GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THỨC ĂN - ngheandost.gov.vnngheandost.gov.vn/documents/10190/459581/2...

7
Tạp chí KH-CN Nghệ An SỐ 11/2016 [15] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 1. Lợi thế của bò về nguồn thức ăn Nhờ khả năng tiêu hóa xơ, bò có khả năng sử dụng các loại thức ăn mà con người và các loài khác ít có khả năng. Điều này cho phép chăn nuôi bò dựa trên những nguồn thức ăn ít bị cạnh tranh, do vậy có thể phát triển bền vững. Một khẩu phần giàu thức ăn thô xanh là khẩu phần “an toàn” cho bò, tránh được những rối loạn về tiêu hóa và trao đổi chất thường gặp trong chăn nuôi thâm canh khi quá lạm dụng thức ăn tinh. Nhờ có hệ vi sinh vật (VSV) cộng sinh trong dạ cỏ, bò không những có khả năng sử dụng thức ăn thô xơ mà còn có khả năng sử dụng các nguồn protein chất lượng thấp. Người chăn nuôi có thể sử dụng urê để thỏa mãn một phần nhu cầu protein của bò. Điều này có ý nghĩa kinh tế, sinh thái rất lớn do giảm được giá thành và sự cạnh tranh thức ăn trong chăn nuôi. Như đã đề cập ở trên, thức ăn thô xanh là loại thức ăn lý tưởng nhất cho bò. Tuy vậy, trong chăn nuôi bò, thức ăn tinh có thể được sử dụng với những lý do sau: - Khi khẩu phần cơ sở là thức ăn thô chất lượng kém, bổ sung thức ăn tinh ở một mức nhất định sẽ có tác dụng kích thích tăng sinh khối và hoạt lực của VSV phân giải xơ, làm tăng tỷ lệ tiêu hóa và lượng thức ăn thu nhận. - Đối với bò thịt vỗ béo, do có năng suất cao nên khẩu phần thức ăn thô (với lượng thu nhận có hạn) dù cho có chất lượng tốt hay đã có bổ sung hiệu chỉnh để tối ưu hóa hoạt động của VSV dạ cỏ vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng. Do vậy, cần phải bổ sung thức ăn tinh (có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn nhiều) mới cung cấp đủ dinh dưỡng. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THỨC ĂN n Nguyễn Kim Đường TT Nghiên cứu và Phát triển KHCN Nông nghiệp TRONG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT Ở NGHỆ AN N ghệ An là tỉnh có tổng đàn vật nuôi thuộc loại lớn trong cả nước. Hiện nay, đàn bò có số lượng gần 430.000 con (trong đó đàn bò sữa là 58.000 con), tỷ lệ bò lai lên tới 47% (trong 382.000 còn lại không kể bò sữa). Trong nhóm bò lai, những con có tiềm năng sinh trưởng cao và nếu được nuôi tốt sẽ có khối lượng giết mổ lên tới 400 kg/con ở 2÷2,5 năm tuổi. Nghệ An đã có 2 trang trại bò thịt lớn của Công ty Sữa Vinamilk và Công ty Sữa TH. Chăn nuôi bò sữa đòi hỏi đầu tư vốn lớn và phải áp dụng công nghệ cao, không phải là hướng đi cho nông dân do đó chăn nuôi bò thịt có nhiều thuận lợi hơn. Với đàn bò lớn, tỷ lệ bò lai cao, số lượng bê đực sinh ra từ đàn bò sữa khá lớn và đàn bò thịt tơ nhỡ nhập từ Úc về để nuôi vỗ béo giết thịt thì phát triển chăn nuôi bò thịt ở Nghệ An là một hướng đi rất cần được quan tâm, đầu tư vật lực. Đến nay, trên thế giới rất nhiều giống bò thịt năng suất rất cao đã được tạo ra (Bradford, bò thịt Bỉ...), nuôi tốt đến 2 năm tuổi đã có thể đạt trên 1.000 kg/con. Giống là yếu tố rất quan trọng, bởi nó luôn là yếu tố tiềm năng của năng suất sinh vật. Tuy nhiên, để chăn nuôi đạt năng suất cao, ngoài yếu tố giống thì còn cần tính đến nhiều yếu tố khác, đặc biệt là dinh dưỡng và thức ăn (chiếm 70-75% trong giá thành sản phẩm).

Transcript of GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THỨC ĂN - ngheandost.gov.vnngheandost.gov.vn/documents/10190/459581/2...

Page 1: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THỨC ĂN - ngheandost.gov.vnngheandost.gov.vn/documents/10190/459581/2 NCTD_01.pdfđịnh sẽ có tác dụng kích thích tăng sinh khối và hoạt

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 11/2016 [15]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

1. Lợi thế của bò về nguồn thức ăn Nhờ khả năng tiêu hóa xơ, bò có khả năng sử

dụng các loại thức ăn mà con người và các loàikhác ít có khả năng. Điều này cho phép chăn nuôibò dựa trên những nguồn thức ăn ít bị cạnh tranh,do vậy có thể phát triển bền vững. Một khẩu phầngiàu thức ăn thô xanh là khẩu phần “an toàn” chobò, tránh được những rối loạn về tiêu hóa và traođổi chất thường gặp trong chăn nuôi thâm canh khiquá lạm dụng thức ăn tinh. Nhờ có hệ vi sinh vật(VSV) cộng sinh trong dạ cỏ, bò không những cókhả năng sử dụng thức ăn thô xơ mà còn có khảnăng sử dụng các nguồn protein chất lượng thấp.Người chăn nuôi có thể sử dụng urê để thỏa mãnmột phần nhu cầu protein của bò. Điều này có ýnghĩa kinh tế, sinh thái rất lớn do giảm được giáthành và sự cạnh tranh thức ăn trong chăn nuôi.

Như đã đề cập ở trên, thức ăn thô xanh là loạithức ăn lý tưởng nhất cho bò. Tuy vậy, trong chănnuôi bò, thức ăn tinh có thể được sử dụng vớinhững lý do sau:

- Khi khẩu phần cơ sở là thức ăn thô chấtlượng kém, bổ sung thức ăn tinh ở một mức nhấtđịnh sẽ có tác dụng kích thích tăng sinh khối vàhoạt lực của VSV phân giải xơ, làm tăng tỷ lệ tiêuhóa và lượng thức ăn thu nhận.

- Đối với bò thịt vỗ béo, do có năng suất caonên khẩu phần thức ăn thô (với lượng thu nhậncó hạn) dù cho có chất lượng tốt hay đã có bổsung hiệu chỉnh để tối ưu hóa hoạt động của VSVdạ cỏ vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng.Do vậy, cần phải bổ sung thức ăn tinh (có hàmlượng dinh dưỡng cao hơn nhiều) mới cung cấpđủ dinh dưỡng.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THỨC ĂN

n Nguyễn Kim ĐườngTT Nghiên cứu và Phát triển KHCN Nông nghiệp

TRONG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT Ở NGHỆ AN

N ghệ An là tỉnh có tổng đàn vật nuôithuộc loại lớn trong cả nước. Hiện nay,đàn bò có số lượng gần 430.000 con

(trong đó đàn bò sữa là 58.000 con), tỷ lệ bò lailên tới 47% (trong 382.000 còn lại không kể bòsữa). Trong nhóm bò lai, những con có tiềm năngsinh trưởng cao và nếu được nuôi tốt sẽ có khốilượng giết mổ lên tới 400 kg/con ở 2÷2,5 nămtuổi. Nghệ An đã có 2 trang trại bò thịt lớn củaCông ty Sữa Vinamilk và Công ty Sữa TH. Chănnuôi bò sữa đòi hỏi đầu tư vốn lớn và phải áp dụngcông nghệ cao, không phải là hướng đi cho nôngdân do đó chăn nuôi bò thịt có nhiều thuận lợi hơn.Với đàn bò lớn, tỷ lệ bò lai cao, số lượng bê đựcsinh ra từ đàn bò sữa khá lớn và đàn bò thịt tơ nhỡnhập từ Úc về để nuôi vỗ béo giết thịt thì pháttriển chăn nuôi bò thịt ở Nghệ An là một hướng đirất cần được quan tâm, đầu tư vật lực.

Đến nay, trên thế giới rất nhiều giống bò thịtnăng suất rất cao đã được tạo ra (Bradford, bò thịtBỉ...), nuôi tốt đến 2 năm tuổi đã có thể đạt trên1.000 kg/con. Giống là yếu tố rất quan trọng, bởinó luôn là yếu tố tiềm năng của năng suất sinhvật. Tuy nhiên, để chăn nuôi đạt năng suất cao,ngoài yếu tố giống thì còn cần tính đến nhiều yếutố khác, đặc biệt là dinh dưỡng và thức ăn (chiếm70-75% trong giá thành sản phẩm).

Page 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THỨC ĂN - ngheandost.gov.vnngheandost.gov.vn/documents/10190/459581/2 NCTD_01.pdfđịnh sẽ có tác dụng kích thích tăng sinh khối và hoạt

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 11/2016 [16]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

2. Nguồn tài nguyên thức ăn thôVì lý do kinh tế và sinh thái dinh dưỡng,

bò cần được cho ăn những thức ăn giàu xơcàng nhiều càng tốt. Thức ăn lý tưởng cho bòlà cỏ xanh. Tuy nhiên, đồng cỏ ngày càng bịthu hẹp bởi sự gia tăng dân số và mở rộng cáchoạt động kinh tế khác. Đất nông nghiệp đượcưu tiên trồng cây lương thực và rau màu. Dovậy, thâm canh trồng cỏ để tăng năng suấtchất xanh là tối cần thiết để chăn nuôi bò khinguồn cỏ tự nhiên bị hạn chế và nguồn tàinguyên đất đai canh tác hạn hẹp. Trái lại, phầnlớn những diện tích đất đai không phù hợp vớiviệc trồng trọt, kể cả trồng cỏ, cũng có thểkhai thác để sản xuất protein động vật thôngqua chăn thả bò. Điều đó có nghĩa là nhữngvùng đất rộng lớn không trồng trọt được lạicó thể dùng làm đồng cỏ chăn thả bò.

Mặt khác, khoảng 50% năng lượng quanghợp của các loại cây trồng lấy hạt và ngũ cốcnằm trong rơm rạ không làm thức ăn chongười nhưng bò lại tiêu hóa được. Đặc biệt,nhờ những kiến thức tích lũy được trong vàithập kỷ qua trong lĩnh vực sinh lý dinh dưỡngtrâu bò, cùng với việc hoàn thiện các kỹ thuậtdinh dưỡng mới, hiện nay các loại phụ phẩmvốn được coi là có chất lượng thấp như rơmrạ có thể khai thác được ở mức tối đa làm thứcăn cho trâu bò và các loài. Do vậy, chăn nuôitrâu bò là một hợp phần bổ sung quan trọngcủa trồng trọt, góp phần làm cho việc khaithác đất đai hiệu quả hơn.

3. Các nguồn thức ăn chính sử dụng đểnuôi trâu bò

Thức ăn cho gia súc nhai lại nói chung,cho bò thịt nói riêng rất đa dạng và phongphú. Có nhiều cách phân loại và nhiều thuậtngữ khác nhau để gọi tên các loại thức ăn. Đểphân loại người ta dựa vào mối quan hệ giữagiá trị dinh dưỡng của thức ăn với khối lượngcủa nó, dựa vào nguồn gốc hoặc phương thứcchế biến.

Chúng tôi xếp các loại thức ăn cho trâu bòthành 7 nhóm, mặc dù có thể chưa có sự phânbiệt tuyệt đối chính xác.

3.1. Thức ăn thô xanhThức ăn thô xanh là loại thức ăn có khối

lượng lớn nhưng hàm lượng chất dinh dưỡng

trong 1kg thức ăn nhỏ, bao gồm các loại cỏ tươi, thânlá cây còn xanh, kể cả một số loại rau xanh... Đặc điểmcủa thức ăn thô xanh là chứa nhiều nước, dễ tiêu hóa,có tính ngon miệng cao và trâu bò thích ăn. Nhìn chungthức ăn xanh có tỷ lệ giữa các chất dinh dưỡng khá cânđối, chứa nhiều vitamin và protein có chất lượng cao.

- Cỏ tự nhiên: là hỗn hợp các loại cỏ hòa thảo, chủyếu là cỏ gà, cỏ lá tre, cỏ mật… mọc tự nhiên, có thểđược sử dụng cho trâu bò ngay trên đồng bãi dưới hìnhthức chăn thả hoặc cũng có thể thu cắt đưa về nhà vàcho trâu bò ăn tại chuồng. Một ngày, trâu bò được chănthả 8 giờ để gặm cỏ tự nhiên, đáp ứng 50% nhu cầu thứcăn thô xanh của chúng. Thành phần dinh dưỡng và chấtlượng cỏ tự nhiên có sự biến động rất lớn và tùy thuộcvào mùa vụ trong năm, nơi mọc, giai đoạn phát triển(cỏ non hay cỏ già) và thành phần các loại cỏ. Khi sửdụng cỏ tự nhiên, cần lưu ý tránh cho trâu bò bị rối loạntiêu hóa hoặc ngộ độc bằng cách sau khi thu cắt về, phảirửa (xổ) sạch cỏ để loại bỏ bụi, các hóa chất độc hại,thuốc trừ sâu… Loại cỏ còn non hoặc cỏ thu cắt vàobuổi sáng sớm hay ngay sau khi mưa, cần phải phơi táiđể đề phòng trâu bò bị chướng bụng, đầy hơi.

- Cỏ trồng: bao gồm các loại như cỏ voi, cỏ Ghinê,cỏ Stylo, cỏ Mulato, cỏ VA06, Centro, cỏ sả, cỏ Ruzi,cỏ ngọt… Việc trồng cỏ rất quan trọng, đặc biệt là trongchăn nuôi thâm canh và theo quy mô trang trại, chănnuôi công nghiệp. 1ha cỏ trồng có thể thu cắt đượckhoảng 200-400 tấn chất xanh (tùy thuộc vào giống cỏtrồng), có thể đáp ứng nhu cầu chất xanh của 4-5 con bòcó khối lượng 250-300kg. Cần đa dạng hóa các giốngcỏ trồng để có thể có cỏ xanh quanh năm cho trâu bò.

3.2. Thức ăn thô khô- Cỏ khô: là loại thức ăn thô xanh đã được sấy hoặc

phơi khô nhờ ánh nắng mặt trời và dự trữ dưới hình thứcđánh đống từng cột như cây rơm hoặc đóng thành bánh,

Thức ăn thô xanh là thành phần quan trọng trong chăn nuôi bò

Page 3: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THỨC ĂN - ngheandost.gov.vnngheandost.gov.vn/documents/10190/459581/2 NCTD_01.pdfđịnh sẽ có tác dụng kích thích tăng sinh khối và hoạt

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 11/2016 [17]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

dùng vào những thời điểm khan hiếm thức ăn.Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng của cỏ khô luônthấp hơn giá trị của cỏ tươi cùng loại vì bị tổnthất các chất dinh dưỡng trong quá trình phơi,sấy và bảo quản.

- Rơm lúa: là nguồn thức ăn thô quan trọngtrong chăn nuôi trâu bò ở nước ta. Rơm rạ saukhi thu hoạch lúa lấy hạt, được phơi khô rồiđánh đống (xây thành cơn rơm) để dự trữ làmthức ăn cho trâu bò lâu dài. Với tỷ lệ rơm/thóclà khoảng 10%, hàng năm Nghệ An có sảnlượng thóc khoảng 1,1 triệu tấn thì sẽ cókhoảng hơn 100.000 tấn rơm rạ. Nếu tận dụngtốt thì đây là một nguồn thức ăn khá lớn chotrâu bò. Một con trâu bò có thể tiêu thụ 2-3kgrơm khô, tương đương với lượng thức ăn thôxanh 10-12kg. Đặc điểm của rơm lúa là giá trịdinh dưỡng thấp, kém hấp dẫn, chứa nhiều chấtxơ khó tiêu hóa, nghèo protein, khoáng chất,chứa ít tinh bột dễ hòa tan. Do đó, người tathường áp dụng một số biện pháp chế biến nhưủ rơm với urê, dung dịch amoniac hoặc kiềmhóa rơm để làm mềm hơn, trâu bò thích ăn hơn,đồng thời tăng hàm lượng nitơ cũng như tỷ lệtiêu hóa và giá trị dinh dưỡng của rơm.

3.3. Phụ phẩm nông, công nghiệp- Ngọn, lá mía: chiếm 20% của cả cây mía.

Như vậy, với năng suất mía bình quân 45-50tấn/ha thì thải ra trên 9 tấn ngọn mía/ha, nuôiđược 4 con bò trên 3 tháng (cho mỗi con bòăn 25kg ngọn mía/ngày). Ở Nghệ An, với 3nhà máy sản xuất đường công nghiệp, diệntích trồng mía lên tới hàng chục ngàn ha, sảnlượng mía cây khoảng hơn 1 triệu tấn/năm, sẽcó khoảng 200.000 tấn ngọn mía (gấp đôilượng rơm rạ), là nguồn thức ăn thô xanh rấtlớn cho trâu bò. Tuy nhiên, vì ngọn mía chứahàm lượng đường và xơ cao nhưng lại nghèocác thành phần dinh dưỡng khác, do đó chỉnên sử dụng như loại thức ăn bổ sung đườngmà không nên thay thế hoàn toàn thức ăn thôxanh trong một thời gian dài.

- Vỏ và đọt dứa: là nguồn phụ phế phẩmdo các nhà máy chế biến dứa xuất khẩu thảira, có khối lượng rất lớn, chứa nhiều đườngnhưng lại thiếu đạm và xơ. Chính vì vậy,không nên sử dụng vỏ và đọt dứa thay thếhoàn toàn thức ăn thô xanh. Tốt nhất nên cho

trâu bò ăn không quá 10-15kg vỏ và đọt dứa/ngày vàchia ra cho ăn nhiều lần.

- Bã đậu tương: là phụ phẩm của quá trình chế biếnhạt đậu tương thành đậu phụ và sữa đậu nành, có mùithơm, vị ngọt, hàm lượng chất béo và protein rất cao.Chính vì vậy, nó có thể được coi là loại thức ăn bổ sungprotein cho gia súc và mỗi ngày có thể cho ăn 10-15kg/con. Bã đậu tương sống có chứa men phân giảiurê nên khi cùng lúc sử dụng với một số loại thức ăn cóchứa urê (như rơm ủ urê, bánh dinh dưỡng, thức ăn hỗnhợp…) thì phải chia nhỏ thành nhiều bữa, tránh tìnhtrạng urê bị phân giải nhanh chóng, tạo ra khối lượnglớn khí amoniac dễ gây ngộ độc cho trâu bò.

- Bã bia: là xác bã của ngũ cốc thải ra sau quá trìnhlên men để sản xuất bia, nhiều nước, có mùi thơm và vịngon, hàm lượng khoáng, vitamin (chủ yếu là vitaminnhóm B), protein cao. Vì vậy, nó có thể được coi là loạithức ăn bổ sung đạm. Ngoài ra, bã bia còn chứa các chấtkích thích tính thèm ăn và làm tăng khả năng tiết sữacủa bò nuôi trong điều kiện nhiệt đới. Bã bia có thể chogia súc ăn trực tiếp, tuy nhiên nếu đem bã bia trộn vớithức ăn tinh (cám gạo, bột sắn, bột ngô...) với tỷ lệ 5-10% rồi ủ yếm khí trong 24-48 giờ, giúp cải thiện chấtlượng của thức ăn, làm tăng tính ngon miệng và tỷ lệtiêu hóa thức ăn. Khi bảo quản lâu dài thì quá trình lênmen sẽ làm mất đi một phần các chất dinh dưỡng, đồngthời làm cho độ chua của bã bia tăng lên. Chính vì vậy,trong thực tế, để kéo dài thời gian bảo quản bã bia,người ta thường cho thêm 1% muối ăn.

- Bã sắn: là phụ phế phẩm của quá trình chế biếntinh bột từ củ sắn, chứa nhiều tinh bột (khoảng 60%)nhưng lại nghèo chất đạm. Nghệ An có diện tích trồngsắn khá lớn, có 2 nhà máy chế biến tinh bột sắn, lượngbã sắn thải ra là khá nhiều, nếu không biết tận dụng nóđể làm thức ăn cho gia súc thì đây sẽ là một nguồn chấtthải gây ô nhiễm môi trường rất nguy hiểm. Khi sửdụng bã sắn nên trộn với urê hoặc bã đậu nành, đồngthời nên cho thêm bột sò, bột khoáng vào hỗn hợp thìchất lượng dinh dưỡng sẽ tốt và cân đối hơn. Hỗn hợpnày có thể được sử dụng để thay thế một phần (có thểthay thế tới 50%) lượng thức ăn tinh trong khẩu phần.Bã sắn có thể dự trữ được khá lâu do một phần tinh bộttrong bã sắn lên men và tạo ra pH = 4-5. Bã sắn tươi cóvị hơi chua nên gia súc thích ăn, có thể cho ăn tươi (10-15 kg/con/ngày). Cũng có thể phơi, sấy khô bã sắn đểlàm nguyên liệu phối chế thức ăn hỗn hợp.

Một điều cần quan tâm là trong bã sắn có chứa mộtlượng Hidro xyanua, còn gọi là Axit xianhidric (viết tắt

Page 4: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THỨC ĂN - ngheandost.gov.vnngheandost.gov.vn/documents/10190/459581/2 NCTD_01.pdfđịnh sẽ có tác dụng kích thích tăng sinh khối và hoạt

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 11/2016 [18]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

là HCN) độc tính rất cao, có thể gây chết chođộng vật nói chung, gia súc nói riêng, thậm chícả người. Có thể làm giảm hàm lượng HCNtrong bã sắn bằng cách sấy khô (phơi nắnghoặc trong lò sấy), tuy nhiên tốt nhất là trộn vớibột men hoặc bã bia rồi ủ yếm khí trong thờigian 3-5 ngày.

- Rỉ mật đường: là phụ phẩm của quá trìnhchế biến đường mía. Lượng rỉ mật thườngchiếm 3% so với lượng mía tươi. Cứ 1.000kgmía thì người ta thu được 30kg rỉ mật. Nhưvậy, từ 1ha, mỗi năm thu được trên 1.300kg rỉmật. Ở Nghệ An với 3 nhà máy sản xuất đườngcông nghiệp, hàng năm cho ra hàng ngàn tấnrỉ mật đường, phần lớn đang dùng để chế biếncồn. Nếu sử dụng chúng để làm thức ăn chotrâu bò thì đây sẽ là một nguồn thức ăn khônghề nhỏ để góp phần phát triển chăn nuôi. Rỉmật chứa nhiều đường, nguyên tố đa lượng vàvi lượng, thường được sử dụng để ủ chua thứcăn, là thành phần chính trong bánh đa dinhdưỡng hoặc cho ăn lẫn với rơm lúa… Tuynhiên, mỗi ngày cũng chỉ nên cho trâu bò ăn1-2 kg rỉ mật đường/con vì rỉ mật đường nhuậntràng và có thể gây tiêu chảy.

- Thức ăn ủ chua: là loại thức ăn thô xanhđược tạo ra sau quá trình ủ chua. Thức ăn ủchua tổn thất ít nhất các chất dinh dưỡng so vớiquá trình phơi khô, làm tăng tỷ lệ tiêu hóa thứcăn của trâu bò. Thức ăn ủ chua có những đặctính sau: có mùi thơm dễ chịu (nếu có mùi khóngửi chứng tỏ đã bị thối hỏng); vị hơi chua,không đắng và không chua gắt; màu đồng đều,

gần tương tự như màu của cây trước khi đem ủ (hơinhạt hơn một chút); không có nấm mốc; trâu bò thíchăn. Về nguyên tắc, có thể ủ chua các loại thức ăn thôxanh, kể cả thức ăn hạt và củ quả, nhưng thông thườngngười ta hay ủ chua thân, lá cây bắp, cỏ voi, cỏ tựnhiên, thân lá cây ngô và trong khi ủ cho thêm rỉ mậtđường và muối. Có thể sử dụng thức ăn ủ chua để thaythế một phần cỏ tươi (khoảng 15-20 kg/con/ngày).

3.4. Thức ăn củ quảThức ăn củ quả bao gồm khoai lang, khoai tây, cà

rốt, củ cải, bầu, bí… rất tốt cho gia súc. Chúng có mùithơm, vị ngon, gia súc rất thích ăn. Thức ăn củ quả cóhàm lượng nước, chất bột đường và vitamin C cao.Hạn chế của chúng là nghèo protein, chất béo, xơ vàcác muối khoáng, khó bảo quản và dự trữ lâu dài.Người ta thường dùng thức ăn củ quả để cải thiệnnhững khẩu phần ít nước, nhiều xơ, nghèo chất bộtđường (ví dụ khẩu phần nhiều rơm khô). Lượng thứcăn củ quả cho trâu bò trung bình khoảng 4-5kg/con/ngày.

3.5. Thức ăn tinh Là loại thức ăn có khối lượng nhỏ nhưng hàm lượng

chất dinh dưỡng trong 1kg thức ăn rất lớn. Hàm lượngchất xơ <18%. Nhóm này bao gồm các loại hạt ngũ cốcvà bột của ngô, mì, lúa gạo…, bột và khô dầu đậu nành,bột và khô dầu lạc, các loại hạt của cây họ đậu và cácloại thức ăn hỗn hợp được sản xuất công nghiệp. Đặcđiểm của thức ăn tinh là hàm lượng nước và xơ đềuthấp, chứa nhiều chất quan trọng như: đạm, chất bộtđường, chất béo, chất khoáng và vitamin. Tỷ lệ tiêu hóacác chất dinh dưỡng khá cao. Thông thường, người tasử dụng thức ăn tinh để hoàn thiện các loại khẩu phầnăn được cấu thành từ các thức ăn thô.

Các nhà máy sản xuấtđường tại Nghệ An

hàng năm cho ra hàng ngàn tấn rỉ mật

Page 5: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THỨC ĂN - ngheandost.gov.vnngheandost.gov.vn/documents/10190/459581/2 NCTD_01.pdfđịnh sẽ có tác dụng kích thích tăng sinh khối và hoạt

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 11/2016 [19]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

tương, khô dầu hạt bông, khô dầu vừng, khô dầu dừa,khô dầu hạt hướng dương… Khô dầu rất sẵn có ở nướcta và được xem là loại nguyên liệu thức ăn cung cấpnăng lượng và bổ sung đạm cho gia súc. Nhìn chung,khô dầu đậu tương, khô dầu lạc thường chứa ít canxi,phosphore, vì vậy khi sử dụng cần bổ sung thêmkhoáng. Có thể cho gia súc ăn khô dầu riêng lẻ hoặcphối hợp với một số loại thức ăn khác thành thức ăntinh hỗn hợp. Các loại khô dầu trong quá trình bảo quảnthường hay bị ẩm dẫn tới bị mốc, sản sinh ra độc tốnấm mốc (mycotoxin), cần hết sức chú ý khi bảo quản.

3.6. Thức ăn bổ sungLà loại thức ăn được thêm vào khẩu phần với số

lượng nhỏ để cân bằng một số chất dinh dưỡng thiếuhụt như chất đạm, khoáng và vitamin. Trong số cácloại thức ăn bổ sung vào thức ăn cho trâu bò thì quantrọng nhất là urê và hỗn hợp khoáng.

- Urê: là một trong những chất chứa nitơ vô đạm(nitơ phi protein), đã được sử dụng từ lâu và rộng rãitrong chăn nuôi gia súc nhai lại nói chung và bò nóiriêng. Có thể sử dụng urê theo 4 cách: trộn vào thứcăn hỗn hợp, trộn với rỉ mật đường, trộn với một sốthành phần làm bánh đa dinh dưỡng và trộn ủ với cỏhoặc rơm (ủ rơm với 4% urê). Khi sử dụng urê, cầnchú ý những vấn đề sau đây: Phải cung cấp đầy đủchất bột đường dễ lên men vào khẩu phần của trâu bòđể giúp cho VSV có đủ năng lượng để sử dụng khíamoniac phân giải ra từ urê và tổng hợp nên protein,nếu không trâu bò sẽ bị ngộ độc và chết. Đối vớinhững con trâu bò trước đó chưa ăn urê thì cần có thờigian làm quen, hàng ngày cho ăn từng ít một, tăng lêntừ từ, rồi có thể cho ăn thoả mãn và thời gian làm quencó thể kéo dài từ 5-10 ngày. Chỉ sử dụng urê cho trâubò trưởng thành, không sử dụng cho gia súc non, vìdạ cỏ của chúng chưa phát triển hoàn chỉnh. Khi bổsung urê vào khẩu phần có thể trâu bò không thích ăn,vì vậy cần trộn lẫn urê với một số loại thức ăn khácnhư rỉ mật đường và cho ăn làm nhiều lần trong ngày,mỗi lần một ít.

- Thức ăn bổ sung khoáng: có vai trò rất quan trọngđối với gia súc. Để bổ sung khoáng đa lượng nhưcanxi, người ta thường sử dụng bột đá vôi, bột sò. Đểbổ sung phosphore, có thể dùng bột xương, phân lânnung chảy hoặc dicalci phosphate. Các loại khoáng vilượng (coban, đồng, kẽm) thường được dùng dướidạng muối sulphate (sulphat coban, sulphat đồng, sul-phat kẽm…). Trong thực tế, việc cung cấp từng chấtkhoáng riêng rẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đối

- Cám gạo: là một trong những loại thức ăntinh quan trọng và được dùng phổ biến trongchăn nuôi gia súc. Thành phần hóa học và giátrị dinh dưỡng của cám gạo phụ thuộc vào quytrình xay xát lúa, thời gian bảo quản. Cám gạocòn mới có mùi thơm, vị ngọt, nhưng nếu đểlâu, nhất là trong điều kiện bảo quản kém sẽtrở nên ôi thiu, khét, có vị đắng, thậm chí bịvón cục, mốc và không sử dụng được nữa.Cám gạo có thể được coi là loại thức ăn tinhcung cấp năng lượng và đạm trong khẩu phầnăn của gia súc. Tuy nhiên, không nên sử dụngcám gạo trong khẩu phần với tỷ lệ quá cao, bởivì hàm lượng canxi trong cám gạo rất thấp.Cần bổ sung bột xương, bột sò và muối ăn vàokhẩu phần có tỷ lệ cám gạo cao. Cám chiếm7÷8% khối lượng của hạt lúa. Nghệ An hàngnăm sản xuất sản lượng lúa khoảng 1,1 triệutấn, sẽ cho ra khoảng 77.000÷88.000 tấn cám.

- Bột ngô: có hàm lượng tinh bột cao vàđược sử dụng như là một nguồn cung cấp nănglượng. Tuy nhiên, cũng như cám gạo, khôngnên chỉ sử dụng bột ngô như là một nguồn thứcăn tinh duy nhất, mà phải trộn thêm bột xương,bột sò và muối ăn vào khẩu phần, bởi vì hàmlượng các chất khoáng, nhất là canxi và phos-phore trong bột ngô thấp.

- Bột khoai sắn: được sản xuất ra từ củ sắnthái lát, phơi khô và nghiền nhỏ. Bột sắn là loạithức ăn giàu chất đường, giàu tinh bột, nhưnglại nghèo chất đạm, canxi và phosphore. Vìvậy, khi sử dụng cần bổ sung thêm urê, các loạithức ăn giàu đạm như bã đậu tương, bã bia vàcác chất khoáng... để nâng cao giá trị dinhdưỡng của khẩu phần. Bột sắn là loại thức ănrẻ, sắn lát phơi khô có thể bảo quản dễ dàngquanh năm. Một điểm bất lợi của sắn là cóchứa một lượng Hidro xyanua, còn gọi là Axitxianhidric (viết tắt là HCN) có độc tính rất cao,có thể gây chết cho động vật nói chung, gia súcnói riêng, thậm chí cả người. Để làm giảm hàmlượng loại HCN, khi sử dụng củ sắn, cần lộtvỏ, ngâm vào nước và thay nước nhiều lầntrước khi thái lát và phơi khô. Cũng có thể nấuchín để loại bỏ HCN.

- Bánh khô dầu: là một nhóm các phụ phẩmcó được sau khi chiết tách dầu từ các loại hạtcó dầu bao gồm: khô dầu lạc, khô dầu đậu

Page 6: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THỨC ĂN - ngheandost.gov.vnngheandost.gov.vn/documents/10190/459581/2 NCTD_01.pdfđịnh sẽ có tác dụng kích thích tăng sinh khối và hoạt

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 11/2016 [20]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

với khoáng vi lượng vốn rất cần thiết nhưnglại chỉ với số lượng nhỏ, nên khó bảo đảmchính xác về định lượng. Vì vậy, người tathường phối hợp nhiều loại khoáng với nhautheo tỷ lệ nhất định dưới dạng premix khoáng,dùng để trộn vào các loại thức ăn tinh. Ngườita cũng có thể bổ sung khoáng cho trâu bòdưới dạng đá liếm, có trộn lẫn với rỉ mật hoặcđất sét, xi măng...

4. Phối hợp khẩu phần ăn Khẩu phần ăn là hỗn hợp các loại nguyên

liệu thức ăn để thỏa mãn các nhu cầu dinhdưỡng cho gia súc trong một ngày đêm.

4.1. Yêu cầu (nguyên tắc) chung củakhẩu phần

Khi phối hợp khẩu phần cho bò thịt cầnđảm bảo các yêu cầu sau đây: Đáp ứng đầyđủ và cân đối các chất dinh dưỡng theo tiêuchuẩn của chúng; Khối lượng và thể tích phảiphù hợp với dung tích bộ máy tiêu hóa; Đảmbảo tính ngon miệng, vật nuôi có thể ăn hếtvà đủ no; Đảm bảo an toàn vệ sinh thú y vàan toàn vệ sinh thực phẩm cho sản phẩm tạora; Tận dụng các nguồn nguyên liệu thức ănsẵn có và thuận lợi cho việc tổ chức chănnuôi; Khẩu phần phải rẻ để đảm bảo hiệu quảkinh tế chăn nuôi.

4.2. Các phương pháp xây dựng khẩuphần

Xây dựng khẩu phần là cơ sở quan trọngđể người chăn nuôi dựa vào đó mà cung cấpthức ăn đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng cho convật, làm cho chúng có hoạt động sản xuất (cho

thịt, sữa, trứng…) theo yêu cầu. Thông thường có haicách phối hợp khẩu phần cho bò: Cách thứ 1: Tính toántiêu chuẩn ăn cho con vật, tiếp theo làm bảng phối hợpthử, sau đó điều chỉnh và bổ sung các loại nguyên liệuthức ăn có giá trị dinh dưỡng khác nhau sao cho phùhợp với nhu cầu. Cách thứ 2: Xây dựng một khẩu phầnthức ăn cơ sở, sau đó bổ sung thức ăn tinh, tùy theo mứctăng trọng cần đạt. Cách làm này dễ áp dụng hơn, chophép chủ động sử dụng các loại nguyên liệu thức ăn sẵncó ở địa phương.

Dù áp dụng phương pháp nào, các thông tin cơ bảncần có khi xây dựng khẩu phần ăn cho bò thịt là: Nhucầu dinh dưỡng của bò (bao gồm nhu cầu cho duy trì,nhu cầu cho sản xuất); Thành phần, giá trị dinh dưỡngvà đặc điểm tiêu hóa của các loại nguyên liệu thức ăndự kiến sẽ sử dụng; Khả năng thu nhận và giới hạn sửdụng các loại nguyên liệu thức ăn khác nhau trong khẩuphần; Nguồn, số lượng sẵn có và giá của các loạinguyên liệu thức ăn dự kiến đưa vào khẩu phần.

4.3. Nguyên tắc chung trong chế độ ănCung cấp đầy đủ thức ăn theo tiêu chuẩn, khẩu phần

ăn; Thức ăn được cung cấp đồng thời, đồng đều, liêntục và ổn định; Không thay đổi thức ăn đột ngột mà phảitiến hành thay đổi từ từ bằng cách đưa dần thức ăn mớivào khẩu phần, thời gian làm quen thức ăn mới là 4-5ngày; Bảo đảm trong thức ăn tinh phải có cả loại giàunăng lượng và giàu protein.

5. Giới thiệu một số khẩu phần ăn trong nuôi bòthịt

Trên cơ sở các loại nguyên liệu thức ăn trên, bổ sungkhoáng và vitamin phối hợp thành khẩu phần hoànchỉnh để vỗ béo bò theo công thức. Chúng tôi xin giớithiệu một số ví dụ để độc giả có thể tham khảo.

Bảng 1. Khẩu phần cho bò nuôi thịt (kg/con/ngày)

Khối lượng bò (kg) Cỏ tươi (kg) Cỏ khô (kg) Rơm lúa (kg) Thức ăn hỗn hợp (kg)200 15 1 4 1,5230 20 1 4 2,0260 20 1 4 2,5290 25 1 4 3,0320 30 1 4 3,5350 30 1 4 4,0

phần vỗ béo, chúng ta phải tập dần để bò quen với thứcăn mới, sau đó tiến hành cho ăn. Nhu cầu dinh dưỡngcủa bò trong các giai đoạn vỗ béo được trình bày ởbảng 2.

Căn cứ vào khối lượng bò đang nuôi, dựavào các mức thức ăn (khẩu phần) trong bảng1, người chăn nuôi tìm kiếm các nguồn thức ănđể cung cấp cho bò. Khi cho bò ăn theo khẩu

Page 7: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THỨC ĂN - ngheandost.gov.vnngheandost.gov.vn/documents/10190/459581/2 NCTD_01.pdfđịnh sẽ có tác dụng kích thích tăng sinh khối và hoạt

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 11/2016 [21]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Thông tin trên bảng 3 cho thấy, trong cácvụ (mùa) khác nhau trong năm, độ tuổi, khốilượng của bò, theo thời gian nuôi, người chănnuôi cần cho bò ăn bao nhiêu thức ăn (tinh,xanh)/ngày và đó là những loại thức ăn nào./.

Tài liệu tham khảo1. Nguyễn Xuân Bả (2006), Đánh giá khả năng

sử dụng cây dâu tằm (Morus alba), cây dâm bụt (Hi-biscus rosasinensis L.) làm thức ăn cho gia súc nhailại ở miền Trung, Việt Nam, Luận án tiến sĩ Nôngnghiệp.

2. Vũ Duy Giảng, Nguyễn Xuân Bả, Lê ĐứcNgoan, Nguyễn Xuân Trạch, Vũ Chí Cương, NguyễnHữu Văn (2008), Dinh dưỡng và thức ăn cho bò,NXB Nông nghiệp.

3. Lê Đức Ngoan, Nguyễn Xuân Bả và Nguyễn Hữu Văn(2007), Thức ăn cho gia súc nhai lại trong nông hộ miềnTrung, NXB Nông nghiệp.

4. Pozy P., D. Dehareng và Vũ Chí Cương (2002), Nuôidưỡng bò ở miền Bắc Việt Nam: Nhu cầu dinh dưỡng của bòvà giá trị dinh dưỡng của thức ăn, NXB Nông nghiệp.

5. Nguyễn Thiện (2004), Trồng cỏ nuôi bò sữa, NXB Nôngnghiệp.

6. Nguyễn Xuân Trạch (2002, 2003, 2004, 2005, 2007), Sửdụng phụ phẩm nuôi gia súc nhai lại, NXB Nông nghiệp.

7. Nguyễn Xuân Trạch (2007), Giáo trình chăn nuôi trâubò, NXB Nông nghiệp.

8. Viện chăn nuôi quốc gia (1995), Thành phần và giá trịdinh duỡng thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam, NXB Nôngnghiệp.

9. FAO, 1998. Tropical feeds, 8th Edition. FAO, Rome (http://www.fao.org/WAICENT/FAOINFO/AGRICULT/A

GA/AGAP/FRG/conf96.htm/guo.htm).

trên bảng 2 cho thấy lượng thức ăn được cung cấpnhư trên bảng 1 phải đảm bảo mức dinh dưỡng theoyêu cầu của bò.

Nếu các số liệu trên bảng 1 cho thấy khốilượng thức ăn mà người chăn nuôi phải cungcấp cho 1 con bò/1 ngày đêm, thì các số liệu

Bảng 3. Các công thức khẩu phần ăn cho bò vỗ béo theo vụ

VụLoại bò vỗ béo Thức ăn tinh

(kg/ngày)Thức ăn xanh

(kg/ngày)Các loại thức ăn

Tuổi bò P của bò(kg/con)

15 ngàyđầu

Trên 60ngày

15 ngàyđầu

Trên 60ngày

Đông xuân(tháng 10 nămtrước - tháng 3

năm sau)

<3 tuổi <300 1,2 >3,5 >25 >30 Đậu nho nhe, cỏvoi, thân lá lạc, bẹthân cây ngô, thân

chuối…

3-6 tuổi 300-400 1,4 >3 30-40 >40

>6 tuổi >400 1,5 >3,5 >40 >40

Các vụ kháctrong năm

(tháng 4-10)

<3 tuổi <300 1 >2 > 25 >30 Cỏ voi, bẹ thân câyngô, dây khoai,thân lá lạc…

3-6 tuổi 300-400 1,1 >2,5 >35 >35>6 tuổi >400 1,2 >2 >40 >40

Bảng 2. Tiêu chuẩn và nhu cầu dinh dưỡng của bò vỗ béo

Loại bò Khối lượng(kg)

Chất khô (%) củakhối lượng

Năng lượng traođổi (Kcal/kg TĂ)

Protein thô (%trong khẩu phần)

Tăng trọng(kg)

Đang lớn

150 2,6 2.866 15,0 1,0200 2,7 2.746 13,0 1,0250 2,9 2.746 12,0 1,3300 2,8 2.627 11,5 1,3

Đực tơ350 2,9 2.579 11,2 1,4400 2,8 2.579 11,0 1,4500 2,6 2.476 11,0 1,4

Cái tơ 250 3,0 2.627 12,0 1,2300 2,9 2.627 11,5 1,2