HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2012 - 2013

12
Hướng dẫn cụ thể thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2021-2022 Môn Tin học (Đính kèm công văn số 1486 /SGDĐT-GDTrH ngày 22/ 9/ 2021 1 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2021-2022 MÔN TIN HỌC Thực hiện Công văn số 1458/SGDĐT-GDTrH-GDTX ngày 17/9/2021 của Sở GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học (GDTrH) năm học 2021-2022 và Công văn số 1468/SGDĐT-GDTrH-GDTX ngày 20/9/2021 của Sở GDĐT về việc triển khai thực hiện Công văn số 4040/BGDĐT-GDTrH ngày 16/9/2021 của Bộ GDĐT về hướng dẫn thực hiện CT GDPT cấp trung học cơ sở (THCS) và cấp trung học phổ thông (THPT) ứng phó với dịch Covid-19 năm học 2021-2022, Sở GDĐT lưu ý một số vấn đề về hoạt động dạy và học bộ môn Tin học cấp trung học như sau: I. Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm 1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch bộ môn 1.1. Các đơn vị trường Trung học cơ sở (THCS), Trung học phổ thông (THPT) xây dựng và thực hiện kế hoạch bộ môn: Đối với hệ Giáo dục phổ thông phải đảm bảo 35 tuần thực học (học kỳ I: 18 tuần, học kỳ 2: 17 tuần thực học. Tuần 1: từ ngày 06/9/2021 đối với học sinh khối lớp 9 và lớp 12, từ 13/9/2021đối với các khối lớp còn lại ) Lưu ý: - Thiết kế tiến trình dạy học thành các nhiệm vụ học tập của học sinh theo phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để thực hiện ở trong và ngoài lớp học, trong đó có các nhiệm vụ học tập có thể giao cho học sinh thực hiện ở nhà hoặc dạy học trực tuyến, dạy học qua hệ thống LMS (internet), dạy học trên truyền hình chủ động ứng phó với tình hình dịch bệnh Covid-19 và các tình huống bất thường khác; chủ động xác định nội dung nào dạy học trực tuyến, nội dung nào dạy học qua LMS (internet) để xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với điều kiện thực tế từng đơn vị và phân công giáo viên giảng dạy hợp lý đảm bảo phù hợp với từng nhóm đối tượng, đủ điều kiện và nhu cầu học tập của học sinh. - Căn cứ vào mức độ giảm tải theo Công văn số 4040, bộ môn xây dựng tạm thời kế hoạch thành 35 tuần/năm học (học kì I là 18: học kì II là17), bao gồm: số tuần giảng dạy (trực tuyến và trực tiếp); số tuần kiểm tra cuối kỳ; số tuần dành để ôn, củng cố khi vào học trực tiếp (số tuần ôn này sẽ thay đổi tùy theo thời gian dạy học trực tuyến đến lúc nào, khi đó sẽ điều chỉnh phần còn lại của kế hoạch cho phù hợp). Tuyệt đối không kéo giãn nội dung bài học, mà phải dành thời gian giảm tải cho việc ôn, củng cố sau khi được giảng dạy trực tiếp. + Lớp 6 thực hiện theo Chương trình GDPT 2018: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường theo Công văn số 5512/BGDĐT- GDTrH ngày 18/12/2020 về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường và Công văn số 1252/SGDĐT-GDTrH-GDTX ngày

Transcript of HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2012 - 2013

Page 1: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2012 - 2013

Hướng dẫn cụ thể thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2021-2022 Môn Tin học

(Đính kèm công văn số 1486 /SGDĐT-GDTrH ngày 22/ 9/ 2021

1

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2021-2022

MÔN TIN HỌC

Thực hiện Công văn số 1458/SGDĐT-GDTrH-GDTX ngày 17/9/2021

của Sở GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học

(GDTrH) năm học 2021-2022 và Công văn số 1468/SGDĐT-GDTrH-GDTX

ngày 20/9/2021 của Sở GDĐT về việc triển khai thực hiện Công văn số

4040/BGDĐT-GDTrH ngày 16/9/2021 của Bộ GDĐT về hướng dẫn thực hiện

CT GDPT cấp trung học cơ sở (THCS) và cấp trung học phổ thông (THPT) ứng

phó với dịch Covid-19 năm học 2021-2022, Sở GDĐT lưu ý một số vấn đề về

hoạt động dạy và học bộ môn Tin học cấp trung học như sau:

I. Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm

1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch bộ môn

1.1. Các đơn vị trường Trung học cơ sở (THCS), Trung học phổ thông

(THPT) xây dựng và thực hiện kế hoạch bộ môn: Đối với hệ Giáo dục phổ thông

phải đảm bảo 35 tuần thực học (học kỳ I: 18 tuần, học kỳ 2: 17 tuần thực học.

Tuần 1: từ ngày 06/9/2021 đối với học sinh khối lớp 9 và lớp 12, từ

13/9/2021đối với các khối lớp còn lại)

Lưu ý:

- Thiết kế tiến trình dạy học thành các nhiệm vụ học tập của học sinh theo

phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để thực hiện ở trong và ngoài lớp học,

trong đó có các nhiệm vụ học tập có thể giao cho học sinh thực hiện ở nhà hoặc

dạy học trực tuyến, dạy học qua hệ thống LMS (internet), dạy học trên

truyền hình chủ động ứng phó với tình hình dịch bệnh Covid-19 và các tình

huống bất thường khác; chủ động xác định nội dung nào dạy học trực tuyến, nội

dung nào dạy học qua LMS (internet) để xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp

với điều kiện thực tế từng đơn vị và phân công giáo viên giảng dạy hợp lý đảm

bảo phù hợp với từng nhóm đối tượng, đủ điều kiện và nhu cầu học tập của học

sinh.

- Căn cứ vào mức độ giảm tải theo Công văn số 4040, bộ môn xây dựng

tạm thời kế hoạch thành 35 tuần/năm học (học kì I là 18: học kì II là17), bao

gồm: số tuần giảng dạy (trực tuyến và trực tiếp); số tuần kiểm tra cuối kỳ; số

tuần dành để ôn, củng cố khi vào học trực tiếp (số tuần ôn này sẽ thay đổi tùy

theo thời gian dạy học trực tuyến đến lúc nào, khi đó sẽ điều chỉnh phần còn lại

của kế hoạch cho phù hợp). Tuyệt đối không kéo giãn nội dung bài học, mà

phải dành thời gian giảm tải cho việc ôn, củng cố sau khi được giảng dạy

trực tiếp.

+ Lớp 6 thực hiện theo Chương trình GDPT 2018: Xây dựng và tổ chức

thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường theo Công văn số 5512/BGDĐT-

GDTrH ngày 18/12/2020 về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo

dục của nhà trường và Công văn số 1252/SGDĐT-GDTrH-GDTX ngày

Page 2: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2012 - 2013

Hướng dẫn cụ thể thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2021-2022 Môn Tin học

(Đính kèm công văn số 1486 /SGDĐT-GDTrH ngày 22/ 9/ 2021

2

04/8/2021 của Sở GDĐT về việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục

trung học năm học 2021-2022; thực hiện dạy học theo chương trình, bám sát yêu

cầu cần đạt của chương trình trong điều kiện phòng, chống Covid-19, những nội

dung phù hợp và thuận lợi cho học sinh khai thác, sử dụng hiệu quả sách giáo

khoa và học liệu dạy học trực tuyến, nhà trường tổ chức dạy học đáp ứng yêu

cầu cần đạt của chương trình; đối với những nội dung yêu cầu học sinh thực

hành, thí nghiệm, nhà trường tổ chức lựa chọn, sử dụng học liệu dạy học trực

tuyến để dạy học hoặc hướng dẫn học sinh tự thực hiện ở nhà phù hợp với điều

kiện thực tế (Phụ lục I, Hướng dẫn thực hiện CTGDPT môn Tin học lớp 6).

+ Lớp 7 đến lớp 12: Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện kế hoạch giáo dục của

nhà trường phù hợp với tình hình dịch Covid-19 tại địa phương theo hướng dẫn

điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ GDĐT theo mức độ cần đạt, bảo đảm chủ

động, linh hoạt; kịp thời tổ chức dạy học những nội dung kiến thức cơ bản theo

yêu cầu của chương trình, làm cơ sở để tiếp tục dạy học các nội dung còn lại, kết

hợp với việc tổ chức ôn tập, củng cố kiến thức cơ bản đã học cho các nhóm đối

tượng học sinh một cách linh hoạt, phù hợp với tình hình kiểm soát dịch bệnh tại

địa phương (Phụ lục II, phụ lục III, Hướng dẫn thực hiện CTGDPT môn Tin học

lớp 7 đến lớp 12). Khi xây dựng kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo

dục, lưu ý tăng cường các nội dung bổ trợ theo Chương trình GDPT 2018 (nhất

là ở khối lớp 9), chuẩn bị cho học sinh học theo Chương trình GDPT 2018 ở cấp

trung học phổ thông.

1.2. Tăng cường tổ chức sinh hoạt tổ (nhóm) chuyên môn trong trường và

cụm trường về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá thông qua

nghiên cứu bài học; vận dụng các tiêu chí phân tích, rút kinh nghiệm bài học và

tổ chức các hoạt động chuyên môn theo hướng dẫn tại Công văn số

5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GDĐT và hướng dẫn số

791/HD-BGDĐT ngày 25/6/2013 của Bộ GDĐT theo nhiều hình thức. Chú ý,

chủ động xây dựng KHBD (giáo án) chuyển từ trực tiếp sang trực tuyến (điều

chỉnh theo CV4040) phù hợp với tình hình diễn biến dịch Covid19.

2. Tổ chức và quản lí các hoạt động giáo dục theo định hướng phát

triển năng lực, đẩy mạnh triển khai giáo dục STEM và tăng cường kĩ năng

sống cho học sinh

2.1. Việc tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên

lớp và hoạt động ngoại khóa chuyển mạnh sang hướng hoạt động trải nghiệm

sáng tạo; tăng cường tổ chức và quản lí các hoạt động giáo dục kĩ năng sống

theo Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 ban hành quy định về

Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính

khóa (nếu tình hình dịch Covid19 được kiểm soát, bình thường mới, vận dụng

thời gian vàng học trực tiếp)

2.2. Xây dựng kế hoạch và tiến trình dạy học mỗi bài dạy học phải bảo đảm

các yêu cầu về phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học, thiết bị dạy học và học

liệu, phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học và các hoạt động học

phải có mục tiêu, nội dung, cách thức thực hiện và sản phẩm cụ thể để giao cho

Page 3: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2012 - 2013

Hướng dẫn cụ thể thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2021-2022 Môn Tin học

(Đính kèm công văn số 1486 /SGDĐT-GDTrH ngày 22/ 9/ 2021

3

học sinh thực hiện trong lớp học, ngoài lớp học, ở trường, ở nhà, ở cơ sở sản

xuất, kinh doanh, …Tăng cường giao cho học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa

và tài liệu tham khảo để tiếp nhận và vận dụng kiến thức; (nếu tình hình dịch

Covid19 được kiểm soát, bình thường mới, dành nhiều thời gian trên lớp để tổ

chức cho học sinh báo cáo, thuyết trình, thảo luận, luyện tập, thực hành, bảo vệ

kết quả tự học của mình)

2.3. Từng bước thực hiện giáo dục STEM theo Công văn số 1289/SGDĐT-

GDTrH-GDTX ngày 27/8/2020 của Sở GDĐT về việc triển khai thực hiện giáo

dục STEM trong giáo dục trung học, bảo đảm chất lượng, hiệu quả khi triển khai

thực hiện, không gây hình thức, quá tải đối với giáo viên và học sinh, chủ động,

linh hoạt ứng phó với các tình huống của dịch Covid-19 tại địa phương.

3. Thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh

giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh

3.1. Tổ (nhóm) chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả

học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch môn học theo định hướng phát triển

năng lực, phẩm chất của học sinh, thực hiện nghiêm việc đánh giá, xếp loại học

sinh THCS, THPT theo quy định của Bộ GDĐT tại Thông tư số 58/2011/TT-

BGDĐT ngày 12/12/2011 và Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020

của Bộ GDĐT và Công văn số 1361/SGDĐT-GDTrH-GDTX ngày 08/9/2020

của Sở GDĐT. (thực hiện cv 4040/BGDĐT-GDTrH, Không kiểm tra, đánh giá

định kì đối với những nội dung hướng dẫn học sinh tự đọc, tự học, tự làm, tự

thực hiện, không yêu cầu; những nội dung yêu cầu học sinh thực hành, thí

nghiệm); chú ý, xây dựng đề kiểm tra, đánh giá định kì theo ma trận và đặc tả đề

kiểm tra (phụ lục 4 kèm theo).

3.2. Thực hiện đánh giá thường xuyên trực tiếp hoặc trực tuyến bằng các

hình thức: hỏi - đáp, viết; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở hoặc sản phẩm học tập;

đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên

cứu khoa học kỹ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài

thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Đẩy mạnh ứng dụng công

nghệ thông tin trong đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá; chuẩn

bị tốt các điều kiện để từng bước triển khai các hoạt động kiểm tra, đánh giá, thi

trực tuyến, bảo đảm chất lượng, hiệu quả.

3.3. Việc kiểm tra, đánh giá định kỳ, gồm: kiểm tra, đánh giá giữa kỳ và

kiểm tra, đánh giá cuối kỳ, được thực hiện thông qua bài kiểm tra (trên giấy

hoặc trên máy tính), thực hiện nghiêm túc việc xây dựng ma trận đề kiểm tra

được hướng dẫn tại Công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30/12/2010 của

Bộ GDĐT về việc hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra; câu hỏi tự luận, câu hỏi trắc

nghiệm hoặc trắc nghiệm kết hợp với tự luận cần biên soạn theo mức độ cần đạt

của chương trình môn học, hoạt động giáo dục (nhận biết, thông hiểu, vận dụng,

vận dụng cao) đảm bảo sự phù hợp với đối tượng học sinh và tăng dần tỷ lệ các

câu hỏi, bài tập ở mức độ yêu cầu vận dụng, vận dụng cao; có hướng dẫn cụ thể

trước khi tổ chức thực hiện; Đối với kiểm tra, đánh giá bằng bài thực hành,

hoặc dự án học tập phải đảm bảo yêu cầu cần đạt và được hướng dẫn trước và

Page 4: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2012 - 2013

Hướng dẫn cụ thể thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2021-2022 Môn Tin học

(Đính kèm công văn số 1486 /SGDĐT-GDTrH ngày 22/ 9/ 2021

4

cụ thể bằng bảng kiểm các mức độ đạt được phù hợp với 4 mức độ (nhận biết,

thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của các kiến thức, kỹ năng được sử dụng.

(chú ý nội dung điều chỉnh của CV 4040/BGDĐT-GDTrH). Chú ý: Tỉ lệ điểm

kiểm tra định kì: Trắc nghiệm 70%, Tự luận/thực hành 30%.

4. Thi Tốt nghiệp THPT, thi học sinh giỏi, thi khoa học kĩ thuật

- Thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2021-2022, thi khoa học kĩ

thuật sẽ có công văn chỉ đạo cụ thể sau khi có công văn chỉ đạo của Bộ, Sở GDĐT.

- Thi chọn học sinh giỏi, hướng dẫn cụ thể ở Phụ lục 1, 2 (kèm theo).

II. Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn

1. Hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục của tổ chuyên môn và giáo

viên

Thực hiện theo Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 09 năm

2020 của Bộ GDĐT Ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học

phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học có hiệu lực từ ngày

01/11/2020.

1.1. Đối với tổ chuyên môn:

- Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn (theo năm học).

- Sổ ghi chép nội dung sinh hoạt chuyên môn.

(Hồ sơ quản lý của tổ/nhóm do tổ trưởng/nhóm trưởng thiết lập và có đầy

đủ hồ sơ quản lý chuyên môn theo quy định có ký duyệt của lãnh đạo nhà

trường).

1.2. Đối với giáo viên:

- Kế hoạch giáo dục của giáo viên (theo năm học).

- Kế hoạch bài dạy (giáo án)

- Sổ theo dõi và đánh giá học sinh

- Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).

(Hồ sơ của giáo viên phải được tổ trưởng/nhóm trưởng ký duyệt đúng quy

định).

2. Sinh hoạt tổ (nhóm) chuyên môn

- Tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên 02 lần/tháng và có thể họp đột

xuất theo yêu cầu công việc hoặc khi hiệu trưởng yêu cầu. Tổ chuyên môn hoạt

động theo nguyên tắc dân chủ, tôn trọng, chia sẻ, học tập, giúp đỡ lẫn nhau giữa

các thành viên để phát triển năng lực chuyên môn.

- Sinh hoạt tổ chuyên môn cần chú trọng tới các nội dung sau:

+ Sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học (theo hướng dẫn tại

Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GDĐT), sinh hoạt

chuyên đề theo kế hoạch của bộ môn, rút kinh nghiệm các tiết dạy sau khi dự

giờ thăm lớp nhằm hoàn thiện từng bước và giúp cho đồng nghiệp trong tổ đổi

Page 5: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2012 - 2013

Hướng dẫn cụ thể thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2021-2022 Môn Tin học

(Đính kèm công văn số 1486 /SGDĐT-GDTrH ngày 22/ 9/ 2021

5

mới phương pháp dạy học phù hợp với yêu cầu hiện nay giúp đỡ học sinh tiếp

thu kiến thức bộ môn tốt hơn, hiệu quả hơn.

+ Tổ chuyên môn cần có sự thảo luận, thống nhất về nội dung bài dạy, nội

dung kiểm tra; xây dựng đề kiểm tra đánh giá và cấu trúc nội dung, kế hoạch

dạy học hoạt động giáo dục; phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm

tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh tiệm cận với Chương trình

GDPT 2018.

+ Số tiết dự giờ của giáo viên được thực hiện theo KHGD của trường

(THPT)/phòng GDĐT (THCS). Tăng cường dự giờ rút kinh nghiệm những tiết

dạy đúng chuyên môn giáo viên phụ trách. Có thể dự giờ các giáo viên trong

trường hay trong cụm sinh hoạt chuyên môn, đặc biệt là các giáo viên trẻ, mới ra

trường ít kinh nghiệm và Cụm chuyên môn dự giờ rút kinh nghiệm các giáo viên

giảng dạy ở những có ít giáo viên bộ môn).

- Mỗi phòng GDĐT là một đơn vị cụm sinh hoạt chuyên môn, chuyên viên

phụ trách chuyên môn phòng GDĐT căn cứ vào số lượng giáo viên của các

trường THCS trong cụm để xây dựng kế hoạch, nội dung và phân chia nhóm

sinh hoạt chuyên môn, phân công cụm trưởng xây dựng kế hoạch sinh hoạt

theo cụm.

- Soạn bài giảng e-learning và gửi lên hệ thống học tập đám mây - Cloud

Learning System (CLS) của Sở GDĐT tại địa chỉ https://sgdtiengiang.cls.vn

(mỗi tổ bộ môn trường THCS, THPT phải đảm bảo gửi ít nhất 01 bài trong năm

học). Khuyến khích giáo viên xây dựng, đóng góp video bài giảng để dạy học

trên truyền hình và tham gia Cuộc thi bài giảng điện tử của Bộ GDĐT.

- Tổ chuyên môn của các trường THPT tiếp tục tổ chức sinh hoạt chuyên

môn theo 6 cụm Phụ lục 3 (kèm theo). Cụm trưởng xây dựng kế hoạch sinh hoạt

cụ thể của từng học kì, gửi Kế hoạch sinh hoạt chuyên môn (bản giấy và bản

mềm) về cán bộ phụ trách bộ môn trước ngày sinh hoạt cụm 01 tuần.

- Triển khai, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các GV

tham gia “Cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử” theo CV số: 1487 /SGDĐT-

GDTrH-GDTX ngày 22/9/2021 về việc triển khai cuộc thi Thiết kế bài giảng

điện tử (tham khảo thể lệ Cuộc thi theo CV số 523 /CNTT ngày 20/9/2021 của

Cục công nghệ thông tin, Bộ GDĐT kèm Quyết định số 2915/ QĐ-BGDĐT

ngày 17/9/2021 của Bộ GDĐT.

3. Đánh giá tiết dạy của giáo viên

- Xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy dựa trên Công văn số 5555/BGDĐT-

GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GDĐT và Công văn số 1575/SGDĐT-GDTrH

ngày 23/9/2015 của Sở GDĐT về việc hướng dẫn đánh giá, xếp loại giờ dạy

giáo viên GDTrH từ năm học 2015 - 2016.

- Tiết dạy dự thi hoặc làm tiêu chí xét thi đua của giáo viên thì tiết dạy đó

được đánh giá theo Công văn số 1575/SGDĐT-GDTrH ngày 23/9/2015 của Sở

GDĐT về việc hướng dẫn đánh giá, xếp loại giờ dạy giáo viên GDTrH từ năm

Page 6: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2012 - 2013

Hướng dẫn cụ thể thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2021-2022 Môn Tin học

(Đính kèm công văn số 1486 /SGDĐT-GDTrH ngày 22/ 9/ 2021

6

học 2015 - 2016, đối với các tiết dạy đăng ký dạy dự giờ rút kinh nghiệm thì

không yêu cầu đánh giá.

* Thực hiện tốt việc sử dụng công nghệ thông tin trong việc thiết lập hồ

sơ sổ sách, sử dụng phần mềm vnEdu, phần mềm quản lý ngân hàng đề thi,...

4. Sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học

Tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên ở mỗi trường xây dựng kế hoạch sử dụng

thiết bị, dụng cụ hợp lý, hiệu quả từ đầu năm học. Đảm bảo thực hiện đủ các tiết

thực hành quy định trong chương trình.

Củng cố, tăng cường hoạt động của phòng học bộ môn, phòng thực hành

kèm theo kế hoạch hoạt động cụ thể. Chú ý cách bố trí, sắp xếp, bảo quản và sử

dụng có hiệu quả thiết bị, dụng cụ được cấp; cách ghi chép, cập nhật các loại hồ

sơ, sổ sách có liên quan; tăng cường, khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy

học, ứng dụng công nghệ thông tin một cách phù hợp, hiệu quả trong giảng dạy.

III. Một số nội dung cần lưu ý khi thực hiện kế hoạch dạy học môn Tin học

1. Trung học phổ thông

Thực hiện giảng dạy bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình

giáo dục phổ thông môn Tin học, Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học

GDPT của Bộ GDĐT theo CV số: 4040/BGDĐT-GDTrH ngày 16/9/2021 về

việc hướng dẫn thực hiện Chương trình GDPT cấp THCS, THPT ứng phó với

dịch Covid-19 năm học 2021-2022; (cần lưu ý các nội dung Không dạy; Đọc

thêm; Không làm; Không thực hiện; Không yêu cầu; Khuyến khích học sinh tự

đọc; Khuyến khích học sinh tự học; Khuyến khích học sinh tự làm; Khuyến

khích học sinh tự thực hiện sẽ không kiểm tra, đánh giá định kì đối với những

nội dung này). Xây dựng KHBD (giáo án) theo hình thức trực tiếp và hình thức

trực tuyến trong tình hình dịch Covid19 theo hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy

học.

Đối với lớp chuyên Tin học: p dụng chương trình Tin học chuyên sâu

dành cho trường trung học phổ thông chuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Trung học cơ sở

Lớp 6 thực hiện theo Chương trình GDPT 2018;

Tiếp tục thực hiện giảng dạy môn tin học lớp lớp 7, lớp 8, lớp 9 THCS.

Thực hiện giảng dạy bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình

giáo dục phổ thông môn Tin học, Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học

GDPT của Bộ GDĐT theo CV số: 4040/BGDĐT-GDTrH ngày 16/9/2021 về

việc hướng dẫn thực hiện Chương trình GDPT cấp THCS, THPT ứng phó với

dịch Covid-19 năm học 2021-2022.

Xây dựng KHBD (giáo án) theo hình thức trực tiếp và hình thức trực

tuyến trong tình hình dịch Covid19 theo hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy

học.

Page 7: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2012 - 2013

Hướng dẫn cụ thể thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2021-2022 Môn Tin học

(Đính kèm công văn số 1486 /SGDĐT-GDTrH ngày 22/ 9/ 2021

7

Lưu ý: Môn Tin học là một tự chọn bắt buộc, nếu nhà trường đã chọn cho

học sinh học từ lớp 6 (2020-2021) thì phải có kế hoạch (bắt buộc) dạy tiếp ở lớp

7, 8 và lớp 9.

Cần tăng cường sử dụng phần mềm mã nguồn mở minh họa trong các tiết dạy.

3. i ng học sinh gi i in học

- Trung học phổ thông:

Các trường THPT cần tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học dựa

theo chương trình Tin học ở lớp 11, phần nâng cao trên cơ sở kiến thức lớp 11

và chương trình Tin học chuyên sâu ban hành theo công văn số 10803/BGDĐT-

GDTrH ngày16/12/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nghiên cứu và từng bước đưa dần các hệ thống lập trình mới vào việc bồi

dưỡng học sinh giỏi như Dev C++, CodeBlock, Python… để khai thác các thư

viện có s n và khả năng tối đa của phần cứng. Thực hiện phần mềm chấm bài tự

động trong luyện tập và thi chọn học sinh giỏi Tin học (phần mềm Themis -

chấm bài tự động).

- Trung học cơ sở:

Nội dung của chương trình: Kiến thức về ngôn ngữ lập trình ở lớp 8 và

phần nâng cao trên cơ sở kiến thức lớp 8 (xem hướng dẫn ở phần phụ lục).

Ngoài ra, các đơn vị tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi Tin học cần lưu ý

thêm về nghiệp vụ tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi Tin học cho đơn vị mình

(Bài thi học sinh giỏi được chấm bằng các test). Thực hiện phần mềm chấm bài

tự động trong luyện tập và thi chọn học sinh giỏi Tin học (phần mềm Themis -

chấm bài tự động).

Nghiên cứu và từng bước bổ sung: Hệ thống lập trình trực quan kéo thả

(scratch) giúp học sinh tự làm ra sản phẩm, gây được hứng thú học tập và động

viên học sinh tiếp tục khám phá cách điều khiển máy tính theo ý tưởng của

mình, trong bồi dưỡng học sinh giỏi để tham dự các hội thi, kỳ thi, c ng như

theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới; Ngôn ngữ lập trình

Python, ngôn ngữ mã nguồn mở khá đơn giản, dễ học, dễ viết, trong sáng, ngày

càng phát triển và được đưa vào môi trường giáo dục thay cho các ngôn ngữ

truyền thống như Pascal, C hay Java.

Nhận được công văn này đề nghị các cơ sở giáo dục trong tỉnh nhanh

chóng triển khai đến tất cả giáo viên bộ môn Tin học bậc trung học để thực

hiện./.

Page 8: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2012 - 2013

Hướng dẫn cụ thể thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2021-2022 Môn Tin học

(Đính kèm công văn số 1486 /SGDĐT-GDTrH ngày 22/ 9/ 2021

8

PHỤ LỤC 1

HƯỚNG DẪN THI HỌC SINH GIỎI TIN HỌC THCS

NĂM HỌC 2021-2022

1. Yêu cầu chung

- Đề thi được ra theo hình thức lập trình trên máy với các thuật toán cơ bản.

- Chương trình dịch: Free Pascal/Lazarus, Code Block/Dev-C++.

- Đề thi gồm 3 đến 5 câu, thang điểm 20.

- Chấm thi: Bài thi được chấm trên máy tính; Chấm theo các test, đúng test

nào được điểm test đó. Điểm bài thi là tổng điểm các test (chỉ đọc chương trình

khi cần phân loại các trường hợp đồng điểm).

- Học sinh phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về đặt tên file và qui

cách xuất dữ liệu (định hướng chấm bằng máy).

2. Nội dung:

- Tổ chức rẽ nhánh ( Lệnh If … then … else; If … then… )

- Tổ chức rẽ nhánh Case … of

- Tổ chức lặp While… do

- Tổ chức lặp Repeat… Until…

- Tổ chức lặp For … Do…

- Kiểu dữ liệu xâu (STRING)

- Kiểu dữ liệu mảng (ARRAY):

- Kiểu dữ liệu file: File văn bản (các câu lệnh nhập xuất cơ bản)

- Chương trình con: Thủ tục và hàm.

- Đệ quy.

3. Các thuật toán cần lưu ý:

- Thuật toán tìm kiếm, sắp xếp.

- Số học: Kiểm tra số nguyên tố, số chính phương, số hoàn hảo, phân tích

ra thừa số nguyên tố, dãy Fibonacci, tính giai thừa của một số nguyên, tính l y

thừa, tính tổng các chữ số trong 1 số nguyên, tính tổng các ước của 1 số nguyên,

tìm số đảo của 1 số nguyên, tính tổng của 1 dãy số, tạo số ngẫu nhiên, tìm

USCLN, BSCNN, chuyển đổi cơ số, số La mã.…

- Các thuật toán cơ bản về xử lý mảng 1 chiều: Tìm phần tử lớn nhất, nhỏ

nhất (cần chỉ ra vị trí), đếm số phần tử thỏa điều kiện cho trước. Di chuyển các

Page 9: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2012 - 2013

Hướng dẫn cụ thể thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2021-2022 Môn Tin học

(Đính kèm công văn số 1486 /SGDĐT-GDTrH ngày 22/ 9/ 2021

9

phần tử trên mảng. Sắp xếp mảng thỏa điều kiện cho trước. Trộn 2 mảng thành 1

mảng mới, tạo dãy số ngẫu nhiên…

- Các thuật toán cơ bản về xử lý mảng 2 chiều: Thao tác trên dòng, cột,

đường chéo như tìm phần tử lớn nhất, nhỏ nhất (cần chỉ ra vị trí), đếm số phần

tử thỏa điều kiện cho trước, di chuyển các phần tử trên mảng 2 chiều, xóa (chèn)

dòng, xóa (chèn) cột, hoán vị dòng (cột). Sắp xếp mảng 2 chiều thỏa điều kiện

cho trước…

- Xâu: Chuẩn hóa xâu (chuyển xâu sang chữ in hoa, chữ thường, xóa dấu

cách thừa, viết hoa kí tự đầu từ,...), kiểm tra xâu đối xứng, đếm kí tự, từ trong

xâu, mã hóa, giải mã xâu. Đếm các phần tử của xâu thỏa điều kiện cho trước…

- Hình học: Các thuật toán liên quan đến biểu diễn điểm, đường thẳng,

đoạn thẳng, vị trí tương đối (giữa điểm đường thẳng, điểm đường tròn, đường

thẳng đường thẳng, đường thẳng đường tròn). Tính diện tích chu vi đa giác…

- Các bài toán thực tế: Tiền gửi ngân hàng, Dân số, Sắp xếp lịch thi đấu,

xếp hạng học sinh trong lớp, …

Lưu ý:

- Dữ liệu nhập bao gồm: Nhập từ file văn bản.

- Chấm bài thi môn Tin học được thực hiện bằng phần mềm chấm bài tự

động, cần ghi rõ các phương án làm test ở đáp án. (đảm bảo phân loại học sinh:

test lớn, test nhỏ, độ khó,…).

- Đáp án cần ghi rõ qui cách dữ liệu vào, dữ liệu ra, điểm của từng test và

các khả năng và điểm tương ứng (lưu ý có kiểm soát lỗi dữ liệu nhập và quy

cách dữ liệu xuất).

- Phần chương trình con và đệ quy được giới thiệu mang tính công cụ lập

trình giải quyết bài toán. Không yêu cầu bắt buộc phải giải quyết bằng chương

trình con và đệ quy.

Page 10: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2012 - 2013

Hướng dẫn cụ thể thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2021-2022 Môn Tin học

(Đính kèm công văn số 1486 /SGDĐT-GDTrH ngày 22/ 9/ 2021

10

PHỤ LỤC 2

HƯỚNG DẪN THI HỌC SINH GIỎI TIN HỌC THPT

NĂM HỌC 2021-2022

I. PHẦN MỀM LẬP TRÌNH: Free Pascal, C/C++.

II. NỘI DUNG KIẾN THỨC

1. Các phương pháp sắp xếp (vật lý và logic).

2. Tìm kiếm nhị phân: trên dãy số, trên khoảng số nguyên hoặc/và số thực.

3. Số học số nguyên. Số nguyên lớn. Kỹ thuật đếm cao cấp, vận dụng tư duy

toán để giải.

4. Các cấu hình tổ hợp cơ bản: dãy nhị phân, hoán vị, tổ hợp (lặp/không lặp),

chỉnh hợp.

5. Duyệt: Duyệt có cải tiến, nhánh-cận. Sử dụng cơ cấu đệ quy và phương

pháp sinh.

6. Các giải pháp tham lam, chia để trị.

7. Quy hoạch động.

8. Đồ thị (không trọng/có trọng, vô hướng/có hướng):

8.1. Bậc / bậc vào / bậc ra, đường đi, chu trình (chu trình bất kỳ, chu trình

Euler, chu trình Hamilton), tính liên thông và thành phần liên thông

(mạnh/yếu), cầu, khớp. Các thuật toán Tarjan, Warshall. Kỹ thuật DFS

và BFS.

8.2. Đường đi ngắn nhất (các thuật toán Dijkstra, Floyd).

8.3. Cây khung, cây khung nhỏ nhất (các thuật toán Kruskal, Prim).

8.4. LCA (Least Common Ancestor), cặp ghép, luồng.

9. Các thuật toán hình học cơ bản trên mặt phẳng tọa độ.

10. Cấu trúc dữ liệu: vector, list, stack, queue, priority queue, set, multiset,

map, disjoint set, cây IT, cây BIT, cây Trie, cây Treap, Range Minimum

Query (RMQ), MO’s Algorithm, phép băm (hash),…

11. Xử lý xâu.

12. Các bài toán tổng hợp cùng giải pháp Heuristic.

Page 11: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2012 - 2013

Hướng dẫn cụ thể thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2021-2022 Môn Tin học

(Đính kèm công văn số 1486 /SGDĐT-GDTrH ngày 22/ 9/ 2021

11

III. CẤU TRÚC ĐỀ THI

Gồm có 2 ngày thi, mỗi ngày học sinh lập trình giải 3 câu.

Cấu trúc đề minh họa như sau:

Đề thi ngày thứ nhất: gồm 3 câu, cụ thể như sau:

Câu 1. (6,0 điểm): Thuộc chuyên đề số học, tìm kiếm duyệt;

Câu 2. (7,0 điểm): Thuộc chuyên đề quy hoạch động;

Câu 3. (7,0 điểm): Thuộc chuyên đề đồ thị.

Đề thi ngày thứ hai: gồm 3 câu, cụ thể như sau:

Câu 1. (6,0 điểm): Thuộc chuyên đề hình học;

Câu 2. (7,0 điểm): Thuộc chuyên đề xử lý xâu;

Câu 3. (7,0 điểm): Thuộc chuyên đề đồ thị nâng cao, các cấu trúc dữ liệu

đặc biệt.

Ghi chú:

- Phần nội dung các câu trong đề chỉ ghi đại diện phân môn chính của câu

đó. Do đề thi HSG quốc gia nhiều năm qua mỗi câu đều cho dạng tổng

hợp kiến thức nhiều phân môn nên để bám sát đề thi quốc gia sẽ ra đề

theo hướng tổng hợp nhiều phân môn trong một câu.

- Điểm thành phần trong mỗi câu được dựa trên % test của mỗi câu trong

đáp án./.

Page 12: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2012 - 2013

Hướng dẫn cụ thể thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2021-2022 Môn Tin học

(Đính kèm công văn số 1486 /SGDĐT-GDTrH ngày 22/ 9/ 2021

12

PHỤ LỤC 3

DANH SÁCH SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO CỤM

BỘ MÔN TIN HỌC – NĂM HỌC 2021-2022

* Cụm số 1 gồm: THPT Cái Bè (Cụm trưởng); THPT Lê Thanh Hiền; THPT

Phạm Thành Trung; THPT Thiên Hộ Dương; THPT Huỳnh Văn Sâm; THCS &

THPT Ngô Văn Nhạc (06 trường).

* Cụm số 2 gồm: THPT Đốc Binh Kiều (Cụm trưởng); THPT Lê Văn Phẩm;

THPT Phan Việt Thống; THPT Lưu Tấn Phát; THPT Tứ Kiệt; THPT Dưỡng

Điềm (06 trường).

* Cụm số 3 gồm: THPT Tân Hiệp (Cụm trưởng); THPT Thủ Khoa Huân;

THPT Tân Phước; THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa; THPT Nguyễn Văn Tiếp;

THPT Vĩnh Kim; THPT Rạch Gầm – Xoài Mút (07 trường).

* Cụm số 4 gồm: THPT Nguyễn Đình Chiểu (Cụm trưởng); THPT Chuyên;

THPT Trần Hưng Đạo; THPT Tư thục Ấp Bắc; THPT Phước Thạnh (05

trường).

* Cụm số 5 gồm: THPT Chợ Gạo (Cụm trưởng); THPT Vĩnh Bình; THPT Bình

Phục Nhứt; THPT Trần Văn Hoài; THPT Nguyễn Văn Thìn; THCS&THPT

Long Bình, THCS&THPT Phú Thành (07 trường).

* Cụm số 6 gồm: THPT Trương Định (Cụm trưởng); THPT Gò Công; THPT

Gò Công Đông THPT Nguyễn Văn Côn; THPT Bình Đông; THCS&THPT Phú

Thạnh; THPT Tân Thới (07 trường).