ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM TẤN NHÃ...

48
1 ĐẠI HC HUTRƯỜNG ĐẠI HC NÔNG LÂM PHM TN NHÃ NGHIÊN CU GIÁ TRDINH DƯỠNG CA MT SLOI THC ĂN TRONG CHĂN NUÔI GÀ SAO GIAI ĐON SINH TRƯỞNG ĐỒNG BNG SÔNG CU LONG CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI MÃ S: 62.62.01.05 TÓM TT LUN ÁN TIN SĨ NÔNG NGHIP HU- 2014

Transcript of ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM TẤN NHÃ...

1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM TẤN NHÃ

NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN TRONG CHĂN NUÔI

GÀ SAO GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI MÃ SỐ: 62.62.01.05

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

HUẾ - 2014

2 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Hồ Trung Thông

2. PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Đông

Phản biện luận án 1:

Phản biện luận án 2:

Phản biện luận án 3:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế họp tại ……………, Đại

học Huế, số 3 Lê Lợi, Thành phố Huế, vào hồi…….. giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm 2014

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.

3

MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ở Việt Nam, gần đây gà Sao đã được chuyển giao nuôi rộng rãi ở nhiều địa phương, nhất là ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Gà Sao đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Đặc biệt, gà Sao có nhiều ưu điểm như sức đề kháng cao, dễ nuôi, thích nghi với nhiều vùng sinh thái, có thể nuôi nhốt hoặc thả vườn. Gà Sao mới được đưa vào nuôi với quy mô nhỏ ở Việt Nam, đây là giống gia cầm có tiềm năng di truyền tốt do có khả năng sử dụng nhiều loại thức ăn, khả năng chuyển hóa thức ăn tốt. Gà Sao sẽ là một trong những giống tốt đóng góp cho ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam phát triển bền vững, đa dạng và phong phú. Đồng bằng Sông Cửu Long có diện tích rộng lớn, sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản phát triển. Do đó tạo ra một lượng lớn thức ăn và phụ phẩm nông nghiệp có thể nuôi gà. Năm 2012, toàn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đã đưa trên 4,1 triệu lượt ha đất vào trồng lúa đạt 24,6 triệu tấn lúa/năm.

Theo Cục Chế biến thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2008) hàng năm nước ta xuất khẩu khoảng 1,2 triệu tấn cá tra, như vậy ước tính có 700 nghìn tấn phụ phế phẩm cá tra mỗi năm nếu tính 2,6 kg cá nguyên liệu cho 1 kg thành phẩm. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch - đầu tư, năm 2011 Việt Nam có khoảng 350 cơ sở sản xuất bia có trụ sở ở hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước và tiếp tục tăng về số lượng. Trong số này, có hơn 20 nhà máy đạt công suất trên 20 triệu lít/năm, 15 nhà máy có công suất lớn hơn 15 triệu lít/năm, và có tới 268 cơ sở có năng lực sản xuất dưới 1 triệu lít/năm. Như vậy, có hàng triệu tấn bã bia được sản xuất hàng năm. Ngoài các loại phụ phẩm kể trên, ở Đồng bằng Sông Cửu Long, mặc dù cây môn nước (Colocasia esculenta) rất phát triển. Tuy vậy nông dân thường chỉ thu hoạch củ, phần còn lại của cây (lá và thân cây) rất ít được sử dụng. Một số nghiên cứu cho thấy giá trị dinh dưỡng của lá và thân cây môn nước có thể được sử dụng để nuôi lợn. Như vậy, có thể thấy rằng tiềm năng nguồn thức ăn để chăn nuôi gà Sao ở Đồng bằng Sông Cửu Long rất lớn. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng trong nguồn thức ăn sẵn có tại Đồng bằng Sông Cửu Long và việc thiết lập khẩu phần cho gà Sao dựa trên những nguồn thức ăn này đến nay vẫn chưa được nghiên cứu. Vì những lý do nêu trên, đề tài “Nghiên cứu giá trị dinh dưỡng

của một số loại thức ăn trong chăn nuôi gà Sao giai đoạn sinh trưởng ở Đồng bằng Sông Cửu Long” đã được tiến hành.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu chung

Xác định giá trị dinh dưỡng và khả năng thay thế của một số loại thức ăn ở Đồng bằng Sông Cửu Long trong chăn nuôi gà Sao giai đoạn sinh trưởng, từ đó góp phần sử dụng tốt hơn nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương để phát triển chăn nuôi gà Sao.

2.2 Mục tiêu cụ thể (1) So sánh khả năng sử dụng năng lượng trong thức ăn của gà Sao với một số giống gà

khác được nuôi phổ biến hiện nay.

4

(2) Xác định giá trị dinh dưỡng của bột phụ phẩm cá tra, cám gạo, bã bia, tấm gạo, cám gạo trích ly khi được sử dụng để nuôi gà Sao.

(3) Xác định khả năng thay thế bột cá nhạt bằng bột phụ phẩm cá tra trong khẩu phần nuôi gà Sao giai đoạn sinh trưởng.

(4) Xác định khả năng thay thế thức ăn hỗn hợp bằng bã bia trong khẩu phần nuôi gà Sao giai đoạn sinh trưởng.

(5) Thăm dò khả năng sử dụng môn nước ủ chua trong khẩu phần nuôi gà Sao giai đoạn sinh trưởng.

3. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Ý nghĩa khoa học của luận án cung cấp những dữ liệu quan trọng về giá trị dinh dưỡng

(bao gồm MEN và các thành phần dinh dưỡng tiêu hóa) của một số phụ phẩm có nhiều ở đồng bằng sông Cửu long. Giá trị dinh dưỡng cũng như thành phần dinh dưỡng tiêu hóa của các phụ phẩm này làm trực tiếp trên gà Sao.

Ý nghĩa thực tiễn của luận án là để giúp người chăn nuôi có thể tận dụng hiệu quả các nguồn phụ phẩm sẵn có ở địa phương để nuôi gà Sao cho cải thiện thu nhập và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

4. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Luận án gồm 111 trang với 48 bảng số liệu, 13 hình, 122 tài liệu tham khảo. Kết cấu luận án gồm mở đầu 3 trang; tổng quan các vấn đề nghiên cứu 28 trang; vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 22 trang; kết quả nghiên cứu và thảo luận 36 trang; kết luận và đề nghị 2 trang; tài liệu tham khảo 13 trang; các công trình đã công bố 1 trang; phụ lục 6 trang.

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1. 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GÀ SAO 1.1.1 Phân loại của gà Sao

Gà Sao (Helmeted Guineafowl) thuộc lớp Aves, bộ Gallformes, họ Phasianidae, giống Numididae. Gà Sao có tên khoa học là Numida meleagris, có nguồn gốc ở châu Phi và được người Ai Cập cổ đại thuần hóa. Chúng có trên 20 loại hình và màu lông. Năm 1939 tại triển lãm gia cầm Quốc tế ở Cleveland, Ohio, 7 giống gà Sao đã được giới thiệu gồm gà Sao Cilla (hồng nhạt), Fulvette (màu lông bò), Bluette (xanh san hô), Bianca (màu trắng), Bzzurre (xanh da trời), Violette (đỏ tía) và Pearled (xám ngọc trai). Hiện nay gà Sao đã được thuần hóa và nuôi ở nhiều nơi trên thế giới. 1.1.2 Tập tính của gà Sao

Trong tự nhiên gà Sao tìm kiếm thức ăn trên mặt đất, thức ăn chủ yếu là côn trùng và thực vật. Thông thường chúng di chuyển theo đàn khoảng 20 con. Về mùa đông, chúng tách ra sống từng đôi trống mái trong tổ. Gà Sao mái có thể đẻ 20 - 30 trứng và làm ổ đẻ trên mặt đất, sau đó tự ấp trứng. Thời gian ấp nở khoảng 26 - 28 ngày. Gà Sao mái nuôi con không giỏi và thường bỏ lạc đàn con khi dẫn con đi vào những đám cỏ cao. Vì vậy trong tự nhiên, tỷ lệ gà con sống đến khi trưởng thành chỉ đạt khoảng 25%. Tỷ lệ trống mái trong đàn nuôi sinh sản là 1 trống cho 4 - 5 mái. Trong tự nhiên, gà Sao ăn nhiều loại thức ăn khác nhau nhưng quan trọng

5 nhất là các hạt cỏ và các loại ngũ cốc. Một số loại thức ăn phổ biến cho gà Sao là hạt ngũ cốc, cỏ, nhện, côn trùng, giun, động vật thân mềm và cả ếch. Một trong những nguồn thức ăn chính của gà Sao là côn trùng, việc sử dụng gà Sao để làm giảm các quần thể côn trùng trong vườn và xung quanh nhà đã trở nên phổ biến. Đặc biệt, chúng không cào bới đất làm thiệt hại đến hoa màu trong vườn. Để tiêu hóa thức ăn tốt hơn, chúng thường ăn thêm sỏi.

1.1.3 Khả năng thích nghi của gà Sao Gà Sao có khả năng thích nghi tốt với điều kiện kham khổ về nguồn thức ăn, thích nghi

với nhiều vùng sinh thái, không đòi hỏi cao về chuồng trại, khả năng kiếm mồi tốt, ăn vào tất cả các nguồn thức ăn kể cả những loại thường không được sử dụng trong nuôi gà. Gà Sao có sức đề kháng cao với các bệnh thông thường trên gà. Gà Sao ít mắc các bệnh như Marek, Gumboro, Leucosis, .... Đặc biệt là những bệnh mà các giống gà khác thường hay bị nhiễm như Mycoplasmosis, Sallmonellosis. Ngay cả bệnh cúm A H5N1 cũng chưa ghi nhận trường hợp nào xảy ra trên gà Sao.

1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CHĂN NUÔI GÀ SAO 1.2.1 Tình hình nghiên cứu và chăn nuôi gà Sao trên thế giới 1.2.1.1 Nghiên cứu về sinh trưởng của gà Sao

Gà Sao đã được chứng minh là loài vật nuôi có thể mang lại lợi nhuận cao cho người chăn nuôi ở nhiều nước trên thế giới. Thịt của gà Sao cũng là đối tượng có tiềm năng thương mại hóa cao. Nahashon và cs (2004) đã chỉ ra rằng, gà Sao là đối tượng có thể thay thế các giống gia cầm nuôi lấy thịt khác. Trước đó, Phillips và Ayensu (1991) cũng cho rằng gà Sao có thể nuôi theo mô hình công nghiệp hóa giống như các giống gia cầm khác. Mặc dù tốc độ sinh trưởng của giống gà này tương đối chậm so với các giống gà nuôi lấy thịt khác. Gà Sao lúc 12 tuần tuổi, con mái đạt 76,8% và con trống đạt 76,9% khối lượng của con trưởng thành. Trong nghiên cứu gần đây của Nahashon và cs (2005) khi nuôi gà Sao trong điều kiện tối ưu về CP và ME thì khối lượng lúc 8 tuần tuổi cũng chỉ đạt 70%. Chính vì tốc độ sinh trưởng tương đối chậm mà nhiều tác giả đã tập trung nghiên cứu mô hình tối ưu cho sinh trưởng của giống gà này. Để gà Sao trở thành đối tượng nuôi mang lại lợi nhuận cho người chăn nuôi, đòi hỏi sự hiểu biết về đặc điểm sinh trưởng, nhu cầu thức ăn, chuồng trại, ... Ở nhiều nơi trên thế giới, gà Sao được nuôi chủ yếu để lấy thịt và trứng. Thịt gà Sao có hương vị tương tự như với các loài gia cầm hoang dã khác. Ngoài ra, thịt gà Sao có nhiều ưu điểm mà các giống gia cầm khác không có. Tỷ lệ thịt xẻ cao, trong thịt giàu acid béo thiết yếu.

1.2.1.2 Nghiên cứu về sinh sản của gà Sao Hughes (1986) đã nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỷ lệ đẻ, số trứng có phôi

của gà Sao. Kết quả cho thấy nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ đẻ của giống gà này. Chính vì vậy cần có biện pháp quản lý đàn tốt, duy trì nhiệt độ chuồng nuôi. Với quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ nên chọn những trứng gà đẻ vào mùa thu và mùa xuân để ấp nở sẽ cho tỷ lệ nở cao hơn.

Miloud (2010) khi nghiên cứu khả năng sinh sản của gà Sao và con lai của chúng, kết quả cho thấy ở thời điểm tối đa gà có thể đẻ 21 quả/tháng. Tỷ lệ đẻ trong đàn đạt mức 5% ở tuần 37; đạt đến 71% ở tuần tuổi 61 và giảm đến 25% ở tuần thứ 77. Khối lượng của trứng biến động

6 từ 41 đến 43,7 g. Tỷ lệ trứng có phôi là 74 ± 12%, tỷ lệ nở là 73 ± 14% và khối lượng sống của gà con mới nở là 26,1 g. Adeyeye (2010) khi phân tích trứng gà Sao đã cho kết quả, hàm lượng protein chiếm 85,5g/100g, hàm lượng mỡ thô chiếm 8,12g/100g và hàm lượng các acid béo 6,74g/100g, mức năng lượng là 1769 kj/100g.

1.2.1.3 Nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của gà Sao Theo Agwunobi và Ekpenyong (1990) hàm lượng protein thô và mức năng lượng tối ưu

trong thức ăn cho gà giai đoạn sinh trưởng là 22% và 12,6 MJ ME/kg. Agwunobi và Ekpenyong (1991) đã tiến hành hai thí nghiệm để xác định hàm lượng protein tối ưu và mức năng lượng cho gà Sao giai đoạn mới nở và giai đoạn kết thúc. Gà trong thí nghiệm 1 được nuôi với bốn khẩu phần cho giai đoạn bắt đầu với các hàm lượng protein thô khác nhau là 28, 26, 24, và 22%; với mức năng lượng tương ứng 13,8; 13,4; 13,0 và 12,6 MJ/kg. Thí nghiệm 2 được tiến hành trên gà giai đoạn nuôi kết thúc với các khẩu phần có hàm lượng protein là 24, 20, 16 và 12%; mức năng lượng tương ứng là 12,6; 12,2; 11,7 và 11,3 MJ/kg. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng protein tối ưu và mức năng lượng cho giai đoạn mới nở ở vùng nhiệt đới là 22% CP và 12,6 MJ/kg ME; trong khi giai đoạn kết thúc là 16% CP và 11,7 MJ/kg ME.

1.2.2 Tình hình nghiên cứu và chăn nuôi gà Sao ở trong nước 1.2.2.1 Nghiên cứu về sinh trưởng của gà Sao

Gà Sao nuôi lấy thịt từ 1-12 tuần tuổi, dòng lớn có khả năng sinh trưởng cao nhất đạt 1880g/con, cao hơn dòng trung (1380g/con) và dòng nhỏ (1368,3g/con). Tỷ lệ thịt xẻ của 3 dòng gà Sao đạt từ 76,56 đến 77,10%; tỷ lệ thịt đùi và thịt ngực đạt từ 51,13 đến 51,70%. Tỷ lệ protein trong thịt đùi là 21,11% và thịt ngực là 24,28%.

Nguyễn Đức Hùng (2008) nghiên cứu khả năng thích nghi, sinh trưởng và sức sản xuất của gà Sao nuôi tại Thái Nguyên cho thấy, gà sao có khả năng chống chịu bệnh tốt ở giai đoạn 0-12 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống đạt 97,0%. Chúng ít bị các bệnh truyền nhiễm mà các giống gà khác hay bị lây nhiễm. Trong điều kiện cho ăn tự do, khối lượng trung bình của gà lúc 2 tuần tuổi đã tăng 2,5 lần so với sơ sinh; lúc 3 tuần tuổi tăng 4,64 lần so với sơ sinh, lúc 10 tuần tuổi, tăng 44,20 lần so với sơ sinh và ở 12 tuần tuổi, khối lượng trung bình của gà Sao đạt tới 1624,4 g/con, tăng gấp 57,95 lần so với sơ sinh.

1.2.2.2 Nghiên cứu về sinh sản của gà Sao Gà Sao nuôi sinh sản đến 44 tuần, ở dòng lớn có tỷ lệ đẻ và năng suất trứng 52,44% và

161,52 quả/mái; gà Sao dòng trung có tỷ lệ đẻ 52,32% và 161,14 quả/mái và gà Sao dòng nhỏ tỷ lệ đẻ 39,88% và 122,84 quả/mái. Trứng gà Sao dòng nhỏ và dòng trung có tỷ lệ phôi khá cao đạt 90,33-93,74%; trứng gà Sao dòng lớn có tỷ lệ phôi thấp chỉ đạt 63,58%, tỷ lệ nở cao nhất ở dòng nhỏ (80,91%), ở dòng trung là 61,06% và dòng lớn là 53,78%.

Theo Phùng Đức Tiến và cs (2006) gà Sao đẻ 5% lúc 207 - 221 ngày. Khối lượng gà mái lúc 38 tuần tuổi là 2,16kg đối với dòng nhỏ, 2,20kg với dòng trung và 2,42kg với dòng lớn. Sau 24 tuần đẻ, năng suất trứng dòng nhỏ đạt 99 quả/mái, dòng trung là 51 quả/mái và dòng lớn là 56 quả. Khối lượng trứng khi đẻ ổn định đạt 42,6 g với dòng nhỏ, 43,3 g với dòng trung và 44,4g với dòng lớn. Tỷ lệ trứng có phôi đạt trên 89%.

7 1.2.2.3 Nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của gà Sao Theo Phùng Đức Tiến và cs (2008) kết quả nghiên cứu cho thấy khi gà Sao ở các lứa tuổi khác nhau được nuôi với các khẩu phần ăn khác nhau. Gà Sao nuôi thịt giai đoạn 0-4 tuần protein 22%, năng lượng 3000 kcal/kg thức ăn; giai đoạn 5-8 tuần protein 20%, năng lượng 2700-2765 kcal/kg thức ăn, giai đoạn 9 tuần đến giết thịt protein 18%, năng lượng 3200 kcal/kg thức ăn. Sau khi kết thúc 12 tuần tuổi nuôi thịt dòng nhỏ có khối lượng trung bình là 1415,1g, dòng trung là 1420,24g và dòng lớn là 1891,17g. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể dòng nhỏ là 2,53kg, dòng trung là 2,52kg và dòng lớn là 2,34kg. Tỷ lệ nuôi sống đạt từ 96,6 – 98,3%. Tỷ lệ protein ở thịt đùi 21,16%, ở thịt ngực 24,32%. Mỡ thô 0,43 - 1,02%. Tỷ lệ thịt đùi và thịt ngực dao động từ 50,5-52,85%. Hàm lượng các amino acid không thay thế cao.

Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của giống đến kết quả xác định năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) trong thức ăn nuôi gà 2.1.1 Động vật và thức ăn thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành trên 48 con gà thuộc 3 giống khác nhau: gà Lương Phượng, gà Cobb 500 và gà Sao. Gà 5 tuần tuổi được cân để xác định khối lượng cá thể trước khi vào thí nghiệm. Tổng số 48 con gà thuộc 3 giống khác nhau được bố trí vào 24 cũi trao đổi chất. Mỗi thí nghiệm được tiến hành với 8 lần lặp lại.

2.1.2 Phương pháp nuôi gà và thu mẫu Thí nghiệm được tiến hành trong 7 ngày trong đó 4 ngày đầu tiên là giai đoạn nuôi thích

nghi và 3 ngày sau là giai đoạn thu mẫu. Gà được nuôi bằng một khẩu phần với chế độ ăn tự do trong suốt quá trình thí nghiệm. Trong giai đoạn thu mẫu, chất thải ở từng ô thí nghiệm được thu 2 lần/ngày vào lúc 8 giờ và 16 giờ. Chất thải được thu riêng theo từng cũi trao đổi chất, cho vào các hộp nhựa, vặn chặt nắp và bảo quản ngay ở nhiệt độ -200C. Kết thúc giai đoạn thu mẫu, mẫu chất thải được đem rã đông. Các mẫu chất thải của gà ở cùng một cũi trao đổi chất đã thu được trong 3 ngày được trộn đều và bảo quản ở nhiệt độ -200C cho đến khi phân tích .

2.1.3 Phân tích hoá học và tính kết quả 2.1.3.1 Các chỉ tiêu phân tích:

- Đối với mẫu thức ăn: Phân tích vật chất khô (DM), nitơ (N), năng lượng tổng số (GE), khoáng không tan trong acid chlorhydric (AIA).

- Đối với mẫu chất thải: Mẫu chất thải sau khi đem sấy khô ở 600C trong 24 giờ và nghiền qua sàng kích thước 0,5mm được sử dụng để phân tích DM, N, GE, và AIA (Scott và Hall, 1998). Hàm lượng nitơ trong các mẫu chất thải được phân tích ở dạng tươi.

Phương pháp phân tích: - Vật chất khô được xác định theo phương pháp sấy khô ở 100-105oC, thời gian dài hay

ngắn phụ thuộc vào loại mẫu phân tích đem sấy. Sấy đến khối lượng không đổi theo TCVN 4326 - 86.

- Năng lượng trong mẫu thức ăn và mẫu chất thải được phân tích bằng hệ thống Bomb calorimeter bán tự động (PARR 6300).

8

- Nitơ được xác định bằng phương pháp Kjeldahl trên máy Kjeltex-2200 (Foss Tecator). - Hàm lượng AIA trong mẫu thức ăn, mẫu chất thải được xác định theo phương pháp của

Vogtmann và cs (1975). Phương pháp xác định như sau: Cân 1-2 g mẫu khô đã nghiền cho vào bình cầu dung tích 500ml. Thêm vào 100ml dung dịch HCl 4N. Gắn ống sinh hàn vào bình cầu để tránh thất thoát HCl. Đun nhẹ hỗn hợp 30 phút trong tủ hốt. Lọc dung dịch thuỷ phân khi đang còn nóng qua tấm giấy lọc không tro Whatmann số 41. Rửa trôi hết acid bằng nýớc nóng 85-100oC. Phần tro và giấy lọc được chuyển sang một cốc chịu nhiệt đã được xác định khối lượng. Khoáng mẫu hoá qua đêm ở 650oC. Làm nguội ở nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm. Cân cốc chứa mẫu đã khoáng hoá từ đó tính được hàm lượng tro trong mẫu theo công thức sau: AIA = (Wf - We) /Ws x 100 (Keulen và Young, 1977)

Trong đó: AIA: Hàm lượng khoáng không tan trong acid (%) Wf: Khối lượng cốc và tro (g) We: Khối lượng cốc (g) Ws: Khối lượng của mẫu đã sấy khô (g)

2.1.3.2 Tính toán kết quả - Nitơ tích luỹ: Lượng nitơ tích lũy trên 1kg thức ăn khẩu phần thí nghiệm được tính toán theo công thức sau: Nr = (Nd - Ne x AIAd /AIAe) x 1000/100 (Lammers và cs.2008)

Trong đó : Nr: Lượng nitơ tích luỹ (g/kg) Nd: Hàm lượng niơ trong khẩu phần (%) Ne: Hàm lượng nitơ trong chất thải (%) AIAd: Hàm lượng khoáng không tan trong HCl trong khẩu phần (%) AIAe: Hàm lượng khoáng không tan trong HCl trong chất thải (%) - Giá trị năng lượng trao đổi của khẩu phần thí nghiệm được tính theo công thức sau: MEd = GEd - GEe x AIAd/AIAe (Scott và Hall, 1998)

Trong đó : MEd: Năng lượng trao đổi của khẩu phần (Kcal/kg DM) GEd : Năng lượng tổng số của khẩu phần (Kcal/kg DM) GEe : Năng lượng tổng số của chất thải AIAd: Hàm lượng khoáng không tan trong HCl trong khẩu phần (% DM) AIAe : Hàm lượng khoáng không tan trong HCl trong chất thải (% DM)

- Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ MEN = ME - 8,22 x nitơ tích luỹ (Lammers và cs., 2008)

Trong đó: MEN: Năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (kcal/kgDM) 8,22: Năng lượng của acid uric (kcal/g)

2.1.4 Phương pháp xử lí số liệu Số liệu của thí nghiệm thu được sẽ được xử lý sơ bộ bằng chương trình Excel (2007) và

9 phân tích phương sai theo mô hình tuyến tính tổng quát (General Linear Model) trên phần mềm Minitab 13.21 (2000). Kết quả thí nghiệm được trình bày trong các bảng số liệu là giá trị trung bình ± sai số của số trung bình. Sử dụng phép thử Tukey của chương trình Minitab 13.21 (2000) để so sánh sự khác biệt thống kê giữa các trung bình nghiệm thức với độ tin cậy 95%. Các giá trị

trung bình được coi là khác nhau có ý nghĩa thống kê khi p 0,05.

2.2 Thí nghiệm 2: Xác định giá trị năng lượng trao đổi và tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của một số loại thức ăn phổ biến ở Đồng bằng Sông Cửu Long cho gà Sao giai đoạn sinh trưởng 2.2.1 Đối tượng nghiên cứu

Thí nghiệm được tiến hành trên 5 loại thức ăn gồm bột phụ phẩm cá tra, bã bia, tấm gạo, cám gạo và cám ly trích. Các loại phụ phẩm này có số lượng rất lớn và phổ biến tại Đồng Bằng Sông Cửu Long. Các nguyên liệu sau khi đem về phòng thí nghiệm, trước hết sấy khô ở nhiệt độ 60oC rồi nghiền mịn qua máy nghiền với đường kính lỗ sàng 0,5mm. Trước khi lấy mẫu phân tích thành phần hoá học, mẫu được trộn đều. Động vật thí nghiệm là gà Sao giai đoạn 35-42 ngày tuổi có khối lượng trung bình các lô thí nghiệm là 437 g/con.

2.2.3 Phương pháp thí nghiệm 2.2.3.1 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành trên 60 gà Sao ở giai đoạn 35-42 ngày tuổi, gà thí nghiệm có khối lượng đồng đều được bố trí ngẫu nhiên vào 30 ngăn lồng trao đổi chất có khay hứng phân riêng biệt, tỷ lệ trống/mái ở mỗi ngăn lồng là 1/1. Thí nghiệm được thiết kế với 6 khẩu phần, trong đó một khẩu phần cơ sở (KPCS) và 5 khẩu phần chứa 5 loại thức ăn thí nghiệm khác nhau chứa bột phụ phẩm cá tra, bã bia, cám Jasmine, tấm Jasmine và cám ly trích. Mỗi khẩu phần được tiến hành trên 10 con gà Sao được bố trí vào 5 ngăn lồng trao đổi chất với 5 lần lặp lại. Các thông số cơ bản của bố trí thí nghiệm được trình bày ở bảng 2.3.

Bảng 2.3: Các thông số cơ bản của bố trí thí nghiệm

Chỉ số KPCS KPCT KPBB KPCAM KPTAM KPCAMLT

Số lượng gà (con) 10 10 10 10 10 10

Số gà/ô (con) 2 2 2 2 2 2 Tỉ lệ trống/mái 1 1 1 1 1 1 Số lần lặp lại 5 5 5 5 5 5 Số lồng trao đổi chất 5 5 5 5 5 5

KL gà khi bắt đầu thí nghiệm (g/con)

435

0,41

433,4

0,20

436

0,18

438,9

0,09

440,9

0,10

439,7

0,41

Chế độ cho ăn Tự do Tự do Tự do Tự do Tự do Tự do Chất chỉ thị AIA AIA AIA AIA AIA AIA

(Ghi chú: KPCS: khẩu phần cơ sở; KPCT: khẩu phần cá tra; KPBB: khẩu phần bã bia; KPCAM: khẩu phần cám gạo; KPTAM: khẩu phần tấm gạo; KPCAMLT: khẩu phần cám ly trích; AIA (Acid Insoluble Ashes): khoáng không tan trong HCl 4N)

10 2.2.3.2 Khẩu phần thí nghiệm

Nguyên tắc xây dựng khẩu phần để xác định giá trị năng lượng của thức ăn thí nghiệm theo phương pháp hiệu trừ (sai khác).

Các khẩu phần thí nghiệm được thiết lập bằng cách thay thế 20%-40% khẩu phần cơ sở bằng thức ăn thí nghiệm. Khoáng không tan trong HCl (AIA) là chất chỉ thị. Để tăng lượng AIA trong thức ăn, các khẩu phần được bổ sung Celite (celite® 545RVS, Nacalai Tesque, Japan) với tỷ lệ 1,5 %.

2.2.3.3 Phân tích thành phần hóa học Như thí nghiệm 1

2.2.3.4 Tính kết quả * Xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ

Xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) của nguyên liệu thức ăn thí nghiệm được tính theo phương pháp sai khác (Villamide et al., 1997) theo công thức sau:

EVta = EVcs + (EVtn- EVcs)/k. Trong đó: EVta là giá trị MEN của nguyên liệu thức ăn thí nghiệm (kcal/kg DM); EVtn và EVcs lần lượt là giá trị MEN (kcal/kg DM) của khẩu phần chứa nguyên liệu thức ăn

thí nghiệm và khẩu phần cơ sở; k là tỷ lệ nguyên liệu thức ăn thí nghiệm trong khẩu phần chứa nguyên liệu thức ăn thí nghiệm.

* Xác định tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong khẩu phần Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến EE, chất hữu cơ (OM), dẫn xuất không nitơ (NfE) và CF trong

một khẩu phần được tính theo công thức của Huang và cs (2005) như sau: DD = (1 - [(ID x AF)/(IF x AD)]) x 100

Trong đó: DD: tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến toàn phần của một chất dinh dưỡng trong KP (%). ID: hàm lượng tro (AIA) trong KP không tan trong acid (mg/kg). AF: hàm lượng chất dinh dưỡng trong chất thải (mg/kg). IF: hàm lượng khoáng AIA không tan trong acid trong chất thải (mg/kg). AD: hàm lượng chất dinh dưỡng trong KP (mg/kg).

* Xác định tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong các nguyên liệu thức ăn thí nghiệm Tỷ lệ tiêu hóa toàn phần các chất dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm được tính toán theo

phương pháp sai khác (Villamide et al., 1997) theo công thức sau: EVta = EVcs + (EVtn- EVcs)/k. Trong đó: EVta là tỷ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng của nguyên liệu thức ăn thí nghiệm (%); EVtn và EVcs lần lượt là tỷ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng (%) của khẩu phần chứa nguyên

liệu thức ăn thí nghiệm và khẩu phần cơ sở; k là tỷ lệ nguyên liệu thức ăn thí nghiệm trong khẩu phần chứa nguyên liệu thức ăn thí

nghiệm.

2.2.4 Xử lý thống kê Như thí nghiệm 1

11 2.3 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của việc thay thế bột cá nhạt bằng bột phụ phẩm cá tra đến sinh trưởng của gà Sao giai đoạn 5 - 13 tuần tuổi 2.3.1 Đối tượng thí nghiệm Gà Sao được nuôi úm 4 tuần tuổi bằng thức ăn hỗn hợp có 20% CP và 2850 Kcal ME/kg, gà trước khi vào thí nghiệm được tiêm vaccine phòng dịch tả, đậu gà và tụ huyết trùng. Sau giai đoạn úm gà Sao được bố trí vào thí nghiệm vào lúc 5 tuần tuổi.

2.3.2 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức tương ứng với 5 khẩu phần thí nghiệm, mỗi nghiệm thức lặp lại ba lần, gồm 15 đơn vị thí nghiệm. Trong đó khẩu phần cơ bản (BCT-0) gà được cho ăn 100% bột cá nhạt, 4 khẩu phần còn lại có hàm lượng protein của bột cá nhạt được thay thế bằng hàm lượng protein của bột cá tra ở các mức độ 25, 50, 75, 100%. Mỗi đơn vị thí nghiệm có 8 con gà Sao có khối lượng tương đương nhau là 406 ± 5,7 g/con. Có tổng cộng 120 con gà Sao được bố trí vào thí nghiệm.

2.3.3 Thu mẫu và phân tích hóa học Thức ăn hàng ngày được xác định bằng cách cân khối lượng thức ăn mỗi lần cho ăn trong ngày. Sáng hôm sau cân khối lượng thức ăn thừa. Từ đó tính được mức tiêu thụ thực sự mỗi ngày. Mẫu thức ăn cho ăn và thức ăn thừa được thu thập 1 lần mỗi tuần và được sấy khô ở nhiệt độ là 550C, nghiền mịn chuẩn bị phân tích các thành phần hóa học gồm: DM, OM, CP, Ash, EE, CF và NDF. DM được xác định bằng cách sấy ở 1050C trong 12 giờ. OM và Ash được xác định bằng cách nung mẫu ở 5500C trong 3 giờ. CP được xác định bằng phương pháp Kjeldahl và EE được xác định bằng cách dùng ethyl ether chiết xuất trong hệ thống Soxhlet (AOAC, 1990). Phân tích CF và NDF được thực hiện theo phương pháp của Van Soest và cs. (1991). Gà thí nghiệm được cân vào mỗi tuần trong suốt thời gian thí nghiệm, cân vào lúc sáng sớm trước khi cho ăn để xác định tăng khối lượng.

2.3.4 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm Lượng ăn vào trong suốt quá trình thí nghiệm, tăng khối lượng, hệ số chuyển hóa thức ăn. Các chỉ tiêu thành phần thân thịt, các cơ quan nội tạng được thực hiện bằng cách chọn 4 con gà có khối lượng đại diện trong mỗi đơn vị thí nghiệm để mổ khảo sát và chọn mẫu thịt ức và thịt đùi để phân tích thành phần dưỡng chất của thịt gà Sao.

2.3.5 Xử lý số liệu Như thí nghiệm 1

2.4 Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của bã bia trong khẩu phần đến tăng khối lượng và hiệu quả kinh tế của gà Sao nuôi thit 2.4.1 Đối tượng thí nghiệm

Gà Sao được nuôi úm từ mới nở đến 4 tuần tuổi bằng thức ăn hỗn hợp có 20% CP và 2850 Kcal ME/kg. Gà trước khi đưa vào thí nghiệm được tiêm vaccine phòng dịch tả gà, đậu gà và tụ huyết trùng. Sau giai đoạn úm gà Sao được bố trí vào thí nghiệm ở 5 tuần tuổi.

2.4.2 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức tương ứng

với 5 khẩu phần thí nghiệm, là 5 mức độ thức ăn hỗn hợp giảm dần: 100; 80; 60; 40 và 20%,

12 trong khi bã bia được cho ăn tự do, mỗi nghiệm thức được lặp lại ba lần. Mỗi đơn vị thí nghiệm gồm 10 con gà Sao, có khối lượng tương đương nhau (334 - 352 g/con). Thí nghiệm được thực hiện trong 10 tuần. Tổng số gà thí nghiệm là 150 con.

2.4.3 Thu mẫu và phân tích hóa học Như thí nghiệm 3

2.4.6 Các chỉ tiêu theo dõi Như thí nghiệm 3

2.4.7 Xử lý số liệu Như thí nghiệm 1

2.5 Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của việc cung cấp cám với môn nước ủ chua và bột phụ phẩm cá tra đến tăng khối lượng của gà Sao nuôi thịt giai đoạn 6-13 tuần tuổi 2.5.1 Đối tượng thí nghiệm

Gà Sao được nuôi úm 4 tuần tuổi bằng thức ăn hỗn hợp có 20% CP và 2850 Kcal ME/kg. Gà trước khi đưa vào thí nghiệm được tiêm vaccine phòng dịch tả gà, đậu gà và tụ huyết trùng. Sau giai đoạn úm gà Sao được bố trí vào thí nghiệm ở 5 tuần tuổi.

2.5.3 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức tương ứng với 4 khẩu phần thí nghiệm, mỗi nghiệm thức lặp lại ba lần, gồm 12 đơn vị thí nghiệm. Mỗi đơn vị thí nghiệm có 10 con gà Sao có khối lượng tương đương nhau với khối lượng trung bình 403 ± 5,2 g/con. Có tổng cộng 120 con gà Sao được bố trí vào thí nghiệm. Bốn nghiệm thức của thí nghiệm và công thức khẩu phần sử dụng trong thí nghiệm được trình bày qua bảng 2.12.

Bảng 2.12: Thành phần nguyên liệu thức ăn của các khẩu phần thí nghiệm

Nguyên liệu thức ăn NT1 NT2 NT3 NT4

Phụ phẩm bột cá tra - - 5 5 Cám 75 Ăn tự do 71,2 Ăn tự do Môn nước ủ chua 25 Ăn tự do 23,8 Ăn tự do Tổng cộng 100 100 100 100

Premix khoáng - vitamin được bổ sung ở mức 0,2 % cho tất cả các đơn vị thí nghiệm. 2.5.4 Thu mẫu và phân tích hóa học

Như thí nghiệm 3

2.5.5 Các chỉ tiêu theo dõi Như thí nghiệm 3

2.5.6 Xử lý số liệu Như thí nghiệm 1

13

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Ảnh hưởng của giống gà đến kết quả xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) trong thức ăn Bảng 3.1: Kết quả xác định giá trị ME và MEN trong thức ăn

Giống gà thí nghiệm

Chỉ số Lương Phượng

Cobb 500 Sao SE/P

ME (kcal/kg DM) 3076,4a 3184,8b 3349,2c 15,7/0,004 Nitơ tích lũy (g/kg DM) 12,04a 14,78b 17,33c 0,56/0,001 MEN (kcal/kg DM) 2977,5a 3063,3b 3206,7c 12,8/0,002 MEN (kcal/kg NT) 2747,9a 2827,1b 2959,5c 11,6/0,002 MEN (MJ/kg DM) 12,46a 12,82b 13,42c 0,06/0,003 MEN (MJ/kg NT) 11,50a 11,83b 12,38c 0,06/0,003

(NT: nguyên trạng, Các giá trị trung bình mang các chữ a, b, c trên cùng một hàng khác nhau

là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P 0,05). Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy có sự sai khác về giá trị ME giữa các giống gà. Giá trị ME

cao nhất ở gà Sao (3349,2 kcal/kg DM) và thấp nhất ở gà Lương Phượng (3076,4 kcal/kg DM). Khoảng chênh lệch về giá trị ME trong thức ăn thí nghiệm ở 2 giống gà Sao và gà Cobb 500 là 4,91%. Trong khi đó sai khác về giá trị ME giữa gà Sao so với gà Lương Phượng là 8,87%. Sai khác về giá trị ME giữa gà Cobb 500 và gà Lương Phượng là 3,52%.

Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy sự sai khác đáng kể về lượng nitơ tích lũy ở 3 giống gà thí nghiệm. Lượng nitơ tích lũy từ thức ăn là cao nhất ở giống gà Sao (17,33 g/kg DM), và thấp nhất ở giống gà Lương Phượng (12,04 g/kg DM). Khoảng chênh lệch về giá trị nitơ tích lũy trong thức ăn thí nghiệm ở 2 giống gà Sao và gà Cobb 500 là 17,3%. Trong khi đó sai khác về giá trị nitơ tích lũy giữa gà Sao so với gà Lương Phượng là 43,1%. Sự sai khác về giá trị nitơ tích lũy giữa gà Cobb 500 và Lương Phượng là 22,8%. Hàm lượng nitơ từ thức ăn là giống nhau giữa các giống gà, nhưng ở giống gà Sao có lượng nitơ tích lũy từ thức ăn cao nhất, điều này chứng tỏ hàm lượng nitơ trong chất thải của gà Sao là thấp nhất, sự sai khác này nguyên nhân có thể là do gà Sao là loài động vật hoang dã, sống trong điều kiện tự nhiên kham khổ thời gian dài nên sử dụng thức ăn hiệu quả hơn giống gà Lượng Phượng và gà Cobb 500.

Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P 0,05) về giá trị năng

lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ của khẩu phần thí nghiệm khi xác định trên 3 giống gà khác nhau. Giá trị MEN (kcal/kg DM) của thức ăn thí nghiệm ở gà Sao, gà Lương Phượng và Cobb 500 lần lượt là: 3.206,7; 2.977,5 và 3.063,3. Giá trị MEN cao nhất ở gà Sao (3.206,7 kcal/kg DM) và thấp nhất ở gà Lương Phượng (2.977,5 kcal/kg DM). Khoảng chênh lệch về giá trị MEN trong thức ăn thí nghiệm ở 2 giống gà Sao và gà Cobb 500 là 4,46%. Trong khi đó sai khác về giá trị ME giữa gà Sao so với gà Lương Phượng là 7,14%. Sai khác về giá trị MEN giữa gà Cobb

14 500 và gà Lương Phượng là 2,81%. Giá trị ME và MEN của gà Sao đều cao hơn gà Cobb 500 và gà Lương Phượng. Điều này cho thấy khả năng khai thác năng lượng thức ăn của gà Sao là rất tốt, sự chênh lệch cao hơn này nên được sử dụng để tính chuyển đổi giá trị ME cho gà Sao từ các cơ sở dữ liệu đã có sẵn của các giống gà khác trong nước.

3.2 Giá trị năng lượng trao đổi và tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của một số loại thức ăn phổ biến ở Đồng bằng Sông Cửu Long cho gà Sao giai đoạn sinh trưởng 3.2.1 Giá trị MEN của một số loại thức ăn phổ biến ở Đồng bằng Sông Cửu Long cho gà Sao giai đoạn sinh trưởng Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) của các khẩu phần

Giá trị MEN của các khẩu phần thí nghiệm KPCS, KPCT, KPCAM, KPBB, KPTAM và KPCAMTL tương ứng là 3214 kcal/kg DM, 3189 kcal/kg DM, 3187 kcal/kg DM, 2940 kcal/kg DM, 3485 kcal/kg DM và 2908 kcal/kg DM. Như vậy, giá trị MEN cao nhất ở khẩu phần KPTAM (3485 kcal/kg DM hay 14,6 MJ/kg DM) và thấp nhất ở khẩu phần KPCAMTL (2908 kcal/kg DM hay 12,2 MJ/kg DM).

Bảng 3.3: Giá trị ME và MEN của các khẩu phần thí nghiệm

Chỉ số KPCS KPCT KPCAM KPBB KPTAM KPCAMTL

ME (Kcal/kgDM)

3351 26 334684,5 3279 58 3079 40,1

362546,04 3007 48,9

Nitơ tích lũy (g/kgDM)

16,7 1,5 19,1 1,19 11,2 1,2 16,9 0,97

17,0 1,25 12,1 1,74

MEN

(Kcal/kgDM) 3214 14 3189 75 3187 48 2940

32,1 3485 36,3 2908 36,9

MEN (MJ/kg DM)

13,5 0,06 13,4 0,32 13,3 0,2 12,3 0,13

14,6 0,15 12,2 0,15

MEN (Kcal/kg NT)

296313,4 298070,4 2960 44 2736 29,9

3235 33,7 2670 33,9

MEN (MJ/kg NT)

12,4 0,06 12,5 0,29 12,4 0,2 11,5 0,12

13,5 0,14 11,2 0,14

Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) của các nguyên liệu thức ăn thí nghiệm

Từ kết quả giá trị MEN của khẩu phần cơ sở và khẩu phần thí nghiệm, giá trị MEN của các nguyên liệu thức ăn thí nghiệm được tính toán và trình bày ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Giá trị MEN của các nguyên liệu thức ăn trong thí nghiệm

Đơn vị tính Bột phụ phẩm

cá tra Cám gạo Bã bia Tấm gạo Cám trích ly

kcal/kg DM 3014 376 3116 120 1768 160 3861 90,7 2420 92,3

kcal/kg NT 2771 346 2680 103 1590 144 3349 78,7 2144 81,7

MJ/kg DM 12,61 1,58 13,0 0,50 7,40 0,67 16,16 0,38 10,13 0,39

MJ/kg NT 11,59 1,45 11,2 0,43 6,65 0,60 14,01 0,33 8,97 0,34

15

Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy, có sự biến động về giá trị MEN giữa các nguyên liệu thức ăn thí nghiệm rất lớn. Giá trị MEN của bột phụ phẩm cá tra, cám gạo, bã bia, tấm gạo và cám trích ly lần lượt là 3014, 3116, 1768, 3861 và 2420 kcal/kg DM. Giá trị MEN cao nhất ở tấm gạo (3861 kcal/kg DM) và thấp nhất ở bã bia (1768 kcal/kg). Giá trị MEN của tấm gạo ở thí nghiệm này thấp hơn kết quả công bố của Hồ Trung Thông và cs.(2012) khi nghiên cứu trên gà Lương Phượng (3861 so với 3976 kcal/kgDM). Giá trị MEN của bột phụ phẩm cá tra là 3014 kcal/kg DM cao hơn theo công thức ước tính của Janssen (1989) là 2726 kcal/kgDM. Giá trị MEN của cám gạo là 3116 kcal/kgDM thấp hơn theo công thức ước tính của Lã Văn Kính (2003) là 3319 kcal/kgDM.

3.2.2 Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của một số loại thức ăn phổ biến ở Đồng bằng Sông Cửu Long cho gà Sao giai đoạn sinh trưởng Bảng 3.5: Thành phần chất dinh dưỡng và giá trị năng lượng của thức ăn thí nghiệm (%, DM)

Thành phần, % Thức ăn

DM CP EE CF Ash GE (Kcal/kg)

Bột phụ phẩm cá tra tra 91,9 65,4 12,7 0,19 21,9 4862

Cám gạo 86,0 14,5 18,1 6,59 10,5 5062

Bã bia 89,9 29,9 7,53 16,3 3,57 5240 Tấm gạo 86,7 9,29 0,82 0,59 0,51 4293

Cám trích ly 88,6 16,2 1,21 8,39 10,6 4247

Tỷ lệ tiêu hóa toàn phần các chất dinh dưỡng trong mẫu thức ăn thí nghiệm Tỷ lệ tiêu hóa vừa phản ánh phẩm chất của một loại thức ăn hay một chất dinh dưỡng vừa

phản ánh yếu tố con vật đối với phẩm chất của một loại thức ăn nào đó. Ngoài ra, tỷ lệ tiêu hóa của thức ăn được xem là yếu tố then chốt đảm bảo cho năng suất chăn nuôi. Từ kết quả tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến toàn phần các chất dinh dưỡng trong KPCS và khẩu phần thí nghiệm, tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến toàn phần các chất dinh dưỡng trong mẫu thức ăn thí nghiệm được tính và trình bày ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Tỷ lệ tiêu hoá toàn phần các chất dinh dưỡng trong mẫu thức ăn thí nghiệm

Thức ăn

Bột phụ phẩm cá tra

Cám gạo Bã bia Tấm gạo Cám trích ly Chỉ tiêu, %

M SE M SE M SE M SE M SE

OMD 59,0 14,4 63,7 1,85 32,6 3,28 90,4 2,12 61,9 2,94

EED 94,0 14,5 87,3 3,44 45,9 14,3 54,7 3,71 53,5 4,87

CFD 79,9 10,0 5,87 2,80 27,8 10,8 15,7 3,16 21,2 7,16

NfED 70,7 16,5 77,8 1,84 46,3 3,78 95,4 1,70 80,4 3,21

OMD: Tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ; EED: Tỷ lệ tiêu hóa lipid; CFD: Tỷ lệ tiêu hóa xơ thô; NfED: Tỷ lệ tiêu hóa dẫn xuất không nitơ.

16

Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến toàn phần OM của các nguyên liệu thức ăn bột phụ phẩm cá tra, cám gạo, bã bia, tấm gạo và cám trích ly lần lượt là 59,0%; 63,7%; 32,6%; 90,4% và 61,9%. Tỷ lệ tiêu hóa OM cao nhất ở tấm gạo (90,4%) và thấp nhất ở bã bia (32,6%).

Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến toàn phần EE của các nguyên liệu thức ăn bột phụ phẩm cá tra, cám gạo, bã bia, tấm gạo và cám trích ly lần lượt là 94,0%; 87,3%; 45,9%; 54,7% và 53,5%. Trong đó tỷ lệ tiêu hóa EE ở bột phụ phẩm cá tra có giá trị cao nhất (94,0%) và thấp nhất là bã bia (45,9%).

Tỷ lệ tiêu hóa toàn phần của xơ thô (CF) của các nguyên liệu thức ăn bột phụ phẩm cá tra, cám gạo, bã bia, tấm gạo và cám trích ly lần lượt là 79,9%; 5,87%; 27,8%; 15,7% và 21,2%, trong đó CF bột phụ phẩm cá tra cao nhất 79,9% và thấp nhất là cám gạo 5,87%.

Tỷ lệ tiêu hóa toàn phần của dẫn xuất không nitơ (NfE) của các nguyên liệu thức ăn bột phụ phẩm cá tra, cám gạo, bã bia, tấm gạo và cám trích ly lần lượt là 70,7%; 77,8%; 46,3%; 95,4% và 80,4%, NfE cao nhất được tìm thấy ở tấm gạo là 95,4% và thấp nhất là bã bia 46,3%.

3.3 Ảnh hưởng của việc thay thế bột cá nhạt bằng phụ phẩm cá tra đến sinh trưởng gà Sao giai đoạn 5 - 13 tuần tuổi Bảng 3.8: Thức ăn ăn vào, CP ăn vào, tăng trọng và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà thí

nghiệm

Nghiệm thức Chỉ tiêu

BCT0 BCT25 BCT50 BCT75 BCT100 SE P

KL gà đầu thí nghiệm (g/con)

410 405 408 403 404 5,70 0,910

KL gà cuối thí nghiệm (g/con)

1.343a 1.336a 1.338a 1.320ab 1.298b 7,04 0,008

Tăng KL (g/con/ngày) 16,7a 16,6a 16,6a 16,5ab 15,9b 0,13 0,018 DM ăn vào (g/con/ngày) 53,9a 55,9ab 56,8bc 58,5c 59c 0,51 0,001 CP ăn vào (g/con/ngày) 9,7a 10,1ab 10,2bc 10,5c 10,6c 0,09 0,001 FCR 3,23a 3,36b 3,42bc 3,54d 3,69e 0,02 0,001 CP/tăng KL (g/kg) 582a 605b 616bc 637d 665e 3,95 0,001 ME/tăng KL (MJ/kg) 41,9a 43,66b 44,4bc 45,95d 47,98e 0,28 0,001 CP/ME (g/MJ) 13,9 13,9 13,9 13,9 13,9 - -

Các giá trị trung bình trên cùng một hàng mang các chữ a, b, c khác nhau là khác biệt có ý

nghĩa thống kê ở mức P 0,05 Khối lượng gà đầu thí nghiệm qua bảng 3.8 là tương đương nhau từ 403 g đến 410 g,

tránh sự ảnh hưởng ban đầu đến kết quả thí nghiệm. Tăng khối lượng của gà ở các nghiệm thức

BCT0, BCT25, BCT50, BCT75 cao hơn so với nghiệm thức BCT100 có ý nghĩa thống kê (P

0,05). Tăng khối lượng thấp nhất ở nghiệm thức BCT100 là 15,9 g/con/ngày. Kết quả này được giải thích là do bột phụ phẩm cá tra là phụ phẩm nên khẩu phần 100% protein bột phụ phẩm cá tra chất lượng kém hơn protein bột cá nhạt. Kết quả tăng khối lượng của gà thí nghiệm nhỏ hơn với nghiên cứu của Trương Nguyễn Như Huỳnh (2011) là 16,7 - 18,5 g/con/ngày, nhưng cao hơn so với báo cáo của Saina (2005) là 12,3 g/con/ngày.

17

Sự tiêu tốn CP/tăng khối lượng kết quả cho thấy cao hơn có ý nghĩa thống kê (P 0,05) ở

nghiệm thức BCT100 so với các nghiệm thức đầu. Tiêu tốn ME/tăng khối lượng tăng dần khi

tăng mức độ thay bột phụ phẩm cá tra trong khẩu phần, cao hơn ở nghiệm thức BCT100 có ý

nghĩa thống kê (P 0,05).

Từ kết quả trình bày ở bảng 3.8 cho thấy lượng DM ăn vào tăng có ý nghĩa thống kê (P

0,05) khi tăng mức độ thay thế bột phụ phẩm cá tra trong khẩu phần. Trong đó, DM ăn vào ở

nghiệm thức BCT0 là 53,9 g/con/ngày, BCT50 là 56,8 g/con/ngày và nghiệm thức BCT100 là

59 g/con/ngày. Kết quả này có thể giải thích là do ở các nghiệm thức được thay thế protein của

bột cá nhạt bằng protein của bột phụ phẩm cá tra trong khẩu phần có lượng béo cao hơn khẩu

phần 100% bột cá nhạt (BCT0), làm kích thích khả năng thu nhận thức ăn do đó gà ăn vào lượng

thức ăn nhiều hơn so với khẩu phần không được thay thế protein bột cá nhạt bằng protein bột

phụ phẩm cá tra.

Bảng 3.10: Kết quả mổ khảo sát gà Sao qua các nghiệm thức

Nghiệm thức Chỉ tiêu

BCT0 BCT25 BCT50 BCT75 BCT100 SE P

Khối lượng sống (g) 1.350a 1.340a 1.345a 1.320ab 1.295b 27,7 0,017

Khối lượng thân thịt (g) 988a 988a 997a 962ab 908b 33,1 0,038

Tỷ lệ thân thịt (%) 73,2 73,7 74,1 72,9 70,1 1,99 0,767

Khối lượng thịt ức (g) 213ab 203b 232a 193b 192b 9,46 0,004

Tỷ lệ thịt ức (%) 21,6 20,5 23,3 20,1 21,1 0,81 0,058

Khối lượng thịt đùi (g) 118a 111ab 117a 112ab 109b 3,13 0,040

Tỷ lệ thịt đùi (%) 11,8 11,2 11,7 11,5 12,1 0,46 0,746

Khối lượng mỡ (g) 10,0a 12ab 12,7b 15,7bc 19,0c 0,71 0,001

Tỷ lệ mỡ bụng 1,02a 1,21ab 1,37b 1,63bc 2,09c 0,04 0,045

Dài ruột non (cm) 95 83,3 91,7 100 91,8 5,93 0,433

Dài ruột già (cm) 12,0 13,0 12,3 11,8 12,7 0,87 0,705

Dài manh tràng (cm) 13,0 11,9 13,5 12,7 13,8 1,24 0,825

Khối lượng gan (g) 23,0 20,3 24,3 22,7 21,7 4,27 0,670

Khối lượng tim (g) 9,0 10,3 8,00 10,3 8,67 0,89 0,079

Khối lượng mề (g) 20,0 18,7 21,7 20,3 20,7 1,88 0,566

Dài thân (cm) 18,5 17,5 17,7 17,5 17,7 0,61 0,762

Dài ức (cm) 15,4ab 15,3ab 16,0a 15,0b 14,6b 0,22 0,010

Dài chân (cm) 6,23 6,67 6,30 6,43 6,20 0,32 0,219

Dài đùi (cm) 18,5 20,1 18,5 17,7 19,0 0,53 0,071

Rộng ngực (cm) 5,70 5,13 6,07 5,60 5,43 0,35 0,271

Sâu ngực (cm) 11,4 11,8 11,5 11,6 10,9 0,13 0,437

Các giá trị trung bình mang các chữ a, b, c trên cùng một hàng khác nhau là khác biệt có ý

nghĩa thống kê ở mức P 0,05.

18

Tỷ lệ thân thịt của gà Sao không có sự biến động nhiều giữa các nghiệm thức (P>0,05),

nằm trong khoảng từ 70,1% đến 74,1%. Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Saina

(2005) mổ khảo sát gà lúc 16 tuần tuổi là 71,6% và nghiên cứu của Tôn Thất Thịnh (2010) là từ

70,9 – 73,5%. Kết quả thí nghiệm của chúng tôi so với các giống gà khác thì kết quả tỷ lệ thân

thịt của Azharul và cs, (2005) là 74,0% trên gà Ai Cập trống lúc 14 tuần tuổi, gà Hė Mông là

72,6% trong nghiên cứu của Lương Thị Hồng và cs (2007) và gà Tàu vàng là 66% theo nghiên

cứu của Lâm Minh Thuận (2003).

Tỷ lệ thịt ức giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt về mặt thống kê (P>0,05), biến

động trong khoảng từ 20,1% đến 23,3%. Kết quả này hơi thấp hơn so với báo cáo của Phùng

Đức Tiến và cs, (2006) mổ khảo sát gà Sao lúc 12 tuần tuổi có tỷ lệ thịt ức là 26,9% và nghiên

cứu của Tôn Thất Thịnh (2010) mổ khảo sát lúc 16 tuần tuổi là 24,8%. Tỷ lệ thịt ức của gà Sao

so với các giống gà khác thì tỷ lệ thịt ức gà Ai Cập là 17,1% trong nghiên cứu của Phạm Văn Bé

Ba (2009) và gà Tam Hoàng là 17,9% theo nghiên cứu của Trần Thị Kim Oanh (1998).

Bảng 3.11: Thành phần chất dinh dưỡng của thịt ức gà Sao trong thí nghiệm (%, trạng thái

tươi)

Nghiệm thức Chỉ tiêu

BCT0 BCT25 BCT50 BCT75 BCT100 SE P

DM 28,5 25,9 27,6 26,9 25,7 0,75 0,115

OM 98,4 98,8 98,6 98,7 98,8 0,15 0,519

CP 20,4 21,2 20,6 22,5 21,4 0,62 0,199

EE 1,95 1,82 1,79 1,94 1,73 0,24 0,954

Ash 1,56 1,25 1,37 1,30 1,21 0,15 0,519

Hàm lượng DM của thịt gà Sao trong thí nghiệm từ 25,7% đến 28,5%, tương đương với thịt gà

Sao nuôi bán chăn thả là 26,1% trong nghiên cứu của Saina (2005) và thịt gà Sao trong nghiên cứu

của Tôn Thất Thịnh (2010) là 25,2%. Tuy nhiên, kết quả này cao hơn so với thịt gà Sao nuôi thâm

canh (22,9%) trong nghiên cứu của Saina (2005). Hàm lượng DM của thịt gà Sao so với các giống gà

khác thì hàm lượng vật chất khô của thịt gà Ai Cập là 25,8% và thịt gà Tam Hoàng là từ 24,9% đến

25,6% trong nghiên cứu của Trần Thị Kim Oanh (1998). Hàm lượng protein thô của thịt gà thí nghiệm

tương đương so với nghiên cứu của Belshaw (1985) CP là 20% và nghiên cứu của Tôn Thất Thịnh

(2010) là từ 20,2% đến 21,7%. Tuy nhiên, kết quả phân tích của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của

Panda (1998) là 25%. Hàm lượng đạm thô của thịt gà Ai Cập là từ 19,8 đến 20,5% trong nghiên cứu

của Phạm Văn Bé Ba (2009) và thịt gà Ác là 21,1% theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Lợi

(2009).

19 3.4 Ảnh hưởng của bã bia trong khẩu phần đến tăng trọng và hiệu quả kinh tế của gà Sao nuôi thịt. Bảng 3.12: Thành phần hóa học và giá trị năng lượng của thức ăn thí nghiệm (% DM)

Nguyên liệu (%)

Bã bia Ngô Tấm Cám Khô dầu đậu nành

Bột phụ phẩm cá

tra

DM 25,9 88,6 86,7 86,0 89,5 91,9 OM 96,4 98,6 99,5 89,6 94,8 78,1 CP 29,9 8,08 9,29 14,5 43,4 65,4 EE 18,1 4,85 0,82 18,1 1,22 12,7 CF 16,3 2,12 0,59 6,59 5,44 0,19 NDF 71,7 28,5 7,35 32,1 12,25 11,0 Ash 3,6 1,40 0,51 10,4 6,82 21,9 ME (MJ/kg/DM)

7,4 13,7 16,2 13,0 10,3 12,6

ME: năng lượng trao đổi được tính theo kết quả của thí nghiệm 2 và Janssen và cs. (1989). Bảng 3.13: Lượng chất khô và các chất dinh dưỡng ăn vào của gà Sao

Nghiệm thức Chỉ tiêu, (g/con/ngày)

TAHH 100

TAHH 80

TAHH 60

TAHH 40

TAHH 20

SE P

Bã bia - DM _ 10,6a 19,9b 27,9bc 36,2c 1,93 0,001 TAHH - DM 59,6a 47,7b 35,2c 23,3d 11,8e 1,33 0,001 Tổng DM 59,6a 58,3ab 55,1ab 51,2ab 48,0b 2,52 0,048 OM 56,7 55,5 52,7 49,0 46,1 2,43 0,057 CP 12,2 12,9 13,1 13,1 13,2 0,68 0,819 EE 3,20a 4,48ab 5,49bc 6,29c 7,18c 0,37 0,001 CF 1,33a 2,78ab 4,02bc 5,06cd 6,16d 0,32 0,001 NDF 11,2a 16,6ab 20,9bc 24,4cd 28,2d 1,44 0,001 ME (MJ/con/ngày)

0,82a 0,73ab 0,63bc 0,53cd 0,43d 0,03 0,001

Các giá trị trung bình mang các chữ a, b, c, d, e trên cùng một hàng khác nhau là khác biệt có ý

nghĩa thống kê ở mức P 0,05 Từ kết quả ở Bảng 3.13 cho thấy lượng bã bia tiêu thụ tăng dần có ý nghĩa thống kê

(P<0,05) khi giảm mức độ TAHH trong KP. Lượng bã bia tiêu thụ cao nhất (P<0,05) ở nghiệm thức TAHH 20 (36,2g/con/ngày). Trong khi lượng TAHH tiêu thụ giảm dần theo bố trí thí nghiệm (P<0,05). Tổng lượng DM tiêu thụ cao hơn ở 4 nghiệm thức đầu (TAHH100, TAHH80, TAHH0 và TAHH40) so với nghiệm thức TAHH20 là 48,0 g/con/ngày (P<0,05). Kết quả này có thể giải thích là do ở nghiệm thức giảm 80% TAHH gà ăn nhiều bã bia ở trạng thái tươi (DM là 29,9%), nên chúng không thể tiêu thụ đuợc lượng bã bia có khối xác lớn, dẫn đến kết quả tổng lượng DM tiêu thụ bị giảm.

20

Lượng CP tiêu thụ có khuynh hướng tăng dần khi giảm lượng TAHH trong KP và cho gà ăn bã bia tự do, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả này có phần cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Nhàn (2012) gà Sao có lượng CP tiêu thụ từ 9,14 đến 11,0 g/con/ngày.

Bảng 3.14: Tăng khối lượng, khối lượng cuối và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà Sao

Nghiệm thức Chỉ tiêu, g/con/ngày TAHH

100 TAHH

80 TAHH

60 TAHH

40 TAHH

20

SE P

KL cơ thể đầu TN 344 337 334 342 352 12,6 0,971 KL cơ thể cuối TN 1.536a 1.492ab 1.467ab 1.389ab 1,344b 27,0 0,032 Tăng KL 18,9a 18,3a 18,0ab 16,6bc 15,8c 0,37 0,001 FCR 3,15 3,18 3,07 3,10 3,05 0,19 0,988 CP/tăng KL (g/kg) 642a 704b 732c 792d 842e 52,4 0,144 ME/tăng KL (MJ/kg) 43,4a 40,2ab 35,3abc 31,9bc 27,4c 1,86 0,001 CP/ME (g/MJ) 14,8a 17,5b 20,7c 24,8d 30,7e 0,31 0,001

Các giá trị trung bình mang các chữ a, b, c, e trên cùng một hàng khác nhau là khác biệt có ý

nghĩa thống kê ở mức P 0,05, TN: thí nghiệm. Kết quả ở Bảng 3.14 cho thấy tăng KL của gà cao hơn có ý nghĩa thống kê (P<0,05) ở 3

nghiệm thức TAHH100, TAHH80 và TAHH60 (18,0–18,9 g/con/ngày) và thấp nhất ở nghiệm thức TAHH20 (15,8 gcon/ngày). Kết quả này có thể được giải thích là ở nghiệm thức TAHH20 gà có lượng DM va ME tiêu thụ thấp nhất, vì vậy dẫn đến tăng KL thấp nhất.

3.5 Ảnh hưởng của sự cung cấp cám với môn nước ủ chua và bột phụ phẩm cá tra lên sự tăng khối lượng của gà Sao nuôi thịt giai đoạn 6 - 13 tuần tuổi Bảng 3.18: Thức ăn ăn vào, tăng khối lượng và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà Sao thí nghiệm

Nghiệm thức Chỉ tiêu

NT1 NT2 NT3 NT4 SE P

TL đầu thí nghiệm (g/con) 405 400 406 400 5,20 0,726 TL cuối thí nghiệm (g/con)

1.248b 1.178c 1.355a 1.255b 12,12 0,001

Cám (g/con/ngày) 73,9b 79,6a 65,8c 75,8b 1,34 0,003 Môn ủ chua (g/con/ngày) 24,6a 21,7b 23,6a 16,2c 0,87 0,002 Bột phụ phẩm cá tra (g/con/ngày)

0 0 4,8 4,8 - -

DM (g/con/ngày) 98,5ab 101,3a 94,2c 96,8bc 0,90 0,003 Tăng trọng (g/con/ngày) 15,1b 13,9c 16,9a 15,3b 0,21 0,001 FCR 6,54b 7,29a 5,56c 6,35b 0,05 0,001 CP/tăng trọng (g/kg) 779b 809a 784ab 788ab 6,30 0,041

Các giá trị trung bình mang các chữ a, b, c trên cùng một hàng khác nhau là khác biệt có ý

nghĩa thống kê ở mức P 0,05. TN: Thí nghiệm.

21

Khối lượng gà đầu thí nghiệm qua bảng 3.18 là tương đương nhau từ 400 g/con đến 406 g/con. Khối lượng gà lúc kết thúc thí nghiệm được cải thiện ở các nghiệm thức cho ăn hỗn hợp

hoặc cho ăn tự do có bổ sung bột phụ phẩm cá tra có ý nghĩa thống kê (P 0,05), cao nhất ở

nghiệm thức NT3 là 1355 g/con và thấp nhất nghiệm thức NT2 là 1178 g/con. Khối lượng gà ở hai nghiệm thức còn lại NT1 và NT4 tương đương nhau (1248 g/con so với 1255 g/con). Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Tôn Thất Thịnh (2010) khi nuôi gà Sao giai đoạn thịt bổ sung lục bình vào khẩu phần thức ăn hỗn hợp có khối lượng lúc kết thúc thí nghiệm là 1485 - 1539 g/con. Điều này được giải thích do có thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần thí nghiệm của Tôn Thất Thịnh nên hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn, cho tăng khối lượng nhanh.

Tăng khối lượng thấp nhất ở nghiệm thức NT2 (13,9 g/con/ngày) và tăng khối lượng cao nhất ở khẩu phần NT3 (16,9 g/con/ngày). Ở nghiệm thức NT1 là 15,1 g/con/ngày và NT4 là 15,3 g/con/ngày. Tăng khối lượng của gà trong thí nghiệm thấp nhất ở nghiệm thức NT2 khi cho ăn với khẩu phần cám ăn tự do và môn nước ủ chua ăn tự do không có bổ sung bột phụ phẩm cá tra

(P 0,05). Khẩu phần NT1 (cám + môn nước ủ chua với tỷ lệ 75:25 (DM)) cho tăng trọng tương

đương với khẩu phần NT4 (cám và môn nước ủ chua ăn tự do có bổ sung bột phụ phẩm cá tra) (P>0,05). Kết quả tăng trọng của gà sao trong thí nghiệm (từ 13,9 - 16,9 g/con/ngày) cao hơn kết quả thí nghiệm của Saina (2005) là 12,3 g/con/ngày, nhưng thấp hơn kết quả của Tôn Thất Thịnh (2010) khi nghiên cứu về mức độ bổ sung lục bình tươi ở gà Sao giai đoạn từ 6 đến 14 tuần tuổi (16,9 - 17,7 g/con/ngày).

Bảng 3.19: Các chỉ tiêu thành phần thân thịt và nội tạng của gà Sao thí nghiệm

Nghiệm thức Chỉ tiêu

NT1 NT2 NT3 NT4 SE P

KLsống (g) 1255b 1180c 1360a 1260b 49,4 0,03 KL thân thịt (g) 890b 857c 978a 912b 28,5 0,03 Thân thịt/KL sống (%) 71,7 72,6 71,9 72,4 0,90 0,89 KL thịt ức (g) 192b 192b 221a 196b 12,2 0,04 Thịt ức/thân thịt (%) 21,3 22,4 22,7 21,5 0,88 0,59 KL thịt hai đùi (g) 127 119 135 124 12,8 0,23 Thịt đùi/thân thịt (%) 14,1 13,9 13,8 13,6 1,43 0,84 KL mề (g) 23,3 23,3 24,0 20,0 1,55 0,12 Chiều dài manh tràng (cm) 12,3 15,2 13,6 14,6 1,13 0,49

Các giá trị trung bình mang các chữ a, b và c trên cùng một hàng khác nhau là khác biệt có ý

nghĩa thống kê ở mức P 0,05. Kết quả trình bày ở bảng 3.19 cho thấy khối lượng sống lúc mổ khảo sát, khối lượng thân

thịt, thịt ức của gà có sự khác nhau về thống kê (P 0,05) giữa bốn nghiệm thức, cao nhất là

NT3 và thấp nhất là NT2. Các kết quả tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ thịt ức và tỷ lệ thịt đùi và các cơ quan nội tạng tương đương nhau giữa các nghiệm thức (P>0.05).

22

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận 1. Có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về lượng nitơ tích lũy từ thức ăn ở các giống gà Lương Phượng, Cobb 500 và Sao có cùng độ tuổi. Nitơ tích lũy cao nhất ở giống gà Sao khi so với gà Cobb 500 và gà Lương Phượng. 2. Có sự ảnh hưởng của giống gà đến năng lượng trao đổi đã hiệu chỉnh nitơ. Khi nghiên cứu trên cùng một loại thức ăn, giá trị năng lượng trao đổi đã hiệu chỉnh nitơ ở gà Sao cao hơn 2% khi so với gà Cobb 500 và 4% khi so với gà Lương Phượng. 3. Giá trị dinh dưỡng theo vật chất khô của bột phụ phẩm cá tra, cám gạo, bã bia, tấm gạo, cám trích ly khi nuôi gà Sao như sau:

- Bột phụ phẩm cá tra: 65,4 %CP; 12,7 %EE; 0,19 %CF; 21,86 %Ash; 4862 Kcal GE; 3014 kcal MEN (12,61 MJ).

- Cám gạo: 14,5 %CP; 18,1 %EE; 6,59 %CF; 10,4 %Ash; 5062 Kcal GE; 3116 Kcal MEN (13,0 MJ).

- Bã bia: 29,9 %CP; 7,53 %EE; 16,3 %CF; 3,57 %Ash; 5240 Kcal GE; 1768 Kcal/ MEN (7,40 MJ).

- Tấm gạo: 9,29 %CP; 0,82 %EE; 0,59 %CF; 0,51 %Ash; 4293 Kcal GE; 3861 Kcal MEN (16,16 MJ).

- Cám trích ly: 16,2 %CP; 1,21 %EE; 8,39 %CF; 10,6 %Ash; 4247 Kcal GE; 2420 Kcal MEN (10,13 MJ). 4. Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến toàn phần của bột phụ phẩm cá tra, cám gạo, bã bia, tấm và cám trích ly trên gà Sao sinh trưởng lần lượt là:

- OM: 59,0%; 63,7%;32,6%; 90,4% và 61,9%. - EE: 94,0%; 87,3%; 45,9%; 54,7% và 53,5%. - CF: 79,9%; 5,87%; 27,8%; 15,7% và 21,2%. - NfE: 70,7%; 77,8%; 46,3%; 95,4% và 80,4%.

5. Khẩu phần thay thế 75% bột cá nhạt bằng bột phụ phẩm cá tra cho tăng trọng tốt và hiệu quả kinh tế cao nhất khi so với các khẩu phần thay thế 0%, 25%, 50% và 100% bột cá nhạt. 6. Thay thế 80% thức ăn hỗn hợp bằng bã bia trong khẩu phần nuôi gà Sao thịt mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất khi so với các khẩu phần thay thế 20%, 40%, 60% và 100%. Tuy nhiên ở mức độ thay thế 40% thức ăn hỗn hợp bằng bã bia, tốc độ tăng khối lượng, khối lượng kết thúc và chất lượng thân thịt của gà Sao tốt hơn và cho lợi nhuận cao. 7. Gà Sao tăng trọng tốt nhất và FCR thấp nhất ở khẩu phần 71,2% cám gạo, 23,8% môn nước ủ chua và 5% bột phụ phẩm cá tra khi so với các khẩu phần cho ăn tự do cám gạo và môn nước ủ chua và khẩu phần dựa trên cám gạo và môn nước ủ chua nhưng không bổ sung bột phụ phẩm cá tra.

4.2. Đề nghị - Tiếp tục nghiên cứu đánh giá giá trị MEN của các nguồn nguyên liệu thức ăn khác trên gà Sao. - Sử dụng kết quả trong nghiên cứu này làm cơ sở dữ liệu để xây dựng khẩu phần cho gà

Sao nuôi thịt.

23

- Có thể dùng khẩu phần 75% thay thế bột cá nhạt bằng bột phụ phẩm cá tra cho gà Sao giai đoạn sinh trưởng ở các nông hộ.

- Người chăn nuôi có thể sử dụng bã bia thay thế 40 - 80% thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần nuôi gà Sao thịt sẽ giảm chi phí thức ăn và mang lại hiệu quả kinh tế.

- Khẩu phần cám và môn nước ủ chua với tỷ lệ 71,2 : 23,8 và bổ sung 5% bột phụ phẩm cá tra (theo DM) trong khẩu phần nuôi gà Sao giai đoạn thịt có thể khuyến cáo đến người chăn nuôi.

- Tiếp tục nghiên cứu bổ sung các loại thức ăn thô xanh khác trong khẩu phần gà Sao nuôi thịt.

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Phạm Tấn Nhã, Hồ Trung Thông và Nguyễn Văn Chào (2012). Ảnh hưởng của giống gà đến kết quả xác định năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) trong thức ăn. Tạp chí Khoa học Đại học Huế 2/2012, Tr. 243 - 251

2. Phạm Tấn Nhã, Hồ Trung Thông và Nguyễn Thị Kim Đông, (2012). Ảnh hưởng

của việc thay thế bột cá nhạt bằng phụ phẩm cá tra đến sinh trưởng gà Sao giai

đoạn 5 - 13 tuần tuổi. Kỷ yếu Hội nghị nghiên cứu khoa học Khoa Nông Nghiệp

năm 2012, Đại học Cần Thơ. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Tr. 182-188.

3. Phạm Tấn Nhã và Nguyễn Thị Kim Đông, (2013). Ảnh hưởng của sử dụng lá rau

muống (Ipomoea aquatica) trong khẩu phần đến tiêu thụ thức ăn, khả năng sản xuất

thịt và hiệu quả kinh tế của gà Sao tăng trưởng. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn

nuôi số 40 tháng 2/ 2013, 50-59.

4. Phạm Tấn Nhã, Hồ Trung Thông và Nguyễn Thị Kim Đông, (2013). Xác định giá

trị năng lượng trao đổi của một số loại thức ăn phổ biến ở Đồng bằng Sông Cửu

Long cho gà Sao (Numida meleagris) giai đoạn sinh trưởng. Tạp chí Khoa học

Công nghệ Chăn nuôi số 40 tháng 2/ 2013, 60-72.

5. Phạm Tấn Nhã, Hồ Trung Thông và Nguyễn Thị Kim Đông, (2013). Đánh giá tỷ lệ

tiêu hóa biểu kiến dưỡng chất của một số thức ăn dùng nuôi gà Sao. Tạp chí Khoa

học Kỹ thuật Chăn nuôi số tháng 8/ 2013, 35-43.

6. Phạm Tấn Nhã, Hồ Trung Thông và Nguyễn Thị Kim Đông, (2013). Ảnh hưởng

của thay thế bã bia trong khẩu phần thức ăn hỗn hợp đến tiêu thụ dưỡng chất, tăng

trọng và hiệu quả kinh tế của gà Sao nuôi thịt. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn

nuôi số tháng 10/ 2013, 40-49.

7. Hồ Trung Thông, Hồ Tấn Đức, Phạm Tấn Nhã, Tanaka Ueru, Lê Văn An, Trần

Ngọc Liêm, (2013). Kỹ thuật nuôi gà Sao trong nông hộ vùng đồi núi. Nhà Xuất

bản Đại học Huế.

24

HUE UNIVERSITY

UNIVERSITY OF AGRICULTURE FORESTRY

---------♣♣♣-------

PHAM TAN NHA

Study of nutritional value of popular feed ingredients in growing Guinea-fowl in Mekong Delta

Specialization: Animal husbandry.

Code: 62.62.01.05

Dissertation of Doctor Degree in Agriculture

Hue, 2014

25 Training course: 2010 – 2013

Supervisors: 1. Assoc. Prof. Dr. Ho Trung Thong

2. Assoc. Prof. Dr. Nguyen Thi Kim Dong

Training institution: College of Agriculture and Forestry, Hue University

Examiner 1:

Examiner 2:

Examiner 3:

The dissertation will be defended at the university committee in …

at: ….… hr ….… date ……. month ……. year 2014

The disseratation is available in Libraries:

Library of Hue University. College of griculture and Forestry Hue University.

26

INTRODUCTION

1. Necessity of thesis

Helmeted Guineafowls have been raised in many provinces in Vietnam lately, especially

in the Mekong Delta, which has contributed greatly to the farmers’ incomes. There are many

benefits of raising Helmeted Guineafowls including their good resistance, easy breeding, good

adaptations and optional breeding conditions, i.e in cages or on pasture. This poultry, which has

beed bred in a small-scale project in Vietnam, has a good genetic potential because they can eat

and digest different kinds of food. Therefore, rasing Helmeted Guineafowls will play a

significant role in the stable, diversified and plentiful development of poultry production in

Vietnam.

Having a large size and being the most productive region in agriculture and

aquaculture, The Mekong Delta accounts for a large amount of food and by-products which

can be used to feed chickens. In 2012, there were about 4 million acres of land in the delta

used for rice production, which produced bountiful harvest of about 24.6 million tons.

According to the statistics given by the Processing Department (Misnistry of Agriculture

and Rural Evelopment of Vietnam) in 2008, Vietnam exported about 1.3 million tons of

pangasius per year, which provided an estimated 700.000 tons of by-products if every 2.6 kilos

of raw products provided 1 kilo of finished-products.

According to Ministry of Planning and Investment, in 2011 there were about 350 beer

factories having branches along the country and this number would increase in the future.

Among these, there were 20 beer factories making over 20 million litres/year, 15 of them had a

capacity of producing more than 15 million litres/year and 268 factories were capable of making

about 1 million litres/year. As a result, millions of litres of beer has been produced every year.

Besides the above-mentioned by-products, there is a large number of Colocasia

esculenta in the Mekong Delta. However, farmers only havest the bulbs, whereas the leaves

and trunks which some research have shown to be nutritious to pigs are rarely used.

As can be seen, there is a great amount of food for raising Helmeted Guineafowls in the

Mekong Delta. However, the nutritional values of the available ingredients and Helmeted

Guineafowls’ consumption ratio have not been researched. Because of the above reasons, the

thesis “Study of nutritional value of popular feed ingredients in growing Guinea-fowl in the

Mekong Delta” was carried out.

2. Objectives of thesis

2.1 General objective

27

Identifying the nutrional values and the replacing possibility of some available

ingredients in the Mekong Delta in order to making use of them in growing Helmeted

Guineafowls.

2.2 Specific objective:

(1) Comparing the possibility of using calories in Helmeted Guineafowls to that of other

kinds of chickens.

(2) Identifying the nutrional values of the by-products from pangasius meal, rice mash,

beer dregs and broken rice to feed Helmeted Guineafowls.

(3) Identifying the possibility of replacing fish meal with pangasius meal in Helmeted

Guineafowls’s diet.

(4) Identifying the possibility of replacing mixed food with beer dregs in Helmeted

Guineafowls’s diet.

(5) Surveying the possibility of using sour Colocasia esculenta in Helmeted

Guineafowls’s diet.

3. THE SCIENCE AND PRACTICAL SIGNIFICANCE

Science meaning of Thesis was to determine metabolizable energy values and evaluate

the nutritional digestion of popular feed ingredients in the Mekong Delta for growing

Guineafowls.

Practical objective of Thesis is to help producers who could efficiently utilize the locally

available by-products to raise the Guinefowls for improving incomes and mitigating

environmental polution.

4. Structure of thesis

Thesis consists of 111 pages (4 chapters, 48 tables, 13 pictures and 11 diagrams).

Introduction: 3 pages, Background of thesis: 28 pages, Contents and methods: 22 pages,

Results and disscustion: 36 pages, Conclusions and suggestions: 2 pages, References: 13

pages, Declared new fidings: 1 page, Appendix: 6 pages. There were 122 references to be

used.

CHAPTER 1

BACKGROUND OF THESIS

1.1 GENERAL GUINEA FOWL INFORMATION

1.1.1 Classification of Guinea Fowl

Guinea fowl (Helmeted Guineafowl) are classified in the class Aves, the order Galliformes,

the family Phasianidae, the kingdom Numididae. The scientific name of guinea fowl is Numida

28 meleagris. They originated from Africa and were domesticated by ancient Egyptian. They have

over 20 varieties and hair colours. In 1939, at the International Poultry Exhibition in Cleveland,

Ohio, 7 varieties of guinea fowl were introduced including Cilla Guinea Fowl (pale pink),

Fulvette (bovine coat color), Bluette (blue coral), Bianca (white), Bzzurre (blue), Violette

(burgundy), and Pearled (pearl gray). Currently, guinea fowl have been domesticated and

cultivated in many parts of the world.

1.1.2 Behavior of guinea fowl

In the wild, guinea fowl scratch around on the ground to search for something to eat, and

have a main diet that consists of both plants and insects. Guinea fowl often move in flocks

consisting of 20 birds. In winter, they separate to live in couple of males and females in nests.

The females can lay a clutch of 20 to 30 eggs in a nest on the ground, and then do self-

incubation. The eggs are incubated by the hen for about 26 or 28 days. The hens can not raise up

their young birds well and therefore they usually let the young birds get lost into the tall grasses.

Thus, in the wild, the survival ratio of guinea fowl is only about 25%. Sex-ratio in breeding

flocks is 1 male for 4 – 5 females.

In the wild, guinea fowl eat many different foods, but the most important foods are the

grass seeds and cereal grains. Guinea fowl primarily feed on cereal grains, grass, spiders,

insects, worms, molluscs, and frogs as well. One of the main food sources of guinea fowl is

insects, and therefore it is very common to use guinea fowl to reduce the insect population in

gardens and around houses. In particular, they do not scratch soil, which can damage to crops in

the gardens. In order to get better food digestion, they often eat more gravel.

1.1.3 Adaptability of Guinea Fowl

Guinea fowl are highly adaptable to the miserable conditions of food resources and many

ecological zones. And they have no high demands on coops/enclosures, have good ability of

searching for food, and eat all food sources including the types that are not generally used in

poultry farming. Guinea fowl have a high resistance to common illnesses in chickens. They

hardly get diseases such as Marek, Gumboro, Leucosis, etc; especially, those diseases that other

breeds are often infected such as Mycoplasmosis and Sallmonellosis. Even for Avian Influenza

H5N1, there is not any record on cases infected by Avian Influenza H5N1 in guinea fowl.

1.2 CURRENT RESEARCH STATUS AND GUINEA FOWL FARMING

1.2.1 Current research status and guinea fowl farming in the world

1.2.1.1 Research on the growth of guinea fowl

29

It is proven that guinea fowl are livestock species bringing high profits for farmers in

many countries around the world. The meat of guinea fowl is an object with a high potential of

commercialization. Nahashon et al (2004) confirmed that guinea fowl are alternative objects that

can replace the meat of other poultries. Previously, Phillips and Ayensu (1991) also stated that

guinea fowl can be raised with industrialization models like other breeds of poultry although the

growth rate of guinea fowl is relatively slow compared to the other poutries. At 12 weeks of age,

guinea fowl can reach 76.8% of mass for males and 76.9% for females comparing with adult

ones.

A recent study of Nahashon et al. (2005) demonstrated that when guinea fowl are raised

in the optimal condition of CP and ME, their weights at 8 weeks of age only reach 70%. Due to

the relatively slow growth rate, many authors have focused on the optimal model for the growth

of this breed. To make guinea fowl be a profitable breed for farmers, it is required to have an

understanding on the growth characteristics, feeding requirements, coops/enclosures, etc. In

many parts of the world, Guinea fowl are primarily raised for meat and eggs. In addition, guinea

fowl meat has many advantages that can not be found in other poutries varieties such as carcass

yeild and meat is rich in essential fatty acids.

1.2.1.2 Research on reproduction of guinea fowl

Hughes (1986) studied the effects of temperature on fertility rates and the number of

guinea fowl eggs with embryos. The results revealed that high and low temperatures

significantly impacted on the fertility rate of this breed. Therefore, it is neccessary to well

control the flocks and properly maintain the temperature of coops. For small-scale farms, it is

advised to choose the eggs layed in the fall and spring to hatch for a higher hatch rate.

A study by Miloud (2010) on the fertility of guinea fowl and their offspring showed that

at the optimal time, chickens can lay 21 eggs per month. The fertilizer rate of the flock accounts

for 5% and 71% at 37 weeks and 61 weeks of age respectively, but then decreased to 25% at 77

weeks of age. Mass of a guines fowl egg varied from 41 to 43.7 g. The fertile egg ratio was 74 ±

12%, the hatch rate was 73 ± 14%, and the live weight of newly hatched guinea fowl is 26.1 g.

Results of a study by Adeyeye in 2010 on egg analyzing proved that guinea fowl eggs contained

85.5 g protein, 8.12 g crude fat, 6.74 g fatty acids, and its energy was 1769 kJ/100g.

1.2.1.3 Research on the nutritional needs of guinea fowl

According to Agwunobi and Ekpenyong (1990), the crude protein and optimum energy

levels in chicken feed of the growth period was 22% and 12.6 MJ/kg ME. Agwunobi and

30 Ekpenyong (1991) conducted two experiments to determine the optimal protein and energy

levels for newly hatch and end stages of guinea fowl. Guines fowl in experiment 1 were fed a

diet for starting stages with 4 different crude protein contents of 28, 26, 24, and 22%; and

correspondingly energy levels of 13.8; 13.4; 13.0 and 12.6 MJ/kg. Experiment 2 was conducted

on chicken at the end stage with the diets containing the protein contents of 24, 20, 16 and 12%;

and correspondingly energy levels of 12.6; 12.2; 11.7 and 11.3 MJ/kg. The results of this study

indicated that the optimum protein and energy levels were 22% CP and 12.6 MJ/kg ME; and

16% CP and 11.7 MJ/kg ME for the newly hatch and the end stages in the tropics respectively.

1.2.2 Current research status and guinea fowl farming in Vietnam

1.2.2.1 Research on the growth of guinea fowl

Guinea fowl are raised for meat from 1 to12 weeks of age, and the highest growth was at

the big line (1880 g/bird), higher than those of the medium and small lines (1380 g and 1368.3 g

respectively). The carcass ratio of the 3 guinea fowl lines were from 76.56 to 77.10%, and

proportions of the breast and thigh meat reached from 51.13 to 51.70%. Protein ratios in the

thigh and breast meat were 21.11% and 24.28% respectively.

A study the adaptability, growth, and productivity of guinea fowl at farms in Thai

Nguyen by Nguyen Duc Hung (2008) showed that guinea fowl have good resistances to

illnesses at the stage from 0 to 12 weeks of age with the survival rate of 97.0%. They are less

likely to be infected by infectious diseases that can be easily infected by other breeds. In free-

feeding conditions, the average weight of guinea fowl at 2 weeks of age, 3 weeks of age, and 10

weeks of age increased by 2.5 times, 4.64 times, and 44.20 times respectively compared with

newborn guinea fowl; especially at 12 weeks of age, the average weight of Guinea fowl reached

1624.4 g/animal, increased by 57.95 times compared with newborn guinea fowl.

1.2.2.2 Research on reproduction of Guinea fowl

The breeding time of Guinea fowl is upto 44 weeks, the lay rate and egg yeild were

52.44% and 161.52 eggs/a hen in the big line; 52.32% and 161.14 eggs/a hen in the medium

line; and 39.88% and 122.84 eggs/a hen in the small line. Eggs with embryos reached high

proportions from 90.33 to 93.74% in the small and medium lines; and they were lower at only

63.58% in the big line. The hatch rates were highest in the small line, lower in the middle line,

and lowest in the big line (80.91%, 61.06%, and 53.78% respectively).

According to Phung Duc Tien et al. (2006) the lay rate of guinea fowl reached 5% at 207

- 221 days of age. Mass of a hen at 38 weeks of age was 2.16 kg, 2.20 kg and 2.42 kg for the

31 small line, the medium line, and the big line respectively. After 24 weeks of lay, egg yeild was

99 eggs/a hence, 51 eggs/a hence, and 56 eggs/a hence for the small line, the medium line, and

the big line respectively. Egg weight at birth of the stable lay stage reached 42.6 g, 43.3 g and

44.4 g in the small line, the medium line, and the big line respectively. The proportion of

fertilize eggs was at over 89%.

1.2.2.3 Research on the nutritional needs of guinea fowl

Results of a study by Phung Duc Tien et al. (2008) showed that guinea fowl at different

ages were fed with different diets. Guinea fowl that are raised for meat contained 22% protein

and energy of 3000 kcal/kg food; 20% protein and energy from 2700 to 2765 kcal/kg food; 18%

protein and energy of 3200 kcal/kg food at the age of 0-4 weeks; 5-8 weeks; and 9 weeks to

slaughter respectively. After 12 weeks of age for raising as food, the average weight is 1415.1 g,

1420.24 g, and 1891.17 g for the small line, the medium line, and the big line respectively. Food

conversion ratio/kg was 2.53 kg, 2.52 kg, and 2.34 kg in the small line, the medium line, and the

big line respectively. The survival rate was from 96.6 to 98.3%. The protein ratio was 21.16% in

thigh meat and 24.32% in breast meat. The crude fat content was from 0.43 to 1.02%. The

proportions of thigh and breast meat ranged from 50.5 to 52.85%. The content of non-

replaceable amino acids was high.

CHAPTER 2

CONTENTS AND METHODS

2.1 Experiment 1: Effect of breeds of chicken on results of determination of metabolizable

energy in broiler diet.

2.1.1 Experimental animals

The experiment was conducted on 48 chickens belonging to tree breeds (Luong phuong,

Cobb 500 and Guineafowl). The chickens were fed with ad libitum with one diet. 48 chickens

were designed in a completely randomized design with 3 treatments as 3 breeds and 8 replicates

and 2 chickens per experimental unit.

2.1.2 Feed, feeding and management

Celite was added at 1.5% of the diet as marker. The diet was pelleted and offered ad

libitum during the experiment period with one diet. All of chickens were fed for 7 days, with the

first 4 days as adaptation and the last 3 days as collection period. Feeds and chicken shit were

offered twice daily at 08:00 am and 16:00 pm; water was freely available.

2.1.3 Measurement and chemical analysis

32

- For samples of faeces: samples of faeces after drying at 600C for 24 hours and grinding

through a 0.5 mm screen are used for analysis of DM, N, GE, and AIA (Scott and Hall, 1998).

Nitrogen content in the faeces samples were analyzed in fresh form.

- Dry matter was determined using the drying method at 100-1050C. And the drying time

is long or short depending on the type of samples for drying. They are ignited to constant

weight as ISO 4326-86.

- Energy in samples of feeds and faeces were analyzed by Semi-automatic Bomb

Calorimeter system (PARR 6300).

- Nitrogen was determined by Kjeltex-2200 machine using the Kjeldahl method (Foss

Tecator).

- AIA content in samples of feeds and faeces were determined using the method of

Vogtmann et al. (1975). The method is applied as follows: Weigh out 1-2 g dry crushed sample

and place in a 500ml flask. Add 100 mL 4N HCl. The flask wth the condenser attached is used

to prevent loss of HCl. Boil the mixture for 30 minutes in a fume hood. Hydrolyzate solution is

filtered when it is still hot by Whatmann filter paper No. 41. Wash off acid with hot water at 85-

1000C. Parts of ash and filter paper were transferred to a heat-resistant cup with identified

volume. Mineral is sampled overnight at 6500C. Cool at room temperature in a dryer. Weigh the

cup containing the mineralized sample to calculate the ash content in the sample by using the

following formula: AIA = (Wf - We)/Ws x 100 (Keulen and Young, 1977)

Where: AIA: Content of acid chlorhydric insoluble ash (%)

Wf: Weight of a container and ash (g)

We: Weight of a container (g)

Ws: Weight of dried sample (g)

- Accumulated Nitrogen: Content of accumulated nitrogen per 1kg test diets was

calculated by using the following formula: Nr = (Nd - Ne x AIAd /AIAe) x 1000/100 (Lammers

et al. 2008)

Where: Nr: Mass of accumulated nitrogen (g / kg)

Nd: Content of Nitrogen in a diet (%)

Ne: Content of Nitrogen in faeces (%)

AIAd: Content of acid chlorhydric insoluble ash in a diet (%)

33

AIAe Content of HCl-insoluble minerals in faeces (%).

- The value of exchange energy of experimental diets was calculated by using the

following formula:

MEd = GEd - GEe x AIAd/AIAe (Scott and Hall, 1998)

Where: MEd: Exchange Energy of a diet (kcal/kg DM)

GEd: Total energy of a diet (kcal/kg DM)

GEe: Total energy of faeces

AIAd: Content of acid chlorhydric insoluble ash in a diet (% DM)

AIAe: Content of acid chlorhydric insoluble ash in faeces (% DM)

- Value of exchange energy with Nitrogen correction

MEN = ME - 8,22 x accumulated Nitrogen (Lammers et al., 2008)

Where: MEN: Exchange energy with Nitrogen correction (kcal/kg DM)

8.22: Energy of uric acid (kcal/g)

2.1.4 Statistical analysis

Data was calculated in Excel (2007) and statistically analyzed in Minitab

13.21 (2000).

2.2 Experiment 2: Determination of metabolizable energy of popular feed ingredients in

Mekong Delta in growing guinea fowl diets.

2.2.1 Experimental animals

The experiment was conducted with 5 different diets including catfish by-products meal,

brewer’s grain, broken rice, rice bran, and rice bran extract. These types of by-products are at a

huge amount and popular in the Mekong Delta. After bringing the laboratory, the materials were

firstly dried at the temperatures of over 60°C, and then finely grinded them with a 0.5 mm sreen.

Before sampling for chemical composition analysis, samples were mixed well. Experimental

animals were guinea fowls at 35-42 days of age, and the average weight of experimental groups

was 437 g/animal.

2.2.2 Feed, feeding and management

The experiment was conducted on 60 Helmeted Guineafowls in the period 35-42 days

old, these Helmeted Guineafowl were the same weight and arranged randomly into 30 metabolic

cages, the rate of male and female is 1/1. The experiment was designed with 6 diets, there were

34 one basal diet (KPCS) and 5 experiemental diets such as byproduct catfish, brewery waste,

Jasmine rice bran, Jasmine broken rice and extracted bran. Each diet was conducted on 10

Helmeted Guineafowls arranged in 5 metabolic cages and repetition was 5 times. The basic

parameters of the experiment were shown in Table 2.3. Principles of formulation to determine

the energy value of feed by effective except method (difference).

Table 2.3: Parameter of base of designed Experiment

Ingredients KPCS KPCT KPBB KPCAM KPTAM KPCAMLT

Guineafowls (head) 10 10 10 10 10 10

Guineafowls /cage (head)

2 2 2 2 2 2

Male/female 1 1 1 1 1 1 Replicates 5 5 5 5 5 5 Number of cage 5 5 5 5 5 5

Live weight, (initial) (g/head)

435

0,41

433,4

0,20

436

0,18

438,9

0,09

440,9

0,10

439,7

0,41

Fed ad libitum - - - - - - Acid Insoluble Ashes AIA AIA AIA AIA AIA AIA

(Note: KPCS:Ration of basis; KPCT: Ration of Catfish residue; KPBB: Ration of Beer by-product; KPCAM: Ration of Rice bran; KPTAM: Ration of Broken rice; KPCAMLT: Ration of Oil extracted; AIA (Acid Insoluble Ashes).

The experimental diets were set up by replacing 20%-40% of basal diet from

experimental feed. Insoluble mineral in HCl (AIA) was an indicator. To increase the amount of

AIA in feed, diets were supplemented 1.5% Celite (Celite ® 545RVS, Nacalai Tesque, Japan)

2.2.3 Measurement and chemical analysis

The same experiment 1

* Deter mination of metabolizable energy value adjusted nitrogen

Determination of metabolizable energy value adjusted nitrogen (MEN) of feed is calculated

by different methods (Villamide et al., 1997) as follows:

EVta = EVcs + (EVtn-EVcs) / k. Among them:

EVta is MEcs value of experimental materials (kcal / kg DM);

EVtn and EVcs are respectively MEN value (kcal / kg DM) of experimental and basal diet; k

is the rate of ingredient in experimental diet.

* Determine the ratio of nutrient digestibility in diet

35 Apparent digestibility EE, organic matter (OM), non nitrogen derivatives (NFE) and CF in a diet

calculated according to the formula of Huang et al (2005) as follows:

DD = (1 - [(ID x AF) / (IF x AD)]) x 100. Among them:

DD: Full apparent digestibility tatio of nutrients in diet (%).

ID: Ash content (AIA) in diet insoluble in acid (mg / kg).

AF: Nutrient content in waste (mg / kg).

IF: AIA content insoluble in acid of waste (mg / kg).

AD: Nutrient content in diet (mg / kg).

* Determine the nutrient digestibility ratio of experimental ingredient

Ratio of total nutrient digestibility of experimental ingredient is calculated by different methods

(Villamide et al., 1997) as follows:

EVta = EVcs + (EVtn-EVcs) / k. Among them:

EVta: Ratio of total nutrient digestibility of experimental ingredient (%);

EVtn and EVcs respectively is the rate of total nutrient digestibility (%) ingredient and basal

diet;

K: the rate of ingredient in experimental diet.

2.2.4 Statistical analysis

Data was calculated in Excel (2007) and statistically analyzed in Minitab

13.21 (2000).

2.3 Experiment 3: Effects of different protein levels of substitution of fish meal with

catfish residue on the growth performance of growing guinea-fowls

2.3.1 Experimental animals

One-day-old Guineafowls were carefully selected in breeding farms with known origin of

the eggs. The Guineafowls were fed commercial feeds from the second day until 4 days before

starting the trial (commercial feeds; CP:20%, ME:2850 Kcal/kg). The temperature was

maintained at 33-35oC for the first 7 days and then reduced steadily to normal ambient

temperatures. Vaccinations against two dangerous diseases (niucatxon disease and haemorrhagic

septicemia disease) were done.

2.3.2 Feed, feeding and management

The experiment was a completely randomized design with 5 treatments and 3

replications to determine the effects of different protein levels of fish meal that replaced by

protein of catfish by-products meal in diets on the growth performance of Guinea fowls from 5

to 14 weeks of age. The treatments were different protein levels of fish meal from 0, 25, 50, 75

36 and 100% replaced by catfish by-product meals, corresponding with BCT0, BCT25, BCT50,

BCT75 and BCT100 treatments.

2.3.3 Measurement and chemical analysis

Feed quantity of each diet was determined by weighting feed when feeding on each day.

Weighing leftover in the next morning; then calculated real consumption feed per day. Sample

of feeding and leftover feed were collected 1 time per week and were dried at 550C, pulverized

to analyze chemical composition consisting of: DM, OM, CP, Ash, EE, CF and NDF. DM was

determined by drying at 1050C for 12 hours. OM and Ash were determined by heating the

sample at 5500C for 3 hours. CP was determined by the Kjeldahl method and EE was

determined by using ethyl ether extraction in Soxhlet system (AOAC, 1990). CF and NDF were

analyzed by method of Van Soest et al. (1991). Helmeted Guineafowl were weighed on each

week during the experimental period, weighed in the early morning before feeding to determine

the increasing quantity. Feed intake during the experiment, weight gain and feed conversion

ratio. About parameters of carcass parts and internal organs were done by selecting 4 Helmeted

Guineafowls which representatives in each experimental unit to survey about nutrition of breast

and thigh meat.

2.3.4 Statistical analysis

Data was calculated in Excel (2007) and statistically analyzed in Minitab

13.21 (2000).

2.4 Experiment 4: Effect of brewery waste replacement for concentrate on nutrient

utilisation, growth performance and economic returns of growing Guinea fowls

2.4.1 Experimental animals

One-day-old Guineafowls were carefully selected in breeding farms with known origin of

the eggs. The Guineafowls were fed commercial feeds from the second day until 4 days before

starting the trial (commercial feeds; CP:20%, ME:2850 Kcal/kg). The temperature was

maintained at 33-35oC for the first 7 days and then reduced steadily to normal ambient

temperatures. Vaccinations against two dangerous diseases (niucatxon disease and haemorrhagic

septicemia disease) were done.

2.4.2 Feed, feeding and management

One hundred and fifty Guinea fowls was designed in a completely randomized design

with 5 treatments as 5 diets and 3 replicates and 10 birds per experimental unit. The treatments

were concentrate decreased from levels of 0, 20, 40, 60 và 80% and brewery waste (BW) fed ad

libitum, correspondings with TAHH100 (control), TAHH80, TAHH60, TAHH40 và TAHH20

37 treatments, it was carried out in 10 weeks.

2.4.3 Measurement and chemical analysis

The same experiment 3

2.4.4 Statistical analysis

Data was calculated in Excel (2007) and statistically analyzed in Minitab

13.21 (2000).

2.5 Experiment 5: Effect of supplementing rice bran with ensiled taro and catfish residue

on growth performance of Guinea-fowl

2.5.1 Experimental animals

One-day-old Guineafowls were carefully selected in breeding farms with known origin of

the eggs. The Guineafowls were fed commercial feeds from the second day until 4 days before

starting the trial (commercial feeds; CP:20%, ME:2850 Kcal/kg). The temperature was

maintained at 33-35oC for the first 7 days and then reduced steadily to normal ambient

temperatures. Vaccinations against two dangerous diseases (niucatxon disease and haemorrhagic

septicemia disease) were done.

2.5.2 Feed, feeding and management

One hundred and twenty Guinea fowls was designed in a completely randomized design

with 4 treatments as 4 diets and 3 replicates and 10 birds per experimental unit.

Individual treatments were:

Treatment 1: rice bran and ensiled taro foliage mixed in ratio of 75:25 (DM basis)

Treatment 2: rice bran and ensiled taro foliage each offered ad libitum

Treatment 3: rice bran and ensiled taro foliage mixed in ratio of 75:25 (DM basis) plus 5%

of diet DM as catfish residue

Treatment 4: rice bran and ensiled taro foliage each offered ad libitum plus 5% of diet DM

as catfish residue.

Table 2.12: Experimental treatments

Feedstuffs Treatment 1 Treatment 2 Treatment 3 Treatment 4

Catfish residue - - 5 5

Rrice bran 75 Fed ad

libitum 71,2

Fed ad

libitum

Ensiled taro foliage 25 Fed ad

libitum 23,8

Fed ad

libitum

Total 100 100 100 100

The vitamins and minerals premix supplied all of experimental treatments(0.2%)

38 2.5.3 Measurement and chemical analysis

The same experiment 3

2.5.4 Statistical analysis

Data was calculated in Excel (2007) and statistically analyzed in Minitab

13.21 (2000).

CHAPTER 3. RESULTS AND DISSCUSTION

3.1 Effect of breeds of chicken on results of determination of metabolizable energy in

broiler diet.

Table 3.1: Result define ME và MEN in the feed

Breeds of chicken

Ingredients Luong

Phuong Cobb 500 Guinea fowl

SE/P

ME (kcal/kg DM) 3076,4a 3184,8b 3349,2c 15,7/0,004

Nitrogen retention (g/kg

DM) 12,04a 14,78b 17,33c

0,56/0,001

MEN (kcal/kg DM) 2977,5a 3063,3b 3206,7c 12,8/0,002

MEN (kcal/kg NT) 2747,9a 2827,1b 2959,5c 11,6/0,002

MEN (MJ/kg DM) 12,46a 12,82b 13,42c 0,06/0,003

MEN (MJ/kg NT) 11,50a 11,83b 12,38c 0,06/0,003 a,b,c,d,e Means without common superscripts in the same row are different at P0.05.

The results in Table 3.1 showed that there was difference of ME value on each breeds.

The highest ME value was in Helmeted Guineafowl (3,349.2 kcal / kg DM) and the lowest was

in the Luong Phuong breed (3,076.4 kcal / kg DM). ME value gap between Helmeted

Guineafowl and Cobb 500 breed was 4.91%. Meanwhile ME value between Helmeted

Guineafowl and Luong Phuong breeds was 8.87%. Difference in ME value between Cobb 500

breed and Luong Phuong breed was 3.52%.

The results in Table 3.1 showed that there was the significant difference in accumulative

nitrogen amount of three experimental breeds. The accumulative nitrogen amount from food was

highest in Helmeted Guineafowl breed (17.33 g / kg DM) and lowest in the Luong Phuong breed

(12.04 g / kg DM). The difference of accumulative nitrogen amount from feed between

Helmeted Guineafowl and Cobb 500 breed was 17.3%. Meanwhile the difference of

accumulative nitrogen amount from feed between Helmeted Guineafowl and Luong Phuong

39 breed was 43.1%. The difference of accumulative nitrogen amount from food between Cobb 500

breed and Luong Phuong breed was 22.8%. Nitrogen content of feed was similar between breeds

but nitrogen content of Helmeted Guineafowl was the highest value which showed nitrogen

content in waste was lowest, this cause may be due it was wild animals, living in miserable

natural condition for long time so using food more efficiently than Luong Phuong and Cobb 500

breed. The results in Table 3.1 showed the differences were statistical significance (P ≤ 0.05)

about exchange energy value adjusted of dietary nitrogen of experimental diet as determined on

3 different breeds. MEN value (kcal / kg DM) of experimental feed in Helmeted Guineafowl,

Luong Phuong and Cobb 500 breed respectively: 3,206.7; 2,977.5 and 3,063.3. MEN highest

value was in the Helmeted Guineafowl (3,206.7 kcal / kg DM) and lowest in the Luong Phuong

breed (2,977.5 kcal / kg DM). The MEN value difference in Helmeted Guineafowl and Cobb 500

breed was 4.46%. Meanwhile difference in ME value between Helmeted Guineafowl ME

compared with Luong Phuong breed was 7.14%. MEN value difference between Cobb 500 and

Luong Phuong breed was 2.81%. The ME and MEN Helmeted Guineafowl value was higher

than Cobb 500 and Luong Phuong breed. These results showed that the ability to use energy

feed of Helmeted Guineafowl was very good, this high difference should be used to calculate

ME value convert for Helmeted Guineafowl from available database on the other domestic

breed.

3.2 Determination of metabolizable energy of popular feed ingredients in Mekong Delta

in growing guinea fowl diets.

3.2.1 MEN value of some popular ingredient in the Mekong Delta for Helmeted Guineafowl

in growth stage.

Metabolizable energy value adjusted nitrogen (MEN) of diet

MEN value of experimental diets KPCS, KPCT, KPCAM, KPBB, KPTAM and

KPCAMTL respectively 3,214 kcal/kg DM; 3,189 kcal/kg DM; 3,187 kcal/kg DM; 2,940

kcal/kg DM; 3,485 kcal/kg DM và 2,908 kcal/kg DM. Therefore, the highest of MEN value

was KPTAM (3,485 kcal/kg DM or 14,6 MJ/kg DM) and lowest was KPCAMTL (2908

kcal/kg DM or 12,2 MJ/kg DM).

Table 3.3: Value of ME and MEN of ration of experiment

Ingredients KPCS KPCT KPCAM KPBB KPTAM KPCAMTL

ME (Kcal/kgDM) 3351 26 334684,5 3279 58 3079 40,1 362546,04 3007 48,9 Nitrogen retention (g/kgDM)

16,7 1,5 19,1 1,19 11,2 1,2 16,9 0,97 17,0 1,25 12,1 1,74

MEN (Kcal/kgDM) 3214 14 3189 75 3187 48 2940 32,1 3485 36,3 2908 36,9

MEN (MJ/kg DM) 13,5 0,06 13,4 0,32 13,3 0,2 12,3 0,13 14,6 0,15 12,2 0,15 MEN (Kcal/kg NT) 296313,4 298070,4 2960 44 2736 29,9 3235 33,7 2670 33,9

MEN (MJ/kg NT) 12,4 0,06 12,5 0,29 12,4 0,2 11,5 0,12 13,5 0,14 11,2 0,14

40 Metabolizable energy value adjusted nitrogen (MEN) of experimental ingredient:

From MEN value energy result of basal and experimental diet, MEN value was calculated

and presented in Table 3.4. The results showed that the variation in MEN value of ingredients

were very large. MEN value of catfish byproduct, rice bran, brewery waste, broken rice and

extracted bran respectively 3,014, 3,116, 1,768, 3,861 and 2,420 kcal / kg DM. The highest MEN

value was broken rice (3,861 kcal / kg DM) and lowest in brewery waste (1768 kcal / kg). MEN

value of broken rice in this experiment was lower than the published result of Ho Trung Thong

et al. (2012) when studying Luong Phuong breed (3,861 versus 3,976 kcal / kgDM). MEN value

of catfish byproduct was 3014 kcal / kg DM higher than estimated formula of Janssen (1989)

was 2726 kcal / kgDM. MEN value of rice bran was 3116 kcal / kg DM lower than estimated

formula of La Van Kinh (2003) was 3,319 kcal / kg DM.

Table 3.4. Value of MEN of feed experiment

Unit Catfish residue

Rice bran Beer by-product

Broken rice Oil extracted

kcal/kg DM 3014 376 3116 120 1768 160 3861 90,7 2420 92,3

kcal/kg NT 2771 346 2680 103 1590 144 3349 78,7 2144 81,7

MJ/kg DM 12,61 1,58 13,0 0,50 7,40 0,67 16,16 0,38 10,13 0,39

MJ/kg NT 11,59 1,45 11,2 0,43 6,65 0,60 14,01 0,33 8,97 0,34

3.2.2 Evaluation of total apparent nutrient digestibility of feeds used for guinea fowl

Table 3.5: Chemical composition of feed ingredients (%, DM) Composition, %

Feedstuffs DM CP EE CF Ash GE (Kcal/kg)

Catfish residue 91,9 65,4 12,7 0,19 21,9 4862

Rice bran 86,0 14,5 18,1 6,59 10,5 5062

Beer by-product 89,9 29,9 7,53 16,3 3,57 5240 Broken rice 86,7 9,29 0,82 0,59 0,51 4293 Oil extracted 88,6 16,2 1,21 8,39 10,6 4247 Percentage of total nutrient digestibility in experiment diet

Digestibility reflected of the feed quality also animal reflected with these feed. In

addition, the digestibility of feed was considered as a key factor to ensure breeding performance.

From the results of full apparent digestibility of nutrient in KPCS and experimental diets, the

full apparent digestibility of nutrients of samples were presented in Table 3.6.

41 Table 3.6. Apparent digestibility coefficients of nutrients in feeds of experiment

Feedstuffs Catfish residue

Rice bran Beer by-product

Broken rice Oil extracted

rice bran Ingredients

(%) M SE M SE M SE M SE M SE

OMD 59,0 14,4 63,7 1,85 32,6 3,28 90,4 2,12 61,9 2,94

EED 94,0 14,5 87,3 3,44 45,9 14,3 54,7 3,71 53,5 4,87

CFD 79,9 10,0 5,87 2,80 27,8 10,8 15,7 3,16 21,2 7,16

NfED 70,7 16,5 77,8 1,84 46,3 3,78 95,4 1,70 80,4 3,21

OMD: Organic matterdigestibility; EED: Ether extract digestibility; CFD: Crude fiber digestibility; NfED: NfE digestibility.

The results showed that the apparent digestibility coefficients of nutrients in feeds were

considerably valuable. The nutrients in the test feed ingredients were well digested. The OM

digestibility coefficients of Jasmine broken rice and brewery waste were 90.4% and 32.6%,

respectively. The EE digestibility coefficients of cat fish residue meal and brewery waste were

94.0% and 45.9%, respectively. The CF digestibility coefficient of cat fish residue meal was

higher than of Jasmine rice bran (79.9% and 5.87%). The NFE digestibility coefficient of

Jasmine broken rice was higher than that of brewery waste (95.4% and 46.3%).

3.3 Effects of different protein levels of substitution of fish meal with catfish residue on the growth performance of growing guinea-fowls Table 3.8: Feed intake, CP intake, Daily gain and FCR of Guinea fowl

Treatment Ingredients

BCT0 BCT25 BCT50 BCT75 BCT100 SE P

Live weight, g (Initial) 410 405 408 403 404 5,70 0,910 Live weight, g (Final) 1.343a 1.336a 1.338a 1.320ab 1.298b 7,04 0,008 Daily gain, g 16,7a 16,6a 16,6a 16,5ab 15,9b 0,13 0,018 Feed intake, g DM/day 53,9a 55,9ab 56,8bc 58,5c 59c 0,51 0,001 CP intake (g/head/day) 9,7a 10,1ab 10,2bc 10,5c 10,6c 0,09 0,001 FCR 3,23a 3,36b 3,42bc 3,54d 3,69e 0,02 0,001 CP/gain weight (g/kg) 582a 605b 616bc 637d 665e 3,95 0,001 ME/gain weight (MJ/kg) 41,9a 43,66b 44,4bc 45,95d 47,98e 0,28 0,001 CP/ME (g/MJ) 13,9 13,9 13,9 13,9 13,9 - -

a,b,c,d,e Means without common superscripts in the same row are different at P0.05.

Initial weight of Helmeted Guineafowl in Table 3.8 was equivalent from 403 g to 410 g;

avoid initial affection with experimental results. Quantity increase of Helmeted Guineafowl at

treatments BCT0, BCT25, BCT50, BCT75 were higher than treatment BCT100 and have

statistically significant (P ≤ 0.05). Quantity increase was low in treatment BCT100 15.9 g / head

/ day. This result was explained that catfish byproduct was byproduct so diet with 100% protein

42 of catfish byproduct was lower quality than fishmeal. Gain weight result was lower than study of

Truong Nguyen Nhu Huynh (2011) was 16.7g- 18.5 g / head / day, but higher than report of

Saina (2005) 12,3 g / head / day. CP consumption / gain weight results above showed statistical

significance (P 0.05) at treatment BCT100 compared with initial treatment. ME consumed /

gain weight increased with increasing degree of substitution catfish byproduct in diets, higher

than treatment BCT100 and had statistical significance (P 0.05). The results presented in Table

3.8 showed amount of intake DM increased and had statistical significance (P 0.05) when

increasing level of catfish byproduct substitution in diet. In particular, intake DM in treatment

BCT0 was is 53.9 g / head / day; treatment BCT50 was 56.8 g / head / day and treatment

BCT100 was 59 g / head / day. This result can be explained that treatments were replaced

protein of fishmeal by catfish byproduct in higher fat diet 100% in fishmeal diet (BCT0),

stimulate feed intake ability so Helmeted Guineafowl ate more than the diet without replacing

fishmeal my catfish byproduct.

Table 3.10: Result operated guineafowl

Treatment Ingredients

BCT0 BCT25 BCT50 BCT75 BCT100 SE P

Live weight (g/head) 1.350a 1.340a 1.345a 1.320ab 1.295b 27,7 0,017 Carcass weight (g) 988a 988a 997a 962ab 908b 33,1 0,038 Carcass /live weight (%) 73,2 73,7 74,1 72,9 70,1 1,99 0,767 Breast (g/head) 213ab 203b 232a 193b 192b 9,46 0,004 Breast /carcass (%) 21,6 20,5 23,3 20,1 21,1 0,81 0,058 Thighes meat (g) 118a 111ab 117a 112ab 109b 3,13 0,040 Thighes meat/carcass (%)

11,8 11,2 11,7 11,5 12,1 0,46 0,746

Weight of fat (g) 10,0a 12ab 12,7b 15,7bc 19,0c 0,71 0,001 Ratio of fat (%) 1,02a 1,21ab 1,37b 1,63bc 2,09c 0,04 0,045 Length of small intestine (cm)

95 83,3 91,7 100 91,8 5,93 0,433

Length of large intestine (cm)

12,0 13,0 12,3 11,8 12,7 0,87 0,705

Cecal length (cm) 13,0 11,9 13,5 12,7 13,8 1,24 0,825 Weight of liver (g) 23,0 20,3 24,3 22,7 21,7 4,27 0,670 Weight of heart wick (g) 9,0 10,3 8,00 10,3 8,67 0,89 0,079 Weight of stomach (g) 20,0 18,7 21,7 20,3 20,7 1,88 0,566 Length of trunk (cm) 18,5 17,5 17,7 17,5 17,7 0,61 0,762 Length of breast (cm) 15,4ab 15,3ab 16,0a 15,0b 14,6b 0,22 0,010 Length of foot (cm) 6,23 6,67 6,30 6,43 6,20 0,32 0,219 Length of thigh (cm) 18,5 20,1 18,5 17,7 19,0 0,53 0,071 Wide breast (cm) 5,70 5,13 6,07 5,60 5,43 0,35 0,271 Deep breast (cm) 11,4 11,8 11,5 11,6 10,9 0,13 0,437

a,b,c,d,e Means without common superscripts in the same row are different at P0.05.

43

Percentage of Helmeted Guineafowl carcass was not much variation among treatments

(P> 0.05), ranging from 70.1% to 74.1%. This result was equivalent to Saina's research (2005)

survey surgery at 16 weeks of age was 71.6% and Ton That Thinh research (2010) was from

70.9% to 73.5%. Our results compared with other breeds, the carcass results of Azharul et al

(2005) was 74.0% on Egypt chicken breed at 14 weeks of age, Hė Mông breed was 72.6 % in the

study of Luong Thi Hong et al (2007) and Tau Vang breed was 66% according to research of

Lam Minh Thuan (2003). Breast meat ratio of treatments was not statistical significance (P>

0.05), ranged from 20.1% to 23.3%. This result was slightly lower than report of Phung Duc

Tien et al, (2006) survey surgery was 26.9% breast meat at 12 weeks old and research of Ton

That Thinh (2010) surgery survey was 24.8% at 16 weeks of age. Breast meat percentage of

Helmet Guineafowl compared with other breeds, the breast meat percentage of Egypt chicken

breed was 17.1% in the study of Pham Van Be Ba (2009) and Tam Hoang breed was 17.9%

according to research Tran Thi Kim Oanh (1998).

Table 3.11: Nutritive composition of meat of breast of guineafowl (%, fresh meat)

Treatment Ingredients

BCT0 BCT25 BCT50 BCT75 BCT100 SE P

DM 28,5 25,9 27,6 26,9 25,7 0,75 0,115OM 98,4 98,8 98,6 98,7 98,8 0,15 0,519CP 20,4 21,2 20,6 22,5 21,4 0,62 0,199EE 1,95 1,82 1,79 1,94 1,73 0,24 0,954Ash 1,56 1,25 1,37 1,30 1,21 0,15 0,519

DM content of Helmeted Guineafowl meat in experiment was from 25.7% to 28.5%,

equivalent to haft grazing in the study of Saina (2005) was 26.1% and Helmeted Guineafowl

meat in Ton That Thinh Ton research (2010) was 25.2%. However, this result was higher than

Helmeted Guineafowl intensive breeding was 22.9% in the study of Saina (2005). DM content

of the Helmeted Guineafowl meat compared with other breeds showed that the dry matter

content of Egypt chicken breed was 25.8% and Tam Hoang breed was from 24.9% to 25.6% in

the study by Tran Thi Kim Oanh (1998). The crude protein content of trial compared equivalent

to study of Belshaw (1985) was 20% CP and Ton That Thinh research (2010) was from 20.2%

to 21.7%. However, our results were lower than Panda's research (1998) was 25%. Crude

protein content of Egypt chicken breed was from 19.8% to 20.5% in the study of Pham Van Be

Ba (2009) and Ga Ac breed was 21.1% according to the study of Nguyen Huu Loi (2009 ).

44 3.4 Effect of brewery waste replacement for concentrate on nutrient utilisation, growth performance and economic returns of growing Guinea fowls

Table 3.12: Chemical composition of feed ingredients (% DM) Ingredients (%)

Beer by-product

Corn Broken rice

Rice bran

Oil extracted Soybean

Catfish residue

DM 25,9 88,6 86,7 86,0 89,5 91,9 OM 96,4 98,6 99,5 89,6 94,8 78,1 CP 29,9 8,08 9,29 14,5 43,4 65,4 EE 18,1 4,85 0,82 18,1 1,22 12,7 CF 16,3 2,12 0,59 6,59 5,44 0,19 NDF 71,7 28,5 7,35 32,1 12,25 11,0 Ash 3,6 1,40 0,51 10,4 6,82 21,9 ME (MJ/kg/DM)

7,4 13,7 16,2 13,0 10,3 12,6

ME: ME follow result of experiment 2 and Janssen et al. (1989). Table 3.13: Feed intake of Guineafowls

Treatment Ingredients, (g/head/day) TAHH

100 TAHH

80 TAHH

60 TAHH

40 TAHH

20 SE P

Beer by-product - DM

_ 10,6a 19,9b 27,9bc 36,2c 1,93 0,001

TAHH - DM 59,6a 47,7b 35,2c 23,3d 11,8e 1,33 0,001 Total DM 59,6a 58,3ab 55,1ab 51,2ab 48,0b 2,52 0,048 OM 56,7 55,5 52,7 49,0 46,1 2,43 0,057 CP 12,2 12,9 13,1 13,1 13,2 0,68 0,819 EE 3,20a 4,48ab 5,49bc 6,29c 7,18c 0,37 0,001 CF 1,33a 2,78ab 4,02bc 5,06cd 6,16d 0,32 0,001 NDF 11,2a 16,6ab 20,9bc 24,4cd 28,2d 1,44 0,001 ME (MJ/head/day)

0,82a 0,73ab 0,63bc 0,53cd 0,43d 0,03 0,001 a,b,c,d,e Means without common superscripts in the same row are different at P0.05,

TAHH:Concentrate feed.

The results in Table 3.13 showed brewery waste consumption increased with statistical

significance (P <0.05) when reducing TAHH level in diet. The amount of brewery waste

consumption was the highest (P <0.05) in treatment TAHH 20 (36.2 g / head / day) while the

amount of TAHH consumption decreased following trial design (P <0.05). The total amount of

DM consumption was higher in 4 treatments (TAHH100, TAHH80, TAHH0 and TAHH40) than

treatments TAHH20 was 48.0 g / head / day (P <0.05).

This result can be explained by reducing 80% TAHH, Helmeted Guineafowl ate much

more fresh brewery waste (DM 29.9%), so it can’t absorb with large mass amount of brewery

waster, leading total DM consumption reduced. Amount of CP consumption tended to increase

45 gradually while reducing TAHH amount in KP and Helmeted Guineafowl ate brewery waste

freedom, however this difference was not statistical significance (P> 0.05). This result was

higher than the study of Nguyen Thanh Nhan (2012) amount of CP consumption of Helmeted

Guineafowl was from 9.14 to 11.0 g / head / day.

Table 3.14: Gain weight, Live weight, g (Final) and FCR of Guinea fowl Treatment

Ingredients, g/head/day TAHH 100

TAHH 80

TAHH 60

TAHH 40

TAHH 20

SE P

Live weight,g(Initial) 344 337 334 342 352 12,6 0,971 Live weight, g (Final) 1.536a 1.492ab 1.467ab 1.389ab 1,344b 27,0 0,032 Daily gain, g 18,9a 18,3a 18,0ab 16,6bc 15,8c 0,37 0,001 FCR 3,15 3,18 3,07 3,10 3,05 0,19 0,988 CP/gain weight (g/kg) 642a 704b 732c 792d 842e 52,4 0,144 ME/gain weight (MJ/kg) 43,4a 40,2ab 35,3abc 31,9bc 27,4c 1,86 0,001 CP/ME (g/MJ) 14,8a 17,5b 20,7c 24,8d 30,7e 0,31 0,001

a,b,c,d,e Means without common superscripts in the same row are different at P0.05.

Increase the volume of Helmeted Guineafowl had statistical significance (P <0.05) in 3

treatments TAHH100, TAHH80 and TAHH60 (18.0 - 18.9 g / head / day) and lowest in

treatment TAHH20 (15.8 g/ head / day). This result can be explained that amount of DM and

ME consumption was the lowest on treatments TAHH20 thus resulting in the lowest volume

increase.

3.5 Effect of supplementing rice bran with ensiled taro and catfish residue on growth performance of Guinea-fowl

Initial weight of Helmeted Guineafowl in Table 3.18 was equivalent from 400 g to 406 g;

avoid initial affection with experimental results. Final weight of Helmeted Guineafowl was

highest at treatment NT3 (1355g/head) and was lowest at treatment NT2 (1178g/head). Live

weight of Guineafowl at treatment NT1 and treatment NT4 was equivalent (1248g/head vs

1255g/head). The result was lower than study of Ton That Thinh (2010) was 1485-1539g/head.

This result can be explained that CP in diet of study of Ton That Thinh was higher than CP in

diet of this study.

Gain weight of Guineafowl was highest at treatment NT3 (16.9 g/head/day) and was

lowest at treatment NT2 (13.9 g/head). At treatment NT1 was 15.1 g/head/day and at treatment

NT4 was 15.3 g/head/day. The result of gain weight of this study (13.9 – 16.9 g/head/day) was

higher than study of Saina (2005), (12.3 g/head/day), but it was lower than study of Ton That

Thinh (2010), (16.9-17.7 g/head/day).

46

Table 3.18: Feed intake, gain weight and FCR of Guinea fowl

Treatment Ingredients NT1 NT2 NT3 NT4

SE P

Live weight, g (Initial) 405 400 406 400 5,20 0,726 Live weight, g (Final) 1.248b 1.178c 1.355a 1.255b 12,12 0,001 FI, g DM Rice bran/day 73,9b 79,6a 65,8c 75,8b 1,34 0,003 FI, g DM Taro silage/day 24,6a 21,7b 23,6a 16,2c 0,87 0,002 Catfish residue (g,DM/day)

0 0 4,8 4,8 - -

DM (g/head/day) 98,5ab 101,3a 94,2c 96,8bc 0,90 0,003 Gain weight (g/head/day) 15,1b 13,9c 16,9a 15,3b 0,21 0,001 FCR 6,54b 7,29a 5,56c 6,35b 0,05 0,001 CP/ gain weight (g/kg) 779b 809a 784ab 788ab 6,30 0,041

a,b,c Means without common superscripts in the same row are different at P0.05.

Table 3.19: Result operated guineafowl Treatment

Ingredients NT1 NT2 NT3 NT4

SE P

Live weight (g/head) 1255b 1180c 1360a 1260b 49,4 0,03 Carcass weight (g) 890b 857c 978a 912b 28,5 0,03 Carcass /live weight (%) 71,7 72,6 71,9 72,4 0,90 0,89 Breast (g/head) 192b 192b 221a 196b 12,2 0,04 Breast /carcass (%) 21,3 22,4 22,7 21,5 0,88 0,59 Thighes meat (g) 127 119 135 124 12,8 0,23 Thighes meat/carcass (%) 14,1 13,9 13,8 13,6 1,43 0,84 Stomach weight (g) 23,3 23,3 24,0 20,0 1,55 0,12 Cecal length (cm) 12,3 15,2 13,6 14,6 1,13 0,49

a,b,c Means without common superscripts in the same row are different at P0.05. Result operated guineafowl in tabe 3.19: Live weight, carcass weight and breast weight of

Guineafowl were different at treatments (P 0,05), highest was at treatment NT3 and lowest

was at treatment NT2. The result of Carcass /live weight, Breast /carcass and Thighes

meat/carcass were equivalent at treatments (P>0.05).

CHAPTER 4: CONCLUSIONS AND SUGGESTIONS

4.1 Conclusions

1. Results of the study showed there wae significant difference in the nitrogen retention.

Nitrogen retention in Guineafowl chickens reached the highest and the lowest one in Luong

Phuong.

2. The MEN values of the diet fed to different breeds were significant. The MEN values was

higher for Guineafowl than Cobb 500 chickens (2%) and The MEN values was higher for

Guineafowl than Luong Phuong chickens (4%).

47 3. Nutritional value (DM) of Catfish residue meal, rice bran, brewery waste, broken rice and

extracted rice bran:

- Catfish residue meal: 65,4 %CP; 12,7 %EE; 0,19 %CF; 21,86 %Ash; 4862 Kcal GE; 3014

kcal MEN (12,61 MJ).

- Rice bran: 14,5 %CP; 18,1 %EE; 6,59 %CF; 10,4 %Ash; 5062 Kcal GE; 3116 Kcal MEN

(13,0 MJ).

- Brewery waste: 29,9 %CP; 7,53 %EE; 16,3 %CF; 3,57 %Ash; 5240 Kcal GE; 1768 Kcal/

MEN (7,40 MJ).

- Broken rice: 9,29 %CP; 0,82 %EE; 0,59 %CF; 0,51 %Ash; 4293 Kcal GE; 3861 Kcal MEN

(16,16 MJ).

- Extracted rice bran: 16,2 %CP; 1,21 %EE; 8,39 %CF; 10,6 %Ash; 4247 Kcal GE; 2420

Kcal MEN (10,13 MJ).

4. Evaluation of total apparent nutrient digestibility of feeds used for Guineafowl (Catfish

residue meal, rice bran, brewery waste, broken rice and extracted rice bran; respectively):

- OM: 59,0%; 63,7%;32,6%; 90,4% và 61,9%.

- EE: 94,0%; 87,3%; 45,9%; 54,7% và 53,5%.

- CF: 79,9%; 5,87%; 27,8%; 15,7% và 21,2%.

- NfE: 70,7%; 77,8%; 46,3%; 95,4% và 80,4%.

5. It was concluded that Guinea fowls were fed the diet in which 75% fish meal protein was

replaced by catfish residue meal level gave higher growth performance and better economic

returns.

6. It was concluded that brewery waste could replaced at levels of 40% concentrate in diet of

Guinea fowls had better growth rate, final live weight and carcass values. However, arrange of

60-80% brewery waste replacement for concentrate gave higher economic returns.

7. Average daily weight gain was highest and FCR was lowest of Guinea fowls in the

treatment rice bran, ensiled taro foliage and catfish residue meal mixed in ratio of 71.2:23.8:5.

4.2 Suggestions

Continue to study and evalue MEN of other ingredients on the Helmeted Guineafowl diet.

- Use this studying results as a database to formula diet for grower Helmeted Guineafowl.

- Can replace 75% fishmeal diet by catfish byproduct in Helmeted Guineafowl diet on growing

period at farm.

- Farmer can use brewery waste to replace 40-80% in compound feed Helmeted Guineafowl diet

will reduce cost and bring economic benefit.

- Diet with rice bran and taro silage at a rate of 71.2: 23.8 and supplemented with 5% catfish

byproduct (follow DM) in the growing diet for Helmeted Guineafowl may recommend to farmer.

- Continue research and supplement other ingredients in Helmeted Guineafowl diet.

48

DECLARED NEW FINDINGS

1. Pham Tan Nha, Ho Trung Thong và Nguyen Van Chao (2012). Effect of breeds of

chicken on results of determination of metabolizable energy in broiler diet. Journal of

Science of Hue University 2/2012, pege. 243 – 251.

2. Pham Tan Nha, Ho Trung Thong và Nguyen Thi Kim Dong (2012). Effects of

different protein levels of substitution of fish meal with catfish residue on the

growth performance of growing guinea-fowls. Proceedings of the Agriculture

Science Conference, 2012, Can tho University. Publishing house of Agriculture,

pege 182-188.

3. Pham Tan Nha and Nguyen Thi Kim Dong, (2013). Effect of supplement of water spinach

leaves in diets on nutrient utilization, growth performance and economic analysis of

growing Guinea fowl. Journal of Animal Science and Technology No: 40, 2/ 2013, 50-

59.

4. Pham Tan Nha, Ho Trung Thong and Nguyen Thi Kim Dong, (2013). Determination of

metabolizable energy of popular feed ingredients in Mekong Delta in growing guinea

fowl diets. Journal of Animal Science and Technology No: 40, 2/ 2013, 60-72.

5. Pham Tan Nha, Ho Trung Thong and Nguyen Thi Kim Dong, (2013). Evaluation of total

apparent nutrient digestibility of feeds used for Guinea fowl. Journal of Animal

Husbrandry Sciences and Technics - Animal Husbandry Association of Vietnam, No.

08/2013,35-43.

6. Pham Tan Nha, Ho Trung Thong and Nguyen Thi Kim Dong, (2013). Effect of brewery

waste replacement for concentrate on nutrient utilisation, growth performance and

economic returns of growing Guinea fowls. Journal of Animal Husbrandry Sciences

and Technics - Animal Husbandry Association of Vietnam, No. 10/2013,40-49.

7. Ho Trung Thong, Ho Tan Duc, Pham Tan Nha, Tanaka Ueru, Le Van An, Tran

Ngoc Liem, (2013). Technique raise Guinea fowls in Mountain Farmer. Publishing

house of Hue University.