HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH -...

189
HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH (Tài liệu dịch) Người dịch: CN. Trịnh Thị Kim Ngọc Người hiệu đính: ThS. Lê Thị Vân Nga Tài liệu dành cho phụ huynh và những người chăm sóc trẻ khiếm thị đa tật Hội người mù Ahmedabad và Viện nghiên cứu trẻ khiếm thị quốc gia, Dehradun, 2002 LỜI NÓI ĐẦU BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT Giáo dục trẻ khuyết tật là một lĩnh vực khá mới ở Việt Nam. Dạy trẻ đa tật nói chung, trẻ khiếm thị đa tật nói riêng là công việc rất khó khăn và phức tạp, đòi hỏi người dạy phải có một sự hiểu biết nhất định thì mới phát huy tối đa khả năng của trẻ. "Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành cao, có nội dung hướng dẫn chi tiết, dễ hiểu và dễ thực hiện. Tài liệu này không chỉ hữu ích cho các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo nuôi dạy trẻ, các sinh viên, giảng viên và tất cả những ai quan tâm đến lĩnh vực giáo dục cho trẻ khiếm thị đa tật. Trong quá trình dịch chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn do trong tài liệu có sử dụng một số từ của ngôn ngữ Hindi, nhiều thuật ngữ chuyên môn chưa được thống nhất ở Việt Nam, kinh nghiệm dịch thuật trong

Transcript of HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH -...

Page 1: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNHHỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH

(Tài liệu dịch)

Người dịch: CN. Trịnh Thị Kim Ngọc

Người hiệu đính: ThS. Lê Thị Vân Nga

Tài liệu dành cho phụ huynh và những người chăm sóc trẻ khiếm thị đa tật

Hội người mù Ahmedabad và Viện nghiên cứu trẻ khiếm thị quốc gia,

Dehradun, 2002

LỜI NÓI ĐẦU BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT

Giáo dục trẻ khuyết tật là một lĩnh vực khá mới ở Việt Nam. Dạy trẻ đa

tật nói chung, trẻ khiếm thị đa tật nói riêng là công việc rất khó khăn và phức

tạp, đòi hỏi người dạy phải có một sự hiểu biết nhất định thì mới phát huy tối

đa khả năng của trẻ.

"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành cao, có nội

dung hướng dẫn chi tiết, dễ hiểu và dễ thực hiện. Tài liệu này không chỉ hữu

ích cho các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo nuôi dạy trẻ, các sinh viên, giảng

viên và tất cả những ai quan tâm đến lĩnh vực giáo dục cho trẻ khiếm thị đa

tật. Trong quá trình dịch chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn do trong tài liệu có

sử dụng một số từ của ngôn ngữ Hindi, nhiều thuật ngữ chuyên môn chưa

được thống nhất ở Việt Nam, kinh nghiệm dịch thuật trong lĩnh vực giáo dục

đặc biệt chưa nhiều... Hơn nữa, vì đây là tài liệu khoa học nên chúng tôi xin

phép thay đổi, thêm bớt một số câu chữ, hình ảnh, trò chơi, tên nhân vật...

cho dễ hiểu và phù hợp với văn hoá Việt Nam.

Tài liệu đã được chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực giáo dục trẻ

khiếm thị và có vốn tiếng Anh tốt hiệu đính. Nhưng chắc chắn bản dịch này

vẫn còn nhiều thiếu sót, rất mong bạn đọc thông cảm và góp ý để lần tái bản

tới, tài liệu được hoàn chỉnh hơn.

Page 2: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Hy vọng tài liệu này góp một phần nhỏ trong việc chăm sóc và giáo dục

trẻ khiếm thị đa tật.

Xin trân trọng cảm ơn Th.s Lê Thị Vân Nga, Ban Giám Hiệu, các cán bộ

Trung tâm Thông tin và ứng dụng khoa học giáo dục, các đồng nghiệp ở

Khoa Giáo dục Đặc biệt - trường CĐSP Mẫu giáo TW3, những người thân...

đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành bản dịch.

Xin giới thiệu tài liệu đến bạn đọc.

Chúng tôi đề tặng tài liệu này với tình thương yêu và lòng tôn trọng đối

với trẻ khiếm thị đa tật và gia đình của trẻ ở Ấn Độ

LỜI NÓI ĐẦU

TS. Bhushan Punani

Chúng tôi rất vui được viết lời nói đầu cho tài liệu rất quan trọng và

mang tính thực hành này. Là những chuyên gia phục hồi chức năng trong lĩnh

vực này, chúng tôi mong muốn giảm thiểu những chỗ thiếu sót trong tài liệu

hướng dẫn cho những người chăm sóc trẻ và phụ huynh. Trong nhiều năm

qua, lĩnh vực của chúng tôi đã xuất bản nhiều tài liệu liên quan đến lý thuyết

và sự phát triển của lĩnh vực phục hồi chức năng, các nguyên tắc phục hồi và

nhiều đề tài học hỏi mà đôi khi đã làm cho độc giả hoang mang chứ chưa đưa

ra được các phương pháp khắc phục. Lĩnh vực trẻ đa tật được xem là một

lĩnh vực rất phức tạp, nó đòi hỏi có sự thể chế hoá và quan tâm nhiều về

chuyên môn. Hiện nay, những người lập kế hoạch và phụ huynh cũng đã

nhận ra rằng họ cần phải dạy cho trẻ đa tật những kỹ năng cần thiết và có ý

nghĩa thông qua một quá trình rèn luyện kỹ năng một cách cẩn thận. Chúng ta

thiếu một tài liệu dễ sử dụng cho phụ huynh, đơn giản, không sử dụng quá

nhiều từ chuyên môn, có thể hiểu một cách dễ dàng. Với sự xuất hiện của

Chương trình hành động dành cho người khuyết tật và sự hiểu biết về nhu

cầu cũng như quyền của người khuyết tật và gia đình trẻ, điều cần thiết là

nhìn nhận sự đóng góp của phụ huynh và người chăm sóc vào sự phát triển

Page 3: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

của trẻ khuyết tật. Phụ huynh và người chăm sóc là những người đóng vai trò

quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ và trong chương trình phục hồi

chức năng còn một vài thiếu sót và chưa được hoàn thiện do chưa có sự hỗ

trợ và hợp tác một cách tích cực của họ. Chúng tôi tự hào rằng nhờ nhận

được sự cộng tác giữa ba bên - cơ quan quốc gia, tổ chức phi chính phủ

quốc gia và tổ chức phi chính phủ quốc tế, tài liệu này ví như sự khởi đầu của

một ngày mới. Chương trình quốc tế Hilton Perkins sắp được đưa vào ứng

dụng ở vùng nông thôn nơi có những vấn đề nổi bật về người đa tật ở Ấn Độ

và giúp cho một số cán bộ của ấn Độ thông qua chương trình đào tạo cán bộ

quản lí giáo dục. Chương trình quốc tế Hilton Perkins đã gửi Charlotte

Cushman - nhà giáo dục năng động và có khả năng trực giác tốt đến tập huấn

cho các nhà giáo dục ở ấn Độ và làm thay đổi nhận thức của những cơ quan

phục hồi chức năng. Viện Nghiên cứu người khiếm thị Quốc gia (NIVH),

Dehradun xứng đáng được khen ngợi vì đã nhận trách nhiệm tài trợ cho việc

phổ biến tài liệu này. TS. S.R. Shukla, giám đốc NIVH cũng xứng đáng được

khen ngợi vì đã tạo điều kiện cho Hội Người mù tập hợp được một nhóm các

nhà giáo dục cốt cán biên soạn tài liệu này.

Đây là bước đầu trong việc xây dựng tài liệu tham khảo chuẩn thích

hợp với nền văn hóa ở cấp quốc gia. Dựa trên những phản hồi cũng như sự

hưởng ứng của những người sử dụng tài liệu này, Hội Người mù mong muốn

điều chỉnh, cập nhật và in lại tài liệu này thường xuyên hơn. Chúng tôi cũng

sẽ dịch tài liệu này sang tiếng Hindi và các ngôn ngữ khác trong khu vực tùy

thuộc vào nguồn quỹ sẵn có và nhu cầu của độc giả.

Chúng tôi tin tưởng rằng sự nghiên cứu miệt mài của Charloue,

Jasmine, Nandivi, Vimal, Tiến sĩ Shukla, Giám đốc Hội Người mù sẽ đi xa

hơn nữa trong việc đẩy nhanh các dịch vụ cho người đa tật.

GIỚI THIỆU CHUNGMarianne Riggio, Beroz Vacha, Anusoya Sharma

Page 4: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Đón đọc tài liệu "Học thông qua thực hành ". Chúng tôi hy vọng rằng

cho dù bạn là phụ huynh của trẻ đa tật, cán bộ làm công tác phục hồi chức

năng dựa vào cộng đồng hay bất kì người nào giữ vai trò quan trọng trong

cuộc đời của trẻ thì bạn sẽ nhận thấy tài liệu này rất có ích cho mình.

Trẻ đa tật: Trẻ khiếm thị thì rất đa dạng. Chúng rất khác nhau về tuổi

tác và khả năng. Sau đây là một vài ví dụ, chúng ta có thể hình dung một số

dạng tật của trẻ như sau:

Một bé 4 tuổi - sinh non. Em bị bệnh màng lưới do sinh non, mắc thêm

tật chậm phát triển trí tuệ và phía bên phải của cơ thể rất yếu do xuất huyết

não trước khi sinh. Em còn bị điếc nhẹ ở tần số cao. Em đang tập đi bộ bằng

cách vịn vào đồ vật nhưng em chưa học nói.

Một bé trai 11 tuổi - lúc sinh ra mắc bệnh sởi Đức bẩm sinh. Em bị điếc

sâu và đục thủy tinh thể bẩm sinh. Em còn bị đau tim nhưng em rất năng

động. Em leo trèo để tìm đến bất kỳ nguồn sáng nào trong nhà mình. Em

thích nhún nhảy nhưng về mặt xã hội em không giao tiếp với người khác. Khi

em muốn giao tiếp thì hay kéo người quen về phía mình để nhờ người này

giải thích cho người khác hiểu em muốn gì.

Một bé gái 16 tuổi - nhìn kém do bệnh tăng nhãn áp. Em còn bị chậm

phát triển về trí tuệ ở dạng vừa. Em có thể đọc những câu đơn giản về các

chủ đề quen thuộc. Em hơi rụt rè khi có người lớn ở xung quanh. Khi có ai hỏi

thì em sẽ trả lời nhưng ít khi nào em bắt chuyện. Em có thể phụ những công

việc nhà.

Trên đây là một vài ví dụ nhằm giúp bạn hình dung ra các dạng trẻ ích

khuyết tật khác nhau - những đối tượng sẽ đề cập trong tài liệu này. Trẻ

khiếm thị đa tật là những trẻ mù hay nhìn kém và có kèm theo một số khó

khăn sau:

Các mức độ chậm phát triển khác nhau

Khuyết tật vận động bao gồm: bại não, liệt một bên, khó khăn về vận

động v.v

Page 5: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Các loại và mức độ khó khăn về học tập khác nhau

Điếc hay mất sức nghe

Rối loạn về tình cảm

Khiếm khuyết ở hệ thần kinh như các khó khăn trong việc kết hợp các

giác quan.

Khó khăn về giao tiếp

Mỗi trẻ là một cá thể và trẻ đa tật cũng vậy. Tuy nhiên, mỗi người khiếm

thị đều có những điểm chung nhất định.

Ảnh hưởng của tật thị giác và khuyết tật khác: Nhiều người đã nghiên

cứu ảnh hưởng của tật thị giác đến việc học của trẻ. Tôi đã đọc được có

khoảng 75-90% các khái niệm học được thông qua kênh thị giác. Trẻ có thị

lực và thính lực bình thường từ khi sinh ra, trẻ được quan sát, nghe và tiếp

xúc với thế giới xung quanh. Một trẻ sơ sinh đang ngồi trên một chiếc ghế

cao, nhìn mẹ chuẩn bị nấu cơm mỗi ngày, chúng sẽ học được nhiều khái

niệm hữu ích. Trẻ nhìn thấy mẹ đi đến tủ đựng nồi, lấy nồi, đổ nước vào đầy

nồi, đặt nó lên bếp lò, bật bếp lên, đi đến thùng gạo, mở thùng ra, đong gạo,

vo sạch và đổ vào nồi nước. Rồi khi cơm chín, trẻ nhìn thấy mẹ lấy bát, xúc

cơm vào bát và đặt lên bàn.

Cho dù không rời khỏi chỗ và mẹ không nói với trẻ điều gì thì trẻ cũng

đang phát triển các kỹ năng nhận biết sự tồn tại của sự vật (nghĩa là trẻ đang

học được là cơm tồn tại cho dù trẻ không nhìn thấy), trẻ đang hình thành trí

nhớ trình tự (nghĩa là trẻ đang bắt đầu nhớ trật tự từng bước một trong qui

trình nấu cơm). Trẻ biết được những hạt gạo đã trở thành cơm mềm để

chúng ăn và nhiều kỹ năng khác.

Dần dần, khi trẻ biết đi chập chững, mẹ sẽ vào bếp và tìm thấy trẻ đang

cố gắng tự mình chuẩn bị nấu cơm. Lúc đầu, trẻ có thể làm bừa bộn nhưng

trẻ sẽ cố gắng bắt chước những gì mà trẻ nhìn thấy mẹ mình làm hàng ngày.

Mọi người thường nghĩ rằng trẻ này là trẻ ranh mãnh hay tinh nghịch chứ ít có

Page 6: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

ai nghĩ trẻ làm được như thế là một thành tích đáng khen. Họ thường nghĩ

rằng trẻ con chỉ biết chơi mà thôi!

Selma Freiberg, một nhà tâm lý học nổi tiếng đã nghiên cứu về sự phát

triển của trẻ mù đã xem thế giới của chúng như một trò ảo thuật. Những đồ

vật xuất hiện rồi mất đi mà đứa trẻ không biết nó từ đâu mà có.

Thử tưởng tượng một trẻ mù đa tật đang ngồi trên ghế cao trong khi

mẹ chuẩn bị nấu cơm. Trẻ có thể nghe mẹ mình lục đục trong bếp. Tuy nhiên,

nếu trẻ chưa có khả năng hiểu ngôn ngữ của mẹ khi mẹ nói với trẻ về những

gì mẹ đang làm thì trẻ không thể biết là mẹ đã chuẩn bị bữa cơm cho đến khi

mẹ đưa thìa cơm vào miệng trẻ. Trẻ không có cơ hội xem mẹ làm tất cả các

bước như trẻ sáng mắt nhìn mẹ chúng làm.

Trẻ mù có những khó khăn trong quá trình tiếp nhận thông tin bởi vì trẻ

sống trong một thế giới ảo, trẻ sẽ không biết những gì xảy ra xung quanh nếu

như trẻ không nhận được sự giáo dục cẩn thận và chu đáo.

Qua tài liệu này, các bạn sẽ học được những cách giao tiếp với trẻ theo

cách mà không chỉ giúp trẻ hiểu thế giới xung quanh mà còn tạo cho trẻ có

cảm giác mình cũng là thành viên có ích trong gia đình mình; trẻ có những

người bạn; và trẻ cũng làm được một điều gì đó đem lại lợi ích cho người

khác.

Ảnh hưởng của tật thị giác ở giai đoạn đầu và mối quan hệ của nó:

Nhiều người đã từng tin rằng trẻ mới sinh ra thì chưa nhìn thấy gì. Chúng ta

được học là có một vài kỹ năng nhìn mà trẻ mới sinh ra chưa phát triển,

nhưng thực tế trẻ mới sinh ra đã nhìn thấy. Tuy nhiên, mọi thứ ở phía trước

trẻ trong một thế giới mới mẻ này chưa có ý nghĩa gì đối với trẻ.

Sự cô lập: Trẻ khiếm thị ở mức độ nặng và có thêm các khuyết tật khác

thường nhận thấy thế giới này là nơi không an toàn cho trẻ di chuyển. Trẻ có

thể bị ngã, trẻ có thể chạm phải những vật gây tổn thương đến bản thân.

Cũng vậy, thế giới xung quanh trẻ có thể trở thành nơi mà mọi người

không nói cho trẻ biết họ là ai, đôi khi cầm tay dắt trẻ mà cũng không nói với

Page 7: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

trẻ là họ sắp đi đâu. Điều đó cho thấy tại sao trẻ thường rút lui, thích ở một

mình và chơi lúc lắc trên sàn nhà hay "đong đưa" một vật nhỏ phía trước mắt.

Làm như vậy trẻ cảm thấy an toàn và đang tự kiểm soát được mình.

Đối với trẻ vừa mù vừa điếc, trẻ ít có cơ hội gắn kết những gì đang xảy

ra với nhau bằng việc sử dụng các giác quan nghe và nhìn của mình, vì thế

những ảnh hưởng của sự cô lập trở nên bi thảm hơn nhiều.

Do cảm giác bị cô lập của trẻ, chúng ta có thể nhìn thấy một vài hành vi

mà trẻ gây ra như tự làm tổn thương mình hoặc tỏ ra hung hăng với người

khác. Trẻ không có cách diễn đạt khác như: "Con không biết con định làm gì"

hay “Con thật sự muốn có mẹ ngay bây giờ nhưng con không biết mẹ ở đâu”.

Có một vài cách rất đơn giản, chúng ta có thể giúp trẻ cảm thấy an toàn và

thoải mái hơn.

Giúp trẻ học và phát triển: trẻ nhất kém hay trẻ mù đa tật hoặc trẻ vừa

mù vừa điếc cũng đều có khả năng học. Vì vậy, những ai giao tiếp với trẻ

cũng nên suy nghĩ một cách cẩn thận về việc làm thế nào tạo ra một môi

trường an toàn và tin cậy cho trẻ. Một môi trường mà trẻ cảm thấy là trẻ có

thể tự vươn tới bằng sự vận động của mình và môi trường xã hội. Một nơi trẻ

cảm thấy mình có đủ khả năng. Có một vài cách đảm bảo rằng trẻ sẽ phát

triển những xúc cảm liên quan đến năng lực, quyền làm chủ và lòng tự trọng.

Giúp trẻ biết trước các việc làm thông qua những công việc hàng ngày.

Trong cuộc sống, mọi người cần biết trước ở mức độ nào đó những việc sẽ

diễn ra trong ngày. Nếu chúng ta thức dậy vào buổi sáng và không biết mình

sẽ đi làm, đến bệnh viện hay đi dự tiệc, chúng ta sẽ cảm thấy không thoải

mái. Vì thế, điều quan trọng là chúng ta nghĩ ra những cách để giúp trẻ biết

điều gì sẽ diễn ra. Chúng ta có thể sử dụng các đồ vật tượng trưng cho từng

hoạt động (ví dụ: cái khăn tắm tượng trưng cho việc đi tắm, một cái muỗng

tượng trưng đến giờ ăn).

Chúng ta có thể tổ chức các hoạt động chính trong ngày bằng việc

dùng các đồ vật, tranh ảnh và từ ngữ. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể sử

dụng những kí hiệu đơn giản có thể sờ được để giúp trẻ nhận ra người đó là

Page 8: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

ai (ví dụ: cho trẻ sờ tóc hay nữ trang mà bạn thường đeo khi bạn chào trẻ).

Hãy luôn luôn nhớ sử dụng mọi phương tiện giao tiếp để giúp trẻ có thể hiểu

được!

Luôn luôn chia sẻ trong các hoạt động: Trẻ đa tật thường không hiểu

dược rằng mọi người đều làm những điều giống nhau. Ví dụ: một trẻ nhỏ xem

mẹ chải tóc trẻ bắt đầu nhận ra mình giống mẹ, bởi vì mình cũng chải tóc. Để

giúp trẻ khiếm thị hiểu được những khái niệm này, việc chia sẻ với trẻ những

hoạt động hàng ngày như vậy là điều vô cùng quan trọng. Bạn và trẻ có thể

luân phiên chải đầu cho nhau.

Các việc làm như vậy có thể được lặp đi lặp lại dễ dàng trong nhiều

hoạt động như ăn uống, mặc quần áo, mang giày, v.v... Dạy cho trẻ biết

những gì bạn đang làm và để trẻ làm theo sẽ trở thành những hoạt động gây

hứng thú cho trẻ.

Sử dụng kĩ thuật bàn tay ở dưới bàn tay để hướng dẫn trẻ. Chúng ta

thường nghĩ rằng bằng việc cầm tay của trẻ, chúng ta có thể hướng dẫn cho

trẻ cách làm thế nào thực hiện một công việc. Một lần nữa, chúng ta phải nghĩ

đến trẻ sáng mắt - những trẻ có khả năng quan sát bằng mắt những đặc điểm

của một vật hay học một kỹ năng. Hãy luôn nhớ rằng đôi tay của trẻ mù thay

thế cho đôi mắt của chúng. Nếu chúng ta giữ chặt đôi tay của trẻ, điều đó có

nghĩa là chúng ta đang không cho trẻ "nhìn" thế giới xung quanh.

Vì thế, muốn cho trẻ xem một cái gì hay hướng dẫn cho trẻ làm thế nào

thực hiện công việc nào đó, điều quan trọng là hãy mời gọi trẻ cùng tham gia

với bạn bằng việc đặt tay của bạn dưới tay của trẻ và cẩn thận cho trẻ cùng

làm những gì bạn đang làm.

Đối với trẻ vừa mù vừa điếc, hãy nhớ là không gò ép bàn tay của trẻ

thành hình dạng của kí hiệu nhưng cho phép trẻ để yên bàn tay của trẻ trên

tay bạn khi bạn làm kí hiệu với trẻ. Sau khi trẻ có kinh nghiệm về những kí

hiệu xúc giác trong một thời gian dài (giống như trẻ nghe được bình thường

nghe hàng ngàn từ trước khi trẻ có khả năng nói), trẻ sẽ bắt đầu sử dụng

những kí hiệu đó để chia sẻ những suy nghĩ của mình với bạn.

Page 9: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Mời gọi trẻ tham gia trọn vẹn vào các công việc. Như chúng ta đã thấy

trong ví dụ về một trẻ đang ngồi trên chiếc ghế cao, xem mẹ mình đang chuẩn

bị nấu cơm. Chúng ta biết rằng việc cho trẻ đa tật hay trẻ vừa mù vừa điếc

tham gia đầy đủ vào công việc đó để trẻ có được một lượng kiến thức giống

với trẻ sáng mắt là điều quan trọng. Vì thế, một trong những điều đơn giản mà

bạn có thể làm chỉ đơn thuần là để trẻ càng gần bạn càng tốt trong khi bạn

thực hiện những việc làm hàng ngày. Thông qua các hoạt động của cơ thể,

hãy chỉ cho trẻ biết bạn đang làm gì và giao tiếp với trẻ theo những cách mà

trẻ có thể hiểu được.

Cho phép trẻ đưa ra những lựa chọn. Trong cuộc sống hàng ngày,

chúng ta đều có nhiều chọn lựa như chúng ta sẽ mặc cái gì, chúng ta sẽ ăn

gì... Trẻ đa tật thường không được phép đưa ra những lựa chọn. Trẻ được

"yêu cầu "phải làm gì. Cho phép trẻ đưa ra chọn lựa là điều rất quan trọng

trong sự phát triển về lòng tự trọng và sự giao tiếp của trẻ. Điều này sẽ hình

thành ý thức cá nhân ở trẻ, cũng như giúp trẻ mong muốn bắt chuyện và có

những giao tiếp với người khác.

Dành nhiều thời gian trò chuyện. Hầu hết mọi người thích nói chuyện

với các thành viên trong gia đình và bạn bè về những đề tài mà họ thấy thú vị.

Tương tự, điều quan trọng là chúng ta cũng cho phép trẻ đa tật tham gia vào

các cuộc đàm thoại với người khác về những đề tài làm trẻ thích thú. Cuộc

nói chuyện đó có thể không dùng từ ngữ nhưng trẻ được luân phiên tham gia

vào cuộc trao đổi thú vị với người khác. Có thể đơn giản như chơi gõ nhịp -

bạn lặp lại nhịp điệu về tiếng gõ của trẻ trên bàn hay nhìn gần vào một vật

đang chiếu sáng mà trẻ thích thú.

Hãy cùng chơi và vui vẻ với trẻ. Luôn luôn dành thời gian vui chơi cùng

với trẻ dưới bất kì hình thức nào. Học có thể là niềm vui. Tất cả tuỳ thuộc vào

việc chúng ta nghĩ gì về trẻ. Nếu chúng ta chỉ nghĩ đến nhiều khuyết tật của

trẻ và công việc của chúng ta là làm thế nào phục hồi các khuyết tật đó, thì

chúng ta và trẻ mất đi những cơ hội vui vẻ. Ngược lại, nếu bạn nghĩ con của

bạn trước hết là một đứa trẻ và là một người nhận thức thế giới xung quanh

Page 10: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

theo một cách hơi khác, thì bạn sẽ cảm thấy thoải mái và thích thú trong việc

giúp trẻ học.

Chúng tôi hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi đưa ra trộm, tài

hiệu này sẽ giúp cho bạn có nhiều ý tưởng sáng tạo cũng như nâng đỡ tinh

thầu cho bạn trong khi giao tiếp với trẻ, đứa trẻ mà bạn biết và quan tâm.

Những hướng dẫn chung

Chấp nhận trẻ khuyết tật cũng giống như những trẻ em khác và đối xử

với trẻ bằng tình thương yêu và lòng tôn trọng.

- Khuyến khích mọi nỗ lực của trẻ. Đừng chê cười hay mắng trẻ khi

chúng đang cố gắng hết sức mình.

- Đánh giá cao những nỗ lực của trẻ bằng cách khen ngợi và động viên

trẻ.

- Dành thời gian cho trẻ tự đưa ra lựa chọn và quyết định của chính bản

thân.

- Khuyến khích trẻ luân phiên khi giao tiếp với người khác. Hãy nhớ

rằng phụ huynh hay người chăm sóc trẻ cũng nên luân phiên và kiên nhẫn

chờ đợi để trẻ làm xong những gì trẻ đang cố gắng làm hay giao tiếp.

- Sử dụng phương pháp đa giác quan gồm có thị giác, thính giác và xúc

giác, khi có thể được thì dùng cả khứa giác và vị giác.

- Sử dụng phương pháp giao tiếp tổng hợp gồm ngôn ngữ nói, ngôn

ngữ kí hiệu, cử chỉ điệu bộ, vật thật, sờ mó, tranh ảnh, chữ in và chữ nổi

Braille, các bảng giao tiếp.

- Tìm ra sở thích của mỗi trẻ và bắt đầu giao tiếp và dạy trẻ thông qua

những hoạt động này.

- Đảm bảo cho trẻ ở trong một môi trường thoải mái trước khi bắt đầu

thực hiện nhiệm vụ. Chọn vị trí thích hợp là một điểm khởi đầu cần thiết để

đảm bảo rằng trẻ sẵn sàng vào học. Vấn đề này là vô cùng cần thiết cho tất

Page 11: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

cả trẻ em nhưng đối với trẻ bại não và trẻ có những khó khăn về vận động thì

quan trọng hơn nhiều.

- Dạy trẻ ở những môi trường tự nhiên, sử dụng vật thật có ở môi

trường này.

- Khuyến khích trẻ khám phá các đồ vật và môi trường ở quanh trẻ.

Đảm bảo cho môi trường đó an toàn để trẻ cảm thấy tự do trong việc lấy và

khám phá đồ vật.

- Nếu trẻ được chỉ định đeo máy trợ thính thì phải đảm bảo cho trẻ

mang máy trợ thính.

Chương 1. CÁC KỸ NĂNG XÃ HỘIGiới thiệu:

Các kỹ năng xã hội là một trong những bước đầu tiên hướng tới việc

sống tự lập. Những kỹ năng giao tiếp, kỹ năng vận động và kỹ năng cá nhân

được nâng cao nhờ sự hoà nhập vào xã hội. Có thể hướng dẫn cho trẻ các

kỹ năng xã hội thông qua mọi hoạt động trong ngày. Các trò chơi, đồ chơi và

một số hoạt động vui chơi giải trí là những cách thức phù hợp để dạy cho trẻ

các kỹ năng xã hội.

Để đưa trẻ khuyết tật hoà nhập dễ dàng vào cộng đồng, phát triển kĩ

năng xã hội là điều vô cùng cần thiết. Theo quan sát chung một số trẻ khuyết

tật không được chấp nhận dễ dàng do trẻ thể hiện những tính cách riêng hay

hành vi của chúng có vấn đề. Hướng dẫn cho trẻ các kỹ năng xã hội sẽ giúp

trẻ giảm bớt những vấn đề nêu trên. Thực tế, những hành vi nêu trên thường

xảy ra là do trẻ chưa có được những hoạt động thích hợp hay mọi người ở

xung quanh trẻ chưa hiểu trẻ. Như vậy, hành vi có thể là một hình thức thể

hiện nhu cầu giao tiếp. Quan sát những diễn đạt của trẻ và giúp trẻ sử dụng

những từ ngữ và cử chỉ thích hợp để chúng được hiểu là điều quan trọng.

Page 12: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Các kỹ năng xã hội được giới thiệu ở đây chỉ là những kĩ năng cần thiết

được phát triển nơi người khuyết tật để họ sống tự lập trong môi trường mà

họ đang sống. Kỹ năng xã hội cần thiết ở tất cả các giai đoạn trong cuộc đời

của trẻ, từ lúc còn bé cho đến khi trưởng thành. Các hoạt động được sắp xếp

theo trình tự phát triển (tức là từ hoạt động cơ bản nhất đến hoạt động phức

tạp nhất) để phụ huynh và những người chăm sóc trẻ có thể quyết định cần

ưu tiên cho trẻ làm hoạt động nào vào từng thời điểm nhất định.

Trong phần này có bảng liệt kê các hoạt động vui chơi giải trí nhưng

đây không phải là bảng liệt kê đầy đủ hết tất cả các mặt. Chúng tôi khuyến

khích người sử dụng tài liệu thêm vào các hoạt động khác cho phù hợp với

hoàn cảnh và sở thích riêng của trẻ nhằm khuyến khích trẻ tham gia vào các

hoạt động xã hội và vui chơi giải trí càng nhiều càng tốt.

BẢNG LIỆT KÊ CÁC KỸ NĂNG XÃ HỘI

Đáp ứng khi giao tiếp (mỉm cười xã giao)

Giơ tay ra khi được đỡ lên

Quay đầu hay giữ đầu khi nghe gọi

Nhìn, nghe, chơi với đồ chơi hay các vật treo trên nôi hay giường

Với lấy các đồ chơi phát ra âm thanh

Bóp các đồ chơi hay bất kỳ vật nào mà trẻ yêu thích

Bày tỏ mong muốn tiếp tục khi đang chơi lúc lắc với người chăm sóc

khi ngừng lại đột ngột.

Đeo vòng ở cổ tay và cổ chân, rồi đung đưa chân hay tay để tạo ra âm

thanh.

Gắn các hoạt động nhịp nhàng của cơ thể với nhịp điệu mà người lớn

tạo ra như chơi với các ngón tay (ví dụ: "Một ngón tay nhúc nhích" hoặc

những bài hát có kèm các động tác).

Page 13: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Chơi trò "ú oà" bằng cách lấy khăn từ mặt của người lớn hay anh chị

em ruột. Luân phiên hoạt động này - cho trề "trốn" dưới miếng vải

Tìm những vật đã giấu phía trước mặt trẻ (sử dụng đồ chơi phát ra âm

thanh nếu trẻ đó bị mù)

Phân biệt giữa những người quen và người lạ

Chọn những đồ chơi hay hoạt động khi được phép.

Tự khám phá những gì trẻ đã lựa chọn

Khám phá môi trường xung quanh

Khám phá những đồ vật trong nhà

Tham gia đi ra ngoài (đi chợ, đến nông trại, đến nhà bạn bè hay những

người bà con...).

Bày tỏ nhu cầu mà người quen hiểu (có thể không dùng lời)

Làm theo những yêu cầu đơn giản như "đến đây ", "đi ", "vâng ", không

", "tạm biệt"

Bắt chước âm thanh (chơi phát âm cùng nhau)

Bắt chước những cử chỉ hay hành động

Sử dụng những từ đơn để diễn đạt

- Gọi người quen

- Yêu cầu những vật yêu thích

- Trả lời những câu hỏi đơn giản (ví dụ: "Bạn có muốn... không?")

Bày tỏ những cảm xúc như giận, vui, buồn và lo lắng

Mỗi trẻ sẽ có những cách diễn đạt khác nhau

Phân biệt những âm thanh liên quan đến nhu cầu cơ bản như muỗng,

đĩa, giọng nói của mẹ, những âm thanh quen thuộc trong nhà.

Thực hiện những hướng dẫn đơn giản

Page 14: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Bày tỏ nhu cầu bằng câu có hai từ/cử chỉ điệu bộ

Chơi một mình với đồ chơi

Chơi với những trẻ khác

Biết luân phiên khi chơi với những người khác

Nói/làm điệu bộ những lời chào hỏi như "xin chào", "tạm biệt", "chào

buổi sáng"

Xác định người và các vị trí trong nhà như bố mẹ đâu hay chỗ ngủ ở

đâu

Xác định những nơi và đồ vật cố định trong nhà

Tham gia vào những buổi đi chơi ngoài trời

Thể hiện sự thích thú khi được đưa đi chơi ngoài trời

Biểu lộ ý thức cá nhân trong việc đi vệ sinh, tắm rửa và thay quần áo

Chơi với nhóm bạn hàng xóm

Bày tỏ hiểu biết về các đồ dùng cá nhân và phân biệt giữa cái "của tôi"

và "của bạn "

Thể hiện hành vi có thể chấp nhận được

Xác định các vị trí trong môi trường quen thuộc ở bên ngoài như trường

học hay nhà bà con.

Gắn các hoạt động với thời gian trong ngày

Phân biệt giữa nam và nữ

Sử dụng những đại từ đúng với giới nam/nữ

Sử dụng những hình thức đúng về sự tôn trọng và chào hỏi xã giao

Thể hiện các tư thế thích hợp theo các tình huống khác nhau, ví dụ: nơi

thờ cúng, ở nhà, nơi vui chơi giải trí, nhà hàng.

Im lặng lắng nghe các câu chuyện hoặc bài thơ

Page 15: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Kể lại câu chuyện hay bài thơ đơn giản

Bày tỏ thái độ phù hợp trong bữa ăn như đưa và gắp thức ăn

Bày tỏ những điều thích và không thích một cách thích hợp

Tự đi đến nhà hàng xóm

Chơi những trò chơi có luật và tuân theo luật

Chọn áo quần thích hợp cho từng dịp lễ

Bày tỏ những phản ứng có thể chấp nhận được và tham gia một cách

thích hợp vào những buổi họp mặt xã giao như dự tiệc, đám cưới, đám

tang, thăm người ốm.

Bày tỏ những lựa chọn cá nhân trong ăn uống, ăn mặc, hoạt động vui

chơi

Biết chia sẻ tâm trạng của người khác như giận, buồn, vui...

Nhận biết được những chướng ngại vật và tránh những chướng ngại

vật có.

Biết dùng những lời chào hỏi và cử chỉ thích hợp như "chúc mừng sinh

nhật", "cám ơn" và "xin lỗi"

Quan sát những cách ứng xử có thể chấp nhận với người khác giới

Duy trì cuộc nói chuyện trong nhóm và quan sát những hành vi tốt (nói

chuyện với nhóm bạn cùng trang lứa, người lớn, giáo viên).

Tự quyết định về công việc, giải trí, nghỉ ngơi

Tự chọn các hoạt động hướng nghiệp

CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN CÁC KỸ NĂNG XÃ HỘI

1. Đáp ứng khi giao tiếp

2. Phản ứng với âm thanh, ánh sáng, sờ và di chuyển

3. Kích thích thị giác

Page 16: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

4. Yêu cầu nhiều hơn

5. Bắt chước những chuyển động của cơ thể

6. Chào hỏi người khác

7. Bày tỏ nhu cầu

8. Chơi phát âm

9. Luân phiên

10. Sử dụng những từ đơn giản

11. Khám phá môi trường xung quanh

12. Bày tỏ những sở thích cá nhân

13. Thực hiện những hướng dẫn đơn giản

14. Bày tỏ nhu cầu bằng những cụm từ có hai từ

15. Phát triển ý thức cá nhân

16. Giao tiếp với bạn cùng trang lứa

17. Phát triển và nhận biết các đồ dùng cá nhân

18. Phân biệt giữa nam và nữ

19. Thông tin cá nhân

20. Sử dụng hành vi thích hợp trong các tình huống khác nhau

21. Biết cách ăn mặc thích hợp với từng dịp lễ

22. Quan sát cách ứng xử có thể chấp nhận được với các thành viên khác

giới

Nhiều hoạt động trong phần này trùng lặp với những phần khác, đặc

biệt trong phần giao tiếp. Biết cách tự mình diễn đạt như thế nào và hiểu

người khác quả thật là một trong những chìa khoá của sự phát triển và vì vậy,

những kỹ năng này được đan xen lẫn nhau trong toàn bộ tài liệu này. Chúng

tôi hy vọng rằng phụ huynh và những người chăm sóc trẻ sẽ nhận ra những

Page 17: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

điểm chung của nhiều kỹ năng nêu ra trong tài liệu và vận dụng để kết hợp sự

phát triển các kỹ năng giao tiếp có hiệu quả vào trong những việc làm tự

nhiên hàng ngày của trẻ.

Hoạt động 1: Đáp ứng khi giao tiếp

Ôm trẻ trên tay hay đặt trẻ vào lòng của bạn để cả bạn và trẻ đều cảm

thấy thoải mái.

Tạo giao tiếp bằng mắt với trẻ. Khuyến khích trẻ quay về hướng khuôn

mặt của bạn bằng cách tạo ra âm thanh hoặc gọi tên trẻ

Hãy bắt chước những âm thanh mà trẻ tạo ra. Trò chuyện với trẻ và khi

trẻ cố gắng đáp ứng thì mẹ hãy lặp lại ngay âm thanh mà trẻ vừa nói.

Cho phép anh chị em ruột hoặc những người bạn của trẻ trò chuyện

với trẻ và tạo ra phản ứng.

Cù vào lòng bàn tay, bàn chân và bụng của trẻ để làm cho trẻ cười.

Lưu ý: Một số trẻ không thích ai đó chạm nhẹ vào mình. Hãy quan sát

xem trẻ có thích cù hay không

Hình: Mẹ ôm con và đặt lòng bàn tay của trẻ áp vào má mình

Những điều chỉnh:

Đối với trẻ khiếm thính, giúp trẻ cảm nhận được sự rung động ở thanh

quản và má khi bạn nói hay ầm ừ thì rất tốt.

Nếu trẻ bị mù hoàn toàn, điều quan trọng là biết ngồi gần trẻ và giao

tiếp với trẻ bằng các âm thanh và sự động chạm, ngay cả khi trẻ chưa

biết giao tiếp bằng mắt.

Sử dụng những đồ chơi phát ra âm thanh hoặc những đồ chơi có thể

nặn.

Page 18: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Nếu trẻ nhìn kém thì cho trẻ sử dụng những đồ chơi có màu sắc sặc

sỡ.

Nếu ta thích chạm nhẹ, cù trẻ bằng những chất liệu khác nhau như: các

loại lông và vải khác nhau.

Những hướng dẫn chung

Mặt của trẻ và mẹ nên đối diện với nhau. Cho dù trẻ không nhìn thấy

mẹ thì trẻ cũng cảm nhận được gương mặt, hơi thở của mẹ, trẻ còn

nghe được giọng nói của mẹ.

Hoạt động 2: Phản ứng với âm thanh, ánh sáng, sờ, di chuyển

Gọi tên trẻ

Sử dụng các đồ chơi, chuông hoặc nồi nấu ăn để tạo ra âm thanh.

Khuyến khích trẻ quay hay hướng về phía nguồn âm

Đem vật phát ra âm thanh đến gần trẻ và cho phép trẻ sờ và chơi với

đồ chơi phát ra âm thanh đó. Sau đó, đem vật đó từ từ ra xa dần với trẻ

nhưng khuyến khích trẻ với tay và tìm được vật đó.

Từ từ dời vật tạo ra âm thanh sang bên trái trẻ rồi chuyển sang bên

phải. Di chuyển phía trên đầu trẻ rồi xuống phía dưới, mỗi lần làm như

vấy nên khuyến khích trẻ với tìm vật đó.

Cũng có thể thực hiện hoạt động này bằng các đồ chơi và đồ vật có

màu sắc sặc sỡ hay có ánh sáng.

Phủ lên trẻ một chiếc khăn quen thuộc có chất liệu đặc biệt.

Ôm trẻ vào lòng và lúc lắc nhẹ nhàng theo nhịp

Đặt trẻ nằm trong nôi và đưa nhẹ nhàng

Vật dụng

Những đồ chơi mềm như cái trống lắc, vật có thể nặn hoặc bóp, v.v...

Page 19: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Nhung đồ chơi có màu sáng sặc sỡ và phát ra ánh sáng (đèn pin)

Vải có chất liệu đặc biệt để phủ cho trẻ

Hình: Mẹ rung trống lắc gần đầu của trẻ

Những điều chỉnh:

Nếu trẻ nhìn kém, hãy sử dụng những đồ chơi có nhiều màu sắc và

phát ra ánh sáng

Nếu trẻ nhìn kém, hãy sử dụng khăn có màu sắc khi phủ cho trẻ.

Những hướng dẫn chung:

Sử dụng vải giống nhau để trẻ làm quen với chất liệu vải.

Đu đưa trẻ nhẹ nhàng, theo nhịp trong lúc hát bài hát ru con nhẹ nhàng

để trẻ không bị giật mình hay hoảng sợ.

Hoạt động 3: Kích thích thị giác

Xích lại phía trước trẻ và khuyến khích trẻ giao tiếp bằng mắt. Gọi tên

trẻ để lôi kéo sự chú ý của trẻ.

Cầm vật có màu hay đèn và đưa gần đến thị trường của trẻ. Hãy cẩn

thận là không chiếu đèn đang sáng trực tiếp vào mắt của trẻ, như thế

sẽ gây đau mắt trẻ.

Di chuyển vật có màu sắc hoặc đèn chậm rãi sang một phía và khuyến

khích trẻ xem vật đó khi bạn di chuyển vật.

Ngừng di chuyển vật trước mặt của bạn và gọi tên trẻ

Vật dụng:

o Đồ chơi có màu sắc hoặc đèn

Page 20: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Hình: Bố đang chiếu một đèn pin nhỏ về phía mặt của trẻ

Những điều chỉnh:

Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc quay đầu, hãy giúp trẻ quay đầu nhẹ

nhàng về phía mặt của bạn để khuyến khích trẻ giao tiếp bằng mắt.

Sử dụng các đồ chơi phát ra âm thanh để kích thích trẻ.

Những hướng dẫn chung:

Bắt đầu bằng việc sử dụng một đèn pin trong phòng tối và khuyến khích

trẻ dõi theo bằng mắt.

Hoạt động này sẽ giúp trẻ học cách dõi theo (dõi theo người và vật

bằng mắt) và sau cùng là làm cho trẻ nhìn vào mặt bố mẹ hay người

chăm sóc.

Vào giờ ăn, khuyến khích trẻ nhìn muỗng hoặc ly và dõi theo bằng mắt.

Biết cách dừng vật đó ngay trước mặt bạn sẽ giúp trẻ nhìn vào bạn.

Hoạt động 4: Yêu cầu nhiều hơn

Nhận biết cử động nhịp nhàng hay hoạt động mà làm cho trẻ thích thú

như lúc lắc, vỗ nhẹ, đu đưa, nhảy.

Theo chậm một giai điệu nhịp nhàng cùng với trẻ như đung đưa trẻ khi

ôm chúng và đếm từ 1 - 10.

Ngừng lại nhưng không nói gì với trẻ và quan sát để xem trẻ có thích

tiếp tục hoạt động này nữa không. Trẻ có thể nói hay cố gắng đu đưa

hay thay đổi nhịp thở của mình hay diễn tả nét mặt theo cách nào đó để

người khác biết là trẻ thích làm thêm nữa. Hãy dành nhiều thời gian

chờ trẻ có phản ứng.

Hãy nói "Ồ, con muốn chơi nữa à?" và tiếp tục hoạt động này một lần

nữa. Ngừng và lặp lại.

Page 21: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Có thể chơi các hoạt động khác như múa, hát, hà hơi vào các bộ phận

trong cơ thể trẻ hay bất kỳ hoạt động nào làm trẻ thích.

Chọn những đồ chơi thích hợp với độ tuổi cho những trẻ lớn tuổi hơn.

Mẹ đang ngồi trên sàn nhà ôm bé vào lòng và đu đưa bé

Những hướng dẫn chung:

Tôn trọng mong muốn của trẻ khi chúng thích làm thêm hoặc khi trẻ làm

xong.

Hãy cho trẻ có sự lựa chọn trong các hoạt động tự nhiên hàng ngày.

Hãy để trẻ chọn chúng nên mặc hay ăn gì, chơi với đồ chơi gì, v.v...

Hãy dành cho trẻ có nhiều thời gian để trả lời. Bạn phải luôn nhớ rằng

cho dù trẻ không có câu trả lời, chúng có thể vẫn còn suy nghĩ và từng

bước tiếp nhận những gì đang diễn ra là gì hay những gì đã được nói

ra.

Quan sát trẻ cẩn thận để ghi chép xem trẻ giao tiếp như thế nào. Có

nhiều cách để giao tiếp ngoài việc nói chuyện.

Hoạt động 5: Bắt chước những cử động của cơ thể

Bắt đầu bằng cách bắt chước những cử động hay âm thanh mà trẻ tạo

ra. Ví dụ: nếu trẻ vỗ nhẹ vào đầu gối của mình thì bạn cũng vỗ vào đầu

gối của bạn. Giới thiệu dần dần những thay đổi nhỏ trong nhịp hay âm

thanh và khuyến khích trẻ bắt chước bạn.

Vỗ vào tay của trẻ và khuyến khích trẻ vỗ vào tay bạn.

Cầm tay trẻ và đưa lên môi bạn trong khi bạn tạo ra những âm thanh

đơn giản (như ba, ba, ba). Giúp trẻ đưa tay của chúng lên môi mình và

tạo ra những âm thanh tương tự.

Page 22: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Hoạt động này có thể được xây dựng như một cuộc hội thoại mà ở đó

bạn và trẻ luân phiên làm những cử động và âm thanh đơn giản và bắt

chước nhau.

Hình: Mẹ đang ngồi trước trẻ và đưa tay của trẻ lên môi mình

Những hướng dẫn chung:

Mở rộng hoạt động này bằng cách giới thiệu những cử động hay cử chỉ

mới như vẫy tay, sờ mũi của bạn, v.v...

Hoạt động 6: Chào hỏi những người khác

Yêu cầu trẻ làm theo các bước sau đây và hỗ trợ khi cần thiết:

Chào trẻ vào mỗi buổi sáng ngay khi bạn nhìn thấy trẻ.

Giúp trẻ chắp hai tay vào nhau kèm theo cử chỉ "chào buổi sáng"

Khuyến khích trẻ nói và làm cử chỉ "chào buổi sáng" để chào bạn và

người khác mà trẻ gặp hàng ngày vào thời gian thích hợp.

Vẫy tay chào "tạm biệt" trẻ khi bạn ra về và khuyến khích trẻ làng tương

tự như bạn làm.

Nếu trẻ có khả năng nhìn và đọc hình miệng thì cho phép trẻ thực hành

động tác chắp hai tay lại rồi nói "chào buổi sáng" trong khi trẻ nhìn vào

cử chỉ của bạn và trẻ cùng làm trong gương.

Hình: Trẻ đối diện với người lớn, chắp hai tay lại rồi nói “chào buổi sáng”

Những điều chỉnh:

Page 23: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Nếu trẻ bị mù, hãy giúp trẻ cảm nhận đôi tay của bạn lúc đang làm cử

chỉ "chào buổi sáng” khi bạn chào trẻ hay những người khác.

Những hướng dẫn chung:

Đừng quên chào trẻ mỗi ngày và nói cho trẻ biết khi bạn đang vào

phòng hay ra khỏi phòng.

Khuyến khích trẻ chào hỏi người khác và đáp lại khi người khác chào

trẻ giống như những bạn cùng tuổi với trẻ làm.

Hoạt động 7: Bày tỏ nhu cầu

Quan sát trẻ và ghi chép nhanh về cách thức trẻ cho người khác biết

khi trẻ có nhu cầu cơ bản như đòi ăn, uống, ngủ hoặc sử dụng nhà vệ

sinh.

Đáp ứng nhanh những nỗ lực về giao tiếp này nhằm làm tăng khả năng

diễn đạt của trẻ.

Giúp trẻ dựa vào những cách mà trẻ đã dùng để giao tiếp bằng cách

giới thiệu những vật hay cử chỉ điệu bộ cũng như từ ngữ để chỉ ra được

trẻ thích cái gì. Ví dụ: nếu trẻ cần đi vệ sinh thì qui ước với trẻ là sờ vào

quần hoặc nếu trẻ đói bụng, thì hãy sờ vào môi để biết là trẻ muốn ăn.

Trước khi dắt trẻ vào nhà vệ sinh, cầm tay hướng dẫn trẻ sờ vào quần

hay khi trẻ đói bụng, cầm tay hướng dẫn trẻ sờ vào môi trước khi ăn.

Tiếp tục làm mẫu những cụm từ, cử chỉ và kí hiệu trên cho đến khi trẻ

có khả năng bày tỏ nhu cầu của mình một cách độc lập.

Hình. Người lớn cầm tay trẻ sờ vào môi của trẻ.

Một đĩa thức ăn để ở bàn ngay cạnh họ

Những điều chỉnh:

Cho trẻ xem những vật tương thích với mỗi hoạt động trước khi thực

hiện hoạt động như muỗng hay đĩa dùng để ăn, cốc dùng để uống, v.v.

Page 24: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Nếu trẻ không nói hay làm kí hiệu được thì hãy khuyến khích trẻ sờ vào

cốc và cầm lên để cho thấy là trẻ thích uống cái gì đó.

Những hướng dẫn chung:

Mọi hành vi đều mang tính giao tiếp và điều quan trọng cần phải nhớ là

trẻ cũng có những cách giao tiếp riêng của chúng cho dù trẻ chưa nói

được. Quan sát trẻ kỹ lưỡng để thấy được cách thức trẻ đã dùng để

cho bạn biết trẻ đang cần hay muốn gì. Có thể trẻ sẽ kết hợp những âm

thanh hay sự phát âm, khóc, cười, mỉm cười, với lấy, chỉ, cầm lên, ném

đồ vật hay sử dụng những phương tiện giao tiếp đúng trang trọng hơn

như nói hay sử dụng ngôn ngữ kí hiệu.

Điều quan trọng nữa là hãy nói với trẻ và cung cấp cho trẻ những mẫu

câu hay kí hiệu, ngay cả khi trẻ chưa nói được. Khen ngợi những nỗ

lực của trẻ về giao tiếp bằng lời nói hay kí hiệu. Ví dụ, vào giờ ăn, sau

khi hướng dẫn trẻ sờ vào môi trẻ, bạn hãy nói "Ăn đi con. Đến giờ ăn

rồi”.

Tăng cường những cố gắng của trẻ về giao tiếp bằng cách đáp ứng

nhanh.

Hoạt động 8: Chơi phát âm

Trong khi chơi với trẻ, hãy bắt chước những âm thanh trẻ phát ra. Ví

dụ: nếu trẻ nói "Ba, ba, ba" hay nói ầm ừ trong miệng hoặc tróc lưỡi thì

hãy lặp lại những âm thanh đó.

Khuyến khích trẻ thực hiện hoạt động này nhiều lần trong ngày. Có thể

trẻ phát ra những âm thanh rất đặc biệt vào một thời điểm nào đó trong

ngày và bạn biết tận dụng ngay lúc trẻ thích phát âm là điều vô cùng

quan trọng.

Trẻ thích tạo ra âm thanh bên trong cái thùng, chậu hay những đã phát

ra tiếng vọng.

Page 25: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Hình: Trẻ đang ngồi trên sàn nhà bên cạnh bố.

Trẻ đang ngồi phía bên trái và nói

"Ba, ba, ba. Bố cũng nói Ba, ba, ba"

Những điều chỉnh:

Nếu trẻ vừa điếc, cho phép trẻ sờ cổ họng và môi của bạn. Trẻ cũng có

thể thích nếu bạn tạo ra âm thanh ngay sát tai trẻ.

Tiến hành chơi phát âm bằng cách sử dụng những cử động mang tính

vận động như đập mạnh, vỗ tay, dậm chân.

Những hướng dẫn chung:

Cho phép trẻ dẫn đầu và tự điều khiển

Khuyến khích người khác giao tiếp với trẻ trong các hoạt động khác

nhau ở nhà.

Hoạt động 9: Luân phiên

Suốt giờ ăn, mọi thành viên trong gia đình cùng ăn thức ăn với trẻ. Hãy

để trẻ quan sát cách mẹ gắp thức ăn cho từng người. Lắc đầu, mẹ sẽ

nói "Bây giờ mẹ gắp thức ăn cho bố của con. Bây giờ đến lượt anh con,

bây giờ đến lượt… (nói tên của trẻ)”.

Chơi trò chơi đổi chỗ là điều lý tưởng để phát triển các kỹ năng luân

phiên. Bắt đầu bằng một đồ chơi và yêu cầu trẻ đưa đồ chơi này cho

anh chị em mình hay bạn bè. Mỗi người đến lượt mình có thể giữ đồ

chơi trong vài phút và chuyền đồ chơi tới cho người khác rồi trở lại.

Vật dụng:

o Đồ chơi để chơi chung (đồ chơi phát ra âm thanh thì tốt hơn)

Page 26: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Hình:

Trẻ đang ngồi trên sàn nhà, ăn cơm cùng với bố và chị gái.

Trẻ đưa đĩa cho chị và nói “Bây giờ đến phiên chị lấy cơm "

Những điều chỉnh:

Cho phép trẻ cảm nhận các loại đồ chơi trước khi đưa sang người bên

cạnh. Dùng lời nói để cho trẻ biết là đến lượt ai.

Thể hiện trên nét mặt nhiều hơn và cho phép trẻ nhìn bạn và đọc hình

miệng nếu là trẻ khiếm thính.

Những hướng dẫn chung:

Bất kỳ sự giao tiếp xã giao nào cũng đòi hỏi sự chờ đợi đến lượt mình

(chia sẻ, đợi đến phiên mình để trình bày, v.v). Mỗi cơ hội nên được tận

dụng để phát triển khả năng luân phiên của trẻ trong ngữ cảnh tự

nhiên.

Hoạt động 10: Sử dụng những từ đơn giản

Cung cấp cho trẻ những từ tượng trưng trong cả ngày. Ví dụ, nếu trẻ

chỉ vào cốc bạn hãy nói "cốc" và yêu cầu trẻ lặp lại từ "cốc".

Nâng dần những nỗ lực của trẻ trong việc sử dụng từ qua việc đáp ứng

những yêu cầu của trẻ, cho dù trẻ không yêu cầu đúng hoàn toàn. Lặp

lại những từ đó trong ngữ cảnh tự nhiên thông qua cuộc sống hàng

ngày của trẻ.

Tạo ra trò chơi có các thành viên trong gia đình để mọi người luân

phiên gọi tên các đồ vật và trẻ cố gắng bắt chước những từ đã sử

dụng.

Hỏi những câu hỏi đòi hỏi phải có câu trả lời có/không như "Con có

muốn uống sữa không?" hay "Con có thích chơi không?" Hãy để trẻ

quan sát những người khác và sử dụng câu trả lời có/không. Hãy cho

Page 27: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

trẻ phần thưởng ngay khi trẻ có câu trả lời đúng như cho trẻ sữa hoặc

chơi với trẻ.

Hình: Trẻ đang cầm cái cốc và nói "cốc "

Những điều chỉnh:

Nếu trẻ bị khiếm thính hay không có khả năng nói, hãy giới thiệu các kí

hiệu cho trẻ. Tạo cho trẻ có nhiều cơ hội để thực hành.

Những hướng dẫn chung:

Nếu trẻ đã sử dụng các cử chỉ điệu bộ rồi, hãy khuyến khích trẻ ghép

những từ học được với các điệu bộ bằng cách cung cấp mẫu câu thích

hợp.

Hoạt động 11: Khám phá môi trường xung quanh

Để những đồ chơi và các vật dụng trong tầm với của trẻ. Cho phép trẻ

khám phá những vật đó.

Di chuyển chậm các đồ vật trong khoảng cách gần với trẻ để trẻ với xa

hơn một chút và dần dần trẻ di chuyển để lấy được những vật đó.

Trong lúc mẹ nấu ăn mà trẻ đang ở trong bếp thì hãy tạo cho trẻ có cơ

hội thao tác và khám phá những đồ vật khác nhau trong bếp như

muỗng, cốc, đĩa và các đồ dùng trong nhà bếp.

Hình: Mẹ đang làm bếp. Trẻ lại gần mẹ và lấy các đồ vật trong bếp ra chơi

Những điều chỉnh:

Page 28: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Nếu trẻ mù hoặc nhìn kém, sử dụng những đồ dùng phát ra âm thanh,

đèn, quạt và những vật tác động vào nhiều giác quan khác để khuyến

khích trẻ khám phá.

Cùng với trẻ chủ động khám phá từng đồ vật một để trẻ cũng cảm thấy

đôi tay của bạn cùng khám phá đồ vật với trẻ.

Những hướng dẫn chung:

Tạo môi trường an toàn cho trẻ. Phải bảo đảm rằng những đồ chơi gây

đau trẻ, dễ vỡ hay đang sôi... được để xa tầm với của trẻ

Hoạt động 12: Bày tỏ những sở thích cá nhân

Khuyến khích trẻ bày tỏ những sở thích riêng của mình bất cứ lúc nào

có thể.

Khi đưa ra những quyết định thì hãy cho trẻ cùng quyết định bất cứ lúc

nào có thể.

Duy trì cuộc hội thoại mở về những điều thích và không thích của trẻ và

tạo cho trẻ có cơ hội đưa ra những lựa chọn.

Khuyến khích trẻ thử những điều mới nhưng đồng thời phải tôn trọng

sự chọn lựa của trẻ.

Trẻ chỉ và gọi tên từng món ăn trong giờ ăn

Những điều chỉnh:

Nếu trẻ chưa có khả năng diễn đạt lựa chọn của mình một cách dễ

dàng, hãy đưa ra những cách khác để trẻ biết những chọn lựa đó là gì,

ví dụ: cho trẻ sờ hay nếm những chọn lựa đó.

Dành nhiều thời gian cho trẻ bày tỏ những sở thích của mình.

Những hướng dẫn chung:

Page 29: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Tạo cho trẻ cơ hội lựa chọn bất cứ lúc nào có thể trong ngày trong việc

mặc quần áo, ăn uống, các hoạt động, mọi người.

Hoạt động 13: Thực hiện những hướng dẫn đơn giản

Đưa ra những hướng dẫn đơn giản với trẻ trong ngữ cảnh sinh hoạt tự

nhiên hàng ngày. Ví dụ: "Con hãy đưa cho mẹ cái..." hoặc "Con hãy nhặt

cái…” Khi trẻ thực hiện những yêu cầu, nếu cần hãy hỗ trợ cho trẻ về thể lực.

Bắt đầu bằng những yêu cầu đơn giản, tức là yêu cầu trẻ làm từng bước một.

Khi trẻ có khả năng làm bước này rồi thì yêu cầu khó hơn bằng việc thêm một

bước khác nữa. Ví dụ: "Con hãy lấy cái đĩa này và đưa nó cho bố”.

Hình: Mẹ đang cầm một đồ chơi trong tay và nói với trẻ

"Con hãy cầm lấy nó". Trẻ dang tay lên

Những điều chỉnh:

Đối với trẻ khiếm thính, hãy sử dụng cử chỉ điệu bộ hay kí hiệu. Khi sử

dụng những cử chỉ điệu bộ hay các kí hiệu thì phải có sự thống nhất để

trẻ học nghĩa của những cử chỉ điệu bộ hay các kí hiệu này.

Đối với trẻ có khó khăn về vận động, hạn chế những yêu cầu mà đòi

hỏi trẻ phải di chuyển.

Đừng thay đổi các vật dụng cũng như vị trí các đồ dùng trong phòng

của trẻ mù nếu không sẽ làm cản trở việc tự di chuyển của trẻ.

Những hướng dẫn chung:

Hãy đưa ra những hướng dẫn trong ngữ cảnh tự nhiên như "Con hãy

cởi giày ra", “Đến đây với mẹ", "Đưa cho mẹ... ".

Hoạt động 14: Bày tỏ nhu cầu bằng những cụm từ có hai từ

Page 30: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Nếu trẻ cố gắng lấy một vật nào đó thì đừng để trẻ lấy. Hãy hỏi trẻ “Con

muốn gì?". Hãy tỏ thái độ như thể bạn không hiểu trẻ cho đến khi trẻ cố

gắng nói hay làm điệu bộ. Một khi trẻ đã cố gắng diễn đạt những mong

muốn của mình thì hãy đưa vật đó ra và nhân cơ hội này hãy cung cấp

cho trẻ mẫu câu.

Nếu trẻ cần giúp đỡ một việc nào đó như mở nút chai, thì hỏi trẻ "Con

muốn gì?" hay “Con cần giúp đỡ không?". Đợi trẻ trả lời và khen

thưởng nỗ lực về giao tiếp của trẻ bằng cách giúp đỡ trẻ khi chúng cần.

Tạo tình huống trong đó trẻ phải hỏi nhiều hơn hay yêu cầu sự giúp đỡ.

Ví dụ, dừng lại hoạt động mà trẻ yêu thích và hãy để cho trẻ xin làm

nữa rồi bạn thực hiện tiếp.

Hình: Trẻ và người lớn đang trò chuyện. Trẻ cầm một cái chai và muốn mở

nó. Trẻ đưa chai về phía người lớn và nói "Giúp con "

Những điều chỉnh:

Nếu trẻ bị khiếm thính hay chưa nói được, hãy khuyến khích trẻ sử

dụng những cử chỉ điệu bộ và kí hiệu để diễn đạt nhu cầu và mong

muốn của mình. Sử dụng những cử chỉ điệu bộ và kí hiệu phải có sự

thống nhất khi giao tiếp với trẻ để chúng học những cử chỉ, kí hiệu đó

dễ dàng hơn.

Những hướng dẫn chung:

Tạo nhu cầu giao tiếp bằng cách bố trí môi trường theo cách mà trẻ có

nhu cầu hỏi những gì chúng cần. Ví dụ: Vào giờ ăn, chia cho trẻ những

phần ăn ít hơn để trẻ xin thêm hay để những món ăn nằm ngoài tầm

với của trẻ để trẻ yêu cầu người khác giúp đỡ mình.

Hoạt động 15: Phát triển ý thức cá nhân

Page 31: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Trẻ mù hay trẻ nhìn kém thì có thể không biết là có những người khác

ở đó, việc giúp trẻ biết được tầm quan trọng của ý thức cá nhân là điều

vô cùng quan trọng, đặc biệt lúc tắm, đi vệ sinh và thay quần áo.

Định hướng trẻ đến cửa lớn của căn phòng mà chúng đang ở.

Cung cấp cho trẻ một số mẫu câu để trẻ nói chuyện với người khác

những gì mà trẻ định làm để người khác đi ra khỏi phòng. Ví dụ: "Xin

lỗi, con muốn thay quần áo bây giờ ".

Giúp trẻ đóng cửa lại. Ở với trẻ trong khi chúng đang tập làm những

hoạt động này và dần dần để trẻ thực hiện hoạt động đó một mình

nhưng bạn vẫn đứng bên ngoài phòng của trẻ và nói cho trẻ biết bạn

vẫn đang ở đó để khi cần, chúng nhận được sự giúp đỡ từ bạn. Cho

phép trẻ tự thực hiện hoạt động này để bảo đảm tính tự lập cá nhân.

Hình: Một trẻ nhìn kém đang đóng cửa. Viết chữ "Nhà vệ sinh" trên cửa.

Những điều chỉnh:

Do một mình trẻ thực hiện hoạt động này, bạn phải dạy cho trẻ biết

rằng nếu con cần gì thì hãy yêu cầu giúp đỡ. Nói với trẻ một số nguy

hiểm liên quan đến vấn đề an toàn như có thể bị ngã khi sàn nhà ướt

và trơn.

Thiết kế phòng ở của trẻ càng ít nguy hiểm càng tốt hoặc chỉ cho trẻ

biết được những chỗ nguy hiểm, ví dụ: nói cho trẻ biết cầu thang thì ở

góc của phòng tắm hoặc có một đồ đạc mà trẻ có thể bị vấp nếu không

chú ý.

Những hướng dẫn chung:

Thể hiện sự tôn trọng đối với sự tự lập cá nhân của trẻ. Người chăm

sóc nên giúp cho trẻ phát triển tính tự lập cá nhân ở giai đoạn càng

sớm càng tốt.

Page 32: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Tận dụng mọi cơ hội để giúp trẻ biết là những người khác đóng cửa

hay kéo màn trong những hoạt động như vậy.

Hoạt động 16. Giao tiếp với bạn cùng trang lứa

Tạo cho trẻ cơ hội quan sát các trẻ khác cùng xóm chơi và thực hiện

các hoạt động.

Dẫn trẻ đi ra ngoài và cùng ở đó với trẻ, hãy giải thích cho trẻ biết

những gì đang diễn ra xung quanh và tường thuật mọi diễn biến. Ví dụ:

“An và Nam đang chơi bóng. Con có nghe các bạn đang cười không?

Hoàng đang cỡi xe đạp. Mẹ nghe chuông xe của cậu ấy reo”.

Khuyến khích nhóm bạn và trẻ giao tiếp với nhau. Không bắt buộc trẻ

nhưng dành thời gian để trẻ chấp nhận chơi với nhau.

Cho phép trẻ chia đồ chơi đặc biệt của mình hay cho các trẻ khác cùng

xóm chơi những đồ chơi mà chúng thích.

Sắp xếp các hoạt động ở nơi mà trẻ cảm thấy an toàn để chơi với

nhau, ví dụ: những hoạt động đơn giản trong đó tất cả các trẻ cùng làm

giống nhau chơi một trò chơi. Những bài hát sinh hoạt như bài “Trái đất

này là của chúng mình” giúp cho trẻ tham gia chơi theo các mức độ

khác nhau.

Khi trẻ bắt đầu cảm thấy thích chơi với nhóm bạn thì hãy giảm dần sự

có mặt cũng như sự giúp đỡ của bạn.

Trẻ đang đứng thành vòng tròn và hát bài "Trái đất này là của chúng mình "

Những điều chỉnh:

Page 33: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Khuyến khích anh chị em của trẻ dắt trẻ ra cùng chơi với các bạn hàng

xóm. Định hướng cho anh chị em của trẻ lưu tâm đến một số cách đề

phòng hay biện pháp đặc biệt.

Tổ chức các lễ hội theo mùa, các trò chơi và các hoạt động mà sẽ có

trẻ cùng tham gia.

Sắp xếp cuộc đi dã ngoại hay cuộc đi chơi đặc biệt và mời một vài trẻ

khác cùng tham gia.

Sử dụng dụng cụ học tập cho trẻ khiếm thính.

Những hướng dẫn chung:

Tận dụng mọi cơ hội để khuyến khích trẻ giao tiếp với người khác trong

môi trường trẻ đang sống.

Tạo cho trẻ mọi cơ hội để trẻ có những giao tiếp với bạn bè trong xóm.

Dắt trẻ theo bạn vào tất cả các buổi họp mặt xã giao.

Hoạt động 17: Phát triển ý thức về sử dụng đồ dùng cá nhân

Bắt đầu bằng một vật liên quan đến trẻ mà chúng thích giữ như đồ chơi

mà trẻ thích hay đồ mặc. Sử dụng cụm từ “của con”. Cho phép trẻ lặp

lại cụm từ này và dùng cử chỉ chỉ vào trẻ.

Giới thiệu những vật dụng mà biết chắc là thuộc về trẻ như giày, áo

quần, cặp đi học và hộp đựng đồ ăn trưa. Hãy cho trẻ khác nhắc đến

những đồ dùng của chúng và để trẻ nhắc đến đồ dùng của mình.

Hình: Trẻ đang ngồi cùng với hai trẻ khác,

cầm đôi dép của mình giơ lên và nói “của em”

Những điều chỉnh:

Page 34: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Nếu trẻ không nói được, sử dụng những cử chỉ điệu bộ thích hợp cho

từ của tôi/ của bạn.

Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc phân loại, cung cấp cho trẻ những dấu

hiệu xúc giác bằng cách giúp trẻ vỗ nhẹ vào ngực của mình.

Những hướng dẫn chung:

Tận dụng mọi cơ hội để giúp trẻ nhận biết những đồ dùng riêng của

mình và những đồ dùng không phải của mình. Luôn luôn làm điều đó

trong hoàn cảnh sống của trẻ.

Giúp trẻ để những đồ dùng cá nhân của mình vào chỗ an toàn nơi mà

trẻ có thể tìm lại chúng. Trẻ mù học tìm những đồ dùng riêng của mình

rất khó khăn nếu ai đó lấy đồ vật ở chỗ của trẻ rồi đặt chúng ra nơi khác

mà không cho trẻ biết.

Hoạt động 18: Phân biệt giữa nam và nữ

Để trẻ cảm nhận và sờ vào quần áo của những thành viên trong gia

đình và chỉ ra sự khác biệt giữa quần áo của cha, mẹ và những người

khác.

Chỉ cho trẻ biết quần áo của cha, chú, ông nội và anh thì giống nhau

như thế nào, còn quần áo của mẹ, dì, bà nội và chị thì cùng loại.

Nói cho trẻ biết sự khác biệt giữa các loại quần áo (ví dụ: đàn ông thì

mặc pyjama hoặc áo sơ mi và quần dài, còn phụ nữ thì mặc áo dài, đồ

bộ, áo kiểu...

Nói cho trẻ biết sự khác biệt về cường độ giọng nói (nam nói giọng

thấp/trầm, nữ nói giọng cao/bổng).

Hãy để trẻ chạm vào mặt của người lớn và chỉ ra sự khác biệt là nam

thì có tóc ngắn và râu, ngược lại nữ thì có tóc dài và thường đeo nữ

trang.

Page 35: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Dạy cho trẻ cách nói chính xác (cô ấy, anh ấy) để khi nói về người nam

và người nữ.

Hình: Trẻ đứng giữa một người nam có râu, mặc pyjama và một người nữ

mặc áo dài và đeo nữ trang. Trẻ đang chạm vào viền áo của họ

Những điều chỉnh:

Cho phép trẻ mù sờ vào quần áo và gương mặt của người lớn để biết

sự khác biệt.

Những hướng dẫn chung:

Khi bạn gặp nhiều người trong ngày mà có trẻ ở đó thì hãy nói cho trẻ

biết người nào là nam và người nào là nữ và chỉ ra cách ăn mặc của họ

cũng như một số khác biệt khác.

Hoạt động 19: Thông tin cá nhân

Hỏi trẻ những câu hỏi như:

- Tên của con là gì?

- Tên cha hoặc mẹ của con là gì?

- Con đang ở đâu?

- Con sống với ai?

Khuyến khích trẻ tự giới thiệu và nói về mình cho những người khách

và ngoài cuộc biết.

Vật dụng:

o Tranh ảnh và các thẻ từ để chia sẻ thông tin về bản thân cũng như các

thành viên khác trong gia đình.

o Thẻ có ghi địa chỉ của trẻ trên đó

Page 36: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Hình: Bé gái mù đang đứng trước nhữlg người bà con

và nói "Tên của cháu là Lan".

Những điều chỉnh:

Sử dụng những thẻ tranh hay ảnh có nhiều thành viên trong gia đình và

hỏi "đây là ai?" khi đó chỉ vào những người khác nhau.

Nếu trẻ có khả năng học chữ bình thường hoặc chữ nổi Braille, giúp trẻ

tập đọc, viết tên, địa chỉ và một số thông tin cơ bản về trẻ.

Những hướng dẫn chung:

Nếu trẻ nhầm lẫn trong việc gọi tên những người cụ thể, chúng ta có

thể giúp trẻ sử dụng những tên gọi giống nhau liên quan đến những

thành viên trong gia đình, kể cả trẻ.

Cho trẻ những cơ hội lặp lại để giới thiệu về mình ở những chỗ khác

nhau trong những ngữ cảnh khác nhau.

Trao đổi về tầm quan trọng của vấn đề an toàn trong việc cung cấp

thông tin về chính mình.

Hoạt động 20: Áp dụng những hành vi thích hợp trong các tình huống khác nhau

Cho phép trẻ sờ và cảm nhận dáng điệu của một người bạn trong một

tình huống nhất định (như đứng, ngồi, nắm tay lại).

Lưu ý với trẻ về sự khác nhau trong tư thế/dáng điệu và hành vi vào

những dịp khác nhau, như nơi họp mặt xã giao, nhà hàng, nơi giải trí

với gia đình và bè bạn, v.v

Khuyến khích trẻ bắt chước dáng điệu/tư thế và hành vi của người

khác, lúc đầu cần người nhắc nhở bằng lời và hỗ trợ về thể lực.

Cho trẻ biết khi nào chúng làm đúng.

Page 37: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Những điều chỉnh:

Lưu ý: Có thể có một số khó khăn đối với trẻ có khó khăn về vận động

để đặt mình vào một tư thế nào đó. Khi có thể được, cung cấp ghế ngồi

có điều chỉnh để trẻ có tư thế ngồi giống như những người khác. Ví dụ:

nếu mọi người đang ngồi trên sàn trong một dịp nào đó mà trẻ đang

ngồi trong xe lăn, hãy thiết kế một ghế không chân để trẻ có thể ngồi

trên sàn có sự hỗ trợ.

Những hướng dẫn chung:

Cho trẻ nhiều cơ hội tham gia vào những hoạt động khác nhau cũng

như các dịp lễ mang tính xã hội.

Hoạt động 21: Biết cách ăn mặc thích hợp cho từng dịp lễ

Để trẻ sờ và cảm nhận sự khác nhau giữa áo quần mặc hàng ngày ở

nhà và vào các dịp lễ hội đặc biệt. Tạo sự chú ý của trẻ về những điểm

đặc biệt như lối dệt tinh vi của vải, những chỗ thêu hay trang trí, v.v...

Giải thích về dịp lễ rồi chuyển sang hướng dẫn cho trẻ biết vì sao vào

dịp này bạn chọn quần áo này để mặc. Gợi ý cho trẻ một vài lựa chọn

trong số quần áo riêng của trẻ và cho phép trẻ đưa ra sự lựa chọn.

Vật dụng:

o Quần áo để mặc hàng ngày

o Quần áo để mặc cho từng dịp lễ đặc biệt

Trẻ đang chọn quần áo ở trong tủ

Những điều chỉnh:

Page 38: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Xếp những bộ quần áo riêng biệt theo chức năng sử dụng hàng ngày

như lúc ở nhà, đi dạo phố hay đi dự lễ hội. Sắp xếp như vậy sẽ giúp trẻ

dễ dàng chọn quần áo thích hợp với dịp lễ đó.

Những hướng dẫn chung:

Giúp trẻ chú ý đến cách ăn mặc của người khác trong khi làm những

công việc hàng ngày cũng như trong từng dịp lễ đặc biệt.

Hoạt động 22: Quan sát những cách cư xử mang tính xã hội có thể chấp nhận được với những thành viên khác giới

Hãy cho trẻ cơ hội quan sát người khác giới, giữ những chuẩn mực xã

hội khi giao tiếp.

Hãy cho trẻ quan sát, sau đó trao đổi với trẻ về các chuẩn mực xã hội ở

nơi đó và các cử chỉ điệu bộ được sử dụng khi giao tiếp với nhau.

Tạo sự chú ý của trẻ đến thực tế là hành vi và những điệu bộ có thể

khác nhau tuỳ thuộc vào người khác là ai (ví dụ: người lạ, anh chị em,

bạn bè) và theo tình huống (ví dụ: nhân dịp lễ hội mang tính trang

nghiêm, ở những nơi thờ cúng, ở nơi họp mặt xã giao, thư giãn).

Khuyến khích sử dụng các thuật ngữ thể hiện sự tôn trọng thích hợp

(như "Thưa" hay "Vâng”) và những chuẩn liên quan đến cử chỉ điệu bộ.

Giải thích những hành vi như ôm chặt, sờ hay ngồi quá gần nhau thì

không thể chấp nhận được.

Nói cho trẻ biết nam và nữ ngồi vị trí nào và vai trò của họ trong một

tình huống nhất định.

Hình: Nam thanh niên đang nói "chào buổi sáng” với nữ thanh niên

Những hướng dẫn chung:

Page 39: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Khi bạn và trẻ đi đến những nơi khác nhau, hãy lưu tâm đến hành vi

ứng xử giữa các thành viên khác giới. Hãy nói cho trẻ biết rằng người

khác giới luôn luôn có khoảng cách trong khi giao tiếp với nhau.

NHỮNG HOẠT ĐỘNG GIẢI TRÍ

Khi chọn một hoạt động giải trí cho trẻ hay cho trẻ tuổi ở lứa tuổi thanh

thiếu niên, điều quan trọng trước tiên là hãy nghĩ đến những sở thích của trẻ,

tức là tìm hiểu trẻ thích và không thích điều gì? Trẻ bao nhiêu tuổi và những

hoạt động nào phù hợp với lứa tuổi này? Môi trường ưa thích mà trẻ dành

nhiều thời gian nhất? Những câu hỏi này sẽ giúp bạn nghĩ ra nhiều lựa chọn

về những hoạt động giải trí cho trẻ. Nói chung, cố gắng chọn những đồ chơi

và trò chơi mà chúng ta sẽ thích thú hay có ý nghĩa cho những trẻ nhìn kém

và có những khó khăn khác. Âm thanh, ánh sáng và những đồ vật có màu sắc

sặc sỡ cũng như những đồ vật sờ được thường làm cho trẻ mù hay trẻ nhìn

kém thích thú. Tạo ra nhiều cơ hội, bày ra nhiều hoạt động khác nhau và cho

phép trẻ đưa ra lựa chọn sẽ giúp trẻ học cách sử dụng thời gian rảnh một

cách hiệu quả.

Dưới đây là một bảng liệt kê các hoạt động giải trí được xem là thích

hợp với trẻ mù và trẻ nhìn kém đa tật. Các hoạt động được sắp xếp từ đơn

giản nhất đến phức tạp nhất. Đây không phải là một bảng liệt kê đầy đủ mà

chỉ là một số gợi ý. Hãy sáng tạo, cho phép trẻ có được sự sáng tạo!

Các trò chơi và các kỹ năng chơi:

Chơi với cát và nước

Tham gia vào các trò chơi cử động ngón tay hay xếp vòng tròn (như

"Một ngón tay nhúc nhích ", "Trái đất này là của chúng mình ", v.v....

Tham gia vào các trò chơi có luật đơn giản (như trò chơi nhạc trưởng

hay các trò chơi có bóng)

Page 40: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Chơi các trò chơi có luật phức tạp (như chơi bài, cờ vua, cờ tướng, cầu

lông...)

Các câu chuyện:

Nghe các chuyện có nội dung lặp lại đơn giản như "Năm chú vịt con.

Kể lại một câu chuyện

Đóng vai một câu chuyện hay vần thơ

Các hoạt động có sự di chuyển:

Đung đưa/treo (trên các lốp xe, võng, cành cây đa, rễ)

Trèo lên các khúc gỗ

Đi qua các cái vòng, lốp xe, thùng giấy

Sử dụng các dụng cụ ở sân chơi

Các hoạt động thủ công

Vẽ bằng ngón tay bôi màu

Vẽ với khuôn tô

Các hoạt động bằng đất sét

Cuộn hoặc gấp giấy

Dùng các loại rau củ để in

Các hoạt động âm nhạc

Các trò chơi âm nhạc (như các ghế âm nhạc, các bài hát kèm hành

động)

Thi hát (người này hát xong, người tiếp theo bắt đầu hát chữ cuối mà

người kia vừa hát xong)

Nghe nhạc hay xem ti vi

Hát

Chơi các nhạc cụ như đàn organ, trống

Page 41: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Các hoạt động mang tính cộng đồng

Đi dã ngoại hay đi giải trí ngoài trời như đi nhà hàng, xem phim, thăm

bạn bè hay họ hàng v.v

Tham gia vào các hoạt động bên ngoài hàng ngày như đi mua sắm, làm

những việc vặt.

Dự những buổi lễ hội mang tính xã hội như đi khiêu vũ, đám cưới, xem

kịch.

Tham gia vào các lễ hội theo mùa như thả diều, tết trung thu, giáng

sinh…

Chương 2. CHĂM SÓC BẢN THÂN

Các kỹ năng chăm sóc cá nhân

Giới thiệu:

Mọi người đều phải học cách chăm sóc về nhu cầu cá nhân cơ bản của

mình, không kể đến việc chúng ta sống ở đâu hay chúng ta có kế hoạch làm

gì trong tương lai. Các kỹ năng chăm sóc cá nhân liên quan điến việc ăn, tắm,

mặc, đi vệ sinh, biết ăn mặc chỉnh tề và vệ sinh cá nhân. Trẻ khiếm thị đa tật

cần được hướng dẫn cụ thể các mặt kể trên nhưng phải kiên nhẫn và biết

khuyến khích. Nhiều trẻ có thể học chăm sóc cho những nhu cầu riêng của

mình mà chỉ cần một chút sự giúp đỡ của người lớn hay đôi khi không cần.

Điều quan trọng là xây dựng một chương trình sinh họat hàng ngày

thích hợp cho các hoạt động chăm sóc cá nhân như biết đi vệ sinh, tắm rửa,

chải tóc, đánh răng và mặc quần áo sau khi thức dậy vào buổi sáng. Điều này

sẽ giúp trẻ biết sẽ phải làm cái gì và giúp chúng hướng tới sống tự lập.

Những hoạt động nói trên nên tổ chức trong môi trường tự nhiên dựa

theo những sinh hoạt hàng ngày, với cùng những yêu cầu giống nhau đối với

trẻ khuyết tật cũng như các thành viên khác trong gia đình. Ví dụ: nếu một số

Page 42: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

người trong gia đình đi đến một chỗ nhất định để tắm hoặc thay quần áo hay

đi vệ sinh thì mọi người khác cũng nên làm theo như vậy. Mỗi trẻ cần được

đối xử với thái độ đúng đắn và có sự tôn trọng.

Khi trẻ không có khả năng làm việc một mình, cho trẻ tham gia vào toàn

bộ quá trình và khuyến khích trẻ tham gia vào từng bước là điều vô cùng

quan trọng. Chẳng hạn: giúp trẻ thu thập các đồ vật cần thiết cho hoạt động

nhất định như lấy khăn tắm, xà bông và ca vào giờ tắm. Cho dù tự trẻ không

có khả năng mang những thứ này đi chăng nữa thì trẻ cũng sẽ biết được

những thứ đó cất ở đâu và cũng giúp cho trẻ biết được những vật dụng cần

thiết khi đi tắm.

Tất cả các hoạt động có ở phần này bắt đầu ở mức độ đơn giản và lớn

tăng dần độ phức tạp khi trẻ học làm tất cả các bước của một hoạt động. Ví

dụ: khi đánh răng, lúc đầu người chăm sóc chỉ mong muốn trẻ chịu đánh

răng. Sau đó, người chăm sóc mới mong trẻ tự mình cầm bàn chải và rồi bắt

đầu chải qua chải lại.

Lúc đầu, trẻ cần nhiều sự trợ giúp trong nhiều hoạt động chăm sóc cá

nhân khác nhau. Bạn có thể giải thích cho trẻ một kỹ năng nào đó bằng cách

sử dụng kĩ thuật tay trên tay hay tay dưới tay. Từ đó, giảm dần sự giúp thể

lực để chỉ còn hỗ trợ rất ít mà thôi và sau cùng chỉ dùng lời gợi ý hoặc nhắc

nhở trẻ làm. Mục tiêu đặt ra ở đây là tự mỗi trẻ học cách làm càng độc lập

càng tốt.

Một số trẻ có khó khăn trong việc thực hiện nhiều hoạt động khác nhau

do chúng gặp khó khăn về vận động. Đối với những trẻ này, thiết kế các dụng

cụ khác nhau sẽ giúp trẻ thực hiện dễ dàng hơn. Ví dụ: Đối với một số vật

dụng như muỗng, lược, bàn chải, v.v thì hãy làm tay cầm lớn hơn, trẻ sẽ cầm

dễ dàng hơn. Tương tự như vậy, khi trẻ ăn mà cái đĩa cứ chạy qua chạy lại

thì hãy dính/buộc cái đĩa vào bàn ăn của trẻ. Hãy sáng tạo theo nhiều cách

thức khác nhau để giúp trẻ tự lập hơn!

Cho trẻ có nhiều chọn lựa, bất cứ khi nào có thể trong suốt mọi hoạt

động trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ: cho phép trẻ tự chọn chúng sẽ mặc

Page 43: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

hay ăn cái gì. Cho trẻ có cơ hội chọn lựa sẽ giúp trẻ cảm thấy mình cũng

phần nào điều khiển được thế giới quanh mình, bên cạnh đó cũng sẽ gia tăng

sự hứng thú và động cơ thực hiện hoạt động ở nơi trẻ.

Các đồ dùng điều chỉnh mẫu

Nhiều trẻ có khó khăn về vận động được hưởng ích lợi từ những vật

dụng đặc biệt này bởi vì nó tạo điều kiện cho trẻ đạt được mức độ tự lập cao

hơn. Những điều chỉnh này không phức tạp hay tốn kém; có những giải pháp

đơn giản thường là những điều tốt nhất. Điều quan trọng là biết nhìn vào nhu

cầu của đứa trẻ và suy nghĩ cần thêm thiết bị hay dụng cụ nào hoặc thay đổi

như thế nào để giúp trẻ thực hiện hoạt động đó được dễ dàng hơn.

Đây là một số mẫu mà có thể làm một cách rất dễ dàng từ các vật liệu

địa phương:

Lấy vỏ dừa làm cái bát có đáy được gắn cố định với một vỏ dừa khác.

Vật dụng này sẽ giúp cho trẻ có khó khăn về vận động xúc thức ăn không bị

rơi

Gắn một cái muỗng vào quả bóng bằng cao su để giúp trẻ có khó khăn cầm

thìa

Bọc một miếng vải quanh tay cầm của cái thìa

Bản liệt kê các kĩ năng chăm sóc cá nhân

Mút

Nuốt

Nhai

Nắm

Khoanh vùng các âm thanh

Cho biết các nhu cầu cơ bản

Page 44: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Nhận ra giọng nói quen thuộc

Kết hợp kích thích xúc giác và khứu giác

Chấp nhận những mùi vị khác nhau và nhất quán trong ăn uống

Cắn

Biết uống từ hộp

Cầm hộp

Ăn những thức ăn bằng các ngón tay

Cho thức ăn vào miệng

Bày tỏ những sở thích

Sử dụng những cử chỉ cơ bản

Cho biết khi có nhu cầu đi vệ sinh

Hợp tác trong việc mặc và thay quần áo

Mang những thứ liên quan như khăn lau, bàn chải đánh răng v.v

Cầm bàn chải và đánh răng

Cho biết nhà vệ sinh dơ hay sạch

Nhận biết đồ dùng cá nhân của mình

Biết những sở thích và bày tỏ chúng

Tự lập ăn trong suốt bữa ăn

Gần đạt được các kỹ năng mặc và cởi quần áo

Cởi và mang giày dép và vớ

Chải tóc phù hợp

Biết thế nào là ngăn nắp và không ngăn nắp

Thể hiện sự hiểu khái niệm về sự riêng tư cá nhân và sự chừng mực

Sử dụng điện thoại

Page 45: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Tham gia vào các buổi họp mặt xã giao

Cho người khác biết khi đang gặp nguy hiểm

Phục vụ thức ăn cho những người khác

Bày tỏ thói quen ăn uống thích hợp

Bày tỏ sự nhận biết về những thay đổi trong sự phát triển của cơ thể

trong suốt thời kì dậy thì.

Quan tâm đến vệ sinh cá nhân riêng trong giai đoạn dậy thì (biết cạo

râu đối với nam và vệ sinh kinh nguyệt đối với nữ).

Các hoạt động chăm sóc cá nhân

1. Ăn nhiều thức ăn khác nhau

2. Đánh răng

3. Đi vệ sinh

4. Tắm

5. Mặc quần áo

6. Mang giày hay dép

7. Chỉnh tề

8. Tự phục vụ trong việc ăn uống

9. Giáo dục giới tính

10 Sắp xếp và lựa chọn quần áo

Lưu ý: mỗi hoạt động có thể được đề cập từ mức độ đơn giản nhất, rồi

tăng dần độ phức tạp lên cho đến khi trẻ tự lập hoàn toàn. Trong lúc hỗ trợ,

điều quan trọng là biết khuyến khích trẻ tự làm càng nhiều càng tốt.

Hoạt động 1: Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau

Page 46: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Khi trẻ chịu ăn nhiều thức ăn khác nhau được cha mẹ hoặc người giữ

trẻ cho ăn, hãy chỉ cho trẻ cách xúc thức ăn (cơm hay bánh) thành từng

miếng nhỏ vừa đút vào miệng. Trong giai đoạn này, nên dùng các thức

ăn thật mềm (một nửa thức ăn cứng).

Yêu cầu trẻ làm theo những bước sau đây và hỗ trợ khi cần thiết:

Xé bánh mì thành những miếng nhỏ

Xúc cơm hay bánh mì với rau thành từng miếng nhỏ.

Cho thức ăn vào miệng.

Nếu trẻ không thể tự mình làm được tất cả những bước trên, hãy bắt trẻ ít

nhất cùng làm một trong các bước đó, nhờ thế trẻ có thể học được cả một qui

trình.

Nguyên liệu:

Bánh mì, gạo, rau, v.v.

Hình: Bé gái mù đang xé thức ăn thành những miếng nhỏ.

Mẹ bé đang ngồi xem bé làm.

Những điều chỉnh:

Nếu trẻ có khó khăn về vận động và không thể dùng tay để xúc thức ăn

qua chén hoặc xé bánh mì nhưng có khả năng đưa tay lên miệng thì

hãy tính đến việc sử dụng những vật dụng để ăn uống được điều chỉnh

như loại muỗng có thể buộc vào tay trẻ.

Những hướng dẫn chung:

Trong giai đoạn này, trẻ nên biết phân biệt giữa ngón tay và muỗng.

Khuyến khích trẻ tự ăn càng tốt. Lúc đầu, điều quan trọng nhất không

phải là sự gọn gàng mà chỉ tập trung vào khả năng tự ăn của trẻ.

Hoạt động 2: Đánh răng

Page 47: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Yêu cầu trẻ làm theo những bước sau đây và hỗ trợ khi cần thiết:

Sử dụng ngón tay, cầm que hoặc bàn chải rồi trét kém đánh răng hay

bột lên bàn chải.

Đánh răng theo đúng cách từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới.

Súc miệng bằng nước.

Lau miệng.

Các vật dụng:

Que hoặc bàn chải đánh răng

Bột hoặc kem đánh răng

Nước

Khăn mặt

Hình: Trẻ mù đang ngồi trên xe lăn đánh răng với bàn chải có tay cầm lớn

trong khi mẹ đứng quan sát

Những điều chỉnh:

Que hoặc bàn chải lớn

Bàn chải có tay cầm lớn

Ca đựng nước súc miệng

Những hướng dẫn chung

Khuyến khích trẻ tự mình làm càng nhiều càng tốt, theo khả năng vận

động riêng của mình.

Yêu cầu trẻ giúp em đánh răng.

Hoạt động 3: Đi vệ sinh

Dẫn trẻ đến những nơi quen thuộc để đi vệ sinh theo lịch trình đều đặn.

Page 48: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Nếu trẻ hay bị ướt hoặc dơ, nên dẫn trẻ đi thường xuyên hơn.

Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc ngồi xổm, làm chỗ ngồi hoặc bô có chỗ

dựa lưng và hai bên để trẻ có thể ngồi thoải mái và dễ chịu.

Giúp trẻ tự lau cho mình sạch sẽ sau khi đi vệ sinh.

Các vật dụng:

Ghế chỗ ngồi vệ sinh hoặc bô đi vệ sinh khi cần thiết

Hình: Một ghế ngồi được điều chỉnh để trên bồn cầu có tựa lưng và hai thành

ghế được khoét một lỗ hổng ngay phía bên lỗ của bồn cầu.

Chỗ để chân có những chấm nổi dành cho trẻ mù hoàn toàn

Những điều chỉnh:

Lắp đặt ghế hoặc bô vệ sinh cho những trẻ có khó khăn về vận động để

trẻ ngồi.

Làm một dấu hiệu nổi xung quanh lỗ của bồn cầu để trẻ mù hoàn toàn

có thể biết cái lỗ đó nằm ở đâu. Có thể thực hiện điều này bằng cách

xây hình bước chân nổi ở hai bên bồn cầu để trẻ có thể đặt chân lên.

Những hướng dẫn chung :

Trẻ phải cảm thấy thoải mái để có thể bài tiết khi đi vệ sinh. Điều này có

nghĩa là trẻ phải cảm thấy thoải mái và an toàn ở vị trí của mình, cho dù

ngồi hoặc ngồi xổm.

Nếu dạy trẻ đi vệ sinh ở ngoài môi trường gia đình, phải để ý loại nhà

vệ sinh ở nhà của trẻ và cố gắng tìm một nhà vệ sinh có kiểu dáng

tương tự.

Tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh một cách đều đặn là một phần quan

trọng trong tiến trình luyện tập cho trẻ đi vệ sinh, cho dù trẻ chưa hiểu

mục đích của việc đi vệ sinh.

Page 49: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Một khi trẻ có khả năng tự đi vệ sinh, dạy cho trẻ biết cách dội sạch sau

khi đi vệ sinh xong.

Hoạt động 4: Đi tắm

Yêu cầu trẻ làm theo những bước sau đây và hỗ trợ khi cần thiết:

Lấy các vật dụng cần thiết cho việc đi tắm (ví dụ: xà bông, ca, khăn

tắm).

Xác định chỗ tắm thích hợp.

Cởi quần áo.

Dội nước khắp người.

Chà xà bông khắp cá thể.

Nhận biết các vật dụng liên quan đến việc tắm rửa như là xà bông,

chậu nước, ca, khăn tắm.

Nhận biết các bộ phận của cơ thể khi tắm và lau khô.

Dùng khăn tắm lau khô toàn thân.

Các đồ dùng:

Các đồ dùng liên quan có trong môi trường tự nhiên như xà bông, khăn

tắm, chậu nước và ca.

Hình: Người chăm sóc đang hướng dẫn trẻ tắm

Những điều chỉnh :

Nếu trẻ gặp khó khăn khi đứng, hãy gắn một thanh ngang vào tường

cho trẻ vịn hoặc làm cho trẻ một cái ghế dài hoặc ghế ngồi, loại không

hỏng khi thấm nhiều nước.

Những hướng dẫn chung:

Page 50: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Gọi tên các bộ phận trên cơ thể của trẻ trong khi đang tắm hoặc lau

khô.

Khi trẻ càng lớn, hãy giúp trẻ hiểu các khái niệm về việc riêng tư và sự

chừng mực. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ mù hoàn toàn và

trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu ý tưởng riêng tư.

Lúc đầu, hãy để trẻ tự tắm nhưng có sự giám sát của người lớn để đảm

bảo rằng các kỹ năng vệ sinh cá nhân được phát triển.

Hoạt động 5: Mặc quần áo

Yêu cầu trẻ làm theo các bước sau đây trong suốt hoạt động hàng ngày

và hỗ trợ khi cần thiết

Đi đến nơi đã được qui định để mặc quần áo vào/cởi quần áo ra

Cởi áo sơ mi, quần ngắn, áo dài, quần lót, vớ, v.v...

Mặc áo sơ mi, quần ngắn, áo dài, quần trẻ con, vớ, v.v...

Các đồ dùng: Quần áo

Hình: Bé trai mù đang kéo quần ngắn (quần đùi hoặc quần lửng)

Những điều chỉnh:

Sử dụng quần áo có móc khoá nhỏ

Tránh sử dụng các cúc hoặc dây kéo hoặc móc khoá khác ở phía sau

Những hướng dẫn chung:

Bảm đảm rằng cách trẻ mặc quần áo thì cũng giống với trẻ khác cùng

tuổi trong gia đình mặc. Trẻ có khuyết tật không có nghĩa là trẻ phải

mặc theo kiểu khác mọi người.

Có thể trẻ cảm thấy ngượng ngùng và cưỡng lại việc luyện tập kỹ năng

mặc và cởi quần áo ngoài những giờ thông thường hàng ngày. Nếu trẻ

cần tập luyện thêm, nên cho trẻ khoác áo choàng hoặc loại áo sơ mi

đặc biệt dành cho một hoạt động nào đó, như nấu ăn hoặc làm thủ

Page 51: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

công, do đó trẻ sẽ phải tập luyện thêm nhưng không nên thay hoặc mặc

quần áo vào những lúc khác trong ngày.

Hoạt động 6: Mang giày hay dép

Yêu cầu trẻ làm theo những bước sau đây và giúp đỡ trẻ khi cần thiết:

Nhận biết đúng các phía của giày dép (trên/dưới, trái/phải)

Mang giày dép đúng

Cởi giày dép vào thời điểm thích hợp.

Đồ dùng:

Giày dép bình thường

Hình: Chân trẻ với dép có quai hậu mềm dẻo để giữ chân

Những điều chỉnh:

Gắn một quai hậu mềm dẻo ở phía sau dép nếu dép hay bị tụt khỏi

chân trẻ.

Sử dụng miếng dán thay vì dây giầy nếu trẻ gặp khó khăn khi cột dây

giày.

Nếu trẻ gặp khó khăn khi đi bộ do khuyết tật vận động, tham khác ý

kiến chuyên gia vật lý trị liệu hoặc nhân viên phục hồi chức năng dựa

vào cộng đồng để quyết định nếu trẻ cần mang một dụng cụ chỉnh hình

như nẹp hoặc giày đặc biệt.

Đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ, có những dấu hiệu riêng để phân biệt

giày trái/phải. Hướng dẫn trẻ như thế này: "cần phải xem để biết chắc

là cả hai dấu hiệu ở sát nhau trước khi mang giày ".

Hoạt động 7: Chỉnh tề

Yêu cầu trẻ làm theo các bước sau đây và hỗ trợ khi cần thiết:

Page 52: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Xoa dầu lên tóc.

Chải tóc

Thoa phấn lên mặt.

Các đồ dùng:

Các chất liệu tự nhiên như dầu, lược chải đầu và phấn

Hình: Trẻ đang chải tóc

Những điều chỉnh:

Cất những vật dụng được sử dụng thường xuyên như lược chải đầu,

dầu, và phấn, trong một hộp đặc biệt để trẻ có thể lấy dễ dàng.

Sử dụng lược phù hợp cho trẻ có khó khăn về vận động.

Những hướng dẫn chung:

Hoạt động này nên được thực hiện một cách thường xuyên vào thời

điểm thông thường trong các hoạt động hàng ngày.

Khuyến khích trẻ xoa dầu và chải tóc cho người chăm sóc mình.

Hoạt động 8: Tự phục vụ ăn uống

Yêu cầu trẻ làm theo các bước sau đây và hỗ trợ khi cần thiết.:

Trẻ tự gắp thức ăn từ đĩa.

Phục vụ một vài thứ cho những người khác, chẳng hạn: nước

Dọn bàn hoặc sắp ra đĩa cho các thành viên trong gia đình.

Các đồ dùng:

Các đồ dùng thông thường có trong môi trường như thức ăn, nước, đĩa

hoặc đồ dùng khác.

Hình: Trẻ đang dọn bàn cho các thành viên trong gia đình.

Trẻ đang tự lấy thức ăn từ đĩa chính.

Page 53: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Những điều chỉnh:

Sử dụng muỗng lớn và một đĩa có các cạnh, nếu cần thiết.

Những hướng dẫn chung:

Giờ ăn có thể là một cơ hội tạo ra rất nhiều sự giao tiếp tự phát liên

quan đến thức ăn, luân phiên, các cách cư xử mang tính xã hội, tính

toán, v.v...

Hướng dẫn cho trẻ sắp xếp thức ăn vào đĩa theo chiều kim đồng hồ, ví

dụ: nói với trẻ rằng rau để ở chỗ 12 giờ, thức ăn mặn để ở chỗ 3 giờ,

cơm để ở chỗ 6 giờ. Để sử dụng hệ thống này, trẻ phải quen với các vị

trí của các kim đồng hồ.

Hướng dẫn trẻ rót nước bằng cách đặt ngón tay trỏ của bàn tay cầm ly

hoặc cốc vào trong cốc để nhận biết khi nước sắp đầy.

Hoạt động 9: Giáo dục giới tính

Giới thiệu một số vấn đề liên quan đến giới tính của trẻ theo các bước

sau dây:

Trao đổi về những thay đổi của cơ thể trong giai đoạn dậy thì.

Dạy cho trẻ chăm sóc nhu cầu cá nhân trong giai đoạn dậy thì. (ví dụ:

chu kỳ kinh nguyệt và cạo râu).

Trao đổi về các vai trò của nam và nữ và những mong đợi trong xã hội.

Trao đổi về những cách cư xử đúng đắn với những người khác giới.

Trao đổi về khái niệm chừng mực và việc riêng tư cá nhân trong việc ăn

mặc và cư xử.

Trao đổi về các cách tự bảo vệ như yêu cầu người khác đi ra ngoài

hoặc yêu cầu người đáng tin cậy giúp đỡ.

Các vật dụng:

Page 54: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Không đòi hỏi các vật dụng đặc biệt, mặc dù có những mô hình chuẩn

về cơ thể sẽ giúp ích cho việc dạy sự khác nhau về giới tính.

Hình: Một nam thiếu niên đang học cạo râu

Những hướng dẫn chung:

Việc chuẩn bị cho chu kỳ kinh nguyệt cần được giới thiệu thật kỹ cho

các em nữ đến giai đoạn dậy thì để trẻ chuẩn bị thật tốt.

Giới thiệu các nguyên tắc về tình dục thông qua các khái niệm thực tế

liên quan đến cá nhân. Đưa ra các ví dụ cụ thể và đóng những vở kịch

thực tế về những cách ứng xử thích hợp trong nhiều tình huống khác

nhau.

Hoạt động 10: Sắp xếp và lựa chọn quần áo

Yêu cầu trẻ làm theo các bước sau đây và hỗ trợ khi cần thiết:

Chọn quần áo thích hợp theo thời tiết và lễ hội như quần áo ấm thì mặc

trước khi trời lạnh và áo đặc biệt khi có các lễ kỷ niệm hoặc các dịp lễ.

Phân biệt quần áo của chính mình với những người khác. Phân loại

quần áo khi ủi và cất quần áo.

Có thể sử dụng quần áo có những loại móc khóa khác nhau.

Biết quần áo nào cần đem giặt hay may vá lại.

Vật dụng:

Các loại vật dụng tự nhiên

Hình: Trẻ đang lấy quần áo trong tủ ra

Những điều chỉnh:

Làm dấu quần áo bằng những ghim an toàn hoặc bằng những dấu nổi

nho nhỏ để cho trẻ mù hoàn toàn có thể nhận biết những đồ dùng nhất

định.

Page 55: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Những hướng dẫn chung:

Dạy trẻ biết bỏ quần áo dơ vào một nơi riêng biệt từ lúc trẻ còn nhỏ.

Hãy cho trẻ càng nhiều cơ hội lựa chọn càng tốt trong việc quyết định

mặc quần áo gì mỗi ngày.

Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ DI CHUYỂNGiới thiệu:

Một bước quan trọng hướng tới sự tự lập là khả năng di chuyển trong

môi trường một cách tự do. Đối với trẻ khiếm thị đa tật, việc di chuyển đôi khi

gặp khó khăn hơn trẻ khác và vì thế chúng cần những hướng dẫn đặc biệt

trong lĩnh vực này.

"Định hướng” liên quan đến khả năng biết được bản thân mình và môi

trường xung quanh. Đầu tiên đứa trẻ phải biết xác định cơ thể mình và định vị

trong không gian cũng như nhận biết thông tin bằng các giác quan trong môi

trường (thị giác, thính giác, khứa giác, xúc giác).

Nhiều trẻ khiếm thị đa tật chưa thể sẵn sàng để khám phá môi trường

xung quanh chúng. Điều này có thể là do thiếu hiểu biết từ môi trường bên

ngoài hơn là thiếu sự hứng thú. Ví dụ: nếu trẻ không nhìn thấy đồ chơi ở đầu

bên kia của căn phòng thì ở trẻ cần sự khuyến khích của người nào đứng gần

đồ chơi, bằng cách rung đồ chơi hay gọi tên trẻ. Tạo ra một bầu không khí an

toàn, không có nguy hiểm để trẻ cảm thấy thoải mái trong việc khám phá

không gian xung quanh trẻ là điều vô cùng quan trọng. Cất những đồ dùng ở

những nơi cố định để trẻ biết tìm những thứ ấy ở đâu cũng là điều vô cùng

hữu ích. Điều quan trọng nữa là biết giúp trẻ có được sự thoải mái trong các

tư thế khác nhau và thay đổi trẻ sang tư thế mới một cách thường xuyên (ít

nhất là mỗi giờ một lần) như nằm trên bụng, trên lưng, nằm một bên, ngồi

thẳng lưng, đứng, được bế và được cõng. Nếu trẻ chưa có khả năng tự giữ

tư thế thì dùng gối hỗ trợ cho trẻ. Luôn luôn nói cho trẻ biết trước khi giúp trẻ

thay đổi tư thế bởi vì trẻ không nhìn thấy bạn tới gần và có thể bị giật mình.

Page 56: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Hãy nhớ nói cho trẻ biết về môi trường xung quanh chúng, nói cho trẻ biết

bạn ở đâu và gọi tên những gì đang ở quanh bạn cho trẻ biết.

"Di chuyển" liên quan đến các kỹ năng cần phải di chuyển một cách an

toàn từ nơi này đến nơi khác. Để đi lại một cách tự lập, những trẻ khiếm thị

phải biết được những vấn đề về an toàn và một số nguy hiểm chung. Lúc

đầu, trẻ sẽ học di chuyển một cách an toàn ở trong và quanh nhà của trẻ và

sau đó, trẻ biết đi đến nhà hàng xóm và rồi đi đến những nơi xa lạ.

Điều quan trọng cần nhớ là những trẻ có khó khăn về vận động cũng có

thể học đi lại một cách tự lập, bằng việc sử dụng các dụng cụ trợ giúp như

nẹp, nạng hoặc xe lăn.

BẢNG LIỆT KÊ CÁC KỸ NĂNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ DI CHUYỂN

Tự định hướng trong môi trường xung quanh

Giữ đầu thẳng trong tư thế ngồi

Di chuyển cánh tay và chân

Lật

Lật trên các vật như gối, khăn trải giường, các đồ chơi mềm

Ngồi không có sự hỗ trợ

Trườn

Đứng có sự giúp đỡ

Khoanh vùng âm thanh

Với tay về phía đồ vật

Di chuyển trong nhà

Giữ thăng bằng tốt

Đứng không có sự hỗ trợ

Đi bộ có sự giúp đỡ

Đi bộ không có sự giúp đỡ

Page 57: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Có sự điều khiển về tư thế tốt

Khám phá môi trường xung quanh bằng xúc giác và khứu giác

Trèo lên các bậc có sự trợ giúp

Trèo lên các bậc không có sự trợ giúp

Đá bóng

Nhảy bằng hai chân

Lúc lắc chân tay ở trong nước

Di chuyển về phía âm thanh và mùi

Chạy

Vượt qua các chướng ngại vật

Khám phá rộng hơn môi trường xung quanh

Biết sử dụng đồ chơi

Nhận biết cơ thể

Sờ các bộ phận chính trên cơ thể của mình theo yêu cầu (ví dụ: đầu,

tay, chân...)

Sờ các bộ phận nhỏ trên cơ thể mình theo yêu cầu (ví dụ: ngón tay, vai,

mắt cá)

Nói tên các bộ phận chính trên cơ thể của mình

Nói tên các bộ phận nhỏ trên cơ thể của mình

Xác định các bộ phận của cơ thể qua một mô hình hay người khác

Lúc lắc các bộ phận của cơ thể được gọi tên theo yêu cầu

Những khái niệm cơ bản

Cho biết là đã hiểu về :

Lên/xuống

Trong/ngoài

Page 58: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Trước/sau

Đỉnh/đáy

Tiến tới phía trước/lùi lại phía sau

Trái/phải

Sang một bên

Trên/dưới

Trước khi/sau khi

Phía sau/phía trước

Bây giờ/sau này

Nhận biết các bề mặt khác nhau

Nhận biết các đồ dùng cá nhân của mình

Các kỹ năng đi lại

Dò tìm theo mặt phẳng

Cầm gậy

Sử dụng các kỹ thuật an toàn trên và an toàn dưới

Sử dụng kĩ thuật đi với người hướng dẫn sáng mắt

Sử dụng kĩ thuật đi gậy chéo thích hợp

Khám phá môi trường bên ngoài

Leo lên và leo xuống trên các phương tiện công cộng, tìm chỗ ngồi có

sự trợ giúp

Sử dụng các phương tiện công cộng có sự trợ giúp

Sử dụng các phương tiện công cộng tăng dần tính tự lập

Đi mua sắm có sự hỗ trợ

Tự đi quanh xóm

Page 59: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Biết được những nguy hiểm không an toàn như xe cộ, hoả hoạn, các

loại xe mang tính khẩn cấp

Băng qua đường có sự trợ giúp

Biết được chỗ nguy hiểm trên đường như những ổ gà

Biết nhờ người qua đường giúp đỡ

Sử dụng các thẻ giao tiếp như là một sự trợ giúp

Biết khái niệm về nhà cửa

Hình dung ra các bản đồ về môi trường xung quanh

CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN KỸ NĂNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ DI CHUYỂN

1. Nhận biết môi trường xung quanh

2. Định hướng các bộ phận trên cơ thể

3. Điều khiển cổ và đầu

4. Ngồi

5. Di chuyển về phía âm thanh

6. Đi bộ

7. Các khái niệm về tư thế

8. Trái và phải

9. Phân biệt về âm thanh

10 Tận dụng người hướng dẫn sáng mắt

Hoạt động 1: Nhận biết môi trường xung quanh

Cha mẹ hay người chăm sóc trẻ nên bế trẻ vào lòng, vỗ về trẻ trong khi

trò chuyện cùng trẻ.

Page 60: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Những người khác nên bế và vỗ về trẻ.

Đặt trẻ vào nôi và làm cho trẻ cảm thấy thoải mái trong khi cho trẻ biết

rằng bạn đang ở gần trẻ.

Các vật dụng:

Nôi, võng cho trẻ con, nệm, v.v...

Hình: Mẹ đang bế đứa con khiếm thị

Những điều chỉnh:

Đối với trẻ khiếm thính, làm kí hiệu hoặc dấu xúc giác bằng cách sờ

vào một chỗ nào đó thường xuyên để trẻ nhận biết bạn là ai. Ví dụ: Sờ

dưới cằm hoặc trên vai.

Nếu bạn không thể bế trẻ một cách dễ dàng, nói cho trẻ biết bạn đang

ở đó bằng cách tới gần trẻ và vỗ về trẻ hoặc cầm tay trẻ.

Những hướng dẫn chung:

Phải biết bế và đặt trẻ một cách thích hợp để trẻ cảm thấy thoải mái,

đặc biệt là nếu trẻ bị bại não hoặc khó khăn về vận động.

Giải thích với trẻ trong mọi hoạt động và nói rõ bạn đang làm gì.

Cần lưu ý là cho dù không nhìn thấy phản ứng gì nơi trẻ nhưng việc ôm

ấp và vuốt ve trẻ là việc làm vô cùng quan trọng.

Hoạt động 2: Định hướng các bộ phận trên cơ thể

Trong khi tắm, mặc quần áo và cho ăn, gọi tên những bộ phận trên cơ

thể của trẻ trong ngữ cảnh sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ: Yêu cầu trẻ rửa

mặt và tay, đưa tay vào ống tay áo, đưa muỗng lên miệng.

Chơi các trò chơi đơn giản với trẻ, lúc lắc các bộ phận trên cơ thể của

bạn (ví dụ: vỗ tay, vỗ vào đầu gối) và gọi tên các bộ phận trên cơ thể

khi bạn chơi.

Các vật dụng:

Page 61: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Các vật dụng cho sinh hoạt hàng ngày trong môi trường tự nhiên

Hình: Mẹ đang tắm cho trẻ và nói "Để mẹ kỳ ngực cho con”

Những điều chỉnh:

Vòng, chuông, vòng đeo tay, vòng đeo cổ chân để tăng cường sự nhận

biết tay và chân.

Những hướng dẫn chung:

Gọi tên các bộ phận trên cơ thể của trẻ trong suốt các hoạt động tự

nhiên hàng ngày.

Hoạt động 3: Điều khiển cổ và đầu

Yêu cầu trẻ làm theo những bước sau đây và hỗ trợ khi cần thiết:

Khuyến khích trẻ giữ thẳng đầu trong giờ chơi những trò chơi đơn giản

và khi giao tiếp. Nếu trẻ nằm sấp, kê cái gối cao phía dưới ngực để giữ

cho đầu của trẻ cao. Lưu ý rằng đừng bao giờ để trẻ một mình trong tư

thế này mà không có người giám sát nếu trẻ chưa tự giữ đầu cao

được.

Nên khuyến khích mẹ hoặc người giữ trẻ làm theo hướng dẫn sau:

Ngồi chéo chân, đặt trẻ vào lòng, đầu trẻ hướng ra ngoài. Đặt đồ chơi lên

sàn nhà để trẻ có thể với tới được. Di chuyển đồ chơi từ phía sau ra phía

trước, lên hoặc xuống trong khi nói chuyện để thu hút sự chú ý và động cơ

di chuyển của trẻ. Qua việc tìm kiếm vật, trẻ sẽ xoay đầu theo nhiều

hướng khác nhau, làm như vậy có tác dụng điều khiển cổ.

Nằm hoặc ngồi trước trẻ khi đang trò chuyện cùng trẻ và giao tiếp bằng

mắt.

Đưa đồ chơi hoặc đồ vật phát ra âm thanh hay có màu sắc sặc sỡ hoặc

đèn trước mặt trẻ và khuyến khích trẻ nhìn chúng.

Treo lơ lửng đồ chơi gần chỗ trẻ nằm để trẻ có thể nhìn thấy và với tới.

Page 62: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Các đồ chơi:

Các vật hoặc đồ chơi phát ra âm thanh (chuông, chìa khoá, cái lục lạc)

Các đồ chơi và đồ vật có màu sắc sặc sỡ

Đèn pin nhỏ hoặc cây bút phát ánh sáng.

Hình: Trẻ đang nằm trên gối ôm (gối ôm được đặt ngang ngực và dưới cánh

tay trẻ).

Mẹ đang đưa chùm chìa khoá ra trước mặt trẻ

Những hướng dẫn chung:

Tránh sử dụng võng cong cho trẻ có khó khăn về vận động.

Hoạt động 4: Ngồi

Hỗ trợ cho trẻ đúng cách như kê gối sau lưng hay cạnh trẻ, hoặc một

chiếc ghế nhỏ có chỗ để chân nếu trẻ chưa chạm được chân lên sàn

nhà.

Cung cấp cho trẻ những đồ chơi có màu sắc sặc sỡ, các cạnh trơn và

đồ chơi hoặc đồ vật phát ra âm thanh.

Các vật dụng:

Gối tròn hoặc gối ôm

Đồ chơi hoặc đồ vật có màu sắc sặc sỡ

Các đồ chơi hoặc đồ vật phát ra âm thanh

Hình: Trẻ đang ngồi trong góc được dựng lên bằng hai cái gối ở phía sau và

hai bên của trẻ, tay cầm một đồ chơi nhỏ

Những điều chỉnh:

Nếu trẻ chưa ngồi thẳng mà không bị ngã ra phía trước thì cột một

miếng vải ngang qua ngực, dưới cánh tay trẻ để giúp trẻ ngồi thẳng.

Phải dùng miếng vải rộng và không làm đau trẻ.

Page 63: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Đặt trẻ ngồi ở bàn nhỏ hoặc buộc khay vào ghế để trẻ có chỗ đặt tay

lên và khám phá đồ chơi hoặc những đồ vật khác.

Những hướng dẫn chung:

Luôn thay đổi tư thế ngồi của trẻ để chúng không phải luôn luôn ở yên

một chỗ.

Hỗ trợ đúng cách cho trẻ đang tập ngồi hoặc trẻ gặp khó khăn ngồi

thẳng.

Dần dần để trẻ tự ngồi trong một thời gian ngắn mà không có sự giúp

đỡ nào.

Khi trẻ cảm thấy thoải mái khi ngồi mà không cần giúp đỡ, cho phép trẻ

ngồi trên giường nhún, ngựa gỗ và những vị trí đòi hỏi trẻ phát triển kỹ

năng giữ thăng bằng.

Hoạt động 5: Di chuyển về phía âm thanh

Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ gọi tên trẻ và khuyến khích trẻ bò

hoặc di chuyển về phía mình.

Khuyến khích trẻ di chuyển về phía có tiếng vỗ tay hoặc giọng nói

người khác

Lắc hoặc chơi những đồ chơi phát ra âm thanh gần trẻ và yêu cầu trẻ

với tới hoặc di chuyển và "tìm” chúng.

Các đồ chơi:

Đồ chơi hoặc những đồ vật phát ra âm thanh trong môi trường.

Hình: Người đàn ông cúi xuống gần trẻ và gọi: "Minh, tìm bố đi con". Trẻ đang

hướng tới và duỗi một cánh tay ra khi bò

Những hướng dẫn chung:

Kích thích thính giác đầy đủ cho trẻ để trẻ khám phá môi trường xung

quanh trong những hoạt động cơ bản hằng ngày.

Page 64: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Tạo môi trường an toàn để trẻ cảm thấy an tâm khi di chuyển.

Tránh những âm thanh làm xao lãng khác (ví dụ: tiếng người nói

chuyện, tiếng nói phát ra từ đài/rađiô, tiếng chó sủa) để trẻ có thể tập

trung vào một loại âm thanh nào đó.

Hoạt động 6: Đi bộ

Yêu cầu trẻ làm theo các bước sau đây và hỗ trợ khi cần thiết:

Cha mẹ hoặc người giữ trẻ giúp trẻ bước đi bằng cách nắm một hoặc

hai tay trẻ.

Trẻ đi bằng cách vịn vào các vật dụng trong nhà, tường hoặc những vật

cố định để hướng tới âm thanh hoặc ai đó đang gọi tên trẻ.

Hình:Trẻ đang đi cạnh giường nhún trong khi vịn vào mép, bước về phía Mẹ.

Mẹ đang gọi tên trẻ “Giỏi lắm, Hùng! Tiếp tục đi con! "

Những điều chỉnh:

Chuẩn bị sẵn các dụng cụ hỗ trợ cho trẻ có khó khăn về vận động khi

cần thiết.

Những hướng dẫn chung:

Tạo môi trường an toàn để trẻ cảm thấy an tâm khi di chuyển.

Khuyến khích trẻ bằng lời nói và khen ngợi trẻ.

Hoạt động 7: Các khái niệm về tư thế

Yêu cầu trẻ làm theo các bước sau đây và hỗ trợ khi cần thiết:

Bò xuống phía dưới

Bước vào/ra

Trèo lên, xuống, qua

Đi bộ qua

Page 65: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Đưa tới đưa lui

Yêu cầu trẻ thực hành những thứ trên trong hoạt động tự nhiên hàng

ngày (trèo lên giường nhún, bước lên xe ôtô hoặc xe buýt…)

Tạo ra những chướng ngại vật với một loạt những đồ vật để trẻ trèo lên

trên, bò xuống phía dưới, bò vòng quanh, vv.

Các vật dụng:

Đồ đạc

Xích đu

Vải

Các hộp

Hình: Trẻ đang bò dưới giường nhún

Những hướng dẫn chung:

Nếu trên những vật dụng trong nhà có những khía nhọn hoặc có những

chỗ có thể làm sưng đầu trẻ, nên lót những miếng đệm vào những vật

nhọn hoặc góc cạnh.

Lúc đầu, yêu cầu trẻ tự di chuyển trong tương quan với đồ vật hoặc đồ

đạc trong nhà (ví dụ: dưới bàn). Sau đó yêu cầu trẻ đặt vật trong tương

quan với những vật khác (ví dụ: bỏ ly vào xô).

Hoạt động 8: Trái và phải

Bắt đầu dạy trẻ phân biệt trái và phải trên cơ thể trẻ. Trong lúc mặc

quần áo hoặc tắm, thì hãy giúp trẻ biết gọi tên bên trái và phải.

Nói cho trẻ biết tay nào dùng để làm gì (ăn thì dùng tay phải).

Giúp trẻ phân biệt trái và phải trên các vật dụng (bên trái của một cái

bàn hoặc một quyển sách).

Yêu cầu trẻ xác định bên tay phải và bên tay trái có gì (đồ dùng, con

người, động vật, v.v...)

Page 66: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Đi ra ngoài với trẻ và nói cho trẻ biết phía bên tay trái có gì và bên tay

phải có gì. Khi trẻ đi lại trong khu xóm hoặc trong làng, trao đổi về

những mốc điểm được tìm thấy ở phía bên tay trái hoặc tay phải, ví dụ:

nhà của ai, quán bán gì, có cây gì hoặc tên con sông là gì. (Mốc điểm là

những thứ có trong môi trường, có một vị trí cố định và có thể luôn luôn

được tìm thấy trong một nơi nhất định).

Hát những bài hát ru trong đó có những từ bên trái hoặc phải, kết hợp

với hành động

Hình: Trẻ đang đứng trong nhà, phía bên trái của trẻ là cửa lớn, phía bên phải

là cái bàn. Trẻ nói, "Cái cửa bên tay phải của con ".

Những điều chỉnh:

Một cái chuông nhỏ có thể được gắn ở cổ tay trái như là một vật để

nhắc nhở.

Những hướng dẫn chung:

Bắt đầu dạy trẻ bên trái hoặc phải trên chính cơ thể trẻ, đến đồ dùng và

sau cùng là các mốc điểm cố định trong môi trường.

Trao đổi với trẻ về các âm thanh, mùi, các dấu hiệu hoặc dấu xúc giác

khi bạn đi với trẻ.

Hoạt động 9: Phân biệt âm thanh

Yêu cầu trẻ làm theo những bước sau đây và hỗ trợ khi cần thiết:

Gọi tên những âm thanh khác nhau trong môi trường xung quanh khi

nghe thấy một cách tự nhiên hằng ngày, ví dụ: "Nghe này, con nghe

tiếng chó đang sủa". Hay "con nghe chuông chùa đang đổ".

Yêu cầu trẻ xác định những âm thanh khác nhau trong môi trường xung

quanh và phân biệt các âm thanh đó khi tự nhiên nghe thấy.

Page 67: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Trao đổi về các loại âm thanh như tiếng chuông cửa hoặc tiếng gõ cửa,

nước đang chảy xuống xô, âm thanh khi nấu ăn, xe cộ, động vật, người

bán hàng rong, máy thu thanh, vv.

Các vật dụng:

Không yêu cầu vật dụng đặc biệt.

Hình: Trẻ mù đang đứng gần vòi nước đang chảy và nói: "Con nghe tiếng

nước chảy"

Ai đó đứng ngoài nhà, gõ cửa. Trẻ đứng ở trong và nói, "Có ai đang gõ cửa”

Những điều chỉnh:

Nếu trẻ gặp khó khăn về nghe, giúp trẻ kết hợp âm thanh với dấu hiệu

thị giác như: nhìn một chiếc xe tải đang chạy ngang hoặc một con chó

đang sủa.

Những hướng dẫn chung:

Kể tên các âm thanh xảy ra hàng ngày.

Hoạt động 10: Tận dụng người hướng dẫn sáng mắt

Yêu cầu trẻ làm theo các bước sau đây và hỗ trợ khi cần thiết:

Một khi trẻ có khả năng tự đi lại một cách thoải mái, đó là lúc giới thiệu

kỹ thuật đi với người hướng dẫn sáng để đi ra ngoài hoặc đến những

nơi xa lạ. Trong kỹ thuật này, trẻ và người dẫn nhìn về cùng một hướng

nhưng trẻ đứng phía sau người dẫn đường nửa bước. Người khiếm thị

cầm cánh tay người sáng, chỉ trên khuỷu tay một chút. Nhờ đó giúp cho

trẻ cảm nhận được sự chuyển động trên cơ thể của người dẫn đường

và biết là họ đang đi sang bên phải hay bên trái, lên hay xuống cầu

thang hay đến lề đường, dừng lại, v.v Người khiếm thị có thể thu thập

được nhiều thông tin hơn nhờ áp dụng kỹ thuật này hơn là chỉ cầm tay

của người sáng.

Tập cho trẻ đi trong khu xóm và sau đó là những nơi xa lạ.

Page 68: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Hình: Chỉ cho trẻ đứng sát người lớn và lùi về sau nửa bước.

Trẻ đưa tay trái của mình cầm trên khuỷu tay phải của người này

Những điều chỉnh:

Nếu trẻ quá nhỏ, cho trẻ nắm cổ tay người hướng dẫn thay vì khuỷu

tay.

Những hướng dẫn chung:

Khi bạn đi với trẻ, nói với trẻ bạn đang đi ngang qua cái gì. Thu hút trẻ

chú ý đến các mốc điểm khác nhau và những tín hiệu trong môi trường

bạn đang đi.

Chương 4. CÁC KỸ NĂNG HỌC TẬP CƠ BẢNGiới thiệu:

Mọi trẻ em đều bắt đầu học và tiếp xúc với môi trường từ lúc chúng

được sinh ra. Nhưng đối với những trẻ bị mất đi một giác quan nào đó, việc

học sẽ bị ảnh hưởng. Chúng ta phải luôn nhớ đến những khả năng của các

giác quan còn lại của trẻ và phát triển các kỹ năng bằng cách sử dụng giác

quan còn lại để giúp trẻ phát triển toàn diện. Chương này viết về những trẻ

khiếm thị có khó khăn về học do trẻ thiếu sự tác động của các yếu tố thuộc về

môi trường và sự trải nghiệm cũng như sự hạn chế về khả năng nhận thức.

Những trẻ này chưa thể học theo chương trình học chính qui nên phần trọng

tâm của chương này sẽ đề cập đến việc giúp trẻ có được những kĩ năng học

tập cơ bản - những kĩ năng mà trẻ sẽ có khả năng sử dụng suốt đời. Một điều

cần phải lưu ý là trẻ khiếm thị đa tật cần phải có một thời gian dài để học và

tổng hợp các kĩ năng. Trong chương này, chúng tôi đưa ra một số lĩnh vực kĩ

năng cơ bản và quan trọng để cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ có thể giúp

trẻ chuẩn bị một cuộc sống càng tự lập càng tốt.

Chúng tôi muốn trình bày rõ ràng ở đây rằng việc dạy học theo phương

pháp tiếp cận kỹ năng học đường chức năng không hề loại trừ kiểu dạy theo

Page 69: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

hướng phân tích cấu trúc. Mọi trẻ em, không kể đến những khuyết tật của

chúng, đều có thể dạy được một số điều. Điều đó có nghĩa là chuyển sự tập

trung của chúng ta từ sách giáo khoa thông thường sang việc dạy các kĩ năng

trong môi trường tự nhiên. Mặc dù, trẻ chưa có khả năng học theo các

chương trình chính qui, trẻ có thể học được những kĩ năng quan trọng như

giới thiệu bản thân, trò chuyện, đọc, viết những điều cơ bản, tính toán thuộc

lòng, các khái niệm về tiền. Một trẻ không thể đọc được bài học, bài thơ hay

một câu chuyện trong sách giáo khoa thì nó vẫn có thể đọc được những chỉ

dẫn đơn giản hay nhận biết tiền. Và tất cả những kĩ năng đó có thể giúp đứa

trẻ có một cuộc sống tự lập hơn.

Luôn chú ý đến nhu cầu của trẻ khiếm thị đa tật, chúng tôi đưa ra một

số kĩ năng cơ bản như nhận biết môi trường quen thuộc và bản thân, giao

tiếp bằng mắt, thể hiện nhu cầu, bắt chước và học các cử động và lời nói, làm

theo sự hướng dẫn, tính toán và các khái niệm về tiền. Có thể dạy cho trẻ các

khái niệm về hình dáng, kích thước, chiều cao, cân nặng, bề mặt của vật

trong môi thường tự nhiên như quan sát các loại rau ở chợ hoặc so sánh kích

cỡ của các loại tiền có mệnh giá khác nhau.

Trẻ khiếm thị đa tật sẽ không có sự tiến bộ nhanh và sự phát triển của

chúng có thể rất chậm chạp. Vì vậy, trẻ sẽ cần được lặp đi lặp lại cùng một

hoạt động. Người chăm sóc hoặc cha mẹ trẻ cần nhớ rằng việc nhắc đi nhắc

lại và tiến trình chậm chạp ấy có thể làm cho trẻ khó chịu và chán nản. Những

đứa trẻ này hay có những vấn đề về hành vi hoặc xuất hiện sự thiếu động cơ

thực hiện các hoạt động. Thất bại của việc lặp lại sẽ làm cho lòng tự trọng của

trẻ kém vì thế người chăm sóc hoặc cha mẹ nên giúp trẻ "đạt được" một vài

kỹ năng hoặc giúp trẻ cảm nhận sự thành công để trẻ có động cơ làm việc

nhiều hơn. Như đã đề cập ở trên, trẻ khiếm thị đa tật sẽ mất một thời gian khá

dài để học các kỹ năng mới, vì thế người chăm sóc hoặc cha mẹ phải biết ưu

tiên và lựa chọn kỹ năng quan trọng nhất để dạy cho trẻ trước tuỳ thuộc vào

các lĩnh vực gần như tăng khả năng của trẻ để hoạt động trong thế giới quanh

trẻ.

Page 70: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Chúng tôi muốn đề nghị với người chăm sóc hoặc cha mẹ trẻ nên lựa

chọn cho trẻ một chương trình giáo dục phù hợp nếu trẻ thể hiện các kỹ năng

ở mức độ cao về phát triển ngôn ngữ, khả năng tính toán và toán học, suy

luận và hiểu.

BẢNG LIỆT KÊ VỀ CÁC KỸ NĂNG HỌC TẬP CƠ BẢN

Nhận biết môi trường

Nhận biết môi trường xung quanh (cái nôi và giường)

Nhận biết bản thân

Tạo giao tiếp bằng mắt (nếu trẻ nhìn thấy)

Đáp ứng với kích thích trong môi trường: âm thanh, hình ảnh, mùi vị, sờ

mó và chuyển động.

Tự biểu lộ qua các chuyển động của cơ thể (như với tới âm thanh hay

một người nào).

Biết cười hay làm điệu bộ một cách có ý nghĩa

Tạo ra các âm thanh khác nhau để bày tỏ niềm vui và nỗi lo lắng

Nhận biết mọi người và đồ vật trong môi trường

Bắt chước những cử động và điệu bộ của cơ thể

Nhận biết người quen

Bày tỏ sự hiểu biết về các đồ vật quen thuộc được sử dụng trong cuộc

sống hàng ngày.

Bắt chước âm thanh và lời nói

Nhận biết các vật xung quanh như xe cộ, động vật, chim chóc, trái cây,

hoa quả, rau xanh, ngũ cốc, đồ chơi, các thành viên trong gia đình và

những người hàng xóm.

Các khái niệm cơ bản

Page 71: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Ghép nối, ghép theo các đặc trưng về màu sắc, kích thước, chất liệu,

hình dạng, trọng lượng, chiều cao, độ dày, âm lượng

Thể hiện sự hiểu biết về phương hướng: trong và ngoài, trên và dưới

Sử dụng một từ đơn giản hay cụm có hai từ hay các kí hiệu để diễn tả

những mong muốn và nhu cầu trước mắt.

Làm theo những câu lệnh đơn giản như "đến đây ", "dừng lại ", ngồi

xuống "...

Biết sử dụng từ "vâng" và "không" một cách chính xác

Đưa những đồ vật theo yêu cầu

Nhận biết các đồ vật bằng tên hay các chức năng liên quan

Phân loại những nhóm đồ vật quen thuộc (ví dụ: xà bông, lược chải

tóc...)

Ghép nối tranh với đồ vật

Ghép nối tranh với tranh

Bày tỏ cảm xúc hay tình cảm ví dụ: vui, buồn, giận dữ

Trả lời những câu hỏi đơn giản "ai", "cái gì", "ở đâu"

Lặp lại bài thơ hay bài hát đơn giản

Nói về những sự kiện từ kinh nghiệm sống của mình.

Thông tin cá nhân

Nói tên mình

Nói tên các thành viên trong gia đình

Nói địa chỉ

Nói tuổi

Khái niệm về số

Đếm thuộc lòng từ 1 - 10

Page 72: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Ghép nối một cái cốc với một đĩa nhỏ, một cái ghế với một người

Đếm những đồ vật trong một tập hợp (1 - 3)

Đưa ra "chỉ một cái” từ một bộ lớn hơn

Đếm thuộc lòng từ 10 - 20

Đếm những đồ vật trong một tập hợp (1 - 10)

Nhận biết các loại tiền đồng

Nhận biết các loại tiền giấy

Phân loại các loại tiền đồng

Cộng các số hàng đơn vị với tổng số đến 10

Trừ các con số hàng đơn vị

Các kỹ năng tính tiền

Nhận biết các tiền đồng

Nhận biết tiền giấy

Phân loại các loại tiền đồng

Cộng các số tiền lại với nhau để có tổng số tiền đúng

Đếm tiền thối lại

Các khái niệm về thời gian

Trình tự các sự kiện trong ngày (giờ ăn, chải răng, đi vệ sinh, ngủ).

Hiểu rõ trước đây và sau này

Biết thời gian diễn ra trong ngày (sáng, trưa, tối)

Biết gọi tên các ngày trong tuần

Biết gọi tên các tháng trong năm

Biết gọi tên các mùa và lễ hội

Cho biết ngày

Page 73: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Biết ngày kế tiếp là ngày gì

Đọc và viết

Biết các khái niệm chỉ vị trí (trong, trên, dưới, phía sau, bên cạnh)

Nhận biết phải và trái

Ghép nối các từ (chữ in và chữ nổi Braille)

Nhận biết các từ (chữ in và chữ nổi Braille)

Nói đúng các từ (chữ in và chữ nổi Braille)

Nếu trẻ đạt được tất cả các kỹ năng đến mức độ này, đó là thời gian để

trẻ chuyển đến học trong chương trình của trường bình thường

CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN KỸ NĂNG HỌC TẬP CƠ BẢN

1. Nhận biết các đồ vật

2. Trình tự các sự kiện hàng ngày

3. Ghép nối, sắp xếp và phân loại các đồ vật từ môi trường

4. Các khái niệm về số và tính toán

5. Các khái niệm về tiền

6. Đọc và viết

Lưu ý: Có nhiều cơ hội để phát triển các kỹ năng học tập cơ bản thông

qua các việc làm tự nhiên hàng ngày thêm vào các hoạt động đã liệt kê trong

phần này. Các hoạt động có liên quan có trong phần “Sống tự lập" và “Tiếp

nhận các kỹ năng thông qua các hoạt động hàng ngày". Tận dụng các sự kiện

hàng ngày để làm việc với trẻ về các kĩ năng tính tiền, số học, đọc và viết. Đi

chợ, nấu ăn và trông coi công việc chung ở nhà là một số cơ hội mà để giúp

trẻ thể hiện chính mình theo cách thức cơ bản bình thường. Hãy sáng tạo!

Hoạt động 1: Nhận biết các đồ vật

Page 74: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Yêu cầu trẻ làm theo các bước sau đây và hỗ trợ khi cần thiết:

Đưa cho trẻ hai đồ vật quen thuộc khác nhau (như một cái cốc hay cái

lược chải tóc)

Để các đồ vật trên khay hay trong một không gian xác định để trẻ có thể

sờ chúng một cách dễ dàng. Đảm bảo là trẻ nhìn thấy cả hai vật đó.

Yêu cầu trẻ đưa cho bạn một cái, ví dụ: "Vui lòng đưa cho cô cái cốc".

Thay đổi vị trí của các đồ vật, để đồ vật mà bạn yêu cầu lúc thì ở bên

trái lúc thì ở bên phải.

Sau khi trẻ có khả năng chọn một vật mà bạn gọi tên trong lúc lựa chọn

một trong hai vật lựa chọn vật thứ ba, trong lúc thay đổi lại vị trí của các

vật đó.

Một khi trẻ có khả năng đưa cho bạn một đồ vật theo yêu cầu, thay đổi

hoạt động bằng cách đưa cho trẻ đồ vật và yêu cầu trẻ nói cho bạn biết

tên của đồ vật đó. Ví dụ: đưa cho trẻ cái bát và hỏi trẻ "Cái gì đây?"

Các đồ vật:

Các đồ vật quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của trẻ như thìa,

cốc, đĩa, xà bông tắm, lược chải tóc, bàn chải đánh răng, quần áo, các

đồ chơi

Hình: Bé gái mù đang mang mắt kính và ngồi trên xe lăn có hai vật trên khay

của xe lăn (một cái cốc và một cái lược)

Những điều chỉnh:

Giới thiệu các kí hiệu gắn với các đồ vật mà trẻ thường gặp trong ngày.

Những hướng dẫn chung:

Lặp lại việc gọi tên các đồ vật và sự kiện trong mọi hoạt động hàng

ngày. Ví dụ: trong suốt bữa ăn, yêu cầu trẻ nói tên cái cốc và cái

muỗng.

Page 75: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Hoạt động 2: Biết trình tự các sự kiện hàng ngày

Phụ huynh hoặc người chăm sóc trẻ nên trao đổi với trẻ về các hoạt

động khác nhau mà được gắn với các thời điểm cụ thể trong ngày

(sáng, trưa và tối) khi trẻ làm các hoạt động hàng ngày của mình.

Nói với trẻ về những công việc hàng ngày sau khi thức dậy như đi vệ

sinh, đánh răng, tắm, mặc quần áo, ăn sáng. Điều quan trọng cần phải

đảm bảo là trẻ có một số công việc để làm hàng ngày và nối tiếp nhau

để trẻ đoán ra là việc gì sẽ làm vào ngày hôm sau.

Người chăm sóc trẻ có thể hỏi trẻ là trẻ đã làm gì vào từng thời điểm

khác nhau trong ngày, ví dụ: "Con làm gì khi con thức dậy vào buổi

sáng?”

Hỏi trẻ khi nào thì các hoạt động và sự kiện khác nhau xảy ra. Ví dụ:

"Con muốn ăn tối khi nào?", "Khi nào bố con về nhà?"...

Các vật dụng:

Dùng các đồ vật gắn với các sự kiện khác nhau để giúp trẻ đoán điều gì

sắp xảy ra như cầm thìa cho biết sắp đến giờ ăn, lấy xà bông cho biết

đến giờ tắm, lấy giày ra cho biết sắp đi ra ngoài.

Cũng có thể dùng hình hoặc tranh vẽ của trẻ khi chúng đang thực hiện

các hoạt động khác nhau trong ngày.

Hình: Mẹ đang đưa cho trẻ cái cốc và nói "Đây là cái cốc. Đến giờ ăn sáng

rồi"

Những điều chỉnh:

Nếu trẻ có khó khăn trong việc đoán hay nhớ trình tự các sự kiện trong

ngày, hãy dùng một tờ lịch bằng đồ vật hay hộp lịch. Trong hệ thống

này, lựa chọn một vật tượng ứng với mỗi hoạt động trong ngày của trẻ.

Điều quan trọng là các đồ vật được chọn nằm trong tầm hiểu biết của

trẻ. Nói chung, nếu chọn một đồ vật gần giống với vật thật dùng trong

suốt hoạt động là điều rất hữu ích chẳng hạn: muỗng hay cốc thật, khăn

Page 76: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

tắm thật, v v… Các đồ vật này nên cho trẻ xem trước khi thực hiện hoạt

động để trẻ có thể mong đợi việc gì sắp diễn ra. Các đồ vật này nên

được cất giữ ở một nơi cố định để trẻ có thể tìm được và liên tưởng

đến chúng. Khi hoàn thành hoạt động này, trẻ có thể đặt vật biểu tượng

vào cái hộp đặc biệt để cho thấy là trẻ đã hoàn thành.

Nếu trẻ có khả năng nhận biết các vật quen thuộc trong hoạt động hàng

ngày và nếu trẻ còn khả năng nhìn thì giới thiệu cho trẻ các thẻ tranh,

sử dụng các tranh vẽ hay ảnh chụp về các sự kiện và hoạt động trong

cuộc sống hàng ngày của trẻ.

Những hướng dẫn chung:

Giải thích với trẻ là buổi sáng cả bố và mẹ đều đi làm. Buổi trưa con ở nhà ăn

cơm. Tối bố mẹ sẽ đi làm việc về.

Nên hỏi trẻ về các hoạt động diễn ra trong ngày, ví dụ: "Đưa cho trẻ bàn chải

đánh răng và hỏi trẻ "Bây giờ đến giờ làm gì?"

Dắt trẻ ra khỏi nhà vào các thời điểm khác nhau trong ngày để trẻ có khái

niệm sự khác nhau về nhiệt độ vào các thời điểm khác nhau trong ngày.

Các ví dụ về mẫu đồ vật: Bàn chải; Muỗng; Xà bông;Túi; Giày

Hình: Các đồ vật được dùng trong các hoạt động hàng ngày của trẻ có ghi tên

lên đồ vật

Hoạt động 3: Ghép nối, sắp xếp và phân loại các đồ vật từ môi trường

Chọn các loại rau quả khác nhau và giới thiệu với trẻ

Yêu cầu trẻ chỉ vào hay nhặt các loại rau quả khác nhau như củ hành,

súp lơ, cà chua, chuối sứ và ớt. Ví dụ: đưa cho trẻ một quả cà chua và

củ hành ra phía trước trẻ, yêu cầu trẻ lấy cho bạn quả cà chua.

Yêu cầu trẻ nói tên các loại rau quả khác nhau bằng cách đưa ra từng

loại rau và nói “Rau gì đây?"

Page 77: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Yêu cầu trẻ nối và phân loại các nhóm rau khác nhau.

Yêu cầu trẻ phân biệt các loại rau quả khác nhau trong khi nấu ăn, ăn

và đi chợ.

Dẫn trẻ đi ra khỏi nhà đến các con đường chính và giải thích cho trẻ

biết về các loại phương tiện khác nhau, như xe đẩy, xe bò, xe đạp, xe

kéo, xe buýt, xe ôm, xe tải, xe lửa, máy bay.

Các vật dụng:

Các vật dụng có trong môi trường tự nhiên như các loại rau quả và xe

cộ khác nhau.

Các ảnh hay hình vẽ về các đồ vật

Hình: Trẻ đang đứng trên đường với bố gần một chiếc xe bò và nói "Có một

chiếc xe bò”

Những điều chỉnh:

Khuyến khích trẻ nhận biết các đồ vật bằng cách sử dụng các giác

quan còn lại như sờ mó, nếm, ngửi các loại rau quả.

Những hướng dẫn chung:

Kể tên các đồ vật hay sự kiện có trong cuộc sống tự nhiên diễn ra hàng

ngày, sử dụng lời nói và kí hiệu khi thấy phù hợp.

Thực hiện hoạt động tương tự với các loại đồ vật khác như hoa quả,

ngũ cốc, quần áo, các đồ vật sử dụng trong nhà và các loại động vật,

các đồ vật được dùng ở nơi tôn nghiêm.

Trao đổi với trẻ về đặc tính của các vật như màu sắc, hình dạng, kích

thước và trọng lượng. Trao đổi về chức năng của các đô vật khác

nhau.

Trao đổi về các kinh nghiệm sống của trẻ và những đồ vật này liên

quan đến cuộc đời của trẻ như thế nào, ví dụ: "Con có nhớ là chúng ta

Page 78: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

đã tới thăm nhà của Bác con bằng xe buýt khi nào không?” hay "Chúng

ta đã đi bác sĩ bằng xe kéo".

Hoạt động 4: Các khái niệm số và tính toán

Phụ huynh hay người chăm sóc nên cho trẻ có nhiều cơ hội để đếm

trong cả ngày như khi chơi, đu, mặc quần áo, nấu ăn, ăn, đi bộ.

Người chăm sóc nên cùng trẻ đếm rồi ngừng lại đột ngột và đợi cho trẻ

tiếp tục đếm, ví dụ: “l, 2...” Bắt đầu đếm trong suốt thời gian chơi như

trò chơi vỗ vào đầu gối, vỗ tay, đếm nhịp khi trẻ chơi xích đu và dừng

lại.

Điều quan trọng cần nhớ rằng trẻ phải biết nói hay ra kí hiệu đếm các

số từ 1 đến 10 trước khi trẻ có khả năng đếm nhiều đồ vật trong một

tập hợp. Vì vậy, lặp lại và thực hành nhiều lần bằng cách nói hay ra kí

hiệu các số đếm theo trình tự sẽ là cơ sở hữu ích cho trẻ phát triển các

khái niệm về số phức tạp hơn.

Các đồ vật:

Không yêu cầu các đồ vật đặc biệt

Hình: Bố đang đưa trẻ đang ngồi trên xích đu và đếm “1, 2, 3…”

Những hướng dẫn chung:

Tạo cho trẻ nhiều cơ hội đếm qua hoạt động sinh hoạt hàng ngày, ví

dụ: đếm trẻ đã ăn được bao nhiêu miếng lúc trẻ ăn, “1, 2, 3... "

Một khi trẻ quen với các trình tự số học cơ bản, yêu cầu trẻ đếm số đĩa

cần thiết trong giờ ăn, đếm số bộ quần áo đã giặt, số ghế, v.v

Hoạt động 5: Các khái niệm về tiền

Page 79: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Tạo trẻ có kinh nghiệm sử dụng tiền đi mua hàng thật cho dù trẻ không

có khái niệm về giá trị. Làm như vậy sẽ giúp trẻ bắt đầu hiểu được mục

đích của đồng tiền.

Đưa cho trẻ hai bộ của những đồng tiền có kích cỡ quan trọng, như

đồng năm nghìn và đồng một nghìn. Trộn hai loại tiền này lại với nhau

trên mâm lớn (nếu trẻ nhìn kém thì trải giấy màu trắng và màu vàng để

tạo sự tương phản). Yêu cầu trẻ phân loại hai loại tiền vào hai cái bát

khác nhau hay các hộp nhỏ (đã được trải tờ giấy màu sáng để tạo ra

sự tương phản).

Sau khi trẻ phân loại ra các loại tiền, yêu cầu trẻ gọi tên các loại tiền

này.

Sau đó, cũng làm tương tự bài tập như vậy với các loại tiền đồng, hay

tiền giấy khác.

Yêu cầu trẻ tập cộng các loại tiền lại để tạo thành nhiều tổng số tiền

khác nhau.

Cho trẻ tập đi mua hàng ở chợ

ĐẾM PHẦN 2

Cho trẻ ghép nối cái đĩa với một cái bát, một cái cốc với một người

khách, một cái nắp với một cái hộp, một trái ổi với một người.

Trong giờ ăn, yêu cầu trẻ đếm có bao nhiêu người và số đĩa.

Đưa cho trẻ một tập hợp (1 đến 5) trái cây, rau quả, sỏi, ốc sên, các đồ

dùng trong bếp, lược chải tóc, các chú hề Pepsi và yêu cầu trẻ đếm có

tổng cộng là bao nhiêu?

Yêu cầu trẻ đến kệ để cốc và lấy một cái. Sau đó, yêu cầu trẻ mang số

một ít cốc nhỏ khác.

Đưa cho trẻ hai cái kẹo bơ và hỏi trẻ có bao nhiêu cái. Đưa thêm cho

trẻ một cái nữa và yêu cầu trẻ đếm tổng số là mấy cái. Lúc đầu thêm

một cái, sau đó tăng dần lên (ví dụ : 1+1, 2+1, 3+1, rồi 2+2, 3+2). Nhớ

Page 80: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

là cần thay đổi các vật dụng và củng cố lại trong ngữ cảnh tự nhiên.

Cũng hoạt động tương tự có thể thực hiện để làm phép trừ.

Hoạt động 6: Đọc và viết

Đọc và viết cần có tính chức năng càng nhiều. Nghĩ ra những từ nào

mà trẻ có thể sử dụng trong cuộc sống hàng ngày và dạy cho trẻ biết

những từ đó

Nhiều người có thể học "cả từ" (toàn bộ các chữ) bằng chữ in hay chữ

nổi Braille dễ dàng hơn là họ học mỗi chữ cái riêng lẻ.

Làm bộ thẻ 10 từ bằng chữ in hay chữ nổi Braille và yêu cầu trẻ nối hay

phân loại chúng. Các thẻ từ này nên cắt một chút xíu ở phía trên góc

bên trái để trẻ có thể định hướng các từ một cách chính xác.

Cho trẻ học các từ có trong môi trường tự nhiên như ghi tên lên tủ để

chén, tủ quần áo, v.v...

Cho trẻ ghép nối các từ lấy trong các vỏ hộp và vật liệu bao gói, giấy

quảng cáo, v.v...

Cho trẻ xem toàn bộ các từ trong cùng một loại như:

Thông tin cá nhân (tên, địa chỉ, số điện thoại, tên của bố)

Danh mục những vật cần mua sắm

Lịch (các ngày trong tuần/các tháng trong năm)

Các kí hiệu công cộng (bưu điện, ngân hàng, cửa hàng dược phẩm,

dừng lại, đi, v.v)

Vé xe buýt và xe lửa

Hãy nhớ rằng trẻ phải được học nhiều khái niệm cơ bản cũng như

những kĩ năng ngôn ngữ trước khi trẻ sẵn sàng học đọc và viết.

Những hướng dẫn chung:

Sử dụng những chữ in lớn và đậm cho trẻ nhìn kém

Page 81: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Chương 5. SỐNG TỰ LẬP VÀ CÁC KỸ NĂNG HƯỚNG NGHIỆPCÁC KỸ NĂNG SỐNG TỰ LẬP

Giới thiệu

Mục đích cuối cùng của bất kì chương trình đào tạo nào cũng chuẩn bị

cho mỗi người có một cuộc sống tự lập. Mục đích này cũng dành cho người

khiếm thị đa tật. Mục đích của hầu hết các chương trình hướng nghiệp là giúp

cho mỗi người có được sự tự lập về mặt kinh tế. Khi chúng ta nói đến người

khiếm thị đa tật thì thuật ngữ "tự lập" có nghĩa là người đó có được một mức

độ tự lập cao nhất tuỳ theo những khả năng riêng của mình. Với một số

người, tính tự lập có nghĩa là họ có thể làm một phần công việc hay chúng

cần đến sự giúp đỡ để hoàn thành một hoạt động nào đó. Với người khác,

tính tự lập có nghĩa là với sự hỗ trợ thích hợp (ví dụ: thông dịch ngôn ngữ kí

hiệu, các dụng cụ hỗ trợ) thì họ sẽ có khả năng tham gia vào công việc một

cách đầy đủ hơn.

Các kỹ năng sống tự lập là những hoạt động cần thiết trong cuộc sống

hàng ngày. Các hoạt động này bao gồm giặt và sắp xếp quần áo, chuẩn bị

thức ăn và công việc trong bếp, lau nhà, đi mua sắm. Không giống với các

phần khác trong tài liệu này, những kĩ năng sống tự lập không áp dụng theo

một trình tự phát triển cứng nhắc. Đúng hơn, mục tiêu là khuyến khích sự

tham gia của trẻ vào tất cả các hoạt động hàng ngày ở nhà, có tăng dần các

mức độ kỹ năng và sự tự lập khi trẻ trưởng thành. Lúc đầu, không nên quá

chú trọng vào kết quả cuối cùng của trẻ, nghĩa là không trông mong trẻ chuẩn

bị bữa ăn hoàn hảo nhưng đồng thời không nên đuổi trẻ ra khỏi nhà bếp với

lý do là trẻ không thể chuẩn bị một bữa ăn như thế. Thay vào đó, nên chú

trọng cho trẻ tham gia vào tất cả các bước của một qui trình. Điều đó có nghĩa

khi bạn vào bếp nấu ăn thì hãy dắt trẻ vào bếp cùng với bạn, nói với trẻ khi

bạn đang làm việc và khuyến khích trẻ sờ mó và chơi với các chai/lọ và các

vật liệu trong đó.

Page 82: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Đối với trẻ khiếm thị đa tật, chúng cần có kinh nghiệm trực tiếp từng

bước của một qui trình để phát triển các khái niệm có ý nghĩa. Ví dụ: Khi đến

giờ giặt quần áo, đưa trẻ đến nơi bạn lấy nước, cho trẻ sờ cái chậu hoặc xô

rỗng và khi chậu đã đầy nước. Cho trẻ sờ quần áo khô, rồi đến quần áo ướt.

Bằng cách này, trẻ sẽ bắt đầu hiểu về chuỗi hoạt động và có thể tăng dần

mức độ tham gia vào quá trình.

Trong chương này, chúng tôi đề cập đến một số hoạt động mang tính

chức năng, nhưng người chăm sóc trẻ hay phụ huynh có thể nghĩ thêm các

hoạt động tương tự trong cùng lĩnh vực kỹ năng tùy thuộc vào các hoàn cảnh

riêng. Các tình huống có thể khác nhau theo mỗi vùng miền của quốc gia

cũng như bối cảnh môi trường (nông thôn hay thành thị). Ngoài ra, nhu cầu và

khả năng của mỗi trẻ sẽ ảnh hưởng đến việc đặt ưu tiên nhất cho những hoạt

động nào và cần phải điều chỉnh cái gì. Điều quan trọng nhất là khuyến khích

sự tham gia của trẻ khiếm thị đa tật hơn là hy vọng trẻ tự lập hoàn toàn một

công việc cụ thể nào.

Sau đây là một vài lời khuyên mà người chăm sóc cần lưu ý:

1. Mỗi hoạt động liệt kê trong phần này nên được thực hiện một cách

liên tục trong các hoạt động tự nhiên hàng ngày ở gia đình.

2. Mỗi một hoạt động mà được nêu ra là một ví dụ ở mức độ ban đầu

trong bất kì một lĩnh vực kĩ năng nào. Người chăm sóc có thể giúp trẻ phát

triển các kỹ năng đó ngày một phức tạp hơn khi trẻ thành thạo kỹ năng nào

đó rồi.

Bước 1: Biết được một số việc nhà qua việc chơi và bắt chước

- Tham gia vào việc nhà tới mức tốt nhất (ví dụ: phân loại rau, sắp xếp

các đồ dùng trong bếp và các chai lọ).

- Nhận biết và phân biệt những vật dụng chung trong nhà

Bước 2:

Page 83: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

- Tăng cường sự tham gia vào các hoạt động trong nhà (ví dụ: chuẩn bị

các món ăn mà không phải nấu).

- Biết được những người trợ giúp trong cộng đồng (ví dụ: người bán

sữa, người đưa thư, người bán dạo, người làm nghề giặt quần áo, bác sĩ).

- Biết các nơi trong cộng đồng (ví dụ: trường học, bệnh viện, chợ)

Bước 3:

- Biết một vài nơi công cộng có thể nằm ngoài kinh nghiệm trực tiếp của

trẻ (ví dụ: bưu điện, ngân hàng, các trạm xe buýt và xe lửa)

- Tăng cường tinh thần trách nhiệm trong tất cả các lĩnh vực (ví dụ: tự

đi mua hàng).

- Đào tạo các nghề nghiệp cụ thể

BẢNG LIỆT KÊ CÁC KỸ NĂNG SỐNG TỰ LẬP

Nấu ăn:

Gọi tên các món ăn

Nhận biết các dụng cụ làm bếp và đồ đựng thực phẩm phổ biến

Phân biệt những đồ ăn được và không ăn được

Rửa tay trước khi nấu ăn

Chuẩn bị những thứ không cần thiết phải nấu (nước ép, sandwich và

rau trộn)

Trộn bột với chapatti

Dùng muỗng để khuấy

Đổ nước

Lăn bột với chapatti

Lột vỏ trái cây mà không dùng dao (ví dụ: chuối, cam)

Page 84: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Vo gạo

Biết chỗ để những đồ đạc trong bếp và nơi để thức ăn

Ghi được tên các loại thực phẩm trong món ăn đơn giản

Tỏ ra nhận biết về vấn đề an toàn trong bếp (như lửa và những dụng cụ

làm bếp sắc/bén)

Gọt vỏ trái cây và rau củ bằng dao

Thái và cắt rau

Đặt nồi lên bếp ga hay bếp củi

Pha trà (ngoại trừ việc nấu trà trên bếp lửa nhỏ)

Quẹt diêm

Bật bếp ga hay châm lửa bếp củi

Làm theo những công thức nấu ăn đơn giản

Chuẩn bị món ăn nóng có nhiều loại thực phẩm

Dự trù cho một bữa ăn

Mua sắm :

Mang theo túi hoặc giỏ

Chào hỏi người bán hàng

Sắp xếp những thứ mua được vào túi hay giỏ

Hỏi giá

Lấy tiền từ ví ra

Để tiền vào ví

Đưa tiền cho người bán hàng (không cần biết đưa chính xác số tiền)

Nhận tiền trả lại từ người bán hàng (không cần biết tính số tiền là bao

nhiêu)

Biết chỗ để các đồ vật ở cửa hàng hay siêu thị

Page 85: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Biết yêu cầu khi cần giúp đỡ

Phân loại các đồ ăn như rau, thịt, dụng cụ để lau chùi

Lựa chọn những đồ ăn ngon (như trái cây chín, rau tươi hay đồ hộp).

Biết để thực phẩm đúng chỗ

Cho biết đồ ăn nào giá cao và thấp hơn

So sánh giá cả giữa các mặt hàng giống nhau

Mặc cả với người bán hàng

Tự đi mua những đồ đơn giản mà không cần hỗ trợ

Liệt kê những thứ cần mua

Ước tính giá tiền cho từng món hàng

Dự tính số tiền cần để mua sắm

Đếm tiền trả lại

Tính tổng số tiền các thứ đã mua

Biết dùng cả tiền giấy và tiền đồng để tính ra những số tiền khác nhau.

Biết tính số tiền trả lại

Giữ gìn quần áo:

Nhận biết các loại quần áo

Sắp xếp hay phân loại quần áo theo loại (ví dụ: áo sơ mi và quần dài).

Sắp xếp hay phân loại theo màu sắc hay kích cỡ.

Nhận biết quần áo dơ và sạch

Nhận biết quần áo khô và ướt

Để quần áo dơ vào nơi thích hợp

Sắp xếp quần áo sạch vào nơi thích hợp

Nói cho người khác biết khi cần giặt quần áo

Page 86: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Đổ nước vào chậu hay xô

Cho bột giặt vào cho khô

Chà quần áo

Xả quần áo

Vắt khô quần áo

Phơi quần áo chỗ nắng

Gấp quần áo

Nói cho mọi người biết khi cần may vá lại quần áo

Biết quần áo nào thích hợp với thời tiết nào

Xác định quần áo nào là thích hợp trong từng hoàn cảnh (đi chơi hay

tham gia lễ hội).

Sử dụng bàn ủi

May khuy/cúc áo

Lên lai/gấu

Vá những quần áo đơn giản

Quét dọn:

Mang những đĩa khó vỡ ở bàn xuống sau khi ăn xong

Bỏ rác vào thùng

Lau bàn

Dọn bàn

Quét nhà

Rửa những cốc và đĩa khó vỡ

Đặt những đĩa sạch vào chỗ thích hợp

Đổ rác

Quét bụi các đồ đạc trong nhà

Page 87: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Lau nhà

Dọn giường hoặc dọn dẹp chỗ ngủ

Rửa các xoong và chảo

Rửa các đồ đạc dễ vợ

Thay khăn trải giường

Biết các đồ đạc nào trong nhà cần sửa chữa

CÁC HOẠT ĐỘNG SỐNG TỰ LẬP

Nấu ăn:

1. Phân biệt các đồ dùng và đồ đựng thực phẩm trong nhà bếp

2. Gọi tên những đồ vật trong nhà bếp

3. Nhận biết những đồ ăn và không ăn được

4. Làm nước ép

5. Làm những thức ăn không cần nấu

6. Chuẩn bị rau trộn

7. Chuẩn bị bột nhào Chapati

8. Nấu cơm

Mua sắm

9. Định hướng nơi mua sắm

10 Tự đi mua đồ dùng

11. Lên thực đơn

12. Dự trù chi phí

Giữ gìn quần áo:

13. Phân loại quần áo

Page 88: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

14. Giặt quần áo

Quét dọn:

15. Rửa chén bát

16. Lau bàn

17. Quét nhà

18. Quét bụi

19. Lau nhà

Hoạt động 1: Phân biệt các đồ dùng và đồ đựng thực phẩm trong nhà bếp

Cho phép trẻ chơi với các vật dụng nhà bếp, dần dần trẻ sẽ quen với

những vật dụng này.

Đưa các loại muỗng, cốc và ly để trẻ phân loại. Đưa cho trẻ các vật

dụng nhà bếp và đồ đựng thực phẩm giống nhau về kích cỡ và chất

liệu (như kim loại hay nhựa).

Yêu cầu trẻ sắp xếp các vật dụng nhà bếp vào chỗ thường để sau khi

đã rửa sạch.

Yêu cầu trẻ giúp dọn bàn ăn.

Một khi trẻ đã quen với các vật dụng nhà bếp cơ bản thì hãy cho trẻ làm

quen thêm bát, đĩa và đĩa đựng thức ăn. Giới thiệu cho trẻ các kích cỡ,

kiểu dáng và chất liệu khác nhau (ví dụ: nhựa và kim loại).

Các vật dụng.:

Muỗng

Cốc

Ly

Đĩa lớn

Page 89: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Bát

Đĩa đựng thức ăn

Các rổ hay khay để phân loại, tốt nhất là sử dụng màu tương phản

Những điều chỉnh:

Nếu trẻ không di chuyển được dễ đàng thì hãy để các đồ dùng trong

tầm với của trẻ.

Hình: Trẻ mù đang phân biệt muỗng nhỏ và lớn

Những hướng dẫn chung:

Đầu tiên cho trẻ học qua vui chơi và bắt chước theo. Cho trẻ vào bếp

khi bạn đang nấu ăn

Đầu tiên là giới thiệu những đồ vật quen thuộc với trẻ (như chén và

muỗng riêng của trẻ)

Sử dụng những đồ vật không dễ vỡ và không sắc/bén.

Chỉ cho trẻ những chỗ nhất định và rõ ràng để phân loại như rổ, khay

và kệ đặt đồ dùng

Để những đồ vật trong tầm với của trẻ để trẻ lấy chúng ra và sắp xếp lại

dễ dàng hơn.

Lúc đầu, hỗ trợ cho trẻ khi thấy cần thiết, dần dần giảm bớt sự giúp đỡ

mà bạn đang thực hiện

Cho trẻ thực hành các hoạt động này liên tục trong sinh hoạt tự nhiên

hàng ngày.

Hoạt động 2: Gọi tên các vật dụng trong bếp

Gọi tên các vật dụng trong bếp (giới thiệu các kí hiệu nếu thích hợp) và

yêu cầu trẻ lấy chúng khi có yêu cầu.

Yêu cầu trẻ gọi tên các vật dụng trong bếp

Page 90: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Khi trẻ có khả năng nhận biết tên các vật dụng, giới thiệu thêm các từ

và khái niệm để miêu tả đồ vật đó (ví dụ: làm bằng kim loại, lớn, tròn)

Các vật dụng:

Các vật dụng có ở trong bếp như cốc, muỗng, đĩa, bát

Hình: Trẻ mù đang đứng trước tủ để cốc, trẻ lấy ra một cái cốc và nói "cốc”

Những điều chỉnh:

Nếu trẻ còn khả năng nhìn, hãy vẽ những hình ảnh tương xứng với đồ

vật để trẻ nhận biết dễ dàng.

Cần có những thay đổi cho thích hợp đối với trẻ bại não

Những tháng dẫn chung:

Giúp trẻ luyện tập thường xuyên việc nhận biết những đồ vật trong

cuộc sống tự nhiên hàng ngày như vào giờ ăn, lúc dọn bàn ăn và rửa

dọn bát, đĩa.

Hoạt động 3: Nhận biết những thứ ăn được và không ăn được

Đưa cho trẻ một bát gạo có sạn lẫn trong đó.

Yêu cầu trẻ nhặt sạn ra và để vào một cái đĩa hay bát khác

Các vật dụng:

Bát hoặc đĩa

Gạo hoặc đậu hay một vài loại hạt khác (chưa nấu chín)

Sạn

Hình: Trẻ mù đang ngồi trên xe lăn có hai cái bát trên khay xe lăn: một bát

đựng gạo và bát kia đựng sạn

Những điều chỉnh:

Nếu trẻ cho tất cả mọi thứ vào miệng tức là trẻ chưa đủ điều kiện để

làm hoạt động này.

Page 91: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Đối với trẻ có khó khăn về vận động, có thể làm giống như vậy nhưng

sử dụng các đồ vật lớn hơn như trái cây và các miếng gỗ.

Để các vật dụng vào bát hoặc khay riêng, tốt nhất là chọn các màu sắc

tương phản nhau (chọn nền tối cho các vật có màu sáng và ngược lại).

Những hướng dẫn chung:

Kết hợp hoạt động này vào hoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ bằng

cách yêu cầu trẻ giúp nhặt gạo trước khi nấu hoặc giúp phân loại các

đồ vật khi bạn mang ở chợ về nhà.

Bắt đầu là phân loại các thứ hoàn toàn khác nhau (như gạo và những

hạt sạn lớn). Khi trẻ có khả năng phân biệt các thứ này dễ dàng, đưa

cho trẻ sắp xếp những thứ gần giống nhau (như những hạt sạn nhỏ và

nhẵn nhụi hơn).

Hoạt động 4: Làm nước vắt

Đầu tiên là dạy cho trẻ pha nước vắt đơn giản nhất như nước cam vắt

tươi. Sau đó, dạy cho trẻ làm loại khác phức tạp hơn như nước chanh

vắt - ngọt hay pha ít muối.

Yêu cầu trẻ làm theo các bước sau đây và hỗ trợ khi cần thiết:

Chuẩn bị các thành phần (cam hoặc chanh, đường, muối, nước) và các

vật dụng (bát, dao, máy vắt hoặc dụng cụ vắt bằng tay)

Cắt hoa quả ra làm đôi và bỏ hết hạt

Cho nước vào ly

Vắt nước quả vào ly

Cho thêm một ít đường hoặc muối nếu thích

Khuấy đều

Lúc đầu để trẻ làm cho mình thưởng thức, sau đó trẻ làm để phục vụ

cho những người khác.

Page 92: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Các nguyên vật liệu:

Cam hoặc chanh.

Máy vắt hoặc dụng cụ vắt bằng tay

Bát

Dao

Muối hoặc đường (tùy chọn)

Cốc

Muỗng

Hình: Trẻ đang làm cam/chanh vắt

Những điều chỉnh:

Có thể sử dụng dụng cụ vắt có tay cầm bên ngoài cho trẻ có khó khăn

về vận động.

Những hướng dẫn chung:

Hoạt động này có thể áp dụng cho một trẻ hoặc một nhóm trẻ.

Khi làm xong khuyến khích trẻ giúp bạn dọn dẹp và sắp xếp các thứ đã

sử dụng.

Hoạt động 5: Làm bánh sandwich

Yêu cầu trẻ làm theo các bước sau đây và hỗ trợ khi cần thiết:

Chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết để làm bánh sandwich, gồm các

thành phần (như bánh mì, bơ, tương ớt, thái rau, phó mát) và các vật

dụng riêng (như dao và đĩa).

Cắt bánh mì ra nhiều miếng

Cho bơ vào bánh mì.

Thêm tương ớt và gia vị

Page 93: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Đặt lát thứ hai của bánh mì lên

Cắt bánh sanawich đã làm hay phục vụ cho người khác

Ăn bánh sandwich đã làm hay phục vụ cho người khác

Các nguyên vật liệu:

Bánh mì

Tương ớt

Rau

Dao

Đĩa

Hình: Trẻ đang lấy dao thêm bơ vào miếng bánh mì và một đĩa có rau đã cắt

sẵn

Những hướng dẫn chung:

Để trẻ thực hiện hoạt động này càng độc lập càng tốt. Lúc đầu, hỗ trợ

cho trẻ từng bước, nhưng nên để trẻ tham gia vào tất cả các bước của

hoạt động này. Dần dần, giảm mức độ hỗ trợ cho đến khi nào trẻ có

khả năng làm được tất cả các bước một cách độc lập.

Một số trẻ sẽ có nhiều động cơ nếu chúng được chuẩn bị làm bánh

sandwich cho một ai đó ăn, trong khi những trẻ khác chỉ muốn ăn. Hoạt

động này có thể được mở rộng thêm khi thấy trẻ tiến bộ.

Hoạt động 6: Chuẩn bị món rau trộn

Yêu cầu trẻ làm theo các bước sau đây và hỗ trợ khi cần thiết:

Chuẩn bị các nguyên liệu để làm món rau trộn, bao gồm các thành

phần (như cà chua, dưa chuột, củ cải, cà rốt, củ hành) và các vật dụng

cần thiết (như đĩa và dao).

Page 94: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Lúc đầu, trẻ có thể giúp những bước đơn giản như trộn hay sắp xếp

các thứ vào đĩa, sau đó, trẻ có thể cắt rau củ thành miếng và làm món

rau trộn một mình. Loại rau trộn dễ nhất sẽ là gọt vỏ và ngâm khoai tây,

bóc vỏ đậu và cuối cùng là gọt và cắt tất cả các loại rau củ.

Các nguyên vật dụng:

Rau củ

Muối và tiêu

Chanh, nếu thích

Bát hay đĩa

Dao

Hình: Trẻ đang sắp cà chua và dưa chuột vào đĩa

Những điều chỉnh:

Đối với trẻ có khó khăn về vận động, hãy chuẩn bị cho trẻ một cái

muỗng đặc biệt như có tay cầm dài và lớn hoặc là muỗng lớn.

Đối với trẻ có khó khăn về vận động, hãy chuẩn bị sẵn cho trẻ các lọ

muối rắc và tiêu lớn (sử dụng các lọ khó vỡ).

Gắn một khay cố định vào bàn để không bị tuột khi trẻ làm việc.

Những hướng dẫn chung.:

Lúc đầu, người chăm sóc có thể hỗ trợ cho trẻ nhiều hơn nếu cần thiết

nhưng dần dần nên để trẻ thực hiện các bước càng độc lập càng tốt.

Hoạt động 7: Chuẩn bị nhào bột bánh Chapati

Yêu cầu trẻ làm theo các bước sau đây và hỗ trợ khi cần thiết:

Chuẩn bị các thành phần và vật dụng cần thiết cho hoạt động này

Page 95: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Cho bột vào bát và đổ nước vào. Lúc đầu, người chăm sóc phải cân

bột và lường nước, rồi giúp trẻ đổ nước vào. Sau đó, trẻ sẽ là người

chuẩn bị những việc đó càng nhiều càng tốt, kể cả việc cân, đo.

Nhào bột nhuyễn bằng cả hai tay.

Lấy một lượng bột nhào rồi và cho vào một cái bát

Cán bột bằng cây cán trên khuôn (khuôn gỗ). Ngay lúc đầu, điều quan

trọng là cho trẻ tập cán, không quan tâm đến việc trẻ cán chưa tròn. Về

sau, trẻ có thể học cách cán bột làm bánh Chapati theo hình đúng.

Cho trẻ ăn bánh Chapatti khi đã nướng chín

Khuyến khích trẻ nếm những gì trẻ đã chuẩn bị và mang cho những

người bạn của mình và gia đình.

Các vật liệu

Bột

Nước

Bát để trộn

Cây cán bột

Khuông gỗ

Hình: Trẻ đang nhào bột làm bánh Chapatti dưới sự hướng dẫn của người

chăm sóc

Những điều chỉnh:

Buộc cái khay vào bàn hay mặt phẳng khác để nó không tuột khi trẻ đang

làm.

Sử dụng một cái ống lăn mà dày hơn cái bình thường nếu cần thiết để trẻ có

thể giữ nó dễ dàng hơn.

Hoạt động 8: Nấu cơm

Page 96: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Yêu cầu trẻ làm theo các bước sau đây và hỗ trợ khi cần thiết:

Cho lượng gạo theo yêu cầu vào bát.

Cho nước vào vo gạo

Đổ một lượng nước theo yêu cầu vào nồi nấu cơm.

Bật ga hay nhóm lửa lên, có sự giúp đõ.

Đặt nồi nấu cơm lên bếp ga hay bếp lửa (dầu, củi...)

Khi nước đang sôi, trẻ cho gạo vào có sự giúp đỡ của người chăm sóc.

Trẻ có thể giúp xới cơm ra khi cơm đã chín.

Các vật liệu

Gạo

Nước

Bát

Nồi nấu cơm

Diêm

Hình: Trẻ đang đặt nồi trên bếp ga có sự hỗ trợ của người chăm sóc

Các điều chỉnh:

Sử dụng nồi nấu cơm có tay cầm nếu cần thiết

Lúc đầu, cho trẻ sử dụng nến tốt hơn và dễ hơn là để cho trẻ dùng

diêm quẹt để mồi lửa.

Những hướng dẫn chung.:

Khi nấu bằng bếp ga hay lửa, trẻ luôn ở cạnh người hướng dẫn.

Trẻ mù hoàn toàn cần được giúp đỡ liên tục trong hoạt động này.

Yêu cầu trẻ giúp chuẩn bị các món ăn đơn giản khác ngoài nấu cơm

như luộc khoai, nấu cháo v.v

Page 97: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Hoạt động 9: Định hướng cho trẻ đến nơi mua sắm

Yêu cầu trẻ làm theo các bước sau đây và hỗ trợ khi cần thiết:

Đi cùng người chăm sóc đến chợ bán rau củ

Tìm đến quầy bán loại rau củ được yêu cầu như quầy bán củ hành

Chọn đủ số lượng có hành hay các loại rau củ khác

Cho vào giỏ đi chợ

Chào người bán hàng

Trả tiền mua rau

Mang túi hay giỏ mua sắm về nhà

Các đồ dùng:

Túi hay giỏ đi mua sắm

Ví đựng tiền

Hình: Trẻ mù đang đeo túi đi mua sắm cạnh người chăm sóc ở chợ

Những điều chỉnh:

Định hướng cho trẻ biết nơi đi chợ bằng cách dành thời gian đi bộ

quanh chợ và đi xuống mỗi hàng của các quầy bán hàng hoặc các lối

đi. Nói cho trẻ biết những hàng hoá bạn nhìn thấy trên đường đi. Cho

trẻ cảm nhận tất cả các thứ đó nếu thích hợp. Nói cho trẻ biết những

cách mà người bạn hàng sắp xếp hàng hoá theo loại như rau, thịt,

những hàng hóa sạch.

Những hướng dẫn chung:

Hoạt động này nên áp dụng trong ngữ cảnh của các hoạt động hàng

ngày.

Khuyến khích trẻ tham gia càng nhiều càng tốt vào từng bước một của

cả một quá trình, cho dù trẻ chưa có khả năng làm toàn bộ mọi thứ một

cách độc lập.

Page 98: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Hoạt động 10: Đi mua sắm

Yêu cầu trẻ làm theo các bước sau đây và hỗ trợ khi cần thiết:

Hỏi trẻ thích mua cái gì. Đưa ra một vài thứ cho trẻ chọn lựa, ví dụ: kẹo

bơ cứng, sôcôla, bánh bích qui.

Tìm chỗ bán các món hàng này để mua

Tự chọn cho mình một món hàng

Cho vào giỏ đi mua sắm

Chào người bán hàng

Trả tiền mua món hàng đó

Cám ơn người bán hàng

Các vật dụng:

Túi hay giỏ mua sắm

Ví đựng tiền

Hình: Trẻ mù đi nạng đang xem thỏi sôcôla và bánh bích quy tại cửa hàng

bánh kẹo

Những hướng dẫn chung:

Nên áp dụng hoạt động này vào trong các hoạt động hàng ngày.

Khuyến khích trẻ tham gia càng nhiều càng tốt vào mỗi bước trong cả

một tiến trình cho dù trẻ chưa có khả năng thực hiện mọi việc một cách

độc lập

Khi có thể được, cho trẻ có sự lựa chọn để trẻ chọn một thứ cho mình.

Hoạt động 11: Lên thực đơn

Yêu cầu trẻ làm theo các bước sau đây và hỗ trợ khi cần thiết:

Page 99: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Cho trẻ quyết định là chúng thích chuẩn bị những thứ gì cho bữa ăn

sắp đến. Nếu cần để cho trẻ chọn trong một số món ăn cho biết.

Nói cho trẻ biết các thành phần gì trẻ sẽ cần để chuẩn bị cho món ăn

này

Nói rõ số lượng cần dùng (ví dụ: bao nhiêu khoai tây cần có để chuẩn

bị cho món ăn này.

Nếu trẻ có khả năng viết, yêu cầu trẻ viết ra các thành phần bằng chữ

sáng hay chữ nổi Braille. Nếu trẻ không có khả năng viết ra thì trẻ có

thể vẽ các thành phần mà chúng muốn.

Kiểm tra những thứ còn lại ở nhà bao nhiêu để biết sẽ cần mua cái gì

và mua thêm bao nhiêu. Ví dụ: Có hành củ và muối ở nhà sẵn rồi

nhưng cần mua chuối sứ.

Khi đã chuẩn bị sẵn một bản liệt kê (hoặc đã nghĩ trong đầu hay là viết

ra), đi đến chợ và mua những thứ cần thiết.

Chuẩn bị bữa ăn có sự giúp đỡ và phục vụ cho bạn bè và gia đình

Các vật dụng:

Bút chì và giấy hay bảng và dùi để viết bảng mua sắm

Hình: Trẻ đang mở tủ và kiểm tra lượng bơ và muối còn lại

Những hướng dẫn chung:

Khi bạn nấu ăn mỗi ngày, nói với trẻ những thành phần nào bạn đang

thêm vào mỗi món ăn để trẻ biết làm thế nào chế biến được các món

ăn khác nhau.

Trước khi đi mua sắm, hãy nói với trẻ bạn dự định mua gì và dự định

nấu món gì.

Trong lúc mua sắm, nói với trẻ những món đồ mà bạn chọn và bạn dự

định sử dụng những thứ này để làm gì.

Page 100: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Một khi trẻ có khả năng nói ra được các thành phần trong các món ăn

cơ bản, nói cho trẻ biết nhu cầu về dinh dưỡng và dự trù cho các bữa

ăn cân bằng về dinh dưỡng.

Trao đổi với trẻ về các loại rau củ theo mùa

Trao đổi với trẻ về việc dự trữ các thực phẩm thích đáng.

Hoạt động 12: Dự trù chi phí

Trước khi đi chợ, trao đổi với trẻ những thứ bạn dự định mua. Hãy yêu

cầu trẻ nghĩ ra mỗi món hàng thì khoảng bao nhiêu tiền.

Nếu trẻ có khả năng làm tính cộng và trừ đơn giản được thì tập cho trẻ

làm những bài toán đố đơn giản như "Chúng ta cần mua ba củ khoai

tây. Chúng ta biết một củ khoai giá một ngàn đồng, vậy ba củ thì hết

bao nhiêu tiền?"

Yêu cầu trẻ dự tính cần phải mang theo khoảng bao nhiêu tiền cho

những thứ mà trẻ muốn đi chợ mua.

Đi đến chợ và yêu cầu trẻ hỏi người bán hàng để biết các món hàng

khác nhau giá bao nhiêu tiền. Trao đổi về những nơi mà những món

hàng có thể mua theo nhiều mức giá khác nhau. Cho trẻ biết những

nguyên tắc của việc mặc cả.

Yêu cầu trẻ kiểm tra tiền trả lại mỗi khi trẻ mua hàng.

Các vật dụng:

Không đòi hỏi các vật dụng đặc biệt, cho dù những trẻ có khả năng đọc

và viết có thể thích viết ra các con số để cộng vào với nhau.

Hình: Bé gái mù đang ngồi, mở ví đựng tiền và đếm số tiền giấy và tiền đồng

trên bàn. Giỏ hay túi đi chợ thì ở bên cạnh trẻ

Những hướng dẫn chung:

Page 101: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Hoạt động này đòi hỏi trẻ có một hiểu biết cơ bản về tiền, biết đếm và

biết các khái niệm "nhiều hơn” và "ít hơn ". Nếu trẻ không có khả năng

tính toán hay nhận biết tiền thì hoạt động này có lẽ là quá khó đối với

trẻ.

Hoạt động 13: Phân loại quần áo

Hoạt động này có thể tăng dần độ khó khi thấy thích hợp

Yêu cầu trẻ làm theo các bước sau đây và hỗ trợ khi cần thiết:

Nhận biết các loại quần áo khác nhau. Bắt đầu bằng việc hỏi trẻ con

đang mặc quần áo gì, sau đó đưa cho trẻ những loại quần áo khác

nhau và hỏi trẻ chúng là loại quần áo gì.

Phân loại hai loại quần áo rất khác nhau như những đồ ngắn (quần đùi)

và khăn tay. Chỉ cho trẻ hai chỗ xác định một cách rõ ràng (như các

giỏ) để bỏ mỗi nhóm quần vào với nhau. Đưa cho trẻ 3-5 cái mỗi loại.

Gợi sự chú ý của trẻ vào các đặc điểm chính của mỗi loại như các cúc

áo, móc khoá, túi và các góc.

Dần dần giới thiệu những thứ giống nhau hơn (như áo sơ mi và áo

đầm) và tăng dần số lượng các loại trong cùng một lúc.

Cho trẻ phân loại quần áo vào lúc giặt ủi trong hoạt động hàng ngày.

Các vật dụng:

Các loại quần áo như áo sơ mi, vớ, khăn tay, áo đầm (áo dài), các loại

quần ngắn (quần đùi).

Giỏ để phân loại quần áo

Hình: Trẻ đang lựa các khăn tay và quần áo ngắn vào hai giỏ

Những hướng dẫn chung:

Khuyến khích trẻ nhận biết các loại vải khác nhau trong hoạt động ăn

mặc hàng ngày.

Page 102: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Nếu trẻ có khả năng nhìn, yêu cầu trẻ phân loại quần áo theo màu sắc

Trẻ cũng có thể phân loại theo các đặc tính khác như về kích thước (ví

dụ: những cái lớn là của bố).

Phân loại quần áo nào sạch hay dơ và khô hay ướt.

Hoạt động 14: Giặt quần áo

Hoạt động này có thể thực hiện bằng cách sử dụng chậu giặt hay máy

giặt, đây là hoạt động thường ngày ở nhà của trẻ.

Yêu cầu trẻ làm theo các bước sau đây và hỗ trợ khi cần thiết:

Thu gom quần áo dơ lại để giặt

Phân loại quần áo theo màu sắc hay theo loại để giặt chung với nhau

Cho nước vào chậu

Cho xà bông hay bột giặt vào

Chà quần áo

Xả bằng nước sạch

Vắt quần áo

Phơi quần áo cho khô

Các vật dụng:

Quần áo dơ

Bồn hay chậu giặt

Nước

Xà bông hay bột giặt

Hình: Trẻ đang bỏ quần áo vào chậu giặt

Những điều chỉnh:

Page 103: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Nếu như trẻ có khó khăn trong việc nhấc chậu lên bằng hai tay, thì có

thể giúp cho trẻ sử dụng cái xô có quay xách.

Muỗng xúc bột giặt để lường có thể gắn kí hiệu nổi vào để trẻ sờ nếu

cần thiết.

Những hướng dẫn chung:

Mục đích của hoạt động này là giúp trẻ làm quen dần từng bước một

trong việc giặt quần áo, cho dù lúc đầu trẻ chưa thể giặt quần áo sạch

sẽ được. Cho trẻ tham gia vào mỗi bước đến mức cao nhất, giảm dần

sự hỗ trợ khi trẻ tự làm từng bước.

Hoạt động 15: Rửa bát đĩa

Yêu cầu trẻ làm theo các bước sau đây và hỗ trợ khi cần thiết:

Cho nước vào chậu

Cho nước rửa chén bát

Rửa từng cái một

Tráng nước

Lau khô

Sắp các đĩa sạch, các đồ dùng trong bếp... vào nơi thích hợp.

Các vật dụng:

Các cốc khó vỡ, đĩa, bát, đồ vật trong bếp.

Nước

Chậu

Nước rửa bát

Hình: Bé gái mù đang rửa cốc ngay vòi nước

Những điều chỉnh:

Page 104: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Chậu nước đặt ở độ cao thích hợp với trẻ. Nếu trẻ ngồi trong xe lăn,

hãy đặt chậu lên khay của xe lăn.

Có thể đặt vòi nước có tay cầm dài cho trẻ có khó khăn về vận động.

Những hướng dẫn chung:

Nên thực hiện hoạt động này trong các hoạt động hàng ngày.

Điều quan trọng trong hoạt động này là để trẻ tham gia vào tất cả các

bước của một qui trình, cho dù lúc đầu trẻ chưa thể rửa chén đĩa thật

sạch sẽ.

Hoạt động 16: Lau bàn ghế

Yêu cầu trẻ làm theo các bước sau đây và hỗ trợ khi cần thiết:

Lấy một khăn sạch ở chỗ thường cất.

Nhúng khăn lau vào nước và vắt khô nước

Lau bàn sau khi ăn xong

Các vật dụng:

Khăn lau bàn

Nước

Hình: Trẻ mù đang lau bàn

Những điều chỉnh:

Dạy cho trẻ nhìn kém lau bàn theo trật tự từ trái sang phải, từ trên

xuống dưới để mặt bàn sạch sẽ hoàn toàn.

Buộc một cán đặc biệt vào khăn lau cho trẻ có khó khăn về vận động.

Những hướng dẫn chung:

Hoạt động này nên được thực hiện trong ngữ cảnh của hoạt động hàng

ngày sau khi trẻ ăn xong.

Page 105: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Mục tiêu của hoạt động này là để cho trẻ tự bắt đầu tham gia vào quá

trình lau dọn sau khi làm xong một việc. Lúc đầu, người chăm sóc

không nên mong đợi trẻ lau bàn ăn sạch sẽ. Một khi trẻ biết làm việc đó

như thế nào, người chăm sóc có thể nâng dần những yêu cầu của

mình trong khi trẻ thực hiện công việc.

Hoạt động 17: Quét dọn

Yêu cầu trẻ làm theo các bước sau đây và hỗ trợ khi cần thiết:

Lấy chổi từ chỗ thường cất

Quét nhà theo một qui trình. Khuyến khích trẻ bắt đầu ở một góc và

quét hết căn phòng.

Trẻ sáng có thể xem người khác quét và bắt chước nhưng trẻ khiếm thị

thì phải hỗ trợ cho trẻ lúc đầu để trẻ học cách quét.

Các vật dụng:

Chổi

Hình: Bé gái mang kính quét nhà

Những điều chỉnh:

Đối với trẻ khuyết tật về vận động, nên sử dụng chổi có cán dài.

Những hướng dẫn chung:

Hoạt động này nên được thực hiện thường xuyên trong hoạt động hàng

ngày.

Mục tiêu hướng tới của hoạt động này là giới thiệu cho trẻ cách quét

nhà và không yêu cầu trẻ quét sạch sẽ. Khi trẻ học quét, người chăm

sóc bắt đầu tăng dần những đòi hỏi của mình để trẻ thực hiện công việc

này tốt hơn.

Hoạt động 18: Lau bụi

Page 106: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Yêu cầu trẻ làm theo các bước sau đây và hỗ trợ khi cần thiết:

Lấy khăn lau hoặc chổi quét bụi ở nơi thường cất

Trước tiên, tập cho trẻ quét bụi những đồ vật có chất liệu cứng, lớn như

bàn hay ghế

Di chuyển khăn lau hoặc chổi quét bụi theo một hệ thống (trái sang

phải, từ trên xuống dưới) để lau hết đồ vật.

Trẻ nhìn kém được lợi là xem người khác lau bụi và bắt chước. Trẻ mù

hoàn toàn cần được cầm tay hỗ trợ lúc đầu để trẻ học cách di chuyển

khăn lau hoặc chổi quét bụi.

Các vật dụng:

Khăn lau bụi hoặc chổi quét bụi

Hình: Trẻ mù đang quét bụi trên ghế

Những điều chỉnh:.

Khăn lau có quai hay miếng cao su xốp lớn

Những hướng dẫn chung:

Lúc đầu, trẻ nên lau những đồ vật bằng gỗ đơn giản và những vật dụng

lớn như các bàn và ghế, sau đó chuyển sang lau các vật dễ vỡ như cốc

hay tủ bày hàng

Mục tiêu hướng tới của hoạt động này là giới thiệu cho trẻ cách lau và

không yêu cầu trẻ lau một cách sạch sẽ. Khi trẻ học cách lau, người

chăm sóc bắt đầu tăng dần đòi hỏi để giúp trẻ làm thế nào thực hiện

công việc này tốt.

Hoạt động 19: Lau sàn nhà

Yêu cầu trẻ làm theo các bước sau đây và hỗ trợ khi cần thiết:

Sau khi quét sàn nhà, lấy giẻ lau sàn ở nơi thường cất.

Page 107: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Thấm giẻ cho ướt và vắt khô.

Lau sàn theo hệ thống từ phía bên trái sang bên phải, từ trên xuống

dưới.

Trao đổi với trẻ về tầm quan trọng của việc làm theo trình tự để trẻ

không bị kẹt trong góc xa của phòng có sàn nhà ướt.

Trẻ nhìn kém được thuận lợi là xem người khác lau và bắt chước. Trẻ

mù hoàn toàn cần được cầm tay hỗ trợ lúc đầu để học những cử động

khi làm việc này.

Các vật dụng

Giẻ lau sàn

Hình: Trẻ mù đang lau sàn nhà

Những điều chỉnh:

Đối với trẻ có khuyết tật về thể chất, sử dụng cây lau nhà với tay cầm

dài hay lớn.

Những hướng dẫn chung:

Hoạt động này nên được thực hiện thường xuyên trong hoạt động hàng

ngày.

Mục tiêu hướng tới của hoạt động này là giới thiệu cho trẻ cách lau và

không bắt buộc trẻ lau thật sạch. Khi trẻ học cách lau, người chăm sóc

bắt đầu tăng những đòi hỏi để trẻ sẽ thực hiện công việc này tốt hơn.

CÁC HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP

Trong phần này, chúng tôi bàn đến các hoạt động cụ thể trong việc đào

tạo nghề và chúng tôi cho rằng các kỹ năng hướng nghiệp và chuẩn bị tổng

quát sẽ được dạy vào lúc thích hợp, khi trẻ còn nhỏ. Chúng tôi đang hy vọng

rằng qua việc nỗ lực hợp tác của nhiều người chăm sóc, trẻ khiếm thị đa tật

Page 108: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

sẽ trở thành một thành viên có ích đóng góp cho xã hội. Hơn nữa, bất cứ mức

độ tham gia nào của trẻ cũng sẽ giúp tăng lòng tự trọng của trẻ và giúp trẻ

cảm thấy hài lòng.

Hãy nhớ rằng đây chỉ là một phần của bảng liệt kê những lựa chọn

nghề nghiệp.

Nhóm làm việc với trẻ nên tính đến các nhân tố sau khi quyết định chọn loại

hoạt động hướng nghiệp nào cần dạy.

Trẻ quan tâm cái gì?

Những nghề nào làm trẻ thích và không thích?

Trẻ này sống ở đâu?

Gia đình của trẻ có thích một nghề nào cụ thể không?

Các cơ hội nghề nghiệp mà trẻ có thể có trong tương lai là gì? Ví dụ:

gia đình trẻ có một cửa hàng hay bố mẹ của trẻ là những nông dân phải

không?

Trẻ có những mặt mạnh nào?

Trẻ có những nhu cầu gì?

Những nguồn lực gì có sẵn (nhân lực, tài chính, xã hội)

CÁC HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP

Trông coi cửa hàng

Làm công việc ở nông trại và chăn nuôi động vật

Công nghiệp

Làm công việc văn phòng

Làm các túi giấy

May

Kinh tế gia đình

Page 109: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Hoạt động 20: Sắp xếp hàng hoá

Xếp hàng lên kệ

- Sắp các đồ vật theo màu sẵn trên kệ (ví dụ: xà bông, chai dầu, kem

đánh răng)

- Sắp xếp hàng hoá và đặt hay chồng lên mà không để bất cứ thứ gì rơi

xuống.

Để hàng hoá vào túi

- Để những gói hàng vào túi (ví dụ: bánh qui, nước tương)

- Để những chỗ đậu đã cân vào túi

Lau bụi

Thu tiền

Hàng hoá ở trên kệ

Giao hàng đến nơi mà mình đã biết

Hình: Một thanh niên mù đang sắp các hộp bánh bích quy lên kệ

Những hướng dẫn chung:

Tốt nhất là cho học sinh này thực hiện các hoạt động này ở một cửa

hàng thực sự nhưng hoạt động tương tự cũng có thể thực tập ở nhà để

chuẩn bị.

Có những hoạt động và vật dụng mẫu, nhưng những hoạt động khác

liên quan đến cửa hàng thì cũng nên dạy cho trẻ biết như tính toán, sắp

xếp theo kích thước và hình dạng, phân loại.

Hoạt động 21: Làm ở nông trại và chăm sóc vật nuôi

Đào lỗ

Gieo hạt

Page 110: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Tưới nước

Nhổ cỏ

Thu hoạch/gặt

Tách hạt giống

Tắm cho vật nuôi

Cho vật nuôi ăn

Ủ phân

Hình: Bé gái mù đang tắm cho bò

Những hướng dẫn chung:

Hoạt động cụ thể sẽ tùy thuộc vào loại động vật nào và các vụ thu

hoạch theo mùa đặc biệt ở địa phương/khu vực đó.

Hoạt động 22: Làm hàng công nghiệp

Đóng gói

Phân loại

Lắp ráp

Hình: Bé trai mù đang đóng gói kẹo

Những hướng dẫn chung:

Hãy nhớ rằng không phải tất cả người nào cũng sẽ có khả năng thực

hiện tất cả các bước của công việc này, nhưng mọi người hãy khuyến

khích trẻ tham gia bằng cách thực hiện những phần công việc mà

chúng có khả năng làm được.

Hoạt động 23: Làm công việc văn phòng

Người đưa tin

Page 111: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Bưng trà

Đưa thư trong nội bộ của cơ quan

Dọn vệ sinh trong cơ quan (lau bụi, quét dọn)

Phôtô/sao y

Kiểm tra thứ tự giấy tờ

Đóng sách

Dán phong bì

Hình: Bé gái mù đang mang khay trà

Hoạt động 24: Làm các túi giấy

Gấp giấy

Dán các túi lại bằng hồ

Bó lại thành từng chồng những túi đã làm xong

Hình: Bé gái mù đang gấp giấy

Hoạt động 25: May vá

Khâu cúc

Ủi quần áo

Lên gấu quần áo

Hình: Bé gái mù đang ủi quần áo

Hoạt động 26: Buôn bán nhỏ trong gia đình

Nếu có một cửa hàng buôn bán nhỏ riêng trong gia đình thì gia đình có

thể muốn tính đến việc dạy cho trẻ buôn bán. Mặc dù trẻ không có khả năng

thực hiện tất cả công việc buôn bán mà bạn giao, có thể có những phần trong

Page 112: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

các hoạt động đó trẻ có thể học được. Ví dụ: trẻ không thể tự điều khiển trong

cửa hàng nhưng trẻ có thể chất hàng hay lau bụi trên kệ hoặc chào khách

hàng. Dưới đây là liệt kê một số ví dụ những việc buôn bán nhỏ trong gia

đình:

Thợ gốm thủ công

Thợ rèn

Thợ sửa giày

Nghề nuôi tằm

Làm chổi

Dịch vụ điện thoại công cộng

Tiệm bán các đồ dùng cho đám tiệc nhỏ

Đi từng nhà bán các món hàng đơn giản như khăn giấy, báo và bánh

mì ở các khu vực lân cận.

Nghề thủ công khác ở địa phương (nghề có thể được trong từng khu

vực)

Hình: Thanh niên này đang đi bộ đến tận nhà bán khăn giấy

Chương 6. TIẾP NHẬN CÁC KỸ NĂNG THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG HÀNG NGÀY

Trẻ khiếm thị đa tật học tốt nhất khi các kỹ năng được dạy trong môi

trường tự nhiên trên cơ sở của các hoạt động hàng ngày. Nhiều kĩ năng có

thể được dạy cùng một lúc trong hầu hết các hoạt động hàng ngày. Ví dụ:

việc chuẩn bị bữa ăn tạo cho trẻ phát triển kỹ năng vận động thô như bổ,

khuấy, đổ, gọt; các kỹ năng toán học như đếm, so sánh kích thước, số lượng,

trọng lượng; đọc và viết các công thức, bản liệt kê những món đồ để đi mua

sắm, các nhãn hiệu; định hướng và di chuyển trong nhà bếp và nhà ăn; giao

Page 113: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

tiếp xã giao và những cách cư xử phù hợp; các kĩ năng giao tiếp như bày tỏ

nhu cầu và những mong muốn, kể tên các đồ vật và đưa ra các lựa chọn.

Nhiều kĩ năng quan trọng có thể được lồng vào một hoạt động riêng lẻ.

Tương tự, "các chủ đề” đặc biệt là một cách tuyệt vời để tập nhiều kĩ

năng qua các hoạt động liên quan. Các kỳ nghỉ tạo cơ hội thường xuyên để

tập các kĩ năng khác nhau trong một không khí lễ hội. Nhiều yếu tố trong cuộc

sống hàng ngày có thể được chọn làm các đề tài, như các động vật, phương

tiện vận chuyển và rau quả. Chúng tôi cũng đưa ra các chủ đề mẫu về Tết (sử

dụng hai mẫu khác nhau), các loại động vật và phim và một vài chủ đề đã

tách ra và đưa vào bảng liệt kê trong một vài kĩ năng mà có thể dạy thông qua

các hoạt động này. Chúng tôi hy vọng rằng bạn sẽ nhận ra rằng những hoạt

động này chỉ là một vài ví dụ trong rất nhiều ví dụ xung quanh bạn và chúng

tôi khuyến khích bạn nghĩ về những sở thích của trẻ khi bạn nhìn quanh và

nghĩ ra những ý tưởng riêng của mình để dạy nhiều kĩ năng thông qua các

hoạt động hàng ngày.

Một khi bạn đã chọn một chủ đề tập trung vào con bạn, hãy nghĩ ra một

vài cách mà trẻ có thể tham gia vào hoạt động mà bạn đưa ra. Trẻ có thể

không có khả năng làm từng bước trong một hoạt động nhưng chúng ta nên

tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào hoạt động đó và thực hiện càng nhiều bao

nhiêu càng tốt - có thể hỗ trợ cho trẻ khi chúng cần. Ví dụ: con của bạn chưa

biết tính toán lượng tiền cần thiết để đi chợ, nhưng trẻ chưa có khả năng đưa

tiền cho người bán hàng (số tiền đã được đếm rồi). Tương tự, trẻ có thể

không có khả năng đọc và viết bản kê đi mua hàng nhưng trẻ có thể nhặt các

món hàng mà bạn yêu cầu trẻ mua và cho tất cả vào giỏ. Điều quan trọng là

khuyến khích trẻ tự mình thực hiện càng nhiều càng tốt.

TẾT (MẪU 1)

Vui chơi giải trí

- Các bài hát Tết

Page 114: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

- Kịch/thơ Tết

Mua sắm

- Mua sắm các loại thực phẩm

- Mua sắm các loại thủ công

- Mua các loại quà Tết và bánh kẹo

Nghệ thuật và thủ công

- Chuẩn bị các thiệp chúc Tết

- Chuẩn bị các đồ trang trí Tết bằng giấy và các túi giấy

- Trang trí các đèn và nến

Giặt ủi

- Phân loại các loại quần áo khác nhau

- Giặt và ủi áo choàng

- Giặt và ủi các miếng vải nhỏ

Quan tâm đến sự an toàn

- Đồ cứu hộ trong khi cháy

- Nhận biết những tiếng ồn lớn

Nấu ăn

- Chuẩn bị nước vắt

- Chuẩn bị các thức ăn nhẹ

- Chuẩn bị kẹo dừa

Chăm sóc cá nhân

- Giờ ăn

- Chải/tắm/mặc

- Biết ăn mặc chải chuốt

Page 115: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

- Dọn nhà đón xuân về

- Chọn quần áo mới

Định hướng và di chuyển

- Định hướng nơi để quần áo

- Định hướng quanh nhà để trang trí cho ngày Tết

- Định hướng chợ gần nhà

- Định hướng chỗ đi mua quần áo, quà tặng, bánh kẹo

Các kỹ năng học tập cơ bản

- Đọc – chữ sáng, từ vựng về chào hỏi, câu chuyện về Tết

- Viết – công thức, liệt kê những thứ cần mua sắm, những câu chào

hỏi, bảng kê các loại đồ thủ công

- Tiền – nhận biết các loại đơn vị tiền tệ và đếm giá trị, tính toán và đổi

tiền khi đi mua sắm, dự trù chi phí để mua quà, quần áo và bánh kẹo

- Thời gian – đọc thời khóa biểu hàng ngày của mình, xem lịch để tính

ngày Tết, gắn thời gian với các hoạt động hàng ngày

TẾTCÁC KỸ NĂNG HỌC TẬP CƠ BẢN

Kỹ năng đọc Kỹ năng viết Tiền Thời gian

Đọc từng chữ -

tên các loại rau

củ, gia vị đường

và muối...

Viết bảng liệt kê

để đi mua sắm,

công thức, thực

đơn

Đếm tiền để

chuẩn bị làm

thiệp chúc Tết

Đọc thời khóa

biểu riêng hàng

ngày

Đọc các lời chúc

Tết

Viết các lời chúc

Tết trên các tấm

thiệp

Tính toán khi đi

mua sắm, nấu ăn,

các đồ thủ công

Đọc lịch để tính

ngày Tết-gắn các

sự kiện trước và

Page 116: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

sau Tết

Đọc bản liệt kê để

đi mua sắm và

bảng kê giá cả

Viết bảng kê khai

cho các đồ thủ

công

Dự trù tiền để

mua quà tặng,

quần áo và bánh

kẹo

Đọc lịch biết lúc

thay đổi mùa

Đọc truyện Tết –

nhận biết các đồ

vật, đọc tranh,

các từ ngữ và kí

hiệu

Viết các câu

chuyện về tổ

chức Tết – sử

dụng các đồ vật

theo trình tự,

tranh ảnh và từ

ngữ

Đi mua sắm ở

chợ - nhận biết

tiền, đổi tiền, yêu

cầu trả lại tiền

thừa

Gắn thời gian với

hoạt động hàng

ngày. Xem giờ

Đọc các tín hiệu

an toàn – lối vào,

lối ra, bệnh viện

Viết danh sách để

gửi thiệp, in tên

lên thiệp, dán tem

TẾTNGHỆ THUẬT VÀ THỦ CÔNG

Chuẩn bị thiệp chúc Tết

Trang trí giấy trong dịp Tết

Những đèn và nến ngày Tết

Gấp giấy, đo giấy, phân

loại các loại giấy khác

nhau

Gấp giấy, đo giấy, gấy

băng giấy theo các cách

khác nhau

Thực hiện các chất liệu

khác nhau – đất sét, kim

loại, len

Dùng kéo cắt, dán giấy

và các chất liệu khác

nhau…

Cắt những đường

thẳng, cắt theo mẫu,

dán giấy vào các túi giấy

Phối màu, nhận biết và

sử dụng kí hiệu/lời nói

để gọi tên màu

Vẽ bằng ngón tay, vẽ

bằng khối gỗ/đá, vẽ

Phân loại các chất liệu

trang trí khác nhau – bút

Vẽ - bằng ngón tay,

dùng các loại cọ

Page 117: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

bằng các loại cọ khác

nhau

kim tuyến, các ngôi sao,

các nút… các túi vẽ

Bỏ mỗi thiệp vào một

phong bì, đếm các thiệp

theo đúng yêu cầu, duy

trì việc kiểm số lượng

thiệp, xếp thành chồng,

đóng gói, ghi giá

Đếm các túi và băng

giấy, đóng gói từng cái

một, ghi giá, xếp thành

chồng, trang trí phòng

với các băng giấy

Bỏ mỗi thiệp vào một

phong bì – gắn mỗi cái

bấc trong mỗi cái đèn,

đóng gói, ghi giá, trang

trí nhà cửa bằng các loại

đèn/nến

TẾT (MẪU 2)

Quần áo

- Mua quần áo mới

- Cởi giày lúc vào nhà

- Sắp xếp quần áo

Chuẩn bị thức ăn

- Lên kế hoạch

- Đi mua sắm

- Chuẩn bị các bánh kẹo và mứt

- Đóng gói thức ăn để cất giữ và phân phát

Nói về Tết

- Lịch (trăng/đếm)

- Các mùa

- Viết lời chúc Tết

- Lịch sử ngày Tết

- Làm các tấm thiệp chúc Tết

Page 118: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

+ Làm phong bì

+ Cắt và dán

+ Tham quan bưu điện

Đi thăm gia đình và bạn bè

- Chào hỏi những người khác

- Tìm nhà của những người khác

- Phục vụ cho người khác

- Biết gọi tên những người trong họ hàng

- Mua quà tặng cho gia đình và bạn bè

Trang trí nhà cửa

- Lau nhà

- Ngăn lại phòng

- Quét vôi nhà

- Trang trí hoa

+ Trang trí cánh mai/đào

+ Trang trí các chậu hoa

- Trang trí đèn

+ Trang trí các loại đèn

TẾTVIẾNG THĂM NHỮNG NGƯỜI KHÁC

(Mẫu 2)

Giao tiếp xã giao Mua quà tặng Phục vụ người khác

Cắm hoa

Gọi tên bạn bè và Đưa ra những Đếm số lượng Thu nhặt hay

Page 119: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

bà con họ hàng lựa chọn khách mua lá và hoa

Biết chào người

khác một cách

phù hợp

Chuẩn bị danh

sách các quà

tặng định mua

Đếm số cốc, dĩa lúc

cần dùng

Phân loại các

loại lá và hoa

Sử dụng các

cách cư xử xã

giao đúng đắn

Tính số lượng

cần thiết để

mua sắm

Phục vụ bằng cách

đổ, cắt, xúc

Đếm số lá và

hoa

Biết nói “Vui

lòng”, “Cám ơn”,

“Xin lỗi”

Biết dùng tiền

để mua sắm

Mang các thứ đã

làm đến bàn hay

đến những người

khách

Làm theo mẫu

(như thay thế

màu hay các loại

hoa)

CÁC ĐỘNG VẬT

Các động vật ở nông trại

- Nhận biết các loại động vật

- Kể ra các đặc tính của các động vật

- Thói quen của các động vật

- Chăm sóc động vật (cho ăn, quét dọn, làm chuồng, xác định chỗ nhốt

động vật)

- Đọc/viết về các động vật

Các động vật ở thành phố

- Các động vật dùng để vận chuyển

- Các chức năng của các động vật

- Các loại thú kiểng (nhận biết, chăm sóc, đếm)

- Các sở thú (gọi tên, phân loại)

Thực phẩm chúng ta lấy từ các động vật

Page 120: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

- Nhận biết các loại thực phẩm lấy từ động vật

- Đi chợ để tìm các loại trứng, sữa, thịt, gia cầm, cá

- Nấu các loại thực phẩm kể trên

- Biết đề phòng khi chọn và cất các thực phẩm kể trên

- Những điều cấm kỵ mang tính tôn giáo

Những thứ mà chúng ta làm từ các động vật

- Các sản phẩm làm từ các động vật (nhận biết và phân loại len, da,

răng, sừng, lông, xương)

- Đọc và viết những thứ mà chúng ta làm từ động vật

- Cà răng động vật để làm nữ trang (đếm, phân loại, làm theo

mẫu, các kỹ năng vận động tinh)

- Dùng các lông thú để làm quạt

PHIM ẢNH

Vui chơi/giải trí

- Xem phim ở rạp hát

- Xem phim trên tivi cùng gia đình

- Chuẩn bị một bài thơ hoặc văn về phim yêu thích (diễn kịch)

Mua sắm

- Mua máy chiếu phim

- Mua máy nghe băng

- Mua phim truyện

Nghệ thuật và thủ công

- Làm các hình cắt dán về phim truyện

- Làm các y phục và đồ dùng có trong phim truyện

Hướng nghiệp

Page 121: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

- Sắp xếp các băng cassette, băng video trong phòng xem phim

- Phục vụ bắp rang ở rạp hát

- Phục vụ nước uống ở rạp hát

Chăm sóc cá nhân

- Các kỹ năng trong bữa ăn (bữa ăn nhẹ)

- Mặc: các quần áo đi ra ngoài và quần áo trong các dịp lễ đặc biệt

- Dùng phòng vệ sinh ở nơi xa lạ

- Cư xử xã giao với nhóm người lạ

Nấu ăn

- Chuẩn bị bắp rang/bắp nướng

- Trà

Tiếp xúc xã giao

- Dự tính giờ giới thiệu phim với gia đình và hàng xóm

- Đi xem phim với bạn đồng trang lứa hoặc những tình nguyện viên từ

trường bình thường

- Giới thiệu phim với các bạn ở trường

Định hướng và di chuyển

- Đi thăm nơi chiếu phim và tiệm cho thuê/bán băng đĩa tại địa phương

- Tham quan rạp chiếu bóng

- Tham quan các phòng triển lãm đặc biệt trong vùng

Các kỹ năng học tập cơ bản

- Đọc tựa đề các phim truyện

- Đọc các bài giới thiệu phim và tin tức về phim

- Viết danh sach phim yêu thích

- Viết bài tóm tắt giới thiệu phim sau khi xem phim

Page 122: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

- Viết bài tóm tắt phim bằng hình ảnh

- Thu thập những đồ vật đặc biệt của một phim

- Đếm số tiền dành để thuê, mua băng hoặc mua vé xem phim

- Giờ chiếu phim

- Ngày trả phim mượn

Chương 7. CÁC MẪUMẪU ĐÁNH GIÁ

Họ và tên: …………………………………………..Ngày:.................................

Tuổi:…………………………………………………Ngày sinh:..........................

Tên người chăm sóc chính:...........................................................................

Địa chỉ:...........................................................................................................

Số điện thoại:.................................................................................................

Tiền sử về sức khoẻ:......................................................................................

Những mặt mạnh chủ yếu: Những hạn chế chính:........................................

Hành vi:..........................................................................................................

MỨC ĐỘ THỰC HIỆN HIỆN TẠI

1. Vận động

Vận động thô

Vận động tinh

2. Tự phục vụ

Đi vệ sinh

Đánh răng

Page 123: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Tắm

Uống

Ăn

Mặc

3. Giao tiếp

Diễn đạt

Tiếp nhận

4. Xã hội

Ở nhà

Cộng đồng

5. Nhận thức

Ghép nối

Nhận biết

Đọc viết cơ bản

6. Định hướng và di chuyển

Trong nhà

Ngoài trời

7. Giác quan

Thị giác

Thính giác

Xúc giác

Vị giác

Khứu giác

Page 124: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

8. Hướng nghiệp/tiền hướng nghiệp

Nghệ thuật và thủ

công

Công việc may vá

9. Những ưu tiên của phụ huynh

10. Thông tin đặc biệt về trẻ

Viết rõ họ tên và ký

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÁ NHÂN

Họ và tên: …………………………………………..Ngày:.................................

Tuổi:…………………………………………………Ngày sinh:..........................

Nhân viên có trách nhiệm:..............................................................................

Các mục tiêu hàng năm

CÁC MỤC TIÊU HÀNG QUÝ

1. Vận động

Vận động thô Vận động tinh Đánh giá

2. Tự lực

Đi vệ sinh Mặc quần áo Đánh giá

3. Giao tiếp

Tiếp nhận Diễn đạt Đánh giá

Page 125: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

4. Xã hội

Ở nhà Ở trường Cộng đồng Đánh giá

5. Nhận thức

So sánh Nhận biết Đọc viết chữ và làm toán cơ bản

Đánh giá

6. Định hướng di chuyển

Trong nhà Ngoài trời Đánh giá

7. Giác quan

Thị giác Thính giác Xúc giác Khứu giác Vị giác Đánh giá

8. Hướng nghiệp/tiền hướng nghiệp

Nghệ thuật và thủ công

Công việc may vá Đánh giá

Xác định mục đích yêu cầu bài dạy

Tài liệu và phương pháp dạy học

Sử dụng các phương tiện dạy học

Chữ ký

ĐÁNH GIÁ VÀ GHI LẠI TIẾN BỘ CỦA TRẺ ĐA TẬT

Page 126: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Tên: Tuổi: Giới tính :

Loại khuyết tật:

Miêu tả các khuyết tật và những vấn đề thuộc về chức năng:

Tên bố và địa chỉ:

1. Bảng ghi lại gồm mười sáu phần, trong mỗi phần có những yếu tố

phụ

2. Đọc những phần phụ và viết những con số thích hợp ngay thời điểm

danh giá theo cột phù hợp của một học sinh cụ thể. Cũng miêu tả bằng từ

ngữ ở những chỗ cần làm rõ

3. Mỗi bảng ghi có bốn cột cần ghi, bao gồm cột đầu tiên là lúc bắt đầu

và sau đó là ba học kì tiếp theo.

4. Những gì quan sát được mà không thấy liệt kê trong bảng thì có thể

ghi lại cuối mỗi phần

TÍNH ĐIỂM

Mỗi phần có các phần phụ, để chỉ tính tự lập thì ghi dấu cộng/ "+". Điều

này giúp người giáo viên thêm vào những nhiệm vụ mang tính tự lập và tính

phần trăm. Dưới phần "yếu tố khác" nếu thêm vào một dòng, thì cũng có thể

tính là có tính tự lập nếu thấy phù hợp. Các hoạt động thuộc kỹ năng học

đường, xã hội và công việc thì không tiếp nối nhưng nó song song. Do vậy,

mỗi phần trong bản liệt kê, tính số kỹ năng tự lập đã đạt được và tính phần

trăm theo cột được cho. Nếu trẻ còn quá nhỏ để đánh giá về học vấn/công

việc/các kỹ năng/vệ sinh kinh nguyệt, giáo viên có thể giới hạn việc đánh giá

trong các phần phù hợp với tuổi của chúng và tính phần trăm cho những phần

không phù hợp mà bỏ đi. Những phần giải trí thì có thể đánh dấu một cách

tách biệt ở mức như trong FACP.

Page 127: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Đối với các kỹ năng làm việc và học đường, nếu học sinh đa tật nào đạt

được 80% trong bảng liệt kê ở dưới thì bảng liệt kê thứ hai/tiền hướng nghiệp

trong FACP có thể được sử dụng để lập kế hoạch xa hơn.

Lưu ý: Cũng như các khuyết tật và sự kết hợp giữa các loại khuyết tật,

tính tự lập ở mỗi trẻ thì rất khác nhau. Tốt nhất là giáo viên nên sử dụng

những khám phá qua sự quan sát cẩn thận của mình để quyết định mức độ

nào là khả năng tự lập tối đa ở trẻ đó và chấp nhận ghi dấu + để tính ra phần

trăm. Tuy nhiên, điều vô cùng cần thiết nên chứng minh bằng cách miêu tả tại

sao giáo viên xem mức độ đó là khả năng tối đa của trẻ.

ĐÁNH GIÁ VÀ GHI LẠI TIẾN BỘ CỦA TRẺ ĐA TẬT

STT Hoạt động Ngày

vào

Kỳ I

Kỳ II

Kỳ III

Ghi chú

1 A. Giao tiếp bằng mắt

1. Không có

2. Cần được gọi tên bằng cách lặp đi lặp lại

3. Giao tiếp bằng mắt xuất hiện trong thời

gian ngắn

4. Giao tiếp bằng mắt xuất hiện suốt thời

gian được yêu cầu

5. Yếu tố khác: (trong trường hợp trẻ khiếm

thị) quay về phía trước/chú ý đến tiếng

gọi/lời hướng dẫn)

2 B. Giao tiếp bằng các nhu cầu cơ bản

1. Chưa có

2. Chỉ có người quen mới hiểu được

Page 128: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

3. Bất kỳ người nào cũng hiểu được

4. Có thể nói và báo tin

5. Yếu tố khác

3 C. Vận động

1. Lăn

2. Trườn

3. Ngồi và kéo lê

4. Đi bộ có người giúp đỡ

5. Đi bộ có dụng cụ trợ giúp cho trẻ khó

khăn về vận động, trẻ khiếm thị

6. Tự đi bộ trừ khi gặp phải chướng ngại

vật

7. Tự đi một mình trong nhà/những nơi

quen thuộc

8. Tự di chuyển trong khu xóm mà đã đến

thăm thường xuyên

9. Tự đi đến trường bằng phương tiện

riêng

10. Tự sử dụng phương tiện công cộng ở

lộ trình quen thuộc

11. Yêu cầu giúp đỡ đối với mục 8, 9, 10

(ghi rõ số mục)

12. Yếu tố khác

4 D. Ăn

1. Được đút ăn

Page 129: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

2. Bày tỏ nhu cầu muốn ăn

3. Yêu cầu giúp đỡ một số mục như gọt trái

cây, lấy thức ăn, bật nắp hộp và v.v (ghi rõ)

4. Biết yêu cầu giúp đỡ

5. Tự ăn thức ăn cứng/khô

6. Dùng những dụng cụ đã điều chỉnh & tự

ăn

7. Tự ăn tất cả các thức ăn

8. Yếu tố khác

5 E. Uống

1. Uống nếu đổ thức uống vào miệng

2. Có thể cầm cốc uống nếu đổ vào một

nửa

3. Biết tự cầm những vật dụng đã điều

chỉnh để uống như cốc/tách

4. Tự uống nếu được đưa cho

5. Có thể tự lấy thức uống và uống 6. Yếu

tố khác được miêu tả

6 F. Đi vệ sinh

1. Chưa biết

2. Biết nhưng phụ thuộc người khác

3. Biết chỉ ra khi cần

4. Sử dụng nhà vệ sinh đã được điều chỉnh

(ghi rõ)

5. Yêu cầu hoặc tỏ ra cần giúp đỡ khi cần

Page 130: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

thiết

6. Chỉ tự đi ở những nhà vệ sinh quen

7. Tự đi ở bất kì nhà vệ sinh nào

8. Yếu tố khác

7 G. Đánh răng

1. Chưa biết

2. Cùng làm theo những hướng dẫn trong

khi có ai đó chải răng

3. Yêu cầu giúp đỡ cho kem vào bàn chải

4. Sử dụng những dụng cụ được điều

chỉnh

5. Tự chải

6. Tự cho kem vào và chải

7. Yếu tố khác

8 H. Tắm rửa

1. Phụ thuộc hoàn toàn

2. Mở rộng sự hợp tác

3. Tự lực trong phòng tắm đã điều chỉnh

4. Tự lực trong phòng tắm quen thuộc

5. Tự lực trong bất kì phòng tắm nào

6. Yếu tố khác

9 I. Mặc quần áo (có móc/khoá):

1. Phụ thuộc hoàn toàn

2. Mở rộng sự hợp tác

Page 131: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

3. Tự di chuyển vào chỗ kín đáo một mình

4. Tự mặc một mình

5. Tự mặc quần áo đã có điều chỉnh

6. Tự mặc bất kì quần áo nào

7. Yếu tố khác

10 J. Chải chuốt (mặt, tóc, giày & những thứ khác)

1. Phụ thuộc hoàn toàn

2. Mở rộng sự hợp tác bằng cách làm theo

lời hướng dẫn

3. Tự lập

4. Giữ cơ thể/răng/ móng tay/tóc sạch sẽ

bằng cách nhờ giúp đỡ nếu chưa tự lập

được

5. Yếu tố khác

11 K. Cạo râu/ vệ sinh chu kì kinh nguyệt (chọn thứ thích hợp)

1. Chưa ý thức

2. Có sự hợp tác theo hướng dẫn từng

bước

3. Tự làm nhưng có sự giám sát

4. Biết khi nào cần yêu cầu giúp đỡ

5+6. Tự lập

7. Yếu tố khác

12 L. Giữ gìn đồ đạc cá nhân

Page 132: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

1. Chưa ý thức

2. Cần người nhắc nhở

3. Giữ gìn đồ đạc riêng

4. Biết khi nào cần phòng thử hoặc yêu cầu

giúp

5. Yếu tố khác

13 M. Quan hệ liên cá nhân

1. Không phân biệt người quen và lạ

2. Phân biệt khi được nhắc nhở

3. Phân biệt

4. Sử dụng những lời chào thích hợp

5. Không chào "ngoài ngữ cảnh"

6. Duy trì cuộc nói chuyện phù hợp với lứa

tuổi

7. Nắm được các tín hiệu từ môi trường và

hành động một cách phù hợp

8. Sử dụng những cách cư xử tốt với mọi

người như che miệng khi cười nhạo/ho,

tránh cười không cần thiết

9. Yếu tố khác (miêu tả)

14 N. Đáp ứng nhu cầu y tế/trị liệu:

1. Chưa ý thức

2. Cần nhắc nhở

3. Biết những liệu pháp khác nhau để tham

gia/lấy thuốc để uống và yêu cầu cho uống

Page 133: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

4. Tự tham gia trị liệu/lấy thuốc uống

5. Biết làm gìnhờ giúp đỡ trong trường cơ

thể bị đau

6. Biết và tránh những nơi nguy hiểm

7. Yếu tố khác

15 O. Biết đọc và viết số

1. Làm theo những yêu cầu đơn giản (lời

nói/ điệu bộ) như đến, đi, lấy, đưa

2. Sử dụng 1ời/điệu bộ để diễn tả có,

không, con không biết.

3. Nhận biết/gọi tên các bộ phận trên cơ

thể, tranh.

4. Nhận biết/gọi tên các màu, kích thước,

hình dạng, cấu tạo theo ngữ cảnh.

5. Thể hiện sự hiểu biết về phải, trái, lên,

xuống, dưới, trên theo ngữ cảnh.

6. Đọc tên riêng, địa chỉ/biết tên riêng và

địa chỉ của mình để nhận sự giúp đỡ nếu

như trẻ bị lạc

7. Có thể làm theo những hướng dẫn bằng

chữ viết/biểu tượng/cử chỉ (nói rõ cấp độ

ngôn ngữ/từ hoặc câu).

8. Đếm một cách có ý nghĩa và nhận biết

các biểu tượng số trong ngữ cảnh (nói rõ

đến số mấy).

9. Sử dụng những điều chỉnh để học đọc

viết và tính toán (miêu tả).

Page 134: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

10. Ứng dụng những kỹ năng đọc viết và

làm toán vào cuộc sống hàng ngày.

11. Gắn thời gian với đồng hồ

12. Biết và sử dụng đồng hồ có điều chỉnh/

đồng hồ đeo tay để nói giờ.

13. Biết và sử dụng các dụng cụ đã điều

chỉnh để đo tường (trọng lượng, chiều dài,

số lượng, thể tích và v.v) (miêu tả)

14. Biết về tiện ích của tiền/toán

15. Đọc báo/tạp chí hoặc tìm sự giúp đỡ để

có thông tin.

16. Biết lúc nào và ở đâu để tìm sự giúp đỡ

khi cần ở những nơi công cộng.

17. Yếu tố khác

16 P. Làm việc

1. Biết công việc hàng ngày và nguyên tắc

làm việc

2. Gắn thời gian với công việc

3. Thể hiện sự ý thức về mối quan hệ liên

cá nhân giữa chủ và đồng nghiệp.

4. Biết tự bảo vệ nếu gặp trở ngại/tìm kiếm

sự giúp đỡ.

5. Tự tìm hiểu thông tin về cơ hội nghề

nghiệp có tiềm năng và giữ mối quan hệ

với các cơ quan/người liên quan.

6. Hoàn thành công việc được giao kịp lúc

7. Thể hiện về sự hiểu biết về những luật lệ

Page 135: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

và qui định, tiền lương, tiết kiệm, lợi ích

8. Sử dụng những điều chỉnh để làm việc

(trong nhà/công việc)

9. Có những điều thỉnh riêng để làm việc

với những dụng cụ trợ giúp.

10. Thực hiện những công việc vặt trong

nhà một cách hiệu quả có/không có sự

điều chỉnh

11. Sử dụng thời gian rỗi một cách hiệu

quả (liệt kê những sở thích, tài năng và thú

tiêu khiển).

17 Q. Tường thuật lại bất kì thông tin đáng chú ý khác

BÁO CÁO NGÀY

Họ và tên: …………………………………………..Ngày:.................................

Thời gian:.......................................................................................................

Thứ và ngày Hoạt động Những điều quan sát

Thứ hai

Thứ ba

Thứ tư

Thứ năm

Thứ sáu

Page 136: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Chương 8. THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG TÀI LIỆUCác dụng cụ hỗ trợ: Bất kì dụng cụ hỗ trợ nào mà giúp cá nhân hoạt động tự

lập tốt hơn trong xã hội như máy trợ thính, com-pa đo ngoài, các loại kính đeo

mát, xe lăn.

Bại não: một nhóm các rối loạn liên quan đến khả năng điều khiển một số cơ

trong cơ thể do bị tổn thương ở não.

Lời gợi ý: gợi ý cho ai đó trả lời một cách thích hợp khi có kích thích

Cùng hoạt động: trẻ và người chăm sóc tham gia vào một hoạt động cùng

với nhau, ví dụ: cùng nhau chơi, đu đưa và giặt giũ, v.v

Ra hiệu.: ra cử chỉ, điệu bộ hay lời nói cho người học để làm cho trê tìm ra

câu trả lời thích hợp.

Vừa mù vừa điếc:. một rối loạn mà ảnh hướng một phần hay toàn bộ đến

khả năng nghe và nhìn của một cá nhân.

Trình tự phát triển: tiến triển theo trình tự tự nhiên, ví dụ một trẻ phải học

ngồi rồi mới học đứng, sau đó mới đi học và đến học chạy.

Khuyết tật: ảnh hưởng của khiếm khuyết (xem khiếm khuyết) lên khả năng

của một người lên chức năng bình thường.

Tàn tật: là do hậu quả của khuyết tật trong bối cảnh kinh tế, văn hoá, xã hội.

Khiếm thính.: không có khả năng theo kịp các âm thanh lời nói hay cuộc nói

chuyện mà sử dụng ngôn ngữ nói, mặc dù người này có thể có khả năng

nhận biết các âm thanh từ môi trường xung quanh.

Khiếm khuyết: là tình trạng cơ thể mất mát các chức năng về giải phẫu tâm

sinh

Mốc điểm: một vật/cấu trúc tương đối cố định ở một nơi mà giúp hướng dẫn

để nhận ra nơi đó.

Di chuyển.: Di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác một cách an toàn và hiệu

quả.

Page 137: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Các kỹ năng vận động: sự kết hợp giữa tay, mắt và các bộ phận khác trong

cơ thể phối hợp để thực hiện một nhiệm vụ hay di chuyển nào đó.

Đa giác quan: Sử dụng nhiều hơn hai giác quan

Vật thay thế: Một vật dùng để chỉ cho trẻ địa điểm và thời gian cho một hoạt

động cụ thể, như cái ly nghĩa là đến giờ uống nước, xà bông hay khăn tắm

nghĩa là đến giờ tắm, v.v

Định hướng: Biết và ý thức về bản thân/cơ thể trong môi trường

Nhận biết người khác:. Một đặc điểm duy nhất cho phép trẻ vừa mù vừa

điếc nhận biết người khác, như một đồ trang sức đặc biệt, chuỗi hạt hoặc dây

chuyền, vòng đeo tay, đồng hồ đeo tay mà người đó luôn luôn mang. Đặc

điểm này cũng có thể là một hoạt động hàng ngày đặc biệt mà một người làm

cho trẻ vừa mù vừa điếc, như thổi vào cổ của trẻ, vỗ nhẹ vào má trẻ, v.v

Củng cố: Một phản ứng sau một hành vi mà thúc đẩy hành vi đó

Người hướng dẫn sáng mắt: Một người sáng hướng dẫn cho người mù di

chuyển.

Xúc giác: liên quan đến sờ

Giao tiếp tổng hợp: là phương pháp giao tiếp mà ở đó tất cả các hình thức

giao tiếp được sử dụng cùng với nhau, bao gồm lời nói, ngôn ngữ kí hiệu, cử

chỉ điệu bộ, tranh ảnh, vật thật, chữ nổi Braille, viết, v.v

Dõi theo (nhìn): dõi theo một cái gì bằng mắt/thị lực

Dò tìm: Đi dọc theo một cấu trúc thẳng đứng liên tục (tường) bằng cách dùng

lưng bàn tay để sờ (kỹ thuật này chỉ người mù sử dụng).

Khiếm thị: Không có khả năng nhìn hay khả năng nhìn bị hạn chế (mỗi quốc

gia có định nghĩa chính thức với mục đích chứng nhận người nào bị khám thị.

Chậm phát triển trí tuệ: ngưng phát triển hoặc sự phát triển không hòan

chỉnh về trí tuệ. Kết quả là gặp khó khăn trong việc điều chỉnh hành vi và diễn

ra trước 18 tuổi.

Page 138: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

CÁC NGUỒN

Các tổ chức

Hội người mù

Đường Vikram Sarabhai.

Vastrapur Ahmedabad 380015

Điện thoại: (079) 6306432/6304070

Fax: 6300106

Email: [email protected]

Hội người mù quốc gia

R.K Puram, khu 5

New Delhi 110022

Điện thoại: (11) 6176379/6172944/6175886

Fax: (011) 618 7450

Email: [email protected]

Viện người khiếm thị quốc gia

116 Đường Rajpur

Dehradun (Uttaranchal) 248001

Điện thoại: 135-74491

Fax: 135-748147

Email: [email protected]

Xã hội Spastic của Tamilnadu

Opp T.T.T.I đường Taramani.

Chennai-600 113

Page 139: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Điện thoại: 235 4651

Fax: 235 0047

Hội người mù quốc gia

11, đường Khan Abdul Gaffar Khan Worli Seaface, Mumbai - 400025

Điện thoại: (022) 493 536514936930

Fax: 91 - 022 - 493 2539

Email: [email protected]

Viện chậm phát triển trí tuệ quốc gia

Manovikas Nagar

Secunderabad

Điện thoại:7751741

Fax: 040 - 7750198

Email: [email protected]

Xã hội Spastic ở Đông ấn

Viện Bại não Ấn Độ

P-35/1, Đường Tartolla

Calcutta-700 088

Điện thoại: 478 4177, 478 3488

Viện người điếc quốc gia Ali Yavar Jung

K.C. Marg, Bandra Reclamation

Mumbai-410050

Điện thoại: (022) 640 0215

Fax: 6422638

Các nguồn và các tài liệu đọc thêm.:

Page 140: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Helander, E., Mendis, P., Nelson, G. (1980) Đào tạo người khuyết tật

trong cộng đồng, Geneva, Thụy Sĩ: Tổ chức Y tế Thế giới

Narayan, J., Kutty, A.T.T., Shobha, J. (1990) "Tiến tới sự tự lập tập 1-

9", Rèn luyện kỹ năng cho người chậm phát triển trí tuệ: Tài liệu dành cho tập

huấn viên. Secunderabad, Ấn Độ: Viện chậm phát triển trí tuệ quốc gia

Wemer, David. (1987) Làng trẻ khuyết tật, Palo Alto, CA, Mĩ: Hesperian

Foundation

MỤC LỤCLời nói đầu

Chương 1. Các kỹ năng xã hội

Chương 2. Chăm sóc cá nhân

Chương 3. Định hướng và di chuyển

Chương 4. Kỹ năng học tập cơ bản

Chương 5. Sống độc lập/các kỹ năng hướng nghiệp

Chương 6. Tiếp nhận các kỹ năng thông qua các hoạt động hàng ngày

Chương 7. Các mẫu

Chương 8. Thuật ngữ sử dụng trong tài liệu này

---//---

HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH(Tài liệu dịch)

Người dịch: CN. Trịnh Thị Kim Ngọc

Người hiệu đính: ThS. Lê Thị Vân Nga

TRƯỜNG CĐ MẪU GIÁO TW3

Với sự đóng góp của:Cô Ushma Das, Hội người mù Ahmedabad

Page 141: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

Cô Jyoti Doshi, Hội người mù Ahmedabad

Cô Madhvi Dhru, Hội người mù Ahmeđabad

TS. P. Lilavathy, trường dành cho trẻ khiếm thính và trẻ chậm phát triển trí tuệ

Clark, Chennai

Ông S. Mazmudar, Hội người mù Ahmedabad

Ông Bipin Mehta, Hội đồng Giáo dục, nghiên cứu và đào tạo Gujrat

Cô Sumitra Mishra, Hội người mù quốc gia, Delhi

TS. Jayanti Narayan, Viện Nghiên cứu trẻ chậm phát triển quốc gia,

Secunderabad

Cô Meena Nikam, Hội người mù quốc gia, Mumbai

Ông Akhil Paul, Cơ quan phát triển về giác quan quốc tế, Ấn Độ

Cô Anusoya Sharma, Viện Nghiên cứu trẻ khiếm thị quốc gia, Dehradun

Cô Vimal Thawani, Hội người mù Ahmedabad

Cô Beroz Vachha, Viện Nghiên cứu trẻ khiếm thính và trẻ vừa khiếm thính

vừa khiếm thị Helen Keller, Mumbai

Vẽ minh họa: Ông Harish Purohit, Giám đốc nghệ thuật, Copper Communication,

Ahmedabad

Biên tập:Charlotte Cushman, Chương trình Hilton/Perkins, Mỹ

Biên soạn:Jasmin Sajit, Hội người mù Ahmedabad, Gujarat, Ấn Độ

Thiết kế.

Sajit S.

Sửa bản in và trình bày bìa:.Zakir Sipai, Hội người mù Ahmedabad, Gujarat, Ấn Độ

Chịu trách nhiệm xuất bản:TS. Bhushan Punani & Nandini Rawal, Hội người mù Ahmedabad, Gujarat,

Ấn Độ

Page 142: HỌC THÔNG QUA THỰC HÀNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/77.HocThongQuaThucHanh.docx  · Web view"Học thông qua thực hành" là tài liệu mang tính thực hành

In tại: MCTCH Hội người mù Ahmedabad, Gujarat, Ấn Độ

Điện thoại: 6303513, 6305082 Fax: 6300106

E-mail: [email protected] Website: www.bpaindia.org

Xuất bản lần đầu: 2.000 cuốn.