Hòai H ng ÔÛ Beán Xe* filekhông phải lúc nào Tường Vi cũng bán. Hôm nào nhà cần...

20
Đặc San Ái Hu Trà Vinh năm Mu Tý - 2008 142 dưới nước mà lúi cúi ct tng cng nhxíu cho được đầy mt rthì đau lưng chu sao ni! Tường Vi bán được mt r, mng lm dù chđủ mua mt cái bánh hoc vài cây ko! Tuy vy, không phi lúc nào Tường Vi cũng bán. Hôm nào nhà cn rau đắng để ăn hoc bé cn mt mđể chơi nhà chòi vi đám bn, Tường Vi cũng vui vđi ct. Hình như bé coi đây là mt trò chơi, có ct xén, có li nước lũm bũm, thú vbiết chng nào. Rau Đắng rung Mùa hn ti, rung không còn nước. Rau đắng rung cũng tàn dn để chmc li trong mùa mưa năm sau. Bây gi, Tường Vi li theo đám bn đi bt c để ăn và để bán. Chc chn, Tường Vi chưa bao gibmđánh để phi ly lc “Mơi đừng đánh con đau”, nhưng rõ ràng bé đã “để con bt c, hái rau Mnh”! Cái Đôi, quê tôi có 3 lai c : c Lát, còn gi c Đắng vì có vhơi đắng, bám theo cây lát, cây cóc kèn, ô rô dc theo mé sông, mương, xo. c Len, bám theo gc da nước, mm, bn. c Bưu, bám theo cây cdưới nước trong rung. c Len ăn rt ngon. c mi bt v, ththau nước, đậy kín (để c không chy trn), ngâm mt đêm cho c nhbùn để sch rut, đem ra cht bphn chót vri bvào ni luc. Khi ăn, dùng mũi nhn móc rut c ra, chm nước mm. Có người hm c len vi nước ct da, càng ngon hơn. c Bưu, cũng làm ging như c Len. Nước chm để ăn c Bưu thường là nước chm con m. Con mlà mt lai vi sinh hu ích sng trong cơm nhão tán nhuyn. Làm nước mm con mbng cách trn chung mt, hai mung canh cơm nhão có con mvi s, t bm nhuyn, đường, mui, bt ngt. Nếu thích, có ththêm mt chút nước mm, hương vsđậm đà hơn. Ngòai vic m thc, theo kinh nghim riêng ca tôi, c Bưu còn là mt vthuc trnga đẹn rt hay. Nướng ti khét 1 con c Bưu, giã thành bt, bbt vào ly nước nóng, lóng ly nước trong. Trmi sinh ra vài gicho nhu vài git nước này, ngh1 lát li nhu na, làm như vy ba bn ln là đủ, đứa trti ln skhông bmt thđẹn nào ming. Tôi đã làm cho c3 đứa con ca tôi và sau này, cho c3 đứa cháu ni, tt clà 6 đứa, không có đứa nào bđẹn ti ln. Đó là vài knim ca vùng quê tôi trong mt p ca tnh Trà Vinh. Hy vng đây là mt món quà nhđể quý vđọc trong nhng ngày xuân trên đất khách mà nhquá quê hương mình. Ri “ cht thèm rau đắng nu canh”! Quê hương tôi nhquá ai ơi, Nhtng cng rau, nhtng con c. Nhgc mai già lm đốm hoa xuân, Nhchiu ba mươi ngược xuôi tp np Nô nc vui đùa áo đỏ, áo xanh. Nhni bánh to chđón giao tha, Nhsáng mng mt mva mca, Nhcó người xin xông đất đầu năm. Bao lì xì đỏ sáng lòa cmt, Nhtrong bao không có ít thì nhiu. Nhpháo nhlân, nhbu cua cá, Nhmgià tóc bc, lưng cong. Nhnhng đứa con mi độ xuân v. Mơi, mơi, mcó nghe âm vang câu hát : “Du gì ri con cũng v, Chbên mlà mùa xuân thôi…” Hòai Hương ÔÛ Beán Xe* Có thchiu nay khi chúng mình đứng đây Nhìn tng chiếc xe đò ri phch, Anh mun ngvùi trong mt em đen láy Để đừng phi nói li tt. Đúng ri đó em, cuc đời là bến nhVà chuyn đời người là trăm vn đường chia. Nên li yêu đương đôi khi vi vã Thiết tha trên bước chân v. Mình đừng nói gì trong giây phút này nhé em Hãy nghiêng vành nón nhìn nng trưa ngt ngưỡng Cho ta được nhnhng trăm đời Đôi mt em bun, giòng nước mt rưng rưng. Phm Chinh Đông * Bài thơ " Bến Xe", PCĐ viết năm 1977, khi đang tù ci to ti Khám Ln Trà Vinh. Li dng lúc đi lao dch ngoài thx, vlén đến thăm chng, và PCĐ đã có cơ hi tin vlên xe đò vli Long Toàn.

Transcript of Hòai H ng ÔÛ Beán Xe* filekhông phải lúc nào Tường Vi cũng bán. Hôm nào nhà cần...

Page 1: Hòai H ng ÔÛ Beán Xe* filekhông phải lúc nào Tường Vi cũng bán. Hôm nào nhà cần rau đắng để ăn hoặc bé cần một mớ để chơi nhà chòi với đám

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý - 2008 142

dưới nước mà lúi cúi cắt từng cọng nhỏ xíu cho được đầy một rỗ thì đau lưng chịu sao nỗi!

Tường Vi bán được một rỗ, mừng lắm dù chỉ đủ mua một cái bánh hoặc vài cây kẹo! Tuy vậy, không phải lúc nào Tường Vi cũng bán. Hôm nào nhà cần rau đắng để ăn hoặc bé cần một mớ để chơi nhà chòi với đám bạn, Tường Vi cũng vui vẻ đi cắt. Hình như bé coi đây là một trò chơi, có cắt xén, có lội nước lũm bũm, thú vị biết chừng nào.

Rau Đắng ruộng

Mùa hạn tới, ruộng không còn nước. Rau đắng ruộng cũng tàn dần để chờ mọc lại trong mùa mưa năm sau. Bây giờ, Tường Vi lại theo đám bạn đi bắt ốc để ăn và để bán. Chắc chắn, Tường Vi chưa bao giờ bị mẹ đánh để phải lạy lục “Mẹ ơi đừng đánh con đau”, nhưng rõ ràng bé đã “để con bắt ốc, hái rau Mẹ nhờ”!

Cái Đôi, quê tôi có 3 lọai ốc : Ốc Lát, còn gọi là Ốc Đắng vì có vị hơi đắng, bám theo cây lát, cây cóc kèn, ô rô dọc theo mé sông, mương, xẻo. Ốc Len, bám theo gốc dừa nước, mắm, bần. Ốc Bưu, bám theo cây cỏ dưới nước trong ruộng.

Ốc Len ăn rất ngon. Ốc mới bắt về, thả vô thau nước, đậy kín (để ốc không chạy trốn), ngâm một đêm cho ốc nhả bùn để sạch ruột, đem ra chặt bỏ phần chót vỏ rồi bỏ vào nồi luộc. Khi ăn, dùng mũi nhọn móc ruột ốc ra, chấm nước mắm. Có người hầm ốc len với nước cốt dừa, càng ngon hơn.

Ốc Bưu, cũng làm giống như ốc Len. Nước chấm để ăn ốc Bưu thường là nước chấm con mẻ. Con mẻ là một lọai vi sinh hửu ích sống trong cơm nhão tán nhuyễn. Làm nước mắm con mẻ bằng cách trộn chung một, hai muỗng canh cơm nhão có con mẻ với sả, ớt bằm nhuyễn, đường, muối, bột ngọt. Nếu thích, có thể thêm một chút nước mắm, hương vị sẽ đậm đà hơn.

Ngòai việc ẩm thực, theo kinh nghiệm riêng của tôi, ốc Bưu còn là một vị thuốc trị ngừa đẹn rất hay. Nướng tới khét 1 con ốc Bưu, giã thành bột, bỏ bột vào ly nước nóng, lóng lấy nước trong. Trẻ mới

sinh ra vài giờ cho nhễu vài giọt nước này, nghỉ 1 lát lại nhễu nữa, làm như vậy ba bốn lần là đủ, đứa trẻ tới lớn sẽ không bị một thứ đẹn nào ở miệng. Tôi đã làm cho cả 3 đứa con của tôi và sau này, cho cả 3 đứa cháu nội, tất cả là 6 đứa, không có đứa nào bị đẹn tới lớn.

Đó là vài kỷ niệm của vùng quê tôi trong một ấp của tỉnh Trà Vinh. Hy vọng đây là một món quà nhỏ để quý vị đọc trong những ngày xuân trên đất khách mà nhớ quá quê hương mình. Rồi “ chợt thèm rau đắng nấu canh”!

Quê hương tôi nhớ quá ai ơi, Nhớ từng cọng rau, nhớ từng con ốc. Nhớ gốc mai già lốm đốm hoa xuân, Nhớ chiều ba mươi ngược xuôi tấp nập Nô nức vui đùa áo đỏ, áo xanh. Nhớ nồi bánh to chờ đón giao thừa, Nhớ sáng mồng một mẹ vừa mở cửa, Nhớ có người xin xông đất đầu năm. Bao lì xì đỏ sáng lòa cả mắt, Nhớ trong bao không có ít thì nhiều. Nhớ pháo nhớ lân, nhớ bầu cua cá, Nhớ mẹ già tóc bạc, lưng cong. Nhớ những đứa con mỗi độ xuân về. Mẹ ơi, mẹ ơi, mẹ có nghe âm vang câu hát : “Dẫu gì rồi con cũng về, Chỉ bên mẹ là mùa xuân thôi…”

Hòai Hương

ÔÛ Beán Xe*

Có thể chiều nay khi chúng mình đứng ở đây Nhìn từng chiếc xe đò rời phố chợ,

Anh muốn ngủ vùi trong mắt em đen láy Để đừng phải nói lời tạ từ.

Đúng rồi đó em, cuộc đời là bến nhỏ

Và chuyện đời người là trăm vạn đường chia. Nên lời yêu đương đôi khi vội vã

Thiết tha trên bước chân về.

Mình đừng nói gì trong giây phút này nhé em Hãy nghiêng vành nón nhìn nắng trưa ngất ngưỡng

Cho ta được nhớ những trăm đời Đôi mắt em buồn, giòng nước mắt rưng rưng.

Phạm Chinh Đông

* Bài thơ " Ở Bến Xe", PCĐ viết năm 1977, khi đang tù cải tạo tại Khám Lớn Trà Vinh. Lợi dụng lúc đi lao dịch ở ngoài thị xả, vợ lén đến thăm chồng, và PCĐ đã có cơ hội tiễn vợ lên xe đò về lại Long Toàn.

Page 2: Hòai H ng ÔÛ Beán Xe* filekhông phải lúc nào Tường Vi cũng bán. Hôm nào nhà cần rau đắng để ăn hoặc bé cần một mớ để chơi nhà chòi với đám

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý - 2008 143

Ñi tìm muøa Xuaân Queâ Höông Treân Ñaát Myõ

Bút ký Huỳnh Công Ân, (Thân tặng vợ chồng Nguyệt Viên và Phương)

Ðã hơn 20 năm xa quê hương, thiếu vắng mùa Xuân Việt Nam, lần về tham dự buổi họp mặt Hội Ái Hữu Trà Vinh, tổ chức tại thủ đô tị nạn Little Saigon, đầu năm 2007 là dịp để tôi sống lại không khí đón Tết nơi quê nhà trong những năm miền Nam tự do thân yêu còn tồn tại .

Sau hơn 8 giờ bay từ Canada "xứ lạnh, tình nồng" đang trong mùa tuyết phủ đến miền Cali nắng ấm, tôi đặt bước xuống phi trường John Wayne, Santa Ana tương đối yên tịnh, vắng vẻ hơn phi trường chuyển tiếp Ohare, Chicago ồn ào, tấp nập . Ðây là lần thứ hai tôi đến nơi có cộng đồng người Việt tị nạn CS đông đảo nhứt trên thế giớị Lần trước tôi đi với bà xã, bay từ Canada đến San José, rồi quá giang xe một người bạn, làm một vòng từ San José, qua Las Vegas đến Tiểu Saigon .

Vì ngại làm phiền những người quen biết đang trong giờ làm việc, nên tôi không gọi ai đến đón . Tôi quyết định về nhà cô em họ bằng taxi . Tài xế taxi là người gốc Spanish, anh ta đoán tôi thuộc loại "thằng khờ ra tỉnh" nên dù tôi đã đưa cho anh ta địa chỉ nơi đến, anh ta vẫn cố tình chay loanh quanh các freeway để câu giơ mãi, sau cùng mới chịu tới ngã tư Brookhurst và Westminster . Tôi bảo anh ta cho tôi xuống trước tiệm bánh mì Leès Sandwich và trả cho anh ta 45 đồng . Tôi e rằng nếu để anh ta chay kiếm nhà em họ của tôi thì hao tốn thêm "ngân sách" eo hẹp đã được bà xã chuẩn chi cho tôi trước khi bà ấy về Việt Nam . Sau đó, tôi băng qua đường, vào một tiệm bún bò Huế dằn bụng một tô, rồi xách va li lội bộ về nhà cô em họ .

Ngoài chức năng "bộ trưởng tài chánh", bà xã tôi còn kiêm nhiệm thêm chức "thủ trưởng hậu cần" nên đã cẩn thận xếp vào va li tôi quá nhiều quần áo làm tôi vất vả lắm mới rê được va li đó đến nhà người em . Lúc vào check in ở phi trường Montréal, nhân viên an ninh hỏi tôi tai sao khai đi Mỹ có 10 ngày mà đem theo nhiều quần áo như thế, chắc ông ta nghi tôi muốn "trốn" sang Mỹ

.Nhưng rủi thay, khi đến nhà cô em họ, tôi bấm chuông nhiều lần mà không có ai ra mở cửa, chắc là mọi người còn ở nơi làm việc . Sau khi chờ đợi gần một tiếng đồng hồ trước cửa nhà, tôi quyết định bỏ lại cái va li đầy quần áo dưới một bụi cây, không quên ghi vài chữ trên giấy kep vào tay năm cửa . Tôi cẩn thận mang theo máy ảnh, máy Palm và

Passport rồi đi trở lại tiệm Leés Sandwich, không quên ghé chợ Viễn Ðông 2 mua một thẻ phone . Tôi vào cabine phone công cộng bên kia đường gọi cho vợ chồng Nguyệt Viên, hoc trò cũ 40 năm về trước ở trường trung học công lập Vĩnh Bình, từ Saccramento xuống nam Cali dự buổi họp mặt Trà Vinh . Theo email tôi nhận mấy hôm trước thi giờ này họ cũng đã tới đây rồi . Khi liên lạc được với Nguyệt Viên, tôi hẹn gặp họ tại tiệm Leés Sandwich không quên mô tả "dung nhan mùa ...đông " hiện nay của mình để Nguyệt Viên nhận diện . Tôi vào tiệm bánh mì Leés Sandwich mua một ly cà phê sữa đá, tìm một bàn trống ngồi chờ đợị Độ 10 phút sau, một cặp nam nữ, người đàn ông tóc bạc trắng đi với một người phụ nữ đứng tuổi tiến vào tiệm nhìn quanh quất. Nhờ có dấu hiệu nhận diện nên thầy trò chúng tôi đã hội ngộ sau hơn 4 thập niên không gặp lạị

Thế rồi những câu chuyện, những kỷ niệm trong quá khứ tại thị xã Trà Vinh nhỏ bé và trường công lập Vĩnh Bình thân yêu, nơi dạy học đầu đời của tôi được nhắc lại . Sau đó Nguyệt Viên đề nghị ông xã của cô ta chở tôi quay về nhà cô em họ lấy va li để trên xe cho chắc ăn. Chúng tôi trực chỉ khu Phước Lộc Thọ để đến nhà sách Văn Bút của anh hội trưởng Văn Tường. Đến đấy, chúng tôi chỉ gặp bà xã và con trai của anh ấy . Họ cho biết anh Tường đi San Diego, sau khi đã chờ đón tôi suốt buổi sáng mà không nhận được tin tức. Sau đo , chị Tường liên lạc để tôi nói chuyện qua phone với anh và được biết anh và một vài người bạn khác đang ở nhà của anh Huỳnh Long Thăng (cùng bộ môn toán với tôi) ở San Diego, vừa

Page 3: Hòai H ng ÔÛ Beán Xe* filekhông phải lúc nào Tường Vi cũng bán. Hôm nào nhà cần rau đắng để ăn hoặc bé cần một mớ để chơi nhà chòi với đám

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý - 2008 144

nhậu vừa dợt bản hợp ca cho buổi họp mặt ngày maị Tôi cười bảo chắc là "rượu" đang hợp cạ

Chúng tôi trở ra đi dạo chợ Tết Phước Lộc Thọ trong khi chờ đợi anh Tường trở về. Tôi bàng hoàng, xúc động khi thấy quang cảnh các gian hàng bán Tết đầy bánh mức, trái cây và hoa kiểng như là một tổng hợp của chợ tết Bến Thành và chợ hoa Nguyễn Huệ ngày xưa . Những cành đào và mai đang khoe sắc thắm, hai loại hoa này hiếm thấy ở xứ lạnh Canada . Tôi đã tìm lại được mùa Xuân quê hương nơi đất khách sau hơn hai mươi năm xa xứ. Cám ơn hội Ái Hữu Trà Vinh, cám ơn anh Văn Tường, cám ơn vợ chồng Nguyệt Viên là những nhân tố khiến tôi quyết định sang nam Cali để tìm lại hình ảnh chợ Tết Saigon trước năm 1975 mà nếu bây giờ có về Việt Nam chắc tôi cũng không cảm thấy bồi hồi, xúc động như vậy .

Tiếng nổ của những tràng pháo càng làm tôi cảm tưởng đang sống trở lại những ngày cận Tết rạo rực trên quê hương miền Nam thuở trước, dù nơi đây cách xa Việt Nam nửa vòng trái đất. Tôi tin rằng dù mỗi năm có hàng trăm ngàn người ở hải ngoại trở về Việt Nam ăn Tết, họ vẫn không hưởng được trọn vẹn cái không khí đón Xuân trong tự do như ở đây . Nghĩ như vậy tôi thấy thấm thía tâm trạng của nhà thơ Trần Dần sau ngày CS làm chủ Hà Nội năm 1954:

"Tôi bước đi, không thấy phố, không thấy nhà,

Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ" Giờ đây, ở Việt Nam , người trong nước cũng

như người hải ngoại trở về chỉ là người khách trên chính đất nước mình vì người Cộng Sản đã giành đất nước đó làm của riêng của họ rồi!

Sau khi làm vài pô hình chụp vợ chồng Nguyệt Viên hay "hai ông già đeo kính" trước những cây mai, cây đào đang trổ hoa, chúng tôi đến quán Thanh Mai ăn chả giò và gỏi cuốn dằn bụng. Trở lại trước tiệm sách của anh Văn Tường thì đúng lúc anh ấy cùng một người mập, lùn, tuổi trạc năm mươi mấy, luôn luôn cười to, nói lơn bước xuống xe . Đó là Phương, học trò cũ của tôi ở lớp Đệ Ngũ công lập mà dù 40 năm đã qua, tôi vẫn nhận ra cậu học trò nghich ngợm, liếng thoắng nhứt trong lớp, hiện ở và làm việc taị Texas

Mọi người quây quần trong cái gọi là văn phòng hội Ái Hữu Trà Vinh, thật ra chỉ là một căn phòng trống lớn phía sau tiệm sách, có một bàn ping pong kê ở giữa, vài cái ghế, những hình ảnh, biểu ngữ treo la liệt trên vách, nhiều sách vỡ để lung tung trên bàn . Tôi có cảm tưởng đây là một tiệm chạp phô của người Tàu (anh Văn Tường là người Việt gốc Hoa). Nhưng điều này cũng nói lên ưu điểm về bản chất của một người xuề xoà, dễ dãi, không câu nệ . Anh Văn Tường rót cognac mời chư vị quân tử. Lại những chuyện về Trà Vinh xưa lần lượt được kể lại . Những

giai thoại về những nhân vật có tiếng tăm, những giai nhân, những học trò giỏi, những hoc trò quậy phá ...được nhắc lại theo ký ức của từng người . Nhưng Phương vẫn xứng đáng được mang danh la "thổ địa Trà Vinh" vì cậu ta nhớ và biết nhiều chuyện về Trà Vinh nhứt.

Đến 9 giờ đêm, vợ chồng Nguyệt Viên cáo từ về khách sạn để đón người con trai đang theo hoc ngành nha tại đây ra thăm cha mẹ . Tôi theo họ ra xe lấy va li, nói lời tạm biệt và hẹn gặp lại ngày mai trong buổi họp mặt. Còn Phương rủ tôi đi theo cậu xuống Los ăn lẩu Mông Cổ với vợ chồng một người bạn của cậu . Lúc về, Phương mời tôi về ngủ chung khách sạn với cậu vì phòng có hai giường. Tôi nhận lời vì nghĩ rằng giờ này đã khuya, ngại gọi cửa nhà cô em họ .

Sáng sớm hôm sau, chúng tôi dậy sớm, Phương đưa tôi tới thương xá Phước Lộc Thọ uống cà phê . Nơi đây, Phương hầu như quen hết mọi người . Cậu giới thiệu với tôi một số đồng hương Trà Vinh có tuổi như tôi . Quang cảnh ở đây không khác gì ở các tiệm cà phê buổi sáng ở Việt Nam. Mọi người vừa nhâm nhi ly cà phê vừa đọc báo . Thỉnh thoảng họ ngẩng lên bàn chuyện thời sự với nhau . Họ thật sung sướng hơn những ông già ở Canada . Ở đó trời lạnh dưới 0 độ, các ông già như tôi đành phải tự giam mình trong bốn bức tường để xem TV hay ngồi truớc bàn phím máy điện toán .

9 giờ sáng, Phương chở tôi đến nhà hàng Regent West dự buổi họp mặt "32 Năm Hội Ngộ" của hội Ái Hữu Trà Vinh. Những hội viên từ phương xa đến như tôi đều được các đồng hương sở tại ân cần thăm hỏi và được nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên của đài truyền hình SBTN phỏng vấn.

Tại buổi họp mặt này, tôi gặp thêm một vài người quen hay biết cũ đã lâu không thấy . Ngoài anh Văn Tường, đồng nghiệp ở Trà Vinh, mà tôi đã gặp lại năm 2002 trong chuyến đến Cali đầu tiên, còn có Trịnh Hảo Tâm, học trò cũ ở trường Trần Trung Tiên,

Page 4: Hòai H ng ÔÛ Beán Xe* filekhông phải lúc nào Tường Vi cũng bán. Hôm nào nhà cần rau đắng để ăn hoặc bé cần một mớ để chơi nhà chòi với đám

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý - 2008 145

Huỳnh Long Thăng, đồng môn toán, Nguyễn Phú Hùng, trưởng ty kinh tế Trà Vinh, sau làm phó quận Cầu Ngang, Lý Dăng Khoa, con thầy giáo Tư, nhà có nấu cơm trọ cho sĩ quan, công chức, giáo sư ăn nhưng được mọi người nhớ tới không chỉ vì nơi đó có thức ăn ngon mà chính vì có những hoa khôi kiều diễm từng làm bao nhiêu con tim rướm máụ Và một người tôi từng gặp không phải tại Trà Vinh mà là tại Sài Gòn và suýt đã trở thành "anh họ bên vợ" của tôi: Đoàn Duy Đạt .

Buổi họp mặt được tổ chức chu đáo: có thức ăn ngon, có văn nghệ hấp dẫn, có những mục truyền thống như chúc thọ các cụ, lì xì các cháu...Mọi người ra về trong luyến tiếc vì cuộc vui nào cũng phải đến lúc tàn, nhưng ai nấy đều không quên hẹn nhau lần họp mặt tới . Vợ chồng Nguyệt Viên từ giả tôi về khách sạn để chuẩn bị trở về miền bắc Cali . Mong rằng thầy trò còn có dịp gặp lại nhau .

Anh thủ quỹ Võ Văn Diệu đã chuẩn bị một buổi tiệc tất niên ở nhà anh để đãi các bạn đồng học của anh . Tôi và Phương là "khúc ruột ngàn dặm" nên cũng được mời tham dự .

Tôi đã trải qua một buổi chiều cuối năm đáng nhớ với các đồng hương Trà Vinh hiếu khách . Phải kể đến các thức ăn ngon miệng do phu nhân anh Diệu nấu và những câu chuyện tiếu lâm cười bể bụng của anh tổng thư ký Võ Trung Tín .

Xin cám ơn các anh, các chị đã cho người khách phương xa, lạc loài này những giây phút ấm cúng mang không khí gia đình vào những ngày cuối năm trên xứ người . Hai ngày với đại gia đình Trà Vinh làm sống lại trong tôi những kỷ niệm êm đềm của 4 năm dạy học ở một tính nhỏ mang tên Trà Vinh mà "dù cách xa rồi vẫn nhớ thương"

Montréal, Canada, mùa tuyết rơi 2007

Huỳnh Công Ân

Teát Tha Höông 1

Đầu năm đôi chữ vui xuân Vui đâu chẵng thấy , lòng rưng rưng buồn .

Ngoài trời ảm đạm tuyết tuôn . Ông trời ông hởi , hay buồn như tôi ?

Trà Vinh quê cũ xa rồi ! Sao còn luyến nhớ lôi thôi muộn phiền .

Sẳn đây rượu cúng gia tiên . Say đi quên hết ưu phiền nhớ quê .

Teát Tha Höông 2.

Đón Tết năm nay nghĩ ở nhà. Quanh đi quẩn lại càng buồn ra.

Bày mâm cơm cúng thương thân mẹ Dọn dĩa trái chưng nhớ dáng cha. Đất mới đón xuân nghe chẳng tết.

Quê xưa vui tết nhớ không xa. Đầu năm võ vẽ dăm ba chữ . Đón tết vui xuân xin gọi là .

Tình Caâm

Chợt thấy hình em báo Ca-li . Mắt em chẵng khác thửơ xuân thì.

Cũng xưa mắt ấy hồn tôi chết . Một thưở yêu nàng với đắm si

* Tan học em về chạy thoáng qua .

Phất phơ xe gió trắng đôi tà . Hồn tôi điên đảo theo tà áo .

Ngơ ngẫn trông hoài áo đã xa . *

Chiến cuộc mỗi ngày mỗi nặng thêm . Vô tư em vẫn sống êm đềm .

Tuần dương tôi phải xa đô thị . Giấu kín tình tôi tận đáy tim .

* Từ giả thơ ngây em lấy chồng .

Lòng buồn vô hạn tin sang sông . Em đi nào biết tôi đau khổ .

Tan tác khung trời của ước mong . *

Dạo ấy đến nay mấy chục năm . Đời tôi qua mấy cuộc thăng trầm . Ảnh em tươi đẹp trên trang báo . Tôi vẫn ưu hoài tình nín câm .

Hà Văn Tài

Page 5: Hòai H ng ÔÛ Beán Xe* filekhông phải lúc nào Tường Vi cũng bán. Hôm nào nhà cần rau đắng để ăn hoặc bé cần một mớ để chơi nhà chòi với đám

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý - 2008 146

Tin Vaên Thô Nhaïc Ban Báo Chí

Hội ái hữu Trà Vinh trong năm Đinh Hợi có nhận được những sáng tác phẩm của các thi văn nhạc sĩ gởi tặng cũng như tỏ tấm lòng ưu ái với chúng tôi, nay nhân cơ hội phát hành đặc san Xuân Mậu Tý, chúng tôi xin được to nhỏ đôi lời, gọi là “gziao dzuyên” chút tình văn nghệ . MỘT

Đầu năm Đinh Hợi, đọc được những câu thơ tự tình:

“Hình bóng cũ thiên thu trí vẩn nhớ Quê nhà xưa vạn đại tim không phai”

Trong tập thơ số 1 Hình Bóng Quê Nhà của

Anh Trương Xuân Bảo tức nhà thơ Bửu Truyền khiến mình phải làm một chuyến đi về thăm lại quê hương…và ở đây, nhìn nắng chiều mà lòng nhớ mẹ không nguôi giống cùng tâm trạng của Anh:

“Cuộc đời Mẹ, Mẹ cho con Mẹ không tính thiệt so hơn làm gì…

…Dẫu con tóc đã bạc đầu Vẫn lo lắng vẫn nguyện cầu cho con

Dẫu cho thân mẹ mỏi mòn Vòng tay gầy yếu vẫn còn đảm đương. (trích hình bong quê nhà tập 2)

Cám ơn Anh Bảo đã tặng hai tập thơ cho Hội,

sách in tuyệt đẹp, mà tình cảm chan chứa đong đầy trong 430 bài . Giới thiệu các bạn yêu thơ tìm đọc để nghe Bửu Truyền tâm sự:

“ Tôi, hậu bối thiếu duyên lại càn dỡ Gan nào dám múa rìu qua mắt thợ Chỉ tỏ bày mỗi nỗi niềm con tim Chút tình nồng chơn chất nghĩa thiêng liêng Gởi đất tổ tấm lòng con tha thiết. Muốn có hai tập thơ Hình Bóng Quê Nhà xin

liên lạc: BT Trương Xuân Bảo 26 Smith Rd. Randolph, MA 02368 (703) 973-4269 ( Còn việc Anh cần số phone của Huỳnh Ngọc Diêu và Nguyễn Lưu Viên thì có ở trang áp chót trong đặc san Trà Vinh) HAI Giữa năm ,Cô Hoàng Xuyên Anh, em gái của Anh Hội Phó Từ Phỉnh One, Cô hiên là chủ tịch văn

bút hải ngoại Miền Đông Hoa Kỳ, ghé thăm Hội và tăng sách Thi Văn Viễn Xứ Tuyển tập hai, sách dầy 650 trang, giá bán 25$. Nội dung gồm nhiều tác giả tên tuổi trong Hôi Văn Bút Miền Đông, Có tác giả thì viết truyện, có tác giả thì làm thơ, nhân lúc Xuân về, thôi thì thử trích một bài thơ Xuân của nhà giáo ở San José Phạm Thị Bạch Yến bút hiệu Phung Thiên trang 436 để bà con thưởng lãm:

XUÂN CẢM Gió thoảng đông tàn xua tất cả, Tình sầu còn đọng những ngày qua. Xuân về ý bút tràn lai láng, Lộc nẫy tình thơ rất đậm đà. Bốn hướng mở lòng vui tiếng nhạc, Một mùa thay sắc đổi màu hoa. Ước gì cũng có mai vàng nở, Mơ cảnh tưoi vui trước cửa nhà.

Quý bạn yêu văn thơ muốn có sách nầy có thể lien lạc với Hoàng Xuyên Anh Email [email protected] hay tìm mua tại nhà sách Văn Bút BA, Gần cuối năm, vào thượng tuần tháng mười, được Anh Phan Văn Tám, bút hiệu Luân Tâm, tặng

cho hội Tập thơ Hương Áo. Ngoài ra, anh còn có hảo ý gởi một số quyển cho nhà sách bán, tiền bán được ũng hộ Hội. Trước tiên tôi xin thay mặt Hội xin chân thành cám ơn Anh, sau nữa nhân tiện hỏi thăm Anh chút việc: Anh người tỉnh Bến Tre ( có phải là anh em với Ngô Bá Phước cùng học Văn Khoa với tôi? hình như mình đã từng gặp nhau

dạo 1962-63 trước hàng me sân Văn Khoa? hôm nay ngồi khỏ cốc cốc, nhìn hình anh, tôi đã nhận ra Anh rồi, tôi lại nhớ tới Anh A, Anh A vô đại học sư phạm với tôi, còn Phước lúc đó rủ mình vô cảnh sát, Phước

Page 6: Hòai H ng ÔÛ Beán Xe* filekhông phải lúc nào Tường Vi cũng bán. Hôm nào nhà cần rau đắng để ăn hoặc bé cần một mớ để chơi nhà chòi với đám

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý - 2008 147

cứ rù quến: có cử nhân là đeo bông cúc bạc, không biết giờ đây Phươc đâu hả Anh Tám? Sở dĩ đang viết mà lạc đề quá “cở thợ mộc” là vì giòng chữ đề tặng sách của Anh, tôi xin chép lại nguyên văn để biện hộ: Thân kính biếu Giáo sư Văn Tường để kỷ niệm…Với tất cả tấm lòng trân quý đặc biệt nhất của tác giả) Bút hiệu là Luân Tâm , theo tôi thì thấy rất nhiều ý nghĩa, mà tên thi phẩm là Hương Áo lại càng huyền ảo hơn, muốn hiểu được sự sâu xa nầy dĩ nhiên phải thong dong đọc chậm rãi từng bài, từng bài y như người uống trà muốn thưởng thức hương vị của trà thì phải uống từng ngụm, từng ngụm. Anh Diệu, tức là cụ Tú Rệu, đang nhấp từng ngụm thi ca Hương Áo và Anh đã thầm khen bài thơ thứ 16. Còn Em:

Còn em kể chuyện nắng mưa, Còn em kể chuyện sang mùa sang canh Còn em kể chuyện mộng lành Nắng lên đỉnh núi, mây xanh chân trời Còn em kể chuyện dạo chơi Những ngày thơ ấu, những nơi gió lành Trời trong mắt đẹp long lanh Tóc bay đầm ấm để dành những đêm… Còn em gối mộng tay mềm Ngọt ngào tha thiết, ấm êm đợi chờ Còn em cho anh hồn thơ Nghiêng nghiêng bóng nhỏ thẩn thờ gót trăng! Còn em thương nhớ vội vàng Cơn mưa không dứt rộn ràng thiên thai Còn em mộng ngắn mộng dài Còn em quên cả tháng ngày tha hương.

Còn em là còn tất cả phải không các bạn yêu

thơ, các bạn nào cần sách có thể hỏi tại nhà sách Văn Bút hay liên lạc với tác giả tại địa chỉ 18504 Denhigh Circle Olney, MD 20832 USA, hay qua địa chỉ Email: [email protected] BỐN

Hội cũng có nhận được “ Việt Nam Nguyệt San” phát hành tại Inderland (Hòa Lan) do Cô Lưu Thị Mỹ Phụng (một đồng hương Trà Vinh, gia đình Lưu Đức Lộc tiêm chụp hình Nam Việt , cũng là cựu Giáo Sư Sử Địa trung học Nguyễn Viên Kiều (Vĩnh Bình) gởi biếu.

Xin chân thành cám ơn Cô Phụng và ban biên tập, thưa thật các anh các chị khi tôi đọc tới bài “ Chẳng ai muốn bỏ quê hương của mình do Người Tỵ Nạn Thầm Lặng Viết tới đoạn mồi lửa giữ lửa, khiến tôi nhớ thuở nhỏ, tôi cũng thường xuyên chạy qua nhà hàng xóm mồi lửa bằng cây đèn hột vịt, rồi đem về nhà để bên bếp…chỉ một chi tiết nhỏ nầy thôi cũng đủ để ngồi đó mà nhớ về chuyện xa xưa. Cám ơn, cám ơn các bạn. VT

Ban Báo Chí

Khi Chia Tay

Ngày ấy, Chiều đã tím trên lưng đồi hoa trắng Rừng thông xanh vừa rũ ngọn sương mù Đường đất đỏ bước chân người xa vắng Em về rồi, em có hiểu gì chưa ? Anh ngồi đây ngắm từng con én lượn Nghĩ bâng quơ về mùa xuân sơ sinh. Có áo em màu xanh trời ước mộng Nụ hoa hồng anh trồng lên tóc em. Em cứ về ngủ yên thời tuổi nhỏ Mắt nâu hiền đừng thao thức đêm nay. Anh sẽ viết những bài ca thật nhỏ Thả mây bay trên đầu tuổi thơ ngây. Bây giờ Em ở đó thở than đời hoang phế Áo xưa phai còn nước mắt tình đầu. Tóc sẽ trắng gọi mưa về kể lễ Rất tình cờ em có một miền đau. Đừng thảng thốt để nghe đời âm động Lá cây khô vừa thức giấc đầu ngày. Em có biết ngọn nguồn xưa thật vắng? Dấu chân người thành cổ tích từ đây. Xa lắm rồi người lang thang góc bể Kẻ chân mây vẫn đưa mắt trông vời. Có than thở, có nghìn đời kể lễ Chỉ là mơ, là mộng một mình thôi.

Phạm Chinh Đông

Page 7: Hòai H ng ÔÛ Beán Xe* filekhông phải lúc nào Tường Vi cũng bán. Hôm nào nhà cần rau đắng để ăn hoặc bé cần một mớ để chơi nhà chòi với đám

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh Năm Mậu Tý - 2008 Page 148

Moät Ngöôøi Vieät Nam Laøm Vua Beân Taøu

Hán Vương Trần Hữu Lượng Huỳnh Văn Lang

Vốn khi còn ở Hànội, tháng giêng 2006, tôi có mua cuốn sách Thuyết Trần của Trần xuân Sinh, nxb Hải phòng 2003 và đọc một đoạn vô cùng thích thú và ngạc nhiên ‘’ Trong VSTA (Việt sử Tiêu án) Ngô thời Sĩ có chép Trần hữu Lượng, người đả nổi dậy chống đối nhà Nguyên, năm 1360 xưng đế, đóng đô ở Nam kinh, ở ngôi đuợc 4 năm, sau bị Chu nguyên Chương đánh thua, là con Ích Tắc. tr. 294, đoạn Trần Ich Tắc, Ả Nam’’. Về lại Mỹ, trong tủ sách gia đình đã có sẳn VSTA của Ngô thời Sĩ, tìm đọc lại: ‘’’ Trần hữu Lượng khởi binh ở Giang châu sai sứ giả sang nước ta xin hoà ‘’(Hữu Lượng là con của Ích Tắc, cuối đời Nguyên cùng vua Minh Thái tổ khởi binh ( tr. 244, đoạn Dụ Tôn Hoàng đế, VSTA, nxb Văn Sử USA 1991). Việt Nam sử Sử lược của Trần trọng Kim trong đọan Trần dụ Tông (1341-1369) cũng có chép trang 169 nxb Tân việt, Saigon 1964: ‘’ Bãy giờ ở bên Tàu, nhà Nguyên đã suy, trong nước rối loạn, có bọn Trần hữu Lượng, Trương sĩ Thành, Chu nguyên Chương khởi binh đánh phá’’. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư nói rỏ hơn: Năm 1354, mùa xuân tháng 2, quan trấn biên giới phía băc cho chạy trạm tâu việc Trần hữu Lượng nuớc Nguyên dấn binh, sai sứ sang xin hoà thân (Trần hữu Luợng là con Trần Ích Tắc(. Năm 1360, tháng 6, nước Nguyên loạn, Trấn hữu Lượng tiếm xưng đế, đặt quôc hiệu là Hán, đổi niên hiệu là Đại nghĩa, đánh nhau với Minh Thái tổ. Trong Việt sử Khảo luận, LS Hoàng cơ Thụy lại chép: Trấn hữu Lượng là con Trần Ích Tắc, sinh năm 1320, nổi loạn năm 1351, sai sứ sang nhà Trần xin hòa thân năm 1354, xưng đế quốc hiệu là Hán năm 1360, đánh nhau với Chu nguyên Chương, thua rút về Vũ xương, sai người sang Đại việt xin quân cứu viện 1361, Dụ tôn không cho, bị diệt năm 1366. Trái lại Sách An nam Chí luợc cùa Lê Tắc lại không có chép gì về Trần hữu Lượng, dù Lê Tắc vừa là hàng thần nhà Nguyên với Trần Ích Tắc vừa là con rể của Trần Ích Tắc.Dựa trên những sử liệu trên, người viết xây dựng một câu chuyện khá hi hữu, không thua gì chuyện Lý thừa Vản, Tổng thống Nam Triều tiên: Chuyện. ‘’ Một người Việt nam làm vua bên Tàu.’’. Ngoài những sách sử viết về Trần Ích Tắc là cha, còn phải tra cứu sử sách như Minh sử viết về Chu nguyên Chuơng sau là Minh Thái tổ, vì như các sử nói trên chép thì Chu nguyên Chương và Trần hữu Lượng là hai nhân vật một thời cùng một chính nghĩa, mưu đồ đánh đổ nhà Nguyên để rồi trở thành địch thủ một mất một còn với nhau.

Muốn biết về người con thì phải biết về người cha trước. Chiêu quốc vương Trần Ích Tắc.

Vốn thời vua Trần nhân Tông (1379-1293) ở nước V.N. ta, cuối năm 1284 Nguyên thế tổ Hốt tất Liệt sai hoàng tử là Trấn Nam vương Thoát Hoan cầm quân qua xâm chiếm Đại Việt, vịn lẽ là mượn đuờng đi đánh Chiêm Thành hay là đi cứu viện, vì trước đó 2 năm quân Nguyên xâm lăng Chiêm Thành và đang sa lầy thảm bại ở đò. Sự thật chiến lược của nhà Nguyên là xâm chiếm Đại Việt bằng chiến thuật hai đầu đánh kẹp lại vừa thủy vừa bộ binh, quân Nguyên do tướng Toa Đo từ duới Chiêm thành sẽ đánh lên và đại quân Nguyên do Thoát Hoan từ trên đánh xuống. Thế quân quá mạnh, vua nhà Trần mở hội Diên Hồng trưng cầu dân ý ‘’đánh hay hòa’’ và toàn dân đồng lòng đánh, nhưng cũng có những phần tử hoàng tộc lại muốn hòa, vì nghĩ rằng điều kiện hàng chỉ là định kỳ triều cống hơn là mất nước, thành ra quận huyện của Trung quốc như thời Đại Hán, thời Đại Đuờng và cho rằng quân dân Đại việt đánh với quân Nguyên chỉ là trứng chọi đá, vì quân Mông cổ đã chinh phục thế giới từ Đông sang Tây một cách dễ dàng.

Tháp Phổ Minh vươn cao ngạo nghễ giữa trời và chiếc đỉnh đồng được liệt vào "tứ đại khí" nổi tiếng nhất Việt Nam. Nơi phát tích của nhà Trần

Trước quân lực khoảng trên dưới 30 vạn

của Thoát Hoan, quân ta cũng chừng ấy, nhưng phải chia ra nhiều mặt, Trần Hưng Đạo lúc bấy giờ thống lãnh toàn bộ, sai quân chận đánh với Thoát Hoan ở Chi lăng, nhưng đánh không lại phải lui về Vạn Kiếp và giằn co nhau cả tháng để nhà vua cùng đình thần có thì giờ bỏ trống kinh đô Thăng long. Trần Hưng Đạo hộ giá vua Trần chạy về Thiên Trường (Nam Định ngày nay). Thoát Hoan thắng luôn trận Vạn kiếp và

Page 8: Hòai H ng ÔÛ Beán Xe* filekhông phải lúc nào Tường Vi cũng bán. Hôm nào nhà cần rau đắng để ăn hoặc bé cần một mớ để chơi nhà chòi với đám

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh Năm Mậu Tý - 2008 Page 149

tiến quân chiếm thành Thăng Long. Thoát Hoan sai phó tướng Ô mã Nhi dẫn 5 vạn quân tiếp tục đuổi theo vua tôi nhà Trần, bắt buộc vua tôi nhà Trần phải chạy trốn trở ngược về Trường Yên, Thiên Quan, mục đích sau hết sẽ rút về Thanh hoá. Lúc đó từ Chiêm thành Toa Đô hợp bộ quân với thủy quân của Giảo Kỳ với Ô mả Nhi đánh chiếm Diễn châu, Nghệ An và vây đánh Thanh hoá, Áí châu. Tướng giữ đạo Ái châu, Thanh hóa là thượng vị Chương Hiếu Hầu Trận Kiện, đem 2 vạn quân binh ra chống, nhưng thấy quân binh Nguyên quá mạnh (2 chống 5), sử viết ‘’hoảng sợ, hẹn xin hàng. Ngày 1 tháng 2 âm lịch, Kiện cùng mạc tân Lê Trắc (Tê Tắc) đem liêu thuộc và một số quân sĩ cùng gia quyến ra hàng Toa Đô,’’ (Trần Kiện là ai? Là con của Trần quốc Khang, tức là cháu nội của vua Trần thái Tông. Có thể đúng hơn là cháu nội Trần Liểu. Vốn Trần quôc Khang là con cả của Trần Thái Tông, nhưng khi Thuận Thiên công chúa bị Trần Thủ Độ bắt gả cho Trần thái Tông thì đã có mang với Trần Liểu 3 tháng rồi.) Thanh Hóa thất thủ và nhứt là việc Trần Kiện kéo quân ra hàng là một đòn quá nặng cho Đại Việt, nhứt là về mặt tinh thần. Cò lẽ vì thế mà Trần Ích Tắc lúc bấy giờ giữ chức Đại Tướng Quân trấn giữ lộ Đà Giang, đáng lý ra phải rút về Nam theo vua Trần, thì lại ra hàng Thoát Hoan, kéo theo cả gia đình và các tỳ tướng Trần cự Địa, Lê Diển, Trịnh Long. Đó là ngày 15 tháng 3 âm lịch.

“Sóng Bạch Đằng còn vang vang tiếng thét...”

Trần Ích Tắc là ai? Là con thứ 5 vua Trần

Thái Tông tức là em ruột một cha một mẹ với vua Trần Thánh Tông, như thế tức là chú của vua Trần Nhân Tông, đuợc phong tước Chiêu Quốc vương. Ông là người tài cao học rộng hơn người, mở trường dạy học, Mạc Đĩnh Chi là học trò của ông. Sử chép là ông luôn có tham vọng làm vua, tự cho mình tài giỏi hơn người, đáng mặt hơn anh em. Trước ông một tháng 12

ngày đã có bọn Trần tú Viên, Trần văn Lọng cũng đã đem gia đình và thuộc hạ ra đầu Thát Hoan. Nói về Trần IchTắc, người viết nghĩ Annam chí lược của Lê Tắc là đầy đủ nhứt, vỉ như trên đã nói ông vừa là cùng nhóm hàng thần nhà Nguyên vơi Ích Tắc vừa là con rể, còn cùng sống lưu đày với nhau ở Tàu trên dưới 40 năm. Nhưng vì là hàng thần nhà Nguyên, nên không khỏi nhiều khi cũng có giọng nịnh hót Nguyên chúa và nhân nhượng với cha vợ. Theo sử gia Lê Tắc và sử Việt thì sau khi đầu hàng Trấn Nam vương Thoát Hoan thì đuợcThoát Hoan thu nhận và qua tháng 5, sau khi bại trận Thoát Hoan cho theo về Tàu . Cũng nên nhắc lại là trên con đuờng tháo chạy về Tàu quân binh của Thoát Hoan và các đoàn hàng quân Việt gian đều bị quân Nam chận đánh tơi bời, gia đình Trần Kiện, Lê Tắc phần lớn đều thất lạc hay tử thương, trong đó có Trần Kiện.

Đến Trung quốc, mùa thu 1285 Trần Ích Tắc đuợc vào yết kiến Nguyên Thế tổ Hốt Tất liệt. Muà xuân năm sau (1286) Thế tổ phong Trần Ích Tắc, chức Quang lộc đại phu, ban cấp phù ấn, cho tiền 5,000 quan; con trưởng là Bá Ý đuợc phong làm An Vũ sứ lộ Đà giang (bù nhìn), ban cho áo mũ, cung tên, yên cương. Mùa đông năm 1287 Thoát Hoan đưa Trần Ích Tắc về nuớc để làm An Nam quốc vuơng thay thế vua Trần Nhân tông. Lần nầy thì Trần Ích Tắc với con là Trần Dục và bọn Lê Tắc trực tiếp cầm quân tiên phong, đánh chiếm Bình Giang, Cao Bằng. Nhưng cũng lại một lần nữa Thoát Hoan và bè lũ Việt gian đều bị quân ta đánh cho tan tành. Trần ÍchTắc và đồng bọn bén sát Thoát Hoan thoát chết chạy về Tàu. Nguyên Thế Tổ cho nhận chức như cũ và cho về cư ngụ tại đất Ngạc, thuộc tỉnh Hồ bắc, còn cấp cho 500 mẫu đất để có hoa lợi mà sinh sống. Gần như mỗi năm Ích Tắc về triều yết kiến Nguyên Thế tổ và luôn luôn đuợc Thế Tổ cho tiền bạc, có lần nhận được cả 50,000 quan.

Năm 1294 Nguyên Thế tổ sai Lư Quốc Kiệt, Y Lặc, Cát Đại sửa soạn binh mã chiến thuyền lương thực, gọi Ích Tắc về Trương An dự bị dẩn quân sang đánh V.N. ta mỗt lần nữa. Nhưng công cuộc còn đang dang dở thì Nguyên Thế tổ đột ngột băng hà. Nguyên Thành Tông (1295-1306) nối ngôi cha, theo đề nghị quần thần liền ra lệnh bãi binh. Thành Tông không còn trọng đải Ích Tắc như vua cha, cho lệnh thu hồi ruộng đất. Nhưng khi Nguyên Vũ Tông lên ngôi, Ích Tắc vào triều yết kiến lại đuợc Vũ Tông cấp lại ruộng đất chức tuớc như trước. Ích Tắc còn đuợc tiếp tục giữ được địa vị nầy trải thêm 4 đời Nguyên đế nữa, nhiều khi còn đuợc thằng chức thăng thưởng, đó là các Nguyên đế Nhân Tông (1307-1311), Anh Tông (1312-1320), Tuyên Tông (1321-1328) và Văn Tông (1328-1332).

Page 9: Hòai H ng ÔÛ Beán Xe* filekhông phải lúc nào Tường Vi cũng bán. Hôm nào nhà cần rau đắng để ăn hoặc bé cần một mớ để chơi nhà chòi với đám

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh Năm Mậu Tý - 2008 Page 150

‘’ Năm Mậu Thìn (1328), hiệu Thiên Lịch. Văn Tông Hoàng đế lên ngôi, dâng biểu mừng, đuợc ban thưởng rất hậu. Tháng 4 năm sau (1329) Ích Tắc qua đời, hưởng thọ 76 tuổi, an táng ở núi Hạ gia, đất Hán Dương. Hồ Quảng, hành tỉnh tâu lên triều đình, hoàng đế thuơng lòng trung nghĩa, truy tặng thuỵ hiệu Trung Ý vương, cho tiền 5,000 quan làm lễ phúng điếu. Ích Tắc tính ưa đạo Phật, Lão, làm thơ hay. Có cho ra đời tập thơ Củng Cực Lạc Ngâm. Năm Giáp Tuất (1334), hiệu Nguyên thống, con là Tuyên Vũ sứ Trần Đoan Ngọ, vào bệ kiến, Hoàng đế đuơng kim khiến tập tước cha làm An Nam quốc vương, đuợc ân sủng...’’ (Annam chí luợc tr. 248, Lê Tắc, nxb Thuận hoá Hué, 2001)

Như thế thì Trần hữu Lưọng có 3 người anh: anh cả là Bá Ý đuợc Nguyên thế tổ phong An Vũ sứ lộ Đà giang năm 1286, con thứ là Trần Dục theo cha theo Thoát Hoan kéo quân về đánh chiếm Bình giang,

Cao bằng năm 1287 và sau hết là Trần Đoan Ngọ đuợc Nguyên đế khiến tập tước cha làm An nam quốc vương năm 1334.

Vậy Trần Ích Tắc sanh Trần hữu Lượng năm 1320, lúc lưu vong bên Tàu. Đọc sách về Minh Thái tổ Chu Nguyên Chương thì thấy Trần Hữu Lượng xuất hiện, trước là tướng soái, sau là vua cầm quân tranh hùng với Chu nguyên Chuơng, mưu đồ lật đổ nhà Nguyên trong khoảng thời gian trên dưới 15 năm (1351-1366). Hán vương Trần Hữu Lượng.

Từ ngày Hốt Tất Liệt xưng đế Nguyên Thế Tổ (1279) đến khi Nguyên Thuận Đế bỏ Yên kinh (Bắc kinh ngày nay) chạy về Bắc (1368), nhà Nguyên chiếm đóng Trung Hoa chưa đến 90 năm và chóng sụp đổ vì nhiêu lý do, mà lý do chánh là lý do kinh tế. Người du mục không biết phát triển nông nghiệp mà còn biến đổi đồng ruộng lúa thành nhiều đồng cỏ hoang dại bạt ngàn cho dê ngựa bò lừa, cho nên sản xuất lúa gạo càng ngày càng thiếu kém không đủ nuôi dân, đang khi đó thì Hoàng Đế nhứt là Thế Tổ luôn luôn hiếu chiến và bành trướng đế quốc về Đông và Đông nam, lại càng cần nhiều tài chánh để trang bị quân binh, cùng một lúc triều đình những đế sau càng ngày càng sa đoạ dâm vật phung phí quá độ. Tất nhiên sưu thuế phải càng ngày càng nặng. Sau khi Thế tổ chết không bao lâu thì nạn đói hoành hành gần khắp nơi. Nội trong năm 1325 nạn đói giết chết trên 7, 6

triệu dân, trên tổng số dân Trung hoa chưa đến 50 triệu. Thế là cuối cùng nông dân và những giới nghèo khó làm ruộng buôn muối bán vải đánh cá cùng một lúc nổi loạn đây đó khắp cả nuớc, đầu tiên là cướp giựt đốt phá nhà cửa bọn gíàu có bất kể Mông hay Hán. Lúc đầu chưa có chánh nghĩa, chưa có người tài lãnh đạo nên các cuộc nổi loạn đều bị quân binh Triều đình đánh dẹp hết. Nhưng đến năm 1351, sông Hoàng hà vỡ đê, để sửa đê Triều đình sai quan quân đi mộ ở các tỉnh Hà nam, Giang tô, Sơn đông lấy 170,000 người làm xâu. Lần nầy nông dân nồi lên đánh giết quân binh Triều đình, cùng một lúc lộ diện Bạch liên giáo, Minh giáo, công khai hàng trăm ngàn người gia nhập.. Giáo chủ Bạch liên giáo là Hàn San Đồng đăng đàn thuyết pháp tự xưng là hậu duệ 8 đới của Tống Huy Tông, tuyên bố vận số nhà Nguyên đã đến hồi cáo chung. Triều đình nhà Nguyên sai tướng Ngột Thoát Thiếp đem quân đi đánh dẹp và bắt đuợc San Đồng giết đi. Các đồng đảng là Vương Hiển Trung, La Văn Tố, Lưu Phúc Thông phải lập tức tổ chức nghĩa quân thành đội ngũ nổi lên đánh trả, đội nghĩa quân nầy gọi là Hồng Cân vì chít khăn đỏ, gồm cả hai ba trăm ngàn người. Nhưng trước quân binh Triều đình quá mạnh, Lưu Phúc Thông bị bắt buộc phải mang con San Đồng là Hàn Lâm Nhi chạy về Hà nam và tôn Lâm Nhi lên làm Tiểu Minh Vương, quốc hiệu Tống, niên hiệu Long Phượng. Từ đây quân Hồng Cân của Tống Minh Vương, không còn cướp của đốt phá nhà giàu mà lại là một phong trào dân tộc, có chánh nghĩa quốc gia, nhờ đó mà nhiều người nhiều giới thuộc Hán tộc theo về rất đông, anh hùng hào kiệt các nơi, nhứt là miền Nam đều hưởng ứng, nổi lên như ong vở tổ: Chí Ma Lý ở Trừ châu, Điền Phong ở Sơn đông, Từ Thọ Huy ở Kỳ châu, Thôi Đức ờ Thương châu, Bá Nhan ở Đạo châu, Phương Quốc Trân ở Đài châu, Trương Sĩ Thành ở Thái châu, Mao Qúy ở Mạnh Tân, Nghê Văn Tuấn ở Miến châu, Trâu Phổ Thắng ở Tri châu...Đâu đâu cũng thấy nghĩa quân Hồng Cân nổi lên, từ giới nông dân, đánh cá, buôn muối v.v.

Họ đua nhau khởi loạn, tranh giành lẫn nhan, đánh cướp thành trì phủ huyện, giang sơn nhà Nguyên bị chia năm xẻ bảy, để rồi sau đó ngoài nhóm Tiểu minh vương còn lại 3 nhóm có tổ chức có lãnh đạo mạnh nhứt.

Ở Thái châu anh em Trương sĩ Thành, Sĩ Đức với tập đoàn buôn bán muối nổi lên chiếm lấy huyện Thái châu, đánh lấy phủ Báo Bưu, giết tri phủ Lý Tề , lấy Báo Bưu làm thủ phủ, Trương Sĩ Thành tự xưng là Thành vương, xưng cô xưng quả, thanh thế rất mạnh, lương thực khí giới trích trữ dồi dào.

Đang khi đó thì ở Trừ châu, tập đoàn buôn bán muối đo Quách quang Khanh, Ngô Lương cầm

Page 10: Hòai H ng ÔÛ Beán Xe* filekhông phải lúc nào Tường Vi cũng bán. Hôm nào nhà cần rau đắng để ăn hoặc bé cần một mớ để chơi nhà chòi với đám

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh Năm Mậu Tý - 2008 Page 151

đầu muốn nổi lên, nên mời Quách tử Hưng một tướng cướp võ nghệ cao cường, có cả ngàn thủ hạ, sào huyệt ở trong rừng Ngưu Giác Nhai, trong tỉnh An huy, về làm thủ lãnh. Rồi họ kéo nhau đi đánh chiếm phủ Trừ châu. Quách quang Khánh, chẳng ai khác hơn là cậu của Chu nguyên Chương.

Chu Nguyên Chương, sanh năm 1327 ở thôn Cô trang, làng Thái bình, huyện Chung ly, tỉnh An Huy, cha mẹ là nông dân mất sớm, nhà nghèo phải đi ở đợ chăn trân, chăn lợn, nhiều khi không có bữa ăn, bắt buộc phải vào chùa Hoàng Giác, để làm tiểu đệ để khỏi chết đói. Ở trong chùa anh ta học văn học

võ, nhưng rồi nhận thấy trong chùa ai ai cũng khinh rẻ mình, nên trốn ra khỏi chùa và tìm về ở đợ cho cậu là Quách quang Khánh, ở Trừ châu, lúc bấy giờ Chu Nguyên Chương vừa 19 tuối. Tôi tớ trong nhà cả trăm, cũng khinh bạc anh ta, chỉ có cô gái con nuôi của Lý thị vợ của Quách quang Khánh là Mã Tú Hoa thương anh ta, hay ăn cắp bánh trái áo quần chu cắp cho anh ta đầy đủ khỏi đói khỏi lạnh. Nhưng không bao lâu sau, Quách Quang Khánh chưa kịp nổi dậy đã bị phủ doản Trừ châu đập phá trang trại tan tành, Mã Tú Hoa thất lạc, Chu Nguyên Chương đi đầu quân Quách Tữ Hưng, đang là thủ lãnh và soái tướng đóng quân ở Trừ châu. Do sự giới thiệu của người cậu, Chu Nguyên Chương đuợc giữ chức cai đội. Nhưng chiến công đầu tiên của anh ta không phải là nhờ đánh đấm mà là nhở mưu lược. Vốn sau khi lấy Trừ châu, quân binh của Quách Tử Hưng tiến đánh phủ Hào châu, nhưng không làm sao lấy đuợc thành Phượng Dương. Chu Nguyên Chương bày kế nội công ngoại kích, và chính anh ta lẻn leo vào thành làm nội ứng. Và từ đó Chu Nguyên Chương lần lần lên nắm tất cả binh quyền của Quách Tử Hưng. Ông nầy còn gả con gái là Quách Anh Đào cho anh ta.

Nhờ có tướng tài và mưu lược, nhứt là chịu hợp lực với quân binh của Tiểu Minh vương với chức soái tướng ba quân, có Chu Nguyên Chương làm phó tướng, chẳng bao lâu Quách Tử Hưng đánh chiếm cả vùng sông Hoài, Trừ châu, Hào châu, Thái bình và đe dọa Tập khánh ( tức Kim lăng ), còn trong tay quân binh nhà Nguyên. Cũng là lúc phải tranh hùng với Hán vương Trần Hữu Lượng.

Vốn từ những năm 1351 ở vùng sông Hán đã có Từ Thọ Huy, Nghê Văn Tuấn, Trâu Phổ Thắng, La Văn Can cầm đầu nghĩa quân Hồng cân nổi lên đánh lấy Kỳ thủy. Tướng tá tôn Từ Thọ Huy lên làm Thiên Hòan vương, định đô ở Thái thạch, phong Nghê Văn

Tuấn làm Tể tướng, Trâu Phổ Thắng làm tướng soái. Trâu Phổ Thắng đi tuyễn mộ quân binh lên đến cả mấy muơi vạn. trông bành trướng thế lực ra cả vùng Giang nam. Trâu phổ Thắng, người Miện Duơng đi chiêu dụ các đồng huơng của mình gia nhập cách mạng trông lật đổ nhà Nguyên. Người mà Trâu Phổ Thắng nghĩ đến đầu tiên là Trần Hữu Luợng.

Trần Hữu Lượng là ai?

Không rõ ông từ đâu đến, đã lập nghiệp ở Miện Duơng nầy từ gần 10 năm nay, hiện đang là thủ lãnh tập đoàn đánh cá, chính ông cũng có cả trăm thuyền đánh cá, hoạt động trong vùng sông Hán, sông Trường giang (Dương tử) từ hồ Động đình đến hồ Thẩm dương (hay Bà Dương, Phiên duơng). Ông là một thủ lãnh văn võ song toàn và đầy mưu luợc. Không rõ tổ tiên người xứ nào, chỉ biết là lúc đó, khoảng năm 1350, ông là một nhận vật uy tính nhứt vùng, khoảng 30 tuổi, nhà rất giàu, nguời ăn người làm có cả 3, 4 ngàn.

Được mời về hợp tác với Từ Thọ Huy, ông chấp nhận ngay và ngày một ngày hai ông đem gia đình, tài sản thuyền bè gia nhân tất cả về Kỳ thủy đặt dưói quyền xữ dụng của Thiên Hoàn vương Từ Thọ Huy.

Gần như lập tức, Từ Thọ Huy phong ông làm Soái tướng thủy quân. Với chức vụ nầy, ông lo chỉnh đốn và thành lập một đội thủy quân kể ra là hùng hậu nhứt ở Giang nam. Ngoài ngàn thuyền đánh cá ông sửa đổi biến thành thuyền chiến, ông cho đóng thêm năm bảy trăm bảo thuyền to lớn, có thể tải cả vạn binh, trang bị cung tên, đại bác nhỏ bắn đạn lửa... Trên bộ thì có Trâu Phổ Thắng, Trần Hữu Tín, em Trần Hữu Lượng, Phi Hữu Đức, La Văn Can đều là những tướng tài, nên lần lần đánh lấy cả vùng Luỡng Hồ (Hồ Nam và Hồ Bắc) và cà vùng Lưỡng Quảng (Quảng Tây và Quảng Đông) và bắt tay với Đại Việt của Trần Dụ Tông Hoàng đế (1341-1369).

Đang khi dự bị Bắc tiến đánh lấy Tạp Khánh đang còn trong tay quân binh triều đình nhà Nguyên, thì ở Kỳ châu tể tướng Nghê Văn Tuấn làm loạn, giết Từ Thọ Huy cướp đoạt ngôi vua. Trâu Phố Thắng và Trần Hữu Lượng vội mang quân về dẹp loạn, Nghê Văn Tuấn bỏ chạy về Hàng châu với Truơng Sĩ Thành. Bãy giờ các tướng tá trung thành với Thiên Hoàn vương đều nhứt trí tôn Trần Hữu Lượng lên thay. Lên ngôi vương Trần Hữu Lượng đổi vương hiệu là Hán vương, (có thể là muốn theo truyến thống nhà Thục Hán), định đô ở Thái Thạch, Kỳ thủy, sách lập La thị làm hoàng phi, Xà thị làm thứ phi, phong Trâu Phổ Thắng làm Thái úy.

Lúc bấy giờ vào khoảng năm 1355, quân lực của Hán vương trên dưới 60 vạn, 1/3 là thủy quân do vuơng trực tiếp thống lãnh, có thể kể là hùng mạnh

Page 11: Hòai H ng ÔÛ Beán Xe* filekhông phải lúc nào Tường Vi cũng bán. Hôm nào nhà cần rau đắng để ăn hoặc bé cần một mớ để chơi nhà chòi với đám

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh Năm Mậu Tý - 2008 Page 152

nhứt trong 3 nhóm Cách mạng, Hán vương Trần Hữu Lượng, Thành vương Trương Sĩ Thành và Ngô Vương Chu Nguyên Chương.

Đầu năm 1360, Hán vương kéo quân Bắc tiến như vũ như bão, thuỷ quân lẫn bộ binh, đánh lấy Tri châu, Long hưng, Thụy châu trong tay quân binh nhà Nguyên, đe doạ Thái Bình. Rất tiếc là đến đây đã xảy ra chuyện tướng quân Phi Hữu Đức được lệnh của Hán vương phải đánh lấy Lan Lăng của Chu Nguyên Chương trước, lại bất tuân, Hán vương bắt giết làm lòng quân bất ổn. Em Hữu Đức là Hữu Ân, đang đêm kéo quân theo về với Chu Nguyên Chượng, còn đi chiêu dụ các huyện Tri châu, Long Hưng, Thụy châu mà Hán vương vừa thu phục. Nhưng dù sao, Hán vương cũng đánh chiếm đuợc Thái bình. Và đang lúc Chu Nguyên Chuơng đang bận giải cứu An Phong của Tống Minh vương, Hán vương xua quân đánh chiếm luôn Cát An, Lâm giang, Vô Vi châu và kéo quân lớp lớp tới bao vây Hồng đô (tiền đồn bảo vệ Tập Khánh). Tướng giữ thành là Chu văn Chính, cháu của Nguyên Chương, quyết định tử thủ trong suốt 85 ngày, chờ Nguyên Chương kéo quân đến giải cứu. Bãy giờ Hán vương phải rút quân khỏi Hồng đô. Thật ra đến đây là hạ lưu sông Hoài, quá xa hậu cần là Truờng sa, Giang nam. Một lý do khác nữa là Thành vương Trương sĩ Thành bội ước không cùng tấn công Chu nguyên Chương từ phía Nam. Thế là Hán vuơng phải chấp nhận cho Chu Nguyên Chương phỏng tay trên là đánh lấy Tập khánh trong tay nhà Nguyên.

Vốn trong năm trước, Quách Tử Hưng bệnh chết, tất cả quân binh đều giao lại cho Chu Nguyên Chương, tất nhiên vẫn còn ở dưới sự tổng quản của Tiếu Minh vương triều Tống. Với quân binh vừa thống nhứt vừa hùng mạnh gắp ba lần hơn trước, Chu Nguyên Chương đã liên tiếp đánh chiếm hầu hết vùng hạ lưu sông Hoài, tỉnh An huy. Và vây đánh Tập Khánh, tướng nhà Nguyên là Phúc Thọ tử trận, tướng lãnh nhà Nguyên giao thành. Chu nguyên Chương đổi ra là Ứng Thiên Phủ, tự xây dựng’’ Thiên Hưng Kiến Khang Dực Đại Nguyên Soái Phủ’’.( Lập khánh cũng có tên là Kim lăng, thời Đông Ngô có tên là Kiến nghiệp, Tây Hán đóng đô ở Trường An, Đông Hán và Đường đóng đô ở Lạc dương, Bắc Tống đóng đô ở Biện kinh (Khai phong ngày nay), Nam Tống đóng đô ở Lâm an ( Hàng châu ngày nay)

Lúc đó thì Đô thành Tiểu Minh vuơng ở An Phong bị tướng Nguyên là Sát Hản Thiết Mộc vây khổn, tướng giữ thành là Lưu Phúc Thông tử trận. May thời, Chu Nguyên Chương đem quân giải vây, cứu đuợc Tiểu Minh vương và rước Triều đình nhà Tống về Từ châu. Nhưng dọc đuờng, Chu Ngyên Chưong cho người đục thuyền, giết cả gia đình Tiểu Minh vương Hàn Lâm nhi. Đến đây thì cáo chung triều Tống do Bạch liên giáo và Minh giáo cùng nghĩa

quân Hồng Cân xây dựng và kéo dài chưa đến 13 năm (1351-1364). Tuy nhiên ảnh hường chánh trị của nò gây ra thật là vô cùng to lớn mà Chu Nguyên Chương biết độc quyền khai thác để rồi độc quyền thừa hưởng.(Nghĩ đến Đảng CS V.N. và lòng yêu nuớc của cả một dân tộc).

Đến năm 1364, lúc Hán vuơng phải rút quân khỏi Hồng đô, vì bao vây quá lâu ngày mà không lấy được thành, quân luơng bắt đầu thiếu, tình thần và nghị lực quân binh mòn mỏi. Cho nên việc rút quân là lẽ tất nhiên nhứt là khi Thành vương Trương sĩ Thành phản bội, không dấy binh cùng đánh Chu Nguyên Chương như đã cam kết. Khi đó thì quân số của Hán vương vẫn còn đầy đủ. Cho nên phải chia ra hai, một phần đi đường bộ do Trâu Phổ Thắng chỉ huy theo thuợng lưu sông Hoài rút về sông Hán, một phần lớn xuống thuyền chạy ngược sông Trường giang, do chính Hán vương chỉ huy. Để cho cuộc triệt thoái trên sông an toàn, Vuơng cho kết một số thuyền lớn chận mất dòng sông Trường gian dài trên 10 dậm. Chính đây Vương đã lập lại cái lỗi lầm của Tào Tháo đúng 1150 năm trước là dùng thuyền to đánh vời thưyền nhỏ. Ngược lại, Chu Nguyên Chương học đuợc bài học của Khổng Minh, là dùng thuyền nhỏ lèo lái nhanh nhẹn, sáp lá cà dể dàng hơn và dùng hỏa công. Các thuyền lớn chậm chạp quay trở khó khăn, lại còn kết chặt với nhau, tất nhiên khi có biến, một khi ‘’nhất hổ nan địch quân hồ’’, đúng lúc nước sông Trường giang như thác từ trên đổ ra mà gió Đông lại từ ngoài thổi vào. Nước ngược gió xuôi là lợi thế của thuyền nhỏ, đó là bí quyết thành bại của thuỷ chiến thời đó trên sông Trường giang..(Vua Quang trung Nguyễn Huệ tiêu diệt 2 vạn quân binh Xiêm la năm 1784, tại trận thủy chiến ở Xoài mút, Mỹ tho, thì cũng một chiến thuật vậy thôi.)

Cho nên Hán vương khi cho chiến thuyền chạy ngược về hồ Thẫm Dương thì quân binh chiến thuyền trên bộ dưới nước có thể bị tiêu diệt ít ra là 2 phần ba, nghĩa là trên 20 vạn, bằng 1/4 trên số 80 vạn quân binh của Tào Tháo bị Khổng Minh-Chu Du dùng hỏa công đốt sạch, trong trận thủy chiến ở Xích Bích (năm 215), trên sông Hán đổ ra sông Trường gian,

Page 12: Hòai H ng ÔÛ Beán Xe* filekhông phải lúc nào Tường Vi cũng bán. Hôm nào nhà cần rau đắng để ăn hoặc bé cần một mớ để chơi nhà chòi với đám

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh Năm Mậu Tý - 2008 Page 153

trườc mặt là Động Đình hồ, cách xa hồ Thẫm Dương khoảng 600 dậm về hướng Tây. Minh sử chép là bên Chu Nguyên Chuơng chết mất hết phân nửa nghĩa là 10 vạn, còn bên Hán vương thì hoàn toàn bị tiêu diệt.(Thiêt nghĩ những con số trên đây cần phải xem lại hết. Có thể hai ba phần muời là đúng hơn) Khi tàn quân về đến hồ Thẩm Dương thì lại có vấn đề. Hán vương quyết định đốt hết thuyền kéo quân binh còn lại lên bộ chạy về Hồ nam, Tả Hữu Kim Ngô tướng thấy tương lại vô định, nên hạ buồm đầu hàng Chu Nguyên Chuơng. Hán vuơng quyết định cho thuyền chạy vào hồ và toan đổ bộ lên bờ hồ chờ quân bộ của Trâu Phổ Thắng để hợp quân cùng phản công (không dè Trâu Phổ Thắng đã bị phục kích bắt sống ở Tri châu và đã bị Chu Nguyên Chuơng giết mất rồi) đánh lại quân binh của Chu Nguyên Chương đang đuổi theo. Đang lúc Hán vương và đề đốc Trương Định Biên đứng trên thuyền chỉ huy quân binh đổ bộ thì không biết từ đâu một mủi tên đồng bắn trúng ngay mắt của Hán vương, vương té chết ngay trên thuyền.

Thấy mất chủ tướng quân binh hoàn toàn rối loạn, mạnh ai nấy chạy tán loạn, Trương Định Biên chỉ kịp ôm thế tử Trần Lý mới năm bảy tuổi, nhảy lên bờ, lên lưng ngựa chạy về hướng Vũ Xương (Tứ xuyên). Như thế là chấm dứt một triều đại ngắn ngủi nhà Hán ở Thái Thạch, Kỳ châu, chỉ chưa tới 4 năm. Đó là năm 1364. (Có sách viết Trần Hữu Lượng lên làm vua, đóng đô ở Nam kinh là sai. Ông có đánh lên gần tới Nam kinh, bị chận lại ở Hồng đô Thật ra Hán vương đóng đô ở Thái Thạch, Kỳ châu, trên sông Hán, không phải ở Nam kinh, mà Nam kinh cũng chưa có, chỉ có từ khi Chu Nguyên Chương xừng đế năm 1368 mà thôi..

Một người Việt nam đã làm vua bên Tàu, âu cũng là một sự kiện lịch sử quá lạ lùng, mà sử Việt không có chép lại. Câu chuyện của Hán vương chấm dứt ở đây (năm 1364), nhưng câu chuyện truyền kỳ lịch sử của Trần Hữu Lượng sẽ còn nhắc lại 17 năm sau). Sau khi Trần Hữu Luợng bị tên bắn chết, cà quân binh của Hán vương hoàn toàn tan vỡ, Chu Nguyên Chuơng tha hồ chèm giết, một số lớn ra hàng và bị bắt làm tù binh. Chu Nguyên Chương toàn thắng kéo quân khải hoàn về Kim lăng, làm tiệc chiêu đải các tuớng sĩ. Trong lúc đó thì có tướng Lưu Vĩnh An bắt giải đến gia đình của Hán vương gồm 7 người, trong đó có 2 phụ nữ ăn mặc rất sang trọng. Người phụ nữ đầu tiên đuợc giải tời trước mặt Chu Nguyên Chương là hoàng phi La thị, vợ cả của Hữu Lượng. Nguyên Chuơng thấy người phụ nữ nầy có vẽ hiên ngang, nên đập bàn la lớn:

- Chồng ngươi bao lần đem quân chống ta, nay quân tan thân chết, vẫn chưa hết tội, ngươi đã bị bắt làm tù binh, có gì muốn nói không?

- Chồng thiếp đã chết, vị trọng nhân nầy cũng không muốn sống thừa nữa. Nhưng chồng thiếp còn để lại một giọt máu, mong minh công thương mà xá tội cho.

Nguyên Chương nổi giận nói: - Hữu Lượng còn có hột giống để lại ư? La thị cao giọng đáp: - Thiếp bị bắt làm tù binh, sống chết đều vâng

lệnh minh công. Thuở nhỏ thiếp có đọc thi thư, biết rắng, kẻ lấy đuợc thiên hạ, không trị tội vợ con người khác.

Nguyên Chương gặt đầu nói: - Lời nói rất có lý.

Rồi sai tả hữu đưa La thị xuống và để cho tự do. Kế đó tướng Mộc Anh giải đến một phụ nữ khác, đó là Xà thị, ái cơ của Hữu Lượng. Thấy Nguyên Chương, Xà thị qùy thụp xuống đất, nước mắt như mưa, người run cầm cập. Nguyên Chương bảo ngững đầu lên, thấy vẽ mặt tiều tuy, đau khổ cực độ, nhưng ần tàn một sắc đẹp tuyệt vời, nên mĩm cười hỏi:

- Năm nay bao nhiêu tuổi? - ...mười tám. - Cô gái nầy đáng thương, ta cứu nàng một

tay vậy! Thế là từ rày Xà thị chánh thức nhập cung của

Chu Nguyên Chưong, chức tước chỉ sau Mã Tú Hoa, Quách Anh Đào.. Vốn Xà thị, một sắc nuớc hương trời, chỉ khác ngưòi là có đôi bàn chân thật lớn, cũng như Tú Hoa và Anh Đào, nhưng chính đó là sở thích của Chu Nguyên Chương, ông chê những bàn chơn nhỏ, đi đứng không vững vàng, thường khi ông hay mân mê cổ chân của Xà thị, đi đâu cũng mang Xà thị theo, nên sau khi lên ngôi liền phong cho Xà thị là Du phi. Nhưng ông không dè khi thâu nhận Xà thị vào cung, Xà thị đã có mang vời Hữu Lượng rồi, nhưng bà ta giấu kín, không thổ lộ như La thị, bà còn thầm nguyện :’’ Thiếp miễn cưỡng chịu nhục theo giặc, mong sinh con trai, tất có ngày báo thù rửa hận, thượng vương xin thấu cho lòng thiếp...’’ Đàm vương Chu Nguyên Tử. Sau khi thanh toán quân binh của Trần Hữu Lượng, Chu Nguyên Chuơng tiếp tục đánh lấy các quân An Huy, Nhạc châu, Quảng đức rồi rút về Kim Lăng. Thanh thế ngày càng lớn, lòng dân quy tụ, các tướng tá văn võ bá quan đều khuyên lên ngôi vua. Và Chu Nguyên Chương lên ngôi vua xưng là Ngô vương định đô ở Kim Lăng., đổi Kim Lăng thành Thiên Phủ. định cấp bực văn võ bá quan, lập tông miếu xã tắc...

Page 13: Hòai H ng ÔÛ Beán Xe* filekhông phải lúc nào Tường Vi cũng bán. Hôm nào nhà cần rau đắng để ăn hoặc bé cần một mớ để chơi nhà chòi với đám

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh Năm Mậu Tý - 2008 Page 154

Thành phố Nam Kinh

Sau đó ông sai hai tướng Từ Đạt và Thường Ngộ Xuân đem quân đi đánh Dương châu. Lúc bấy giờ Trương Sĩ Thành đang hùng cứ Hoài tây, Hồ châu, Vĩnh gia, Hằng châu, Dương châu.. Chỉ trong vài ngày là tướng của Chu Nguyên Chương bắt đuợc Trương Sĩ Thành và em là Trương Sĩ Tín ở Cáo Bưu cùng toàn bộ gia quyến. Nguyên Chương rất mừng thúc quân đến Cáo Bưu tự mình xử tội Sĩ Thành. Ở Cáo Bưu, sau khi lục xét dinh cơ tráng lệ huy hoàng của Sĩ Thành, ông bắt gặp một mỹ nhân tuyệt trần, cô tên là Ngô Thúy Nga, chính là em ruột của Ngô Trinh, một tướng quân hiện dưới trướng của ông. Trương Sĩ Tín trốn thoát chạy về Hàng châu, bị các tỳ tường làm phản bắt nộp cho Chu Nguyên Chương để xin hàng. Sĩ Tín bị chém đầu ngay. Sau đó nhiều tướng tá hùng cứ các nơi như Phương Quôc Trân, Lý Văn Trung các châu Kim hoa, Nghiên, Cù đến đầu hàng, như thế Triết giang hoàn toàn đuợc yên định.

Đế quốc Trung Hoa dưới triều MINH

Bãy giờ uy danh của Chu Nguyên Chương ở Kim Lăng càng lừng lẫy, thì triều nhà Nguyên càng tàn lụi. Quân sư Lưu Cơ và văn võ quần thần dâng

biểu xin Nguyên Chương lên ngôi xứng Đế. Nguyên Chương chỉ trông có vậy thôi và lên ngôi đế, định đô ở Kim lăng, đổi tên là Nam kinh. (Qua đời con là Minh Thành đế Vĩnh lạc dời đô về Yên kinh, đổi tên là Bắc kinh)

Đó là năm 1368. Nguyên Chương lên ngôi đế, đổi quốc hiệu là Đại Minh, lấy năm Nguyên Thuận đế thừ 28 làm Hồng Vũ nguyên niên. Sách lập Mã Tú Hoa làm hoàng hậu, Quách Anh Đào là Ninh phi, Ngô Thúy Nga làm Huệ phi, Xà thị làm Du phi. Sai lập cung điện : Phụng Thiên điện là nơi triều kiến các đại thần, Cẩn Thân điện là nơi ăn nghỉ của Hoàng đế, Khôn Ninh cung nơi ở của Hoàng hậu và 6 cung: Nhân thọ, Cảnh phúc, Nhân hoà, Vạn xuân, Trường xuân, Vĩnh thọ. Cảnh phúc cung cho Ninh phi Quách Anh Đào. Nhân hòa cung cho Huệ phi Ngô Thúy Nga, Du phi Xà thị chọn ở cung Vạn xuân. Đó là 4 bá vợ đầu tiên của Chu Nguyên Chương:

Mã Tú Hoa, Quách Anh Đào, Ngô thúy Nga và Xà thị.

Mã Tú Hoa. Nhắc lại: Sau khi gia trang của Quách Quang Khánh bị phủ doãn Trừ châu phá tan, Chu Nguyên Chương đi đầu quân Quách Tử Hưng, Mã Tú Hoa thì lưu lạc khắp miền An huy, nhưng rồi 10 năm sau đó khi Chu Nguyên Chương lên làm phó tướng của Quách Tử Hưng thì bà bị nghĩa quân bắt giải về doanh trại. Nhờ đó mà hai người lại gặp nhau và Chu Nguyên Chuơng làm lễ cưới bà ngay. Bà là một phụ nữ không đẹp người mà rất đẹp nết. Mà người trong cung đặt cho bà cái tên khá oái oăm là bà ‘’Nửa Quan Âm ’’. Tại sao? Vốn lúc ở nhà Quách Quang Khánh với Chu Nguyên Chương, có lần bà ăn cắp bánh nuớng vừa chín đem cho Chu Nguyên Chuơng thì gặp bà chủ là Lý thị, sợ bị bắt quả tang, bà vội giấu trong ngực, làm cháy phỏng cả bên ngực, phải lâu lắm mới chửa lành, nhưng từ đó bà chỉ còn có phân nửa ngực thôi. Bà là một bà hoàng hậu để lại tiếng thơm trong lịch sử Trung hoa. Bà sống gần 30 năm kề bên một người chồng độc tài không thua Tần Thủy Hoàng, ác độc hơn Tần Thủy Hoàng một bực. Chu Nguyên Chuơng là một hoàng đế khát máu, giết người hằng vạn không bao giờ gớm tay, bà can gián nhiều lần, có khi đuợc khi không. Trên giường chết rồi mà bà còn trối lại với Chu Nguyên Chương là nên bớt giết hại quần thần. Sau khi ổn định triều đình Nam kinh xong, Chu Nguyên Chuơng sai các tướng Từ Đạt, Thường Ngộ Xuân đem quân binh lên miền Bắc đánh với quân binh triều đình nhà Nguyên, và đánh đâu thắng đó, vì hai lý do sau đây. Đến đầu thập niên 60, thì gần như toàn dân Trung hoa người Hán, ngàn người như một đều vùn lên xua quân đánh đuổi nguời Mông cổ, mặt khác tập đòan người Mong cổ, nhiều nơi nhận

Page 14: Hòai H ng ÔÛ Beán Xe* filekhông phải lúc nào Tường Vi cũng bán. Hôm nào nhà cần rau đắng để ăn hoặc bé cần một mớ để chơi nhà chòi với đám

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh Năm Mậu Tý - 2008 Page 155

thấy giang sơn nầy không phải là giang sơn của người du mục, nên nhiều người đã tự động rút lui về phương Bắc, bên kia Vạn lý Trường thành. Đến năm 1368 cả miền Bắc đều đuợc bình định, sau khi Nguyên Thuận đế bỏ Yên kinh chạy về miên Bắc, càc tướng tá đình thần nhà Nguyên đều thần phục Nhà Minh, nếu không bị giết hay tự tử. Kế đó là tiếp diển thời đại Minh Thái tổ, một thời tàn ác dã man nhứt trong lịch sử Trung hoa.. Chu Nguyên Chương lên ngôi đế là sanh ra kiêu căng tàn nhẩn với bầy tôi, nghi kỵ mọi người, như trình bày phải tránh dùng từ ĐẠO và nhứt là từ TĂNG vì ông cho là chăm biếm ông là người từ phường đạo tặc hay tăng ni, nhiều khi ông cho đánh đòn đại thần ngay giữa cung diện. Tuy nhiên đối với Mã hoàng hậu, Quách Anh Đào, Ngô Thúy Nga và nhứt là Xà thị, ông luôn luôn thương yêu âu yếm, dù sau đó ông còn thu nạp thêm Thục phi và Vương phi và chọn vào cung 233 gái đẹp, nhưng chỉ để để phục dịch các hậu phi.

Thời gian thấm thoát mà Chu Nguyên Chương làm hoàng đế đã hơn 10 năm, phải nghĩ đến chuyện củng cố ngôi báu nhà Minh,vì các con đã lớn. Chu Thái tổ có 26 người con trai và 16 người con gái, nhưng có 9 người con trai thông minh, học thức trổi nhứt. Ngoài Hoàng thái tử Tiêu, con của Mã hoàng hậu bấy giờ đã 18 tuổi đã có vợ có con, Hoàng đế còn còn có 8 hoàng tử cũng đã khởi sự khôn lớn. Hoàng tử Cương là con của Ninh phi, đuợc phong Tấn vương - Hoàng tử Sảng, con của Huệ phi đuợc phong Tần vương - Hoàng tử Đệ, con thứ hai của Huệ phi, đuợc phong Yên vương - Thục phi sanh Hoàng tử Trinh, phong Sở vương -Vương phi sanh Hoàng tử Phù, phong Tề vương và Hoàng tử Đàn, phong Lỗ vương - Hoàng tử thứ 7 tên Túc, đuợc phong Chu vương là con của Ngô mỹ nhân.

Trường thành được trùng tu dưới thời nhà Minh

Hoàng tử thứ 8, tên Tử Phong Đàm vương là con của Du phi Xà thị, ái cơ của Trần Hữu Lượng. Bãy giờ Du phi Xà thị là một phụ nữ đã 35 tuổi đời, mà dung nhan vẫn còn tuyệt đẹp, luôn luôn vẫn là sủng ái của Thái tổ Chu Nguyên Chương, nhưng vẽ mắt lại có một nét u buồn rất nhỏ, không bao giờ bà để

cho ai bắt gặp đuợc, ngoại trừ với Đàm vuơng, con trai của bà. Được đất phong, các Hoàng tử phải lo ra đi đất phong của mình ngay, trừ phi có lý do chính đáng, như bệnh tật, tang chế mẹ đẻ...Yên vương Đệ (sau là Minh Thành đế) đã ra đi đất phong là Bắc bình và em là Tần vuơng Sảng ra đi đất phong là Tây an, cả hai là con của Huệ phi Ngô Thuý Nga. Các Hoàng từ khác còn nấng ná trì hoản ở lại kinh thành.

Hoàng tử Tử Phong Đàm vuơng, đất phong là Truờng sa. Ngày ra đi, vào cung Vạn xuân từ giả mẹ:

- Phụ hoàng cho con đi đất phong, mẹ ở lại cần bảo trọng.

- Đất phong của con ở đâu? - Phụ hoàng cho con đi Trường sa. Vừa nghe đến tên Trường sa, Du phi bừng đỏ

mặt xem ra dữ tợn lạ lùng, vội xua tay bảo các cung nữ mau ra khỏi phòng và đóng cửa lại

- Hôm nay mẹ phải nói với con một chuyện mà mẹ đã giữ kín trong lòng hơn 17 năm nay.Làm sao mà con một phụ hoàng hại phụ hoàng như vậy được. Chính Chu Nguyên Chuơng là kẻ thù của nhà ta, chính ông đã giết cha con ở Trường sa, xác đem ném xuống sông Trường giang, còn chặt lấy đầu cha con đem về bêu giữa chợ.

- Mẹ nói làm sao? - Bố đẻ của con là Hán vương Trần Hữu

Lượng. Con nay thân bảy thước, không biết báo thù cho cha, lại gọi kẻ thù là phụ hoàng thì, thử hỏi, sau nầy con còn mặt mũi nào đi gặp tổ tiên họ Trần.

Nói xong Du phi oà lên khóc thảm thiết. Rồi nói tiếp:

- Bà mẹ khốn nạn nầy của con không phải tham phú quí mà nhận làm hoàng phi của kẻ thù, hơn muời bảy năm nay mẹ ngậm tủi nuốt hờn cho qua ngày, chỉ mong ngày con khôn lớn, có chí việc sẽ thành. Nếu con nhẩn tâm phụng sự kẻ thù, thì con cứ đi nhận phong quốc của kẻ thù đi, để mẹ uổng công chịu đựng khổ nhục bấy lâu nay. Con đi đi, không cần trở lại thăm người mẹ xấu số của con làm gì nữa!. Du Phi vừa khóc lu bù, vừa hổn hển nói: - Con đi đi! Đến đây thì Đàm vuơng không còn giằn lòng đuợc nữa, ông thét lên: - Thôi rồi!Thôi rồi!Nay ta phải tính sổ với kẻ thù!

Nói xong Đàm vương đứng phắt lên, rút kiếm trên tường toan xô cửa chạy ra đi tìm Chu Nguyên Chuơng, Du phi can lại: - Vội vả như con chỉ làm hại mẹ con thôi. Muốn báo thù mẹ con phải từ từ tính kế, Hoàng đế có bao nhiêu người hộ vệ, có giết ông đuợc thì còn Hoàng thái tử, và các Hoàng tử khác. Con cần phải dùng mưu, dùng kiếm làm sao con chống lại nổi cả vệ binh. Đầu tiên phải diệt các con, rồi mới đến cha. Con

Page 15: Hòai H ng ÔÛ Beán Xe* filekhông phải lúc nào Tường Vi cũng bán. Hôm nào nhà cần rau đắng để ăn hoặc bé cần một mớ để chơi nhà chòi với đám

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh Năm Mậu Tý - 2008 Page 156

có giành đuợc ngôi báu, mới trông trả thù cả tam tộc của họ đuợc. Hai mẹ con còn to nhỏ với nhau nhiều nữa. Lâu sau, Đàm vuơng về lại phủ đệ, viết tấu thơ xin Minh Thái tổ cho nán lại kinh thành để chửa bệnh phong thấp. Minh Thái tổ vửa thuơng mẹ thương con nên chấp thuận ngay. Và Đàm vương Tử lập tức thi hành mưu sự của mẹ con đề ra. Hoàng Thái Tử Tiêu, con của Mã Hoàng hậu, giống mẹ, tánh tình trang nhả, hiền hậu, hay thi phú, đọc sách, đàm đạo văn chuơng luận bàn đạo đức. Chính Đàm Vuơng Tử cũng giỏi thi phú và nhiều khi anh em cũng hay qua lại thi tửu với nhau. Cũng là chuyện thường tình, ngày nọ Thái Tử qua vương phủ của Đàm vương và ở lại thi tửu liên miên đến khuya. Khi trở về Đông cung thì ôm bụng lăn ra trên giường, học máu miệng máu mũi ra chết tất tưởi. Mã Hoàng hậu tra hỏi các cung nữ thì họ chứng nhận là Hoàng Thái Tử từ phủ đệ Đàm vuơng mới về. Thái viên y chạy đến, cũng chứng nhận là Thái tử bị ngộ độc. Ai ai cũng cho là Đàm vuơng đã đầu độc Thái tử. Thài tổ vội tra hỏi nội giám, biết Thài tử tử phủ đệ Đàm vương về, lập tức cho triệu Đàm vuơng vào tra hòi. Nhưng cùng một lúc có một cung giám trình lên Thái tổ một mãnh giấy nhỏ có chữ viết quều quào của Thái tữ còn vuớng máu mồm, Thái tổ đọc: ‘’nhi thần mạng đáng chết, không nên đụng đến em tám, phụ hoàng đừng làm oan uổng người tốt. Tiêu...’’Mặt sau, còn mấy chữ không đọc đuợc. Đọc xong Thái tổ òa lên khóc, Mã hoàng hậu còn thảm thương hơn nữa, khóc con bà ngất đi mấy lần. Nhờ có di chúc của Thái tử để lại, Thái tổ cho là Thái tử sau khi chết còn muốn cho tình cốt nhục khỏi bị tổn thương, vì thế chuyện tra hòi cũng gác lại. Chỉ bắt các cung nhân tra xét, nhưng cũng không ra manh mối gì. Chu vương Túc đang đi chơi Vân Mộng, Đàm vương biết việc nầy, cho người tung tin Chu vương bỏ nước ra ngoài biên giới kết bè đảng. Thái tổ sinh nghi, đổi Chu vương về Bái thành, Chu vương đau buồn chết trên đường đi.

Tần vương Sảng tự ý bỏ đất phong lẻn về thăm mẹ là Huệ phi, vô cớ vào thành là trọng tội. Đàm vương hối lộ gián đài đàn hặc Tần vương, Thái tổ hạ dụ bắt giam. Đàm vương bày kế để dày vò Tần vương đến phải tự tử chết trong ngục.

Lổ vương Đàn cũng chưa đi đất phong là Duyện châu, còn ở lại kinh thành là người thích giao du với thuật sĩ, luyện khí công, luyện kim khí tiên đơn. Đàm vương ghét chuyện tiên thánh dị đoan, nhưng cũng nhún mình bầu bạn với Lỗ vương để lấy lòng và tiến cử cho Lổ vương một phương sĩ. Không dè Lổ vương nghe lới của phương sĩ uống thuốc

trường sinh bất tử thế nào mà bỗng chúc hai mắt đỏ ngầu, tâm trí hổn loạn.Vài hôm sau Lổ vương hóa điên, đụng ai cũng đánh, còn kêu ‘’Đàm vương hại ta, Đàm vương hại ta’’. Phương sĩ thấy tình thế bất ổn vội nhanh chơn cao bay xa chạy.

Đến đây thì Huệ phi, Vương phi sinh ngờ là Đàm vuơng phải dính dáng với mấy cái chết không rõ ràng của các con mình, nên nói ra nói vào với Thái tổ. Huệ phi muốn tìm ra một chứng cớ để giết Đàm vương cho bằng đuợc, cùng một lúc đánh đổ một đối thủ lợi hại là Du phi, mẹ của Đàm vương. Lần hồi Thái tổ cũng bắt đầu nghi ngở Đàm vương có ý thoát nghịch, tranh ngôi với anh em, nên cho gián viên khởi sự mở cuộc điều tra.

Tử cấm thành triều Minh và Thanh

Phong phanh nghe tin, Đàm vuơng vào cung Vạn xuân thăm mẹ, nửa đêm trở về phủ đệ. Chờ cho các cung nữ ngủ hết, Đàm vuơng nổi lửa đốt phủ đệ giết tất cả người nhà, rồi nhảy vào lửa tự thiêu. Khi các binh mã đến cứu hoả thì phủ đệ chỉ còn là một đóng lửa...

Thái tổ nghe báo cũng đến đứng xem và biết Đàm vương đã tự vận. Ông bỏ đi và chỉ nói một tiếng: ‘Tội quá!’ Rồi vội vã đi sang cung Vạn xuân, để tra hỏi Du phi Xà thị. Nhưng các cung nữ muốn can ngăn không cho Thái tổ đi vào, ông vẫn tiến sang, đạp cửa bước vào phòng của Du phi, thì thấy Xà thị nằm sóng sượt trên giường, mặt mày tím ngắt, từ mũi miệng máu còn sùi sụt tuông ra gối, hai mắt trợn tròng thấy dễ sợ. Thái tổ lặng người, liếc nhìn cổ chơn Du phi, rồi không dám nhìn nữa, bảo bọn nội giám, cho lệnh tẩm liệm theo nghi thức hoàng phi, an táng phải thật trọng hậu.

Rồi Thái tổ vồi vàng bỏ đi về điện Cẩn thân như chạy trốn, thái giám chạy theo sau nghe Hoàng đế lẩmm nhẩm một mình: - Trần Hữu Luợng! Trần Hữu Lượng!

Nhiều đêm sau đó, trong giấc ngủ của Hoàng đế, lâu lâu nội giám còn nghe Chu Nguyên Chương giựt mình chòm thức dây, miệng lẩm nhẩm: - Trần Hữu Lượng! Trần Hữu Lượng!

Huỳnh vănLang New Canaan Ct, 06840

Page 16: Hòai H ng ÔÛ Beán Xe* filekhông phải lúc nào Tường Vi cũng bán. Hôm nào nhà cần rau đắng để ăn hoặc bé cần một mớ để chơi nhà chòi với đám

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh Năm Mậu Tý - 2008 Page 157

Bản Tin Sinh Hoat Hè Trà Vinh 15/7/2007

Tại Mile Square Park, Fountain Valley California

Như hằng năm, mỗi khi hè đến, người Trà Vinh không phải “lòng man mác buồn” mà ngược lại, ai nấy cũng rộn rã niềm vui, vì theo thông lệ, vào tháng 7, Hội sẽ tổ chức một ngày Picnic, sinh hoạt ngoài trời, đây là cơ hội tốt cho bà con gặp gỡ vui vẻ với nhau. Năm nầy 2007, được tổ chức vào ngày chủ nhựt 15 tháng 7 tại địa điểm cũ Mile Square Park góc đường Warner Euclid.

Trong nhiều năm, trưởng ban tổ chức là Anh Hội Phó Nội Vụ Nguyễn Văn Vui đãm nhiệm. Năm nay, Anh bận công việc với gia đình phải đi xa không thể có mặt trong ngày tổ chức do đó trưởng ban lần nầy là Anh Hội Phó Ngoại Vụ Nguyễn Văn Thành thay thế. Tuy vậy, trước đó, Anh Vui cũng đã lo liệu một số việc cần thiết mà Anh đã quá quen thuộc như là chuẩn bị bài thi đố vui địa danh, đặt các giải thưởng, cùng thảo luận và chia sẻ với Anh Thành những kinh nghiệm có được trong những năm qua, vì vậy Picnic năm nay cũng sinh động và gặt hái được kết quả tốt đẹp như các năm trước. Ban báo chí xin tường trình một số diễn tiến cùng hình ảnh sinh hoạt ngày hôm đó:

Từ tờ mờ sáng ngày 15/7 khi thành phố đang còn ngáy ngũ, tại địa điểm định tổ chức đã có hai lão niên tuổi chừng trên bảy mươi, tám mươi cùng một đàn ông một đàn bà tròm trèm sáu chục, rồi từ đàng xa, một người trán soi sói tóc điểm bạc chạy đến miệng vang lên “các cụ tới lâu chưa? tôi mới vừa tan sở, dọt một lèo tới đây, tí nữa ra xe ngủ vài tiếng cũng được”. Năm người lui cui, kẻ cấm cọc, người giăng dây, Anh kéo bàn, chị xách ghế...Phải chiếm cho được chỗ cũ mà sáu năm nay, Hè nào cũng vậy, vì sau khi thão luận tất cả đều đồng ý chọn điểm nầy, nó vừa thuận tiện vừa là chỗ quen thuộc của bà con Trà Vinh , muốn giữ được chỗ nầy phải có người hy sinh đến sớm, nếu trễ thì dễ bị mất. Quý vị xung phong đó là ông Trần Xiều, ông Hàng Công Thành, Anh Chị Võ Văn Diệu và Anh Kiều Trương.

Rồi khi ánh dương hồng ló dạng, tiếng gọi nhau, tiếng chào mừng, tiếng cười nói huyên náo tưng bừng nhộn nhịp như một buổi nhóm chợ Trà Vinh. Từng gia đình kẻ trước người sau lũ lượt tay bưng nồi niêu đựng thức ăn tiến về bàn ghi danh, tại đây có vài tình nguyện viên dang tay tiếp rước nồng hậu, cử chỉ nầy đủ để chủ nhân món ăn quên đi công khó cực

nhọc miệt mài mấy tiếng đồng hồ trong bếp núc. Ban tiếp đón xướng tên: Món ngon ...ghi vô, ghi vô mở hàng..

Số 1. Chả giò (lớn) của Cô Trinh & Bác H àng Công Thành

Số 2. Hột é lười ươi của Bà Diệu Số 3. Dưa hấu của Ông Hiếu Số 4. Hột lựu & Bánh lọt của Ông Tiến Số 5. Nước lọc, nước đá của Trần Hữu Quang

& Thạch Bông (số lượng quá nhiều ) Số 6. Rau câu & Dưa hấu ( 5 khuôn-từng

khuôn bông màu) của Bà Tuyết & Hòa Hữu Số 7. Chả giò (nhỏ) của Cô Trang ( Mr Trần

Hữu Quang) Số 8. Một trái dưa hấu của Võ Đăng Cao

(San Diego) Số 9. Xôi lạp xưởng của Nguyễn Tuyết (sau

khi bình chọn được hạng Ba) Số. 10. Paté Chaud của Đức Nguyễn Số . 11 Bánh da lợn của Tâm &Thu Quyên Số. 12 Xôi nếp than & Trái dưa của Bà Liên ( sau khi bình chọn được xếp hạng nhì) Số. 13 Gỏi thịt bò & dưa leo của Cô Hữu

Quang Số. 14 Gỏi đu đủ ba khía của cô Thạch Tạo Số. 15 Xôi đậu xanh & Xà lách của Cô lan Số 16 Súp măng cua tàu hủ & thùng potato

chip của Chú Hai Việt & Chú Hùng ( Món súp sau khi bình chọn được hang nhứt )

Số 17 Thùng xoài của Rixon Kiên Ngoài mười bảy món đồng hương mang đến

Ban tổ chức có những món ăn cơ bản như ba vĩ bánh mặn, nhiều hộp pizza, ba nồi bún nước lèo, nước uống...

Từ bốn hướng của địa điểm , các gia đình đồng hương hăng hái nhanh bước đổ về thoáng chốc quang cảnh đông đảo tưởng chừng như hằng mấy trăm người, vì lẽ xoay qua, ngó lại, người là người . Hỏi ra mới biết , ngày họp mặt nầy ngoài đồng hương ở California còn có những gia đình ở phương xa tham dự thí dụ như:

Đến từ - Texas là Ông Lê Trung Trinh, Bà Tăng Bích Thủy

- Arizona là Ông Trần Quốc Khải - Toronto (Canada) là Bà Trần Mỹ Châu

Page 17: Hòai H ng ÔÛ Beán Xe* filekhông phải lúc nào Tường Vi cũng bán. Hôm nào nhà cần rau đắng để ăn hoặc bé cần một mớ để chơi nhà chòi với đám

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh Năm Mậu Tý - 2008 Page 158

- Canada là Ông Trần Hưng Việt, Ông Trần Hùng Nam

- Việt Nam là Bà Nguyễn Thị Điệp, Ông Lê Duy Thắng

- Ông Hàng Châu Trang Ban tổ chức treo nhiều hình ảnh sinh hoạt

trong những năm qua cùng những phong cảnh đặc biệt của quê nhà để mọi người thưởng lãm, khiến người tham dự tưởng nhớ lại một “ Quê hương Trà Vinh yêu dấu” của ngày nào, vui, vui đấy nhưng mà lòng không khỏi ngậm ngùi ? tại sao ? giờ nầy ta đứng ở đây? “Vì đâu nên nỗi dở dang. Nghĩ mình , mình mình lại thương mình xót xa”

Giây phút người viết thả lòng nổi trôi với cảm tình riêng tư, xin lổi, bây giờ trở lại với buổi Picnic: Từ ngoài đường Euclid/ Warner xe chạy ngang góc đường nầy rất dễ nhìn thấy banner cờ xí treo chào mừng quan khách và đồng hương Trà Vinh, đậu xe lề đường nếu còn chỗ, bằng không , chạy vòng lại vào cổng bên trong đóng 5$ , đậu xe suốt ngày. Bên trong, một người ôm đàn guitar, đàn nhiều bản nhạc vui tươi, kịp khi đánh lên bản “làm thôn” nhiều người hưởng ứng, không khí lại càng sôi động. Trong ngày nầy ngoài những chuyện thông thường còn có vài việc đặc biệt:

Thứ nhứt là phát hành bản tin hè Trà Vinh. Đây là bản tin số 7, gồm 16 trang, nội dung tường thuật tất cả hình ảnh và sinh hoạt của Hội từ sau ngày phát hành đặc san Xuân đến mùa Hè, hình bìa bốn màu, bìa trước có bốn bức ảnh xinh đẹp( hai lớn và hai nhỏ): Bức lớn trên hết là ảnh thật đông người chụp buổi chào cờ trước giờ khai mạc Picnic Hè năm 2006, bức lớn giữa là ban chấp hành cùng bốn “người đẹp” (đứng hàng đầu) đồng ca bản Ly Rượu Mừng để mở đầu chương trình văn nghệ Mừng Xuân Đinh Hợi 2007, hai bức nhỏ , ở hàng dưới, một bức chụp các đồng hương ở xa về tham dự Ngày Trà Vinh 32 năm Hội Ngộ, bức thứ hai là chụp Lễ chúc thượng thọ các đồng hương trên 70 tuổi.

Các việc khác như là phát giải bóng bàn, rồi giải thi địa danh Trà Vinh, giải khuyến học, tin vui, tin buồn... ( có đầy đủ chi tiết trong phần tin sinh hoạt trong đặc san )

Việc đặc biệt nữa mà Ban Tổ Chức ghi nhận và nhắc người viết bài nầy nhớ có đôi lời cảm ơn đến quý đồng hương tham dự chẳng những mang thức ăn đóng góp mà không quên đóng niên liễm, rồi lại còn đóng tiền ủng hộ, rồi gởi tiền cho quỷ khuyến học ( danh sách có ghi trong những trang cuối của đặc san nầy). Thật tình đâu có lời nào hay hơn bằng cách chuyển tâm ý của Anh Thành, trưởng ban tổ chức đến tất cả đọc giả. Xin hẹn mùa Hè 2008.

GS Văn Tường

Maøu Thôøi Gian Thời gian hỡi, thời gian ơi, Cuốn trôi đi hết cả trời yêu thương, Thời gian có nhớ có thương, Sao mi xóa hết vấn vương buồn phiền. Thời gian có phải thuốc tiên? Hay là thuốc độc triền miên hại người? Bào mòn tình cảm con người, Hững hờ xa lạ một trời cô đơn. Lòng ta quặn thắt từng cơn, Tuy gần mà lại xa hơn ngàn trùng Còn đâu kỷ niệm trẻ trung, Của thời tình cảm bao dung ngày nào!!

NGUYỆT LÃO Trà Vinh

Hoaøi Nieäm Nghĩ đến Mẹ Cha mắt lệ nhòa, Bỏ quê hương đó lúc ba ba. Tuổi đời chồng chất nay sáu mốt, Thắm thoát thời gian cũng khá già. Nhớ Anh Em lòng đau như cắt, Thương cảnh nhà uất hận tràn ra. Suy đi ngẫm lại lòng tê tái Hoài niệm cố hương Ta với Ta!

NGUYỆT LÃO Trà Vinh

“Đường chiều đây đó đâu quê quán Đừng gục cơn sầu nửa sóng ơi”

Page 18: Hòai H ng ÔÛ Beán Xe* filekhông phải lúc nào Tường Vi cũng bán. Hôm nào nhà cần rau đắng để ăn hoặc bé cần một mớ để chơi nhà chòi với đám

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh Năm Mậu Tý - 2008 Page 159

Chào mừng Đồng Hương Trà Vinh

Nghi thức khai mạc Picnic Hè Trà Vinh 2007

Page 19: Hòai H ng ÔÛ Beán Xe* filekhông phải lúc nào Tường Vi cũng bán. Hôm nào nhà cần rau đắng để ăn hoặc bé cần một mớ để chơi nhà chòi với đám

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh Năm Mậu Tý - 2008 Page 160

Ghi Danh

Khuyến học

Chấm điểm thức ăn

Bún nước lèo

Văn Nghệ

Thâu hình

Giờ ăn đến rồi

Thi đua

Page 20: Hòai H ng ÔÛ Beán Xe* filekhông phải lúc nào Tường Vi cũng bán. Hôm nào nhà cần rau đắng để ăn hoặc bé cần một mớ để chơi nhà chòi với đám

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh Năm Mậu Tý - 2008 Page 161

Đồng Hương