Du an yanartas

109
Dán Yanartas Chat Master [email protected] 1 [email protected] MC LC Li mđầu ................................................................................................... 3 I. Lí do ra đời ............................................................................................... 5 I.1. Xut phát tnhu cu ca thc tin ............................................. 5 I.2. Phù hợp xu hướng phát triển tương lai .................................... 14 I.3. Nhng hn chế mô hình hin ti ........................................... 23 I.4. Mang li nhiu li ích cho khách hàng .................................... 26 I.5. Đạt li nhun chđầu tư kì vng.............................................. 27 I.6. Loi hình kinh doanh xoay vòng vn nhanh ............................ 28 I.7. Thtrường rng ln còn nhiu tiềm năng ................................. 31 I.8. Lực lượng lao động đông đảo, giá r......................................... 33 I.9. Qui mô có thmrng không ngng........................................ 36 I.10. Ri ro thp trong quá trình làm giàu ...................................... 37 II. Mô tdán ........................................................................................... 37 II.1. Loi hình .................................................................................. 37 II.2. Mục đích .................................................................................. 41 III. Sn phm – dch v............................................................................. 48 III.1. Các sn phm – dch vca dán......................................... 48 III.1.a. Sn phm .................................................................. 48 III.1.b. Dch v...................................................................... 48 III.2. Khác biệt cơ bản so với đối th............................................... 54 III.3. Tn sut mua sm, tui thdch v........................................ 55 III.4. Tính toán chi phí, cách thức định giá .................................... 55 III.5. Cách thc bán hàng, phc vkhách hàng............................. 66 III.5.a. Cách thc bán hàng .................................................. 66 III.5.b. Phc vkhách hàng ................................................. 66 IV. Thtrường – khách hàng .................................................................... 67 V. Điều kin tiến hành ............................................................................... 69 V.1. Ngun vn dtrù ..................................................................... 69 V.2. Kĩ thuật kinh doanh.................................................................. 70 V.3. Phm cht, năng lực ................................................................ 71 VI. Khó khăn, thuận li............................................................................. 71 VI.1. Khó khăn ................................................................................. 71 VI.2. Thun li................................................................................. 72 VII. Công tác chun b.............................................................................. 79 VII.1. Điều tra, nghiên cu thtrường ............................................ 79 VII.2. Tuyn dụng, đào tạo nhân tài ................................................ 80 VII.3. To dng nn tảng thương hiệu ............................................ 80 VII.4. Tiến hành qung bá dch v.................................................. 82 VII.5. Thiết lp mạng lưới bán hàng ............................................... 82 VIII. Phân bngun lc ............................................................................ 82 IX. Tchc qun lí .................................................................................... 84

Transcript of Du an yanartas

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 1 [email protected]

MỤC LỤC

Lời mở đầu ................................................................................................... 3 I. Lí do ra đời ............................................................................................... 5

I.1. Xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn ............................................. 5 I.2. Phù hợp xu hướng phát triển tương lai .................................... 14 I.3. Những hạn chế ở mô hình hiện tại ........................................... 23 I.4. Mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng .................................... 26 I.5. Đạt lợi nhuận chủ đầu tư kì vọng.............................................. 27 I.6. Loại hình kinh doanh xoay vòng vốn nhanh ............................ 28 I.7. Thị trường rộng lớn còn nhiều tiềm năng ................................. 31 I.8. Lực lượng lao động đông đảo, giá rẻ......................................... 33 I.9. Qui mô có thể mở rộng không ngừng........................................ 36 I.10. Rủi ro thấp trong quá trình làm giàu ...................................... 37

II. Mô tả dự án ........................................................................................... 37 II.1. Loại hình .................................................................................. 37 II.2. Mục đích .................................................................................. 41

III. Sản phẩm – dịch vụ ............................................................................. 48 III.1. Các sản phẩm – dịch vụ của dự án ......................................... 48

III.1.a. Sản phẩm .................................................................. 48 III.1.b. Dịch vụ ...................................................................... 48

III.2. Khác biệt cơ bản so với đối thủ ............................................... 54 III.3. Tần suất mua sắm, tuổi thọ dịch vụ........................................ 55 III.4. Tính toán chi phí, cách thức định giá .................................... 55 III.5. Cách thức bán hàng, phục vụ khách hàng ............................. 66

III.5.a. Cách thức bán hàng .................................................. 66 III.5.b. Phục vụ khách hàng ................................................. 66

IV. Thị trường – khách hàng .................................................................... 67 V. Điều kiện tiến hành ............................................................................... 69

V.1. Nguồn vốn dự trù ..................................................................... 69 V.2. Kĩ thuật kinh doanh .................................................................. 70 V.3. Phẩm chất, năng lực ................................................................ 71

VI. Khó khăn, thuận lợi............................................................................. 71 VI.1. Khó khăn ................................................................................. 71 VI.2. Thuận lợi................................................................................. 72

VII. Công tác chuẩn bị .............................................................................. 79 VII.1. Điều tra, nghiên cứu thị trường ............................................ 79 VII.2. Tuyển dụng, đào tạo nhân tài ................................................ 80 VII.3. Tạo dựng nền tảng thương hiệu ............................................ 80 VII.4. Tiến hành quảng bá dịch vụ .................................................. 82 VII.5. Thiết lập mạng lưới bán hàng ............................................... 82

VIII. Phân bổ nguồn lực ............................................................................ 82 IX. Tổ chức quản lí .................................................................................... 84

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 2 [email protected]

X. Tiếp thị - bán hàng ................................................................................ 85 X.1. Thông qua mạng internet ......................................................... 85 X.2. Đánh vào những nhóm tập trung ............................................. 86 X.3. Mở ra nhiều điểm giao dịch ..................................................... 87 X.4. Lợi dụng sức mạnh cộng đồng ................................................. 88 X.5. Ai cũng có thể bán hàng ........................................................... 89

XI. Chiến lược phát triển .......................................................................... 89 XI.1. Xây dựng thương hiệu ............................................................ 90

XI.1.a. Thương hiệu là gì ...................................................... 90 XI.1.b. Đặt tên thương hiệu .................................................. 90 XI.1.c. Thiết kế logo .............................................................. 94 XI.1.d. Tìm câu slogan .......................................................... 96 XI.1.e. Thiết kế banner .......................................................... 98 XI.1.f. Thiết kế danh thiếp .................................................. 101

XI.2. Nâng cao chất lượng ............................................................. 102 XI.3. Phát triển vệ tinh ................................................................... 103 XI.4. Gia tăng dịch vụ .................................................................... 103 XI.5. Huấn luyện nhân viên .......................................................... 104 XI.6. Đầu tư phát triển ................................................................... 106

XII. Ý nghĩa dự án ................................................................................... 108

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 3 [email protected]

LỜI MỞ ĐẦU

Chắc bạn không lạ gì trang Facebook? Facebook là một trang mạng xã hội. Người dùng có thể tham gia Facebook để liên kết, giao tiếp với nhau thông qua hình thức chia sẻ hình ảnh, tin tức … Facebook giống như một thế giới ảo, nơi con người liên kết, giao tiếp nhưng lại không biết rõ về nhau. Tôi tự hỏi: Vậy có nơi nào chỉ dành cho người khởi nghiệp và họ được liên kết, giao tiếp trực tiếp với nhau không?

Câu trả lời là: Có! Đó chính là Yanartas! Trước tiên, tôi giải thích từ Yanartas theo nghĩa đen: Những ngọn lửa ở

thung lũng của Thổ Nhĩ Kì đã cháy liên tục không nghỉ ít nhất 2.500 năm qua, với nguyên nhân là tác động của một kim loại hiếm. Yanartas là khu vực gần thung lũng Olympus, tây nam Thổ Nhĩ Kì, được biết đến với những ngọn lửa cháy quanh năm. Trong tiếng Thổ Nhĩ Kì, Yanartas có nghĩa là "hòn đá bốc cháy". Những ngọn lửa này được cho là nguồn cảm hứng của thi hào Homer khi sáng tạo nhân vật quái vật phun lửa Chimera trong trường ca Illiad. Khí methane nuôi dưỡng ngọn lửa không hình thành từ quá trình sinh học thông thường. Thay vào đó, nguồn khí methane ở Yanartas được cho là hình thành từ mức nhiệt độ cao hơn so với điều kiện tại khu vực này. Nghiên cứu mới đây của Giuseppe Etiope, một nhà khoa học của Viện Địa vật lí và núi lửa quốc gia ở Rome, Italy, cùng các đồng nghiệp tại Đại học Bolyai (Rumani), có thể đã tìm ra câu trả lời. Nhóm chuyên gia cho rằng, Ruthenium, một kim loại hiếm được tìm thấy trong các hòn đá lửa dưới khu vực này, có thể đóng vai trò như một chất xúc tác. Trong phòng thí nghiệm, Ruthenium thúc đẩy sự hình thành khí methane ở nhiệt độ dưới 100 độ C, tương đương mức nhiệt ở Yanartas. "Kết quả trên cho thấy việc hình thành khí methane có thể xảy ra ở nhiệt độ thấp hơn so với suy nghĩ thông thường", New Scientist dẫn lời Michael Whiticar, chuyên gia của Đại học Victoria, Canada, cho hay. Theo Etiope, một số lượng đáng kể khí methane dạng này có thể còn tồn tại trên thế giới, mở ra triển vọng tìm kiếm nguồn cung cấp khí tự nhiên mới.

Và sau đây là ý nghĩa của Yanartas trong dự án này: Yanartas là “hòn đá bốc cháy” (theo tiếng Thổ Nhĩ Kì), hình ảnh này làm tôi liên tưởng đến khát khao, ý chí của người muốn vươn lên trong cuộc sống. Chính điều này, đã thôi thúc tôi hoàn thiện dự án này để gửi tặng những ai muốn theo đuổi con đường làm giàu chân chính, cống hiến công sức, chất xám, thời gian … vì mục tiêu dân giàu nước mạnh.

Nói một cách dễ hiểu, Yanartas là một địa điểm cụ thể (những địa điểm kinh doanh hiện hành được tận dụng sau đó chỉnh đốn như tiệm cà phê, tiệm ăn, nhà hàng, khách sạn …). Tới đây người khởi nghiệp sẽ được hỗ trợ để khởi nghiệp trong mọi vấn đề như định hướng kinh doanh, tư vấn pháp lí, hướng dẫn làm giàu … Người khởi nghiệp sẽ có cơ hội mở rộng những mối quan hệ giao tiếp, hợp tác làm ăn, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi kĩ năng … Họ cũng có thể thuê mướn những cơ sở vật chất khi chưa đủ sức mua chúng như địa chỉ giao dịch, chỗ làm việc, phòng họp hành, những công cụ hỗ trợ cho công việc …

Để thực hiện dự án này cần những gì? Khó khăn lớn nhất của Yanartas không phải là vốn mà chính là cơ chế hoạt động. Nếu bạn xây dựng được cách thức

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 4 [email protected]

tổ chức, qui luật vận hành và cung cấp “tài nguyên” cho Yanartas thì ở bất cứ đâu bạn cũng có thể dựng lên thương hiệu Yanartas. Tất nhiên, Yanartas vừa có sân chơi ngoài đời, vừa có sân chơi trên mạng. Nghĩa là ai tham gia Yanartas ngoài đời sẽ được tham gia Yanartas trên mạng. Phí để duy trì hoạt động của Yanartas sẽ lấy từ những hoạt động mà Yanartas sinh ra.

Đối với người khởi nghiệp mà nói thì công việc khởi nghiệp là một công việc rất khó khăn. Thời gian ban đầu họ không đủ lực và sức để làm mọi thứ, thêm vào đó, chắc gì họ sẽ thành công? Chính vì vậy, cần cân nhắc kĩ trước khi quyết định đầu tư vào những hạng mục không cần thiết, nhất là trong thời buổi “củi quế gạo châu”, cạnh tranh gay gắt như bây giờ. Giả sử bạn muốn mở một trung tâm dạy tiếng Anh. Việc đầu tiên bạn nên làm là tìm đến Yanartas để xin những lời khuyên bổ ích. Tiếp theo là bạn nên thuê một chỗ nào đó hợp tác với Yanartas để mở lớp dạy thử (tất nhiên giá thuê mà Yanartas cung cấp cho bạn sẽ mềm hơn giá ngoài thị trường). Nếu sau một thời gian khởi nghiệp mọi thứ suôn sẻ thì bạn mới tính đến chuyện làm lớn hơn. Việc ra thuê mặt bằng ngay khi chưa có nhiều khách hàng là một việc làm mạo hiểm. Và rất nhiều người khởi nghiệp thất bại không phải vì thiếu tài năng mà là thiếu tài chính.

Làm giàu khác làm việc. Ngoài đời khác trường lớp. Không phải bạn đi học nghề là bạn ra sống được với nghề đó. Thậm chí cho bạn học ở trường dạy làm giàu ra bạn cũng phải cần rất nhiều thứ mới có thể khởi nghiệp được. Một trong những thứ đó là mối quan hệ, nguồn nhân lực, lượng kiến thức, thông tin, kinh nghiệm … Bạn chỉ có thể tìm thấy những “giá trị” đó ở Yanartas. Đôi khi chỉ cần gặp một ai đó trong môi trường này là cuộc đời của bạn sẽ thay đổi. Bạn bảo bạn ra đời tìm kiếm ư? Bạn phải tìm kiếm ở đâu và bao lâu mới có?

Vẫn biết rằng trên thế giới này có rất nhiều “trái tim nóng bỏng” đang khao khát làm giàu cho chính bản thân, gia đình và dân tộc, nhưng những “trái tim nóng bỏng” này lại ở nhiều chỗ khác nhau. Cần lắm một tổ chức nào đó có thể kết nối những “trái tim nóng bỏng” này lại, bởi họ chẳng là gì khi họ chiến đấu đơn độc.

Vẫn biết rằng trên thế giới này có rất nhiều người có tấm lòng nhân ái đang mong muốn giúp đỡ được nhiều người hơn, nhưng họ có biết giúp đúng người có ý nghĩa như thế nào với quê hương, dân tộc? Người khởi nghiệp thành công sẽ tạo ra hàng ngàn việc làm, hàng ngàn miếng ăn ... Nếu là người có trí đức, họ có thể làm thay đổi cả thế giới này. Trong khả năng cá nhân, tôi biết rằng mình không thể tạo ra điều kì diệu nếu như không có nhiều người cùng chung chí hướng. Đó chính là lí do tôi chia sẻ hiểu biết của mình cùng các bạn. Hi vọng dự án Yanartas sẽ tìm được người xứng đáng thực hiện để cùng tôi lập nên những kì tích. Tác giả 19/08/2015

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 5 [email protected]

DỰ ÁN YANARTAS

I. Lí do ra đời: I.1. Xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn: Từ bỏ công việc với mức lương “trong mơ” 1.000 USD mỗi tháng, Hải Nhân

(sinh viên đại học Công nghệ thông tin – ĐHQG TP.HCM) quyết định cùng bạn mở một quán cà phê sinh viên để thỏa khao khát được làm chủ bản thân.

Lê Hồng Hải Nhân là sinh viên khóa 2006. Với kinh nghiệm làm việc tích lũy thời sinh viên, ngay từ năm thứ 3, Nhân đã được nhận vào làm việc ở một công ty nước ngoài với vị trí lập trình viên. Công việc đúng chuyên môn với mức lương lí tưởng không đủ thỏa mãn khao khát làm chủ bản thân của Nhân. Vốn ham thích sáng tạo và đam mê đặc biệt với cà phê, năm thứ 4 đại học, Nhân cùng nhóm bạn thân nuôi ý tưởng mở một quán cà phê dành riêng cho sinh viên. Ý tưởng cuối cùng cũng đến giai đoạn “chín muồi” khi nhóm tìm được một căn nhà lí tưởng để làm địa điểm. Công việc chuẩn bị cho quán cà phê quá bận rộn khiến Nhân phải đi đến một quyết định khó khăn: Xin nghỉ việc. Nhớ như in cảm giác của buổi sáng ngày nộp đơn xin nghỉ việc, Nhân bồi hồi: “Ngày tụi mình kí hợp đồng thuê căn nhà ấy cũng là ngày mình quyết định bỏ việc ở công ty để tập trung cho quán. Sáng hôm đó, mình thức dậy mà sợ đến nỗi hai chân cứ va lập cập vào nhau. Suốt thời gian sống tự lập của mình, chưa bao giờ mình cảm thấy sợ đến như vậy. Cảm giác giống như vứt bỏ đi tổ ấm bình an để đến với một thứ đầy rủi ro”. Nhân cho biết, lương của cậu lúc ấy, sau gần hai năm làm việc là 1.000 USD/tháng.

Đinh Ngọc Linh (21 tuổi, Bình Thuận) lại có một câu chuyện khác. Năm thứ hai ở Đại học Sư phạm TP.HCM, cô sinh viên Đinh Ngọc Linh sau khi đến trình bày ý tưởng mở quán ăn với hơn 10 nhà đầu tư và thất bại, đành ngậm ngùi nhận ra mình cần bắt đầu từ những điều nhỏ hơn. Từng là hướng dẫn viên làm đồ handmade trên truyền hình, Linh mày mò tự làm những món đồ độc đáo và tập tành rao bán trên mạng.

Những con búp bê xinh xắn được làm từ chung rượu, bóng bàn và giấy được Ngọc Linh chọn để khởi nghiệp.

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 6 [email protected]

Sản phẩm búp bê làm từ chung rượu, bóng bàn và giấy của Linh sau một thời gian dần trở nên “hút hàng”. Bận rộn với công việc và nhận ra niềm yêu thích của mình với kinh doanh, Linh quyết định nghỉ học ở Đại học Sư phạm trong sự lo ngại của gia đình và bạn bè. Nhớ lại quyết định táo bạo của mình, Linh nói, đầy kiên quyết: “Quyết định bỏ luôn thời gian hai năm học chứ không bảo lưu là cách để tạo động lực cho riêng mình. Nếu cứ làm và nghĩ rằng không được thì quay về học lại, mình biết mình sẽ không thể toàn tâm toàn ý cho kinh doanh”.

Cách đây 2 tháng, cậu sinh viên năm 3 khoa Triết học, Đại học KHXH&NV TP.HCM Nguyễn Anh trở thành ông chủ của một tiệm photo trong khuôn viên kí túc xá. Từng là nhân viên ở chính tiệm photo này thời gian dài, khi ông chủ có ý định sang nhượng, cậu quyết định thuê lại để kinh doanh. Nhìn tiệm photo luôn đông khách, ít ai ngờ Anh đã từng phải cầm xe máy và vay mượn đến cả gia đình bạn gái để có đủ tiền. Thời gian đầu, không dễ cạnh tranh với các tiệm photo mọc như nấm ở xung quanh, Nguyễn Anh mở cửa tiệm từ 6h sáng và chỉ đóng cửa sau 22h30, nhằm có thêm lượng khách cần photo gấp.

Nguyễn Anh trong tiệm photocopy của riêng mình. Lấy công làm lời, thời gian đi chơi, đá bóng ngày xưa của Nguyễn Anh dành

hoàn toàn cho công việc bên máy móc và giấy tờ, cả việc học cũng bị ảnh hưởng vì không còn nhiều thời gian lên lớp. “Bắt đầu kinh doanh rồi mới thấy, những áp lực lúc học hành thực sự không là gì cả!”, Nguyễn Anh nói.

Hải Nhân – ông chủ trẻ của quán cafe – gọi những khó khăn khi sinh viên bắt đầu khởi nghiệp là những hòn đá tảng. Hòn đá đầu tiên và lớn nhất buộc phải nghĩ đến là vốn. Ước tính số vốn để mở quán là hơn 700 triệu đồng, cả nhóm của Nhân dường như rơi vào bế tắc. Chủ trương không kinh doanh bằng tiền của người khác, Nhân đã phải thuyết phục từng thành viên và cùng họ lập ra bản kế hoạch để xin đầu tư từ phụ huynh. Niềm tin của cậu lúc ấy dựa trên kinh nghiệm bản thân là sinh viên đi học xa luôn được bố mẹ dành cho một khoản dự trữ. “Chỉ cần chứng minh bằng một kế hoạch thật thuyết phục, ba mẹ sẽ không ngại ngần đầu tư”, Hải Nhân tự tin.

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 7 [email protected]

Hải Nhân (ngồi ngoài cùng bên trái) và các thành viên của quán cà phê.

Thuyết phục được phụ huynh, huy động được vốn, nhóm lại phải đối mặt với

hàng loạt vấn đề khác. Mê cà phê là thế nhưng Nhân kể, đến bây giờ cậu vẫn còn ám ảnh những lần phải thử hàng trăm li cà phê đen suốt mấy ngày trời để chọn ra nguyên liệu phù hợp cho quán mình. Sau đó là hàng loạt công việc khác, thiết kế menu, lên giá cho món, thiết kế quán, nhất là vấn đề thủ tục, giấy tờ khiến Nhân và nhóm bạn không kịp “đỡ”. “Quán biến thành nhà, những bạn gái trong nhóm cũng xắn tay áo xông vào sửa điện, ốp gỗ”, Nhân cười, nhớ lại. “Nhiều bạn sinh viên đến quán vẫn hay xuýt xoa khen tụi mình nhiều tiền, mình chỉ cười. Các bạn ấy đâu có biết là đến bây giờ, sau khi quán đã hoạt động được 8 tháng, nhóm vẫn đang phải bù lỗ mỗi tháng 15 – 20 triệu đồng. Có những khó khăn phát sinh chỉ khi làm mới biết”, Hải Nhân chia sẻ.

Ngọc Linh cũng kể ra vô số khó khăn khi cô bắt đầu nhận đặt hàng sản phẩm búp bê. “Những con búp bê nhìn thì cứ nghĩ là dễ làm, nhưng không khéo thì keo sữa sẽ lem vào đen thui khi quấn giấy. Thời gian đầu, tiền nguyên liệu quá đắt cộng với tiền vận chuyển theo xe khách khiến giá sản phẩm cao ngất. Đấy là chưa kể, gần một tháng sau ba mẹ mới chịu bỏ qua chuyện mình tự ý bỏ học đi làm”, Linh nói. Niềm vui khi có nhiều đơn đặt hàng biến thành “ác mộng” khi Linh và nhóm bạn phải làm ngày làm đêm cho kịp giờ giao. Lúc chỉ còn hai chị em Linh làm với nhau, hai đứa sợ đến phát khóc và chỉ muốn bỏ cuộc. Em gái Linh thì phải nghỉ hẳn việc học thêm để giúp chị. “Giờ nghĩ lại, mình luôn thấy áy náy”, Linh chia sẻ.

Những ông chủ, bà chủ trẻ trên đang ấp ủ những kế hoạch riêng, vừa phát triển việc kinh doanh, vừa “khắc phục hậu quả” những quyết định sai lầm ngày xưa. Hải Nhân và nhóm sẽ có một chiến dịch quảng cáo hoành tráng đến sinh viên ở các trường đại học để vực công việc kinh doanh dậy; Ngọc Linh thì đang bận rộn với việc mở một cửa hàng nhỏ trưng bày sản phẩm của mình và sẽ quay lại trường đại học để tiếp tục học hành; còn Nguyễn Anh, sau khi về quê giúp mẹ việc buôn bán, sẽ quay lại tiếp tục mở quán photo hoạt động suốt 17 tiếng một ngày …

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 8 [email protected]

Nhiều bạn trẻ quyết từ bỏ việc làm thuê để ra kinh doanh, không ngại ba lần bốn lượt khởi nghiệp bất thành dù hành trình tìm vốn rất gian nan. Thậm chí sinh viên chưa tốt nghiệp cũng lập dự án kinh doanh để thử sức mình.

Dù còn ngồi trên ghế nhà trường, Lê Hồng Đức - sinh viên năm ba trường Đại học Bách Khoa TP.HCM, vẫn háo hức muốn thử sức với công việc kinh doanh mà bạn chưa từng có một ngày kinh nghiệm. Học chuyên ngành xây dựng cầu đường, nhưng cậu sinh viên năm ba lại muốn dấn thân vào lĩnh vực dịch vụ giải khát ăn uống. Đức còn băn khoăn có nên tạm dừng việc học để thử sức trong lĩnh vực kinh doanh hay không. Đức chia sẻ đã lập dự án mở một quán cà phê có tên "Lặng", phổ biến ngôn ngữ kí hiệu, theo mô hình khác với những quán cà phê thông thường. Đây là ý tưởng kinh doanh hướng đến cộng đồng, vừa tạo việc làm cho người khuyết tật, vừa là sân chơi cho những bạn trẻ yêu thích ngôn ngữ kí hiệu. Vì không có vốn nên cậu đang trình bày dự án này để tìm kiếm nhà đầu tư. "Tôi muốn dùng dự án này tham dự cuộc thi Lương Văn Can. Mục đích nhằm thông qua hội đồng phản biện của cuộc thi để làm bài test cho chính mình trước khi bước vào môi trường kinh doanh thực thụ", Đức nói.

Các bạn trẻ trong chương trình Câu chuyện khởi nghiệp. Không phải là lính mới như sinh viên Lê Hồng Đức, mới ngoài 30 nhưng anh

Hưng đã nhiều lần lăn lộn với không ít ngành nghề khác nhau. Hưng chia sẻ: "Tôi đã 4 lần khởi nghiệp, thành công và thất bại đều đã từng nếm trải nhưng chắc chắn tôi sẽ không bỏ cuộc".

Hưng chia sẻ đang khởi động một dự án phần mềm, đến giai đoạn thử nghiệm áp dụng vào thực tiễn nhưng gặp khá khó khăn ở khâu tìm vốn. Theo anh Hưng, rào cản của những người trẻ khởi nghiệp chính là các nhà đầu tư luôn yêu cầu dự án phải chứng minh được tính hiệu quả ngay từ khi còn nằm trên giấy hoặc chỉ là kế hoạch. "Tôi hi vọng trong thời gian tới thị trường có thêm nhiều qũi đầu tư, kênh tài chính sẵn sàng bảo trợ, nâng đỡ cho các dự án khởi nghiệp của giới trẻ", Hưng nói.

Có 5 năm kinh nghiệm làm việc trong tập đoàn Hoa Sen rồi ra gây dựng sự nghiệp riêng, Giám đốc Công ty thép Tuấn Kiệt, Nguyễn Tuấn Khanh đồng quan

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 9 [email protected]

điểm với anh Hưng về câu chuyện "đói vốn". Anh Khanh phân tích, ai cũng muốn khởi nghiệp nhưng khó khăn lớn nhất chính là nền tảng tài chính cho giai đoạn đầu tiên của dự án. Các doanh nghiệp trẻ hiện nay vướng mắc ở chỗ họ không có kênh hỗ trợ tài chính đa dạng để làm tiền đề cho những dự án mới. Ngoài ngân hàng, các hiệp hội, doanh nghiệp trẻ hầu như không tiếp cận được với nhiều qũi đầu tư mạo hiểm, sẵn sàng hỗ trợ tài chính để hiện thực hóa những ý tưởng kinh doanh táo bạo của họ.

Chia sẻ những kinh nghiệm và thách thức trong bước đầu khởi nghiệp, Chủ tịch Công ty tư vấn kinh doanh hội nhập toàn cầu, Phạm Phú Ngọc Trai nói: "Những ý tưởng kinh doanh táo bạo và tinh thần vượt khó của các bạn trẻ trong giai đoạn hiện nay là điều đáng qúi. Dù nền kinh tế còn nhiều khó khăn, nguồn vốn eo hẹp nhưng các bạn đã không lùi bước và vẫn giữ được ngọn lửa đam mê".

Tuy nhiên theo chuyên gia này, các bạn trẻ không nên nghĩ khởi nghiệp là bỏ cái cũ để làm cái mới với số tiền vốn vượt khả năng chi trả, cũng đừng ép buộc bản thân phải chuyển đổi sang một công việc khác để bắt đầu sự nghiệp. Quá trình khởi nghiệp được tính từ giai đoạn các bạn trẻ còn ngồi ở giảng đường đại học, cho đến lúc tích lũy kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình làm việc, rồi sau đó tích lũy vốn, nắm bắt cơ hội bứt phá sang giai đoạn tự làm chủ.

Ông Trai cho biết, trường hợp các doanh nghiệp trẻ, các bạn sinh viên chưa tiếp cận được với các kênh hỗ trợ vốn cho những dự án mới khá phổ biến. Tuy nhiên, có nhiều giải pháp để giới trẻ khắc phục điểm yếu này. Theo ông Trai, đầu tiên, người đề xuất ý tưởng và dự án kinh doanh cần tìm đúng nhà đầu tư thực sự quan tâm đến dự án. Đây là hành trình gian nan, đòi hỏi tính nhẫn nại, kiên trì và sáng tạo của các bạn trẻ. Khi đã tìm được nhà đầu tư, kế đến là công việc thuyết phục nhà đầu tư bằng cách chứng minh hiệu quả của suất đầu tư, khảo sát nhu cầu của thị trường và tính toán được khả năng thu hồi vốn ... "Nhà đầu tư nắm giữ tiền mặt hiện nay có rất nhiều sự lựa chọn để rót vốn. Trong khi đó, người đang có dự án kinh doanh lại có rất ít sự lựa chọn. Vì thế, các ý tưởng, dự án kinh doanh phải cạnh tranh gay gắt lẫn nhau để giành được suất đầu tư", ông Trai nhận xét.

Có một thế hệ trẻ đang được đào tạo để khởi nghiệp, và bán công ty của họ càng nhanh càng tốt chứ không phải làm bất kì công việc gì thực tế để duy trì, phát triển công ty của họ.

Nếu nói về những người đang khởi nghiệp. Bạn sẽ mô tả họ như thế nào? Có lẽ bằng những từ ngữ như “trẻ tuổi”, “tham vọng”, “sáng tạo”. Họ luôn có những biểu hiện đầy khí chất như “không có gì là không thể”. Đây chính là văn hóa khởi nghiệp hiện nay, và nền văn hóa ấy đã vô tình tạo nên những câu chuyện huyền thoại có sức mạnh hủy hoại tư tưởng của một bộ phận giới trẻ trên thế giới.

Hàng trăm ngàn thanh niên ở Anh sắp tràn vào thị trường kinh doanh. Theo UnLtd, hơn một nửa những người trẻ tuổi này đang có tham vọng thành lập công ty riêng, và con số các công ty được điều hành bởi những người trẻ tuổi tăng vọt chưa từng thấy. Trong quá trình theo đuổi giấc mơ, họ được nuôi dưỡng bởi văn hóa khởi nghiệp, với những ý tưởng mang tính cách mạng như hệ thống cửa hàng bao cao su, hay một trang web truyền thông xã hội không giống Facebook, nhưng cũng để theo dõi những người ghé thăm trang web và xác định số người sẽ chịu ảnh hưởng theo.

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 10 [email protected]

Chúng ta đều không phải là huyền thoại Steve Jobs. Nền văn hóa chúng tôi đang nói đến có một cách thu hút người khởi nghiệp

dễ dàng nhất là tổ chức những buổi gặp mặt tại các nhà hàng, khách sạn, chia sẻ về những người siêu giàu. Không ngạc nhiên khi các công ty đầu tư mạo hiểm - một nạn nhân khác nằm trong nền văn hóa này - đang tắm ngành công nghiệp khởi nghiệp của Anh bằng tiền mặt, vì chỉ những doanh nhân tiềm năng mới mạnh dạn đầu tư tiền bạc vào những ý tưởng kì lạ.

Hầu hết lí thuyết những người trẻ tuổi này được học là chỉ cần có “ý tưởng độc đáo” (tốt nhất là một cái gì đó dựa trên một ứng dụng) sẽ có tài trợ từ những người tiêu dùng sáng tạo - đó là một lời nói dối. Nó đi ngược lại với truyền thống kinh doanh từ lâu đời, công ty là nơi đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng chứ không phải dùng những mánh khóe xung quanh để lôi kéo bằng được người tiêu dùng. Chúng ta thường xuyên nghe những câu chuyện về thành công, những người đi đầu trong cuộc cách mạng chuyển giao các sản phẩm mới đến người tiêu dùng. Nhưng mọi người lại quên mất rằng cả thiên niên kỉ mới có một người xuất chúng hay một sản phẩm ngoạn mục như thế.

Không ai đặt ra câu hỏi nào dù nền văn hóa này đang làm tổn hại đến những người trẻ tuổi. Các doanh nghiệp mới thường chỉ ngồi trong phòng họp với máy tính, cố gắng cân bằng sổ sách với những yêu cầu khắt khe, hoặc tiến hành nghiên cứu thị trường cho sản phẩm của họ. Câu thần chú của hầu hết những người khởi nghiệp là “để kiếm được tiền trước hết bạn phải chi tiêu”, mà sau đó là họ tin tưởng mù quáng rằng không tiêu thụ sản phẩm được là lỗi của marketing. Tuy nhiên, trong thực tế một tỉ lệ rất cao những người khởi nghiệp đối diện với thất bại vì chi tiêu hoang phí, không có kế hoạch và thiếu nhu cầu từ thị trường.

Ngay cả khi có cơ hội đổi mới, họ cũng không có khuynh hướng cố gắng để tạo ra một doanh nghiệp với một kế hoạch lâu dài, thay vào đó là đưa doanh nghiệp đến với các doanh nghiệp lớn hơn để đổi lấy một chút ít tiền mặt. Ý tưởng của việc nuôi dưỡng một công ty đang mất dần đi. Trước đây, một công ty phát triển mạnh và có lợi thế cạnh tranh là một khía cạnh để xác định công ty đó có kinh doanh tốt hay không. Ngày nay thì ngược lại, việc bán công ty của mình để lấy một số tiền thay đổi cuộc sống là dấu hiệu của thành công. Đây là dấu hiệu của tinh thần kinh

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 11 [email protected]

doanh mới, trong đó tập trung vào sự bùng nổ ngắn hạn và lần lượt tạo ra các nhà khởi nghiệp theo ngành công nghiệp của riêng mình. Văn hóa khởi nghiệp đã chuyển trọng tâm từ sở hữu công ty thành làm giàu bằng cách bán công ty, hoặc tham gia vào trò chơi khởi nghiệp không bao giờ kết thúc.

Bạn cũng không thể là Mark Zuckerberg. Có những người trẻ sẵn sàng bỏ tiền mua vé vào để nghe kể một câu chuyện

khát vọng, những khen thưởng với một đống tiền mặt nhưng chẳng mảy may để ý tới thực tế của doanh nghiệp. Tỉ lệ thất bại của những người khởi nghiệp là đáng kể, đủ để phá vỡ những huyền thoại. Tại Anh, ít nhất một nửa số công ty không kéo dài hơn 5 năm, trong khi ở Mĩ con số này tăng lên đến mức cao hơn là: Ba trong số bốn công ty mới thành lập sẽ phá sản mà không có một đồng lợi nhuận nào. Đây là những hiện thực tàn khốc nhất cho tham vọng và sự chuẩn bị kinh phí không đủ để tạo ra một doanh nghiệp thành công. Lấy ví dụ, trang web Digg có niềm tin chắc chắn sẽ nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh lớn khác, nhưng dù được tài trợ tiền mà vẫn thất bại và bị bán cho trang web bên cạnh vì không có gì cả.

Hoặc nếu may mắn bạn cũng có thể trở thành người đàn ông này. Những từ như “có thể”, “sẽ là” được các doanh nhân bỏ qua, thực tế là để

chạy một doanh nghiệp có hiệu quả đòi hỏi phải có chuyên môn và sự trưởng thành, kinh nghiệm mà không nhất thiết phải học từ ghế nhà trường. Lấy cảm hứng từ câu chuyện tương tự như của Mark Zuckerberg, anh ta vội vàng rời khỏi trường đại học

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 12 [email protected]

để bắt đầu công ty kể cả không có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kinh doanh tư nhân, do đó nguy cơ thất bại là rất cao, để duy trì được là cả một quá trình. Trước mắt thì anh ta có vẻ thành công, nhưng kết cục sau này chưa thể biết được …

Mặc dù khởi nghiệp được xem như là bước ngoặt cho giới trẻ nhưng cần lưu ý rằng, các doanh nhân thành công nhất cũng có ít nhất 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành trước khi thành lập công ty đầu tiên. Những huyền thoại được kể trong văn hóa khởi nghiệp rồi cũng sẽ được thay thế. Lực lượng mạnh mẽ đằng sau họ đang cung cấp một môi trường cho nhiều ứng cử trẻ khác.

Nhưng vẫn phải thừa nhận, những thiếu sót của cơn sốt vàng khởi nghiệp hiện nay chính là ở bước đầu tiên để giới trẻ tiếp cận với thế giới này, chúng ta đang cho họ một môi trường quá hào nhoáng và đầy tinh thần. Để bây giờ các doanh nhân nghiêm khắc đã dần hết thời mới bắt đầu phản ứng gay gắt về vấn đề văn hóa khởi nghiệp mới đang làm hư giới trẻ, và giết chết dần tinh thần kinh doanh thực sự của người khởi nghiệp.

Việc các bạn trẻ nhìn vào tấm gương những huyền thoại để nuôi dưỡng khát khao thành công là một điều tốt nhưng không thể nuôi dưỡng tinh thần rằng khởi nghiệp, thành công, nổi tiếng quá đơn giản và dễ dàng như những huyền thoại mà bạn thấy. Chúng tôi khuyến khích các bạn khởi nghiệp nhưng phải có nền tảng vững chắc và phải thật sự sẵn sàng.

Dự án Nâng tầm đàn UKULELE, một dự án khởi nghiệp của nhóm sinh

viên TP.HCM có nhiều hiệu quả. Ông Nguyễn Tuấn Quỳnh, Phó chủ tịch thường trực Hội Doanh nhân trẻ

TP.HCM, cho rằng: “Có hai sai lầm mà các bạn trẻ khởi nghiệp thường gặp phải. Thứ nhất, bản kế hoạch kinh doanh thiếu chuyên nghiệp và không chính xác. Đây là một sai lầm phổ biến của những người trẻ khởi nghiệp. Nếu doanh nghiệp không dành thời gian và công sức vào bản kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp với đầy đủ các nội dung phù hợp thì khả năng thất bại rất lớn. Bên cạnh đó, những bản kế hoạch kinh doanh vẽ số, phóng đại về triển vọng và không thực tế cũng sẽ dẫn đến thất bại. Thứ hai, do tập trung quá nhiều vào ý tưởng và quá ít vào quản lí cũng nhanh chóng dẫn đến thất bại”.

Theo ông Quỳnh, để hạn chế và tránh những tổn thất nặng nề trong khởi nghiệp, trước khi quyết định hoặc đề ra một kế hoạch kinh doanh mang tính chiến

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 13 [email protected]

lược cần tham khảo ý kiến của những cộng sự tin cậy, cố vấn có kinh nghiệm, giỏi trong lĩnh vực mà mình đang triển khai. “Ngay cả những chú ngựa đua xuất sắc nhất thế giới để dành phần thắng trong các cuộc đua vẫn cần tới một nài ngựa giỏi. Công thức này cũng đúng với các hoạt động kinh doanh”, ông Quỳnh nói.

Đồng quan điểm với ông Quỳnh, ông Hoàng Ngọc Gia Long, giám đốc công ty YesIwant Vietnam, chia sẻ: “Những người trẻ khởi nghiệp thường ít kinh nghiệm nên rất cần một người đồng hành am hiểu trong lĩnh vực mình đang nhắm đến. Người đồng hành tốt nhất là giỏi những thứ mà bạn không giỏi, có nghĩa là phải trám vừa khít những khuyết điểm của bạn, thậm chí phải giỏi hơn bạn trong một số lĩnh vực trọng yếu, để giúp bạn hạn chế tối đa những sai lầm mang tính hiển nhiên nhưng lại rất khó nhận ra khi bản thân chưa có va chạm”.

Cũng theo ông Long, khi khởi nghiệp, nếu chỉ có hai người hợp tác làm ăn, cách chia việc dễ nhất đó là một người “công” và một người “thủ”. Người thủ là người chịu trách nhiệm làm ra sản phẩm, qui trình tốt, quản lí vận hành hằng ngày. Người công lại là người đưa ra được chiến lược, biết cách mang sản phẩm, dịch vụ đi thuyết phục khách hàng mua và mang lại tiền cho doanh nghiệp. Nếu bạn giỏi công, bạn nên tìm một người cộng sự giỏi thủ. Ngược lại, nếu bạn không lanh lợi trong việc ngoại giao, buôn bán nhưng lại có khả năng tạo dựng hệ thống vững chãi, hãy tìm cho mình một người có năng lực và từng trải trên thương trường.

“Và hãy luôn nhớ một điều rằng, đừng bao giờ làm việc với người cộng sự mà bạn không thích. Người cộng sự của bạn phải là người mà bạn thực sự yêu mến, nể phục, tôn trọng vì đó chính là điều sẽ giúp cho bạn vượt qua những hiểu lầm rất thường xảy ra khi làm việc cùng nhau”, ông Long khuyên.

Theo ông Nguyễn Duy Minh, Giám đốc điều hành Công ty Sri Training, cần hiểu khởi nghiệp là cuộc chạy marathon chứ không phải cuộc đua nước rút, nên sự cẩn trọng tối đa trong những bước đi đầu tiên là hết sức cần thiết.

Cũng theo ông Minh, trước khi quyết định khởi nghiệp phải xác định rõ động cơ chính là gì và biết mình có những nguồn lực nào có thể dùng cho khởi nghiệp (kiến thức, kinh nghiệm, mối quan hệ, tiền). Đặc biệt, phải mổ xẻ để trả lời được các câu hỏi: “Ý tưởng của mình có thực sự giúp giải quyết một nhu cầu có thực từ khách hàng? Cách mình giải quyết nhu cầu đó có điểm gì khác biệt, vượt trội hơn những công ty khác?”.

Ông Minh đúc kết: “Tôi thấy những bạn trẻ thất bại trong khởi nghiệp thường rơi vào một số trường hợp do không biết cách tạo ra sản phẩm cụ thể từ ý

Hai người hợp

tác làm ăn, cách chia việc dễ nhất đó là một người công và một người thủ. Người thủ là người chịu trách nhiệm làm ra được sản phẩm, quản lí vận hành hằng ngày. Người công là người đưa ra được chiến lược, biết cách mang sản phẩm, dịch vụ đi thuyết phục khách hàng

Ông Hoàng Ngọc Gia

Long Giám đốc công ty YesIwant Vietnam

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 14 [email protected]

tưởng, thiếu kĩ năng bán hàng và giới thiệu sản phẩm cho những thời điểm đầu tiên, khởi nghiệp từ một lĩnh vực quá mới và lạ lẫm, không có kinh nghiệm kế thừa”.

Trong khi đó, ông Đức Huy, Giám đốc một công ty trong lĩnh vực xây dựng và nội thất tại TP.HCM, chia sẻ: “Một số bạn trẻ mới bắt đầu lập nghiệp nhưng không biết xuất phát điểm từ đâu, định hướng không rõ ràng sẽ dễ dẫn đến thất bại”.

Ông Huy cho biết: “Khi nghe các bạn trẻ trình bày ý tưởng kinh doanh, tôi luôn đặt câu hỏi: Ưu thế cạnh tranh của bạn là gì? Hay đơn giản hơn, bạn mang lại điều gì tốt cho khách hàng và độc đáo hơn so với đa số các đối thủ khác? Nếu không trả lời được câu hỏi này một cách rõ ràng mà khởi nghiệp theo ý thích của mình thì xác suất thất bại rất cao”.

Ông Huy khuyên: “Sau khi xác định được sở trường, ưu thế cạnh tranh của mình, bạn cần thiết lập một kế hoạch cụ thể với mục tiêu, lộ trình hành động rõ ràng, nguồn lực cần thiết để thực hiện. Khi đã có kế hoạch trong tay, coi như bạn đã đi được 1/3 chặng đường đến thành công, 2/3 còn lại tùy thuộc vào việc thực thi kế hoạch như thế nào”.

Tóm lại: Nhu cầu khởi nghiệp trong giới trẻ là có thực và nhu cầu này đang dần trở thành một nhu cầu bức thiết, to lớn trong xã hội. Song, người khởi nghiệp còn yếu và thiếu nhiều thứ. Họ luôn tìm cách lấp đi những khuyết điểm này nhưng không có tổ chức nào đáp ứng tốt nhu cầu của họ.

I.2. Phù hợp xu hướng phát triển tương lai: Những con phố cũ, hay những con hẻm nhỏ ở Bắc Kinh đang nở rộ các "cửa

hàng một điểm đến” nhằm phục vụ cho các doanh nhân khởi nghiệp. Ở đó, họ trả phí cho một li cà phê và bắt đầu xây dựng sự nghiệp.

Mô hình One – Stop shop (cửa hàng một điểm đến) là không gian tích hợp các dịch vụ cần thiết trong một lĩnh vực để phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng. Theo đó, một One – Stop shop dành cho khách hàng – là những người mới khởi nghiệp – không gian làm việc, dịch vụ tư vấn về pháp lí, nguồn nhân lực, tài chính, đầu tư và thông tin cho vay, tổ chức sự kiện và khu vực uống cà phê thư giãn.

Không gian làm việc rộng rãi, khá lí tưởng tại Tech Temple. Giới khởi nghiệp tại Trung Quốc rất ưa chuộng mô hình dịch vụ "văn phòng

chung" để có thể ngồi làm việc, tìm gặp các đối tác, nhà đầu tư, hay chỉ đơn giản là

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 15 [email protected]

một không gian để làm việc hiệu quả hơn. Tech Temple là một điểm đến thú vị, được giới khởi nghiệp Bắc Kinh yêu thích. Đó là một căn nhà hai tầng với diện tích gần 2.000 mét vuông, tương đương 7 sân tennis, và có 280 chỗ ngồi.

"Điều bạn cần làm duy nhất là mang máy tính xách tay đến đây và bắt đầu làm việc", Akio Tanaka – đồng sáng lập Tech Temple chia sẻ với Forbes. Trong khi đó, Zhou Kang – nhà khởi nghiệp trẻ, khách hàng thân thiết của Tech Temple cảm thấy rất hài lòng khi làm việc trong không gian này.

"Đó là một văn phòng chung với không gian sáng tạo và độc đáo, nơi mọi người có thể chia sẻ ý tưởng và nhận được mọi giúp đỡ khi họ theo đuổi con đường lập nghiệp", Zhou Kang chia sẻ với CNBC.

Vì thế, mô hình "văn phòng chung" như Tech Temple trở nên rất hấp dẫn giới doanh nhân trẻ. Chỉ cần thuê một chiếc bàn với giá 1.600 nhân dân tệ (tương đương 258 đô la) mỗi tháng, họ có một không gian rộng rãi, điện, internet băng thông rộng, phòng họp, cũng như những nhà đầu tư đang ở xung quanh họ để mang đến những cơ hội hợp tác. Một thực tế của những doanh nhân khởi nghiệp là họ không có chi phí để xây dựng những văn phòng lớn, trang bị các công nghệ hiện đại. Đồng thời, họ rất cần mở rộng mối quan hệ trong cộng đồng khởi nghiệp để tìm kiếm đối tác, nhà đầu tư hay nhận những lời khuyên, góp ý để hoàn thiện mô hình kinh doanh của mình.

"Tech Temple cung cấp một hệ sinh thái khởi nghiệp nhỏ nhưng đầy đủ để các doanh nhân có thể giao lưu, tìm kiếm các mối quan hệ và cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức để phát triển doanh nghiệp", CNBC bình luận.

Góc làm việc của Tech Temple. "Năm 2012, tôi thấy rằng nhiều công ty khởi nghiệp đang cần không gian

văn phòng hơn, vì vậy tôi đã quyết định bắt đầu một hệ sinh thái khởi nghiệp, hoạt động như một trung tâm "một điểm đến" cung cấp không gian làm việc và tất cả các loại dịch vụ cho tất cả các doanh nhân của mọi lĩnh vực từ giải trí và thời trang", Jerry Wang – "cha đẻ" của Tech Temple cho biết.

Trung Quốc muốn thúc đẩy tinh thần kinh doanh nhằm tạo động lực phát triển cho nền kinh tế đang suy giảm, khiến số doanh nghiệp mới gia tăng 19,4% so với năm ngoái, theo số liệu thống kê của chính phủ. Vì vậy, mô hình cà phê cung cấp không gian làm việc có thị trường rộng lớn.

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 16 [email protected]

Chính phủ Tập Cận Bình cũng nhận thấy, mô hình cà phê khởi nghiệp hỗ trợ rất hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của các start-up, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì thế, tháng 5 vừa qua, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã có chuyến thăm quán cà phê 3W – một nơi lui tới rất thường xuyên của giới khởi nghiệp, nằm trong khu Zhongguancun Hi-Tech Development Zone ở Bắc Kinh, để ủng hộ sự phát triển của mô hình này.

Sự kiện đó đã thổi bùng một trào lưu mới tại Trung Quốc, mô hình quán cà phê dành cho giới khởi nghiệp mọc lên như nấm tại các trung tâm công nghệ cao ở Bắc Kinh, Thượng Hải và Thâm Quyến – những thành phố tập trung đông đảo lực lượng lao động trẻ đầy tham vọng, khao khát thành công trong lĩnh vực internet như gã khổng lồ Alibaba. Số lượng các quán cà phê theo mô hình này đã tăng từ 200 quán vào năm 2014 lên 1.000 quán vào năm 2015.

Thủ tướng Lý Khắc Cường đến thăm 3W cà phê. Doanh nhân trẻ ngồi làm việc tại chiếc bàn họ đã thuê ở các quán cà phê

như 3W. Đây là thời "hoàng kim" của các start-up, doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trung

Quốc, nhất là khi được chính phủ hậu thuẫn. Họ chính là đối tượng khách hàng của mô hình cà phê cung cấp không gian làm việc như Tech Temple và 3W Cafe, CNBC cho biết.

Mặc dù được hoan nghênh và được chính phủ khuyến khích, hỗ trợ nhưng mô hình những văn phòng "One - Stop shop" và các quán cà phê dành cho giới khởi

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 17 [email protected]

nghiệp cũng đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, trong đó có việc cân đối chi phí. Họ phải đảm bảo cung cấp những dịch vụ với giá thấp trong khi vật giá ngày càng leo thang và sự cạnh tranh gay gắt.

…………………… Do nền kinh tế khó khăn, những doanh nghiệp nhỏ và vừa phải chật vật mới

duy trì được sự tồn tại và phát triển, trong khi đó rất nhiều chi phí liên quan đến văn phòng trụ sở làm việc khiến họ phải đau đầu. Nắm bắt được nhu cầu này nhiều người lao vào kinh doanh văn phòng ảo.

Văn phong ảo là dịch vụ văn phòng cho thuê với diện tích 0m2 cùng với những dịch vụ được cung cấp: Địa chỉ giao dịch, số điện thoại, số fax, logo, bảng hiệu, nhân viên lễ tân, kế toán …

Trên thế giới dịch vụ văn phòng ảo cho thuê đã có từ rất lâu thế nhưng ở Việt Nam thì mới bắt đầu phát triển từ vài năm nay. Ưu điểm của mô hình này là khách hàng không phải chuyển đồ đạc cũng như đồ dùng của công ty đến văn phòng, mà chỉ cần đặt logo, bảng hiệu của doanh nghiệp mình ở đó.

Ngoài ra công ty thuê văn phòng ảo không cần phải có nhân viên làm việc

thường trực, mà bộ phận nhân viên của văn phòng ảo tại đó sẽ thay bạn trả lời điện thoại, fax, E-mail và các giấy tờ liên quan với tư cách thư kí của công ty, sau đó tất cả những thông tin này sẽ được gửi đến cho bạn. Việc thuê văn phòng ảo như vậy sẽ tiết kiệm chi phí so với thuê văn phòng theo cách truyền thống gây lãng phí chi phí của doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp đi thuê một văn phòng bình thường thì mức giá của nó là từ 15 - 20 USD trên một mét vuông cùng với đó phải đầu tư mua máy móc thiết bị, máy tính, fax …, thuê nhân viên văn phòng, nhân viên vệ sinh … nên rất tốn chi phí và thời gian, thậm chí còn gây lãng phí khi diện tích văn phòng không được sử dụng hết. Trong khi đi thuê văn phòng ảo thì chi phí lại thấp hơn và tiết kiệm được tiền bạc, thời gian cho công ty.

Giá thuê của dịch vụ văn phòng ảo còn phụ thuộc vào vị trí thuê, diện tích của văn phòng ảo giá trung bình giao động từ 20 - 40 USD/m2, giá ở đây bao gồm chi phí cho nhân viên lễ tân, bảo vệ, người vệ sinh, kĩ thuật viên và nhiều hoạt động kinh doanh khác tùy từng nhà cung cấp dịch vụ. Thông thường văn phòng ảo tập trung ở các tòa nhà trung tâm giúp tuận tiện cho việc giao dịch làm việc.

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 18 [email protected]

Nhân viên văn phòng ảo vừa phục vụ công ty của bạn, đồng thời phục vụ

nhiều công ty khác. Anh Phạm Văn Dung giám đốc một công ty nhỏ về lĩnh vực phần mềm cho

biết: Nhu cầu của công ty chúng tôi chỉ cần chỗ ngồi có diện tích vừa phải mà không cần đến một văn phòng rộng lớn gây lãng phí.

Anh Trịnh Đức Phú giám đốc của một công ty chuyên cung cấp dịch vụ văn phòng ảo cho biết: Trong thời buổi kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã tiết kiệm chi tiêu và phải thu hẹp những hoạt động kinh doanh lại để giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp mà vẫn duy trì hoạt động kinh doanh. Văn phòng ảo đang là lựa chọn hàng đầu của những doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam hiện nay, cùng với xu thế phát triển văn phòng ảo đã tạo ra cơ hội kiếm tiền cho nhiều ông chủ.

……………………. Lần đầu tiên, một không gian co-working (tạm dịch là “mô hình không gian

làm việc chung”) đã xuất hiện tại Hà Nội để đón đầu nhu cầu về một không gian làm việc giàu sức sáng tạo và hiệu quả.

Ba tháng nay, nhóm phát triển dự án không gian co-working này đã làm việc không ngừng để "đứa con tinh thần" của mình có thể ra đời đúng hẹn. Họ đặt tên cho không gian này là Toong, một cái tên ngắn gọn, với ý nghĩa viết gộp từ “Tổ ong”, là nơi đi về của những người làm việc chuyên nghiệp. Đồng thời, khi phát âm từ "Toong" người ta liên tưởng đến một âm thanh lan toả.

Một góc không gian Toong.

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 19 [email protected]

Toong sẽ ra đời vào đầu tháng 8 tới tại một địa điểm vốn là một tòa nhà Pháp cổ trên phố Tràng Thi, chỉ cách khu phố cổ và các địa điểm nổi tiếng của Hà Nội trong bán kính một vài km.

Giải thích cho lựa chọn này, anh Đỗ Sơn Dương, thành viên nhóm phát triển dự án cho hay bản thân khu vực phố cổ và phố cũ có những giá trị riêng, thu hút sự chú ý đặc biệt của những người có gu, và những người yêu thích làm việc một cách tự do.

Với tổng cộng 700 m2 diện tích, Toong có nhiều không gian để một khách hàng có thể “xách laptop lên và đến”, tìm cho mình một góc phù hợp, lựa chọn một món đồ uống và làm việc. Để tạo điểm nhấn cho Toong, bên cạnh việc đầu tư mạnh cho phần nội thất, nhóm phát triển cũng đã tìm kiếm những vật dụng giàu bản sắc của Việt Nam nhằm lôi cuốn khách hàng.

Dù vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện, Toong đã nhận được nhiều lời khen từ những người am hiểu về mô hình này. Theo ông Stefan Van de Bijl, CTO của công ty Stickie, một công ty về thương mại điện tử có trụ sở tại Singapore, co-working mới chỉ trong giai đoạn sơ khai ở Hà Nội, nhưng sẽ phát triển trong thời gian tới.

“Co-working hiện rất phổ biến ở các thành phố lớn trên khắp thế giới. Điều này cho phép mọi người có thể làm việc bất cứ nơi nào họ thích. Cá nhân tôi rất bận bịu với công việc của mình và không gian co-working giúp cho tôi kết nối với mọi người để thảo luận cũng như đi tới các quyết định công việc. Những ý tưởng mới mẻ và sáng tạo cũng dễ xuất hiện trong không gian làm việc như vậy”, ông cho biết.

Không chỉ thu hút sự quan tâm của người nước ngoài, Toong là không gian được những doanh nhân “có gu”, giới nghệ sĩ và những người làm việc độc lập tại Hà Nội chờ đợi, đơn giản vì Hà Nội hầu như chưa có những không gian tương tự.

Trong khi đó, co-working đã không còn xa lạ với thế giới và nhiều người trẻ tuổi đã từng có trải nghiệm mô hình này ở nước ngoài. Hiện tại, ở thành phố Hồ Chí Minh cũng đã và đang hình thành tại một số địa chỉ, có mô hình tương tự, khởi đầu cho một trào lưu mới.

Trịnh Anh Đức, Giám đốc của nhóm Startup Grind Hà Nội, cộng đồng dành cho các nhóm khởi nghiệp được bảo trợ bởi Google, có lẽ là một trong số những người hào hứng nhất với Toong.

Theo anh Đức, co-working là một xu hướng làm việc mới, không chỉ phổ biến ở các nước phương Tây mà gần đây rất thịnh hành ở các nước châu Á, đặc biệt ở các nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ ở Đông Nam Á.

“Co-working space giải quyết một vấn đề nhức nhối về chỗ làm việc của freelancer (những người làm việc tự do) và những người trẻ mới khởi nghiệp như mình. Mình không thích làm văn phòng 8 tiếng mỗi ngày mà vẫn cần một “văn phòng” linh hoạt, chuyên nghiệp để làm việc và phát triển những ý tưởng khởi nghiệp của bản thân. Nếu mình ngồi làm việc ở nhà thì thụ động, bị mất môi trường giao tiếp và nhiều lúc hơi “thoải mái” quá; trong khi các quán cafe cũng không phải là nơi lí tưởng để làm việc”, anh Đức nói.

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 20 [email protected]

Tuy nhiên, vị giám đốc trẻ tuổi cũng nhấn mạnh rằng không gian co-working không phải chỉ đơn giản là đưa ra một chỗ ngồi làm việc cho những người làm việc tự do, mà còn đưa ra rất nhiều giá trị khác nữa.

“Tính chất công việc của freelancer nhiều khi khiến cho mình cảm thấy cô độc vì không có đồng nghiệp, không gian co-working sẽ giúp mình có sự kết nối, tương tác với những người có tính chất làm việc giống mình. Hơn nữa, sự đa dạng về lĩnh vực trong một không gian co-working giúp cho mọi người tuy làm việc độc lập, nhưng có thể có hỗ trợ, hợp tác với nhau”, anh cho biết thêm.

Anh Đỗ Sơn Dương cho biết, về bản chất Toong sẽ cung cấp không gian làm việc cho khách hàng, theo đó khách hàng có thể chọn lựa các hình thức khác nhau, có thể đến bất cứ lúc nào thích hoặc đến thường xuyên như một “thuê bao” theo tháng. Sự linh hoạt này cho phép khách hàng có thể chủ động lựa chọn hình thức phù hợp tùy vào công việc thực tế trong từng giai đoạn, thay vì cứng nhắc với việc thuê và duy trì văn phòng theo cách thức “truyền thống”.

Đó là điều mà những người như Trịnh Anh Đức chờ đợi. Theo anh, trong xu hướng toàn cầu hoá, phát triển mạnh mẽ của công nghệ thì nhu cầu làm việc tự do và khởi nghiệp sẽ càng tăng. “Bản thân mình để ý, hai năm gần đây, số lượng các bạn mang máy tính ra quán cà phê ngồi làm việc, hoặc các nhóm khởi nghiệp ngày càng nhiều, nên sự xuất hiện của Toong và một không gian làm việc chung vào thời điểm này sẽ là một giải pháp giúp những người như mình có một không gian làm hiệu quả hơn”, Đức nói.

Phân tích về các khách hàng tiềm năng, Trịnh Anh Đức cho biết giới freelancer tại Việt Nam có thể được chia ra hai nhóm chính là nhóm IT - lập trình và nhóm sáng tạo - nghệ thuật. Trong khi nhóm sáng tạo - nghệ thuật sẽ cần một không gian linh hoạt và phải đề cao sự sáng tạo thì nhóm IT - lập trình không đề cao quá nhiều về không gian làm việc và cũng không “màu mè” như các bạn sáng tạo - nghệ thuật; họ đơn giản chỉ cần một bộ bàn ghế, một đường truyền internet mạnh và cà phê ngon là có thể ngồi làm việc cả ngày lẫn đêm. “Một không gian co-working khiến mình quan tâm là nơi tạo ra được một bản sắc riêng, một cộng đồng chặt chẽ, mang được nhiều giá trị liên kết tới các thành viên làm việc trong cộng đồng đó”, anh Đức nhấn mạnh.

Trong lúc chờ đợi ngày ra mắt chính thức, fanpage của Toong trên Facebook đã được hàng ngàn bạn trẻ và nhiều doanh nhân bày tỏ sự quan tâm. Hầu hết các bạn đều cho rằng “cảm thấy hứng thú”, một phần vì bản thân đang muốn tìm một không gian làm việc chung để làm việc, một phần vì chưa có nhiều không gian đẹp, có cá tính và phong cách riêng.

Stefan Van de Bijl thì cho rằng sự hấp dẫn của mô hình mới này chính là ở những nét khác biệt so với những không gian làm việc khác ở Hà Nội. Không như những không gian ồn ào, thiếu tính riêng tư và dễ bị mất tập trung, Toong có nhiều “ngóc ngách” là những nơi có thể tập trung cho công việc cũng như có thể thực hiện những cuộc điện thoại riêng tư.

Bên cạnh đó, các “giá trị gia tăng” khác như việc đi lại thuận tiện, an toàn, sự “tương thích” với các nhóm khách hàng mà Toong hướng đến … cũng khiến cho không gian này trở nên hấp dẫn hơn. Đó là những tiền đề quan trọng để Toong, với

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 21 [email protected]

tư cách “người mở đường”, có thể đưa mô hình co-working đến với đông đảo doanh nhân Hà Nội hiện nay.

………………………. TP.HCM là nơi đầu tiên trên cả nước xuất hiện mô hình co-working space -

không gian làm việc cộng đồng, kết nối và hỗ trợ các chuyên gia hay người làm nghề tự do nói chung, các dự án khởi nghiệp nói riêng. Đã có co-working space ra đời rồi đóng cửa, và những co-working space khác xuất hiện, nhưng mục đích chung của những người sáng lập không thay đổi, đó là làm sao xây dựng được không gian làm việc cộng đồng chuyên nghiệp đúng nghĩa.

Có thể hiểu nôm na, co-working space là một bên sẽ thuê mặt bằng, sau đấy chia mặt bằng thành nhiều khu làm việc và cho thuê lại. The Start Center for Entrepreneurs là co-working space đầu tiên ở Việt Nam được sáng lập bởi hai người bạn trẻ. Nguyễn Đức Hải, một trong hai người sáng lập, cho biết: The Start Center ra đời nhằm cung cấp không gian làm việc sáng tạo và hỗ trợ lẫn nhau dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup); tạo không khí hợp tác, khuyến khích chia sẻ ý tưởng, kinh nghiệm startup. Địa chỉ này ra đời từ hoàn cảnh chính bản thân Hải cần tìm chỗ làm việc cho dự án startup của mình vào thời điểm đấy, khi mà ngân sách rất thấp, không tìm được chỗ thuê phù hợp về giá cả cũng như không gian làm việc.

Sau đó, nhiều mô hình co-working space khác xuất hiện, TP.HCM được xem như là thị trường “sôi động” hơn cả so với mặt bằng chung cả nước. Có thể kể đến The Star Center, Saigon Hub, Gekkospace, WS ... trong đó, có cái xuất phát từ nhu cầu khởi nghiệp của bản thân, có cái vì lợi ích kinh doanh, nắm bắt được một thị trường “tiềm năng” phía trước. Lê Tuân, người xây dựng nên WS (viết tắt theo yêu cầu của chủ không gian) cho biết: Bản thân làm các dự án sáng tạo liên quan đến nội thất, truyền thông, nhưng chưa tìm được môi trường nào phù hợp cho những người sáng tạo. Quán cà phê bình thường thì ồn ào, văn phòng thì buồn chán, ở nhà lại mất tập trung. Không nơi nào cho hiệu suất sáng tạo cao. Vì vậy WS ra đời, là cho chính Tuân và những người như mình! Còn với Phan Đình Tuấn Anh, người sáng lập Gekkospace (đã ngừng hoạt động), lí do anh mở ra không gian này là vì “kinh tế khủng hoảng kéo dài, buộc tất cả đều phải tìm cách cắt giảm chi phí, từ đó có cơ hội tìm hiểu về kinh tế chia sẻ (sharing economy), và co-working space là một mô hình của xu hướng kinh tế này”. Những co-working space tạo nên một hệ thống hỗ trợ cho các startup về tinh thần, địa điểm và tương tác với những đối tác khác về mặt ý tưởng, cơ hội hợp tác, nhân sự; và đưa văn hóa chia sẻ vào cộng đồng khởi nghiệp ...

Tọa lạc trong một biệt thự 400m2 , WS hiện có 10 nhân viên, 13 người thuê không gian làm việc và hai công ty khởi nghiệp. Những người thuê cố định tại đây tạo nên cộng đồng chính; còn những khách vãng lai tạo nên sự đa dạng, sống động.

Nhìn nhận co-working space là một môi trường kinh doanh, WS cũng vậy, nhưng vì “cái mà WS kinh doanh là cộng đồng”, nên Lê Tuân cho biết, WS muốn cộng đồng mình phát triển với những thành viên thật sự phù hợp, những người đến đây vì được giới thiệu qua bạn bè. “Co-working space ở nước ngoài khá phổ biến nên những người đến đó vì đúng mục đích, còn ở Việt Nam khá mới nên có nhiều bạn đến WS với những kì vọng mà chúng tôi không đáp ứng được”, Tuân nói.

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 22 [email protected]

Lê Tuân chia sẻ, một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay mà WS đang đối mặt là “phải cho khách hàng thấy được giá trị của một co-working space và sẵn sàng trả tiền mua những giá trị ấy”. WS kết hợp giữa co-working space, cà phê và trung tâm đào tạo để có lượng khách khá ổn định (gồm khách uống cà phê, khách thuê không gian và học viên). “Đây cũng là khó khăn chung cho co-working space trên toàn thế giới”, Lê Tuân nói.

Ngoài ra, để có kinh phí duy trì hoạt động, WS tổ chức các sự kiện kết nối các startup có thu phí, có tài trợ, hoặc có nguồn thu từ việc bán thức ăn, đồ uống ... Nhưng làm co-working space cho các startup cũng lắm đau thương. Bài học mà WS nằm lòng là phải yêu cầu đối tác tổ chức sự kiện nộp tiền đặt cọc, vì đã có hai trường hợp, một là không trả tiền, hai là hủy sát ngày diễn ra sự kiện, khiến WS phải chịu toàn bộ chi phí ...

Trong thực tế co-working space còn mới mẻ với Việt Nam, nhiều không gian như Saigon Hub, Gekkospace ... ở TP.HCM phải đóng cửa chỉ sau một thời gian ngắn hoạt động. Phan Đình Tuấn Anh, từ trải nghiệm làm Gekkospace, cho biết, chủ yếu vẫn phải dựa vào tài trợ cá nhân. Đây cũng là hướng chung giải quyết khó khăn của nhiều co-working space khác. Cũng vì vậy, theo Tuấn Anh, không gian làm việc phải được thiết kế theo hướng tinh giản, còn các hoạt động hỗ trợ về tiếp cận vốn, kiến thức ... cho cộng đồng/người sử dụng phải sôi nổi là hai yếu tố rất quan trọng để tổ chức vận hành, hoạt động hiệu quả. Tuấn Anh còn cho rằng, co-working space đến nay vẫn là một thị trường có quá nhiều rủi ro, người mở co-working phải kí hợp đồng thuê mặt bằng dài hạn, nhưng cho thuê lại theo hợp đồng ngắn hạn, nên về lâu dài khó có thể tăng trưởng bền vững, vì vậy đến nay vẫn chưa có một mô hình nào có lãi. Đây chính là lí do khiến Tuấn Anh quyết định đóng cửa Gekkospace, chuyển sang làm dự án khác.

Đánh giá chung về thị trường co-working space TP.HCM nói riêng, Việt Nam nói chung, các “tay” thủ lĩnh đều nhìn nhận: Không chỉ ở Việt Nam mà nhìn ra cả Đông Nam Á, co-working space vẫn còn sơ khai, chỉ dừng ở mức tổ chức sự kiện, có tác dụng tiết kiệm chi phí mặt bằng; và phù hợp với những người vừa học vừa làm.

Ngoài ra, một rào cản lớn khác của mô hình này là “văn hóa khởi nghiệp Việt Nam có vẻ còn mang tính đố kị”. Theo Nguyễn Đức Hải, đó là do văn hoá Á Đông thường không thích chia sẻ các ý tưởng kinh doanh, ngại chia sẻ không gian làm việc với người lạ, ngại nghe phản biện. Có lẽ vì vậy cho đến nay, co-working space ở Việt Nam vẫn chủ yếu “phù hợp” với công ty làm về công nghệ.

Vậy tiềm năng phát triển co-working space lớn không? Có. Đó là câu trả lời của khá nhiều người sáng lập. Với kế hoạch có thể sẽ quay lại khởi động một co-working space mới vào tháng 6/2015, Nguyễn Đức Hải nhìn nhận: Hi vọng 2015 là bước ngoặt cho co-working space Việt Nam, bởi hiện số lượng startup đã nhiều lên, nhu cầu tìm không gian làm việc sáng tạo với chi phí hợp lí sẽ càng cao. Còn Lê Tuân lại đánh giá cụ thể hơn: TP.HCM hiện nay có thể mở thêm một, hai co-working space nữa ở quận 2 cho người nước ngoài hoặc những nơi như Bình Thạnh để phục vụ khách hàng Việt Nam nhiều hơn …

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 23 [email protected]

Dừng Gekkospace để phát triển một qũi đầu tư dành cho các dự án khởi nghiệp, Tuấn Anh cho rằng, một co-working space đúng nghĩa còn cần một hệ sinh thái khởi nghiệp với các cơ chế hỗ trợ hoàn thiện như chương trình cố vấn, nguồn vốn hỗ trợ khởi nghiệp, các dịch vụ khác như trao đổi dịch vụ, nhân sự, đào tạo ... Với những “tay” làm co-working space, đây không chỉ là nơi đem lại cho người sử dụng một chỗ ngồi mà còn mang các hỗ trợ nói trên cho các dự án khởi nghiệp. Và hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam cần phải phát triển hơn với sự hỗ trợ từ chính phủ, tài trợ từ các qũi đầu tư mạo hiểm của các công ty công nghệ lớn ...

I.3. Những hạn chế ở mô hình hiện tại: Lí do thứ ba mà tôi đặt bút viết dự án Yanartas là những mô hình chia sẻ

không gian làm việc đang áp dụng ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Nhiều ông chủ mới khởi nghiệp được một thời gian ngắn phải bỏ cuộc do thua lỗ. Xét một cách tổng quát thì những người đó đi đúng hướng, nhưng họ lại làm sai phương pháp. Họ đã bê nguyên si những mô hình chia sẻ không gian làm việc vào áp dụng ở Việt Nam mà quên mất mỗi quốc gia có một đặc thù khác nhau.

Dưới đây là tâm sự của một người trong cuộc: Tôi là một doanh nhân khởi nghiệp và giảng viên ở Mĩ nhưng sống và làm

việc tại Việt Nam từ năm 2006. Tôi luôn hứng thú với việc khởi nghiệp và các startup, đồng thời cũng từng sáng lập vài công ty, trong đó có hai co-working space dành cho cộng đồng khởi nghiệp. Ở đây, tôi muốn chia sẻ một chút về kinh nghiệm của mình cũng như góc nhìn của người trong cuộc về các co-working space và việc khởi nghiệp ở Việt Nam.

Các không gian làm việc chung bắt đầu manh nha ở San Francisco và New York vào cuối những năm 1990 và giờ đây đã trở nên phổ biến ở rất nhiều thành phố trên khắp thế giới. Tôi từng đến thăm nhiều co-working spaces từ Singapore đến Thụy Sĩ, và nhận ra rằng mỗi không gian có một đặc điểm riêng, được hình thành bởi cộng đồng tạo nên từ chính các thành viên của nó. Ví dụ, chuỗi co-working space The Hub ở Zurich và Singapore đặc biệt tập trung vào các doanh nghiệp xã hội, trong khi hầu hết các không gian ở South of Market Area tại San Francisco lại tập trung vào các công ty khởi nghiệp ở lĩnh vực web hay di động. Cộng đồng thực sự là trái tim của co-working space bởi cũng chính cộng đồng là người trả tiền để không gian này hoạt động.

Tôi từng điều hành một đội ngũ nhỏ chuyên phát triển phần mềm ở Sài Gòn từ năm 2006. Khi công việc outsourcing (gia công phần mềm) có lãi, tôi quan tâm hơn đến khởi nghiệp và đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh khác. Vào năm 2010, tôi lập ra một nhóm các nhà đầu tư dưới hình thức một tổ chức Việt - Mĩ tên là Diễn đàn các nhà đầu tư SAVVi (SAVVi Investors Forum), và chúng tôi bắt đầu tổ chức các sự kiện nhằm tìm kiếm những dự án tiềm năng để đầu tư. Cũng có một số dự án nổi trội nhưng chẳng đủ để chúng tôi thực hiện một phi vụ đầu tư đáng kể. Vì vậy, sau một năm xem xét, chúng tôi tính trích một khoản tiền nhỏ trong các qũi của mình để mở co-working space có lẽ sẽ giúp thu hút được nhiều doanh nhân khởi nghiệp tiềm năng hơn.

Vì từng điều hành một văn phòng nhỏ nên tôi tình nguyện đứng ra xây dựng không gian này. Với nguồn kinh phí xin được từ một dự án do World Bank đầu tư và

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 24 [email protected]

từ các thành viên khác trong nhóm đầu tư, chúng tôi có đủ tiền để thuê một ngôi nhà và một đội ngũ nhỏ - không gian The Start Center cho những doanh nhân khởi nghiệp ra đời.

Sau một thời gian hoạt động, chúng tôi có một cộng đồng startup ở đây, bao gồm Terra Motors đến từ Nhật Bản, Adatao và Sentifi, mà các đồng sáng lập đều là những nghiên cứu sinh ngành khoa học máy tính ở Mĩ theo chương trình Vietnam Education Foundation, và về nước để khởi nghiệp với những công ty đổi mới sáng tạo đáng kinh ngạc. Vào năm 2014, công ty Atadao đã kêu gọi thành công 18 triệu USD từ những nhà đầu tư ở Silicon Valley.

Đầu năm 2013, nhóm nhà đầu tư của tôi và tôi quyết định tiến hành một dự án lớn hơn nữa. Tên gốc của dự án này là Saigon Open Innovation Labs (tạm dịch là Không gian sáng tạo mở Sài Gòn), nhưng chúng tôi rút ngắn tên đó lại thành Saigon Hub. Chúng tôi tìm được một không gian lớn (300 m2) trong một tòa nhà văn phòng cũ tại Quận 1, và thiết kế lại nội thất cho giống với các văn phòng hiện đại ở Silicon Valley. Không gian này được thiết kế để có thể tổ chức những sự kiện và các khóa đào tạo lớn cho các doanh nhân khởi nghiệp, đồng thời là một địa điểm để làm việc và hội họp. Hơn 50 sự kiện và cuộc họp nhóm đã được tổ chức ở đây trong năm đầu tiên.

Saigon Hub gặp đầy thách thức. Khi kêu gọi vốn ban đầu và lên kế hoạch tài chính cho dự án, chúng tôi dự kiến sẽ gọi được 100.000 USD từ tổng cộng 10 nhà đầu tư. Nhưng đến phút cuối, hai trong số những nhà đầu tư lớn nhất rút lui, bởi vậy tôi và các nhà đầu tư khác phải lo bổ sung cho đủ. Rốt cuộc, chúng tôi vẫn không thể kêu gọi đủ vốn đầu tư vì vậy chúng tôi thiếu nhân viên điều hành không gian này. Chúng tôi cũng không đủ tiền để sắm tất cả những thiết bị cần thiết.

Sau sáu tháng vận hành, điều trở nên rõ ràng là chúng tôi không thể đạt tới điểm hòa vốn. Lúc đó, tôi nêu vấn đề với ban điều hành và chúng tôi bắt đầu thương lượng với chủ sở hữu tòa nhà về việc hạ giá thuê không gian của mình. Chúng tôi nói với họ rằng nếu giá thuê không giảm chúng tôi không thể tiếp tục hoạt động được nữa. Nhưng họ không đồng ý. Bởi vậy, chúng tôi buộc phải dừng hoạt động vào tháng 4/2014.

Khi Saigon Hub khai trương, nhiều co-working space khác cũng được mở ra ở Sài Gòn. Trong khi những địa điểm này đều cung cấp một môi trường tốt để mọi người cùng làm việc, không có nơi nào có một không gian sự kiện rộng lớn như Saigon Hub và cá nhân tôi nghĩ điều đó là điều quan trọng trong việc hỗ trợ xây dựng một cộng đồng khởi nghiệp mạnh mẽ.

Một yếu tố mấu chốt khác trong việc tạo ra một môi trường tốt cho các startups trong co-working space nói riêng và hệ sinh thái khởi nghiệp nói chung, đó là xây dựng một chủ đề để vừa thu hút vừa phát huy năng lực mỗi thành viên trong cộng đồng vì một mục tiêu chung. Ví dụ, chủ đề vận dụng đổi mới sáng tạo để tạo ra các startups có khả năng phát triển sản phẩm và dịch vụ cạnh tranh được trên thị trường quốc tế.

Gần đây, tôi có cơ hội làm việc với một dự án được chính phủ Phần Lan và Việt Nam tài trợ để phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia với tên gọi Chương trình Hợp tác Đổi mới sáng tạo (Innovation Partnership Program – IPP).

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 25 [email protected]

Tôi nghe nói về IPP lần đầu tiên vào năm 2012 khi được mời phát biểu tại một hội nghị do IPP tổ chức ở Hà Nội. Thời gian đó, IPP đã kết thúc hợp phần một và đang chuẩn bị cho hợp phần hai. Đầu năm nay, tôi được mời hỗ trợ thiết kế các chương trình sẽ được triển khai vào ba năm tới ở hợp phần này của dự án. Tôi hi vọng hợp phần hai của IPP sẽ cung cấp những hỗ trợ cần thiết cho những dự án mới giúp thúc đẩy đổi mới sáng tạo của các cộng đồng startup tại Việt Nam.

Kết luận: Khi những mô hình không gian làm việc chung (co-working space) đi vào hoạt động, chúng đều phải oằn vai gánh những chi phí, điều này khiến cho hoạt động của những mô hình không gian làm việc chung gặp khó khăn. Một cách dễ hiểu, tôi có thể diễn giải như thế này: Khi bạn thuê một mặt bằng, mua những trang thiết bị … để tạo ra một không gian làm việc chung với chi phí là A, bạn hi vọng sẽ có lượng khách hàng đủ lớn để thu hồi chi phí A và lời, tức doanh thu của bạn phải là B (B > A). Ngặt một nỗi đây là mô hình mới ở Việt Nam nên bạn sẽ khó có cơ hội đạt doanh thu là B. Bên cạnh đó, do chi phí đầu tư cao bạn phải tính phí cao đối với người đến đây. Điều này vô tình tạo ra rào cản khiến khách hàng xa lánh bạn.

Ở dự án Yanartas, chúng ta không bỏ tiền ra thuê mặt bằng, mua trang thiết bị thời gian đầu (và sẽ cân nhắc điều này ở thời điểm Yanartas phát triển), mà chúng ta chỉ chia sẻ lại mặt bằng, trang thiết bị với chủ đầu tư hiện tại khi chúng ta có khách hàng bỏ tiền ra trả tiền cho điều đó. Ví dụ, chúng ta sẽ hợp tác với những khách sạn phù hợp, nói với họ rằng chúng ta sẽ tìm khách hàng cho họ, đổi lại họ phải tính giá rẻ mỗi khi chúng ta thuê phòng ở đây để hội họp. Khi có khách hàng, khách hàng trả tiền và yêu cầu chúng ta thuê cho họ một phòng họp, chúng ta sẽ liên hệ với những khách sạn hợp tác với chúng ta. Lợi nhuận của chúng ta không thu từ cho thuê mặt bằng, trang thiết bị …, mà thu từ việc hỗ trợ khách hàng khởi nghiệp sao cho tốt. Ví dụ khác, chúng ta sẽ hợp tác với những quán cà phê phù hợp, nói với họ rằng chúng ta sẽ lôi khách hàng đến quán họ, đổi lại họ phải thiết kế lại quán theo ý của chúng ta hoặc tính giá rẻ cho khách hàng của chúng ta. Khi có khách hàng, chúng ta sẽ hẹn khách hàng đến những quán cà phê hợp tác với chúng ta để chúng ta hỗ trợ họ. Lợi nhuận của chúng ta không thu từ bán nước giải khát cho khách hàng …, mà thu từ việc hỗ trợ khách hàng khởi nghiệp sao cho tốt.

Sẽ có một câu hỏi: Vậy Yanartas không tạo ra môi trường để các thành viên đến đây tương tác với nhau sao? Xin thưa với bạn là: Chúng ta đến Yanartas để khởi nghiệp, làm việc, không phải đến Yanartas để chơi. Ở những không gian làm việc chung khác, họ để người gia nhập tự “bơi” đi tìm người phù hợp để bàn luận về công việc, sở thích, khiến cho không gian làm việc chung có thể bị xáo trộn; còn Yanartas thì không. Khi gia nhập Yanartas bạn sẽ phải cho Yanartas biết những thông tin về bản thân và yêu cầu của bạn. Từ những thông tin và yêu cầu này, Yanartas sẽ tổ chức các buổi để những người cùng chung quan điểm, sở thích … giao lưu với nhau. Trong buổi giao lưu đó sẽ có các chuyên gia, doanh nghiệp, nhà đầu tư cho bạn lời khuyên, thậm chí bỏ tiền ra đầu tư cho dự án của bạn. Nghĩa là, khi đến với Yanartas hiệu suất làm việc của bạn sẽ tăng lên gấp hàng trăm lần. Sẽ có rất nhiều người lắng nghe, giúp đỡ … bạn. Sự nghiệp của bạn sẽ tiến rất nhanh. Đây mới đúng là môi trường làm việc đích thực!

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 26 [email protected]

I.4. Mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng: Sau đây là một số lợi ích mà Yanatas mang lại cho khách hàng: + Phát triển quan hệ xã hội: Đối với người khởi nghiệp mà nói thì phát

triển quan hệ xã hội vô cùng quan trọng bởi nó là nền tảng để họ đạt được mục đích, thế nhưng hầu hết người khởi nghiệp lại thiếu và yếu về quan hệ xã hội. Theo tôi, đây là một trong những lợi ích rất quan trọng mà Yanartas mang lại cho khách hàng.

+ Phát triển kĩ năng tương tác: Song song với việc phát triển quan hệ xã hội thì việc phát triển kĩ năng tương tác với người khác cũng trở nên vô cùng quan trọng. Phần lớn thành công của chúng ta phụ thuộc vào khả năng chúng ta tương tác với người khác như thế nào. Vấn đề này tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất phức tạp, nếu không có tri thức và rèn luyện khó đạt đến cảnh giới cao siêu. Những người gia nhập Yanartas vừa được tương tác với người khác gián tiếp qua trang Yanartas hoặc Facebook của họ, vừa được tương tác trực tiếp qua những buổi giao lưu Yanartas tổ chức.

+ Có thêm động lực làm việc: Mặc dù những người khởi nghiệp luôn nung nấu trong tim một ngọn lửa, nhưng họ rất cần duy trì ngọn lửa ấy cháy sáng mãi. Khi gia nhập Yanartas bạn sẽ được tiếp thêm tinh thần, sức lực … bởi một cộng đồng lớn cùng chung chí hướng. Bạn sẽ được động viên, tư vấn, hướng dẫn … vượt qua những trở ngại tưởng chừng như không thể vượt qua được. Thậm chí nếu dự án mà bạn đang theo đuổi hay sẽ có người hợp tác, tài trợ … giúp bạn đạt được mục đích của mình.

+ Tiết kiệm chi phí đầu tư: Tiết kiệm chi phí đầu tư là một lợi ích không thể chối cãi khi gia nhập Yanartas. Nếu như khởi nghiệp một mình, bạn phải bỏ tiền đầu tư cho mọi thứ từ A – Z, nhưng khi tham gia Yanartas bạn sẽ được chia sẻ chi phí đầu tư với nhiều thành viên khác cùng chung mục đích.

+ Dễ dàng tìm kiếm cơ hội: Bạn muốn trở thành một doanh nhân thành đạt nhưng bạn lại không muốn mở rộng giao tiếp thì bạn sẽ tìm kiếm cơ hội ở đâu? Không bằng cách này thì cách kia, không trên mạng thì ngoài đời, nhất định phải có giao tiếp thì cơ hội mới nảy sinh. Trong thời đại của chúng ta, việc mở rộng giao tiếp trên mạng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi internet sẽ giúp bạn mở rộng giao tiếp không biên giới, giúp bạn đạt được mục tiêu như thu hút đầu tư, tìm kiếm nhân tài, trao đổi mua bán, cộng tác làm ăn … Gia nhập Yanartas là bạn gia nhập vào môi trường của những người khởi nghiệp, điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm ra thứ mà mình muốn.

+ Học hỏi được nhiều kinh nghiệm: Khi muốn biết về điều gì đó liên quan đến khởi nghiệp mà mình chưa trải qua bạn sẽ học hỏi ở đâu? Khi gia nhập Yanartas bạn sẽ chia sẻ những điều bạn đang lo lắng để nhận được sự giúp đỡ từ cộng đồng. Họ có thể cho ý kiến trên trang Yanartas hoặc gặp gỡ trao đổi trực tiếp với bạn, bởi trong môi trường Yanartas có nhiều người tài giỏi với nhiều kinh nghiệm, hiểu biết khác nhau. Bằng cách lắng nghe ý kiến của mọi người rồi sửa đổi theo những lời khuyên đúng bạn có thể tránh được những sai lầm đáng tiếc.

+ Huy động được nhiều nguồn lực: “Một cây làm chẳng nên non; ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Một mình bạn chắc chắn không thể nào gánh vác được một sự nghiệp to lớn, bạn cần huy động nguồn lực từ nhiều cá nhân, tổ chức khác,

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 27 [email protected]

bạn cần mọi người chung tay với bạn để giải quyết một vấn đề nào đó … Đôi khi hành trình của người khởi nghiệp rất đơn độc, đặc biệt là khi bạn cần thu thập tất cả mọi thứ bằng chính sức lực của mình. Đó là một hành trình đầy cam go có thể ảnh hưởng khá tiêu cực lên người sáng lập. Không nhiều người hiểu những qui trình của một doanh nghiệp và những trở ngại mà bạn phải trải qua. Đó chính là lí do bạn nên tìm đến Yanartas để có được sức mạnh to lớn từ đoàn kết.

+ Tăng thu nhập cho cá nhân: Đối với những người mới manh nha khởi nghiệp khi tham gia Yanartas sẽ thu được rất nhiều lợi ích. Có thể kể như: Mối quan hệ xã hội, kĩ năng tương tác sẽ cải thiện; được học hỏi, chia sẻ nhiều hơn từ các bậc đi trước … Điều quan trọng là họ có thể có nhiều cơ hội việc làm, hợp tác với ai đó để tăng thu nhập cho cá nhân. Yanartas không chỉ là điểm đến của những người khởi nghiệp mà còn là lựa chọn thông minh của những người muốn khởi nghiệp, tìm kiếm cơ hội việc làm …

+ Có thêm nhiều tiện ích khác: Một mình Yanartas thì không thể nhưng khi có một lượng lớn người tham gia Yanartas thì có thể. Thông qua sức mạnh cộng đồng, Yanartas sẽ thương lượng với những nơi sẽ cung cấp dịch vụ, sản phẩm, trang thiết bị … cho những người khởi nghiệp hạ giá thành cung cấp xuống mức thấp nhất giúp cho công cuộc khởi nghiệp của bạn suôn sẻ hơn.

Ngoài ra, khi gia nhập Yanartas bạn còn có thêm nhiều cơ hội giao lưu kết bạn, học tập, vui chơi … Đây là một môi trường bổ ích chuyên dành cho những người khởi nghiệp.

I.5. Đạt lợi nhuận chủ đầu tư kì vọng: Muốn đầu tư hoặc chọn bất cứ dự án nào để khởi nghiệp vấn đề chúng ta

quan tâm trước tiên là lợi nhuận dự án đem lại như thế nào. Tôi thấy một số người viết dự án hay phóng đại hoặc tưởng tượng thái quá về kết quả dự án đem lại, điều này thật sự không tốt vì thực tế thường phũ phàng. Riêng bản thân tôi, tôi luôn đánh giá kết quả mà dự án có thể đạt được ở mức thấp nhất.

Trong chừng mực nào đó bạn khó có thể đưa ra kết luận chính xác về dự án Yanartas khi mới đọc đến mục này vì còn những phần quan trọng hơn tôi chưa trình bày. Ở đây tôi chỉ có thể nêu ra những điểm chính giúp bạn có cái nhìn bao quát về dự án Yanartas:

+ Loại hình kinh doanh dự án triển khai: Chúng ta sẽ cung cấp dịch vụ cho những người khởi nghiệp, kết nối nhu cầu của những người khởi nghiệp lại với nhau. Trong quá trình kinh doanh có thể chúng ta sẽ buôn bán những sản phẩm nào đó nhưng không phải là nhiệm vụ chính của chúng ta. Sản phẩm của chúng ta chính là các “tài nguyên” mà chúng ta sẽ cung cấp cho người khởi nghiệp. Để có các “tài nguyên” này chúng ta phải bỏ tiền ra mua hoặc tự mình “sản xuất” nhưng sẽ khai thác chúng rất lâu dài. Việc có thu hút nhiều người tham gia hay không hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng quảng bá và nguồn “tài nguyên” mà chúng ta có. Hoạt động quảng bá và nguồn “tài nguyên” của Yanartas càng hiệu quả thì càng nhiều người tìm đến Yanartas.

+ Cách thức mà Yanartas hoạt động: Không giống như những loại hình kinh doanh không gian làm việc chung khác là khởi đầu hoạt động đã phải bỏ tiền ra thuê mặt bằng, mua sắm trang thiết bị … rồi chờ người khởi nghiệp đến thuê, Yanartas

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 28 [email protected]

khởi đầu hoạt động của mình là một trang web thật hoành tráng với rất nhiều hạng mục hành động khác nhau. Ban đầu chúng ta sẽ không bỏ tiền ra thuê mặt bằng, mua trang thiết bị … để cho người khởi nghiệp thuê lại mà chỉ hợp tác với những nhà cung cấp các thứ đó; mảng kinh doanh chính của chúng ta là cung cấp dịch vụ khởi nghiệp chứ không phải thuê rồi cho thuê lại. Chính vì vậy, chúng ta sẽ không phải bỏ tiền ra thuê mặt bằng, mua trang thiết bị … Có thể sau này do nhu cầu quá lớn từ phía khách hàng, chúng ta sẽ có thuê mặt bằng, mua trang thiết bị …, nhưng các hoạt động này đều xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, có khả năng thu hồi vốn nhanh …, chứ không phải đầu tư ở thế bị động.

+ Nội dung và hình thức các hoạt động: Muốn thu hút được nhiều khách hàng, chúng ta phải chú trọng phát triển nội dung và hình thức các hoạt động sao cho thật chất lượng, phong phú. Càng chất lượng, phong phú thì càng lôi kéo được đông đảo người tham gia. Mỗi hoạt động phục vụ mỗi cá nhân chỉ thu về khoản lợi nhỏ nhưng nhiều hoạt động phục vụ nhiều cá nhân sẽ đem lại lợi nhuận khổng lồ cho dự án.

I.6. Loại hình kinh doanh xoay vòng vốn nhanh: Ở loại hình dịch vụ đồng vốn bỏ ra sẽ xoay vòng nhanh hơn loại hình sản

xuất. Tuy nhiên, mức độ xoay vòng vốn nhanh thế nào còn phụ thuộc vào năng lực người điều hành. Sau đây là những công việc cụ thể bạn cần làm để gia tăng tốc độ xoay vòng vốn:

+ Tích cực tìm kiếm nhiều khách hàng (ngay cả khi bạn chưa kinh doanh). Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin thì việc lợi dụng các trang mạng xã hội quảng bá cho hoạt động của mình là điều bạn cần phải chú trọng. Thông qua các trang trang mạng xã hội bạn sẽ tạo ra một hiệu ứng lan truyền tác động trực tiếp đến tâm lí tiêu dùng của những người có khả năng sử dụng dịch vụ/mua hàng của bạn. Hiệu quả cuối cùng của công việc này là bạn sẽ xây dựng được một “ảo giác” cho người dùng về sản phẩm/dịch vụ của mình.

Làm sao để có khách hàng? Đây có lẽ là mối quan tâm hàng đầu và lớn nhất đối với ai muốn bán cái gì đó. Trả lời câu hỏi này không phải là điều dễ dàng. Để có thể đưa ra những lời khuyên hữu ích, tôi đã huy động vốn tri thức của mình cũng như tham khảo nhiều ý kiến khác. Trong chừng mực nào đó tôi không thể trình bày tất cả các cách thức tìm kiếm khách hàng ra đây, bởi chúng chưa phù hợp. Một số cách thức chỉ có thể áp dụng cho loại sản phẩm/dịch vụ này mà không thể áp dụng cho loại sản phẩm/dịch vụ khác. Một số cách thức chỉ có thể sử dụng ở thời điểm này mà không thể sử dụng vào thời điểm khác. Một số cách thức chỉ có thể triển khai trong hoàn cảnh, điều kiện nào đó mà không thể áp dụng đại trà. Những gì tôi muốn trình bày ở đây được nhìn nhận ở phạm vi rộng lớn, sâu sắc hơn. Tôi muốn đơn giản hóa sự việc để đạt được hiệu quả bán hàng cao nhất. Tóm lại, để có khách hàng bạn nên áp dụng những gì tôi hướng dẫn cộng với những gì bạn nghĩ ra, học hỏi được cả trên sách vở lẫn thực tế.

- Trước tiên, để có khách hàng bạn nên chú ý gia tăng nội dung, hình thức sản phẩm/dịch vụ và cách thức bán hàng. Khi sản phẩm/dịch vụ ngày càng chất lượng, phong phú, đẹp mắt … thì càng có nhiều khách hàng, bởi vì chúng đã tự

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 29 [email protected]

quảng bá cho mình. Bạn cần coi trọng cả ba tiêu chí (nội dung, hình thức sản phẩm/dịch vụ và cách thức bán hàng) nếu muốn sự nghiệp của mình tiến xa hơn nữa.

- Thứ hai, khách hàng không ở đâu xa mà chính là những người gần gũi nhất với mình, như cha mẹ, anh em, bạn bè … Bạn nên nhớ rằng việc một sản phẩm/dịch vụ mới thâm nhập thành công vào thị trường hiện nay là điều vô cùng khó khăn. Hầu hết con người có tâm lí e ngại dùng những sản phẩm/dịch vụ mới. Điều này sẽ gây khó khăn cho công tác bán hàng. Đừng nản chí bởi bất cứ tòa lâu đài tráng lệ nào cũng đều phải bắt đầu từ viên gạch đầu tiên. Hãy lợi dụng những mối quen biết mình đang có để thuyết phục mọi người dùng thử. Ban đầu có chút rụt rè nhưng sau đó họ sẽ bị chinh phục bởi nội dung, hình thức sản phẩm/dịch vụ và cách thức bán hàng (ở đây có thể hiểu không đầy đủ là cung cách phục vụ). Trong chừng mực nào đó, bạn có thể khuyến mãi một số sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng dùng thử. Ở dự án Yanartas, bạn có thể miễn phí định hướng, tư vấn, giới thiệu … khởi nghiệp cho khách hàng.

- Cuối cùng, hãy làm mọi cách để người khác biết đến bạn. Bạn có thể lập một web riêng rồi viết bài, đăng hình ảnh lên trên đó. Bạn cũng có thể lợi dụng các trang web có sẵn để lập gian hàng hay giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của mình. Bạn có thể tham gia các hội chợ, nhờ người giới thiệu hay bán hàng giùm … Tóm lại, bạn phải làm mọi cách để có thể bán được hàng. Trong những cách này thì cách hiệu quả nhất ở thời điểm hiện nay là tấn công trực diện vào thị trường. Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh … mà bạn quyết định nên thuê mướn một mặt bằng qui mô ra sao, hay thuê người hoặc đích thân mình đi chào hàng … Trong tương lai thì phương thức bán hàng qua web sẽ là phương thức bán hàng có nhiều ưu điểm nhất. Chính vì vậy, cần phải có sự đầu tư nghiêm túc, lâu dài cho vấn đề này.

+ Học cách làm việc có kế hoạch. Trước khi làm bất cứ việc gì bạn phải lập kế hoạch, sau đó bám sát kế hoạch trong quá trình thực hiện. Kế hoạch là một tập hợp những hoạt động, công việc được xắp xếp theo trình tự nhất định để đạt được mục tiêu đã đề ra. Kế hoạch có thể là các chương trình hàng động hoặc bất kì danh sách, sơ đồ, bảng biểu được sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn, chia thành các giai đoạn, các bước thực hiện, có phân bổ nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể và xác định biện pháp, sự chuẩn bị, triển khai thực hiện nhằm đạt được mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra. Thông thường kế hoạch được hiểu như là một khoảng thời gian cho những dự định sẽ hành động và thông qua đó chúng ta hi vọng sẽ đạt được mục tiêu. Kế hoạch có thể được thực hiện một cách chính thức hoặc không chính thức, bằng văn bản, văn kiện hoặc bất thành văn, công khai minh bạch hoặc bí mật. Kế hoạch chính thức được phổ biến và áp dụng cho nhiều người.

Ở góc độ tổng thể, việc xây dựng kế hoạch có ý nghĩa quan trọng. Trên thực tế, có thể kế hoạch không hoàn toàn đúng, hoặc không khả thi nhưng không hoạch định gì thì cũng không được. Kế hoạch là tiêu chuẩn, là thước đo kết quả so với những gì đề ra. Kế hoạch dù có sai vẫn rất cần thiết, đặc biệt trong kinh doanh, nó là trọng tâm của hoạt động kinh doanh. Việc viết một kế hoạch kinh doanh là một bước quan trọng trong việc tạo nên nền tảng cho quá trình thực hiện mục tiêu có tính thực tế của doanh nghiệp.

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 30 [email protected]

Ở góc độ cá nhân, khi lập được kế hoạch thì tư duy quản lí sẽ có hệ thống hơn để có thể dự liệu được các tình huống sắp xảy ra. Phối hợp được mọi nguồn lực của cá nhân, tổ chức để tạo nên sức mạnh tổng hợp hướng đến mục tiêu cuối cùng. Đồng thời dễ dàng kiểm tra, giám sát hiệu quả việc thực hiện dự án của cá nhân. Đặc biệt khi có kế hoạch chi tiết, cụ thể nó sẽ giúp tránh được những việc bị động, đột xuất chen ngang làm mất thời gian của cá nhân. Một kế hoạch cụ thể, chi tiết và sự quyết tâm thực hiện sẽ giúp cá nhân chiến thắng bệnh trì hoãn nhằm đạt được thành công. Nếu kế hoạch được thực hiện nghiêm túc, nó sẽ tạo ra những tác động mạnh mẽ bất ngờ.

Lập kế hoạch hay lên kế hoạch, xây dựng kế hoạch, viết một bản kế hoạch cụ thể là khâu đầu tiên. Ngày nay, người ta dùng phương pháp 5W1H2C5M (why, what, where, when, who, how, control, check, man, money, material, machine và method) bao gồm các yếu tố sau:

Xác định mục tiêu, yêu cầu công việc: Khi xác định được yêu cầu, mục tiêu thì bạn sẽ luôn hướng trọng tâm các công việc vào mục tiêu và đánh giá hiệu quả cuối cùng.

Xác định nội dung công việc: Công việc đó là gì và các bước, công đoạn để thực hiện công việc đó. Cốt lõi của nội dung công việc là tác động vào đối tượng như thế nào thông qua việc xác định 3W (where, when, who). Trong đó:

Địa điểm, không gian thực hiện kế hoạch: Nơi bố trí, tập kết nguồn lực thực hiện kế hoạch.

Thời gian thực hiện kế hoạch: Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc, thời gian điều chỉnh. Cần xác định được mức độ khẩn cấp và mức độ quan trọng của từng công việc như công việc quan trọng và khẩn cấp, công việc không quan trọng nhưng khẩn cấp, công việc quan trọng nhưng không khẩn cấp, công việc không quan trọng và không khẩn cấp.

Chủ thể, đối tượng thực hiện kế hoạch: Gồm chủ thể thực hiện kế hoạch, chủ thể phối hợp, hỗ trợ thực hiện kế hoạch, chủ thể kiểm tra, giám sát, báo cáo thực hiện kế hoạch và chủ thể chịu trách nhiệm về kế hoạch. Cùng với việc lập kế hoạch cần phải theo dõi kế hoạch đã lập ra, nhất là đối với kế hoạch có sự tham gia của nhiều người, nhiều bộ phận thì phải có người theo dõi và kết nối nhiều đơn vị lại với nhau.

Xác định phương thức, cách thức tiến hành kế hoạch: Gồm tài liệu, cẩm nang hướng dẫn, chỉ dẫn thực hiện cho từng công việc, từng bước. Tiêu chuẩn của công việc, cách thức vận hành máy móc. Điều quan trọng là phải có dữ liệu, thông tin để xây dựng kế hoạch. Có thể là: Các công việc trong kế hoạch dài hạn trước đó, các công việc còn tồn cần phải giải quyết, các công việc mới phát sinh, giao thêm.

Xác định việc tổ chức thực hiện, phân bổ nguồn lực gồm: Xác định phương pháp kiểm soát và kiểm tra, đặc biệt là xác định được nguồn lực thực hiện gồm nguồn nhân lực, tài lực (tiền bạc), vật lực (nguyên liệu, hệ thống cung ứng, hệ thống máy móc, công nghệ), phương thức, phương pháp làm việc (những nguyên tắc, qui trình, qui cách tiến hành).

+ Cần chú trọng công tác điều hàng. Nghệ thuật kinh doanh là nghệ thuật luân chuyển đồng tiền sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Có thể hiểu theo cách khác là

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 31 [email protected]

phải làm sao cho đồng tiền chạy đến mình nhanh nhất, nhưng rời mình chậm nhất. Khi chi tiền mua nguyên vật liệu bạn phải hỏi mình những câu hỏi như “Bao giờ mình sẽ thu lại?”, “Có cách nào hoãn số tiền bỏ ra này lâu nhất không?” … để cân nhắc, tính toán sao cho thời gian tính từ lúc chi tiền ra đến khi thu về ngắn nhất, nhiều nhất. Khi bán hàng nên khuyến khích khách hàng đặt hàng trước bằng cách giảm giá bán, bởi việc chiếm dụng vốn của người khác cũng là một cách hay để làm lợi cho mình. Ở dự án Yanartas, bạn có thể yêu cầu khách hàng đăng kí trước các buổi giao lưu, khi nào đủ số lượng thành viên bạn mới thu tiền và tổ chức.

+ Cần gia tăng tốc độ bán hàng. Có nhiều cách làm cho sản phẩm tiêu thụ nhanh hơn, một trong các cách đó chính là tính toán số lượng đơn vị sản phẩm đóng gói bán ra chính xác (số lượng đơn vị đóng gói cần lớn nhất trong khả năng khách hàng có thể mua chúng), và làm sao cho khách hàng tiêu thụ sản phẩm nhanh nhất (ví dụ, khuyên khách hàng nên dùng sản phẩm trong ngày, ăn một lượng lớn loại thực phẩm nào đó để tăng cường sức khỏe …). Ở dự án Yanartas, bạn có thể giảm số tiền phí cho số lượng người đăng kí từ bao nhiêu đó trở lên.

I.7. Thị trường rộng lớn còn nhiều tiềm năng: Cộng đồng startup Việt Nam hiện tại có những điểm rất riêng so với những

cộng đồng khác trong khu vực, còn sự phát triển và độ nóng thì chẳng thua gì những nước khác. Anh Sơn Trần, CEO và người sáng lập của Tiki.vn đã chia sẻ rằng tốc độ phát triển của startup Việt đang dần tiến tới cao trào và sẽ không chậm lại cho tới năm 2015 hoặc 2016.

Một số điểm đặc biệt của startup Việt như sau: Thứ nhất, về số lượng. Số lượng doanh nghiệp trong năm 2013 tăng khá

nhanh. Sau đây là một ví dụ: Số lượng doanh nghiệp mới đang trên đà tăng: Trong bài phát biểu tại sự kiện TIGERS@Mekong vào đầu tháng 9 vừa qua, ông Nguyễn Hoa Cương, phó cục trưởng Cục phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã lưu ý rằng số lượng doanh nghiệp đăng kí mới đã giảm từ năm 2010 chính là minh chứng cho sự sụt giảm về kinh tế của nước ta. Tuy nhiên, năm 2013 đã chứng kiến một sự tăng đáng kể so với năm trước. Tính tới giữa năm 2013 đã có 39,000 doanh nghiệp đăng kí thành lập so với con số 69,874 doanh nghiệp đăng kí cả năm 2012. Những con số này chứng tỏ rằng nền kinh tế đang có chuyển biến đi lên.

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 32 [email protected]

Việt Nam dẫn đầu khu vực về lượng đầu tư vào cũng như lượng rút vốn ra, đã có 5 thương vụ hoàn thành và hơn 15 thương vụ đầu tư công nghệ tính từ tháng 1/2013. Điều này chứng tỏ, nhà đầu tư thấy được triển vọng của Việt Nam và giới startup Việt ngày càng phát triển.

Thứ hai, về tính chất. Tâm lí hăng hái và khao khát trong bối cảnh hậu chiến tranh. Từ khi mở cửa và bắt đầu phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 1989, sự phát triển không ngừng của Việt Nam đã kéo đất nước vượt ra khỏi mức nghèo đói vào năm 2008 và chứng kiến mức tăng trưởng GDP đáng mong đợi. Một trong những lực đẩy của nền kinh tế không gì khác ngoài những doanh nghiệp trẻ. Sự tăng trưởng dữ dội cũng như sức cạnh tranh đến từ những gian khổ, nghèo đói và từ kinh nghiệm của những thế hệ đi trước đã được truyền lại cho ngày nay. Tâm lí này đã tạo nên một thị trường đầy tiềm năng chưa ai khai phá và những cơ hội dành cho người biết nắm bắt.

Những con người khôn khéo: Người ta thường nói “Ở Việt Nam số bộ luật bằng với số vấn đề của đất nước, mà người Việt thì chỉ thích theo luật rừng mà thôi”. Nói một cách dễ hiểu thì các doanh nghiệp vẫn cứ mọc lên như nấm mặc cho có cả đống rào cản trong hệ thống luật pháp, các công ty Việt Nam vẫn phát triển thành những tập đoàn lớn. Điều này vượt ra ngoài tâm lí thực tế về kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trên thế giới.

“Người Việt vốn là những nhà kinh doanh bẩm sinh”, chúng ta thường nghe câu nói này khi ở Việt Nam. Người Việt thường mở những cửa hàng kinh doanh gia đình. Nếu như một cửa hàng giày khai trương trên một tuyến phố thì chắc hẳn vài tháng sau sẽ có thêm vài cửa hàng cạnh tranh với nó. Mặc dù suy nghĩ kiếm tiến của nhiều doanh nhân bị coi là tham lam, nhưng nó vẫn biểu thị một tinh thần ham học hỏi kinh doanh.

Thứ 3, về lịch sử. Sự phân tán của người Việt trên thế giới: Do chiến tranh suốt nhiều thập kỉ, nhiều người Việt đã sống và làm việc tại nước ngoài. Khi họ nhìn thấy được tiềm năng của thị trường trong nước hoặc kết hợp với doanh nghiệp Việt, chúng ta cũng nhận được rất nhiều lợi ích. Nhommua.com, một trong những trang web có lượng mua bán lớn nhất vào khoảng từ năm 2011 – 2012 là minh chứng điển hình cho sự hợp tác giữa một nhóm nhà đầu tư nước ngoài và Việt kiều.

Và điều cuối cùng, cộng đồng đang trên đà phát triển. Nhiều sự kiện khu vực và quốc tế được tổ chức: Số lượng sự kiện của Việt Nam tăng rất nhanh với những cuộc thi như hackathons và những hội nghị. Hội nghị khu vực thì ta có StartMeUp, quốc tế thì ta có DEMO ASEAN. Điều này chứng tỏ sự quan tâm của không chỉ cộng đồng trong nước mà từ cả những thị trường phát triển trên thế giới.

Nhiều nhà lãnh đạo hơn bạn nghĩ. Có những người như ông Tài người sáng lập kiêm CEO của socbay, công ty công nghệ điện thoại thành công nhất của Việt Nam, là một trong những giám đốc hiếm khi nào công bố hướng đi hay số tiền đầu tư họ nhận được, không có nghĩa là họ không có. Và nó khiến cho không khí thị trường càng cạnh tranh hơn và họ cũng là những nguồn nhân tài cần được khai thác.

Mối quan hệ thành công: Từ lâu Việt Nam đã không phải là một thị trường dễ xâm nhập như những nước xung quanh. Nhưng với một mạng lưới kết nối giữa hai thành phố lớn nhất Việt Nam và vượt qua vài rào cản luật pháp là đã có thể vào

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 33 [email protected]

được thị trường này. McDonald, một ví dụ cho việc xâm nhập thành công vào một thị trường khó tính như Việt Nam thông qua mạng lưới quan hệ, và cả những tập đoàn khác như Samsung, Nokia, Rocket Internet, Microsoft …

Cộng đồng khởi nghiệp được hỗ trợ bằng nhiều cách như nơi làm việc, website thư mục, sự kiện, và chương trình phù hợp. Nếu những sự hỗ trợ này tiếp tục được duy trì và phát triển thì tới cuối năm nay chúng ta sẽ được chứng kiến một cộng đồng startup phát triển và vững chắc, nơi mà các doanh nghiệp mới dễ dàng nhận được đầu tư hay có được lượng người dùng đáng kể.

Một lượng lớn người trẻ được đào tạo ở nước ngoài và sau đó quay trở về Việt Nam bắt đầu sự nghiệp. Họ hiểu được thị trường quốc tế và áp dụng kinh nghiệm vào nền kinh tế Việt Nam.

I.8. Lực lượng lao động đông đảo, giá rẻ: Tính đến 1/4/2011, dân số Việt Nam là 87.610.947 người, trong đó dân số

thành thị chiếm 30,6%, dân số nông thôn chiếm 69,4%; nam có 43.347.731 người (chiếm 49,5%), nữ có 44.263.216 người (chiếm 50,5%). Vùng Đồng Bằng Sông Hồng có qui mô dân số lớn nhất, tiếp đến là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; Tây Nguyên là vùng có qui mô dân số ít nhất.

Trung bình mỗi năm, dân số Việt Nam tăng gần một triệu người và cũng có khoảng một triệu người gia nhập lực lượng lao động, điều này tạo ra áp lực khá lớn cho vấn đề tạo công ăn việc làm cho người lao động. Cơ cấu dân số Việt Nam thuộc nhóm “cơ cấu dân số trẻ”, số người thuộc nhóm dưới tuổi lao động chiếm 31,8%, trong đó nhóm dưới 15 tuổi, chiếm 24,1 %.

Cơ cấu dân số chia theo giới tính và nhóm tuổi.

Nhóm tuổi Tổng số Nam Nữ

Tổng số 100,0 100,0 100,0 0-4 8,0 8,5 7,5 5-9 7,9 8,3 7,4

10-14 8,2 8,6 7,7 15-19 9,2 9,5 8,8 20-24 8,5 8,6 8,4 25-29 8,5 8,6 8,5 30-34 7,9 7,9 7,8 35-39 7,6 7,7 7,5 40-44 7,3 7,2 7,3 45-49 6,8 6,8 6,7 50-54 6,2 5,9 6,5 55-59 4,2 4,1 4,4 60-64 2,8 2,7 3,2

65 trở lên 6,9 5,6 8,3 Nguồn điều tra biến động dân số - KHHGD 01/04/2011, Tổng cục thống kê.

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 34 [email protected]

Tháp dân số Việt Nam theo nhóm tuổi, 2011.

Nguồn điều tra biến động dân số - KHHGD 01/04/2011, Tổng cục thống kê. Trong số dân số từ 15 tuổi trở lên, số chưa tốt nghiệp tiểu học và mù chữ

chiếm 17,27%. Trình độ học vấn của dân số từ 15 tuổi trở lên có sự chênh lệch đáng kể giữa nam và nữ, giữa thành thị và nông thôn trong các cấp độ học vấn, ở trình độ học vấn càng cao, sự chênh lệch càng nhiều.

LLLĐ trong độ tuổi lao động: Nam từ 15 - 60 tuổi, nữ từ 15 - 55 tuổi. LLLĐ bao gồm những người đang có việc làm và những người thất nghiệp. Tính đến thời điểm 1/7/2011, Việt Nam có 51.326 nghìn người từ 15 tuổi trở lên thuộc LLLĐ, chiếm 58,4% tổng dân số, trong đó nữ 48,3% và nam chiếm 51,7%. LLLĐ chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn (71,5%).

LLLĐ phân theo thành thị/nông thôn và vùng kinh tế - xã hội.

Nơi cư trú/ Vùng kinh tế - xã hội LLLĐ Tỉ lệ (%)

(1.000 người) Tổng số Nam Nữ Cả nước 51.326 100,0 100,0 100,0 Thành thị 14.643 28,5 28,6 28,4 Nông thôn 36.683 71,5 71,4 71,6

Vùng kinh tế - xã hội Trung Du và Miền núi phía Bắc 7.076 13,8 13,4 14,2

Đồng Bằng Sông Hồng 11.371 22,2 21,5 22,8 Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung 11.092 21,6 21,2 22,0

Tây Nguyên 3.068 6,0 6,0 6,0 Đông Nam Bộ 8.398 16,3 16,7 16,0

Đồng Bằng Sông Cửu Long 10.32 20,1 21,2 19,0 Nguồn báo cáo điều tra lao động - việc làm 6 tháng đầu năm 2011, Tổng cục

thống kê.

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 35 [email protected]

LLLĐ tập trung chủ yếu ở 3 vùng là Đồng Bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ; Duyên Hải Miền Trung; Đồng Bằng Sông Cửu Long. Như vậy, khu vực nông thôn và ba vùng kinh tế - xã hội này là những nơi cần có các chương trình khai thác nguồn lực lao động, đào tạo nghề và tạo việc làm trong những năm tới.

Tỉ lệ tham gia LLLĐ của dân số từ 15 tuổi trở lên là 76,5%. Tỉ lệ tham gia LLLĐ chênh lệch đáng kể giữa nam và nữ (81,3% của nam so với 72,0% của nữ), và không đồng đều giữa các vùng.

Trong khi tỉ lệ tham gia LLLĐ cao nhất ở hai vùng miền núi là Trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên (84,2% và 83,4%), thì tỉ lệ này lại khá thấp ở các vùng khác (khoảng 75 - 77%). Có khoảng 14% LLLĐ chưa tốt nghiệp tiểu học, trong đó có 4% chưa bao giờ đi học (mù chữ).

LLLĐ chia theo thành thị/nông thôn và trình độ học vấn năm 2010.

Chung Thành thị Nông thôn □ KXĐ 0.22 0.18 0.23 □ Đại học trở lên 5.67 15.52 1.92 □ Cao đẳng 1.65 2.79 1.21 □ Cao đẳng nghề 0.3 0.56 0.2 □ Trung cấp chuyên nghiệp 3.42 5.63 2.57 □ Trung cấp nghề 1.69 3.17 1.13 □ Trung học phổ thông 12.78 18.84 10.46 □ Sơ cấp nghề 1.95 3.16 1.49 □ Trung học cơ sở 32.61 25.23 35.42 □ Tiểu học 24.39 17.27 27.11 □ Chưa tốt nghiệp Tiểu học 11.32 6.23 13.26 □ Chưa đi học 4.01 1.42 5

Nguồn điều tra lao động - việc làm năm 2010, Tổng cục thống kê.

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 36 [email protected]

Theo số liệu điều tra, từ năm 1999 - 2009, dân số Việt Nam tăng thêm 9,523 triệu người, bình quân mỗi năm tăng 952.000 người.

Có 3 tỉnh, thành phố có qui mô dân số lớn hơn 3 triệu người, đó là: TP.HCM với 7,163 triệu người, Hà Nội 6,452 triệu người và Thanh Hoá là 3,401 triệu người. Năm tỉnh có dân số dưới 500.000 người là: Bắc Cạn, Điện Biên, Lai Châu, Kon Tum và Đắc Nông.

Tính đến ngày 01.04.2009, tổng số dân của Việt Nam là 85.846.997 người, bao gồm 42.413.143 nam (chiếm 49,4%) và 43.433.854 nữ (chiếm 50,6%). Kết quả điều tra cũng phản ánh một thực tế, dân số thành thị đang tăng nhanh. Cụ thể, dân cư ở khu vực thành thị là 25.436.896 người, chiếm 29,6% tổng dân số cả nước, trong khi dân số nông thôn là 60.410.101 người, chiếm 70,4%.

Theo số liệu thống kê, tốc độ tăng dân số trung bình ở thành thị là 3,4% mỗi năm, trong khi ở khu vực nông thôn chỉ là 0,4% mỗi năm. Cơ cấu dân số theo tuổi cũng có sự thay đổi theo hướng tích cực. Tỉ trọng dân số dưới 15 tuổi giảm từ 33,1% năm 1999 xuống còn 24,5% vào năm 2009. Ngược lại, tỉ trọng dân số trong nhóm tuổi 15 - 64 là nhóm tuổi chủ lực của lực lượng lao động tăng từ 61,1% lên 69,1%. Chính vì cơ cấu dân số thay đổi như vậy, nên cả nước đã có 43,9 triệu người trong độ tuổi lao động đang làm việc, chiếm 51,2% dân số; trong đó thành thị có 12,0 triệu lao động, nông thôn có 31,9 triệu lao động; lao động nữ chiếm 46,6%.

Nếu theo tỉ trọng như vậy thì Việt Nam đang ở trong giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”, vì đang có ưu thế rất lớn về lực lượng lao động, là lợi thế rất lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Theo dự tính của Tổng cục thống kê thì cơ cấu này sẽ còn kéo dài từ 30 đến 50 năm nữa. Tuy nhiên, theo ông Đỗ Thức - quyền Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê, dân cư thành thị tăng nhanh chóng đang gây áp lực đảm bảo các điều kiện sống cho người nhập cư như nhà ở, việc làm, giáo dục, y tế, qui hoạch đô thị và môi trường.

Kết quả điều tra về nhà ở đã cho thấy, số hộ gia đình có nhà ở, nhà kiên cố chiếm 46,3%, nhà bán kiên cố chiếm 37,9%, nhà thiếu kiên cố chiếm 8,0% và nhà đơn sơ chiếm 7,8%. Tỉ trọng hộ gia đình có nhà ở với diện tích sử dụng dưới 15 m2 sau 10 năm qua tăng không đáng kể. Năm 1999 có 2,2% số hộ gia đình đang sinh hoạt trong diện tích nhà ở chật hẹp dưới 15 m2 và đến năm 2009 tỉ lệ này là 2,4%. Trong khi đó, số hộ gia đình sử dụng diện tích nhà ở rộng hơn 60 m2 đã tăng từ 24,2% trong năm 1999 lên 51,5% trong năm 2009. Hiện diện tích nhà ở bình quân đầu người trung bình của cả nước đang ở mức 16,7 m2/người. Trong đó, khu vực thành thị là 19,2 m2/người và ở nông thôn là 15,7 m2/người.

Trong lĩnh vực giáo dục, tỉ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên đã tăng từ 90,3% của năm 1999 lên 94,0% năm 2009. Trong số 19,2 triệu người trở lên đang đi học có 87,6% đang theo học các bậc học phổ thông, 2,7% đang theo học nghề, 3,2% đang theo học cao đẳng và 6,6% đã theo học đại học trở lên.

Khi dự án triển khai vào thực tế sẽ cần một lực lượng lao động lớn (chủ yếu là lực lượng lao động trình độ thấp). Mà điều này Việt Nam có thể đáp ứng tốt.

I.9. Qui mô có thể mở rộng không ngừng: Nhìn vào sơ đồ hoạt động của dự án Yanartas ở dưới bạn có thể thấy dự án

Yanartas có thể mở rộng qui mô không ngừng.

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 37 [email protected]

Sơ đồ hoạt động của dự án Yanartas. Trụ sở chính: Ban đầu có thể chỉ thành lập trên web, nhưng sau này sẽ có

một địa chỉ liên lạc ngoài thực tế. Chúng ta có thể lập nhiều trang web (không nhất thiết là một trang), nhưng sẽ có 1 – 2 trang web chính.

Các hoạt động triển khai: Từ trụ sở chính chúng ta sẽ triển khai nhiều hoạt động dành cho người khởi nghiệp. Ví dụ, các khóa học về thủ tục thành lập doanh nghiệp, các tour du lịch tham quan mô hình kinh doanh thực tế … Càng có nhiều hoạt động được triển khai thì càng thu hút khách hàng tham gia vào Yanartas. Việc sáng tạo ra những hoạt động, triển khai chúng như thế nào … hoàn toàn phụ thuộc vào tài năng của người điều hành Yanartas.

Đối tượng, khu vực triển khai: Mỗi hoạt động được thiết kế ra nhằm vào một đối tượng, khu vực đặc thù. Chính vì vậy, bạn không thể áp dụng rập khuôn hoạt động của dự án cho mọi đối tượng, khu vực khác nhau. Đây cũng chính là nguyên nhân làm những mô hình kinh doanh không gian làm việc chung thất bại.

I.10. Rủi ro thấp trong quá trình làm giàu: Mô hình Yanartas có độ rủi ro rất thấp trong kinh doanh. Vì sao? Chi phí lớn nhất mà Yanartas bỏ ra đầu tư chính là quảng bá, “tài nguyên” để

Yanartas có thể hoạt động trơn tru. Chi phí quảng bá sẽ không lớn do chúng ta có thể lợi dụng sự phát triển của internet; còn chi phí dành cho “tài nguyên” thì có thể được cắt giảm một phần do chủ đầu tư có thể tự thực hiện và cách đầu tư (không đầu tư ồ ạt). Tóm lại, chi phí đầu tư mà Yanartas bỏ ra là thấp và kéo dài trong khi đó nguồn lợi nhuận đến có thể rất nhanh và lớn. Rủi ro là điều bất cứ dự án nào cũng phải gánh chịu cho nên điều chúng ta quan tâm là rủi ro như thế nào, ở mức độ bao nhiêu ... Để hạn chế rủi ro bạn cần cố gắng kiểm soát chi phí. Trong quá trình kinh doanh bạn cần có tầm nhìn sâu rộng, tiến hành đồng loạt nhiều hoạt động để dự án phát triển (đừng tiến hành riêng lẻ từng hoạt động). Hoạt động nào cần tiến hành trước, tiến hành mỗi hoạt động ở mức độ bao nhiêu … cần phân tích tỉ mỉ trước khi ra quyết định để đảm bảo tính chuẩn xác. Có thể nói đối với dự án này nếu đầu tư đúng mức khi công việc chuẩn bị hoàn tất sẽ sớm có khách hàng. Để lập nên đại nghiệp bạn cần làm cho cả bộ máy hoạt động nhịp nhàng, do đó không được nóng vội làm ẩu, làm bừa.

II. Mô tả dự án: II.1. Loại hình:

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 38 [email protected]

Yanartas là một dự án hỗ trợ, đầu tư, hợp tác với những người khởi nghiệp. Loại hình kinh doanh chính của dự án là dịch vụ, có thể buôn bán một số mặt hàng về sau này. Ban đầu dự án sẽ giao tiếp với khách hàng qua web và văn phòng đại diện (có thể), nhưng sau này sẽ xây dựng một nơi lí tưởng hơn để thực hiện mục đích của mình khi điều kiện cho phép. “Sản phẩm” của dự án được chia làm hai loại: “Phần mềm” và “phần cứng”. “Phần mềm” chính là thông tin, kiến thức …; “phần cứng” chính là dụng cụ, máy móc, thiết bị … Dự án sẽ hợp tác với nhiều cá nhân, tổ chức để đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.

Về mô hình tổ chức:

Mô hình tổ chức của dự án Yanartas. Ở mô hình tổ chức ở trên, vòng tròn màu đỏ tượng trưng cho website

Yanartas, vòng tròn màu xanh dương tượng trưng cho văn phòng đại diện của Yanartas ngoài thực tế. Vòng tròn màu xanh dương nhỏ hơn vòng tròn màu đỏ hàm ý là phạm vi hoạt động của website lớn hơn phạm vi hoạt động của văn phòng đại diện (hoặc số website nhiều hơn văn phòng đại diện).

Khi có khách hàng liên hệ với Yanartas, nếu tự mình đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì Yanartas đáp ứng luôn không thông qua đối tác, nếu không thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì Yanartas sẽ nhờ đến sự trợ giúp từ phía đối tác. Điều này cũng có nghĩa: Có khách hàng rồi Yanartas mới đáp ứng và khi đáp ứng thì sẽ tự mình đáp ứng trước tiên.

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 39 [email protected]

Về vấn đề chữ tín (thương hiệu): Tín là chữ gốc Hán đã được Việt hóa từ lâu. Theo chiết tự, “cấu tạo” của chữ tín gồm:

- Bên trái là chữ nhân đứng, nghĩa là người. - Bên phải là chữ ngôn: Chữ ngôn gồm chữ nhị ở trên, chữ khẩu ở dưới, ngụ

ý tuy “hai miệng” nhưng có “một lời”, trước sau như một, không thiên lệch, không thay đổi. Suy rộng ra, chữ tín là để chỉ niềm tin, đức tin ... mà ai cũng phải nghiêm túc giữ gìn và làm theo. Trong truyện Kiều, khi Kim Trọng và Thúy Kiều thề thốt có câu “Đinh ninh hai miệng một lời song song” là để dặn nhau thủy chung như nhất, giữ lấy niềm tin suốt đời.

Chữ tín có vai trò “sống còn” đối với mỗi người, mỗi cơ quan, mỗi địa phương và cả quốc gia. Đạo Nho quan niệm: Người quân tử nhất định phải có Ngũ thường gồm: Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín. Trong đó, nhân là lòng yêu thương đối với muôn loài; nghĩa là cách cư xử với mọi người công bình theo lẽ phải; lễ là sự tôn trọng, hòa nhã khi cư xử với mọi người; trí là sự thông hiểu lí lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai; tín là giữ đúng lời, đáng tin cậy. “Nhân bất tín bất lập” (người không có tín thì không thể tồn tại). Chữ tín coi như bảo bối của quốc gia (tín vi quốc chi bảo). Ai trị vì đất nước thì phải giữ bằng được bảo bối là chữ tín. Người bội tín nói lời rồi lại nuốt lời, tiền hậu bất nhất ... thì bản thân sẽ bị cô lập, cơ quan sẽ mất tín nhiệm, làm gì nói gì cũng không có người tin nữa (nhất sự bất tín, vạn sự bất tin). Trong văn hoá giao tiếp, người ta quan niệm: Mất gì thì mất đừng để mất lòng tin, bởi vì mất của cải, mất thời gian là mất rất nhiều nhưng mất lòng tin là mất tất cả.

Chữ tín còn được ghép với nhiều từ khác để làm rộng khái niệm: Tin và giao nhiệm vụ gọi là “Tín nhiệm”, tin và dùng gọi là “Tín dụng”, tin vào việc phải gọi là “Tín nghĩa”.

Chữ tín thể hiện niềm tin của người khác đối với doanh nghiệp. Vũ khí bí mật của mọi doanh nghiệp tuy khác nhau nhưng đều nằm chung ở chữ tín. Đó là bán giá phải chăng, cân đong đầy đủ, có sao nói vậy, chất lượng phù hợp, hứa thế nào thực hiện thế nấy … Chữ tín xây dựng hàng chục năm nếu bị mất đi thì hàng trăm năm khó lấy lại được. Nói như vậy hơi quá nhưng sự thật là vậy, chữ tín không phải là cái đem ra rao bán, trao đổi hay đấu giá mà nó phải được truyền tụng, đào tạo, hướng dẫn, thực hiện, và đánh giá. Thị trường càng tự do thì chữ tín càng được coi trọng vì quá nhiều hàng hóa đáng mua nhưng khách hàng chỉ chọn sản phẩm/dịch vụ có “uy tín”.

Chữ tín gắn với mọi hành xử trong xã hội vì đây là hành vi văn hóa. Giữa cha mẹ và con cái, chồng và vợ, thầy cô và học trò, chính quyền và nhân dân, doanh nhân và khách hàng ... Chữ tín gắn kết mọi người lại với nhau, ràng buộc họ vào các mối quan hệ lành mạnh. Nếu không có chữ tín, mọi quan hệ xã hội sẽ bị xóa bỏ khi đó hận thù, tức giận, bạo động, chiến tranh ... xảy ra khó mà dập tắt. Quyền lực mang tính tương đối nhưng chữ tín mang tính tuyệt đối. Ngàn lời nói bông đùa ai cũng nói được nhưng một lời nói ra có uy tín không phải dễ. Ông bà ta có dạy phải uốn bảy tấc lưỡi trước khi nói. Nếu thấy có khả năng mới hứa, không có khả năng thì đừng hứa. Doanh nhân phải cần mẫn và khéo léo trong việc xây dựng chữ tín, không xem chữ tín là trò đùa mà phải tích cực xây dựng nó mọi lúc, mọi nơi để sự nghiệp phát triển. Chữ tín cần thiết như không khí để thở.

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 40 [email protected]

Nhiều lần yêu cầu khách hàng có thái độ “thông cảm” với doanh nghiệp sẽ làm giảm uy tín. Cam kết đưa ra phải được thực hiện, mỗi nghiệp vụ kinh doanh đều phục vụ cho việc giữ chữ tín, mỗi lời nói là một lời hứa phải thực hiện bằng được. Cam kết kèm theo chứng minh, không nói suôn. Luôn giữ lời tạo thành thói quen tốt. Thất hứa có thể trở thành thói quen xấu, nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến uy tín và tạo ra kiểu hành xử không lành mạnh. Một khi đánh mất uy tín khó lòng gầy dựng lại được.

Chữ tín là một thương hiệu ngầm và công sức xây dựng thương hiệu này tốn kém nhiều nhất. Các công ty cạnh tranh nhau nhờ chữ tín, được hay mất cũng nhờ chữ tín, phát triển hay ì ạch cũng nhờ chữ tín. Khách hàng đến mua sản phẩm/dịch vụ giống như mua chữ tín, họ tin vào doanh nghiệp mới ra quyết định mua hàng. Mọi người phải tham gia vào quá trình xây dựng chữ tín cho doanh nghiệp bao gồm mọi thành viên từ giám đốc đến nhân viên, từ hội sở đến chi nhánh, từ cấp cao đến cấp thấp, từ người trẻ đến người già. Năng lực nội tại của doanh nghiệp cần phát huy kết hợp với tinh thần trách nhiệm của từng thành viên. Tất cả biểu tượng, hành vi hay chính sách đề ra đều góp phần xây dựng chữ tín cho doanh nghiệp. Kinh doanh mà trọng chữ tín giúp doanh nghiệp sống thọ và đi vào lòng người, lợi ích của nó không nói ai cũng biết. Trong thời đại toàn cầu hóa, phạm vi ảnh hưởng của chữ tín có sức lan tỏa mạnh, vượt ra khỏi phạm vi địa phương hay quốc gia. Chữ tín ảnh hưởng đến thương hiệu của doanh nghiệp, chỉ cần một hành vi lừa đảo hay gian dối ở cá nhân nào trong tổ chức hậu quả thật khó lường.

Phải xem việc xây dựng chữ tín là chiến lược phát triển. Kinh doanh có đạo đức đồng nghĩa với bảo hộ chữ tín. Chữ tín giúp doanh nhân vốn ít vẫn có thể vươn lên và tạo ra của cải dồi dào vì được người khác tín nhiệm. Doanh nghiệp nước ngoài bắt đầu làm ăn với doanh nghiệp trong nước qua việc tìm hiểu và khảo sát chữ tín bằng cách đặt hàng thử. Họ không bao giờ đặt quan hệ hợp tác hay kí hợp đồng dài hạn ngay, đồng thời cân nhắc kĩ lưỡng chữ tín khi muốn tiến tới hợp tác làm ăn lớn. Bạn cũng nên học theo cách làm này: Trước khi muốn làm ăn với ai phải xem chữ tín của họ ở mức độ nào đã. Người không có chữ tín là loại người vô liêm sỉ. Làm ăn với loại người này trước sau gì cũng bị họ lừa gạt. Mọi việc lớn bắt đầu từ việc nhỏ, những việc nhỏ đừng tưởng là không lớn mà coi thường. Việc xây dựng chữ tín là đặt nền móng đầu tiên cho sự nghiệp làm giàu. Người nào có uy tín người có sẽ có sức mạnh để tiến bước.

Đức Phật dạy lời hứa phải giữ, tuy nhiên lời hứa đó phải chính đáng và việc thực hiện nó mang lại hạnh phúc cho bản thân cũng như mọi người. Lời hứa mà không giữ là nói dối, vọng ngữ, phạm giới. Trong Kinh Lời Nói, đức Phật giảng lời nói thiện lành liên quan đến thực tập chữ tín: Thực hiện được thì mới nói, đủ điều kiện thì mới nói, bình tĩnh thì mới nói, có lợi ích thì mới nói, cẩn trọng được thì mới nói ... Thứ nhất, bản thân thấy có khả năng làm được thì đưa ra lời hứa. Thứ hai, bản thân thấy mọi điều kiện đã hội tụ giúp phát sinh lời hứa thành công thì đưa ra lời hứa. Thứ ba, bản thân đang ở trạng thái bình thường, sáng suốt và phân biệt sự việc rõ ràng thì đưa ra lời hứa. Thứ tư, bản thân nhận thấy làm việc đó có lợi cho cả hai bên hay nhiều bên thì đưa ra lời hứa. Cuối cùng, bản thân sau khi xem xét kĩ lưỡng thấy lời hứa là cần thiết thì đưa ra lời hứa.

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 41 [email protected]

Tóm lại, giữ được chữ tín là điều vô cùng khó, lắm khi phải hi sinh của cải, thậm chí cả tính mạng, nhưng chính chữ tín mới giúp chúng ta phát triển bền vững. Để dự án Yanartas lớn mạnh trước tiên người chủ phải là người trọng chữ tín.

Về phương thức phân phối – giá cả: Tôi sẽ trình bày những chiến lược tiếp thị ở phần sau. Về giá cả, nhìn chung chúng ta sẽ lấy giá “mềm” và miễn phí một số loại hình dịch vụ như trả lời thắc mắc, định hướng khởi nghiệp, tư vấn một số vấn đề liên quan đến khởi nghiệp …

Về vấn đề thời gian: Cạnh tranh về thời gian để chiến thắng đối thủ! Bằng mọi cách chúng ta phải rút ngắn thời gian ở tất cả các khâu. Đó không chỉ đơn thuần là vấn đề lợi ích của chúng ta và khách hàng mà còn để phát triển. Thời buổi này ai biết quí trọng thời gian người đó có cơ may đạt được mục đích của mình.

Về vấn đề thông tin: Chúng ta sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về dịch vụ cho khách hàng biết mà lựa chọn. Ví dụ, dịch vụ đó như thế nào, tham gia làm sao, chi phí bao nhiêu … Thông qua nhiều kênh chúng ta sẽ phổ biến thông tin về dịch vụ của mình cho khách hàng biết. Tất cả nhân viên đều có khả năng hướng dẫn khách hàng lựa chọn dịch vụ phù hợp nhu cầu của họ.

II.2. Mục đích: Khởi nghiệp thành công, giàu có bền vững: Sinh trưởng trong một gia đình

không mấy khá giả. Trải qua quãng thời gian dài đầy gian khổ, nhục nhã …, tôi luôn nung nấu tìm ra một con đường vừa giúp mình có thể đạt được tham vọng giàu có vừa giúp đỡ được nhiều người.

Để có tiền trang trải cuộc sống và cũng muốn tích lũy kinh nghiệm, tôi đã đi làm từ rất nhỏ. Làm hết việc này đến việc khác, không từ một việc nào. Mỗi lần kết thúc một việc tôi lại nhận thức ra điều gì đó. Để có tri thức cần thiết cho tương lai tôi đã đọc rất nhiều sách báo và nghiên cứu thực tiễn. Sách dạy làm giàu thì rất nhiều, sách liên quan đến làm giàu cũng không thiếu. Mỗi cuốn sách viết một kiểu. Những cuốn sách được viết bởi những tác giả uy tín dùng cho việc học tập, nghiên cứu có vẻ bài bản, đúng đắn hơn. Số còn lại đa phần là sách thương mại, nhưng ít nhiều chúng cũng cung cấp cho người đọc chút kiến thức gì đó. Muốn lựa được cuốn sách hay để đọc bạn nên xem qua mục lục trước, sau đó là đọc lướt vài trang xem lí luận trong sách theo hướng nào. Nếu đọc sách quen bạn sẽ biết được những loại sách hay. Thông thường mỗi tác giả có lối diễn đạt của riêng mình. Việc nhận ra đúng sai không phải dễ, nhưng nếu nhận ra điều sai thì cách tốt nhất là không nên học chúng. Để tư duy của mình ngày càng sâu sắc tôi đã không ngừng rèn luyện khả năng phân tích, tổng hợp … Muốn phân tích tốt thì phải ghi nhớ giỏi. Muốn ghi nhớ giỏi thì phải quan sát kĩ, nắm bắt tốt, phân chia rõ … Để đạt đến trình độ hơn người tôi đã bắt đầu óc của mình phải luôn sáng tạo. Quá trình biến đầu óc của mình thành “dòng thác ý tưởng” quả không hề đơn giản, nhưng đó không phải là điều gì ghê gớm vượt quá khả năng của con người. Kiên trì rèn luyện nhất định thành công!

Chính vì trải qua một quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ nên tôi dần trưởng thành hơn trong nhận thức. Tuy nhiên, với tất cả những gì thu lượm được tôi vẫn rất khó khăn trong việc tìm ra hướng đi đúng để dồn hết tâm huyết theo đuổi. Bạn đừng vội cho rằng nỗ lực tìm ra “cái hốc” của tôi là chưa đủ lớn. Việc tìm ra “cái hốc” của bản thân không chỉ cần có tầm nhìn, tri thức mà còn cần có hoàn cảnh.

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 42 [email protected]

Khi chưa rơi vào hoàn cảnh nào đó bạn sẽ gặp khó khăn trong việc trả lời câu hỏi: Mình có thể làm điều gì tốt nhất? Rất nhiều người gần đất xa trời mới phát hiện ra ý nghĩa của đời mình là vậy.

Có nhiều lí thuyết dạy bạn làm thế nào để khởi nghiệp thành công. Những lí thuyết đó không phải là thừa, vì để khởi nghiệp thành công cần nhiều thứ lắm. Trong giới hạn bài viết này tôi không muốn đề cập đến những gì người khác đã nhắc đến, mà chỉ muốn đề cập đến những điều mà mình đã phát hiện ra. Theo tôi để khởi nghiệp thành công bạn cần biết các yếu tố chính sau đây:

+ “Cái hốc” của mình là gì? “Cái hốc” ở đây chính là sở trường, năng khiếu, đam mê, điều kiện, hoàn cảnh … của bạn. Trên đời này không thiếu những con đường để đi, nhưng đi có được hay không phụ thuộc phần lớn vào người đi trên con đường ấy. Chính vì vậy, không phải cứ cầm trên tay cuốn dự án mà tôi viết cho bạn và được tôi hướng dẫn tận tình là bạn sẽ thành công. Muốn thành công trước tiên bạn phải xem mình có phù hợp với con đường mà tôi đã vạch ra cho bạn hay không. Không phù hợp với nó chắc chắn một ngày nào đó bạn sẽ bỏ cuộc hoặc thất bại. Nói vậy chứ tôi không khuyên bạn không nên thử. Vì không thử làm sao biết. Chuyện đi làm giàu thất bại đôi ba lần là lẽ thường tình. Hãy dũng cảm đứng lên đi tiếp đừng có ngồi mà than ngắn, thở dài. Chẳng ai giúp bạn nếu bạn không tự giúp mình đâu!

+ Con đường mà mình sẽ đi. Có hàng triệu con đường dẫn đến kho tiền, nhưng chỉ có một vài trong số đó thật sự hợp với bạn – nó đánh trúng vào tài năng, nhiệt huyết, giá trị, định mệnh … của bạn. Một khi bạn đã quyết tâm và yêu thích việc mình làm, bạn sẽ chạm đến sức mạnh tiềm ẩn. Bằng cách này bạn sẽ bước được bước đầu tiên trên con đường tìm đến đồng tiền chân chính. Đó cũng là lúc năng lực sáng tạo - chiếc chìa khóa để giải mã mật khẩu giàu có – trong bạn được phát huy tối đa. Bạn sẽ phát hiện ra những điều mà những người bình thường không thể nhận ra. Cuộc đời bạn sẽ sang trang mới: Bạn sẽ phấn đấu để có cuộc sống hạnh phúc chứ không phải kiếm sống qua ngày. Năng lực sáng tạo sẽ biến nhiều thứ thành tiền bạc. Khi chọn đúng con đường năng lực sáng tạo sẽ tuôn ra như dòng thác không bao giờ ngừng. Lúc đó bạn sẽ nhìn thế giới bằng cặp mắt “có hồn”, mọi thứ sẽ dần trở nên “sáng tỏ”. Những cơ hội không ngừng kéo bạn về phía chúng. Bạn cảm thấy số phận của mình gắn liền với những tinh thần, vật chất nhất định. Bạn sẽ phấn đấu không mệt mỏi để đạt được điều mình muốn.

Hãy nhớ rằng mỗi con đường chỉ tồn tại ở thời điểm và hoàn cảnh lịch sử nhất định. Ở thời điểm này, hoàn cảnh đó chỉ có con đường kia là nên theo đuổi. Không có con đường nào dễ đi trong bất cứ thời điểm, hoàn cảnh lịch sử nào. Chính vì vậy, khi chọn một con đường để đi bạn nên lưu ý về thời điểm, hoàn cảnh lịch sử. Thời điểm và hoàn cảnh lịch sử ấy có duy trì lâu hay không? Nếu lâu thì lâu bao nhiêu? Có những con đường được chọn sẽ bị sụp đổ sau một thời gian. Lỗi này là do người khởi nghiệp không hiểu qui luật vận động xã hội, không chịu đầu tư nghiên cứu nghiêm túc và không có tư duy ở tầm chiến lược. Trong cuộc sống biết bao nhiêu người mắc phải sai lầm này.

Trong thời điểm, hoàn cảnh lịch sử ở nước ta hiện nay thì những ai chọn làm giàu bằng cách sản xuất ra của cải vật chất thường chịu nhiều rủi ro hơn lĩnh vực buôn bán, dịch vụ. Quá trình sản xuất ra của cải vật chất chịu sự chi phối của yếu tố

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 43 [email protected]

khách quan (thiên nhiên) càng nhiều và thời gian sản xuất ra của cải vật chất càng tăng thì rủi ro càng lớn. Muốn giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh chúng ta phải phát huy tối đa yếu tố con người và rút ngắn thời gian lao động lại. Ví dụ, quá trình nuôi con heo đến khi nó lớn bán lấy tiền sẽ rủi ro lớn hơn quá trình mua thịt heo về chế biến ra các món ăn. Nói cách khác, nếu bạn chọn dự án về buôn bán/dịch vụ thì rủi ro sẽ thấp hơn dự án sản xuất/nuôi trồng. Chỉ chọn dự án sản xuất/nuôi trồng khi đã có phương án giảm thiểu rủi ro bằng việc áp dụng các phương pháp tối ưu như: Chủ động trong khâu sản xuất/nuôi trồng, rút ngắn thời gian lao động, có những biện pháp phòng ngừa … Tuy nhiên, bấy nhiêu đó vẫn chưa đủ. Bạn cần phải xem xét chi tiết sản phẩm/dịch vụ mà mình kinh doanh. Sản phẩm/dịch vụ mà bạn sẽ kinh doanh là gì? Phải cụ thể, không thể nói chung chung. Sản phẩm/dịch vụ ấy liệu có trường tồn theo thời gian? Nhiều thất bại đắng cay từ việc chọn sai sản phẩm/dịch vụ để theo đuổi để lại cho chúng ta nhiều suy nghĩ.

Dự án Yanartas cung cấp những loại hình dịch vụ cho người khởi nghiệp. Bất cứ xã hội nào muốn phát triển cũng phải thúc đẩy sản xuất, giao thương … và nhu cầu về khởi nghiệp luôn thường trực. Nó sẽ trường tồn như dòng thác không bao giờ chấm dứt. Xã hội càng phát triển nhu cầu khởi nghiệp càng cao.

+ Cuối cùng, tôi muốn đề cập đến phương pháp làm giàu. Nhiều bạn hiểu mình, chọn đúng hướng nhưng không thể thành công do không có phương pháp làm giàu đúng đắn. Bạn mua nguyên liệu nhiều hay ít? Bạn làm điều đó như thế nào? Bạn bán sản phẩm/dịch vụ của mình ra sao? Quan điểm của bạn là lời nhiều hay lời ít? Bạn có chú trọng đến chất lượng sản phẩm/dịch vụ hay không? … Rất nhiều câu hỏi và việc trả lời các câu hỏi này cho thấy bạn sẽ đi về đâu.

Bài toán yêu cầu người khởi nghiệp phải đưa ra phương pháp làm giàu khi chưa kinh qua việc đó, điều này quả là rất khó. Có một câu chuyện như sau về nhà bác học Albert Einstein:

Một hôm Albert Einstein nói về thuyết tương đối của mình, chợt có một anh chàng nghi ngờ bèn hỏi:

- Với trí thông minh của một người khỏe mạnh, tôi không thể chấp nhận những điều mà tôi không nhìn thấy!

Albert Einstein yên lặng một lúc rồi trả lời: - Được, điều đó có vẻ có lí lắm! Giờ anh hãy đặt trí thông minh của mình lên

bàn để tôi có thể tin rằng anh có một bộ óc thông minh. Tư duy là kết quả của nhận thức đồng thời là sự phát triển cấp cao của nhận

thức. Xuất phát điểm của nhận thức là những cảm giác, tri giác và biểu tượng ... được phản ánh từ thực tiễn khách quan với những thông tin về hình dạng, hiện tượng bên ngoài được phản ánh một cách riêng lẻ. Giai đoạn này được gọi là tư duy cụ thể. Ở giai đoạn sau, với sự hỗ trợ của ngôn ngữ, hoạt động tư duy tiến hành các thao tác so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp, khu biệt, qui nạp những thông tin đơn lẻ, gắn chúng vào mối liên hệ phổ biến, lọc bỏ những cái ngẫu nhiên, không căn bản của sự việc để tìm ra nội dung và bản chất của sự vật, hiện tượng, qui nạp nó thành những khái niệm, phạm trù, định luật ... Giai đoạn này được gọi là giai đoạn tư duy trừu tượng. Để nhận biết ra một vấn đề là đúng hay sai khi nó chưa xảy ra bạn phải vận dụng khả năng tư duy trừu tượng của mình.

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 44 [email protected]

Làm giàu không thể hành động theo cảm hứng. Muốn có một phương pháp làm giàu vẹn toàn bạn phải nhìn nhận ở nhiều khía cạnh.

Cùng với việc áp dụng các phương pháp tối ưu, bạn cũng cần tuân theo các nguyên tắc kinh doanh nhất định. Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất đó là phải làm cho tiền (vốn) luân chuyển liên tục để sinh ra giá trị thặng dư. Tiền (vốn) luân chuyển càng nhanh càng sinh ra nhiều lợi nhuận. Bên cạnh đó, khi luân chuyển tiền (vốn) nhanh như vậy nhà đầu tư sẽ dễ dàng nắm bắt nhiều cơ hội khác trong cuộc sống, phản ứng nhanh với tình hình biến động về kinh tế, chính trị trong nước và trên thế giới.

Mang lại nhiều lợi ích cho con người (mà cụ thể là người dân Việt Nam): Ngay từ khi mới xuất hiện con người đã tiến hành các hoạt động kinh tế. Hoạt động kinh tế luôn giữ vai trò trung tâm trong mọi hoạt động xã hội và nó là cơ sở cho các hoạt động khác.

Trong hoạt động kinh tế con người luôn có động cơ nhất định. Động cơ đó thúc đẩy con người hành động. Mức độ hành động (mạnh hay yếu) tùy thuộc vào mức độ chín muồi của động cơ (nhận thức và thực hiện) của họ.

Theo C.Mác thì phạm trù lợi ích, ích lợi, có lợi có thể thay thế nhau. Lợi ích không phải là một cái gì trừu tượng và có tính chất chủ quan, mà cơ sở của lợi ích là nhu cầu khách quan của con người. Con người có nhiều loại nhu cầu (vật chất, chính trị, văn hoá, tinh thần …), do đó có nhiều loại lợi ích (kinh tế, chính trị, văn hoá, tinh thần …).

Lợi ích kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan, nó xuất hiện trong những điều kiện tồn tại xã hội của con người. Hay nói khác, lợi ích kinh tế là mối quan hệ xã hội nhằm thực hiện nhu cầu kinh tế của các chủ thể kinh tế. Những nhu cầu kinh tế của con người khi nó được xác định về mặt xã hội thì nó trở thành cơ sở, nội dung của lợi ích kinh tế.

Ph.Ăngghen viết: "Những quan hệ kinh tế của một xã hội nhất định nào đó biểu hiện trước hết dưới hình thức lợi ích".

Cần khẳng định rằng, ở đâu có hoạt động sản xuất - kinh doanh thì ở đó có lợi ích kinh tế và chủ thể sản xuất - kinh doanh cũng là chủ thể của lợi ích kinh tế.

Lợi ích kinh tế là một trong những vấn đề sống còn của sản xuất và đời sống. Chính lợi ích kinh tế đã gắn bó con người với cộng đồng của mình, tạo ra những kích thích, thôi thúc, khát vọng và say mê trong hoạt động sản xuất - kinh doanh cho người lao động. Lợi ích kinh tế được nhận thức và thực hiện đúng thì nó sẽ là động lực kinh tế thúc đẩy con người hành động. Do đó, lợi ích kinh tế thể hiện như là một trong những động lực cơ bản của sự tiến bộ xã hội nói chung, phát triển sản xuất - kinh doanh nói riêng. Ph.Ăngghen cho rằng, khi lợi ích kinh tế biến thành sự kích thích hoạt động của con người "thì chúng lay động đời sống nhân dân".

Lợi ích kinh tế có vai trò quan trọng trong việc củng cố, duy trì các mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp và khách hàng. Một khi hai bên tham gia vào hoạt động kinh tế nhằm đạt tới những lợi ích kinh tế tương xứng với kết quả sản xuất - kinh doanh thì mới bảo đảm nâng cao tính ổn định và sự phát triển. Ngược lại, khi không mang lại lợi ích hoặc lợi ích không được đầy đủ sẽ làm cho mối quan hệ giữa

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 45 [email protected]

doanh nghiệp và khách hàng rạn nứt. Nếu tình trạng này kéo dài thì sớm muộn sẽ dẫn đến tiêu cực trong hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Giải quyết mối quan hệ giữa các lợi ích kinh tế là một vấn đề khá phức tạp và giữ vị trí quan trọng trong việc nghiên cứu nguồn gốc, động lực phát triển xã hội nói chung, phát triển kinh tế thị trường nói riêng. Theo Ph. Ăngghen, "ở đâu không có lợi ích chung, ở đó không có sự thống nhất về mục đích". Quá trình giải quyết mối quan hệ giữa các lợi ích kinh tế là tạo ra những điều kiện trong đó việc thực hiện các lợi ích sao cho cùng một hướng, và bảo đảm tính hàng đầu của lợi ích xã hội. Cái có lợi đối với khách hàng thì cũng phải có lợi đối với doanh nghiệp. Nghĩa là lợi ích hai bên đều đạt được. Đó là nguyên tắc của sự kết hợp lợi ích kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa các lợi ích kinh tế phải tính đến sự đan chéo, chế ước, tác động qua lại giữa các lợi ích kinh tế, đồng thời phải tính toán một cách toàn diện, bảo đảm lợi ích trước mắt, lâu dài, lợi ích toàn bộ và bộ phận. Nhiều người khi lao vào khởi nghiệp chỉ quan tâm đến lợi ích của mình, tìm mọi cách đạt được mục đích mà không quan tâm đến lợi ích của khách hàng, không cần biết khách hàng muốn gì. Bạn nên biết rằng: Ngay từ khi bạn sinh ra lợi ích của bạn đã bị ràng buộc với lợi ích của những người liên quan. Nếu bạn làm tổn hại đến lợi ích của những người liên quan thì lợi ích của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng. Đôi khi mâu thuẫn lợi ích xảy ra lợi ích của bạn có thể bị “xóa sổ”. Chính vì vậy, phải rất cẩn thận trong từng hành động, luôn làm hài hòa lợi ích của mình và mọi người thì bạn mới phát triển.

Trong suốt quá trình kinh doanh tôi muốn bạn chỉ nghĩ về khách hàng. Làm tất cả những gì có thể để thỏa mãn nhu cầu của họ. Đây là cách làm tốt nhất dẫn bạn đến thành công. Khi một người tìm đến bạn mà không mua những gì bạn làm ra, đừng vội cư xử kém văn hóa, bởi có thể sau này họ sẽ quay lại. Một khi cư xử của bạn trở thành cách sống nhiều người sẽ yêu quí bạn hơn, bạn sẽ có nhiều cơ hội vươn lên trong cuộc sống. Người này sẽ nói người kia. Và sự nghiệp của bạn ngày càng tiến lên vững chắc. Làm người ai cũng cần có cái tâm. Không có cái tâm không thể phát triển trong bất cứ lĩnh vực nào.

Biến kinh doanh thành chuyên nghiệp, nghệ thuật: Đã có một thời gian dài tôi đi tìm hiểu tại sao những doanh nghiệp lớn (chủ yếu ở nước ngoài) lại có thể phát triển lớn mạnh hơn những doanh nghiệp nhỏ (chủ yếu ở trong nước), và tôi đã vỡ lẽ ra đó là tính chuyên nghiệp. Cho dù hướng kinh doanh ấy đã có nhiều người đi nhưng người làm chuyên nghiệp nhất vẫn là người chiến thắng.

Tra từ điển và vào mạng tìm hiểu xem mọi người định nghĩa chuyên nghiệp là gì. Thật thất vọng khi có nhiều định nghĩa được đưa ra nhưng không định nghĩa nào lột tả hết ý nghĩa của từ này. Cuối cùng tôi phải đưa ra định nghĩa của riêng mình: Chuyên nghiệp là tập trung tất cả các nguồn lực của cá nhân/tổ chức vào một công việc cụ thể nhằm đạt được kết quả cao nhất. Nguồn lực ấy là tất cả những gì mà cá nhân/tổ chức có được thông qua việc huy động sức mạnh cá nhân và tổ chức.

Rất nhiều người khởi nghiệp không hiểu chuyên nghiệp quan trọng như thế nào đối với sự nghiệp của họ. Ngay từ đầu họ đã không chịu suy nghĩ tìm ra cách thức làm cho công việc của mình đạt hiệu quả cao nhất cho nên làm hoài vẫn giậm

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 46 [email protected]

chân tại chỗ. Những người như thế chỉ làm việc để kiếm sống chứ không phải lập nghiệp để giàu có.

Người nghèo làm việc, người giàu lập nghiệp. Sự nghiệp và sự việc hoàn toàn không giống nhau về thời gian, không gian và tính chất. Người lập nghiệp phải có nhiều phẩm chất đặt biệt, có con mắt nhìn xa trông rộng hơn kẻ mưu sinh …

Luôn coi công việc kinh doanh mà mình đã, đang, và sắp theo đuổi là sự nghiệp bạn sẽ có tầm nhìn rộng hơn, kế hoạch dài hơi hơn, cách làm chuyên nghiệp hơn … Không những bề ngoài, mà ngay cả bên trong cũng phải luôn luôn thay đổi. Nếu như người khác thụ động thì bạn chủ động. Nếu như người khác chấp nhận thì bạn luôn suy nghĩ sáng tạo, cải tiến, đổi mới, chỉnh sửa … Nếu như người khác làm ra một thì bạn làm ra mười … Có thể nói năng lực của người muốn tiến lên không có giới hạn và không có điều gì có thể ngăn cản họ được. Họ chính là người quyết định số phận của mình.

Để đạt bằng được điều mình muốn tôi đã tự học mọi thứ. Từ khi còn nhỏ tôi đã đọc rất nhiều sách. Bất cứ cuốn sách nào có ích cho sự nghiệp của mình. Trong những cuốn sách đó có cuốn cho rằng kinh doanh là nghệ thuật. Lúc đầu thì tôi chưa hiểu lắm tại sao họ lại nói như vậy, nhưng khi tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm tôi dần hiểu ra.

Bạn biết không, trong quá trình tiến thân nói chung và kinh doanh nói riêng, mỗi chúng ta đều phải tiếp xúc với con người. Phải nói rằng hầu như thời gian sống trên đời chúng ta đều dành để giao tiếp với người khác. Để thành công trong giao tiếp chúng ta phải có nhiều tố chất tốt. Trong quá trình giao tiếp chúng ta sẽ thu lượm được nhiều thông tin có lợi để ra quyết định, điều khiển người khác làm theo ý mình … Những điều này quả là không dễ dàng nếu chúng ta không có một tâm thế điềm đạm, không biết phản ứng linh hoạt, khéo léo, nhạy cảm … Cái cách chúng ta “điều chỉnh” tố chất trong con người mình để giao tiếp với người khác đạt đến cảnh giới cao nhất chính là nghệ thuật.

Nhà vật lí thiên tài Albert Einstein đã phát biểu như sau: “Cái đẹp nhất mà chúng ta có thể trải nghiệm là sự huyền bí”. Như vậy sự huyền bí là nguồn gốc của mọi nghệ thuật đích thực. Chính vì lí do đó chúng ta không hi vọng có một định nghĩa rõ ràng về nghệ thuật. Nghệ thuật là cái gì đó chúng ta chỉ có thể cảm nhận mà không tài nào diễn giải được bằng lời.

Ý thức kinh doanh là nghệ thuật sẽ giúp chúng ta điều chỉnh suy nghĩ, hành động nhằm đạt được mục đích của mình ở cấp độ cao nhất. Nhà doanh nghiệp phải luôn tâm niệm điều này trong đầu mình.

Để cho cuối đời mỉm cười mãn nguyện: Đời người quá ngắn ngủi. Quay qua quay lại đã gần đất xa trời. Toan tính điều gì thì làm đi, kẻo hối không kịp. Ai nhận ra điều này là đúng sẽ bắt tay vào khởi nghiệp từ rất sớm.

Trong quãng thời gian chúng ta sống trên đời, chúng ta không có nhiều cơ hội ra các quyết định quan trọng. Chính vì vậy, một khi đứng trước lựa chọn phải cố gắng lựa chọn cho chính xác. Nhiều người tự an ủi mình bằng câu nói: “Thất bại là mẹ thành công!”. Thời gian không quay lại, một khi thất bại bạn phải mất khá nhiều thời gian để lấy lại trạng thái cân bằng. Cách tốt nhất là đừng bao giờ suy nghĩ, hành động, quyết định sai để mình lâm vào hoàn cảnh bi đát.

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 47 [email protected]

Trước khi bắt tay vào khởi nghiệp bạn cần có một tâm thế vững vàng, xem việc phấn đấu để đạt được mục đích giàu có, hạnh phúc là một quá trình để chuẩn bị, phân bổ sức lực hợp lí. Phải làm việc hết ngày này qua ngày khác với cường độ cao chứ không phải dạo chơi cho biết. Nếu không có sức khỏe dẻo dai, tinh thần lạc quan bạn sẽ không thể chạy bền bỉ đến cuối con đường.

Những năm đầu lập nghiệp của người tay trắng có thể nói là những tháng ngày gian khổ nhất. Ban đầu bạn đã phải chi ra rất lớn. Công việc của bạn đang làm không hề có sự ổn định. Bạn sẽ vô cùng thất vọng về một số thứ. Nhưng trong giai đoạn này có thể bạn sẽ gặp được nhiều điều kì diệu làm thay đổi cuộc đời. Điều kì diệu đó trước tiên xuất hiện từ bản thân, sau đó từ nguồn lực bên ngoài.

Từ 0 VND đến 1 triệu VND có thể là 3 năm, nhưng sau đó từ 1 triệu VND đến 10 triệu VND chỉ mất 1 năm, và rồi từ 10 triệu VND đến 100 triệu VND chỉ mất có vỏn vẹn 1 tháng. Không phải vì khi bạn có tiền thì tiền càng vào nhiều, mà chính là khi kinh nghiệm, năng lực, tri thức, mối quan hệ … của bạn tăng lên tốc độ kiếm tiền sẽ nhanh hơn. Giống như chiếc xe đang chạy, chỉ cần nhích ga một cái là xe sẽ chạy như bay.

Kí ức đáng yêu nhất của người giàu có từ hai bàn tay trắng là những ngày tháng đầu tiên, bao khó khăn gian khổ, nhìn miếng ăn mà ứa nước miếng. Nhưng không có ngày hôm nay, sẽ không có ngày mai. Khó khăn nhất là thời điểm khởi đầu. Khi đặt được nền tảng ban đầu bạn sẽ tiến nhanh hơn. Chính những ngày tháng gian khổ nhất, cũng là những ngày tháng đáng tự hào nhất, bởi vì ta đã không bỏ cuộc, luôn tràn đầy niềm tin vào bản thân mình, lạc quan nhìn về phía trước …

Lạc quan vui vẻ là động lực lớn nhất của con người. Chỉ có những người tràn đầy khát vọng với sự giàu có, được hưởng sự lạc quan vui vẻ trong suốt quá trình lập nghiệp, mới có thể đi hết con đường gian nan để giành được thành công cuối cùng. Trong quá trình phấn đấu phải biết tạo ra điểm tựa, động lực vững chắc cho mình. Có nhiều điểm tựa, động lực nhưng điểm tựa, động lực mạnh mẽ nhất vẫn là tình yêu gia đình.

Nghèo khó sẽ không thể cướp đi hạnh phúc của bạn nếu bạn giàu nghị lực, trí sáng tạo, biết cách sống và cân đối nó! Nhưng nếu bạn chỉ biết có tiền khi theo đuổi giấc mơ thì giàu có đúng là bất hạnh!

Giàu có bao nhiêu mới gọi là đủ? Tiền bạc là phương tiện chứ không phải là mục đích cuối cùng. Nhiều người sống trong nhung lụa khi hạnh phúc gia đình tan hoang thì lại đổ lỗi hết cho đồng tiền. Không! Chính bạn là thủ phạm. Giống như con dao nó sẽ trở thành vật hữu ích đối với người biết sử dụng nó, nhưng sẽ đem lại tai họa cho những kẻ ngông cuồng. Có đồng tiền trong tay đáng lẽ ra gia đình bạn phải gắn bó, hạnh phúc hơn thì nay ngược lại. Tại sao vậy? Một là bạn đã phải đánh đổi quá nhiều để có đồng tiền, như vậy bạn đang lạc lối. Nhu cầu thiết thực của cuộc sống đâu cần bạn phải đánh đổi quá nhiều đến như vậy. Hai là bạn đã không biết cách coi đồng tiền như phương tiện.

Lúc nghèo lao vào kiếm tiền, khi có tiền rồi lại lo ăn, ăn đến béo phì thì đi giảm béo. Lúc nghèo lao vào kiếm tiền, khi có tiền rồi quậy phá, phạm tội xong thì ngồi than khóc. Lúc nghèo lao vào kiếm tiền, có tiền rồi đâm ra ngoại tình, khi gia đình tan nát thì mới thấy cay đắng …

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 48 [email protected]

Đời người có hạn, khát vọng vô hạn. Do nhu cầu bức thiết từ cuộc sống bạn lao vào kiếm tiền, cuối cùng bạn biến thành nô lệ của đồng tiền. Hãy để cho những khát khao đẹp đẽ đâm chồi nảy lộc. Đối với cuộc đời con người thì điều gì là quan trọng? Hay lúc bạn đã già, sắp lìa bỏ cõi đời hồi ức lại mới hiểu rõ cái gì là quí nhất? Bạn lăn lộn cũng chỉ để có nhiều tiền, bạn không còn nghĩ gì đến cái đẹp của thế giới bên ngoài, không quan tâm đến gia đình, người thân, bỏ hết những cơ hội làm cho tâm hồn bạn phong phú … thì bạn phạm tội với chính mình, là kẻ thù của hạnh phúc!

Hạnh phúc vốn xuất phát từ những điều giản dị, hãy lắng nghe, chăm sóc và yêu thương! Làm giàu là làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn chứ không phải làm cho cuộc đời trở thành thảm kịch.

III. Sản phẩm – dịch vụ: III.1. Các sản phẩm – dịch vụ của dự án: III.1.a. Sản phẩm: Trong quá trình thực hiện dự án bạn sẽ biết những sản phẩm nào cần cung

cấp cho khách hàng. Ở đây tôi không trình bày cụ thể vì điều này là hơi sớm. III.1.b. Dịch vụ: + Giải đáp thắc mắc: Dịch vụ này miễn phí cho khách hàng. Khách hàng có thể gửi câu hỏi về website Yanartas, hoặc đến các tụ điểm

Yanartas hoạt động để nhờ giải đáp những thắc mắc riêng, nhỏ. + Tư vấn khởi nghiệp: Dịch vụ này miễn phí một phần cho khách hàng. Nghĩa là những tư vấn nhỏ thì miễn phí, những tư vấn lớn thì lấy phí tượng

trưng. Những tư vấn nhỏ như: Thủ tục đăng kí kinh doanh, cách chọn mặt bằng kinh doanh … Những tư vấn lớn như: Phương pháp tiếp thị sản phẩm/dịch vụ X, phương pháp thiết lập chuỗi cửa hàng bán lẻ …

+ Định hướng khởi nghiệp: Dịch vụ này lấy phí của khách hàng. Có một số người rất đam mê làm giàu, khát khao trở thành ông chủ nhưng

không thể tìm ra “cái hốc” của mình nhằm chọn ra một con đường đúng đắn để theo đuổi. Yanartas sẽ hướng dẫn những người ấy khám phá bản thân họ thông qua ba bước sau đây:

- Trò chuyện, trao đổi thông tin với người muốn khởi nghiệp. Giai đoạn này ngắn hay dài tùy vào từng trường hợp. Qua quá trình trò chuyện, trao đổi thông tin Yanartas sẽ cho những người muốn khởi nghiệp biết khiếm khuyết cũng như sở trường của họ.

- Trả lời những câu hỏi trong Bản câu hỏi khảo sát. Các chuyên gia Yanartas sẽ soạn ra một Bản câu hỏi khảo sát rồi gửi cho những người muốn khởi nghiệp trả lời. Sau khi nhận được phản hồi từ phía người muốn khởi nghiệp, Yanartas sẽ phân tích Bản câu hỏi khảo sát để đưa ra kết luận.

- Sinh hoạt ngoại khóa. Thông qua việc tham gia vào các hoạt động do Yanartas thiết kế ra những người muốn khởi nghiệp sẽ nhận ra điểm yếu, điểm mạnh của mình để khắc phục. Kết quả đạt được sau khi tham gia chương trình “Khám phá bản thân” sẽ giúp những người muốn khởi nghiệp hiểu về bản thân mình nhiều hơn; biết đâu là ưu, khuyết điểm của mình để cố gắng phát huy, sửa chữa; định hướng được con đường làm giàu cho mình.

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 49 [email protected]

+ Hướng dẫn khởi nghiệp: Dịch vụ này sẽ lấy phí của khách hàng. Hầu hết người khởi nghiệp còn yếu và thiếu nhiều thứ, do đó họ cần người

đồng hành. Nếu khách hàng có yêu cầu, Yanartas sẽ hướng dẫn họ khởi nghiệp. + Thiết kế dự án kinh doanh: Dịch vụ này có lấy phí của khách hàng. Mỗi người đều có năng lực, phẩm chất, điều kiện, hoàn cảnh khác nhau ...

Đó chính là lí do không ai làm giống ai. Con đường theo đuổi, phương pháp đưa ra … phải phù hợp với năng lực, phẩm chất, điều kiện, hoàn cảnh … của người khởi nghiệp thì người khởi nghiệp mới thành công. Chính vì vậy mà Yanartas mới đưa ra dịch vụ “Thiết kế dự án kinh doanh”, bởi chỉ có dự án kinh doanh phù hợp với người khởi nghiệp thì người khởi nghiệp mới có thể phát huy hết những gì mình có. Người khởi nghiệp nên yêu cầu Yanartas thiết kế dự án kinh doanh phù hợp với năng lực, phẩm chất, điều kiện, hoàn cảnh … của người khởi nghiệp và hướng dẫn người khởi nghiệp thực hiện nếu không có khả năng thực hiện điều này.

Dự án kinh doanh là tập hợp các hoạt động liên quan với nhau được thực hiện trong một khoảng thời gian giới hạn, với những nguồn lực giới hạn, nhất là nguồn tài chính, để đạt được những mục tiêu cụ thể, rõ ràng, làm thỏa mãn nhu cầu của đối tượng mà dự án kinh doanh hướng đến. Hay nói cách khác, dự án kinh doanh là tổng thể những chính sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được thiết kế nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong một thời gian nhất định.

Không có dự án kinh doanh trong tay người khởi nghiệp giống như người đi du lịch mà không có bản đồ hoặc biết về nơi cần đến. Hiện nay phần lớn người khởi nghiệp đều hành động theo bản năng, trông chờ vào sự may rủi. Xã hội ngày càng tiến bộ, cạnh tranh giữa người với người ngày càng diễn ra gay gắt. Phương pháp làm giàu xưa cũ không còn phù hợp nữa.

Vai trò của dự án kinh doanh rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước nói chung và cá nhân nói riêng. Cầm dự án kinh doanh được thiết kế riêng cho mình trên tay người khởi nghiệp hoàn toàn tự tin khi vào cuộc. Đừng tiếc số tiền nhỏ mà bỏ qua cơ hội hạn chế thất bại, phát huy thế mạnh của mình trên con đường lập nghiệp.

+ Lập bản kế hoạch kinh doanh: Dịch vụ này có lấy phí của khách hàng. Bản kế hoạch kinh doanh rất quan trọng đối với người khởi nghiệp. Trước

khi làm bất cứ việc gì người khởi nghiệp phải lập kế hoạch, sau đó bám sát kế hoạch trong quá trình thực hiện. Kế hoạch là một tập hợp những hoạt động, công việc được xắp xếp theo trình tự nhất định để đạt được mục tiêu đã đề ra. Kế hoạch có thể là các chương trình hàng động hoặc bất kì danh sách, sơ đồ, bảng biểu được sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn, chia thành các giai đoạn, các bước thực hiện, có phân bổ nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể và xác định biện pháp, sự chuẩn bị, triển khai thực hiện nhằm đạt được mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra. Thông thường kế hoạch được hiểu như là một khoảng thời gian cho những dự định sẽ hành động và thông qua đó chúng ta hi vọng sẽ đạt được mục tiêu. Kế hoạch có thể được thực hiện một cách chính thức hoặc không chính thức, bằng văn bản, văn kiện hoặc bất thành văn, công khai minh bạch hoặc bí mật. Kế hoạch chính thức được phổ biến và áp dụng cho nhiều người.

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 50 [email protected]

Ở góc độ tổng thể, việc xây dựng kế hoạch có ý nghĩa quan trọng. Trên thực tế, có thể kế hoạch không hoàn toàn đúng, hoặc không khả thi nhưng không hoạch định gì thì cũng không được. Kế hoạch là tiêu chuẩn, là thước đo kết quả so với những gì đề ra. Kế hoạch dù có sai vẫn rất cần thiết, đặc biệt trong kinh doanh, nó là trọng tâm của hoạt động kinh doanh. Việc viết một kế hoạch kinh doanh là một bước quan trọng trong việc tạo nên nền tảng cho quá trình thực hiện mục tiêu có tính thực tế của doanh nghiệp.

Ở góc độ cá nhân, khi lập được kế hoạch thì tư duy quản lí sẽ có hệ thống hơn để có thể dự liệu được các tình huống sắp xảy ra. Phối hợp được mọi nguồn lực của cá nhân, tổ chức để tạo nên sức mạnh tổng hợp hướng đến mục tiêu cuối cùng. Đồng thời dễ dàng kiểm tra, giám sát hiệu quả việc thực hiện dự án của cá nhân. Đặc biệt khi có kế hoạch chi tiết, cụ thể nó sẽ giúp tránh được những việc bị động, đột xuất chen ngang làm mất thời gian của cá nhân. Một kế hoạch cụ thể, chi tiết và sự quyết tâm thực hiện sẽ giúp cá nhân chiến thắng bệnh trì hoãn nhằm đạt được thành công. Nếu kế hoạch được thực hiện nghiêm túc, nó sẽ tạo ra những tác động mạnh mẽ bất ngờ.

Lập kế hoạch hay lên kế hoạch, xây dựng kế hoạch, viết một bản kế hoạch cụ thể là khâu đầu tiên. Ngày nay, người ta dùng phương pháp 5W1H2C5M (why, what, where, when, who, how, control, check, man, money, material, machine và method) bao gồm các yếu tố sau:

Xác định mục tiêu, yêu cầu công việc: Khi xác định được yêu cầu, mục tiêu thì bạn sẽ luôn hướng trọng tâm các công việc vào mục tiêu và đánh giá hiệu quả cuối cùng.

Xác định nội dung công việc: Công việc đó là gì và các bước, công đoạn để thực hiện công việc đó. Cốt lõi của nội dung công việc là tác động vào đối tượng như thế nào thông qua việc xác định 3W (where, when, who). Trong đó:

Địa điểm, không gian thực hiện kế hoạch: Nơi bố trí, tập kết nguồn lực thực hiện kế hoạch.

Thời gian thực hiện kế hoạch: Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc, thời gian điều chỉnh. Cần xác định được mức độ khẩn cấp và mức độ quan trọng của từng công việc như công việc quan trọng và khẩn cấp, công việc không quan trọng nhưng khẩn cấp, công việc quan trọng nhưng không khẩn cấp, công việc không quan trọng và không khẩn cấp.

Chủ thể, đối tượng thực hiện kế hoạch: Gồm chủ thể thực hiện kế hoạch, chủ thể phối hợp, hỗ trợ thực hiện kế hoạch, chủ thể kiểm tra, giám sát, báo cáo thực hiện kế hoạch và chủ thể chịu trách nhiệm về kế hoạch. Cùng với việc lập kế hoạch cần phải theo dõi kế hoạch đã lập ra, nhất là đối với kế hoạch có sự tham gia của nhiều người, nhiều bộ phận thì phải có người theo dõi và kết nối nhiều đơn vị lại với nhau.

Xác định phương thức, cách thức tiến hành kế hoạch: Gồm tài liệu, cẩm nang hướng dẫn, chỉ dẫn thực hiện cho từng công việc, từng bước. Tiêu chuẩn của công việc, cách thức vận hành máy móc. Điều quan trọng là phải có dữ liệu, thông tin để xây dựng kế hoạch. Có thể là: Các công việc trong kế hoạch dài hạn trước đó, các công việc còn tồn cần phải giải quyết, các công việc mới phát sinh, giao thêm.

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 51 [email protected]

Xác định việc tổ chức thực hiện, phân bổ nguồn lực gồm: Xác định phương pháp kiểm soát và kiểm tra, đặc biệt là xác định được nguồn lực thực hiện gồm nguồn nhân lực, tài lực (tiền bạc), vật lực (nguyên liệu, hệ thống cung ứng, hệ thống máy móc, công nghệ), phương thức, phương pháp làm việc (những nguyên tắc, qui trình, qui cách tiến hành).

+ Cung cấp công nghệ làm giàu: Dịch vụ này có lấy phí của khách hàng. Công nghệ là tập hợp các phương pháp, qui trình, kĩ năng, bí quyết, phương

tiện, công cụ, nguyên liệu … dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm. Như vậy công nghệ là việc phát triển và ứng dụng tri thức của con người để giải quyết những vấn đề khó khăn mà con người gặp phải. Định nghĩa về công nghệ của Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP): “Công nghệ là kiến thức có hệ thống về qui trình và kĩ thuật dùng để chế biến nguyên vật liệu và thông tin. Nó bao gồm kiến thức, thiết bị, phương pháp, các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hoá và cung cấp dịch vụ”.

Technology (công nghệ) có nguồn gốc từ từ technologia, hay τεχνολογια, trong tiếng Hi Lạp; techne có nghĩa là thủ công và logia có nghĩa là "châm ngôn", là một thuật ngữ ám chỉ việc ứng dụng tri thức của con người vào quá trình lao động. Công nghệ bao gồm 4 thành phần chính:

+ Kĩ thuật (T): Được hiểu là cách thức ứng dụng máy móc, thiết bị … vào quá trình lao động. Thành phần kĩ thuật là cốt lõi của bất kì công nghệ nào. Nhờ máy móc, thiết bị, phương tiện mà con người tăng được sức mạnh cơ bắp và trí tuệ trong hoạt động sản xuất.

+ Con người (H): Bao gồm kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng tích luỹ được trong quá trình hoạt động, nó cũng bao gồm các tố chất của con người như tính sáng tạo, sự khôn ngoan, khả năng làm việc nhóm, quyết định sắc bén, đạo đức nghề nghiệp …

+ Thông tin (I): Bao gồm các dữ liệu về kĩ thuật, con người và tổ chức. Các thông số, số liệu để vận hành, bảo trì thiết bị … Dữ liệu để thiết kế các chi tiết kĩ thuật. Thành phần thông tin biểu hiện các tri thức được tích luỹ trong công nghệ, nó giúp trả lời câu hỏi "làm cái gì" và "làm như thế nào".

+ Tổ chức (O): Bao gồm tổ chức quản lí sản xuất, tổ chức kinh doanh … trong đó đề cập đến các chính sách đưa ra để đảm bảo mô hình hoạt động hiệu quả (tuyển dụng, lương thưởng, phân công lao động …).

Một số người khởi nghiệp có thể yêu cầu Yanartas hoạch định chiến lược, chính sách phát triển một lĩnh vực (mảng) hay giai đoạn nào đó; hay họ cũng có nhờ Yanartas gợi ý các giải pháp quảng cáo, bán hàng hiệu quả … Khi gặp những vấn đề khó khăn trong quá trình làm giàu người khởi nghiệp có thể nhờ sự trợ giúp về công nghệ từ phía Yanartas.

+ Tìm kiếm mặt bằng kinh doanh: Dịch vụ này có lấy phí của khách hàng. Đối với một số loại hình kinh doanh, mặt bằng giữ vai trò quyết định sự

thành bại. Để lựa chọn được mặt bằng kinh doanh lí tưởng ngoài tri thức tổng hợp về nhiều lĩnh vực như phong thủy học, xã hội học, kinh tế học, tâm lí học …, đòi hỏi còn phải có kĩ năng quan sát, nhận xét rất sâu sắc. Nhiều người khởi nghiệp khi ra kinh doanh coi thường công tác lựa chọn mặt bằng, nôn nóng, thiển cận … đã

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 52 [email protected]

“vớ” phải những mặt bằng phá nát giấc mơ giàu có của mình. Cứ đến tháng người khởi nghiệp phải è cổ ra trả tiền thuê mặt bằng trong khi buôn bán ế ẩm. Kinh doanh như vậy là “tự sát”.

Trước khi nhận lời tìm kiếm mặt bằng cho người khởi nghiệp, Yanartas sẽ gửi cho người khởi nghiệp một bản câu hỏi yêu cầu người khởi nghiệp trả lời. Đây là bản câu hỏi về hoàn cảnh, nguồn lực, mong muốn … của người khởi nghiệp để Yanartas đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề khó khăn mà người khởi nghiệp đang gặp phải. Sau khi tìm được mặt bằng phù hợp Yanartas sẽ gửi cho người khởi nghiệp một bản phân tích tất cả các khía cạnh về mặt bằng để người khởi nghiệp quyết định.

+ Thiết kế mặt bằng kinh doanh: Dịch vụ này có lấy phí của khách hàng. Không phải ai cũng có đầy đủ kinh nghiệm, tri thức, trình độ thẩm mĩ, kĩ

năng tay nghề thi công, mối quan hệ mua nguyên vật liệu … để tính toán thiết kế mặt bằng kinh doanh lĩnh vực nào đó hiệu quả nhất mà chi phí bỏ ra lại tối thiểu. Nếu cần một đội ngũ như vậy người khởi nghiệp có thể liên hệ với Yanartas.

Sau khi bàn bạc chi tiết với người khởi nghiệp, Yanartas sẽ đề xuất những phương án thiết kế mặt bằng đáp ứng được các tiêu chí tốt nhất để người khởi nghiệp chọn ra một phương án mà mình thích. Trước khi bắt tay vào thiết kế mặt bằng, Yanartas sẽ mô phỏng mô hình thiết kế mặt bằng trên máy tính để người khởi nghiệp duyệt lại. Cuối cùng là khâu thi công từng chi tiết nhỏ sao cho chúng thật hoàn hảo, ăn khớp.

Công cuộc kinh doanh của người khởi nghiệp sẽ ngày càng đi lên khi không gian buôn bán, làm việc được bố trí một cách đẹp mắt, khoa học, hợp lí … Trưng bày sản phẩm như thế nào để khách dễ xem, dễ lấy, tận dụng diện tích? Bố trí quầy, kệ ở đâu để tiện lợi cho tất cả mọi hoạt động? Trang trí mặt bằng theo phong cách như thế nào, màu sắc gì để cải thiện không khí làm việc? … Yanartas sẽ giải đáp tất cả những thắc của người khởi nghiệp trong lĩnh vực thiết kế mặt bằng kinh doanh.

Nếu ai đã nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp sẽ nhận thấy thiết kế mặt bằng kinh doanh là công việc tạo ra một bản sắc, phong cách riêng cho doanh nghiệp của mình. Nó chính là công việc tạo ra hình ảnh của doanh nghiệp trong con mắt của khách hàng. Ai không chú ý điều này sẽ không thể gặt hái được những kết quả tốt đẹp trong kinh doanh.

+ Tư vấn mua đất kinh doanh: Dịch vụ này có lấy phí của khách hàng. Không nhất thiết miếng đất người khởi nghiệp muốn mua là do Yanartas giới

thiệu, người khởi nghiệp có thể tự tìm một miếng đất ưng ý và hỏi ý kiến của Yanartas. Sau khi khảo sát miếng đất, Yanartas sẽ gửi cho người khởi nghiệp một bản phân tích về miếng đất để người khởi nghiệp quyết định.

Việc nhìn nhận ra một miếng đất “vàng” phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm, tri thức về phong thủy, dự đoán xu hướng vận động của xã hội – kinh tế, tâm lí, nhu cầu người tiêu dùng … Quyết định mua đất là một quyết định quan trọng cần có sự đầu tư nghiêm túc. Bên cạnh đó, từ khi mua đến khi bán được miếng đất rất gian nan nên phải có tầm nhìn dài hơi. Chính vì vậy, người khởi nghiệp nên sử dụng dịch vụ này của Yanartas.

+ Trợ giúp hoạt động bán hàng: Dịch vụ này có lấy phí của khách hàng.

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 53 [email protected]

Nếu như người khởi nghiệp đang cần tìm một ý tưởng, giải pháp, dịch vụ … giúp cho việc bán hàng đạt hiệu quả cao nhất thì họ có thể liên hệ với Yanartas.

Khi đến với Yanartas, người khởi nghiệp sẽ thấy thế giới như có phép màu. Yanartas sẽ cung cấp cho người khởi nghiệp vô vàn ý tưởng, giải pháp, dịch vụ … giúp cho người khởi nghiệp đạt được mục tiêu đã đặt ra. Chắc chắn người khởi nghiệp sẽ vô cùng hạnh phúc khi những điều tưởng chừng như không thể lại có thể được giải quyết một cách dễ dàng.

+ Đặt tên miền, tên công ty …: Dịch vụ này có lấy phí của khách hàng. Một số người cho rằng công việc đặt tên miền, công ty … chẳng có gì quan

trọng nên không chịu bỏ chi phí để sở hữu cái tên tốt, cuối cùng giấc mơ đẹp tan biến chỉ vì coi thường những chi tiết nhỏ. Thực tế chứng minh tên miền, công ty … ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ sự nghiệp của chúng ta.

“Đầu xuôi đuôi lọt”. Để sự nghiệp của người khởi nghiệp có sự khởi đầu tốt đẹp nhất hãy tìm đến sự trợ giúp từ phía Yanartas – những người dày dạn kinh nghiệm (cả trong lĩnh vực kinh doanh và cuộc sống), tri thức sâu sắc, vốn từ phong phú … Yanartas sẽ gợi ý cho người khởi nghiệp đặt được những cái tên hay nhất, hợp phong thủy, tiện lợi trong giao dịch làm ăn …

Người khởi nghiệp cũng có thể nhờ Yanartas viết lời giới thiệu về công ty, chọn câu slogan, đặt các tiêu đề, chuyên mục, hoặc soạn thảo một mẫu văn bản nào đó … Nói chung bất cứ những yêu cầu nào có liên quan đến việc dùng từ ngữ (bao gồm cả dùng từ tiếng Việt và tiếng nước ngoài) người khởi nghiệp đều được phục vụ một cách chu đáo nhất bởi Yanartas.

+ Thiết kế logo, banner …: Dịch vụ này có lấy phí của khách hàng. Logo là tín hiệu tạo hình thẩm mĩ có cấu trúc hoàn chỉnh chứa đựng một

lượng thông tin hàm súc biểu trưng cho một công ty, một tổ chức, một hoạt động (như một cuộc thi, phong trào …) hay một nhóm.

Trong hoạt động quảng bá, logo không phải là thương hiệu, tuy nhiên nó là ấn tượng bên ngoài để dễ nhận ra thương hiệu. Một công ty, một tổ chức có một logo đẹp, ấn tượng sẽ là tiền đề để lưu giữ uy tín của mình trong cộng đồng. Logo chính là ấn tượng bên ngoài đại diện cho thương hiệu của bạn, nó làm cho người có tiền tìm đến bạn, nhớ đến bạn và nhận rõ bạn trong hàng triệu những công ty kinh doanh khác. Logo không phải là thương hiệu nhưng việc sử dụng mẫu mã và hình dáng của nó sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu của bạn. Một logo tuyệt vời có thể mang đến cho bạn một sức mạnh không tưởng và đóng góp trực tiếp vào doanh thu. Ngược lại, một logo tệ hại rất có thể là một điềm không tốt.

+ Thư viện Yanartas: Dịch vụ này miễn phí cho khách hàng. Trên trang Yanartas chúng ta sẽ thành lập một thư viện sách (những cuốn

sách do Yanartas viết ra hoặc hợp tác với tác giả để đăng tải), khách hàng có thể vào đó đọc và tải về máy miễn phí để tham khảo.

+ Tổ chức các tour học hỏi: Dịch vụ này có lấy phí của khách hàng. Thỉnh thoảng Yanartas sẽ tổ chức các tour học hỏi. Khách hàng nào tham gia

có thể đăng kí với ban quản lí Yanartas. Trong quá trình tham quan khách hàng sẽ được hướng dẫn viên giới thiệu, phân tích về những vấn đề quan tâm. Tour học hỏi sẽ được tổ chức linh hoạt để nhiều người có thể tham gia.

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 54 [email protected]

+ Tổ chức các buổi giao lưu: Dịch vụ này miễn phí cho khách hàng. Yanartas sẽ thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu để những người khởi

nghiệp gặp nhau. Hoạt động này cũng nhằm khuếch trương thanh thế Yanartas. + Đầu tư cho người khởi nghiệp: Trong quá trình hỗ trợ người khởi nghiệp,

chúng ta sẽ tổ chức các cuộc thi, khi thấy người nào có phẩm chất, năng lực, dự án khả thi … chúng ta sẽ đầu tư cho người đó khởi nghiệp. Biến tướng của hoạt động này là hoạt động cho người khởi nghiệp vay vốn.

+ Hợp tác với người khởi nghiệp: Khác với hình thức đầu tư cho người khởi nghiệp, hình thức này chúng ta chỉ góp vốn một phần và cùng người khởi nghiệp thực hiện dự án nào đó dưới sự lãnh đạo hoặc giám sát của chúng ta. Thông thường hình thức này áp dụng với những dự án chúng ta am hiểu, điều này thật sự có lợi cho người khởi nghiệp.

+ Ngoài những dịch vụ kể trên, khi dự án Yanartas triển khai vào thực tiễn tôi sẽ hướng dẫn bạn phát triển một số dịch vụ khác. Làm cho các loại hình dịch vụ của Yanartas thật phong phú đáp ứng được nhu cầu của tất cả khách hàng là nhiệm vụ của chúng ta.

III.2. Khác biệt cơ bản so với đối thủ: Để biết được những khác biệt cơ bản giữa loại hình kinh doanh trình bày

trong dự án và đối thủ cạnh tranh, chúng ta phải biết được đối thủ của chúng ta là những ai. Đó là những người cùng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh với mình. Tuy nhiên, cũng có người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh này nhưng có thể trở thành đối tác, khách hàng nếu họ hợp tác hay mua sản phẩm/dịch vụ của chúng ta.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa chúng ta và đối thủ cạnh tranh là tầm nhìn, mục đích, mô hình, phương thức, chiến lược … Mọi lí luận trình bày trong dự án đều chặt chẽ. Chúng thể hiện tầm nhìn sâu rộng. Mục đích kinh doanh thì cao đẹp. Nó không chỉ mong muốn đem lại cuộc sống giàu sang, hạnh phúc cho người thực hiện mà còn cho nhiều người. Mô hình kinh doanh vừa bao quát vừa chuyên sâu, vừa tấn công vừa phòng thủ. Nó giúp người thực hiện dự án chủ động trong kinh doanh và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Phương thức kinh doanh và chiến lược kinh doanh thì sáng tạo, ưu việt. Chúng là vũ khí sắc bén giúp người thực hiện dự án thành công trên thương trường.

Làm giàu cần thận trọng. Tiến từng bước vững chắc. Trong quá trình làm phải dần chỉnh sửa, hoàn thiện mọi thứ để biến dự án thành “cỗ máy kiếm tiền” hiệu quả. Nỗ lực học hỏi, nghiên cứu, sáng tạo … Chiêu mộ, trọng dụng nhân tài. Sử dụng đúng con người. Chuyên môn hóa công việc. Lên kế hoạch chi tiết. Có biện pháp dự phòng. Kiểm tra, giám sát thường xuyên để đảm bảo không có sai sót … Một khi khởi nghiệp là phải thành công.

Đa số người khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay còn thiếu và yếu nhiều thứ. Chính vì vậy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mà họ làm chủ còn hạn chế. Họ không có tầm nhìn sâu rộng, suy nghĩ sâu sắc, hành động đột phá. Mạnh ai nấy làm. Chẳng tiêu chuẩn, chẳng phương pháp … Chỉ chăm lo cho lợi ích bản thân mình, không quan tâm đến lợi ích khách hàng. Họ đã biến công việc kinh doanh thành một nghề lừa gạt, dung tục, thấp kém, để cuối cùng hậu quả nhiều người phải gánh chịu.

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 55 [email protected]

Tôi mong sao những người đi thực hiện dự án này là những người hoàn toàn khác biệt, ưu tú. Những người mang sứ mệnh đem lại thịnh vượng, hạnh phúc cho toàn thể nhân loại.

III.3. Tần suất mua sắm, tuổi thọ dịch vụ: Có thể nói nhu cầu về dịch vụ trong dự án luôn thường trực ở mức cao. Nhu

cầu này ngày càng gia tăng ở Việt nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Sở dĩ dịch vụ trong dự án được khách hàng lựa chọn vì chúng đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho họ. Nếu chúng ta cung cấp những dịch vụ tốt, nhanh chóng … thì nhất định sẽ dần có lượng khách hàng đông đảo.

Bằng cách tích cực quảng bá (nhất là trên các mạng xã hội) trang web Yanartas sẽ dần được nhiều người biết đến vì những lợi ích thiết thực mà nó mang lại cho cộng đồng.

Trong quá trình thực hiện dự án, bạn phải đặc biệt lưu tâm đến vấn đề chữ tín và cung cách phục vụ khách hàng. Tuyệt đối không được để mất uy tín và luôn luôn phục vụ khách hàng hết mình nhất định bạn sẽ được đền đáp xứng đáng.

Vấn đề chất lượng các bài viết cũng là vấn đề rất quan trọng. Nếu không cho ra đời những “tác phẩm” có giá trị thì khó lòng tồn tại trên thương trường đầy sóng gió này.

III.4. Tính toán chi phí, cách thức định giá: Trước khi viết phần này tôi đã tham khảo hàng trăm bài viết, sách báo về

cách thức định giá, nhưng buồn là không có một lí luận nào về định giá làm tôi hài lòng. Những lí thuyết dạy về định giá mà chúng ta đang học đều dịch lại từ sách báo nước ngoài. Những người dịch đôi khi thiếu trình độ đã không thể chuyển tải được thông điệp mà tác giả muốn nói. Hàng năm Việt Nam đào tạo ra bao nhiêu tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân nhưng chỉ có danh mà không có thực. Họ không hề nghiên cứu để cống hiến cho nền kinh tế nước nhà những lí thuyết mới mà chỉ nói lí thuyết suôn. Nhiều người hiểu đúng còn đỡ, nhiều người hiểu sai mà cũng viết bài, giảng dạy người khác. Cái sai nối tiếp cái sai, không ai phát hiện ra để chỉnh sửa.

Cho dù bạn có học đúng và hiểu y như những gì sách báo nước ngoài viết thì khi áp dụng vào thực tế cũng sai. Tại sao? Bởi vì: Những lí thuyết về định giá mà họ viết là những gì rất cơ bản, chung chung, cứng ngắc … Chúng ta phải biết vận dụng những lí thuyết định giá ấy vào thực tế doanh nghiệp của mình. Định giá ngoài thực tế khác xa những gì trên lí thuyết.

Giá cả là giá trị trao đổi mà khách hàng sẵn sàng trả để đổi lấy lợi ích sử dụng hàng hóa.

Định giá là một nghệ thuật. Giá thành của một đơn vị sản phẩm/dịch vụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố và nó sẽ thay đổi liên tục chứ không tuân theo một công thức nào.

Định giá rất quan trọng. Hoạt động này góp phần rất lớn vào thành công của dự án. Người định giá hay tổ chức định giá không chỉ cần am hiểu về lí thuyết định giá mà còn cần nhạy cảm, linh hoạt … khi đưa ra những quyết định. Định giá cao hay thấp (dù chỉ một chút xíu) cũng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Chính vì vậy phải định giá chính xác.

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 56 [email protected]

Thông thường giá cả được định ra nhằm đạt được những mục tiêu nào đó của cá nhân hay tổ chức kinh tế. Có thể kể ra một số mục tiêu sau đây:

- Định giá để tồn tại. Khi cạnh tranh khốc liệt, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn họ sẽ coi trọng sự tồn tại. Họ phải định giá thấp, miễn là doanh thu đủ trang trải chi phí, cố gắng cầm cự một thời gian để vượt qua giai đoạn khó khăn.

- Tối đa hóa lợi nhuận. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn thu lại lợi nhuận cao nhất sau khi bán sản phẩm/dịch vụ. Tuy nhiên, không phải lúc nào họ cũng có thể thực hiện được mục tiêu này.

- Tối đa hóa doanh số. Một số doanh nghiệp muốn định giá sao cho bán được nhiều sản phẩm/dịch vụ nhất. Doanh nghiệp đưa ra mục tiêu này thường muốn tổ chức phải hoạt động hết công suất.

- Tăng thị phần. Muốn tăng thị phần giá sản phẩm/dịch vụ phải rẻ ở mức nhiều người có thể mua được dễ dàng. Mục tiêu này mang tính chiến lược lâu dài.

- Ngăn cản đối thủ tham gia vào thị trường. Mức giá chỉ tạo ra lợi nhuận khiêm tốn sẽ khiến đối thủ nản lòng không tham gia vào thị trường. Theo đuổi mục tiêu này đòi hỏi doanh nghiệp phải có sức chịu đựng và cố gắng vươn lên.

- Xây dựng nhận thức về chất lượng hay sự độc nhất. Một số người cho rằng sản phẩm/dịch vụ giá thấp là hàng chất lượng kém, còn sản phẩm/dịch vụ giá cao là hàng chất lượng tốt. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp phải định giá ở mức khá cao.

- Thu hút khách hàng. Bằng cách giảm giá một (hoặc một số) sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp có thể thu hút khách hàng mua hàng của mình. Mục tiêu này có thể đạt được nhưng cũng có thể gây ra tác dụng ngược khi giá được điều chỉnh về đúng giá mong muốn.

- Khuyến khích mua thử. Dùng để quảng bá cho các sản phẩm/dịch vụ mới trong một thời gian ngắn. Giá bán có thể rất rẻ nhưng lại giới hạn về số lượng.

Ngoài những mục tiêu kể trên, còn có nhiều mục tiêu khác. Doanh nghiệp có thể định giá ngang đối thủ để ổn định thị trường; giá có thể đưa ra để duy trì sự trung thành và ủng hộ của giới bán lại hoặc để tránh sự can thiệp của chính phủ …

Có rất nhiều phương pháp định giá khác nhau được đưa ra. Có thể kể sơ sơ như định giá theo chi phí, định giá theo giá trị, định giá chủ chốt, định giá gói sản phẩm/dịch vụ, định giá khuyến mại, định giá lỗ để câu khách, định giá theo tâm lí, định giá dưới mức cạnh tranh, định giá trên mức cạnh tranh, định giá “neo tham chiếu”, định giá thâm nhập, định giá khuếch trương thanh thế, định giá nhử mồi, định giá hớt kem (hay hớt bọt), định giá theo giá hiện hành, định giá hủy diệt … Bạn có thể tham khảo các phương pháp định giá vừa kể bằng nhiều cách khác nhau. Trong dự án này tôi không trình bày lại các phương pháp định giá đó mà đưa ra lí luận định giá của riêng mình.

Tôi gọi: A là giá của một đơn vị sản phẩm; B là chi phí đầu vào; C là chi phí trong quá trình sản xuất/chế biến/nuôi trồng; D là chi phí đầu ra; E là chi phí cộng thêm; F là chi phí giảm đi; G là lợi nhuận mong muốn.

Chúng ta có công thức tính giá một đơn vị sản phẩm/dịch vụ như sau: A = B + C + D + E + F + G. + A là giá của sản phẩm/dịch vụ.

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 57 [email protected]

+ Nếu mô hình kinh doanh mà bạn theo đuổi là sản xuất/chế biến/nuôi trồng thì B chính là chi phí tìm mua nguyên vật liệu, chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển nguyên vật liệu, chi phí tồn kho nguyên vật liệu, chi phí quản lí, chi phí bốc xếp … Nói chung là tất cả chi phí tính đến thời điểm sử dụng nguyên vật liệu để sản xuất/chế biến/nuôi trồng (thậm chí tính luôn cả chi phí chuẩn bị mua nguyên vật liệu). Nếu mô hình bạn theo đuổi là buôn bán/dịch vụ thì B đơn giản là chi phí đầu vào do bạn qui định.

+ Nếu mô hình kinh doanh mà bạn theo đuổi là sản xuất/chế biến/nuôi trồng thì C chính là chi phí sản xuất/chế biến/nuôi trồng (khấu hao máy móc, thuê mướn nhân công, quản lí sản xuất/chế biến/nuôi trồng, chi phí mặt bằng …), chi phí vận chuyển (từ nơi này sang nơi khác), chi phí bảo quản (trong thời gian chưa bán được), chi phí quản lí … Nói chung là tất cả chi phí khi B chuyển giao đến thời điểm hoàn tất sản phẩm. Nếu mô hình bạn theo đuổi là buôn bán/dịch vụ thì C đơn giản là chi phí trung gian do bạn qui định.

+ Nếu mô hình kinh doanh mà bạn theo đuổi là sản xuất/chế biến/nuôi trồng thì D chính là chi phí mặt bằng, chi phí quản lí, chi phí quảng cáo, chi phí bán hàng, chi phí giao hàng, chi phí khuyến mại, chi phí hậu mãi … Nói chung là tất cả chi phí khi C chuyển giao đến thời điểm bán hàng hóa cho khách hàng sau một thời gian (bảo hành). Nếu mô hình bạn theo đuổi là buôn bán/dịch vụ thì D đơn giản là chi phí đầu ra do bạn qui định.

+ E chính là chi phí cộng thêm. Vậy chi phí cộng thêm là những chi phí nào? Đó là những chi phí sau:

Chi phí cơ hội: Khi một chọn lựa kinh tế được thực hiện, các nhà kinh tế đo lường chi phí của chọn lựa đó dưới dạng chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội được định nghĩa là giá trị của chọn lựa thay thế tốt nhất bị bỏ qua.

Muốn hiểu chi phí cơ hội trước tiên chúng ta cần hiểu khái niệm “đánh đổi”. “Đánh đổi” được hiểu một cách đơn giản là bỏ cái này để lấy cái kia hay muốn được cái này thì phải bỏ cái khác. Trong cuộc sống chúng ta luôn phải đối mặt với sự đánh đổi. Bạn bỏ ra một giờ để được xem phim thì bạn mất đi một giờ để làm việc khác.

Một cách tổng quát, có A và có tập hợp các cơ hội có thể thay thế A là B, C, D … Muốn đổi A lấy B thì không thể có C hoặc D …, muốn đổi A lấy C thì không có B hoặc D … Nói cách khác, nếu đổi A lấy B thì không có cơ hội để dùng A đổi lấy C hoặc D …

Tuy nhiên đó mới chỉ là sự đánh đổi về hình thức mà chưa quan tâm tới nội dung. Khi đổi A lấy B thì bạn quan tâm đến việc bạn được gì ở B. Nghĩa là bạn quan tâm tới lợi ích B’ của B. Khi bạn được B’ thì đồng nghĩa với việc bạn đã bỏ qua cơ hội để có lợi ích C’ từ C hay D’ từ D … Như vậy đánh đổi bao gồm hai khía cạnh là đánh đổi về hình thức và đánh đổi về nội dung.

Việc hiểu chi phí cơ hội như thế nào thực tế lại phức tạp hơn ta tưởng. Nếu như tập hợp các cơ hội thay thế cho A là duy nhất, tức là bạn chỉ có duy nhất B (hoặc C hay D …) để trao đổi thì chi phí cơ hội không xảy ra. Tuy nhiên, nếu như bạn có một tập hợp từ hai cơ hội trao đổi trở lên thì chi phí cơ hội sẽ xảy ra.

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 58 [email protected]

Để dễ hiểu tôi diễn giải như sau: Đầu tiên chúng ta nói đến chi phí. Chúng ta có thể hiểu: Chi phí của sản phẩm/dịch vụ là tất cả những gì bỏ ra để có được nó.

A có lợi ích A’. Và bạn đang dùng lợi ích A’ để đánh đổi lấy lợi ích B’. Chính vì vậy, khi nói đến chi phí nói chung bạn cần phải tính đến cả phần lợi ích mà bạn từ bỏ.

Xuất phát từ hai loại đánh đổi, để tính chi phí chúng ta có thể chia làm hai loại chi phí là chi phí cho hình thức và chi phí cho nội dung. Chi phí cho hình thức có thể coi là chi phí thuần tuý. Chúng ta có thể nhận biết chi phí này dễ dàng vì nó là bề nổi. Chi phí cho nội dung là chi phí cơ hội. Chúng ta khó nhận biết chi phí này hơn vì nó là bề chìm.

Khi bạn dùng A đổi B thì bạn được lợi ích B’ nhưng bạn cũng đã bỏ qua lợi ích A’. Vấn đề ở đây là bạn không thể đánh giá chính xác lợi ích A’, bạn chỉ có thể đánh giá nó thông qua so sánh với lợi ích thu được từ sự đánh đổi khác. Vì vậy để tính chi phí cho B’ bạn cần dùng C’ hay D’ … để tính. Và C’ hay D’ … là những chi phí cơ hội của việc bạn được B’ (hay là chi phí của B’).

Ví dụ: Bạn có 100.000.000 VND, một người khuyên bạn nên gửi tiền vào ngân hàng với lãi suất 5%/năm, nhưng bạn quyết định góp vốn kinh doanh quần áo. Cuối năm bạn có khoản thu nhập từ việc góp vốn kinh doanh quần áo là 10.000.000 VND. Trong trường hợp này, chi phí cơ hội của 100.000.000 VND là 5.000.000 VND. Đây là số tiền mà bạn có thể có được khi gửi tiền vào ngân hàng. Như vậy sau khi trừ chi phí cơ hội thì bạn chỉ còn 5.000.000 VND mà thôi! Trong trường hợp bạn có thêm một cơ hội đầu tư khác (ví dụ như chứng khoán chẳng hạn) có thể đem lại cho bạn 6.000.000 VND từ 100.000.000 VND vào cuối năm, thì kết cục bạn chỉ thu lại 4.000.000 VND chứ không phải 10.000.000 VND như bạn nghĩ. Trong trường hợp bạn chỉ có một cơ hội duy nhất là góp vốn kinh doanh quần áo thì chi phí cơ hội của bạn khi đó bằng không. Đơn giản là bạn không bỏ qua lợi ích nào hay không đánh đổi lợi ích này để lấy lợi ích kia.

Trên thực tế, giá trị thực sự của chi phí cơ hội nhiều khi rất khó xác định vì không thể tính toán được các cơ hội mà bạn đã bỏ qua giá trị bao nhiêu tiền.

Ví dụ: Tiếp tục lấy ví dụ trên. Khi góp vốn kinh doanh quần áo bạn vẫn đang đi làm với mức lương là 60.000.000 VND/năm. Khi thấy buôn bán quần áo có cơ may phát đạt bạn nghỉ làm để ra kinh doanh. Khi nghỉ làm để ra kinh doanh quần áo bạn thu nhập được 80.000.000 VND/năm. Khi đó bạn phải trừ đi chi phí cơ hội là 70.000.000 VND (60.000.000 VND + 10.000.000 VND) (lấy 10.000.000 VND vì đây là phần lợi ích tốt nhất so với gửi tiền vào ngân hàng hay chơi chứng khoán) (tại sao trừ 70 triệu VND? Vì nếu vừa đi là vừa góp vốn kinh doanh quần áo bạn cũng kiếm được 70 triệu VND). Bạn chỉ còn có 10.000.000 VND. Đây là lợi ích một năm bạn thu được khi quyết định nghỉ làm. Nhưng như vậy vẫn chưa đúng, bởi khi đi làm bạn có nhiều thời gian dành cho gia đình hơn khi làm chủ, ít suy nghĩ, lao lực hơn …

Một vấn đề tiếp theo liên quan đến hành vi của bạn là tại sao bạn lại lựa chọn cơ hội đầu tư này mà không lựa chọn cơ hội đầu tư kia?

Bạn không thể tính hết được tất cả các cơ hội đầu tư (đánh đổi). Trong tập hợp các cơ hội đầu tư (đánh đổi), bạn không thể tính hết được lợi ích của từng cơ

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 59 [email protected]

hội đầu tư (từng đánh đổi). Chính vì vậy bạn không thể tính được chính xác các chi phí cơ hội cho những lợi ích bạn kiếm được từ các quyết định đầu tư. Vì những lí do này bạn mới sử dụng đến khái niệm lợi ích cơ bản và an toàn nhất. Đầu tiên bạn chỉ quan tâm đến những lợi ích nào mà bạn xem là cơ bản và an toàn nhất. Ví dụ là lợi ích khi bạn gửi tiền vào ngân hàng. Sau đó bạn sẽ chọn cơ hội đầu tư mà theo bạn sẽ đem lại lợi ích lớn hơn các lợi ích từ các cơ hội đầu tư khác. Hay nói cách khác, bạn dự tính rằng lợi ích từ việc đầu tư đã chọn ít nhất phải bằng lợi ích cơ bản và an toàn nhất.

Qui luật chi phí cơ hội tăng dần: Trong sản xuất để ngày càng có thêm về lượng một mặt hàng nào đó thì sẽ phải hi sinh ngày càng nhiều hơn về lượng một mặt hàng khác.

Nhìn hình bên: Để có thêm một đơn vị sản phẩm X thì phải hi sinh hơn một đơn vị sản phẩm Y (hơn một đơn vị Y đó chính là chi phí cơ hội).

Hình bên thể hiện việc một nhà máy sản xuất hai mặt hàng là X và Y; nếu như nhà máy dồn sức để sản

xuất X thì sản lượng đạt được là điểm giao với trục hoành; nếu nhà máy dồn sức để sản xuất Y thì được sản lượng là giao trên trục tung; còn nếu sản xuất cả X và Y thì được sản lượng di chuyển trên đường cong.

Giả sử sản lượng X, Y đang ở trên điểm A; để tăng thêm một đơn vị X thì phải chuyển tới điểm B; khi đó sản lượng Y sụt giảm là 1,5 đơn vị (không phải là một đơn vị).

Một nhà máy sản xuất nhiều mặt hàng phải vẽ được biểu đồ giống hình trên để điều chỉnh sản lượng, tính toán được chi phí cơ hội khi cần thiết.

Điểm C là điểm vượt ra ngoài đường biên. Nó chỉ đạt được khi tăng nguồn lực hoặc tăng năng suất lao động thông qua đổi mới công nghệ. Điểm D là điểm nằm trong đường biên. Nó thể hiện nhà máy đang sản xuất dưới năng lực của mình.

Đường giới hạn khả năng sản xuất được viết tắt là PPF. Đường này phản ánh gần như trong mọi lĩnh vực kinh tế nói chung. Khi bán hay tiêu dùng Q đơn vị sản phẩm thì thu được tổng lợi ích (kí hiệu là TB). Khi sản xuất ra Q đơn vị sản phẩm thì mất tổng chi phí (kí hiệu là TC). Mong muốn lãi ròng (kí hiệu NB) là cao nhất. Ta có công thức: TB – TC = NB max. Điểm mà NB max là điểm mà sản lượng Q tại đó lợi ích cận biên bằng với chi phí cận biên. Lợi ích cận biên là lợi ích tăng thêm khi bán/tiêu dùng một đơn vị sản phẩm/dịch vụ. Chi phí cận biên là chi phí tăng thêm khi bán/tiêu dùng một đơn vị sản phẩm/dịch vụ. Theo đúng qui luật thì lợi ích cận biên (kí hiệu là MB) có xu hướng giảm dần theo sản lượng, và chi phí cận biên (kí hiệu là MC) có xu hướng tăng dần theo sản lượng. Nếu tại một điểm mà MB > MC thì cần tăng sản lượng, MB < MC thì nên giảm sản lượng; còn MB = MC là tối ưu. Ví dụ như trồng lúa, ban đầu để đạt tới 5 tấn/ha thì khá là dễ dàng, nhưng càng về sau càng khó khăn hơn (chi phí cho mỗi tấn lúa càng về sau càng tăng cao lên).

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 60 [email protected]

Hiểu chi phí cơ hội giúp chúng ta điều phối các nguồn lực trong doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nó cũng giúp chúng ta quyết định nên làm gì một cách hiệu quả.

Mặc dù lí luận về chi phí cơ hội đã được tôi diễn giải khá đơn giản như trên nhưng có thể một số bạn vẫn còn mơ hồ khi muốn áp dụng để tính chi phí cơ hội cộng thêm vào giá sản phẩm/dịch vụ. Chính vì lí do đó, tôi sẽ cho một ví dụ đơn giản hơn: Giả sử chi phí để cho ra đời một đơn vị sản phẩm/dịch vụ là X VND trong thời gian X1, bạn dự tính phải sau một thời gian X2 nữa thì sản phẩm/dịch vụ mới được bán. Khi đó chi phí cơ hội của sản phẩm/dịch vụ đó chính là số tiền lời bạn có thể nhận được khi gửi X VND vào ngân hàng trong khoảng thời gian (X1 + X2). Đây là cách tính chi phí cơ hội cơ bản nhất vì như lí luận trên đã trình bày thì việc tính chi phí cơ hội không đơn giản như vậy.

Chi phí rủi ro: Rủi ro là gì? Rủi ro đơn giản là việc xảy ra trong tương lai không được như mong muốn của bạn. Rủi ro tồn tại ở bất cứ đâu trong cuộc sống nên việc hiểu về rủi ro rất quan trọng. Chi phí rủi ro là khoản tiền chi ra để bù đắp cho phần sẽ mất đi nếu rủi ro xảy ra. Sau đây là một số rủi ro có thể xảy ra:

Rủi ro về thị trường: Rủi ro này phát sinh khi thị trường “phản ứng” không tốt với hàng hóa của doanh nghiệp. Khi đó doanh nghiệp có thể thiệt hại một phần hoặc toàn bộ hàng hóa của mình.

Rủi ro về lãi suất: Lãi suất tăng sẽ làm cho chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng. Nếu doanh nghiệp vay tiền để kinh doanh thì sẽ làm cho chi phí rủi ro tăng cao.

Rủi ro về lạm phát: Tính giá hàng hóa phải cộng thêm chi phí rủi ro về lạm phát, bởi giá trị thực của hàng hóa sẽ giảm khi lạm phát tăng cao. Nhưng làm sao để biết phải cộng thêm bao nhiêu? Dựa vào tỉ lệ lạm phát được công bố trong năm trước bạn có thể ước chừng con số cần cộng thêm vào giá hàng hóa trong năm nay.

Rủi ro khi hàng hóa bị hư hỏng: Đôi khi do kĩ thuật sản xuất, thời tiết, bảo quản hay vận chuyển … hàng hóa bị hư hỏng. Thiệt hại này vẫn thường xảy ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Rủi ro khi hàng hóa chưa bán được: Hàng hóa để càng lâu chi phí (quản lí, mặt bằng, bảo quản …) càng tăng, nếu quá hạn sử dụng mà vẫn chưa bán được doanh nghiệp sẽ mất toàn bộ chi phí sản xuất ra hàng hóa đó.

Rủi ro người mua mất khả năng thanh toán: Một số doanh nghiệp hay bán hàng gối đầu hay trả chậm, vì một lí do nào đó người mua mất khả năng thanh toán coi như lô hàng đó bị mất trắng.

Rủi ro về pháp lí: Pháp luật luôn luôn thay đổi nếu chẳng may nhà nước ra một luật lệ nào đó ảnh hưởng đến doanh nghiệp thì khi đó doanh nghiệp sẽ bị thiệt hại. Nếu thiệt hại lớn doanh nghiệp có thể phá sản.

Rủi ro về kinh tế: Nhớ năm nào nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng nhiều công ty phải phá sản do thua lỗ. Rủi ro về kinh tế nhiều khi không thể xác định được. Tuy nhiên chúng ta cũng phải nghĩ đến điều này để có biện pháp phòng tránh.

Rủi ro về chính trị: Tình hình chính trị luôn luôn biến động. Chính vì vậy, doanh nghiệp phải chủ động để không lâm vào thế ngặt nghèo.

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 61 [email protected]

Rủi ro do con người gây ra: Những vụ mất cắp, hỏa hoạn … xảy ra có thể gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp. Đề phòng mất cắp, hỏa hoạn … để bảo vệ tài sản của mình là việc phải được làm tốt.

Khi xác định con đường để theo đuổi bạn phải có tầm nhìn ngay từ đầu để hạn chế thấp nhất rủi ro về sau. Trong quá trình khởi nghiệp bạn phải luôn chủ động tìm ra cách phòng tránh, hạn chế thấp nhất rủi ro. Chỉ có như vậy bạn mới có thể hoàn thành tâm nguyện của mình.

+ F chính là chi phí gia giảm (tùy vào tình hình mà tăng lên hay giảm đi). Chúng ta căn cứ vào những yếu tố sau để gia giảm giá sản phẩm/dịch vụ của mình:

Cung cầu: Nguyên lí cung - cầu, hay qui luật cung cầu, phát biểu rằng thông qua sự điều chỉnh của thị trường, một mức giá cân bằng (còn gọi là mức giá thị trường) và một lượng giao dịch hàng hóa cân bằng sẽ được xác định. Mức giá và lượng hàng đó tương ứng với giao điểm của đường cung và đường cầu. Ở trạng thái cân bằng, sẽ không có dư cung (lượng cung lớn hơn lượng cầu) hay dư cầu (lượng cầu lớn hơn lượng cung). Giá cân bằng là mức giá mà ở đó số lượng cung bằng số lượng cầu, ứng với số lượng này gọi là số lượng cân bằng.

Mỗi mức giá mà doanh nghiệp đưa ra đều dẫn đến một mức cầu khác nhau. Thông thường nhu cầu và giá cả có tỉ lệ nghịch tức là giá càng cao sức cầu càng thấp và ngược lại. Cần xác định độ co giãn của cầu theo giá cả:

Giả sử nhu cầu giảm đi 10% khi người bán tăng giá 2%, độ co giãn của cầu

sẽ là 5. Nếu sức cầu giảm đi 2% với mức tăng giá 2%, độ co giãn là 1. Trong trường hợp này, doanh số của người bán vẫn y nguyên, không đổi. Nếu nhu cầu giảm đi 1% khi giá cả tăng lên 2% độ co giãn của cầu là 1/2. Sức cầu co giãn ít, người bán dễ tăng giá. Nếu cầu co giãn nhiều, người bán sẽ nghĩ đến chuyện hạ giá. Một mức giá thấp hơn sẽ dẫn đến tổng doanh thu cao hơn.

Như vậy khi định giá sản phẩm/dịch vụ chúng ta cần chú ý đến giá thị trường và lượng cung – cầu sản phẩm/dịch vụ. Nếu như việc điều chỉnh giá gần với giá thị trường khiến cho lợi nhuận giảm thì chúng ta có thể tăng năng suất để thu lại lợi nhuận nhiều hơn. Luôn theo dõi thị trường để phản ứng linh hoạt thu lại kết quả tốt là trách nhiệm của chủ doanh nghiệp.

Cạnh tranh: Cạnh tranh (ở đây chỉ xem xét khái niệm cạnh tranh về kinh tế) là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, nhà phân phối, bán lẻ, người tiêu dùng, thương nhân …) nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ hay các lợi ích về kinh tế, thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.

Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những nhà sản xuất, phân phối với nhau hoặc có thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng khi người sản xuất muốn bán sản phẩm/dịch vụ với giá cao, người tiêu dùng lại muốn mua với giá thấp.

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 62 [email protected]

Doanh nghiệp thể hiện sự cạnh tranh của mình thông qua việc hoạch định các chiến lược để tấn công thị trường …

Có nhiều hình thức cạnh tranh: Cạnh tranh giá cả (giảm giá), cạnh tranh phi giá cả (khuyến mãi, quảng cáo …) …

Thuật ngữ cạnh tranh được nhà kinh tế học người Anh là Adam Smith đưa ra. Cạnh tranh trong kinh tế luôn liên quan đến quyền sở hữu, nói cách khác, sở hữu là điều kiện để cạnh tranh diễn ra.

Theo nhà kinh tế học Michael Porter của Mĩ thì: Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả của quá trình cạnh tranh là bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo hướng cải thiện làm cho giá cả có thể giảm đi.

Ở góc độ thương mại, cạnh tranh là một “trận chiến” giữa các doanh nghiệp và các ngành kinh doanh nhằm chiếm được tình cảm của khách hàng.

Một thuật ngữ có liên quan đến cạnh tranh là lợi thế cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh là sở hữu những giá trị đặc thù, có thể sử dụng để "nắm bắt cơ hội", để kinh doanh có lãi. Khi nói đến lợi thế cạnh tranh tức là nói đến lợi thế mà doanh nghiệp hay quốc gia đang và có thể có so với đối thủ cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh là một khái niệm vừa có tính vi mô, vừa có tính vĩ mô. Ngoài ra còn xuất hiện thuật ngữ lợi thế cạnh tranh bền vững có nghĩa là doanh nghiệp phải liên tục cung cấp cho thị trường giá trị đặc biệt mà không có đối thủ cạnh tranh nào có thể cung cấp được.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Hay nói cách khác, thông qua việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài doanh nghiệp sẽ tạo ra những sản phẩm/dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tại, phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Năng lực canh tranh của doanh nghiệp được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp và là yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức, quản trị …, mà còn gắn với ưu thế về sản phẩm/dịch vụ đưa ra thị trường, với thị phần doanh nghiệp nắm giữ, với hiệu quả sản xuất kinh doanh …

Năng lực cạnh tranh còn được hiểu là khả năng tồn tại trong kinh doanh và đạt được một số kết quả mong muốn dưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lượng sản phẩm/dịch vụ, cũng như năng lực khai thác thị trường hiện tại và làm nảy sinh thị trường mới.

Cạnh tranh là một qui luật của sản xuất hàng hoá, nó luôn diễn ra giữa cá nhân/tổ chức để giành những điều kiện thuận lợi về nguyên liệu, nhân công, thị trường, kĩ thuật ... nhằm giảm mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Cạnh tranh là nhu cầu tất yếu của hoạt động kinh tế trong cơ chế thị trường nhằm chiếm lĩnh thị phần, tiêu thụ nhiều sản phẩm/dịch vụ để đạt được lợi nhuận cao nhất. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế.

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 63 [email protected]

Cạnh tranh buộc người sản xuất phải nắm bắt nhu cầu khách hàng, tích cực nâng cao chất lượng, thường xuyên cải tiến kĩ thuật, hoàn thiện cách thức tổ chức … để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thường trì trệ và kém phát triển.

Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho người tiêu dùng. Người sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm/dịch vụ tốt, đẹp, rẻ; chứa đựng những giá trị về mặt tinh thần, tri thức cao hơn … để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Càng nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau thì sản phẩm/dịch vụ cung cấp cho khách hàng sẽ càng có chất lượng tốt hơn. Nói cách khác, cạnh tranh sẽ đem đến cho khách hàng giá trị tối ưu nhất.

Ngoài mặt tích cực, cạnh tranh cũng đem lại những hệ quả không mong muốn về mặt xã hội. Nó làm thay đổi cấu trúc xã hội ở phương diện sở hữu của cải, phân hóa mạnh mẽ giàu nghèo, có những tác động tiêu cực khi cạnh tranh không lành mạnh, dùng các thủ đoạn vi phạm pháp luật hay bất chấp pháp luật. Vì lí do này cạnh tranh bao giờ cũng cần nhà nước can thiệp.

Giá mà đối thủ đưa ra và phản ứng của họ về giá ảnh hưởng không nhỏ đến việc định giá của doanh nghiệp. Người tiêu dùng đánh giá về giá trị và giá cả của một sản phẩm dựa trên giá cả và giá trị của những sản phẩm/dịch vụ tương đương trên thị trường. Chiến lược định giá của doanh nghiệp cũng có thể ảnh hưởng đến sự cạnh tranh. Một chiến lược giá cao, lời nhiều, có thể lôi kéo nhiều người tham gia vào thị trường, ngược lại một chiến lược giá thấp, lời ít, có thể làm cho đối thủ rút lui khỏi thị trường.

Doanh nghiệp cần biết giá cả và chất lượng sản phẩm/dịch vụ mà đối thủ cung cấp. Điều này có thể thực hiện được bằng nhiều cách: Doanh nghiệp có thể cử người đi khảo sát rồi so sánh với giá sản phẩm/dịch vụ tương tự có trên thị trường. Doanh nghiệp có thể thu thập giá sản phẩm/dịch vụ của đối thủ sau đó phân tích. Doanh nghiệp có thể hỏi người mua xem họ cảm nhận thế nào về giá cả và chất lượng sản phẩm/dịch vụ của đối thủ.

Một khi doanh nghiệp đã biết rõ về đối thủ, doanh nghiệp có thể sử dụng những thông tin thu thập để định giá sản phẩm/dịch vụ của mình. Ví dụ, nếu sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp tương tự sản phẩm/dịch vụ của đối thủ, doanh nghiệp nên đưa ra giá sát với giá mà đối thủ đưa ra; nếu sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp tốt hơn sản phẩm/dịch vụ của đối thủ, doanh nghiệp có thể đưa ra giá cao hơn giá mà đối thủ đưa ra. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải ý thức rằng đối thủ cũng có thể thay đổi giá để đối lại với giá của doanh nghiệp. Chính vì vậy, sự gia giảm giá như thế nào là phù hợp còn phụ thuộc vào sự phán đoán, nhạy cảm, linh hoạt … của doanh nghiệp. Định giá là một hoạt động vô cùng phức tạp mà chúng ta không thể diễn giải hết bằng lời.

Tâm lí của khách hàng: Khách hàng sẽ quyết định xem giá của sản phẩm/dịch vụ có phù hợp không? Khi định giá doanh nghiệp phải nghĩ đến những cảm nhận của khách hàng, và những cảm nhận ấy ảnh hưởng ra sao đến quyết định mua hàng của họ.

Khi khách hàng mua một sản phẩm/dịch vụ, tức là họ đổi một giá trị (giá cả) để lấy một giá trị khác. Vì vậy việc định giá theo tâm lí khách hàng phải hiểu được

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 64 [email protected]

giá trị khách hàng muốn có từ sản phẩm/dịch vụ để đề ra một mức giá phù hợp với giá trị đó. Các lợi ích bao gồm cả hữu hình lẫn vô hình. Ví dụ, khi khách hàng mua bữa ăn ở nhà hàng sang trọng thì việc tính giá trị món ăn trong bữa ăn thật dễ dàng. Thế nhưng để tính được giá trị của những điều hài lòng khác như khẩu vị, khung cảnh, phục vụ ... thì quả là rất khó khăn.

Những giá trị này sẽ thay đổi tùy theo từng khách hàng và hoàn cảnh. Doanh nghiệp thường thấy khó đo lường giá trị mà khách hàng gán cho sản phẩm/dịch vụ của mình, mặc dù vậy, khách hàng (vô tình hay hữu ý) đều đang sử dụng những giá trị để đánh giá mức giá của sản phẩm/dịch vụ. Nếu khách hàng cảm thấy giá cả cao hơn giá trị của sản phẩm/dịch vụ họ sẽ không mua sản phẩm/dịch vụ đó.

Doanh nghiệp phải cố gắng phân tích những động cơ của khách hàng trong việc mua sản phẩm/dịch vụ để định giá phù hợp với cảm nhận của họ về giá trị sản phẩm/dịch vụ. Vì khách hàng thay đổi giá trị mà họ dành cho sản phẩm/dịch vụ khác nhau, nên doanh nghiệp phải thay đổi chiến lược định giá đối với sản phẩm/dịch vụ khác nhau.

Không phải cứ cho ra đời sản phẩm/dịch vụ rồi cứ thế định giá. Doanh nghiệp phải lắng nghe khách hàng. Muốn định giá tốt cần phân tích nhu cầu và cảm nhận của khách hàng về giá.

Vị thế của doanh nghiệp (uy tín, thương hiệu): Khi định giá sản phẩm/dịch vụ chúng ta còn phải tính đến vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Vị thế của doanh nghiệp ở đây được hiểu là uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp chiếm vị thế cao trong lòng khách hàng thì chúng ta có thể định giá sản phẩm/dịch vụ cao hơn giá thông thường. Tuy nhiên, việc định giá cao hơn ở mức nào phụ thuộc vào khả năng nắm bắt tâm lí khách hàng của doanh nghiệp. Đây là một việc vô cùng khó khăn.

Các yếu tố khác: Giá sản phẩm/dịch vụ phụ thuộc và chịu sự tác động của nhiều yếu tố từ nguyên vật liệu, công nghệ sản xuất, chi phí nhân công, quan hệ cung cầu … đến xu hướng tiêu dùng, chính sách kinh tế, khả năng chi trả của khách hàng … Định giá sản phẩm/dịch vụ còn tác động đến việc định vị sản phẩm/dịch vụ trên thị trường. Giá cả biến động trong suốt vòng đời sản phẩm/dịch vụ và trở thành đặc trưng quan trọng trong việc hoạch định chiến lược marketing.

Khi định giá dựa vào khách hàng, doanh nghiệp phải xác định được khách hàng mục tiêu, hành vi tiêu dùng cũng như khả năng chi trả của họ. Song chính khách hàng lại chịu sự chi phối của các yếu tố liên quan đến kinh tế và đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, việc xác định đúng phân khúc khách hàng mục tiêu và thuộc tính của nó là một việc cực kì khó với sản phẩm/dịch vụ mới chưa từng hiện diện trên thị trường. Ví dụ, nước mía bán vỉa hè có mức giá 5.000 đồng/li, nhưng khi phương thức chế biến, kinh doanh tốt hơn chúng ta có thể định giá 10.000 đồng/li. Rõ ràng, khi định giá như vậy chúng ta có tính đến khả năng chi trả của khách hàng và các yếu tố tác động đến khách hàng như ý thức về vệ sinh thực phẩm, xu hướng tiêu dùng hiện đại …

Khi định giá để cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ có những phân tích về sản phẩm/dịch vụ, mục tiêu marketing ngắn hạn hay dài hạn của mình và đối thủ cạnh

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 65 [email protected]

tranh để định giá hợp lí. Ví dụ, trường hợp địnhh giá nước tăng lực Number One thấp hơn Red Bull để phù hợp với nhóm khách hàng phổ thông.

Định giá còn có thể xuất phát từ yếu tố kinh tế, lạm phát, lãi suất, xu hướng tiêu dùng, chính sách quản lí, tăng trưởng - suy thoái ... Đều là những cơ sở quan trọng để định giá sản phẩm/dịch vụ. Trường hợp điển hình là khi việc đội mũ bảo hiểm dựa trên cơ sở tự nguyện, giá bán mũ bảo hiểm cao vì ít người mua (chỉ đối tượng có ý thức tự bảo vệ mới mua). Khi việc đội mũ trở thành bắt buộc, giá mũ bảo hiểm giảm vì qui mô thị trường lớn, mức độ cạnh tranh cao. Hoặc một ví dụ khác là từ đầu năm 2008, chính phủ đã ra chủ trương kích cầu tiêu dùng với sự ủng hộ của hàng loạt doanh nghiệp. Ngay lập tức, các mặt hàng thi nhau giảm giá khoảng 30 - 40% so với lúc trước, mạnh nhất là mặt hàng điện tử gia dụng.

Định giá còn biến động theo thời gian, theo vòng đời sản phẩm/dịch vụ. Một sản phẩm/dịch vụ mới hiện diện trên thị trường có tính đột phá thường được định giá cao. Bởi lẽ doanh nghiệp nhắm vào đối tượng sẵn sàng mở hầu bao để được làm người tiên phong. Khi sản phẩm/dịch vụ bước qua giai đoạn bão hòa, giá có xu hướng giảm để có thêm khách hàng và đối đầu với sản phẩm/dịch vụ thay thế khác. iPhone của Apple cũng áp dụng chiến lược giá hớt váng cho đối tượng tiên phong khi ra mắt sản phẩm với mức giá 599 đô la Mĩ. iPhone nhanh chóng trở về mức giá 399 đô la Mĩ chỉ sau ba tháng. Cùng thuộc công ty thời trang An Phước, dây truyền sản xuất và qui trình quản lí chất lượng giống nhau, nhưng giá một chiếc áo sơ mi hiệu An Phước chỉ bằng một nửa so với hiệu Pierre Cardin. Tất cả chỉ vì sự khác biệt về giá trị thương hiệu.

Doanh nghiệp cũng nên xem xét giá sản phẩm/dịch vụ của mình có ảnh hưởng thế nào đến những thành viên khác thuộc môi trường của mình. Những người bán lại sẽ phản ứng ra sao trước các mức giá? Doanh nghiệp nên định giá sao cho những người bán lại có lợi nhuận thỏa đáng, bán hàng hiệu quả, ủng hộ doanh nghiệp …

Việc xem xét những chính sách của nhà nước cũng rất quan trọng trong quá trình định giá. Doanh nghiệp cần phải biết chính sách nhà nước có ảnh hưởng như thế nào đối với giá sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Thậm chí trong trường hợp doanh nghiệp muốn giá sản phẩm/dịch vụ ít thay đổi khi nguyên vật liệu đầu vào biến động có thể định giá có dung sai (nghĩa là có cộng thêm một khoản chi phí biến động dự trù). Giá sản phẩm/dịch vụ lên xuống bất thường tạo ấn tượng không tốt cho khách hàng.

Định giá sản phẩm/dịch vụ cũng cần tính đến uy tín chất lượng của sản phẩm/dịch vụ mà khách hàng có thể cảm nhận từ giá cả. Nếu định giá quá thấp thì người tiêu dùng có thể sẽ đánh đồng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp với những sản phẩm/dịch vụ kém chất lượng. Ngược lại, nếu định giá quá cao so với giá trị sử dụng cũng như tâm lí tiêu dùng có thể làm cho sản phẩm/dịch vụ không thể xâm nhập và tồn tại lâu trên thị trường. Đương nhiên khi công tác bán hàng thất bại sẽ mang đến những hệ lụy tất yếu cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, sau khi tạo ra sản phẩm/dịch vụ có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu thì việc định giá sản phẩm/dịch vụ cần chuẩn xác.

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 66 [email protected]

Điểm qua một số tác động đến việc định giá để thấy tính phức tạp của chiến lược định giá. Thật khó để trả lời việc định giá dựa trên nguyên tắc nào một cách đầy đủ. Tuy nhiên, việc định giá sẽ tính đến tất cả các yếu tố trên và xoay quanh hai khái niệm là giá cả và giá trị. Giá cả đại diện cho chi phí tạo nên sản phẩm/dịch vụ bao gồm cả các dự báo về biến động liên quan đến chi phí, kì vọng lợi nhuận. Một cách đơn giản giá cả là cách tiếp cận giá từ góc độ người bán. Trong khi đó giá trị lại là sự thừa nhận từ phía người mua, do vậy rất khó đánh giá vì mức độ thoả mãn của khách hàng có xu hướng biến đổi theo thời gian phụ thuộc vào tác động của nhiều yếu tố. Thách thức lớn nhất của việc định giá là giá cả và giá trị phải gặp nhau tại một điểm. Như vậy giá định ra cho sản phẩm/dịch vụ mới bền vững. Có như thế doanh nghiệp và khách hàng mới có cơ hội tương tác lâu dài.

+ G chính là lợi nhuận mong muốn. Việc xác định đâu là mức lợi nhuận mong muốn hợp lí là rất khó vì còn tùy thuộc vào từng loại sản phẩm/dịch vụ, thời điểm, hoàn cảnh … Doanh nghiệp nào cũng mong muốn đạt mức lợi nhuận cao nhất, tuy nhiên mức lợi nhuận cao thường không bền. Tùy mục đích, đạo đức kinh doanh của từng doanh nghiệp mà mức lợi nhuận mong muốn sẽ khác nhau.

III.5. Cách thức bán hàng, phục vụ khách hàng: III.5.a. Cách thức bán hàng: Tôi sẽ trình bày những chiến lược bán hàng ở phần sau. Ở đây tôi chỉ nói

chung về cách thức bán hàng: Chúng ta sẽ triển khai hai kênh bán hàng là bán hàng qua internet và bán hàng qua đặt văn phòng đại diện (điểm bán).

Về bán hàng qua internet: Lợi dụng sự phát triển như vũ bão của internet, bạn nên xây dựng hàng loạt website bán hàng chính thống và không chính thống. Việc bán hàng thông qua website nên chú ý mấy điểm sau:

- Luôn đầu tư nâng cao nội dung và hình thức website. - Luôn quảng bá website thông qua các trang mạng khác hoặc bằng E-mail. - Luôn phản hồi thông tin cho khách hàng nhanh chóng, lịch sự, trung thực,

chính xác … - Luôn chăm sóc khách hàng tốt nhất có thể. Mạng internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng, một

trong các tiện ích phổ thông của internet là hệ thống thư điện tử (E-mail), trò chuyện trực tuyến (chat), website, công cụ tìm kiếm (search engine), dịch vụ thương mại và chuyển ngân ... Chúng cung cấp một khối lượng thông tin và dịch vụ khổng lồ. Chính vì vậy, việc sử dụng internet để phát triển các kênh bán hàng của mình ngày càng lớn mạnh là điều cần phải làm tốt.

Về bán hàng qua đặt văn phòng đại diện: Cố gắng hợp tác với nhiều tổ chức/cá nhân mở ra nhiều văn phòng đại diện ở khắp mọi nơi. Hầu hết những văn phòng đại diện được thiết lập chỉ làm nhiệm vụ tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng đã có một đội ngũ chuyên đảm trách. Đội ngũ này sẽ phản ứng rất nhanh để đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong phạm vi được phân công.

III.5.b. Phục vụ khách hàng: Khái niệm phục vụ khách hàng tốt bao gồm những hoạt động trước, trong và

sau khi khách hàng mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ. Để phục vụ khách hàng tốt

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 67 [email protected]

trước tiên nhà quản lí phải tự mình soạn ra một giáo trình huấn luyện nhân viên. Bên cạnh đó, khách hàng có quyền được biết những thông tin một cách đầy đủ về sản phẩm/dịch vụ mà họ sẽ sử dụng. Trong quá trình phục vụ khách hàng, nhân viên phải tỏ thái độ vui vẻ, hòa đồng, hòa nhã, thân thiện, lịch sự … Họ cũng cần học cách giải quyết các sự cố phát sinh. Gặp những sự cố mới phải báo cáo, xin ý kiến cấp trên. Những thông tin về khách hàng cần được sàng lọc, phân loại, lưu giữ để sử dụng sau này. Doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm đến khách hàng để thúc đẩy sức mua. Có thể nói hình ảnh (thương hiệu) của doanh nghiệp không chỉ thể hiện qua chất lượng sản phẩm/dịch vụ, mà còn thể hiện ở thái độ của nhân viên đối với khách hàng. Hãy nhớ: Làm vừa lòng khách hàng là cách hay nhất để họ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp!

IV. Thị trường – khách hàng: Tại Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa là loại hình doanh nghiệp chiếm đa

số và chủ yếu trong nền kinh tế, chiếm gần 97% trong tổng số doanh nghiệp của cả nước, sử dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP … Số tiền thuế và phí mà các doanh nghiệp này đã nộp cho nhà nước đã tăng 18,4 lần sau 10 năm. Những con số trên đã khẳng định tầm quan trọng và giá trị mà các doanh nghiệp dân doanh mang lại. Tuy nhiên, theo một thống kê bỏ túi từ 100 người đã khởi nghiệp trong hai năm trở lại đây thì 80% đứng trước nguy cơ giải thể trong năm đầu tiên hoạt động.

Nguyên nhân chính xuất phát từ việc thiếu vốn (chiếm 40%); thiếu kiến thức về quản trị điều hành doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm 50%), thiếu kinh nghiệm thực tế trong môi trường kinh doanh (chiếm 30%). Rõ ràng, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy của một thế hệ doanh nhân ngày càng trẻ hơn về tuổi đời. Họ tự tin, quyết liệt, mạnh mẽ để tự tạo ra việc làm cho bản thân mình và cho nhiều người khác. Dù vậy, để doanh nhân trẻ khởi nghiệp thành công cần sự đồng hành của rất nhiều tổ chức và cá nhân.

Bên cạnh đó, trong vòng khoảng bốn năm trở lại đây, một “dòng chảy” khởi nghiệp mới đã thực sự xuất hiện và ghi dấu ấn đậm nét tại Việt Nam. Bất chấp những khó khăn, thị trường khởi nghiệp ở Việt Nam vẫn đứng trong top 3 thị trường khởi nghiệp phát triển mạnh tại khu vực Đông Nam Á, cùng với Thái Lan và Indonesia. Điều này chứng tỏ thị trường khởinghiệp Việt Nam đang có sức sống và tiềm năng phát triển.

Cuối năm 2013 mở ra cuộc thi Hành trình vì khát vọng Việt với sự tham gia của 30 trường đại học trên toàn quốc, được chia làm 5 khu vực: Đồng Bằng Sông Cửu Long, TP.HCM, cao nguyên, miền Trung và Hà Nội. Các đội dự thi phải trình bày dự án kinh doanh có liên quan đến ngành nghề hoặc địa phương của mình. Chứng kiến khát vọng khởi nghiệp của các em thông qua những dự án tâm huyết ai cũng xúc động. Tuy nhiên, nhiều dự án chỉ được xây dựng để đi dự thi. Các thí sinh cũng chưa nghĩ đến việc sẽ triển khai nó. Khởi nghiệp là một điều gì đó quá khó và mông lung.

Ở nhiều cuộc thi khác, thí sinh là những sinh viên đã tốt nghiệp hoặc đã bắt đầu kinh doanh. Các dự án dự thi ít nhiều khả thi hơn nhưng những chủ nhân đều lo lắng, không biết doanh nghiệp của mình sẽ tồn tại được bao lâu khi mà những bước

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 68 [email protected]

đi chập chững đầu tiên đều khá khó khăn và rủi ro. Đa số họ đều cảm thấy mình như thiếu hụt điều gì đó khi điều hành doanh nghiệp thật sự. Một số bạn suy nghĩ đơn giản hơn khi cho rằng mình phải mở doanh nghiệp vì không thể xin được việc làm ở nơi khác.

Nhiều lớp giảng dạy về khởi nghiệp, lập dự án kinh doanh, huy động vốn cho người khởi nghiệp ở TP.HCM và các tỉnh thành. Họ học rất chăm chỉ và đặt ra nhiều câu hỏi hóc búa. Tuy nhiên, chưa có giáo trình nào hoàn chỉnh dạy về khởi nghiệp. Mỗi trung tâm đào tạo tuỳ theo nhận thức của mình mà xây dựng những nội dung khác nhau có liên quan đến khởi nghiệp. Sự chia sẻ, hướng dẫn từ những doanh nhân thành công dành cho người khởi nghiệp còn rất ít. Việc hướng dẫn, tư vấn sau khi sinh viên học xong các khóa khởi nghiệp cũng không nhiều.

Trong khi đó tại các trường học ở nước ngoài học sinh cấp hai đã được học môn kinh doanh. Qua môn học đó, học sinh được dạy cách lập phương án kinh doanh, hiểu biết về các mô hình kinh doanh cũng như được thực tập kinh doanh. Đây là môn học cần thiết giúp học sinh hiểu về kinh doanh và có những định hướng nghề nghiệp ngay ở tuổi thiếu niên.

Ở bang Oklahoma của Mĩ có một vườn ươm khởi nghiệp. Ở đó, các doanh nhân khởi nghiệp được tạo điều kiện về cơ sở vật chất (văn phòng, tiện nghi …), tài chính cũng như được sự tư vấn của những chuyên gia có kinh nghiệm. Đến đây bạn dễ dàng cảm nhận được không khí làm việc say mê của người khởi nghiệp. Sở dĩ Mĩ thành lập những vườn ươm như vậy vì họ rất chú trọng việc tạo ra nhiều doanh nghiệp mới để tạo ra công ăn việc làm cho dân chúng.

Việt Nam là quốc gia có trên 50% dân số dưới 30 tuổi. Tỉ lệ thất nghiệp đang là vấn đề báo động, đặc biệt là các trí thức trẻ. Một chiến lược quốc gia về việc thành lập những dự án như Yanartas đang là vấn đề cấp thiết. Chiến lược này phải tạo ra một môi trường khởi nghiệp lành mạnh.

Chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay đều ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho người khởi nghiệp. Chính phủ Singapore khuyến khích nhiều người trẻ Singapore khởi nghiệp thông qua việc hỗ trợ về tài chính. Các công ty Singapore do các doanh nhân thành lập muốn nhận khoản hỗ trợ không hoàn lại 50.000 SGD của chính phủ thì phải nộp và thuyết trình dự án kinh doanh của mình. Rất nhiều doanh nghiệp trẻ Singapore đã được tiếp sức ngay từ đầu nhờ khoản vốn này của chính phủ. Chính phủ Hàn Quốc cũng có sự hỗ trợ khác cho doanh nhân trẻ khi yêu cầu các ngân hàng thương mại phải dành một khoản ngân sách để cho doanh nhân trẻ vay. Vì chính phủ Hàn Quốc hiểu rằng vốn là một trong những điểm yếu nhất của người khởi nghiệp.

Theo thống kê, những doanh nghiệp trẻ thường dễ sụp đổ ở những năm đầu khởi nghiệp. Việc thiếu tiếp cận với quản trị doanh nghiệp, nghĩa là có một tỉ lệ cao các sinh viên hoặc những người khởi nghiệp thiếu kinh nghiệm cố gắng tìm may mắn trong việc lập một doanh nghiệp. Những startup về công nghệ có xu hướng thu hút những chuyên gia về công nghệ với kinh nghiệm kinh doanh ít ỏi. Trong một báo cáo thực hiện bởi Tổ chức quản trị doanh nghiệp nhỏ của Mĩ đã chỉ ra rằng, 66% các doanh nghiệp mới thành lập ở Mĩ có thể tồn tại trong vòng hai năm sau khi thành lập, và 44% có thể tồn tại bốn năm sau đó. Một phân tích khác cho thấy tỉ lệ

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 69 [email protected]

thất bại cao khoảng 60% trong năm năm đầu tiên, và một số bằng chứng ở Nam Phi cho thấy con số này có thể lên đến 80%.

Sinh viên và thanh niên Việt Nam có khát khao làm giàu mãnh liệt. Để Việt Nam có thể trở thành một quốc gia khởi nghiệp rất cần một sự kết hợp đồng bộ giữa chính chủ, các tổ chức chính trị xã hội có liên quan, nhà trường, các thế hệ doanh nhân thành đạt và nỗ lực tự thân của người khởi nghiệp.

Về phía chính phủ, cần đẩy mạnh việc cải thiện môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, hạn chế tiêu cực, tham nhũng trong bộ máy, ban hành chiến lược phát triển kinh tế quốc gia ngắn và dài hạn cũng như cơ chế chính sách hỗ trợ thiết thực cho người khởi nghiệp. Việc cổ phần hóa doanh nghiệp quốc doanh cũng cần phải thực hiện nhanh và quyết liệt. Một thệ sinh thái tích cực, hữu ích bao gồm đào tạo, tư vấn, vốn và những chính sách ưu đãi ban đầu là rất cần thiết cho người khởi nghiệp. Mô hình vườn ươm doanh nghiệp cần được đúc kết, điều chỉnh để có thể nhân rộng trong cả nước. Cần phải xem việc khuyến khích khởi nghiệp là vấn đề sống còn của quốc gia.

Các tổ chức chính trị, xã hội như Đoàn Thanh Niên, Hội Liên Hiệp Thanh Niên, Hội Doanh Nhân … cần xem việc khuyến khích khởi nghiệp và hỗ trợ người niên khởi nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức.

Đối với các thế hệ doanh nhân thành công nên sẵn lòng hỗ trợ, tư vấn và chia sẻ với người khởi nghiệp. Các chương trình như Mỗi doanh nhân là một người thầy do BSSC và YBA TP.HCM tổ chức cần được đánh giá, rút kinh nghiệm và triển khai rộng khắp trong cả nước.

Đối với chương trình giảng dạy trong nhà trường, cần sớm nghiên cứu và đưa vào giảng dạy môn học kinh doanh, tốt nhất là ở cuối cấp hai. Đối với chương trình đào tạo đại học, nên có mối liên hệ mật thiết với hoạt động khởi nghiệp.

Cuối cùng, người khởi nghiệp cần trang bị cho mình những kiến thức, kĩ năng cần thiết, cũng như thái độ dám làm dám chịu, học hỏi không ngừng. Có như vậy thì mới hi vọng Việt Nam trở thành một quốc gia khởi nghiệp trong tương lai không xa.

V. Điều kiện tiến hành: V.1. Nguồn vốn dự trù:

Dự kiến ngân sách cho dự án Yanartas

Hạng mục Số tiền

(triệu VND) Ghi chú Tiền tạo “tài nguyên” cho dự án hoạt động 850

Ước chừng con số này tạm tạo ra nguồn “tài nguyên” đủ để dự án sinh lãi.

Tiền tạo web 40 Thiết kế web và quản trị trong 6 tháng.

Tiền mặt bằng 0 Giả sử đã có mặt bằng. Tiền nhân công 30 Ước chừng tiền trả cho người cộng tác trong 6 tháng. Tiền trang bị 20 Máy tính … Tiền quảng cáo 10

Tiền dự trù 50 Tổng chi phí 1.000

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 70 [email protected]

Qua bản Dự kiến ngân sách cho dự án Yanartas ở trên, bạn thấy chúng ta phải có tối thiểu khoảng 1.000.000.000 (một tỉ) VND mới có thể vận hành dự án này một cách trơn tru.

Lưu ý: + Bản Dự kiến ngân sách trên chỉ tính cho trường hợp đã có mặt bằng làm

điểm giao dịch và mở một điểm giao dịch duy nhất, muốn làm lớn hơn phải có số vốn lớn hơn.

+ Những tính toán trong dự án này chỉ là những tính toán ước chừng, tại thời điểm viết dự án để bạn biết được số vốn tối thiểu cần có khi thực hiện dự án, chứ không phải là những tính toán chính xác. Khi quyết định làm bạn sẽ phải ra thực tế khảo sát để biết được thông tin cụ thể. Tất cả những gì muốn làm đều phải nghiên cứu, tính toán, phác thảo, lập kế hoạch … trước khi hành động. Phải nhìn tổng thể, xuyên suốt. Thấy được thì làm, không được thì ngưng. Không có chuyện ra làm mới chạy đi hỏi giá, tính toán sơ sài … Làm vậy không thất bại cũng thất thoát.

+ Trong trường hợp có số vốn thấp hơn, bạn vẫn có thể theo đuổi được mô hình này nếu bạn biết cách làm từ từ. Vấn đề này bạn nên tham khảo ý kiến tác giả.

+ Nếu có mặt bằng mở điểm giao dịch thì chi phí bỏ ra để thực hiện dự án sẽ giảm đáng kể. Bạn nên đầu tư tu bổ mặt bằng, mua trang thiết bị, dụng cụ tốt nhất ngay từ đầu để làm lâu dài.

+ Nếu có vốn lớn thì sau khi mở một điểm giao dịch thấy hiệu quả hãy xúc tiến mở nhiều điểm bán khác luôn. Kinh doanh bán lẻ là một ngành siêu lợi nhuận. Một khi bạn có định hướng tốt, nắm phương pháp làm thì không sợ thất bại.

Theo kinh nghiệm cá nhân tôi, nếu chưa bao giờ ra kinh doanh riêng, để chắc thắng bạn cần trải qua giai đoạn cọ xát thực tế trước khi làm thật. Bởi khi đã kinh qua quá trình này tư duy của bạn sẽ sâu sắc hơn, kĩ năng của bạn sẽ điêu luyện hơn, đức tin của bạn sẽ vững vàng hơn … Thấy mình thiếu sót điều gì thì hoàn thiện điều đó. Phải chắc chắn mọi thứ hội đủ thì bạn mới có cơ may thành công trên đường đời vốn đầy rẫy chông gai này.

V.2. Kĩ thuật kinh doanh: Không ai hiểu rõ dự án này hơn tác giả viết ra nó. Bên cạnh đó, có những

điều không thể trình bày trong vài trang giấy. Chính vì lẽ đó, người thực hiện dự án nên tham khảo ý kiến của tác giả. Điều này là cần thiết để cho chủ đầu tư không vướng phải những sai lầm đáng tiếc.

Lợi thế nhất định: + Bạn có năng lực, phẩm chất để trở thành người quan hệ công chúng giỏi. + Bạn có năng khiếu viết bài, nhất là những bài viết lí luận có chiều sâu về

kinh doanh … + Bạn am hiểu về marketing online, có khả năng thiết kế web, thành thạo

ngoại ngữ (nhất là Anh văn). + Có mối quan hệ rộng, được nhiều người giúp đỡ. + Hiểu rõ những lí luận trình bày trong dự án, nắm vững phương pháp, có đủ

điều kiện, chuẩn bị chu đáo … Sau đây là một số kĩ thuật kinh doanh cần lưu ý khi thực hiện dự án:

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 71 [email protected]

+ Số lượng và chất lượng bài viết đăng tải trên website Yanartas là rất quan trọng. Để thu hút khách hàng bạn phải làm cho số lượng bài viết tăng đều đặn, có nội dung phong phú và chất lượng. Muốn vậy bạn phải bỏ tiền thuê người cộng tác.

+ Hoạt động bán hàng của dự án chỉ đạt hiệu quả như mong muốn khi bạn biết đầu tư đúng mức và áp dụng những phương pháp quảng cáo hợp lí. Hãy lợi dụng những trang mạng xã hội để quảng bá cho dự án của mình. Bên cạnh đó, cần tổ chức nhiều buổi giao lưu để số thành viên tham gia dự án tăng lên một cách đáng kể. Thông qua các thành viên này dự án sẽ được quảng bá đến nhiều người hơn.

+ Bạn nên nhớ rằng Yanartas là một môi trường dành riêng cho những người khởi nghiệp. Muốn mọi người ủng hộ dự án Yanartas bạn phải tạo ra một môi trường chia sẻ, giúp đỡ, vui chơi bổ ích. Đa phần người đến với Yanartas vì vui nhiều hơn là khởi nghiệp thật sự, nhưng nếu chỉ nhắm vào đối tượng khởi nghiệp thật sự e rằng lợi nhuận thu được không cao.

+ Để lôi kéo nhiều người tham gia bạn nên chú ý tới mức phí ở một số hoạt động. Lấy phí thấp hoặc miễn phí ở một số hoạt động là một cách quảng bá hay.

+ Cuối cùng, nhân lực giỏi là yếu tố quyết định thành công đối với hầu hết các dự án và dự án Yanartas cũng không ngoại lệ. Phải thường xuyên tìm kiếm/đào tạo và trọng dụng người tài. Bố trí người tài ở những vị trí quan trọng, vì chỉ có người tài mới giúp dự án thu lại lợi nhuận nhanh chóng, dồi dào và bền vững.

V.3. Phẩm chất, năng lực: Giàu có chỉ đến với ai đủ phẩm chất và năng lực. Người thực hiện dự án phải

kiên nhẫn, siêng năng, khôn ngoan, sáng tạo, cầu tiến, chu đáo, quyết đoán, nhạy bén, dám làm, dám chịu … Phẩm chất, năng lực của người thực hiện dự án không được xuất sắc thì cũng phải ở mức khá trở lên. Chúng ta ai cũng hiểu một lí lẽ rất đơn giản: Không có gì tự nhiên mà có cả!

Muốn đứng đầu dự án Yanartas, bạn đạt trình độ và có năng khiếu nhất định. Một trong những yêu cầu khắt khe là bạn phải có đầu óc sâu sắc, đức tính điềm đạm, tính tình cẩn thận, khả năng diễn thuyết … Nếu bạn chỉ có tiền mà không đạt được các tiêu chí trên thì tốt nhất bạn nên đầu tư cho người khác đứng ở cương vị này.

VI. Khó khăn, thuận lợi: VI.1. Khó khăn: Kĩ thuật kinh doanh: Nhiều bạn mới đọc qua dự án Yanartas đã tưởng mình

có thể thành công với dự án này. Nếu trên đời này có chuyện dễ dàng như thế thì đâu có người giàu, kẻ nghèo. Tạo hóa sinh ra chúng ta, ban cho mỗi người một khả năng đặc biệt nên bạn chỉ có thể làm tốt một hoặc một số việc mà thôi!

Giá trị của dự án không nằm ở tên gọi mà nằm ở mô hình, phương pháp và khả năng quyền biến của người thực hiện. Mặc dù tôi đã cố gắng trình bày những điều cần thiết để giúp chủ đầu tư thực hiện thành công dự án, nhưng đó không phải là tất cả. Mỗi người thực hiện dự án sẽ có hoàn cảnh, điều kiện khác nhau, rồi trong quá trình thực hiện dự án mỗi người sẽ gặp những tình huống khác nhau, nếu như bạn không am hiểu về dự án một cách tường tận thì bạn sẽ ra quyết định sai. Việc ra quyết định sai sẽ ảnh hưởng đến mức độ thành công của dự án, thậm chí làm sụp đổ toàn bộ sự nghiệp của bạn. Nói như vậy không có nghĩa không có ngoại lệ. Nếu bạn đủ tự tin bạn có thể hành động một mình.

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 72 [email protected]

Đủ nguồn nhân lực: Để thành công ở bất kì lĩnh vực, công việc nào cũng cần có đủ nguồn nhân lực cần thiết. Hay nói cách khác, sự nghiệp của bạn đi lên hay đi xuống phụ thuộc phần lớn vào những người giúp đỡ/trợ giúp bạn. Chính vì vậy, nguồn nhân lực là một yếu tố rất quan trọng, không nói giữ vai trò quyết định sự thành bại. Trước khi bắt tay vào thực hiện dự án bạn cần tìm hiểu xem nguồn nhân lực phục vụ cho dự án có đủ chưa, nếu chưa đủ thì phải chuẩn bị cho đủ mới làm để tránh thất bại không đáng có. Công việc đó cần người như thế nào? Người có tài dư cũng không được mà người có tài thiếu cũng không xong. Công việc đó cần bao nhiêu người? Có những việc máy móc không thể làm thay con người, nhưng có những việc sử dụng con người sẽ tốt hơn. Trong quá trình sử dụng còn phải đào tạo người khác, làm cho tài năng và ảnh hưởng của họ lan truyền ra cộng đồng giúp cho sự nghiệp của mình ngày càng tăng tiến. Xin mở ngoặc nói thêm là trong quá trình chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án, bạn cần phải lường trước những thay đổi của chủ thể do tác động của ngoại cảnh, để từ đó đưa ra những chính sách phòng ngừa. Để sử dụng con người đạt hiệu quả cao trong công việc là vô cùng khó. Bạn phải không ngừng học hỏi, rút kinh nghiệm để ngày càng tiến bộ.

Rào cản tâm lí: Nếu dự án Yanartas áp dụng ở Việt Nam, bạn phải chú ý điều sau: Xã hội Việt Nam vẫn còn coi nhẹ người tài/chất xám. Họ cứ cho rằng những kiến thức mà bạn truyền đạt cho họ có thể học lỏm ở đâu đó. Họ không chịu trả phí cho chất xám, công sức mà bạn bỏ ra cho họ. Tâm lí “xài chùa” chất xám của người khác rất dễ nhận ra khi “bản quyền” của bạn không hề được tôn trọng. Chính vì vậy, có thể chỉ một số cá nhân/tổ chức chịu trả tiền cho dự án. Để khắc phục tình trạng này, bạn phải tìm mọi cách giữ bí mật bản quyền và mở rộng thị trường. Phổ biến hoạt động của mình bằng nhiều ngôn ngữ là một cách hay để vươn mình ra biển lớn.

Kiểm soát chất lượng: Là người thực hiện dự án bạn cần phải coi trọng chất lượng sản phẩm/dịch vụ mà mình cung cấp. Thực tế chứng minh chất lượng sản phẩm/dịch vụ có thể giúp sự nghiệp của doanh nghiệp phát triển vững chắc. Hãy đầu tư nghiên cứu để cho ra đời những sản phẩm/dịch vụ đạt chất lượng cao và đồng nhất.

Quản lí thu chi: Làm giàu suy cho cùng là làm sao giảm chi ở mức thấp nhất và tăng thu ở mức cao nhất. Những câu hỏi: Cần chi gì? Chi ra sao? Thu thế nào? … luôn đeo bám khiến người thực hiện dự án phải đau đầu. Có thể nói tất cả những gì bạn tiếp thu đôi khi không giải quyết được một vấn đề tưởng rất đơn giản. Thu chi chính xác sẽ giúp bạn nhanh chóng đạt được giấc mơ giàu có.

Phương diện giao tiếp: Ở vào thời đại công nghệ thông tin (CNTT) con người như sống trong thế giới ảo, vì vậy, việc nắm bắt các kĩ thuật thương mại điện tử để làm tăng doanh số, nắm bắt cơ hội … là điều vô cùng cần thiết. Khách hàng bây giờ nhạy cảm, cẩn trọng và khôn ngoan hơn … Thị hiếu, nhu cầu của họ cũng thay đổi thất thường. Đôi khi doanh số biến động vì những lí do không đâu. Do đó cần kịp thời xử lí thông tin thu thập được để ra quyết định cho chính xác.

VI.2. Thuận lợi: Thị trường tiềm năng: Như đã trình bày ở phần trước, Việt Nam là một thị

trường đầy tiềm năng dành cho những người khởi nghiệp, và con người Việt Nam

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 73 [email protected]

rất năng động đảm bảo trong tương lai không xa sẽ có nhiều người khởi nghiệp. Đây là một yếu tố vô cùng thuận lợi cho dự án Yanartas.

Mô hình sáng tạo: Nhiều người mới đọc qua dự án Yanartas tưởng rằng đây là dự án kinh doanh kiểu chia sẻ không gian làm việc chung, điều này là hoàn toàn sai lầm. Tôi xin nhắc lại: Đây là mô hình kinh doanh hỗ trợ, đầu tư, hợp tác với những người khởi nghiệp, chứ không phải mô hình kinh doanh chia sẻ không gian làm việc chung. Có thể trong dự án có hoạt động chia sẻ không gian làm việc chung, nhưng đó chỉ là một hoạt động trong hàng ngàn hoạt động của dự án.

Mô hình dự án Yanartas cũng không đi theo hướng các diễn đàn khởi nghiệp đang đi. Các diễn đàn khởi nghiệp không theo sát người khởi nghiệp giống như dự án Yanartas và phần lớn hỗ trợ người khởi nghiệp trên lí thuyết, còn dự án Yanartas sẽ phát hiện ra người khởi nghiệp từ khi họ manh nha ý định khởi nghiệp, định hướng, giáo dục, huấn luyện …, đầu tư, hợp tác với họ nhằm mang lại lợi ích cho tất cả các bên.

Nếu xem dự án Yanartas là dự án hỗ trợ, đầu tư, hợp tác với những người khởi nghiệp thì mô hình kinh doanh mà dự án đề cập là một mô hình sáng tạo. Hiện nay chưa có cá nhân/tổ chức nào làm tốt mô hình kinh doanh này.

Ưu điểm dịch vụ: Ở phần Dịch vụ, tôi đã trình bày rất nhiều loại hình dịch vụ mà dự án sẽ triển khai. Ưu điểm dịch vụ của dự án là chúng rất phong phú và chuyên sâu (một loại hình dịch vụ chung/lớn có thể triển khai thành rất nhiều loại hình dịch vụ chi tiết/nhỏ). Chính sự phong phú và chuyên sâu này đã làm nên sự khác biệt của dự án Yanartas. Ví dụ, dịch vụ Tổ chức các tour học hỏi, chúng ta có thể tổ chức nhiều loại tour khác nhau.

Nhu cầu rất lớn: Không bị rào cản suy nghĩ cản trở, không bị những lối mòn níu bước, nhiều người trẻ Việt đã ghi dấu ngoạn mục với ý tưởng, khát vọng khởi động sự nghiệp bằng sự đam mê, tận tâm, tận lực. Học cấp 3, thi vào đại học, học rồi ra trường đi xin việc, tìm một chỗ làm “ấm êm” … dường như là con đường định sẵn của rất nhiều người trẻ trước tương lai. Nhưng cũng có những bạn trẻ, không chấp nhận đi theo lối mòn ấy.

Hiện là sinh viên năm thứ nhất ngành CNTT, nhưng Trần Nguyễn Huệ đã được chọn vào nhóm sinh viên hỗ trợ cho Google (Google Student Group) tại TP.HCM. Huệ và các bạn trong nhóm sẽ tham gia các chương trình, sự kiện của Google ngay tại Việt Nam giúp đưa công nghệ đến gần hơn với người Việt. Để có được vị trí này, Huệ đã phải vượt qua ba vòng thi và nhiều ứng viên nặng kí. Cậu là thành viên nhỏ tuổi nhất được lựa chọn vào nhóm. Huệ cho biết, hiện tại nhóm bạn đã tham gia hỗ trợ các nhóm DEV cũng như Business của Google ở Việt Nam và đang thực hiện một sự kiện online – cuộc thi viết CV cho tất cả các bạn sinh viên Việt Nam.

“Tham gia nhóm thực sự mình cũng khá lo lắng, vì mình nhỏ tuổi nhất mà công việc mình đảm nhiệm là thiết kế và nhiếp ảnh thì chỉ một mình mình làm. Bên cạnh đó, áp lực từ việc học tại trường ĐH của mình cũng khá nặng vì bài tập, thuyết trình khá dồn dập” – Huệ chia sẻ.

Nói về “bí quyết” để có thể được vào hỗ trợ, làm việc cho một công ty lớn như Google, Huệ giản dị cho rằng, bản thân không có nhiều kinh nghiệm sống,

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 74 [email protected]

cũng như tài năng đặc biệt, chỉ có một tinh thần: Theo đuổi đam mê, bắt lấy cơ hội, đừng lo sợ mình còn quá trẻ hay mình chưa đủ khả năng … Trong tương lai gần, Huệ còn muốn ứng tuyển vào Google Student Ambassador (GSA) Việt Nam. Đây là chương trình giới thiệu công nghệ dành cho sinh viên trên toàn cầu. Tham gia chương trình, ứng viên có nhiệm vụ tìm hiểu sản phẩm và các chương trình mới nhất của Google; lên kế hoạch và tổ chức sự kiện trong khuôn viên trường; hoạt động như một liên lạc viên của Google; trợ giúp Google hiểu rõ hơn về văn hóa của từng trường. Còn xa hơn, cậu mong muốn tìm học bổng du học để mở rộng kiến thức, tầm hiểu biết và nắm bắt được nhiều cơ hội hơn nữa.

Trần Nguyễn Huệ. Hiện vẫn đang dồn sức làm đồ án và học tiếng Anh cho đợt bảo vệ đồ án tốt

nghiệp sắp diễn ra vào tháng 4 ở trường, nhưng Đặng Thái Vinh – SV khoa Quản trị kinh doanh ĐH FPT đã có hai năm kinh nghiệm làm quản lí. Trong trường Vinh từng nổi đình đám với ý tưởng kinh doanh đoạt giải nhì cuộc thi khởi nghiệp quốc gia năm 2012, giải nhì cuộc thi Ý tưởng kinh doanh sáng tạo năm 2010 của ĐH FPT; top 10 cuộc thi Ý tưởng Kinh tế xanh năm 2010 – 2011. Từ ý tưởng kinh doanh đạt giải, với hậu thuẫn của nhiều bạn bè, trong đó có rất nhiều những doanh nhân có tâm, có tài, Vinh đã chính thức thành lập công ty riêng – công ty cổ phần Eco Plus hoạt động trong lĩnh vực du lịch sinh thái. Thời điểm ấy Vinh đang là sinh viên năm thứ 3.

Chia sẻ về những cơ duyên đưa Vinh đến với vị trí CEO từ sớm như thế, cậu chỉ cười bảo: “Cũng đều là từ những lần tham gia tổ chức các sự kiện, các hoạt động trong và ngoài trường mà mình có ý tưởng, có kinh nghiệm để lập dự án khởi nghiệp tự tin lèo lái con thuyền của riêng mình”. Hiện Vinh đang chuyển hướng sang làm truyền thông về mạng xã hội, một chặng đường mới nhiều thách thức, nhưng phù hợp hơn với ngành học, cũng như thế mạnh của cậu. Quan trọng là dù gian nan đến đâu Vinh cũng không chịu từ bỏ con đường mà mình đã chọn.

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 75 [email protected]

Chia sẻ về mình Vinh cho rằng, cũng như bao sinh viên khác cậu phải hết sức cân đối thời gian để vừa đi học, vừa đi làm; phải ngụp lặn giữa kiến thức lí thuyết và thực tế; phải đấu tranh giữa theo đuổi và bỏ cuộc khi gặp khó khăn, thất bại. Bí quyết để Vinh vẫn hăng say làm được nhiều việc quan trọng một lúc là: Lựa chọn những điều phù hợp, thực tế, cần thiết cho mình để học tập; thông minh lựa chọn đối tác, tìm kiếm nhà đầu tư; và luôn chân thành, chính trực, trung thực khi bước vào kinh doanh.

Đặng Thái Vinh (thứ 2 từ trái sang). “Mình có một lợi thế rất lớn, đó là sự tự tin, năng động, công nghệ và ngoại

ngữ – những yếu tố rất quan trọng khi đi làm mà mình may mắn được rèn từ trường đại học, hoặc có thể nói đơn giản là mình đã may mắn chọn được đúng ngôi trường tốt. Theo mình, đây cũng là những nhân tố cực kì cần thiết cho sinh viên trước khi ra trường, dù con đường các bạn chọn là gì đi chăng nữa” – Vinh đưa ra lời khuyên.

Mới đây câu chuyện về chàng trai bỏ việc làm ở một hãng ô tô, một mình đạp xe qua 63 tỉnh thành để sống với người nghèo và làm từ thiện đã khiến cộng đồng xôn xao. Nhưng hành động của anh, cũng như chuyện về Trần Nguyễn Huệ, Đặng Thái Vinh đã không còn quá lạ lẫm, hay gây sốc nữa. Những câu chuyện của họ tiếp tục trở thành nguồn cảm hứng, cho giới trẻ và cũng là minh chứng để khẳng định rằng cuộc sống là không giới hạn. Giới trẻ Việt Nam luôn khát khao khởi nghiệp và thành công để góp sức nhiều hơn cho dân tộc, tổ quốc.

Nhiều người ủng hộ: Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định chính phủ luôn đồng hành, nghiên cứu, ủng hộ cộng đồng startup từ vấn đề thuế, thủ tục đầu tư kinh doanh, qũi đầu tư … Dù rằng đó không phải là những vấn đề dễ dàng nhưng không thể chỉ vì chính sách thuế mà nhiều startup người ngồi ở Việt Nam, ăn cơm Việt … nhưng lại mở công ty ở nước ngoài và đóng thuế cho nước ngoài.

Chiều ngày 12/8 tại văn phòng chính phủ đã diễn ra buổi gặp mặt giữa phó thủ tướng Vũ Đức Đam và cộng đồng các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup).

Sự kiện có sự tham gia của hầu hết các doanh nghiệp tiêu biểu đại diện cho cộng đồng startup Việt Nam như VNG, VCCorp, DTT, Topica, BabyMe … cho tới

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 76 [email protected]

các cá nhân, doanh nghiệp, qũi hỗ trợ startup, đại diện Bộ KH&ĐT, Bộ TT&TT, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ …

\

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại buổi gặp mặt. Theo đánh giá, tại Việt Nam hiện đang hình thành hệ sinh thái startup. Cộng

đồng này rất đa dạng ngành nghề, từ nông nghiệp, y tế … cho tới các lĩnh vực liên quan đến CNTT, truyền thông như thương mại điện tử, game, công cụ search, mạng xã hội … Nếu nhìn nhận thẳng thắn, hiện nay hầu hết các mảng này đều do các doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh, các startup còn gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề kêu gọi nhà đầu tư, hạn chế về nhân lực … Tuy nhiên, thách thức chồng chất thách thức, bên cạnh những khó khăn nói trên thì hiện nay các startup còn gặp rất nhiều vướng mắc liên quan đến vấn đề giải quyết thủ tục hành chính từ phía cơ quan quản lí.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, giám đốc khối Thương mại điện tử của VCCorp đưa ra một ví dụ mà doanh nghiệp này từng vướng mắc, đó là khi thay đổi giấy phép kinh doanh hoặc có yếu tố liên quan đến đầu tư nước ngoài, thời gian hoàn tất thủ tục rất lâu, có khi phải mất từ 6 – 12 tháng mới xong. Trong khi đó việc hoàn tất dự án của doanh nghiệp có khi chỉ mất một tháng. Kết quả là dự án đầu tư bị đình trệ.

Từ kinh nghiệm tại Singapore, đại diện một doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ startup nhấn mạnh: Tại Việt Nam đang có sự bất cập đó là các thông tin hướng dẫn thủ tục cho doanh nghiệp được hướng dẫn trực tuyến nhưng khi nộp vẫn phải sử dụng văn bản giấy, thời gian đăng kí thành lập doanh nghiệp rất lâu. Trong khi đó như tại Singapore, việc đăng kí thành lập doanh nghiệp mới tại quốc gia này chỉ mất khoảng ba ngày và các khoản phí đều cho phép được thanh toán trực tuyến.

Từ thực tế có ba năm hỗ trợ startup trong mảng nông nghiệp, y tế, giáo dục, đô thị … ông Nguyễn Hồng Hải, đại diện Becamex lấy ví dụ, một công ty khởi nghiệp mà doanh nghiệp này từng hỗ trợ mất tới ba tháng vẫn chưa làm xong các thủ tục giấy tờ.

Ông Trần Anh Dũng, tổng Giám đốc MOG thẳng thắn nêu quan điểm: Vấn đề gọi vốn cho một nhà đầu tư vào rất khó khăn, tuy nhiên khi đã gọi được vốn lại gặp nhiều vấn đề rắc rối liên quan đến giấy chứng nhận đầu tư, thời gian có khi lên

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 77 [email protected]

tới 6 tháng. Đây được xem là bất cập lớn, cần được chính phủ xem xét, có cơ chế giải quyết phù hợp.

Toàn cảnh cuộc gặp mặt. Tại buổi gặp mặt, ông Trình Tuấn, đại diện startup BabyMe (ứng dụng giúp

các bà mẹ chăm sóc sức khỏe) cho hay: Hiện nhiều nhà đầu tư nước ngoài rất e ngại khi bỏ tiền đầu tư vào startup Việt Nam do Luật Đầu tư có nhiều giới hạn hoạt động. Cụ thể với trường hợp BabyMe, doanh nghiệp này bắt buộc phải lập công ty tại Singapore, còn công ty hoạt động tại Việt Nam chỉ trên danh nghĩa là oursourcing cho công ty tại Singapore để đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư. Tức là những gì doanh nghiệp này làm tại Việt Nam lại thuộc sở hữu của một công ty nước ngoài và thực tế cũng giống như tình trạng chảy máu chất xám.

Ông Nguyễn Ngọc Điệp, CEO của Vatgia.com kể lại một câu chuyện mà theo vị CEO này là “cười ra nước mắt”. Trước đây doanh nghiệp này có điều hành một website thông tin điện tử tổng hợp. Tuy nhiên cứ hai tuần hoặc một tháng lại bị phạt một lần, mỗi lần 20 - 30 triệu đồng do “nội dung bị vi phạm”. Sau đó, do mệt mỏi và không thể duy trì được hoạt động, doanh nghiệp này đã phải trả lại tên miền, còn dữ liệu được một doanh nghiệp khác mua lại và chuyển máy chủ sang Singapore. Hiện nay website đó đang hoạt động rất hiệu quả, mỗi tháng thu về hàng trăm triệu đồng. Từ câu chuyện trên, vấn đề ông Điệp đưa ra đó là chính sách của Nhà nước cần nghiên cứu phù hợp, để doanh nghiệp startup Việt có thể có được môi trường hoạt động đầu tư ổn định ngay trên đất nước mình.

Bên cạnh đó, đại diện một startup trong lĩnh vực y tế “than phiền” các dự án đầu tư cho CNTT rất nhiều, nhưng nhiều dự án doanh nghiệp nhỏ rất khó có thể nhảy vào, bị loại ngay từ ngoài vòng gửi xe. “Cộng đồng startup thường rất nhỏ, không đủ cạnh tranh với doanh nghiệp lớn như Viettel, FPT, VNPT hay doanh nghiệp nước ngoài. Thực tế cần bàn tay hỗ trợ từ phía nhà nước để khuyến khích doanh nghiệp phát triển”, đại diện startup này nhấn mạnh.

Cũng tại buổi gặp mặt, nhiều ý kiến từ cộng đồng startup cho rằng nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ kịp thời, tham khảo kinh nghiệm hỗ trợ startup tại nhiều quốc gia khác như Malaysia, Nhật Bản, Ixrael, Mĩ … bởi nếu không có môi trường khuyến khích khởi nghiệp, sẽ dễ dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám. Bên cạnh

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 78 [email protected]

đó, cũng cần lưu ý đến thực tế hiện nay đối tượng sinh viên trong các trường đại học muốn khởi nghiệp từ rất sớm, trong khi các Đoàn, Hội … chưa đáp ứng được, cho dù sinh viên rất muốn được tìm hiểu về khởi nghiệp.

Phó Thủ tướng giao lưu cùng các startup. Phát biểu tại buổi gặp mặt, phó thủ tướng chính phủ Vũ Đức Đam đánh giá

cao cộng đồng startup với những cá nhân tâm huyết, dám mơ ước, có niềm tin, đồng hành cùng sự phát triển của đất nước. Đặc biệt là giữa lúc những người giàu có nhất tại Việt Nam chủ yếu đi lên từ bất động sản, ngân hàng, chứng khoán, thì các startup đang đi lên bằng con đường công nghệ mới.

Về phía chính phủ, chính phủ sẽ hết sức ủng hộ, từ vấn đề thuế, thủ tục đầu tư kinh doanh, qũi đầu tư … dù rằng đó không phải là những vấn đề dễ dàng, phải tìm cách tháo gỡ dần, đừng để chỉ vì chính sách thuế không phù hợp mà nhiều startup người ngồi ở Việt Nam, ăn cơm Việt … nhưng lại mở công ty ở nước ngoài và đóng thuế cho nước ngoài. Và thậm chí, chính sách phải tạo được sự hấp dẫn, sức hút để người nước ngoài mở công ty tại Việt Nam.

Phó Thủ tướng cũng nêu rõ chính phủ sẽ tham khảo và xây dựng cổng thông tin trực tuyến chung của chính phủ trên cơ sở tham khảo các quốc gia tiên tiến như Hàn Quốc, Singapore, Pháp …; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công lên cấp 3 – cấp 4 thay vì mới chỉ cấp 1, cấp 2 như hiện nay, trong đó vấn đề như hỗ trợ đăng kí kinh doanh trực tuyến phải là vấn đề hàng đầu.

Trước mắt, phó thủ tướng Vũ Đức Đam gợi ý văn phòng chính phủ xem xét, lập kênh thông tin ngay trên cổng thông tin điện tử chính phủ để các câu hỏi, thắc mắc của cộng đồng startup được chuyển đến chuyên gia, các bộ, ngành liên quan như Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính, Bộ TT&TT … để trả lời các vướng mắc của startup. Tuy nhiên, cũng theo phó thủ tướng, để phát triển, cộng đồng startup còn rất nhiều việc phải làm. Trước hết phải kết nối với nhau, doanh nghiệp lớn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, chia sẻ dự án. Và thay vì chỉ than khóc, cộng đồng startup hãy đưa ra các kiến nghị vướng mắc từ thực tế để cùng chính phủ tháo gỡ.

Tại buổi gặp mặt, đại diện Bộ KH&ĐT cho hay, hiện bộ đang hoàn tất Đề án xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp (dự kiến sẽ trình phó thủ tướng Vũ Đức Đam vào

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 79 [email protected]

tháng 9/2015), trong đó sẽ đề cập đến những vấn đề “nóng” như qũi tổ chức, tạo môi trường cho các doanh nghiệp khởi nghiệp …

Phát biểu trước đại diện cộng đồng startup, ông Lại Văn Đạo, tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) gợi ý các lĩnh vực viễn thông, thực phẩm, dược, bảo hiểm, bệnh viện … hiện rất tiềm năng để các startup lưu ý. Nếu cộng đồng startup có dự án tiềm năng, SCIC sẵn sàng cùng đầu tư.

Về phía Bộ TT&TT, thứ trưởng Phạm Hồng Hải cũng khẳng định quan điểm của bộ luôn mong muốn, khuyến khích và sẵn sàng ủng hộ các startup; đại diện bộ Tài chính cũng lưu ý các startup cần rà soát, xem xét lại các vấn đề như chính sách thuế đã đủ ưu đãi hay chưa? Còn vướng mắc gì không?

Trao đổi tại sự kiện, đại diện một số doanh nghiệp như Becamex, FPT … cho hay, hiện các doanh nghiệp này vẫn đang dành các khoản ngân sách nhất định để đầu tư cho startup. Becamex vẫn đang tìm kiếm, hỗ trợ startup trong mảng nông nghiệp, y tế, giáo dục, đô thị …; phía FPT hàng năm cũng dành khoảng ba triệu USD để đầu tư cho startup.

Tuy còn nhiều bất cập nhưng khi dự án Yanartas đi vào hoạt động sẽ nhận được sự ủng hộ của nhiều người, đặc biệt là những người khởi nghiệp.

Rủi ro thấp nhất: Bất cứ một mô hình kinh doanh nào cũng có rủi ro. Vấn đề là rủi ro nhiều hay rủi ro ít mà thôi. Rủi ro chủ yếu bắt nguồn từ việc chọn loại hình kinh doanh và phương pháp kinh doanh. Loại hình kinh doanh chủ yếu của dự án là dịch vụ, phương pháp kinh doanh thì tuân theo nguyên tắc “tiến từng bước vững chắc” sẽ giúp dự án hạn chế thấp nhất rủi ro. VII. Công tác chuẩn bị:

VII.1. Điều tra, nghiên cứu thị trường: Trước khi bước vào khởi nghiệp, việc nên làm đầu tiên là điều tra, nghiên

cứu thị trường. Điều này vô cùng quan trọng. Muốn thành công gần như chắc chắn, hạn chế sai lầm ở mức nhỏ nhất thì thời gian điều tra, nghiên cứu thị trường phải đủ lớn để nắm rõ tất cả các thông tin cần thiết trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Người làm giàu khôn ngoan không bao giờ đưa ra quyết định khi vẫn còn mơ hồ về điều gì đó.

Ở dự án này chúng ta cần điều tra, nghiên cứu những gì? + Các mô hình hỗ trợ người khởi nghiệp hoặc tương tự như vậy đang có ở

Việt Nam: Đó là những mô hình nào, chúng hoạt động ra sao, chúng có ưu & khuyết điểm gì …?

Việc tìm hiểu về các mô hình hỗ trợ người khởi nghiệp hoặc tương tự như vậy đang có ở Việt Nam rất quan trọng, vì qua việc tìm hiểu này ta hiểu thêm về những đối thủ của mình (để ra những sách lược đối đầu với họ) và điều chỉnh dự án của mình theo hướng tối ưu nhất nhằm giành thắng lợi tuyệt đối trên thương trường.

+ Những hoạt động hỗ trợ người khởi nghiệp nào đang diễn ra, diễn ra như thế nào, với mức độ ra sao …? Biết được những điều này để chúng ta sửa đổi những hoạt động mà mình dự tính sẽ triển khai theo hướng & phương pháp tốt nhất.

+ Các hình thức tiếp cận người khởi nghiệp của các mô hình kinh doanh khác hiện nay ra sao? Bao lâu thì thu hồi vốn, bao lâu thì sinh lãi? Hầu hết các mô hình kinh doanh hỗ trợ người khởi nghiệp kho thu hồi vốn trong thời gian ngắn,

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 80 [email protected]

bằng cách triển khai những hoạt động chính, tạo ra lợi nhuận nhanh sẽ giúp chúng ta hạn chế bớt điều này.

+ Đối tượng khách hàng của dự án là những ai, họ từ đâu tới, họ có đặc điểm gì …? Việc hiểu rõ đối tượng khách hàng là điều vô cùng quan trọng để chúng ta có thể đưa ra những sách lược tiếp cận khách hàng khác nhau. Kinh doanh mà không xác định được nhóm đối tượng khách hàng cụ thể rất dễ mắc phải nhiều sai lầm.

VII.2. Tuyển dụng, đào tạo nhân tài: Tìm kiếm, tuyển dụng, đào tạo nhân tài là một việc vô cùng quan trọng trước

khi khởi nghiệp. Nhiều dự án rất hay, nhiều người rất giỏi, nhưng đành chờ thời khi chưa tìm được người phù hợp hợp tác thực hiện. Có thể nói trong các khâu chuẩn bị để thực hiện dự án thì khâu tìm kiếm nguồn nhân lực là khâu khó vượt qua nhất. Mỗi chúng ta sinh ra trên đời dường như chỉ thích hợp với một hoặc một số vai trò nào đó mà thôi. Bạn phải tìm ra những người hợp tác thực hiện hiệu quả. Nếu không tìm ra những người hợp tác thực hiện, bạn sẽ không thể khởi nghiệp suôn sẻ.

Trong quá trình tìm kiếm, tuyển dụng, đào tạo nhân tài, bạn cần phân chia nhân tài ra làm hai loại: 1. Loại giữ vai trò chủ chốt, phải mất nhiều công sức tìm kiếm, tuyển dụng, đào tạo mới có; 2. Loại giữ vai trò thứ yếu, không mất nhiều công sức tìm kiếm, tuyển dụng, đào tạo cũng có.

Trong quá trình sử dụng nhân tài, “độ trung thành” là một trong những yếu tố cần xem xét trước khi giao trọng trách cho họ. Để hạn chế sự phản bội nên chia bí mật thành nhiều phần nhỏ, giao cho nhiều người cùng phụ trách. Chủ đầu tư nên nắm giữ những gì xem là tối mật.

VII.3. Tạo dựng nền tảng thương hiệu: Hôm qua đi chơi ngoài đường gặp một nhóm sinh viên làm những chiếc

bánh bông lan (cup cake) bán mời tôi mua. Tôi bèn hỏi: Bánh này do ai chế biến? Có gì đảm bảo nguyên liệu bạn dùng chế biến cái bánh này an toàn? Và tôi đã không mua những chiếc bánh ấy.

Trên đây là câu chuyện chúng ta thường gặp hàng ngày về thương hiệu. Không chú trọng tạo dựng nền tảng thương hiệu ngay từ đầu bạn sẽ gặp rất nhiều rắc rối về sau này khi doanh nghiệp phát triển đến một mức nào đó. Nghiêm trọng hơn sự sơ suất này có thể đẩy bạn vào bế tắc, làm sụp đổ toàn bộ sự nghiệp mà bạn xây dựng bấy lâu nay.

Khi tạo dựng nền tảng thương hiệu bạn phải chú ý đến những lưu ý sau đây: + Nghiên cứu thị trường: Đây là hoạt động cơ bản nhằm nắm thông tin về thị

trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, hệ thống phân phối, nội bộ doanh nghiệp làm cơ sở cho các bước tiếp theo.

+ Thấu hiểu khách hàng: Xây dựng thương hiệu không chỉ cần hiểu nhu cầu mà còn phải hiểu sâu sắc về tính cách, tâm lí (nhận thức, cảm xúc), những yếu tố mang tính trừu tượng, vô hình của khách hàng.

+ Xác định tầm nhìn thương hiệu: Đây là bước định hướng mang tính chiến lược dài hạn. Dựa trên việc nghiên cứu thị trường và thấu hiểu khách hàng, doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực hiệu quả, thực hiện định vị, xây dựng hệ thống nhận diện và quảng bá thương hiệu phù hợp.

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 81 [email protected]

+ Định vị thương hiệu: Thông qua bước này, doanh nghiệp xác định vị trí thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Do khách hàng luôn thay đổi về nhu cầu tiêu dùng nên việc định vị và tái định vị thương hiệu phải dựa trên biến động thị trường và tình hình doanh nghiệp.

+ Thiết kế kiến trúc thương hiệu: Kiến trúc thương hiệu tốt sẽ hỗ trợ qua lại thương hiệu mẹ, thương hiệu con và dãy sản phẩm, giúp tiêu thụ thuận lợi, tiết kiệm chi phí marketing.

+ Xâu dựng hệ thống nhận diện thương hiệu: Để khách hàng nhận biết thương hiệu tốt, doanh nghiệp phải tạo ra hệ thống nhận diện thương hiệu (hay còn gọi là nhận dạng/đặc tính/bản sắc thương hiệu).

+ Thực hiện truyền thông thương hiệu: Thực hiện giao tiếp marketing bằng các hình thức quảng cáo, xúc tiến thương mại, qua đó giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu đến với khách hàng.

+ Đánh giá thương hiệu: Hoạt động này cũng là một nguồn thu thập thông tin thường xuyên nhằm biết được việc xây dựng thương hiệu thành công hay không, và điều chỉnh lại các bước xây dựng thương hiệu cho phù hợp hơn.

+ Quản lí thương hiệu: Việc quản lí thương hiệu thông qua phối hợp các hoạt động này có mối liên hệ, hỗ trợ qua lại lẫn nhau, trong đó, nguồn thông tin quan trọng cần phải thu thập thường xuyên, giúp thực hiện và điều chỉnh các hoạt động.

Mô hình xây dựng thương hiệu. Việc nghiên cứu thị trường, khách hàng và đánh giá thương hiệu là những

công việc doanh nghiệp phải thực hiện thường xuyên. Khi thu thập thông tin và thấu hiểu khách hàng rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp điều chỉnh tầm nhìn thương hiệu và các hoạt động xây dựng thương hiệu.

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 82 [email protected]

VII.4. Tiến hành quảng bá dịch vụ: Quảng bá dịch vụ Yanartas là phổ biến rộng rãi các loại hình dịch vụ

Yanartas bằng các phương tiện thông tin cho mọi người được biết. Cho dù chất lượng những dịch vụ mà Yanartas có tốt đi chăng nữa mà khách hàng không biết đến Yanartas thì họ cũng không sử dụng những dịch vụ của Yanartas. Chính vì vậy, công việc quảng bá những dịch vụ mà Yanartas cung cấp là công việc vô cùng quan trọng. Bạn cần áp dụng mọi biện pháp, phương tiện để đạt được mục đích này.

VII.5. Thiết lập mạng lưới bán hàng:

Sơ đồ mạng lưới bán hàng của dự án Yanartas. Nhìn vào sơ đồ mạng lưới bán hàng của dự án Yanartas ở trên chúng ta thấy:

Dự án Yanartas sẽ triển khai hai kênh bán hàng chính, đó là bán hàng qua website và bán hàng qua văn phòng/điểm giao dịch. Cả hai kênh bán hàng này sẽ được tiến hành song song. Phía dưới hình tam giác ta thấy nở rộng ra, điều này cho thấy qui mô bán hàng của dự án ngày càng lớn. Với cách thiết lập mạng lưới bán hàng hình tháp như vậy dự án sẽ có độ lan tỏa cực kì mạnh mẽ.

VIII. Phân bổ nguồn lực: Khi bắt tay vào thực hiện dự án tùy theo từng chủ đầu tư mà nguồn lực khác

nhau. Có chủ đầu tư có nguồn lực này nhưng lại thiếu đi nguồn lực khác. Về điều này chủ đầu tư phải tìm ra cách khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh mới có thể thực hiện thành công dự án. Ở đây tôi chỉ bàn chung về việc phân bổ nguồn lực như thế nào mà thôi!

Trong quá trình thực hiện dự án bạn phải triệt để tuân thủ những nguyên tắc: + Luôn theo sát tiền bạc. Một khi bắt tay vào thực hiện dự án thì tất cả thu

chi liên quan đến dự án bạn phải nắm rõ. Dù đó là một đồng lẻ. Không có chuyện

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 83 [email protected]

không biết số tiền ấy chi khi nào, chi vì đâu, chi ra sao … Tùy theo thói quen, trình độ của từng người mà có thể dùng bảng tính, sổ tay …, nhưng nhất thiết phải ghi chép lại một cách tỉ mỉ, rõ ràng. Luôn theo sát tiền bạc buộc bạn phải tìm ra cách giảm chi phí, tăng doanh thu, nắm cơ hội …, vì vậy mà sự nghiệp của bạn sẽ ngày một sáng sủa hơn.

+ Giảm chi phí tối đa. Nhiều người hay nói họ đã cố gắng hết sức cắt giảm chi phí. Tôi không tin. Bạn phải hiểu rằng trí tuệ, sức lực … của con người không có giới hạn. Người có chí lớn không có khái niệm “rào cản”. Hãy liệt kê chi tiết từng chi phí một, truy nguyên nguồn gốc của chúng và bắt mình phải tìm ra cách thay thế cách làm cũ.

Để đạt được lợi nhuận tối đa chúng ta phải kiểm soát, cắt giảm tất cả các chi phí ngay từ đầu. Ví dụ như: Chi phí đi lại, điện thoại, điện, nước … Để kiểm soát, cắt giảm chi phí hiệu quả người quản lí phải đề ra những nguyên tắc, mục tiêu khuyến khích nhân viên thực hiện tốt; song song với đó phải có chế độ thưởng phạt hợp lí. Ví dụ như: Không dùng điện thoại vào việc riêng …; ai tiết kiệm nhiều tiền cho dự án sẽ được nghỉ thêm một số ngày vào cuối năm.

+ Liên tục luân chuyển tiền. Trong quá trình thực hiện dự án sẽ có những khoản chi “chết” (chi không lấy lại được hoặc khó thu hồi) => hãy giảm những khoản chi đó và gia tăng khoản chi để phát triển. Ví dụ, chi cho thuê mặt bằng, sửa chữa mặt bằng … là khoản chi “chết”; chi để tìm kiếm khách hàng là chi để phát triển. Khi chi để phát triển lại cố gắng rút ngắn thời gian thu hồi vốn. Ví dụ, thay vì mua hàng xong mới tìm khách hàng thì tìm đơn hàng trước rồi mới điều hàng về.

+ Chi tiền khi chắc thắng. Là một nhà đầu tư giỏi bạn nên học cách tìm hiểu, nghiên cứu, lên kế hoạch, tìm kiếm khách hàng … trước khi chi tiền ra. Không biết đồng tiền của mình chi ra dùng để làm những việc gì, bao giờ có thể thu hồi … thì bạn đang làm giàu theo kiểu “sờ soạng”. Hên thì chi đúng, xui thì mất trắng. Làm giàu thời buổi này khó hơn ngày xưa nhiều lắm. Cần phải tính toán, cân nhắc kĩ trước khi chi tiền. Vấn đề không phải là thắng thua mà người muốn giàu có cần có phẩm chất này.

Sẽ có nhiều thuận lợi hơn khi bạn có một số vốn lớn trong tay, vì bạn có thể xúc tiến một lúc nhiều hoạt động để dự án phát triển nhanh hơn. Quan điểm của tôi là không làm thì thôi, đã làm thì phải làm cho đàng hoàng. Nếu không làm đàng hoàng ngay từ đầu dự án rất khó phát triển về sau này.

Trong cuộc sống nói chung, làm giàu nói riêng, khó nói trước được điều gì. Cho dù bạn giỏi như thế nào đi chăng nữa nhưng nhiều khi chỉ cần một lí do, chẳng hạn như là không có duyên giao tiếp …, bạn cũng sẽ thất bại. Chuyện thất bại là chuyện thường tình của người đi làm giàu. Vấn đề là sau khi thất bại bạn có rút ra bài học gì hay không, có dám đứng lên tiếp tục đi hay không. Đành rằng ai cũng muốn thắng, nhưng cuộc sống khó khăn hơn ta tưởng. Nhiều người ra kinh doanh không chuẩn bị đón nhận thất bại, cho nên khi ngã ngựa hết sức đau đớn. Thành công nào mà không phải trả giá? Sau khi nếm trải thất bại, bạn cần dừng lại tìm hiểu nguyên nhân để từ đó đưa ra biện pháp khắc phục. Nếu khắc phục được thì đi tiếp, nếu khắc phục không được thì dừng lại. Để giàu có cần có tài năng, nghị lực, may mắn chỉ chiếm một phần rất nhỏ mà thôi!

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 84 [email protected]

IX. Tổ chức quản lí:

Mô hình tổ chức dự án Yanartas. Qua mô hình tổ chức quản lí của dự án Yanartas ở trên, có hai bộ phận trực

thuộc sự quản lí của nhà đầu tư/chủ doanh nghiệp là bộ phận quản lí, bộ phận bán hàng. Bộ phận quản lí có 3 phòng trực thuộc là phòng nhân sự, phòng kế toán và phòng R & D (nghiên cứu và phát triển). Phòng R & D lại có 5 nhóm trực thuộc là kế hoạch, nghiên cứu, đào tạo, thông tin, thiết bị. Bộ phận bán hàng có 7 phòng trực thuộc là phòng đối ngoại, phòng pháp lí, phòng dự án, phòng đầu tư, phòng công nghệ, phòng tư vấn và phòng dịch vụ.

Phòng đối ngoại: Giữ vai trò đối ngoại để tìm kiếm khách hàng, phát triển thương hiệu …

Phòng pháp lí: Giải quyết, tư vấn, hướng dẫn … những vấn đề về pháp lí cho người khởi nghiệp.

Phòng dự án: Thiết kế dự án, lập kế hoạch kinh doanh cho người khởi nghiệp; tư vấn, hướng dẫn … người khởi nghiệp thực hiện dự án.

Phòng đầu tư: Đầu tư cho người khởi nghiệp; hợp tác với người khởi nghiệp thực hiện các dự án …

Phòng công nghệ: Hỗ trợ về mặt công nghệ cho người khởi nghiệp. Phòng tư vấn: Giải đáp thắc mắc, tư vấn làm giàu, định hướng khởi nghiệp,

hướng dẫn kinh doanh … cho người khởi nghiệp. Phòng dịch vụ: Thực hiện các dịch vụ cho người khởi nghiệp. Lưu ý: Mô hình trên chỉ là mô hình tóm tắt những yếu tố chính chứ không

phải mô hình chi tiết. Trong quá trình thực hiện dự án bạn cần thiết lập nhiều hạng mục cụ thể hơn để vận hành dự án suôn sẻ.

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 85 [email protected]

X. Tiếp thị - bán hàng: X.1. Thông qua mạng internet: Có thể nói bán hàng qua internet là kênh bán hàng ít tốn chi phí mà độ phủ

sóng rộng. Bán hàng qua internet còn gọi là bán hàng online hay bán hàng trực tuyến.

Internet mang lại rất nhiều tiện ích cho người sử dụng, một trong các tiện ích phổ thông của internet là hệ thống thư điện tử (E-mail), website, trò chuyện trực tuyến (chat), công cụ tìm kiếm (search engine), các dịch vụ thương mại, chuyển ngân … Chúng cung cấp một khối lượng thông tin và dịch vụ khổng lồ. Bạn hãy khai thác triệt để tính năng của internet qua những cách làm sau đây:

Lập website: Internet cho phép người dùng lập nhiều trang web mà không tốn chi phí mua tên miền, mướn hosting … Trước tiên, bạn hãy tìm hiểu về điều này thật kĩ. Sau đó, tiến hành tạo tài khoản tất cả các E-mail liên quan đến tên thương hiệu của bạn. Ví dụ, [email protected]; [email protected]; [email protected] … Mỗi địa chỉ E-mail sẽ quản lí một trang web với tên miền tương tự (hoặc gần giống) địa chỉ E-mail đó. Việc làm này nhằm mục đích tạo độ phủ sóng rộng để khách hàng nhanh chóng tìm ra mình.

Đăng thật nhiều bài viết phong phú lên web: Một trong những cách giúp nhiều người tìm ra bạn trên “đại dương mênh mông” là đăng thật nhiều bài viết phong phú lên web. Mỗi giờ, mỗi phút đều có người lùng sục thông tin. Nếu web của bạn có đăng bài viết họ cần bạn sẽ có nhiều cơ hội được họ biết đến. Khi đăng bài viết lên web chú ý đặt tiêu đề bài viết sao cho thật ngắn gọn. Chỉ dùng những từ phổ biến, nói lên nội dung bài viết, không dùng những từ thừa. Nội dung bài viết cũng là một vấn đề cần lưu tâm. Nên chọn đăng những bài viết bổ ích, đúng đắn, dễ hiểu …

Tạo danh thiếp E-mail khi giao dịch: Trong đời bạn gửi bao nhiêu E-mail? Nhiều người nhận E-mail của bạn lại forward (chuyển) E-mail cho nhiều người khác. Chính vì vậy, thật đáng tiếc khi bạn không biết cách tạo danh thiếp trong E-mail để quảng bá về thương hiệu của mình. Hãy bỏ thời gian làm một danh thiếp chứa đầy đủ thông tin cần thiết. Chỉ mất chút xíu công sức nhưng lợi ích thu về thật to lớn.

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 86 [email protected]

Kết nối thông qua các trang mạng xã hội: Ở thời điểm hiện tại facebook là một trang được nhiều người biết đến và sử dụng. Hãy tạo một tài khoản trên facebook để kết nối bạn bè, nhưng đừng lạm dụng quá kẻo “lợi bất cập hại”. Thông qua facebook bạn sẽ gửi thông điệp đến mọi người. Đa phần những người tạo tài khoản trên facebook cùng chung mục đích với mình nên họ thích kết bạn. Tuy nhiên, người nào cũng toan tính. Họ sẽ thích kết bạn với người có nhiều ảnh hưởng và thú vị. Bạn phải biết tạo ra vỏ bọc bề ngoài (không nên cho biết những thông tin thật về mình), thỉnh thoảng tung những tít giật gân để nhiều người vào xem.

Tạo ra các fanpage, diễn đàn: Ở góc độ nào đó fanpag, diễn đàn … có thể giúp dự án kiếm được khách hàng vì tính tương tác của nó với mọi người. Hãy học cách tạo ra các fanpage, diễn đàn … ưu việt để tăng hiệu quả cho công tác bán hàng.

Đăng kí làm thành viên các diễn đàn: Hiện nay trên internet có rất nhiều diễn đàn. Diễn đàn nào cũng muốn lôi kéo nhiều người tham gia. Hãy chọn lọc diễn đàn rồi đăng kí làm thành viên. Lâu lâu lại quăng bài viết lên diễn đàn để mọi người biết đến mình. Những bài viết có nội dung “hot” thường được mọi người quan tâm. Tuy nhiên, phải khéo léo đừng để lộ mục đích quảng cáo.

Để lại các comment (phản hồi): Nhiều trang web cho phép độc giả để lại comment. Tuy nhiên, viết comment như thế nào để không bị Admin xóa đi là cả một nghệ thuật. Không nhất thiết bạn phải để lại đường dẫn mà chỉ cần để lại những thông tin về bạn là được.

Chia sẻ thông tin trên báo chí: Nhiều báo cho phép độc giả chia sẻ những hiểu biết, kinh nghiệm, tâm tư … của mình. Hãy lợi dụng “sơ hở” đó để gửi bài viết đến toà soạn. Thông thường những tờ báo này có số lượng độc giả lớn. Nếu bài viết được đăng đồng nghĩa với việc nhiều người biết đến bạn. Lưu ý: Trong bài viết không nên để đường dẫn mà chỉ cần đề tên thương hiệu của mình. Độc giả rất tinh ý, qua công cụ Google họ sẽ tìm thấy bạn dễ dàng.

Tham gia các cuộc thi: Có nhiều cuộc thi diễn ra, nhưng cần cân nhắc nên tham gia cuộc thi nào. Thông qua các cuộc thi này nhiều người sẽ biết đến bạn. Bạn sẽ có thêm nhiều bạn mới, khách hàng mới.

Làm các video clip đưa lên YouTube: Hiện nay kênh YouTube được rất nhiều người xem. Bạn có thể lợi dụng kênh này để quảng cáo về thương hiệu của mình. Đầu tiên, bạn hãy tự làm các video clip rồi quăng lên đó. Nếu không mấy hiệu quả thì hãy dùng chính những video clip đã có số lượng xem lớn biên tập lại nội dung (có thể giữ nguyên tên video clip). Chỉ cần chèn quảng cáo về thương hiệu vào nội dung là đủ. Cách làm này tuy hơi “xấu” nhưng vô cùng hiệu quả.

Có rất nhiều cách để bán hàng trực tuyến, trên đây là những cách dễ thực hiện, hầu như không tốn chi phí (tiền) nhưng lại có thể giúp bạn có khách hàng nhanh chóng và đông đảo. Hãy tập trung sức lực làm tốt những chỉ dẫn trên. Chắc chắn một ngày không xa bạn sẽ có chỗ đứng trên thương trường.

X.2. Đánh vào những nhóm tập trung: Để hiểu chiến lược bán hàng này trước tiên chúng ta cần hiểu “nhóm tập

trung” ở đây là gì. Khái niệm “nhóm tập trung” ở đây là tập hợp người thường xuyên gặp nhau tại một điểm trong một khoảng thời gian nào đó. Ví dụ, công ty, nhà máy, văn phòng, trường học, bệnh viện … Những nơi mọi người thường tụ tập

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 87 [email protected]

là những nơi nên thực hiện chiến dịch bán hàng vì tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, công sức ... Đối với một số nơi hoạt động bán hàng công khai không được phép diễn ra nhưng giao dịch ngầm hoặc gián tiếp vẫn được phép. Hãy tuyển dụng những cộng tác viên là những người làm việc tại các nơi này để quảng bá, phân phối … sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp sẽ hiệu quả hơn. Ngoài những công việc liên quan đến bán hàng, cộng tác viên còn là người thu thập thông tin cung cấp cho doanh nghiệp. Những thông tin về nhu cầu, xu hướng, sở thích, địa chỉ … của khách hàng tiềm năng luôn cần thiết. Chúng giúp doanh nghiệp phản ứng chính xác để phục vụ khách hàng tốt hơn trong tương lai.

Lưu ý: “Điểm” mà mọi người gặp nhau có thể là nơi không cụ thể, ví dụ như một diễn đàn nào đó chẳng hạn.

X.3. Mở ra nhiều điểm giao dịch:

Quán cà phê có thể là một điểm giao dịch lí tưởng. Điểm gaio dịch ở đây là quầy giao dịch hay một không gian nào đó như quán

cà phê chẳng hạn. Hãy hợp tác với những người đang kinh doanh (nhà hàng, khách sạn, quán cà phê …) để mở ra nhiều điểm giao dịch nhằm tìm kiếm được nhiều khách hàng. Sau đây là một số lưu ý cần thiết:

Chọn lựa thiết kế: Để tạo dấu ấn thương hiệu thì việc nghĩ ra một phong cách riêng cho điểm giao dịch là điều vô cùng quan trọng. Bạn phải đầu tư ngay khi có ý định thực hiện dự án này. Song song với đó, bạn cũng cần thiết kế điểm giao dịch

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 88 [email protected]

đơn giản, tiện lợi, bền chắc, rẻ tiền … Sẽ tuyệt vời hơn nếu điểm giao dịch có thể tháo lắp nhanh chóng, vận chuyển dễ dàng, phù hợp thời tiết, bảo vệ môi trường …

Nguồn vốn đầu tư: Để mở một điểm giao dịch cần nguồn vốn không lớn. Bạn có thể hợp tác với những người đang kinh doanh (nhà hàng, khách sạn, quán cà phê …) để mở điểm giao dịch. Với cách này bạn sẽ không phải tốn một đồng phí nào, thậm chí còn được chủ kinh doanh chia cho một phần lợi nhuận. Khi mở điểm giao dịch đừng mở ồ ạt một lúc khi kinh nghiệm thương trường chưa có nhiều. Cố gắng tìm ra vốn bằng cách tiết kiệm, hạn chế vay mượn, nhất là những khoản vay phải trả lãi suất cao.

Tìm kiếm mặt bằng: Mặt bằng mở điểm giao dịch là một trong những rào cản lớn mà người khởi nghiệp phải vượt qua. Chỉ chọn những mặt bằng ở vị trí tốt để mở điểm giao dịch.

Hoàn tất thủ tục: Nếu bạn đã xác định đi theo hướng này thì tốt nhất bạn nên đăng kí kinh doanh và thương hiệu. Việc hoàn tất các thủ tục về mặt pháp lí sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc mở rộng phạm vi kinh doanh, cũng như đạt được tham vọng của mình.

Thiết bị, dụng cụ …: Để có thể lựa chọn được thiết bị, dụng cụ … tốt phục vụ cho quá trình kinh doanh bạn phải tham khảo nhiều nơi, thậm chí sử dụng thử. Nên mua thiết bị, dụng cụ … tốt, ở những nơi uy tín cho dù giá có cao hơn chút đỉnh nhưng sẽ lợi nhiều mặt. Đừng ham của rẻ kẻo rước họa vào thân. Nếu không tìm được thiết bị, dụng cụ … thích hợp bạn có thể đặt hàng nhà cung cấp hoặc chế tạo theo ý mình.

Tuyển dụng nhân lực: Cố gắng sử dụng ít nhân viên nhất ở điểm giao dịch. Cần người có trình độ và khéo léo … Khi tuyển được người phù hợp thì phải có chính sách đào tạo, hỗ trợ để nhân viên phát huy khả năng và gắn bó lâu dài.

X.4. Lợi dụng sức mạnh cộng đồng: Ở thời buổi này doanh nghiệp nào muốn sản phẩm/dịch vụ của mình lan tỏa

mạnh trên thị trường cần phải biết lợi dụng sức mạnh cộng đồng. Có nhiều cách để đạt được mục đích này, dưới đây chỉ là vài gợi ý nhỏ:

+ Hãy thử lập một trang web rồi kết nối với những người cùng kinh doanh lĩnh vực giống mình. Khi đó bạn sẽ tạo ra một cộng đồng lớn mạnh cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, kĩ thuật … để cùng phát triển. Đoàn kết mọi người cùng chung mục đích có cái lợi là người này hỗ trợ người kia (điều người này thiếu thì người kia bù đắp). Đứng ở phương diện người tập hợp, bạn sẽ dễ dàng nhận ra đâu là ưu điểm, đâu là khuyết điểm của cộng đồng để khai thác tốt hơn. Trong trang web này bạn cũng nên tạo một trang nhỏ hơn gọi là trang “Kết nối khách hàng”. Trang “kết nối khách hàng” sẽ tập hợp những thông tin về khách hàng để doanh nghiệp chia sẻ cho họ những thông tin về sản phẩm/dịch vụ, giới thiệu với họ những sản phẩm/dịch vụ mới, có hướng giúp đỡ họ trong cuộc sống … Với cách làm này bạn sẽ duy trì được nguồn nuôi để phát triển bền vững.

+ Hãy mở ra ngày hội khởi nghiệp để tập hợp nhiều người cùng chung mục đích lại một nơi. Hãy khôn khéo tổ chức ra những trò chơi khởi nghiệp để lôi kéo họ. Với bản tính tò mò của người Việt, thông tin về ngày hội sẽ lan truyền nhanh chóng, rộng rãi. Thông qua ngày hội bạn dễ dàng tìm kiếm được nhiều khách hàng.

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 89 [email protected]

X.5. Ai cũng có thể bán hàng: Khi nghiên cứu hệ thống các động lực thúc đẩy con người hành động, người

ta thường nhắc đến vai trò của nhu cầu, lợi ích … Hơn 100 năm trước, Ph.Ăngghen đã từng chỉ ra rằng: "Đáng lẽ phải giải

thích hoạt động của mình từ nhu cầu của mình …, thì người ta lại quen giải thích hoạt động của mình từ tư duy của mình …". Sở dĩ như vậy vì con người muốn có những điều kiện nhất định để tồn tại và phát triển. Có thể nói không chỉ các nhà triết học mác xít, mà cả các nhà triết học phương Tây cũng thừa nhận vai trò to lớn của nhu cầu trong việc thúc đẩy hoạt động của con người. Một trong những tiêu chuẩn của xã hội hiện đại là khả năng đáp ứng nhanh chóng các nhu cầu mới nảy sinh.

Nhu cầu là động lực hết sức quan trọng thúc đẩy con người hành động. Sự thoả mãn nhu cầu là lợi ích. Vì vậy lợi ích là cái đáp ứng nhu cầu và nó chỉ có nghĩa khi đặt trong quan hệ với nhu cầu. Ngoài mối quan hệ đó, cái được coi là lợi ích không còn là lợi ích nữa. Xét về bản chất, lợi ích chính là mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới bên ngoài chủ thể với nhu cầu của chủ thể, còn về mặt nội dung, lợi ích là cái thoả mãn nhu cầu, đáp ứng nhu cầu. Trong mối quan hệ giữa nhu cầu và lợi ích, nhu cầu quyết định lợi ích. Do đó, nhu cầu là cơ sở của lợi ích, còn lợi ích thì ngược lại, xuất phát từ nhu cầu, dựa trên nhu cầu, là sự thể hiện của nhu cầu. Như vậy, động lực của nhu cầu được thực hiện không phải một cách trực tiếp mà gián tiếp thông qua lợi ích, còn lợi ích tạo nên động cơ thúc đẩy con người hành động nhằm thoả mãn nhu cầu. Nhu cầu càng lớn thì sức hấp dẫn của lợi ích đối với chủ thể càng lớn, do đó động cơ nảy sinh trên cơ sở của lợi ích càng cuốn hút con người, thúc đẩy con người lao vào hành động.

Chính C.Mác cũng đã từng nhấn mạnh, tất cả những gì mà con người đấu tranh để giành lấy đều gắn liền với lợi ích của họ. C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng nói rằng lịch sử chẳng qua chỉ là hoạt động hướng đích của con người. Trong cuộc đấu tranh sống còn của bản thân, con người có nhu cầu chung liên kết với nhau. Bản thân những nhu cầu chung này là cơ sở nảy sinh những lợi ích chung giữa họ. Song ngoài những lợi ích chung đó, mỗi con người lại có những lợi ích riêng nảy sinh trên cơ sở các nhu cầu được hình thành từ hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Bên cạnh đó, bản thân những nhu cầu chung của cộng đồng và xã hội, cũng như những nhu cầu riêng của cá nhân lại có nhiều loại: Nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần … Những nhu cầu này là cơ sở để hình thành nên các lợi ích vật chất, tinh thần …

Như vậy, tất cả những gì thúc đẩy con người hành động đều gắn liền với nhu cầu và lợi ích của họ. Chỉ khác nhau ở chỗ có hành vi bị chi phối bởi lợi ích vật chất, có hành vi bị chi phối bởi lợi ích tinh thần, có hành vi bị thúc đẩy bởi lợi ích cá nhân, có hành vi bị thúc đẩy bởi lợi ích tập thể, xã hội. Không có hành vi nào của con người hoàn toàn thoát khỏi sự thúc đẩy của lợi ích.

Hiểu được lí luận trên để chúng ta áp dụng vào thực tiễn kinh doanh. Nghĩa là chúng ta sẽ tìm ra nhu cầu, lợi ích nào chi phối con người; chi phối ở mức độ như thế nào để đưa ra chính sách khen thưởng cho những người cộng tác với chúng ta. Làm sao để có thể lôi kéo mọi người vào công cuộc làm giàu để đạt được mục tiêu mà mình đề ra.

XI. Chiến lược phát triển:

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 90 [email protected]

XI.1. Xây dựng thương hiệu: XI.1.a. Thương hiệu là gì? Thương hiệu - theo định nghĩa của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): Là

dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết sản phẩm/dịch vụ được cung cấp bởi cá nhân hay tổ chức.

Thương hiệu được hiểu là một dạng tài sản phi vật chất. Lưu ý phân biệt thương hiệu với nhãn hiệu. Một nhà sản xuất thường có một thương hiệu, nhưng có thể có nhiều nhãn hiệu hàng hóa khác nhau. Ví dụ, Toyota là một thương hiệu, nhưng đi kèm theo nó có rất nhiều nhãn hiệu hàng hóa: Innova, Camry ...

Thương hiệu (brand, brand name), hiểu đơn giản là tên tuổi, danh tiếng, uy tín … của doanh nghiệp. Thương hiệu đang ngày càng trở thành yếu tố quan trọng trong cuộc chiến cạnh tranh khốc liệt trên thương trường. Nó mang dấu ấn văn hóa, triết lí … của cá nhân hay tổ chức khi theo đuổi mục đích phục vụ khách hàng.

Có hai khía cạnh cần bàn đến khi muốn gia tăng danh tiếng của thương hiệu, đó chính là: Trải nghiệm và tâm lí của người tiêu dùng. Trải nghiệm thương hiệu là tổng hợp tất cả những gì người tiêu dùng cảm nhận khi dùng sản phẩm/dịch vụ mang thương hiệu đó. Tâm lí thương hiệu là một kiến tạo biểu tượng được tạo ra trong tâm trí người tiêu dùng, nó gợi lên kí ức về sản phẩm/dịch vụ, sự mong đợi về những lợi ích mà sản phẩm/dịch vụ mang lại. Để gia tăng danh tiếng của thương hiệu nhà sản xuất phải thúc đẩy đồng thời hai hoạt động là gia tăng chất lượng, hình thức sản phẩm/dịch vụ, và xây dựng tâm lí tốt cho người tiêu dùng về sản phẩm/dịch vụ của mình.

Xây dựng thương hiệu là đề ra kế hoạch và thực hiện những trông đợi của khách hàng gắn với trải nghiệm và tâm lí về thương hiệu. Thương hiệu là một trong những tài sản vô hình có giá trị nhất mà doanh nghiệp phải biết trân trọng. Nghệ thuật tạo ra và duy trì thương hiệu gọi là quản lí thương hiệu. Hoạt động này định hướng toàn bộ các khâu của quá trình sản xuất để đảm bảo uy tín của doanh nghiệp trong mắt khách hàng luôn được nâng cao. Nếu hoạt động quản lí thương hiệu được thực hiện tốt, khách hàng có thể trả giá cao hơn rất nhiều mặt bằng giá thành sản phẩm/dịch vụ. Nghĩa là khách hàng cảm thấy rằng những sản phẩm/dịch vụ của một thương hiệu nào đó xứng đáng với giá trị mà họ bỏ ra. Đó là cách thức tạo ra giá trị thặng dư.

Như bạn biết, giá thành của một đơn vị sản phẩm/dịch vụ không chỉ đơn thuần bao gồm tổng những “giá trị thô” (nguyên liệu, hao mòn máy móc, xăng dầu …), mà còn bao gồm cả những “giá trị phi vật thể” (giá trị tinh) không thể cân đo đong đếm được. Do đó, việc định giá thành sản phẩm/dịch vụ là một hoạt động hết sức khó khăn, trong đó có sự tính toán đến giá trị của thương hiệu. Khi một thương hiệu đạt đến “độ” tín nhiệm nhất định nào đó ở đông đảo người tiêu dùng, nó có thể đem ra trao đổi mua bán. Khi đó giá trị thương hiệu đã được qui đổi thành tiền. Người tiêu dùng thường tìm đến những thương hiệu uy tín, vì chúng đem lại nhiều lợi ích hơn, nhờ đó doanh thu của doanh nghiệp cũng được gia tăng nhanh chóng. Chính vì vậy việc xây dựng thương hiệu là một việc làm cần thiết để doanh nghiệp tồn tại và phát triển lâu dài.

XI.1.b. Đặt tên thương hiệu:

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 91 [email protected]

Việc đầu tiên cần làm để người khác biết đến dự án này là chọn cho nó một cái tên.

Nhiều người không chú ý đến việc đặt tên thương hiệu ngay từ đầu nên đã gặp những khó khăn nhất định trên con đường phát triển. Tên thương hiệu không đơn thuần chỉ là cái tên, nó còn là công cụ chuyển tải những ý nghĩa hết sức sâu xa mà doanh nghiệp muốn gửi đến mọi người. Đó là lĩnh vực mà họ kinh doanh, hoài bão ấp ủ bấy lâu hay chiến lược phát triển lâu dài … Chính vì vậy, nếu đặt tên chung chung (không tạo ra một sự liên tưởng nào), đặt tên theo số thứ tự hay tên mình … sẽ không tạo được hiệu ứng tích cực trên thị trường và xã hội. Sau đây là một số lưu ý cần thiết khi đặt tên thương hiệu:

Tên phải dễ nhớ, dễ đọc, ngắn gọn. Tên thương hiệu cần phải dễ nhớ, dễ đọc, ngắn gọn. Để làm được điều này ta

phải chọn một cái tên đơn giản, trùng lặp kí tự … Phương pháp truyền miệng là phương tiện truyền đạt hiệu quả nhất để xây

dựng một thương hiệu. Những người thân, người bạn, người hàng xóm nói cho bạn về một thương hiệu mới sẽ có sức mạnh hơn là bạn xem những quảng cáo về nó. Làm thế nào để có được sự truyền miệng như vậy? Bạn phải có một tên thương hiệu dễ nhớ, dễ đọc, ngắn gọn. Một tên thương hiệu khó phát âm sẽ là một thảm họa cho doanh nghiệp.

Đơn giản không có nghĩa là ngắn. Một tên đơn giản là một tên có số lượng chữ cái ít và chúng được sắp xếp theo một trật tự hợp lí. Schwab là tên thương hiệu ngắn gồm 6 chữ cái, nhưng không phải là một cái tên đơn giản vì 6 chữ cái này sắp xếp theo một trật tự rất khó đánh vần. Missisippi là tên dài gồm 11 chữ cái nhưng lại là một cái tên đơn giản vì nó chỉ sử dụng bốn chữ cái và trật tự sắp xếp của chúng rất dễ đọc. Một số tên thương hiệu đơn giản mà thành công như: Coca – cola, Nissan, Google, Hennessy, Sony, Microsoft, Telus …

Nhìn chung, tên thương hiệu càng ngắn gọn càng tốt, ví dụ như Tide, Apple, Crest, Nike, Gap, TiVo, Rolex ... Tên thương hiệu dài và phức tạp thì khách hàng sẽ rất khó nhớ, ví dụ như Morgan Stanley Dean Witter, Deloitte & Touche, Bausch & Lomb, TIAA – CREF ... Trong thời đại thông tin sẽ có nhiều khách hàng và đối tác đến từ các website, vì vậy tên thương hiệu càng dễ nhớ, dễ đọc, ngắn gọn thì khách hàng càng dễ tìm thấy tên thương hiệu của bạn trên mạng intemet. Nghiên cứu cho thấy tính súc tích đi liền với tính dễ nhớ, dễ đọc, ngắn gọn, do đó bạn nên sáng suốt lựa chọn những cái tên có sức thuyết phục để ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng.

Tên thương hiệu nên có duy nhất một cách hiểu, dễ đánh vần để tránh gây “sự cố đáng tiếc” khi nhìn ở góc độ khác. Chính vì vậy cần phải có những am hiểu nhất định về ngôn ngữ nếu muốn đặt được cái tên tốt. Ví dụ, một nhà hàng ở Việt Nam lấy tên là Phát Đạt, khi qua Canada, đã bị hiểu lầm là nơi chuyên dành cho người “quá khổ” vì phát âm chữ Phát Đạt theo tiếng Anh là “Fat Date”. Tương tự, Công ty Vinagift nếu mở thị trường ở Đức sẽ không ổn vì chữ Gift theo tiếng Anh là “quà tặng” nhưng theo tiếng Đức lại có nghĩa là “thuốc độc”. Cách đây không lâu, hãng máy bay Air Speed Up (tên tiếng Việt là Tăng Tốc) đã phải đổi tên thành Indochina Airlines vì tên Tăng Tốc khi lên website viết không dấu thành Tang Toc (Tang Tóc) được coi chứa đựng nhiều yếu tố không may mắn. Một bài báo gần đây

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 92 [email protected]

có trích dẫn trường hợp xe hơi Nova vào thị trường Tây Ban Nha. Nova vốn là một cái tên hay theo xu hướng văn hóa Latinh cùng với các tên đẹp và hay khác như Nouvo, Corona, Cielo, Mondeo … Tuy nhiên, khi dịch ra tiếng Tây Ban Nha thì Nova có nghĩa là không chạy. Mà xe hơi không chạy thì … chỉ có nước bỏ đi!

Ngoài những yếu tố trên, bạn cũng nên cân nhắc xem tên gọi nghe có kêu không và khi viết nhìn có bắt mắt không. Một cái tên hay cần có nhịp điệu dễ chịu, cân đối hài hòa giữa các nguyên âm và phụ âm khi đọc lên. Một điểm nữa cần bàn đến là khi tên thương hiệu biến thành logo thì nó sẽ được thể hiện thành hình ảnh như thế nào.

Tên dùng chuyển tải thông điệp, thông tin. Tên thương hiệu nên nêu được lĩnh vực kinh doanh, nếu không thì phải nêu

được một trong các yếu tố sau: Mục đích đặt ra, định hướng tương lai, giá trị tinh thần … Đây là những yếu tố tạo ra lợi thế trong quảng cáo, tiếp thị ngay từ tên gọi.

Một số người thích đặt tên thương hiệu của mình nghe sao cho nó “Tây Tây” nhưng lại chẳng mang ý nghĩa gì. Ví dụ như: Trung tâm ngoại ngữ Cali … Với người hiểu biết họ sẽ nhận ra cái tên ấy chỉ là trò bịp, nó hoàn toàn không mang lại giá trị nào cho doanh nghiệp mà đôi khi còn phản tác dụng. Đặt tên thương hiệu như vậy chỉ làm trò cười cho thiên hạ.

Một cách đặt tên phổ biến khác là gắn địa chỉ vào tên thương hiệu như Phở 194, Cà phê 36 … Tuy dễ nhớ nhưng cách đặt tên này cũng gặp không ít bất lợi. Giả sử quán làm ăn được muốn mở thêm điểm mới thì tính sao? Tên cũ sẽ gây cho khách hàng sự nhầm lẫn, còn nếu lấy tên mới thì sẽ uổng công xây dựng thương hiệu bấy lâu nay.

Mong muốn những điều tốt đẹp, thích chơi trội … một số người đã chọn tên thương hiệu là Đẳng Cấp, Tầm Cao, Số Một, Bá Chủ … Điều này đôi khi lại gây phản cảm.

Đừng đặt tên theo trào lưu nhất thời! Còn nhớ gần đến năm 2000, cả thế giới sục sôi chủ đề Sự cố máy tính năm 2000. Khi đó báo chí hàng ngày cảnh báo một nguy cơ thiệt hại hàng triệu, hàng tỉ đô la do sự cố máy không nhận dạng được con số 00 khi nhập vào máy. Mọi chuyện ầm ĩ rồi chẳng thấy gì nữa vì đơn giản là người ta chỉ việc viết năm bằng bốn chữ số. Vào lúc đó, cái tên Y2K là mốt thời thượng. Và Băng vệ sinh Bạch Tuyết có một thương hiệu Y2K như thế, nhưng chỉ sau một vài năm thì tắt ngấm.

Đối với trường hợp muốn đặt tên thương hiệu gắn với lĩnh vực kinh doanh, nhiều người do tầm nhìn hạn chế nên đã đặt tên không phản ánh hết những loại hình sản phẩm, dịch vụ mà mình sẽ đi trong tương lai. Chẳng hạn, Vinamit không chỉ có thế mạnh về sản phẩm mít sấy mà đang phát triển nhiều mặt hàng nông sản khác, hay như Vinamilk cũng đã lấn sân sang bia và cà phê …

Tên tạo ra sự liên tưởng tích cực. Những bộ óc sáng tạo thường khiến người khác phải liên tưởng tích cực khi

nghe đến tên thương hiệu của mình như: Chat Master, Apple … Một cái tên hay khiến khách hàng liên tưởng đến những tính năng tuyệt hảo và lợi ích tiềm ẩn. Từ đó, khiến họ tò mò muốn tìm hiểu về thương hiệu đó. Hãng dược phẩm Pfizer đã chọn Viagra cho thuốc cường dương vì tên này bắt vần với Niagra, tạo liên tưởng

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 93 [email protected]

đến sức mạnh cuồn cuộn của thác nước Niagra hùng vĩ. Quả là “đắt” vì đã đánh trúng vào ao ước thầm kín của đa số các đấng mày râu đứng tuổi.

Để tạo liên tưởng tích cực, nhiều công ty chọn những cái tên chơi chữ theo kiểu đồng âm, đồng nghĩa hoặc “chiết tự”. Khi Hewlett – Packard tách mảng kinh doanh về truyền thông, điện tử và khoa học hóa sinh thành một doanh nghiệp riêng. Công ty mới được gọi là Agilent với hàm ý nhanh nhạy, linh hoạt (agility). Liên doanh điện thoại di động giữa SBC Communications và BellSouth mang tên Cingular để thể hiện tính độc đáo khác thường (singularity). Cách khác là vận dụng liên tưởng văn hóa.

Những liên tưởng tiêu cực mà người ta không lường được sẽ giết chết cái tên dù trước đó họ đã phải vò đầu bứt trán mới nghĩ ra. Khi tách riêng mảng tư vấn thành một doanh nghiệp riêng, tập đoàn PricewaterhouseCoopers đã đặt tên cho công ty là Monday với chủ định khởi đầu thời kì mới khả quan hơn. Không ngờ những ai nghe đến cái tên này cũng nghĩ đến “ngày thứ hai đen tối”. Bắt đầu tuần làm việc lê thê sau những ngày nghỉ cuối tuần thoải mái. Cuối cùng, cái tên này bị loại bỏ.

Thất bại lớn nhất trong việc đổi tên doanh nghiệp xảy ra với công ty bưu chính lâu đời của nước Anh. Tháng 1/2001, sau khi tốn một khoản tiền nghiên cứu, Royal Mail đổi tên thành Consignia PCL, dựa trên động từ consign (vừa có nghĩa “gởi hàng”, vừa có nghĩa “giao phó”) để nhấn mạnh vai trò quốc tế của mình trong thương mại điện tử. Giới phê bình lập tức chỉ trích cái tên đó tiếng Tây Ban Nha nghe như phòng hành lí thất lạc. Người dân cũng chẳng khoái vì họ đã quá quen với thương hiệu cũ đầy danh giá. Đến giữa năm 2002, công ty đổi tên thành: Royal Mail.

Tên không gây hiểu lầm về ý nghĩa. Đừng đặt những cái tên mang ý nghĩa chung chung hoặc xúi quẩy. Điều này

thật sự không có lợi cho công cuộc kinh doanh của bạn. Ví dụ như: Vinabig, chữ “big” khi phát âm giống như “bít”, mà “bít” trong tiếng Việt là “tắc” rồi! Hoặc như: Vietinbank, chữ “tin” khi phát âm giống “teen”, có cảm giác thiếu đứng đắn … Một tên thương hiệu nếu bị hiểu lầm sang ý nghĩa xấu sẽ là rào cản về mặt tâm lí hạn chế khách hàng đến với doanh nghiệp.

Tên nên phù hợp mục đích sử dụng. Bạn sẽ thiết kế một logo bằng cách biến tấu tên thương hiệu? Bạn sẽ đặt tên

miền cho trang web của mình bằng từ đó? Hay thực hiện các hoạt động liên quan đến quảng cáo, bán hàng? … Nói chung là bạn có dự định xây dựng thương hiệu của mình từ cái tên hay không? Nếu câu trả lời là có thì bạn nên suy nghĩ về những điều đó trước khi quyết định chọn một cái tên. Một cái tên dễ biến thành hình ảnh, không gây nhầm lẫn khi đặt tên miền, tốn ít chi phí in ấn … sẽ xứng đáng được chọn hơn.

………………… Trên đây là một số lưu ý cần thiết khi đặt tên thương hiệu, tuy nhiên thực tế

cho thấy để có một tên thương hiệu hay khi kho từ vựng trên thế giới ngày càng cạn kiệt là rất khó. Để làm được điều này đôi khi bạn cần có những đột phá trong sáng tạo ngôn ngữ và tạm gác những nguyên tắc đặt tên sang một bên. Những nhà sáng lập của Google hay Gizmodo không hề tìm thấy tên công ty của mình trong một

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 94 [email protected]

quyển sách, hay bất cứ đâu, vì đơn giản là những từ đó chưa từng xuất hiện. Hãy kết hợp hai từ hay hai khái niệm, đánh vần sai một từ, hay tư duy vượt giới hạn là cách để bạn có thể tạo ra một tên mới không giống ai.

Ban đầu, mấy ai tin vào những cái tên như: Apple (máy vi tính) hay Starbucks (cà phê). Thế mà chúng đã thành những thương hiệu lừng lẫy. Tên của một hãng điện thoại, thông tin đâu nhất thiết phải có thành tố mobile như Mobileum, Mobilecity, MobileOne, cái tên lạ Verizon nhiều khi lại ăn nên làm ra. Tương tự, biết bao website về dịch vụ tìm việc làm phải vất vả tranh dành sự chú ý của công chúng vì cứ luẩn quẩn với các từ như career và job. Trong khi đó, những người tìm việc lẫn những nhà tuyển dụng lại đổ xô vào một website có cái tên chẳng ăn nhập gì: Monster.com (monster = quái vật).

Đặt tên theo đúng ngành nghề kinh doanh sẽ biến thành sợi dây tự trói mình khi nó không phản ánh hết những loại hình sản phẩm, dịch vụ mà mình sẽ đi trong tương lai. Khi Jeff Bezos thành lập Amazon, đó là một trong những “tiệm sách trực tuyến” đầu tiên. Những cái tên quá hiển nhiên như eBook đã không cám dỗ được Bezos. Từ đầu, Bezos mong rằng Amazon không chỉ là tiệm sách trực tuyến mà còn có cả cơ ngơi “bê tông cốt thép”. Thực tế Amazon không chỉ bán sách mà đã mở rộng sang nhiều mặt hàng khác.

Để khác người, cần suy nghĩ theo lối vượt khỏi giới hạn thông thường, mạnh dạn đưa ra những khái niệm mới. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa muốn làm sao cũng được, mà phải kích thích tính hiếu kì của khách hàng, phản ánh tinh thần mà doanh nghiệp muốn thể hiện. Rào cản lớn nhất đối với mỗi chúng ta là nỗi sợ hãi hoang đường do chính mình tự vẽ ra. Với những sản phẩm chất lượng cao và cung cách phục vụ tốt, Banana Republic đã vượt qua những lo ngại rằng khách hàng sẽ liên tưởng đến hình ảnh ảm đạm ở châu Phi, và trở thành một thương hiệu thời trang có tiếng. Hay như Chat Master đã không sợ mọi người hiểu sai khi đặt tên cho thương hiệu chuyên dạy làm giàu của mình. Thương hiệu do chúng ta tạo ra. Chúng ta có thể làm thay đổi mọi suy nghĩ thông thường.

Một vài cái tên hay đôi khi lại từ trên trời rơi xuống, nên bạn hãy tận dụng những lúc có cảm hứng. Ngày Lễ tạ ơn năm 1904, công ty Holt Tractor cho chụp ảnh chiếc xe xúc đất mới nhất của mình. Theo tiểu sử của Benjamin Holt, người sáng lập công ty, người thợ chụp ảnh lúc đó đã ghi lại rằng chiếc xe xúc đất “di chuyển giống một con sâu bướm”. Ông Hold nghe được lời bình luận đó đã thốt lên: “Nó chính là Caterpillar. Đó chính là cái tên của nó!”. Năm 1910, ông Holt đã chính thức đổi tên công ty sản xuất thiết bị xây dựng của mình thành Caterpillar. Bài học ở đây là hãy luôn luôn lắng nghe. Cảm hứng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.

XI.1.c. Thiết kế logo: Logo là gì? Logo là tín hiệu tạo hình thẩm mĩ có cấu trúc hoàn chỉnh chứa đựng một

lượng thông tin hàm súc biểu trưng cho một công ty, một tổ chức, một hoạt động (như một cuộc thi, phong trào …) hay một nhóm.

Các đặc trưng cơ bản của logo? - Khác biệt: Có những dấu hiệu đặc biệt gây ấn tượng thị giác mạnh, dễ phân

biệt. Đây là chức năng quan trọng của logo, giúp phân biệt thương hiệu hay sản

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 95 [email protected]

phẩm/dịch vụ với thương hiệu hay sản phẩm/dịch vụ cạnh tranh. Sự khác biệt cũng làm cho thương hiệu dễ đi vào tâm trí của khách hàng hơn. Để tạo sự khác biệt, có thể các nhà thiết kế thường tránh những hình cơ bản, được dùng nhiều. Tính khác biệt cao cũng làm tăng khả năng được pháp luật bảo hộ.

- Đơn giản, dễ nhớ: Tạo khả năng dễ chấp nhận, dễ suy diễn. Trong vài chục giây quan sát, người xem có thể hình dung lại đường nét biểu trưng trong trí nhớ. Trong bối cảnh nhiều sản phẩm cạnh tranh cùng được khuếch trương trên các phương tiện thông tin đại chúng, logo của thương hiệu sẽ không được khách hàng biết đến nếu nó phức tạp và khó nhớ, dù là bằng tên gọi, kí hiệu hay chữ viết. Hầu hết các thương hiệu nổi tiếng thế giới đều sử dụng những dấu hiệu thương hiệu rất đơn giản. Kodak sử dụng chữ K được viết cách điệu, McDonald sử dụng chữ M hình cánh cổng màu vàng, Nike sử dụng nét phết, IBM sử dụng tên thượng hiệu viết cách điệu. Hầu như những dấu hiệu thương hiệu này chỉ sử dụng một hoặc hai màu cơ bản như màu vàng của Kodak, McDonanld, màu xanh da trời của IBM, hay màu đỏ của Coca - Cola.

- Dễ thích nghi: Có khả năng thích nghi trong các thị trường thuộc khu vực khác nhau, các nền văn hoá hay ngôn ngữ khác nhau. Thực tế, khách hàng ở các nước khác nhau, có nền văn hoá khác nhau và ngôn ngữ khác nhau thường có cách hiểu khác nhau đối với các hình ảnh hay kí hiệu. Do đó, các biểu trưng thương mại quốc tế ít dùng hình ảnh mang ý nghĩa sẵn có theo một nền văn hoá hay ngôn ngữ nào, mà sử dụng những hình ảnh mới rồi gắn chúng với các liên tưởng về sản phẩm.

- Có ý nghĩa: Biểu thị được những nét đặc trưng cho sản phẩm hay các chủ đề liên quan. Thực tế là những logo có ý nghĩa tự thân về sản phẩm lại thường không tạo nên cảm giác khác biệt. Hơn nữa, sản phẩm ngày nay thường quá phức tạp khiến tên gọi hay hình ảnh có ý nghĩa thì lại khó khác biệt, dễ nhớ và đảm bảo tính tượng trưng. Cho nên trong thực tế tính ý nghĩa này thường được tạo ra qua các liên tưởng về thương hiệu hơn là tự thân thương hiệu.

- Hình dáng: Một số nhà thiết kế biểu trưng coi trọng hình dạng giản dị, dễ đọc vì biểu trưng phức tạp thường khó nhận biết.

Có thể kết hợp kí hiệu với tên thương hiệu. Khá nhiều doanh nghiệp chọn một kí hiệu đặc thù kết hợp với tên thương hiệu để tạo thành logo. Khi thương hiệu đã trở nên nổi tiếng, kí hiệu có thể đứng độc lập để tạo nên sự nhận biết về thương hiệu. Tuy nhiên, những tác giả như Al Ries và Laura Ries (1998) và Alycia Perry (2003) cho rằng kí hiệu thường chỉ có tác dụng khi nó đi cùng tên thương hiệu trong logo. Những thương hiệu mà bản thân kí hiệu có thể đứng một mình đại diện cho thương hiệu như Nike hoặc Mercedes là rất hiếm và thường chỉ có ở những thương hiệu xuất hiện từ rất sớm, khi số lượng trên thị trường là rất nhỏ.

Cách khác để tạo ra ấn tượng là dùng kiểu chữ đặc thù của tên thương hiệu. Đây là hình thức cách điệu tên thương hiệu bằng cách sử dụng kiểu chữ đặc thù bao gồm việc sử dụng phông chữ, chữ hoa, chữ thường, thay đổi độ đậm nhạt hoặc cách viết cách điệu. Khi thiết kế logo theo cách này, doanh nghiệp có thể sử dụng thiết kế đặc thù của tên thương hiệu đầy đủ hoặc viết tắt.

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 96 [email protected]

- Màu sắc: Màu sắc cũng có xu hướng đơn giản, dễ dàng được nhận thấy và ghi nhớ. Các nhà thiết kế có thể ưu tiên vẽ màu trắng và đen trước khi tô màu. Một vài ví dụ diễn giải màu sắc:

· Đen: Trang trọng, đặc biệt, mạnh mẽ, quyền lực, tinh tế, truyền thống. · Xanh dương: Uy quyền, đĩnh đạc, an toàn, đáng tin cậy, truyền thống, ổn

định, trung thành. · Nâu/vàng: Cổ điển, lợi ích, trần tục, giàu sang, truyền thống, bảo thủ. · Xám/bạc: Ảm đạm, quyền lực, thực tế, tâm linh, tin tưởng. · Xanh lá cây: Yên tĩnh, lành mạnh, khoẻ khoắn, ổn định, thèm muốn. · Hồng: Nữ tính, ngây thơ, dịu dàng, khoẻ mạnh, trẻ trung. · Tím: Tinh tế, tâm lí, giàu sang, hoàng tộc, trẻ trung, bí ẩn. · Đỏ: Hung hăng, mạnh mẽ, bền bỉ, đầy sức sống, kinh sợ … · Cam: Là màu phối hợp giữa màu đỏ và vàng, chỉ điềm lành được hưởng

cuộc sống yên vui, nhiều quyền hành. Người thiết kế logo có thể chọn màu sắc tương hợp, tương sinh với triết lí âm

dương, ngũ hành. Những lợi ích của việc thiết kế logo? Trong hoạt động quảng bá, logo không phải là thương hiệu, tuy nhiên nó là

ấn tượng bên ngoài để dễ nhận ra thương hiệu. Một công ty, một tổ chức có một logo đẹp, ấn tượng sẽ là tiền đề để lưu giữ uy tín của mình trong cộng đồng. Logo chính là ấn tượng bên ngoài đại diện cho thương hiệu của bạn, nó làm cho người có tiền tìm đến bạn, nhớ đến bạn và nhận rõ bạn trong hàng triệu những công ty kinh doanh khác. Logo không phải là thương hiệu nhưng việc sử dụng mẫu mã và hình dáng của nó sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu của bạn. Một logo tuyệt vời có thể mang đến cho bạn một sức mạnh không tưởng và đóng góp trực tiếp vào doanh thu. Ngược lại, một logo tệ hại rất có thể là một điềm không tốt.

XI.1.d. Tìm câu slogan: Không bắt buộc phải vắt óc nghĩ ra câu slogan, nhưng có một câu slogan hay

vẫn tốt hơn là không có gì. Có thể nói slogan là một câu ngắn gọn gửi đến khách hàng nhằm chuyển tải

thông điệp nào đó. Slogan góp công rất lớn trong việc xây dựng thương hiệu trở nên vững mạnh. Sau đây là một số lưu ý giúp bạn có thể suy nghĩ ra một slogan hay:

- Ngắn gọn, dễ nhớ: Một slogan hay phải là một slogan ngắn gọn, dễ hiểu, dễ đọc. Với nhiệm vụ phải đi vào tiềm thức của khách hàng, không ai đi xây dựng một slogan đầy đủ toàn bộ về tính năng, tác dụng, điểm ưu việt của sản phẩm, bởi khách hàng sẽ chẳng ai bỏ công đi nhớ một slogan dài lê thê như vậy. Cà phê Trung Nguyên đã phải bỏ slogan dài: "Mang lại nguồn cảm hứng sáng tạo mới" bằng "Khơi nguồn sáng tạo". Slogan sau ngắn gọn, ấn tượng và dễ nhớ hơn nhiều.

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 97 [email protected]

Bạn có thể “vứt tiền qua cửa sổ” trong các chiến dịch quảng cáo nếu slogan không ở lại trong tâm trí khách hàng. Nhiều slogan có nhạc điệu hoặc như một câu hát khiến người ta thích nghe và nhắc lại. Những slogan này nằm trong tiềm thức khách hàng. Nhiều doanh nghiệp làm được điều này, ví dụ: "Ngân hàng Kiên Long - sẵn lòng chia sẻ" hay "Sơn Nippon, sơn đâu cũng đẹp".

- Nhắm đến mục tiêu: Một slogan khi được tung ra phải nhắm đến mục tiêu nhất định. Ví như khi Pepsi ra đời thì Coca - Cola đã là một người khổng lồ trong ngành giải khát rồi. Muốn phát triển được thì phải có một slogan nhắm đến một mục tiêu là lấy lại được thị phần từ Coca - Cola. Hãng nước giải khát Pepsi đã lấy slogan là: "Generation next" (Thế hệ tiếp nối), ý nói đó là một loại nước uống của thế hệ mới và ngầm ý chê bai Coca - Cola là loại đồ uống cổ lỗ sĩ. Với slogan mang trong mình mục tiêu rõ ràng là đánh vào khách hàng trẻ tuổi, Pepsi đã thu hút được phần đông giới trẻ và vươn vai trở thành một đối thủ đáng gờm của Coca - Cola.

- Sâu sắc, ý nghĩa: Một slogan hay sẽ để lại trong tâm trí khách hàng rất nhiều điều khi nhớ đến nó. Càng ngẫm nghĩ càng nhận thức ra nhiều điều thú vị.

- Hình tượng, cảm giác: Slogan hình thành bằng từ ngữ chứ không phải hình ảnh, nhưng một slogan hay có thể tạo ra liên tưởng hình ảnh. Chính vì vậy, khẩu hiệu "Nâng niu bàn chân Việt" của Biti’s khiến khách hàng có cảm giác thật; hoặc "Còn chút gì để nhớ" của cà phê Thu Hà lại đưa kí ức của bạn về với những chấm phá của phố Núi, của Tây Nguyên ...

- Có sự khác biệt: Một slogan hay không những mang thông điệp đặc trưng của doanh nghiệp mà còn cho khách hàng biết lí do tại sao nên chọn sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp đó. Rất nhiều ví dụ gây ấn tượng mạnh như "Phong cách và phong cách" của An Phước và Pierre Cardin, hoặc "Giá rẻ cho mọi nhà" của Big C hay "Vang Đà Lạt, vang của người Việt". Ngược lại, khó có ấn tượng mạnh nếu slogan làm mọi người nhầm lẫn. Ví dụ: "Người bạn đồng hành tin cậy" dễ khiến khách hàng liên tưởng đến công ty vận tải hoặc du lịch hơn là của một ngân hàng.

- Mời gọi tham gia: Một trong những cách thể hiện sự hữu ích của slogan là nó khuyến khích khách hàng dùng sản phẩm hay dịch vụ mà công ty cung cấp. Nhiều ví dụ kinh điển trong trường hợp này gồm "Không thử sao biết?" của Coca - Cola hay "Just Do It" của Nike ... Những slogan này rõ ràng có tác dụng khuyến khích khách hàng tiêu thụ sản phẩm. "Sử dụng cân Nhơn Hòa công bằng nhất", hay "Cả nhà đều thích" của Vissan cũng thuộc trường hợp này.

- Thể hiện ưu thế: Nếu muốn khách hàng sử dụng sản phẩm của bạn, tốt nhất bạn nên cho biết lí do tại sao. Slogan "Cuộc sống tươi đẹp hơn" của gạch Đồng Tâm giúp khách hàng nhận ra những tiện ích từ sản phẩm mà công ty đang cung cấp. Hay slogan của EuroWindow: "Cửa sổ chống ồn, tiết kiệm điện" cho biết rất rõ lợi ích của sản phẩm ...

- Đừng có phản cảm: Slogan phải tuyệt đối tránh những từ ngữ có thể gây phản cảm hoặc xúc phạm đến người khác cho dù đó chỉ là một bộ phận khách hàng rất nhỏ. Nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh DHL đã từng mắc lỗi này khi tung ra một slogan gây một ấn tượng không tốt: "Đến chậm gặm xương".

- Nhấn mạnh lợi ích: Slogan phải cho thấy lợi ích thiết thực khi khách hàng sử dụng sản phẩm. Ví như: "Connecting People" (Kết nối mọi người) của hãng điện

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 98 [email protected]

thoại di động Nokia hay "Luôn luôn lắng nghe. Luôn luôn thấu hiểu" của hãng bảo hiểm quốc tế Prudential.

- Ấn tượng, khơi gợi : Hãng đồ thời trang quần áo lót phụ nữ Victoria Secret đã có một slogan rất hay bằng một câu hỏi: "What is sexy?" (Gợi cảm là gì?). Sản phẩm đồ thể thao của tập đoàn Nike cũng được cất cánh cùng với một slogan được đánh giá là thành công nhất mọi thời đại: "Just Do It!" (Hãy làm điều đó!).

XI.1.e. Thiết kế banner: Banner có nghĩa là ngọn cờ, biểu ngữ ... Trong lĩnh vực kinh tế banner còn

có nghĩa là bảng hiệu hay băng rôn … Bài viết đề cập nhiều hơn đến loại banner dùng cho website (banner online). Có rất nhiều cách thức làm banner tôi nghĩ không cần thiết phải trình bày dài

dòng vì bạn có thể tự tìm tòi, học hỏi. Ở đây tôi chỉ lưu ý một số vấn đề chung về thiết kế banner giúp công việc của bạn thuận lợi hơn:

Kích thước sử dụng?

Theo Google Adsense thì những kích thước kể trên là những kích thước

thông dụng và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào website đặt banner vì không phải website nào cũng có cấu trúc giống nhau.

Thông tin cần có? Banner cần có những thông tin sau đây: - Logo, slogan. Chắc bạn đã hiểu được những giá trị mà logo, slogan muốn

truyền tải đến khách hàng và mang lại cho bạn. Chính vì vậy, logo, slogan cần có mặt trong banner.

- Tên nơi giao dịch hoặc thương hiệu. Khi ai đó nhìn vào banner của bạn, họ cần phải biết bạn là ai trước khi quyết định có giao dịch với bạn hay không. Nhiều nhà thiết kế banner không biết rằng đây là phép tắc trong giao tiếp nên đã làm chìm tên nơi giao dịch hay thương hiệu. Bạn cần phải làm cho tên nơi giao dịch hay thương hiệu nổi bật.

- Lĩnh vực hoạt động. Thật khó cho nhà thiết kế banner khi họ phải cô đọng lĩnh vực hoạt động trong vài ba từ để đưa vào banner nhưng đây là việc phải làm

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 99 [email protected]

trước khi bắt tay vào công việc. Lĩnh vực hoạt động nên mô tả bằng một câu thật ngắn gọn.

- Thông tin liên lạc. Phải có một địa chỉ cụ thể hay số điện thoại hoặc E-mail để người có nhu cầu liên lạc với mình.

Xu hướng theo đuổi? Có nhiều xu hướng thiết kế banner nhưng bạn nên chọn xu hướng thiết kế

banner đơn giản để những thông tin cần truyền tải nổi bật, dễ xem nhất. Hình nền càng lòe loẹt, hoa hòe … càng nhấn chìm nội dung chứa đựng bên trong. Các chi tiết nội dung (chữ và hình) trong banner cần có một khoảng cách tương đối để tránh rối mắt người đọc. Điều này làm thiết kế của bạn lịch sự và chuyên nghiệp, chưa kể chính sự đơn giản đó sẽ khiến cho người xem có thiện cảm hơn.

Nội dung chứa đựng? Nội dung chứa đựng đầy đủ nhưng cô đọng, xúc tích ... Hãy giảm thiểu

những thứ không cần thiết, tập trung vào thông tin chính mà bạn muốn chuyển tải. Không nên quá rườm rà vì sẽ gây nhiễu nội dung. Banner đẹp chỉ có thể giữ chân khách một lúc, nhưng khách có quay lại với bạn hay không phụ thuộc vào chất lượng website của bạn. Thực lực là yếu tố quyết định.

Hình ảnh trình bày? Không dùng hình ảnh có tính chất nhạy cảm (chính trị, tôn giáo, sex,…) nếu

bạn không quảng cáo về các sản phẩm đồ lót … Không dùng hình ảnh sai sự thật. Mục đích của sự phóng đại là để nhấn

mạnh vào mục tiêu chính, bạn chỉ nên phóng đại ở mức cho phép. Không dùng hình ảnh của người khác khi không được sự đồng ý của họ. Nếu

thời gian và kinh phí cho phép thì tôi khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm có bản quyền để tránh rắc rối về pháp lí.

Dù dùng bất cứ hình ảnh nào thì hình ảnh đó phải thỏa mãn những điều kiện sau đây: Ý nghĩa, rõ ràng, đơn giản … Hình ảnh mà không đạt những tiêu chí này thì tốt nhất không nên sử dụng.

Màu sắc phối trí? Màu sắc truyền tải thông điệp rất tốt. Mỗi màu sắc có một ý nghĩa khác nhau

và chúng là yếu tố đầu tiên mà người xem có thể nhận biết ngay lập tức. Để banner hoạt động hiệu quả thì việc chọn màu sắc cho banner là vô cùng quan trọng. Màu nền banner nên khác biệt và phải làm nổi bật những chi tiết trình bày trên đó. Ngoài ra, cũng cần xem xét đến màu sắc của website để chọn màu nền banner hợp lí. Bên cạnh đó, bạn cần hiểu rõ về ý nghĩa của từng màu trước khi sử dụng. Bạn không nên chọn quá nhiều màu cho banner. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng người xem có xu hướng thích những banner có màu sắc tươi sáng.

Thứ tự sắp xếp? Thời gian nhìn banner của người xem rất ngắn cho nên việc sắp xếp nội dung

banner phải thật khoa học. Thông tin cần bố trí ở phía trên, bên trái tiến dần xuống phía dưới, sang bên phải theo cấp độ quan trọng giảm dần.

Logo, slogan: Không thể thiếu trong thiết kế banner. Logo nên đặt ở vị trí cao nhất của banner, ngay phía dưới nó là slogan. Màu của logo, slogan phải nổi hơn background.

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 100 [email protected]

Nội dung (lĩnh vực hoạt động): Nội dung thể hiện bằng một câu mô tả ngắn gọn hay hình ảnh. Dù trình bày nội dung dưới hình thức nào thì cũng phải kích thích sự tò mò hay thu hút sự chú ý của người xem. Không gian dành để trình bày nội dung phải đủ lớn mới lay động được tâm trí của người xem.

Tên nơi giao dịch hoặc thương hiệu: Nên trình bày bằng cỡ chữ phù hợp, rõ ràng, đậm sắc phía trên, chính giữa banner.

Thông tin liên lạc: Trình bày không nổi hơn những gì trình bày ở trên. Kiểu chữ ưa dùng? Một số nhà thiết kế banner cho rằng cỡ chữ to mới làm banner thu hút, tuy

nhiên điều này không phải lúc nào cũng đúng. Bạn nên chọn cỡ chữ phù hợp, kiểu chữ dễ đọc (tránh dùng những kiểu chữ uốn éo, vòng vèo …), không nên dùng quá hai kiểu chữ để tránh rối mắt. Bạn nên làm nổi bật những dòng chữ quan trọng để người xem chú ý, hạn chế dùng chữ in hoa nguyên một câu.

Tập tin lưu trữ? Nên định dạng file dưới dạng .GIF. File càng nhẹ càng tốt (theo Google

Adwords thì tốt nhất file nên nặng dưới 150KB), để cho banner của bạn được load thật nhanh. Càng nhanh càng tốt để kịp hút ánh mắt người nhìn trước khi họ kéo xuống phần dưới hoặc … tắt đi.

Động hay là tĩnh? Những banner có chứa ảnh động sẽ thu hút hơn những banner có chứa ảnh

tĩnh. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng hiệu ứng động bởi nó sẽ làm thời gian tải trang lâu. Thời gian tải trang rất quan trọng vì người xem cần biết thông tin họ muốn càng nhanh càng tốt. Hãy sử dụng óc sáng tạo của mình để thiết kế banner với hiệu ứng động độc đáo, đẹp mắt …, nhưng dung lượng nhẹ nhất khiến người xem phải quan tâm. Những hàng chữ hoặc hình ảnh thay đổi màu là một gợi ý hay cho bạn.

Thiết kế phù hợp?

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 101 [email protected]

Bạn đang hoạt động trong lĩnh vực nào? Khách hàng của bạn là những ai? … Khi thiết kế banner bạn phải hiểu được mục tiêu mà mình đang hướng đến để chọn hình ảnh, màu sắc, từ ngữ … cho phù hợp. Hình thức và nội dung phải cân bằng. Nội dung của banner không những đơn giản, ngắn gọn, thu hút … mà còn phải thể hiện được phương châm hoạt động của trang web.

Hiệu quả thực tế? Để biết banner nào hiệu quả nhất bạn có thể thay đổi nhiều phiên bản banner

khác nhau, và theo dõi lượng click vào banner. Bên cạnh đó, với cách làm này bạn có nhiều lựa chọn hơn trong thiết kế banner, đồng thời thu hút được nhiều đối tượng.

XI.1.f. Thiết kế danh thiếp: Trong bài viết này tôi đề cập đến hai loại danh thiếp là danh thiếp trao tay và

danh thiếp trong mail. Danh thiếp trao tay: Danh thiếp trao tay là loại thiếp nhỏ ghi họ tên, thường

kèm theo nghề nghiệp, chức vụ, địa chỉ … dùng để giao dịch. Dù bạn là một cá nhân làm việc tự do hay một doanh nghiệp thì hình thức danh thiếp trao tay rất quan trọng trong công việc kinh doanh.

Một tấm danh thiếp trao tay giống như một profile thu nhỏ, nó sẽ tạo ra những cơ hội kinh doanh. Nó thường được in trên giấy, có kích thước thông dụng là 5,5 × 9,0 cm. Tuy nhiên, cũng có một số người chọn kích thước khác như 5,0 × 9,0 cm hay 11 × 9 cm gập đôi. Dù kích thước thế nào cũng phải đảm bảo yếu tố gọn nhẹ của danh thiếp.

Về thiết kế, danh thiếp có hai loại là danh thiếp đứng và danh thiếp ngang. Về chất liệu, danh thiếp thường được in trên giấy có định lượng từ 220 gram đến 300 gram, nhưng với công nghệ ngày càng hiện đại chúng ta có thể in danh thiếp trên cả nhựa mỏng hay ghi lên đĩa CD nhỏ.

Một số lưu ý khi thiết kế danh thiếp trao tay: + Các thông tin cần có trong danh thiếp trao tay gồm logo, slogan, tên tổ

chức/thương hiệu, lĩnh vực hoạt động, tên người, chức vụ, địa chỉ … Tùy vào mục đích sử dụng danh thiếp trao tay mà lựa chọn thông tin ghi trong nó, đôi khi danh thiếp chỉ cần một số thông tin là đủ.

+ Sử dụng cả hai mặt khi in danh thiếp trao tay sẽ tăng gấp đôi cơ hội quảng cáo đến khách hàng mà chỉ mất thêm rất ít tiền. Hãy ghi trên mặt sau danh thiếp trao tay những thông tin như danh sách sản phẩm/dịch vụ hay những thông tin có lợi cho khách hàng.

+ Hãy chắc chắn rằng danh thiếp trao tay nói điều gì đó về bạn. Nên suy nghĩ viết cái gì trong danh thiếp trao tay. Hãy làm cho nó trở nên sáng tạo và chuyên nghiệp trong công việc kinh doanh của bạn.

+ Làm cho các thông tin quan trọng dễ dàng nhìn thấy. Đừng để số điện thoại khó nhìn, hãy làm cho nó nổi bật.

+ Hãy lấy thử vài danh thiếp trao tay ở các nơi giao dịch rồi xem người ta thường ghi gì trên đó để bổ sung những thông tin còn thiếu.

+ Logo, slogan, lĩnh vực hoạt động nên làm nổi bật trên danh thiếp trao tay. Điều này thể hiện sự khác nhau giữa bạn và đối thủ cạnh tranh.

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 102 [email protected]

+ Tất cả tài liệu nên thiết lập một hình ảnh đồng nhất để dễ nhận dạng thương hiệu của doanh nghiệp. Hãy chắc chắn rằng danh thiếp trao tay của bạn phù hợp với hệ thống nhận dạng thương hiệu của tổ chức.

+ Không cần phải làm danh thiếp trao tay với hình dạng cầu kì vì hãy nghĩ đến cảm nhận của khách hàng khi cố cất giữ. Chỉ cần tạo sự khác biệt ở một vài chi tiết như chủng loại giấy, kiểu thiết kế, màu sắc … là đủ.

+ Không nên phát danh thiếp trao tay một cách vô tội vạ vì đây là tiền mồ hôi nước mắt của bạn. Chỉ phát danh thiếp cho những ai thật sự cần nó.

+ Danh thiếp trao tay màu trắng là sự lựa chọn tốt nhất, tuy nhiên trong một số trường hợp màu sắc sẽ giúp danh thiếp trao tay nổi bật hơn. Có thể sử dụng bất kì màu nào nhưng bắt buộc phải có sự tương phản giữa chữ và nền.

+ Font chữ dễ đọc với cỡ chữ đủ lớn, không dùng quá nhiều font chữ. Danh thiếp trong mail: Cách thức thiết kế danh thiếp trong mail sao cho tốt

nhất bạn có thể tham khảo, chọn lọc trên internet. Về cơ bản danh thiếp trong mail cũng bao gồm những thông tin giống danh thiếp trao tay nhưng được giản lược bớt đi để gây ấn tượng với người nhận.

XI.2. Nâng cao chất lượng: Nâng cao chất lượng để phát triển bền vững, tầm nhìn này đã được thực tiễn

chứng minh luôn luôn đúng trong bất kì thời đại nào. Xã hội văn minh để làm gì? Để chúng ta vươn đến một cuộc sống chất lượng

hơn. Nếu như sống lâu mà không có ích thì thà chọn cuộc sống ý nghĩa. Trong làm ăn kinh tế, bạn phải đặc biệt chú trọng và ưu tiên nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Nếu như sản xuất nhiều mà chất lượng không đảm bảo thì một ngày nào đó sự nghiệp của bạn sẽ tiêu tan.

Hãy nhìn vào chiến lược phát triển của các nước giàu, ví dụ như Nhật Bản, Đức, Mĩ …, họ gia tăng số lượng nhưng tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ tối ưu. Chính vì lẽ đó họ luôn là những nước có nền kinh tế phát triển bền vững. Trong khi đó Trung Quốc chạy theo số lượng dẫn đến hiện tượng hàng phẩm chất kém tràn lan thị trường, ngay chính người dân Trung Quốc còn tẩy chay hàng của họ thì làm sao các nước khác không tránh xa. Lối làm ăn tự hủy hoại thanh danh, sức khỏe, túi tiền … của mình, thử hỏi đó có phải là con đường làm giàu chân chính?

Xã hội ngày càng cạnh tranh khốc liệt giữa dân tộc này và dân tộc khác, cá nhân này và cá nhân khác … Trong tất cả các cuộc cạnh tranh đó thì cuộc cạnh tranh về chất lượng bao giờ cũng dẫn đầu. Muốn gia tăng chất lượng đâu phải dễ. Bạn phải có chất xám, công nghệ, phương pháp … hơn người. Cuối cùng thì yếu tố giữ vai trò quyết định đến chất lượng vẫn là con người.

Hầu hết những người thành công trong cuộc sống đều chỉ giỏi một ngón nghề duy nhất. Ví dụ như võ sĩ quyền anh hạng nặng thế giới Mike Tyson sở trường là cú móc tay trái, huyền thoại võ thuật Lí Tiểu Long sở trường là cú đá ngang … Gần đây nhất trên internet nổi đình nổi đám hiện tượng Mark Zuckerberg chỉ mới 23 tuổi mà đã trở thành tỉ phú. Để có được thành công này Mark Zuckerberg chỉ có công sáng lập ra một trang mạng duy nhất là Facebook …

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 103 [email protected]

“Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. Tại sao ông bà ta lại nói như vậy? Bởi khi bạn làm cái gì hoài thì bạn sẽ trở nên giỏi cái đó, mà trở nên giỏi cái đó thì bạn sẽ được hưởng vinh hiển, phú quí … từ nó. Sâu xa câu nói này nhắc nhở chúng ta khi làm bất cứ cái gì phải chú ý đến chất lượng. Nếu chẳng may bạn làm nhiều mà vẫn không “tinh” thì chắc chắn thân bạn sẽ không “vinh” rồi!

Trong cuộc sống có nhiều người thích vơ vào, ôm đồm ... Làm cái gì cũng muốn thêm râu thêm ria mà không chú ý đến vấn đề chất lượng. Kiểu làm đó là kiểu làm của những người có trí tuệ kém, phẩm chất tồi. Hãy làm thật tốt việc này sau đó mới làm việc khác. Nhiều khi chỉ cần làm tốt một việc thôi bạn đã tạo ra kì tích rồi.

Tại sao “nhân vô thập toàn” bởi vì mỗi chúng ta là một cá nhân nhỏ bé trong xã hội. Chúng ta không thể giỏi hết các lĩnh vực. Những ai tay trắng nhận thức ra điều này phải biết chuyên tâm phát huy sở trường của mình thì mới giàu. Chúng ta không có quá nhiều thời gian để làm tốt mọi thứ trên đời.

Song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ, bạn phải biết tạo ra những sản phẩm/dịch vụ có chất lượng đồng nhất. Để làm được điều này bạn phải biết đầu tư nghiên cứu, áp dụng công nghệ … trong quá trình sản xuất kinh doanh. Không thể sản phẩm/dịch vụ này thì đạt chuẩn, sản phẩm/dịch vụ kia thì khiếm khuyết. Kinh doanh theo kiểu hên xui như vậy khó mà tiến xa được.

XI.3. Phát triển vệ tinh: Vệ tinh là người giúp chúng ta tìm kiếm khách hàng. Việc phát triển vệ tinh

là một trong những chiến lược bán hàng cần phải thực hiện song song với các công việc khác. Tại sao? Tại vì:

+ Tiêu thụ nhiều sản phẩm/dịch vụ. Khi có nhiều đối tác cùng kinh doanh lĩnh vực này nhưng yếu kém hơn chúng ta về nhiều mặt (nhất là mặt kiến thức kinh doanh, kĩ thuật sản xuất), họ sẽ phải phụ thuộc chúng ta nhiều thứ. Một trong những điều đó là họ sẽ nhờ chúng ta hỗ trợ. Điều này sẽ giúp chúng ta tiêu thụ được nhiều sản phẩm/dịch vụ hơn.

+ Tạo năng lực cạnh tranh. Khi ở đâu cũng có thương hiệu, hoặc sản phẩm/dịch vụ của chúng ta thì sức cạnh tranh của chúng ta là khá lớn. Đây là rào cản để những cá nhân/tổ chức có tiềm lực lớn không thể gia nhập thị trường, hoặc có gia nhập cũng không thể cạnh tranh được với chúng ta. Bên cạnh đó, sự lan tỏa này còn tạo hiệu ứng lôi kéo những khách hàng chưa có nhu cầu nảy sinh nhu cầu. Tức là chúng ta sẽ mở rộng thị trường hơn nữa.

XI.4. Gia tăng sản phẩm/dịch vụ: Tôi đã trình bày các chủng loại sản phẩm/dịch vụ chính mà dự án cần phát

triển thời gian ban đầu, nhưng bạn cũng nên cố gắng tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo … để cho ra đời nhiều sản phẩm/dịch vụ về sau này bởi sản phẩm/dịch vụ càng phong phú càng kích thích nhu cầu của khách hàng.

Đa dạng hóa sản phẩm/dịch vụ là quá trình phát triển cải tiến, sáng tạo ra nhiều loại sản phẩm/dịch vụ từ những sản phẩm/dịch vụ có sẵn hoặc chưa có. Trong trường hợp nào đó chúng ta có thể hợp tác hoặc nhập sản phẩm/dịch vụ của người khác để làm phong phú thêm sản phẩm/dịch vụ phân phối. Đây là một trong những phương thức căn bản để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 104 [email protected]

Đặc điểm của đa dạng hóa sản phẩm/dịch vụ là đa dạng hóa sản phẩm/dịch vụ phải gắn liền với chuyên môn hóa; đa dạng hóa sản phẩm/dịch vụ dựa trên quan điểm hệ thống là phát triển toàn diện trên cơ sở tập trung hóa và chuyên môn hóa kết hợp với công nghệ hiện đại và công nghệ truyền thống.

Ý nghĩa của đa dạng hóa sản phẩm/dịch vụ là đáp ứng được nhu cầu về số lượng, chủng loại, phẩm chất ngày càng cao của xã hội; khai thác đầy đủ và hợp lí các nguồn lực; thúc đẩy sản xuất phát triển, tận dụng các phế phẩm; bảo vệ môi trường sinh thái …

Đa dạng hóa sản phẩm/dịch vụ được chia làm 3 loại: Đa dạng hóa hàng dọc, đa dạng hóa hàng ngang, đa dạng hóa đồng tâm.

Đa dạng hóa hàng dọc: Bổ sung thêm hoạt động kinh doanh mới không liên quan đến hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp. Các trường hợp sử dụng:

+ Xây dựng lợi thế cạnh tranh. + Khác biệt hóa so với đối thủ cạnh tranh. + Kiểm soát các công nghệ bổ sung (trong cùng một lĩnh vực sản xuất nhưng

liên quan đến các giai đoạn khác nhau của qui trình sản xuất). + Cắt giảm chi phí sản xuất. Đa dạng hóa hàng ngang: Là bổ sung các sản phẩm/dịch vụ mới cho đối

tượng khách hàng hiện tại của doanh nghiệp. Các trường hợp sử dụng: + Doanh thu từ các sản phẩm/dịch vụ hiện tại sẽ bị ảnh hưởng nếu không bổ

sung các sản phẩm/dịch vụ liên quan. + Kinh doanh trong ngành có tính cạnh tranh cao hoặc không tăng trưởng. + Các kênh phân phối hiện tại được sử dụng để đưa sản phẩm/dịch vụ mới

đến khách hàng hiện tại. + Khi sản phẩm/dịch vụ mới có chu kì tăng trưởng không giống sản

phẩm/dịch vụ hiện tại. Đa dạng hóa đồng tâm: Là bổ sung các sản phẩm dịch vụ mới có liên quan.

Các trường hợp sử dụng: + Cạnh tranh trong ngành không phát triển hay phát triển chậm. Chẳng hạn

như sản phẩm bánh mặn AFC của Kinh Đô, đầu tiên chỉ có một loại sản phẩm bánh mặn, sau đó thấy tốc độ tiêu thụ tốt và cạnh tranh không mạnh đã phát triển ra rất nhiều các sản phẩm cùng loại. Đây chính là đa dạng hóa đồng tâm.

+ Khi bổ sung sản phẩm/dịch vụ mới có liên quan đến các sản phẩm/dịch vụ đang kinh doanh sẽ nâng cao được doanh số bán của sản phẩm/dịch vụ hiện tại.

+ Khi sản phẩm/dịch vụ mới được bán với giá cạnh tranh hơn. + Khi sản phẩm/dịch vụ mới có thể cân bằng sự lên xuống trong doanh thu

của doanh nghiệp. + Khi sản phẩm/dịch vụ hiện tại của doanh nghiệp đang trong giai đoạn suy

thoái. Ví dụ: Các sản phẩm điện thoại di động liên tục ra đời với nhiều ứng dụng và thời trang hơn sản phẩm cũ đã làm cho các sản phẩm cũ mau suy thoái.

+ Khi doanh nghiệp có đội ngũ quản trị mạnh. XI.5. Huấn luyện nhân viên: Tất cả chúng ta sinh ra đều làm nghề phục vụ người khác, nếu ai phục vụ tốt

người đó sẽ được trả công xứng đáng. Để vươn đến một chất lượng phục vụ tuyệt

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 105 [email protected]

hảo tất cả nhân viên phải mặc đồng phục, đeo bảng tên, được huấn luyện những kĩ năng cơ bản về bán hàng, giao tiếp với khách hàng … Người quản lí có trách nhiệm biên soạn nội qui, giáo trình huấn luyện để dạy cho nhân viên. Giáo trình huấn luyện sẽ đề cập tất cả công việc liên quan đến hoạt động của dự án. Khi qui mô dự án đủ lớn nên lập ra phòng huấn luyện, tổ giám sát … để huấn luyện nhân viên chuyên nghiệp hơn, thường xuyên nhắc nhở nhân viên tuân thủ những gì cấp trên đã đề ra … Luôn quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần để tạo điều kiện cho nhân viên phát huy hết khả năng của mình, không ngừng học tập vươn lên, gắn bó lâu với doanh nghiệp … là yếu tố quan trọng giúp bạn đạt được thành công.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà quản lí là huấn luyện và đào tạo nhân viên để họ làm việc đạt hiệu quả cao nhất. Với vai trò này, nhà quản lí sẽ giúp nhân viên cải thiện kĩ năng giải quyết vấn đề, ra quyết định tốt hơn, học được những kĩ năng mới và thăng tiến trong nghề nghiệp.

Một trong những phương pháp hữu ích để huấn luyện nhân viên là sử dụng mô hình GROW. Đây là từ viết tắt của Goal (Mục tiêu), Current Reality (Thực tại), Options (Giải pháp) và Will (Ý chí).

Mô hình GROW là gì? Bạn có thể hình dung mô hình GROW giống như kế hoạch lập ra cho một

chuyến hành trình quan trọng. Đầu tiên, bạn cần lập lộ trình chuyến đi. Dựa trên lộ trình này, bạn giúp các thành viên trong nhóm quyết định địa điểm họ định đến (mục tiêu) và xác định vị trí hiện tại của họ (thực tại). Sau đó, bạn suy nghĩ những cách thức khác nhau (lựa chọn giải pháp) để thực hiện chuyến đi. Cuối cùng, bạn cần bảo đảm tất cả thành viên trong nhóm đều quyết tâm thực hiện chuyến đi, chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống và trở ngại họ gặp trên đường.

+ Thiết lập mục tiêu: Đầu tiên, bạn cùng với các thành viên trong nhóm xác định các mục tiêu cần đạt được. Mục tiêu này cần cụ thể, đo lường được và có tính hiện thực. Ở bước này, bạn có thể sử dụng một số câu hỏi sau: “Làm cách nào bạn biết mình đã đạt được mục tiêu?”, “Làm cách nào bạn biết mình đã giải quyết được vấn đề?” ...

+ Xem xét, đánh giá hiện trạng công việc: Hãy yêu cầu các thành viên trong nhóm cho bạn biết tình trạng công việc của họ. Bạn phải nắm chắc điều này thì mới có thể cùng họ tìm ra giải pháp. Ở bước này, bạn có thể sử dụng một số câu hỏi sau: “Tình hình hiện nay ra sao?”, “Làm gì, ai làm, làm khi nào và bao lâu một lần?”, “Tác động hoặc kết quả của một hành động nào đó?” ...

+ Tìm kiếm giải pháp: Một khi bạn và nhân viên đã nắm được hiện trạng công việc, hãy bắt đầu tìm kiếm tất cả những giải pháp để giải quyết vấn đề rồi cùng bàn bạc. Đương nhiên, bạn sẽ phải đưa ra giải pháp của riêng bạn. Tuy nhiên, hãy để nhân viên của bạn đưa ra giải pháp trước, cũng như cho họ cơ hội để trình bày ý kiến. Ở bước này, bạn có thể sử dụng một số câu hỏi sau: “Các anh (chị) còn có thể làm gì nữa?”, “Ưu và nhược điểm của mỗi giải pháp?”, “Bạn dựa vào yếu tố nào để xem xét, đánh giá cơ may thành công của giải pháp?” ...

+ Hun đúc ý chí: Sau khi xem xét, đánh giá tình hình thực tế và tìm giải pháp, thành viên trong nhóm của bạn đã hình dung một rõ ràng cách thức họ có thể đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, như thế vẫn chưa đủ. Bạn cần giúp họ có được lòng

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 106 [email protected]

quyết tâm, ý chí và động lực để biến chúng thành hành động cụ thể. Hãy hỏi họ những câu sau: “Vậy thì bạn sẽ làm gì vào thời điểm hiện tại?”, “Điều gì có thể ngăn trở bạn tiến hành công việc?”, “Bạn làm cách nào để vượt qua trở ngại này?”, “Việc này có giúp bạn đạt được mục tiêu không?”, “Xác suất thành công của giải pháp này có cao không?”, “Bạn còn muốn làm việc gì khác nữa?” ...

3 bí quyết áp dụng mô hình GROW hiệu quả: + Ý thức rõ vai trò của bạn: Trên lí thuyết, khi áp dụng mô hình GROW,

người huấn luyện không đóng vai trò một chuyên gia mà là người gợi mở để người được huấn luyện có thể thoải mái trình bày ý kiến, giúp họ chọn được giải pháp tốt nhất, chứ không cho họ lời khuyên hay sự định hướng nào. Tuy nhiên, nếu bạn là nhà quản lí thì mọi việc sẽ khác. Nhiệm vụ của bạn là phải cung cấp cho nhân viên những kiến thức mới, và định hướng để nhân viên chọn được những giải pháp tốt nhất cho tổ chức.

+ Hãy tập giải quyết những vấn đề của bạn trước: Phương pháp lí tưởng để thực tập sử dụng mô hình GROW là hãy dùng nó để giải quyết những vấn đề bạn gặp trước. Nhờ vậy bạn sẽ học được cách hỏi những câu hỏi hữu ích nhất. Hãy ghi lại những câu hỏi này để sử dụng khi huấn luyện nhân viên.

+ Đặt những câu hỏi hay và lắng nghe người khác kĩ càng: Hai kĩ năng quan trọng nhất của người huấn luyện là đặt câu hỏi và lắng nghe. Bạn không nên đặt những câu hỏi chung chung như “Việc này có gây khó khăn gì cho anh (chị) không?” …, mà hãy đặt những câu hỏi cụ thể như “Việc này gây ra những ảnh hưởng gì đến anh (chị)?” … Bên cạnh đó, bạn nên lắng nghe nhân viên. Bạn không nên hỏi liên tục mà nên có thời gian dừng để nhân viên có thời gian suy nghĩ.

XI.6. Đầu tư phát triển: R&D là từ viết tắt của research & development - nghiên cứu và phát triển;

một trong những chìa khóa thành công của nhiều tập đoàn, công ty lớn trên thế giới. Nghiên cứu và phát triển bao gồm việc đầu tư, tiến hành và/hoặc mua bán

các nghiên cứu, công nghệ mới phục vụ cho quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Công tác nghiên cứu và phát triển cũng nhằm khám phá những tri thức mới về các sản phẩm/dịch vụ, sau đó áp dụng những tri thức đó để tạo ra sản phẩm/dịch vụ mới, có tính cải tiến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn.

R&D, cải tiến công nghệ, qui trình công nghệ luôn là mục tiêu và chức năng quan trọng của các công ty tiên tiến, công ty đa quốc gia tiên phong, lớn trên thế giới. "Để trở thành công ty luôn dẫn đầu thị trường không còn cách nào khác là luôn phải đi trước đối thủ một bước về phát triển sản phẩm/dịch vụ, công nghệ để đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng với giá cả phải chăng và chi phí tối ưu".

Chức năng nghiên cứu và phát triển trong các đơn vị kinh doanh có hai nhiệm vụ cơ bản: R&D sản phẩm/dịch vụ và R&D các tiến trình. Trong đó, R&D sản phẩm/dịch vụ thể hiện những nỗ lực nhằm dẫn đầu công việc cải tiến hoặc đổi mới các yếu tố đầu ra của đơn vị kinh doanh so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành; còn R&D các tiến trình nhằm giảm chi phí các hoạt động và nâng cao hiệu quả các hoạt động trong các tiến trình đó. Trong các ngành kinh doanh có môi trường năng động, cả hai nội dung nghiên cứu và phát triển đều rất quan trọng.

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 107 [email protected]

Đối với những đơn vị kinh doanh cạnh tranh bằng các chiến lược tập trung chi phí thấp và các chiến lược dẫn đầu chi phí thấp, chiến lược nghiên cứu và phát triển tập trung vào các tiến trình nhằm giảm chi phí của các tiến trình hoạt động. Những biện pháp tiêu biểu của R&D các tiến trình để giảm chi phí như: Đổi mới tiến trình ra quyết định của nhà quản trị các cấp, tái thiết kế cơ cấu tổ chức phù hợp với những thay đổi của môi trường, cải tiến các chính sách kinh doanh, đổi mới phong cách lãnh đạo, cải tiến trong hoạt động quản trị các bộ phận chức năng, đổi mới tiến trình phân phối hàng hoá ...

Đối với những đơn vị kinh doanh cạnh tranh bằng các chiến lược tập trung tạo sự khác biệt hoặc chiến lược tạo sự khác biệt trên thị trường qui mô rộng, chiến lược R&D tập trung vào sản phẩm/dịch vụ nhằm cải tiến hoặc đổi mới các yếu tố đầu ra của đơn vị kinh doanh. Những biện pháp tiêu biểu của R&D sản phẩm/dịch vụ như: Cải tiến chất lượng, thay đổi thành phần cấu tạo sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm, phát triển sản phẩm mới bằng các công nghệ hiện đại nhất, tăng cường số lượng và chất lượng các dịch vụ ...

Đối với những đơn vị kinh doanh cạnh tranh bằng các chiến lược tập trung chi phí thấp kết hợp với tạo sự khác biệt và các chiến lược dẫn đầu chi phí thấp kết hợp với tạo sự khác biệt, chiến lược R&D tập trung vào cả hai nỗ lực: R&D sản phẩm/dịch vụ và R&D các tiến trình nhằm giảm chi phí các tiến trình hoạt động, đồng thời cải tiến hoặc đổi mới các yếu tố đầu ra.

Về cơ bản, những đơn vị kinh doanh có các bộ phận R&D hữu hiệu sẽ giúp doanh nghiệp giảm được những rủi ro trong kinh doanh và gia tăng thêm khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, cả hai nỗ lực R&D cũng liên quan đến những loại rủi ro khác như:

- Đổi mới tiến trình có thể quá phức tạp về công nghệ nên việc tổ chức thực hiện kém hiệu quả, hoặc đơn vị kinh doanh không thể sử dụng được tất cả những công nghệ có liên quan. Chẳng hạn, bài học kinh nghiệm đắt giá từ cơ quan dịch vụ bưu điện của Mĩ trong việc sử dụng thiết bị phân loại thư từ công nghệ cao như sau: Sau một thời gian đưa thiết bị phân loại thư từ công nghệ cao vào sử dụng ở các bưu cục, bộ phận thanh tra phát hiện rằng công suất sử dụng máy chỉ đạt được một phần ba so với mong muốn cải tiến. Lí do là 91% các bưu cục - những nơi được cho là đang xử lí thư bằng thiết bị mới vẫn đang xử lí theo cách truyền thống.

- Đổi mới sản phẩm/dịch vụ cũng có những rủi ro. Chẳng hạn, nhiều công ty không nghiên cứu thị trường cẩn thận, khi đưa sản phẩm/dịch vụ mới ra thị trường có thể bị khách hàng từ chối và phải huỷ bỏ sản phẩm/dịch vụ.

Trong thực tế, hoạt động R&D tiến hành khác nhau giữa các công ty và giữa các ngành trong nền kinh tế. Việc xác định chi phí R&D tiến hành theo cách:

- Đầu tư càng nhiều chi phí càng tốt. - Chi phí nghiên cứu tính theo phần trăm doanh số bán hàng. - Chi phí nghiên cứu bằng với đối thủ cạnh tranh. - Dự toán hiệu quả của phương án đầu tư phát triển sản phẩm mới, sau đó

xác định nhu cầu chi phí đầu tư R&D. Về tổ chức thực hiện R&D, các công ty thường tiến hành theo hai hình thức

cơ bản:

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 108 [email protected]

- Tự thực hiện R&D từ trong nội bộ tổ chức. - Thuê các tổ chức độc lập bên ngoài R&D theo hợp đồng. Tùy theo tình

hình cụ thể, các đơn vị kinh doanh sẽ thực hiện việc R&D theo hình thức này hay hình thức khác, hoặc sử dụng cả hai hình thức nhằm tận dụng điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của mỗi hình thức. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên phạm vi toàn cầu, hầu hết doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường đều thực hiện cả hai chiến lược R&D (R&D sản phẩm/dịch vụ và R&D các tiến trình); họ luôn muốn tạo ra cái mới liên tục, tiết kiệm các chi phí nhằm thu hút khách hàng mục tiêu càng nhiều càng tốt. Quá trình này hầu như không có điểm dừng trong kỉ nguyên khoa học kĩ thuật phát triển liên tục và nhanh chóng trên thế giới.

XII. Ý nghĩa dự án: Vậy là sau nhiều ngày mất ăn mất ngủ, tôi đã hoàn thành dự án Yanartas (dự

án ấp ủ gần 20 năm trời). Mặc dù đã cố gắng trình bày dự án một cách đầy đủ nhất, nhưng chắc chắn những gì viết ra đây chỉ mới lột tả được đôi phần những gì tôi đang suy nghĩ trong đầu và còn nhiều thiếu sót. Tôi không cho rằng dự án này hay nhất, nhưng tôi tin tưởng rằng việc áp dụng dự án này vào thực tiễn sẽ đem lại những thay đổi diệu kì cho đất nước, con người Việt Nam. Với mong muốn ngày nào đó sẽ có một người hoặc một nhóm người tài giỏi có thể thực hiện dự án này cho nên tôi đã chia sẻ những hiểu biết của mình với mọi người.

Thay cho lời kết, tôi dẫn một bài báo phản ánh về thực trạng xã hội nước ta: “Nỗi đau của một quốc gia không sản xuất nổi con ốc vít”.

Thật đáng mừng bởi vì có được một đơn hàng từ Samsung, các doanh nghiệp Việt nam có cơ hội làm ra sản phẩm cung cấp cho một thị trường rất màu mở. Chỉ tính riêng sạc pin các loại, mỗi năm Samsung cần 400 triệu chiếc. Tính lãi sơ sơ mỗi cái sạc pin là 0,5 USD, mỗi năm doanh nghiệp Việt Nam đút túi 200 triệu USD.

Ông Hoài tính toán nghe sướng tai như vậy, nhưng thực lực của doanh nghiệp Việt Nam có làm được cái sạc pin không lại là chuyện khác. Và chính ông Trương Thanh Hoài đã có được câu trả lời: “Tuy nhiên khi hỏi các hiệp hội, doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp điện tử đã có 40 - 50 năm truyền thống, câu trả lời là: Chưa làm được (không đáp ứng được công nghệ và giá thành). Mà trong đó có những linh kiện nghe rất đơn giản như cái sạc pin, cáp USB, vỏ nhựa, tai nghe…”. Những sản phẩm đơn giản như vậy nhưng không doanh nghiệp Việt Nam nào làm được. Đau!

Nhưng chuyện này không mới, cách đây mấy năm, công ty Canon – Nhật Bản đã lùng khắp nước Việt, làm việc với 20 doanh nghiệp để đặt mua ốc vít, nhưng không doanh nghiệp nào sản xuất được. Họ đem cơm tới dâng tận miệng, nhưng dành phải từ chối. Đau!

Đau hơn, khi các nước sản xuất được những sản phẩm này, đọ số lượng giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ thì thua xa Việt Nam.

Việt Nam sản xuất được nhiều giáo sư, tiến sĩ nhưng không sản xuất được sản phảm dù chỉ là con ốc vít.

Vì sao ra nông nổi này? Câu trả lời không dành riêng cho doanh nghiệp, cho giáo sư tiến sĩ mà còn cho những người làm chính sách. Một quốc gia không có nền sản xuất mạnh, chỉ có bán tài nguyên và mồ hôi lao động thì không thể giàu mạnh.

Dự án Yanartas Chat Master

[email protected] 109 [email protected]

Nhìn lại nền sản xuất trong nước, sẽ thấy rất đáng lo vì hàng Việt Nam không thể cạnh tranh được với hàng Trung Quốc và nhiều nước khác.

Vào các siêu thị mà xem, từ chiếc máy quạt cho đến cái ổ khóa, cái kềm, cái búa phần lớn là hàng Trung Quốc và các nước xung quanh. Hàng Việt Nam có đấy, nhưng chưa xài đã hỏng. Nếu như vận động lòng yêu nước để người Việt Nam xài hàng Việt Nam thì ít nhất cũng cho người tiêu dùng thứ xài được. Đừng trách dân mình sính hàng ngoại.

Với trình độ sản xuất như vậy, cho nên ngành ô tô Việt Nam dù hăng hái tuyên bố rầm trời, nhưng bao nhiêu năm rồi, tỉ lệ nội địa hóa vẫn rất thấp. Cũng chỉ dừng lại ở trình độ bán mồ hôi gia công để lấy đô la mà thôi.

Hãy thử bắt đầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa bằng sản xuất thành công cái sạc pin và con ốc vít trước khi nói đến những thứ to tát khác.

Việt Nam chúng ta luôn tự hào mình là người tài giỏi, nhưng sự thật chúng ta giỏi nói hơn giỏi làm. Hi vọng dự án Yanartas sẽ lấp được khoảng trống, điều mà doanh nghiệp và người khởi nghiệp Việt Nam đang thiếu hụt.