Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

305
MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................... 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................... 2 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.......................................................................... 3 4. Những luận điểm bảo vệ................................................................................... 4 5. Những điểm mới của đề tài............................................................................... 4 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài......................................................... 5 7. Cấu trúc luận án................................................................................................. 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN PHỤC VỤ SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG BÌNH................................................6 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về lý luận và phương pháp luận nghiên cứu cảnh quan, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.......................................................................................................... 6 1.1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu cảnh quan trên thế giới..............................................6 1.1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Cảnh quan ở Việt nam.............................................18 1.1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến cảnh quan tỉnh Quảng Bình........................21 1.2. Những vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu cảnh quan......24 1.2.1. Quan niệm Cảnh quan và Cảnh quan học..........24 1.2.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cảnh quan.................................................26 1.3. Vấn đề sử dụng hợp lý TNTN và bảo vệ môi trường.................................. 41 1.3.1. Một số vấn đề về sử dụng hợp lý TNTN và BVMT..41 1.3.2. Mối quan hệ giữa cảnh quan và sản xuất lãnh thổ .....................................................43 CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ THÀNH TẠO CẢNH QUAN TỈNH QUẢNG BÌNH...............................................47 i

Transcript of Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

Page 1: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...........................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................2

3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài..................................................................................3

4. Những luận điểm bảo vệ...........................................................................................4

5. Những điểm mới của đề tài.......................................................................................4

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..................................................................5

7. Cấu trúc luận án.......................................................................................................5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN PHỤC VỤ SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG BÌNH.................................................................................................................6

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về lý luận và phương pháp luận nghiên cứu cảnh quan, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.. 6

1.1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu cảnh quan trên thế giới..........................61.1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Cảnh quan ở Việt nam.........................181.1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến cảnh quan tỉnh Quảng Bình............................................................................................................21

1.2. Những vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu cảnh quan...................241.2.1. Quan niệm Cảnh quan và Cảnh quan học....................................................241.2.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cảnh quan..........................26

1.3. Vấn đề sử dụng hợp lý TNTN và bảo vệ môi trường...........................................411.3.1. Một số vấn đề về sử dụng hợp lý TNTN và BVMT....................................411.3.2. Mối quan hệ giữa cảnh quan và sản xuất lãnh thổ......................................43

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ THÀNH TẠO CẢNH QUAN TỈNH QUẢNG BÌNH...............................................................................................................47

2.1. Đặc điểm các yếu tố tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tỉnh Quảng Bình.............472.1.1. Vị trí địa lý...................................................................................................472.1.2. Đặc điểm địa chất – kiến tạo........................................................................482.1.3. Đặc điểm địa hình........................................................................................512.1.4. Nhân tố khí hậu............................................................................................562.1.5. Nhân tố thuỷ văn..........................................................................................632.1.6. Nhân tố thổ nhưỡng.....................................................................................662.1.7. Nhân tố sinh vật...........................................................................................70

2.2. Đặc điểm các yếu tố kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Bình..........................................772.2. 1. Dân cư và lực lượng lao động.....................................................................77

i

Page 2: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

2.2.2. Các ngành kinh tế.........................................................................................782.2.3. Hiện trạng sử dụng tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Bình..................81

2.3. Vai trò các nhân tố tự nhiên và kinh tế-xã hội trong thành tạo cảnh quan tỉnh Quảng Bình.................................................................................................................86

2.3. 1. Các nhân tố tự nhiên trong thành tạo Cảnh quan tỉnh Quảng Bình............862.3.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội trong thành tạo Cảnh quan Quảng Bình.........92

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH ĐA DẠNG CẢNH QUAN TỈNH QUẢNG BÌNH........97

3.1. Hệ thống phân loại cảnh quan Tỉnh Quảng Bình................................................973.1.1. Cơ sở, nguyên tắc và phương pháp xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan tỉnh Quảng Bình.....................................................................................................973.1.2. Hệ thống phân loại cảnh quan tỉnh Quảng Bình cho bản đồ cảnh quan tỉnh Quảng Bình tỷ lệ 1:100.000.................................................................................1023.1.3. Bản đồ cảnh quan tỉnh Quảng Bình tỷ lệ 1:100.000..................................104

3.2. Đặc điểm đa dạng cảnh quan tỉnh Quảng Bình.................................................1063.2.1. Đa dạng cấu trúc cảnh quan tỉnh Quảng Bình............................................1063.2.2. Đa dạng chức năng và động lực cảnh quan tỉnh Quảng Bình....................118

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO MỤC ĐÍCH ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG BÌNH.............................................................................................................126

4.1. Đánh giá cảnh quan tỉnh Quảng Bình cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch...................................................................................................................126

4.1.1. Nguyên tắc, đối tượng, mục tiêu đánh giá cảnh quan Quảng Bình...........1274.1.2. Hệ thống tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá........................................................1274.1.3. Kết quả đánh giá.........................................................................................140

4.2. Định hướng sử dụng hợp lý nguồn TNTN và BVMT tỉnh Quảng Bình..............1494.2.1. Quan điểm và cơ sở của việc định hướng sử dụng TNTN và BVMT Tỉnh Quảng Bình..........................................................................................................1494.2.2. Định hướng và giải pháp phát triển các ngành sản xuất nông, lâm nghiệp, du lịch tỉnh Quảng Bình............................................................................................161

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................175

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................iii

ii

Page 3: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Để phát triển kinh tế xã hội của một lãnh thổ lâu dài và bền vững thì vấn đề sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và khai thác các nguồn lực, sử dụng có hiệu quả là những vấn đề hết sức quan trọng.

Cảnh quan của một lãnh thổ luôn có những thay đổi và phân hoá phức tạp. Các thành phần cấu tạo cảnh quan có tính độc lập tương đối, song giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ tạo thành một hệ thống động lực. Hệ thống đó tồn tại trong trạng thái cân bằng động, một thành phần nào đó trong hệ thống thay đổi có thể sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần khác và phá vỡ hệ thống cũ tạo nên một hệ thống mới. Nếu khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên tức là tác động vào hệ thống tự nhiên một cách phù hợp với đặc điểm, quy luật phát sinh, phát triển của chúng thì sẽ bảo vệ, tái tạo được nguồn tài nguyên thiên nhiên và đảm bảo được sự phát triển bền vững của lãnh thổ. Ngược lại, nếu con người khai thác, sử dụng tự nhiên không tuân theo những quy luật thì sẽ mang lại những hậu quả lâu dài và không lường trước được. Vì thế, việc nghiên cứu để tìm ra những đặc trưng, quy luật phát sinh, phát triển của một lãnh thổ tự nhiên là rất quan trọng, giúp cho việc sử dụng lãnh thổ một cách hợp lý, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững.

Trong những năm gần đây, để giải quyết những vấn đề thực tế mang tính tổng hợp cao, hướng nghiên cứu cảnh quan (NCCQ), đánh giá cảnh quan (ĐGCQ) đã trở thành hướng nghiên cứu quan trọng, đáp ứng được nhiều vấn đề thực tế đặt ra và là cơ sở khoa học của việc lựa chọn các mục tiêu sử dụng thích hợp lãnh thổ. Dựa vào kết quả nghiên cứu, đánh giá đặc điểm các thành phần tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên; phân tích tính đa dạng của cảnh quan trên cơ sở làm rõ cấu trúc, chức năng và động lực phát triển cảnh quan có xem xét đến yếu tố nhân tác là những cơ sở khoa học đầy đủ và đáng tin cậy để hoạch định phát triển kinh tế của mỗi một vùng lãnh thổ.

Quảng Bình là cửa ngõ của miền Trung Trung Bộ, nơi hẹp nhất của lãnh thổ nước ta. Quảng Bình nằm trong vùng giao thoa của các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội giữa miền Bắc và miền Nam, vì thế sự phân hoá của tự nhiên cũng như kinh tế xã hội là hết sức phức tạp. Đây cũng là một trong những tỉnh nghèo, kinh tế xã

1

Page 4: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

hội phát triển chậm so với các tỉnh khác trong khu vực và cả nước. Quảng Bình có rừng núi, có đồng bằng duyên hải và giáp với biển, vì thế với tiềm năng vốn có Quảng Bình có thể phát triển một nền kinh tế toàn diện gồm cả công, nông, lâm, ngư nghiệp và du lịch. Tuy nhiên tiềm năng để phát triển kinh tế của Tỉnh còn rất lớn nhưng vấn đề khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực mang tính bền vững lâu dài và đồng bộ trên toàn lãnh thổ thì vẫn đang là vấn đề cấp bách, cần được quan tâm. Nhiều hoạt động kinh tế xã hội như phát triển công nghiệp, xây dựng đô thị, du lịch ở Quảng Bình trong những năm gần đây ít nhiều đã ảnh hưởng không tốt đến môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tỉnh Quảng Bình.

Trên thực tế ở Quảng Bình các công trình đã được nghiên cứu, ứng dụng vào phát triển kinh tế xã hội chỉ dừng lại ở mức độ phục vụ cho từng mục tiêu cụ thể, chưa có công trình nghiên cứu, đánh giá một cách tổng hợp về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên trên toàn tỉnh. Để có một cách nhìn nhận tổng thể và hoàn thiện hơn về đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tỉnh Quảng Bình, nhằm xây dựng những luận cứ khoa học phục vụ cho công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội bền vững lâu dài, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường trên toàn lãnh thổ thì có thể thấy rằng vấn đề nghiên cứu, đánh giá cảnh quan tỉnh Quảng Bình là vấn đề hết sức cần thiết.

Bên cạnh đó, tác giả hiện đang là giảng viên, giảng dạy Địa lý tại trường Đại học Quảng Bình, vì vậy vấn đề vận dụng phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu vào thực tiễn nghiên cứu địa lý địa phương là một hướng nghiên cứu vừa có ý nghĩa khoa học vừa mang ý nghĩa thực tiễn lớn.

Xuất phát từ những nhìn nhận trên tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Bình” để thực hiện nghiên cứu.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu:

Xác lập được những luận cứ khoa học trên cơ sở phân tích, đánh giá cảnh quan phục vụ cho việc phát triển bền vững kinh tế-xã hội nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Bình.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là:

2

Page 5: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

1. Nghiên cứu những vấn đề lý luận của cảnh quan học, cảnh quan ứng dụng, đánh giá cảnh quan và sử dụng hợp lý nguồn tài tài nguyên thiên nhiên, những cơ sở lý luận về phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường và việc vận dụng vào nghiên cứu cảnh quan tỉnh Quảng Bình.

2. Phân tích đặc điểm và vai trò của các yếu tố thành tạo cảnh quan trên lãnh thổ Quảng Bình để thấy được đặc điểm phân hóa, các quy luật tự nhiên và mối quan hệ của các thành phần tự nhiên trong tổng thể tự nhiên, cũng như mối quan hệ giữa tự nhiên và kinh tế xã hội.

3. Xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan và thành lập Bản đồ cảnh quan tỉnh Quảng Bình tỷ lệ 1:100.000. Phân tích tính đa dạng trong cấu trúc, chức năng và động lực cảnh quan tỉnh Quảng Bình.

4. Thực hiện đánh giá cảnh quan, xác định mức độ thích nghi của các đơn vị cảnh quan đối với mục đích phát triển các ngành kinh tế nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Quảng Bình.

5. Xây dựng các cơ sở, nguyên tắc, phương pháp ứng dụng kết quả nghiên cứu cảnh quan trong việc sử dụng hợp lý (SDHL) nguồn tài nguyên thiên nhiên (TNTN) và bảo vệ môi trường (BVMT). Nghiên cứu đề xuất một số định hướng và các giải pháp phát triển kinh tế xã hội nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Bình.

3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1. Không gian nghiên cứu:

Phạm vi lãnh thổ đất liền tỉnh Quảng Bình, kéo dài từ 17005’02” đến 18005’12” vĩ độ Bắc và từ 105036’55” đến 106059’37” kinh độ Đông.

3.2. Nội dung nghiên cứu:

- Nghiên cứu lý luận và phương pháp luận nghiên cứu cảnh quan, phân tích vai trò của các nhân tố thành tạo Cảnh quan tỉnh Quảng Bình. Đây là những cơ sở lý luận và thực tiễn để tác giả xây dựng hệ thống phân loại và bản đồ cảnh quan của tỉnh Quảng Bình.

- Phân tích đa dạng cấu trúc, chức năng và động lực của cảnh quan, tìm ra những đặc trưng của từng đơn vị cảnh quan, quy luật phân hoá của cảnh quan trên toàn lãnh thổ nghiên cứu.

3

Page 6: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

- Trên cơ sở hệ thống các đơn vị cảnh quan đã được phân chia, tiến hành đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đối với các mục đích phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Quảng Bình. Đồng thời căn cứ thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội và định hướng phát triển kinh tế tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới đề tài nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế trên lãnh thổ nghiên cứu nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Bình.

4. Những luận điểm bảo vệ

- Tiếp cận cảnh quan học, phân tích tính đa dạng và phức tạp trong cấu trúc, chức năng của cảnh quan - kết quả sự tác động tổng hợp của các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội có ý nghĩa khoa học, tính hiệu quả và sự phù hợp cao trong sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường lãnh thổ nghiên cứu.

- Quảng Bình có tiềm năng lớn về tự nhiên, tài nguyên và kinh tế-xã hội, có sự phân hóa đa dạng, phức tạp của các cảnh quan tự nhiên. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, xác định mức độ thích nghi của các đơn vị cảnh quan đối với các mục đích phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch là cơ sở khoa học và thực tiễn tin cậy để đề xuất các định hướng, các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội theo hướng phát triển bền vững lãnh thổ tỉnh Quảng Bình.

5. Những điểm mới của đề tài

- Đánh giá vai trò các nhân tố trong quá trình thành tạo cảnh quan tỉnh Quảng Bình, làm rõ tính thống nhất và quy luật phân hóa của các yếu tố thành tạo cảnh quan lãnh thổ.

- Xác lập được hệ thống phân loại cảnh quan và xây dựng bản đồ cảnh quan tỉnh Quảng Bình tỷ lệ 1:100.000.

- Phân tích đa dạng cấu trúc, chức năng cảnh quan tỉnh Quảng Bình, làm rõ những đặc trưng và quy luật phân hóa cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu.

- Đánh giá và xác lập được mức độ thích nghi của các đơn vị cảnh quan đối với sự phát triển các ngành kinh tế nông, lâm nghiệp và du lịch trên địa bàn lãnh thổ Quảng Bình.

- Nghiên cứu, đề xuất định hướng và các giải pháp phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp và du lịch nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Bình.

4

Page 7: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ứng dụng lý luận, phương pháp luận về nghiên cứu cảnh quan vào việc đánh giá cảnh quan trên lãnh thổ cụ thể. Kết quả nghiên cứu chứng minh được sự phân hoá đa dạng, phức tạp của tự nhiên, tính đặc trưng và tính quy luật của cảnh quan.

- Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá Cảnh quan tỉnh Quảng Bình, đề tài đưa ra một số định hướng và giải pháp phát triển kinh tế nhằm sử dụng một cách hợp lý nguồn TNTN và BVMT tỉnh Quảng Bình. Đây là những luận cứ khoa học quan trọng giúp cho việc hoạch định để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình lâu dài bền vững.

7. Cấu trúc luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án trình bày trong 4 chương gồm 181 trang, có 15 bản đồ, 2 lát cắt, 10 sơ đồ, biểu đồ và 27 bảng số liệu. Ngoài ra còn có phần phụ lục minh hoạ.

Chương 1: Cơ sở lý luận về nghiên cứu cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lý Tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Bình

Chương 2: Nghiên cứu các yếu tố thành tạo cảnh quan tỉnh Quảng Bình

Chương 3: Phân tích đa dạng cảnh quan tỉnh Quảng Bình

Chương 4: Đánh giá cảnh quan phục vụ cho mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên thiên, bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Bình.

5

Page 8: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN PHỤC VỤ SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN,

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG BÌNH

Đây là chương đầu tiên của luận án, trình bày những vấn đề về cơ sở lý luận, phương pháp luận nghiên cứu cảnh quan và hướng ứng dụng vào việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường gồm: Tổng quan các công trình đã nghiên cứu ở trên thế giới và ở Việt Nam, các công trình ở Quảng Bình có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và lãnh thổ nghiên cứu; Quan điểm tiếp cận, phương pháp và quy trình nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lý TNTN và BNMT tỉnh Quảng Bình .

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về lý luận và phương pháp luận nghiên cứu cảnh quan, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

Cảnh quan học là một bộ môn khoa học về địa lý tự nhiên tổng hợp. Cảnh quan học là sự kế tục của địa lý tự nhiên đại cương, giữa chúng không có ranh giới rõ rệt, những kiến thức cơ sở của địa lý tự nhiên đại cương là điều kiện để nghiên cứu cảnh quan học. Cảnh quan học có ý nghĩa thực tiễn lớn lao về nhiều mặt và có quan hệ trực tiếp tới vấn đề sử dụng tổng hợp và bảo vệ TNTN. Chính vì lẽ đó Cảnh quan học đã phát triển một cách nhanh chóng và trở thành một ngành quan trọng của địa lý tự nhiên hiện đại nghiên cứu về các thể tổng hợp địa lý tự nhiên.

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam Cảnh quan học ngày càng gắn bó với nhu cầu thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội, các xu hướng ứng dụng ngày càng rộng rãi, đồng thời ngày càng hoàn thiện về cả lý luận, phương pháp nghiên cứu và ứng dụng công nghệ hiện đại.

1.1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu cảnh quan trên thế giới

1.1.1.1. Các tiền đề phát triển của học thuyết cảnh quan

Sự xuất hiện của bất kỳ học thuyết mới nào đều được chuẩn bị từ những phát triển của nhiều ngành khoa học và nó ra đời khi có những tiền đề nhất định.

Trong giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, hướng nghiên cứu các tổng hợp thể địa lý tự nhiên lãnh thổ đã ở vào giai đoạn phân tích các lượng thông tin địa lý, khái niệm về tổng hợp thể địa lý tự nhiên đã được hình thành nhờ sự tiến bộ trong phương pháp nghiên cứu từ phân tích đến tổng hợp của khoa học tự nhiên. Khi đó học thuyết Dacuyn xuất hiện trong sinh vật với sự ra đời của hai môn khoa

6

Page 9: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

học: sinh địa học và thổ nhưỡng học. Các nhà sinh vật học và thổ nhưỡng học là những người đầu tiên đề cập đến mối quan hệ tương hỗ, phức tạp giữa giới vô sinh và giới hữu sinh. Điều đó, làm cho các khoa học bộ phận tiến dần đến sự tổng hợp của địa lý. Đây là tiền đề thứ nhất cho sự phát triển của khoa học cảnh quan.

Tiền đề thứ hai là những đòi hỏi của hoạt động KT-XH. Vào thời kỳ này, thực tiễn sản xuất chỉ ra rằng: muốn giải quyết những vấn đề nóng bỏng trong quá trình khai thác tự nhiên cần phải hiểu biết rõ ràng, đầy đủ các mối quan hệ giữa các hợp phần tự nhiên và các tổng hợp thể địa lý tự nhiên lãnh thổ cụ thể.

Hai tiền đề cơ bản trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành khoa học cảnh quan. Tuy nhiên, nguồn gốc ra đời của học thuyết sâu xa hơn, gốc rễ của nó ăn sâu vào kinh nghiệm thực tiễn của nhân dân và sự phát triển của nó liên quan đến những vấn đề về kinh tế - xã hội.

1.1.1.2. Những luận điểm cơ bản áp dụng để nghiên cứu cảnh quan

Cơ sở triết học của lý luận cảnh quan học coi tự nhiên là một hệ thống hoàn chỉnh, trong đó các đối tượng, hiện tượng đều phát sinh, phát triển trong mối quan hệ, tác động qua lại vô cùng mật thiết. Tự nhiên mà rộng nhất là lớp vỏ địa lý bao gồm nhiều thành phần xâm nhập vào nhau (thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển, sinh quyển, khí quyển) và được cấu tạo từ các khu vực lớn, nhỏ được phân hóa ra trong lịch sử phát triển hàng trăm triệu năm của Trái Đất.

Các khu vực lớn nhỏ này là các địa tổng thể hay các tổng hợp thể lãnh thổ tự nhiên, chúng là các khu vực địa lý khác nhau về hình dạng bên ngoài và tính chất bên trong. Đây là đối tượng nghiên cứu của cảnh quan học.

Cảnh quan học có nhiệm vụ nghiên cứu các địa tổng thể, tìm hiểu mối quan hệ biện chứng giữa các thành phần vật chất và năng lượng cấu tạo nên mỗi địa tổng thể và cả những mối quan hệ biện chứng giữa các địa tổng thể với nhau. Để hoàn thành nhiệm vụ này, cảnh quan học phải giải quyết hàng loạt các cặp phạm trù biện chứng, với nhiều mâu thuẫn phức tạp.

Những ý tưởng về cảnh quan học thực tế có từ trong sự phát triển của các khoa học tự nhiên bắt đầu vào thời kỳ giữa, cuối thế kỷ XIX. Trong thực tiễn khai thác tự nhiên phục vụ sản xuất, những từ ngữ như: đài nguyên, rừng lá nhọn, thảo nguyên, sa mạc…được dùng để chỉ những kiểu cảnh quan khác nhau đã xâm nhập vào trong khoa học. Đến một giai đoạn nhất định, việc xem xét một cách toàn diện và đầy đủ các ĐKTN, TNTN của một vùng trong tiến hành sản xuất đòi hỏi cần quan tâm đến công tác phân vùng lãnh thổ, vào cuối thế kỷ XIX công tác này càng được tăng

7

Page 10: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

cường. Có rất nhiều công trình phân vùng địa lý tự nhiên nước Nga đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của khoa học cảnh quan trong suốt cả thế kỷ, song các công trình này chủ yếu còn mang tính chất thực nghiệm, thiếu cơ sở lý luận và học thuyết cảnh quan chính là cơ sở lý luận đó [50, 59, 61].

Bất cứ một khoa học nào cũng phải được chuẩn bị bằng những bước phát triển của các khoa học trước đó và chỉ xuất hiện một cách có quy luật khi có những điều kiện chín muồi nhất định, khoa học Cảnh quan cũng không nằm ngoài quy luật này. Khi mà các ngành địa lý bộ phận (địa chất học, khí hậu học, địa mạo học…) đã được kiện toàn một cách sâu sắc, địa sinh vật và thổ nhưỡng học đã trở thành các lĩnh vực khoa học độc lập, vào cuối thế kỷ XIX địa lý tự nhiên hiện đại mới thực sự được bắt đầu mà khoa học cảnh quan là một khoa học bộ phận.

Nền móng cảnh quan học được ra đời vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở 2 chiếc nôi lớn trên thế giới là Châu Âu và Bắc Mỹ với các công trình nghiên cứu về sự phân chia tự nhiên bề mặt đất của nhiều nhà Địa lý Nga như: V.V. Docutraev, L.S. Berge, G.N.Vưxotxki, G.F.Môrôzov,...ở Đức có Z.Passarge, A.Hettner... và một số nhà địa lý ở Anh, Pháp, Mỹ.

Vào những năm 60 của thế kỷ XX, cảnh quan học hiện đại bắt đầu phát triển mạnh. Những nghiên cứu cấu trúc thiên về xác định định tính các tính chất CQ đã sử dụng các biện pháp liên ngành, nhiều bộ môn khoa học cảnh quan mới ra đời như: Địa hóa học cảnh quan, địa vật lý cảnh quan, trạng thái học cảnh quan, sinh thái học cảnh quan,…Trong quá trình sử dụng các biện pháp nghiên cứu liên ngành thì việc sử dụng tiếp cận hệ thống, tiếp cận điều khiển, tiếp cận sinh thái,…cũng như việc nghiên cứu các tác động kỹ thuật vào CQ đã tạo nên một bước ngoặt từ nghiên cứu cấu trúc sang nghiên cứu chức năng, động lực trong nghiên cứu CQ.

Trong những năm gần đây, nhờ sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã giúp cho địa lý cảnh quan có những công cụ nghiên cứu hữu hiệu như công nghệ viễn thám, công nghệ GIS... Hiện nay việc NCCQ đã được mở rộng về cả phương pháp nghiên cứu, tiếp cận, vì vậy các kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng rộng rãi trong phát triển kinh tế xã hội, tạo cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý TNTN, BVMT và phát triển bền vững kinh tế xã hội.

1.1.1.3. Sự phát triển của Cảnh quan và Cảnh quan sinh thái.

a) Sự phát triển của Cảnh quan học ở Nga và các nước Đông Âu.

Cơ sở của địa lý tự nhiên hiện đại gắn liền với tên tuổi và các công trình nghiên cứu của nhà thổ nhưỡng học người Nga V.V. Docutsaev (1846 - 1903). Học

8

Page 11: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

thuyết về đất của ông là nhân tố khởi đầu về tổng hợp thể địa lý tự nhiên. Theo V.V. Docutsaev thì “đất là kết quả của sự tác động qua lại giữa đá gốc, địa hình, nước, nhiệt và sinh vật, nó dường như là sản phẩm của CQ và đồng thời cũng là tấm gương của nó, phản ánh một cách cụ thể hệ thống phức tạp các mối quan hệ qua lại trong tổng thể tự nhiên”; “đất là tấm gương của cảnh quan”. Trong các nghiên cứu của mình, Ông cho rằng phải có một khoa học mới về quan hệ và tác động qua lại giữa các hợp phần tự nhiên và về các quy luật phát triển chung của chúng. Ông đã cống hiến cho nền khoa học địa lý một công trình lớn lao là học thuyết về các Đới thiên nhiên. Ông là người đầu tiên trình bày về tính đới như một quy luật thế giới, quan niệm mỗi đới thiên nhiên hay còn gọi là đới lịch sử - tự nhiên là một tổng hợp thể thiên nhiên có quy luật, quan điểm này không tìm thấy ở các nhà khoa học trước đó và bản thân Ông cũng không nêu lên được tên gọi cho môn khoa học mới này, song quan niệm của Ông đã được các học trò của Ông tiếp tục nghiên cứu về cả lý thuyết lẫn thực tiễn và mang lại những kết quả đáng kể.

A.A.Iarilôv ngay sau đó cũng đã hiểu và cho rằng, chính quan điểm trên của Đôcutsaev đã tạo nên bản chất của địa lý học hiện đại, của cảnh quan học.

Tiếp theo Đôcutsaev, một nhà bác học, nhà nghiên cứu địa lý Nga nổi tiếng khác là L.S.Becgơ cũng đã khẳng định: các đới lịch sử-tự nhiên của Đôcutsaev không có gì khác với các đới CQ và khoa học tương quan mà ông đã cố gắng tìm ra cơ sở cho nó, đó chính là Cảnh quan địa lý. Ông cũng cho rằng chính Đôcutsaev với những công trình nghiên cứu rất lớn, rất sâu sắc của Ông cả về lý thuyết và thực tiễn chính là người đã đặt nền móng, người đã sáng lập ra địa lý học hiện đại, sáng lập ra cảnh quan học.

A.N.Kraxnôv một trong những người học trò gần gũi của Dôcutsaev đã đưa ra nhiều ý kiến và nhận thấy môn địa lý cũ thực tế đã tan rã thành nhiều môn khoa học độc lập, vì vậy cần phải thành lập môn địa lý mới trên cơ sở của những thành tựu mới về khoa học tự nhiên và kỹ thuật để nghiên cứu các mối liên hệ nhân quả và những liên hệ phát sinh giữa các hiện tượng trên trái đất. Năm 1895 Kraxnôv đi tới quan điểm cho rằng, địa lý phải nghiên cứu các thể tổng hợp địa lý. Sau đó, đến năm 1910 ông đã nêu lên đặc trưng của những thể tổng hợp lớn ở trên trái đất.

G.F.Môrôdôv là một trong những đại biểu xuất sắc của trường phái Đôcutsaev, chính ông là người đầu tiên suy nghĩ đến vấn đề địa lý ứng dụng.

Học thuyết về CQ là bước tiếp theo có tính chất tự nhiên của sự phát triển học thuyết về thể tổng hợp địa lý và học thuyết về các đới tự nhiên của Đôcutsaev. Sự

9

Page 12: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

xuất hiện của cảnh quan học là một giai đoạn có tính quy luật trong lịch sử phát triển của khoa học địa lý tự nhiên. Quan niệm khoa học về CQ dần dần được trình bày dưới nhiều hình thức khác nhau bởi các nhà bác học trong thời kỳ từ năm 1904 đến 1914.

Năm 1904, với nhiều công trình nghiên cứu ở các bộ môn địa lý khác nhau G.I.Vưsôtxki đã đưa ra định nghĩa CQ một cách độc đáo, ông gọi CQ là “địa phương” hay “châu tự nhiên”. Ông nêu lên mức độ phong phú bên trong của các điều kiện sinh thành chính là dấu hiệu của từng địa phương, các địa phương khác biệt nhau bởi đặc điểm kết hợp của các kiểu sinh thành (tức các bộ phận hình thái CQ). Ông cũng có ý nghĩ thành lập các bản đồ về các kiểu sinh thành (tức bản đồ cảnh quan), đây là cơ sở quan trọng để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp [50, 59].

Năm 1913, L.S.Becgơ đã nêu lên rằng, chính CQ là đối tượng nghiên cứu của địa lý học. Ông cũng xác định các đới tự nhiên chính là các đới cảnh quan, nó bao gồm nhiều vùng tự nhiên hay còn gọi là các cảnh quan địa lý và trong mỗi CQ có thể thấy mối quan hệ hài hòa giữa các dạng địa hình, khí hậu, nước, đất và các quần hợp sinh vật. Công lao to lớn của Ông là đã sáng lập nên trường phái cảnh quan học [50, 60].

Bên cạnh đó G.F.Môrôdôv đã dựa trên cơ sở quan điểm về cảnh quan địa lý của Becgơ để sáng lập ra môn Lâm học, ông còn cho rằng kết quả cuối cùng của việc nghiên cứu lãnh thổ phải là sự phân chia chúng thành “một loạt các cảnh quan toàn vẹn hay còn gọi là các đơn vị địa lý cá thể”, chính quan điểm này có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành quan điểm của Becgơ.

Sau năm 1917, sự phát triển của bộ môn Địa lý Nga bước vào giai đoạn mới. Mặc dù trong giai đoạn đầu Cảnh quan học Xô Viết chưa có những tổng hợp lý luận lớn, song CQ đã xâm nhập sâu vào thực tế nghiên cứu lãnh thổ. Những bản đồ CQ đầu tiên do B.B.Pôlưnôp, I.V.Larin, R.I.Abôlin thành lập là thành tựu quan trọng của những cuộc nghiên cứu thực địa, chủ yếu được xây dựng ở tỷ lệ lớn và trung bình, phân chia lãnh thổ các địa phương trên cơ sở các yếu tố đá mẹ, địa hình, đất và thực vật; những bản đồ này thành lập một cách ngẫu nhiên do nhu cầu thực tiễn do đó thiếu thống nhất, nhưng đã đưa ra được lập luận rằng: Những biện pháp cải tạo thiên nhiên phải dựa trên bản đồ cảnh quan [50, 51].

Vào những năm 30, 40 có nhiều công trình mở rộng tìm hiểu các đồng cỏ tự nhiên ở Liên Xô, dựa trên đó L.G.Ramenxki đã nêu hàng loạt những khái niệm mới trong lĩnh vực lý thuyết CQ, những quan điểm cơ bản trong học thuyết cảnh quan

10

Page 13: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

được áp dụng nghiên cứu ở các miền thảo nguyên, đài nguyên, sa mạc...Có nhiều nhà địa lý đã chú ý tới nghiên cứu về lý luận và phương pháp luận của khoa học CQ. Đáng chú ý là công trình nổi tiếng của L.S.Becgơ năm 1931,“Các đới cảnh quan địa lý Liên Xô”, ông đã trình bày một cách có hệ thống cơ sở học thuyết cảnh quan, chỉnh lý, bổ sung lại định nghĩa đầu tiên của mình và đưa ra những ví dụ về CQ, nhận xét về sự tác động tương hỗ giữa các cảnh quan và giữa các thành phần của nó, ông cũng chỉ ra nguồn gốc của cảnh quan học. Tiếp sau đó các công trình của một số nhà cảnh quan học, trong đó có A.N. Panômarep, M.A. Pecvukhin đã quan niệm về kiểu cảnh quan, họ quan niệm CQ hay là “kiểu lãnh thổ” là tất cả những bộ phân lãnh thổ cùng loại tương tự với nhau. Trong khi đó L.G. Ramenxki lại có quan điểm rằng CQ là một hệ thống lãnh thổ phức tạp bao gồm những thể tổng hợp tự nhiên cơ bản khác nhau, chúng liên hệ với nhau một cách có quy luật và phát triển toàn vẹn, ông gọi đó là các Bì diện ; Ông cũng đưa ra các khái niệm Cảnh khu là sự tập hợp các cảnh diện thích nghi với các dạng địa hình độc lập, các khái niệm của ông đã đề cập đến động lực CQ. Cũng trong thời kỳ này, A.A.Grigôriep, Kalexnik đã phát triển quan điểm rằng mỗi CQ có những đặc điểm không lặp lại và phải được phân chia ở ngoài thực địa. Tuy vậy về phương pháp nghiên cứu cảnh quan vẫn chưa có những bước tiến đáng kể.

Từ sau những năm 1945, Cảnh quan học Xô Viết mở rộng mạnh mẽ công tác thực địa thành lập bản đồ cảnh quan cũng như tăng cường nghiên cứu về lý luận. Năm 1947 N.A.Xôlntxev đã trình bày những tổng hợp lý luận đầu tiên, ông phát triển các quan niệm về CQ trong các công trình trước đó của Ramenski, Kalexnik, đưa ra một nghĩa mới, rõ ràng hơn về hình thái CQ. Từ đó bắt đầu có nhiều công trình nghiên cứu về lý luận CQ và các vấn đề liên quan như quần hệ sinh vật, địa hoá học cảnh quan, phân vùng địa lý tự nhiên.

Bên cạnh đó hướng nghiên cứu định lượng trong CQ cũng được quan tâm, đầu tiên là các nghiên cứu của B.B. Pôlưnôp, tiếp đó A.I. Perelmen đã nghiên cứu về sự di động của các nguyên tố hoá học trong CQ và yếu tố hoá học trong phân chia CQ. Tác giả M.A.Glazôpxkaia đã tiến hành xây dựng những nguyên tắc phân loại địa hoá các CQ một cách cụ thể hơn và đưa ra hệ thống phân loại các CQ địa phương [60]. Hướng nghiên cứu địa vật lý cảnh quan do A.L.Armand đề xuất, Ông đã sử dụng các phương pháp Vật lý hiện đại để nghiên cứu mối tác động qua lại giữa các thành phần cấu tạo nên CQ.

Năm 1955, Hội nghị chuyên đề cảnh quan học được triệu tập ở Lêningrat và liên tiếp sau đó là các Hội nghị khoa học về các vấn đề cảnh quan học được tổ chức

11

Page 14: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

gần như hàng năm. Từ đó các nhà nghiên cứu cảnh quan học Xô Viết đã dần hoàn thiện lý luận, phương pháp nghiên cứu và ứng dụng cảnh quan học, mở rộng các công trình nghiên cứu và thành lập bản đồ CQ ở nhiều tỷ lệ khác nhau, nghiên cứu về nguyên tắc, phương pháp xây dựng bản đồ cảnh quan, phân loại CQ, vấn đề sử dụng học thuyết CQ trong thực tiễn qua các công trình của N.I.Mikhailôv (1955), V.B.Xôtsava (1956), N.A.Gvozdexki (1963), X.V.Kalexnik (1964), A.G.Ixatsenko (1965), P.N.Minkov, V.X.Preobrazenxki (1966), N.A.Xôlnxev, V.I.Prôkaev...

Theo A.E.Phedina trong những năm 1960 ở Liên Xô hàng năm đã có vài trăm công trình nghiên cứu về các vấn đề phân vùng địa lý tự nhiên, phân vùng ứng dụng và nghiên cứu về cảnh quan học. Những công trình này đã có những nghiên cứu sâu về các vấn đề ứng dụng CQ, đáng chú ý nhất là các công trình phân loại CQ của A.G.Ixasenko (1961), N.A.Gvozdexki (1963), V.A.Nhicolaev (1970). Khoa học Cảnh quan từ nghiên cứu cấu trúc sang nghiên cứu chức năng, động lực cảnh quan (Ixasenko, 1991) trên cơ sở địa lý học.

Trong quá trình sử dụng các phương pháp liên ngành, cách tiếp cận hệ thống nghiên cứu quá trình trao đổi vật chất, năng lượng giữa các thành phần cảnh quan, nghiên cứu mối quan hệ tương hỗ giữa các thành phần vật chất sống với môi trường đã xuất hiện một hướng nghiên cứu mới Sinh thái cảnh quan.

Từ những năm 1990 trở lại đây hướng nghiên cứu CQ ứng dụng được các nhà địa lý Nga và các nước Đông Âu quan tâm nghiên cứu và ngày càng có nhiều ứng dụng vào thực tế phát triển KT-XH của các vùng, quốc gia, lãnh thổ trên thế giới. Các công trình nghiên cứu CQ, CQST của Nga và một số nước như Ucraina, Belorutxia, Litva, Ba Lan, Tiệp Khắc…đều dựa trên cảnh quan học cơ bản và thống nhất quan điểm trong nghiên cứu CQ ứng dụng cho các mục đích khác nhau.

Có thể kể đến một số tác giả và công trình nghiên cứu tiêu biểu từ những năm 1990 trở lại đây như sau:

- Hướng nghiên cứu Phân vùng CQ lãnh thổ Liên Bang Nga có công trình của GS.Viện sỹ I.P.Geraximov, phân chia Liên Bang Nga thành 17 miền CQ khác nhau và được các nhà nghiên cứu Nga sử dụng để tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng trong các mục đích xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội đất nước.

- Vào cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, GS. Viện sỹ Bacglanov tiến hành nghiên cứu, đánh giá tính đa dạng của CQ vùng Viễn Đông Liên Bang Nga, đưa ra những cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn phục vụ phát triển kinh tế -xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước.

12

Page 15: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

- Ở Ucraina từ những năm 1990 trở lại đây, do nhu cầu thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội nên hướng CQ ứng dụng phát triển mạnh. Có các công trình của Viện sỹ Marinhich nghiên cứu phân vùng CQST Ucraina, làm rõ quy luật, đặc điểm, quy luật phát sinh, phát triển, đặc thù từng vùng, miền CQ cho phát triển KT-XH. GS. Viện sỹ Sisenko đã tiếp tục thiết kế CQ lãnh thổ Ucraina, chú trọng CQ đồng cỏ Nam Ucraina. Các ứng dụng trong tổ chức và quy hoạch lãnh thổ đều dựa trên bản đồ cảnh quan.

- Ở Ba Lan sự quan tâm về các vấn đề CQ xuất hiện do sự ảnh hưởng của các nhà nghiên cứu CQ Liên Xô. Năm 1959, giáo sư E.Cônđratxơki đã xây dựng hệ thống phân loại và thành lập bản đồ Cảnh quan Ba Lan ở tỷ lệ 1/1.000.000. Xu hướng này cũng được các nhà địa lý Tiệp Khắc vận dụng để nghiên cứu lãnh thổ Tiệp Khắc [52].

Cũng như các nước khác trên thế giới, ở Nga và các nước Đông Âu khoa học Cảnh quan nói chung, nghiên cứu CQ và STCQ nói riêng ngày càng đi sâu vào nghiên cứu đa dạng cấu trúc, chức năng và động lực phát triển của CQ. Bằng các phương pháp nghiên cứu và hỗ trợ của công nghệ hiện đại, với nhiều cách tiếp cận khác nhau tuy nhiên không ngoài mục đích NCCQ để ứng dụng vào các vấn đề phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, các vùng miền và lãnh thổ nhằm sử dụng hợp lý TNTN, BVMT và phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững.

b) Sự phát triển của Cảnh quan học ở các nước khác.

Quan niệm về cảnh quan đã được nêu lên bởi một vài nhà Địa lý từ đầu thế kỷ XX như: Nhà địa lý người Anh A.Ghebecxơn năm 1905 cho rằng nhiệm vụ của Địa lý học là sự phân chia và hệ thống hoá những thể tổng hợp và đưa ra các kiểu khu vực thiên nhiên cơ bản của đất liền bằng cách xem xét những sự khác biệt chung nhất về địa hình, khí hậu và thực vật; phổ biến hơn là quan điểm của A.Ghetne và một số nhà địa lý khác nhưng thường là quan điểm duy tâm.

Có thể nói một trong những nhà lý luận cảnh quan đầu tiên người Đức là Z.Passarge (1866-1958), Ông đã có những công trình về các đới cảnh quan trên trái đất. Sau đó các nhà Địa lý người Đức cũng đã tiến hành thành lập bản đồ cảnh quan và phân chia CQ chủ yếu dựa trên nghiên cứu cấu tạo hình thái CQ, lấy các đơn vị sinh cảnh để phân chia.

Ở các nước tư bản nói chung khoa học CQ không phát triển, chủ yếu nghiên cứu theo hướng Môi trường địa lý tự nhiên. Các nhà địa lý Mỹ như: Khactơxo, D.Uittơlxli chú ý tới địa lý khu vực nhưng quan điểm không có gì chung với các

13

Page 16: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

nhà địa lý Xô Viết. Tuy nhiên sau đó họ cũng đã chú ý tới lý luận địa lý của các nhà nghiên cứu Xô Viết về các vấn đề NCCQ và xây dựng bản đồ CQ. Nhìn chung ở các nước TBCN, quá trình nghiên cứu tiến tới cảnh quan học xảy ra chậm, mang tính chất tự phát, chủ quan và duy tâm.

Từ sau những năm 1980 Cảnh quan học đã có sự kết hợp với Sinh thái học xuất hiện một hướng nghiên cứu mới là Sinh thái cảnh quan. Đây là hướng nghiên cứu phát triển mạnh mẽ và ứng dụng vào thực tiễn bắt đầu từ các nước ở Tây Âu và Bắc Mỹ.

c) Sự phát triển của Sinh thái cảnh quan trên thế giới.

Sinh thái học cảnh quan là một khoa học liên ngành nghiên cứu về CQ, đặc biệt là về thành phần, cấu trúc, chức năng của CQ. Sinh thái học cảnh quan nghiên cứu các mô hình cảnh quan, mối quan hệ tác động giữa các yếu tố trong mô hình đó, và cách thức thay đổi của mô hình cảnh quan theo thời gian, cũng như các nguyên tắc ứng dụng trong quá trình con người cải biến cảnh quan.

Theo các nghiên cứu của Wu.J và R.Hobbs, sinh thái học cảnh quan là khoa học nghiên cứu và cải thiện các mối quan hệ giữa quá trình phát triển đô thị và hệ sinh thái trong môi trường và các hệ sinh thái đặc trưng. Hai ông cũng chỉ rõ đặc điểm nổi bật nhất của hệ sinh thái cảnh quan là sự nhấn mạnh vào mối quan hệ giữa các quá trình, mô hình và quy mô, cũng như tập trung vào các vấn đề sinh thái và môi trường trên quy mô rộng. Các chủ đề nghiên cứu quan trọng trong hệ sinh thái cảnh quan bao gồm sự thay đổi của hệ sinh thái trong cảnh quan, sử dụng đất và thay đổi độ che phủ đất, nhân rộng, mô hình phân tích cảnh quan có liên quan với quá trình sinh thái, bảo tồn cảnh quan và tính bền vững cảnh quan [152, 153].

Thuật ngữ Sinh thái cảnh quan được Carl Troll nhà địa lý học người Đức đưa ra năm 1939, trong công trình này Ông đã phát triển nhiều khái niệm cơ sở cho khoa học Sinh thái cảnh quan từ việc phân tích ảnh hàng không để nghiên cứu tương tác giữa môi trường và thảm thực vật [149].

Từ năm 1939 đến 1970, Sinh thái cảnh quan nghiên cứu trên nền tảng của Địa lý học dựa trên việc nghiên cứu các thành phần địa lý, phát triển mạnh ở Đông Âu, Canađa và Úc, được sử dụng để nghiên cứu sinh thái các khu vực rộng lớn ở Nga và Canađa, thành lập bản đồ hệ sinh thái, xây dựng các hệ thống cảnh quan ở Nga.

Sau năm 1970, Sinh thái cảnh quan phát triển mạnh mẽ ở Châu Âu với các công trình nghiên cứu về phân loại thực vật và địa lý khu vực. Tuy nhiên các nghiên cứu này chỉ mới tập trung nghiên cứu sự tác động của con người đối với cảnh quan

14

Page 17: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

ở những khu vực nhỏ. Những công trình nghiên cứu của các tên tuổi nổi tiếng thuộc trường phái châu Âu như Carl Troll, Izaak Zonneveld, M.Godron hay Richard Forman đều bắt nguồn từ địa lý học, chủ yếu dựa trên phân tích ảnh hàng không, nhấn mạnh chủ thể con người trong sinh thái cảnh quan ở quy mô nhỏ và vai trò của văn hóa cảnh quan. Ngoài ra, quan niệm về sinh thái học cảnh quan của trường phái châu Âu còn tích hợp cả khoa học sử dụng đất đai. Trường phái này phân loại cảnh quan dựa trên các hệ thống “nhân tạo” được xây dựng sẵn. Trường phái châu Âu cũng xuất hiện từ lâu đời, gắn liền với khoa học sinh thái hơn là khoa học cảnh quan [134, 139, 149].

Trong khi đó, trường phái Sinh thái học cảnh quan của trường phái châu Mỹ lại có nhiều điểm tiến bộ hơn khi sử dụng các phương pháp định lượng trong nghiên cứu của mình như công nghệ viễn thám, GIS hoặc số liệu thống kê không gian. Đối lập với trường phái châu Âu, đối tượng nghiên cứu của trường phái châu Mỹ là các hệ thống tự nhiên hoặc bán tự nhiên, như các công viên quốc gia. Các lý thuyết và mô hình cũng được đầu tư phát triển. Trường phái này chỉ phát triển mạnh vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước [150, 151].

Đến những năm 1980 Sinh thái cảnh quan mới phát triển như một khoa học thực sự và được đánh dấu bởi sự ra đời của Hiệp hội quốc tế về Sinh thái cảnh quan (IALE-The International Assosiation of Landscape Ecology) năm 1982. Từ những năm 1985 trở lại đây Sinh thái cảnh quan học phát triển một cách nhanh chóng, có tầm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội với một số lượng lớn các công trình nghiên cứu cả lý thuyết và ứng dụng trong các ngành sản xuất. Lý thuyết Sinh thái cảnh quan nhấn mạnh vai trò của các tác động của con người trong cấu trúc và chức năng cảnh quan. Đồng thời cũng đề xuất các phương pháp để khôi phục lại cảnh quan bị suy thoái và nhận thức một cách rõ ràng Cảnh quan sinh thái bao gồm cả con người như những thực thể gây ra sự thay đổi trong cảnh quan [139, 145].

Từ việc nghiên cứu các đặc trưng quan trọng của Sinh thái cảnh quan là cấu trúc và chức năng (Forman và Godron năm 1986), đến nghiên cứu xây dựng các cách phân loại chức năng cảnh quan (De Groot năm 1992), xây dựng bản đồ các vùng sinh thái ở các nước Hà Lan, Hoa Kỳ, Mêxicô, Canađa,… đến nay Sinh thái học cảnh quan đi sâu vào nghiên cứu đánh giá cảnh quan, tìm ra các mối liên hệ trong cấu trúc và chức năng cảnh quan, phân tích tính đa dạng và đánh giá giá trị sử dụng của các đơn vị cảnh quan (Troy và Wilson năm 2006, Meyer và Grabaum năm 2008), Sinh thái cảnh quan ngày nay gắn liền nghiên cứu với ứng dụng thực tiễn [129,131,134,138].

15

Page 18: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

Có thể điểm qua một vài cột mốc đáng nhớ của sinh thái học cảnh quan thế giới như sau [157]:

- Năm 1972: Tổ chức khoa học đầu tiên về sinh thái cảnh quan được thành lập ở Hà Lan mở đầu cho việc thành lập các diễn đàn trao đổi của các nhà khoa học về CQ.

- Năm 1981: Các bài viết về sinh thái cảnh quan Bắc Mỹ của Forman và Gordon lần đầu xuất hiện trên tạp chí Bioscience.

- Năm 1982: Hiệp hội quốc tế về sinh thái học cảnh quan (IALE) được thành lập tại hội thảo quốc tế lần thứ 6 về nghiên cứu sinh thái ở Piestany, Tiệp Khắc cũ.

- Năm 1983: Cuộc hội thảo về sinh thái cảnh quan mang tên Allerton Park được tổ chức bởi diễn ra tại Illinois, Mỹ với 25 người tham gia.

- Năm 1984: Ẩn phẩm đầu tiên về sinh thái cảnh quan học được xuất bản Landscape Ecology: Theory and Application của hai tác giả Naveh và Lieberman.

- Cũng trong năm 1984: Phiên họp đầu tiên về sinh thái học cảnh quan được diễn ra tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội sinh thái học Hoa Kỳ.

- Năm 1986: Hội nghị sinh thái học cảnh quan Bắc Mỹ được diễn ra rại trường đại học Georgia với 100 thành viên tham gia, do hai nhà khoa học Monica Turner và Frank Golley chủ trì.

- 1986: Cuốn Landscape Ecology (Forman và Godron) được xuất bản, đây là một trong những công trình nền tảng của lý thuyết nghiên cứu Sinh thái cảnh quan học đầu tiên trên thế giới. Hầu hết các nghiên cứu sau đó đều vận dụng mô hình này để phát triển.

- 1986: Hiệp hội quốc tế về sinh thái học cảnh quan Hoa Kỳ được thành lập.

- 1987: Tạp chí Landscape Ecology được xuất bản, tổng biên tập là Frank Golley.

Từ những năm 1990 trở lại đây: Nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng của Sinh thái cảnh quan tiếp tục phát triển mạnh mẽ theo xu hướng ứng dụng cảnh quan và bảo vệ môi trường dựa trên công nghệ nghiên cứu tiên tiến và hiện đại như Viễn thám, GIS, các mô hình không gian để thành lập Bản đồ cảnh quan, bản đồ đánh giá cảnh quan. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng trong phân tích, đánh giá cảnh quan mang lại các kết quả chính xác về các dữ liệu đất, các yếu tố khí hậu, thảm thực vật có giá trị thực tiễn lớn [146, 147, 148].

16

Page 19: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

Việc phát triển lý thuyết Sinh thái cảnh quan gần đây đã nhấn mạnh mối quan hệ giữa mô hình không gian và quá trình biến đổi cảnh quan. Một số nghiên cứu cho thấy rằng Cảnh quan có những ngưỡng quan trọng mà nếu tại đó quá trình Sinh thái sẽ có những thay đổi lớn, ví dụ sự thay đổi nhiệt độ và chuyển đổi hoàn toàn một số loài do yêu cầu của môi trường sống. Bên cạnh đó Sinh thái cảnh quan còn có những nghiên cứu ứng dụng quan trọng hình thành nên các phương pháp, khái niệm, quy trình phân tích cảnh quan trong nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản nhằm nghiên cứu mối quan hệ giữa cảnh quan và tác động của các ngành sản xuất giúp chúng ta quản lý các mối đe doạ đối với môi trường và có biện pháp bảo tồn, sử dụng cảnh quan [130, 137, 143].

Có thể kể đến một số hướng nghiên cứu cơ bản về Sinh thái cảnh quan của các tác giả trên thế giới và các công trình nghiên cứu của họ từ những năm 1990 đến nay như sau [140]:

Bảng 1.1. Tổng hợp các công trình nghiên cứu Sinh thái cảnh quan

Nội dung nghiên cứu Quốc gia Tác giả nghiên cứuNhóm lý thuyết:- Cảnh quan bền vững Anh

Thụy SỹHaines – Young (2000)Poschin và Haines – Young (2001)Karr (2000)

- Nghiên cứu thực trạng hệ thống sinh thái

Mỹ

Đức

Pimentel et al (2001)Barkamann et al (2001)Kutsch et al (2001)Potschin và Haines – Young (2001)

- Ứng dụng của cảnh quan trong dự án

ĐứcÁoÚc

Luz (2001)Katter et al (2000)Lefroy et al (1991)Dilworth et al (2000)

Nhóm phương pháp:- Phương pháp phân tích trạng thái cảnh quan dựa trên các nghiên cứu “base line survey”

Đức Leser và Klink (1988)Zepp và Mũller (1999)

- Định lượng phi chức năng Đức Bastian và Schreiber (1999)Grabaum (1996)

- Định lượng đa chức năng Đức Syrbe (1996)Treweek (1999)

- Đánh giá môi trường cảnh quan Anh Hobbs và Sauders (1993)

- Phân tích sự tác động của các thành phần chính hay tiểu hệ thống trong cảnh quan

ÚcThụy sỹ

Waffenshmidt và Postchin (1998)Brandt et al (2000)

- Nghiên cứu đánh giá cảnh quan đa chức năng

Châu Âu Brandt và VejreTress et al (2001)

Nhóm nghiên cứu sự thay đổi và quá trình phát triển:- Lịch sử cảnh quan học

Thụy điểnPhần Lan

Skanes (1996)Vuorela (2001)

17

Page 20: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

Nội dung nghiên cứu Quốc gia Tác giả nghiên cứu- Cảnh quan và các yếu tố phá vỡ cảnh quan

ĐứcMỹ

Konold (1996)Turner (1989)Turner et al (2001)

Nhóm ứng dụng:- Dịch vụ hệ thống cảnh quan và khái niệm “natural capital”

Hà Lan

Úc

De Groot (1992)De Groot et al (2001)CSIRO (2001)

- Nghiên cứu thiết kế cảnh quan AnhMỹ

Turner et al (2001)Costanza (2000)

- Mạng lưới đa chức năng cây xanh

Hà LanSlovakia

Harm et al (1993)Miklos (1988)

- Xây dựng các khu vực nông thôn “hedgerows”

Thụy Điển Mortberg và Wallentius (2000)

- Bảo tồn đa dạng sinh học tự nhiên

Mỹ Lindsey (1999)

- Các ảnh hưởng của sự phá vỡ cảnh quan và sự biến động dân số

New ZealandAnhPháp/AnhMỹĐức

Hà Lan

Viles và Rosier (2001)Barr và Petit (2001)Baudry et al (2000)Forman (1995)Blaschke (2000), Blaschke và Petch (1999), Jaeger (2001)Opdam et al. (1995)

Tóm lại, có thể thấy Cảnh quan học trên thế giới được hình thành, phát triển ở Nga và Đông Âu vào cuối thế kỷ XIX gắn liền với việc nghiên cứu phân vùng địa lý tự nhiên. Sau đó NCCQ được xuất hiện ở các nước khác như Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan... và phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới 2 cùng với nhiều khái niệm mới trong NCCQ ra đời. Đồng thời Cảnh quan học đi sâu vào nghiên cứu các yếu tố thành tạo, thành lập bản đồ CQ. Bên cạnh đó xu hướng nghiên cứu các quần xã sinh thái phổ biến ở các nước Tây Âu, xu hướng Sinh thái hoá đã xâm nhập vào CQ và xuất hiện 2 trường phái nghiên cứu về Sinh thái cảnh quan ở Tây Âu và Bắc Mỹ.

Từ những năm 1980 trở lại đây, khoa học Cảnh quan và Sinh thái cảnh quan đã phát triển một cách nhanh chóng về cả phương pháp nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ. Cảnh quan học ngày càng đi sâu nghiên cứu đa dạng cấu trúc, động lực, chức năng, mối quan hệ giữa cảnh quan và sản xuất lãnh thổ, vận dụng quan điểm ứng dụng và nghiên cứu cảnh quan theo hướng sinh thái góp phần giải quyết các vấn đề sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững kinh tế xã hội.

1.1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Cảnh quan ở Việt nam.

Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu cảnh quan chủ yếu dựa trên nền tảng lý luận khoa học cảnh quan của các nhà khoa học Xô Viết, tùy vào từng giai đoạn

18

Page 21: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

phát triển kinh tế - xã hội của đất nước mà khoa học Địa lý nói chung và nghiên cứu cảnh quan nói riêng có sự vận dụng để đáp ứng với nhu cầu thực tiễn.

Trong giai đoạn đầu tiên (từ 1954 đến 1980), các công trình chủ yếu phát hiện sự phân hóa lãnh thổ theo hướng phân vùng địa lý tự nhiên: Trước tiên là công trình phân chia Địa lý tự nhiên Việt Nam của T.N.Sêglova (1957) đã sử dụng hệ thống phân vị đơn giản chỉ cấp vùng và á vùng. Năm 1961, V.M.Fridlan đã tiến hành phân vùng địa lý tự nhiên với hệ thống phân chia gồm 5 cấp trong Thiên nhiên miền Bắc Việt Nam theo dấu hiệu của quy luật phi địa đới.

Các công trình của các tác giả trong nước giai đoạn này trước hết phải kể đến “Địa lý tự nhiên Việt Nam” của Nguyễn Đức Chính, Vũ Tự Lập năm 1963. Các tác giả đã đưa ra hệ thống phân vị Địa lý tự nhiên Việt nam gồm 6 cấp dựa trên cả 2 quy luật phân hoá địa đới và phi địa đới nhưng chưa có chỉ tiêu cho từng cấp phân vị vì thế nên không thể áp dụng rộng rãi. Năm 1970, Uỷ Ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước đã nghiên cứu và tiến hành Phân vùng địa lý Tự nhiên lãnh thổ Việt Nam với hệ thống gồm 7 cấp phân vị, ngắn gọn và tương đối hoàn chỉnh, có chỉ tiêu cho từng cấp phân vị, đây là công trình có ý nghĩa lớn trong công tác điều tra và sử dụng lãnh thổ. Cũng trong giai đoạn này đáng chú ý là công trình “Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam” năm 1976 của Vũ Tự Lập đã tìm ra những đặc điểm, quy luật phân hoá của địa lý Tự nhiên Việt Nam. Đây là công trình có giá trị về mặt lý luận, trong đó tác giả cũng đưa ra một hệ thống phân vị mà mỗi cấp có một chỉ tiêu riêng xác định, đưa ra khái niệm Cảnh địa lý và vận dụng quan điểm tổng hợp trong NCCQ lãnh thổ Việt Nam, phản ánh được sự thống nhất biện chứng trong các quy luật phân hoá Địa đới và Phi địa đới trong tự nhiên lãnh thổ Việt Nam [58,65,102, 126].

Có thể nói trong giai đoạn này cơ sở lý luận về khoa học cảnh quan đã được các nhà Địa lý Việt Nam tiếp thu có hệ thống, vận dụng một cách linh hoạt phù hợp điều kiện cụ thể của thiên nhiên Việt Nam. Những kết quả nghiên cứu bước đầu đã đáp ứng phần nào đối với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước lúc bấy giờ và đặt nền móng cho nghiên cứu cảnh quan ở nước ta sau này.

Từ sau 1980 cho đến nay, có rất nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu CQ về cả những vấn đề lý luận và vận dụng vào thực tiễn các vùng, miền lãnh thổ Việt Nam.

Những năm 1992 Hội Địa lý Việt nam đã có nhiều Báo cáo khoa học về quan điểm và phương pháp luận nghiên cứu Sinh thái cảnh quan như: Nguyễn Thế Thôn Bàn về Sinh thái cảnh quan và Cảnh quan sinh thái (1993), Nguyễn Trần Cầu với Cảnh quan học- Sinh thái học và việc nghiên cứu thành lập bản đồ Cảnh quan sinh

19

Page 22: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

thái (1992)...Các báo cáo khoa học của Hội Địa lý Việt Nam năm 1995, 1996 đã nghiên cứu về vấn đề tổ chức lãnh thổ và phân vùng lãnh thổ; Nguyễn Thế Thôn năm 2000 tiếp tục nghiên cứu “Về lý thuyết cảnh quan sinh thái”, năm 2001 đưa ra “Nguyên tắc và phương pháp thiết kế mô hình kinh tế - môi trường trên cơ sở lý thuyết cảnh quan sinh thái và cảnh quan sinh thái ứng dụng”.

Song song với việc nghiên cứu về lý luận là các công trình nghiên cứu và vận dụng các vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu cảnh quan vào thực tiễn cảnh quan Việt Nam. Năm 1991, Trương Quang Hải Phân kiểu cảnh quan Miền Nam Việt Nam; Năm 1993, Nguyễn Thành Long và nnk thuộc Trung tâm Địa lý tự nhiên đã Nghiên cứu xây dựng bản đồ cảnh quan lãnh thổ Việt Nam; Nguyễn Cao Huần đã nghiên cứu các đơn vị phân loại cảnh quan Việt Nam vào năm 1996; Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997) đã nghiên cứu xây dựng Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ lãnh thổ môi trường Việt Nam; Nguyễn Cao Huần và Trần Anh Tuấn đã nghiên cứu Phân loại cảnh quan nhân sinh Việt Nam (2000); Phạm Hoàng Hải Nghiên cứu về các nguyên tắc và hệ thống phân vị cảnh quan Việt Nam (2000)…v.v. Theo hướng nghiên cứu này Phạm Hoàng Hải đã tiếp tục "Nghiên cứu đa dạng cảnh quan Việt Nam, phương pháp luận và một số kết quả thực tiễn nghiên cứu" năm 2006 và “Phân vùng sinh thái cảnh quan ven biển Việt Nam để sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường”. Các công trình này đã đưa ra các hệ thống phân loại khác nhau phù hợp với từng phạm vi lãnh thổ và mục đích nghiên cứu, đồng thời đã cung cấp những vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu cảnh quan Việt Nam ở nhiều khía cạnh khác nhau.

Bên cạnh đó, việc NCCQ phục vụ SDHL tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường nhằm phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững ngày càng được các nhà khoa học quan tâm. Trong những năm gần đây xu hướng nghiên cứu cảnh quan đi vào cụ thể cho một vùng lãnh thổ của vùng, miền, tỉnh ở nước ngày càng phổ biến. Năm 1990, Phạm Hoàng Hải Đánh giá tổng hợp các ĐKTN và TNTN lãnh thổ nhiệt đới ẩm gió mùa dải ven biển Việt Nam cho mục đích phát triển sản xuất Nông - Lâm nghiệp và bảo vệ môi trường; Năm 1993, tiếp tục Đánh giá tổng hợp các ĐKTN và TNTN lãnh thổ nhiệt đới ẩm gió mùa Việt Nam cho mục đích phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường. Đồng thời hướng nghiên cứu Sinh thái hoá cũng phát triển mạnh mẽ, có thể kể đến công trình của Nguyễn Văn Vinh (1996), nghiên cứu sinh thái cảnh quan vùng gò đồi Quảng Bình; Phạm Thế Vĩnh (2002), nghiên cứu cảnh quan sinh thái dải ven biển Đồng bằng Sông Hồng; Hà Văn Hành (2002),

20

Page 23: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

nghiên cứu cảnh quan vùng A Lưới tỉnh Thừa Thiên-Huế; Nguyễn Cao Huần, Nguyễn An Thịnh (2004) nghiên cứu, đánh giá sinh thái cảnh quan Sapa tỉnh Lào Cai; Nguyễn Xuân Độ (2005), nghiên cứu cảnh quan Đăklăk; Trương Quang Hải (2008), Nghiên cứu và xác lập cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững vùng núi đá vôi Ninh Bình... Bên cạnh đó có nhiều công trình ứng dụng công nghệ Viễn thám, GIS để nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ các mục đích khác nhau trong phát triển các ngành kinh tế xã hội.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu sự phân hóa lãnh thổ, các công trình nghiên cứu cảnh quan ứng dụng hiện nay ở nước ta có xu hướng vận dụng cho từng vùng lãnh thổ cụ thể vì thế đã xây dựng nhiều hệ thống phân loại cảnh quan khác nhau. Các công trình này chủ yếu tiến hành theo hướng phân loại cảnh quan không dựa vào cá thể địa tổng thể. Hệ thống phân vị của hầu hết các công trình này đều sử dụng các cấp Hệ →Phụ hệ→ Lớp→ Phụ lớp→ Kiểu→ Phụ kiểu →Hạng, Loại cảnh quan. Đây là những hệ thống phân loại Cảnh quan có những điểm chung, trong đó các tác giả cũng đã sử dụng các cấp phân vị chung như: Hệ, Phụ hệ, Lớp, Phụ lớp, Kiểu, Phụ kiểu và Loại cảnh quan, đồng thời cũng là những cấp phân vị phù hợp trong quá trình nghiên cứu một vùng lãnh thổ cụ thể ở Việt Nam như một vùng, miền, khu vực hoặc phạm vi lãnh thổ một tỉnh và tác giả cũng đã vận dụng các cấp phân vị này cho việc nghiên cứu cảnh quan tỉnh Quảng Bình.

1.1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến cảnh quan tỉnh Quảng Bình.

Quảng Bình là tỉnh có điều kiện tự nhiên đa dạng và khắc nghiệt. Trước đây việc nghiên cứu về lãnh thổ Quảng Bình còn rất hạn chế, chỉ có các công trình nghiên cứu cho các lãnh thổ rộng hơn về Địa lý tự nhiên Việt Nam, dải ven biển Việt Nam, miền Bắc Việt Nam, Bắc Trung Bộ, khu vực Bình Trị Thiên... và các công trình có liên quan gần với nghiên cứu về ĐKTN và TNTN lãnh thổ Quảng Bình như: Nghiên cứu Đất Bình Trị Thiên và hướng dẫn sử dụng của Tôn Thất Chiểu (1986); Chương trình Đánh giá tổng hợp ĐKTN và TNTN, kinh tế xã hội tỉnh Bình Trị Thiên của Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (1989).

Từ ngày tái lập Tỉnh trở lại đây (năm 1989), Quảng Bình được Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển kinh tế xã hội, khai thác tiềm năng vốn có để xoá đói giảm nghèo tiến kịp với các tỉnh, thành khác trong cả nước. Vì vậy đã có nhiều đề tài, dự án cấp Tỉnh, cấp Nhà nước nghiên cứu các vấn đề về điều kiện tự nhiên và TNTN phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế xã hội. Đa số các công trình nghiên cứu xây

21

Page 24: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

dựng luận cứ khoa học để phục vụ cho một mục đích sử dụng lãnh thổ cụ thể nào đó, cũng có những công trình điều tra về các nguồn lực tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu và phát triển các ngành kinh tế. Có thể tổng hợp một số công trình tiêu biểu từ 1990 đến nay theo bảng sau:

Bảng 1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan về Quảng Bình

Thời gian

Tên công trình nghiên cứu Tác giả Đối tượng nghiên cứu

1991 Nghiên cứu tổng hợp điều kiện tự nhiên vùng cát ven biển Quảng Bình tạo cơ sở để giải quyết vấn đề cát di động.

Lê Đức An ĐKTN dải cồn cát

1992 Đặc điểm khí hậu, bản đồ sinh khí hậu tỉnh Quảng Bình và đánh giá mức độ thích hợp của điều kiện khí hậu 3 vùng dự án cho một số cây trồng và đời sống con người

Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Khanh Vân - Viện Địa lý

Khí hậu Quảng Bình

1995 Nghiên cứu về việc xây dựng luận cứ khoa học cho việc lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Quảng Bình giai đoạn 1996-2010

Nguyễn Văn Phú, Viện chiến lược

Quy hoạch lãnh thổ

1997 Xây dựng luận cứ khoa học cho việc quy hoạch các khu Công nghiệp tỉnh Q. Bình

Lê Văn Tuấn, Sở Kế hoạch đầu tư

Quy hoạch các khu Công nghiệp

1998 Nghiên cứu về trữ lượng và chất lượng mỏ khoáng sản ở Bố Trạch;

Trần Ngọc Soạn Điều tra TN Khoáng sản ở Bố trạch

1998 Điều tra môi trường nước nội thuỷ phục vụ nuôi trồng thuỷ sản Quảng Bình

Sở Thuỷ sản Điều tra MT nước nội thuỷ

2000 Điều tra cơ bản xây dựng bản đồ đất Quảng Bình 2005, 2010

Sở Tài nguyên và môi trường

Điều tra TN Đất

2003 Xây dựng luận cứ Khoa học để quy hoạch và phát triển kinh tế miền Tây Quảng Bình sau khi xây dựng đường mòn Hồ Chí Minh

Lại Vĩnh Cẩm và các tác giả Viện Địa lý

Quy hoạch miền Tây Quảng Bình

2003 Điều tra nghiên cứu tổng hợp địa chất khoáng sản phục vụ phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường Quảng Bình

Lê Dũng và nnk, Đại Học Mỏ Địa Chất

Điều tra Địac chất, Khoáng sản

2003 Nghiên cứu Di sản Thiên nhiên Thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.

Trần Nghi, Đặng Văn Bào và nnk

Vườn QG Phong Nha-Kẻ Bàng

2003 Nghiên cứu Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội hành lang quốc lộ 12A tỉnh Quảng Bình

Nguyễn Bá Ân và nnk, Viện chiến lược phát triển

Quy hoạch quốc lộ 12A

2004 Nghiên cứu đánh giá phân hạng đất đai tỉnh Quảng Bình theo phương pháp của FAO-UNESCO bằng phần mềm ALES phục vụ quy hoạch Nông-Lâm-Ngư nghiệp bền vững

Nguyễn Anh Hoành, Nguyễn Đình Kỳ - Viện Địa lý

Đánh giá đất đai

2005 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nuôi tôm trên cát và giải pháp khắc phục

Trần Như Ý, Nguyễn Xuân Tặng và nnk, Viện Địa Lý

Điều kiện nuôi tôm trên dải cồn cát

2006 Nghiên cứu về tuyến du lịch mạo hiểm Phong Nha – Kẻ Bàng

Trương Quang Hải và nnk,

Du lịch mạo hiểm Vườn QG Phong

22

Page 25: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

Trường ĐHKH Tự nhiên

Nha-Kẻ Bàng

2006 Thu thập và chỉnh lý số liệu khí tượng thủy văn Quảng Bình từ năm 1956 đến năm 2005

Nguyễn Đại, Trung tâm Dự báo KTTV Quảng Bình

Số liệu về Khí tượng, thuỷ văn

2006 Đánh giá sức chịu tải tới hạn của hệ sinh thái môi trường tự nhiên - xã hội khu di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng tỉnh Quảng Bình, đề xuất mô hình phát triển bền vững kinh tế du lịch

Trần Nghi và nnk, Trường ĐHKH Tự nhiên

NC hệ sinh thái phụ vụ PT Du lịch Vườn QG Phong Nha-Kẻ Bàng

Các công trình nghiên cứu về ĐKTN, TNTN tỉnh Quảng Bình và một số vấn đề ứng dụng trong việc khai thác tài nguyên để phát triển các ngành kinh tế - xã hội của Tỉnh là những nguồn tài liệu quan trọng trong quá trình tác giả nghiên cứu về các yếu tố thành tạo nên CQ tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên lãnh thổ Quảng Bình vẫn chưa có công trình nào đánh giá một cách đầy đủ các ĐKTN và nguồn tài nguyên thiên nhiên làm cơ sở khoa học cho việc SDHL toàn bộ lãnh thổ tỉnh Quảng Bình.

Công trình nghiên cứu cảnh quan đáng lưu ý đối với Quảng Bình là đề tài Nghiên cứu đặc điểm cảnh quan sinh thái và phương hướng sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên vùng gò đồi Quảng Bình của tác giả Nguyễn Văn Vinh, Viện Địa lý năm 1996. Đây là một trong những tài liệu được tác giả sử dụng tham khảo về cơ sở phương pháp nghiên cứu và ứng dụng đối với lãnh thổ nghiên cứu. Năm 1999, tác giả cũng đã thực hiện đề tài luận văn Thạc sỹ Nghiên cứu điều kiện tự nhiên dải cồn cát ven biển Nam Quảng Bình đề xuất định hướng cải tạo và sử dụng cho vùng đất khắc nghiệt này.

Bên cạnh đó các tài liệu nghiên cứu quan trọng cần được kể đến là nguồn báo cáo, số liệu được các Sở, Ban ngành trong tỉnh nghiên cứu, bổ sung, cập nhật hàng năm như: Báo cáo hiện trạng môi trường, Báo cáo tình hình sử dụng đất, Quy hoạch các loại rừng...UBND tỉnh Quảng Bình, Sở kế hoạch và đầu tư năm 2009 đã tiến hành Đánh giá môi trường chiến lược, phục vụ cho dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình đến 2020 là những nguồn thông tin đáng tin cậy mà tác giả đã sử dụng trong quá trình nghiên cứu.

Trong xu hướng chung ngày càng sử dụng công nghệ hiện đại trong nghiên cứu địa lý tổng hợp, năm 2010 tác giả đã cùng tham gia với tập thể tác giả Viện Tài nguyên - Môi trường và phát triển bền vững Huế tiến hành nghiên cứu đề tài Ứng dụng Công nghệ GIS và Viễn thám điều tra, đánh giá tổng hợp ĐKTN và TNTN phục vụ phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Bình. Đối với đề tài này tác giả đã thừa kế một số kết quả biên hội về ĐKTN, TNTN, các kết quả khảo sát, thực địa và phân

23

Page 26: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

tích ảnh viễn thám để chuẩn hoá lại các dữ liệu đã có, thành lập bản đồ thành phần, các lát cắt; tác giả cũng đã sử dụng một số kết quả trong nghiên cứu tiềm năng đất đai phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp vùng đồng bằng và gò đồi Quảng Bình.

Nhìn chung các công trình nghiên cứu về lãnh thổ Quảng Bình là những kết quả nghiên cứu hết sức quan trọng về mặt lí luận và thực tiễn để khi tiến hành nghiên cứu đề tài tác giả có thể sử dụng. Trên cơ sở các tài liệu này, tác giả nghiên cứu để định ra phương pháp và nội dung nghiên cứu một cách phù hợp, vận dụng một cách hiệu quả các kết quả đã có vào công trình nghiên cứu của mình.

1.2. Những vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu cảnh quan.

1.2.1. Quan niệm Cảnh quan và Cảnh quan học

Về mặt phương pháp luận nghiên cứu, học thuyết cảnh quan được xây dựng bắt đầu từ thế kỷ XIX, tuân thủ các giai đoạn phát triển từ phân tích bộ phận, rồi đến tổng hợp; phân tích các bậc cao hơn, tổng hợp ở bậc cao hơn và ngày càng đi sâu vào bản chất của các sự vật, hiện tượng trong lớp vỏ cảnh quan. Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, cảnh quan học xác định rõ nhiệm vụ của mình là học thuyết các quy luật phân hóa lãnh thổ của lớp vỏ địa lý, cảnh quan là đơn vị cơ sở của hệ thống phân vùng và có thể nhóm CQ vào bậc liên kết cao hơn. Chuyển sang giai đoạn nghiên cứu sâu cấu trúc không gian của cảnh quan, xem CQ là những hệ thống có cấu trúc không gian phức tạp, là một hệ thống động lực hở và là hệ thống có tính chất phân bậc lôgíc, khẳng định cảnh quan học đã tiến thêm một bước mới.

Trong quá trình phát triển, khái niệm “cảnh quan” dần dần được hoàn chỉnh, mỗi khái niệm đánh dấu một bước phát triển của khoa học cảnh quan trên thế giới.

Lần đầu tiên L.S. Berge (1913) đã đưa ra khái niệm coi CQ như là một miền, trong đó địa hình, khí hậu, nước, đất, lớp phủ sinh vật cũng như hoạt động của con người được gắn kết thành một thể thống nhất, hài hòa, lặp lại một cách điển hình trong một đới nhất định nào đó của trái đất. Quan điểm giải thích cảnh quan của ông được các nhà địa lý Xô Viết như: L.G.Ramenxki, X.V.Kalexnik, N.A.Xontxep, A.A.Grigôriep cùng nhiều nhà địa lý khác ủng hộ và phát triển [27, 50].

Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, khoa học về CQ mới xác định rõ nhiệm vụ và thực sự phát triển rộng rãi, hoàn thiện dần về cả lý thuyết, phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu.

Năm 1948, N.A.Xolsev đã phát triển trên cơ sở quan niệm của L.S.Berge, ông đưa ra định nghĩa xác định: Cảnh quan là một lãnh thổ đồng nhất về mặt phát sinh,

24

Page 27: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

các thành phần địa chất, địa hình, khí hậu, đất và động thực vật có sự lặp lại một cách điển hình và có quy luật. Năm 1962, ông đã đưa ra định nghĩa cụ thể và rõ ràng hơn về CQ. Quan niệm này cho rằng CQ là một đơn vị cơ bản trong phân vùng địa lý tự nhiên “…là một thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên đồng nhất về mặt phát sinh, có một nền địa chất đồng nhất, có một kiểu địa hình, một kiểu khí hậu đồng nhất và bao gồm một tập hợp các dạng địa lý chủ yếu và thứ yếu có liên kết với nhau về mặt động lực, lặp lại một cách có quy luật trong không gian, tập hợp này chỉ thuộc riêng cho cảnh quan đó mà thôi”. Với định nghĩa này, N.A.Xolsev đã xác định được cấu trúc thẳng đứng và cấu trúc ngang của cảnh quan [27, 50].

Năm 1965, A.G.Ixatsenko đã bổ sung định nghĩa trên, ông cho rằng: Cảnh quan là một bộ phận được tách ra từ một miền, một đới địa lý và nói chung là của một đơn vị lãnh thổ bất kỳ nào đó lớn hơn, nó có đặc điểm là đồng nhất về cả tương quan địa đới và phi địa đới, có một cấu trúc riêng và một cấu tạo hình thái riêng. Cũng trên quan điểm đó năm 1991 ông đưa ra định nghĩa gắn gọn hơn cho rằng: “Cảnh quan là một địa hệ thống nhất về mặt phát sinh, đồng nhất về các dấu hiệu địa đới và phi địa đới, bao gồm một tập hợp đặc trưng các địa hệ liên kết bậc thấp”.

Ở Việt Nam, khi nghiên cứu CQ địa lý miền Bắc Việt Nam, GS.Vũ Tự Lập đã đưa ra định nghĩa: “Cảnh quan địa lý là một địa tổng thể, được phân hóa trong phạm vi một đới ngang ở đồng bằng và một đai cao ở miền núi, có một cấu trúc thẳng đứng đồng nhất về nền địa chất, kiểu địa hình, kiểu khí hậu, kiểu thủy văn, về đại tổ hợp thổ nhưỡng và đại tổ hợp thực vật, bao gồm một tập hợp có quy luật của các dạng địa lý và những đơn vị cấu tạo khác theo một cấu trúc ngang đồng nhất” [58].

Như vậy, CQ được hiểu và áp dụng khác nhau phụ thuộc vào quan điểm của người nghiên cứu. Thuật ngữ này có thể hiểu theo một trong các nội dung sau:

1. Cảnh quan được coi là một thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên ở bất kỳ một cấp phân chia nào, đó là quan niệm chung.

2. Cảnh quan là một đơn vị phân loại trong hệ phân vị lãnh thổ tự nhiên, trong đó cảnh quan là đơn vị chủ yếu được xem xét đến những biến đổi do tác động của con người. Quan niệm cảnh quan là đơn vị mang tính kiểu loại.

3. Cảnh quan là những cá thể địa lý, là một phần nào đó riêng biệt của lớp vỏ địa lý, trong đó có những đặc tính chung nhất.

Trong đó quan niệm kiểu loại và quan niệm cá thể được nhiều nhà nghiên cứu cảnh quan sử dụng, phổ biến là quan niệm kiểu loại. Trong quan niệm này cảnh quan được coi là đơn vị cơ sở, là một cấp phân vị, đơn vị phân loại thể hiện rõ nét

25

Page 28: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

nhất cả hai quy luật địa đới và phi địa đới, đồng thời là địa hệ tự nhiên cấp cơ sở có cấu trúc hình thái riêng. Trong NCCQ có nhiều hướng khác nhau, cần phải hiểu cảnh quan theo đúng bản chất của nó, không thể hiểu theo tên gọi vì chưa có một định nghĩa cảnh quan thống nhất [27].

Trong quá trình nghiên cứu CQ lãnh thổ Quảng Bình, tác giả đã quan niệm CQ vừa là một thể tổng hợp tự nhiên, vừa là đơn vị mang tính kiểu loại, là một đơn vị nằm trong hệ thống phân loại chung của CQ lãnh thổ Việt Nam và đồng thời là một bộ phận CQ lãnh thổ Việt Nam. Cảnh quan Quảng Bình là một thể tổng hợp tự nhiên phức tạp vừa có tính đồng nhất vừa bất đồng nhất bao gồm một hệ thống các yếu tố thành phần cấu tạo nên (địa chất, địa hình, khí hậu, đất, nước, sinh vật) và giữa chúng có mối liên hệ phụ thuộc tác động lẫn nhau, đồng thời có sự phân hoá phức tạp từ cấp cao đến thấp theo hệ thống phân loại nhất định tạo nên tính đa dạng trong cấu trúc, chức năng và động lực CQ tỉnh Quảng Bình. Chính vì vậy khi nghiên cứu CQ tỉnh Quảng Bình cần lựa chọn phương pháp và quan điểm nghiên cứu phù hợp.

1.2.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cảnh quan

1.2.2.1. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu cảnh quan

a) Quan điểm nghiên cứu:

Trong quá trình nghiên cứu, đánh giá cảnh quan tỉnh Quảng Bình, tác giả dựa trên cơ sở các quan điểm đã được vận dụng trong nghiên cứu địa lý tự nhiên tổng hợp, có tính đến những tác động của sản xuất lãnh thổ nhằm sử dụng hợp lý nguồn TNTN, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững kinh tế - xã hội, những quan điểm ứng dụng nghiên cứu địa lý địa phương, đó là các quan điểm:

- Quan điểm hệ thống :

Các yếu tố tự nhiên thành tạo nên Cảnh quan trên một lãnh thổ luôn luôn có tác động qua lại và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau tạo nên một hệ thống động lực hở, tự điều chỉnh và có trạng thái cân bằng động. Nếu tác động đến một yếu tố nào đó trong hệ thống ở mức độ cho phép thì hệ thống này tự điều chỉnh để cân bằng, nếu tác động quá mức thì cân bằng sẽ bị phá hủy, làm cho Cảnh quan biến đổi và phân hóa.

Nghiên cứu cảnh quan tỉnh Quảng Bình cũng phải tuân theo quan điểm này. Coi đối tượng nghiên cứu là một hệ thống gồm các hợp phần tự nhiên: Địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật cấu tạo nên và giữa các thành phần

26

Page 29: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tương tác lẫn nhau tạo thành một thể thống nhất, đồng thời chịu sự tác động của hệ thống các yếu tố kinh tế xã hội trên lãnh thổ. Trong quá trình phân tích, đánh giá cảnh quan, tác giả cũng đã đưa ra một hệ thống các cấp phân loại làm cơ sở cho việc xây dựng Bản đồ cảnh quan, đánh giá và định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ.

- Quan điểm tổng hợp:

Là quan điểm truyền thống khi nghiên cứu địa lý, thể hiện cả trong nội dung và phương pháp nghiên cứu. Khi nghiên cứu các thành phần cảnh quan, phải đặt nó trong mối quan hệ với các thành phần khác, đặt trong tổng thể cảnh quan của lãnh thổ nghiên cứu. Từ những nghiên cứu rời rạc từng thành phần, từng bộ phận của khu vực, từng cấp phân loại cảnh quan phải có sự tổng hợp để nhìn nhận và đánh giá chúng trong toàn bộ hệ thống cảnh quan lãnh thổ. Nghiên cứu một cách đồng bộ và toàn diện các yếu tố, thành phần cảnh quan cũng như mối quan hệ giữa chúng.

Trong nghiên cứu cảnh quan lãnh thổ Quảng Bình, tác giả vận dụng quan điểm này sau khi phân tích các yếu tố thành tạo, cần phải có sự tổng hợp, khái quát hoá những đặc điểm mang tính thống nhất trong toàn bộ cảnh quan và mối quan hệ giữa chúng, mối quan hệ giữa cảnh quan và sản xuất lãnh thổ Quảng Bình để có thể đánh giá tổng hợp cảnh quan cho các mục đích khác nhau nhằm sử dụng hợp lý TNTN và bảo vệ môi trường. Trong đánh giá Cảnh quan tỉnh Quảng Bình, tác giả đã tiến hành đánh giá cảnh quan cho từng mục đích Nông, Lâm nghiệp và Du lịch, sau đó là đánh giá tổng hợp cảnh quan để đưa ra những định hướng khai thác, sử dụng hợp lý.

- Quan điểm lãnh thổ:

Quan điểm này xuất phát từ chỗ: Đối tượng địa lý nào cũng cần xác định trên một lãnh thổ cụ thể, có sự phân hóa và phụ thuộc lẫn nhau trong lãnh thổ đó, đồng thời lãnh thổ đó cũng có mối quan hệ với các lãnh thổ xung quanh trên phương diện tự nhiên, cũng như kinh tế - xã hội.

Trong quá trình nghiên cứu cảnh quan tỉnh Quảng Bình, sự thay đổi của một thành phần tự nhiên trong một bộ phận lãnh thổ ở miền núi hay vùng gò đồi cũng đều có liên quan đến các bộ phận lãnh thổ thuộc khu vực đồng bằng hay dải ven biển và ngược lại; nói cách khác khi nghiên cứu một bộ phận cảnh quan Quảng Bình phải đặt nó trong toàn bộ cảnh quan lãnh thổ Quảng Bình. Đây là vấn đề mà trong khi định hướng khai thác và sử dụng tự nhiên lãnh thổ rất cần được lưu ý.

- Quan điểm sinh thái:

27

Page 30: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

Là một quan điểm đặc thù trong nghiên cứu Cảnh quan nói chung, nghiên cứu địa lý địa phương nói riêng và ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Trong nghiên cứu cảnh quan, chúng ta không thể không xem xét đến yếu tố tác động của sản xuất lãnh thổ. Có thể thấy rằng mỗi đơn vị cảnh quan đều có một mối liên hệ với việc sử dụng và khai thác của con người, con người là chủ thể các hoạt động sản xuất và những tác động đó đều có thể làm thay đổi bộ mặt cảnh quan. Đối với hướng nghiên cứu Cảnh quan sinh thái có sự kết hợp giữa cảnh quan học và sinh thái học, chú trọng nghiên cứu môi trường cảnh quan hiện đại gồm cả cảnh quan tự nhiên và cảnh quan nhân văn, đồng thời nghiên cứu cả mối quan hệ giữa sinh vật và điều kiện môi trường, đặc biệt là quan hệ với con người, nhằm mục đích cuối cùng là tìm ra các giải pháp kinh tế - kỹ thuật, sinh thái để khai thác và sử dụng môi trường hữu hiệu hơn. Nó đem lại cho địa lý tự nhiên một hướng đi có ứng dụng cao hơn.

Trên quan điểm sinh thái, trong nghiên cứu cảnh quan tỉnh Quảng Bình tác giả đã xem xét đến sự tác động của con người đối với các yếu tố thành tạo cảnh quan như: Thảm thực vật, thổ nhưỡng, môi trường nước, không khí; xem xét yếu tố con người trong sự phân hoá và đặc điểm đa dạng của cảnh quan, trong đánh giá cảnh quan có xem xét đến tính biến động của cảnh quan trong mối quan hệ với sản xuất lãnh thổ Quảng Bình.

- Quan điểm sử dụng hợp lý TNTN - Phát triển bền vững :

Là quan điểm xuyên suốt trong quá trình khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế xã hội, sử dụng hợp lý nguồn TNTN là sự đảm bảo cho phát triển bền vững, tức là đảm bảo quá trình phát triển đáp ứng một cách công bằng thế hệ hiện tại nhưng không để lại sự tổn hại cho thế hệ mai sau.

Trong nghiên cứu Cảnh quan tỉnh Quảng Bình nhằm phục vụ sử dụng hợp lý nguồn TNTN và BVMT, người nghiên cứu luôn phải tuân thủ quan điểm này trong khi đưa ra các định hướng, giải pháp phát triển kinh tế xã hội. Muốn kinh tế xã hội bền vững thì trước hết phải bền vững về môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Sử dụng nguồn TNTN tiết kiệm, có hiệu quả trong giới hạn cho phép các nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn có của lãnh thổ; sử dụng phải đi đôi với bảo vệ gìn giữ, cải thiện môi trường sống. Đây là quan điểm định hướng cho mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đạt đến là sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

b) Phương pháp nghiên cứu

28

Page 31: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

Trong quá trình nghiên cứu địa lý tự nhiên một địa phương, chúng ta cần áp dụng các phương pháp cụ thể, các phương pháp đi từ phân tích đến tổng hợp hoặc ngược lại, có thể sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với phương pháp hiện đại, tuy nhiên phải căn cứ vào lãnh thổ nghiên cứu và nguồn tài liệu thực tế để lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp. Đối với nghiên cứu cảnh quan lãnh thổ Quảng Bình, trên cơ sở quan điểm tiếp cận hệ thống và quan điểm tổng hợp, tác giả đã sử dụng các phương pháp sau đây:

b1) Các phương pháp điều tra tổng hợp: Gồm các phương pháp cụ thể :

- Phương pháp thu thập, xử lý số liệu, tài liệu

Trên cơ sở đề cương nghiên cứu, tác giả căn cứ vào mục tiêu và nội dung nghiên cứu để tiến hành thu thập các nguồn tài liệu, số liệu, báo cáo, bản đồ và các thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đánh giá cảnh quan lãnh thổ Quảng Bình.

Do các tài liệu, số liệu thu thập từ nhiều nguồn khác nhau vì vậy cần chuẩn hoá để đảm bảo tính đồng bộ về thời gian, đơn vị...Sau đó tiến hành phân tích, tổng hợp, lựa chọn và xử lý nguồn tài liệu, số liệu, biên tập lại các bản đồ thu thập được trên cơ sở nền bản đồ Địa hình tỉnh Quảng Bình tỷ lệ 1:100.000 để đưa ra thông tin phù hợp với yêu cầu nội dung nghiên cứu.

- Phương pháp khảo sát thực địa

Trên cơ sở nguồn tài liệu đã được chuẩn hoá, tác giả lập đề cương cho công tác khảo sát thực địa để bổ sung, cập nhật tài liệu, bảo đảm tính đúng đắn và chính xác hóa của việc điều tra, nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự nhiên, TNTN và kinh tế xã hội của địa phương, phù hợp với mục đích nghiên cứu. Qua việc tham gia khảo sát thực địa theo các tuyến cắt ngang lãnh thổ Quảng Bình gồm: Tuyến Ba Đồn theo đường 12A, tuyến theo đường 16 từ Lệ Thuỷ-Khe Bang, tuyến từ Võ Ninh đi theo đường 10 có thể xác định sự phân hoá cảnh quan Quảng Bình theo chiều từ Đông sang Tây và lập lát cắt; Khảo sát dọc theo đường Hồ Chí Minh, vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, dọc theo dải cồn cát ven biển từ Lệ Thuỷ đến Quảng Trạch, bằng việc quan sát, đo đạc nghiên cứu các dạng địa hình, thảm thực vật, các cồn cát và đụn cát…kết hợp điều tra, tìm hiểu nghiên cứu thực tế qua các đợt hướng dẫn sinh viên thực địa các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình, tác giả đã thu thập được một số tài liệu cần thiết và chụp ảnh minh họa.

- Phương pháp phỏng vấn, điều tra: Là phương pháp thu thập thông tin từ những người dân có kinh nghiệm, các nhà quản lý hoặc xin ý kiến chuyên gia.

29

Page 32: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

Điều tra những người dân định cư lâu năm hoặc có kinh nghiệm nhằm mục đích thu thập nhanh một số thông tin về tình hình sử dụng tài nguyên thiên nhiên, một số vấn đề về sản xuất, sinh sống của người dân như: sử dụng đất, trồng rừng, nuôi trồng thuỷ sản, tập quán sản xuất, hiệu quả kinh tế...đây là những dữ liệu quan trọng giúp chúng ta trong việc đánh giá tài nguyên và đưa ra định hướng sử dụng khả thi cho địa phương.

Trong quá trình đánh giá, ngoài việc dựa trên những cảm nhận chủ quan khi nghiên cứu ngoài thực địa hoặc việc phân tích, đánh giá, đề tài còn tiến hành tham khảo ý kiến của các chuyên gia, đặc biệt trong việc lựa chọn trọng số của các tiêu chí. Sử dụng phương pháp này nhằm tăng cường tính chính xác và khách quan của kết quả đánh giá.

b2) Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS):

- Phương pháp bản đồ: là một phương pháp truyền thống của khoa học địa lý. Trong nghiên cứu địa lý địa phương, phương pháp bản đồ được vận dụng trong tất cả các khâu nghiên cứu như trong phân tích xử lý số liệu; biên tập bản đồ, phân tích, lựa chọn các phương pháp biểu hiện, so sánh, đối chiếu, phân tích đánh giá các bản đồ để xác định sự phân bố, những biến động của các đối tượng hiện tượng nghiên cứu trong không gian. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả cũng đã sử dụng bản đồ cho các đợt khảo sát thực địa để có thể bao quát toàn bộ không gian khu vực nghiên cứu.

Trong nghiên cứu Cảnh quan tỉnh Quảng Bình phương pháp bản đồ đã được vận dụng từ khâu đầu tiên để thu thập thông tin, chuẩn hoá phân tích, tổng hợp các yếu tố thành tạo cảnh quan, đến việc thành lập bản đồ Cảnh quan tỉnh Quảng Bình và khâu cuối cùng của đánh giá cảnh quan là thành lập bản đồ định hướng sử dụng Cảnh quan tỉnh Quảng Bình.

- Ngoài việc sử dụng các bản đồ truyền thống, tác giả đã sử dụng các phần mềm GIS để tiến hành chỉnh sửa, biên tập và thể hiện các bản đồ hợp phần thành tạo cảnh quan lãnh thổ Quảng Bình. Tích hợp các lớp thông tin ở các bản đồ thành phần để thành lập bản đồ Cảnh quan tỉnh Quảng Bình và trên cơ sở Bản đồ cảnh quan, các dữ liệu thuộc tính trong đánh giá cảnh quan để thành lập Bản đồ định hướng sử dụng hợp lý nguồn TNTN và bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Bình.

b3) Phương pháp phân tích, đánh giá cảnh quan:

Đây là phương pháp được tác giả sử dụng trong quá trình phân tích đa dạng cảnh quan tỉnh Quảng Bình, trong công tác xây dựng các chỉ tiêu và thực hiện các

30

Page 33: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

bước để đánh giá cảnh quan. Trên cơ sở phân tích các yếu tố thành tạo cảnh quan, phân tích cấu trúc, chức năng cảnh quan, đề tài tiến hành đánh giá cảnh quan cho các mục đích phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, du lịch, phát triển đô thị để từ đó định hướng cho việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Bình.

Tất cả các phương pháp trên được tác giả áp dụng trong quá trình nghiên cứu, đánh giá cảnh quan tỉnh Quảng Bình. Có khi sử dụng độc lập, có khi phải phối hợp nhiều phương pháp trong quá trình nghiên cứu chúng bổ sung cho nhau, tăng cường hiệu quả, tính chính xác và khách quan của quá trình nghiên cứu.

c) Quy trình nghiên cứu:

Trên cơ sở xác định mục đích, nội dung, phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả đã vận dụng quan điểm tiếp cận hệ thống, quan điểm tổng hợp trong nghiên cứu, đánh giá cảnh quan tỉnh Quảng Bình, đồng thời tác giả cũng đã sử dụng phù hợp các phương pháp nghiên cứu cho từng công đoạn, nội dung cụ thể. Trong phạm vi giới hạn nghiên cứu, đánh giá cảnh quan tỉnh Quảng Bình cho phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch nhằm mục đích sử dụng hợp lý nguồn TNTN và BVMT tác giả đã thực hiện quy trình nghiên cứu gồm các giai đoạn như sau: Trên cơ sở mục đích nghiên cứu của đề tài, xác định phạm vi nghiên cứu và những vấn đề về phương pháp luận và phương pháp tiếp cận nghiên cứu thì bước đầu tiên đề tài tiến hành phân tích các yếu tố thành tạo cảnh quan tỉnh Quảng Bình (bước 1); tiếp đến là xây dựng hệ thống phân loại và thành lập bản đồ cảnh quan(bước 2); Tiến hành phân tích đa dạng cảnh quan tỉnh Quảng Bình (bước 3); Sau đó trên cơ sở các dữ liệu và bản đồ cảnh quan tiến hành đánh giá cảnh quan cho các mục đích khác nhau gồm: đánh giá cảnh quan cho phát triển nông nghiệp (bước 4), đánh giá cảnh quan cho mục đích lâm nghiệp (bước 5), đánh giá cảnh quan cho phát triển du lịch (bước 6) và đánh giá khả năng phát triển tổng hợp các ngành kinh tế nông, lâm nghiệp và du lịch cho loại cảnh quan (bước 7); Cuối cùng trên cơ sở kết quả đánh giá là những kiến nghị và xây dựng bản đồ định hướng sử dụng hợp lý CQ (bước 8). Đây là những cơ sở khoa học quan trọng nhằm mục đích sử dụng hợp lý nguồn TNTN và BVMT trong phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Quảng Bình.

31

Page 34: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

Hình 1.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu, đánh giá cảnh quan tỉnh Quảng Bình

1.2.2.2. Nghiên cứu đa dạng cảnh quan.

Nghiên cứu cảnh quan là phân tích tính đa dạng trong cấu trúc, chức năng và động lực cảnh quan, một công đoạn không thể thiếu trong NCCQ một lãnh thổ. Đặc tính đa dạng của cảnh quan cho phép đánh giá đúng tiềm năng tự nhiên của mỗi vùng, từ đó đưa ra được những giải pháp, biện pháp nhằm sử dụng hợp lý TNTN và bảo vệ môi trường cho mục đích phát triển kinh tế xã hội bền vững [27, 29].

Mỗi vùng, mỗi địa phương ngoài những đặc tính chung, đồng nhất về tự nhiên của vùng miền thì đều có những phân hoá đa dạng phức tạp hoàn toàn phụ thuộc vào tính bất đồng nhất của các yếu tố thành tạo nên nó (các yếu tố hợp phần), trong đó có cả tác động của con người và hình thành nên các đơn vị tự nhiên ở các cấp khác khau có tính chất khác biệt nhau chính là các đơn vị cảnh quan. Vì vậy nghiên cứu đa dạng của cảnh quan chính là phân tích tính đa dạng trong cấu trúc, chức

32

Page 35: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

năng và động lực cảnh quan, làm cơ sở cho đánh giá cảnh quan để tìm ra các giải pháp sử dụng hợp lý nguồn TNTN, bảo vệ môi trường phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững. Đây cũng là mục đích, ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu đa dạng cảnh quan lãnh thổ.

Đối tượng của việc nghiên cứu đa dạng cảnh quan chính là hệ thống các đơn vị phân loại cảnh quan với nhiều cấp trong hệ thống phân vị cảnh quan của lãnh thổ nghiên cứu từ trên xuống như: Kiểu, phụ kiểu, lớp, phụ lớp, loại cảnh quan; cũng có thể là các cấp đơn vị phân vùng như: Miền, khu, đới, á đới.... Đối với lãnh thổ Quảng Bình tác giả lựa chọn đối tượng nghiên cứu là các đơn vị trong hệ thống phân loại cảnh quan tỉnh Quảng Bình từ Hệ, phụ hệ, lớp, phụ lớp, kiểu, phụ kiểu và loại cảnh quan ở tỷ lệ bản đồ là 1:100.000, trong đó đơn vị loại cảnh quan là đơn vị cơ sở của quá trình nghiên cứu.

Dựa vào quan điểm tiếp cận địa lý tổng hợp và hệ thống, trên cơ sở phân tích một cách đầy đủ đặc điểm phức tạp của các yếu tố hợp phần (cấu trúc đứng) và phân hoá của các đơn vị cảnh quan (cấu trúc ngang) thì cần phải làm rõ mối tác động tương hỗ, mật thiết giữa các hợp phần và quan hệ các đơn vị cảnh quan trong hệ thống phân loại của nó, từ đó làm rõ chức năng (phân tích chức năng) của các đơn vị cảnh quan để thấy được giá trị, vai trò của cảnh quan và đây là cơ sở cho việc đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển kinh tế xã hội (tức là khâu đánh giá cảnh quan).

Theo các nhà nghiên cứu cảnh quan [27, 28, 29], thì trong nghiên cứu cảnh quan thường phải áp dụng các 3 nguyên tắc chính là nguyên tắc đồng nhất phát sinh, nguyên tắc cấu trúc và nguyên tắc chức năng:

- Nguyên tắc đồng nhất phát sinh: Được sử dụng trong phân tích cảnh quan, làm rõ về nguồn gốc hình thành của các yếu tố thành tạo cảnh quan và mối quan hệ giữa chúng. Xác định những đặc trưng cơ bản về cấu trúc, chức năng nguyên sinh của cảnh quan cũng như xu hướng biến đổi của các đơn vị cảnh quan trong quá trình sử dụng. Đây là nguyên tắc có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu, phân loại cảnh quan cho từng vùng lãnh thổ khác nhau.

- Nguyên tắc cấu trúc: Là nguyên tắc được sử dụng để làm rõ các đặc tính cấu trúc cảnh quan, quy luật phân hoá không gian, cấu trúc phân bậc và đặc trưng về tổ chức theo lãnh thổ của các thể tổng hợp tự nhiên. Đây là nguyên tắc làm căn cứ cho việc xây dựng cơ sở khoa học của việc sử dụng hợp lý điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ở những vùng lãnh thổ khác nhau.

33

Page 36: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

- Nguyên tắc chức năng: Trên cơ sở xem xét mối quan hệ chức năng và phát sinh của các thành phần cảnh quan, nguyên tắc này cho phép xác định một cách chính xác chức năng của từng loại cảnh quan, để từ đó chúng ta có thể tiến hành đánh giá nhằm đưa ra phương án sử dụng hiệu quả nhất đối với từng loại cảnh quan của lãnh thổ nghiên cứu.

a) Về nghiên cứu đa dạng cấu trúc cảnh quan:

Một trong những đặc điểm thể hiện tính đa dạng cảnh quan lãnh thổ là sự đa dạng trong cấu trúc. Nghiên cứu cấu trúc cảnh quan bao gồm cả việc phân tích cấu trúc thẳng đứng và cấu trúc ngang (cấu trúc không gian) của cảnh quan.

Cấu trúc thẳng đứng hay còn gọi là cấu trúc hợp phần, gồm các thành phần cấu tạo nên cảnh quan là: Đá mẹ, địa hình cùng với lớp vỏ phong hoá và thổ nhưỡng, khí hậu, thuỷ văn, sinh vật và mối quan hệ tương hỗ giữa chúng với nhau [50,58]. Các hợp phần cấu trúc không phải là những thành phần rời rạc mà giữa chúng có mối quan hệ tương hỗ tạo nên tính thống nhất trong cảnh quan vì vậy khi nghiên cứu cấu trúc thẳng đứng của cảnh quan thì phải xem xét đồng thời tất cả các hợp phần thành tạo trong mối quan hệ giữa chúng.

Cấu trúc ngang của cảnh quan được xác định bởi số cấp phân vị và số lượng cá thể của mỗi cấp. Chính số lượng này phản ánh mức độ phức tạp, tính đa dạng, tính không đồng nhất của cảnh quan. Mỗi cấp phân vị có một cấu trúc ngang riêng, đồng thời mỗi một cá thể cùng một cấp phân vị cũng có đặc điểm cấu trúc riêng. Nghiên cứu cấu trúc ngang là nghiên cứu sự phân hoá phức tạp theo không gian lãnh thổ của các đơn vị cảnh quan theo hệ thống phân vị từ cao xuống thấp và mối quan hệ giữa các đơn vị cảnh quan trong các cấp phân loại.

Không thể tách rời các thành phần và mối quan hệ giữa chúng trong phân tích cấu trúc cảnh quan. Cấu trúc thẳng đứng và cấu trúc ngang của cảnh quan có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, nếu cấu trúc thẳng đứng càng không đồng nhất, tức là thành phần cấu tạo càng phức tạp thì cấu trúc ngang càng đa dạng do tính phân hoá lớn và càng phải có các biện pháp cụ thể trong sử dụng lãnh thổ.

b) Nghiên cứu đa dạng chức năng cảnh quan

Trong quá trình nghiên cứu cảnh quan, việc phân tích, xác định chức năng của các cảnh quan là cơ sở để đánh giá cảnh quan. Theo Vũ Tự Lập chức năng là sự biểu hiện những đặc tính là hệ quả của tổ chức kết cấu nội dung sự vật. Cấu trúc quy định chức năng cảnh quan và ngược lại chức năng thể hiện ra bên ngoài cấu

34

Page 37: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

trúc của cảnh quan. Cảnh quan có hai chức năng cơ bản là chức năng tự nhiên và chức năng kinh tế xã hội [31, 58]

Chức năng tự nhiên là tiếp nhận các dòng vật chất, năng lượng để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của cảnh quan, còn gọi là chức năng tự điều chỉnh của cảnh quan. Chức năng kinh tế xã hội là khả năng sử dụng cảnh quan vào các mục đích phát triển kinh tế xã hội, là thuộc tính thể hiện bên ngoài của chức năng tự nhiên và chỉ xuất hiện khi có con người; nếu sử dụng cảnh quan phù hợp với chức năng kinh tế thì sẽ đảm bảo sự phát triển bền vững cho mối quan hệ giữa tự nhiên và con người [31].

Theo quan điểm của De Groot (1992, 2006), của Bastian và Roder (2002) thì có thể chia chức năng của một đơn vị cảnh quan ra 3 nhóm chức năng chính là: Chức năng tự nhiên, chức năng sản xuất và chức năng xã hội [131, 132, 141].

- Chức năng tự nhiên hay còn gọi là chức năng sinh thái: Là khả năng cảnh quan có thể tự điều chỉnh các dòng vật chất năng lượng nhằm bảo vệ TNTN và môi trường như: Chống xói mòn, rửa trôi, suy thoái đất đai; cân bằng mực nước, độ ẩm, nhiệt nhằm cân bằng môi trường; phục hồi, bảo tồn đa dạng sinh học.

- Chức năng sản xuất hay chức năng kinh tế: Là khả năng có thể cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên sinh vật, vật liệu, nhiên liệu, môi trường đất, nước, khí hậu sử dụng vào sản xuất các ngành kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, du lịch, quần cư.

- Chức năng xã hội gồm các khả năng mà cảnh quan có thể ứng dụng vào các mục đích: Giáo dục, nghiên cứu khoa học, thẩm mỹ, giải trí hay giá trị về nhân văn.

Chức năng cảnh quan được xác định trên cơ sở cấu trúc cảnh quan, mỗi đơn vị cảnh quan có thể có nhiều chức năng và nhiều đơn vị cảnh quan có thể cùng một chức năng. Nếu con người sử dụng cảnh quan phù hợp với chức năng cảnh quan thì hướng sử dụng đó là hợp lý và cảnh quan có khả năng phát triển bền vững, lâu dài; nếu con người sử dụng cảnh quan không phù hợp với khả năng đáp ứng của cảnh quan thì cảnh quan bị suy giảm và thường là không bền vững. Con người sử dụng cảnh quan nếu vượt quá khả năng đảm bảo của cảnh quan ở một số bộ phận hoặc thành phần cấu trúc nào đó của cảnh quan thì hệ thống này sẽ có những biến đổi về cấu trúc, phá vỡ cấu trúc cũ hình thành nên cấu trúc cảnh quan mới và khi đó chức năng của cảnh quan cũng sẽ thay đổi theo [31, 33]. Chính vì vậy nghiên cứu chức năng của cảnh quan, đánh giá tiềm năng vốn có của nó là cơ sở để định hướng sử dụng hợp lý cảnh quan, bảo vệ TNTN và môi trường lãnh thổ.

35

Page 38: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

Cảnh quan tỉnh Quảng Bình đa dạng trong cấu trúc cảnh quan. Các thành phần cấu tạo cảnh quan ở đây có sự phân hoá phức tạp, có tác động lẫn nhau và có mối quan hệ mật thiết hình thành nên một hệ thống phân loại cảnh quan gồm các đơn vị phân loại từ cao đến thấp, mỗi đơn vị có chức năng riêng phù hợp với đặc điểm cấu trúc của nó. Chính đa dạng trong cấu trúc cảnh quan Quảng Bình đã tạo nên tính đa dạng trong chức năng của nó.

c) Nghiên cứu động lực cảnh quan

Động lực là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của cảnh quan trên cơ sở nguồn vật chất, năng lượng trong cảnh quan và tác động của con người, làm thay đổi cấu trúc và chức năng của cảnh quan, có thể hình thành cấu trúc và chức năng mới trong phạm vi không gian cụ thể như: Rừng thành cây bụi, cỏ hoặc cây bụi thành cây ăn quả, cây công nghiệp; đất trung tính thành đất nhiễm mặn, phèn hoặc các thay đổi bề mặt địa hình dẫn tới thay đổi cảnh quan.

Mục đích của nghiên cứu động lực Cảnh quan là Dự báo các xu hướng biến đổi của Cảnh quan nhằm đề xuất các biện pháp giảm thiểu.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, cảnh quan một lãnh thổ luôn chịu sự tác động của các yếu tố động lực ở bên trong hoặc bên ngoài cảnh quan từ nguồn năng lượng bức xạ mặt trời, chế độ hoàn lưu gió mùa, nguồn năng lượng được giải phóng do các hoạt động trong lòng đất...tạo nên sự chuyển hoá vật chất và năng lượng trong cảnh quan, thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình phong hoá, phân huỷ vật chất hoặc vận chuyển, chuyển đổi vật chất do xói mòn, rửa trôi (các quá trình ngoại lực)... Bên cạnh đó hoạt động của con người cũng có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh định hướng phát triển của tự nhiên làm thay đổi hệ sinh thái cảnh quan, làm tăng cường hoặc suy giảm chất lượng cảnh quan. Có thể thấy rằng yếu tố động lực lớn nhất có tính quyết định đến sự biến đổi của cảnh quan chính là các hoạt động khai thác lãnh thổ của con người. Chính vì thế nghiên cứu động lực cảnh quan không chỉ làm rõ thực trạng thay đổi, phân hoá cảnh quan do các tác động tự nhiên mà còn phân tích sự thay đổi phân hoá cảnh quan do nhân tác và cho phép chúng ta lựa chọn các phương án sử dụng phù hợp nhất đối với các tiềm năng tự nhiên của lãnh thổ.

Lãnh thổ Quảng Bình mang đặc điểm động lực chung của cảnh quan nhiệt đới, gió mùa ẩm. Địa hình đồi núi phía tây, đồng bằng ở giữa và dải cồn cát ven biển cùng với dòng chảy, những tác động bất thường của bão, lũ lụt... cũng đã làm cho cảnh quan Quảng Bình có sự thay đổi và phát triển phức tạp hơn. Đặc biệt là những

36

Page 39: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, du lịch, xây dựng...đã tác động rất lớn đến thổ nhưỡng, thuỷ văn, rừng, thảm thực vật vật hình thành nên cảnh quan hiện tại. Có thể tạo nên xu hướng tích cực như trồng và bảo vệ rừng, giữ đất, chống xói mòn, rửa trôi... hoặc xu hướng tiêu cực như khai thác quá mức, chặt phá rừng,...trong quá trình phát triển làm thoái hoá cảnh quan. Nghiên cứu động lực cảnh quan Quảng Bình chính là xem xét đến các yếu tố tác động đó, làm rõ xu hướng phát triển của cảnh quan nhằm đưa ra các phương án sử dụng hợp lý nguồn TNTN và bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Bình.

1.2.2.3. Đánh giá cảnh quan

Đánh giá Cảnh quan là một khâu quan trọng trong nghiên cứu địa lý ứng dụng nhằm mục đích phục vụ sử dụng hợp lý lãnh thổ, tức là giúp các nhà quản lý hoạch định, tổ chức sản xuất phù hợp với chức năng của từng cảnh quan và đảm bảo phát triển bền vững lãnh thổ.

Bản chất của công tác đánh giá cảnh quan là xác định mức độ thuận lợi của cảnh quan cho các mục đích sử dụng khác nhau. Mỗi loại hình sử dụng có một yêu cầu nhất định đối với cảnh quan, đánh giá cảnh quan được thực hiện trên cơ sở đối chiếu, so sánh mức độ thuận lợi của cảnh quan đối với từng loại hình sử dụng. Thực chất là đánh giá tổng hợp các tổng thể tự nhiên cho mục đích cụ thể nào đó như: nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, du lịch, công nghiệp, xây dựng...

Đánh giá cảnh quan cũng như nhiều lĩnh vực khoa học khác phát triển từ đơn giản đến phức tạp, từ đánh giá thành phần đến đánh giá tổng hợp. Phương pháp đánh giá cảnh quan thực chất đã được xem xét từ những năm 70 của thế kỷ XX ở những khía cạnh khác nhau như: thích nghi sinh thái (mức độ thuận lợi), hiệu quả kinh tế, ảnh hưởng của môi trường và ảnh hưởng của xã hội; Năm 1973 Mukhina đã đưa ra phương pháp và nguyên tắc đánh giá kỹ thuật các tổng hợp thể tự nhiên. Trong vài thập kỷ gần đây để đáp ứng với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội các vùng lãnh thổ, công tác đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN cho các mục đích cụ thể ngày càng phổ biến và đạt được nhiều kết quả to lớn. Trước hết phải kể đến các công trình nghiên cứu của các nhà địa lý tổng hợp tham gia vào quy hoạch các cùng lãnh thổ Liên Xô (cũ) như Cộng hoà Ucraina, Liên bang Nga, ...các nước Tây Âu, Bắc Mỹ. Các công trình có ý nghĩa thực tiễn lớn và đồng thời đã xây dựng phương pháp luận, nguyên tắc, phương pháp đánh giá cảnh quan thiết lập nên một khoa học độc lập có đối tượng, chức năng và nhiệm vụ nghiên cứu riêng đó là Đánh giá tổng hợp ĐKTN và TNTN cho các mục đích thực tiễn [25, 26].

37

Page 40: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

Phương pháp đánh giá mức độ thuận lợi hay còn gọi là đánh giá tiềm năng sản xuất các địa tổng thể của Mukhina (1973) là phương pháp đánh giá truyền thống, đặc trưng của địa lý tự nhiên ứng dụng. Hiện nay ngoài các phương pháp đánh giá cảnh quan truyền thống còn có các phương pháp hỗ trợ như: Phương pháp đánh giá đất của FAO (1976, 1981), đánh giá đất tự động (sử dụng phần mềm ALES), hệ thống thông tin địa lý (Công nghệ GIS), phân tích các nhân tố…[45, 75,77].

Ở nước ta từ những năm 80, 90 trở lại đây các công trình nghiên cứu cảnh quan cũng đã tập trung vào những vấn đề đánh giá tổng hợp tiềm năng tự nhiên, TNTN ở các vùng và các địa phương nhằm mục đích tìm ra các giải pháp để sử dụng hợp lý nguồn TNTN và bảo vệ môi trường phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Có thể kể đến các công trình đánh giá đất FAO (1993), Trần An Phong (1993), Nguyễn Đình Kỳ, Nguyễn Anh Hoành (2004) ; Các công trình nghiên cứu về phương pháp luận và đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN của các nhà khoa học : Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997) ; Nguyễn Thị Kim Chương (2001), Nguyễn Viết Thịnh (2002), Lại Vĩnh Cẩm, Trần Xuân Ý, Nguyễn Xuân Độ (2003) ; Nguyễn Cao Huần, Nguyễn An Thịnh, Phạm Quang Tuấn (2004), Trương Quang Hải (2004)...và rất nhiều luận án, luận văn đã thực hiện nghiên cứu, đánh giá cảnh quan ở từng lãnh thổ cụ thể [25, 28, 33, 45].

Trên cơ sở kết quả của phân tích cảnh quan, hệ thống phân loại và bản đồ cảnh quan, quá trình đánh giá tổng hợp gồm lý thuyết đánh giá chung và các thủ pháp tiến hành. Trong phần lý luận chung làm cơ sở để thực hiện đánh giá phải xác định rõ mục đích, đối tượng, nội dung và lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp, chỉ tiêu đầy đủ, hợp lý. Việc xác định đối tượng, mục đích đánh giá là hết sức quan trọng và phức tạp nó quyết định đến mức độ khái quát hoặc chi tiết của công tác đánh giá, tỷ lệ bản đồ, hệ thống các cấp phân loại cảnh quan. Ngược lại việc lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp, chỉ tiêu đầy đủ, hợp lý thì sẽ cho kết quả đánh giá chính xác và có ý nghĩa thực tiễn cao hơn.

Đối tượng đánh giá là tính đặc thù của các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, các đặc điểm về cấu trúc, chức năng của các đơn vị tự nhiên, các quá trình, hiện tượng tự nhiên trong mối quan hệ tổng hoà, tác động qua lại lẫn nhau giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế xã hội. Như vậy, đối tượng đánh giá không phải là một hợp phần tự nhiên, một cá thể, một thể tổng hợp tự nhiên riêng lẻ mà là một hệ thống tự nhiên gồm nhiều yếu tố thành phần và giữa chúng có mối quan hệ, tác động tương hỗ lẫn nhau. Việc xác định đối tượng đánh giá dựa trên các

38

Page 41: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

mối quan hệ tự nhiên-xã hội là cơ sở khoa học quan trọng trong đánh giá cảnh quan cho mục đích ứng dụng.

Mục tiêu của việc đánh giá cảnh quan là đưa ra những kết luận tương đối chính xác, làm cơ sở khoa học cho việc bố trí các ngành sản xuất kinh tế phù hợp với từng vùng lãnh thổ nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Trong từng vùng lãnh thổ cảnh quan có sự phân hoá đa dạng, phức tạp và mức độ sử dụng chúng cho các mục đích kinh tế cũng khác nhau. Ở mỗi đơn vị cảnh quan với những đặc điểm riêng biệt thì chúng có thể thích hợp, ít thích hợp hoặc không thích hợp đối với từng mục đích sử dụng, vì vậy thông qua việc đánh giá cảnh quan để tìm ra các biện pháp tối ưu cho việc sử dụng TNTN của lãnh thổ.

Nguyên tắc chung của đánh giá cảnh quan là thông qua đặc điểm, tính chất của chủ thể (các ngành sản xuất dự định bố trí, phát triển trên từng cảnh quan) và tương ứng là các đặc tính thành phần của khách thể (đặc điểm cảnh quan luôn thay đổi theo không gian và thời gian) để xác định mức độ thích hợp của các cảnh quan cho từng ngành sản xuất kinh tế riêng biệt. Chính việc đánh giá tổng hợp cảnh quan cho phép chúng ta tiếp cận gần nhất với thực tiễn sử dụng hợp lý TNTN và bảo vệ môi trường.

Phương pháp đánh giá cảnh quan gồm hệ thống các phương pháp đa dạng, phức tạp. Tuỳ thuộc vào mục đích cụ thể của việc đánh giá đối với từng lãnh thổ để lựa chọn phương pháp thích hợp. Trên quan điểm tiếp cận địa lý tổng hợp trong đánh giá cảnh quan có thể sử dụng các phương pháp mô hình hoá, phương pháp bản đồ, phân tích tổng hợp, so sánh định tính, thang điểm có trọng số. Trong quá trình đánh giá có thể sử dụng riêng lẻ các phương pháp hoặc kết hợp với nhau tuỳ theo từng giai đoạn và mục tiêu cụ thể.

Do độ phức tạp của công tác đánh giá nên không thể tồn tại một kiểu đánh giá chung mà các giai đoạn đánh giá theo yêu cầu với cấp độ từ thấp đến cao. Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn đánh giá chung hay đánh giá sơ bộ, còn gọi là đánh giá thích nghi, là đánh giá dựa trên kết quả nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên theo các vùng lãnh thổ mang tính định hướng chung cho các mục đích thực tiễn khác nhau, đánh giá mức độ “thuận lợi ” hay mức độ “thích hợp ” của cảnh quan hoặc các hợp phần của chúng đối với một dạng hoạt động kinh tế nào đó. Ở mức độ cao hơn là đánh giá kinh tế, đây là hình thức đánh giá sâu hơn về giá trị và hiệu quả kinh tế của các ngành sản xuất. Mỗi kiểu đánh giá có những đặc trưng riêng nên đòi hỏi lựa chọn các phương pháp phù hợp, kiểu đánh giá phổ biến nhất trong nghiên cứu địa lý tổng hợp những thập kỷ gần đây là kiểu đánh giá thích nghi hay còn gọi

39

Page 42: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

là đánh giá mức độ thuận lợi của cảnh quan cho các mục đích phát triển các ngành sản xuất, đây là giai đoạn đánh giá trước đánh giá kinh tế, làm cơ sở khoa học quan trọng để tiếp tục đánh giá kinh tế - kỹ thuật và là cơ sở để xây dựng các luận chứng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đối với từng lãnh thổ riêng biệt [25, 26, 45].

Qua việc tìm hiểu một số mô hình đánh giá tổng hợp ĐKTN và TNTN cho các vùng lãnh thổ khác nhau của Mukhina, Marinhich A.M, Sisenko P.G và nhiều người khác, trên cơ sở mô hình của tác giả Phạm Hoàng Hải trong đánh giá cảnh quan nhằm sử dụng hợp lý TNTN và BVMT lãnh thổ Việt nam thì nội dung của đánh giá cảnh quan có thể tóm tắt trong sơ đồ sau đây :

Hình 2.2. Sơ đồ nội dung đánh giá cảnh quan.

Để thực hiện các nội dung của đánh giá cảnh quan, sau khi xác định mục đích, nhiệm vụ và đối tượng đánh giá thì cần thực hiện một quy trình gồm như sau:

- Lập bảng thống kê đặc điểm tự nhiên của các đơn vị CQ và xác định nhu cầu sinh thái của các dạng sử dụng. Đây là cơ sở để lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu đánh giá. Tuỳ thuộc vào tỷ lệ nghiên cứu mà mức độ chi tiết khác nhau. Thông thường các dữ liệu thực tế không đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu vì vậy đây là một trong những bước khó khăn cần khắc phục.

- Lựa chọn chỉ tiêu và yếu tố đánh giá có ý nghĩa rất quan trọng quyết định độ chính xác của các kết quả đánh giá, vì vậy cần được nghiên cứu lựa chọn một cách khoa học và phù hợp. Thông thường chỉ tiêu đánh giá bao gồm các đặc điểm

Đặc trưng của các đơn vị

tổng hợp thể tự nhiên (cảnh quan)

lãnh thổ

Đánh giá tổng hợp

Xác định mức độ thích hợp của các thể tổng hợp tự nhiên

(cảnh quan) đối với các

Đề xuất, kiến nghị sử dụng hợp lý TNTN và BVMT

Đặc điểm, tính chất của các đối tượng sản xuất kinh tế cụ thể dự

kiến bố trí trên lãnh thổ

40

Page 43: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

của các yếu tố khí hậu, đặc trưng của địa hình, của thổ nhưỡng. Tuy nhiên khi đánh giá cho từng ngành sản xuất hay từng loại cây trồng thì số lượng và thành phần của các chỉ tiêu lựa chọn phải phù hợp với đặc tính sinh thái của các loại cây, đặc điểm kinh tế kỹ thuật của từng ngành sản xuất và phạm vi nghiên cứu của lãnh thổ. Lựa chọn chỉ tiêu cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

+ Các chỉ tiêu lựa chọn phải có sự phân hoá rõ rệt theo lãnh thổ ở tỷ lệ nghiên cứu.

+ Các chỉ tiêu lựa chọn có sự tác động mạnh mẽ đến quá trình sinh trưởng và phát triển của đối tượng đánh giá.

+ Số lượng các chỉ tiêu lựa chọn và phân cấp đánh giá có thể khác nhau đối với các đối tượng đánh giá và còn phụ thuộc vào tỷ lệ nghiên cứu.

Trong lựa chọn chỉ tiêu đánh giá cần xác định các nhân tố giới hạn, tức là các nhân tố hoàn toàn bất lợi cho đối tượng và những đơn vị cảnh quan có chứa đựng các yếu tố này thì có thể không cần đánh giá.

- Xây dựng thang điểm đánh giá: tức là sau khi lựa chọn chỉ tiêu thì tiến hành phân bậc các chỉ tiêu, mỗi chỉ tiêu phân ra một số bậc.

- Đánh giá cho từng ngành cụ thể và đánh giá tổng hợp gồm đánh giá thành phần còn gọi là đánh giá riêng, đánh giá chung và đánh giá tổng hợp.

- Mô tả phân tích các kết quả đánh giá và lựa chọn loại hình phát triển phù hợp nhất với cảnh quan, đưa ra những kiến nghị sử dụng hợp lý cảnh quan và thành lập bản đồ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ nghiên cứu.

1.3. Vấn đề sử dụng hợp lý TNTN và bảo vệ môi trường

1.3.1. Một số vấn đề về sử dụng hợp lý TNTN và BVMT

1.3.1.1. Các khái niệm

a) Nguồn tài nguyên thiên nhiên:

Nguồn TNTN là toàn bộ giá trị vật chất sẵn có trong tự nhiên: nguyên liệu, vật liệu do tự nhiên tạo ra mà con người có thể sử dụng trong sản xuất và đời sống; là những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của xã hội loài người. Tất cả những dạng vật chất chưa được con người biết đến, khai thác, sử dụng thì chưa được gọi là TNTN mà chỉ là điều kiện tự nhiên hay môi trường tự nhiên, vì thế TNTN mang tính chất xã hội (Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam).

41

Page 44: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

Nguồn TNTN luôn được mở rộng đối với sự phát triển của xã hội. TNTN có thể thu được từ môi trường tự nhiên và được sử dụng trực tiếp như: Không khí, các loài động vật, thực vật tự nhiên, …cũng có thể phải qua các quá trình khai thác, chế biến mới có thể sử dụng được như: Khoáng sản, đất đai, động, thực vật, năng lượng mặt trời, nhiệt…TNTN có thể phục hồi được như sinh vật, độ phì đất,...chúng có thể duy trì hoặc bổ sung nếu được sử dụng một cách hợp lý; có thể không phục hồi lại được như khoáng sản, dầu mỏ, khí đốt…tức là bị mai một và mất đi mà không truyền lại được cho thế hệ mai sau; Một số có thể coi là vô tận như năng lượng mặt trời, sức gió, địa nhiệt…nhưng có nhiều nguồn tài nguyên sẽ bị cạn kiệt.

Con người đã khai thác quá mức và lạm dụng các nguồn TNTN làm mất khả năng phục hồi vốn có của nó như: Tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật, nguồn nước ngầm. Diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp do bị thoái hoá, xói mòn, rửa trôi, bạc màu, gley, mặn hoá và nhiều nơi bị hoang mạc hoá. Nhiều loài thực vật, động vật bị tuyệt chủng, suy giảm đa dạng sinh học ngày càng tăng, diện tích rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp. Nhiều nơi suy giảm nguồn TNTN đã đến mức báo động.

b) Môi trường địa lý:

Môi trường địa lý hay còn gọi là môi trường sống của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên, hệ thống kinh tế xã hội do con người tạo ra, trong đó con người sống, lao động, khai thác tài nguyên để thoả mãn những nhu cầu của mình. Không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển của mọi sinh vật và con người mà còn là nơi diễn ra mọi hoạt động, vui chơi, giải trí của con người. Môi trường sống của con người có nhiều bộ phận trong đó có môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường nhân tạo. Trong thực tế ba loại môi trường này cùng tồn tại đan xen và phụ thuộc lẫn nhau tạo thành một thể thống nhất, một bộ phận thây đổi sẽ kéo theo sự thây đổi của các bộ phận khác ở những mức độ nhất định.

Bên cạnh vấn đề cạn kiệt nguồn TNTN thì vấn đề ô nhiễm môi trường cũng có những diễn biến phức tạp. Cùng với sự phát triển của công nghiệp và đô thị hoá, khối lượng chất thải vào môi trường ngày càng lớn. Ô nhiễm môi trường nước, không khí, môi trường đất ngày càng gia tăng. Ở những vùng đô thị lớn, nơi tập trung đông dân cư và các nhà máy, xí nghiệp, nơi tiêu thụ một khối lượng nông sản, nguyên vật liệu lớn vì thế tập trung một khối lượng khổng lồ chất thải sinh hoạt, y tế và công nghiệp. Ở nông thôn vấn đề sản xuất nông nghiệp hiện nay đang sử dụng ngày càng nhiều phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, dịch bệnh vì thế gây ô nhiễm môi trường đất và nước…Tình trạng ô nhiễm môi trường đã gây tác hại đến chính bản

42

Page 45: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

thân con người. Tuy nhiên đây là vấn đề cần sự phối hợp của các quốc gia trên thế giới và là mối lo chung của toàn nhân loại, con người cần có sự điều tiết và kiểm soát chặt chẽ.

1.3.1.2. Khai thác, sử dụng hợp lý nguồn TNTN và BVMT gắn liền với vấn đề Phát triển bền vững :

- Phát triển bền vững: Là sự phát triển để thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng thoả mãn nhu cầu của thế hệ tương lai. Nó có thể cải thiện chất lượng cuộc sống trong phạm vi chấp nhận của môi trường sinh thái và là sự phát triển không tàn phá môi trường.

Phát triển bền vững là đảm bảo mối quan hệ dung hoà và phát triển của cả 3 hệ thống: Tự nhiên, Kinh tế và Xã hội, không vì sự phát triển của hệ này mà gây ra sự tàn phá đối với hệ khác. Theo mô hình của WB, phát triển bền vững là đồng thời đạt được 3 mục tiêu: Kinh tế bền vững, Xã hội bền vững và Môi trường bền vững.

- Sử dụng hợp lý nguồn TNTN và bảo vệ môi trường là điều kiện để phát triển. Muốn phát triển bền vững thì yếu tố môi trường cần được xem xét cả ở phương diện quốc gia, vùng lãnh thổ và từng địa phương. Đây vừa là nơi cung cấp đầu vào, đồng thời chứa đựng đầu ra của mọi quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người. Là yếu tố có tác động lớn và chịu tác động của kinh tế, xã hội. Chính vì vậy sử dụng hợp lý nguồn TNTN và bảo vệ môi trường luôn phải đặt trong mối quan hệ với con người và sản xuất xã hội.

1.3.2. Mối quan hệ giữa cảnh quan và sản xuất lãnh thổ

Con người đã làm thay đổi rất lớn đến cảnh quan nguyên sinh, hầu như không có nơi nào trên trái đất mà không bị ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất. Tuy nhiên không phải cảnh quan tự nhiên bị con người cải tạo hoàn toàn và phát triển tuân theo các quy luật của xã hội, mà cảnh quan vẫn tồn tại và phát triển tuân theo các quy luật của tự nhiên, vì vậy khi con người ngừng tác động thì cảnh quan có xu hướng trở lại trạng thái ban đầu của nó.

Trong điều kiện trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển ngày càng cao thì phạm vi và mức độ tác động của con người vào tự nhiên ngày càng lớn và sâu sắc. Thực tế hiện nay các hoạt động sản xuất xã hội đã tạo ra những biến đổi của tự nhiên theo hướng tích cực hoặc tiêu cực, đồng thời môi trường tự nhiên cũng đã có những ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực ngược trở lại với con người.

43

Page 46: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

Con người tác động đến tự nhiên dưới nhiều hình thức, trên nhiều phương diện và gây nên những hậu quả rất đa dạng, phức tạp. Theo A.G.Ixatsenko con người đã tác động đến tự nhiên và gây ra các hậu quả chủ yếu sau đây :

- Tác động làm dịch chuyển cơ học các vật chất rắn và quá trình trọng lực: Có thể trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi bề mặt địa hình, kéo theo sự thay đổi mực nước, bồi lấp sông hồ, chừng mực nào đó thay đổi mạng lưới thuỷ văn.

- Tác động làm thay đổi tuần hoàn nước và cân bằng ẩm: Các hoạt động như điều chỉnh dòng chảy, xây hồ, đập nước, …làm ảnh hưởng đến khí hậu, mực ngầm, đất đai tăng ẩm trên diện rộng làm thây đổi cần bằng ẩm, nhiệt độ không khí, làm thay đổi vi khí hậu.

- Tác động làm phá vỡ cần bằng nhiệt: Những tác động đốt nhiên liệu, mật độ dân số tăng, làm tăng nồng độ bụi, khí thải, …đã làm thay đổi cân bằng nhiệt trong khí quyển kéo theo một loạt các hậu quả nghiêm trọng như băng tan, mực biển dâng, nhịp điệu mưa, bão, lũ lụt thay đổi ở nhiều nơi.

- Tác động phá huỷ cân bằng sinh vật: Con người đã có những tác động như huỷ diệt một khối lượng sinh vật lớn, nuôi trồng và mở rộng các khu phân bố của một số loài, phân bố lại động, thực vật trên thế giới hoặc tạo nên nhiều giống loài mới. Những tác động này có thể tích cực nhưng cũng có những tiêu cực đối với hệ sinh thái, có thể phá vở cấu trúc nhiều hệ sinh thái rừng tự nhiên, xói mòn, rửa trôi đất đai, tăng cường hoang hoá, tuần hoàn nước, tuần hoàn nhiệt bị phá vỡ…gây nên khủng hoảng sinh thái.

Với các tác động như trên, con người dưỡng như đã tham gia và làm biến đổi mọi quá trình tuần hoàn vật chất và năng lượng của môi trường địa lý, làm thay đổi cảnh quan tự nhiên ở những mức độ nhất định. Những địa tổng thể ở cấp thấp dễ biến đổi hơn ở cấp cao. Tuy nhiên để thay đổi CQ hoàn toàn là một quá trình lâu dài, để hình thành một cảnh quan mới thì cấu trúc cảnh quan cũ phải được thay đổi hoàn toàn. A.G.Ixatsenko phân chia các loại cảnh quan bị biến đổi theo 4 cấp sau đây:

- Các cảnh quan được coi là nguyên thuỷ: Là những cảnh quan không chịu ảnh hưởng trực tiếp hay sử dụng vào mục đích kinh tế. Tuy nhiên các cảnh quan này có thể chịu ảnh hưởng gián tiếp từ các cảnh quan khác.

- Các cảnh quan ít bị biến đổi: Là những cảnh quan mà việc sử dụng ở đây mới chỉ tác động ở từng thành phần tự nhiên chưa phá vở mối liên hệ giữa chúng, vẫn có thể phục hồi được nếu con người không tiếp tục tác động.

44

Page 47: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

- Các cảnh quan bị biến đổi nhiều (bị phá vở cấu trúc): Là những cảnh quan có sự tác động mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế - xã hội, đụng chạm vào nhiều thành phần tự nhiên, phá vở cấu trúc cảnh quan và biến đổi theo hướng không khôi phục lại được, bất lợi cho con người.

- Các cảnh quan văn hoá: Là những cảnh quan được con người xây dựng một cách hợp lý, có cơ sở khoa học, mang lại tiềm lực kinh tế cao và chất lượng môi trường tốt đẹp hơn.

Như vậy, con người là một thành phần tự nhiên và vẫn bị chi phối của các quy luật tự nhiên, con người không thể thống trị được tự nhiên, bắt tự nhiên phải tuân theo những ý riêng của mình. Hiện nay khoa học kỹ thuật và trình độ công nghệ trên thế giới ngày càng hiện đại, giúp con người khai thác tự nhiên và mang lại nhiều lợi ích to lớn. Thực chất đó là những tác động đúng hướng mà con người nắm bắt được quy luật tự nhiên và điều khiển sự phát triển của tự nhiên theo hướng có lợi cho mình. Nếu con người khai thác, sử dụng tự nhiên không tuân theo những quy luật của nó, không chú ý đến bảo vệ tự nhiên và không tính đến sự biến đổi của môi trường thì sẽ dẫn đến những hậu quả mà không thể lường hết. Chính vì vậy, nghiên cứu cảnh quan một lãnh thổ cần xem xét mối quan hệ giữa cảnh quan với sản xuất lãnh thổ.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Thực tiễn cho thấy nghiên cứu cảnh quan là một trong những hướng nghiên cứu có ý nghĩa ứng dụng hết sức quan trọng, thiết thực đối với các vấn đề về thực tiễn khai thác, sử dụng hợp lý điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Dựa vào kết quả nghiên cứu các thành phần tự nhiên, phân tích làm rõ cấu trúc, chức năng và động lực phát triển cảnh quan có xem xét đến yếu tố nhân tác là những cơ sở khoa học đầy đủ và đáng tin cậy để đánh giá cảnh quan nhằm tìm ra biện pháp sử dụng hợp lý nguồn TNTN, BVMT và hoạch định phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ. Để tiến hành nghiên cứu, đánh giá Cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lý TNTN và BVMT tỉnh Quảng Bình, tác giả tiến hành nghiên cứu những vấn đề về lý luận và phương pháp luận nghiên cứu, đánh giá cảnh quan. Đây là những cở sở đầu tiên rất cần thiết, quan trọng và không thể thiếu được trong một công trình nghiên cứu cảnh quan, gồm những vấn đề như sau:

1. Nhìn nhận lại một cách tổng quan về sự hình thành và phát triển của khoa học Cảnh quan và Cảnh quan sinh thái thông qua các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới và ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của các công trình

45

Page 48: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

này là cơ sở lý luận để tác giả xem xét, lựa chọn và vận dụng phù hợp vào việc nghiên cứu, đánh giá cảnh quan tỉnh Quảng Bình. Bên cạnh đó tác giả cũng nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan như sử dụng hợp lý TNTN, BVMT, phát triển bền vững để phục vụ cho việc nghiên cứu, đánh giá cảnh quan tỉnh Quảng Bình.

2. Xác định rõ phân tích cảnh quan là quá trình phân tích, làm rõ đa dạng trong cấu trúc, chức năng và động lực của cảnh quan. Trên quan điểm tiếp cận địa lý tổng hợp và hệ thống, tiến hành phân tích một cách đầy đủ đặc điểm phức tạp của các yếu tố hợp phần (cấu trúc đứng) và phân hoá của các đơn vị cảnh quan (cấu trúc ngang) làm rõ mối tác động tương hỗ, mật thiết giữa các hợp phần và quan hệ các đơn vị cảnh quan trong hệ thống phân loại của nó, từ đó phân tích chức năng của các đơn vị cảnh quan để thấy được giá trị, vai trò của cảnh quan và đây là cơ sở cho việc đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển kinh tế xã hội (tức là khâu đánh giá cảnh quan).

3. Nghiên cứu lý thuyết về đánh giá cảnh quan, xác định quy trình đánh giá cảnh quan, mục tiêu, nội dung và phương pháp đánh giá. Thực chất của đánh giá cảnh quan là đánh giá tổng hợp các tổng thể tự nhiên cho các mục đích cụ thể. Mỗi loại hình sử dụng có một yêu cầu nhất định đối với cảnh quan, đánh giá cảnh quan được thực hiện trên cơ sở đối chiếu, so sánh mức độ thuận lợi của cảnh quan đối với từng loại hình sử dụng. Đánh giá cảnh quan đặt trong mối quan hệ với sản xuất kinh tế xã hội từ đó đưa ra những định hướng sử dụng hợp lý nguồn TNTN và BVMT nhằm phát triển kinh tế xã hội bền vững, đây mục tiêu cuối cùng của nghiên cứu, đánh giá cảnh quan tỉnh Quảng Bình.

46

Page 49: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ THÀNH TẠO CẢNH QUAN TỈNH QUẢNG BÌNH

Trong nghiên cứu các địa tổng thể, các tổng hợp thể tự nhiên lãnh thổ hay các CQ một nhiệm vụ hết sức quan trọng là nghiên cứu làm rõ các đặc điểm đặc trưng của tự nhiên, tài nguyên, đặc điểm các tác động nhân tác là các nhân tố cơ bản thành tạo nên các địa tổng thể, các cảnh quan của lãnh thổ. Thực tế đó là nghiên cứu các yếu tố tự nhiên, tài nguyên, các yếu tố kinh tế-xã hội nhằm xác định được các đặc điểm đặc trưng của chúng, phát hiện các mối quan hệ, các quy luật tác động tương hỗ giữa chúng trong thành tạo nên các tổng hợp thể tự nhiên, các cảnh quan của các lãnh thổ cụ thể. Mỗi thành phần có những vai trò nhất định và khác nhau trong quá trình thành tạo và phân hóa cảnh quan lãnh thổ, chính sự đa dạng của các nhân tố ở các cấp phân chia khác nhau đã tạo nên tính đa dạng của cảnh quan. Bên cạnh đó mối liên hệ tương hỗ giữa các thành phần cấu tạo nên cảnh quan có ý nghĩa quyết định đến cấu trúc, chức năng của các đơn vị cảnh quan một lãnh thổ.

Quảng Bình nằm trong hệ thống cảnh quan nhiệt đới ẩm gió mùa của tự nhiên Việt Nam, nhưng vùng lãnh thổ nhỏ hẹp có vị trí đặc biệt ở cửa ngõ Miền Trung Trung bộ này có những đặc trưng riêng và sự phân hóa phức tạp trong các yếu tố tự nhiên cũng như các điều kiện kinh tế xã hội.

Chính vì vậy, phân tích làm rõ đặc điểm, tính chất các yếu tố tự nhiên, TNTN và các yếu tố kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên mà thực chất là phân tích đặc điểm các nhân tố trong quá trình thành tạo cảnh quan của lãnh thổ nghiên cứu là một bước nghiên cứu cần thiết. Đây là một trong những cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn để xác định chỉ tiêu, xây dựng hệ thống phân loại, thành lập bản đồ cảnh quan và nghiên cứu, đánh giá cảnh quan tỉnh Quảng Bình.

2.1. Đặc điểm các yếu tố tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tỉnh Quảng Bình

2.1.1. Vị trí địa lý

Lãnh thổ Quảng Bình kéo dài từ 17005’02” đến 18005’12” vĩ độ Bắc và từ 105036’55” đến 106059’37” kinh độ Đông. Phía bắc giáp Hà Tĩnh với ranh giới là đèo Ngang dài 136,5 km, phía nam giáp Quảng Trị ranh giới dài 78,8km, phía tây giáp tỉnh Khăm muộn (nước CHDCND Lào) có biên giới dài 201,87 km và phía đông giáp biển Đông với đường bờ biển dài 116,04 km.

47

Page 50: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

Quảng Bình thuộc Bắc Trung Bộ, nằm ở nơi có bề ngang hẹp nhất nước ta, tại Đồng Hới chiều rộng từ Đông sang Tây chưa đầy 50 km. Quảng Bình có diện tích tự nhiên là 8.065,5 km2, diện tích vùng thềm lục địa hơn 20 nghìn km2 và ngoài khơi có 5 hòn đảo là đảo Hòn La, hòn Nồm, hòn Gió, Hòn Cò và hòn Vũng Chùa.

Về mặt tự nhiên, Quảng Bình nằm trong đới kiến tạo Bắc Trường Sơn. Phía Tây là dãy Trường Sơn án ngữ, phía Đông là dải đồng bằng nhỏ hẹp và những dãy cồn cát chạy dọc bờ biển, chấm dứt kiểu bờ biển thấp, bằng phẳng của Đồng bằng Bắc Bộ. Vượt qua đèo Ngang, tính chất lạnh có phần giảm sút, Quảng Bình chịu ảnh hưởng của gió mùa chí tuyến không có mùa đông lạnh và khô rõ rệt, với lượng nhiệt và ẩm dồi dào. Có đặc điểm hẹp bề ngang, tự nhiên Quảng bình chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam khô nóng.

Vị trí này đã quyết định đến đặc điểm và sự phân hóa phức tạp của các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, một trong những yếu tố thành tạo cảnh quan tỉnh Quảng Bình.

2.1.2. Đặc điểm địa chất – kiến tạo

Đặc điểm địa chất - kiến tạo có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát sinh và phát triển của cảnh quan một lãnh thổ, là yếu tố nền móng có ảnh hưởng rất lớn đến các yếu tố khác như: địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, thủy văn và sinh vật trong quá trình thành tạo CQ của lãnh thổ. Lãnh thổ Quảng Bình gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển lâu dài, phức tạp của lãnh thổ đất nước Việt Nam, là một bộ phận của địa máng-uốn nếp Việt-Lào [19,69].

2.1.2.1. Cấu trúc địa chất

Theo nhiều tài liệu nghiên cứu của Cục địa chất và khoáng sản Việt nam, của Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ thì lãnh thổ Quảng Bình thuộc đới Long Đại và một phần đới Hoành Sơn thuộc miền uốn nếp Việt - Lào.

- Đới Long Đại: Phần lớn diện tích lãnh thổ Quảng Bình nằm trong đới Long Đại. Đới cấu trúc này kéo dài từ phía nam đứt gãy Rào Nậy cho đến Rào Quán-Khe Sanh thuộc tỉnh Quảng Trị, phía tây kéo sang tận Lào. Đới này bao gồm các phức hệ đá có tuổi từ Paleozoi đến Mezozoi. Phần lãnh thổ Quảng Bình thuộc đới này có thể phân chia thành 6 khối cấu trúc.

- Đới Hoành Sơn: Bộ phận thuộc đới Hoành Sơn nằm ở phía bắc đứt gãy Rào Nậy, chỉ chiếm một diện tích hẹp ở phía bắc Quảng Bình. Bộ phận này được cấu tạo bởi các đá trầm tích phun trào và xâm nhập có tuổi Mezozoi sớm, đó là các đá thuộc

48

Page 51: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

hệ tầng Đồng Trầu, phụ hệ Hoành Sơn, xâm nhập phức hệ Sông Mã, phức hệ xâm nhập granit Phiabioăc.

Phần phía đông là sụt trũng Kainozoi trên nền móng cấu trúc của 2 đới Hoành Sơn và Long Đại gồm đồng bằng Ba Đồn, Lệ Thủy, tam giác châu cửa sông Nhật Lệ, được lấp đầy bởi các thành tạo trầm tích lục nguyên gắn kết yếu, bở rời, có bề dày thay đổi từ rìa đồng bằng ra biển cảnh quan

2.1.2.1. Các đứt gãy

Phạm vi lãnh thổ Quảng Bình gồm một hệ thống các đứt gãy phát triển theo hướng tây bắc-đông nam, đông bắc-tây nam, hướng á kinh tuyến và á vĩ tuyến, trong đó các đứt gãy quan trọng ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành và phát triển lãnh thổ bao gồm:

- Đứt gãy Rào Nậy: Là loại đứt gãy cấp 1, hướng tây bắc – đông nam, dọc theo thung lũng sông Rào Nậy kéo dài khoảng 150km từ Kim Lũ - Ba Đồn ra biển. Mặt trượt nghiêng về phía tây nam với góc dốc 60-750, độ sâu ảnh hưởng của đứt gãy đến 35km, chiều rộng đới ảnh hưởng từ 3-4 km. Đây là một đứt gãy lớn có lịch sử phát triển mạnh nhất vào Mezozoi sớm, phân chia hai đới cấu trúc Long Đại và Hoành Sơn. Chính hệ thống sông Rào Nậy đặt lòng trên đứt gãy này.

- Đứt gãy Lệ Thủy: Đứt gãy này nằm về phía nam Quảng Bình, là loại đứt gãy cấp 3, kéo dài khoảng 60km từ Quảng Trị đến bản Đá Mọc, Đa Neng qua bản Khe Giữa tới biên giới Việt-Lào, có hướng á vĩ tuyến chuyển dần sang tây bắc-đông nam. Đứt gãy làm biến dạng các đá trầm tích hệ tầng Long Đại và Đại Giang, chiều rộng 2-3km, độ sâu ảnh hưởng khoảng từ 15-20km.

- Đứt gãy ngang đường 12: Đứt gãy này bắt đầu từ Thanh Lạng-đèo Mụ Giạ chạy sang Lào, dài hơn 100km, có đới phá hủy rộng 1-1,5km. Mặt đứt gãy nghiêng về phía đông với góc dốc 60-700. Dự đoán cự ly dịch chuyển hàng chục km.

- Đứt gãy đường 20: Đứt gãy này kéo dài trên 100km từ Cà Roòng-Xuân Sơn ra biển. Mặt nghiêng về phía tây bắc với góc dốc 70-750. Đứt gãy đóng vai trò phân chia khối sụt Phong Nha và khối nâng Đồng Hới. Trên bình đồ cấu trúc có thể thấy khối sụt Phong Nha dịch về phía tây, khối nâng Đồng Hới đi về phía đông. Đứt gãy phát sinh từ Paleozoi, nhưng hoạt động mạnh mẽ vào đầu Cacbon đến Krêta.

Ngoài ra còn một loạt các đứt gãy khác phân bố rải rác trong khu vực. Các đứt gãy này không lớn, thuộc cấp 4 hoặc nhỏ hơn, biểu hiện không rõ ràng. Các đứt gãy

49

Page 52: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

là những ranh giới phân chia các địa hình và ảnh hưởng đến sự thành tạo của các yếu tố tự nhiên trong quá trình phát triển.

2.1.2.3. Đặc điểm thạch học

Trên cơ sở nghiên cứu thành phần thạch học, quy luật phân bố, mối quan hệ địa tầng, hoạt động mác ma cho thấy ở đây có 5 phức hệ thạch kiến tạo khác nhau phản ánh 5 giai đoạn phát triển kiến tạo của lãnh thổ Quảng Bình nói riêng và miền uốn nếp Việt Lào nói chung [19,69].

- Phức hệ thạch kiến tạo Paleozoi hạ-trung, gồm các thành hệ lục nguyên dạng flish, lục nguyên-phun trào trung tính-felsic, lục nguyên- cacbonat có tuổi Ocdovic muộn-Silua. Chúng tạo nên nếp lõm Đồng Hới-Ca Xen với các cánh thoải, các đơn nghiêng ở Rào Trổ thuộc đới Hoành Sơn. Các trầm tích Devon phân bố ở vùng Quy Đạt. Đới Long Đại gồm các thành hệ lục nguyên, lục nguyên cacbonat với tổng bề dày khoảng 3000m. Chúng tạo nên nếp lồi Đông Phường, Đại Đủ, nếp lõm Quy Đạt với góc dốc các cánh trung bình 45-550. Cấu trúc còn có khối granit Đồng Hới, Đồng Lê phức hệ Trường Sơn.

- Phức hệ thạch kiến tạo Paleozoi thượng, bao gồm thành tạo lục nguyên cacbonat. Chúng tạo nên các nếp lõm lớn như Quy Đạt, Phong Nha, Kẻ Bàng với tổng bề dày 1400-1500m. Cánh của các nếp uốn có thế nằm thoải, góc dốc trung bình 20-450. Các trầm tích có thành phần đồng nhất, bề dày ổn định.

- Phức hệ thạch kiến tạo Mezôzôi hạ, lộ ra ở đới Hoành Sơn bao gồm thành tạo lục nguyên-phun trào felsic thuộc hệ tầng Đồng Trầu với bề dày 2800m và granit phức hệ Sông Mã. Chúng tạo nên nếp lõm Trung Thuần có góc dốc hai cánh khoảng 650. Các thành tạo kể trên cùng với xâm nhập felsic phản ánh chế độ nội lực vào Mezozoi sớm của vùng này.

- Phức hệ Mezôzôi trung-thượng, lộ ra dọc phía bắc đứt gãy Rào Nậy, với thành tạo chứa than tuổi Nori-Ret và thành hệ lục địa màu đỏ tuổi Kreta, tổng bề dày 1500m. Chúng tạo nên nếp lõm đèo Mụ Giạ, Cà Roòng thuộc đới Long Đại. Góc các cánh thoải 5-100. Thành tạo chứa than và lục địa màu đỏ phản ánh phức hệ được hình thành trong bồn trên vỏ lục địa sau tạo núi.

- Phức hệ Kainôzôi, phân bố rộng rãi ở ven biển gồm các thành tạo lục địa chứa than tuổi Neogen. Nằm trên là các thành tạo bở rời Đệ tứ phân bố ở đồng bằng Quảng Bình, ở các trũng giữa núi như Quy Đạt. Chúng phản ánh các hoạt động tân kiến tạo khá mạnh.

50

Page 53: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

Trải qua các giai đoạn kiến tạo với các phức hệ thạch kiến tạo trên thì những nền nham chính ảnh hưởng đến sự thành tạo cảnh quan của Quảng Bình gồm có:

- Hệ tầng sông Cả, phân bố ở tây Minh Hóa, hệ tầng Long Đại phân bố ở trung tâm và phía nam Quảng Bình, chiếm phần lớn thượng nguồn sông Long Đại. Hai hệ tầng này có tầng cấu trúc dưới là các đá phiến sét, phiến silic, cát kết và cuội kết có tuổi O3-D1. Phần trên các trầm tích này là hệ tầng Đại Giang bao gồm các đá phiến sét, cát kết, bột kết có tuổi S-D, hạt thô chiếm ưu thế.

- Các trầm tích cát kết, cát bột kết, phiến sét có đôi chỗ xen lẫn đá vôi, sét vôi tuổi Đề von phân bố rộng rãi ở phía tây Minh Hóa và phía tây Lệ Thủy.

- Đá trầm tích phiến sét, cát bột kết, cát kết có xen lẫn riôlit được phân bố từ trung tâm huyện Minh Hóa về phía Đông cho tới Đèo Ngang.

- Các đá granit, phun trào riôlit, trầm tích cát kết, cát bột kết màu đỏ tuổi Crêta nằm trong các vùng trũng giữa núi, phân bố ở phía bắc đèo Mụ Giạ và rải rác ở biên giới phía tây, tây Đồng Hới, tây bắc Quảng Trạch.

- Đá vôi có tuổi C-P, phân bố rộng rãi ở Quảng Bình, bao gồm các huyện Bố trạch, Minh Hóa và Lệ Thủy, ở các khu vực chuyển tiếp giữa vùng đồi núi phía tây và đồng bằng ở phía đông.

- Trầm tích cát kết, bột kết tuổi Nêogen, phân bố ở phía tây Đồng Hới.- Trầm tích sông biển, cát biển phân bố ở phía đông Quảng Bình tại dải đồng

bằng duyên hải và cồn cát ven biển.- Đá bazan có tuổi QII-III, chiếm một diện tích nhỏ ở phía tây Quảng Bình,

thượng nguồn sông Kiến Giang.

2.1.3. Đặc điểm địa hình

Toàn bộ lãnh thổ Quảng Bình nằm ở phía đông dãy Trường Sơn và ở nhiều nơi có các nhánh núi của dãy Trường Sơn ăn sát gần ra biển. Địa hình Quảng Bình có tính tương phản rõ rệt, có xu hướng thấp dần từ tây sang đông và từ bắc vào nam. Phía tây và tây bắc là núi trung bình, núi thấp và gò đồi chiếm tới 85% diện tích toàn tỉnh, phần đồng bằng nhỏ hẹp ở phía đông và dải cồn cát chỉ chiếm khoảng 15% diện tích.

2.1.3.1. Các khu vực địa hình

Về mặt cấu trúc, địa hình Quảng Bình có thể chia thành 4 khu vực:

- Vùng núi ở phía tây: Bao gồm các núi trung bình và núi thấp, có độ cao từ 250m đến 1700m, chiếm khoảng 65% diện tích lãnh thổ, thấp dần từ tây sang đông và từ bắc vào nam. Trong đó, núi cao từ 500m đến 600m chiếm phần lớn, cấu tạo chủ yếu bởi các đá biến chất, đá phiến, có hình thái đường chia nước mềm mại, sườn thoải. Các núi có độ cao trên 1000m như U Bò, Ba Rền, núi Thù Lù, Cô

51

Page 54: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

Roong, Cô Pru, …thường cấu tạo bởi đá xâm nhập, có đường chia nước phức tạp, đỉnh nhọn, sườn dốc. Ở đây có một số đỉnh cao trên 1500m như: Phu Cô Pi (2058m) và đỉnh Côta Rum (1623m).

Đặc biệt, trong vùng có các dạng địa hình cacxtơ phân bố rộng, khối núi đá vôi Khe Ngang-Kẻ Bàng độ cao trung bình 700-800m, thấp dần từ nam ra bắc và từ tây sang đông, nằm sát biên giới Việt -Lào. Ở đây hệ thống sông ngầm rất phát triển tạo nên các hang động dài và đẹp, như động Phong Nha có chiều dài gần 8000m, hang Vòm, hang Tối có chiều dài hơn 5000m, hang Thung 3351m, hang Tiên Ông 2500m và nhiều hang khác như Tố Mộ, Tú Làn, Sơn Đòong...

- Vùng đồi trung du: Là khu vực chuyển tiếp của vùng núi phía tây và dải đồng ven biển. Chiếm khoảng 20% diện tích lãnh thổ, có độ cao từ 50m đến 250m. Phân bố rộng khắp các huyện, dọc theo các thung lũng sông kéo dài từ Lệ Thủy, Quảng Ninh, Đồng Hới đến Bố Trạch. Cấu tạo chủ yếu bởi các trầm tích lục nguyên, đá biến chất. Chịu tác động mạnh của quá trình bào mòn-rửa trôi nên địa hình có dạng các đồi hoặc dãy đồi mềm mại.

- Vùng đồng bằng duyên hải: Nằm trũng thấp ở giữa, có độ cao từ 15m trở xuống. Chiếm chừng 10,4% diện tích lãnh thổ, phân bố chủ yếu ở các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Đồng Hới, Bố Trạch và Quảng Trạch. Có nguồn gốc mài mòn-bồi tụ sông, sông-biển, biển và được bồi đắp bởi phù sa sông Gianh, sông Kiến Giang, sông Lý Hòa, sông Dinh, sông Ròon.

- Dải cồn cát ven biển: Kéo dài từ chân đèo Ngang (Quảng Trạch) đến Mũi Lạy (Lệ Thủy) có chiều dài 116,04 km, chiếm khoảng 4,6% diện tích tự nhiên Quảng Bình, tập trung nhiều nhất ở 2 huyện phía nam là Quảng Ninh và Lệ Thủy. Dải cồn cát này có độ cao từ 2-3m đến 30-40m, chiều rộng có nơi lên tới 7km (ở Quảng Ninh). Các cồn cát có độ dốc lớn, thường xảy ra các hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng, làng mạc, đường giao thông gây nhiều khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của người dân nơi đây, nhất là về mùa đông khi có gió mùa đông bắc thổi.

2.1.3.2. Các bậc địa hình

Về nguồn gốc, địa hình Quảng Bình được hình thành do vai trò chủ đạo của các quá trình bóc mòn, quá trình cacxtơ, các quá trình sông-biển và hỗn hợp các quá trình sông-biển-đầm phá. Ngoài ra, các dạng địa hình cồn cát ven biển chịu tác động sâu sắc của gió, dòng chảy và rải rác có các dạng địa hình nhân tạo [11].

52

Page 55: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

Theo các tài liệu, qua khảo sát thực tế và phân tích trên bản đồ địa hình, cho thấy địa hình lãnh thổ Quảng Bình có sự phân bậc địa hình khá rõ nét từ tây sang đông (tức là từ vùng núi xuống vùng đồi và đồng bằng ven biển), gồm 7 bậc địa hình theo độ cao: 1500-2000m, 800-1200m, 400-700m, 100-250m, 40-60m, 20-30m và bậc dưới 10m. Mỗi bậc địa hình đều có liên hệ chặt chẽ với nguồn gốc thành tạo, bốn bậc địa hình trước liên quan chủ yếu tới nguồn gốc bóc mòn, còn ba bậc địa hình sau được hình thành với vai trò chủ đạo của biển diễn ra trong kỷ Đệ tứ.

- Bậc địa hình 1500-2000m: Là bậc địa hình cao nhất, phát triển rất hạn chế, chỉ quan sát thấy ở khu vực phía tây Quảng Bình. Thuộc địa phận phía Tây Bắc huyện Minh Hóa, trong phạm vi khối núi Phu Cô Pi dưới dạng các đỉnh núi đơn độc hoặc đường chia nước dạng răng cưa của khối núi này. Đỉnh Phu Cô Pi cao 2058m là đỉnh cao nhất Quảng Bình. Ở phía tây nam huyện Bố Trạch trong phạm vi khối núi Cô Ta Rum có đỉnh Cô Ta Rum cao 1623m.

- Bậc địa hình 800-1200m: Là bậc địa hình ở phía tây kéo dài từ Minh Hóa đến thượng nguồn sông Đại Giang. Ở thượng nguồn sông Gianh (Minh Hóa), bậc địa hình này kéo dài từ đỉnh Phu Phu Re (990m) theo hướng tây bắc-đông nam xuống tới các đỉnh núi nằm giáp với biên giới với CHDCND Lào và là nơi bắt đầu của khối núi đá vôi Kẻ Bàng, chúng tạo thành mực địa hình khá rộng và đẹp với độ cao trung bình 900-1100m. Tiếp đến là khối núi đá vôi Kẻ Bàng có độ cao trung bình 700-800m, cho tới khi kết thúc khối đá vôi này ở phía tây nam. Bậc địa hình này lại bắt gặp ở thượng nguồn sông Long Đại đến thượng nguồn sông Đại Giang, phân bố ở phía tây nam của Quảng Bình tạo thành đường chia nước giữa Quảng Bình với CHDCND Lào và ranh giới giữa Quảng Bình với Quảng Trị. Ở bậc địa hình này có các đỉnh cao như: Núi Thu Lù (1003m), Cô Roong (1130m), Động Vàng Vàng (1250m), Động Tri (1001m), đỉnh Ba Rền (1137m), đỉnh U Bò (1009m)…Bậc địa hình này trong địa hình hiện tại là các đường chia nước chính của các hệ thống sông suối cấp III và IV.

- Bậc địa hình 400-700m: Là bậc địa hình được phân bố rộng rãi nhất ở miền núi Quảng Bình. Ở phía bắc Quảng Bình, bậc địa hình này kéo dài dọc theo hai bên thung lũng sông Rào Nậy thuộc địa phận các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa xuống tới Ba Đồn huyện Quảng Trạch. Ở phía nam chúng phân bố ở thượng nguồn sông Kiến Giang và dọc theo trung lưu thung lũng sông Long Đại tạo thành bậc địa hình khá rộng lớn. Ngoài ra bề mặt đỉnh của khối núi đá vôi Kẻ Bàng phân bố ở phía tây

53

Page 56: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

huyện Bố Trạch và bề mặt đỉnh của các khối đá vôi sót phân bố ở phía tây các huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy cũng được xếp vào bậc địa hình này.

- Bậc địa hình cao 100-250m: Phân bố rộng rãi tạo thành dải liên tục bao quanh rìa phía tây của các đồng bằng Ba Đồn, Đồng Hới, Lệ Thủy. Đây là những bề mặt san bằng của địa hình đồi cao, bề mặt chia nước của các lưu vực cấp II, được liên hệ với nhau bằng các chỏm đồi, dãy đồi hoặc bề mặt của các đồi, dãy đồi thấp.

- Bậc địa hình cao 40-60m: Phân bố hạn chế ở phía tây của các đồng bằng Quảng Trạch, Đồng Hới, Lệ Thủy dưới dạng các bề mặt thềm biển mài mòn bậc IV, thềm sông bậc III.

- Bậc địa hình cao 20-30m: Phân bố lẻ tẻ nằm tiếp giáp với các bề mặt đồng bằng thấp ở Đồng Hới, Lệ Thủy. Đây là các bề mặt thềm biển mài mòn bậc III, thềm sông bậc II.

- Bậc địa hình cao dưới 10m: Là bậc địa hình bao gồm toàn bộ địa hình đồng bằng thấp có nguồn gốc tích tụ sông, sông-biển, biển, hoặc biển-đầm lầy.

2.1.3.3. Các dạng địa hình theo nguồn gốc

Theo các tài liệu nghiên cứu của các nhà địa chất, địa mạo thì địa hình Quảng Bình được chia làm 7 nhóm nguồn gốc với 38 dạng địa hình khác khau [11]. Cụ thể:

Bảng 2.1. Các dạng địa hình theo nguồn gốc hình thành

Nhóm dạng địa hình

Dạng địa hình theo nguồn gốc và tuổi

I- Nhóm dạng địa hình nguồn gốc bóc mòn

1- Phần sót của bề mặt san bằng bóc mòn hoàn toàn, cao >1.500-2.000 m, tuổi Miocen muộn (N1

3).

2- Phần sót của bề mặt san bằng bóc mòn hoàn toàn, cao 900-1.200 m, tuổi Pliocen sớm (N2

1).

3- Phần sót của bề mặt Pediment thung lũng cao 400-700 m, tuổi Pliocen muộn (N2

2).

4- Phần sót của bề mặt bóc mòn Pediment trước núi , cao 100-300 m , tuổi Pleistocen sớm (Q1

1).

5- Sườn trọng lực nhanh, tuổi Đệ tứ không phân chia (Q).

6- Sườn trọng lực chậm, tuổi Đệ tứ không phân chia (Q).

7- Sườn xâm thực, tuổi Đệ tứ không phân chia (Q).

8- Sườn rửa trôi - xói rửa, tuổi Đệ tứ không phân chia (Q).

54

Page 57: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

Nhóm dạng địa hình

Dạng địa hình theo nguồn gốc và tuổi

9- Sườn tích tụ deluvi-coluvi, tuổi Đệ tứ không phân chia (Q).

II- Nhóm dạng địa hình nguồn gốc Karst.

10- Kiểu bề mặt đỉnh và sườn hòa tan rửa lũa Karst.

11- Kiểu thung lũng và trũng khép kín do sự mở rộng các phểu Karst.

12- Kiểu cánh đồng Karst tích tụ các sàn phẩm aluvi-proluvi-deluvi.

III- Nhóm dạng địa hình nguồn gốc dòng chảy sông suối.

13- Đáy máng trũng xâm thực, tuổi hiện đại (Q2).

14- Đá máng trũng xâm thực - tích tụ, tuổi hiện đại (Q2).

15- Thềm tích tụ aluvi-proluvi, tuổi Pleistocen muộn-Holocen (Q13-Q2).

16- Thềm xâm thực sông bậc III, tuổi Pleistocen giữa (Q13).

17- Thềm xâm thực - tích tụ sông bậc II, tuổi Pleistocen muộn (Q13).

18- Thềm tích tụ sông bậc I, tuổi Holcen sớm-giữa (Q21-2).

19- Bãi bồi cao, tuổi Holocen (Q2).

20- Bãi bồi thấp và đáy trũng tích tụ lòng sông, tuổi Holocen (Q2).

21- Phức hệ thềm và bãi bồi, tuổi Đệ tứ không phân chia (Q).

IV- Nhóm dạng địa hình nguồn gốc biển.

22- Thềm biển mài mòn bậc IV, cao 40-60 m, tuổi Pleistocen giữa (Q12).

23- Thềm biển mài mòn – tích tụ bậc II, cao 20-30 m, tuổi cuối Pleistocen muộn (Q1

3(2)).

24- Thềm tích tụ bậc II, cao 10-15 m, tuổi cuối Holocen sớmmuộn (Q21).

25- Thềm biển tích tụ bậc I, cao 4-6 m, tuổi Holocen giữa (Q22).

26- Bãi biển tích tụ, cao 0-2 m, tuổi Holocen muộn (Q23).

27- Bãi biển mài mòn, cao 0-2 m, tuổi Holocen muộn (Q23).

V- Nhóm dạng địa hình nguồn gốc hỗn hợp sông - biển - đầm lầy - đầm phá.

28- Bề mặt tích tụ sông-biển, cao 4-6 m, tuổi Holocen sớm-giữa (Q21-2).

29- Bề mặt tích tụ sông-biển, cao 1-3 m, tuổi Holocen giữa-muộn (Q22-3).

30- Bề mặt tích tụ sông - biển - đầm lầy, cao 0,5-1,0 m, tuổi Holocen muộn (Q2

3).

31- Bề mặt tích tụ biển - đầm phá, cao 2-4 m, tuổi Holocen muộn (Q23).

32- Hồ nguồn gốc đầm phá cũ, tuổi Holocen muộn (Q23).

VI- Nhóm dạng địa hình nguồn

33- Đụn cát di động, cao 5-20 m, tuổi Holocen muộn (Q23).

34- Máng trũng thổi mòn giữa cồn cát, tuổi Holocen muộn (Q23).

55

Page 58: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

Nhóm dạng địa hình

Dạng địa hình theo nguồn gốc và tuổi

gốc do gió. 35- Đầm lầy phủ cát, tuổi Holocen muộn (Q23).

36- Bề mặt tích tụ cát biển tái trầm tích do gió, tuổi Holocen giữa-muộn (Q2

2-3).

37- Địa hình cát lấp, tuổi Holcen muộn (Q23).

VII- Nhóm dạng địa hình nhân tạo.

38- Hồ chứa nước nhân tạo.

2.1.4. Nhân tố khí hậu

Quảng Bình nằm trong á đới gió mùa chí tuyến không có mùa lạnh và mùa khô rõ rệt, thuộc miền khí hậu Đông Trường Sơn [58, 64]. Với vị trí hoàn toàn ở sườn Đông của Trường Sơn Bắc, phía bắc là dãy núi Hoành sơn đâm ngang ra biển, phía tây là dãy Trường Sơn, phía đông giáp biển, địa hình lại hẹp bề ngang, vì thế lãnh thổ Quảng Bình chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Đông, có sự giảm sút của khối không khí cực đới, nền nhiệt khá cao và có sự phân hóa do địa hình trong các yếu tố khí hậu. Chế độ mưa ẩm khá phong phú, mang tính chất chuyển tiếp của khí hậu miền Bắc và khí hậu Đông Trường Sơn. Mùa mưa chậm về thu đông và thường chịu ảnh hưởng của các nhiễu động như: gió mùa Đông Bắc, bão, áp thấp nhiệt đới, dải hội tụ nội chí tuyến…gây mưa lớn, lũ lụt. Trong khi đó mùa hạ ở đây thường khô, nóng do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, đôi khi xảy ra tình trạng thiếu nước và khô hạn trầm trọng, gây ra nhiều thiệt hại cho sản xuất và đời sống con người.

2.1.4.1. Các yếu tố khí hậua. Bức xạ, mây, nắng:

- Về bức xạ: Lãnh thổ Quảng Bình có lượng bức xạ tổng cộng dao động trong khoảng 108-121kcal/cm2 /năm, cán cân bức xạ luôn luôn dương, đạt tiêu chuẩn về bức xạ của khí hậu nhiệt đới.

- Số giờ nắng: Quảng Bình có khá nhiều nắng. Tổng số giờ nắng trong năm dao động trong khoảng 1510-1820 giờ.

- Lượng mây: Bầu trời Quảng Bình cũng có khá nhiều mây. Lượng mây tổng quan dao động trong khoảng 7,4-7,9/10 bầu trời.

b. Chế độ nhiệt:

56

Page 59: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

Nhìn chung chế độ nhiệt của Quảng Bình đạt tiêu chuẩn của khí hậu nhiệt đới. Tổng nhiệt độ hoạt động trong năm ở Quảng Bình đạt từ 8700-90000C, nhiệt độ trung bình năm đạt khoảng 24 – 250C, số tháng có nhiệt độ trung bình dưới 200C đạt 3 tháng trong năm, nhiệt độ tháng thấp nhất trên 180C, biên độ nhiệt năm từ 6-70C.

Do ảnh hưởng của địa hình và tác động của gió mùa Đông Bắc, gió Tây Nam khô nóng nên chế độ nhiệt có sự phân hóa phức tạp theo độ cao địa hình, phân hóa từ đông sang tây, từ bắc vào nam và phân hóa theo mùa.

Bảng 2.2. Nhiệt độ trung bình tháng và năm (0C)

Tháng

TrạmI II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Tuyên Hóa 18.2 19.0 21.7 25.0 27.7 29.0 29.2 28.2 26.2 23.7 21.0 18.6 24.0

Ba Đồn 18.6 19.2 21.6 24.7 27.9 29.4 29.6 28.8 27.0 24.7 21.9 19.4 24.4

Đồng Hới 18.9 19.3 21.6 24.7 27.9 29.6 29.7 28.9 27.0 24.8 22.4 19.7 24.6

(Nguồn: Trạm Dự báo KTTV Quảng Bình)

Nhiệt độ trung bình tháng và năm có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam, tính chất mùa chậm dần từ Bắc vào Nam (bảng 2.2.). Theo quy luật càng lên cao nhiệt độ càng giảm, cứ 100m giảm 0,5-0,6oC thì nhiệt độ trung bình năm của lãnh thổ nghiên cứu giảm từ vùng ven biển lên vùng núi.

Đến độ cao khoảng 400-450m nhiệt độ trung bình năm đạt 22C; còn đến độ cao khoảng 800-850m nhiệt độ trung bình năm đạt 20C. Như vậy ở những vùng núi có độ cao trên 800-850m nền nhiệt không đạt tiêu chuẩn nhiệt của khí hậu nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất đạt khoảng 29-30C ở những vùng thấp, lên đến độ cao khoảng 400-450m đạt 26-27C. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất đạt 18-19C ở những vùng thấp ven biển, nhỏ hơn 18C ở khu vực đồi núi. Ở những vùng thấp mùa nóng dài 5 tháng, từ tháng V đến tháng IX.

Độ dài mùa nóng cũng giảm theo độ cao địa hình, đến độ cao khoảng 800-900m mùa nóng hầu như không còn nữa [21, 39]. Ở những vùng thấp ven biển có một thời kỳ mùa đông không lạnh (nhiệt độ trung bình tháng dưới 20 C, nhưng vẫn đạt trên 18C. Tuy nhiên ở những vùng đồi núi thấp có độ cao từ vài chục mét đến 400-500m thì mùa lạnh kéo dài từ 1-3 tháng. Càng lên cao mùa lạnh càng dài, từ 6 tháng trở lên ở vùng núi có độ cao trên 1200m.

Do vẫn còn chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc nên Quảng Bình có sự chênh lệch nhiệt độ trong năm giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất khá lớn. Trị số biên độ nhiệt năm đạt trên dưới 11C. Biên độ nhiệt năm ở khu vực miền núi từ 7-

57

Page 60: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

80C, ở vùng đồng bằng ven biển từ 6,0-6,50C. Mùa hè chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió Tây khô nóng, nên trong khoảng thời gian từ tháng II đến tháng X ở những vùng thấp nhiệt độ tối cao tuyệt đối đều lớn hơn 35C, có thể lớn hơn 40C vào các tháng VI, VII ở Tuyên Hoá, thậm chí từ tháng IV đến tháng IX ở Đồng Hới đều có giá trị lớn hơn 40C.

Tóm lại, chế độ nhiệt thay đổi theo mùa và có sự phân hóa sâu sắc theo độ cao của địa hình. Bên cạnh đó, chế độ nhiệt của Quảng Bình có sự biến đổi theo quy luật chung là tăng dần từ Bắc vào Nam và tính chất mùa cũng chậm dần từ Bắc vào Nam, ở phía Bắc Quảng Bình mùa nóng và mùa lạnh đều đến sớm hơn so với Nam Quảng Bình.

c. Về chế độ gió, mưa, ẩm và lượng bốc hơi:

- Do địa hình chi phối vì vậy ở Quảng Bình hướng gió thịnh hành không đồng nhất trên lãnh thổ. Trong mùa đông (từ tháng IX đến tháng III), thời kỳ hoạt động của hoàn lưu gió mùa Đông Bắc, nhưng do địa hình nên đại bộ phận lãnh thổ Quảng Bình hướng gió thịnh hành là tây bắc với tần suất dao động trong khoảng 20-53%. Vào mùa hè (từ tháng V đến tháng VIII), hướng gió thịnh hành trong vùng là tây nam hoặc đông và đông nam với tần suất đạt khoảng 14-35%. Trong các thung lũng, hướng gió thịnh hành hoàn toàn phụ thuộc vào hướng của thung lũng.

- Chế độ mưa : Quảng Bình có lượng mưa khá phong phú, lượng mưa trung bình hàng năm đạt 2100mm, phân bố không đều trong năm. Ba tháng có lượng mưa lớn nhất trong năm là tháng IX, X và XI chiếm gần 65% lượng mưa cả năm, trong đó tháng X có lượng mưa lớn nhất, thường đạt từ 500-600mm, cá biệt có những ngày mưa bão lượng mưa đo được tới 400mm. Ba tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng I, II và III, lượng mưa mỗi tháng chỉ từ 30-50mm. Do ảnh hưởng của địa hình, chế độ mưa ở Quảng Bình có sự phân hóa theo mùa và khác nhau ở các địa phương. Lượng mưa tăng dần từ Đông sang Tây, từ vùng ven biển lên miền núi. Tổng lượng mưa trung bình năm ở miền núi lớn hơn ở vùng đồng bằng.

Bảng 2.3. Lượng mưa trung bình các tháng và năm (mm)

Trạm,Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Tuyên Hóa 49.6 39.7 50.0 66.3 166.0 140.9 159.5 231.5 452.5 663.0 224.9 87.4 2331.3

Ba Đồn 50.0 36.0 38.3 46.4 108.4 94.8 70.6 170.4 415.4 633.7 276.3 103.7 2044.1

Đồng Hới 57.1 43.4 42.8 53.2 118.8 83.5 71.8 167.4 463.2 665.4 351.8 124.5 2242.8

(Nguồn số liệu: Trạm Dự báo KTTV Quảng Bình)

58

Page 61: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

Các khu vực nằm phía trước hoặc trên các sườn đón gió mùa đông bắc có lượng mưa trung bình hàng năm lớn, đạt 2500-2800mm. Đó là các khu vực vùng núi ở phía tây bắc và tây nam của tỉnh như: Hướng Hóa, Đồng Tâm, Tân Lâm, Tân Sum, Thanh Lạng, Tám Lu, Kiến Giang. Theo các số liệu đo đạc hiện có lượng mưa năm đạt giá trị cao nhất ở Hướng Hoá là 2715mm. Các khu vực nằm khuất ở phía Tây nam của các dãy núi hoặc trong các thung lũng kín gió có lượng mưa trung bình hàng năm thấp. Ở Quảng Bình khu vực thấp nằm ở phía tây nam của dãy Hoành Sơn thuộc huyện Quảng Trạch có lượng mưa năm thấp nhất tỉnh như: Quảng Phú (1683mm/năm), Quảng Lưu (1892mm/năm) và Roòn (1898mm/năm). Ngoài ra, trong một số thung lũng, vùng trũng kín gió như Troóc có lượng mưa năm thấp hơn 2000mm [21, 39].

Lượng mưa Quảng Bình phân bố không đều trong năm và trong từng mùa. Trong năm phân hóa ra hai mùa: mùa ít mưa và mùa mưa [21, 39]. Trên đại bộ phận lãnh thổ thời kỳ mưa lớn kéo dài 4 tháng (từ tháng VIII đến tháng XI); riêng ở khu vực ven biển phía nam của tỉnh mưa lớn vào các tháng từ IX đến XII. Lượng mưa của thời kỳ mưa lớn nhất chiếm tới 64-75% tổng lượng mưa năm và khoảng 75-93% lượng mưa của mùa mưa. Mùa mưa có kiểu mùa mưa kéo dài liên tục từ hè sang đông và kiểu mùa mưa bị ngắt quãng vào giữa hè do ảnh hưởng của hiệu ứng phơn do gió mùa Tây nam. Ngược lại với mùa mưa, mùa ít mưa kéo dài 4-5 tháng, ở những vùng thấp ven biển huyện Quảng Trạch như: Roòn, Quảng Phú, Quảng Lưu, Ba Đồn. Ở Đồng Hới, Cẩm Ly, Troóc kéo dài 6-7 tháng. Trong mùa ít mưa có một thời kỳ khô kéo dài 3-4 tháng (từ tháng I đến tháng IV) ở khu vực ven biển phía đông, ở các khu vực còn lại khoảng 2 hoặc dưới 2 tháng (vào tháng II và tháng III).

- Chế độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm ở Quảng Bình đạt từ 83-84% và có sự biến động khá mạnh trong năm, độ ẩm trung bình tháng dao động từ 70-90%. Có mùa ẩm và mùa khô, mùa ẩm trùng với thời kỳ hoạt động của gió mùa Đông bắc, từ tháng IX đến tháng V năm sau và độ ẩm đạt 80-90%, mùa khô từ tháng IV đến tháng VIII trùng với thời kỳ gió mùa Tây nam thổi và độ ẩm trung bình đạt 70-80%. Do vị trí địa lý, địa hình và các hoàn lưu địa phương, độ ẩm có sự phân hóa giữa đồng bằng và miền núi, giữa khu vực phía bắc và phía nam, giữa phía đông và tây của lãnh thổ, phản ánh sự phân hóa của các yếu tố nhiệt, mưa và bốc hơi trong vùng.

- Bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình hàng năm ở Quảng Bình dao động từ 1100-1220mm, ở vùng đồng bằng ven biển cao hơn vùng miền núi. Lượng bốc hơi

59

Page 62: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

biến động khá mạnh trong năm, tổng lượng bốc hơi trong các tháng mùa hè lớn hơn các tháng mùa đông.

- Chỉ số khô hạn: Quảng Bình có tổng lượng mưa hàng năm và số ngày mưa thuộc loại trung bình của cả nước, lượng bốc hơi không đồng đều trong năm và giữa các khu vực, dựa vào 2 đại lượng này thì cho thấy rằng Quảng Bình thuộc vào khí hậu khá ẩm (Bảng 2.3). Theo số liệu thì chỉ số khô hạn trung bình năm ở Quảng Bình K< 1, K = PET/R (trong đó, PET là lượng bốc hơi, R là lượng mưa). Chỉ số khô hạn từng tháng có sự phân hoá khá rõ trong năm và theo lãnh thổ.

Bảng 2.4. Chỉ số khô hạn trung bình tháng và năm (K = PET / R)

Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Tuyên Hóa 0.96 1.24 1.48 1.50 0.83 1.00 0.998 0.55 0.19 0.11 0.24 0.55 0.47

Ba Đồn 1.15 1.49 2.03 2.21 1.33 1.53 2.28 0.82 0.26 0.14 0.23 0.55 0.59

Đồng Hới 1.10 1.23 1.92 1.92 1.20 1.81 2.23 0.82 0.24 0.14 0.20 0.45 0.54

(Nguồn số liệu: Trạm Dự báo KTTV Quảng Bình)

Khu vực đồi núi ở phía bắc, tây và tây nam của tỉnh có thời kỳ thiếu nước (chỉ số khô hạn > 1) kéo dài khoảng 2 đến 5 tháng, từ tháng I đến tháng IV và tháng VII. Trong khi đó ở vùng thấp ven biển phía đông của tỉnh có thời kỳ thiếu nước kéo dài tới 6, 7 có nơi tới 8 tháng với mức độ khô hạn trầm trọng hơn (có từ 1đến 3 tháng chỉ số khô hạn > 2, thậm chí có nơi chỉ số khô hạn > 3 như Quảng Phú và Roòn thuộc huyện Quảng Trạch). Ở khu vực này thời kỳ thiếu nước thường kéo dài liên tục từ tháng I đến tháng VII. Đặc biệt ở vùng thấp ven biển phía đông thời kỳ đầu và giữa mùa hè (từ tháng V đến tháng VII) tuy có lượng mưa tháng không phải là thấp đạt trên dưới 100mm, nhưng do ảnh hưởng của gió Tây khô nóng nên vẫn là thời kỳ khô hạn, thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp.

2.1.4.2. Các hiện tượng thời tiết bất lợi:

Nằm ở ven biển miền Trung Trung Bộ, lại có bề ngang hẹp nên Quảng Bình chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển và các hiện tượng thời tiết như: bão, áp thấp nhiệt đới, gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam tác động tương đối mạnh. Bên cạnh đó còn có các hiện tượng có quy mô nhỏ và tần suất xuất hiện thấp như: lốc, tố, dông, mưa đá, sương muối...Đây là những hiện tượng thời tiết bất lợi, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống của người dân nơi đây. Đặc biệt, trong những năm gần đây, ảnh hưởng chung của biến đổi khí hậu toàn cầu, những hiện tượng này có tần suất xuất hiện tăng lên và rất thất thường.

60

Page 63: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

a. Bão và áp thấp nhiệt đới:

Bão và áp thấp nhiệt đới thường gây ra những hệ quả thời tiết nguy hiểm, gây bất lợi cho sản xuất và đời sống như: Mưa lớn gây lũ lụt, úng ngập; gió to làm đổ cây cối, sập nhà cửa; nước biển dâng cao, đôi khi xảy ra lốc, vòi rồng, tố, ảnh hưởng trên diện rộng thiệt hại lớn đến mùa màng. Ở Quảng Bình số lượng bão và áp thấp nhiệt đới ít hơn ở Đông Bắc Bắc Bộ, tính trung bình mỗi năm ở Quảng bình có từ 1-2 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào bờ biển của tỉnh. Mùa bão ở Quảng Bình từ tháng VI đến tháng X, trong đó tần suất lớn nhất vào ba tháng: Tháng VIII (chiếm 41%), tháng IX (chiếm 17%) và tháng X (chiếm 26%).

b. Gió Tây nam khô nóng:

Quảng Bình nằm bên sườn đông của dãy Trường Sơn nên toàn tỉnh chịu ảnh hưởng sâu sắc của hiệu ứng “phơn” đối với gió mùa Tây nam. Sau khi trút mưa ở sườn tây, gió mùa Tây nam vượt qua dãy Trường Sơn nhiệt độ tăng và độ ẩm giảm, tác động đến lãnh thổ Quảng Bình. Loại gió này đã gây nên kiểu thời tiết khô và nóng rất khắc nghiệt vào thời kỳ từ đầu đến giữa mùa hè (tức là từ giữa tháng II đến giữa tháng IX) ở Quảng Bình. Trung bình có từ 4-5 ngày/tháng, trong đó các tháng có số ngày nắng nóng nhiều nhất là tháng VI, VII và VIII, có khoảng từ 8 đến 12 ngày/tháng, ở miền núi vào tháng V, VI và VII. Trung bình hàng năm Quảng Bình có 40-50 ngày có nắng nóng, năm ít nhất từ 15-18 ngày, có năm số ngày nắng nóng lên tới 60-70 ngày. Trung bình mỗi đợt gió Tây khô nóng kéo dài từ 3-5 ngày, có đợt kéo dài từ 10-13 ngày. Càng lên cao số ngày khô nóng càng giảm, đến độ cao 300-400m số ngày khô nóng chỉ còn khoảng 10 ngày/năm. Vào những ngày khô nóng nhiệt độ tối cao tuyệt đối 35C, còn độ ẩm không khí tương đối tối thấp 65%. Trong những ngày này, do nhiệt độ cao kết hợp với độ ẩm thấp con người và vật nuôi có cảm giác ngột ngạt, khó thở, mệt mỏi, cơ thể bị mất nước nhiều qua con đường toát mồ hôi; cây trồng dễ bị tàn úa, táp lá, cháy nắng nhất là vào thời kỳ cây còn non. Thời tiết khô nóng kéo dài trong nhiều ngày liên tục gây nên hạn hán nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến mùa màng và đời sống con người.

c. Gió mùa Đông Bắc :

Hàng năm Quảng Bình đều có chịu ảnh hưởng của các đợt gió mùa Đông bắc. Sau khi đi một quãng đường từ phía Bắc xuống, vượt qua dãy Hoành Sơn thì tính chất lạnh và khô đã có phần giảm sút, vì thế tạo cho Quảng Bình và các tỉnh Trung Trung Bộ thời tiết ấm và ẩm hơn miền Bắc nước ta. Ở Quảng Bình gió mùa Đông bắc tác động từ tháng IX đến tháng VI, trong đó các tháng XI, XII, I, II, III có số

61

Page 64: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

đợt tác động của gió mùa nhiều nhất. Trung bình hàng năm có khoảng 17 đến 18 đợt gió mùa đông bắc tác động vào Quảng Bình, tương đương với khoảng 70% số đợt gió mùa ảnh hưởng vào nước ta hàng năm. Vào thời kỳ đầu khi gió mùa Đông bắc tràn về (tháng XI, XII, I) thường kết hợp với các nhiễu động nhiệt đới khác gây mưa lớn. Nếu cường độ mạnh, nhiệt độ có thể giảm xuống còn 4-50C. Trong thời kỳ sau của gió mùa đông bắc (tháng II, III), các nhiễu động nhiệt đới đã lùi về phía nam, vì thế thường chỉ gây mưa phùn, sương mù, mưa rào nhẹ, đôi lúc có dông.

2.1.4.3. Sự phân hóa khí hậu

Căn cứ vào các chỉ tiêu về khí hậu như: Bức xạ mặt trời, tổng nhiệt độ hoạt động trong năm, lượng mưa trung bình năm, số ngày mưa, nhiệt độ trung bình, mức độ ảnh hưởng của biển, của gió mùa Đông bắc, của gió Tây nam khô nóng cho thấy rằng: Khí hậu Quảng bình có sự phân hóa từ biển vào trong lục địa, phân hóa từ bắc vào nam và có sự phân hóa theo độ cao địa hình.

Theo nghiên cứu của các nhà Khí hậu, lãnh thổ Quảng Bình chia làm 4 vùng khí hậu với 12 loại khí hậu [21, 39].

- Loại 1: Khí hậu nhiệt đới gió mùa (NĐGM) nóng, có mùa đông không lạnh. Mưa nhiều, mùa ít mưa trung bình và khô. Loại khí hậu này tồn tại ở những vùng thấp ven biển phía đông của tỉnh Quảng Bình kéo dài từ Ba Đồn đến Lệ Thủy.

- Loại 2: Khí hậu NĐGM nóng, có mùa đông không lạnh. Mưa vừa, mùa ít mưa trung bình và khô. Loại khí hậu này có ở vùng thấp ven biển của huyện Quảng Trạch tại khu vực Roòn nằm khuất ở phía nam của dãy Hoành Sơn.

- Loại 3: Khí hậu NĐGM nóng, có mùa lạnh ngắn. Mưa rất nhiều, mùa ít mưa ngắn và hơi ẩm. Loại khí hậu này có ở khu vực đồi núi thấp từ 50-400m, thuộc phần phía bắc của huyện Tuyên Hóa.

- Loại 4: Khí hậu NĐGM nóng, có mùa lạnh ngắn. Mưa rất nhiều, mùa ít mưa ngắn và hơi khô. Loại khí hậu này lặp lại 2 lần ở các khu vực đồi núi thấp từ 50-400m gồm: Tân Lâm, Đồng Tâm thuộc huyện Tuyên Hoá và Kiến Giang huyện Lệ Thủy, Tám Lu huyện Quảng Ninh và một phần huyện Bố Trạch.

- Loại 5: Khí hậu NĐGM nóng, có mùa lạnh ngắn. Mưa nhiều, mùa ít mưa ngắn và hơi ẩm. Loại khí hậu này có ở khu vực đồi núi thấp từ 50-400m, thuộc Thanh Lạng huyện Tuyên Hóa và Tân Sum huyện Minh Hóa.

- Loại 6: Khí hậu NĐGM nóng, có mùa lạnh ngắn. Mưa nhiều, mùa ít mưa ngắn và hơi khô. Loại khí hậu này chiếm một phần lãnh thổ khá lớn có độ cao trong

62

Page 65: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

khoảng 50-400m ở các khu vực Minh Hóa thuộc huyện Minh Hóa; Tuyên Hoá, Mai Hóa, Cao Quảng thuộc huyện Tuyên Hóa; Quảng Tiến huyện Quảng Trạch; Hưng Trạch, Cự Nẫm thuộc huyện Bố Trạch và một phần của Thành phố Đồng Hới.

- Loại 7: Khí hậu NĐGM nóng, có mùa lạnh ngắn. Mưa nhiều, mùa ít mưa trung bình và khô. Loại khí hậu này có ở trong thung lũng sông Long Đại thuộc huyện Quảng Ninh và khu vực Cẩm Ly huyện Lệ Thủy, có độ cao từ 50-400m.

- Loại 8: Khí hậu NĐGM nóng, có mùa lạnh ngắn. Mưa vừa, mùa ít mưa trung bình và hơi khô. Loại khí hậu này có ở khu vực Troóc, Phúc Trạch, huyện Bố Trạch, nằm khuất ở phía nam của dãy núi Toa có độ cao trong khoảng 50-400m.

- Loại 9: Khí hậu NĐGM ấm, có mùa lạnh trung bình. Mưa rất nhiều, mùa ít mưa ngắn và hơi ẩm. Loại khí hậu này lặp lại 6 lần ở các khu vực có độ cao từ 400-800m gồm: Hai lần trên sườn nam dãy Hoành Sơn thuộc huyện Quảng Trạch; Núi Đen, Đồng Tâm trên ranh giới của huyện Tuyên Hóa và Minh Hóa; Các huyện Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy; Khu vực biên giới với Lào ở các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa và Núi Đa Mao, Đông Then thuộc huyện Bố Trạch.

- Loại 10: Khí hậu NĐGM ấm, có mùa lạnh trung bình. Mưa nhiều, mùa ít mưa ngắn và hơi khô. Loại khí hậu này có ở vùng đồi núi độ cao từ 400-800m, khu vực biên giới Việt-Lào thuộc huyện Minh Hóa, Bố Trạch.

- Loại 11: Khí hậu NĐGM mát, có mùa lạnh trung bình. Mưa rất nhiều, mùa ít mưa ngắn và hơi ẩm. Loại khí hậu này lặp lại 6 lần ở vùng núi có độ cao 800-1200m gồm: Hai lần ở khu vực biên giới Việt-Lào thuộc huyện Minh Hóa; Núi U Bò huyện Bố Trạch; Khu vực biên giới Việt-Lào thuộc huyện Bố Trạch và hai lần ở khu vực biên giới Việt-Lào thuộc huyện Lệ Thủy.

- Loại 12: Khí hậu NĐGM lạnh, có mùa lạnh dài. Mưa rất nhiều, mùa ít mưa ngắn và hơi ẩm. Loại khí hậu này lặp lại hai lần ở vùng núi có độ cao 1200-1800m gồm các khu vực: Biên giới với Lào thuộc huyện Minh Hóa và biên giới với Lào thuộc huyện Bố Trạch.

Khí hậu là yếu tố quyết định đến chế độ thủy văn, hải văn; tác động lớn đến sự thành tạo thổ nhưỡng và chính sự phân hóa của khí hậu đã quyết định đến sự phân bố và phát triển của sinh vật. Nằm trong hệ thống cảnh quan chung Nhiệt đới gió mùa ẩm của tự nhiên Việt Nam, Khí hậu là yếu tố mang tính chỉ thị đối với sự phân hóa các kiểu, loại của cảnh quan tỉnh Quảng Bình.

2.1.5. Nhân tố thuỷ văn

63

Page 66: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

2.1.5.1. Sông ngòi

Quảng Bình có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ trung bình đạt 0,8-1,1 km/km2 và phân bố không đồng đều. Ở phía tây dày đặc hơn so với vùng ven biển. Do địa hình có sự tương phản, hẹp bề ngang nên sông ngòi ở đây ngắn, dốc, hàm lượng phù sa không lớn lắm. Sông ngòi có nguồn nước khá phong phú do mưa và nước ngầm cung cấp, có 5 hệ thống sông lớn là sông Ròon, sông Gianh, sông Lý Hòa, sông Dinh và sông Kiến Giang.

- Sông Gianh: Bắt nguồn từ vùng núi phía bắc và tây bắc Quảng Bình, trên độ cao 1350m, diện tích lưu vực 4462km2, chiều dài sông chính 158km, mật độ lưới sông đạt 1,54. Sông chảy qua địa phận huyện Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch theo hướng TB-ĐN và đổ ra biển Đông ở cửa Gianh. Sông có 16 phụ lưu cấp 1, 20 phụ lưu cấp 2 và 10 phụ lưu cấp 3.

- Sông Kiến Giang: Bắt nguồn từ vùng đồi núi phía phía nam và tây nam Quảng Bình ở độ cao 953m, diện tích lưu vực 2652km2, chiều dài sông chính 128km. Sông chảy qua địa phận huyện Lệ thủy, Quảng Ninh, theo hướng ĐN-TB và đổ ra biển Đông ở cửa Nhật Lệ. Sông gồm 2 nhánh chính là sông Long Đại và sông Kiến Giang. Sông có 11 phụ lưu cấp 1, 9 phụ lưu cấp 2 và 3 phụ lưu cấp 3.

- Sông Ròon: Bắt nguồn từ núi Thượng Thọ ở độ cao 100m, dài 30 km, diện tích lưu vực 275km2. Sông chảy trong địa phận Quảng Trạch theo hướng TB-ĐN và đổ ra biển Đông ở cửa Bắc Hà. Sông có 3 phụ lưu cấp 1 ngắn, nhỏ.

- Sông Lý Hòa: Có chiều dài 22 km, bắt nguồn ở vùng đồi núi tây Bố Trạch trên độ cao 400m, diện tích lưu vực 177km2. Sông chảy trong địa phận huyện Bố Trạch và đổ ra biển Đông ở cửa Lý Hòa. Sông có 3 phụ lưu cấp 1 ngắn và nhỏ.

- Sông Dinh: Có chiều dài 37,5 km, bắt nguồn ở núi Ba Reng trên độ cao 200m, diện tích lưu vực 212km2. Sông chảy trong địa phận huyện Bố Trạch và đổ ra biển Đông ở cửa Doanh. Sông không có phụ lưu.

Chế độ nước sông ngòi ở Quảng Bình hoàn toàn phù hợp với khí hậu miền Đông Trường Sơn. Sông có một mùa lũ tương ứng với mùa mưa và một mùa cạn tương ứng với mùa khô, ngoài ra còn có một lũ tiểu mãn vào tháng V do mưa của dải hội tụ nội chí tuyến. Mùa lũ lượng dòng chảy chiếm từ 70 đến 80% lượng nước cả năm, đỉnh lũ xuất hiện vào tháng IX tháng X, cá biệt có đỉnh lũ tiểu mãn vào tháng V. Mùa cạn lượng dòng chảy chiếm 20 đến 30% cả năm, kéo dài 8 đến 9 tháng, có khi lên tới 10 tháng trong năm, kiệt nhất là vào tháng VI, tháng VII. Do lượng mưa có sự phân hóa theo thời gian trong năm và phân bố không đồng đều

64

Page 67: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

trên các vùng lãnh thổ, vì vậy các lưu vực sông cũng có sự khác biệt về mùa lũ, mùa cạn và có sự khác biệt giữa chế độ thủy văn của lưu vực sông Gianh ở phía Bắc với lưu vực sông Kiến Giang (Nhật Lệ) ở phía Nam; có sự phân hóa giữa thủy văn đồi núi và đồng bằng. Mùa lũ có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam.

Lãnh thổ Quảng Bình, có thể phân chia Quảng Bình thành 2 vùng thủy văn.

- Vùng thủy văn đồi núi Quảng Bình: Bao gồm toàn bộ vùng đồi núi phía Tây Quảng Bình gồm các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, phần phía tây huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Đồng Hới và Bố Trạch. Vùng có lượng mưa trung bình năm từ 2200-2600mm; lớp dòng chảy từ 1500-2500mm; hệ số dòng chảy đạt 0.69 đến 0.76.

- Vùng thủy văn đồng bằng Quảng Bình: Bao gồm toàn bộ vùng đồng bằng ven biển phía đông Quảng Bình thuộc phía đông các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Đồng Hới, Bố Trạch và Quảng Trạch. Vùng có lượng mưa trung bình năm từ 2000-2300 mm; lớp dòng chảy từ 1600-1800mm; hệ số dòng chảy từ 0.65 đến 0.69. Tại hạ lưu của các sông đều có chịu ảnh hưởng của thủy triều và xâm nhập mặn. Chế độ triều là bán nhật triều không đều và nhật triều không đều.

Các sông ở Quảng Bình đều có giá trị về thủy điện, giao thông và bồi đắp phù sa, tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Dòng chảy cũng là một yếu tố tác động lớn đến sự thành tạo các dạng địa hình do xâm thực, xói mòn, bồi tụ và các dạng địa hình cồn cát ven biển của Quảng Bình.

2.1.5.2. Hồ, đầm

Hồ chứa nước đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết dòng chảy trên các con sông, suối, nhằm phục vụ cho việc tưới tiêu. Hệ thống hồ chứa nước ở Quảng Bình bao gồm các hồ tự nhiên và hồ nhân tạo, địa hình đồi núi ở Quảng Bình cho phép xây dựng nhiều hồ chứa nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quảng Bình có 133 hồ chứa lớn nhỏ phân bố tương đối đều trong tỉnh với dung tích trữ trên 424 triệu m3 nước, 65 đập, 164 trạm bơm, một đập ngăn mặn hàng năm đã phục vụ tưới cho 43.000ha là đập Mỹ Trung. Đặc biệt hồ tự nhiên Bàu Tró có diện tích ứng với mặt nước cực đại là 43,6 ha, dung tích cực đại 2 triệu m3 và Hồ Phú Vinh có diện tích ứng với mặt nước cực đại là 3.800 ha, dung tích cực đại 22 triệu m3. Hai hồ này hiện đang là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho thành phố Đồng Hới.

Cùng với hệ thống hồ chứa nước, ven biển Quảng bình còn có hệ thống các đầm phá nước lợ ở cửa Gianh, cửa Nhật Lệ, Lý Hòa...chủ yếu sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản.

65

Page 68: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

2.1.5.3. Hải văn

Quảng Bình có đường bờ biển dài 116,04 km, có 5 con sông đổ ra biển Đông, phần lớn các đồng bằng của tỉnh đều nằm dọc ven biển. Chế độ hải văn ven bờ đã có những tác động đối với thủy văn của các con sông ở vùng hạ lưu, làm cho chế độ thủy văn các sông bị ảnh hưởng của thủy triều, đặc biệt là về mùa cạn.

Từ bắc vào nam có thể thấy rằng vùng cửa sông Gianh và cửa sông Ròon chịu ảnh hưởng của nhật triều không đều với biên độ nhỏ và bán nhật triều; cửa sông Nhật Lệ chịu ảnh hưởng của bán nhật triều không đều (một ngày đêm có 2 lần nước lớn và 2 lần nước ròng). Các cửa sông khác chịu ảnh hưởng của bán nhật triều không đều và chế độ triều hỗn hợp, thời gian triều lên ngắn hơn thời gian triều xuống. Do chịu ảnh hưởng của cả chế độ nhật triều và bán nhật triều nên thời gian triều lên xuống ở các cửa sông cũng thay đổi phức tạp [21].

Về mùa cạn, ảnh hưởng của triều vào các sông mạnh hơn. Các sông ở Quảng Bình nhìn chung ngắn, dốc vì thế làm giảm ảnh hưởng của triều, ranh giới ảnh hưởng triều trên các con sông trung bình từ 50-60 km tính từ cửa sông. Ở sông Gianh, do lòng sông rộng, hạ lưu có độ dốc không lớn nên triều ảnh hưởng tới khoảng 60km. Ở sông Kiến Giang triều xâm nhập đến chân đập Mỹ trung. Ở vùng hạ lưu các con sông do ảnh hưởng của triều nên xâm nhập mặn xảy ra ở các vùng đất thấp gây ảnh hưởng xấu đối với sản xuất nông nghiệp, làm thay đổi môi trường sống của sinh vật vì thế cần có sự nghiên cứu để chuyển đổi cơ cấu nuôi trồng ở những vùng đất này cho phù hợp.

2.1.6. Nhân tố thổ nhưỡng

Dưới tác động tổng hợp của các yếu tố địa hình, khí hậu, sinh vật, thời gian và tác động của con người, trên những nền nham thạch khác nhau đã hình thành nên các loại đất khác nhau. Các yếu tố tự nhiên lãnh thổ Quảng Bình cũng có sự phân hóa phức tạp, tạo nên các quá trình hình thành đất đa dạng.

Đất Quảng Bình thuộc 2 hệ chính là hệ Feralit và hệ phù sa, có thể phân chia thành các nhóm đất chính là: Nhóm đất cát; nhóm đất mặn, phèn; nhóm đất glây; nhóm đất phù sa; nhóm đất xám; nhóm đất đỏ và đất bị biến đổi [41, 80].

2.1.6.1. Nhóm đất cát: Chiếm 37.080 ha gần 4,6% diện tích tự nhiên (DTTN) của tỉnh, được thành tạo do các quá trình địa mạo sông, bờ biển từ sản phẩm thô (granit) của dải Trường Sơn Bắc. Phân bố dọc theo bờ biển từ Quảng Trạch, Bố trạch, Đồng Hới, Quảng Ninh và Lệ Thủy tạo thành dải các cồn cát, đụn cát ven biển Quảng Bình. Thành phần cơ giới nhẹ, rời rạc, giữ nước kém, đất xấu, kém dinh

66

Page 69: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

dưỡng. Hiện tượng cát bay, cát chảy phổ biến. Chỉ thích hợp cho mục đích lâm nghiệp để trồng rừng phòng hộ, một số ít sử dụng trồng hoa màu, trồng lúa. Gồm cồn cát trắng vàng Cc  nghèo mùn, đạm, hạt cát thô 95%; đất cát biển trung tính ít chua và đất cát biển chua (C), độ pH từ 5,0-5,5 đất pha cát từ 70-75%.

2.1.6.2. Nhóm đất mặn: Chiếm khoảng 8.000 ha gần 1,0% DTTN của tỉnh. Hình thành từ sản phẩm phù sa sông, biển, chịu ảnh hưởng của nước biển do bão, thủy triều. Phân bố ở các huyện ven biển từ Quảng Trạch đến Lệ Thủy, chủ yếu ở các cửa sông Gianh, sông Dinh, sông Nhật Lệ. Đất mặn có thể bị mặn nhiều, mặn ít hoặc trung bình, có thể bị glây nông hoặc sâu. Tùy vào tính chất để có sự cải tạo hợp lý và sử dụng có hiệu quả. Đối với loại đất này có thể sử dụng vào việc sản xuất muối, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng ngập mặn sẽ mang lại hiệu quả. Ngoài ra, một số nơi đất cao, mặn trung bình và ít glây có thể khá thích hợp với việc trồng lúa, tuy nhiên cần bón nhiều phân hữu cơ.

2.1.6.3. Nhóm đất phèn: Chiếm 4.831 ha gần 0,6% DTTN của tỉnh. Phân bố chủ yếu ở các huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh. Hình thành do sản phẩm bồi tụ phù sa có vật liệu sinh phèn, phát triển trong môi trường ngập mặn, khó thoát nước. Gồm có đất phèn hoạt động nông, đất phèn hoạt động sâu. Loại đất này bất lợi cho sản xuất và môi trường, trồng lúa cho năng suất thấp vì thế cần phải cải tạo kết hợp với chọn giống, tăng cường thâm canh và bảo vệ thực vật.

2.1.6.4. Nhóm đất glây: Chiếm 2.419,5 ha, khoảng 0,3% DTTN của tỉnh. Phân bố ở những vùng địa hình thấp, thường xuyên bão hòa nước, có mặt ở một số nơi thuộc Quảng Trạch, Lệ Thủy và Bố Trạch. Đất có đặc tính chua, chặt, bí, có độ phì tự nhiên khá, ảnh hưởng xấu tới cây trồng. Khi sản xuất cần bón phân sinh lý kiềm, vôi để cải tạo, chú ý đến tiêu nước và bón lân để cải thiện dinh dưỡng. Nhóm đất này có thể cải tạo để trồng lúa 2 vụ. Có thể phân thành 2 đơn vị đất là đất glây chua điển hình và đất glây chua có tầng hữu cơ sâu.

2.1.6.5. Nhóm đất phù sa: Chiếm 34.791ha khoảng 4,3% DTTN của tỉnh. Phân bố ven các con sông, suối và tập trung nhiều nhất ở các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Lệ Thủy ven sông Gianh, sông Kiến Giang. Các loại đất của nhóm đất này được tạo thành từ sản phẩm lắng đọng phù sa, bồi tụ của các sông suối trong tỉnh, do được bồi đắp hàng năm nên hàm lượng chất hữu cơ khác nhau và tính phân lớp khó xác định. Căn cứ vào độ bão hòa bazơ có thể phân chia thành các loại: đất phù sa trung tính ít chua, phù sa chua, phù sa glây và phù sa có tầng đốm rỉ. Độ phì nhiêu của đất phụ thuộc vào thành phần bồi đắp phù sa của các sông suối, vị trí địa

67

Page 70: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

lý và quá trình sử dụng, ở vùng địa hình thấp đất thường là đất phù sa gley có hàm lượng mùn và đạm cao hơn.

Đây là nhóm đất chủ yếu sử dụng trong sản xuất nông nghiệp của Quảng Bình. Nhóm đất này được trồng các loại cây lương thực và thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày. Trong quá trình sử dụng, đất cần phải được đầu tư thâm canh cải tạo đất, tăng cường bón phân hữu cơ, phân vi lượng, vi sinh. Cần nghiên cứu để hoàn thiện hệ thống cây trồng cho phù hợp với từng loại đất.

2.1.6.6. Nhóm đất xám feralit: Chiếm 517.000 ha, khoảng 64,1% DTTN của tỉnh và chiếm phần lớn diện tích đất đồi núi. Đất xám được hình thành và phát triển trên nhiều loại đá mẹ khác nhau như: Phiến sét, biến chất, đá granit,…Phạm vi phân bố rộng, hầu như khắp các huyện trong tỉnh, ở khu vực địa hình có độ dốc trên 20 0. Đặc điểm của đất phụ thuộc vào vị trí, đá gốc hình thành đất, …Nhìn chung đất xám ở đây có tầng dày, đất chua, nghèo bazơ và các chất dễ tiêu, độ phì nhiêu trung bình. Gồm nhiều loại đất xám là: đất xám đá lẫn, đất xám cơ giới nhẹ, đất xám bạc màu, đất xám feralit, đất xám kết von, đất xám loang lổ, đất xám mùn trên núi. Nhóm đất xám được sử dụng vào mục đích lâm nghiệp và nông lâm kết hợp.

Theo tài liệu báo cáo của sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Quảng Bình, thì căn cứ vào tiêu chuẩn của PAO-UNESCO có thể phân chia nhóm đất xám thành 7 đơn vị đất và 21 đơn vị đất phụ.

2.1.6.7. Nhóm đất nâu đỏ: Chiếm 322.600 ha, khoảng 0,4% DTTN của tỉnh, phân bố ở vùng đồi các huyện Lệ Thủy, Bố Trạch, Tuyên Hóa và Minh Hóa. Đất đỏ chủ yếu phát triển trên đá mác ma bazơ trung tính và đá vôi. Có đặc điểm chung là đất có phản ứng chua, có sự tích lũy sắt, nhôm tương đối cao, các chất hòa tan dễ bị rửa trôi, kết cấu bền vững, tầng feralít dày…Gồm đất nâu đỏ và đất nâu vàng điển hình. Đây là nhóm đất tốt nhất trong các loại đất đồi núi ở Quảng Bình, có giá trị kinh tế cao, có thể trồng các loại cây cao su, cà phê, cây ăn quả…hình thành nên thảm thực vật trồng ở vùng đồi Quảng Bình.

2.1.6.8. Nhóm đất bị biến đổi: Dưới tác động của con người làm cho hình thái đất tự nhiên ban đầu bị biến đổi. Gồm các loại: Đất mới bị biến đổi chua, đất biến đổi có tầng loang lỗ và đất tầng mỏng.

- Đất có tầng mỏng tập trung nhiều nhất ở những vùng gò đồi Lệ Thủy, Bố Trạch, Quảng Trạch; hình thành trong điều kiện khai thác thảm thực vật trên địa hình đất dốc, đất bị xói mòn, không có biện pháp bảo vệ. Loại đất này chiếm tới 242.74 ha, hơn 3% DTTN của tỉnh. Đây là loại đất xấu nhất, cần được cải tạo và sử

68

Page 71: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

dụng hợp lý, phủ xanh bằng thảm thực vật để giữ ẩm, giữ mùn, bảo vệ đất và phục hồi độ phì cho đất.

- Đất mới bị biến đổi thường chua, có tầng mới biến đổi rõ, độ phì nhiêu trung bình. Phân bố ở những nơi trồng lúa của các huyện. Chú ý cần bón vôi , lân , kali cho đất.

- Đất có tầng loang lỗ ở những thềm cao, không bị mặn, phèn, thường chua, trồng lúa 1 vụ nhờ nước mưa là chính. Phân bố rải rác ở Lệ Thủy, Minh hóa, Tuyên Hóa.

Căn cứ vào vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, đá mẹ và lớp vỏ phong hóa, các nhóm đất trên được phân bố ở 3 vùng thổ nhưỡng chính của Quảng Bình là: Vùng đồi núi, vùng đồng bằng ven biển và vùng cát ven biển với 7 tiểu vùng.

- Vùng đồi núi: Chiếm 85% DTTN của tỉnh Quảng Bình, có độ cao từ 30m trở lên. Được chia làm 3 tiểu vùng.

Tiểu vùng núi cao: Gồm các loại đất mùn vàng đỏ phát triển trên đá gnanit, đá cát, phiến sét ở độ cao từ 900m trở lên. Đất tốt, rất giàu mùn, thích hợp với các loại cây dược liệu và các loại cây rừng. Phân bố dọc theo biên giới Việt – Lào từ Hoành Sơn đến Lệ Thủy, địa hình ở đây hiểm trở, đi lại khó khăn. Ở đây chủ yếu là rừng tự nhiên đầu nguồn nên cần phải được khoanh nuôi để bảo vệ.

Tiểu vùng núi thấp: Gồm các loại loại đất đỏ vàng phát triển trên các loại đá phiến sét, đá cát, đá granit và đá vôi ở độ cao từ 300 – 900m. Đất nghèo dinh dưỡng ở những nơi đất trống đồi trọc và khá tốt ở những nơi có thực vật che phủ. Ở đây ngoài việc cần bảo vệ rừng đầu nguồn có thể kết hợp trồng rừng, nuôi tôm cá, chăn thả và trồng trọt theo mô hình VACR.

Tiểu vùng gò đồi trung du: Đất phát triển chủ yếu trên các loại đá cát, đá phiến sa, đá biến chất, đá gnanit ở độ cao từ 30 – 300m. Tiểu vùng này tiếp giáp với vùng đồng bằng ven biển, phân bố hầu hết ở các huyện trong tỉnh, nhiều nhất là Lệ Thủy và Bố Trạch. Một số nơi có tầng đất dày được khai thác để trồng cao su, hồ tiêu như: Nông trường Lệ Ninh (Lệ Thủy), gò đồi huyện Bố trạch, Nông trường Việt Trung (Bố Trạch); Một số nơi trồng tràm hoa vàng, thông, bạch đàn; Một số nơi trồng cây công nghiệp ngắn ngày như mía, lạc, dứa, cây ăn quả …; Trồng rừng ở những nơi có xói mòn mạnh, tầng đất mỏng chủ yếu là sim mua và cây bụi.

- Vùng đồng bằng ven biển: Chiếm 10,4% DTTN của tỉnh. Vùng đồng bằng Quảng Bình phân bố chủ yếu ở vùng hạ lưu các con sông lớn thuộc các huyện Lệ

69

Page 72: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch; có độ cao trung bình từ 10m trở xuống, có nơi thấp hơn mực biển. Chia làm 2 tiểu vùng.

Tiểu vùng đồng bằng phù sa: Chiếm tới hơn 89% diện tích của đồng bằng ven biển Quảng Bình. Gồm các loại đất phù sa và đất glây, địa hình bằng phẳng, đất đai tốt và được phù sa các sông bồi đắp, thuận lợi cho việc thâm canh tăng năng suất cây trồng. Đây là vùng trồng lúa và sản xuất hoa màu chính của tỉnh.

Tiểu vùng đất nhiễm mặn, phèn: Chiếm gần 11% diện tích đồng bằng. Phân bố ở các cửa sông giáp biển, vì thế đất mặn do ngập triều, một phần khác do ảnh hưởng của vật liệu sinh phèn và bị yếm khí. Tiểu vùng này cần quy hoạch để nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ; sản xuất muối; trồng rừng ngập mặn để bảo vệ nguồn lượi thủy sản ở những vùng đất mặn. Những nơi mặn ít và phèn trung bình cần thau chua, rửa mặn, ém mặn, ém phèn để có thể trồng lúa.

- Vùng cát ven biển: Chiếm khoảng 4,6% DTTN của tỉnh. Phân bố dọc theo bờ biển từ Quảng Trạch, Bố Trạch, Đồng Hới, Quảng Ninh cho đến Lệ Thủy. Được chia thành 2 tiểu vùng.

Tiểu vùng cồn cát ven biển: Gồm các cồn cát có độ cao từ 5-50m nằm sát bờ biển, có địa hình lượn sóng, có sườn thoải ở phía biển, sườn dốc phía nội đồng do ảnh hưởng của gió. Ở đây một phần đã được trồng phi lao, bạch đàn và các loại cây giữ cát. Tiểu vùng này có giá trị trồng rừng phòng hộ chống cát bay, cát chảy, sạt lở và xói lở bờ biển.

Tiểu vùng đất cát biển: Là vùng cát nội đồng phía tây của dải các cồn cát. Địa hình bằng phẳng, tiếp giáp với đồng bằng phù sa. Đất ở đây có thành phần cơ giới nhẹ, 70-80% là cát và nghèo dinh dưỡng. Những vùng đất cát ổn định có thể cải tạo để sử dụng vào mục đích trồng cây lương thực, những nơi cao thoát nước sử dụng để trồng hoa màu, cây ăn quả, các loại rau đậu, cây gia vị như tỏi, hành, ớt.

2.1.7. Nhân tố sinh vật

2.1.7.1.Thảm thực vật

Quảng Bình nằm thuộc Bắc Trường sơn là khu vực có lượng mưa lớn, thảm thực vật phát triển tốt, có năng suất cao. Ở đây có sự giao thoa của các luồng sinh vật từ phía bắc xuống, từ phía nam lên và từ phía tây sang vì thế thành phần loài phong phú, có nhiều loài đặc hữu. Đại diện cho các loài phương nam là các loài họ Dầu (Táu, Huỷnh). Luồng di cư Ấn Độ - Mianma chiếm số lượng lớn thành phần loài ở đây, điển hình là cây Săng lẻ. Thành phần phổ biến của các loài di cư từ

70

Page 73: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

phương bắc là Dẻ rụng lá, họ Chè, Thích, Mộc Lan trong đai rừng á nhiệt đới trên núi [11,12,72,73].

a. Thảm thực vật tự nhiên

Qua các kết quả điều tra cho thấy thảm thực vật tự nhiên quảng Bình rất đa dạng, phong phú về kiểu loại. Có khoảng 2.455 loài thực vật tự nhiên bậc cao, ngoài ra còn có một số lượng lớn khoảng 159 các loài cây trồng. Đặc biệt ở những vùng núi cao, hiểm trở như dãy Giăng Màn, khối núi đá vôi Kẻ bàng hiện vẫn chưa có thống kê đầy đủ. Về cơ bản hệ thực vật Quảng Bình tương tự như các khu vực khác của miền Bắc như Cúc Phương, Lâm Sơn.

Chiếm một số lượng loài lớn trong hệ thực vật Quảng Bình là các họ đặc trưng cho vùng nhiệt đới. Ở những vùng cao hơn có mặt các họ ôn đới, các cây lá kim thuộc ngành Hạt trần phân bố tập trung ở vùng núi cao chứng tỏ rằng Quảng Bình là một khu vực có sự giao thoa của thực vật giữa vùng nhiệt đới và vùng núi cao có khí hậu á nhiệt đới và ôn đới. Trong hơn 80 họ và 400 loài cây lấy gỗ có nhiều loài gỗ quý như: Lim xanh, Sến, Táu, Đinh Hương, Gụ, Pơmu, Mun, Huê…

Bộ phận rừng ở đồi núi phía Tây gồm rừng tự nhiên nguyên sinh và thứ sinh với kiểu rừng nhiệt đới thường xanh, nửa rụng lá hoặc ở vùng núi cao có thể gặp các loại rừng lá kim á nhiệt đới. Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (Bố Trạch) là một trong những khu rừng nguyên sinh quý hiếm ở Việt Nam, là một trong những hệ sinh thái có giá trị kinh tế, khoa học và tham quan du lịch. Ở đây có khoảng 300 loài thực vật và nhiều loài động vật quý hiếm. Rừng có địa hình núi cao, bề mặt núi đá hiểm trở đi lại rất khó khăn, khí hậu nhiệt đới ẩm thuận lợi cho các loại động, thực vật phát triển. Hiện nay dưới tác động khai phá của con người các loại rừng nguyên sinh đã bị tàn phá, thay thế vào đó là các kiểu rừng thứ sinh như: tre, nứa, trảng cỏ thứ sinh, cây bụi thứ sinh, thực vật trồng (như lúa, hoa màu, rừng trồng, cây công nghiệp, cây ăn quả...). Nhiều vùng rừng ở phía Tây giáp biên giới Việt -Lào có trữ lượng cao đã bị khai thác kiệt, nhiều nơi đã biến thành đất trống đồi trọc.

Sự phân hoá về địa hình cũng là nguyên nhân dẫn đến sự phong phú, đa dạng của thảm thực vật, hệ thực vật. Trong từng đai độ cao, tuỳ điều kiện cụ thể, nhưng chủ yếu là chịu ảnh hưởng trực tiếp sự tác động hay không tác động của con người mà có hoặc không có kiểu rừng nguyên sinh hoặc rừng nguyên sinh còn ít bị tác động. Căn cứ vào sự phân hoá theo độ cao mà thực chất là tác động của chế độ nhiệt, ẩm, có thể chia các kiểu thảm thực vật của vùng đồi núi theo các đai độ cao như sau:

71

Page 74: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

- Thảm thực vật rừng kín cây lá rộng thường xanh nhiệt đới ẩm: Là rừng điển hình ở độ cao dưới 800m. Cấu trúc rừng nhiều tầng tán, nhiều dây leo và cây phụ sinh, tầng cỏ và tầng cây bụi rất phát triển, thành phần chiếm ưu thế là cây lá rộng thường xanh. Hiện nay các khu rừng tốt với cấu trúc như trên chỉ còn ở một số nơi hẻo lánh. Dọc các tuyến quan sát theo đường mòn Hồ Chí Minh, đường 16, đường 20 chỉ thấy các kiểu rừng có cấu trúc kém hơn với 3 hay 2 tầng cây gỗ. Trên đá vôi, rừng bảo tồn khá tốt ở Tuyên Hóa, Minh Hóa, Bố Trạch ở độ cao 800-900m. Trong các thung lũng hẹp có rừng cao 20-30m. Rừng trên núi đá vôi không bền vững, nền đất mỏng, thường khô do thoát nước qua các khe nứt, cây phát triển chậm. Khi rừng bị chặt phá, lớp đất mặt bị phá huỷ nhanh chóng, vì vậy các cây gỗ tái sinh vô cùng khó khăn.

+ Rừng tre, nứa thứ sinh: Rừng tre, nứa chỉ phân bố rải rác ven sông, suối trên các bề mặt tương đối bằng phẳng, ngập một thời gian khi mưa lớn hay nước sông dâng lên.

+ Trảng cây bụi thứ sinh: Được hình thành trên các đất canh tác bỏ hoang. Đầu tiên các cây cỏ tái sinh, sau đó các cây bụi tái sinh. Một số trảng cây bụi được hình thành từ các rừng bị khai thác kiệt các cây gỗ. Trảng cây bụi phân bố rộng rãi trên lãnh thổ nghiên cứu. Chúng tập trung ở vùng đồi núi, bao quanh các khu rừng. Đây là khu vực mà kiểu canh tác nương rẫy thường được tiến hành theo chu kỳ.

Trên đá vôi, sau khi rừng bị phá huỷ, các cây bụi, gỗ nhỏ và cỏ tạo thành trảng cây bụi hỗn tạp cao 2-5 m. Các cây mọc từ các hốc đá có đất đọng lại. Trảng cây bụi có độ che phủ thưa.

Trên các đụn cát trảng cây bụi chỉ còn phân bố lác đác thành các mảng nhỏ trên một nền trảng cỏ chịu hạn, thấp, thưa. Cây Phi lao đã được gây trồng phổ biến, thành công trên các đụn cát để hạn chế các quá trình cát di động sau khi mất thảm thực vật. Ven chân các đụn cát nơi nước ngầm trong các đụn rỉ ra tương đối thường xuyên, nơi có làng, xóm hệ thống cây trồng khá ổn định. Trảng cây bụi phân bố rải rác trên các đụn cát ở Lệ Thuỷ, Quảng Ninh, Bố Trạch và Quảng Trạch. Trảng cây bụi cũng hình thành trên các đất bỏ hoang sau khi khai phá rừng trên cát để canh tác. Trong các khu nghĩa địa hay các đền miếu thảm thực vật được bảo tồn khá tốt còn sót lại các cây gỗ cao 8-10m, đường kính 10-20cm.

+ Trảng cỏ thứ sinh: Được hình thành trên các đất canh tác đã bỏ hoang, trên đất trống sau khi rừng hay trảng cây bụi bị khai thác trắng lấy củi. Các cây cỏ đều có hình thái thích ứng với khô hạn như kích thước bé, lá nhỏ. Trảng cỏ phân bố rải

72

Page 75: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

rác trong toàn khu vực, nhiều nơi chúng tạo thành các mảng rộng lớn. Các trảng cỏ cao trên đất dày, ẩm thường phân bố lân cận rừng và trảng cây bụi; các trảng cỏ thấp trên đất mỏng, chặt thường phân bố lân cận các khu dân cư. Trên các đụn cát phân bố rộng , quy mô phân bố thường là các mảng nhỏ lân cận các trảng cây bụi, bị phân cách bởi rừng trồng. Do đất cát nghèo, khô, hàng năm lại bị lửa cháy nên trảng cỏ tồn tại rất bền vững.

+ Trảng cây bụi, trảng cỏ chịu ngập thứ sinh: Rừng đầm lầy nước ngọt trước đây rất phổ biến ở vùng trung du và đồng bằng trên các nền đất phù sa hiện đại. Lượng mưa lớn và tập trung đã tạo ra diện tích lớn đầm lầy ở khu vực trung lưu của sông Kiến Giang. Ngày nay, rừng đầm lầy chỉ còn các đám nhỏ, rải rác trong khu vực. Thay thế vào đấy là lúa nước và nơi để hoang có trảng cây bụi, cỏ chịu ngập thứ sinh. Một số địa hình trũng trong vùng cát cũng bị ngập nước định kỳ, với thời gian ngập ngắn. Ven các đầm, phá, vũng, lạch, cửa sông nước lợ, trên các diện tích rừng ngập mặn đã bị khai thác nay bỏ hoang có trảng cỏ chịu ngập nước lợ thứ sinh cao chừng 0,5-1m.

+ Các quần xã thuỷ sinh nước ngọt, nước lợ hay mặn: Trong các đầm, ao, hồ, bàu nước ngọt, thuỷ vực nước lợ có các quần xã thuỷ sinh với các cây sống chìm.

+ Rừng ngập mặn: Rừng ngập mặn chỉ còn các mảng nhỏ hay các bụi cây rải rác dọc theo sông Gianh, Kiến Giang và ở vùng cửa sông, lạch nước ngọt ven biển. Do bị khai thác gỗ, củi, khai phá lấy diện tích nuôi tôm, cá, diện tích rừng ngập mặn chỉ còn rất ít. Cấu trúc rừng đơn giản: Chủ yếu là các cây Aegiceras corniculatum (Sú) cao 3-4 m mọc dày đặc.

+ Quần xã thực vật trên bãi biển cát: Thường phân bố ở các cung lõm của bờ biển, các bãi biển cát rộng vài chục mét, thường chịu tác động của sóng và thuỷ triều. Trên bãi triều hầu như không có thực vật. Các cây Ipomoea pes-caprae (Rau muống biển) mọc ở mép triều và bò trên bãi biển. Sát với đụn cát có các cây Spinifex littorius (cỏ Chông), Pandanus tectorius (Dứa trổ)...

- Rừng kín cây lá rộng thường xanh nhiệt đới ẩm trên núi: Phân bố trên các núi có độ cao trên 800 m ở phía Tây. Tầng ưu thế sinh thái có bộ lá rộng thường xanh. Trong thành phần loài của rừng cũng có mặt đáng kể của các cây rụng lá vào mùa đông như: các cây thuộc chi Acer (Thích), Celtis (Sếu), Styrax (Bồ đề) và các cây lá vảy, lá kim trong Ngành Hạt trần. Càng lên cao các cây này càng chiếm một vị trí đáng kể trong rừng. Các cây ra hoa tập trung vào tháng IV-VI. Các loài có bao chồi

73

Page 76: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

khá phổ biến, thường là các cây trong họ Ericaeae (họ Đỗ quyên), Theaceae (họ Chè) phân bố tập trung ở các đỉnh núi cao.

Các cây gỗ thuộc tầng nhô ít phổ biến hơn so với rừng ở vùng thấp. Tầng tán rừng đều đặn hơn. Các cây gỗ ở tầng tán rừng cao 15m, nơi rừng tốt, tầng cây gỗ che phủ kín thì tầng cây bụi và gỗ nhỏ ở dưới thưa; nơi rừng bị khai thác, tán rừng không đều đặn có hình thái nhấp nhô, tầng cây bụi và gỗ nhỏ khá dày đặc cùng với sự phát triển dày đặc của dây leo. Tầng cây bụi và gỗ nhỏ cao 2-8 m. Dưới cùng là tầng cỏ, tương đối dày dặc với các loài cỏ ưa bóng. Dây leo ít, cây ký sinh ít, cây phụ sinh thì nhiều.

Các cây gỗ ưu thế ở tầng tán rừng thuộc các họ Fagaceae (họ Dẻ), Lauraceae (họ Long não), Juglandaceae (họ Óc chó)...Các cây Hạt trần cũng rất phổ biến nhưng đã bị khai thác khá nhiều, hiện tại chỉ là các cây gỗ nhỏ cao 5-10m. Trên độ cao 1000m, các cây trong họ Theaceae (họ Chè), Rosaceae (họ Hoa hồng) phổ biến.

- Kiểu thảm trên các đỉnh núi có độ cao trên 1600m, 1700m, đất giàu mùn nhưng bị xói mòn, rửa trôi nên đất có tầng mỏng, nghèo. Trên đai cao này thường xuyên có mây mù và gió mạnh nên thảm thực vật có những nét đặc trưng riêng. Các cây gỗ ở đây chỉ cao 5-6m, ở dạng cây gỗ lùn hay cây bụi tạo thành một quần xã với độ che phủ kín. Các cây đều có bao chồi tránh lạnh cho cơ quan sinh dưỡng. Thân cây có nhiều rêu phủ. Các cây chủ yếu thuộc hai họ Ericaceae (họ Đỗ quyên) và họ Theaceae (họ Chè).

b. Thảm thực vật trồng:

- Rừng trồng: Theo số liệu điều tra diện tích rừng Quảng Bình hàng năm tăng lên. Đầu năm 2010, diện tích rừng toàn tỉnh là 550.947 ha, trong đó rừng tự nhiên chiếm chừng 86%, còn rừng trồng chiếm 14%. Độ che phủ chung là 67% thuộc vào loại cao ở Việt Nam [78].

Trên các cồn cát, đụn cát có rừng trồng Phi lao. Cấu trúc của rừng thay đổi theo tuổi trồng. Khu rừng tốt cây cao 10-15m, che phủ kín. Cây Phi lao chịu được đất cát khô, nghèo, rễ cây có nốt sần chứa các vi khuẩn cố định đạm nên rừng Phi lao có giá trị lớn về cải tạo môi trường vùng cát, hạn chế cát bay, cát chảy.

Trên phù sa cổ có rừng trồng Keo lá tràm, Bạch đàn. Các cây sinh trưởng tốt. Khu rừng tốt các cây cao 10-15m, che phủ kín.

Trên các đất khác ở vùng đồi núi phổ biến rừng Thông 2 lá, Tràm hoa vàng và Bạch đàn. Các rừng trồng ở khu vực này hầu như có nền đất không được tốt. Đất

74

Page 77: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

thường mỏng và sỏi sạn. Cây Bạch đàn sinh trưởng không tốt. Cây Thông 2 lá và rừng Tràm sinh trưởng tốt hơn và tạo thành rừng cao 8-10m, che phủ kín, thân cây có đường kính trên 10-20cm.

Hiện nay, một số lâm trường đang gây trồng các cây trước đây mọc phổ biến ở rừng như Sao, Huỷnh, Muồng đen (Tây Bố Trạch), Dầu, Chò chỉ, Kiền kiền, Vạng trứng, Cây Luồng mới được thử nghiệm trồng chưa rõ kết quả. Nhiều cây trong số chúng có khả năng mọc nhanh và đưa vào trồng đại trà.

- Lúa nước: Lúa nước phân bố tập trung ở đồng bằng Lệ Thuỷ, Bố Trạch, Quảng Trạch và rải rác dọc theo các thung lũng sông, suối ở các huyện trung du và vùng núi. Ở khu cao thoát lũ tốt lúa đựợc trồng 2 vụ, vùng thấp thoát lũ kém thường trồng 1 vụ.

- Hoa màu: Hoa màu được trồng ở các khu vực có địa thế cao ở đồng bằng và phổ biến trên đồi ở vùng trung du, trên các sườn núi thoải ở vùng núi. Các diện tích canh tác ở vùng trung du và miền núi thường thay đổi. Sau một vài năm bỏ hoang và có trảng cỏ thứ sinh tái sinh. Các cây trồng thường là các loại Đậu, Ngô, Khoai, Sắn, Rong riềng và các loại rau.

Nương rẫy phân bố rải rác ở vùng núi. Hình thức canh tác vẫn là đốn rừng, chờ khô và đốt lấy đất canh tác. Các cây trồng có Lúa nương và các cây lương thực như Ngô, Khoai, Sắn.

- Cây công nghiệp: Loại cây công nghiệp dài ngày ở Quảng Bình chủ yếu là cao su, đến năm 2010 toàn tỉnh có 11.618 ha cao su, trong đó có 5.068 ha cao su kinh doanh [78]. Cây Cao su được trồng ở Lệ Thuỷ. Cây sinh trưởng tốt nhưng vẫn kém so với Cao su trồng trên bazan. Cây Hồ tiêu trồng khá nhiều nhưng ở quy mô gia đình. Dừa được trồng rải rác trong các khu dân cư ở vùng cát. Các cây công nghiệp ngắn ngày như Vừng, Lạc thường trồng lẫn vào diện tích màu và cây thực phẩm. Ngoài cao su ra chỉ có một số loại cây dài ngày được trồng như: chè, cà phê, cây ăn quả nhưng trồng với quy mô nhỏ trong các vườn hộ gia đình.

- Các cây trồng ở khu dân cư: Trong các khu dân cư thường có các cây trồng lấy gỗ hay bóng mát. Vùng nông thôn, ngoài các cây trên còn có các cây cho vật liệu xây dựng (Tre), các cây ăn quả , cây hoa màu xen lẫn trong khu dân cư.

Sự phân hóa của thảm thực vật là kết quả tổng hòa của các yếu tố hình thành nên CQ của lãnh thổ như: Địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng; Thảm thực vật cũng là một trong những yếu tố hình thành nên tính đa dạng của CQ, đồng thời là bộ mặt phản ánh đa dạng CQ lãnh thổ.

75

Page 78: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

2.1.7.2. Động vật:

Hệ sinh thái Phong Nha - Kẻ Bàng có đủ điều kiện để đại diện cho tất cả các hệ sinh thái Quảng Bình và núi đá của Việt Nam. Với quy mô và diện tích rừng nguyên sinh khá lớn (chiếm gần 90%), nhiều loài thú lớn là các đối tượng bảo vệ cấp thiết như: Hổ, Bò tót, Gấu và nhiều loại mới mang tính toàn cầu như Sao La, Mang Lớn, Mang Trường Sơn... đều có mặt ở Phong Nha-Kẻ Bàng. Sự đa dạng đó thể hiện ở khu hệ động vật gồm:

a. Các loài thú: Phân bố không đồng đều trong toàn khu vực. Trên các dãy núi đá chủ yếu phân bố các loài trong bộ Linh trưởng, Sơn dương và các loài cầy trong bộ thú ăn thịt. Còn ở các khu vực núi đất như U Bò, Rào Thương, Cổ Khu các loài thú trong bộ thú móng guốc ngón chẵn và bộ thú ăn thịt chiếm ưu thế như Nai, Hổ, Gấu và các loài Cầy. Khu Hang Én là nơi tập trung các loài Khỉ hầu. Kết quả điều tra đã thống kê được 67 loài thú trong 15 họ và 11 bộ, trong đó có 26 loài được mô tả trong Sách Đỏ Việt Nam. Đặc biệt là phát hiện mẫu vật và dấu vết của hai loài thú mới mang ý nghĩa toàn cầu là Sao La và Mang Lớn, loài Sao La có tại xã Hoá Sơn. Số lượng các loài thuộc họ trong bộ Linh trưởng là chiếm ưu thế hơn cả, khoảng 25% số loài trong bộ Linh trưởng có ở nước ta [12, 72, 73].

- Khu hệ bò sát, ếch nhái: Trong 68 loài bò sát, ếch nhái phát hiện có khoảng 15% loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam (48 loài bò sát, 20 loài ếch nhái).

- Khu hệ cá: Phong Nha - Kẻ Bàng là vùng núi đá vôi rộng lớn, có nhiều sông suối, địa hình hiểm trở lại bị chia cắt mạnh nên khu hệ cá cũng rất phong phú. Ở đây có mặt nhiều loài cá thuộc vùng cao như: cá Chờng Rờng, cá Mại Khe, vừa có mặt nhiều loại cá đồng bằng như: cá Rô, cá Quả, vừa có cá nguồn gốc biển như: cá Hanh, cá Gai. Điều đó phản ánh rõ lịch sử hình thành vùng đất Quảng Bình từ dãy Trường Sơn với sự bồi tụ của phù sa biển lấp và được ngọt hoá dần.

- Khu hệ chim: Khu hệ chim được xếp vào hạng phong phú và có sự đa dạng cao về sinh học: 15 loài có trong Sách Đỏ Việt Nam, 6 loài được quy định tại Nghị định 18/NĐ-HĐBT trong đó có 16 loài thuộc nhóm Trĩ của họ Trĩ, số lượng của chúng ngày càng bị giảm sút nhanh chóng và bắt đầu bị đe doạ nghiêm trọng. Đặc biệt là loại Gà Lôi lam mào đen, Gà Lôi lam đuôi trắng, Công vừa ở mức độ nguy cấp vừa bị đe doạ ở mức toàn cầu.

b. Sinh vật biển: Quảng Bình có đường bờ biển dài 116,04km từ Đèo Ngang đến Hạ Cờ với vùng đặc quyền lãnh hải khoảng 20.000 km2. Dọc theo bờ biển có 5

76

Page 79: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

cửa sông chính: Cửa Roòn, Gianh , Dinh, Lý Hoà, Nhật Lệ tạo ra nguồn cung cấp phù du sinh vật có giá trị cho việc phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

Theo số liệu điều tra sơ bộ của Viện Nghiên cứu biển thì biển Quảng Bình có trữ lượng gần 10 vạn tấn hải sản, với gần 1.000 loài. Có nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao và quý hiếm như: tôm hùm, tôm sú, mực nang, mực ống; trong đó mực ống và mực nang chiếm trữ lượng khá lớn và chất lượng cao.

Cùng với sự đa dạng, phức tạp của nền tảng các yếu tố tự nhiên, trong quá trình thành tạo cảnh quan, các yếu tố kinh tế xã hội cũng đã có những tác động trực tiếp hoặc giản tiếp và không tránh khỏi làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của một lãnh thổ. Chính vì vậy sự phân hóa đa dạng và phức tạp của cảnh quan một lãnh thổ có sự tham gia của các yếu tố kinh tế xã hội của lãnh thổ đó.

2.2. Đặc điểm các yếu tố kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Bình

2.2. 1. Dân cư và lực lượng lao động

2.2.1.1. Dân cư

Theo số liệu thống kê, năm 2010 dân số Quảng Bình có 857.818 người, trong đó nữ có 435.235 người chiếm 50,7%; dân số thành thị 124.404 người, chiếm 14,5% dân số. Tỷ lệ gia tăng dân số trung bình thời kỳ 1996 - 2000 là 1,5% và thời kỳ 2001-2006 là 1,2%. Trong những năm gần đây, mức gia tăng dân số giảm, mức gia tăng tự nhiên dân số khoảng dưới 1,0% .

Bảng 2.5. Diện tích, dân số và mật độ dân dân cư năm 2010

Diện tích (Km²) Dân số trung bình (người) Mật độ dân số (người/km²)

Tổng số 8.065 857.818 106

Đồng Hới 156 108.526 696

Minh Hóa 1.413 46.250 33

Tuyên Hóa 1.151 81.739 71

Quảng Trạch 614 206.538 336

Bố Trạch 2.124 176.741 83

Quảng Ninh 1.191 91.438 77

Lệ Thuỷ 1.416 146.586 104

77

Page 80: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

(Nguồn số liệu: Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình)

Đại bộ phận dân cư Quảng Bình là người Kinh chiếm hơn 98,5%, có 15 tộc người thiểu số chỉ chiếm 1,5% dân số toàn tỉnh, sống tập trung ở miền núi Tuyên Hoá, Minh Hoá và phía Tây các huyện Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ. Dân cư bố không đều giữa các huyện, tập trung đông đúc ở Thành phố Đồng Hới với mật độ 696 người/km2, huyện Quảng Trạch 336 người/km2, trong khi đó miền núi dân cư thưa thớt như: Minh Hoá 33 người/km2, Tuyên Hoá 71 người/km2 (bảng 2.5).

2.2.1.2. Lực lượng lao động

Quảng Bình có nguồn lao động khá dồi dào. Tính đến năm 2010, số dân trong độ tuổi lao động khoảng 480 ngàn người (chiếm 55,7% dân số), trong đó có 432 ngàn người tham gia lao động trong các ngành kinh tế (chiếm 50% dân số). Hàng năm Quảng Bình được bổ sung khoảng 6,7 ngàn người lao động, nhưng lực lượng lao động đã được qua trình độ đào tạo ở Quảng Bình chỉ chiếm 36%, trong đó qua đào tạo nghề chiếm 20%.

Sự phân bố lao động trong các cơ quan, ngành nghề còn bất hợp lý và không đồng đều giữa các vùng miền, giữa thành thị và nông thôn. Dân số thành thị ở Quảng Bình chỉ khoảng 14%, còn 86% tập trung ở nông thôn. Vùng núi đồi chiếm trên 85% diện tích với tài nguyên phong phú nhưng chỉ có khoảng 30% lao động trong toàn tỉnh. Vùng đồng bằng chật hẹp chỉ có gần 15% diện tích tự nhiên nhưng nguồn lao động tập trung trên 70% tổng số.

Hiện nay lực lượng lao động vẫn tập trung chủ yếu trong các ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp chiếm 66,2% dân số, Công nghiệp và Xây dựng chiếm 14,6%, còn lại 19,2% dân số hoạt động trong lĩnh vực Dịch vụ. Trong những năm gần đây, lực lượng lao động ở Quảng Bình có hướng dịch chuyển từ ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp sang các ngành Công nghiệp, Xây dựng và Du lịch, Dịch vụ.

2.2.2. Các ngành kinh tế

Từ 2006-2010 kinh tế-xã hội Quảng Bình có những bước phát triển nhanh, xác định rõ hướng thoát nghèo và từng bước tạo lập các yếu tố đảm bảo phát triển kinh tế bền vững. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2006 - 2010 đạt 10,7%, là giai đoạn có mức tăng trưởng kinh tế cao nhất từ trước đến nay, cao hơn 2,14% so thời kỳ 2001-2005. Trong đó, tốc độ tăng trưởng theo GDP của nông, lâm, ngư nghiệp 4,3%, công nghiệp – xây dựng tăng 17%, dịch vụ tăng 11,6%.

78

Page 81: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu nội bộ từng ngành kinh tế tiếp tục có bước chuyển biến tích cực: tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 29,5% năm 2005 còn 21,7% năm 2010, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng từ 32,1% năm 2005 lên 37,7% năm 2010 và tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ từ 38,2% năm 2005 lên 40,6% năm 2010; tăng tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp từng bước gắn với thị trường và chế biến. GDP bình quân đầu người có bước tăng trưởng đáng kể từ 5,4 triệu đồng năm 2005 lên 14 triệu đồng năm 2010 và thu hẹp dần khoảng cách với GDP bình quân đầu người của cả nước [96, 108].

Tuy vậy, tăng trưởng kinh tế còn chưa tương xứng với tiềm năng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế còn chậm. Tỷ trọng các sản phẩm, cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, sản phẩm qua chế biến còn ít; hiệu quả của nền kinh tế nhìn chung còn thấp và chưa thật sự vững chắc. Tốc độ tăng trưởng GDP tuy đạt khá, nhưng quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé, GDP bình quân đầu người năm 2010 chỉ bằng 64,8% so với mức trung bình cả nước.

a. Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản:

Giá trị sản xuất nông nghiệp thời kỳ 2006-2010 tăng bình quân 4,55%/năm. Tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng; SXNN chuyển dần theo hướng nâng cao giá trị, chất lượng trên một đơn vị sản phẩm [96].

- Trồng trọt: Có trên 10.287 ha diện tích lúa chất lượng cao, chiếm 21% tổng diện tích gieo trồng cả năm. Đã hình thành và phát triển một số vùng chuyên canh cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như: cao su nguyên liệu trên 7.500 ha, lạc 5.000 ha, sắn cao sản 3.000 ha... để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Diện tích gieo trồng cây hàng năm năm 2010 đạt 84.530 ha, tăng 1,3% so với 2009. Sản lượng lương thực cả năm 2010 đạt 254.080 tấn, đạt 96,6% so với kế hoạch đề ra. Các loại cây lâu năm phát triển khá, đặc biệt là cây cao su, hồ tiêu, các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Tổng diện tích cây lâu năm 18.705 ha, tăng 8% so với năm 2009. Nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là trang trại cao su, trang trại tổng hợp. An ninh lương thực tiếp tục được đảm bảo mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng xấu của thiên tai [108].

- Chăn nuôi: Chương trình chăn nuôi tiếp tục phát triển theo hướng nâng cao chất lượng đàn và đa dạng loại hình chăn nuôi, trong đó chú trọng phát triển chăn nuôi công nghiệp, trang trại; quan tâm cải tạo đàn gia súc, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phòng chống dịch bệnh, xây dựng các vùng an toàn dịch bệnh. Trọng lượng thịt gia súc xuất chuồng tăng 7,3%, nhưng do ảnh hưởng của lũ lụt nên đến

79

Page 82: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

cuối năm 2010, tổng đàn gia súc, gia cầm giảm; tỷ trọng giá trị chăn nuôi chiếm 41,9% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.  

- Nuôi trồng thủy sản: Chương trình phát triển thuỷ sản tiếp tục được quan tâm chỉ đạo thực hiện, sản xuất thuỷ sản phát triển tương đối toàn diện. Năng lực đánh bắt được tăng cường, đã chú trọng tập trung phát triển mạnh khai thác xa bờ, đánh bắt các đối tượng thuỷ sản có giá trị xuất khẩu cao. Diện tích nuôi trồng thủy sản được mở rộng, từng bước chuyển đổi từ nuôi tôm sú sang nuôi tôm thẻ chân trắng năng suất cao, nhiều mô hình nuôi tôm trên cát, nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh, nuôi thuỷ đặc sản mang lại hiệu quả cao. Giá trị sản xuất thủy sản bình quân giai đoạn 2006-2010 tăng 9,18%/năm, sản lượng thuỷ sản năm 2010 đạt 48.567 tấn, tăng bình quân 8,23%/năm và tăng 7,2% so với năm 2009. Sản lượng nuôi trồng 8.990 tấn; diện tích nuôi trồng năm 2010 đạt 4.722 ha [96, 108].

- Ngành lâm nghiệp: Vốn rừng tiếp tục được quan tâm bảo vệ, gìn giữ nên độ che phủ rừng được ổn định và phát triển, trung bình mỗi năm trồng mới 4-5 nghìn ha rừng. Năm 2010 trồng mới 5.100ha tăng 14,2% so với năm 2009 nâng độ che phủ rừng của tỉnh đạt 67,2%, đứng thứ 2 cả nước. Đã hoàn thành Quy hoạch 3 loại rừng làm cơ sở cho việc giao đất, giao rừng, đảm bảo khai thác rừng hợp lý, có hiệu quả. Công tác xã hội hoá nghề rừng có những chuyển biến tích cực với sự tham gia của các thành phần kinh tế. Công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng được quan tâm, công tác phòng chống lâm tặc được tăng cường kiểm tra, xử lý.

b. Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN):  

Giá trị sản xuất công nghiệp thời kỳ 2006-2010 tăng bình quân hàng năm 19,0%/năm, mức cao nhất từ trước đến nay. Năm 2010 đạt 3.600 tỷ đồng, tăng 14,2% so với năm 2009 và đạt 95,1% kế hoạch. Ngành công nghiệp bước đầu đã được khẳng định là ngành trọng tâm có bước tiến khá rõ nét trong việc cơ cấu lại sản xuất, đổi mới công nghệ hiện đại. Đã hình thành được một số ngành công nghiệp chủ lực như: sản xuất vật liệu xây dựng, mà trọng tâm là xi măng, gạch ngói, sản xuất bia, chế biến gỗ,... Cơ sở hạ tầng các khu, cụm CN - TTCN được đầu tư khá đồng bộ. Nhiều nhà máy quy mô lớn đi vào hoạt động như: nhà máy may xuất khẩu Hà Quảng, nhà máy bia Hà Nội - Quảng Bình công suất 30 triệu lít/năm, nhà máy xi măng sông Gianh 1,4 triệu tấn/năm, nhà máy xi măng Áng Sơn I, nhà máy sản xuất giấy Kraft, nhà máy đóng tàu... đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo tăng trưởng, phát triển bền vững. Đặc biệt Khu Kinh tế Hòn La đã được thành lập, đây sẽ là động lực mới cho phát triển KT-XH của tỉnh thời gian tới.

80

Page 83: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

Cơ cấu sản xuất công nghiệp có sự chuyển đổi phù hợp, tỷ trọng công nghiệp nhà nước giảm, tỷ trọng công nghiệp ngoài nhà nước tăng, các cơ sở công nghiệp ngoài nhà nước được khuyến khích phát triển. Chương trình phát triển TTCN và ngành nghề nông thôn được chú trọng; một số ngành nghề truyền thống được khôi phục theo hướng gắn với phát triển du lịch và xuất khẩu, như: mộc dân dụng, mây tre đan, mỹ nghệ, sợi tơ tằm, các loại rượu truyền thống, các dịch vụ cơ khí...Tuy giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN đã có bước phát triển, nhưng quy mô sản xuất còn nhỏ, trang thiết bị, công nghệ. Chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm còn thấp. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu; hiệu quả Chương trình phát triển TTCN và ngành nghề nông thôn còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp chưa thật sự đồng bộ. Một số làng nghề đã được đầu tư nhưng chưa phát huy hiệu quả.

c. Các ngành dịch vụ:

Các ngành dịch vụ phát triển mạnh đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh. Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ tăng bình quân hàng năm thời kỳ 2006 - 2010 là 11,6%.

Chương trình phát triển du lịch tiếp tục được ưu tiên phát triển và từng bước khẳng định là một ngành kinh tế quan trọng, mang tính đột phá của tỉnh. Cơ sở hạ tầng du lịch được đầu tư nâng cấp, hệ thống khách sạn, nhà hàng được mở rộng, chất lượng dịch vụ, thái độ phục vụ được nâng lên. Nhờ đó, lượng khách du lịch đến tỉnh tăng ổn định, hàng năm tăng bình quân 12-14%/năm, trong đó khách quốc tế tăng bình quân 17-18%/năm, đến năm 2010 đạt 846 nghìn lượt khách, trong đó: khách quốc tế là 22 nghìn lượt. Ở các vùng du lịch trọng điểm Phong Nha-Kẻ Bàng, Vũng Chùa-Đảo Yến, Nhật Lệ-Bảo Ninh, Bang... đã và đang có nhiều dự án du lịch sẽ tạo điều kiện phát triển mạnh dịch vụ du lịch của tỉnh trong thời gian tới.

2.2.3. Hiện trạng sử dụng tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Bình

2.2.3.1. Khoáng sản

Theo kết quả điều tra địa chất, tìm kiếm và thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình cho thấy Quảng Bình là một tỉnh có tiềm năng khoáng sản đa dạng và phong phú gồm: Nguyên liệu cháy, kim loại, vật liệu xây dựng, nước khoáng, ... Cho đến nay trên địa bàn tỉnh đã phát hiện và đăng ký trên bản đồ 176 mỏ và điểm quặng thuộc gần 40 loại khác nhau. Khoáng sản kim loại có trữ lượng nhỏ, phân tán chỉ có ý nghĩa địa phương, còn khoáng sản phi kim loại phong phú, trong đó đá vôi và cao lanh có trữ lượng lớn [19, 69].

81

Page 84: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

Vấn đề khai thác và sử dụng khoáng sản có ảnh hưởng rất lớn đến nguồn tài nguyên và môi trường Quảng Bình. Gây biến dạng, thay đổi bề mặt địa hình, gây ô nhiễm do bụi, tiếng ồn, chất thải rắn...đối với môi trường không khí, nước và đất. Việc khai thác cát sạn trên các lòng sông gây xói lở nghiêm trọng hai bên bờ, ảnh hưởng đến dòng chảy và an toàn giao thông. Khai thác cát ven biển gây xói lở bờ biển. Đặc biệt khai thác khoáng sản đã gây ảnh hưởng lớn đến bề mặt thảm thực vật, giảm diện tích rừng và rừng phòng hộ ven biển, cây sinh trưởng phát triển kém do môi trường ô nhiễm...làm thay đổi bộ mặt cảnh quan tỉnh Quảng Bình.

2.2.3.2. Tài nguyên và môi trường đất

Việc khai thác sử dụng đất vào các mục đích khác nhau của con người đã làm đảo lộn thế cân bằng tự nhiên của nó, làm cho thảm thực vật bị biến dạng, cơ cấu đất và hệ sinh vật đất bị thay đổi. Trong điều kiện khí hậu ở Quảng Bình là khí hậu ẩm, nhiệt đới, địa hình đồi núi, chịu ảnh hưởng của gió mùa thường gây mưa lớn và hạn hán kéo dài, vì vậy một số quá trình gây thoái hoá đất xảy ra khá phổ biến [109, 80, 81].

- Đất bị xói mòn: Tỉnh Quảng Bình hiện có 24.274 ha đất tầng mỏng, đây là nhóm đất có tầng canh tác dưới <30 cm do đất bị rửa trôi, xói mòn mạnh nên đất chặt cứng và nghèo dinh dưỡng. Nguyên nhân trực tiếp của vấn đề xói mòn đất là do quá trình canh tác trên đất dốc không áp dụng các biện pháp chống xói mòn.

- Đất bị giảm độ phì: Trong sản xuất trồng trọt, bón phân hữu cơ là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho cây trồng và cung cấp lượng mùn để cải thiện tính chất đất. Tuy nhiên, cân đối giữa diện tích gieo trồng các loại cây và lượng phân hữu cơ có được từ ngành chăn nuôi thì chỉ đảm bảo được khoảng 50% nhu cầu.

- Đất nhiễm mặn: Nguy cơ nhiễm mặn xảy ra chủ yếu đối với các vùng đất ven sông có địa hình thấp, chịu ảnh hưởng của thuỷ triều do xâm nhập mặn vào mùa khô hoặc trong các cơn bão lớn.

- Đất bị Cát bay, cát lấp: Với 37.243 ha thuộc nhóm đất cát phân bố ven biển Quảng Bình thì đất cát biển có địa hình bằng phẳng chỉ chiếm 25% diện tích, còn lại 75% diện tích đất cát có địa hình gò đồi lượn sóng, nhiều nơi chưa có thảm thực vật. Do ảnh hưởng của gió và dòng chảy nên cát rất dễ di động. Vùng bờ biển và cửa sông do ảnh hưởng của sóng triều nhiều nơi cát bị xói lở nghiêm trọng như Cảnh Dương, Hải Trạch. Hiện tượng cát di động lấn đất sản xuất, đất thổ cư của nhân dân

82

Page 85: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

các xã Gia Ninh, Hồng Thuỷ... các xã ven Quốc lộ 1A ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

- Đất bị ô nhiễm do chất thải: Đất ở Quảng Bình chưa xảy ra hiện tượng ô nhiễm do chất thải. Tuy nhiên, một số vùng quanh nhà máy hoặc cơ sở sản xuất công nghiệp, khu dân cư thì ô nhiễm đất xảy ra cục bộ do chất thải và nước thải.

Theo số liệu tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp cho thấy đa số các chuồng trại chăn nuôi của các nhà dân đều không hợp vệ sinh, chất thải được thải trực tiếp ra môi trường đất tiếp nhận. Việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật và các loại phân bón hoá học khác nhau chưa được tốt. Tình trạng nông dân còn lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học nhằm tăng năng suất cây trồng cũng làm cho đất bị suy thoái nghiêm trọng. Bên cạnh đó việc thiếu ý thức của người dân như: vứt bỏ bao bì trên đồng sau khi sử dụng thuốc, súc rửa phương tiện phun rải thuốc bảo vệ thực vật không đúng nơi quy định vẫn còn xảy ra, điều đó cũng đã làm cho đất ngày càng bị suy thoái [109, 82].

Hiện nay hơn 80% dân số sản xuất nông nghiệp việc sử dụng các chế phẩm hoá học để tăng năng suất cây trồng, phát triển kinh tế nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực cho toàn tỉnh đã một phần nhỏ tác động đến môi trường nói chung cũng như môi trường đất nông nghiệp nói riêng. Nhìn chung chất lượng đất chưa chịu sự biến đổi nhiều bởi dự lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong đất, tuy nhiên các chỉ tiêu phát hiện được chứng tỏ rằng chế độ canh tác đã có một phần tác động đến dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong đất.

2.2.3.3.Tài nguyên và môi trường nước

Nhìn chung nước mặt tại các con sông và hồ trên địa bàn tỉnh phần lớn cho phép sử dụng vào các mục đích nông nghiệp. Về mùa mưa, lượng nước sông dâng cao, dòng chảy mạnh gây xói lở bờ sông, hàm lượng chất thải rắn lơ lửng khá cao, gây ảnh hưởng đến việc cấp nước cho các hoạt động sản xuất, sinh hoạt. Về mùa khô mực nước sông hồ hạ thấp, lưu lượng dòng chảy nhỏ gây nên tình trạng bị ô nhiễm hoặc bị xâm nhập mặn [82].

a. Chất lượng nước mặt

Trên địa bàn Quảng Bình trong những năm gần đây chưa có dấu hiệu ô nhiễm đáng kể, tuy nhiên một số lúc, một số nơi đã có những dấu hiệu gia tăng một số tác nhân ô nhiễm như dầu mỡ, hoá chất nông nghiệp nước thải sản xuất, đặc biệt là nước mặt trên các đoạn sông đi qua khu dân cư tập trung, khu vực đô thị và khu vực có mật độ sản xuất công nghiệp lớn. Khả năng biến đổi chất lượng nước mặt chủ

83

Page 86: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

yếu là nước sông, các nguyên nhân chính là do canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp... Tuy nhiên mức độ gia tăng không rõ rệt và nhanh chóng được hồi phục do sông ngòi Quảng Bình ngắn, dốc, lưu lượng chảy tương đối lớn (đặc biệt là vào mùa mưa) và chịu ảnh hưởng mạnh của thuỷ triều. Các dấu hiệu ô nhiễm nhẹ được biểu hiện vào mùa hè khi lượng nước đầu nguồn bị giảm và đây cũng là giai đoạn chịu ảnh hưởng mạnh của sản xuất công, nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ, hải sản quảng canh tại khu vực đất ngập nước vùng hạ lưu ven sông. Hiện tượng này chủ yếu xảy ra với một số khu vực sông như: sông Kiến Giang đoạn đi qua khu vực thị trấn Kiến Giang, xã Phong Thuỷ, Lộc Thuỷ, An thuỷ và ở vùng hạ lưu các sông khác.

b. Chất lượng nước dưới đất:

Kết quả điều tra, thu thập tài liệu cho thấy tỉnh Quảng Bình có các tầng chứa nước chất lượng nước đảm bảo dùng tốt cho ăn uống, sinh hoạt; mực nước dưới đất nằm nông thuận lợi cho việc khai thác cấp nước sinh hoạt vùng nông thôn. Nước dưới đất tại chủ yếu được khai thác phục vụ sản xuất và sinh hoạt bằng giếng đào hoặc giếng khoan. Dấu hiệu ô nhiễm tầng nước ngầm mạch nông do hậu quả của sự rò rỉ nước thải bề mặt và hệ thống thu gom chưa tốt. Sự khai thác không có quy hoạch của các giếng nước ngầm trong dân đã tạo ra các "cửa sổ" thuỷ văn làm suy giảm về chất lượng và trữ lượng tầng nước ngầm.

Nhìn chung qua các kết quả khảo sát cho thấy nước dưới đất chưa có dấu hiệu gia tăng các thành phần chất lượng. Tuy nhiên, một số nơi chủ yếu là vùng cát ven biển đã có hiện tượng xâm nhập mặn ở mức độ nhẹ do hoạt động nuôi tôm trên cát. Chất lượng nước dưới đất có sự biến động theo mùa rõ rệt, vào mùa khô mức nước dưới đất hạ thấp, nước dưới đất chủ yếu được cung cấp bởi các mạch ngầm nên hàm lượng các ion trong nước tăng. Nhưng ngược lại vào mùa mưa hàm lượng chất rắn tổng số và coliform lại tăng cao hơn.

c. Chất lượng nước biển ven bờ

Các khu dân cư Quảng Bình chủ yếu tập trung ở đồng bằng tại các vùng cửa sông và ven biển. Vì thế môi trường biển ven bờ ít nhiều bị ảnh hưởng do các hoạt động xả thải của hoạt động sản xuất công nghiệp, dịch vụ và hoạt động nuôi trồng thuỷ sản gây ra. Đặc biệt là tại các cơ sở nuôi tôm trên cát và chế biến thuỷ sản, nước thải không được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi xả thải. Tại các khu vực du lịch, ý thức bảo vệ môi trường của khách du lịch cũng như người dân còn kém, một số địa bàn ven biển do chưa có công trình vệ sinh đảm bảo, cộng với thói quen xả

84

Page 87: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

thải bừa bãi của cư dân một số vùng ven biển, các loại chất thải đều thải ra đất, ra biển gây ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan ven biển. Nguồn ô nhiễm từ sông đổ ra: gồm các sông lớn ở Quảng Bình như sông Gianh, Nhật Lệ trước khi đổ ra biển đều chảy qua các khu dân cư tập trung, các cụm công nghiệp và vùng nông nghiệp phát triển. Vì vậy, nguồn thải từ nước sông cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nước biển ven bờ. Mặt khác các nguồn thải từ các tàu vận tải, tàu khai thác thuỷ sản cũng cũng tác động đáng kể đến nước chất lượng nước biển ven bờ.

2.2.3.4. Môi trường không khí

Chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã có sự gia tăng về nồng độ các chất ô nhiễm trong môi trường không khí xung quanh, đặc biệt NO2 đã bị ô nhiễm tại một số vị trí là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh như: Ngã ba Bưu điện tỉnh, ngã ba Bắc Lý, Ngã 4 Tây Cầu Vượt (Thành phố Đồng Hới), ngã ba thị trấn Ba Đồn (Quảng Trạch). Khí NO2 đo được chủ yếu do khí thải của các phương tiện cơ giới. Tuy nhiên sự ô nhiễm này chỉ mang tính tức thời, cục bộ, xảy ra trong phạm vi hẹp cho nên chưa thể đánh giá được chất lượng môi trường không khí xung quanh đã bị suy giảm. Tiếng ồn cũng tăng cao tại các vị trí là đầu mối giao thông trên. Tuy nhiên theo tiêu chuẩn của Thái Lan và một số nước khác trong khu vực thì mức ồn cho phép ở cạnh đường giao thông là 85 dBA thì chưa quá tiêu chuẩn cho phép [82, 109].

2.2.3.5. Chất thải rắn

Cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội, dân số tăng cao thì lượng rác thải trên địa bàn Quảng Bình đã gia tăng về khối lượng và ngày càng đa dạng về chủng loại. Theo điều tra sơ bộ của Công ty Công trình đô thị Quảng Bình, tổng lượng chất thải rắn phát sinh trong những năm gần đây tăng cao so với những năm về trước. Trong đó nguồn rác thải sinh hoạt khó kiểm soát, phụ thuộc vào ý thức người dân.

Nguồn rác thải Công nghiệp: Chưa phân loại và chưa có bãi rác chuyên dùng nên phải đổ chung tại các bãi xử lý rác thải sinh hoạt.

Nguồn rác thải y tế: Hiện nay, trên địa bàn Quảng Bình chỉ có Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cu Ba (Đồng Hới) có lò thiêu rác nhưng chưa đạt chuẩn vệ sinh theo quy định. Việc phân loại rác thải y tế và rác thải sinh hoạt tại đây đã được thực hiện thường xuyên. Đối với các bệnh viện huyện, đang là thời kỳ xây dựng lại (Quảng Trạch, Minh Hoá, Đồng Hới) hoặc là đang xuống cấp nên việc phân loại rác thải y tế và rác thải sinh hoạt chưa đúng quy chuẩn và cách thức xử lý đang mang tính thủ công (đốt bằng dầu, chôn vào hố bê tông... ). Đây là vấn đề nổi cộm và cần

85

Page 88: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

có giải pháp mạnh buộc các cơ sở khám, chữa bệnh nói trên phải xây dựng các khu xử lý chất thải y tế hợp quy chuẩn vệ sinh.

Qua điều tra cho thấy tình trạng xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình còn nhiều bất cập, thiếu đầu tư đồng bộ, chôn lấp chưa hợp vệ sinh, chưa đúng kỹ thuật. Hiện tại chưa có cơ sở nào chế biến rác thành phân compost, có một số cơ sở nhỏ tái chế bao bì nilon hỏng nhưng quy mô chưa lớn, lượng tái chế chỉ đạt 25% tổng lượng chất thải khó phân huỷ nói trên. Trong các năm gần đây UBND tỉnh, các ngành, các địa phương tuy đã có sự quan tâm đầu tư về thu gom rác thải nhưng tỷ lệ thu gom rác thải trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là ở vùng nông thôn đông dân cư, thị tứ, thị trấn chưa đạt 50% lượng rác thải thải ra. Tại thành phố Đồng Hới, tỷ lệ này cũng mới đạt khoảng 61 - 63% [82, 109].

Một khối lượng rác thải, đặc biệt là rác thải xây dựng do một số doanh nghiệp xây dựng đổ xuống ao, hồ nuôi tôm, sông... đã gây ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi. Do lượng rác thải thu gom, xử lý chưa nhiều, chưa tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, vì vậy vấn nạn rác thải đang gây ô nhiễm như: bốc mùi, làm xấu cảnh quan, phản cảm... chắc chắn ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng.

2.3. Vai trò các nhân tố tự nhiên và kinh tế-xã hội trong thành tạo cảnh quan tỉnh Quảng Bình

2.3. 1. Các nhân tố tự nhiên trong thành tạo Cảnh quan tỉnh Quảng Bình

Các nhân tố, thành phần trên là những thành phần vật chất thành tạo nên cảnh quan của một lãnh thổ. Chúng chỉ tồn tại độc lập một cách tương đối, giữa chúng luôn luôn có những mối quan hệ tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau, xâm nhập vào nhau tạo thành một thể thống nhất. Các hợp phần này có tầm quan trọng như nhau trong quá trình hình thành cảnh quan lãnh thổ (không thể thiếu đi một thành phần nào), mỗi thành phần có một vai trò nhất định hình thành nên cấu trúc thẳng đứng của cảnh quan.

Việc nghiên cứu, phân tích đặc điểm các thành phần tự nhiên là cơ sở quan trọng để nghiên cứu, xây dựng hệ thống phân loại và thành lập bản đồ cảnh quan một lãnh thổ. Do sự phân hóa đa dạng và phức tạp của nền nham, điều kiện địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật...của lãnh thổ trên cơ sở các quy luật địa đới, phi địa đới và sự tác động qua lại của các nhân tố này mà đã tạo nên sự khác biệt về tự nhiên giữa các khu vực và trong các đơn vị của hệ thống phân loại cảnh quan.

86

Page 89: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

Sự phân hóa của từng thành phần về mặt không gian là khác nhau, nói cách khác sự phân dị về mặt lãnh thổ của từng hợp phần cảnh quan là không giống nhau. Chính vì thế sự phân hóa không gian của cảnh quan một lãnh thổ là sự tổng hợp về mức độ phân dị của các hợp phần. Song vai trò, chức năng của mỗi hợp phần trong thành tạo cảnh quan là khác nhau.

Theo N.A.Xolxev vai trò của các nhân tố được sắp xếp theo tính trội-kém thứ tự là: Cấu trúc địa chất - Nham thạch - Địa hình - Khí hậu - Nước - Đất - Thực vật và Động vật. Ông cho rằng: Nền nham là nhân tố trội của cảnh quan, còn Sinh vật thì phải phụ thuộc vào tất cả các yếu tố khác.

Trên quan điểm căn cứ vào mức độ tác động của các hợp phần thì V.B.Xochava lại cho rằng: Nhiệt-ẩm và Sinh vật là các thành phần đột biến và có tính biến động cao nhất trong cảnh quan.

A.A.Krauklis lại chia các hợp phần thành 3 nhóm:

1. Các thành phần cứng gồm: nền nham, địa hình là cơ sở nền tảng.

2. Các thành phần động gồm các yếu tố khí hậu, thủy văn thực hiện các chức năng trao đổi và vận chuyển vật chất trong cảnh quan.

3. Thành phần tích cực là sinh vật có vai trò quan trọng trong điều chỉnh, phục hồi và chuyển hóa năng lượng.

Theo A.G.Ixatsenko thì mỗi thành phần cấu tạo cảnh quan đều có vai trò đặc thù của nó và không thể so sánh, đánh giá thành phần nào là quan trọng hơn. Luận án phân tích vai trò các nhân tố trên cơ sở quan điểm này.

2.3.1.1. Địa chất, kiến tạo có vai trò quan trọng trong quá trình phát sinh, phát triển của cảnh quan lãnh thổ.

Nằm trong kiến tạo chung của lãnh thổ Việt Nam, Quảng Bình thuộc Bắc Trường Sơn, một bộ phận của địa máng-uốn nếp Việt-Lào. Trải qua các chu kỳ kiến tạo, các pha nâng lên, hạ xuống không đồng đều; sụt lún, đứt gãy kèm theo các hoạt động xâm nhập, phun trào; đặc biệt là hoạt động nâng lên cùng với sự xâm thực, bào mòn, san bằng, bồi tụ của Tân kiến tạo đã hình thành nên bộ mặt địa hình của lãnh thổ ngày nay và chính các hoạt động kiến tạo là nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa đa dạng, phức tạp của hệ thống cảnh quan của lãnh thổ.

Quảng Bình nằm trong sự nâng lên của địa máng Trường Sơn, ở phía tây là nền móng cho các cảnh quan đồi núi; cảnh quan đồng bằng ở phía đông là sự bồi đắp trầm tích Đệ tứ của biển và sông trên các trũng sụt; dải cồn cát ven biển là cảnh

87

Page 90: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

quan đặc trưng được hình thành từ trước Đệ tứ và phát triển mạnh trong Đệ tứ, gắn liền với các chu kỳ biển tiến, biển thoái từ Pleistocen đến Holocen. Chính những lần biển tiến, biển thoái tạo nên sự đa dạng của nền nham. Trải qua các giai đoạn kiến tạo, Quảng Bình có mặt các nền nham chính như: Các trầm tích phiến sét, cát kết, cát bột kết, đá vôi, sét vôi, trầm tích sông, biển, cát biển; phun trào ba zan, mác ma axit, mác ma trung tính, đá granit, riôlit, đá biến chất có tuổi khác nhau, đây là nền tảng của sự hình thành nên các loại thổ nhưỡng đa dạng và phức tạp ở Quảng Bình. Trong đó có mặt của đá vôi tuổi Đêvon, Cacbon-Pecmi đã hình thành nên cảnh quan núi Cacxtơ điển hình ở vùng núi Khe Ngang-Kẻ Bàng.

Như vậy, quá trình địa chất, kiến tạo là nguồn gốc hình thành và phát triển của địa hình lãnh thổ. Các nền nham kết hợp với điều kiện địa hình, khí hậu, sinh vật đã quy định sự hình thành và đặc điểm các loại thổ nhưỡng khác nhau trong vùng. Vì vậy, đây chính là một trong các nhân tố có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nền móng cảnh quan.

2.3.1.2. Địa hình là nền tảng rắn của cảnh quan, là kết quả tổng hòa của các tác động nội lực và ngoại lực trải qua một quá trình lịch sử lâu dài, phức tạp

Địa hình gắn liền với nền địa chất và các quá trình địa mạo ngoại lực của lãnh thổ. Địa hình Việt Nam nói chung và Quảng Bình nói riêng phản ánh rõ đặc điểm của hoạt động Tân kiến tạo. Tính chất đồi núi thấp của địa hình Quảng Bình đã đảm bảo cho Quảng Bình bảo toàn được Hệ thống cảnh quan nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt nam. Trong khi đó các dãy núi ăn ra sát biển tăng cường phân hóa phi địa đới, ngăn cách hoạt động của các khối khí và trở thành ranh giới phân chia cảnh quan, kết quả hình thành nên các Phụ hệ cảnh quan. Phía bắc Quảng Bình là dãy Hoành sơn đâm ngang ra biển, vì vậy Quảng Bình tuy vẫn thuộc Phụ hệ cảnh quan nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, nhưng vượt qua Đèo Ngang tính chất lạnh có phần giảm sút.

Mặt khác sự phân hóa tự nhiên theo độ cao địa hình là nguyên nhân hình thành nên các lớp và phụ lớp cảnh quan trong hệ thống phân loại cảnh quan. Địa hình Quảng Bình gồm núi, gò đồi, vùng đồng bằng ở giữa và dải cồn cát ven biển. Trong đó 85% diện tích là đồi núi, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Do sự ảnh hưởng của địa hình đến đặc điểm của quá trình di chuyển vật chất, vì thế Quảng Bình có các lớp cảnh quan núi, lớp cảnh quan gò đồi và lớp cảnh quan đồng bằng; Trong mỗi lớp cảnh quan, sự phân hóa trong quá trình vận chuyển vật chất tạo nên các phụ lớp cảnh quan, các phụ lớp cảnh quan Quảng bình có thể có là phụ lớp cảnh quan núi trung bình, phụ lớp cảnh quan núi thấp, phụ lớp cảnh quan gò đồi, phụ lớp cảnh

88

Page 91: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

quan đồng bằng cao, phụ lớp cảnh quan đồng bằng thấp và có phụ lớp cảnh quan dải cồn cát ven biển.

Bên cạnh đó địa hình cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân hóa của các yếu tố khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật trong quá trình thành tạo các kiểu cảnh quan, phụ kiểu cảnh quan và loại cảnh quan tỉnh Quảng Bình. Tóm lại, cùng với nền nham, yếu tố địa hình là nhân tố chủ đạo trong quá trình phân hóa thành lớp và phụ lớp cảnh quan Quảng Bình. Đây cũng là các yếu tố đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc cảnh quan Quảng Bình.

2.3.1.3. Khí hậu là một nhân tố quan trọng được các nhà Cảnh quan học đánh giá là nhân tố quyết định bộ mặt cảnh quan một lãnh thổ

Các yếu tố địa đới và phi địa đới tác động đến các thành phần khác của cảnh quan qua nền rắn và khí hậu. Khí hậu quyết định đến các quá trình phong hóa hình thành thổ nhưỡng, đến sự phân bố và chế độ thủy văn, đến sự phân bố và phát triển của sinh vật tạo nên sự đa dạng cảnh quan lãnh thổ.

Đối với tỉnh Quảng Bình, các yếu tố bức xạ, nhiệt, ẩm đảm bảo chỉ tiêu chung của khí hậu nhiệt đới và nằm trong Hệ thống Cảnh quan nhiệt đới gió mùa của toàn bộ lãnh thổ Việt nam. Bên cạnh đó sự phân hóa các Phụ hệ Cảnh quan Việt nam là do hoàn lưu gió mùa và phân hóa địa hình, sự luân phiên của các khối không khí tác động đã tạo nên sự phân hóa nhiệt, ẩm. Quảng Bình vẫn chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc có một mùa đông lạnh do đó lãnh thổ Quảng Bình thuộc Phụ hệ thống cảnh quan nhiệt đới gió mùa ẩm, có một mùa đông lạnh và là một phần trong Kiểu cảnh quan rừng nhiệt đới thường xanh mưa mùa, có một mùa đông lạnh. Tuy nhiên vượt qua Đèo Ngang nên tính chất lạnh có phần giảm sút so với các tỉnh phía Bắc. Chính điều kiện khí hậu là nguồn gốc phát sinh của thảm thực vật, hình thành nên Phụ kiểu cảnh quan rừng nhiệt đới thường xanh mưa mùa, có một mùa đông hơi lạnh ở Quảng Bình. Mặt khác, do địa hình khí hậu Quảng Bình có sự phân hóa đa dạng, phức tạp và những yếu tố bất thường. Sự phân hóa của điều kiện nhiệt, ẩm theo độ cao địa hình, phân hóa từ Bắc vào Nam hay từ Đông sang Tây đã hình thành nên các kiểu sinh khí hậu có mùa mưa, mùa khô dài ngắn khác nhau; mức độ ẩm, mức độ lạnh; mưa, khô nhiều, ít khác nhau,... đây là một trong những cơ sở để phân hóa đa dạng cảnh quan trong Phụ kiểu cảnh quan của lãnh thổ.

Bên cạnh đó, khí hậu cũng là yếu tố có tác động lớn đến các thành phần tự nhiên khác như thổ nhưỡng, thủy văn, đặc biệt là sinh vật. Những đặc trưng định lượng khí hậu cực đoan quyết định thành phần loài của các kiểu thảm thực vật, vì thế thảm thực vật Quảng Bình cũng có sự phân hóa trong từng kiểu cảnh quan của

89

Page 92: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

lãnh thổ. Cũng chính sự phân hóa của khí hậu trên cơ sở nền tảng rắn của lãnh thổ là nền nham và địa hình đã tạo nên sự đa dạng, phong phú của thành phần thổ nhưỡng. Sự kết hợp của các quần xã thực vật với các loại đất qua các điều kiện khí hậu và các tác động của con người là căn cứ để phân chia cấp Loại cảnh quan tỉnh Quảng Bình.

Như vậy, đặc trưng của điều kiện khí hậu Quảng Bình có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nên bản chất cảnh quan tỉnh Quảng Bình. Cùng với các yếu tố khác như địa hình, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật, khí hậu đã tạo nên bộ mặt phong phú, đa dạng của các đơn vị cảnh quan lãnh thổ Quảng Bình.

2.3.1.4. Thủy văn có vai trò quan trọng trong vận chuyển, phân bố lại vật chất trong cảnh quan

Dòng chảy đã tham gia vào quá trình xói mòn, rửa trôi hay bồi tụ...là những quá trình ngoại lực tham gia hình thành các dạng địa hình. Chính các dòng chảy đã vận chuyển và bồi đắp phù sa hình thành nên các đồng bằng ở Quảng Bình như sông Gianh bồi đắp cho đồng bằng Quảng Trạch, sông Kiến Giang bồi đắp phù sa cho đồng bằng Lệ Thủy, sông Long Đại bồi đắp cho đồng bằng Quảng Ninh, sông Dinh bồi đắp cho đồng bằng Bố Trạch, sông Ròon ở Quảng Trạch, tạo thành Lớp cảnh quan đồng bằng ở Quảng Bình và góp phần vào sự phân hóa thành các Phụ lớp cảnh quan. Dòng chảy ngầm cũng là một trong những điều kiện cần thiết để hình thành nên các dạng địa hình Cacxtơ độc đáo ở vùng đá vôi Phong Nha-Kẻ Bàng, các hồ nước ngọt như Bàu Tró.

Bên cạnh đó do sự ngập nước thường xuyên hoặc không thường xuyên mà hình thành nên các cảnh quan ao, hồ, đầm, bàu hoặc cảnh quan ngập mặn ven biển với hệ sinh thái thủy sinh tạo nên sự đa dạng của cảnh quan lãnh thổ Quảng Bình. Chúng ta cũng nhận thấy rằng trong sự hình thành và phát triển của cảnh quan, đặc biệt là sự phong phú của thảm thực thực vật có liên quan trực tiếp đến tiềm năng nước. Chính tiềm năng nước ngầm ở Quảng Bình là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển của Cảnh quan rừng rậm nhiệt đới thường xanh ở đây trong mùa khô.

Nước trong cảnh quan còn là môi trường của các phản ứng hóa học, hầu như nó thâm nhập vào trong tất cả các thành phần khác của cảnh quan thực hiện quá trình trao đổi vật chất giữa các thành phần và phân phối lại vật chất khoáng trong cảnh quan. Sự hình thành nên các loại thổ nhưỡng ở những nơi khô khác với vùng ngập nước, nơi ngập thường xuyên khác với vùng ngập nước không thường xuyên,... Chính vì vậy Quảng Bình có các loại đất như: Đất phù sa chua, mặn, phèn

90

Page 93: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

hay đất glây, các loại đất khác nhau ở thung lũng núi... tạo nên sự đa dạng của thổ nhưỡng, hình thành nên các Loại cảnh quan khác nhau.

Như vậy, các thành phần nham thạch, địa hình, khí hậu, thủy văn có thể coi là những thành phần cấu tạo vô cơ trong cảnh quan, là những thành phần làm cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng các thành phần hữu cơ là thổ nhưỡng và sinh vật.

2.3.1.5. Thổ nhưỡng cũng là một thành phần có vai trò lớn trong quá trình hình thành và phát triển cảnh quan Quảng Bình

Là thành phần có cấu tạo đặc biệt, biểu hiện rõ mối tác động tương hỗ giữa các thành phần vô cơ và hữu cơ trong cảnh quan, đây cũng là thành phần hoàn toàn có tính chất "tái sinh" và đồng thời có tác động trở lại với các thành phần khác trong cảnh quan. Là thành phần được coi là "sản phẩm của cảnh quan" nhưng cũng chính là "tấm gương phản chiếu cảnh quan".

Quảng Bình có cấu trúc địa chất với nền nham đa dạng, địa hình phức tạp cùng với các đặc trưng điều kiện nhiệt, ẩm đã tạo nên một hệ thống các loại đất phong phú về chủng loại gồm: Các loại đất cát biển, cồn cát trắng vàng, đất phù sa mặn, chua, phèn, đất glây, các loại đất xám, đất đỏ, đất mùn... Trong quá trình hình thành và phát triển cảnh quan lãnh thổ, sự phân hóa đa dạng, phức tạp của thổ nhưỡng và lớp phủ thực vật là yếu tố tạo nên tính đa dạng của cảnh quan. Sự phân hóa của các loại đất trên những đá mẹ khác nhau là chỉ tiêu phân chia các Loại cảnh quan tỉnh Quảng Bình.

2.3.1.6. Sinh vật là thành phần tự nhiên phức tạp, có vai trò quan trọng "trong điều chỉnh, phục hồi và chuyển hóa năng lượng" của cảnh quan

Trong tất cả các yếu tố thành tạo cảnh quan, thảm thực vật là thành phần có nhiều biến động nhất, là yếu tố phản ánh sự phong phú đa dạng của cảnh quan. Các thành phần tự nhiên khác như địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng có những thay đổi và phân hóa kéo theo sự phân hóa và biến đổi của thảm thực vật, ngoài ra sự biến đổi này còn do những tác động của con người. Thảm thực vật Quảng Bình cũng có sự phân hóa đa dạng, phức tạp tương ứng với các điều kiện địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng của lãnh thổ và có những biến đổi do tác động của con người, đồng thời những biến động của thảm thực vật có tác động trở lại với các thành phần tự nhiên như khí hậu, địa hình, địa mạo, thủy văn, thổ nhưỡng và nhất là có những ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến con người.

Thảm thực vật Quảng Bình mang đặc điểm của cảnh quan nhiệt đới ẩm gió mùa, với thành phần loài phong phú, đa dạng thuộc Kiểu cảnh quan rừng rậm nhiệt

91

Page 94: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

đới thường xanh mưa mùa, có một mùa đông lạnh. Tuy nhiên do địa hình, thổ nhưỡng và sự phân hóa điều kiện nhiệt, ẩm, đặc biệt là yếu tố nhân tác nên thảm thực vật Quảng Bình có các quần xã thực vật chủ yếu như: Rừng nguyên sinh chỉ có ở những đỉnh núi cao của vùng núi trung bình, núi thấp chủ yếu là rừng thứ sinh và rừng trồng, trảng cây bụi thứ sinh; vùng gò đồi được trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, cây ăn quả, cây hoa màu, đồng cỏ và diện tích cây bụi, trảng cỏ chiếm không nhiều; vùng đồng bằng được khai thác đưa vào sản xuất nông nghiệp trồng cây thực phẩm, hoa màu, lúa; ở các ao, hồ, đầm có các quần xã thủy sinh, trảng cỏ, cây bụi ngập nước, rừng ngập mặn thứ sinh; dải cồn cát ven biển có Quần xã thực vật trên bãi biển cát với các loài thực vật đặc trưng như: Dứa dại, Rau muống biển, cỏ Chông, phần lớn trồng rừng phòng hộ, vài nơi có trảng cỏ ngập nước không thường xuyên. Chính sự kết hợp của các quần xã thực vật tự nhiên và nhân tác nói trên với các loại đất là dấu hiệu để xác định các Loại cảnh quan trong hệ thống phân loại cảnh quan tỉnh Quảng Bình. Đồng thời thổ nhưỡng và thực vật là hai trong các yếu tố thành tạo cảnh quan mà chúng ta phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất, xem xét vai trò của chúng để xác định chức năng của từng đơn vị cảnh quan trong lãnh thổ.

Bên cạnh đó chúng ta thấy rõ ràng rằng Sinh vật đóng vai trò quan trọng trong hệ thống các mối liên hệ giữa các hợp phần. Nhờ sự chuyển hóa của sinh vật mà có thể điều hòa, ổn định cảnh quan như: kìm hãm xói mòn, rửa trôi; điều hòa khí hậu, giữ nước, giữ ẩm, tác động đến dòng chảy...

Tóm lại, các thành phần tự nhiên - yếu tố cấu thành cảnh quan có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, vì thế nếu có sự thay đổi ở một thành phần cấu tạo nào đó thì đều có ảnh hưởng đến các thành phần còn lại. Sự thay đổi của cảnh quan được phản ánh qua sự thay đổi của từng thành phần đó, chính tác động tương hỗ này là động lực phát triển của cảnh quan. Mặc dù trong các thành phần cấu tạo cảnh quan thì nền rắn của cảnh quan như địa chất, địa hình có tính bền vững và bảo thủ, biến đổi chậm hơn so với các thành phần khác và ít thay đổi trong thời gian dài; trái lại thổ nhưỡng, sinh vật lại là những thành phần "nhạy cảm", năng động, dễ thay đổi nhưng mỗi thành phần có một vai trò nhất định trong quá trình thành tạo và phát triển của cảnh quan lãnh thổ, không thể xác định thành phần nào có vai trò chủ đạo hay phụ thuộc, chủ yếu hay thứ yếu mà tùy theo từng thời điểm, trong từng giai đoạn phát triển nhất định của cảnh quan thì có yếu tố trội hơn được xem xét. Đây là một trong những căn cứ quan trọng trong quá trình nghiên cứu chức năng, động lực, sự phân loại cảnh quan tỉnh Quảng Bình.

92

Page 95: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

2.3.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội trong thành tạo Cảnh quan Quảng Bình

Chủ nhân của các hoạt động kinh tế- xã hội là con người, đồng thời là một bộ phận của môi trường tự nhiên, một thành phần của hệ thống tự nhiên, tồn tại và phát triển trong mối quan hệ với tự nhiên. Con người tác động vào tự nhiên ngày càng toàn diện và sâu sắc, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trực tiếp hoặc gián tiếp đã làm biến đổi môi trường và các thành phần tự nhiên, đồng thời hình thành nên một số cảnh quan nhân sinh mới.

Qua việc phân tích các điều kiện tự nhiên và tài nguyên, môi trường và các yếu tố kinh tế xã hội tỉnh Quảng bình chúng ta thấy rằng: Có những tác động của con người làm thúc đẩy sự phát triển theo chiều hướng tích cực của các thành phần tự nhiên như: Tăng độ phì của đất, phủ xanh đất trống đồi trọc, hạn chế xói mòn, ngăn chặn sự rửa trôi bề mặt, làm cân bằng bề mặt địa hình...có tác dụng ổn định sự phát triển của cảnh quan; bên cạnh đó có những tác động tiêu cực làm suy thoái chúng như: khai thác rừng quá mức làm cạn kiệt nguồn nước, làm suy giảm sinh vật, ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và đến mức có thể gây ra các hiện tượng làm phá hủy địa hình, thay đổi một số thành phần tự nhiên như dòng chảy, gây biến đổi khí hậu theo chiều hướng xấu..., làm giảm chất lượng và mất cân bằng cảnh quan lãnh thổ.

2.3.2.1. Những tác động làm thay đổi bề mặt địa hình:

Quảng Bình là một tỉnh đang phát triển, vấn đề tổ chức sản xuất và quy hoạch lãnh thổ còn thiếu hợp lý, thường xuyên thay đổi và hiện nay đang xây dựng nhiều công trình đô thị, công nghiệp và du lịch. Chính vì thế các tác động lên bề mặt địa hình do hoạt động kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng đang làm biến đổi mạnh mẽ bề mặt địa hình. Những khu vực hồ, đầm, đồng ruộng trở thành các khu làng mạc, đô thị, công trình xây dựng...; nhiều khu vực đồi, núi được san bằng do khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng hoặc xây dựng nhà ở, nhà máy, khu công nghiệp như: Các nhà máy Xi măng Quảng Trường, Sông Gianh, Khu Công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới...; các cồn cát ven biển xây dựng các khu du lịch như Đá Nhảy, Nhật Lệ, Sunspa, Khu kinh tế Cảng biển Hòn La, xây dựng hệ thống kè Nhật Lệ... Sản xuất và xây dựng đã có những ảnh hưởng lớn đến bề mặt địa hình dẫn đến sự thay đổi ở các thành phần khác như: thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật, đồng thời hình thành nên các CQ đô thị, CQ công nghiệp, CQ du lịch...có những chức năng riêng. Các dạng địa hình nhân tạo như ao hồ, đập nước,...có thể làm thay đổi hệ sinh thái và đến mức độ nhất định sẽ hình thành nên các CQ mới.

93

Page 96: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

2.3.2.2. Tác động lên tài nguyên đất đai, môi trường và tài nguyên nước:

Việc sử dụng đất đai vào những mục đích khác nhau của con người có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi tính chất, thành phần, cấu trúc của thổ nhưỡng. Đất đai vừa là môi trường vừa là tài nguyên sản xuất của các ngành kinh tế. Đặc biệt là sản xuất nông nghiệp có khi làm cho đất màu mỡ, phì nhiêu, tái tạo lại; nhưng cũng có nơi đất bị xói mòn, rửa trôi, bạc màu.

Sản xuất nông nghiệp nói chung ngày càng sử dụng nhiều các loại phân bón, chất hóa học gây ô nhiễm và suy giảm chất lượng môi trường đất, nước dẫn đến sự thay đổi của thực vật trên đất và cảnh quan bị biến đổi. Cũng có những tác động làm tăng độ phì cho đất, trồng rừng bảo vệ môi trường đất, nước; bón phân bón và rác thải thực hiện đúng quy cách tạo điều kiện cho CQ phát triển tốt.

Cảnh quan tỉnh Quảng Bình cũng đã có những biến đổi do tác động của con người lên môi trường, tài nguyên đất và nước. Có thể thấy hoạt động nuôi trồng thủy sản trên dải cồn cát trong những năm qua đã làm thay bộ mặt cảnh quan ở đây; hoặc các hoạt động khai thác du lịch đã biến cảnh quan rừng trồng ven biển Đá Nhảy, suối nước khoáng Bang…trở thành cảnh quan hiện tại.

2.3.2.4. Con người cũng đã tác động vào sinh vật.

Ở Quảng Bình thảm thực vật tự nhiên hầu như ít nhiều đều đã có tác động của con người, tuy nhiên ở những mức độ khác nhau. Phần ít bị tác động nhất chỉ còn một diện tích rừng ở phía Tây Quảng Bình và những đỉnh núi đá vôi. Thảm thực vật hiện tại ở đây chủ yếu là rừng thứ sinh, rừng trồng và các hệ sinh thái nông nghiệp, lâm nghiệp khác; một số lượng lớn các loài động vật bị khai thác kiệt quệ, chỉ còn lại một phần được bảo tồn ở khu Vườn Quốc gia Phong nha-Kẻ bàng, khu BTTN Khe Nét, Khe Nước trong ở phía tây gần biên giới.

Việc khai thác sinh vật dẫn đến sự thay đổi của sông ngòi, mực nước ngầm, thổ nhưỡng, địa hình và biến đổi khí hậu địa phương tạo nên phản ứng dây chuyền. Rõ ràng trong những năm gần đây, CQ tự nhiên đã có biến đổi làm cho khí hậu ít nhiều có những ảnh hưởng nhất định làm thay đổi các quy luật vốn có của nó. Trong những năm gần đây thời tiết và khí hậu Quảng Bình ngày càng có những thất thường như: Rét đậm, rét hại kéo dài; Bão, mưa lớn gây lũ quét ở các vùng miền núi, sạt lở núi dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh, ở vùng núi Minh Hóa, Tuyên Hóa; sạt lở xói lở bờ biển, ngập úng ở đồng bằng; khô hạn kéo dài ở các sông gây sụt lún lòng, bờ sông như sông Kiến Giang; một vài năm gần đây lũ lụt triền miên ở các tỉnh miền Trung và nắng nóng không theo mùa trong đó có Quảng Bình.

94

Page 97: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

Như vậy, con người đã tác động vào tự nhiên có thể trực tiếp hoặc gián tiếp làm cho CQ biến đổi ở những mức độ khác nhau, có thể vẫn giữ được tính chất đặc trưng của CQ cũ hoặc hình thành nên CQ mới. Chính vì vậy khi nghiên cứu một CQ chúng ta phải xem xét quá trình hình thành và phát triển, sự bền vững của nó trong mối liên hệ với các hoạt động kinh tế xã hội. Con người hay nói cách khác là các hoạt động kinh tế-xã hội là yếu tố bên ngoài tác động đến CQ, nhưng kết quả các tác động đó là yếu tố bên trong thành tạo nên CQ lãnh thổ. Chính con người cũng là yếu tố góp phần tạo nên sự phong phú và đa dạng của CQ tỉnh Quảng Bình.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Cảnh quan của một lãnh thổ được cấu trúc bởi các hợp phần địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật và chịu tác động của các hoạt động kinh tế-xã hội. Về mặt không gian, mỗi hợp phần đó có một vai trò và chức năng đặc trưng trong quá trình hình thành và phát triển CQ, đồng thời mỗi yếu tố đều chịu những ảnh hưởng nhất định của các tác động kỹ thuật do con người tạo nên, đây cũng chính là một yếu tố động lực làm CQ có những biến đổi nhất định theo thời gian.

1. Quảng Bình là một tỉnh có lãnh thổ hẹp ở miền Trung Trung Bộ, nằm trong vùng tự nhiên mang tính chuyển tiếp của đất nước, tự nhiên Quảng Bình có những đặc điểm pha trộn giữa miền Bắc và miền Nam. Do đó các thành phần tự nhiên Quảng Bình mang tính phức tạp, điều đó thể hiện rõ qua ĐKTN, TNTN - các yếu tố thành tạo cảnh quan Quảng Bình.

2. Nằm trong lãnh thổ Việt Nam trãi qua quá trình địa chất, kiến tạo lâu dài và phức tạp, trong phạm vi Quảng Bình có sự đa dạng về nền nham; có sự phân hóa phức tạp của địa hình từ vùng núi đến gò đồi, đồng bằng và đặc biệt là dải địa hình cồn cát ven biển. Đây là các yếu tố cơ sở nền tảng trong quá trình thành tạo cảnh quan Quảng Bình, thể hiện sự phân chia cảnh quan theo tính phi địa đới hình thành nên các lớp, phụ lớp cảnh quan. Đồng thời địa hình cũng là yếu tố tạo nên sự phân hóa khí hậu và thủy văn làm thay đổi cân bằng nhiệt ẩm của hệ thống nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh hình thành nên Phụ kiểu cảnh quan rừng rậm nhiệt đới thường xanh, mưa mùa có một mùa đông hơi lạnh ở Quảng Bình.

3. Các yếu tố nền nham, địa hình, khí hậu, thủy văn cùng với sinh vật và tác động của con người đã hình thành nên hệ thống các loại đất tỉnh Quảng Bình từ đất cồn cát trắng vàng ven biển, đất cát biển, đất phù sa đến các loại đất feralit nâu đỏ, nâu vàng và đất xám, xám mùn trên núi; các loại đất bị biến đổi, đất tầng mỏng, đất bạc màu, xói mòn trơ sỏi đá do các tác động của con người. Bên cạnh đó thảm thực

95

Page 98: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

vật tự nhiên có sự phân hóa và biến đổi sâu sắc với hiện trạng chủ yếu gồm các thảm thực vật nhân tác: Rừng thứ sinh; trảng cỏ, cây bụi; rừng trồng với các loại cây keo, bạch đàn, cao su, phi lao, thông; vườn cây ăn quả, cây công nghiệp hàng năm; đồng cỏ; cây hoa màu, lúa; rừng ngập mặn thứ sinh; hệ sinh thái thủy sinh và quần xã thực vật trên bãi biển cát phân bố từ vùng núi trung bình đến dải cồn cát ven biển Quảng Bình. Rừng nguyên sinh chiếm diện tích nhỏ ở vùng núi đá vôi phía tây. Yếu tố đất và thảm thực vật phản ánh sự phong phú, đa dạng của CQ một lãnh thổ, sự kết hợp giữa các quần xã thực vật tự nhiên và nhân tác với các loại đất trên mỗi phụ lớp CQ khác nhau đã hình thành nên các loại CQ tỉnh Quảng Bình.

Tóm lại, chính sự phức tạp của các nhân tố thành tạo CQ, mối quan hệ giữa chúng và mối quan hệ giữa hệ thống tự nhiên với con người đã tạo nên sự phân chia đa dạng, phức tạp trong CQ nói chung và CQ tỉnh Quảng Bình nói riêng. Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, các điều kiện kinh tế - xã hội và vai trò của chúng trong thành tạo CQ tỉnh Quảng Bình là cơ sở thực tiễn để xây dựng hệ thống phân loại CQ tỉnh, thành lập bản đồ CQ và tiếp tục nghiên cứu cấu trúc và chức năng làm rõ tính đa dạng CQ lãnh thổ. Cùng với cơ sở nghiên cứu lý luận và vận dụng phương pháp luận NCCQ ở chương một, đây là những cơ sở thực tiễn quan trọng để tiếp tục nghiên cứu, đánh giá CQ phục vụ cho các mục đích thực tiễn nhằm SDHL nguồn tài nguyên và phát triển bền vững kinh tế xã hội, BVMT tỉnh Quảng Bình.

96

Page 99: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH ĐA DẠNG CẢNH QUAN TỈNH QUẢNG BÌNH

Đối với nghiên cứu Cảnh quan ứng dụng vấn đề phân tích tính đa dạng trong cấu trúc, chức năng và xem xét đến động lực phát triển của cảnh quan là một trong những nội dung quan trọng và cơ bản. Dựa vào kết quả nghiên cứu đặc điểm các thành phần tự nhiên của lãnh thổ, trên cơ sở lý luận và phương pháp luận về nghiên cứu cảnh quan, cần xác định được những chỉ tiêu phân chia để đưa ra hệ thống phân loại cảnh quan một lãnh thổ áp dụng cho việc xây dựng Bản đồ cảnh quan, từ đó mới tiếp tục nghiên cứu, phân tích tính đa dạng trong cấu trúc, chức năng và động lực cảnh quan của lãnh thổ. Đây là những cơ sở khoa học cần thiết, không thể thiếu để tiến hành công tác đánh giá cảnh quan, đưa ra những định hướng phát triển kinh tế bền vững, lâu dài, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường cho một vùng lãnh thổ.

Quảng Bình là một tỉnh nằm trong hệ thống cảnh quan nhiệt đới, ẩm, gió mùa của tự nhiên Việt Nam, nhưng vùng lãnh thổ nhỏ hẹp có vị trí đặc biệt ở cửa ngõ miền Trung Trung bộ này lại có những đặc trưng riêng và sự phân hóa phức tạp trong các yếu tố tự nhiên cũng như các điều kiện kinh tế xã hội-các yếu tố thành tạo cảnh quan, vì thế Quảng Bình có sự phân hóa đa dạng trong cảnh quan. Nghiên cứu tính đa dạng cảnh quan trên sở xây dựng hệ thống phân loại và thành lập bản đồ cảnh quan tỉnh Quảng Bình, từ đó đánh giá cảnh quan cho các mục đích thực tiễn là những luận cứ khoa học quan trọng để đưa ra những định hướng nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, phát triển bền vững kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Bình.

3.1. Hệ thống phân loại cảnh quan Tỉnh Quảng Bình

Mỗi hệ thống phân loại cảnh quan phù hợp với một vùng lãnh thổ nhất định, phù hợp với các đặc điểm tự nhiên của lãnh thổ đó và phù hợp mục đích, yêu cầu nghiên cứu. Đưa ra được hệ thống phân loại cảnh quan hợp lý, thì sẽ tiến hành phân tích, đánh giá cảnh quan đúng đắn, đưa ra phương phướng sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường phù hợp. Hệ thống phân loại cảnh quan một lãnh thổ là cơ sở để xây dựng bản đồ cảnh quan, phục vụ cho các mục đích nghiên cứu khác nhau.

3.1.1. Cơ sở, nguyên tắc và phương pháp xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan tỉnh Quảng Bình

97

Page 100: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

Sau khi nghiên cứu, phân tích các đặc điểm tự nhiên, TNTN, đặc điểm kinh tế xã hội -các yếu tố thành tạo cảnh quan tỉnh Quảng Bình, cơ sở khoa học và thực tiễn cho xây dựng hệ thống phân loại và bản đồ cảnh quan tỉnh Quảng Bình ; để có cơ sở đầy đủ, cần thiết khi xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan, tác giả tiến hành nghiên cứu, tham khảo các hệ thống phân loại đã có trước đó, đặc biệt là các hệ thống phân loại trong nước gần với đối tượng và lãnh thổ nghiên cứu.

3.1.1. 1. Một số hệ thống phân loại cảnh quan trong và ngoài nước

Đối với hệ thống phân loại của các tác giả nước ngoài, chủ yếu tác giả tham khảo 3 hệ thống phân loại của các nhà Cảnh quan học Xô Viết được các nhà Địa lý Việt nam nghiên cứu một cách có hệ thống và ứng dụng phổ biến trong quá trình xây dựng các hệ thống phân loại cảnh quan ở Việt Nam, đó là hệ thống phân loại của A.G.Ixasenko (1965), M.A.Grvozetxki (1961) và V.A.Nicolaev (1970). Các hệ thống phân loại cảnh quan này được các tác giả xây dựng cho những lãnh thổ rộng lớn ở Liên Xô trước đây nên khó có thể áp dụng toàn bộ vào thực tế nghiên cứu cảnh quan ở Việt Nam. Đối với lãnh thổ Việt Nam hẹp và nhỏ, có những đặc trưng về tự nhiên và phân hoá đa dạng thì cần có hệ thống phân chia chi tiết hơn. Hệ thống phân loại phải có sự lựa chọn các đơn vị phân loại một cách phù hợp với từng vùng lãnh thổ, phù hợp với mục đích nghiên cứu và tỷ lệ bản đồ [61, 126].

Trong các hệ thống nêu trên có hàng loạt những đơn vị phân loại chung như lớp, kiểu, nhóm, loại. Và cũng có thể nhận thấy rằng có nhiều dấu hiệu được dùng chung cho các đơn vị như lớp, kiểu, nhóm bên cạnh các dấu hiệu riêng theo quan niệm của từng tác giả, cho từng lãnh thổ nhất định. Đây là những cơ sở quan trọng để khi thành lập các hệ thống phân loại CQ các vùng lãnh thổ các tác giả có sự so sánh, đối chiếu và phân tích để đưa những chỉ tiêu thích hợp cho từng cấp phân loại và lựa chọn các cấp phân loại phù hợp với lãnh thổ nghiên cứu cũng như mục đích nghiên cứu và tỷ lệ bản đồ.

Hệ thống phân loại của các tác giả Việt Nam được tác giả nghiên cứu một cách khá kỹ càng từ những hệ thống đơn vị theo hướng phân vùng phân chia CQ Việt Nam thành các vùng địa lý tự nhiên những năm 60, 70 như: Hệ thống phân vị Thiên nhiên Miền Bắc Việt Nam gồm 5 cấp: Lãnh thổ, tỉnh, quận, á quận, vùng dựa trên quan điểm phân hoá phi địa đới của V.M.Frdlan (1961); các tác giả Nguyễn Đức Chính và Vũ Tự Lập (1962) đã phân chia Địa lý tự nhiên Việt Nam theo hệ thống phân vị có 6 cấp gồm: Đới, xứ, miền, khu, vùng, cảnh trên quan điểm phân hoá địa đới và phi địa đới nên phản ánh sự phân hoá tự nhiên một cách khách quan hơn và lần đầu tiên thuật ngữ Cảnh quan được sử dụng; Hệ thống phân vị từ á đại

98

Page 101: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

lục đến cấp vùng cho miền Bắc Việt Nam trong Phân vùng địa lý tự nhiên Việt Nam của Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật nhà nước (1970), đây là công trình có ý nghĩa lớn trong điều tra và sử dụng lãnh thổ [64, 83, 102].

Đáng chú ý trong giai đoạn này là hệ thống phân loại CQ của tác giả Vũ Tự Lập trong “Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam” năm 1976, tác giả đã đưa ra một hệ thống các cấp phân vị sử dụng để phân loại CQ miền Bắc Việt Nam gồm 8 cấp: Hệ, lớp, phụ lớp, nhóm, kiểu, chủng, loại và thứ [58]. Đây là hệ thống phân loại CQ đầu tiên ở Việt Nam mà trong đó tác giả đã căn cứ trên cơ sở phân hoá địa đới và phi địa đới để xây dựng các cấp phân vị, mỗi cấp tương ứng với một chỉ tiêu hoặc một tập hợp các chỉ tiêu nhất định, có sự kết hợp giữa các cặp trong thành phần của CQ từ nền nham, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng và cuối cùng là thảm thực vật. Trong đó cấp cơ sở của hệ thống- cấp cảnh địa lý có sự đồng nhất về cả tính địa đới và phi địa đới. Công trình đã có những đóng góp quan trọng trong công tác NCCQ phục vụ thực tiễn sản xuất, quan điểm tổng hợp trong NCCQ được các nhà địa lý quan tâm và tiếp tục phát triển. Đây cũng là công trình có giá trị về mặt lý luận cho việc đào tạo sinh viên nghiên cứu cảnh quan. Cũng trong giai đoạn này công trình phân vùng có giá trị thực tiễn lớn là Phân vùng địa lý tự nhiên Tây Nguyên của tập thể tác giả Nguyễn Văn Chiển, Trần Quang Ngãi, Hoàng Đức Triêm nghiên cứu từ 1976-1980 và công bố năm 1984 với hệ thống phân vị chỉ gồm 3 cấp: xứ, khu, vùng nhưng đã nói lên được giá trị thực tiễn của việc vận dụng nghiên cứu địa lý tự nhiên trong thực tiễn sản xuất.

Từ sau 1980 cho đến nay, có rất nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu CQ các vùng lãnh thổ Việt Nam và đã đưa ra các hệ thống phân loại khác nhau tuỳ theo từng lãnh thổ, mục đích nghiên cứu như: Phạm Quang Anh, Nguyễn Thành Long; Nguyễn Văn Vinh; Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Ngọc Khánh, Nguyễn Trọng Tiến, Phạm Thế Vĩnh và nhiều người khác. Các công trình này chủ yếu tiến hành theo hướng phân loại CQ không dựa vào cá thể địa tổng thể. Trong đó tác giả đi sâu tìm hiểu các cấp phân loại và chỉ tiêu cho từng cấp của 2 hệ thống phân loại sau:

1. Tác giả Nguyễn Thành Long và tập thể phòng Địa lý tự nhiên thuộc Trung tâm Địa lý và tài nguyên thiên nhiên khi xây dựng bản đồ CQ các tỷ lệ trên lãnh thổ Việt Nam năm 1992 đã dựa vào hệ thống phân loại của Nicolaev và đưa ra hệ thống phân loại gồm 10 cấp: Hệ CQ, phụ hệ CQ, lớp CQ, phụ lớp CQ, kiểu CQ, phụ kiểu CQ, hạng CQ, loại CQ; ngoài ra còn có 2 cấp bổ trợ khác là dạng, nhóm dạng địa lý và diện, nhóm diện địa lý [63].

99

Page 102: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

2. Năm 1997 khi nghiên cứu CQ nhiệt đới gió mùa Việt Nam tác giả Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh đã xây dựng hệ thống phân loại áp dụng cho Bản đồ CQ Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000. Hệ thống gồm 7 cấp, cụ thể như sau [27]:

Bảng 3.1. Hệ thống phân loại cảnh quan của Phạm Hoàng Hải và nnk (1997)

TT Cấp phân vị Các chỉ tiêu phân chia

1Hệ thống

cảnh quan

Đặc trưng quy mô đới tự nhiên được quy định bởi vị trí của Mặt trời và các hoạt động tự quay của Trái đất xung quanh mình nó.

2Phụ hệ thống

cảnh quan

Đặc trưng định lượng của các điều kiện khí hậu được quy định bởi sự hoạt động của chế độ hoàn lưu khí quyển trong mối tương tác giữa các điều kiện nhiệt và ẩm ở quy mô á đới, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của các quần thể thực vật liên quan đến vùng sinh thái hệ thực vật.

3 Lớp cảnh quan

Đặc trưng hình thái phát sinh của đại địa hình lãnh thổ, quyết định các quá trình thành tạo và thành phần vật chất mang tính chất phi địa đới biểu hiện bằng các đặc trưng định lượng của cân bằng vật chất, quá trình di chuyển vật chất, lượng sinh khối, cường độ tuần hoàn sinh vật của các quần thể phù hợp với điều kiện sinh thái được quy định bởi sự kết hợp giữa yếu tố địa hình và khí hậu.

4 Phụ lớp cảnh quan

Đặc trưng trắc lượng hình thái trong khuôn khổ lớp, thể hiện cân bằng vật chất giữa các đặc trưng trắc lượng hình thái địa hình, các đặc điểm khí hậu và đặc trưng quần thể thực vật: sinh khối, mức tăng trưởng, tuần hoàn sinh vật theo các ngưỡng độ cao.

5 Kiểu cảnh quanNhững đặc điểm sinh khí hậu chung quyết định sự thành tạo các kiểu thảm thực vật, tính chất thích ứng của đặc điểm phát sinh quần thể thực vật theo đặc trưng biến động của cân bằng nhiệt ẩm

6Phụ kiểu

cảnh quan

Những đặc trưng định lượng sinh khí hậu cực đoan quyết định thành phần loài của các kiểu thảm thực vật, quy định các ngưỡng tới hạn phát triển của các loài thực vật cấu thành các kiểu thảm theo nguồn gốc phát sinh.

7 Loại (nhóm, loại) cảnh quan

Đặc trưng bởi mối quan hệ tương hỗ giữa các nhóm quần xã thực vật và các loại đất trong chu trình sinh học nhỏ, quyết định mối cân bằng vật chất của cảnh quan qua các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, cộng với các tác động của các hoạt động nhân tác.

Đây là hai hệ thống phân loại mà sau này trong nhiều nghiên cứu về cảnh quan lãnh thổ Việt Nam đã được nhiều tác giả công nhận và thừa kế, vận dụng kết quả làm cơ sở cho các vấn đề nghiên cứu tiếp theo như phân vùng cảnh quan, đánh giá tổng hợp,...một phần hay toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.

100

Page 103: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

Qua nghiên cứu các hệ thống phân vị của hầu hết các công trình này cho thấy, các tác giả đều sử dụng các cấp từ Hệ, Phụ hệ, Lớp, Phụ lớp, Kiểu, Phụ kiểu, Hạng, Loại cảnh quan và một số cấp bổ trợ khác ở cấp thấp. Mỗi cấp có những chỉ tiêu cụ thể quy định sự phân hóa có tính hệ thống, lô gic và có sự thống nhất trong từng cấp.

Bên cạnh đó các tác giả ở Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đã có nhiều hệ thống phân loại cảnh quan ứng dụng trong nghiên cứu cho các vùng lãnh thổ riêng biệt như: Tác giả Nguyễn Cao Huần, Nguyễn An Thịnh nghiên cứu cảnh quan Sapa, Lào Cai; tác giả Trương Quang Hải “phân kiểu Cảnh quan miền Nam Việt Nam”; tác giả Trương Quang Hải, Nguyễn Thị Thuý Hằng nghiên cứu vùng núi đá vôi tỉnh Ninh Bình, Phạm Quang Anh, Hà Văn Hành..v.v, mỗi vùng lãnh thổ đều có một hệ thống phân loại cụ thể phù hợp với mục tiêu, nội dung và tỷ lệ nghiên cứu [3, 33, 35,47].

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu sự phân hóa lãnh thổ, các công trình nghiên cứu cảnh quan ứng dụng trong những năm gần đây đã có nhiều vận dụng các hệ thống phân loại của các tác giả trên đây để phân loại cảnh quan cho các lãnh thổ cụ thể như: Nghiên cứu cảnh quan dải ven biển đồng bằng Sông Hồng, nghiên cứu cảnh quan các tỉnh: Ninh Bình, Quảng Trị, Đắc Lắc, Thanh Hóa, Đồng Tháp,... nghiên cứu cảnh quan ở một số khu vực khác.

Trong quá trình nghiên cứu xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan tỉnh Quảng Bình, tác giả cũng đã kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đây về nguyên tắc, cách xây dựng chỉ tiêu cho từng cấp phân loại của các tác giả nói trên. Đặc biệt luận án đã tham khảo, vận dụng, kế thừa một số cấp phân loại ở bậc cao như Hệ, Phụ Hệ, Kiểu, Phụ kiểu theo sự phân hoá địa đới và phi địa đới trong hệ thống phân loại cảnh quan toàn lãnh thổ Việt Nam của tác giả Phạm Hoàng Hải và nnk (1997) trong quá trình xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan của lãnh thổ nghiên cứu. Các cấp phân loại ở cấp thấp tác giả đã nghiên cứu, lựa chọn các chỉ tiêu phân loại trên cơ sở tham khảo các hệ thống phân loại trên, đồng thời xem xét đến các yếu tố thành tạo cụ thể của lãnh thổ nghiên cứu và căn cứ trên những nguyên tắc trong phân loại và xây dựng Bản đồ Cảnh quan.

3.1.1.2. Nguyên tắc và phương pháp xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan tỉnh Quảng Bình.

Xây dựng được một hệ thống phân loại cảnh quan và đưa ra các chỉ tiêu đảm bảo các nguyên tắc khách quan, phù hợp với quá trình phát sinh, phát triển là cơ sở

101

Page 104: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

vững chắc cho việc tiến hành phân tích, đánh giá cảnh quan đúng đắn, đưa ra phương hướng sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường phù hợp, phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế bền vững của một lãnh thổ.

Mặc dù có nhiều hệ thống phân loại CQ, mỗi hệ thống phân loại phù hợp với một vùng lãnh thổ nhất định, phù hợp với các đặc điểm tự nhiên của lãnh thổ đó và phù hợp mục đích, yêu cầu nghiên cứu, nhưng các nguyên tắc cơ bản không thể thiếu trong NCCQ nói chung và sự phân loại của cảnh quan nói riêng là: Nguyên tắc đồng nhất trong phát sinh, đồng nhất về lịch sử phát triển, đồng nhất trong cấu trúc và chức năng của các đơn vị CQ. Trên cơ sở nguyên tắc này để giải thích về nguồn gốc các thành phần-yếu tố thành tạo CQ của lãnh thổ, nguồn gốc của các thể tổng hợp tự nhiên và mối quan hệ giữa chúng qua đó xác định những đặc trưng cơ bản về cấu trúc, chức năng nguyên sinh của CQ. Trong phân tích CQ thì nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng và được sử dụng để phân tích, làm rõ các đặc tính cấu trúc CQ tức là xét xem CQ được cấu tạo như thế nào, giữa các thành phần cấu trúc đó có mối quan hệ ra sao, tại sao lại có cấu trúc đó và cấu trúc như vậy để làm gì, có chức năng như thế nào [27].

Tuy nhiên chúng ta cũng biết rằng trong quá trình phát sinh, phát triển của cảnh quan lãnh thổ thì các yếu tố tự nhiên- nhân tố thành tạo nên CQ luôn có sự biến đổi không ngừng dưới tác động của các quy luật tự nhiên và các tác động của con người, nó vừa có sự phân hóa theo những quy luật mang tính chất chung nhưng đồng thời lại có sự phân dị theo những đặc thù địa phương của nó và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của quá trình nhân tác. Chính vì vậy trong NCCQ cần quan tâm đến tính thời gian, đó chính là nguyên tắc lịch sử phục hồi hay còn gọi là phát sinh lịch sử. Đây là nguyên tắc có ý nghĩa hết sức quan trọng trong NCCQ, nghiên cứu những phát sinh trong quá trình phát triển của CQ và đặc biệt cần thiết trong quá trình nghiên cứu, đánh giá để đề xuất các phương án sử dụng cho các mục đích thực tiễn [27, 29]. Chỉ khi sử dụng các nguyên tắc cơ bản này mới có thể làm rõ được các đặc tính trong phân hoá của CQ, đó là sự khác biệt và đồng nhất trong cấu trúc, chức năng của các đơn vị CQ được phân chia. Các nguyên tắc này có thể áp dụng riêng để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu mang tính độc lập, nhưng trong rất nhiều trường hợp chúng thường được sử dụng một cách tổng hợp hay nói cách khác các nguyên tắc này luôn có mối liên quan chặt chẽ, bổ sung cho nhau và gắn bó với nhau trong quá trình áp dụng để tiến hành nghiên cứu xây dựng hệ thống phân loại.

3.1.2. Hệ thống phân loại cảnh quan tỉnh Quảng Bình cho bản đồ cảnh quan tỉnh Quảng Bình tỷ lệ 1:100.000

102

Page 105: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

Hệ thống phân loại CQ một lãnh thổ là cơ sở khoa học của việc xây dựng bản đồ CQ, trong đó mỗi cấp phân loại gắn với một số các chỉ tiêu cụ thể. Các chỉ tiêu phân loại vừa có tính khách quan, phù hợp với lãnh thổ nghiên cứu, vừa đảm bảo lôgic khoa học và có ý nghĩa ứng dụng thực tiễn. Các chỉ tiêu trong mỗi cấp phân vị là các đặc điểm đặc trưng định tính và định lượng của các yếu tố tự nhiên thành tạo nên CQ lãnh thổ, đó chính là chỉ tiêu về các hợp phần địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, sinh vật...trong hệ thống tự nhiên thành tạo nên CQ.

Căn cứ vào các cơ sở khoa học đã nghiên cứu và phân tích, luận án đưa ra hệ thống phân loại CQ tỉnh Quảng Bình gồm 7 cấp, làm cơ sở cho việc thành lập bản đồ Cảnh quan tỷ lệ 1:100.000 như sau:

Bảng 3.2. Hệ thống phân loại cảnh quan tỉnh Quảng Bình

T.T Cấp phân loại Dấu hiệu đặc trưng

1 Hệ thống cảnh quan Nền bức xạ chủ đạo quyết định tính đới. Chế độ nhiệt ẩm quyết định cường độ lớn của chu trình vật chất và năng lượng.

2 Phụ hệ thống cảnh quan Tương quan giữa địa hình và gió mùa Đông Bắc, gió mùa Tây Nam quyết định sự phân bố lại nhiệt ẩm.

3 Lớp cảnh quanĐặc trưng hình thái phát sinh của đại địa hình, quy định tính đồng nhất của hai quá trình lớn trong chu trình vật chất bóc mòn và tích tụ.

4 Phụ lớp cảnh quan Đặc trưng về trắc lượng hình thái địa hình phân tầng bên trong của lớp cảnh quan.

5 Kiểu cảnh quanĐặc điểm sinh khí hậu chung quy định kiểu thảm thực vật phát sinh và tính thích ứng của các quần thể thực vật do biến động của cân bằng nhiệt ẩm.

6 Phụ kiểu cảnh quan Sự phân hóa bên trong của Kiểu cảnh quan

7 Loại cảnh quan Sự kết hợp của các quần xã thực vật với các loại đất qua các tác động của con người.

Với hệ thống chỉ tiêu phân loại như trên, CQ tỉnh Quảng Bình nằm trong Hệ thống cảnh quan nhiệt đới ẩm, gió mùa trên toàn lãnh thổ Việt nam. Các giá trị đặc trưng về bức xạ mặt trời, chế độ nhiệt, ẩm Quảng Bình đều đảm bảo tính chất nhiệt đới, ẩm, gió mùa của khí hậu Việt nam. Mặt khác Phụ hệ thống cảnh quan nhiệt đới gió mùa, ẩm, có một mùa đông lạnh của Việt Nam kéo dài từ 160B (đèo Bạch Mã) trở ra, là Phụ hệ thống CQ chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa Đông Bắc và Quảng Bình cũng nằm trong Phụ hệ thống CQ này. Đây là các cấp phân vị được xác định trên cơ sở năng lượng của ánh sáng mặt trời và hoạt động của hoàn lưu khí quyển.

103

Page 106: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

Các cấp thấp hơn được xác định thông qua đặc tính của các yếu tố nền rắn là cấu trúc địa chất, đặc điểm địa hình và các yếu tố sinh khí hậu, mối tương quan giữa thổ nhưỡng, sinh vật có sự tác động của con người. Cụ thể từ cấp Lớp CQ xuống đến cấp thấp nhất là cấp Loại CQ thì sự phân chia dựa trên các đặc trưng riêng của lãnh thổ nghiên cứu.

Lớp cảnh quan được phân chia trên cơ sở đặc điểm phát sinh hình thái của địa hình lãnh thổ. Quảng Bình có núi, đồi và đồng bằng cùng với dải cồn cát ven biển là những bộ phận lãnh thổ có sự đồng nhất trong các quá trình địa mạo lớn là bóc mòn và tích tụ vì thế có thể phân chia thành 3 lớp cảnh quan: Lớp CQ núi; Lớp CQ đồi; Lớp CQ đồng bằng.

Bên cạnh đó trong từng lớp CQ lại có sự phân tầng địa hình, thể hiện qua sự phân hoá theo đai cao tự nhiên có những khác biệt về cấu trúc, chức năng vì vậy cảnh quan Quảng Bình phân chia thành 6 phụ lớp khác nhau, gồm có: Phụ lớp CQ núi trung bình; Phụ lớp CQ núi thấp; Phụ lớp CQ đồi cao; Phụ lớp CQ đồi thấp; Phụ lớp CQ đồng bằng cao; Phụ lớp CQ đồng bằng thấp và dải cồn cát ven biển.

Tuy nhiên đặc điểm chung của sinh khí hậu quyết định sự hình thành kiểu thảm thực vật nguyên sinh theo nguồn gốc phát sinh ở Quảng Bình là khá đồng nhất, sự phân hoá các kiểu rừng nguyên sinh không rõ ràng vì thế ở đây chỉ tồn tại một kiểu CQ đặc trưng là Kiểu cảnh quan rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa có một mùa đông lạnh nằm trong sự phân hoá các Kiểu cảnh quan chung của lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên vượt qua Đèo Ngang, tính chất lạnh của mùa đông có phần giảm sút so với phía Bắc, vì thế hình thành Phụ kiểu cảnh quan rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa, có mùa đông hơi lạnh trong sự phân hoá của cảnh quan dải ven biển Việt Nam từ Đèo Ngang đến Hải Vân (Bạch Mã).

Đơn vị cuối cùng, đơn vị cơ sở được phân chia trên bản đồ CQ tỉnh Quảng Bình là Loại CQ, được thành tạo trong mối tác động tương hỗ giữa thảm thực vật tự nhiên và nhân tác với các loại đất, Quảng Bình được phân chia thành 10 nhóm loại thực vật phân bố trên 19 nhóm loại đất khác nhau, hình thành nên 130 loại cảnh quan (cả CQ sông, hồ, mặt nước) được phân bố trên gần một ngàn khoanh vi, mỗi loại cảnh quan được lặp lại ở nhiều khoanh vi. Cấp loại cảnh quan là đơn vị cơ sở trong hệ thống phân loại cảnh quan tỉnh Quảng Bình, phản ánh mức độ đa dạng của cảnh quan lãnh thổ. Đây cũng chính là đơn vị được thể hiện trên Bản dồ cảnh quan tỉnh Quảng Bình tỷ lệ 1:100.000.

3.1.3. Bản đồ cảnh quan tỉnh Quảng Bình tỷ lệ 1:100.000

104

Page 107: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

Để thành lập được Bản đồ Cảnh quan tỉnh Quảng Bình tỷ lệ 1:100.000, tác giả đã phải sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu. Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống các bản đồ chuyên đề đã có ở cùng tỷ lệ là Bản đồ địa chất, bản đồ địa mạo, bản đồ địa hình, bản đồ khí hậu, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ hiện trạng rừng, thảm thực vật Quảng Bình ở tỷ lệ 1:100.000; Nghiên cứu các sơ đồ, bảng biểu kèm theo để thấy được sự phân hóa của từng thành phần tự nhiên, thống nhất quan điểm phân chia của các thành phần phân loại và tổng quát hoá từng lớp thông tin từ các bản đồ chuyên đề, biên tập lại bản đồ đất tỉnh Quảng Bình (bản đồ số 6) theo mục đích sử dụng. Chuẩn hoá dữ liệu về các yếu tố thành tạo CQ lãnh thổ. Trên cơ sở bản đồ địa chất, địa mạo kết hợp với bản đồ địa hình tác giả xây dựng bản đồ phân tầng độ cao địa hình (bản đồ số 4) xác định các lớp, phụ lớp cảnh quan tỉnh Quảng Bình.

Tác giả cũng đã tham khảo các bản đồ thổ nhưỡng, hiện trạng rừng và hiện trạng sử dụng đất để xây dựng bản đồ hiện trạng thảm thực vật (bản đồ số 7). Trên cơ sở bản đồ đất và bản đồ hiện trạng thảm thực vật đã được xây dựng ở tỷ lệ 1:100.000, tác giả đã chồng xếp để tìm ra sự phân loại CQ, xây dựng ma trận chú giải và thành lập bản đồ cảnh quan tỉnh Quảng Bình tỷ lệ 1 :100.000 (bản đồ số 8).

Bản đồ Cảnh quan là bản đồ tổng hợp chứa đựng thông tin của các bản đồ chuyên đề, đồng thời thể hiện mối liên hệ của các hợp phần cảnh quan. Trong quá trình chồng xếp bản đồ bộ phận, sử dụng công nghệ GIS không phải các đơn vị cảnh quan được hình thành mà các đơn vị tổng hợp này trở nên manh mún, các ranh giới của từng thành phần không phải chồng khít lên nhau. Chính vì vậy trong quá trình thành lập bản đồ Cảnh quan phải có sự lựa chọn các yếu tố trội, thực hiện khái quát hóa bản đồ một cách thích hợp, chỉnh lý các khoanh vi.

Bên cạnh đó trong quá trình NCCQ tác giả đã tổ chức khảo sát thực địa ở một số tuyến đường theo chiều Đông-Tây cắt qua một số đơn vị CQ điển hình của Quảng Bình như: tuyến đường 16 từ ngã ba Cam Liên đến suối nước khoáng Bang huyện Lệ Thủy ở Phía Nam Quảng Bình, tuyến từ Quán Hàu theo đường 10 đi Khe Giữa, đường 20 ở phía Tây Bố Trạch và đường 12 từ Ba Đồn đi Cha Lo. Tác giả cũng đã có các chuyến thực địa dọc theo đường Hồ Chí Minh qua các Huyện Lệ Thuỷ, Quảng Ninh, Đồng Hới, Bố Trạch; đi dọc theo dải cồn cát ven biển Quảng Bình từ Lệ Thuỷ đến Quảng Trạch, đến một số điểm của Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng như: trạm U Bò, Chà Nòi, một số hang động, thắng cảnh của Vườn. Qua sự quan sát, mô tả các yếu tố chỉ thị và kết hợp với quan trắc, đo đạc lấy một số mẫu thỗ nhưỡng, địa chất tác giả tìm hiểu mối liên hệ giữa các thành phần, nhận xét đặc điểm CQ. Đây cũng là một trong những cơ sở thành lập lát cắt cảnh quan.

105

Page 108: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá số liệu thống kê được tác giả sử dụng trong quá trình nghiên cứu các yếu tố thành tạo phục vụ cho thành lập bản đồ. Trên đây là những phương pháp cơ bản nhất đã được tác giả sử dụng trong quá trình nghiên cứu, thành lập Bản đồ Cảnh quan tỉnh Quảng Bình.

3.2. Đặc điểm đa dạng cảnh quan tỉnh Quảng Bình

Nghiên cứu, làm rõ đặc điểm đa dạng CQ lãnh thổ tức là phân tích CQ làm rõ cấu trúc, chức năng và động lực phát triển của CQ lãnh thổ. Nói cách khác là làm rõ sự phân hóa đa dạng, phức tạp của CQ theo không gian và thời gian. Đặc tính đa dạng của CQ cho phép đánh giá đúng tiềm năng tự nhiên của mỗi vùng, từ đó đưa ra được những giải pháp, biện pháp nhằm sử dụng hợp lý TNTN và BVMT cho mục đích phát triển kinh tế xã hội bền vững [27, 25]. Chính vì vậy tiến hành nghiên cứu đặc điểm đa dạng CQ tỉnh Quảng Bình là một công đoạn quan trọng trong nghiên cứu cảnh quan, là cơ sở để đánh giá cảnh quan tỉnh Quảng Bình.

3.2.1. Đa dạng cấu trúc cảnh quan tỉnh Quảng Bình

Bên cạnh tính đồng nhất thì tính bất đồng nhất tạo nên sự phân hoá đa dạng, phức tạp của CQ lãnh thổ và thể hiện rõ nét nhất trong cấu trúc CQ. Đó là sự sắp xếp vị trí tương hỗ của các bộ phận và khả năng liên hợp của các bộ phận đó. Có hai loại cấu trúc trong CQ là cấu trúc thẳng đứng và cấu trúc ngang [50,58]. Cấu trúc thẳng đứng bao gồm các thành phần cấu tạo là đá mẹ, vỏ phong hoá, đất, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, sinh vật và mối quan hệ giữa các thành phần đó. Mỗi cấp phân vị đều có một cấu trúc thẳng đứng riêng, nhưng không phải là địa chất, địa hình, thổ nhưỡng, sinh vật...một cách chung chung mà phải xác định rõ đơn vị địa chất, địa hình, đặc điểm thổ nhưỡng,...tương đương với cấp phân vị đang xét.

Cấu trúc ngang bao gồm các địa tổng thể đồng cấp hoặc khác cấp tạo nên một đơn vị địa lý nhất định, cùng với các mối quan hệ phức tạp giữa các địa tổng thể đó với nhau và mỗi cấp phân vị có một cấu trúc ngang riêng [50,58], đây chính là đặc điểm phân hoá đa dạng theo không gian lãnh thổ của cảnh quan tỉnh Quảng Bình.

Hệ thống các đơn vị phân loại CQ và bản đồ CQ tỉnh Quảng Bình phản ánh sự phân hóa phức tạp theo không gian của các đơn vị CQ từ cấp thấp đến cấp cao nhất, từ vùng núi phía tây đến dải cồn cát ven biển phía đông. Hệ thống các đơn vị CQ này mang tính độc lập tương đối, có những đặc trưng riêng quy định chức năng và giá trị ứng dụng của từng CQ, nhưng giữa chúng có mối liên quan chặt chẽ, ảnh hưởng và tác động lẫn nhau tạo thành một hệ thống CQ thống nhất trên lãnh thổ. Sự phát triển của hệ thống CQ lãnh thổ phụ thuộc rất lớn vào sự thay đổi của từng đơn

106

Page 109: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

vị CQ. Luận án tiến hành phân tích đa dạng cấu trúc CQ tỉnh Quảng Bình trên cơ sở Hệ thống phân loại và bản đồ cảnh quan tỉnh Quảng Bình tỷ lệ 1:100.000.

3.2.1.1. Cấp Hệ và Phụ hệ thống Cảnh quan

Trong cấu trúc CQ tỉnh Quảng Bình cấp phân vị lớn nhất mang tính chất chung của tự nhiên Việt Nam là Hệ thống CQ. Quảng Bình là một phần trong trong Hệ thống cảnh quan nhiệt đới ẩm gió mùa trên toàn lãnh thổ Việt nam và nằm trong Phụ hệ thống cảnh quan nhiệt đới gió mùa, ẩm, có một mùa đông hơi lạnh ở Việt Nam kéo dài từ đèo Ngang đến đèo hải Vân (Bạch Mã). Là Phụ hệ thống CQ chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa Đông Bắc, song vượt Đèo Ngang tính chất lạnh ở Quảng Bình có phần giảm sút do có sự giảm sút của khối không khí cực đới. Tuy vậy ở đây lượng bức xạ tổng cộng đạt 108-120 kcal/cm2/năm, cán cân bức xạ dương đạt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới. Nền nhiệt khá cao trung bình năm từ 24-250C, trung bình các tháng mùa đông đạt trên 180C với tổng nhiệt độ hoạt động trong năm từ 8700-90000C. Chế độ mưa, ẩm khá phong phú và phân bố theo mùa, lượng mưa trung bình hàng năm đạt 2100mm, mùa mưa chiếm tới 80-90% tổng lượng mưa cả năm và những tháng mưa lớn vào thời kỳ ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mùa ít mưa kéo dài 4-5 tháng và chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Độ ẩm trung bình năm đạt tới 83-84% và cũng có sự phân hoá theo mùa sâu sắc.

Đây là hai cấp phân vị phản ánh sự phân hoá của tự nhiên theo quy luật địa đới, đồng thời thể hiện mối liên hệ giữa các hoàn lưu gió mùa với địa hình. Tuy nhiên tương quan giữa địa hình và hoàn lưu gió mùa Đông Bắc, gió mùa Tây Nam tương đối đồng nhất trên toàn bộ lãnh thổ Quảng Bình. Sự phân hoá đa dạng của cảnh quan Quảng Bình được quy định rõ nét trong quy luật phân hoá phi địa đới hình thành nên các đơn vị phân loại ở các cấp thấp của hệ thống phân loại cảnh quan tỉnh Quảng Bình. Từ Lớp cảnh quan, đến phụ lớp, loại cảnh quan.

3.2.1.2. Cấp Lớp cảnh quan

Là cấp được phân chia căn cứ chủ yếu vào đặc điểm phát sinh hình thái của đại địa hình. Với đặc điểm địa hình Quảng Bình chủ yếu là đồi núi thấp, phía tây là dãy Trường Sơn, phía đông là dải cồn cát ven biển và ở giữa là đồng bằng, căn cứ vào sự đồng nhất trong hai quá trình bóc mòn và tích tụ, cảnh quan Quảng Bình được chia làm 3 lớp cảnh quan là: Lớp cảnh quan núi, lớp cảnh quan đồi và lớp cảnh quan đồng bằng.

- Lớp cảnh quan núi: Bao gồm các núi trung bình và núi thấp, có độ cao từ 300m trở lên, chiếm khoảng 65% diện tích lãnh thổ. Gồm các dạng địa hình có

107

Page 110: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

nguồn gốc bóc mòn là chủ yếu. Phân bố ở phía tây Quảng Bình, kéo dài từ Minh Hoá mở rộng về phía tây Bố Trạch đến thượng nguồn sông Kiến Giang ở phía tây nam, phía Bắc là dãy Hoành Sơn, dọc theo thung lũng sông Rào Nậy xuống tới Ba Đồn. Trong đó có một vài đỉnh trên 1200m thường cấu tạo bởi đá xâm nhập, có đường chia nước phức tạp, đỉnh nhọn, sườn dốc. Một số đỉnh cao trên 1500m như: Phu Cô Pi (2058m) và đỉnh Côta Rum (1623m). Đặc biệt, trong vùng có các dạng địa hình cacxtơ phân bố rộng, trong vùng có khối núi đá vôi Khe Ngang-Kẻ Bàng độ cao trung bình 700-800m, thấp dần từ nam ra bắc và từ tây sang đông, nằm sát biên giới Việt -Lào. Các bề mặt san bằng hoặc bóc mòn hoàn toàn được cấu tạo bởi nham thạch có tuối Miôxen muộn, Pliôxen. Các bề mặt có nguồn gốc Cacxtơ ở đỉnh và sườn các khối núi đá vôi, chiếm một diện tích khá lớn.

Sườn xâm thực, rửa trôi, xói rửa có tuổi Đệ tứ phân bố rộng rãi dọc theo các thung lũng sông, suối ở Khe Ve, thượng nguồn Long Đại, Kiến Giang, sông Dinh có độ dốc lớn từ 15 - 25, 300. Các quá trình ngoại sinh xảy ra mạnh phổ biến các hoạt động đổ lở, trượt đất, rửa trôi, xói rửa. Cấu tạo chủ yếu bởi đá cứng dạng khối, các rãnh xâm thực, máng trũng khá phổ biến.

Các dạng địa hình Cacxtơ phân bố rộng rãi, ngoài các khối núi còn bao gồm các thung lũng và vùng trũng cacxtơ phân bố ở khối núi Kẻ Bàng, thượng nguồn sông Long Đại, các cánh đồng cacxtơ dọc theo các thung lũng sông suối, rìa khối núi đá vôi ở Phúc Trạch, Sơn Trạch (Bố Trạch); Hoá Tiến, Xuân Hoá, Hoá Thanh (Minh Hoá);...cấu tạo bởi các sản phẩm trầm tích aluvi sông, suối.

Đây là lớp cảnh quan có sự thay đổi rõ rệt của khí hậu, thảm thực vật và các yếu tố tự nhiên do ảnh hưởng của độ cao địa hình, phân chia thành 2 phụ lớp: Cảnh quan núi trung bình và cảnh quan núi thấp gồm 43 loại CQ.

- Lớp cảnh quan đồi: Là khu vực chuyển tiếp của vùng núi phía tây và dải đồng bằng ven biển Quảng Bình. Chiếm 20% diện tích lãnh thổ, có độ cao từ 30m đến 300m. Các bề mặt bóc mòn có độ cao từ 100-300m, có độ dốc dưới 100 phân bố rộng khắp phía Tây các huyện Lệ Thuỷ, Quảng Ninh, Đồng Hới, Bố Trạch và Quảng Trạch, quá trình xói mòn, rửa trôi vẫn xảy ra nhưng bề mặt ít biến dạng, địa hình có dạng các đồi hoặc dãy đồi mềm mại, có tuổi Pleistoxen sớm.

Các dạng địa hình có nguồn gốc dòng chảy sông suối gồm các đáy máng trũng, thềm xâm thực-tích tụ có tuổi hiện đại phân bố dọc theo các thung lũng sông Roòn, Rào Cái, Rào Nan, Khe Kích, Long Đại... các vùng thung lũng lớn ở vùng núi, có độ cao từ 40-80m, thường có độ dốc từ 5-150. Các sườn rửa trôi phân bố ở

108

Page 111: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

cùng đồi thấp, phía dưới là sườn tích tụ, có độ dốc từ 8-150, phổ biến ở các vùng trũng Quy Đạt - Minh Hoá, Xóm Chùa - Tuyên Hoá. Thềm biển mài mòn có độ cao từ 40-60m nằm sát chân núi tạo thành địa hình đồi thoải bị chia cắt bởi các khe rãnh, mương xói phía trước các đồng bằng huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Đồng Hới, Bố Trạch, Quảng Trạch.

Với những đặc điểm phức tạp của trắc lượng hình thái địa hình vùng đồi đã kéo theo sự phân hoá phức tạp trong các thành phần khí hậu, thổ nhưỡng và thảm thực vật, phân chia thành 2 phụ lớp cảnh quan là phụ lớp cảnh quan đồi thấp và phụ lớp cảnh quan đồi cao gồm 58 loại CQ.

- Lớp cảnh quan đồng bằng: Chiếm 15% diện tích tự nhiên. Gồm vùng đồng bằng đồi và vùng duyên hải nằm trũng thấp ở giữa, có độ cao từ 30m trở xuống, phân bố chủ yếu ở các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Đồng Hới, Bố Trạch và Quảng Trạch. Các dạng địa hình ở đây có nguồn gốc mài mòn-bồi tụ sông, sông-biển, thềm biển tích tụ hoặc nguồn gốc hỗn hợp và được bồi đắp bởi phù sa các sông Kiến Giang, Long Đại, sông Dinh, sông Roòn, sông Gianh phân bố với diện tích khá rộng ở các huyện Lệ Thuỷ, Quảng Ninh, Đồng Hới, Bố Trạch và Quảng Trạch.

Nét đặc biệt của đồng bằng Quảng Bình là dải cồn cát ven biển chạy song song với đường bờ biển phân bố từ Lệ Thuỷ đến Quảng Trạch, gồm các cồn cát di động, bán di động, máng trũng thổi mòn, đầm lầy cát, các bề mặt tích tụ cát biển hoặc địa hình cát lấp vào sâu trong nội địa. Có nơi cồn cát cao tới 30-40m, có độ dốc lớn, dễ bị thổi bay.

Với những đặc điểm địa hình có nguồn gốc phức tạp và chịu tác động của các yếu tố ngoại sinh, đồng bằng Quảng Bình chia làm 2 phụ lớp cảnh quan chính là: cảnh quan đồng bằng cao, cảnh quan đồng bằng thấp và dải cồn cát ven biển.

Ngoài ra Quảng Bình còn có các hồ, ao, đầm phá có nguồn gốc từ đầm phá cũ phân bố ở đồng bằng và các hồ nhân tạo phân bố rải rác ở vùng đồi núi, thượng nguồn các khe suối tạo nên một loại hình cảnh quan đặc biệt làm phong phú thêm tính đa dạng cảnh quan của lãnh thổ Quảng Bình.

3.2.1.3. Cấp Phụ lớp cảnh quan

Là cấp phân vị được hình thành do sự phân hóa bên trong lớp cảnh quan, dựa trên các đặc trưng về trắc lượng hình thái của địa hình. Cảnh quan Quảng Bình được phân chia thành 6 phụ lớp cảnh quan gồm:

109

Page 112: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

- Phụ lớp cảnh quan núi trung bình: Phân bố ở bậc địa hình cao nhất, phát triển rất hạn chế, có độ cao từ 900m trở lên gồm một số đỉnh cao trên 1500m như: Phu Cô Pi, Côta Rum; một số đỉnh trên 1000m như U Bò, Ba Rền, núi Thù Lù, Cô Roong, Cô Pru. Chiếm khoảng 31.065 ha (3,8% diện tích tự nhiên toàn tỉnh). Là phần sót của các bề mặt bóc mòn hoàn toàn, địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn, có độ dốc lớn. Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới trên núi trung bình, tính chất nóng, ẩm có phần giảm sút do độ cao địa hình, nhiệt độ trung bình năm đạt từ 18-200C, mùa lạnh kéo dài 6-7 tháng. Ở đây lớp phủ thổ nhưỡng có tầng mỏng, đặc trưng là feralit có mùn hình thành trên nhiều loại đá khác nhau gồm Ha, Hs, Hq. Thảm thực vật rừng rậm nhiệt đới thường xanh phân bố rải rác ở biên giới phía Tây Bắc thuộc huyện Minh Hoá, Tây Nam thuộc huyện Lệ Thuỷ và Tây Đồn biên phòng 593 huyện Bố Trạch và Quảng Ninh, giáp với Lào, chủ yếu là rừng tự nhiên, đầu nguồn và trảng cây bụi thứ sinh, một vài nơi có đá gốc lộ ra. Phân bố rải rác từ bắc vào nam nên Phụ lớp này có sự phân hoá của các yếu tố khí hậu, đất và sinh vật hình thành nên 5 loại cảnh quan.

- Phụ lớp cảnh quan núi thấp: Có độ cao từ 300-900m, chiếm 457947,1ha (56,8% diện tích tự nhiên toàn tỉnh), là phụ lớp phân bố rộng rãi nhất ở miền núi Quảng Bình kéo dài từ Hoành Sơn đến Tây Bắc Quảng Bình, trãi rộng từ phía Nam thượng nguồn sông Gianh đến Tây Bố Trạch, Đồng Hới tiếp giáp với thượng nguồn sông Long Đại và vào tận Tây Nam Quảng Bình ở thượng nguồn sông Kiến Giang. Gồm các bề mặt bóc mòn hoàn toàn có độ cao 900-1000m phân bố trên bề mặt đỉnh các khối núi ở thượng nguồn sông Gianh, sông Long Đại và sông Kiến Giang; Khối núi đá vôi Khe Ngang-Kẻ Bàng có độ cao 700-800m phân bố rộng ở phía tây và các dạng địa hình có nguồn gốc cacxtơ gồm: bề mặt đỉnh và sườn hoà tan rửa lũa cacxtơ cao từ 600-800m, địa hình bề mặt sắc nhọn lởm chởm, phân bố ở các khối đá vôi thuộc Quảng Trạch, Tuyên Hoá, Minh Hoá và Quảng Ninh; các cánh đồng cacxtơ đáy phẳng rộng, các thung lũng cacxtơ kéo dài dọc theo thung lũng các sông ven rìa các khối núi đá vôi Kẻ Bàng, Phúc Trạch, Sơn Trạch (Bố Trạch), Hoá Tiến, Hoá Thanh, Xuân Hoá (Minh Hoá). Các bề mặt bóc mòn, phân bậc cao 200-300m, 400-500m và 600-700m kéo dài dọc theo thung lũng sông suối bị biến đổi mạnh do quá trình rửa trôi, xói rửa gắn liền với sự phá huỷ, xâm thực của dòng chảy ở thượng nguồn các sông suối.

Các sườn xâm thực, sườn trọng lực ở các khối núi Phu Cô Pi, Cô Ta Rưm, Thù lù, U bò, Ba rền; lưu vực các sông suối Khe Ve, Rào Nậy, sông Dinh, sông Long Đại, sông Kiến Giang...có độ dốc lớn, phân bậc từ 8-150, 15-250 và từ 25-300,

110

Page 113: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

có nơi trên 300. Hoạt động ngoại lực diễn ra mạnh, đá lở, đất trượt và rửa trôi, xói rửa phổ biến ở những sườn này, nhiều nơi vận chuyển vật chất mạnh lộ đá gốc và đây là những nơi phát triển mạnh hệ thống khe suối và thung lũng sông.

Thảm thực vật rừng ở đây nhìn chung là ở mức trung bình và nghèo kiệt, phần lớn diện tích rừng đều đã bị khai thác, có nơi chỉ còn lại trảng cây bụi, có nơi rừng bị chặt trắng, nhiều nơi đá gốc lộ trên mặt. Dọc theo thung lũng sông suối như Khe Bang, Khe Giữa, thượng nguồn sông Long Đại, Khe Kích, Khe Ve, thượng nguồn Rào Nan, Rào Cái, Rào Trổ...rừng thứ sinh tre nứa không nhiều, một số nơi rừng đang phục hồi, xuất hiện rừng trồng và thực vật nhân tác như: cây hàng năm, thậm chí có cả hoa màu và lúa. Đây là khu vực địa hình duy nhất ở Quảng Bình có đồng cỏ tự nhiên cải tạo được phân bố ở khu vực Hóa Sơn, Trung Hóa, Tân Hóa, Yên Hóa huyện Minh Hóa.

Trong phụ lớp cảnh quan núi thấp, có 9 loại đất được hình thành trên nhiều loại đá mẹ khác nhau: Đất feralit phát triển trên đá vôi (Fv), đá phiến sét (Fs), đá mác ma axit (Fa), trên đá biến chất (Fj) hay đất vàng nhạt trên đá cát (Fq). Ở các thung lũng tích tụ là đất dốc tụ hình thành trên nhiều loại đá (D), đất phù sa ngòi suối (Py) và đất xám bạc màu (B).

Đặc biệt ở đây có Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng với tổng diện tích là 85.754ha, nằm trong địa bàn các xã Tân Trạch, Thượng Trạch, Phúc Trạch, Sơn Trạch, Xuân Trạch huyện Bố Trạch được quy hoạch và bảo vệ nghiêm ngặt. Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm quá trình cacxtơ diễn ra mạnh mẽ trong thời gian dài đã hình thành nên nhiều hang động, sông ngầm phong phú, đa dạng. Các núi đá vôi có độ cao trung bình khoảng 800m-1000m như: Phu Tạo (1174 m), Co Unet (1150 m), Phu Canh (1095 m), Phu Mun (1078 m), Phu Tu En (1078 m), Phu On Chinh (1068 m), Phu Dung (1064 m), Phu Tu Ôc (1053 m), Phu Long (1015 m), Phu Ôc (1015 m), Phu Dong (1002 m), Phu Sinh (965 m), Phu Co Tri (949 m), Phu On Boi (933 m), Phu Tu (956 m), Phu Toan (905 m), Phu Phong (902 m), núi Ma Ma (835 m), phân bố dọc theo biên giới với nhiều đỉnh núi cao liên tục; Các địa hình núi phi cacxtơ nằm ở phía đông bắc và đông nam của Vườn chiếm diện tích nhỏ với độ cao từ 500-1000m như: Phu Toc Vu (1000 m), Mã Tác (1068 m), Cổ Khu (886 m), U Bò (1009 m), Co Rilata (1128 m), có độ dốc lớn từ 25-30 độ, có sự chia cắt mạnh với nhiều thung lũng nằm dọc theo các khe, suối như: khe Am, khe Cha Lo, khe Chua và phía nam có Rào Thương. Sông ngòi ở đây có một mùa lũ và một mùa cạn chi phối rất lớn đến hoạt động kinh tế của con người. Có nhiều loại đất feralit đỏ vàng hình thành từ các nguồn đá mẹ khác nhau, feralit vàng

111

Page 114: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

nhạt trên đá cát (Fq, Fv) và đất phù sa ven sông suối được bồi đắp (P). Thảm thực vật ở đây là rừng rậm nhiệt đới, ẩm thường xanh trên núi đá vôi. Có 96,2% diện tích khu vườn quốc gia này được rừng bao phủ; trong đó 92,2% là rừng nguyên sinh, 2,3% (4875ha) là cây bụi cỏ rải rác trên núi, có khoảng 180 ha là rừng tre nứa và mây song và 512 ha thảm cây trồng nông nghiệp gồm lúa, hoa màu. Rừng ở đây là rừng nguyên sinh trên núi đá vôi điển hình với nhiều loài thực vật đặc trưng như: Chò đãi, Chò nước, Sao; quý hiếm như Bách xanh, nhiều loại Lan...Đây là tiểu vùng cảnh quan rất đặc trưng của cảnh quan núi thấp Quảng Bình và phản ánh đa dạng cảnh quan của lãnh thổ, hiện là khu vực được bảo tồn.

Tóm lại, với địa hình khá phức tạp, lại chịu tác động mạnh của các quá trình ngoại sinh, với nhiều loại đất hình thành trên nhiều loại đá khác nhau và sự phân hóa đa dạng của thảm thực vật nên phụ lớp cảnh quan núi thấp hình thành nên 38 loại cảnh quan khác nhau.

- Phụ lớp cảnh quan đồi cao: Chiếm 11354,9 ha (1,4%) DTTN của tỉnh, phân bố rải rác, có độ cao từ 100-300m gồm các bề mặt bóc mòn phân bố ở phía tây, bao quanh các cánh đồng Quảng Trạch, Bố Trạch, Đồng Hới, Quảng Ninh, Lệ Thủy. Có bề mặt rộng từ 20-30m, nghiêng dưới 100, có nơi sườn cong lồi độ dốc tới 15-200. Bề mặt có lớp vỏ phong hóa mỏng, thực vật thưa thớt, rửa trôi và xói rửa mạnh. Thổ nhưỡng chính gồm đất bị xói mòn trơ sỏi đá (đất tầng mỏng: E), đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs) hay đất vàng nhạt trên đá cát (Fq). Thực vật tự nhiên nghèo, phát triển chủ yếu là sim mua, cây bụi, ở đây được tăng cường trồng rừng (tràm, thông) để bảo vệ đất. Đây là phụ lớp xen kẽ giữa núi thấp và đồi thấp, rất khó để tách bạch. Với những đặc điểm của thổ nhưỡng và thực vật như trên phụ lớp cảnh quan đồi cao hình thành nên 8 loại cảnh quan.

- Phụ lớp cảnh quan đồi thấp: Chiếm 196.929ha (24,4% DTTN của tỉnh). Độ cao từ 30-100m, gồm các dạng địa hình có nguồn gốc sông suối: thềm sông cao trung bình 60-80m phân bố rộng rãi trong các thung lũng núi, kéo dài dọc thung lũng sông Rào Nậy, sông Long Đại, sông Kiến Giang; các bậc thềm sông-lũ nghiêng thoãi từ 5-100, kéo dài hàng trăm mét dọc theo các đáy trũng giữa núi, dọc theo thung lũng các sông Roòn, sông Rào Cái, Rào Nan, Khe Kích...; các đáy máng trũng có tuổi hiện đại, phân bố rộng rãi ở thung lũng các sông suối và vùng đồi ở Quảng Bình. Địa hình các thềm biển mài mòn có độ cao từ 40-60m nằm sát chân núi tạo thành địa hình đồi thoải, độ dốc từ 8-150, bị chia cắt bởi các khe rãnh, mương xói phân bố thành các mảnh nhỏ hẹp sát chân núi, phía trước các đồng bằng huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Đồng Hới, Bố Trạch, Quảng Trạch. Các sườn rửa trôi

112

Page 115: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

phân bố không liên tục ở vùng đồi thấp, chân các dãy núi và trũng giữa núi, ở đây diễn ra hoạt động bóc mòn, rửa trôi bề mặt, khe rãnh và dòng chảy tạm thời khá phổ biến; phía dưới là sườn tích tụ, có độ dốc từ 8-150, có nơi chỉ từ 3-80 phổ biến ở các vùng trũng Quy Đạt - Minh Hoá, Xóm Chùa - Tuyên Hoá và chân đồi thấp tiếp giáp với đồng bằng huyện Lệ Thuỷ.

Các loại đất chính là Feralit hình thành trên nhiều loại đá khác nhau gồm 10 loại: Đất nâu đỏ hình thành trên đá Bazan (Fk) chiếm diện tích nhỏ phân bố ở xóm Bang (Lệ Thuỷ), đất đỏ nâu hình thành trên đá vôi (Fv), đất vàng nhạt hình thành trên đá cát (Fq), đất đỏ vàng hình thành trên đá phiến sét (Fs), đất đỏ vàng hình thành trên đá macma axit (Fa), đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp), đất đỏ vàng trên đá biến chất (Fj), đất xám bạc màu trên nhiều loại đá khác nhau (B), đất phù sa ngòi suối (Py) và đất xói mòn trơ sỏi đá (đất tầng mỏng E).

Đây là phụ lớp cảnh quan có điều kiện tự nhiên đa dạng, có nhiều nét phân hóa giống với phụ lớp cảnh quan núi thấp. Sự phức tạp của địa hình, thổ nhưỡng kéo theo sự phong phú của thảm thực vật. Ở đây thảm thực vật rừng tự nhiên hầu như bị khai thác triệt để, ngoài một số nơi có đá gốc lộ ra thì phân lớn chỉ còn lại rừng nghèo và trảng cây bụi cỏ; rừng thứ sinh cũng chỉ chiếm diện tích không lớn; rừng trồng chiếm diện tích lớn và sử dụng phần lớn cho việc trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và trồng các loại cây lương thực, thực phẩm. Với 10 loại đất và 8 kiểu thảm thực vật, phụ lớp cảnh quan đồi thấp phân hoá thành 50 loại cảnh quan khác nhau và là phụ lớp có nhiều loại cảnh quan nhất trong hệ thống phân loại cảnh quan tỉnh Quảng Bình.

- Phụ lớp cảnh quan đồng bằng cao: Bao gồm nhiều dạng địa hình có độ cao từ 10-30m, chiếm khoảng 8106 ha (1,0 % DTTN của tỉnh), có nguồn gốc từ các quá trình địa mạo sông, biển hoặc sông-biển như: Thềm sông có độ cao trung bình 20-30m, phân bố rộng rãi dọc theo các sông Rào Nậy, sông Nhật Lệ, có tuổi Pleistoxen muộn; các bậc thềm biển mài mòn-tích tụ cao 20-30m, cũng phân bố rộng hàng trăm km2 ở các đồng bằng Quảng Trạch, Bố Trạch, Đồng Hới, Quảng Ninh, Lệ Thủy; phía dưới là các thềm tích tụ có tuổi Holoxen sớm cao từ 10-15m, là các bậc chuyển tiếp giữa đồng bằng cao và đồng bằng thấp, có bề rộng vài km và kéo dài hàng chục km, phân bố rải rác, không liên tục ở phía nam và tây nam đồng bằng Lệ Thuỷ, phía tây đồng bằng các huyện Quảng Ninh, Đồng Hới, Bố Trạch, phía tây và bắc sông Roòn (Quảng Trạch).

Thổ nhưỡng chính gồm các loại đất Xám bạc màu hình thành trên nhiều loại đá khác nhau như đá phiến, đá cát, đôi chỗ đất bị kết von (Ba, Bg thuộc nhóm B). Ở

113

Page 116: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

đây thảm thực vật hoàn toàn là nhân tác với các loại rừng trồng, một số nơi là trảng cây bụi cỏ, còn lại là các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hàng năm, hoa màu và lúa. Với địa hình và thổ nhưỡng không phức tạp, diện tích không lớn lắm, thảm thực vật trồng là chủ yếu nên ở đây chỉ phân hoá thành 5 loại cảnh quan khác nhau.

- Phụ lớp đồng bằng thấp: Có độ cao dưới 10m, chiếm 83298 ha (10,3% DTTN của tỉnh) có thể phân biệt thành 2 bộ phận là đồng bằng trũng thấp và dải cồn cát ven biển.

a. Phần đồng bằng trũng thấp ở giữa:

Gồm các bậc thềm biển, thềm sông có: Thềm tích tụ sông có độ cao từ 8-10m ở các thung lũng hạ lưu sông Rào Nậy, sông Nhật Lệ có kích thước từ 1000-2000m, kéo dài tới hàng chục km; bãi bồi cao từ 4-6m so với lòng sông, phân bố ở hạ lưu sông Gianh, sông Nhật Lệ dưới dạng dải kéo dài hai bên bờ sông, thường chịu ảnh hưởng của lũ lụt; bãi bồi thấp là đồng bằng hai bên sông có độ cao từ 1-2m, thường xuyên bị ngập nước theo mùa, đôi chỗ trở thành vùng lầy; thềm biển tích tụ thành tạo trong giai đoạn Holoxen giữa ở độ cao 4-6m, kéo dài từ Quảng Tiến đến Quảng Long thuộc đồng bằng Quảng Trạch và Thanh Trạch, Phú trạch, Đức Trạch, Trung Trạch huyện Bố Trạch, thềm tương đối bằng phẳng nghiêng về phía biển và cấu tạo bởi cát sét có màu xám đen, thạch anh chiếm tới 60% trong thành phần cấu tạo; bãi biển tích tụ cao 0-2m, phân bố thành dải hẹp chạy theo bờ biển, rộng khoảng 20-30m có nơi rộng 100m, cấu tạo bởi cát hoặc ở cửa sông có cát lẫn bùn sét, các bãi này thường xuyên chịu ảnh hưởng của triều và sóng biển.

Các bề mặt tích tụ sông-biển và sông-biển-đầm lầy có độ cao từ 0 đến dưới 5m phân bố dọc theo các sông, cửa sông hoặc vùng nội đồng trũng thấp phía trong các cồn cát. Gồm các dạng địa hình: Bề mặt tích tụ sông-biển cao 4-6m, phân bố rộng rãi ở cửa sông Gianh, sông Dinh, sông Nhật Lệ thành từng mảng lớn và kéo dài từ An Thuỷ (Lệ Thuỷ) đến Duy Ninh (Quảng Ninh) gồm các thành tạo cát vàng, xám xanh, xám đen có chứa mùn thực vật dày từ 5-7m; bề mặt cao từ 1-3m phân bố ở các cửa sông Gianh, sông Dinh, sông Nhật Lệ và khu vực trung và hạ lưu sông Kiến Giang dọc hai bên sông từ Hồng Thuỷ, Thanh Thuỷ, Cam Thuỷ (Lệ Thuỷ) đến Gia Ninh (Quảng Ninh), nghiêng về phía hạ lưu và tương đối bằng phẳng, thành tạo bởi trầm tích cát bột lẫn mùn đen; bề mặt tích tụ sông-biển-đầm lầy chiếm diện tích không lớn lắm tại các xã Hồng Thuỷ, Thanh Thuỷ và An Thuỷ huyện Lệ Thuỷ, là các bề mặt trũng thấp cao từ 0,5-1m cấu tạo bởi bột sét lẫn bùn sét chứa nhiều bã thực vật; bề mặt tích tụ biển-đầm phá cao từ 2-4m dọc phía trong các cồn cát ven

114

Page 117: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

biển phân bố ở Quảng Ninh, Lệ Thuỷ, cấu tạo bởi cát màu xám, dưới sâu có bùn sét dày từ 2-5m.

Thổ nhưỡng ở đồng bằng trũng thấp gồm các loại: Phù sa trung tính (P), Phù sa bị gley (Pg), sản phẩm phù sa sông, biển bị mặn, phèn (M, S) và đất cát biển (C). Đây là các loại đất chủ yếu sử dụng trong nông nghiệp ở Quảng Bình thuận lợi cho việc trồng lúa, trồng rau màu, cây thực phẩm hoặc trồng cây ăn quả, một số nơi ngập nước theo mùa bỏ hoang nên cỏ năn, lác, các loài cây ngập mặn tái sinh, có nơi nuôi trồng thủy sản, nơi có đất cát biển được trồng rừng, xung quanh khu dân cư, nghĩa địa có các trảng cây bụi.

b. Các cồn cát ven biển:

Là cảnh quan đặc biệt của đồng bằng Quảng Bình gồm các dạng địa hình nguồn gốc do gió với các cồn cát, đụn cát ven biển có độ cao từ 2-3m đến 30-40m.

Các cồn cát, đụn cát di động gồm một dải hẹp các cồn cát chắn ven biển dọc theo đường bờ biển, chiều rộng trung bình 20-30m, cao từ 5-20m, càng về phía nam càng tăng, vách dốc tới 50-600; các cồn cát dọc di động phân bố chủ yếu ở Nam Quảng Bình, ngay sau cồn cát ven biển, phát triển dưới dạng cồn hẹp và kéo dài theo hướng ĐB-TN trùng với hướng gió.

Các cồn cát ngang di động ở phía trong các cồn cát dọc, phân bố trên diện rộng ở 2 huyện Quảng Ninh và Lệ Thuỷ với các cồn cát trắng vàng, cao từ 10-40m, chiều rộng có nơi lên tới 7km (ở Quảng Ninh), nằm vuông góc với hướng gió Đông Bắc di chuyển dần vào nội địa và thấp dần. Giữa các cồn cát có các dạng máng trũng, bề mặt tích tụ, đầm lầy phủ cát cao 2-4m.

Máng trũng thổi mòn phân bố giữa các cồn cát, rải rác từ Quảng Ninh đến Lệ Thuỷ, rộng từ vài trăm mét vuông đến vài km2, thường ngập nước theo mùa nên người dân thường canh tác nông nghiệp; đầm lầy phủ cát phát triển thành một dải hẹp sau cồn cát ven biển ở Hải Ninh (Quảng Ninh), địa hình thấp nguồn nước ngọt dồi dào nên quần xã có ưa ẩm mọc và chiếm ưu thế.

Bề mặt tích tụ cát biển chiếm một diện tích lớn trên toàn dải cồn cát, cát thường di động vào phía trong do gió đông bắc tạo nên các cồn cát di động, lớp phủ thực vật là các loại quăn xanh chịu hạn, mọc thưa thớt, vì vậy cần trồng rừng để bảo vệ; địa hình cát lấp nằm phía đông quốc lộ 1A, do dòng chảy cuốn trôi cát từ các cồn cát cao vào trong nội đồng, địa hình có dạng nan quạt, rộng tới 1 km, dài 2m, tầng cát phủ dày từ 1,5-2m, hàng năm có xu hướng mở rộng diện tích làm thu hẹp

115

Page 118: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

diện tích canh tác, lấp cầu cống, đường sá ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và đời sống con người.

Nhìn chung các cồn cát, nhất là các cồn cát có độ dốc lớn, thường xảy ra các hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng, làng mạc, đường giao thông gây nhiều khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của người dân nơi đây, nhất là về mùa đông khi có gió mùa đông bắc thổi vì thế cần trồng rừng phòng hộ chống cát bay, cát chảy. Với sự đa dạng của địa hình, thổ nhưỡng và tác động mạnh mẽ của các hoạt động sản xuất tạo nên hệ thực vật nhân tác phong phú ở phụ lớp đồng bằng thấp và dải cồn cát ven biển, hình thành nên bộ mặt cảnh quan phong phú đa dạng gồm 24 loại cảnh quan khác nhau.

3.2.1.4. Cấp Kiểu cảnh quan

Là cấp phân loại được phân chia trên cơ sở đặc điểm sinh khí hậu, mối tương quan nhiệt ẩm quyết định đến sự hình thành các kiểu thảm thực vật theo nguồn gốc phát sinh.

Quảng Bình thuộc Kiểu cảnh quan rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa, có một mùa đông lạnh trong hệ thống phân loại chung của CQ lãnh thổ Việt Nam [27, 29, 30], là Kiểu CQ được phân bố từ 160B trở ra, song vượt qua Đèo Ngang tác động của các khối không khí lạnh có yếu đi vì thế tính chất lạnh ở Quảng Bình có phần giảm sút so với các tỉnh phía Bắc. Độ dài mùa lạnh khoảng 2 tháng và nhiệt độ trung bình các tháng mùa đông từ 18-200C, biên độ nhiệt năm dưới 100C, các chỉ số vẫn đảm bảo tính chất khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình năm đạt 24-250C, lượng mưa trung bình năm thuộc loại lớn đạt tới hơn 2500mm/năm, có một mùa mưa và một mùa ít mưa, độ ẩm trung bình cao hơn 85%.

Chính những đặc trưng cơ bản của điều kiện khí hậu là nguồn gốc phát sinh của thảm thực vật, hình thành nên Phụ kiểu cảnh quan rừng nhiệt đới thường xanh mưa mùa có một mùa đông hơi lạnh từ phía Nam đèo Ngang (Quảng Bình) vào tới đèo Hải Vân-Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế) [25, 26].

Tuy nhiên, do đặc điểm địa hình nên khí hậu Quảng Bình có sự phân hóa đa dạng, phức tạp và có những yếu tố bất thường. Sự phân hóa của điều kiện nhiệt, ẩm theo độ cao địa hình, phân hóa từ Bắc vào Nam và từ Đông sang Tây đã hình thành nên các kiểu sinh khí hậu có mùa mưa, mùa khô dài ngắn khác nhau; mức độ ẩm, mức độ lạnh; mưa, khô nhiều, ít khác nhau,...đây là một trong những yếu tố tác động đến thành tạo thổ nhưỡng và hệ thống thảm thực vật ở Quảng Bình, làm cơ sở để phân hóa cảnh quan thành các đơn vị loại cảnh quan trên lãnh thổ.

116

Page 119: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

3.2.1.5. Cấp Phụ kiểu cảnh quan

Hình thành do sự phân hóa của các định lượng sinh khí hậu cực đoan trên lãnh thổ quyết định đến thành phần loài của các kiểu thảm thực vật nguyên sinh, là sự phân chia thành các đai cảnh quan. Có thể thấy rằng, mặc dù khí hậu Quảng Bình có sự phân hoá phức tạp do địa hình, nhưng đặc điểm chung của thảm thực vật ở đây vẫn là Rừng rậm nhiệt đới thường xanh hình thành nên một Phụ kiểu cảnh quan rừng nhiệt đới thường xanh mưa mùa, có một mùa đông hơi lạnh .

Tuy nhiên theo đai cao thành phần thực vật cũng có sự phân hoá: Từ 900m trở lên với thành phần các loài cây lá rộng xen lẫn cây lá kim, có mặt đáng kể các loài cây rụng lá về mùa đông. Phân bố trong Phụ lớp Cảnh quan núi trung bình, chiếm diện tích nhỏ trên các đỉnh núi, phân bố rải rác ở phía Tây Quảng Bình. Do địa thế cao hiểm trở nên một vài nơi còn tồn tại rừng nguyên sinh, còn lại là trảng cỏ, cây bụi nhiệt đới, ở đây hình thành nên 5 loại cảnh quan chiếm khoảng 31.065 ha (3,8% diện tích toàn tỉnh). Từ độ cao 900m trở xuống với thành phần loài chiếm ưu thế là cây lá rộng thường xanh. Phân bố trên 96,2% diện tích lãnh thổ Quảng Bình từ núi thấp đến đồng bằng và dải ven biển, gồm 12 quần xã thực vật: Rừng tự nhiên ít bị tác động, rừng thứ sinh, rừng trồng, trảng cây bụi thứ sinh, đồng cỏ tự nhiên cải tạo, các loại cây trồng nông nghiệp như: cây công nghiệp, cây ăn quả, cây hàng năm, hoa màu, lúa, quần xã thuỷ sinh và cây bụi ngập mặn rải rác ở vùng cửa sông Gianh, cửa sông Nhật Lệ, cửa sông Roòn hình thành nên 124 loại cảnh quan khác nhau.

3.2.1.6. Cấp Loại cảnh quan

Là đơn vị phân loại phân loại cuối cùng trong hệ thống phân loại cho cảnh quan tỉnh Quảng Bình. Mỗi loại CQ được thành tạo trong mối tác động tương hỗ của 1 loại đất và 1 kiểu thảm thực vật. Loại cảnh quan phản ánh sự đa dạng cảnh quan lãnh thổ và thể hiện cụ thể, đầy đủ nhất đặc điểm sinh thái của từng đơn vị lãnh thổ, là đơn vị cơ sở để đánh giá cảnh quan tỉnh Quảng Bình. Với sự kết hợp của 19 nhóm loại đất và 10 quần xã thực vật hiện tại trên lãnh thổ hình thành nên 130 loại cảnh quan phân bố từ núi trung bình ở phía Tây đến dải cồn cát ven biển phía Đông Quảng Bình. Đặc điểm đa dạng CQ tỉnh Quảng Bình được thể hiện rõ nét trên Bản đồ CQ, bảng chú giải và bảng tổng hợp đặc điểm các loại CQ.

Trong đó loại cảnh quan số 130 là quần xã thuỷ sinh trong các môi trường sông, hồ, mặt nước phân bố trên khắp các địa hình từ núi thấp đến dải cồn cát phía đông. Bao gồm 5 hệ thống sông lớn, 133 ao, hồ chứa nước tự nhiên và nhân tạo.

117

Page 120: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

Trên dải cồn cát có Bàu Tró, Bàu Sen, chưa kể hàng chục hồ nuôi trồng thuỷ sản; Các hồ giữa núi như: Vực Tròn, vực Sanh, vực Nồi, hồ Khe Ngang;... các đập thuỷ lợi như: Đập Tiên Lãng, Phú Vinh, Mỹ Trung, Cẩm Ly, Đồng Sơn, Phú Vinh, An Mã, Thanh Sơn...tạo thành một loạt các hồ nhân tạo có giá trị tưới tiêu trong nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, cung cấp nước cho sinh hoạt tăng thêm sự đa dạng trong cảnh quan lãnh thổ Quảng Bình.

3.2.2. Đa dạng chức năng và động lực cảnh quan tỉnh Quảng Bình

3.2.2.1. Về chức năng cảnh quan tỉnh Quảng Bình

Qua việc phân tích đa dạng cấu trúc Cảnh quan tỉnh Quảng Bình cho thấy Cảnh quan ở đây cũng sẽ có sự đa dạng trong chức năng, mỗi lớp, phụ lớp hay loại cảnh quan khác nhau có những chức năng khác nhau, mỗi cảnh quan có thể có nhiều chức năng và mỗi chức năng có ở nhiều loại cảnh quan. Đối với Cảnh quan tỉnh Quảng Bình có thể thấy những chức năng chính là: Chức năng phòng hộ, bảo vệ; Chức năng phục hồi, bảo tồn; Chức năng kinh tế sinh thái.

a. Chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường

Là chức năng của các loại cảnh quan rừng tự nhiên phát triển trên núi trung bình, núi thấp và địa hình đồi Quảng Bình. Thường là những vùng địa hình hiểm trở, có độ chia cắt lớn, có độ dốc lớn, xói mòn, rửa trôi mạnh, đầu nguồn các sông, suối như: Thượng nguồn sông Gianh, sông Roòn, sông Long Đại, sông Kiến Giang, các khu vực gần biên giới, trên các đỉnh núi đá vôi. Phân bố ở phía Tây Quảng Bình với diện tích lớn khoảng 420.000 ha, gồm các loại rừng giàu, rừng trung bình, là những cảnh quan rừng tự nhiên được hình thành trên các loại đất feralit khác nhau. Rừng ở đây có chức năng phòng hộ đầu nguồn, điều tiết nước cho sông suối ở đồng bằng, chống xói mòn, rửa trôi đất, hạn chế tốc độ dòng chảy trong mùa lũ nhất là những khu vực rừng có độ che phủ tốt. Ở phụ lớp núi trung bình có các loại cảnh quan số 1, 3; phụ lớp núi thấp gồm có các loại cảnh quan số 6, 11, 17, 24, 28, 30, 35, 41; phụ lớp đồi cao có các loại cảnh quan số 44 và 48; phụ lớp cảnh quan đồi thấp gồm các loại cảnh quan số 52, 58, 64, 78, 84.

Đặc biệt các loại CQ số 12, 125, 126 ở trên dải cồn cát ven biển là rừng thứ sinh, trảng cây bụi thứ sinh, rừng trồng có chức năng phòng hộ, chống cát bay, cát chảy; phân bố từ Lệ Thủy đến Quảng Trạch với diện tích gần 20.000ha.

Những nơi cảnh quan là trảng cây bụi hoặc đá gốc lộ ra ở những địa hình dốc gồm: CQ 2, 4, 5 ở vùng núi trung bình phía tây huyện Quảng Ninh; CQ số 8, 13, 20, 27, 29, 31, 37, 42 và CQ 10, 16, 23 ở vùng núi thấp phân bố trên các bề mặt và sườn

118

Page 121: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

núi có độ dốc lớn, thượng nguồn sông suối phía tây Quảng Bình; CQ 47, 49, 51 ở vùng đồi cao có chức năng phòng hộ, bảo vệ kém đi vì thế cần có thời gian và biện pháp để khoanh nuôi phục hồi lớp phủ rừng để phòng hộ.

b. Chức năng phục hồi, bảo tồn

Là chức năng của các loại cảnh quan rừng thứ sinh nghèo kiệt (gồm rừng nghèo và rừng phục hồi) phát triển trên nhiều loại thổ nhưỡng khác nhau. Phân bố ở phụ lớp núi thấp gồm các loại CQ số 7, 12, 18, 25, 38; CQ số 45 ở phụ lớp đồi cao và các loại CQ số 59, 65, 72, 85 ở phụ lớp cảnh quan đồi thấp; đặc biệt trên dải cồn cát ven biển có CQ số 124, cảnh quan rừng ngập mặn thứ sinh, phân bố thành một khu vực nhỏ ở bờ biển Hải Thuỷ (Lệ Thuỷ). Diện tích rừng thứ sinh cần được phục hồi ở Quảng Bình khoảng chừng hơn 30.000 ha, chủ yếu ở chân núi thấp, vùng đồi và thung lũng các suối đầu nguồn như Khe Bang, Khe Ve, Khe Giữa, Rào Nậy, Rào Trổ, Rào Nan... Nếu rừng ở đây được khoanh nuôi phục hồi tốt thì sẽ có giá trị trong việc phòng hộ, bảo vệ môi trường.

Các loại cảnh quan ưu tiên bảo tồn phải kể đến Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng gồm một phần các loại CQ số 6, 8, 20; chiếm diện tích gần 8.500 ha (trừ vùng dịch vụ hành chính có diện tích 3.411ha), có giá trị đa dạng sinh học cao. Rừng ở đây là rừng tự nhiên trên núi đá vôi điển hình với nhiều loài thực vật đặc trưng như: Chò đãi, Chò nước, Sao; quý hiếm như Bách xanh, nhiều loại Lan...trong đó 92,2% là rừng nguyên sinh cần được bảo tồn với diện tích 790.651ha, 2,3% (4.875ha) diện tích là cây bụi cỏ rải rác trên núi, có khoảng 180 ha là rừng tre nứa, mây song cần được khoanh nuôi phục hồi. Cảnh quan ở đây không những có giá trị bảo tồn duy trì đa dạng sinh học, phòng hộ, bảo vệ môi trường mà còn còn có giá trị phát triển kinh tế Du lịch.

Chức năng bảo tồn đa dạng sinh học còn kể đến các cảnh quan ở hai khu BTTN Khe Nét ở Tây Bắc Quảng Bình và Khe Nước trong ở phía Tây Nam. Khu BTTN Khe Nét thuộc Tuyên Hóa có diện tích khoảng 26.815ha có các cảnh quan số 11, 17, 24, 35, 52, 58, 64; khu BTTN Khe Nước trong thuộc xã Kim Thủy huyện Lệ Thủy có các CQ số 1, 11, 17, 24, 58, 64 là các CQ rừng tự nhiên, có đa dạng sinh học cao, nhiều loài thực vật, động vật quý hiếm có trong sách đỏ Việt nam, là hai khu BTTN có tên trong danh sách quy hoạch các khu BTTN tại Việt Nam được Thủ tướng phê duyệt từ năm 2003. Bên cạnh đó phát triển kinh tế du lịch cũng là chức năng của các loại CQ này.

c. Nhóm chức năng phát triển kinh tế sinh thái gồm

119

Page 122: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch và quần cư.

- Ở phụ lớp núi thấp có thể thấy rằng các loại CQ số 19, 26, 36 là rừng trồng có chức năng phòng hộ và kinh tế lâm nghiệp. Các loại CQ số 20, 27 ở Nông trường Việt Trung (Bố Trạch), CQ số 13, 42 ở Yên Hoá, Hồng Hoá (Minh Hoá), CQ số 20 thuộc Trường Xuân (Quảng Ninh), CQ số 27, 37 ở Quảng Hợp, Quảng Kim (Quảng Trạch) là diện tích có thể khai thác để trồng rừng phòng hộ với diện tích khoảng hơn 6.000 ha.

Chức năng kinh tế nông nghiệp gồm các cảnh quan đồng cỏ, cây công nghiệp, cây hàng năm, hoa màu và trồng lúa. Các loại cảnh quan đồng cỏ số 9, 14, 21, 32 ở Minh Hoá với diện tích chừng 1.500 ha chức năng chính là phát triển chăn nuôi gia súc. Các loại CQ số 15, 22, 33, 39, 43 gồm hoa màu và cây hàng năm trên các loại đất feralit đỏ vàng, đất dốc tụ và đất phù sa ngòi suối; cảnh quan số 34, 40 lúa trên đất dốc tụ và phù sa ngòi suối, các cảnh quan này phân bố ở các triền suối, các thung lũng có độ dốc không lớn trên các bề mặt bóc mòn cao 200-300m nằm dọc theo hai bên đường Hồ Chí Minh thành dải hẹp từ Thượng Hoá đến Hoá Thanh thuộc huyện Minh Hoá, chỉ có CQ số 39 nằm ở thượng nguồn sông Long Đại. Ở đây ngoài việc trồng rừng, còn có thể trồng các loại cây hàng năm và hoa màu, thung lũng ở chân núi có thể trồng lúa, chăn nuôi và xây dựng các điểm quần cư.

Chức năng phát triển kinh tế du lịch phải kể đến các CQ thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng. Bên cạnh hệ sinh thái rừng nhiệt đới đa dạng về thảm thực vật, động vật phong phú với nhiều loài quý hiếm, đây còn là quần thể hang động caxtơ kỳ vỹ có giá trị đối với việc phát triển kinh tế Du lịch, các CQ thuộc khu BTTN Khe Nét và Khe Nước trong, các CQ có các tiềm năng tự nhiên có thể phát triển du lịch như các CQ số 47, 54, 67 có các hồ nước ngọt, suối nước khoáng Bang, CQ 50, 125 Đèo Ngang, Đèo Lý Hòa.

- Ở phụ lớp cảnh quan đồi cao chức năng kinh tế sinh thái rất hạn chế, chỉ có thể trồng rừng phòng hộ là chủ yếu. Rừng trồng ở những cảnh quan số 46, 50 có thể mở rộng thêm ở các cảnh quan trảng cây bụi như CQ số 47, 49, 51 phân bố ở hồ Vực Tròn, hồ Quảng Liên (Quảng Trạch), hồ Khe Ngang, Thanh Trạch (Bố Trạch).

- Phụ lớp cảnh quan đồi thấp và đồng bằng cao chức năng phòng hộ, bảo vệ là thứ yếu, ở đây con người hoàn toàn tác động và khai thác các chức năng vốn có của nó là chức năng phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp. Các loại cảnh quan rừng trồng sản xuất, rừng trồng đặc dụng gồm 9 loại (CQ số 53, 55, 60, 66, 73, 79, 86, 93, 99, 102) phân bố trên nhiều loại đất khác nhau với diện tích lớn gần 100.000 ha; những

120

Page 123: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

nơi còn đất trống (CQ số 57, 71) hoặc trảng cây bụi (CQ số 54, 56, 61, 67, 74, 80, 87, 90, 94, 103) là những khu vực có thể khai thác để trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm, cây ăn quả. Cảnh quan cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả gồm 8 loại (CQ số 62, 68, 75, 81, 88, 95, 99, 104); cây hoa màu, cây hàng năm gồm 9 loại CQ và có 7 CQ trồng lúa. Chức năng chính của cảnh quan ở đây được quy định bởi đặc điểm địa hình bằng phẳng, độ dốc không lớn, đất feralit có tầng dày. Bên cạnh chức năng sản xuất ở đây còn là các điểm phân bố dân cư và xây dựng các công trình văn hoá xã hội phục vụ cuộc sống của con người. Hầu hết phân bố ở các huyện trong tỉnh chiếm một phần lớn diện tích của các xã: Lê Hoá, Thuận Hoá, Thạch Hoá, Đồng Hoá, Đồng Lê, Mai Hoá (Tuyên Hoá); Hoá Thanh, Hoá Tiến, Hoá Phúc, Lâm Hoá, Thanh Hoá, Dân Hoá, Yên Hoá, Hồng Hoá, Hoá Phúc (Minh Hoá); Quảng Sơn, Quảng Tiến, Quảng Châu, Quảng Kim, Quảng Thạch (Quảng Trạch); Nông trường Việt Trung, Phú Định, Hưng Trạch, Sơn Trạch, Phúc Trạch, Liên Trạch, Lâm Trạch (Bố Trạch); Thuận Đức, Nghĩa Ninh, Đồng Sơn (Đồng Hới); Trường Xuân (Quảng Ninh), Thái Thuỷ, Mỹ Thuỷ, Mai Thuỷ, Trường Thuỷ, Văn Thuỷ, Phú Thuỷ, Nông trường Lệ Ninh, Sơn Thuỷ (Lệ Thuỷ).

- Chức năng nông nghiệp, thuỷ sản và quần cư là chức năng chính của cảnh quan đồng bằng thấp tỉnh Quảng Bình bao gồm cả dải cồn cát ven biển. Đây là phụ lớp gồm 24 loại cảnh quan từ CQ số 107 đến 130. Chiếm gần 15% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố ở đồng bằng các huyện Lệ Thuỷ, Quảng Ninh, Đồng Hới, Bố Trạch và Quảng Trạch thuộc hạ lưu các con sông Nhật Lệ, sông Gianh, sông Lý Hoà, sông Dinh, sông Roòn.

Chức năng phát triển kinh tế nông nghiệp ở đây với các loại cây trồng chủ yếu gồm cây ăn quả, cây hàng năm, hoa màu và trồng lúa trên các loại đất phù sa trung tính, phù sa gley, đất phèn, đất mặn, đất cát biển (CQ số 107, 108, 109, 110, 112, 114, 119 và 120). Một số nơi trảng cây bụi hoặc đất trống trên đất cát biển (CQ số 117, 121) ở Sen Thuỷ, Hưng Thuỷ (Lệ Thuỷ); Phú Hải (Đồng Hới); Quảng Phương, Hải Trạch (Quảng Trạch) có thể cải tạo để trồng cây ăn quả, hoa màu, cây gia vị, rau các loại hoặc trồng lúa.

Chức năng phát triển kinh tế nuôi trồng thuỷ sản gồm các cảnh quan trảng cỏ, cây bụi ngập nước ở các vùng dọc ven sông, cửa sông và trên dải cồn cát (CQ số 111, 113, 115, 122, 129) thuộc các xã Quảng Đông, Quảng Xuân, Quảng Phương, Hải Trạch, Cửa Gianh (Quảng Trạch); Hồng Thuỷ, An Thuỷ, Thanh Thuỷ (Lệ Thuỷ); cửa Nhật Lệ và một số ao, hồ, mặt nước của cảnh quan số 130.

121

Page 124: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

Ở vùng hạ lưu các con sông là những nơi phân bố dân cư chủ yếu của tỉnh Quảng Bình. Thành phố Đồng Hới, các trung tâm huyện, thị trấn, thị tứ đều tập trung ở đồng bằng ven biển. Chính vì vậy, chức năng quần cư là một trong những chức năng cơ bản của đồng bằng ven biển Quảng Bình, các huyện có diện tích đồng bằng lớn như Lệ Thuỷ, Quảng Ninh, Đồng Hới, Quảng Trạch, Bố Trạch có mật độ dân số hơn 100 người/km2, Đồng Hới hơn 300 người/km2, các huyện Minh Hoá, Tuyên Hoá dân cư chỉ tập trung ở các xã thuộc thung lũng, đồi thấp nên mật độ dân cư thưa thớt hơn.

Dải cồn cát ven biển Quảng Bình là một trong những khu vực có cảnh quan đa dạng, ngoài chức năng kinh tế nông nghiệp (CQ số 127) và nuôi trồng thuỷ sản, các cồn cát ở đây còn có chức năng phòng hộ, bảo vệ. Ngoài cảnh quan rừng tự nhiên (số 123), rừng thứ sinh (số 124), các cảnh quan rừng trồng (số 125) và trảng cây bụi cỏ (số 126) xen kẽ nhau phân bố trên dải cồn cát phía nam Quảng Bình, kéo dài từ Ngư Thuỷ (Lệ Thuỷ) đến Lương Ninh (Quảng Ninh), phía Bắc có giá trị trong việc chống cát bay, cát chảy bảo vệ đồng ruộng, làng mạc, đường giao thông phía trong cồn cát. Cảnh quan số 128 là các cồn cát, bãi cát trắng nằm dọc theo bờ biển có giá trị phát triển kinh tế du lịch đối với các bãi biển như: Nhật Lệ, Lý Hoà, Ngư Thuỷ, Quang Phú, Hải Ninh, Quảng Đông...; khai thác cát thuỷ tinh ở một số cồn cát trắng ở Nhân Trạch, Ba Đồn...; còn lại ở những nơi khác có thể trồng rừng để phòng hộ chống cát bay, cát chảy.

Cảnh quan Quảng Bình đa dạng về chức năng, mỗi chức năng cảnh quan thể hiện ở nhiều đơn vị cảnh quan của lãnh thổ và mỗi đơn vị cảnh quan lại có nhiều chức năng khác nhau. Tuy nhiên có thể thấy rằng các chức năng chính của cảnh quan tỉnh Quảng Bình gồm: Chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường; chức năng phục hồi, bảo tồn và chức năng khai thác phát triển kinh tế.

Phân tích chức năng cảnh quan là một trong những căn cứ quan trọng để tiến hành đánh giá cảnh quan cho các mục đích sử dụng khác nhau. Trên cơ sở chức năng của từng CQ, luận án lựa chọn các mục đích để đánh giá phù hợp với đặc điểm tự nhiên của lãnh thổ nghiên cứu.

3.2.2.2. Về động lực cảnh quan tỉnh Quảng Bình

Luận án không nghiên cứu sâu về động lực phát triển của CQ tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên động lực cảnh quan là một yếu tố có tầm quan trọng mang tính quyết định đối với chiều hướng phát triển của cảnh quan theo thời gian, vì vậy trong

122

Page 125: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

quá trình nghiên cứu CQ tỉnh Quảng Bình, luận án đề cập một cách khái quát về đa dạng động lực CQ.

Trong quá trình hình thành và phát triển, CQ lãnh thổ Quảng Bình chịu sự tác động của các yếu tố động lực ở bên trong hoặc bên ngoài CQ từ nguồn năng lượng bức xạ mặt trời, chế độ hoàn lưu gió mùa, nguồn năng lượng được giải phóng do các hoạt động trong lòng đất...tạo nên sự chuyển hoá vật chất và năng lượng trong CQ, thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình phong hoá, phân huỷ vật chất hoặc vận chuyển, chuyển đổi vật chất do xói mòn, rửa trôi (các quá trình ngoại lực)... Bên cạnh đó hoạt động của con người cũng có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh định hướng phát triển của tự nhiên làm thay đổi hệ sinh thái CQ, làm tăng cường hoặc suy giảm chất lượng CQ. Có thể thấy rằng yếu tố động lực lớn nhất có tính quyết định đến sự biến đổi của CQ chính là các hoạt động khai thác lãnh thổ của con người. Con người tác động vào tự nhiên ngày càng toàn diện và sâu sắc, việc khai thác TNTN phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đã làm biến đổi các thành phần và cấu trúc CQ tự nhiên ở những mức độ nhất định, lớn nhất là những tác động của con người đến địa hình, thổ nhưỡng và sinh vật.

Quảng Bình có mật độ dân số thấp, chủ yếu tập trung ở đồng bằng, còn miền núi thì dân cư thưa thớt. Hiện nay dân số hoạt động chủ yếu vẫn trong lĩnh vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp chiếm gần 80%, còn khoảng 20% hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và du lịch, dịch vụ.

Qua hiện trạng sử dụng đất Quảng Bình cho thấy, ở đây đất đai được sử dụng phần lớn vào mục đích Nông, Lâm nghiệp và xây dựng đô thị. Đây là những tác động có thể tích cực hoặc tiêu cực đã làm thay đổi bộ mặt CQ tự nhiên góp phần hình thành nên sự đa dạng CQ hiện tại của tỉnh Quảng Bình. Chính vì thế nghiên cứu động lực CQ không chỉ làm rõ thực trạng thay đổi, phân hoá CQ do các tác động tự nhiên mà còn phân tích sự thay đổi phân hoá CQ do nhân tác và cho phép chúng ta lựa chọn các phương án SDHL nhất các tiềm năng tự nhiên của lãnh thổ.

Lãnh thổ Quảng Bình mang đặc điểm động lực chung của CQ nhiệt đới, gió mùa ẩm. Với tổng lượng bức xạ từ 108-121 kcal/cm2/năm, tổng nhiệt độ hoạt động trong năm lớn (8700-90000C), lượng mưa phong phú trung bình năm đạt 2100-2500mm, độ ẩm đạt tới 85%, đồng thời chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc và gió mùa Tây nam là những yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển của các yếu tố thành tạo CQ lãnh thổ. Tăng cường hoặc kìm hãm các quá trình địa mạo hình thành nên các kiểu địa hình Quảng Bình như: Địa hình bóc mòn, rửa trôi, xâm thực, xói lở ở các khu vực đồi núi, sườn dốc và thung lũng thượng nguồn các khe suối;

123

Page 126: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

Địa hình bồi tụ ở những địa hình trũng, đồi thấp, gò đồi ven sông, đồng bằng; Các dạng địa hình caxtơ độc đáo trên núi đá vôi với hệ thống hang động, sông ngầm ở Phong Nha-Kẻ Bàng. Thúc đẩy quá trình phong hoá nhiệt đới hình thành và phát triển 2 hệ đất chính là đất feralit ở đồi núi và đất phù sa ở đồng bằng Quảng Bình với 8 nhóm đất gồm hàng chục loại đất khác nhau từ các loại đất mùn trên núi cao, các loại đất vàng đỏ trên núi thấp, vùng đồi trung du đến các loại đất phù sa trung tính, gley, mặn, phèn ở đồng bằng và các loại đất cát biển, cồn cát trắng vàng. Đây cũng chính là động lực hình thành và phát triển thảm thực vật nhiệt đới phong phú ở Quảng Bình với các kiểu rừng nhiệt đới thường xanh ưa ẩm, cây bụi ngập mặn; các loại cây công nghiệp nhiệt đới như cà fê, cao su, tiêu; cây ăn quả, rau các loại, cây hàng năm như ớt, tỏi...cây nông nghiệp nhiệt đới như lúa, hoa màu... Tính chất mùa của khí hậu kéo theo tính chất mùa trong chế độ nước sông ngòi, là động lực phát triển theo mùa của cây trồng, vật nuôi và hoạt động sản xuất của con người là động lực tạo nên tính chất mùa của CQ lãnh thổ.

Địa hình đồi núi phía tây, đồng bằng ở giữa và dải cồn cát ven biển, hệ thống các dòng chảy cùng với những tác động bất thường của bão, lũ lụt... là những động lực bên ngoài có tác động rất lớn, làm cho CQ Quảng Bình có sự thay đổi và phát triển phức tạp hơn. Đặc biệt là những hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, du lịch, xây dựng...đã tác động rất lớn đến thổ nhưỡng, thuỷ văn, rừng, thảm thực vật hình thành nên 130 loại CQ hiện tại của tỉnh Quảng Bình. Trong đó hầu hết đều đã có tác động của con người, các tác động có thể tạo nên xu hướng tích cực như trồng và bảo vệ rừng, giữ đất, chống xói mòn, rửa trôi (CQ số 19, 26, 36, 46, 50, 53, 55, 60, 66, 73...), trồng rừng phòng hộ ven biển (CQ số 116, 125) tạo nên sự cân bằng môi trường tự nhiên; Xu hướng tiêu cực như khai thác, chặt phá rừng quá mức, canh tác không hợp lý hoặc sử dụng vượt quá sức chứa lãnh thổ như ở một số CQ ở vùng núi thấp và gò đồi (CQ số 37, 51, 87, 90, 103) làm cho đất trống, tầng mỏng, đồi núi trọc tăng cường xói mòn, rửa trôi vì vậy trong quá trình phát triển làm thoái hoá CQ.

Các yếu tố động lực CQ Quảng Bình có sự phân hoá đa dạng, phức tạp, đây chính là các yếu tố tác động làm thay đổi CQ lãnh thổ và cũng chính là cơ sở xác định chức năng của cảnh quan. Làm rõ xu hướng phát triển của cảnh quan là một trong những nghiên cứu làm cơ sở xây dựng các định hướng sử dụng hợp lý nguồn TNTN, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Bình.

124

Page 127: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Sự phân hóa CQ của một lãnh thổ là kết quả tổng hòa của các mối liên hệ giữa các yếu tố thành tạo nên CQ trong lãnh thổ đó. Quảng Bình là một tỉnh có diện tích không lớn, song vị trí địa lý và đặc điểm địa chất, địa hình đã làm cho các yếu tố thành tạo CQ ở đây có sự phân hóa đa dạng và phức tạp từ nền nham, khí hậu, thủy văn đến đặc điểm thổ nhưỡng và sinh vật. Cùng với những tác động của con người, sự phân hóa đó là nền tảng, cơ sở, là động lực của sự phân hóa CQ, chính vì vậy CQ Quảng Bình có tính chất đa dạng, phức tạp trong cấu trúc, chức năng, động lực phát triển, đây là nguồn gốc của vấn đề sử dụng TNTN và bảo vệ môi trường.

Để tiếp tục tiến hành công tác đánh giá CQ và xây dựng định hướng sử dụng hợp lý CQ cho lãnh thổ nghiên cứu, trên cơ sở phân tích các yếu tố thành tạo CQ, luận án đã đi sâu nghiên cứu những cơ sở để xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân loại và xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan tỉnh Quảng Bình, thành lập Bản đồ cảnh quan tỷ lệ 1:100.000 và nghiên cứu đặc điểm đa dạng của cảnh quan lãnh thổ.

Việc nghiên cứu, xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân loại CQ lãnh thổ là một giai đoạn quan trọng trong NCCQ ứng dụng. Trên cơ sở lý thuyết đã được học, nghiên cứu và ứng dụng vào trong quá trình công tác giảng dạy về lý luận nghiên cứu, phân loại cảnh quan kết hợp với việc tập hợp, tìm kiếm tài liệu, số liệu, khảo sát thực tế về những vấn đề liên quan đến CQ ở Quảng Bình, tác giả đã tổng hợp, phân tích các yếu tố thành tạo CQ tỉnh Quảng Bình và xây dựng Hệ thống phân loại CQ tỉnh Quảng Bình gồm 7 cấp: Hệ thống CQ, Phụ hệ thống CQ, Lớp CQ, Phụ lớp CQ, Kiểu CQ, Phụ kiểu CQ và cuối cùng là cấp Loại CQ. Trên cơ sở hệ thống phân loại CQ, các bản đồ hợp phần và sử dụng công nghệ thông tin, chuyên đề nghiên cứu xây dựng bản đồ CQ tỉnh Quảng Bình tỷ lệ 1:100.000.

Luận án cũng đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm đa dạng CQ tỉnh Quảng Bình thể hiện ở tính đa dạng trong cấu trúc, chức năng, động lực CQ. Với đặc điểm đa dạng và phân hoá phức tạp của các yếu tố hợp phần, cấu trúc ngang của CQ tỉnh Quảng Bình cũng không kém phần đa dạng với sự phân hoá thành 3 lớp CQ, 6 phụ lớp và 130 loại CQ khác nhau phân bố trên gần một ngàn khoanh vi và được thể hiện rõ trên Bản đồ Cảnh quan tỉnh Quảng Bình. Những kết quả trên đây là cơ sở để tiếp tục thực hiện đánh giá CQ cho mục đích sử dụng hợp lý TNTN, phát triển kinh tế xã hội bền vững và BVMT tỉnh Quảng Bình.

125

Page 128: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO MỤC ĐÍCH ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, BẢO

VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG BÌNH

4.1. Đánh giá cảnh quan tỉnh Quảng Bình cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch

Trong thực tiễn, việc bố trí các ngành sản xuất, nhất là các ngành nông, lâm nghiệp, du lịch có mối liên quan và phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm, điều kiện tự nhiên và TNTN của các vùng lãnh thổ. Để sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo cân bằng sinh thái, ổn định lâu dài và bảo vệ TNTN, môi trường thì cần xác định khả năng đáp ứng của chúng đối với các ngành kinh tế, chính vì vậy cần tiến hành công tác đánh giá cảnh quan.

Đánh giá cảnh quan là một bước nghiên cứu quan trọng trong NCCQ, hướng NCCQ ứng dụng nhằm xây dựng thêm những cơ sở chính xác hơn cho việc đưa ra những định hướng sử dụng nguồn TNTN và BVMT phù hợp với chức năng của CQ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội bền vững.

Đánh giá cảnh quan tỉnh Quảng Bình tức là xác định mức độ thuận lợi hay không thuận lợi của cảnh quan vốn rất đa dạng, phức tạp của tỉnh cho các mục đích sử dụng khác nhau. Phương pháp đánh giá mức độ thuận lợi hay còn gọi là đánh giá tiềm năng sản xuất của các địa tổng thể, các cảnh quan là phương pháp đánh giá truyền thống, đặc trưng của địa lý tự nhiên ứng dụng. Qua việc phân tích các đặc điểm đặc trưng của Cảnh quan tỉnh Quảng Bình cho thấy: Về tiềm năng tự nhiên, TNTN lãnh thổ tỉnh Quảng Bình khá phong phú, đa dạng có thể tạo điều kiện cơ bản tốt để phát triển nền kinh tế toàn diện về cả nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ du lịch. Trên thực tế, Quảng Bình có mật độ che phủ rừng hiện nay đạt 67,2%, là tỉnh có mật độ che phủ rừng cao so với các địa phương khác trong cả nước, theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thì trong 10 năm tới Quảng Bình phải tăng diện tích rừng lên thêm 18.000-20.000ha đưa độ che phủ rừng lên 68,5% [78, 112]. Trong khi đó diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, diện tích đất chưa sử dụng ở Quảng Bình còn rất ít (37201ha chiếm 4,6% DTTN), chính vì vậy phát triển kết hợp nông - lâm nghiệp là một hướng sản xuất cần được lưu ý. Bên cạnh đó ngành du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian tới của tỉnh Quảng Bình[112], vì vậy luận án lựa chọn hướng đánh giá CQ cho mục

126

Page 129: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

đích phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Quảng Bình nhằm tìm ra những giải pháp cụ thể, đảm bảo SDHL tài nguyên thiên nhiên trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của Tỉnh. Thực chất đó là đánh giá tổng hợp các thể tổng hợp tự nhiên ở cấp Loại CQ cho các mục đích nói trên nhằm tìm ra những định hướng, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội có hiệu quả, đồng thời sử dụng hợp lý TNTN và BVMT tỉnh Quảng Bình.

4.1.1. Nguyên tắc, đối tượng, mục tiêu đánh giá cảnh quan Quảng Bình

Trên cơ sở nguyên tắc chung của ĐGCQ, thì khi ĐGCQ tỉnh Quảng Bình phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất của các ngành sản xuất nông, lâm nghiệp, du lịch là chủ thể của quá trình đánh giá được dự kiến bố trí, phát triển trên từng đơn vị CQ và đặc điểm của các đơn vị CQ là khách thể của quá trình đánh giá để xác định mức độ thích hợp hay không thích hợp cho mục đích sử dụng. Sau đó cần đánh giá tổng hợp cho các ngành nói trên để đưa ra được định hướng sử dụng hợp lý TNTN và BVMT tỉnh Quảng Bình.

Đối tượng đánh giá cảnh quan tỉnh Quảng Bình chính là 130 đơn vị Loại CQ- đơn vị cơ sở được phân chia trên Bản đồ CQ tỉnh Quảng Bình tỷ lệ 1:100.000. Tuy nhiên trong quá trình tiến hành đánh giá để tạo nên tính tập trung, tùy theo mục đích đánh giá và đặc biệt dựa vào các tiêu chí là các yếu tố giới hạn trong đánh giá của các đối tượng có thể ngay từ đầu loại bớt những CQ không cần đánh giá. Điều này có nghĩa là, trên cơ sở kết quả phân tích đặc điểm các thành phần, cấu trúc và chức năng của CQ lãnh thổ nghiên cứu (tỉnh Quảng Bình), căn cứ vào hệ thống phân loại và bản đồ CQ, trong nội dung của luận án đã xác định được không ít các Loại CQ có nhân tố giới hạn đối với một mục đích nào đó (tức là nhân tố tạo nên điều kiện hoàn toàn bất lợi đối với một ngành sản xuất nào đó) và đã loại bỏ chúng trong quá trình tiến hành đánh giá.

Mục tiêu của việc đánh giá cảnh quan tỉnh Quảng Bình là đưa ra những kết luận tương đối chính xác về khả năng thích hợp nhất của CQ đối với các mục đích sử dụng, làm cơ sở khoa học cho việc bố trí các ngành kinh tế nông, lâm nghiệp, du lịch phù hợp với đặc điểm của các đơn vị CQ nhằm sử dụng hợp lý TNTN và BVMT tỉnh Quảng Bình.

4.1.2. Hệ thống tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá

Trên cơ sở các nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá; dựa vào nhu cầu sinh thái của các ngành sản xuất nông, lâm nghiệp và du lịch; căn cứ vào kết quả nghiên cứu đặc điểm (tiềm năng sinh thái) các đơn vị cảnh quan và xác định chức năng

127

Page 130: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

cảnh quan tỉnh Quảng Bình (thống kê ở bảng 4.1), luận án đã tiến hành lựa chọn hệ thống các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá cho các đối tượng sản xuất là các ngành nông, lâm nghiệp và du lịch, bao gồm đặc điểm các yếu tố địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, nước và sinh vật. Đây là những yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát sinh, phát triển của các loại hình sản xuất nông, lâm nghiệp và du lịch; có sự phân hóa rõ rệt trong không gian lãnh thổ tỉnh Quảng Bình từ vùng đồi núi đến đồng bằng và dải ven biển. Tuy nhiên chỉ tiêu cụ thể được xác định dựa trên nhu cầu sinh thái của các loại hình sản xuất (các dạng sử dụng) cụ thể. Bằng phương pháp so sánh nhu cầu sinh thái của các dạng sử dụng (chủ thể) với tiềm năng sinh thái của CQ và lập ma trận tam giác, luận án tiến hành lựa chọn trọng số cho từng tiêu chí đánh giá [45].

4.1.2.1. Đối với ngành lâm nghiệp

Luận án tiến hành đánh giá khả năng thích nghi của các đơn vị CQ đối với các mục đích phát triển rừng, đây là một trong những cơ sở để đề xuất định hướng sử dụng hợp lý CQ cho mục đích phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng-bảo tồn hoặc rừng sản xuất. Căn cứ vào đặc điểm sinh thái các loại cây rừng nhiệt đới, đặc điểm, chức năng các đơn vị CQ để lựa chọn các tiêu chí và xác định chỉ tiêu đánh giá; Đồng thời các tiêu chí và chỉ tiêu được lựa chọn, cũng như định hướng sử dụng phải phù hợp với các Quy định về tiêu chí phân loại rừng và các Quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [8, 9, 10].

a) Đánh giá cho mục đích phát triển rừng phòng hộ của cảnh quan

Là đánh giá khả năng CQ thích hợp đến mức độ nào đối với vấn đề phát triển rừng phục vụ bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống cát bay, cát chảy. Đối với Cảnh quan tỉnh Quảng Bình, luận án chỉ tiến hành đánh giá tiềm năng đối với vai trò phòng hộ đầu nguồn và phòng hộ chống cát bay, cát chảy. Đây là 2 loại rừng phòng hộ cần thiết đã và đang được quy hoạch trên lãnh thổ nghiên cứu.

- Rừng phòng hộ đầu nguồn (P):

Chỉ đánh giá các CQ nằm trong vùng phòng hộ đầu nguồn được xác định theo chức năng CQ, bao gồm các CQ ở các khu vực đồi núi, rừng biên giới, thượng nguồn, trung lưu sông suối, xung quanh các bồn tụ thủy; có độ dốc địa hình từ 150

trở lên. Không đánh giá các CQ ở đồng bằng với thảm thực vật trồng là các loại cây nông nghiệp hàng năm (hoa màu, lúa) và các điểm quần cư.

Các tiêu chí được lựa chọn để đánh giá mức độ thích hợp cho mục đích phát triển rừng phòng hộ gồm:

128

Page 131: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

+ Vị trí của cảnh quan: Là một trong những tiêu chí xác định mức độ xung yếu của rừng phòng hộ. Đối với các CQ đầu nguồn sông suối, biên giới, gần bồn tụ thủy hoặc sông suối thì mức độ phòng hộ càng cao.

+ Địa hình: Độ dốc địa hình, các dạng địa hình (đồi núi cao, thấp, thung lũng, đồng bằng) là nhân tố ảnh hưởng đến xói mòn, rửa trôi đất đai. Nếu ở những vùng độ dốc lớn, địa hình núi đá vôi thì càng cần thiết phải phát triển rừng phòng hộ.

+ Thổ nhưỡng: Loại đất, tầng dày đất là các yếu tố liên quan đến khả năng sinh trưởng , phát triển của rừng nói chung và khả năng xói mòn đất đai nói riêng.

+ Khí hậu: Các yếu tố như lượng mưa, Số tháng mưa, nhiệt độ trung bình vừa ảnh hưởng đến xói mòn đất và dòng chảy, đồng thời là điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây rừng.

+ Thảm thực vật: Yếu tố độ che phủ quyết định rất lớn đến khả năng phòng hộ.

Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên của các đơn vị CQ và yêu cầu sinh thái của loại hình rừng phòng hộ đầu nguồn để phân bậc các chỉ tiêu và cho điểm từng bậc, cụ thể có 3 bậc gồm: Rất thích hợp (P1): 3 điểm; Thích hợp (P2): 2 điểm;Kém thích hợp (P3): 1 điểm.

Bảng 4.2. Bảng chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn

Mức độ thích hợpCác chỉ tiêu

Rất thích hợp(3 điểm)

Thích hợp(2 điểm )

Kém thích hợp(1 điểm)

Vị trí cảnh quan Vùng biên giới, đầu nguồn.

Vùng gần sông suối, bồn tụ thủy

Xa nguồn sông suối, xa vùng sản xuất

Dạng địa hình Núi đá vôi, núi trung bình

Núi thấp, đồi cao Gò đồi thấp, đồng bằng cao

Độ dốc (độ) >25 20-25 15-20Loại đất Ha, Hs, Hq Các loại đất đỏ vàng E, B, Phù sa các loạiTầng đất (cm) >100 50-100 <50Nhiệt độ TB năm (độ) >20 20-22 <20Lượng mưa TB năm (mm) >2000 1500-2000Độ dài mùa mưa (tháng) >7 5-6Thảm thực vật Rừng tự nhiên

(Rừng giàu, độ che phủ cao)

Rừng thứ sinh (Rừng nghèo, độ che

phủ TB)

Rừng trồng, Trảng cỏ, cây bụi, cây lâu năm (Độ che phủ thấp)

Trong đó các chỉ tiêu thảm thực vật (Thực trạng lớp phủ rừng) là yếu tố quan trọng nhất, tác động trực tiếp đến khả năng phòng hộ của CQ có trọng số 3; các yếu tố vị trí CQ, địa hình, độ dốc địa hình là các tiêu chí đặc trưng đối với mục đích

129

Page 132: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

phát triển rừng phòng hộ có trọng số là 2; còn lại các tiêu chí về thổ nhưỡng và khí hậu là các tiêu chí chung cho phát triển rừng có trọng số 1.

- Rừng phòng hộ ven biển (p): Còn gọi là rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay trên dải cồn cát ven biển Quảng Bình nhằm chống gió hại, chắn cát bay, phòng hộ nông nghiệp, bảo vệ các khu dân cư, các khu đô thị, các vùng sản xuất và các công trình giao thông.

Luận án chỉ tiến hành đánh giá các cảnh quan có thể trồng rừng phòng hộ thuộc dải cồn cát ven biển và vùng cát biển nội đồng để thấy được khả năng thích hợp của từng cảnh quan đối với mục đích phòng hộ nhằm có định hướng cải tạo và sử dụng hợp lý dải cồn cát ven biển. Không đánh giá các CQ có khu dân cư, đường giao thông và CQ đồng bằng sử dụng vào các mục đích trồng cây nông nghiệp.

Trên cơ sở đặc điểm yêu cầu sinh thái của rừng phòng hộ ven biển (chủ yếu cây tràm và phi lao) và đặc điểm các đơn vị cảnh quan, các tiêu chí và chỉ tiêu được lựa chọn đánh giá như sau:

+ Vị trí của cảnh quan: Gần hoặc xa khu dân cư, đường giao thông, khu sản xuất. Từ bờ biển vào khu dân cư, càng gần càng không thuận lợi cho trồng rừng.

+ Dạng địa hình: Cồn cát di động, thung cát, bãi cát, vùng trũng ngập nước, trảng cát, máng trũng, vạt cát tích tụ. Rừng phòng hộ thuận lợi và có giá trị khi được trồng ở những cồn cát, đụn cát di động, bán di động; những vùng cát cố định giá trị phòng hộ không cao.

+ Thảm thực vật hiện tại: Rừng tự nhiên, rừng trồng, trảng cỏ cây bụi hoặc đất trống, độ che phủ càng cao càng tốt cho mục đích phòng hộ.

+ Đất: Loại đất cát và cát biển pha là tốt đối với cây phòng hộ ven biển, đất mặn, phèn không thích hợp.

+ Chế độ nước: Đối với trồng rừng phòng hộ ven biển, thích hợp nhất là khu vực thoát nước tốt, không thích hợp với vùng ngập úng.

Các tiêu chí và chỉ tiêu trên được phân thành 3 bậc và thang điểm cụ thể: Rất thích hợp (p1): 3 điểm; Thích hợp (p2): 2 điểm; Kém thích hợp(p3): 1 điểm.

Quan trọng nhất đối với giá trị phòng hộ là thảm thực vật (Thực trạng lớp phủ) có trọng số 3; vị trí phòng hộ, địa hình ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cát bay, cát chảy có trọng số là 2; còn lại các tiêu chí về khí hậu, nước và thổ nhưỡng là các tiêu chí chung cho phát triển cây rừng trọng số là 1. Cụ thể chỉ tiêu đánh giá như sau:

130

Page 133: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

Bảng 4.3. Bảng chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển rừng phòng hộ ven biển

Mức độ thích hợp

Các chỉ tiêu

Rất thích hợp

(3 điểm)

Thích hợp

(2 điểm )

Kém thích hợp

(1 điểm)

Vị trí CQ Cồn cát ven biển Phía trong cồn cát Ven khu dân cư, giao thông, công trình

Dạng địa hình Địa hình cát di động

Cồn cát cố định Máng trũng, vạt cát, bãi cát

Độ dốc địa hình (độ) >15 15-8 <8

Loại đất Cc Đất cát biển P, Pg, M, S

Tầng đất (cm) >100 50-100

Lượng mưa TB năm (mm) >2000 1500-2000

Nhiệt độ TB năm (độ) 20-22 18-20 <18

Chế độ nước Không ngập Ngập nước định kỳ Ngập thường xuyên

Thảm thực vật Rừng tự nhiên Rừng trồng, thứ sinh Trảng cỏ, cây bụi

b) Đánh giá cho mục đích bảo tồn rừng (B)

Những cảnh quan có giá trị bảo tồn là những CQ có tính nguyên trạng và tính đa dạng cao còn gọi là rừng đặc dụng, có thể những CQ này nằm trong vị trí phòng hộ. Theo Quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [8], thì rừng đặc dụng bao gồm: Vườn quốc gia; Khu bảo tồn thiên nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh; Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học.

Vì vậy luận án tiến hành đánh giá cho các CQ cần được bảo tồn trên lãnh thổ Quảng Bình gồm: Vườn Quốc Gia Phong Nha-Kẻ bàng, các khu bảo tồn tự nhiên Khe Nét, Khe Nước trong và một số thắng cảnh tự nhiên khác.

Ngoài các tiêu chí đánh giá cho mục đích phát triển rừng nói chung (cả các cảnh quan cây bụi ngập mặn), đối với rừng đặc dụng tiêu chí đặc trưng để đánh giá cho mục đích bảo tồn gồm: Mức độ đa dạng của các loài thực vật đặc hữu, quý hiếm và tính nguyên trạng của thảm thực vật rừng tự nhiên, thứ sinh, rừng trồng, trảng cỏ, cây bụi[ 31,33].

- Mức độ đa dạng của các loài thực vật đặc hữu và quý hiếm có trong phạm vi các đơn vị CQ là chỉ tiêu đặc trưng được đánh giá phân làm 4 cấp:

Cấp I: Có mức độ đa dạng cao: Rừng kín thường xanh (3 điểm)

131

Page 134: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

Cấp II: Có mức độ đa dạng Trung bình: Rừng tre nứa thứ sinh, Rừng tự nhiên cồn cát ven biển (2 điểm)

Cấp III: Có mức độ đa dạng thấp: Trảng cỏ và cây bụi ngập mặn (1 điểm).

Cấp IV: Tính đa dạng rất thấp, không có loài đặc hữu quý hiếm (0 điểm). Sẽ được xem xét sơ bộ các cảnh quan theo chức năng và không đưa vào đánh giá các CQ này.

- Tính nguyên trạng: Tức là mức độ nguyên dạng của thảm thực vật hiện tại so với thảm thực vật nguyên sinh của CQ được phân thành 4 cấp:

Cấp I: Có tính nguyên trạng cao (3 điểm) là những CQ có thảm thực vật nguyên sinh hoặc rừng tự nhiên ít bị tác động.

Cấp II: Có tính nguyên trạng trung bình (2 điểm) là những CQ rừng thứ sinh.

Cấp III: Có tính nguyên trạng thấp (1 điểm) là những CQ có thảm thực vật bị biến đổi mạnh do khai thác quá mức như trảng cỏ, cây bụi.

Cấp IV: Thảm thực vật bị biến đổi hoàn toàn (0 điểm) là các CQ nhân sinh, trong đó con người tác động thường xuyên và liên tục. Những cảnh quan không tiến hành đánh giá gồm: Rừng trồng, cây trồng nông nghiệp và quần cư (thuộc nhân tố giới hạn, không đánh giá). Cụ thể các chỉ tiêu lựa chọn để đánh giá gồm:

Bảng 4.4. Bảng chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển rừng đặc dụng (bảo tồn)

Mức độ thích hợp

Các chỉ tiêu

Rất thích hợp

(3 điểm)

Thích hợp

(2 điểm )

Kém thích hợp

(1 điểm)

Tính đa dạng Rừng tự nhiên giàu, trung bình

Rừng thứ sinh, Rừng tự nhiên cồn cát ven biển

Rừng trồng, cây bụi ngập mặn

Tính nguyên trạng Rừng tự nhiên giàu, trung bình

Rừng thứ sinh Rừng trồng đặc dụng, cây bụi ngập mặn

Nhiệt độ TB năm (độ) >20 20-22 <20

Lượng mưa TB năm (mm) >2000 1500-2000

Độ dài mùa mưa (tháng) >7 5-6

Chỉ số khô hạn (K) Hơi ẩm Khô

Trong đó tính đa dạng và tính nguyên trạng: Có trọng số 3; Các chỉ tiêu: Nhiệt độ, lượng mưa có trọng số 2; Các chỉ tiêu khác: Tầng dày đất, độ dài mùa lạnh, mùa mưa, chỉ số khô hạn có trọng số 1. Tiến hành đánh giá riêng cho cảnh quan ở 3

132

Page 135: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

mức: Rất thích hợp (B1): 3 điểm;Thích hợp (B2): 2 điểm; Kém thích hợp (B3):1 điểm.

c) Đánh giá cho mục đích phát triển rừng sản xuất (S)

Rừng sản xuất có thể là rừng trồng, rừng tự nhiên hoặc rừng đang tái sinh, phục hồi. Căn cứ vào mục đích sản xuất kinh doanh là khai thác, trồng mới, tái sinh rừng; trên cơ sở đặc điểm CQ, luận án chỉ đánh giá các CQ có độ dốc từ 8-250 thuộc khu vực núi thấp và gò đồi của lãnh thổ nghiên cứu, không đánh giá các CQ có thảm thực vật là cây hàng năm và lúa, theo các tiêu chí được lựa chọn gồm:

+ Địa hình: Dạng địa hình, độ dốc là yếu tố vừa quyết định đến điều kiện sản xuất, khai thác; vừa là yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển rừng nói chung.

+ Thổ nhưỡng: Loại đất, tầng dày.

+ Khí hậu: Nhiệt độ, lượng mưa, độ dài mùa mưa, chỉ số khô hạn.

+ Thảm thực vật: Rừng giàu, rừng thứ sinh phục hồi, rừng trồng là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất, khai thác rừng.

Bảng 4.5. Bảng chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển rừng sản xuất

Mức độ thích hợp

Các chỉ tiêu

Rất thích hợp

(3 điểm)

Thích hợp

(2 điểm )

Kém thích hợp

(1 điểm)

Dạng địa hình Gò đồi thấp Đồi cao Núi thấp

Độ dốc (độ) 8-15 15-20 20-25

Loại đất Ha, Hs, Hq Các loại đất đỏ vàng E, B, Phù sa các loại

Tầng đất (cm) >100 50-100 <50

Nhiệt độ TB năm (độ) >20 20-22 <20

Lượng mưa TB năm (mm) >2000 1500-2000

Độ dài mùa mưa (tháng) >7 5-6

Chỉ số khô hạn (K) Hơi ẩm Khô

Thảm thực vật Rừng tự nhiên (Rừng giàu và TB độ che phủ cao)

Rừng thứ sinh, Rừng trồng (Rừng nghèo,

độ che phủ TB)

Trảng cỏ, cây bụi, cây lâu năm (Độ

che phủ thấp)

Các chỉ tiêu được phân thành 3 bậc: Rất thích hợp (S1): 3 điểm; Thích hợp (S2): 2 điểm; Kém thích hợp (S3):1 điểm.

133

Page 136: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

Trong các tiêu chí trên, các tiêu chí ảnh hưởng đặc trưng đối với mục đích sản xuất là: Hiện trạng thảm thực vật rừng (liên quan đến trữ lượng rừng) có trọng số 3; các tiêu chí địa hình (độ dốc, dạng địa hình là điều kiện khai thác) có trọng số 2; còn lại các tiêu chí khác gồm: thổ nhưỡng, khí hậu có trọng số 1(là những tiêu chí cho phát triển rừng nói chung).

4.1.2.2. Đối với ngành nông nghiệp

Do đặc điểm ĐKTN, TNTN của tỉnh Quảng Bình, các ngành có xu hướng phát triển mạnh, nhiều tiềm năng, phụ thuộc phần lớn vào tự nhiên là trồng trọt và nuôi trồng thủy sản, vì vậy luận án chỉ tập trung tiến hành đánh giá tiềm năng các đơn vị CQ cho mục đích phát triển hai ngành này.

a) Mục đích sản xuất trồng trọt:

Đất sử dụng trong nông nghiệp ở Quảng Bình chủ yếu trồng các loại cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả; cây hàng năm, hoa màu và trồng lúa, thực tiễn phát triển ngành nông nghiệp Quảng Bình cho thấy:

Đối với cây công nghiệp lâu năm, loại cây được trồng nhiều, phù hợp với ĐKTN và TNTN Quảng Bình hiện nay là cây Cao su. Trong những năm gần đây diện tích trồng cây Cao su ở Quảng Bình không ngừng được tăng lên, vừa có tác dụng là nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, vừa phòng hộ, bảo vệ môi trường, vì vậy trong 5 năm tới Quảng Bình vẫn tiếp tục tăng diện tích trồng Cao su lên 4000-5000ha [78, 112]. Trên cơ sở đặc điểm các đơn vị CQ tỉnh Quảng Bình, luận án lựa chọn cây Cao su để đánh giá cho mục đích trồng cây lâu năm.

Đối với cây hàng năm, ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Bình tập trung vào cây lúa, tập đoàn các loại cây có bột, rau đậu và một số loại cây công nghiệp ngắn ngày có đặc điểm sinh thái tương tự nhau (đậu tương, đỗ xanh, lạc, sắn, ngô, khoai, ớt…). Trong đó cây lúa là cây lương thực chính, được trồng nhiều ở các vùng đồng bằng Quảng Ninh, Lệ Thủy, Ba Đồn; còn các loại loại cây khác thường trồng xen canh trong các hộ gia đình, không có vùng chuyên canh. Chính vì vậy luận án lựa chọn cây lúa và tập đoàn cây hàng năm để đánh giá.

Căn cứ đặc điểm sinh thái các loại cây trồng [10,159] và đặc điểm các đơn vị CQ tỉnh Quảng Bình, trên cơ sở tham khảo các chỉ tiêu đánh giá của nhiều công trình trước đây [25, 31] luận án lựa chọn 3 nhóm tiêu chí và chỉ tiêu cho công tác đánh giá CQ cho phát triển nông nghiệp như sau:

- Cây lâu năm gồm cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả (D):

134

Page 137: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

Cây lựa chọn đánh giá là Cây cao su, có nhu cầu sinh thái thích hợp với điều kiện nhiệt đới, ẩm. Sinh trưởng và phát triển tốt trên loại địa hình đồi núi thấp có độ cao dưới 600m, độ dốc từ 5-80 là thích hợp nhất và sinh trưởng được ở độ dốc <250; Thích hợp với những loại đất có tầng dày trên 1,0m, không úng thủy, đất trung tính, không đụng kết von hoặc đá bàn. Phù hợp với điều kiện nhiệt độ trung bình năm từ 22-300, tốt nhất là điều kiện nhiệt độ 25-280C, không thích hợp với điều kiện nhiệt độ trên 300 và dưới 180 (sinh trưởng chậm và cho năng suất kém), lượng mưa trung bình hàng năm thích hợp nhất là 2000mm, số tháng mưa trong năm khoảng 5-6 tháng, độ ẩm >75%.

Như vậy đối với cây Cao su, luận án không tiến hành đánh giá các CQ ở mức giới hạn đó là các loại CQ ở địa hình đồi núi có độ dốc trên 250 và dưới 30; các CQ có hiện trạng thảm thực vật là rừng tự nhiên, rừng thứ sinh và các CQ có đất bị mặn, phèn và bị gley; các CQ trên dải cồn cát trắng vàng ven biển.

Các tiêu chí đánh giá được lựa chọn, phân thành 3 bậc như sau: Rất thích hợp (C1): 3 điểm; Thích hợp (C2): 2 điểm; Kém thích hợp (C3): 1 điểm.

Bảng 4.6. Bảng chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển cây lâu năm (cây Cao su )

Mức độ thích hợp

Các chỉ tiêu

Rất thích hợp

(3 điểm)

Thích hợp

(2 điểm )

Kém thích hợp

(1 điểm)

Độ dốc địa hình (độ) 3-8 8-15 15-25

Độ cao tuyệt đối (m) <300 300-600 >600

Loại đất Fs, Fk, Fj, Fq Py, Fv, Fa, Fp,D E, B

Tầng dày (cm) >100 50-100 <50

Lượng mưa TB năm (mm) 2000-2800 1500-2000

Nhiệt độ TB năm (độ) 24-28 20-24 <20

Chế độ ẩm (K) Hơi ẩm Hơi khô, khô

Độ dài mùa mưa (tháng) >6 5-6 < 5

Chỉ số pH Trung tính Ít chua Chua

Chế độ nước Thoát nước tốt Khó thoát nước Ngập nước

Trong các tiêu chí đánh giá, các tiêu chí ảnh hưởng đặc trưng đối với cây Cao su là độ dốc địa hình, loại đất được có trọng số 3, tầng dày của đất, nhiệt, ẩm được chọn trọng số 2; còn lại các tiêu chí khác có trọng số 1.

- Các loại cây trồng hàng năm và hoa màu (H): Nhu cầu sinh thái của tập đoàn một số cây trồng hàng năm và hoa màu tương tự nhau được trồng ở Quảng

135

Page 138: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

Bình là các loại cây nhiệt đới ẩm, phân bố chủ yếu ở vùng gò đồi và đồng bằng cao, trên nhiều loại đất khác nhau, tầng đất khoảng từ 30-50cm, thường thích hợp với khí hậu nóng, ẩm đến hơi khô, một số cây có thể trồng được ở những điều kiện khô hạn. Phân bố rộng ở núi thấp, đồi, đồng bằng cao; độ dốc địa hình <150.

Căn cứ vào các đặc điểm về nhu cầu sinh thái và đặc điểm các đơn vị cảnh quan tỉnh Quảng Bình, đối với cây hàng năm và hoa màu, luận án không tiến hành đánh giá cho các loại CQ ở địa hình đồi núi có độ dốc trên 150, thảm thực vật hiện tại là rừng tự nhiên, rừng thứ sinh hoặc rừng trồng; các CQ có đất bị mặn, phèn; các CQ trên dải cồn cát trắng vàng và đất ngập nước thường xuyên.

Các tiêu chí đánh giá được phân thành 3 bậc và cho điểm như sau: Rất thích hợp (H1): 3 điểm; Thích hợp (H2): 2 điểm; Kém thích hợp (H3):1 điểm.

Trong các các tiêu chí đánh giá, tiêu chí ảnh hưởng đặc trưng đối với cây hàng năm và hoa màu là địa hình, loại đất có trọng số 3; tầng dày và chế độ ẩm có trọng số 2; còn lại các chỉ tiêu khác trọng số 1.

Bảng 4.7. Bảng chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển cây trồng hàng năm

Mức độ thích hợp

Các chỉ tiêu

Rất thích hợp

(3 điểm)

Thích hợp

(2 điểm )

Kém thích hợp

(1 điểm)

Độ dốc địa hình (độ) 3-8 <3 8-15

Loại đất D, Fp, P, C, Py Fa, Fs, Fj, Fq, Pg Fk, Fv, B, E, M. S

Tầng dày (cm) >50 30-50 <30

Chế độ ẩm (K) Hơi ẩm Hơi khô Khô

Lượng mưa TB năm (mm) >2000 1500-2000

Nhiệt độ TB năm (độ) 20-24 >24, <20

Độ dài mùa mưa (tháng) >6 5-6

Chỉ số pH Trung tính Ít chua Chua

Chế độ nước Thoát nước tốt Khó thoát nước

- Cây lúa nước (L): Đánh giá mức độ thích hợp của các cảnh quan có khả năng thích nghi với mục đích trồng lúa, luận án căn cứ vào đặc điểm sinh thái của cây trồng và các yếu tố tự nhiên của cảnh quan vùng gò đồi, đồng bằng Quảng Bình để lựa chọn các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá.

Về đặc điểm sinh thái cây lúa: Đây là cây lương thực chính được trồng nhiều ở các đồng bằng Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Ba Đồn (Quảng Trạch) tỉnh Quảng Bình. Một trong những yếu tố quan trọng đối với sinh trưởng phát triển của cây lúa

136

Page 139: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

là nhiệt độ, thích hợp nhất từ 25-280C, dưới 130C lúa ngừng sinh trưởng và nếu nhiệt độ thấp hơn kéo dài lúa sẽ bị chết, >350 cũng sinh trưởng rất kém và tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng. Lượng mưa cần thiết để trồng được lúa là những vùng có lượng mưa trung bình năm từ 1000mm trở lên và số tháng mưa từ 5-6 tháng/năm. Lúa thích nghi trên nhiều loại đất có độ pH, mặn, phèn và thành phần cơ giới khác nhau, thích hợp với độ pH từ 4,5-7. Các loại đất thích hợp với lúa nước là phù sa trung tính, phù sa gley, có thành phần cơ giới nhẹ, ngập úng từ 30-60cm dưới 15 ngày. Các loại đất gley ngập nước thường chỉ trồng lúa 1 vụ kết hợp nuôi trồng thủy sản.

Căn cứ nhu cầu sinh thái và đặc điểm các đơn vị CQ, luận án không tiến hành đánh giá đối với các CQ ở vị trí có độ dốc trên 80, các CQ trên dải cồn cát trắng vàng ven biển.

Bảng 4.8. Bảng chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho mục đích trồng Lúa

Mức độ thích hợp

Các chỉ tiêu

Rất thích hợp

(3 điểm)

Thích hợp

(2 điểm )

Kém thích hợp

(1 điểm)

Độ dốc địa hình (độ ) <3 3-8

Loại đất P, Pg, C Py, M, S, Fp, D Fa, F, Fq, Fs, D, B,E,Cc

Tầng dày (cm) >50 30-50 <30

Độ pH Trung tính Ít chua Chua

Lượng mưa TB năm (mm) >1800 1500-1800 <1500

Nhiệt độ TB năm (0C) 24-28 22-24 >35, <23

Độ dài mùa mưa (tháng) 5-6 >6

Chế độ nước

Ngập thường xuyên

30-60cm Ngập định kỳ Ngập úng

Các CQ còn lại được đánh giá ở 3 mức: Rất thích hợp (L1), thích hợp (L2) và kém thích hợp (L3). Trong đó tiêu chí loại đất là tiêu chí đặc trưng đối với mục đích trồng lúa có trọng số 3, độ pH, chế độ nước và độ dốc có trọng số 2, còn lại các tiêu chí khác có trọng số 1.

b) Mục đích nuôi trồng thủy sản (N)

Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, TNTN, thực trạng phát triển kinh tế-xã hội, những CQ thuận lợi có thể tiến hành nuôi trồng thủy sản gồm: Địa hình mặt nước sông, suối, ao hồ, đầm, bàu, khu vực đất mặn, phèn ngập nước, cây bụi ngập mặn, ruộng lúa. Mặt nước có nhiệt độ điều hòa (từ 18-200C); Môi trường nước có thể ngọt, lợ hoặc mặn, không có chất độc hại. Ở một số vùng hạ lưu và cửa sông có

137

Page 140: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

cây bụi ngập mặn thứ sinh, mang tính chất phòng hộ bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản vì thế trong quá trình đánh giá luận án cũng đã tiến hành đánh giá cho cả những đơn vị cảnh quan này.

Trên cơ sở nhu cầu sinh thái của mục đích nuôi trồng thủy sản, luận án tiến hành lựa chọn các tiêu chí đánh giá và phân chia thành 3 mức: Rất thích hợp (N1), thích hợp (N2) và kém thích hợp (N3).

Nhân tố giới hạn để lựa chọn các cảnh quan đánh giá là CQ không ngập nước thường xuyên hoặc định kỳ. Trong các chỉ tiêu lựa chọn để đánh giá chỉ tiêu địa hình là chỉ tiêu cần thiết, đầu tiên cho vấn đề nuôi trồng thủy sản có trọng số 3, chỉ tiêu chế độ nước có trọng số 2, các chỉ tiêu còn lại trọng số 1.

Bảng 4.9. Bảng chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho mục đích Nuôi trồng thủy sản

Mức độ thích hợp

Các chỉ tiêu

Rất thích hợp

(3 điểm)

Thích hợp

(2 điểm )

Kém thích hợp

(1 điểm)

Địa hình Bàu, đầm Ao, hồ, Vùng trũng

Chế độ nước Ngập thường xuyên Ngập định kỳ

Nhiệt độ nước 18-20 >20 <18

Môi trường Tốt Không độc hại Nguy cơ ô nhiễm

4.1.2.3. Đối với ngành du lịch (D)

Du lịch là một ngành kinh tế phát triển tổng hợp trên cơ sở tiềm năng của tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Tuy nhiên trong khuôn khổ đánh giá tổng hợp ĐKTN và TNTN, các tiêu chí được lựa chọn và đánh giá chủ yếu đánh giá về mức độ thuận lợi của CQ đối với hoạt động du lịch, đánh giá mang tính chất bán định lượng và chỉ đánh giá các CQ có tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên để phát triển du lịch.

Căn cứ vào đặc điểm phát triển của ngành du lịch và đặc điểm CQ tỉnh Quảng Bình, luận án lựa chọn các tiêu chí đánh giá bao gồm:

- Tài nguyên du lịch tự nhiên: Đa dạng sinh học, địa hình, bãi biển, suối nước nóng, thắng cảnh.

- Vị trí địa lý của các tài nguyên du lịch: Gần đường giao thông, đô thị, di tích văn hóa, lịch sử, khả năng tiếp cận và tổ chức các tuyến điểm du lịch.

- Điều kiện khí hậu, tài nguyên nước: Vừa là tiềm năng du lịch, đồng thời là điều kiện ảnh hưởng đến thời gian và điều kiện tổ chức hoạt động du lịch.

138

Page 141: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

Trong đó tiêu chí tài nguyên du lịch là điều kiện tiên quyết có trọng số 3, vị trí địa lý CQ có tài nguyên có trọng số 2, các tiêu chí còn lại có trọng số 1. Các tiêu chí được đánh giá ở 3 mức: Rất thích hợp (D1), thích hợp (D2), kém thích hợp (D3). Cụ thể như sau:

Bảng 4.10. Bảng chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho mục đích Phát triển du lịch

Mức độ thích hợp

Các chỉ tiêu

Rất thích hợp

(3 điểm)

Thích hợp

(2 điểm )

Kém thích hợp

(1 điểm)

Tài nguyên du lịch tự nhiên

Vườn quốc gia, di sản thiên nhiên

Khu bảo tồn thiên nhiên, hang động

Bãi biển, suối nước nóng, thắng cảnh

khác

Vị trí địa lý Gần đường giao thông, khả năng tiếp

cận dễ dàng

Gần các điểm du lịch ở xung quanh

Xa đường giao thông, tiếp cận khó

Nhiệt độ TB năm (0C) 18-24 24-28 >28

Lượng mưa TB năm (mm) 1500-2000 2000-2500 >2500

Số tháng mưa (tháng) 3-4 5-6 >7

- Căn cứ vào hệ thống các chỉ tiêu và trọng số được lựa chọn, luận án tiến hành cho điểm từng loại cảnh quan đối với từng mục đích đánh giá, lập bảng đánh giá riêng sử dụng bài toán trung bình cộng có trọng số tính điểm cho từng đơn vị CQ theo công thức:

X = X0 + X1.n1 +… +Xi.ni

- Tiến hành phân hạng thích nghi, khoảng cách điểm các mức thích nghi được tính theo công thức:

HXX

X minmax

Qua tính toán kết quả điểm phân cấp cho các mức độ thích nghi như sau:

Bảng 4.11. Bảng điểm phân cấp đánh giá cảnh quan

Mục đích đánh giáKhoảng

cách điểm

Mức điểm đánh giá

Kém thích hợp Thích hợp Rất thích hợp

Rừng phòng hộ đầu nguồn 6,7 19-25 26-32 33-39

Rừng phòng hộ ven biển 8,3 20-28 29-36 37-45

Rừng đặc dụng 5,3 19-24 25-29 30-35

Trong đó, ΔX là khoảng cách điểm giữa các mức, Xmax và Xmin là điểm đánh giá cao nhất và thấp nhất của đơn vị cảnh quan, H là số lượng cấp phân hạng thích nghi (3 cấp).

Trong đó: X điểm đánh giá của đơn vị cảnh quan, X1,… Xn là điểm của từng chỉ tiêu từ 1 đến i, n là trọng số của từng chỉ tiêu đánh giá

139

Page 142: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

Rừng sản xuất 5,3 20-25 26-30 31-36

Trồng cây lâu năm 5,0 30-35 36-40 41-45

Trồng cây hàng năm 6,7 27-33 34-40 41-47

Trồng lúa 5,3 23-28 29-33 34-39

Nuôi trồng thủy sản 2,7 9-11 12-14 15-17

Du lịch 3,0 10-13 14-16 17-19

Từ tổng điểm đánh giá của các đơn vị CQ theo các chỉ tiêu đã lựa chọn cho từng mục đích, căn cứ vào các mức điểm đánh giá ở bảng 4.1, tiến hành phân hạng thích nghi cho từng loại CQ đối với từng mục đích sử dụng.

4.1.3. Kết quả đánh giá

Căn cứ vào kết quả phân hạng thích nghi được trình bày trong các bảng ở phần phụ lục gồm 9 bảng, kết quả tổng hợp như sau:

Bảng 4.12. Tổng hợp kết quả đánh giá riêng cho từng mục đích sử dụng

Mục đích sử dụng

Mức độ thích nghi

Loại CQ Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Rừng phòng hộ đầu nguồn

Rất thích hợp1, 2, 3, 4, 5, 6, 11,17,18, 24, 25, 28, 30, 35, 38, 41,84 369.481,2 45,8

Thích hợp7,8,9,10,12,13,14,15,16,19,20,21,22,23, 26,27,29,31,32,36,37,42,43,44,45,46,47,48,49,52,58, 64,72,78,85

163.812,6 20,3

Kém thích hợp50,51, 53, 54, 55, 56, 57, 59, 60, 61, 62, 66, 67,68,71,73,74,75,79,80, 81, 86,87, 88, 90, 93, 94, 98,102

132.666,3 16,4

Rừng phòng hộ ven biển

Rất thích hợp 123,124,125,126,128 24.788,4 3,1Thích hợp 116,117,118,121 3.150,3 0,4Kém thích hợp 111,113,115,122,129 2.083,9 0,3

Rừng đặc dụng

Rất thích hợp 1,3,6,11,17,44,48,52,58,64,78,84,123 358.157,6 44,4

Thích hợp 7,12,18,24,25,28,30,35,38,41,45,59,65,72,85,124 75.315,8 9,3

Kém thích hợp 2,4,5,8,10,20,34,108,113,115 55.061,8 6,8

Rừng sản xuất

Rất thích hợp 30, 44, 48, 52, 58, 64, 65, 66, 67, 68,78, 84, 93, 98 103.525, 2 12,8

Thích hợp11,17,31,32, 38,41,45,46, 50, 53,55,56,57, 59, 60, 61, 62, 72,73,74, 75, 79, 80,81,85, 86,87,88,90, 94,95,99,102, 103, 104

243.333,6 30,2

Kém thích hợp 12, 13, 14,16,18,19,20, 21,23,42, 47, 49, 51, 54 62,319.94 7,7

Trồng cây lâu năm (Cao su)

Rất thích hợp 62,63,66,67,68,69,81 54.172,8 6,7

Thích hợp 33, 39, 46, 47, 49, 50, 51, 53, 54,60,61,75, 76, 82, 95, 96 53.794,3 6,7

Kém thích hợp 13,14,15,16,19,20,21,22,23,31,32,42, 95.709,1 11,9

140

Page 143: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

Mục đích sử dụng

Mức độ thích nghi

Loại CQ Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

43,55,56,57,71,73,74,79,80,86,87,88, 89,90,91,93,94, 98, 99, 100, 102, 103, 104,105

Trồng cây hàng năm

Rất thích hợp 33,34,39,40,69,70,96,97,100,107,108,109,118,119 35.637,5 4,4

Thích hợp31,32,63,67,68,76,77,80,81,82,83,89,91, 92, 94, 95,101,103, 104, 105, 106, 110, 117, 120,121

96.835,4 12,0

Kém thích hợp 42, 43, 61, 62, 74, 75, 87, 88, 90, 99 42.862,0 5,3

LúaRất thích hợp 40,97,101,107,108,109,110,111,112,114,1

19,120 63.235,0 7,8

Thích hợp 34,39,96,106,113,115,122,127,129 12.700,3 1,6Kém thích hợp 33,69,70,77,83,92,100,105,121 16.639,9 2,1

Nuôi trồng thủy sản

Rất thích hợp 111, 113, 115 1.307,0 0,2Thích hợp 130 18.102,1 2,2Kém thích hợp 122, 129 776,9 0,1

Du lịch

Rất thích hợp 6, 8, 10, 20

Thích hợp 1, 11, 17, 47, 50, 58, 113, 116, 124, 125, 126, 128

Kém thích hợp 24, 35, 52, 54, 64, 66, 67, 129

4.1.3.1. Đối với ngành lâm nghiệp

a) Mục đích phát triển rừng phòng hộ

- Phòng hộ đầu nguồn: Luận án tiến hành đánh giá 82 loại CQ có khả năng sử dụng cho mục đích phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn.

Trong đó 29 loại CQ được xếp vào hạng kém thích hợp, có điểm đánh giá thấp, đa số đạt điểm kém đối với các tiêu chí đưa ra, phân bố ở những vùng gò đồi thấp, độ dốc dưới 150, xa bồn tụ thủy, xa nguồn nước vì thế các loại CQ này nên sử dụng vào các mục đích khác. Còn lại 53 loại CQ được

đánh giá ở mức độ thích hợp và rất thích hợp đối với mục đích phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ nguồn nước, chóng xói mòn, rửa trôi đất đai, bảo vệ môi trường.

141

Page 144: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

+ Mức độ rất thích hợp (P1) gồm 17 loại CQ có diện tích 369.481,2ha chiếm 45,8% diện tích tự nhiên của tỉnh, tập trung chủ yếu ở núi trung bình và các đỉnh núi đá vôi, phân bố ở các khu vực rừng biên giới, đầu nguồn các sông suối, địa hình có độ dốc lớn, mưa lớn tập trung. Hiện trạng lớp phủ là rừng tự nhiên ít bị tác động, hoặc rừng thứ sinh có mật độ che phủ cao.

+ Mức thích hợp (P2) gồm 36 loại CQ có diện tích 163.812,6 ha chiếm 20,3% DTTN toàn tỉnh, phân bố ở những khu vực có độ dốc tương đối lớn, sườn núi thấp và vùng đồi có xói mòn, rửa trôi tương đối mạnh. Hiện trạng lớp phủ là các loại rừng thứ sinh, rừng trồng hoặc trảng cây bụi.

- Phòng hộ ven biển (p): Luận án đánh giá 14 loại CQ trên dải cồn cát.

+ Có 5 loại CQ với diện tích 2.083,9ha chiếm 0,3 % DTTN, xếp vào loại kém thích hợp đối với phòng hộ chống cát bay, cát chảy. Tuy nhiên các loại CQ này

phân bố ở những vùng ngập nước ở cửa sông, ven biển gồm: 129, 115, 113 vì vậy có giá trị phòng hộ đối với việc bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn lợi thủy sản.

+ Mức rất thích hợp (p1) gồm 5 CQ có diện tích 24.788,4 ha chiếm 3,1% DTTN, phân bố chủ yếu

trên các cồn cát, đụn cát di động hoặc bán di động. Ở đây hiện tại một số nơi đã được trồng rừng, một số nơi là rừng thứ sinh, trảng cây bụi thứ sinh hoặc trảng cỏ trên cát. Có nơi đất trống gần các bãi biển, có nơi đang khai thác cát.

+ Mức thích hợp (p2) gồm 4 CQ có diện tích 3.150,3 ha chiếm 0,4% DTTN, phân bố chủ yếu ở phía trong của dải cồn cát, trên đất cát biển, gần khu dân cư, đường giao thông thôn, xã. Hiện tại có một số nơi là rừng trồng, một số là trảng cây bụi thứ sinh hoặc cây ăn quả trồng trong các nghĩa địa, có vùng đất đang bị bỏ trống.

b) Mục đích phát triển rừng đặc dụng (B)

Luận án tiến hành đánh giá 39 loại CQ có khả năng sử dụng cho mục đích phát triển rừng đặc dụng.

142

Page 145: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

+ Có 10 loại CQ xếp vào loại kém thích hợp (B3) là những CQ có lớp phủ hiện trạng thưa thớt, bị khai thác quá mức, tính nguyên trạng của lớp phủ thấp,

không có loài đặc hữu, quý hiếm.

+ Mức rất thích hợp (B1) gồm 13 CQ có diện tích 358.157 ha chiếm 44,4% DTTN, là những CQ nằm trong khu vực vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Nét ở Tây Bắc Quảng Bình và các loại CQ ở phía Tây Nam

Quảng Bình thuộc khu BTNN Khe nước trong Kim Thủy (Lệ Thủy) giáp với Khu BTTN Bắc Hướng Hóa (Quảng Trị) và biên giới Lào. Đây là những CQ rừng nguyên sinh ít bị tác động, có tính đa dạng sinh học cao.

+ Mức thích hợp (B2) gồm 16 CQ có diện tích 75.315 ha chiếm 9,3% DTTN, là những CQ rừng tự nhiên ít bị tác động, có mật độ che phủ khá cao, tuy nhiên tính đa dạng sinh học không cao, không có loài đặc hữu. Phân bố ở chân núi thấp và vùng đồi, dễ khai thác, khó bảo tồn.

c) Mục đích phát triển rừng sản xuất (S)

Luận án tiến hành đánh giá 63 loại CQ có khả năng sử dụng cho mục đích phát triển rừng khai thác kinh doanh, trồng rừng, khoanh nuôi hoặc tu bổ để khai thác.

+ Có 14 loại CQ với diện tích 62.319,9 ha chiếm 7,7 % DTTN, xếp vào loại kém thích hợp (S3) đối với mục đích đánh giá. Đây là những CQ ở địa hình có độ

143

Page 146: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

dốc lớn, vùng núi cao, khó khai thác. Những CQ có điều kiện đất đai, độ ẩm không phù hợp sản xuất rừng.

+ Mức rất thích hợp (S1) gồm 14 CQ có diện tích 103.525,2 ha chiếm 12,8% DTTN, là những CQ phân bố ở khu vực địa hình có độ dốc từ 15-200, vùng chân núi thấp hoặc gò đồi, vận chuyển dễ dàng, thuận tiện cho việc khai thác, đất đai phù hợp cho trồng rừng hoặc tái sinh rừng sản xuất. Hiện trạng độ che phủ cao thuận lợi cho khai thác rừng.

+ Mức thích hợp (S2) gồm 34 CQ có diện tích 243.333,6 ha chiếm 30,2% DTTN, là những CQ phân bố ở khu vực địa hình núi, đồi có độ dốc từ 20- 250, các điều kiện khai thác, trồng rừng, tu bổ rừng khá thuận lợi. Hiện trạng là rừng thứ sinh, trảng cây bụi có thể đưa vào sản xuất để khai thác trong tương lai.

4.1.3.2. Đối với ngành nông nghiệp

a) Mục đích sản xuất trồng trọt

- Cây lâu năm (cây Cao su): Luận án tiến hành đánh giá thích nghi của 59 loại CQ đối với cây Cao su.

+ Có 36 loại CQ xếp vào loại kém thích hợp (C3). Đây là những CQ phân bố ở vùng núi thấp cao trên 600m, độ dốc trên 150, gió mạnh hoặc ở những nơi đất tầng mỏng, xói mòn trơ sỏi đá hoặc chua, khó thoát nước.

+ Mức rất thích hợp (C1) gồm 7 CQ có diện tích 54.127, 8 ha chiếm 6,7% DTTN, phân bố ở vùng gò đồi, độ dốc dưới 80, trên các loại đất có tầng dày như feralit hình thành trên phiến

sét hoặc đá ba zan (Fs, Fk, Fj, Fq), thoát nước tốt, đáp ứng tốt với nhu cầu sinh thái của cây.

+ Mức thích hợp (C2) gồm 16 CQ có diện tích 53.794,3 ha chiếm 6,7% DTTN, phân bố ở những vùng đồi núi có địa hình khá dốc (từ 8-150), trên các loại đất feralit có tầng tương đối dày như đất nâu vàng trên phù sa cổ và một số loại khác (Fp, Py, Fv, Fa, D), thoát nước khá tốt.

144

Page 147: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

- Cây hàng năm (H): Luận án tiến hành đánh giá 49 loại CQ cho mục đích trồng tập đoàn cây hàng năm.

+ Có 10 loại CQ xếp vào loại kém thích hợp (H3), bao gồm các CQ phân bố ở những khu vực chân núi, đất bị xói mòn, bạc màu, tầng mỏng có lẫn nhiều sỏi đá, khô.

+ Mức rất thích hợp (H1) gồm 14 CQ có diện tích 35.637, 5 ha chiếm 4,4% DTTN, là những CQ phân bố

ở những vùng gò đồi thấp, đất có tầng từ 30-50cm, ở vùng đồng bằng cao và thung lũng trên đất phù sa ngòi suối hoặc phù sa ven sông.

+ Mức thích hợp (H2) gồm 25 CQ có diện tích 96.835,4 ha chiếm 12% DTTN, là những CQ phân bố ở những vùng sườn đồi hoặc đồi cao, đất tầng mỏng và bạc màu, đất hơi khô.

- Cây lúa (L): Luận án tiến hành đánh giá 30 loại CQ cho mục đích trồng lúa.

+ Có 8 loại CQ xếp vào loại kém thích hợp (L3), là những CQ có điều kiện đất đai, địa hình và chế độ nước kém phù hợp để trồng lúa. Các CQ này phân bố ở

những đồng bằng cao hoặc thung lũng sông suối tuy nhiên đất tầng mỏng, bị xói mòn, bạc màu hoặc đất nặng, chặt bí hoặc đất chua, thường ngập úng.

+ Mức rất thích hợp (L1) gồm 12 CQ có diện tích 63.235 ha chiếm 7,8% DTTN, chủ yếu phân bố ở

các đồng bằng ven biển Lệ Thủy, Quảng Ninh, Quảng Trạch. Đất phù sa trung tính hoặc gley nhẹ và đất cát biển trung tính. Tầng đất dày, chế độ nước phù hợp. Có thể trồng 2 vụ trong năm.

145

Page 148: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

+ Mức thích hợp gồm 10 CQ có diện tích 12.700,3 ha chiếm 1,6% DTTN, gồm các cảnh quan phân bố ở thung lũng sông suối trên đất phù sa ngòi suối hoặc đất dốc tụ có tầng dày, đồng bằng trũng thấp trên đất mặn, phèn; chế độ nước khá thích hợp, đất trung tính hoặc ít chua. Hầu hết trồng 1 vụ lúa trong năm.

b) Nuôi trồng thủy sản (N)

Luận án tiến hành đánh giá 6 loại CQ có tổng diện tích 20.186 ha, là những cảnh quan ngập nước thường xuyên, có khả năng nuôi trồng thủy sản hoặc kết hợp với nuôi trồng thủy sản. Kết quả cụ thể:

+ Có 2 CQ với diện tích 776, 8ha chiếm 0,1 % DTTN, xếp vào loại kém thích hợp (N3) gồm CQ số 122 phân bố ở những vùng trũng trong dải cồn cát Quảng Trạch; môi trường ở đây không nuôi trồng được thủy sản, được sử dụng để khai thác than bùn. CQ số 129 là CQ cây bụi thứ sinh ngập mặn ven biển Quảng Đông, Cảnh Dương (Quảng Trạch) và

ven cửa sông Nhật Lệ; môi trường ở đây là nước mặn và lợ, tuy nhiên vị trí rất khó để khoanh nuôi vì thông ra biển, chỉ thuận lợi cho đánh bắt thủy sản.

+ Mức rất thích hợp (N1) gồm 3 CQ 111, 113 và 115 có diện tích 1.307,1 ha chiếm 0,2% DTTN, là những CQ phân bố ở những vùng hạ lưu các con sông, trong các khu vực đồng bằng trũng thấp, môi trường nước lợ rất thuận lợi đối với việc nuôi trông thủy sản. Ngoài ra có 1 số CQ trong khu vực trồng lúa có thể kết hợp lúa-cá như CQ 110, 112, 114, là những CQ ở vùng đồng bằng trũng thấp, thường ngập nước thường xuyên, sau khi gặt xong thì cũng có thể đánh bắt.

+ Mức thích hợp (N2) gồm 1 CQ có diện tích 18.102 ha chiếm 2,2% DTTN, là hệ thống các sông suối, ao, hồ, đầm bàu phân bố từ miền núi đến đồng bằng ven biển Quảng Bình; đều có thể nuôi trồng hoặc cải tạo để nuôi trồng thủy sản. Môi trường nước ở đây có thể ngọt, lợ hoặc mặn, môi trường chưa đến mức ô nhiễm.

4.1.3.3. Đối với ngành du lịch (D):

Luận án tiến hành đánh giá 24 loại CQ có các tiềm năng tự nhiên có thể phát triển Du lịch. Kết quả và mô tả cụ thể như sau:

146

Page 149: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

+ Có 8 loại CQ xếp vào loại kém thích hợp (D3) đối với mục đích phát triển du lịch. Đây là những CQ có phân bố một số thắng cảnh như: Hồ nước ngọt, Rào Đá, Hang Còi, rừng tự nhiên ở các vùng biên giới, núi cao thuộc khu BTTN Khe Nét, Tuyên Hóa, cảnh quan rừng ngập mặn ven biển, có thể có khả năng đưa vào khai thác du lịch tuy nhiên ở những nơi này địa hình khó khai thác, điều kiện giao thông chưa phát triển.

+ Mức rất thích hợp (D1) gồm 4 CQ thuộc Vườn Quốc Gia Phong Nha-Kẻ Bàng. Những CQ này ở Khu vực đồi núi đá vôi ở phía Tây Bố Trạch, đây là khối núi đá vôi chứa đựng tiềm năng Du lịch tự nhiên rất lớn về cả giá trị địa chất - địa mạo, địa hình, thủy văn, sinh vật; nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và độc đáo, có sức hấp dẫn có thể sử dụng để phát triển nhiều loại hình du lịch khác nhau. Hệ thống đường giao thông thuận lợi, các điều kiện khác như nguồn nước, khí hậu đều khá tốt.

Tiềm năng du lịch tự nhiên cần kể đến gồm: Quần thể hơn 300 hang động phong phú, kỳ vỹ vẫn còn nhiều bí ẩn chưa được khám phá hết. Cùng với hệ thống hang động kỳ diệu là các sông ngầm và hồ nước ngầm soi bóng thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo. Đây quả thật là “thiên đường” cho các nhà khoa học khám phá, thám hiểm và khách du lịch. Là một nơi điển hình của quá trình địa chất thành tạo các dạng địa hình Cacxtơ.

Hàng chục đỉnh núi cao trên 1.000m, hiểm trở chưa có vết chân người là nơi hấp dẫn cho các nhà thể thao leo núi, du lịch mạo hiểm, khám phá; các nhà nghiên cứu khoa học.

Rừng nguyên sinh có độ che phủ lớn, tính đa dạng sinh học cao, phong phú về thực vật, động vật với nhiều loại đặc hữu quý hiếm; các nguồn sông suối có phong cảnh đẹp như Suối Mọoc, sông Chày, rừng Gáo, thác Gió…là tiềm năng lớn để phát triển các tuyến du lịch sinh thái, nghỉ ngơi, ngắm cảnh, tận hưởng không khí trong lành của thiên nhiên hoang dã.

+ Mức thích hợp (D2) gồm 12 CQ có các điểm du lịch và thắng cảnh khá hấp dẫn, có giao thông tương đối thuận tiện, một số đã được đưa vào khai thác, một số chưa khai thác. Gồm các khu BTTN, bãi biển, hồ bàu, đầm phá.

Dọc theo bờ biển Quảng Bình là những bãi cát dài, bằng phẳng hình thành nên nhiều bãi tắm đẹp như: Lý Hoà, Quang Phú, Nhật Lệ, Bảo Ninh, Hải Ninh, Ngư Hòa, thu hút khách du lịch vào mùa nắng nóng. Bãi biển Nhật Lệ, Quang Phú, Bảo Ninh là một cụm du lịch biển thu hút khách du lịch nghỉ ngơi, tắm biển trong mùa

147

Page 150: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

hè. Ở đây có thể xây dựng các khu nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, thể thao,…kết hợp với Bàu Tró và vùng đồi cát, biển, sông, hồ và những rừng cây ven biển. Biển Nhật Lệ, làng Bảo Ninh, khu nghỉ mát cao cấp Sunspa Resort Mỹ Cảnh đang thực sự là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch.

Về phía Bắc nằm dưới chân Đèo Ngang nổi tiếng với những bãi biển sạch, đẹp, Vũng Chùa-Đảo Yến, vịnh nước sâu Hòn La, Đảo Chim, cảnh sắc hài hòa thơ mộng, là một điểm du lịch biển lý tưởng, xung quanh có nhiều bãi san hô trắng rộng hàng nghìn hecta, có nhiều giá trị cao đối với phát triển du lịch. Trên đường Quốc lộ 1A, vùng núi-biển Lý Hòa (Bố Trạch) có non cao, biển rộng, cát trắng, dương xanh, phong cảnh hữu tình. Bãi biển Đá Nhảy là nơi du lịch nghỉ mát, tắm biển lý thú với những bãi đá lúc nào cũng có sóng.

Về phía Nam cách Đồng Hới 60km, dọc theo Quốc lộ 16 là suối nước nóng Bang, Lệ Thủy. Đây là nguồn nước duy nhất ở nước ta sôi ở nhiệt độ 105 0C, thuộc loại sulfua hydro, nước không màu, không vị, trong suốt, có mùi H2S, độ pH= 6. Cùng với việc nghỉ dưỡng, chữa bệnh, du lịch sinh thái, suối nước khoáng Bang còn là nguồn nước khoáng được khai thác làm nước giải khát có giá trị đã được khai thác, đóng chai đưa vào sử dụng từ nhiều năm nay. Hiện tỉnh Quảng Bình đang tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng khu Du lịch nghỉ dưỡng và phục hồi chức năng suối nước nóng Bang, Lệ Thủy với quy mô gần 500.000 m2.

Theo đường Hồ Chí Minh ở phía tây còn có ngọn núi đá vôi Thần Đinh (Quảng Ninh) là nơi khá độc đáo, rừng ở đây còn nguyên sinh trên núi đá vôi, cây cối um tùm, kết hợp với một số hang động trên đỉnh núi và sự linh thiêng của đền chùa, ở đây có khả năng khai thác du lịch tâm linh, du lịch sinh thái.

Khu Vực Quành cách Đồng Hới 7km về phía tây nằm giữa vùng đồi với rừng trồng cũng là một địa điểm du lịch sinh thái độc đáo của Quảng Bình, vừa kết hợp với ý nghĩa lịch sử, đây là một điểm đến của khách du lịch khi đến Quảng Bình.

Hai khu BTTN có tên trong danh sách quy hoạch các khu BTTN tại Việt Nam được Thủ tướng phê duyệt từ năm 2003 đó là:

Khu BTTN Khe Nét có diện tích 26.814ha, nằm ở phía Tây Bắc Quảng Bình, trên địa bàn của 5 xã Hương Hóa, Kim Hóa, Thuận Hóa, Thanh Hóa và Lâm Hóa (Tuyên Hóa). Đây là một trong những khu rừng có giá trị bảo tồn cao, đại diện cho những khu rừng nhiệt đới ở vùng thấp còn lại hiếm gặp ở Việt Nam với 841 loài thực vật bậc cao có mạch, 282 loài động vật có xương sống trên cạn, trong đó có 42 loài thực vật, 60 loài động vật quý hiếm đang bị đe dọa ở mức quốc gia và toàn cầu.

148

Page 151: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

Khe Nước Trong là một trong những khu vực có giá trị cao về đa dạng sinh học với 987 loài thực vật bậc cao có mạch và 227 loài động vật có xương sống trên cạn, thuộc xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy. Khu vực này chủ yếu là rừng nhiệt đới thường xanh còn tương đối nguyên sinh, giáp với biên giới Việt Lào và khu BTTN Bắc Hướng Hóa (Quảng Trị).

Ngoài ra, Quảng Bình có 5 con sông lớn là sông Ròon, sông Gianh, sông Lý Hòa, sông Dinh và sông Nhật Lệ. Các sông ở Quảng Bình gắn với các hoạt động lễ hội, đặc biệt lễ hội đua thuyền trên sông Nhật Lệ, sông Gianh; du thuyền ngắm trăng nghe hát hò khoan Lệ Thủy... cũng có sức hấp dẫn khách du lịch. Cùng với hệ thống các hồ nước ngọt, đây cũng là nguồn tài nguyên, đồng thời là nguồn cung cấp nước ngọt dồi dào đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của du khách đảm tạo điều kiện hỗ trợ phát huy các nguồn tiềm năng du lịch tự nhiên đối với du lịch tỉnh Quảng Bình.

Khí hậu là loại tài nguyên du lịch đa dạng, được khai thác để phục vụ cho nhiều mục đích du lịch khác nhau. Khí hậu cũng là điều kiện tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến việc triển khai các hoạt động du lịch, quy định tính chất mùa vụ trong hoạt động du lịch. Khí hậu Quảng Bình không thuận lợi nhiều cho hoạt động Du lịch và quy định rất lớn tính mùa vụ của các hoạt động Du lịch. Hàng năm Quảng Bình chỉ đón được khách đến thăm vào những tháng không có mưa lũ (từ tháng 2 đến tháng 9 hàng năm), vào mùa hè Quảng Bình là nơi nghỉ ngơi và tắm biển lý tưởng của du khách. Bên cạnh đó khí hậu Quảng Bình tạo điều kiện thuận lợi cho nguồn sinh vật phát triển phong phú, đa dạng, như Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.

Ngoài những tiềm năng lớn về du lịch tự nhiên, Quảng Bình còn chứa đựng cả hệ di tích lịch sử văn hóa có giá trị qua nhiều thời đại, là ranh giới phân chia giữa Đàng trong và Đàng ngoài và là trận địa ác liệt trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đặc biệt là dải “đường Trường sơn huyền thoại”. Đây cũng là một tiềm năng du lịch lớn, kết hợp với giá trị các tiềm năng tự nhiên để phát triển Du lịch tỉnh Quảng Bình.

4.2. Định hướng sử dụng hợp lý nguồn TNTN và BVMT tỉnh Quảng Bình.

4.2.1. Quan điểm và cơ sở của việc định hướng sử dụng TNTN và BVMT Tỉnh Quảng Bình

Để tiến hành xây dựng các định hướng sử dụng hợp lý TNTN và BVMT tỉnh Quảng Bình, dựa vào kết quả đánh giá cảnh quan và hiện trạng phát triển các ngành nông, lâm nghiệp, du lịch của tỉnh cần tiến hành nghiên cứu Quy hoạch tổng thể

149

Page 152: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 nhằm có những định hướng sử dụng cảnh quan phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội của địa phương.

4.2.1.1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Bình đến 2020

Trên cơ sở nghiên cứu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và các quy hoạch tổng thể phát triển các ngành, theo đó những vấn đề liên quan đến quy hoạch phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp và du lịch của tỉnh gồm những nội dung [110, 106, 111,112,115]:

a. Đối với các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và bảo vệ môi trường

Phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa bền vững, trên cơ sở hình thành các vùng sản xuất hàng hoá lớn, tập trung để đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và phương pháp canh tác nhằm tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao đáp ứng tốt nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.

- Phấn đấu giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp thời kỳ 2011-2020 tăng bình quân hàng năm 4,5-5%, trong đó nông nghiệp tăng 5,5%, thủy sản 7,6% và lâm nghiệp 1,9%. Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành nông-lâm-ngư là: 66%-7% và 27%;

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu, hệ sinh thái,..) của từng vùng và nhu cầu thị trường; nâng cao hiệu quả sử dụng đất; chú trọng phát triển một số cây trồng có giá trị kinh tế cao như cao su, hồ tiêu, lạc, cây ăn quả; phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo mô hình chăn nuôi trang trại và hộ gia đình;

- Phát triển kinh tế vùng gò đồi, kết hợp giữa phát triển cây lâm nghiệp, cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày; đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp; Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng; thu hút các thành phần kinh tế đầu tư trồng, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng; nâng cao chất lượng độ che phủ rừng và bảo vệ môi trường sinh thái;

- Đẩy mạnh khai thác thế mạnh về kinh tế biển; chú trọng đánh bắt xa bờ, giảm dần khai thác ven bờ để bảo tồn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản; khuyến khích các hình thức dịch vụ hậu cần trên biển để giảm chi phí sản xuất;

- Chú trọng nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh, áp dụng công nghệ sinh học, phát triển dịch vụ giống, thức ăn và phòng trừ dịch bệnh cho nuôi trồng thuỷ sản;

150

Page 153: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

- Khai thác hợp lý, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, đáp ứng với yêu cầu tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững; Phòng chống suy thoái, ngăn chặn, xử lý, khắc phục và tiến tới kiểm soát tình trạng ô nhiểm môi trường do các loại chất thải gây ra. Phấn đấu đến năm 2015 có 95% và đến năm 2020 có 100% cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải.

Chỉ tiêu cụ thể:

- Nâng tỷ lệ độ che phủ rừng lên 68,5% (552.471ha) vào năm 2015 và khoảng 70% (564.560 ha) vào năm 2020. Quản lý và tổ chức thực hiện hiệu quả quy hoạch 3 loại rừng trong giai đoạn mới, trồng mới 25.000 ha rừng, trong đó có 4.000 - 5.000 ha cao su. Đến 2015, trồng 24 triệu cây lâm nghiệp phân tán gồm các loại keo, tràm kinh tế kết hợp phòng hộ và các loại cây phòng hộ tre, nứa ven sông, suối trung bình 4 triệu cây/năm.

- Cây lúa: Giữ ổn định diện tích sản xuất lúa, giảm mạnh diện tích lúa tái sinh, tăng diện tích lúa 2 vụ. Đến năm 2015 diện tích lúa cả năm 48.950 ha, sản lượng 252.500 tấn; Đến năm 2020 diện tích 48.800 ha, sản lượng 260.000 tấn. Diện tích lúa hàng hóa chất lượng cao đạt 12.000 ha năm 2015 và 13.200 ha năm 2020.

- Cây ngô: Đến năm 2015 diện tích ngô là 5.250 ha, sản lượng 26.800 tấn; đến năm 2020 diện tích 5.580 ha, sản lượng 30.000 tấn. Trong đó, tỷ lệ diện tích ngô lai đạt 95- 96%.

- Cây sắn: Đến năm 2015 diện tích là 6.500 ha và duy trì ổn định đến 2020. Trong đó vùng sắn nguyên liệu đến năm 2015 là 5.500 ha và đến năm 2020 là 6.000 ha. Về sản lượng đạt 112,65 ngàn tấn năm 2015 và 114,20 ngàn tấn năm 2020.

- Khoai lang: Đến năm 2015 diện tích khoai lang là 4.200 ha và duy trì ổn định đến 2020. Sản lượng đạt bình quân 30.000 tấn/năm.

- Diện tích rau đậu các loại đến năm 2015 đạt 6.000 ha và đến năm 2020 đạt 6.600 ha.

- Cây ớt: Đến năm 2015 diện tích ớt là 620 ha, sản lượng 1.240 tấn; đến năm 2020 diện tích ớt là 650 ha, sản lượng 1.500 tấn.

- Cây lạc: Đến năm 2015 diện tích lạc là 6.500 ha, sản lượng 17.300 tấn; đến năm 2020 diện tích lạc là 6.900 ha, sản lượng 18.280 tấn. Lạc vụ Xuân chiếm 85 - 90% diện tích.

151

Page 154: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

- Cây cao su: Đến năm 2015 diện tích cao su đạt 18.000 ha, trong đó diện tích kinh doanh 10.000 ha, sản lượng 11.000 tấn; đến năm 2020 diện tích là 23.000 ha, trong đó diện tích kinh doanh 15.000 ha, sản lượng 19.500 tấn.

- Cây hồ tiêu: Đến năm 2015 diện tích hồ tiêu đạt 1.200 ha, trong đó diện tích kinh doanh 900 ha, sản lượng 1.080 tấn; đến năm 2020 ổn định diện tích 1.500 ha, sản lượng 1.725 tấn/năm.

- Cây ăn quả: Đến năm 2015 đạt và ổn định diện tích cây ăn quả là 3.500 ha, sản lượng 20.000 - 25.000 tấn/năm.

- Nuôi trồng thủy sản:

+ Nuôi trồng thủy sản trong các ao hồ: Năm 2015: Diện tích nuôi trồng 1.500 ha; sản lượng 5.290 tấn. Năm 2020: Diện tích 1.650 ha; sản lượng 5.980 tấn.

+ Nuôi cá nước ngọt trên ruộng trũng: Năm 2015: Diện tích nuôi 2.410 ha; sản lượng 1.620 tấn. Năm 2020: Diện tích nuôi 2.840 ha; sản lượng 2.270 tấn.

+ Nuôi cá lồng: Năm 2015: Số lồng nuôi 1.450 lồng; sản lượng 900 tấn. Năm 2020: Số lồng nuôi 1.500 lồng; sản lượng 1.050 tấn.

+ Nuôi trồng thủy sản mặn lợ: Năm 2015: Diện tích nuôi trồng 2.340 ha; sản lượng 7.500 tấn. Năm 2020: Diện tích nuôi trồng 2.400 ha; sản lượng 9.260 tấn.

b. Đối với ngành Du lịch

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2025 thì mục tiêu và định hướng cho ngành kinh tế Du lịch tỉnh Quảng Bình là phát triển trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn với những nội dung chính như sau [112, 158]:

- Quan điểm phát triển: Phát triển du lịch luôn phải đặt trên quan điểm phát triển bền vững, cân bằng giữa lợi ích kinh tế và các mục tiêu văn hoá xã hội và an ninh quốc phòng; xác định du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến các ngành, lĩnh vực mang những nội dung văn hoá sâu sắc và đặt trong mối liên hệ với sự phát triển của du lịch Bắc Trung bộ, du lịch cả nước và rộng hơn là khu vực ASEAN; trên cơ sở các tiềm năng và lợi thế của tỉnh, khai thác có hiệu quả các nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn để phát triển các loại hình sản phẩm du lịch đáp ứng xu hướng và nhu cầu của thế giới.

- Mục tiêu phát triển: Đưa Quảng Bình trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt nam, tương xứng với tiềm năng lợi thế của tỉnh, trên cơ sở tập

152

Page 155: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần vào tăng trưởng kinh tế-xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng GDP du lịch dịch vụ, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và cộng đồng dân cư, tăng nguồn thu ngân sách, tạo tiền đề cho các ngành kinh tế phát triển.

Phấn đấu đến năm 2020 đón được 2,2 triệu lượt khách du lịch đến tham quan nghỉ dưỡng tại tỉnh, tăng từ 11-12%/năm, trong đó khách quốc tế đạt 8-10%; thu nhập du lịch đạt hơn 2.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 20%/năm; tỷ trọng đống góp của du lịch vào GDP của tỉnh đạt xấp xỉ 2%/năm. Trên cơ sở mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể để đề ra các chỉ tiêu về khách du lịch, thu nhập và GDP (giá trị gia tăng) du lịch, nhu cầu về lao động, sử dụng buồng khách sạn, nhu cầu đầu tư và tỷ trọng đóng góp của du lịch vào GDP đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025. Trong đó, đáng chú ý là chỉ tiêu dự báo khách du lịch đến năm 2025 đón gần 3,9 triệu khách, có 162,0 ngàn khách quốc tế, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011-2025 đạt 12,2%; thu nhập và GDP du lịch đến năm 2025 đạt 273,30 triệu USD, tương đương 5.329,00 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 19,1%/năm; nhu cầu lao động trong ngành du lịch đến năm 2025 có 91.500 lao động, trong đó có 28.600 lao động trực tiếp;nhu cầu vốn đầu tư phát triển du lịch giai đoạn 2011-2015 là 105,51 triệu USD, giai đoạn 2016-2020 là 181,16 triệu USD và giai đoạn 2021-2025 là 454,16 triệu USD.       

- Định hướng phát triển thị trường du lịch nước ngoài chủ yếu là các nước ASEAN, tiếp đến là thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc; các nước trong khối EU; khu vực Bắc Mỹ, đặc biệt là thị trường Mỹ; thị trường Nga và các nước Đông Âu. Đối với thị trường trong nước, xác định 3 thị trường chính là: Thị trường Bắc bộ, đặc biệt là thị trường Hà Nội; thị trường các đô thị khu vực miền Trung; thị trường TP Hồ Chí Minh và các đô thị lớn phía Nam.       

Phát triển sản phẩm du lịch dựa trên cơ sở khai thác các giá trị độc đáo và hấp dẫn của Di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha-Kẻ Bàng, với các sản phẩm chính như: Tham quan hang động, cảnh quan VQG theo các tuyến đi bộ, hệ thống di tích lịch sử cách mạng, du lịch sinh thái, văn hoá-lịch sử, văn hoá tộc người, du lịch mạo hiểm, khám phá; du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh, thể thao nước; du lịch MICE (du lịch kết hợp tổ chức hội nghị hội thảo)…       

Phát triển hệ thống các công trình cơ sở vật chất du lịch, nhất là các cơ sở lưu trú có chất lượng cao tại TP Đồng Hới, khu vực Di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha-Kẻ Bàng, các khu vực có tiềm năng như Suối nước nóng khoáng Bang,

153

Page 156: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

các khu vực ven biển bao gồm các khách sạn từ 4-5 sao và các khu nghỉ dưỡng sang trọng; cơ sở vật chất-kỹ thuật phục vụ du lịch MICE như nhà hàng, trung tâm hội nghị, hội thảo, triển lãm, khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại, siêu thị và ẩm thực tại khu vực Đồng Hới và một số khu vực quan trọng khác phục vụ nhu cầu của du khách.        

Ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật  như các cơ sở lưu trú, các công trình phục vụ du lịch, cơ sở vui chơi giải trí, mua sắm; đầu tư tu bổ, tôn tạo và bảo vệ các di tích văn hoá-lịch sử và khôi phục phát triển các lễ hội truyền thống; đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch; tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch…, với các sự án ưu tiên đầu tư phát triển du lịch dự kiến tổng vốn đầu tư khoảng 538,00 triệu USD, trong đó giai đoạn 2011-2020 là 292,00 triệu USD, giai đoạn 2021-2025 là 246 triệu USD tập trung vào các lĩnh vực nâng cấp hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch, đầu tư xây dựng các khu du lịch, phát triển du lịch cộng đồng, tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch, bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử văn hoá, cách mạng. 

4.2.1.2. Hiện trạng sử dụng đất nông, lâm nghiệp và phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình

a. Hiện trạng sử dụng đất nông, lâm nghiệp tỉnh Quảng Bình

Quảng Bình có 806.527 ha diện tích đất tự nhiên, bao gồm 2 hệ đất chính là đất feralit phân bố ở vùng núi và gò đồi chiếm 85% DTTN, đất phù sa phân bố trên dải đồng bằng ven biển chiếm 15% diện tích còn lại. Với các đặc điểm tự nhiên và TNTN, có thể thấy rằng Quảng Bình có thế mạnh để phát triển nông, lâm nghiệp.

Bảng 4.13. Cơ cấu sử dụng đất Quảng Bình (2007-2010)

Năm 2007 2008 2010

Tổng diện tích tự nhiên (ha) 806.527 100 % 806.527 100 % 806.527 100 %

- Đất sản xuất nông nghiệp 71.381 8,85 71.529 8,87 79.618 9,87

- Đất lâm nghiệp 610.388 75,68 623.378 77,29 633.522 78,55

- Đất nuôi trồng thủy sản 2.587 0,32 2.645 0,33 2.786 0,34

-Đất sử dụng vào các mục đích khác 4.960 6,15 5.024 6,23 5.355 6.64

-Đất chưa sử dụng 72.619 9,00 58.699 7,28 37.144 4,60

(Nguồn: Cục Thống kê Quảng Bình)

154

Page 157: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

Thực tế hiện nay Quảng Bình đã sử dụng hơn 85% diện tích đất cho sản xuất nông, lâm nghiệp; còn lại chưa đầy 15% sử dụng vào mục đích khác và đất chưa sử dụng chỉ chiếm 4,6% tổng DTTN của tỉnh [81, 158].

- Đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp: Diện tích có tăng lên, năm 2007 là 71.381ha, năm 2010 là 79.618, chiếm 9, 87% DTTN, thuộc tỷ lệ thấp so với tỷ lệ trung bình cả nước. Trong đó đất trồng cây hàng năm chiếm một tỷ lệ lớn (>70% diện tích đất sản xuất nông nghiệp) gồm các loại đất trồng lúa, hoa màu, đất đồng cỏ chăn nuôi và các loại cây cây công nghiệp ngắn ngày. Diện tích đất trồng lúa và lúa-màu có xu hướng ngày càng bị thu hẹp, năm 2008 có 31.072 ha giảm xuống còn 30.934 ha năm 2010.

Diện tích các loại cây lâu năm như cây ăn quả (bưởi, vải, nhãn,...), cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu,...ngày càng được mở rộng từ 16.206ha năm 2008 lên 23.200 ha năm 2010, do khai thác các vùng đất hoang hóa và diện tích vườn tạp, diện tích khác được cải tạo thành các vùng trồng cây ăn quả, cây công nghiệp phân bố chủ yếu ở vùng gò đồi các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố trạch.

Ở những vùng đất dốc thuộc các huyên miền núi Tuyên Hóa, Minh Hóa vẫn còn tồn tại tập quán sản xuất lạc hậu của số ít đồng bào dân tộc, kỹ thuật canh tác trên đất dốc còn hạn chế, vẫn còn hiện tượng phát nương làm rẫy làm cho đất bị xói mòn, bạc màu chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề bảo vệ môi trường. Kinh tế gò đồi, kinh tế trang trại đang được chú trọng phát triển nhưng vẫn còn trở ngại lớn là thiếu vốn và kỹ thuật sản xuất.

Bảng 4.14. Cơ cấu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Bình (2007-2010)

Năm 2007 2008 2010

Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp (ha) 71.381 100% 71.529 100% 79.618 100%

Đất trồng cây hàng năm 55.495 77,74 55.167 77,12 56.213 70,60

- Đất ruộng lúa, lúa màu 30.855 43,22 31.072 43,44 30.934 38,85

- Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 1.535 2,15 1.535 2,14 1.456 1,82

- Đất trồng cây hàng năm khác 23.105 32,37 22.560 31,54 23.823 29,92

Đất trồng cây lâu năm 15.761 22,08 16.206 22,66 23.200 29, 14

Đất sản xuất nông nghiệp khác 125 0,18 156 0,22 205 0, 26

155

Page 158: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

(Nguồn: Cục Thống kê Quảng Bình)

Tại vùng cát ven biển hiện tượng cát di động mặc dù đã được giảm nhiều do hệ thống rừng trồng trên cát, nhưng hàng năm vẫn còn hiện tượng xâm lấn nội đồng làm mất đất ở và đất sản xuất nông nghiệp.

Ở các vùng đồng bằng Lệ Thủy, Quảng Ninh, Đồng Hới, Bố Trạch, Quảng Trạch do đất đai chuyển sang mục đích xây dựng và quần cư vì vậy diện tích đất trồng lúa và lúa màu không những có xu hướng ngày càng bị thu hẹp mà bên cạnh đó chất lượng đất cũng có phần giảm sút. Bên cạnh đó do tác động của thiên tai như: Xói lở bờ sông, hạn hán, xâm nhập mặn,...làm mất đất trồng lúa nước, nhất là ở vùng các cửa sông Nhật Lệ, Sông Gianh. Việc sử dụng tùy tiện, thiếu kiểm soát các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón hóa học làm ô nhiễm môi trường đất. Rác thải sản xuất và sinh hoạt, y tế chưa được thu gom và xử lý kém cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng môi trường tài nguyên đất, gây nên những biến động theo chiều hướng tiêu cực đối với đất đai trong nông nghiệp của tỉnh.

- Đất sản xuất lâm nghiệp:

Theo số liệu thống kê năm 2010, tổng diện tích đất lâm nghiệp hiện có ở Quảng Bình là 633.721 ha chiếm khoảng 78,57% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Diện tích đất lâm nghiệp có xu hướng tăng mạnh (bảng 4.13), song diện tích đất trống đồi trọc vẫn còn khoảng hơn 37.000 ha. Năm 2006, đất lâm nghiệp Quảng Bình được quy hoạch thành 3 loại: Đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng và đến năm 2008 đã cắm mốc quy định và thực hiện giao đất, giao rừng.

Bảng 4.15. Cơ cấu sử dụng đất lâm nghiệp Quảng Bình (2007-2010)

  Năm 2006 2008 2010

Tổng diện tích đất lâm nghiệp (ha) 588.818 100 % 623.378 100 % 633.522 100%

Đất rừng sản xuất 263.471 44,7 300.382 48,2 305.231 48, 2

Đất rừng phòng hộ 233.554 39,7 200.182 32,1 204.715 32, 3

Đất rừng đặc dụng 91.793 15,6 122.814 19,7 123.576 19,5

(Nguồn: Cục Thống kê Quảng Bình)

Trong 5 năm từ 2006-2010 do thực hiện các chương trình như trồng mới 5 triệu ha rừng, bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ, tăng cường công tác khoán, giao đất giao rừng, đẩy mạnh kinh tế rừng từ sản xuất rừng tái sinh, khoanh nuôi,

156

Page 159: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

bảo vệ và trồng mới, vì vậy diện tích rừng tăng nhanh. Trong đó diện tích rừng tái sinh tự nhiên tăng đáng kể. Theo số liệu điều tra diện tích rừng trồng hàng năm tăng 4000 – 5000ha, chủ yếu là khai thác diện tích đất hoang hóa và những vùng trảng cây bụi thứ sinh nghèo kiệt. Đến năm 2010, diện tích đất có rừng toàn tỉnh là 541.986 ha, trong đó rừng tự nhiên chiếm 86%, còn rừng trồng chiếm 14%, độ che phủ rừng đạt 67,2%, đứng thứ hai của cả nước. Rừng phòng hộ có diện tích 175.000 ha, rừng đặc dụng có 125.000ha và rừng sản xuất gần 242.000 ha [78].

Bộ phận rừng ở đồi núi phía Tây gồm rừng tự nhiên nguyên sinh và thứ sinh với kiểu rừng nhiệt đới thường xanh, nửa rụng lá hoặc ở vùng núi cao có thể gặp các loại rừng lá kim nhiệt đới trên núi; rừng trồng phần lớn là thông nhựa, tràm hoa vàng. Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng (Bố Trạch) là một trong những khu rừng nguyên sinh quý hiếm ở Việt Nam, là một trong những hệ sinh thái có giá trị kinh tế, khoa học và tham quan du lịch. Diện tích rừng nằm trong khu vực quản lý nghiêm ngặt nên không có biến động. Tuy nhiên hiện nay nhiều vùng rừng cây gỗ ở phía Tây giáp biên giới Việt –Lào nằm ngoài Vườn Quốc Gia có trữ lượng cao đã bị khai thác khá mạnh, trữ lượng rừng suy giảm.

Ở phía Đông, trên dải cồn cát ven biển, ở những cồn cát có độ cao từ 5 đến 40m được trồng rừng phòng hộ để chống cát bay, cát lấp. Hiện nay, do mục đích khai thác, phát triển kinh tế du lịch nên diện tích cây lâm nghiệp ngày càng bị thu hẹp, diện tích rừng phòng hộ chưa đủ để đáp ứng cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường vùng cát. Ngoài ra hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Quảng Bình chiếm diện tích không lớn lắm song đã bị khai phá để nuôi trồng thuỷ sản, chỉ còn rải rác một số cây bụi ở vùng cửa sông Nhật Lệ, cửa sông Gianh và một vài vùng trũng trong các cồn cát ven biển.

Theo xu hướng như hiện nay, trong thời gian tới diện tích đất nông nghiệp Quảng bình sẽ bị giảm xuống nhường chỗ cho đất chuyên dùng và sử dụng vào mục đích khác, đặc biệt đất xây dựng, phát triển công nghiệp, du lịch, đất ở, đất giao thông không ngừng tăng lên. Diện tích đất chưa sử dụng cũng sẽ được tận dụng khai thác cho nhiều mục đích khác nên cũng sẽ giảm trong thời gian tới. Áp lực phát triển kinh tế cần thiết phải điều chỉnh quy hoạch chi tiết cho phù hợp với thực tiễn từng ngành.

b. Hiện trạng phát triển ngành Du lịch

Trước đây Quảng Bình là một tỉnh nghèo, kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn và là mảnh đất mà mọi người biết đến chỉ với gió Lào và cát trắng, thì nay Quảng

157

Page 160: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

Bình đã gắn liền với những danh thắng như Phong Nha- Kẻ Bàng, bãi biển Nhật Lệ, Sun Spa Resort, suối Bang, vũng Chùa, đảo Yến...

Hiện nay Quảng Bình đã khai thác, sử dụng một số tiềm năng tự nhiên để phát triển Du lịch, một số khác đang bắt đầu khai thác, còn một phần tiềm ẩn vẫn chưa được khai thác, trên thực tế hoạt động Du lịch Quảng Bình vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng của vùng và thiếu bền vững [107, 158].

Du lịch Quảng Bình mới chỉ tập trung ở Vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng và biển Nhật Lệ. Du khách đến Quảng Bình chủ yếu để tham quan động Phong Nha, nghỉ ngơi và tắm biển Nhật Lệ, Bảo Ninh. Tại Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng hoạt động Du lịch chính là tham quan một số hang động đã được khám phá, vào mùa hè khách du lịch có thể tham gia một số tuyến du lịch sinh thái đã được khai thác trong Vườn Quốc Gia Phong Nha-Kẻ Bàng như: Suối nước Mọoc, rừng Gáo, thác Gió, gần đây đã có thêm một số tuyến du lịch sinh thái tại VQG. Điểm đến thứ hai là khu vực biển Nhật Lệ-Quang Phú, Bảo Ninh, khu nghỉ mát cao cấp Sunspa Resort là trung tâm du lịch thứ hai của Quảng Bình đang thu hút một lượng khách du lịch tương đối đông đảo, nhất là về mùa hè.

Trong những năm gần đây, Quảng Bình cũng đã có những hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch thu hút khách trong và ngoài nước, tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng, một số dự án đã được khởi công xây dựng, lượt khách đến tham quan và tổng doanh thu từ các hoạt động du lịch tăng lên. Chương trình phát triển du lịch tiếp tục được ưu tiên phát triển và từng bước khẳng định là một ngành kinh tế quan trọng, mang tính đột phá của tỉnh. Cơ sở hạ tầng du lịch được đầu tư nâng cấp, hệ thống khách sạn, nhà hàng được mở rộng, chất lượng dịch vụ, thái độ phục vụ được nâng lên. Nhờ đó, lượng khách du lịch đến tỉnh tăng ổn định, hàng năm tăng bình quân 12-14%/năm, trong đó khách quốc tế tăng bình quân 17-18%/năm, đến năm 2010 đạt 846 nghìn lượt khách, trong đó: khách quốc tế là 22 nghìn lượt. Ở các vùng du lịch trọng điểm Phong Nha-Kẻ Bàng, Vũng Chùa-Đảo Yến, Nhật Lệ-Bảo Ninh, Bang... đã và đang có nhiều dự án du lịch sẽ tạo điều kiện phát triển mạnh dịch vụ du lịch của tỉnh trong thời gian tới [107, 158].

Ngành Du lịch Quảng Bình đã có những bước chuyển biến đáng kể. Song việc khai thác tiềm năng du lịch còn thiếu quy hoạch toàn diện. Các tuyến, điểm, cụm du lịch còn hoạt động độc lập, thiếu sự tương tác hỗ trợ tạo thành sự liên hoàn, vững chắc trong tổng thể tài nguyên và môi trường tự nhiên của lãnh thổ. Việc khai thác tài nguyên du lịch chưa gắn với việc giữ gìn, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên như: thay đổi địa hình, chặt phá cây cối, khai thác rừng, tăng rửa trôi và xói mòn

158

Page 161: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

đất,.... Vấn đề ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí do xây dựng, rác thải của khách du lịch còn chưa được xử lý triệt để, đặc biệt là ở các khu vực bờ biển, khu du lịch sinh thái, dã ngoại, nghỉ dưỡng... Hiện tại một số tiềm năng du lịch tự nhiên Quảng Bình đã được khai thác và đưa vào sử dụng như: Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, biển Nhật Lệ, biển Quang Phú, Vũng Chùa-Đảo Yến, biển Bảo Ninh... đều là những nơi nhạy cảm về môi trường. Ở đây hàng năm thu hút một lượng khách du lịch tương đối đông và đang là những khu vực chịu tác động không nhỏ của các hoạt động du lịch. Trên thực tế phát triển các hoạt động du lịch Quảng Bình đang có nhiều nguy cơ ảnh hưởng xấu đến tài nguyên, môi trường như: Nguồn chất thải từ các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, từ nhà hàng, khách sạn, khách du lịch; Các công trình xây dựng này cũng có những khả năng gây xói lở ở ven biển Nhật Lệ, Quang Phú, Đá Nhảy..., khu vực suối Bang, Phong Nha-Kẻ Bàng; ảnh hưởng đến nguồn nước; biến đổi đa dạng sinh học, hệ sinh thái...

Yếu tố tài nguyên và môi trường là quyết định sống còn đối với hoạt động du lịch. Hoạt động du lịch không những có tác động đến tài nguyên và môi trường tự nhiên mà còn tác động đến cả các tài nguyên và môi trường nhân văn. Thực trạng trên cho thấy vấn đề sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và bảo vệ môi trường du lịch ở Quảng Bình cần được tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện. Vấn đề khai thác tài nguyên du lịch phải đi đôi với việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, phải đặt nó trong tổng thể phát triển của nền kinh tế và trong hệ thống tài nguyên thiên nhiên, môi trường tỉnh Quảng Bình.

4.2.1. 2. Dựa vào kết quả đánh giá cảnh quan

Trên thực tế việc khai thác tiềm năng tự nhiên để phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Bình vẫn còn có những vấn đề chưa hợp lý, dựa trên kết quả ĐGCQ để có thể đưa ra những cơ sở khách quan và chính xác hơn. Căn cứ vào kết quả đánh giá riêng cho từng mục đích sử dụng, luận án tiến hành lập bảng ma trận xây dựng mối liên hệ giữa các đánh giá riêng, tiến hành tổng hợp kết quả đánh giá (Bảng 4.16], loại bỏ những CQ có mức đánh giá kém thích hợp, cho thấy kết quả như sau:

- Thích hợp với mục đích phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn, rửa trôi đất đai ở những khu vực địa hình núi cao, có độ dốc lớn, xói mòn và rửa trôi mạnh, vị trí ở gần các bồn tụ thủy, đầu nguồn sông suối có các CQ: 1, 2, 3,

4, 5, 6, 11,17,18, 24, 25, 28, 30, 35, 38, 41, 84; 7, 8, 9, 10, 12, 13, 14, 15, 16, 19, 20, 21, 22, 23, 26, 27,29,31,32,36,37,42,43,44,45,46,47,48,49,52,58, 64,72,78,85.

159

Page 162: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

- Thích hợp nhất với mục đích bảo tồn gồm các CQ có tính nguyên trạng cao, đa dạng sinh học, có nhiều loài đặc hữu, quý hiếm gồm 4 CQ: 6, 8, 10, 20 nằm trong khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng (theo quy định) và các cảnh quan là rừng nguyên sinh ở phía Tây Bắc và Tây Nam tỉnh Quảng Bình gồm các CQ: 1, 3, 6, 11, 17, 44, 48, 52, 58, 64, 78, 84, 123; 7, 12, 18, 24, 25, 28, 30, 35, 38, 41, 45, 59,65,72,85,124.

- Có những CQ vừa thích hợp với mục đích bảo tồn, đồng thời cũng nằm trong khu vực phòng hộ gồm các CQ: 1, 3, 6, 7, 8, 10, 11, 17, 18, 20, 24, 25, 28, 30, 35, 38, 41, 45, 48, 52, 58, 64, 65, 72, 78, 85.

- Thích hợp với mục đích sản xuất gồm các cảnh quan có trữ lượng gỗ cao,

rừng sinh trưởng phát triển, tái sinh, phục hồi nhanh gồm các CQ: 30, 44, 48, 52, 58, 64, 65, 66, 67, 68,78, 84, 93, 98; 11,17,31,32, 38, 41,45,46, 50, 53,55,56,57, 59, 60, 61, 62, 72,73,74, 75, 79, 80,81,85, 86,87, 88, 90, 94,95,99,102, 103, 104.

Trong đó có một số CQ cũng thích hợp cho mục đích phòng hộ như CQ: 11, 17, 31, 32, 38, 41, 44, 45, 46, 48, 52, 58, 64, 65, 78, 84.

- Mục đích phòng hộ ven biển là những CQ nằm trên dải cồn cát ven biển phù hợp với mục đích chống cát bay, cát chảy, bảo vệ làng mạc, đường giao thông, gồm có các CQ: 123,124,125,126,128; 116,117,118,121. Ở đây cũng có một vài cảnh quan thích hợp cho bảo tồn loài đặc hữu: 123, 124.

- Các cảnh quan thích hợp với mục đích trồng cây Cao su (cây lâu năm) gồm các cảnh quan đáp ững với nhu cầu sinh thái của cây Cao su gồm các CQ: 62, 63, 66, 67, 68, 69, 81; 33, 39, 46, 47, 49, 50, 51, 53, 54,60,61,75, 76, 82, 95, 96. Trong đó có một số CQ đồng thời cũng thích hợp cho mục đích phát triển rừng sản xuất gồm: 46, 50, 53, 60, 61, 62, 66, 67, 68, 75, 81, 95 hoặc có những CQ cùng thích hợp với mục đích Phòng hộ hoặc bảo tồn gồm các CQ: 46, 47, 49.

- Các CQ thích hợp với mục đích trồng cây hàng năm thường phân bố tập trung ở vùng gò đồi thấp hoặc những thung lũng sông suối có độ dốc dưới 80, các điều kiện về đất đai và chế độ nước phù hợp, gồm các CQ: 33,34,39,40, 69,70,96, 97,100,107,108, 109, 118, 119; 31, 32, 63, 67, 68,76,77, 80, 81, 82, 83, 89,91, 92, 94, 95,101,103, 104, 105, 106, 110, 117, 120,121. Trong đó cũng có những CQ thích hợp với các mục đích khác như: Thích hợp với trồng cây Cao su có các CQ: 33, 39, 63, 67, 68, 69, 76, 81, 82, 96; Thích hợp với mục đích phát triển rừng phòng hộ, bảo tồn hoặc sản xuất có các CQ: 31, 32, 67, 68, 80, 81, 94, 95, 99, 103, 104; Hoặc phòng hộ ven biển gồm các CQ: 117, 118, 119, 121.

160

Page 163: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

- Thích hợp với mục đích trồng lúa là các CQ có đặc điểm đất, nước phù hợp với nhu cầu sinh thái của cây lúa, phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng thấp, đất cát ven biển, gồm các CQ: 40, 97, 101, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 114, 119, 120; 34, 39, 96, 106, 113, 115, 122, 127, 129. Trong đó có các CQ cũng thích hợp với các mục đích khác như trồng cây hàng năm, gồm có các CQ: 34, 39, 40, 96, 97, 100, 101, 107, 108, 109, 110, 119, 120, 121.

- Thích hợp với mục đích nuôi trồng thủy sản gồm các CQ ao, hồ, đầm, bàu, vùng đồng bằng trũng thấp nước đầy đủ, thường xuyên gồm các CQ: 111, 113, 115, 130. Trong đó có các CQ 111, 113, 115 cũng là những CQ rất thích hợp với cây lúa.

- Các CQ có tiềm năng để phát triển Du lịch bao gồm: Các CQ 6, 8, 10, 20 thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng; các CQ khác gồm: 1, 11, 17, 47, 50, 58, 113, 116, 124, 125, 126, 128, 24, 35, 52, 54, 64, 66, 67, 129.

4.2.2. Định hướng và giải pháp phát triển các ngành sản xuất nông, lâm nghiệp, du lịch tỉnh Quảng Bình

4.2.2.1. Định hướng phát triển các ngành sản xuất nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Quảng Bình

Trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá CQ, nghiên cứu những vấn đề về hiện trạng phát triển các ngành kinh tế nông, lâm nghiệp, du lịch tỉnh Quảng Bình và quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội cũng như quy hoạch phát triển các ngành kinh tế tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, luận án tổng hợp kết quả đánh giá và đề xuất các định hướng phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch Quảng Bình (bảng 4.17) nhằm sử dụng hợp lý TNTN, BVMT; xây dựng bản đồ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ cho các mục đích phát triển. Cụ thể như sau:

a. Sản xuất lâm nghiệp

Các cảnh quan được định hướng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp là các CQ được đánh giá phù hợp cho các mục đích phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng bảo tồn hoặc rừng sản xuất. Quảng Bình có 85% diện tích là đồi núi và dải cồn cát ven biển kéo dài từ Đèo Ngang đến hết Lệ Thủy, vì vậy sản xuất lâm nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong vấn đề phòng hộ, bảo vệ môi trường; bảo tồn để phát triển du lịch và khai thác kinh doanh.

Theo kết quả đánh giá cho thấy, CQ có tiềm năng phát triển lâm nghiệp Quảng Bình là rất lớn gồm 71 loại, diện tích là 602.110,1 ha (chiếm 74,6% DTTN của tỉnh).

161

Page 164: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

Đây là các CQ chủ yếu phân bố ở vùng núi và gò đồi Quảng Bình, những khu vực có độ dốc trên 150; trên các loại đất xám mùn, đất feralit hình thành trên nhiều loại đá khác nhau, đất xói mòn trơ sỏi đá và đất bạc màu. Hiện trạng thảm thực vật gồm rừng tự nhiên, rừng hoặc trảng cây bụi thứ sinh, rừng trồng khoảng 140.000 ha, có nơi là trảng cây bụi -cỏ nghèo kiệt hoặc đất trống, đồi trọc trên đất xấu bị xói mòn, rửa trôi, bạc màu. Căn cứ vào đặc điểm, hiện trạng, chức năng và kết quả đánh giá, luận án định hướng sử dụng cụ thể cho các đơn vị CQ trong sản xuất lâm nghiệp như sau:

- Sử dụng vào mục đích phòng hộ và bảo vệ môi trường: Gồm các loại CQ được đánh giá là phù hợp với mục đích phát triển rừng phòng hộ phân bố đầu nguồn các sông suối, các dải rừng biên giới, rừng hành lang xung quanh các bồn tụ thủy, cây bụi ngập mặn ven biển, rừng trên dải cồn cát; Các CQ rừng đặc dụng được đánh giá là phù hợp với mục đích bảo tồn, một số CQ có thể phát triển du lịch. Các CQ này phân bố chủ yếu ở phụ lớp núi trung bình, núi thấp, địa hình có độ dốc lớn. Bên cạnh đó các CQ nằm ở các khu vực địa hình cao, dốc, xói mòn, rửa trôi mạnh, gần nguồn nước nhưng hiện trạng thảm thực vật gồm các trảng cây bụi thứ sinh, đồng cỏ, cây hàng năm, hoa màu hoặc đất trống đồi núi trọc nhưng ở trong vị trí phòng hộ nên vẫn được định hướng sử dụng cho mục đích này. Một cảnh quan có thể phù hợp với nhiều mục đích sản xuất, các CQ chỉ sử dụng cho mục đích phòng hộ, BVMT: Gồm 26 loại CQ: 2, 4, 5, 7, 9, 12, 13, 14, 15, 16, 18, 19, 21, 22, 23, 25, 26, 27, 29, 31, 32, 36, 37, 42, 43, 71 và các CQ số 116, 125, 126, 128 ở vùng cát ven biển, chiếm diện tích 107.186,6ha (13,3% DTTN của tỉnh). Phân bố chủ yếu ở các vùng địa hình hiểm trở, xung yếu ở núi trung bình và đỉnh các núi đá vôi ở biên giới, phía Tây Quảng Bình gồm một số xã của các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, Quảng Ninh, đồi cao thuộc Quảng Trạch, Lệ Thủy; các CQ rừng trồng, cây bụi thứ sinh và đất trống trên dải cồn cát.

- Sử dụng vào mục đích bảo tồn: Là những CQ rừng đặc dụng có đa dạng sinh học cao, nhiều loại đặc hữu, quý hiếm, nằm trong phạm vi cần được phát triển rừng phòng hộ. Các CQ này vừa có giá trị phòng hộ cao, đồng thời có thể phát triển du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học. Bao gồm 16 CQ rừng nguyên sinh còn ít bị tác động phân bố ở phía Tây thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng (CQ số 6, 8, 10, 20 có diện tích hơn 82.000 ha); các CQ số 1, 3, 11, 17, 24, 28, 35, 52, 58, 64 thuộc phạm vi hai khu BTTN Khe Nét phía Tây Bắc Quảng Bình (diện tích 26.815 ha) và khu BTTN Khe Nước trong phía Tây Nam thuộc Kim Thủy, Lệ Thủy (với diện tích gần 40.000 ha), trên núi trung bình ở phía tây Tuyên Hóa, Minh Hóa và 2

162

Page 165: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

CQ số 123, 124 là các rừng tự nhiên thứ sinh trên dải cồn cát, phân bố ở Võ Ninh (Quảng Ninh), Hải Thủy (Lệ Thủy) . Còn lại các khoanh vi thuộc các CQ trên nhưng không sử dụng vào mục đích bảo tồn thì sử dụng vào mục đích phòng hộ, sản xuất có diện tích khoảng 294.382 ha chiếm 36,5% DTTN của tỉnh.

- Sử dụng vào mục đích phòng hộ, sản xuất: Là các loại CQ rừng phòng hộ có thể khai thác, sản xuất ở một mức độ nhất định như: Trồng rừng, tu bổ, khoanh nuôi hoặc khai thác theo quy định và vẫn đảm bảo được chức năng phòng hộ, BVMT. Gồm 14 loại CQ: 30, 38, 41, 44, 45, 48, 65, 72, 78, 85 là rừng tự nhiên hoặc thứ sinh phân bố ở chân núi thấp và vùng đồi, có độ dốc không lớn, không nằm trong khu vực phòng hộ nghiêm ngặt, phân bố ở các xã gò đồi Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố trạch, tổng diện tích 12.848 ha, chiếm 1,6% DTTN của tỉnh.

- Sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh rừng: Là các CQ rừng trồng, rừng thứ sinh hoặc trảng cỏ cây bụi, đất trống để trồng, tu bổ, khoanh nuôi rừng sản xuất. Phân bố chủ yếu ở vùng đồi, địa hình thuận lợi cho việc trồng, chăm sóc. Gồm 15 loại CQ (55, 56, 57, 59, 73, 74, 79, 84, 86, 87, 88, 90, 93, 98, 102) có 38.138 ha, chiếm 4,7% DTTN của tỉnh. Phân bố tập trung ở phía tây Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy. Hiện tại ở đây rừng trồng (Tràm, thông) nhiều nơi có trữ lượng khá.

b. Sản xuất nông nghiệp

Các cảnh quan được định hướng sử dụng vào mục đích nông nghiệp là các CQ được đánh giá phù hợp cho các mục đích trồng cây lâu năm, cây hàng năm, lúa và nuôi trồng thủy sản. Theo kết quả đánh giá cho thấy, CQ có tiềm năng phát triển nông nghiệp của Quảng Bình gồm 34 loại có diện tích là 97.201,5ha (chiếm 12,05% DTTN của tỉnh). Phân bố chủ yếu ở vùng gò đồi, thung lũng có độ dốc nhỏ dưới 150

và đồng bằng Quảng Bình; trên các loại đất feralit hình thành trên nhiều loại đá khác nhau, đất xói mòn trơ sỏi đá, đất bạc màu đối với các loại cây lâu năm hoặc cây công nghiệp hàng năm và các loại đất phù sa, mặn, phèn, đất cát biển đối với các CQ là lúa, hoa màu. Căn cứ vào đặc điểm, hiện trạng, chức năng và kết quả đánh giá, luận án định hướng sử dụng cụ thể cho các đơn vị CQ trong sản xuất nông nghiệp như sau:

- Chuyên trồng các loại cây lâu năm và cây ăn quả: Gồm các CQ 51, 54 rất phù hợp đối với cây Cao su. Phân bố ở Nông trường Lệ Ninh, Trường Thủy, Thái Thủy (Lệ Thủy) và Thanh Trạch, Mỹ Trạch (Bố Trạch). Đây là các CQ phân bố ở vùng đồi, gồm các loại cây ăn quả, cao su và trảng cây bụi thứ sinh phân bố trên đất ba zan, đất xói mòn.

163

Page 166: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

- Chuyên trồng cây hàng năm và hoa màu: Gồm các CQ số 70, 83, 89, 91, 92, 77, 105, 106 có diện 13.519ha chiếm 1,7% DTTN của tỉnh. Phân bố chân đồi thấp và đồng bằng cao của hầu hết các huyện trong tỉnh. Hiện trạng CQ là cây hoa màu hoặc trồng lúa cạn.

- Chuyên trồng lúa: Gồm các CQ 108, 110, 120, 127, 112, 114, 122 phân bố ở đồng bằng sông Kiến giang (Lệ Thủy), Quảng Ninh, Đồng Hới, Bố Trạch, Ba Đồn. Có diện tích khoảng 51,892 ha, chiếm 6,4% DTTN của tỉnh. Đây cũng chính là những CQ trồng lúa chính hiện nay của tỉnh, trên các loại đất phù sa, mặn, phèn và đất cát biển nội đồng.

- Nuôi trồng thủy sản: Có thể tiến hành trên các CQ số 129 (Cây bụi ngập mặn rải rác ở ven biển Quảng Đông, Cảnh Dương huyện Quảng Trạch) và trên các sông suối, ao, hồ, đầm, bàu (CQ số 130) phân bố khắp các huyện trong tỉnh. Có thể nuôi thủy sản nước ngọt trong các ao hồ, nuôi cá lồng trên các sông suối; nuôi thủy sản nước lợ trong các đầm, bàu ven biển như Bàu Dum, Bàu Sen. Đặc biệt nuôi tôm trên cát hiện đang phát triển khá mạnh, tuy nhiên CQ tự nhiên ở đây không phù hợp lắm, vì vậy cần có biện pháp để BVMT. Bên cạnh đó nuôi lúa cá là hình thức rất thích hợp với CQ ở các vùng trũng Quảng Ninh, Lệ Thủy.

- Kết hợp lúa và nuôi trồng thủy sản: Được định hướng sử dụng ở các CQ số 115, 111, 113 là các cảnh quan phân bố ở đồng bằng thấp trên đất mặn, phèn hoặc phù sa gley ngập nước thường xuyên. Hiện các CQ này là cây bụi cỏ ngập nước ở các vùng trũng thấp, hạ lưu sông Kiến Giang, cửa sông Nhật Lệ, sông Gianh rất thuận lợi để nuôi trồng thủy sản.

- Kết hợp lúa và hoa màu: Gồm các CQ 34, 97, 100, 101, 107, 109, 119 phân bố ở chân đồi thấp và đồng bằng cao trên các loại đất phù sa cổ, đất phù sa ven sông, phù sa ngòi suối, đất bạc màu, đất cát biển ở các xã Mai Thủy, Mỹ Thủy (Lệ Thủy); Vạn Ninh, Xuân Ninh (Quảng Ninh); Quảng Châu (Quảng Trạch); Đồng Lê (Tuyên Hóa); Sơn Trạch (Bố Trạch). Hiện tại các CQ này đang sử dụng trồng lúa cạn, lúa nước và các loại hoa màu như ngô, rau, đậu các loại; có nơi xen canh xen vụ cả lúa và hoa màu.

- Kết hợp cây lâu năm (Cao su) và cây hàng năm: Đây là hướng sử dụng có hiệu quả đối với các CQ số 63, 76, 82, 96, 33 phân bố ở các vùng đồi thấp, thung lũng dốc tụ gồm các xã Thượng Hóa (Minh Hóa), Đồng Lê (Tuyên Hóa), Hòa Trạch (Bố Trạch), Tây Đồng Hới. Hiện tại các CQ này đang trồng các loại cây hàng năm và hoa màu, tuy nhiên, cũng thích hợp với sinh thái cây Cao su.

164

Page 167: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

c. Sản xuất nông - lâm kết hợp

Các cảnh quan được định hướng sử dụng vào mục đích nông- lâm nghiệp kết hợp là các CQ được đánh giá phù hợp cho các mục đích phát triển rừng sản xuất (có thể là trồng rừng, tái sinh phục hồi), nhưng đồng thời các CQ này cũng phù hợp với trồng cây lâu năm, cây hàng năm hoặc hoa màu. Theo kết quả đánh giá cho thấy, CQ có tiềm năng phát triển nông- lâm nghiệp của Quảng Bình gồm 25 loại có diện tích là 107.215 ha (chiếm 13,3% DTTN của tỉnh).

Đây là các CQ chủ yếu phân bố ở vùng gò đồi, sườn núi thấp, đồng bằng cao; trên các loại đất feralit, đất xói mòn trơ sỏi đá, đất bạc màu, đất cát biển. Căn cứ vào đặc điểm, hiện trạng, chức năng và kết quả đánh giá, luận án định hướng sử dụng cụ thể cho các đơn vị CQ trong sản xuất nông – lâm nghiệp kết hợp như sau:

- Rừng và cây Cao su: Đối với mục đích phát triển rừng sản xuất trên những CQ thích hợp với việc trồng cây Cao su thì định hướng sử dụng hợp lý nhất là trồng cây Cao su, gồm các CQ số 50, 53, 60, 61, 62, 66, 67, 68, 75, 81, 95 có diện tích 87.236 ha, chiếm tỷ lệ 10,8% DTTN toàn tỉnh. Hiện nay các CQ này đang được sử dụng để trồng rừng hoặc cây lâu năm, trong đó có cây Cao su và cây ăn quả; một số CQ là trảng cây bụi, cỏ thứ sinh. Phân bố chủ yếu ở các vùng đồi thấp, bằng phẳng, trên các loại đất có tầng dày; hầu hết ở các xã Mai Thủy, Mỹ thủy, Nông trường Lệ Ninh, Phú Thủy huyện Lệ Thủy; Trường Xuân huyên Quảng Ninh, các xã vùng gò đồi Quảng Trạch, Tuyên Hóa. Đây là các CQ được tính cho diện tích rừng sản xuất.

- Rừng và cây hàng năm: Đối với rừng sản xuất và cây hàng năm, các CQ phù hợp gồm 94, 99, 103, 104, 69, 80 phân bố ở đồi thấp và đồng bằng cao, trên các loại đất phù sa cổ, đất xám bạc màu, đất phù sa ngòi suối. Hiện tại các CQ này chủ yếu là cây bụi, cỏ thứ sinh phù hợp với kết hợp trồng rừng và cây hàng năm.

Đối với mục đích rừng phòng hộ - cây lâu năm, thích hợp đối với các CQ 39, 46, 47, 49 là các CQ phân bố rải rác ở vùng đồi cao và chân núi thấp, hiện trạng thảm thực vật là trảng cây bụi thứ sinh, rừng trồng. Những khu vực cần phòng hộ, đồng thời phù hợp nhu cầu sinh thái của cây trồng hàng năm, gồm các CQ 121, 117, 118, 40 chủ yếu phân bố trên đất cát biển, CQ hiện tại là đất trống, trảng cây bụi cỏ. Ở đây chủ yếu là trồng rừng phòng hộ phân tán để bảo vệ vườn tược, cây hoa màu, nhà cửa ở các xã Sen Thủy huyện Lệ Thủy, Trung Trạch huyện Bố Trạch. Các CQ ở chân núi thấp hiện đang trồng lúa và hoa màu nhưng vẫn trong vùng phòng hộ, BVMT. Diện tích khoảng 12524ha, chiếm 1,6% DTTN của tỉnh, đây là diện tích đất dùng cho phòng hộ.

165

Page 168: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

d. Phát triển du lịch

Trên cơ sở đánh giá tiềm năng tự nhiên của các CQ đối với mục đích phát triển du lịch, căn cứ vào hiện trạng và chức năng của CQ, luận án đề xuất một số định hướng cho phát triển Du lịch như sau:

- Phát triển các loại hình du lịch đặc trưng như tham quan hang động, tham quan phong cảnh, du lịch sinh thái (du ngoạn trên sông, dã ngoại...), khám phá, mạo hiểm, thể thao, leo núi... gắn với Di sản thế giới, du lịch văn hoá- lịch sử và du lịch văn hoá tộc người. Phân bố ở các CQ số 6, 8, 10, 20 mở rộng sang các CQ số 30, 3 ở Hóa Sơn, Thượng Hóa (Minh Hóa) phía Tây chủ yếu ở khu vực ba huyện Bố Trạch, Quảng Ninh và Minh Hoá. Tiến tới xây dựng hoàn chỉnh Trung tâm du lịch, khu du lịch quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng. Đây là điểm đến đầu tiên trên “con đường Di sản miền Trung”.

- Các loại hình du lịch gắn với biển, văn hóa-lịch sử, du lịch đô thị và vui chơi giải trí bố trí trên trên các điểm cụ thể thuộc các CQ số 129, 125, 126, 128, 66 ở phía Đông tập trung ở khu vực bờ biển từ Quảng Trạch đến thành phố Đồng Hới với các cụm, điểm du lịch: Cụm du lịch biển, sinh thái đèo Ngang, đảo Hòn La, Vũng Chùa-Đảo Yến, làng biển Cảnh Dương, Hồ Vực Tròn; Hồ Quảng Liên; điểm Đá Nhảy-Đèo Lý Hòa. Xây dựng trung tâm du lịch chính của Quảng Bình là Đồng Hới bao gồm các điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng: Bãi tắm Quang Phú-Nhật Lệ, làng biển Bảo Ninh, Bàu Tró; Vực Quành-Chiến khu xưa kết hợp với tham quan các điểm văn hóa, lịch sử.

- Các loại hình du lịch chính gắn với danh nhân, nghỉ dưỡng, tắm suối nước khoáng, du lịch sinh thái, văn hoá-lịch sử và văn hoá tộc người phía Nam Quảng Bình, tập trung khu vực huyện Lệ Thuỷ và một phần của huyện Quảng Ninh trên các CQ số 113, 67, 24, 116, 124 gồm các điểm du lịch: Đầm phá Hạc Hải, biển Hải Ninh, Ngư Hòa, Bàu Sen; Núi Thần Đinh-Rào Đá-Hang Còi, suối nước khoáng Bang; hồ Cẩm ly, An Mã.

- Loại hình du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, leo núi, tham quan ở các khu BTTN Khe Nét, Khe Nước Trong gồm các CQ rừng nguyên sinh có đa dạng sinh học cao, nhiều loài đặc hữu, quý hiếm ở Tây Bắc và Tây Nam Quảng Bình.

- Các tuyến đường du lịch chính có thể xác định trong phạm vi tỉnh Quảng Bình gồm các tuyến du lịch quốc gia:

+ Tuyến dọc theo Quốc lộ 1A: Tuyến du lịch “con đường di sản miền Trung”.

166

Page 169: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

+ Tuyến du lịch theo hành lang Đông-Tây gồm: ChaLo – Phong Nha – Đồng Hới; Lao Bảo-Đông Hà – Đồng Hới.

+ Tuyến du lịch theo đường Hồ Chí Minh.

+ Tuyến Du lịch đường biển: Quảng Ninh, Hải Phòng, Cảng Hòn La, Đà Nẵng, Nha Trang...

Tuyến nội tỉnh có các tuyến:

+ Đồng Hới - Phong Nha - Hang Tám cô - Đồng Hới.

+ Đồng Hới - Phong Nha - Khu Vực Quành - Đồng Hới

+ Đồng Hới - Đá Nhảy - Đèo Ngang - Đồng Hới

+ Đồng Hới - Suối nước khoáng Bang - Rào đá - Núi Thần đinh - Đồng Hới

Tuy nhiên các tiềm năng du lịch tự nhiên cần có sự kết hợp với tiềm năng du lịch nhân văn để xây dựng các tuyến điểm có khoa học và hợp lý hơn. Sơ bộ luận án đè xuất xây dựng một số điểm, cụm du lịch trên đây và thể hiện trên bản đồ 15.

4.2.2. 2. Giải pháp phát triển

Để thực hiện các định hướng phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, du lịch đã được đề xuất, căn cứ thực trạng kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Bình và hiện trạng của CQ, luận án đề nghị các giải pháp nhằm sử dụng hợp lý TNTN, BVMT tỉnh Quảng Bình như sau:

a. Đối với sản xuất nông, lâm nghiệp

Để góp phần sử dụng hợp lý tài nguyên đất nông, lâm nghiệp Quảng Bình theo hướng phát triển bền vững, đảm bảo cân bằng sinh thái, bên cạnh những giải pháp chung là xây dựng các chiến lược, kế hoạch và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trên cơ sở đặc điểm tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng cần có những giải pháp cụ thể hơn trong việc sử dụng đất nông, lâm nghiệp đó là:

- Trong quy hoạch sử dụng đất: Hiện tại khả năng đáp ứng của CQ đối với các mục đích sử dụng đã được quy hoạch gần như tối đa, vì vậy cần nghiên cứu để kết hợp nông - lâm nghiệp và sản xuất có hiệu quả. Hạn chế việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông, lâm nghiệp sang mục đích khác. Cần ổn định được quy hoạch sử dụng đất và có quy hoạch chi tiết cho từng mục đích sử dụng đất nhằm chủ động trong khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất.

167

Page 170: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

- Đối với đất nông nghiệp: Trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và tiềm năng đất chưa khai thác, cần tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng và khai hoang mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên các địa bàn còn tiềm năng. Giải pháp chủ yếu là tập trung vào chuyển đổi cây trồng, mùa vụ, tăng hệ số gieo trồng, tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Đầu tư vào thâm canh, sử dụng giống mới, kĩ thuật công nghệ tiên tiến để tăng năng suất, sản lượng và giá trị sản phẩm; đa dạng hoá cây trồng, đưa những cây trồng mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Đồng thời tiếp tục khai thác đất chưa sử dụng ở những nơi còn tiềm năng để đưa vào sản xuất nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp sinh thái theo hướng:

+ Thâm canh tăng năng suất để ổn định diện tích trồng lúa và hình thành các vùng chuyên canh lúa trên các CQ số: 108, 110, 120, 127, 112, 124, 122 ở đồng bằng Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch.

Các CQ trên đất phù sa 108, 110 chủ yếu sử dụng trong sản xuất nông nghiệp của Quảng Bình. Các đơn vị CQ này được trồng các loại cây lương thực và thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày. Trong quá trình sử dụng, đất cần phải được đầu tư thâm canh cải tạo đất, tăng cường bón phân hữu cơ, phân vi lượng, vi sinh. Cần nghiên cứu để hoàn thiện hệ thống cây trồng cho phù hợp với từng loại đất. Các CQ trên đất glây khi sản xuất cần bón phân sinh lý kiềm, vôi để cải tạo, chú ý đến tiêu nước và bón lân để cải thiện dinh dưỡng và trồng lúa 2 vụ.

Các CQ trên đất mặn, phèn (112, 114) cần căn cứ vào tính chất để có sự cải tạo hợp lý và sử dụng có hiệu quả. Đối với loại đất này có thể sử dụng vào việc sản xuất muối, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng ngập mặn sẽ mang lại hiệu quả. Ngoài ra, một số nơi đất cao, mặn trung bình và ít glây có thể khá thích hợp với việc trồng lúa, tuy nhiên cần bón nhiều phân hữu cơ cần thau chua, rửa mặn, ém mặn, ém phèn để cải tạo đất. Đất phèn là loại đất bất lợi cho sản xuất và môi trường, trồng lúa cho năng suất thấp vì thế cần phải cải tạo kết hợp với chọn giống, tăng cường thâm canh và bảo vệ thực vật.

+ Đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, cây ăn quả, tạo ra những vùng sản xuất chuyên canh cây ngắn ngày ở vùng ven các con sông (96, 97, 92, 89) và cây dài ngày, cây ăn quả ở vùng gò đồi phía Tây các huyện và 2 huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa ở các CQ trên đất bạc màu, xói mòn vì thế cần cải tạo (CQ số 51). Tập trung phát triển một số loại cây trồng làm nguyên liệu cho chế biến công nghiệp và xuất khẩu như cao su, sắn, lạc, hồ tiêu, cây ăn quả trên các CQ đồi thấp (62, 76, 96, 82).

168

Page 171: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

+ Riêng đối với việc mở rộng diện tích trồng cây Cao su cần quy hoạch cụ thể diện tích, phân bố để chuyển đổi các loại đất rừng nghèo kiệt; đất nông-lâm kết hợp có rừng trồng kém hiệu quả ở Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy; đất trồng các loại cây hàng năm một vụ cho năng suất thấp; hoặc đất lâm nghiệp chưa có rừng (CQ 71, 57, 16, 23). Đất Ba zan ở Bố Trạch, Lệ Thủy (CQ 54) rất thích hợp.

- Bảo vệ và phát triển rừng: Đây là biện pháp không những bảo vệ đất lâm nghiệp mà còn bảo vệ được nguồn tài nguyên đất toàn tỉnh. Quảng Bình có đất rừng và rừng chiếm tỷ lệ lớn, địa hình phức tạp, chia cắt, cho nên lớp phủ rừng có ý nghĩa rất quan trọng trong bảo vệ đất, bảo vệ môi trường.

+ Đẩy mạnh chương trình trồng rừng và cải tạo rừng tự nhiên, rừng thứ sinh; bảo vệ, chăm sóc nuôi dưỡng, làm giàu rừng; tu bổ trồng rừng phòng hộ ven biển chống cát bay, cát lấp; Trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc (CS số 16, 23, 57, 71) hoặc những nơi rừng nghèo kiệt, trồng cây lâu năm, thực hiện phương thức nông - lâm kết hợp giữa cây dài ngày và cây ngắn ngày theo không gian nhiều tầng, đa dạng hoá sản phẩm để nâng cao giá trị sử dụng của đất đai ở các CQ định hướng cho nông-lâm kết hợp (số 53, 60, 61, 62, 66, 67, 68, …)

+ Tăng cường công tác khoanh nuôi, bảo vệ, chăm sóc rừng hiện có nhất là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ nhằm nâng cao chất lượng rừng và bảo vệ môi trường sinh thái ở các CQ rừng thứ sinh, rừng nghèo. Những nơi thuộc phạm vi phòng hộ nhưng lại có đồng cỏ tự nhiên hoặc kết hợp cây nông nghiệp cần lưu ý trong quá trình sản xuất để không ảnh hưởng đến chức năng phòng hộ.

+ Tiếp tục thực hiện tốt việc giao đất, giao rừng cho các hộ nông dân; thực hiện khuyến lâm, hướng dẫn và chuyển giao công nghệ, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân tham gia bảo vệ, phòng chống cháy rừng; tăng cường các biện pháp để hạn chế nạn chặt phá rừng làm nương rẫy và khai thác buôn bán gỗ, tài nguyên rừng trái phép. Bảo vệ nghiêm ngặt vùng đệm và rừng nguyên sinh vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Tăng cường bảo tồn sinh thái 2 khu BTTN Khe Nét và Khe Nước Trong để chính thức được công nhận. Khoanh nuôi, bảo vệ các CQ cây bụi thứ sinh hoặc rừng thứ sinh (8, 10, 20) thuộc Vườn Quốc Gia.

+ Ngoài ra cần tích cực trồng cây phân tán hai bên đường Hồ Chí Minh, các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ, các tuyến giao thông nội thị, các khu công nghiệp, các điểm du lịch. Hình thành các vành đai rừng ngoài các khu sản xuất, khu dân cư nhằm bảo vệ môi trường.

169

Page 172: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

+ Các CQ vùng đồi núi trên các loại đất dốc, đất tầng mỏng gồm các CQ cây bụi thứ sinh cần đẩy mạnh trồng rừng để che phủ đất chống rửa trôi, xói mòn đất, giữ ẩm và phục hồi độ phì cho đất.

+ Tăng cường các mô hình nông lâm kết hợp. Ở đây ngoài việc cần bảo vệ rừng đầu nguồn có thể kết hợp trồng rừng, chăn thả và trồng trọt theo mô hình VACR (Vườn-Ao-Chuồng-Rừng). Các CQ trên nhóm đất xám được sử dụng vào mục đích nông lâm kết hợp. Trồng các loại cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu ở Nông trường Việt Trung (Bố trạch), Nông trường Lệ Ninh (Lệ Thủy), gò đồi huyện Bố trạch và cây ăn quả như xoài, mít, dứa và phát triển các cây lâu năm có giá trị kinh tế cao.

+ CQ trên nhóm đất nâu đỏ và đất nâu vàng là nhóm đất tốt nhất trong các loại đất đồi núi ở Quảng Bình, có giá trị kinh tế cao, có thể trồng các loại cây cao su, cà phê, cây ăn quả…hình thành nên thảm thực vật trồng ở vùng đồi Quảng Bình. Đối với các vùng sườn đồi và chân đồi ít dốc, tầng đất dày hơn, độ phì khá hơn có thể áp dụng các mô hình sử dụng đất dốc bền vững và có hiệu quả là mô hình nông lâm kết hợp R-V-A-C-R (Ruộng, Vườn, Ao, Chuồng, Rừng) và mô hình R-V-R (Ruộng, Vườn, Rừng).

- Về nuôi trồng thủy sản: Cần quy hoạch cũng như quản lý quy hoạch phù hợp với các điều kiện và tính chất đặc thù của vùng, tránh tình trạng phát triển tự phát, gây mất cân bằng sinh thái, đồng thời phát huy mạnh mẽ hiệu lực quản lý của Nhà nước, kết hợp với tính tích cực và sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân, mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất. Khoanh vùng các vùng có thể phát triển nuôi tập trung để địa phương có cơ sở lập các dự án cấp đất và kêu gọi đầu tư.

+ Tận dụng các loại đất cát bỏ hoang hoặc đất cát chuyển đổi từ các ngành sản xuất khác kém hiệu quả để nuôi tôm và hải sản. Bố trí các đối tượng nuôi phù hợp với từng vùng, đảm bảo cân bằng sinh thái và ổn định sản xuất.

+ Sử dụng nguồn nước ngọt tầng mặt từ sông, suối, hồ chứa, tránh tình trạng xâm nhập mặn tầng nước ngầm ảnh hưởng đến các ngành sản xuất khác và sinh hoạt của người dân. Trong trường hợp có một số diện tích phân tán nằm ở những địa điểm có đủ điều kiện thuận lợi và không ảnh hưởng tới môi trường sinh thái thì khuyến khích nhân dân dùng các công trình thuỷ lợi quy mô nhỏ lẻ (máy bơm di động) để phát triển các ao nuôi trong vườn.

170

Page 173: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

+ Các đơn vị nuôi phải tuân thủ các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường sinh thái, có giải pháp trồng rừng để tăng độ che phủ, chống xói mòn. Phải tuân thủ nghiêm ngặt các qui định về vấn đề thải nước ra môi trường.

+ Căn cứ vào lượng nước được phân phối để xây dựng chỉ tiêu lựa chọn vùng nuôi tôm trên cát và quy hoạch vùng nuôi. Cần xây dựng những tiêu chí cho nuôi tôm vùng cát cũng như các hoạt động nuôi trồng thủy sản.

+ CQ trên cồn cát ven biển một phần đã được trồng phi lao (116, 125), tiếp tục trồng rừng trên các CQ 116, 117, 121 trên các cồn cát cao ven biển nhằm phòng hộ chống cát bay, cát chảy, sạt lở và xói lở bờ biển. Vùng cát nội đồng phía tây của dải các cồn cát ven bờ biển nghèo dinh dưỡng. Những vùng đất cát ổn định có thể cải tạo để sử dụng vào mục đích trồng cây lương thực, hoa màu (118, 119). Những nơi cao thoát nước sử dụng để trồng hoa màu, cây ăn quả, các loại cây gia vị như tỏi, hành, ớt. Cần xây dựng các mô hình kết hợp nông - lâm nghiệp- ngư nghiệp để sử dụng có hiệu quả và đảm bảo bền vững vùng đất này.

b. Đối với ngành Du lịch

1. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể của nền kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình và quy hoạch tổng thể phát triển ngành Du lịch toàn tỉnh, cần xây dựng Quy hoạch riêng cho mỗi tuyến, điểm, cụm du lịch có tính toán đến sức chứa của từng khu, tuyến, cụm, điểm du lịch để có quy hoạch hợp lý. Cần chú ý đến hệ thống thu gom, xử lý rác, nước thải tại từng khu, tuyến, điểm du lịch trong quy hoạch.

2. Chú trọng việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong phát triển du lịch; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về du lịch; tạo điều kiện để các tổ chức cá nhân và tập thể tham gia nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động du lịch. Tăng cường hợp tác trong và ngoài nước, tiếp cận với các thành tựu công nghệ du lịch mới, tiên tiến, hiện đại trên thế giới như: công nghệ xanh trong du lịch, du lịch sinh thái...nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng, giữ gìn các nguồn tài nguyên địa chất, địa mạo, sinh vật, nguồn nước phục vụ du lịch.

Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường đối với các dự án phát triển du lịch nhằm có sự nhìn nhận toàn diện về những tác động của du lịch đến tài nguyên môi trường với sự tham gia của cộng đồng ở địa phương, có những điều chỉnh phù hợp để hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến tài nguyên và môi trường, nhất là những nơi đã đưa vào khai thác một thời gian và những khu vực nhạy cảm về môi

171

Page 174: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

trường như: Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, biển Nhật Lệ, khu du lịch nghỉ dưỡng suối Bang, khu du lịch Đá Nhảy...

3. Tuyên truyền, vận động kết hợp với giáo dục nâng cao hiểu biết của cộng đồng, xã hội về vấn đề sử dụng tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường. Có những biện pháp để ngăn chặn việc tiêu thụ tài nguyên quá mức và hạn chế chất thải của khách hàng. Đồng thời có những biện pháp để kiểm soát được lượng chất thải từ hoạt động du lịch.

4. Phát triển du lịch gắn liền với bảo tồn các giá trị về văn hóa, bảo vệ cảnh quan, lồng ghép hoạt động du lịch vào các hoạt động của cộng đồng địa phương nhất là các vùng dân tộc ít người như: Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Khu du lịch nghỉ dưỡng suối Bang; các vùng ven biển Quang Phú, Đá Nhảy, Vũng Chùa, Đảo Yến...nhằm bảo vệ tính đa dạng thiên nhiên, đa dạng sinh thái, đa dạng văn hóa.

5. Tiếp thị đối với khách du lịch là một trong những hoạt động cần được chú trọng đối với du lịch Quảng Bình, đặc biệt là tiếp thị du lịch "xanh". Cần cung cấp cho du khách đầy đủ những thông tin về các khía cạnh của tài nguyên và môi trường có liên quan đến chuyến du lịch, giúp họ có sự lựa chọn phù hợp; hướng dẫn họ những điều cần làm và không nên làm về đối với tài nguyên và môi trường ở những nơi họ đến tham quan du lịch, giúp du khách nhận biết được những tác động tiềm tàng và trách nhiệm của mình đối với cộng đồng nơi mà họ đến.

6. Tiềm năng tự nhiên để phát triển du lịch là một bộ phận trong tổng thể tự nhiên kinh tế-xã hội lãnh thổ Quảng Bình. Vấn đề khai thác sử dụng nguồn tài nguyên tự nhiên phải gắn liền với việc khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường trên toàn lãnh thổ và nằm trong tổng thể chung của phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Bình, bên cạnh đó cần chú ý đến vấn đề liên vùng, liên quốc gia trong phát triển du lịch.

c. Đối với các vấn đề môi trường tỉnh Quảng Bình

Trên cơ sở phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường Quảng Bình cho thấy rằng những vấn đề môi trường sau đây cần được quan tâm giải quyết:

- Môi trường nông nghiệp và nông thôn Quảng Bình nói chung đang bị ô nhiễm do các điều kiện vệ sinh và cơ sở hạ tầng yếu kém.

172

Page 175: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

Hiện tượng thoái hoá, bạc màu đất canh tác do sử dụng không hợp lý, độc canh, chưa có các loại cây trồng phù hợp, phân bón hoá học, thuốc trừ sâu lạm dụng đã ảnh hưởng đến hệ sinh thái và sức khoẻ cộng đồng.

Ở nông thôn, tỷ lệ dân được cấp nước sạch còn thấp, nguồn nước chủ yếu là giếng khoan, giếng đào, ao hồ, sông suối. Tình trạng hiếm nước ở các vùng cao vào mùa khô và bị nhiễm mặn ở ven biển là rất lớn.

Một số làng nghề đã hình thành, củng cố để đi vào hoạt động. Nếu không có biện pháp bảo vệ môi trường hữu hiệu thì đây sẽ là nguồn gây ô nhiễm tiềm tàng.

- Môi trường biển và ven biển: Tài nguyên biển suy giảm ảnh hưởng đến sự sinh tồn và phát triển các giống loài, do việc dùng chất nổ, mắt lưới không đúng kích cỡ, khai thác không đúng mùa vụ.

Việc nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi tôm đã chặt phá làm thu hẹp diện tích rừng ngập mặn hoặc diện tích rừng phòng hộ ven biển, chất thải do nuôi trồng thuỷ hải sản chưa được xử lý triệt để trước khi thải ra biển.

Việc nuôi tôm đã xảy ra tình trạng nhiễm mặn, ô nhiễm dẫn đến dịch bệnh tại một số nơi. Đặc biệt là chất thải của các cơ sở chế biến thuỷ sản ven biển, hoạt động của các tàu thuyền cũng có những ảnh hưởng nhất định đến chất lượng nước biển ven bờ.

Để bảo vệ môi trường biển và vùng ven biển cần trồng rừng phòng hộ trên cát để chống cát bay, cát chảy. Trồng rừng ngập mặn để chống xói lở cửa sông ven biển. Giảm thải và quản lý lượng thải các chất thải ra biển từ đất liền. Tăng cường đầu tư năng lực khai thác đánh bắt, đầu tư công nghệ chế biến nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu xây dựng các Dự án nhằm quản lý tổng hợp ven bờ trên cơ sở bảo vệ môi trường biển lâu dài.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 4

Đánh giá Cảnh quan nhằm đưa thêm những cơ sở khoa học góp phần sử dụng hợp lý nguồn TNTN, BVMT trong phát triển kinh tế-xã hội bền vững là khâu quan trọng trong nghiên cứu Cảnh quan tỉnh Quảng Bình. Trên cơ sở phân tích đặc điểm các yếu tố thành tạo CQ tỉnh Quảng Bình, thành lập Bản đồ CQ, nghiên cứu đa dạng CQ lãnh thổ và vận dụng các vấn đề về lý luận nghiên cứu, đánh giá CQ, luận án đã tiến hành công tác đánh giá và đưa ra các định hướng sử dụng, cũng như các giải pháp phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, du lịch tỉnh Quảng Bình với những nội dung như sau:

173

Page 176: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

1. Trên cơ sở nguyên tắc, đối tượng, mục tiêu và phương pháp đánh giá CQ tỉnh Quảng Bình, căn cứ đặc điểm nhu cầu sinh thái của chủ thể và đặc điểm các đơn vị CQ, lập bảng thống kê đặc điểm các loại CQ, sau đó luận án tiến hành lựa chọn hệ thống tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá phù hợp với từng mục đích cụ thể (từng dạng sử dụng). Đối với ngành lâm nghiệp luận án lựa chọn đánh giá CQ cho các mục đích phòng hộ, bảo tồn và sản xuất rừng; ngành nông nghiệp đánh giá cho các mục đích trồng lúa, cây lâu năm (lựa chọn cây Cao su), cây hàng năm và nuôi trồng thủy sản; đối với du lịch luận án đưa ra các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá các CQ có tiềm năng phát triển du lịch như: Vườn Quốc gia, khu BTTN, suối nước nóng, bãi biển và thắng cảnh đẹp. Dùng phương pháp lập ma trận tam giác và xin ý kiến chuyên gia để xác định mức độ quan trọng của các tiêu chí và lựa chọn trọng số cho phù hợp. Bên cạnh đó xác định các nhân tố giới hạn để loại bỏ trước khi đánh giá.

2. Tiến hành công tác đánh giá thành phần và lập các bảng đánh giá riêng cho từng đối tượng, xác định điểm đánh giá của từng CQ cho từng mục đích sử dụng bằng phương pháp tính điểm trung bình cộng có trọng số. Xác định mức độ thích hợp của từng CQ đối với từng mục đích sử dụng ở 3 cấp: Rất thích hợp, thích hợp và kém thích hợp bằng khoảng điểm cách đều theo công thức tính.

3. Loại bỏ những CQ kém thích nghi, lập bảng tổng hợp đánh giá thích nghi cho từng CQ đối với tất cả các mục đích sử dụng. Trên cơ sở chức năng CQ, hiện trạng sử dụng và kết quả đánh giá đánh giá tổng hợp, xin ý kiến chuyên gia để đề xuất định hướng sử dụng thích hợp nhất cho từng đơn vị CQ và lập bản đồ định hướng sử dụng CQ tỉnh Quảng Bình. Một CQ có thể phù hợp với nhiều mục đích sử dụng, chính vì vậy trong quá trình định hướng sử dụng, tác giả cũng đã nghiên cứu các cơ sở thực tiễn khác như: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, hiện trạng sản xuất, phân bố của các ngành nông, lâm nghiệp, du lịch tỉnh Quảng Bình để đưa ra những định hướng và giải pháp phát triển mà tác giả cho là phù hợp nhất đối với CQ tỉnh Quảng Bình nhằm sử dụng hợp lý nguồn TNTN và BVMT tỉnh Quảng Bình.

174

Page 177: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Cảnh quan học có đối tượng nghiên cứu là các thể tổng hợp địa lý, cấu tạo, sự phát triển và sự phân bố của chúng. Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan là hướng nghiên cứu mang tính ứng dụng, trên cơ sở những vấn đề về lý luận và phương pháp luận nghiên cứu, đánh giá cảnh quan, luận án vận dụng vào thực tiễn nghiên cứu cảnh quan tỉnh Quảng Bình nhằm mục đích đưa ra những định hướng sử dụng hợp lý TNTN và BVMT, đây là những cơ sở khoa học đáng tin cậy phục vụ phát triển kinh tế-xã hội bền vững. Luận án đã thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra với các kết quả như sau:

1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên và môi trường tỉnh Quảng Bình có sự phân hóa đa dạng, phức tạp và chịu sự tác động của các hoạt động kinh tế-xã hội. Các thành phần tự nhiên của lãnh thổ như địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng và sinh vật luôn có những mối liên hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau tạo thành một hệ thống động lực gọi là các thể tổng hợp tự nhiên, còn gọi là cảnh quan. Trong hệ thống đó, mỗi thành phần có một vai trò vị trí nhất định, đảm bảo cho sự vận động và phát triển của toàn bộ hệ thống .

2. Sự phân hóa đa dạng, phức tạp của các yếu tố thành tạo CQ tỉnh Quảng Bình quy định đa dạng trong cấu trúc, chức năng CQ lãnh thổ, hình thành nên hệ thống CQ gồm 3 lớp, 6 phụ lớp với 130 loại CQ thuộc kiểu CQ rừng rậm nhiệt đới thường xanh, mưa mùa có một mùa đông lạnh và nằm trong hệ thống CQ nhiệt đới gió mùa, ẩm của tự nhiên Việt Nam.

3. Tính đa dạng CQ tỉnh Quảng Bình được thể hiện trên bản đồ CQ tỉnh Quảng Bình, các lát cắt CQ và được mô tả, tập hợp trong các hệ thống bảng biểu của luận án với cấp phân loại nhỏ nhất là cấp Loại CQ. Đây là cơ sở để tiến hành đánh giá CQ tỉnh Quảng Bình.

4. Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm CQ và hiện trạng phát triển cũng như định hướng của nền kinh tế Quảng Bình, luận án đã lựa chọn đánh giá CQ cho mục đích phát triển các ngành nông, lâm nghiệp và du lịch; tiến hành xác định nhu cầu sinh thái và lựa chọn các tiêu chí, phân cấp chỉ tiêu, xác định trọng số, nhân tố giới hạn và phương pháp đánh giá đối với 8 dạng sử dụng cho các mục đích: Phòng hộ, bảo tồn, sản xuất rừng của ngành lâm nghiệp; trồng cây lâu năm (lựa chọn cây Cao su), cây hàng năm, lúa và nuôi trồng thủy sản của ngành nông nghiệp và tiềm năng

175

Page 178: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

phát triển du lịch của các đơn vị CQ. Kết quả đánh giá thành phần được xác định ở 3 cấp độ, biểu hiện trên các bản đồ đánh giá thành phần. Lập bảng đánh giá tổng hợp kết quả đánh giá cho từng đơn vị CQ.

5. Căn cứ kết quả đánh giá, hiện trạng phát triển và quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới, luận án đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đối với từng đơn vị CQ, phù hợp với chức năng CQ và những giải pháp phát triển nhằm sử dụng hợp lý TNTN và BVMT tỉnh Quảng Bình. Thành lập bản đồ định hướng sử dụng CQ cho các mục đích đánh giá. Kết quả cụ thể:

Có 71 loại CQ được định hướng sử dụng cho mục đích phát triển lâm nghiệp với diện tích 602.110,1 ha, chiếm 74,6% DTTN của tỉnh; phân bố chủ yếu ở vùng núi và đồi cao tỉnh Quảng Bình.

Có 34 loại CQ được định hướng sử dụng cho mục đích phát triển nông nghiệp với diện tích 97.201,5 ha, chiếm 12,1% DTTN của tỉnh; phân bố chủ yếu ở đồi thấp, đồng bằng và thung lũng sông, suối.

Có 25 loại CQ được định hướng sử dụng cho mục đích nông-lâm kết hợp với diện tích 107.215 ha, chiếm 13,3% DTTN của tỉnh; phân bố chủ yếu ở vùng gò đối, đồng bằng cao.

Đối với mục đích phát triển du lịch, trên cơ sở đánh giá tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên cho thấy: Quảng Bình là tỉnh có vị trí khá thuận lợi, có biển, có núi, đồng bằng và là điểm đến đầu tiên trên con đường Di sản miền Trung; tài nguyên du lịch khá phong phú, đa dạng về cả địa hình, địa mạo, sinh vật và các thắng cảnh đảm bảo để Quảng Bình có thể xây dựng một ngành du lịch phát triển ở trong khu vực.

Luận án cũng đã đề xuất một số giải pháp trong vấn đề sử dụng đất; bảo vệ rừng và phát triển các ngành kinh tế nông-lâm kết hợp; xây dựng các tuyến, điểm, du lịch, cũng như một số vấn đề về môi trường hiện nay ở Quảng Bình, nhằm xây dựng những luận cứ khoa học góp phần sử dụng hợp lý TNTN và BVMT tỉnh Quảng Bình.

Kiến nghị

1. Cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu vấn đề động lực CQ lãnh thổ nghiên cứu để làm rõ tính biến động CQ theo thời gian, có thêm cơ sở trong định hướng sử dụng hợp lý CQ tỉnh Quảng Bình. Đây là một vấn đề khó, liên quan đến nhiều lĩnh vực

176

Page 179: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

khoa học khác, vì vậy cần có những nghiên cứu về lý luận và phương pháp luận nghiên cứu cụ thể, rõ ràng hơn.

2. Cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá CQ tỉnh Quảng Bình theo các vùng nhằm đặt cơ sở khoa học phục vụ cho mục đích tổ chức sản xuất lãnh thổ. Tiến tới nghiên cứu chi tiết cho từng vùng, miền, huyện trong tỉnh và quy hoạch cho từng loại cây trồng cụ thể.

Đối với địa phương

3. Cần xem xét việc xây dựng phát triển đối với các khu du lịch, nhất là trên dải ven biển và khu vực rừng đầu nguồn. Dự án phải có đánh giá tác động môi trường trước khi xây dựng và phải đảm bảo được sự bền vững, cân bằng sinh thái trong quá trình phát triển. Đảm bảo gìn giữ môi trường cả trong và sau khi xây dựng.

4. Đánh giá sức chứa lãnh thổ là vấn đề quan trọng trong quy hoạch và phát triển, cần triển khai các công trình nghiên cứu khoa học xây dựng cơ sở đảm bảo có quy hoạch hợp lý, nhất là các điểm, khu du lịch.

177

Page 180: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Đức An (2000), Đánh giá các điều kiện tự nhiên - nguồn tài nguyên và định hướng khai thác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ từ nay đến năm 2010, Tài liệu Viện Địa lý.

2. Lại Huy Anh (1994), Đặc điểm địa hình, địa mạo vùng Bắc Trung Bộ, những kiến nghị sử dụng hợp lý, Viện địa lý.

3. Phạm Quang Anh (1996), Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan ứng dụng định hướng tổ chức Du lịch xanh Việt Nam, Luận án PTS địa lý, Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội.

4. D.L Armand (1983), Khoa học về cảnh quan (Người dịch: Nguyễn Ngọc Sinh và Nguyễn Xuân Mậu), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Âu (1997), Sông ngòi Việt Nam, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Âu (2000), Địa lý tự nhiên Biển Đông, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

7. Nguyễn Bá Ân và nnk (2004), Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội hành lang quốc lộ 12A tỉnh Quảng Bình, Viện chiến lược phát triển.

8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), Bản Quy định về tiêu chí phân cấp Rừng phòng hộ, Kèm theo Quyết định số 61 /2005/QĐ-BNN ngày 12 tháng 10 năm 2005.

9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), Bản Quy định về tiêu chí phân cấp Rừng Đặc dụng, Kèm theo Quyết định số 61 /2005/QĐ-BNN ngày 12 tháng 10 năm 2005.

10. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2006), Cẩm nang ngành Lâm nghiệp, Hà Nội.

11. Lại Vĩnh Cẩm và tập thể tác giả (2004), “Xây dựng luận cứ khoa học phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội miền Tây Quảng Bình sau khi hoàn thành xây dựng đường mòn Hồ Chí Minh”, Báo cáo đề tài, Lưu trữ tại Sở KH-CN Quảng Bình.

12. Cao Xuân Chính (1999), Phong Nha-Kẻ Bàng-Khu bảo tồn thiên nhiên có giá trị đa dạng sinh học cao trên vùng núi đá vôi của tỉnh Quảng Bình, Bảo vệ và phát triển bền vững rừng và đa dạng sinh học trên vùng núi đá vôi của Việt Nam, Tr.98-102.

13. Chi hội Sinh thái cảnh quan Việt Nam (1992), Hội thảo về sinh thái cảnh quan: Quan điểm và phương pháp luận, Tuyển tập các báo cáo, Hà Nội.

14. Nguyễn Thị Kim Chương (2003), Địa lý Tự nhiên đại cương 3 “Thổ nhưỡng quyển, sinh quyển, lớp vỏ cảnh quan và các quy luật địa lý của Trái đất”, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Kim Chương (1998), Lớp vỏ cảnh quan và các quy luật Địa lý của Trái đất, NXB Giáo dục, Hà Nội.

iii

Page 181: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

16. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (2001), Báo cáo tổng quan địa chất và tài nguyên khoáng sản tỉnh Quảng Bình, Hà Nội.

17. Cục thống kê tỉnh Quảng Bình, Niên giám thống kê Quảng bình 2006, 2007, 2008, 2009, 2010.

18. Nguyễn Lập Dân và nnk (2005), Nghiên cứu cơ sở khoa học cho các giải pháp tổng thể dự báo phòng tránh lũ lụt ở miền Trung, Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp nhà nước KC 08-12, Hà Nội.

19. Lê Tiến Dũng và tập thể tác giả (2004), “Điều tra, nghiên cứu tổng hợp địa chất và khoáng sản phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường Quảng Bình” , Báo cáo đề tài, Lưu trữ tại Sở KH-CN Quảng Bình.

20. Nguyễn Dược, Trung Hải (2004), Sổ tay thuật ngữ địa lý, NXB Giáo dục, Hà Nội.

21. Nguyễn Đại (2006), “Thu thập và chỉnh lý số liệu khí tượng thủy văn Quảng Bình từ năm 1956 đến năm 2005”, Báo cáo đề tài, Tài liệu lưu trữ của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quảng Bình.

22. Nguyễn Xuân Độ (2003), Nghiên cứu, đánh giá các điều kiện Địa lý phục vụ phát triển cây trồng công nghiệp dài ngày tỉnh ĐakLak, Luận án Tiến sỹ chuyên ngành Địa lý Tự nhiên, Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội.

23. V.M. Fridland (1964), Đất và vỏ phong hóa nhiệt đới ẩm (Người dịch: Lê Huy Bá), NXB Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội.

24. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2000), Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

25. Phạm Hoàng Hải (1990), Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên lãnh thổ nhiệt đới ẩm gió mùa dải ven biển Việt Nam cho mục đích phát triển sản xuất Nông - Lâm nghiệp và bảo vệ môi trường, Tài liệu lưu trữ Viện Địa lý, Trung tâm KHTN và CN Quốc gia, Hà Nội.

26. Phạm Hoàng Hải (1993), Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên lãnh thổ nhiệt đới ẩm gió mùa Việt Nam cho mục đích phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường, Tài liệu lưu trữ Viện Địa lý, Trung tâm KHTN và CNQG, Hà Nội.

27. Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997), Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ lãnh thổ môi trường Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

28. Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Ngọc Khánh (1998), "Quy hoạch và tổ chức lãnh thổ trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá cảnh quan", Tạp chí các Khoa học về Trái đất, số 2 (T.20), 81-85, Hà Nội.

29. Phạm Hoàng Hải (2006), "Nghiên cứu đa dạng cảnh quan Việt Nam, phương pháp luận và một số kết quả thực tiễn nghiên cứu", Tuyển tập các báo cáo Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ II, Hà Nội.

iv

Page 182: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

30. Phạm Hoàng Hải (2006), “Phân vùng sinh thái cảnh quan ven biển Việt Nam để sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường”, Tạp chí Các Khoa học về Trái đất, 28 (1), 34 – 42, Hà Nội.

31. Trương Quang Hải (2008), Nghiên cứu và xác lập cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững vùng núi đá vôi Ninh Bình, Đề tài trọng điểm cấp ĐHQG Hà Nội, mã số QGTĐ.04.11, Hà Nội.

32. Trương Quang Hải, Nguyễn An Thịnh, Nguyễn Thị Thúy Hằng (2008), “Mô hình sinh thái cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam và ứng dụng nghiên cứu đa dạng cảnh quan”, Tạp chí Các Khoa học về Trái đất, 30(4)PC, 545-554.

33. Trương Quang Hải, Nguyễn An Thịnh, Nguyễn Thị Thúy Hằng (2010), “Đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tại khu vực có núi đá vôi tỉnh Ninh Bình”, Hội nghị khoa học Địa lý Toàn Quốc lần thứ 5, tr..39, Hà Nội.

34. Nguyễn Tiến Hải và nnk (2004), “Đặc điểm trầm tích và sự tiến hóa của các thành tạo cát dải ven biển Quảng Bình”, Tạp chí địa chất số 281/2004.

35. Hà Văn Hành (2002), Nghiên cứu và đánh giá tài nguyên phục vụ cho công tác phát triển kinh tế, xã hội bền vững ở huyện vùng cao a Lưới, Luận án Tiến sĩ, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, Hà Nội.

36. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2010), Nghiên cứu cấu trúc sinh thái cảnh quan phục vụ tổ chức không gian sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh Ninh Bình với sự trợ giúp của Công nghệ Viễn thám và Hệ thống Thông tin Địa lý, Luận án Tiến sĩ, Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội.

37. Nguyễn Thị Hiền (1994), “Bản đồ sinh khí hậu phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp ở Việt Nam”, Tuyển tập các công trình nghiên cứu Địa lý Viện Địa lý, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

38. Nguyễn Thị Hiền (1994), Đặc điểm khí hậu vùng Bắc Trung Bộ và một số nhận định về những thuận lợi và khó khăn của điều kiện khí hậu đối với sản xuất và đời sống con người, Lưu trữ tại Viện Địa lý.

39. Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Khanh Vân (1992), Đặc điểm khí hậu, bản đồ sinh khí hậu tỉnh Quảng Bình và đánh giá mức độ thích hợp của điều kiện khí hậu 3 vùng dự án cho một số cây trồng và đời sống con người, Báo cáo lưu trữ tại Viện Địa lý.

40. Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Khanh Vân (1995), Tài nguyên khí hậu vùng Bắc Trung Bộ, Báo cáo lưu trữ tại Viện Địa lý.

41. Nguyễn Anh Hoành, Nguyễn Đình Kỳ và tập thể tác giả (2004), Nghiên cứu đánh giá phân hạng đất đai tỉnh Quảng Bình theo phương pháp của FAO-UNESCO bằng phần mềm ALES phục vụ quy hoạch Nông-Lâm-Ngư nghiệp bền vững, Báo cáo đề tài, Viện Địa lý.

42. Nguyễn Đình Hòe (2007), Môi trường và phát triển bền vững, NXB Giáo dục Hà Nội.

43. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2000), Du lịch bền vững, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

v

Page 183: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

44. Phạm Ngọc Hồ, Hoàng Xuân Cơ (2000), Đánh giá tác động môi trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

45. Nguyễn Cao Huần (2005), Đánh giá cảnh quan theo quan điểm tiếp cận kinh tế sinh thái, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội.

46. Nguyễn Cao Huần (2004), “Nghiên cứu hoạch định tổ chức không gian phát triển kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường cấp tỉnh, huyện (Nghiên cứu mẫu tỉnh Lào Cai)”, Tạp chí Khoa học, ĐHQG Hà Nội, No 4AP, 55-65.

47. Nguyễn Cao Huần, Nguyễn An Thịnh, và nnk. (2004), “Mô hình tích hợp ALES-GIS trong đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển cây trồng nông, lâm nghiệp huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Số 4, tr.45-50.2

48. Trần Ngọc Hùng, Nguyễn Đức Lý (2004), Luận cứ phục vụ định hướng phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền Tây tỉnh Quảng Bình, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình.

49. Lê Huỳnh, Nguyễn Thu Hằng (2005), Giáo trình giáo dục dân số - môi trường và giảng dạy Địa lý địa phương, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

50. A.G. Ixatsenko (1976), Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lý tự nhiên (Người dịch: Vũ Tự Lập, Trịnh Sanh, Nguyễn Phi Hạnh, Lê Trọng Túc), NXB Khoa học, Hà Nội.

51. A.G. Ixatsenko (1985), Địa lý học ngày nay (Người dịch: Đào Trọng Năng), NXB Giáo dục, Hà Nội.

52. A.G. Ixatsenko (1985), Cảnh quan học ứng dụng (Người dịch: Đào Trọng Năng), NXB Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội.

53. Josef Schmitthusen (1976), Địa lý đại cương thảm thực vật (Người dịch: Đinh Ngọc Trụ), NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, Hà Nội.

54. Lê Vũ Khôi, Nguyễn Nghĩa Thìn (2001), Địa lý sinh vật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

55. Kalexnik X.V.(1972), Những quy luật địa lý chung của Trái đất, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

56. Vũ Tự Lập (1999), Địa lý tự nhiên Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

57. Vũ Tự Lập (2004), Sự phát triển của khoa học Địa lý trong thế kỷ XX, NXB Giáo dục, Hà Nội.

58. Vũ Tự Lập (1976), Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

59. V.I. Prokaep (1971), Những cơ sở phương pháp phân vùng địa lý tự nhiên (Phòng Địa lý, Ủy ban KH và KT nhà nước dịch), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

60. A.I. Pérelman (1974), Địa hóa học cảnh quan (Người dịch: Vũ Tự Lập, Trịnh Sanh), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

61. A.E.Phedina (1973), Phân vùng địa lý tự nhiên (Người dịch: Trịnh Sanh, Nguyễn Phi Hạnh, Đào Trọng Năng), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

vi

Page 184: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

62. Phan Liêu (1981), Đất cát biển Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

63. Nguyễn Thành Long và nnk (1993), Nghiên cứu xây dựng bản đồ cảnh quan các tỷ lệ trên lãnh thổ Việt Nam, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội.

64. Đặng Duy Lợi, Nguyễn Thị Kim Chương, Đặng Văn Hương, Nguyễn Thục Nhu (2005), Địa lý tự nhiên Việt Nam, phần đại cương, NXB ĐHSP Hà Nội.

65. Đặng Duy Lợi, Nguyễn Thị Kim Chương, Đặng Văn Hương, Nguyễn Thục Nhu (2007), Địa lý tự nhiên Việt Nam, phần khu vực, NXB ĐHSP Hà Nội.

66. Phạm Trung Lương (2001), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB giáo dục, Hà Nội.

67. Phạm Trung Lương (2000), Du lịch sinh thái những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

68. Nguyễn Đức Lý (2008), “Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, những giá trị về địa chất”, Tạp chí Khoa học và Phát triển Đà Nẵng, số 138/2008, tr.39-44.

69. Nguyễn Đức Lý (2010), Cấu trúc địa chất Quảng Bình, NXB Chính trị - Hành chính Quốc gia.

70. Nguyễn Quang Mỹ (1997), Vũ Văn Phái – Khái quát về karst Việt Nam – Giáo trình giảng dạy của Khoa Địa Lý - Đại học Khoa học Tự nhiên.

71. Trần Nghi (2004), “Tính đa dạng địa chất, địa mạo cấu thành Di sản Thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng”, Tạp chí Địa chất số 282/2004.

72. Trần Nghi (2005), Phong Nha – Kẻ Bàng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

73. Trần Nghi, Đặng Văn Bào và nnk (2003), Di sản Thiên nhiên Thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Việt Nam, NXB Cục Địa chất & Khoáng sản Việt Nam.

74. Trần Nghi và nnk (2006), Đánh giá sức chịu tải tới hạn của hệ sinh thái môi trường tự nhiên - xã hội khu di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng tỉnh Quảng Bình, đề xuất mô hình phát triển bền vững kinh tế du lịch, Đề tài trọng điểm cấp ĐHQG, mã số QGTĐ 04-03.

75. Trần An Phong (1995), Đánh giá hiện trạng sử dụng đất ở nước ta theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

76. V.M. Phơritlan (1959), Sơ đồ thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam, Bộ Nông Lâm, Học Viện Nông lâm, Hà Nội.

77. Ruzichka M. và Miklas M. (1988), Phương pháp đánh giá cảnh quan sinh thái nhằm mục đích phát triển tối ưu lãnh thổ, (Người dịch: Hứa Chính Thắng), UB Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, Hà Nội.

78. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình (2006), Báo cáo điều chỉnh định hướng quy hoạch phát triển Nông nghiệp và ngành nghề nông thôn Quảng Bình đến năm 2015.

vii

Page 185: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

79. Sở Lâm nghiệp tỉnh Quảng Bình (1993), Đề án "Tổng quan lâm nghiệp theo chương trình 327 tỉnh Quảng Bình".

80. Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Quảng Bình (2005), Báo cáo tài nguyên đất Quảng Bình, Tài liệu lưu trữ.

81. Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Quảng Bình (2010), Báo cáo số liệu tài nguyên đất Quảng Bình, Tài liệu lưu trữ.

82. Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Quảng Bình, Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Bình các năm 2005, 2006, 2008, 2009.

83. Lê Bá Thảo (2000), Thiên nhiên Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

84. Lê Bá Thảo (1998), Việt Nam lãnh thổ và các vùng địa lý, NXB Thế giới, Hà Nội.

85. Lê Bá Thảo, Nguyễn Dược, Trịnh Nghĩa Uông (1987), Cơ sở địa lý tự nhiên, Tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.

86. Lê Bá Thảo, Nguyễn Văn Âu, Bùi Hưng Thành (1987), Cơ sở địa lý tự nhiên, Tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.

87. Lê Bá Thảo, Nguyễn Dược, Đặng Ngọc Lân (1987), Cơ sở địa lý tự nhiên, Tập 3, NXB Giáo dục, Hà Nội.

88. Nguyễn An Thịnh (2007), Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan phục vụ phát triển bền vững nông lâm nghiệp và du lịch huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai, Luận án Tiến sỹ Địa lý, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia, Hà Nội.

89. Nguyễn Thế Thôn (2000), “Về lý thuyết cảnh quan sinh thái”, Tạp chí các Khoa học về Trái đất, (Số 1), Hà Nội, tr. 70-75.

90. Nguyễn Thế Thôn (2001), “Nguyên tắc và phương pháp thiết kế mô hình kinh tế - môi trường trên cơ sở lý thuyết cảnh quan sinh thái và cảnh quan sinh thái ứng dụng”, Tạp chí các Khoa học về Trái đất, số 2/2001 (T23), Hà Nội.

91. Mai Trọng Thông và nnk (1994), Điều kiện sinh khí hậu dải ven biển Việt Nam, Tuyển tập các công trình nghiên cứu địa lý (TTCCTNCĐL), Tr.109-123, NXB Khoa học Kỹ thuật Hà Nội.

92. Lê Thông và nnk (2002), Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam, tập 3, Các tỉnh vùng Tây Bắc và vùng Bắc Trung Bộ. NXB Giáo dục, Hà Nội.

93. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1999), Tổ chức lãnh thổ du lịch, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

94. Nguyễn Trọng Tiến (1996), Nghiên cứu đặc điểm cảnh quan phục vụ cho việc bố trí hợp lý cây trồng nông - lâm nghiệp miền núi Lào Cai, Luận án PTS Khoa học Địa lý - Địa chất, Hà Nội.

95. Nguyễn Giang Tiến (1992), Dân số và Môi trường, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

96. Tỉnh Ủy Quảng Bình (2010), Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2010 - 2015.

viii

Page 186: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

97. Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc (1978), Khí hậu Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

98. Phạm Quang Tuấn (2003), Nghiên cứu đánh giá điều kiện sinh thái cảnh quan phục vụ định hướng phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả khu vực Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, Luận án Tiến sĩ Địa lý, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

99. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

100. Nguyễn Duy Trang (2001), Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học công nghệ phát triển kinh tế vùng gò đồi tây Đồng Hới, Quảng Bình. Tạp chí NN và PTNT, số 4/2001, tr. 267-268, Hà Nội.

101.Trường Đại học Mỏ Địa chất (2004), Báo cáo kết quả đề tài: “Điều tra nghiên cứu tổng hợp Địa chất và Khoáng sản phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Bình”, Hà Nội.

102. Tổ phân vùng Địa lý tự nhiên thuộc Ban Khoa học và Kỹ thuật nhà nước (1970), Phân vùng địa lý tự nhiên lãnh thổ Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

103. Tổng cục địa chất (1971), Địa chất miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

104. UBND tỉnh Quảng Bình (1996), Tóm tắt "Dự án tổng quan khai thác, sử dụng đất bằng hoang hoá bãi bồi ven sông ven biển, mặt nước chưa sử dụng tỉnh Quảng Bình" (theo chương trình 773/TTg).

105. UBND tỉnh Quảng Bình (2005), Báo cáo tóm tắt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2006-2010.

106. UBND tỉnh Quảng Bình (2006), Chương trình phát triển thủy sản tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006 - 2010.

107. UBND Tỉnh Quảng Bình (2008), Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện chương trình phát triển Du lịch Quảng Bình 2006-2008.

108. UBND tỉnh Quảng Bình (2010), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2010 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2011.

109. UBND tỉnh Quảng Bình, Sở kế hoạch và đầu tư (2009), Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình đến 2020.

110. UBND tỉnh Quảng Bình (2011), Báo cáo tổng hợp “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông nghiệp tỉnh Quảng Bình đến năm 2020”.

111. UBND tỉnh Quảng Bình, Quy hoạch phát triển cao su tỉnh Quảng Bình đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020   (05-07-2011)

112. UBND tỉnh Quảng Bình, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2020   (27-06-2011)

ix

Page 187: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

113. UBND tỉnh Quảng Bình, Đề án phát triển trồng cây lâm nghiệp phân tán giai đoạn 2010 - 2015 tỉnh Quảng Bình

114. UBND tỉnh Quảng Bình, Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng khu du lịch Bàu Sen, xã Sen Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

115. UBND tỉnh Quảng Bình, Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thủy sản tỉnh Quảng Bình đến năm 2020   (31-05-2011)

116. Nguyễn Khanh Vân (2002), Đặc điểm và tài nguyên khí hậu dải ven biển Việt nam, Tài liệu lưu trữ tại Viện địa lý, TTKH&CNQG.

117. Nguyễn Khanh Vân (2000), Các biểu đồ sinh khí hậu Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

118. Nguyễn Khanh Vân (2005), Cơ sở sinh khí hậu, NXB Giáo dục, Hà Nội.

119. Nguyễn Văn Vinh, Nguyễn Văn Nhưng (1996), Đặc điểm sinh thái vùng cát ven biển Quảng Trị, Quảng Bình và định hướng xây dựng các mô hình sản xuất nông - lâm nghiệp, Tài liệu lưu trữ viện Địa lý.

120. Nguyễn Văn Vinh (1996), Đặc điểm cảnh quan sinh thái và phương hướng sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên vùng gò đồi Quảng Bình, Luận án Phó Tiến sỹ Địa lý-Địa chất, Hà Nội.

121. Nguyễn Văn Vinh, Huỳnh Nhung (1995), “Quan niệm cảnh quan, hệ sinh thái, sự phát triển của cảnh quan học và sinh thái học cảnh quan”, Tuyển tập các công trình nghiên cứu Địa lý, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

122. Phạm Thế Vĩnh (2004), Nghiên cứu cảnh quan sinh thái dải ven biển đồng bằng sông Hồng phục vụ cho việc sử dụng hợp lý lãnh thổ, Luận án Tiến sĩ Địa lý, Hà Nội

123.Viện địa lý, Viện chiến lược phát triển (2010), Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội gồm Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2020, Tài liệu lưu trữ Viện Địa lý.

124.Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Địa lý (2005), Phân tích hệ thực vật và thảm thực vật Vườn Quốc gia Phong nha – Kẻ bàng.

125. Viện Địa lý (2007), Báo cáo kết quả đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên nước dưới đất ở vùng cát ven biển Bắc Quảng Bình nhằm phát triển kinh tế - xã hội bền vững”, Hà Nội.

126. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Địa lý (2004), Các vấn đề lý thuyết của Sinh thái Cảnh quan, Hà Nội.

127. Bùi Thị Hải Yến (2006), Quy hoạch du lịch, NXB Giáo dục Hà Nội.

TIẾNG NƯỚC NGOÀI

128. Bianca Hoersch, Gerald Braun, Uwe Schmidt, Relation between landform and vegatation in alpine regions of Wallis, Switzerland. A multiscale remote sensing and GIS approach, Computers, Environments and Urban Systems 26, 2002, 113 – 139.

x

Page 188: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

129. Burghard C. Meyer, 2008. Functions, assessments and optimisation of linear landscape elements. Dortmund University of Technology, Faculty of Spatial Planning, Chair Landscape Ecology and Landscape Planning.

130. Boyce SG (1995), Landscape Forestry, John Wiley and Sons. Inc, New York, NY.

131. De Groot, RS (1992), Functions of Nature: Environmental evaluation of nature in planning, management and Decision-making, Wolters Noordhoff BV, Groningen, the Neth(345 pp). (345 pp)

132. De Groot, RS (2006), Function-analysis and valuation as a tool to assess land use conflicts in planning for sustainable, multi-functional landscapes, Landscape and Urban Planning 75, 175-186.

133. Diane M.Pearson, The application of local measures of spatial autocorrelation for describing pattern in north Australian landscapes, Journal of Environmental Management 64, 2002, 85 – 95.

134. Forman R.T.T and M. Gordon (1986), Landscape Ecology, John Wiley and sons Incs, New York.

135. Forman, R.T.T (1995), Land Mosaics: The ecology of landscape and Regions, Cambridge University Press.

136. James N.M.Smith, Jessica J.Hellmann (2002), Population persistence in fragmented landscape, Trends in Ecology and Evolution, Vol.17, No 9.

137. Magnuson.JJ (1991), Fish and fisheries ecology, Ecology Applications 1, 13 – 26.

138. Matthias Röder và Ralf-Uwe Syrbe (2000). Relationship between land use changes, soil degradation and landscape functions.

139. Naveh, Z. and A. Lieberman (1984), Landscape eclogy: theory and application, Springer-Verlag, New York, NY, USA.

140. Olaf Bastian (2000), Landscape classification in Saxony (Germany) – a tool for holistic regional planning, Landscape and Urban Planning 50, 145– 155.

141. Olaf Bastian (2002), Development and perspectives of landscape ecology, Ulta Steinhardt Springer, 498pp.

142. Reija Hietala-Koivu (2002), Landscape and moderning agriculture: a case study of three areas in Finland in 1954–1998, Agriculture, Ecosystem and Environment 91, 273-281.

143. Ryszkowski L.(ed)(2002), Landscape Ecology in Agroecosystems Management, CRC press, Boca Raton, Florida, USA.

144. S.R.J Sheppard, H.W.Harshaw (Eds) (2001), Forests and landscapes – linking ecology, sustainability and esthetics, IUFRO Research Series 6, CABI Publishing in Association with IUFRO.

145. Sanderson, J. and LD. Harris (eds) (2000), Landscape ecology: a top-down approach, Lewis Publishers, Boca Raton, Florida, USA.

xi

Page 189: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

146.Turner M.G, R.H.Gardner and R.V. O’Neill (2001), Landscape ecology in Theory and Practices, Springer-Verlag, New York, NY, USA.

147. Turner M.G (1989), Landscape ecology: the effect of pattern on process, Annual Review of ecology and systematics 20, 171 – 197.

148. Turner M.G and R.H.Gardner (1991), Quantitatives methods in landscape ecology, Springer-Verlag, New York, NY, USA.

149. Troll. C (1939), Luftbildpaln und oxkologische Bodenforschung (Aerial photoghraphy and ecology studies of the earth), Zeitschrift de Gesellschaft fũr Erdkunde, Berlin, 241 – 298.

150. V.Hawkins, P.Selman, Landscape scale planning: exploring alternative land use scenarios, Landscape and Urban Planning 60, 2002, 211 – 224.

151. Wu, J (2006), Cross-disciplinarity, landscape ecology, and sustainability science, Landscape Ecology 21:1-4.

152. Wu, J and R. Hobbs (Eds) (2007), Key Topics in Landscape Ecology, Cambridge University Press, Cambridge.

153.Wu, J (2008), Landscape ecology. In: S.E. Jorgensen (ed), Encyclopedia of Ecology. Elsevier, Oxford.

154. www.wikipedia.com

155. www.ecoearth.org/article/landscape

156. www.umass.edu/landdeco

157. www.biol.ttu.edu/faculty/nmcintyre/LandscapeEcology

158. www.quangbinh.gov.vn.

159. www.agroviet.gov.vn

xii

Page 190: Luan an_CQ Quangbinh_Truong Thi Tu.doc

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Trương Thị Tư (1999), Đặc điểm tự nhiên dải cồn cát ven biển Nam Quảng Bình và định hướng sử dụng, Luận văn Thạc sỹ, ĐHSP Hà Nội 1.

2. Trương Thị Tư, Đặng Duy Lợi (2000), Nguồn gốc hình thành dải cồn cát ven biển Nam Quảng Bình, Thông báo Khoa học, ĐHSP Hà Nội 1.

3. Trương Thị Tư (2007), Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên dải cồn cát ven biển Quảng Bình phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, Tr 92-98, ISSN, số 02/2007, Tạp chí Khoa học và Giáo dục, ĐHSP Huế.

4. Trương Thị Tư (2008), Hệ thống phân loại cảnh quan tỉnh Quảng Bình, Tuyển tập các báo cáo khoa học Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ III, NXB Khoa học và kỹ thuật, Tr 526-539, Hà Nội.

5. Trương Thị Tư (2010), Nghiên cứu tiềm năng du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình phục vụ sử dụng hợp lý TNTN và bảo vệ môi trường, Tuyển tập các báo cáo khoa học Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ V, NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Tr 1378-1387.

6. Trương Thị Tư (2010), Đặc điểm tài nguyên đất và hướng sử dụng bền vững đất nông-lâm nghiệp tỉnh Quảng Bình, Tạp chí Khoa học ĐHSP Hà Nội, ISSN, số 7 (2010), tr 128-138.

7. Phạm Hoàng Hải, Trương Thị Tư (2011), Nghiên cứu đa dạng cảnh quan và định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Bình. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Chuyên san Khoa học Công nghệ..., Hà Nội.

xiii