GIÁO TRÌNH ĐẠO ĐỨC HỌC -...

268
GIÁO TRÌNH ĐẠO ĐỨC HỌC GIÁO TRÌNH ĐẠO ĐỨC HỌC (In lần thứ hai) Đồng Chủ biên: PGS.TS. TRẦN ĐĂNG SINH - TS. NGUYỄN THỊ THỌ Chương 1. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC 1. Đạo đức và cấu trúc của đạo đức 1.1. Khái niệm đạo đức và Đạo đức học - Khái niệm đạo đức Với tư cách là một bộ phận của tri thức triết học, những tư tưởng đạo đức đã được xuất hiện cách đây hơn 2.600 năm trong triết học Trung Quốc, Ấn Độ và Hi Lạp cổ đại. Danh từ đạo đức bắt nguồn từ tiếng Latinh là mos (moris) - lề thói (moralis nghĩa là có liên quan với lề thói, đạo nghĩa). Còn "luân lí” được xem như đồng nghĩa với “đạo đức” có gốc từ tiếng Hi Lạp là ethicos - lề thói, tập tục. Khi nói đến đạo đức, tức là nói đến những lề thói và tập tục biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa nụ cười với người trong giao tiếp với nhau hàng ngày. Sau này người ta thường phân biệt hai khái niệm: moral là đạo đức còn ethicos là Đạo đức học.

Transcript of GIÁO TRÌNH ĐẠO ĐỨC HỌC -...

GIÁO TRÌNH ĐẠO ĐỨC HỌC

GIÁO TRÌNH ĐẠO ĐỨC HỌC

(In lần thứ hai)

Đồng Chủ biên:

PGS.TS. TRẦN ĐĂNG SINH - TS. NGUYỄN THỊ THỌ

Chương 1. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC

1. Đạo đức và cấu trúc của đạo đức

1.1. Khái niệm đạo đức và Đạo đức học

- Khái niệm đạo đức

Với tư cách là một bộ phận của tri thức triết học, những tư tưởng đạo

đức đã được xuất hiện cách đây hơn 2.600 năm trong triết học Trung Quốc,

Ấn Độ và Hi Lạp cổ đại.

Danh từ đạo đức bắt nguồn từ tiếng Latinh là mos (moris) - lề thói

(moralis nghĩa là có liên quan với lề thói, đạo nghĩa). Còn "luân lí” được xem

như đồng nghĩa với “đạo đức” có gốc từ tiếng Hi Lạp là ethicos - lề thói, tập

tục. Khi nói đến đạo đức, tức là nói đến những lề thói và tập tục biểu hiện mối

quan hệ nhất định giữa nụ cười với người trong giao tiếp với nhau hàng ngày.

Sau này người ta thường phân biệt hai khái niệm: moral là đạo đức còn

ethicos là Đạo đức học.

Ở phương Đông, các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc cổ

đại xuất hiện sớm, trong đó những quan niệm về đạo và đức của họ được

biểu hiện khá rõ nét. Đạo đức là một trong những phạm trù quan trọng nhất

của triết học Trung Quốc cổ đại. Đạo có nghĩa là con dường, đường đi, về

sau khái niệm này được vận dụng trong triết học để chỉ con đường của tự

nhiên. Đạo còn có nghĩa là đường sống của con người trong xã hội.

Khái niệm đức lần đầu tiên xuất hiện trong Kim văn đời nhà Chu và từ

đó trở đi nó được người Trung Quốc cổ đại sử dụng nhiều. Đức dùng để nói

đến nhân đức, đức tính và nhìn chung đức tính là biểu hiện của đạo, là đạo

nghĩa, là nguyên tắc, luân lí. Như vậy, có thể nói đạo đức theo quan niệm của

người Trung Quốc cổ đại chính là những yêu cầu, những nguyên tắc do cuộc

sống đặt ra mà mỗi người phải tuân theo.

Ở phương Tây, vấn đề đạo đức từ lâu đã thu hút sự quan tâm của

nhiều nhà tư tưởng. Cho đến nay, người ta vẫn coi Xôcrát (469 - 399 TCN) là

người đầu tiên đặt nền móng cho khoa học Đạo đức học. Còn Arixtốt (384 -

322 TCN) đã viết bộ sách Đạo đức học với 10 cuốn, trong đó ông đặc biệt

quan tâm đến phẩm hạnh con người. Nội dung của phẩm hạnh chính là chỗ

biết định hướng đúng, biết làm việc thiện. Ông nói: Chúng ta bàn về đạo đức

không phải để biết đức hạnh là gì mà là để trở thành con người có đức hạnh.

Trong lịch sử Đạo đức học, Êpiquya (341 - 271 TCN) là người đầu tiên

đưa phạm trù lẽ sống vào Đạo đức học và là một trong những người có công

luận giải về sự tự do của con người.

Ngày nay, đạo đức được định nghĩa như sau:

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc,

quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con

người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện

bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.

Trong định nghĩa trên có mấy điểm cần chú ý như sau:

- Một là, đạo đức với tư cách là hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại

xã hội, phản ánh hiện thực đời sống đạo đức xã hội. Đạo đức cũng như các

quan điểm triết học, chính trị, nghệ thuật, tôn giáo đều mang tính chất của

kiến trúc thượng tầng. Chế độ kinh tế - xã hội là nguồn gốc của quan điểm về

đạo đức con người. Các quan điểm này thay đổi theo điều kiện kinh tế - xã

hội. Ví dụ: Thích ứng với chế độ phong kiến, dựa trên cơ sở bóc lột những

người nông nô bị cột chặt vào ruộng đất là đạo đức xã hội nông nô. Thích

ứng với chế độ tư bản dựa trên cơ sở bóc lột người công nhân làm thuê là

đạo đức tư sản. Chế độ xã hội chủ nghĩa tạo ra một nền đạo đức biểu hiện

mối quan hệ hợp tác trên tình đồng chí và quan hệ tương trợ lẫn nhau của

những người lao động đã được giải phóng khỏi ách bóc lột. Như vậy, sự phát

sinh và phát triển của đạo đức, xét đến cùng là một quá trình do sự phát triển

của phương thức sản xuất quyết định.

- Hai là, đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi của con người.

Loài người đã sáng tạo ra nhiều phương thức điều chỉnh hành vi: phong tục,

tập quán, tôn giáo, pháp luật, đạo đức... Đối với đạo đức, sự đánh giá hành vi

con người theo khuôn phép chuẩn mực và quy tắc đạo đức biểu hiện thành

những khái niệm về thiện và ác, vinh và nhục, chính nghĩa và phi nghĩa. Và

trong xã hội có giai cấp thì bao giờ đạo đức cũng biểu hiện lợi ích của một

giai cấp nhất định. Những khuôn phép (chuẩn mực) và quy tắc đạo đức là yêu

cầu của cá xã hội hoặc của một giai cấp nhất định đề ra cho hành vi của mỗi

cá nhân. Bao gồm hành vi của cá nhân đối với xã hội (tổ quốc, nhà nước, giai

cấp mình và giai cấp đối lập...) và đối với người khác. Những chuẩn mực và

quy tắc đạo đức nhất định được công luận của xã hội, hay của một giai cấp,

dân tộc thừa nhận. Hành vi cá nhân tuân thủ những ngăn cấm, những khuyến

khích, những chuẩn mực cho phù hợp với những đòi hỏi của xã hội... Do vậy

sự điều chỉnh đạo đức mang tính tự nguyện, và xét về bán chất, đạo đức là

sự tự do lựa chọn của con người.

- Ba là, đạo đức là một hệ thống các giá trị, các hiện tượng đạo đức

thường biểu hiện dưới hình thức khẳng định, hoặc phủ nhận lợi ích chính

đáng hoặc không chính đáng nào đó. Nghĩa là nó bày tỏ sự tán thành hay

phản đối trước thái độ hoặc hành vi ứng xử của các cá nhân, giữa cá nhân

với cộng đồng trong một xã hội nhất định. Vì vậy, đạo đức là một nội dung

hợp thành hệ thống giá trị xã hội. Sự hình thành, phát triển và hoàn thiện hệ

thống giá trị đạo đức không tách rời sự phát triển và hoàn thiện của ý thức

đạo đức và sự điều chỉnh đạo đức.

- Khái niệm Đạo đức học

Đạo đức học là môn khoa học nghiên cứu về đạo đức, về những quy

luật phát sinh, phát triển, tồn tại của đời sống đạo đức con người và xã hội.

Đạo đức học có hệ thống những khái niệm, phạm trù, những chuẩn mực đạo

đức cơ bản, làm cơ sở cho ý thức đạo đức và hành vi đạo đức của con người

Đạo đức học là khoa học cùng với Lôgic học và Mĩ học tạo thành bộ ba

khoa học nghiên cứu cái chân, cái thiện và cái mĩ. Nếu Lôgic học nghiên cứu

nhận thức đúng và sai; Mĩ học nghiên cứu cái thẩm mĩ; thì Đạo đức học

nghiên cứu cái thiện và cái ác.

Đạo đức học là một khoa học đã xuất hiện từ thời cổ đại. Nhiệm vụ của

Đạo đức học là xây dựng các lí thuyết về đạo đức. Trong lịch sử phát triển

của các khoa học, quan niệm về đạo đức như thế nào thì có các lí thuyết về

đạo đức như vậy.

Những nhà triết học duy tâm khách quan từ Platôn đến Hêghen nghiên

cứu đạo đức gắn liền ý niệm với gia đình, nhà nước, công dân; gắn đạo đức

với pháp luật, với trật tự thiên định của các tầng lớp xã hội. Đạo đức học của

các nhà thần học ở phương Tây đã gắn chặt đạo đức với ý niệm về Chúa.

Những nhà triết học duy tâm chủ quan coi những mệnh lệnh tuyệt đối, ý

chí tự do, linh hồn bất diệt là đối tượng nghiên cứu của Đạo đức học. Cantơ

cố chứng minh sự hoà giải giữa khoa học và tôn giáo, giữa tri thức và tín

ngưỡng.

Những nhà triết học duy vật từ cổ đại đến L. Phoiơbắc (1804 - 1872)

coi lĩnh vực nghiên cứu của Đạo đức học là các quan hệ của con người với

con người trong cách ứng xử xã hội. Đó là các quan hệ về gia đình, làng xóm,

vua tôi, cha con, bạn bè, tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc. L. Phoiơbắc nghiên

cứu tình yêu vĩnh cửu, coi nó như một tôn giáo, tuy vậy, không có tính giai

cấp và tính dân tộc và tính thời đại.

Đạo đức gắn với các phương thức sản xuất, khi phương thức sản xuất

thay đổi thì các quan niệm về đạo đức cũng nhanh hay chậm thay đổi theo sự

phát triển của xã hội loài người, từ các phương thức sản xuất đã tạo nên

nhiều kiểu đạo đức khác nhau: đạo đức trong chế độ cộng sản nguyên thuỷ,

đạo đức trong xã hội chiếm hữu nô lệ, đạo đức trong xã hội phong kiến, đạo

đức trong xã hội tư bản chủ nghĩa, đạo đức trong xã hội xã hội chủ nghĩa.

Tóm lại, đạo đức là một hiện tượng xã hội, vì vậy, Đạo đức học là một khoa

học xã hội và nhân văn. Nó phản ánh những quan hệ xã hội hiện thực từ bản

thân cuộc sống con người. Trong cuộc sống, con người phải ý thức được ý

nghĩa hoạt động của mình, cần biết được những điều đã, đang và sẽ phải

làm.

Đạo đức thuộc ý thức xã hội, là trình độ phát triển cao của các tư tưởng

đạo đức, là một bộ phận của thế giới quan con người. Còn Đạo đức học là

triết hoc của đời sống thực tiễn.

Giữa đạo đức và Đạo đức học có sự khác biệt nhau. Ý thức đạo đức là

tồn tại xã hội được ý thức. Nó được biểu hiện qua những giá trị khách quan

của dời sống đạo đức con người, trải qua các thời kì lịch sử và cuộc sống

hiện thực, nó được phản ánh thành ý thức đạo đức. Còn Đạo đức học là khoa

học nghiên cứu về đời sống đạo đức, là tri thức khoa học về đạo dức (bao

hàm cả những cái đã biết và những cái đang tìm kiếm) của con người. Dù

chúng có chung một đối tượng phản ánh là tồn lại khách quan của các quan

hệ đạo đức và thực tiễn đạo đức của con người, nhưng mỗi lĩnh vực có sự

phản ánh khác nhau. Sự khác nhau giữa Đạo đức học và đạo đức chính là sự

khác nhau giữa một khoa học và đối tượng của khoa học này.

Ngày nay, đạo đức được nhiều khoa học nghiên cứu. Ngoài Đạo đức

học, các khoa học khác cũng nghiên cứu đạo đức như: Dân tộc học, Tâm lí

học, Xã hội học, Giáo dục học, Giá trị học... Tất nhiên, các khoa học này

không nghiên cứu bản chất quy luật vận động và phát triển của đạo đức như

là một hệ thống trọn vẹn thuộc kiến trúc thượng tầng xã hội mà chủ yếu

nghiên cứu đạo đức là yếu tố hợp thành đối tượng của chúng, phù hợp với

khả năng và nhiệm vụ mà các khoa học này định ra.

1.2. Cấu trúc của đạo đức

Khi phân tích cấu trúc của đạo đức người ta xem xét nó dưới nhiều góc

độ. Mỗi góc độ cho phép chúng ta nhìn ra một lớp cấu trúc xác định. Chẳng

hạn: xét đạo đức theo mối quan hệ giữa ý thức và hoạt động thì hệ thống đạo

đức được hợp thành từ hai yếu tố là ý thức đạo đức và thực tiễn đạo đức.

Nếu xét nó trong quan hệ giữa người với người thì ta nhìn ra quan hệ đạo

đức. Nếu xét theo quan điểm về mối quan hệ giữa cái chung với cái riêng, cái

phổ biến với cái đặc thù và cái đơn nhất thì đạo đức được tạo nên từ đạo đức

xã hội và đạo đức cá nhân.

- Ý thức đạo đức và thực tiễn đạo đức

Đạo đức là sự thống nhất biện chứng giữa ý thức đạo đức và thực tiễn

đạo đức.

Ý thức đạo đức là ý thức về hệ thống những quy tắc, chuẩn mực, hành

vi phù hợp với những quan hệ đạo đức đã và đang tồn tại. Mặt khác, nó còn

bao hàm cả những cảm xúc, những tình cảm đạo đức của con người.

Trong quan hệ giữa người với người đều có những ranh giới của hành

vi và giá trị đạo đức. Đó là ranh giới giữa cái thiện và cái ác, giữa chủ nghĩa

cá nhân ích kỉ và tinh thần tập thể. Về mặt giá trị của hành vi đạo đức cũng có

ranh giới: lao động là hành vi thiện, ăn bám, bóc lột là vô nhân đạo. Ngay cả

trong hành vi thiện, mức độ giá trị của nó không phải lúc nào cũng ngang

nhau, mà nó cũng có những thang bậc nhất định (cao cả, tốt, được). Ý thức

đạo đức là sự thể hiện thái độ nhận thức của con người trước hành vi của

mình trong sự đối chiếu với hệ thống chuẩn mực hành vi và những nguyên

tắc đạo đức xã hội đặt ra; nó giúp con người tự giác điều chỉnh hành vi và

hoàn thành một cách tự giác, tự nguyện những nghĩa vụ đạo đức. Trong ý

thức đạo đức còn bao hàm cảm xúc, tình đạo đức con người. Tóm lại, ý thức

đạo đức (về mặt cấu trúc) gồm tri thức đạo đức, tình cảm và ý chí đạo đức.

Mọi ý thức đạo đức được thể hiện thông qua thực tiễn đạo đức.

Thực tiễn đạo (tức là hoạt động của con người do ảnh hưởng của niềm

tin, ý thức đạo đức, là quá trình hiện thực hoá ý thức đạo đức trong cuộc

sống. Ở đây, các hành vi đạo đức vừa là biểu hiện của nhận thức và tình cảm

đạo đức cá nhân, vừa bị chi phối bởi các chuẩn mực và quy tắc của xã hội.

Quan niệm của cá nhân về nghĩa vụ đối với xã hội và đối với người khác là

tiền đề của hành vi đạo đức cá nhân. Sự lựa chọn tự do trong ứng xử giữa

người này với người khác là do những tính cách quyết định.

Ý thức và thực tiễn đạo đức luôn luôn có quan hệ biện chứng với nhau,

bổ sung cho nhau tạo nên bản chất đạo đức của con người, của một giai cấp,

của một chế độ xã hội và của một thời đại lịch sử.

Ý thức đạo đức phải được thể hiện bằng hành động thì mới đem lại

những lợi ích xã hội và ngăn ngừa cái ác. Nếu không có thực tiễn đạo đức thì

ý thức đạo đức không đạt tới giá trị đạo đức. Thực tiễn đạo đức được biểu

hiện như sự tương trợ, giúp đỡ, cử chỉ nghĩa hiệp, hành động nghĩa vụ...

Thực tiễn đạo đức là hệ thống các hành vi đạo đức của con người được nảy

sinh trên sơ sở của ý thức đạo đức.

- Quan hệ đạo đức

Quan liệ đạo đức là hệ thống những quan hệ xác định giữa con người

và con người, giữa cá nhân và xã hội về mặt đạo đức. Quan hệ đạo đức là

một dạng quan hệ xã hội, là yếu tố tạo nên tính hiện thực của bản chất xã hội

của con người. Các quan hệ đạo đức không chỉ hình thành nên giữa các cá

nhân mà còn giữa cá nhân với xã hội, với những mặt riêng biệt của xã hội

(chẳng hạn: với lao động, với văn hoá tinh thần) trong chừng mực, những mặt

này liên quan đến các lợi ích, chứa đựng trong các mối quan hệ đạo đức.

Quan hệ đạo đức được hình thành và phát triển như những quy luật tất

yếu của xã hội, nó xác định những nhu cầu khách quan của xã hội, nó “tiềm

ẩn” trong những quan hệ xã hội. Quan hệ đạo đức tồn tại một cách khách

quan và luôn luôn biến đổi qua các thời kì lịch sử và chính nó là một trong

những cơ sở để hình thành nên ý thức đạo đức.

Tóm lại, ý thức đạo đức, thực tiễn đạo đức và quan hệ đạo đức là

những yếu tố tạo nên cấu trúc của đạo đức. Mỗi yếu tố không tồn tại độc lập

mà liên hệ tác động lẫn nhau, tạo nên sự vận động, phát triển và chuyển hoá

bên trong của hệ thống đạo đức.

- Đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân

Đạo đức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội của cộng đồng người xác

định và là phương thức điều chỉnh hành vi của các cá nhân thuộc cộng đồng

nhằm hình thành, phát triển, hoàn thiện tồn tại xã hội ấy.

Đạo đức xã hội được hình thành trên cơ sở cộng đồng về lợi ích và

hoạt động của cá nhân thuộc cộng đồng. Nó tồn tại như là hệ thống kinh

nghiệm xã hội mang tính phổ biến của đời sống đạo đức của cộng đồng.

Đạo đức cá nhân là đạo đức của từng cá nhân riêng lẻ của cộng đồng,

phản ánh và khẳng định tồn tại xã hội của các cá nhân ấy như là thể hiện

riêng rẽ của tồn tại xã hội về lợi ích và hoạt động của các cá nhân.

Trong quá trình hoạt động thực tiễn và nhận thức của mình, các nhân

thu nhận đạo đức xã hội như là hệ thống kinh nghiệm xã hội những lí tưởng,

chuẩn mực, tư tưởng, đánh giá đạo đức đã được hình thành nên trong lịch sử

cộng đồng, biến kinh nghiệm xã hội thành kinh nghiệm bản thân.

Trước mắt cá nhân, đạo đức xã hội tồn tại một cách khách quan mà

trong cuộc sống của mình cá nhân tất yếu phải nhận thức, tiếp thu và thực

hiện.

Đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân là sự thống nhất biện chứng giữa

cái chung và cái riêng, giữa cái phổ biến, cái đặc thù và cái đơn nhất. Đạo

đức cá nhân là biểu hiện đặc thù của đạo đức xã hội, nhưng không bao hàm

hết thảy mọi nội dung, đặc điểm của đạo đức xã hội. Mỗi cá nhân lĩnh hội, tiếp

thu đạo đức xã hội khác nhau và ảnh hưởng đến đạo đức xã hội cũng khác

nhau. Đạo đức xã hội không thể là tổng số giản đơn của đạo đức các cá

nhân, mà nó là tổng hợp những nhu cầu phổ biến được đúc kết từ đạo đức cá

nhân. Đạo đức xã hội trở thành cái chung của một giai cấp, một cộng đồng xã

hội, một thời đại nhất định, nó được duy trì và củng cố bằng những phong tục,

tập quán, truyền thống, những di sản văn hoá vật chất và tinh thần, được biến

đổi và phát triển thông qua hoạt động sản xuất tinh thần và giao tiếp xã hội.

Quan hệ giữa đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân là quan hệ giữa

chuẩn mực chung mang tính phát triển đặc thù trong trong xã hội với những

phẩm chất, hành vi, những yêu cầu cụ thể hàng ngày, quan hệ giữa lí tưởng

xã hội và hiện thực của cá nhân, giữ trí tuệ, tri thức xã hội với tình cảm, ý chí

và năng lực hoạt động đạo đức cụ thể của cá nhân.

2. Đối tượng và nhiệm vụ của Đạo đức học Mác - Lênin

2.1. Đối tượng của Đạo đức học Mác - Lênin

Trước C. Mác và Ph. Ăngghen có rất nhiều khuynh hướng Đạo đức

Học xây dựng các học thuyết về đạo đức khác nhau. Ở phương Đông và

phương Tây, có các lí thuyết quan niệm đạo đức như một hiện tượng vĩnh

cửu chung cho mọi dân tộc, mọi thời đại, mọi giai cấp; có lí thuyết nghiên cứu

về đạo làm người, về tính thiện và tính ác của con người như một phẩm chất

đạo đức bẩm sinh; có lí thuyết gắn đạo đức của con người với xã hội. Có lí

thuyết quan niệm đạo đức như là một sự ban phát của thượng đế, đạo đức

như một lí trí tối cao, đạo đức như một tinh thần tự do bất diệt... nên đã hình

thành những hệ thống khái niệm, các quy luật, các phạm trù đạo đức theo các

quan niệm về đạo đức của lí thuyết đó.

Trong các học thuyết về đạo đức, người ta thường quan tâm đến bốn

hệ thống lí thuyết tiêu biểu, bốn khuynh hướng tiếp cận với đạo đức:

Một là, khuynh hướng tiếp cận đạo đức của chủ nghĩa duy tâm khách

quan và của các nhà thần học. Những đại diện chính cho khuynh hướng này

là lí luận về Đạo đức của Xôcrát, Platôn, Hêghen và những nhà thần học.

Hai là, khuynh hướng tiếp cận đạo đức của chủ nghĩa duy tâm chủ

quan. Người đại diện cho khuynh hướng này là Cantơ.

Ba là, khuynh hướng tiếp cận với đạo đức của chủ nghĩa duy vật.

Người đại diện cho khuynh hướng này là L. Phoiơbắc.

Bốn là, khuynh hướng tiếp cận đạo đức của các nhà kinh điển mácxít.

Đạo đức học của C. Mác và Ph. Ăngghen ra đời là một cuộc cách mạng

trên lĩnh vực Đạo đức học. Các lí thuyết đạo đức của C. Mác và Ph. Ăngghen

đều phát triển sâu sắc các quan niệm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

Khi nghiên cứu các quan hệ, những phương diện đạo đức của đời sống xã

hội, hai ông đã nghiên cứu vấn đề nguồn gốc, bản chất, các chuẩn mực và

vai trò của đạo trong đời sống xã hội trên cơ sở các quan điểm về mối liên hệ

phổ biến và sự phát triển. Vấn để quan hệ giữa cá nhân và xã hội, v.tn đề kết

họp giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, các chuẩn mực, các quy tắc, các

phẩm chất đạo đức của con người được Mác và Ph. Ăngghen quan tâm sâu

sắc trong các lí thuyết về đạo đức của mình.

Trong các tác phẩm như Gia đình thần thánh, Tuyên ngôn Đảng Cộng

sản, Chống Đuyrinh, Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điểu

Đức..., khi bác bỏ lí luận duy tâm coi đạo đức đứng trên và đứng ngoài lịch

sử, C. Mác và Ph. Ăngghen đã coi phạm vi nghiên cứu của Đạo đức học gắn

với sự vận động của hiện thực, gắn với lợi ích giai cấp và lợi ích xã hội.

Phát triển các tư tưởng về đạo đức của C. Mác và Ph. Ăngghen, V.I.

Lenin đã nghiên cứu các vấn đề đạo đức trong sáng tạo, trong giao tiếp, các

phong tục, tập quán, các dư luận xã hội, tính kỉ luật, các quy tắc lao động và

lối sống gắn liền với các chuẩn mực thiện và ác. V.I. Lênin đề xuất các vấn đề

quan trọng mà Đạo đức học phải nghiên cứu, đó là các vấn đề về lao động xã

hội chủ nghĩa, năng suất lao động, các vấn đề về chủ nghĩa yêu nước, vấn đề

chủ nghĩa tập thể và chủ nghĩa cá nhân, hôn nhân gia đình, chủ nghĩa nhân

đạo...

Từ các ý kiến chung của các nhà sáng lập ra Đạo đức học Mác - Lênin,

có thể đưa ra một cách hiểu khái quát về Đạo đức học Mác - Lênin như:

Đạo đức học Mác - Lênin là một khoa học, chia trên cơ sở của chủ

nghĩa vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, nghiên cứu sự vận động

của các quan hệ đạo đức giữa con người và con người, giữa con người với

tư nhiên, coi các vấn đề chuẩn mực và thiện ác là trung tâm, lợi ích là khâu

cơ bản, nhân cách đạo đức là biểu hiện tập trung nhất.

Như vậy, Đạo đức học Mác - Lênin trước hết dựa trên cơ sở triết học

của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử xem xét các

quan hệ, các quá trình đạo đức như một hiện tượng xã hội. Nó có mối liên hệ

phổ biến với các hiện tượng khác của đời sống con người, coi đạo đức là một

tồn tại người, có sinh thành và phát triển. Nó khác hoàn toàn với các lí thuyết

đạo đức vĩnh cửu, ngoài tồn tại người và xã hội.

Dựa trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật

lịch sử, Đạo đức học Mác - Lênin trở thành bộ phận hợp thành hữu cơ của

triết học Mác - Lênin. Nó nghiên cứu các quan hệ đạo đức trong toàn bộ sự

phát triển của con người. Nó nghiên cứu sự vận động của các quan hệ đạo

đức chính là nghiên cứu các quan hệ giữa chủ thể đạo đức và đối tượng đạo

đức. Đó là những quan hệ phổ biến về đạo đức trong đời sống xã hội. Đó là

các vấn đề của đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân. Trước hết, đó là các

chuẩn mực, các giá trị do sự chung sống, sự quy định giữa con người với con

người tạo thành.

Đạo đức học Mác - Lênin nghiên cứu đạo đức như là một hệ thống trọn

vẹn có lôgíc vận động và phát triển của riêng mình, có “cuộc sống” riêng của

mình với những quy luật đặc thù, với những hình thức và chất lượng khác

nhau phụ thuộc vào điều kiện thời đại và cộng đồng khác nhau. Đồng thời, nó

còn nghiên cứu các giá trị đạo đức của đời sống xã hội mà đặc biệt là nghiên

cứu đạo đức cộng sản chủ nghĩa - đạo đức của giai cấp công nhân cách

mạng, luận chứng cho vai trò cải tạo cách mạng của đạo đức này.

“Đạo đức học Mác - Lênin là khoa học về bản chất của đạo đức, về các

quy luật hình thành và phát triển lịch sử của đạo đức, đặc biệt là của đạo đức

cộng sản, về chức năng đặc trưng của đạo đức, về các giá trị đạo đức của

đời sống xã hội”.

Ở đây có giá trị đạo đức được sáng tạo ra không chỉ tồn tại trong ý thức

mà điều quan trọng phải được thể hiện trong đời sống xã hội. Vì vậy, Đạo đức

học Mác - Lênin nghiên cứu không chỉ ý thức đạo đức, quan hệ đạo đức mà

còn nghiên cứu cả thực tiễn đạo đức.

Có thể nói, Đạo đức học Mác - Lênin có một phạm vi nghiên cứu rất

rộng, là khoa học nghiên cứu bản chất xã hội và các quy luật phát triển của

đạo đức như một hình thái ý thức xã hội đặc biệt; là khoa học nghiên cứu quá

trình phát sinh, phát triển và tiến bộ đạo đức gắn với sự tiến bộ xã hội. Đạo

đức học Mác - Lênin khẳng định đạo đức của chủ nghĩa xã hội cao hơn hẳn

đạo đức của chủ nghĩa tư bản về các vấn đề giải quyết cái thiện, cái ác, về

các vấn đề lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng. Đạo đức học Mác - Lênin là

một giai đoạn phát triển mới của các học thuyết đạo đức trong lịch sử phát

triển của loài người.

2.2. Nhiệm vụ của Đạo đức học Mác - Lênin

Cũng như bất cứ một khoa học nào khác, Đạo đức học Mác - Lênin có

nhiệm vụ nhận thức đối tượng và trên cơ sở nhận thức ấy góp phần biến đổi,

cải tạo, đổi mới đối tượng cho phù hợp với nhu cầu của tiến bộ xã hội.

Thứ nhất, xác định ranh giới giữa sự khác nhau về bản chất của quan

hệ đạo đức so với các quan hệ xã hội khác. Thực chất là làm rõ nội dung và

yêu cầu của những quan hệ đạo đức chứa đựng trong các quan hệ xã hội

khác. Trong hiện thực, đạo đức không biểu hiện ra những quan hệ thuần túy

mà chứa đựng trong các quan hệ xã hội khác như: quan hệ kinh tế, chính trị

và những quan hệ trong những cộng đồng người khác nhau: dân tộc, tập thể,

gia đình. Vì thế, Đạo đức học Mác - Lênin cần làm sáng tỏ nội dung và yêu

cầu đạo đức trong các quan hệ ấy.

Thứ hai, vạch ra tính tất yếu về nguồn gốc, bản chất đặc trưng và chức

năng của đạo đức trong đời sống xã hội, nêu lên con đường hình thành và

phát triển của đạo đức. Đồng thời nó tái tạo lại đời sống đạo đức dưới hình

thức lí luận và đạt tới trình độ nhất định.

Thứ ba, góp phần hình thành đạo đức mới trong đời sống xã hội, nó

khẳng định những giá trị của đạo đức xã hội chủ nghĩa; đồng thời phê phán,

đấu tranh chống lại những tàn dư đạo đức cũ, những biểu hiện đạo đức

không lành mạnh, đi ngược lại lợi ích chân chính của con người. Đạo đức học

Mác - Lênin mang bản chất khoa học và cách mạng. Bởi vì những tri thức của

nó là chân lí, nó là công cụ không thể thiếu trong sự nghiệp giáo dục đạo đức

nói riêng và giáo dục con người nói chung.

Các nhiệm vụ này của Đạo đức học Mác - Lênin gắn bó mật thiết với

nhiều lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội tạo thành Đạo đức học lao

động, Đạo đức học giao tiếp và Đạo đức học giáo dục.

Đạo đức học lao động xây dựng các chuẩn mực, các quy phạm đạo

đức trong lao động nói chung, trong lao động nghề nghiệp nói riêng, trong đó

có các hoạt động đạo đức trong đấu tranh, trong học tập. Phạm trù trung tâm

của Đạo đức học trong lao động là nghĩa vụ xã hội.

Đạo đức học giao tiếp hướng tới các chuẩn mực về sự tôn trọng các

giá trị đạo đức và sự tôn trọng nhau giữa con người với con người trong xã

hội. Phạm trù trung tâm của Đạo đức học giao tiếp là sự công bằng, ý nghĩa

cuộc sống trong giao tiếp gắn với sự bình đẳng giữa cá nhân và xã hội.

Đạo đức học giáo dục tập trung xây dựng các nhân cách đạo đức theo

mục tiêu và chuẩn mực của chủ nghĩa xã hội và lí tưởng cộng sản chủ nghĩa.

Phạm trù trung tâm của Đạo đức học giáo dục là nhân cách đạo đức. Việc

hình thành các nhân cách đạo đức mới là mục tiêu quan trọng của giáo dục

đạo đức.

Trong các nhiệm vụ của Đạo đức học Mác - Lênin ở nước ta hiện nay

có một nhiệm vụ trung tâm là gắn giáo dục đạo đức với xây dựng, phát triển

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi Đạo đức học

Mác - Lênin phải xác lập trong hệ chuẩn mực đạo đức của nó sự phát triển

của các giá trị đạo đức truyền thống, tiếp thu tinh hoa đạo đức hiện đại, gắn

lợi ích cá nhân với lợi ích cộng đồng, coi sự cộng đồng các lợi ích cơ bản là

điều kiện phát triển các giá trị đạo đức cá nhân.

Cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hướng tới xác

lập các quan hệ đạo đức mà ở đó, cá nhân phải chịu trách nhiệm với sản

phẩm của mình, ngăn chặn mọi sự làm dối, làm ẩu phương hại đến sản xuất

và tiêu dùng. Như vậy, định hướng xã hội chủ nghĩa trong cơ chế kinh tế thị

trường của chúng ta liên quan đến ý thức tự giác, tính năng động xã hội và

trách nhiệm đạo đức của các hành vi cá nhân và hướng tới sự phát triển các

giá trị đạo đức tốt đẹp của đời sống xã hội.

3. Phương pháp nghiên cứu của Đạo đức học Mác - Lênin

Mỗi khoa học đều có khách thể và đối tượng nghiên cứu của nó, nên

chúng đều có phương pháp nghiên cứu nhất định.

Thứ nhất, Đạo đức học cũng như các khoa học khác phải lấy phương

pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử làm phương pháp

nghiên cứu của mình. Nghĩa là, trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu Đạo đức

học phải vận dụng triệt để, nhất quán những nguyên lí, quy luật của triết học

Mác - Lênin, đặc biệt là phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử mới

khắc phục được hạn chế, những sai lầm cực đoan của chủ nghĩa kinh

nghiệm, chủ nghĩa duy lí, duy thần học.

Coi đạo đức là một hiện tượng xã hội, là một hình thái ý thức xã hội, có

bản chất xã hội, dân tộc, giai cấp, thời đại. Phương pháp xem xét các quan

hệ đạo đức của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử

khác hẳn với các phương pháp trước đó. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và

chủ nghĩa duy vật lịch sử có một hệ thông quan điểm tiếp cận. Với đạo đức

một cách khách quan, khoa học và vô cùng phong phú. Trong các phương

pháp tiếp cận đạo đức của chủ nghĩa Mác - Lênin có các nguyên tắc, các

quan điểm và những phương pháp cụ thể làm rõ các tầng, các lớp, các

phương diện khác nhau cũng như sự vận động của các quan hệ đạo đức xã

hội. Cụ thể là:

- Nguyên tắc phương pháp luận về mối quan hệ biện chứng giữa cái

phổ biến, cái đặc thù và cái đơn nhất trong các phân tích về đạo đức.

- Nguyên tắc phương pháp luận về mối quan hệ giữa phương pháp

diễn dịch và phương pháp quy nạp.

- Nguyên tắc phương pháp luận về mối quan hệ giữa cái lịch sử và cái

lôgíc.

Trong các phương pháp nghiên cứu đạo đức và Đạo đức học của chủ

nghĩa Mác - Lênin có các quan điểm làm sáng tỏ chiều sâu của các quan hệ

đạo đức đa dạng và phức tạp như:

- Ọuan điểm khách quan

- Quan điểm toàn diện

- Quan điểm phát triển

- Quan điểm thực tiễn

- Quan điểm lịch sử - cụ thể

- Quan điểm hệ thống

Thứ hai, phương pháp liên ngành

Đạo đức học là môn khoa học xã hội, vì thế nghiên cứu nó phải đặt

trong mối quan hệ biện chứng với những thành tựu của các bộ môn khoa học

xã hội khác như: Luật học, Mĩ học, Chính trị học, đặc biệt là Giáo dục học,

Tâm lí học. Bởi vì các môn đó vừa là phương thức thực hiện chức năng thực

hành đạo đức vừa là ngọn nguồn, bộ phận của đạo đức.

Thứ ba, phương pháp lịch sử, so sánh

Đạo đức học là một phạm trù lịch sử, nó phát sinh, tồn tại, phát triển

trong từng giai đoạn lịch sử xã hội nhất định. Do đó, quan niệm về đạo đức

trong lịch sử phải được xem như những nấc thang giá trị nhất định của xã hội

loài người. Nó luôn luôn bị phủ định, lọc bỏ, kế thừa để phát triển không

ngừng với sự tiến bộ xã hội nói chung. Mỗi hiện tượng đạo đức hiện thực đều

có cội nguồn từ cơ sở của quá khứ, truyền thống lịch sử; đồng thời đạo đức

hiện tại là tiền đề để phát triển trong tương lai như là quá trình phủ định biện

chứng. Vì thế phương pháp lịch sử, so sánh giúp ta thấy được cái lôgic bản

chất hiện tượng đạo đức trong tiến trình lịch sử xã hội.

Thời đại của chúng ta hiện nay là thời đại nhân dân lao động đứng lên

làm chủ vận mệnh của mình. Trong thời đại hiện nay, vấn đề áp bức giai cấp,

giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội đã được đặt ra rất nghiêm

túc xung quanh các vấn đề đạo đức. Các tác giả kinh điển của chủ nghĩa Mác

- Lênin, trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật

lịch sử, đã khẳng định đạo đức cộng sản chủ nghĩa là giai đoạn phát triển cao

nhất của đạo đức. Ở đó, như C. Mác và Ph. Ăngghen nói, sẽ hình thành một

liên hiệp mới, trong đó tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự

do của tất cả mọi người. Ở đó, nhân dân lao động sẽ được sống một cuộc

sống tốt đẹp, con người đối với con người nhân ái và khoan dung. Các quan

điểm phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy

vật lịch sử đã giúp cho việc phân tích các quá trình đạo đức trở nên khoa học,

sáng rõ hơn khi phấn đấu xây dựng những lí tưởng đạo đức tốt đẹp và một

nền đạo đức lí tưởng.

Chương 2. NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA ĐẠO ĐỨC

1. Nguồn gốc của đạo đức

1.1. Các quan điểm trước C. Mác và ngoài mácxít về nguồn gốc của đạo đức

- Quan điểm tôn giáo

Xuất phát từ nguyên lí "Đấng sáng thế" trong giáo lí của các tôn giáo,

những nhà lí luận tôn giáo và các tín đồ hoặc là ngộ nhận hoặc cố tình khẳng

định đạo đức có nguồn gốc tôn giáo.

Thiên Chúa giáo cho rằng Thượng đế đã ban phước lành và cứu rỗi

loài người. Hạnh phúc trong cuộc sống của con người là do Chúa ban phát.

Vì vậy, con người phải có bổn phận thực hiện nghĩa vụ của mình trước

Thượng đế. Quan niệm của Ôguytxtanh (354 - 430) về đạo đức, thể hiện

trong Kinh Thánh như sau: Chúa hãy cho chúng con những gì mà Chúa cai

quản, Chúa hãy sai khiến chúng con làm gì mà Chúa muốn.

Phật giáo thì quan niệm đạo đức bắt nguồn từ triết lí nhân sinh của

Phật, thể hiện tập trung ở "Tứ diệu đế” (bốn chân lí huyền diệu): Khổ đế là

chân lí về cuộc đời - bể khổ của chúng sinh; Tập đế là chân lí đề cập nguyên

nhân gây ra nỗi khổ (thập nhị nhân duyên); Diệt đế là chân lí khẳng định nỗi

khổ có thể diệt được để đạt tới "cõi niết bàn"; Đạo đế là chân lí về con đường

giải thoát khỏi nỗi khổ - đó là con đường tu đạo, hoàn thiện đạo đức cá nhân.

Giải thoát là cơ sở để hình thành các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức, đồng

thời là cơ sở của lương tâm, hạnh phúc, danh dự... của cá nhân.

Còn Nho giáo lại có hai quan điểm đối lập nhau "Nhân chi sơ tính bản

thiện" và "Nhân chi sơ tính bản ác". Theo quan điểm của nho giáo thì tính

thiện - ác của con người, sự sướng - khổ của đời người là do mệnh trời (thiên

định).

Như vậy, theo quan điểm tôn giáo, đạo đức nảy sinh từ lòng tin tôn

giáo. Mọi nguyên tắc, chuẩn mực, giá trị đạo đức của con người là sự ban

phát, sự quy định của Thần thánh, Thượng đế, Chúa trời... Đó là quan điểm

đồng nhất giữa tôn giáo và đạo đức.

- Quan điểm tự nhiên

Những người theo quan điểm tự nhiên đều cho đạo đức bắt nguồn từ

bản năng động vật.

Quan điểm của thuyết Đácuyn xã hội cho rằng, ở động vật bậc cao có

những hiện tượng bản năng giống như tình cảm đạo đức ở con người.

Thuyết này đi từ lí giải những hiện tượng tình cảm như sinh con, nuôi con,

bảo vệ con, buồn vui của động vật để suy ra con người cũng là một sinh vật

nên tất yếu phải phục tùng quy luật tự nhiên. Như vậy, quan điểm của thuyết

Đácuyn xã hội đã đồng nhất liền đề lịch sử tự nhiên của tình cảm đạo đức với

tình cảm đạo đức của con người.

Quan điểm duy vật nhân bản với đại biểu tiêu biểu là L. Phoiơbắc. Ông

là nhà duy vật lớn nhất trước C. Mác, nhưng khi bàn về đạo đức thì lại rơi vào

quan điểm tự nhiên, chỉ thấy một mặt tự nhiên mà không thấy mặt xã hội, lịch

sử trong con người. Con người cũng như đạo đức của con người theo quan

điểm của L. Phoiobắc là bắt nguồn từ tự nhiên và mang tính tộc loài.

- Quan điểm duy tâm xã hội

Các quan điểm duy tâm xã hội đều lí giải đạo đức là sản phẩm của ý

thức, tư tưởng con người hoặc của những lực lượng tinh thần siêu tự nhiên

như "ý niệm", "ý niệm tuyệt đối".

Phái "Khế ước xã hội" cho rằng đạo đức là kết quả của sự thoả thuận

có tính quy ước chung của xã hội. Từ đó đặt ra các quy tắc, chuẩn mực có

tính khuôn mẫu để điều chỉnh, đánh giá suy nghĩ và hành vi đạo đức của con

người trong xã hội, nhằm bảo đảm cho xã hội trong vòng trật tự.

Platôn (427 - 347 TCN), đại biểu nổi tiếng của chủ nghĩa duy tâm khách

quan thời kì cổ đại. Đề cập nguồn gốc của đạo đức trên cơ sở "Học thuyết về

linh hồn", ông đã dùng trạng thái "vĩnh cửu của ý niệm" và sự "bất tử của linh

hồn" để lí giải các hiện tượng đạo đức, tất cả đều được quy về một lực lượng

tinh thần siêu tự nhiên là "ý niệm".

Hêghen (1770 - 1831), người kế tục, phát triển tư tưởng Platôn đến

đỉnh cao. Ông coi đạo đức là một giai đoạn phát triển của tinh thần khách

quan - một bộ phận của "ý niệm tuyệt đối". Khi nó phát triển đầy đủ nó sẽ "tha

hoá" thành các quan hệ đạo đức thực tế trong gia đình, xã hội công dân và

nhà nước.

Hiện nay, quan điểm duy tâm về nguồn gốc đạo đức vẫn tồn tại với

những biêu hiện như biện hộ cho sự suy đồi đạo đức trong xã hội tư bản chủ

nghĩa bằng cách cố chứng minh tính phi thực tế của đạo đức trong xã hội.

Tóm lại, các quan điểm trước C. Mác và ngoài mácxít do hạn chế lịch

sử bởi thế giới quan duy tâm, phương pháp siêu hình và lợi ích giai cấp thống

trị bóc lột nên đã không lí giải được một cách khoa học về nguồn gốc đạo

đức.

1.2. Quan điểm mácxít về nguồn gốc đạo dức

Trên cơ sở thế giới quan - phương pháp luận duy vật biện chứng và

duy vật lịch sử, quan điểm mácxít khẳng định: đạo đức là một hiện tượng tinh

thần, một hình thái ý thức xã hội nảy sinh do nhu cầu của đời sống xã hội, do

cơ sở kinh tế - xã hội sinh ra và quyết định.

Ph. Ăngghen viết: "Chúng ta khẳng định rằng xét cho đến cùng mọi

thuyết đạo đức đã có trước tới nay là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã

hội lúc bấy giờ. Như vậy, đạo đức là sản phẩm và là biểu hiện của nền sản

xuất vật chất. Trên cơ sở phát triển của nền sản xuất vật chất mà đạo đức

nảy sinh và hoàn thiện. Trong đó lao động sản xuất vật chất là nguồn gốc xét

đến cùng của đạo đức và quan hệ sản xuất là quan hệ vật chất nền tảng

quyết định sự hình thành, biến đổi của đạo đức trong lịch sử.

Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ do trình độ lao động thấp kém, công

cụ lao động thô sơ, trình độ lực lượng sản xuất chưa phát triển đã quy định

quan hệ sản xuất dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất mang tính sơ

khai. Tình hình kinh tế đó đã quyết định đạo đức của xã hội cộng sản nguyên

thuỷ là hết sức trong sáng và tốt đẹp. Bởi trong quan hệ cộng đồng chưa có

các thói hư, tật xấu, chưa biết đến cái ác. Khi tồn tại xã hội thay đổi, đánh dấu

bằng cuộc cách mạng về công cụ lao động đồ đồng thay thế cho đồ đá, đã

làm cho lực lượng sản xuất thay đổi về trình độ, kéo theo sự thay đổi về quan

hệ sản xuất. Kết quả đó là xã hội cộng sản nguyên thuỷ taan rã, xã hội chiếm

hữu nô lệ dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất ra đời. Đời

sống đạo đức xã hội lúc này có sự biến đổi căn bản, đó là sự xuất hiện các tư

tưởng ăn bám, xuất hiện hành vi chiếm đoạt thành quả lao động của người

khác, thói lừa gạt, chủ nghĩa cá nhân vị kỉ nảy sinh và ngày càng phát triển

đạt đến mức đỉnh cao của nó trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Lịch sử phát triển

của sản xuất tất yếu dẫn đến sự ra đời của xã hội cộng sản văn minh mà giai

đoạn thấp là chủ nghĩa xã hội, thì nền đạo đức xã hội cũng có sự thay đổi về

chất. Đó là lối sống mình vì mọi người, mọi người vì mình dần được hình

thành với tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, chủ

nghĩa tập thể được xác lập; lao động tự giác sáng tạo trở nên phổ biến...

Nghĩa là nội dung đạo đức không ngừng được hoàn thiện để dẫn tới một kiểu

đạo đức ngày càng mang tính nhân đạo hiện thực.

Ngoài ra, đạo đức nảy sinh, phát triển còn chịu sự tác động của những

yếu tố như:

- Đạo đức chịu sự tác động trực tiếp của điều kiện hoàn cảnh sống của

con người, bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Con người ở

môi trường sống khác nhau thì cảm xúc, tình cảm, quan niệm, hành vi đạo

đức của họ có những biểu hiện khác nhau. Chẳng hạn, lời mời trước khi ăn là

một quy tắc trong đạo đức ứng xử đối với người Việt Nam, còn đối với người

phương Tây thì không được coi là điều bắt buộc.

- Đạo đức luôn chịu sự tác động của những phương thức điều chỉnh

khác của xã hội như tập tục của gia đình, dòng họ "đào giang tuỳ khúc, nhập

gia tuỳ tục"; các nguyên tắc chuẩn mực pháp luật; các quy tắc sinh hoạt tín

ngưỡng, tôn giáo; các nguyên tắc, quy chế, quy định của các tổ chức chính trị

mà con người tham gia.

- Đạo đức còn luôn chịu sự tác động của triết học, pháp luật, nghệ thuật

và khoa học. Sự biến đổi, phát triển của các lĩnh vực này đều ảnh hưởng trực

tiếp hoặc gián tiếp đến sự biến đổi, phát triển của đạo đức trong lịch sử,

nhưng xét đến cùng thì triết học, nghệ thuật, khoa học đều bị quy định bởi

những điều kiện kinh tế - xã hội.

2. Bản chất của đạo đức

2.1. Các quan điểm trước C. Mác và ngoài mácxít về bản chất của đạo đức

- Quan điểm tôn giáo:

Xuất phát từ quan niệm đồng nhất tôn giáo với đạo đức và đạo đức nảy

sinh từ lòng tin tôn giáo, cho nên các tôn giáo đều cho rằng bản chất của đạo

đức là sự phản ánh ý chí của Thần thánh, Thượng đế, Chúa trời... Các

nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức của con người đều là sản phẩm

sáng tạo của các đấng tối cao. Họ sáng tạo ra các tôn giáo nhằm răn dạy,

cứu vớt nhân loại. Đây là quan điểm sai lầm, vì từ góc độ lịch sử, thì đạo đức

ra đời tồn tại cùng với con người và xã hội loài người. Đạo đức ra đời trước

tôn giáo. Mặt khác, đạo đức phản ánh nhu cầu trần thế chứ không phải nhu

cầu ở thế giới bên kia của con người.

- Quan điểm tự nhiên:

Từ chỗ cho đạo đức có nguồn gốc từ bản năng động vật, những người

theo quan điểm tự nhiên đi tới khẳng định đạo đức mang bản chất tự nhiên.

Chẳng hạn "hổ dữ không ăn thịt con", "một con ngựa đau cả tàu không ăn

có"...

Tiêu biểu cho quan điểm đạo đức mang bản chất tự nhiên là L.

Phoiơbắc. Ông đã siêu hình, tuyệt đối hoá mặt tự nhiên - sinh vật khi xem xét

bán chất con người và đạo đức con người tách khỏi thực tiễn lịch sử - xã hội.

Từ đó, dẫn tới sai lầm cho đạo đức của con người cũng giống như con vật

mang bản chất tộc loài.

- Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan (ý chí luận)

Những người theo chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho cơ sở của đạo đức

là ở trong con người, từ đó họ xem xét bản chất đạo đức như là những quy

ước chung có tính chất chủ quan của xã hội. Các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn

mực đạo đức tồn tại trong xã hội là do chủ quan của con người đặt ra gắn với

tên tuổi của các vĩ nhân, những người sáng lập. Vì theo quan điểm duy tâm

chủ quan, đạo đức là một thứ trí tuệ đặc biệt, một tình cảm nhân từ, một trách

nhiệm cao ca, một lương tâm vị tha, một ý chí không khuất phục. Những

phẩm chất đó không thể có ở con người bình thường, nhất là những người tự

do, vị kỉ.

- Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm khách quan:

Xuất phát từ một lực lượng tinh thần siêu tự nhiên gồm "ý niệm", "ý

niệm tuyệt đối" là cơ sở của hiện thực, các nhà duy tâm khách quan đã khẳng

định đạo đức mang bản chất của "ý niệm", "ý niệm tuyệt đối", chứ không phải

là sự phản ánh đời sống hiện thực. Platôn cho rằng cái thiện là "ý niệm tối

cao" - đó là sự thông thái và lòng dũng cảm, là cái mà chỉ ít người như quý

tộc mới có thể hướng tới, còn người lao động thì không thể có đạo đức, vì họ

là "động vật biết nói". Hêghen coi đạo đức là một giai đoạn phát triển của "tinh

thần khách quan", khi phát triển đầy đủ thì sẽ "tha hoá" thành hiện thực đạo

đức và Nhà nước Phổ là hiện thân hoàn thiện nhất của "ý niệm đạo đức".

- Quan điểm Đạo đức học và xã hội học tư sản:

Các nhà Đạo đức học và xã hội học tư sản xem đạo đức là sản phẩm

của xã hội nhằm kiềm chế lòng ham muốn vị kỉ của con người. Trong thuyết

"kẻ có của, người có công" quan điểm trên đã áp dụng để lí giải theo nghĩa

hai bên cùng có lợi. Từ đó, đi đến kết luận chủ nghĩa cá nhân, đạo đức vị kỉ là

bản chất vĩnh viễn của con người trước hết là sống vì “cái tôi”, cho “cái tôi”.

Đây là sự biện hộ cho chủ nghĩa cá nhân tư sản và sự tồn tại của chủ nghĩa

tư bản.

Các quan điểm trước C. Mác và ngoài mácxít đều chưa vạch ra được

bản chất đích thực của đạo đức.

2.2. Quan điểm mácxít về bản chất của đạo đức

Với việc sáng tạo ra một triết học mới về chất - chủ nghĩa duy vật biện

chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác -

Lênin đã đặt cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu giải quyết những vấn đề

của đạo đức nói chung, đặc biệt là vấn đề bản chất đạo đức.

Theo quan điểm của C. Mác - Ph. Ăngghen, cơ sở của đạo đức xét đến

cùng là lợi ích xã hội và quy luật phát triển của lịch sử. Đạo đức là một hình

thái ý thức xã hội phản ánh quy luật phát triển xã hội đưới hình thái giá trị - giá

trị đạo đức. Trong xã hội có giai cấp, bên cạnh những chuẩn mực giá trị đạo

đức chung của con người, còn có chuẩn mực đạo đức phản ánh lợi ích, vị trí

vai trò của mỗi giai cấp.

Từ cơ sở trên, quan điểm mácxít khẳng định: Đạo đức là một hình thái

ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội về mặt đạo đức. Trong xã hội có giai

cấp, đạo đức mang bản chất giai cấp đồng thời man tính nhân loại.

Là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức phản ánh tồn tại xã hội - tức

phản ánh những điều kiện vật chất hiện thực mà trong đó con người sống và

hoạt động. Nó là tính thứ hai so với tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định.

Vì vậy, khi tồn tại xã hội thay đổi thì đạo đức cũng thay đổi theo, tồn tại xã hội

khác nhau thì có các kiểu đạo đức xã hội khác nhau như đạo đức cộng sản

nguyên thuỷ, đạo đức chiếm hữu nô lệ, đạo đức phong kiến, đạo đức tư bản

chủ nghĩa và đạo đức cộng sản chủ nghĩa.

Đạo đức phản ánh tồn tại xã hội, trong đó trực tiếp và tập trung nhất là

phán ánh quan hệ lợi ích giữa người với người - mặt biểu hiện của quan hệ

sản xuất. Bởi lẽ quan hệ sản xuất là quan hệ vật chất nền táng, cơ sở của

quan hệ đạo đức và các quan hệ xã hội. Lợi ích, mặt biểu hiện của quan hệ

sản xuất là lợi ích vật chất - động lực xét đến cùng của mọi hoạt động con

người, C. Mác chỉ rõ rằng "lợi ích hiểu một cách đúng đắn là nguyên tắc của

toàn bộ đạo đức"; nghĩa là cơ sở và nguyên tắc của đạo đức chính là sự công

bằng về lợi ích giữa người với người. Trong quan hệ sản xuất, thì đạo đức

phản ánh và bị quy định bởi yếu tố quan trọng nhất là quan hệ sở hữu về tư

liệu sản xuất vì nó là yếu tố quy định quan hệ tổ chức quản lí và quan hệ phân

phối; đồng thời quan hệ sở hữu là yếu tố quyết định bản chất của một chế độ

xã hội nhất định. Do đó, để có một nền đạo đức thực sự thì phải thiết lập sự

công bằng về quyền của mọi người đối với tư liệu sản xuất tức xác lập chế độ

công hữu bằng cách mạng vô sản, cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng

thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Khi xã hội có sự phân chia thành giai cấp thì đạo đức bao giờ cũng

mang bản chất giai cấp sâu sắc. Bởi mỗi giai cấp có lợi ích, địa vị khác nhau

do tồn tại xã hội, quan trọng nhất là quan hệ kinh tế của mỗi giai cấp quy định.

Cho nên mỗi giai cấp có quan niệm, chuẩn mực riêng về đạo đức.

Bản chất giai cấp của đạo đức được thể hiện trước hết ở đạo đức xã

hội chia thành hai nền đạo đức đối lập nhau. Đạo đức của giai cấp thống trị

chi phối đời sống đạo đức xã hội. Để bảo vệ cho lợi ích thống trị, giai cấp

thống trị thông qua nhà nước của nó tiến hành định ra những nguyên tắc,

chuẩn mực đạo đức nhằm điều chỉnh hành vi đối với các thành viên trong giai

cấp mình; đồng thời áp đặt, buộc các giai cấp khác phải thừa nhận nền đạo

đức của giai cấp thống trị như một chân lí, một tất yếu lịch sử. Còn đạo đức

của giai cấp bị trị thường bị đạo đức của giai cấp thống trị chèn ép. Nó tồn tại

như cái không chính thống, không phổ biến bằng đạo đức của giai cấp thống

trị. Đúng như Ph. Ăngghen đã viết: “và cũng như xã hội cho tới nay đã phát

triển trong sự đối lập giai cấp, đạo đức luôn luôn là đạo đức của giai cấp. Cho

nên, hoặc giả nó bênh vực sự thống trị và lợi ích của giai cấp thống trị, hoặc

giả khi giai cấp bị trị đã trở nên khá mạnh, thì nó tiêu biểu cho sự nổi dậy

chống kẻ thống trị và tiêu biểu cho lợi ích tương lai của những người bị áp

bức”. Mặc dù đạo đức của giai cấp thống trị và đạo đức của giai cấp bị trị là

đối lập nhau, song chúng không cô lập mà luôn có sự ảnh hưởng, tác động

qua lại lẫn nhau.

Bản chất giai cấp của đạo đức còn được thể hiện trong toàn bộ cấu trúc

của đạo đức từ ý thức đạo đức, quan hệ đạo đức đến thực tiễn (hành vi) đạo

đức.

Trong xã hội có giai cấp, đạo đức mang bản chất giai cấp đồng thời

mang tính nhân loại. Tính nhân loại của đạo đức được biểu hiện ở hình thức

thấp là các quy tắc thông thường, giản đơn trong cuộc sống của con người

như lòng trắc ẩn, tình nhân ái giữa người với người, lòng vị tha, độ lượng...

Hình thức cao của tính nhân loại là những giá trị đạo đức tiến bộ nhất ở từng

thời đại lịch sử và các giá trị đạo đức của các giai cấp tiến bộ cách mạng đại

diện cho đạo đức nhân loại ở thời đại lịch sử đó.

Bản chất giai cấp và tính nhân loại là hai mặt của đạo đức xã hội trong

xã hội có giai cấp. Chúng luôn tác động quy định, ảnh lưỡng lẫn nhau. Trong

đó tính giai cấp chi phối tính nhân loại, tính nhân loại được biểu hiện thông

qua lăng kính giai cấp. Tính giai cấp là phạm trù lịch sử, tính nhân loại là vĩnh

hằng chừng nào còn tồn tại con người nói chung.

3. Chức năng của đạo đức

Đạo đức có nhiều chức năng như: giáo dục, nhận thức, điều chính

hành vi, giao tiếp, đánh giá, thông tin, dự báo... Trong đó tập trung ở ba chức

năng cơ bản sau:

3.1. Chức năng điều chỉnh hành vi

Chức năng điều chỉnh hành vi là chức năng cơ bản nhất của đạo đức,

là một trong những phương thức không thể thiếu để điều chỉnh hoạt động của

con người nhằm đáp ứng những yêu cầu và lợi ích chung của xã hội. Không

có chức năng này thì đạo đức sẽ trở nên trừu tượng, vô nghĩa và không đạt

tới giá trị.

Điều chỉnh hành vi của đạo đức được thực hiện từ hai phía: xã hội và

chủ thể đạo đức.

Điều chỉnh từ phía xã hội: Đó là bằng các chuẩn mực đạo đức, quy tắc

đạo đức có tính khuyến khích hoặc ngăn cấm đối với hành vi của các cá

nhân. Xã hội khuyến khích hành vi của các cá nhân làm điều thiện, điều tốt vì

lợi ích chung của con người, đồng thời ngăn cấm các hành vi làm điều ác,

điều xấu, làm tổn hại đến lợi ích người khác. Sự điều chỉnh hành vi đạo đức

từ phía xã hội được thực hiện thông qua cơ chế dư luận xã hội. Cho nên điều

chỉnh hành vi đạo đức khác với điều chỉnh hành vi của pháp luật bằng cơ chế

quyền lực.

Điểu chính hành vi đạo đức từ phía chủ thể được thực hiện thông qua

sự nhận thức về những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực, giá trị đạo đức xã

hội, chủ thể tự giác điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân mình cho phù

hợp với yêu cầu đạo đức của xã hội. Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức từ

phía chủ thể được thực hiện bằng cơ chế tự nguyện, tự giác của mỗi người.

Nó khác với pháp luật mang tính cưỡng chế bắt buộc.

Ba chức năng cơ bản của đạo đức có quan hệ chặt chẽ với nhau. Chức

năng giáo dục tạo cơ sở để thực hiện chức năng nhận thức. Đến lượt nó,

chức năng nhận thức tạo ra điều kiện để phát huy giáo dục và điều chỉnh

hành vi. Thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi sẽ góp phần tích cực để

phát triển nhận thức và nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức.

Tóm lại, các quan điểm tự nhiên, quan điểm duy tâm và tôn giáo coi

đạo đức là những nguyên tắc, chuẩn mực được rút ra từ nguồn gốc phi hiện

thực lịch sử - chẳng hạn: "Thượng đế", hoặc "ý niệm tuyệt đối". Tự ý thức

hoặc một bản tính người trừu tượng nào đó rồi đem áp đặt vào đời sống hiện

thực của con người. Quan điểm mácxít coi đạo đức là một hiện tượng xã hội -

lịch sử, một hiện tượng tinh thần của xã hội, xem xét nó trong quan hệ với tồn

tại xã hội. Sự phát sinh, phát triển và hoàn thiện của đạo đức được bắt nguồn

và bị quy định bởi sự phát sinh, phát triển và hoàn thiện của tồn tại xã hội.

Bản chất của đạo đức là sự phản ánh những điều kiện vật chất hiện thực

trong đó con người sống và hoạt động. Khi xã hội có sự phân chia thành giai

cấp thì đạo đức xã hội bao giờ cũng mang bản chất giai cấp, đồng thời mang

tính nhân loại. Đạo đức là một hiện tượng xã hội đa chức năng, trong đó giáo

dục, nhận thức và điều chỉnh hành vi là các chức năng cơ bản thể hiện vai trò

to lớn của đạo đức đối với sự tồn tại, phát triển của con người và xã hội.

3.2. Chức năng giáo dục

Chức năng giáo dục của đạo đức nhằm góp phần hình thành, phát triển

nhân cách con người đáp ứng yêu cầu ổn định và phát triển của xã hội. Đặc

biệt, giáo dục đạo đức cách mạng có ý nghĩa lớn trong việc hình thành, phát

triển nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Bởi lẽ, giáo dục đạo đức là

con đường cơ bản nhằm hình thành cho con người hệ thống những quan

điểm, nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội. Qua đó tạo cơ sở cho

con người biết đánh giá các hiện tượng đạo đức xã hội cũng như đánh giá

thái độ hành vi đạo đức của bản thân mình theo chuẩn mực xã hội. Thông

qua giáo dục đạo đức giúp con người có khả năng đánh giá, lựa chọn, tiếp

thu các giá trị đạo đức xã hội để hình thành phẩm chất đạo đức cá nhân. Giáo

dục đạo đức còn làm tăng tính tích cực xã hội của con người, giúp con người

có ý thức trách nhiệm trước cuộc sống (tạo niềm tin, hạnh phúc, thanh thản

lương tâm...).

Giáo dục đạo đức là một quá trình thống nhất của hai mặt là giáo dục

và tự giáo dục. Giáo dục đạo đức được thực hiện từ gia đình, nhà trường đến

đoàn thể, xã hội. Tự giáo dục là của bản thân mỗi người bằng rèn luyện, tu

dưỡng đạo đức theo yêu cầu của xã hội.

Hiệu quả của giáo dục đạo đức phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: điều

kiện kinh tế, chính trị, xã hội gắn với tiến bộ đạo đức và nhân đạo hoá các

quan hệ xã hội; cách tổ chức giáo dục, phương pháp, hình thức giáo dục và

đặc biệt là mức độ tự giác của đối tượng giáo dục đạo đức.

3.3. Chức năng nhận thức (chức năng phản ánh)

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, cho nên đạo đức là

phương thức đặc biệt giúp con người chiếm lĩnh thế giới. Tính chất đặc biệt

của đạo đức là nó đưa con người vào thế giới của giá trị để con người nhận

thức, đánh giá, lựa chọn, lĩnh hội những giá trị phù hợp với lợi ích của mình

và của xã hội.

Nhận thức đạo đức của con người là một quá trình thống nhất của hai

mặt: nhận thức hướng ngoại và nhận thức hướng nội.

Nhận thức hướn ngoại là lấy hệ thống quan điểm, nguyên tắc. chuẩn

mực, hệ giá trị đạo đức xã hội làm đối tượng nhận thức. Nhờ đó con người

với tư cách chủ thể đạo đức chuyển hoá những yêu cầu của đạo đức xã hội

thành ý thức, phẩm chất đạo đức cá nhân thông qua rèn luyện tu dưỡng theo

chuẩn mực đạo đức đã lựa chọn.

Nhận thức hướng nội là chủ thể đạo đức lấy chính bản thân mình làm

đối tượng nhận thức, thể hiện sự tự nhận xét, tự đánh giá về nhận thức, thái

độ hành vi của bản thân mình so với nguyên tắc, chuẩn mực, giá trị đạo đức

chung của xã hội. Từ đó, các chủ thể đạo đức hình thành và phát triển các

quan điểm, nguyên tắc sống của mình như: tích cực, sáng tạo hay thụ động ỷ

lại, hi sinh hay hưởng thụ, vị tha hay vị kỉ...

Nhận thức đạo đức có hai trình độ là nhận thức thông thường và nhận

thức lí luận:

Nhận thức đạo đức thông thường chính là ý thức về những quy tắc,

những giá trị đạo đức đơn lẻ được hình thành trực tiếp trong đời sống hàng

ngày. Mặc dù ở trình độ thấp, song nhận thức đạo đức thông thường có tác

dụng to lớn trong việc điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi của con người,

góp phần ổn định trật tự xã hội. Chẳng hạn: các nguyên tắc trong đối nhân xử

thế như "Trên kính dưới nhường", "Đói cho sạch, rách cho thơm"...

Nhận thức đạo đức ở trình độ lí luận là nhận thức có tính hệ thống về

những nguyên tắc, những chuẩn mực, những giá trị đạo mang tính phố biến.

Nhận thức đạo đức ở trình độ lí luận là đòi hỏi khách quan của sự phát triển

đạo đức và của sự tiến bộ xã hội. Nó là một bộ phận cấu thành hệ tư tưởng

của các giai cấp, nhất là giai cấp thống trị xã hội.

Chương 3. CÁC KIỂU ĐẠO ĐỨC TRONG LỊCH SỬ, QUAN HỆ GIỮA ĐẠO ĐỨC VỚI CÁC HÌNH THÁI Ý THỨC XÃ HỘI KHÁC

1. Các kiểu đạo đức trong lịch sử

Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội được hình thành rất

sớm trong lịch sử. Cũng như các hình thái ý thức xã hội khác, đạo đức phản

ánh sự tồn tại và phát triển của tồn tại xã hội, thông qua mối quan hệ giữa

người với người ở các giai đoạn lịch sử khác nhau.

Lịch sử xã hội loài người đã, đang và sẽ trải qua năm hình thái kinh tế -

xã hội, tương ứng với nó là năm kiểu hình thái ý thức đạo đức xã hội khác

nhau. Đó là, đạo đức trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ; đạo đức trong xã hội

chiếm hữu nô lệ; đạo đức trong xã hội phong kiến; đạo đức trong xã hội tư

bản chủ nghĩa và đạo đức trong xã hội cộng sản chủ nghĩa, mà giai đoạn đầu

của nó là xã hội xã hội chủ nghĩa.

1.1. Đạo đức trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ

Khi xã hội loài người mới xuất hiện, con người còn sống cuộc sống bầy

đàn, ăn lông, ở lỗ và hoàn toàn phụ thuộc vào giới tự nhiên bên ngoài, chưa

có sự phân chia giai cấp, không có hiện tượng người bóc lột người. Cùng với

sự phát triển của xã hội, con người từng bước ý thức được sự cần thiết phải

hợp tác, tương trợ nhau trong cuộc sống săn bắt, hái lượm. Việc ý thức được

sự cần thiết này làm nảy sinh khát vọng về sự công bằng, nguyên tắc về sự

bình đẳng giữa các thành viên trong xã hội với nhau. Sự ý thức đó dần dần

được nội tâm hoá, trở thành nhu cầu bên trong, thành thói quen, tình cảm đạo

đức. Lúc đó tính tất yếu trở thành tự do. Đây chính là những biểu hiện đầu

tiên của các giá trị, chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức trong xã hội cộng sản

nguyên thuỷ.

Những nhà nghiên cứu chỉ ra rằng: “đặc điểm của con người lúc bấy

giờ là thẳng thắn, trung thực, kiên cường, dũng cảm, theo đúng nghĩa giữa

người với người và đối với toàn bộ thị tộc”.

Nền sản xuất xã hội ngày càng phát triển, mối quan hệ giữa con người

với người ngày càng trở nên phức tạp, đa dạng và phong phú lơn trong sự

chế định tự nhiên của đời sống cộng đồng. Điều đó đã làm nảy sinh những

chuẩn mực đạo đức mới, biểu hiện ở những hành vi giao tiếp, ứng xử trong

các điều cấm kị: không được lấy phần của nhau, không được đàn áp lẫn

nhau, không được nói dối. Ngoài ra, trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ (đặc

biệt là giai đoạn đầu), thông qua các phong tục, tập quán, lễ nghi tôn giáo các

quy ước, chế định có tác dụng điều chỉnh hành vi con người đã mang ý nghĩa,

giá trị đạo đức. Các quy ước, chế định đó được hình thành trong quá trình

hoạt động tập thể và từng bước trở thành các chuẩn mực được xã hội thừa

nhận. Có thể xem đây là một trong những dấu hiệu xuất hiện của đạo đức

trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ. Những phẩm chất của con người được xã

hội đề cao trong giai đoạn này gắn liền với điều kiện sinh sống của họ. Đó là

sức khoẻ, lòng dũng cảm, chí kiên cường, chịu đựng gian khổ, dám hi sinh vì

tập thể, đoàn kết và thông cảm với nhau.

Đạo đức trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ có những đặc điểm chủ

yếu sau đây:

Trước hết, trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, ý thức đạo đức xuất hiện

trong sự xuất hiện của một ý thức chung ở dạng tổng hợp, chưa được phân

chia thành một hình thái ý thức xã hội riêng biệt. Trong xã hội đó, ý thức đạo

đức tiềm ẩn, chứa đựng trong ý thức xã hội nói chung, đặc biệt là trong ý thức

tôn giáo (đạo đức ngẫu tượng giáo), điều này do chính đời sống kinh tế - xã

hội lúc bấy giờ quy định. Phù hợp với trình độ phát triển thấp kém của lực

lượng sản xuất, ý thức của con người lúc này “cũng mang tính động vật như

chính đời sống xã hội ở giai đoạn ấy; đó là một ý thức quần cư đơn thuần”.

Mầm mống đạo đức đã xuất phát từ chính những hoạt động chung của thị tộc

với những chế định tự nhiên của chúng. Những chế định tự nhiên này xét về

mặt nào đó chính là những chế định có tính chất đạo đức. Nói cách khác, đó

là những hình thức đầu tiên bộc lộ ý thức và quan hệ đạo đức. Việc coi trọng,

tuân thủ các hành vi giao tiếp, ứng xử và hoạt động cụ thể của cộng đồng là

biểu hiện đặc điểm rõ nét của ý thức đạo đức của người nguyên thuỷ. Mọi

thành viên thực hiện bất kì một hành vi đạo đức nào bao giờ cũng theo thói

quen.

Thứ hai, trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, đạo đức mang tính cụ thể -

cảm tính, trực quan và kinh nghiệm. Đặc điểm này cũng do chính điều kiện

kinh tế - xã hội lúc bấy giờ quy định. Trong xã hội đó, việc tuân thủ một cách

nghiêm ngặt các hành vi giao tiếp, ứng xử và hoạt động cụ thể - cảm tính của

cá nhân và cộng đồng được coi là hợp đạo đức. Các chế định đạo đức đầu

tiên bao giờ cũng là sự lặp lại các kinh nghiệm thực tiễn trong dạng trực quan

sinh động, không đòi hỏi phải suy xét, cân nhắc có tính lôgíc, tính phản tư lí

luận. Chính vì vậy, đối với người nguyên thuỷ, việc bắt chước các mẫu hành

vi đạo đức của người đi trước được coi là một yêu cầu có tính nguyên tắc, bắt

buộc, đòi hỏi mọi người phải tuân theo. Thông qua sự đòi hỏi có tính bắt buộc

này mà các phong tục, tập quán trong lao động và sinh hoạt; các điều cấm kị

và lễ nghi tôn giáo được giữ gìn và tồn tại một cách cụ thể - cảm tính trong

đời sống cộng đồng. Nhiều nhà khảo cổ học đã khẳng định rằng, khó mà nói

đến những quan niệm về cái thiện và cái ác của người nguyên thủy; nhưng lại

có thể thấy được họ đã hành động trong mọi việc theo các mẫu nào đó của

cái thiện hoặc cố tránh các mẫu của cái ác. Ở châu Mĩ, châu Phi, Ôxtrâylia và

một số khu vực khác, đến nay nhiều bộ lạc còn lưu giữ truyền thống tốt đẹp

như: không cãi cọ nhau, biết nghe lời những người lớn tuổi, tương trợ và giúp

đỡ nhau trong cuộc sống. Họ xem đây là điều thiện cần phải tuân thủ. Ngược

lại, bất kì hành vi nào không theo đúng phong tục, tập quán đều bị xem là cái

ác.

Thứ ba, trong đạo đức cộng sản nguyên thuỷ hành vi thể hiện cái thiện

hao hàm nhiều ý nghĩa: cái tốt, cái có ích, cái chân thật, trong đó sự hợp tác,

sự công bằng giữ vai trò nền tảng. Sự hợp tác giản đơn trong điều kiện kinh

tế tự nhiên của người nguyên thuỷ là yếu tố hàng đầu tạo nên hiệu quả trong

lao động tập thể. Tính công bằng trong hưởng thụ vật phẩm và các quan hệ

xã hội đã tạo ra sự ổn định hợp lí và bình đẳng xã hội trong điều kiện chưa có

sản phẩm dư thừa. Không có sự hợp tác, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau này,

con người không thể đủ sức để chống chọi lại thiên nhiên, thú dữ. Chính giá

trị đạo đức này đã góp phần to lớn trong việc tạo sự ổn định hợp lí và bình

đẳng xã hội, là điều kiện cơ bản đảm bảo cho xã hội phát triển trong sự ổn

định. Song, sự ổn định này không thể tiếp tục kéo dài mãi tổ chức xã hội cộng

sản nguyên thuỷ được. Vì như vậy, theo tiến trình phát triển của lịch sử, một

xã hội mới sẽ ra đời thay thế xã hội cộng sản nguyên thuỷ. Đó chính là xã hội

chiếm hữu nô lệ.

1.2. Đạo đức trong xã hội chiếm hữu nô lệ

Sự phát triển của nền sản xuất xã hội dẫn đến sự xuất hiện chế độ sở

hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Từ đó đã tạo nên sự khác biệt giữa quyền lợi

và nghĩa vụ cũng như vai trò và địa vị của từng cá nhân trong xã hội. Chính

thời điểm này đã đánh dấu sự xuất hiện của nền đạo đức mới, đạo đức mang

tính giai cấp. So với xã hội cộng sản nguyên thuỷ, thì xã hội chiếm hữu nô lệ

đã có bước tiến lớn, phù hợp với sức sản xuất tiến bộ của xã hội. Quan hệ

sản xuất chiếm hữu nô lệ là một quan hệ sản xuất mới, mà cơ sở là chủ nô

chiếm hữu tư liệu sản xuất và chiếm hữu cả bản thân người lao động. Loài

người bắt đầu hình thành một nền đạo đức mới phức tạp hơn - đạo đức chủ

nô.

Đạo đức trong xã hội chiếm hữu nô lệ được hình thành trên cơ sở sự

phát triển của lực lượng sản xuất, là việc tăng năng suất lao động, là việc tạo

ra sản phẩm thặng dư - điều kiện để người này bóc lột người khác. Trong lịch

sử lần đầu tiên xuất hiện một nền đạo đức mang tính giai cấp.

Đúng như nhận xét của C. Mác và Ph. Ăngghen viết trong tác phẩm Hệ

tư tưởng Đức: “Sau này, ý thức quần cư hay ý thức bộ lạc đó phát triển và

được hoàn thiện nhờ sự tăng thêm năng suất, sự tăng thêm nhu cầu và nhờ

sự tăng thêm dân số - cơ sở của sự tăng thêm năng suất và tăng thêm nhu

cầu. Cùng với những cái đó, phân công lao động cũng phát triển. Bắt đầu từ

lúc đó, ý thức có khả năng tự giải thoát khỏi thế giới và chuyển sang xây

dựng lí luận “thuần tuý”, thần học, triết học, đạo đức

Cùng với sự phát triển của yếu tố kinh tế, thì về mặt xã hội, có sự phân

công xã hội đối với các tù trưởng, tộc trưởng. Lúc đầu, những người này chỉ

đơn thuần thực hiện các chức năng quản lí điều hành xã hội, sau đó, họ dựa

vào các chức năng này để chiếm đoạt sản phẩm thặng dư, trở thành những

người giàu có, và dần dần, bằng cách tự nhiên nào đó, họ hợp lại với nhau,

trở thành giai cấp thống trị. Những tù binh bắt được trong các cuộc chiến

tranh giữa các thị tộc, bộ lạc được sử dụng làm nô lệ phục vụ cho việc sản

xuất. Những người nghèo đói ngày càng bị khinh rẻ và cuối cùng vì nợ nần

chồng chất không có khả năng thanh toán cũng rơi vào số phận như các tù

binh.

Được hình thành trên cơ sở kinh tế - xã hội có sự phân chia giai – cấp

như vậy, đạo đức trong xã hội chiếm hữu nô lệ mang những đặc trưng sau:

Thứ nhất, tính chất đối kháng về đạo đức xuất hiện. Đó là sự đối kháng

về đạo đức của chủ nó và đạo đức của nô lệ. Sự đối kháng này trước hết

biểu hiện ở thái độ đối với lao động. Chính chế độ sở hữu chủ nô dẫn đến sự

phân phối không công bằng tức là sự chiếm đoạt của cải do cả cộng đồng

làm ra của một lớp người đã dần phá vỡ tính hợp tác, công bằng, bình đẳng

của công xã thị tộc. Sự khác biệt này là một trong những nguyên nhân làm

cho giai cấp thống trị và những nhà tư tưởng của họ ngày càng xa lánh lao

động (đặc biệt là lao động chân tay) và không quan tâm gì đến người lao

động. Họ cho rằng, nô lệ chẳng qua chỉ là “động vật biết nói” Platôn), là “động

vật xã hội” (Arixtốt), là hạng người “hạ đẳng, hạ ngu” (Khổng Tử) không thể

cảm hoá được, không có đạo đức.

Tầng lớp người có đặc quyền, đặc lợi tự cho phép mình là người đức

hạnh, còn nô lệ là kẻ thấp hèn, hạ ngu, không có phẩm hạnh. Platôn nói rằng:

“Chỉ có tầng lớp quý tộc, những người có ý thức mới thể hiện được đạo đức

cao cả của mình, còn những người nô lệ thì không có đạo đức, nếu có, đó

cũng chỉ là sự khuất phục, là chế ngự những dục vọng kích thích họ nổi loạn

chống lại giai cấp quý tộc mà thôi”. Còn Khổng Tứ quan niệm: “Có thể có

người quân tử bất nhân, nhưng chưa hề có kẻ tiểu nhân có nhân”.

Sự nô dịch của số ít đối với số đông giờ đây được bảo đảm bởi một lực

lượng xã hội mới - nhà nước. Tình trạng bình đẳng nhường chỗ cho đảng

cấp. Nội dung cơ bản của đạo đức được đẩy tới hai cực đối lập gay gắt: chủ -

tớ, trên - dưới, mệnh lệnh - phục tùng. Điều này có thể thấy ngay từ thời kì

tan rã của chế độ công xã thị tộc. Qua những nội dung đạo đức thể hiện trong

các anh hùng ca của giới quý tộc, và các chuyện kể dân gian, người ta đã

thấy có sự phân chia thành hai quan niệm, hai hệ thống đạo đức khác nhau.

Cũng từ đó, hình thành hai loại lí tưởng đạo đức mâu thuẫn nhau trong xã

hội.

Thứ hai, nếu ý thức đạo đức trong xã hội nguyên thuỷ là sự hoà trộn

giữa ý thức và hành vi muốn vươn tới điều thiện, thì trong xã hội chiếm hữu

nô lệ, quá trình tách biệt đạo đức khỏi sự hỗn dung nguyên thuỷ ngày một

tăng lên. Con người đã biết làm các thử nghiệm đầu tiên, khái quát về mặt

triết học đối với các quy định phát triển của đời sống đạo đức và biện minh có

tính triết học cho quá trình phát triển đó.

Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, trình độ nhận thức của con người ngày

càng dược nâng lên, quá trình phân công lao động giữa lao động trí óc và lao

động chân tay ngày càng sâu sắc đã làm xuất hiện tầng lớp những người lao

động trí óc có khả năng xây dựng nên các lí thuyết đạo đức để cuối cùng hình

thành nên ngành Đạo đức học. Đến đây, người ta đã biết phân biệt ý thức

đạo đức với thực tiễn đạo đức. Với sự phân biệt này, tính hỗn dung trong đạo

đức của người nguyên thuỷ coi như chấm dứt. C. Mác và Ph. Ăngghen cho

rằng: “Phân công lao động chỉ trở thành phân công lao động thực sự từ khi

xuất hiện sự phân chia thành lao động vật chất và lao động tinh thần. Bắt đầu

từ lúc đó, ý thức có thể thực sự tưởng tượng rằng nó là một cái gì khác chứ

không phái là ý thức về thực tiễn hiện có, rằng nó có thể thực sự đại biểu cho

cái gì đó mà không đại biểu cho một cái gì hiện thực cả; bắt đầu từ lúc đó, ý

thức có khả năng tự giải thoát khỏi thế giới và chuyển sang xây dựng lí luận

"thuần túy”, thần học, triết học, Đạo đức học”.

Ngoài hai đặc trưng cơ bản trên, những quan niệm về thiện và ác,

chính nghĩa và phi nghĩa, hạnh phúc và bất hạnh, cũng là những vấn đề nóng

bỏng đặt ra cho xã hội đương thời về mặt đạo đức.

1.3. Đạo đức trong xã hội phong kiến

Chế độ phong kiến xuất hiện dựa trên cơ sở sở hữu ruộng đất. Đó là

một giai đoạn mới cao hơn trong sự phát triển của sản xuất. Trong xã hội này,

khác với nô lệ, người nông dân có công cụ sản xuất riêng và có nền kinh tế

riêng dựa vào lao động cá nhân và đem lại cho họ những điều kiện sinh sống

cần thiết. Địa chủ phong kiến vẫn có quyền điều nông dân ra khỏi lãnh địa của

mình, nhưng không có quyền giết họ.

Mặc dù vậy, ở phương Đông hay phương Tây, giai cấp địa chủ, phong

kiến luôn luôn muốn trói buộc con người vào những luật lệ hà khác, sơ cứng

của sự phụ thuộc đẳng cấp nghiêm ngặt, tạo nên sự đối kháng về mặt đạo

đức trong xã hội. Dĩ nhiên, tư tưởng đạo đức thống trị trong xã hội này là tư

tưởng đạo đức của giai cấp địa chủ, phong kiến. Lịch sử chứng tỏ rằng:

“Trong mọi thời đại, những tư tưởng của giai cấp thống trị là những tư tưởng

thống trị... giai cấp nào là lực lượng vật chất thống trị trong xã hội thì cũng là

lực lượng tinh thần thống trị trong xã hội. Giai cấp nào chi phối những tư liệu

sản xuất vật chất thì cũng chi phối luôn cả những tư liệu sản xuất tinh thần”.

Yêu cầu chung của nền đạo đức thống trị trong xã hội phong kiến là

bầy tôi phải trung với vua, chư hầu phải trung với thiên tử, nông dân phải

trung với địa chủ. Do đó, quan điểm đạo đức của giai cấp phong kiến và quan

điểm đạo đức của nông dân về thực chất vẫn đối lập nhau. Tuy nhiên, sự đối

lập đó đã có những biến đổi nhất định. Những mâu thuẫn trái ngược và

những sự khác biệt trong quan điểm đạo đức giai cấp đã thu hẹp lại, những

yếu tố giống nhau được mở rộng ra. Điều đó chứng tỏ, về hình thức những

quan hệ giữa giai cấp phong kiến và nông dân “hoà bình” hơn so với chủ nô

và nô lệ. Tuy nhiên, không phải điều đó làm giảm nhẹ xung đột giai cấp, trái

lại nó tăng thêm mâu thuẫn đối kháng giai cấp. Bởi vì, người nông dân một

mặt ý thức được về quyền của mình, tự do hơn nô lệ; mặt khác, chính có

quyền tự do tương đối lớn hơn đó đã kích thích người nông dân bộc lộ nhiều

năng lực và nghị lực hơn trong cuộc đấu tranh chống địa chủ phong kiến.

Ở phương Tây tư tưởng đạo đức trong xã hội phong kiến thường xuất

hiện từ những tín điều tôn giáo. Những giáo lí của giáo hội đồng thời cũng là

những định lí chính trị, những đoạn kinh thánh cũng có hiệu lực trước mọi toà

án như là luật pháp và ngay cả khoa học trong một thời gian dài vẫn còn đặt

dưới sự giám hộ của thần học. Còn ở phương Đông (chủ yếu là Trung Quốc,

Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam), tư tưởng đạo đức không hoàn toàn hay

đúng hơn là ít phụ thuộc vào tôn giáo (tuy nhiên, tư tưởng đạo đức Phật giáo,

Nho giáo cũng ảnh hưởng ít nhiều, với mức độ nông, sâu, đậm, nhạt khác

nhau ở các nước) mà thường xuất phát từ quan hệ giữa người với người,

giữa người với tự nhiên, được nhìn nhận qua lăng kính học thuyết Nho giáo

của Khổng Tử.

Lẽ sống của người quân tử mà Nho giáo nêu lên là: tu thân, tề gia, trị

quốc, bình thiên hạ. Với những luân thường đạo lí, nhân, lễ, nghĩa, trí, tín đã

đòi hỏi mọi người từ vua chúa đến người bình dân phải luôn luôn rèn luyện và

nghiêm khắc với bản thân trong cuộc sống hàng ngày. Khổng Tử không chỉ

khuyên mọi người mà ông còn là một tấm gương sáng trong việc thực hiện

các điều “nhân”, “lễ” để mọi người noi theo. Ví như, để tỏ lòng kính cẩn, khi lễ

quỷ thần ông coi quỷ thần đang ngồi tại đó. Để giữ lòng mình trong sạch và

thẳng thắn, chiếu trải không ngay ngắn ông không ngồi, thịt thái không vuông

vắn ông không ăn. Ông nêu lên những yêu cầu chi tiết trong việc tiếp đón

khách khứa, thăm viếng bạn bè. Giáo huấn của ông về “lễ” đã đạt tới mức độ

sâu sắc, đã trở thành một tiêu chuẩn để đánh giá hành vi của con người ông.

Tuy nhiên, bên cạnh một số mặt tích cực (tuy không phải là cơ bản, tư

tưởng đạo đức phong kiến cũng bộc lộ mâu thuẫn, biểu hiện tình trạng đối

kháng với những quan điểm đạo đức của nhân dân lao động, đó là: tư tưởng

địa vị, đẳng cấp, tư tưởng trọng nam, khinh nữ, thói đạo đức giả, bệnh gia

trưởng - gia đình chủ nghĩa, khuyên người ta phục tùng các đấng bề trên một

cách mù quáng). Nhìn chung, đạo đức phong kiến phương Đông trói buộc

con người vào các mối quan hệ: ngũ luân, tam cương, ngũ thường và coi đó

là sức mạnh để quản lí và cải tạo xã hội.

Có thế nói, so với đạo đức trong xã hội chiếm hữu nô lệ, hình thái đạo

đức trong xã hội phong kiến đã đạt được những tiến bộ nhất định. Tiến bộ lớn

nhất là sự giải phóng con người về mặt thể xác và trong những giới hạn nhất

định, một số quyền lợi của con người cũng được thực hiện.

1.4. Đạo đức trong xã hội tư bản chủ nghĩa

Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, xã hội phong kiến sẽ được thay thế

bằng xã hội tư bản chủ nghĩa. Ngay từ khi mới xuất hiện, giai cấp tư sản đã

muốn thủ tiêu những đặc quyền và các rào cản của chế độ phong kiến trên

con đường phát triển công nghiệp và thương nghiệp. Trên cơ sở thực tiễn

sản xuất vật chất và những biến đổi xã hội, cùng với sự phát triển của các

ngành khoa học tự nhiên, những tư tưởng triết học, Đạo đức học, nghệ thuật

cũng đạt được những tiến bộ đáng kể. Thay thế cho đạo đức trong xã hội

phong kiến là đạo đức của giai cấp tư sản trong xã hội tư bản chủ nghĩa.

Khi mới xuất hiện, giai cấp tư sản từng đóng vai trò tiến bộ cách mạng

trong lịch sử. Nó đập tan xiềng xích của chế độ nông nô, xoá bỏ tình trạng cát

cứ phong kiến, tạo điều kiện mở rộng thị trường trong nước và thế giới.

Quyền con người được mở rộng hơn nhiều so với xã hội phong kiến (quyền

về chính trị, dân sự, kinh tế văn hoá - xã hội). Cá nhân được giải phóng.

Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã tạo ra năng suất lao động cao,

thúc đẩy khoa học không ngừng phát triển.

Gắn liền với thắng lợi đó, giai cấp tư sản đã thẳng tay xoá bỏ quan hệ

đạo đức phong kiến với đặc trưng cơ bản là: sự phụ thuộc phục tùng những

đấng bề trên; phụ thuộc và phục tùng vươn, quyền và thần quyền, những luật

lệ hà khắc, nghiêm ngặt thay vào đó là các quan hệ đạo đức tư sản. Bên cạnh

những mặt tiến bộ (kể cả tiến bộ đạo đức), giai cấp tư sản và xã hội tư bản đã

tạo nên nhiều bất công cho xã hội.

Khi quan hệ hàng hoá, tiền tệ thâm nhập vào mọi mặt của đời sống xã

hội; khi mà giai cấp tư sản đề cao vị kỉ, vị lợi; khi mà chủ nghĩa cá nhân trở

thành nguyên tắc đạo đức đặc trưng cho hệ tư tưởng và luân lí tư sản thì “tự

do, bình đẳng, bác ái” chỉ còn là danh nghĩa, những sợi dây đạo đức trói buộc

con người bị phá tan. Giai cấp tư sản đề cao lẽ sống: mỗi người vì mình,

Chúa vì tất cả, lợi nhuận là cái đáng quý nhất và là mục tiêu của thời đại này.

Cơ sở lí luận của lí thuyết đạo đức này là sự thừa nhận sự tự trị và

những quyền tuyệt đối của các cá nhân trong xã hội. Với tư cách là một

nguyên tắc đạo đức, chủ nghĩa cá nhân đem cá nhân đối lập với tập thể, với

xã hội, đòi hỏi lợi ích xã hội phải phục tùng lợi ích cá nhân. Đạo đức tư sản

coi chủ nghĩa cá nhân là “bản tính tự nhiên của con người”, bản tính ấy là bất

biến.

Xét vê mặt lịch sử của sự phát triển xã hội, giai cấp tư sản từng đóng

vai trò tích cực trong một giai đoạn nhất định của xã hội tư sản. Trong quá

trình tích luỹ tư bản, giai cấp tư sản đã đấu tranh xoá bỏ quan hệ chật hẹp

đẳng cấp, giải phóng cá nhân khỏi mọi áp bức của xã hội phong kiến và giáo

hội Thiên Chúa giáo. Nhưng khi giai cấp tư sản xác lập được địa vị xã hội của

mình với tư cách là giai cấp thống trị, thì việc truyền bá và thực hiện chủ

nghĩa cá nhân ngày càng trở nên phản nhân đạo. Giai cấp tư sản cố dùng

chủ nghĩa cá nhân để biện hộ về mặt tư tưởng cho những quan hệ bóc lột tư

bản chủ nghĩa. Song, tất cả mọi sự biện hộ ấy đều không thể khắc phục được

sự khủng hoảng đạo đức đang ngày càng trầm trong xã hội tư bản chủ nghĩa.

Xã hội tư bản hiện đại đã và đang sản sinh ra một lớp người sống trong

xa hoa trên sự đau khổ của người khác, đó là thái độ của những kẻ vô tâm về

đạo đức. Nền đạo đức xã hội bị suy thoái, nhân cách con người ngày càng bị

tha hoá. Nói theo Mác và Ăngghen, xã hội tư bản đã không để lại giữa người

với người một mối quan hệ nào khác, ngoài mối lợi lạnh lùng và lối trả tiền

này không tình, không nghĩa. Tệ hại hơn, giai cấp tư sản đã xé toang tấm

màn tình cảm bao phủ những quan hệ gia đình và làm cho những quan hệ ấy

chỉ còn là những quan hệ tiền nông đơn thuần. Nó biến giá trị con người

thành giá trị đổi chác. Tất cả các hoạt động, cùng với trí tuệ và tình cảm, danh

dự và lương tâm con người đều trở thành đối tượng mua bán.

Xã hội tư bản đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển nhanh, cùng

nền sản xuất nhỏ, phân tán được xã hội hoá ngày càng cao, phân công lao

dộng phát triển, năng suất lao động có hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, ngoài

những mặt tích cực đó, giai cấp tư sản đã để lại cho xã hội không ít những

hậu quả tiêu cực: vấn đề công lí và nền đạo đức trong xã hội không được bảo

đảm bình thường, con người trở nên ích kỉ, đạo lí trong xã hội ngày càng suy

giảm.

Hiện nay chủ nghĩa tư bản đang có những sự điều chính nhất định về

các mặt trong quan hệ sản xuất của mình, nhưng dù điều chỉnh thế nào đi

chăng nữa thì bản chất của nó vẫn không thay đổi - đó vẫn là xã hội dựa trên

quan hệ người bóc lột người. Những mâu thuẫn trong nền đạo đức của xã hội

tư bản cần phải được khắc phục, được xoá bỏ bởi sự ra đời của một nền đạo

đức mới tiến bộ hơn: đạo đức cộng sản chủ nghĩa.

1.5. Đạo đức trong xã hội cộng sản chủ nghĩa

Sau khi cách mạng vô sản thắng lợi, giai cấp bóc lột về cơ bản đã bị

xoá bỏ, người lao động từng bước dược giải phóng về mặt kinh tế, chính trị

và xã hội. Giai cấp vô sản là giai cấp bị áp bức cuối cùng trong lịch sử loài

người. Đạo đức của giai cấp vô sản là mầm mống của đạo đức cộng sản chủ

nghĩa tương lai, có tính chất thống nhất, có ý nghĩa phổ biến toàn nhân loại.

Vì, đạo đức cộng sản chủ nghĩa là đạo đức của giai cấp vô sản cách mạng,

phản ánh những lợi ích căn bản của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh tự

giải phóng mình và giải phóng nhân loại thoát khỏi mọi áp bức, bất công, đem

lại hạnh phúc chân chính cho con người.

Ngay từ khi giai cấp vô sản cách mạng chưa nắm được chính quyền,

nhưng do bản chất cách mạng và khoa học của nó, đạo đức cách mạng của

giai cấp vô sản vẫn “là thứ đạo đức có một số lượng nhiều nhất những nhân

tố hứa hẹn một sự tồn tại lâu dài”.

Với sự thắng lợi của cuộc cách mạng vô sản, từ đạo đức giai cấp của

giai cấp vô sản, đạo đức cộng sản chủ nghĩa biến thành quy luật đạo đức của

toàn xã hội. Cùng với việc kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức cơ bản

chung của loài người, giai cấp vô sản đã nêu lên những quy phạm đạo đức

riêng của mình, như: Tinh thần đoàn kết giai cấp; chủ nghĩa quốc tế và chủ

nghĩa tập thể; lao động sáng tạo với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao;

chủ nghĩa nhân đạo cộng sản... Trong quá trình vận động và phát triển,

những nguyên tắc, quy phạm đạo đức cộng sản không ngừng được bỗ sung

và được áp dụng với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đạo đức cộng sản thể

hiện ra như là thành quả tiến bộ đạo đức của loài người, toàn bộ nội dung

chân chính của nó, hợp với nhân tính chứa đựng trong nền đạo đức của các

giai cấp tiến bộ trong tất cả các thời đại lịch sử trước đây, nay đã được phát

triển cao độ.

Đạo đức cộng sản chủ nghĩa là giai đoạn cao trên con đường tiến lên

của đạo đức loài người. Nó kế thừa và phát triển tất cả những gì tốt đẹp nhất

được nhân loại sáng tạo ra trong suốt hàng ngàn năm đấu tranh chống áp

bức, bất công xã hội cũng như những thói hư, tật xấu, phản đạo đức. Đạo

đức cộng sản là một nền đạo của tương lai, một nền đạo đức mang ý nghĩa

nhân văn cao cả. Tưởng nhân đạo cốt lõi trong đạo đức cộng sản là: tất cả vì

con người, tôn trọng con người, thương yêu con người, giải phóng con người,

tạo mọi điều kiện cho con người được phát triển tự do và toàn diện trong mối

quan hệ hài hoà giữa cá nhân và tập thể, cộng đồng và tự nhiên. Chỉ có chủ

nghĩa cộng sản mới đem lại hạnh phúc thực sự cho con người. Trong xã hội

cộng sản chủ nghĩa, “mỗi người đều có thể tự hoàn thiện mình trong bất kì

lĩnh vực nào ích”. Đó chính là lúc chủ nghĩa nhân đạo cộng sản đạt đến mức

“hoàn bị” nhất.

Để có được một chủ nghĩa nhân đạo hoàn bị, loài người phải trải qua

quá trình đấu tranh lâu dài và vô cùng gian khổ, đặc biệt là trong giai đoạn

đầu - giai đoạn xã hội xã hội chủ nghĩa, một xã hội vừa thoát thai từ xã hội cũ,

bản thân xã hội đó cũng như nền đạo đức của nó không thể không chứa

đựng những tàn dư của xã hội trước đó để lại. Để hình thành đạo đức mới -

đạo đức trong xã hội cộng sản chủ nghĩa, chúng ta phải tích cực đấu tranh

với những quan điểm đạo đức lạc hậu, phản động đang ngăn cản quá trình

phát triển lịch sử. Đại diện cho đạo đức cộng sản là giai cấp vô sản, sứ mệnh

của nó là thủ tiêu tận gốc sự bóc lột và áp bức dưới bất cứ hình thức nào, và

về khách quan, nó tiêu biểu cho lợi ích của toàn thể quần chúng lao động, nó

bao hàm nhiều nhân tố đạo đức chung của cả loài người.

Trong xã hội ta hiện nay, bên cạnh những truyền thống đạo đức tốt đẹp

của dân tộc và của nhân loại đang trở thành nguồn sức mạnh tinh thần vô

cùng to lớn của sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, thì cũng đang còn

không ít những vấn đề thuộc về lĩnh vực đạo đức cần phải giải quyết. Đó là

cuộc đấu tranh giữa lối sống lành mạnh, trung thực, nhân ái, vị tha, thấm

đượm tình người sâu sắc, với lối sống thực dụng, ích kỉ, chạy theo đồng tiền

bất chính, sẵn sàng chà đạp lên nhân phẩm của người khác.

Đứng trước sự suy thoái đạo đức, sự phát triển lệch chuẩn nhân cách

so với yêu cầu xã hội trong một bộ phận nhân dân đòi hỏi chúng ta “phải tăng

cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, rèn luyện đạo đức cách mạng,

chống chủ nghĩa cá nhân”, lành mạnh hoá đời sống tinh thần xã hội - đây là

một trong nhiệm vụ quan trọng của công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.

2. Quan hệ giữa ý thức đạo đức với các hình thái ý thức xã hội khác

Trên cơ sở những tiêu chuẩn vật chất khách quan, phương thức phản

ánh và tổ chức thực hiện chức năng xã hội, người ta phân ý thức xã hội thành

các hình thái, trong đó có ý thức đạo đức.

Các hình thái ý thức xã hội này phản ánh các lĩnh vực khác nhau của

đời sống xã hội và luôn luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau. Sự tác động này

làm cho mỗi hình thái ý thức mang tính độc lập tương đối so với tồn tại xã hội

(đặc biệt là tính kế thừa trong sự phát triển của ý thức xã hội). Đây là vấn đề

có tính quy luật, về điều này, Ph. Ăngghen cho rằng, sự phát triển của chính

trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật... đều dựa trên cơ sở sự

phát triển kinh tế. Nhưng tất cả chúng cũng có ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh

hưởng đến cơ sở kinh tế. Đây là một đóng góp quan trọng về nhận thức,

phương pháp luận để khảo sát và phân tích những hiện tượng đạo đức cũng

như tiến trình phát triển của nó một cách khoa học. Điều này đòi hỏi chúng ta

không thể giải thích sự xuất hiện, vận động và phát triển của một hình thái ý

thức xã hội này từ những hình thái ý thức xã hội khác một cách giản đơn như

một số quan điểm lí luận duy tâm tư biện. Song, cũng không được đơn giản

hoá các mối quan hệ qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội chỉ truy tìm mọi lí

do phát triển của ý thức xã hội từ nguyên nhân duy nhất - nguyên nhân kinh

tế. Chính Ph. Ăngghen trong bức thư gửi cho Iôdép Blốc (ngày 21/9/1890) đã

viết rằng: “Theo quan điểm duy vật về lịch sử, nhân tố quyết định trong lịch sử

xét đến nay là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực. Cả tôi lẫn Mác

chưa bao giờ khẳng định gì hơn thế. Còn nếu có ai đó xuyên tạc luận điểm

này theo ý nghĩa nhân tố kinh tế là nhân tố quyết định duy nhất, thì người đó

biến lời khẳng định này thành một câu trống rỗng, trừu tượng, vô nghĩa”.

Ý thức đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, với một số

hình thái ý thức xã hội khác, không tồn tại biệt lập mà tồn trong mối quan hệ

biện chứng với các hình thái ý thức xã hội khác, như: ý thức chính trị, ý thức

pháp quyền, ý thức tôn giáo, ý thức khoa học, ý thức nghệ thuật.

2.1. Mối quan hệ giữa ý thức đạo đức với ý thức chính trị

Về mặt lịch sử, ý thức đạo đức xuất hiện sớm hơn ý thức chính trị. Sự

xuất hiện của ý thức đạo đức gắn liền với sự xuất hiện của xã hội loài người;

còn chính trị, với tư cách là hình thái ý thức xã hệ chỉ xuất hiện khi xã hội có

sự phân chia giai cấp, khi nhà nước đời. Vì, theo Lênin, chính trị là mối quan

hệ giữa các giai cấp đối với vấn đề nhà nước. Đứng về mặt lịch sử, chính trị

chỉ xuất hiện khi có sự phân chia giai cấp trong xã hội.

Ý thức đạo đức là toàn bộ những quan niệm, tri thức và các trạng thái

xúc cảm tâm lí chung của các cộng đồng người về các giá trị thiện, ác, lương

tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng... về những quy tắc đánh giá, điều

chỉnh hành vi ứng xử giữa cá nhân với cá nhân và giữa cá nhân với xã hội.

Ý thức chính trị là sự phản ánh các quan hệ chính trị, kinh tế xã hội

giữa các giai cấp, các dân tộc và các quốc gia, cũng như thái độ của các giai

cấp đối với quyền lực nhà nước.

Khi ý thức chính trị chưa xuất hiện, đạo đức giữ vai trò to lớn trong việc

giữ gìn trật tự xã hội. Là phương thức cơ bản để điều chỉnh các mối quan hệ

giữa người với người, đảm bảo sự ổn định cho xã hội phát triển. Khi nhà

nước xuất hiện, ý thức chính trị ra đời, lập tức ý thức chính trị đóng vai trò

chính trong việc điều tiết các quan hệ xã hội, nó thay thế một phần chức năng

điều chỉnh hành vi con người của đạo đức.

Không chỉ dừng lại ở việc thay thế một phần chức năng điều tiết các

quan hệ xã hội của đạo đức, ý thức chính trị còn làm biến đổi tinh thần đạo

đức. Từ chỗ là sự thể hiện lợi ích cơ bản của mọi thành viên trong cộng đồng,

đạo đức trở thành đại diện cho lợi ích giai cấp (giai cấp thống trị xã hội), làm

cho tính phổ biến của đạo đức bị thu hẹp lại. Đến đây, đạo đức mang tính giai

cấp, ý thức đạo đức chịu sự quyết định của nhiệm vụ chính trị. Nhưng điều

không có nghĩa là đạo đức mất đi vai trò xã hội và tính độc lập của mình. Vì,

đạo đức với tư cách là một quan hệ tinh thần sâu sắc luôn luôn tồn tại và giữ

vai trò điều tiết tất cả các quan hệ xã hội, trong đó có cả quan hệ chính trị. Ý

thức chính trị, vì thế một mặt chi phối tinh thần đạo đức, nhưng mặt khác lại

gắn liền với đạo đức và xem đạo đức như nền tảng tinh thần.

Ý thức chính trị là sự thể hiện dưới hình thức khái quát những lợi ích cơ

bản của giai cấp thống trị xã hội. Tuy nhiên, để có thể trở thành ý thức thống

trị xã hội, thì ý thức chính trị đó không thể xuất phát từ chủ nghĩa vị kỉ, độc

đoán của một giai cấp, dù đó là giai cấp thống trị. Ngược lại những lợi ích cơ

bản của giai cấp thống trị chỉ có thế được bảo tồn và thừa nhận nếu trong ý

thức chính trị, nó đồng thời được thể hiện ra như lợi ích chung của xã hội,

hàm chứa những giá trị nhân đạo, giá trị đạo đức. Vì thế, ý thức chính trị cũng

không thể tách rời ý thức đạo đức.

Lịch sử tư tưởng phương Đông cổ đại (đặc biệt ở Ấn Độ cổ đại, Trung

Hoa cổ đại) đã chứng tỏ rằng giữa ý thức đạo đức với ý thức chịnh trị không

chỉ tác động qua lại lẫn nhau mà nhiều khi còn hoà quyện” vào nhau, thâm

nhập trong nhau. Biểu hiện rõ nét nhất là sự thâm nhập này là ở đường lối

“đức trị” của Khổng Tử. Với ông, đạo đức và chính trị không tách rời nhau.

Khổng tử đã “đạo đức hoá” chính trị. Tất cả triết lí chính trị của ông có thể tóm

tắt trong thuật ngữ “đức trị”. Nội dung của đức trị đòi hỏi người trị dân phải có

đức, cai trị dân bằng đức. Khổng Tử nói: “Làm chính trị bằng đức, thì tự mình

sẽ giống như sao Bắc Đẩu, ở nguyên một chỗ mà mọi vì sao khác chầu

quanh mình”.

Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, mặc dù giai cấp tư sản quản lí xã hội

chủ yếu bằng pháp luật, nhưng đạo đức không vì thế mà mất đi chức năng

điều chỉnh hành vi của mình. Nhiều giá trị đạo đức tiêu biểu như: tự do, bình

đẳng, bác ái, quyền sống, quyền được mưu cầu hạnh phúc... vẫn được thể

hiện trong các bản tuyên ngôn chính trị (Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng

quốc Hoa Kì năn 1776; Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cộng hoà

Pháp năm 1789...).

Trên danh nghĩa, đạo đức tư sản truyền bá tư tưởng tự do, bình đẳng,

nhưng trên thực tế, xã hội tư bản luôn luôn dựa vào bạo lực và sự nô dịch

con người (mà trước hết là nhân dân lao động) đi củng cố địa vị chính trị của

mình. Ở đây có sự xung đột giữa đạc đức với chính trị.

Trong thời đại ngày nay, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ

nghĩa xã hội, giai cấp công nhân vẫn là giai cấp có sứ mệnh lịch sử giải

phóng nhân dân lao động thoát khỏi mọi áp bức bất công, vươn tới đỉnh cao:

sự phát triển tự do và toàn diện của mỗi người là điểu kiện của sự phát triển

tự do và toàn diện của mọi người. Mục đích tối cao này vừa chứa đựng lí

tưởng chính trị cao cả, vừa chứa đựng giá trị đạo đức tốt đẹp. V.I. Lênin cho

rằng: “Đạo đức đó là những gì góp phần phá huỷ xã hội cũ của bọn bóc lột và

góp phần đoàn kết tất cả những người lao động chung quanh giai cấp vô sản

đang sáng tạo ra xã hội mới của những người cộng sản”.

Trong xã hội mới, ý thức đạo đức và ý thức chính trị càng gắn bó mật

thiết với nhau. Trong đường lối chính trị, chính sách của Đảm và Nhà nước ta

luôn luôn lấy việc phục vụ độc lập tự do cho Tổ quốc, phục vụ hạnh phúc của

nhân dân làm cơ sở. Mặt khác, trong hệ thống nguyên tắc, quy phạm của đạo

đức mới cũng phải hướng vào việc xây dựng chế độ chính trị mới, chế độ xã

hội chủ nghĩa.

Quan hệ giữa ý thức chính trị với ý thức đạo đức cộng sản còn thể hiện

trong hoạt động chính trị thực tiễn của Nhà nước vô sản những nguyên tắc

đạo đức cộng sản. Chẳng hạn những biện pháp thúc đẩy sự phát triển kinh tế

- xã hội nhằm đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Bản thân hình thức hoạt động

chính trị thực tiễn này đã chứa đựng giá trị đạo đức tốt đẹp.

Sự thống nhất biện chứng giữa chính trị với đạo đức còn được thể hiện

cụ thể trong việc xây dựng con người mới, trong đó tài và đức phải được kết

hợp chặt chẽ và lấy đức làm gốc, Bác Hồ đã từng nói: “Có tài mà không có

đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Mỗi

cán bộ cách mạng phải là người vừa có tài lại vừa có đức, như vậy mới được

dân tin, dân phục, dân yêu, mới đủ sức tập hợp quần chúng xung quanh

Đảng để thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, hoàn

thành tốt nhiệm vụ của mình.

2.2. Mối quan hệ giữa ý thức đạo đức với ý thức pháp quyền

Ý thức pháp quyền là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm của một giai

cấp về bản chất và vai trò của pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của nhà nước,

các tổ chức xã hội và công dân, về tính hợp pháp và không hợp pháp của

hành vi con người trong xã hội, cùng với nhận thức và tình cảm của con

người trong việc thực thi luật pháp của nhà nước.

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính chất bắt buộc

chung, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, do nhà nước ban hành và đảm

bảo thực hiện trên cơ sở giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. Nói cách khác,

pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị được thể hiện ra thành luật lệ (các đạo

luật, bộ luật...) của Nhà nước. Ra đời và tồn tại trong xã hội có giai cấp và

Nhà nước, pháp luật luôn luôn mang tính giai cấp, là công cụ sắc bén và hiệu

quả nhất trong việc giữ gìn trật tự xã hội, trong việc bảo vệ lợi ích của giai cấp

thống trị. Trong xã hội có giai cấp đối kháng, pháp luật và đạo đức giai cấp

thống trị thống nhất với nhau. Pháp luật đó chỉ mâu thuẫn với quan điểm đạo

đức của giai cấp bị trị. Trong xã hội cụ thể, ý thức đạo đức và ý thức pháp luật

có những điểm giống nhau đồng thời cũng có những khác biệt nhất định.

Sự giống nhau giữa ý thức đạo đức và ý thức pháp luật thể hiện ở các

điểm sau đây:

Thứ nhất, về mục đích, ý thức pháp luật và ý thức đạo đức điều góp

phần vào việc điều chỉnh hành vi con người sao cho phù hợp với yêu cầu và

lợi ích xã hội. Pháp luật và đạo đức được coi là những người bạn đồng hành

trên con đường giữ gìn trật tự xã hội.

Thứ hai, xét về những yếu tố trách nhiệm, quan điểm đạo đức và quan

điểm pháp luật không khác nhau. Cả đạo đức lẫn pháp luật đều bao hàm yếu

tố khách quan và yếu tố chủ quan.

Thứ ba, sự đánh giá đạo đức và sự đánh giá pháp luật đều liên quan

đến hành vi có tính chất tự giác hay không tự giác của con người và liên quan

đến lợi ích của những cá nhân khác, của xã hội.

Sự khác biệt giữa đạo đức và pháp luật thể hiện ở những điểm cơ bản

sau đây:

Thứ nhất, về phương thức biểu hiện, pháp luật thường được biểu hiện

ra thành các điều luật, bộ luật có tính chất cụ thể, nó chú trọng đến việc quy

định các hành vi ngày càng cụ thể cho cá nhân và tập thể, buộc cá nhân và

tập thể phải tuân theo. Ngược lại, đạo đức không thiên về việc quy định hành

vi một cách cụ thể, mà chỉ là những nguyên tắc, chuẩn mực, niềm tin, lí

tưởng... có ý nghĩa định hướng tinh thần, giúp các thành viên trong xã hội

điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng.

Thứ hai, sức mạnh của pháp luật là ở sự cưỡng chế, bắt buộc trừng

phạt; sức mạnh của đạo đức được đảm bảo bằng quá trình giáo dục, thuyết

phục, ủng hộ hoặc lên án của dư luận xã hội và sự kiểm soát của lương tâm

con người.

Tác dụng của đạo đức là ngăn cấm, khuyên răn người ta dừng cho cái

gì đó xảy ra, tức là cái chưa có và không nên có. Còn tác dụng của pháp luật

là xét xử, giải quyết cái đã có, đã xảy ra. Với ý nghĩa này, chúng ta có thể coi

quan hệ giữa pháp luật và đạo đức là quan hệ giữa tự do và tất yếu.

Thứ ba, phạm vi hoạt động của pháp luật hẹp hơn rất nhiều so với

phạm vi hoạt động của đạo đức. Luật pháp, kể cả khi nó đạt đến trình độ cao,

cũng chí có thể điều chỉnh hành vi con người trên một số mặt nhất định nào

đó của đời sống xã hội. Trong khi đó, đạo đức lại có vai trò điều tiết trong tất

cả các quan hệ xã hội, thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Trên thực tế, có lúc người ta chấp hành luật pháp một cách nghiêm

chỉnh, không làm những điều pháp luật ngăn cấm, nhưng có thể có hành vi

(hợp pháp) bị lên án về mặt đạo đức. Ở đây, sức mạnh của pháp luật chưa

vươn tới nhưng đã có sự hiện diện của đạo đức. Sức mạnh của đạo đức có

độ xuyên thấm sâu hơn, rộng hơn sức mạnh của pháp luật. Với ý nghĩa này,

người ta thường nói rằng pháp luật là đạo đức tối thiểu còn đạo đức là pháp

luật tối đa. (Yêu cầu tối thiếu là yêu cầu của pháp lí, nội dung cơ bản là:

không được làm hại bất cứ ai. Yêu cầu tối đa là yêu cầu của đạo đức, nội

dung cơ bản là: phải hết lòng giúp đỡ mọi người).

Thứ tư, về mặt lịch sử, đạo đức ra đời từ khi loài người xuất hiện và tồn

tại mãi mãi, chừng nào còn có con người thì chừng đó còn tồn tại đạo đức, xã

hội càng phát triển thì nhân loại càng cần đến đạo đức. Ngược lại, sự ra đời

và tồn tại của pháp luật gắn liền với sự ra đời và tồn tại của giai cấp, nhà

nước. Khi chưa có và không còn giai cấp thì pháp luật chưa có và không có

cơ sở kinh tế - xã hội để tồn tại.

Sự thống nhất giữa đạo đức và pháp luật không xoá nhòa ranh giới

giữa hai hình thái ý thức xã hội này. Chính vì thế trong thực tế thường xảy ra

trường hợp luật pháp trừng phạt nhưng đạo đức không lên tiếng, hoặc đạo

đức lên án mạnh mẽ nhưng pháp luật lại không xem là thuộc trách nhiệm điều

chỉnh của mình.

Pháp luật và tư tưởng về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa lấy

chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, phản ánh lợi ích của toàn thể

nhân dân lao động, bảo vệ cơ sở kinh tế của chú nghĩa xã hội cũng như mọi

lợi ích chính đáng của mọi thành viên và cả cộng đồng. Đảng ta khẳng định:

tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa. Đó là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, quản lí mọi mặt đời sống

xã hội bằng pháp luật, đưa đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ

nghĩa. Cùng với việc phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững kỉ luật, kỉ cương,

tăng cường pháp chế, quản lí xã hội bằng pháp luật, tuyên truyền, giáo dục

toàn dân, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, Đảng và Nhà nước ta luôn

luôn quan tâm đến việc giáo dục ý thức đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng

viên và các tầng lớp xã hội khác.

2.3. Mối quan hệ giữa ý thức đạo đức với ý thức tôn giáo

Ý thức tôn giáo với tính cách là hình thái ý thức xã hội bao gồm tâm lí

tôn giáo và hệ tư tưởng tôn giáo. Tâm lí tôn giáo là toàn bộ những biểu

tượng, tình cảm, tâm trạng, thói quen của quần chúng về tín ngưỡng tôn giáo.

Hệ tư tưởng tôn giáo là hệ thống tư tưởng quan điểm tôn giáo được thể hiện

tập trung trong giáo lí do các giáo sĩ, các nhà thần học tạo ra và truyền bá

trong xã hội.

- Nét tương đồng giữa ý thức đạo đức và ý thức tôn giáo

Thứ nhất, giữa ý thức đạo đức và ý thức tôn giáo có mối quan hệ lâu

dài. Trong lịch sử hình thành các hình thái ý thức xã hội, đạo đức và tôn giáo

có quan hệ gắn bó đan xen trực tiếp trong đời sống lao động sản xuất của

những tập đoàn người nguyên thuỷ. Nhiều nhà triết học, nhà tư tưởng của

các thời đại khác nhau đã giải thích những hiện tượng đạo đức gắn liền với

niềm tin tôn giáo; đi tìm nguồn gốc của đạo đức từ trong tôn giáo. Một số nhà

thần học khẳng định rằng, đạo đức chân chính không thể thực hiện được ở

ngoài tôn giáo. Mức độ và những hình thức của sự "kết dính" tôn giáo với đạo

đức có thể tìm thấy trong các tôn giáo lớn như: Kitô giáo, Nho giáo, Phật giáo,

Hồi giáo... Các tiêu chuẩn, các giá trị lao đức không phải chỉ tồn tại theo một

trật tự lôgíc của lí trí mà điều quan trọng là nó thấm sâu vào tâm hồn con

người, như những nhu cầu tất yếu, cao cả mà mọi người xem đó như thước

đo phẩm như nghĩa vụ của đạo làm người. Những cảm thức luân lí mà ở đó

chứa đựng những tình cảm nồng nàn của tình yêu thương và trách nhiệm

nhiều khi được biểu hiện rất gần gũi với những phẩm chất của đời sống tinh

thần tôn giáo.

Thứ hai, tôn giáo và đạo đức đều hướng con người đi tới cái thiện,

sống nhân ái, vị tha; tránh cái ác, cái giả dối, vô lương tâm, thiếu trách nhiệm;

cả hai đều mong muốn con người có cuộc sống hạnh phúc, lương tâm trong

sạch, thanh thản. Đạo đức và tôn giáo đều thấy được nỗi đau khổ của con

người và hướng tới việc làm giảm nỗi đau khổ ấy để con người đi đến hạnh

phúc.

- Sự khắc biệt giữa ý thức đạo đức và ý thức tôn giáo

Thử nhất, chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, đạo đức và tôn giáo đều

phản ánh tồn tại xã hội, đều có cơ sở là tồn tại xã hội. Tuy nhiên, mỗi hình

thái ý thức xã hội đó phản ánh tồn tại xã hội dưới một góc độ, khía cạnh khác

nhau. Ý thức tôn giáo phản ánh tồn tại xã hội thông qua hoạt động tôn giáo.

Đó là sự phản ánh thế giới một cách hư ảo, là niềm tin vào sự tồn tại của các

đấng siêu nhiên, thần thánh. Nói về bản chất của tôn giáo, Ph. Ăngghen viết

rằng: Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu

óc của con người - của những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống hàng

ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã

mang hình thức những lực lượng siêu trần thế".

Thứ hai, lí tưởng của tôn giáo là hư ảo, nó nảy sinh từ sự bất lực của

con người đối với các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Các tôn giáo đều khuyên

con người sống nhẫn nhục, từ bỏ mọi lạc thú ở trần gian, sợ hãi trước mọi lực

lượng siêu nhiên, không tin vào sức mạnh kì diệu và khả năng sáng tạo to lớn

của con người. Còn đạo đức xem nỗi khổ đau của con người trong tính hiện

thực, lịch sử, cụ thể của nó. Để có hạnh phúc thực sự, con người cần phải

hoạt động thực tiễn trước hết là lao động sản xuất và đấu tranh xã hội chứ

không phải dựa vào một lực lượng siêu nhiên nào đó. Cội nguồn của những

giá trị và chuẩn mực đạo đức là từ hoạt động thực tiễn của con người chứ

không phải từ niềm tin tôn giáo. Xuyên suốt các học thuyết đạo đức bao giờ

cũng chứa đựng những giá trị cao cả. những nguyện vọng tha thiết, những lí

tưởng phấn đấu vì hạnh phúc hiện thực của con người.

Tuy nhiên, theo quan điểm của Đạo đức học mácxít, nét tương đồng

giữa đạo đức và tôn giáo chỉ là biểu hiện hình thức bên ngoài và mang tính

tạm thời, còn sự khác biệt là cơ bản và mang tính bản chất. Vì đạo đức và tôn

giáo là hai hình thái ý thức xã hội mang bản chất hoàn toàn khác nhau.

Đạo đức cộng sản chủ nghĩa, về căn bản, đối lập với đạo đức của các

tôn giáo. Đạo đức tôn giáo thường tuyên truyền cho tư tưởng nô lệ và phục

tùng, gieo rắc tư tưởng cuồng tín tôn giáo, đề cao chủ nghĩa cá nhân... Trong

lúc đó, đạo đức cộng sản, trên cơ sở tôn trọng tự do, danh dự và phẩm giá

con người, giáo dục con người ý thức nghĩa vụ pháp lí và nghĩa vụ đạo đức,

coi chủ nghĩa tập thể là nguyên tắc cơ bản của đạo đức mới.

Đảng ta xác định rằng: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của

một bộ phận nhân dân. Vì vậy, Đảng luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn

trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo

nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật; đoàn kết

đồng bào theo các tôn giáo khác nhau... Đồng bào theo đạo và các vi chức

sắc tôn giáo có nghĩa vụ làm tròn trách nhiệm công nhân đối với Tổ quốc,

sống “tốt đời, đẹp đạo". Đồng thời, Đảng và Nhà nước ta cũng "nghiêm cấm

lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật

và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc,

gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia".

Nghiên cứu, tìm hiểu và kế thừa những tinh hoa văn hoá của nhân loại,

của dân tộc là vấn đề rất cấp thiết hiện nay nhất là vấn đề đạo đức trong tôn

giáo nhằm rút ra các yếu tố tích cực, gạt bỏ những gì không còn phù hợp với

xã hội, với sự nghiệp giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ hiện nay.

2.4. Mối quan hệ giữa đạo đức với khoa học

Ý thức khoa học vừa là một hình thái ý thức xã hội, vừa là một hiện

tượng xã hội đặc biệt. Với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, ý thức

khoa học là hệ thống tri thức phản ánh chân thực dưới dạng lôgíc trừu tượng

về thế giới, đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn. Khoa học, hiểu một cách

khái quát, là một lĩnh vực hoạt động rộng lớn của loài người, nhằm nghiên

cứu và hệ thống hoá thành lí luận những tri thức về các sự vật, hiện tượng,

quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy.

Sự ra đời và phát triển của khoa học là thành quả vĩ đại của trí tuệ con

người trên bước đường chinh phục thế giới hiện thực khách quan. Khoa học

là kết quả của những lao động tìm tòi, sáng tạo khám phá những quy luật của

thế giới khách quan và vận dụng các quy luật đó phục vụ đời sống của con

người, làm cho con người có cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc. Chính

vì thế, bản thân khoa học đã chứa đựng những lí tưởng đạo đức hết sức cao

cả. Những lí tưởng đạo đức đã đóng vai trò không nhỏ làm thành một trong

những động lực của sự phát triển khoa học. Trong thời đạt ngày nay, mọi

bước tiến quan trọng của lịch sử đều gắn với sự tiến bộ của khoa học, công

nghệ.

Khoa học là hình thái đặc thù của ý thức xã hội. Phạm vi phản ánh của

khoa học hết sức rộng lớn. Tri thức khoa học xâm nhập vào các lĩnh vực khác

nhau của đời sống xã hội, hình thành nên các khoa học khác nhau. Dưới góc

độ khái quát nhất, người ta có thể phân khoa học thành ba lĩnh vực chính:

khoa học tự nhiên, khoa học kĩ thuật, khoa học xã hội và nhân văn.

Mối quan hệ giữa ý thức đạo đức với ý thức khoa học là một trong

những vấn đề quan trọng của cuộc sống con người. Xã hội càng phát triển,

khoa học càng đạt được nhiều thành tựu to lớn nhân loại càng cần đến đạo

đức.

Không phải hiện nay mối quan hệ giữa đạo đức và khoa học mới được

đặt ra. Ngay từ thời cổ đại các nhà tư tưởng, các nhà triết học, Đạo đức học

đã đưa vấn đề này ra xem xét. Cho đến nay, người ta vẫn coi Xôcrát (469 -

399) là người đầu tiên đã nghiên cứu mối quan hệ này. Theo ông, quan hệ

giữa khoa học với đạo đức là quan hệ giữa sự hiền minh với đức hạnh. Thậm

chí, ông còn đồng nhất khoa học với đạo đức, coi tri thức là đức hạnh của con

người. Ông nói: “Mỗi điều thiện đó là tri thức, và mỗi điều ác đó là sự dốt nát”.

Sau này, một số nhà triết học của phái Khắc Kỉ (phái Xtôích) như D. Zenon

(333 - 262) cũng cùng quan điểm này, coi “tri thức là nền tảng của đạo đức”.

Quan niệm này tiếp tục được phát triển trong các xã hội tiếp theo.

Lịch sử phát triển của nhân loại cho thấy, bất kì tri thức khoa học nào

cũng có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đạo đức, ngay cả khoa học tự

nhiên. Ở đây, khoa học tự nhiên đóng vai trò là cơ sở khoa học cho việc xác

lập thế giới quan khoa học và phát triển ý thức đạo đức. Quan hệ giữa khoa

học với đạo đức là quan hệ giữa cái chân với cái thiện. Lí tưởng của khoa

học và lí tưởng của đạo đức là thống nhất với nhau. Trong cái thiện (đạo đức)

đã bao hàm cái chân (chân lí khoa học) và trong cái chân lí đã bao hàm cái

thiện. Khoa học chân chính không thể thù địch với đạo đức tiến bộ. Chủ nghĩa

nhân đạo và khoa học luôn gắn bó với nhau. Không một phát minh khoa học

nào không đem lại niềm vui và hạnh phúc cho con người. Nhiều phát minh

khoa học vĩ đại đã nảy sinh từ nhu cầu của cuộc sống con người. Nhiều nhà

khoa học và tư tưởng đã lao động không biết mệt mỏi vì hạnh phúc của nhân

loại. Mỗi bước tiến của khoa học đều đem lại niềm vui cho cuộc sống của con

người. Con người trong quá trình chiếm lĩnh các tri thức khoa học đều hình

thành thế giới quan thì cũng đồng thời hình thành nhân sinh quan. Đạo đức là

một mặt của nhân sinh quan, biểu hiện cụ thể bằng thái độ, hành vi, cách ứng

xử giữa con người với con người, con người với tự nhiên, xã hội, với bản

thân mình.

So với ý thức đạo đức, ý thức khoa học thường mang tính vượt trước.

Khoa học không chỉ mang trong mình những lí tưởng, ước mơ đạo đức mà

còn đóng góp làm cho những lí tưởng, ước mơ đạo đó biến đổi ngày càng

gần với cuộc sống, góp phần loại bỏ những nhân tố lạc hậu trong đạo đức,

làm cho cái thiện trong đạo đức ngày càng gắn liền với cái chân lí trong khoa

học. Tri thức khoa học còn giúp cho chủ thể đạo đức nhận thức, lựa chọn,

đánh giá đúng đắn các giá trị đạo đức. Thiếu tri thức khoa học sẽ ảnh hưởng

đến việc đánh giá đạo đức. Đến lượt mình, chính ý thức đạo đức, đặc biệt là lí

tưởng đạo đức, đóng vai trò không nhỏ tạo ra một trong những động lực của

sự phát triển khoa hoc của sự tìm tòi chân lí.

Tuy nhiên, giữa tiến bộ khoa học với tiến bộ đạo đức không phải bao

gồm cũng phát triển theo đường thẳng, đồng thuận với nhau. Trình độ nhận

thức khoa học của một thời đại cụ thể, của những nhóm xã hội nhất định và

của các cá nhân có thể không trùng khớp với trình độ nhận thức về đạo đức

của họ. Không ít trường hợp, trình độ nhận thức khoa học cao nhưng trình độ

nhận thức đạo đức thấp. Trường hợp này sẽ gây nên nhiều tổn thất cho cá

nhân và xã hội. Chính sự phát triển khoa học trong xã hội tư bản chủ nghĩa là

một ví dụ điển hình. Kể từ khi nhân loại bước và cuộc cách mạng khoa học -

kĩ thuật đã tạo ra một lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng

sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại. Nhưng sự tiến bộ khoa học

ấy đã không đem lại hạnh phúc cho người lao động. Trong xã hội đó. “người

công nhân càng tạo ra nhiều hàng hoá, anh ta lại trở thành một hàng hóa

càng rẻ mạt. Thế giới vật phẩm cũng tăng thêm giá trị thì thế giới con người

càng mất giá trị”.

Tri thức khoa học giúp cho các chủ thể đạo đức nhận thức, lựa chọn,

đánh giá đúng đắn các giá trị và tìm ra những hành vi, biện pháp hợp lí trong

đời sống đạo đức. Trái lại, đạo đức có vai trò thúc đẩy quá trình tìm tòi chân lí

khoa học để phục vụ cho thực tiễn đời sống của xã hội. Dưới góc độ đạo đức,

những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại phải

đem lại niềm vui hạnh phúc chân chính cho con người, đó phải là môi trường

tốt nhất và thuận lợi nhất cho sự phát triển tự do và toàn diện của con người.

Chưa bao giờ sự kết hợp giữa cái chân với cái thiện lại được đặt một cách

nghiêm túc và nóng bỏng như hiện nay.

Từ lâu, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến vai trò và sự phát

triển của khoa học. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi khoa học trở thành

lực lượng sản xuất trực tiếp”, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương

và chính sách nhằm thúc đẩy khoa học phát triển, đóng góp ngày càng nhiều

cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu,

nước mạnh, vì hội công bằng, dân chủ và văn minh. Mục tiêu chính trị ấy bản

thân nó đã chứa đựng các giá trị đạo đức do khoa học - công nghệ mang lại.

2.5. Mối quan hệ giữa đạo đức với nghệ thuật

Nghệ thuật - với tư cách là dạng cao nhất của hoạt động thẩm mĩ, là

hình thức biểu hiện cao nhất của ý thức thẩm mĩ - xuất hiện tương đối sớm từ

khi xã hội chưa phân chia thành giai cấp. Ý thức thẩm mĩ là sự phản ánh hiện

thực vào ý thức con người trong quan hệ với nhu cầu thưởng thức và sáng

tạo cái đẹp. Trong các hình thức hoạt động thưởng thức và sáng tạo cái đẹp

thì nghệ thuật là hình thức biểu hiện cao nhất của ý thức thẩm mĩ. Nghệ thuật

phản ánh thế giới một cách sinh động, cụ thể bằng hình tượng nghệ thuật.

Quá trình hình thành nghệ thuật gắn liền với lao động, với hoạt động

thực tiễn của con người, với những ưu thế đặc thù của mình, nghệ thuật phản

ánh đời sống xã hội bằng hình tượng nghệ thuật. Thông qua những hình

tượng nghệ thuật để chuyển tải những hình ảnh sinh động và hiện thực về

con người và xã hội loài người, cùng những đam mê, khát khao, hạnh phúc;

những ước mơ, hoài bão, lí tưởng của con người.

Nghệ thuật vị nhân sinh, với những hình tượng của mình phản ánh cái

bản chất của đời sống hiện thực thông qua cái cá biệt, cụ thể - cảm tính, sinh

động. Nghệ thuật tô đậm tính người trong các hình tượng của mình, làm cho

con người trong nghệ thuật mang tính lịch sử - cụ thể, hiện thực nhưng sâu

sắc, hoành tráng và tự hào hơn. Chính ở đây, nghệ thuật đem lại cho con

người những khoái cảm thẩm mĩ, niềm vui trước cái đẹp và nhiều giá trị tinh

thần khác. Nghệ thuật ngay từ buổi sơ khai đã là một phương thức quan

trọng phản ánh, sáng tạo và chuyển tải những giá trị nhân bản, giá trị đạo

đức. Đồng thời cũng là phương thức để bày tỏ chí hướng, thái độ của con

người trong cuộc sống, phân biệt thiện - ác, hạnh phúc - bất hạnh, lương tâm

- vô lương tâm...

Vì vậy, giữa đạo đức và nghệ thuật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,

tuy là hai hình thái ý thức xã hội khác nhau nhưng lại luôn luôn gắn bó với

nhau, nương tựa và thúc đẩy nhau cùng phát triển.

Trong triết học Hi Lạp cổ đại, quan hệ giữa đạo đức với nghệ thuật đã

được Platôn, Arixtốt và nhiều nhà tư tưởng khác đề cập tới. Theo Platôn, cái

thiện cao nhất và cái đẹp cao nhất trong bản chất liên hệ mật thiết với nhau,

chỉ cái gì là thiện thì mới có thể đẹp. Thậm chí Platôn còn cho rằng: “Cái thiện

là nguyên nhân của cái đẹp, soi đường cho cái đẹp, giống như mặt trời soi

đường cho con người trong cuộc sống”.

Bước sang thời kì trung cổ, ở châu Âu, nhà thờ có vai trò to lớn. Toàn

bộ đời sống tinh thần của xã hội, trong đó có đời sống đạo đức và thẩm mĩ,

đều đặt dưới sự thống trị của nhà thờ.

Trong thời kì Phục hưng và Khai sáng, quan hệ giữa đạo đức và nghệ

thuật tiếp tục được nghiên cứu và đã có những đóng góp nhất định. Những

nhà mĩ học và nghệ sĩ thời Phục hưng đã nỗ lực tìm kiếm mối quan hệ giữa

cái thiện và cái mĩ ngay ở cuộc sống trần tục của con người. Còn các nhà mĩ

học khai sáng đặt ra cho nghệ thuậi nhiệm vụ lên án cái xấu, cái ác, cái giả

dối. Nghệ thuật phải là kẻ thuyết giáo về điều thiện...

Vấn đề quan hệ giữa đạo đức và nghệ thuật chỉ được giải quyết một

cách triệt để trên lập trường mĩ học và Đạo đức học mácxít trong đó lao động

là cơ sở khách quan của mối quan hệ này.

Nghệ thuật tác động trực tiếp đến cơ sở tâm lí của đạo đức, góp phần

nâng cao yếu tố tình cảm đạo đức - một trong những ngọn nguồn của cái

thiện. Các tác phẩm nghệ thuật sở dĩ sống được, đứng vững được với thời

gian là do nhiều yếu tố tạo nên, nhưng có một yếu tố quan trọng và không thể

thiếu được, đó là yếu tố hướng thiện. Mọi tác phẩm nghệ thuật chân chính

đều thực hiện chức năng giáo dục con người hướng tới cái thiện, ngợi ca

những đức tính tốt đẹp và phê phán những thói hư tật xấu của con người.

Những quan niệm nhân sinh tiến bộ về lẽ sống, hạnh phúc, nghĩa lương

tâm... đều chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ đời sống nghệ thuật.

Cái thiện sở dĩ làm say mê lòng người, không phải chỉ xuất phát từ bản

thân nó, mà còn chính vì trong bản thân cái thiện đã bao hàm cái đẹp. Cái

thiện nếu thiếu cái đẹp sẽ không trở thành cái thiện chân chính, cái thiện của

lòng nhân ái, vị tha. Cái dũng trong đạo đức nếu thiếu cái cao thượng, cái trác

tuyệt của nghệ thuật, nhiều khi trở thành cái “dũng” của kẻ vô lương tâm,

thiếu đạo đức. M. Goocki có lí khi nói rằng: “Chỉ cái gì được nhân phẩm hoá

mới là đẹp, và cái đẹp trước hết là ở chính nghĩa; nó không có điểm chung

với cái gì phi tính xã hội và trái ngược với tính người”.

Nghệ thuật chân chính gắn bó với đời sống hiện thực của nhân dân; là

nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ tiến bộ xã hội thông qua việc đáp ứng những nhu

cầu thẩm mĩ của con người. Khi phản ánh thế giới hiện thực trong các hình

tượng nghệ thuật chân thực và có giá trị thẩm mĩ cao, nghệ thuật đã tác động

đến lí trí và tình cảm của con người, kích thích tính tích cực của con người,

xây dựng ở con người những hành vi đạo đức tốt đẹp.

Quan hệ giữa đạo đức và nghệ thuật biểu hiện rõ nét nhất trong quá

trình lao động. Trong lao động và thông qua quá trình lao động, lốt thú hoang

dã được đổi thay và biến chất, từ động vật tự nhiên từng bước trở thành con

người xã hội, thị hiếu thẩm mĩ, ý thức đạo đức từng bước hình thành và phát

triển.

Quy luật về sự tương quan giữa đạo đức với nghệ thuật là quy luật

chung của mọi giai đoạn lịch sử. Nghệ thuật càng phát triển cao, xã hội càng

dành nhiều thời gian cho nghệ thuật thì ảnh hưởng của đến đạo đức càng

lớn. Đến lượt mình, sự tiến bộ đạo đức, sự hoàn thiện nhân cách con người,

cũng góp phần không nhỏ đến sự phát triển nghệ thuật. Hơn thế nữa, đó còn

là đối tượng, nguồn cảm hứng dồi dào và vô tận cho những sáng tạo nghệ

thuật. Do đó, giữa đạo đức và nghệ thuật không có gì cách biệt, cái này làm

tiền đề cho cái kia và bổ sung cho nhau cùng phát triển.

Chương 4. MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC

1. Phạm trù Đạo đức học và đặc điểm cơ bản của phạm trù Đạo đức học

1.1. Phạm trù Đạo đức học

Mỗi khoa học với tư cách là một khoa học độc lập bao giờ cũng xây

dựng cho mình một hệ thống các khái niệm, phạm trù để phản ánh những

mặt, những khía cạnh, những thuộc tính, những mối liên hệ giữa các đối

tượng thuộc phạm vi nghiên cứu của khoa học đó. Chẳng hạn: Toán học có

các phạm trù: số, điểm, đường, các hình hình học... Vật lí học có các phạm

trù: nhiệt, điện, từ, ánh sáng, năng lượng, công... Kinh tế chính trị học có các

phạm trù: hàng, tiền, tiền lương, giá trị, giá trị sử dụng... Mĩ học có các phạm

trù: cái đẹp, cái bi, cái hài...

Vậy phạm trù là gì?

Phạm trù là những khái niệm chung nhất, phản ánh những mặt, những

thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản, bản chất, phổ biến giữa những sự vật,

hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định của hiện thực.

Đạo đức học cũng như bất cứ một khoa học nào khác xây dựng một hệ

thống các khái niệm, phạm trù, quy luật của mình để phản ánh đời sống đạo

đức xã hội, con người.

Vì vậy, có thể hiểu phạm trù Đạo đức học là những khái niệm đạo đức

chung nhất, phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ

bản, bản chất, phổ biến giữa các hiện tượng đạo đức của đời sống xã hội.

1.2. Những đặc điểm cơ bản của phạm trù Đạo đức học

Khi quan sát đời sống xã hội, mỗi người chúng ta đều nhận thấy có các

hiện tượng thể hiện niềm vui sướng hay sự bất hạnh, sự thờ ơ hay sự tận

tuỵ, tốt hay xấu... ở con người. Những hiện tượng ấy được các nhà Đạo đức

học khái quát lên thành những phạm trù như lẽ sống, nghĩa vụ, hạnh phúc,

lương tâm, thiện, ác... Những phạm trù này được coi như những tiêu chuẩn

để xem xét, đánh giá những suy nghĩ và hành động của con người về mặt

đạo đức. Như vậy, cũng như các phạm trù của các khoa học khác, các phạm

trù Đạo đức học mang tính phổ biến và khái quát cao.

Ngoài ra, các phạm trù Đạo đức học còn có những đặc điểm riêng biệt

như:

Các phạm trù Đạo đức học mang nội dung thông báo và đánh giá. Một

mặt, các phạm trù Đạo đức học thông báo về tính chất của hành vi con người

như thiện, ác, có lương tâm hay vô lương tâm, tốt hay xấu... Mặt khác chúng

còn thể hiện thái độ của con người đối với các hành vi đó. Chẳng hạn, trước

những hành vi thiện, có lương tâm, tốt, thì được dư luận xã hội đồng tình, cổ

vũ, động viên, khích lệ, noi theo, còn trước những hành vi ác, vô lương tâm,

xấu thì bị phê phán, lên án, đấu tranh để xoá bỏ...

Các phạm trù Đạo đức học mang tính phân cực rất rõ rệt, mà ít có các

phạm trù trung gian. Chẳng hạn:

- Thiện - Ác.

- Lương tâm - Vô lương tâm.

- Hạnh phúc - Bất hạnh.

- Trách nhiệm - Vô trách nhiệm.

Các phạm trù Đạo đức học là sự thống nhất giữa tính khách quan và

tính chủ quan. Tính khách quan của các phạm trù Đạo đức học chính là

những mối quan hệ và hành vi của con người được phản ánh vào trong các

phạm trù Đạo đức học. Còn tính chủ quan của các phạm trù Đạo đức học

chính là những xúc cảm, ý thức trách nhiệm và sự lựa chọn của con người

trước những hiện tượng đạo đức cũng như sự nỗ lực phấn đấu của mỗi con

người nhằm có được những giá trị đạo đức đích thực trong cuộc sống.

Các phạm trù Đạo đức học còn mang tính giai cấp và tính lịch sử bởi

các giai cấp khác nhau thì có những quan niệm khác nhau về các phạm trù

Đạo đức học, thậm chí đối lập nhau, đồng thời các phạm trù Đạo đức học

không phải là nhất thành bất biến mà luôn luôn vận động, biến đổi cùng với

sự vận động, biến đổi của xã hội. Qua các giai đoạn lịch sử, các phạm trù

Đạo đức học không chỉ phát triển về mặt số lượng mà cả về mặt nội dung.

Nội dung của các phạm trù Đạo đức học luôn luôn được bổ sung, được làm

giàu bởi những hiện tượng đạo đức xã hội, con người ngày càng trở nên đa

dạng, phong phú.

2. Một số phạm trù cơ bản

2.1. Lẽ sống

Mỗi người trong chúng ta, nhất là khi còn trẻ sắp bước vào cuộc sống

tự lập thường có nhiều mơ ước, khát vọng như muốn trở thành người thầy

giáo, kĩ sư, bác sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhà khoa, nhà kinh doanh giỏi, phi công

hay nhà du hành vũ trụ... cũng có người lại ước muốn một cuộc sống vật chất

dư dả, có nhà lầu, xe hơi, có những tiện nghi sinh hoạt hiện đại, vợ đẹp, con

khôn... những ước mơ, khát vọng này của con người là những biểu hiện của

lẽ sống.

Lẽ sống hay ý nghĩa cuộc sống, có thể nói, là vấn đề trung tâm của đời

sống con người. Nó chi phối và liên quan mật thiết rất nhiều đến định hướng

sống của mỗi con người. Người có lẽ sống tốt đẹp sẽ có khả năng vượt qua

mọi khó khăn, thử thách để vươn lên trong cuộc sống, hướng tới cái đẹp, cái

thiện, cái tiến bộ, loại bỏ được sự thấp hèn, xấu xa, đê tiện. Ngược lại, sự

khủng hoảng về lẽ sống có thể sẽ dẫn con người tới sự đổ vỡ, mất niềm tin

vào cuộc sống, chao đảo tinh thần, rối loạn hành vi, dẫn tới những hậu quả

khó lường.

Lẽ sống được coi là một trong những phạm trù trung tâm của Đạo đức

học. Nó là phạm trù có tính chất xuất phát điểm quy định, chi phối nội dung và

tính chất của các phạm trù khác trong Đạo đức học (ví dụ: Phạm trù hạnh

phúc và phạm trù nghĩa vụ). Chính do vị trí và vai trò lớn lao của vấn đề lẽ

sống trong đời sống xã hội như đã trình bày ở trên, mà từ xưa đến nay trong

lịch sử tư tưởng đạo đức đã từng tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về lẽ

sống.

Ở thời kì cổ đại Êpiquya cho rằng, lẽ sống là làm được nhiều việc tốt để

giúp ích cho đời, rằng ý nghĩa cuộc sống của con ngưới là niềm vui do sự

thanh thản đem lại.

Ở Trung Hoa cổ đại, các đại biểu của Nho giáo như Khổng Tử Mạnh

Tử, Tuân Tử thì cho rằng, con người lí tưởng của xã hội là người quân tử và

lẽ sống của người quân tử là: "Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Người

quân tử phải biết chăm lo, tu dưỡng các điều nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, trung,

hiếu, dũng.

Thời kì Phục hưng và cận đại (thế kỉ XV - thế kỉ XVIII), cùng với sự xác

lập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, với sự phát triển của khoa học kĩ

thuật và sự khẳng định vai trò của tri thức khoa học trong đời sống xã hội thì

các nhà triết học và khoa học quan niệm lẽ sống của con người là quá trình

tìm kiếm, trau dồi tri thức khoa học. Họ rất đề cao giá trị của con người ở sự

tồn tại Đềcáctơ đã từng nói: "Tôi tư duy vậy tôi tồn tại".

Từ giữa thế kỉ XIX trở đi, đặc biệt khi chủ nghĩa tư bản đã phát triển

sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, khi lối sống cá nhân, vị kỉ đã bao trùm lên

toàn bộ đời sống xã hội thì nhiều người quan niệm lẽ sống của con người là

tiền và đã gán cho nó một sức mạnh vạn năng theo kiểu “tiền là tiên là phật,

là sức bật tuổi thơ, là giấc mơ của tuổi trẻ, là sức khoẻ tuổi già...”.

Các tôn giáo lại quan niệm lẽ sống được xác lập ở bên ngoài cuộc

sống, chứ không phải trong đời sống hiện thực của con người, rằng giá trị cao

nhất của con người là hướng đến Thiên đàng, cõi Niết bàn... còn cuộc sống

hiện thực chỉ là sự chịu đựng và chuộc tội mà thôi.

Như vậy, trước khi Đạo đức học mácxít ra đời, đã từng tồn tại nhiều

quan niệm khác nhau, thậm chí đối lập nhau về phạm trù lẽ sống. Mỗi quan

niệm đề cập đến một mặt, một khía cạnh nào đó của vấn đề lẽ sống. Nhưng

tất cả những quan niệm này tựu trung lại hoặc rơi vào phái nghĩa vụ luận khi

cho rằng cuộc sống con người chỉ có ý nghĩa khi làm tròn nghĩa vụ đối với

người khác. Ví dụ, cha mẹ hoàn thành nghĩa vụ đối với con cái và ngược lại,

kẻ bề dưới hoàn thành nghĩa vụ đối với bề trên, tôi phục tùng vua, con cái

phục tùng cha mẹ, vợ phục tùng chồng... Hoặc rơi vào phái hạnh phúc luận

khi cho rằng toàn bộ hoạt động của con người chi cốt nhằm thoả mãn mọi

khát vọng tinh thần hay vật chất của bản thân. Cho nên, có những người

dành cả cuộc đời, cả tâm trí, sức lực đi tìm kiếm hạnh phúc. Họ say xưa trong

những khát vọng tìm kiếm tiền bạc, thoả mãn dục vọng cá nhân, chạy theo

danh vọng. Hoặc rơi vào phái nguỵ biện khi cho rằng, trong cuộc đời con

người làm gì có lẽ sống, con người cần cái gì thì hành động theo cái đó. Con

người chẳng cần làm nghĩa vụ với ai, và cũng chẳng bao giờ đạt đến hạnh

phúc. Những quan niệm như vậy đã làm cho con người không có được lẽ

sống đúng đắn, chân chính, làm thui chột và triệt tiêu những động lực phát

triển của con người, xã hội.

Khắc phục những hạn chế trong các quan niệm trên, Đạo đức học

mácxít cho rằng, lẽ sống là quan niệm sống của mỗi người, trong đó có sự

thống nhất giữa hạnh phúc và nghĩa vụ thông qua hoạt động thực tiễn, hoạt

động xã hội của con người.

Hoặc, lẽ sống chính là ý nghĩa cuộc sống mà con người tự nhận thức

được và tự giác hành động vì nó. Chính vì vậy, từ xưa đến nay nhiều nhà tư

tưởng đồng nhất lẽ sống với lí tưởng tối cao.

Lẽ sống không phải tự nhiên mà có, nó không phải là cái gì bẩm sinh,

có sẳn, mà là kết quả của quá trình lao động gian khổ sáng tạo và sự đấu

tranh anh dũng, hi sinh của cá nhân, xã hội. Vì vậy, cơ sở để hình thành lẽ

sống chính là đời sống hiện thực của con người mà trước hết là lao động sản

xuất, bởi lao động không chỉ là yếu tố giữ vai trò quyết định tạo ra mọi của cải

vật chất cho xã hội, mà còn là cơ sở làm nảy sinh mọi nhu cầu, khát vọng

cuộc sống của con người - một yếu tố rất cơ bản làm nên lẽ sống. Chính

trong quá trình lao động, con người thể hiện được những năng lực sáng tạo

và phẩm chất của mình, đồng thời, con người cũng tự hoàn thiện bản thân.

Trong lao động, con người chẳng những loại bỏ được những thói xấu như

tính lười biếng, ỷ lại, ăn bám, ích kỉ, ti tiện, mà còn kích thích tính năng động,

tích cực cũng như những đức tính quý báu của con người, như lòng nhân ái,

tính vị tha, sự cao cả và tính kỉ luật tự giác. Mặt khác, khi con người đạt được

nhiều thành tích trong lao động thì cảm thấy giá trị và ý nghĩa công việc của

mình, cảm thấy hạnh phúc. Chẳng hạn, một người lính chỉ cảm thấy hạnh

phúc khi tự giác hoàn thành nhiệm vụ được giao người nông dân chỉ hạnh

phúc khi hoàn thành công việc lao động của mình trên đồng ruộng bội thu;

người công nhân cảm thấy hạnh phúc khi sản xuất ra những sản phẩm bền,

đẹp, có ích cho xã hội người thầy giáo chỉ thấy hạnh phúc khi các thế hệ học

trò của mình trưởng thành, làm được nhiều việc tốt cho đời... Chỉ trên cơ sở

xác định lẽ sống cụ thể như vậy, gắn liền với công việc của mỗi cá nhân con

người mới không cảm thấy gánh nặng của công việc và tránh được những

mặc cảm nghề nghiệp theo kiểu sang trọng, thấp hèn vi một khi xác định

được lẽ sống đúng đắn, con người sẽ tự giác hành động và luôn cảm thấy

yêu đời, yêu nghề hơn.

Tất nhiên, khi nói rằng lẽ sống được hình thành và phát triển thông qua

lao động sản xuất, thì đó là muốn nói đến lao động của con người đã được

giải phóng, lao động tự giác, sáng tạo và tự do. Còn lao động bị bóc lột, bị

cưỡng bức, lao động dưới làn roi vọt trong chế độ dựa trên loại hình sở hữu

tư nhân về tư liệu sản xuất và chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến,

chế độ tư bản, thì như Mác đã chỉ ra, đó là thứ lao động bị tha hoá. Trong

điều kiện đó hoạt động lao động sản xuất của con người vẫn mang những ý

nghĩa xã hội nào đó nhưng phiến diện, què quặt, không thể là điều kiện, môi

trường làm nảy sinh ý nghĩa cuộc sống chân chính của con người.

Đạo đức học mácxít cũng chỉ ra rằng trong các xã hội có giai cấp thì

quan niệm về lẽ sống bao giờ cũng mang tính giai cấp, bởi các giai cấp khác

nhau có quan niệm khác nhau về lẽ sống. Các giai cấp thống trị bao giờ cũng

tự coi mình là những kẻ ăn trên, ngồi chốc, có sức mạnh cai trị dân, nên chỉ

có họ mới có quyền và được quyền xây dựng cho mình một lẽ sống. Còn

những người lao động làm thuê chỉ có nghĩa vụ phục tùng, tuân theo. Vì vậy,

các giai cấp thống trị thường tìm mọi cách chạy theo danh vọng, quyền lợi và

địa vị, hướng tới lối sống hưởng lạc.

Còn quần chúng lao động trong bất kì hoàn cảnh nào, xã hội nào họ

đều quan niệm ý nghĩa cuộc sống là ở lao động sáng tạo, ở việc tạo ra những

của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội đồng thời nuôi dưỡng ước

mơ, hi vọng về một xã hội lí tưởng không còn áp bức, bóc lột, không có sự

bất công, mọi người đều được hưởng hạnh phúc và tự do.

Như vậy, lẽ sống của con người là ở sự lao động và sáng tạo ra những

giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội, là ở sự nghiệp đấu tranh cho hoà bình,

dân chủ, dân sinh và tiến bộ xã hội, ở sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội

và chủ nghĩa cộng sản, ở cuộc đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân, vì sự

phồn vinh của đất nước và nền văn minh nhân loại. Và như thế, nó không

hoàn toàn chỉ phụ thuộc vào thời gian sống, mà phụ thuộc rất nhiều vào chất

lượng sống.

2.2. Hạnh phúc

Hạnh phúc là một trong những phạm trù cơ bản của Đạo đức học, là

một trong những vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống con

người, xã hội. Nó là một trong những nền tảng tinh thần giúp con người từ đó

xây dựng được những lí tưởng, mục tiêu, thái độ sống, đồng thời là thước đo,

định hướng giúp con người xác lập các quan niệm về Thiện, Ác, phẩm giá và

hàng loạt những quan niệm đạo đức khác, vì vậy nó tạo ra một động lực thúc

đẩy con người hành động và tự hoàn thiện bản thân. Vì thế, bất cứ người

nào, sống ở bất cứ thời đại nào thì cũng khát khao hạnh phúc, mơ ước được

hạnh phúc và luôn luôn kiếm tìm hạnh phúc.

Vậy hạnh phúc là gì?

Từ xưa đến nay có nhiều quan niệm khác nhau, thậm chí đối lập nhau

về hạnh phúc.

Chẳng hạn, ở Hi Lạp cổ đại, Xôcrát đã hướng triết học của mình vào

tôn giáo và đạo đức, mà đạo đức tức là nhận thức được "cái thiện" phổ biến,

đó là hạnh phúc. Đêmôcrit coi hạnh phúc của con người là không có những

đau khổ, dằn vặt, mà là sự yên tĩnh, thanh thản của tâm hồn. Arixtốt cho rằng,

hạnh phúc của con người hoàn toàn phụ thuộc vào lí trí và quan điểm của mỗi

người. Theo ông, hạnh phúc là những điều tốt đẹp nhất, cao quý nhất, đồng

thời là niềm vui sướng nhất trong hết thảy mọi sự. Êpiquya cho rằng, hạnh

phúc của con người là sức khoẻ. Vì vậy, con người cần làm việc vừa phải,

không nên cố quá.

Chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo đều cho rằng hạnh phúc là cái gì đó

không có ở trần gian, bởi cuộc sống của con người ở trần gian đầy rẫy những

sự khổ ải, bất công và tai hoạ. Theo họ, hạnh phúc chỉ có ở thế giới bên kia -

thế giới sau khi chết như trên Thiên đàng, ở cõi Niết bàn hoặc ở kiếp sau. Vì

vậy Thiên Chúa giáo hay Phật giáo... đều ra sức khuyến khích con người

sống ép xác, khổ hạnh, nhẫn nhục ở trần thế, để được hưởng hạnh phúc cực

lạc ở thế giới bên kia.

Hoặc các đại biểu của Nho giáo ở Trung Quốc như Khổng Tử, Mạnh

Tử... đều cho rằng hạnh phúc của con người là do Thiên định (“sống chết có

mệnh, giàu sang tại trời”, “mưu sự tại nhân, hành sự tại thiên”).

Các nhà duy vật Pháp thế kỉ XVII - XVIII như R. Đềcáctơ 1596 - 1650),

Henvetiuyt (1715 - 1771) thì cho rằng hạnh phúc là thoả mãn thường xuyên

các nhu cầu vật chất và tinh thần, là sự hùng mạnh và giàu có xuất phát từ lợi

ích cá nhân, nhưng lợi ích cá nhân không thống nhất với lợi ích xã hội. Họ

cho rằng "Hạnh phúc xã hội là quy tắc tối cao" nhưng nó không phải là một

khái niệm tuyệt đối, nhất thành bất biến. Theo Hônbách (1723 - 1789) thì trí

tuệ giúp con người ta nhận thức được quy luật tự nhiên và sống hợp với quy

luật tự nhiên, đó là hạnh phúc.

Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, Cantơ - nhà triết học cổ điển Đức coi

hạnh phúc là do định mệnh (trời định), Hêghen lại khẳng định rằng chỉ những

con người lao động trí óc mới có hạnh phúc, còn những người lao động chân

tay thì không có quyền hưởng hạnh phúc.

Như vậy, hạnh phúc là một phạm trù hết sức phức tạp, đã tồn tại vô số

các quan niệm khác nhau, thậm chí đối lập nhau về vấn đề này.

Phuriê - một trong những nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng vĩ đại của

Pháp ở thế kỉ XVIII đã làm một bản thống kê và nhận thấy rằng cho đến thời

đại ông, chỉ tính riêng ở Rôm đã có tới 278 ý kiến với những nội dung khác

nhau, đối lập nhau về phạm trù này. Vì vậy, khó có thể đưa ra được một định

nghĩa nào về hạnh phúc mà thoả mãn được các ý kiến, các khuynh hướng

khác nhau, chung cho tất cả mọi người, mọi thời đại được. Tuy nhiên, trên

bình diện khái quát, có thể thấy các quan niệm trên đây hoặc đã tách rời hạnh

phúc với cuộc sống thực tại của con người, xã hội, coi nó là một cái gì đó xa

lạ với cuộc sống thường nhật, không có nội dung xác định; hoặc coi hạnh

phúc chỉ là sự thoả mãn những nhu cầu cá nhân, nhất là những nhu cầu vật

chất (ăn, ở, mặc, sức khoẻ, tuổi thọ, đông con, nhiều cháu...); hoặc coi hạnh

phúc là sự thoả mãn những nhu cầu tinh thần mà bản chất của nó là sự yên

tĩnh, thanh thản của tâm hồn.

Trái với những quan điểm trên, Đạo đức học mácxít cho rằng, trong đời

sống xã hội, con người, về cơ bản có thể phân chia thành hai loại nhu cầu:

nhu cầu vật chất (ăn, uống, ở, mặc, đi lại...), và nhu cầu tinh thần (thưởng

thức và sáng tạo ra cái đẹp, nhu cầu học tập, nghiên cứu khoa học, nhu cầu

giao tiếp, giúp đỡ lẫn nhau...).

Trong đó, loại nhu cầu có ý nghĩa hơn, sâu sắc hơn, chiếm ưu thế hơn

chính là những nhu cầu tinh thần, bởi những nhu cầu vật chất đến một lúc

nào đó sẽ trở nên bão hoà và sự khoái cảm vật chất quá mức thường gây

nên cho con người cảm giác khó chịu. Nhưng việc thoả mãn những nhu cầu

tinh thần chẳng những có tính xã hội cao, mà còn để lại cho con người những

ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc và có những cái sống mãi với thời gian, nhiều khi

tạo nên những động lực xã hội, thúc đẩy sự tiến bộ, hướng con người phấn

đấu vươn tới cái chân, cái thiện, cái mĩ. Hơn thế nữa, con người còn có thể

hạn chế được những nhu cầu vật chất và bắt chúng phục tùng những nhu cầu

tinh thần. Như thế, rõ ràng các nhu cầu tinh thần phức tạp hơn và là vô tận so

với những nhu cầu vật chất.

Từ đó có thể hiểu hạnh phúc là sự thoả mãn lâu dài và sâu sắc những

nhu cầu của con người về giá trị cuộc sống, về phẩm giá. Nó là sự thống nhất

giữa tính khách quan và tính chủ quan.

Tính khách quan của phạm trù này chính là những nhu cầu vật chất và

tinh thần được thoả mãn. Đây là những nhu cầu được hình thành một cách

khách quan, độc lập với ý thức của con người, tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn

cảnh cụ thể của mỗi người.

Tính chủ quan của phạm trù này biểu hiện ở chỗ bằng năng lực, ý chí

và sự nỗ lực phấn đấu của mỗi cá nhân để thoả mãn những nhu cầu đó. Điều

này cũng nói lên rằng hạnh phúc không phải là cái gì có sẵn, bẩm sinh hay

trời phú cho, mà nó được hình thành trong hoạt động thực tiễn của con

người, đó là hoạt động lao động sản xuất, là đấu tranh xã hội, là hoạt động

nghiên cứu khoa học, thức nghiệm khoa học... đó là cả một quá trình phấn

đấu, kiên trì, bền bỉ đôi khi có cả những mất mát, đau thương, đúng như quan

niệm của Mác: "Hạnh phúc là đấu tranh". Chính vì vậy, con người không thể

thụ động chờ đón hạnh phúc và cũng không được thoả mãn hoặc dừng lại khi

nhu cầu được đáp ứng. Muốn có hạnh phúc, con người phải không ngừng lao

động, học tập và sáng tạo.

Hạnh phúc không phải là cái gì đó chung chung, trừu tượng, cũng

không phải là cái gì đó nhất thành bất biến, mà nó luôn luôn vận động, biến

đổi cùng với sự vận động, biến đổi của xã hội. Nó mang tính lịch sử, vì vậy khi

xem xét hạnh phúc phải đứng trên quan điểm lịch sử - cụ thể. Mỗi thời đại lịch

sử, mỗi con người trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, có quan

niệm khác nhau về hạnh phúc.

Chẳng hạn, trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, do lực lượng sản xuất

ở trình độ rất thấp, nên nhu cầu của con người cũng rất đơn giản. Chính vì

vậy, người nguyên thuỷ quan niệm hạnh phúc chỉ là sự thoả mãn những nhu

cầu tối thiểu như được ăn no, sống được yên ổn, săn được nhiều thú rừng,

hái được nhiều hoa quả, được sống trong những hang động ấm cúng...

Trong các xã hội có đối kháng giai cấp (xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội

phong kiến, xã hội tư bản chủ nghĩa) thì hạnh phúc của người này có thể là

nỗi bất hạnh của người khác. Các giai cấp thống trị thường coi hạnh phúc là

của riêng họ, đó là sự giàu có, là cuộc sống xa hoa, đồng thời lại là sự đau

khổ, khốn khó của người lao động. Còn người lao động quan niệm hạnh phúc

là được giải phóng khỏi mọi áp bức, bóc lột, khỏi những bất công xã hội, có

được cuộc sống ấm no, tự do, dân chủ, bình đẳng.

Trong xã hội xã hội chủ nghĩa thì hạnh phúc chân chính của mỗi cá

nhân không mâu thuẫn với hạnh phúc của toàn xã hội, bởi mỗi cá nhân vừa là

người tạo dựng hạnh phúc cho bản thân, lại vừa là người làm nên hạnh phúc

của toàn xã hội, do đó hạnh phúc không chỉ quy tụ lại trong sự thoả mãn nhu

cầu của cá nhân, mà một phần thuộc về xã hội. Hạnh phúc của cá nhân là

niềm tự hào chung của xã hội. Đúng như Kalinin - nhà giáo dục học người

Nga đã viết: "Kẻ nào muốn có hạnh phúc cá nhân, kẻ ấy phải là người tham

gia vào việc xây dựng hạnh phúc của toàn dân". Như vậy trong xã hội xã hội

chủ nghĩa hạnh phúc của con người là được cống hiến nhiều nhất những giá

trị của mình cho xã hội và được sống trong xã hội thực sự tự do, dân chủ,

giàu mạnh và văn minh.

Nhưng nếu quan niệm về hạnh phúc ở mỗi thời đại có những yếu tố

căn bản thống nhất, thì ở từng con người cụ thể điều đó chỉ có tính chất

tương đối. Chẳng hạn, đối với anh A, khi được thoa mãn nhu cầu ăn, ở, mặc

được coi là rất hạnh phúc, nhưng đối với anh B thì hạnh phúc là được thoả

mãn về nhu cầu đi lại bằng xe máy, có nhà cao tầng với những tiện nghi sinh

hoạt hiện đại, còn hạnh phúc đối với chị C là gia đình sống trong không khí

hòa thuận, con cái chăm ngoan, học hành tiến bộ... Vì vậy, khi nói về hạnh

phúc phải xuất phát, căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi cá nhân

gắn với mức sống, lối sống, nhu cầu cụ thể... phản ánh sinh động, trung thực

nhân sinh quan của người đó.

Với những quan niệm như vậy, hạnh phúc không loại trừ hoàn toàn mọi

nỗi đau khổ. Nhiều khi chính nỗi đau khổ hay sự trăn trở của con người cũng

tham gia vào làm thành một mặt của hạnh múc. Những nỗi trăn trở, đau khổ

có tính tích cực là những trăn trở trong sáng tạo, đau khổ khi vượt qua lỗi

lầm, đau khổ hi sinh vì nghĩa lớn, đau khổ vì nỗi khổ của người khác, những

gian truân, khổ ải phải vượt qua trong lao động và cuộc sống. Chính những

niềm tin, niềm hạnh phúc mà con người nhận được lại phụ thuộc rất nhiều

vào những trăn trở và đau khổ đó. Đau khổ ở mức độ càng cao mục đích hoạt

động càng trong sáng, sự hướng tới cái tốt đẹp, cái thiện, cái cao cả càng lớn

bao nhiêu, thì niềm vui, niềm hạnh phúc mà họ nhận được sau khi đã hoàn

thành công việc càng lớn bấy nhiêu. Như vậy, rõ ràng hạnh phúc không bao

giờ biến mất trước bất kì sự đau khổ nào, nó chính là khả năng đi qua được

những điều đau khổ riêng lẻ, biết chống lại những hoàn cảnh bất lợi, những

tâm trạng tiêu cực, biết đi qua sự hiểm nguy và biết huy động sức lực trong

những giây phút cần thiết. Đúng như ai đó đã "Hạnh phúc luôn mỉm cười với

những ai kiên trì, dũng cảm, hăng say làm việc", "Nếu sợ bất hạnh thì không

thể có hạnh phúc”, "hạnh phúc là kết quả của hành vi đạo đức”. Hạnh phúc

đích thực bền vững đến từ nội tâm, từ chính suy nghĩ của mỗi con người. Mỗi

con người mới là người tạo dựng nên hạnh phúc, còn những yếu tố như cuộc

sống giàu sang, cơ hội thăng tiến, sự nổi tiếng chỉ là những nhân tố bên ngoài

không thể đem lại hạnh phúc thực sự. Chúng chỉ có thể đem lại những cảm

xúc hạnh phúc thoáng qua. Vì vậy, nếu không tìm thấy hạnh phúc ngay trong

chính bản thân mình thì không thể tìm được ở nơi nào khác. Hạnh phúc ở

ngay trên con đường chúng ta đang đi, chứ không phải ở nơi chúng ta sẽ

đến.

2.3. Nghĩa vụ

Nghĩa vụ là một trong những phạm trù cơ bản của Đạo đức học. Nghĩa

vụ là một trong những nét đặc trưng cơ bản của đời sống con người. Chỉ có ở

xã hội loài người mới có ý thức về nghĩa vụ, còn ở loài vật mọi hành động đều

được thực hiện theo bản năng. Phạm trù nghĩa vụ phản ánh mối quan hệ

giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể và giữa cá nhân với xã

hội. Nghĩa vụ có một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội. Việc thực

hiện nghĩa vụ tốt hay xấu là thước đo đặc thù nói lên tình trạng tiến bộ hay

suy thoái của một xã hội nhất định. Chính vì vậy mà phạm trù này đã được

nhiều nhà tư tưởng của các thời đại luận bàn, quan tâm sâu sắc.

Ở thời kì cổ đại: người đầu tiên đưa phạm trù nghĩa vụ vào Đạo đức

học là Đêmôcrit, ông hiểu nghĩa vụ là động cơ sâu kín bên trong của con

người, là động lực thúc đẩy con người tự giác hành động.

Các tôn giáo coi nghĩa vụ là ý thức trách nhiệm của con người trước

đấng tối cao (Thượng đế, Chúa hay một lực lượng siêu nhiên nào đó). Nghĩa

vụ của con người là hi sinh mọi quyền lợi và nhu cầu của mình trước các lực

lượng siêu nhiên để sau này được hưởng hạnh phúc ở kiếp sau, đúng như

kinh thánh đã viết: "Chúa hãy sai khiến chúng con làm những gì mà Chúa

muốn".

Các nhà duy vật Pháp thế kỉ XVII - XVIII coi nghĩa vụ đạo đức gắn liền

với lợi ích cá nhân, vì cá nhân. Họ không thấy được ý nghĩa xã hội của việc

thực hiện nghĩa vụ, vì vậy họ đã khuyến khích tính vị kỉ thấp hèn, dung túng

cho chủ nghĩa cá nhân.

Cantơ - nhà triết học cổ điển Đức coi nghĩa vụ là một mệnh lệnh tuyệt

đối, là chân lí tất yếu con người bắt buộc phải làm, phải phục tùng dù muốn

hay không, không được chống lại. Đây chính là lí thuyết "Nghĩa vụ vì nghĩa

vụ" của Cantơ. Lí thuyết này của Cantơ sau này đã bị lợi dụng làm cơ sở biện

hộ cho chủ nghĩa phát xít, chế độ nô lệ tàn bạo chống lại con người.

Các nhà Đạo đức học tư sản hiện đại giải thích phạm trù nghĩa vụ theo

tính chất chủ quan cảm tính, không có nội dung khách quan. Họ chủ trương

trong giáo dục đạo đức chỉ dạy cho con người biết hành động chứ không cần

giáo dục cho họ ý thức về nghĩa vụ vì lợi ích chung và sự phát triển của xã

hội.

Đạo đức học mácxít cho rằng nghĩa vụ là một phạm trù dùng chỉ trách

nhiệm của cá nhân đối với người khác và đối với xã hội tùy theo địa vị của

người đó và tuỳ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể.

Mỗi cá nhân có thể gắn với nhiều nghĩa vụ khác nhau: Chẳng hạn trong

gia đình: nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái và ngược lại nghĩa vụ giữa vợ

và chồng đối với nhau, nghĩa vụ anh em đối với nhau; ngoài xã hội thì nghĩa

vụ của công dân đối với đất nước, Tổ quốc như nghĩa vụ lao động, nghĩa vụ

bảo vệ Tổ quốc, nghĩa vụ đi bầu cử, nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ cho Nhà

nước...; trong quan hệ bạn bè thì có nghĩa vụ của người này đối với người

khác. Nói tóm lại, nghĩa vụ của con người bao gồm nghĩa vụ pháp lí và nghĩa

vụ đạo đức.

Nghĩa vụ pháp lí là những nghĩa vụ do pháp luật quy định, có tính chất

bắt buộc phải thực hiện.

Còn nghĩa vụ đạo đức là những nghĩa vụ do những yêu cầu của đạo

đức quy định.

Hay nói cách khác ở nghĩa vụ pháp lí chưa có sự thống nhất lí trí của

cá nhân với lí trí của toàn xã hội. Con người hành động tự do, nhưng hành

động tự do đó chưa trở thành cái tất yếu bên trong, chưa trở thành nhu cầu

đạo đức của chủ thể. Còn ở nghĩa vụ đạo đức đã có sự phù hợp giữa lí trí và

tình cảm của cá nhân với những yêu cầu đạo đức của xã hội.

Tuy nhiên, việc phân biệt nghĩa vụ pháp lí và nghĩa vụ đạo đức chỉ có ý

nghĩa tương đối. Có những nghĩa vụ vừa là nghĩa vụ pháp lí vừa là nghĩa vụ

đạo đức, hoặc có những chuẩn mực pháp lí mang tính cưỡng chế, bắt buộc

chuyển thành các chuẩn mực đạo đức mang tính tự do, tự nguyện.

Như vậy, có thể hiểu nghĩa vụ đạo đức là sự thể hiện trách nhiệm đạo

đức của con người trước lợi ích chung (cộng đồng, giai cấp, dân tộc, nhân

loại) vì lơi ích của người khác, là ý thức về cái cần phải làm và mong muốn

được làm vị những lợi ích đó.

Để có nghĩa vụ đạo đức nhất thiết phải có 3 điều kiện: tự giác, tự do và

vì cái thiện.

Tự giác tức là chủ thể nhận thức được trách nhiệm, bổn phận của

mình, nhận thức được cái cần phải làm.

Tự do là biểu hiện cao nhất của tính tự giác. Ở đây chủ thể thực hiện

hành vi đạo đức không bị sức ép nào từ bên ngoài, mà hoàn toàn hành động

theo tiếng gọi của lương tâm, của sự công bằng, bác ái, khát vọng được phục

vụ, được cống hiến cho xã hội.

Vì cái thiện, cái tốt đẹp, đây là tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt nghĩa vụ

đạo đức với nghĩa vụ pháp lí. Nếu để mất đi tính thiện thì không còn là nghĩa

vụ đạo đức nữa, mà nó trở thành nghĩa vụ pháp lí. Chẳng hạn, một người

thầy thuốc không thật sự làm việc với tinh thần "lương y như từ mẫu", hoặc

người thầy giáo không tận tụy với học sinh sẽ làm mất đi tính cao cả của

nghề nghiệp, lúc đó đơn thuần họ chỉ là người làm công, ăn lương.

Để đạt được 3 điều kiện trên đây, đòi hỏi công tác giáo dục đạo đức

phải được tiến hành thường xuyên và lâu dài, mặt khác các chủ thể đạo đức

cũng phải không ngừng tự rèn luyện, tự tu dưỡng. Chỉ khi nào ý thức nghĩa

vụ phát triển, chuyển thành tình cảm nghĩa vụ, thành niềm tin vững chắc như

động cơ thôi thúc từ bên trong, thành bản tính thường trực của các chủ thể thì

lúc đó cái tất yếu mới trở thành cái hoàn toàn tự do. Từ đó mới có điều kiện

để nảy sinh những giá trị đạo đức chân chính, lành mạnh.

Ngoài ra, khi thực hiện nghĩa vụ, các chủ thể phải hiểu được mục đích

và hậu quả của nó. Nếu không hiểu rõ được điều này, các chủ thể chẳng

những không đem lại lợi ích cho xã hội, mà còn gây nên những thảm hoạ cho

con người. Thí dụ, những tên lính phát xít, những tên tội phạm chiến tranh đã

tuân lệnh các thủ lĩnh của mình một cách tuyệt đối mà tàn sát nhà cửa, ruộng

vườn và ngang nhiên chém giết biết bao người dân lương thiện. Ngược lại,

trong lịch sử nhân loại, chúng ta cũng bắt gặp nhiều danh nhân, nhiều nhà

khoa học, chiến sĩ cộng sản, do nhận thức rõ mục đích và hậu quả của việc

thực hiện các nghĩa vụ mà đã chấp nhận hi sinh, chấp nhận tù đày, chứ nhất

định không chịu hợp tác với kẻ thù để giữ gìn phẩm chất đạo đức của mình

và bảo vệ cuộc sống bình yên cho người lao động. Chẳng hạn, Trần Bình

Trọng đã khẳng khái thét vào mặt kẻ thù rằng: “Ta thà làm quỷ nước Nam,

còn hơn làm vương đất Bắc”; Trần Quốc Tuấn, khi quân Nguyên xâm lược

nước ta, vận mệnh của Tổ quốc đang bị lâm nguy, nhà vua đang cân nhắc

nên hay không nên rút lui để bảo toàn lực lượng đã khẳng khái tâu với nhà

vua: “Xin bệ hạ chém đầu thần trước rồi hãy hàng”; hoặc Brunô khi bị toà án

giáo hội kết án tử hình, trên giàn thiêu ông đã thét vào mặt tên đao phủ:

“Chúng mày tuyên bố bản án còn run sợ hơn là tao nghe bản án ấy”, hoặc

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói: "Thà hi sinh tất cả chứ nhất định

không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”... Họ là những người

có nghĩa vụ đạo đức cao cả và tốt đẹp.

Như vậy, động cơ thúc đẩy việc thực hiện nghĩa vụ đạo đức không phải

do sự ép buộc hay sợ hãi bị trừng phạt từ bên ngoài như hành vi thực hiện

nghĩa vụ pháp lí. Đó cũng không phải từ những động cơ vì lợi ích của bản

thân chủ thể như mọi hành vi thông thường khác. Hành vi thực hiện nghĩa vụ

đạo đức bao giờ cũng chứa đựng ý nghĩa trong sáng, cao thượng, gắn liền

với những tình cảm thiêng liêng, sâu sắc. Vì thế điều quan tâm lớn nhất đối

với người thực hiện nghĩa vụ đạo đức không phải mong được xã hội tôn vinh,

đề cao, để mọi người biết đến hay nhằm đạt được mục đích cá nhân (sự phú

quý, sang giàu... mà chính là niềm tự hào, niềm tin do họ có những cống hiến

có giá trị đối với xã hội và được xã hội thừa nhận.

2.4. Lương tâm

Cảm xúc lương tâm là một trong những tình cảm xuất hiện sớm nhất.

Có thể nói nó xuất hiện cùng với sự xuất hiện của con người và xã hội loài

người và cũng chỉ mất đi khi nào con người không còn nữa, nó tồn tại vĩnh

viễn trong đời sống xã hội. Ngay từ thời kì tiền sử, khi con người vừa thoát

thai khỏi thế giới động vật, còn đang sống trong trạng thái mông muội, người

ta đã thấy xuất hiện các từ "xấu hổ", "hổ thẹn", "tự hổ thẹn" để chỉ những cảm

xúc dằn vặt của sự tự trách mình. Đến thời kì đầu của Hi Lạp cổ đại, các khái

niệm "hổ thẹn», "tự hổ thẹn" vẫn được sử dụng với nội dung giống như khái

niệm "lương tâm". Vì vậy, có thể coi, phạm trù lương tâm là một trong những

phạm trù xuất hiện sớm nhất trong lịch sử tư tưởng Đạo đức học.

Lương tâm là một đặc trưng cơ bản nhất của hiện tượng đạo đức, nó là

dấu hiệu, thước đo sự trưởng thành của đời sống đạo đức cá nhân, xã hội.

Lương tâm luôn tồn tại như một minh chứng cho sự hiện diện của đời sống

đạo đức cá nhân. Các khái niệm “lương tâm” và “vô lương tâm” thường được

sử dụng như sự khẳng định hay phủ định tình trạng có đạo đức hay vô đạo

đức ở con người.

Cũng như các phạm trù khác của Đạo đức học, phạm trù lương tâm

được nhiều nhà tư tưởng luận bàn và lí giải. Chẳng hạn, Platôn - nhà triết học

duy tâm khách quan của Hi Lạp cổ đại cho rằng lương tâm là tinh thần của

Thượng đế nằm ngay trong bản chất tinh thần của con người mách bảo con

người nhận ra những việc làm đúng, sai của mình.

Đêmôcrit - nhà triết học duy vật cổ đại Hi Lạp không thừa nhận nguồn

gốc thần thánh của lương tâm, coi lương tâm chính là sự tự hổ thẹn, tức là hổ

thẹn với bản thân mình. Nhờ có sự tự hổ thẹn này mà con người tránh được

những suy nghĩ, những việc làm sai trái, thiếu đạo đức, giúp cho đời sống đạo

đức xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Sau này Cantơ - nhà triết học cổ điển Đức cho rằng lương tâm chính là

sự thao thức của tinh thần con người, như là một cái gì đó bẩm sinh, có sẵn,

như là người làm chứng của Chúa trời phán xét chúng ta.

Hêghen - nhà triết học duy tâm khách quan của triết học cổ điển Đức

cho rằng lương tâm chính là sản phẩm của tinh thần khách quan. Ông là

người đầu tiên đặt vấn đề về nội dung khách quan của lương tâm. Tuy nhiên

tính khách quan đó lại chỉ là sản phẩm của "tinh thần khách quan" thông qua

sự "tự tha hoá". Theo ông, lương tâm có hai phần: đó là "chân lí" và "hình

thức" biểu hiện của lương tâm. "Chân lí của lương tâm" là những nguyên tắc,

chuẩn mực đạo đức trong các xã hội khác nhau. Còn "hình thức biểu hiện"

phụ thuộc vào các cá nhân khác nhau. Giữa chân lí của lương tâm và hình

thức biểu hiện của nó có thể phù hợp hoặc mâu thuẫn nhau. Điều đó phụ

thuộc vào nhận thức và những đặc điểm cá nhân.

L. Phoiơbắc không đồng thuận với quan điểm của Cantơ và Hêghen về

lương tâm, ông cho rằng lương tâm có nội dung khách quan, đố là sự nhận

thức về lợi ích của người khác. Chính sự nhận thức đó giúp con người kiểm

soát hành vi của mình trong quan hệ với người khác và với xã hội.

Một số người theo khuynh hướng duy tâm chủ quan lại muốn giải thích

sự xuất hiện của lương tâm như là một hiện tượng hoàn toàn chủ quan thuần

cảm. Nó là kết quả của những tình cảm có tính riêng biệt của từng cá nhân.

Như vậy, lương tâm không có nội dung khách quan, không mang ý nghĩa xã

hội, chỉ tính cá biệt.

Theo quan điểm của Đạo đức học mácxít, lương tâm là một phạm trù

Đạo đức học thể hiện năng lực của con người, tự kiểm tra, tự đánh giá hành

vi đạo đức của mình trong mối quan hệ với người khác và với xã hội.

Lương tâm vừa là một hiện tượng tình cảm, vừa là một hiện tượng trí

tuệ. Nó là một hiện tượng tình cảm bởi lương tâm chính là chức năng của

tình cảm đạo đức, nó có mối liên hệ chặt chẽ với ý thức nghĩa vụ đạo đức.

Nếu ý thức nghĩa vụ đạo đức là kết quả nhận thức những yêu cầu đạo đức xã

hội đối với các chủ thể đạo đức thì lương tâm là ý thức, là tình cảm, là sự thôi

thúc bên trong của các chủ thể trước nghĩa vụ của bản thân mình. Lương tâm

còn là một hiện tượng trí tuệ vì nó thực hiện chức năng tự kiểm tra, tự đánh

giá hành vi của con người là đúng hay sai, phù hợp hay không phù hợp với

các yêu cầu đạo đức xã hội. Thực chất lương tâm con người không chỉ chi

phối các quan hệ tình cảm, mà nó còn chi phối cả nghĩa vụ đạo đức. Nhờ có

lương tâm trong sáng mà con người biết hướng thiện, tự thức tỉnh, tránh làm

điều xấu xa, bỉ ổi, mong muốn làm những điều tốt đẹp. Vì vậy ở đây có sự

tham gia của yếu tố ý thức.

Lương tâm không phải là cái có sẵn để rồi ban phát cho mọi người,

cũng không phải là cái bẩm sinh ở mỗi con người, mà nó được hình thành

gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người. Đó là một quá trình phát triển

lâu dài từ thấp lên cao. Lúc đầu, con người nhận thức được cái cần phải làm

vì sợ bị trừng phạt từ bên ngoài. Chẳng hạn một chị thủ kho không dám lấy

cắp của công vì sợ bị pháp luật trừng phạt nếu bị phát hiện. Đó là ý thức pháp

luật.

Cùng với quá trình trưởng thành, con người nhận thức được cái cần

phải làm vì xấu hổ trước người khác, trước dư luận xã hội. Một học sinh, sinh

viên không thể cứ đi học muộn mãi vì xấu hổ trước thầy cô và bạn bè trong

lớp khi ngày nào cũng bị nhắc nhở. Đó là bước đầu của ý thức nghĩa vụ đạo

đức.

Ở giai đoạn sợ bị trừng phạt và xấu hổ chưa phải là hành vi có lương

tâm đạo đức. Bởi vì, chủ thể hành động chưa xuất phát từ tiếng gọi của trái

tim hoặc của lí trí, mà chỉ do những tác động từ bên ngoài. Ngay cả khi con

người có cảm giác xấu hổ vì một cử chỉ không tốt đẹp trước bản thân mình,

thì cảm giác xấu hổ chỉ là bước đầu của lương tâm, chưa phải là tình cảm

đạo đức của lương tâm, vì cảm giác xấu hổ này chưa bền vững, nó có thể

thoáng qua.

Nói chung, người có lương tâm là người biết hổ thẹn, còn người biết hổ

thẹn chưa chắc là người có lương tâm. Người biết xấu hổ là người có cảm

giác trách nhiệm trước người khác là chủ yếu. Người có lương tâm cũng xấu

hổ, nhưng là cảm giác trách nhiệm trước bản thân mình là chủ yếu. Vì vậy,

người ta nói sự hổ thẹn là nỗi tức giận quay về phía bản thân mình. Đúng như

Lép Tônxtôi đã từng viết: “Biết xấu hổ trước mọi người là một cảm xúc tốt.

Nhưng tốt hơn hết là biết xấu hổ trước chính bản thân mình”. Cảm giác hổ

thẹn giữ vai trò tích cực để điều chỉnh hành vi của con người trong đời sống

hàng ngày của mình và biết hướng tới sự chú ý của dư luận xã hội. Cảm giác

tự hổ thẹn ngày càng cao, làm cho con người càng dễ thức tỉnh. Đặc biệt, khi

sự lừa dối bị bóc trần trước dư luận xã hội, trước những người quen và người

có uy tín, có vị trí trong gia đình và xã hội thì sự hổ thẹn càng cao.

Như vậy, chỉ khi nào các chủ thể nhận thức được cái cần phải làm vì

xấu hổ trước bản thân, tức là tự xấu hổ thì đó mới là bước đầu của cảm giác

lương tâm và từ cảm giác lương tâm phát triển đến chỗ các chủ thể tự phán

xét các suy nghĩ, hành vi và cách cư xử của mình trong mối quan hệ với

người khác và xã hội. Đây mới chính là lương tâm.

Lương tâm đòi hỏi ở con người những yêu cầu rất cụ thể: phải bằng

những hành động của mình để cho mọi người tin yêu, mến phục; phải có tinh

thần phê phán, đánh giá như nhau đối với hành động của mình và của người

khác, sao cho phù hợp với những yêu cầu khách quan của xã hội; phải có

tinh thần trách nhiệm không những đối với hành động của bản thân mà còn

đối với tất cả những gì xảy ra xung quanh mình.

Lương tâm biểu hiện ở hai trạng thái tích cực và tiêu cực (khẳng định

và phủ định). Ở trạng thái khẳng định có sự thanh thản, thư thái, trong sạch

của lương tâm. Trạng thái này có được khi hành vi của cá nhân phù hợp với

các chuẩn mực, quy tắc đạo đức chính thống của xã hội. Trạng thái này có

tác dụng nâng cao con người, làm cho con người sảng khoái, vui vẻ, tự tin

vào mình, kích thích tính tích cực hoạt động của con người.

Ở trạng thái phủ định thì có sự cắn rứt, sự không trong sạch của lương

tâm. Trạng thái này nảy sinh khi hành vi của cá nhân không phù hợp với các

chuẩn mực, quy tắc đạo đức chính thống của xã hội, tức là các chuẩn mực

yêu cầu một đằng, chủ thể lại làm một nẻo. Tất nhiên cả trong hai trường

hợp, đặc biệt là ở trường hợp thứ hai (trạng thái phủ định) cá nhân phải ý

thức được các chuẩn mực đạo đức, bởi nếu không ý thức được điều này thì

hành động của họ dù có vi phạm các chuẩn mực đạo đức đi chăng nữa thì

lương tâm cũng không hề cắn rứt. Ở đây, cả trạng thái khẳng định lẫn phủ

định của lương tâm đều có vai trò điều chỉnh và nâng cao tính tích cực trong

hành vi đạo đức của con người. Ngay cả những người mắc phải những lỗi

lầm nếu người đó biết hối hận, sửa chữa thì vẫn trở thành người tốt và tiến

bộ. Những chủ thể đạo đức nào có trong mình cả hai trạng thái đó được gọi là

con người có lương tâm. Ngược lại, những chủ thể nào thường xuyên làm

điều ác, gây nên những mất mát, đau thương cho người khác (như giết

người, cướp của, hãm hiếp phụ nữ, trẻ em, tham ô, lãng phí, phá hoại tài sản

công...) mà không có cảm giác xấu hổ, không ăn năn hối hận thì bị coi là

người không có lương tâm (bất lương), vô đạo đức. Lương tâm xuất hiện và

tồn tại trong suốt quá trình hành động từ lúc các chủ thể dự kiến cho đến sau

khi kết thúc hành vi đạo đức. Quan niệm này có thái độ tích cực và phù hợp

với tình cảm và trách nhiệm của con người. Điều này khác với ý kiến sai lầm

cho rằng, lương tâm chỉ xuất hiện sau khi kết thúc hành vi (giết người rồi mới

cắn rứt lương tâm); hoặc quan niệm lương tâm chỉ xuất hiện khi con người

chuẩn bị hành động (tự vẫn). Tình cảm của người có lương tâm thường bền

vững và sâu kín trong tâm hồn. Lương tâm được nảy sinh, xây dựng trên cơ

sở của tình cảm tự giác, từ sức mạnh nội tại của chủ thể. Vì thế, lương tâm

không có tội, lương tâm là sự hối cải, biết phục thiện để nhanh chóng tiến bộ.

Vì vậy, việc giáo dục lương tâm có vai trò hết sức quan trọng trong đời

sống đạo đức xã hội. Giáo dục lương tâm gắn liền với giáo dục ý thức nghĩa

vụ và làm cho ý thức nghĩa vụ trở thành tình cảm thiêng liêng, thành niềm tin,

thành ý thức thường trực. Sự hình thành lương tâm không thể một sớm, một

chiều mà là quá trình phấn đấu, rèn luyện bền bỉ, lâu dài, thường xuyên trong

suốt cả cuộc đời mỗi con người.

2.5. Thiện, ác

Thiện, ác là hai phạm trù xuất hiện rất sớm trong đời sống đạo đức xã

hội. Có thể nói chúng xuất hiện cùng với sự xuất hiện của con người và xã hội

loài người và chúng chỉ mất đi chừng nào con người và xã hội loài người

không còn nữa. Nói chung, từ khi con người thoát thai khỏi thế giới động vật

cho đến nay, qua mọi thời đại, con người đều muốn sống thiện, khát khao làm

việc thiện, ghét bỏ điều ác, đấu tranh để loại trừ cái ác ra khỏi đời sống xã hội

để có một môi trường sống trong lành, bao dung, độ lượng.

Vậy Thiện là gì? Ác là gì?

Trong lịch sử phát triển của những tư tưởng Đạo đức học đã tồn tại rất

nhiều quan niệm khác nhau về thiện và ác.

Chẳng hạn ở phương Tây cổ đại, Platôn cho rằng con người phải biết

sống thiện. Chính Thượng đế đã đem lại cho con người điều thiện. Do đó con

người phải biết vâng lệnh Thượng đế để sống thiện và làm điều thiện.

Arixtốt thì quan niệm lòng tốt của con người là ở thiện tâm, thiện ý. Còn

ở phương Đông cổ đại: Mạnh Tử cho rằng bản tính con người là thiên (nhân

tri sơ, tính bản thiện). Trong tính thiện đã bao hàm đủ nhân, lễ, nghĩa, trí mà

ông gọi là tứ đoan, đồng thời nó còn bao chứa cả đức trung với bề trên (vua),

đức hiếu với cha mẹ, người thân. Còn ác chẳng qua là do hoàn cảnh, do vật

dục mê hoặc, vì vậy ông ra sức tuyên truyền, đề cao đức “tính thiện” với

mong muốn giáo hoá con người để họ trở lại với bản chất thiện của mình.

Khổng Tử - người sáng lập ra đạo Nho thường nói nhiều đến nhân

nghĩa. Nhân trước hết được hiểu là lòng yêu người, thương người, muốn cho

mọi vật luôn luôn tươi tốt. Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người

khác; mình muốn thành đạt, thì nên giúp người thành đạt; mình muốn lập

thân, thì cũng nên giúp người lập thân. Lòng mong muốn ấy là hoàn toàn tự

nhiên, không miễn cưỡng, không điều kiện.

Tuân Tử thì ngược lại, coi bản tính con người là ác, là tự tư, tự lợi

(nhân tri sơ, tính bản ác). Theo ông, con người làm gì cũng có sự tính toán lợi

hại cá nhân, vì vậy phải dùng đến luật pháp thì mới thay đổi được cái ác.

Thời kì Phục hưng - cận đại ở phương Tây xuất hiện trào lưu tư tưởng

nhân văn, đề cao cái thiện và đã lấy hình tượng người mẹ là biểu tượng của

lòng nhân ái.

Bên cạnh đó, Hốpxơ lại cho rằng bản chất con người là ích kỉ, vì vậy

cuộc đấu tranh giữa con người với con người là tất yếu, không tránh khỏi.

Ông hoàn toàn đồng tình với quan điểm của Ploute cho rằng: "Người với

người là chó sói". Chính vì vậy ông quan niệm: "Con người là một động vật

độc ác và ranh ma hơn cả chó sói, gấu và rắn". Lépnít cũng quan niệm ác là

sự thử thách của Chúa trời đối với con người nhằm củng cố niềm tin của con

người vào cái thiện.

Trong triết học cổ điển Đức cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, Cantơ đã

quy cái thiện vào cái thiện của ý chí. Ông cho rằng trong thế giới này không ở

đâu lại có thể hình dung được một cái gì khác hơn là cái thiện vô hạn và cái

thiện vô hạn là cái thiện của ý chí. Cuối cùng ông giải thích cái thiện này là

Chúa ban cho con người.

Hêghen thì ngược lại, phản bác việc quy cái thiện vào chúa trời, nhưng

ông lại cho rằng cái thiện, ác đều là kết quả tha hoá của "tinh thần tuyệt đối".

Tuy nhiên, ông đã có công lao trong việc trình bày mối quan hệ biện chứng

giữa thiện và ác, rằng chúng có thể chuyển hoá cho nhau. Nhưng ông lại đề

cao cái ác, xem cái ác là hình thức thể hiện những lực lượng phát triển lịch sử

và bản thân nó có hai ý nghĩa tích cực và tiêu cực.

Còn L. Phoiơbắc - đại diện xuất sắc nhất của chủ nghĩa duy vật trước

Mác thì cho rằng cái thiện không phải là bản chất của Thượng đế, Chúa trời

mà nó mang bản chất như đặc tính của con người. Ông tin tưởng rằng, con

người bao giờ cũng tránh cái ác và hướng tới cái thiện. Vì vậy, ông kêu gọi

mọi người hãy hạn chế mình một cách hợp lí để đi đến một tình yêu phổ biến

theo kiểu: "Hãy yêu nhau đi, hãy hôn nhau đi, không phân biệt gái trai, già,

trẻ, giai cấp". Như vậy ông đã thừa nhận cái thiện mang tính phổ quát.

Các tôn giáo xem cái thiện là những hành động từ bi, bác ái, là ý muốn

của Thượng đế. Abrelia cho rằng: "ý muốn Thượng đế, đó là cái thiện", và

giải thích rằng, Chúa là người duy nhất sáng tạo và mang cái thiện. Xung

quanh chúng ta toàn là cái ác và do đó con người sa ngã và mất hết tự do để

vươn tới cái thiện, nên Chúa phải cứu vớt con người ra khỏi cái ác và đó

chính là cái Thiện của Chúa.

Ở nước ta trong lịch sử thời phong kiến, các sĩ phu yêu nước cũng đã

rất đề cao cái thiện. Các vua nhà Trần (thế kỉ XIII) đã lấy Thiện để trị nước và

tập hợp nhân dân tạo nên sức mạnh của cuộc kháng chiến chống quân

Nguyên. Hưng Đạo Vương lúc lâm chung đã dặn lại: “Trên thì luyện binh mã,

dưới thì chăn dân, phải luôn luôn khoan thư sức dân, đó là kế sâu gốc, bền

rễ, là thượng sách để giữ nước lâu dài vậy”.

Nguyễn Trãi (thế kỉ XV) cũng quan niệm: Việc nhân nghĩa cốt ở yên

dân; lấy chí nhân để thay cường bạo. Vì vậy, các nhà cầm quyền phải chăn

dân, an dân và huệ dân, để tận nơi hang cùng, ngõ hẻm không còn tiếng oán

giận, than sầu.

Như vậy, trước khi Đạo đức học mácxít ra đời, đã có nhiều quan niệm

khác nhau về thiện, ác. Mỗi quan niệm đề cập đến một mặt, một khía cạnh

nào đó của thiện, ác, nhưng tất cả những quan niệm đó đều bộc lộ một hạn

chế là quy thiện, ác về những cái có sẵn trong tâm con người, coi chúng là

bản chất vốn có của con người hay của một lực lượng siêu nhiên nào đó mà

chưa hiểu được bản chất xã hội và tính lịch sử - cụ thể của hai phạm trù này.

Từ khi Đạo đức học mácxít ra đời đã có cách lí giải đúng đắn về thiện,

ác. Thiện là tất cả những gì tốt đẹp, những gì có ích cho con người và xã hội,

phù hợp với tiêu chuẩn của sự tiến bộ xã hội.

Với quan niệm như vậy thì cái thiện trước hết và cao cả nhất là giải

phóng con người khỏi mọi chế độ áp bức, bóc lột, xây dựng một xã hội không

còn giai cấp để con người có những điều kiện kinh tế - xã hội phát huy mọi

khả năng của mình, cống hiến nhiều nhất cho xã hội, mang lại hạnh phúc cho

nhân dân và như thế cái thiện không chỉ là những giá trị hiện thực, mà còn

hàm chứa trong mình những lí tưởng đạo đức cao quý.

Còn ác là cái đối lập với cái thiện, có nghĩa là tất cả những gì gây trở

ngại, có hại cho con người và xã hội. Cũng như Chủ tịch Hồ Chí Minh kính

yêu của chúng ta nhiều lần nói về điều thiện, ác với mong muốn mọi người

nhận thức được điều đó để hướng tới cái Thiện và đấu tranh loại bỏ cái ác,

cái xấu ra khỏi đời sống đạo đức xã hội. Theo Người, thiện và ác là hai cái

mang tính phổ quát, chúng tồn tại không chỉ ở người này hay người kia, ở

dân tộc này hay dân tộc khác mà có thể nói là ở cả thế giới: “Trong xã hội có

thiện và cũng có ác. Theo nghĩa rộng thì cả thế giới và trong một nước có

thiện và có ác. Theo nghĩa hẹp bản thân và tư tưởng mỗi người cũng có

Thiện và có ác”.

Vậy thiện là gì? Ác là gì? Người chỉ rõ: “Thực hành chí công vô tư, cần,

kiệm, liêm, chính là thiện. Nếu phạm phải quan liêu, mệnh lệnh, tham ô, lười

biếng là ác”. Theo Người, thiện và ác “là hai cái mâu thuẫn luôn luôn đấu

tranh gay gắt với nhau”, đây là “cuộc đấu tranh trường kì, gian khổ. Nhưng

cuối cùng thì cái ác nhất định bại, Thiện nhất định thắng”. Mỗi chúng ta phải

làm thế nào để cho phần tốt nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu mất dần

đi, đó chính là thái độ của người cách mạng. Người luôn luôn nhắc nhở

chúng ta như vậy.

Đạo đức học mácxít cũng chỉ ra rằng thiện - ác không phải là sản phẩm

thuần tuý của tư duy con người, do con người ta nghĩ ra, hay của một lực

lượng siêu nhiên nào đó, chúng cũng không phải là cái gì đó nhất thành bất

biến, mà chúng là kết quả của những điều kiện kinh tế - xã hội của một thời

đại nhất định và luôn luôn vận động, biến đổi cùng với sự vận động, biến đổi

của xã hội. Vì vậy, khi xem xét thiện, ác chúng ta phải quán triệt quan điểm

lịch sử - cụ thể. Có những cái hôm nay được mọi người coi là thiện, thì ngày

mai có thể lại trở thành nếp sống của xã hội, trở thành những cái bình

thường, thậm chí là cái ác và ngược lại. Hoặc có những cái đối với dân tộc

này, ở thời đại này là thiện, nhưng đối với dân tộc khác, ở thời đại khác lại là

ác và ngược lại đúng như Ăngghen đã nhận xét: "Từ dân tộc này sang dân

tộc khác, từ thời đại này sang thời đại khác, những quan niệm về thiện, ác đã

biến đổi nhiều đến mức chúng thường trái ngược hẳn nhau".

Điều đó cũng cho thấy, thiện, ác là hai mặt đối lập, nhưng sự đối lập

giữa chúng không phải là tuyệt đối, mà chỉ là tương đối, bởi chúng có thể

chuyển hoá lẫn nhau. Trong đời sống hiện thực, nhiều khi cái ác còn là yếu tố

tất yếu mà con người phải vượt qua để thực hiện cái thiện. Ví như người thầy

thuốc buộc phải áp dụng những biện pháp gây đau đớn để cứu chữa bệnh

nhân, hoặc các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã nhận định: “Chỉ

có thể thoát khỏi tình trạng dã man bằng một hành động dã man, rằng cái ác

là cái đầu tiên bước vào lịch sử, tức là chế độ chiếm hữu nô lệ, mà ở đó đại

bộ phận dân cư không có quyền lợi gì, ngay cả quyền tự do thân thể. Họ

không được coi là con người, chỉ được coi là “công cụ biết nói”, là “vật sở

hữu” của chủ nô”. Tuy nhiên, các nhà kinh điển lại khẳng định rằng, nếu

không có chế độ chiếm hữu nô lệ ở phương Tây thời cổ đại thì cũng không

thể có được chủ nghĩa tư bản trong xã hội hiện đại.

Trong xã hội có sự phân chia giai cấp thì khi xem xét thiện, ác chúng ta

còn phải gắn liền với quan điểm giai cấp, bởi các giai cấp khác nhau có quan

niệm khác nhau về thiện, ác. Các giai cấp thống trị quan niệm thiện chính là

sự khuất phục người khác, giai cấp khác, bắt họ phải phục tùng, lệ thuộc vào

mình. Còn các giai cấp bị trị lại quan niệm thiện là được giải phóng khỏi mọi

áp bức, bóc lột, là công bằng.

Cái thiện còn là sự thống nhất giữa mục đích và kết quả, động cơ và

phương tiện. Điều này giúp chúng ta nhận thức rõ bản chất thật của cái thiện.

Bởi trong cuộc sống của con người còn nhiều hiện tượng đạo đức giả và

những suy nghĩ bệnh hoạn, những thói bất lương, ngụy biện, cũng như sự

thiện tâm, thiện ý của những người có đạo đức không phải lúc nào cũng được

triển khai một cách thuận lợi, suôn sẻ trong thực tế. Nhiều khi gặp phải mâu

thuẫn giữa lòng tốt và khả năng thực hiện lòng tốt, giữa cái tất nhiên và cái

ngẫu nhiên. Chính vì thế sự thống nhất giữa mục đích, động cơ, phương tiện

và kết quả được đánh giá thông qua mối quan hệ giữa động cơ và kết quả

như sau:

- Động cơ tốt dẫn đến kết quả tốt đó là thiện.

- Động cơ tốt dẫn đến kết quả xấu, đó không coi là ác.

- Động cơ xấu dẫn đến kết quả xấu, đó là ác.

- Động cơ xấu dẫn đến kết quả tốt, đó là ác.

Về nguyên tắc, động cơ xấu không thể dẫn đến kết quả tốt. Cái tốt ở

đây chỉ là ngẫu nhiên, nằm ngoài dự kiến, ngoài mục đích của chủ thể hành

động.

Như vậy, động cơ là yếu tố rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với

việc thực hiện hành vi đạo đức của con người, nó là cơ sở, là động lực chính

cho hành vi đạo đức. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần thấy rằng cái thiện phải là

cái được thể hiện ra bên ngoài thông qua các hành động của con người, chứ

nếu mới chỉ dừng lại ở suy nghĩ, tư tưởng thì chưa thể được coi là thiện. Vì

vậy để vươn tới cái thiện, để sống thiện là cả một quá trình tu dưỡng, rèn

luyện, bồi đắp những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của mỗi con người trong xã

một thứ mà ta phải quỳ gối tôn trọng - đó là lòng tốt”. Điều đó chỉ ra rằng

lương thiện là một giá trị đạo đức hàng đầu, đi trước mọi giá trị chân chính và

cả những giá trị thẩm mĩ nữa.

Chương 5. NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA ĐẠO ĐỨC MỚI

1. Vai trò của đạo đức mới trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội

1.1. Khái niệm đạo đức mới

Đạo đức mới là đạo đức cách mạng của giai cấp công nhân, là đạo đức

xã hội chủ nghĩa, là đạo đức cộng sản theo nghĩa rộng. Xã hội loài người vận

động và phát triển từ thấp đến cao như một quá trình lịch sử tự nhiên. Các

hình thái kinh tế - xã hội thay thế nhau trên cơ sở của các tất yếu kinh tế.

Phản ánh cái lôgíc kinh tế - xã hội đó, đạo đức cũng có lôgíc tương ứng, đạo

đức xã hội cũng vận động phát triển, đỉnh cao là đạo đức xã hội chủ nghĩa và

cộng sản chủ nghĩa.

Trả lời các câu hỏi: Có đạo đức cộng sản hay không? Có lí luận cộng

sản hay không? V.I. Lênin khẳng định rằng: “Tất nhiên là có. Người ta thường

bảo chúng ta không có đạo đức của chúng ta, và giai cấp tư sản buộc tội

những người cộng sản chúng ta là bác bỏ mọi thứ đạo đức. Đó là một cách

đánh lộn sòng các khái niệm làm công nhân và nông dân bị lầm lạc”.

V.I. Lênin nêu rõ rằng đạo đức của chúng ta hoàn toàn phục vụ lợi ích

đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản; đạo đức là từ những lợi ích của đấu

tranh giai cấp của giai cấp vô sản mà ra; là đạo đức nhằm đoàn kết những

người lao động chống mọi sự bóc lột. Vì vậy, "đối với một người cộng sản, tất

cả đạo đức là nằm trong cái kỉ luật đoàn kết keo sơn đó và trong cuộc đấu

tranh tự giác của quần chúng chống bọn bóc lột... Đạo đức giúp xã hội loài

người tiến lên cao hơn, thoát khỏi ách bóc lột lao động”.

Theo phương pháp biện chứng mácxít: “Khi xem xét bất cứ một hiện

tượng xã hội nào trong quá trình phát triển của nó, thì bao giờ người ta cũng

tìm thấy trong đó những vết tích của quá khứ, những cơ sở của hiện tại và

những mầm mống của tương lai” thì đạo đức mới là kết quả của cuộc đấu

tranh chống lại cái cũ, cái lỗi thời để khẳng định cái mới. Trong mỗi hình thái

kinh tế - xã hội thường có những yếu tố của ba loại đạo đức: đạo đức cũ tồn

tại như là tàn dư, đạo đức hiện tại có địa vị thống trị và đạo đức mới là cái

đang lớn lên. Đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, thắng lợi của cái mới, cái tiến

bộ là quy luật khách quan của thế giới vật chất, của mọi sự phát triển nói

chung, của đạo đức nói riêng. Trong điều kiện cách mạng xã hội chủ nghĩa

thắng lợi, với sự xác lập địa vị thống trị của đạo đức xã hội chủ nghĩa, những

yếu tố của đạo đức tư sản trở thành tàn dư và quan hệ đạo đức cộng sản chủ

nghĩa ra đời trong lòng xã hội chủ nghĩa hoạt động chống lại những tàn dư

đạo đức tư sản.

Đồng thời với việc khẳng định đạo đức mới, chủ nghĩa Mác - Lênin phủ

định học thuyết đạo đức nhất thành bất biến, phủ định tính chất tiên thiên,

bẩm sinh của đạo đức, phủ định khả năng tồn tại của một nền đạo đức chung,

phi giai cấp trong xã hội có giai cấp. Bác bỏ cái gọi là “đạo đức do một bề trên

nào đó xác lập ở ngoài xã hội loài người”, V.I. Lênin chỉ ra rằng: “Tất cả

những thứ đạo đức, xuất phát từ những quan niệm ở ngoài nhân loại, ở ngoài

các giai cấp, chúng ta đều bác bỏ. Chúng ta cho rằng đấy chỉ là lừa bịp, dối

trá, nhồi sọ công nhân và nông dân để mưu lợi ích riêng cho bọn địa chủ và

bọn tư sản”.

Chủ nghĩa Mác - Lênin thừa nhận tính giai cấp của đạo đức, khẳng định

những chuẩn mực đạo đức phát sinh và phát triển từ những điều kiện sinh

hoạt vật chất, đời sống vật chất của con người, từ thạc tiễn của đời sống xã

hội và một khi những điều kiện sinh hoạt vật chất và đời sống vật chất biến

đổi thì những chuẩn mực đạo đức cũng biến đổi theo. Chủ nghĩa Mác - Lênin

một mặt thừa nhận tính biến đổi lịch sử của đạo đức, mặt khác chứng minh

rằng, đạo đức của chủ nghĩa xã hội không xây dựng trên mảnh đất trống

không mà nó phải kế thừa những thành tựu đạo đức của các xã hội trước và

khắc phục những hạn chế đạo đức của các xã hội đó. Chính nền đạo đức xã

hội chủ nghĩa đã kế thừa, lĩnh hội và phát triển những yếu tố hợp lí trong đạo

đức đã được sáng tạo trong lịch sử hàng ngàn năm của những người lao

động. Đạo đức mới bao hàm những chuẩn mực đạo đức cơ bản, là sự tổng

kết lịch sử phát triển đạo đức của những người lao động, mục tiêu đạo đức

mới là tạo tiền đề hiện thực để con người phát triển hài hòa và phong phú.

Chủ nghĩa xã hội là hình thái vận động lịch sử cao hơn chủ nghĩa tư

bản. Ở đó, lần đầu tiên đạo đức có tiền đề hiện thực phát triển tương hợp,

toàn diện, đồng đều với bản thân con người như chủ nhân của xã hội văn hoá

cao. Đấu tranh xóa bỏ mọi sự khác biệt và đối kháng giai cấp, xây dựng xã

hội mới đó là sứ mệnh toàn thế giới của giai cấp vô sản. Đạo đức cộng sản

phản ánh những lợi ích căn bản của giai cấp công nhân và nhân dân lao động

trong cách mạng vô sản. Đây là lần đầu tiên và là lần cuối cùng đạo đức của

một giai cấp lao động trở thành đạo đức cách mạng và chiếm địa vị thống trị

trong đời sống đạo đức của xã hội. Nó cũng là vũ khí tinh thần mạnh mẽ của

giai cấp công nhân sử dụng để xoá bỏ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Nó

thực hiện bước phủ định của phủ định; hoàn thành một vòng khâu phát triển

làm nên bước tiến bộ toàn diện của đạo đức.

Như vậy, khái niệm đạo đức mới là hoàn toàn mới trong lịch sử xã hội,

nó đối lập với đạo đức của giai cấp tư sản và giai cấp bóc lột khác. Nó cũng

khác với đạo đức của những người sản xuất nhỏ. Xét về bản chất và theo V.I.

Lênin, đạo đức mới là những gì góp phần đoàn kết tất cả những người lao

động xung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới, cộng sản chủ

nghĩa.

1.2. Vai trò của đạo đức mới

Với thắng lợi bước đầu của giai cấp vô sản, giai cấp công nhân xác lập

địa vị thống trị về chính trị của mình và dùng địa vị đó xác lập sự thống trị về

kinh tế, văn hoá và tư tưởng.

Đạo đức mới là sản phẩm tổng hợp của quá trình xây dựng xã hội mới,

cho nên mỗi bước thắng lợi của sự nghiệp xây dựng xã hội mới - xã hội chủ

nghĩa là mỗi bước khẳng định địa vị thống trị của giai cấp công nhân về kinh

tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá trong đó có đạo đức của nó. Đạo đức xã hội

chủ nghĩa dần dần khẳng định địa vị thống trị của mình trong đời sống đạo

đức xã hội, và là vũ khí tinh thần của giai cấp công nhân và nhân dân lao

động trong quá trình xây dựng xã hội mới.

V.I. Lênin chỉ ra rằng: “Uy tín tinh thần lớn đạt được trong quá trình đấu

tranh có một ý nghĩa rất quan trọng, uy tín này không một người nào phủ

nhận được và sức mạnh của nó, tất nhiên, không phải là bắt nguồn từ đạo

đức trừu tượng mà là từ đạo đức của người chiến sĩ cách mạng, đạo đức của

quần chúng cách mạng”. Cụ thể là:

Thứ nhất, các lí tưởng và nguyên tắc đạo đức xã hội chủ nghĩa là cơ sở

để các đảng mácxít và chính quyền nhà nước vô sản hoạch định chiến lược,

sách lược, chính sách kinh tế, chính trị và văn hoá - tư tưởng. Ở đây, đạo đức

và chính trị đều có chung một mục đích là khẳng định lợi ích của giai cấp

công nhân. Kết quả là đạo đức xã hội chủ nghĩa, theo một ý nghĩa nhất định,

nó vừa mang tính chính trị, vừa mang tính pháp quyền.

Thứ hai, đạo đức xã hội chủ nghĩa đã nhân đạo hoá một cách phổ biến

mọi quan hệ xã hội nhờ tính phổ biến của các giá trị nhân đạo của mình. Dù

trong thời kì đấu tranh giành chính quyền hay trong thời kì xây dựng xã hội

mới - xã hội xã hội chủ nghĩa, hành vi của giai cấp vô sản đều nhằm mục đích

cao cả là giải phóng cả loài người. Bởi vì, với giai cấp vô sản, muốn giải

phóng mình phải giải phóng cả nhân loại; muốn một người được tự do thì mọi

người phải được tự do. Ở đây, nền kinh tế - xã hội chủ nghĩa, sự thống nhất

về chính trị, tinh thần và đạo đức trong các giai cấp và tầng lớp xã hội là cơ

sở quy định tính phổ biến của các giá trị nhân đạo trong xã hội. Mặt khác, nội

dung nhân đạo của đạo đức xã hội chủ nghĩa còn là tư tưởng về con đường

và phương thức của sự khẳng định sự tồn tại, hạnh phúc và phát triển tự do

của con người.

Thứ ba, đạo đức xã hội chủ nghĩa xâm nhập vào các tầng lớp xã hội,

các lĩnh vực hoạt động xã hội tạo nên hai kết quả:

Một là, sự hoàn thiện cấu trúc đạo đức của cá nhân, các tập thể lao

động công tác và chiến đấu.

Hai là, sự điều chỉnh, điều tiết đạo đức có tính thống nhất trên phạm vi

toàn xã hội. Sự phản ánh, điều chỉnh đạo đức mang tính tự giác, tự nguyện,

tự do, thống nhất.

Ở đây, Đảng và Nhà nước vô sản là người giáo dục, động viên, lãnh

đạo toàn thể nhân dân lao động tham gia vào phong trào cách mạng. Và sự

phát triển của đạo đức mới mang tính tự giác có tổ chức, có kế hoạch và có

pháp lệnh. Điều đó đảm bảo cho các giá trị đạo đức mới tồn tại phổ biến trong

đời sống xã hội. Chỉ có đạo đức xã hội chủ nghĩa mới thực hiện được sự

đoàn kết những người lao động trong cuộc đấu tranh lật đổ bọn áp bức để

xây dựng xã hội mới. “Chỉ có giai cấp vô sản mới có thể sáng tạo ra một sức

mạnh đoàn kết để lôi kéo theo nó giai cấp nông dân phân tán và tản mạn, sức

mạnh đó đã chống lại tất cả các cuộc tấn công của bọn bóc lột. Chỉ có giai

cấp đó mới có thể giúp quần chúng lao động đoàn kết nhau lại, thắt chặt hàng

ngũ, triệt để bảo vệ, triệt để củng cố, triệt để xây dựng xã hội cộng sản chủ

nghĩa”.

Hiện nay, chủ nghĩa xã hội đang gặp khó khăn và thử thách nghiêm

trọng. Thế giới quan và đạo đức tư sản đã ảnh hưởng khá rõ nét trong đời

sống tinh thần và đạo đức ở các nước xã hội chủ nghĩa. Ở nước ta, trong quá

trình đổi mới cơ chế, do tác động của kinh tế thị trường, bên cạnh mặt tích

cực đã xuất hiện những hiện tượng “trượt dốc đạo đức”, “đánh mất giá trị”.

Đạo đức mới vừa phải đấu tranh với các hệ thống đạo đức khác, vừa phải

đấu tranh tự đổi mới, tự khẳng định vai trò của mình trong điểu kiện mới.

2. Những nguyên tắc của đạo đức mới

Nguyên tắc đạo đức không phải rút ra từ những lí thuyết đạo đức có

sẵn; ngược lại nó là kết quả của sự khái quát từ đời sống hiện thực, như

những nhu cầu đạo đức của xã hội. Vì thế, nội dung nguyên tắc đạo đức

không phải là vĩnh viễn không thay đổi mà vận động cùng với quá trình phát

triển của lịch sử.

Nguyên tắc đạo đức trong những xã hội có giai cấp bao giờ cũng có

tính chất giai cấp. Nó không chỉ phản ánh những quan hệ vật chất xã hội mà

còn phản ánh quan điểm giai cấp của xã hội đó.

Nội dung các nguyên tắc của đạo đức mới (đạo đức xã hội chủ nghĩa)

mang tính khách quan, được quy định bởi địa vị và vai trò của giai cấp vô sản

trong nền sản xuất vật chất xã hội, bởi bản chất cách mạng và nhân đạo của

giai cấp vô sản. Đây là những chuẩn mực khuyến khích, định hướng, căn bản

cho đạo đức xã hội chủ nghĩa, do đó chúng đòi hỏi cao đối với chủ thể đạo

đức. Trong thực tiễn đạo đức, các chủ thể phải nhận thức một cách sâu sắc,

nỗ lực vươn lên để đáp ứng những đòi hỏi của chúng, các nguyên tắc đạo

đức mới chẳng những là nhu cầu khách quan của tiến trình lịch sử, là yêu cầu

đối với toàn xã hội mà còn là trách nhiệm đạo đức của mỗi người trước lợi ích

chung của sự tiến bộ xã hội. Ngay trong lòng chủ nghĩa tư bản, khi cuộc đấu

tranh của giai cấp vô sản chuyển từ tự phát sang tự giác thì tư tưởng về

những nguyên tắc đạo đức mới đã xuất hiện. Tuy nhiên, chỉ đến khi giai cấp

vô sản thiết lập được chính quyền thì nội dung của những nguyên tắc đạo

đức mới mới được xác lập một cách vững chắc và trở thành nguyên tắc đạo

đức chung của toàn xã hội. Đạo đức mới có những nguyên tắc cơ bản sau:

2.1. Chủ nghĩa tập thể là cơ sở của đạo đức mới

Tập thể là một cộng đồng người (một nhóm người) được tổ chức trên

cơ sở phân công và hợp tác với nhau, cùng hoạt động nhằm mục đích chung,

qua đó đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho từng thành viên trong cộng đồng và

cho xã hội.

Một tập thể chân chính phải có đặc trưng sau:

- Mục đích đúng đắn, nghĩa là lợi ích tập thể thống nhất với lợi ích xã

hội. Không ai gọi một băng cướp, một tổ chức mafia với hoạt động phi nghĩa

của chúng là một tập thể cả.

- Phải có tổ chức nhất định và bộ máy thực sự hoạt động. Nếu bộ máy

tê liệt, các thành viên không hoạt động (hoặc mạnh ai nấy làm) thì thực chất

không còn là tập thể nữa.

- Các lợi ích của tập thể, cá nhân, xã hội phải được tôn trọng và phải

được xử lí một cách hài hoà. Khi gặp mâu thuẫn, xung đột thì thứ tự phải

được sắp xếp ưu tiên: lợi ích xã hội - lợi ích cộng đồng (tập thể) - lợi ích cá

nhân.

Tính tập thể, tính cộng đồng người xuất hiện rất sớm, do nhu cầu lao

động sản xuất tạo ra vật phẩm nuôi sống con người. Và chính lao động, nhờ

lao động mà con người càng ngày càng phát triển, hoạt động của con người

càng phong phú. Bởi vì, lao động sản xuất - cơ sở của tồn tại xã hội, chỉ có

thể diễn ra trong những quan hệ xã hội nhất định. Trong quá trình sản xuất,

con người chẳng những dựa trên những quan hệ có sẵn, do các giai đoạn

trước để lại, mà hơn nữa còn làm phong phú những quan hệ ấy và mở ra

những quan hệ mới ngày càng đa dạng và sâu sắc hơn. Quá trình đó cũng

đồng thời là quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người. Như vậy,

hoạt động của con người càng phong phú, quan hệ xã hội của họ càng mở

rộng và sâu sắc, thì nhân cách của họ càng hoàn chỉnh. Vì thế, con người

vừa là chủ thể xã hội, đồng thời, với tư cách ấy họ vừa là sản phẩm xã hội.

Tính tập thể của con người không chỉ biểu hiện ở những hoạt động cộng

đồng có tính xã hội trực tiếp, mà ở ngay cả những hoạt động độc lập, có tính

chất cá nhân. Tinh thần tập thể một khi được thừa nhận là một giá trị cao đẹp,

được coi như là một triết lí sống, một nguyên tắc sống thì phát triển thành chủ

nghĩa tập thể.

Chủ nghĩa tập thể là sự thống nhất tự giác giữa các cá nhân vì những lí

tưởng cao quý của con người. Đó là sự thống nhất của tính đồng chí, tinh

thần trách nhiệm, thái độ tôn trọng và chăm sóc lẫn nhau, nhằm bảo đảm cho

các cá nhân phát triển cao nhất, phục vụ lợi ích xã hội.

Chủ nghĩa tập thể là nguyên tắc, là cơ sở khoa học và trung tâm của

đạo đức mới. Ở đây, con người không chỉ nghĩ và hành động vì mình mà còn

vì người khác, có tinh thần trách nhiệm và thái độ tôn trọng, chăm sóc lẫn

nhau. Tập thể ở đây vừa là mục đích, vừa là phương tiện, là hình thức để cho

các cá nhân phát triển.

Chủ nghĩa tập thể là kết quả của sự phát triển quy luật của lịch sử loài

người. Quan hệ đạo đức cũng như các quan hệ khác, nó phát triển qua từng

giai đoạn lịch sử, mỗi giai đoạn lịch sử đòi hỏi phải có kiểu người thích hợp

với nó. Phương thức sản xuất là ngọn nguồn của mỗi kiểu đạo đức và tính

tồn tại trong lịch sử.

Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng triệt để, sự thay đổi

các điều kiện kinh tế - xã hội một cách căn bản và tiến bộ đã dẫn đến sự thay

đổi các mặt trong đời sống xã hội. Chủ nghĩa xã hội đem lại giá trị của con

người trả lại cho con người, coi con người là mục đích cao nhất. Ở đây, biểu

hiện quan hệ cá nhân và xã hội, lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội thống nhất

với nhau. Nguyên tắc đạo đức của chủ nghĩa tập thể là “mình vì mọi người và

mọi người vì mình”. Quan hệ giữa người với người trong tập thể là quan hệ

tình đồng chí giữa các cá nhân có mục tiêu chung là sự phát triển cá nhân

làm tiền đề, sự phát triển tự do, toàn diện của con người là mục đích, sự phát

triển tự do cho cá nhân mỗi người là điều kiện phát triển tự do cho mọi người.

Vì thế, nó là cơ sở của chủ nghĩa nhân đạo cao nhất. Những tập thể anh

hùng trong chiến đấu, lao động, sáng tạo là biểu tượng tốt đẹp của chủ nghĩa

tập thể. Tuy nhiên, ngay trong những tập thể ấy, không phải mọi thành viên

đều phát triển như nhau, không phải mọi lợi ích cá nhân đều nhất trí hoàn

toàn với lợi ích tập thể mà vẫn có sự khác biệt, đòi hỏi cần phải có sự điều

chỉnh để đảm bảo sự phát triển của tập thể và cá nhân.

Khi giải quyết những sự khác biệt giữa cá nhân và tập thể như vậy,

nguyên tắc đạo đức đòi hỏi các cá nhân phải đặt lợi ích của tập thể lên trên

lợi ích của cá nhân. Nhưng nguyên tắc ấy cũng đòi hỏi tập thể phải luôn luôn

chú ý tôn trọng lợi ích chân chính của cá nhân bằng cách chăm sóc, bồi

dưỡng để lợi ích cá nhân vươn lên và hòa vào lợi ích tập thể. Mọi hành vi

xâm phạm đến nhân cách cá nhân, đối xử thô bạo với các lợi ích cá nhân đều

trái với nguyên tắc chủ nghĩa tập thể. Bởi vì xét đến cùng, trong những tập

thể tốt đẹp, lợi ích tập thể chính là sự phản ánh dưới hình thái tập thể, hình

thái xã hội, lợi ích cao nhất của tất cả các cá nhân thành viên.

Chủ nghĩa tập thể đòi hỏi phải kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, chủ

nghĩa phường hội vì chủ nghĩa phường hội chẳng qua chỉ là sự biến tướng

của chủ nghĩa cá nhân. Biện pháp chống chủ nghĩa cá nhân không chỉ dừng

lại ở việc giáo dục cá nhân mà điều quan trọng là phải xây dựng những tập

thể thực sự tốt đẹp. Ở đâu tập thể tốt thì ở đó chủ nghĩa cá nhân ít có điểu

kiện nảy nở. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn luôn nhắc nhở cán bộ và

nhân dân ta phải nâng cao tinh thần tập thể, chống chủ nghĩa cá nhân. Theo

Người, chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù nguy hiểm mà mọi người chúng ta phải

luôn luôn tỉnh táo đề phòng và kiên quyết tiêu diệt, về bản chất của chủ nghĩa

cá nhân, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ rằng: “Cái gì trái với đạo đức cách

mạng đều là chủ nghĩa cá nhân”. Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra nhiều cái xấu,

thiên hình vạn trạng, như lười biếng, ngại khó khăn, gian khổ; tranh việc dễ về

mình, đẩy việc khó cho người; sống tranh công, đổ lỗi, sa đọa, hủ hóa, suy

tính tiền đồ, dĩ hòa vi quý, trung dung trong mọi hoàn cảnh, mọi thời điểm;

nịnh hót cấp trên, dọa nạt cấp dưới, đòi hỏi đãi ngộ, công thần địa vị. Biện

pháp chống chủ nghĩa cá nhân không chỉ dừng lại ở việc giáo dục cá nhân

mà điều quan trọng là phải xây dựng những tập thể thực sự tốt đẹp. Bởi vì,

chỉ có tập thể tốt đẹp mới tạo điều kiện cho con người kết hợp hài hòa lợi ích

cá nhân và lợi ích xã hội Người nêu rõ rằng: “Tư tưởng cộng sản với tư tưởng

cá nhân ví như lúa với cỏ dại. Lúa phải chăm bón rất khó nhọc thì mới tốt

được. Còn cỏ dại không cần chăm sóc cũng mọc lu bù. Tư tưởng cộng sản

phải rèn luyện gian khổ mới có được. Còn tư tưởng cá nhân thì cũng như cỏ

dại, sinh sôi, nảy nở rất dễ”. Người cũng nhấn mạnh, chống chủ nghĩa cá

nhân là một cuộc đấu tranh lâu dài, phức tạp, phải kiên quyết chống chủ

nghĩa cá nhân dưới mọi hình thức, chống chủ nghĩa cá nhân nhưng không

“giày xéo lên lợi ích cá nhân”. Điều này tưởng chừng đơn giản nhưng để

nhận thức đầy đủ và thực hiện đúng điều đó lại không đơn giản chút nào. Bởi

lẽ, nếu quá nhấn mạnh lợi ích cá nhân con người sẽ dễ sa vào chủ nghĩa cá

nhân, và ngược lại chống chủ nghĩa cá nhân không thận trọng sẽ “giày xéo”

lên lợi ích chính đáng của cá nhân. Cả hai khuynh hướng trên đều dẫn tới kết

quả là cản trở sự nghiệp giải phóng cá nhân, khó thực hiện mục tiêu đem lại

tự do, hạnh phúc cho mỗi cá nhân con người trong chế độ xã hội mới - xã hội

chủ nghĩa.

Cùng với quá trình phát triển của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội,

chủ nghĩa tập thể ngày càng giữ vai trò quan trọng, chỉ đạo mọi suy nghĩ và

hành động của con người.

2.2. Lao động tự giác, sáng tạo là cội nguồn của đạo đức mới

Lao động là hoạt động sáng tạo của con người, “là lực lượng bản chất

của con người”, dùng để cải biến tự nhiên, xã hội và chính mình phù hợp với

nhu cầu, lợi ích của con người, vì sự phát triển và tiến bộ của xã hội.

Động vật tồn tại nhờ vào những thứ sẵn có trong tự nhiên. Trái lại, con

người vì cuộc sống của mình mà phải tiến hành lao động sản xuất, chủ động

biến đổi giới tự nhiên theo hướng thoả mãn nhu cầu và phục vụ mục đích của

bản thân. Rõ ràng, lao động là hoạt động đặc trưng của con người. Nếu

không có lao động thì con người không thể tồn tại được: “Có thể phân biệt

con người với súc vật bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung bằng bất cứ cái

gì cũng được. Bản thân con người bắt đầu bằng tự phân biệt với súc vật ngay

khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình - đó là

một bước tiến do tổ chức cơ thể của con người quy định. Sản xuất ra những

tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính

đời sống vật chất của mình”.

Trong cuộc sống, người ta có nhiều chuẩn mực để đo phẩm giá của

mình. Chẳng hạn: lương tâm trong sáng, động cơ hành vi hợp đạo đức, có

tinh thần và xã hội phát triển cao, lành mạnh, thực hiện tốt các chuẩn mực

đạo đức..., thái độ đối với lao động. Trong đó thái độ đối với lao động là thước

đo quan trọng, bởi vì, căn cứ vào nó mà ta đánh giá con người đó lao động

nghiêm túc, trung thực, có trách nhiệm, hay dối trá, qua quýt, tiết kiệm hay

hoang phí. Và người lao động chỉ được kính trọng khi có thái độ lao động

đúng đắn, biểu hiện cụ thể là:

- Lao động cần cù, khoa học, sáng tạo; lao động có năng suất, chất

lượng, hiệu quả.

- Chăm lo thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí.

- Coi trọng lao động trí óc và lao động chân tay.

- Yêu quý lao động của mình, lao động của người khác.

Xã hội xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải sản xuất ngày càng nhiều của cải

vật chất, do đó người lao động phải lao động một cách nhiệt tình, sáng tạo với

năng suất, chất lượng cao. Theo V.I. Lênin, chủ nghĩa xã hội bắt đầu từ chỗ

nào mà những công nhân bình thường biết quan tâm với một tinh thần hi sinh

và không quản nặng nhọc đến việc nâng cao năng suất lao động. Đây là vấn

đề mà V.I. Lênin cho là quan trọng nhất, căn bản nhất cho thắng lợi của chế

độ mới.

Khi so sánh nhiệm vụ chiến đấu để đánh đổ chế độ cũ với nhiệm vụ lao

động để xây dựng xã hội mới, V.I. Lênin cho rằng, nhiệm vụ thứ hai - nhiệm

vụ lao động để xây dựng xã hội mới - khó hơn nhiều, vì nhiệm vụ này không

thể giải quyết nhất thời, một hành động nhất thời mà đòi hỏi phải có một tình

cảm lâu dài nhất, bền bỉ nhất, khó khăn nhất của công tác quần chúng hàng

ngày.

Thái độ lao động tự giác, có kỉ luật, lao động sáng tạo thể hiện bản chất

con người lao động cho xã hội, cho mình, mà mình làm chủ. Đạo đức của con

người trước hết được thẩm định bằng thái độ lao động, hiệu quả lao động,

đóng góp của họ đối với xã hội, lời nói đi đôi với việc làm, động cơ và hiệu

quả. Đạo đức mới hoàn toàn xa lạ với kiểu lao động hình thức, tắc trách, kém

hiệu quả và vụ lợi. Chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa trừu tượng trong việc

đánh giá đạo đức con người, một lối đánh giá tách rời lí tưởng với hiện thực

cần được phê phán.

2.3. Chủ nghĩa yêu nước kết hợp với chủ nghĩa quốc tế

Lòng yêu nước là tình cảm xã hội tự nhiên của con người với đất nước

mình (Tổ quốc). Lòng yêu nước không phải là đặc trưng riêng của một dân

tộc nào. Mỗi con người sinh ra đều có cội nguồn, quê hương, đất nước, dân

tộc mình. Mọi người đều có quyền yêu cội nguồn, quê hương, dân tộc mình

(ngôn ngữ, văn hoá, tập quán dân tộc...) và đất nước mình. Đây là một thuộc

tính tự nhiên có ý nghĩa phổ biến.

Gắn bó với nơi chôn rau cắt rốn của mình, nơi ghi đậm những ấn tượng

vui buồn của tuổi ấu thơ là một nét tình cảm và tâm lí phổ biến của con ngưòi.

Do đó, dù chốn quê hương có là đồng khô cỏ cháy, nắng trải mưa dầm, nó

vẫn có sức gợi nhớ, sức lay động của những gì ẩn kín tận đáy tâm hồn mỗi

người. Người nào cũng tìm thấy nét tự hào về quê hương của mình. Song,

niềm tự hào chính đáng nhất, cao cả nhất, có sức cổ vũ mạnh mẽ nhất là tự

hào về truyền thống dân tộc. Chính lòng tự hào đó đem lại cho tình yêu Tổ

quốc một nội dung phong phú, sâu sắc ở mỗi con người.

Một khi lòng yêu nước phát triển thành một triết lí nhân sinh, triết lí xã

hội, một lối sống, một trình độ nhận thức sâu sắc và có hệ thống, chi phối một

cách có ý thức mọi hành vi và ứng xử của con người thì trở thành chủ nghĩa

yêu nước.

Chủ nghĩa yêu nước là tình yêu đối với đất nước, lòng trung thành với

Tổ quốc và khát vọng phục vụ những lợi ích của Tổ quốc và nhân dân. Chủ

nghĩa yêu nước theo V.I. Lênin “là một trong những tình cảm sâu sắc nhất, đã

được củng cố qua hàng trăm nghìn năm tồn tại của các Tổ quốc biệt lập”.

Chủ nghĩa yêu nước có quá trình phát triển lâu dài, có tính lịch sử và

trong xã hội có giai cấp nó mang tính giai cấp. Yêu nước theo quan niệm của

giai cấp phong kiến là trung quân (trung với vua); yêu nước theo quan niệm

của giai cấp tư sản là yêu chế độ tư bản. Chủ nghĩa yêu nước tư sản chứa

đựng trong lòng nó tính bản vị dân tộc và tham vọng thống trị các dân tộc

khác, phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản. Chính vì thế cái gọi là lợi ích

dân tộc mà giai cấp tư sản vẫn thường tuyên truyền chẳng qua thực chất chỉ

là lợi ích riêng, ích kỉ của bản thân giai cấp tư sản. Yêu nước trên lập trường

giai cấp công nhân khác hẳn vể chất với quan niệm của giai cấp bóc lột. Nội

dung của nó được thể hiện như sau:

- Yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa, yêu nhân dân lao động. Tổ quốc xã

hội chủ nghĩa là Tổ quốc của nhân dân, chứ không là tài sản của riêng cá

nhân nào. Yêu nước xã hội chủ nghĩa đó là niềm tự hào của dân tộc, lòng tự

hào về sức sáng tạo trong lao động sản xuất, lòng tự hào về những gương

anh hùng bất khuất bảo vệ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, là tinh thần xả

thân vì sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, độc lập dân tộc, tự do của Tổ

quốc. Như vậy, chủ nghĩa yêu nước của giai cấp công nhân luôn gắn liền với

lợi ích của nhân dân lao động, gắn liền với mục đích giải phóng nhân dân lao

động khỏi mọi áp bức bóc lột, nâng cao phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá,

làm cho người lao động làm chủ thực sự đất nước.

- Yêu nước trên lập trường chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân.

Chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân biểu hiện bản chất tốt đẹp của giai

cấp công nhân nhằm đoàn kết giúp đỡ và giải phóng nhân dân lao động toàn

thế giới khỏi mọi xiềng xích áp bức, bóc lột của kẻ thống trị. Thực tế lịch sử

cho thấy, vấn đề dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế có quan hệ hữu cơ

không thể tách rời. Muốn hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc phải làm

tốt nhiệm vụ quốc tế. Đồng thời, làm nhiệm vụ quốc tế cũng là để góp phần

thúc đẩy sự nghiệp cách mạng dân tộc. Sự kết hợp chủ nghĩa yêu nước và

chủ nghĩa quốc tế trở thành một nguyên tắc của việc xây dựng đạo đức mới.

Đây không chỉ là một nguyên tắc chính trị giữa các dân tộc mà là nguyên tắc

đạo đức mới. Ở đây, đòi hỏi phải chú ý những vấn đề sau:

+ Trong khi bảo vệ độc lập về lãnh thổ, kinh tế, chính trị và văn hoá của

dân tộc mình, thì cũng phải trân trọng dân tộc khác, trân trọng nền độc lập

của họ. Cần chống chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, đồng thời chống chủ nghĩa

“nước lớn”, chủ nghĩa thực dân dưới mọi hình thức và tạo nên sự bình đẳng

dân tộc mà thực chất là bình đẳng giữa những người lao động sống ở những

quốc gia khác nhau.

+ Yêu Tổ quốc, nhân dân mình đồng thời yêu nhân dân lao động của

dân tộc khác. Chống lại mọi thành kiến dân tộc, kì thị và phân biệt chủng tộc.

+ Lao động, chiến đấu, hoạt động với tinh thần đạo đức cộng sản để

bảo vệ, xây dựng Tổ quốc mình và đoàn kết, ủng hộ, giúp đỡ tích cực đối với

phong trào công nhân, phong trào cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc

trên toàn thế giới.

+ Chủ nghĩa quốc tế vô sản và chủ nghĩa dân tộc tư sản là hai thế giới

quan đối lập, là hai chính sách đối lập về vấn để dân tộc, Đồng thời, đó cũng

là hai nguyên tắc đạo đức đối lập giữa dân tộc này với dân tộc khác và giữa

nhân dân các nước. Nếu nguyên tắc dân tộc chủ nghĩa biểu thị sự thù hằn và

ghen ghét giữa nhân dân các dân tộc, thì nguyên tắc quốc tế chủ nghĩa lại đòi

hỏi giữa người với người hoặc giữa nhân dân các dân tộc này với các dân tộc

khác đều phải có quan hệ chân chính hợp với nhân tính. Đây là một nguyên

tắc nổi nên tính chất đạo đức chân chính của con người, là đặc trưng không

thể thiếu được của đạo đức xã hội chủ nghĩa.

Trong lịch sử cuộc đấu tranh cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã luôn

giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nhờ đó, Đảng ta đã

sử dụng, phát huy được sức mạnh tổng hợp của thời đại và sức mạnh của

dân tộc để đánh bại mọi kẻ thù, giữ vững nền độc lập tự do Tổ quốc.

2.4. Chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa

Chủ nghĩa nhân đạo, tiếng Latinh là Humanus, có nghĩa là thuộc về con

người, về tính người, có học thức. Thái độ tốt và tình yêu đối với người lương

thiện và chân chính là chủ nghĩa nhân đạo.

Theo nghĩa hẹp, chủ nghĩa nhân đạo là một trào lưu tư tưởng của thời

đại Phục hưng, gắn với việc nghiên cứu các di sản cổ đại trong triết học, luân

lí học, nghệ thuật và mô tả đặc điểm của nền văn hoá thời kì Phục hưng.

Theo nghĩa rộng, chủ nghĩa nhân đạo là một trào lưu xã hội tiến bộ, là

tổng hợp những quan điểm nhằm bảo vệ phẩm giá, bảo vệ sự tự do và sự

phát triển toàn diện, bảo vệ tính người của các quan hệ xã hội.

Ngay từ xa xưa, những tư tưởng nhân đạo của nhân dân lao động đã

hình thành một cách tự phát trong cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột và

chống lại những hành vi vi phạm đạo đức. Chủ nghĩa nhân đạo chỉ được hình

thành rõ nét từ phong trào Phục hưng văn hoá thế kỉ XV - XVI ở Italia. Các đại

biểu tư tưởng của giai cấp tư sản đang lên, đòi hỏi giải phóng con người, đòi

hỏi tự do, bình đẳng, bác ái cho con người, những tư tưởng nhân đạo chủ

nghĩa thời Phục hưng được các nhà Khai sáng thế kỉ XVIII và sau đó là

những tư tưởng gia tư sản tiến bộ thế kỉ XIX tiếp thu. Đó là những tư tưởng

tiến bộ phù hợp với yêu cầu của quần chúng đông đảo, vì thế nó trở thành

ngọn cờ tư tưởng của cách mạng tư sản.

Như vậy, trước C. Mác tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa đã hình thành ra

hai xu hướng chính:

Thứ nhất, chủ nghĩa nhân đạo của các nhà tư tưởng tư sản tiến bộ thế

kỉ XVII - XVIII dựa trên cơ sở vật chất là chế độ tư hữu, cơ sở đạo đức là chủ

nghĩa cá nhân. Xu hướng này biểu hiện lợi ích và hệ tư tưởng của giai cấp tư

sản đang lên, tiến tới nắm chính quyền.

Thứ hai, gắn với chủ nghĩa xã hội không tưởng là chủ nghĩa nhân đạo

biểu hiện lợi ích của những người lao động, những người nông dân, công

nhân, kể cả “giai cấp bình dân” thành thị. Họ chống lại hệ tư tưởng phong

kiến và giáo quyền, bảo vệ lợi ích cá nhân. Nhưng trọng tâm chú ý của họ là

vấn đề các hình thức giao tiếp và liên hệ giữa người với người. Họ phê phán

mọi khuynh hướng phản nhân đạo của xã hội, chỉ trích những khuyết tật của

chính xã hội hiện tồn, đề ra yêu cầu mọi người bình đẳng về tài sản, đối lập

một chế độ xã hội công bằng. Phuriê và các nhà không tưởng khác phủ nhận

việc giải quyết các đối kháng giai cấp bằng phương pháp cách mạng.

Hai khuynh hướng này tuy có khác nhau nhưng quan hệ với nhau, để

chống phong kiến, chống giáo hội. Song, cả hai khuynh hướng này đều có

nhược điểm chung là: trừu tượng, kêu gọi tình thương chung chung và không

thể thực hiện được trong thực tế.

Để giải phóng con người khỏi những hạn chế đạo đức tư sản, để thiết

lập lại các giá trị đạo đức mới trong thế giới con người, suốt cả thế kỉ XX,

nhân loại đã tiến hành các cuộc đấu tranh rộng lớn giải phóng giai cấp, giải

phóng dân tộc, giải phóng xã hội. Các phong trào ấy bao chứa các giải pháp

đạo đức của mục tiêu xóa bỏ các hạn chế tư sản nhằm thiết lập các giá trị

đạo đức mới. Mục tiêu giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã

hội có nội dung xuyên suốt là giải phóng con người. Giải phóng sự áp bức

giai cấp là để giải phóng các hạn chế tư sản trong phương thức tiến hành tổ

chức lao động bằng cách người này đi áp bức, bóc lột người khác trong xã

hội. Giải phóng dân tộc, thủ tiêu chế độ thực dân là để giải phóng con người

ở các dân tộc mà giai cấp tư sản đã ngang nhiên dưới chiêu bài khai hóa để

đè nén, áp bức bóc lột, làm ngu dân hóa hàng tỉ con người trên hành tinh này.

Giải phóng xã hội là nấc thang giải phóng con người cao nhất, là nấc thang

khắc phục toàn diện các hạn chế đạo đức của con người, phát triển toàn diện

con người, mang các giá trị thật của con người để trả lại cho con người. Ba

cuộc giải phóng đó là ba cuộc giải phóng vĩ đại, cũng là mục tiêu đạo đức

trong sự phát triển xã hội. Ba cuộc giải phóng đó gắn bó chặt chẽ với nhau

trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Và, chỉ có chủ

nghĩa xã hội mới có thể khắc phục được các hạn chế của đạo đức tư sản

trong hành trình con người tìm kiếm mục tiêu văn hoá nhân đạo cho sự phát

triển xã hội. Chỉ có chủ nghĩa xã hội và sau đó là chủ nghĩa cộng sản mới có

điều kiện phát huy toàn diện năng lực bản chất của con người, tự do, nhu

cầu, khát vọng, năng khiếu của con người, C. Mác viết rằng: “Trong chủ nghĩa

xã hội sẽ xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là

điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”.

Đối lập với chủ nghĩa nhân đạo tư sản là chủ nghĩa nhân đạo xã hội

chủ nghĩa. Chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa là sự kế thừa và phát triển

trên quan điểm biện chứng những tinh hoa lí tưởng nhân đạo trong lịch sử

nhân loại. Chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa là một nguyên tắc đạo đức

mới thể hiện tình thương yêu sâu sắc của con người đối với con người. Đó là

tình thương yêu, kính trọng đối với những phẩm giá con người và sự tận tụy

phục vụ lợi ích con người, làm cho những lí tưởng cao đẹp nhất của họ về tự

do, hạnh phúc trở thành hiện thực của đời sống. Đây là chủ nghĩa nhân đạo

“có tính chất hiện thực và trực tiếp nhằm vào hành động, nhằm giải phóng

con người chứ không phải chỉ là những cảm nhận thương xót về thân phận

con người”. Với ý nghĩa đó, chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa là nội dung

cơ bản của đạo đức mới, vì “cái gốc của đạo đức, của luân lí là lòng nhân ái”.

Như vậy, xét về bản chất, chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa là lí

tưởng nhân đạo triệt để, là giải pháp thực tế nhất, biến mong ước nhân đạo

thành hiện thực phổ biến, tạo lập điều kiện xoá bỏ tận gốc mọi hình thức áp

bức, bóc lột và nô dịch con người. Chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa là chủ nghĩa

nhân đạo triệt để, là chủ nghĩa nhân đạo hiện thực.

Cần chú ý là, chủ nghĩa nhân đạo mácxít đề cập đến tình yêu thương

con người, thì đồng thời tỏ rõ thái độ phẫn nộ với những thế lực đối địch của

con người. Chủ nghĩa nhân đạo ở đây mang tính lịch sử cụ thể, nghĩa là mỗi

thời đại, mỗi dân tộc, mỗi giai cấp đều đưa vào chủ nghĩa nhân đạo những

nội dung phù hợp với mình.

Chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa khác hoàn toàn về chất so với

chủ nghĩa nhân đạo tư sản vì:

- Thứ nhất, chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa có nội dung toàn diện,

triệt để và sâu sắc, nó thủ tiêu tất cả mọi áp bức bóc lột trong xã hội; mọi

người đều được tự do, được thực hiện đầy đủ quyền làm người. Đây là chủ

nghĩa nhân đạo tự do và đầy đủ nhất đối với nhân loại, là chủ nghĩa nhân đạo

hoàn bị nhất trong lịch sử.

- Thứ hai, chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa không chỉ là ước mơ, là

sự mong muốn mà đang từng bước trở thành hiện thực trong mọi hoạt động

của Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế. Chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ

nghĩa đòi hỏi con người phải không ngừng học tập để nâng cao giác ngộ xã

hội chủ nghĩa, phải rèn luyện mình trong thực tiễn đấu tranh cách mạng nhằm

cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới, trọng lẽ phải, tình thương. Chủ

nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa phải trở thành hạt nhân của đạo đức mới,

phải trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi quan hệ xã hội của con người mới.

3. Tính quy luật của sự hình thành đạo đức mới

3.1. Đạo đức mới bắt nguồn từ đạo đức cách mạng của giai cấp vô sản hình thành trong cuộc đấu tranh cách mạng

Xét về mặt lịch sử, đạo đức mới đã xuất hiện, tồn tại và phát triển trước

tồn tại xã hội xã hội chủ nghĩa, nó được hình thành từ cuộc đấu tranh của giai

cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản, nhằm thiết lập địa vị thống trị của

mình. Khi xác lập được chính quyền và nền chuyên chính của mình, giai cấp

công nhân lãnh đạo xã hội xây dựng nền kinh tế mới, một cơ cấu xã hội - giai

cấp mới, một đời sống văn hoá - tinh thần mới có tính xã hội chủ nghĩa. Đây

là cơ sở kinh tế - xã hội - giai cấp và tinh thần bền vững cho sự phát triển đạo

đức mới. Như vậy, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, đạo đức mới

hình thành và phát triển từ đạo đức cách mạng của giai cấp vô sản và ngày

càng trở thành đạo đức chung của nhân dân, và trong tương lai sẽ trở thành

đạo đức chung của nhân loại - đó là đạo đức cộng sản. Để có được đạo đức

mới, đạo đức cộng sản theo nghĩa rộng phải trải qua các giai đoạn phát triển

nhau sau:

- Đạo đức cách mạng của giai cấp vô sản.

- Đạo đức xã hội chủ nghĩa.

- Đạo đức cộng sản.

Như vậy, đạo đức xã hội chủ nghĩa chỉ là một giai đoạn trong sự hình

thành đạo đức cộng sản.

Bản chất nhân đạo của đạo đức xã hội chủ nghĩa bắt nguồn từ bản chất

nhân đạo của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa quy định, đồng thời nó là kết quả

của quá trình hình thành và phát triển của xã hội mới và con người mới. Đây

là giai đoạn triển khai, phổ biến của đạo đức xã hội chủ nghĩa trên quy mô

toàn xã hội.

Đạo đức cộng sản, theo nghĩa hẹp là đạo đức mới được phát triển cao

nhất trong lịch sử.

3.2. Đạo đức mới là sản phẩm tổng hợp của quá trình xây dựng xã hội

Đời sống xã hội sản sinh ra đạo đức, quyết định nội dung và khuynh

hướng phát triển của đạo đức. Quá trình xây dựng xã hội mới cũng là quá

trình hình thành và phát triển của đạo đức mới. Điều đó được thể hiện như

sau:

Thứ nhất, nền sản xuất xã hội chủ nghĩa là cơ sở kinh tế của đạo đức

mới. Khác với mọi nền sản xuất khác, nền sản xuất xã hội chủ nghĩa có mục

đích cao nhất là lợi ích và hạnh phúc của nhân dân lao động. Nó tạo ra sự

công bằng trong hưởng thụ và sự hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã

hội. Nó từng bước giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động về

mặt kinh tế và theo nghĩa đó, nó mang tính nhân đạo cao cả. Nền sản xuất xã

hội chủ nghĩa càng phát triển bao nhiêu thì đạo đức mới càng nhân đạo bấy

nhiêu. Đạo đức mới vận hành, phát triển và hoàn thiện một cách vững chắc

trên cơ sở kinh tế của nó.

Thứ hai, quan hệ bình đẳng giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân

và tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa là cơ sở xã hội - giai cấp của đạo đức

mới. Do có sự thay đổi căn bản của cơ cấu kinh tế nên cơ cấu xã hội - giai

cấp có sự thay đổi theo, ở đây, giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng

lớp trí thức và tầng lớp lao động khác đã được giải phóng, họ trở thành chủ

thể của mọi quá trình phát triển xã hội, là nguồn sáng tạo chân chính. Đó là

cơ sở trực tiếp quyết định hiệu quả phản ánh và điều chỉnh đạo đức mới dựa

trên sự thống nhất về lợi ích của các chủ thể, các giai cấp, các tầng lớp trong

xã hội.

Thứ ba, nền văn hoá tinh thần của xã hội xã hội chủ nghĩa là cơ sở tinh

thần của đạo đức mới. Đảng và Nhà nước vô sản quan tâm đặc biệt đến giáo

dục chính trị - đạo đức trong phạm vi toàn xã hội. Điều đó được thể hiện rõ

trong đường lối, chính sách và các biện pháp giáo dục con người mới nói

chung, đạo đức mới nói riêng. Khoa học trong xã hội xã hội chủ nghĩa luôn

tác động tích cực đến đời sống đạo đức bằng cách làm phong phú nội dung

đạo đức mới, nâng cao sự phản ánh, điều chỉnh của đạo đức mới lên trình độ

ngày càng cao hơn. Do đó, nó giúp con người điều chỉnh đời sống đạo đức

trong phạm vi xã hội, vận hành đúng quy luật, phù hợp với lợi ích của giai cấp

công nhân và nhân dân lao động. Khoa học còn là phương tiện hữu hiệu để

giáo dục đạo đức mới trong xã hội xã hội chủ nghĩa.

Nghệ thuật có vai trò to lớn trong đời sống tinh thần nói chung, đời sống

đạo đức nói riêng, khi nó thực hiện chức năng giáo dục của mình. Trong xã

hội xã hội chủ nghĩa, sự phát triển, hoàn thiện nên nghệ thuật không nhằm

mục đích tự thân mà là nhằm xây dựng con người mới, đạo đức mới.

Nhu vậy, cơ sở kinh tế - xã hội quyết định nội dung của đạo đức mới,

bảo đảm sự tồn tại vững chắc của nó. Cơ sở tinh thân làm phong phú nội

dung và hoàn thiện cấu trúc của đạo đức mới. Nó tồn tại như công cụ,

phương tiện giáo dục và hoàn thiện đạo đức mới. Chính xã hội xã hội chủ

nghĩa mới tạo ra những tiền đề kinh tế và chính trị cho sự khẳng định và

thắng lợi trọn vẹn của đạo đức mới.

3.3. Đạo đức mới là sản phẩm được hình thành một cách tự giác, là kết quả của giáo dục và tự giáo dục

Giáo dục có vai trò quan trọng hàng đầu trong quá trình hình thành và

phát triển nhân cách. Nhờ có giáo dục đạo đức mới dần dần được phát triển

và hoàn thiện trong ý thức cá nhân và ý thức xã hội, trở thành yếu tố phổ

biến, thống trị trong đời sống xã hội. Quá trình giáo dục đạo đức mới cần chú

ý tuân theo một số yêu cầu sau:

Một là, cùng với việc đổi mới các quan hệ xã hội, việc giáo dục ý thức

đạo đức xã hội chủ nghĩa có một ý nghĩa đặc biệt. Đó cũng là quá trình giáo

dục tổng hợp, bao gồm giáo dục chính trị, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm

mĩ, giáo dục văn hoá, giáo dục lao động... và chúng luôn gắn bó với nhau.

Hai là, giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa phải là một quá trình thống

nhất giữa lí luận và thực tiễn, quá trình hình thành thế giới tinh thần cao đẹp

và hoạt động thực tiễn phong phú.

Ba là, giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa là quá trình kết hợp giữa giáo

dục và tự giáo dục. Quá trình tự giáo dục là sự tiếp tục giáo dục đạo đức ở

chủ thể, là mặt bên trong, nội tâm của quá trình giáo dục đạo đức do xã hội

thực hiện đối với mỗi cá nhân. Sự tự giáo dục biểu hiện tính tích cực của ý

thức, khi bản thân ý thức trở thành nguyên nhân tác động. Đó cũng là quá

trình con người tự phán xử, tự giáo dục, tự điều chỉnh và làm cho lương tâm

trong sạch. Những tri thức về đạo đức trở thành đối tượng của những rung

cảm sâu lắng, trở thành những nội dung cơ bản của sự vận động nội tâm của

đối tượng giáo dục. Chính điều đó đòi hỏi quá trình giáo dục phải kết hợp chặt

chẽ với quá trình tự giáo dục.

Chương 6. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN ĐẠI HÓA XÃ HỘI

Ngày nay, vấn đề kinh tế thị trường có cần thiết hay không đã có câu

trả lời khẳng định, ở những trình độ khác nhau và với những tính chất khác

nhau, kinh tế thị trường đang được thực hiện trên phạm vi toàn thế giới. Ưu

thế của kinh tế thị trường đối với tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy tiến bộ khoa

học - công nghệ, tạo ra những điều kiện vật chất, những tiện nghi cho đời

sống và sự phát triển con người là hiển nhiên. Tuy nhiên, kinh tế thị trường tự

nó không thể giải quyết được mọi vấn đề của phát triển. Bên cạnh những ưu

thế trên, kinh tế thị trường cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề nan giải, nhiều

nghịch lí liên quan đến tiến bộ xã hội và sự phát triển con người, đặc biệt là

sự phát triển đạo đức.

Cho đến nay, sự đánh giá kinh tế thị trường về mặt đạo đức vẫn chưa

có được một tiếng nói chung, thống nhất. Tuy vậy, điểm gặp gỡ của những

tìm tòi về mặt lí luận là làm sao cho kinh tế thị trường không chỉ là nhân tố của

tăng trưởng kinh tế mà còn là điều kiện của tiến bộ đạo đức.

Với tư cách là cơ sở vật chất của xã hội, kinh tế thị trường tác động và

làm biến đổi các lĩnh vực hoạt động, các quan hệ giữa con người và con

người cũng như giữa con người và tự nhiên.

Trong điều kiện kinh tế thị trường, hoạt động khoa học - công nghệ trở

nên năng động hơn bao giờ hết. Cũng như kinh tế thị trường và trong điều

kiện kinh tế thị trường, các thành tựu của khoa học - công nghệ vừa tác động

tích cực đến sự phát triển xã hội lại vừa gây ra những hậu quả khó lường đối

với sự phát triển nhân cách đạo đức. Lí giải tình trạng này và khắc phục tình

trạng này để khoa học - công nghệ thực sự trở thành biểu hiện sức mạnh bản

chất của con người đang là vấn đề thu hút sự quan tâm về mặt lí luận, đặc

biệt là từ góc độ đạo đức.

Kinh tế thị trường và tiến bộ khoa học - công nghệ là hai nhân tố căn

bản thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, làm gia tăng nhu cầu và khả năng khai thác

tự nhiên, dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn tài nguyên và suy thoái môi

trường, thậm chí có nguy cơ đe doạ cả sự sinh tồn của nhân loại. Để khắc

phục tình trạng này, từng dân tộc và cả nhân loại phải có những thay đổi cả

quan niệm và thái độ đối với tự nhiên, cả phương thức phát triển xã hội, cả lối

sống và đạo đức. Vì vậy, bảo vệ môi trường không chỉ là vấn để của kinh tế

và công nghệ mà còn vấn đề của đạo đức.

Những vấn đề nêu trên là những vấn đề đặc trưng của quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hoá xã hội; chúng nảy sinh và gắn liền với quá trình hiện

đại hoá xã hội, vừa mang tính cấp bách, vừa tồn tại lâu dài, đòi hỏi phải liên

tục giải quyết trong suốt quá trình hiện đại hoá xã hội.

1. Kinh tế thị trường và đạo đức

Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế với các quan hệ kinh tế,

hoạt động kinh tế được thực hiện thông qua thị trường; là nền kinh tế vận

động theo các quy luật thị trường trong đó, quy luật giá trị giữ vai trò chi phối

thông qua quan hệ cung - cầu trên thị trường. Trong nền kinh tế thị trường,

mặc dù có sự điều chỉnh nhất định từ phía nhà nước, song nhìn chung, các

hoạt động sản xuất, dịch vụ, trao đổi được quyết định trên thị trường. Với tư

cách là cơ sở vật chất của xã hội, kinh tế thị trường có quan hệ qua lại với

mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội. Trong quan hệ kinh tế thị trường và đạo

đức, hiện nổi lên hai vấn đề vừa có tính cấp bách, vừa có tính lâu dài. Đó là

vấn đề tác động của kinh tế thị trường đối với đạo đức và vấn đề vai trò của

đạo đức trong kinh tế thị trường.

1.1. Vấn đề tác động của kinh tế thị trường đối với đạo đức

Tác động của kinh tế thị trường đối với đạo đức là hiện tượng rất đa

dạng và phức tạp. Bởi vậy, cho đến nay, vẫn tồn tại ba quan điểm khác nhau

về vấn đề tác động của kinh tế thị trường đối với đạo đức.

- Quan điểm khẳng định tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đối với

đạo đức:

Những người theo quan điểm này cho rằng, hành vi đạo đức là hành vi

được đặc trưng bởi: tính tự chủ của động cơ, tính tự chủ của quyết định, tính

mục đích của hành vi và tính lợi tha của kết quả. Tính tự chủ của động cơ có

nghĩa là, động cơ đạo đức được biểu hiện trực tiếp, xuất phát từ nhu cầu bên

trong chủ thể, không chịu sự quy định từ bên ngoài. Tính tự chủ của quyết

định có nghĩa là, sự lựa chọn hành vi đạo đức là sự lựa chọn tự nguyện, chủ

thể tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Tính mục đích của hành vi có

nghĩa là, hành vi đạo đức phải có mục đích đạo đức chứ không phải là

phương tiện, thủ đoạn nhằm mục đích khác bên ngoài đạo đức. Tính lợi tha

của kết quả chứng tỏ rằng hành vi đạo đức không nhằm mục đích thu lợi cá

nhân, đồng thời, là biểu hiện ra bên ngoài của tính tự chủ, tính tự chủ và tính

mục đích của hành vi đạo đức.

Trái với hành vi đạo đức, hành vi thị trường (tức là hành vi kinh tế trong

điều kiện kinh tế thị trường) trước hết là hành vi thực hiện lợi ích vật chất (lợi

ích kinh tế) của chủ thể với tư cách là pháp nhân kinh tế. Theo đuổi lợi ích tối

đa, gia tăng vô hạn lợi nhuận là nguyên tắc và là yêu cầu khách quan của

cạnh tranh thị trường. Điều đó có nghĩa là, trong giao dịch thị trường, mọi sự

đáp ứng yêu cầu của đối tác đều là thủ đoạn, phương tiện nhằm thu lợi cho

chủ thể; bởi thế, chúng chỉ là sự lựa chọn bất đắc đĩ, không phải là sự lựa

chọn xuất phát từ nhu cầu tự nguyện, từ thiện tâm của chủ thể hành vi. Chính

vì vậy, hành vi thị trường, về bản chất, là hành vi lợi kỉ và đối lập có tính loại

trừ với hành vi đạo đức. Vì vậy, việc chuyển sang kinh tế thị trường chỉ đáp

ứng được tính tất yếu, tính hợp lí vể mặt lịch sử; nhưng đổi lại, xã hội phải trả

giá bằng những xuống cấp nhất định về mặt đạo đức, chí ít là trong lĩnh vực

hoạt động kinh tế.

- Quan điểm khẳng định tác động tích cực của kinh tế thị trường đối với

đạo đức:

Nếu những người khẳng định tác động tiêu cực của kinh tế thị trường

đối với đạo đức chỉ thừa nhận tính hợp lí về mặt lịch sử của kinh tế thị trường

thì những người khẳng định tác động tích cực của kinh tế thị trường đối với

đạo đức không chỉ thừa nhận tính hợp lí về mặt lịch sử mà còn thừa nhận và

biện minh cho tính chính đáng về mặt đạo đức của kinh tế thị trường. Sự biện

minh này dựa trên tinh thần của chủ nghĩa vị lợi (utilitarianism)

Những người theo chủ nghĩa vị lợi cho rằng, có thể và cần thiết lượng

hoá hạnh phúc của con người, loài người. Hướng tới hạnh phúc, né tránh đau

khổ (bất hạnh) là bản tính của con người; vì vậy, nguyên tắc và tiêu chí cao

nhất cho đạo đức là hạnh phúc lớn nhất của số dân chúng đông đảo nhất.

Hạnh phúc đó được đảm bảo bằng tổng công lợi mà xã hội thu được. Điều đó

có nghĩa là, một hành vi hay một chế độ kinh tế cũng vậy, nếu góp phần nâng

cao tổng công lợi xã hội thì nó có tính chính đáng về mặt đạo đức. Kinh tế thị

trường là một chế độ kinh tế có ưu thế nhất trong việc huy động các nguồn

lực tự nhiên và xã hội để thúc đẩy sản xuất, không ngừng nâng cao năng suất

và thu nhập xã hội.

Với cách nhìn nhận như vậy thì kinh tế thị trường tự nó đã chứa đựng

khả năng tác động một cách tích cực đối với đạo đức. Và những người theo

quan điểm này cho rằng, những biểu hiện xuống cấp về đạo đức hiện nay ở

những xã hội mới bước vào kinh tế thị trường chẳng qua chỉ là hậu quả của

bước chuyển từ kinh tế tiền thị trường sang kinh tế thị trường, chỉ là hậu quả

của một cơ chế đang hình thành còn những khiếm khuyết nhất định. Khi cơ

chế thị trường được kiện toàn, nền kinh tế thị trường phát triển thì những

khiếm khuyết về đạo đức sẽ được khắc phục hoàn toàn.

- Quan điểm khẳng định kinh tế thị trường tác động có tính hai mặt đối

với đạo đức:

Theo quan điểm này, trong cơ chế thị trường, các chủ thể kinh tế có thể

xuất phát từ nhu cầu thoả mãn lợi ích của bản thân mà tiến hành kinh doanh.

Những nguyên tắc thị trường (được pháp chế hoá thành luật và những quy

định pháp quy) buộc họ phải trung thực trong kinh doanh, phải tôn trọng đối

tác, phải giữ chữ tín... Đồng thời, một tầm nhìn xa trông rộng cũng khiến họ

biết rằng, muốn có lợi ích lâu dài thì phải tuân thủ những nguyên tắc thị

trường. Hành vi của họ vừa chịu sự chế ước của pháp luật, vừa chịu sự chế

ước của tính tất yếu kinh tế nghĩa là của khát vọng thu lợi. Nếu chỉ dừng lại ở

sự chế ước này thì hành vi kinh tế hoàn toàn chỉ là hành vi kinh tế, nó chưa

mang tính đạo đức.

Nhưng một khi sự tuân thủ những nguyên tắc thị trường vượt quá giới

hạn cưỡng chế của ý chí, của lòng hám lợi thuần tuý mà trở thành nhu cầu

của con người tự thể hiện nghĩa vụ tinh thần, thì khi đó, hành vi kinh tế không

thuần tuý chỉ là hành vi kinh tế nữa, nó đã được điều tiết bởi nhu cầu, tình

cảm, quan niệm, chuẩn mực đạo đức..., mà trong trường hợp này, là đạo đức

kinh doanh.

Hơn nữa, cần thấy rằng, trong một cơ chế thị trường được kiện toàn,

hoàn thiện (cố nhiên với những mức độ nhất định) thì về cơ bản, những chế

định mang tính pháp luật sẽ khá chặt chẽ. Những người không tuân thủ các

nguyên tắc thị trường sẽ bị pháp luật đào thải khỏi quan hệ thị trường với tư

cách là chủ thể của hành vi kinh tế, hành vi thị trường.

Một cơ chế thị trường trưởng thành sẽ làm cho việc tuân thủ các

nguyên tắc thị trường trở thành thói quen, tập quán và do đó trở thành nhu

cầu bên trong của chủ thể kinh tế. Như thế, hành vi kinh tế không chỉ là hành

vi kinh tế nữa, nó đã đồng thời mang nội dung đạo đức và có thể được đánh

giá về mặt đạo đức. Các nguyên tắc, các chuẩn mực thị trường cũng do vậy

mà được nâng lên thành các nguyên tắc, các chuẩn mực đạo đức.

Như vậy, cơ chế thị trường tự nó đã bao chứa khả năng làm cho hành

vi thị trường từ chỗ thuần tuý là hành vi mang tính tất yếu về mặt kinh tế

chuyển thành hành vi tự do về mặt đạo đức. Điều ấy cũng có nghĩa rằng, kinh

tế thị trường tự nó đã bao chứa khả năng tác động một cách tích cực đến đạo

đức.

Ở nước ta, sau hơn 20 năm thực hiện cơ chế thị trường, “nhiều nét mới

trong giá trị đạo đức từng bước hình thành. Tính năng động và tính tích cực

công dân được phát huy, sở trường và năng lực cá nhân được khuyến khích.

Không khí dân chủ trong xã hội tăng lên. Thế hệ trẻ tiếp thu nhanh những kiến

thức mới và có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp, xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc”.

Tuy vậy, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã

xác định: “Cơ chế thị trường có những tác động tiêu cực mâu thuẫn với chủ

nghĩa xã hội”.

Sở dĩ kinh tế thị trường tự nó đã bao chứa khả năng tác động tiêu cực

đến đạo đức là vì:

Thứ nhất, chủ thể của kinh tế thị trường là các con người kinh tế; mà

con người kinh tế thì cứ có lợi ích kinh tế là nó hoạt động. Nếu không có mục

đích thu lợi cá nhân thì con người không tham gia vào các hoạt động, các

quan hệ thị trường. Mặc dù sự hình thành và phát triển của kinh tế thị trường

cũng giả định sự trưởng thành của một nền pháp chế phổ biến làm cho lợi ích

cá nhân trong kinh tế thị trường trở thành lợi ích chính đáng, đảm bảo sự

công bằng kinh tế và công bằng xã hội tương ứng với trình độ phát triển của

kinh tế thị trường. Tuy vậy, phương thức tác động thông qua pháp luật đó chỉ

có tính chất kiềm chế từ bên ngoài. Sự hoạt động của nguyên tắc tối đa hoá

lợi ích cá nhân vẫn tạo ra xu thế vi phạm đạo đức, thậm chí vi phạm pháp luật

trong hoạt động kinh tế. Điều đó không chỉ cản trở sự phát triển của đạo đức

cá nhân trong lĩnh vực kinh tế mà còn có thể tạo ra xu thế khuyến khích chủ

nghĩa cá nhân trong tất cả các lĩnh vực hoạt động ngoài kinh tế của con

người.

Thứ hai, trong điều kiện kinh tế thị trường, giá trị của con người kinh tế

được đo bằng hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Giá trị ấy có xu thế trở

thành thước đo phổ biến của nhân cách. Đây chính là một trong những

nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng một số giá trị đạo đức truyền thống

bị xem nhẹ, bị lãng quên trong điều kiện hiện nay.

Thứ ba, hoạt động của quy luật giá trị, của nguyên tắc tối đa hoá lợi ích

cá nhân khiến cho con người một khi đã tham gia vào quan hệ thị trường là

phải chấp nhận cạnh tranh. Trong cạnh tranh, con người luôn phải vượt lên

trên bản thân mình, khẳng định sự hiện diện của mình, vượt trội hơn người

khác. Điều đó có nghĩa là, con người không được thụ động trông chờ, ỷ lại,

không được bằng lòng với những gì đã có, mà luôn phải học hỏi, hành động,

nỗ lực vươn lên. Tuy vậy, bên cạnh ý nghĩa tích cực đó, cạnh tranh lại tạo ra

điều kiện cho sự nảy sinh và phát triển thói quen phô trương, hãnh tiến, tạo ra

một sự đối lập, một sự không phù hợp giữa giá trị đích thực của con người

với hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị đó. Thói kiêu căng, hợm mình

và những thói xấu đạo đức khác dễ xuất hiện.

Tuy vậy, kinh tế thị trường, tự nó chỉ bao chứa những khả năng, những

xu thế tác động đến đạo đức. Tác động thực tế và mức độ tác động của kinh

tế thị trường đối với đạo đức còn tuỳ thuộc vào những điều kiện cụ thể, nhất

định. Những điều kiện đó là: truyền thống đạo đức của mỗi dân tộc, tính chủ

động và tích cực của các chủ thể xã hội trong việc lựa chọn và thực thi các

mục tiêu, các giải pháp xây dựng đạo đức. Tính đến những khả năng, những

điều kiện đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương và tăng cường định

hướng xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế thị trường; đồng thời coi trọng việc giữ

gìn, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống; đẩy mạnh giáo dục đạo đức

theo tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm nâng cao đạo đức cho con người Việt Nam

hiện nay. Đó chính là những giải pháp căn bản và quan trọng nhất nhằm khắc

phục những tác động tiêu cực, phát huy những tác động tích cực của kinh tế

thị trường đối với đạo đức.

1.2. Vấn đề vai trò của đạo đức trong kinh tế thị trường

Cùng với vấn đề tác động của kinh tế thị trường đối với đạo đức, vấn

đề vai trò của đạo đức đối với hoạt động kinh tế cũng là vấn đề có ý nghĩa lí

luận và thực tiễn vừa cấp thiết vừa lâu dài.

Như trên đã trình bày, tối đa hoá lợi ích cá nhân, pháp nhân là yều cầu

quan trọng nhất mà nếu không thực hiện được thì hoạt động kinh tế trong

điều kiện kinh tế thị trường cũng chẳng còn ý nghĩa nữa. Cố nhiên, trong điều

kiện kinh tế thị trường vẫn tồn tại những đơn vị kinh tế mà hiệu quả xã hội

được coi trọng hơn hiệu quả kinh tế. Tuy vậy, một nền kinh tế được gọi là

kinh tế thị trường thì về cơ bản, đại bộ phận các lĩnh vực hoạt động kinh tế

phải đặt hiệu quả kinh tế lên hàng đầu. Nói cách khác, đặc trưng bản chất của

kinh tế thị trường là kinh doanh, hoạt động kinh tế thị trường chính là hoạt

động kinh doanh với sự điều tiết của nguyên tắc nhỏ nhất - lớn nhất, nghĩa là

làm sao với một chi phí nhỏ nhất, chủ thể kinh doanh thu được lợi nhuận lớn

nhất.

Nếu thực chất của hoạt động kinh doanh là như vậy thì đạo đức với tư

cách là nhân tố điều tiết hoạt động của con người có vai trò gì trong kinh

doanh không? Nói cách khác, nếu đạo đức tham gia vào quá trình điều tiết

hoạt động kinh doanh thì nó thúc đẩy hay là kìm hãm kinh doanh? Trả lời câu

hỏi này, hiện vẫn tồn tại hai đáp án loại trừ nhau, một là phủ nhận và hai là

khẳng định.

Những người phủ nhận tác động tích cực của kinh tế thị trường đối với

đạo đức cũng chính là những người phủ nhận vai trò của đạo đức đối với kinh

doanh (và do đó, là cả đối với kinh tế).

Đặt đối lập một cách tách rời hành vi kinh doanh với hành vi đạo đức,

những người phủ nhận vai trò của đạo đức đối với kinh doanh cho rằng, hành

vi kinh doanh hoàn toàn không có mối liên hệ nội tại với hành vi đạo đức, do

đó, nó không có tính cách của hành vi đạo đức. Trong hoạt động thị trường,

hành vi kinh doanh với tư cách là hành vi kinh doanh chỉ chịu sự điều tiết của

các nguyên tắc, các chuẩn mực thị trường, về cơ bản, những nguyên tắc, quy

tắc thị trường được pháp chế hoá thành luật kinh doanh và những quy định

có tính pháp quy đối với kinh doanh.

Để đảm bảo cho kinh doanh có hiệu quả tối đa, các chủ thể kinh doanh

thường (và thậm chí tự giác) đáp ứng những lợi ích nhất định của đối tác

hoặc người tiêu dùng. Chẳng hạn, các doanh nghiệp thành đạt thường là các

doanh nghiệp luôn đảm bảo chất lượng hàng hoá, cố gắng hạ giá bán, thực

hiện tinh thần phục vụ đối tác một cách tận tụy. Thế nhưng, từ quan điểm phủ

nhận vai trò của đạo đức trong kinh doanh, điều đó chỉ hiện diện như là

những thủ đoạn nhằm thu nhiều lãi nhất. Sự phục vụ người khác của các

doanh nghiệp, doanh nhân không phải là sự lựa chọn tự nguyện (dù là tự

giác), không mang tính tự luật mà mang tính tha luật. Ở đây chỉ có sự điều tiết

của các chuẩn mực thị trường mà không có sự điều tiết của các chuẩn mực,

các nguyên tắc đạo đức.

Nếu hành vi kinh doanh không phải là hành vi đạo đức thì trong lĩnh

vực kinh doanh chúng ta không nên bận tâm với những ràng buộc đạo đức.

Mục đích và động lực đích thực của hành vi kinh doanh là lợi ích của chủ thể.

Tuy nhiên, vì lợi ích của từng chủ thể kinh doanh có thể ngược chiều và triệt

tiêu lẫn nhau nên yêu cầu của một thị trường ổn định là, các doanh nhân

tham gia vào quan hệ thị trường phải tự giác tuân thủ những nguyên tắc,

những chuẩn mực thị trường. Vì vậy, để phát triển kinh tế, đảm bảo quyền lợi

của các doanh nhân, đảm bảo sự công bằng trong kinh doanh, nhà nước cần

nhanh chóng hoàn thiện cơ chế thị trường. Đồng thời, khi hoạch định chính

sách kinh tế, chế định luật kinh doanh và các quy định có tính pháp quy trong

kinh doanh, cần căn cứ vào hiện trạng, xu thế và yêu cầu phát triển của nền

kinh tế thị trường, mà trong điều kiện ở nước ta hiện nay đó là thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa. Với tư cách của người trọng tài, Nhà nước quản lí và

điều tiết thị trường bằng chính sách và luật pháp. Với tư cách là người tham

gia vào các hoạt động thị trường, các doanh nhân cần tuân thủ một cách tự

giác và triệt để các nguyên tắc, các chuẩn mực thị trường. Trong khuôn khổ

đó, tức là trong khuôn khổ của sự điểu chỉnh có tính cưỡng chế cả từ phía

Nhà nước lẫn từ phía lợi ích bản thân, các doanh nhân cạnh tranh một cách

bình đẳng, qua đó thu lợi nhiều nhất cho bản thân một cách hợp pháp, đồng

thời góp phần phát triển thị trường, phát triển kinh tế.

Theo cách lí giải trên, toàn bộ vấn đề được quy vào cơ chế. chính sách,

pháp luật và việc giải quyết vấn đề, cũng chỉ nên và chỉ cần thực hiện ở các

khâu, các lĩnh vực đó. Do vậy, việc “đưa” đạo đức vào trong kinh doanh là bất

hợp pháp, không cần thiết; thậm chí còn cản trở hành vi kinh doanh, cản trở

sự phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, theo quan điểm của những người khẳng định mối quan hệ

hữu cơ giữa kinh tế thị trường và đạo đức, từ đó khẳng định vai trò tích cực

của đạo đức đối với kinh tế thị trường, thì vấn đề không chỉ đơn giản như vậy.

Việc đối lập một cách tách rời giữa hành vi đạo đức và hành vi kinh tế là

không khoa học. Đành rằng đặc trưng quan trọng nhất của hành vi đạo đức là

sự tự nguyện giúp đỡ người khác, phục vụ xã hội, là sự tự nguyện hi sinh lợi

ích cá nhân. Nhưng nếu chỉ như vậy thì hành vi đạo đức tựa hồ như là kết

quả của một năng lực bẩm sinh; nó chẳng có mối liên hệ gì với những điều

kiện sinh sống của con người.

Thực tế cho thấy, nếu tách rời đạo đức khỏi kinh doanh, tìm động lực

kinh doanh chỉ ở lợi nhuận và do đó, quản lí xã hội chỉ duy nhất dựa vào cơ

chế, chính sách, pháp luật để điều tiết kinh doanh thì hiệu quả điều tiết sẽ bị

hạn chế. Các chủ thể kinh doanh, trong chừng mực không có sự phát triển

tương ứng về đạo đức kinh doanh, nghĩa là không bị ràng buộc bởi các chuẩn

mực đạo đức, bởi tình cảm và lương tâm ở tầng sâu tâm lí, thì lòng hám lợi

sẽ kích thích họ lách qua những khiếm khuyết của pháp luật và chính sách,

phá hoại sự cạnh tranh trung thực, làm cho hoạt động thị trường không diễn

ra một cách bình thường, lành mạnh được. Pháp luật và chính sách, dẫu

hoàn thiện đến đâu cũng không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định.

Hơn thế, hiện nay, chúng ta đang trong quá trình hoàn thiện cơ chế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa. Định hướng xã hội chủ nghĩa là một điều mới

mẻ, chưa có tiền lệ. Những khiếm khuyết của cơ chế và quản lí trong thời

gian qua đã tạo điều kiện cho hàng loạt các trường hợp kinh doanh vừa vi

phạm pháp luật, vừa vi phạm đạo đức. Hậu quả của điều đó là những tổn hại

to lớn không chỉ đối với công quỹ mà cả đối với ngay bản thân các doanh

nghiệp, doanh nhân đã vi phạm đạo đức trong kinh doanh.

Vì thế, bên cạnh việc hoàn thiện cơ chế và tăng cường pháp chế trong

kinh doanh, nhà nước cần chủ động và tích cực đạo đức hoá lĩnh vực kinh

doanh tạo ra sự thống nhất giữa đạo đức và pháp luật trong quản lí. Sự thống

nhất này đòi hỏi rằng, trong quá trình chế định chính sách, luật, các quy định

có tính pháp quy đối với kinh doanh, nhà nước cần dựa vào không chỉ các

yêu cầu về kinh tế, kĩ thuật mà cả những yêu cầu, những chuẩn mực đạo đức

xã hội nói chung, đạo đức kinh doanh nói riêng. Việc mở rộng hành lang pháp

luật, luật hoá những yêu cầu đạo đức trong kinh doanh chính là một hình thức

“đưa” đạo đức vào trong kinh doanh. Thông qua, chẳng hạn, những ưu đãi,

những hạn chế, những quy định về chất lượng sản phẩm hàng hoá, về bảo vệ

môi trường trong kinh doanh, về quyền lợi, nghĩa vụ của doanh nghiệp, doanh

nhân..., Nhà nước điều chỉnh lợi ích trên phạm vi toàn xã hội, giữa các ngành

nghề, các lĩnh vực kinh tế dựa trên nguyên tắc công bằng xã hội trong điều

kiện kinh tế thị trường. Sự điều chỉnh như thế chính là sự điều chỉnh được chi

phối bởi các nguyên tắc, các chuẩn mực đạo đức xã hội. Nói khác đi, thông

qua các chính sách, các quy đinh có tính pháp quy đối với kinh doanh, các

chuẩn mực, các nguyên tắc đạo đức xã hội thể hiện vai trò điều tiết, vai trò

động lực trong kinh doanh.

Trên bình diện đạo đức cá nhân, cũng không thể và không nên tách

đạo đức khỏi kinh doanh. Việc coi đạo đức là đạo đức, kinh doanh là kinh

doanh vô hình chung sẽ bật đèn xanh cho các doanh nhân vi phạm đạo đức

trong hoạt động kinh doanh. Việc vi phạm đạo đức trong kinh doanh trước

sau cũng sẽ dẫn đến vi phạm pháp luật. Vì vậy, vấn đề đặt ra không phải là:

Con người khi là con người kinh doanh thì không cần biết đến đạo đức, chỉ

cần biết đến đạo đức khi ra khỏi lĩnh vực kinh doanh. Vấn đề là: Làm sao cho

các doanh nhân không chỉ tự giác mà còn tự nguyện tuân thủ các nguyên tắc

thị trường, biến việc thực hiện nguyên tắc thị trường thành nhu cầu tinh thần -

đạo đức. Điều đó đương nhiên không cản trở hoạt động kinh doanh, mà

ngược lại, còn thúc đẩy việc hợp lí hoá sự vận hành của thị trường, góp phần

phát triển kinh tế.

Yêu cầu của thực tiễn phát triển đạo đức kinh doanh trong điều kiện

hiện đại đã làm xuất hiện một lí thuyết đạo đức chuyên biệt gọi là đạo đức

kinh doanh (Business Ethics). Lí thuyết này có nhiệm vụ biện minh về mặt đạo

đức cho kinh doanh, nghiên cứu phạm vi tác động của đạo đức kinh doanh,

tính đặc thù của đạo đức kinh doanh; từ đó xây dựng các nguyên tắc, các

chuẩn mực đạo đức kinh doanh, làm cơ sở đạo đức cho quản lí nhà nước về

kinh tế, kinh doanh và định hướng cho các doanh nghiệp xây dựng, giáo dục

đạo đức doanh nghiệp.

Tất cả những điều đó khẳng định tính tất yếu và vai trò động lực của

đạo đức trong kinh doanh. Đẩy mạnh nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu tính

đặc thù của đạo đức kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở đó, xây dựng và áp dụng đạo đức kinh doanh là

một trong những nhiệm vụ, một trong những phương diện gắn liền với chính

quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.

2. Khoa học - công nghệ và đạo đức trong điều kiện hiện đại hóa xã hội

2.1. Khoa học - công nghệ trong điều kiện hiện đại hóa xã hội và tác động của nó tới đạo đức

Ngày nay, không thể nói đến phát triển nếu không thực hiện công

nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá chính là áp dụng những thành tựu khoa

học - công nghê vào sản xuất và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nghị quyết

Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khoá VIII của Đảng đã xác

định: “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phải bằng và dựa vào khoa

học và công nghệ” “Khoa học - công nghệ phải trở thành nền tảng và động

lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.

Thông qua công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tiến bộ khoa học - công nghệ

tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến xã hội nói chung và các lĩnh vực cụ thể

của xã hội nói riêng. Cũng như cơ chế thị trường và trong điều kiện kinh tế thị

trường, tiến bộ khoa học - công nghệ tác động có tính hai mặt đối với sự phát

triển xã hội nói chung và đối với đạo đức nói riêng.

Tác động của khoa học - công nghệ đối với đạo đức rất đa dạng với

những biểu hiện chủ yếu như sau:

Thứ nhất, trong điều kiện kinh tế thị trường, tiến bộ khoa học - công

nghệ tạo điều kiện cho mở rộng sản xuất và tăng năng suất lao động. Với

những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, nhịp độ

phát triển kinh tế của nhân loại gia tăng hơn bao giờ hết. Sự phát triển của

kinh tế có nghĩa là sự gia tăng thu nhập tạo điều kiện cho con người tham gia

rộng rãi vào các hoạt động, các quan hệ xã hội. Sự phát triển của kinh tế và

khoa học - công nghệ làm cho các lĩnh vực sản xuất; các lĩnh vực hoạt động

nghề nghiệp gia tăng và mở rộng. Cùng với sự phát triển kinh tế và kĩ thuật là

những tiện nghi phục vụ cuộc sống tạo ra nhũng điều kiện thuận lợi cho sự

phát triển năng lực nhân cách đảm bảo cho con người có thể tham gia sâu

rộng vào các quan hệ, các hoạt động xã hội. Toàn bộ những điều đó tác động

thuận lợi đến sự phát triển đạo đức cá nhân, đồng thời mở rộng phạm vi điều

chỉnh của đạo đức trên bình diện xã hội.

Tuy nhiên, tiến bộ khoa học - công nghệ trong điều kiện kinh tế thị

trường lại đẩy mạnh quá trình cạnh tranh kinh tế. Những người đi tiên phong

trong việc đổi mới công nghệ sẽ thu được nhiều lợi nhuận, lợi nhuận siêu

ngạch so với những người khác. Thu nhập xã hội tăng lên nhanh chóng

nhưng phân phối lại không công bằng. Cùng với tiến bộ khoa học - công nghệ

là sự phân cực giàu nghèo ngày một sâu sắc. Hơn thế, đổi mới công nghệ và

chuyển giao công nghệ vào các nước đang phát triển đã gạt ra ngoài lề nền

sản xuất xã hội hàng loạt người lao động trong các ngành nghề truyền thống.

Điều đó, vừa làm gia tăng thất nghiệp và bất bình đẳng tại các quốc gia đang

phát triển, vừa làm gia tăng bất bình đẳng giữa các quốc gia phát triển với các

quốc gia đang phát triển. Đối lập quá mức giữa giàu nghèo, bất bình đẳng,

thất nghiệp, đó chính là điều kiện kinh tế - xã hội dẫn tới sự thù hận, bạo lực,

sự xuống cấp đạo đức trong xã hội hiện đại.

Thứ hai, trong điều kiện kinh tế thị trường, những thành tựu khoa học -

công nghệ chính là tác nhân trực tiếp và quyết định nhất làm tăng vòng quay

và mở rộng đầu tư tư bản. Nhưng để mở rộng sản xuất và rút ngắn chu trình

sản xuất thì cần phải khuyến khích tiêu thụ. Trong điều kiện của xã hội hiện

đại, khuyến khích tiêu thụ (kích cầu) chính là một trong những động lực trực

tiếp để phát triển sản xuất, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập xã hội.

Hơn thế, trên bình diện cá nhân, kích cầu nghĩa là khuyến khích tiêu dùng cho

phát triển thể chất cũng như phát triển tinh thần tạo ra nguồn nhân lực đáp

ứng yêu cầu mở rộng và phát triển sản xuất trong điều kiện hiện đại. Nhưng

cùng với vai trò và ý nghĩa đó, việc khuyến khích tiêu thụ từ chỗ chỉ là một

yêu cầu có tính tất yếu về mặt kinh tế lại dẫn tới sự hình thành lối sống tiêu

thụ đặc trưng cho xã hội hiện đại.

Với tư cách là đặc trưng của xã hội hiện đại, lối sống tiêu thụ không chỉ

thể hiện ở tầng lớp giàu có mà với những độ khác nhau cũng ảnh hưởng tới

toàn xã hội, trong đó có cả người nghèo. Khi nhu cầu tiêu dùng vượt quá khả

năng kinh tế thì trong không ít trường hợp người ta sẽ vi phạm pháp luật và

đạo đức, thực hiện những hành vi tiêu cực như: làm ăn phi pháp, biển thủ

công quỹ, trộm cướp...

Thứ ba, dưới tác động của khoa học - công nghệ, nhịp độ công nghiệp

hóa, đô thị hóa ngày một gia tăng. Nhịp độ này được thể hiện rõ nét nhất ở

mức độ gia tăng dân số đô thị. Sản xuất công nghiệp lôi cuốn lực lượng lao

động vào các khu công nghiệp, đô thị; các khu công nghiệp, đô thị được mở

rộng hoặc xây dựng mới nhằm đáp ứng nhu cầu của phát triển sản xuất, của

công nghiệp hoá. Dân số đô thị tăng lên quá nhanh và thông thường là nhanh

hơn khả năng cung ứng những dịch vụ hạ tầng, chẳng hạn giao thông, điện

nước, cơ sở giáo dục, y tế... Con người bị cách biệt với thiên nhiên và bị dồn

nén vào những khu dân cư đông đúc. Điều đó dẫn đến tình trạng gia tăng áp

lực cuộc sống, kích thích bạo lực và các tệ nạn xã hội.

Quá trình đồ thị hoá còn dẫn đến tình trạng xáo trộn dân cư, sự li

hương cư dân nông thôn. Khi con người rời bỏ quê hương, rời bỏ nghề nông

để vào thành phố, vào các khu công nghiệp với nghề nghiệp mới, cuộc sống

mới thì mối dây liên hệ với gia đình, quê hương bị suy yếu đi; đó chính là một

trong những tác nhân làm suy yên các giá tri văn hóa, đạo đức truyền thông.

Thứ tư, khi cả thế giới đang từng bước trở thành một đại thị trường thì

sự đồng nhất hoá các tiêu chuẩn của công nghệ sản xuất, của tiêu dùng trở

thành một tất yếu. Sự đồng nhất hoá các tiêu chuẩn của công nghệ, của tiêu

dùng là nhằm đáp ứng các yêu cầu của sản xuất, kinh doanh trong điều kiện

hiện đại. Nhưng sự đồng nhất hoá đó lại là tác nhân dẫn tới sự đồng nhất hoá

các chuẩn mực của lối sống, hành vi ứng xử, của quan niệm, thói quen và thị

hiếu..nghĩa là của các giá trị văn hoá, đạo đức.

Thứ năm, truyền thông, đặc biệt là viễn thông (Telecommunication) là

một thành tựu kì diệu của khoa học - công nghệ hiện đại. Vai trò và tiện ích

của nó là điều hiển nhiên. Tuy vậy trên bình diện văn hoá, đạo đức, ít ra vẫn

có hai điều đáng lo ngại dưới tác động của thành tựu kì diệu này.

Do có ưu thế vượt trội trong việc cung cấp thông tin, truyền thông đại

chúng thường bị lạm dụng trong việc đáp ứng nhu cầu giao tiếp của con

người với ngoại giới. Thay vì tham gia trực tiếp vào các hoạt động hay các

quan hệ giao tiếp của cuộc sống sinh động, con người ngồi lì hàng giờ trước

màn hình ti vi hoặc vi tính, giao tiếp với thế giới bên ngoài thông qua một thế

giới ảo. Cái thế giới ảo ấy thực sự có ích khi nó không tiêu tốn quá mức thời

gian của con người. Còn trong trường hợp ngược lại thì, nó trở thành một thứ

phán tác dụng, đặc biệt là với trẻ em. Về mặt tâm lí, điều đó cản trở sự phát

triển tình cảm ở trẻ em. Tình cảm chính là cơ sở tâm lí của hoạt động đạo

đức. Một trong những biểu hiện xuống cấp đạo đức trong xã hội hiện đại là

tính ích kỉ, là chứng vô cảm về mặt xã hội của con người. Điều đó có nguyên

nhân từ cơ chế thị trường và cũng có nguyên nhân từ sự lạm dụng và không

làm chủ được các thành tựu của tiến bộ khoa học - công nghệ.

Trong điều kiện hiện nay, với sự xuất hiện và hoạt động của mạng

Internet trên phạm vi toàn cầu, nhân loại lại phải đối mặt với một tình huống

đạo đức khó giải quyết. Cũng như truyền thông nói chung, Internet xúc tiến sự

giao tiếp giữa người và người, góp phần tạo ra tiếng nói chung và sự hiểu

biết lẫn nhau, sự đồng cảm và tinh thần hữu nghị. Nhưng một khi không có cơ

chế và một thái độ tích cực đối với việc quản lí thì mặt trái của Internet lập tức

thể hiện tác dụng. Thực tế cho thấy, hiện nay, nhiều quốc gia không quản lí

được hoạt động của thông tin trên Internet. Những văn hoá phẩm độc hại

được đưa vào mạng và tác động tiêu cực đến sự phát triển đạo đức của hàng

loạt quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phương Đông. Lo ngại về tình trạng

này, một vài học giả đã lên tiếng đòi đình chỉ hoạt động của Internet. Cố

nhiên, đòi hòi đó chẳng qua chí là sự cảnh báo và nhắc nhở trách nhiệm của

xã hội và con người đối với sự sáng tạo và sử dụng những thành tựu khoa

học - công nghệ, mà khách quan, chúng luôn có xu hướng vượt ra khỏi tầm

kiểm soát của con người.

Thứ sáu, nói đến tiến bộ khoa học - công nghệ trong điều kiện hiện nay

không thể không kể đến những thành tựu trong lĩnh vực sinh học, sinh học

người, y học... Nhân bản vô tính, biến đổi gen, sinh sản nhân tạo, cấy ghép

các cơ quan, các phủ tạng người..., mỗi thành tựu như vậy đều mở ra những

triển vọng lớn đối với sản xuất, y tế và phát triển người; nhưng mỗi thành tựu

như vậy lại đặt ra những nan giải, những thách thức về đạo đức. Bởi nếu

không có được một cơ chế pháp lí và một cơ chế đạo đức đủ để nhân đạo

hoá các thành tựu đó thì chúng có thể trở thành những sức mạnh hủy hoại

cuộc sống và đạo đức con người.

Sau cùng, đặc trưng của xã hội hiện đại là sự thay đổi nhanh chóng các

thế hệ công nghệ và sản phẩm công nghệ. Một thế hệ công nghệ hay một sản

phẩm công nghệ cụ thể đang có giá trị thậm chí, đang là thời thượng, mốt, thì

chỉ trong tương lai gần đã trở thành lạc hậu hoặc hết mốt, nghĩa là không còn

giá trị nữa. Sự thay đổi nhanh chóng ấy khuyên người ta không nên nhìn

nhận giá trị của sự vật một cách bất biến, trường tồn. Trong các xã hội nông

nghiệp, công nghệ không phát triển, đời sống tinh thần của con người được

an bài bởi những giá trị, những định hướng được coi là vĩnh hằng. Các giá trị

đạo đức của Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Phật giáo, Nho giáo... đã định hướng

tinh thần cho con người hàng ngàn năm; và hàng ngàn năm, con người yên

tâm nương gửi tâm hồn vào những giá trị đó. Nhưng với sự biến động của

kinh tế và công nghệ, con người không còn những giá trị trường tồn để mà tin

tưởng, để mà nương gửi nữa. Vì thế, trong xã hội hiện đại, thường xuất hiện

tâm trạng hoài nghi, bất an về mặt tinh thần, chủ nghĩa hư vô về mặt đạo đức.

2.2. Vấn đề khắc phục những tác động tiêu cực của khoa học - công nghệ đối với đạo đức

Như trên đã trình bày, tác động của khoa học - công nghệ đối với tiến

bộ xã hội nói chung và đối với đạo đức nói riêng là có tính mâu thuẫn, hai

mặt. Một mặt, tiến bộ khoa học - công nghệ tạo điều kiện vật chất và tinh thần

cho sự phát triển kinh tế, hợp lí hoá và nâng cao hiệu quả của các thiết chế

xã hội, mở rộng phạm vi tác động của đạo đức, đổi mới các giá trị đạo đức

truyền thống và làm xuất hiện những giá trị, những chuẩn mực đạo đức mới.

Nhưng mặt khác, tiến bộ khoa học - công nghệ, trong nhiều trường hợp, lại

khiến con người trở nên bất lực trong việc sử dụng sức mạnh của mình để

thực hiện những mục tiêu cao thượng.

Vậy đâu là nguyên nhân đích thực, nguyên nhân sau cùng của tính

phức tạp trên? Những người theo quan điểm phi lí (irrationalism) quy tất cả về

khoa học - công nghệ. Đối với họ, tiến bộ của khoa học - công nghệ và đi liền

với nó là tiến bộ của tổ chức, thiết chế... chỉ làm méo mó con người, biến con

người thành cái trừu tượng, tiêu chuẩn hoá hoạt động và sinh hoạt của con

người, tước đi tính chân thực của nó. Sự xuống cấp về đạo đức, tình trạng

không có năng lực trách nhiệm và vô trách nhiệm của con người chính là hậu

quả của những thành tựu khoa học - công nghệ, những lực lượng ở bên

ngoài bản chất đích thực của con người.

Nếu tiến bộ khoa học - công nghệ dẫn tới sự xuống cấp đạo đức thì,

hoặc là, tiếp tục sử dụng các thành tựu khoa học - công nghệ, đồng thời phải

chấp nhận sự trả giá bằng sự suy thoái về tinh thần, đạo đức và nhân loại chỉ

còn một việc là nuối tiếc thời đại hoàng kim về đạo đức đã trở thành quá khứ;

hoặc là, cự tuyệt khoa học - công nghệ trong phát triển.

Năm 1972, Câu lạc bộ Rôm công bố bản báo cáo “Giới hạn cuối cùng

của sự tăng trưởng". Báo cáo đã phân tích nhũng tổn hại về kinh tế - xã hội

và môi trường do quá trình áp dụng khoa học - công nghệ, thực hiện công

nghiệp hoá gây ra. Những người soạn thảo báo cáo này đã cảnh báo rằng,

nếu nhân loại cứ khai thác tự nhiên như hiện thời thì chỉ sau 100 năm nữa,

Trái Đất sẽ đi đến giới hạn cuối cùng của sức chịu đựng. Như vậy, tiến bộ

khoa học - công nghệ không đơn giản chỉ làm suy thoái đời sống tinh thần,

đạo đức mà còn có nguy cơ dẫn tới hủy diệt cả Trái Đất và con người.

Từ sự phê phán quá trình công nghiệp hoá bởi câu lạc bộ Rôm, một số

học giả đã đề xuất một giải pháp phát triển gọi là Giải pháp tăng trưởng số

không. Theo đó, để tránh đụng phải cái giới hạn cuối cùng của sự tăng

trưởng, từ nay nhân loại cần cự tuyệt việc áp dụng những tiến bộ khoa học -

công nghệ trong phát triển.

Nói một cách chặt chẽ và chính xác thì không thể coi là giải pháp phát

triển đối với việc chấp nhận tiến bộ khoa học - công nghệ cùng với chấp nhận

luôn sự xuống cấp đạo đức cũng như đối với việc từ bỏ khoa học - công

nghệ. Với tư cách là một biểu hiện sức mạnh bản chất của con người, khoa

học - công nghệ, một khi đã được sinh ra thì nó sẽ mãi mãi đồng hành với lịch

sử nhân loại. Không thể hình dung được sự tồn tại của nhân loại hiện nay nếu

không có hệ thống công nghệ nói chung hoặc những loại hình cụ thể của nó

nói riêng, chẳng hạn, công nghệ giao thông, công nghệ truyền thông hiện đại.

Vấn đề là làm sao cho tiến bộ công nghệ trở nên đồng hành với tiến bộ xã

hội, tiến bộ đạo đức.

Vì rằng việc sử dụng các thành tựu khoa học - công nghệ trong thực tế

và thực tế tác động của các thành tựu đó đối với xã hội và con người không

chỉ biểu hiện một trình độ nhất định của con người trong nhận thức và chinh

phục tự nhiên, mà còn phản ánh một trình độ nhất định của các quan hệ kinh

tế - xã hội của con người, cho nên việc giải quyết vấn đề quan hệ giữa tiến bộ

khoa học - công nghệ và tiến bộ đạo đức phải được đặt trong một khuôn khổ,

một phạm vi rộng lớn hơn, đó là quan hệ giữa văn hoá và phát triển.

Từ những năm 70 của thế kỉ XX, UNESCO đã đưa ra tư tưởng rằng,

chỉ có thể đạt được sự thống nhất giữa hiện đại và tiến bộ bằng cách đưa văn

hoá vào trong phát triển, nghĩa là làm cho văn hoá trở thành động lực, hệ điều

tiết vì mục tiêu của phát triển. UNESCO quan niệm rằng, một xã hội (một

quốc gia) hiện đại là một xã hội giàu có, kinh tế năng động, thị trường tự do,

tiến bộ công nghệ, nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao; còn một xã hội tiến bộ là

xã hội phải có công bằng, bình đẳng, phúc lợi xã hội cao, sinh thái nhân văn,

đạo đức lành mạnh. Trong điều kiện kinh tế thị trường và tiến bộ công nghệ,

một xã hội có thể là hiện đại nhưng chưa hẳn là một xã hội tiến bộ khi nó

chưa đáp ứng được các yêu cầu của tiến bộ xã hội.

Để quá trình hiện đại hoá đồng thời là quá trình tiến bộ xã hội, tiến bộ

đạo đức, UNESCO chủ trương và khuyến khích các quốc gia bảo tồn và phát

huy các giá trị văn hoá trong phát triển, kết hợp văn hóa với tăng trưởng kinh

tế. Hơn thế, vào năm 1988, UNESCO đã phát động Thập kỉ thế giới phát triển

văn hóa (1988 - 1997) (Việt Nam là thành viên tích cực của thập kỉ này). Thập

kỉ được phát động với 2 mục đích chủ yếu:

- Làm sống động lại khái niệm về văn hoá trong các xã hội -đương thời

và nâng nó lên tầm quan tâm như đối với sự phát triển kinh tế và phúc lợi xã

hội.

- Làm cho vị trí của văn hoá trong sự phát triển được nhìn nhận một

cách rộng rãi và đại chúng trong các nhà hoạch định chình sách của mỗi quốc

gia và trên phạm vi thế giới.

UNESCO quan niệm rằng, không thể quy giản văn hoá chí về một hoặc

một số yếu tố, một số hình thức biểu hiện của văn hóa, chẳng hạn, văn hoá

nghệ thuật hoặc các giá trị tinh thần... Việc quy giản như vậy sẽ dẫn đến chỗ

coi thường nhân tố văn hoá trong phát triển nói chung cũng như trong việc áp

dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ nói riêng. Những hậu quả xã hội, đạo

đức sẽ nảy sinh từ chính sự xem nhẹ nhân tố văn hoá trong việc hoạch định

và thực thi các dự án, các chiến lược phát triển.

Để bao quát đầy đủ các bình diện, các cấp độ của văn hoá, UNESCO

quan niệm: “Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo (của các

cá nhân và các cộng đồng) trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỉ

hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền

thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”.

Như vậy, văn hoá gắn liền với con người, với các cộng đồng người, với

lịch sử xã hội loài người. Văn hoá chính là sự thể hiện và thực hiện các sức

mạnh bản chất của con người trong toàn bộ các lĩnh vực hoạt động người, là

tổng thể các giá trị được sáng tạo bởi hoạt động người, bao gồm cả con

người như là giá trị trung tâm và giá trị cao nhất. Nói rằng văn hoá được thể

hiện trong toàn bộ các lĩnh vực hoạt động người không có nghĩa rằng bất kì

một hoạt động cụ thể nào của con người cũng là nơi thể hiện văn hoá. Những

hoạt động có hiệu quả phục vụ lợi ích con người đương nhiên là những hoạt

động có tính văn hóa. Ngược lại, những hoạt động thù địch con người chính

là những hoạt động phản văn hóa. Mức độ thể hiện văn hóa trong các hoạt

động người tuỳ thuộc vào mục đích và hiệu quả của các hoạt động đó, nghĩa

là tuỳ thuộc vào điều là các hoạt động đó thể hiện đến đâu những sức mạnh

bản chất của con người.

Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đã tạo điều kiện cho

việc đẩy nhanh nhịp độ phát triển xã hội, đồng thời đòi hỏi các quốc gia, các

dân tộc chủ động đẩy nhanh nhịp độ phát triển. Sự chủ động đó đã dẫn đến

việc hoạch định và thực thi các mô hình, các chương trình, các dự án phát

triển. Đã có nhiều chương trình, dự án đạt được những thành tựu to lớn trên

những phương diện nhất định. Nhưng cũng có không ít những chương trình,

những dự án không thu được kết quả mong muốn, thậm chí gây phản tác

dụng vì đã đồng nhất tăng trưởng kinh tế với phát triển, coi tăng trưởng kinh

tế tự nó sẽ giúp giải quyết các vấn để về chính trị, xã hội, đạo đức và môi

trường. Những chương trình, những dự án đó không tính đến hoặc không

tính đầy đủ vai trò của văn hoá trong phát triển.

Từ lập trường của chủ nghĩa Mác, thống nhất với quan điểm của

UNESCO, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương “đẩy mạnh công nghiệp hoá,

phát triển nền kinh tế nhiều thành phần không thể tách rời việc xây dựng đồng

bộ và vận hành có hiệu quả cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước

theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Như vậy, Việt Nam không những không cự tuyệt việc áp dụng các

thành tựu khoa học - công nghệ, mà còn đẩy mạnh công nghiệp hoá, tức là

đẩy mạnh việc áp dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ. Để phát

huy những tác động tích cực, khắc phục những tác động tiêu cực của việc áp

dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ trong điều kiện kinh tế thị

trường, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương định hướng xã hội chủ nghĩa

đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có thể coi định

hướng xã hội chủ nghĩa là giải pháp văn hóa của phát triển, hơn thế còn là

giải pháp văn hóa triệt để nhất hiện nay. Bởi, bản thân mục tiêu xây dựng chủ

nghĩa xã hội đã đòi hỏi đặt con người vào trung tâm của sự phát triển. Chính

vì thế, Đảng khẳng định phải “lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ

bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ”.

Việc áp dụng các thành tựu khoa học - công nghệ không đơn thuần chỉ

là nhằm mục tiêu kinh tế mà cùng với mục tiêu kinh tế là mục tiêu xã hội, mục

tiêu phát triển con người. Tuy nhiên, quan điểm đưa văn hoá vào trong phát

triển không chỉ giới hạn ở chỗ, các dự án kinh tế và các chính sách xã hội

phải nhằm vào sự phát triển con người mà đồng thời, bản thân con người với

tư cách là chủ thể của sự phát triển, chủ thể của sự sáng tạo và áp dụng các

thành tựu khoa học - công nghệ cũng phải là con người có sự phát triển về

văn hoá, đạo đức đủ để làm chủ được sự vận động của xã hội, của kinh tế và

công nghệ. Nói cách khác, sự phát triển của xã hội, của kinh tế và công nghệ

phải thể hiện được các sức mạnh bản chất của con người. Điều đó có nghĩa

là phải “đưa các nhân tố văn hoá, tinh thân, nhân văn thấm sâu vào các lĩnh

vực của đời sống xã hội, từ cách ứng xử trong gia đình, trường học, xã hội,

đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh, giao tiếp..,”.

Coi con người là trung tâm của phát triển; lấy hiệu quả kinh tế - xã hội

làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định các phương án phát triển, lựa chọn dự án

đầu tư và công nghệ; xây dựng hệ giá trị và chuẩn mực xã hội tiên tiến, đậm

đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người đáp ứng các yêu cầu của công

nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước chính là những đảm bảo cho hiện đại hoá

và tiến bộ xã hội trở thành một quá trình thống nhất; tiến bộ khoa học - công

nghệ trở thành nhân tố thúc đẩy sự phát triển con người nói chung, nhân

cách đạo đức con người nói riêng.

3. Đạo đức môi trường trong điều kiện hiện đại hoá xã hội

3.1. Sự xuất hiện Đạo đức học môi trường và những khuynh hướng cơ bản của nó

Như đã chỉ ra, hai nhân tố căn bản nhất đang tác động đến tiến trình

phát triển của xã hội hiện đại là cơ chế thị trường và tiến bộ khoa học - công

nghệ. Sự vận hành của cơ chế thị trường đòi hỏi và tạo điều kiện cho việc

đẩy nhanh những nghiên cứu sáng tạo và áp dụng các thành tựu khoa học -

công nghệ. Việc áp dụng các thành tựu khoa học - công nghệ lại thúc đẩy quá

trình mở rộng các quan hệ thị trường, phát triển sản xuất. Điều đó dẫn đến sự

gia tăng nhu cầu khai thác tự nhiên và khả năng khai thác tự nhiên của con

người.

Trong điều kiện của nền văn minh nông nghiệp, mức độ khai thác tự

nhiên chưa vượt quá khả năng tự điều chỉnh của tự nhiên nên bảo vệ môi

trường chưa trở thành vấn đề cả về mặt thực tiễn cũng như về mặt lí luận.

Nhưng, cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, khả năng tự phục

hồi của tự nhiên không cân bằng được với mức độ khai thác của con người.

Tình trạng cạn kiệt tài nguyên (bao gồm cả tài nguyên không tái tạo được và

tài nguyên tái tạo được), tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường (do chất

thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt, do sử dụng hoá chất trong nông

nghiệp...) không chỉ tạo ra những trở ngại cho tăng trưởng kinh tế, bảo vệ sức

khoẻ của con người mà còn dẫn đến nguy cơ huỷ diệt cả Trái Đất.

Khi môi trường trở thành vấn đề của phát triển thì nó cũng trở thành

vấn đề của đạo đức.

Cuối những năm bốn mươi của thế kỉ XX, trong việc giải quyết vấn đề

môi trường, ở phương Tây đã xuất hiện một lí thuyết đạo đức gọi là Đạo đức

học môi trường (Environmental Ethics). Có thể coi Đạo đức học môi trường là

một nỗ lực lí luận nhằm xây dựng và biện minh cho những quy phạm, những

chuẩn mực hướng dẫn con người trong việc thiết lập một quan hệ đạo đức

mới với tự nhiên, theo đó không cho phép con người khai thác tự nhiên chỉ vì

lợi ích của con người (cá nhân hay tập thể) mà không biết đến lợi ích của tự

nhiên.

Để xây dựng đạo đức mới đó, các nhà Đạo đức học môi trường cho

rằng, cần thiết phải phê phán và đoạn tuyệt với cơ sở nhận thức của đạo đức

truyền thống về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên.

Theo một số nhà Đạo đức học môi trường phương Tây, quan hệ truyền

thống giữa con người và tự nhiên được xây dựng trên ba trụ cột căn bản là:

quan niệm coi con người là trung tâm của vũ trụ, thuyết Sáng thế của Thiên

Chúa giáo và quan niệm duy lí thời Khai sáng.

Quan niệm coi con người là trung tâm (anthropocentrism) đã dẫn tới sự

tuyệt đối hoá vị thế của con người so với phần còn lại của giới tự nhiên.

Theo thuyết Sáng thế của Thiên Chúa giáo thì Thiên Chúa sáng tạo ra

thế giới bao gồm vạn vật và con người. Khác với vạn vật, con người nhận

được một đặc ân là được sáng tạo theo hình ảnh của Chúa. Được sáng tạo

theo hình ảnh của Chúa nên con người là sinh thể duy nhất có được năng lực

sáng tạo. Có năng lực sáng tạo, con người tự tách ra và đứng cao hơn vạn

vật.

Triết học Khai sáng đề cao đến mức tuyệt đối hoá vai trò của lí trí, tư

duy. B. Paxcal từng cho rằng, con người là một cây sậy biết tư duy. Với luận

điểm đó, ông ngụ ý nói rằng, so với vạn vật con người chỉ là một sinh thể yếu

ớt như cây sậy; nhưng ưu thế của con người là ở năng lực tư duy, điều mà

vạn vật không có được. R. Đềcáctơ còn tiến xa hơn trong việc tuyệt đối hoá

vai trò của tư duy. Trong tác phẩm Luận về phương pháp, ông đã thể hiện rất

rõ quan điểm này khi cho rằng, một khi thu thập được nhận thức về lực, tác

động của lửa, nước, không khí, thiên thể, tinh tú, bầu trời và tất cả vật thể ở

xung quanh..., chúng ta có thể sử dụng chúng để biến thành chủ nhân và kẻ

chiếm hữu tự nhiên.

Những nhà Đạo đức học môi trường cho rằng, do bị chi phối bởi ba

quan niệm truyền thống đó, nhân loại đã rơi vào chủ nghĩa duy nhân loại, coi

con người là sinh thể trung tâm, thượng đẳng, là nguồn gốc của mọi giá trị, là

kẻ duy nhất có giá trị nội tại, trong khi vạn vật của tự nhiên chỉ có giá trị thực

dụng. Đây chính là chủ nghĩa vị kỉ chủng loại và là nguyên nhân sâu xa của

vấn đề môi trường đang đè nặng lên nhân loại hôm nay.

Để khắc phục chủ nghĩa vị kỉ chủng loại, những nhà Đạo đức học môi

trường chủ trương xây dựng mối quan hệ bình đẳng, hài hoà giữa con người

(xã hội) và tự nhiên, môi trường dựa trên một định đề (postulation) căn bản là:

Tất cả mọi sinh thể, vật thể đều có giá trị nội tại.

Theo các nhà Đạo đức học môi trường, tất cả mọi sinh thể, vật thể đều

có giá trị thực dụng và giá trị nội tại. Giá trị thực dụng (Instrumental Value)

của vật thể là giá trị của vật thể đối với con người (loài người), là khả năng

đáp ứng một nhu cầu nào đó của con người. Khác với giá trị thực dụng, giá trị

nội tại (Inherent Value) của vật thể là giá trị của vật thể đó tự có, không tuỳ

thuộc vào việc nó có đáp ứng được hay không đáp ứng được nhu cầu nào đó

của con người hay xã hội loài người.

Dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa vị kỉ chủng loại, con người chỉ thấy

được giá trị thực dụng của vạn vật. Do chỉ thấy bản thân con người là kẻ duy

nhất có giá trị nội tại còn vạn vật chỉ có giá trị thực dụng nên con người tự cho

mình quyền được thống trị, khai thác tự nhiên một cách tuỳ tiện và vô hạn.

Trong điều kiện kinh tế thị trường, việc khai thác và phá huỷ tự nhiên, môi

trường đã diễn ra đến mức độ mà chính sự sống của con người, loài người

đang có nguy cơ bị huỷ diệt cùng với sự huỷ diệt của Trái Đất, môi trường

sống của con người.

Như vậy, nhận thức sai lầm về quan hệ giữa con người và tự nhiên đã

dẫn đến hành động sai lầm và vô đạo đức của con người đối với tự nhiên. Để

bảo vệ tự nhiên và bảo vệ chính con người, cần xây dựng một nền đạo đức

mới với nhận thức mới, một lối ứng xử mới đối với tự nhiên trên cơ sở bình

đẳng môi trường (Biospherical Egalitarianism) nghĩa là trên cơ sở thừa nhận

vạn vật đều có giá trị nội tại.

Trên đây là những ý tưởng, những quan điểm chung của những người

chủ trương xây dựng đạo đức môi trường như là một nền đạo đức mới, đối

lập và cao hơn đạo đức truyền thống. Tuy vậy, từ khi xuất hiện đến nay, Đạo

đức học môi trường đã phát triển thành 3 khuynh hướng với những quan

điểm cụ thể ít nhiều khác biệt nhau:

- Đạo đức học duy sinh vật (Biocentric Ethics)

Những nhà Đạo đức học duy sinh vật cho rằng, sự sống tạo nên giá trị

nội tại của tự nhiên. Theo bản tính tự nhiên (chứ không phải bằng lí trí) con

người nhận ra rằng, tất cả mọi sinh vật kể cả con người, đều thuộc về một

giồng sinh lực như nhau và cảm thấy mọi hành vi vi phạm đến sự sống của

một sinh vật khác là một tội ác. Khi con người có được một ý thức sâu sắc về

sự đồng nhất giữa các sinh vật, về giá trị của sự sống thì con người sẽ biết

tôn trọng và bảo vệ môi trường.

P. Taylor là người sáng lập ra Đạo đức học duy sinh vật dưới cái tên

Đạo đức tôn trọng tự nhiên (The Ethics of Respect for Nature). Theo ông, tự

nhiên chỉ được tôn trọng khi người ta thừa nhận các luận điểm sau:

+ Mọi sinh vật, mọi cộng đồng đều có lợi ích riêng.

+ Mọi sinh vật đều có giá trị nội tại. Giá trị nội tại không phải là đặc tính

khách quan, chẳng hạn, màu sắc, hình dáng của sinh vật mà ta có thể nhận

biết bằng lí trí, khoa học; giá trị nội tại là một ý niệm triết lí - đạo đức. Nói cách

khác, con người chỉ có thể nhận biết được giá trị nội tại của sinh vật thông

qua một ý niệm mang tính triết lí - đạo đức về giá trị đó. Theo P. Taylo, ý niệm

về giá trị nội tại của sinh vật là kết quả của một hệ thống niềm tin.

Đạo đức học duy sinh vật của P. Taylo có tham vọng xác lập một bổn

phận đạo đức có tính phổ quát đối với toàn bộ thế giới hữu sinh. Nó đòi hỏi

phải tôn trọng giá trị nội tại, lợi ích riêng của từng sinh vật. Vì thế trên thực tế,

yêu cầu đạo đức mà nó xác lập không thể thực hiện được với tư cách là một

yêu cầu có tính phổ quát. Trong tự nhiên, để tồn tại, mọi sinh vật đều sử dụng

sinh vật khác như là nguồn thức ăn; chúng không thể tôn trọng quyền sống

của nhau. Do đó, đòi hỏi của P. Taylo về việc tôn trọng lợi ích của cá thể là

không thể thực hiện được một cách phổ biến.

- Đạo đức học duy môi trường (Environmentcentric Ethics)

Người sáng lập, đồng thời là đại diện tiêu biểu của Đạo đức học duy

môi trường là A. Leopol. Theo ông, quan hệ giữa nhân loại với các giống sinh

vật, với đất đai, nghĩa là với môi trường nói chung là một quan hệ có tính hữu

cơ tương tự như quan hệ giữa các bộ phận của cơ thể. Mỗi cộng đồng sinh

vật, mỗi loài vật sống trong một môi trường nhất định là một thành phần tất

yếu của môi trường tự nhiên rộng lớn, một thành phần mà nếu thiếu đi sẽ làm

cho môi trường mất cân bằng. Do vậy, không một loài sinh vật nào có quyền

tàn sát một loài sinh vật khác, kể cả đối với thú dữ vốn bị coi là có hại; những

con thú này cũng là một yếu tố quan trọng của sự cân bằng hệ môi sinh.

Nếu Đạo đức học duy sinh vật chỉ đề cập đến giá trị nội tại của sinh vật

thì Đạo đức học duy môi trường còn đề cập đến giá trị nội tại của vạn vật. A.

Leopol khẳng định quyền sống (biotic right) tự nhiên của các vật thể vô cơ

cũng như hữu cơ với tư cách là các cộng đồng; nhưng ông không đòi hỏi con

người và vạn vật phải tôn trọng sự sống của cá thể, điều mà trên thực tế

không thực hiện được.

Tuy nhiên, nếu coi đạo đức môi trường là một loại đạo đức có ý nghĩa

phổ quát mà lại chỉ tôn trọng sự sống của cộng đồng thì khi vận dụng vào xã

hội loài người sẽ rất nguy hiểm. Bởi vì, người ta có thể nhân danh cộng đồng

để chà đạp, thậm chí huỷ diệt lợi ích cá nhân hoặc cộng đồng nhỏ hơn. Vì

thế, một số học giả đã phản đối quan điểm của A. Leopol và cho rằng, quan

điểm đó có thể dẫn tới chủ nghĩa phát xít môi trường (Environmental fassism).

- Sinh thái học bề sâu (Deep Ecology) với tư cách Đạo đức học môi

trường.

Nhà triết học Nauy A. Naes đã đề xuất một lí thuyết đạo đức môi

trường mới, dưới tên gọi Sinh thái học bề sâu với tham vọng khắc phục

những nhược điểm của Đạo đức học duy sinh vật và Đạo đức học duy môi

trường. Cụ thể là, ông muốn đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi, làm thế nào con

người biết tôn trọng cộng đồng, toàn thể mà vẫn không mắc phải khuyết điểm

phi cá thể. A. Naes gọi tất cả những quan niệm khác về môi trường và đạo

đức môi trường là Sinh thái học bề mặt (Shallow Ecology), vì theo ông, chúng

không tiếp cận được thực chất của mối quan hệ giữa con người và tự nhiên,

môi trường.

A. Naes cho rằng, những chuẩn mực và định hướng hành động của

sinh thái học bề sâu không phải là những nguyên tắc được rút ra từ sinh thái

học nhờ suy luận lôgíc (quy nạp hay diễn dịch). Khởi điểm của sinh thái học

bề sâu là một trực giác (intuition). Có thể hiểu trực giác trong sinh thái học bề

sâu là một biểu tượng về thực tại trong đó bản chất mỗi vật thể kể cả con

người đều được xác định bởi các quan hệ giữa chúng với nhau; khi những

quan hệ này thay đổi, bản chất của chúng cũng thay đổi theo.

Nếu bản chất của mỗi vật thể bị quy định bởi quan hệ của vật thể đó

với các vật thể khác thì điều đó cũng có nghĩa rằng, bản chất con người bị

quy định bởi quan hệ của con người với vạn vật tức là với môi trường tự

nhiên. Từ trước tới nay, dưới ảnh hưởng của những quan niệm, những tư

tưởng sai lầm, con người đã cư xử với tự nhiên như một kẻ toàn quyền, một

kẻ thống trị. Quan hệ đó đã làm cho bản chất con người trở thành một bản

chất vô đạo đức. Bởi vậy, con người cần thay đổi quan hệ của mình với tự

nhiên, tôn trọng giá trị nội tại của vạn vật; khi đó, con người sẽ lấy lại được

bản chất đích thực của mình.

Nhấn mạnh tính quy định lẫn nhau, sự tuỳ thuộc lẫn nhau giữa con

người và vạn vật là điểm nổi bật trong quan điểm của những nhà sinh thái học

bề sâu. Thừa nhận tính quy định ấy cũng có nghĩa là thừa nhận rằng, tôn

trọng và bảo vệ tự nhiên cũng chính là tôn trọng và bảo vệ bản thân con

người.

Để tôn trọng và bảo vệ con người, bảo vệ tự nhiên, cần phải xây dựng

một ý thức môi trường sâu sắc. Nhưng làm thế nào để xây dựng được ý thức

đó. A. Naes cho rằng, mỗi chúng ta cần tự thực hiện bản ngã của mình (self -

realization) như một sự đồng hoá giữa cái ngã của cá nhân với cái ngã của vũ

trụ, làm cho bản ngã của mình lan rộng ra khắp nơi. Trong quá trình đó, mỗi

chúng ta sẽ nhận thấy lợi ích của một vật thể khác có giá trị như lợi ích của

chính mình. Quá trình thực hiện bản ngã sẽ đi từ mỗi cá nhân đến người

thân, người đồng hương, người đồng loại, rồi tới loài cầm thú và cuối cùng là

vũ trụ với tư cách là một toàn thể sống.

Cùng với mức độ đồng hoá và trong mức độ bản ngã được thực hiện,

mỗi cá nhân sẽ biết tôn trọng, biết yêu mến đồng loại và thiên nhiên và biết

chọn một lối sống thanh đạm, đầy an lạc, qua đó tạo nên sự hoà hợp giữa

con người với đồng loại,với tự nhiên, vũ trụ. Theo nghĩa đó, sinh thái học bề

sâu không phải là một thứ Đạo đức học thông thường mà là một nghệ thuật

sống của những nhà hiền triết, một thứ đạo đức của các nhà triết học cổ đại

Hi Lạp.

Mặc dù muốn vượt lên trên Đạo đức học duy sinh vật và Đạo đức học

duy môi trường, nhưng sinh thái học bề sâu vẫn không khắc phục được tính

phi cá thể. Vì thế, không thể áp dụng nó như một thứ Đạo đức học có ý nghĩa

phổ quát như tham vọng của những nhà Đạo đức học môi trường.

3.2. Đạo đức môi trường nhìn từ góc độ Đạo đức học Mác - Lênin

- Bảo vệ môi trường với tư cách là vấn đề đạo đức:

Với định đề xuất phát: mọi sinh thể, mọi vật thể đều có giá trị nội tại,

Đạo đức học môi trường có tham vọng đối lập và đứng cao hơn mọi hệ thống

Đạo đức học từng có trong lịch sử; bởi nó xây dựng căn cứ lí luận và biện

minh cho việc xây dựng một nền đạo đức mới có tính toàn thể (holist) cao

hơn mọi nền đạo đức truyền thống của nhân loại. Theo các nhà Đạo đức học

môi trường thì sự nảy sinh cũng như việc giải quyết vấn đề môi trường chỉ tuỳ

thuộc vào nhận thức. Dưới ảnh hưởng của những quan điểm sai lầm, không

thấy được giá trị nội tại của vạn vật, con người đã xác lập một quan hệ vô đạo

đức, quan hệ có tính chủ - tớ với tự nhiên, mặc sức khai thác và hủy diệt tự

nhiên vì lợi ích có tính vị kỉ chủng loại của mình. Con người đã và đang phải

trả giá cho những sai lầm đó. Để giải quyết vấn đề môi trường cần từ bỏ quan

niệm sai lầm trước đây, xây dựng lại mối quan hệ với môi trường trên cơ sở

thừa nhận giá trị và sự bình đẳng của vạn vật mà trong đó con người cũng chỉ

là một hữu thể như mọi hữu thể khác.

Quan niệm mácxít không phủ nhận nhân tố nhận thức nhưng không

tuyệt đối hoá nhân tố này. Đằng sau nhân tố nhận thức, quan niệm mácxít

nhìn nhận tính quy định, xét tới cùng của nhân tố kinh tế - xã hội. Như vậy,

vấn đề bảo vệ môi trường nảy sinh trước hết do sự phát triển của kinh tế,

công nghệ. Rõ ràng là trong điều kiện của văn minh nông nghiệp, bảo vệ môi

trường hoàn toàn không phải là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với sự phát

triển xã hội. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá vừa có nhu cầu và vừa

tạo ra khả năng khai thác tự nhiên vượt khỏi khả năng tự điều chỉnh của tự

nhiên. Sự tàn phá môi trường tự nhiên đã phương hại đến lợi ích của con

người trên nhiều phương diện:

+ Tác động xấu đến sự phát triển kinh tế, làm thiệt hại kinh tế do cạn

kiệt tài nguyên, sa mạc hoá đất nông nghiệp, ô nhiễm môi trường nuôi thuỷ

hải sản, hạn hán, lụt lội...

+ Làm mất cân đối về mặt tự nhiên - sinh học giữa con người và môi

trường sống. Đó là các hiện tượng: ô nhiễm môi trường do chất thải công

nghiệp, hoá chất dùng trong nông nghiệp; thủng tầng ôzôn, tăng hiệu ứng nhà

kính... Những hiện tượng này tác động xấu tới sức khoẻ con người, thậm chí

có nguy cơ tiêu diệt con người.

+ Tạo ra sự phát triển không bển vững, làm thiệt hại lợi ích của các thế

hệ tương lai.

+ Sự phát triển không đồng đều trên thế giới hiện nay khiến cho việc

khai thác tự nhiên và phát triển kinh tế ở các quốc gia phát triển làm thiệt hại

lợi ích các quốc gia chậm phát triển...

Như vậy, quá trình khai thác tự nhiên bất hợp lí, thậm chí, trong nhiều

trường hợp là tàn phá tự nhiên đã ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích của nhân loại

nói chung, các dân tộc, các thế hệ nói riêng. Bảo vệ môi trường đã trở thành

vấn đề của phát triển, vấn đề có tính chất toàn cầu. Để bảo vệ môi trường

đảm bảo cho sự phát triển bền vững, con người cần phải có những sự điều

chỉnh nhất định trong phát triển, trong quản lí và khai thác tự nhiên. Thực chất

của những sự điều chỉnh ấy chính là điều chỉnh lợi ích: giữa lợi ích trước mắt

và lợi ích lâu dài; giữa lợi ích cộng đồng, dân tộc này với lợi ích cộng đồng,

dân tộc kia; giữa lợi ích của thế hệ hôm nay với lợi ích của thế hệ mai sau.

Chính vì vậy mà, Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển (WCED) đã

nhấn mạnh: phát triển bền vững (Sustainable Development) là “phát triển để

đáp ứng nhu cầu của đời nay mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng

nhu cầu của đời sau».

Trên bình diện đạo đức, sự phản ánh những yêu cầu của phát triển bền

vững, của việc bảo vệ môi trường vào ý thức đạo đức con người, loài người,

sự thể hiện ý thức đó trong thực tiễn phát triển xã hội và bảo vệ môi trường

chính là ý thức và thực tiễn đạo đức môi trường. Đạo đức môi trường, do vậy,

là một phương diện của đạo đức nói chung, là sự thể hiện và thực hiện đạo

đức xã hội trong lĩnh vực quan hệ giữa con người và tự nhiên. Không có và

không cần thiết có một thứ đạo đức môi trường đối lập và cao hơn truyền

thống đạo đức của nhân loại. Nhưng cần phải xây dựng đạo đức môi trường

vì đằng sau quan hệ đạo đức giữa con người và môi trường là quan hệ đạo

đức giữa người và người. Để bảo vệ môi trường thì sự điều chỉnh bằng các

công ước, luật môi trường hay các quy chế là chưa đủ. Đạo đức có vai trò to

lớn và không thể thiếu được trong việc điều chỉnh mọi hành vi, mọi quan hệ

người. Sự điều chỉnh bằng đạo đức là sự điều chỉnh không chỉ tự giác mà còn

tự nguyện, điều mà sự điều chỉnh bằng pháp lí không có được. Đặc biệt là

trong các quan hệ quốc tế, luật môi trường hay các công ước chỉ có tác dụng

khi các quốc gia kí kết và tự nguyện tuân thủ. Thực tế cho thấy, trong điều

kiện hiện nay, một số quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phát triển, vì lợi ích

riêng của mình đã thiếu trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường. Trong bối

cảnh như vậy, vai trò của đạo đức môi trường cùng trở nên quan trọng. Tất

cả các quốc gia cần phải tự nguyện nêu cao trách nhiệm đạo đức trong việc

bảo vệ môi trường.

- Vấn đề xây dựnq đạo đức môi trường hiện nay:

Bảo vệ môi trường đang là vấn đề có tính toàn cầu; nó đòi hỏi trách

nhiệm và sự phối hợp hành động trên phạm vi toàn cầu. Bảo vệ môi trường

không có nghĩa là ngừng hoặc hạn chế khai thác tự nhiên mà là khai thác tự

nhiên một cách hợp lí. Bởi vì, con người và xã hội loài người, trong chừng

mực còn tồn tại và phát triển thì còn phải tiếp tục khai thác tự nhiên để đáp

ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của mình. Khai thác tự nhiên một cách hợp lí

tức là thiết lập một quan hệ hài hoà giữa tự nhiên và con người (xã hội). Điều

đó đòi hỏi con người phải có một hiểu biết ngày càng đầy đủ hơn về mối quan

hệ, tính quy định lẫn nhau giữa con người và tự nhiên trong phát triển. Hiểu

biết đó một mặt tạo điều kiện cho sự phát triển tình yêu và trách nhiệm bảo vệ

tự nhiên, mặt khác tạo cơ sở cho việc hoạch định các chiến lược, các dự án

phát triển không chỉ con người, xã hội mà cả tự nhiên như một hệ thống hữu

cơ, một chỉnh thể thống nhất: con người - xã hội - tự nhiên.

Như vậy, việc bảo vệ tự nhiên không tự giới hạn trong quan hệ giữa

con người và tự nhiên mà bao gồm cả quan hệ giữa con người và con người.

Do đó, đạo đức môi trường cũng không chỉ giới hạn trong quan hệ giữa con

người và môi trường mà còn được thể hiện trong quan hệ giữa con người và

con người. Với quan hệ giữa con người và tự nhiên, đạo đức môi trường đòi

hỏi, trong sự phát triển của mình, con người phải yêu quý và bảo vệ tự nhiên,

tôn trọng sự đa dạng sinh học. Tuy nhiên, để bảo vệ tự nhiên, con người phải

giải quyết thoả đáng những vấn đề kinh tế - xã hội, những quan hệ giữa con

người và con người trên tất cả các phạm vi: cộng đồng, dân tộc, toàn nhân

loại. Chẳng hạn, để khắc phục tình trạng đốt rừng, cần tổ chức định canh,

phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào du canh; để bảo vệ voi Nam Phi cần

tạo công ăn việc làm cho những người dân chuyên sống bằng nghề săn bắt

voi; để phát triển tình cảm đạo đức của con người với tự nhiên cần giáo dục

nâng cao dân trí và ý thức sinh thái; để bảo vệ môi trường, các quốc gia giàu

cần giúp các nước nghèo trong chuyển giao và sử dụng công nghệ sạch;

ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hoà bình, bình đẳng trong phát triển, tôn trọng

sự đa dạng văn hoá... đều là những yêu cầu liên quan đến bảo vệ môi

trường. Nâng những yêu cầu đó lên thành cúc yêu cầu đạo đức, thực hiện

chúng một cách tự giác tự nguyện là bổn phận đạo đức của tất cả mọi người,

mọi cộng đồng, mọi quốc qia.

Như thế, theo nghĩa rộng, đạo đức môi trường hiện diện trong tất cả

các phương diện của cuộc sống con người, loài người; thực hiện đạo đức

môi trường là bổn phận của tất cả mọi người, của toàn nhân loại.

Trong tinh thần đó, Hiệp hội quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (IUCN);

Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Quỹ thế giới về bảo vệ thiên

nhiên (WWF) đã phối hợp xây dựng và đề xuất một chiến lược cho cuộc sống

bền vững dưới tiêu đề “Cứu lấy Trái Đất” công bố năm 1991. Để cứu lấy Trái

Đất, tức là bảo vệ môi trường sống và cuộc sống của nhân loại, cần xây dựng

một cuộc sống bền vững trên phạm vi toàn cầu.

Những người soạn thảo chiến lược cứu lấy Trái Đất đã đánh giá cao

vai trò của đạo đức trong việc bảo vệ môi trường nói riêng và xây dựng cuộc

sống bền vững nói chung. Họ đã đề xuất những yếu tố đồng thời cũng là

những yêu cầu căn bản của đạo đức thế giới về cuộc sống bền vững. Những

yếu tố, những yêu cầu đó được diễn đạt như sau:

+ “Mỗi con người là thành viên của cộng đồng sinh vật, bao gồm toàn

bộ các loài đang sống. Cộng đồng này liên kết tất cả mọi xã hội loài người

thuộc thế hệ hiện tại và tương lai với phần còn lại của thế giới tự nhiên. Nó

bao gồm tất cả mọi sự đa dạng về văn hoá và tự nhiên.

+ Mỗi người đều có những quyền cơ bản ngang nhau: quyền được

sống, quyền tự do và an toàn cá nhân, quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng,

quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, tham gia chính quyền; quyền được đi

học và trong phạm vi Trái Đất, được quyền hưởng nguồn tài nguyên cần thiết

cho một cuộc sống tạm đủ của mình:

- Không một cá nhân, một cộng đồng hay một quốc gia nào có quyền

tước đoạt phương tiện sống của người khác.

- Mỗi cá nhân hoặc mỗi xã hội đều được hưởng những quyền này và

có nghĩa vụ bảo vệ chúng cho tất cả mọi người.

- Mỗi dạng sống đều phải được bảo đảm quyền tồn tại, bất kể nó có giá

trị như thế nào đối với con người. Sự phát triển của loài người không được đe

doạ đến tính toàn vẹn của tự nhiên và sự sống còn của các loài khác. Con

người phải đối xử tử tế với tất cả các sinh vật khác và bảo vệ chúng chống lại

những hành vi hung bạo, những đau đớn có thể tránh được, cũng như sự giết

chóc không cần thiết.

+ Tất cả mọi người đều phải chịu trách nhiệm về những hành động của

mình gây tác hại đối với tự nhiên. Con người cần phải bảo vệ quá trình sinh

thái và tính đa dạng của tự nhiên, biết sử dụng mọi nguồn tài nguyên một

cách hết sức tiết kiệm và có hiệu quả, đảm bảo việc sử dụng bền vững các tài

nguyên có thể tái tạo được.

+ Tất cả mọi người đều phải ý thức được sự phân chia công bằng phúc

lợi và tổn phí của việc sử dụng nguồn tài nguyên giữa các cộng đồng khác

nhau và các nhóm khác có liên quan, giữa những vùng nghèo và những vùng

giàu, giữa thế hệ hiện tại và thế hệ mai sau. Mỗi thế hệ phải để lại cho thế hệ

mai sau một thế giới ít nhất cũng phong phú và đa dạng như thế giới mà mình

được thừa kế. Sự phát triển của một xã hội hay một thế hệ không được hạn

chế khả năng phát triển của xã hội hoặc thế hệ khác.

+ Việc bảo vệ quyền con người và quyền của các loài khác trong tự

nhiên là một nghĩa vụ của toàn thế giới, vượt lên trên tất cả mọi ranh giới về

văn hoá, tư tưởng và địa lí. Nghĩa vụ đó là của mỗi cá nhân và của cả tập

thể.”

Như vậy, theo nghĩa rộng, đạo đức môi trường chính là đạo đức của

cuộc sống bền vững, là mục tiêu và động lực của cuộc sống bền vững, cuộc

sống gắn kết toàn nhân loại và giới tự nhiên thành một chỉnh thể trong đó con

người là trung tâm. Có thể coi những yếu tố đạo đức thế giới về cuộc sống

bền vững được đề xuất bởi IUCN, UNEP, WWF là nội dung chủ yếu, những

yêu cầu chủ yếu của đạo đức môi trường trong điều kiện hiện nay. Mỗi dân

tộc, mỗi quốc gia có thể căn cứ vào những yêu cầu chung đó và những điều

kiện cụ thể về kinh tế - xã hội, văn hoá và tự nhiên của mình để xây dựng một

hệ thống các chuẩn mực đạo đức môi trường cụ thể, thích hợp nhằm điều

chỉnh toàn bộ các hoạt động sống theo tinh thần của xã hội bền vững, cuộc

sống bền vững.

Ở nước ta, mặc dù nền kinh tế thị trường và quá trình công nghiệp hoá,

hiện đại hoá mới được thực hiện chưa lâu, nhưng không ít vấn đề môi trường

đã xuất hiện và đang tác động tiêu cực đến phát triển. Hiện nay, những vấn

đề môi trường ở nước ta hầu như chưa được giải quyết hoặc giải quyết chưa

được thoả đáng. Tài nguyên thiên nhiên liên tục bị tàn phá. Nhiều thành phần

môi sinh cùng với nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm bị suy thoái, ô

nhiễm, cạn kiệt. Nước thải, khí thải, chất thải rắn... không được quản lí hợp lí,

đặc biệt là trong các đô thị và trong các khu công nghiệp. Vệ sinh môi trường

nông thôn quá thấp kém. An toàn lao động bị vi phạm, đặc biệt nặng nề ở khu

vực kinh tế tư nhân. An toàn thực phẩm không đảm bảo và ngày một nguy

hiểm hơn. Biển cũng đang bắt đầu bị ô nhiễm và có chiều hướng tăng lên.

Các sự cố về môi trường cũng ngày một nhiều thêm..

Tinh trạng đáng báo động về môi trường ở nước ta hiện nay có cả

nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan, nghĩa là có nguyên

nhân thuộc về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, có nguyên nhân thuộc về

quản lí, nhận thức...

Như vậy, chỉ có thể báo vệ môi trường trong khuôn khổ chung của sự

phát triển bền vững. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ VIII đã nhấn

mạnh: “Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn

và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái”.

Trong khuôn khổ chung đó, trên bình diện đạo đức, chúng ta cần đẩy

mạnh việc xây dựng đạo đức môi trường, biến các chuẩn mực đạo đức môi

trường thành sức mạnh nội tâm của mỗi người để những chuẩn mực đó thôi

thúc chúng ta trên tất cả các cấp độ, các lĩnh vực hoạt động nhằm xây dựng

một xã hội bền vững, cuộc sống bền vững.

Trong việc xây dựng đạo đức môi trường, chúng ta dựa trên cơ sở lí

luận là triết học, Đạo đức học Mác - Lênin. Triết học Mác - Lênin đã khẳng

định tính thống nhất vật chất của thế giới, khẳng định con người là sản phẩm

của sự phát triển của tự nhiên, khẳng định mối quan hệ qua lại giữa con

người (xã hội) và tự nhiên. Nếu con người và tự nhiên có mối liên hệ qua lại

quy định lẫn nhau như vậy thì không thể tuỳ tiện phá vỡ mối liên hệ ấy. Có

điều, để tồn tại và phát triển thì con người phải khai thác tự nhiên, thậm chí

mức độ khai thác tự nhiên ngày càng phải gia tăng theo mức độ tăng dân số

và phát triển xã hội. Vấn đề chỉ là khai thác như thế nào cho hợp lí để vừa

phát triển vừa bảo vệ được tự nhiên, cải thiện môi trường. Tất cả những điều

có tính phương pháp luận như vậy đã có trong trước tác của các nhà kinh

điển của chủ nghĩa Mác. Cố nhiên, trong việc kế thừa các luận điểm có ý

nghĩa phương pháp luận đó, cần phải tính đến bối cảnh chung của tình trạng

môi trường ở nước ta, truyền thống văn hoá, đặc biệt là truyền thống hoà hợp

với tự nhiên trong triết lí phương Đông và Việt Nam.

Nếu coi những yếu tố căn bản của đạo đức thế giới về cuộc sống bền

vững là sự phản ánh những nỗ lực hiện nay của nhân loại trong việc xây

dựng những chuẩn mực, những yêu cầu của đạo đức môi trường thì chúng ta

cần tiếp nhận và luận giải chúng trên tinh thần của triết học, Đạo đức học Mác

- Lênin và truyền thống hoà hợp với tự nhiên ở nước ta để từ đó cụ thể hoá

thành những chuẩn mực phù hợp với điều kiện hiện nay ở nước ta. Làm sao

cho chiến lược cũng như mỗi dự án phát triển đều kết hợp được các mục tiêu

kinh tế - xã hội và môi trường, làm sao cho mỗi người dân thấu hiểu và quán

triệt được những chuẩn mực đạo đức vì xã hội và cuộc sống bền vững. Đó là

mục tiêu của phát triển và cũng đồng thời là mục tiêu của đạo đức và Đạo

đức học môi trường ở nước ta hiện nay.

Chương 7. GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

1. Khái niệm giáo dục đạo đức và nội dung giáo dục đạo đức

Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội nhằm điều chỉnh

hành vi của con người, là sản phẩm của quá trình phát triển lịch sử xã hội và

góp phần phản ánh sự tồn tại của đời sống tinh thần. Đạo đức có vai trò rất

lớn trong đời sống xã hội của con người, nó là vấn đề thường xuyên được đặt

ra và giải quyết nhằm tạo điều kiện cho các cá nhân và cộng đồng tồn tại,

phát triển. Sống trong xã hội, bất cứ ai cũng phải suy nghĩ về những vấn đề

đạo đức để tìm ra con đường, phương tiện hoạt động phù hợp, đúng đắn.

Trong sự vận động và phát triển của xã hội loài người, suy cho cùng

nhân tố kinh tế là yếu tố quyết định. Tuy nhiên, sự tiến bộ và phát triển của xã

hội không thể thiếu vai trò, chức năng của đạo đức. Và đặc biệt, khi xã hội có

sự phân chia giai cấp, có áp bức, có bất công, ngang trái thì cuộc đấu tranh

cho cái thiện, đẩy lùi cái ác đã trở thành ước mơ, khát vọng của nhân loại.

Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đạo đức vừa là

mục tiêu, vừa là động lực của phát triển xã hội. Để xây dựng xã hội mới,

chúng ta rất cần có những con người mới, những con người xã hội chủ nghĩa.

Những người phát triển toàn diện cả đức, cả tài, vừa "hồng" vừa "chuyên".

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn lưu ý, nhắc nhở chúng ta phải coi trọng cả tài

và đức nhưng phải lấy đức làm gốc. Bởi tài năng chỉ có thể phát triển lâu bền

trên nền của đức và tài năng chỉ có thể hướng thiện trên gốc của đức.

Xuất phát từ đánh giá vai trò, chức năng của đạo đức đối với sự phát

triển của xã hội, vấn đề giáo dục đạo đức được đặt ra từ rất sớm trong lịch sử

và luôn được mọi giai cấp, mọi xã hội, mọi thời đại quan tâm. Trong xã hội ta

hiện nay, bên cạnh những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc đang trở

thành một nguồn sức mạnh tinh thần của sự nghiệp đổi mới đất nước, có

không ít vấn đề đang đặt ra đòi hỏi phải giải quyết. Đó là cuộc đấu tranh giữa

hai lối sống: lối sống có lí tưởng, lành mạnh, trung thực, sống bằng lao động

của chính mình, có ý thức bảo vệ thành quả lao động, chăm lo lợi ích của

cộng đồng và lối sống thực dụng, ích kỉ, dối trá, ăn bám, chạy theo đồng tiền

bất chính... Vì vậy, giáo dục đạo đức, đặc biệt là đạo đức mới làm lành mạnh

đời sống tinh thần xã hội là một nhiệm vụ quan trọng của công cuộc đổi mới ở

nước ta.

1.1. Khái niệm và mục tiêu giáo dục đạo đức

- Khái niệm giáo dục đạo đức:

Giáo dục đạo đức là quá trình chuyển văn hoá đạo đức xã hội thành

văn hoá đạo đức cá nhân. Đó là quá trình chuyển những tri thức, những kinh

nghiệm, những chuẩn mực và lí tưởng đạo đức xã hội thành những phẩm

chất đạo đức cá nhân, làm phát triển ý thức cũng như năng lực đánh giá và

thực hiện hành vi đạo đức, năng lực tham gia vào các quan hệ đạo đức xã

hội.

Đạo đức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội của cộng đồng người xác

định và là phương thức điều chỉnh hành vi của các cá nhân thuộc cộng đồng

nhằm hình thành, phát triển, hoàn thiện tồn tại xã hội ấy.

Đạo đức cá nhân là đạo đức của từng cá nhân riêng lẻ của cộng đồng,

phản ánh và khẳng định tồn tại xã hội của các cá nhân ấy như là thể hiện

riêng rẽ của tồn tại xã hội về lợi ích và hoạt động của các cá nhân.

Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của mình, các cá nhân thu

nhận đạo đức xã hội như là hệ thống kinh nghiệm xã hội, những lí tưởng,

những chuẩn mực, đánh giá đạo đức đã được hình thành trong lịch sử cộng

đồng, biến kinh nghiệm xã hội thành kinh nghiệm bản thân. Đối với cá nhân,

đạo đức xã hội tồn tại một cách khách quan mà trong cuộc sống của mình, cá

nhân tất yếu phải nhận thức, tiếp thu, thực hiện.

Như vậy, giáo dục đạo đức là quá trình chuyển văn hoá đạo đức xã hội

thành văn hóa đạo đức cá nhân. Đây cũng chính là quá trình tìm ra sự thống

nhất, biện chứng giữa cái chung và cái riêng, giữa cái phổ biến, cái đặc thù và

cái đơn nhất.

- Mục tiêu của giáo dục đạo đức:

Mục tiêu của giáo dục đạo đức là nhằm làm hình thành và phát triển ý

thức đạo đức và năng lực thực hiện hành vi đạo đức của con người. Ý thức

đạo đức là toàn bộ những quan niệm về cái thiện, ác, tốt, xấu, lương tâm,

trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng... và về những quy tắc đánh giá, điều

chỉnh hành vi ứng xử giữa cá nhân với xã hội, giữa cá nhân với cá nhân trong

xã hội. Ý thức đạo đức cá nhân là sự phản ánh hoạt động đạo đức của cá

nhân và là điều kiện của hoạt động đó.

Hành vi đạo đức là hoạt động của con người chịu ảnh hưởng của niềm

tin, ý thức đạo đức, là quá trình hiện thực hoá ý thức đạo đức.

Ý thức đạo đức không phát triển tách rời sự phát triển của xã hội. Nó

phản ánh tồn tại xã hội dưới dạng các quy tắc điều chỉnh hành vi của con

người (bằng dư luận xã hội). Sự ý thức về lương tâm, danh dự và lòng tự

trọng... phản ánh khả năng tự chủ của con người, là sức mạnh đặc biệt của

đạo đức, là nét cơ bản quy định gương mặt đạo đức của con người, cũng là

biểu hiện bản chất xã hội của con người. Với ý nghĩa này thì sự phát triển của

ý thức đạo đức thông qua giáo dục đạo đức là nhân tố biểu hiện rõ nhất sự

tiến bộ của xã hội.

Như vậy, ý thức đạo đức và hành vi đạo đức luôn có quan hệ biện

chứng với nhau, tạo nên bản chất đạo đức của con người. Ý thức đạo đức là

điều kiện, là cơ sở tâm lí cho sự thực hiện hành vi đạo đức. Hành vi đạo đức

là sự thể hiện ý thức đạo đức trong thực tiễn, là thước đo sự phát triển ý thức

đạo đức và nhân cách đạo đức nói chung. Nếu không có hành vi đạo đức thì

ý thức đạo đức không đem lại những giá trị, những lợi ích cho xã hội, ý thức

đạo đức không mang tính thực tiễn.

Ý thức đạo đức bao gồm hệ thống tri thức đạo đức, tình cảm và lí

tưởng đạo đức, trong đó, tình cảm đạo đức là yếu tố quan trọng nhất, nếu

thiếu nó thì những khái niệm, phạm trù đạo đức và mọi tri thức đạo đức thu

nhận được bằng con đường lí tính không thể chuyển hoá thành hành vi đạo

đức.

1.2. Nội dung giáo dục đạo đức

Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể của lịch sử.

Con người sinh ra trong mỗi một gia đình lịch sử xã hội nhất định sẽ chịu sự

tác động mạnh mẽ của hệ thống đạo đức xã hội và chính bản thân con người

cũng tác động trở lại hệ thống đó. Môi trường đạo đức tác động đến cá nhân

bằng nhận thức đạo đức và thực tiễn đạo đức. Nhận thức đạo đức giúp cho

đạo đức xã hội chuyển hoá thành ý thức đạo đức cá nhân. Thực tiễn đạo đức

là hiện thực hoá nội dung giáo dục đạo đức bằng hành vi đạo đức trong cuộc

sống. Các hành vi này lặp đi lặp lại trong đời sống xã hội và cá nhân hình

thành nên thói quen, truyền thống, tập quán đạo đức.

Giáo dục đạo đức phụ thuộc vào nhiều yếu tố: kinh tế - xã hội. cách

thức tổ chức, mức độ tự giác của chủ thể...

Giáo dục đạo đức luôn gắn liền với tiến bộ xã hội. Để giáo dục đạo đức

đạt hiệu quả cao, chúng ta cần giáo dục đạo đức với những nội dung cơ bản

sau:

- Giáo dục tri thức đạo đức:

Tri thức là nhân tố cơ bản, cốt lõi của ý thức con người. Nó là kết quả

của quá trình con người nhận thức thế giới, là sự phản ánh thế giới khách

quan. Tri thức có nhiều lĩnh vực khác nhau, nhiều cấp độ khác nhau, trong đó

tri thức đạo đức đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành, phát

triển nhân cách con người.

Tri thức đạo đức là một yếu tố, một cấp độ của ý thức đạo đức. Về bản

chất, tri thức đạo đức là kết quả của nhận thức đạo đức, là sự phản ánh đời

sống đạo đức của xã hội và con người.

Tri thức đạo đức thông thường là những tri thức, những quan niệm của

con người được hình thành một cách trực tiếp trong hoạt động thực tiễn hàng

ngày, chưa được hệ thống hoá, khái quát hoá. Tri thức đạo đức lí luận là

những tư tưởng, quan điểm đạo đức được hệ thống hoá, khái quát hoá thành

các học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù

đạo đức. Tri thức đạo đức thông thường phản ánh sinh động, trực tiếp, nhiều

mặt cuộc sống hàng ngày của con người, thường xuyên chi phối hành vi đạo

đức của con người trong cuộc sống đó. Trình độ tri thức đạo đức thông

thường tuy ở cấp độ thấp hơn so với tri thức đạo đức lí luận nhưng sự phong

phú của tri thức kinh nghiệm là một tiền đề quan trọng cho sự hình thành,

phát triển các lí thuyết đạo đức khoa học. Tri thức đạo đức lí luận có khả năng

phản ánh đời sống đạo đức của con người một cách khái quát, sâu sắc, chính

xác cao, vạch ra các mối liên hệ bản chất giữa con người với con người, giữa

con người với xã hội, với gia đình, bè bạn...

Sự phát triển của tri thức đạo đức từ trình độ thông thường lên trình độ

lí luận là sản phẩm tất yếu của sự phát triển xã hội, của sự đa dạng và sự

phức tạp hoá các quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với xã hội.

Tương ứng với điều đó, sự phát triển từ trình độ thông thường lên trình độ lí

luận trong tri thức đạo đức của cá nhân biểu hiện sự phát triển của ý thức cá

nhân đáp ứng yêu cầu đạo đức của xã hội và tạo điều kiện cho cá nhân tham

gia tích cực hơn trong đời sống xã hội. Tầm quan trọng của tri thức ở trình độ

lí luận làm cho giáo dục đạo đức bằng các học thuyết đạo đức trở thành một

trong những nhiệm vụ trọng yếu của giáo dục đạo đức.

Trong xã hội có giai cấp, các giai cấp có điều kiện sinh hoạt vật chất

khác nhau, những lợi ích khác nhau do địa vị, quyền lợi xã hội của mỗi giai

cấp quy định, tri thức đạo đức xã hội của mỗi giai cấp có nội dung, hình thức

phát triển khác nhau hoặc thậm chí đối lập nhau. Tính giai cấp của tri thức

đạo đức biểu hiện rõ nét ở tâm lí xã hội, hệ tư tưởng xã hội. Về mặt tâm lí xã

hội mỗi giai cấp đều có tình cảm, quan niệm, tâm trạng, truyền thống, thói

quen đạo đức riêng, có thiện cảm hay ác cảm với tập đoàn xã hội này hoặc

tập đoàn xã hội khác. Ở trình độ hệ tư tưởng thì tính giai cấp của tri thức đạo

đức xã hội biểu hiện ở mức độ sâu sắc hơn. Trong xã hội có đối kháng, giai

cấp bao giờ cũng có những quyết định, tư tưởng đạo đức đối lập nhau. Tư

tưởng đạo đức thống trị của một thời đại bao giờ cũng là tư tưởng của giai

cấp thống trị về kinh tế và chính trị ở thời đại đó. Nếu quan điểm, tư tưởng

đạo đức của giai cấp bóc lột thống trị ra sức bảo vệ địa vị của giai cấp đó thì

quan điểm tư tưởng đạo đức của giai cấp bị trị, bị bóc lột thể hiện nguyện

vọng, lợi ích của quần chúng lao động chống lại chế độ người bóc lột người,

mơ ước xây dựng một xã hội tốt đẹp, công bằng. Ph.Ăngghen viết “Xét cho

đến cùng, mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm

của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ. Và vì cho tới nay xã hội đã vận

động trong những sự đối lập giai cấp, cho nên đạo đức cũng luôn luôn là đạo

đức của giai cấp, hoặc là nó biện hộ cho sự thống trị và lợi ích của giai cấp

thống trị, hoặc là khi giai cấp bị trị đã trở nên khá mạnh thì nó tiêu biểu cho sự

nổi dậy chống lại sự thống trị nói trên và tiêu biểu cho lợi ích tương lai của

những người bị áp bức”.

- Giáo dục tình cảm đạo đức:

Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh tồn tại, nó phản

ánh mối quan hệ giữa người với người và quan hệ giữa người với thế giới

khách quan. Tình cảm tham gia vào mọi hoạt động của con người và trở

thành một trong những động lực quan trọng của hoạt động con người.

Tình cảm đạo đức là một yếu tố cấu thành, là một hình thái biểu hiện,

một cấp độ của ý thức đạo đức. Ở cấp độ này, tình cảm đạo đức biểu hiện ra

như là phản ứng tình cảm của con người đối với các hiện tượng đạo đức.

Tình cảm đạo đức vừa biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá đạo đức

(đúng, sai) vừa biểu hiện xu hướng nhân cách đạo đức (tích cực hay tiêu

cực). Nhận thức đạo đức có biến thành tình cảm mãnh liệt mới sâu sắc và

phải thông qua tình cảm đạo đức thì nhận thức đạo đức mới biến thành hoạt

động thực tế, mới phát huy được sức mạnh của mình. Người có tình cảm đạo

đức phát triển là người nhạy cảm trước cái thiện, cái ác, cái đúng, cái sai, cái

xấu, cái đẹp là người có xúc cảm, có sự rung động trước cái đẹp của tự

nhiên, xã hội nhưng cũng sẵn sàng phản ứng mạnh trước cái xấu; có thái độ

kiên quyết ủng hộ, bảo vệ cái tốt, lên án, loại bỏ những hiện tượng phi đạo

đức. Sự nhạy cảm ấy là điều kiện tiên quyết của hành vi đạo đức. Nó tạo ra

động cơ và sự ràng buộc bên trong của hành vi đạo đức. Chính vì vậy, giáo

dục tình cảm đạo đức là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc giáo

dục đạo đức.

Trong điều kiện ở nước ta hiện nay giáo dục tình cảm đạo đức càng có

ý nghĩa cấp thiết. Cơ chế thị trường với sự thừa nhận và khuyến khích lợi ích

cá nhân (cố nhiên đó là lợi ích cá nhân hợp pháp, chính đáng) tạo điều kiện

thuận lợi cho sự phát triển của mỗi cá nhân trên nhiều phương diện, đặc biệt

là tài năng, trí tuệ, mặc dù là một “nhân tố khách quan cần thiết của xây dựng

và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa”, vẫn có những tác

động tiêu cực tới sự phát triển. Một trong những tác động tiêu cực ấy là nó có

xu hướng làm suy yếu tình cảm đạo đức, tình cảm gắn kết con người với con

người, với tập thể và với xã hội. Đời sống đạo đức trong gia đình, nhất là gia

đình ở đô thị đang có chiều hướng suy giảm gây ảnh hưởng tiêu cực tới sự

bền vững cuộc sống gia đình, hạnh phúc của mỗi thành viên, tới tình cảm,

niềm tin, đạo đức của con người. Giáo dục và tự giáo dục đạo đức đối với

cán bộ đảng viên bị xem nhẹ, việc rèn luyện và đánh giá đạo đức bị buông

lỏng. Giáo dục và y tế là những lĩnh vực mà tình cảm đạo đức luôn được đặt

lên hàng đầu, là những hoạt động luôn chứa đựng lòng vị tha, nhân ái, nhân

đạo, thì giờ đây, những giá trị tốt đẹp đó phần nào đang bị giá trị vật chất làm

vẩn đục. Do vậy, cùng với sự điều tiết cơ chế thị trường theo định hướng xã

hội chủ nghĩa, giáo dục tình cảm đạo đức sẽ góp phần tích cực vào việc khắc

phục tình trạng đó, bồi đắp lại những tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người

trong điều kiện hiện đại.

- Giáo dục lí tưởng đạo đức:

Cùng với tình cảm và tri thức đạo đức, lí tưởng đạo đức là một yếu tố

quan trọng cấu thành ý thức đạo đức cá nhân. Chức nắng của lí tưởng đạo

đức được thể hiện ở chỗ nó là cơ sở lựa chọn giá trị, là mục tiêu cao nhất của

hành vi đạo đức và đánh giá đạo đức. Lí tưởng đạo đức chính là định hướng

giá trị, là mục đích của hành vi đạo đức; nó tạo ra hứng thú, khát vọng và

động cơ thúc đẩy con người trong hoạt động thực hiện đạo đức.

Lí tưởng đạo đức là quan niệm về cái cần vươn tới và cũng như mọi lí

tưởng xã hội khác, lí tưởng đạo đức bao hàm yếu tố lựa chọn, mong muốn,

khao khát vì vậy nó chứa đựng yếu tố tình cảm đạo đức. Nó là sự thống nhất

giữa tình cảm và lí trí. Việc cá nhân lĩnh hội được lí tưởng đạo đức tiên tiến

của thời đại vừa khẳng định sự phát triển đạo đức của anh ta vừa là điều kiện

bảo đảm chắc chắn nhất cho anh ta trong mọi hoạt động mang ý nghĩa xã hội.

Sự phát triển đồng bộ và phong phú của tình cảm, tri thức và lí tưởng

đạo đức là cơ sở để con người nhận thức, đánh giá và thực hiện hành vi đạo

đức. Vì vậy, giáo dục đạo đức với tư cách là quá trình làm hình thành và phát

triển tình cảm, tri thức và lí tưởng đạo đức hình thành và phát triển ý thức đạo

đức con người, cũng đồng thời là quá trình làm phát triển năng lực hoạt động

đạo đức tức là các năng lực nhận thức đánh giá và thực hiện hành vi đạo đức

của con người.

- Giáo dục giá trị đạo đức:

Giá trị đạo đức bao gồm: Giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, giá

trị đạo đức cách mạng và tinh hoa đạo đức nhân loại.

+ Về giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc:

Truyền thống đạo đức dân tộc là mạch chủ đạo, chi phối suy nghĩ, hành

vi ứng xử, đạo lí làm người của người Việt Nam. Nó trở thành chuẩn mực để

xác định thiện - ác, phải - trái, tốt - xấu; chi phối lương tâm, hạnh phúc, nghĩa

vụ của người Việt Nam. Vì thế, nó trở thành một triết lí xã hội, một hình thức

giáo dục đạo đức sâu sắc. Dân tộc Việt Nam trong mấy nghìn năm dựng

nước, giữ nước đã tạo lập cho mình một nền văn hoá riêng, phong phú, bền

vững với những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp, cao quý. Thứ nhất, đó là

chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất trong đấu tranh dựng nước, giữ nước.

Thứ hai, truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, tương thân tuơng ái “lá lành đùm

lá rách”. Thứ ba, dân tộc Việt Nam có truyền thống lạc quan, yêu đời, tin

tưởng ở tương lai. Trong muôn vàn khó khăn, nguy hiểm vẫn động viên nhau

“chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Tinh thần lạc quan của dân tộc ta có cơ

sở xuất phát từ niềm tin vào sức mạnh bản thân, tin vào sự tất thắng của

chân lí, của chính nghĩa. Thứ tư, Việt nam là một dân tộc có truyền thống cần

cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu; là một dân

tộc ham học hỏi, không ngừng mở rộng đón nhận tinh hoa văn hoá, đạo đức

nhân loại.

+ Về giá trị đạo đức cách mạng:

Quan niệm chung về đạo đức nói đến nội dung của đạo đức làm cơ sở

để con người tuân theo. Còn đạo đức cách mạng chính là đạo đức hành

động. Nó không chỉ hàm chứa nội dung của đạo đức mà còn chỉ rõ phương

pháp, cách thức để thực hiện nội dung đó. Nói tóm tắt thì đạo đức cách mạng

là “Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ

chốt nhất. Ra sức làm việc cho Đảng, thực hiện tốt đường lối, chính sách của

Đảng. Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi

ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì

dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc. Ra sức học tập chủ

nghĩa Mác - Lênin, luôn luôn dùng tự phê bình và phê bình để nâng cao tư

tưởng và cải tiến công tác của mình cùng đồng chí mình tiến bộ”.

+ Về tinh hoa đạo đức nhân loại:

Giá trị đạo đức phương Đông được thể hiện rõ nét trong Nho giáo, Phật

giáo... Trong đạo Nho, mặc dù có những yếu tố hạn chế nhưng lại chứa đựng

nhiều giá trị đạo đức tiến bộ, những hạt nhân hợp lí tạo nên sức sống mãnh

liệt của nó trong mấy ngàn năm qua. Mặt tích cực của đạo đức Nho giáo đó là

triết lí hành động, tư tưởng nhập thế, lãnh đạo, giúp đời; là lí tưởng về một xã

hội bình trị; tức là ước vọng về một xã hội an ninh, hoà mục, một “thế giới đại

đồng”; là triết lí nhân sinh, tu thân dưỡng tính... Bên cạnh đó những giá trị đạo

đức trong Phật giáo lại thể hiện dưới góc độ: Thứ nhất là tư tưởng vị tha, từ

bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn, thương người như thể thương thân, một tình

yêu bao la dành cho cả chim muông; cây cỏ. Thứ hai là nếp sống có đạo đức,

giản dị, chăm lo làm điều thiện. Thứ ba là tinh thần bình đẳng, dân chủ, chất

phác chống lại sự phân biệt đẳng cấp. Thứ tư là tinh thần đề cao lao động,

chống lười biếng.

Giá trị đạo đức phương Tây thể hiện: Thứ nhất ở tư tưởng đạo đức

truyền thống Cơ Đốc giáo, trong Tân ước, Cựu ước; qua lời nói, việc làm của

Chúa Giêsu với lòng nhân ái, thương người. Thứ hai là chủ nghĩa nhân văn,

nhân đạo tư sản thời kì khai sáng thông qua các khẩu hiệu: tự do, bình đẳng,

bác ái. Thứ ba là tư tưởng dân chủ, nhân quyền, dân quyền Pháp (1789);

quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc trong Tuyên ngôn độc

lập của nước Mĩ năm 1776...

1.3. Các hình thức giáo dục đạo đức cơ bản

Cũng như tất cả các loại hình giáo dục khác, giáo dục đạo đức đòi hỏi

một hệ thống các hình thức giáo dục thống nhất và đa dạng. Điều đó bị quy

định trước hết tính đa dạng của đối tượng giáo dục. Nói cụ thể hơn, đó là sự

khác biệt của đối tượng giáo dục về mặt tuổi tác, nghề nghiệp, điều kiện sinh

sống, học vấn và những đặc điểm xu hướng, tính cách. Trong quá trình xã hội

hoá giáo dục nói chung, xã hội hoá giáo dục đạo đức nói riêng, đã và đang

xuất hiện nhiều hình thức giáo dục cụ thể và hiệu quả. Tuy nhiên, về đại thể

có và cần thiết chú ý đến những hình thức giáo dục đạo đức cơ bản sau:

- Giáo dục đạo đức thông qua lao động và hoạt động xã hội:

Theo quan niệm của triết học và Đạo đức học mácxít để có thể giải

quyết một cách khoa học nội dung giáo dục đạo đức cần phải xuất phát từ

những tiền để hiện thực, khách quan, gắn liền với những hoạt động cơ bản,

hoạt động xã hội của con người. Để có thể tồn tại và phát triển, con người

phải dựa vào lao động sản xuất. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác cho

rằng: trong lao động sản xuất, con người không chỉ bó hẹp một mục đích duy

nhất là duy trì sự sinh tồn của thể xác mà còn biến bản thân hoạt động ấy

thành đối tượng của ý thức và lí trí, khiến cho nó trở nên chủ động, sáng tạo

theo quy luật của cái đẹp. Cũng trong lao động và trong các hoạt động xã hội,

con người thể hiện một cách trực tiếp quan hệ của mình với người khác, với

xã hội. Và chính trong lao động và các hoạt động xã hội, con người phải giải

quyết quan hệ lợi ích giữa mình với người khác và giữa mình với xã hội. Cho

nên, lao động và các hoạt động xã hội của con người vừa là điều kiện, vừa là

phương thức hình thành nhân cách và nhân cách đạo đức, hoàn thiện con

người kể cả về trí tuệ lẫn tinh thần, khẳng định sự trưởng thành của mỗi cá

nhân cũng như phương diện đạo đức của cá nhân.

Đạo đức học mácxít khẳng định: lao động và các hoạt động xã hội bao

giờ cũng mang tính xã hội. Các cá nhân tham gia vào lao động sản xuất và

hoạt động xã hội tạo nên những giá trị vật chất và tinh thần đóng góp vào

thành quả chung của xã hội. Việc các cá nhân lao động sản xuất, đóng góp

vào xã hội vừa mang tính tự nguyện, tất yếu vừa là đòi hỏi của xã hội - đó

chính là sự thực hiện nghĩa vụ của cá nhân đối với xã hội. Và chính các cá

nhân làm cho lao động sản xuất và hoạt động xã hội trở nên có ý nghĩa đối

với bản thân. Toàn bộ những ý nghĩa đó đối với chủ thể hoạt động chính là

hạnh phúc của họ. Như vậy, ý nghĩa cuộc sống, nghĩa vụ, hạnh phúc... của

con người luôn được hình thành và phát triển thông qua lao động sản xuất và

các hoạt động xã hội của con người.

Đó cũng là quá trình mỗi chủ thể hoạt động hoàn thiện thể chất, nâng

cao năng lực hoạt động, phát triển tài năng, mài sắc tư duy lành mạnh, làm

phong phú tri thức và tinh thần, tư tưởng, cảm xúc, làm giàu các quan hệ xã

hội một cách tích cực. Kết quả đó đưa lại cho con người niềm vui, niềm tự

hào, sung sướng, nâng cao ý thức phẩm giá, tin tưởng vào xã hội và con

người, gắn bó mỗi cá nhân với cộng đồng trong tình yêu thương, quý trọng

lẫn nhau.

Đạo đức của con người trước hết được thẩm định bằng thái độ lao

động, hiệu quả lao động, đóng góp của họ đối với xã hội, lời nói đi đôi với việc

làm, động cơ và hiệu quả. Tránh kiểu lao động hình thức, tắc trách, kém hiệu

quả, vụ lợi. Trong cuộc sống, có nhiều chuẩn mực để đo phẩm giá của con

người. Ví dụ: lương tâm trong sáng, động cơ hành vi hợp đạo đức, có nhu

cầu tinh thần lành mạnh, thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức, thái độ đối với

lao động. Trong đó, thái độ với lao động là thước đo quan trọng bởi vì căn cứ

vào nó mà ta có thể đánh giá con người lao động nghiêm túc, trung thực,

trách nhiệm hay dối trá, qua quýt, tiết kiệm hay hoang phí. Và người lao động

chỉ được kính trọng khi có thái độ lao động đúng đắn, biểu hiện cụ thể:

+ Lao động cần cù, khoa học, sáng tạo, năng suất, chất lượng, hiệu

quả.

+ Chăm lo thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí.

+ Coi trọng lao động trí óc và lao động chân tay.

+ Yêu quý lao động của mình và lao động của người khác.

Xã hội xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải sản xuất ngày càng nhiều của cải

vật chất, do đó, người lao động phải lao động một cách nhiệt tình, sáng tạo

với năng suất, chất lượng cao. Theo V.I. Lênin: "Chủ nghĩa xã hội bắt đầu từ

chỗ nào mà những công nhân bình thường biết quan tâm với một tinh thần hi

sinh và không quản nặng nhọc đến việc nâng cao năng suất lao động”.

Những huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức con người đã

đóng một vai trò to lớn trong việc giáo dục thái độ lao động đối với mỗi người

lao động Việt Nam. Đó là giáo dục thái độ nhận thức mới đối với người lao

động cho người lao động; thái độ trân trọng đối với sở hữu công cộng, biết

phát huy tính tập thể, cương quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chống

vi phạm kỉ luật lao động, chống tệ quan liêu, hối lộ...

Để các hoạt động nghề nghiệp của con người trở thành phương thức

phát triển đạo đức, ngoài việc tạo ra những điều kiện phù hợp với tính người,

còn phải giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho người lao động. Giáo dục đạo

đức thông qua lao động như vậy không chỉ góp phần làm phát triển đạo đức

người lao động mà còn tạo ra uy tín cho các đơn vị sản xuất, các xí nghiệp,

công ty, góp phần tăng cường hiệu quả kinh doanh sản xuất.

Trong đời sống xã hội ta hiện nay, đạo đức của người lao động, của

nhân dân lao động nước ta về cơ bản vẫn giữ được những giá trị, chuẩn mực

tốt đẹp của truyền thống đạo đức dân tộc. Biểu hiện tốt đẹp này có trong ý

thức tình cảm, hành vi đạo đức của cá nhân và cộng đồng. Đó là sự cưu

mang giúp đỡ đồng bào bị nạn với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “thương

người như thể thương thân”..., đó là những tấm lòng từ thiện luôn hướng tới

những cảnh đời bất hạnh, khốn cùng, đó là sự hi sinh quên mình vì hạnh

phúc bình yên của cuộc sống nhân dân của những chiến sĩ công an, những

bác sĩ hết lòng cứu chữa bệnh nhân... Song, bên cạnh đó, cũng không ít

những hiện tượng suy thoái đạo đức trong lao động: không ít người chỉ muốn

hưởng thụ mà không muốn lao động, hơn nữa, tham vọng làm giàu và trở

nên giàu có bằng con đường bất chính, phi pháp, trái với lương tâm, đạo lí.

Nó gây tổn hại tới lợi ích chung về mặt vật chất và xã hội và trực tiếp làm

băng hoại đạo đức. Vì vậy, giáo dục đạo đức bằng lao động sẽ góp phần

khắc phục tình trạng trên và có thể phát huy những giá trị đạo đức truyền

thống tốt đẹp trong điều kiện kinh tế - xã hội nước ta hiện nay.

- Giáo dục đạo đức thông qua truyền đạt các tri thức đạo đức:

Tri thức đạo đức là một trong những thành tố quan trọng nhất của ý

thức đạo đức. Nó vừa là cơ sở của tình cảm, vừa là cơ sở của lí tưởng đạo

đức. Tình cảm đạo đức có mạnh mẽ, sâu sắc và ổn định hay không là tuỳ

thuộc vào tính đúng đắn, sự phong phú và chiều sâu của tri thức đạo đức. Lí

tưởng đạo đức có hiện thực và thuyết phục hay không cũng tuỳ thuộc vào

tính đúng đắn của tri thức đạo đức.

Tri thức đạo đức được hình thành và phát triển trong toàn bộ hoạt động

sống của con người, nhưng được hình thành một cách trực tiếp và rõ rệt nhất

thông qua hình thức truyền đạt giảng giải.

Giáo dục bằng truyền đạt tức là trực tiếp truyền đạt cho con người

những hiểu biết từ trình độ thông thường đến trình độ lí luận về đạo đức để

con người tự điều chỉnh hành vi của mình, biết đánh giá hành vi của mình và

của người khác.

Đạo đức học Mác - Lênin với tư cách là sự phản ánh về mặt lí luận quá

trình xây dựng nền đạo đức và những nhân cách đạo đức xã hội chủ nghĩa,

có vai trò to lớn trong sự nghiệp giáo dục của chúng ta. Giáo dục Đạo đức

học Mác - Lênin là một hình thức giáo dục đạo đức vừa cấp thiết vừa lâu dài.

- Giáo dục đạo đức thông qua tấm gương đạo đức:

Giáo dục đạo đức bằng những tấm gương đạo đức là một trong những

hình thức giáo dục đạo đức cơ bản đã được sử dụng từ lâu trong lịch sử.

Những tấm gương đạo đức chính là những mẫu đạo đức mà con người có

thể trực tiếp làm theo. Ngay ở thời kì đầu của xã hội loài người, dưới điều

kiện chế độ công xã nguyên thuỷ, hình thức này đã được áp dụng trong xã

hội không có sự phân chia giai cấp, không có hiện tượng người bóc lột người,

họ cùng nhau săn bắt, hái lượm. Kỉ luật và quy tắc lao động được duy trì bằng

sức mạnh của phong tục, tập quán, dư luận xã hội và sự tôn kính đối với

người Tộc trưởng. Người Tộc trưởng chính là một tấm gương để mọi người

trong xã hội lúc bấy giờ noi theo.

Những tấm gương đạo đức thông thường nhất là những ứng xử đạo

đức hàng ngày giữa con người với con người trong gia đình cũng như ngoài

xã hội. Mỗi cá nhân với tính chất là đối tượng của giáo dục đạo đức sẽ tiếp

nhận, những cách ứng xử hàng ngày của mọi người là vận dụng chúng vào

trong những tình huống tương tự mà mình gặp phải trong cuộc sống.

Một trong những nét độc đáo của giáo dục đạo đức là sự tham gia và

vai trò của phẩm chất đạo đức của chủ thể giáo dục đạo đức. Hiệu quả của

giáo dục đạo đức không chỉ tuỳ thuộc đơn thuần vào phương thức giáo dục,

nội dung giáo dục có phù hợp hay không mà phần lớn tuỳ thuộc vào tính

gương mẫu của chủ thể giáo dục. Thực tế cuộc sống chứng minh: Không thể

nói đến hiệu quả của việc giáo dục đạo đức nếu người đi giáo dục lại không

phải là người mô phạm, không tuân theo những chuẩn mực đạo đức. Mỗi con

người chịu sự chi phối của rất nhiều mối quan hệ, mỗi mối quan hệ, mỗi cách

cư xử của các cá nhân này là một bài học đạo đức đối với các cá nhân khác.

Trong gia đình, người cha, người mẹ là nhân tố quan trọng nhất phát huy hiệu

quả cao nhất biện pháp giáo dục đạo đức thông qua tấm gương. Vì cha mẹ là

người sinh ra, nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái từ thuở lọt lòng, đứa trẻ chịu ảnh

hưởng đầu tiên, lớn nhất và suốt đời về tri thức, tình cảm đạo đức cũng từ

chính hành vi đạo đức của mẹ cha. Sự ảnh hưởng của lối sống đạo đức của

cha mẹ đối với con cái mang tính hai chiều: cha mẹ làm gương cho con học

tập và chính bản thân cha mẹ cũng phải luôn tự rèn luyện trau dồi đạo đức

cho xứng đáng với niềm tin, tình yêu của con cái.

Trong mỗi giai đoạn lịch sử cần có một đội ngũ cán bộ, lãnh đạo vừa có

phẩm chất đạo đức, vừa có năng lực để đáp ứng được đòi hỏi của nhiệm vụ

cách mạng. Cán bộ là người định ra đường lối, chủ trương, cuộc sống của

Đảng và Nhà nước, đưa nó đến với nhân dân, vận động tổ chức nhân dân

thực hiện. Vì vậy, hơn ai hết, trong sự phát triển của kinh tế - xã hội hiện nay

mỗi cán bộ phải tự phấn đấu, rèn luyện mình trở thành một tấm gương trước

nhân dân. Cán bộ càng cao thì càng phải gương mẫu, càng phải gìn giữ

phẩm chất đạo đức.

Đảng Cộng sản Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã tổ chức, động viên, khích lệ quần chúng nhân dân đấu tranh giành độc lập

và chiến đấu vì chủ nghĩa xã hội. Hơn ai hết Người đã đi đầu trong cuộc đấu

tranh vĩ đại đó, là tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, lòng yêu

nước, về đức hi sinh, về tinh thần nhân văn cao cả. Hồ Chí Minh là người

ham hiểu biết và bền bỉ phấn đấu vì lí tưởng độc lập dân tộc. Hồ Chí Minh là

nhà chính trị vĩ đại, Người đã cống hiến toàn bộ sức lực và kiến thức của

mình cho nhân dân mà còn yêu thương sâu sắc các tầng lớp nhân dân lao

động trên thế giới... Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh hiện nay là sự thể hiện sinh động phương pháp giáo dục đạo

đức theo hình thức nêu gương.

- Giáo dục đạo đức thông qua hình tượng nghệ thuật:

Nghệ thuật ra đời từ rất sớm, quá hình hình thành nghệ thuật gắn liền

với lao động của con người, với thực tiễn xã hội. Cũng như các hình thái ý

thức xã hội khác, nghệ thuật bắt nguồn từ tồn tại xã hội, phản ánh tồn tại xã

hội. Nghệ thuật phản ánh thế giới một cách sinh động, cụ thể bằng hình

tượng nghệ thuật.

Giáo dục đạo đức bằng nghệ thuật là một hình thức không thể thiếu

được trong giáo dục đạo đức. Hình tượng nghệ thuật với tư cách là phương

thức và kết quả của sự phản ánh hiện thực là sự thống nhất giữa tình cảm và

lí trí, giữa cái cá biệt và cái phổ biến, cái chủ quan và khách quan, cái bản

chất và cái hiện tượng. Vì thế, nghệ thuật có thể tác động tới thế giới tinh thần

của con người bằng sức mạnh tổng hợp của các giá trị chân - thiện - mĩ được

thể hiện trong các hình tượng nghệ thuật.

Sự phát triển của nghệ thuật, cả nội dung và hình thức, không thể tách

rời khỏi sự phát triển của tồn tại xã hội. Nhưng nghệ thuật có tính độc lập

tương đối rất rõ nét trong sự phát triển của mình. Nó không phải bao giờ cũng

phản ánh tồn tại xã hội một cách trực tiếp, dễ thấy. Nghệ thuật đích thực

không thuyết lí một cách lộ liễu, nhưng tiếp xúc với nghệ thuật người ta lĩnh

hội được cái chuẩn mực đạo đức một cách tự nhiên, biết được cách ứng xử

hợp đạo lí một cách sâu sắc; học được cách làm người thông qua các hình

tượng nghệ thuật. Nghệ thuật chứa đựng những nhân tố tình cảm, nó tác

động đến con người không chỉ bởi những nội dung tình cảm, mà điều quan

trọng, đối với giáo dục đạo đức là nó tuyên truyền nội dung giáo dục đạo đức

bằng con đường tình cảm, bằng niềm tin. Chính bằng con đường độc đáo đó,

nghệ thuật đem tri thức, kinh nghiệm, quan điểm đạo đức đến với người cảm

thụ có sức thuyết phục và cảm hoá đặc biệt sâu sắc.

M. Goocki cho rằng: Nghệ thuật chân chính bao giờ cũng thèm khát tự

do. Trong tự do bao giờ cũng chứa đựng cái tốt, cái đẹp, sức mạnh của nghệ

thuật chân chính là ở chỗ: nó đấu tranh, phấn đấu cho cái đẹp, nêu lên khát

vọng thiết tha của những con người chân chính, hướng tới cuộc sống cao cả.

Nghệ thuật chân chính là nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ tiến bộ xã hội

thông qua việc đáp ứng những nhu cầu thẩm mĩ của con người. Khi phản ánh

thế giới hiện thực trong các hình tượng nghệ thuật chân thực và có giá trị

thẩm mĩ cao, nghệ thuật, đã tác động đến lí trí và tình cảm của con người,

kích thích tính tích cực của con người, xây dựng ở con người những hành vi

đạo đức tốt đẹp.

Vấn đề giáo dục đạo đức bằng hình tượng nghệ thuật là sự tác động

tích cực có định hướng vào ý thức đạo đức từng cá nhân. nhưng không có

nghĩa là mỗi cá nhân chỉ thụ động chờ đợi sự tác động từ bên ngoài. Sự giáo

dục đạo đức có hiệu quả phải do tính tự giác của mỗi cá thể. Giáo dục đạo

đức bằng hình tượng nghệ thuật cần được hiểu, được vận dụng vừa như là

sự tác động bên ngoài từ hình tượng nghệ thuật vào đối tượng được giáo

dục, vừa như là sự tự vận động từ bên trong đối tượng.

Bản thân nghệ thuật là sự cô đặc của cuộc sống, nó thể hiện tư tưởng

lí tưởng của nhà sáng tạo nói lên khát vọng cao đẹp và tiến bộ của tập đoàn

người, có thể nó còn là đại diện cho khát vọng cao đẹp của một giai cấp, một

thời đại. Khát vọng cao đẹp ấy được nhân lên rất nhiều lần cho người tiếp xúc

với nó, đem lại tình cảm đạo đức mãnh liệt hơn bất cứ hình thức giáo dục đạo

đức nào. Đọc một cuốn tiểu thuyết, xem một bộ phim, chúng ta được sống với

các nhân vật, các cảnh đời điển hình với tất cả tâm tư, tình cảm, ước mơ...

của những hình tượng đã được điển hình hoá. Chúng ta có thể thông qua

những hình tượng nghệ thuật để rút ngắn được nhiều lần sự tích luỹ tri thức

kinh nghiệm đạo đức đời thường, tránh được những sai lầm vừa có tính cá

nhân, vừa có tính xã hội.

Sống với nghệ thuật là sống với cái tốt, cái đẹp; nếu có những cái xấu,

cái thấp hèn thì cũng là để con người hướng tới cái tốt, cái đẹp trong nghệ

thuật. Vì vậy, nghệ thuật có khả năng to lớn trong sự tác động tới tình cảm, tư

tưởng con người giúp cho con người tự xây dựng cho mình những tư tưởng

đúng, những tình cảm đẹp, làm cơ sở vững chắc, cho sự hình thành hành vi

đạo đức lành mạnh, vươn tới một cuộc sống tốt hơn.

Giáo dục đạo đức bằng nghệ thuật là hình thức hấp dẫn, nó đi vào lòng

người một cách tự nguyện, vì vậy nó có hiệu quả rộng lớn và lâu bền. Cái đẹp

của nghệ thuật làm cho con người say mê và hoàn toàn tự nguyện đi theo

định hướng đạo đức gợi mở của nó. Nếu nghệ thuật là công cụ sắc bén thì

giáo dục đạo đức bằng hình tượng nghệ thuật giúp cho con người sử dụng

công cụ đó để làm phong phú thế giới tinh thần của mình, hoàn thiện hành vi,

lối sống đạo đức của mình một cách hiệu nghiệm.

Ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đánh giá

cao vai trò giáo dục đạo đức bằng nghệ thuật. Tuy nhiên, đó phải là nghệ

thuật chân chính, nghệ thuật thật sự thể hiện được những giá trị chân - thiện -

mĩ của dân tộc và thời đại. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII

của Đảng chi rõ: “Văn học, nghệ thuật là một bộ phận quan trọng trong nền

văn hoá, gắn bó với đời sống nhân dân và sự nghiệp cách mạng do Đảng

lãnh đạo. Khuyến khích tự do sáng tác, nghệ thuật vì sự hoàn thiện của con

người bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cao đẹp, đề cao tinh thần tự hào dân tộc,

ý chí tự lực, tự cường, phấn đấu làm cho dân giàu nước mạnh, phê phán

những thói hư tật xấu, cái dộc ác, cái thấp hèn”.

2. Học tập đạo đức Hồ Chí Minh

2.1. Vai trò của đạo đức Hố Chí Minh

Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại và vô cùng kính yêu của Đảng và nhân dân

ta - người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Cuộc đời hoạt động

cách mạng và tư tưởng đạo đức của Người đã để lại cho chúng ta những di

sản quý báu. Nhận thức sâu sắc giá trị khoa học và thực tiễn tư tưởng đạo

đức Hồ Chí Minh, trong quá trình dạy và học nói chung, môn Đạo đức học nói

riêng, chúng ta luôn chú trọng việc nghiên cứu, rèn luyện, học tập và làm theo

tấm gương đạo đức của Người.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất trăn trở về sự nghiệp “trồng người”.

Người đòi hỏi “tự do học tập”, “thực hành giáo dục cho toàn dân” và “một dân

tộc dốt là một dân tộc yếu”. Người thường nhấn mạnh việc kết hợp giáo dục

đạo đức và tri thức đạo đức cho sinh viên, học sinh, trong đó đạo đức phải là

cái gốc cho sự phát triển nhân cách của con người và xã hội. Người nói “giải

phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát mà tự

mình không có đạo đức, không có căn bản... thì còn làm nổi việc gì". Người

nêu mục tiêu học tập cho thanh thiếu niên: “Học để làm việc, làm người”, “Học

để tu dưỡng đạo đức cách mạng”. Người yêu cầu thế hệ trẻ luôn phải thấm

nhuần tinh thần làm chủ nước nhà và luôn phải học tập, tu dưỡng đạo đức

cách mạng vì: “Cũng như sông thì phải có nguồn mới có nước, không có

nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách

mạng thì phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh

đạo được nhân dân”. Và suốt cả cuộc đời, Người đã sống, chiến đấu, hi sinh

cho lí tưởng cao đẹp đó. Người dành tất cả tình yêu thương cho đồng bào,

đồng chí, già trẻ, trai gái, miền ngược, miền xuôi... mỗi một lời nói, bài viết,

một buổi gặp gỡ, làm việc của Người là một tấm gương đạo đức cho toàn

Đảng, toàn dân, đặc biệt thế hệ trẻ chúng ta noi theo.

Hồ Chí Minh là một trong ít người nhấn mạnh nhiều nhất đến đạo đức

và thấy được vai trò, tầm quan trọng của đạo đức từ rất sớm. Một trong

những bài giảng đầu tiên cho lớp thanh niên trí thức yêu nước đầu tiên của

Việt nam những năm 20 là bài giảng về “Tư cách người cách mạng”. Sự quan

tâm của Hồ Chí Minh về đạo đức thể hiện sự nhất quán, xuyên suốt từ cách

mạng giải phóng dân tộc đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng đạo đức

của Người thể hiện nhiều trong các tác phẩm: Đường kách mệnh (1927), sửa

đổi lối làm việc (1947), Cần, kiệm, liêm, chính (1949), Đạo đức cách mạng

(1958), Nâng cao đạo đức cách mạng (1969), Di chúc (1965 - 1969).

Hồ Chí Minh quan tâm đến cả hai phương diện lí luận và thực tiễn. Về lí

luận đạo đức: Người để lại cho chúng ta một hệ thống quan điểm sâu sắc và

toàn diện về đạo đức. Thứ nhất, đối với mọi đối tượng: công nhân, nông dân,

văn nghệ sĩ, phụ nữ, thanh niên, thiếu niên nhi đồng... Thứ hai, trên mọi lĩnh

vực hoạt động của Người: từ đời tư đến công việc, trong sinh hoạt, học tập,

lao động... Thứ ba là trên mọi phạm vi: gia đình, xã hội; giai cấp, dân tộc;

quốc gia, quốc tế... Thứ tư là đối với cả ba mối quan hệ chủ yếu của mỗi

người: đối với mình, đối với người, đối với việc, về thực tiễn đạo đức: Người

luôn coi thực hành đạo đức là một mặt không thể thiếu của cán bộ, đảng viên,

thanh thiếu niên. Cũng như Lênin, Hồ Chí Minh đào tạo các chiến sĩ cách

mạng không chỉ bằng chiến lược mà còn bằng chính tấm gương đạo đức

trong sáng của mình.

2.2. Học tập và làm theo tấm gương Hồ Chí Minh về Nhân, Nghĩa, Lễ, Tin

- Nhân:

Hồ Chí Minh đã tách ba yếu tố tích cực nhất của “Ngũ thường” trong

Nho giáo là: nhân, nghĩa, trí và kết hợp với hai yếu tố dũng, liêm thành “nhân,

nghĩa, trí, dũng, liêm” thành những yếu tố đạo đức cơ bản, cần thiết nhất cho

con người. Trong quan niệm về “nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm”, Hồ Chí Minh

chú ý nhiều nhất tới đức nhân của con người.

Đức nhân trong quan niệm của Hồ Chí Minh là sự kế thừa truyền thống

nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, tiếp thu

tinh thần nhân văn của nhân loại qua nhiều thế kỉ cùng với việc thể nghiệm

của chính bản thân mình qua hoạt động cách mạng. Hồ Chí Minh xác định:

tình yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp

nhất.

Trong bài nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khoá II Trường Đại

học Nhân dân Việt Nam, Người đưa ra định nghĩa về chữ nhân “Nhân nghĩa

là nhân dân. Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân". Như vậy, với

Người, “nhân” trước hết phải là yêu dân, kính dân, quan tâm đến dân; quý

trọng sinh mạng của con người; đấu tranh giành cuộc sống hoà bình, ấm no

cho nhân dân. Lòng yêu nước thương dân của Hồ Chí Minh gắn liền với việc

giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng nhân dân khỏi ách áp bức

của giặc ngoại xâm. Đó không phải là lòng thương người chung chung không

giai cấp như tôn giáo. Tình yêu thương ấy hướng tới một đối tượng cụ thể là

những con người cực khổ cần lao, là nhân dân lao động bị áp bức bóc lột.

Người nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước

ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có

cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.

Diễn đạt tư tưởng của Nho giáo về đức nhân, Hồ Chí Minh cho rằng:

“Nhân là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí đồng bào. Vì thế mà

kiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến Đảng, đến nhân

dân. Sẵn lòng chịu cực khổ trước mọi người, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ,

không ham giàu sang, không e cực khổ, không sợ oai quyền. Những người

đã không ham, không e, không sợ thì việc gì họ cũng làm được”.

Với đối tượng là cán bộ lãnh đạo, nhất là cán bộ trong quân sự, Người

dạy “Nhân là phải có lòng bác ái, yêu nước, yêu đồng bào, yêu bộ đội của

mình”. Hay “Nhân là phải thương yêu cấp dưới, phải đồng cam cộng khổ với

họ. Đối với địch hàng ta phải khoan dung”. Dân ta có câu:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước thì thương nhau cùng.

Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở tình

yêu thương với nhân dân Việt Nam mà còn dành cho tất cả những người

cùng khổ, những người lao động bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới. Tình yêu

thương con người ở Hồ Chí Minh đã vượt phạm vi dân tộc, mang tính nhân

loại, bốn biển năm châu, bốn phương vô sản. Năm 1924, Bác viết: “Vậy là, dù

màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người, người bóc lột và

giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi:

Tình hữu ái vô sản!".

Người khẳng định:

"Lọ là thân chí ruột rà

Công nông thế giới đều là anh em"

Đây cũng là nội dung cơ bản của tinh thần quốc tế.

Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh còn được thể hiện trong mối

quan hệ với bạn bè, đồng chí, với mọi người bình thường trong cuộc sống

hàng ngày với từng số phận, từng cảnh đời. "Bác thương các cụ già, xuân về

gửi biếu lụa; Bác thương đàn cháu nhỏ, Trung thu gửi cho quà; Bác thương

đoàn dân công, đêm nay ngủ ngoài rừng; Bác thương người chiến sĩ, đứng

gác ngoài biên cương".

Hay:

"Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người chung giai cấp thì thương nhau cùng”.

Càng nêu cao đức nhân bao nhiêu Hồ Chí Minh càng phê phán những

hành động trái với nhân nghĩa bấy nhiêu. Người kịch liệt lên án những việc

làm trái với đạo nhân và chính nghĩa. Người khẳng định: “Triết lí của đạo

Khổng và triết lí của phương Tây đều tán dương một nguyên tắc đạo đức kỉ

sở bất dục vật thi ư nhân”. Điều đó có nghĩa là điều mình không muốn thì

không làm cho người khác.

Tình yêu thương con người của Bác còn thể hiện đối với những người

có sai lầm, khuyết điểm nhưng đã nhận rõ sai lầm, khuyết điểm của mình và

luôn cố gắng sửa chữa, phấn đấu. Chính tình yêu thương bao la đó đã đánh

thức, khơi dậy những điều tốt đẹp và làm mất dần đi những xấu xa trong mỗi

con người; tạo điều kiện cho họ sau mỗi lần vấp ngã đứng dậy, vươn lên,

hoàn thành nhiệm vụ. Lòng yêu thương đó của Người có cơ sở vững chắc là

niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh và phẩm giá của con người, dù nhất thời họ

bị lầm lạc nhưng với sức cảm hoá của cách mạng và giáo dục, Người luôn tin

tưởng họ có thể vươn tới cái đẹp, cái lương thiện trong cuộc đời. Tình yêu

thương con người của Bác đã nhắc nhở chúng ta phải luôn biết yêu thương,

tôn trọng, biết giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với mọi người; biết đánh thức những

điều tốt đẹp trong mỗi người, cùng nhau phấn đấu cho lí tưởng sự nghiệp,

hình thành lối sống thật thà, trung thưc “mỗi người vì mọi người, mọi người vì

mỗi người”.

Như vậy, đức nhân trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là nhân nghĩa

trong đời sống hàng ngày, nhân nghĩa trong ngoại giao, nhân nghĩa trong đấu

tranh, nhân nghĩa đối với chính kẻ thù của mình... Có thể nói, tư tưởng nhân

nghĩa rộng lớn của Nguyễn Trãi được thể hiện rõ nét nhất trong bài Bình Ngô

đại cáo một lần nữa được tái hiện sâu sắc trong thế kỉ XX ở tư tưởng đạo đức

Hồ Chí Minh.

- Nghĩa:

Tiếp thu quan điểm đạo đức Nho giáo về nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh

xây dựng, phát triển nội dung của nghĩa phù hợp với lợi ích của Đảng, của

nhân dân và thời đại. Người viết “nghĩa là ngay thẳng, không có tâm tư,

không làm việc bậy, không có việc gì phải dấu Đảng, không có lợi ích riêng

phải lo toan. Lúc Đảng giao cho việc thì bất cứ to nhỏ, đều ra sức làm cẩn

thận. Thấy việc gì phải làm, thấy việc thì phải nói. Không sợ người ta phê

bình mình mà phê bình người khác cũng luôn đúng đắn".

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nghĩa cũng tức là chính “chính nghĩa là

không tà, nghĩa là thẳng thắn, đúng đắn. Điều gì không đúng đắn, thẳng thắn

tức là tà”, “làm việc chính là người thiện, làm việc tà là người ác”.

Như vậy, phạm trù nghĩa trong đạo đức Nho giáo đã có bước phát triển

mới trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Nghĩa ở Hồ Chí Minh mang nội

dung sâu sắc và rộng lớn với mục tiêu vì dân, vì nước, vì Đảng chứ không

đơn thuần là nghĩa trong mối quan hệ gia đình, dòng tộc, vua tôi như đạo đức

Nho giáo. Với nội dung nhân nghĩa mà Hồ Chí Minh đã nêu và đặc biệt, chính

bản thân Người, cuộc đời của Người là tấm gương sáng ngời về nhân, nghĩa,

đã có tác dụng giáo dục mạnh mẽ đối với cán bộ và nhân dân, làm cho họ

luôn trung thành, tận tụy với sự nghiệp của Đảng, của dân tộc.

- Lễ:

Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa, phát huy, chọn lọc đức lễ trong quan

niệm truyền thống và quan niệm đạo đức Nho giáo. Người phát triển nội dung

mới của lễ là: lễ với nhân dân, với đất nước.

Đối tượng của đức lễ không chỉ giới hạn ở một số người hay một tầng

lớp người, không giới hạn ở cán bộ hay lãnh đạo mà bao trùm mọi đối tượng.

Với từng đối tượng Người lại khuyên dạy việc thực hiện lễ một cách khác

nhau. Nội dung lễ của mỗi đối tượng là khác nhau nhưng luôn cùng chung

một mục đích: lễ chủ yếu là phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc. Như vậy,

trong mỗi hành vi lễ nghĩa nhỏ nhất của mỗi cá nhân đã chứa đựng nhiều cao

cả lớn lao với sự nghiệp chung của đất nước.

Trong bài gửi báo Vệ quốc quân, Người nói: “Vì Vệ quốc quân là quân

đội của nhân dân, để bảo vệ đồng bào, giữ gìn Tổ quốc nên cần: Nói năng cử

động phải lễ phép, phải kính người già yêu trẻ con”. Với thiếu niên nhi đồng

trong Thư gửi nhi đồng toàn quốc nhân dịp kỉ niệm Cách mạng tháng Tám,

Người viết: “Cháu nào cũng biết siêng học, siêng làm, biết ăn ở sạch sẽ, biết

giữ kỉ luật thế là tốt lắm”. Với Công an Nhân dân: “Tự mình phải luôn giữ lễ

phép tránh hách dịch; khi đối xử với nhân dân phải “kính trọng, lễ phép”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng phạm trù lễ của Nho giáo chủ yếu

nói về đạo đức chứ nó không thiên về chính trị như Nho giáo. Nếu như ở

quan điểm Nho giáo lễ được nâng lên thành biện pháp trị nước đó là lễ trị thì

ở Chủ tịch Hồ Chí Minh lễ được hiểu là sự kính trọng lễ phép. Đó là sự vượt

bậc của Người so với các nhà tư tưởng tiền bối trong việc tiếp thu phạm trù lễ

nói riêng, cũng như các phạm trù đạo đức Nho giáo nói chung.

- Tín:

Tín là phạm trù đạo đức được Chủ tịch Hồ Chí Minh ít bàn đến hơn so

với các phạm trù đạo đức Nho giáo khác. Người quan niệm tín là: “không lừa

dối, thưởng phạt công bình, tài chính phân minh”. Trong bài: “Nói chuyện tại

Hội nghị quân sự lần thứ năm” Người bổ sung thêm: “Tín là phải làm cho

người ta tin mình. Thí dụ đã hứa thưởng thì phải thưởng. Tín cũng có nghĩa

là tự tin vào bản thân mình”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa các phạm trù đạo đức của Nho giáo

và đạo đức truyền thống theo quan điểm tiến bộ. Những phạm trù đạo đức ấy

đều được vận dụng một cách linh hoạt và nâng lên thành đạo đức của nhân

dân, của người cán bộ phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, xây dựng con

người mới. Trên tinh thần ấy, các phạm trù đạo đức trung, hiếu, trí, dũng cũng

được Hồ Chí Minh kế thừa, sáng tạo đưa vào nội dung mới mẻ phát triển phù

hợp với hoàn cảnh mới.

2.3. Học tập và làm theo tấm gương Chủ tịch Hố Chí Minh về trung, hiếu, trí, dũng

- Trung, hiếu:

Có thể khẳng định đây là hai phạm trù đạo đức có ý nghĩa vô cùng

quan trọng trong tư tưởng đạo đức của Người, luôn luôn được Người đề cao.

Trung, hiếu là những khái niệm đã có trong tư tưởng đạo đức truyền

thống Việt Nam và phương Đông. Trên cơ sở kế thừa, phát triển chủ nghĩa

yêu nước truyền thống của dân tộc; khắc phục, vượt qua những hạn chế của

tư tưởng phong kiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định nội dung của trung,

hiếu là: «Trung với nước, hiếu với dân”.

Trước kia, trung là trung tâm, trung thành với vua, còn phạm trù hiếu thì

chỉ thu hẹp trong phạm vi gia đình: con cái hiếu thảo với cha mẹ. Giữ lại khái

niệm truyền thống nhưng Người đã đưa vào đó một nội dung mới mang tính

cách mạng, phạm vi phản ánh rộng: trung là trung với nước, với sự nghiệp

dựng nước, giữ nước ngàn năm của cha ông. Nước ở đây là nước của dân,

dân là chủ nhân của đất nước. Người viết “bao nhiêu quyền hạn đều của

dân”, “bao nhiêu lợi ích đều vì dân”, “bao nhiêu quyền hành lực lượng đều ở

nơi dân”. Người chỉ rõ “ngày xưa trung là trung với vua, hiếu là hiếu với cha

mẹ thôi. Ngày nay, nước ta là nước dân chủ cộng hoà... trung là trung với Tổ

quốc, hiếu là hiếu với nhân dân. Ta không chỉ thương cha mẹ ta mà còn phải

thương cha mẹ người, phải làm cho mọi người đều biết thương cha mẹ”. Với

ý nghĩa rộng lớn này, “hiếu trung” luôn luôn gắn liền với “hiếu thảo” và “hiếu

thảo” tất yếu sẽ “hiếu trung”.

Trung với nước trước hết được thể hiện ở tinh thần yêu nước nồng

nàn, tuy nhiên điều này không phải chỉ đề cập đến những vấn đề lớn lao mà

nó được thể hiện ngay trong suy nghĩ, hành động nhỏ, diễn ra hàng ngày của

mỗi người. Trung với nước là làm sao cho dân giàu, nước mạnh.

Trung với nước còn là trung với Đảng, rèn luyện cho bản thân mình

những đức tính như trung thực, ngay thẳng, trung thành với lí tưởng của

Đảng. Ngoài lợi ích của Đảng không có lợi ích riêng. Suốt đời đấu tranh cho

cách mạng. Giữ vững kỉ luật, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng.

“Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng”. “Tuyệt đối trung

thành với Đảng với nhân dân”. Ngược lại, Đảng Cộng sản Việt Nam phải luôn

xứng đáng là người lãnh đạo tiên phong, là đầy tớ trung thành với nhân dân,

quan tâm toàn diện đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân.

Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét Đảng và Chính phủ có lỗi;

nếu dân dốt Đảng và Chính phủ có lỗi... Vì vậy Đảng phải gần gũi nhân dân,

lấy dân làm gốc.

Với lực lượng vũ trang Người dạy: “Trung với nước, hiếu với dân, suốt

đời hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào

cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

Câu nói đó của Người vừa là lời kêu gọi hành động, vừa là định hướng chính

trị - đạo đức cho mỗi người dân Việt Nam.

Với thanh niên, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu thanh niên phải khiêm

tốn, thật thà, dũng cảm... trọn đời trung thành với sự nghiệp cách mạng, với

Tổ quốc, không sợ gian khổ, khó khăn “đâu cần thanh niên có, đâu khó có

thanh niên”. Gian khổ đi trước, hưởng thụ sau cùng.

Trung với nước - quan niệm này đã thể hiện sâu sắc mối quan hệ giữa

cá nhân và xã hội, cá nhân và cộng đồng, cá nhân và tập thể, thể hiện trách

nhiệm của cá nhân với sự nghiệp, con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã

hội. Trong mối quan hệ cá nhân và xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi mọi

người phải tự hỏi mình đã làm được gì cho nước nhà chứ không phải hỏi

nước nhà đã làm cho mình những gì?

Về “Hiếu với dân ”

Hồ Chí Minh đã nêu lên một quan điểm khác về chất so với quan niệm

đạo đức truyền thống về nội dung đạo đức “hiếu với dân”. Khác hoàn toàn với

tư tưởng: Dân là đối tượng cần phải dạy bảo, ban ơn, ở đây dân là đối tượng

được cán bộ, đảng viên phục vụ tận tâm. Người dân từ chỗ là kẻ nghèo hèn,

kẻ dưới, kẻ luôn bị sai khiến nay trở thành lực lượng cơ bản làm nên lịch sử.

Người dân từ vị trí của kẻ phụ thuộc đã bước lên địa vị người làm chủ vận

mệnh dân tộc.

Người không dừng lại ở lí luận “hiếu với dân” một cách chung nhất mà

còn cụ thể hoá những hành động cần phải làm. Hiếu với dân là phải gần dân,

gắn bó với dân, kính trọng và học tập nhân dân, luôn dựa vào dân, lấy dân

làm gốc. Học tập, rèn luyện, làm việc, chiến đấu... vì nhân dân. Luôn tích cực

vượt qua khó khăn, gian khổ của cuộc sống để phát triển sản xuất, đời sống

xã hội. Dũng cảm đấu tranh chống lại mọi biểu hiện sách nhiễu nhân dân.

Người làm lãnh đạo phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, lại phải

thường xuyên quan tâm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí cho nhân dân để

giúp dân hiểu được quyền và trách nhiệm làm chủ đất nước của mình.

Rèn luyện, phấn đấu có được những đức tính cao quý đó thì người

cách mạng nói chung, người giáo viên nói riêng sẽ luôn được nhân dân tin

yêu, quý trọng; điều này sẽ tạo ra một sức mạnh to lớn cho thành công của

sự nghiệp giáo dục cũng như cả tiến trình cách mạng của nước nhà.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa phạm trù trung và hiếu một cách sáng

tạo. Người đã chuyển hoá đạo đức cũ thành tư tưởng đạo đức mới - đạo đức

cách mạng và Người chính là một tấm gương tiêu biểu cho tư tưởng đạo đức

trung với nước, hiếu với dân. Phạm trù trung hiếu không còn cứng nhắc,

trong phạm vi hẹp thậm chí có lúc khắc nghiệt mà trở nên mềm dẻo, phổ biến

trong tư tưởng yêu nước, thương dân.

- Trí

Trên cơ sở quan niệm về phạm trù trung, hiếu, Chủ tịch Hồ Chí Minh

khẳng định: “Trí là không có việc tư túi nó làm cho mù quáng, cho nên đầu óc

trong sạch sáng suốt, dễ hiểu lí luận. Dễ tìm phương hướng. Biết xem người.

Biết xét việc. Vì vậy mà biết làm việc có lợi, tránh việc có hại cho Đảng, biết vì

Đảng mà cất nhắc người tốt đề phòng người gian”.

Đối với người làm tướng thì trí là sáng suốt biết địch biết mình, biết

người tốt thì nâng đỡ, biết người xấu thì không dùng, biết cái tốt của mình mà

phát triển lên, biết cái xấu của mình mà tránh. Trí là phải có óc sáng suốt để

nhìn mọi việc, để suy xét cho đúng. Với người làm tướng biết được “thiên

thời, địa lợi, nhân hoà” đó là người trí. Nhân hoà là quan trọng hơn cả. Muốn

đạt được nhân hoà thì phải có sự đồng cam cộng khổ của anh em, bè bạn,

đồng chí, đồng bào thì mới có sự đồng tâm nhất trí cao giữa mọi người. Sự

đồng tâm nhất trí của nhân dân là cơ sở vững chắc cho thành công của sự

nghiệp cách mạng. Nhân hoà là biểu hiện của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa

trí, dũng và liêm.

Như vậy, theo Người phạm trù trí không đơn thuần chỉ là việc học

hành, để phân biệt chính, tà mà trí được mở rộng với nghĩa là để phục vụ và

bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân.

- Dũng

Trong các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, dũng có nghĩa là “dũng

cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm. Thấy khuyết điểm có gan sửa chữa.

Cực khổ có gan chịu đựng. Có gan chống lại sự vinh hoa, phú quý không

chính đáng. Nếu cần thì có gan hi sinh cả tính mệnh cho Đảng, cho Tổ quốc,

không bao giờ rụt rè nhút nhát”.

Với Đảng, Đảng phải có gan thừa nhận khuyết điểm của mình vạch rõ

vì đâu mà có khuyết điểm, vạch rõ hoàn cảnh rồi tìm cách sửa chữa. Người

nêu cao tinh thần phê và tự phê trong Đảng.

Với người cán bộ quân sự lại càng cần có dũng, cần mạnh dạn, quả

quyết không làm liều, có kế hoạch rồi kiên quyết làm ngay. Nguy hiểm cũng

phải làm nghĩa là phải có lòng dũng cảm trong công tác.

Thấm nhuần lời dạy của Người cả dân tộc ta đã anh dũng chiến đấu hi

sinh giành lại nền độc lập cho dân tộc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh còn tiếp thu và phát triển các phạm trù cần, kiệm,

liêm, chính coi đó là những phẩm chất cần phải có của người cán bộ cách

mạng.

2.4. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

Đây là những phẩm chất gán bó chặt chẽ với phẩm chất “trung với

nước, hiếu với dân”. Đây cũng là những phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt

động hàng ngày của mọi người. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến

phẩm chất này nhiều nhất. Các khái niệm “cần, kiệm, liêm, chính” là những

khái niệm của đạo đức phương Đông và đạo đức truyền thống Việt Nam,

Người đã tiếp thu, chọn lọc và đưa vào những yêu cầu, nội dung mới. Cần,

kiệm, liêm, chính được Người coi như những phẩm chất chính của người

cách mạng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Bọn phong kiến ngày xưa nêu ra

cần, kiệm, liêm, chính nhưng không bao giờ làm mà lại bắt nhân dân phải

tuân theo để phụng sự quyền lợi cho chúng. Ngày nay, ta đề ra cần, kiệm,

liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân theo để lợi cho

nước cho dân”.

Người đề cập đến cần, kiệm, liêm, chính từ tác phẩm Đường kách

mệnh ở chương “Tư cách người kách mệnh” cho đến bản Di chúc cuối cùng.

Tháng 6 năm 1949 Hồ Chí Minh viết tác phẩm: Cần, kiệm, liêm, chính.

Theo Người, Cần là siêng năng, chăm chỉ,cố gắng, dẻo dai. Tục ngữ ta

có câu: nước chảy mãi đá cũng mòn, kiến tha lâu đầy tổ. Nghĩa là cần thì việc

gì khó khăn đến mấy cũng làm được. Dao siêng mài thì sắc bén. Ruộng siêng

làm cỏ thì lúa tốt. Điều đó rất dễ hiểu. Siêng học tập thì mau biết. Siêng nghĩ

ngợi thì hay có sáng kiến. Siêng làm thì nhất định thành công. Siêng hoạt

động thì sức khoẻ. Chữ cần chẳng những có nghĩa hẹp như: tay siêng làm thì

hàm siêng nhai. Nó lại có nghĩa rộng là mọi người đều phải cần, cả nước đều

phải cần. Người siêng năng thì mau tiến bộ. Cả nhà siêng năng thì chắc ấm

no. Cả làng siêng năng thì làng phồn thịnh. Cả nước siêng năng thì nước

mạnh giàu. Muốn cho chữ Cần có nhiều kết quả hơn thì phải có kế hoạch cho

mọi công việc nghĩa là phải tính toán cho cẩn thận, sắp đặt gọn gàng. Cần

không phải là làm sổi. Nếu làm cố chết cố sống trong một ngày, một tuần hay

một tháng đến nỗi sinh ốm đau phải bỏ việc. Như vậy không phải là cần. Lười

biếng là kẻ địch của chữ cần. Vì vậy lười biếng cũng là kẻ địch của dân tộc.

Một người lười biếng có thể ảnh hưởng tai hại đến công việc của hàng nghìn

hàng vạn người khác... Nếu có một người, một địa phương hoặc một ngành

mà lười biếng, thì khác nào toàn chuyến xe chạy, mà một bánh xe trật ra khỏi

đường ray. Họ sẽ làm chậm trễ cả chuyến xe. Vì vậy, người lười biếng là có

tội với đồng bào, với Tổ quốc.”

- Kiệm

Kiệm là thế nào? Là tiết kiệm không xa xỉ, không hoang phí không bừa

bãi. Cần với kiệm phải đi đôi với nhau như hai chân của một con người. Cần

mà không kiệm “thì làm chừng nào, xào chừng ấy”. Cũng như một cái thùng

không có đáy, nước đổ vào chừng nào, chảy ra chừng ấy, không lại hoàn

không. Kiệm mà không cần, thì không tăng thêm, không phát triển được. Mà

vật gì không tiến tức phải thoái. Cũng như cái thùng chỉ đựng một ít nước,

không tiếp tục đổ thêm vào, lâu ngày chắc nước đó sẽ hao bớt dần cho đến

khi khô kiệt. Tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Khi không nên tiêu xài thì một

đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc lợi cho đồng bào, Tổ

quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới

đúng là kiệm. Việc đáng tiêu mà không tiêu, là bủn xỉn, chứ không phải tiêt

kiệm. Tiết kiệm phải kiên quyết không xa xỉ. Việc đáng làm trong 1 giờ, mà

kéo dài 2, 3 giờ, là xa xỉ. Hao phí vật liệu là xa xỉ... Vì vậy, xa xỉ là có tội với

Tổ quốc, với đồng bào.

- Liêm

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, phạm vi đối tượng cần được xây dựng đức

liêm không chỉ đối với “người làm quan” mà được mở rộng ra toàn xã hội.

Trong xã hội mọi người, mọi tầng lớp đều phải liêm. Trước hết, cán bộ, đảng

viên, thanh niên thực hành liêm để tạo phong trào, làm gương cho nhân dân

noi theo.

Liêm tức là “luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân”, “không

xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của dân”. Phải “trong sạch

không tham lam”, “không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung

sướng, không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại,

không bao giờ hủ hoá. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến

bộ”.

Hồ Chí Minh chỉ rõ những hành vi trái với chữ liêm:

“ …cậy quyền thế mà đục khoét dân, ăn của đút hoặc trộm của công

làm của tư”.

"Dìm người giỏi để giữ địa vị danh tiếng của mình là đạo vị”. Gặp việc

phải mà sợ khó nhọc nguy hiểm, không dám làm là tham vật uý lạo. Gặp giặc

mà rút ra, không dám đánh là tham sinh uý tử".

- Chính

Theo Người, cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. Một người phái cần,

kiệm, liêm nhưng còn phải chính mới là trọn vẹn. Chính nghĩa là không tà,

thẳng thắn, đứng đắn. Phạm trù chính phải được thực hiện trên cả ba mặt xử

thế đối với mình, với người, với việc.

Đối với mình: Không tự cao, tự đại, luôn chịu khó, học tập, cầu tiến bộ,

luôn tự kiểm điểm để phát triển điều tốt, sửa điều chưa tốt của bản thân.

Nghiêm khắc với chính mình.

Đối với người: Không nịnh hót người trên, không xem khinh người

dưới; luôn giữ thái độ rộng lượng, chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, thật thà,

không gian trá, lừa lọc.

Đối với việc: Luôn để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà. Có

trách nhiệm cao với công việc, không sợ khó khăn nguy hiểm. Việc thiện dù

nhỏ mấy cũng làm, việc ác dù nhỏ mấy cũng tránh.

“Trên quả đất, có hàng muôn triệu người. Song số người ấy có thể chia

thành hai hạng: người thiện và người ác. Trong xã hội, tuy có trăm công

nghìn việc. Song những công việc ấy có thể chia làm hai thứ: việc chính và

việc tà. Làm việc chính là người thiện. Làm việc tà là người ác. Siêng năng

(cần), tằn tiện (kiệm), trong sạch (liêm), chính là thiện. Lười biếng, xa xỉ, tham

lam, là tà, là ác..

- Chí công vô tư

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Đem lòng chí công vô tư mà đối với người,

với việc”. Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng

thụ thì mình nên đi sau, “lo trước thiên lạ, vui sau thiên hạ”. Người giải thích:

“Trước nhất là cán bộ các cơ quan, các đoàn thể cấp cao thì quyền to, cấp

thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục

khoét, có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tư”. Như vậy, về thực chất, chí

công vô tư là sự nối tiếp cần, kiệm, liêm, chính.

Mỗi người chúng ta khi học tập, rèn luyện theo gương đạo đức Bác Hồ

cần phải thấy rõ cần, kiệm, liêm, chính và chí công vô tư có mối quan hệ rất

mật thiết với nhau. Nếu chúng ta ra sức cần mà không kiệm thì chẳng khác

nào “gió vào nhà trống”, “muối bỏ biển”, “dã tràng xe cát biển đông. Nhọc

nhằn mà chẳng nên công cán gì”. Cần và kiệm phải đi liền với nhau như hai

chân của một con người “cần mà không kiệm thì làm chừng nào, xào chừng

ấy. Cũng như một cái thùng không có đáy, nước đổ vào chừng nào, chảy ra

hết chừng ấy, không lại hoàn không”. Đối với việc lớn hay việc nhỏ luôn phải

tiết kiệm. Đối với thời gian càng phải tiết kiệm bởi của cải tiêu hết còn có thể

làm thêm, còn thời gian thì trôi qua không lấy, không làm lại được. Vì vậy, đời

người sống chỉ có một lần, phải sống sao cho có ích, phải biết cần, kiệm,

liêm, chính để sau này nhìn lại, chúng ta không cảm thấy hối tiếc vì những

năm tháng đã sống hoài, sống phí.

Tiết kiệm theo Người không phải là bủn xỉn “việc đáng tiêu mà không

tiêu là bủn xỉn chứ không phải tiết kiệm”.

Người nhắc nhở cán bộ và nhân dân, ngược lại với cần kiệm là tham ô,

lãng phí, quan liêu, Người coi đó là kẻ thù nguy hiểm của đất nước, nó là con

sâu gặm nhấm, phá hoại thành quả cách mạng từ bên trong mà chúng ta cần

phải kiên quyết loại bỏ.

Ngược lại, kiệm mà không cần thì của cải vật chất không đủ dùng, sản

xuất cũng như mọi lĩnh vực của đời sống không có sự sáng tạo phát triển.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức của con

người, thiếu một đức thì không thành người, cũng như trời có bốn mùa, đất

có bốn hướng, thiếu một mùa thì không thành trời, thiếu một hướng thì không

thành đất”.

Mặt khác, nếu chúng ta thực hiện tốt cần, kiệm, liêm, chính tất sẽ dẫn

đến chí công vô tư. Chúng ta một lòng vì nước, vì dân, vì Đảng thì nhất định

sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính.

Bồi dưỡng phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính và chí công vô tư sẽ giúp

cho con người vững vàng trước mọi thử thách “giàu sang không thể quyến rũ,

nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”. Học tập, rèn

luyện phẩm chất trên chúng ta phải kết hợp đồng thời với việc đấu tranh loại

bỏ chủ nghĩa cá nhân và rất nhiều căn bệnh khác như quan liêu, bè phái,

tham ô, lãng phí, xa hoa, tự cao, tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần

chúng, độc đoán, chuyên quyền...

Trong giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, Chủ tịch Hồ Chí

Minh rất chú trọng đến giáo dục phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô

tư. Đó là sự khiêm tốn, giản dị, là tinh thần lao động tích cực, siêng năng, làm

việc hết mình, gan dạ, táo bạo; là đức tính trung thành, thật thà, chính trực

trong đời tư và việc công. Trong buổi lễ khai mạc trường Đại học Nhân dân

Việt Nam ngày 19/1/1955, Người nói: “Chống tâm lí ích riêng và sinh hoạt

riêng của mình. Chống tâm lí ham sung sướng và tránh khó nhọc. Chống thói

xem khinh lao động, nhất là lao động chân tay, chống lười biếng xa xỉ. Chống

các sinh hoạt uỷ mị. Chống kiêu ngạo giả dối, khoe khoang”. Vì đó là những

thói xấu kìm hãm chí tiến thủ của thanh niên. Người nêu năm điều dạy thanh

niên: “Luôn luôn trau dồi đạo đức cách mạng, khiêm tốn và giản dị. Chống

kiêu hãnh tự mãn. Chống lãng phí xa hoa. Thực hành tự phê bình và phê bình

nghiêm chỉnh để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ”.

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là thước đo văn minh tiến bộ của

dân tộc: “Một dân tộc biết cần, kiệm, liêm, chính là một dân tộc giàu về vật

chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ”. Phẩm chất này rất

cần thiết đối với mỗi người dân Việt Nam khi đất nước còn chìm trong khói

lửa chiến tranh. Thì nay, trong thời kì đổi mới đất nước, xây dựng và phát

triển chủ nghĩa xã hội lại càng cần thiết hơn. Đây không còn đơn thuần là yêu

cầu về đạo đức mà còn là yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế, chính trị,

văn hoá.

Học tập, rèn luyện theo tấm gương đạo đức sáng ngời của Chủ tịch Hồ

Chí Minh với những phẩm chất cơ bản trên là một vấn đề không đơn giản, nói

dễ làm khó và trong cuộc sống hàng ngày mọi người vẫn thường vi phạm ở

nhiều mức độ khác nhau vì nó đụng chạm tới lợi ích cá nhân của mỗi người.

Vì vậy, muốn học tập đạo đức Bác Hồ chúng ta luôn phải chú ý đến con

đường, phương pháp thực hiện, luôn quyết tâm xây dựng đạo đức mới với

những nguyên tắc cơ bản: nói đi đôi với làm; xây đi đôi với chống; tu dưỡng

đạo đức suốt đời, phải duy trì việc tu dưỡng đạo đức như việc rửa mặt hàng

ngày, tu dưỡng bền bỉ thông qua thực tiễn cuộc sống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. A. Bandzeladze. Đạo đức học (2 tập). NXB Giáo dục, 1985.

2. A.I. Côchêtôp. Những vấn đề lí luận đạo đức. NXB Giáo dục, 1995.

3. A. Leopold. A Sand County Alnmana. New York University Press,

1994.

4. A. Smith. Của cải của các dân tộc. NXB Giáo dục, 1995.

5. Vũ Đình Bách. Một số vấn đề về kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa ở Việt Nam. NXB Chính trị Quốc gia, 2004.

6. Trần Lê Bảo (Chủ biên). Triết lí phát triển ở Việt Nam. NXB Khoa học

Xã hội, 2002.

7. B. Devall, Deep Ecology, Salt Lake City, Pregrine Smith Book, 1985.

8. Mai Ngọc Cường. Đạo đức kinh doanh, Lí thuyết và thực hành. NXB

Thống kê, 1996.

9. Kim Woo Choong. Văn hoá làm giàu. Tạp chí văn nghệ, 1994, số 46,

tr 46.

10. Nguyễn Trọng Chuẩn (Chủ biên). Tiến bộ xã hội: Một số vấn đề cấp

bách. NXB Khoa học Xã hội, 2000.

11. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc (Đồng Chủ biên). Những

vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. NXB

Chính trị Quốc gia, 2003.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam. Cương lĩnh xây đất nước trong thời kì

quá độ lên chủ nghĩa xã hội. NXB Chính trị Quốc gia, 1989.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp

hành Trung ương khoá VIII. NXB Chính trị Quốc gia, 1996.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốc lần

thứ VIII, IX, X. NXB Chính trị Quốc gia, 1996, 2001, 2006.

15. Vu Trọng Dung (Chủ biên). Giáo trình Đạo đức học Mác - Lênin.

NXB Chính trị Quốc gia, 2006.

16. Nguyễn Tĩnh Gia (1997), Sự tác động hai mặt của cơ chế thị trường

đối với đạo đức người cán bộ quản lí. Tạp chí Nghiên cứu lí luận (2), tr 25,

26,31.

17. Trần Văn Giàu. Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam.

NXB Khoa học Xã hội, 1980.

18. Tô Tử Hạ, Trần Anh Thảo, Nguyễn Thị Kim Thảo. Đạo đức trong

nền công vụ. NXB Chính trị Quốc gia, 2002.

19. Phạm Minh Hạc. Vấn đề con người trong công cuộc đổi mới -

chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX- 07, 1994.

20. Phạm Minh Hạc (Chủ biên). Vấn đề con người trong sự nghiệp

công nghiệp hóa, hiện đại hóa. NXB Chính trị Quốc gia, 1996.

21. Mã Hồng. Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. NXB Chính trị Quốc

gia, 1995.

22. Đỗ Đức Hùng. Từ đạo đức kinh doanh đến trách nhiệm xã hội trong

kinh doanh. Tạp chí phát triển kinh tế 1995, số 69, tr 5.

23. Vũ Hiền. Tăng trưởng kinh tế nghịch lí của sự tăng trưởng. Tạp chí

Thông tin lí luận, 1995, số 12, tr 7 - 11.

24. Đoàn Đức Hiếu. Cá nhân và sự phát triển của cá nhân trước những

yêu cầu và trong điều kiện hiện nay của nước ta. Tạp chí Triết học, 1996, số

3, tr 3 - 6.

25. Đỗ Trung Hiếu. Một số suy nghĩ về xây dựng đạo đức mới hiện nay.

NXB Chính trị Quốc gia, 2004.

26. Dương Phú Hiệp. Sự hình thành và phát triển nhân cách con người

Việt Nam trong điều kiện chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị

trường. Tạp chí Triết học, 1992, số 4, tr 8 - 11.

27. Trần Văn Hượu. Đến hiện đại từ truyền thống. NXB Văn hoá Thông

tin, 1995.

28. Đỗ Huy. Định hướng xã hội chủ nghĩa về các quan hệ đạo đức

trong cơ chế thị trường ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Tạp chí Triết học,

1995, số 1, tr 15 - 19.

29. Nguyễn Văn Huyên. Công nghiệp hóa, hiện đại hoá và vấn đề giữ

gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Tạp chí Triết học, 1999, số 2, tr 5.

30. Nguyễn Thế Kiệt. Quan hệ giữa đạo đức và kinh tế trong việc đinh

hướng các giá trị đạo đức hiện nay. Tạp chí Triết học, 1996, số 6, tr 9 - 11.

31. Trần Hồng Kì (TQ). Về vấn đề xây dựng đạo đức mới. Tạp chí

Thông tin lí luận, 1998, số 4, tr 42 - 44.

32. Kỉ yếu Hội nghị khoa học Quốc tế KX - 07. Nghiên cứu con người,

giáo dục và phát triển.

33. Vũ Khắc Liêm. Nhân cách văn hóa trong bản giá trị văn hóa. NXB

Khoa học Xã hội, 1993.

34. Nguyễn Ngọc Long. Quán triệt mối quan hệ giữa kinh tế với đạo

đức. Tạp chí nghiên cứu lí luận, 1987, số 1.

35. Nguyễn Chí Mỳ. Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền

kinh tế thị trường đối với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lí ở

nước ta. NXB Chính trị Quốc gia, 1999.

36. Phạm Xuân Nam (Chủ biên). Triết lí phát triển ở Việt Nam. NXB

Khoa học Xã hội, 2002.

37. Trần Sĩ Phán. Giáo dục đạo đức với việc hình thành và phát triển

nhân cách sinh viên trong giai đoạn hiện nay. Luận án Tiến sĩ. Học viện Chính

trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1999.

38. Lê Đức Phúc. Bàn về định hướng giá trị khi nước ta chuyển sang

nền kinh tế thị trường. Tạp chí Cộng sản, 1995, số 1, tr 12 - 14.

39. Lê Đức Phúc. Hình thành và phát triển nhân cách trong kinh tế thị

trường. Tạp chí Cộng sản, 1995, số 1, tr 29 - 32.

40. Nguyễn Văn Phúc. Khía cạnh đạo đức của sự nghiệp công nghiệp

hoá, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. Tạp chí Triết học, 1995, số 3, tr 14 - 18.

41. Nguyễn Văn Phúc. Một số vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị

trường Ở Việt Nam. Tập bài giảng.

42. Richard, Bergeron. Phản phát triển, cái giá của chủ nghĩa tự do.

NXB Chính trị Quốc gia, 1995.

43. Nguyễn Hồng Sơn. Văn hoá và phát triển sự nhận thức và vận

dụng trong thực tiễn. NXB Lao động - xã hội, 2004.

44. State University of New York. Environmental Ethics. 1992.

45. Nguyễn Tài Thư. Suy nghĩ về một số giá trị tinh thần trong thời kì

đổi mới ở nước ta hiện nay. Tạp chí Triết học, 1995, số 1, tr 36 - 41.

46. Hà Huy Thành (Chủ biên). Những tác động tiêu cực của cơ chế

kinh tế thị trường ở Việt Nam. NXB Khoa học Xã hội, 2000.

47. Song Thành. Mối quan hệ giữa lợi ích và đạo đức. Tạp chí Triết

học, 1992, số 1, tr 41- 58.

48. Nguyễn Thị Xuân Thảo, Nguyễn Văn Tuyền. Phát huy nhân tố

truyền thống trong kinh doanh dịch vụ ở nước ta hiện nay. NXB Chính trị

Quốc gia, 1999.

49. Lê Thị Hoài Thanh. Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và đạo đức.

Tạp chí Giáo dục lí luận, 1999, số 1, tr 42 - 43.

50. Lê Thanh (Chủ biên). Lối sống xã hội chủ nghĩa và xu thế toàn cầu

hóa. NXB Chính trị Quốc gia, 2000.

51. Lê Thị Thuỷ. Vai trò của đạo đức đối với sự hình thành nhân cách

cách mạng Việt Nam trong điều kiện đổi mới hiện nay. Luận án Tiến sĩ, Học

viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2001.

52. Thái Duy Tiên. Sự biến đổi định hướng giá trị của thanh niên trong

điều kiện kinh tế thị trường. Tạp chí Triết học, 1995, số 1, tr 36-41.

53. Đặng Hữu Toàn. Vui trò của văn hoá trong sự phát triển lâu bền

theo hướng CNH, HĐH. Tạp chí Triết học, 1999, số 2, tr 5.

54. Nguyễn Quang uẩn, Nguyễn Thạc, Mạc Văn Trang. Giá trị, định

hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị. Hà Nội, 1995.

55. Văn hoá và phát triển kinh tế - xã hội. Hà Nội, 1994.

56. Nguyễn Hữu Vượng. Về tiến bộ trong kinh tế thị trường. NXB Chính

trị Quốc gia, 2004.

57. Huỳnh Khái Vinh. Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị

xã hội. NXB Chính trị Quốc gia, 2001.

58. Hồ Sĩ Vịnh. Văn hoá Việt Nam trong tiến trình đổi mới. NXB Chính

trị Quốc gia, 1999.

59. Viện Thông tin Khoa học Xã hội. Những vấn đề đạo đức trong điều

kiện kinh tế thị trường. NXB Thông tin KHXH - Chuyên đề, 1996.

60. Viện thông tin KHXH. Truyền thống và hiện đại trong văn hoá. NXB

Thông tin KHXH, 1999.

61. V.E. Henderson. Đạo đức kinh doanh. NXB Văn hoá Thông tin,

1996.

62. Zolotukhina - Abôlina. Đạo đức học. NXB Matxcơva, 1999 (Tiếng

Nga).

MỤC LỤC

Chương 1. Đối tượng, nhiệm vụ của Đạo đức học

Chương 2. Nguồn gốc, bản chất và chức năng của đạo đức

Chương 3. Các kiểu đạo đức trong lịch sử, quan hệ giữa đạo đức với

các hình thái ý thức xã hội khác

Chương 4. Một số phạm trù cơ bản của Đạo đức học

Chương 5. Những nguyên tắc của đạo đức mới

Chương 6. Một số vấn đề đạo đức trong điều kiện hiện đại hóa xã hội

Chương 7. Giáo dục đạo đức

Tài liệu tham khảo

---//---

GIÁO TRÌNH ĐẠO ĐỨC HỌC

(In lần thứ hai)

Tập thể tác giả:

PGS.TS. TRẦN ĐĂNG SINH (Chủ biên) - TS. NGUYỄN THỊ THỌ (Đồng chủ

biên) - PGS.TS. NGUYỄN THẾ KIỆT - PGS.TS. NGUYỄN VĂN PHÚC - ThS.

NGUYỄN THỊ TUẤT - ThS. NGUYỄN THỊ VÂN

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Địa chỉ: 136 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 04.37547735 - Fax: 04.37547911

Email: [email protected] - Website: www.nxbdhsp.edu.vn

Chịu trách nhiệm xuất bản:

Giám đốc ĐINH NGỌC BẢO

Tổng biên tập ĐINH VĂN VANG

Hội đồng thẩm định:

PGS. TS. VŨ TRỌNG DUNG

PGS.TS. HÀ NGUYÊN CÁT

Biên tập nội dung: ỨNG QUỐC CHỈNH

Kĩ thuật vi tính: ĐÀO PHƯƠNG DUYẾN

Trình bày bìa: PHẠM VIỆT QUANG

Mã số: 01.01.696/1503. ĐH 2011-119

In 1.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm, tại Xưởng in Trung tâm NC & SX Học liệu

Trường ĐHSP Hà Nội. Đăng kí KHXB số: 64-2011/CXB/696-01/ĐHSP ngày

11/1/2011. In xong và nộp lưu chiểu tháng 10 năm 2011.