Mau ke hoach bai day

11
Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản Mẫu kế hoạch bài dạy . Người soạn Họ và tên Nguyễn Thị Minh Thư Nguyễn Thị Kim Pha Nguyễn Thị Huy Nguyễn Thị Tuyết Hạnh Quận Trường Đh Sư phạm Tp.HCM Trường Đại Học Sư Phạm Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh Tổng quan về bài dạy Tiêu đề bài dạy Kẻ giết người thầm lặng Tóm tắt bài dạy (Ngữ cảnh của dự án) Gần đây báo chí thường hay đưa tin nguồn công nghiệp bị mất. Các nhà(đơn vị) sử dụng đã ráo riết đi tìm nguồn bị thất lạc để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Vậy tại sao nguồn lại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và làm như thế nào để nhận biết được nguồn và cách xử lý khi gặp nguồn. + Goal: Giúp người dân nhận biết được nguồn phóng xạ (công nghiệp), biết được nguồn phóng xạ nguy hiểm đối với sức khỏe con người như thế nào? Tại sao lại gây ảnh hướng xấu đến sức khỏe? Cách xử lý khi nhìn thấy nguồn phóng xạ. + Role: Kỹ sư hạt nhân làm việc ở trung tâm hạt nhân tư vấn cho người dân biết được mức độ nguy hiểm của nguồn phóng xạ. + Audience: Người dân + Solution: Điều tra thực tế, nghiên cứu lý thuyết + Product: Bài thuyết trình, tờ bướm Lĩnh vực bài dạy Bài 52: Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử . Độ hụt khối © 2000-2007 Intel Corporation. All Rights Reserved. Page 1 of 11

Transcript of Mau ke hoach bai day

Page 1: Mau ke hoach bai day

Chương trình Dạy học của Intel®Khóa học Cơ bản

Mẫu kế hoạch bài dạy .

Người soạn

Họ và tên

Nguyễn Thị Minh ThưNguyễn Thị Kim PhaNguyễn Thị HuyNguyễn Thị Tuyết Hạnh

Quận Trường Đh Sư phạm Tp.HCM

Trường Đại Học Sư Phạm

Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh

Tổng quan về bài dạyTiêu đề bài dạy Kẻ giết người thầm lặngTóm tắt bài dạy (Ngữ cảnh của dự án)Gần đây báo chí thường hay đưa tin nguồn công nghiệp bị mất. Các nhà(đơn vị) sử dụng đã ráo riết đi tìm nguồn bị thất lạc để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Vậy tại sao nguồn lại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và làm như thế nào để nhận biết được nguồn và cách xử lý khi gặp nguồn. + Goal: Giúp người dân nhận biết được nguồn phóng xạ (công nghiệp), biết được nguồn phóng xạ nguy hiểm đối với sức khỏe con người như thế nào? Tại sao lại gây ảnh hướng xấu đến sức khỏe? Cách xử lý khi nhìn thấy nguồn phóng xạ.+ Role: Kỹ sư hạt nhân làm việc ở trung tâm hạt nhân tư vấn cho người dân biết được mức độ nguy hiểm của nguồn phóng xạ.+ Audience: Người dân+ Solution: Điều tra thực tế, nghiên cứu lý thuyết+ Product: Bài thuyết trình, tờ bướmLĩnh vực bài dạy

Bài 52: Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử . Độ hụt khối

Bài 53: Phóng xạ

Cấp / lớp Cấp 3, lớp 12 (nâng cao)Thời gian dự kiến Tuần 1: Giáo viên gợi ý đề tài dự án. Học sinh chọn đề tài dự án, xây dựng ý tưởng, thu thập tài

© 2000-2007 Intel Corporation. All Rights Reserved. Page 1 of 8

Page 2: Mau ke hoach bai day

Chương trình Dạy học của Intel®Khóa học Cơ bản

liệu, phân công công việc trong nhóm.Tuần 2: Thực hiện dự án, hoàn thành tờ bướm.Tuần 3: Hoàn thành dự án, thuyết trình thử. Chỉnh sửa nội dung sau khi thuyết trình thử. Phát tờ bướmTuần 4: Thuyết trình.Chuẩn kiến thức cơ bảnChuẩn nội dung và quy chuẩn - Biết được cấu tạo hạt nhân.- Nêu được hiện tượng phóng xạ là gì- Nêu được thành phần và bản chất của các tia phóng xạ- Biết công thức tính định luật phóng xạ.- Nêu được ứng dụng của các động vị phóng xạ.Mục tiêu đối với học sinh / kết quả học tập+Về tri thức: -Biết mô hình cấu tạo hạt nhân. -Biết được động vị là gì.Biết công thức đồng vị phóng xạ. -Nêu được các loại tia phóng xạ và bản chất của chúng. -Kể ứng dụng trong y học ( phương pháp nguyên tử đánh dấu) , ứng dụng trong phương pháp xác định tuổi theo lượng cacbon 14.+Kỹ năng:-Biết cách tính chu kỳ bán rã của một số chất.-Biết tính độ phóng xạ của một lượng chất phóng xạ -Sáng tạo: thể hiện khả năng sáng tạo trong việc vận dụng các kiến thức để thực hiện một bài thuyết trình có ích cho cuộc sống.-Giao tiếp và hợp tác: Kỹ năng làm việc nhóm, tiếp thu ý kiến cá nhân để hoàn thành dự án đúng thời hạn, kỹ năng phản biện, phát tờ bướm quảng cáo và mời đến dự buổi thuyết trình.-Thu thập và xử lý thông tin: Tìm kiếm thông tin trên internet, phỏng vấn tìm hiểu thực tế.+Thái độ:-Hứng thú, tích cực tìm hiểu sâu hơn bài học -Tăng khả năng hợp tác làm việc nhóm, trách nhiệm làm việc của mỗi thành viên thông qua việc cho học sinh tự nghiên cứu và làm bài thuyết trình Bộ câu hỏi định hướng

Câu hỏi khái quát

Sức khỏe của con người sẽ ra sao nếu tiếp xúc với nguồn phóng xạ?

© 2000-2007 Intel Corporation. All Rights Reserved. Page 2 of 8

Page 3: Mau ke hoach bai day

Chương trình Dạy học của Intel®Khóa học Cơ bản

Câu hỏi bài học - Tia phóng xạ có nhìn thấy được hay không?

- Quá trình phóng xạ có tỏa nhiệt hay không?- Hạt anpha và beta có gì giống và khác nhau?- Có phải mọi tia phóng xạ đều gây hại đến sức khỏe con người? - Tia phóng xạ có nguy hại tới tính mạng của con người hay không?- Sinh vật có thể chứa chất phóng xạ? - Khi nào con người, sinh vật bị nhiễm phóng xạ?- Người bị nhiễm phóng xạ có cần phải cách ly ko?- Ăn rau,củ,quả bị nhiễm chất phóng xạ thì sẽ ra sao?

Câu hỏi nội dung - Hạt nhân có cấu tạo như thế nào?

- Nêu kí hiệu hạt nhân.- Đồng vị là gì?- Hiện tượng phóng xạ là gì? - Độ phóng xạ là gì? - Cách tính độ phóng xạ của một chất như thế nào? - Cách tính chu kỳ bán rã của chất phóng xạ?- Bản chất của quá trình phân rã phóng xạ là gì?- Có các loại tia phóng xạ nào?- Nêu bản chất của tia phóng xạ?- Trong các tia phóng xạ thì tia nào mang bản chất sóng điện từ? - Hãy nêu vài ứng dụng của đồng vị phóng xạ?

Kế hoạch đánh giá

Lịch trình đánh giá

© 2000-2007 Intel Corporation. All Rights Reserved. Page 3 of 8

Page 4: Mau ke hoach bai day

Chương trình Dạy học của Intel®Khóa học Cơ bản

Trước khi bắt đầu dự án Học sinh thực hiện dự án và hoàn tất công việc

Sau khi hoàn tất dự án

Đánh giá nhu cầu của

học sinh

Nghiên cứu kết quả học tập Biểu đồ K-W-L Đặt câu hỏi Kế hoạch dự án

Khuyến khích định hướng và cộng tác

Kế hoạch dự án Tài liệu tham khảo Sổ ghi chép

Khuyến khích tự định

hướng và cộng tác

Đặt câu hỏi không chính thức Phỏng vấn miệng các thành viên Quan sát nhóm làm việc

Kiểm tra, tiếp thu và

thúc đẩy siêu nhận thức

Biên bản họp nhóm Sổ ghi chép

Trình bày sản phẩm

Đánh giá sản phẩm học sinhPhản hồi của học sinhSổ ghi chép

Tiếp thu kiến thức,

kĩ năng

Biểu đồ K-W-L Hồ sơ học tập Kiểm tra trắc nghiệm Bài viết thu hoạch

Tổng hợp đánh giá

Đánh giá Tiến trình đánh giáĐặt câu hỏi Sử dụng chiến lược đặt câu hỏi để tìm hiểu

nhu cầu cũng như kiến thức của các em. Đặt câu hỏi trong suốt quá trình thực hiện dự án để kích thích khả năng tư duy bậc cao của học sinh.

Biểu đồ K-W-L Học sinh hoàn thiện biểu đồ K-W-L của nhóm và cá nhân về nguồn phóng xạ và phóng xạ hạt nhân. Từ đó tiếp thu những kiến thức cơ bản và đưa ra ý kiến phàn hồi của mình.

Kế hoạch nhóm Học sinh làm việc nhóm để tổng hợp các kiến thức liên quan đến dự án.

Sổ ghi chép Học sinh quan sát và ghi chép và sổ ghi chép của mình những kiến thức liên quan. Học sinh hoàn thiện những kinh nghiệm và phản hồi đúng theo gợi ý của giáo viên, dựa vào đó đánh giá kiến thức bản thân sau khi kết thúc dự án.

Bảng kiểm mục quan sát Những tài liệu và kiến thức tìm hiểu được liên quan đến dự án.

Bảng đánh giá nhóm và tự đánh giá Học sinh đánh giá nhóm và bản thân có hoàn thành nhiệm vụ được giao hay không thông

© 2000-2007 Intel Corporation. All Rights Reserved. Page 4 of 8

Page 5: Mau ke hoach bai day

Chương trình Dạy học của Intel®Khóa học Cơ bản

qua bảng đánh giá của giáo viên.Bảng viết thu hoạch Thông qua dự án học sinh biết gì về nguồn

phóng xạ, tia phóng xạ và an toàn hạt nhân. Học sinh học được những kỹ năng nào của thế kỷ 21.

Phản hồi của học sinh Giúp giáo viên có những thay đổi phù hợp cho dự án tiếp theo thông qua những câu hỏi gợi mở của giáo viên.

Bài kiểm tra Kiểm tra mức độ hiểu biết kiến thức của học sinh về phóng xạ thông qua bài kiểm tra viết.

Tóm tắt đánh giá:- Đánh giá cụ thể theo từng giai đoạn của dự án- Đánh giá dựa trên bảng kiểm mục và chuẩn đánh giá- Học sinh tự đánh giá và đánh giá các bạn trong nhóm- Giáo viên đánh giá việc tự đánh giá của các em học sinh

Chi tiết bài dạy

Các kỹ năng thiết yếuKiến thức:

- Các kiến thức về nguồn phóng xạ.- Các kiến thức cơ bản về hạt nhân nguyên tử,phóng xạ, phản ứng hạt nhân, năng lượng phản

ứng hạt nhânKỹ năng:

- Kỹ năng làm việc nhóm- Kỹ năng tư duy bậc cao- Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm, trao đổi thông tin và trình bày ý tưởng- Kỹ năng thuyết trình- Kỹ năng trình bày ý tưởng- Kỹ năng tự đánh giá và đánh giá người khác.

Các bước tiến hành bài dạy Hai tuần trước khi tiến hành bài dạy- Nghiên cứu kết quả trung bình của học sinh qua bảng điểm trung bình học kỳ I năm lớp 12

các môn: Vật lý, anh văn, tin học. Phát phiếu khảo sát tìm hiểu nhu cầu của học sinh. Thông qua đó, tổng hợp, hoàn thiện kế hoạch dự án cho phù hợp với thực lực học sinh.

- Trong buổi đầu tiên giới thiệu dự án cho học sinh hoàn thành biểu đồ K-W-L, đặt câu hỏi liên quan cho các em giải đáp. Thông qua đó các em hiểu sâu sắc hơn về dự án và những công việc cần làm trong dự án.

- Cho các em tóm tắt lại các kiến thức đã học về chương hạt nhân nguyên tử bằng sơ đồ tư duy giúp các em hệ thống lại kiến thức để vận dụng vào dự án.

- Thành lập các nhóm dựa trên phong cách học khác nhau và cho các nhóm lập kế hoạch

© 2000-2007 Intel Corporation. All Rights Reserved. Page 5 of 8

Page 6: Mau ke hoach bai day

Chương trình Dạy học của Intel®Khóa học Cơ bản

hoạt động. Các nhóm cử nhóm trưởng phân công công việc và điều hành nhóm hoạt động. Nhóm 1: Học sinh đóng vai ban chỉ đạo dự án: Giám đốc chỉ đạo, thư ký và thủ quỹ. Ban

chỉ đạo là người lên kế hoạch và điều hành cho cả dự án. Dự kiến thời gian, địa điểm thuyết trình. Ghi chú và phụ trách chi phí cho dự án.

Nhóm 2: Học sinh đóng vai các kỹ sư hạt nhân đến từ trung tâm hạt nhân thành phố Hồ Chí Minh. Vai trò của các kỹ sư là người thuyết trình cho người dân hiểu về cách nhận biết nguồn phóng xạ, mức độ nguy hiểm và phòng tránh khi tiếp xúc với nguồn phóng xạ.

Nhóm 3: Học sinh đóng vai người dân đến tham gia buổi thuyết trình.- Mỗi nhóm sẽ nhận một sổ ghi chép để thư ký các nhóm quản lý, sắp xếp công việc mỗi

nhóm cho cụ thể nhất. Và mỗi nhóm sẽ nhận được một số tài liệu tham khảo liên quan đến công việc của nhóm.

- Giải thích công việc và đề xuất một số ý tưởng cho sản phẩm của các nhóm.- Đưa ra tiêu chí đánh giá cho từng nhóm trong quá trình thực hiện dự án, trình bày sản

phẩm. 1 tuần trước khi bắt đầu bài dạy- Sau mỗi nhiệm vụ học sinh sẽ phản hồi trên blogspot của lớp về những gì bản thân đã làm

được và những khó khăn gặp phải, có thể yêu cầu giúp đỡ từ các thành viên khác trong nhóm và trong lớp. Qua đó rèn luyện khả năng sử dụng công nghệ thông tin và giáo viên cũng dễ quan sát công việc của các nhóm.

- Mỗi nhóm lập một trang blogspot và tải lên sản phẩm của nhóm mình để các thành viên trong lớp cho góp ý theo nguyên tắc chưa đạt-đạt-tốt.

- Giáo viên phỏng vấn từng thành viên và đưa ra câu hỏi đến đích để dự án hoàn thành đúng tiến độ và đảm bảo dự án đạt chất lượng tốt.

- Giáo viên quan sát các nhóm làm việc và đánh giá khả năng làm viêc nhóm của các em. Nên có những can thiệp đúng lúc để giải quyết mọi vấn đề, tránh trường hợp các thành viên trong nhóm bất đồng và không thống nhất được ý kiến.

- Các nhóm lập biên bản họp nhóm từng nhiệm vụ. Tiến hành bài dạy- Học sinh đóng vai diễn và trình bày sản phẩm của nhóm. Giáo viên theo dõi và đánh giá

sản phẩm của học sinh theo bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm.- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, đánh giá, đóng góp ý kiến. Tuyên dương tinh thần của

học sinh để dự án hoàn thành tốt đẹp.- Giáo viên tổng hợp, chỉnh sửa, bổ sung và tóm tắt lại kiến thức Sau bài dạy- Cho học sinh kiểm tra trắc nghiêm trong 10 phút giúp học sinh ôn lại kiến thức.- Hoàn tất biểu đồ K-W-L.- Yêu cầu học sinh làm bản tự đánh giá và đánh giá các thành viên khác trong nhóm, các

nhóm tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình.- Cho học sinh viết bài thu hoạch.

Điều chỉnh phù hợp với đối tượng

© 2000-2007 Intel Corporation. All Rights Reserved. Page 6 of 8

Page 7: Mau ke hoach bai day

Chương trình Dạy học của Intel®Khóa học Cơ bản

Học sinh tiếp thu chậm

-Hướng dẫn rõ yêu cầu và cho ví dụ rõ ràng-Tăng thời gian thực hiện dự án-Theo dõi, quan sát quá trình thực hiện dự án của học sinh. Sử dụng nhiều câu hỏi gợi mở trong quá trình để hướng dẫn học sinh thực hiện tốt dự án của mình-Khi đánh giá dự án, dựa vào quá trình tìm hiểu cố gắng

Học sinh không

biết tiếng Anh

-Trươc khi bắt đầu dự án cung cấp cho học sinh yếu về công nghệ các tài liệu hướng dẫn chi tiết có thể bố trí thời gian hướng dẫn những công nghệ cơ bản nhất cho học sinh. Trong quá trình thực hiện dự án sẵn sàng giúp đỡ những vướng mắc về công nghệ của học sinh-Trước khi bắt đầu dự án, cung cấp cho học sinh yếu về ngoại ngữ các tài liệu tham khảo bằng tiếng việt, cung cấp phương pháp và công dụ dịch thuật để học sinh tiếp cận tài liệu tiếng nước ngoài

Học sinh năng khiếu

- Cần đưa ra yêu cầu cao hơn về sản phẩm, các câu hỏi có độ khó hơn để phát huy tối đa năng lực của các học sinh

Thiết bị và nguồn tài liệu tham khảo

Công nghệ - Phần cứng (Đánh dấu vào những thiết bị cần thiết)

Máy quay

Máy tính

Máy ảnh kỹ thuật số

Đầu đĩa DVD

Kết nối Internet

Đĩa Laser

Máy in

Máy chiếu

Máy quét ảnh

TiVi

Đầu máy VCR

Máy quay phim

Thiết bị hội thảo Video

Thiết bị khác

Công nghệ - Phần mềm (Đánh dấu vào những phần mềm cần thiết)

Cơ sở dữ liệu/ bảng tính

Ấn phẩm

Phần mềm thư điện tử

Bách khoa toàn thư trên đĩa CD

Phần mềm xử lý ảnh

Trình duyệt Web

Đa phương tiện

Phần mềm thiết kế Web

Hệ soạn thảo văn bản

Phần mềm khác

Tư liệu in Sách giáo khoa vật lý 12 nâng cao, chương trình cơ bản của intel

Hỗ trợ .

Nguồn Internethttp://thuvienvatly.com/home/http://educate.intel.com/vn/ProjectDesignhttp://educate.intel.com/vn/asessinprojects

© 2000-2007 Intel Corporation. All Rights Reserved. Page 7 of 8

Page 8: Mau ke hoach bai day

Chương trình Dạy học của Intel®Khóa học Cơ bản

Yêu cầu khác

© 2000-2007 Intel Corporation. All Rights Reserved. Page 8 of 8