Lớp học số hóa giải pháp nào -

5

Click here to load reader

description

Trong khi cả thế giới đang sống trong một kỷ nguyên kỹ thuật số, sinh ra một thế hệ công dân kỹ thuật số, thì giáo dục vẫn giữ được truyền thống lâu đời với bảng, phấn/bút, ghi chép, sách giấy. “Công nghệ sẽ làm thay đổi cách chúng ta giảng dạy” là câu phát biểu của các trang website cung cấp các công cụ cho giáo dục. Trong tháng 8/2014 này nước ta cũng xuất hiện một đề án có tên “Thí điểm mô hình đổi mới và toàn diện giáo dục tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3 tại TP.HCM năm học 2014-2015” đang gây xôn xao dư luận vì mục đích của đề án là số hóa lớp học bằng máy tính bảng. Vậy công nghệ đã thay đổi thế nào khi ngày càng nhiều điều bất ổn liên quan đến việc sử dụng công nghệ cho việc dạy và học?

Transcript of Lớp học số hóa giải pháp nào -

Page 1: Lớp học số hóa   giải pháp nào -

LỚP HỌC SỐ HÓA – GIẢI PHÁP NÀO?

Phan Thị Thanh Lương | LTIT

Bill Gate vừa giới thiệu một công cụ hỗ trợ giáo viên và học sinh có tên Graphite cung cấp 6 ứng dụng

giúp cho việc giảng dạy hiệu quả hơn. Cũng vào đầu tháng 8/2014, Google ra mắt ứng dụng dành riêng

cho giáo dục là Googleclassroom, với những thao tác đơn giản, giáo viên đã có thể thiết lập một lớp học

online, tương tác với học sinh một cách riêng tư hoặc tương tác với cả lớp qua tính năng comment (bình

luận) trong lớp học. Sự hiện diện của Khan Academy, Coursera, Duolingo, và nhiều trang MOOCs học

tập online miễn phí khác đã khẳng định sự thâm nhập sâu rộng của công nghệ vào giáo dục. Chưa bao giờ

công nghệ dành cho giáo dục lại nở rộ như hiện nay.

Trong khi cả thế giới đang sống trong một kỷ nguyên kỹ thuật số, sinh ra một thế hệ công dân kỹ thuật số,

thì giáo dục vẫn giữ được truyền thống lâu đời với bảng, phấn/bút, ghi chép, sách giấy. “Công nghệ sẽ

làm thay đổi cách chúng ta giảng dạy” là câu phát biểu của các trang website cung cấp các công cụ cho

giáo dục. Trong tháng 8/2014 này nước ta cũng xuất hiện một đề án có tên “Thí điểm mô hình đổi mới

và toàn diện giáo dục tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3 tại TP.HCM năm học 2014-2015” đang gây xôn xao

dư luận vì mục đích của đề án là số hóa lớp học bằng máy tính bảng. Vậy công nghệ đã thay đổi thế nào

khi ngày càng nhiều điều bất ổn liên quan đến việc sử dụng công nghệ cho việc dạy và học?

Câu chuyện cái máy tính bảng Lúc đầu chỉ là phương tiện giải trí, giờ lại là giải pháp của giáo dục. Ở Mỹ cũng đang rộ lên xu hướng này

và có hẳn một trang web đưa ra những ưu và nhược điểm của công cụ này khi sử dụng cho giáo dục1.

(Nguồn: http://tablets-textbooks.procon.org/)

1http://tablets-textbooks.procon.org/

Page 2: Lớp học số hóa   giải pháp nào -

Bảng so sánh biểu hiện rõ cái LỢI thì ít hơn cái HẠI, nhưng không phải vì vậy mà chúng ta phán xét một

cách hồ đồ rằng máy tính bảng là “con cừu đen” trong giáo dục. Nếu có một cách nào đó khắc phục được

các nhược điểm và phát huy tối đa ưu điểm của máy tính bảng nói riêng, hay bất cứ một thiết bị công

nghệ nào nói chung, thì chúng ta tin tưởng rằng giáo dục có thể có một diện mạo mới.

Câu chuyện người giáo viên Công nghệ bản thân nó không tạo nên sự khác biệt cho giáo dục

2“cả những người làm quảng cáo cho các

công ty công nghệ hàng đầu cũng không có tầm nhìn về việc làm thế nào để công nghệ của họ thay đổi

việc dạy và học”, chính người sử dụng mới quyết định sự thay đổi đó. Việc giáo viên lựa chọn công nghệ

gì và áp dụng thế nào cho việc giảng dạy của mình trong lớp học và ngoài lớp học đang là câu hỏi hóc búa

cho giáo viên và cả các nhà nghiên cứu giáo dục.

Cô giáo Edita Tahirovic3 đeo mic và loa di động vào người, cô hướng dẫn cả lớp lấy bảng điều khiển,

ngồi xuống thảm và nói với học sinh: “câu trả lời có trong bảng điều khiển của các em, không có gì phải

sợ. Các em hãy cố gắng hết sức”. Đó là lớp học có bảng tương tác và các điều khiển cầm tay dành cho

học sinh lớp 4 và 5 tại trường tiểu học Sir Adam Beck ở Toronto, Canada.

Cô Tahirovic nói rằng lớp học với bảng tương tác thông minh thì hấp dẫn hơn nhiều và tiến trình giảng

dạy cũng nhanh hơn. Tuy nhiên cuối năm học cô kiểm tra thì khả năng sử dụng bút và giấy của học sinh

có biểu hiện kém đi. Cô cũng khẳng định công nghệ sẽ chẳng phát huy tác dụng gì nếu giáo viên không

sẵn sàng và được đào tạo cẩn thận. Trong bài báo này cũng đưa ra nhận định dù sử dụng công nghệ gì

cũng không nên quên những điều cơ bản như kỹ năng viết. Cần dành nhiều thời gian để chú trọng vào rèn

luyện kỹ năng viết cho học sinh.

Câu chuyện phương pháp sư phạm Một lớp học không thể thiếu những nốt nhạc du dương của phương pháp sư phạm. Chúng ta vẫn thường

nghe được câu chuyện có một ông giáo sư nọ, rất giỏi về chuyên môn, nhưng khi đứng lớp thì sinh viên

không hiểu gì hết. Hay câu chuyện một thầy tiến sỹ về chuyên ngành kia, nhưng khi giảng bài thì cả lớp

ngủ gật. Hóa ra một nhà giáo giỏi không đơn giản chỉ cần giỏi về chuyên môn mà còn phải ứng dụng các

phương pháp sư phạm kết hợp với công nghệ một cách linh hoạt như một nhạc trưởng chỉ huy dàn nhạc

vậy. Bàn về vấn đề này Martin, D., & Loomis, K. (2013) nói rằng“Dạy học vừa là nghệ thuật vừa là khoa

học”4.

Dễ dàng nhận thấy nếu muốn số hóa lớp học nhìn chung có ba yếu tố: Nội dung chuyên môn, Phương

pháp sư phạm và Công nghệ. Công nghệ đóng vai trò là công cụ để triển khai hai yếu tố còn lại, trong khi

công nghệ cho giáo dục còn biểu hiện những điểm yếu cần được khắc phục(xin đọc bài Mảng tối công

nghệ trong giáo dục trong số báo này). Những lo ngại về sử dụng công nghệ cho giáo dục có thể phần

nào được khắc phục nếu người thiết kế và triển khai giảng dạy khéo léo áp dụng một cách thông minh các

phương pháp sư phạm.

Giải pháp cho nhược điểm hạn chế giao tiếp ngôn từ và gây sao lãng của công nghệ

Việc kết hợp các phương pháp học tập trong giảng dạy sẽ giúp khắc phục được hạn chế này. Mỗi giáo

viên có thể có cách riêng của mình, phù hợp với phong cách giảng dạy, nội dung bài học và đối tượng học

2http://learntechgalway.blogspot.com/2013/02/e-learning-and-digital-cultures-week-2.html

3http://www.todaysparent.com/kids/technology/the-digital-classroom/

4Martin, D., & Loomis, K. (2013). Building teachers: A constructivist approach to introducing education. Cengage

Learning.

Page 3: Lớp học số hóa   giải pháp nào -

sinh/sinh viên. Chúng tôi có một gợi ý một tổ hợp các yếu tố áp dụng để triển khai một bài học trong mô

hình sau:

Với cách kết hợp hai phương pháp: Phương pháp học tập qua giải quyết vấn đề và phương pháp học tập

hợp tác, thời lượng sử dụng công nghệ hoàn toàn của hs/sv chỉ nên chiếm khoảng 10% - 20% tổng thời

lượng buổi học. Tuy nhiên trong quá trình làm việc nhóm, hs/sv có thể sử dụng công cụ công nghệ để đọc

tài liệu, tìm kiếm thêm thông tin và các thao tác phục vụ cho thảo luận nhóm, tuy nhiên thời lượng cũng

nên hạn chế, và nên khuyến khích thảo luận với thành viên của nhóm để tìm ra phương án giải quyết. Như

vậy hs/sv tập trung vào giải quyết vấn đề của bài học và dành phần lớn thời gian để thảo luận với nhau.

Như vậy công việc thiết kế bài giảng của mỗi giáo viên là rất quan trọng, vì không thể có “one size fits

all” (tạm dịch: một cỡ vừa với mọi đối tượng). Nếu đã có bài được thiết kế sẵn thì giáo viên vẫn phải tùy

biến sao cho phù hợp với lớp, đối tượng hs/sv, thời lượng mỗi bài học và nội dung muốn chuyển tải của

bài học mà mình đang giảng dạy.

Giải pháp cho nhược điểm ảnh hưởng đến sức khỏe

Hiện đang những ý kiến rằng lạm dụng công nghệ sẽ mang đến những điều bất lợi cho sức khỏe như: khô

mắt, đau đầu, hoang tưởng, …. Sử dụng máy tính và các thiết bị công nghệ trong thời gian thích hợp sẽ

không có ảnh hưởng đến sức khỏe. Để bảo vệ sức khỏe cho hs/sv, nhà trường và gia đình cùng kết hợp để

có một thời gian biểu hợp lý. Tuy nhiên việc thiết kế chương trình giảng dạy thông minh cũng giúp hạn

chế tác hại của thiết bị công nghệ đối với sức khỏe người dùng.

Triển khai lớp học đảo ngược là một lựa chọn thông minh. Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy hs/sv dành

hàng ngàn giờ mỗi năm cho các thiết bị công nghệ trong thời gian ngoài lớp học. Patricia Greenfield, nhà

tâm lý học phát triển đã nhận định rằng ngoài giờ học chính thức ở lớp, hs/sv còn học rất nhiều thứ từ các

Page 4: Lớp học số hóa   giải pháp nào -

thiết bị kỹ thuật số, bà đưa ra nhận định nếu có sự triển khai khác đối với giáo dục chính quy và không

chính quy thì có thể sẽ mang lại lợi ích5.

Như vậy, nếu thời gian ngoài lớp học hs/sv dùng để học bài của chương trình chính quy thì có thể hạn chế

thời gian chơi games hay các trò vô bổ khác, sau đó thời gian trong lớp học là để tương tác và tạo lập các

kỹ năng thông qua trải nghiệm từ môn học.

Với mô hình gợi ý trên, phần sử dụng thiết bị công nghệ của hs/sv sẽ được thiết kế trong phần thời gian

ngoài lớp học, thời gian trong lớp học sẽ chỉ dành cho hoạt động, trải nghiệm và tương tác. Nếu áp dụng

sẽ hạn chế được thời gian hs/sv sử dụng máy tính mỗi ngày, giúp đảm bảo sức khỏe.

Ngoài ra, đối với hs nhỏ tuổi có thể yêu cầu phụ huynh cùng kết hợp để mỗi ngày các em chỉ sử dụng

khoảng 3 tiếng được chia nhỏ trong suốt 24 giờ thì tác hại của thiết bị số cũng không ảnh hưởng nghiêm

trọng đến sức khỏe của các em.6

Giải pháp cho tình trạng gian lận trong học tập

Một trong những ưu điểm của công nghệ là có thể giúp người học tra cứu, lưu giữ, sao chép tài liệu một

cách nhanh chóng, nhưng chính điều đó lại là nhược điểm khi đưa công nghệ vào giáo dục vì làm tăng

tình trạng gian lận trong học tập như: đạo văn, tìm kiếm câu trả lời trên mạng, đạo ý tưởng…. Nhà trường

và giáo viên có thể sử dụng các phần mềm kiểm tra tỉ lệ copy trên mạng internet của hs/sv, như TurnItIn,

Grammarly, hoặc các phần mềm chống gian lận miễn phí khác. Ngoài ra cũng nên cung cấp cho người

học những phần mềm này để họ có thể tự kiểm tra bài làm của mình trước khi nộp bài cho giáo viên. Điều

này còn giúp người học phát triển kỹ năng tự đánh giá và tư duy phê phán đối với sản phẩm của mình làm

ra.

Các nghiên cứu tâm lý học7 cho thấy khi con người biết rằng họ sẽ bị phát hiện nếu làm gian dối thì một

động cơ từ bên trong thúc đẩy họ tìm kiếm giải pháp: hoặc sẽ tìm cách để lách luật, hoặc tìm tòi để tự làm

5http://goo.gl/obFRCb

6http://www.sensomotorische-integratie.nl/CrisRowan.pdf

Page 5: Lớp học số hóa   giải pháp nào -

ra sản phẩm của mình một cách chân thực. Dù là cách nào thì người học đã bắt đầu tiến thêm được một

bước về tư duy, đó là suy nghĩ, khai phá và hoài nghi về vấn đề mà họ cần giải quyết.

Kết luận

Công nghệ hiện đại có đóng vai trò quyết định trong cuộc cách mạng giáo dục không? Bản thân vấn đề

này còn gây tranh cãi. Rõ ràng là công nghệ đã làm thay đổi cuộc sống, thậm chí là thay đổi hết sức triệt

để, ví dụ như trường hợp Internet, vậy với giáo dục thì sao? Nếu được lựa chọn là công cụ để cải cách

giáo dục như những nốt cao trong một bản nhạc, cộng hưởng với sự nghiên cứu nghiêm túc về phương

pháp sư phạm như những nốt trầm thì chúng ta sẽ có một bản giao hưởng làm say đắm những trái tim

đam mê giảng dạy và giáo dục của giáo viên và những người làm giáo dục. Có bản nhạc hay rồi thì vấn đề

còn lại là người nào sẽ phối âm và mang bản giao hưởng này đến với công chúng bằng cách nào?

7http://www.simplypsychology.org/