Hiến Dâng Và Hội nHập -...

2
Hiến Dâng Và Hội nHập - 1 - Tờ báo The Catholic Leader (Người lãnh đạo Thiên Chúa giáo) tại Úc Châu ngày 27/8/1995, đã đăng tải nơi trang nhất một bức ảnh các vị lãnh đạo tôn giáo với phụ chú: Tám nhóm tôn giáo họp nhau lại trong buổi lễ tưởng niệm ngày thế chiến thứ hai kết thúc, được tổ chức vào ngày 20/8/1995, tại Quảng trường Suncorp Piazza – Brisbane. Buổi lễ tưởng niệm được ghi nhận có sự hiện diện của các vị lãnh đạo hàng đầu của các Giáo hội: Thiên Chúa giáo (Tổng Giám mục John Bathersby), Anh giáo (Tổng Giám mục Peter Hollingworth), Giáo hội Uniting Church, Chính thống giáo, Cao đài giáo, Phật giáo, Lão giáo, Do thái giáo, v.v… Đây là một sự kiện hiếm thấy. Một điều lạ lùng hơn nữa, tại sao là lễ tưởng niệm mà không là lễ ăn mừng chiến thắng như 49 năm qua? Vài ba tháng trước ngày lễ tưởng niệm đó, tổ chức Liên- Tôn đa văn hóa có tên là Interfaith Muticultural Forum tại Brisbane, đã có nhiều phiên họp để bàn định việc tổ chức lễ này. Ai cũng biết thế chiến thứ hai (1939 – 1945) là cuộc chiến của hai thế lực: phe Đồng minh (Anh, Pháp, Mỹ, Úc...) và phe Trục (Đức, Ý, Nhựt). Kết cuộc, phe Trục thua sau khi hai quả bom nguyên tử được Mỹ bỏ xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki làm chết hàng triệu người và từ đó mổi năm, phe Đồng minh đều tổ chức ăn mừng chiến thắng, trong khi các dân tộc bên phe chiến bại phải u buồn trong các buổi lễ tưởng niệm người quá cố. Lằn ranh thua thắng đã chia cắt nhân loại trong 49 năm qua. Mười chín nhóm đại diện các Tôn giáo của các sắc tộc khác nhau tại Úc châu đã đặt lại vấn đề: Có nên duy trì lằn ranh thua thắng đó trong sinh hoạt của nhân loại nữa hay không? Trên căn bản giáo lý của mình, các nhóm đều đồng ý là nên vận động xóa bỏ lằn ranh chia cắt đó để tất cả hội nhập tiến về hướng toàn cầu hóa vì Hòa bình và Thịnh vượng chung của toàn thể nhân loại. Một tiêu đề mới được nêu lên: “Hãy đến với nhau trong Hòa bình, Thân hữu và Tự do”, cho đại lễ hội ăn mừng năm mươi năm ngày chấm dứt Thế chiến thứ Hai. Các buổi rao giảng tinh thần mới này được mở ra tại các thánh đường, chùa, thất và cơ sở của các tôn giáo tham dự. Giới truyền thông đã nhiệt liệt hưởng ứng. - 2 - Buổi đại lễ tưởng niệm 50 năm ngày chấm dứt Thế chiến thứ 2, diễn ra hết sức trang nghiêm và cảm động. Đại diện các Tôn giáo kết thúc bài tham luận của mình bằng hành động đốt lên một ngọn đèn trên một giá đèn chung tượng trưng cho sự góp một ánh lửa để tạo thành một nguồn sáng lớn, soi đường chung cho cả nhân loại. Từ năm 1995 cho đến nay 2013, đã 18 năm trôi qua, trên toàn lãnh thổ Úc Châu, một cách tự nhiên, không còn nghe thấy, ai ăn mừng chiến thắng, mà thay vào đó, tại các đài chiến sĩ, người ta chỉ tổ chức các buổi lễ tưởng niệm và nơi các Thánh đường, các Giáo sĩ cầu nguyện cho những người vì chiến cuộc đã vong thân và hướng mọi người nên nhìn về tương lai vì sự Hòa bình và Thịnh vượng chung của nhân loại. Mười tám năm đã trôi qua, những hiến dâng kêu gọi Tình thương, Tình hữu nghị, Tự do để phát khởi sự hội nhập trong chiều hướng toàn cầu hóa của các Tôn giáo, giờ đây chỉ còn lưu dấu như một “huyền thoại” nhưng ánh sáng soi đường ngày một sáng tỏ hơn do nhiều bàn tay đóng góp của giới chính trị, kinh tế, v.v… Riêng phần các tín hữu Cao Đài sống và hành đạo ở phương xa đã có lần thể hiện cụ thể lời dạy của đức Chí tôn Cao Đài Thượng đế: Nhân loại có một đấng cha chung và các Tôn giáo có cùng một nguồn cội, mà các Anh Chị Lớn tiền bối đã ghi lại trong thỏa ước Tây Thành của 18 Hội Thánh liên giao (1972), để trân trọng trao lại cho thế hệ lai sinh, làm kim chỉ nam cho sứ mạng Tam Kỳ Phổ Độ. “Lần cuối cùng này, Đức Chí Tôn chính mình Ngài đến quả địa cầu mở đạo, dạy nhơn loại một quan niệm về cuộc sống mới dựa trên Tình thương của Ngài và căn cứ theo luật của vũ trụ. Đó là việc mà Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đang làm trên chánh lý rất sáng ngời. Những ai thức tâm, thức tỉnh nương theo đó để tu cho mình và gây dựng cơ đạo cho Đức Chí Tôn nơi trần thế thì từ quá khứ đến vị lai sẽ không có công đức nào bằng. Nhứt là những con người được phước, hiện diện nơi quả địa cầu này nhằm lúc Đức Chí Tôn mở đạo, mà không hiểu cơ hội ngàn muôn năm này thì nghĩ cũng uổng cho một đời sống, sẽ không khi nào có trở lại một lần nữa ở thế gian.” Nhân lúc Xuân về, mạn phép trích dẫn lời Thánh Giáo gởi đến quý Huynh Tỷ Đệ Muội để chúng ta có dịp suy ngẫm mà chỉnh cuộc đời mình về nguyên lý chung của Vũ Trụ, của Nhơn Sinh để tâm tư đừng vướng mắc nơi chỗ nhỏ hẹp của tinh thần Dân Tộc và Đạo Pháp theo kiểu Tôn Giáo lúc mạt pháp này. Cố gắng suy nghiệm lời Ơn Trên dạy mà sống theo lẽ Đạo, Đại Đạo, để tâm linh sớm bừng tỉnh, rút ngắn con đường về nguồn cội nơi Đức Chí Tôn Thượng Đế, Ngôi Thái Cực của muôn đời. - 3 - Hôm nay, những hình ảnh được góp nhặt trao đến quý Huynh, Tỷ, Đệ Muội hữu duyên đang miệt mài trong sứ mạng Tam Kỳ Phổ độ như một món quà mọn nhân lúc đầu xuân Giáp Ngọ. Thông Huyền Quang (cuối 2013)

Transcript of Hiến Dâng Và Hội nHập -...

Hiến Dâng Và Hội nHập- 1 -

Tờ báo The Catholic Leader (Người lãnh đạo Thiên Chúa giáo) tại Úc Châu ngày 27/8/1995, đã đăng tải nơi trang nhất một bức ảnh các vị lãnh đạo tôn giáo với phụ chú: Tám nhóm tôn giáo họp nhau lại trong buổi lễ tưởng niệm ngày thế chiến thứ hai kết thúc, được tổ chức vào ngày 20/8/1995, tại Quảng trường Suncorp Piazza – Brisbane.

Buổi lễ tưởng niệm được ghi nhận có sự hiện diện của các vị lãnh đạo hàng đầu của các Giáo hội: Thiên Chúa giáo (Tổng Giám mục John Bathersby), Anh giáo (Tổng Giám mục Peter Hollingworth), Giáo hội Uniting Church, Chính thống giáo, Cao đài giáo, Phật giáo, Lão giáo, Do thái giáo, v.v… Đây là một sự kiện hiếm thấy. Một điều lạ lùng hơn nữa, tại sao là lễ tưởng niệm mà không là lễ ăn mừng chiến thắng như 49 năm qua?

Vài ba tháng trước ngày lễ tưởng niệm đó, tổ chức Liên-Tôn đa văn hóa có tên là Interfaith Muticultural Forum tại Brisbane, đã có nhiều phiên họp để bàn định việc tổ chức lễ này.

Ai cũng biết thế chiến thứ hai (1939 – 1945) là cuộc chiến của hai thế lực: phe Đồng minh (Anh, Pháp, Mỹ, Úc...) và phe Trục (Đức, Ý, Nhựt). Kết cuộc, phe Trục thua sau khi hai quả bom nguyên tử được Mỹ bỏ xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki làm chết hàng triệu người và từ đó mổi năm, phe Đồng minh đều tổ chức ăn mừng chiến thắng, trong khi các dân tộc bên phe chiến bại phải u buồn trong các buổi lễ tưởng niệm người quá cố. Lằn ranh thua thắng đã chia cắt nhân loại trong 49 năm qua.

Mười chín nhóm đại diện các Tôn giáo của các sắc tộc khác nhau tại Úc châu đã đặt lại vấn đề: Có nên duy trì lằn ranh thua thắng đó trong sinh hoạt của nhân loại nữa hay không?

Trên căn bản giáo lý của mình, các nhóm đều đồng ý là nên vận động xóa bỏ lằn ranh chia cắt đó để tất cả hội nhập tiến về hướng toàn cầu hóa vì Hòa bình và Thịnh vượng chung của toàn thể nhân loại.

Một tiêu đề mới được nêu lên: “Hãy đến với nhau trong Hòa bình, Thân hữu và Tự do”, cho đại lễ hội ăn mừng năm mươi năm ngày chấm dứt Thế chiến thứ Hai.

Các buổi rao giảng tinh thần mới này được mở ra tại các thánh đường, chùa, thất và cơ sở của các tôn giáo tham dự. Giới truyền thông đã nhiệt liệt hưởng ứng.

- 2 -

Buổi đại lễ tưởng niệm 50 năm ngày chấm dứt Thế chiến thứ 2, diễn ra hết sức trang nghiêm và cảm động. Đại diện các Tôn giáo kết thúc bài tham luận của mình bằng hành động đốt lên một ngọn đèn trên một giá đèn chung tượng trưng cho sự góp một ánh lửa để tạo thành một nguồn sáng lớn, soi đường chung cho cả nhân loại.

Từ năm 1995 cho đến nay 2013, đã 18 năm trôi qua, trên toàn lãnh thổ Úc Châu, một cách tự nhiên, không còn nghe thấy, ai ăn mừng chiến thắng, mà thay vào đó, tại các đài chiến sĩ, người ta chỉ tổ chức các buổi lễ tưởng niệm và nơi các Thánh đường, các Giáo sĩ cầu nguyện cho những người vì chiến cuộc đã vong thân và hướng mọi người nên nhìn về tương lai vì sự Hòa bình và Thịnh vượng chung của nhân loại.

Mười tám năm đã trôi qua, những hiến dâng kêu gọi Tình thương, Tình hữu nghị, Tự do để phát khởi sự hội nhập trong chiều hướng toàn cầu hóa của các Tôn giáo, giờ đây chỉ còn lưu dấu như một “huyền thoại” nhưng ánh sáng soi đường ngày một sáng tỏ hơn do nhiều bàn tay đóng góp của giới chính trị, kinh tế, v.v… Riêng phần các tín hữu Cao Đài sống và hành đạo ở phương xa đã có lần thể hiện cụ thể lời dạy của đức Chí tôn Cao Đài Thượng đế: Nhân loại có một đấng cha chung và các Tôn giáo có cùng một nguồn cội, mà các Anh Chị Lớn tiền bối đã ghi lại trong thỏa ước Tây Thành của 18 Hội Thánh liên giao (1972), để trân trọng trao lại cho thế hệ lai sinh, làm kim chỉ nam cho sứ mạng Tam Kỳ Phổ Độ.

“Lần cuối cùng này, Đức Chí Tôn chính mình Ngài đến quả địa cầu mở đạo, dạy nhơn loại một quan niệm về cuộc sống mới dựa trên Tình thương của Ngài và căn cứ theo luật của vũ trụ. Đó là việc mà Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đang làm trên chánh lý rất sáng ngời. Những ai thức tâm, thức tỉnh nương theo đó để tu cho mình và gây dựng cơ đạo cho Đức Chí Tôn nơi trần thế thì từ quá khứ đến vị lai sẽ không có công đức nào bằng. Nhứt là những con người được phước, hiện diện nơi quả địa cầu này nhằm lúc Đức Chí Tôn mở đạo, mà không hiểu cơ hội ngàn muôn năm này thì nghĩ cũng uổng cho một đời sống, sẽ không khi nào có trở lại một lần nữa ở thế gian.”

Nhân lúc Xuân về, mạn phép trích dẫn lời Thánh Giáo gởi đến quý Huynh Tỷ Đệ Muội để chúng ta có dịp suy ngẫm mà chỉnh cuộc đời mình về nguyên lý chung của Vũ Trụ, của Nhơn Sinh để tâm tư đừng vướng mắc nơi chỗ nhỏ hẹp của tinh thần Dân Tộc và Đạo Pháp theo kiểu Tôn Giáo lúc mạt pháp này.

Cố gắng suy nghiệm lời Ơn Trên dạy mà sống theo lẽ Đạo, Đại Đạo, để tâm linh sớm bừng tỉnh, rút ngắn con đường về nguồn cội nơi Đức Chí Tôn Thượng Đế, Ngôi Thái Cực của muôn đời.

- 3 -

Hôm nay, những hình ảnh được góp nhặt trao đến quý Huynh, Tỷ, Đệ Muội hữu duyên đang miệt mài trong sứ mạng Tam Kỳ Phổ độ như một món quà mọn nhân lúc đầu xuân Giáp Ngọ.

Thông Huyền Quang

(cuối 2013)

HìnH ảnH buổi lễ