố và yêu cầunày. Trên thực tế, Nhà nước có thểcần thiết phải xác định mấy loại giáđất sau: (1) giá đất để tính tiền sửdụng đất hằng năm (như tiền sửdụng đất nông nghiệp, tiền nhà đất,tiền cho thuê đất...). Giá đất này căncứ trên khả năng sinh lời của đấthằng năm và một số yếu tố khác gắnvới một công năng sử dụng đã đượcquy định; (2) Giá đất khi thu hồi đấtvà giao quyền sử dụng cho chủ thểkhác nhưng không được phépchuyển đổi mục đích sử dụng (côngnăng đất); (3) Giá đất khi thu hồi đấtgắn liền với cho phép chuyển đổicông năng sử dụng đất (ví dụ thu hồiđất nông nghiệp giao cho nhà đầu tưgắn liền với cho phép chuyển thànhđất xây dựng khu nhà ở đô thị...); (4)Giá đất nhà nước cho thuê biến độngtheo thời gian; (5) Giá đất nhà nướcgiao, hay thuê đất của dân có thờihạn và trong thời hạn đó được quyềnchuyển đổi công năng đất sang côngnăng có giá trị cao hơn... Trong cáctrường hợp trên, khi xác định giá đất

đều cần phải tính tới giá trị gia tăngthực tế của đất, tính tới lợi ích của tấtcả các chủ thể liên quan, lợi ích củaNhà nước và của xã hội. Nhà nướcphải điều tiết hài hòa được lợi íchgiữa các chủ thể.

Nhà nước cần ban hành các quyđịnh pháp lý để thành lập cơ quanđịnh giá đất, cơ chế và phương phápđịnh khung giá đất, giá đất. Cơ quanđịnh giá đất cần phải có tính độc lậpvề chuyên môn và chịu trách nhiệmpháp lý về công việc của mình. Đâychính là điểm mấu chốt để việc địnhgiá đất sát với giá thực tế (loại bỏ cácyêu tố đầu cơ) ở nước ta.

- Về thu hồi đất và đề bù, giải phóngmặt bằng: Ở đây cần phải xử lý mấyvấn đề sau: ứ nhất, thu hồi đấttheo cơ chế thị trường (giá thỏathuận) giữa chủ đất và nhà đầu tư.Cơ chế này thường thích hợp trongtrường hợp quy mô tương đối nhỏ,dự án đơn lẻ, chủ đầu tư phải đàmphán với số lượng không nhiều chủsử dụng đất và có được sự đồngthuận nhanh về giá cả, lợi ích. Cơ chếnày không thích hợp với trường hợpthu hồi đất theo quy hoạch để xâydựng các khu công nghiệp, khu đô

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

38 SỐ 78 (212) - 2020

Page 39: Mục lục - hdll.vn

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

39SỐ 78 (212) - 2020

thị lớn, cơ sở hạ tầng rộng lớn đamục đích... Nhưng ngay trong việcthực hiện cơ chế này, khi cho phépchủ đầu tư chuyển đổi công năng đấtsang công năng có giá trị gia tăng caohơn (như từ đất nông nghiệp sangđất xây dựng), thì Nhà nước vẫn phảiđiều tiết phần giá trị gia tăng đó chochủ bị thu hồi đất và cho nhà nước;không thể để lợi ích đó chỉ riêng chonhà đầu tư và một số đối tượng“thân hữu” (như tình trạng phổ biếnlà cho các chủ đầu tư đền bù cho dântheo giá đất nông nghiệp, rồi doanhnghiệp được chuyển đất đó thành đấtxây dựng khu nhà ở, khu du lịch...với giá đất tăng lên gấp rất nhiều lần,theo dự án được phê duyệt). ứ hai,cơ chế thu hồi đất do Nhà nước thựchiện việc thu hồi theo giá quy định,công khai. Sau đó tổ chức đấu giáquyền sử dụng đất đối với chủ đầutư, doanh nghiệp, các chủ thể có nhucầu sử dụng đất, cho thuê, hoặc đượcgiao quyền sử dụng đất cho các chủthể với các giá khác nhau tùy theomục đích sử dụng đất, theo quy địnhcủa pháp luật. Cơ chế này sẽ giúpNhà nước chủ động tạo quỹ đất sạch;tạo được nguồn vốn chủ yếu cho

ngân sách xây dựng kết cấu hạ tầngvà xã hội; khắc phục được tình trạngnhiều loại giá đền bù trong cùng mộtkhu vực thu hồi. Cơ chế này phù hợpvới thu hồi đất theo quy hoạch để xâydựng các khu công nghiệp, khu đôthị lớn, cơ sở hạ tầng rộng lớn đamục đích. Vấn đề quan trọng ở đâylà Nhà nước phải đảm bảo côngbằng lợi ích của tất cả các chủ bị thuhồi đất trong khu quy hoạch đó (dùđất bị thu hồi sử dụng theo các mụcđích khác nhau), không để tìnhtrạng cũng trong khu vực đó, doanhnghiệp thu hồi đất đề xây dựng cơ sởkinh doanh thì chủ sử dụng đất đượcđền bù cao, còn các chủ thể bị thu hồiđất cho mục đích công ích thì đượcnhà nước đề bù rất thấp (chính điềunày là nguyên nhân chủ yếu dẫn đếnkhiếu kiện phổ biến hiện nay). Cònđối với các nhà đầu tư, sau khi nhànước giải phóng mặt bằng, sẽ thựchiện phổ biến, công khai việc đấu giáquyền sử dụng đất. Giá trị gia tăngđó sẽ được sử dụng để điều tiết việcđề bù thỏa đáng, công bằng cho cácchủ bị thu hồi đất và để xây dựng cáccông trình công ích. Đối với đất giaocho các đơn vị xây dựng các công

Page 40: Mục lục - hdll.vn

trình công ích (dù với giá ưu đãi, haymiễn tiền sử dụng đất) thì vẫn phảighi vào tài sản của đơn vị giá trị nhưcác đơn vị kinh doanh khác. Việcthực hiện cơ chế trên sẽ tạo điều kiệnthuận lợi cho việc tạo quỹ đất thựchiện quá trình CNH, HĐH, đô thịhóa và phát triển cơ sở hạ tầng; đồngthời đảm bảo sự công bằng về lợi íchcho các chủ bị thu hồi đất, bình đằngcho các chủ tham gia đầu tư, khắcphục tình trạng “xin - cho”, thamnhũng, tiêu cực trong thu hồi đất vàcấp đất.

Về vấn đề đền bù cho các chủ sửdụng đất khi bị thu hồi đất, cần phảicó quan điểm đúng về vấn đề này:Đảng, Nhà nước và chính quyền cáccấp không thể chỉ quan niệm đâyđơn giản là trả tiền đền bù cho đất bịthu hồi theo kiểu “tiền trao cháomúc”, mà phải quan tâm đảm bảocuộc sống ổn định lâu dài cho ngườibị thu hồi đất. Một mặt, phải định giáđền bù sát đúng với khả năng sinh lờicủa đất với công năng đất đang sửdụng (ví dụ đất nông nghiệp, hay đấtở), đồng thời còn phải tính tới và

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

40 SỐ 78 (212) - 2020

Page 41: Mục lục - hdll.vn

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

41SỐ 78 (212) - 2020

được chia sẻ thỏa đáng về lợi ích khigiá trị gia tăng của đất tăng lên khiNhà nước cho chủ đầu tư chuyển đổimục đích sử dụng đất; phải được đềnbù để đảm bảo điều kiện ở khôngkém hơn so với trước; phải được hỗtrợ để đảm bảo sinh kế ổn định lâudài cho các hộ bị thu hồi đất. Khôngthể đền bù “một cục” không thỏađáng (giá bèo) rồi “buông” luôn (vídụ như đối với không ít hộ nông dânbị thu hồi đất rừng ở các dự án thủyđiện; hay ở một số khu đô thị nhưủ iêm, TP. HCM...). Hơn nữa,cần xem lại quy định việc nhà nướcthu hồi đất của các chủ thể để xâydựng các công trình, dự án an ninh -quốc phòng, công ích và đền bù vớigiá thấp với danh nghĩa vì lợi íchchung, so với mức đề bù cho việc thuhồi đất để xây dựng các dự án, côngtrình kinh doanh. Điều này khônghợp lý và không công bằng xét theoquan hệ lợi ích chung của xã hội vàlợi ích riêng của các chủ thể. Nhànước cần phải có chính sách điều tiếtthỏa đáng cho người bị thu hồi đấttrong cả hai trường hợp. Các quyđịnh về thu hồi đất và đền bù, giảiphóng mặt bằng đã có những bước

tiến nhưng còn nhiều bất cập, cầnđược hoàn thiện hơn; đặc biệt làkhâu tổ chức thực hiện cần phảiđược quy định chặt chẽ, công khai,minh bạch, kiên quyết xử lý các hiệntượng tiêu cực, nhũng nhiễu.

10. Khẩn trương nghiên cứu vàhoàn thiện chế định đồng bộ pháp lý,cơ chế, chính sách về các loại hìnhvận động của đất đai trong cơ chế thịtrường đối với từng loại đất, như:mua bán, sang nhượng, cho thuê,cho mượn, thế chấp, ủy quyền khaithác, đấu thầu quyền sử dụng đất,góp vốn bằng giá trị quyền sử dụngđất trong sản xuất, kinh doanh (cảtrong lĩnh vực nông nghiệp và phinông nghiệp)... nhằm thích ứng vớisự phát triển đa dạng, đa trình độ, đahình thức của thị trường đất đai ởViệt Nam.

11. Riêng về đất nông nghiệp: dotính đặc thù của quan hệ ruộng đấttrong cơ chế thị trường, cần hoànthiện cơ chế chính sách để đẩy mạnhruộng đất tham gia vào cơ chế thịtrường dưới cả hai hình thức: thứnhất, ruộng đất tham gia mạnh vàosản xuất nông nghiệp hàng hóa; thứhai, lưu chuyển ruộng đất như một

Page 42: Mục lục - hdll.vn

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

42 SỐ 78 (212) - 2020

hàng hóa đặc biệt trong quá trìnhphát triển nền nông nghiệp hàng hóalớn. Trên thực tế, hiện nay đất nôngnghiệp đang tồn tại dưới các dạngchủ yếu sau: Đất do các chủ thể đượcgiao quyền sử dụng trực tiếp đề sảnxuất nông nghiệp (trong đó phổ biếnnhất là hơn 10 triệu hộ nông dân); đấtnông nghiệp công do chính quyền cơsở, các HTX quản lý; đất rừng bảo hộ,rừng đặc dụng do nhà nước quản lý;đất chưa sử dụng. Việc tiếp tục hoànthiện các chế định pháp lý, cơ chế,chính sách để quản lý - đẩy mạnh cácloại đất đó tham gia vào cơ chế thịtrường có hiệu quả cao cả về kinh tế,xã hội, môi trường phù hợp với từngloại đất là rất cấp thiết.

Một trong những hướng trọngtâm là hoàn thiện chế định pháp lý,cơ chế, chính sách để thúc đẩy quátrình tích tụ - tập trung ruộng đấtcho sản xuất nông nghiệp hàng hóalớn, theo bốn hướng chủ yếu sau:

(1) Các hộ nông dân liên kết ruộngđất với nhau trong các hình thứcHTX thành vùng sản xuất hàng hóalớn. Đây là hình thức các hộ nôngdân vẫn có quyền sở hữu (sử dụng)ruộng đất riêng biệt, hoặc góp vốn

bằng quyền sử dụng đất nông nghiệpnhưng thống nhất với nhau (liên kếtvới nhau) ở những cấp độ khác nhau,hình thành các vùng sản xuất nôngnghiệp hàng hóa lớn (như lúa, hoaquả, rau, cá...).

(2) Tích tụ ruộng đất cho các hộnông dân sản xuất hàng hóa giỏi(trang trại sản xuất hàng hóa lớn) vớicác quy mô khác nhau trong các lĩnhvực sản xuất nông nghiệp. Ở hìnhthức này, quyền sở hữu (sử dụng)ruộng đất được tích tụ vào các hộnông dân sản xuất giỏi thông quaquá trình mua bán, sang nhượng,hay thuê quyền sử dụng ruộng đất(có thời hạn, hay lâu dài).

(3) Các hộ nông dân liên kết với cácdoanh nghiệp hình thành các vùngsản xuất nông nghiệp hành hóa lớn.Trong mô hình này quyền sử dụngruộng đất vẫn thuộc các hộ nông dân,nhưng mục đích sử dụng ruộng đất(mục đích sản xuất) đã có sự thốngnhất giữa các hộ nông dân với nhauvà với doanh nghiệp. Trong quá pháttriển, mô hình tập trung ruộng đấtnày thường có sự tham gia của mộtchủ thể quan trọng nữa là các HTX.Các HTX là cầu nối hữu cơ giữa các

Page 43: Mục lục - hdll.vn

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

43SỐ 78 (212) - 2020

hộ nông dân với các doanh nghiệp. (4) Tích tụ ruộng đất cho các doanh

nghiệp nông nghiệp sản xuất hànghóa lớn, chất lượng cao. Đây là hìnhthức tích tụ ruộng đất vào các doanhnghiệp nông nghiệp thông qua việcthuê hoặc mua lại đất nông nghiệp(hay quyền sử dụng đất). Hình thứcnày không chỉ đòi hỏi điều kiện ruộngđất thuận tiện cho quy hoạch pháttriển sản xuất nông nghiệp hàng hóalớn, mà còn phụ thuộc rất nhiều vàoloại sản phẩm hàng hóa nông sản cóthể sản xuất được trên đất đó mộtcách liên tục để đảm bảo được hiệuquả sản xuất kinh doanh theo phươngthức doanh nghiệp.

Mỗi hình thức tích tụ, tập trungruộng đất nêu trên có những ưu thếvà hạn chế khác nhau trong nhữngđiều kiện ruộng đất, quy mô ruộngđất, trình độ nền sản xuất và loạihình nông sản khác nhau. Điều kiệnruộng đất và trình độ nền nôngnghiệp ở các vùng của Việt Nam rấtkhác nhau, do đó việc lựa chọn hìnhthức nào cho phù hợp và hiệu quảcần được xem xét cụ thể. Tuy nhiên,từ kinh nghiệm của thế giới và tìnhhình thực tế đang thay đổi của Việt

Nam, có thể thấy hình thức phổ biếnnhất sẽ là tích tụ ruộng đất để hìnhthành các hộ nông dân sản xuất hànghóa (nông trại), đồng thời các hộnông dân sản xuất hàng hóa này liênkết ruộng đất với nhau (tập trungruộng đất) trong các HTX để hìnhthành các vùng sản xuất nông nghiệphàng hóa lớn và liên kết với cácdoanh nghiệp. Còn hình thức tích tụruộng đất cho các doanh nghiệpnông nghiệp sẽ phát triển có hiệuquả trong một số lĩnh vực và sảnphẩm nông nghiệp phù hợp, đâykhông phải là hình thức phổ biến.

Việc lựa chọn các phương hướngtích tụ - tập trung ruộng đất trên cầnphù hợp với điều kiện từng vùng,từng lĩnh vực; đảm bảo hài hòa lợiích và sự phát triển bền vững của hộnông dân, của nông thôn, của doanhnghiệp và các chủ thể tham gia cả vềmặt kinh tế và xã hội, chứ không thểchỉ nghiêng về lợi ích của những chủthể được tích tụ ruộng đất. Vấn đềđặt ra là: Trong điều kiện hiện nay ởnước ta còn một tỷ lệ rất lớn lao độngvà dân cư sống dựa vào nông nghiệp,trong khi công nghiệp và dịch vụchưa đủ sức thu hút phần lớn lao

Page 44: Mục lục - hdll.vn

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

44 SỐ 78 (212) - 2020

động ra khỏi lĩnh vực nông nghiệp,hơn nữa cần tính tới tác động củacuộc cách mạng công nghiệp lần thứtư về chuyển dịch cơ cấu lao động,cho nên phải rất coi trọng hình thứccác hộ nông dân liên kết ruộng đấtvới nhau trong các HTX, liên kết bềnvững với các doanh nghiệp để hìnhthành vùng sản xuất hàng hóa lớn,chất lượng cao. Việc thu hồi ruộngđất để giao cho các doanh nghiệpphát triển nông nghiệp hàng hóa lớn- công nghệ cao là một nhu cầukhách quan, song cần phải được xemxét kỹ trong những điều kiện cụ thể,lĩnh vực cụ thể, quy mô cụ thể, nhấtlà phải đảm bảo ổn định và thỏađáng lợi ích của các hộ nông dân.

Cần khuyến khích và ưu tiên tíchtụ ruộng đất cho phát triển nôngnghiệp theo chiều sâu; từng bướchạn chế tích tụ ruộng đất phát triểnnông nghiệp theo chiều rộng. Banhành các quy định để loại bỏ tìnhtrạng tích tụ - tập trung và sử dụngruộng đất theo kiểu “đầu cơ” (để rồixin chuyển đổi mục đích sử dụng),theo kiểu “phát canh thu tô”. Vấn đềquan trọng là phải xây dựng khungpháp lý phù hợp, minh bạch cho các

hình thức tích tụ - tập trung ruộngđất. Phải hình thành được các chuỗiliên kết hợp lý, có sự chia sẻ cả vềtrách nhiệm, nghĩa vụ, lợi ích và rủiro giữa các hộ nông dân với cácHTX, các doanh nghiệp và các chủthể liên quan.

Đảng và Chính phủ cần đưa ra cácquan điểm, mục tiêu, nguyên tắc,định hướng và khung chính sáchchung về vấn đề tích tụ - tập trungruộng đất để phát triển nền nôngnghiệp hàng hóa hiện đại, hiệu quả.Đồng thời, cần khẩn trương hoànthiện khung pháp lý cho việc lưuchuyển ruộng đất trong sản xuấtnông nghiệp hàng hóa, nhất là về:chuyển đổi, chuyển nhượng, chothuê, mua bán, thừa kế, thế chấp, ủythác canh tác, góp vốn bằng quyền sửdụng ruộng đất, hạn điền, thay đổimục đích sử dụng ruộng đất trongkhuôn khổ sản xuất nông nghiệp,quy hoạch các vùng sản xuất nôngnghiệp hàng hóa... Trên cơ sở đó cầnxây dựng các đề án cụ thể, phù hợpđối với điều kiện đất đai, điều kiệnkinh tế - xã hội, trình độ sản xuất,lĩnh vực sản xuất... của từng khu vực,địa phương n

Page 45: Mục lục - hdll.vn

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

45SỐ 78 (212) - 2020

1. Khái niệm phúc lợi và phúc lợi xã hội

eo Từ điển tiếng Việt, phúc lợilà “lợi ích mà mọi người được hưởngkhông phải trả tiền hoặc chỉ phải chitrả một phần”1. Định nghĩa nàyxuất phát từ quan niệm về phúc lợitrong mô hình quản lý theo phươngthức kế hoạch hóa tập trung: phúclợi thường được hiểu là “phần thùlao bằng tiền hoặc hiện vậy mà NLĐnhận được từ cơ quan hay xí nghiệp,ngoài tiền lương, tiền phụ cấp và tiềnthưởng, nhằm được hỗ trợ thêm vềmặt đời sống”2.

Trước đó, từ phúc lợi đã được nêu

trong Hán Việt từ điển giản yếu,được định nghĩa ngắn gọn: phúc lợilà “hạnh phúc và lợi ích”3.

Trong tiếng Anh, phúc lợi là wel-fare, và được nhà xã hội học AnhGordon Marshall định nghĩa wel-fare là “tình trạng hoặc điều kiệnlàm ăn khấm khá (doing well) hoặcsinh sống đàng hoàng, hạnh phúc(being well)”. Từ welfare chủ yếuđược sử dụng trong lĩnh vực chínhsách và gắn với nhu cầu: “Các chínhsách phúc lợi là những chính sáchđược thiết lập nhằm đáp ứng nhucầu của cá nhân hay của nhóm”.eo Marshall, nhu cầu ở đây

XâY dỰng hệ thống phúc Lợi Xã hội BỀn VỮng -

kinh nghiệm quốc tế và khả năng áp dụng ở việt nam

l TS PHạm THị THu LanViện Công nhân và Công đoàn

Page 46: Mục lục - hdll.vn

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

46 SỐ 78 (212) - 2020

không chỉ là nhu cầu tối thiểu nhưcái ăn, cái mặc,…để sinh tồn màcòn bao gồm cả những nhu cầu cầnthiết cho một “cuộc sống tử tế vàxứng đáng” (a reasonalbe and ade-quate life), chẳng hạn bao gồm nhàở đàng hoàng, giáo dục, y tế và cơhội có việc làm4.

Tổng hợp từ các lý luận về phúclợi xã hội trên thế giới, tác giả TrầnHữu Quang tổng kết: “phúc lợi xãhội được hiểu theo nghĩa rộng, là hệthống các định chế, các chính sáchvà các hoạt động nhằm bảo đảmnhững nhu cầu thiết yếu nhất củangười dân, với mục tiêu là làm saocho mọi người dân có được mộtcuộc sống đàng hoàng, tử tế, xứngđáng với phẩm giá con người”. “Hệthống này bao gồm các lĩnh vựcnhư: giáo dục, y tế, nhà ở, bảo hiểmxã hội, bảo hiểm y tế, các chínhsách trợ giúp xã hội (hỗ trợ nhữngtầng lớp nghèo và khó khăn…) vàcác chính sách cứu trợ xã hội (cứutrợ thiên tai, dịch bệnh…)”5.

Như vậy, có thể hiểu rằng: phúclợi xã hội cho công nhân, viên chức,lao động là hệ thống các định chế,các chính sách và các hoạt động

nhằm đảm bảo những nhu cầu thiếtyếu nhất của công nhân, viên chức,lao động, với mục tiêu là làm sao chomọi công nhân, viên chức, lao độngcó được một cuộc sống đàng hoàng,tử tế, xứng đáng với phẩm giá conngười (nhân phẩm) từ trong laođộng. Nói cách khác, công nhân, viênchức, lao động là những người laođộng ở các lĩnh vực và vị trí công việckhác nhau, và từ sức lao động củahọ, họ phải được hưởng một cuộcsống đàng hoàng, tử tế và nhânphẩm, được thể hiện thông qua hệthống chính sách, pháp luật về laođộng. Hệ thống này cần được hiểucả ở cấp độ vĩ mô và vi mô, nghĩa làcả các chính sách, pháp luật laođộng của Nhà nước và các chínhsách, quy định về lao động ở cấp cơquan/ tổ chức/ doanh nghiệp.2. Khái niệm bền vững và hệ thốngphúc lợi xã hội bền vững

Bền vững là khái niệm được sửdụng phổ biến từ đầu thập niên1980 gắn với khía cạnh môi trườngvà thường đi liền với từ phát triển.Định nghĩa phổ biến nhất được đềcập trong Báo cáo “Tương lai chungcủa chúng ta” của Liên Hiệp quốc

Page 47: Mục lục - hdll.vn

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

47SỐ 78 (212) - 2020

từ năm 1987: “phát triển bền vữnglà sự phát triển đáp ứng được nhucầu của hiện tại mà không làm tổnthương khả năng cho việc đáp ứngnhu cầu của các thế hệ tương lai”.Đến năm 2002, khái niệm này mởrộng, nói tới quá trình phát triểnkết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòagiữa 3 mặt của sự phát triển: pháttriển kinh tế (tăng trưởng kinh tế),phát triển xã hội (thực hiện tiến bộ,công bằng xã hội; xoá đói giảmnghèo và giải quyết việc làm,..) vàbảo vệ môi trường (xử lý, khắc phụcô nhiễm, phục hồi và cải thiện chấtlượng môi trường…).

Trong tiếng Anh, từ bền vững làsustainablity, nghĩa là khả năng duytrì. Như vậy, có thể hiểu hệ thốngphúc lợi xã hội bền vững là hệ thốngcác chính sách, pháp luật liên quantới lao động cả cấp vĩ mô và vi môđược đảm bảo thực thi đầy đủ vàđược cập nhật phù hợp với điều kiệnphát triển cụ thể ở cấp vĩ mô và vimô, tức là sự phát triển của cả quốcgia và cơ quan/ tổ chức/ doanhnghiệp. Hệ thống đó phải được chủđộng định kỳ điều chỉnh cho phùhợp với sự phát triển chứ không

phải là hệ thống lỗi thời, lạc hậu,tồn tại trong một thời gian dài vàảnh hưởng tới cuộc sống đàng hoàng,tử tế và nhân phẩm của người laođộng. Điều này cũng hàm ý hệthống phúc lợi xã hội bền vững gắnvới vai trò của Nhà nước và ngườisử dụng lao động trong các cơquan/tổ chức/doanh nghiệp, cũngnhư vai trò của người lao độngtrong quá trình xây dựng hệ thốngphúc lợi và thực thi. Có nhữngnước, nhà nước được mệnh danh là“nhà nước phúc lợi” và doanhnghiệp đảm bảo trách nhiệm xã hộiđã trở thành tiêu chuẩn hành vihướng tới trên thế giới hiện nay.

Tuy nhiên, khái niệm về phúc lợixã hội và hệ thống phúc lợi xã hộibền vững không chỉ liên quan tớicác chế độ, thành quả xã hội màngười lao động được hưởng theo quyđịnh của hệ thống pháp luật, quyđịnh và chính sách mọi mặt ở cấpvĩ mô và vi mô, mà còn liên quantới khái niệm về quyền của conngười/ quyền của người lao động.omas H. Marshall, nhà xã hộihọc người Anh, là người đầu tiêngắn khái niệm phúc lợi xã hội với

Page 48: Mục lục - hdll.vn

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

48 SỐ 78 (212) - 2020

quyền công dân. Trong bài viết nổitiếng của ông “Quyền công dân vàgiai cấp xã hội” (Citizenship andSocial Class), ông quan niệm quyềncông dân gồm ba thành tố: quyềncông dân về mặt dân sự, về mặtchính trị và về mặt xã hội. eoông, nhà nước phúc lợi chính là kếtquả của cả một quá trình lịch sửđấu tranh cho các quyền công dântrong suốt hơn 200 năm qua, baogồm các quyền công dân dân sự(civil citizenship) - tự do ngôn luận,tự do tôn giáo, bình đẳng trướcpháp luật,...; quyền công dân chínhtrị (political citizenship) - ứng cử vàbầu cử, tham gia vào quá trìnhhoạch định chính sách,...; và quyềncông dân xã hội (social citizenship)- quyền được hướng một mức độan sinh nhất định về mặt kinh tế,được tham gia đầy đủ vào đời sốngxã hội của đất nước,... Đối vớingười lao động, trong khía cạnh laođộng, quyền công dân được thểhiện ở các quyền trong lao động,quyền của người lao động đượchưởng phúc lợi xã hội theo quyđịnh (quyền hưởng), cũng nhưquyền được tham gia vào quá trình

xây dựng hệ thống phúc lợi xã hộiđể đảm bảo tính bền vững của hệthống đó (quyền tham gia). Biểuhiện của đảm bảo các quyền nàytrên thế giới được thể hiện thôngqua các hình thái về đồng thamquyết ở nơi làm việc (co-determi-nation), hội đồng lao động, ủy banquản lý – lao động ở nơi làm việc,đối thoại xã hội và đối thoại tại nơilàm việc, thương lượng tập thể,thương lượng thỏa thuận khungcấp quốc gia và cấp toàn cầu, v.v..cho thấy sự tham gia của người laođộng là nền tảng của tính bền vữnghệ thống phúc lợi xã hội ở các nướctrên thế giới.

Một điểm nữa cũng cần lưu ýtrong khái niệm về hệ thống phúc lợixã hội bền vững cho công nhân,viên chức, lao động, dựa trên quanniệm của Marshall, là: hệ thống nàyphải đảm bảo dựa trên các nguyêntắc phổ quát (universality), chứkhông phải dựa trên quyền ấn địnhcủa những cơ quan có thẩm quyền(discretionary). Điều này có nghĩalà những định chế, hệ thống chínhsách, quy định, pháp luật phải đượcxây dựng dựa trên các nguyên tắc

Page 49: Mục lục - hdll.vn

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

49SỐ 78 (212) - 2020

và quyền phổ quát đã được thế giớicông nhận, chứ không phải dựatrên lợi ích của nhà nước hay quốcgia, mặc dù trong quá trình xâydựng hệ thống đó, lợi ích của quốcgia được cân nhắc phù hợp trongnhững thời điểm nhất định của sựphát triển chung.

Có thể tóm lược là hệ thống phúclợi xã hội bền vững dành cho côngnhân, viên chức, lao động đượcnhìn nhận và đánh giá dựa trên tìnhhình chế độ phúc lợi xã hội hiện cóđối với người lao động nói chung,các quyền trong lao động (quyềnhưởng và quyền tham gia), và sựphát triển hệ thống phúc lợi xã hộicủa một quốc gia dựa trên nguyêntắc phổ quát. Kết quả của một hệthống phúc lợi xã hội trong sự sosánh giữa các quốc gia với nhauđược thể hiện ở chỉ số phát triểncon người (HDI), hệ số GINI và chỉsố hạnh phúc. HDI là chỉ số sosánh, định lượng về mức thu nhập,tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và một sốnhân tố khác, cho thấy một cái nhìntổng quát về sự phát triển của mộtquốc gia. HDI hiện nay đo thànhtựu trung bình của một quốc gia

theo ba tiêu chí: sức khỏe, tri thứcvà thu nhập bình quân đầu người.GINI biểu thị độ bất bình đẳngtrong thu nhập giữa các vùng miền,tầng lớp của một đất nước. Chỉ sốhạnh phúc dựa trên sáu tiêu chí baogồm GDP bình quân đầu người, hỗtrợ xã hội, tuổi thọ trung bình,quyền tự do lựa chọn cuộc sống vànhận thức về tham nhũng củangười dân. 3. Hệ thống phúc lợi xã hội trên thếgiới hiện nay

Hiện nay, hệ thống phúc lợi xãhội trên thế giới được thực hiệntheo ba mô hình sau6:

ứ nhất, mô hình tự do (liberal)là mô hình được áp dụng ở Mỹ,Canada và Úc, có đặc điểm là nhànước chỉ can thiệp và giúp đỡ mộtcách có giới hạn đối với nhữngngười không còn khả năng sinhsống dựa trên thị trường, gia đìnhhoặc sự trợ giúp tư nhân.

ứ hai, mô hình nghiệp hội bảothủ (conservateur - corporatiste) làmô hình áp dụng điển hình ở Đức,Pháp, Áo, đặt nền tảng trên lao độnglàm công ăn lương, mang mục tiêubảo vệ người lao động và gia đình

Page 50: Mục lục - hdll.vn

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

50 SỐ 78 (212) - 2020

của họ trước những nguy cơ như tainạn, bệnh tật, giá cả, thất nghiệp,...bằng cách đảm bảo cho họ một mứcthu nhập tối thiểu. Mô hình này ápdụng các quyền hưởng phúc lợi gắnliền với giai cấp và vị thế, bởi lẽ việctái phân phối được thực hiện theocác nhóm ngành nghề và theo mứcđộ đóng góp của họ.

ứ ba, mô hình phổ quát (uni-versaliste), hay còn gọi là dân chủ -xã hội được áp dụng ở các nước BắcÂu, là mô hình theo đó nhà nướcbảo đảm phúc lợi cho toàn dân mộtcách đồng đều. Mô hình này mangđặc điểm là có mức độ bảo hộ xãhội cao đối với các bất trắc trongcuộc sống, có mức thuế suất cao, vàcam kết với mục tiêu công bằng xãhội tái phân phối.

Dựa trên lý thuyết về các môhình phúc lợi, tác giả Phạm XuânNam tổng hợp ba mô hình kinh tếtiêu biểu trong việc giải quyết mốiquan hệ giữa việc thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế với việc thực hiện sựcông bằng xã hội, bao gồm:

ứ nhất, mô hình kinh tế thịtrường tự do, trong đó vai trò củanhà nước bị hạ thấp và đề cao vị trí

của khu vực tư nhân, giảm chi tiêutừ ngân sách quốc gia cho các lợiích công cộng và chủ trương “tăngtrưởng kinh tế phải đi trước, côngbằng xã hội sẽ theo sau”.

ứ hai, mô hình kinh tế thịtrường xã hội, trong đó “kết hợp sửdụng kinh tế thị trường tư bản chủnghĩa với việc thi hành một hệthống các chính sách phúc lợi đểtạo ra sự đồng thuận xã hội chophát triển” như trợ cấp cho giáodục, y tế, trẻ em, người gia, ngườitàn tật, người thất nghiệp... Môhình này được áp dụng ở các nướcBắc Âu.

ứ ba, mô hình kinh tế kế hoạchhóa tập trung phi thị trường ở LiênXô và các nước xã hội chủ nghĩatrước đây, từng có thời gian “pháthuy tác dụng tích cực trong việcthúc đẩy phát triển kinh tế theochiều rộng” và “tạo nên sự bình ổnxã hội bằng những chính sách quantâm đến các mặt của đời sống conngười”, nhưng về sau “do cơ chế kếhoạch hóa tập trung cao độ, dầnbiến thành tập trung quan liêu vàthực hiện chế độ bao cấp về cơ bảntheo chủ nghĩa bình quân”.

Page 51: Mục lục - hdll.vn

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

51SỐ 78 (212) - 2020

Từ lý thuyết về mô hình hệ thốngphúc lợi xã hội đi liền với mô hìnhkinh tế, trong bối cảnh hiện nay, cóthể thấy rằng mô hình phúc lợi xãhội phổ quát đi liền với mô hìnhkinh tế thị trường xã hội là mô hìnhđược xem là ưu việt nhất trên thếgiới và là mô hình được nhiều nướcmong muốn hướng tới. Nghiên cứunày sẽ tập trung nghiên cứu hệthống phúc lợi xã hội ở các nướcBắc Âu nói chung, tập trung vào bakhía cạnh: chế độ phúc lợi xã hộihiện có đối với người lao động,quyền trong lao động (bao gồmquyền hưởng và quyền tham gia),sự phát triển hệ thống phúc lợi dựatrên nguyên tắc phổ quát để tìmhiểu khái quát về khả năng áp dụngở Việt Nam. 4. Xây dựng hệ thống phúc lợi xã hộiở các nước Bắc Âu

Các nước Bắc Âu hiện là nhómnước có chỉ số phát triển con ngườicao nhất trên thế giới. Trong tổng số189 nước được xếp hạng năm 20186:Nauy xếp thứ nhất, ụy Điển thứbảy, Đan Mạch thứ 11 và Phần Lanthứ 15. Nếu xét về chỉ số bất bìnhđẳng thì các nước Bắc Âu cũng

thuộc nhóm có chỉ số bất bình đẳngthấp nhất trên thế giới. Xét về chỉ sốhạnh phúc thì các nước Bắc Âu nằmtrong top các nước người dân hạnhphúc nhất theo Báo cáo về chỉ sốhạnh phúc năm 20197: Phần Lanxếp thứ nhất, Đan Mạch thứ hai,Nauy thứ ba và ụy Điển thứ bảy.

Các chỉ số trên cho thấy hệ thốngphúc lợi xã hội của các nước Bắc Âuđược xếp vào hàng cao nhất trênthế giới hiện nay. Phúc lợi xã hội điển hình của ngườilao động ở các nước Bắc Âu

Mô hình phúc lợi xã hội ở cácnước Bắc Âu có hai trụ cột là ansinh xã hội và dịch vụ công (giáodục, y tế, giao thông công cộng…) với mức độ phổ quát cao (tất cảcông dân được đảm bảo các lợi íchvà dịch vụ an sinh xã hội cơ bản, bấtkể thu nhập, giàu hay nghèo, có việclàm hay không có việc làm), vớimức độ bình đẳng cao (phân phốithu nhập tương đối công bằng, giáodục miễn phí và cơ hội bình đẳngtrong tiếp cận việc làm và Chínhphủ đảm bảo việc làm thông quacác chính sách thị trường lao độngtích cực)8.

Page 52: Mục lục - hdll.vn

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

52 SỐ 78 (212) - 2020

Ở các nước Bắc Âu, cơ hội việclàm là công bằng và bình đẳng. Tỉ lệthất nghiệp ở Bắc Âu thấp. Số liệucủa OECD năm 2017 cho thấy77.4% số những người đang độ tuổilao động có việc làm, trong khi ởcác nước nói tiếng Anh là 72.4% vàcủa châu Âu nói chung là 68.9%9.Tỷ lệ phụ nữ tham gia lao động vàchính trị ở khu vực này luôn caonhất trên thế giới. Nam giới cũngđược nghỉ khi vợ sinh con với thờigian dài nhất thế giới. Mặc dùkhông quy định trong pháp luậtquốc gia về tiền lương tối thiểu,nhưng các thỏa ước tập thể ngànhđều quy định về tiền lương tối thiểungành. Điều này cho thấy sự linhhoạt của thị trường lao động khichính sách lao động được điềuchỉnh thông qua thỏa ước tập thểthay vì trong pháp luật quốc gia.

Nền giáo dục ở các nước Bắc Âuđược miễn phí hoặc trợ cấp cao. Nhànước dành ngân sách lớn đầu tư chogiáo dục (khoảng 3-8% GDP),khuyến khích người dân học tậpsuốt đời. Nhà nước miễn phí 100%học phí trong giai đoạn học phổthông và hỗ trợ học phí học đại học. 

Chăm sóc trẻ em rất được quantâm, thông qua các chính sách hỗtrợ của nhà nước như miễn giảmthuế hoặc trợ cấp bổ sung kéo dài 1đến vài năm đối với những ngườiđang nuôi con vị thành niên. Nhànước dành tới 2-3% GDP cho chămsóc trẻ em, xây dựng hệ thống cácnhà trẻ, trường mẫu giáo, trung tâmchăm sóc trẻ nhỏ… giúp các bà mẹyên tâm tham gia vào thị trường laođộng. Tỷ lệ nhập học của học sinhcác nước này thuộc nhóm cao nhấtthế giới.

Về y tế, các nước Bắc Âu cũngđứng đầu thế giới về hệ thống y tế vàbảo hiểm phổ cập và bao trùm, trongđó miễn phí khám chữa bệnh cho trẻvị thành niên (từ 16 tuổi trở xuống)và phụ nữ có thai.  Quỹ bảo hiểmchiếm từ 20-30% GDP của các nước.Tuổi thọ trung bình của người BắcÂu lên tới 82,3 tuổi. Tỷ lệ tử vong củatrẻ sơ sinh ở mức thấp nhất, chỉkhoảng 3 trẻ/1.000 ca sinh10.

Về giao thông công cộng, cácnước Bắc Âu áp dụng chính sáchtrợ giá đối với các phương tiện vậntải đường sắt và xe buýt nội đô.Phần Lan, ụy Điển có chính sách

Page 53: Mục lục - hdll.vn

miễn phí xe buýt và phương tiệnvận tải đường sắt nội đô cho trẻdưới 5 tuổi và người đi cùng.

Quyền hưởng và quyền tham giaBình đẳng và tuân thủ là nguyên

tắc được đảm bảo ở các nước BắcÂu. Hiện nay, các nước Bắc Âu cóhệ thống pháp luật dân sự thốngnhất với chế định ombudsman(người thực thi dân chủ) - tức là cóthanh tra viên, nghị sĩ kiểm soáthành chính tư pháp, nhân viênkiểm tra những việc làm của cơquan nhà nước vi phạm đến quyềnlợi của cá nhân. Các ombudsmando Quốc hội bổ nhiệm, được coi làđại diện của cơ quan quyền lực tốicao của đất nước, làm việc độc lậpvới cơ quan mà chức danh này phảigiám sát. Với chế định này, sự đảmbảo quyền hưởng liên quan tới cácphúc lợi theo quy định Nhà nướcđược đảm bảo tuân thủ rất tốt.

Các nước Bắc Âu áp dụng môhình dân chủ xã hội - là mô hình cósự tham gia rộng rãi của nhân dân,với bốn giá trị chủ yếu, bao gồm:đối thoại xã hội, lòng tin xã hội, vaitrò nhà nước thúc đẩy phát triển vànền giáo dục đề cao dân chủ, hợp

tác và bình đẳng. Đối thoại xã hộiđược thực hiện tốt thông qua đàmphán, tham vấn hoặc đơn giản làtrao đổi thông tin giữa đại diện củachính phủ, người sử dụng lao độngvà người lao động, trong các vấn đềquan tâm chung liên quan đếnchính sách kinh tế và xã hội. Ở BắcÂu, quan hệ lao động hài hòa, dựatrên bình đẳng, hợp tác và thỏahiệp. Chia sẻ bình đẳng và tham giadịch vụ công là biểu hiện nổi bậtcủa quyền công dân, ví dụ: tham giavào việc xây dựng chính sách côngcộng quốc gia, thể hiện quan điểmvà ý kiến về chính sách công, phảnđối một số chính sách công nếu cholà không phù hợp. Chính phủ lắngnghe những tiếng nói khác nhau từngười dân và xem đó là một sự đảmbảo về ổn định xã hội. Với hệ giá trịtrên, khi các quy tắc pháp luật đượchình thành thì việc tuân thủ phápluật là điều tất nhiên.

Một điểm đáng chú ý là mô hìnhdân chủ xã hội phát triển là nhờ vaitrò quan trọng của công đoàn đạidiện cho đông đảo người lao độngthuộc các lĩnh vực khác nhau trongquá trình ra quyết định liên quan

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

53SỐ 78 (212) - 2020

Page 54: Mục lục - hdll.vn

tới các chính sách kinh tế, chính trị,xã hội của đất nước. Tỷ lệ tham giacông đoàn ở Bắc Âu cao nhất trênthế giới. eo số liệu năm 2016, tỷlệ tham gia công đoàn ở Nauy là52%, Phần Lan: 65%, ụy Điển:66% và Đan Mạch: 67%, trong khiso với Mỹ chỉ có khoảng 10% thamgia công đoàn và ở hầu hết các nướcchâu Âu khác, tỷ lệ trung bình là20-30%11. Điểm quan trọng là phầnlớn người lao động đều là đối tượngbao phủ của thỏa ước tập thể, lêntới 80-90%12.

Sự phát triển dựa trên nguyên tắcphổ quát

Sự phát triển của hệ thống phúclợi xã hội dành cho người lao độngở các nước Bắc Âu được xây dựngdựa trên hệ thống các tiêu chuẩn laođộng quốc tế. Nauy, Đan Mạch vàụy Điển là thành viên của Tổchức Lao động Quốc tế (ILO) từnăm 1919 – năm thành lập ILO;Phần Lan tham gia ILO năm 1920.Vì vậy quá trình hình thành các tiêuchuẩn lao động quốc tế của ILOcũng chính là quá trình hình thànhcác các tiêu chuẩn lao động ở cácnước Bắc Âu. Trong tổng số 189

Công ước cho đến nay, Nauy đã phêchuẩn 110 Công ước; Đan Mạch: 72ông ước; ụy Điển: 82 Công ướcvà Phần Lan: 102 Công ước.

Tuy nhiên, do sự vận động pháttriển của đất nước, đặc thù của nềnkinh tế, cấu trúc lao động,... cácnước Bắc Âu chưa phê chuẩn toànbộ các Công ước của ILO, nhưngngay từ đầu đều đã phê chuẩn cáccông ước cốt lõi (8/8 Công ước) vàcác công ước quản trị của ILO (4/4Công ước). Đây là những công ướccơ bản đã được quốc tế công nhậnvà trở thành các giá trị phổ quáttrên thế giới; cho thấy sự tươngthích của hệ thống phúc lợi xã hộiở các nước Bắc Âu dựa trên hệthống tiêu chuẩn lao động phổ quáttrên thế giới.

Khả năng áp dụng ở Việt NamCác chế độ phúc lợi xã hội ở các

nước Bắc Âu có được là nhờ nềnkinh tế phát triển tốt, hệ thống thuếcao và thực thi nghiêm. Do trình độphát triển của Việt Nam chưa thểngang bằng với các nước Bắc Âu,các chế độ phúc lợi cụ thể đối vớingười lao động Việt Nam chỉ có thểxác lập ở mức có thể chấp nhận

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

54 SỐ 78 (212) - 2020

Page 55: Mục lục - hdll.vn

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

55SỐ 78 (212) - 2020

được và phù hợp với điều kiện ViệtNam. Song, điều quan trọng là cầnđảm bảo các quyền hưởng và quyềntham gia của người lao động ở cảcấp vĩ mô và vi mô trong xây dựnghệ thống phúc lợi xã hội phù hợp,hướng tới hệ thống phúc lợi xã hộidựa trên nguyên tắc phổ quát. Điểmmừng là Việt Nam đang đi đúnghướng trên tinh thần là “thành viêncó trách nhiệm của cộng đồng quốctế”, tham gia và tuân thủ các cam kếtvà điều ước quốc tế và từng bước cảithiện tiêu chuẩn quốc gia phù hợpvới chuẩn mực quốc tế theo cáccông ước của Liên Hiệp quốc và Tổchức Lao động Quốc tế. Trong bốicảnh thực thi các tiêu chuẩn quốcgia vẫn còn nhiều bất cập và viphạm diễn ra phổ biến ở Việt Nam,thì điểm quan ngại chính là làm thếnào để thực thi có hiệu quả các tiêuchuẩn quốc tế mà Việt Nam cam kếtđể hướng tới mô hình phúc lợi xãhội phổ quát đi liền với mô hìnhkinh tế thị trường xã hội như conđường của các nước Bắc Âu. 5. Khuyến nghị với Việt Nam

Việt Nam hiện có chỉ số pháttriển con người HDI đứng thứ

116/189 nước, thuộc vào nhómHDI trung bình trên thế giới. Cóthể nói, Việt Nam đã đạt được tiếnbộ vượt bậc trong lĩnh vực kinh tế,với tốc độ tăng trưởng cao và trởthành nước có thu nhập trung bìnhtừ năm 2009. Tuy nhiên, hiện naytình trạng nợ, trốn bảo hiểm xã hộiđáng lo ngại, doanh nghiệp bỏ trốnvà nợ lương diễn ra khá phổ biến,tỷ lệ đình công tự phát cao,... Hệ sốGINI, dù chưa phải là quan ngạinhưng cũng có sự gia tăng. Ngườilao động có việc làm nhưng chấtlượng việc làm chưa tốt và họ chưacảm thấy hạnh phúc. Họ luôn phảichấp nhận làm thêm giờ, hy sinhcân bằng cuộc sống công việc - giađình, hy sinh các hoạt động giaolưu, xã hội để kiếm sống.

C.Mác viết: “Công nhân càng sảnxuất nhiều thì anh ta có thể tiêudùng càng ít; anh ta tạo ra càngnhiều giá trị thì bản thân anh tacàng mất giá trị, càng bị mất phẩmcách; sản phẩm của anh ta tạo dángcàng đẹp thì anh ta càng què quặt;vật do anh tạo ra càng văn minh thìbản thân anh ta càng giống vớingười dã man; lao động càng hùng

Page 56: Mục lục - hdll.vn

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

56 SỐ 78 (212) - 2020

mạnh thì người công nhân càng ốmyếu; công việc của anh ta làm càngphức tạp thì bản thân anh ta càngtrống rỗng về trí tuệ và càng bị nôlệ vào giới tự nhiên”14. Nghe có vẻthái cực, nhưng nếu nghĩ sâu sa, thìphải chăng chúng ta đang cảmnhận điều đó, ngay cả khi chế độ ápbức, bóc lột và bất công của thời kỳtrước đã bị thủ tiêu.

Hệ thống phúc lợi xã hội bềnvững là hệ thống phải theo kịp vớisự phát triển của thời đại, nghĩa là“nước nổi, thuyền nổi”. Tuy nhiên,hiện nay chúng ta đang thấykhoảng cách giàu nghèo giãn rộng,dù chưa phải mức báo động, nhưnglà sự cảnh báo cho thấy hệ thốngphúc lợi chưa bền vững. Vậy,nguyên nhân là do đâu? Có nghiêncứu đã chỉ ra: “sự phát triển của lựclượng sản xuất vẫn mới chỉ dừng lạiở sự gia tăng và ngày càng hoànthiện của tư liệu sản xuất, chứ chưaphải là sự phát triển của  conngười với tư cách một bộ phận cấuthành của lực lượng sản xuất”15.

eo Các Mác và Ăngghen: “dùtư liệu sản xuất có tăng lên baonhiêu chăng nữa, ngày càng hiện

đại thêm bao nhiêu đi chăng nữamà người lao động vẫn còn phảichịu cảnh bị bóc lột, áp bức, bấtcông, nói như C.Mác, lao động củaanh ta vẫn chưa phải là lao động tựnguyện, mà là lao động bị cưỡngbức, không phải là sự thoả mãn nhucầu lao động mà chỉ là một phươngtiện để thoả mãn nhu cầu khác”16.

Vì vậy, để xây dựng hệ thống phúclợi xã hội bền vững hướng tới môhình của các nước Bắc Âu, Việt Namcần quan tâm tới một số điểm sau:

ứ nhất, tiếp tục nghiên cứu vàphê chuẩn các tiêu chuẩn quốc tếliên quan tới phúc lợi xã hội chongười lao động và các quyền tronglao động, hướng tới hệ thống phúclợi xã hội dựa trên nguyên tắc phổquát ở Việt Nam.

ứ hai, đảm bảo các quyền thamgia của người lao động trong quátrình xây dựng hệ thống để đảmbảo tính bền vững của hệ thống liênquan tới các chế độ phúc lợi xã hộicó thể chấp nhận được đối vớingười lao động, từ đó tạo ra mộtcuộc sống đàng hoàng, tử tế vànhân phẩm cho người lao động.

ứ ba, hệ thống phúc lợi xã hội

Page 57: Mục lục - hdll.vn

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

57SỐ 78 (212) - 2020

chỉ có nghĩa khi được thực thi tốt.Vì vậy, cần tăng cường các biệnpháp đảm bảo thực thi hệ thống

phúc lợi xã hội hiện có, đảm bảoquyền thụ hưởng của công nhân,viên chức, lao động n

1 Hoàng Phê: Từ điển tiếng Việt, 2000, tr.790.2, 5 Trần Hữu Quang: “Phúc lợi xã hội trên thế giới: quan niệm và phân loại”, Tạp chíKhoa học xã hội, số 4 (128), 2009.3 Đào Duy Anh, Hán Việt từ điển giản yếu, 1957, tr.137.4 Gordon Marshall, 1998, A Dictionary of Sociology, Oxford, New York, Oxford Uni-versity Press.6 Espring Andersen Gosta (1991), “The Three Worlds of Welfare Capitalism”, Ox-ford: Policy Press; Marco Oberrti (1999), “Etat providence (typed’); Trần HữuQuang: “Phúc lợi xã hội trên thế giới: quan niệm và phân loại”, Tạp chí Khoa họcxã hội, số 4 (128), 2009.7 UNDP: Chỉ số phát triển con người 2018. 8 UN: Báo cáo hạnh phúc thế giới 2019.9, 10, 11 Bùi Thanh Sơn và Đinh Toàn Thắng (2019): Mô hình phát triển của một số nướcTây Bắc Âu, Hội đồng lý luận trung ương. 12, 13 John Logue (2016): “Trade unions in the Nordic countries”, Aarhus University. 14, 16 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.42, tr.131, 132-133.15 Nguyễn Minh Hoàn: “Quan điểm của chủ nghĩa Mác về công bằng xã hội vớitư cách thước đo trình độ giải phóng con người”, Tạp chí Triết học, số 5 (192),tháng 5-2007.

Page 58: Mục lục - hdll.vn

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

58 SỐ 78 (212) - 2020

1. Nhận thức về Phúc lợi xã hộiCùng với an sinh xã hội (ASXH),

phúc lợi xã hội (PLXH) là nhữngchính sách đậm chất nhân văn nhấttrong bất cứ quốc gia nào với các chếđộ chính trị khác nhau. uật ngữPLXH được dịch từ tiếng anh là So-cial Welfare. Tuy nhiên, ở Việt Namcó những nơi, có những tài liệu dịchSocial welfare theo nghĩa của bảo trợxã hội. Điều này cũng dễ hiểu bởi cónhững nội dung của PLXH trùngvới những hoạt động trợ giúp xã hội.PLXH được hiểu một cách chungnhất là một hệ thống các chính sách,các chương trình và các dịch vụnhằm đáp ứng những nhu cầu thiếtyếu của các nhóm xã hội khác nhauvề kinh tế, văn hoá, giáo dục vàchăm sóc sức khoẻ...eo chúng tôi,các chính sách và giải pháp PLXH

tập trung vào nhóm người yếu thế,nhóm người thiệt thòi trong xã hộinhiều hơn nhằm hướng tới sự côngbằng xã hội. eo từ điển Bách khoaViệt Nam1, PLXH là một bộ phậnthu nhập quốc dân được sử dụngnhằm thoả mãn những nhu cầu vậtchất và tinh thần của các thành viêntrong xã hội, chủ yếu được phânphối ngoài thu nhập theo lao động,phân phối lại.

Dưới giác độ kinh tế học phúc lợi,PLXH là những biện pháp của nhànước và xã hội nhằm khắc phụcnhững “thất bại”, khiếm khuyết củathị trường. Bản chất của PLXH làcách giảm thiểu sự bất công bằngtrong xã hội, đảm bảo cho các thànhviên trong xã hội đều có thể thụhưởng những cái “chung” của xã hội.Trên bình diện quốc gia, một mặt

thỰc tiỄn phúc Lợi Xã hội chO ngƯỜi LaO ĐỘng tRÊn thế giỚi

và gỢi mở chO việt nam

l PGS, TS mạc Văn TiếnTrường Đại học Trưng Vương

Page 59: Mục lục - hdll.vn

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

59SỐ 78 (212) - 2020

nền kinh tế phải làm cho cái “bánh”của xã hội to ra; mặt khác phải “chia”cái “bánh” đó “hợp lý”. Như vậy, cóthể thấy, giữa ASXH và PLXH đã cósự khác biệt. Nếu như mục tiêu củaASXH là góp phần đảm bảo thunhập thì mục tiêu của PLXH là giảmbớt sự bất công bằng xã hội. Tuynhiên, giữa ASXH và PLXH có cùngmột mục tiêu hướng đến là một xãhội hưng thịnh và hạnh phúc chomọi người (A.Smith).

Trong kinh tế học phúc lợi, mộtvấn đề thường được đưa ra bàn luậntrong PLXH là mối quan hệ giữahiệu quả và công bằng. Liệu có thểđánh đổi, “hy sinh” hiệu quả (kinhtế, xã hội...) để đạt được công bằngxã hội hay không? hoặc đánh đổi ởgiới hạn nào thì có lợi nhất, vừa đạtđược hiệu quả, vừa đảm bảo đượccông bằng. Trong nền kinh tế thịtrường, với việc tối đa hóa lợinhuận, các doanh nghiệp phải tínhđến hiệu quả kinh tế với việc giảmthiểu các chi phí, trong đó có các chiphí cho PLXH. Ngược lại, Chínhphủ muốn xã hội ổn định, phải cócác giải pháp, chính sách để giảmbớt sự bất công trong xã hội. Hai

mục tiêu này dường như là mâuthuẫn khó dung hoà. Tuy nhiên,trên thực tế, kinh tế học phúc lợi đãchỉ ra rằng xã hội sẽ phát triển bềnvững nếu như dung hoà được hiệuquả và công bằng. Đây cũng chínhlà một trong những nội dung của lýthuyết Pareto trong kinh tế họcphúc lợi. Lý thuyết này chỉ ra rằng,đa số các chính sách đều có thể dẫntới việc một số đông người được lợitrong khi đó một số khác chịu thiệt.Vấn đề đặt ra là làm thế nào để thayđổi chính sách nhiều người đượclợi, nhưng không làm cho ai bị thiệt(như hiện nay với định hướng là“không để ai lại phía sau”). Nói mộtcách khác, phúc lợi xã hội là làm chocả xã hội được lợi, nếu như mọi cánhân trong xã hội được lợi (hoặctrực tiếp hoặc gián tiếp). Ví dụ, nhưviệc Nhà nước cho xây dựng mộtcông viên, hoặc một vườn trẻ tạikhu dân cư hoặc một khu côngnghiệp. Khi đó lợi ích của tất cả mọingười là như nhau, người dân vàngười lao động trong khu dân cư,trong khu công nghiệp đều đượchưởng tiện ích như nhau. Một ví dụkhác, khi xây dựng các bệnh viện,

Page 60: Mục lục - hdll.vn

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

60 SỐ 78 (212) - 2020

người ta không quan tâm ai sẽ làngười sẽ chữa bệnh ở đấy dù họ làngười giàu hay người nghèo, mà chỉquan tâm có thể chữa được nhữngnhóm bệnh nào đối với mỗi loạibệnh viện. Khi đó mọi người có nhucầu chữa bệnh đều được cung cấpcác dịch vụ y tế, đều được chăm sócsức khoẻ như nhau. Tuy nhiên, đólà về mặt chính sách PLXH, còn sựlựa chọn của cá nhân hoặc cácnhóm cá nhân lại phụ thuộc vàođiều kiện cụ thể của họ mà trongkinh tế học phúc lợi xã hội, gọi lànhững “mức độ quan tâm” khácnhau. Chẳng hạn, đối với nhữngcông nhân, lao động, vấn đề quantâm của họ là làm sao có được việclàm, có thu nhập thỏa đáng, có đượccác điều kiện sinh sống để đảm bảotái sản xuất sức lao động. Kinh tếhọc phúc lợi xã hội chỉ ra rằng,trong PLXH vai trò của Chính phủlà rất lớn và chỉ có Chính phủ mớicó thể điều chỉnh được nhữngkhiếm khuyết, những thất bại củathị trường. Quay trở lại với ví dụ xâydựng công viên, vườn trẻ nêu trên.Nếu chỉ vì lợi nhuận, chưa chắc đãcó doanh nghiệp nào bỏ kinh phí ra

đầu tư. Nhưng vì lợi ích chung nênChính phủ phải tổ chức xây dựng(bằng nguồn vốn nhà nước).

Đối với các nhà hoạch định chínhsách PLXH là làm sao tiếp cận đếnsự cân bằng hai yếu tố hiệu quả vàcông bằng, cái gì có thể đánh đổiđược và cái gì là không thể để đạtđược cả hai yếu tố này. Như vậy, vềbản chất, PLXH không phải là sựcho không mà đó là chính sách vàcác giải pháp của Chính phủ, vớinguồn lực còn hạn chế, phải đảmbảo đem lại lợi ích cho số đông,nhưng không vì thế mà làm tổn hạiđến lợi ích của số ít; đồng thời phảitiệm cận được hai yếu tố hiệu quả vàcông bằng. 2. Thực tiễn về phúc lợi xã hội đối vớingười lao động của các nước

Như đã biết, từ cách tiếp cận lýthuyết, giữa an sinh xã hội (ASXH)và phúc lợi xã hội (PLXH) có nhữngkhác biệt, mặc dù cùng hướng tớimục tiêu chung là xây dựng một xãhội hưng thịnh và hạnh phúc chomọi người. Nếu như trong cácchương trình ASXH mục đích chínhlà phân phối lại thu nhập giữa cácnhóm dân cư và phân phối lại thu

Page 61: Mục lục - hdll.vn

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

61SỐ 78 (212) - 2020

nhập giữa các giai đoạn trong cuộcđời của một con người, thì cácchương trình PLXH là sự phối hợpgiữa phân phối lại và sự chuyển giaothu nhập và trong một số trườnghợp, là hiện vật. Trong ASXH, sựphân phối lại thu nhập có thể đượcthực hiện thông qua thuế (ngườidân đóng thuế và Chính phủ thựchiện các chương trình xã hội) hoặcthông qua cơ chế đóng góp (chẳnghạn chương trình bảo hiểm xã hội)hoặc thông qua cơ chế chia sẻ, tựquản (chẳng hạn các chương trìnhtrợ giúp xã hội)... Trong khi đó trongPLXH, cơ chế phân phối và chuyểngiao có tính chất chủ đạo và thườngđược thực hiện bởi Chính phủ,thông qua thuế.

Như đã nêu trên, chính sáchPLXH là chính sách hướng tới đếnsự cân bằng giữa hai yếu tố hiệu quảvà công bằng trong khi tổng nguồnlực của xã hội thực hiện hữu hạn.Chính phủ các nước khi xây dựngchính sách PLXH phải đảm bảođem lại lợi ích cho số đông, nhưngkhông phải vì thế mà làm tổn hạiđến lợi ích của số ít. Muốn đất nướcphát triển, xã hội ổn định, Chính

phủ phải có các chính sách nhằmđảm bảo những nhu cầu tối thiểucho người dân (không bị đói nghèo,được chữa bệnh, được học hành, cónhà ở và những dịch vụ xã hội cơbản khác). Đồng thời phải có chínhsách khuyến khích người dân làmgiàu, để xã hội ngày càng có nhiềungười giàu, kinh tế tăng trưởng.Điều này cho thấy, mục tiêu củachính sách PLXH là một mặt,khuyến khích mọi người làm giàu đểtạo ra cái “bánh” ngày càng to (mụctiêu tăng trưởng); mặt khác, phảichia cái “bánh” này như thế nào đểngười dân, trong đó có công nhânlao động có thể có được “miếngbánh” to hơn, nhưng “miếng bánh”của người giàu không vì thế mà nhỏđi (mục tiêu bình đẳng, công bằng).Tuy nhiên, cho đến nay thực tế vẫncó những vấn đề đang gây nhiềutranh cãi, đó là “chiếc bánh” to nhưthế nào là vừa (tăng trưởng đến đâu)và chia chiếc bánh thế nào ( bìnhđẳng như thế nào)? Liệu có thể hysinh tăng trưởng để đổi lấy sự côngbằng hay không? Và ngược lại, liệucó thể chấp nhận bất công bằng, bấtbình đẳng để có sự tăng trưởng?.

Page 62: Mục lục - hdll.vn

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

62 SỐ 78 (212) - 2020

Liệu có thể chấp thuận sự giảm sútphúc lợi của một nhóm đến mứcnào đó để đổi lấy sự gia tăng phúclợi của nhóm khác không?... Đây lànhững vấn đề của nền kinh tế thếgiới, nhất là đối với các nước đangphát triển. Đối với các nước này,tăng trưởng kinh tế là rất cần thiết,nhưng nhiều quốc gia tăng trưởng“nóng” lại không giải quyết đượcvấn đề bất công bằng, bất bình đẳngxã hội. Có thể khẳng định rằng tăngtrưởng kinh tế là cần thiết nhưngtăng trưởng không đồng nghĩa với“phát triển”. Tăng trưởng kinh tế làđiều kiện cần nhưng chưa thể làđiều kiện đủ cho sự phát triển, nếukhông gắn với thực hiện công bằngxã hội. Chính sách phúc lợi xã hộicủa các quốc gia chính là điều kiệncần để cùng với tăng trưởng, tạo rasự phát triển.

Trong chính sách PLXH có hailoại chương trình phúc lợi chủ yếu.Loại thứ nhất là trợ cấp dưới dạngtiền mặt cho đối tượng thụ hưởngđược trực tiếp sử dụng cho các mụctiêu cá nhân. Chương trình phúc lợithông qua trợ cấp tiền mặt đượcthực hiện cho những đối tượng/

nhóm đối tượng khác nhau và có sựkhác biệt giữa các nước. Chẳng hạn,ở Hoa kỳ, chương trình trợ cấp bằngtiền mặt gồm có trợ giúp gia đình cóđông con phải nuôi (trợ cấp toànphần hoặc bán phần) và hỗ trợ thunhập. Trợ giúp gia đình nhằm đảmbảo cho các gia đình đông connhưng thu nhập thấp hoặc không cóthu nhập có một ngân quỹ gia đìnhđảm bảo những chăm sóc tối thiểucho trẻ em. Ngược lại, chương trìnhhỗ trợ thu nhập nhằm đảm bảochăm sóc cho người cao tuổi vàngười tàn tật có thu nhập thấp (đâylà loại trợ cấp hỗ trợ thêm cho cáctrợ cấp bảo trợ xã hội chứ khôngphải là trợ cấp bảo trợ xã hội). Cácchương trình này là những chươngtrình xã hội do Chính phủ tổ chứcthực hiện và thông qua ngân sáchLiên bang hoặc các Bang.

Loại chương trình thứ hai lànhững trợ cấp cho những mục đíchđặc biệt, như các trợ giúp về chămsóc y tế, nhằm đảm bảo các dịch vụchăm sóc y tế miễn phí đối vớinhững nhóm dân cư có thu nhậpthấp, hoặc trợ giúp về nhà ở chongười dân không có nhà ở; những

Page 63: Mục lục - hdll.vn

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

63SỐ 78 (212) - 2020

vật dụng cần thiết cho những đốitượng đặc biệt (như dụng cụ hỗ trợđi lại cho người tàn tật)... Những loạitrợ cấp này được gọi là trợ cấp hiệnvật. Trong chương trình này, nhànước đảm bảo cung cấp các hànghoá, vật dụng cho các nhóm đốitượng cụ thể. Trong nhiều trườnghợp, Nhà nước có thể trả tiền cho cácnhà cung cấp tư nhân để họ cung cấpcho các đối tượng thụ hưởng (ở rấtnhiều nước, khu vực tư nhân cũngđược phép thực hiện các dịch vụcông). Những chương trình PLXHnày được xây dựng nhằm phân phốilại một phần thu nhập cho nhữngngười có thu nhập thấp, thông quacung cấp hiện vật, để không làm tăngchi phí gia đình của các nhóm đốitượng này. Hiện nay, nhiều ngườicho rằng, xét về khía cạnh hiệu quả,chương trình PLXH thông qua phânphối bằng hiện vật nhiều khi khônghiệu quả bằng phân phối bằng tiềnmặt. Ví dụ, để đảm bảo cho người laođộng nghèo có nhà ở, Chính phủ tậptrung vào việc xây nhà cho nhữngngười không có nhà hoặc nhà ởkhông đảm bảo các điều kiện sinhsống tối thiểu. Tuy nhiên, trên thực

tế, nhiều khi người lao động nghèocảm thấy nhà ở chưa phải là thiết yếunhất đối với cuộc sống hiện tại củahọ mà là công ăn việc làm của cácthành viên trong gia đình. Đảm bảocông ăn việc làm, có thu nhập ổnđịnh mới là cái mà người lao độngcần nhất. Khi đó họ cần tiền đề đượctham gia các khoá đào tạo để nângcao kỹ năng nghề, từ đó có cơ hội tìmđược việc làm có thu nhập tốt hơn,hơn là có căn nhà tiện nghi hơn. Khicó tiền họ có thể thuê nhà (theo cácchương trình nhà ở xã hội). Vì thế họcho rằng được cấp hoặc hỗ trợ vềnhà ở không hiệu quả bằng việc trợcấp tiền để họ được đào tạo nghềnghiệp, có được việc làm ổn định.Mặt khác, chưa kể khi Chính phủ xâynhà cho người lao động nghèo,nhưng chưa chắc người lao động đãđược ở trong những ngôi nhà đó (họcó thể bán đi để có tiền chi phí chonhững nhu cầu thiết yếu hơn, cấpthiết hơn hoặc có những ngườimượn danh người lao động nghèo đểcó thêm nhà ở...và vì thế mục tiêucủa Chính phủ không đạt được).

Tại châu Âu, CHLB Đức là mộttrong những quốc gia có hệ thống

Page 64: Mục lục - hdll.vn

phúc lợi xã hội toàn diện nhất.Giống như các quốc gia phát triểnkhác, Đức dành một khoản chi tiêucông lớn cho phúc lợi xã hội.Khoảng 849 tỷ Euro được chi chophúc lợi trong năm 2014, tươngđương với 29% tổng sản phẩm quốcnội của Đức. Đặc biệt đối với ngườithất nghiệp hoặc không thể đảmbảo đủ sinh kế thông qua thu nhậphoặc tài sản, Chính phủ Đức có 3loại hỗ trợ: (i) Trợ cấp thất nghiệpđược cung cấp trong một khoảngthời gian nhất định; (ii) Trợ cấp thấtnghiệp II được hỗ trợ khi mà ngườidân trong độ tuổi lao động đangtìm kiếm việc làm; (iii) Hỗ trợ thunhập được cấp cho những ngườikhông có khả năng lao động nhữngsống với người có khả năng laođộng. Trợ cấp thất nghiệp II có thểđược cung cấp cho những người cóviệc làm nhưng không thể đảm bảođủ sinh kế bằng thu nhập. Đối vớiviệc hỗ trợ thu nhập, những ngườikhông có khả năng làm việc đangsống với ít nhất một người có khảnăng làm việc sẽ được nhận khoảntrợ cấp tương tự như trợ cấp thấtnghiệp II.

Tuy nhiên, hiện đang có nhữngquan điểm khác nhau về các chươngtrình PLXH kiểu này (cả trợ cấpbằng tiền và trợ cấp bằng hiện vật).Có quan điểm cho rằng, với nhữngtrợ cấp xã hội từ các chương trìnhPLXH sẽ dẫn đến sự ỷ lại của đốitượng, giảm sự cố gắng của đốitượng (tương tự như trợ cấp thấtnghiệp nếu quá cao và thời gianhưởng quá lâu sẽ không khuyếnkhích đối tượng thụ hưởng tích cựctìm kiếm việc làm). Rõ ràng, chế độphúc lợi làm tăng cường quan niệm“không làm mà hưởng”, làm giảm đinỗ lực làm việc và không khí tíchcực cố gắng của xã hội, ngoài racũng sẽ tạo thành tổn thương chonền kinh tế. William Arthur Niska-nen, nhà kinh tế học người Mỹ chỉra rằng, chế độ phúc lợi tạo thành“văn hóa bần cùng”, bao quát nghèokhó, tính phụ thuộc vào phúc lợi,thất nghiệp, phá thai v.v.. Mộtnghiên cứu kiểm nghiệm củaNicholas biểu thị rằng, trongChương trình Trợ giúp gia đình cótrẻ em (AFDC), thu nhập của nhữngngười thụ nhận cứu trợ tăng thêm1%, sẽ khuyến khích số người thụ

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

64 SỐ 78 (212) - 2020

Page 65: Mục lục - hdll.vn

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

65SỐ 78 (212) - 2020

nhận tăng 3%, số người nghèo khótăng 0,8%, tỷ lệ phụ nữ sinh conkhông kết hôn tăng 2,1%. Điều nàychứng thực rằng, tính kích thíchngược của phúc lợi cao tạo thành sựphụ thuộc của con người vào phúclợi, làm giảm ý thức trách nhiệm củacon người. Quan điểm khác lại chorằng, với kiểu trợ cấp mang tính “bốthí”, có tính bình quân như vậy thìkhông đủ để cho các đối tượng cóthể giải quyết được những vấn đề cơbản trong cuộc sống, không đủ đểcho những người lao động nghèophá vỡ được vòng luẩn quẩn của đóinghèo. Trong kinh tế phúc lợi, đâychính là những vấn đề cần giải quyếtgiữa hiệu quả và công bằng. Khi nàocác trợ cấp từ chương trình PLXHgiảm bớt được sự bất công trong xãhội và khi nào thì những trợ cấp nàyđem lại hiệu quả tối ưu nhất? Đây lànhững câu hỏi cần được giải đáp.Trong thực tế việc phân phối bằnghiện vật trong PLXH thường kémhiệu quả, không thực hiện đượcbình đẳng (cũng tương tự như việcphân phối nhu yếu phẩm, phân phốinhà ở của Việt Nam trong thời kỳbao cấp). Đặc biệt, một trong những

tiêu chí để được hưởng trợ cấp bằnghiện vật từ chương trình PLXH làthu nhập của cá nhân và gia đìnhngười lao động. Nếu thu nhập bìnhquân đầu người trong gia đình thấphơn một mức quy định nào đó thìgia đình hoặc cá nhân đó được nhậntrợ cấp. Mức này trong kinh tế họcphúc lợi được gọi là “đường thunhập chuẩn”. Điều này dẫn đến tìnhtrạng sẽ có sự lạm dụng hoặc sựkhông rõ ràng về “ biên giới” giữađược và không được trợ cấp ở“đường thu nhập chuẩn” này. Caohơn đường chuẩn này (dù chỉ mộtchút ít thôi) thì không được, ngượclại, thấp hơn (một chút ít) lại đượchưởng trợ cấp, được phân phối hiệnvật. Đây chính là điều dễ tạo ra sựbất bình đẳng mới hoặc sự khônghiệu quả của phân phối phúc lợi xãhội, không khuyến khích người thụhưởng tích cực làm việc. Ví dụ“đường thu nhập chuẩn” là 100 đơnvị. Nếu người lao động A có thunhập là 101 đơn vị thì không đượchưởng trợ cấp, nhưng người laođộng B có thu nhập chỉ 99 đơn vị thìlại được hưởng trợ cấp. Giả sử mứctrợ cấp có giá trị là 20 đơn vị, người

Page 66: Mục lục - hdll.vn

lao động B sẽ có tổng thu nhập là119 đơn vị. Dưới giác độ kinh tế họcphúc lợi, chỉ vì có thêm 1 đơn vị thunhập (101) mà tổng thu nhập kỳvọng của lao động A bị giảm đi 19đơn vị (20 đơn vị - 1 đơn vị). Trongkhi đó, nếu như lao động A chỉ khaigiảm đi 02 đơn vị thu nhập (còn 99đơn vị) hoặc làm ít đi để thu nhậpchỉ còn 99 đơn vị, thì thu nhập thựctế của người này sẽ tăng lên 19 đơnvị (101 đơn vị -2 đơn vị + 20 đơn vịtrợ cấp). Ví dụ trên cho thấy, cácchương trình PLXH với tiêu chuẩnđược hưởng khác nhau thường làm“méo mó” động cơ làm việc, ngườita sẽ có xu hướng làm việc ít đi để cóthu nhập thấp đi, nhưng lại có tổngthu nhập thực tế cao hơn, do đượchưởng trợ cấp từ chương trìnhPLXH. Nói cách khác, trợ cấp bằnghiện vật (nhà ở, y tế...) làm thay đổihành vi của người hưởng trợ cấp vàtạo ra phi hiệu quả cả khía cạnhkinh tế và khía cạnh xã hội. Tuynhiên, trong một số trường hợp, trợcấp bằng hiện vật hiệu quả hơn sovới trợ cấp bằng tiền, xét từ khíacạnh xã hội, đặc biệt là từ khía cạnhquyền con người. Quyền được chăm

sóc y tế là một trong những quyềncủa con người là một ví dụ. Ngườilao động, bất kể giàu hay nghèo đềuđược quyền chăm sóc y tế. Tuynhiên, nhiều người lao động nghèo,không thể có đủ kinh phí để chữa trịbệnh, nếu như họ không được sự hỗtrợ của nhà nước. Khi đó, cácchương trình PLXH về chăm sóc sứckhoẻ, thông qua việc cung cấp thuốcmen và các vật phẩm y tế khác tỏ rahữu ích hơn là các trợ cấp bằng tiền.Vấn đề được đặt ra trong các chươngtrình PLXH của Chính phủ là liệucác trợ cấp có nên cấp cho tất cảnhững người lao động nghèo (chỉ vìhọ có thu nhập thấp hơn “đường thunhập chuẩn” nêu trên) hay chỉ dànhcho những nhóm đối tượng nhấtđịnh. Chẳng hạn ở Mỹ, một trongnhững chương trình PLXH là trợcấp thu nhập thêm cho người nghèo.Đối tượng được hưởng từ chươngtrình này không phải là tất cả nhữngngười nghèo mà chỉ dành chonhững người già hoặc những ngườinghèo không còn khả năng lao độnghoặc những người lao động có đôngcon, lao động nữ goá bụa phải nuôicon. Một số Bang của Mỹ còn đưa ra

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

66 SỐ 78 (212) - 2020

Page 67: Mục lục - hdll.vn

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

67SỐ 78 (212) - 2020

chương trình trợ cấp cho các giađình lao động đông con mà cha hoặcmẹ bị thất nghiệp. Những trợ cấploại này trong PLXH gọi là trợ cấpphân loại (theo các nhóm đốitượng). Trợ cấp phân loại, trongnhững bối cảnh cụ thể, đảm bảo việcphân phối lại thu nhập một cách cóhiệu quả hơn, thực sự hữu ích chonhững người hưởng trợ cấp (ví dụ,trợ cấp đối với gia đình đông con cóbố hoặc mẹ bị thất nghiệp - ngoàitrợ cấp bảo hiểm thất nghiệp),không tạo ra sự bình quân và khôngtạo ra sự phản ứng xã hội. Tuynhiên, cũng có những mặt trái củanhững loại trợ cấp phân loại này,nhất là về khía cạnh xã hội. Chẳnghạn như chương trình trợ cấp chocác gia đình chỉ bố hoặc mẹ phảinuôi con cái ở Mỹ đã vô hình chung,làm gia tăng nhiều gia đình khôngcó bố (những đứa trẻ sinh ra ngoàigiá thú). Hoặc chương trình trợ giúpngười cao tuổi cũng tạo ra những hệluỵ không mong muốn. ay vì concái phải có trách nhiệm hơn với bốmẹ già thì nay, nhờ có chương trìnhchăm sóc của Chính phủ, con cái họsẽ giảm mức độ đóng góp cho bố mẹ

và vì thế thu nhập của người già sẽbị giảm đi, nhất là khoản thu nhậptừ sự đóng góp của con cái. Nói cáchkhác, lợi ích mà Chính phủ mongmuốn là chăm sóc tốt hơn cho ngườigià lại đem lại lợi ích (lợi ích ròng,xét từ khía cạnh kinh tế) cho con cáihọ, những người phải có tráchnhiệm chính phải chăm sóc bố mẹgià của mình (giảm mức đóng góp).Do đó, trong các chương trìnhPLXH nhiều khi không phải là mứctrợ giúp là bao nhiêu, mà là tráchnhiệm của cộng đồng, của từng cánhân đối với các chương trình đónhư thế nào. Có quan điểm chorằng, trợ cấp phân loại trong cácchương trình PLXH trong nhiềutrường hợp đạt được hiệu quả,nhưng lại không đảm bảo sự côngbằng. Quan điểm này cho rằngChính phủ không nên có sự phânbiệt giữa các nhóm đối tượng. Khihọ đã nghèo như nhau thì phải đượchưởng mức trợ cấp như nhau, bất kểhoàn cảnh của họ. Nghĩa là khôngnên quy định có các nhóm đốitượng được “ưu tiên hơn”. Đây chínhlà các “vấn đề” của Chính phủ trongthực tiễn thực hiện các chương trình

Page 68: Mục lục - hdll.vn

phúc lợi xã hội.Tóm lại, về lý thuyết, PLXH là một

trong những đối trọng của “tăngtrưởng”, là một trong những thànhtố của sự phát triển.Chính sách PLXHhướng tới đảm bảo sựcân bằng được giữahiệu quả và công bằng.Chính sách PLXH phảilà động lực để tăngtrưởng kinh tế và pháttriển xã hội. Tuy trên,trên thực tế, việc xâydựng và thực hiệnchính sách PLXH đểđạt được hai mục tiêutrên phụ thuộc nhiềuvào năng lực xây dựngchính sách và năng lựctổ chức thực hiện của những ngườithực thi chính sách.3. Đôi điều gợi ý cho Việt nam

Một chính sách, một chươngPLXH chỉ có thể có hiệu quả, như đãnêu trên, ai cũng có thể được hưởng,không ai bị bỏ lại phía sau. Qua kinhnghiệm của các nước, để đảm bảoPLXH bền vững cho người lao động,cần phải thực hiện bằng cả “hai

chân”, đó là “chân nhà nước” và “chândoanh nghiệp”.

Đối với nhà nước, chương trìnhPLXH bao gồm các chương trình

chung hướng tới chomọi người dân và cácchương trình chuyênbiệt, hướng tới nhữngnhóm lao động đặc thù,nhưng đều hướng tớiđảm bảo sự công bằngcho mọi người. Tuynhiên, nhà nước chỉ làngười định hình chínhsách, nhưng chuyểngiao cho các đối tác xãhội khác thực hiện, nhưchương trình nhà ở xãhội cho công nhân, xâydựng các khu công viên,

vườn trẻ, để đảm bảo an ninh và ansinh cho người lao động, để họ vừayên tâm lao động, vừa có điều kiện đểtái tạo sức lao động. Điều này gắn vớivấn đề quy hoạch đô thị và quy hoạchcác khu công nghiệp. Không nênđịnh hướng tăng trưởng kinh tế trước(phát triển KCN) rồi mới giải quyếtcông bằng xã hội (xây nhà trẻ, trườnghọc, bệnh viện, công viên,...) mà phải

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

68 SỐ 78 (212) - 2020

PLXH là một trongnhững đối trọng của“tăng trưởng”, là mộttrong những thành tốcủa sự phát triển.Chính sách PLXHhướng tới đảm bảo sựcân bằng được giữahiệu quả và công bằng.Chính sách PLXHphải là động lực đểtăng trưởng kinh tế vàphát triển xã hội.

Page 69: Mục lục - hdll.vn

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

69SỐ 78 (212) - 2020

được thực hiện ngay từ khâu lập quyhoạch và thực hiện quy hoạch. Ngoàira, cần rà soát lại các chương trìnhPLXH đang được thực hiện, chẳnghạn chương trình y tế cho ngườinghèo (trong đó có lao động nghèo)thông qua BHYT, để hiệu quả hơn,tránh sự lạm dụng đang có xu hướnggia tăng như hiện nay.

Đối với các doanh nghiệp, bêncạnh các PLXH bắt buộc, cần giatăng các loại PLXH tự nguyện dựatrên cơ sở trách nhiệm xã hội củadoanh nghiệp, tạo thêm động lực laođộng đối với công nhân lao động.Các chương trình PLXH của doanhnghiệp trong xu hướng mới, đó là:

- Tạo môi trường làm việc (trongbối cảnh 4.0). Các doanh nghiệp nênthực hiện chế độ làm việc linh hoạt,làm việc từ xa, trên cơ sở hiệu quảcông việc, chất lượng đầu ra củacông việc.

- Chương trình chăm sóc sức khỏecủa doanh nghiệp. Song song với cácchương tình BHYT của Chính phủ,các doanh nghiệp cần tăng cường cáchoạt động chăm sóc sức khỏe chongười lao động thông qua cácchương trình BHYT bổ sung, khámsức khỏe định kỳ, các hoạt động thểchất để nâng cao sức khỏe cho ngườilao động của doanh nghiệp.

- Cải thiện các bữa ăn công nghiệp.Đây là điều rất quan trọng, bên cạnhthời giờ nghỉ ngơi, đảm bảo chongười lao động tái tạo sức lao độngtrong ngày làm việc. Bữa ăn côngnghiệp không chỉ đủ chất dinhdưỡng mà còn phải đảm bảo an toànvệ sinh thực phẩm.

- Tạo điều kiện cho người lao độnggia tăng các hoạt động cộng đồng,hoạt động giao lưu. Các hoạt độngnên đi vào thực chất, tránh hiện tượngphong trào hoặc làm hình thức n

1 Từ điển bách khoa Việt nam, Nxb Từ điển bách khoa, 2003.

Page 70: Mục lục - hdll.vn

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN THôNG TIN - Tư LIỆU

70 SỐ 78 (212) - 2020

Sáng 15-01-2020, tại Hà Nội,Hội đồng Lý luận Trung ươngtổ chức Hội nghị Cộng tác viên

năm 2019. Dự Hội nghị có đông đủcác đồng chí cộng tác viên nguyên làcán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước,các nhà khoa học, các chuyên gia lýluận hàng đầu nhiều năm gắn bó vàcộng tác với Hội đồng Lý luận Trungương. Đồng chí Nguyễn Xuân ắng,Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch

Hội đồng Lý luận Trung ương, Giámđốc Học viện Chính trị quốc gia HồChí Minh chủ trì Hội nghị.

Năm 2019, Hội đồng Lý luậnTrung ương đã hoàn thành tốt cácnhiệm vụ:

1. Xây dựng các  Báo cáo tư vấntrình Bộ Chính trị, Ban Bí thư (Báocáo tư vấn một số vấn đề trọng tâmphục vụ xây dựng dự thảo Báo cáoChính trị trình Đại hội XIII của Đảng;

hỘi nghị cỘng tác viÊn hỘi Đồng Lý Luận tRung Ương năm 2019

Page 71: Mục lục - hdll.vn

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNTHôNG TIN - Tư LIỆU

71SỐ 78 (212) - 2020

Báo cáo tư vấn về một số vấn đề trọngtâm phục vụ xây  dựng Báo cáo 10năm thực hiện Cương lĩnh 2011; Báocáo tư vấn về: “Một số vấn đề lý luận -thực tiễn đặt ra và định hướng giảipháp trên một số lĩnh vực lớn trong bốicảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”;dự thảo Báo cáo tư vấn về: “Mô hìnhtổ chức tổng thể của hệ thống chính trịViệt Nam phù hợp với yêu cầu, điềukiện cụ thể trong giai đoạn mới”.

2. Cơ bản hoàn thành nhiệm vụTổng kết 30 năm thực hiện Cươnglĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳquá độ lên CNXH; trọng tâm là 10năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung,phát triển năm 2011).

3. Tổ chức thành công ba kỳ họpcủa Hội đồng nhiệm kỳ 2016 - 2021(Kỳ họp thứ 9, 10 và 11): Tậptrung thảo luận về (1): Báo cáo tư vấnmột số vấn đề trọng tâm phục vụ xâydựng dự thảo Báo cáo Chính trị trìnhĐại hội XIII của Đảng; Báo cáo tưvấn về một số vấn đề trọng tâm phụcvụ xây dựng Báo cáo 10 năm thựchiện Cương lĩnh 2011; (2) “Một số vấnđề nhận thức lý luận - thực tiễn cầnlàm rõ phục vụ xây dựng dự thảo Báocáo Chính trị và các văn kiện trình

Đại hội XIII của Đảng”; (3) “Mô hìnhtổ chức tổng thể của hệ thống chính trịViệt Nam phù hợp với yêu cầu, điềukiện cụ thể trong giai đoạn mới”.

4. Ban Chủ nhiệm Chương trìnhKX.04/16-20 đã tổ chức hội đồngđánh giá kết quả nghiên cứu vànghiệm thu cấp quốc gia. Đến nayđã có 20/33 đề tài tổ chức Hội đồngtự đánh giá và 13 đề tài bảo vệ cấpquốc gia.

5. Tiếp tục đẩy mạnh công tác đốingoại và hợp tác quốc tế, phối hợpvới Ban Đối ngoại Trung ương tổchức thành công các cuộc hội thảo,đối thoại, trao đổi lý luận với ĐảngCộng sản Pháp về chủ đề “Những cơhội và thách thức chủ yếu trong giaiđoạn hiện nay đối với vai trò chính trịcủa Đảng Cộng sản Pháp tại châu Âuvà đối với sự nghiệp đổi mới, pháttriển đất nước của Đảng Cộng sảnViệt Nam”; với Đảng Nhân dân Cáchmạng Lào về chủ đề: “Xây dựng Đảngvà hệ thống chính trị trong tình hìnhmới”; với Đảng Cộng sản TrungQuốc về chủ đề: “Những vấn đề cótính quy luật trong quá trình hiện đạihóa xã hội chủ nghĩa”;  với ĐảngCộng sản Nhật Bản về chủ đề “Tình

Page 72: Mục lục - hdll.vn

hình thế giới và khu vực - cơ hội vàthách thức đối với các nước...

6. ành lập Ban Chỉ đạo 35 và Tổư ký Ban Chỉ đạo 35 của Hội đồngLý luận Trung ương. Tổ chức cuộchọp với các chuyên gia, nhà khoa họcxác định các luận điểm, quan điểm,trên cơ sở đó xây dựng Đề án đấutranh phản bác các quan điểm saitrái, thù địch của Hội đồng Lý luậnTrung ương năm 2019, theo kếhoạch chung của Ban Chỉ đạo 35.Trực tiếp viết các bài phê phán cácquan điểm sai trái, thù địch và đấutranh với cá nhân có quan điểm tráivới chủ trương, đường lối của Đảng.

7. Phát huy tốt hơn vai trò đầu mốitập hợp, phát huy trí tuệ của giớinghiên cứu lý luận, nhất là thông quaviệc ký kết và thực hiện chương trìnhhợp tác giữa Hội đồng với một sốđơn vị, địa phương...

8. am gia nhiệm vụ ường trựcTổ Biên tập Văn kiện Đại hội XIII,tích cực, chủ động triển khai thựchiện các nhiệm vụ theo yêu cầu củaTổ Biên tập Văn kiện Đại hội XIII.

9. Tổ chức thẩm định các văn bảndo ban, bộ, ngành Trung ương gửixin ý kiến.

11. Tiếp tục đổi mới và nâng caochất lượng trang ông tin điện tửcủa Hội đồng và Bản tin Lý luận vàực tiễn.

10. Hoàn thành một số công việcquan trọng khác.

Để đạt được những kết quả nêutrên là do: Hội đồng, Cơ quan Hộiđồng luôn nhận được sự quan tâm,chỉ đạo, định hướng kịp thời củaBộ Chính trị, Ban Bí thư; sự giúpđỡ hiệu quả của Văn phòng Trungương Đảng và các ban của Đảng,các bộ, ban, ngành, địa phương; sựđoàn kết, ý thức trách nhiệm và sựnỗ lực cao của tập thể ường trựcHội đồng, cán bộ, công chức, ngườilao động Cơ quan Hội đồng và cácthành viên Hội đồng, các Cộng tácviên của Hội đồng.

Các ý kiến phát biểu tại buổi gặpmặt đã tập trung đánh giá rõ hơnkết quả công tác của Hội đồng năm2019; trao đổi, gợi ra một số vấn đềvừa bức thiết, vừa cơ bẳn về lý luậnvà thực tiễn do sự phát triển đấtnước đang đặt ra đòi hỏi vai trò,trách nhiệm tư vấn của Hội đồngLý luận Trung ương trong năm2020 n

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN THôNG TIN - Tư LIỆU

72 SỐ 78 (212) - 2020