Kinh Nghiệm Tự Học Tiếng Anh Giỏi Của Dân Khối A

3

Click here to load reader

description

Bài viết này giúp bạn biết cách tự học Tiếng Anh nhanh và hiệu quả nhất.

Transcript of Kinh Nghiệm Tự Học Tiếng Anh Giỏi Của Dân Khối A

Page 1: Kinh Nghiệm Tự Học Tiếng Anh Giỏi Của Dân Khối A

Yêu Tiếng Anh http://www.yeutienganh123.com

KINH NGHIỆM CỦA MỘT DÂN KHỐI A HỌC TIẾNG ANH

Chúng ta phải thừa nhận rằng dân khối A là “chúa lười.” Tôi cũng không ngoại lệ, phải nói là lười “chảy thây” ra đấy. Lười như thế thì học Tiếng Anh cái nỗi gì? Đến bao giờ mới giỏi được? Liệu dân khối A có thể giỏi Tiếng Anh được không? Tại sao dân khối A phải thua dân khối D môn Tiếng Anh? Liệu dân khối A có “qua mặt” dân khối D về môn Tiếng Anh không? Đó là những câu hỏi luôn “lai vãng” trong đầu khi Tôi còn là sinh viên năm 1, thời mà trình độ Tiếng Anh của Tôi chỉ đang ở mức “siêu gà” nếu không muốn nói là “mù.”

Thời gian đầu học 2 lớp ở trung tâm Đại Học Sư Phạm Tp.HCM nhưng Tôi thấy không hiệu quả. Không phải do giáo viên dạy không tốt, mà lỗi là do chính Tôi bởi bản chất lười nó luôn đeo bám khó mà dứt được. Đi học thì chép bài đầy đủ nhưng về nhà chẳng bao giờ nhìn lại, bài tập Nghe thầy cô giao cũng không hoàn thành, vô lớp thì mượn vở bạn chép để đối phó. Nhận ra không những mình đang tự lừa dối bản thân mà còn lãng phí tiền vô ích. Tôi quyết định nghỉ học ở trung tâm để ra kế hoạch tự học. Nhận ra việc tự học làm cho bản thân mình rất thoải mái, không áp lực, và cũng không bị ràng buộc, đôi khi còn mang lại kết quả thưc tế đấy.

Là dân khối A, tôi tâm niệm việc học Tiếng Anh chỉ để phòng khi sử dụng đến. Tôi bắt đầu vạch ra cho mình một kế hoạch tự học Tiếng Anh, tất nhiên đây là “kế hoạch lười.” Tại sao Tôi lại gọi nó là “kế hoạch lười?” Bởi Tôi biết bản chất mình đã lười sẵn rồi, mà đa phần dân khối A ai cũng giống ai, lười là “căn bệnh” chung và là “căn bệnh” kinh niên khó mà “chữa” được. Bởi nếu Tôi siêng thì Tôi đã là dân khối D hay C rồi. Vì thế “kế hoạch lười” của Tôi là học Tiếng Anh theo kiểu “tùy hứng”, tức lúc nào thấy hứng lên thì vác sách ra học, không hứng thì vứt xó.

Tôi lang thang lên mạng chat, tức nhiên tôi vô những cái forum nước ngoài để tập nói Tiếng Anh. Ở đây, Tôi học được rất nhiều từ bạn chat, từ cách nói chuyện, cách viết Tiếng Anh của những người ở những quốc gia khác nhau, chẳng hạn như: ASL plz là Age, Sex, Location please, cái mà trước đây Tôi không bao giờ biết được. Tôi chỉ tận dụng thời gian rãnh của mình để nói chuyện với người nước ngoài nhằm trau dồi vốn Tiếng Anh khiêm tốn của mình. Chỉ chat thôi chứ voice chat thì Tôi chịu, bởi có nói được đâu mà voice chat.

Vì thế, kế hoạch của Tôi là phải tìm cho được một môi trường luyện nói Tiếng Anh để tập phản xạ, còn vấn đề Nghe, Đọc, Viết thì tự luyện ở nhà cũng được, và tất nhiên những việc này cũng nằm trong “kế hoạch lười” của Tôi bởi cách học của Tôi chẳng giống ai, Tôi học tùy hứng nhưng luôn có mục tiêu cuối cùng là phải sử dụng được Tiếng Anh chứ không phải học để lấy bằng này bằng kia treo trong nhà nhằm “lòe” người khác.

Ngữ pháp: Tôi lang thang ra nhà sách, “sắm” cho mình ngay quyển Cliffs Toefl của Michael A. Pyle

(đơn ngữ nhé) bởi Tôi biết có học ngữ pháp ở đâu đi chăng nữa thì nó cũng nằm gọn trong quyển

Page 2: Kinh Nghiệm Tự Học Tiếng Anh Giỏi Của Dân Khối A

Yêu Tiếng Anh http://www.yeutienganh123.com Toefl rồi. Tôi chọn quyển Toefl đơn ngữ là để nâng cao khả năng Anh ngữ của mình hơn nữa, chính vì ý thức được điều đó nên Tôi mới thành công. Về nhà lâu lâu hứng lấy ra đọc, lúc thì đọc 15 phút, lúc thì 1 tiếng, lúc thì 5 tiếng, nói chung là tùy hứng. Tôi học mọi lúc mọi nơi, đi đâu cũng kè kè quyển Toefl bên cạnh, lúc hứng mang ra đọc, cứ thế 1 tháng là Tôi đã “gặm” trọn quyển Toefl. Tôi học nó bằng cách nào? Tôi dùng một quyển sổ nhỏ để ghi chép lại những gì cần nhớ. Ví dụ: Trong Tiếng Anh có tổng cộng 13 thì, mỗi thì Tôi viết một trang bằng hai màu mực khác nhau. Trong một thì, Tôi thường tóm gọn như sau: Tên thì, cấu trúc thì, cách dùng thì, từ nhận biết thì, và cuối cùng là ví dụ. Tôi đưa ra rất nhiều ví dụ nếu thấy trang còn nhiều chỗ trống. Cứ như thế, mỗi khi cần dùng tới, Tôi mở ra xem rất nhanh, nó giúp Tôi nhớ lâu.

Nghe + Đọc + Viết 3 kỹ năng này Tôi gộp lại học một lần. Tài liệu của Tôi đơn giản chỉ là 3 trang web:

http://www.cnn.com/ (Mỹ) http://www.bbc.co.uk/ (Anh) http://www.voanews.com/ (Mỹ)

Mỗi lần lên mạng, Tôi đều ghé 3 trang này để đọc và nghe tin tức mặc dù nghe như vịt nghe sấm nhưng Tôi vẫn cứ nghe (việc này bạn phải kiên nhẫn vì dần dần nó tập cho chúng ta làm quen với giọng người bản xứ). Trong quá trình nghe, biết được từ nào, ghi xuống từ đó, không biết thì cứ nghe, nghe chán thì nghe cái khác. Tôi cũng không quên tận dụng thời gian này để “lảm nhảm” theo cách nói của người bản xứ như: lên giọng, xuống giọng, khi nào dừng, nối âm... Một điều lạ là Tôi cực gét nghe nhạc Tiếng Anh nên Tôi không chọn cách học nghe bằng cách nghe nhạc (có thể sở thích của Tôi khác bạn). Dần dần Tôi quen giọng người bản xứ, Tôi bắt đầu vào 2 chương trình dạy nghe trong BBC và VOA để “cày” tiếp. Kết quả là Tôi có thể nghe hiểu toàn bộ bài phát biểu của Tổng Thống Bush, xem phim Mỹ không cần phụ đề…

Còn đọc và viết thì Tôi chọn cho mình một quyển sổ khác, khi đọc báo bằng Tiếng Anh, Tôi luôn chú ý văn phong viết của họ, nhiều câu họ viết rất hay (điều này chắc chắn bạn không thể học được ở trường hay trung tâm). Với những cấu trúc hay đó cộng với vốn ngữ pháp chắc chắn của mình, Tôi cẩn thận ghi chép lại và tự đặt thêm vài câu tương tự để nhớ cách dùng. Trong quá trình đọc, có từ nào không hiểu, Tôi dùng từ điển Oxford Advanced Learning Dictionary (cũng đơn ngữ nhá) để tra cứu từ. Tôi dùng Flashcards để ghi chép từ mới ở mặt trước kèm “họ hàng nhà nó” tức nếu Tôi có động từ là authorize thì Tôi tìm danh từ, tính từ, trạng từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa của nó. Còn mặt sau thì Tôi ghi nghĩa bằng Tiếng Anh. Học như thế, khả năng Tiếng Anh của bạn lên nhanh như “diều gặp gió.”

Nói

Page 3: Kinh Nghiệm Tự Học Tiếng Anh Giỏi Của Dân Khối A

Yêu Tiếng Anh http://www.yeutienganh123.com

Tôi phải tìm cho mình đối tượng để tập nói thôi, bởi nói là đầu ra cho những gì mình đã học, tức phải thực hành nói thì kiến thức mình học mới nhớ lâu được. Nói là làm, Tôi đến nhà văn hóa thanh niên tham gia câu lạc bộ nói Tiếng Anh vào mỗi cuối tuần. Rãnh, Tôi chạy ra Phạm Ngũ Lão tìm Tây Ba Lô nói chuyện, rất vui nhé, mình không mất gì mà được nhiều lắm, hơn nữa Tây Ba Lô nó còn cho rằng người Việt mình thân thiện và hiếu khách, cứ thế luyện được một thời gian, Tôi đã tự tin nói chuyện với người bản xứ một cách tự nhiên mà không bối rối chút nào cả.

Còn bây giờ thì sao? Bây giờ thì đã khác xưa rồi, Tôi có thể xem truyền hình Mỹ, xem phim Mỹ không cần phụ đề, đọc báo bằng Tiếng Anh như Tiếng Việt, viết Essay như làm “Tập làm văn.” Tất cả những điều mà Tôi có được hoàn toàn là nhờ tự học mà không phải trải qua trung tâm này trung tâm nọ, và tất nhiên không tốn triệu này, triệu nọ. Phải nói, số tiến mà Tôi bỏ ra học Tiếng Anh chỉ bằng số tiền bạn uống café 1 tháng nhưng vẫn mang lại kết quả thiết thực. Bạn có muốn vậy không? Tất cả những gì bạn cần là:

Một quyển Toefl để “cày” ngữ pháp. Một xấp Flashcards để học từ vựng. 2 quyển sổ nhỏ (1 cho Ngữ Pháp, 1 cho Viết) 3 trang websites:

http://www.cnn.com/ (Mỹ) http://www.bbc.co.uk/ (Anh) http://www.voanews.com/ (Mỹ)

Từ điển Oxford Advanced Learner Dictionary http://oald8.oxfordlearnersdictionaries.com/

Vậy là đủ, bạn học Tiếng Anh theo thời gian của bạn, lúc nào bạn cảm thấy thích thì học chứ đừng nhồi nhét quá mà bị phản ứng ngược, tuy nhiên phải đặt ra cho mình một mục tiêu cuối cùng rằng phải sử dụng được Tiếng Anh trong thực tế. Để giỏi Tiếng Anh không khó, chỉ cần bạn “yêu” nó, nó sẽ không “phụ” bạn. Chúc bạn thành công!