MƯU ĐỒ ĐỘC CHIẾM SÔNG MÊ KÔNG NCTD_01.pdf · mưu đồ độc chiếm sông Mê ......

4
Tạp chí KH-CN Nghệ An SỐ 6/2016 [15] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 1. Sông Mê Kông dài 4.880km, đứng thứ 12 về độ dài, thứ 10 về lưu lượng trên thế giới, bắt nguồn từ suối Lạp Tài, cổng Mả núi Quốc Trung, huyện Mộc Sách (Trung Quốc) băng qua Tây Tạng, chạy suốt chiều dài tỉnh Vân Nam rồi chảy qua các nước Myanma, Thái, Lào, Campuchia, Việt Nam. Sông có độ cao 5.224m, cửa sông là Cửu Long Giang (Việt Nam). Lưu vực sông lên đến 795km 2 với hơn 100 triệu dân, lưu lượng trung bình 16.000m 3 /s (tối đa mùa mưa 39.000m 3 /s). Hơn 1/2 chiều dài dòng sông nằm trên đất Trung Quốc. Người Trung Quốc gọi sông này là Lan Thương Giang, có nghĩa là “con sông cuộn sóng” bởi sông có nhiều thác, lắm ghềnh, quanh năm tung bọt trắng. Lan Thương được hợp lưu từ hai dòng Trát Khúc và Ngang Khúc. Khi đi khỏi đất Trung Quốc, sông vẫn còn độ cao trên 500m. Rời Trung Quốc, 200km sông Mê Kông là biên giới 2 nước Trung Quốc - Myanma. Tại điểm cuối, Mê Kông hợp lưu với sông nhánh Ruk tại Tam Giác Vàng, sau đó sông là biên giới 2 nước Lào - Thái Lan. Người Lào, Thái Lan gọi sông này là Mè Nam Khoóng. Mè là mẹ, Nam là sông, nghĩa là sông như bà mẹ nuôi dưỡng các bộ tộc Lào - Thái Lan và cũng vì thế cổ sử của Việt Nam gọi sông này là sông Khung. Cách gọi này là cội nguồn của tên gọi Mê Kông ngày nay. Việt Nam có một nhánh nhỏ bắt nguồn từ Điện Biên là Nậm Nưa (khi sang đất Lào có tên gọi Namneua) đến Mường Khua (Lào) sông này đổ vào Nam Oa - một nhánh lớn bắt nguồn từ Lào chảy dọc tỉnh Phông Xa Lỳ rồi đổ vào Mê Kông. Sông Mê Kông trên đất Lào có đặc trưng chảy giữa các hẻm núi cao, dòng chảy xiết và có nhiều vùng nước sâu hàng trăm mét. Đến Nam Luông Prabang, sông mở rộng, có lúc mặt sông hơn 4km, sâu hơn 100m. Sông trở thành biên giới Lào - Thái Lan đoạn chảy qua Viêng Chăn đến Cham Pa xắc, sau đó lại có một đoạn ngắn 30km chạy trên đất Lào. Ở đoạn này có sông Me Nam Mun dài 750km từ Thái Lan đổ vào. Phía Việt Nam có chi lưu sông Sepon đổ vào Xe Băng Kiêng ra sông Mê Kông ở Mouoang Son Khon thuộc Sa Vẳn (Lào). Ở Nam Lào tại tỉnh Cham Pakxu, nó bao gồm MƯU ĐỒ ĐỘC CHIẾM SÔNG MÊ KÔNG "THƯỢNG TÍCH THỦY, HẠ ĐẠI NẠN" CỦA TRUNG QUỐC n Nguyễn Khắc Thuần Dòng sông Mê Kông

Transcript of MƯU ĐỒ ĐỘC CHIẾM SÔNG MÊ KÔNG NCTD_01.pdf · mưu đồ độc chiếm sông Mê ......

Page 1: MƯU ĐỒ ĐỘC CHIẾM SÔNG MÊ KÔNG NCTD_01.pdf · mưu đồ độc chiếm sông Mê ... Dư luận quốc tế lên án mạnh mẽ việc làm này của chính quyền

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 6/2016 [15]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

1. Sông Mê Kông dài 4.880km, đứng thứ12 về độ dài, thứ 10 về lưu lượng trên thếgiới, bắt nguồn từ suối Lạp Tài, cổng Mả núiQuốc Trung, huyện Mộc Sách (Trung Quốc)băng qua Tây Tạng, chạy suốt chiều dài tỉnhVân Nam rồi chảy qua các nước Myanma,Thái, Lào, Campuchia, Việt Nam. Sông có độcao 5.224m, cửa sông là Cửu Long Giang(Việt Nam). Lưu vực sông lên đến 795km2

với hơn 100 triệu dân, lưu lượng trung bình16.000m3/s (tối đa mùa mưa 39.000m3/s).Hơn 1/2 chiều dài dòng sông nằm trên đấtTrung Quốc.

Người Trung Quốc gọi sông này là LanThương Giang, có nghĩa là “con sông cuộnsóng” bởi sông có nhiều thác, lắm ghềnh,quanh năm tung bọt trắng. Lan Thương đượchợp lưu từ hai dòng Trát Khúc và NgangKhúc. Khi đi khỏi đất Trung Quốc, sông vẫncòn độ cao trên 500m. Rời Trung Quốc,200km sông Mê Kông là biên giới 2 nướcTrung Quốc - Myanma. Tại điểm cuối, MêKông hợp lưu với sông nhánh Ruk tại TamGiác Vàng, sau đó sông là biên giới 2 nướcLào - Thái Lan. Người Lào, Thái Lan gọisông này là Mè Nam Khoóng. Mè là mẹ,Nam là sông, nghĩa là sông như bà mẹ nuôidưỡng các bộ tộc Lào - Thái Lan và cũng vìthế cổ sử của Việt Nam gọi sông này là sôngKhung. Cách gọi này là cội nguồn của têngọi Mê Kông ngày nay. Việt Nam có mộtnhánh nhỏ bắt nguồn từ Điện Biên là NậmNưa (khi sang đất Lào có tên gọi Namneua)đến Mường Khua (Lào) sông này đổ vàoNam Oa - một nhánh lớn bắt nguồn từ Làochảy dọc tỉnh Phông Xa Lỳ rồi đổ vào MêKông. Sông Mê Kông trên đất Lào có đặctrưng chảy giữa các hẻm núi cao, dòng chảyxiết và có nhiều vùng nước sâu hàng trămmét. Đến Nam Luông Prabang, sông mởrộng, có lúc mặt sông hơn 4km, sâu hơn100m. Sông trở thành biên giới Lào - TháiLan đoạn chảy qua Viêng Chăn đến ChamPa xắc, sau đó lại có một đoạn ngắn 30kmchạy trên đất Lào. Ở đoạn này có sông MeNam Mun dài 750km từ Thái Lan đổ vào.Phía Việt Nam có chi lưu sông Sepon đổ vàoXe Băng Kiêng ra sông Mê Kông ởMouoang Son Khon thuộc Sa Vẳn (Lào). ỞNam Lào tại tỉnh Cham Pakxu, nó bao gồm

MƯU ĐỒ ĐỘC CHIẾM SÔNG MÊ KÔNG"THƯỢNG TÍCH THỦY,HẠ ĐẠI NẠN" CỦA TRUNG QUỐC

n Nguyễn Khắc Thuần

Dòng sông Mê Kông

Page 2: MƯU ĐỒ ĐỘC CHIẾM SÔNG MÊ KÔNG NCTD_01.pdf · mưu đồ độc chiếm sông Mê ... Dư luận quốc tế lên án mạnh mẽ việc làm này của chính quyền

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 6/2016 [16]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

cả khu vực Siphanđon (4.000đảo) phía trên thác Khon gầnbiên giới Campuchia. ThácKhon dài 15km, cao 18m hùngvĩ bậc nhất thế giới và gần nhưkhông thể vượt qua bằngphương tiện thủy. Tại Cam-puchia, sông này có tên MéKong K hay Tông Lê Thơm (cónghĩa là sông lớn, tiếng KhơMe). Vùng nước chảy xiết Sam-bon phía trên Kratie là cản trởgiao thông cuối cùng. Có 2 chilưu quan trọng khác bắt nguồn từTây Nguyên (Việt Nam) là sôngSesan và Serepok hợp lưu với nótrên lãnh thổ Campuchia tại khuvực Stungtang. Ở phía trênPnompenh, nó hợp lưu với sôngTehsap nhánh chính ở Cam-puchia. Mùa lũ, nước chảyngược từ Mê Kông vào Tongle-sap. Bắt đầu từ Campuchia, sôngchia thành 2 nhánh, bên phải làsông Ba Thắc (sang Việt Namgọi là sông Hậu) và bên trái làsông Mê Kông (sang Việt Namgọi là sông Tiền). Cả hai nhánhdài hơn 250km đều chảy vàođồng bằng châu thổ rộng lớn ởNam Bộ. Tập hợp cả 9 nhánhsông lớn ở Việt Nam gọi là sôngCửu Long.

Sự khó khăn về giao thôngcủa hai bờ sông này làm chia cắtcon người ở hai bên. Nền vănminh được biết đến sớm nhất lànền văn hóa Mã Lai, Ấn Độ thếkỷ II của Vương quốc Phù Namtrung lưu vực Mê Kông. Cáckhai quật ở Óc Eo (Rạch Giá) đãtìm thấy những đồng tiền khác lạvới đế chế La Mã. Vương quốcPhù Nam được tiếp nối với quốcgia Khơ Mẹ Chân Lạp. Cho đếnthế kỷ thứ V, quốc gia này bị tiêudiệt, Mê Kông trở thành đườngbiên giới của các quốc gia đốiđầu nhau Xiêm - Việt, Lào -Xiêm, Lào - Thái Lan.

Mê Kông là dòng sông cómột tiềm năng bất tận về thủyđiện, thủy lợi, phòng chống thiêntai, phong phú về hệ động vật vàthực vật, đặc biệt là thủy sản. Chỉriêng cá và hải sản đã có hơn2.460 loài được định danh. Ướctính khu vực này hàng năm đánhbắt 3 triệu tấn cá, 2 triệu tấn hảisản khác, mang lại nguồn lợi tựnhiên (chưa kể đến nguồn lợithủy sản nuôi trồng) trên 20 tỷUSD/ năm, chiếm 3% GDP củacác nước Việt Nam, Campuchia,Lào, Thái Lan.

Lưu vực Mê Kông là khu dựtrữ sinh quyển và đa dạng sinhhọc lớn thứ 2 trên thế giới (sausông Amazon - Nam Mỹ). 70%lương thực của Việt Nam, Cam-puchia, Thái Lan, Lào đều lấynước ngọt từ sông này và nguồnnước sinh hoạt của trên 80 triệungười khu vực này đều dựa vàosông Mê Kông.

2. Chủ nhân của hơn 1/2dòng sông đoạn khởi thủy làTrung Quốc - một quốc gia có21% dân số thế giới nhưng chỉcó 7% lượng nước ngọt toàn cầu.Theo các nhà khoa học của Tổchức sông ngòi quốc tế, “cơnkhát năng lượng”, “cơn khátnước ngọt” của một cường quốcđang trỗi dậy như Trung Quốc đãtăng lên gấp bội phần khi quốcgia này giành được một số thànhtựu trong phát triển kinh tế. Cơnkhát này đang gây sự quan ngạiđối với sông Mê Kông và đây sẽlà nguyên nhân đầu tiên để biếnMê Kông thành con sông chết.

Ngay từ đầu thế kỷ XX,trước dự báo của các nhà khoahọc rằng “thế kỷ XX là thế kỷ củavàng đen (dầu mỏ), thế kỷ XXI làthế kỷ của vàng trắng (nướcngọt)”, việc trị thủy sông LanThương đưa nước Lan Thươngrẽ ngang vào nội địa đã trở thành

một vấn đề chính sự với giớicầm quyền Trung Quốc hơn trămnăm nay. Nhưng vì đầu tư chocác công trình trị thủy trên MêKông đòi hỏi một lượng ngânsách lớn nên phải sang nửa đầuthế kỷ XX, khi tiềm lực kinh tếlớn mạnh, Trung Quốc mới dámhạ quyết tâm. Hơn nữa, việc triệtđể khai thác nguồn nước sôngMê Kông là việc “nhất cử lưỡngtiện”, vừa bù đắp được lượngnước ngọt và điện năng đangthiếu trầm trọng ở vùng TâyTạng và nội địa Trung Quốc, vừalà vũ khí chiến lược để buộc cácnước Đông Dương, Thái Lan,Myanma phải phụ thuộc. Điềunày hoàn toàn phù hợp với tưtưởng bá quyền nước lớn, âmmưu thôn tính lâu dài láng giềngcủa Trung Quốc.

Vì thế từ năm 1951, khiChính phủ Trung Quốc thành lập“Cơ quan nghiên cứu sông LanThương” - cơ quan Trung ươngđóng ở địa phương Thanh Hải,nhà xã hội học người Mỹ gốcĐức Kari Wrttoget đã cho xuấtbản cuốn “Chế độ chuyên quyềnphương Đông” cảnh báo: nhucầu kiểm soát nguồn nước tướitiêu và các mục đích khác trongkhu vực của Trung Quốc đã sảnsinh ra một nhà nước khônggiống bất cứ một mô hình nàotrong lịch sử. Có thể tạm gọi nhànước chuyên quyền phươngĐông với vũ khí để chuyênquyền là nước (Tạp chí Thủy lợi,2/2016).

Sau bao nhiêu năm toan tính,mưu đồ độc chiếm sông MêKông của Trung Quốc đã đượccác thế hệ cầm quyền ở BắcKinh hối hả bắt tay. Phớt lờ dưluận quốc tế, cảnh báo của cácnhà khoa học trong Hiệp hộisông ngòi thế giới, năm 1952, lợidụng thời cơ các nước Đông

Page 3: MƯU ĐỒ ĐỘC CHIẾM SÔNG MÊ KÔNG NCTD_01.pdf · mưu đồ độc chiếm sông Mê ... Dư luận quốc tế lên án mạnh mẽ việc làm này của chính quyền

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 6/2016 [17]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Dương đang có chiến tranh, Trung Quốc đãthành lập 3 quân đoàn (trên dưới 4 vạn người)đặc trách công tác “trị thủy Lan Thương”. Gấprút chuẩn bị các mặt khảo sát, thiết kế, từ năm1951-1954, 3 binh đoàn này đã xây dựng được126 công trình dẫn thủy nhập điền, rẽ ngangdòng nước Mê Kông chảy vào nội địa TrungQuốc. Những công trình này đầu tư ít, dunglượng nước rẽ ngang chưa nhiều nên chưa ảnhhưởng lớn đến lưu tốc dòng chảy Mê Kôngnhưng đã gây sang chấn trong giới khoa họcquốc tế và cộng đồng Mê Kông, Lan Thương.Dư luận quốc tế lên án mạnh mẽ việc làm nàycủa chính quyền Mao Trạch Đông bởi cộngđồng quốc tế đã tiên lượng được những bướctiếp theo của Trung Quốc. Nguy cơ Mê Kôngtrở thành sông chết đã hiện hữu.

Sau Hiệp định Giơnevơ, hòa bình được lậplại trên bán đảo Đông Dương, được sự giúp đỡcủa các tổ chức quốc tế, các nước Việt Nam,Thái Lan, Lào, Campuchia đồng kêu gọi TrungQuốc và Myanma nhóm họp để thành lập “Hộiđồng sông Mê Kông” nhằm thúc đẩy, phối hợpquản lý, phát triển tài nguyên nước cũng nhưcác tài nguyên có liên quan một cách bền vữngvì lợi ích chung của các quốc gia và an sinhcộng đồng bằng cách thực hiện các chươngtrình chiến lược, cung cấp thông tin khoa học,cố vấn chính sách. Phớt lờ mọi đề nghị của cácnước láng giềng và các tổ chức quốc tế, Chínhphủ Mao Trạch Đông không chấp thuận thamgia Hội đồng. Không những thế, Trung Quốccòn gây sức ép buộc Chính phủ Myanma cũngkhông tham gia. Dư luận quốc tế đã lên ánmạnh mẽ tư tưởng so vanh nước lớn, vạch rõâm mưu độc chiếm Mê Kông, bất chấp hệ lụycho láng giềng của Trung Quốc.

Sau nhiều năm vận động không thành,trước nguy cơ nguồn nước Mê Kông bị biếnđổi, gây ảnh hưởng lớn trong tác động thủyvăn, gây xói lở, giảm phù sa, tăng ngập mặnlưu vực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồnlợi thủy sản, làm biến đổi môi trường, môisinh, tăng nguy cơ mất an ninh lương thực khuvực và toàn cầu, năm 1957, Việt Nam, Cam-puchia, Lào, Thái Lan đã nhóm họp thành lập“Ủy hội sông Mê Kông”. Trung Quốc vàMyanma chỉ tham gia Ủy hội với tư cách quansát viên. Khai thác triệt để tình thế các nướcĐông Dương đang bước vào cuộc kháng chiếnNgười dân Việt Nam với nỗi lo thiếu nước sản xuất

Đập thủy điện của Trung Quốc ở thượng nguồn (tỉnh Vân Nam)chiếm tới hơn 1/2 lưu lượng dòng chảy sông Mê Kông

Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ đang trải qua đợt hạn hán khốc liệt nhất trong lịch sử 100 năm qua

Page 4: MƯU ĐỒ ĐỘC CHIẾM SÔNG MÊ KÔNG NCTD_01.pdf · mưu đồ độc chiếm sông Mê ... Dư luận quốc tế lên án mạnh mẽ việc làm này của chính quyền

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 6/2016 [18]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

chống Mỹ, Trung Quốc hối hảtăng thêm lực lượng, đầu tưnguồn ngân sách khổng lồ xâydựng tiếp 113 đại thủy nông trênsông Lan Thương, đầu tư khảosát thiết kế để ra quân xây dựngcác đập nước thủy điện, thủy lợirẽ ngang dòng nước Mê Kôngtiếp tục chảy vào Tây Tạng vànội địa Trung Quốc.

Trước tình thế Trung Quốcđặt lợi ích quốc gia lên trên,không thèm đếm xỉa đến lợi íchquốc tế, khu vực, năm 1995, cácquốc gia có sông Mê Kông gồmViệt Nam, Campuchia, Lào, TháiLan đã ký “Hiệp định hợp tácphát triển bền vững sông MêKông” (Mê Kông Riur Gmani-sion - MRC). Với dã tâm độcchiếm Mê Kông, Trung Quốcvẫn từ chối tham gia và gây sứcép buộc Myanma cũng khôngtham gia Hiệp định mà chỉ thamgia với tư cách là nước đối thoại.Những hoạt động không mệt mỏicủa Ủy hội Mê Kông trongnhững năm qua không hề đượcTrung Quốc quan tâm mà dồntổng lực cho việc kiến tạo cáccông trình hồ đập lớn trên LanThương. Từ năm 1960 đến nay,Trung Quốc đã hoàn thành chuỗi10 hồ đập lớn. Đầu nguồn là đậpHoàng Đăng, tiếp là Miêu Vĩ,Công Quả Kiều (cao 159m, côngsuất 4.200kw, là đập thủy điệnlớn thứ 2 của Trung Quốc sauđập Tam Hiệp trên sông DươngTử), Mạn Loan, Đại Triều Sơn(cao 119m, công suất 4.350kw),Nọa Trát Độ, Cảnh Hồng, CẩmLâm và Mường Thông. Dẫu xâydựng các hồ đập này ở các vùnghẻo lánh, xa xôi, đi lại khó khănnhưng đã nhận được sự chú ý đặcbiệt của truyền thông phươngTây, Mỹ, Nhật Bản. Truyềnthông thế giới, Hiệp hội sôngngòi thế giới liên tục cảnh báo sự

nguy cập của sông Mê Kông. Dẫu Chính phủ Trung Quốc

nhiều lần tuyên bố: Chuỗi hồ đậpvà gần 300 hệ thống đại thủynông tích nước từ mùa lũ nênkhông ảnh hưởng đến dòng chảyMê Kông nhưng các nhà khoahọc trong Hiệp hội sông ngòi thếgiới đã chứng minh hơn 60%lượng nước Mê Kông đã chảyngang không còn đổ xuống vùngchâu thổ.

Không dừng lại đó, TrungQuốc còn có một kế hoạch táobạo khác là phá các thác ghềnhtrên sông Lan Thương để xâycác trạm phát điện và khơithông luồng lạch, mở tuyếngiao thông thủy từ Tây Tạngxuống Vân Nam. Họ đã pháxong 15 ghềnh lớn để xây 15trạm thủy điện. Một lần nữa,lưu tốc của sông Mê Kông bịthay đổi, nước chảy nhanh làmcho mức nước đầu nguồn haonhanh trong mùa khô.

Chiến lược thu nước sôngMê Kông chảy rẽ ngang vào nộiđịa Trung Quốc đã gây thảm họanghiêm trọng, đe dọa an sinh củahơn 80 triệu dân các nước Lào,Thái Lan, Campuchia và ViệtNam. Mực nước ở Biển Hồ(Campuchia) giảm 1m vào năm2014 và 1,7m vào đầu năm 2015.Mùa nắng hạn Elnino 2016 mớibắt đầu nhưng xâm nhập mặn củabiển Việt Nam đã vào sâu nội địa,có nơi đến 90km. Đồng bằngsông Cửa Long là nơi sinh sốngcủa 18 triệu người Việt, đồng thờiđóng góp 1/2 sản lượng lúa gạoViệt Nam, đang đứng trước nguycơ hiện hữu 2/3 diện tích gieotrồng cây lúa và thủy sản bị vôhiệu vì ngập mặn. Việt Nam lànước xuất khẩu lúa gạo hàng đầuvề số lượng của thế giới, vì thế anninh lương thực không chỉ riênggì Việt Nam và toàn cầu đang bị

đe dọa. Đó là chưa nói đến nhữnghệ lụy hết sức to lớn khác về môisinh, môi trường của 3 nướcĐông Dương và Thái Lan.

Ngày 10/3/2016, trước tìnhtrạng ngập mặn, thiếu nước ngọttrầm trọng của Đồng bằng sôngCửu Long, Chính phủ Việt Namđã có Công hàm gửi Chính phủTrung Quốc yêu cầu xả nước ởcác hồ đập thủy điện thượngnguồn Mê Kông. Chính phủTrung Quốc vào cuộc, ngày 16/3nước được xả, 30/3 nước ngọt đãvề đến Việt Nam, đẩy ngập mặntừ sâu 90km xuống dưới 25km.Việc làm trên của Trung Quốckhông được dư luận Quốc tế đónnhận như là một thiện chí màngược lại họ cho rằng: đòn đe nẹtViệt Nam, Lào, Campuchia vàThái Lan của Trung Quốc lần đầutiên được tiến hành. Đó là điềunhắc nhở các nước Việt Nam,Lào, Campuchia rằng: TrungQuốc đã cầm trong tay bí quyếtđể biến 4 nước này thành vùng samạc, mặn. Tờ Bưu điện Oa SinhTơn số ra 5/4/2016 đã viết:“Trung Quốc có câu “thượngđiền tính thủy, hạ điền khan”.Nay Chính phủ ông Tập đangứng dụng để “Thượng (TrungQuốc) tích thủy, hạ (3 nước ĐôngDương và Thái Lan) đại nạn”.

Cùng với sự gia tăng củabiến đổi khí hậu, âm mưu độcchiếm Mê Kông của Trung Quốcđang biến đồng bằng châu thổCửu Long - vựa thóc lớn nhấtĐông Nam Á thành vùng samạc, mặn. Đây là một tháchthức, nguy cơ không chỉ riêngvới châu thổ sông Cửu Long màlà của toàn dân tộc. Một kịch bảnđối phó với xâm nhập mặn trướcmắt và lâu dài đang đặt ra nhiềuvấn đề phức tạp, khó khăn, tháchthức cho dân tộc trên con đườngphát triển./.