GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

138
HỘI THẢO KHOA HỌC 2011 NHỮNG VẤN ĐỀ GIẢNG VIÊN CẦN QUAN TÂM ĐẾN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG NHỮNG NĂM TỚI TS. Lê Tấn Đạt Hiệu trưởng Hoạt động khoa học là quá trình nghiên cứu luôn gắn liền với quá trình giáo dục - đào tạo và hội nhập quốc tế nhằm nghiên cứu và phát minh mới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế – xã hội phục vụ cho sự phát triển của mỗi quốc gia và quốc tế, đem lại lợi ích cho loài người. Trong lịch sử dân tộc ta đã nghiên cứu và ứng dụng thành công trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội đã tạo ra nhiều anh hùng dân tộc và nhiều nhà khoa học. Thời đại Hồ chí Minh – cũng đã quan tâm kế tục phát huy và sử dụng nhân tài là các nhà khoa học ra giúp nước như GS Trần Đại Nghĩa, GS Tôn Thất Tùng... Ngày nay, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến hoạt động nghiên cứu khoa học, tại hội nghị lần thứ 13 Ban chấp hành TW Đảng khoá X tiếp tục khẳng định “Phát triển khoa học công nghệ thực sự là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững”. Những năm qua Trường Đại học TDTT Đà Nẵng đã vượt qua nhiều khó khăn - thử thách. Từ một trường Cao đẳng thiếu thốn cả cơ sở vật chất và nguồn nhân lực; thiếu giảng viên có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ; thiếu đội ngũ cán bộ khoa học đầu đàn - thời điểm này còn nhờ sự giúp đỡ của các trường bạn để liên kết đào tạo đại học. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học được đặt ra không chỉ hôm nay và đã nhiều năm qua, nhưng chưa thấy một sự chuyển biến cả về số lượng, chất lượng và các lĩnh vực nghiên cứu khoa học của nhà 1

Transcript of GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

Page 1: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

NHỮNG VẤN ĐỀ GIẢNG VIÊN CẦN QUAN TÂM ĐẾN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG NHỮNG NĂM TỚI

TS. Lê Tấn Đạt Hiệu trưởng

Hoạt động khoa học là quá trình nghiên cứu luôn gắn liền với quá trình giáo dục - đào tạo và hội nhập quốc tế nhằm nghiên cứu và phát minh mới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế – xã hội phục vụ cho sự phát triển của mỗi quốc gia và quốc tế, đem lại lợi ích cho loài người.

Trong lịch sử dân tộc ta đã nghiên cứu và ứng dụng thành công trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội đã tạo ra nhiều anh hùng dân tộc và nhiều nhà khoa học. Thời đại Hồ chí Minh – cũng đã quan tâm kế tục phát huy và sử dụng nhân tài là các nhà khoa học ra giúp nước như GS Trần Đại Nghĩa, GS Tôn Thất Tùng... Ngày nay, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến hoạt động nghiên cứu khoa học, tại hội nghị lần thứ 13 Ban chấp hành TW Đảng khoá X tiếp tục khẳng định “Phát triển khoa học công nghệ thực sự là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững”.

Những năm qua Trường Đại học TDTT Đà Nẵng đã vượt qua nhiều khó khăn - thử thách. Từ một trường Cao đẳng thiếu thốn cả cơ sở vật chất và nguồn nhân lực; thiếu giảng viên có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ; thiếu đội ngũ cán bộ khoa học đầu đàn - thời điểm này còn nhờ sự giúp đỡ của các trường bạn để liên kết đào tạo đại học. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học được đặt ra không chỉ hôm nay và đã nhiều năm qua, nhưng chưa thấy một sự chuyển biến cả về số lượng, chất lượng và các lĩnh vực nghiên cứu khoa học của nhà trường; rõ nhất là số lượng giảng viên có trình độ thạc sỹ tăng nhưng số lượng đề tài nghiên cứu không tăng; phạm vi nghiên cứu còn hạn hẹp và thiếu tính ứng dụng; vấn đề NCKH của giảng viên chủ yếu là các luận văn phục vụ cho việc phấn đấu đủ điều kiện để tốt nghiệp thạc sỹ hoặc là NCKH đảm bảo cho tiêu chí thi đua hàng năm. Đó là những điều chúng ta cần suy nghĩ – có phải những người thầy của chúng ta không có thời gian nghiên cứu; thiếu thầy hướng dẫn (thiếu cán bộ khoa học đầu đàn); thiếu nguồn kinh phí; thiếu điều kiện nghiên cứu… Tất cả cũng chỉ là lý do khách quan. Còn chủ quan và trách nhiệm của mỗi người thầy thì sao? Điều quan trọng nhất là thiếu sự đam mê và thiếu kiến thức cơ bản về các lĩnh vực nghiên cứu. Bởi vì khoa học hiện đại và hội nhập tuy rất thuận lợi cho việc tìm hiểu rộng, nhanh chóng nhận thông tin cần thiết qua mạng, song cũng làm cho con người tiếp cận công nghệ để ứng dụng là chính nên làm cho tính sáng tạo của con người phần nào cũng bị hạn chế. Vì vậy chúng ta phải nhận thức ra rằng khoa học hiện đại cần phải có

1

Page 2: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

đội ngũ trí thức sáng tạo - đam mê nghiên cứu và yêu chuộng lý tưởng để đạt mục đích cho quá trình đam mê nghiên cứu.

Ngay từ những ngày đầu nâng cấp thành trường đại học, Nhà trường đã xây dựng một chiến lược phát triển toàn diện phù hợp với đặc điểm và những bước đi ban đầu của trường như:

- Quy hoạch đào tạo đội ngũ CBGV giai đoạn 2007 – 2011 và định hướng đến năm 2020.

- Xin cơ chế ưu tiên đào tạo thạc sỹ 2006 – 2010

- Tăng cường, bổ sung đội ngũ giảng viên và nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ đào tạo.

- Hệ thống cơ cấu, bộ máy tổ chức được mở rộng từ cấp khoa, bộ môn.

- Mở rộng qui mô đào tạo.

- Mở rộng hợp tác quốc tế để gửi giảng viên đào tạo tiến sỹ.

Sau 5 năm được nâng cấp thành trường Đại học (2007 – 2011), chúng ta đã thực hiện được những nhiệm vụ cơ bản đặt ra như:

Đội ngũ giảng viên tăng từ 70 lên 130 giảng viên; đào tạo gần 70 giảng viên có trình độ thạc sĩ (từ 20 thạc sỹ năm 2006 – lên trên 90 thạc sỹ 2011; từ 01 tiến sĩ 2006 – lên 05 tiến sỹ năm 2011 và 23 NCS trong đó 14 NCS nước ngoài) dự kiến 2015 sẽ đạt 20% tiến sỹ. Bên cạnh đó cơ sở vật chất được nâng cấp và mở rộng. Tuy nhiên nhiệm vụ quan trọng đảm bảo cho quá trình đào tạo là NCKH đó là một sự tăng tốc đội ngũ CBGV nhằm đáp ứng cho một lộ trình phát triển bền vững của nhà trường. Song thời gian qua vì sao chúng ta vẫn còn gian nan trong việc thực hiện nhiệm vụ tổ chức và tham gia nghiên cứu khoa học? Chúng ta chưa tăng được số lượng giảng viên tham gia nghiên cứu; chúng ta chưa đăng ký những đề tài cấp bộ, chưa thấy phát triển hướng nghiên cứu mới?

Những nguyên nhân nào chúng ta đã bị hạn chế trong vấn đề tham gia nghiên cứu ? Nguồn nhân lực có trình độ của trường đã tăng số lượng, đã có một số giảng viên có kinh nghiệm, kinh phí nghiên cứu luôn bảo đảm cho mỗi đề tài, môi trường nghiên cứu thuận lợi. Phải chăng chúng ta thiếu thời gian vì giảng dạy quá nhiều? Hiệu quả kinh tế trong nghiên cứu chưa cao? Thiếu tự tin trong nghiên cứu? Chưa nêu cao tinh thần nhiệm vụ NCKH của người thầy? Thiếu lòng đam mê nghiên cứu ? Có lẽ những vấn đề trên đang tồn tại trong mỗi thầy cô đang tâm tư với nhiệm vụ của mình. Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là thiếu lòng đam mê – lý tưởng nghiên cứu, chưa

2

Page 3: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

nhận thấy hết tầm quan trong giá trị của việc nghiên cứu khoa học với một người thầy. Nói đến giá trị thì nhà Bác học Lê Quý Đôn đã nói:

“Dẫu có Bạc Vàng trăm vạn lạng

Chẳng bằng kinh sử một vài pho”.

Cho nên chúng ta là nhà giáo thì lý tưởng nghiên cứu khoa học của chúng ta phải tìm cách đi đúng hướng:

- Nghiên cứu phương pháp (quản lý; giảng dạy) tốt nhất nhằm đem lại chất lượng đào tạo ngày càng cao.

- Nghiên cứu các quy luật về phát triển thể chất tìm ra qui trình huấn luyện nâng cao thành tích thể thao.

- Nghiên cứu xã hội để mở rộng môi trường cho các hoạt động TDTT trên các lĩnh vực: kinh tế - xã hội đem lại hiệu quả cho xã hội hoá thể thao.và lợi ích kinh tế.

- Nghiên cứu cho sự phát triển thể chất giống nòi …

Từ những nguyên nhân hạn chế của quá trình NCKH của đội ngũ giảng viên và những vấn đề cần quan tâm cho giai đoạn phát triển công tác NCKH trong thời gian tới.

Một là: Hệ thống, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ khoa học có kinh nghiệm đã được đào tạo tiến sỹ.

Hai là: Thành lập Viện nghiên cứu - chuyển giao công nghệ TDTT.

Ba là: Xây dựng qui chế tài chính “mở” cho chủ nhiệm đề tài và các chính sách liên quan về NCKH.

Bốn là: Đa dạng hoá và mở rộng các mối quan hệ nghiên cứu trong ngành cũng như và hợp tác nghiên cứu quốc tế và liên kết nghiên cứu với các địa phương – đơn vị.

Năm là: Tăng cường, bổ sung CSVC; phòng thí nghiệm đáp ứng cho quá trình nghiên cứu.

Sáu là: Xây dựng qui chế tài chính cho các loại; cấp đề tài nghiên cứu, quy định thưởng - phạt về nhiệm vụ NCKH cho giảng viên.

Chúng ta thực hiện được những bước đi cơ bản phù hợp với điều kiện của Trường hiện nay. Mỗi cán bộ giảng viên đổi mới tư duy NCKH thì công tác nghiên cứu khoa học của trường chúng ta những năm tới sẽ đạt được nhiều kết quả, không chỉ nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên, nâng cao uy tín cho Nhà trường mà sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế cho các nhà nghiên cứu và cho Nhà trường./.

3

Page 4: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

NHỮNG HẠN CHẾ VÀ SAI SÓT THƯỜNG GẶP KHI HƯỚNG DẪN SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

TS. Đặng Quốc NamPhó Hiệu trưởng

Qua tổng kết từ thực tiễn công tác tổ chức hướng dẫn khoa học, công tác đánh giá nghiệm thu các đề tài nghiên cứu, các chuyên đề khoa học của cán bộ giảng viên và sinh viên những năm qua có thể nhìn thấy một số hạn chế sai sót thường gặp cần được thông tin trao đổi để cùng rút kinh nghiệm trong các hoạt động khoa học, đặc biệt để hướng dẫn sinh viên trong việc triển khai thực hiện tiểu luận tốt nghiệp đạt kết quả tốt.

1. Vấn đề lựa chọn hướng đề tài nghiên cứuThực tế triển khai qua nhiều người nghiên cứu và nhiều khóa sinh viên cho thấy

những hướng truyền thống hầu như đã thu hẹp và thường dễ trùng lặp. Trong lúc nhiều tác giả không quan tâm mạnh dạn tìm các hướng mới mà vẫn đăng ký triển khai các lọai hình tương tự để thuận lợi trong việc khai thác những cơ sở lý luận và cấu trúc trình bày giống nhau… Hiện trạng này thường dẫn đến việc khó tìm được những nhân tố mới đặc trưng cần thiết mà đây lại là nguyên tắc và yêu cầu phải có trong nghiên cứu khoa học.

Một số khác khi lựa chọn hướng nghiên cứu thường không bao quát xác định rõ được phạm vi liên quan nên vấn đề thường quá rộng hoặc không phù hợp và không có khả năng thực thi.

Phần thuyết minh xác định những cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan cũng như xác định mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu thường thiếu chặt chẽ và logic, thiếu bao quát được trọng tâm vấn đề cần nghiên cứu, nên diễn biến khi triển khai phải điều chỉnh bổ sung nhiều.

2. Vấn đề xác định và khai thác sử dụng các phương pháp nghiên cứuViệc sử dụng các phương pháp phù hợp và đầy đủ là để giải quyết yêu cầu

nhiệm vụ nghiên cứu của từng để tài đặt ra. Thực tiễn quá trình triển khai hầu hết các tác giả đều sử dụng các phương pháp truyền thống thuộc lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng, chưa chú ý khai thác mở rộng các phương pháp thuộc lĩnh vực khoa học liên quan khác như: khoa học tự nhiên, khoa học lịch sử, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học kỹ thuật,… để giải quyết vấn đề nghiên cứu được sâu rộng hơn; ví dụ các phương pháp nghiên cứu lịch sử, tư duy logic, mô hình hóa,…

Tuy nhiên trong việc sử dụng các phương pháp truyền thống vẫn biểu hiện những mặt hạn chế, thậm chí còn để sai sót cơ bản khác nhau như:

4

Page 5: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

- Trong phương pháp phân tích và sử dụng tài liệu tham khảo, nhiều tác giả thường lạm dụng trích dẫn lặp lại quá nhiều, gần như copy máy móc, thiếu chọn lọc những thông tin cần thiết và đặc trưng liên quan đến công trình của mình. Cấu trúc trình bày các phần về cơ sở lý luận còn tản mạn, thiếu chặt chẽ và logic, trích dẫn và ký hiệu không rõ ràng về nguồn gốc,…

- Trong sử dụng phương pháp quan sát: nhiều tác giả không chú ý đến các hình thức quan sát phù hợp trong khi triển khai (như cách ghi chép, các biên bản thống kê, quay phim, chụp hình, ghi âm… tùy tình huống) nên có lựa chọn nhưng không được sử dụng hoặc trình bày kết quả quan sát không rõ ràng, thiếu cơ sở thực tiễn.

- Trong sử dụng phương pháp phỏng vấn: đây là phương pháp truyền thống được sử dụng rất nhiều trong nghiên cứu thực tiễn. Mặt hạn chế thường thấy là nhiều tác giả chưa biết cách xây dựng hoặc sử dụng các mẫu phỏng vấn rất giản đơn, cấu trúc các câu hỏi không bao quát hết các vấn đề cơ bản cần phỏng vấn, nội dung câu hỏi còn chung chung thiếu rõ ràng, thậm chí trùng lặp rất khó trả lời cho được hỏi. Các loại hình câu hỏi (đóng, mở hoặc kết hợp) sử dụng chưa sát với thực tế đối tượng phỏng vấn về trình độ nhận thức, lứa tuổi… sẽ hạn chế đến chất lượng phỏng vấn và kết quả khảo sát.

- Trong sử dụng phương pháp thực nghiệm: đây là phương pháp thường khó thực thi trong nghiên cứu tùy thuộc từng đề tài và điều kiện cho phép, song nhiều tác giả còn sử dụng tùy tiện và hầu như còn chủ quan thiếu tính khả thi, nên cần thiết phải xác định trước để đảm bảo tính phù hợp đối với từng công trình cho phép. Mặt khác việc vận dụng và khai thác các loại hình thực nghiệm, các dụng cụ thiết bị thí nghiệm do còn thiếu được tiếp xúc nên việc xử lý và trình bày kết quả ở một số công trình không chặt chẽ, thậm chí còn lạm dụng dẫn đến kết quả thiếu độ tin cậy.

- Trong sử dụng phương pháp kiểm tra (kiểm tra sư phạm, kiểm tra y học…): một số tác giả còn lẫn lộn về khái niệm, cách sử dụng các test và hệ thống bài tập… nên triển khai và trình bày kết quả còn sai sót.

- Trong sử dụng phương pháp toán học thống kê: một số tác giả còn lạm dụng hoặc sử dụng không phù hợp các chỉ số, công thức để đánh giá kết quả nghiên cứu hoặc ngược lại chưa biết khai thác hết các chỉ số và công thức toán học cho phép để xử lý chặt chẽ giúp cho kết luận được sâu hơn. Trong trình bày kết quả các biểu bảng, biểu đồ còn thiếu chặt chẽ và phù hợp, các chỉ số đánh giá như %, n, t, w%,… đôi lúc còn sử dụng thiếu hoặc không phù hợp.

3. Một số mặt hạn chế khác:- Khối lượng thông tin khoa học và cấu trúc trình bày kết quả công trình nghiên

cứu, một số còn mất cân đối, thiếu chặt chẽ và logic. Ví dụ như phần tổng quan thường

5

Page 6: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

dài hoặc ngắn quá, các phần cơ sở lý luận thiếu tính hệ thống và liên quan chặt chẽ. Trình bày các chương mục thiếu hệ thống và ký hiệu rõ ràng.

- Phần bàn luận và kết luận từng phần còn thiếu hoặc chưa phản ánh rõ kết quả.- Kết luận chung thường dài dòng, thiếu bám sát mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu.

Văn phong và ngôn từ sử dụng chưa phù hợp và chặt chẽ.- Những kiến nghị chưa bám sát vấn đề rút ra từ kết luận để cần thiết quan tâm

vận dụng, bổ sung cải tiến trong thực tiễn.- Một số công trình không chú ý các phần phụ lục liên quan. Đây là phần quan

trọng phản ánh rõ tính khách quan của nội dung và kết quả nghiên cứu thông qua các số liệu thu được, các mẫu sử dụng và kế hoạch phương án trong quá trình nghiên cứu.

- Đối với sinh viên, hầu hết các em mới tập làm nghiên cứu khoa học, chưa đủ kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn nên rất cần được sự quan tâm và hướng dẫn của giảng viên một cách có trách nhiệm, có hệ thống và cụ thể để sinh viên nắm hiểu, đặc biệt là biết cách sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp, đúng quy định để tự xử lý và trình bày các vấn đề cụ thể từ lý luận đến thực tiễn. Nếu người thầy ít quan tâm cụ thể và dễ giải đối với sinh viên thường dẫn đến hậu quả lười nhác, thiếu hiểu biết, thiếu nghiêm túc và trung thực, luôn tìm cách đối phó, sao chép và chế tác thông tin của người khác, của sách vở để đạt mục tiêu. Và như vậy, dù trực tiếp hay gián tiếp đều dẫn đến sản phẩm kém chất lượng, hình thành thói quen thiếu trách nhiệm với nghề nghiệp và xã hội sau này.

Đặt vấn đề đến những mặt trái về hạn chế và sai sót trong hoạt động nghiên cứu khoa học thực tế thường rất đa dạng và phức tạp, khó diễn đạt và không thể đánh giá hết.

Trong bài viết ngắn gọn này, với trách nhiệm và nhãn quan bước đầu, tác giả muốn trao đổi chính kiến và cách làm để góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động khoa học của nhà trường trong đó có việc hướng dẫn các thế hệ sinh viên học tập và nghiên cứu đi vào thực tế và đạt hiệu quả.

6

Page 7: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

NHÌN LẠI NHỮNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC TRONG 4 NĂM (THỜI ĐIỂM 2008-2011)

Ths. Phan Thị DịchPhòng QLKH&HTQT

Trường Đại học TDTT Đà Nẵng được nâng cấp thành trường Đại học đến nay đã được 5 năm. Trong 5 năm qua với chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực TDTT có trình độ Đại học, sau đại học, cao đẳng, trung cấp và tổ chức các hoạt động khoa học, công nghệ tại khu vực Miền Trung – Tây Nguyên và cả nước, với 2 nhiệm vụ cơ bản đào tạo và nghiên cứu khoa học (NCKH). Tuy là một trường còn non trẻ và có nhiều khó khăn nhưng với ý chí nỗ lực của mình nhà trường đã có nhiều cố gắng vươn lên trong mọi lĩnh vực, nhằm nâng cao chất lượng công tác giảng dạy, đào tạo, cũng như NCKH và đã đạt được một số kết quả thể hiện được tính ưu việt của một trường đại diện cho khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

Để có một chiến lược phát triển công tác khoa học, công nghệ một cách đồng bộ, tạo tiền đề cho sự phát triển vươn lên của nhà trường, tháng 6 năm 2011, Lãnh đạo đã xây dựng “ Kế hoạch phát triển khoa học, công nghệ giai đoạn 2011-2015 ”. Trong đó đã chỉ rõ: Mục tiêu là tăng cường các hoạt động khoa học công nghệ trong các lĩnh vực văn hóa gia đình, TDTT và du lịch, góp phần thực hiện chiến lược phát triển ngành và chiến lược phát triển nhà trường đến năm 2020 “…nâng cao số lượng và chất lượng nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc đổi mới phương pháp dạy và học gắn việc đào tạo của nhà trường với thực tiễn và nhu cầu của xã hội, đổi mới công tác quản lý, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, đào tạo, nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng mọi mặt, phấn đấu đưa Trường trở thành một trong những trung tâm NCKH và ứng dụng công nghệ TDTT của Miền Trung và Tây Nguyên”. Để đạt được mục tiêu trên, trong quy hoạch nhà trường cũng đã đưa ra kế hoạch hoạt động chi tiết bao gồm nhiều nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện để triển khai ở từng giai đoạn. Một trong những giải pháp cơ bản là phát huy mạnh mẽ nội lực của đội ngũ cán bộ cơ quan trong triển khai công tác NCKH và tích cực phổ biến nguồn thông tin khoa học nhằm phục vụ cho các hoạt động, trước hết là công tác đào tạo và NCKH của cơ quan.

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi xin trình bày một số kết quả về hoạt động khoa học của nhà trường đã đạt được trong 4 năm (2008-2011), trong công tác triển khai nghiên cứu đề tài các cấp, tham gia công tác viết báo, tham luận, đưa thông tin trong Nội san khoa học, Bản tin khoa học và các kỳ Hội nghị, Hội thảo (ở đây,

7

Page 8: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

chúng tôi không đề cập đến các công trình nghiên cứu của CB - GV đã và đang thực hiện theo yêu cầu của các chương trình đào tạo Thạc sỹ và Tiến sỹ).

Trước hết, nhìn lại trong 4 năm gần đây, chúng ta có thể thấy rằng: nguồn cán bộ khoa học của cơ quan đã có những phát triển nhanh, mạnh về số lượng: năm 2007 chúng ta mới chỉ có: 2 Tiến sỹ, 27 Thạc sỹ, 10 học viên Cao học; đến năm 2011 chúng ta đã có: 5 Tiến sỹ, 20 NCS (13 NCS ngoài nước), trên 80 Thạc sỹ, 10 học viên Cao học, nâng tổng số cán bộ khoa học có trình độ cao lên trên 90 người trên tổng số hơn 170 cán bộ trong cơ quan. Với lực lượng như vậy chúng ta thử tiến hành tìm hiểu kết quả về hoạt động nghiên cứu khoa học đã đạt được trong những năm qua về công tác NCKH (các công trình do Hội đồng Khoa học và Đào tạo Nhà trường xét duyệt).

1. Công tác Nghiên cứu khoa học:

Số lượng các đề tài NCKH trong 4 năm ( 2008 -2011) được thống kê trên bảng 1

Bảng 1: So sánh số lượng đề tài được triển khai với đề tài nghiệm thu đạt kết quả

Năm họcĐề tài được triển khai

Đề tài được nghiệm thu

Đề tài xin gia hạn

Tỉ lệ Đề tài TK / Đề tài NT

2007-2008 13 12 1 95,3 %2008-2009 9 8 88,9 %2009-2010 9 8 1 88,9 %2010-2011 13

Qua bảng 1 cho thấy:

Trong tổng số 44 đề tài NCKH được hội đồng khoa học cho phép triển khai từ năm 2008 đến 2011, số đề tài nghiên cứu từ năm 2008 - 2010 có 31 đề tài được triển khai, trong số đó nhà trường đã nghiệm thu được 28 đề tài (trong đó có một đề tài cấp bộ), đạt tỉ lệ 89,7 %. 3 đề tài bỏ chiếm tỷ lệ 9,66% và 1 đề tài nghiệm thu không đạt yêu cầu chiếm tỷ lệ 3,22%. 13 đề tài cho phép triển khai năm học 2010 -2011 đã hoàn thành kiểm tra tiến độ chuẩn bị nghiệm thu.

Về hướng nghiên cứu của các đề tài khoa học, qua thống kê, chúng tôi nhận thấy các đề tài nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở một số lĩnh vực liên quan đến công tác giảng dạy trong nhà trường như (Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập, một số đề tài nghiên cứu nâng cao năng lực tổ chức trọng tài, xây dựng chỉ tiêu đánh giá kỹ thuật và thể lực ở các môn thể thao, ứng dụng công nghệ vào hoạt động TDTT, Quản lý học sinh sinh viên ….về các mảng khác như nghiên cứu về tâm, sinh lý, và QL hầu như còn ít được nghiên cứu…). Các lĩnh vực nghiên cứu được tổng hợp trên bảng 2:

8

Page 9: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

Bảng 2. Hướng nghiên cứu của các đề tài đã nghiệm thu và đang nghiên cứu

TT Hướng NC

Số lượng đề tài Tổng

2007-2008

2008-2009

2009-2010

2010-2011

37

1 Giảng dạy

Xây dựng chỉ tiêu KT, đánh giá 1 1 4

Ứng dụng các bài tập Nâng cao hiệu quả học tập…. và phát triển thể lực…

4 1

Ứng dụng các phương pháp giảng dạy và giải pháp phù hợp vào giảng dạy các môn học

4 1 5

Nghiên cứu điều chỉnh nội dung kiểm tra đánh giá kỹ năng chuyên môn các môn thể thao ..

1 1

Xây dựng chương trình, tạo đề thi 2 1Đánh giá thực trạng khả năng ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn

1 4 2 4

2 QLSV Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý sinh viên ……….

1 1

4Các biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trong giai đoạn hiện nay

2

3 Y sinh Nghiên cứu thực trạng chất lượng nước nhằm cải tiến hiệu quả sử dụng hoá chất và lưu lượng nước bổ sung cho bể bơi

1 1

4Các bài tập thúc đẩy quá trình hồi phục trong tập luyện

1

Nghiên cứu chiết tách thảo dược chữa chấn thương trong thể thao

1

4 TTQC Nc giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn bóng đá 5 người

1 1

5 QL Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TDTT cơ sở các tỉnh Miền Trung – Tây Nguyên

1 1

6 Tâm lý

1 1

Như vậy, qua 4 năm học, trong số đề tài được nghiệm thu có đến 83,25 % đề tài liên quan đến công tác giảng dạy; chỉ có 16,75 % đề tài ở các lĩnh vực khác.

Điều này chứng tỏ sự đơn điệu, thiếu phong phú; tính khai phá, sáng tạo còn hạn chế, chưa mạnh dạn trong việc triển khai những hướng mới.

9

Page 10: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

Về chất lượng các công trình: việc đánh giá các công trình khoa học thông qua xếp loại trên 4 cấp độ: Loại: Xuất sắc; Khá; Trung bình và Loại: không đạt yêu cầu. (trong đó 3 loại : Xuất sắc, khá, trung bình là những công trình sau khi nghiệm thu sẽ được đưa vào lưu hành trong Thư viện)

Với những cách đánh giá như vậy, kết quả của các công trình nghiên cứu đã được tổng hợp trên bảng 3:

Bảng 3. Kết quả đánh giá xếp loại các công trình nghiên cứu khoa học

Năm nghiên cứu

Cấp nghiên cứu

Xếp loạiXuất sắc Khá T. Bình Kh. Đạt

2007-2008 Đề tài CS 5 72008-2009 Đề tàiCS 1 1 42009-2010 Đề tài CS 5 4 1

Đề tài Bộ 1Tổng Đề tài 1 12 15 1

Qua bảng 3 cho thấy, phần lớn các công trình được các cán bộ giảng viên nghiên cứu đã được nghiệm thu trong 3 năm từ năm 2008 đến 2010 trong tổng số 28 đề tài nghiệm thu, đề tài xuất sắc chiếm 3,4%, trung bình chiếm 40,8%, đạt chiếm 51%, không đạt chiếm 3,4%

Về phong trào NCKH ở các đơn vị trong cơ quan:

Thực tế qua 4 năm học cho thấy, phong trào tham gia NCKH diễn ra chưa đồng đều giữa các đơn vị trong cơ quan. Nhiều đơn vị tham gia tích cực, nhưng cũng có nhiều đơn vị còn rất hạn chế. Kết quả thống kê phong trào NCKH trong các đơn vị được thống kê trên bảng 4.

Như vậy qua kết quả tổng hợp về công tác NCKH trên bảng 4 cho thấy, phong trào NCKH của nhà trường trong 4 năm qua đã được tất cả các đơn vị chức năng tham gia, nhưng tỷ lệ đề tài và cán bộ giảng viên tham gia không đồng đều, các đề tài nghiên cứu chỉ tập trung vào một số đơn vị như: Bộ môn Điền kinh, Bộ môn Thể dục - Cờ vua, LLCB, Thể thao dưới nước, bóng đá- đá cầu, bộ môn LLCT và bộ môn LLCN. Đây là những bộ môn tham gia tích cực nhất vào mảng nghiên cứu các đề tài. Ngoài những đơn vị tiêu biểu đã nêu trên, các bộ phận còn lại việc tham gia còn rất hạn chế. Công tác nghiên cứu cũng không đều, chỉ tập trung vào một số cán bộ giảng viên thường xuyên nghiên cứu, số giảng viên trong 4 năm liền không tiến hành tham gia NCKH vẫn còn nhiều.

10

Page 11: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

Bảng 4. Thống kê tình hình tham gia công tác NCKH trong trường

TT Đơn vị Số lượngđề tài NC

Số lượt CBGV tham gia NC

1 Bm. Điền kinh 5 132 Bm. Thể dục-Cờ vua 4 123 Bm. Thể thao dưới nước 4 104 Bm. Lý luận cơ bản 4 115 Bm. Bóng đá - Đá cầu 4 76 Bm. Lý luận chính trị 3 87 Bm. Lý luận chuyên ngành 3 78 Bm. Bóng bàn 2 69 Bm. Y sinh 2 910 Bm. Võ – Bắn súng 2 311 Bm. Cầu lông – Quần vợt 1 312 Khoa SPTDTT&TTGT 1 413 Bm. Bóng rổ - Bóng ném 1 314 Bm. Bóng chuyền 1 115 Phòng QLKH&HTQT 1 216 Phòng CTCT 1 117 Ban Giám hiệu 1 418 Phòng Đào tạo 119 Khoa TC.SĐH 120 Phòng Thanh tra Khảo thí 121 Phòng Tài vụ 1

Tỷ lệ cán bộ, giảng viên trong trường tham gia NCKH vẫn dừng ở mức rất khiêm tốn với tỷ lệ 0,26 đề tài / CBGV. Về kết quả nghiên cứu trong số 28 đề tài đã được nghiệm thu thì số đề tài của 6 bộ môn (Bộ môn Thể dục - Cờ vua, Điền kinh, Lý luận cơ bản, Thể thao dưới nước, Bóng đá- đá cầu và bộ môn LLCN và LLCT) đã chiếm 55,2%. Thêm nữa, một hiện tượng khá phổ biến trong việc triển khai công tác NCKH ở các đơn vị là việc trễ hạn thường xuyên diễn ra, như việc nộp thuyết minh đề tài, nộp các báo cáo khoa học, các sản phẩm đến hạn nghiệm thu theo hợp đồng… (mặc dù Phòng QLKH&HTQT đã ra các thông báo từ rất sớm để các đơn vị chủ động triển khai). Ngoài ra, cũng còn một số CB-GV chưa nắm vững các quy định hiện hành về công tác NCKH nên đã gây nhiều khó khăn cho phòng chức năng khi triển khai công việc.

* Như vậy qua việc phân tích những nội dung trên, chúng ta có thể thấy hiện trạng công tác NCKH của nhà trường trong 4 năm học gần đây có những điểm nổi bật sau:

11

Page 12: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

- Số lượng các công trình được nghiệm thu đã tăng lên, tỷ lệ các công trình hoàn thành so với tổng số các công trình được Hội đồng thông qua hàng năm đạt tỷ lệ (88,8% - 90,36%).

- Hướng nghiên cứu của các đề tài cũng như các dạng đề tài đã được mở rộng hơn nhưng vẫn còn nghèo nàn, chưa có tính đột phá, sáng tạo. Các đề tài phần lớn tập trung phục vụ công tác giảng dạy là chính.

- Chất lượng các công trình nghiên cứu chủ yếu mới chỉ dừng lại ở mức khá - Đạt yêu cầu (40,8 – 51%), đạt loại xuất sắc chỉ có 1 trong tổng số 28 đề tài (chiếm tỷ lệ 3,4%), tuy nhiên vẫn còn tồn tại các công trình Yếu kém - chưa đạt yêu cầu.

- Phong trào NCKH trong cơ quan diễn ra chưa đồng đều, mới chỉ tập trung chủ yếu ở một số đơn vị, cá nhân tích cực, chưa thực sự trở thành một phong trào thi đua sôi nổi, làm động lực cho sự phát triển vươn lên của nhà trường.

2. Công tác phổ biến nguồn thông tin khoa học:

Các thông tin trên Nội san và Bản tin khoa học của các đơn vị trong cơ quan được tổng hợp ở bảng 5 và 6

Bảng 5. Thống kê công tác tham gia viết bài đăng Nội san khoa học

TT Đơn vị, bộ phận Số lượng bài viết Số lượng trang in1 Ban biên tập nội san 19 1162 Ban Lãnh đạo 46 2243 Phòng KHCN&HTQT 58 2784 Bộ môn TD-CV 49 2845 Bộ môn Y sinh 5 206 Khoa GDQP 2 117 Bộ môn CL-QV 15 848 Bộ môn LLCT 24 1109 Phòng TC CB 3 2210 Phòng Đào tạo 8 4711 Phòng TTKT 8 4712 Bộ môn LLCN 21 12013 Bộ môn KHCB 20 11814 Bộ môn Võ-Vật-BS 9 6115 Bộ môn Điền kinh 19 10116 Bộ môn BR-BN 6 2917 Bộ môn TTDN 6 43

12

Page 13: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

18 Phòng CTSV 20 9319 Bộ môn BĐ-ĐC 12 6320 Bộ môn BC 2 1221 Bộ môn BB 2 822 Khoa SPTDTT&TTGT 1 423 Phòng HCQT 1 624 Phòng Tài vụ 1 3

Tổng số 357 1904

Trong 4 năm trở lại đây, cùng với việc tổ chức các Hội thảo, Hội nghị khoa học hàng năm, để có một diễn đàn cung cấp thông tin KHCN, trao đổi, đề xuất các ý kiến về các vấn đề có liên quan đến các công tác của Nhà trường nói chung cũng như hoạt động NCKH nói riêng, từ quý 2 năm 2007, Lãnh đạo Nhà trường đã cho phát hành Nội san khoa học (hàng quý) và đến tháng 6 năm 2010 trường được phép phát hành Bản tin khoa học. Tính đến thời điểm này đã phát hành được 23 kỳ nội san với 357 bài viết trên tổng số 1904 trang in. Trong đó có 152 bài thông tin khoa học, 158 bài viết trao đổi và bàn luận và 67 bài thông tin hoạt động. Về bản tin khoa học trong 6 số đã phát hành với 41 bài viết với tổng số 208 trang. Trong đó có 17 bài thông tin về hoạt động quản lý và đào tạo, 24 bài viết về hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ. Việc ra đời của Nội san khoa học và bản tin khoa học đã phần nào thể hiện ý chí quyết tâm của lãnh đạo nhà trường trong việc đẩy mạnh, khuyến khích động viên phong trào NCKH trong cơ quan, đây sẽ là diễn đàn để CB-GV phát huy năng lực chuyên môn cũng như thể hiện tinh thần say mê sáng tạo, chủ động, tích cực của mình trong công tác NCKH. Kết quả phong trào tham gia viết bài được thống kê trên bảng 6

Bảng 6. Thống kê công tác tham gia viết bài đăng Bản tin khoa học

TT Đơn vị, bộ phận Số lượng bài viết Số lượng trang in1 Ban Lãnh đạo 6 262 Phòng KHCN&HTQT 4 233 Bộ môn TD-CV 1 54 Bộ môn Y Sinh 2 145 Bộ môn BĐ - ĐC 3 186 Bộ môn CL-QV 3 177 Bộ môn LL Mác-Lênin 7 358 Phòng TCCB 1 49 Bộ môn LLCN 2 610 Bộ môn KHCB 2 1211 Bộ môn Võ-Vật-BS 1 512 Bộ môn Điền kinh 1 613 Bộ môn BR-BN 1 514 Bộ môn TTDN 1 7

13

Page 14: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

15 Khoa TC - SĐH 2 716 Khoa GDQP 3 1817 Đoàn Thanh niên 1 421 Phòng TTKT

Tổng số 41 208

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy hầu hết các đơn vị trong cơ quan đã tham gia viết bài đăng nội san. Tuy nhiên, ở đây cũng thể hiện rõ sự mất cân đối. Cụ thể chỉ có một số ít phòng, bộ môn tham gia tích cực, tính riêng số lượng bài viết/số lượng trang in của 7 bộ phận chủ lực trong công tác phát hành Nội san khoa học hàng quý là Ban biên tập, Ban Lãnh đạo, Phòng QLKH&HTQT, Bộ môn TD –CV, LLCT, KHCB và bộ môn LLCN đã chiếm xấp xỉ 70% khối lượng của 23 kỳ nội san; ngoài ra một số đơn vị cũng rất tích cực tham gia, có thể kể đến là Bộ môn ĐK, phòng CTSV và bộ môn CL-QV; các đơn vị còn lại chủ yếu tham gia ở dạng cho có phong trào?! Qua kết quả thống kê cho thấy Nội san khoa học hiện tại vẫn chỉ là diễn đàn riêng, nội bộ cho một số bộ phận, cá nhân tích cực. Tương tự như vậy đối với bản tin khoa học và đào tạo số lượng bài viết cũng vẫn chỉ tập chung chủ yếu ở các đơn vị, Ban lãnh đạo, phòng QLKH&HTQT và bộ môn lý luận chính trị là chính. Đối với các kỳ Hội nghị, hội thảo khoa học, số lượng CB-GV báo cáo tham luận, nộp bài đăng kỷ yếu cũng chỉ ở mức giới hạn và thực tế những người tham gia cũng chính là những gương mặt quen thuộc thường xuất hiện trong các kỳ Nội san và Bản tin khoa học hay trong các Hội nghị nghiệm thu công trình NCKH với tư cách là nhà nghiên cứu.

Tóm lại, qua kết quả phong trào hoạt động khoa học đã được thống kê ở trên cho thấy tỷ lệ cán bộ khoa học của nhà trường tăng nhanh nhưng chưa tương ứng với kết quả hoạt động khoa học công nghệ. Tỷ lệ đề tài hàng năm trên tổng số cán bộ khoa học còn quá ít, tính đến năm 2011 trong 4 năm tỷ lệ này mới chỉ đạt xấp xỉ 0,5 đề tài/ cán bộ khoa học đây là một điều cần phải suy nghĩ.

Với những tồn tại trên, ban Lãnh đạo, phòng chức năng, cùng toàn thể đội ngũ CB-GV chúng ta cần tích cực tìm hiểu, để tìm ra các giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy mạnh mẽ phong trào NCKH trong nhà trường, nhằm phục vụ tốt cho công tác giảng dạy và đào tạo, củng cố và giữ vững thương hiệu của trường Đại học TDTT khu vực miền Trung.

14

Page 15: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG

Ths. Phan Anh TuấnBộ môn Y sinh

1. Đặt vấn đềTrong những năm qua, trường Đại học TDTT Đà Nẵng luôn xem trọng và quan

tâm đến vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên của trường. Công tác này được xem như là một nhiệm vụ then chốt để phát triển nhà trường, một đảm bảo cho sự thành công trong đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo. Từ sự quan tâm này, nhà trường đạt được nhiều kết quả từ việc tăng nhanh số lượng giáo viên có trình độ sau đại học, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đổi mới phương pháp giảng dạy. Tuy nhiên, sự thay đổi này chỉ giúp giáo viên có tri thức mới thông qua môi trường học tập chứ không phải tri thức đó có được trong nghiên cứu khoa học (NCKH). Vốn tri thức gia tăng đó sẽ lạc hậu nếu chúng ta không tiếp tự học và NCKH. Vì vậy, trong xã hội hiện nay bên cạnh việc học tập và giảng dạy, chúng ta cần phải NCKH để  nâng cao hiệu quả đào tạo và nghiên cứu giải quyết những vấn đề thuộc chuyên môn của xã hội đặt ra. Mặt khác, thông qua NCKH người giảng viên giúp cho sinh viên tham gia NCKH và tự học tốt hơn. Tuy nhiên, với định hướng xây dựng trường Đại học TDTT Đà Nẵng trở thành trường trọng điểm ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên về đào tạo cán bộ TDTT có trình độ chuyên môn cao, tập thể lãnh đạo, giảng viên, cán bộ viên chức của trường đã đầu tư nhiều công sức nghiên cứu tìm kiếm hướng đổi mới toàn diện trong đào tạo, đây là khâu quyết định cho sự phát triển của trường. Bên cạnh đó, đẩy mạnh hoạt động NCKH cũng là biện pháp nâng cao chất đào tạo và đưa "thương hiệu" trường có khả năng cạnh tranh trong nước và yêu cầu hội nhập với khu vực và quốc tế.

2. Tầm quan trọng của công tác NCKH ở trường Đại họcHoạt động NCKH là một trong hai nhiệm vụ chính của giảng viên. Hoạt động

này có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng đối với giảng viên và nhà trường.* Đối với giảng viên+ Thông qua hoạt động NCKH mỗi cán bộ, giảng viên không những tiếp thu

được thông tin mới mà còn tiếp cận được với những phương pháp, tư duy mới. Từ đó, mới có thể chủ động sáng tạo, cải tiến và đổi mới nội dung cũng như phương pháp giảng dạy, kết hợp với hoạt động nghiên cứu là một quá trình tự học hỏi, nâng cao kiến thức chuyên môn. Một quá trình tự hoàn thiện và nâng cao năng lực nhận thức và tư duy, một trong những năng lực không thể thiếu được của bất cứ ai tham gia hoạt động giảng dạy. Chất lượng từng bài giảng, từng giờ học qua đó cũng được nâng cao, quá

15

Page 16: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

trình trao đổi và truyền đạt kiến thức mới từ người dạy đến người học sẽ đạt được hiệu quả và chất lượng cao hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của người học.

+ Với sự phát triển tốc độ chóng mặt của khoa học hiện nay, kiến thức rất nhanh bị lạc hậu. Nếu giảng viên không tham gia NCKH thì sẽ khó có thể cập nhật những kiến thức mới, bài giảng sẽ thiếu tính thực tiễn. Chỉ thông qua thực hiện đề tài NCKH buộc giảng viên phải tìm tòi tài liệu, phải đọc rất nhiều để tìm ra những tri thức mới.

+ Giảng viên phải tích cực tham gia NCKH để mở rộng, đào sâu và củng cố kiến thức chuyên môn thì khi đứng trước sinh viên sẽ tự tin, thực hiện tốt bài giảng và như vậy họ sẽ có uy tín đối với sinh viên, được sinh viên kính trọng. Từ đó tạo cho giảng viên động lực, tâm huyết hơn và càng ra sức nâng cao trình độ chuyên môn để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Đồng thời có thể giúp đỡ và hướng dẫn sinh viên tham gia NCKH.

+ Hoạt động NCKH là một lĩnh vực rất tốt để giảng viên tự khẳng định mình. Thật là khiếm khuyết nếu một giảng viên được đánh giá là có năng lực nhưng hàng năm lại không có công trình khoa học nào. Vì năng lực của giảng viên được thể hiện chủ yếu thông qua giảng dạy và NCKH. Qua tham gia NCKH, giảng viên không những được khẳng định mà còn thấy được những hạn chế trong tri thức của mình để kịp thời bổ sung.

* Đối với nhà trường+ Giảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ là yếu tố quan trọng để làm rạng rỡ uy

tín, nâng tầm "thương hiệu" của trường. Điều đó giúp cho nhà trường tạo được niềm tin đối với xã hội về chất lượng đào tạo. Công lao đó do nhiều bộ phận cùng góp sức nhưng không thể không nói đến chất lượng giảng dạy của giảng viên. Giảng viên tích cực tham gia NCKH là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng giảng dạy và tạo "thương hiệu" cho nhà trường.

- Hoạt động kiểm định chất lượng là một yêu cầu bắt buộc đối với các trường cao đẳng, đại học. NCKH là một tiêu chuẩn quan trọng trong mười tiêu chuẩn để kiểm định chất lượng. Giai đoạn 2006 - 2010, do không làm tốt công tác NCKH nên có những tiêu chí của tiêu chuẩn này đã không đạt được. Giai đoạn 2011- 2015 nếu không có giải pháp phù hợp để thực hiện tốt thì sẽ ảnh hưởng đến việc đánh giá chất lượng nhà trường.

- Hoạt động NCKH sẽ góp phần quan trọng để khẳng định uy tín của nhà trường với các trường bạn trong toàn quốc. Mỗi bài viết tham gia hội thảo được đánh giá cao, mỗi công trình NCKH ở các cấp, mỗi bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành với tên cán bộ, giảng viên gắn với tên nhà trường là một lần danh tiếng của nhà trường được thể hiện. Danh tiếng tốt của nhà trường, không phải là cái gì đó chung chung,

16

Page 17: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

trừu tượng mà nó phải được thể hiện thông qua thành tích đóng góp của từng cán bộ, giảng viên, sinh viên của nhà trường. Thành tích của cá nhân góp phần làm nên thành tích của tập thể.

3. Thực trạng về công tác NCKH tại trường Đại học TDT Đà Nẵng trong những năm qua

Công tác nghiên cứu khoa học tại trường Đại học TDTT được lãnh đạo nhà trường rất mực quan tâm. Hàng năm, nhà trường đều tổ chức triển khai kế hoạch hoạt động khoa học công nghệ, phù hợp với nhiệm vụ nghiên cứu phát triển của trường. Nhà trường cũng đã ban hành qui trình nghiên cứu khoa học phù hợp với đặc điểm của trường và ngành, tổ chức nhiều đợt tập huấn nâng cao kỹ năng NCKH cho cán bộ giáo viên trong nhà trường. Nhà trường có chủ trương và luôn tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giảng viên, nhân viên và người học tham gia nghiên cứu khoa học và phát huy sáng kiến. Trong những năm qua cán bộ giảng viên cũng đã tích cực tham gia NCKH, tuy nhiên số lượng đề tài nghiên cứu còn rất hạn chế. Từ năm 2007 đến nay, toàn trường chỉ có 01 đề tài cấp Bộ, 29 đề tài cấp cơ sở đã được nghiệm thu, 21 đề tài đang được triển khai và 03 đề tài không đạt. So với chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên, qui mô và định hướng phát triển của nhà trường thì số lượng các đề tài NCKH còn rất khiêm tốn và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của nhà trường. Nhận xét một cách khách quan, số lượng cán bộ giảng viên quan tâm đến NCKH còn quá ít, các đề tài nghiên cứu thường có chất lượng không cao, không áp dụng được trong thực tiễn. Việc NCKH chỉ mang tính chất ứng phó và được xem như là một hoạt động phong trào. Chưa có nhiều giảng viên thực sự say mê với hoạt động NCKH – vốn được coi là một trong những hoạt động chủ chốt của đào tạo đại học. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng không mấy sáng sủa này? Khi phân tích nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động NCKH, tôi nhận thấy những nguyên nhân hạn chế cơ bản sau:

+ Đa số cán bộ viên chức của nhà trường chưa nhận thức đúng vai trò, vị trí và chức năng của người giảng viên trong xã hội hiện đại là vừa là nhà giáo, vừa là nhà khoa học.

+ Với qui mô phát triển của nhà Trường, số lượng sinh viên ngày càng động, số cán bộ giảng viên đi học nhiều, dẫn đến tình trạng khối lượng công việc giảng dạy lớn (thể hiện qua số lượng vượt giờ hằng năm) nên giảng viên không còn thời gian để tự bồi dưỡng, cập nhật thông tin khoa học, tham gia nghiên cứu khoa học. Ngoài sự hạn chế về thời gian, còn cả hạn chế về năng lực NCKH làm cho cán bộ giảng viên chỉ muốn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ giảng dạy, không quan tâm đến công tác NCKH.

+ Giảng viên các bộ môn tham gia nghiên cứu chưa đồng đều, các đề tài tập trung chỉ ở một số giảng viên.

17

Page 18: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

+ Ngân sách dành cho NCKH hoàn toàn mang tính chất tượng trưng, chưa được chú trọng đúng mức, chưa góp phần giải quyết được như cầu "cơm áo gạo tiền" của giảng viên nên họ dành nhiều thời gian cho việc giảng dạy.

+ Chính sách khuyến khích NCKH còn thiếu tính đồng bộ và chưa tạo được động lực NCKH trong cán bộ giảng viên. Hội đồng khoa học thiếu những định hướng NCKH hàng năm cho giảng viên.

+ Thư viện chưa thực hiện và phát huy hết vai trò cung cấp thông tin, là cầu nối giữa giảng viên và hoạt động NCKH (do ở xa nơi học tập và giảng dạy).

4. Các giải pháp cho công tác NCKH của trường Đại học TDTT Đà NẵngNCKH là một trong hai nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong trường đại học, để

đáp ứng chiến lược phát triển về đào tạo của trường cũng như nhu cầu của xã hội thì hoạt động NCKH phải được nâng lên tầm cao hơn nữa về số lượng và chất lượng nghiên cứu. Để công tác NCKH thực sự đóng vai trò quan trọng, chuyển biến sâu về mặt chất và lượng ở trường trong thời gian tới thì cần phải có bước chuyển mình mạnh hơn nữa không những chỉ trong nhận thức, mà phải được chuyển hoá bằng hành động từ mỗi cá nhân, mỗi đơn vị trong toàn trường.

Căn cứ trên thực tiễn hoạt động NCKH của nhà trường, đồng thời căn cứ theo nội hàm tiêu chí xác định được từ quy định của Chuẩn cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Để hoạt động nghiên cứu khoa học đạt được như đúng vị trí và vai trò của nó đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo, tôi xin đề xuất một số biện pháp như sau:

+ Nâng cao nhận thức hơn nữa cho cán bộ giảng viên về vai trò, tầm quan trọng của của hoạt động NCKH đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, để mọi giảng viên thấy được việc giảng dạy và NCKH là hai nhiệm vụ có quan hệ chặt chẽ với nhau. NCKH có tầm quan trọng đặc biệt trong việc phát huy và bồi dưỡng tiềm lực để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và tạo thương hiệu trường. Từ đó từng cá nhân, tự giác, tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ NCKH, phát huy được tính sáng tạo và tiềm năng của từng người.

+ Tạo môi trường thuận lợi để cán bộ giảng viên thường xuyên tham gia đề xuất và đăng ký đề tài các cấp. Đồng thời xây dựng và hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin khoa học và công nghệ để hỗ trợ trong việc cung cấp thông tin về các đề tài NCKH, về các chuyên gia đầu ngành, về các định hướng NCKH, về quản lý các đề tài khoa học.

+ Hình thành và xây dựng nhóm, các tập thể NCKH giữa các bộ môn để tham gia nghiên cứu các đề tài cấp Bộ, cấp thành phố. Phát huy vai trò của bộ môn trong việc thúc đẩy công tác NCKH. Các bộ môn cần xây dựng kế hoạch NCKH cho bộ môn, tiến hành đôn đốc, theo dõi và phản biện, đánh giá, tổng hợp  đề xuất nghiệm thu các công trình, các giải pháp, sáng kiến của các cá nhân thuộc bộ môn mình.

18

Page 19: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

+ Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ giảng viên kiến thức về lý luận NCKH, về phản biện khoa học, chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau trong NCKH của các giảng viên. Hội đồng khoa học của Trường cần có những định hướng về nội dung, lĩnh vực nghiên cứu theo các hướng: nghiên cứu ứng dụng trong công tác quản lý và phục vụ cho quá trình đào tạo; nghiên cứu ứng dụng trực tiếp của quá trình đào tạo như: mục tiêu, chương trình, nội dung và phương pháp dạy học…  

+ Tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên đi tham quan học tập thực tế để cập nhật kiến thức, nâng cao hiệu quả việc tìm kiếm tham khảo tài liệu, tích lũy kinh nghiệm và kiến thức thực tế vận dụng vào công tác NCKH.

+ Đổi mới công tác tài chính cho hoạt động NCKH, tăng cường đầu tư kinh phí để thực hiện nhiệm vụ NCKH các cấp đặc biệt là nguồn kinh phí từ ngân sách. Đầu tư hệ thống trang thiết bị phục vụ nghiên cứu. Tăng cường hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động của nghiên cứu như tham gia, tổ chức hội nghị, hội thảo, công bố kết quả nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước.

+ Xây dựng chính sách khen thưởng và vinh danh các nhà khoa học, các giảng viên có thành tích xuất sắc trong hoạt động NCKH. Xây dựng chính sách đãi ngộ, ưu đãi, khuyến khích các nhà khoa học bên ngoài về hợp tác nghiên cứu và tạo điều kiện cho giảng viên tham gia NCKH với các cơ sở đào tạo ngoài trường.     

5. Kết luậnQua quá trình phát triển của xã hội nói chung và giáo dục nói riêng, vị trí, vai

trò và chức năng của người giảng viên luôn được coi trọng. Những thay đổi trong nhiệm vụ, chức năng được phân tích trên cho chúng ta thấy rõ quá trình giáo dục và dạy học trong xã hội hiện đại không làm giảm vị trí, vai trò của người giảng viên mà trái lại nó càng được nâng cao và khẳng định trong tiến trình phát triển của xã hội. Với tư cách là một nhà giáo, tôi luôn nhận thức rõ chất lượng đào tạo ảnh hưởng thế nào đến thương hiệu của nhà trường, ngoài ra nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng của người học. Hơn thế nữa, chất lượng đào tạo còn ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của trường đối với chất lượng nguồn lực đào tạo. Một con đường ngắn nhất để nâng cao chất lượng đó là nhận thức đúng và tham gia có hiệu quả vào hoạt động NCKH tại đơn vị nói riêng cũng như các hoạt động nghiên cứu của nhà trường nói chung.

19

Page 20: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

Ths. Lê Chí Hùng - CN. Nguyễn Văn Quý BM. Thể thao dưới nước

Nâng cao chất lượng đào tạo là nhiệm vụ thường xuyên và cự kỳ quan trọng của các trường, nó chính là uy tín, danh dự và sự tồn tại của một nhà trường trong bối cảnh có sự cạnh tranh giữa các trường người học tự do lựa chọn các trường có uy tín, chất lượng giáo dục. Nâng cao chất lượng đào tạo cũng khẳng định “thương hiệu” của từng trường. Chất lượng đào tạo – Nghiên cứu khoa học được xem như là hai mặt của một quá trình phát triển nhà trường. Hai mặt này thống nhất và tác động lẫn nhau, là nền tảng quan trọng và cơ bản đảm bảo chất lượng giáo dục trong các trường.

Chính vì vậy trong những năm qua, Trường Đại Học TDTT Đà Nẵng không ngừng nâng cao hoạt động nghiên cứu khoa học trong đội ngũ cán bộ giảng viên, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giáo dục, góp phần vào sự phát triển của nhà trường. Hằng năm, nhà trường cũng đã chú trọng bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ cho cán bộ giảng viên như: Mở lớp bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT, mời các GS nước ngoài về bồi dưỡng chuyên đề TDTT. Những hoạt động tích cực trên đã làm chuyển biến tích cực hoạt động nghiên cứu khoa học trong nhà trường, trình độ giảng viên cũng được nâng cao. Tuy nhiên, kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học và đặc biệt là ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học vào trong công tác giảng dạy còn khiêm tốn so với yêu cầu dạy và học cũng như phục vụ nhu cầu thực tiễn về sự phát triển chất lượng giáo dục.

Vì vậy để nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là vấn đề nghiên cứu khoa học có chất lượng, gắn liền với thực tiễn. Trong thời gian tới, nhà trường không chỉ đổi mới về phương pháp dạy học, công tác quản lý, tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo mà cần có sự đổi mới mạnh mẽ có hiệu quả trong công tác nghiên cứu khoa học. Để thực hiện được điều đó, chúng tôi đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau:

1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên của nhà trường về vai trò, tầm quan trọng của NCKH đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường, để mọi giảng viên nhận thấy công tác giảng dạy phải gắn liền với nghiên cứu khoa học. Từ đó mọi người đầu tư thời gian, công sức vào hoạt động nghiên cứu khoa học.

2. Tận dụng nguồn nhân lực có trình độ và thâm niên công tác nghiên cứu khoa học trong nhà trường để tổ chức các buổi bồi dưỡng chuyên đề cho giảng viên

20

Page 21: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

trẻ, kinh nghiệm còn non kém trong việc nghiên cứu nhằm nâng cao đồng bộ cho mọi giảng viên. Đồng thời có hướng dẫn cụ thể theo các hướng: nghiên cứu ứng dụng trong công tác quản lý, nghiên cứu ứng dụng trực tiếp vào quá trình đào tạo: nội dung, mục tiêu, phương pháp phương tiện dạy học. Cụ thể tổ chức bồi dưỡng chuyên đề Phương pháp nghiên cứu trong trường tối thiểu 3 tháng tổ chức 1 lần để cập nhật kiến thức phương pháp nghiên cứu khoa học cho cán bộ giảng viên.

3. Phát huy vai trò của trợ lý khoa học bộ môn thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học ở các tổ bộ môn. Trợ lý khoa học bộ môn vào đầu các năm học cần xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học của tổ mình, tiến hành theo dõi đôn đốc thực hiện tốt kế hoạch đề ra, đồng thời tổng hợp các công trình, giải pháp, sáng kiến ở các trường khác nhằm phục vụ tốt cho việc nghiên cứu, học tập tại các bộ môn. Tăng cường các hoạt động của hội đồng KH khoa, tổ chức nhiều buổi sinh hoạt học thuật ở cấp bộ môn, hoặc cấp khoa nhằm đưa hoạt động NCKH vào nề nếp và thực sự góp phần nâng cao nhận thức của giáo viên.

4. Thành lập CLB nghiên cứu khoa học trong nhà trường và tổ chức sinh hoạt CLB đều đặn, tạo điều kiện giúp đỡ cho các giảng viên trẻ tham gia cùng làm đề tài với những người có kinh nghiệm. Giảng viên ở các bộ môn khác nhau có thể cùng nhau nghiên cứu các công trình, vấn đề liên quan đến các bộ môn khác nhau. Thúc đẩy và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu khoa học

5. Đầu tư thích đáng cho hoạt động nghiên cứu khoa học để khuyến khích động viên tính tích cực của cán bộ giáo viên tích cực tham gia hoạt động này. Khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học ở bộ môn với phương thức các công trình nghiên cứu khoa học không được nghiệm thu ở hội đồng nhà trường thì có thể tiến hành nghiên cứu đề tài ở cấp bộ môn, đối với loại đề tài này được tính giờ nghiên cứu khoa học trong năm nhưng bằng ½ giờ đề tài cấp trường. Trợ lý khoa học và trưởng bộ môn chịu trách nhiệm về việc theo dõi và nghiệm thu đề tài. Sau khi hoàn thành phải báo cáo lên phòng QLKH&HTQT về kết quả bằng văn bản và đề tài.

6. Tạo điều kiện cho giảng viên đi tham quan học tập để nâng cao hiệu quả việc tìm kiếm tham khảo tài liệu, tích lũy kinh nghiệm và kiến thức để vận dụng vào công tác nghiên cứu. Tìm hiểu liên kết với các Sở, trung tâm đào tạo Vận động viên các tỉnh để nghiên cứu các đề tài có tính ứng dụng theo đặt hàng của các đơn vị này.

7. Hợp tác với các trường Đại học khác để trao đổi thông tin nghiên cứu khoa học làm tài liệu tham khảo cho cán bộ giảng viên trong trường. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về công tác nghiên cứu khoa học.

8. Tạo ra một môi trường nghiên cứu khoa học dân chủ, thân thiện và giúp đỡ lẫn nhau. Thúc đẩy mọi người đều say mê nghiên cứu khoa học và được trả thù lao

21

Page 22: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

xứng đáng. Tạo điều kiện về thời gian, kinh phí và các điều kiện cơ sở vật chất khác và tạo điều kiện tối đa cho giáo viên cập nhật kiến thức, nâng cao hiệu quả.

Xu hướng của thế giới ngày nay là tiến tới toàn cầu hóa và kinh tế tri thức, dựa trên nền tảng sáng tạo khoa học và công nghệ. Nền giáo dục nước ta với chủ trương “Nói không với đào tạo không đạt chuẩn và không theo nhu cầu xã hội”. Thì việc nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ trong giáo dục tạo ra những bước đột phá trong giáo dục và đào tạo được xem như là một trong những tiêu chí quan trọng để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và từng bước nâng cao sự phát triển nhà trường.

Nâng cao chất lượng vận động đào tạo mở rộng quy mô một cách hợp lý thì Trường Đại học TDTT Đà Nẵng phải luôn hướng tới là tạo ra một tập thể có phong trào giảng dạy và NCKH một cách tích cực; có một  đội ngũ nhà giáo có phẩm chất chính trị vững vàng, có tri thức, có tâm hồn và có lòng tự trọng, cố gắng đạt hiệu quả cao trong mỗi công việc vì sự phát triển chung của Khoa, Bộ môn và Nhà trường. Chúng tôi tin rằng với những kết quả đã đạt được, sự đồng tâm, nhiệt tình của đội ngũ giảng viên với tinh thần luôn học hỏi sẽ phát triển Trường Đại học TDTT Đà Nẵng sẽ ổn định và phát triển.

22

Page 23: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

GIẢI PHÁP NHẰM THÁO GỠ KHÓ KHĂN CHO CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Ths. Nguyễn Văn VinhBM. Lý luận chính trị

Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ là một trong những nhiệm vụ của người giảng viên đã được nêu rõ trong quy định về làm việc đối với giảng viên (Ban hành kèm theo Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Mặt khác, nếu như chức năng dạy học và giáo dục là chức năng cơ bản thì nghiên cứu khoa học cũng là một chức năng quan trọng của người giảng viên trong xã hội hiện đại. Sự tác động mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã và đang làm cho vốn tri thức và kinh nghiệm loài người biến đổi thường xuyên và nhanh chóng, theo thống kê cứ 5 năm kho tàng tri thức của nhân loại lại tăng lên gấp đôi. Thực tiễn đó không chỉ đòi hỏi người giảng viên phải thường xuyên học hỏi, tiếp cận và nắm bắt chúng để mở rộng vốn tri thức và năng lực nghề nghiệp của mình, mà còn yêu cầu người giảng viên với tư cách là một trí thức cần nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của mình. Hơn nữa, chính công tác nghiên cứu khoa học của người giảng viên có tác động trực tiếp đến quá trình nâng cao trình độ, năng lực nghề nghiệp của bản thân và trực tiếp nâng cao chất lượng đào tạo.

Ý thức được chứng năng, nhiệm vụ của mình, trong nhiều năm qua, được sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng ủy, Ban lãnh đạo nhà trường, đại đa số giảng viên nói chung và giảng viên bộ môn Lý luận chính trị nói riêng đã rất nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của mình. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, chúng tôi đã gặp phải những khó khăn, trở ngại từ việc xác định hướng nghiên cứu, dẫn đến một thực trạng là:

Trong những năm qua, đề tài nghiên cứu khoa học của các giảng viên lý luận chính trị hầu như không có những đề tài thuộc về chuyên ngành các môn Lý luận chính trị, liên quan đến môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Các đề tài chủ yếu là về lĩnh vực đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học. Số lượng các đề tài trên là có hạn, bởi vì đổi mới phương pháp dạy học không phải dễ dàng và có thể tiến hành liên tục mà phải có quá trình tích lũy nhiều năm. Thực tế này cho thấy, đề tài nghiên cứu khoa học của giảng viên lý luận chính trị là rất nghèo nàn, giảng viên trẻ rất khó thực hiện. Nếu không có sự thay đổi thì trong tương lai gần, giảng viên lý luận chính trị sẽ khó có thể hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của mình.

23

Page 24: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

Thực trạng trên bắt nguồn từ một trong những nguyên nhân cơ bản sau:Trường ta là một trường năng khiếu, mọi hoạt động (trong đó có nghiên cứu

khoa học) tập trung cho việc đào tạo đội ngũ cán bộ thể dục thể thao. Chính vì vậy, các đề tài nghiên cứu khoa học cũng chủ yếu là tập trung đề cập đến những vấn đề thuộc các chuyên ngành thể dục thể thao. Trên cơ sở đó, nhà trường đã ban hành các quy định về nghiên cứu khoa học (từ quy trình cho đến các biểu mẫu, hình thức trình bày, nội dung…) phù hợp với chuyên ngành. Trong khi đó, nghiên cứu khoa học các môn lý luận chính trị thuộc về chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn, có hình thức, nội dung khác, cho nên rất khó phù hợp với hướng nghiên cứu của trường ta. Cụ thể:

Về hình thức, quy định hiện hành của trường, một đề tài gồm các phần: Đặt vấn đề, Chương 1: Tổng quan, Chương 2: Phương pháp nghiên cứu, Chương 3: Kết quả nghiên cứu, bàn luận và phần kết luận. Còn đề tài khoa học xã hội nhân văn thường được kết cấu là: Phần mở đầu, Chương 1, Chương 2, Chương… (chương chính là các nội dung nghiên cứu do tác giả đặt) và phần kết luận.

Về nội dung: thường thì các đề tài về thể dục thể thao là những đề tài có thực nghiệm, hàm lượng khoa học được đánh giá qua việc tiến hành thực nghiệm và xử lý các số liệu thống kê; còn đề tài khoa học xã hội nhân văn thường không có thực nghiệm, phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích và tổng hợp tài liệu, kết quả nghiên cứu là những luận giải mang tính khoa học của tác giả, cho nên việc đánh giá hàm lượng khoa học thường trừu tượng, không định lượng được bằng số liệu.

Sự khác biệt trên đây dẫn đến khó khăn cho giảng viên lý luận chính trị trong nghiên cứu khoa học chuyên ngành. Thực tế, chúng tôi đã thực hiện vài đề tài chuyên ngành nhưng trong quá trình nghiên cứu và khi bảo vệ đã gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Điều đó phần nào làm giảm động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên ký luận chính trị. Đó là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến thực trạng nghiên cứu khoa học còn hạn chế ở bộ môn Lý luận chính trị.

Để tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho giảng viên lý luận chính trị thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học một cách thuận lợi, xin đề xuất giải pháp như sau:

Thứ nhất, Nhà trường cần mở rộng hướng nghiên cứu, cho phép chúng tôi được thực hiện các đề tài thuộc về chuyên ngành mình đảm nhiệm.

Theo quy định về làm việc đối với giảng viên (Ban hành kèm theo Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), một nhiệm vụ quan trọng của người giảng viên là nghiên cứu khoa học và công nghệ để phục vụ xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng, biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo, tài liệu tham khảo, đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá môn học. Theo đó, viết các tài liệu tham khảo trên cơ sở phân tích, tổng hợp

24

Page 25: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

các nguồn tư liệu sẵn có, kết hợp với việc bổ sung những vấn đề mới mà thực tiễn đặt ra, giúp giảng viên và sinh viên có nguồn tài liệu phong phú bên cạnh những tài liệu đã ban hành (chủ yếu là các loại giáo trình) cũng chính là một hoạt động nghiên cứu khoa học.

Trong công văn số 4417/BGDĐT-ĐH&SĐH về việc hướng dẫn học và thi các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Bộ giáo dục và đào tạo cũng khuyến khích việc giảng viên biên soạn chuyên đề tài liệu bổ sung kiến thức các môn khoc học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ CHí Minh theo hướng tích hợp và vận dụng vào điều kiện cụ thể của từng ngành đào tạo, liên hệ thực tiễn của đất nước.

Bên cạnh đó, trong danh mục hướng nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn được Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia tài trợ năm 2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số 04/QĐ-HĐQLQ ngày 05/5/ 2010 của Hội đồng Quản lý Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia) đã xây dựng hướng nghiên cứu cho từng chuyên ngành, cụ thể: Triết học: gồm 07 hướng: Tư tưởng triết học của Mác và Ăngghen; Phép biện chứng của Lênin về chủ nghĩa xã hội; Tư tưởng triết học và triết lý phát triển xã hội của Hồ Chí Minh; Sự hình thành và phát triển tư tưởng triết học ở Việt Nam; Tư tưởng triết học Phương Đông, lịch sử và hiện đại; Tư tưởng triết học Phương Tây, lịch sử và hiện đại; Những vấn đề đạo đức học và mỹ học. Kinh tế học gồm 6 hướng; Sử học, khảo cố học, dân tộc học gồm 8 hướng, trong đó có hướng nghên cứu tính khách quan và tính Đảng; Sử liệu học trong nghiên cứu lịch sử Đảng…

Như vậy, có thể khẳng định, nghiên cứu khoa học với các dạng đề tài thuộc về chuyên ngành mà mình đảm nhận là một nhiệm vụ của người giảng viên và đã được định hướng cụ thể bởi các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương.

Thực tiễn dạy và học ở các trường đại học, cao đẳng cũng cho thấy, nếu được tạo điều kiện, giảng viên các môn lý luận chính trị sẽ nghiên cứu khoa học với những đề tài thuộc chuyên ngành mình đảm nhiệm thì sản phẩm chính là những nguồn tài liệu phong phú, có tác dụng rất lớn đối với quá trình học tập của sinh viên (khi họ tiếp cận nguồn tài liệu này), bởi lẽ đó là nguồn tài liệu tập trung, cô đọng, phù hợp đối tượng; từ tài liệu này, sinh viên sẽ tiến hành tự học, tự nghiên cứu, thực hiện đề tài xêmina thuận lợi, qua đó đào sâu, nâng cao những kiến thức đối với môn học.

Thứ hai, nếu cho phép các giảng viên lý luận chính trị được thực hiện các đề tài thuộc chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn thì Nhà trường cần ban hành quy định về hình thức, nội dung trình bày đề tài phù hợp.

Hình thức trình bày một đề tài nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn gồm các phần như sau:

PHẦN MỞ ĐẦU25

Page 26: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

1. Tính cấp thiết của đề tài 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu4. Phương pháp nghiên cứu5. Những đóng góp của đề tài6. Kết cấu của đề tài

PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG 1.CHƯƠNG 2.CHƯƠNG…Lưu ý: - Tên chương do tác giả đặt theo các nội dung nghiên cứu, không được trùng

với tên đề tài và tên các chương khác.- Tên các tiết và các tiểu tiết không được trùng nhau, không trùng với tên đề tài,

không trùng với tên các chương.- Không đặt tên chương là KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, vì toàn bộ luận văn đều

là kết quả nghiên cứu.KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Thực tế, trong quá trình học tập nghiên cứu chuyên ngành, chúng tôi đều đã thực hiện những đề tài theo quy định về hình thức và nội dung như trên và đều bảo vệ thành công.

Nghiên cứu khoa học là một hoạt động không thể thiếu đối với người giảng viên, một trong những mục đích quan trọng của nghiên cứu khoa học là phục vụ trực tiếp cho chuyên ngành mà giảng viên đảm nhiệm. Trong nhiều năm qua các giảng viên lý luận chính trị đã luôn trăn trở, nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, cập nhật thông tin từ thực tiễn sinh động của đời sống chính trị xã hội trong nước cũng như thế giới để có được những bài giảng, những buổi lên lớp đạt chất lượng, hiệu quả, được sinh viên đánh giá cao. Theo chúng tôi, đó chính là kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học mà sản phẩm chính là những kiến thức mới bổ sung thêm vào kho tàng kiến thức đã được công bố qua giáo trình và những tài liệu tham khảo hiện có. Trong khi đó, để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học theo quy định và hướng nghiên cứu của Nhà trường hiện nay thì thực sự chúng tôi đang rất khó khăn. Hướng nghiên cứu phổ biến là về giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy hoặc đổi mới phương pháp dạy học thì đã khai thác quá nhiều, còn nghiên cứu theo hướng chuyên ngành thì gặp những khó khăn trở ngại như đã trình bày ở trên.

26

Page 27: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

Qua hội thảo này, rất mong phòng chức năng tham mưu cho lãnh đạo nhà trường nghiên cứu mở rộng hướng nghiên cứu, ban hành thêm những quy định phù hợp với chuyên ngành, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Được như vậy, chắc chắn chúng tôi sẽ hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học một cách xuất sắc hơn, góp phần vào việc nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của nhà trường nói chung./.

27

Page 28: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

ĐẨY MẠNH HỢP TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỚI CÁC CƠ SỞ BÊN NGOÀI – MÔI TRƯỜNG PHÁT TRIỂN CHUYÊN MÔN TỐT

CHO GIẢNG VIÊN CÁC MÔN KHOA HỌC CƠ BẢN

Ths. Phan Thị NgàBM. Khoa học cơ bản

Nghiên cứu khoa học có tầm quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp giảng dạy đại học. Vì nó không những góp phần nâng cao chất lượng đào tạo mà còn tạo ra những phát minh mới, sản phẩm mới phục vụ đắc lực cho cuộc sống con người.

Nếu không có nghiên cứu khoa học, nội dung bài giảng sẽ chỉ là sao chép chính mình, sao chép giáo trình người khác. Một quá trình đào tạo mà không có nghiên cứu sẽ đi theo đường mòn, không thể có chất lượng cao, đạt trình độ khu vực và quốc tế.

Việc đẩy mạnh hiệu quả của công tác nghiên cứu khoa học rất cần thiết nhằm phát huy đúng mục tiêu của nghiên cứu khoa học tạo ra một phong cách tư duy trong lĩnh vực chuyên môn truyên đạt. Đó là nội dung bài tham luận với chuyên đề: “Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học với các cơ sở bên ngoài - môi trường phát triển chuyên môn tốt cho các giảng viên các môn khoa học cơ bản”.

1. Thực trạng về nghiên cứu khoa học của các môn khoa học cơ bản tại Trường ĐH TDTT Đà Nẵng

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của giáo dục đại học trên toàn quốc, Trường ĐH TDTT Đà Nẵng đã đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu khoa học. Ngày càng có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học hơn, nhiều giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học hơn và chất lượng đề tài cũng nâng cao hơn rõ rệt. Thế nhưng, với các môn khoa học cơ bản thì trong một môi trường không phải chuyên nghành, giảng viên các môn khoa học cơ bản chưa có cơ hội để phát triển công tác nghiên cứu khoa học phục vụ đúng công tác chuyên môn của mình.

Hiện nay hội đồng làm công tác xét duyệt đề tài, kinh phí, hội đồng nghiệm thu đa số đều không phải là người đúng chuyên môn các môn khoa học cơ bản nên chưa đánh giá chính xác được hàm lượng khoa học của đề tài.

Nếu các công trình phát huy đúng chuyên môn của giảng viên nghiên cứu thì chưa hẳn sẽ có ý nghĩa thực tiễn với nhà trường nên rất khó được phê duyệt. Dẫn đến tình trạng giảng viên khó đề xuất được đề tài, hoặc không muốn làm những đề tài không phát huy chuyên môn sâu của mình. Và điều kiện phục vụ cho nghiên cứu khoa học cũng chưa đầy đủ (trang thiết bị chuyên môn, nguồn tư liệu…)

28

Page 29: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

2. Những ưu điểm của hợp tác về NCKH giữa CBGV Nhà trường với cơ sở bên ngoài:

- Tiếp cận và cập nhật được những lĩnh vực chuyên môn mang tính thực tiễn, mới mẽ, đáp ứng được nhu cầu: Để hoàn thành được công trình nghiên cứu khoa học hợp tác với cơ sở bên ngoài đòi hỏi CBGV phải nghiên cứu, cập nhật những kiến thức chuyên môn thật sự mang tính thực tiễn cao, để áp dụng vào đề tài, đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

- Có môi trường về phương tiện, thiết bị, cơ sở vật chất tốt, đảm bảo đúng yêu cầu chuyên môn: Hiện nay nhiều trường đại học, cơ quan đơn vị được trang bị nhiều máy móc, phòng thí nghiệm, thiết bị hiện đại. Đây là điều kiện cần để một đề tài nghiên cứu khoa học thực hiện và CBGV nghiên cứu sẽ có cơ hội được tiếp cận thực hiện đề tài cũng như thử nghiệm kết quả nghiên cứu, tạo ra sự chính xác và tính hiện đại của đề tài khoa học.

- Có được nguồn ngân sách từ cơ sở ngoài chi trả: Hiện nay ngân sách nhà nước cho NCKH được chính phủ quan tâm rõ rệt với các trường đaị học cao đẳng và các sở ban ngành. Nếu đề tài của CBGV hợp tác với các cơ sở bên ngoài thật sự mang lại ứng dụng thực tiễn thì việc nhận được kinh phí đề tài dễ dàng được chi trả. Bản thân nguồn kinh phí được cấp là động lực và nhu cầu cần thiết để một đề tài nghiên cứu khoa học hoàn thành tốt.

- Được cộng sự với một nguồn nhân lực về nghiên cứu khoa học đúng chuyên môn: Khi thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, nhất là với những đề tài có quy mô lớn rất cần sự hợp tác hỗ trợ từ các cộng sự khác am hiểu lĩnh vực chuyên môn của đề tài. Vấn đề này thật sự tốt khi được hợp tác nghiên cứu khoa học với các cơ sở bên ngoài.

- Cập nhật thêm những kiến thức mới về phương pháp nghiên cứu và năng lực thông tin: Để NCKH đạt hiệu quả, nhằm đạt đúng mục đích khám phá cái mới, người nghiên cứu cần phải cập nhật những kiến thức mới về phương pháp nghiên cứu và năng lực thông tin thì mới có khả năng tiếp cận và áp dụng tri thức một cách tích cực, chủ động, hiệu quả trong từng phạm vi hoạt động cụ thể của mình.

- Có nguồn tư liệu đa dạng: Tham khảo tài liệu là một phương pháp nghiên cứu không thể thiếu trong nghiên cứu khoa học, nguồn tư liệu phiệu phải đa dạng đầy đủ, người nghiên cứu phải được tiếp cận với hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin KHCN để hỗ trợ các nhà khoa học, giảng viên các trường đại học trong việc cung cấp thông tin về các công trình NCKH trong và ngoài nước. Nhiều trường đại học có bản quyền về kho cơ sở dữ liệu quốc tế như ĐH Đà Nẵng, ĐH Quốc gia Hà Nội …

29

Page 30: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

- Được nghiêm thu đề tài với một hội đồng khoa học chuyên ngành: Khi thực hiện hợp tác nghiên cứu khoa học với các cơ sở bên ngoài đề tài sẽ được nghiệm thu bởi một hội đồng khoa học gồm các nhà khoa học cùng chuyên ngành. Như vậy sẽ nhận xét đánh giá chính xác về đề tài nghiên cứu.

3. Kết luận:

Nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giảng viên đại học, nâng cao hiệu quả giảng dạy để đạt được mục tiêu: truyền đạt tri thức, hướng dẫn sinh viên kỹ năng tự học, tự nghiên cứu để có thể sử dụng suốt đời, thì bản thân mỗi người giảng viên phải là những nhà nghiên cứu.

Hiện nay, vì mô hình của Việt Nam vẫn đang còn viện nghiên cứu tách rời khỏi trường ĐH, nên việc kết hợp giữa công tác giảng dạy và nghiên cứu bị hạn chế rất nhiều, các giảng viên chưa phải là những người nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp. Vậy nên việc hợp tác với các cơ sở bên ngoài là rất cần thiết, nhất là đối với các môn Khoa học cơ bản, Y sinh, Lý luận chính trị của trường ĐH TDTT Đà Nẵng. Bởi nhiều ưu điểm của hợp tác về NCKH giữa CBGV Nhà trường với cơ sở bên ngoài đã nêu ở trên.

Nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học phụ thuộc vào sự nỗ lực sáng tạo từ mỗi cá nhân cho tới việc tạo điều kiện, khuyến khích cho hoạt động này ngay từ cấp cơ sở. Nhà trường cũng nên có khen thưởng và vinh danh các giảng viên có thành tích tốt trong hoạt động NCKH. Nhất là các giảng viên có công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, ngành, có bài báo đăng trên các tạp chí khoa học nước ngoài, tạp chí chuyên ngành được hội đồng nhà nước công nhận trong danh mục cộng điểm phong hàm.

30

Page 31: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CHUYỂN GIAO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG

Ths. Lưu Hoàng LongBM. Bóng bàn

I. Đặt vấn đề:

Trường đại học TDTT Đà Nẵng là một trong những trường đào tạo chuyên ngành TDTT ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên với truyền thống đào tạo cán bộ, giáo viên TDTT trong 35 năm qua nhà trường đã đào tạo cung cấp cho khu vực và cả nước, hàng nghìn cán bộ TDTT và giáo viên TDTT ở các trình độ khác nhau như Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, chuẩn bị đào tạo Cao học với mục tiêu phấn đấu trở thành một cơ sở đào tạo, một trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ TDTT đạt chuẩn quốc gia, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế và xã hội khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Ngày nay, trong xu thế hội nhập quốc tế, nền giáo dục của quốc gia nói chung, của trường nói riêng phải có những thay đổi chuyển mình để tìm ra con đường phát triển cho sự nghiệp tương lai cho mình và cho cả dân tộc. Trong đó giảng viên các trường đại học đóng vai trò tiên phong. Giảng viên đại học là ai? Tại sao họ là những người đóng vai trò trọng tâm của sự chuyển mình của đất nước? Ở các trường đại học lớn của các quốc gia phát triển, giảng viên đại học được định nghĩa là người ba chức năng chính: (1) Nhà giáo, (2) nhà khoa học và (3) nhà cung ứng dịch vụ cho cộng đồng. Trong đó, với chức năng là nhà khoa học, giảng viên phải thực hiện chức năng giải thích và dự báo các vấn đề của tự nhiên và xã hội mà loài người và khoa học chưa có lời giải. Nghiên cứu khoa học, tìm cách ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học về thực tiễn đời sống và công bố các kết quả nghiên cứu cho cộng đồng. Các kết quả nghiên cứu được công bố trên các tạp chí chuyên ngành chính là thước đo chất lượng có ý nghĩa nhất đối với một công trình nghiên cứu chỉ khi được công bố rộng rãi và đi vào ứng dụng của nhà khoa học mới hoàn thành sứ mệnh xã hội mình.

II. Giải pháp nâng cao nghiên cứu khoa học và chuyển giao khoa học công nghệ

Để tạo động lực thu hút giảng viên trong nhà trường tham gia nghiên cứu khoa học và có những đề tài đạt kết quả tốt, có ý nghĩa ứng dụng vào thực tiễn cao. Tôi mạnh dạn suy nghĩa đưa ra các giải pháp sau:

31

Page 32: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

1. Xây dựng môi trường nghiên cứu khoa học lành mạnh:

Phải đề cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động nghiên cứu khoa học, phải gắn kết giữa công tác giảng dạy với nghiên cứu khoa học. Từ đó, đề ra kế hoạch nghiên cứu kết hợp với công tác hướng dẫn khoa học cho sinh viên, học sinh sau đại học, tham gia đóng góp ý kiến để hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ càng ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn nữa.

Gắn kết giảng viên của trường trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học với Sở ban ngành, các cơ quan, đoàn thể ứng dụng kết quả sản phẩm đề tài. Hằng năm nhà trường các sở và cơ quan ban ngành có liên quan phải tạo điều kiện cho các giảng viên gặp gỡ và trao đổi với các đơn vị, doanh nghiệp về nhu cầu đặt hàng của đề tài, để khi kết quả nghiên cứu khoa học thì ứng dụng liền trong đời sống.

Cần phải có người đầu ngành chuyên môn về nghiên cứu khoa học để tư vấn và hỗ trợ cho các giảng viên để khơi dậy và kích động niềm đam mê trong nghiên cứu khoa học của các giảng viên.

Tạo môi trường thuận lợi để cho các nhà khoa học, giảng viên các trường đại học đề xuất và đăng ký đề tài các cấp. Đồng thời xây dựng và hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin khoa học và công nghệ để hỗ trợ cho các nhà khoa học, giảng viên các trường đại học TDTT trong việc cung cấp thông tin về các đề tài khoa học và công nghệ về các chuyên gia đầu ngành, về quản lý các đề tài khoa học và công nghệ.

Công khai hóa các chương trình nghiên cứu các cấp, tạo điều kiện để giảng viên có thể tiếp cận các đề tài nghiên cứu trong các chương trình này, lựa chọn và tham gia nghiên cứu. Hoàn thiện quy trình tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện đề tài khoa học và công nghệ các cấp trên cơ sở cạnh tranh và công bằng nhằm thu hút các nhà khoa học có khả năng, có tâm huyết với các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và lựa chọn được các tổ chức và cá nhân có đủ trình độ, năng lực và các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được giao.

Hình thành và xây dựng nhóm, các tập thể khoa học và công nghệ mạnh theo các hướng để đề xuất xây dựng các chương trình nghiên cứu phát triển D & ĐT, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đẩy mạnh việc ứng dụng được nhanh các kết quả nghiên cứu và phổ biến từ thức, công nghệ mới đời sống phục vụ phát triển các cơ quan, ban ngành đoàn thể, doanh nghiệp.

32

Page 33: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

Tổ chức các buổi hội thảo, học thuật về nghiên cứu khoa học để chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau trong nghiên cứu khoa học của các giảng viên.

2. Đổi mới công tác tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ

Tăng cường đầu tư kinh phí để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp đặc biệt là nguồn kinh phí từ ngân sách.

Tăng cường đầu tư hệ thống trang thiết bị phục vụ nghiên cứu.

Tăng cường hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động nghiên cứu như tham gia, tổ chức hội nghị, hội thảo, công bố kết quả nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước.

Xây dựng cơ thế đồng tài trợ của các bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp trong ngoài nước đối với các trường đại học để thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; hợp đồng cung cấp quy trình công nghiệp mới.

Đổi mới cơ chế quản lý tài chính trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ theo hướng khoán chi.

3. Khen thưởng và vinh danh các giảng viên có thành tích xuất sắc trong hoạt động khoa học và công nghệ

Xây dựng chính sách khen thưởng và vinh danh các nhà khoa học, các giảng viên có thành tích xuất sắc trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ.

Xây dựng chính sách đãi ngộ, ưu đãi và khuyến khích các nhà khoa học, người Việt Nam ở nước ngoài hợp tác với các nhà khoa học, các giảng viên của các trường đại học trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Xây dựng định mức khen thưởng theo tỷ lệ % hợp lý của số tiền làm lợi khi chuyển giao công nghệ (phạm vi, quy mô, chuyển giao công nghệ càng lớn thì tiền thưởng tăng theo).

33

Page 34: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

GÓC SUY NGẪM CỦA GIẢNG VIÊN TRẺ VỀ CÔNG TÁC

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG

CN. Nguyễn Văn Hiếu BM. Bóng bàn

1. Đặt vấn đề

Ngày nay, trong xu thế hội nhập quốc tế, nền giáo dục của quốc gia cũng phải có những chuyển mình để tìm ra con đường phát triển cho cả tương lai dân tộc. Ở các trường đại học lớn của các quốc gia phát triển, giảng viên đại học được định nghĩa là người có ba chức năng chính: Là nhà giáo, nhà khoa học, nhà cung ứng dịch vụ cho cộng đồng. Trong đó, với chức năng là nhà khoa học, giảng viên phải thực hiện chức năng giải thích và dự báo các vấn đề của tự nhiên và xã hội mà loài người và khoa học chưa có lời giải. Nghiên cứu khoa học, tìm cách ứng dụng các kết quả nghiên cứu cho cộng đồng. Các kết quả nghiên cứu được công bố trên các tạp chí chuyên ngành uy tín chính là thước đo chất lượng có ý nghĩa nhất đối với một công trình nghiên cứu. Chỉ khi được công bó rộng rãi và đi vào ứng dụng, nhà khoa học mới hoàn thành sứ mệnh xã hội của mình. Giảng viên trẻ được coi là đội ngũ kế cận, tương lai của một trường đại học, là những người mới vào nghề, đang trong độ tuổi thanh niên tràn đầy nhiệt huyết, tinh thần nghề nghiệp. Giảng viên trẻ làm việc ở các trường đại học phải đáp ứng yêu cầu đòi hỏi cao hơn so với các nhà giáo ở bậc học khác không chi do môi trường, hay đối tượng dạy học mà còn do chính yêu cầu tự thân của người giảng viên – có khả năng độc lập nghiên cứu và ứng dụng khoa học.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, Trường Đại học TDTT Đà Nẵng luôn coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ bộ giảng dạy là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, coi đây là bước đột phá cho nhiệm vụ nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giảng viên đặc biệt là những giảng viên trẻ được nâng cao trình độ là nhiệm vụ có ý nghĩa quyết định đến việc phát triển của nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học thời kỳ hội nhập

2. Mục đích nghiên cứu khoa học.

Là giảng viên, phải kiêm nhiệm song hành hai hoạt động giảng dạy và nghiên cứu. Hai hoạt động này thường xuyên bổ trợ cho nhau. Giảng viên phải nghiên cứu khoa học và ham mê nghiên cứu để giảng dạy tốt. Một bài giảng hay là kết quả của một thái độ hoạt động nghiên cứu nghiêm túc và công phu, như một công trình nghiên cứu để cho sinh viên và thế hệ đi sau học tập và tham khảo. Qua thực tiễn giảng dạy,

34

Page 35: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

thường hé lộ những vấn đề, đề tài mới, thú vị, đánh thức và phát triển thêm năng lực nghiên cứu của thầy, cô. Nên có thể nói, hoạt động nghiên cứu đối với giảng viên là hoạt động thường xuyên, liên tục trong xuốt cuộc đời nhà giáo, thậm chí, sau khi rời bục giảng nhiều công trình nghiên cứu của nhà giáo được công bố khiến đồng nghiệp phải thán phục. Nghiên cứu khoa học không đơn thuần là để giảng viên củng cố tri thức hiện có liên quan đến công tác chuyên môn của người dạy, ngoài ra còn nghiên cứu thêm từ vô số các thông tin khác nhau nhằm giải quyết vấn đề nảy sinh. Đối với một giảng viên trẻ thì ưu tiên cho mục đính nghiên cứu để có những bài giảng tốt, đào tạo và hướng dẫn sinh viên có chất lượng cao. Kết quả của những nghiên cứu này là những phương pháp hay tài liệu giảng dạy, các bộ sách giáo khoa chuyên ngành rất cần thiết để sinh viên học tập và tham khảo. Nghiên cứu là để phát triển khoa học, để biết sâu hơn. Đại học còn được gọi là cái đền của khoa học, trong đó việc nghiên cứu được xem như:

- Nghiên cứu là để nuôi dưỡng cho dạy học, đưa vào bài giảng dạy những hiểu biết mới nhất. Với sự tiến triển của khoa học trong ba bốn thập kỷ qua, một giảng viên bỏ bê nghiên cứu sẽ tệ hơn một cái đĩa hát cũ, cứ lặp lại những kiến thức có khi đã hết giá trị.

- Nghiên cứu để phục vụ cho dạy học: nếu chính bản thân không nghiên cứu, làm sao có khả năng dìu dắt sinh viên làm đề tài tốt nghiệp? Định nghĩa của đề tài là viết ra một khám phá khoa học mới của cá nhân. Mà muốn khám phá thì phải tìm tòi, nghiên cứu khoa học.

- Đại học chuẩn bị cho sinh viên trên đường hướng đó: thông thường, trong hai năm đầu, các em được học những hiểu biết căn bản, cơ sở trong ngành đã chọn cùng với những hiểu biết khoa học tổng quát vững chắc. Như thế, các em có thể tiếp tục trong những năm sau, đi sâu vào chuyên môn và tập tành nghiên cứu khoa học. Khi đó sinh viên tự bươn chải làm tiểu luận, cần thì cầu cứu đến giảng viên khi có vấn đề. Như vậy, kể ra không có dạy cũng không có thi (điểm cho bài tiểu luận là bài đánh giá). Học thànhh tự học, thành tự quản thành sáng tạo một hình thức rất tích cực của việc học. Nghiên cứu khoa học là tìm cách giải quyết những vấn đề một cách khoa học và cái kinh nghiệm đó quả thật là vô giá cho tất cả người có hiểu biết!

3. Những tồn tại giảng viên trẻ gặp trong công tác nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên là tiêu chí để đánh giá chất lượng đào tạo đại học, nhất là trong bối cảnh hiện nay thực trạng công tác nghiên cứu khoa học trên thực tế số lượng các giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học rất thấp. Đã có

35

Page 36: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

nhiều phân tích về tình trạng yếu kém trong nghiên cứu khoa học của giảng viên từ việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học của các giảng viên đến môi trường phục vụ cho nghiên cứu. Đã có những luồng ý kiến khác nhau về việc từ nhiều năm qua, mặc dù nguồi đề tài không thiếu nhưng vẫn xảy ra tình trạng giảng viên “ngại” đăng ký làm đề tài nghiên cứu khoa học vì nhiều lý do. Từ sự quản lý nghiên cứu khoa học máy móc, kinh phí hay đăng ký trước đề tài đã tạo ra những kẽ hở không tích cực. Ngoài ra tình trạng các hội đồng khoa học gồm các nhà khoa học không cùng chuyên môn ở một vài hội đồng. Điều này đã làm cho các nhà nghiên cứu ngay từ bước đầu đã phải đương đầu với hội đồng phản biện không am hiểu về lĩnh vực chuyên môn của minh nghiên cứu, làm giảm động cơ và nhiết tình của họ, nhất là các giảng viên trẻ. Giảng viên trẻ là những người đang trong độ tuổi sung sức, có mong muốn và khả năng cập nhật, khám phá tri thức mới, có tham vọng lớn, năng động và không ngại lăn lộn với thực tế. Nhiều cán bộ trẻ vừa mới trải qua giai đoạn làm nghiên cứu, nên có khả năng làm việc với cường độ cao, tiếp cận được với kiến thức mới nhất và đều mong muốn tiếp tục nghiên cứu phát triển, hoàn thiện vấn đề đang nghiên cứu. Tuy nhiên, những bất cập ảnh hưởng đến giảng viên trẻ như: người hướng dẫn, cơ chế hoạt động nghiên cứu khoa học, trang thiết bị, năng lực nghiên cứu (của cả giáo viên trẻ và người hướng dẫn). Thái độ thiếu tôn trọng giảng viên trẻ có thể được nhìn nhận, xoa dịu đi bằng những lý do mang tính “ban ơn” hoặc “thông cảm” mang tính giả tạo của không ít giảng viên luôn sợ “măng cao hơn tre” đây là một lực cản lớn khiến cho đội ngũ giảng viên trẻ trong trường giảm đi lòng nhiệt tình nghề nghiệp. Bên cạnh đó, thu nhập của cán bộ giảng dạy trẻ còn rất thấp, chưa đủ đáp ứng nhu cầu tối thiểu nên một bộ phận cán bộ giảng dạy trẻ, bên cạnh hoạt động chuyên môn còn phải làm thêm để có thêm thu nhập nên chưa quan tâm đến nghiên cứu khoa học. Đã đến lúc hoạt động nghiên cứu khoa học cần được nhà trường quan tâm chú trọng, đầu tư và càng là trường đại học nổi tiếng càng phải đầu tư đa bội cho nghiên cứu. Nghiên cứu khoa học để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực cho xã hội, mang lại uy tín, vị thế cho nhà giáo – nhà khoa học – nhà trường.

4. Động lực để giảng viên trẻ phấn đấu.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, Trường Đại học TDTT Đà Nẵng luôn coi công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, coi đây là bước đi đột phá cho nhiệm vụ nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, trong đó đào tạo đội ngũ cán bộ giảng viên có trình độ sau đại học là nhiệm vụ có ý nghĩa quyết định đến việc phát triển nhà trường. Từ khi bắt tay xây dựng và trình đề án thành lập trường đại học, việc đáp ứng tiêu chí về đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ luôn là thách thức của nhà trường. Thời gian đầu, nhà trường chỉ có 70 cán bộ

36

Page 37: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

giảng dạy cơ hữu/98 cán bộ viên chức, trong đó chỉ có 10 cán bộ có trình độ thạc sỹ, 03 NCS. Đến nay trường đã có 125 cán bộ giảng dạy cơ hữu/174 cán bộ viên chức, ngoài ra trường có 4 tiến sĩ; 88 thạc sỹ; 21 NCS (14 NCS nước ngoài), 18 đang học cao học (3 cao học nước ngoài). Tỷ lệ cán bộ giảng dạy cơ hữu có trình độ sau đại học đạt trên 75%, hầu hết cán bộ giảng dạy của nhà trường đã và đang học sau đại học trong nước và nước ngoài; 85% cán bộ giảng dạy được đào tạo sau đại học trong lĩnh vực thể dục thể thao. Giai đoạn 2005 – 2010, mỗi năm Trường cử 3-4 chỉ tiêu dự tuyển nghiên cứu sinh và 15 – 20 chỉ tiêu dự thi cao học. Hiên nay nhà trường quy hoạch mỗi năm cử từ 8 – 10 chỉ tiêu dự tuyển đào tạo tiễn sỹ trong nước và nước ngoài, với mục tiêu đến năm 2015 tỷ lệ đạt từ 70-80% giảng viên có trình độ thạc sỹ; 15% trình độ tiến sỹ; đến năm 2020 phấn đấu có 20-25% cán bộ giảng dạy có trình độ tiến sỹ (trích từ TL của Hiệu Trưởng). Với định hướng xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ cao về chuyên môn về nghiên cứu khoa học. Từ nền tảng đó tạo ra động lực thu hút các giảng viên trẻ tham gia nghiên cứu khoa học và có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trẻ một cách khoa học, không chỉ nhằm mục tiêu gia tăng những chức danh giảng viên chính, thạc sỹ, tiến sỹ,…mà còn hướng đến chất lượng thực sự của những chức danh đó, để giảng viên trẻ không thể bị coi là “trẻ” mãi khi có nhiều người có thâm niên tới gần 20 năm công tác, khi có nhiều người đã tham gia nhiều đề tài được đánh giá cao nhưng chưa được thưa nhận ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ và hình ảnh nhà trường.

5. Kết luận

Từ thực tế cuộc sống, trong xu hướng hội nhập giáo dục và đào tạo, hơn lúc nào hết trường chúng ta cần nhanh chóng phát triển đội ngũ cán bộ khoa học đông về số lượng, mạnh về chất lượng nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và chuẩn bị cho công tác đào tạo sau đại học của trường Đại học TDTT Đà Nẵng trong những năm tới.

37

Page 38: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

THỰC HÀNH NGHIÊN CỨU LÀ CON ĐƯỜNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

Ths. Phan Trần Trường BM. Điền kinh

Trong đào tạo sinh viên ở bậc đại học, nghiên cứu khoa học (NCKH) vừa là môn học, vừa là hoạt động có tính chất phong trào và là mục tiêu cơ bản của chương trình dạy học. Thông qua hoạt động NCKH, sinh viên tự trang bị năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề nảy sinh trong hoạt động thực tiễn; năng lực tìm kiếm, tổng hợp và xử lý thông tin, năng lực phát hiện, nhận xét và đánh giá sự kiện, năng lực kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục, năng lực bám sát, quản lý và đánh giá kết quả hoạt động đào tạo. Cùng với kiến thức chuyên môn, kiến thức và kỹ năng sư phạm, các năng lực nêu trên sẽ cho phép đội ngũ giáo viên tương lai trở thành nòng cốt biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả trong giáo dục.

Trong những năm qua, hoạt động sinh viên NCKH đã trở thành phong trào trong các trường đại học, cao đẳng.

Một số lượng không nhỏ sinh viên đã hăng hái, chủ động và thực sự sáng tạo trong hoạt động NCKH, coi NCKH là đầu mối giữa thu nhận kiến thức với sử dụng kiến thức, là phương tiện và nguồn nguyên liệu kích thích sự sáng tạo trong học tập, là những bước đi cơ bản trong quá trình rèn luyện năng lực làm việc độc lập. Hoạt động NCKH đã thực sự góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo, chất lượng theo hướng “đáp ứng yêu cầu xã hội”.

Như vậy, có thể nói hoạt động NCKH của sinh viên là con đường tất yếu để nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng và muốn nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của sinh viên thì không có cách nào khác là phải tổ chức các hình thức nghiên cứu đa dạng, nâng dần từng bước theo năm, tháng đào tạo.

1. Quy trình rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên- Trang bị cho sinh viên lý thuyết về phương pháp NCKH: Nhằm giúp cho

người học nắm vững các quan điểm, cách tiếp cận khoa học trước khi bắt tay vào một nghiên cứu cụ thể. Đó là hệ thống lý thuyết về NCKH, về phương pháp và quy trình tổ chức nghiên cứu.

- Tổ chức các hoạt động nghiên cứu: Lý thuyết và thực tiễn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại và bổ sung cho nhau. Lý thuyết khoa học là tư tưởng chỉ đường, thực hành làm tăng chất lượng của lý thuyết và hình thành các kỹ năng NCKH. Qua việc tổ chức, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, còn giúp cho giáo viên đánh giá bản thân mình một cách nghiêm túc hơn về năng lực thực tế, như thấy được

38

Page 39: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

chất lượng đào tạo của nhà trường, khả năng hướng dẫn cho sinh viên khi tiến hành nghiên cứu khoa học, giải quyết những vấn đề cốt yếu một cách sáng tạo nhất. Để đánh giá về vai trò của việc tổ chức công tác nghiên cứu khoa học cho sinh viên, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn cán bộ giáo viên giảng dạy và sinh viên bộ môn Điền kinh. Kết quả như sau:

Bảng đánh giá của sinh viên và cán bộ giáo viên về tác dụng của việc tham gia thực hành công tác nghiên cứu khoa học

Thống số CBGV (n =30) SV (n = 100)

SL % SL %

Đào sâu tri thức 21 70 42 42

Hình thành kỹ năng NCKH 18 60 44 44

Hình thành và phát triển óc tư duy sáng tạo 21 70 57 57

Phát triển khả năng độc lập nghiên cứu, tự học 24 80 69 69

Nâng cao trình độ hiểu biết 18 60 42 42

Rèn luyện các phẩm chất khác của nhà NC 15 50 38 38

Giáo dục toàn diện cho sinh viên 18 60 35 35

Đánh giá đúng thực tế của sinh viên 12 40 40 40

Vận dụng lý luận vào thực tiễn 21 70 55 55Qua số liệu điều tra cho thấy phần lớn cán bộ giáo viên và sinh viên đã ý thức

được vai trò, tác dụng nhiều mặt của việc thực hành nghiên cứu khoa học. Tất cả các tác dụng chúng tôi đưa ra đều được cán bộ giáo viên, sinh viên đồng tình ủng hộ và đánh giá cao, chiếm tỷ lệ tương đối ngang nhau.

Trong đó nội dung đánh giá cao nhất là vai trò phát triển khả năng độc lập nghiên cứu, tự học (chiếm 80% đối với CBGV và 69% đối với sinh viên). Điều này là đúng với thực tế, vì khi tham gia nghiên cứu khoa học ở các hình thức, mức độ nào thì người nghiên cứu cũng phải độc lập, phải tìm tòi tài liệu có liên quan, tự bố trí thời gian, công việc để thực hiện đúng tiến trình và đảm bảo yêu cầu, chất lượng của bài nghiên cứu đó. Vì vậy, qua hoạt động nghiên cứu khoa học giúp sinh viên nâng cao khả năng nghiên cứu, khả năng tự học lên rất nhiều. Tiếp đến là vai trò hình thành và phát triển óc tư duy sáng tạo, CBGV đánh giá chiếm 70% và sinh viên đánh giá chiếm 57%. Nhận thức về việc tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học một cách đúng đắn có ý nghĩa hết sức to lớn nhưng đó chỉ là điều kiện cần thiết, muốn thành công hay không thì đòi hỏi nhà nghiên cứu phải chăm chỉ, sáng tạo và thực hiện nó một cách có hiệu quả.

Trong hoạt động thực tiễn có các dạng thực hành sau:

39

Page 40: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

+ Làm bài tập phục vụ cho giảng dạy và học tập: Đọc và tóm tắt tài liệu, làm báo cáo tổng quan về một vấn đề lý thuyết.

+ Những bài tập nghiên cứu: Viết bài thu hoạch, chuẩn bị bài xêmina, thảo luận hay tham gia vào các câu lạc bộ nghiên cứu khoa học… Đây là một hình thức thực hành mà sinh viên thường thực hiện nhất, đơn giản, dễ thực hiện. Thế nhưng, hiện tại câu lạc bộ nghiên cứu khoa học ở trường vẫn còn manh nha, chưa đi vào chiều sâu đã ít nhiều ảnh hưởng đến công tác học tập và thực hành nghiên cứu khoa học của sinh viên.

+ Làm bài tập sau đợt thực hành, sau đợt thực tập sư phạm…Sau mỗi đợt thực tập, sinh viên đại học thường làm một bài báo cáo tham luận, thế nhưng các bài tham luận này vẫn chưa được đánh giá một cách cụ thể và chi tiết lám cho người học chủ quan, thiếu sự đầu tư vì vậy chất lượng bài viết chưa cao.

+ Làm khóa luận, luận văn tốt nghiệp: Chỉ có 30% số lượng sinh viên đại học sau khi kết thúc kỳ học thứ năm có kết quả học tập khá và không nợ học phần nào mới được làm luận văn vì vậy phần lớn cán bộ giáo viên tương lai sẽ không có điều kiện tiếp cận sâu vào công tác nghiên cứu khoa học, vì vậy khi ra trường, sinh viên không bao giờ làm công tác nghiên cứu khoa học.

- Tổ chức hội thảo khoa học: Để tạo điều kiện để sinh viên được báo cáo kết quả nghiên cứu.

- Đánh giá sản phẩm nghiên cứu: Đánh giá công trình khoa học là đánh giá chất lượng và hiệu quả của sản phẩm, với các chỉ tiêu, tiêu chuẩn, định mức cụ thể, đồng thời còn nhằm đánh giá quá trình và phương pháp thực hiện công trình.

Đánh giá có ba chức năng: Chức năng thông tin, chức năng kiểm soát và chức năng giáo dục ý thức sinh viên. Do vậy, việc đánh giá phải khách quan, dân chủ công khai và được tiến hành bằng phương pháp hội đồng.

2. Hình thành hệ thống kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên:Chất lượng NCKH có một phần quan trọng phụ thuộc vào kỹ năng nghiên cứu

khoa học của sinh viên. Hình thành hệ thống kỹ năng nghiên cứu khoa học là một quá trình đi từ đơn giản đến phức tạp. Hệ thống kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên bao gồm:

- Kỹ năng thu thập thông tin, tư liệu: Tìm tại thư viện, đọc sách, ghi chép tài liệu

- Kỹ năng sử lý, phân tích thông tin- Kỹ năng xác định đề tài nghiên cứu- Kỹ năng xây dựng đề cương nghiê cứu- Kỹ năng viết báo cáo một vấn đề

40

Page 41: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

- Kỹ năng trình bày báo cáo, lập luận, phân tích, chứng minh và bảo vệ qua điểm chính kiến của riêng mình

Tóm lại, tổ chức nghiên cứu khoa học cho sinh viên là một hình thức tổ chức dạy học, nó có tác dụng giúp cho sinh viên rèn luyện kỹ năng độc lập công tác, óc tư duy sáng tạo… Giúp giáo viên và nhà trường kiểm tra tri thức và kỹ năng vận đụng có tính chất tổng hợp, sangs tạo các hệ thống tri thức của sinh viên trong viện nghiên cứu và giải quyết một vấn đề cụ thể bằng phương pháp nhận thức khoa học, đánh giá một cách tổng quát kết quả học tập, chất lượng đào tạo.

Tổ chức nghiên cứu khoa học cho sinh viên là một hình thức dạy học có hiệu quả, có vai trò rất lớn trong việc nâng cao chất lượng NCKHGD cho sinh viên, cần tiếp cận sâu sắc những quan khoa học của lý luận dạy học đại học, phải chú ý đến đặc điểm của hoạt động nghiên cứu khoa học trong điều kiện học tập của sinh viên. Đánh giá chất lượng nghiên cứu khoa học của sinh viên vừa đánh giá sản phẩm nghiên cứu, vừa đánh giá chính xác năng lực và phẩm chất của họ qua đào tạo. Tạo mọi điều kiện để sinh viên có thể thực hành nghiên cứu khoa học.

41

Page 42: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

TƯ DUY KHOA HỌC TRONG CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Ths. Nguyễn Thị HùngBM. Khoa học cơ bản

Đặt vấn đề

Nghiên cứu khoa học là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật,

quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy, sáng tạo ra các giải pháp nhằm ứng dụng vào

thực tiễn. Tri thức khoa học được xác lập trên các căn cứ xác đáng, có thể kiểm tra

được và có tính ứng dụng. Đó chính là bản chất khoa học của hoạt động nghiên cứu.

Nói về tư duy tức là nói về lĩnh vực liên quan đến động não và giải quyết vấn

đề, đối với mỗi con người ai cũng có khả năng tư duy. Tuy vậy, có người có khả năng

giải quyết nhiều vấn đề trong khi nhiều người khác lại không. Nếu phân tích thì sẽ có

rất nhiều nguyên nhân với mức độ ảnh hưởng khác nhau, tuy nhiên một yếu tố rất dễ

nhận thấy tầm ảnh hưởng lớn đến khả năng nghiên cứu khoa học đó chính là phương

pháp tư duy mang tính chất khoa học, gọi tắt là Tư duy khoa học (TDKH).

Tư duy khoa học là giai đoạn cao, trình độ cao của quá trình nhận thức, được

thực hiện thông qua một hệ thống các thao tác tư duy nhất định trong đầu óc của các

nhà khoa học. Với sự giúp đỡ của hệ thống “công cụ” tư duy, các nhà khoa học “nhào

nặn” các tri thức tiền đề, xây dựng thành những tri thức khoa học mới phản ánh các

khách thể nhận thức một các chính xác hơn, đầy đủ hơn, sâu sắc hơn, chân thực hơn.

Để hoạt động nghiên cứu khoa học không đi vào bế tắc và không mang tính chủ quan

tôi xin được đề cập đến những công cụ giúp cho quá trình tư duy mang tính chất khoa

học và hiệu quả. Ngoài phần Đặt vấn đề và Kết luận, nội dung chính của tham luận

như sau:

Yêu cầu tính khoa học trong công tác nghiên cứu.

TDKH trong phát hiện vấn đề nghiên cứu – Nguyên tắc Eureka

TDKH trong triển khai vấn đề nghiên cứu – Bản đồ tư duy (MindMap)

TDKH trong quy nạp vấn đề nghiên cứu – Kĩ thuật 6 chiếc nón tư duy

(Six thinking hats)

Tôi mong rằng, giảng viên, sinh viên sẽ rèn luyện được những phương pháp tư

duy thích hợp để không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học

của mình.

42

Page 43: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

I. Yêu cầu tính khoa học trong công tác nghiên cứu khoa học

Để nghiên cứu, nhà khoa học phải thực hiện nhiều hoạt động: nhận dạng vấn

đề, diễn giải giả thuyết, tìm kiếm và tập hợp cơ sở dữ liệu, đánh giá và thử nghiệm giả

thuyết, rút ra kết luận. Raymond S.Nickerson (1987) chuyên gia về cách tư duy suy

luận, mô tả người có suy nghĩ suy luận tốt là người phải có những đặc điểm nhất định.

Nhà khoa học cần rèn luyện được tính khoa học trong các hoạt động tư duy của mình.

Tính khoa học trong tư duy có thể được thể hiện trong các tiêu chí sau:

• Thường xuyên đặt câu hỏi cho lý thuyết, hiện tượng, quan điểm và cố gắng

hiểu được những giả thiết phản biện và cả những ẩn ý trong đó. Nhận thức được tầm

hiểu biết của con người luôn luôn có giới hạn vì thế phải luôn có thái độ học hỏi. Nhận

ra được những ý kiến của ai đó có thể là sai, xác suất thiên lệch trong những ý kiến đó,

và nguy cơ về các bằng chứng mang nặng tính cá nhân.

• Sắp xếp các ý tưởng và thực hiện chúng một cách cô đọng và mạch lạc. Có thể

tổ chức những vấn đề tiêu biểu tuỳ ý bằng cách sử dụng các kỹ năng theo quy ước để

giải quyết. Phân biệt được những sự suy luận có giá trị và không có gía trị lô gich.

Hiểu được sự khác nhau giữa suy luận và lý luận. Cố gắng tiên liệu trước được hiệu

quả có thể xảy ra của những hoạt động thay thế. Áp dụng những kỹ năng giải quyết

vấn đề trong các phạm vi ngoài những gì đã biết.

• Sử dụng chứng cứ một cách công bằng và thành thục. Chưa đưa ra ý kiến khi

thiếu bằng chứng thích hợp để hỗ trợ quyết định. Có thể loại bỏ tranh cãi về những gì

không thích hợp và diễn giải nó trong những phạm vi cần thiết. Có khả năng tổng hợp

vấn đề trên những lý luận, chứng cứ rõ ràng, chắc chắn nhất.

Có thể nói đây là những nguyên tắc bắt buộc đối với những người làm công tác

nghiên cứu khoa học nói chung.

II. TDKH trong phát hiện vấn đề nghiên cứu – Nguyên tắc Eureka

Nghiên cứu khoa học là sản phẩm của tư duy và sáng tạo, trong đó phát hiện ra

vấn đề nghiên cứu là bước khởi đầu, là nền móng cho mọi bước tiếp theo. Có thể hai

giảng viên cùng trình độ như nhau, cùng hoạt động trong một môi trường nhưng người

này nhận thấy nhiều vấn đề còn người khác thì không. Một trong những nguyên nhân

đó là khả năng nhận diện và mô tả vấn đề. Vấn đề nghiên cứu là câu hỏi được đặt ra

khi người nghiên cứu đứng trước những mâu thuẫn giữa hạn chế của tri thức hiện có

với các yêu cầu phát triển tri thức đó ở trình độ cao hơn. Như vậy vấn đề nghiên cứu

không xuất hiện thường xuyên mà chỉ xuất hiện khi mâu thuẫn được đặt trong mối

43

Page 44: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

quan hệ sự vật – hiện tượng của nó. Vì vậy khi vấn đề xuất hiện nhà khoa học phải biết

nắm bắt và diễn giải nó, trong trường hợp này ta hãy liên tưởng đến phát minh của nhà

khoa học Ác – Si – Mét (Archimedes) trong khi tắm.

Huy chương Fields, Kiểm tra Vương miện, Eureka! - nhà khoa học Archimedes.

Vì vấn đề xuất hiện thoáng qua nên nhà khoa học phải biết “chớp thời cơ”, ghi

lại, diễn giải lại ngay những suy nghĩ, lí luận, chứng cứ ngay khi phát hiện. Nắm được

nguyên tắc này tức là ta đã biết giữ lại vấn đề ngay khi ta thốt lên “Eureka”.

III. TDKH trong triển khai vấn đề nghiên cứu – Bản đồ tư duy (MindMap)

1. Bản đồ tư duy

Bản đồ tư duy (BĐTD) được biết đến từ năm 2007 khi GS. Tony Buzan (sinh

năm 1942, người Anh) – giảng dạy về phương pháp này trong khơi dậy khả năng sáng

tạo, tạo lợi thế cạnh tranh. Bản đồ tư duy là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình

ảnh nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội

dung, hệ thống hoá một chủ đề. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con

người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra

theo ngôn ngữ của mình vì vậy việc sử dụng BĐTD giúp huy động tối đa tiềm năng

của bộ não. Mỗi yếu tố trong một bản đồ tư duy được sắp xếp một cách trực quan tùy

thuộc vào tầm quan trọng của mỗi ý tưởng, nó có thể được chia thành các nhóm, các

nhánh, các khu vực, với mục đích trình bày rõ ràng về ngữ nghĩa và các phần thông tin

khác nhau. Bản đồ tư duy cũng được sử dụng để ghi lại những suy nghĩ, tránh quên

mất do nhiều việc cùng làm bạn bận đầu một lúc.

44

Page 45: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

Một ví dụ về bản đồ tư duy với mục đích quản lý thời gian

2. Thiết kế bản đồ tư duy

- Từ giữa trang giấy, vẽ hình ảnh đại điện cho chủ đề.

-  Các đường nối liên kết nhau, cùng bắt nguồn từ hình ảnh trung tâm. Vẽ

đường nối có chiều dài bằng với từ/hình ảnh nó hỗ trợ.

- Dùng nhiều màu trong bản đồ để hỗ trợ nhận biết về hình ảnh, đồng thời

giúp mã hóa, phân nhóm tốt.

- Phong cách hóa, cá nhân hóa bản đồ, tạo điểm nhấn và thể hiện sự liên

tưởng trong bản đồ.

- Vẽ bản đồ càng sáng, rõ càng tốt, bằng cách vẽ các liên kết tỏa ra hình tròn,

đánh số thứ tự và vẽ các đường viền bao quanh các nhánh cây.

Bản đồ này bản thân nó chính xác hơn nhiều so với những ghi chép thông

thường, đồng thời những ghi chú, hướng dẫn cũng giúp bạn dễ ghi nhớ và quét qua

nhanh hơn.

IV. TDKH trong quy nạp vấn đề nghiên cứu – Kĩ thuật 6 chiếc nón tư duy (Six thinking hats)

1. Kĩ thuật Sáu chiếc nón tư duy

45

Page 46: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

Đây là phát kiến của Tiến sĩ Edward de Bono trong năm 1980. Năm 1985 nó

đã được mô tả chi tiết trong cuốn "Six Thinking Hats" của de Bono. Kĩ thuật này

nhằm hướng tập trung vào vấn đề từ cùng một góc nhìn, do đó sẽ triệt tiêu hoàn toàn

các tranh cãi xuất phát từ các góc nhìn khác nhau. Bên cạnh đó, giúp các cá thể có

được nhiều cái nhìn về một đối tượng mà những cái nhìn này sẽ khác nhiều so với

một người thông thường có thể thấy được.

Dùng 6 cái nón đại diện cho 6 dạng thức của suy nghĩ tương ứng với một màu.

Tuỳ theo kiểu ý kiến mà ta sẽ tập trung về nón có màu nhất định được trình bày ở

bên:

2. Cách tiến hành

Sáu chiếc nón chính là 6 mô

hình để trên đó ta nhìn lại vấn đề

thông qua các dữ kiện, các nhận xét một cách tổng quát nhất, công bằng nhất. Việc

phân loại thông tin dựa theo màu quy ước giúp loại bỏ những yếu tố không bản chất

của sự vật và nhìn nhận sự vật, hiện tượng theo nhiều chiều hướng, khía cạnh khác

nhau. Sau đây có thể là một quy trình tiến hành quy nạp vấn đề:

Bước 1: Thu thập thông tin

Nón trắng: Tất cả các ý kiến nào chỉ chứa sự thật, bằng chứng, hay dữ kiện,

thông tin.

Bước 2: Đề xuất giải pháp

Nón xanh lá cây: Tạo ra các ý kiến làm sao để giải quyết. Các sáng tạo, các

cách thức khác nhau, các kế hoạch, các sự thay đổi.

Bước 3: Đánh giá các giá trị của các ý kiến trong nón xanh lá cây

Viết ra danh mục các lợi ích dùng nón vàng.

46

Page 47: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

Nón vàng: Tại sao vài ý kiến sẽ chạy tốt và tại sao nó mang lại lợi ích. Ở đây

cũng có thể dùng về các kết quả của các hành động được đề xuất hay các đề án. Nó

còn dùng để tìm ra những vật hay hiệu quả có giá trị của những gì đã xảy ra.

Viết các đánh giá, và các lưu ý trong nón đen

Nón đen: Đây là nón có giá trị nhất. Dùng để chỉ ra tại sao các đề nghị hay ý

kiến không thích hợp (hay không hoạt động được) cùng với các dữ kiện, với kinh

nghiệm sẵn có, với hệ thống đang hoạt động, hoặc với chế độ đang được theo. Nón

đen lúc nào cũng phải tính đến sự hợp lý.

Bước 4: Viết các phản ứng, trực giác tự nhiên và các cảm giác xuống

Nón đỏ: cho phép người suy nghĩ đặt xuống các trực cảm mà không cần bào

chữa.

Bước 5: Tổng kết và kết thúc buổi làm việc

Nón xanh da trời: Là sự nhìn lại các bước trên hoặc là quá trình điều khiển.

Các bước trên không hoàn toàn nhất thiết phải theo đúng thứ tự như nêu trên

mà ở nhiều trường hợp có thể theo thứ tự: Trắng -> Đỏ -> Đen -> Vàng -> Xanh lá cây

-> Xanh da trời.

Chúng ta thấy rằng, với kĩ thuật 6 chiếc nón tư duy, mọi người sẽ cùng tập

trung giải quyết vấn đề từ cùng một góc nhìn do đó sẽ không xảy ra xung đột do những

quan điểm khác nhau. Ngoài ra, một vấn đề sẽ được xem xét từ nhiều khía cạnh trước

khi được quyết định, điều này sẽ giúp chúng ta có các quyết định hiệu quả và đúng

đắn.

Kết luận

Sự vận động và phát triển của thực tiễn đòi hỏi phải có sự vận động, biến đổi và

phát triển của tư duy. Tư duy vận động và biến đổi phụ thuộc vào năng lực của từng

chủ thể nhận thức, tức là phụ thuộc vào từng con người đang tiến hành các hoạt động.

Giảng viên cần có tư duy lý luận, tư duy biện chứng để khắc phục tư duy máy móc,

siêu hình và nhất là để nhận ra tác hại của khuynh hướng dùng ý chí chủ quan, bất

chấp quy luật khách quan trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Để nâng cao năng

lực tư duy nhất thiết mỗi giảng viên phải có quá trình tập dượt, rèn luyện. Trong các

hoạt động khoa học nói chung, mỗi hoạt động tư duy đều phải thể hiện tính khoa học.

47

Page 48: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

Trên đây chỉ là những nét phác thảo về công cụ giúp nhà khoa học tiến hành

hoạt động tư duy một cách khoa học nhất. Để hiểu rõ, ứng dụng hiệu quả cần thiết phải

tìm hiểu và học tập nhiều hơn. Hy vọng rằng, giảng viên quan tâm có thể tự tìm hiểu,

thành lập nhóm rèn luyện và từng bước ứng dụng trong công tác giảng dạy và nghiên

cứu khoa học của mình. Ứng dụng tốt các biện pháp để tránh cái nhìn chủ quan và bế

tắc trong công tác nghiên cứu. Tôi cũng mạnh dạn kiến nghị với phòng QLKH &

HTQT, phòng Đào tạo, Nhà trường tạo điều kiện để tổ chức các buổi ngoại khóa về

rèn luyện kĩ năng tư duy khoa học cho giảng viên và sinh viên.

48

Page 49: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

“DẠY - HỌC THEO NHÓM” - CẦU NỐI TẠO LẬP MÔI TRƯỜNG GIỮA DẠY - HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO GIÁO VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG

Ths. Nguyễn Thị Mỹ NgaBM. Khoa học cơ bản

1. Đặt vấn đềHoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) là một trong những nhiệm vụ quan

trọng hàng đầu không chỉ đối với các viện và trung tâm nghiên cứu mà còn đối với cả các trường Đại học. Tác giả Văn Như Cương trong một báo cáo tham luận về “Giá trị thực của nghiên cứu khoa học” (2009) nhận định rằng khuyến khích các trường Đại học NCKH là đúng đắn, không NCKH thì chất lượng đào tạo không thể cao, thầy phải NCKH và đồng thời phải hướng dẫn sinh viên biết NCKH, đặc biệt là khoa học ứng dụng.

NCKH là một họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt được từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn. Con người muốn làm NCKH phải có kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu và cái chính là phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có phương pháp từ lúc ngồi trên ghế nhà trường.

Vâng, khi đề cập đến phương pháp dạy học; trước hết, chúng tôi nhắc đến phương pháp dạy và học theo cách truyền thống mà giáo viên là trung tâm còn người học là những người tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Tiếp theo, chúng tôi muốn nói đến phương pháp học tập theo nhóm còn gọi là “Học mang tính hợp tác” (cooperative learning) là phương pháp học được đánh giá cao hiện nay vì đây là phương pháp dạy và học mang lại nhiều lợi ích như khuyến khích người học phát huy khả năng, và phát triển kỹ năng mềm. Việc học mang tính hợp tác hoàn toàn có thể được áp dụng thành công trong dạy và học tiếng Anh nói riêng, và ngọai ngữ nói chung ở các trường Đại học, Cao đẳng. Tuy nhiên, việc học tập theo nhóm có những lợi ích gì giữa người dạy và người học, trong bài tham luận: “HỌC TẬP THEO NHÓM” – CẦU NỐI TẠO LẬP MÔI TRƯỜNG GIỮA DẠY VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO GIÁO VIÊN” chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp để làm cơ sở định hướng cho việc NCKH cho giáo viên cũng như sinh viên tại trường Đại học TDTT Đà Nẵng.

2. Học tập theo nhóm “học tập mang tính hợp tác” 2.1. Khái niệm

49

Page 50: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

Học tập mang tính hợp tác đã được ứng dụng rộng rãi trong quá trình giảng dạyngôn ngữ nói chung va tiếng Anh nói riêng ở nhiều nước trên thế giới. Giữa ba

mô hình: - Học tập học tập mang tính tranh đua (competitive learning)- Học tập mang tính cá thể (individualistic learning) - Học tập mang tính hợp tác (cooperative learning) Học tập mang tính hợp tác được đánh giá cao hơn hẳn, (Roger & David, 1994)Vậy học tập mang tính hợp tác là gì?. Theo Johnson (1994), học tập mang tính

hợp tác là quá trình học tập sinh viên được nhóm thành từng nhóm nhỏ mà trong đó sinh viên làm việc cùng nhau để tối đa hóa khả năng học của mình và các thành viên khác trong nhóm.

Học tập mang tính hợp tác còn được định nghĩa là những họat động học theo nhóm được tổ chức dựa theo cấu trúc trao đổi thông tin giữa các thành viên trong nhóm sao cho mỗi thành viên không chỉ đảm trách việc học của mình, mà còn được khuyến khích để có thể thúc đẩy khả năng học của các thành viên khác (Oxford, 1997).

Tóm lại, học tập mang tính hợp tác là sinh viên họat động theo nhóm chia sẻ cùng một mục đích, trao đổi nguồn tài liệu, thông tin, cùng nhau thảo luận giải quyết vấn đề.

2.2. Lợi ích của học tập mang tính hợp tácHọc tập mang tính hợp tác mang lại bốn lợi ích cơ bản cho việc giảng dạy và

học tiếng Anh nói riêng và ngôn ngữ nói chung. Lợi ích thứ nhất: Học tập mang tính hợp tác là phương pháp hữu hiệu để

khuyến khích sinh viên phát huy hết năng lực tiềm ẩn của mình. Sinh viên thường cảm thấy e ngại khi phải trình bày ý kiến, hay bảo vệ ý kiến của mình trước lớp học. Tuy nhiên, họ sẽ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn trong một nhóm nhỏ. Các giờ thảo luận, làm bài chung trong nhóm cùng hướng đến một mục đích chung là động lực lớn để sinh viên cố gắng trong lớp học cũng như ở nhà.

Lợi ích thứ hai: Đối với việc dạy và học ngọai ngữ, học tập mang tính hợp tác mang lại cho người học cơ hội phát triến, trao dồi kỹ năng giao tiếp, và các kỹ năng mềm khác như họat động theo đội, nhóm, quản lý hay lãnh đạo (leader ship).

Lợi ích thứ ba: Giúp người học phát triển tư duy sáng tạo, khả năng phân tích tổng hợp và giải quyết vấn đề. Đây là cơ hội tốt cho sinh viên luyện tập kỹ năng tổng hợp, phân tích các ý kiến trái ngược được đưa ra trong quá trình học. Khả năng phản biện một ý kiến cũng như bảo vệ ý kiến của mình cũng được cải thiện.

Lợi ích thứ tư: Giáo viên có thể dễ dàng phát hiện ra những lỗi sai trong 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết từ phần thuyết trình của sinh viên. Sinh viên sẽ được giáo viên bổ sung và chỉnh sửa những lối sai tại thời điểm đó.

50

Page 51: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

3. Đặc trưng dạy và học ở trường Đại học TDTT Đà Nẵng

3.1. Quá trình dạy tiếng Anh của giáo viên tại trường

Như chúng ta đã biết, mỗi một phương pháp giảng dạy dù cổ điển hay hiện đại đều nhấn mạnh lên một khía cạnh nào đó của cơ chế dạy - học hoặc nhấn mạnh lên mặt nào đó thuộc về vai trò của giáo viên, và cho dù các phương pháp thể hiện hiệu quả như thế nào thì nó vẫn tồn tại một vài khía cạnh mà người học và người dạy chưa khai thác hết. Chính vì thế mà không có một phương pháp giảng dạy nào được cho là lý tưởng, mỗi một phương pháp đều có ưu điểm của nó do vậy người thầy nên xây dựng cho mình một phương pháp riêng phù hợp với mục tiêu, bản chất của vấn đề cần trao đổi, phù hợp với thành phần nhóm lớp học, các nguồn lực, công cụ dạy - học sẵn có và cuối cùng là phù hợp với sở thích của mình.

Theo giáo viên tổ ngoại ngữ - bộ môn Khoa học cơ bản cho rằng, phương pháp giảng dạy ngoại ngữ tốt nếu hội tụ được các yếu tố sau:

- Thể hiện rõ vai trò của nguồn thông tin và các nguồn lực sẵn có

- Thể hiện rõ được động cơ học tập của người học khi bắt đầu môn học

- Thể hiện rõ được bản chất và mức độ kiến thức cần huy động

- Thể hiện rõ được vai trò của người học, người dạy, vai trò của các mối tương tác trong quá trình học

- Thể hiện được kết quả mong đợi của người học

- Dạy học dựa trên vấn đề

- Dạy học theo nhóm

Trong môi trường không chuyên, dạy và học ngoại ngữ là cả một vấn đề nếu không nói là nan giải. Việc áp dụng các phương pháp giảng dạy ngoại ngữ ở trường ta là đa dạng và nhiều lúc chưa được định hướng rõ ràng. Do vậy, từ những định hướng chưa rõ ràng này chúng tôi luôn tìm hướng nghiên cứu để đưa ra các đề tài NCKH có tính khả thi để áp dụng trong việc giảng dạy và học tiếng Anh cho sinh viên.

3.2. Đội ngũ giảng viên tiếng Anh tại trường

Trong bộ môn Khoa học cơ bản, tính đến thời điểm hiện tại có 12 giáo viên, trong đó có 09 giáo viên dạy tiếng Anh. – 01 giáo viên NCS ở nước ngoài, 02 giáo viên đang tham gia lớp Cao học trong nước, 01 giáo viên chuẩn bị về hưu, 01 giáo viên bị ốm không thể đứng lớp. Chỉ còn 04 giáo viên phải gánh một khối lượng giảng dạy quá tải, như vậy giáo viên phải biết lựa chọn các phương pháp giảng dạy phù hợp, để giáo viên còn có cơ hội tham gia NCKC, đó là phương pháp “Dạy học theo nhóm” mà chúng tôi đã đưa ra trong tham luận này.

51

Page 52: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

3.3. Quá trình NCKH của giáo viên dạy tiếng Anh tại trường

Để giúp cho nhà trường cũng như đội ngũ giảng viên tiếng Anh có được cơ sở định hướng về NCKH, chúng tôi tổng hợp lại tất cả các đề tài đã được nghiên cứu trước đây liên quan đến phương pháp giảng dạy tiếng Anh, giai đoạn 11 năm từ 2000 – 2011. Được tổng hợp trong bảng 1:

Bảng 1: Kết quả nckh ứng dụng trong việc dạy – học tiếng anh (2000 – 2011)

TT Tên đề tài Tác giả Năm thực hiện1 Nghiên cứu và ứng dụng Từ - Thuật ngữ về

Bóng đá trong tiếng Anh-Việt vào giảng dạy cho sinh viên trường Cao đẳng TDTT Đà Nẵng

Ng. Thị Mỹ Nga2000

2 Biên soạn Bộ đề Kiểm tra – Thi viết môn tiếng Anh cho sinh viên Cao đẳng – Trường Cao đẳng TDTT Đà Nẵng

Ng. Thị Mỹ Nga2001

3 Biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm cho sinh viên Đại học – Trường Cao đẳng TDTT Đà Nẵng

Ng. Thị Mỹ NgaHoàng Thị Thúy

2002

4 Biên soạn bộ đề thi vấn đáp – Môn tiếng Anh – Dành cho sinh viên hệ Cao đẳng – Trường Cao đẳng TDTT Đà Nẵng

Ng. Thị Mỹ NgaHoàng Thị Thúy

2003

5 Nghiên cứu thực trạng và những phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả học từ vựng qua 4 kỹ năng Nghe-Nói-Đọc-Viết cho sinh viên Đại học - Trường Cao đẳng TDTT Đà Nẵng

Ng. Thị Mỹ NgaHoàng Thị Thúy

2004

6 Biên soạn và ứng dụng các bài đọc tiếng Anh về chủ đề Thể Thao để giảng dạy cho sinh viên hệ Cao đẳng – Trường Cao đẳng TDTT Đà Nẵng

Hoàng Thị Thúy Ng. Thị Mỹ Nga

2005

7 Xây dựng một số thủ thuật giảng dạy từ vựng để nâng cao hiệu quả học tiếng Anh cho sinh viên trường Cao đẳng TDTT ĐN

Ng. Thị Mỹ NgaHoàng Thị Thúy

2006

8 Nghiên cứu thực trạng và ứng dụng một số nội dung bổ sung trong giáo trình New-Interchange nhằm nâng cao hiệu quả học môn tiếng Anh cho sinh viên hệ cao đẳng –

Hoàng Thị Thúy Ng. Thị Mỹ Nga

2007

52

Page 53: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

Trường Cao đẳng TDTT Đà Nẵng9 Nghiên cứu lựa chọn các phương pháp

giảng dạy phát âm tiếng Anh cho sinh viên trường Đại học TDTT Đà Nẵng

Hoàng Thị Thúy Ng. Thị Mỹ Nga

2008

10 Nghiên cứu và ứng dụng một số hoạt động WARM-UP để tạo hứng thú học tập trong giờ học tiếng Anh cho sinh viên trường Đại học TDTT Đà Nẵng

Ng. Thị Mỹ NgaNg. T. Hồng Mến

2011

11 A Study of Collocations of Words in the Language of Sports in English and Vietnameses

Ng. Thị Mỹ Nga 2011

Nhìn lại thực tế về quá trình NCKH của giáo viên dạy tiếng Anh tại trường, Từ năm 2000 – 2011 có 11 đề tài ứng dụng trong việc day-học ngoại ngữ, nhưng trong đó chỉ có 02 trong tổng số 08 giáo viên cơ hữa tại trường tham gia vào NCKH, còn hầu như giáo viên không có động lực tích cực trong việc NCKH, xuất phát từ nhiều nguyên nhân có thể giải thích cho hiện tượng này:

- Một là do khối lượng công tác giảng dạy quá nhiều tạo áp lực công việc cho giáo viên nên họ không có được định hướng cho việc nghiên cứu khoa học;

- Hai là số lượng giáo viên tham gia học sau đại học hiện nay cũng rất đông, lại phải tham gia công tác giảng dạy nên áp lực về thời gian cũng rất lớn.

Vậy làm thế nào để tạo niềm say mê, hào hứng trong nghiên cứu khoa học của giáo viên? Nếu không có sự tự định hướng từ phía thầy cô giáo thì họ khó có thể có được thời gian để tìm ra một đề tài nghiên cứu cũng như để xác định được một nội dung để viết một báo cáo khoa học.

4. Những giải pháp cho việc nghiên cứu khoa học từ việc “Học tập theo nhóm”

Việc NCKH có sự tác động qua lại giữa việc dạy và học. Để có được mối qua hệ này, chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra đối với giảng viên dạy tiếng Anh và sinh viên tại trường.

4.1. Đối với giảng viên

Chúng tôi đã sử dụng phiếu hỏi để điều tra về việc ứng dụng phương pháp vào giảng dạy tiếng Anh tại trường

Phiếu điều tra có 05 câu hỏi được phỏng vấn cho 07 giảng viên dạy tiếng Anh. Kết quả thu được qua bảng 2:

53

Page 54: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

Bảng 2: Lợi ích của việc chia lớp học thành những nhóm nhỏ trong việc dạy tiếng Anh (n = 7)

TT Nội dung câu hỏi Có Không

1Thầy (Cô) thực hiện việc chia lớp học thành nhiều nhóm nhỏ để thực hiện các bài tập ngắn trong giờ học

2 28,57% 5 71,42%

2Thầy (Cô) cho rằng việc chia lớp học thành nhiều nhóm nhỏ để thực hiện các bài tập ngắn trong giờ học mất thời gian nhiều hơn là không chia nhóm

5 71,42% 2 28,57%

3Thầy (Cô) cho rằng việc học tiếng Anh chia thành nhóm nhỏ để thuyết trình một đề tài sẽ phát triển tốt kỹ năng nghe – nói

4 57,14% 3 42,85%

4

Thầy (Cô) cho rằng làm việc theo nhóm nhỏ trong và ngoài giờ học là một phần bổ sung quan trọng cho các bài giảng, giúp sinh viên nắm vững các khái niệm và áp dụng vào các tình huống cần đến các kỹ năng suy nghĩ đào sâu

4 57,14% 3 42,85%

5Thầy (Cô) cho rằng sinh viên làm việc theo nhóm có thể phát triển khả năng giải quyết các vấn đề và chứng minh được sự hiểu biết

4 57,14% 3 42,85%

Từ kết quả bảng 2 cho thấy, 57,14% thầy cô cho rằng việc phân chia lớp thành những nhóm nhỏ khi làm các bài tập ngắn trong giờ học thì tốt và phát triển được kỹ năng nghe – nói cho sinh viên, tuy nhiên có đến 71,42% thầy cô cho rằng việc chia lớp học thành nhiều nhóm nhỏ để thực hiện các bài tập ngắn trong giờ học mất thời gian nhiều hơn là không chia nhóm.

Như vậy, theo suy nghĩ của thầy cô không nên chia lớp thành những nhóm nhỏ nhưng thực tế việc chia lớp thành những nhóm nhỏ rất có lợi ích trong việc trau dồi ngôn ngữ giữa thầy và trò. Nếu chúng ta biết tính toán:

- Không nên gọi hết 5 hoặc 10 thực hiện trong một buổi học, chỉ chọn 1 hoặc 2 nhóm thực hiện, sau đó những nhóm khác sẽ kiểm tra việc đúng sai của 2 nhóm trên, tự chỉnh sửa cho nhóm của mình

54

Page 55: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

- Phân chia thời gian hợp lý cho mỗi nhóm khi thực hiện thuyết trình bài tập

- Sẽ có cơ hội phát hiện ra những sinh viên có khả năng học tốt môn tiếng Anh

- Sẽ có được những định hiện tìm ra phương pháp dạy học tốt

- Sẽ có cơ hội tìm ra những đề tài nghiên cứu liên quan đến việc dạy – học môn tiếng Anh.

4.2. Đối với sinh viên

Một lớp học tiếng Anh bao gồm rất nhiều hoạt động liên quan đến thực hành giao tiếp và đòi hỏi người dạy chuẩn bị tốt nhất cho giáo án và giáo cụ liên quan trước và trong buổi dạy. Đối với sinh viên muốn đạt kết quả cao trong học tập không chỉ có động cơ học tập đúng, thái độ học tập tích cực mà còn cần một chiến lược học tập đúng.

Chúng tôi cũng thực hiện một cuộc phỏng vấn đối với sinh viên để điều tra việc học tiếng Anh của sinh viên tại trường từ đó có được phương pháp dạy học tốt.

Phiếu phỏng vấn có 05 câu hỏi được phỏng vấn cho 207 sinh viên (102 sinh viên 2 lớp ĐH4 và 105 sinh viên 2 lớp ĐH5). Kết quả thu được qua bảng 3:

Bảng 3: Lợi ích của việc chia lớp học thành những nhóm nhỏ trong việc học tiếng anh (n = 207)

TT Nội dung câu hỏi Có Không

1Anh (chị) cho rằng khi học tiếng Anh thì nên để sinh viên tự học cá thể thì tốt hơn là phân chia nhóm

45 21,73% 162 78,26%

2Anh (chị) cho rằng khi học tiếng Anh thì nên tổ chức các hoạt động để di chuyển 181 87,43% 26 12,56%

3Anh (chị) cho rằng khi học tiếng Anh thì nên tổ chức các hoạt động theo nhóm nhỏ (4-5 sinh viên/nhóm)

159 76,81% 48 23,18%

4Anh (chị) cho rằng khi học tiếng Anh thì giáo viên nên dạy kỹ năng viết cho sinh viên dưới hình thức viết theo nhóm

187 90,33% 20 9,66%

5Anh (chị) cho rằng khi học tiếng Anh trong các giờ thuyết trình nên chia lớp thành những nhóm nhỏ để sinh viên có cơ hội phát triển kỹ năng nói

194 93,71% 13 6,28%

55

Page 56: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

Về thái độ của sinh viên đối với giờ học tiếng Anh, có 87,43% cho rằng lí do

khiến các em muốn tham gia các hoạt động trong giờ học tiếng Anh là “Không phải

ngồi tại chỗ quá nhiều như các môn học khác”, 76,81% sinh viên thích các hoạt động

nhóm (4 – 5 học sinh/ 1 nhóm), 90,33% và 93,71% sinh viên trong giờ học tiếng Anh

nên chia lớp thành nhóm nhỏ để phát triển kỹ năng viết và nói.

5. Kết luậnNhiều giáo viên tuy nhận thấy lợi ích của làm việc cộng tác nhưng vẫn lưỡng lự

khi vận dụng phương pháp này. Họ sợ rằng không thể hoàn thành hết chương trình.

Cấu trúc lại một môn học để thêm vào phần làm việc theo nhóm cũng có nghĩa là phải

mất thêm thời gian để giải quyết ít vấn đề hơn. Nhưng “nghiên cứu đã cho thấy sinh

viên làm việc theo nhóm có thể phát triển khả năng giải quyết các vấn đề và chứng

minh được sự hiểu biết” (Davis, 1993). Có lẽ bắt đầu với việc phân công học nhóm và

bổ sung các bài đọc sẽ giải quyết được một số vấn đề giữa hoàn thành chương trình và

bảo đảm được chiều sâu kiến thức cho sinh viên. Nếu giáo viên đưa ra những bài tập

có ích, hấp dẫn và thích hợp và với sự giúp đỡ đúng cách sinh viên sẽ đi theo hướng tự

do tư duy và có trách nhiệm hơn đối với việc học tập của họ.

Trong quá trình dạy học ở trường đại học, giáo viên nên chia nhóm nhỏ cho

sinh viên tự học, tự nghiên cứu là rất quan trọng và cái ranh giới dạy – học và NCKH

là gần gũi. Nhưng để dạy - học tốt, NCKH có hiệu quả thì giáo viên cần khai thác và

quan tâm đúng mức về vai trò “Dạy-học theo nhóm – cầu nối tạo lập môi trường giữa

dạy-học và nghiên cứu khoa học”

6. Một số đề tài gợi ý từ việc ứng dụng “dạy học theo nhóm”1. Nghiên cứu về hiệu quả của hoạt động nhóm tới kỹ năng nói của sinh viên –

Trường Đại học TDTT Đà Nẵng”

2. Nghiên cứu về hiệu quả của hoạt động nhóm tới kỹ năng viết của sinh viên –

Trường Đại học TDTT Đà Nẵng”

3. Một số giải pháp cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên – Trường Đại

học TDTT Đà Nẵng”

4. Nâng cao sử dụng tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ tại trường Đại

học TDTT Đà Nẵng thông qua việc tự đánh giá.

56

Page 57: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỐI VỚI CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN -

TRƯỜNG ĐH TDTT ĐÀ NẴNG Ths. Lê Tiến Hùng

BM. Cầu lông – Quần vợt

1. Tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học đối với cán bộ, giảng viên sinh viên - trường Đại học TDTT.

Chỉ thị số 36CT/TW ngày 24/3/1994 của Ban Bí Thư TW Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định “Mục tiêu cơ bản, lâu dài của công tác TDTT là hình thành nền TDTT phát triển và tiến bộ, góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần của nhân dân và phấn đấu đạt được vị trí xứng đáng trong các hoạt động thể thao quốc tế, trước hết là ở khu vực Đông Nam Á”. Để làm được điều này ngành TDTT cần đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực TDTT; nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ khoa học, HLV, giáo viên TDTT… Nghiên cứu khoa học là một trong những giải pháp tích cực và hiệu quả nhất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng nói chung và tại trường Đại học TDTT Đà Nẵng nói riêng. Hoạt động này ngày càng được quan tâm và đổi mới cả về nội dung và hình thức góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi giảng viên cũng như sinh viên trong tiếp cận và gia tăng tri thức.

Hoạt động NCKH là một trong hai nhiệm vụ chính của người giảng viên (điều 4, 5 quyết định số 64 ngày 28/11/2008 của Bộ GD và ĐT). Hoạt động này có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đối với giảng viên và nhà trường.

* Đối với giảng viên- Nghiên cứu khoa học giúp giảng viên mở rộng, tìm hiểu sâu kiến thức chuyên

môn để giảng dạy tốt hơn. Người giảng viên muốn có bài giảng hay, hấp dẫn, rõ ràng, mạch lạc phong phú thì trước hết phải có kiến thức chuyên môn thật vững, tầm hiểu biết rộng. Nhưng kiến thức được đào tạo ở trường đại học hoặc qua cao học mới chỉ là một phần rất nhỏ trong bể kiến thức vô cùng rộng lớn. Do đó, để giảng dạy tốt, giảng viên phải tự bồi dưỡng kiến thức cho mình thông qua họat động NCKH. Với hoạt động này, buộc giảng viên phải đọc, phải suy ngẫm, phải tìm tòi cái mới, phải giải thích, phân tích, chứng minh vấn đề đặt ra. Những hoạt động tư duy đó làm cho trình độ nhận thức của giảng viên ngày càng được nâng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của người học.

57

Page 58: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

Nếu giảng viên không tham gia NCKH thì sẽ khó có thể cập nhật những kiến thức mới, bài giảng sẽ thiếu tính thực tiễn. Chỉ thông qua thực hiện đề tài NCKH buộc giảng viên phải tìm tòi tài liệu, phải đọc rất nhiều để tìm ra những tri thức mới.

- Giảng viên phải tích cực tham gia NCKH để củng cố kiến thức chuyên môn thì khi đứng trước sinh viên sẽ tự tin, chững chạc thực hiện tốt bài giảng và như vậy họ sẽ có uy tín đối với sinh viên, được sinh viên quý trọng.

- Hoạt động NCKH là một lĩnh vực rất tốt để giảng viên tự khẳng định mình. Thật là khiếm khuyết nếu một cán bộ, giảng viên được đánh giá là có năng lực nhưng một đến hai năm lại không có công trình khoa học nào. Vì năng lực của giảng viên được thể hiện chủ yếu thông qua giảng dạy và NCKH. Qua tham gia NCKH, giảng viên không những được khẳng định mà còn thấy được những hạn chế trong tri thức của mình để kịp thời bổ sung.

* Đối với sinh viên:Mục đích nghiên cứu khoa học của sinh viên là nhằm góp  phần nâng cao chất

lượng đào tạo; giúp cho sinh viên tiếp cận và làm quen với môi trường khoa học, phương pháp nghiên cứu khoa học cũng như rèn luyện khả năng tư duy sang tạo, năng lực nghiên cứu và tạo phong cách làm việc khoa học và có hiệu quả.

Nghiên cứu khoa học của sinh viên trong những năm gần đây luôn được Nhà trường coi đó là một nhiệm vụ quan trọng cùng với quá trình đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên được triển khai thực hiện dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: Nghiên cứu đề tài khoa học, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề khoa học, viết tiểu luận môn học… Nghiên cứu khoa học của sinh viên ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới đào tạo đại học. Phương pháp đào tạo thông qua nghiên cứu khoa học sẽ giúp sinh viên nắm vững phương pháp luận và vận dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể trong quá trình học tập ở trường cũng như trong thực tiễn công tác sau này.

* Đối với nhà trường- Giảng viên tích cực tham gia NCKH là điều kiện quan trọng để nâng cao chất

lượng giảng dạy và đó là là thương hiệu của nhà trường.- Hoạt động kiểm định chất lượng là một yêu cầu bắt buộc đối với các trường

cao đẳng, đại học. NCKH là một tiêu chuẩn quan trọng trong những tiêu chuẩn để kiểm định chất lượng. Giai đoạn 2011- 2015 nếu không có giải pháp phù hợp để thực hiện tốt thì sẽ ảnh hưởng đến việc đánh giá chất lượng nhà trường.

- Hoạt động NCKH sẽ góp phần quan trọng để khẳng định uy tín của nhà trường với các trường bạn trong toàn quốc. Mỗi bài viết tham gia hội thảo được đánh giá cao, mỗi công trình NCKH ở các cấp Tỉnh, Bộ, Nhà nước, mỗi bài viết đăng trên

58

Page 59: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

tạp chí chuyên ngành với tên cán bộ, giảng viên gắn với tên nhà trường là một lần danh tiếng của nhà trường được thể hiện. Danh tiếng tốt của nhà trường không phải là cái gì đó chung chung, trừu tượng mà nó phải được thể hiện thông qua thành tích đóng góp của từng cán bộ, giảng viên, sinh viên của nhà trường. Thành tích của cá nhân góp phần làm nên thành tích của tập thể.

2. Thực trạng hoạt động NCKH của nhà trường trong những năm qua- Từ khi nâng cấp lên trường Đại học đến nay (2007 – 2011) chúng ta mới có

một đề tài cấp bộ và mỗi năm có từ 5 đến 8 đề tài cấp cơ sở được nghiệm thu, như vậy là quá ít so với số lượng cán bộ, giảng viên trong nhà trường. Số cán bộ, giảng viên tham gia NCKH hàng năm chỉ đếm trên đầu ngón tay và cũng chỉ tập trung vào một số người thường tích cực tham gia nghiên cứu.

- Công tác NCKH trong sinh viên trong hai năm gần đây đạt được những kết quả như sau:

Năn học 2009 – 2010 đăng ký tham gia viết đề cương bảo vệ thì có 26 đề cương nhưng đến khi nghiệm thu thì được 10 đề tài, trong đó lựa chọn ra 02 đề tài đi tham dự Hội nghi khoa học sinh viên các trường chuyên ngành, kết quả được 01 giải khuyến khích.. Như vậy công tác NCKH trong sinh viên còn gặp nhiều khó khăn chỉ có một số ít sinh viên tích cực tham gia các hoạt động NCKH.

* Qua những kết quả trên chúng ta cần phải đánh giá đúng nguyên nhân của nó để khắc phục tình trạng này trong thời gian tới. Theo tôi, có một số nguyên nhân cơ bản sau:

- Phòng khoa học và hợp tác quốc tế tuy có nhiều cố gắng nhưng vẫn cần tham mưu cho lãnh đạo nhà trường áp dụng những biện pháp để tổ chức và khuyến khích cán bộ, giảng viên tham gia NCKH.

- Một số cán bộ, giảng viên vẫn chưa hiểu đúng tính chất nhiệm vụ NCKH của giảng viên, nên đã có những ý kiến, những tư tưởng làm cản trở nhiệt tình NCKH của cán bộ, giảng viên. Bộ Giáo dục và đào tạo đưa ra định mức giờ NCKH cho giảng viên là nhằm mục đích bắt buộc giảng viên ngoài nhiệm vụ giảng dạy phải tham gia NCKH.

- Một số cán bộ, giảng viên ở các bộ môn có khối lượng giờ dạy quá lớn nên chưa tập trung nhiều thời gian cho công tác nghiên cứu khoa học.

- Số cán bộ giảng viên có trình độ thạc sỹ trở lên chiếm hơn 60% nhưng số tham gia NCKH còn rất ít. Cần có những chế tài về nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho các cán bộ và giảng viên trong trường.

- Việc xếp loại thi đua hàng năm phải căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ NCKH đối với các cán bộ, giảng viên nhà trường.

59

Page 60: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

 - Sinh viên chưa thực sự chủ động đưa ra các đề tài để nghiên cứu. Danh mục đề tài thường do các khoa, bộ môn xây dựng rồi đưa ra cho sinh viên lựa chọn hoặc phân công cho sinh viên thực hiện. Do không có ý tưởng, tâm huyết về đề tài nghiên cứu nên khi sinh viên bắt tay vào triển khai thực hiện đề tài gặp nhiều khó khăn.

  - Mối quan hệ giữa sinh viên và cán bộ hướng dẫn khoa học trong nhiều trường hợp chưa chặt chẽ. Nhiều sinh viên không thường xuyên tham khảo, tiếp thu ý kiến của cán bộ hướng dẫn khoa học, ngược lại một số cán bộ, giảng viên khi được phân công hướng dẫn sinh viên làm đề tài khoa học lại thiếu quan tâm hướng dẫn tận tình, sâu sát. Vì vậy nhiều đề tài không bám sát mục tiêu, đối tượng trong quá trình nghiên cứu, hình thức trình bày không đúng quy định. Không đảm bảo tiến độ đề tài.

3. Một số đề xuất nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường trong thời gian tới

Từ những nguyên nhân trên, cá nhân tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh NCKH trong thời gian tới:

- Lãnh đạo nhà trường cần chú trọng hơn nữa hoạt động NCKH, xác định đây là một nhiệm vụ rất quan trọng của Nhà trường để từ đó thực hiện những biện pháp vừa bắt buộc, vừa khuyến khích giảng viên tham gia công tác NCKH.

- Lãnh đạo nhà trường cần thể hiện thái độ kiên quyết trong vấn đề NCKH, khi có những tư tưởng làm ảnh hưởng tiêu cực đến NCKH.

- Tiếp tục duy trì chế độ khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có nhiều thành tích trong công tác NCKH và việc khen thưởng cần kịp thời hơn.

- Phòng Khoa học và hợp tác quốc tế nên có vai trò tư vấn cho các bộ môn, khoa, phòng hướng tìm đề tài NCKH cấp trường, cấp bộ.

- Cần thiết phải thành lập câu lạc bộ khoa học trong sinh viên do cán bộ phòng khoa học phụ trách, hoạt động theo định kỳ hàng tháng với sự tham gia của các giáo viên chủ nhiệm và các sinh viên có nguyện vọng và yêu thích NCKH.

- Cần mở rộng quan hệ đối ngoại để tiếp cận với những đề tài NCKH cấp ngành, Tỉnh, cấp Bộ. Vì vậy, nên có quy định khuyến khích cán bộ giảng viên tham gia NCKH ở ngoài trường.

- NCKH là một hoạt động không dễ dàng, đòi hỏi phải đầu tư nhiều công sức, tâm huuyết và đặc biệt là kinh nghiệm của các cán bộ, giảng viên lớn tuổi, do vậy các công trình nghiên cứu cần phải phối hợp giữa các giảng viên có nhiều kinh nghiệm và các giảng viên trẻ, và đặc biệt là sự phối hợp liên kết giữa các phòng, bộ môn, khoa với nhau.

- Chúng ta không nên cầu toàn quá, hãy nghiên cứu, đưa ra giải pháp, còn ứng dụng là cả một quá trình. Cái được đầu tiên là tác giả đã nâng cao kiến thức, rút được nhiều kinh nghiệm hơn sau một lần tham gia. Nếu chúng ta cứ phê phán rằng không

60

Page 61: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

vận dụng được thì các tác giả sẽ chán nản không muốn làm nữa. NCKH ở nhà trường hiện nay nên khuyến khích hơn là phê phán, khi hoạt động này lên một tầm cao mới thì lúc đó chúng ta hãy yêu cầu cao hơn.

- Cần đổi mới phương pháp xác định nhiệm vụ nghiên cứu theo hướng các khoa, bộ môn gợi mở những chủ đề, định hướng nội dung nghiên cứu mới.

- Các khoa, bộ môn phân công cán bộ, giảng viên hướng dẫn; tổ chức cho sinh viên báo cáo thuyết minh đề tài để nhận xét, góp ý, đánh giá tính khả thi và hoàn chỉnh tên đề tài trước khi gửi phòng khoa học công nghệ tổng hợp trình lãnh đạo nhà trường duyệt.

- Yêu cầu về các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên phải đảm bảo tính vừa sức, ít tốn kém về tài chính, thời gian đi lại trong quá trình thực hiện. Tính vừa sức thể hiện ở việc xác định mục tiêu, đối tượng nghiên cứu phù hợp với nội dung chương trình đào tạo. Kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn giúp sinh viên củng cố kiến thức đã được học ở nhà trường, đi vào từng lĩnh vực cụ thể; phạm vi nghiên cứu không quá xa trường, nên giới hạn ở các khóa, ngành, Trung tâm TDTT…

 - Tăng cường trách nhiệm và thực hiện các chế độ, chính sách khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học và cán bộ hướng dẫn.

Trên đây là một số ý kiến của tôi với mong muốn hoạt động NCKH của nhà trường sẽ ngày càng lớn mạnh cả về số lượng cũng như chất lượng trong những năm tới, xứng đáng là là trung tâm đào tạo đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thể dục, thể thao trình độ, đại học, sau đại học, cao đẳng, trung cấp và tổ chức các hoạt động khoa học, công nghệ trong lĩnh vực thể dục, thể thao../.

61

Page 62: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

THỰC TRẠNG, BIỆN PHÁP NCKH CỦA BỘ MÔN VÕ - BẮN SÚNG

Ths.Nguyễn Văn TrángBM. Võ – Bắn súng

1. Thực trạng nghiên cứu khoa học của Trường Đại học TDTT Đà NẵngKết quả nghiên cứu khoa học (NCKH) và các bài viết đăng trong tạp chí nội san

khoa học của trường là những vấn đề cần phải bàn cải nhiều. Những điều cần và có để tạo nên môi trường KH của các đề tài NCKH và các bài đăng trong tạp chí nội san KH. Trước hết đòi hỏi nhân lực, trí tuệ và thời gian đầu tư cho các công trình NCKH. Thực tế NCKH của trường còn nhiều bất cập, có nhiều đề tài hướng nghiên cứu đề tài rất sát thực tế, đúng với hướng đi của một số lĩnh vực trong công tác đào tạo cần thiết, hỗ trợ cho môn học. Nhưng thực tế khi đưa lên thì hội đồng khoa học của nhà trường không duyệt để thực thi đề tài. Có những bài tham luận hay những bài nội san KH, những bài viết có chất lượng thì không được đăng vào tạp chí nội san KH, có những bài viết không xứng để đăng thì được hòa đồng tất cả để in vào một tập. Như vậy làm cho các tác giả không còn mặn mà với các đề tài NCKH và các bài viết nội san KH.

Nhuận bút, cũng như trả thù lao cho các đề tài NCKH và các bài viết nội san KH với đồng tiền quá ít so với công sức, trí tuệ mà tác giả bỏ ra.

Vì vậy muốn nâng cao chất lượng các đề tài NCKH cũng như các bài viết nội san KH, cần phải có thực thụ của những nhà nghiên cứu đầu đàn hướng đến những đề tài thực dụng có ý nghĩa cho sức mạnh trí tuệ của xã hội. Chứ không phải những đề tài KH để đối phó và những bài nội san KH nhàm chán và những bài trích dẫn lý thuyết suông.

Từ những cơ sở thực tế nghiên cứu KH của trường, từ đó thực trạng nghiên cứu KH của bộ môn võ bắn súng như sau:

2. Thực trạng, biện pháp NCKH của bộ môn Võ - Bắn súngVề trí lực và nhân lực: Trong những năm gần đây bộ môn đang khủng hoảng về

trí lực và nhân lực, năm nào cũng có từ hai giảng viên đến ba giảng viên đi học Thạc sỹ hay đi nghiên cứu sinh. Mà khối lượng công việc, giảng dạy quá lớn, không còn thời gian, trí tuệ để đầu tư cho nghiên cứu KH. Đề tài đang được tiến hành làm đã đến giai đoạn hai thì một đề tài phải dừng lại vì giảng viên chủ trì đề tài được đi nghiên cứu sinh ở Trung Quốc.

Bộ môn được tiếp nhận một giảng viên có trình độ Tiến sỹ, nhưng mấy tháng đầu phải làm quen với công việc mới, nghiên cứu các qui định, văn bản, các qui trình ISO, không có giảng viên để giảng dạy nên giảng viên mới về cũng phải đảm nhận khối lượng quá lớn, chưa có thời gian để tham khảo và làm đề tài nghiên cứu KH.

62

Page 63: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

Nhờ sự nhắc nhở đốc thúc, hướng dẫn, hướng đi đề tài của bộ môn, đến giữa học kỳ I năm học 2011-2012 được Hội đồng khoa học trường chấp nhận cho bộ môn triển khai thêm một đề tài mới. Nhờ vậy năm học 2011-2012 bộ môn đã có 03 đề tài được hội đồng khoa học nhà trường cho triển khai nghiên cứu. Đến nay 01 đề tài đã được hoàn thành đang chờ hội đồng KH nhà trường để báo cáo, còn 01 đề tài đang tiến hành nghiên cứu vào giai đoạn hai theo qui trình của hội đồng khoa học nhà trường, và 01 đề tài đang bị bỏ dở vì giảng viên chủ trì đề tài đang đi nghiên cứu sinh ở Trung Quốc.

Bộ môn cũng có một số bài tham luận để tham gia các cuộc hội thảo công đoàn và đang tiến hành viết một số bài cho hội thảo KH nhà trường.

3. Biện pháp, tổ chức NCKH của bộ môn Võ - Bắn súngĐể động viên, khích lệ các giảng viên trong bộ môn đầu tư, tiến hành nghiên

cứu khoa học các đề tài ứng dụng, thực tế cho các môn học cho bộ môn và theo sự hướng dẫn chủ động của hội đồng KH nhà trường.

Những giảng viên nào có đề tài được động viên, khuyến khích về cả tinh thần lẫn vật chất và nâng cao tiêu chuẩn trong bình xét thi đua khen thưởng.

Hàng tháng, hàng quí đều có thảo luận về sự đổi mới về phương pháp giảng dạy, cập nhật thông tin mới, thảo luận về hướng đi của đề tài theo sự hướng dẫn của hội đồng khoa học nhà trường, để cử giảng viên để chủ trì đề tài.

Một đề tài đang bị bỏ dở, hướng của bộ môn sẽ thảo luận, xin phép hội đồng khoa học nhà trường thay thế giảng viên chủ trì và gia hạn thời gian để tiếp tục nghiên cứu đề tài đang bị bỏ dở.

63

Page 64: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG THỜI GIAN TỚI

Ths. Nguyễn Hữu Đạt - Ths. Lê Tiến HùngBM. Cầu lông – Quần vợt

1. Giới thiệu

Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng, tiền thân là trường Trung học TDTT Trung ương III, được thành lập ngày 13 tháng 12 năm 1977, được nâng cấp thành trường Cao đẳng TDTT Đà Nẵng năm 1997,  và được Thủ tướng chính phủ quyết định thành trường Đại học TDTT III Đà Nẵng ngày 25 tháng 4 năm 2007. Đến ngày 21 tháng 2 năm 2008, theo Quyết định số 720/QĐ-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, trường được đổi tên thành trường Đại học TDTT Đà Nẵng, là trường duy nhất ở miền Trung và Tây Nguyên đào tạo cán bộ chuyên ngành TDTT có trình độ từ Trung cấp đến Đại học.

Trường Đại học TDTT Đà Nẵng  hiện có hơn 170 cán bộ viên chức với hơn 110 giảng viên cơ hữu. Trong đó có 1 chuyên viên cao cấp, 05 tiến sỹ, hơn 80 thạc sỹ. 98% số cán bộ giảng dạy được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn ngạch giảng viên, trong đó có nhiều người được tham gia học tập các lớp bồi dưỡng quản lý TDTT, huấn luyện viên, trọng tài quốc gia và quốc tế. Đây là lực lượng cán bộ có trình độ và nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, huấn luyện và nghiên cứu khoa học.

Giảng dạy và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ chính của cán bộ giảng viên, tuy nhiên, trong thời gian qua do áp lực công việc giảng dạy quá lớn nên các nghiên cứu chuyên môn chưa nhiều, bên cạnh đó, sự liên kết các nhóm nghiên cứu chưa tốt. Chính những điều đó dẫn đến thực trạng là làm giảm hiệu quả nghiên cứu của giảng viên trong thời gian qua.

2. Thực trạng nghiên cứu khoa học của CBGV trong thời gian qua của nhà trường.

Số giảng viên tham gia NCKH hàng năm chỉ đếm trên đầu ngón tay và cũng chỉ tập trung vào một số người thường tích cực tham gia. Vì sao như vậy? Chúng ta phải thẳng thắn đánh giá đúng nguyên nhân của nó để khắc phục tình trạng này trong thời gian tới. Theo chúng tôi, có một số nguyên nhân cơ bản sau:

- Một số cán bộ, giảng viên vẫn chưa hiểu đúng tính chất nhiệm vụ NCKH của giảng viên, nên đã có những ý kiến, những tư tưởng làm cản trở sự nhiệt tình NCKH

64

Page 65: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

của giảng viên. Bộ Giáo dục và đào tạo đưa ra định mức giờ NCKH cho giảng viên là nhằm mục đích bắt buộc giảng viên ngoài nhiệm vụ giảng dạy phải tham gia NCKH.

- Trong công tác NCKH chúng tôi nhận thấy:

+ Giảng viên chưa nhận thức đúng vai trò, vị trí và chức năng của nhà trường nói chung và người GV nói riêng trong xã hội hiện đại.

+ Sự hạn chế về thời gian và cả hạn chế về năng lực NCKH làm cho CBGV muốn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ giảng dạy, không quan tâm đến NCKH.

+ Chính sách khuyến khích NCKH còn chưa chưa thu hút và chưa tạo được động lực NCKH trong CBGV.

- Số cán bộ giảng viên có trình độ thạc sỹ trở lên chiếm 80% nhưng số lượng tham gia NCKH còn rất ít. Chế độ của nhà trường chưa khuyến khích được giảng viên, chưa tạo được phong trào tham gia nghiên cứu khoa học và cũng do giảng viên chưa quen với hoạt động này nên cũng e ngại.

Một trong những nguyên nhân khiến giảng viên còn “thờ ơ” với nghiên cứu khoa học trong thời gian qua là do quy mô đào tạo của của trường tăng lên, và đội ngũ giáo viên đi học nhiều cho nên phần lớn giảng viên bị quá tải giờ giảng, thời gian dành cho nghiên cứu khoa học không nhiều.

- Có một số ý kiến cho rằng do giảng viên giảng dạy nhiều quá nên không có thời gian NCKH nhưng đây không phải là nguyên nhân cơ bản. Một số giảng viên giờ giảng nhiều lại kiêm quản lý nhưng năm học nào cũng tích cực tham gia NCKH. Nếu có tinh thần trách nhiệm cao chúng ta có thể bố trí thời gian hợp lý để làm NCKH, miễn sao là nhà trường phải có chế độ quy ra định mức phù hợp.

- Giảng viên “quên” nhiệm vụ nghiên cứu khoa học

- Hoạt động nghiên cứu mới chỉ tập trung vào một số cán bộ thường xuyên nghiên cứu còn cán bộ giáo viên trẻ chưa hiểu được đây là một trong hai nhiệm vụ chính của người giảng viên, tính e dè sợ bị phê phán còn phổ biến.

- Đề tài tập sự của giảng viên chất lượng chưa cao vì chưa có những chế tài về tiêu chí đánh giá. Hiện tại chỉ làm để đối phó cho đủ thủ tục báo cáo hết tập sự. Vì vậy bước đầu chúng ta vô tình đã làm cho CBGV trẻ coi thường nhiệm vụ quan trọng này.

3. Các giải pháp nghiên cứu khoa học trong thới gian tới

Từ những nguyên nhân thực trạng trên chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác NCKH trong thời gian tới:

65

Page 66: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

- Lãnh đạo nhà trường cần chú trọng hơn nữa hoạt động NCKH, xác định đây là một nhiệm vụ rất quan trọng của trường Đại học để từ đó thực hiện những biện pháp vừa bắt buộc, vừa khuyến khích giảng viên NCKH.

- Thực sự coi NCKH là một tiêu chuẩn cứng trong đánh giá, xếp loại thi đua của cán bộ, giảng viên và các đơn vị cơ sở.

- Phòng Khoa học và hợp tác quốc tế nên có vai trò tư vấn cho các đơn vị khoa, phòng hướng tìm đề tài để viết bài tập san nhà trường và làm đề tài NCKH cấp trường.

- Giúp giáo viên nhận thức đúng hơn về nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trong thời gian tới để không ngừng nâng cao số lượng và chất lượng các đề tài nghiên cứu.

- Cần có chế độ khen thưởng hợp lý các cán bộ có thành tích cao trong nghiên cứu khoa học để tạo động lực cho những cán bộ giáo viên khác tích cực hơn.

- Nên mở rộng hướng nghiên cứu nhằm thu hút đông đảo người tham gia nghiên cứu.

- Tạo mọi điều kiện cho các thầy nâng cao trình độ, tiếp cận với thực tế và các phương tiện thông tin để xây dựng được hướng nghiên cứu và đề xuất đề tài nghiên cứu.

- Tăng cường các cuộc hội thảo, mở các cuộc thi viết tham luận, bài báo, sáng kiến kinh nghiệm nhiều hơn và có phần thưởng trực tiếp khi công bố kết quả để thúc đẩy CBGV tham gia.

- Lựa chọn những đề tài cùng phối hợp với các phòng, khoa, bộ môn khác để thúc đẩy, lôi cuốn CBGV của các đơn vị khác cùng tham gia NCKH nhằm tập trung lực lượng, phát huy tốt nhất khả năng và khắc phục tình trạng non yếu về nhân lực hiện nay

- Thay đổi phương pháp giảng dạy, phân công giảng dạy hợp lý tạo thêm nhiều thời gian cho giảng viên tập trung nghiên cứu khoa học.

- Khuyến khích cán bộ hướng dẫn sinh viên cùng tham gia nghiên cứu, tạo môi trường để CBGV vững vàng hơn trong công tác này.

- Bổ sung có chọn lọc những giáo viên đã từng tham gia nghiên cứu khoa học khi còn là sinh viên đại học hoặc đã có trình độ thạc sỹ. Như vậy thì đầu vào của cán bộ giáo viên đã có nền tảng, tư duy nhất định về công tác nghiên cứu.

- Những đề tài tập sự nên có thêm chế tài như: Phải mời ít nhất một cán bộ của phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế dự nhằm đánh giá đúng chất lượng khoa học của đề tài.

66

Page 67: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

Tóm lại, qua quá trình công tác và nghiên cứu tại trường chúng tôi đã đưa ra những thực trạng và giải pháp NCKH được phân tích ở trên cho chúng ta thấy rõ thời gian vừa qua công tác nghiên cứu khoa học trong nhà trường có nhiều yếu điểm chưa được khắc phục. Là giảng viên ở Trường Đại học TDTT Đà Nẵng chúng ta đang ở vị thế lớn của đất nước, điều này đòi hỏi ở mỗi giáo viên phải thực hiện đầy đủ chức năng của mình. Mỗi chúng ta, bên cạnh việc thực hiện chức năng giáo dục hãy nỗ lực thực hiện chức năng NCKH để làm mới tri thức bản thân và góp phần đưa nhà trường phát triển bền vững trong môi trường giáo dục đại học của quốc gia và tiếp cận nền giáo dục hiện đại của thế giới.

Trên đây là một số ý kiến nhận định của chúng tôi, với mong muốn hoạt động NCKH của nhà trường sẽ ngày càng phát triển cao hơn, giảng viên sẽ là những người vừa giỏi về chuyên môn vừa là những nhà khoa học trong thời gian tới.

67

Page 68: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

ĐẨY MẠNH NGHIÊN CỨU LĨNH VỰC ỨNG DỤNG CNTT TRONG QUẢN LÝ, MỘT YÊU CẦU TẤT YẾU CHO SỰ PHÁT TRIỂN

Ths. Trương TháiPhòng Thanh tra – Khảo thí

Lời dẫn

Nghiên cứu khoa học là quá trình nhận thức chân lý khoa học, một hoạt động trí tuệ đặc thù bằng những phương pháp nghiên cứu nhất định để tìm kiếm, để chỉ ra một cách chính xác và có mục đích những điều mà con người chưa biết đến hoặc biết chưa đầy đủ, tức là tạo ra sản phẩm mới dưới dạng tri thức mới về nhận thức hoặc phương pháp.

Cùng với giảng dạy, công tác nghiên cứu khoa học cũng là một hoạt động chủ đạo của người giảng viên trong các trường đại học. Mục đích nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm là nhằm mở rộng tri thức, cập nhật thông tin trong quá trình giảng dạy và công tác, phát huy năng lực nhiệm vụ giải quyết thực tiễn. Qua nghiên cứu khoa học giúp giảng viên trau dồi thêm kiến thức chuyên môn, khẳng định sự tìm tòi sáng tạo của mình trong thực tiễn đồng thời muốn đống góp sức lao động và trí tuệ của mình vào công tác phát triển xã hội.

Thực trạng kết quả NCKH trong lĩnh vực CNTT

Trường Đại học TDTT Đà Nẵng trong những năm gần đây đã tạo được sự phát triển đột phá về mọi mặt: quy mô đào tạo tăng lên, trình độ giảng viên được chuẩn hóa, đổi mới công tác giảng dạy được chú trọng, công tác nghiên cứu khoa học được quan tâm đầu tư, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập không ngừng được hoàn thiện...Trong đó, công tác NCKH đã được lãnh đạo nhà trường quan tâm đầu tư, tạo thuận lợi về môi trường và điều kiện nghiên cứu: Đã có các văn bản quy định về quản lý công tác NCKH; chế độ chính sách đảm bảo được sự khuyến khích; Phương pháp tổ chức đánh giá, nghiệm thu đảm bảo, hợp lý...Từ những điều kiện trên đã cơ bản tạo được sự kích thích tính chủ động, sáng tạo và cống hiến của cán bộ, giảng viên trong NCKH. Đề tài cấp Bộ cũng đã được triển khai từ năm 2009, nhiều bài báo của các NCS được đăng ở các tạp chí lớn, đề tài cấp trường được triển khai hằng năm, bài báo đăng tạp chí khoa học đào tạo của nhà trường được xuất bản đều đặn...

Từ năm 2007 đến năm 2010, đã có 41 đề tài cấp trường được nghiệm thu; có 276 bài báo đăng bản tin khoa học đào tạo; có 65 bài tham luận báo cáo tại các hội nghi cấp trường. Các lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu tập trung vào đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy; công tác tuyển chọn; công tác giáo dục các tố chất vận động thuộc lĩnh vực giáo dục thể chất là chủ yếu. Lĩnh vực CNTT chưa được quan tâm đầu

68

Page 69: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

tư nghiên cứu. Cụ thể: trong 4 năm qua chỉ có 01 đề tài cấp trường nghiên cứu về lĩnh vực CNTT trong tổng số 41 đề tài, chiếm 2,43%; có 03 bài báo viết về lĩnh vực CNTT trong tổng số 276 bài, chiếm 1,09% ; có 02 bài tham luận về ứng dụng CNTT trong tổng số 65 bài được báo cáo tại hội thảo cấp trường, chiếm 3,07%. Qua số liệu cho thấy lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng chiếm tỷ lệ quá thấp so với tổng thể kết quả nghiên cứu. Thực trạng trên phản ánh sự mất cân đối trong tổ chức nghiên cứu; lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng chưa được quan tâm đầu tư...Mặt khác, đề tài nghiên cứu khoa học chưa được ứng dụng rộng rãi vào thực tiễn, mà đặc biệt là lĩnh vực CNTT. Cụ thể: Năm 2008 tác giả Nguyễn Thị Hùng và Phan Thị Ngà Bộ môn KHCB đã được nghiệm thu đề tài “XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ RA ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN DÀNH CHO HÌNH THỨC THI TRẮC NGHIỆM”. Một đề tài mang tính ứng dụng cao nhưng chỉ có 01 Bộ môn triển khai ứng dụng; còn lại đa phần hình thức thi trắc nghiệm lâu nay vẫn được các Khoa, Bộ môn triển khai theo thao tác thủ công truyền thống. Các lĩnh vực đề tài nghiên cứu khác cũng không hơn gì, sau khi được nghiệm thu hầu như các đề tài đã được xếp cất vào kho lưu trữ.

Sự cần thiết đẩy mạnh lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng CNTT trong công tác Quản lý

Thế giới hôm nay đang chứng kiến những đổi thay có tính đột phá trong mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nhờ những thành tựu của công nghệ thông tin. CNTT đã được khai phá và ứng dụng hầu hết trong mọi lĩnh vực và ngành nghề khác nhau từ không gian vũ trụ đến truyền thông vô tuyến đã tạo ra những nhân tố năng động cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Trong giáo dục đào tạo nói chung của đất nước, CNTT đã được quan tâm đầu tư ứng dụng trong các lĩnh vực: Quản lý, điều hành tác nghiệp, trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu...đã đem lại kết quả không nhỏ trong thời gian qua.

Trường Đại học TDTT Đà Nẵng với tầm vốc và vị thế là một trường chuyên ngành Giáo dục thể chất đã có thương hiệu và uy tín lớn ở khu vực Miền Trung – Tây Nguyên. Chắc hẳn bất cứ ai trong chúng ta cũng đã và đang tự hào về điều đó, và rất vui mừng khi chứng kiến những sự đổi thay từng ngày từ ngôi trường thân yêu này. Sự thừa nhận và đánh giá cao của ngôi trường có bề dày lịch sử gần 35 năm là hiển nhiên và có cơ sở thực tiễn của nó: Với quy mô đào tạo 3200SV; tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ chiếm trên 75%; lực lượng NCS tăng lên đáng kể trong những năm gần đây; điều kiện cơ sở vật chất khang trang, hiện đại... đã khẳng định sự hội tụ đủ các điều kiện để nhà trường bước vào môi trường hội nhập và phát triển. Tuy nhiên, để sự hội tụ được đánh giá một cách công bằng khách quan thì cũng thẳng thắn nhìn lại những điểm còn hạn chế trong tổng thể thống nhất .

69

Page 70: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

Nếu đánh giá ở gốc độ trình độ giảng viên, lực lượng đội ngũ, điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đào tạo là hiển nhiên đúng, song chưa đủ. Bởi lẽ, để phát huy toàn diện được năng lực và hiệu quả công tác giáo dục đào tạo còn phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả công tác quản lý. Trong đó, ứng dụng CNTT trong công tác quản lý là một yêu cầu khách quan, tất yếu trong bối cảnh hiện nay. CNTT đã bước vào trường Đại học TDTT Đà Nẵng không dưới 15 năm, ngoài việc thiết lập được trang Website của trường và những chương trình đặt hàng như: Tài chính, Nhân sự, tuyển sinh thì nhà trường vẫn còn nhiều lĩnh vực công việc chưa được quản lý bằng CNTT. Đã đến lúc chúng ta đang cần sự đồng bộ, hiện đại và tự động hóa bằng CNTT thì một số lĩnh vực trong quản lý nghiệp vụ của nhà trường còn bị bỏ ngỏ chưa được quan tâm nghiên cứu. Trong đó phải kể đến: Công tác dự báo và quản lý khối lượng, Bài toán quản lý kế hoạch, Công tác quản lý HSSV, lĩnh vực thư viện, quản lý cơ sở vật chất-trang thiết bị, quản lý nghiệp vụ của khoa – bộ môn, chia sẻ dữ liệu dùng chung ...Dẫn đến công tác quản lý của một bộ phận công việc nhà trường vẫn được thực hiện theo phương pháp thủ công truyền thống là chủ yếu hoặc chỉ là vận dụng những bài toán đơn lẽ, hiệu quả không cao. Cũng có thể vì quá tập trung vào chuyên môn mà chúng ta đã vô tình lãng quên vai trò tiên phong của công nghệ. Có phải chúng ta đã làm tốt nên không cần sự hỗ trợ của công nghệ. Hay, không phải là môi trường công nghệ nên chúng ta không phải quan tâm... Dù lý do gì đi chăng nữa đã đến lúc mỗi chúng ta phải nhận thức được rằng: đang có một khoảng trống rất lớn về kiến thức công nghệ cần khỏa lấp để đảm bảo nền tảng cho sự phát triển cân đối. Chưa kể đến lúc công tác đào tạo của nhà trường được tổ chức theo mô hình học chế tín chỉ đòi hỏi công tác quản lý phải thích ứng với một môi trường học tập thông thoáng, năng động, đảm bảo tối ưu về nhu cầu và kế hoạch của người học thì công tác tổ chức quản lý, điều hành của nhà trường sẽ đáp ứng đến đâu. Vai trò quản lý của mỗi tổ chức, cá nhân trong sự vận hành chung đó sẽ như thế nào... Hay lúc đó chúng ta mới mày mò đi tìm những cái sơ khai nhất mà người khác đã có từ lâu.

CNTT phát triển như vũ bão, yêu cầu hội nhập phát triển ngày càng cao; ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả quản lý và giảng dạy của nhà trường là điều tất yếu. Ứng dụng CNTT trong nghiên cứu càng mạnh mẽ, quyết liệt là một yêu cầu tất yếu của xã hội phát triển, xã hội trong thời đại CNTT. Hy vọng, qua buổi Hội thảo này, quý cấp lãnh đạo và mỗi cán bộ giảng viên nhà trường hãy có một định hướng chiến lược trong phát triển CNTT nhằm tối ưu hiệu quả công tác quản lý và giảng dạy của đơn vị trong tương lai.

70

Page 71: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

ĐỀ XUẤT

- Có chính sách khuyến khích cán bộ, giảng viên tham gia nghiên cứu lĩnh vực ứng dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý đào tạo và giảng dạy.

- Rà soát, đánh giá lại những lĩnh vực quản lý trọng yếu cần tổ chức nghiên cứu hoặc đặt hàng mua phần mềm quản lý từ bên ngoài.

- Cụ thể hóa kế hoạch tổ chức triển khai các đề tài, sáng kiến có tính ứng dụng cao vào thực tiễn công tác.

- Tổ chức hoặc hỗ trợ kinh phí cho cán bộ chủ chốt ở Phòng, Khoa, Bộ môn được bồi dưỡng kiến thức CNTT đáp ứng yêu cầu giải quyết công việc.

71

Page 72: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA BỘ MÔN ĐIỀN KINH

Ths. Hoàng Ngọc ViếtBM. Điền kinh

1. Đặt vấn đềĐào tạo và nghiên cứu khoa học (NCKH) là hai hoạt động có mối quan hệ hữu

cơ, hai nhiệm vụ cơ bản chiến lược của một trường đại học, trong đó NCKH – một

hình thức giáo dục ở đại học – là một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng

đào tạo. Hoạt động này càng được quan tâm đổi mới cả về nội dung và hình thức góp

phần đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng

tạo của mỗi giảng viên cũng như của sinh viên trong việc tiếp cận và gia tăng tri thức.

Giảng dạy và nghiên cứu khoa học và hai nhiệm vụ chính của cán bộ giảng

viên, tuy nhiên, trong thời gian qua do áp lực công việc giảng dạy quá lớn, lực lượng

giảng viên tham gia học tập nâng cao trình độ nên các đề tài nghiên cứu khoa học về

các lĩnh vực mới, có tính thực tiễn và ứng dụng trong hoạt động giảng dạy, học tập

cũng như tạo nguồn thu từ NCKH của bộ môn chưa nhiều, bên cạnh đó, các định

hướng nghiên cứu chưa rõ ràng, sự liên kết các nhóm nghiên cứu chưa tốt. Chính

những điều đó làm giảm hiệu quả nghiên cứu của bộ môn cũng như của nhà trường

trong thời gian qua.

2. Thực trạng nghiên cứu khoa học trong thời gian qua.a) Đội ngũ Tổng số cán bộ, giảng viên của bộ môn hiện nay là 11, trong đó tiến sĩ không

có, thạc sĩ 08 (73%), nhiệm vụ của bộ môn và các giảng viên đảm nhiệm đào tạo sinh

viên chuyên ngành điền kinh và phổ tu điền kinh gồm tất cả các hệ đại học, cao đẳng

chính quy và không chính quy với gần 1000 sinh viên, học viên. Đội ngũ cán bộ giảng

viên của bộ môn đa phần là trẻ, kinh nghiệm về khoa học, nghiên cứu khoa chưa sâu,

phần lớn là sinh viên khá giỏi của chuyên ngành điền kinh ở lại trường được bồi

dưỡng làm cán bộ giảng dạy.

b) Kết quả nghiên cứu.Từ khi nâng cấp lên thành trường đại học, cán bộ, giảng viên của bộ môn điền

kinh đã không ngừng nỗ lực tham gia vào hoạt động giảng dạy, đổi mới phương pháp

giảng dạy nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng đào tạo của bộ môn.

- Về đề tài khoa học đã được nghiệm thu

72

Page 73: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

Tính từ năm 2007 đến nay toàn thể cán bộ, giảng viên của bộ môn đã có 06 đề

tài khoa học cấp cơ sở đã được nghiệm thu, với tỷ lệ bình quân 1,2 đề tài/năm; trong

đó có 02 đề tài đạt loại khá, 04 đề tài đạt yêu cầu.

Nhìn chung, các đề tài tuy đã góp phần vào giải quyết việc nâng cao chất lượng

giảng dạy và học tập ở bộ môn, nhưng chất lượng còn hạn chế, hàm lượng khoa học

còn chưa cao và đặc biệt khả năng ứng dụng thực tiễn còn thấp, phạm vi nghiên cứu

hẹp và chưa xứng tầm với cấp độ và quy môn của bộ môn và của nhà trường.

Các đề tài nghiên cứu khoa học được nghiệm thu theo hướng dạng nghiên cứu

ứng dụng là chủ yếu; Nghiên cứu, ứng dụng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả

công tác tổ chức trọng tài cho sinh viên chuyên sâu Điền kinh Trường Đại học TDTT

III Đà Nẵng (2008), Nghiên cứu đề ra các giải pháp tổ chức tập luyện ngoại khoá

nhằm nâng cao hiệo quả học tập môn ĐK cho sinh viên trường ĐH TDTT Đà Nẵng

(2010), Ứng dụng một số phương pháp dạy học tích cực phù hợp để nâng cao hiệu quả

học tập  môn học điền kinh cho sinh viên trường ĐH TDTT Đà Nẵng” (2010), ít có đề

tài mang tính triển khai rộng rãi trong nhà trường.

- Về các bài báo đã được đăng trên các lĩnh vực.

Tổng số các bài báo, tham luận của cán bộ giảng viên trong bộ môn được đăng

tải trên các bản tin khoa học đào tạo, nội san của nhà trường, các kỷ yếu hội nghị hội

thảo và tạp chí ngành là 03 bài bản tin khoa học đào tạo, 09 bài báo nội san khoa học,

06 lượt bài báo đăng trên kỷ yếu hội nghị, hội thảo của nhà trường, 02 bài báo đăng

trên tạp chí ngành.

- Có 01 giảng viên tham gia thành viên đề tài cấp bộ của nhà trường.

- Hoạt động NCKH của sinh viên chuyên ngành chủ yếu tập trung vào khóa

luận tốt nghiệp, chỉ từ năm 2010 trở đi mới có 03 lượt cán bộ giảng viên tham gia

hướng dẫn sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học.

c) Những tồn tại và nguyên nhânThông qua hoạt động nghiên cứu khoa học của bộ môn trong thời gian từ năm

2007 đến nay, chúng tôi thấy nổi lên một số vấn đề sau:

- Hoạt động nghiên cứu mới chi tập trung vào một số giảng viên, chủ yếu phục

vụ các đề tài Cao học và Nghiên cứu sinh.

- Các thầy cô chưa tận dụng được các cơ hội của nhà trường cũng như Bộ khi

triển khai các đề tài hỗ trợ học viên cao học và nghiên cứu sinh.

- Các nghiên cứu chỉ chủ yếu vào việc nghiên cứu lựa chọn, ứng dụng các tố

chất thể lực hoặc bài tập để nâng cao năng lực học tập, thể lực cho sinh viên.

73

Page 74: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

- Chưa có các nghiên cứu lôi kéo được nhiều thành viên của các bộ môn khác

tham gia.

- Hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên chưa được chú ý đáng kể,

chưa thúc đẩy sinh viên nghiên cứu khoa học.

- Hướng nghiên cứu về tâm sinh lý, y học chưa được chú trọng, chưa có đề tài

vượt hợp tác với đơn vị giáo dục bên ngoài trường (các trường THCS, THPT, cao

đẳng, đại học…)

Nguyên nhân của những tồn tại trên theo quan điểm của chúng tôi

Về phía đội ngũ:

- Chưa có cán bộ đầu đàn nghiên cứu về các lĩnh vực chuyên ngành.

- Cán bộ, giảng viên trẻ nhiều, chưa học xong chương trình đào tạo sau đại học,

cán bộ chưa nỗ lực hết khả năng của mình, tính e dè sợ bị phê phán còn phổ biển.

- Chưa biết cách tìm kiếm các hướng nghiên cứu chuyên sâu về khía cạnh xã

hội học, tâm lý học, y sinh học hay TDTT giải trí….

- Sự phối hơp và tự độc lập trong nghiên cứu chưa cao.

Về phía Nhà trường, bộ môn:

- Khối lượng giảng dạy của các giảng viên nhiều (100% các giảng viên đều

vượt khối lượng giảng dạy hàng năm)

- Cần có định hướng nghiên cứu chuyên sâu cho các lĩnh vực mới cho các bộ

môn, khoa trong nhà trường, nhất là lĩnh vực TDTT giải trí, y sinh học, tâm lý và huấn

luyện TDTT. Trong đó, cần mời một số chuyên gia về các lĩnh vực mới tham gia chủ

nhiệm các đề tài có tính thực tiễn cao của nhà trường.

- Các hình thức sinh hoạt học thuật, hội thảo tổ chức ở cấp khoa, bộ môn còn rất

hạn chế, chưa tạo được các diễn đàn trao đổi nghiên cứu khoa học hợp lý.

3. Các đề xuất hướng nghiên cứu khoa học trong thới gian tới của bộ môna. Cơ sở xác định hướng nghiên cứu chính.Trên cơ sở định hướng: Căn cứ vào mục tiêu, xác định nhiệm vụ hoạt động

khoa học và công nghệ của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo

và yêu cầu phát triển của Trường Đại học TDTT Đà Nẵng được phòng Quản lý khoa

học và Hợp tác quốc tế triển khai trong năm 2011 – 2012 để xây dựng hướng nghiên

cứu và đề xuất đề tài nghiên cứu.

Về phạm vi nghiên cứu cấp cơ sở.-  Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của bộ môn và nhà

trường.

74

Page 75: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

- Nghiên cứu sử dụng và phát huy hiệu quả các trang thiết bị dạy học hiện đại

đã có của nhà trường, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học.

- Nghiên cứu đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm nâng cao

chất lượng đào tạo của nhà trường, gắn việc đào tạo của nhà trường với thực tế giáo

dục hiện đại và nhu cầu nhân lực của xã hội.

Về phạm vi nghiên cứu ngoài nhà trường

-  Nghiên cứu cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy theo hướng kết hợp với

thể dục, thể thao với hoạt động giải trí, chú trọng nhu cầu tự chọn của học sinh.

- Thực trạng và giải pháp sử dụng thiết bị dạy và học vào việc đổi mới phương

pháp giảng dạy ở các trường trung học, cơ sở phổ thông trên địa bàn quận và thành

phố.

- Phát triển hoạt động thể dục, thể thao ngoại khóa:

- Nghiên cứu hiệu quả việc sử dụng hình thức tập luyện phù hợp để nâng cao

thể lực cho học sinh ở khu vực quận và thành phố.

- Nghiên cứu xây dựng các loại hình câu lạc bộ thể dục, thể thao trường học;

khuyến khích học sinh tham gia hoạt động thể thao ngoại khóa trong các câu lạc bộ,

các lớp năng khiếu thể thao.

b) Các giải pháp hỗ trợ nghiên cứu- Tạo điều kiện cho cán bộ, gảng viên đi cơ sở tìm kiếm đề tài và hướng hợp tác

nghiên cứu phục vụ giảng dạy và học tập.

- Phân công giảng dạy hợp lý nhằm tạo điều kiện cho giảng viên thực hiện các

nghiên cứu.

- Tăng cường các hội thảo khoa học trong khoa, cử các bộ tham gia các hội thảo

do các cơ quan khoa học và quản lý tổ chức.

- Khen thưởng hợp lý các cán bộ có thành tích cao trong nghiên cứu khoa học,

tìm kiếm các đề tài từ các dự án, doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước.

- Khuyến khích cán bộ hướng dẫn sinh viên cùng tham gia nghiên cứu.

Trên đây là một số định hướng cơ bản của công tác NCKH của bộ môn điền

kinh với mong muốn hoạt động NCKH của bộ môn phát triển góp phần vào việc xây

dựng nhà trường sẽ ngày càng phát triển và cán bộ, giảng viên của nhà trường sẽ là

những giảng viên và là nhà khoa học./.

75

Page 76: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

NHỮNG SUY NGHĨ VỀ CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG

Ths. Nguyễn Đức Sinh

BM. Bóng đá- đá cầu

Nghiên cứu khoa học không chỉ là một khoa học trừu tượng. Nó là một công cụ

hữu ích để giải quyết những vấn đề thực tế. Nó giúp các nhà giáo dục xác định những

kết quả cần đạt, tạo ra các dự đoán, xây dựng những mối quan hệ nhân quả.  Những

nhân tố như trực giác của người thầy và người thiết kế chương trình, những suy tư triết

lý, và những giới hạn của luật pháp, tất cả đều có một vai trò chính đáng trong quá

trình ra quyết định.  Tuy vậy, nói một cách đơn giản, những quyết định dựa trên những

kết luận và khái quát hóa sâu sắc thì nhiều khả năng là đúng đắn hơn so với những

quyết định dựa trên các khái quát nhầm lẫn.

Công tác nghiên cứu khoa học thể dục thể thao luôn là một trong những nhiệm

vụ quan trọng của ngành TDTT trong quá trình phát triển sự nghiệp TDTT. Đặc biệt,

trước tình hình thực tế phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ thì công tác

nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực TDTT lại càng mang ý nghĩa vô cùng lớn lao

trong giai đoạn hiện nay. 

Công tác nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ cơ bản của trường

Đại học TDTT Đà nẵng, là một trong ba chức năng của người giảng viên: nhà giáo

dục, nhà nghiên cứu và người phục vụ xã hội. Hoạt động nghiên cứu khoa học là yếu

tố không thể tách rời và có tác động tương hỗ giữa các chức năng của nhà giáo: nghiên

cứu để giảng dạy và phục vụ xã hội tốt hơn. Ngược lại, giảng dạy và phục vụ xã hội

không chỉ là mục đích mà còn là nội dung, phương tiện, cơ sở thực tiễn của công tác

nghiên cứu khoa học.

Nghiên cứu khoa học ở Trường Đại học TDTT Đà Nẵng góp phần nâng cao

chất lượng đào tạo và giải quyết những vấn đề của thực tiễn đặt ra. Các đề tài cấp cơ

sở góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến môn học,

hoặc các bài giảng, nhất là các môn học mới và góp phần thiết thực vào việc nâng cao

chất lượng giảng dạy và đào tạo đội ngũ giảng viên. Đối với giảng viên, nghiên cứu

khoa học là một nhiệm vụ cơ bản đã được các văn bản pháp lý quy định. Hoạt động

này hỗ trợ cho công tác giảng dạy chuyên môn, nâng cao trình độ hiểu biết và hoàn

thiện năng lực nghề nghiệp của người làm công tác giảng dạy, nghiên cứu.

76

Page 77: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

Người thầy cần làm nghiên cứu hàng ngày. Nó sẽ giúp cuộc sống của họ dễ

dàng hơn nhiều. Nhưng có vẻ như nhiều người không tin như thế cho lắm. Họ cứ nghĩ

để làm công việc nghiên cứu thì phải tạm thời ngừng dạy hay bớt dạy, và phần lớn vừa

không muốn vừa không có thời gian để làm. Không hề làm giảm nhẹ khái niệm nghiên

cứu, chúng tôi cho rằng những phần việc quan trọng nhất của công việc nghiên cứu là

những hoạt động mà người thầy có thể thực hiện ngay trong quá trình giảng dạy. Bằng

cách vận dụng những chiến lược nghiên cứu khoa học phù hợp, các thầy giáo, người

thiết kế chương trình, và các nhà giáo dục khác có thể trở thành người suy nghĩ sâu sắc

hơn và có nhiều khả năng được hưởng nhiều lợi ích từ những kinh nghiệm cá nhân của

họ. Luôn luôn xử sự trong công việc như một người quan sát có hệ thống và phần nào

như một nhà nghiên cứu, là cách để chúng ta làm công việc của mình ngày càng có

hiệu quả tốt hơn.

Nghiên cứu khoa học TDTT chịu tác động của các quy luật khoa học khác

nhau: đối tượng nghiên cứu khoa học chủ yếu trong TDTT là nghiên cứu về con người

dưới tác động của các quy luật sinh học. Tuy nhiên, hoạt động của con người ở đây

khác với con người ở trạng thái sinh học bình thường (tĩnh) mà là trạng thái hoạt động

có ý thức để phát triển các tố chất thể lực, nâng cao sức khoẻ và hoạt động của các cơ

quan và hệ thống cơ thể, hình thành và hoàn thiện các kỹ năng kỹ xảo vận động, đồng

thời rèn luyện các phẩm chất ý chí cho bản thân. Vì vậy, nghiên cứu khoa học trong

TDTT là nghiên cứu về con người dưới tác động của 3 quy luật: quy luật sinh học, quy

luật giáo dục (giáo dục thể chất) và quy luật xã hội, trong đó quy luật giáo dục là chủ

đạo.

Nghiên cứu khoa học TDTT vận dụng kiến thức và thành tựu của nhiều lãnh

vực khoa học khác: khoa học TDTT vận dụng kiến thức nhóm những môn khoa học tự

nhiên nhằm nghiên cứu các quá trình phát triển sinh học của con người như: Những

thay đổi bên trong cơ thể do ảnh hưởng của tập luyện TDTT gây nên (cấu trúc sợi cơ,

xương, các cơ quan chức năng…); những quy luật về sự thay đổi cơ chế sinh lý theo

lứa tuổi và giới tính ảnh hưởng của lượng vận động; những biểu hiện của những quy

luật vật lý, sinh học trong các động tác kỹ thuật của TDTT tác động lên cơ thể con

người.

Khoa học TDTT vận dụng kiến thức nhóm những môn khoa học xã hội nhằm

nghiên cứu những quy luật xã hội của sự phát triển giáo dục thể chất và TDTT, những

biến đổi về tâm lý con người do ảnh hưởng của quá trình giáo dục thể chất …

77

Page 78: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

Trong thời gian qua, việc tổ chức chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học của

trường Đại học TDTT Đà Nẵng đã thu được một số kết quả nhất định. Một số đề tài

nghiên cứu về các lĩnh vực chuyên môn đã được thực hiện, các công trình này góp

phần nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên và chất lượng đào tạo của

nhà trường.

Cũng như ở hầu hết các trường ĐH ở Việt Nam hiện nay, công tác nghiên cứu

khoa học tại trường ĐH TDTT Đà Nẵng chưa xứng tầm với vị trí quan trọng của nó.

Số lượng các công trình nghiên cứu có giá trị còn rất ít, các sản phẩm khoa học còn

chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Điều này là hệ quả của một chuỗi những nguyên

nhân khác nhau mà có thể thấy được: việc đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học

của GV nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; nguồn lực cho công tác

nghiên cứu khoa học còn thiếu thốn; phân phối thời gian dành cho nghiên cứu khoa

học còn bất hợp lý; năng lực nghiên cứu khoa học của một bộ phận giảng viên còn hạn

chế; hệ thống văn bản quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học còn thiếu và chưa đảm

bảo…

Hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường mặc dù có bước phát triển cả

chiều rộng lẫn chiều sâu, nhưng nhìn chung chất lượng chưa cao, chưa có những công

trình nghiên cứu xuất sắc. Công tác nghiên cứu khoa học còn bị động, lúng túng trong

việc giải quyết giữa quy mô đào tạo tăng quá nhanh so với mức độ tăng trưởng và đáp

ứng được nhu cầu cũa xã hội, đồng thời do đội ngũ giảng viên mỏng lại phải đảm bảo

khối lượng giờ lên lớp quá lớn, thời gian dành cho nghiên cứu khoa học hạn chế,

không có thời gian dành cho nghiên cứu khoa học, bên cạnh đó sự hạn chế về năng lực

nghiên cứu khoa học của một số giảng viên, hoặc chưa trở thành nhu cầu tự thân, chưa

thực sự là niềm đam mê nghề nghiệp; một số giảng viên chưa hào hứng, say mê nghiên

cứu khoa học, chưa coi đó là một trong những nhiệm vụ chính của mình, chủ yếu chỉ

coi hoạt động nghiên cứu khoa học như một tiêu chí đảm bảo thành tích thi đua cuối

năm học của mình.

Nội dung nghiên cứu của các đề tài hiện nay, chủ yếu hướng vào việc giải quyết

những vấn đề lý luận và thực tiễn công tác giáo dục thể chất tại trường và các địa

phương, chủ yếu nhằm cải tiến nội dung, phương pháp, công tác kiểm tra đánh giá các

môn học tại nhà trường.

Nhà trường đã có chú trọng đến việc đầu tư nguồn thông tin phục vụ công tác

nghiên cứu khoa học. Công nghệ thông tin, máy móc hiện đại bước đầu đã được sử

dụng để khai thác, xử lý, trao đổi thông tin. Tuy nhiên, do trình độ tin học của một số

78

Page 79: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

cán bộ quản lý và giảng viên còn hạn chế nên chưa phát huy được hết vai trò, tác dụng

của công nghệ thông tin vào nghiên cứu khoa học và quản lý hoạt động nghiên cứu

khoa học.

Đối với các đề tài cấp khoa, bộ môn hầu như không được thực hiện một cách

nghiêm túc (các đề tài này chủ yếu là đề tài của giảng viên tập sự nhằm hoàn thành các

nội dung tập sự của mình) nên mức độ thực hiện qui trình triển khai một đề tài khoa

học còn nhiều hạn chế. Các đề tài cấp khoa, bộ môn này được tổ chức triển khai một

cách sơ sài, việc bảo vệ đề tài trước khoa, bộ môn mang chỉ tính chất thủ tục, chất

lượng thường rất thấp. Tình trạng này có nguyên nhân là do việc các đề tài cấp khoa,

bộ môn thường là các đề tài nghiên cứu của giảng viên tập sự, được tổ chức triển khai

trong phạm vi hẹp và thường chỉ mang tính chất thủ tục để đánh giá công tác tập sự.

Do đó, để đảm bảo các đề tài khoa học thực hiện đúng quy trình, mục tiêu và

chất lượng nghiên cứu, việc tuân thủ một qui trình triển khai thống nhất cho các đề tài

khoa học ở trường trong thời gian tới là điều cần phải thực hiện. Các đơn vị chủ trì,

các chủ nhiệm đề tài cần phải thực hiện công việc theo hướng dẫn và sự chỉ đạo chung

của lãnh đạo nhà trường. Giảng viên cần gắn nghiên cứu khoa học vào công tác của

bản thân một cách thiết thực nhất. Tìm ý tưởng sáng tạo và đề xuất những vấn đề cần

nghiên cứu giải quyết, đồng thời có kế hoạch về nghiên cứu khoa học cho mình một

cách rõ ràng, trong quá trình tham gia nghiên cứu khoa học luôn luôn phản ánh thông

tin phản hồi với các đối tác để cùng nhau tháo gỡ những vướng mắc, trở ngại trong

tiến trình nghiên cứu và ứng dụng các đề tài khoa học.

Hội đồng khoa học - đào tạo có chức năng tư vấn khoa học cho BGH về những

vấn đề liên quan đến hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, xây dựng đội ngũ cán bộ khoa

học của nhà trường. Hội đồng có nhiệm vụ tư vấn cho Hiệu trưởng xác định phương

hướng, nội dung, kế hoạch và tổ chức việc nghiên cứu khoa học và đào tạo; Tư vấn về

công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học của nhà trường; Thảo

luận, thẩm định, xây dựng chương trình, giáo trình, bài giảng của môn học; Tổ chức

các cuộc sinh hoạt khoa học để thảo luận và thông qua đề cương các đề tài khoa học

của nhà trường.

Nhận thức được vai trò của công tác nghiên cứu đối với quá trình tự đào tạo đội

ngũ cán bộ khoa học, đáp ứng yêu cầu của công tác đào tạo, nâng cao uy tín khoa học

của Đại học TDTT Đà Nẵng đối với khu vực và cả nước, BGH nhà trường đã quan

tâm chỉ đạo công tác này, từ việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy làm công tác quản lý

khoa học, kiện toàn Hội đồng Khoa học – đào tạo đến đầu tư kinh phí cho hoạt động

79

Page 80: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

nghiên cứu khoa học. Vì vậy, đã tạo điều kiện cho hoạt động nghiên cứu khoa học của

trường phát triển ổn định.

Để có đủ điều kiện, cơ sở đánh giá đúng tình hình chất lượng cũng như tính

khoa học của các đề tài được thực hiện nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng công tác

quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học của

trường Đại học TDTT Đà Nẵng ngày càng phát triển, xứng đáng là một trong những

trung tâm nghiên cứu khoa học TDTT của khu vực Miền Trung –Tây Nguyên và cả

nước, kính đề nghị lãnh đạo nhà trường cần tập trung nâng cao nhận thức về tầm quan

trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học cho các lực lượng trong nhà trường; Định

hướng, qui hoạch đề tài bám sát vào nhiệm vụ chính trị của trường và nhu cầu xã hội

(Liên kết với các tỉnh miền trung có nhu cầu); Đồng thời tăng cường các nguồn lực

phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và tổ chức áp dụng vào thực tiễn các kết quả

nghiên cứu. Trong đó, đáng lưu ý là việc cần xây dựng chính sách ưu tiên đặc biệt về

điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ thỏa đáng để động viên các nhà khoa học toàn

tâm, toàn ý cho việc nghiên cứu khoa học.

80

Page 81: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG Đỗ Đình Dũng

Phòng Tổ chức cán bộ

Sau gần 5 năm được nâng cấp thành trường đại học, đội ngũ cán bộ, giảng viên

(CBGV) Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng đã có bước phát triển vượt bậc về

chất và lượng. Tính đến thời điểm tháng 4/2007, toàn trường có 78 giảng viên cơ hữu,

trong đó có 01 Tiến sĩ, 25 Thạc sĩ (chiếm 33,3%). Đến thời điểm tháng 12/2011, toàn

trường có 125 giảng viên cơ hữu, trong đó có 05 Tiến sỹ, 88 Thạc sỹ (chiếm 74,4%).

Có thể nói, sự phát triển nhanh về số lượng, chất lượng đội ngũ CBGV đã giúp cho

nhà trường giải quyết cơ bản mục tiêu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo

trong thời gian qua.

Tuy nhiên, cũng như tình trạng chung của nhiều trường đại học hiện nay, các

giảng viên mới chỉ làm nhiệm vụ giảng dạy là chủ yếu, còn nhiệm vụ nghiên cứu khoa

học (NCKH) thường bị “quên”. Một điều dễ nhận ra ở trường ta là, mặc dù đội ngũ

CBGV có trình độ sau đại học tăng hơn gấp hai lần, nhưng số lượng đề tài NCKH của

CBGV được nghiệm thu trong 4 năm qua giảm dần (từ 12 đề tài cấp cơ sở được

nghiệm thu năm 2008, đến năm 2011 chỉ có 07 đề tài được nghiệm thu). Có rất nhiều

nguyên nhân dẫn đến tính trạng trên, trước hết là do hoạt động NCKH chưa tạo được

sức hút với các giảng viên vì họ luôn bị quá tải giờ giảng nên không còn thời gian

dành cho NCKH. Cơ sở vật chất phục vụ công tác NCKH còn hạn chế, kinh phí ít, cơ

chế tài chính chưa phù hợp để thực hiện đề tài khoa học, công nghệ. Bên cạnh đó,

chúng ta còn thiếu chuyên gia giỏi đầu đàn trong lĩnh vực NCKH.

Sau khi nghiên cứu thực trạng, tham khảo cơ chế chính sách cho công tác

NCKH hiện nay, tôi xin trao đổi một số nhóm giải pháp tạo động lực cho CBGV tham

gia NCKH trong thời gian tới như sau:

Một là, đổi mới qui trình xây dựng kế hoạch khoa học, công nghệ:

- Tạo môi trường thuận lợi để CBGV trong nhà trường đề xuất các nhiệm vụ

NCKH; thường xuyên tổ chức trao đổi giữa lãnh đạo với đội ngũ CBGV về quá trình

đề xuất, đăng ký đề tài NCKH.

- Ưu tiên tuyển chọn những người đề xuất nhiệm vụ làm chủ trì nhiệm vụ.

81

Page 82: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

- Công khai danh mục, nội dung và thông tin các đề tài để các CBGV có thông

tin, lựa chọn và tham gia nghiên cứu.

- Hình thành và xây dựng các nhóm, các tập thể NCKH theo các hướng để đề

xuất xây dựng các chương trình nghiên cứu;

- Xây dựng và hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin KHCN để hỗ trợ

CBGV trong việc cung cấp thông tin về các đề tài NCKH.

Hai là, đổi mới công tác tài chính cho công tác NCKH

- Tăng cường đầu tư kinh phí để thực hiện nhiệm vụ NCKH, đặc biệt chú ý đến

nguồn ngoài ngân sách để linh hoạt hơn trong việc giải quyết kinh phí cho các đề tài

NCKH;

- Có quy chế tài chính riêng cho công tác NCKH theo hướng khoán chi;

- Tăng cường đầu tư hệ thống trang thiết bị phục vụ NCKH;

- Tăng cường sự liên kết, hợp tác trong NCKH để tranh thủ nguồn kinh phí từ

bên ngoài;

- Tăng cường hỗ trợ kinh phí cho CBGV tham gia hội nghị, hội thảo khoa học

hoặc tham gia các hội nghị công bố kết quả nghiên cứu khoa học trong và ngoài  nước.

Ba là, khen thưởng và vinh danh CBGV có thành tích xuất sắc trong hoạt động

NCKH

- Xây dựng chính sách khen thưởng và vinh danh kịp thời CBGV có thành tích

xuất sắc trong hoạt động NCKH;

- Xây dựng định mức khen thưởng theo tỷ lệ % hợp lý của số tiền làm lợi khi

thực hiện đề tài NCKH, chuyển giao công nghệ;

- Tiếp tục nghiên cứu đổi mới công tác thi đua, khen thưởng gắn với nhiệm vụ

NCKH của CBGV. Đặc biệt là tiêu chuẩn danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở của

CBGV cần phải lấy tiêu chí có đề tài NCKH được nghiệm thu làm điều kiện “cần”.

Bốn là, gắn kết quả thực hiện nhiệm vụ NCKH của CBGV với công tác bố trí,

sử dụng cán bộ

- Có chính sách ưu tiên trong quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ đối với CBGV có

thành tích xuất sắc trong công tác NCKH; trong tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm lại cần

phải có tiêu chí về đề tài NCKH;

- Bổ sung, đưa tiêu chí thực hiện đề tài NCKH vào trong công tác đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ và đánh giá viên chức hàng năm.

Trên đây là một số suy nghĩ của cá nhân nhằm tăng cường động lực cho CBGV

tham gia NCKH, xin trao đổi để các đồng chí và các bạn tham khảo.

82

Page 83: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

VẤN ĐỀ KẾT HỢP NCKH VỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CBVC TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT

ĐÀ NẴNG - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPLê Thị Hồng

Phòng Tổ chức cán bộ

Trong những năm qua, công tác NCKH trong trường Đại học TDTT Đà Nẵng luôn được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, công tác NCKH luôn song hành với công tác đào tạo. Bên cạnh nhiệm vụ giảng dạy, mỗi giảng viên còn luôn phải cố gắng tìm tòi, nghiên cứu không những để làm giàu cho vốn kiến thức của bản thân, truyền cho các em sinh viên tình yêu với khoa học mà còn đóng góp những kết quả nghiên cứu cho công tác đào tạo cũng như cho sự phát triển chung của nhà trường. Mặc dù ban lãnh đạo nhà trường rất quan tâm đến công tác NCKH cũng như tạo điều kiện cho CBGV tham gia NCKH nhưng một số năm gần đây, chúng ta có thể nhận thấy số đề tài NCKH cấp cơ sở được nghiệm thu ngày càng giảm dần về số lượng. Số cán bộ, giảng viên trẻ được tuyển dụng mới mỗi năm đều tăng nhưng số giáo viên tham gia NCKH ngày càng ít đi. Vậy nguyên nhân là do đâu? Do trách nhiệm của CBGV? Do trình độ hạn chế hay vì một nguyên nhân nào khác đã khiến cho CBGV không nhiệt tình với công tác NCKH? Là một viên chức của nhà trường, tôi luôn ý thức được tầm quan trọng của công tác NCKH trong trường đại học nên luôn trăn trở với câu hỏi trên.

Từ thực tiễn công việc và hiểu biết của bản thân tôi nhận thấy, trong giai đoạn hiện nay, chúng ta nên đưa công tác NCKH vào thành một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, là điều kiện cần và đủ trong tất cả các mặt hoạt động, vừa khuyến khích vừa bắt buộc. Mặc dù trong quy chế Thi đua, Khen thưởng mới nhất chúng ta đã đưa nhiệm vụ NCKH vào là một trong những tiêu chí để xét, công nhận danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở nhưng theo tôi sắp tới chúng ta nên đưa việc thực hiện công tác NCKH gắn liền với công tác đào tạo, bồi dưỡng CBVC. Ví dụ như để được xét, dự tuyển NCS, CBVC được xét tham dự ngoài các tiêu chí theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo, có tên trong danh sách đăng ký giai đoạn 2011-2020 thì cần phải có đề tài được nghiệm thu trong hai năm học liên tiếp tính đến thời điểm được xét, người được cử đi dự thi cao học phải có ít nhất 01 đề tài được nghiệm thu trong năm, nếu CBVC nào không thỏa mãn các điều kiện trên thì sẽ không được cử đi dự thi cao học và xét tuyển NCS trong năm học đó. Thiết nghĩ, với mục tiêu mỗi năm cử 08 CBVC đi NCS trong và ngoài nước như hiện nay, nếu chúng ta thực hiện nghiêm túc tiêu chí này sẽ khuyến

83

Page 84: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

khích được rất nhiều CBVC tham gia NCKH và chắc chắn số lượng và chất lượng đề tài sẽ được nâng cao.

Ngoài ra với các CBVC mới tuyển dụng cần đưa tiêu chí có đề tài NCKH được nghiệm thu ở Hội đồng nghiệm thu đề tài cấp trường vào làm một trong những điều kiện để xét, công nhận hoàn thành chế độ thử việc, bởi tôi nhận thấy phần lớn các đề tài được nghiệm thu ở cấp bộ môn còn sơ sài, việc sử dụng câu từ còn nhiều lỗi chính tả, đôi khi là sự dập khuôn, sao chép của đồng nghiệp đi trước hoặc của các trường khác và mặc dù biên bản nghiệm thu đề tài cấp bộ môn có đưa ra nhận xét, rút kinh nghiệm nhưng khi đề tài được ban hành hầu như không được sửa chữa hoàn chỉnh.

Theo tôi nghĩ, không phải CBVC của chúng ta không đủ trình độ NCKH mà do ta chưa tìm ra phương pháp hữu hiệu để thúc đẩy hoạt động NCKH trong CBVC, chúng ta có thể đưa NCKH vào quy chế thi đua, khen thưởng để mỗi CBVC có mục tiêu để phấn đấu đạt danh hiệu thi đua thì ngoài ra cũng cần có khuyến khích về vật chất, ví dụ như đề tài nào xuất sắc, được áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn đem lại lợi ích cho nhà trường và xã hội thì cần phải biểu dương, khen thưởng ngay sau khi đề tài được áp dụng vào thực tế. Bên cạnh đó, để trau dồi khả năng NCKH và làm giàu thêm vốn kiến thức của bản thân mỗi CBVC, Ban lãnh đạo nhà trường cũng nên tổ chức cho CBGV được tham dự nhiều hội thảo khoa học của các ngành, các đơn vị để từ đó nâng cao hiểu biết của CBVC và làm đa dạng, phong phú thêm nội dung các đề tài nghiên cứu khoa học.

84

Page 85: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

MỤC LỤC

TT TÊN BÀI Trang

1 Những vấn đề Giảng viên cần quan tâm đến nghiên cứu khoa học trong những năm tới.

TS. Lê Tấn ĐạtHiệu trưởng

1

2 Những hạn chế và sai sót thường gặp khi hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học

TS. Đặng Quốc NamPhó Hiệu trưởng

4

3 Nhìn lại những kết quả hoạt động khoa học công nghệ đã đạt được trong 4 năm (thời điểm 2008 -2011)

Ths. Phan Thị DịchPhòng QLKH&HTQT

7

4 Giải pháp cho hoạt động nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học TDTT Đà Nẵng

Th.s Phan Anh TuấnBộ môn Y sinh

15

5 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học nâng cao chất lượng đào tạo

Ths. Lê Chí Hùng - Nguyễn Văn Quý BM. Thể thao dưới nước

20

6 Giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho công tác nghiên cứu khoa học ở bộ môn Lý luận chính trị

Ths. Nguyễn Văn VinhBM. Lý luận chính trị

23

7 Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học với các cơ sở bên ngoài – môi trường phát triển chuyên môn tốt cho giảng viên các môn khoa học cơ bản

Ths. Phan Thị NgàBM. Khoa học cơ bản

28

85

Page 86: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

8 Giải pháp nâng cao nghiên cứu khoa học và chuyển giao khoa học công nghệ Trường Đại học TDTT Đà Nẵng

Ths. Lưu Hoàng LongBM. Bóng bàn

31

9 Góc suy ngẫm của giảng viên trẻ về công tác nghiên cứu khoa học của Trường Đại học TDTT Đà Nẵng

Nguyễn Văn HiếuBM. Bóng bàn

34

10 Thực hành nghiên cứu là con đường nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của sinh viên

Ths. Phan Trần Trường BM. Điền kinh

38

11 Tư duy khoa học trong công tác nghiên cứu khoa họcThs. Nguyễn Thị HùngBM. Khoa học cơ bản

42

12 “Dạy - Học theo nhóm” – cầu nối tạo lập môi trường giữa dạy - học và nghiên cứu khoa học cho giáo viên Trường Đại học TDTT Đà Nẵng

Ths. Nguyễn Thị Mỹ NgaBM. Khoa học cơ bản

49

13 Tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học đối với cán bộ, giảng viên và sinh viên Trường ĐH TDTT Đà Nẵng

Ths. Lê Tiến HùngBM. Cầu lông – Quần vợt

57

14 Thực trạng, biện pháp NCKH của bộ môn Võ - Bắn súngThs. Nguyễn Văn Tráng

BM. Võ – Bắn súng62

86

Page 87: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

15 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học trong thời 6487

Page 88: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI ...

HỘI THẢO KHOA HỌC 2011

gian tới Ths. Nguyễn Hữu Đạt - Ths. Lê Tiến Hùng

BM. Cầu lông – Quần vợt

16 Đẩy mạnh lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng CNTT trong quản lý, một yêu cầu tất yếu cho sự phát triển

Ths. Trương TháiPhòng Thanh tra – Khảo thí

68

17 Một số định hướng nghiên cứu khoa học của bộ môn Điền kinh Ths. Hoàng Ngọc Viết

BM. Điền kinh72

18 Những suy nghĩ về công tác Nghiên cứu khoa học của Trường Đại học TDTT Đà Nẵng

Ths. Nguyễn Đức SinhBM. Bóng đá- đá cầu

76

19 Một số giải pháp tạo động lực trong nghiên cứu khoa học cho cán bộ, giảng viên Trường Đại học TDTT Đà Nẵng

Đỗ Đình DũngPhòng Tổ chức cán bộ

81

20 Vấn đề kết hợp NCKH với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBVC trong Trường Đại học TDTT Đà Nẵng - thực trạng và giải pháp

Lê Thị HồngPhòng Tổ chức cán bộ

83

88