KÝ SỰ MÔI TRƯỜNG NAM PHI Bài và - vacne.org.vn SU Nam Phi FEB 2013.pdf · KÝ SỰ MÔI...

9
KÝ SMÔI TRƯỜNG NAM PHI Bài và nh: Lê Trình Tnăm lp 7 tôi khi hc địa lý vchâu Phi tôi đã tng mơ ước có mt ln trong đời được đến lc địa Đen thăm Kim ttháp gia sa mc Ai Cp mênh mông, mũi Ho Vng (hi đó gi là Ho Vng Giác), đim tn cùng châu lc nơi giao ct Đại Tây Dương và n Độ Dương, đặc bit rt mun đến nơi cư trú ca các btc người Pigmê nhrng rm Cônggô và người Zulu thin chiến Nam Phi. Nhưng ri chiến tranh ào đến, như nhiu thanh niên cùng thế htôi tòng quân, ri liên tc gn 40 năm phc vquân đội. May sao cũng trong các năm đáng nhy, ngay sau chiến tranh (1976) tôi thi đỗ nghiên cu sinh do bác Btrưởng TQuang Bu (BĐại hc và Trung hc chuyên nghip) tchc, được sang ĐH Moskva mang tên Lomonosov nghiên cu, hc hi my năm lin, tôi mi biết đến Đông Âu. Ri sau đó còn được đến nhiu quc gia, châu lc khác, li hc hành, làm vic. Ri quân ngũ trvđời thường thì bn bcông vic đề tài, nhim vchuyên môn, dy hc, hết lên núi li xung bin, hết Đồng bng sông Cu Long, min Đông, Tây Nguyên, li ra min Đông Bc, Đồng bng sông Hng, Hà Ni. Mi mơ ước tui thiếu thi bquên lãng theo thi gian và scăng thng ca chiến tranh, sphc tp ca thi bình. Châu Á, châu Âu, châu M, châu Úc đã tng đến, duy châu Phi vn còn là n svi tôi, tưởng không bao giđược đặt chân ti đó. Nhưng cơ hi li đến bt ngttin trên báo: bây giđi châu Phi không khó, dĩ nhiên là đi “phượt” vn cn máy bay, chkhông thđi dường b, đường thy, mà máy bay thì đang ế khách, chcn có tin là có vé. Vy là trong khi mi người trong đơn vvquê sum hp gia đình, ngày mng Mt Tết KTtôi vác ba lô lên đường kho sát vùng đất tn cùng châu Phi. Là người được rèn luyn để thích nghi vi các loi hình thi tiết, văn hóa bn địa, knăng sinh tn, biết vài thtiếng đủ xài nên tôi không ngi mi chuyến đi xa, hung chi châu Phi là đim mơ ước khám phá. Sau gn 11 tiếng đồng hvượt n Độ Dương bng máy bay B777 ca Singapore Airlines tôi đặt chân đến Johanesburg, thành phtnh Gauteng, có din tích 1.645 km 2 , sdân 4.435.000 người, kcngoi thành, ln nht Cng hòa Nam Phi và châu Phi. (hình 1). Theo xe khách chúng tôi đến vùng cn mun biết nht “Vườn quc gia - Safary Pilanesberg”, cách Johanesburg độ 120 km vphía Tây Bc. Nam Phi din tích gn 1.220.000 km 2, nhưng chcó 5,0 % din tích là có rng, phn ln đât nước nm tho nguyên cao, khô cn vi thm thc vt chlà loi c, cây bi thp (hình 2). Thi thong mi thy mt sloi cây thân gcao như thông, bch đàn (nhưng không phi là các loài thc vt bn địa). Thế mà vùng đất này là 1 trong 17 khu vc có độ đa dng sinh hc cao nht thế gii. Nếu chía độ ĐDSH theo din tích thì Nam Phi chkém Indonesia. 1

Transcript of KÝ SỰ MÔI TRƯỜNG NAM PHI Bài và - vacne.org.vn SU Nam Phi FEB 2013.pdf · KÝ SỰ MÔI...

KÝ SỰ MÔI TRƯỜNG NAM PHI

Bài và ảnh: Lê Trình

Từ năm lớp 7 tôi khi học địa lý về châu Phi tôi đã từng mơ ước có một lần trong đời được đến lục địa Đen thăm Kim tự tháp giữa sa mạc Ai Cập mênh mông, mũi Hảo Vọng (hồi đó gọi là Hảo Vọng Giác), điểm tận cùng châu lục nơi giao cắt Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, đặc biệt rất muốn đến nơi cư trú của các bộ tộc người Pigmê nhỏ bé ở rừng rậm Cônggô và người Zulu thiện chiến ở Nam Phi. Nhưng rồi chiến tranh ào đến, như nhiều thanh niên cùng thế hệ tôi tòng quân, rồi liên tục gần 40 năm phục vụ quân đội. May sao cũng trong các năm đáng nhớ ấy, ngay sau chiến tranh (1976) tôi thi đỗ nghiên cứu sinh do bác Bộ trưởng Tạ Quang Bửu (Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp) tổ chức, được sang ĐH Moskva mang tên Lomonosov nghiên cứu, học hỏi mấy năm liền, tôi mới biết đến Đông Âu. Rồi sau đó còn được đến nhiều quốc gia, châu lục khác, lại học hành, làm việc. Rời quân ngũ trở về đời thường thì bộn bề công việc đề tài, nhiệm vụ chuyên môn, dạy học, hết lên núi lại xuống biển, hết Đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông, Tây Nguyên, lại ra miền Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Hà Nội. Mọi mơ ước tuổi thiếu thời bị quên lãng theo thời gian và sự căng thẳng của chiến tranh, sự phức tạp của thời bình. Châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Úc đã từng đến, duy châu Phi vẫn còn là ẩn số với tôi, tưởng không bao giờ được đặt chân tới đó.

Nhưng cơ hội lại đến bất ngờ từ tin trên báo: bây giờ đi châu Phi không khó, dĩ nhiên là dù đi “phượt” vẫn cần máy bay, chứ không thể đi dường bộ, đường thủy, mà máy bay thì đang ế khách, chỉ cần có tiền là có vé. Vậy là trong khi mọi người trong đơn vị về quê sum họp gia đình, ngày mồng Một Tết Kỷ Tỵ tôi vác ba lô lên đường khảo sát vùng đất tận cùng châu Phi. Là người được rèn luyện để thích nghi với các loại hình thời tiết, văn hóa bản địa, kỹ năng sinh tồn, biết vài thứ tiếng đủ xài nên tôi không ngại mọi chuyến đi xa, huống chi châu Phi là điểm mơ ước khám phá.

Sau gần 11 tiếng đồng hồ vượt Ấn Độ Dương bằng máy bay B777 của Singapore Airlines tôi đặt chân đến Johanesburg, thành phố ở tỉnh Gauteng, có diện tích 1.645 km2, số dân 4.435.000 người, kể cả ngoại thành, lớn nhất Cộng hòa Nam Phi và châu Phi. (hình 1). Theo xe khách chúng tôi đến vùng cần muốn biết nhất “Vườn quốc gia - Safary Pilanesberg”, cách Johanesburg độ 120 km về phía Tây Bắc. Nam Phi diện tích gần 1.220.000 km2, nhưng chỉ có 5,0 % diện tích là có rừng, phần lớn đât nước nằm ở thảo nguyên cao, khô cằn với thảm thực vật chỉ là loại cỏ, cây bụi thấp (hình 2). Thi thoảng mới thấy một số loại cây thân gỗ cao như thông, bạch đàn (nhưng không phải là các loài thực vật bản địa). Thế mà vùng đất này là 1 trong 17 khu vực có độ đa dạng sinh học cao nhất thế giới. Nếu chía độ ĐDSH theo diện tích thì Nam Phi chỉ kém Indonesia.

1  

Hình 1: Nội thành Johanesburg Hình 2: Cảnh quan vùng phía Bắc Nam Phi

Nghỉ qua đêm tại một thị trấn nhỏ gần khu bảo tồn. Anh bạn đưa đường nói muốn phát hiện thú thì phải có mặt ở Safary từ 6 giờ sáng nên sáng hôm sau mới 4.30 chúng tôi đã dậy và theo xe vào thảo nguyên (hình 3). Đây là xe chuyên dụng đưa khách vào khu bảo tồn nên trên xe đã có sẳn Bảng Cam kết về An toàn ai cũng phải ký: không được làm ồn, không được hút thuốc, không được rời xe trong thời gian ở trong khu bảo tồn. Mọi người đều răm rắp vui vẻ chấp hành. Pilanesberg là vườn quốc gia có diện tích khoảng 55.000 ha (đứng thứ 5 ở nước này), được công bố năm 1979. Đây vốn là núi lứa đã tắt hàng triệu năm trước, nay là thảo nguyên có nhiều đồi thấp đỉnh đồi trơ sỏi đá, lưng chừng đồi trở xuống vùng đất bằng dưới chân đồi là đồng cỏ (savan) với nhiều loại cỏ cao độ 1,0 m, lác đác có một số cây bụi, cao nhất là một loài cây như cây me (cao độ 3-4 m. có lá và quả gần giống loài me dại ở ta (hình 4). Trước năm 1979 vùng này có dân bản địa định cư nên hệ sinh thái tự nhiên bị suy giảm đáng kể, sau 1979 mới được phục hồi dần.Theo thống kê, trong VQG này có đến 7.000 loài động vật, trong đó có 24 loại có kích thức lớn, đặc biệt “Ngũ Đại ca (Big Five)” của Châu Phi đều sinh tồn ở đây (Tê giác đen và trắng, sư tử, báo, trâu rừng và voi). Khi đến nơi đây lại mong có thầy Nguyễn Khắc Khôi, chuyên gia thực vật học và thầy Đặng Huy Huỳnh, chuyên gia động vật hoang dã, để được các thầy giảng giải.

2  

Hình 3: Có anh hướng dẫn người Hình 4: Sinh cảnh đặc trưng VQG Pilanesburg địa phương thông thạo đường xá là yên tâm rồi

Vừa vào địa giới khu bảo tồn chúng tôi phát hiện 2 chú linh cẩu chạy trước mặt xe, như dẫn đường cho chúng tôi vào thăm thế giới hoang dã. Đi thêm độ 500 m chúng tôi đã được một bác voi già đón tiếp nhưng không mấy lịch thiệp. Bác ta có bộ sừng dài, mạnh mẽ nhưng có lẽ đang bất bình điều gì nên chạy từ bãi cỏ lên đường dương vòi đe dọa làm mọi người xanh mặt (hình 5). Thêm mấy phút nữa lại phát hiện 2 chú tê giác (loài tê giác châu Phi) còn nguyên bộ sừng lớn (hình 6).

Hình 5: Bác voi cản đường khách Hình 6: Tê giác trắng 2 sừng

Nghĩ vơ vẩn: vùng thảo nguyên này không có rừng che chắn, các loài động vật lớn đều lộ thiên, 2 chú tê giác tê giác nặng cả tấn, chậm chạp này mà gặp mấy anh thợ săn người Việt ở đây thì tiêu đời. 2 bộ sừng đồ sộ ấy mà mang được về xứ ta chắc đáng bạc tỷ.

3  

Nghe nói đã có vài người Việt sang đây săn tê giác bất hợp pháp bị Chính quyền Nam Phi xử phạt. Thật ê cho “người Việt”.

Đi thêm vài trăm mét nữa thì lại phát hiện mấy anh chị hươu cao cố đang gặm lá cây me, thật yên bình, hạnh phúc (hình 7) và một đàn ngựa vằn đang uống nước ở dòng suối nhỏ giữa đồng cỏ khô cằn. Bên kia suối nước mấy bác hã mã to con, lười biếng đang đầm mình nghỉ mát (hình 8).

Hình 7: Cặp hươu cao cổ yên bình tình tự Hình 8: Hà mã đang tắm mát

Đi tiếp lại gặp mấy đàn hươu sừng dài (không biết loại hươu gì) và linh dương đầu bò (hình 9-11). Nghe anh hướng dẫn nói lũ linh dương đầu bò này nặng đến 200 - 300 ký, to xác nhưng nhút nhát, kém xoay xở nên thường làm mồi khoái khẩu cho bọn thú ăn thịt (báo, sư tử). Đi càng sâu vào khu bảo tồn số động vật hoang dã càng nhiều, nhóm thì đứng sát đường nhóm thì ở xa xa nhưng tất cả đều nhởn nhơ, không lo lắng, như chưa từng bị con người de dọa. Rất tiếc là đợt khảo sát này tôi không nhìn thấy các loài thú ăn thịt (carnivore) như sư tử, báo. Nghe nói bọn này thường nằm ở các nơi kín đáo, xa đường. Với số lượng hươu, nai, linh dương, ngựa vằn phong phú này chác bọn hổ báo sư tử không lo thiếu mồi nên có lẽ cũng sinh lười nhát.

Tôi đang ở vùng hoàn toàn hoang dã nhưng số thú lớn nhìn thấy bằng mắt có lẽ đến vài chục cá thể/km2, nhiều và đa dạng hơn số thú tôi đã từng thấy ở Sở thú Sài Gòn, Khu du lịch Suối Tiên, hoặc Vườn thú Thủ Lệ. Có lẽ mật độ chỉ kém Safary Bangkok (nơi đây cũng có đủ các loài thú châu Á, châu Phi: sư tử, cọp, voi, hà mã, báo, nai, hươu, cá sấu, rất nhiều loài chim nước, nhưng đó lại là khu vực do người Thái nhập thú về nuôi dưỡng trong môi trường bán hoang dã). Tôi đã từng khảo sát VQG/KBTTN Nam Cát Tiên, Côn Đảo, Cần Giờ, York Đôn, Tràm Chim, Cà Mau. U Minh, Bạch Mã, Tam Đảo nhưng chỉ mới nhìn thấy các loài thú nhỏ (khỉ, sóc, nhím, chồn, mễn), lớn nhất là bò rừng (ở Mã Đà

4  

Hình 9: Đàn ngựa vằn bên suối Hình 10: Hươu sừng dài rất nhiều ở VQG này

Hình 11: Đàn linh dương đầu bò Hình 12: Tê giác đen trên thảo nguyên

Ở Nam Phi Safary này chỉ đứng hàng thứ 5, còn nhiều khu BTTN khác mà nghe nói ở đâu cũng được bảo vệ tốt. Để hiểu thêm có thật vậy không và đâu là bí quyết ở xứ này tôi đã đến thăm VQG Núi Bàn (Table Mountain) nằm ở tỉnh Tây Cape, cách Johanesburg khoảng 1.300 Km về phía Nam.

Núi Bàn là dãy núi đá bao trung tâm TP Cape Town về phía Đông, có độ dài trên 3.000m, độ cao nhất khoảng 1.000 m. Đặc biệt nhất của núi này là vách núi gần như dựng đứng và mặt đỉnh núi gần như bằng phẳng. Do hơi nước từ đại dương chuyển vào đất liền gặp

5  

nhiệt độ thấp trên đỉnh núi nên tạo lớp mây trắng như tấm khăn trải bàn trải trên mặt đỉnh núi (hình 13, 14).

Hình 13: Cuộc thi hút thuốc giữa Quỷ Hình 14: Hệ sinh thái đặc hứu Fynbos trên đỉnh

và Cướp biển Van Hunks tạo màn mây trắng Núi Bàn

trên đỉnh Núi Bàn (chụp lúc 5:00 chiều)

Người địa phương bảo lớp mây trắng đó là do Quỷ và cướp biển Van Hunks thi hút thuốc mà tạo thành. Núi Bàn còn là trung tâm của Khu bảo tồn hệ sinh thái thảm thực vật Fynbos, đặc hữu của Nam Phi. Hệ sinh thái Fynbos có 19 nhóm thực vật với hàng trăm loài đặc hữu, trong đó có các loài thuộc nhóm Protea, Erica, Restio… King Protea (Protea cynaroides) là quốc hoa của nước này. Hệ sinh thái Fynbos trải dài từ Núi Bàn đến tận các dãy núi đá ở vùng Hảo Vọng Giác cách đó vài chục km về phía Đông. Đặc trung hệ sinh thái này là thảm thực vật thân thảo, cây bụi thấp (thường dưới 1 m). mọc trên đá (hình 14,15). Tuy nhiên theo mắt tôi thì thảm thực vật này đơn điệu lắm, chỉ tương tự khu vực khô cằn nằm giữa Ninh Thuận và Bình Thuận ở nước ta. Nếu đây là vùng sinh thái có đa dạng sinh học vào loại cao nhất thế giới thì các hệ sinh thái với thảm thực vật dày, muôn hình muôn vẻ, đủ loại cây cỏ lớn bé ở rừng Tây Nguyên, Tây Bắc, Đông Nam Bộ của Việt Nam phải ở vài cấp cao hơn, chỉ tiếc là ở ta có mấy bác lãnh đạo thực sự yêu quý tài nguyên sinh vật do trời đất ban tặng cho đất nước mình.

Đáng ngạc nhiên là trong sinh cảnh Fynbos chỉ có các loài cây bụi lưa thưa mà lại có nhiều loài thú: trên đỉnh Núi Bàn có thỏ rừng, sóc, ở khu vực Hảo Vọng Giác có rất nhiều khỉ mặt chó, người địa phương gọi là baboon (lớn hơn nhiều so với loài khỉ ở rừng Cần Giờ). Baboon (hình 15) thường ra đường chọc quấy, lấy cắp thức ăn trong các xe du lịch. Có lẽ loài khỉ này sống dưới đất vì cả vùng đâu có một cây cao nào đâu mà leo trèo (sẽ mang thắc mắc này về hỏi GS Đặng Huy Huỳnh).

6  

Hình 15: Khỉ baboon rất nhiều ở sinh cảnh Hình 16: Đảo hải cẩu ở vịnh False

Fynbos, khu vực Hảo Vọng Giác (cách Hỏa Vọng Giác 20 km vè phía Bắc

Muốn lên đỉnh Núi Bàn phải đi xe cáp treo. Cabin cáp treo chứa được 65 người. Ngay cửa ga xe cáp là bản đồ 7 Kỳ quan thiên nhiên thế giới, trong đó có Vịnh Hạ Long (Vietnam), Table Mountain (South Africa), sông ngầm (Philippines), đảo Comodo (Indonesia), Jeju (Hàn Quôc), Amazone (Nam Mỹ), thác Igliazu (Paraguay). Thật vui vì thấy tên Hạ Long ở tận xứ này (anh em du lịch Quảng Ninh cũng nên làm bản đồ chỉ 7 kỳ quan thiên nhiên để khách du lịch có thông tin và người Quảng Ninh thêm tự hào mà bảo vệ kỳ quan tạo hóa đã ban tặng).

Trên đỉnh núi có thể xem toàn bộ cảnh quan TP Cape Town phía dưới và hệ sinh thái Fynbos trên mặt đỉnh. Tại đây bạn sẽ cảm nhận ý thức bảo vệ thiên nhiên của người Nam Phi: ngay trên đỉnh núi, nơi không có nguồn nước, không có cơ sở dich vụ kỹ thuật cũng có hệ thống các nhà vệ sinh công cộng rộng rãi sạch sẽ, có chỉ dẫn công khai như ở các khu resort (hình 18). Đặc biệt tại đây 100 % nước toilet được tái chế, tái sử dụng, 60% CTR của khách được ép và nghiền tại chỗ, năng lượng tái tạo và không có một vỏ chai, bịch nilon, mẫu giấy nào trên đỉnh núi rộng hàng trăm ha trong khi ngày nào cũng có hàng vạn khách tham quan.

Lại nói về toilet: theo tôi toilet công cộng là thước đo rõ ràng nhất để đánh giá trình độ văn minh của một quốc gia, một địa phương chứ không phải là ngôn từ tự huyễn hoặc. Trước khi đến xứ này dù đọc báo biết Nam Phi có nền kinh tế phát triển hơn Việt Nam nhiều lần nhưng nghĩ người da đen với số dân chiếm đến 80% người da màu đến 10% và chỉ chưa đầy 10% da trắng thì dân trí xứ này cũng “èng èng” như ta thôi, nghĩa là tìm một cái toilet công cộng chắc khó lắm nên khá lo. Vậy mà thật ngạc nhiên: bất kỳ khu công

7  

cộng, khu tham quan (thắng cảnh, nhà tù, bảo tàng, trang trại), quán ăn (dù là quán bình dân), chợ đều có khu vệ sinh rộng rãi, có bên “Men”, bên “Women” đàng hoàng và sạch như ở khách sạn 3 sao. Trình độ “văn minh toilet” này ở Nam Phi có lẽ không thua ở Mỹ, Hàn Quốc, Tây Âu, hơn Thailand chút ít (về độ phổ biến), có lẽ chỉ kém Nhật Bản (về độ hiện đại). Tưởng tượng đến các toilet ở bến xe Mỹ Đình, Lương Yên, ga Hàng Cỏ, Bờ Hồ mà rùng mình. Lại có chút so sánh: sao dân da đen mấy trăm năm nô lệ, nghèo khó mà lại có công trình vệ sinh môi trường quá lịch sự, trong khi ở ta khắp nơi khẩu hiệu “BVMT là sự nghiệp toàn Đảng, toàn dân, toàn quân…”; “rừng là vàng, nước là sự sống..” mà toilet cho học sinh, dân chúng, khách du lịch không có (có cũng chẳng sạch), rừng bị tàn phá, chim thú bị tận diệt, sông hồ biển ngộp ngạt vì chất thải?

Hình 17: Tác giả cùng hành trang trên Hình 18: Bản chỉ dẫn: vị trí của khu toilet cũng

đỉnh Núi bàn được chỉ trang trọng như vị trí có restaurant

Và cuối cùng: niềm mong ước từ tuổi thơ sau đến 50 năm mới thành hiện thực: sau mấy ngày rong rủi nhiều nơi tôi đã đến được Mũi Hảo Vọng (Cape of Good Hope) nằm trên bán đảo Cape, cách trung tâm TP Cape Town 50 km về phía Đông Nam. Tuy nhiên có người nói rằng điểm đúng là nơi giao nhau giữ Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương là mõm núi Điểm Mũi (Cape Point). Đây là các vùng đất do Vasco de Gama, người Bồ Đào Nha phát hiện vào cuối thế kỷ 15 trên đường thám hiểm Ấn Độ. Trên đỉnh Cape Point vẫn còn Đài Hải đăng được xây từ thế kỷ 19 nhưng từ đó đế nay không được sử dụng. Từ đỉnh Điểm Mũi ta có thể nhìn xa ra biển lớn: cảm giác thật khó tả vì giữa 2 đại dương mênh mông, nơi nuôi dưỡng hàng trăm quốc gia ven bờ, rất giàu và cả rất nghèo ở cả 5 châu lục chỉ là một đường ranh bất định, không vệt sơn, không cột mốc. Từ đỉnh Cape Point có thể nhìn rõ Mũi Hảo Vọng cách đó chỉ vài km (hình 19). Chỉ 20 phút rời Cape Point là tôi đã

8  

có mặt tại nơi mong đợi: Mũi Hỏa Vọng (Hảo Vọng Giác, hình 20). Giấc mơ tìm đến châu Phi đã thành hiện thực!

Hình 19: Mũi Hảo Vọng nhìn từ Cape Point Hình 20: Tôi đã đến Mũi Hảo Vọng, nơi

giao tiếp hai đại dương vào chiều15 tháng 02/2013

Người xưa nói “đi một ngày dàng, học một sàng khôn”. Chuyến đi của tôi đến nơi này kéo dài gần 10 ngày, biết được nhiều điều lâu nay chỉ biết qua TV, nhưng cũng chỉ học được chút ít. Mà học cũng khó làm theo khi mà ở ta hệ thống chính trị hiện nay chú trọng giáo dục chính trị, xem nhẹ giáo dục đạo đức ứng xử với con người, với thiên nhiên, coi trọng ngôn từ sáo rỗng, xem thường hành động thực tế đang dẫn đến nhiều thứ bệnh, trrong đó BVMT cũng không nằm ngoài căn bệnh này. Dù sao, khi đến Đà Nẵng, vào Hội An, khi thăm Mỹ Sơn nhìn thấy người dân rất có ý thức làm đẹp hình ảnh quê hương, từ việc “nói không” với tệ nạn, với xả rác ra đường, với việc chở rác từ đảo (Cù lao Chàm) vào đất liền xử lý, không xả rác ở khu du lịch, khu di sản thế giới (Mỹ Sơn) hoặc thấy cảnh đường hoa tuyệt đẹp trên đường Nguyễn Huệ (TP HCM) hay đường hoa Bạch Đằng (Đà Nẵng) không bị xâm hại dù không có rào bảo vệ tôi lại thấy ấm lòng với một sự hy vọng các tấm gương từ các địa phương vốn ít nói (và nói không điêu luyện), ít khẩu hiệu này sẽ lan tỏa đến nhiều vùng cả nước.

Mơ đến một ngày môi trường Việt Nam sạch như Hàn Quốc, đẹp như Nhật Bản, xanh như Singapore, đa dạng sinh học được bảo tồn như Nam Phi. Mong sao giấc mơ ấy không kéo dài đến 50 năm như giấc mơ châu Phi của tôi.

TP Hồ Chí Minh 24/02/2013

9