ĐẠI HỘI MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM HUYỆN ĐAM RÔNG...

8
Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 5269 - THỨ BA NGÀY 19/3/2019 NHỚ LỜI BÁC DẠY Ưu điểm của thanh niên ta là hăng hái, giàu tinh thần xung phong. Khuyết điểm là ham chuộng hình thức, thiếu thực tế, bệnh cá nhân, bệnh anh hùng. Rất mong toàn thể thanh niên ta ra sức phát triển những ưu điểm và tẩy sạch những khuyết điểm ấy. Huy hiệu của thanh niên ta là “tay cầm cờ đỏ sao vàng tiến lên”. THƯ GỬI THANH NIÊN, THÁNG 4/1951, HỒ CHÍ MINH TOÀN TẬP Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an làm việc với tỉnh Lâm Đồng về công tác phòng, chống tham nhũng Kinh doanh lan rừng online thu về hàng tỉ đồng TRANG 3 KINH TẾ Nỗ lực về đích nông thôn mới ở xã anh hùng TRANG 3 TRANG 2 “Gần dân, hiểu dân, làm để dân thương” luôn là nhiệm vụ được lực lượng vũ trang trong tỉnh đặt lên hàng đầu. Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự thành phố Đà Lạt luôn xác định công tác dân vận là một nội dung quan trọng của hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị. Thực hiện tốt công tác này cũng chính là thể hiện tình cảm, trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy các cấp và mọi cán bộ, chiến sĩ, góp phần xây dựng và củng cố mối quan hệ đoàn kết gắn bó máu thịt quân - dân, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc. BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560. TRANG 4 Đam Rông ngày mới. Ảnh: T.Linh Xuất khẩu lao động - cơ hội và thách thức TRANG 6 TRANG 7 Một nhiệm kỳ và câu chuyện bó đũa XEM TIẾP TRANG 2 Ban Chỉ huy Quân sự thành phố Đà Lạt: Đẩy mạnh công tác dân vận trong giai đoạn mới Ngày 18/3, Đại tướng Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương cùng đoàn công tác về phòng, chống tham nhũng đã có buổi làm việc với tỉnh Lâm Đồng về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018. Về phía tỉnh Lâm Đồng, tham dự có các đồng chí: Nguyễn Xuân Tiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Lâm Đồng; Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí trong Ban thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ban ngành liên quan. Buổi làm việc nhằm đánh giá kết quả công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018 của tỉnh Lâm Đồng, tập trung vào các lĩnh vực như: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy Lâm Đồng đối với công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018, nhất là việc quán triệt, triển khai các qui định của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng;... VĂN HÓA - XÃ HỘI Xây dựng phong cách, thái độ văn minh, thân thiện, không có tiêu cực trong đội ngũ cán bộ y tế TRANG 5 Chật vật vì thiếu nước sinh hoạt Cùng với tình trạng thiếu nước trong mùa khô đang xảy ra trên diện rộng, thì nguồn nước không đảm bảo chất lượng do bị nhiễm phèn, asen… cũng là nỗi lo thường trực của người dân nhiều địa phương. Trong khi đó, việc lấy mẫu kiểm tra chất lượng chưa được cơ quan chức năng chú trọng đúng mức. Kỳ cuối: Lo ngại chất lượng nguồn nước ĐẠI HỘI MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM HUYỆN ĐAM RÔNG NHIỆM KỲ 2019 - 2024 Đại Tướng Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.

Transcript of ĐẠI HỘI MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM HUYỆN ĐAM RÔNG...

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 5269 - THỨ BA NGÀY 19/3/2019

NHỚ LỜI BÁC DẠY

Ưu điểm của thanh niên ta là hăng hái, giàu tinh thần xung phong. Khuyết điểm là ham chuộng hình thức, thiếu thực tế, bệnh cá nhân, bệnh anh hùng. Rất mong toàn thể thanh niên ta ra sức phát triển những ưu điểm và tẩy sạch những khuyết điểm ấy. Huy hiệu của thanh niên ta là “tay cầm cờ đỏ sao vàng tiến lên”.

THƯ GỬI THANH NIÊN, THÁNG 4/1951, HỒ CHÍ MINH TOÀN TẬP

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an làm việc với tỉnh Lâm Đồng về công tác phòng, chống tham nhũng

Kinh doanh lan rừng online thu về hàng tỉ đồng

TRANG 3

KINH TẾNỗ lực về đích

nông thôn mới ở xã anh hùngTRANG 3

TRANG 2

“Gần dân, hiểu dân, làm để dân thương” luôn là nhiệm vụ được lực lượng vũ trang trong tỉnh đặt lên hàng đầu. Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự thành phố Đà Lạt luôn xác định công tác dân vận là một nội dung quan trọng của hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị. Thực hiện tốt công tác này cũng chính là thể hiện tình cảm, trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy các cấp và mọi cán bộ, chiến sĩ, góp phần xây dựng và củng cố mối quan hệ đoàn kết gắn bó máu thịt quân - dân, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc.

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383.

VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560.

TRANG 4Đam Rông ngày mới. Ảnh: T.Linh

Xuất khẩu lao động - cơ hội và thách thức TRANG 6

TRANG 7

Một nhiệm kỳ và câu chuyện bó đũa

XEM TIẾP TRANG 2

Ban Chỉ huy Quân sự thành phố Đà Lạt: Đẩy mạnh công tác dân vận trong giai đoạn mới

Ngày 18/3, Đại tướng Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương cùng đoàn công tác về phòng, chống tham nhũng đã có buổi làm việc với tỉnh Lâm Đồng về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018.

Về phía tỉnh Lâm Đồng, tham dự có các đồng chí: Nguyễn Xuân Tiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Lâm Đồng; Trần Đức

Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí trong Ban thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ban ngành liên quan.

Buổi làm việc nhằm đánh giá kết quả công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018 của tỉnh Lâm Đồng, tập trung vào các lĩnh vực như: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy Lâm Đồng đối với công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018, nhất là việc quán triệt, triển khai các qui định của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng;...

VĂN HÓA - XÃ HỘIXây dựng phong cách,

thái độ văn minh, thân thiện, không có tiêu cực

trong đội ngũ cán bộ y tếTRANG 5

Chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

Cùng với tình trạng thiếu nước trong mùa khô đang xảy ra trên

diện rộng, thì nguồn nước không đảm bảo chất lượng do bị nhiễm phèn, asen… cũng là nỗi lo thường trực của người dân nhiều địa phương. Trong khi đó, việc lấy mẫu kiểm tra chất lượng chưa được cơ quan chức năng chú trọng đúng mức.

Kỳ cuối: Lo ngại chất lượng nguồn nước

ĐẠI HỘI MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM HUYỆN ĐAM RÔNG NHIỆM KỲ 2019 - 2024

Đại Tướng Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.

2 THỨ BA 19 - 3 - 2019 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Với tinh thần hướng về cơ sở, cán bộ, chiến sĩ quân đội đã bám sát thực tiễn,

địa bàn, công tác dân vận trong toàn quân đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, lực lượng; thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức, xây dựng được nhiều mô hình dân vận hiệu quả. Cán bộ, chiến sĩ quân đội luôn tiên phong đi đầu giúp đỡ Nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm ngheo, xây dựng nông thôn mới, phòng, chống, khăc phục hậu quả thiên tai, phòng, chống tội phạm và các hoạt động chống phá, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc của các thế lực thù địch, phản động… Qua đó, làm ngời sáng thêm hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trong lòng Nhân dân, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và quân đội.

Bên cạnh việc làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục vận động quần chúng, thời gian qua, Đảng ủy - Ban CHQS thành phố còn thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể của địa phương tham gia xây dựng, củng cố nâng cao chất lượng các tổ chức chính trị, xã hội ở cơ sở. Lực lượng vũ trang thành phố đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương và đơn vị kết nghĩa tổ

chức tốt công tác dân vận tại Tổ 7, 8, 9 (Phường 4, thành phố Đà Lạt) khơi thông, phát quang được 300 m suối với 197 ngày công lao động.

Thực hiện chương trình “Chung sức xây dựng nông thôn mới năm 2018”, Ban CHQS thành phố đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương tổ chức công tác dân vận tại Giáo xứ Đa Thiện và Trung tâm Mục vụ (Phường 8), trồng được 500 cây Mai anh đào tại Giáo xứ Đa Thiện, trồng 150 cây thông tại Trung tâm Mục vụ với 190 ngày công lao động. Qua đó, góp phần tăng cường tình đoàn kết găn bó giữa lực lượng vũ trang với bà con giáo dân, xây dựng thành phố Đà Lạt ngày càng xanh - sạch - đẹp.

Các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ tuyên truyền kỷ niệm 107 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2018) và 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2018) được tổ chức và duy trì thường xuyên với các đơn vị trường học, phường xã. Ngoài ra, Ban CHQS thành phố còn kịp thời hướng dẫn các phường, xã thực hiện công tác dân vận tại Phường 2 về cải tạo công viên Phan Đình Phùng, Nguyễn Công Trứ, thu gom 8 khối rác. Đặc

biệt, các cán bộ, chiến sĩ còn giúp hộ bà Hồ Thị Sương sửa mái tôn nhà để không bị dột khi mùa mưa đến. Đã huy động 35 chiến sĩ thực hiện giúp đỡ Nhân dân tại Phường 4, cụ thể đã giúp hộ bà Trần Thị Dưỡng ở Tổ 15 - P4, tổ chức làm nhà cho người ngheo... Tại Phường 11, tổ chức trồng 300 cây Mai anh đào dọc QL20 với quân số 55 cán bộ, chiến sĩ cùng tham gia với Nhân dân. Thực hiện trồng 200 cây Mai anh đào đường 723 với 46 chiến sĩ cũng tham gia...

Ban CHQS thành phố đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể địa phương vận động bà con giáo dân sống tốt đời, đẹp đạo, không tham gia, ủng hộ những hoạt động tôn giáo trái phép, nhất là không tham gia các tà đạo, đạo lạ mới xuất hiện trên địa bàn như tà đạo “Pháp luân công”, “Hội Thánh đức chúa trời Mẹ”, cảnh giác trước những âm mưu lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch. Vận động đồng bào DTTS không di cư tự do, không phá rừng làm rẫy, khai thác khoáng sản trái phép. Chủ động phối hợp năm băt, quản lý các đối tượng tôn giáo cực đoan, các hoạt động lợi dụng tôn giáo của các đối tượng phản động trên địa bàn, đấu tranh loại bỏ các tà đạo đang nhen nhóm hình thành.

BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT:

Đẩy mạnh công tác dân vận trong giai đoạn mới“Gần dân, hiểu dân, làm để dân thương” luôn là nhiệm vụ được lực lượng vũ trang trong tỉnh đặt lên hàng đầu. Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thành phố Đà Lạt luôn xác định công tác dân vận là một nội dung quan trọng của hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị. Thực hiện tốt công tác này cũng chính là thể hiện tình cảm, trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy các cấp và mọi cán bộ, chiến sĩ, góp phần xây dựng và củng cố mối quan hệ đoàn kết gắn bó máu thịt quân - dân, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc.

Thường xuyên tăng cường trao đổi thông tin với cấp ủy, chính quyền địa phương trên địa bàn đóng quân để năm chăc tình hình an ninh chính trị, bảo đảm thực hiện tốt Quy chế 1359- QC/TCCT ngày 24 tháng 9 năm 2009 của Tổng cục Chính trị về xây dựng đơn vị an toàn, địa bàn an toàn. Phối hợp tốt với công an thực hiện có hiệu quả Nghị định 77 của Thủ tướng Chính phủ, luôn giữ vững ANCT, TTATXH trên địa bàn thành phố. Bổ sung hoàn chỉnh các phương án, chuẩn bị chu đáo, sẵn sàng tham gia cứu hộ, cứu nạn, phòng chống thiên tai, dịch bệnh với tinh thần 3 sẵn sàng: “Người sẵn sàng, vũ khí sẵn sàng, phương tiện sẵn sàng” có lệnh là lên đường được ngay. Các kế hoạch phối hợp bảo đảm ANTT cho các sự kiện chính trị, các ngày lễ lớn, lễ hội của dân tộc và của địa phương đều được xây dựng cụ thể có sự hiệp đồng, chỉ huy thống nhất giữa hai lực lượng.

Chính trị viên phó - Ban Chỉ huy Quân sự thành phố Đà Lạt, Trung tá Nguyễn Mạnh Thưởng cho biết thêm: Để tiếp tục đẩy mạnh công tác dân vận trong giai đoạn mới, cán bộ, chiến sĩ Ban CHQS Đà Lạt sẽ tập trung tuyên truyền, quán triệt phổ biến các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác dân vận trong mọi tầng lớp nhân dân, găn với “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh” tạo sự chuyển biến toàn diện, đồng bộ cả về nhận thức và hành động trong công tác dân vận. Đồng thời, xây dựng cơ sở chính trị địa phương vững mạnh, tăng cường quốc phòng - an ninh, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, đặc biệt là âm mưu “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Đặc biệt, tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống, khăc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, nhất là các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, quân đội phát động. NGUYỆT THU

Cán bộ, chiến sỹ của Ban CHQS thành phố Đà Lạt đang cùng người dân địa phương trồng cây tại Giáo xứ Đa Thiện. Ảnh: V.Trọng

Thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng tại Đà LạtĐoàn Khối Các cơ quan tỉnh

Lâm Đồng vừa phối hợp với Thành Đoàn Đà Lạt tổ chức đi thăm, tặng quà, khám bệnh cho các Mẹ Việt Nam anh hùng trên địa bàn thành phố Đà Lạt.

Theo đó, các đoàn viên, thanh niên thuộc Đoàn Khối Các cơ quan tỉnh và Thành Đoàn Đà Lạt đã tới thăm, tặng quà và khám bệnh cho các Mẹ Việt Nam anh

hùng Đặng Thị Chi (đường Cao Thăng, Phường 7); mẹ Trần Thị Thung (đường Mê Linh, Phường 9); mẹ Nguyễn Thị Đỗ (Trại Mát, Phường 11); mẹ Nguyễn Thị Nhứt (thôn Xuân Sơn, xã Xuân Trường); mẹ Phan Thị Hường (thôn Trạm Hành 2, xã Trạm Hành).

Thăm hỏi, khám sức khỏe và tặng quà cho các Mẹ Việt Nam

anh hùng trên địa bàn là hoạt động ý nghĩa thể hiện truyền thống “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” của thế hệ trẻ Khối Các cơ quan tỉnh Lâm Đồng và thành phố Đà Lạt đối với các thế hệ đi trước đã hy sinh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; ghi nhận, tri ân trước những mất mát lớn lao của các Mẹ Việt Nam

anh hùng cho công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.

Được biết, đây là những hoạt động thiết thực của tuổi trẻ Khối Các cơ quan tỉnh, thành phố Đà Lạt chào mừng kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2019); hưởng ứng Tháng Thanh niên 2019.

D.NGUYỄN

Thường trực Tỉnh ủy gặp mặt các già làng tiêu biểu

Ngày 17/3, ông Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; bà Nguyễn Thị Lệ - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy và đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Người cao tuổi tỉnh đã gặp mặt các già làng tiêu biểu, đại diện của tỉnh Lâm Đồng tham dự Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Quyết tâm thư già làng các dân tộc Tây Nguyên.

Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Quyết tâm thư già làng các dân tộc khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2009-2019 được tổ chức vào ngày 19/3 tại Pleiku, tỉnh Gia Lai. Tham gia hội nghị này, đoàn Lâm Đồng có 35 đại biểu là các già làng tiêu biểu của tỉnh trong việc vận động người dân chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phát triển kinh tế, giữ vững an ninh trật tự tại địa phương.

Gặp mặt và chúc mừng các đại biểu được vinh dự tham dự hội nghị này, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Đức Quận ghi nhận những đóng góp của các già làng trong việc phát huy trách nhiệm, giúp đỡ bà con thực hiện các chủ trương của Đảng, tham gia xóa đói giảm ngheo, thực hiện tốt các phong trào tại địa phương.

Với vai trò và trách nhiệm của mình, cùng với sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, các già làng khi tham gia đại hội đều thể hiện quyết tâm góp sức mình củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, vận động bà con phát triển kinh tế, xóa đói giảm ngheo, xây dựng đời sống văn hóa, phát huy những phong tục tập quán văn hóa truyền thống, xóa bỏ tập tục lạc hậu, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật.

Tiếp tục phát huy thành quả của 10 năm thực hiện quyết tâm thư tại các tỉnh Tây Nguyên nói chung và Lâm Đồng nói riêng, già làng tiêu biểu tiếp tục tích cực tham gia các hoạt động xã hội, đóng góp trí tuệ, công sức xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gương mẫu, đi đầu trong các phong trào thi đua, các cuộc vận động. Bên cạnh đó, tiếp tục vận động con cháu giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng buôn làng bình yên và ngày càng phát triển là một trong những phương hướng hoạt động của già làng trong thời gian tới. NGUYỆT THU

... kết quả thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng theo qui định của Đảng cũng như pháp lệnh của Nhà nước; kết quả phát hiện xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng kinh tế và thu hồi tài sản trên địa bàn tỉnh; việc tổ chức bộ máy hoạt động của các cơ quan, đơn vị chức năng về phòng, chống tham nhũng; việc triển khai thực hiện Qui định số 04 ngày 25/7/2018 của Ban Bí thư Trung ương về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp Tỉnh ủy trong công tác phòng, chống tham nhũng trong đó có Ban nội chính Tỉnh ủy; việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của các đoàn kiểm tra, giám sát, các đoàn thanh tra, kiểm toán trong năm 2018; việc phòng, chống tham nhũng trong công tác tổ chức cán bộ, nhất là việc chấp hành các qui định của Đảng, Nhà nước về các điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự trong việc qui hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ quản lý của tỉnh… NGUYÊN THI

Đại tướng Tô Lâm... TIẾP TRANG 1

3 3 THỨ BA 19 - 3 - 2019KINH TẾ

Lộc Nam được biết đến là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, năm 1998, vinh dự được Nhà

nước phong tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”. Hiện xã có diện tích tự nhiên trên 7.000 ha với 10 thôn, trong đó có 4 thôn đồng bào dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên; dân số toàn xã 8.800 hộ, 14.343 khẩu, đại bộ phận người dân sinh sống bằng nghề nông.

Lộc Nam băt đầu xây dựng xã nông thôn mới (NTM) từ năm 2010, lúc bấy giờ xã chỉ đạt được 3/19 tiêu chí xã NTM. Xác định được “vạch” xuất phát khó của địa phương, Đảng ủy, chính quyền xã xác định Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM mà người dân là chủ thể, là nòng cốt trong quá trình thực hiện, nhận thấy việc ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập cho người dân là nhiệm vụ hàng đầu góp phần thực hiện thành công các tiêu chí NTM nên cả hệ thống chính trị vào cuộc đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến Nhân dân trong xã.

Theo Chủ tịch UBND xã Lộc Nam Võ Thiên Bình: Trên cơ sở Nghị quyết của Huyện ủy, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2015 - 2020 và kết quả nâng chất lượng xã văn hóa, Đảng ủy xã đã đề ra nghị quyết chuyên đề về xây dựng NTM; tổ chức học tập, quán triệt trong nội bộ và tuyên truyền sâu rộng đến Nhân dân hiểu rõ mục đích, nội dung, tư tưởng chỉ đạo, cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng NTM. Bên cạnh đó, MTTQ xã và các tổ chức đoàn thể tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên tích cực tham gia thực hiện.

Nỗ lực về đích nông thôn mới ở xã anh hùngThời gian qua, với sự chung tay giúp sức của các cấp, các ngành cũng như phát huy từ chính nội lực của xã Anh hùng Lộc Nam (huyện Bảo Lâm), hôm nay diện mạo của xã đã “thay da đổi thịt” và không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Cùng với công tác tuyên truyền, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM xã cũng đã chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch theo lộ trình đối với từng tiêu chí, phù hợp với thực tế ở địa phương; đề ra nhiều phương án thực hiện phù hợp với từng thôn và nguyện vọng của người dân. Đẩy mạnh xã hội hóa trong xây dựng NTM bằng việc vận động toàn thể bà con nhân dân hiến đất, tham gia ngày công lao động... Nhờ vậy, phong trào Chung sức xây dựng NTM đã lan tỏa rộng khăp, khích lệ người dân tham gia, từ đó, đời sống người dân từng bước được cải thiện, diện mạo nông thôn đổi thay rõ rệt.

Sau 9 năm triển khai thực hiện, Lộc Nam đã huy động được gần 200 tỷ đồng (trong đó người dân đóng góp trên 20 tỷ đồng), tạo điều kiện để địa phương hoàn thành tốt các tiêu chí về cơ sở vật chất hạ tầng thiết yếu như đường giao thông, trường học, nhà văn hóa, thủy lợi nội đồng.

Bằng chính những nỗ lực cùng cách làm phù hợp, từ một xã ngheo, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, đến cuối năm 2018 Lộc Nam đã đạt được 19/19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về NTM. Bộ mặt nông thôn nơi đây đã có nhiều đổi thay đáng kể. Kết cấu hạ tầng như cơ sở vật chất văn hóa, đường giao thông,

trường học, trạm y tế, hệ thống điện, nước sinh hoạt được đầu tư tương đối hoàn thiện; với 100% trục đường xã, liên xã được nhựa hóa; 87% trục đường thôn, liên thôn đã được đầu tư cứng hóa bằng hình thức nhựa cấp phối; đường làng, ngõ xóm sạch đẹp, không lầy lội vào mùa mưa. Hệ thống thủy lợi đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và dân sinh; toàn xã có 5 trường học bậc mầm non, tiểu học, THCS, trong đó có 4 trường đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; trạm y tế được đầu tư xây dựng đảm bảo trang thiết bị đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của Nhân dân.

Bên cạnh đó, xã đã tập trung phát triển sản xuất bền vững, ưu tiên phát triển và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, quan tâm phát triển kinh tế trang trại và kinh tế hộ gia đình. Chú trọng chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, chuyển giao khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao… nhằm nâng cao năng suất; chỉ tính riêng từ năm 2016 đến nay đã tái canh, ghép cải tạo được 465 ha cà phê (nâng tổng số cà phê đã lai ghép, cải tạo lên trên 2.000 ha), duy trì khoảng 32.000 con gia súc, gia cầm/năm. Nhờ những nỗ lực thực hiện phát triển kinh tế - xã hội mà tỷ lệ hộ ngheo của xã giảm còn 5,1%, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 35 triệu đồng/người/năm, toàn xã hiện có trên 30% số hộ đạt hộ khá, giàu; tỷ lệ hộ dân dùng nước hợp vệ sinh đạt trên 95%; chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần của người dân được nâng lên. Với 1 nhà văn hóa diện tích trên 2.500 m2 và 10 nhà sinh hoạt cộng đồng thôn được trang bị các thiết bị cần thiết, 1 CLB bóng chuyền, 10 đội bóng chuyền nam, 8 đội bóng chuyền nữ, 1 CLB hát ru dân ca, 2 đội dưỡng sinh, 1 đội cồng chiêng… đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cho bà con trên địa bàn xã.

Bây giờ về với Lộc Nam, nhìn những con đường, ngõ xóm, nhà cửa khang trang sạch đẹp... chăc hẳn chúng ta không khỏi ngạc nhiên trước sự đổi thay ở nơi đây sau 9 năm đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM và rồi đã cán đích đạt chuẩn NTM trong tháng đầu năm 2019.

HỒNG VĨNH

Bởi Duy Dân nghĩ, chỉ có cách đó mới kết nối khách hàng ở tất cả các nơi mà

không bị giới hạn.Đến thăm vườn lan rừng của

chàng trai trẻ Tống Duy Dân, ít ai nghĩ rằng chàng trai 30 tuổi này lại đang năm trong tay tài sản trị giá gần chục tỉ đồng. Vườn lan rừng được Dân gầy dựng cách đây 5 năm với tên gọi Lan rừng Đà Lạt nay đã trở thành địa chỉ cung cấp cũng như nơi giao lưu của giới mê lan trên nhiều tỉnh, thành. Dân nói rằng, trước đó không nghĩ đến việc kinh doanh mà chỉ xuất phát từ niềm đam mê. Từ lâu Dân đã yêu thích và tìm, sưu tầm một số loại lan rừng về trồng

Kinh doanh lan rừng online thu về hàng tỉ đồng Xác định phải xây dựng thương hiệu và tìm mọi cách để mở rộng thị trường ra nhiều nơi nên chàng trai trẻ Tống Duy Dân (xã Phú Hội, huyện Đức Trọng) đã sử dụng lợi thế về internet để thông qua mạng xã hội facebook, website… kinh doanh một mặt hàng mà ít ai nghĩ đến, đó là lan rừng.

tại nhà. Thế rồi từ việc bạn be nhiều nơi có ý định trao đổi các loại lan rừng quý với nhau, Dân nghĩ tại sao không thể tận dụng để có thể kiếm tiền từ đam mê. Đến nay vườn lan được mở rộng hơn 2.000 m2 trong nhà lưới được lăp đặt hệ thống giàn treo, tưới nước… với hàng ngàn chậu lan lớn nhỏ, tỏa hương thơm ngào ngạt.

Kể về câu chuyện của mình Dân không ngần ngại chia sẻ một điều là anh nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ

phía gia đình bởi đối với nghề kinh doanh lan rừng, bên cạnh hiểu biết và niềm đam mê thì điều cần thiết nhất là nguồn vốn cũng phải khá lớn. Trước khi bước chân vào kinh doanh, Duy Dân cũng là người đi sưu tầm một vài loại lan như giả hạc, phi điệp… và đặc biệt yêu thích với các loại lan đột biến gen. Dân không chọn hướng sản xuất đại trà để xuất ra thị trường như nhiều vườn lan rừng khác mà tìm mua, gây giống những loại lan đột biến bởi chúng

có giá trị kinh tế cao. “Điều làm cho các loại lan đột biến có giá trị chính là vì màu săc đẹp, lạ, cấu trúc bông chặt chẽ, hương thơm nồng nàn… Những loại này thường bán theo cm nên giá trị của những loại này có thể lên đến vài trăm triệu, thậm chí là hàng tỉ đồng. Và chỉ có những người am hiểu thì mới nhận ra được giá trị của chúng”, Duy Dân giải thích.

Hiện tại, vườn lan ở Phú Hội của Dân chủ yếu trồng các loại giả hạc. Ngoài việc cung cấp giò lan thành phẩm, Dân cũng đang phát triển theo hướng ươm ki, bán giống cho những người chơi lan. Dân dùng căn nhà của chính mình làm nơi trưng bày các chậu lan đẹp để khách hàng đến tìm hiểu, tham quan. Còn lại chủ yếu sử dụng facebook và website để bán hàng.

Bằng việc chụp ảnh, live stream (phát video trực tiếp) trên facebook, mỗi ngày vườn của Dân nhận được trên dưới 100 đơn hàng sỉ, lẻ khác nhau. Theo đó, mỗi tháng cũng thu về lợi nhuận khoảng 300 triệu đồng.

Dân chia sẻ rằng, thị trường của Dân bây giờ không bị giới hạn và có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước bởi sự chia sẻ của facebook cũng như những người có cùng đam mê. Đây cũng là nơi giao lưu, chia sẻ các kiến thức giúp Dân nâng cao hiểu biết của mình. “Bán hàng qua facebook, nói dễ thì dễ nhưng cái khó nhất là mình phải tạo được lòng tin của khách hàng. Nhưng một khi đã có uy tín thì không còn phải lo lăng nhiều về chuyện giá cả, nhất là những lần mình bán theo hình thức đấu giá. Người chơi lan là những người có điều kiện về mặt kinh tế, vì vậy một khi khách hàng đã biết được giá trị của sản phẩm thì họ cũng sẽ chính là những người quyết định giá của chúng. Bên cạnh đó thì mình cũng sẽ chủ động thời gian mua bán hơn nhiều”, Duy Dân chia sẻ.

Trong tương lai, Duy Dân dự định phát triển, mở rộng vườn theo hướng kết hợp tham quan du lịch bởi ở Đức Trọng và khu vực lân cận chưa có. Đây sẽ là sân chơi cho những người có cùng đam mê đến giao lưu, học hỏi và là cơ hội để từ đó tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng. HỒNG THẮM

Duy Dân dự tính phát triển theo hướng kết hợp du lịch, tham quan để giới thiệu vẻ đẹp của lan rừng đến mọi người. Ảnh: H.Thắm

Trường THCS Lộc Nam ngày càng khang trang. Ảnh: H.Vĩnh

4 THỨ BA 19 - 3 - 2019 VĂN HÓA - XÃ HỘI

Sau hơn 1 năm là xã đầu tiên trong số 62 huyện nghèo của cả nước đạt được chuẩn nông thôn mới (cuối năm 2017), xã Đạ Rsal, huyện Đam Rông đã cho thấy bước chuyển mình đáng ghi nhận về nhiều mặt, xứng đáng là xã điểm trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhiều năm nay.

Sức sống mớiXã Đạ Rsal được thành lập từ cuối

năm 2004, cách trung tâm huyện khoảng 25 km và giáp ranh với các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông với diện tích tự nhiên 8.537,9 ha, tổng số hộ toàn xã có 2070 hộ/7.148 nhân khẩu. Trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 28,8%. Những năm trước, đời sống người dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế - xã hội phát triển tích cực nhưng còn chậm và manh mún...

Ông Nguyễn Đức Cầm, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Đạ Rsal đánh giá, từ khi thực hiện Chương trinh muc tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) thi Đạ Rsal đã có những thay đổi khá mạnh mẽ. Nhiều cách làm hay về kinh tế, tổ chức sản xuất đã thu hút sự quan tâm, đồng tinh ủng hộ của Nhân dân trong phong trào toàn dân xây dựng NTM.

Với nhiệm vu trọng tâm, trong Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, cấp ủy, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Đạ Rsal đã tích cực triển khai những nhiệm vu cu thể và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Đến cuối năm 2018, hộ nghèo của xã còn 187 hộ, chiếm tỷ lệ 5,25%, giảm 19,28% so với đầu nhiệm kỳ 2014 và giảm 1,42% so với năm 2018. Trong nhiều năm qua, Nhân dân trong toàn xã đã đóng góp 4,796 tỷ đồng và 4.579 ngày công lao động để xây dựng giao thông nông thôn... Chính quyền xã cũng triển khai thực hiện lồng ghép các chương trinh hỗ trợ sản xuất theo Nghị quyết 30a, Chương trinh 135, các dự án khuyến nông khác

với tổng kinh phí thực hiện là 9.244 triệu đồng, trong đó Nhân dân đối ứng 1.169 triệu đồng.

Từ thay đổi trong nông nghiệp, giá trị binh quân 1 ha đất đạt trên 100 triệu đồng/năm; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên 4.110 người, chiếm 90,2%, thu nhập binh quân đầu người 33 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ người dân tham BHYT đạt 87,1%; nhà ở dân cư đạt tiêu chuẩn Bộ Xây dựng 1.560 căn, chiếm 75,36%; có 5 trường học đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo Quy định của Bộ GDĐT và 2 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1; tỷ lệ hộ sử dung điện thường xuyên, an toàn chiếm 98,2%; về giao thông nông thôn, xã đã xây dựng 25 km đường nhựa,

20,5 km đường bê tông, 2 cầu sắt; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được đảm bảo và ổn định.

Điểm nhấn phong tràoĐiều đáng mừng là từ khi xã Đạ

Rsal hoàn thành xã nông thôn mới cuối năm 2017, tới nay diện mạo nông thôn tại xã tiếp tuc có bước thay đổi rõ nét hơn. Chúng tôi có dịp về đây vào trung tuần tháng 3/2019 và vui mừng ghi nhận diện mạo cơ sở hạ tầng các thôn, xóm hầu hết đã được bê tông hóa, tạo nên môi trường cảnh quan thông thoáng, xanh - sạch - đẹp.

Điển hinh như thôn Liên Hương, xã Đạ Rsal được coi là thôn xây dựng thành công mô hinh “Sáng - xanh - sạch - đẹp”, gắn với 3 không (không tệ nạn xã hội, không sinh con thứ 3, không có hộ nghèo) đi đầu của địa phương. Ông Võ Xuân Lộc, Trưởng thôn Liên Hương hồ hởi dẫn chúng tôi đi một vòng quanh thôn, nơi có những con đường bê tông uốn lượn quanh vườn cà phê xanh tốt, còn hai bên được trồng cây xanh thẳng tắp.

Theo đánh giá của UBND xã, chương trinh xây dựng NTM thực sự đã trở thành một phong trào lan tỏa đến người dân 7 thôn, trong đó điển hinh là thôn Liên Hương. Các chương trinh được đầu tư xây dựng từ các nguồn vốn đã giải quyết được nhu cầu thiết yếu của Nhân dân, đảm

bảo chất lượng và đưa vào sử dung có hiệu quả, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần đẩy lui công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương, dần rút ngắn được khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

Không thỏa mãn với những thành tích bước đầu đạt được, Đảng ủy xã Đạ Rsal nhin nhận khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương vẫn còn lớn. Đó không chỉ là việc giữ vững 19 tiêu chí mà làm thế nào để xây dựng kế hoạch duy tri và nâng cao chất lượng tiêu chí, đảm bảo đạt chuẩn và phát triển nông thôn bền vững, kiểu mẫu vẫn luôn là một thách thức phía trước. Trong đó, có những muc tiêu sát sườn nâng cao các tiêu chí NTM, như: Thu nhập binh quân đầu người phấn đấu đạt 35 triệu đồng vào năm 2020; thu NSNN trên địa bàn tăng binh quân hàng năm 5-10%; đến năm 2020 có 3/5 trường mầm non, tiểu học, THCS đạt chuẩn quốc gia; có trên 96% hộ gia đinh nông thôn được dung nước hợp vệ sinh, có trên 99% số hộ được sử dung điện; phấn đấu đến năm 2020 giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi còn 13,5%; tỷ lệ bảo hiểm toàn dân đạt trên 80%;... Chúng ta có quyền hy vọng, các cấp chính quyền, đoàn thể sẽ lấy đó làm động lực tiếp tuc đưa Đạ Rsal là xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu đầu tiên trong 62 huyện nghèo của cả nước.

CHÍNH THÀNH

Xã Đạ Rsal từng bước hướng tới nông thôn mới kiểu mẫu

Tỉ lệ trẻ em huyện Đam Rông tới trường ngày càng tăng cao. Ảnh: C.Thành

Một trong những thành công vượt bậc trong nhiệm kỳ đã qua của MTTQ VN huyện

Đam Rông chính là sự vận động, lồng ghép việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với nội dung Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

Việc triển khai học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã góp phần làm cho giá trị đạo đức được đề cao trong xã hội, tạo chuyển biến trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, tăng cường gắn bó, đoàn kết giữa Đảng, chính quyền, mặt trận và các tầng lớp Nhân dân trong huyện. Ông Nguyễn Quốc Hương - UVBTV Huyện ủy, Chủ tịch UB MTTQ VN, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Đam Rông cho biết: “Một trong những thành công lớn nhất của MTTQ huyện trong nhiệm kỳ vừa qua, chính là việc giúp đồng bào các dân tộc thiểu số của huyện có được sự thay đổi về mặt nhận thức, nỗ lực để thay đổi đói nghèo, không còn trông chờ và ỷ lại nhiều vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước”.

Minh chứng cho điều này, chính là việc MTTQ các cấp trong huyện đã tích cực, chủ động đề xuất với Huyện ủy, chính quyền xây dựng, bổ sung các cơ chế, chính sách, đảm bảo chăm lo nhiều hơn nữa cho đồng bào các dân tộc, tôn giáo.

Tăng cường gặp gỡ, tiếp xúc, động viên, biểu dương, khen thưởng và chú trọng phát huy vai trò người uy tín, tiêu biểu trong đồng bào dân tộc, tôn giáo tham gia xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Lắng nghe và kịp thời giải quyết nhiều đề xuất, nguyện vọng chính đáng của bà con đồng bào dân tộc, tôn giáo; vận động thực hiện “binh đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cung phát triển” trong đồng bào dân tộc và đường hướng sống “tốt đời, đẹp đạo” trong đồng bào tôn giáo.

UBMTTQ huyện và các cấp cơ sở đã bám sát địa bàn dân cư và hộ gia đinh để triển khai các phong trào, động viên người dân phát triển sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo và làm giàu bền vững, đồng thời vẫn giữ gin và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc minh, xây dựng nếp sống văn minh, bảo đảm an ninh trật tự và an toàn cho đời sống cộng đồng.

Là một huyện nghèo, đời sống dân cư còn thấp, ngoài việc có được sự

hỗ trợ từ nhiều chương trinh của Nhà nước, việc xây dựng các kế hoạch, chương trinh chăm lo, giúp đỡ cho người nghèo từ các nguồn lực của xã hội cũng được MTTQ VN huyện Đam Rông tích cực triển khai.

Tháng cao điểm “Vi người nghèo” từ 17/10 đến 18/11 hàng năm, thông qua MTTQ huyện đã thu hút được hàng chuc tỷ đồng, qua đó giúp đỡ

hữu hiệu kịp thời cho người nghèo, người yếu thế và vung đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.

Du vậy, ở huyện cửa ngõ phía bắc của Lâm Đồng vẫn còn nhiều khiếm khuyết, đó là đời sống của người dân vung đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn rất thấp; chất lượng giáo duc đào tạo, chăm sóc sức khỏe cho người dân còn chưa cao; tinh trạng

rác thải gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước, an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn còn nảy sinh nhiều lo ngại; tinh trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp; ý thức trách nhiệm, thái độ phuc vu Nhân dân, năng lực đội ngũ quản lý ở một số lĩnh vực còn nhiều hạn chế... Thực trạng trên đã gây ra không ít những băn khoăn, lo lắng trong Nhân dân, làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân, tạo kẽ hở để các thế lực thu địch lợi dung chống phá, chia rẽ khối đại đoàn kết, giảm lòng tin của người dân với Đảng, Nhà nước.

Những bất cập kể trên là thách thức không nhỏ với những người làm công tác mặt trận ở Đam Rông. Đồng thời cũng là vấn đề đặt ra để đánh giá năng lực, sự tận tâm, nhiệt huyết, trách nhiệm của MTTQ VN huyện Đam Rông trong nhiệm kỳ mới.

Có thể thấy, từ sự đoàn kết, chung tay của các tầng lớp dân cư Đam Rông, các dân tộc anh em đang sinh sống nơi đây cung giúp nhau phát triển, thay đổi đời sống, Đam Rông đang có được những thay đổi đáng ghi nhận. Đó là minh chứng rõ nét nhất cho câu chuyện bó đũa, tạo nên sức mạnh mà MTTQ huyện Đam Rông đã gây dựng nên trong nhiệm kỳ vừa qua. Hơn hết, đây cũng là điểm tựa để mảnh đất này có thêm nhiều hy vọng trong chặng đường phát triển của minh.

TUẤN LINH

ĐẠI HỘI MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM HUYỆN ĐAM RÔNG NHIỆM KỲ 2019 - 2024

Một nhiệm kỳ và câu chuyện bó đũaỞ Đam Rông, mỗi một ngày đi qua là một ngày mà cộng đồng 24 dân tộc anh em siết chặt hơn những cái nắm tay đoàn kết, gần nhau hơn để sát vai chung sức, chắt chiu hơn những cơ hội, nỗ lực hơn để thay đổi cuộc sống vốn dĩ còn rất nhiều khó khăn và gian truân ở chặng đường phía trước. Với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) huyện Đam Rông, một nhiệm kỳ đi qua cũng là chừng ấy thời gian đội ngũ lãnh đạo, những người làm công tác mặt trận ở cơ sở lắng lo và trăn trở đi tìm tiếng nói chung, tập hợp, kết nối và phát huy tối đa được sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, để xây dựng và thay đổi định kiến về một vùng đất nghèo đói và lạc hậu, tạo ra niềm tin và thật nhiều hy vọng về một Đam Rông tươi mới, đủ đầy hơn ở phía ngày mai.

Đam Rông ngày mới. Ảnh: T.L

5 THỨ BA 19 - 3 - 2019VĂN HÓA - XÃ HỘI

Ba năm qua, ngành Y tế Lâm Đồng đã chủ động triển khai các biện pháp nhằm xây dựng phong cách, thái độ văn minh, thân thiện, không có tiêu cực trong đội ngũ cán bộ y tế.

Trong đó đã tăng cường giáo duc y đức, quy chế ứng xử cho cán bộ y tế, nâng cao năng lực quản

lý bệnh viện, tăng cường cải cách thủ tuc hành chính, ứng dung công nghệ thông tin, thực hiện chăm sóc người bệnh toàn diện... nhằm tạo điều kiện tốt, thuận lợi để giúp người dân tiếp cận các dịch vu y tế, góp phần xây dựng hinh ảnh đẹp của người cán bộ y tế.

Nâng cao chất lượng hoạt động công vu với chuẩn mực ứng xử của cán bộ y tế nhằm muc tiêu xây dựng chính quyền thân thiện, phuc vu Nhân dân, trọng tâm thực hiện có hiệu quả mô hinh “Nu cười công sở” với phương châm 6 biết: “Biết chào - biết cười - biết lắng nghe - biết hướng dẫn - biết cảm ơn - biết xin lỗi”. Để làm được điều này, ngành Y tế tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng giao tiếp, văn hóa ứng xử cho cán bộ y tế trong các tinh huống giao tiếp với người bệnh, với thân nhân người bệnh, được triển khai bằng nhiều hinh thức trong cuộc họp, triển khai bằng văn bản, tổ chức các hội thi về quy tắc ứng xử, văn hóa giao tiếp. Từng khoa, phòng và các tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên tổ chức thảo luận đưa ra các biện pháp cu thể để khắc phuc hành vi ứng xử không tốt của nhân viên trong khoa, phòng với người bệnh như: thờ ơ, cáu gắt, hách dịch, cửa quyền, có biểu hiện gợi ý nhận tiền, quà, gây phiền hà cho người bệnh. Định kỳ khảo sát đánh giá sự hài lòng của người bệnh về thái độ phuc vu của cán bộ y tế theo Bộ tiêu chí chất lượng của Bộ Y tế.

Kết quả khảo sát đánh giá sự hài lòng của người bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh trong tỉnh qua các năm như sau: Tỉ lệ hài lòng chung của người bệnh nội trú là 88,6% (năm 2016); lên 90% (năm 2017) và 90,7% (năm 2018). Tỉ lệ hài lòng của người bệnh ngoại trú là 83,7% (năm 2016); lên 85% (năm 2017) và 89,9% (năm 2018). Tỉ lệ hài lòng của người bệnh đối với nhân viên y tế là 78,8% (năm 2016), lên 80% (năm 2017) và 81,9% (năm 2018). Các chỉ số hài lòng đã được cải thiện tăng lên đáng kể, mỗi cán bộ y tế phuc vu bệnh nhân được quán triệt thực hiện khẩu hiệu: “Bệnh nhân đến đón tiếp niềm nở, bệnh nhân ở chăm sóc tận tinh, bệnh nhân về dặn dò chu đáo”. Các đơn vị y tế xây dựng những biện pháp cu thể phu hợp với điều kiện thực tế của đơn vị để khắc phuc những hành vi ứng xử không tốt của từng cán bộ y tế trong khoa phòng, tạo mối quan hệ thân thiện với người bệnh và thân nhân người bệnh.

Đường dây nóng cũng là một

kênh phản ánh đánh giá mức độ hài lòng của người bệnh đối với chất lượng phuc vu và chất lượng dịch vu khám chữa bệnh. Toàn ngành đã thiết lập triển khai hệ thống số điện thoại đường dây nóng được Bộ Y tế cấp, công khai một số điện thoại duy nhất của Bộ Y tế tại tất cả cơ sở khám chữa bệnh (1900-9095). Ngoài ra, số điện thoại đường dây nóng của Sở Y tế và số điện thoại của Giám đốc đơn vị được công khai tại nơi đón tiếp người bệnh, khoa khám bệnh, khoa cấp cứu, các khoa điều trị, cận lâm sàng, các phòng chức năng có liên quan và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Các kênh đường dây nóng mở 24/24 giờ để tiếp nhận, tiếp thu, xử lý kịp thời ý kiến, kiến nghị, phản ánh của người dân nhằm kịp thời giải quyết những tinh huống cấp cứu khẩn cấp, bảo đảm chất lượng dịch vu khám chữa bệnh và đáp ứng sự hài lòng của người bệnh, nắm bắt được những vấn đề cần xử lý và cải tiến quy trinh trong

việc cung cấp dịch vu khám chữa bệnh, nâng cao niềm tin của người dân đối với ngành Y tế.

Từ năm 2016 - 2018, ngành Y tế Lâm Đồng tiếp nhận 396 cuộc gọi phản ánh của người dân qua đường dây nóng, cu thể phản ánh đúng phạm vi tiếp nhận là 379 cuộc, tập trung vào các nội dung: về quy trinh chuyên môn 145 cuộc, cơ sở vật chất 85 cuộc, khen ngợi 9 cuộc, an ninh trật tự bệnh viện 6 cuộc, còn lại là phản ánh khác. Kết quả phản ánh được xử lý: cải tiến quy trinh chữa bệnh 20 trường hợp, khen thưởng cán bộ, nhân viên y tế 6 trường hợp, xử lý cắt thi đua đối với 38 trường hợp, khiển trách 2 trường hợp và xử lý khác 318 trường hợp cán bộ, nhân viên y tế.

Qua hòm thư góp ý, 3 năm qua, toàn ngành Y tế tỉnh đã tiếp nhận 236 thư từ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, trong đó: có 147 thư khen ngợi và cảm ơn cán bộ, nhân viên y tế; có 89 thư phản ánh tinh thần thái độ phuc vu và góp ý về cơ sở vật chất, trang thiết bị.

AN NHIÊN

Xây dựng phong cách, thái độ văn minh, thân thiện, không có tiêu cựctrong đội ngũ cán bộ y tế

Bệnh viện Y học cổ truyền Phạm Ngọc Thạch Lâm Đồng là đơn vị có tỉ lệ hài lòng của người bệnh cao. Ảnh: A.N

Ngày hội hiến máu tình nguyện “Giọt hồng tặng mẹ”Tại Điểm hiến máu cố định tỉnh

Lâm Đồng, Số 1, Hoàng Diệu, Phường 5, TP Đà Lạt, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp với Hội Chữ thập đỏ thành phố Đà Lạt tổ chức Ngày hội hiến máu tinh nguyện “Giọt hồng tặng mẹ”. Ngày hội thu hút sự tham gia của gần 100 cán bộ, công chức, viên chức lao động thuộc các cơ quan, đơn vị và Nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Lạt. Kết quả, ban tổ chức đã thu được 65 đơn vị máu. Số lượng máu này sẽ được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng để cứu chữa bệnh

nhân đang cần máu.Được biết, Điểm hiến máu cố

định tỉnh Lâm Đồng đi vào hoạt động từ tháng 2 năm 2019. Theo kế hoạch, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Hội Chữ thập đỏ thành phố Đà Lạt tổ chức vận động cán bộ, công chức, viên chức lao động tham gia Ngày hội hiến máu tinh nguyện vào ngày 14 hàng tháng tại Điểm hiến máu cố định, nhằm kịp thời cung cấp lượng máu cần thiết phuc vu nhu cầu cấp cứu điều trị bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng.

ĐAM TRỌNG Ngày hội hiến máu tình nguyện tại Điểm hiến máu cố định tỉnh Lâm Đồng.

Nhiều hình thứctriển khai xây dựngxã hội học tập

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 281 và

UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong

trào học tập suốt đời trong gia đinh, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”, nhiều tổ chức, cơ quan, đơn

vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã triển khai xây dựng xã hội học

tập (XHHT) theo nhiều hinh thức. Điển hinh như Hội Liên hiệp Phu nữ triển khai nhiệm vu phối hợp, lồng ghép tuyên truyền xây dựng XHHT trong phong trào “Phu nữ

tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đinh hạnh phúc” và Cuộc vận động “Xây dựng gia đinh 5 không, 3 sạch”. Hội Nông dân tổ chức tập huấn khoa học kỹ

thuật giúp hội viên áp dung tiến bộ khoa học vào sản xuất. Liên

đoàn Lao động tỉnh gắn triển khai thực hiện các hoạt động học tập

suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp, tổ chức các

lớp học nghề và giới thiệu hàng ngàn lao động có việc làm. Đoàn

TNCS HCM nâng cao chất lượng hoạt động của các quỹ khuyến học, khuyến tài nhằm động viên, khuyến

khích thanh thiếu nhi học tập suốt đời góp phần xây dựng XHHT, tạo nguồn nhân lực cao cho đất nước...

TUẤN HƯƠNG

THƯ VIỆN LÂM ĐỒNG:Trưng bày sáchchuyên đề Hạnh phúc

Nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3, Thư viện Lâm Đồng đã tổ chức trưng bày sách chuyên đề

Hạnh phúc nhằm giới thiệu đến bạn đọc hơn 60 đầu sách về chủ đề này.

Đó là những trang viết về niềm hạnh phúc, con đường đi tim hạnh phúc, sống làm sao cho hạnh phúc

của nhiều học giả, danh nhân nổi tiếng trong nước và thế giới. Có thể kể những cuốn sách: Tuyển tập “Thư cha mẹ gửi con cái”,

Alain nói về hạnh phúc, 100 việc nên làm trước tuổi 20 (Cô gái 20 tuổi cần làm gi để có cuộc sống hạnh phúc), Mua đông của tinh yêu thương không bao giờ lạnh

lẽo, Gia đinh và những tinh huống giáo duc trong gia đinh, Lòng yêu

thương chân thật, Tinh yêu thương của mẹ không bao giờ vơi cạn, Hạt

giống yêu thương, Học cách yêu thương, Hãy để yêu thương lên

tiếng, Nhật ký viết riêng cho con, Lựa chọn hạnh phúc - chia khóa để vui sống, Bức thông điệp yêu

thương thầm lặng, Sống đơn giản để thành công và hạnh phúc, Gia

đinh yêu thương...Những trang sách hay đã cho

người đọc thấy rằng hạnh phúc chính là muc tiêu lớn nhất của một

đời người, của cộng đồng xã hội và chỉ có lòng nhân ái, yêu thương,

chia sẻ giữa người với người mới mang đến niềm hạnh phúc. Đọc

sách để học cách sống hạnh phúc và mang niềm hạnh phúc đến cho

mọi người.Trưng bày diễn ra từ nay đến hết

tháng 3/2019. QUỲNH UYỂN

6 THỨ BA 19 - 3 - 2019 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Những kết quả khả quanHuyện Lâm Hà là một trong số

những địa phương được đánh giá làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với các doanh nghiệp XKLĐ trong tư vấn, tuyển dụng lao động xuất khẩu trên địa bàn. Bà Nguyễn Thị Năm - Phó Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Lâm Hà cho biết, xác định công tác XKLĐ là một trong những giải pháp quan trọng trong quá trình thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững của huyện, vì vậy, những năm qua, Phòng Lao động luôn chủ động tham mưu cho UBND huyện nhiều giải pháp để chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, các hội, đoàn thể huyện và UBND các xã, thị trấn phối hợp triển khai tuyên truyền đẩy mạnh XKLĐ nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho bản thân và gia đình người lao động tại địa phương.

Trong năm 2018, Phòng đã tổ chức được 2 đợt với 6 hội nghị tư vấn việc làm - XKLĐ tại 3 cụm dân cư cho 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện và tại các hội nghị đã thu hút trên 400 người là cán bộ LĐTBXH, Trưởng các thôn, tổ dân phố, hội viên, đoàn viên thanh niên, phụ huynh và người lao động tham gia. Ngoài ra, Phòng còn phối hợp với Công ty XKLĐ Thăng Long tổ chức được 9 hội thảo tư vấn trực tiếp tại các thôn đặc biệt khó khăn của huyện thu hút trên 200 lượt người tham gia. Mặt khác, lồng ghép chương trình truyền thông giảm nghèo của huyện, Phòng đã phối hợp với Công ty XKLĐ Thăng Long tổ chức tuyên truyền XKLĐ cho trên 500 người thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện… Nhờ đó, trong năm 2018, toàn huyện đã có 94 lao động (kế hoạch là 70 người, đạt 134% kế hoạch), xuất khẩu đi làm việc ở nước ngoài, chủ yếu là các thị trường: Nhật Bản, Hàn Quốc, Ả Rập Xê Út, du học Nhật Bản, Đà Loan.

Anh Hồ Ngọc Phong Hải - Phó Bí thư Tỉnh Đoàn cho biết, hỗ trợ thanh

Xuất khẩu lao động - cơ hội và thách thức

niên lập nghiệp, trong đó, hỗ trợ XKLĐ là biện pháp hiệu quả nhằm giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, tạo thu nhập, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng nguồn thu nhập ngoại tệ và góp phần mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương. Vì vậy, trong năm qua, Ban Thường vụ Huyện Đoàn đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác XKLĐ cho thanh niên và cũng đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Cụ thể, Tỉnh Đoàn đã thường xuyên cập nhật và tuyên truyền các chủ trương, chính sách và thông tin các chương trình việc làm, XKLĐ trên các kênh thông tin của Đoàn Thanh niên như Website, fanpage, tài liệu sinh hoạt Đoàn - Hội, các chương trình tư vấn hướng nghiệp tại các đơn vị trường học được tổ chức thường xuyên. Qua đó, nhiều bạn ĐVTN, học sinh đã nắm bắt kịp thời các thông tin về thị trường lao động và các chính sách XKLĐ. Ngoài tuyên truyền tại các điểm trường, các đơn vị còn chủ động phối hợp với hội đoàn thể tuyên truyền lồng ghép vào các câu lạc bộ, sinh hoạt nhóm… góp phần tạo hiệu ứng tích cực.

Trong năm 2018, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã tổ chức thành công Ngày hội khởi nghiệp và việc làm với sự tham gia của hơn 4.000 ĐVTN. Qua ngày hội, nhiều ĐVTN đã được giới thiệu việc làm cụ thể và cũng có nhiều bạn có đủ điều kiện đăng ký tham gia XKLĐ. Bên cạnh đó, các huyện, thành đoàn trong tỉnh đã chủ động và thường xuyên phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, Giới thiệu việc làm thanh niên tổ chức hội nghị tư vấn việc làm, XKLĐ sang các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Song song với đó, Tỉnh Đoàn còn chỉ đạo các cơ sở đoàn kiện toàn và củng cố đội ngũ chuyên trách làm công tác XKLĐ cấp cơ sở; tham mưu cải cách các thủ tục hành chính liên quan đến việc hỗ trợ thanh niên học nghề, giáo dục định hướng, vay vốn đi XKLĐ; liên kết với các doanh nghiệp tổ chức giáo dục định

Ông Lê Minh Trường (Giám đốc Chi nhánh phía Nam Công ty Cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD): “Thế mạnh thị trường Nhật Bản”.

Công ty chúng tôi đã tiếp cận với địa bàn Lâm Đồng 15 năm nay và chuyên đào tạo và cung ứng nguồn lao động cho thị trường Nhật Bản. Trong năm 2018, tổng số lao động xuất cảnh thuộc địa bàn Lâm Đồng là 24 người, chiếm 12% trong số lao động xuất cảnh chi nhánh phía Nam của công ty, với các ngành nghề như: đúc, hàn, gia công kim loại, may vải bạt… Phần lớn lao động ý thức rõ và tìm hiểu kỹ việc XKLĐ tại thị trường Nhật Bản. Đối với nguồn lao động tại tỉnh Lâm Đồng, khả năng đào tạo tiếng Nhật và tay nghề cũng khá tốt, tạo nên sự uy tín đối với khách hàng. Công ty chúng tôi cũng mong muốn các ngành chức năng của tỉnh tăng cường các biện pháp tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về các chính sách XKLĐ, giúp cho người dân nâng cao nhận thức, nắm rõ các thông tin về XKLĐ; đào tạo giáo dục, định hướng cho NLĐ kỹ càng trước khi XKLĐ nhằm ngăn ngừa các hành vi vi phạm của người lao động.

Đại diện Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh: “Mở rộng đối tượng cho vay”.

Hiện, đối tượng cho vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh gồm hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, thân nhân của người có công với cách mạng, lao động thuộc gia đình bị thu hồi đất. Riêng đối với các huyện nghèo thì tất cả người lao động tại đây đều được vay vốn đi XKLĐ. Mức cho vay hiện tại là 100% chi phí đi XKLĐ và có chia ra, từ 50 triệu đồng trở xuống thì không phải bảo đảm tài sản, trên 50 triệu đồng thì phải bảo đảm tài sản; lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay hộ ng-hèo, hiện tại là 0,55%/tháng, với thời gian cho vay tối đa bằng thời gian đi lao động ở nước ngoài. Riêng trong năm 2019 này, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về sử dụng nguồn ngân sách địa phương để cho vay một số đối tượng, ngoài số đối tượng của Trung ương quy định đi XKLĐ. Cụ thể: Người lao động có hộ khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh được tuyển dụng đi lao động ở nước ngoài được vay vốn tại Ngân hàng CSXH từ nguồn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH. Mức cho vay, thời hạn cho vay, điều kiện và các thủ tục thực hiện theo quy định của NHCSXH Trung ương. Hiện tại, NHCSXH tỉnh phối hợp cùng Sở LĐTBXH, Sở Tài chính đã hoàn thiện dự thảo và trình qua UBND tỉnh để ban hành trong thời gian sớm nhất.

Xuât khâu lao đông (XKLĐ) góp phần giai quyêt viêc lam, tăng thu nhâp cho ngươi lao đông, nhât la lao đông tại khu vực nông thôn. Những năm gần đây, mặc dù kêt qua công tác xuât khâu lao đông trên địa ban tỉnh Lâm Đồng đã có những chuyển biên tích cực song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng nguồn nhân lực của tỉnh.

Người lao động được tư vấn khi tham gia phiên giao dịch việc làm.

hướng và ngoại ngữ tại Trung tâm theo quy định; huy động vốn ngân sách nhà nước phục vụ cho người lao động vay vốn và bảo lãnh đặt cọc cho người lao động…

Theo ông Bùi Quang Sơn - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2018, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tích cực tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kịp thời các chủ trương, chính sách hỗ trợ XKLĐ. Đồng thời, phối hợp với các ngành, địa phương, các doanh nghiệp XKLĐ triển khai đồng bộ các giải pháp tuyên truyền, tư vấn tuyển dụng từ tỉnh đến cơ sở. Nhờ đó, công tác XKLĐ trên địa bàn tỉnh đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Việc kiểm tra, giám sát hoạt động tư vấn, tuyển dụng lao động các huyện, thành phố được thực hiện thường xuyên, kịp thời phát hiện, can thiệp, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân có hành vi cố ý vi phạm quy định của Nhà nước về xuất khẩu lao động.

Kết thúc năm 2018, tổng số lao động xuất cảnh trên địa bàn tỉnh là 650 người, đạt 108% kế hoạch năm. Trong đó, tập trung vào các thị trường Nhật Bản: 472 người (chiếm 72%), Hàn Quốc 25 người, Đài Loan 46 người, Trung Đông 62 người, hợp đồng lao động cá nhân 22 người, thị trường khác 23 người…

Cũng trong năm 2018, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức được 6 lớp đào tạo nghề, ngoại ngữ cho 163 người lao động có nguyện vọng đi xuất khẩu lao động, hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu lao động do UBND tỉnh giao.

Còn đó những khó khănCông tác giải quyết việc làm

nói chung, XKLĐ nói riêng tuy đạt được kết quả tích cực, song số lao động của tỉnh đi XKLĐ còn ít,

trong khi số lao động chưa có việc làm, việc làm không ổn định, kể cả lao động đã được đào tạo còn rất nhiều. Tại Hội nghị Tổng kết công tác XKLĐ năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 mới đây do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức, có nhiều nguyên nhân được đưa ra, đó là do cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa thật sự quan tâm, chưa coi công tác XKLĐ như một giải pháp quan trọng để giảm nghèo bền vững, tạo việc làm và tăng thu nhập.

Thêm một nguyên nhân nữa đó là do người lao động có tâm lý ngại đi xa gia đình, hạn chế về trình độ học vấn, tay nghề và tác phong công nghiệp; đa số lao động ở vùng nông thôn nên khó khăn về tài chính, việc tiếp cận thông tin về thị trường lao động còn hạn chế. Việc chủ động học tiếng nước ngoài và học để nâng cao kỹ năng nghề chưa được quan tâm chuẩn bị, do đó gặp khó khăn khi đăng ký tham dự các kỳ thi lựa chọn lao động đi làm việc ở các nước có việc làm ổn định và thu nhập khá. Một số thị trường nước ngoài không đòi hỏi cao về chất lượng lao động, chi phí phù hợp với điều kiện của lao động tỉnh, nhưng mức lương thấp. Trong khi các thị trường có việc làm ổn định và thu nhập khá như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... nhưng đòi hỏi cao về chất lượng lao động và chi phí, số lượng tiếp nhận thấp nên người lao động của tỉnh tiếp cận còn ít. Ngoài ra, có một bộ phận lao động muốn có việc làm ngay để có tiền chứ không nghĩ đến việc đi làm việc ở nước ngoài để có thu nhập cao, thay đổi cuộc sống, hoặc chỉ muốn

hưởng thụ, không muốn lao động. Một số trường hợp khi nghe địa phương tích cực vận động thì đăng ký tham gia, nhưng nửa chừng ngại khó lại bỏ cuộc, thậm chí có trường hợp học tập được vài tháng lại bỏ về địa phương. Mặt khác, một số doanh nghiệp có đăng ký tuyển dụng nhưng lại ít phối hợp với địa phương tuyển dụng ở cơ sở. Đặc biệt, có một số trường hợp lao động đã hết hạn hợp đồng vẫn ở lại cư trú, làm việc bất hợp pháp trên nước bạn; một số thực tập sinh bỏ trốn khỏi nơi làm việc ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh người lao động tỉnh Lâm Đồng…

Có thể nói, thông qua XKLĐ không chỉ góp phần tích cực vào giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống mà còn từng bước hình thành đội ngũ lao động có tay nghề, hòa nhập thị trường lao động. Vì vậy, cần quan tâm đến vấn đề đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn lao động như: Đẩy mạnh việc phân luồng học sinh phổ thông gắn với nâng cao chất lượng đào tạo nghề, gắn đào tạo nghề với giới thiệu việc làm và sử dụng lao động, tạo nguồn cho XKLĐ. Tạo điều kiện thuận lợi cho các tập đoàn, doanh nghiệp đến tuyên truyền, tuyển chọn lao động đi xuất khẩu. Đối với bản thân người lao động muốn nâng cao cơ hội việc làm phải chủ động học hỏi, mở rộng kiến thức, phát huy sự sáng tạo, thay đổi tư duy khoa học, trau dồi ngoại ngữ và không ngừng nỗ lực vươn lên trong mọi hoàn cảnh. Xây dựng tác phong lao động chuyên nghiệp, có tính kỷ luật cao và nâng cao đạo đức nghề nghiệp...

THY VŨ

7 THỨ BA 19 - 3 - 2019TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

THÔNG BÁO MỜI THẦU CUNG CẤP DỊCH VỤ VỆ SINH VÁCH KÍNH,

MÁI NHÀ GA - CẢNG HÀNG KHÔNG LIÊN KHƯƠNGCảng Hàng không Liên Khương - CN TCT Cảng Hàng không Việt Nam - CTCP

tổ chức chào hàng rộng rãi gói thầu “Cung cấp dịch vụ vệ sinh vách kính, mái nhà ga - Cảng Hàng không Liên Khương”, theo thời gian và địa điểm sau:

- Phát hành hồ sơ thông báo mời chào giá: từ 08h00 ngày 18/03/2019 đến 16h30 giờ ngày 20/03/2019

- Địa điểm phát hành hồ sơ: Văn phòng - Cảng Hàng không Liên KhươngQuốc lộ 20 - Thị trấn Liên Nghĩa - Huyện Đức Trọng - Tỉnh Lâm Đồng.Tel: 02633 843802 Fax: 02633 843500- Chỉ dẫn đối với nhà thầu:Hình thức đấu thầu: Chào hàng rộng rãi.Thời gian tiếp nhận hồ sơ chào giá: từ 08h00 ngày 19/03/2019 đến 16h30 ngày

22/03/2019.Thời điểm mở thầu: 09h00 ngày 23/03/2019.Thời gian thực hiện hợp đồng: 30 ngày.

Chật vật vì thiếu nước sinh hoạtKỳ cuối: Lo ngại chất lượng nguồn nước

Nỗi lo thương trưcTại nhiều địa phương, ngoài tình

trạng khan hiếm, thiếu nước sinh hoạt thì nhiều người dân đang phải sử dụng nguồn nước bị nhiễm phèn, asen cao. Nhiều nơi, nguồn nước còn đổi màu bốc mùi tanh hôi nhưng người dân cũng phải sử dụng. Một số xã của huyện Bảo Lâm như Lộc Lâm, Lộc Bắc, Lộc Bảo thì phần lớn các giếng khoan đang “đắp chiếu” là do bị nhiễm phèn. Bà Ka M’Ho, ngụ tại Thôn 2, xã Lộc Lâm, phản ánh: “Lúc giếng mới khoan, bà con chúng tôi rất vui mừng và phấn khởi. Tuy nhiên, sau vài tháng sử dụng thì từ tay chân đến các dụng cụ lấy nước của bà con đều bị vàng khè. Không những vậy, nước còn có mùi khó chịu, tắm rửa thì ngứa ngáy nên bà con bỏ không dám sử dụng nữa, đã bỏ hoang hơn 2 năm nay”.

Bên cạnh nước giếng bị nhiễm phèn nặng thì nguồn nước suối Đạ Kơi (Thôn 1, xã Lộc Lâm) cung cấp nước tự chảy cho bà con sử dụng cũng ngày càng bị ô nhiễm. Ông Nguyễn Đình Bình, Chủ tịch UBND xã Lộc Lâm, cho hay: “Hiện tại đập ngăn nước tự chảy ở suối Đạ Kơi nằm ngay khu vực rừng trồng. Do vậy, khi bà con đốt dọn thực bì khiến tro bụi và đất trôi xuống suối làm nguồn nước bị ô nhiễm. Còn đối với giếng đào của một số gia đình có lúc nước đổi màu chẳng khác gì xăng 92 và còn kèm theo mùi tanh hôi nên bà con không ai dám sử dụng để ăn uống. Dù chưa thể khẳng định nguồn nước gây ra bệnh tật cụ thể thế nào nhưng đó là nỗi lo thường trực của bà con”.

Đối với xã Tân Thượng (huyện Di Linh), dù người dân không bị thiếu nước đến mức nghiêm trọng như xã Lộc Lâm (huyện Bảo Lâm) nhưng chất lượng nguồn nước có đảm bảo hay không thì vẫn chưa có câu trả lời. Ông K’Brồi - Chủ tịch UBND xã Tân Thượng, cho biết: “Theo thống kê đến hiện tại, nguồn nước sinh hoạt vẫn đáp ứng đủ cho khoảng 70% hộ dân sử dụng.

Cùng với tình trạng thiêu nước trong mùa khô đang xay ra trên diên rông, thì nguồn nước không đam bao chât lương do bị nhiễm phèn, asen… cũng la nỗi lo thương trực của ngươi dân nhiều địa phương. Trong khi đó, viêc lây mẫu kiểm tra chât lương chưa đươc cơ quan chức năng chú trọng đúng mức.

Tuy nhiên, dù nhiều giếng nước có biểu hiện không tốt nhưng từ trước đến nay chưa được lấy mẫu kiểm tra chất lượng. Vì thế, bà con thì cứ việc sử dụng, còn nguồn nước có đảm bảo chất lượng hay không thì rất khó trả lời”. Trong khi đó, theo ông K’Bân, Phó Chủ tịch UBND xã Gia Bắc (huyện Di Linh) thì hiện tại hầu hết giếng khoan công cộng và giếng đào của người dân trên địa bàn chỉ để sử dụng tắm giặt, tưới cây là chính. Còn nước ăn uống thì sử dụng nước tự chảy. “Bà con không dám sử dụng nước giếng khoan để ăn uống vì nước bị nhiễm phèn và asen quá nặng” - ông K’Bân lo lắng.

Tăng cương nguôn nươc hơp vê sinh Tại huyện Đạ Huoai, người dân

thị trấn Mađaguôi đang sử dụng nguồn nước do Nhà máy nước Đạ Huoai cung cấp. Tuy nhiên, nguồn nước mà bà con đang sử dụng cũng thường xuyên bị đổi màu, kèm theo mùi tanh hôi khó chịu. Ông Nguyễn Trường Vinh, ngụ tại thị trấn Mađaguôi, phản ánh: “Người dân chúng tôi sử dụng nguồn nước máy do Nhà máy nước Đạ Huoai cung cấp từ năm 2015 đến nay. Ban đầu, nước trong và chất lượng tốt nhưng hơn nửa năm nay, nước liên tục chuyển màu vàng y như “trà đá” và kèm theo mùi tanh hôi rất khó chịu. Thấy nguồn nước không đảm bảo chất lượng, chúng tôi nhiều lần phản ánh lên chính quyền địa phương và Nhà máy nước Đạ Huoai. Một tháng qua, nước có phần được cải thiện và trong hơn, nhưng mùi tanh hôi thì thường xuyên vẫn xuất hiện”.

Trong khi đó, tại huyện Đạ Tẻh, nhất là tại các xã An Nhơn, Hương Lâm, Đạ Lây và Quảng Trị, vào mùa khô hầu hết nguồn nước giếng đào đều bị cạn kiệt, nước giếng khoan thì hầu như bị nhiễm phèn và asen. Ông Nguyễn Thanh Quang, Chủ tịch UBND xã Đạ Lây, cho biết: “Để ứng phó với tình hình hạn hán

ngày càng nghiêm trọng, những năm qua, người dân địa phương đã đầu tư khoan rất nhiều giếng để chủ động nước tưới và sinh hoạt. Theo thống kê, toàn xã có hơn 260 giếng khoan nhưng do nguồn nước bị nhiễm phèn và asen quá cao nên muốn dùng để ăn uống thì người dân phải đầu tư thêm hệ thống lọc hoặc sử dụng nước giếng đào. Tại UBND xã cũng đã đầu tư giếng khoan và hệ thống lọc nước để cấp nước cho bà con sử dụng. Hiện tại, mỗi ngày có rất đông bà con tập trung đến giếng khoan của xã chở nước về sinh hoạt”.

Trước thực trạng chất lượng nguồn nước không đảm bảo, huyện Đạ Tẻh đã triển khai Dự án xử lý nước nhiễm phèn và asen cho người dân trên diện rộng. Đến nay, Dự án đã hỗ trợ cho đông đảo người dân

Người dân chơ nươc ơ hệ thông cấp nươc tai UBND xã Đa Lây (huyện Đa Tẻh) về sinh hoat. Người dân thôn Tôn K’Long (xã Đa Pal, huyện Đa Tẻh) tân dung nguôn nươc suôi đê sư dung.

địa phương lắp đặt hệ thống xử lý nước. Đây là hệ thống lọc nước hoạt động rất đơn giản với kinh phí đầu tư khá thấp để xử lý phèn và asen. Mỗi hệ thống có thể lọc 1,5 m3 nước/ngày, cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng của các hộ dân.

Tương tự, huyện Cát Tiên cũng là địa phương có nguồn nước ngầm bị nhiễm phèn và asen nặng. Theo UBND huyện Cát Tiên, thời gian qua, huyện đã trích kinh phí để lấy 7 mẫu nước sinh hoạt trong dân đưa đi kiểm định chất lượng tại TP Hồ Chí Minh. Các mẫu nước này đều không đạt chất lượng theo các tiêu chí mà Bộ Y tế quy định. Các mẫu nước đều có hàm lượng sắt, asen cao hơn mức cho phép và đều bị nhiễm khuẩn. UBND huyện Cát Tiên đã xin chủ trương đầu tư 2 nhà máy nước để cung cấp nguồn nước cho người dân sử dụng. Ông Bùi Văn Hùng, Chủ tịch UBND huyện Cát Tiên, cho biết: “Đến hiện tại, cả nhà máy nước thị trấn Cát Tiên và Nhà máy nước Ghềnh Đá (thị trấn

Phước Cát) đều đã hoạt động cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho người dân. Tuy nhiên, Nhà máy nước Cát Tiên với công suất thiết kế cung cấp 3.000 m3/ngày đêm thì mới chỉ hoạt động được 1/3 công suất do thiếu vốn khoảng 4,8 tỷ đồng để đầu tư trang thiết bị. Trong khi đó, do một số vướng mắc, Nhà máy nước Ghềnh Đá cũng chỉ mới cung cấp nguồn nước cho khoảng 500 hộ dân trên địa bàn. Vì vậy, thời điểm hiện nay về cơ bản người dân địa phương đang sử dụng nguồn nước giếng khoan, giếng đào để sinh hoạt. Do đó, trong mùa khô năm nay, toàn huyện đang có khoảng 1.000 hộ dân có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt”.

Để giúp người dân các địa phương có nguồn nước sinh hoạt đảm bảo chất lượng thì việc kiểm tra chất lượng nguồn nước, hỗ trợ để người dân đầu tư các hệ thống xử lý nước đảm bảo chất lượng theo quy định để đảm bảo cuộc sống đang là điều cấp thiết hiện nay.

KHÁNH PHÚC - HỮU SANG

8 THỨ BA 19 - 3 - 2019

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP: PHAÏM SÔN DUÕNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT) ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Biển số Nhãn hiệu Số khung Số máy Màu sơn

37F8-3707 DEAHAN DGF-0720883 DGE100-0720883 ĐỎ

49S5-9704 HONGDA MX100*99200677 HD1P50FMG-3*99800677 ĐEN

49-783-Q3 HONDA Không có 02618K CAM

78M8-9541 VICTORY RMHWCHEUM5T000239 VTTHTJL1P52FMH-A04396 XANH

49V6-1339 WANHAI VTTJUP52FMHC002096 RRKWCHWUM5X002096 XANH

49H1-063.58 HONDA RLHJC239CY000312 JC52E-5002720 TRẮNG

49H1-114.97 T&T MOTOR VTT68JL1P52FMH005236 RRKWCH5UMXN005236 NÂU TRẮNG

60S8-8708 FUSIN VDTDCH014DT357348 VDTS152FMH357348 ĐEN XÁM49FB-0443 HONDA C50E-1228464 C50-1230025 XANH49M2-4424 SAMWEI RRTVCHPCX61003851 VTMFA152AFMHA004193 ĐỎ ĐEN76-627-HC Không xác định Tẩy xóa Tẩy xoá ĐEN49M1-5899 HONDA Không có Không có TRẮNG ĐEN49-417-QE HONDA C50V412623 Không có XANH38N5-5387 YAMAHA Không có VFL1P52FMH-3*70300753* ĐỎ ĐEN

Không xác định HONDA C100M-0248311 C100ME-0248311 NÂU49V5-5098 WANHAI RRKWCHWUM5X002020 VTTJL1P52FMH-G002020 TRẮNG

60V9-7350 YAMAHA RLCM5WPA06Y008958 5WPA-008958 XANH TRẮNG

49T2-8999 LIFAN LHYA110*3303351* 1P53FMH*10428167* XANH76S7-0067 LONGCIN WE110CO*010CO*01020036* LC150FMG*01615636* NÂU

99S1-5350 HD-MALAI RRKWCH2UM8XP02523 VTT46JL1P52FMH002523 XANH49T7-7268 MAJESTY VTTDCG023TT*084007* VTT1P50FMG*084007* NÂU

Không Không xác định VHTPCG012HT*014220* VPJL1P50FMG*034201* XANH

49T9-1253 YAMAHA RLCN5VD104Y041597 5VD1-41597 XÁM XANHKhông HONDA Không có Không có NÂU53X9-7621 LIFAN NJ100*10566217* 1P50FMG*10565896* NÂU49V6-6542 UMV VNADCG034NA500038 VUMYG150FMG002038 NÂU52N5-7626 FERROLI FPCK0*10312565* 1853FMH*10312565* XANH49S8-5431 LIFAN WE0001594 HD1P50FMH*Y0166756* XANH

49V5-4871 DYOR RRSWCH5RS51-000556 RRSD0152FMH0000556 ĐỎ

49T1-6711 Không xác định BS100*01400441 LC152FMH*01799440* XANH

49V1-9373 WAVINA VAVDCHDG4AV000386 VHLFM152FMH000386 ĐỎ49N9-4713 Không xác định VZS152FMH*251460* VCH5MV61251460 ĐEN17H3-5691 LISOHAKA VLKPCH022LK*024832* VLKZS1P50FMH*00024832* ĐỎ VÀNG50BC-3979 HONDA C50-3370224 C50E-3370227 XANH77M6-8040 ZONGSHEN VHLPCG0022H017492 150FMG*32128361 ĐỎKhông HONDA RLHHC08022I008149 HC08E-0008451 XANH49V7-1028 ZALUKA RRKWCH2UM5X012586 VTTJL1P52FMH-1012586 XANH ĐEN49V7-8114 RIVER VHTDCG0A5UM000754 VTTHJL1T50FMG-B00634 NÂU49T7-6051 ORIENTAL VPDDCG013PD011953 VPDOR150FMG*00011953* NÂU

49K1-150.55 LONSIN ZY100*00050072264* LC150FMG*00572264* NÂU

49T4-0166 FASHION VTLWCH032TL-004257 ZS152FMH*82B03523* ĐỎ

49T2-4755 LONCIN VDPPCH0011P031100 VTP1P52FMH0131100 XANH49N2-0929 LIFAN Không có Không có ĐỎ43S2-5966 DAMSAN VHHDCG094UM089143 VHHJL152FMH00089143 XANH LIFAN Không có Không có ĐỎ

49V8-4226 YAMAHA RLCM5WPE06Y003252 5WTE-003252 ĐEN

83PT-053.59 FUSIN RRRDCBIRRBD862995 VDTFF1P39FMB862995 Đỏ đen60S8-6521 MIKADO VTTDCG0V4TT*001423* VTTJL1P50FMG-N00423 NÂU

49T2-0594 Không xác định LLCNXN3B702143480 LC152FMH*02143480 XANH

52T6-0325 YAMAHA RLCM5WP906Y012786 5WP9-012786 TRẮNG ĐỎ

49-699-QE HONDA C50-6050171 16523K XANH60H6-7094 HONGDA *00031461* 152FM*00030003* XANH54K2-0406 LONCIN DY110P00090471 VTT1P50FMG*322453* TRẮNG

76X5-4600 DAMSAN RMSWCHAHG7H01G726 Không có XANH

61T1-0522 HONDA RLHHC09023Y051714 HC09E-0051828 ĐỎ61L6-5340 SUZUKI RL5CP4EE080115549 F4A5-115549 ĐEN BẠCKhông LISOHAKA RNDDCG0ND51C00816 VDGZS150FMG-G*00000816 XANHKhông Không xác định RPJWCHBPJ6A0858478 VPJL1P50FMG*858478* XANH BẠC49S8-8135 FUSIN PD1-10*02000052* Không có XANH

652-89-NO CHALI Không có Không có TRẮNG

49S7-6395 CINO Không có HD1P50FMH*Y0009139* XANH29-221-N7 HONDA C70-8321556 C70E-8340557 XANH49D1-024.63 SCRYAMAHA RPKDCH1PKAH001366 RPKFM1P52FMH00001366 XÁM49V5-1354 MILKYWAY VTTJL1P52FMH-E002566 RRKWCHBUM5X002566 XANHKhông SANDA VTTDCG024TT*166678 VMESE1224887 Xanh

49K1-069.25 MAXNEO Không có VZF150FMC-101D055A6016055 ĐỎ

76R1-9443 Không xác định VTTDCH053TT*000861* VTMFU152FMHA02788 TRẮNG49S1-7124 CPI Không có 152FMH*20003174*(bị bể lốc máy) XANH49V1-9710 DAMSAN Không có VDC1P52FMH*023825 XÁM

DETECH RPEWCH5PEAA*009830* Không có ĐEN

49T2-9025 HONDA Không có Không có TÍM

18Z9-1157 LONCIN RRHHCO8062Y067866 LC152FMG-1-A*00037070* XANH

Không HONDA C50P08S426 77048 ĐEN

49T8-0773 DAMSAN VHHDCH074HH054435 VHHJL152FMH00054435 VÀNG TRẮNG60B9-081.37 MINGXING VUMFCYG150FMG*6G100123* ĐỎ49S6-7314 MAJESTY *SW110BF00055224* VTT1P52FMH*172392* ĐỎ

49S3-4372 SYM Không có Không có ĐEN

49V4-1684 HONOR RMKWCH4UM5K414237 VKV1P52FMH-R414237 ĐỎ

67L4-5091 DEARY RMKWCH8UM5K802457 VKV1P52FMH-D802457 ĐỎ

49T1-9263 LIFAN Không có 1P53FMH*10288141* XANH49T9-0710 Không xác định VDRDCG014DR004905 VLF1P50FMG-3*40096585* NÂUKhông Không xác định 20511 5VD00YV-3 HỒNGKhông LONCIN RPTXH152FMH00030674 VTTDCH0P5TT*004222 XANH50PC-2687 HONDA CF50-3007821 CF50E-3019871 XANH49S1-6356 HONGDA *LXDXCHL06Y6026689* 152FM*00052531* XANH49V2-6607 FUSIN VDTLCG063DT343280 VDTFS150FMG343280 XANH60S5-6321 MAJESTY VTTDCG024TT*103929* VTT1P50FMG*103929* NÂU49K1-01830 SCRYAMAHA RPKPKDCH1PKAH000961 PPKFM1P52FMH00000961 NÂU49H1-064.51 YAMAHA RLCF5C630CY596067 5C63-596125 ĐỎ ĐEN

Biển số Nhãn hiệu Số khung Số máy Màu sơn

49T1-6572 LONCIN LCA100*200124734* LC150FMG*02224734* XANH ĐEN33K3-2129 LONCIN LWCXCHL06X1070094 1P50FMH-2*99161294* XANH49S9-9933 SYM VDNFM100AQ608169 GT608169 NÂU60H8-3904 ZONGSHEN KMYCT110200000221 HD1P50FMH*Y0076372* NÂU49V5-0651 CENTLE RNDWCH0ND51C00881 VDGXS152FMH-G*00000881* ĐEN54P5-5081 LIFAN RPHWCHBUM57H158272 Không có ĐEN60K1-1122 Không xác định RRKWCHXUM5X039037 1P53FMH*10283223* XANH

53R7-7682 LIFAN VDPPCH00118-021531 Bị đục lại XANH49V1-7569 SINUDA RMMDCHHHU41001073 VHU1P52FMH-A001073 XANH49M8-6142 KAWASAKI RMWDCG5MW7H016525 Không có XANH

49V7-3324 VINASHIN RMNWCHDMN5H001807 VHLFM152FMH-V001807 ĐỎ

49T9-1920 LIFAN VMTDCG043MT000072 VLF1P50FMG-3*30010917* NÂU

86H8-5685 HONDA Không có Bị cắt hàn XANH SYM RMNWCHSMN7H013213 Tẩy xóa ĐENKhông xác định VIVID RRKWCHTUM5X007223 VTTJL1P52FMH-8007223 ĐỎ ĐENKhông HARMONY RNDDCHUND51*601547* VDGZS152FMH-H*00015147* BẠC

49K1-037.26 NEVA RNAWCHFNA61010291 ULF1P52FMH-360100291 TRẮNG XANH49S1-037.62 FASHION WTBCH033VT000718 VTLZS152FMH00014282 ĐỎKhông xác định SAPPHIRE 003652 1P52QM1*0009155* ĐEN

49N7-6109 SINO Không có HD1P50FMH-3-Y0246447 NÂU

49-367-Q3 HONDA C100M-0424182 C100ME-0424182 NÂU

49S4-1647 SYM Không có Không có XANH ĐEN

49N2-7617 HONDA Không có Không có NÂU

49N2-5144 DAMSAN RPHWCHBUM5H086943 RPTDF152FMH00086943 XANH53R6-4747 LONCIN Tẩy xóa Tẩy xóa NÂU49S8-1367 LONCIN Không có Không có NÂU60B7-044.82 YAMAHA RLCF5C640BY498928 5C64-498929 XÁM

49T4-0357 Không xác định VFMPCH022FM*000303* JS152FMH*82100303* XANH

49H1-001.23 RUBITHAIS Không có VLFEX1P52FMH-3*5B303627* NÂU49M8-0906 ALISON RL1WCH2HY5B108287 VUMYG150FMH108287 XANH

49S7-2506 CINO Không có 150FM00061292 XANH

Không LIFAN 000908 VTT1P52FMH*00908* CAM

Không HONDA 10490 CP100E1049055 CAM XANH

49M2-7021 TITAN RMNWCHDMN7H000283 VHLFM152FMH-V220283 TRẮNG ĐỎ

37P4-2472 CPI RMGDCG3M6A001815 VUMYG150FMG081841 NÂU

71FK-5599 HONDA VTTYX1P39FMB-6000040 TRẮNG ĐEN

49M1-5021 ZALUKA Không có VTTJL1P52FMH-1021332 NÂU

49N9-6693 HONDA VDEPCH02DF*000678 Không có XANH ĐEN

49V3-9219 MEDAL RMLWCH4UM5H209010 VKLM1P52FMH-F209010 VÀNG CAM

51T2-7878 Không xác định Không có Không có XANH

49K1-031.87 JAMAHA RMNWCHSMN9H0023679 VHLFM152FMH-V001123679 ĐEN

64V8-1280 YAMAHA RLCN2B5206Y085350 2B52-085350 ĐỎ ĐEN

60M5-2308 HONDA VTUWCHTL3TH027570 VTHHH152FMH-1027570 XANH

92B1-185.21 FAVOUR Không có HD1P53FMH*Y0242042* TRẮNG

49T7-9613 ATILA RLGH125ED4D425018 VMEM9B425018 XANH

54M4-3627 SYM RNBWCH9UM91001036 VLFNB11080901036 VÀNG

34F8-5959 Không xác định LLCFCHLL*01893041* LT152FMH*01893041* XANH

60T7-9950 VICTORY Không có NF110ME-8005511 TRẮNG CAM

49AK-004.41 KAWASAKI RPKDCB1PKCH018567 RPKFM1P39FMB00028567 xanh trắng

53V8-5968 LONCIN Tẩy xóa Tẩy xóa XANH

60M4-4250 HONOR RMKWCH4UM5K416227 VKV1P52FMH-R416227 CAM

53Y6-2515 HONDA Không có VMWHC152FMH*010879* TÍM

49M9-2070 WAYXIN RRHWCH8RH7A013872 Không có TRẮNG ĐEN

49S7-8187 LONCIN FS100*2700406* LC150FMG*01074906* NÂU

49-189-LD HONDA C50V012765 Không có ĐEN

49T8-3063 FASHION VTLBC023TL-010658 VTLZS152FMH00010658 XANH HONDA Không có VZF152FMH074955 VÀNG79N7-5218 YAMAHA RLCN5VD104Y044701 5VD1-44701 ĐỎ

51F7-6988 HONDA Không có Tẩy xóa BẠC

36R7-4648 HONDA RLHJC4316AY168963 JC43E-1428151 ĐEN

Không WAYXIN RRHWCH8RH7A012089 VTH152FMH-5012089 VÀNG

50SA-6135 HONDA C50-6047594 C50E-6047679 XANH

49T6-3947 SYM VMEKCG013ME055322 VMEVA2055322 XÁM

49H1-165.48 XINHA 00097355 97355 NÂU

Không HONDA 6775 Không có TÍM

49N5-7068 LIFAN Không có Không có XANH

53R7-6039 HON DA VMXPCG00129-038768 Không có TÍM

Không SAYOTA LZSXCHLM31053731* VHLFM152FMH-V200161 XANH

54M3-6328 HONDA RLHHC121X9Y016517 HC12E-1216541 CAM ĐEN

49S5-4908 HONDA KMYCT100DXC649947 CT100E-1753460 NÂU

49T3-4980 WANHAI Không có JIUL0152FMH*003321* XANH

49V6-3272 SPARI RMNWCJCMN5H000727 VVVLC152FMJ00000727 ĐỎ

93N1-2489 SAVAHA RRKWCHLUM7X011815 VTTJL1P52FMH-K011815 XÁM

49M2-4746 HONDA C70-3102111 C70L8473969 XANH

60N8-3086 NAGAKI RNDWCH1ND61N10310 VDG2S152FMH-N*03010310* ĐỎ ĐEN

49M2-9998 STARMAX RNAWCHENA61226157 Không có ĐỎ

49K1-218.76 SYM RLGSC10MHDH028876 VMSACE-H028875 XANH

49M8-2572 HONOR VMKWCH2UM7K201008 VKV1P52FMH-R2001008 ĐEN BẠC

72H6-8087 LIFAN VMTPCG0022V001200 VMT1P50FMG-3*00003200 NÂU

61L4-5502 WAYEC RMMWCH6MM71635926 VDP1P52FMH635926 XÁM49T6-3760 HAMCO VTPWCH062PD004800 VDPHA152FMH*404800 XANH60N3-5181 DELUXE RRKDCG0TT7XY01812 VTTJ4L1P50FMG001812 NÂU

DANH SÁCH PHƯƠNG TIỆN TẠM GIỮ