Giới thiệu dự án Gắn Kết Khát Vọng Trẻ

26
Buổi ra mắt dự án Gắn Kết Khát Vọng Trẻ

description

Giới thiệu dự án Gắn Kết Khát Vọng Trẻ. Để tìm hiểu thêm về dự án, bạn có thể vào đây: www.facebook.com/Ganketkhatvongtre

Transcript of Giới thiệu dự án Gắn Kết Khát Vọng Trẻ

Page 1: Giới thiệu dự án Gắn Kết Khát Vọng Trẻ

Buổi ra mắt dự án Gắn Kết Khát Vọng Trẻ

Page 2: Giới thiệu dự án Gắn Kết Khát Vọng Trẻ

Thảo luận

1. Chuyện người: Thực trạng sinh viên hiện nay liên quan đến sựhọc và sự nghiệp?

2. Chuyện ta: Những tư duy nào đang cản trở bạn trong sự học &sự nghiệp?

3. Chia sẻ về dự án Gắn Kết Khát Vọng Trẻ (CYA)

TINH THẦN CỞI MỞ, TRAO ĐỔI TÍCH CỰC, ĐỐI THOẠI HAI CHIỀU

Page 3: Giới thiệu dự án Gắn Kết Khát Vọng Trẻ

Một vài con số… “biết nói” (Slide 1)[1] Cuộc khảo sát của Trung tâm nghiên cứu và phân tích chính sách thuộc trường ĐH

KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội, quy mô gần 3.000 cựu sinh viên thuộc 5 khóa khác nhau (ra

trường từ năm 2006 đến 2010) của 3 đại học: ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP. HCM và ĐH Huế:

- 26,2% cử nhân cho biết chưa tìm được việc làm (khái niệm việc làm ở đây được hiểu rất

rộng là bất cứ công việc gì tạo ra thu nhập). Trong số này, 46,5% cho biết đã đi xin việc

nhưng không thành công. 42,9% lựa chọn một giải pháp an toàn là… tiếp tục học lên hoặc

học thêm một chuyên ngành khác.

- Những sinh viên may mắn tìm được một chỗ làm thì: Thiếu kỹ năng làm việc (chiếm 61%),

thiếu kiến thức chuyên môn (chiếm 32%), thiếu kinh nghiệm (chiếm 41%)… Vì thế, không

khó hiểu khi trong số 73,8% cử nhân đã tìm được việc làm thì có đến trên 70% cho biết sẽ

chuyển việc trong khoảng thời gian từ 6 đến 12 tháng tới.

- Sau những cọ xát với thị trường lao động, với thực tiễn công việc mình làm và lấy đó làm

cơ sở để nhận xét về chương trình đào tạo trong suốt 4 năm ngồi trên giảng đường, có

đến 91% cựu sinh viên cho rằng chương trình quá nặng về lý thuyết, 89% than thở nhà

trường thiếu đào tạo kỹ năng làm việc. Theo đó, tính phù hợp của chương trình với thị

trường lao động chỉ đạt một con số rất khiêm tốn là 12%.

[1] Trích từ: http://www.svvn.vn/vn/news/doisong/4121.svvn, đăng ngày 22/12/2011

Page 4: Giới thiệu dự án Gắn Kết Khát Vọng Trẻ

Một vài con số… “biết nói” (Slide 2)[2] Một nghiên cứu khác của hai TS Trịnh Văn Tùng và Phạm Huy Cường, thuộctrường ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội cho kết quả khá “thú vị”.

- 70% sinh viên năm cuối của ĐHQG Hà Nội vẫn chưa thấy được mối liên hệ haytính phù hợp giữa ngành học và các nghề, chưa có một định hướng cụ thể nàocho nghề nghiệp của họ sau khi tốt nghiệp.

- 62,6% không biết gì về các nghề gắn với ngành học. 25,2% biết… sơ sơ. Số sinhviên biết rất rõ các ngành nghề gắn với ngành học chỉ chiếm một tỷ lệ khiêmtốn là 12,2%.

- Cũng vì không biết được mình học ra sẽ làm gì nên 69,7% sinh viên cho biếthọ chỉ kỳ vọng nghề nghiệp tương lai “phần nào phù hợp” với ngành học.

[3] Theo một thống kê gần đây của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn: chỉ19% làm đúng ngành nghề được đào tạo.

[2] Trích từ: http://www.svvn.vn/vn/news/doisong/4121.svvn, đăng ngày 22/12/2011[3] Trích từ: http://www.baomoi.com/63-sinh-vien-that-nghiep-khi-ra-truong/59/9367934.epi, theo lời GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT

Page 5: Giới thiệu dự án Gắn Kết Khát Vọng Trẻ

Một vài con số… “biết nói” (Slide 3)

[4] Đánh giá của của Ngân hàng Thế giới (WB) thì Việt Nam đang rất thiếu lao

động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Chất lượng nguồn nhân

lực Việt Nam cũng thấp hơn so với nhiều nước khác. Nếu lấy thang điểm 10, thì

chất lượng nhân lực Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm (xếp thứ 11/12 nước châu Á

tham gia xếp hạng của WB) trong khi Hàn Quốc là 6,91, Ấn Độ 5,76, Malaysia

5,59, Thái Lan 4,94 điểm.

[4] Trích từ: http://vtc.vn/tapchi/447-355328/chuyen-de/giao-duc--dao-tao-viet-nam-o-muc-nao-cua-the-gioi.htm, đăng ngày 15/11/2012

Page 6: Giới thiệu dự án Gắn Kết Khát Vọng Trẻ

Thảo luận

Suy nghĩ của bạn về những

con số… “biết nói” trên?

Page 7: Giới thiệu dự án Gắn Kết Khát Vọng Trẻ

Thảo luận

Với tư cách là sinh viên, theo bạn

mục đích của giáo dục đại học là gì?

Page 8: Giới thiệu dự án Gắn Kết Khát Vọng Trẻ

Trích 2 đoạn từ bài viết “Nền giáo dục cho tư duy độc lập” của Einstein đăng trên New York Times số 5, tháng 10, 1952

“Đào tạo một người một ngành chuyên môn thì không đủ. Được đào tạo nhưvậy người đó có thể trở thành một cái máy hữu dụng chứ không phải mộtnhân cách phát triển hài hòa. Điều thiết yếu là sinh viên đạt được hiểu biết vàcảm nhận sinh động các giá trị. Anh ta phải có một nhận thức sâu sắc về nhữngđiều đẹp và tử tế. Nếu không, anh ta – với kiến thức chuyên môn – sẽ gần giốngvới một con chó được huấn luyện giỏi hơn là một con người phát triển hài hòa”.

“Một điều cũng rất quan trọng đối với một nền giáo dục có giá trị đó là pháttriển tư duy phê phán độc lập ở những người trẻ, một sự phát triển bị tác hạilớn do chồng chất lên sinh viên quá nhiều kiến thức và môn học quá khác biệt(hệ thống điểm). Quá tải tất yếu dẫn tới nông cạn. Dạy học nên là một hoạtđộng mà điều được truyền giao được tiếp nhận như món quà quí giá chứkhông phải như một bổn phận nhọc nhằn”.

Page 9: Giới thiệu dự án Gắn Kết Khát Vọng Trẻ

Bốn chức năng của một trường Đại Học?

Đáp ứng nhucầu và

nguyện vọngcủa sinh viên

về tri thức

Cung cấp choXH lực lượnglao động có

trình độchuyên môn

cao

Khai hóa XH, hướng dẫn dưluận, góp ý vềđường lối và

chính sách củanhà nước

Thu thập vàsáng tạo ra

kiến thức qua nghiên cứu vàchuyển giao

kiến thức nàyđến XH

Nguồn: GS. Nguyễn Văn Tuấn (2011), Chất lượng giáo dục đại học nhìn từ góc độ hội nhập, NXB Tổng Hợp, TP.HCM.

Page 10: Giới thiệu dự án Gắn Kết Khát Vọng Trẻ

Thảo luận

Trong tư cách là sinh viên, bạn chia sẻ

suy nghĩ về trường mình đang học

dựa theo bốn chức năng trên?

Page 11: Giới thiệu dự án Gắn Kết Khát Vọng Trẻ

Xem lại con số khảo sát: • 91% cựu sinh viên cho rằng chương

trình quá nặng về lý thuyết

• 89% than thở nhà trường thiếu đào tạo kỹ năng làm việc

• Theo đó, tính phù hợp của chương trình với thị trường lao động chỉ đạt một con số rất khiêm tốn là 12%.

Đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của sinh viên về

tri thức?

Page 12: Giới thiệu dự án Gắn Kết Khát Vọng Trẻ

Bạn nghĩ sao?Khai hóa xã hội,

hướng dẫn dư luận, góp ý về đường lối và chính sách của

nhà nước?

Page 13: Giới thiệu dự án Gắn Kết Khát Vọng Trẻ

Xem lại con số khảo sát:

• Thiếu kỹ năng làm việc (chiếm 61%)

• Thiếu kiến thức chuyên môn (chiếm 32%)

• Thiếu kinh nghiệm (chiếm 41%)

• Đánh giá của của Ngân hàng Thế giới (WB) thì

Việt Nam đang rất thiếu lao động có trình độ tay

nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Chất lượng

nguồn nhân lực Việt Nam cũng thấp hơn so với

nhiều nước khác. Nếu lấy thang điểm 10, thì chất

lượng nhân lực Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm (xếp

thứ 11/12 nước châu Á tham gia xếp hạng của

WB) trong khi Hàn Quốc là 6,91, Ấn Độ 5,76,

Malaysia 5,59, Thái Lan 4,94 điểm

Cung cấp cho xã hội lực lượng lao động có trình độ chuyên

môn cao?

Page 14: Giới thiệu dự án Gắn Kết Khát Vọng Trẻ

Một vài con số khảo sát:

• [1] Theo thống kê mới nhất thì Việt Nam có hơn 9100

giáo sư và phó giáo sư, 24000 tiến sĩ. Nếu mỗi năm, chỉ

cần 2 giáo sư có công bố 1 bài báo khoa học, 5 tiến sĩ

công bố bài báo khoa học, thì số bài báo khoa học của

Việt Nam chắc hẳn phải hơn Thái Lan và Malaysia.

Nhưng trong thực tế, tính từ 1970-2011 số bài báo của

Việt Nam (10745) trên các tập san khoa học quốc tế chỉ

bằng 22% của Thái Lan, 27% của Malaysia, và 11% của

Singapore. Bài tham luận chỉ ra rằng số bài báo khoa

học của cả nước Việt Nam (hiện nay) tương đường hay

không bằng số bài báo khoa học của một đại học hàng

đầu của Thái Lan (như Chulalongkorn và Mahidol), hay

của Malaysia (Đại học Malaya).

[1]: Trích nguồn: http://nguyenvantuan.net/education/3-edu/1590-nhung-con-so-noi-tieng-trong-giao-duc-

Thu thập và sáng tạo ra kiến thức

qua nghiên cứu và chuyển giao kiến thức này đến XH

Page 15: Giới thiệu dự án Gắn Kết Khát Vọng Trẻ

Bây giờ phải làm gì?

Những tư duy nào đang cản trở bạn trong

SỰ HỌC & SỰ NGHIỆP?

Page 16: Giới thiệu dự án Gắn Kết Khát Vọng Trẻ

3 tư duy nặng trĩu?

Tư duy… mì ăn liền? (thiển cận)

Tư duy đòi hỏi? (xin…cho)

Tư duy nhỏ nhặt? (chỉ nghĩ cho mình)

Page 17: Giới thiệu dự án Gắn Kết Khát Vọng Trẻ

“TA là sản phẩm của chính mình” [1]

[1] [2]: Những câu nói của Thầy Giản Tư Trung

“Thay đổi đến từ… TÔI” [2]

Page 18: Giới thiệu dự án Gắn Kết Khát Vọng Trẻ

Giới thiệu về dự án Gắn Kết Khát Vọng Trẻ

Page 19: Giới thiệu dự án Gắn Kết Khát Vọng Trẻ

MỤC ĐÍCH RA ĐỜI?

CYA là một dự án phi lợi nhuận (a non-profit project) được

thành lập vào ngày 20/12/2012 bởi những thành viên trẻ tâm

huyết, có khát vọng cùng quy tụ lại, phối hợp thành lập và triển

khai thực hiện nhằm mục đích góp phần nâng tầm thế hệ trẻ,

trở thành một thế hệ tiếp nối đáng tin cậy và có tư tưởng phù

hợp, sống khát vọng trong tinh thần thực học, dấn thân, trách

nhiệm để góp phần xây dựng đất nước.

Page 20: Giới thiệu dự án Gắn Kết Khát Vọng Trẻ

HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐẠO

Chia sẻ, truyền đạt những góc nhìn phù hợp đến đối tượng giới trẻ, xoay quanh ba mảng:

1. Góc nhìn Việt: CYA mong muốn chia sẻ góc nhìn từ Việt Nam ra Thế giới và từ Thế giới

hướng vào Việt Nam. Qua đó, thế hệ trẻ tự soi mình để nhận ra và sống với những giá trị

truyền thống tốt đẹp của dân tộc, cũng như học tập những nét đẹp văn hóa từ các nước

bạn, để phát triển toàn diện con người và hội nhập một cách thông minh.

2. Gương sáng Việt: CYA mong muốn là hội tụ những người Việt ưu tú trong nhiều lĩnh

vực, trong nước cũng như ngoài nước, đang ngày đêm nỗ lực không ngừng để cống hiến

cho đất nước, để truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ biết sống dấn thân, khát vọng.

3. Cuộc sống Việt: CYA mong muốn khơi dậy nét đẹp trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt

Nam thông qua những hoạt động về nguồn, hoạt động cộng đồng.

Page 21: Giới thiệu dự án Gắn Kết Khát Vọng Trẻ

5 GIÁ TRỊ CỐT LÕI

Khát vọng

Dấn thân

Trách nhiệm

Thực học

Vì cái chung

Page 22: Giới thiệu dự án Gắn Kết Khát Vọng Trẻ
Page 23: Giới thiệu dự án Gắn Kết Khát Vọng Trẻ

CÁCH THỨC THAM GIA CÙNG CYA

Bước 1: Hoàn thành mẫu đăng ký online. Hạn chót ngày 11/04/2013

Bước 2: BĐH sẽ xét duyệt và thông báo kết quả. Chậm nhất ngày 14/04/2013

Bước 3: Cam kết tham gia 100% và tuân thủ quy định

• Đóng 200.000 VNĐ phí bản quyền cho bài trắc nghiệm Tâm Lý Hình Học (buổi 1)

• Được vắng tối đa 1 buổi (trên 6 buổi) và không phải là buổi đầu tiên. Khi vắng, đóng 50.000 VNĐ

để đóng góp vào quỹ lớp. Nếu vắng quá 1 buổi xem như phải ngưng chương trình

• Không làm bài tập được giao giữa các buổi sẽ phải ngưng chương trình

Bước 4: Bước vào chuỗi huấn luyện và kèm cặp 6 buổi

• Nộp bảng điểm kết quả học tập học kì gần nhất

• Đối chiếu chất lượng cuộc sống và học tập sau chuỗi huấn luyện

Bước 5: Trở thành một CYAer, sống xứng đáng với những giá trị của CYA và lan tỏa trong tinh thần “Đền

đáp tiếp nối” (Pay it forward)

Page 24: Giới thiệu dự án Gắn Kết Khát Vọng Trẻ

CÁCH VẬN HÀNH CHUỖI HUẤN LUYỆN 6 BUỔI

1. Mô hình nhóm tự quản (có nhóm trưởng) và hỗ trợ nhau xuyên suốt

2. Có bài tập sau mỗi buổi để thực hiện hết sức nghiêm túc

3. Công tác tổ chức:

• Thay phiên mỗi nhóm trực công tác tổ chức theo buổi

• Quỹ lớp sẽ do BĐH cung cấp và sự đóng góp từ việc “vắng” của CYAer

4. Phát huy tinh thần lan tỏa của CYA bằng cách sống đúng giá trị của một CYAer

Page 25: Giới thiệu dự án Gắn Kết Khát Vọng Trẻ

LỊCH CỤ THỂ CỦA CHUỖI HUẤN LUYỆN 6 BUỔI

Nội dung Thời gian Địa điểm

Buổi 1: Xác định bản thân bằng công cụ Tâm Lý Hình Học

18h30 – 21h30, thứ Tư ngày 17/04/2013 TGM Training Room 1

Buổi 2: Quy trình định hướng nghề nghiệp 18h30 – 21h30, thứ Ba ngày 23/04/2013TGM Training Room 1

Buổi 3: Sách & Kỹ năng đọc sách 18h30 – 21h30, thứ Sáu ngày 03/05/2013TGM Training Room 1

Buổi 4: Tầm quan trọng của ngoại ngữ 18h30 – 21h30, thứ Ba ngày 07/05/2013TGM Training Room 1

Buổi 5: Thực học & Vốn sự nghiệp 18h30 – 21h30, thứ Ba ngày 14/05/2013TGM Training Room 1

Buổi 6: Làm gì với 4 năm đại học? 18h30 – 21h30, thứ Ba ngày 23/05/2013 TGM Training Room 1

Buổi 7: Gặp gỡ chuyên gia Thời gian & Địa điểm sẽ thông báo khi có lịch cụ thể

Lưu ý: lịch trên có thể thay đổi. Trong trường hợp có bất kì thay đổi nào, CYA sẽ thông báo đến bạn.

Page 26: Giới thiệu dự án Gắn Kết Khát Vọng Trẻ

Sẵn sàng giải đáp thắc mắc