lược sử phong trào hướng đạo -...

20
1 LƯỢC SỬ PHONG TRÀO HƯỚNG ĐẠO Lưu thanh Bình LỜI NÓI ĐẦU : Tôi viết bài này như ếch ngồi đáy giếng mà đếm sao trên trời. Chỉ vì nỗi niềm, thương cho phong trào chịu nhiều ngộ nhận mà đi dần vào mai một. Đối tượng của người viết là những người bình thường, chưa biết gì về Hướng Đạo. Nên đã mạo muội giản lược hoặc bỏ qua rất nhiều tư liệu, chi tiết thuộc về lãnh vực chuyên môn của phong trào. Mong các Huynh trưởng lượng thứ. Kỷ niệm 80 năm thành l ập HĐVN (1930 – 2010) Cựu HĐS Liên Đoàn Quang Trung - Đạo Hoa Lư 1. Quá trình hình thành: HƯỚNG ĐẠO THẾ GIỚI Phong trào Hướng Đạo do Huân Tước Baden Powell ( gọi thân mật BiPi) , một sĩ quan Hoàng gia Anh sáng l ập năm 1907 tại Anh Quốc, l à một phong trào giáo dục thanh thiếu ni ên có phạm vi toàn cầu với mục đích được nêu rõ là trợ giúp giới trẻ trong việc phát triển tâm linh và thchất để trở thành người có ích cho xã hội. Hướng Đạo không phải l à một hội đoàn thể thao hay giải trí như nhiều người có thể lầm tưởng. Cho dù trong Hướng Đạo có rất nhiều trò vui chơi, thể thao, gi ải trí… nhưng nó được dùng như môt phương tiện để đạt tới một mục ti êu giáo dục, chứ tự nó không phải l à mục đích. Sinh hoạt của phong trào Hướng Đạo gắn liền với môi trường xã hội và thiên nhiên đầy hấp dẫn, cho nên đã nhanh chóng lan rộng ra khắp thế giới mà ngay cả chính BiPi cũng không ngờ tới.Theo Tổ chức Phong trào Hướng Đạo Thế giới ( World Organization of the Scout Mouvement - WOSM) ngày nay trên thế giới có 216 quốc gia và vùng lãnh thổ có tổ chức Hướng Đạo với khoản 30 triệu hội viên đang hoạt động.Hoa Kỳ l à quốcgia có số lượng HĐS đông nhất và nội dung sinh hoạt rất phong phú, chất lượng (cũng có một số khác biệt so với Hướng Đạo nguyên thủy ở Anh Quốc).Phương pháp huấn luyện của Hướng Đạo l à một hệ thống cấp tiến, nhấn mạnh tầm quan trọng của học tập bằng thực hành, đó là phương pháp “Hàng Đội Tự Trị” nổi ti ếng.Các nhóm nhỏ này xây dựng sự đoàn kết , t ình bạn thân thiết, đức tính tự chủ và tinh thần trách nhi ệm. Các sinh hoạt lều trại và trò chơi vận động ngoài trời sẽ giúp cho Hướng Đạo Sinh ti ếp xúc gần gũi với môi trường thi ên nhiên, rèn luyện sự tháo vát, linh l ợi , xử lý t ình huống khó khăn.Trại hè chính là một hoạt động chủ yếu của phong trào : hào hứng, vui tươi, sôi nổi, đầy thử thách.Qua t ừng kỳ trại, theo thời gian các em sẽ trưởng thành, có những thay đổi mà chính phhuynh cũng nhận thấy bất ngờ và hài lòng. Trại họp bạn Hướng Đạo thế giới ( World Scout Jamboree) t ổ chức mỗi bốn năm một lần.Ngoài ra còn có trại họp bạn Hướng Đạo quốc gia và cấp Vùng. Danh sách mười quốc gia có số lượng HĐS nhiều nhất từ trên xuống dưới : - Hoa K: 10.100.000 thành viên. - Indonesia : 8.900.000 - - Ấn Độ : 3.700.000 - - Philippine : 2.600.000 - - Thái Lan : 1.300.000 - - Anh Quốc : 1.050.000 -

Transcript of lược sử phong trào hướng đạo -...

1

LƯỢC SỬ PHONG TRÀO HƯỚNG ĐẠO

Lưu thanh Bình

LỜI NÓI ĐẦU : Tôi viết bài này như ếch ngồi đáy giếng mà đếm sao trên trời. Chỉ vì nỗi niềm, thương cho phong trào chịu nhiều ngộ nhận mà đi dần vào mai một. Đối tượng của người viết là những người bình thường, chưa biết gì về Hướng Đạo. Nên đã mạo muội giản lược hoặc bỏ qua rất nhiều tư liệu, chi tiết thuộc về lãnh vực chuyên môn của phong trào. Mong các Huynh trưởng lượng thứ.

Kỷ niệm 80 năm thành lập HĐVN (1930 – 2010) Cựu HĐS Liên Đoàn Quang Trung - Đạo Hoa Lư

1. Quá trình hình thành:

HƯỚNG ĐẠO THẾ GIỚI

Phong trào Hướng Đạo do Huân Tước Baden Powell ( gọi thân mật BiPi) , một sĩ quan Hoàng gia Anh sáng lập năm 1907 tại Anh Quốc, là một phong trào giáo dục thanh thiếu niên có phạm vi toàn cầu với mục đích được nêu rõ là trợ giúp giới trẻ trong việc phát triển tâm linh và thể chất để trở thành người có ích cho xã hội. Hướng Đạo không phải là một hội đoàn thể thao hay giải trí như nhiều người có thể lầm tưởng. Cho dù trong Hướng Đạo có rất nhiều trò vui chơi, thể thao, giải trí… nhưng nó được dùng như môt phương tiện để đạt tới một mục tiêu giáo dục, chứ tự nó không phải là mục đích. Sinh hoạt của phong trào Hướng Đạo gắn liền với môi trường xã hội và thiên nhiên đầy hấp dẫn, cho nên đã nhanh chóng lan rộng ra khắp thế giới mà ngay cả chính BiPi cũng không ngờ tới.Theo Tổ chức Phong trào Hướng Đạo Thế giới ( World Organization of the Scout Mouvement - WOSM) ngày nay trên thế giới có 216 quốc gia và vùng lãnh thổ có tổ chức Hướng Đạo với khoản 30 triệu hội viên đang hoạt động.Hoa Kỳ là quốcgia có số lượng HĐS đông nhất và nội dung sinh hoạt rất phong phú, chất lượng (cũng có một số khác biệt so với Hướng Đạo nguyên thủy ở Anh Quốc).Phương pháp huấn luyện của Hướng Đạo là một hệ thống cấp tiến, nhấn mạnh tầm quan trọng của học tập bằng thực hành, đó là phương pháp “Hàng Đội Tự Trị” nổi tiếng.Các nhóm nhỏ này xây dựng sự đoàn kết , tình bạn thân thiết, đức tính tự chủ và tinh thần trách nhiệm. Các sinh hoạt lều trại và trò chơi vận động ngoài trời sẽ giúp cho Hướng Đạo Sinh tiếp xúc gần gũi với môi trường thiên nhiên, rèn luyện sự tháo vát, linh lợi , xử lý tình huống khó khăn.Trại hè chính là một hoạt động chủ yếu của phong trào : hào hứng, vui tươi, sôi nổi, đầy thử thách.Qua từng kỳ trại, theo thời gian các em sẽ trưởng thành, có những thay đổi mà chính phụ huynh cũng nhận thấy bất ngờ và hài lòng. Trại họp bạn Hướng Đạo thế giới ( World Scout Jamboree) tổ chức mỗi bốn năm một lần.Ngoài ra còn có trại họp bạn Hướng Đạo quốc gia và cấp Vùng.

Danh sách mười quốc gia có số lượng HĐS nhiều nhất từ trên xuống dưới :

- Hoa Kỳ : 10.100.000 thành viên. - Indonesia : 8.900.000 - - Ấn Độ : 3.700.000 - - Philippine : 2.600.000 - - Thái Lan : 1.300.000 - - Anh Quốc : 1.050.000 -

2

- Bangladesh : 950.000 - - Pakistan : 600.000 - - Canada : 360.000 - - Hàn Quốc : 330.000 -

HƯỚNG ĐẠO ASEAN

Hiệp Hội Hướng Đạo Asean vì sự Hợp tác Khu vực ( Asean Scout Association for Regional Co-operation – ASARC) là tổ chức liên kết Hướng Đạo các nước Đông Nam Á. Đây là một tổ chức văn hoá – giáo dục được ASEAN công nhận, một phần của bản Hiến Chương ASEAN ( The Asean Charter) mà các nước thành viên đã ký cam kết thực hiện , trong đó có Việt Nam.Năm 2008, Hướng Đạo Campuchia đã trở thành thành viên chính thức của ASARC, nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Hội HĐ các nước bạn như Nhật, Pháp, Hàn Quốc, Indonesia và Thái Lan.Năm nay 2009, Asean Scout Jamboree tổ chức tại Philippine. Khuynh hướng sau này các cuộc họp trại quốc tế hay thiên về giao lưu văn nghệ, giới thiệu bản sắc các nền văn hoá độc đáo, chứ ít thi tài về thể thao hay kỹ thuật sinh hoạt trại. Logo của Hướng Đạo ASEAN ở giữa là bó lúa có 10 tép màu vàng ( 10 quốc gia), dưới là chữ Asean màu xanh, bao quanh là cuộn dây màu tím dưới có thắt nút dẹt ( tình huynh đệ HĐ). Tất cả đều trên nền hình tròn màu đỏ.

Hiện nay hoạt động Hướng Đạo trong khối ASEAN gần hết đều được nhà nước công nhận, đưa vào quy chế sinh hoạt học đường như một môn chính thức. Ở Thái Lan, chủ tịch Hội HĐ luôn luôn là một Thứ trưởng hoặc Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Indonesia là quốc gia có số hội viên HĐ đông nhất nhì thế giới. Tổng thống Indonesia là một cựu HĐS nên rất quan tâm đến phong trào Hướng Đạo. Malaysia là một quốc gia Hồi giáo nhưng phong trào cũng rất phát triển ( 160.000 hội viên), đặc biệt các HĐS Hồi giáo không bắt tay trái mà bắt tay phải ( vì theo đạo Hồi, bàn tay trái là bàn tay bẩn). Kể cả Brunei là nước nhỏ nhưng cũng có Hội Hướng Đạo, dặt dưới sự bảo trợ của Hoàng Gia Brunei. Trong khối ASEAN, chỉ còn Việt Nam và Lào chưa góp mặt. Năm 1991, một số quan chức Trung Ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có thử tiếp xúc với văn phòng Hướng Đạo vùng Châu Á – Thái Bình Dương nhưng cuộc thảo luận không thành vì khác biệt về nguyên lý cũng như cơ cấu tổ chức. Nên có một sự trái khoái là Hội Đồng Trung Ương HĐVN hải ngoại lại được công nhận đại diện cho HĐVN trong nước (?).

3

HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM

Quá trình hình thành và phát triển 1930 – 1946:

Hai người được xem như đồng sáng lập Hướng Đạo Việt Nam là Trưởng Trần Văn Khắc và Trưởng Hoàng Đạo Thuý cùng lập các Đoàn HĐ đầu tiên tại Hà Nội vào năm 1930. Trưởng Khắc cũng là một trong những người có công thành lập Tổng Cuộc HĐ Nam Kỳ (1932) và phổ biến Hướng Đạo sang Cao Miên. Còn Trưởng Thuý là Tổng Ủy Viên của Hướng Đạo Bắc Kỳ. Những năm 1930 – 1945 là thời hoàng kim của Hướng Đạo Việt Nam, phong trào phát triển nhanh như nấm mọc sau mưa. Từ Cao Bằng cho đến Cà Mau, Phú Quốc đều có HĐ hoạt động. Có đủ cả ba ngành : Ấu, Thiếu và Tráng. Năm 1944, số lượng đoàn viên là 70.000 người, một con số khá lớn so với dân số thời đó. Một phần cũng vì HĐ đề cao tình yêu nước và ý thức độc lập quốc gia trong hoàn cảnh bị ngoại bang đô hộ. Các trí thức trẻ thời đó gia nhập HĐ rất đông, điển hình là Tráng Đoàn Lam Sơn - Hà Nội ( Văn Cao, Hoàng Quý, Trần Duy Hưng, Lưu Hữu Phước, Tôn Thất Tùng, Phạm Biểu Tâm, Trần văn Tuyên, Nguyễn Đình Thi, Dương Đức Hiền…) và Toán Tráng Hoành Sơn – Sài Gòn, Trưởng toán là Phan Kim Phụng, bào đệ nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu với Nguyễn Văn Thủ, Kha Vạn Cân, Phạm Ngọc Thạch, Thái Văn Lung... Hội Hướng Đạo Trung Kỳ thành lập năm 1935 với Trưởng Võ Thành Minh ( Tổng UV), Tạ Quang Bữu, Trần Điền .. .

Năm 1946, Hội nghị Huynh Trưởng Hướng Đạo ba miền Bắc Trung Nam đã thống nhất họp thành Hội Hướng Đạo Việt Nam và thành lập Bộ Tổng Ủy Viên. Ngày 31 tháng 5 năm 1946, Chủ tịch nước Việt Vam Dân Chủ Cộng Hoà Hồ Chí Minh đã nhận lời làm Chủ Tịch Danh Dự Hội Hướng Đạo Việt Nam. Tháng 12 năm 1946, chiến tranh Việt – Pháp bùng nổ, hầu hết Bộ Tổng Ủy viên HĐ đều theo Trưởng Hoàng Đạo Thuý đi kháng chiến. Mãi đến năm 1949, một số Trưởng ở các vùng thành thị như Sài Gòn, Hà Nội,Huế… mới bắt đầu khôi phục phong trào, nhưng không bao giờ Hướng Đạo Việt Nam được như xưa nữa.

Trại trường: - Năm 1936 Trại trường Hồi Nguyên Đà Lạt

4

- Năm 1937 Trại trường Bạch Mã Thừa Thiên Huế Thành lập Liên Hội HĐ Đông Dương

Trại họp bạn:

- Năm 1940 Trại họp bạn HĐ toàn quốc tại Rừng Sặt Bắc Ninh - Năm 1942 Trại họp bạn HĐ toàn quốc tại Quảng Tế Huế - Năm 1943 Trại họp bạn Tráng sinh tại Qua Châu Ninh Bình - Năm 1943 Trại họp bạn Tráng sinh tại Bảy Miễu Nha Trang - Năm 1945 Giải tán Liên Hội HĐ Đông Dương. - Năm 1946 Thành lập Hội HĐ thống nhất 3 miền.Lập Bộ Tổng Ủy viên.

Giai đoạn phục hưng 1954 – 1975:

Năm 1957, Hội Hướng Đạo Việt Nam (Miền Nam) được Tổ chức Phong trào Hướng Đạo Thế giới ( WOSM) công nhận là thành viên chính thức.

Trại Trường:

- Năm 1958 Trại Trường Quốc gia Tùng Nguyên (Đà Lạt) đuợc thành lập. - Năm 1965 Thành lập Ngành Kha tại Hội nghị Huynh Trưởng toàn quốc.

Trại họp bạn:

- Năm 1959: Dự trại họp bạn HĐ thế giới tại Philippines. - Năm 1959: Trại họp bạn toàn quốc Phục Hưng tại Lâm viên Quốc gia Trảng Bom. Có sự góp mặt của các đoàn HĐ Đài Loan, Lào, Campuchia, Philippine, Pháp, Mỹ. Trại thành công tốt đẹp có lẽ nhờ hoà bình vãn hồi và kinh tế sung túc. - Năm 1970: Trại họp bạn toàn quốc Giữ Vững tại Suối Tiên Thủ Đức.Có sự góp mặt của các đoàn : Campuchia, Úc, Thái Lan, New Zealand, Mỹ. - Năm 1971: Dự trại họp bạn HĐ thế giới tại Nhật Bản. - Năm 1974: Trại họp bạn toàn quốc Tự Lực tại Thủ Đức.

5

Hiện trạng phong trào HĐVN từ sau 1975 đến nay:

Sau ngày 30.4.1975,Hội HĐVN ngưng họat động. Trụ sở Hội 18 Bùi Chu SàiGòn do chính quyền mới tiếp quản. Giống như Hướng Đạo miền Bắc sau 1954, phong trào kể như bị xóa sổ và Hội Hướng Đạo Thế Giới cũng xóa tư cách thành viên của HĐVN.

Hải ngoại:

Từ sau 1975 một số Huynh Trưởng đã cố gắng thành lập các đơn vị Hướng Đạo trong các trại tỵ nạn khắp vùng Đông Nam Á. Một an ủi tinh thần rất lớn cho những người bơ vơ, không chỗ dựa tinh thần. Năm 1983, tại Hoa Kỳ, các Trưởng Việt Nam có sinh hoạt HĐ tại các nước như Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Úc, Đức đã thành lập (và được WOSM công nhận. Một sự kiện gây tranh cãi đến nay). Hội Đồng Trung Ương HĐVN hải ngoại. Hiện trên khắp thế giới có 54 Liên Đoàn, khoảng 4.000 đoàn sinh, nhiều nhất là Hoa Kỳ gồm bốn vùng miền Đông, Miền Trung, Tây Bắc và Tây Nam. Trại họp bạn HĐVN hải ngoại có tên Thẳng Tiến, chủ yếu ở Hoa Kỳ, hai lần ở Pháp, một lần ở Canada và một lần ở Úc.

Trong nước:

Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) là địa phương đầu tiên có Hướng Đạo sinh hoạt lại (1992), sau đó là Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ và Đắc Lak. Năm 1993 tại Hà Nội có cuộc gặp mặt truyền thống nhân ngày 31 tháng 5 , nhiều huynh trưởng nhen nhóm hy vọng nhưng sau đó với cái chết của Trưởng Hoàng Đạo Thúy (1994), hy vọng tái lập cũng tắt ngóm. Mặc dù hiện nay HĐ vẫn còn sinh hoạt tự phát tại một số địa phương, nhưng không thể gọi là phong trào vì không ai nghe ai, không ai phục ai. Giống như trong “ Cô Gái Đồ Long”, khi chưởng môn Minh Giáo mất tích đột ngột thì Tứ Đại Hộ Giáo Pháp Vương, Quang Minh Nhị Sứ, Ngũ Tảng Nhân, Ngũ Hành Kỳ … đều nổi lên xưng hùng xưng bá, tự làm suy yếu nội bộ. Hiện trạng HĐVN bây giờ, chỉ có lớp Huynh Trưởng quá lớn tuổi, thuộc thế hệ trước 1945, và một ít Huynh Trưởng ở độ tuổi 20, 30. Mất đứt hẳn một thế hệ kế thừa. Có Trưởng nhận xét Hướng Đạo Việt Nam hiện nay giống như cảnh … chợ chiều ở nông thôn. Tại sân Tao Đàn TP HCM, nơi còn hoạt động Hướng Đạo mỗi sáng chủ nhật, chính quyền cũng đã thành lập Câu lạc bộ Sao Bắc Đẩu (2006) trực thuộc Thành đoàn, với hình thức y chang HĐ (90%) nhưng vẫn không thu hút được các em. Ngày 1.1.2009, buổi chào cờ đầu năm tại Tao Đàn tập hợp gần 1.000 em HĐS gồm nhiều Liên Đoàn, Đạo và Châu Sài Gòn tham dự. Nhiều Lão Huynh Trưởng đã xúc động rơi nước mắt vì lần đầu tiên sau nhiều năm mới thấy đội ngũ HĐS đông đủ như vậy.

2. Tập kỹ năng và thói quen sống: Sói con, em là ai ?

Ấu sinh : Từ 7 đến 11 tuổi; khăn quàng màu vàng, chỉ sự hồn nhiên trong sáng.

Luật rừng (hay Luật Sói con):

- Sói con nghe theo Sói Già - Sói con không tự nghe mình.

Khi chào, các em đưa hai ngón tay ngang vành mũ chính là thể hiện hai luật này.

“Câu chuyện rừng xanh” là quyển sách lý thú tạo cảm hứng cho Baden Powell hoá thân các em Ấu nhi và anh chị Huynh Trưởng hướng dẫn trở thành các nhân vật rừng.

6

Mougli ( Sói con): Nhân vật chính của rừng. Là con người bị bỏ rơi, đựợc bầy Sói cưu mang, lớn lên bằng dòng sữa của Sói mẹ. Em biết nghe và nói chuyện với các thú rừng, học hỏi được nhiều điều kỳ thú : nghe tiếng nước chảy, lá rơi, tiếng chân con mang, phiêu lưu khắp rừng xanh, làm bạn với rất nhiều thú rừng và được các bạn yêu mến. Các Sói con chính là các em Ấu sinh của phong trào HĐ.

Akéla ( Sói già) : Lãnh đạo Bầy. Được các Sói con hết sức tin yêu và kính nể. Thông minh, cương trực sẵn sàng đương đầu mọi khó khăn. Ăn sau khi các Sói con đã ăn., ngủ sau khi các Sói đã ngủ , thức dậy trước cả Bầy. Chính là huynh trưởng lãnh đạo Ấu Đoàn.

Bagheera( Báo đen): Mưu mẹo, dũng cảm đôi khi quỷ quyệt. Tất cả các con thú trong rừng đều sợ hãi Bagheera vì sức mạnh của nó. Nhưng Bagheera cũng rất dịu dàng, ân cần với các Sói con, là thầy dạy cho các Sói tập đi săn.. Là huynh trưởng dạy cho các em trò chơi, bài hát, băng reo, kỹ thuật trại, thủ công trại (hang Sói).

Baloo ( Gấu nâu,tiến sĩ Luật rừng): Trầm tỉnh, hết lòng săn sóc các Sói như con mình. Dạy dỗ các Sói con nghi thức, luật lệ rừng, mối quan hệ với dân rừng, học các thói quen tốt, xa lánh bọn độc ác và tật xấu. Là huynh trưởng( thường là nữ) hướng dẫn, gần gũi với các em. Thuộc tâm tính từng em, ăn ngủ cùng khi đi trại và săn sóc vỗ về các em. Vai trò Baloo không thể thiếu trong một đoàn HĐ, cực nhưng được các em thương mến không bao giờ quên. Ngay cả khi các em đã trưởng thành vào đời.

Ngoài ra còn có Kaa (Trăn ), Chill (Diều hâu), Hathy (voi), Sói xám, Sahi (nhím), tất cả đều là nhân vật rừng, quý mến và sẵn sàng giúp đỡ Sói con. Đó là các huynh trưởng (Tráng huynh), làm phụ tá cho Akéla coi sóc Bầy.

Về phía phản diện có Shere-Khan (Hổ thọt) độc ác, Tabaqui (chó rừng) nịnh bợ, Bandar-log (bầy khỉ) vô tổ chức, vô kỷ luật; Mor (con công) phù phiếm.

Ở lứa tuổi Ấu sinh, các em được hướng dẫn về vệ sinh thân thể, tự sắp xếp đồ đạc vật dụng ngăn nắp.Tập các thói quen tốt và không ỷ lại. Hầu như không có bài giãng về những điều lớn lao như “tinh thần cách mạng tiến công”, hay giáo dục “lòng căm thù”. Hàng ngày có những thay đổi vụn vặt mà các bậc phụ huynh ít để ý : tự chăm sóc thân thể và vệ sinh cá nhân mỗi sáng, không xả rác bừa bãi và biết bỏ rác vào giỏ, nhường ghế cho người lớn tuổi và tàn tật, tự gấp mùng mền sau khi thức dậy, biết cách xỏ dây giày và cột dây giày, tự mang vớ chân, biết giúp đỡ bạn, chia xẻ với bạn, phụ mẹ việc nhà, tự chải đầu, không khạc nhổ, không chưởi thề….

Đây là chương trình Sói giò non thuộc đẳng thứ thấp nhất : Thuộc và hiểu Lời Hứa, Luật, Khẩu hiệu, cách ngôn rừng - Biết chuyện Mougli và các nhân vật rừng xanh - Biết Sói con là gì? Tại sao gọi là Sói con - Biết làm Tiếng Rống Lớn (nghi thức tập họp của Bầy) – Hát thuộc “ Bài ca Chính thức” cuả Sói con - Biết cách chào của Sói con – Tham dự đều đặn và đúng giờ ít nhất 4 buổi họp - Biết tự thắt khăn quàng, buộc giây giày – Có sổ ghi việc thiện hàng ngày – Có đồng phục Sói con đầy đủ - Hoàn thành một thủ công do Bầy ấn định.

7

Hướng Đạo không phải là một tổ chức quân đội, nói chung không dùng hình phạt nhục hình mà chỉ khen thưởng, nêu gương tốt để đẩy lùi cái xấu, đa số các Huynh Trưởng đều là sinh viên và giáo chức.. Hướng Đạo khuyến khích sự khác biệt : từ “ngoan” trong HĐ không phải là cục bột, trong HĐ không có một mô hình mẫu chung cho tất cả mà tuỳ theo thể trạng, cá tính của từng Sói con mà các anh chị sẽ giúp phát triển tính độc lập, sở thích của các Sói. Nên không cứ phải to béo là làm thủ lĩnh đâu.

3. Lễ tuyên hứa và đêm tĩnh tâm ấm áp, thiêng liêng:

8

Sau một thời gian gia nhập đoàn, em đã hòa nhập cùng tập thể và trở nên thân thiết với các bạn. Em đã mạnh dạn hát hội ca và hào hứng tham gia các buổi sinh họat. Em đã hiểu và thuộc luật, lời hứa, châm ngôn, nghi thức. Em đã biết một số dấu đường, nút dây và sơ cứu. Các Huynh trưởng nhận biết hết, và hài lòng dõi theo từng bước tiến của em. Em mong đến lúc được mang khăn quàng xanh thắm, được đính Hoa Bách Hợp lên mũ và túi áo trái, được hãnh diện mang băng “Hướng Đạo Việt Nam” bên trên túi áo phải. Nhất là được đứng thẳng người bắt tay trái các anh một cách đàng hoàng. Và ngày trọng đại ấy cũng đã tới . Một ngày sẽ hằn sâu trong trí nhớ em suốt đời, vì đời mỗi người chỉ có một lần. Đó là buổi lễ chính thức công nhận em là một thành viên trong đại gia đình Hướng Đạo Việt Nam và thế giới. Vâng, đó là Lễ Tuyên Hứa của em. Trong một dịp trại rất gần…

… Lửa trại giữa vòng tròn đã dần nhỏ lại, chỉ còn đám than hồng nóng rực. Đã đến lúc hát bài “tàn lửa” và các đội lặng lẽ lui về lều.Sau khi làm vệ sinh cá nhân, thay vì chui vào lều cùng các bạn, em kín đáo quay lại bên đống lửa, nơi đó đã có Huynh Trưởng của em chờ sẵn. Trong bầu không khí tín nhiệm và thân hữu, anh giãng thêm cho em về ý nghĩa của luật và lời hứa, những bổn phận trong gia đình và nhà trường. Anh cũng cho em một số kinh nghiệm và lời khuyên trong cuộc sống; trong cuộc đời Huớng Đạo của em bây giờ và sau này. Buổi tĩnh tâm chìm dần theo ánh lửa. Lời khuyên giải của Trưởng mỗi lúc một thưa để cho tâm hồn em thảnh thơi suy nghĩ, ngây ngất trong lý tưởng cao đẹp, trong tình huynh đệ thắm thiết của nhóm người cùng chung một lời hứa… Trở về lều, em thao thức nằm nhìn lên khoảng không bao la với những ngôi sao lung linh, nhấp nháy như cũng cảm thông với người bạn nhỏ. Xa xa những rặng tre cắt hình in đậm nét lên bầu trời. Tiếng côn trùng rả rích trong đêm. Quanh em, các bạn đều đã say ngủ sau một ngày vui chơi thoả thích. Em thiếp đi lúc nào không hay, trên nét môi vẫn còn mĩm nụ cười. Ngày mai, em sẽ là một người khác.

Lễ tuyên hứa Hướng Đạo luôn luôn được tổ chức vào buổi sáng, ngay khi mặt trời vừa mọc. Buổi lễ tuy đơn giản nhưng trang nghiêm và đầy ý nghĩa. Đoàn được tập họp theo hình chữ U, anh Đoàn Trưởng đứng ngay chính diện, và các Huynh Trưởng phụ tá đứng thành hàng ngang phía sau. Sau mấy lời nhận xét về quá trình cố gắng của em, Đoàn Trưởng gọi tên em và anh Đội Trưởng dẫn em ra đối diện với anh Đòan Trưởng, sau đó anh lùi lại một bước đứng sau em để chứng kiến em tuyên hứa. Sau đây là mẩu đối thọai :

- Đoàn Trưởng : Em có biết danh dự là gì không? - Trả lời : Dạ thưa có. Danh dự là sống làm sao cho người ta tin mình. - Đoàn Trưởng: Em có lấy danh dự mà hứa sẽ trung thành với Tổ quốc, giúp ích mọi người và tuân theo luật Hướng Đạo không? - Trả lời : Dạ thưa có. - Đoàn Trưởng: Anh tin vào lòng thành thực của em, vậy em hãy tuyên hứa.

Lá cờ Đoàn được một anh trịnh trọng đưa ngang tầm vai, tay trái em đặt lên cờ Đoàn, tay phải em chào theo kiểu Hướng Đạo, đồng thời em dõng dạc hô lớn ba lời hứa trước sự chứng kiến của toàn thể Đoàn sinh cũng nghiêm trang chào trong suốt thời gian em tuyên hứa. Anh Đoàn Trưởng trịnh trọng gài hoa Bách Hợp vào túi áo và bắt tay trái em - cánh tay gần trái tim nhất, các Trưởng phụ tá lần lượt trao khăn quàng, mũ , gậy sau cùng là anh Đội Trưởng cũng tiến lên gắn tua đội ( cầu vai trái) cho em. Buổi lễ được chấm dứt bằng “Bài ca tuyên hứa”. Các bạn vây quanh chúc mừng em. Bây giờ em đã có thể hãnh diện tự giới thiệu “Tôi là một Hướng Đạo Sinh”.

9

10

Cuộc chơi còn dài, em còn phải học hỏi nhiều từ các Huynh trưởng như làm việc thiện, dựng lều, truyền tin, tìm phương hướng bằng các chòm sao, dựng cổng trại, thủ công trại, nấu ăn… hay thi lấy chuyên hiệu xe đạp, cứu thương, bơi lội. Hướng Đạo là một cuộc chơi, bây giờ em được “nhận”, mai kia trưởng thành làm một Huynh trưởng, em sẽ “cho” lại người khác.

Xin được phép chép lại bài hồi ức của cựu HĐS Hùng Lân: ”…Việc nhìn nhận đúng sai xin hãy để lịch sử phán xét. Tuy nhiên, một cảm nhận trong tôi có vẻ không bao giờ thay đổi, đó là những ai đã từng là một HĐS, chắc hẳn trong lòng mỗi người sẽ nhớ mãi đến cái tình anh em Hướng Đạo với nhau không kể thân quen hay xa lạ, nhớ mãi đến lời hứa hôm nào khi tuyên hứa trước cờ, và cái lời hứa ấy, chắc hẳn là những lời hứa đẹp nhất trong đời người. Cho dù không còn phong trào Hướng Đạo nữa, nhưng mỗi khi đối mặt với cuộc sống gian nan, với nhiều cạm bẩy, với nhiều sự tha hóa đớn hèn, nịnh nọt xấu xa vây quanh, chúng tôi tin rằng, âm vang lời hứa năm xưa vẫn vang vọng mãi trong lòng chúng ta, để nhắc nhở chúng ta biết quý trọng những gì cao đẹp nhất của đời người: Tôi xin lấy danh dự mà hứa rằng… Vâng, mãi đến nay, tôi vẫn giữ lời hứa ấy…”.

Lão Huynh Trưởng Cung Giũ Nguyên (Chim Cánh Cụt) lúc sinh thời đã từng nói :” Cái quý nhất của HĐ là lời tuyên thệ “trọng danh dự”. Con người biết trọng danh dự sẽ không làm những điều xấu”. Những ngày gần lìa rừng xa cuộc chơi , Cụ vẫn còn nặng lòng với Hướng Đạo (1909 – 2008).

4. Một số bài hát sinh họat :

CÁI NHÀ

Cái nhà là nhà của ta Công khó ông cha lập ra* Cháu con phải gìn giữ lấy Muôn năm với nước non nhà ( lặp lại).

* nguyên văn lời bài hát là…công khó ông cha lập ra… nhưng không biết sao đa số lại khoái hát…ông cố ông cha lập ra… có lẽ tác giả đau khổ lắm!.

VỀ VỚI MẸ CHA

Từ Nam Quan Cà Mau Từ non cao rừng sâu Gặp nhau do non nước xây cầu Người thanh niên Việt Nam quay về với xóm làng Tiếng reo vui rộn trong lòng Cùng đi lay Trường Sơn Cùng đi xoay Hoành Sơn Cùng nhau biến ruộng hoang ra lúa thơm Vượt khơi ra đảo xa Lướt ngàn núi sông nhà Ta đắp bồi cho mẹ cha Ta đắp bồi cho mẹ cha.

VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG NGẠO NGHỄ

11

Ta như nước dâng dâng tràn có bao giờ tàn Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang Lê sau bàn chân gông cùm một thời xa xăm Đôi mắt ta rực sáng theo nhịp xích kêu loang xoang Ta khua xích kêu vang dậy trước mặt mọi người Máu ta từ thời Văn Lang truyền lại Xương da thịt này cha ông miệt mài Từng giờ qua cười ngạo nghễ đi trong đau nhức không nguôi Chúng ta thành một đoàn người hiên ngang Trên bàn chông hát cười đùa vang vang Còn Việt Nam triệu con tim này còn giòng máu kiêu hùng .

NỐI VÒNG TAY LỚN

Rừng núi dang tay nối lại biển xa Ta đi vòng tay lớn mãi để nối san hà Mặt đất bao la anh em ta về Gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng Trời rộng bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam Cờ nối gió đêm vui nối ngày Dòng máu nối con tim đồng lọai Dựng tình người trong ngày mới Thành phố nối thôn xa vời vợi Người chết nối linh thiêng vào đời Và nụ cười nối trên môi.

VIỆT NAM VIỆT NAM

Việt Nam Việt Nam nghe từ vào đời Việt Nam hai tiếng nói bên vành nôi Việt Nam nước tôi Việt Nam Việt Nam tên gọi là người Việt Nam hai tiếng nói sau cùng khi lìa đời Việt nam trên đường tương lai Lửa thiêng soi toàn thế giới Việt Nam ta nguyền tranh đấu cho đời Tình yêu đây là khí giới Tình thương đem về muôn nơi Việt Nam đi xây đắp tương lai dài lâu Việt Nam Việt Nam

Việt Nam quê hương đất nước sáng ngời Việt Nam Việt Nam Việt Nam muôn đời.

5. Chuyện về những cổ đại thụ trong làng Hướng Đạo Việt Nam :

* Hổ Sứt Hoàng Đạo Thúy ( 1897 – 1994):

12

Trưởng Hổ Sứt sinh năm 1897 tại Kim Lũ Hà Nội trong một gia đình khoa bảng. Thời gian dạy học ở Hà Nội, Trưởng đã in sách “Hướng Đạo Sinh” từ những tư liệu sách báo Pháp như “Eclaireur” và “Temp Nouveaux” nói về phong trào HĐ thế giới. Tháng 10 năm 1930 Trưởng lập đoàn Vạn Kiếp đa số là học sinh, hai năm sau khi trưởng Khắc vào Nam thì Trưởng Thuý làm Tổng Ủy viên HĐ Bắc Kỳ. Lập Bầy Trứng Rồng giao cho Akéla Lê Thị Lựu trông nom, lập Tráng đoàn Lam Sơn và ấn hành tờ báo Hướng Đạo đầu tiên “Thẳng Tiến”. Trong thời gian này Trưởng tích cực tham gia và mở nhiều lớp huấn luyện Huynh Trưởng HĐ tại Tùng Nguyên (Đà Lạt) Bạch Mã ( Thừa Thiên Huế) . Năm 1945, Trưởng tham gia kháng chiến chống Pháp, trước sau năm 1954 lần lượt giữ các chức vụ sau trong chính quyền miền Bắc:

- Cục trưởng Cục truyền tin Bộ Quốc phòng -Hiệu trưởng trường Sĩ quan lục quân Trần Quốc Tuấn Sơn Tây -Cục trưởng Cục Quân Huấn -Cục trưởng Cục Công binh -Đại biểu Quốc Hội

Những năm cuối đời, Trưởng viết hồi ký và lập Ban liên lạc Hướng Đạo toàn quốc gồm có 22 người do Trưởng Nguyễn Dực (con nhà văn, học giả Nguyễn Văn Vĩnh) làm trưởng ban. Năm1993 tại Hà Nội, Trưởng triệu tập Đại hội Huynh Trưởng HĐ toàn quốc, bàn chuyện tái lập (300 Trưởng tham dự, đa số là miền Nam ra) nhưng việc phục hoạt không thành. Năm 1994, Trưởng lìa rừng thọ 97 tuổi, để lại gia tài Hướng Đạo ngổn ngang trăm mối.

Bài viết về Trưởng Hổ Sứt của Sư Tử Đảm Đương (Đảm Sư) Tôn Thất Sam:

…vào lúc 7 giờ 30 sáng ngày 30/05/1993, đoàn miền Nam ra đến ga Hàng Cỏ, sau khi ban tổ chức bố trí chổ ở tại khách sạn Khăn Quàng Đỏ, chúng tôi liền rủ nhau ra quán phở điểm tâm. Vừa mới ăn xong chưa kịp uống nước thì thấy một người vóc dáng trung bình, bước vào quán hỏi tìm tôi và tự giới thiệu : ”Tôi là Hoàng Đạo Hùng, con của cụ Thuý. Bố tôi mời anh vào Đại Yên cho cụ gặp nói chuyện riêng”.

Quanh co theo đường làng gần 1 km, anh Hùng dẫn tôi đến một ngôi nhà cổ không lấy gì làm khang trang cho lắm. Tôi bàng hoàng vì không ngờ một người từng là Cục trưởng Cục Thông Tin, Hiệu trưởng Học Viện Sĩ Quan, nơi đào tạo ra bao tướng tài, lúc hồi hưu lại sống một cuộc đời thanh bần như thế này. Từ ngoài nắng bước vào, tôi bỗng nghe giọng nói chững chạc của một cụ già: ”Anh Sam đấy phải không?”. Tôi vội bước về phía có tiếng nói và cúi đầu chào : ”Thưa Trưởng, vâng ạ, cháu là Sam đây”. “Xưng là em chứ! Huynh đệ cả mà”. Mắt dần quen với ánh sáng trong nhà, tôi nhìn thấy một cụ già quắc thước ngồi xếp bằng trên giường, trong lúc khí oi bức của mùa hè Hà Nội làm tôi ướt đẫm mồ hôi mà cụ lại khoác một cái chăn trên vai, thì ra cụ đang bị cúm mà vẫn dành cho tôi cuộc gặp gỡ này, làm tôi cảm động quá!...

…sau một hồi nói chuyện với Trưởng Thuý về gia đình Hướng Đạo ai còn ai mất, tôi xin phép kiếu từ để cụ nghỉ. Trước khi ra về, tôi còn được nghe Trưởng dặn dò anh Hùng : “Con ra gặp anh Dực, bảo sắp đặt cho bố gặp toàn thể anh em miền Nam vào sáng mai, ngoài ra, đừng để ai vào thăm lẻ tẻ”.

…Trước Tết Giáp Tuất, qua màn ảnh nhỏ, tôi còn được nhìn thấy Tổng Bí Thư đến thăm nhà văn hoá Hoàng Đạo Thuý trong trạng thái khỏe mạnh. Đến mùng 5 thì được tin Trưởng đột ngột qua đời. Tất cả anh em trong đại gia đình HĐVN trong và ngoài nước đều bùi ngùi thương tiếc…

13

…Vừa rồi, trong cuộc gặp mặt kỷ niệm 50 năm Bác Hồ nhận làm Hội Trưởng danh dự Hội HĐVN (1946 – 1996) , anh em đến viếng mộ Trưởng Thuý ở nghĩa trang Mai Dịch. Bên cạnh những ngôi mộ kiến trúc hào nhoáng với bia đá khắc đầy chức tước, mộ của Trưởng giản dị, đơn sơ, chỉ đề tên tuổi hợp với tư cách một nhà nho thời loạn, đem hết tâm trí ra giúp đời, đến lúc thanh bình thì lại ẩn cư…

* Hồng Sơn Dã Mã Võ Thanh Minh ( 1906 – 1968):

Trưởng Võ Thanh Minh sinh quán ở Nghệ An, tên rừng là Hồng Sơn Dã Mã (Ngựa hoang núi Hồng), đã hai lần chu du khắp Đông Dương bằng xe đạp để cổ súy cho phong trào Hướng Đạo.

-Năm 1934: Làm Tổng Ủy viên Hướng Đạo Trung Kỳ -Năm 1937: Làm Tổng thơ ký Hội Hướng Đạo Đông Dương -Năm 1954 Trưởng Võ Thanh Minh sang Thụy Sĩ dựng lều và thổi sáo bên bờ hồ Leman, trước trụ sở Liên Hiệp Quốc để phản đối các nước lớn mổ xẽ Việt Nam, cắt đất chia ảnh hưởng. Trưởng tuyệt thực để đánh động dư luận thế giới. Lúc đó, hầu như ngày nào báo chí các nước cũng có bài viết về người đàn ông nước Việt lạ lùng này. Người ta tiên đoán trước sau gì Việt Nam cũng sẽ giống như Đức và Triều Tiên. Việc không thành, đất nước bị chia đôi, Trưởng ẩn cư một thời gian ở Thụy Sĩ, sau đó vó câu Hồng Sơn Dã Mã bôn ba khắp Anh, Pháp, Bỉ, Áo, Đức, Mỹ để mưu cầu hòa bình và chống chiến tranh miền Nam. Chế độ cả hai miền Nam Bắc lúc đó đều xếp Trưởng vào thành phần “nguy hiểm”. Năm 1964, Trưởng vượt biên về Việt Nam từ Tây Ninh thì bị bắt và đưa đi an trí ở Tây Nguyên. Năm 1965, Trưởng xin về Quảng Trị thăm người em ruột và ăn Tết ở đó, sau lại vào Huế viếng lăng mộ Thầy là cụ Phan Bội Châu. Rồi tạm cư luôn tại Từ đường Cụ Phan ở Bến Ngự. Cái chết của Trưởng Võ Thanh Minh mùa xuân năm Mậu Thân 1968 tại Huế để lại cho anh em HĐ nỗi ngậm ngùi thương tiếc vô hạn. Tổ quốc trên hết. Anh chị em chúng ta ai cũng hiểu vậy. Hướng Đạo sinh đồng nghĩa với người yêu Tổ quốc. Không thế mà trong ba lời hứa của Hướng đạo sinh thì trung thành với Tổ quốc đứng hàng đầu. Sinh ra trong thời tao loạn, Trưởng Dã Mã đã thể hiện lòng yêu nước theo cách riêng của mình. Ai đem thành bại luận anh hùng? Với phong trào Hướng Đạo, Trưởng đã đóng góp rất nhiều cho ngành Tráng Việt Nam, từ buổi ban đầu chập chững đến trưởng thành sau này. Hiện nay mộ phần của Trưởng Dã Mã nằm trong khuôn viên nghĩa trang gia tộc Phan Bội Châu ( Ngược dốc Nam Giao qua khỏi chùa Từ Đàm, số 5 đường Thanh Hải). Các Huynh Trưởng Hướng Đạo ở Huế vẫn hay viếng mộ, với lòng thành tôn kính người Huynh Trưởng đã làm rạng danh Hướng Đạo đất Thần Kinh. Thương cho một con người tài hoa lận đận, Sáo Dễ Thương Phạm Văn Nhơn đã cảm tác bài thơ sau ( trích) : …Trường Sơn kỳ bí bao la Ngựa Rừng lạc bước, nẻo xa khó về Đìu hiu lau lách sơn khê Hồn thiêng Dã Mã dạt về nơi đâu?... * …Rừng hoang trăng lạnh sương mờ Biết hồn Dã Mã dật dờ chốn nao? *

Sau đây là bài thơ bằng tiếng Pháp của Trưởng Minh, bản dịch của Trâu Cần Mẫn Trần Văn Tiềm:

Amour Universel

14

J”aime les gens de ma famille Tout proches et assistants Dont les regards toujours petillent Et le visage brille Du bonheur J”aime les gens de ma patrie Ceux du Sud, ceux du Nord Que le même genre de la vie Et le même autarcie Sont liés dans le même sort J”aime les gens de ce bas monde Blancs, jaunes, noirs et bruns Peuple “super”, rase seconde Ou tribu vagabonde Leurs devoirs et droits sont communs J”aime enfin tout vie ardente Dans l”unisers sans fin Espxèce animale géante Ou brin d”herbe ondoyate Tout est né de l”amour Divin

Tình yêu muôn loài

Tôi yêu những người trong gia đình Bà con xa gần Mà tia nhìn luôn ánh lên niềm vui Và khuôn mây rạng ngời hạnh phúc Tôi yêu đồng bào tôi Ở hai miền Nam Bắc Cùng chung lối sống Cùng theo một chính sách tự trị cung cấp Và cùng gắn bó trong thân phận giống nhau Tôi yêu mọi người trên cõi đời này Dù da trắng, vàng, đen hay nâu Hay những bộ lạc du mục Có cùng chung bổn phận và quyền lợi Sau hết tôi yêu những cuộc đời đầy nhiệt tình Trong vũ trụ vô biên Loài thú khổng lồ Hay một nhánh cỏ đong đưa Tất cả đều được sinh ra từ tình yêu của đấng Chí Tôn

* Sếu Siêng Năng Trần Văn Khắc ( 1902 – 1994) :

15

Còn có tên gọi là Sếu vườn Đồng Nai do Trưởng tuy là người miền Bắc nhưng lại sinh sống và chơi HĐ trong Nam nhiều hơn. Một trong hai người sáng lập phong trào Hướng Đạo Việt Nam (người kia là Trưởng Hổ Sứt Hoàng Đạo Thuý). Sau đây là bản tóm lược cuộc đời Trưởng Sếu Siêng Năng Trần Văn Khắc :

-Sinh năm 1902 tại Thường Tín Hà Đông -1924: Công chức Sở kinh tế Hà Nội -Tháng 9 năm 1930: Thành lập đoàn Hướng Đạo Việt Nam đầu tiên : đoàn Lê Lợi. -1932: Thuyên chuyển vào làm công chức Sài Gòn. -1933: Cùng với các Trưởng Lương Thái, Nguyễn văn Chấn,Trần Coln, Huỳnh Văn Diệp thành lập Tổng cuộc HĐ Nam Kỳ, Trưởng Sếu làm Tổng Ủy viên. -1934: Nhận lời mời của Hoàng Gia Campuchia, sang Nam Vang huấn luyện và thành lập Hướng Đạo Campuchia cùng với một số trưởng người Pháp. -1935: Mở Trại họp bạn Hướng Đạo toàn quốc tại Sài Gòn, có sự tham dự của một số HĐ các nước. -1936: Tham dự trại trường đầu tiên của HĐ tại Tùng Nguyên Đà Lạt. Làm phụ tá cho trại trưởng Raoul Serène, cùng với Hổ Sứt Hoàng Đạo Thuý, Dê Sa Mạc Niédrist, Lợn Lòi Già Bernard. -1937: Tham dự khóa huấn luyện BR đầu tiên tại Bạch Mã (Huế). Trại trưởng là DCC Nga Nam Tào Raymond Schlemmer, Đô Đốc hồi hưu. -1949: Về Việt Nam sống ở Đà Lạt sau hai năm đi Pháp chữa bệnh. -1960: Tổ chức ban Bảo trợ Đạo Lâm Viên . -1970: Nhận huy chương “Kim Long Bội Tinh”, tại trại họp bạn Hướng Đạo toàn quốc tại Suối Tiên (Thủ Đức). Đây là huy chương cao quí nhất của HĐVN, Trưởng Sếu là người duy nhất được trao tặng. -1971: Nhận làm Đạo Trưởng Đạo Lâm Viên để củng cố phong trào tại Tây Nguyên. - Sau 1975: Trưởng định cư tại Canada, tích cực hoạt động nên được chính phủ Canada tặng huy chương Bắc Đẩu vì sự nghiệp giáo dục trẻ em. -1983: Tại hội nghị ở California (Mỹ), Trưởng được bầu làm chủ tịch Hội Đồng Trung Ương HĐVN tại Hải Ngoại. -Ngày 25/5/1994 Trưởng Sếu lìa rừng , thọ 93 tuổi. Di chúc có để lại một số tiền cho quỹ Hội HĐ.

6. Những nhân vật Hướng đạo nổi tiếng:

Chính trị - Quân Sự

Miền Bắc

Hồ chí Minh – Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa - Hội trưởng danh dự Hội Hướng đạo Việt Nam (1946) Tạ Quang Bữu - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Đại Học Mai Chí Thọ - Đại tướng QĐNDVN - Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Trần Duy Hưng - Thứ trưởng Bộ Nội vụ. Sau 1954 : Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Hữu Đang - Bộ trưởng Giáo Dục. Chịu án nặng trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm. Bác sỹ Phạm Ngọc Thạch - Bộ Trưởng Bộ Y Tế Bác sỹ Tôn Thất Tùng Bác Sỹ Hồ Đắc Di…

Miền Nam

16

Nguyễn Văn Thiệu - Tổng thống VNCH - Hội trưởng danh dự Hội HĐVN (1971) Bác sỹ Nguyễn Văn Thơ - Hội Trưởng HĐVN (1975) Luật sư Trần Văn Tuyên – Phó Thủ tướng (1965) Bác sỹ Phạm Biểu Tâm - Thạc sỹ Nha khoa - Khoa trưởng Đại Học Y Khoa Sài Gòn Cung Giũ Nguyên - Giảng viên Đại Học Cộng Đồng Duyên Hải Nha Trang ( 1973) Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh – Chuyên gia Đạn Đạo NASA - USA

Văn hóa - Giáo dục

Lưu Hữu Phước* Văn Cao Hoàng Quý Đỗ Nhuận Thế Lữ Hoàng Đạo Thái Văn Lung Kha Vạn Cân Nguyễn Đình Thi Hùng Lân Phan Huỳnh Điểu Thẩm Oánh Đặng Thế Phong …

*Bài “HĐS hành khúc” của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sau này trở thành Hội ca của Hội HĐVN.

7. Tài liệu tham khảo:

Bước đường đầu - Đỗ Văn Ninh 1969 Hướng Đạo Tân Sinh & Hạng Nhì - Phạm Văn Nhân - Liên Đoàn Bà Rịa 2007 Kỷ yếu Hướng Đạo Việt Nam 1930 -1945 - Phạm Văn Nhơn – NXB Văn Nghệ TP HCM tháng 7/2009. Tìm hiểu phương pháp giáo dục thanh thiếu niên của phong trào HĐVN và thế giới – Ngô Văn Phương 2005 Đời Mowgli – Trần Văn Lược - do Liên Đoàn Bà Rịa in lại năm 2009. Tuyển tập những bài ca sinh họat – Nhóm Bách Hợp - NXB Trẻ TP HCM 2008 Các số báo Nguyệt san Thiệp Hoa 2008 – 2009.

8. Các bài đọc thêm

1. ABC về Hướng Đạo: (trích Thiệp Hoa):

Sao lại gọi là Hướng Đạo? Là “Đạo” gì? Nhà tôi chỉ thờ cúng ông bà, không muốn cho con em theo đạo khác. Như vậy có chơi Hướng Đạo được không?

Đạo nghĩa là “đường”, Hướng Đạo là người dẫn đường. Hoàn toàn không có nghĩa tôn giáo nào cả, mặc dù Hướng Đạo cũng khuyến khích đoàn sinh làm tròn nhiệm vụ đối với tín ngưỡng tâm linh của mình. Các tôn giáo cũng có Hướng Đạo riêng, như Hướng Đạo Công Giáo, Hướng Đạo Phật Tử, Hướng Đạo Quân Đội (trước 1975) nhưng đó không phải là Hướng Đạo Việt Nam và hoàn toàn không nằm trong hệ thống đoàn thể HĐVN.

17

Trong HĐVN, số đoàn sinh đạo thờ cúng ông bà chiếm đa số, chứ không phải công giáo như nhiều người lầm tưởng.

Hướng Đạo giống và khác với Đội thiếu niên chỗ nào ?

Cả hai đều lấy vui chơi làm phương tiện để giáo dục thanh thiếu niên. Nếu Đội thiếu niên nặng về tuyên truyền, giáo dục lý tưởng cách mạng thì Hướng Đạo lại giúp các em hoà mình với thiên nhiên, cuộc sống bên ngoài để bổ sung kiến thức đã học. Một bông hoa huệ đặt cạnh một bông hoa hồng chỉ làm tôn thêm vẽ đẹp của nhau chứ không hề phủ định nhau. Khác là Đội Thiếu niên là một đoàn thể trực thuộc Trung Ương Đoàn TNCS, được gắn sinh hoạt với nhà trường còn HĐ thì chưa. Mặc dù một số trường quốc tế, dân lập tại TP HCM có đề nghị HĐ phụ trách phần sinh hoạt học đường nhưng đó là chuyện của tương lai.

Có người nói ông tổ của Hướng Đạo là một tay thực dân, đúng không?

Trong nội dung chương trình không có nội dung nào đào tạo HĐS thành một tay… thực dân cả. Baden Powell, người sáng lập Hướng Đạo là một sĩ quan Anh, phục vụ tại Nam Phi. Sau khi giải ngũ ông mới thành lập phong trào Hướng Đạo. Hiện những nước cựu thuộc địa như Ấn Độ, Nam Phi, Bangladesh, Indonesia, Malaysia… đều có phong trào HĐ rất mạnh. Không ai dị ứng với phong trào cả. Phong trào cũng nhận được nhiều giải thưởng của các tổ chức LHQ như UNESCO… về thành tích giáo dục thanh thiếu niên cũng như gìn giữ môi trường.

Vào Hướng Đạo sợ tốn tiền, nội đóng tiền trường cho tụi nhỏ cũng muốn ngất ngư rồi. Vậy ghi danh cho con em vào Hướng Đạo ở đâu ?

Một bộ đồng phục kèm giày vớ nón và phụ kiện không quá bốn tô phở (đặc biệt). Như thế là quá rẽ so với những gì các em sẽ nhận được từ Hướng Đạo. Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam, nhà nước không cho phép sinh họat công khai. Chỉ có các thành phố lớn như Sài Gòn, Cần Thơ, Đà Nẵng, Huế, Nha Trang và Ban Mê Thuột là còn duy trì một cách tự phát nhưng cũng trong tình trạng sẵn sàng giải tán. Cùng với chủ trương xã hội hóa trong một số lãnh vực, cho phép tư nhân họat động song song với “ quốc doanh” như giáo dục, y tế, vận tải, ngân hàng… hy vọng một ngày không xa HĐVN sẽ được trả về đúng với vị trí vốn có, góp phần cùng với gia đình, nhà trường trong sự nghiệp giáo dục thanh thiếu niên Việt Nam.

2. Những kỷ niệm sinh họat trại:

- Hồi ấy trong đoàn có một bạn cà lăm, thế mà cả đám lại ưa chơi trò này: Anh quản trò hô lớn, cả bọn hô theo “Nồi đồng nấu ốc, nồi đất nấu ếch”, hình phạt là hai tay bắt tréo nắm lấy dái tai và chạy lò cò quanh sân. Mười lần như một, bạn đều dẫn đầu chạy lò cò trước. Sau bạn được các anh lớn hướng dẫn cách khắc phục, hô to thật chậm từng tiếng một. Nào các bạn hãy nói thầm thật nhanh xem.

- Khi lửa trại đã tàn thì bọn mình tà tà xách nồi chè đậu xanh ra kê lên đám than hồng. Tin tức lan nhanh còn hơn nhà cháy. Thế là một đám người tốc lều chạy ra vây quanh với nào ca, ly, chén, muỗng cầm tay hườm sẵn (thật dã man). Chỉ chốc lát thì chè chín, một bạn khệ nệ nhắc xuống và cả bọn xông vào nhiệt tình lặn hụp. Kẻ đến sau chỉ còn chút nước lỏng bỏng và … một chiếc vớ dưới đáy nồi. Oẹ oẹ. Sau này mới biết đó chỉ là một trò đùa.

18

- Năm 1988, khi đi lâm tràng ở Đức Hạnh ( gần sóc Bom Bo), mình có dịp kiểm chứng những điều đã học trong Hướng Đạo, nhất là tìm phương hướng: thân cây to, luôn luôn hướng Bắc là hướng có rong rêu vì mặt trời không bao giờ chiếu tới. Hay Sao Bắc Đẩu, nằm trong chòm Tiểu Hùng (Gấu nhỏ), rất khó thấy trừ những người đi biển vì ở Việt Nam, sao nằm gần đường chân trời, chỉ trên đường chân trời có 5 độ. Ngược lại, ở Nam Bán Cầu và vùng xích đạo, với chòm Liệp Hộ (thợ săn) rất dễ tìm hướng Bắc bằng cách kẽ một đường thẳng từ thanh kiếm ( hợp thành từ 3 sao) lên đỉnh đầu (cũng hợp thành từ 3 sao), luôn luôn chỉ về hướng Bắc. Gần đó là chòm Thiên Lang, có ngôi sao Sirius sáng nhất bầu trời.*

- Có lần lặn lội trong rừng Đắc Ơ (Phước Long) để khai thác lồ ô, tre gai chế biến đũa xuất khẩu, bọn mình kẹt lại giữa rừng vì hư xe. Nhớ lại những bài học mưu sinh thoát hiểm, mình bèn xách rựa phạt ngang một sợi dây leo to bằng cườm tay người lớn. Thịt của nó nhớt giống như thịt quả thanh long, rỉ nước tong tong nhưng khi phạt thêm một nhát phía trên cách vết trước chừng hơn thước thì nước chảy ra thật nhiều. Xin nói thật là mình chỉ cho nước chảy vào khăn, đắp lên làm mát mobine chứ không uống.

3. Trại trường Bạch Mã :

Đời Huynh Trưởng, ai cũng mơ một lần dự Bạch Mã, trại Huấn luyện toàn quốc của HĐVN. Trại trường nằm gần đỉnh núi Bạch Mã, giữa Huế và Đà nẵng, cách Huế chừng 40 km về phía Nam. Trại có núi, có rừng, có suối, có biển (phá Tam Giang), do vua Bảo Đại tặng đất năm 1937 và vua Lào giúp kinh phí xây dựng. Minh nghĩa đường (phòng họp), Vòng học (giãng huấn), khu tinh thần (Công giáo và Khổng Lâm), Sân thể dục, Sân lửa trại, sân dấu vết, phòng ăn , nhà kho, bếp… Khăn quàng Bạch Mã màu xám, góc sau có thêu hai dòng nước uốn lượn màu xanh. Trại đã đào tạo biết bao Huynh Trưởng : Trần Văn Khắc, Hoàng Đạo Thúy, Tạ Quang Bữu, Võ Thanh Minh, Trần Điền, Cung Giũ Nguyên, Mai Liệu, Nguyễn Thúc Toản, Phan Như Ngân, Tôn Thất Dương Vân, Huỳnh văn Diệp, Trần văn Thao, Trần Văn Tuyên, Phạm Biểu Tâm, Lâm Văn Phát, Trần Tử Oai, Vũ Ngọc Hoàn… Thời gian mỗi khóa Bạch Mã là 10 ngày, Bằng Rừng (Woodbadge) là 3 ngày. Dĩ nhiên muốn dự Bằng Rừng phải có Bạch Mã, khăn quàng Bằng Rừng màu xám ửng hồng, góc sau có ô vuông ca rô, kèm sợi dây có hai mẫu gỗ đặc trưng.

Sau ngày thống nhất đất nước, rất nhiều HĐS về thăm lại Bạch Mã, nhất là các Lão Huynh Trưởng. Đến nơi, vạch lau sậy tìm lại chốn xưa: Nguyện đường, Khổng lâm, vòng học, vòng lửa, sân thể dục, nhất là Minh Nghĩa đường với 4 đại tự “ Thiên Hạ Nhất Gia” mà trưởng Thúy cất công đem vào từ Hà Nội cũng chẳng còn dấu tích… Ngắm mây trời lãng đãng, nghe tiếng lá xào xạc, khách bâng khuâng buồn hồi tưởng chuyện xưa, nhớ những ngày cũ cùng chung sống bên nhau, giờ nhiều bạn đã ra người thiên cổ. Có một điều vừa an ủi, vừa thương cảm là rải rác đó đây như thác Đỗ Quyên, suối Hoàng Yến, thác Ngũ Hồ… đều có lưu dấu HĐ với bút tích và hoa Bách Hợp đi kèm, nguệch ngoạc trên đá, trên tường và cả trên các gốc cây, có cả những bảng đồng mang tên các đơn vị như Bạch Đằng Huế, Bạch Đằng Sài Gòn, Lam Sơn Hà Nội, Nhị Khê Bắc Hà, Võ Tánh Nha Trang, Hồng Sơn Nghệ Tĩnh, Lý Thường Kiệt Sài Gòn…

19

Thác Ngũ Hồ - Bạch Mã

Thác Đỗ Quyên - Bạch Mã

4. Lời cuối :

Chiến tranh đã qua lâu rồi, mà các em Thiếu sinh ở Cà Mau vẫn chưa một lần đến Ải Nam Quan, nhìn tận mắt nơi Thoát Hoan, Tôn Sĩ Nghị tơi tả chạy về nước. Tôi mong một ngày, các em Sói con Ấu Đoàn Đinh Bộ Lĩnh được về thăm cố đô Hoa Lư (Ninh Bình), nhìn lại cánh đồng tập trận của Vua Đinh mà hát bài “Bóng cờ lau”, người đã dẹp loạn 12 sứ quân, giữ vững nền độc lập tự chủ sau chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Vương. Tôi mong các em Kha sinh Liên Đoàn Quang Trung mở trại bay, leo đèo An Khê, về Huyện Tây Sơn (Bình Định) thăm lại đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt, thắp nén nhang cho người anh hùng áo vãi mà chiến công hiển hách rạng ngời Sử Việt. Tôi

20

mong toán Tráng Đống Đa mùng 5 Tết một lần về dự Lễ hội chiến thắng ở Gò Đống Đa Hà Nội. Với các em HĐS hải ngoại, đường về quê cha đất tổ càng xa vời vợi… Ở nơi xa vạn dặm mà vẫn còn đoàn mang tên Lý Thường Kiệt, Trưng Nhị, Trần Hưng Đạo… là một điều rất đáng trân trọng.

Scout one day, Scout forever Scout une jour, Scout toutjours Hướng Đạo một ngày, Hướng Đạo trọn đời./.