Lê Văn Nam - Tổng kết tâm lý học giới tính

29
Đi hc Sư phm – ĐHĐN Lê Văn Nam – 13 CTL T âm L í H ọc G iới T ính

Transcript of Lê Văn Nam - Tổng kết tâm lý học giới tính

Page 1: Lê Văn Nam - Tổng kết tâm lý học giới tính

Đại học Sư phạm – ĐHĐN

Lê Văn Nam – 13 CTL

Tâm Lí Học Giới Tính

Page 2: Lê Văn Nam - Tổng kết tâm lý học giới tính

Bài 1 Một số hiện tượng của đời sống giới tính

Bài 2Bản chất tâm lý của các hiện tượng giới

tính

Bài 3 Giới tính và nhân cách

Bài 4 Nguồn gốc của giới tính

Bài 5 Đặc điểm giới tính

Bài 6 Sự hình thành và phát triển giới tính

Bài 7Sự khác biệt giới tính và những yếu tố

ảnh hưởng

Bài 8Những vấn đề tâm lý của đời sống giới

tính

Page 3: Lê Văn Nam - Tổng kết tâm lý học giới tính

3

Một số hiện tượng của đời sống giới tính1

Chúng ta có thể thấy một số hiện tướng điển hình như:

+ Sự sinh trưởng và phát triển về sinh lí cơ thể ở người nam và người nữ.

+ Sự dậy thì và những biểu hiện đặc trưng của nó ở nam và ở nữ (sự phát triển

khác nhau về hình thể, kinh nguyệt, sự mộng tinh và hiện tượng thủ dâm…).

+ Đời sống tình dục.

+ Những hiện tượng bệnh lí liên quan đến đời sống tình dục, trong đổ có những

bệnh như: bạo dâm, thị dâm, loạn trang, ái nhi…

+ Một số hiện tượng đặc biệt: ái nam ái nữ, pê đê hay đồng tính luyến ái…

+ Các phẩm chất tâm lí giới tính, đạo đức giới tính, thấm mĩ giới tính.

+ Sự giao tiếp, cư xử giữa nam và nữ.

+ Những hiện tượng trong tình bạn khác giới; tình yêu nam nữ.

+ Những hiện tượng trong đời sống hôn nhân và gia đình.

Những hiện tượng trên được gọi là những hiện tượng của đời sống giới tính của

con người.

Page 4: Lê Văn Nam - Tổng kết tâm lý học giới tính

4

Các hiện tượng của đời sống giới tính có mối

quan hệ với đời sống tâm lí con người ở những

mức độ khác nhau:

Có mối quan hệ mật thiết hoặc ảnh hưởng

mạnh mẽ tới tâm lí con người, hay ngược

lại, chịu sự chi phối, tác động của tâm lí con

người.

Có sự tham gia của tâm lí con người như là

một thành phần, một bộ phận.

Biểu hiện đời sống tâm lí con người

Bản chất tâm lý của các hiện tượng giới tính2

Page 5: Lê Văn Nam - Tổng kết tâm lý học giới tính

5

Các hiện tượng của.đời sống giới tính có quan hệ mật thiết với nhân cách

con người.

• Các hiện tượng của đời sống giới tính có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến

những đặc điểm nhân cách, ảnh hưởng đến sự hình thành và phát

triển nhân cách.

• Nhiều hiện tượng của đời sống giới tính, đồng thời cũng là những đặc

điểm nhân cách, đặc điểm cá tính, đặc điểm khí chất.

• Nhiều đặc điểm giới tính hoà nhập vào nhân cách con người, làm cho

nhân cách con người mang những sắc thái riêng.

• Khi nghiên cứu về giới tính cần phải xem xét chúng trong mối quan hệ

với nhân cách con người, ngược lại khi tiến hiểu và đánh giá nhân

cách, luôn luôn phải chú ý tới những hiện tượng về đời sống giới tính.

• Nhiều hiện tượng của đời sống giới tính ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự

hình thành, phát triển, suy đồi, sa ngã… của nhân cách.

Giới tính và nhân cách3

Page 6: Lê Văn Nam - Tổng kết tâm lý học giới tính

Những đặc điểm giới tính do hai nguồn gốc chủ yếu tạo ra:

- Nguồn gốc sinh học - Nguồn gốc xã hội

6

Nguồn gốc của giới tính4

Page 7: Lê Văn Nam - Tổng kết tâm lý học giới tính

7

• Cấu tạo và chức năng của hệcơ quan sinh dục. Đây là sựkhác biệt dễ thấy và quantrọng nhất về mặt sinh học.

• Hình thái, cấu tạo và chứcnăng của các hệ cơ quankhác trong cơ thể (hệ xương,cơ, tỷ lệ mỡ, da…).

• Tốc độ sinh trưởng và pháttriển sinh lí cơ thể. Độ lớn

• Của cơ thể (chiều cao, cânnặng..)

• Sự già lão và độ trẻ trung.• Hiện tượng dậy thì, kinh

nguyệt.• Sự sinh nở và nuôi con.• Thể lực, hình dáng và sự

phát triển cơ thể.• Tỉ lệ mắc bệnh và các bệnh

thường mắc.• Tuổi thọ.• Hoạt động tình dục, và các

bệnh thuộc về lĩnh vực này.

5 Đặc điểm giới tính

a)Những đặc điểm giới tính về mặt sinh lí

Page 8: Lê Văn Nam - Tổng kết tâm lý học giới tính

8

• Nhu cầu, thái độ, hoạt động của người nam, người nữ trong đời sống xã hội.

• Hoạt động nhận thức, tình cảm, ý chí, tính cách, năng lực, tính khí, xu hướng…

• Vai trò, chức năng xã hội.

• Các mối quan hệ xã hội và hoạt động xã hội.

• Hành vi, cử chỉ, tư thế, tác phong, cách ăn mặc, trang điểm…

• Các vấn đề thẩm mỹ giới tính và đạo đức giới tính.

Đặc điểm giới tính

b) Những đặc điểm giới tính về mặt tâm lí, xã hội

5

Đó là những đặc điểm khác biệt của người nam so với người nữ về mặt tâm lí xã hội như:

Page 9: Lê Văn Nam - Tổng kết tâm lý học giới tính

Sự hình thành và phát triển giới tính6

Phần 1: Quá trình hình thành giới tính ở con người

Thai nhi từ sau khi thụtinh đã mang gen quyđịnh giới tính nhưngchưa có đặc điểm nàođể nhận biết. Cho đếntuần thứ 8, giới tuyếnsinh dục mới bắt đầuphân li, và khi ấy thainhi bắt đầu phát triểntheo giới tính rõ ràng.

Khi chào đời. Đứa

trẻ chỉ mang dấu

hiệu giới tính bên

ngoài là cấu tạo

của cơ quan sinh

dục bên ngoài.

Trẻ khi từ 3 lên 4 tuổi đã

bắt đầu ý thức được ý

thứ được giới tính của

mình, biết mình thuộc

giới nào và phân biệt

được giới tính của những

người xung quanh mặc

dù chỉ dựa vào những

thuộc tính bên ngoài.

Từ 6 đến 7 tuổi giới tính

bắt đầu rõ rệt, biểu hiện

ở sự phân hóa các hoạt

động và định hướng giá

trị. Các bé trai và bé gái

chơi trò chơi khác nhau

theo góc độ giới tính. Sự

khác biệt giới tính ngày

càng rõ rệt hơn

9

Page 10: Lê Văn Nam - Tổng kết tâm lý học giới tính

Sự hình thành và phát triển giới tính6

Phần 1: Quá trình hình thành giới tính ở con người 10

Từ tuổi dậy thì trở đi, ở trẻ có sự biến đổi

rất quan trọng và rõ rệt về giới tính với

những thay đổi lớn về cơ thể và bắt đầu định

hướng giới tính.

Thời kỳ này ở nữ bắt đầu từ 12 đến 14

tuổi, ở nam là từ 13 đến 15 tuổi. Trong thời

kỳ này, các tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động

tích cực làm cao người phát triển rõ rệt theo

giới: dần dần thực sự trở thành nam hay nữ,

đồng thời các dấu hiệu tương ứng với giới

tính theo hoocmon sinh dục cũng được phát

triển và chức năng sinh dục hình thành.

Đây là thời kỳ trưởng thành sinh dục hay

thời kỳ chín muồi về tính dục tức là đã có khả

năng sinh sản. Toàn bộ cơ thể thay đổi một

cách sâu sắc nhưng sự thay đổi này ở từng cá

thể là khác nhau. Dần dần nó làm cho những

đặc diểm bề ngoài được xác định

Page 11: Lê Văn Nam - Tổng kết tâm lý học giới tính

Sự hình thành và phát triển giới tính6

Phần 2: Các giai đoạn phát triển của giới tính 11

Giai đoạn 1: Từ khi lọt lòng đến 6, 7 tuổi

Giới tính chưa hình thàn một cách rõ rệt

mặc dù có những biểu hiện khác nhau giữa

các bé trai và gái trong hoạt động vui chơi.

Ở giai đoạn này các em trai và gái quan hệ

với nhau rất tự nhiên, chưa bị chi phối bởi

các cảm xúc giới tính

Giai đoạn 2: Từ 7, 8 tuổi đến 10, 12 tuổi

Giới tính đã bắt đầu hình thành rõ rệt và sự phát triển

của các em nam và nữ có sự khác nhau về cả sinh lí và tâm lí.

Đã có sự xác định khoảng cách giữa nam và nữ. Sự giao tiếp

giữa hai giới đã có sự giữ kẽ hơn dù các rung cảm giới tính

đã bắt đầu xuất hiện nhưng các em chưa ý thức được.

Page 12: Lê Văn Nam - Tổng kết tâm lý học giới tính

Sự hình thành và phát triển giới tính6

Phần 2: Các giai đoạn phát triển của giới tính 12

• Giai đoạn 3: Từ 10, 12 đến 14, 15 tuổi (nữ); từ 11, 12đến 16, 17 tuổi (nam):

Bắt đầu bước vào thời kì dậy thì. Các chức năng

tính dục bắt đầu hoạt động, đặc biệt là từ 13, 14 trở

đi. Các em ý thức õ rệt về giới của mình và có sự quan

tâm đến người khác giới. Đã bắt đầu chú ý đến vẻ đẹp

cơ thể và có nhiều băn khoăn về các vấn đề tính dục,

tình yêu ở người lớn.

• Giai đoạn 4: Từ 10, 12 đến 14, 15 tuổi (nữ); từ 11, 12 đến 16, 17 tuổi (nam):

Các em bước vào thời kì chín muồi giới tính. Ở giaiđoạn cuối của lứa tổi này, con người phát triển tươngđối hoàn chỉnh về các chức năng tính dục, xuất hiệnnhững rung cảm yêu đương chân thực và chân chính.Có ý thức, trách nhiệm đầy đủ về giới và giới tính

Page 13: Lê Văn Nam - Tổng kết tâm lý học giới tính

Sự hình thành và phát triển giới tính6

Phần 2: Các giai đoạn phát triển của giới tính 13

• Giai đoạn 5: Từ 20, 21 tuổi đến 30, 35 tuổi ở nữ; từ 25, 27 tuổi đến 35, 40 tuổi ở nam

Giai đoạn phát triển cao của đời sống giới tính, các chứ năng tính dục và sinh sản

phát triển mạnh. Cơ thể phát triển hoàn chỉnh và đẹp nhất trong cuộc đời. Có ý thức

cao về thẩm mỹ, đạo đức và xã hội giới tính. Có sự phát triển mạnh trong đời sống tình

yêu và hôn nhân, là lứa tuổi mà con người nên kết hôn và sinh nở.

• Giai đoạn 6: Từ 35, 37 tuổi đến 48, 50 tuổi ở nữ; từ 40, 45 tuổi đến 55, 60 tuổi ở nam

Thời kì phát triển cao của đời sống giới tính về cả sinh lí cơ thể và tâm lí xã hội.

• Giai đoạn 7: Từ 50, 52 tuổi đến 55, 60 tuổi ở nữ; 60, 62 tuổi đến 70, 75 tuổi ở nam

Đây là giai đoạn có nhiều biến đổi mạnh của đời sống tâm lí. Là thời kì hồi xuân và

mãn kinh ở nữ. Ở nam cũng có nhiều biến đổi mạnh theo chiều hướng các chức năng

tính dục yếu dần đi, đặc biệt là đời sống tình dục.

• Giai đoạn 8: Từ trên 55, 60 tuổi ở nữ và trên 70, 75 ở namĐây là giai đoạn bước sang tuổi già, các chứng năng cơ bản của đời sống tích dục

tắt dần.Sự phân chia theo lứa tuổi như trên có tính tương đối vì đời sống giới tính và các

chức năng tính dục còn tùy thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe, tình trạn yêuđương và hôn nhân...

Page 14: Lê Văn Nam - Tổng kết tâm lý học giới tính

Một số thay đổi về tâm lý và tình cảm có liên quan đến giới tính, tình dục ở tuổi dậy thì: 14

• Thay đổi về cảm xúc:

Những tay đổi cơ thể tuổi dậy thìdẫn tới một số cảm xúc như vui vẻ,tự hào, lo lắng, thẹn thùng, xấu hổ.Đôi khi buồn vui lẫn lộn và cảm thấychẳng ai hiểu mình cả. Bắt đầu quantâm bạn khác giới, đôi khi ngồi thảhồn và tượng tượng vu vơ.

• Tính khí thất thường:

Nhiều trẻ hỏi “mình có bị làm saokhông?” không sao mà chợt cười,chợt khóc, chợt vui, chợt buồn.

• Phức tạp hóa vấn đề:

Nhiều trẻ lúc nào cũng nghĩ là mọingười đang quan sát, dò xét mìnhtừng ly từng tý. Có tý mụn trứng cáđã săm soi suốt ngày.

• Chủ quan:

Hay nghĩ “chuyện đó không thể xảyra với mình”. “không ngã được đâu”

“không thể nào nghiện được”, “mộtlần thì không thể có thai”. Sự thựcthì chuyện gì xảy ra với người kháccũng có thể xảy ra với mình

• Tự lập

Muốn tự lập, tách dần ra khỏi “sựquản lý” của cha mẹ. Bắt đầu đưa ramột số quyết định như chơi thân vớibạn nào, có đi học thêmkhông…Điều này cũng tốt nhưng đôikhi chưa cân nhắc kỹ lưỡng nên đưara các lựa chọn không tốt, khôngphù hợp, có khi mắc sai lầm.

• Mình là người thế nào?

Đây là câu hỏi làm nhiều trẻ đauđầu. Giúp trẻ xác định điểm mạnh,khả năng, hình dáng bên ngoài vàđâu là những điểm yếu. Tự khámphá và tự khẳng định cần phải cóthời gian.

• Hình dáng của mình

Không hài lòng với vóc dáng là điềurất hay gặp ở tuổi này. Thật ra nhiềutrẻ không công bằng với bản thân vàthường thổi phồng một đặc điểmnào đó để than vãn, so sánh với diễnviên, người mẫu…Ai cũng có nétkhông đẹp lắm và những cái đẹp.

• “Mình buồn quá” hoặc “không cóai hiểu mình”

Đây là suy nghĩ của khá nhiều trẻ ởtuổi dậy thì. Có khi nghĩ vậy vì do vacham với cha mẹ, anh/chị em, bạnbè. Giúp trẻ kỹ năng giải quyết vachạm, xung đột, chú ý lắng nghe vàthấu hiểu trẻ sẽ rất có ích.

Page 15: Lê Văn Nam - Tổng kết tâm lý học giới tính

15

Sự khác biệt giới tính

và những yếu tố ảnh hưởng7

Page 16: Lê Văn Nam - Tổng kết tâm lý học giới tính
Page 17: Lê Văn Nam - Tổng kết tâm lý học giới tính

17

Những vấn đề tâm lý của đời sống giới tính8

A. Các mối quan hệ giới tính

Giai đoạn 1: Thời kì giao tiếp nam nữ không bị chi phối bởi giới tính,

thường là từ khi sinh ra đến 6,7 tuổi.

Giai đoạn 2: Thời kì giao tiếp nam nữ bắt đầu bị chi phối bởi giới tính

Giai đoạn 3: Thời kì yêu đương

Giai đoạn 4: Thời kì hôn nhân và gia đình

Giai đoạn 5 : Thời kì gia đình đa thế hệ

Page 18: Lê Văn Nam - Tổng kết tâm lý học giới tính

18

Những vấn đề tâm lý của đời sống giới tính8

B. Tình yêu tuổi học trò và tình bạn khác giới

Tình yêu tuổi học trò chính là trạng thái tình cảm giữa hai đối tượng là

người đang ở độ tuổi đi học và đang theo học tại các trường học theo quy định.

Lợi ích:• Tăng cường sự tự tin về bản thân• Nâng cao kĩ năng giao tiếp xã hội• Tình yêu cũng làm cho chúng ta

thực hiện được những điều mà trước kia chúng ta chỉ trong mơ mới có thể làm được.

• Khẳng định bản sắc và vai trò về giới• Phát triển những kỹ năng để hòa

hợp• Hiểu biết những đặc tính tâm lý và

những nhu cầu riêng.• Giúp đỡ nhau trong học tập

Tác hại:• Tuy nhiên, tuổi học sinh với những mối quan

hệ khác giới đầu tiên cũng có thể chịu ảnhhưởng của những tác động tiêu cực: ví dụ nếubị thất bại ở những quan hệ đầu đời có thểlàm cho lòng tự tin bị suy giảm. Bị ảnh hưởngxấu của bạn bè.

• Khi yêu, các bạn thường để tâm quan sát,chăm sóc người mình yêu nhiều hơn so vớiviệc chăm lo tới bản thân, từ đó chúng ta quênđi nhiệm vụ chính của người học sinh là phảihọc tập, dẫn tới việc kết quả học tập bị sụtgiảm.

• Có nhiều vụ việc đáng tiếc đã xảy ra ngoài ýmuốn của các cặp học sinh yêu nhau do thiếumất sự kiềm chế ở bản thân, gây ảnh hưởngxấu tới tương lai sau này.

Page 19: Lê Văn Nam - Tổng kết tâm lý học giới tính

B. Tình yêu tuổi học trò và tình bạn khác giới

Tình yêu là tất

cả những gì tốt đẹp

được gói gọn trong

bàn tay.

19

Yêu có nghĩa

là đối xử với

một ai đó tốt

hơn tất cả mọi

người, tốt hơn

với cả chính

bản thân mình.

Page 20: Lê Văn Nam - Tổng kết tâm lý học giới tính

20

Cuộc sống không có tình bạn giống như khu vườn chỉ toàn cây lá mà chẳng có hoa”.

Và, tình bạn khác giới cũng là những bông hoa làm đẹp cho cuộc sống mỗi người. Thế

nhưng, vấn đề là chúng ta cần biết đâu là những bông hoa thơm lành chứ không phải

là loài hoa có độc, có thể làm hại cho chính chúng ta và những người thân yêu

The language of friendship is not words but meanings.19

Page 21: Lê Văn Nam - Tổng kết tâm lý học giới tính

21

Trong cuộc sống vợ chồng, cần phải cố gắng

tạo dựng mối quan hệ thân thiết vợ chồng,

làm cho cả hai cùng thấy thoải mái và

hạnh phúc với hôn nhân của mình vì chính

đời sống hôn nhân hàng ngày sẽ ảnh hưởng

không nhỏ đến sức khỏe của bạn.

Hôn nhân, trong chừng mực nào đó,

có thể được định nghĩa như là sự kết hợp

giữa hai người, một nam và một nữ, để

chung sống, cũng như để dành cho nhau sự

giúp đỡ và hỗ trợ cần thiết. Ta nói trong

chừng mực nào đó, vì khái niệm này

không có được nội dung như trên một cách

trọn vẹn trong luật của nhiều nước.

Page 22: Lê Văn Nam - Tổng kết tâm lý học giới tính

22

Page 23: Lê Văn Nam - Tổng kết tâm lý học giới tính

23

ĐỂ ĐÊM TÂN HÔN HOÀN HẢO

1. Từ tốn, không thô bạo, chú rể cần biết thể hiện tìnhyêu một cách từ tốn, tôn trọng, nồng nàn, biết làmchủ bản thân.

2. Nâng cao hiểu biết về tình dục – chủ động thôngbáo cho nhau về những gì mình muốn hay khôngmuốn.

3. Khi quá mỏi mệt, biết trì hoãn, đừng nghĩ rằng đêmtân hôn nhất thiết phải có quan hệ tình dục.

4. Dù bận rộn đến mấy trong ngày cưới cũng khôngnên quên thể hiện những cử chỉ tình cảm tế nhị.

5. Tránh gần gũi tối thiểu vài tuần trước ngày cưới đểđêm tân hôn có màu sắc mới mẻ.

6. Cô dâu với bộ đồ ngủ đẹp, gợi cảm, chất liệu sa tanhtrơn mát hấp dẫn hơn bộ đồ bằng vải.

7. Chuẩn bị phòng ngủ ấm cúng, kín đáo.8. Phá bỏ mặc cảm về tư thế tình dục: Đó là sự lựa

chọn thú vị của người trong cuộc; hơn nữa sự thayđổi tư thế còn giúp phá vỡ sự nhàm chán, khámphá những khu vực cảm giác mới do tư thế tạo ra.

Page 24: Lê Văn Nam - Tổng kết tâm lý học giới tính

24

Cuộc hôn nhân sẽ bước sang một giai đoạn mới khi cả hai chào đón đứa con đầulòng. Cả hai sẽ trưởng thành hơn và có trách nhiệm hơn với gia đình mới của mình. Đứacon đầu lòng là kết tinh tình yêu của hai vợ chồng. Là sợi dây ràng buộc của hai người.Giây phút chào đón sự ra đời của sinh linh bé nhỏ là thời khắc thiêng liêng nhất. Đứa connhư là tài sản quý giá nhất mà cả hai đã tạo ra.

Những vấn đề thường gặp khi chăm sóc con đầu lòng:o Quá lo lắngo Không để con khóco Cho con bú đêmo Không cài dây an toàn cho con khi đi xeo Ít quan tâm chăm sóc răng miệng cho cono Không chú ý đến bạn đờio Cãi nhau trước mặt cono Nuôi con chỉ bằng kinh nghiệm dân gian

Page 25: Lê Văn Nam - Tổng kết tâm lý học giới tính

25

Việc xây dựng gia đình hạnh phúc có ý nghĩa rất lớn đối với xã hội. Gia đình là một

đơn vị xã hội. Gia đình hạnh phúc và phát triển sẽ làm xã hội giàu mạnh và phát triển.

Việc xây dựng gia đình hạnh phúc và phát triển còn là ước mơ và nguyện vọng của tất

cả mọi người. Tuy nhiên, xây dựng gia đình hạnh phúc và phát triển lại là một việc rất

khó khăn. Trong thực tế đã có nhiều gia đình chưa hạnh phúc.

Để có thể xây dựng gia

đình hạnh phúc và phát triển,

cần hiểu rõ về bản chất của

gia đình, quy luật của đời sống

gia đình để từ đó xác định

được những phương hướng

đúng đắn xây dựng gia đình

hạnh phúc và phát triển.

Page 26: Lê Văn Nam - Tổng kết tâm lý học giới tính

26

1. Gia đình là một đơn vị xã hội chứa đựng

nhiều yếu tố tâm lí xã hội phức tạp

a) Gia đình là kết quả và là sự phát triển của

hôn nhân

Trong các mối quan hệ của gia đình, quan hệ vợ

chồng là quan hệ cơ bản, có vai trò quan trọng

ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của gia

đình

Mối quan hệ vợ chồng là niềm vui, là hạnh phúc

của cả hai người, nhưng cũng từ đó có thể nảy

sinh ra nhiều vấn đề phức tạp. Ngoài ra còn có

rất nhiều yếu tố tâm lí xã hội phức tạp khác tác

động đến cuộc sống gia đình, ảnh hưởng đến

hạnh phúc gia đình.

b) Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, các

yếu tố của xã hội như: luật pháp, phong tục tập

quán, khoa học kỹ thuật, đạo đức xã hội, nếp

sống sinh hoạt, đặc biệt là yếu tố kinh tế và sự

cạnh tranh làm cho các giá trị xã hội có nhiều

biến đổi, do đó, các giá trị trong gia đình cũng

biến đổi theo như: vai trò của đồng tiền, các giá

trị đạo đức trong gia đình, tính chất của mối quan

hệ cha mẹ và con cái sự cư xử giữa các thành

viên… Khoảng cách giữa cha mẹ và con cái dự

bị gia tăng. Vấn đề giáo dục trẻ em trong gia đình

ngày càng phức tạp hơn và khó khăn hơn do ảnh

hưởng của yếu tố kinh tế, của khoa học kĩ thuật

và nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp khác.

c) Các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu chè, ăn

chơi sa đoạ, xì ke ma tuý… cũng ảnh hưởng

mạnh đến gia đình, luôn cám dỗ, quyến rũ các

thành viên trong gia đình, nhất là người chồng và

người con trai, làm cho họ dễ sa ngã, dễ bị tha

hoá nhân cách, có khi trở thành kẻ phá hoại hạnh

phúc gia đình, làm cho gia đình khó có thể phát

triển tốt đẹp và thuận lợi.

d) Trong thực tế, có nhiều gia đình sống chưa

hạnh phúc, tỉ lệ ly hôn ngày càng cao. Nhiều

mâu thuẫn nảy sinh trong gia đình, đặc biệt nạn

bạo hành trong gia đình có chiều hướng gia tăng.

Hiện tượng cho hạnh phúc trong gia đình thường

có nhiều biểu hiện, nhiều mức độ khác nhằm tạo

nên nhiều loại gia đình chưa có hạnh phúc

Page 27: Lê Văn Nam - Tổng kết tâm lý học giới tính

27

Một gia đình được gọi là hạnh phúc và phát triển thường có những đặc điểm

sau:

– Cuộc sống vợ chồng hoà hợp, tràn đầy yêu thương, các thành viên trong gia đình

quan tâm chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau, biết tôn trọng nhau, cư xử lễ độ đối với nhau…

– Kinh tế gia đình đầy đủ, đảm bảo cuộc sống thuận lợi cho mỗi thành viên, đáp ứng

được những nhu cầu phù hợp và chính đáng của mỗi thành viên, làm cho các thành viên

có điều kiện phát triển tốt đẹp về nhân cách, tài năng, công danh, sự nghiệp…

Mỗi một thành viên đều có điều kiện phát triển hài hoà nhân cách của mình, phát

triển về trình độ văn hoá, đạo đức, tài năng… góp phần xứng đáng xây dựng đất nước,

rạng danh cho gia đình. Đặc biệt, con cái được học hành, được phát triển một cách toàn

diện, trở thành những người công dân tốt của xã hội.

– Gia đình luôn luôn gắn bó với xã hội, hoà nhập với xã hội, thực hiện tốt luật pháp và

nghĩa vụ đối với xã hội, đóng góp tích cực vào việc xây dựng xã hội phát triển.

Gia đình luôn luôn quan tâm đến việc nâng cao

chất lượng cuộc sống vật chất, văn hoá, tinh thần và

ngày càng phát triển hơn và đóng góp vào sự phát triển

chung của xã hội.

Page 28: Lê Văn Nam - Tổng kết tâm lý học giới tính

28

Những phương hướng xây dựng gia đình hạnh phúc và phát triển

a) Cần phải thay đổi những quan niệm xưa cũ, lạc hậu về gia đình

b) Để có một gia đình hạnh phúc, cần phải có kiến thức dầy đủ, đúng đắn

về bản chất cuộc sống gia đình, cuộc sống vợ chồng, từ đó biết cách xây

dựng gia đình.

c) Ngăn chặn một cách nghiêm khắc và kịp thời những biểu hiện xấu trong

gia đình như: bạo lực, cư xử tàn nhẫn hoặc vô trách nhiệm đối với người vợ,

hành hạ đánh đập con cái.

d) Nâng cao nhận thức và trang bị cho mọi thành viên của gia đình những

tri thức khoa học về cuộc sống gia đình. Tăng cường những biện pháp nâng

cao chất lượng cuộc sống gia đình cả về vật chất lẫn tinh thần, phấn đấu xây

dựng “Gia đình văn hoá mới”

e) Chuẩn bị tốt cho thanh niên nam nữ khi bước vào cuộc sống hôn nhân

gia đình

f) Tăng cường việc giáo dục gia đình cho thanh niên và cho mọi người, với

những nội dung phong phú, đa dạng về đời sống gia đình.

Page 29: Lê Văn Nam - Tổng kết tâm lý học giới tính

Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu

và tình yêu không bao giờ kết thúc!