Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá...

82
Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

Transcript of Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá...

Page 1: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

Page 2: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Chịu trách nhiệm xuất bảnDeutsche Gesellschaft fürInternationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH

Trụ sở đặt tạiBonn và Eschborn, CHLB Đức

Chương trình Quản lý Tổng hợp Vùng Ven biển (ICMP)

Tầng 9, tòa nhà Landmark, 5B, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ chí Minh, Việt NamT + 84 838239811F + 84 838239813I www.giz.de/viet-nam http://daln.gov.vn/icmp-cccep.htmlwww.giz.de/viet-nam

Biên soạn xongTháng 8 năm 2014

In

Dàn trang và trình bàyGolden Sky Co.,ltdTầng 5 số 6 Nguyễn Công Trứ, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hình ảnh© GIZ

Tác giảTS. Myriam Hadnes và TS. Kristina Czura

Biên tậpNguyễn Thị Việt Phương

Báo cáo không phản ánh quan điểm của Chính phủ Việt Nam, Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc, Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức cũng như GIZ.

© GIZ 2014

GIZ chịu trách nhiệm nội dung của ấn phẩm này.

Dưới sự ủy quyền củaBộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức và Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT)

Số giấy phép xuất bản:.........

Page 3: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

Page 4: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ
Page 5: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

3

Là một tổ chức thuộc chính phủ Đức, Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH hỗ trợ Chính phủ Đức hoàn thành các mục tiêu của mình trong lĩnh vực hợp tác quốc tế hướng tới phát triển bền vững.

GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức, GIZ cung cấp các dịch vụ tư vấn cho Chính phủ Việt Nam và hiện đang tham gia vào ba lĩnh vực ưu tiên: (i) Đào tạo Nghề; (ii) Chính sách Môi trường và Sử dụng bền vững Nguồn Tài nguyên Thiên nhiên; và 3) Năng lượng.

Nhà tài trợ vốn và ủy nhiệm chính của GIZ Việt Nam là Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên bang Đức (BMZ). Ngoài ra còn có các Bộ liên bang về Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên, Xây dựng và An toàn hạt nhân (BMUB), Bộ Liên bang về các vấn đề Kinh tế và Năng lượng (BMWi) và Bộ Tài chính Liên bang (BMF). GIZ Việt Nam cũng tham gia nhiều dự án do Chính phủ Úc (thông qua Bộ Ngoại giao và Thương mại - DFAT) và Liên minh châu Âu đồng tài trợ cũng như hợp tác chặt chẽ với Ngân hàng phát triển Đức KfW.

Chương trình Quản lý Tổng hợp Vùng Ven biển (ICMP) do hai chính phủ Đức và Úc tài trợ nhằm hỗ trợ Việt Nam quản lý các hệ sinh thái ven biển giúp tăng khả năng phục hồi và giảm khả năng bị tổn thương nhằm bảo vệ vùng đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt với biến đổi khí hậu. Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ cùng phối kết hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT, và các sở, ban ngành của năm tỉnh chương trình gồm An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và Sóc Trăng triển khai thực hiện Chương trình.

Để biết thêm thông tin, xin ghé thăm Website của chúng tôi www.giz.de/viet-nam và http://daln.gov.vn/icmp-cccep.html.

GIZ tại Việt Nam

Page 6: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

4

Mục lục ......................................................................................................................................................................4

Danh sách các Hình ..............................................................................................................................................6

Danh sách các Bảng .............................................................................................................................................7

Chữ viết tắt ..............................................................................................................................................................8

Tóm tắt tổng quát .................................................................................................................................................9

1. Giới thiệu ........................................................................................................................................................ 12

1.1. Tình hình nuôi tôm tại tỉnh Cà Mau .................................................................................................................13

1.2. Mục tiêu nghiên cứu và cấu trúc của báo cáo .............................................................................................14

2. Chương trình thí điểm bảo hiểm ........................................................................................................... 16

2.1. Tổng quát về chương trình .................................................................................................................................17

2.2. Thông tin phản hồi về chương trình bảo hiểm thí điểm ..........................................................................19

2.3. Đánh giá Quyết định 3035 và 1042 ..................................................................................................................21

3. Giới thiệu về quá trình nghiên cứu và đánh giá ............................................................................... 24

3.1. Các giai đoạn nghiên cứu và lấy mẫu .............................................................................................................25

3.2. Tổng quan lý thuyết ...............................................................................................................................................26

Mục lục

Page 7: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

5

3.2.1. Bảo hiểm trong nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản ....................................................................26

3.2.2. Cơ sở lý luận của Kinh tế Thực nghiệm ................................................................................................28

4. Phương pháp luận ....................................................................................................................................... 30

4.1. Phỏng vấn định tính ..............................................................................................................................................31

4.1.1. Khảo sát hộ gia đình ...................................................................................................................................31

4.1.2. Nuôi tôm quảng canh rừng ngập mặn ................................................................................................32

4.2. Các thực nghiệm .....................................................................................................................................................33

4.2.1. Thực nghiệm đầu tư ....................................................................................................................................33

4.2.2. Mức sẵn sàng chi trả ....................................................................................................................................35

4.2.3. Thực nghiệm về nhu cầu sản phẩm ......................................................................................................36

5. Kết quả ............................................................................................................................................................... 40

5.1. Khảo sát hộ gia đình : Thống kê mô tả ...........................................................................................................41

5.1.1. Đặc điểm chung ...........................................................................................................................................41

5.1.2. Đặc điểm việc nuôi tôm .............................................................................................................................43

5.1.3. Thống kê về tài chính ..................................................................................................................................48

5.1.4 Thông tin về Hợp tác xã ..............................................................................................................................49

5.1.5. Đặc điểm hành vi của người nông dân: Tin cậy, Đoàn kết và Rủi ro ..........................................51

5.1.6. Thông tin phản hồi về chương trình Bảo hiểm .................................................................................53

5.2. Nuôi tôm quảng canh tại rừng ngập mặn.....................................................................................................54

5.2.1. Mô tả tổng quan ...........................................................................................................................................54

5.2.2. Khả năng áp dụng của Chương trình Bảo hiểm ...............................................................................55

5.2.3. Tác động của Chứng nhận ........................................................................................................................56

5.3. Thực nghiệm Kinh tế .............................................................................................................................................57

5.3.1. Thực nghiệm Đầu tư....................................................................................................................................57

5.3.2. Mức độ sẵn sàng chi trả .............................................................................................................................59

5.3.3. Thực nghiệm Nhu cầu Sản phẩm ...........................................................................................................59

6. Thảo luận .......................................................................................................................................................... 62

6.1. Thảo luận về các kết quả chính .........................................................................................................................63

6.2. Những hạn chế của nghiên cứu ........................................................................................................................65

Page 8: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

6

Hình 1: Hệ thống chỉ đạo .....................................................................................................................................................18Hình 2: Lịch trình bồi thường theo QĐ 3035 và 1042 ...............................................................................................21Hình 3: Tổng quan về Số tiền bồi thường, Chi phí và Phí bảo hiểm mẫu...........................................................23Hình 4: Các ví dụ về hợp đông bảo hiểm.......................................................................................................................38Hình 5: Các loại hình nhà ở .................................................................................................................................................42Hình 6: Trình độ học vấn của nông dân .........................................................................................................................42Hình 7: Các hình thức nuôi tôm ........................................................................................................................................44Hình 8: Lý do mất mùa .........................................................................................................................................................46Hình 9: Lý do không dùng chlorine và việc dùng các hoá chất khác ..................................................................47Hình 10: Lợi ích của Hợp tác xã .........................................................................................................................................50Hình 11: Đóng góp thực tế và kỳ vọng trong PGG .....................................................................................................51Hình 12: Đóng góp có điều kiện trong PGG .................................................................................................................52Hình 13: Lo ngại rủi ro...........................................................................................................................................................53Hình 14: Mức độ hài lòng với chương trình bảo hiểm ..............................................................................................54Hình 15: Đầu tư vào tôm tím ..............................................................................................................................................58Hình 16: Mức sẵn sàng chi trả của nông dân ...............................................................................................................59Hình 17: Mức độ ưu ái của nông dân đối với các lịch trình bảo hiểm .................................................................60

Danh sách các Hình

6.2.1. Tiềm ẩn lựa chọn thiên lệch .....................................................................................................................65

6.2.2. Kết quả thực nghiệm và Hiệu lực ngoại suy .......................................................................................65

7. Khuyến nghị .................................................................................................................................................... 68

7.1. Những thách thức về mặt hành chính ............................................................................................................70

7.2. Hợp tác với Hợp tác xã ..........................................................................................................................................70

7.3. Lịch trình bồi thường ............................................................................................................................................71

7.4. Tính bền vững của môi trường ..........................................................................................................................72

7.5. Những bài học từ nuôi tôm rừng hữu cơ .......................................................................................................72

Tài liệu tham khảo .............................................................................................................................................. 74

Phụ lục .................................................................................................................................................................... 76

Page 9: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

7

Bảng 1: Tổng quan về Bảo hiểm ........................................................................................................................................19Bảng 2: Hợp đồng bảo hiểm giả định .............................................................................................................................22Bảng 3: Nguy cơ thiệt hại dựa trên phí bảo hiểm tính theo QĐ 3035 và 1042 ................................................22Bảng 4: Số lượng nông dân tham gia theo xã .............................................................................................................26Bảng 5: Cơ cấu lợi nhuận chi trả dựa trên chương trình bảo hiểm thực nghiệm ...........................................34Bảng 6: Thiết lập bảo hiểm .................................................................................................................................................37Bảng 7: Lịch trình bồi thường (theo tỷ lệ %) .................................................................................................................37Bảng 8: Đặc điểm người nông dân và hộ gia đình .....................................................................................................41Bảng 9: Quyền sở hữu tài sản và đất đai ........................................................................................................................42Bảng 10: Nguồn thu nhập ...................................................................................................................................................43Bảng 11: Đặc điểm của hình thức nuôi thâm canh ....................................................................................................44Bảng 12: Dụng cụ nuôi tôm ................................................................................................................................................45Bảng 13: Tổng quan năm 2012 and 2013 ......................................................................................................................45Bảng 14: Cải tạo ao ................................................................................................................................................................46Bảng 15: Việc dùng hoá chất ..............................................................................................................................................47Bảng 16: Danh sách tuyên bố ngẫu nhiên ....................................................................................................................48Bảng 17: Thông tin về tình hình tài chính của nông dân .........................................................................................48Bảng 18: Thông tin về Hợp tác xã .....................................................................................................................................49Bảng 19: Thông tin về Bảo hiểm .......................................................................................................................................53Bảng 20: Lịch trình bồi thường được thích nhất vs. không được thích nhất ....................................................60Bảng 21: Tổng quan Thực nghiệm Nhu cầu Sản phẩm.............................................................................................61Bảng 22: Tác động của các thành tố bảo hiểm lên mức độ hài lòng của nông dân ......................................61

Bảng 1: Tiến trình dự án .......................................................................................................................................................76Bảng 2: Đặc điểm ao đầm....................................................................................................................................................76Bảng 3: Lợi ích và vấn đề của chương trình bảo hiểm ..............................................................................................77Bảng 4: Lý do không mua tiếp bảo hiểm .......................................................................................................................77Bảng 5: Lý do chưa bao giờ mua bảo hiểm ...................................................................................................................78

Danh sách các Bảng

Phụ lục

Page 10: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

8

DCE Thực nghiệm Nhu cầu sản phẩm (Discrete Choice Experiment)FFM Điều tra thực địa sơ bộ (Fact finding mission)PGG Thực nghiệm Lợi ích công (Public Good Game)PL Con giống (Post larva)RAG Thực nghiệm Lo ngại Rủi ro (Risk Aversion Game)QĐ Quyết địnhHTX Hợp tác xãUBND Uỷ Ban Nhân DânBH Bảo hiểmBNNPTNT Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông ThônBTNMT Bộ Tài Nguyên Môi TrườngBTC Bộ Tài Chính

Chữ viết tắt

Page 11: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

9

Giới thiệu Bắt đầu từ những năm 1990 chính phủ Việt Nam xúc tiến việc nuôi trồng thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long. Việc đẩy mạnh các hoạt động nuôi tôm đã làm tăng năng suất đầu ra, nhưng đồng thời cũng làm tăng chi phí đầu vào và gia tăng nguy cơ mất mùa. Để hỗ trợ những người nông dân phải đối mặt với những rủi ro trong việc nuôi tôm, một chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thủy sản đã được tiến hành vào năm 2012 và năm 2013.

Chương trình bảo hiểm thí điểmNghiên cứu này tập trung vào chương trình thí điểm bảo hiểm cho việc nuôi tôm, tiến hành tại chín xã thuộc ba huyện tại tỉnh Cà Mau. Mục đích của chương trình thí điểm này là để giúp người nông dân nâng cao sản lượng, đồng thời giảm bớt rủi ro trong canh tác. Chương trình bảo hiểm được thiết lập để có thể bồi thường hoặc bù đắp các chi phí đầu vào cho việc nuôi tôm và mua vật nuôi trong trường hợp mất mùa. Các mức bồi thường được thiết kế để phản ánh đúng chi phí tại các thời điểm khác nhau và đền bù các mức khác nhau tuỳ theo giá trị được bảo hiểm tại thời điểm tương ứng của chu kỳ nuôi tôm theo quy định tại các Quyết định 3035 và 1042. Công ty bảo hiểm và người nuôi tôm đều cho rằng chương trình bảo hiểm hiện tại cần phải được cải thiện đáng kể để có thể làm tăng mức độ hài lòng và lợi nhuận của các bên liên quan.

Phương pháp đánh giáNghiên cứu này được thực hiện để đánh giá chương trình bảo hiểm sau khi giai đoạn thí điểm đã kết thúc, xác định những thuận lợi và thách thức của các chương trình hiện có đồng thời hình thành các khuyến nghị để cải thiện chương trình. Để làm được điều này, trước hết chúng tôi thu thập thông tin bằng các cuộc phỏng vấn định tính trong một cuộc khảo sát sơ bộ (Fact Finding Mission) với người nuôi tôm, chính quyền địa phương và đại diện công ty bảo hiểm, và sau đó tiến hành điều tra định lượng bằng các khảo sát hộ gia đình. Thứ hai, nghiên cứu đánh giá phân tích hành vi của người nuôi tôm, đặc biệt là mức độ chịu đựng rủi ro của họ, thái độ của họ đối với tính đoàn kết cộng đồng, và quyết định đầu tư của họ trong các kịch bản đầu tư khác nhau. Các thông số này được gợi ra bằng cách sử dụng các thực nghiệm kinh tế trong đó người tham gia được động viên bằng tiền mặt, chẳng hạn như các thực nghiệm về phòng tránh rủi ro (Risk Aversion Game), lợi ích công (Public Good Game) và đầu tư (Investment Game). Thứ ba, nghiên cứu cũng cố gắng để tìm ra tầm quan trọng của các thành tố bảo hiểm khác nhau, từ đó cho phép cấu thành một chương trình bảo hiểm đảm bảo đáp ứng các nhu cầu của người nông dân. Một thực nghiệm về nhu cầu sản phẩm (Product Demand Experiment) được tiến hành để phân tích sở thích của người nông dân đối với các thành tố cụ thể của một hợp đồng bảo hiểm. Dựa trên ba phương pháp tiếp cận trên, chương trình thí điểm bảo hiểm hiện tại sẽ được đánh giá và chúng tôi sẽ đưa ra các khuyến nghị để có thể cải thiện chương trình cho phù hợp hơn với nhu cầu của người nông dân.

Các giai đoạn của nghiên cứuNghiên cứu được thực hiện trong bốn tháng từ tháng Giêng đến tháng 4 năm 2014, với sáu trong chín xã thuộc ba huyện trong tỉnh Cà Mau nơi thí điểm bảo hiểm đã được giới thiệu. Dự án bao gồm bốn giai đoạn: 1) khảo sát sơ bộ với các cuộc phỏng vấn định tính (trong tất cả chín xã), 2) khảo sát hộ gia đình để thu thập dữ liệu định lượng, 3) thực nghiệm kinh tế để điều tra về hành vi của người nông dân, và 4) các cuộc phỏng vấn định tính với người nuôi tôm rừng ngập mặn . Phần điều tra định lượng là phần chính của nghiên cứu, bao gồm các cuộc khảo sát hộ gia đình của 389 người nuôi tôm và thực nghiệm

Tóm tắt tổng quát

Page 12: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

10

kinh tế đối với 364 nông dân. Thông tin từ các cuộc phỏng vấn định tính sẽ giúp bổ sung và làm sáng tỏ các kết quả định lượng đồng thời lí giải cho các kết quả đó nếu có thể.

Kết quả chínhSau đây là một số kết quả chính của nghiên cứu này: l Sự hài lòng của người nông dân với chương trình bảo hiểm hiện tại là thấp. Điều này chủ yếu

là do sự thay đổi trong mức bồi thường từ QĐ 3035 đến1042 - trong thực tế QĐ 1042 chưa bao giờ được thực hiện vì người dân không đồng tình - cũng như bồi thường chậm và đàm phán qua lại về số tiền bồi thường.

l Lý do chính tại sao người dân không mua bảo hiểm nữa là vì chương trình đã dừng lại. Mặc dù không hài lòng với chương trình bảo hiểm và đặc biệt là cách thức tiến hành của nó, người dân vẫn thấy được giá trị của bảo hiểm và họ nhận thức được lợi ích của chương trình trong việc chống lại nguy cơ mất mùa.

l Người nông dân tỏ ra rất sợ rủi ro và luôn tìm cách tránh rủi ro trong các hành vi đầu tư của mình. Bảo hiểm giúp họ (có thể nhìn thấy được trong thực nghiệm đầu tư giả tưởng “Investment Game”) có thể an tâm đầu tư nhiều hơn vào các cơ hội đầu tư rủi ro cao nhưng mang lại lợi nhuận cao.

l Người nông dân tỏ ra muốn được bảo hiểm khi tham gia thực nghiêm đầu tư “Investment Game” và họ sẵn sàng trả giá tương đối cao cho việc mua bảo hiểm. Mức trả giá này có tỷ lệ dưới mức tương ứng với những thay đổi trong phạm vi bảo hiểm, cho thấy độ co giãn giá của cầu đối với bảo hiểm là tương đối ít nhạy cảm.

l Người nông dân thể hiện tinh thần đoàn kết tương đối cao trong cộng đồng của mình bằng cách sẵn sàng đóng góp đáng kể tài sản của riêng mình cho cộng đồng khi tham gia thực nghiệm lợi ích công (PGG). Điều này cho thấy một nền tảng tốt thành lập và làm việc theo các nhóm đoàn kết, như Hợp tác xã.

l Có một sự khác biệt giữa con số báo cáo mất mùa của người nông dân và số lượng đơn yêu cầu bồi thường bảo hiểm. Các cuộc phỏng vấn định tính cho thấy có nhiều vấn đề trong việc theo dõi kiểm tra qui trình nuôi tôm và xử lý ao bệnh. Hoạt động theo nhóm, chẳng hạn như Hợp tác xã, giúp các thành viên có thể giám sát và hỗ trợ lẫn nhau, đồng thời là một kênh tốt để có thể cung cấp thông tin đến từng người nuôi một cách thuận tiện. Kênh thông tin này có thể được sử dụng dể giúp người nông dân tập huấn kỹ thuật, tiếp cận tín dụng, tiếp cận nguyên liệu đầu vào có chất lượng…

l Khả năng áp dụng của bảo hiểm nuôi trồng thủy sản cho việc nuôi tôm rừng ngập mặn là tương đối thấp vì rủi ro trong việc nuôi tôm quảng canh thấp hơn đáng kể so với thâm canh, nên mức sẵn sàng chi trả của những người nông dân sẽ không đủ cao để trang trải các chi phí của nhà cung cấp bảo hiểm. Thêm vào đó việc giám sát qui trình nuôi tôm là đặc biệt khó khăn vi trí địa lý của các trang trại (thường rất hẻo lánh) nên chi phí cho mỗi hợp đồng bảo hiểm sẽ cao bất hợp lý.

l Những hộ đã được chứng nhận (hoặc đang xin chứng nhận) nuôi tôm hữu cơ cho biết lợi nhuận đã tăng lên đáng kể do được đào tạo bổ sung làm tăng hiệu quả quản lý, tiếp cận được con giống chất lượng cao và giá bán cao hơn cho tôm hữu cơ. Do đó, người nông dân có nhu cầu cao trong việc được chứng nhận nuôi tôm hữu cơ.

Khuyến nghịThông qua các kết quả nghiên cứu này, chúng tôi có thể xác định được mong muốn của người nông dân, tuy nhiên trước khi đưa ra bất cứ lời khuyên nào thực sự khả thi để có thể áp dụng vào thực tế, chúng tôi cần phải thảo luận thêm với các nhà cung cấp bảo hiểm. Các khuyến nghị xuất phát từ nghiên cứu này có thể được chia thành bốn mảng chính, cụ thể là (i) đáp ứng những thách thức về mặt hành

Page 13: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

11

chính, (ii) tăng cường hợp tác với các Hợp tác xã nông dân, (iii) cơ cấu lại hợp đồng bảo hiểm cho phù hợp với nhu cầu thực tế và (iv) đảm bảo tính bền vững môi trường. Các khuyến nghị chính như sau: l Để giảm thiểu sự hiểu lầm giữa nông dân và công ty bảo hiểm, chúng tôi đề nghị tang cường

các cuộc gặp mặt thường xuyên ở cấp thôn/ấp. Điều này cũng sẽ giúp Chi Cục Thú Y có thể thu thập thêm dữ liệu về dịch bệnh và mất mùa, từ đó tính toán chính xác hơn mức bồi thường thích hợp và phí bảo hiểm.

l Công ty bảo hiểm nên thiết lập một mạng lưới các trại giống, các công ty chế biến và cung cấp dịch vụ thức ăn và hóa chất để đảm bảo một nguồn cung ổn định nguyên liệu đầu vào chất lượng cao cho người nông dân, từ đó giảm đáng kể nguy cơ mất mùa.

l Công ty bảo hiểm nên cung cấp các khóa đào tạo cho khách hàng của họ để giảm hoặc thậm chí ngăn ngừa nguy cơ mất mùa đến từ những sai lầm về mặt quản lý.

l Tăng cường hoạt động và dùng HTX như một phương thức để giám sát và đưa ra quyết định, từ đó thu thập được thông tin dễ dàng và chính xác hơn về qui trình nuôi tôm của người nông dân, tạo tiền đề cho việc thực hiện tốt hơn các tiêu chuẩn sản xuất và giám sát quản lý ao nuôi của nông dân.

l Cụ thể về hợp đồng bảo hiểm, chúng tôi đề nghị tăng phí bảo hiểm thay vì giảm tỷ lệ đền bù mặc dù điều này có nghĩa là các bên liên quan sẽ phải gia tăng đáng kể nỗ lực giám sát để ngăn chặn rủi ro đạo đức.

l Chúng tôi cũng đồng thời khuyến nghị việc đưa chi phí cải tạo đầm vào trong phạm vi bảo hiểm sau khi mùa màng thất bát. Điều này giúp đảm bảo rằng nông dân sẽ xử lý ao nuôi của họ theo đúng quy định và do đó mang lại lợi ích cho toàn bộ khu vực bằng cách giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh qua nguồn nước bị nhiễm bệnh.

l Công ty bảo hiểm nên xem xét việc cung cấp các hợp đồng bảo hiểm linh hoạt theo hệ thống mô-đun để từ đó người nông dân có thể chọn một hợp đồng đáp ứng nhu cầu cụ thể của họ.

l Tăng cường sự tuân thủ của người nông dân trong việc xử lý ao đầm sau khi mùa màng thất bát để giảm thiểu tác động tiêu cực của việc tăng số lượng người nuôi tôm công nghiệp trên nguồn nước chung. Chúng ta có thể thực hiện điều này bằng cách đảm bảo cung cấp đủ chlorine hoặc các hoá chất khác cho nông dân (chẳng hạn như kháng virus hữu cơ ít có ảnh hưởng đến thực vật phù du, động vật phù du hay giáp xác) hoặc bằng cách bao gồm chi phí cải tạo đầm trong hợp đồng bảo hiểm.

Page 14: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

12

010101Giới thiệu

Page 15: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

13

Trong lịch sử, Việt Nam là một quốc gia trồng lúa. Trong những năm 1990, chính phủ đã nhận thức được tiềm năng của đường bờ biển dài của đất nước cùng mạng lưới sông, hồ rộng lớn trong việc phát triển ngành công nghiệp đánh bắt cá. Ngành nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam khởi đầu với các hệ thống nuôi quảng canh trên quy mô nhỏ. Sản xuất thương mại, điển hình là xuất khẩu tôm sú, bắt đầu vào những năm 1980 nhưng chỉ thực sự đi lên trong những năm 90 dưới sự chỉ đạo từ chính phủ để tăng cường mức độ sản xuất cho mục đích xuất khẩu, cùng lúc với sự quan tâm lớn đến từ các thị trường như Mỹ, Nhật Bản và EU. Từ năm 1990 đến năm 2002, xuất khẩu thủy sản quốc gia tăng gấp bốn lần, lên đến hơn 2 tỷ USD, xuất phát một phần từ các trại nuôi tôm ở miền Nam và cá da trơn (Library of Congress, 2005). Nuôi tôm đóng góp hơn 50% vào tổng sản lượng thuỷ sản Việt Nam (FAO).

Năm 2000, chính phủ quyết định thúc đẩy việc mở rộng ngành này với Nghị quyết 09/2000/NQCP, thiết lập Chương Trình Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Quốc Gia giai đoạn 2000-2010 để đẩy mạnh việc sản xuất tôm và đảm bảo ngành tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nhờ có Nghị quyết này, sau năm 2000 ngành công nghiệp nuôi tôm ở Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng liên tục về tổng diện tích canh tác, năng suất nông nghiệp, giá trị xuất khẩu và số lượng lao động làm việc. Nhiều kỹ thuật canh tác tiên tiến đã được áp dụng để quản lý tốt hơn việc sử dụng tài nguyên nước, kiểm soát nguyên liệu đầu vào và giám sát nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, về mặt năng suất, Việt Nam vẫn đi sau các đối thủ cạnh tranh khác như Thái Lan, nơi nông dân có tỷ lệ xác suất mất mùa thấp hơn đáng kể do quản lý và bảo trì trang trại tốt hơn, đồng thời chính quyền đầu tư nhiều hơn vào các chương trình chuyển giao kiến thức, đào tạo kỹ thuật, cơ sở kiểm nghiệm… Kể từ khi một loại tôm mới được giới thiệu (Vannamei hoặc: tôm thẻ chân trắng) vào năm 2006, tôm sú không còn chiếm ưu thế nữa và tôm sú ngày càng đóng góp nhiều hơn vào tổng giá trị xuất khẩu (VIFEP/D- FISH, 2012).

1.1. Tình hình nuôi tôm tại tỉnh Cà Mau

Page 16: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

14

Tôm thẻ sinh sản tốt hơn trong điều kiện nuôi nhốt và chúng dễ được nuôi thâm canh hơn. Vì vậy, nhiều nông dân đã chuyển đổi ao nuôi của họ từ quảng canh sang quảng canh cải tiến hoặc thâm canh. Nuôi tôm thâm canh mang lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn trong trường hợp thành công và giúp giảm bớt việc quản lý ao do kích thước ao nhỏ hơn. Tuy nhiên, nuôi tôm thâm canh lại dễ bị lây bệnh và cũng có một số bằng chứng cho thấy tôm thẻ cũng dễ bị lây bệnh hơn so với tôm sú.

Nuôi tôm ở Việt Nam vẫn còn là một ngành kinh doanh rủi ro do vốn đầu tư ban đầu và rủi ro mất mùa cao. Nhìn chung, nuôi tôm dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai như bão lũ, cũng như các bệnh đặc biệt. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, hệ thống thủy lợi yếu kém và ô nhiễm nguồn nước cũng là những mối đe dọa tiềm năng làm tổn hại đến một chu kỳ nuôi tôm. Việc chuyển đổi dần từ nuôi tôm sú sang tôm thẻ tuy có năng suất cao hơn nhưng cũng làm tăng nguy cơ lây bệnh qua nguồn nước, mang đến tác hại khôn lường cho các trang trại khác trong khu vực. Tất cả những rủi ro này làm cho kết quả của một vụ nuôi tôm là khá khó lường. Theo bộ phận nuôi trồng thủy sản của Bayer Việt Nam, khả năng mất mùa dao động từ 50 đến 70% ngay cả khi nguyên liệu đầu vào có chất lượng cao và vụ mùa được quản lý một cách chuyên nghiệp.

Để giúp người nông dân đối phó với những rủi ro này, chính phủ Việt Nam giới thiệu một chương trình bảo hiểm nuôi trồng thủy sản quy mô lớn trong năm 2011, nhằm hỗ trợ người nông dân khắc phục và bù đắp thiệt hại tài chính do thiên tai và dịch bệnh, đảm bảo an sinh xã hội ở nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. Đề án là một phần của một chương trình bảo hiểm thí điểm lớn hơn cho nông nghiệp nói chung, được thi hành vào đầu năm 2011 theo Quyết định 315/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Chính phủ trợ cấp từ 60 đến 100% phí bảo hiểm tương ứng cho các hộ không nghèo, hộ cận nghèo và nghèo. Phạm vi của chương trình bao gồm trồng lúa, chăn nuôi gia súc và nuôi trồng thủy sản, thực hiện trong 21 tỉnh, thành phố từ Bắc vào Nam.

Theo Quyết định 3035 (Bộ Tài Chính- ban hành), có hiệu lực từ tháng 11 năm 2012, các chương trình bảo hiểm nuôi trồng thủy sản đã được thực hiện ở đồng bằng sông Cửu Long (Bạc Liêu, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau). Báo cáo này tóm tắt lại các kết quả của nghiên cứu nhằm đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi tôm ở Cà Mau.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu và cấu trúc của báo cáo

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đạt được một sự hiểu biết sâu rộng hơn về tác động và lợi ích của các chương trình bảo hiểm nuôi trồng thủy sản thí điểm thực hiện tại chín xã của hai huyện trên địa bàn tỉnh Cà Mau, cụ thể là Đầm Dơi, Cái Nước và TP Cà Mau. Đặc biệt, nghiên cứu hướng đến việc đánh giá tình trạng của các chương trình bảo hiểm thí điểm nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Cà Mau bằng cách xác định những thuận lợi và thách thức trong khi triển khai cũng như nguyên nhân sâu xa cho sự thất bại (nếu có) của chương trình. Sự thành công của bất kỳ một chương trình bảo hiểm nào phụ thuộc vào sự chấp hành các quy định đặt ra trong hợp đồng, của cả nhà cung cấp bảo hiểm lẫn người được bảo hiểm. Do đó, việc hiểu được hành vi đầu tư của nông dân cũng như tác động của bảo hiểm trong các quyết định đầu tư vào tài sản rủi ro nhưng có lợi nhuận là vô cùng cần thiết vì trong đó tồn tại nguy cơ rủi ro đạo đức.

Mục tiêu cuối cùng của nghiên cứu là xác định các vấn đề và lợi ích của chương trình bảo hiểm hiện tại và phương hướng để cải thiện. Điều này bao gồm việc xác định các sản phẩm bảo hiểm có tiềm năng, phù hợp cho các chế độ canh tác khác nhau ở Cà Mau.1

1 Bao gồm thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến, quảng canh truyền thống và nuôi tôm rừng ngập mặn.

Page 17: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

15

Để đáp ứng các mục tiêu nói trên, nghiên cứu này được tiến hành theo ba giai đoạn. Trong giai đoạn đầu tiên chúng tôi thực hiện khảo sát thực địa sơ bộ (FFM) với các cuộc phỏng vấn định tính với nông dân và các bên liên quan. Tiếp theo đó chúng tôi tiến hành một cuộc điều tra rộng rãi bao gồm 389 hộ thâm canh. Trong khi khảo sát tại hộ, người dân cũng đã tham gia vào một số thực nghiệm hành vi để tìm ra mức độ phòng chống rủi ro của họ cũng như mức độ sẵn sàng đóng góp cho cộng đồng trong thực nghiệm hàng hoá công (PGG). Giai đoạn thứ ba bao gồm 278 nông dân đã được phỏng vấn trong giai đoạn 2 cộng với 86 người bổ sung. Chúng tôi sử dụng phương pháp thực nghiệm để phân tích ảnh hưởng của việc cung cấp bảo hiểm đối với việc chấp nhận rủi ro, đối với hành vi đầu tư của nông dân cũng như định giá của họ đối với hợp đồng bảo hiểm. Bằng cách này, chúng tôi cố gắng tìm ra mức độ sẵn sàng chi trả của người nông dân cho các thành tố khác nhau của một hợp đồng bảo hiểm, giữa các hợp đồng bảo hiểm khác nhau. Cuối cùng, chúng tôi cũng tiến hành các cuộc phỏng vấn định tính đối với bốn hộ nuôi tôm hữu cơ được chứng nhận và bốn hộ chưa được chứng nhận, chuyên về nuôi tôm rừng ngập mặn tại tỉnh Cà Mau.

Phần còn lại của báo cáo được cấu trúc như sau: Mục 2 tóm tắt và đánh giá chương trình bảo hiểm thí điểm nuôi trồng thủy sản và tình hình triển khai dự án đối với nuôi thâm canh tại tỉnh Cà Mau. Mục 3 mô tả lại cấu trúc của công trình nghiên cứu này cũng như nền tảng lý thuyết và phương pháp luận. Mục 4 bàn về mặt phương pháp luận của tất cả các giai đoạn của nghiên cứu. Mục 5 mô tả các kết quả của nghiên cứu. Cuối cùng, phần 6 và 7 đưa ra các kết luận của báo cáo và khuyến nghị về chính sách.

Page 18: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

16

010202Chương trình thí điểm bảo hiểm

Page 19: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

17

Chương trình thí điểm bảo hiểm, đề xuất bởi Thủ Tướng Chính Phủ (QĐ 315) và thực hiện theo QĐ 3035 (ban hành bởi BTC), có nhiệm vụ bồi thường cho nông dân đối với thiệt hại do dịch bệnh hoặc thiên tai. Phạm vi bảo hiểm bao gồm các chi phí đầu vào chính, cụ thể là giống và thức ăn, và việc chi trả sẽ được tiến hành nếu người nông dân thực hành theo đúng các thủ tục quy định trong hợp đồng bảo hiểm.2

Để giám sát triển khai dự án, không chỉ là việc tuân thủ hợp đồng của người nông dân mà còn để xử lý các trường hợp khiếu nại và khẩn cấp, chương trình có một Ban Chỉ Đạo dự án cấp tỉnh. Chi cục thú y giám sát và thu thập dữ liệu về dịch bệnh và nguyên nhân, trong khi chi cục thuỷ sản kiểm tra việc tuân thủ của người nông dân đối với quy trình nuôi tôm đề ra trong hợp đồng bảo hiểm. Các thông tin này được chuyển lên cho BCĐ và công ty bảo hiểm, nơi cuối cùng quyết định số tiền bồi thường và thương lượng với người nông dân. Hình 1 dưới đây cho thấy mối quan hệ tổng quan giữa các bên.

2.1. Tổng quát về chương trình

2 Do khó khăn trong việc giám sát, các chi phí khác không được bao gồm trong các quy tắc bồi thường.

Page 20: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

18

Hình 1: Hệ thống chỉ đạo

Theo: TS. Nguyễn Thị Hồng Thụy

Theo QĐ 3035/BTC, có hiệu lực cho đến 05/2013, tỷ lệ bồi thường tăng dần theo tuổi tôm từ 17% (trong trường hợp tôm chết từ 11 đến 20 ngày) đến 64% (từ 55 đến 59 ngày). Đối với trường hợp tôm chết từ 75 đến 80 ngày, tỷ lệ bồi thường giảm xuống còn 16%. Tỷ lệ được giảm xuống là do trên thực tế người dân đến lúc này đã có thể bán tôm dù bị bệnh và thậm chí tôm chết cũng không ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

Trong hợp đồng bảo hiểm, số tiền được bồi thường được tính bằng cách nhân tổng giá trị hợp đồng bảo hiểm với tỷ lệ bồi thường thiệt hại theo ngày (như trích dẫn ở trên) và trừ đi phần chia sẻ của người nông dân với công ty bảo hiểm tính theo tỷ lệ giảm trừ (30%). Trong khi đó, tổng giá trị của hợp đồng phụ thuộc vào kích thước ao, giá cả con giống và mật độ thả, giá thức ăn, và hệ số chuyển đổi thức ăn.Trong khi các quy tắc bồi thường tại QĐ 3035 là khá có lợi cho người nuôi tôm, chúng lại tỏ ra khá bất lợi cho nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm Bảo Minh. Trung bình, Bảo Minh nhận được 1,5 khiếu nại bồi thường cho mỗi hợp đồng bảo hiểm (trên tổng số, bao gồm cả tôm thẻ và sú) vào đầu năm 2013 và công ty này cho rằng số lượng báo cáo thiệt hại tôm bệnh là quá cao dẫn đến việc tổng số tiền phải bồi thường thiệt cao hơn nhiều phí bảo hiểm thu được từ khách hàng. Do đó, Bảo Minh đã hoạt động thua lỗ.

Để điều chỉnh những thiếu sót này, Bộ Tài Chính đã ban hành Quyết định 1042/QĐ-BTC tháng 05/2013 sau khi tham khảo ý kiến của Ban Chỉ đạo và Bộ NN & PTNT. Quyết định 1042 chỉ ảnh hưởng đến việc bồi thường cho tôm thẻ, còn mức bồi thường cho tôm sú là không thay đổi. Mục đích của QĐ này là nhằm điều chỉnh các quy định cho phù hợp hơn bằng cách tăng phí bảo hiểm và giảm các chi phí phát sinh do việc khiếu nại. Sự thay đổi chính nằm ở việc giảm mức bồi thường cho tôm thẻ khi loại tôm này lớn hơn một ngưỡng nhất định. Bồi thường cho tôm chết từ 50 đến 52 ngày giảm 30% và nếu tôm chết từ 59 ngày trở đi kể từ khi thả giống người nuôi tôm sẽ không còn được bồi thường. Do vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người nông dân, QĐ 1042 chưa bao giờ được thực hiện. Bảo Minh đã cố gắng đàm phán với khách hàng của họ nhưng phần lớn nông dân từ chối không đồng ý với sự thay đổi này.

Theo báo cáo của Chi cục Nuôi trồng thủy sản và Bảo Minh, tổng số hợp đồng đã ký trong suốt thời gian thí điểm là 1.866 hợp đồng, trên tổng diện tích khoảng 714 ha. Tổng giá trị hợp đồng vào khoảng 410 tỷ đồng và tổng số phí bảo hiểm thu được khoảng 30 tỷ đồng, trong đó chính phủ trợ cấp 18,5 tỷ đồng. Chính phủ hỗ trợ 31 hộ nghèo 100% phí bảo hiểm, 15 hộ cận nghèo 80% phí bảo hiểm, và 1.820 hộ không nghèo với 60% phí bảo hiểm. Tính đến ngày 25/03/2014, Bảo Minh báo cáo rằng họ đã nhận

Kiểm tra quy trình nuôi tôm

Bảo MinhChi cục thủy sảnChi cục thú y

Ban chỉ đạo 1419

UBND huyện/TP

UBND xã

KNKN

Lấy mẫu, Kiểm tra,Phát hiện nguyên

nhân

Famers

Page 21: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

19

2012 2013 2014

Số trường hợp được bồi thường 28 1547 186

Số tiền bồi thường (VND) 1,481,481,006 81,652,878,895 8,516,823,645

Diện tích thiệt hại (ha) 9.24 487.1685 56.255

Số trường hợp chưa được bồi thường 179

Số tiền bồi thường dự kiến (VND) 13,438,715,278 48,5±12,6

2.2. Thông tin phản hồi về chương trình bảo hiểm thí điểm

Chi cục Nuôi trồng thủy sản và UBND đã đưa ra một báo cáo, trong đó đề cập đến những khó khăn và bất cập chính khi thực hiện chương trình bảo hiểm thí điểm trên địa bàn tỉnh. Vấn đề lớn nhất đặt ra trong báo cáo này là sự thiếu rõ ràng minh bạch trong hướng dẫn thực hiện từ các ban nghành có liên quan, trong đó có nhiều quyết định và công văn không rõ ràng gây khó khăn trong việc triển khai chương trình một cách có hiệu quả.

Vấn đề đầu tiên được đặt ra là việc các quyết định, hướng dẫn tốn khá nhiều thời gian để được thực hiện do phải thông qua nhiều cấp bậc. Bộ Tài chính thường là nơi đưa ra các quyết định đầu tiên, sau đó các văn bản này sẽ được chuyển tới Ban Chỉ đạo Trung ương. Tuy nhiên như ta có thể thấy từ Hình 1, các hướng dẫn chỉ đạo này sẽ phải qua rất nhiều cấp bậc và các cơ quan có liên quan trước khi đến được với người dân, gây nên một độ trễ nhất định và không còn phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Từ các cuộc phỏng vấn định tính, các bên liên quan đã nêu lên một số vấn đề đáng quan tâm. QĐ 3035/BTC đã bị chỉ trích tại một số khía cạnh sau:

1. Việc không bồi thường cho tôm chết khi nhỏ hơn 10 ngày tuổi dẫn đến việc chi phí chìm cho việc cải tạo ao, mua con giống và thức ăn không được đảm bảo, gây khó khăn đặc biệt nhất là cho hộ dân sản xuất quy mô lớn.

2. Tỷ lệ bồi thường cho tôm thẻ chết vì bệnh trong khoảng 50-64 ngày tuổi (54-64% giá trị bảo hiểm) là quá cao khi nông dân có thể tạo ra lợi nhuận bằng cách vừa nhận tiền bồi thường vừa bán tôm chết trên thị trường để kiếm thêm thu nhập.

3. Các quy định về việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm không rõ ràng, đặc biệt là trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng từ phía công ty bảo hiểm. Điều đó đồng nghĩa với việc Bảo Minh có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không tham khảo ý kiến khách hàng và không chịu bất kỳ hậu quả nào cả.

4. Bảo Minh cho rằng mức đền bù đã vượt quá phí bảo hiểm nhận được và họ đang thua lỗ.

Do Bảo Minh thua lỗ, công ty này đã tìm cách thay đổi bảng tỷ lệ bồi thường và phí bảo hiểm ban đầu. Những thay đổi này, ví dụ như Công văn 000134/2013, trong đó Bảo Minh đề nghị Bộ Tài chính tăng mức đóng phí bảo hiểm từ 7,42% đến 9,72% đã được chấp nhận, nhưng công ty đã không cung cấp đủ thông tin cho khách hàng của mình. Theo Công văn 1960/2012, vì Bảo Minh Cà Mau là một công ty con của Bảo Minh Corp nên công ty này chỉ được phép xử lý và quyết định độc lập đối với những trường hợp có giá trị bồi thường tối đa 200 triệu đồng. Bất kỳ trường hợp nào vượt quá mức tiền đó cần được đưa lên trụ sở chính để xử lý và điều này đã làm tăng đáng kể thời gian xử lý cho từng trường hợp.

được 1.940 khiếu nại, trong đó đã bồi thường 1.761 trường hợp, tổng diện tích thiệt hại khoảng 552,66 ha với tổng số tiền bồi thường trị giá gần 92 tỷ đồng. Hiện vẫn còn 179 trường hợp chưa được bồi thường với giá trị thiệt hại ước tính khoảng 13,5 tỷ đồng (xem Bảng 1)

Bảng 1: Tổng quan về bảo hiểm

Page 22: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

20

Có bằng chứng cho thấy một số hướng dẫn của Bảo Minh cho chương trình bảo hiểm còn thiếu cơ sở pháp lý, chẳng hạn như Công văn 0262/2013 cho phép thương lượng với nông dân chủ động giảm 20% giá trị tổn thất, tiến hành khấu trừ mức bồi thường cho hàng loạt hợp đồng. Có những trường hợp thậm chí công ty còn không thương lượng với khách hang nhưng đã tự ý trừ 30% giá trị hợp đồng, gây nên việc khiếu kiện, phản đối tại cơ quan chức năng, ảnh hưởng an ninh trật tự trên địa bàn.

Công văn 0932/2013 cho phép Bảo Minh Cà Mau thực hiện khấu trừ bồi thường trên tất cả các hợp đồng tôm nuôi từ 50-64 ngày khi bị thiệt hại, với mức khấu trừ 15-60% giá trị hợp đồng. Hướng dẫn này chưa đủ cơ sở pháp lý, chưa phù hợp vời chỉ đạo của Bộ Tài chính theo Công văn 8939/BTC-QLBH về việc phối hợp triển khai thực hiện bảo hiểm. Người dân cũng báo cáo rằng công ty bảo hiểm đã đơn phương chấm dứt hợp đồng ký với khách hàng. Trong công văn 1002/2013, Bảo Minh Corp chỉ đạo Bảo Minh Cà Mau chấm dứt 726 hợp đồng đã ký trước ngày 8/5/2013. Trong đó, có 608 trường hợp người tham gia không chấp nhận việc chấm dứt, nên Bảo Minh đã đơn phương huỷ hợp đồng.

Cùng lúc đó, chính quyền địa phương cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn ở các cấp độ khác nhau trong việc thực hiện chương trình. Chi cục Nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm đảm bảo rằng người tham gia bảo hiểm tuân thủ các hướng dẫn về quy trình nuôi tôm, bởi đó là cơ sở đầu tiên cho việc quyết định xem người nông dân có được phép tham gia bảo hiểm hay không. Mặc dù đại diện của chi cục tin rằng người nông dân đã được truyền đạt đầy đủ các phương thức canh tác và thường xuyên làm theo những hướng dẫn đó, họ cũng thừa nhận khó khăn trong việc giám sát sự tuân thủ của người nông dân. Ví dụ, trong thời điểm khi nhiều người cùng thả con giống một lúc (vào đầu mùa), Chi cục vấp phải khó khăn trong việc theo dõi quá trình thả con giống do nhân lực hạn chế.3

Mặt khác, đại diện của Chi cục Thú Y cũng cho biết đã gặp nhiều khó khăn trong việc chẩn đoán hội chứng gan tụy trên tôm, khi chưa xác lập được bất kỳ phương thức kiểm tra nào. Loại bệnh này chỉ có thể được xác định bằng các phương pháp kiểm tra lâm sàng (ví dụ mổ tôm chết và so sánh các triệu chứng nhìn thấy với các triệu chứng của bệnh gan tụy được mô tả trong các nghiên cứu) và thậm chí khi đó độ chính xác cũng chỉ khoảng 60%. Điều này gây khó khăn rất nhiều cho Chi cục Thú y tỉnh trong việc xác định nguyên nhân cái chết cho tôm, trong khi đó lại là một trong những phần quan trọng nhất cần xác định trong quá trình xử lý khiếu nại. Điều này dẫn đến một thực tế là trong một số trường hợp Chi cục Thú y đã phải tuyên bố bệnh gan tụy là nguyên nhân tôm chết khi họ không thể xác định bệnh thực sự của tôm, tạo ra một lỗ hổng trong quy trình xử lý khiếu nại.

Thêm vào đó, sự chậm trễ đáng kể trong việc bồi thường càng làm tăng thêm sự bất mãn giữa nông dân và công ty bảo hiểm. Mặc dù Bảo Minh cam kết bồi thường thiệt hại trong vòng một tháng, người dân cho biết họ phải chờ đợi trung bình gần 6 tháng để được bồi thường trong đó 10% người dân phải chờ đợi từ 10 đến 15 tháng.4 Mặc dù Ban chỉ đạo tỉnh đã đặt ra các hạn khác nhau cho Bảo Minh để hoàn thành việc bồi thường cho người dân, cho đến thời điểm tiến hành khảo sát vẫn còn nhiều khiếu nại chưa được giải quyết.

Trong các cuộc họp kế tiếp, các đại diện từ Chi cục Nuôi trồng thủy sản và UBND tỉnh vẫn tin vào một triển vọng tích cực cho chương trình bảo hiểm. Họ tin rằng chương trình thí điểm đã giúp đỡ rất nhiều cho nông dân và ước tính nếu không có bảo hiểm, số tiền cần thiết để phục hồi thiệt hại tái sản xuất có thể lên đến hơn 100 tỷ đồng. Họ đề xuất tiếp tục thực hiện chương trình bảo hiểm và được mở rộng sang các huyện khác, mang đến lợi ich tổng thể cho người dân.

3 Chỉ có 2-3 cán bộ phụ trách giám sát mỗi huyện. Mỗi người chỉ có thể đến thăm tối đa sáu hộ gia đình mỗi ngày do việc khó khăn trong đi lại tại một số khu vực (một số nơi chỉ có thể đến được bằng thuyền hoặc đi bộ).

4 Số liệu lấy từ khảo sát hộ gia đình của nghiên cứu này. Để biết thêm chi tiết, xem Mục 5.1

Page 23: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

21

2.3. Đánh giá Quyết định 3035 và 1042

Như đã được đề cập đến trong phần trước, theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, công ty bảo hiểm Bảo Minh đã tiến hành xem xét lại phương án bồi thường cho tôm thẻ sau khi nhận ra những bất cập của tỷ lệ bồi thường cho loại tôm này trong đề án thiết lập tại QĐ 3035. Hình 2 dưới đây làm rõ hơn sự khác biệt lớn giữa hai bảng tỷ lệ bồi thường cho tôm thẻ.

Phương án bồi thường đối với cả hai Quyết định là khá tương tự nhau cho đến ngày 39 sau khi thả con giống, trong đó nông dân sẽ không nhận được bồi thường cho tôm chết trước ngày 11. Trái ngược lại với QĐ 3035, QĐ 1042, trên thực tế chưa bao giờ được thực hiện, đã dừng việc bồi thường tôm chết sau ngày 59. Lý do là từ thời điểm này trở đi người nông dân đã có thể thu hoạch và bán tôm của họ ngay cả khi tôm đã chết. Từ góc nhìn kinh tế thì sự thay đổi này là hoàn toàn hợp lý bởi đối với bất kỳ tài sản được bảo hiểm nào, quyền sở hữu của tài sản này sẽ thuộc về công ty bảo hiểm một cách hợp pháp ngay sau khi tổng số thiệt hại được tính toán và số tiền bồi thường được chính thức chi trả. Vì Bảo Minh không có năng lực để thu lại và quản lý số tôm chết, việc đưa lại quyền sở hữu của khối tài sản này cho người nông dân là hoàn toàn hợp lý. Điều đó cũng có nghĩa là, để không bồi thường vượt mức, Bảo Minh cần ngừng việc đền bù ngay khi tôm đã đủ lớn và nông dân có thể bán lấy lời để trang trải chi phí đầu vào và đảm bảo thu nhập cuộc sống.

Hình 2: Lịch trình bồi thường theo QĐ 3035 và 1042

5 Ý nghĩa của ví dụ vẫn có hiệu lực nếu chúng ta đặt ra các xác suất khác nhau cho các khung ngày khác nhau nhưng điều này sẽ làm cho việc tính toán phức tạp hơn.

Để đảm bảo tính bền vững của một chương trình bảo hiểm, phương án bảo hiểm cần phải được tính toán để đảm bảo lợi nhuận cho công ty bảo hiểm, trong khi vẫn đảm bảo được quyền lợi cho người được bảo hiểm. QĐ 3035 đã không làm được điều này, và chúng tôi sẽ làm rõ thông qua ví dụ sau: Để đơn giản chúng ta giả sử rằng xác suất của tôm bị bệnh là như nhau trong suốt vòng đời của tôm.5 Tiếp đó, chúng tôi tính toán mức bồi thường trung bình dự kiến trong toàn bộ vòng đời của tôm đối với cả hai phương án bồi thường và so sánh nó với các số tiền phí bảo hiểm khác nhau mà người nông dân phải trả theo các Quyết định, lần lượt là 7,42%, 9,72% và 13,75%.

70

52.5

35

17.5

0

Tỷ lệ

bồi

thườ

ng

0-10 11-19 20-29 30-39

3035 1042

35-39 40-44 45-49 50-54 55-59 60-64 65-69 70-74 75-80

Page 24: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

22

Nói cách khác, giả sử rằng số tiền bồi thường được đưa ra một cách công bằng6 , chúng ta có thể tính được các rủi ro giả định đối với cả hai quyết định bằng cách lấy tỷ lệ phí bảo hiểm chia cho bồi thường trung bình dự kiến. Bảng 3 tóm tắt lại các kết quả.

Bảng 3: Nguy cơ thiệt hại dựa trên phí bảo hiểm tính theo QĐ 3035 và 1042

Theo QĐ 3035 với mức phí bảo hiểm 7,42%, chúng ta có thể hiểu là xác suất thiệt hại là khoảng 33% (với điều kiện là việc bồi thường công bằng). Khi phí bảo hiểm tăng lên 13,75%, điều đó cũng ám chỉ là xác suất thiệt hại là khoảng 61%. Theo QĐ 1042, xác suất thiệt hại nằm trong khoảng từ 66% đến 122%. Tuy nhiên, từ kết quả của cuộc khảo sát (và những điều ghi nhận trong khảo sát sơ bộ), chúng tôi biết rằng trên thực tế khả năng mất mùa của tôm thẻ chỉ dao động từ 40 đến 50% (xem Mục 5.1.2 tổng quan về số liệu thống kê mô tả về mất mùa trong mẫu của chúng tôi). Điều này có nghĩa rằng (trừ trường hợp phí bảo hiểm 13,75% trong QĐ 3035) thiệt hại thực tế là cao hơn so với xác suất thiệt hại tính toán từ phí bảo hiểm tại QĐ 3035 và thấp hơn so với xác suất thiệt hại tính theo phí bảo hiểm tại QĐ 1042. Nói cách khác, phương án bồi thường theo QĐ 3035 là quá cao và theo QĐ 1042 là quá thấp so với khả năng thiệt hại thực tế.

Mô tả Số tiền (VND)/ %

Tổng chi phí thức ăn 64,000,000

Phần chi phí thức ăn trong mỗi khung ngày 2,560,000

Tổng giá trị hợp đồng 73,000,000

Tỷ lệ khấu trừ 30%

Tổng chi phí con giống 9,000,000

Phí bảo hiểm

Nguy cơ thiệt hại tính theo 7.42% 9.72% 13.75%

QĐ 3035 0.33 0.43 0.61

QĐ 1042 0.66 0.87 1.22

6 Xác suất thiệt hại dự kiến nếu bảo hiểm được tính toán công bằng được tính như sau: số tiền bồi thường * xác suất thiệt hại = phí bảo hiểm.

Sau đây chúng tôi sẽ đặt ra các con số cho một hợp đồng bảo hiểm giả định để đưa ra những lời giải thích trực quan dễ hiểu:

Bảng 2: Hợp đồng bảo hiểm giả định

Page 25: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

23

Nếu chúng ta tiếp tục so sánh bồi thường bảo hiểm dự kiến với chi phí thức ăn tăng tuyến tính (như trong Hình 3 dưới đây), chúng ta có thể thấy rằng cả hai phương án (3035 và 1042) đều không chi trả toàn bộ chi phí thức ăn cho tôm, điều kiện cần thiết để giữ được mức độ tự chủ nhất định.

Hình 3: Tổng quan về số tiền bồi thường, chi phí và phí bảo hiểm mẫu

Ví dụ đơn giản này cho thấy rằng, nhiều nghiên cứu nữa cần phải được thực hiện để tìm ra một phương án đền bù và một mức phí bảo hiểm phù hợp để có thể mang lại lợi ích cho cả công ty bảo hiểm và người nông dân. Số liệu điều tra dài hạn cũng sẽ giúp ích cho việc giảm sự khác biệt giữa các dữ liệu tự báo cáo, đã được trình bày trong báo cáo này, và số liệu thống kê chính thức từ công ty bảo hiểm về số lượng khiếu nại thực tế.

Page 26: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

24

030303Giới thiệu về quá trình nghiên cứu và đánh giá

Page 27: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

25

Để có thể trả lời các câu hỏi nghiên cứu nói trên, nghiên cứu được chia thành bốn giai đoạn, bao gồm phần định lượng và phần định lượng.7 Phần định tính bao gồm một chuyến khảo sát thực địa sơ bộ (FFM) và phỏng vấn với các hộ nuôi tôm rừng ngập mặn tham gia nuôi tôm hữu cơ. FFM được dùng để thu thập thông tin hòng giúp nhóm nghiên cứu thiết kế bảng câu hỏi khảo sát tại hộ và các thực nghiệm kinh tế. Trong phần này, chúng tôi phỏng vấn nông dân của tất cả 9 xã tham gia chương trình bảo hiểm thí điểm nuôi trồng thủy sản, hoặc phỏng vấn riêng lẻ hoặc theo nhóm.

Việc bao gồm cả nông dân nuôi tôm rừng ngập mặn trong nghiên cứu này là cần thiết để có thể hiểu thêm về khả năng (i) đưa ra một cái nhìn tổng quan hơn về người nuôi tôm thâm canh và (ii) áp dụng bảo hiểm nuôi trồng thủy sản trong chế độ nuôi quảng canh. Trong giai đoạn này, chúng tôi phỏng vấn 4 người nông dân đã nhận được chứng nhận nuôi tôm hữu cơ và 4 người đã xin chứng nhận nhưng chưa được cấp.

Các mẫu cho cả hai phần định tính đều không được lựa chọn ngẫu nhiên mà được cung cấp bởi GIZ, phối hợp với chính quyền xã. Do đó, chúng tôi không thể loại trừ được nguy cơ thiên lệch trong lựa chọn mẫu có thể tồn tại trong các kết quả, từ đó ngăn cản chúng tôi rút ra kết luận chung từ phần này. Phần định lượng lại được chia thành hai phần: khảo sát tại hộ và thực nghiệm kinh tế theo nhóm. Với sự phân chia này chúng tôi có thể kết hợp thông tin chung về đặc điểm kinh tế xã hội của người nông dân với hành vi và sở thích của họ, thể hiện thông qua các thực nghiệm.8

3.1. Các giai đoạn nghiên cứu và lấy mẫu

7 Xem Mục 1 trong Phụ lục để biết lịch trình chi tiết của các giai đoạn.8 Phần tiếp theo của báo cáo này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan chung về lý do đằng sau thực nghiệm kinh tế.

Page 28: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

26

Các kết quả mô tả trong báo cáo này được xây dựng từ những phát hiện trong hai phần nghiên cứu định lượng. Kết quả định tính sẽ chỉ được sử dụng để giải thích và thảo luận thêm. Chúng tôi căn cứ phân tích của mình dựa trên mẫu ngẫu nhiên của 389 nông dân (với thống kê mô tả từ số liệu điều tra) và 364 người tham gia vào các buổi thực nghiệm. Mẫu ngẫu nhiên đã được rút ra theo ba bước sau:

1. Lựa chọn ngẫu nhiên 6 trong số 9 xã đã tham gia chương trình thí điểm của chính phủ.

2. Đối với từng xã: Lựa chọn ngẫu nhiên 67 nông dân từ danh sách tất cả các hộ nuôi thâm canh ở mỗi xã, được cung cấp bởi chủ tịch xã. Danh sách này được mở rộng thêm với một danh sách 50 người thay thế trong trường hợp người dân trong danh sách ban đầu không thể tham gia phỏng vấn.9

3. Những người nông dân đã được phỏng vấn trong giai đoạn 2 được mời quay lại tham gia các buổi thực nghiệm trong giai đoạn 3. Các buổi thực nghiệm này được tiến hành tại Nhà Văn hóa của thôn.10 Mặc dù đã nỗ lực rất lớn để mời lại những người nông dân từ giai đoạn 2, chúng tôi chỉ có thể mời lại 71% số người từng được khảo sát ban đầu. Do đó, trưởng thôn được giao trách nhiệm tìm kiếm người thay thế để tham gia vào thí nghiệm. Do hạn chế về thời gian, những người mời thêm này không được lựa chọn một cách ngẫu nhiên.

Bảng 4: Số lượng nông dân tham gia theo xã

3.2. Tổng quan lý thuyết

3.2.1. Bảo hiểm trong nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản

Các hộ nuôi tôm, cũng như bất kỳ hộ gia đình nông nghiệp ở các nước đang phát triển khác luôn phải đối mặt với các quyết định đầu tư mạo hiểm. Do điều kiện thời tiết khó khăn, thiếu cơ sở hạ tầng và nguồn tài chính ổn định, họ rất dễ bị ảnh hưởng bởi các dao động về thu nhập và sản xuất. Một mặt, các hộ này đã luôn có sẵn chiến lược đối phó với các cú sốc rủi ro cá biệt về thu nhập. Vấn đề bảo hiểm không chính thức, đặc biệt là bảo hiểm đối với những rủi ro cá biệt, đã được nghiên cứu rộng rãi cả về mặt lý thuyết và thực nghiệm. Barr et al. (2012) đã nghiên cứu về việc mọi người chia sẻ rủi ro với ai,

Số thôn/ấp Số nông dân tham gia khảo sát

Số nông dân tham gia thực nghiệm

(1) (2) (3)

Huyện/Tp Xã

Cà Mau Hoà Thành 10 60 52

Cà Mau Định Bình 5 35 32

Đầm Dơi Tạ An Khương Nam 7 93 61

Đầm Dơi Trần Phán 6 75 68

Cái Nước Lương Thế Trân 6 94 76

Cái Nước Hoà Mỹ 7 90 75

Tổng 447 364

9 Trong các cuộc khảo sát tại hộ, không phải lúc nào chúng tôi cũng có thể phỏng vấn tất cả 67 nông dân được lựa chọn từ danh sách xã đưa lên do danh sách này có thể đã cũ và chưa được cập nhật. Vì vậy, các hộ gia đình thay thế trong danh sách đệm đã được đẩy lên phỏng vấn thay. Cùng với đó, giấy phép tiến hành dự án cũng chỉ cho phép chúng tôi tiến hành phỏng vấn tại mỗi xã trong một thời gian nhất định, do đó số hộ nuôi tôm được phỏng vấn ở mỗi xã khác đáng kể.

10 Để khuyến khích người nông dân tham gia vào thực nghiệm, họ nhận được một phiếu quay số may mắn giúp họ có thể giành được một số tiền nhất định dựa trên những lựa chọn họ thực hiện trong thực nghiệm hàng hoá công (PGG), tiến hành khi khảo sát hộ gia đình.

Page 29: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

27

Ligon và Schechter (2012) đã nghiên cứu lý do tại sao mọi người chia sẻ rủi ro (trao đổi qua lại, khen thưởng và xử phạt, khác biệt về sở thích), và Landmann et al. (2012), Chandrasekhar (2013) và Fischer (2013) đã nghiên cứu chia sẻ rủi ro tương tác như thế nào với các phương thức quản lý rủi ro khác (bảo hiểm, tiết kiệm, chia sẻ rủi ro bắt buộc).

Mặc dù là một trụ cột quan trọng trong học thuyết quản lý rủi ro, nhiều nghiên cứu đã cho thấy, chia sẻ rủi ro không chính thức không giúp đạt được hiệu quả đầy đủ trong việc chia sẻ rủi ro (Townsend (1994)). Thông tin bất đối xứng (Coate và Ravallion (1993)) và hạn chế về quyết tâm (Kocherlakota (1996), Ligon et al. (2002)) được xác định là lý do tại sao chúng ta không chia sẻ hoàn toàn được rủi ro với các hình thức chia sẻ rủi ro không chính thức.

Tối đa hoá quản lý rủi ro là vô cùng quan trọng đối với hộ gia đình, vì các nguy cơ rủi ro có thể ảnh hưởng đến các hành vi và quyết định đầu tư mạo hiểm của các thành viên trong gia đình. Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng môi trường rủi ro có thể hạn chế đầu tư vào các cơ hội đầu tư sinh lợi và do đó hạn chế tiềm năng phát triển (Eswaran và Kotwal (1989), Rosenzweig và Wolpin (1993), Hill và Viceisza (2012)). Đó là lí do tại sao bảo hiểm được coi là một công cụ quan trọng để đối phó với các nguy cơ rủi ro và thúc đẩy đầu tư vào các phương thức sản xuất rủi ro nhưng có lợi nhuận (Hill và Viceisza (2012), Karlan et al. (2014)).

Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều vấn đề tồn tại trong bảo hiểm nông nghiệp liên quan đến thông tin bất đối xứng, chẳng hạn như lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức, cũng như liên quan đến qúa trình giao dịch bảo hiểm, chẳng hạn như đánh giá thiệt hại cá nhân và phí bảo hiểm nhỏ. Do đó, việc cung cấp các sản phẩm bảo hiểm còn hạn chế. Đáng ngạc nhiên hơn, trên thực tế, ngay cả khi bảo hiểm nông nghiệp được cung cấp cho các hộ quy mô nhỏ, nhu cầu về bảo hiểm vẫn còn thấp. Cho đến nay ta vẫn chưa tìm được sự đồng ý trong các tài liệu nghiên cứu về lý do cụ thể cho xu hướng này. Các nghiên cứu gần đây đã đưa ra một số lý do cho việc ít mua bảo hiểm nông nghiệp như lo ngại rủi ro, thiếu kiến thức về tài chính và thiếu tin tưởng vào các nhà cung cấp bảo hiểm (Giné et al. (2008), Cole et al. (2010), Cole et al. (2013).

Gần đây hơn, mối quan hệ giữa việc thỏa thuận chia sẻ rủi ro không chính thức với bảo hiểm chính thức đã nhận được sự chú ý nhiều hơn. Các tài liệu đã tập trung đặc biệt vào hai đặc điểm: thứ nhất là việc ngồi không hưởng lợi (free rider) và phối hợp nhóm, và thứ hai là rủi ro đạo đức và nỗ lực học hỏi. De Janvry et al. (2014) đề cập đến vấn đề phối hợp nhóm khi mà bảo hiểm rủi ro chung được cung cấp cho từng cá nhân trong cộng đồng, hoặc trong các nhóm chia sẻ rủi ro cá biệt một cách không chính thức. Đầu tiên, họ xác định việc ngồi không hưởng lợi là một vấn đề khi lợi ích của bảo hiểm cá nhân cho những cú sốc chung được chia sẻ trong các nhóm chia sẻ rủi ro, và thứ hai là vấn đề về phối hợp nhóm khi ta không biết có bao nhiêu thành viên trong nhóm chính thức mua bảo hiểm. Dựa trên hai đặc điểm này, các tác giả lập luận rằng nhu cầu bảo hiểm có thể tăng lên bất cứ khi nào bảo hiểm được bán theo nhóm.

Tương tự như vậy, một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra sự tồn tại của vấn đề về phối hợp đối với cả bảo hiểm chính thức và không chính thức khi các cú sốc cá biệt xảy ra. Janssens và Kramer (2014) nghiên cứu nhu cầu bảo hiểm cá nhân và bảo hiểm nhóm với một thiết lập song đề xã hội (social dilemma), trong đó so sánh giữa bảo hiểm không chính thức dưới hình thức cho vay đảm bảo theo nhóm và bảo hiểm chính thức. Họ dựng lên một mô hình trong đó đóng góp cho bảo hiểm cá nhân được xem như một loại hàng hoá công và nhận thấy nhu cầu bảo hiểm theo nhóm tăng lên, đồng thời loại bỏ vấn đề ngồi không hưởng lợi.

Page 30: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

28

Mobarak và Rosenzweig (2012) thực hiện nghiên cứu thực nghiệm về việc cung cấp bảo hiểm chính thức, dựa trên chỉ số lượng mưa, cho các hộ đã được bảo hiểm không chính thức ở vùng nông thôn Ấn Độ. Nghiên cứu của họ dựa trên mô hình không rối loạn chức năng của Arnott-Stiglitz (1991) đối với bảo hiểm chính thức và không chính thức cho những cú sốc cá biệt và kết hợp chỉ số bảo hiểm với rủi ro cơ bản cho các cú sốc tổng hợp trong mô hình. Họ thấy rằng khi việc bảo hiểm cho toàn bộ sốc mang rủi ro cơ bản trong đó số tiền chi trả bảo hiểm không khớp với thiệt hại thực tế, chia sẻ rủi ro không chính thức, trong đó tổn thất cá biệt được đảm bảo, sẽ tăng cường các lợi ích của bảo hiểm và do đó làm suy giảm những tác động tiêu cực của rủi ro đối với nhu cầu về chỉ số bảo hiểm.

Mô hình của Arnott-Stiglitz (1991) nghiên cứu về mặt lý thuyết tính tương tác giữa bảo hiểm thị trường chính thức và bảo hiểm không thị trường không chính thức, với sự tồn tại của rủi ro đạo đức (Arnott và Stiglitz (1991)). Rủi ro đạo đức có thể được hiểu là sự đánh đổi giữa việc tự quyết tâm nỗ lực với việc bảo hiểm chi trả nên không cần nỗ lực và đây là lý do chính tại sao bảo hiểm thị trường sẽ không bao giờ cung cấp hợp đồng bảo hiểm đầy đủ. Sự cần thiết của việc tự bảo hiểm một phần là để giúp giảm bớt rủi ro đạo đức, nâng cao sự nỗ lực của người được bảo hiểm. Với việc tiếp cận bảo hiểm không chính thức, người được bảo hiểm có thể bổ sung cho phần còn thiếu từ bảo hiểm chính thức để đạt được bảo hiểm đầy đủ. Thêm vào đó, với sự giám sát lẫn nhau giữa các thành viên, chúng ta có thể cung cấp bảo hiểm không chính thức mà không lo bị ảnh hưởng bởi rủi ro đạo đức và thực sự có thể làm tăng phạm vi bảo hiểm mà không làm giảm khuyến khích nỗ lực.

3.2.2. Cơ sở lý luận của Kinh tế Thực nghiệm

Thực nghiệm là một phương pháp nghiên cứu thực tế đã được xác lập. Thực nghiệm có thể được mô tả như quá trình tạo dữ liệu với các điều kiện được kiểm soát, thường được sử dụng để điều tra các mối quan hệ nguyên nhân-hệ quả giữa các biến, đồng thời để kiểm tra các giả thuyết. Thông thường thực nghiệm kinh tế sẽ để người tham gia đối mặt với một tập hợp các lựa chọn, dùng để xác định phạm vi hành động của họ. Tương tự như vậy, thực nghiệm cũng có các điều kiện thông tin và cơ cấu khuyến khích tiền tệ, dựa vào đó người chơi đưa ra các quyết định và nhận tiền tương ứng (Croson và Gächter 2010).

Việc sử dụng các biện pháp khuyến khích tiền tệ (hoặc các hình thức vật chất khác) là một đặc tính quyết định của thực nghiệm kinh tế. Ngược lại với các phương pháp nghiên cứu thực tế khác, thực nghiệm kinh tế thường sử dụng tiền thực để trả cho người tham gia dựa trên các quyết định của họ. Đây là một đặc điểm độc đáo, làm cho thực nghiệm ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố con người, như sự thiên vị, cá tính người phỏng vấn và sai sót giả thuyết…, những thiếu sót tiềm tàng của một cuộc khảo sát (Cardenas và Carpenter 2008). Với sự nhạy cảm của một số câu hỏi khảo sát (mà có thể liên quan đến lo ngại rủi ro, tính đoàn kết hoặc mức độ sẵn sàng chi trả), rõ ràng là người được phỏng vấn có thể không cảm thấy thoải mái trong việc tiết lộ quan điểm và thực sự đưa ra đúng ý kiến của mình. Ngược lai, trong các thực nghiệm điều tra thái độ hợp tác cá nhân hoặc chấp nhận rủi ro, các đối tượng sẽ phải tính toán thu nhập cá nhân dựa trên các hành vi quyết định cụ thể. Nói cách khác, khi sử dụng các hình thức khuyến khích bằng vật chất, người tham gia có thể đưa ra những quyết định thật phù hợp vỡi những gì họ thực sự suy nghĩ.

Ưu điểm chính của phương pháp thực nghiệm so với các phương pháp nghiên cứu khác là khả năng nhân rộng môi trường thực nghiệm và kiểm soát kết quả. Việc nhân rộng này có nghĩa là các nhà khoa học có thể lặp lại chính xác thực nghiệm tương tự với chính xác những điều kiện tương tự ở một nơi khác. Một ưu điểm khác của phương pháp thực nghiệm là tính kiểm soát. Tính kiểm soát là khả năng giữ nguyên không đổi hầu hết các yếu tố, trong đó có những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi (ví dụ như

Page 31: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

29

lợi ích kinh tế từ các khoản đầu tư) và chỉ thay đổi các yếu tố đáng quan tâm (ví dụ chương trình bảo hiểm). Việc thay đổi có kiểm soát các yếu tố đặc biệt cho phép người nghiên cứu có thể rút ra các kết luận về quan hệ nguyên nhân-hệ quả. Ví dụ, nếu chúng ta quan sát được sự gia tăng mạnh mẽ số lượng mua bảo hiểm sau khi thay đổi một thành tố trong khi vẫn giữ tất cả các yếu tố khác không đổi, chúng ta có thể kết luận rằng sự thay đổi của thành tố đó đã làm tăng tính hấp dẫn của chương trình bảo hiểm. Mặt khác, khi đưa ra quyết định trên thực tế, hoàn cảnh dẫn đến quyết định đó thường không được biết hoặc không thể quan sát được đối với người nghiên cứu và “không thể bị ảnh hưởng hoặc xảy ra cùng lúc với các điều kiện khác, và như vậy không thể nói lên được bất cứ điều gì về quan hệ nguyên nhân-hệ quả” (Gächter 2009: 4).

Thực nghiệm thực tế, trong đó các yếu tố được thiết kế theo từng bối cảnh lĩnh vực cụ thể, cho phép các nhà hoạt định chính sách kiểm tra được tác động của việc tạo ra một tổ chức hoặc việc thay đổi thể chế ở quy mô nhỏ trước khi thực thi một đạo luật mới có khả năng ảnh hưởng lớn trong xã hội (Carpenter et al. 2005: 8). Do đó, các hiệu ứng không mong muốn hoặc có hại (ví dụ làm cạn kiệt động lực nội tại) của các thể chế mới thiết kế có thể được phát hiện trước khi đưa vào thực tế.

Page 32: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

30

040404Phương pháp luận

Page 33: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

31

4.1.1. Khảo sát hộ gia đình

Phỏng vấn hộ gia đình được tiến hành tại nhà của người nông dân và mất từ 45 đến 90 phút, tùy thuộc vào kích thước của trang trại, kinh nghiệm của nông dân với chương trình bảo hiểm thí điểm và sự tham gia của họ vào Hợp tác xã nông dân. Cuộc khảo sát bao gồm bảy phần, thu thập thông tin về (1) cơ cấu hộ gia đình nông dân, (2) tài sản và tiêu dùng bao gồm cả quyền sở hữu đất, (3) nguồn thu nhập, (4) công việc nuôi tôm bao gồm lịch sử thời vụ trong 24 tháng qua, rủi ro và chi phí sản xuất, (5) việc tham gia và kinh nghiệm với bảo hiểm nuôi trồng thủy sản, (6) tình hình tài chính, (7) tính đoàn kết và Hợp tác xã. Sau khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn, nông dân tham gia vào một thực nghiệm lợi ích công (PGG).11

PGG được sử dụng để đo mức độ của hợp tác người nông dân và mức độ sẵn sàng đóng góp cho lợi ích công. Đối làm được điều này, người tham gia được kết hợp ngẫu nhiên với một nông dân khác cùng xã cùng nằm trong mẫu. Mỗi nông dân được đưa 100.000 đồng và phải lựa chọn giữa hai lựa chọn: hoặc là (1) giữ lại toàn bộ số tiền hoặc (2) góp một phần số tiền từ 0 đồng đến 100.000 đồng (theo bội số 20.000 đồng) vào trong nhóm của họ. Tổng số tiền đóng góp được nhân lên 1,5 lần và chia đều lại giữa hai người nông dân. Do người nông dân đưa ra quyết định một mình không tham khảo với người cùng chơi, họ sẽ không được biết kết quả của thực nghiệm cho đến giai đoạn nghiên cứu tiếp theo. Do đó những người chơi đều nhận được một phiếu nêu rõ rằng họ sẽ được thanh toán dựa trên lựa chọn của người cùng chơi tại một thời điểm sau này khi họ đã tham gia các buổi thực nghiệm.

4.1. Phỏng vấn định tính

11 Trong giai đoạn khảo sát, chúng tôi cũng đã tiến hành một thực nghiệm về lo ngại rủi ro nhưng những người nông dân dường như không hiểu thực nghiệm này, dẫn đến việc dữ liệu thu được không thống nhất và chúng tôi không thể rút ra bất kỳ kết luận gì. Vì vậy, chúng tôi lặp lại một hình thức tương tự của thực nghiệm này trong các buổi thực nghiệm tại giai đoạn 3.

Page 34: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

32

PGG tạo nên một song đề xã hội, trong đó lợi ích xã hội được tối đa hoá khi cả hai nông dân đều đóng góp 100.000 đồng và nhận lại 150.000 đồng. Tuy nhiên, đối với mỗi người nông dân, lựa chọn tốt nhất đối với họ lại là khi họ không đóng góp chút nào trong khi đối tác đóng góp 100.000 đồng, đồng nghĩa với việc người trước nhận được 175.000 đồng và người sau 75.000 đồng. Do đó, số tiền mỗi người đóng góp sẽ cho phép kết luận về hành vi xã hội của người nông dân.

Để kiểm soát hệ điều kiện, người nông dân cũng trả lời các câu hỏi giả định về mức đóng góp trong trường hợp người cùng chơi góp tương ứng 0 đồng, 20.000 đồng ... hoặc 100.000 đồng. Trong bối cảnh của nghề nuôi tôm ở Cà Mau việc tính toán mức độ hợp tác có điều kiện và không điều kiện là rất quan trọng vì nông dân đều sử dụng nước từ nguồn chung cho các hoạt động nuôi tôm, có nghĩa đây là nguồn tài nguyên chung và do đó là một song đề xã hội điển hình.

4.1.2. Nuôi tôm quảng canh rừng ngập mặn

Phỏng vấn định tính với người nuôi tôm quảng canh nhằm sản xuất tôm hữu cơ giúp bổ sung thêm một chiều nghiên cứu mới. Mục tiêu của giai đoạn cuối cùng này gồm hai phần: đầu tiên, chúng tôi muốn tìm hiểu về khả năng để mở rộng chương trình bảo hiểm ra một phạm vi rộng hơn, có nhiều đối tượng hưởng lợi hơn. Thứ hai, bằng cách học hỏi kinh nghiệm về quá trình cấp giấy chứng nhận canh tác hữu cơ, chúng tôi hy vọng rút ra kết luận về khả năng mở rộng nuôi tôm hữu cơ trong khu vực, từ đó góp phần vào sự

1. Đa dạng hóa các ngành công nghiệp tôm ở đồng bằng sông Cửu Long và 2. Phát triển bền vững của nuôi trồng thủy sản ở Cà Mau.

Để đáp ứng các mục tiêu đặt ra, chúng tôi tiến hành phỏng vấn định tính với các đơn vị quản lý lâm nghiệp rừng Kiến Vàng và rừng Nhưng Miên cũng như Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Viên An Đông. Tiếp đó, chúng tôi phỏng vấn tám nông dân tại hộ gia đình, trong đó có bốn hộ đã nhận được chứng chỉ nuôi tôm hữu cơ và bốn hộ đang trong quá trình xin chứng chỉ. Do vị trí địa lý của các hộ gia đình và hạn chế về mặt thời gian, chúng tôi không thể lựa chọn người được phỏng vấn một cách ngẫu nhiên. Điều đó có nghĩa là, các kết quả rút ra chịu rủi ro về sự thiên lệch trong lựa chọn do chúng tôi chỉ có thể hiểu được một phần nhỏ của vấn đề từ một bộ phận người nuôi tôm và những người này có thể khác biệt đáng kể so với một người nuôi tôm rừng bình thường.

Page 35: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

33

Với việc lựa chọn không ngẫu nhiên, cùng số lượng mẫu quá nhỏ trong giai đoạn này, chúng tôi không thể đưa ra các kết luận chung mà chỉ có thể làm nổi bật những tiềm năng và thách thức xuất phát từ những gì chúng tôi đã tìm hiểu được từ các cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ có thể đưa ra một định hướng cho các cuộc khảo sát trong tương lai.

4.2. Các thực nghiệm

Mỗi buổi thực nghiệm bao gồm hai phần khác nhau, đầu tiên là các “Thực nghiệm đầu tư” (IG), được dùng để phân tích các tác động có thể có của bảo hiểm đối với quyết định đầu tư và xác định giá trị bảo hiểm thông qua các câu hỏi về mức độ sẵn sàng chi trả. Phần thứ hai của thực nghiệm, được gọi là “Thực nghiệm Nhu cầu sản phẩm” (PDE), là một thử nghiệm lựa chọn rời rạc hòng tìm hiểu sở thích của người nuôi tôm đối với các thành tố cụ thể của một hợp đồng bảo hiểm, tương tự như hợp đồng mà họ đã biết trong các QĐ 3035 và 1042. Mọi quyết định trong các thực nghiệm đều được khuyến khích bằng tài chính. Điều này có nghĩa người tham gia thực sự nhận được một khoản tiền tùy thuộc vào sự lựa chọn của họ và kết quả của các quyết định rủi ro (nghĩa là để xem họ bị thua hay thắng).

4.2.1. Thực nghiệm đầu tư

Các buổi thực nghiệm đều được bắt đầu với thực nghiệm đầu tư để tìm hiểu1. Quyết định đầu tư và chấp nhận rủi ro với các mức độ bảo hiểm khác nhau.2. Tương tác giữa bảo hiểm chính thức và không chính thức.3. Định giá bảo hiểm theo mức sẵn sàng chi trả cho hợp đồng bảo hiểm.

Thực nghiệm này dựa trên một quyết định đầu tư trong đó nông dân có thể lựa chọn để đầu tư vốn ban đầu (10 đơn vị) vào tôm xanh hoặc tôm tím12 với chi phí 1 đơn vị mỗi con tôm. Xác suất tôm bị bệnh là 50%. Một con tôm bệnh sẽ ảnh hưởng tới tất cả các con tôm, cả xanh và tím như nhau, do đó chỉ có hai khả năng hoặc là tất cả tôm đều khỏe mạnh hoặc tất cả đều bệnh. Sự khác biệt duy nhất giữa tôm xanh và tôm tím nằm ở sự tương tác với bệnh dịch của tôm, trong đó mỗi đơn vị đầu tư vào tôm xanh thu được 9 đơn vị trong trường hợp tôm không bệnh và 8 đơn vị nếu tôm bị bệnh. Thu hoạch thành công của tôm tím mang lại lợi nhuận 20 đơn vị, trong khi đó nếu bệnh tôm tím sẽ thiệt hại toàn bộ (thu về 0 đơn vị). Xét về khía cạnh này, tôm xanh đại diện cho một cơ hội đầu tư tương đối an toàn không bị ảnh hưởng bởi rủi ro (bệnh dịch) và tôm tím đại diện cho một cơ hội đầu tư mạo hiểm dễ bị ảnh hưởng bởi sốc ngoại lai.

Trong thực nghiệm này, đầu tư vào các tài sản rủi ro (tôm tím) được thiết kế để tối ưu hoá lợi ích xã hội (so sánh Fischer 2013), có nghĩa là lợi nhuận đầu tư tương đối cao và do đó sẽ có lợi cho người nông dân. Điều này dựa vào thực tế là đầu tư nông nghiệp ở các nước đang phát triển có một đặc trưng là thích đầu tư một chút vào các ngành sản xuất có nguy cơ cao và năng suất cao, hơn là chấp nhận rủi ro trên diện rộng. Quyết định đầu tư cơ bản như mô tả trên đây được dùng như là quyết định chuẩn cho sở thích rủi ro của nông dân.

Tiếp theo chúng tôi mở rộng thực nghiệm cơ bản này với các tình huống bảo hiểm khác nhau (xem tổng quan tại Bảng 17). Mỗi người nông dân đầu tiên đưa ra quyết định đầu tư mà không có bảo hiểm (tôm

12 Mặc dù một số nông dân gọi tôm xanh và tôm tím là tôm sú và thẻ, nhóm nghiên cứu và các phỏng vấn viên luôn nhấn mạnh rằng các thông tin tại đây chỉ là giả tưởng và không có liên hệ nào với cuộc sống thực. Mục đích của việc này là để tìm ra những thông tin chung về thái độ đối với rủi ro và đầu tư của người nông dân, thay vì tìm ra sở thích cụ thể của họ đối với tôm sú và tôm thẻ, gây khó khăn trong việc xác định mức độ rủi ro họ đặt vào cả hai loại.

Page 36: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

34

tím mang lại thu nhập 0 hoặc 20 đơn vị). Sau đó, chúng tôi giới thiệu các mức độ bảo hiểm khác nhau.13

Như sẽ được giải thích chi tiết dưới đây, chúng tôi lặp lại các quyết định đầu tư này trong trường hợp chia sẻ rủi ro không chính thức, khi đó hai người nông dân phải gộp chung quyết định đầu tư của họ lại và chia sẻ đều nhau kết quả nhận được.

Với các tình huống khác nhau này, chúng tôi có thể phân tích những tác động của bảo hiểm chính thức và không chính thức đối với hành vi đầu tư. Hơn nữa, chúng tôi có thể xác định xem liệu việc kết hợp bảo hiểm chính thức và không chính thức có thể làm tăng phúc lợi xã hội hay không.

Chúng tôi luôn tránh sử dụng cụm từ “bảo hiểm” trong tất cả các thực nghiệm do muốn tránh ác cảm của người nông dân, vốn xuất hiện khá rõ ràng trong các khảo sát sơ bộ. Đối với việc nuôi tôm, việc mua bảo hiểm có nghĩa là thu nhập từ nuôi tôm sẽ thấp hơn nếu tôm không bị bệnh (do phải trả phí bảo hiểm) và thu nhập sẽ cao hơn trong trường hợp tôm bị bệnh (do được bồi thường). Chúng tôi tạo nên một mô hình bảo hiểm rất đơn giản trong đó bảo hiểm dẫn đến thu hoạch thấp hơn trong trường hợp không bệnh và thu hoạch cao hơn trong trường hợp bệnh (so với các trò chơi cơ sở).

Đối với các quyết định đầu tư, nông dân có thể dành của cải ban đầu của họ (10 đơn vị) để đầu tư vào tôm an toàn (tôm xanh) và tôm rủi ro (tôm tím). Có hai khả năng có thể xảy ra:

1. Tôm bị bệnh với xác suất 50%.2. Tôm không bị bệnh.

Trong khi kết quả trong cả hai trường hợp của tôm xanh khá giống (tức là loại tôm này không dễ bị bệnh), tôm tím lại rất dễ bị bệnh. Tôm tím mang lại năng suất cao nếu khỏe mạnh và mất mùa hoàn toàn nếu bị bệnh. Điều này có nghĩa là, bảo hiểm chỉ bảo toàn các khoản đầu tư cho tôm tím mà thôi.

Thông qua việc giới thiệu các mức độ bảo hiểm khác nhau chúng tôi có thể phân tích sự thay đổi trong hành vi đầu tư giữa hai loại tôm, tạo nên bởi sự thay đổi trong phạm vi bảo hiểm.

Bảng dưới đây mô tả cách bảo hiểm thay đổi việc thu hoạch tôm tím:

Bảng 5: Cơ cấu lợi nhuận thu được dựa trên các chương trình bảo hiểm thực nghiệm

13 Do ác cảm lớn đối với các vấn đề liên quan đến bảo hiểm, tất cả các người phỏng vấn đều tránh sử dụng thuật ngữ “bảo hiểm”.

Quyết định đầu tư Số tôm tím thu hoạch được – không bệnh

Số tôm tím thu hoạch được – có bệnh

Không bảo hiểm (trường hợp cơ bản) 20 0

Mức độ bảo hiểm thấp 17 3

Mức độ bảo hiểm trung bình 15 5

Mức độ bảo hiểm cao 13 7

Page 37: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

35

Trong khi giá trị dự kiến của tôm tím không đổi, bảo hiểm giúp làm giảm phương sai của tôm màu tím, một tài sản đầu tư mạo hiểm. Bằng cách này, chúng tôi mô hình hóa đặc điểm cơ bản của bảo hiểm mà không đề cập đến từ “bảo hiểm” và không làm phức tạp thực nghiệm của mình với các tính toán về phí bảo hiểm và bảng tỷ lệ bồi thường. Thay vào đó, chúng tôi chỉ tập trung vào các quyết định đầu tư của người nông dân và sở thích của họ.

Lý do chúng tôi nghiên cứu về những thay đổi trong thái độ rủi ro với các phạm vi bảo hiểm khác nhau là vì “rủi ro đạo đức”. Khi được bảo hiểm đầy đủ, hoặc không tự bảo hiểm, người nông dân không chịu rủi ro từ các khoản đầu tư của mình và do đó họ có thể cảm thấy được khuyến khích để chấp nhận nhiều rủi ro hơn (rủi ro đạo đức). Trái lại, khi không được bảo hiểm hoặc tự bảo hiểm, mức độ chấp nhận rủi ro của người nông dân sẽ thấp hơn và họ phải chịu nhiêu rủi ro hơn. Để phân tích rủi ro đạo đức trong hành vi chấp nhận rủi ro, chúng tôi thiết kế các tình huống nhỏ hơn trong đó chúng tôi thay đổi mức độ tự bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm từ mức hoàn toàn tự bảo hiểm đến gần như hoàn toàn được bảo hiểm.

Như đã đề cập trong tổng quan lý thuyết phía trên, bảo hiểm không chính thức có thể tương tác với các hợp đồng bảo hiểm chính thức. Một mặt, điều này làm giảm mức độ tự bảo hiểm (tự chịu trách nhiệm của nông dân) và do đó có thể làm gia tăng rủi ro đạo đức. Mặt khác, điều này cũng có thể làm giảm mức độ sẵn sàng để mua bảo hiểm chính thức. Trong trường hợp không phải ai trong nhóm chia sẻ rủi ro cũng mua bảo hiểm, những người tham gia bảo hiểm có thể sẽ phải hỗ trợ các thành viên không sở hữu bảo hiểm trong nhóm của họ, những người đang ngồi không hưởng lợi từ việc mua bảo hiểm của ngươi khác.

Để nghiên cứu tính tương tác giữa bảo hiểm chính thức và không chính thức, chúng tôi đưa chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia vào các tình huống thực nghiệm và lặp lại các quyết định đầu tư đã nêu ở trên. Liên quan đến việc gia tăng phạm vi thiệt hại cá nhân và khả năng rủi ro đạo đức, có thể có hai ảnh hưởng. Trước hết, rủi ro đạo đức hoặc việc chấp nhận rủi ro có thể tăng lên do với việc chia sẻ rủi ro, mức độ bảo hiểm tổng thể sẽ tăng lên. Điều này dẫn đến việc nông dân sẽ có thể liều lĩnh hơn do họ phải chịu chi phí ít hơn từ các hành động mạo hiểm của họ. Thứ hai, rủi ro đạo đức có thể được giảm thiểu nếu người nông dân không lợi dụng các hình thức bảo hiểm không chính thức và hành động liều lĩnh hơn. Để thực hiện việc chia sẻ rủi ro, người tham gia được kết hợp một cách ngẫu nhiên theo cặp và thu nhập của họ được gộp lại hoàn toàn. Danh tính và các lựa chọn của người chơi không được tiết lộ và tổng thu nhập từ kết quả của cả hai người sẽ được cộng lại và chia đều.

4.2.2. Mức sẵn sàng chi trả

Là phần thứ ba của nghiên cứu về thái độ đầu tư, giá trị của bảo hiểm được xác định bằng cách sử dụng phương pháp thực nghiệm để định lượng mức sẵn sàng chi trả (WTP). Trong khi các phần trước tập trung vào việc phân tích quyết định đầu tư, chúng tôi tin rằng việc xác định được giá trị của bảo hiểm cũng là điều vô cùng quan trọng để có thể mang nghiên cứu đến gần hơn với thực tế. Do đó chúng tôi tìm ra WTP cho bảo hiểm trong các tình huống khác nhau bằng cách sử dụng cơ chế Becker-de Groot-Marshak (xem Becker et al. (1964)). Cơ chế này được tiến hành bằng cách so sánh các quyết định trong các trường hợp có và không có bảo hiểm, đồng thời yêu cầu người được hỏi cho biết mức giá họ sẵn sàng bỏ ra để chuyển từ quyết định này sang quyết định khác.

Chúng ta hãy lấy một ví dụ bằng cách xem xét quyết định đầu tư tiêu chuẩn khi “không có bảo hiểm”. Người nông dân có quyền chuyển sang quyết định đầu tư với “bảo hiểm cao “ nhưng phải nêu rõ cái giá mà họ sẵn sàng trả để được chuyển từ việc đầu tư không có bảo hiểm sang đầu tư có bảo hiểm. Sử dụng đơn vị đầu tư được đặt ra từ đầu, người tham gia có thể nói ra họ sẵn sàng trả bao nhiêu trong khoảng từ 0 đến 20 đơn vị. Mức giá này được so sánh với một cái giá ngẫu nhiên được chúng tôi rút ra (từ 1 đến

Page 38: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

36

20 đơn vị). Nếu mức giá người chơi đưa ra tương đương hoặc cao hơn mức giá chúng tôi rút ra, người chơi sẽ có quyền được bảo hiểm cho quyết định đầu tư của mình. Số tiền họ nhận được sau đó sẽ được tính toán dựa trên quyết định này.

Phương pháp này được sử dụng để xác định sự sẵn sàng chi trả của người nông dân cho các mức độ bảo hiểm khác nhau, trong trường hợp có và không có chia sẻ rủi ro. Định giá tiền tệ của bảo hiểm và bảo hiểm không chính thức cho chúng ta một phương pháp đo nhu cầu bảo hiểm mà không gây nhiễu đến các quyết định đầu tư. Việc xem xét cả hai hình thức bảo hiểm chính thức và không chính thức cũng cho phép chúng ta xem xét hiệu quả tương tác có thể có của hai hình thức này đối với việc xác định giá trị bảo hiểm, đồng thời tìm hiểu xem liệu hai loại hình này có thể được dùng để thay thế hay bổ sung lẫn nhau.

4.2.3. Thực nghiệm về nhu cầu sản phẩm

Trong phần thứ hai của mỗi buổi làm việc, chúng tôi tiến hành một loạt các thực nghiệm về Nhu cầu sản phẩm (PDE), áp dụng kỹ thuật thực nghiệm lựa chọn rời rạc. Trong khi IG được dùng để nghiên cứu những tác động của bảo hiểm và mức sẵn sàng chi trả một cách khá trừu tượng, chúng tôi thiết kế PDE để có thể nghiên cứu về nhu cầu bảo hiểm nuôi trồng thủy sản một cách thực tế hơn. Tuy nhiên, để có thể đơn giản hoá thực nghiệm tối đa, các quyết định đưa ra vẫn là trừu tượng, đồng nghĩa với việc các quyết định này không thể được hiểu theo nghĩa đen và sẽ là quyết định thật trên thực tế. Như sẽ được chỉ ra ở phần sau, chúng tôi thiết kế một lịch trình bồi thường tương tự như trong QĐ 1042 tuy nhiên bất kỳ so sánh nào với tôm sú hoặc thẻ đều được tránh để giữ cho các quyết định của nông dân được thống nhất. Nếu đề cập đến các loại tôm sú/thẻ hoặc QĐ 3035 và 1042, chúng ta sẽ không thể phân biệt được thái độ/sở thích của người nông dân với chương trình thực nghiệm và thái hộ/sở thích của họ với kinh nghiệm từ quá khứ, cái mà chúng ta không thể kiểm soát.

Do tất cả các quyết định được đưa ra trong suốt các buổi thực nghiệm được động viên bởi các khoản tiền và thường tất cả người chơi đều thích nhận được nhiều tiền hơn là ít tiền, chúng ta có thể tin tưởng rằng người chơi đã tiết lộ sở thích thực sự của họ khi đưa ra các quyết định mà không bị phân tâm bởi kinh nghiệm của họ đối với chương trình bảo hiểm thí điểm hoặc với các loài tôm họ thường nuôi.

Để giữ cho các quyết định được đơn giản và dễ dàng, chúng tôi không phân biệt giữa các loại tôm mà chỉ tập trung vào tôm thẻ. Có rất nhiều lý do cho việc này. Thứ nhất, Báo cáo của GIZ về Nhu cầu Quốc tế đối với tôm Việt Nam 2013 nói rằng “tôm sú không có lợi trong thị trường có tính cạnh tranh cao (...) câu hỏi đặt trong tương lai trung bình đến dài hạn, là làm thế nào để giữ cho các hộ nuôi tôm sú nhỏ lẻ có thể tiếp tục canh tác” (Censkowsky năm 2014, tóm tắt nhanh: 1). Thứ hai, phần lớn nông dân trong khu vực khảo sát tại Cà Mau hiện nay đều nuôi tôm thẻ, mặc dù hoạch định chính sách có kế hoạch tăng thị phần của tôm sú. Thứ ba, QĐ 1042 chỉ xem xét lại phương án bồi thường đối với tôm thẻ, mức bồi thường cho tôm sú vẫn được giữ nguyên không thay đổi. Do QĐ 3035 đã bị bãi bỏ và không đảm bảo tính bền vững cho công ty bảo hiểm trong tương lai trung bình và dài hạn, chúng tôi nhận thấy sẽ là vô nghĩa tiến hành tìm hiểu sở thích của người nông dân trong một thiết lập tương tự như QĐ 3035. Với tất cả các lý do này, sẽ là hợp lý hơn nếu nghiên cứu được tiến hành dựa trên một chương trình bảo hiểm tương tự như những gì có thể được thực hiện khi chính phủ quyết định tiếp tục một chương trình bảo hiểm cho người nuôi tôm thâm canh.

Cơ sở của thực nghiệm PDE là một thiết lập bảo hiểm tiêu chuẩn, trong đó phân loại tất cả các thông số quan trọng để tính phí bảo hiểm, chẳng hạn như kích thước ao nuôi, mật độ thả, và chi phí thức ăn. Để dễ dàng so sánh, chúng tôi đưa ra một thiết lập bảo hiểm, đồng thời tất cả các tính toán đều được dựa trên thiết lập này để có thể cung cấp một điểm tham chiếu duy nhất. Bảng 6 trình bày thiết lập bảo hiểm.

Page 39: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

37

Khung ngày A B C D

0-10 0 10 0 0

11-20 20 20 0 20

21-30 30 30 20 20

31-40 40 40 60 60

41-50 50 50 60 60

51-60 20 10 20 0

61-80 0 0 0 0

Để nghiên cứu về nhu cầu cho từng thành tố bảo hiểm cụ thể, chúng tôi đơn giản hóa hợp đồng bảo hiểm và phân loại hợp đồng dựa trên bốn đặc điểm chính. Bốn đặc điểm này được xác định dựa trên thông tin thu thập được trong Khảo sát sơ bộ (FFM) và Điều tra hộ gia đình. Cụ thể, chúng phân loại các hợp đồng bảo hiểm dựa trên:

1. Phí bảo hiểm.2. Lịch trình bồi thường.3. Tỷ lệ giảm trừ.4. Chi trả chi phí cải tạo đầm.

Trong khi phí bảo hiểm, lịch trình bồi thường và tỷ lệ khấu trừ đều đã được quy định trong hợp đồng bảo hiểm hiện nay theo QĐ 3035 và 1042, chúng tôi đã đưa thêm chi phí cải tạo đầm vào trong phạm vi bảo hiểm. Lý do là trong FFM và khảo sát nhiều nông dân phàn nàn rằng bảo hiểm chỉ bồi thường khi tôm chết hơn 10 ngày sau khi thả giống, tuy nhiên nhu cầu cải tạo ao sau mỗi vụ mất mùa dẫn đến việc chi phí cao cho việc cải tạo đầm không được chi trả theo bảo hiểm.

Dựa trên bốn thành tố trên, chúng tôi chia ra 3-5 cấp độ khác nhau cho mỗi thành tố, làm thành các biến thể khác nhau cho các giá trị hiện có trong hợp đồng (hiện trạng tại thời điểm nghiên cứu). Đối với phí bảo hiểm, chúng tôi xem xét các tỷ lệ 7,5%, 10% (hiện trạng), 12,5%, 15% và 17,5% của số tiền bảo hiểm. Đối với tỷ lệ giảm trừ, chúng tôi xem xét các tỷ lệ 20%, 30% (hiện trạng) và 40% của số tiền được bồi thường. Đối với đền bù cải tạo ao, chúng tôi xem xét tỷ lệ 0% (hiện trạng), 50% và 100% của tổng chi phí cải tạo ao, số liệu lấy ra từ điều tra hộ gia đình.

Đối với bảng tỷ lệ bồi thường, chúng tôi xây dựng bốn lịch trình bồi thường đơn giản nhằm xác định tỷ lệ số tiền bảo hiểm sẽ được chi trả theo các khung ngày tôm chết (0-10 ngày, 11-20, vv.). Bảng 7 mô tả bốn lịch trình bồi thường khác nhau.

Bảng 7: Lịch trình bồi thường (theo tỷ lệ %)

Bảng 6: Thiết lập bảo hiểm

Đặc điểm Giá trị

Diện tích ao 1,000 m2

Loại tôm Thẻ chân trắng

Mật độ thả 100 con/ m2

Giá con giống 90 VND/con

Chi phí thức ăn 32,000 VND/ kg

Giá trị bảo hiểm 73tr VND

Thêm: chi phí cải tạo ao 5tr VND

Page 40: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

38

Tất cả các lịch trình bồi thường đều có số tiền bồi thường dự kiến giống nhau, với giả định rằng xác suất tôm bị bệnh là như nhau trong mỗi khung ngày. Điểm khác nhau giữa các lịch trình nằm ở sự phân bố của tỷ lệ bồi thường qua các khung ngày. Lịch trình A là lịch trình tương tự như trong hợp đồng hiện trạng. Lịch trình B cố gắng giải quyết những lời chỉ trích về việc không bồi thường cho tôm chết trong 10 ngày đầu tiên, và là một mối đe dọa lớn cho người nông dân. Lịch trình bồi thường C và D đền bù ít hơn trong những ngày đầu của chu kỳ sản xuất, nhưng nhiều hơn trong những ngày sau đó cho đến trước thời điểm người nông dân có thể bán sản phẩm dù tôm đã chết. Lịch trình bồi thường C đền bù vào khoảng cuối trong khung ngày 51-60 trong khi lịch trình D đền bù trong khoảng đầu 11-20 ngày.

Dựa trên bốn thuộc tính với các biến thể trên, chúng tôi xây dựng các hợp đồng bảo hiểm giả định khác nhau bằng cách thay đổi mức độ cho mỗi thành tố. Mỗi hợp đồng bảo hiểm có đặc điểm như mô tả trong Hình 4. Ngoài các thông tin chung về hợp đồng bảo hiểm, chúng tôi cũng làm các tính toán cho người nông dân để họ có thể đọc được số tiền bồi thường từ trên hình mà không phải tự tính toán.

Hình 4: Các ví dụ về hợp đồng bảo hiểm

Sau đó, chúng tôi lần lượt đưa cho người tham gia xem hai trong số các hợp đồng đã được thiết kế, đồng thời yêu cầu họ nói ra hợp đồng nào họ thích hơn.14 Chúng tôi lần lượt lặp lại câu hỏi lựa chọn này sáu lần với các hợp đồng khác nhau. Dựa trên các quyết định của người nông dân, chúng tôi có thể tìm ra tầm quan trọng của mỗi thành tố đối với người tham gia. Thông tin này cho phép chúng tôi rút ra kết luận thành tố nào được ưa thích nhất trong một hợp đồng bảo hiểm.

14 Chúng tôi sử dụng nhân tố phân đoạn được tạo nên bởi việc kết hợp tất cả các mức độ thành tố có thể và áp dụng các tiêu chuẩn D-efficiency để chọn 25 bộ hợp đồng bảo hiểm giả trong so sánh thực nghiệm của mình. Chúng tôi xác nhận tính trực giao của các mức độ thành tố sau đó (xem Hướng dẫn DCE User WEB để hiểu rõ hơn về kỹ thuật này). Dựa trên 25 hợp đồng này, chúng tôi thiết lập mọi so sánh nhị phân có thể có giữa hai hợp đồng. Chúng tôi loại bỏ tất cả các lựa chọn trong đó một hợp đồng bảo hiểm rõ ràng chiếm ưu thế hơn so với hợp đồng khác (ví dụ như tất cả các thành tố đều bằng hoặc tốt hơn) hoặc là quá phức tạp (ví dụ như các hợp đồng bảo hiểm khác nhau ba thành tố hoặc nhiều hơn). Điểm này là rất quan trọng để người tham gia có thể lựa chọn và đảm bảo tính thống nhất của các quyết định. Sau đó chúng tôi đã chọn 24 so sánh nhị phân, chia thành 4 phần từ đó mỗi người tham gia chỉ thực hiện 6 sự lựa chọn.

Phí bảo hiểm

2,920,000 VND

Tỉ lệ bồi thường

Tỉ lệ giảm trừ

40%

Tỉ lệ đền bù chi phí cải tạo đầm

0%

Ngày Phần trăm tỉ lệ bồi thường %

Từ Đến

0 10 0%

11 20 20%

21 30 30%

31 40 40%

41 50 50%

51 60 20%

60 80 0%

Bồi thường gốc 73Tr VND * 50% Tr VND = 36.5Tr VND

- Tỉ lệ giảm trừ 36.5tr VND * 40 % = 14.6Tr VND

+ Chi phí cải tạo đầm 5Tr VND * 0% = 0 VND

= Bồi thường thực 21.9Tr VND

Phí bảo hiểm

4,380,000 VND

Tỉ lệ bồi thường

Tỉ lệ giảm trừ

20%

Tỉ lệ đền bù chi phí cải tạo đầm

50%

Ngày Phần trăm tỉ lệ bồi thường %

Từ Đến

0 10 0%

11 20 20%

21 30 30%

31 40 40%

41 50 50%

51 60 20%

60 80 0%

Bồi thường gốc 73Tr VND * 50% Tr VND = 36.5Tr VND

- Tỉ lệ giảm trừ 36.5tTr VND * 20 % = 7.3Tr VND

+ Chi phí cải tạo đầm 5Tr VND * 50% = 2.5Tr VND

= Bồi thường thực 31.7Tr VND

Page 41: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

39

Page 42: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

40

050 505Kết quả

Page 43: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

41

5.1.1. Đặc điểm chung

Có tổng số 389 hộ nông dân tham gia vào cuộc khảo sát. Phần lớn những người nông dân là nam giới với độ tuổi trung bình là 45. Một phần tư số người được hỏi hoặc không đi học hoặc chỉ hoàn thành cấp tiểu học, 6% hoàn thành trung học chuyên nghiệp và 1,45% tốt nghiệp đại học (xem Hình 6 dưới đây).

Bảng 8: Đặc điểm của nông dân và hộ gia đình

5.1. Khảo sát hộ gia đình : Thống kê mô tả15

Mean SD

Số người trong hộ 4.71 (1.69)

Tuổi 45.9 (11.5)

Giới tính 0.95 (0.21)

Biết đọc viết 0.99 (0.05)

Trình độ học vấn 3.35 (1.4)

Số thành viên trong hộ đã di cư 0.16 (0.36)

Kiều hối 0.25 (0.43)

Số thành viên trưởng thành và đi làm trong hộ 1.033 (1.02)

Nghề nghiệp của những thành viên này 3.31 (1.38)

Số phòng trong nhà 3.32 (1.28)

15 Các dữ liệu được phân tích bằng phần mềm kinh tế lượng STATA 12. Chúng tôi có thể cung cấp do-files theo yêu cầu.

Page 44: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

42

Trung bình mỗi hộ dân có một căn nhà 3 phòng ngủ với khoảng 5 thành viên trong gia đình. 58% trong số họ sống trong những ngôi nhà lớn, có phòng tắm và nhà bếp, cùng với các thành viên khác trong gia đình. Chỉ có 1,5% nông dân không có nhà vệ sinh trong nhà của họ, và 44% sử dụng nhà vệ sinh xả hữu cơ (ngồi xổm).16 Về nguồn nước, 86% nông dân sử dụng giếng khoan. Để sưởi ấm và nấu ăn, 75% nông dân sử dụng khí đốt, 17% sử dụng củi.

Hình 5: Loại hình nhà ở Hình 6: Trình độ học vấn của nông dân

Hầu như tất cả nông dân (trừ 7 cá nhân) sở hữu đất mà họ đang sống. Trung bình người người nông dân sở hữu 22.800 m2 (2,28 ha), tuy nhiên một nửa số nông dân sở hữu ít hơn 17.000 m2 đất (1,7 ha). Trong khi đó, gần như tất cả nông dân đều sở hữu những tài sản gia đình cơ bản như bếp, tủ, TV, quạt và xe máy, gần 20% không có tủ lạnh hoặc một máy quay phim. Chỉ một phần nhỏ trong tổng số người dân sở hữu điều hòa (1,8%) hoặc xe hơi (0,5%).

Bảng 9: Quyền sở hữu tài sản và đất đai

Mean SD

Đất đai

Diện tích đất (ngàn m2) 22.85 (45.95)

Tài sản

Nồi cơm điện 0.98 (0.13)

TV 0.99 (0.11)

Đầu video 0.89 (0.32)

Tủ quần áo 0.98 (0.12)

Tủ lạnh 0.81 (0.39)

Xe máy 0.92 (0.28)

Quạt 0.95 (0.21)

Điều hoà nhiệt độ 0.018 (0.13)

Ô tô 0.005 (0.071)

16 Để tìm ra các loại nhà vệ sinh và các cách tiếp cận nguồn nước khác nhau, chúng tôi cho người nông dân xem hình ảnh của các loại nhà vệ sinh và nguồn nước khác nhau.

Nhà bê tông cốt thép bếp riêng

1%

Nhà bê tông cốt thép bếp nhà

tắm chung58%

Nhà gạch bán kiên cố

37%

Nhà tạm bợ/vật liệu thô sơ

4%

Không bằng cấp2%

Khác 9%

Tiểu học 21%

Trung học cơ sở 68%

Nhà bê tông cốt thép bếp riêng

1%

Nhà bê tông cốt thép bếp nhà

tắm chung58%

Nhà gạch bán kiên cố

37%

Nhà tạm bợ/vật liệu thô sơ

4%

Không bằng cấp2%

Khác 9%

Tiểu học 21%

Trung học cơ sở 68%

Page 45: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

43

Chỉ có một số ít nông dân có nguồn thu nhập khác từ nông nghiệp, làm công ăn lương hoặc có doanh nghiệp riêng. Ít hơn 10% người dân kiếm được thêm thu nhập từ làm công ăn lương (7,2%), hoặc kinh doanh nhỏ lẻ (5,9%). Trung bình chỉ có một thêm một người khác đi kiếm tiền ngoài lao động chính trong mỗi hộ gia đình. Tuy nhiên, phương sai của biến này là khá lớn, dao động từ 0 đến 7 cá nhân tham gia hỗ trợ các hộ gia đình về mặt tài chính. Mỗi hộ gia đình có từ 0 đến 5 đứa trẻ (trung bình 1,05). Rất ít nông dân (15,7%) có các thành viên trong gia đình đã di cư trong nước hoặc quốc tế. Trong số đó chỉ một phần tư hỗ trợ người được hỏi về mặt tài chính thông qua kiều hối.

5.1.2. Đặc điểm việc nuôi tôm

Một phần ba nông dân được hỏi chỉ duy nhất nuôi tôm thâm canh.17 Tin rằng nuôi tôm quảng canh có nguy cơ mất mùa thấp hơn và thông thường nguy cơ tôm bệnh cũng ít hơn, gần hai phần ba nông dân giảm thiểu rủi ro bằng cách canh tác thâm canh và quảng canh cùng lúc. Một số ít người nông dân được khảo sát trong nghiên cứu này cũng tham gia nuôi bán thâm canh (1,8% số nông dân có canh tác bán thâm canh hoặc bán thâm canh kết hợp với thâm canh).

Tỷ lệ nguồn thu nhậpcủa nông dân (%)

Thu nhập trung bìnhcủa nông dân (VND)

Mean SD Mean SD

Nông nghiệp (triệu VND/năm) 0.016 (0.12) 27.8 (35.6)

Thuỷ sản (triệu VND/1,000m2) 0.96 (0.19) 60.4 (183.8)

Chăn nuôi (ngàn VND/tháng) 0.064 (0.25) 3542.2 (8416)

Lương (ngàn VND/tháng) 0.072 (0.26) 4741.65 (5665.1)

Kinh doanh (ngàn VND/tháng) 0.059 (0.236) 3564.2 (4164.1)

Kiều hối (ngàn VND/tháng) 0.005 (0.071) 5030 (7028.6)

Các thu nhập tiền tệ khác (ngàn VND/tháng) 0.005 (0.071) 4000 (707.1)

Thu nhập khác (ngàn VND/tháng) 0.003 7500 (-)

Ngoại trừ hai người nông dân (0,5% toàn mẫu), nghề nghiệp chính của người nông dân là nuôi trồng thủy sản. Nghề này giúp người nông dân thu được trung bình 60,37 triệu đồng trên 1.000 m2 mỗi năm. Tuy nhiên, 50% người được hỏi kiếm được ít hơn 28 triệu đồng. Từ vụ cuối cùng trước khảo sát này, người nông dân kiếm được khoảng 38 triệu đồng (trung bình 21,9 triệu).

Bảng 10: Nguồn thu nhập

17 Mẫu không bao gồm những người nông dân chỉ nuôi quảng canh vì những người này không có quyền tham gia vào chương trình bảo hiểm thí điểm.

Page 46: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

44

Hình 7: Các hình thức nuôi tôm

Trung bình một người nông dân có 3,6 ao trong đó 0,6 chỉ được sử dụng để xử lý nước (ao lắng). Trong vụ nuôi cuối cùng trước cuộc điều tra (năm 2013), người nông dân nuôi trung bình 2 ao tôm thẻ và chỉ 0,3 ao tôm sú. Nói chung, 58% sô người được hỏi cho rằng nuôi tôm thẻ rủi ro hơn nuôi tôm sú.

Trung bình nông dân thả mật độ 70 PL/m2 (thâm canh) và 23 PL/m2 (quảng canh) cho tôm thẻ, cũng như 24 PL/m2 (thâm canh) và 5 PL/m2 (quảng canh) cho tôm sú. Tuy nhiên, những con số này lại khác nhau rất nhiều giữa mỗi người được hỏi, dao động từ 4-200 PL/m2 đối với tôm thẻ và từ 1-60PL/m2 cho tôm sú. Điều thú vị là, 97% nông dân xác nhận rằng thả con giống với mật độ cao hơn sẽ mang lại rủi ro cao hơn cho người nuôi. Vì vậy, chúng ta có thể giả định rằng những người nông dân thả với mật độ thấp nói chung có mức độ chấp nhận rủi ro thấp hơn.

Những người nông dân đầu tiên đã bắt đầu nuôi tôm quảng canh từ đầu những năm 1990 (10% bắt đầu trước năm 1995). Phần lớn các nông dân khác (44%) bắt đầu từ năm 2000. Người gần đây nhất bắt đầu nuôi tôm trong phạm vi của cuộc điều tra là vào năm 2014.

Những người nuôi thâm canh sớm nhất bắt đầu từ khoảng năm 1994 đến năm 2004 (10%) và phần lớn bắt đầu từ năm 2010 đến năm 2012 (58%).

Mean SD

Số lượng ao 3.65 (2.49)

Số ao lắng 0.64 (0.59)

Năm bắt đầu nuôi tôm 2009 (3.24)

Vụ cuối (2013)

Số ao nuôi tôm thẻ 2.18 (2.23)

Số ao nuôi tôm sú 0.31 (0.67)

Mật độ thả trung bình cho thẻ 68.89 (23.26)

Mật độ thả trung bình cho sú 16.16 (12.08)

Bảng 11: Các đặc điểm của hình thức nuôi thâm canh

Quảng canh + thâm canh 64%

Chỉ thâm canh 34%

Khác 2%

Page 47: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

45

Các dụng cụ được sử dụng bởi người nuôi tôm cho chúng ta hiểu được phần nào về khả năng để nâng cao hiệu quả quản lý ao của họ. Hầu như tất cả nông dân trong mẫu đều sở hữu máy tạo oxy (98%), khay (89%), và bộ dụng cụ kiểm tra nước (87%), chỉ có 80% nông dân sở hữu máy phát điện. Với những người có sở hữu các dụng cụ tương ứng, trung bình họ có hơn 2 máy tạo oxy mỗi ao, khoảng một bộ kiểm tra nước mỗi ao và 4 lưới.

Bảng 12: Các dụng cụ nuôi tôm

Tỷ lệ nông dânsở hữu

Số dụng cụmỗi ao

Mean SD Mean SD

Máy tạo oxy 0.99 (0.11) 2.34 (2.45)

Máy phát điện 0.81 (0.4) 1.19 (1.17)

Khay thức ăn 0.9 (0.3) 1.41 (1.11)

Cân 0.99 (0.101) 0.38 (0.67)

Bộ kiểm tra chất lượng nước 0.87 (0.33) 0.76 (0.82)

Trung bình, kích thước một ao nuôi thâm canh của người nông dân là vào khoảng 2427m2 (ao thẻ) và 3.113m2 (ao sú). Kích thước ao quảng canh trung bình là vào khoảng 10.900m2 cho tôm thẻ và 12.374m2

cho tôm sú. Phụ lục 2 tóm tắt lại các đặc điểm của ba ao chính trong vụ gần đây nhất của người nông dân. Chỉ có 6% các ao thâm canh được bảo hiểm. Trong tổng số tất cả các ao thâm canh, nông dân cho biết 56% ao bị mất mùa (trong vụ trước của vụ gần đây nhất). Ngược lại, chỉ có 34% số ao quảng canh bị thất bại. Điều này, một lần nữa, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đa dạng hoá rủi ro bằng cách canh tác thâm canh và quảng canh cùng một lúc.

Bảng 13 dưới đây cho thấy trung bình người nông dân canh tác gần 2 vụ mỗi năm. Trung bình, số lượng vụ canh tác của tôm thẻ và tôm sú là gần như tương đương nhau, tương ứng với 1.4 và 1.2 vụ. Ngoài ra, xác suất thất bại của tôm thẻ và tôm sú là gần như giống nhau trong năm 2012 với mức trung bình khoảng 50% mỗi vụ. Tuy nhiên, trong năm 2013, số vụ tôm sú không thành công lại giảm đi đáng kể (khoảng 25%) so với tôm thẻ (hơn 70%).

Bảng 13: Tổng quan 2012 và 2013

2012

Mean SD

Số vụ thả 1.81 (0.93)

Vụ 1 Vụ 2 Vụ 3

Mean SD Mean SD Mean SD

Số ao thả tôm thẻ 1.39 (2.1) 1.56 (2.27) 1.96 (2.18)

Số ao thả tôm sú 1.19 (1.6) 1.06 (1.66) 0.76 (1.14)

Số ao thả tôm thẻ bị mất 0.55 (1.09) 0.65 (1.26) 0.67 (1.17)

Số ao thả tôm sú bị mất 0.47 (0.98) 0.46 (1.05) 0.41 (0.95)

2013

Mean SD

Số vụ thả 2.06 (0.8)

Vụ 1 Vụ 2 Vụ 3

Page 48: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

46

Lý do chính của việc mất mùa là tôm bệnh, cụ thể là do hội chứng gan tụy (Hepatopancreatic syndrome) (63%) hoặc bệnh đốm trắng (15%). Gần 10% nông dân thừa nhận rằng sai lầm trong quản lý đã dẫn đến mất mùa. Điều thú vị là, chỉ có một số lượng nhỏ (dưới 4%) nông dân cho rằng ô nhiễm nguồn nước là lý do chính của việc thất mùa, trái ngược hẳn với những bằng chứng chúng tôi ghi nhận được từ khảo sát sơ bộ. Trong các cuộc phỏng vấn định tính, có vẻ như chất lượng nước tồi là một vấn đề chính đối với nông dân.

Hình 8: Lý do mất mùa

Đa số nông dân nói rằng trung bình họ cải tạo 78% ao nuôi sau khi mất mùa. Đối với những cuộc cải tạo ao “nhỏ”, được khuyến khích làm sau mỗi vụ cho dù có mất mùa hay không, nông dân phải trả trung bình 2,7 triệu đồng trên 1.000 m2. Đối với cùng kích thước ao đó, nếu cải tạo “lớn”, mà người nông dân thường làm mỗi năm một lần, họ phải chi trả trung bình gần 10 triệu đồng.

Bảng 14: Chi phí cải tạo ao

Mean SD

Chi phí cải tạo nhỏ (triệu VND/1000m2) 2.68 (3.15)

Chi phí cải tạo lớn (triệu VND/1000m2) 9.63 (12.01)

Tôm bị bệnh(gan tụy)

63%Tôm bị bệnh(đốm trắng)

15%

Chất lượng giống tồi

5%

Quá lạnh 4%

Sai lầm trong quản lý

9%

Khác4%

Phần lớn nông dân (75%) nói rằng họ sử dụng chlorine sau khi mất mùa để xử lý ao. Tuy nhiên, cũng có những hóa chất khác mà người dân nghĩ là thích hợp để có thể dùng khử trùng các ao bị nhiễm, từ đó ngăn chặn sự lây lan của bệnh (xem Bảng 15). 42% số nông dân không sử dụng chlorine để xử lý ao bị nhiễm bệnh đã sử dụng các hóa chất khác. Còn lại 14% số người được hỏi dường như không hề điều trị một ao bị nhiễm bệnh một chút nào. Theo một thành viên từ Chi cục Thú y, chlorine là hóa chất phù hợp và hiệu quả nhất để tiêu diệt vi khuẩn và giúp phục hồi ao. Chi cục cũng khuyến cáo sử dụng các

Mean SD Mean SD Mean SD

Số ao thả tôm thẻ 1.67 (2.2) 1.9 (2.36) 2.18 (2.23)

Số ao thả tôm sú 0.73 (1.1) 0.65 (0.99) 0.31 (0.67)

Số ao thả tôm thẻ bị mất 0.67 (1.28) 0.76 (1.34) 0.795 (1.19)

Số ao thả tôm sú bị mất 0.26 (0.69) 0.258 (0.73) 0.136 (0.48)

Page 49: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

47

Mean SD

Chlorine 0.75 (0.44)

Các loại hoá chất khác 0.42 (0.5)

hóa chất khử trùng mạnh khác, chẳng hạn như Formol, BKC (Benzalkonium Chlorinde), I-ốt và KMnO4, cũng được sử dụng khá nhiều bởi nông dân (xem phía bên tay phải của Hình 9).

Bảng 15: Hoá chất

Lý do không sử dụng chlorine rất đa dạng, bao gồm việc thiếu tiền, thiếu thời gian, và thiếu hiểu biết về lợi ích (xem Hình 9). Lập luận cho việc thiếu nguồn lực tài chính được hỗ trợ bởi bằng chứng cho thấy 43% của tất cả các nông dân nói rằng họ thường không được tiếp cận với nguồn vốn.

Từ các cuộc phỏng vấn định tính, chúng ta có bằng chứng rằng người nông dân lo ngại tác động tiêu cực của việc sử dụng chlorine lên chất lượng ao. Sự e ngại này có thể giải thích cho tuyên bố rằng chlorine có thể làm tổn hại đến ao thay vì làm sạch chúng. Theo một thành viên thuộc Chi cục Thú y, một số nông dân do lo lắng sau mất mùa đã sử dụng chlorine quá liều, dẫn đến việc ngăn cản sự phát triển của tảo trong các vụ sau.

Hình 9: Lý do không dùng chlorine và việc dùng các hoá chất khác

Như đã nói ở trên, 14% nông dân cho biết họ không xử lý ao bị nhiễm bệnh. Mặc dù người nông dân không đề cập đến chất lượng nước như một lý do chính dẫn đến việc mất mùa, bằng chứng từ khảo sát sơ bộ cho thấy đây là một vấn đề. Người dân cũng báo cáo rằng họ biết những người nông dân khác đã xả nước bị ô nhiễm xuống sông mà không qua công đoạn xử lý ao với chlorine như được hướng dẫn. Chúng tôi có được tỷ lệ nói trên bằng cách hỏi trực tiếp những người tham gia khảo sát về hành vi của họ. Đương nhiên, người được hỏi có thể không trả lời một cách trung thực những câu hỏi này, vì chúng có thể tiết lộ những hành vi xã hội không được chấp nhận vì dễ gây tổn hại đến những người nông dân khác. Để khắc phục vấn đề này, và để xác định gần nhất tỷ lệ thực tế số người thường xuyên gây ô nhiễm bằng cách xả nước bẩn ra ao, chúng tôi đưa vào trong bảng câu hỏi một danh sách ngẫu nhiên. Người nông dân nhận được một danh sách gồm các tuyên bố khác nhau và được hỏi họ sẽ đồng ý với bao nhiêu tuyên bố trong danh sách này (họ không được phép nói cụ thể đồng ý với những tuyên bố nào). 50% người được hỏi nhận được một danh sách có chứa 4 tuyên bố, 50% còn lại nhận được danh sách có 5 tuyên bố, trong đố bao gồm một tuyên bố chính (key item), nói rằng “đôi khi tôi xả nước ao bị nhiễm bệnh xuống sông mà không qua xử lý”. Do trong điều kiện bình thường tất cả nông dân sẽ đồng ý với những tuyên bố giống nhau, sự khác biệt về tổng số đồng ý với các tuyên bố cho ta thấy tỷ lệ những người nông dân đồng ý với key item, tức là xả nước ra sông mà không qua xử lý.

Không có tiền 32%

Không có thời gian32%

Không hữu dụng21%

Khác15%

Kháng sinh/diệt khuẩn… 12%

Các hóa chất khác 25%

PKC/Iodin/TCA 38%

Formon 15%

The sit 10%

Page 50: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

48

Bảng 16: Danh sách tuyên bố ngẫu nhiên

Danh sách 1 (thử) Danh sách 2 (gồm tuyên bố chính)

üTôi đã từng thả giống tôm sú với mật độ hơn 25 con/m2

üTôi đã từng mua phải con giống chất lượng xấuüTôi từng phải vay tiền để chuẩn bị cho một vụ mớiüSau một vụ thành công (tôm không bệnh), tôi

từng bỏ qua việc cải tạo đầm trước khi bắt đầu một vụ mới

üTôi từng mua phải thuốc bệnh/kháng sinh giả cho tôm

üTôi từng thả giống tôm thẻ với mật độ hơn 100 con/m2

üKhi ao bị bệnh, tôi xả thẳng nước ra sông mà không qua xử lý (tuyên bố chính)

üTôi chưa bao giờ kiểm tra chất lượng con giống vì không tin kết quả kiểm tra

üTôi từng thử tự nuôi con giống

Bằng cách sử dụng kỹ thuật này, chúng tôi thấy rằng hơn 18% nông dân không xử lý ao bệnh đúng cách. Sự khác biệt 4% so với hành vi tự báo cáo trong các câu hỏi trực tiếp là do trên thực tế việc không xử lý ao là một hành vi xã hội không thể chấp nhận được.

Hơn một phần tư (26%) người nông dân cho biết có người đến kiểm tra xem họ có xử lý ao đúng cách với chlorine hay không. Trong hầu hết các trường hợp, việc xử lý ao được theo dõi bởi xã (37%), khuyến nông khuyến ngư (27%), hoặc Chi cục Thú y (16%). Gia tăng giám sát việc xử lý đúng cách ao bị nhiễm bệnh của nông dân giúp ngăn ngừa bệnh dịch xâm nhập vào nguồn nước chung và do đó có thể ngăn ngừa việc lây lan của bệnh.

5.1.3. Thống kê về tài chính

Liên quan đến tình hình tài chính của người nông dân, có bằng chứng cho thấy họ vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận được với nguồn vốn tài chính. 43% nông dân thừa nhận rằng họ đã làm họ đã gặp khó khăn trong việc nhận được một khoản vay. Gần hai phần ba số người được hỏi đã yêu cầu được giúp đỡ tài chính khi mất mùa vì họ thiếu tiền tiết kiệm. Trong số đó, 76% hỏi vay các thành viên gia đình và 25% vay từ một tổ chức tài chính chính thức.

Bảng 17: Thông tin về tình hình tài chính của nông dân

Tỷ lệ nông dân

Mean SD

Vay

Bạn bè/Họ hàng 0.41 (0.49)

Ngân hàng 0.25 (0.43)

Nguồn vay nặng lãi 0.105 (0.1)

Tín dụng Hợp tác xã 0.005 (0.07)

Các tổ chức dân sự 0.0025 (0.05)

Đại lý hoá chất, thức ăn 0.08 (0.27)

Khác 0.0025 (0.0007)

Tiết kiệm

Ngân hàng 0.11 (0.31)

Tại gia 0.56 (0.5)

Quỹ tiết kiệm 0.16 (0.37)

Page 51: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

49

Bảng 17 tóm tắt lại số liệu thống kê mô tả cho tất cả nông dân và cho thấy rằng hơn 70% đã vay tiền khi bị khủng hoảng về tài chính. Chúng ta cũng có thể thấy rằng chỉ có 11% nông dân sử dụng tài khoản ngân hàng để tiết kiệm tiền. Đại đa số (56%) giữ tiền tiết kiệm ở nhà, nơi kém an toàn hơn và họ cũng chịu chi phí cơ hội dưới dạng mất đi lãi suất. Lý do mà người nông dân muốn giữ tiền tiết kiệm ở nhà vẫn chưa thực sự rõ ràng. Hoặc là họ không tin tưởng ngân hàng hoặc là họ không mở được một tài khoản ngân hàng chính thức. Không có nông dân nào giữ tiền tiết kiệm tại một tổ chức phi chính phủ hoặc Hợp tác xã. Chỉ có 16% giữ tiền tại các quỹ tiết kiệm.

5.1.4. Thông tin về Hợp tác xã

Hơn một phần tư số nông dân được phỏng vấn là thành viên của các Hợp tác xã (HTX). Bảng 18 cho chúng ta thấy một cách tổng thể các đặc điểm chính của HTX và các dịch vụ các tổ chức này cung cấp. Gần một nửa số thành viên trả một khoản phí thường xuyên, trung bình là 186.000 đồng mỗi tháng cho các dịch vụ nhận được khi là một thành viên. Khi các thành viên được hỏi cụ thể là họ có nhận được hỗ trợ tài chính từ HTX hay không, 40% nói có và 32% nói rằng họ đã nhận được hỗ trợ tài chính trực tiếp từ một thành viên khác trong HTX.

Bảng 18: Thông tin về Hợp tác xã

Mean SD

Thành viên của HTX 0.26 (0.44)

% trả phí tham gia 0.46 (0.5)

Tiền phí gia nhập (ngàn VND/tháng) 185.4 (133.1)

% trả phí thành viên 0.33 (0.47)

Tiền phí thành viên (ngàn VND/tháng) 127.2 (201.5)

Hỗ trợ và Đoàn kết

Hỗ trợ tài chính từ HTX 0.4 (0.49)

Hỗ trợ tài chính từ thành viên trong HTX 0.32 (0.47)

Tình đoàn kết: người khác biết các vấn đề của mình 0.89 (0.32)

Page 52: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

50

Điều thú vị là, các thành viên của HTX thường sẽ hay xử lý ao của họ bằng chlorine sau khi mất mùa. Có thể có hai lý do cho hành vi này. Thứ nhất, điều này có thể chỉ ra rằng các HTX nắm giữ thông tin tốt hơn về các thành viên của họ, và các thành viên trong HTX có nhiều thông tin về nhau hơn, từ đó có thể ngăn chặn các hành vi phản xã hội và giúp chăm sóc tốt hơn đối với các nguồn tài nguyên chung, trong trường hợp này là nguồn nước canh tác. Lập luận này được củng cố bởi thực tế là gần 90% số thành viên cho rằng họ sẽ thông báo cho bạn của họ trong HTX về bất kỳ vấn đề họ gặp phải. Thứ hai, sự tăng cường các hành động có lợi cho cộng đồng này, dưới hình thức áp dụng kỹ thuật nuôi tôm bài bản và tuân thủ các quy tắc trong canh tác, có thể xuất phát từ việc tăng hoạt động đào tạo, cung cấp thông tin và hỗ trợ lẫn nhau trong HTX.

Hình 10: Lợi ích của Hợp tác xã

Đối với các thành viên của HTX, lợi thế lớn đầu tiên (35% đồng ý) là việc tiếp cận với tư vấn kỹ thuật, trong đó 27% đề cập đến tư vấn về kỹ thuật sản xuất và gần 8% quan tâm đến tư vấn về kỹ thuật quản lý dịch bệnh. HTX cũng giúp thành viên tiếp cận được với các yếu tố đầu vào có chất lượng cao hơn và/hoặc rẻ hơn, ví dụ như thức ăn (12%), PL (4%), hóa chất (1%). Người nông dân cũng đánh giá cao cơ hội được chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm với các thành viên khác cùng tổ HTX (29%). Về vấn đề hỗ trợ tài chính, 11% nông dân cho biết đã nhận được các khoản vay chính thức thông qua HTX, 2% nhận được khoản vay từ các thành viên khác và 2% tiếp cận được vốn vay từ ngân hàng.

Từ các cuộc phỏng vấn định tính, chúng tôi biết rằng Sở TN & MT và Sở NN & PTNT đã hợp tác với các HTX trong chương trình CRSD (Tài nguyên ven biển phát triển bền vững) tại Đầm Dơi. Phối hợp với các phòng ban kỹ thuật trên, một số hộ gia đình được lựa chọn từ các HTX để tham gia vào một dự án thí điểm nhằm xây dựng một quy trình chuẩn để có thể theo dõi việc quản lý ao nuôi của nông dân. Mặc dù chương trình này vẫn còn ở giai đoạn thử nghiệm, nó cho thấy tiềm năng to lớn của HTX nông dân trong việc cải thiện qúa trình thông tin và hợp tác với các cấp có thẩm quyền, từ đó làm giảm rủi ro đến từ dịch bệnh và mất mùa.

khác3%

mua nguyên liệu đầu vào

18%

tư vấn kỹ thuật

35%

Hỗ trợ tài chính

15%

chia sẻ kiến thức

29%

Page 53: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

51

5.1.5. Đặc điểm hành vi của người nông dân: Tin cậy, Đoàn kết và Rủi ro

Nhìn chung ta có thể nói rằng nếu sự tin tưởng và tính đoàn kết trong một cộng đồng càng cao thì khả năng quản lý của các tổ chức, thể chế càng có hiệu quả. Do bảo hiểm luôn luôn hàm chứa trong nó nguy cơ khuyến khích các hành vi cơ hội (rủi ro đạo đức), việc có được một hiểu biết rõ ràng về đặc điểm hành vi cá nhân của khách hàng tiềm năng sẽ là rất quan trọng. Trong cuộc khảo sát, chúng tôi có sử dụng các câu hỏi từ General Social Survey, một khảo sát xã hội chung được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới để đánh gía mức độ chung của sự tin tưởng. Khi được hỏi liệu nông dân có tin rằng nhìn chung người xung quanh có đáng tin cậy không, 90% đồng ý. Chỉ có 10% nông dân tin rằng cẩn thận không bao giờ là thừa khi đối phó với người xung quanh. Một tỷ lệ thậm chí còn cao hơn (93%) nông dân tin rằng nhìn chung những người xung quanh sẽ hành xử một cách công bằng và không lợi dụng người khác khi có cơ hội và 96% nông dân tin rằng người xung quanh sẽ giúp đỡ mình nếu cần chứ không hành xử ích kỷ.

Thông qua thực nghiệm Lợi ích công (PGG), như đã được giải thích trong phần phương pháp luận, chúng tôi có thể định lượng mức sẵn sàng đóng góp cho cộng đồng của người nông dân. Người tham gia nhận được một số tiền là 100.000 đồng, sau đó họ có thể đóng góp theo bội số 20.000 đồng vào một “tài khoản” chung với một người cùng chơi không rõ danh tính. Đối với mỗi 20.000 đồng hai người nông dân đóng góp, chúng tôi thêm vào 10.000 đồng. Tổng số tiền đóng góp sau đó được chia đều cho hai người.

Do người cùng chơi không thể biết được số tiền đóng góp của nhau, người chơi có thể dễ dàng lợi dụng điều này bằng cách không đóng góp bất cứ đồng nào, đồng thời hy vọng người cùng chơi sẽ đóng góp vào quỹ chung. Hình 11 cho chúng ta thấy mức đóng góp dự kiến (nông dân đoán xem người cùng chơi sẽ đóng góp bao nhiêu) và mức đóng góp thực sự của người nông dân. Trung bình người nông dân đóng góp gần 50% số tiền họ có, cụ thể là 48.130 đồng. Họ dự đoán người cùng chơi sẽ đóng góp thấp hơn một chút, chính xác là 40.821 đồng. Điều này cho thấy, người được hỏi thường sẵn sàng đóng góp tài sản riêng vì lợi ích chung của cộng đồng và thậm chí còn sẵn sàng chia sẻ nhiều hơn so với đóng góp (dự kiến) của người cùng chơi.

Hình 11: Đóng góp thực tế và kỳ vọng trong PGG

Phần

trăm

Đóng góp ( ngàn VND)

0 20 40 60 80 100

40

30

20

10

0

Thực tế Kỳ vọng

Page 54: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

52

Thông qua các câu hỏi giả định về việc người nông dân sẵn sàng đóng góp bao nhiêu nếu họ biết số tiền đóng góp của người cùng chơi, chúng ta có thể định lượng việc hợp tác có điều kiện của nông dân, tức là họ sẽ sẵn sàng như thế nào để trừng phạt thói hám lợi hoặc hưởng ứng sự hào phóng của người cùng chơi. Hình 12 dưới đây cho thấy người nông dân vẫn sẽ đóng góp trung bình 30.000 đồng ngay cả khi người cùng chơi không có đóng góp gì cả. Tuy nhiên, tinh thần sẵn sàng đóng góp nhiều hơn này sẽ giảm đi khi mức đóng góp cao hơn 40.000 đồng. Từ ngưỡng này, họ sẽ đóng góp trung bình từ 85% (khi người kia đóng 60.000 đồng) đến 75% (khi người kia đóng 100.000 đồng) đóng góp của người cùng chơi và do đó trục lợi từ hành vi có lợi cho cộng đồng của người đó.

Gần 10% số nông dân không đóng góp gì mặc dù người cùng chơi với họ đóng góp toàn bộ số tiền 100.000 đồng. Điều đó có nghĩa là những người nông dân này sẵn sàng lợi dụng sự tin tưởng của đối tác để đạt thêm được 25.000 đồng lợi ích ròng.18

Hình 12: Đóng góp có điều kiện trong PGG

Khi được hỏi về nhận thức về rủi ro chung của việc nuôi tôm, 97% nông dân nói công việc của họ có rủi ro cao. Hình 13 cho thấy, với các biện pháp trừu tượng để đo lường thái độ rủi ro, phần lớn người nuôi tôm có thể được xem là rất sợ rủi ro (45,35%) hoặc sợ vừa phải (8,11%). Hơn 10% người được khảo sát hành xử trung tính với rủi ro (11,71%) (không sợ và cũng không thích), và 12,61% được xem là thích rủi ro. Kết hợp điều này với thông tin về nhận thức của nông dân về nguy cơ chung của việc nuôi tôm như đã nói ở trên, chúng ta có thể thấy nhu cầu tiềm năng đáng kể cho bảo hiểm nuôi trồng thủy sản.

Một phần khá lớn số nông dân (22,22%) có thái độ rủi ro không nhất quán, đồng nghĩa với việc họ tỏ ra thích rủi ro trong một số trường hợp nhưng lại tỏ ra sợ rủi ro hoặc trung tính trong một số trường hợp khác. Do đó, hoặc là họ có thể không hiểu được thực nghiệm đưa ra, hoặc là họ đã đưa ra những quyết định của mình một cách ngẫu nhiên. Với các dữ liệu thu thập được, chúng tôi không thể nêu rõ liệu điều này có nghĩa là họ cũng sẽ hành xử tương tự như vậy trong cuộc sống thực hay không, ví dụ như khi đưa ra các quyết định liên quan đến việc nuôi tôm.19

80

60

40

20

0nếu 0 VND

N V

ND

nếu 20N VND nếu 40N VND nếu 60N VND nếu 80N VND nếu 100N VND

18 Nếu cả hai người nông dân đóng góp 100N đồng, cả hai đều nhận được 150N đồng, nếu chỉ có một đóng góp 100N và người kia không đóng góp, thì người đầu tiên sẽ nhận 75N đồng và người sau 175N đồng. Sự khác biệt trong hai trường hợp là 25T đồng.

19 Khi phân tích thái độ rủi ro, chúng tôi chỉ sử dụng dữ liệu từ các phiên thực nghiệm vì kết quả từ thực nghiệm RAG tiến hành ở cuối cuộc khảo sát là không đồng nhất, do đó không phù hợp để rút ra kết luận.

Page 55: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

53

5.1.6. Thông tin phản hồi về chương trình Bảo hiểm

Chỉ có 15% nông dân được phỏng vấn đã mua bảo hiểm cho vụ gần đây nhất. Tuy nhiên, gần một nửa số nông dân (44%) đã mua bảo hiểm tại một thời điểm nào đó và do đó có thể chia sẻ những quan điểm, kinh nghiệm và mức độ hài lòng của họ. Trung bình mỗi người nông dân mua bảo hiểm cho 8.000 m2 ao, với tổng giá trị 182 triệu đồng, và trung bình mỗi người trả 12 triệu đồng cho phí bảo hiểm.

Như đã đề cập trong phần giới thiệu của báo cáo này, một phần lớn (84%-173 cá nhân) những người nông dân tham gia bảo hiểm đã từng yêu cầu đền bù. Phần lớn (84%-146 cá nhân) trong số này đã được giải quyết thanh toán vào thời điểm cuộc phỏng vấn diễn ra. Từ các cuộc phỏng vấn, chúng tôi không thể nói được liệu các thành viên Hợp tác xã có tham gia bảo hiểm nhiều hơn hay không. Chỉ có 28% trong số này thực sự đã tham gia.

Bảng 19: Thông tin về bảo hiểm

Hình 13: Lo ngại rủi ro

Mean SD

% nông dân có bảo hiểm vụ trước 0.15 (0.36)

% nông dân từng có bảo hiểm 0.44 (0.5)

Diện tích ao được bảo hiểm (ngàn m2) 8.34 (23.3)

Số tiền bảo hiểm (triệu VND) 182.4 (245.3)

% nông dân từng khiếu nại bồi thường 0.84 (0.36)

% nông dân được trả tiền bồi thường 0.84 (0.36)

Thành viên HTX có mua bảo hiểm 0.275 (0.45)

Nhìn chung, mức độ hài lòng với chương trình bảo hiểm của người nông dân không phải là cao. Khi được yêu cầu xếp hạng từ 1 đến 5 mức độ hài lòng của họ đối với chương trình, trong đó 1 là “Rất không hài lòng” và 5 là “Rất hài lòng”, câu trả lời trung bình là 2, có nghĩa là họ không quá hài lòng với chương trình thí điểm (xem phía bên trái Hình 14). Nói chung, những người nông dân đã từng có yêu cầu đền bù thì ít hài lòng hơn đáng kể với chương trình bảo hiểm (t-test p <0.00). Thêm vào đó, trong số những người nông dân đã từng khiếu nại, những người đã được thanh toán xếp hạng chương trình bảo hiểm

Hơi lo ngại rủi ro Rất lo ngại rủi ro

12.61 11.718.11

Thích rủi ro

Phần

tră

m

Rủi ro trung tính Không đồng nhất0

12.5

25

37.5

50

45.35

22.22

Page 56: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

54

cao hơn 0,7 điểm. Mức độ hài lòng có liên quan mật thiết đến thời gian chờ đợi được bồi thường (xem phía bên phải của Hình 14). Hệ số tương quan -0.27 nói lên rằng người nông dân đánh giá chương trình bảo hiểm dựa theo sự chậm trễ trong việc thanh toán.

Hình 14: Mức độ hài lòng với chương trình bảo hiểm

Phần lớn người nông dân xác định lợi ích của chương trình bảo hiểm nằm ở khả năng tái đầu tư trong niên vụ tới (84.4% trong số 167 câu trả lời), cũng như giảm thiểu rủi ro trong công việc này (gần 9%). Lý do chính khiến người nông dân không hài lòng với chương trình là do trên thực tế việc thanh toán bồi thường đã bị trì hoãn quá thời hạn một tháng được ghi trong hợp đồng. Hơn nữa, khi họ được đền bù, họ cũng phải chấp nhận một khoản khấu trừ quá lớn (xem bảng Phụ lục 3). Những lý do đó chiếm khoảng 75% trong tổng số 142 câu trả lời. Một lý do khác cho sự tức giận của người nông dân đối với bảo hiểm nằm ở thực tế là Bảo Minh đã không tôn trọng hợp đồng, đàm phán ngoài hợp đồng đã ký và yêu cầu người nông dân chấp nhận một khoản bồi thường thấp hơn để đổi lấy việc đẩy nhanh qúa trình đền bù. Điều này dẫn đến cảm giác bất an không chắc chắn và do đó, giảm đáng kể niềm tin trong dân đối với công ty bảo hiểm.

Tuy nhiên, lý do chính người nông dân không mua bảo hiểm nữa lại là do việc chương trình thí điểm kết thúc. Điều này cho thấy người dân vẫn có nhu cầu đối với bảo hiểm và hoàn toàn nhận thức được lợi ích của nó. Tuy nhiên, cách thức chương trình này được thực hiện và xử lý đã tạo ra sự bất mãn đối với người tham gia. Điều thú vị là, một phần lớn những nông dân chưa bao giờ mua bảo hiểm (khoảng 45% các câu trả lời) nói rằng họ không mua vì không có thông tin về chương trình. Tất cả điều này cho thấy nhu cầu về bảo hiểm vẫn còn cao và nông dân sẽ tham gia nếu họ có cơ hội.

5.2. Nuôi tôm quảng canh tại rừng ngập mặn

5.2.1. Mô tả tổng quan

Rừng Kiến Vàng có tổng diện tích 9.869 ha, trong đó có 2.980 ha rừng phòng hộ, 4.191 ha rừng phòng hộ đầy đủ và 2.689 ha rừng sản xuất. Có tổng số 804 hộ gia đình nuôi tôm quảng canh trên tổng diện tích 4,231 ha. Tại xã An Viễn Đông có 2.280 hộ gia đình, chủ yếu nuôi tôm quảng canh trên diện tích 6,188 ha. Rừng Nhưng Miên có 2.670 hộ nuôi tôm, sở hữu trung bình từ 2 đến 6 ha đất nông nghiệp. Rừng ngập mặn chiếm khoảng 50% diện tích khu vực. Có 140 hộ gia đình đã được chứng nhận nuôi tôm hữu cơ và 740 hộ gia đình khác hiện đang trong quá trình xin chứng nhận.

50

37.5

25

12.5

02 3 4Không

hài lòng

Phần

trăm

Thán

g

Rấthài lòng

2 3 4Không hài lòng

Rấthài lòng

7

5.25

3.5

1.75

0

Page 57: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

55

Mặc dù trên lý thuyết tất cả các nông dân tại đây đều thực hành nuôi tôm hữu cơ, họ không bao giờ sử dụng hóa chất hoặc thức ăn công nghiệp trong qua trình canh tác, chứng nhận tôm hữu cơ chỉ bắt đầu được cung cấp từ năm 2010. Để có đủ điều kiện nhận được chứng nhận này, người nông dân cần phải chứng minh được ít nhất 60% diện tích đất của họ là rừng ngập mặn. Họ cũng cần phải mua con giống từ các trại giống riêng biệt.

Khi người nông dân đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, họ có thể bắt đầu xin chứng nhận. Họ sẽ không phải trả thêm bất cứ khoản phí nào trong qúa trình xin. Ngoài ra, còn có rất nhiều lợi ích khác từ việc có chứng nhận. Đầu tiên, giá thị trường cho tôm sú hữu cơ luôn cao hơn khoảng 10% so với giá của tôm phi hữu cơ. Thứ hai, những hộ được chứng nhận có cơ hội tham gia các hội thảo đào tạo kỹ thuật thường xuyên và việc tham gia của họ còn được khuyến khích bằng tài chính. Thứ ba, mỗi hộ tham gia còn được trợ giúp xây dựng nhà vệ sinh miễn phí. Cuối cùng, người nông dân được đảm bảo về đầu ra, nhu cầu và giá cả thị trường khi họ chỉ bán tôm thu hoạch được cho các công ty chế biến chuyên biệt.

Mặc dù người nông dân luôn biết về lợi ích của việc có một diện tích rừng ngập mặn lớn (giảm nguy cơ tôm bệnh cũng như giá gỗ luôn tăng cao), họ luôn luôn được khuyến khích để duy trì và mở rộng diện tích rừng trên đất của họ bằng việc nhận được 6 % giá thị trường của gỗ thu hoạch được. Để rừng phát triển đến lúc có thể thu hoạch được cần mất từ 12 đến 15 năm, do đó người nông dân nhận được một khoản thanh toán trước 6% giá trị cho mỗi năm trồng rừng.

5.2.2. Khả năng áp dụng của Chương trình Bảo hiểm

Về tiềm năng mở rộng phạm vi của chương trình bảo hiểm đối với các hộ nuôi tôm rừng ngập mặn quảng canh, từ các cuộc phỏng vấn chúng tôi có thể thấy nông dân thực sự nhận thức được lợi ích từ bảo hiểm nhưng không sẵn sàng trả tiền để tham gia. Điều này xuất phát chủ yếu từ một thực tế là rủi ro trong nuôi quảng canh thấp hơn đáng kể so với hình thức nuôi thâm canh. Thay vì có thời gian nuôi thả rõ ràng, người nuôi quảng canh thả con giống hàng tháng và thu hoạch tôm ngay khi đủ lớn. Tôm chết thường không lây nhiễm ra toàn bộ ao và do đó không tạo ra nguy cơ cao như trong hình thức nuôi thâm canh.

Người nông dân cũng có thể làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh bằng cách duy trì và không ngừng phát triển các rừng ngập mặn, một điều vô cùng có lợi cho sự phát triển lành mạnh của tôm. Hơn nữa, người nuôi thường đa dạng hóa mùa vụ của mình bằng cách cùng lúc nuôi tôm sú và tôm “tự nhiên”, nghĩa là tôm có sẵn trong môi trường mà không phải thả giống.

Thông thường, nông dân cải tạo ao nuôi mỗi năm một lần trong khoảng hai tháng. Vì việc này tương đối tốn kém (khoảng 20 triệu đồng cho mỗi lần cải tạo), những người có thu nhập thấp ở mùa trước cần phải vay tiền từ các thành viên gia đình hoặc từ ngân hàng. Để nhận được một khoản vay chính thức từ ngân hàng, họ sẽ phải nộp sổ xanh. Hầu hết những người chúng tôi phỏng vấn không nhận lại được sổ xanh của mình từ ngân hàng. Điều này cho thấy người nông dân gặp nhiều hạn chế trong việc tiết kiệm tiền, hoặc là họ không nhận thấy sự cần thiết tức thời của việc có các giấy tờ pháp lý đất đai. Nông dân cho biết lợi ích chính họ thấy được trong việc có bảo hiểm là để chi trả cho việc cải tạo ao (đặc biệt là sau một đợt dịch bệnh bùng phát).

Theo Ban quản lý lâm nghiệp và người nông dân, việc dịch bệnh bùng phát có quan hệ mật thiết với chất lượng nước (do sự tăng nhanh số lượng hộ nuôi thâm canh và nhà máy công nghiệp trong khu vực), chất lượng giống xấu và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, dịch bệnh cũng có thể tăng theo tỷ lệ thuận với việc gia tăng diện tích rừng ngập mặn nếu nông dân không làm sạch ao khỏi lá cây một cách cẩn thận. Vì vậy, người nông dân cần phải đảm bảo rằng các tán cây rừng không phát triển quá dày đặc. Để

Page 58: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

56

20 Tuy nhiên, những người được hỏi cũng cho biết là họ sẵn sàng tham dự các buổi tập huấn dù không nhận được tiền, hoặc thậm chí là nếu họ phải trả tiền, bởi vì họ nhận thức được lợi ích của các buổi này.

thành công, họ cần phải giữ cho bờ ao sạch lá và thường xuyên đào đất để đảm bảo đủ lượng thức ăn tự nhiên. Do đó, việc nắm vững kỹ thuật quản lý ao nuôi và kiến thức để giữ ao sạch sẽ là vô cùng quan trọng đối với công tác phòng chống dịch bệnh cho tôm, trong khi duy trì một khu vực rừng ngập mặn đủ lớn cho phép nông dân nhận được chứng chỉ hữu cơ.

Mặc dù trên thực tế người nuôi tôm quảng canh có thể có nhu cầu thiết thực đối với bảo hiểm, để thực hiện việc này một cách có hiệu quả vẫn sẽ còn khó khăn. Phần lớn các hộ này đều ở những vùng sâu vùng xa nên việc giám sát – vốn đã khó khăn đối với các hộ thâm canh - sẽ cần đầu tư lớn, cả về nhân lực và thời gian.

5.2.3. Tác động của Chứng nhận

Tất cả những hộ đã được chứng nhận đều công nhận tác động tích cực mang lại từ việc làm này. Mặc dù nuôi tôm quảng canh cải tiến có thể mang đến tỷ suất lợi nhuận cao hơn, người nông dân hiểu được lợi ích của chứng nhận nuôi tôm hữu cơ được chủ yếu đến từ các khoá đào tạo kiến thức bổ sung cũng như hỗ trợ từ các đối tác trong việc đảm bảo đầu vào và đầu ra. Tất cả các nông dân chúng tôi đã phỏng vấn đều báo cáo một mức thu nhập cao hơn kể từ khi họ tham gia chương trình. Có thể có những lý do khác nhau cho điều này, và sẽ cần phải được điều tra thêm:

1. Ngày khi người nông dân nhận được chứng chỉ nuôi tôm hữu cơ, họ phải tiến hành mua con giống tại trại giống nhất định chuyên cung cấp giống hữu cơ. Những trại giống này được giám sát bởi chương trình SNV, chương trình chủ quản của việc cấp chứng chỉ. Do đó, có khả năng là nguồn giống tốt hơn đã giúp giảm nguy cơ mất mùa, từ đó tăng thu nhập.

2. Những hộ được chứng nhận có cơ hội tham gia các buổi tập huấn thường xuyên, từ đó học hỏi thêm nhiều kỹ thuật giúp nâng cao phương thức canh tác. Các buổi tập huấn này diễn ra hàng tháng. Để đảm bảo tham gia đầy đủ, người dân thường được khuyến khích bằng tiền mặt khi có mặt.20 Một lợi ích nữa của các buổi tập huấn này là sẽ giúp nông dân cố gắng duy trì ao đầm hơn, do họ có hiểu biết tốt hơn về lợi ích của việc quản lý ao hiệu quả. Cuối cùng, những buổi tập huấn này có thể giúp tăng cường trao đổi kinh nghiệm giữa những người nông dân, nâng cao hiệu quả sản xuất.

3. Để được chứng nhận là một thành viên nuôi tôm hữu cơ, người nông dân cần phải duy trì một cuốn nhật ký canh tác, trong đó họ ghi lại tất cả các phương pháp xử lý ao và thả giống. Tổ chức cấp chứng nhận thường xuyên kiểm tra cuốn nhật ký này để đảm bảo người dân tuân theo các quy định. Điều này có thể giúp làm giảm nguy cơ mất mùa do những sai lầm trong quản lý.

4. Công ty chế biến trả giá cao hơn 10% đối với tôm hữu cơ được chứng nhận, cũng có nghĩa là lợi nhuận cho người nông dân tăng cao hơn do chi phí sản xuất thấp hơn nhiều (giống hữu cơ có thể là đắt hơn giống thường nhưng các chi phí khác lại thấp hơn nhiều). Để tránh rủi ro đạo đức, người nông dân chỉ nhận được số tiền thưởng 10% này sau khi sản phẩm đã được kiểm tra và phê duyệt về chất lượng.

Page 59: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

57

Những người nông dân chưa được chính thức công nhận là người nuôi tôm hữu cơ theo tiêu chuẩn đề ra có vẻ như cũng đánh giá cao chương trình như những người nông dân đã công nhận. Tuy nhiên, họ tỏ ra lo lắng về yêu cầu mua giống hữu cơ chỉ để đạt được chứng nhận. Họ lo sợ rằng giá con giống cao hơn sẽ tác động tiêu cực tới lợi nhuận họ nhận được, qua đó cản trở công việc kinh doanh. Tuy nhiên, họ cũng rất hứng thú với khả năng tiếp cận các cơ hội kinh doanh mới thông qua việc được cấp giấy chứng nhận. Ngoài ra họ đề cao việc có cơ hội để tham gia các khóa đào tạo bổ sung và được giúp xây một nhà vệ sinh miễn phí.

Tóm lại, có vẻ như chứng nhận hữu cơ trong trường hợp này đã trở thành (hoặc thay thế) một hình thức bảo hiểm chính thức, theo đó nó đã giúp người nông dân giảm thiểu rủi ro mất mùa bằng cách giúp họ tiếp cận được với nguồn con giống tốt hơn cũng như tập huấn nâng cao kỹ năng. Thêm vào đó, tổ chức chứng nhận cũng giúp thành viên tiếp cận được một hệ thống đối tác đảm bảo cho đầu vào và đầu ra của sản phẩm, luôn giúp người dân giám sát và đánh giá từng quy trình sản xuất. Do đó, tổ chức này cũng có thể được xem như một Hợp tác xã, mang đến những dịch vụ tương tự cho nông dân.

5.3. Thực nghiệm Kinh tế

5.3.1. Thực nghiệm Đầu tư

Trong Thực nghiệm Đầu tư, người tham gia quyết định với số tiền ban đầu của mình, họ muốn đầu tư bao nhiêu vào lựa chọn an toàn và bao nhiêu vào lựa chọn rủi ro. Quyết định đầu tư bị ảnh hưởng rất nhiều bởi sở thích và thái độ rủi ro của người chơi. Một cá nhân thích rủi ro sẽ đầu tư với tỷ lệ cao hơn vào các tài sản rủi ro, trong khi đó người không thích rủi ro sẽ thận trọng hơn và đầu tư một phần nhỏ hơn vào các lựa chọn này.

Quyết định đầu tư với bảo hiểm chính thức và không chia sẻ rủi roMức độ lo ngại rủi ro tương đối cao như đã được mô tả trong Mục 5.1.5 được phản ánh sâu hơn trong các quyết định đầu tư tại phần này. Như đã nói trước đây, thu nhập dự kiến từ việc đầu tư vào tôm tím vẫn không đổi (10 đơn vị) đối với chương trình bảo hiểm khác nhau. Trong tình huống tiêu chuẩn khi mà không có bảo hiểm chính thức (nhận được 20 tôm trong trường hợp không bệnh và 0 tôm trong trường hợp có bệnh), người tham gia đầu tư 36% tài sản ban đầu họ có vào tôm tím (tôm rủi ro). Trong thực nghiệm này, tôm rủi ro được thiết kế giống như một khoản đầu tư rủi ro cao nhưng năng suất cao, là một lựa chọn tối ưu so với tôm an toàn (do nó mang lại lợi nhuận kỳ vọng cao hơn (10 đơn vị) so với tôm xanh có lợi nhuận kỳ vọng là 8,5 đơn vị). Quyết định đầu tư trong kịch bản đầu tư tiêu chuẩn cho ta thấy một tình huống trong đó người nông dân sẵn sàng từ bỏ thu nhập dự kiến cao cho một khoản đầu tư ít lợi nhuận, nhưng cũng ít rủi ro hơn.

Việc đưa các hình thức bảo hiểm từ phạm vi nhỏ đến phạm vi lớn vào như đã mô tả ở trên giúp khuyến khích người tham gia chấp nhận rủi ro. Họ đã tăng tỷ đầu tư vào các tài sản rủi ro lên 44% đối với phạm vi bảo hiểm nhỏ, 50% đối với phạm vi bảo hiểm vừa, và 60% đối với phạm vi bảo hiểm lớn. Do đó, bảo hiểm dường như đã đóng vai trò như là một công cụ xúc tiến đầu tư trong thực nghiệm này. Tuy nhiên, sự gia tăng tỷ trọng đầu tư vào các tài sản rủi ro vẫn nhỏ hơn so với việc giảm biến thể do tăng phạm vi bảo hiểm. Điều này có nghĩa là xu hướng lo ngại rủi ro vẫn còn đó và ảnh hưởng đến quyết định đầu tư. Người nông dân sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao hơn (trong các khoản đầu tư có lợi nhuận) khi họ được bảo hiểm, nhưng tỷ lệ thì giảm dần. Ví dụ, đầu tư vào tôm tím chỉ tăng 18% khi mức giảm số tiền chi trả là 51% với việc chuyển từ không có bảo hiểm đến phạm vi bảo hiểm thấp.

Page 60: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

58

Ngoài các hiệu ứng tích cực của bảo hiểm đối với việc khuyến khích người tham gia chấp nhận nhiều rủi ro hơn, chúng ta có thể thấy một cách rõ ràng là họ vẫn tiếp tục đa dạng hoá rủi ro bằng cách đầu tư 40% vào các lựa chọn đầu tư an toàn trong kịch bản với phạm vi bảo hiểm lớn. Điều này cho thấy công ty bảo hiểm sẽ không phải đối mặt với nguy cơ đến từ những khách hàng có độ chấp nhận rủi ro rất cao, nếu họ quyết định cung cấp bảo hiểm có phạm vi lớn. Khi so sánh phát hiện này với các đặc điểm hộ gia đình, chúng tôi cũng thấy rằng 64% nông dân đa dạng hóa thu nhập bằng cách áp dụng cả hai hình thức thâm canh và quảng canh (xem Mục 5.1.2).

Quyết định đầu tư với bảo hiểm chính thức và chia sẻ rủi roTrong bước tiếp theo, chúng tôi thêm các tình huống chia sẻ rủi ro và yêu cầu những người tham gia lặp lại các quyết định đầu tư của mình, với sự khác biệt duy nhất là họ sẽ chia sẻ rủi ro của các khoản đầu tư của mình với một đối tác không rõ danh tính.21 Các lựa chọn đầu tư được giữ nguyên, không khác với trường hợp không chia sẻ rủi ro. Trung bình, những người tham gia đầu tư 37% vào tài sản rủi ro trong trường hợp không có bảo hiểm chính thức mà chỉ có chia sẻ rủi ro (so với 36% trong trường hợp không chia sẻ rủi ro).

Việc đưa các hình thức bảo hiểm từ phạm vi nhỏ đến phạm vi lớn vào, như đã mô tả ở trên, giúp khuyến khích việc chấp nhận rủi ro. Người chơi tăng tỷ lệ đầu tư vào các tài sản rủi ro lên 44% đối với bảo hiểm có phạm vi nhỏ, 53% đối với bảo hiểm có phạm vi vừa, và 61% đối với bảo hiểm có phạm vi lớn. Ngay cả trong trường hợp này, với chia sẻ rủi ro, bảo hiểm cũng vẫn hoàn thành vai trò của nó như một công cụ xúc tiến đầu tư.

Tóm lại, chúng ta có thể nói rằng việc chia sẻ rủi ro giữa các nông dân không có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định đầu tư. Những quan ngại về sự gia tăng rủi ro đạo đức khi nâng cao phạm vi bảo hiểm thiệt hại, bằng bảo hiểm chính thức cũng như chia sẻ rủi ro không chính thức, là không có cơ sở, dựa trên các kết quả từ thực nghiệm này.

Hình 15: Đầu tư vào tôm tím

21 Việc người tham gia không biết đối tác của họ là ai giúp chúng ta xác định những thay đổi trong sở thích của họ mà không cần phải kiểm soát những sai lệch hành vi phát sinh từ việc họ biết nhau, vì nếu hai người nông dân biết nhau họ có thể hành xử khác đi so với khi họ không biết nhau.

Không bảo hiểm Phạm vi bảo hiểm thấp

không chia sẻ rủi ro chia sẻ rủi ro

Phạm vi bảo hiểm vừa Phạm vi bảo hiểm cao

Phần

trăm

70

52.5

35

17.5

0

36 37

44 44

5053

60 61

Page 61: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

59

5.3.2. Mức độ sẵn sàng chi trả

Nếu không có chia sẻ rủi ro, trung bình, người chơi sẵn sàng trả 11 đơn vị trong trường hợp phạm vi bảo hiểm nhỏ (55% số tiền được phép), 12 đơn vị (60%) trong trường hợp bảo hiểm vừa và 14 đơn vị (70%) cho phạm vi bảo hiểm lớn. Mức sẵn sàng chi trả tăng lên khi mức độ bảo hiểm tăng lên, nhưng nó tăng với một tỷ lệ thấp hơn so với sự gia tăng của phạm vi bảo hiểm. Điều này cho thấy mức độ sẵn sàng chi trả cho bảo hiểm không quá co giãn theo giá.

Hình 16: Mức sẵn sàng chi trả của nông dân

Với chia sẻ rủi ro không chính thức, trung bình, người tham gia tăng mức sẵn sàng chi trả lên một đơn vị. Do đó, họ sẵn sàng trả trung bình 12 đơn vị (60%) cho bảo hiểm nhỏ, 13 đơn vị (65%) cho bảo hiểm vừa và 15 đơn vị (75%) cho bảo hiểm lớn. Điều này cho thấy giá trị của bảo hiểm chính thức thậm chí còn cao hơn một chút với sự tồn tại của chia sẻ rủi ro không chính thức. Điều đó chỉ ra rằng bảo hiểm chính thức và chia sẻ rủi ro không chính thức có thể bổ sung cho nhau và không ảnh hưởng đến sự tồn tại của nhau.

Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là các kết quả từ thực nghiệm này không thể được áp dụng một cách máy móc vào trong thực tế. Các kết quả này không nói lên rằng người dân sẽ sẵn sàng trả 75% tài sản của họ cho bảo hiểm có phạm vi lớn, thay vào đó nó nói lên rằng họ sẵn sàng chấp nhận trả một cái giá cao hơn để chuyển từ một bảo hiểm có phạm vi vừa sang một bảo hiểm có phạm vi lớn.

5.3.3. Thực nghiệm Nhu cầu Sản phẩm

Từ thực nghiệm này, chúng ta có thể nói rằng 37% người tham gia coi lịch trình bồi thường B là lịch trình bồi thường mà họ ưa thích nhất. Lịch trình này được ưa thích hơn lịch trình A một chút (32%). So với lịch trình A, lịch trình B chuyển việc bồi thường 10% trong giai đoạn 51-60 ngày lên giai đoạn 0-10 ngày. Điều này rất phù hợp với bằng chứng trong các cuộc phỏng vấn định lượng rằng người nuôi tôm phàn nàn về việc bảo hiểm không bồi thường trong vòng 10 ngày đầu tiên của chu kỳ nuôi tôm.

Điều đó cũng cho thấy rằng khi người nông dân phải cân nhắc giữa việc bồi thường vào cuối chu kỳ và việc bồi thường vào đầu chu kỳ, họ muốn được bồi thường vào đầu chu kỳ hơn. Này phù hợp với một thực tế rằng có rất ít bất đồng về việc giảm mức bồi thường sau ngày 59 trong QĐ 1042. Hình 17 cho thấy kết quả phân tích lựa chọn rời rạc giữa các hợp đồng bảo hiểm.

Phạm vi bảo hiểm thấp

Mức sẵn sàng chi trả Mức sẵn sàng chi trả + chia sẻ rủi ro

Phạm vi bảo hiểm vừa Phạm vi bảo hiểm cao

Đơn

vị

15

11.25

7.5

3.75

0

11 12 12 13

14 15

Page 62: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

60

Hình 17: Mức độ ưu ái của nông dân đối với các lịch trình bảo hiểm

Bảng 20 cho ta thấy lịch trình bồi thường nào người nông dân không thích nhất, trong tương quan với lịch trình mà họ thích nhất. Ví dụ, 20% số người xếp lịch trình B hạng cao nhất đã xếp lịch trình A hạng thấp nhất. Từ bảng này, chúng ta có thể thấy rằng phần lớn người được hỏi xếp lịch trình C thấp nhất bất kể lịch trình mà họ thích là lịch trình nào. Trong cả bốn lịch trình, có ít người xếp lịch trình B ở vị trí cuối cùng nhất. Về tổng thể, hầu hết nông dân xếp lịch trình C ở vị trí thấp nhất, do lịch trình này không bồi thường tổn thất trước 20 ngày.

Bảng 20: Lịch trình được thích nhất vs. không được thích nhất

Bảng 21 tìm ra thay đổi trong xác suất mà người tham gia sẽ mua bảo hiểm khi hợp đồng hiện trạng, với phí bảo hiểm 10%, tiến độ bồi thường A, khấu trừ 30% và đền bù cải tạo ao 0%, được thay đổi theo từng thành tố. Các hệ số trong cột đầu tiên chỉ ra sự thay đổi, cột 2 mô tả sai số. Cột 3 và 4 cho thấy mức độ ý nghĩa thống kê.

Từ bảng này, chúng ta có thể thấy rõ ràng khả năng mua bảo hiểm giảm như thế nào khi phí bảo hiểm tăng (xác suất mua bảo hiểm giảm 6,7% khi phí bảo hiểm tăng lên 12,5%, cho đến mức giảm gần 20% khi phí bảo hiểm tăng lên 17,5%). Tuy nhiên, những số liệu này cần được hiểu trong một bối cảnh rộng hơn. Người nông dân phản ứng nhiều hơn với sự thay đổi trong tỷ lệ khấu trừ, nhiều hơn so với sự thay đổi trong phí bảo hiểm. Trong thực nghiệm này, việc giảm tỷ lệ khấu trừ xuống đến 20% đã dẫn đến 33% gia tăng trong việc mua bảo hiểm. Hơn nữa chúng ta cũng có thể thấy rõ rằng sự gia tăng trong tỷ lệ mua bảo hiểm đến từ việc được đền bù chi phí cải tạo ao cao hơn so với mức giảm trong tỷ lệ mua bảo hiểm đến từ việc tăng phí bảo hiểm. Nếu được đền bù 50% chi phí cải tạo ao, tỷ lệ người nông dân sẵn sàng mua bảo hiểm sẽ tăng lên 34%.

Cuối cùng, chúng ta có thể thấy rằng lịch trình B là lịch trình bồi thường duy nhất được ưa thích hơn lịch trình A. Nếu lịch trình B được sử dụng trong hợp đồng bảo hiểm thay vì lịch trình A, tỷ lệ người nông dân sẵn sàng mua bảo hiểm tăng lên 22%.

Không được thích nhất

Được thích nhất A B C D

A 0% 21% 39% 39%

B 20% 0% 44% 36%

C 39% 20% 0% 41%

D 36% 20% 44% 0%

Page 63: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

61

Bảng 21: Tổng quan thực nghiệm Nhu cầu Sản phẩm

Coefficient(1)

Std. Err.(2)

z(3)

P>|z|(4)

Thay đổi tỷ lệ phí

Phí BH giảm xuống 7.5% 0,067 (0,015) 4,57 0

Phí BH tăng lên 12.5% -0,067 (0,015) -4,57 0

Phí BH tăng lên 15% -0,133 (0,029) -4,61 0

Phí BH tăng lên 17.5% -0,197 (0,042) -4,68 0

Thay đổi mức khấu trừ

Giảm xuống 20% 0,328 (0,044) 7,44 0

Tăng lên 40% -0,206 (0,062) -3,3 0,001

Thay đổi đền bù cải tạo ao

Đền bù chi phí cải tạo ao 50% 0,339 (0,052) 6,54 0

Đền bù chi phí cải tạo ao 100% 0,620 (0,046) 13,59 0

Thay đổi lịch trình đền bù

Đổi sang lịch trình B 0,221 (0,058) 3,81 0

Đổi sang lịch trình C -0,161 (0,055) -2,9 0,004

Đổi sang lịch trình D -0,163 (0,051) -3,17 0,002

Tiện ích của BH(1)

SD(2)

Phí bảo hiểm (N VND) -0.0002*** (0.0000)

Lịch trình bồi thường B 0.4502*** (0.1221)

Lịch trình bồi thường C -0.3246*** (0.1137)

Lịch trình bồi thường D -0.3288*** (0.1055)

Mức khấu trừ 20% 0.6812*** (0.0987)

Mức khấu trừ 40% -0.4170*** (0.1302)

Đền bù chi phí cải tạo đầm 50% 0.7063*** (0.1172)

Đền bù chi phí cải tạo đầm 100% 1.4491*** (0.1480)

Constant 0.0821 (0.0840)

Tổng số 4,368

Ghi chú: Biến phụ thuộc: Tiện ích của BH. Các hệ số cho thấy những thay đổi trong tiện ích khi có những thay đổi trong hợp đồng BH chuẩn với phí bảo hiểm 10% = 2.920.000 đồng, tiến độ bồi thường A, khấu trừ 30% và tỷ lệ đền bù chi phí cải tạo ao là 0%.

Để bổ sung thêm cho việc phân tích sở thích của nông dân đối với các chương trình bảo hiểm khác nhau, chúng tôi chuyển phương thức tính toán, từ việc tìm sự thay đổi trong xác suất mua bảo hiểm sang tìm sự thay đổi trong mức độ hài lòng (utility) của nông dân, dựa trên các biến. Giả sử một mức độ hài lòng ban đầu với chương trình bảo hiểm cơ bản như mô tả ở trên, cột 1 trong Bảng 22 cho thấy những thay đổi trong sự hài lòng của người nông dân so với mức ban đầu. Chúng ta có thể thấy rằng nếu phí bảo hiểm tăng lên 1000 đồng, sự hài lòng (utility) của người nông dân giảm 0.002. Một lần nữa, từ đây chúng ta có thể rút ra kết luận rằng mức độ hài lòng của người nông dân có thể được tăng lên ngay cả khi phí bảo hiểm tăng, nếu như các lợi ích khác như đền bù chi phí cải tạo ao được thêm vào.

Bảng 22: Tác động của các thành tố bảo hiểm lên mức độ hài lòng của người nông dân22

22 Số lượng mẫu này xuất phát từ thực tế là chúng ta có một lựa chọn cho mỗi khả năng, tức là 6 lựa chọn giữa 2 khả năng khác nhau = 12 người tham gia = 12 x 364 = 4368

Page 64: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

62

06606Thảo luận

Page 65: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

63

Báo cáo này là như một phần nghiên cứu hợp tác giữa Cơ quan phát triển Đức (GIZ) và Trường Đại học Việt-Đức (VGU), nhằm đánh giá chương trình bảo hiểm thí điểm theo chủ trương của chính phủ tại tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2011-2013.

Để đánh giá tác động và thành công của các chương trình bảo hiểm thí điểm, và cũng để điều tra về nhu cầu chung của bảo hiểm tôm tại tỉnh Cà Mau, chúng tôi tiến hành một nghiên cứu thực địa với một mẫu ngẫu nhiên gồm 389 nông dân nuôi tôm thâm canh. Nghiên cứu được tiến hành theo bốn giai đoạn khác nhau từ tháng giêng đến tháng tư năm 2014, áp dụng các phương pháp phỏng vấn và khảo sát định tính và định lượng, cùng với các phương pháp thực nghiệm để tìm ra hành vi và sở thích của người nông dân. Báo cáo này tóm tắt lại những phát hiện chính của nghiên cứu và đưa ra những khuyến nghị về cách cải thiện chương trình thí điểm này, hòng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người nông dân cũng như đảm bảo lợi nhuận cho công ty bảo hiểm. Báo cáo này mô tả môi trường hoạt động chung của người nuôi tôm thâm canh tại tỉnh Cà Mau, cung cấp thêm hiểu biết về các đặc điểm của người nông dân và cách thức quản lý trang trại của họ, đồng thời cũng chỉ ra thái độ, hành vi và sở thích của họ đối với các rủi ro trong công việc nuôi tôm.

Mặc dù bằng chứng từ khảo sát sơ bộ cho thấy sự bất mãn của người nông dân với chương trình bảo hiểmthí điểm – điều này được củng cố thêm bởi kết quả định lượng của cuộc khảo sát hộ gia đình - chúng ta không thể bỏ qua tầm quan trọng của việc tiếp tục chương trình này để phục vụ cho sự phát triển trong tương lai của khu vực. Do phần lớn người nông dân được phỏng vấn rất không thích rủi ro về tài chính, họ cũng thừa nhận việc nuôi tôm là một ngành kinh doanh rủi ro. Vì vậy, họ có mức sẵn sàng chi trả tương đối cao cho bảo hiểm để giảm thiểu nguy cơ từ việc mất mùa. Ngoài ra, việc có bảo hiểm (trong tình huống khá trừu tượng) cũng cho thấy một tác động tích cực đến quyết định đầu tư vào các tài sản có lợi nhuận. Do đó, một chương trình bảo hiểm được thiết kế tốt có thể có hiệu quả lớn, giúp tăng cường việc đầu tư có lợi nhuận, qua đó làm tăng sự giàu có chung của cả vùng.

6.1. Thảo luận về các kết quả chính

Page 66: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

64

Người nông dân đặc biệt chú trọng đến việc được bảo hiểm vào giai đoạn đầu của mùa vụ, khi tôm còn qúa nhỏ để bán. Hơn nữa, phần lớn người nông dân sẵn sàng trả phí bảo hiểm cao hơn để nhận được một bảo hiểm có phạm vi đền bù lớn hơn. Cuộc khảo sát cũng đồng thời chỉ ra người nông dân cũng có nhu cầu bao gồm chi phí cải tạo đầm sau khi mất mùa vào trong phạm vi bảo hiểm. Tóm lại, chúng ta có thể nói rằng phần lớn người nông dân coi trọng việc giảm tỷ lệ khấu trừ và bao gồm chi phí cải tạo đầm hơn là phí bảo hiểm.

Mặc dù bằng chứng đã cho thấy nông dân vẫn sẽ mua bảo hiểm nếu có thể, mức độ không hài lòng của họ với chương trình hiện tại cho thấy những bất cập lớn cần được cải thiện nếu chương trình muốn phát triển và mở rộng ra các khu vực khác. Điều quan trọng là, sự không hài lòng này xuất phát chủ yếu từ việc điều hành quản lý của chương trình, hơn là từ bản thân hợp đồng bảo hiểm. Do thiếu nguồn nhân lực để giám sát, tập huấn và kiểm tra, cùng với những thay đổi thường xuyên trong thủ tục bảo hiểm (ví dụ như lịch trình bồi thường và các yêu cầu), số tiền bồi thường đã không được chi trả trong thời hạn 1 tháng quy định mà thường mất trung bình 6 tháng. Vì lý do này, những người đã từng yêu cầu bồi thường lại càng bất mãn hơn với chương trình thí điểm.

Từ năm 2010, hình thức nuôi thâm canh đã phát triển rất nhanh và thậm chí đã vượt ra ngoài cả khu vực được quy hoạch. Lý do chính cho sự gia tăng nhanh chóng này là do những câu chuyện thành công từ những người nuôi trước đó, cộng với lợi nhuận tương đối lớn hình thức canh tác này. Chi cục Nuôi trồng thủy sản tin rằng sự gia tăng này đã đặt thêm gánh nặng lên cơ sở hạ tầng vốn đã mong manh của họ. Những người nông dân mới này thường thiếu những kỹ năng và kinh nghiệm canh tác quan trọng. Với nguồn nhân lực vố dĩ đã mỏng, Chi cục không thể xử lý được với số lượng ngày càng tăng những người nông dân cần tập huấn và giúp đỡ.

Từ các cuộc phỏng vấn định tính, chúng tôi nhận thấy đại diện các ban ngành đều tin tưởng vào lợi ích của HTX đối với người nuôi tôm. Tuy nhiên, tác động của các tổ chức bán chuyên nghiệp này vẫn còn yếu vì chỉ có một phần nhỏ số nông dân hiện là thành viên. Dựa trên kinh nghiệm có được với các HTX hiện có, các đại diện đều nói rằng các tổ chức này rất có lợi cho sự phát triển của ngành nuôi tôm. Điều này chủ yếu là do việc nâng cao khả năng tiếp cận kiến thức từ các chương trình tập huấn thường xuyên, cùng việc chia sẻ kinh nghiệm giữa các thành viên về kỹ thuật canh tác, tiếp cận vốn, và chất lượng đầu vào (giống, hóa chất và thức ăn). Hơn nữa, những HTX làm ăn đáng tin cậy còn có thể giúp nông dân tiếp cận nguồn vốn đầu tư mà họ còn thiếu. Vì vậy, vai trò của HTX nên được tăng cường trong tương lai tăng nguồn lực, giúp các Chi cục giám sát và đào tạo nông dân một cách có hiệu quả.

Mặc dù tình đoàn kết cộng đồng giữa những người nuôi tôm thâm canh là khá cao, khi mà phần lớn đều sẵn sàng đầu tư một nguồn lực đáng kể của mình vào lợi ích chung, nguy cơ tiềm ẩn của việc lợi dụng người khác (free riding) là vẫn còn và cần phải được giới hạn thông qua các chương trình giám sát chặt chẽ. Hành vi cơ hội của một số ít có thể ảnh hưởng xấu đến toàn bộ cộng đồng và thậm chí gây nguy hiểm cho sự phát triển bền vững của toàn vùng, thể hiện qua việc quản lý chất thải không chuyên nghiệp và không xử lý ao bị nhiễm bệnh. Với việc các thành viên của HTX thường luôn tuân theo các hướng dẫn chính thức tốt hơn, chúng ta có thể xem xét việc tăng tính tuân thủ thông qua việc phối hợp với các HTX (trong việc giám sát và tập huấn) một cách chính thức (từ cấp độ chính quyền).

Với thông tin từ các cuộc phỏng vấn định tính với người nuôi tôm rừng ngập mặn đã được chứng nhận và chưa được cấp chứng nhận, chúng tôi nhận thấy tác động rất lớn của việc cấp giấy chứng nhận. Người nông dân cho biết lợi nhuận của họ đã tăng lên đáng kể với chứng nhận này. Có nhiều lý do cho sự thay đổi tích cực này. Đầu tiên, để được chấp nhận là người nuôi tôm hữu cơ, nông dân cần phải giữ một diện tích tối thiểu 60% rừng ngập mặn trên đất của họ, góp phần cải tạo chất lượng nước và giúp tôm phát triển tốt hơn. Thứ hai, họ được tham gia các khóa tập huấn thường xuyên, giúp làm giảm khả

Page 67: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

65

năng bùng phát dịch bệnh do những sai lầm trong quản lý. Thứ ba, nông dân được tiếp cận với nguồn con giống tốt hơn đến từ các trại giống là đối tác chính thức của tổ chức chứng nhận. Cuối cùng, các công ty chế biến cũng trả một mức giá cao hơn cho tôm hữu cơ, do chúng thường có kích thước lớn hơn so với tôm được nuôi thâm canh bình thường.

6.2. Những hạn chế của nghiên cứu

Để tránh những kỳ vọng sai lệch cũng như những kết luận sai hoặc gây hiểu nhầm, chúng tôi muốn nhấn mạnh một số hạn chế trong phạm vi nghiên cứu của mình. Những hạn chế này một phần xuất phát từ những tình huống không lường trước được do trở ngại địa lý và tỷ lệ người nông dân không tham gia từ giai đoạn đầu tiên và một phần từ bản chất của phương pháp thực nghiệm.

6.2.1. Tiềm ẩn lựa chọn thiên lệch

Như đã đề cập trong phần trước, giai đoạn 1 (FFM) và giai đoạn 4 (Phỏng vấn hộ nuôi tôm quảng canh) của nghiên cứu được tiến hành với một mẫu không ngẫu nhiên. Do hạn chế thời gian, các mẫu này được lựa chọn sẵn bởi đại diện xã, thôn, bản. Do đó, các kết quả từ hai giai đoạn này tiềm ẩn sai lệch và không mang tính đại diện, bởi những người chọn mẫu có nhiều khả năng đã lựa chọn những nông dân thành công để được phỏng vấn. Kết quả của các cuộc phỏng vấn chỉ được sử dụng để thiết kế bảng câu hỏi cho cuộc khảo sát trong giai đoạn tiếp theo và có thể giúp giải thích các kết quả định lượng có được từ cuộc khảo sát và các buổi thực nghiệm.

Trong giai đoạn 2 (Khảo sát hộ gia đình), chúng tôi có một mẫu ngẫu nhiên gồm 389 hộ gia đình, lựa chọn từ danh sách các hộ gia đình nuôi tôm được gửi tới từ chính quyền xã. Do sự hẻo lánh của một số khu vực gây khó khăn cho việc đi lại phỏng vấn, số lượng hộ gia đình được phỏng vấn cho mỗi xã được phân bố không đều (xem Bảng 3). Ban đầu, chúng tôi dự định có phỏng vấn 67 hộ gia đình mỗi xã với tổng cộng 6 xã. Tuy nhiên, do không đạt được chỉ tiêu với một vài xã đầu tiên, chúng tôi đã phỏng vấn nhiều hơn số hộ gia đình ở các xã khác để có thể đạt được tổng số cuối cùng. Chúng tôi nhận ra rằng điều này tiềm ẩn khả năng thiên vị, sai lệch với việc một số xã có nhiều đại diện hơn so với các xã khác. Giai đoạn 3 (thực nghiệm) là phần tiếp theo của giai đoạn 2, và chúng tôi đã dự định mời tất cả những người nông dân mà chúng tôi đã phỏng vấn trong giai đoạn 2 trở lại cho các buổi thực nghiệm. Tuy nhiên, với kinh nghiệm từ giai đoạn trước đó, chúng tôi biết rằng gần như chắc chắn chúng tôi sẽ không thể mời tất cả các đối tượng đã được phỏng vấn quay lại tham gia phần này. Các hộ gia đình ở cách nhau rất xa, nằm rải rác trong một khu vực mà phương tiện đi lại chính là thuyền bè (do đó ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ tham gia việc họ có thể đến được hay không còn phụ thuộc vào thủy triều). Do đó, chúng tôi yêu cầu đại diện xã mời thêm nông dân tham gia để có thể bù đắp cho số người không đến. Những người được mời bổ sung này (86) đã không được chọn ngẫu nhiên và chúng tôi thừa nhận điều này có thể dẫn đến lựa chọn thiên lệch.

6.2.2. Kết quả thực nghiệm và Hiệu lực ngoại suy

Mặc dù giá trị ứng dụng thực tiễn của nghiên cứu thực nghiệm đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu tiến hành trên toàn thế giới (xem Mục 3.3 về Thực nghiệm Kinh tế), điều quan trọng cần lưu ý là các kết quả này không thể được được áp dụng một cách cứng nhắc vào thực tế. Chúng tôi thiết kế một môi trường để nghiên cứu về xu hướng hành vi của người nông dân và để hiểu hơn về sở thích chung của họ đối với chấp nhận rủi ro và các phương thức đối phó (bao gồm cả nhu cầu và mức sẵn sàng chi trả cho bảo hiểm nói chung). Với mức học vấn thấp, độ phức tạp của nghiên cứu, cũng như những ác cảm sẵn có của người nông dân đối với chương trình bảo hiểm, chúng tôi phải cố gắng đơn giản hóa các

Page 68: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

66

thông số để nghiên cứu môi trường đặc biệt này. Mục đích của phần nghiên cứu này không phải là để nhân bản thực tế mà là để có một cái nhìn sâu sắc hơn về các mẫu hành vi và sở thích chung của người nông dân.

Với kết quả của nghiên cứu này, chúng tôi không thể dự đoán hành vi và phản ứng của người nông dân đối với các sự can thiệp trong tương lai. Tuy nhiên, bằng một cách tương đối trừu tượng, chúng tôi có thể đưa ra khuyến nghị về phương thức cải thiện chương trình bảo hiểm để tăng tỷ lệ tham gia và mức độ hài lòng của người dân. Kết quả này, do đó không nói lên rằng người nông dân sẽ sẵn sàng trả 75% tài sản của họ để có được một hợp đồng bảo hiểm có phạm vi lớn, thay vào đó, nó cho thấy nông dân sẵn sàng chấp nhận tăng 10% phí bảo hiểm để có một bảo hiểm có phạm vi lớn thay vì phạm vi đền bù vừa phải. Hoặc như trong Thực nghiệm Lợi ích công, kết quả cũng không nói lên rằng trong thực tế người nông dân sẽ đóng góp 50% tài sản của họ cho cộng đồng. Nó chỉ nói lên rằng nhìn chung, đa số nông dân sẵn sàng đầu tư tài sản riêng vào lợi ích chung, trong khi đó một phần nhỏ khoảng 10% số nông dân sẽ ngồi không hưởng lợi và tận dụng các tiện ích công bất cứ khi nào họ có cơ hội để làm như vậy.

Page 69: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

67

Page 70: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

68

070707Khuyến nghị

Page 71: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

69

Từ các kết quả của cuộc nghiên cứu, với dữ liệu từ hơn 500 nông dân nuôi tôm ở tỉnh Cà Mau chúng tôi có thể đưa ra một vài khuyến nghị nhằm giúp cải thiện hơn nữa chương trình bảo hiểm, đưa chương trình ra khỏi giai đoạn thí điểm và duy trì tính bền vững của nó, mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan.

Cần phải lưu ý rằng, chúng tôi chưa thể đề xuất được một chương trình bảo hiểm cụ thể trước khi có thêm nhiều hơn nữa các cuộc thảo luận với nhà cung cấp bảo hiểm cũng như có thêm dữ liệu chi tiết về hiện trạng của bảo hiểm. Thông qua các kết quả nghiên cứu, chúng tôi có thể xác định được sở thích, thói quen của người tham gi, tuy nhiên, chúng tôi chưa thể đưa ra bất cứ nhận định nào về việc phát hiện nào là thực sự khả thi để có thể áp dụng trong thực tế trước khi có các cuộc thảo luận thêm với bên cung cấp bảo hiểm. Do đó chúng tôi có thể chỉ ra phương hướng mà công ty bảo hiểm và các nhà hoạch định chính sách có thể đi, từ đó giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả chương trình. Trước khi tiến hành một chương trình bảo hiểm mới, chúng tôi chân thành kiến nghị việc tiến hành một chương trình thí điểm nữa, được chuẩn bị một cách thấu đáo nghiêm túc, để thử nghiệm và xem xét tác động của các điều chỉnh. Chúng tôi nghĩ cách tốt nhất để làm điều này là tiến hành một thực nghiệm ngẫu nhiên, trong đó người nông dân được cung cấp các hợp đồng bảo hiểm khác nhau một cách ngẫu nhiên, từ đó chúng ta có thể kiểm tra đối chiếu giữa những hợp đồng này. Giai đoạn thử nghiệm bổ sung này sẽ giúp chúng ta xác định được hợp đồng phù hợp nhất và tránh những nhầm lẫn có thể xảy ra đến từ việc điều chỉnh bổ sung quy định nhiều lần trước khi chương trình bảo hiểm chính thức đi vào hoạt động.

Các khuyến nghị sẽ được chia thành các phần chính sau, cụ thể là khuyến nghị về (i) những thách thức về mặt hành chính của chương trình thí điểm, (ii) tăng cường hợp tác với Hợp tác xã, (iii) lịch trình bồi thường và khó khăn về hợp đồng, và (iv) tính bền vững môi trường. Cuối cùng, chúng tôi sẽ rút ra bài học từ các cuộc phỏng vấn định tính với các hộ nuôi tôm quảng canh rừng ngập mặn, và xem liệu bài học nào có thể áp dụng được cho hộ nuôi thâm canh.

Page 72: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

70

7.1. Những thách thức về mặt hành chính

Như đã được nhấn mạnh trong báo cáo này, sự bất mãn của người dân có nguồn gốc chủ yếu từ việc thiếu thông tin liên lạc giữa các bên, về sự tồn tại của chương trình bảo hiểm nói chung nhưng quan trọng hơn là về những thay đổi trong chi tiết hợp đồng. Do nguồn nhân lực bị hạn chế, sẽ dễ dàng hơn nếu Chi cục và các ban nghành tổ chức các cuộc họp thường xuyên với người nông dân, thay vì xuống tận hộ gia đình. Các cuộc họp này nên được thực hiện ở cấp thôn để giảm chi phí tổ chức và tăng tỷ lệ tham gia của nông dân (tổ chức tại thôn sẽ dễ dàng hơn cho nông dân tham dự do gần hơn và đỡ mất thời gian). Hơn nữa, Chi cục Thú y có thể dùng các cuộc họp này để thu thập thêm thông tin về tình hình dịch bệnh và mất mùa. Điều này sẽ giúp cho công ty bảo hiểm có thể theo dõi nguy cơ mất mùa tại thực địa, giúp họ đưa ra các phương án bồi thường thiệt hại và phí bảo hiểm phù hợp hơn. Việc cải thiện phương thức tìm hiểu về những thách thức mà nông dân phải đối mặt sẽ giúp làm giảm chi phí giám sát, giảm tải khối lượng công việc cho Chi cục Thú y cũng như đại lý bảo hiểm. Để tránh sự hiểu lầm giữa nông dân và công ty bảo hiểm, việc đào tạo lại các đại lý bảo hiểm và đảm bảo họ hiểu tất cả các chi tiết hợp đồng cũng như các thay đổi có thể, là vô cùng quan trọng. Do đó, các cuộc họp này phải được chuẩn bị hết sức chu đáo.

Tăng cường giám sát việc quản lý ao đầm của người nông dân sẽ giúp giảm thiểu tối đa những khó khăn trong việc đưa ra quyết định bồi thường. Hiện tại Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản không có đủ nhân lực để đáp ứng điều này. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng việc hợp tác với các HTX hiện tại, vốn đã thực hiện khá tốt việc giám sát quy trình nuôi tôm của các thành viên, sẽ giúp ích rất nhiều cho Chi cục trong vấn đề này.

Với những tín hiệu tích cực thu nhận được từ việc tổ chức chứng nhận tôm hữu cơ cho các hộ nuôi tôm rừng, công ty bảo hiểm nên tiến hành liên kết với các hệ thống trại giống, công ty chế biến và đại lý thức ăn hoá chất. Nếu công ty bảo hiểm có thể đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho người nuôi tôm, họ sẽ có thể giảm thiểu rủi ro từ việc tôm chết, mất mùa, từ đó giảm số lượng khiếu nại bồi thường. Hơn thế nữa, công ty bảo hiểm nên tiến hành tập huấn cho khách hàng của mình để có thể giảm thiểu hoặc thậm chí ngăn ngừa việc mất mùa đến từ các lý do con người (sai phạm trong quản lý ao). Người nông dân sẽ đến các buổi họp này nếu như công ty bảo hiểm đưa việc tham gia tập huấn vào trong hợp đồng, xác định đó như một điều kiện cần để người nông dân được bồi thường trong trường hợp khiếu nại.

7.2. Hợp tác với Hợp tác xã

Hiện nay, chính phủ ngày càng khuyến khích việc thiết lập HTX. Đã có những chương trình hợp tác thí điểm giữa chính quyền địa phương và các HTX nông dân (ví dụ như chương trình Tài nguyên Ven biển và Phát triển Bền vững tại Đầm Dơi). Bằng việc tăng cường vai trò chính thức của HTX, như việc mời các tổ chức này tham gia các buổi họp chính thức để giải quyết các vấn đề của bảo hiểm, người nông dân sẽ có nhiều động lực hơn để tham gia HTX, đóng góp tiếng nói vào vấn đề chung.

Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy tác động tích cực của HTX đối với việc giúp nông dân tiếp cận thêm kiến thức, vốn cũng như nguyên liệu đầu vào. Vì thế, với số lượng người tham gia HTX càng đông, chúng tôi tin rằng lợi ích đối với toàn thể cộng đồng sẽ càng tăng lên và việc trao đổi thông tin sẽ càng dễ dàng hơn (do các thông tin này sẽ được đưa xuống HTX thay vì đưa xuống từng hộ cá thể).

Với việc tăng cường hợp tác với HTX, Chi cục Thú y sẽ có thể nâng cao hiệu quả giám sát việc tuân thủ các quy trình canh tác, từ đó đảm bảo tiêu chuẩn sản xuất đề ra. Bằng cách này, HTX có thể là một điểm khởi đầu thuận lợi cho việc đảm bảo người nông dân theo sát các phương thức, kỹ năng sản xuất đã được hướng dẫn, từ đó trở thành một thành tố hỗ trợ hiệu quả cho việc giới thiệu một chương trình bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản chính thức.

Page 73: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

71

7.3. Lịch trình bồi thường

Như đã được đề cập đến trong Mục 2.3, cả hai lịch trình bồi thường được đưa ra trong các QĐ 3035 và 1042 đều chưa đáp ứng được nhu cầu của người nông dân. Xác suất mất mùa được tính toán trong hai quyết định đã được chứng minh hoặc là qua thấp hoặc là quá cao nếu so với nguy cơ mất mùa thực tế được tính toán qua kết quả khoả sát. Do vậy, công ty bảo hiểm cần nghiên cứu nhiều hơn số liệu mất mùa thực tế dài hạn để có thể thay đổi các tỷ lệ này.

Kết quả từ các buổi thực nghiệm cũng cho thấy rằng người nông dân có mức độ sẵn sàng chi trả cho bảo hiểm khá cao, đến từ việc phần lớn trong số họ rất sợ rủi ro trong khi đó việc nuôi tôm lại có nhiều nguy cơ không lường trước được. Dựa trên các kết quả này, chúng tôi khuyến nghị việc tăng phí bảo hiểm thay vì hạ tỷ lệ bồi thường. Tuy nhiên điều này cũng có nghĩa là việc giám sát các trường hợp mất mùa cần phải được thực hiện chặt chẽ hơn, và việc bồi thường cho người nông dân cũng phải được thực hiện theo đúng tiến độ. Các ý tưởng để thực hiện điều này đã được nêu ra trong các mục trước.

Nhìn chung, người nông dân mong muốn được đền bù cao hơn vào giai đoạn đầu của mùa vụ, hơn là giai đoạn sau, khi mà nguy cơ mất mùa đã giảm xuống và tôm đã đủ lớn để họ có thể bán. Hơn thế nữa, chúng tôi tin rằng phạm vi bảo hiểm nên bao gồm cả việc chi trả cho chi phí cải tạo đầm sau khi mất mùa. Điều này sẽ giúp đảm bảo việc người dân xử lý ao đầm của mình theo đúng quy trình hướng dẫn, giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch bệnh cho tôm và mang đến lợi ích cho toàn vùng. Tuy nhiên, tăng phạm vi bảo hiểm cũng đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ rủi ro đạo đức, vì thế việc phối hợp giám sát thực hiện bảo hiểm giữa các tổ chức cá nhân liên quan là vô cùng cần thiết. Như cũng đã đề cập đến ở trên, chúng tôi cho rằng việc hợp tác với các HTX nông dân hiện tại là một giải pháp tốt, có chi phí thấp, cho vấn đề nêu trên.

Kết quả của thực nghiệm Nhu cầu Sản phẩm (DCE) cho thấy rằng mức độ hài lòng đối với bảo hiểm của người nông dân có sự phản ứng mạnh mẽ với thay đổi về tỷ lệ giảm trừ và mức đền bù chi phí cải tạo ao đầm, hơn là khi so với thay đổi trong phí bảo hiểm. Điều đó cũng có nghĩa là, sự sụt giảm trong mức độ hài lòng của người nông dân khi phí bảo hiểm tăng lên hoàn toàn có thể bù đắp được bằng việc đưa thêm vào hợp đồng bảo hiểm những lợi ích khác (như đền bù thêm chi phí cải tạo ao) hoặc giảm mức khấu trừ. Điều này xảy ra có thể là do người nông dân luôn muốn có được nhiều lợi ích hơn, và họ cũng cho rằng việc có phạm vi bảo hiểm lớn hơn đồng nghĩa với việc được hưởng lợi nhiều hơn. Nông dân không phản ứng mạnh mẽ với việc tăng phí bảo hiểm có thể là do họ coi đó là chi phí cố định cần được đầu tư, và vì thế họ sẽ vẫn tiếp tục mua.

Chúng ta cũng nên xem xét việc đưa ra các hợp đồng bảo hiểm linh hoạt dựa trên một hệ thống mô-đun để từ đó người nông dân có thể chọn một hợp đồng đáp ứng nhu cầu cụ thể của họ. Tuy nhiên, mức độ sẵn sàng chi trả tăng cao hơn từ việc đền bù chi phí cải tạo và giảm tỷ lệ khấu trừ, so với từ phí bảo hiểm, tức là nông dân có thể mua bảo hiểm bổ sung cho chi phí cải tạo ao hoặc thương lượng một khoản khấu trừ thấp hơn bằng việc trả phí bảo hiểm cao hơn. Dù trong trường hợp nào, chúng tôi cũng muốn đưa thêm nhiều lợi ích hơn nữa vào hợp đồng bảo hiểm, ví dụ như tập huấn bổ sung.

Mặc dù trong các thực nghiệm, phần lớn nông dân muốn được bảo hiểm chi trả trong trường hợp tôm chết vào giai đoạn đầu của chu kì canh tác (khoảng 10 ngày sau khi thả giống), chúng tôi không khuyến khích việc chi trả đền bù trong giai đoạn này do có nhiều nguy cơ về rủi ro đạo đức.

Với những thông tin thu nhận được về lợi ích của Hợp tác xã, chúng tôi tin rằng sẽ là hợp lý nếu chúng ta có thể tiến hành thử nghiệm và kiểm tra tính khả thi của việc bảo hiểm theo nhóm, thông qua sự quản

Page 74: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

72

lý của uỷ ban Hợp tác xã. Điều này sẽ giúp giảm thiểu chi phí giám sát, đồng thời nâng cao khả năng thu thập thông tin góp phần tăng hiệu quả bảo hiểm.

7.4. Tính bền vững của môi trường

Một quan ngại lớn khác của chúng tôi trong nghiên cứu này, là sự miễn cưỡng của một số nông dân trong việc xử lý ao đầm theo đúng quy định sau khi mất mùa. Hạn chế về tài chính đã ngăn cản người nông dân trong việc sử dụng chlorine nếu như hoá chất này không được Chi cục Thú y đảm bảo cung cấp. Hơn nữa, dường như người nông dân cũng không phải lúc nào cũng hiểu được tầm quan trọng của việc xử lý ao đúng cách sau mỗi đợt dịch bệnh đối với lợi ích của cộng đồng. Do tầm quan trọng của hình thức nuôi thâm canh chắc chắn sẽ ngày càng gia tăng trong thập kỷ tới, việc đảm bảo bền vững môi trường sẽ là ngày càng cấp thiết. Vì thế, chúng ta cần phải đảm bảo rằng tác động của việc nuôi tôm công nghiệp đối với chất lượng nguồn nước công được giảm thiểu tới mức tối đa. Một phương thức khả thi, như đã được đề cập đến ở mục trước, là chúng ta có thể bao gồm chi phí cải tạo ao đầm vào trong hợp đồng bảo hiểm. Một phương thức hữu hiệu khác, là chúng ta phải đảm bảo cung ứng đầy đủ hoá chất cho nông dân để xử lý ao. Tuy nhiên, điều này sẽ làm tăng chi phí cộng đồng (về mặt giám sát) và nhu cầu về nhân lực quản lý.

7.5. Những bài học từ nuôi tôm rừng hữu cơ

Tổng hợp lại những hiểu biết đã đạt được thông qua cuộc khảo sát với người nông dân nuôi tôm công nghiệp và những tín hiệu tích cực từ việc chứng nhận nuôi tôm rừng quảng canh hữu cơ, chúng ta có thể rút ra được một số kết luận về việc làm thế nào để tăng lợi ích của bảo hiểm tôm công nghiệp cho người nông dân, giải quyết một số vấn đề bất cập đã được đề cập như (i) tình trạng thiếu nhân lực của Chi cục Nuôi trồng thủy sản, (ii) sai lầm quản lý trong việc xử lý ao dẫn đến mất mùa, và (iii) khó khăn trong việc tiếp cận các yếu tố đầu vào (ví dụ như hoá chất và con giống) có chất lượng.

Từ những dấu hiệu cho thấy tác động tích cực của các buổi tập huấn bổ sung tổ chức bởi cơ quan cấp chứng nhận hữu cơ (SNV), chúng tôi tin rằng công ty bảo hiểm nên bao gồm các khoá đào tạo bắt buộc vào trong hợp đồng bảo hiểm. Điều này sẽ làm tăng tính minh bạch trong việc thực hiện các quy định mới đồng thời giảm thiểu thời gian thông tin liên lạc giữa các bên. Hơn nữa, người nông dân cũng có thể học được phương thức tốt nhất để phòng ngừa dịch bệnh và xử lý ao đầm sau khi mất mùa. Cuối cùng, người nông dân sẽ có cơ hội để thiết lập mối quan hệ với những nông dân khác, tạo điều kiện giúp họ chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau.

Do Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản không có đủ nguồn nhân lực để có thể giám sát một cách hiệu quả nỗ lực và phương pháp quản lý ao của người nông dân, công ty bảo hiểm cần xây dựng một mạng lưới các trại giống, công ty chế biến và đại lý phân phối thức ăn/hoá chất, từ đó giảm tải khối lượng công việc giám sát và vẫn đảm bảo hiệu quả công việc. Công ty bảo hiểm cần phải xác định và chứng nhận chính thức một danh sách các đối tác mà họ có thể tin tưởng để cung cấp con giống và hoá chất có chất lượng. Người nông dân có thể được đảm bảo việc chi trả bồi thường nhanh chóng nếu họ có thể chứng minh được họ đã mua nguyên liệu từ những nguồn này. Đây sẽ là một tình huống có lợi cho cả hai bên, trong đó người nông dân có thể tiếp cận nguồn cung nguyên liệu đầu vào chất lượng cao để giảm thiểu rủi ro mất mùa, đồng thời công ty bảo hiểm có thể giảm thiểu thiệt hại và chi phí để duy trì hoạt động.

Page 75: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

73

Bằng việc hợp tác với các công ty chế biến được chỉ định (hoặc người trung gian), nhà cung cấp bảo hiểm, thêm vào đó, còn có thể đảm bảo rằng những công ty này sẽ kiểm tra chất lượng của tôm. Từ đó, công ty bảo hiểm có thể theo dõi sản phẩm thu hoạch được của người nông dân theo một cách hiệu quả nhất. Cùng lúc đó, công ty chế biến cũng sẽ tin tưởng hơn về chất lượng tôm thu hoạch của những người nông dân có bảo hiểm vì họ biết chất lượng và nguồn gốc của các nguyên liệu đầu vào của các vụ tôm này. Dù cho người nông dân có thể bị hạn chế trong việc tìm người cung cấp đủ tiêu chuẩn, họ vẫn sẽ được hưởng lợi nhiều từ điều này thông qua việc được đảm bảo bồi thường khi mất mùa, cũng như đầu ra cho sản phẩm sau thu hoạch.

Page 76: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

74

Tài liệu tham khảo

Arnott, R. & Stiglitz, J. E. (1991), ‘Moral Hazard and Nonmarket Institutions: Dysfunctional Crowding Out of Peer Monitoring?’, The American Economic Review 81(1), pp. 179-190.Barr, A.; Dekker, M. & Fafchamps, M. (2012), ‘Who Shares Risk with Whom under Different Enforcement Mechanisms?’, Economic Development and Cultural Change 60(4), 677 - 706.Becker, G. M.; DeGroot, M. H. & Marschak, J. (1964), ‘Measuring utility by a single-response sequential method’, Behavioural Science 9(3), 226--232.Cardenas, J. C., & Carpenter, J. (2008): Behavioral development economics: Lessons from field labs in the developing world, Journal of Development Studies, 44(3), pp. 311‐338Carpenter, J.P., Harrison, G.W., List, J.A. (2005): Field experiments in economics: an introduction. – In: Carpenter, J.P., Harrison, G.W., List, J.A. (eds.): Field experiments in economics. Research in experimental economics 10: 1-15. New York: Elsevier Science.Carpenter, Jeffrey, Eric Verhoogen, and Stephen Burks (2005): ‘The Effect of Stakes in Distribution Experiments.’ Economics Letters, 86(3), pp. 393-98Censkowsky, U. (2014), ‘Demand for certified and non-certified shrimp products from Vietnam with special reference to Ca Mau Province’. ICMP/CCCEP, GIZ Vietnam.Chandrasekhar, A.; Kinnan, C. & Larreguy, H. (2013), ‘Can networks substitute for contracts? Evidence from a lab experiment in the field’, Working paper.Coate, S. & Ravallion, M. (1993), ‘Reciprocity without commitment: Characterization and performance of informal insurance arrangements’, Journal of Development Economics 40(1), 1 - 24.Cole, S. A.; Sampson, T. & Zia, B. (2010), ‘Prices or knowledge? What drives demand for financial services in emerging markets?’, Journal of Finance, Forthcoming.Cole, S.; Gin?, X.; Tobacman, J.; Topalova, P.; Townsend, R. & Vickery, J. (2013), ‘Barriers to Household Risk Management: Evidence from India’, American Economic Journal: Applied Economics 5(1), 104-35.Croson R., Gächter S. (2010): ‘The science of experimental economics’, Journal of Economic Behavior and Organization, 73, 122–13.De Janvry, A.; Dequiedt, V. & Sadoulet, E. (2014), ‘The demand for insurance against common shocks ‘, Journal of Development Economics 106(0), 227 - 238.Eswaran, M. & Kotwal, A. (1989), ‘Credit as insurance in agrarian economies’, Journal of Development Economics 31, 37-53.Fehr, E. and K. M. Schmidt, (1999) “A Theory of Fairness, Competition and Cooperation”, Quarterly Journal of Economics, 114, pp. 817-868.Fischer, G. (2013), ‘Contract Structure, Risk-Sharing, and Investment Choice’, Econometrica 81(3), 883--939.Gächter, S. (2009): Improvements and future challenges for the research infrastructure in the field “experimental economics” – Working paper series of the council for social and economic data No. 56. Berlin: RatSWD.Gächter, S. (2009): ‘Improvements and future challenges for the research infrastructure in the field “Experimental Economics”. RatSWD Working Paper No. 56. Berlin.Giné, X.; Townsend, R. & Vickery, J. (2008), ‘Patterns of rainfall insurance participation in rural India’, World Bank Economic Review 22(3), 539?566.Harrison, G.W., List, J.A. (2004): ‘Field experiments’, Journal of Economic Literature 42(4): 1013-1059.Harrison, Glenn W. & John A. List (2004): ‘Field Experiments’, Journal of Economic Literature, 42(4), pp. 1009-55.

Page 77: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

75

Hill, R. V. & Viceisza, A. (2012), ‘A field experiment on the impact of weather shocks and insurance on risky investment’, Experimental Economics 15, 341-371.Janssens, W. & Kramer, B. (2014), ‘The social dilemma of microinsurance - A framed field experiment on free-riding and coordination in microcredit groups’, Working paper.Kagel, J.H., Roth, A.E. (1997) (eds.): The handbook of experimental economics. - Princeton: Princeton University Press.Karlan, D.; Osei, R.; Osei-Akoto, I. & Udry, C. (2014), ‘Agricultural Decisions after Relaxing Credit and Risk Constraints*’, The Quarterly Journal of Economics.Kocherlakota, N. R. (1996), ‘Implications of Efficient Risk Sharing without Commitment’, The Review of Economic Studies 63(4), 595-609.Landmann, A.; Vollan, B. & Frölich, M. (2012), ‘Insurance versus savings for the poor: Why one should offer either both or none’, working paper.Ligon, E. & Schechter, L. (2012), ‘Motives for sharing in social networks ‘, Journal of Development Economics 99(1), 13 - 26.Ligon, E.; Thomas, J. P. & Worrall, T. (2002), ‘Informal Insurance Arrangements with Limited Commitment: Theory and Evidence from Village Economies’, Review of Economic Studies 69(1), 209-244.Mobarak, A. M. & Rosenzweig, M. (2012), ‘Selling formal insurance to the informally insured’, Working paper.Rosenzweig, M. R. & Wolpin, K. I. (1993), ‘Credit market constraints, consumption smoothing, and the accumulation of durable production assets in low-income countries: Investment in bullocks in India.’, Journal of Political Economy 101(2), 223 - 244.Smith, V. L. (1962): ‘An Experimental Study of Competitive Market Behavior’, The Journal of Political Economy, 70(2), pp. 111-137.Townsend, R. (1994), ‘Risk and insurance in village India’, Econometrica 62(2), 539-591.

Page 78: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

76

Phụ lục

1. Tiến trình dự án

Bảng 1: Tiến trình dự án

2. Đặc điểm ao đầm

Bảng 2: Đặc điểm ao

Thời gian Giai đoạn Mô tả

8-14/01/2014 Giai đoạn 1 Điều tra thực địa sơ bộ

25/02- 09/03 Giai đoạn 2 Khảo sát tại hộ

31/03 – 13/04 Giai đoạn 3 Thực nghiệm kinh tế

18-20/04/2014 Giai đoạn 4 Phỏng vấn định tính với nông dân nuôi tôm quảng canh

Quảng canh

Ao 1 Ao 2 Ao 3

Mean SD Mean SD Mean SD

Diện tích ao 5.97 (4.23) 11.6 (8.27) 12.1 (8.54)

Loại tôm 1.83 (0.41) 1.91 (0.28) -12.9 (99.6)

Bảo hiểm 0 (0) 0 (0) 0 (0)

Cải tạo ao 1 (0) 0.79 (0.41) 0.82 (0.39)

Mất mùa vụ trước 0.33 (0.58) 0.3 (0.47) 0.49 (0.51)

Mật độ 7.5 (11.04) 9.22 (16.9) 7.09 (11.2)

Tôm bệnh 0 (0) 0.18 (0.39) 0.16 (0.37)

Ngày tôm chết (-) (-) 43.3 (15.1) 46.4 (21.5)

Thu hồi vốn (-) (-) 0.5 (0.55) 0.86 (0.38)

Thâm canh

Ao 1 Ao 2 Ao 3

Mean SD Mean SD Mean SD

Diện tích ao 2.65 (1.67) 2.47 (1.24) 2.61 (1.71)

Loại tôm 1.29 (0.45) 1.31 (0.46) 1.26 (0.44)

Bảo hiểm 0.065 (0.25) 0.05 (0.23) 0.05 (0.22)

Cải tạo ao 0.98 (0.12) 0.99 (0.08) 0.98 (0.12)

Mất mùa vụ trước 0.56 (0.496) 0.53 (0.5) 0.49 (0.5)

Mật độ 56.4 (29.1) 56.7 (29.3) 59.4 (29.7)

Tôm bệnh 0.43 (0.5) 0.36 (0.48) 0.35 (0.48)

Ngày tôm chết 43.7 (20.5) 44.5 (20.8) 41.5 (17.7)

Thu hồi vốn 0.72 (0.45) 0.72 (0.45) 0.73 (0.45)

Page 79: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

77

3. Mức độ hài lòng với chương trình bảo hiểm

Bảng 3: Lợi ích và vấn đề với chương trình bảo hiểm

Bảng 4: Lý do không mua tiếp bảo hiểm

Lợi ích và vấn đề của bảo hiểm

Frequency Percent

Lợi ích

Tái đầu tư vụ tới 141 84.43

Giảm rủi ro 15 8.98

Bồi thường thiệt hại 8 4.79

Khác 3 1.8

Tổng 167 100.00

Vấn đề

Chi trả chậm 57 40.1

Đền bù thấp/giảm trừ cao 49 34.5

Không tôn trọng hợp đồng 16 11.27

Không chi trả bồi thường 7 4.93

Không tin công ty bảo hiểm 4 2.82

Phí bảo hiểm cao 2 1.41

Khác 7 4.93

Tổng 142 100.00

Frequency Percent

Lý do không mua tiếp bảo hiểm

Bảo hiểm không bán nữa 67 62.62

Thiếu thông tin để mua 1 0.93

Không được chi trả bồi thường 11 10.28

Bồi thường thấp/giảm trừ cao 9 8.41

Chậm chi trả bồi thường 9 8.41

Không tin tưởng công ty bảo hiểm 7 6.54

Phí bảo hiểm cao 1 0.93

Tổng 107 100.00

Page 80: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

78

Bảng 5: Lý do chưa bao giờ mua bảo hiểm

Lý do chưa bao giờ mua bảo hiểm Frequency Percent

Bảo hiểm không bán nữa 71 32.13

Không có thông tin về bảo hiểm 16 7.24

Không đủ tiêu chuẩn để mua 9 4.07

Bảo hiểm có tiếng xấu 37 16.74

Không cần bảo hiểm 21 9.5

Không thích nội dung hợp đồng 16 7.24

Phí bảo hiểm qúa cao 15 6.79

Bồi thường thấp 10 4.52

Luôn tin rằng sẽ thắng vụ 10 4.52

Tin rằng mua bảo hiểm là điềm xấu 5 2.26

Chi trả chậm trễ 4 1.81

Khác 7 3.17

Tổng 221 100.00

Page 81: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013

79

Page 82: Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ ... · Đánh giá chương trình thí điểm bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ

Sở NN&PTNTtỉnh Cà Mau