De Cuong Luat Canh Tranh

50
Câu 8: phiên điều trần? _ Phiên điều trần là buổi đối chất do cơ quan điều tra tiến hành trên cơ sở yêu cầu của các bên liên quan trong đó các bên liên quan được trình bày trực tiếp lập luận của mình, nghe đối phương trình bày lập luận và được trả lời các lập luận của đối phương? Câu 9: Phân biệt cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh? _ Hành vi cạnh tranh không lành mạnh : Được quy định tại điều 3, luật cạnh tranh 2004 ‘’Là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh gây thiệt hại, hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc của người tiêu dùng’’. _ Hành vi cạnh tranh lành mạnh ‘’ Là hành vi của doanh nghiệp của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh đã tuân thủ các chuẩn mực đạo đức về kinh doanh, tuân thủ các quy định của pháp luật,mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, cho nhà nước và cho người tiêu dung thúc đẩy nền kinh tế nước nhà.’’ Giống nhau: + Đều là hành vi của doanh nghiệp + Về phạm vi chủ thể thực hiện hành vi, chủ thể thực hiện hành vi là các chủ thể kinh doanh trên thị trường ( bao gồm: các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại VN, các hiệp hội hành nghề.) Khác nhau: _ Hành vi cạnh tranh không lành mạnh: + HVCT không lành mạnh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh: Căn cứ vào luật định, Đây là những quy định đã được định lượng hóa bằng pháp luật, một khi hành vi trái với các quy định này thì sẽ là không lành mạnh ( hành vi cạnh tranh bất hợp pháp). Căn cứ vào tập quán kinh doanh thông thường đã được thừa nhận rộng rãi trong đời sống của thị trường. + Hậu quả của hành vi: Gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc của người tiêu dùng. _Hành vi cạnh tranh lành mạnh: Là những hành vi không trái với các chuẩn mực đạo đức thông thường về kinh doanh, tuân thủ đúng pháp luật về kinh doanh. Câu 10: Điều tra chính thưc vụ việc cạnh tranh? Điều tra chính thức là giai đoạn tiếp theo của giai doạn điều tra sơ bộ sau khi điều tra viên đã phát hiện ra dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh. Nội dung bao gồm: 1

Transcript of De Cuong Luat Canh Tranh

Page 1: De Cuong Luat Canh Tranh

Câu 8: phiên điều trần?_ Phiên điều trần là buổi đối chất do cơ quan điều tra tiến hành trên cơ sở yêu cầu của các bên liên quan trong đó các bên liên quan được trình bày trực tiếp lập luận của mình, nghe đối phương trình bày lập luận và được trả lời các lập luận của đối phương?

Câu 9: Phân biệt cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh?_ Hành vi cạnh tranh không lành mạnh: Được quy định tại điều 3, luật cạnh tranh 2004‘’Là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh gây thiệt hại, hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc của người tiêu dùng’’._ Hành vi cạnh tranh lành mạnh ‘’ Là hành vi của doanh nghiệp của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh đã tuân thủ các chuẩn mực đạo đức về kinh doanh, tuân thủ các quy định của pháp luật,mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, cho nhà nước và cho người tiêu dung thúc đẩy nền kinh tế nước nhà.’’Giống nhau: + Đều là hành vi của doanh nghiệp + Về phạm vi chủ thể thực hiện hành vi, chủ thể thực hiện hành vi là các chủ thể kinh doanh trên thị trường ( bao gồm: các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại VN, các hiệp hội hành nghề.)Khác nhau: _ Hành vi cạnh tranh không lành mạnh: + HVCT không lành mạnh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh: Căn cứ vào luật định, Đây là những quy định đã được định lượng hóa bằng pháp luật, một khi hành vi trái với các quy định này thì sẽ là không lành mạnh ( hành vi cạnh tranh bất hợp pháp). Căn cứ vào tập quán kinh doanh thông thường đã được thừa nhận rộng rãi trong đời sống của thị trường.+ Hậu quả của hành vi: Gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc của người tiêu dùng._Hành vi cạnh tranh lành mạnh: Là những hành vi không trái với các chuẩn mực đạo đức thông thường về kinh doanh, tuân thủ đúng pháp luật về kinh doanh.Câu 10: Điều tra chính thưc vụ việc cạnh tranh? Điều tra chính thức là giai đoạn tiếp theo của giai doạn điều tra sơ bộ sau khi điều tra viên đã phát hiện ra dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh.Nội dung bao gồm: + Đối với vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng độc quyền hoặc tập trung kinh tế bao gồm: _ Xác minh thị trường liên quan. _ Xác minh thị phần trên thị trường liên quan của bên bị điều tra _ Thu nhập và phân tích chứng cứ về hành vi vi phạm+ Đối với vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, điều tra viên phải xác định căn cứ cho rằng bên bị điều tra đã hoặc đang thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh.Thời hạn của điều tra chính thức phụ thuộc vào hành vi vi phạm là hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay hành vi hạn chế cạnh tranh nhưng ít nhất là 90 và nhiều nhất là 300 ngày.Câu 11: Ý nghĩa của cạnh tranh đối với người tiêu dùng?_ Cạnh tranh đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng,_ Cạnh tranh đảm bảo cho người tiêu dùng có được cái họ muốn_ Cạnh tranh giúp người tiêu dùng được hưởng ưu đãi về giá thành sản phẩm và chất lượng dịch vụ._ Cạnh tranh loại bỏ mọi khả năng chèn ép người tiêu dùng từ phía các nhà kinh doanh.Câu 12: Người tham gia tố tụng cạnh tranh?Điều 64: Người tham gia tố tụng cạnh tranh bao gồm: _ Bên khiếu nại _ Bên bị điều tra _ Luật sư _ Người giám định

1

Page 2: De Cuong Luat Canh Tranh

_ Người làm chứng _ Người phiên dịch _ Người có quyền lợi, nghiac vụ liên quan.Câu 13: Ý nghĩa cạnh tranh đối với doanh nghiệp? _ Đào thải các doanh nghiệp không có năng lực, yếu kém_ Thúc đẩy các doanh nghiệp áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm._ Buộc các doanh nghiệp phải nỗ lực, đổi mới công nghệ tìm kiếm thị trường để có thể tồn tại._ đối với các doanh nghiệp, cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh (cải tiến thiết bị công nghệ, sử dụng nguồn tài nguyên một cách tối ưu…), ảnh hưởng đến uy tín, quyết định vị thế của doanh nghiệp trên thương trường.Câu 14: Các mô hình cạnh tranh trên thế giới?Luật Cạnh tranh được xây dựng với nhiều mô hình khác nhau, nhưng tựu chung lại, nhưng mô hinh này đều nhằm một mục đích: điêu tiết cạnh tranh của nền kinh tế. Bắc Mỹ là nơi đầu tiên trên thế giới ban hành Luật Chống độc quyền đầy đủ và hiện đại. Luật Chống độc quyền của Mỹ có các điều khoản cấm việc hạn chế sự cạnh tranh, đặc biệt có các điều khoản cấm việc hạn chế sự cạnh tranh, đặc biệt có các điều khoản cho phép giải tán (xoá bỏ) các độc quyền đã được thiếp lập.Ở Châu Âu, nhiều nước ban hành Luật Cạnh tranh có thái độ dung hoà đối với độc quyền. Luật của các nước này không xoá bỏ độc quyền mà chỉ có các điều khoản ngăn chặn nó, không cho nó lạm dụng các quyền lực của độc quyền. Tức là luật pháp của nước này chỉ ngăn chặn mắt tác hại của độc quyền đối với nền kinh tế xã hội, còn các mặt hàng không gây hại của độc quyền thì vẫn được phép duy trì.Mô hình thứ ba của Luật Cạnh tranh được thực hiện ở Canada, Australia và New Zealand. Những nước này ban hành luật Cạnh Tranh đi theo con đường nằm giữa Hoa Kỷ và Châu Âu. Ở những nước này họ áp dụng loại hình chính sách cạnh tranh mạnh hơn Châu Âu, vì họ có mức độ chấp hành Luật của Toà án cao hơn, đồng thời họ cho phép thực hiện các ngoại lệ đối với Luật Cạnh tranh trong trường hợp nhất định, nếu công việc đó mang lại lợi ích cho nền kinh tế hơn là thiệt hại do nó gây ra.Câu 15: Ý nghĩa của cạnh tranh đối với nền kinh tế?- đối với nền kinh tế quốc dân thì cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự phát triển bình đẳng của mọi thành phần kinh tế, tạo điều kiện để giải phóng lực lượng sản xuất, nâng cao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hiện đại hoá nền sản xuất xã hội. đó cũng là điều kiện để xoá bỏ độc quyền bất hợp lý, xoá bỏ bất bình đẳng trong kinh doanh, phát huy tính tháo vát và óc sáng tạo của các nhà quản lý doanh nghiệp, gợi mở nhu cầu thông qua việc tạo ra nhiều sản phẩm mới, nâng cao chất lượng đời sống xã hội, phát triển nền văn minh nhân loại.

15. Ý nghĩa của cạnh tranh đối với nền kinh tế?- Thứ 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế có 2 loại cạnh tranh: cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành với nhau.Việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành là sự cạnh tranh nhằm giành giật lấy những điều kiện có lợi cho sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau về sản phẩm. Do đó kết quả của sự cạnh tranh này là hình thành nên giá trị thị trường của từng loại mặt hàng. Đó là giá trị của hàng hoá được tính dựa vào điều kiện sản xuất trung bình của toàn xã hội. Nếu như doanh nghiệp nào có điều kiện sản xuất dưới mức trung bình sẽ bị thiệt hại hay bị lỗ vốn. Còn những doanh nghiệp có điều kiện sản xuất trên mức trung bình của xã hội sẽ thu được lợi nhuận thông qua sự chênh lệch về điều kiện sản xuất.Ngoài cạnh tranh trong nội bộ ngành còn có cạnh tranh giữa các ngành với nhau. Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng khác nhau. Mục đích của cạnh tranh này là tìm nơi đầu tư có lợi hơn. Các doanh nghiệp tự do di chuyển TB của mình từ ngành này sang ngành khác. Cạnh tranh này dẫn đến hình thành nên tỉ suất lợi nhuận bình quân, và giá trị hàng hoá chuyển thành giá cả sản xuất.Việc hình thành nên giá thị trường của hàng hoá và tỉ suất lợi nhuận bình quân là điều quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Với giá trị thị trường của hàng hoá cho biết doanh nghiệp nào làm ăn có lãi hoặc không có hiệu quả. Từ đó sẽ có những thay đổi trong sản xuất để nâng cao năng suất lao động. Với tỉ suất lợi nhuận bình quân cho biết lợi nhuận của các nhà tư bản sẽ là như nhau cho dù đầu tư vào những ngành khác nhau với lượng TB như nhau.

2

Page 3: De Cuong Luat Canh Tranh

- Thứ hai: Cạnh tranh giúp phân bổ lại nguồn lực của xã hội một cách hiệu quả nhất. Các doanh nghiệp sản xuất cùng một loại hay một số loại hàng hoá cạnh tranh nhau về giá bán, hình thức sản phẩm, chất lượng sản phẩm trong quá trình cạnh tranh đó doanh nghiệp nào có điều kiện sản xuất tốt, có năng suất lao động cao hơn thì doanh nghiệp đó sẽ có lãi. Điều đó giúp cho việc sử dụng các nguồn nguyên vật liệu của xã hội có hiệu quả hơn, đem lại lợi ích cho xã hội cao hơn. Nếu cứ để cho các doanh nghiệp kém hiệu quả sử dụng các loại nguồn lực thì sẽ lãng phí nguồn lực xã hội trong khi hiệu quả xã hội đem lại không cao, chi phí cho sản xuất tăng cao, giá trị hàng hoá tăng lên không cần thiết.- Thứ ba: Cạnh tranh điều tiết cung, cầu hàng hoá trên thị trường, kích thích thúc đẩy việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất và tăng vốn đầu tư vào sản xuất trên thị trường, khi cung một hàng nào đó lớn hơn cầu hàng hoá thì làm cho giá cả của hàng hoá giảm xuống, làm cho lợi nhuận thu được của các doanh nghiệp sẽ giảm xuống. Nếu như giá cả giảm xuống dưới mức hoặc bằng chi phí sản xuất thì doanh nghiệp đó làm ăn không có hiệu quả và bị phá sản. Chỉ có những doanh nghiệp nào có chi phí sản xuất giá cả thanh toán của hàng hoá thì doanh nghiệp đó mới thu được. Điều đó buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại được thì phải giảm chi phí sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất lao động bằng cách tích cực ứng dụng đưa khoa học công nghệ tiên tiến vào trong quá trình sản xuất.Ngược lại khi cung một loại hàng hoá nào đó nhỏ hơn cầu hàng hoá của thị trường điều đó dẫn đến sự khan hiếm về hàng hoá điều này dẫn tới giá cả của hàng hoá tăng cao dẫn đến lợi nhuận của các doanh nghiệp tăng lên, điều này kích thích các doanh nghiệp sẽ nâng cao năng suất lao động bằng cách ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến hoặc mở rộng qui mô sản xuất để có được lượng hàng hoá tung ra thị trường. Điều này làm tăng thêm vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất của toàn xã hội. Điều này quan trọng là động lực này hoàn toàn tự nhiên không theo và không cần bất kỳ một mệnh lệnh hành chính nào của cơ quan quản lý nhà nước.- Thứ tư: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường không chỉ có cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất với nhau mà còn có sự cạnh tranh giữa những người lao động với nhau, để có được một nơi làm việc tốt, công việc phù hợp. Điều đó khiến cho mọi người trong xã hội luôn luôn phải nâng cao trình độ tay nghề của mình. Với ý nghĩa đó cạnh tranh làm cho con người ta hoàn thiện hơn, cạnh tranh đóng góp một phần trong việc hình thành nên con người mới trong xã hội mới thông minh, năng động và sáng tạo.Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau tất yếu sẽ dẫn đến có kẻ thắng và người thua. Kẻ mạnh càng ngày càng mạnh lên nhờ làm ăn hiệu quả. Kẻ yếu thì bị phá sản. Sự phá sản của các doanh nghiệp không hoàn toàn mang ý nghĩa tiêu cực. Bởi vì có như vậy thì các nguồn lực của xã hội mới được chuyển sang cho những nơi làm ăn hiệu quả. Việc duy trì các doanh nghiệp kém hiệu quả sẽ dẫn đến sự lãng phí các nguồn lực xã hội. Do đó muốn có hiệu quả sản xuất của xã hội cao buộc chúng ta phải chấp nhận sự phá sản của những doanh nghiệp yếu kém. Sự phá sản này không phải là sự huỷ diệt hoàn toàn mà đó là sự huỷ diệt sáng tạo.16. Phí xử lí vụ việc cạnh tranh?Quy định tại nghị định 116 hướng dẫn thi hành một số điều của luật cạnh tranh:Điều 53. Mức phí xử lý vụ việc cạnh tranh và nghĩa vụ nộp tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh1. Mức phí giải quyết vụ việc cạnh tranh được quy định như sau:a) Mức phí giải quyết vụ việc cạnh tranh đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh là 10.000.000 đồng;b) Mức phí giải quyết vụ việc cạnh tranh đối với hành vi hạn chế cạnh tranh là 100.000.000 đồng;c) Mức phí giải quyết yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là 10.000.000 đồng.2. Trừ trường hợp được miễn tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh quy định tại Điều 56 của Nghị định này, bên khiếu nại theo quy định tại Điều 58 của Luật Cạnh tranh, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ việc cạnh tranh phải nộp tiền tạm ứng chi phí giải quyết vụ việc cạnh tranh bằng 30% mức phí giải quyết vụ việc cạnh tranh quy định tại khoản 1 Điều này.

17. Xác định thị trường liên quan?Theo quy định tại k1dd3 LCT thị trường liên quan bao gồm sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan:- thị trường sản phẩm liên quan: là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.- thị trường địa lý liên quan: là một khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hóa dịch vụ có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực lân cận.

3

Page 4: De Cuong Luat Canh Tranh

Ý nghĩa của việc xác định thị trường liên quan:- xác định thị trường liên quan là công việc đầu tiên để xác định thị phần của từng doanh nghiệp trọng vụ việc cạnh tranh.Theo quy định tại k2 điều 9, điều 11, điều 18 và điều 19 LCT, thị phần là cơ sở để xác định liệu các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có bị cấm thực hiện thỏa thuận đó hay không, xác định vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp, xác định thị trường hóa tập trung kinh tế bị cấm và trường hợp các doanh nghiệp tập trung kinh tế cần phải thông báo cho cục quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành.- là cơ sở quan trọng để xác định 2 doanh ngiệp có phải đối thủ cạnh tranh của nhau hay không.các doanh nghiệp chỉ có thể là đối thủ cạnh tranh của nhau nếu những doanh nghiệp này cùng hoạt động trên một thị trường liên quan.- xác định thị trường liên quan giúp cho việc xác định mức độ gây hạn chế cạnh tranh do hành vi vi phạm các quy định của LCT gây ra.18. Người tiến hành tố tụng cạnh tranh?Điều 75. Người tiến hành tố tụng cạnh tranhNgười tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm thành viên Hội đồng cạnh tranh, Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, điều tra viên và thư ký phiên điều trần.Nhiệm vụ quyền hạn được quy định như sau:Điều 53. Hội đồng cạnh tranh1. Hội đồng cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập.Hội đồng cạnh tranh có từ mười một đến mười lăm thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại.2. Hội đồng cạnh tranh có nhiệm vụ tổ chức xử lý, giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của Luật này.Điều 50. Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh1. Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại.2. Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo cơ quan quản lý cạnh tranh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều 49 của Luật này.Điều 51. Điều tra viên vụ việc cạnh tranh1. Điều tra viên vụ việc cạnh tranh (sau đây gọi là điều tra viên) do Bộ trưởng Bộ Thương mại bổ nhiệm theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh.2. Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ điều tra vụ việc cạnh tranh cụ thể theo quyết định của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh.Điều 82. Thư ký phiên điều trần1. Thư ký phiên điều trần có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:a) Chuẩn bị các công tác nghiệp vụ cần thiết trước khi khai mạc phiên điều trần;b) Phổ biến nội quy phiên điều trần;c) Báo cáo với Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh về sự có mặt, vắng mặt của những người được triệu tập đến phiên điều trần;d) Ghi biên bản phiên điều trần;đ) Thực hiện các công việc khác do Chủ tọa phiên điều trần giao.2. Thư ký phiên điều trần phải từ chối tiến hành tố tụng cạnh tranh hoặc bị thay đổi trong những trường hợp quy định tại Điều 83 của Luật này.19. Phạm vi và đối tượng áp dụng của Luật cạnh tranh 2004?- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh:Luật này quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh- Điều 2. Đối tượng áp dụng:Luật này áp dụng đối với:

4

Page 5: De Cuong Luat Canh Tranh

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam;2. Hiệp hội ngành nghề hoạt động ở Việt Nam.20. Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh? Điều 74. Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranhCơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh.Nhiệm vụ quyền hạn được quy định như sau:Cơ quan quản lý cạnh tranh gồm:* cục quản lý cạnh tranh:- chuyên trách cho giai đoạn điều tra: khi có đơn khiếu nại vi phạm luật cạnh tranh thì cục quản lý ct chủ động trong hoạt động điều tra, nếu kết quả điều tra thì chỉ xử lý đối với các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, còn các vụ việc hạn chế ct thì chuyển cho hội đồng canh tranh xử lý.- tổ chức:thuộc bộ công thương, cục trưởng được bổ nhiệm, miễn nhiệm bởi thủ tướng.các điều tra viên được bổ nhiệm, miễn nhiệm bởi bộ trưởng bộ công thương.- chức năng: +.thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cạnh tranh, là cơ quan chủ trì luật cạnh tranh.+ chức năng tư vấn:cho cơ quan hành pháp, tư pháp ở địa phương về quy chế hay áp dụng các chính sách cạnh tranh.+ chức năng điều tra: điều tra tất cả các vụ việc về cạnh tranh.+ ra quyết định xử lý đối với loại vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.+ thực hiện các biện pháp tự vệ thương mại.+ bảo vệ quyền lợi của ng tiêu dung,+ chống bán phá giá và hỗ trợ các vụ kiên trong bán phá giá.* Điều 53. Hội đồng cạnh tranh1. Hội đồng cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập.Hội đồng cạnh tranh có từ mười một đến mười lăm thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại.2. Hội đồng cạnh tranh có nhiệm vụ tổ chức xử lý, giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của Luật này.21. Đặc điểm, tính chất và cơ cấu chung của pháp luật cạnh tranh?Đặc điểm, tính chất của pl cạnh tranh:- Pl cạnh tranh thể hiện sự linh hoạt, mềm dẻo: Luật cạnh tranh là luật điều tiết thị trường nên nó phải được thiết kế hết sức mềm dẻo để thích ứng với sự biến động của thị trường.  Tính mềm dẻo này đòi hỏi các chủ thể có thẩm quyền áp dụng luật cạnh tranh phải hết sức linh hoạt, tránh cứng nhắc, dập khuôn.- Pl cạnh tranh phải đảm bảo sự đồng bộ và thống nhất: . Luật cạnh tranh phá vỡ biên giới giữa luật công và luật tư, nó là sự xâu chuỗi của hầu hết các ngành luật: dân sự, thương mại, hành chính, hình sự... luật cạnh tranh không có chế tài riêng mà nó sử dụng chế tài của các ngành luật khác, bao gồm từ chế tài dân sự (áp dụng đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, chủ yều là bồi thường thiệt hại, buộc chấm dứt hành vi vi phạm), chế tài hành chính (áp dụng đối với các hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh, tập trung kinh tế, chủ yếu là phạt tiền), đến chế tài hình sự (áp dụng đối với các hành vi vi phạm luật cạnh tranh đã hội đủ yếu tố cấu thành tội phạm).- Được điều tiết bằng nhiều công cụ khác nhau như công cụ hành chính, công cụ về thuế, công cụ điều tiết ngành…Cơ cấu chung của PLCT:- Điều tiết các hành vi cạnh tranh không lành mạnh- Các hành vi hạn chế cạnh tranh.- Tố tụng cạnh tranh.22. Quyền yêu cầu mở thủ tục cạnh tranh?

5

Page 6: De Cuong Luat Canh Tranh

Luật cạnh tranh là một ngành luật đặc thù vì có sự đan xen giữa luật công và luật tư. Vừa thể hiện mối quan hệ giữa các chủ thể là các doanh nghiệp trong nền kinh tế vừa thể hiện sự can thiệp của nhà nước vào lĩnh vực cạnh tranh nhằm ổn định nền kinh tế.Nên quyền mở thủ tục cạnh tranh có thể xuất phát thừ 2 chủ thể.- Các đối tượng thuộc điều chỉnh của luật cạnh tranh mang trong mình tố quyền. chính là quyền yêu cầu cục quản lý cạnh tranh bảo vệ quyền lợi của mình hoặc của chủ khác trong luật cạnh tranh khi bị xâm hại.- Cơ quan quản lý cạnh tranh có thể tự mình mở thủ tục cạnh tranh khi phát hiện có hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh.

23. Xác định thị phần và ý nghĩa của việc xác định thị phần khi áp dụng pháp luật về chống hạn chế cạnh tranh?Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật Cạnh tranh, thị phần của doanh nghiệp đối với một loại hàng hoá, dịch vụ nhất định là tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hoá, dịch vụ đó trên thị trường liên quan hoặc tỉ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tổng doanh số mua vào của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hoá, dịch vụ đó trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm.Theo Điều 11 Luật Cạnh tranh, vị trí thống lĩnh trên thị trường được xác định dựa trên thị phần hoặc khả năng gây hạn chế cạnh tranh của một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp. Theo đó, Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể. Một nhóm doanh nghiệp cũng có thể được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp sau:a) Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan;b) Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan;c) Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan.

24. Hành vi phân biệt đối xử trong hiệp hội?Là một trong số các loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Được quy định cụ thể tại điều 47 LCT 2004:“ Cấm các hiệp hội ngành nghề thực hiện các hành vi sau đây:1. Từ chối doanh nghiệp có đủ điều kiện gia nhập hoặc rút khỏi hiệp hội nếu việc từ chối đó mang tính phân biệt đối xử và làm cho doanh nghiệp đó bị bất lợi trong cạnh tranh;2. Hạn chế bất hợp lý hoạt động kinh doanh hoặc các hoạt động khác có liên quan tới mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên” Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 hiệp hội ngành nghề thực hiện một trong các hành vi phân biệt đối xử bị cấm sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.- Hiệp hội sẽ bị phạt tiền theo mức từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu có hành vi phân biệt đối xử thuộc một trong các trường hợp sau đây:- Thực hiện hành vi vi phạm nhiều lần đối với một doanh nghiệp;- Thực hiện hành vi vi phạm đối với nhiều doanh nghiệp cùng một lúc;- Hạn chế bất hợp lý để chèn ép doanh nghiệp thành viên phải rút khỏi hiệp hội.

25. Khái niệm và nhận dạng các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo Luật cạnh tranh 2004.Khái niệm: là sự thống nhất cùng hành động của 2 hoặc nhiều doanh nghiệp trên thương trường nhằm mục đích cản trở, phá hủy cạnh tranh.Bản chất: bản chất hợp đồng( xuất phát từ ý chí chung)Bản chất của sự liên kết: giữa 2 hoặc nhiều doanh nghiệp có sự liên kết mang tính tạm thời. hình thức của sự liên kết có thể bằng miệng, bằng hành vi thực tế hoặc văn bản. Hình thức này có thể ngấm ngầm hoặc công khai.Các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm ( điều 8 LCT)1. Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;2. Thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ;3. Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, dịch vụ;

6

Page 7: De Cuong Luat Canh Tranh

4. Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;5. Thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện áp kí kết hợp đòng mua bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.6. Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;7. Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên thỏa thuận;8. Thông đồng hoặc để một trong các bên của thỏa thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.26. Mối quan hệ giữa Luật cạnh tranh và Luật thương mại?Luật Thương mại điều chỉnh quy chế thương nhân. Luật cạnh tranh: Đối với nhóm hành vi cạnh tranh không lành mạnh, chúng ta cũng quan niệm đó là những hành vi thương mại (nhưng những hành vi đó lại được thực hiện một cách không lành mạnh). Từ khía cạnh đó, các quy chế liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng có tính cách như một bộ phận của Luật thương mại. Tuy nhiên nó đặc thù hơn, ở chỗ đối với luật thương mại khi xem xét một hành vi thương mại không lành mạnh, ví dụ: hành vi quảng cáo, khuyến mại... vi phạm các quy định của luật thương mại sẽ không đề cập đến chế tài hành chính, trong khi luật cạnh tranh nhấn mạnh đến chế tài hành chính và áp dụng cơ chế thủ tục hành chính để xử lí trong trường hợp đó. 27. Phân biệt thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc và chiều ngang.- Thỏa thuận dọc (vertical cartel) là thỏa thuận giữa doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, cung ứng sản phẩm dịch vụ với các đại lý bán hàng, trong đó thỏa thuận ràng buộc trách nhiệm đối với đại lý về sản phẩm, giá sản phẩm, các loại hình quảng cáo… Đây là hình thức được coi có thể gây ảnh hưởng rất nhiều cho các doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận hoặc các doạnh nghiệp nhỏ, non trẻ trong việc tiếp cận thị trường, mở rộng thị phần kinh doanh. - Thỏa thuận ngang (horizontal cartel) là hành vi thỏa thuận giữa các doanh nghiệp với nhau có cùng sản phẩm, dịch vụ kinh doanh giống nhau nhằm “liên minh” tạo vị trí thống lĩnh thị trường, độc quyền kinh doanh, hạn chế khả năng cạnh tranh đối với các doanh nghiệp khác.28. Hệ thống cơ quan quản lí cạnh tranh của Việt Nam?Gồm 2 loại cơ quan là Cục quản lí cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh.1. Cục quản lí cạnh tranh- Đây là cơ quan trực thuộc Bộ công thương. Cục trưởng được bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quyết định của thủ tướng. Các điều tra viên được bổ nhiệm, miễn nhiệm do Bộ trưởng Bộ công thương theo đề xuất của Cục trưởng Cục quản lí cạnh tranh. - Tiêu chí để bổ nhiệm Điều tra viên:+ Trình độ: ĐH trở lên thuộc lĩnh vực luật học, KT, kế toán, tài chính.+ Có trình độ về nghiệp vụ điều tra.+ Kinh nghiệm: ít nhất 5 năm hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực được đào tạo.- Chức năng của Cục quản lí cạnh tranh:+ Thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh+ Chức năng tư vấn: xây dựng các quy định, quy chế về cạnh tranh, áp dụng các chính sách về cạnh tranh+ Chức năng điều tra: điều tra tất cả các hành vi vi phạm luật cạnh tranh.+ Ra quyết định xử lí đối với vụ việc cạnh tranh không lành mạnh. Cục quản lý cạnh tranh là cơ quan chuyên trách trong giai đoạn điều tra. Khi có kết quả điều tra thì chỉ xử lí những vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, còn những vụ việc hạn chế cạnh tranh sẽ chuyển cho Hội đồng cạnh tranh xử lí.+ Thực hiện các biện pháp bảo vệ thương mại.+ Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.+ Chống bán phá giá và hỗ trợ các vụ kiện về chống bán phá giá.2. Hội đồng cạnh tranh- Gồm từ 11 – 15 người. Các thành viên được bổ nhiệm, miễn nhiệm bởi Thủ tướng do đề xuất của Bộ trưởng Bộ công thương.- Tiêu chí bổ nhiệm thành viên:

7

Page 8: De Cuong Luat Canh Tranh

+ Có trình độ ĐH trở lên...+ Kinh nghiệm: ít nhất 9 năm trong lĩnh vực được đào tạo+ Có uy tín trong lĩnh vực hoạt động- Thẩm quyền: Xét xử, xử lí các vụ việc hạn chế cạnh tranh. Khi thụ lí, chủ tịch HĐCT ra quyết định thành lập HĐ xử lí vụ việc cạnh tranh.29. Miễn trừ đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo Luật cạnh tranh 2004? Khoản 2 điều 9 có quy định là “Cấm các thoả thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 8 của Luật này khi các bên tham gia thoả thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên”. Đó là các thỏa thuận: 1. Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;2. Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ;3. Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ;4. Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;5. Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;Khoản 1 điều 10 Luật cạnh tranh 2004 quy định: Trường hợp miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm: “Thoả thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này được miễn trừ có thời hạn nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau đây nhằm hạ giá thành, có lợi cho người tiêu dùng:a) Hợp lý hoá cơ cấu tổ chức, mô hình kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh;b) Thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ;c) Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm;d) Thống nhất các điều kiện kinh doanh, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố của giá;đ) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa;e) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế”.30. Kết quả của phiên điều trần?Theo quy định tại Điều 129 Nghị định số 116, sau khi kết thúc phần tranh luận, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh vào phòng kín để thảo luận để ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.Khi thảo luận để ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, các thành viên của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ việc cạnh tranh bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề. Khi thảo luận để ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh phải có biên bản ghi lại ý kiến đã thảo luận và quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh. Biên bản thảo luận phải được các thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh ký tên trước khi tuyên bố quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.Trong trường hợp vụ việc cạnh tranh có nhiều tình tiết phức tạp, việc thảo luận để ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh đòi hỏi phải có thời gian dài thì Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có thể quyết định thời gian thảo luận để ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, nhưng không quá 05 ngày làm việc kể từ khi kết thúc tranh luận tại phiên điều trần.Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải thông báo cho những người có mặt tại phiên điều trần và người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên điều trần về ngày, giờ và địa điểm tuyên bố quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; nếu đã thông báo mà có người tham gia tố tụng vắng mặt thì Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh vẫn tiến hành việc tuyên bố quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định tại Điều 132 của Nghị định số 116.Qua thảo luận để ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, nếu xét thấy có tình tiết của vụ việc cạnh tranh chưa được xem xét, việc hỏi chưa đầy đủ hoặc cần xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh quyết định trở lại việc hỏi và tranh luận. (Điều 130 Nghị định số 116)31. Cơ chế khoan hồng và ý nghĩa của việc áp dụng cơ chế này trong việc phá vỡ các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh?Trong quá trình thụ lý và giải quyết các vụ việc về hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, có một yếu tố đóng vai trò quan trọng tác động không nhỏ đến tâm lý, thái độ hợp tác trong quá trình điều tra thu thập chứng cứ của các bên tham gia đó chính là chính sách khoan hồng của hệ thống pháp luật về cạnh tranh và cơ quan thực thi luật cạnh tranh.

8

Page 9: De Cuong Luat Canh Tranh

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có bản chất là một quan hệ hợp đồng nhưng sự biểu quyết của các bên tham gia thỏa thuận có sự thống nhất trong mâu thuẫn nội tại. Mâu thuẫn nội tại là cái cốt yếu bởi đối thủ cạnh tranh nào cũng muốn tiêu diệt được đối thủ cạnh tranh khác, muốn có được vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền... Nhưng khi sức ép cạnh tranh quá lớn, DN không thể tiêu diệt được đối thủ cạnh tranh nên buộc phải thỏa hiệp. Như vậy, thỏa thuận cạnh tranh thực chất là một thỏa hiệp mang tính chất tạm thời chứ không phải một cấu kết mang tính bền vững. Từ đó người ta mới áp dụng chính sách khoan hồng. Có thể hiểu đây là chính sách nhằm thu hút sự hợp tác từ chính các bên trong thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Khoan hồng cho những DN chủ động, tự nguyện trong việc cung cấp các căn cứ, chứng cứ hay báo cáo về những thỏa thuận cạnh tranh với cơ quan quản lí cạnh tranh hoặc hợp tác với cơ quan quản lí cạnh tranh trong quá trình điều tra viên điều tra và xem xét vụ việc. Đồng thời, DN nào ngoan cố sẽ bị áp dụng các chế tài mạnh, cứng rắn, thậm chí thu hồi giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh... Với những biện pháp tác động như vậy, một DN sẽ loại bỏ hoàn toàn được các hành vi hạn chế cạnh tranh nếu họ chủ động khai báo về các thỏa thuận. 32. Hành vi bán hàng đa cấp bất chính?Theo Điều 48 Luật Cạnh tranh năm 2004, việc bán hàng đa cấp bị coi là bất chính khi đáp ứng đủ hai điều kiện: (1) thực hiện một trong các hành vi mà luật liệt kê; (2) nhằm thu lợi bất chính từ việc tuyển dụng người tham gia mạng lưới. Các hành vi được liệt kê bao gồm: + Yêu cầu người tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hóaban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;+ Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóađã bán cho người tham gia để bán lại;+ Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợiíchkinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;+ Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóađể dụ dỗ người khác tham gia.- Tính không lành mạnh của hành vi bán hàng đa cấp bất chính:+ Bán hàng đa cấp bất chính mang bản chất của sự chiếm dụng vốn+ Bán hàng đa cấp bất chính phản ánh chiến lược dồn hàng cho người tham gia+ Bán hàng đa cấp bất chính tập trung chủ yếu vào việc lôi kéo, dụ dỗ người tham gia+ Bán hàng đa cấp bất chính mang tính lừa dốiTham khảo thêm:Doanh nghiệp bán hàng đa cấp sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:- Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;- Yêu cầu người muốn tham gia phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;- Yêu cầu người muốn tham gia phải trả một khoản tiền hoặc trả bất kỳ một khoản phí nào dưới hình thức khoá học, khoá đào tạo, hội thảo, hoạt động xã hội hay các hoạt động tương tự khác để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể thu tiền đối với những loại tài liệu mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải cung cấp cho người có dự định tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp của doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp (sau đây gọi là Nghị định số 110); - Không cam kết cho người tham gia trả lại hàng hoá và nhận lại Khoản tiền đã chuyển cho doanh nghiệp theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 110.- Cản trở người tham gia trả lại hàng hoá phát sinh từ việc chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;- Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;- Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp để dụ dỗ người tham gia bán hàng đa cấp;- Cung cấp thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hoá để dụ dỗ người tham gia bán hàng đa cấp.

9

Page 10: De Cuong Luat Canh Tranh

Doanh nghiệp bán hàng đa cấp sẽ bị phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm nêu trên trong trường hợp quy mô hoạt động bán hàng đa cấp diễn ra trong phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.Ngoài việc bị phạt tiền, doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm;- Buộc cải chính công khai.33. Hậu quả pháp lí của các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm?Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấmNhóm thỏa thuận bị cấm khi thị phần kết hợp của các bên tham gia thỏa thuận chiếm từ 30%   >>>Thoả thuận ấn định giá một cách trực tiếp hoặc gián tiếp   >>>Thoả thuận phân chia thị trường   >>>Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán   >>>Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư   >>>Thoả thuận áp đặt điều kiện ký kết hợp đồng hoặc buộc chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng hợp đồngĐiều 14 -18 của Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định cụ thể về các dạng thỏa thuận này.Theo quy định tại khoản 2, Điều 9, Luật cạnh tranh các thỏa thuận dạng này chỉ bị cấm khi thị phần kết hợp của các bên tham gia thỏa thuận chiếm từ 30% trở lên và có thể được miễn trừ theo quy định tại Điều 10, Luật cạnh tranh.Nhóm thỏa thuận bị cấm trong mọi trường hợp   >>>Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;   >>>Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận;   >>>Thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ.Các thỏa thuận dạng này bị cấm trong mọi trường hợp và không được miễn trừ.Điều 4. Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh1. Hình thức xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh bao gồm các hình thức xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả.2. Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:a) Phạt cảnh cáo;b) Phạt tiền.3. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung sau đây:a) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh.4. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 2 và 3 Điều này, doanh nghiệp vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:a) Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường;b) Buộc chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua;c) Buộc cải chính công khai;d) Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh;đ) Buộc sử dụng hoặc bán lại các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp đã mua nhưng không sử dụng;e) Buộc loại bỏ những biện pháp ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;g) Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở;h) Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng;

10

Page 11: De Cuong Luat Canh Tranh

i) Buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng đã thay đổi mà không có lý do chính đáng;k) Buộc khôi phục lại hợp đồng đã huỷ bỏ mà không có lý do chính đáng.Ngoài ra tùy từng trường hợp vi phạm hạn chế cạnh tranh nào thì sẽ phải chịu một loại hậu quả pháp lý nhất định. Do phàn này dài nên t không trích dẫn ở đây. Các bạn đọc thêm Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005  quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh

34. Hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh?Khái niệmTheo quy định Điều 46 Luật Cạnh tranh, doanh nghiệp bị cấm thực hiện các hoạt động khuyến mại sau đây:- Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng;- Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng;- Phân biệt đối xử đối với các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại;- Tặng hàng hoá cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hoá cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình;- Các hoạt động khuyến mại khác mà pháp luật có quy định cấm.Hình thức xử lýTheo quy định Điều 36 Nghị định số 120, doanh nghiệp thực hiện một trong các hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.Doanh nghiệp vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu việc khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh thuộc một trong các trường hợp sau :

- Hàng hoá, dịch vụ liên quan là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, trang thiết bị y tế, thuốc phòng và chữa bệnh cho người, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi và các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ;- Quy mô tổ chức khuyến mại thuộc phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.Ngoài việc bị phạt tiền nêu trên, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:         - Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm;- Buộc cải chính công khai.35. Mối quan hệ giữa Luật cạnh tranh với Luật sở hữu trí tuệ?Nói về mối quan hệ giữa Luật cạnh tranh với Luật sở hữu trí tuệ thì ta có thể nhận thấy có sự giao thoa giữa hai Luật này ví dụ như trong Luật cạnh tranh có quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh từ chế định của sở hữu trí tuệ: Điều 40. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn., nhưng giữa hai Luật này có sự khác nhau nhất định cụ thể như về cách thức xử lý. Cụ thể như:- SHTT: cách thức giải quyết khi có tranh chấp sẽ được thực hiện theo Luật TTDS 2005, cách thức giải quyết bằng luật tư, hơn nữa các đương sự trong vụ án buộc phải có nghĩa vụ chứng minh những căn cứ mình đưa ra nếu muốn thắng kiện- Luật cạnh tranh: Khác với Luật SHTT thì trong quá trình giải quyết vụ việc thì người khởi kiện sẽ có nghĩa vụ phải chứng minh những căn cứ mình đưa ra, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ xác minh căn cứ đó đúng hay sai. Một điểm khác biết nữa giữa Luật cạnh tranh và SHTT là Luật cạnh tranh không đặt ra vân đề bồi thường thiệt hại mà chỉ chế tài xử phạt hành chính. Mục đích của các bên trong vụ việc cạnh tranh phải vì mục đích cạnh tranh. 36. Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh?Khái niệmBí mật kinh doanh là thông tin có đủ các điều kiện sau đây:- Không phải là hiểu biết thông thường;- Có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ thông tin đó có lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng thông tin đó; và

11

Page 12: De Cuong Luat Canh Tranh

- Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được.Theo quy định tại Điều 41 Luật Cạnh tranh, các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh bị cấm bao gồm:- Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó.- Tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh.- Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập và làm lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó.- Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác khi người này làm thủ tục theo quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh, làm thủ tục lưu hành sản phẩm hoặc bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan nhà nước hoặc sử dụng những thông tin đó nhằm mục đích kinh doanh, xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm.Hình thức xử lýDoanh nghiệp thực hiện một trong các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh sẽ bị phát tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.Doanh nghiệp vi phạm thuộc một trong trường hợp sau đây sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng:- Sử dụng bí mật kinh doanh để sản xuất và lưu thông hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.- Tiết lộ, cung cấp bí mật kinh doanh cho đối thủ cạnh tranh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó.Ngoài việc bị phạt tiền, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.37. Khái niệm và các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo luật cạnh tranh 2004.Theo Điều 11 Luật Cạnh tranh, vị trí thống lĩnh trên thị trường được xác định dựa trên thị phần hoặc khả năng gây hạn chế cạnh tranh của một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp. Theo đó, Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể. Một nhóm doanh nghiệp cũng có thể được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp sau (Khoản 2): + Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan + Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan + Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan Điều 13 Luật cạnh tranh có quy định các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm, đó là: 1. Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh; 2. Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng; 3. Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng; 4. Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh; 5. Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng; 6. Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới.38. Hành vi ép buộc trong kinh doanhTheo điều 42 Luật cạnh tranh, ép buộc trong kinh doanh là việc ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của DN khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với DN đó.Theo quy định Điều 32 Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, doanh nghiệp thực hiện hành vi ép buộc trong kinh doanh bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.Trong trường hợp thực hiện hành vi ép buộc đối với khách hàng hoặc đối tác kinh doanh lớn nhất của đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

12

Page 13: De Cuong Luat Canh Tranh

Ngoài việc bị phạt tiền nêu trên, doanh nghiệp vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.39. Mối quan hệ giữa pháp luật cạnh tranh và pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?

Pháp luật cạnh tranh ra đời trước và cũng có mục đích là bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, pháp luật này bảo vệ người tiêu dùng theo phương pháp can thiệp vào hành vi của nhà sản xuất, kinh doanh, cung cấp sản phẩm hàng hóa dịch vụ thông qua những hạn chế hoặc cấm đoán hành vi (Duy trì hoạt động cạnh tranh giữa các DN cũng là bảo vệ người tiêu dùng bởi vì, người tiêu dùng được lợi thông qua hoạt động cạnh tranh) tranh còn pháp luật bảo vệ người tiêu dùng (với tính cách là một chế định pháp luật độc lập) lại xuất hiện ở phía người tiêu dùng. Theo đó, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng sẽ tạo cho người tiêu dùng những khả năng và cơ hội thuận lợi hơn trong cơ chế điều chỉnh pháp luật quan hệ mua bán (theo luật dân sự) mà một chủ thể pháp luật dân sự thông thường sẽ không có được.[Meo xu]Cạnh tranh40. khái niệm các hành vi tập trung kinh tế theo luật cạnh tranh

Khái niệm: Theo điều 16, 17 – Luật cạnh tranh:Tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp bao gồm: Sáp nhập doanh nghiệp; hợp nhất doanh

nghiệp; mua lại doanh nghiệp; liên doanh giữa các doanh nghiệp và các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.

Có thể hiểu, tập trung kinh tế trên thị trường là quá trình mà số lượng các doanh nghiệp độc lập cạnh tranh trên thị trường bị giảm đi thông qua các hành vi sáp nhập hoặc thông qua tăng trưởng nội sinh của doanh nghiệp trên cơ sở mở rộng năng lực sản xuất.

Các hành vi tập trung kinh tế + Sáp nhập doanh nghiệp: Là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, các quyền,

nghĩa vụ, và lợi ích hợp pháp của mình cho doanh nghiệp nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.

+ Hợp nhất doanh nghiệp: Là việc hai hay nhiều doanh nghiệp bị hợp nhất chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới (gọi là doanh nghiệp hợp nhất), đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất. Theo cách thức này thì toàn bộ tài sản như quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia hợp nhất đều tập trung vào một chủ thể kinh doanh mới.

+ Mua lại doanh nghiệp: Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp (gọi là danh nghiệp mua lại) mua toàn bộ hoặc một phần tài sản, cổ phần của doanh nghiệp khác (gọi là doanh nghiệp bị mua lại) đủ để kiểm soát, chi phối hoạt động của một hoặc toàn bộ ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại (Khoản 3 – Điều 17)

+ Liên doanh giữa các doanh nghiệp: Là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới (Khoản 4 – điều 17).

Là một thực thể tồn tại do sự liên kết giữa hai hay nhiều hãng để thực hiện một hoặc một số hoạt động kinh tế mà mỗi bên đạt được mục đích của mình trong đó. Liên doanh có thể tồn tại dưới dạng công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, thậm chí là một loại hình hợp danh trên cơ sở của một hợp đồng liên doanh được ký giữa các bên tham gia.

+ Các hình thức tập trung kinh tế khác:Các hình thức tập trung kinh tế khác nhằm kiểm soát, chi phối hoạt động của doanh nghiệp khác. Về cơ

bản đây là sự dự liệu của nhà làm luật nhằm nâng cao khả năng kiểm soát và tác động của pháp luật trong trường hợp xuất hiện hình thức tập trung kinh tế mới trong tương lai. Về tiêu chí kiểm soát, pháp luật vẫn xác định những hình thức tập trung kinh tế đó vẫn phải thỏa mãn điều kiện là nhằm kiểm soát toàn bộ hoặc một phần hoạt động của doanh nghiệp khác

41. Hậu quả pháp lí của các hành vi lạm dụng quyền lực thị trường bị cấm theo Luật cạnh tranh?

42. Hành vi gièm pha, bôi nhọ thương nhân?

13

Page 14: De Cuong Luat Canh Tranh

Khái niệm:Gièm pha doanh nghiệp khác là hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây

ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Dấu hiệu của hành vi gièm pha bôi nhọ thương nhân:

- Hình thức là việc trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác.- Hậu quả của hành vi là gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp bị thông tin nói đến. Điều kiện để một hành vi được coi là gièm pha, bôi nhọ thương nhân:

- Gièm pha doanh nghiệp khác tức là sự gièm pha đó phải có đối tượng là chủ thể kinh doanh cụ thể, đang tồn tại và cùng cạnh tranh. Việc gièm pha doanh nghiệp khác phải có mục đích cạnh tranh.

- Hành vi đó phải xuất phát từ đối thủ cạnh tranh một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.- Đối tượng của hành vi gièm pha có thể liên quan đến các mặt của doanh nghiệp như: uy tín, văn hóa

doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, cách thức bán hàng, tiền lực kinh tế - tài chính…43. Độc quyền nhà nước và vai trò của Luật cạnh tranh?

Khi “Nhà nước không cho phép bất kỳ một công ty tư nhân nào cạnh tranh” thì đó là độc quyền nhà nước. Vì vậy khái niệm độc quyền nhà nước không phải là khái niệm “để chỉ các công ty có vị trí thống lĩnh hoặc sức mạnh thị trường nhờ các hạn chế về cạnh tranh do Nhà nước tạo ra”.

Doanh nghiệp độc quyền là một trường hợp đặc biệt của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Thêm vào đó, độc quyền tự nhiên - độc quyền có được bằng quá trình phát triển, cạnh tranh hợp pháp của doanh nghiệp chứ không phải bằng các biện pháp của Nhà nước - ngày nay hầu như không tồn tại trong thực tiễn kinh doanh (chống hình thành các công ty độc quyền cũng là mục tiêu của Luật Chống hạn chế cạnh tranh), nên EU và Luật Chống hạn chế cạnh tranh của các nước phát triển không còn dùng khái niệm độc quyền, mà chỉ dùng “có vị trí thống lĩnh thị trường”.

Độc quyền nhà nước và phạm vi điều chỉnh của Luật cạnh tranhĐộc quyền ngày nay chỉ có thể là độc quyền nhà nước, là ngoại lệ đặc biệt và vì vậy nó phải được kiểm

soát một cách đặc biệt. Cũng nên phân biệt rõ giữa doanh nghiệp độc quyền nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ, doanh nghiệp do Nhà nước nắm vốn có quyền chi phối; cũng như lĩnh vực do Nhà nước nắm độc quyền.

Không thể nói “19 lĩnh vực do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là những ngành, lĩnh vực độc quyền nhà nước”. Những lĩnh vực tồn tại độc quyền doanh nghiệp nhà nước hiện nay đó là: Điện, nước, bưu chính viễn thông, xăng dầu, xuất khẩu lao động, thuốc tây và dụng cụ y tế…

Vừa là doanh nghiệp hoạt động trên thị trường, doanh nghiệp độc quyền nhà nước dĩ nhiên phải tuân thủ Luật Cạnh tranh. Nhưng là một ngoại lệ đặc biệt do Nhà nước tạo ra, trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp này không lọt vào phạm vi kiểm soát, điều chỉnh của Luật Cạnh tranh.

Chẳng hạn: a) Trong khi lợi nhuận là động lực và mục tiêu được pháp luật bảo vệ của doanh nghiệp, thì điều đó lại không được phép áp dụng cho doanh nghiệp độc quyền nhà nước. Nếu các doanh nghiệp khác được quyền cạnh tranh bằng cách thay đổi giá bán để bảo đảm lợi nhuận, thì doanh nghiệp độc quyền nhà nước lại không được và cũng không được phép áp dụng Luật Cạnh tranh để khởi kiện doanh nghiệp khác đã cạnh tranh không lành mạnh làm giảm doanh thu của mình;

b) Trong một lĩnh vực độc quyền nhà nước có thể có nhiều doanh nghiệp hoạt động, mà thị phần của mỗi doanh nghiệp nhỏ hơn 30%, vì vậy chúng không lọt vào tầm ngắm của Luật Chống hạn chế cạnh tranh mặc dù đó là những doanh nghiệp độc quyền;

c) Mục tiêu hàng đầu của Luật Chống hạn chế cạnh tranh là bảo đảm, bảo vệ quyền tự do cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trước ảnh hưởng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, chứ không phải quyền lợi của người tiêu dùng; trong khi mục tiêu của doanh nghiệp độc quyền nhà nước là đảm bảo nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng.

Vừa là công cụ để Nhà nước thực hiện nhiệm vụ hiến định của mình, việc thành lập, quản lý và hoạt động của doanh nghiệp độc quyền nhà nước là hoạt động quản lý nhà nước và vì vậy phải là đối tượng chịu sự điều chỉnh, kiểm soát của các bộ luật điều chỉnh hoạt động quản lý mọi mặt của Nhà nước.

Với mục tiêu đảm bảo nhu cầu thiết yếu của người dân, hoạt động của doanh nghiệp độc quyền nhà nước còn phải được kiểm soát chặt chẽ bởi Luật Bảo vệ người tiêu dùng. Vấn đề quan trọng trong việc kiểm soát

14

Page 15: De Cuong Luat Canh Tranh

doanh nghiệp độc quyền nhà nước, vì thế, là mức độ đáp ứng nhu cầu này chứ không phải là tránh các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường như của bất kỳ một doanh nghiệp khác có vị trí thống lĩnh thị trường theo Luật Cạnh tranh.

Phải có những quy định ngăn ngừa lạm dụng quyền lực nhà nước trong việc thành lập, quản lý các doanh nghiệp độc quyền nhà nước, ngăn chặn việc lợi dụng vị trí độc quyền của các doanh nghiệp này cho mục đích cá nhân.

Do đó, các nước phát triển đặt doanh nghiệp độc quyền nhà nước dưới sự phối hợp kiểm soát chặt chẽ của nhiều bộ luật. Ở CHLB Đức, công ty điện lực, mỗi khi tăng giá điện, ngoài việc bị cơ quan chống độc quyền điều tra, công ty điện lực còn có thể bị các đơn kiện của a) doanh nghiệp với lý do lạm dụng vị trí độc quyền gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh, cho hoạt động cạnh tranh; b) doanh nghiệp kinh doanh thiết bị sử dụng điện vì làm giảm doanh số...; ngoài ra chính phủ còn có thể bị người tiêu dùng khởi kiện hành chính vì đã đồng ý để công ty điện lực tăng giá.

Ở đây, doanh nghiệp độc quyền nhà nước được đặt trong vòng kiểm soát của một hệ thống hoàn chỉnh, kết hợp hữu cơ giữa các bộ luật, do đó không cần một đạo luật riêng.

Thực tiễn Việt Nam hoàn toàn khác. Tuy có các điều luật, thông tư, nghị định, nhưng việc chính phủ luôn chấp nhận cho doanh nghiệp độc quyền nhà nước tăng giá với lý do phù hợp với thị trường thế giới và để bảo đảm lợi nhuận - hay ít nhất là giảm lỗ - cho các doanh nghiệp này, cũng cho thấy ta chưa có một quy định hợp hiến nào khẳng định mục tiêu tối thượng của doanh nghiệp độc quyền nhà nước là phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân, của xã hội.

Hội đồng Cạnh tranh vừa qua đã xử tranh chấp giữa Jetstar Pacific và Vinapco (công ty độc quyền). Kết quả đã bộc lộ hàng loạt bất hợp lý không thể dung hòa với các bộ luật khác khi vận dụng Luật Cạnh tranh.

Chưa hết, khi các doanh nghiệp độc quyền nhà nước tăng giá điện, giá xăng, giá nước, người tiêu dùng phải chịu trận mà không hề có cơ hội khởi kiện Chính phủ, yêu cầu tòa hành chính xem xét quyết định cho phép tăng giá bán có hợp pháp, thích hợp và là biện pháp cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ hiến định của Nhà nước hay không?

Khác với nhiều bộ luật, Luật Cạnh tranh và Luật Sở hữu trí tuệ là hai bộ luật phải tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu, không thể lấy đặc điểm quốc gia để biện minh cho sự khác biệt với quốc tế. Dưới góc độ này, Luật Cạnh tranh của ta còn nhiều khiếm khuyết, nên cho đến nay vẫn chưa thể đi vào thực tiễn.

Chẳng hạn: cấm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường gây hạn chế cạnh tranh, nhưng lại không có tiêu chí xác định thế nào là gây hạn chế cạnh tranh; chỉ cấm một số cố định các hành vi được xem là lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường; chỉ cấm hành vi bán phá giá của các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, trong khi hành vi này phải bị cấm đối với tất cả doanh nghiệp; cấm quảng cáo so sánh, trong khi WTO khuyến khích quảng cáo so sánh; không cấm cạnh tranh gây ngộ nhận, trong khi WTO cấm triệt để cạnh tranh gây ngộ nhận...

Hoạt động của Hội đồng Cạnh tranh, Cục Quản lý cạnh tranh cũng còn rất nhiều vấn đề. Tạo lập cơ chế, nguồn lực cho các cơ quan này thực thi tốt một bộ luật còn nhiều khiếm khuyết như vậy sẽ gây ra nhiều hậu quả tiêu cực hơn.

44. Hành vi chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn? Khái niệm:

Hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn là việc doanh nghiệp sử dụng chỉ dẫn chưa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý… làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh; hành vi kinh doanh các sản phẩm có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn.

Luật cạnh tranh có quy định cấm doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn (Điều 40).

Đối tượng:Đối tượng của hành vi chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn là các “chỉ dẫn thương mai” của sản phẩm. Dưới

góc độ giá trị, các đối tượng nói trên là kết quả đầu tư của doanh nghiệp trong việc xây dựng danh tiếng cho sản phẩm của mình.

15

Page 16: De Cuong Luat Canh Tranh

Việc nhầm lẫn ở đây không chỉ là nhầm lẫn làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ cung cấp, về chỉ dẫn thương mại của hàng hóa mà còn tạo ra sự nhầm lẫn với hàng hóa, dịch vụ với thương nhân khác. Điều này có thể làm thiệt hại không chỉ đối với người tiêu dùng mà còn cả đối với các chủ thể kinh doanh khác cùng loại hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự.

Hình thức:Biểu hiện bên ngoài của việc chỉ dẫn gây nhầm lẫn thể hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau, nhưng

tự trung lại, chúng đều làm cho khách hàng cũng như người tiêu dùng nhận thức không đúng về hàng hóa, dịch vụ.

Mức độ cao nhất của chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn là sản xuất và phân phối hàng giả, hành vi này không chỉ bị xử lý theo pháp luật cạnh tranh mà còn có thể bị xử lý theo pháp luật hình sự.45. Khái niệm và các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo Luật cạnh tranh 2004?

Khái niệm:Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường nhằm hạn chế cạnh tranh là những hành vi được quy định

trong Luật cạnh tranh do doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền trên thị trường liên quan thực hiện làm giảm, sai lệch và cản trở cạnh tranh trên thị trường.

Đỉnh cao của sức mạnh thống nhất thị trường là vị trí độc quyền của doanh nghiệp. Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan. Đây là một vị trí mà doanh nghiệp hoàn toàn có thể chi phối toàn bộ thị trường liên quan.

Hành vi lạm dụng mang tính độc quyền là những hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền trên thị trường liên quan sử dụng cách thức, thủ đoạn để tiến hành cạnh tranh với mục đích chiếm được ưu thế cạnh tranh, gây thiệt hại hoặc bất lợi cho chủ thể cạnh tranh khác, thậm chí là thủ tiêu cạnh tranh, loại bỏ và tiêu diệt đối thủ cạnh tranh. Với cách thức như vậy doanh nghiệp có thể duy trì, nâng cao hơn nữa vị trí độc quyền, thống lĩnh thị trường của mình.

Điều kiện về chủ thể:( Điều 11 – Luật cạnh tranh)- Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường

liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể. Khi không có đủ 2 điều kiện này, thì dù có dấu hiệu của hành vi đơn phương hạn chế cạnh tranh, chủ thể tiến hành nó cũng không bị coi là lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.

- “Có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể” có thể hiểu là các yếu tố khác ảnh hưởng tới sức mạnh thị trường của chủ thể kinh doanh như doanh thu hàng năm, quy mô tài sản hay sức mạnh tài chính, quy mô nhân sự, mạng lưới phân phối và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, khả năng gia nhập thị trường của các chủ thể tiềm năng…

Khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của doanh nghiệp trên thị trường liên quan được xác định thông qua một số căn cứ chủ yếu sau:

( Điều 22 - Nghị định 116/2005/NĐ-CP) năng lực tài chính của doanh nghiệp; năng lực tài chính của tổ chức kinh tế, cá nhân thành lập doanh nghiệp; năng lực tài chính của tổ chức, cá nhân có quyền kiểm soát hoặc chi phối hoạt động của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ của doanh nghiệp; năng lực tài chính của công ty mẹ; năng lực về công nghệ; quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp; quy mô của mạng lưới phân phối.

- Tiêu chí xác định nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh trên thị trường nếu nhóm những doanh nghiệp này cùng hành động nhằm gây ra hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong những trường hợp được quy định tại Khoản 2-điều 11.

Việc quy định nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường tối đa là 4 doanh nghiệp cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh là vì: Trong nền kinh tế thị trường, việc có từ 5 doanh nghiệp cùng tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh thì việc cùng đồng thời hành động sẽ khó thực hiện và về cơ bản đã tồn tại cạnh tranh.

16

Page 17: De Cuong Luat Canh Tranh

Cũng giống như doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, chỉ khi nào doanh nhiệp lạm dụng vị trí độc quyền để cạnh tranh thì mới bị coi là có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh. Nói cách khác, sự tồn tại của vị trí độc quyền trên thị trường không trái pháp luật.

Các hình thức lạm dụng vị trí thống lĩnh hoặc vị trí độc quyền: Các hình thức lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường theo Luật mẫu về cạnh tranh của Tổ chức

thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD):+ Bán giá thấp để thu hút khách hàng, mở rộng thị phần và qua đó loại bỏ đối thủ cạnh tranh;+ Phân biệt đối xử trong việc định giá hay áp đặt các điều kiện chung cung cấp hoặc mua hàng hóa,

dịch vụ, trong đó có những chính sách định giá trong giao dịch giữa các doanh nghiệp thành viên của một công ty với mức giá được mua hoặc bán thấp hoặc cao so với mới giá áp dụng đối với các giao dịch tương tự ở các doanh nghiệp bên ngoài;

+ Ấn định mức giá mà tại đó hàng hóa đã bán có thể được bán lại, kể cả hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu.

Các dấu hiệu của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và vị trí độc quyền bị cấm theo Luật cạnh tranh bao gồm (Điều 13, 14):

+ Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh;+ Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại

cho khách hàng; + Hạn chế sản xuất, phân phối, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt

hại cho khách hàng;+ Áp đặt các điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong

cạnh tranh;+ Áp đặt các điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc

doanh nghiệp khác chấp thuận các nghĩa vụ không liên quan một cách trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;+ Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới;+ Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng;+ Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có

lý do chính đáng.46. Quyết định giải quyết vụ việc cạnh tranh không lành mạnh?

Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử lý giải quyết vụ việc cạnh tranh không lành mạnh là cơ quan quản lý cạnh tranh (Cục quản lý cạnh tranh)Điều này được quy định tại Khoản 2 – Điều 19 – Luật cạnh tranh và Điều 42 – Nghị định 120/2005/NĐ-CP.

Thẩm quyền của Cục quản lý cạnh tranh thể hiện trọng tâm ở hoạt động điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và tiến hành thủ tục tố tụng đối với các vụ việc liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh.

Về bản chất, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi nhằm vào một hoặc một số đối thủ cạnh tranh cụ thể nào đó mà không ảnh hưởng trong phạm vi rộng lớn của thị trường. Hậu quả bất lợi của hành vi này thông thường chỉ xảy ra đối với đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, chế tài áp dụng đối với hành vi này thường là đình chỉ hành vi, phạt tiền và bồi thường thiệt hại (nếu có). Tuy nhiên, thẩm quyền xử lý, xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh của Cơ quan quản lý cạnh tranh theo Luật cạnh tranh lại không bao gồm bồi thường thiệt hại xảy ra đối với các bên liên quan.

Cơ quan quản lý cạnh tranh có quyền áp dụng các biện pháp xử phạt như: phạt cảnh cáo; tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh; buộc cải chính công khai; phạt tiền theo quy định tại Khoản 2 – điều 119 – Luật cạnh tranh và Điều 42 – Nghị định 120/2005/NĐ-CP.

Các hình thức xử phạt vi phạm pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh được quy định cụ thể tại Mục 4 từ Điều 30 – Điều 38 – Nghị định 120/2005.

47. Hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành tòan bộ nhằm lọai bỏ đối thủ cạnh tranh.1. Khái niệm và đặc điểm

17

Page 18: De Cuong Luat Canh Tranh

Theo Điều 23 NĐ116/2005/NĐ-CP: “Trừ những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụdưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh là việc bán hàng, cung ứng dịch vụ với mức giá thấp hơn tổng các chi phí dưới đây:a) Chi phí cấu thành giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này hoặc giá mua hàng hóa để bán lại; b) Chi phí lưu thông hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Điều 25 của Nghị định này.”2. Căn cứ xác định hành vi.2.1 Xác định giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ.Giá bán hàng hoá, dịch vụ là giá bán thực tế của doanh nghiệp trong các giao dịch với khách hàng. Tuy nhiên, có một số vấn đề được đặt ra từ thực tiễn cho việc xác định giá bán của sản phẩm như sau:Thứ nhất, việc xác định giá bán hàng hoá sẽ đơn giản nếu doanh nghiệp bán toàn bộ sản phẩm ở cùng một khâu phân phối (hoặc chỉ bán lẻ hoặc chỉ bán sỉ). Tuy nhiên, sẽ gặp nhiều khó khăn nếu doanh nghiệp tổ chức tiêu thụ sản phẩm bằng nhiều cấp tiêu thụ khác nhau như vừa trực tiếp bán lẻ, vừa bán cho các đại lý. Luật cạnh tranh và Nghị định số 116/2005/NĐ-CP chưa có quy định để giải quyết tình huống này. Để giải quyết trường hợp trên, có 2 nguyên tắc cần phải triệt để tôn trọng là:- Mức giá bán trên thực tế được sử dụng để điều tra về hành vi phải là giá bán thực tế của doanh nghiệp bị điều tra.- Mức giá được sử dụng phải là giá áp dụng cho các khách hnag giao dịch trực tiếp với họ.Thứ hai, trong một thị trường đồng nhất không có sự chia cắt và các chi phí phân phối sản phẩm không quá khác biệt giữa các vùng thị trường thì việc xác định giá bán hàng hoá, dịch vụ không gặp nhiều khó khăn, trở ngại.Tuy nhiên, việc xác định chính xác giá bán hàng hoá, dịch vụ sẽ gặp nhiều khó khăn khi có sự khác biệt về giá cả giữa các khu vực trong cùng một thị trường địa lý hoặc có sự chênh lệch về mức giá bán ở những thời điểm khác nhau thuộc thời kì điều tra. => Cần phải cân nhắc cả về mức thấp của giá, phạm vi không gian áp dụng mức giá thấp và thời gian áp dụng để xác định sự vi phạm. Trong khu vực thị trường và ở khoảng thời gian đó, nếu có sự thay đổ hoặc sự khác nhau về giá, người ta sẽ cân nhắc đến khả năng áp dụng cách tính giá bình quân.

2.2 Xác định giá thành sản xuất toàn bộ.Giá thành toàn bộ là tổng các chi phí: chi phí cấu thành giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ hoặc giá mua hàng hóa để bán lại, và chi phí lưu thông hàng hóa, dịch vụ.( Nghị định số 116/2005/NĐ-CP).- Giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ bao gồm các chi phí:+ Chi phí vật tư trực tiếp: chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu và động lực tiêu dùng trực tiếp cho sản phẩm, dịch vụ của DN.+ Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm các khỏan trả cho người lao động trực tiếp sản xúât như tiền lương, tiền công và các khỏan phụ cấp, BHXH, BHYT, chi phí công đòan+ Chi phí sản xuất chung: gồm các khỏan chi phí sản xuất chung ở các phân xưởng, bộ phận kinh doanh ở DN như tiền lương, phụ cấp cho nhân viên công xưởng, khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê nhà xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền ngoài các chi phí trên.- Chi phí lưu thông hàng hóa, dịch vụ là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ như: tiền lương, phụ cấp cho nhân viên bán hàng, hoa hồng đại lý, môi giới, tiếp thị, bảo quản, vận chuyển, khấu hao tài sản cố định, bảo hành, quảng cáo, lãi vay vốn kinh doanh, chi phí quản lý DN phân bổ cho việc lưu thông phân phối. Có 2 xu hướng định giá hiện nay:- Xác định hành vi định giá dưới chi phí dựa vào giá trị thông thường của hàng hóa, dịch vụ tương tự trên thị trường.- Xác định dựa vào chi phí toàn bộ.Khó khăn trong việc xác định giá thành toàn bộ:+ Dịch vụ: (mang tính vô hình + quá trình sản xuất và tiêu dùng xảy ra đồng thời + không thể lưu trữ được)=> khó xác định chi phí cung ứng lành mạnh+ Điều tra thu thập các chỉ tiêu thông số về tài chính kế tóan khá phức tạp. Xác định mục đích lọai bỏ doanh nghiệp khác:

18

Page 19: De Cuong Luat Canh Tranh

- Không cần gây ra hậu quả thực tế.- Mục đích được hiểu thông qua ý chí mong muốn chiếm lĩnh vị trí cao hơn trên thị trường liên quan hoặc duy trì, củng cố địa vị hiện có. Các trường hợp miễn trừ:Theo khoản 2 Điều 23 Nghị định số 116/NĐ-CP:a) Hạ giá bán hàng hóa tươi sống;b) Hạ giá bán hàng hoá tồn kho do chất lượng giảm, lạc hậu về hình thức, không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng;c) Hạ giá bán hàng hoá theo mùa vụ;d) Hạ giá bán hàng hoá trong chương trình khuyến mại theo quy định của pháp luật;đ) Hạ giá bán hàng hoá trong trường hợp phá sản, giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh, thay đổi địa điểm, chuyển hướng sản xuất, kinh doanh;e) Các biện pháp thực hiện chính sách bình ổn giá của nhà nước theo quy định hiện hành của pháp luật về giá.

48. Thủ tục giải quyết khiếu nại đối với các quyết định xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh?Điều 107 Luật Cạnh tranh quy định:“1. Trường hợp không nhất trí một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, các bên có quyền khiếu nại lên Hội đồng cạnh tranh.2. Trường hợp không nhất trí một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, các bên có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Thương mại.”Hai quy định trên đảm bảo rằng những phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khiếu nại thì chưa được đưa ra thi hành và trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ khiếu nại, Hội đồng Cạnh tranh hoặc Bộ trưởng Bộ Thương mại có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền; trường hợp đặc biệt phức tạp, thời hạn giải quyết khiếu nại có thể được gia hạn, nhưng không quá 30 ngày.( Điều 111 Luật Cạnh tranh). Khi một quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, bao gồm cả Quyết định của cơ quan quản lý cạnh tranh và của Hội đồng cạnh tranh, bị khiếu nại thì những nội dung bị khiếu nại chưa được đưa ra thi hành.Thời hạn để Bộ trưởng Bộ Thương mại và Hội đồng cạnh tranh giải quyết khiếu nại tối thiểu là 30 ngày và tối đa là 60 ngày. Hội đồng xử lý là hội đồng vụ việc, có ít nhất 5 thành viên trong tổng số 11 đến 15 thành viên của hội đồng cạnh tranh. Hội đồng xử lý là nơi quyết định trực tiếp với từng vụ việc. Khi quyết định của hội đồng xử lý bị khiếu nại thì toàn thể hội đồng cạnh tranh có trách nhiệm xem xét, giải quyết khiếu nại đó.Trường hợp vẫn không nhất trí với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, các bên liên quan có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với một phần hoặc toàn bộ nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại ra toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW có thẩm quyền.

49. Độc quyền hành chính? Các giải pháp nhằm tiết chế độc quyền hành chính?1. Khái niệm.“Độc quyền hành chính” có thể được hiểu là việc một chủ thể kinh doanh có được vị thế độc quyền nhưng không phải do sức mạnh kinh tế mà do sự tác động của quyền lực nhà nước. Độc quyền hành chính xuất hiện khi nhà nước và các cơ quan nhà nước lạm dụng quyền lực của mình thực hiện những hành vi nhằm phá huỷ và ngăn cản cạnh tranh một cách bình thường, và nó là kết quả của quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường.2. Đặc điểm của độc quyền hành chính- Chủ thể của độc quyền hành chính là những đối tượng có trong tay quyền lực nhànước, đó có thể là chính bản thân nhà nước, các cơ quan quản lý nhà nước, các cán bộ, công chức nhà nước hoặc các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội khi được nhà nước trao quyền quản lý nhà nước.- Phương thức thể hiện của độc quyền hành chính: Ở Việt Nam, Trung Quốc và một số cácquốc gia chuyển đổi khác, độc quyền tồn tại không đơn thuần là kết quả của quá trìnhphát triển kinh tế, tích tụ và tập trung về vốn, chiếm ưu thế cạnh tranh trên thị trường tạonên mà nó ra đời phần nhiều do ý chí chủ quan của công quyền thông qua các chínhsách kinh tế hay các quyết định hành chính nhà nước.

19

Page 20: De Cuong Luat Canh Tranh

- Mục đích của độc quyền hành chính: Khi đã giành được vị trí độc quyền hay vị trí thống lĩnh thị trường thông qua các thủ pháp khác nhau, các danh nghiệp ở vị trí đósẽ sử dụng những hành vi lạm dụng ví tríđộc quyền, vị trí thống lĩnh thị trường như: Bán phá giá nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh; áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ; hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, giới hạn thị trường; áp đặt các điều kiện trong giao kết hợp đồng với các doanh nghiệp khác; ngăn cản sự gia nhập thị trường của các đối thủ cạnh tranh mới để nhằm tới hai mục đích: nhằm tránh được áp lực cạnh tranh và tối đa hoá lợi nhuận - Độc quyền hành chính là một trong những nguyên nhân, điều kiện cho sự xuất hiện và tồn tại của tham nhũng.3. Những tiêu cực của độc quyền hành chính.Thứ nhất, độc quyền hành chính làm phá vỡ môi trường cạnh tranh bình đẳng, làm hạn chế quyền tự do kinh doanh của các chủ thể kinh doanh. Thứ hai, quyền hành chính làm ảnh hưởng tới mô hình tiêu thụ và cấu trúc của thị trường. Thứ ba, độc quyền hành chính đã làm lãng phí sâu sắc và gây hại đến các nguồn lực xã hội.Thứ tư, độc quyền hành chính gây xâm hại cho quyền lợi của người tiêu dùng. * Các giải pháp nhằm tiết chế độc quyền hành chính: +củng cố cơ chế giám sát văn bản, tăng cường vai trò của hệ thống các Toà Hành chính.+ phân tách chức năng quản lý hành chính nhà nước với chức năng quản lýkinh doanh, tản quyền tài sản...

50. Các đặc trưng cơ bản của cơ quan quản lí cạnh tranh?Luật cạnh tranh quy định về cơ quan quản lý cạnh tranh như sau:“Điều 49. Cơ quan quản lý cạnh tranh1. Chính phủ quyết định thành lập và quy định tổ chức, bộ máy của cơ quan quản lý cạnh tranh.2. Cơ quan quản lý cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:a) Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế theo quy định của Luật này;b) Thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ; đề xuất ý kiến để Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;c) Điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh;d) Xử lý, xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh;đ) Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.”Từ quy định trên đây, Cơ quan Quản lý cạnh tranh của Việt Nam là một cơ quan thuộc hệ thống cơ quan hành pháp mà cụ thể là thuộc Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương). Có thể khẳng định điều này là bởi vì Điều 7 Luật Canh đã quy định:“Điều 7. Trách nhiệm quản lý nhà nước về cạnh tranh1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về cạnh tranh.2. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh.3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thương mại thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh.”Trong khi đó, Thủ trưởng Cơ quan Quản lý cạnh tranh là do Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) đề xuất để Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm. Hơn nữa, ở các quy định liên quan đến thủ tục thực hiện miễn trừ, Cơ quan Quản lý cạnh tranh có vai trò như một cơ quan tham mưu, thay mặt cho Bộ Thương mại đứng ra thụ lý hồ sơ đề nghị hướng miễn trừ, đề xuất ý kiến để Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định hoạc Bộ trưởng Bộ Thương mại trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.Nếu căn cứ vào hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tổ chức bộ máy Nhà nước, có thể thấy rằng trong hệ thống cơ quan hành pháp của Việt Nam, cơ quan Quản lý cạnh tranh có vị trí tương đương với một Tổng Cục thuôc Bộ. Theo quy định tại Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ thì trong cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ có thể có Cục hoặc Tổng Cục. Tuy nhiên với cơ quan cấp Cục thì chức nanưg, nhiệm vụ

20

Page 21: De Cuong Luat Canh Tranh

là do Bộ trưởng quy định, còn với cơ quan cấp Tổng Cục thì chức năng, nhiệm vụ là do Thủ tướng Chính phủ quy định.Xét về chức năng theo quy định tại Điều 49 Luật Cạnh tranh, Cơ quan Quản lýcạnh tranh của Việt Nam vừa là cơ quan điều tra, vừa là cơ quan xử lý, vừa là cơ quan hành chính.Tính chất cơ quan điều tra thể hiện qua nhiệm vụ sau đây:- Điều tra các hành vi hạn chế cạnh tranh; - Điều tra các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.Tính chất cơ quan xử lý thể hiện qua quyền hạn được trực tiếp xử phạt các hành vi cạnh tranh không lành mạnh,Tính chất cơ quan hành chính thể hiện qua nhiệm vụ, quyền hạn kiểm soát quá trình tập trung kinh tế và thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ, đề xuất ý kiến để Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định hoặc Bộ trưởng Bộ Thương mại trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

51. Sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh đối với doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền?Luật Cạnh tranh áp dụng nguyên tắc cấm tuyệt đối đối với các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh. Theo đó:- Cơ quan có thẩm quyền chỉ cần chứng minh hai điều kiện sau đây là có thể xử lý doanh nghiệp bị điều tra trong vụ việc về hành vi lạm dụng:+ Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp bị điều tra có vi trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp có vị trí độc quyền.+ Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp bị điều tra đã thực hiện một trong các hành vi hạn chế cạnh tranh quy định tại Điều 13 và Đỉều 14 Luật Cạnh tranh.Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam chưa cho phép cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi gây ra hậu quả hạn chế cạnh tranh mà Luật Cạnh tranh chưa quy định. Do đó, căn cứ pháp lý để kết luận về việc thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh sẽ chỉ là những quy định của Luật Cạnh tranh.- Không áp dụng cơ chế loại trừ đối với các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền thị trường để hạn chế cạnh tranh.Một vấn đề khó khăn sẽ đặt ra cho pháp luật và cho cơ chế thực thi là, pháp luật sẽ phải chi tiết hơn trong việc quy định về hành vi theo hướng sau đây:- Phải đưa ra được những căn cứ xác định hành vi chi tiết hơn để không quy trách nhiệm oan cho những trường hợp về hình thức là vi phạm nhưng về bản chất là có thể chấp nhận được. (ví dụ các hành vi ấn định giá mua trong các trường hợp thị trường có biến động).- Phải lượng hoá những căn cứ đó bằng những dấu hiệu khách quan để tránh sự tuỳ tiện trong quá trình áp dụng pháp luật của các cơ quan chức năng.Ngoài ra, theo Luật Cạnh tranh 2004 và Nghị định số 116/2005/NĐ-CP, trong những cơ sở nhận dạng hành vi lạm dụng có những căn cứ đã được lượng hoá như giá thành toàn bộ...cũng có một số những quy định chưa rõ hoặc còn là định tính.=> +Cần làm rõ những tồn tại trên trong các văn bản pháp luật.+ Việc điều tra, thu thập thông tin và phân tích thông tin để kết luận về hành vi vi phạm đòi hỏi phải được thực hiện bằng các biện phsp chuyên ngành kinh tế, kĩ thuật cụ thể tuỳ theo từng vụ việc+ Việc thực thi pháp luật canh tranh đòi hỏi cơ quan thực thi và cán bộ có thẩm quyền phải có trình độ, kinh nghiệm và năng động...

52. Khái niệm và các đặc trưng pháp lí cơ bản của tố tụng cạnh tranh?Tố tụng cạnh tranh là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh. Tố tụng cạnh tranh có sự kết hợp giữa tố tụng dân sự và tố tụng hành chính.Theo khoản 9 Điều 3 Luật Cạnh tranh: “Tố tụng cạnh tranh là hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo trình tự thủ tục giải quyết, xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của luật này.(Tớ k tìm được phần đặc trưng pháp lý nên ai có tài liệu thì bổ sung giúp tớ vs nhé)

21

Page 22: De Cuong Luat Canh Tranh

Luật cạnh tranh là một đạo luật đầu tiên do Quốc hội ban hành đã bao gồm cả các quy phạm về nội dung và quy phạm về hình thức. Là một đạo luật trong hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, phần quy phạm về hình thức trong luật cạnh tranh chịu sự chi phối của các nguyên tắc chung của hệ thống pháp luật như mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật...

53. Sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh đối với các hành vi tập trung kinh tế?* Nguyên tắc xử lý đối với hành vi tập trung kinh tế:Theo Muc 3 Chươg II Luật Cạnh tranh, các trường hợp tập trung kinh tế được chia thành 3 nhóm với thái độ xử lý khác nhau sau đây:- Nhóm tập trung kinh tế bị cấm.Theo Điều 18 Luật Cạnh tranh: “cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan”.Về nguyên tắc, các trường hợp này bị cấm tuyệt đối, song pháp luật cạnh tranh của Việt Nam và của các nước luôn cân nhắc đến tính hiệu quả của hành vi bằng cách dành ra những trường hợp ngoại lệ để cho hưởng miễn trừ. Theo đó, cho dù có thị phần kết hợp trên 50% trên thị trường liên quan việc tập trung kinh tế có diễn ra giữa các doanh nghiệp vẫn có thể được thực hiện nếu đáp ứng được các điều kiện luật định và được người có thẩm quyền ra quyết định cho hưởng miễn trừ.- Nhóm tập trung kinh tế cần phải kiểm soát.Theo Điều 20 Luật Cạnh tranh: “các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp đó phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành tập trung kinh tế.Trong các trường hợp này, các doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại và liên doanh sau khi đã hoàn tất thủ tục thông báo và nhận được trả lời của cơ quan quản lý cạnh tranh theo quy định của pháp luật.- Nhóm được tự do thực hiện tập trung kinh tế.Theo Luật Cạnh tranh và Nghị định số 116/2005/NĐ-CP, các doanh nghiệp có quyền tự do thực hiện việc tập trung kinh tế trong những trường hợp sau đây:+ Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có thị phần thấp hơn 30 % trên thị trương liên quan.+ Doanh nghiệp sau khi tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật không kể thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế đạt mức bao nhiêu trên thị trường liên quan.

* Các biện pháp xử lý vi phạm:Các doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế bị áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm theo luật cạnh tranh nếu thực hiện một trong hai hành vi sau:- Tiến hành tập trung kinh tế thuộc trường hợp bi cấm.- Tiến hành tập trung kinh tế mà không thông báo nếu trường hợp tập trung kinh tế đó thuộc những trường hợp phải thông báo.Việc xử lý vi phạm pháp luật về tập trung kinh tế được thực hiện theo thủ tục tố tụng cạnh tranh, trong đó cơ quan quản lý cạnh tranh có chức năng điều tra vụ việc và có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm bằng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính theo các quy định của Luật Cạnh tranh và Nghị định số 120/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/09/2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh.Các biện pháp xử phạt bao gồm:- Phạt tiền:+ Phạt tiền đến 5% tổng doanh thu trong năm tài chính trước khi tiến hành tập trung kinh tế đối với sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh bị cấm.+ Phạt tiền từ 5% đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước khi tiến hành tập trung kinh tế đối với sáp nhập, mua lại bị cấm trong trường hợp có dấu hiệu chèn ép, buộc doanh nghiệp khác phải sáp nhập hoặc bán toàn bộ hoặc một phần tài sản.

22

Page 23: De Cuong Luat Canh Tranh

+Phạt tiền từ 5% đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước khi tiến hành tập trung kinh tế đối với trường hợp hợp nhất, liên doanh bị cấm trong trường hợp làm tăng giá hàng hoá, dịch vụ trên thị trường liên quan một cách đáng kể.+ Phạt tiền từ 1% đến 3% tổng doanh thu trong năm tài chính trước khi tiến hành tập trung kinh tế đối với trường hợp không thực hiện nghĩa vụ thông báo theo quy định của Luật Cạnh tranh.- Buộc thực hiện chia tách các doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất, bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bị buộc phải bán tài sản đã mua.

Câu 54: Hậu quả pháp lý của các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo luật cạnh tranh?Phần hậu quả pháp lý này được quy định rõ trong luật cạnh tranh rồi, nó khá dài nên các bạn đọc Mục 8 các bạn đọc các Điều 117, 118, 119, 120, 121 Luật cạnh tranh 2004. Ngoài ra các bạn cũng nên tham khảo thêm Nghị định 120/2005 ngày 30/9/2005 Quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.Câu 55: Các trường hợp miễn trừ trong tập trung kinh tế? thủ tục để được hưởng miễn trừ?CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC XEM XÉT MIỄN TRỪ 1. Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản. Đối với trường hợp này, Bộ trưởng Bộ thương mại là người có thẩm quyền xem xét và ra quyết định về việc cho hưởng miễn trừ.DOANH NGHIỆP ĐANG TRONG NGUY CƠ BỊ GIẢI THỂ:  Doanh nghiệp đang trong nguy cơ bị giải thể là doanh nghiệp thuộc trường hợp giải thể theo quy định của pháp luật hoặc theo điều lệ của doanh nghiệp nhưng chưa tiến hành thủ tục giải thể hoặc đang tiến hành thủ tục giải thể nhưng chưa có quyết định giải thể của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.DOANH NGHIỆP ĐANG LÂM VÀO TÌNH TRẠNG PHÁ SẢN Doanh nghiệp không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản 2. Việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ. Đối với trường hợp này, Thủ tướng Chính phủ là người có thẩm quyền xem xét và ra quyết định về việc cho hưởng miễn trừ.ĐỐI TƯỢNG NỘP HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ HƯỞNG MIỄN TRỪ : là các bên dự định tham gia tập trung kinh tế. Các bên tham gia tập trung kinh tế có thể cử một đại diện làm thủ tục đề nghị hưởng miễn trừ. Việc cử đại diện phải được lập thành văn bản có xác nhận của các bên.  Quyền và nghĩa vụ của bên đại diện do các bên thoả thuận quy định.Các bên chịu trách nhiệm về hành vi của bên đại diện trong phạm vi uỷ quyền.CƠ QUAN TIẾP NHẬN HỒ SƠ XIN MIỄN TRỪ :- Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương.- Nơi tiếp nhận: Văn phòng Cục *)THỦ TỤC THỰC HIỆN CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN TRỪ Hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với tập trung kinh tế1. Hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với tập trung kinh tế bao gồm: a) Đơn theo mẫu của cơ quan quản lý cạnh tranh; b) Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế; c) Báo cáo tài chính trong hai năm liên tiếp gần nhất của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật; d) Báo cáo thị phần trong hai năm liên tiếp gần nhất của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan; đ) Báo cáo giải trình cụ thể việc đáp ứng các trường hợp được hưởng miễn trừ theo quy định tại Điều 19 của Luật này; e) Văn bản uỷ quyền của các bên tham gia tập trung kinh tế cho bên đại diện.2. Bên nộp hồ sơ và các bên tham gia tập trung kinh tế chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ.

23

Page 24: De Cuong Luat Canh Tranh

Điều 39. Báo cáo tài chính trong hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với doanh nghiệp mới thành lập có hoạt động kinh doanh chưa đủ một năm tài chính Báo cáo tài chính trong hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với doanh nghiệp mới thành lập có hoạt động kinh doanh chưa đủ một năm tài chính được thay thế bằng các tài liệu sau đây:1. Tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 37 của Nghị định này.2. Kê khai nộp thuế từ thời điểm doanh nghiệp bắt đầu hoạt động đến thời điểm 01 tháng trước ngày ghi trong đơn đề nghị hưởng miễn trừ.Điều 40. Báo cáo giải trình trong hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ1. Báo cáo giải trình cụ thể việc đáp ứng điều kiện được hưởng miễn trừ quy định tại khoản 1 Điều 10, khoản 2 Điều 19 của Luật Cạnh tranh phải được thực hiện dưới hình thức đề án nghiên cứu khả thi do tổ chức khoa học và công nghệ, các tổ chức nghiên cứu và phát triển được thành lập theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000 thực hiện hoặc đánh giá.2. Báo cáo giải trình cụ thể việc đáp ứng điều kiện được hưởng miễn trừ quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Cạnh tranh phải chứng minh được việc một hay nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng bị phá sản theo quy định tại Điều 36 của Nghị định này.Điều 41. Trách nhiệm thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ1. Trường hợp tập trung kinh tế thuộc thẩm quyền cho hưởng miễn trừ của Bộ trưởng Bộ Thương mại, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ để trình Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định việc cho hưởng miễn trừ trong thời hạn quy định tại khoản 1 và 2 Điều 34 của Luật Cạnh tranh.2. Trường hợp tập trung kinh tế thuộc thẩm quyền cho hưởng miễn trừ của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ và kiến nghị Bộ trưởng Bộ Thương mại gửi văn bản xin ý kiến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức khác có liên quan về trường hợp đề nghị hưởng miễn trừ trong thời hạn 50 ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ. Trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn này là 100 ngày.Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Bộ Thương mại về trường hợp miễn trừ, các cơ quan, tổ chức được yêu cầu có trách nhiệm nghiên cứu và gửi ý kiến bằng văn bản đến cơ quan quản lý cạnh tranh.Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ ý kiến của các cơ quan, tổ chức được yêu cầu, cơ quan quản lý cạnh tranh phải tổng hợp các ý kiến đóng góp và dự thảo văn bản thẩm định để Bộ trưởng Bộ Thương mại trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.Điều 42. Nội dung chủ yếu của văn bản thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừVăn bản thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:1. Sự phù hợp của báo cáo giải trình với việc đáp ứng điều kiện được hưởng miễn trừ có thời hạn.2. Những vấn đề còn có ý kiến khác nhau và phương án xử lý.3. Ý kiến đề xuất của cơ quan quản lý cạnh tranh hoặc ý kiến đề xuất của Bộ trưởng Bộ Thương mại đối với trường hợp tập trung kinh tế thuộc thẩm quyền cho hưởng miễn trừ của Thủ tướng Chính phủ.Điều 43. Công khai quyết định cho hưởng miễn trừTrong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định cho hưởng miễn trừ, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm công khai quyết định cho hưởng miễn trừ đồng thời theo các hình thức sau:1. Niêm yết tại trụ sở của cơ quan quản lý cạnh tranh.2. Công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.Điều 44. Sai sót không bị coi là gian dối trong hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ Những sai sót không bị coi là gian dối trong việc đề nghị hưởng miễn trừ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 37 của Luật Cạnh tranh bao gồm các lỗi chính tả, lỗi đánh máy, lỗi in ấn không liên quan đến số liệu báo cáo tài chính và không làm thay đổi nội dung cơ bản của báo cáo giải trình trong hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ.Câu 56: Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh:Doanh nghiệp bị cấm thực hiện các hoạt động quảng cáo sau đây:1. So sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác :

24

Page 25: De Cuong Luat Canh Tranh

Quảng cáo so sánh là việc các doanh nghiệp trong qua trình quảng cáo đã đưa ra những thông tin có nội dung so sánh với sản phẩm của doanh nghiệp khác. Hành vi quảng cáo so sánh với nhiều mức độ khác nhau :- Quảng cáo so sánh bằng- Quảng cáo so sánh hơn- Quảng cáo so sánh nhất=> Lưu ý :+ Sản phẩm đc quảng cáo và sản phẩm bị so sánh phải là những sản phẩm cùng loại So sánh trực tiếp có thể là việc doanh nghiệp vi phạm điểm mặt, chỉ tên sản phẩm và doanh nghiệp cụ thể mà nó muốn so sánh đến (xâm phạm trực tiếp đến đối thủ cụ thể) So sánh sẽ là trực tiếp nếu như những thông tin đưa ra làm cho khách hàng có khả năng xác định được loại sản phẩm , nhóm doanh nghiệp bị so sánh mà không cần phải gọi tên các doanh nghiệp cụ thể nào.+ Sản phẩm bị so sánh phải là sản phẩm do doanh nghiệp khác sản xuất hoặc kinh doanh2. Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng.Bắt chước sẩn phẩm quảng cáo là việc dùng các thông tin, hình ảnh, âm nhạc, màu sắc, chữ viết…giống với sản phẩm của doanh nghiệp khác đã công bố trước đó với mục đích gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, về chất lượng…của sản phẩm được quảng cáo.3. Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung sau đây:+ Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công;+ Cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành;+ Các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác.4. Các hoạt động quảng cáo khác mà pháp luật có quy định cấm.*) Hình thức xử lý: Doanh nghiệp có hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng. Doanh nghiệp vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau: - Hàng hoá, dịch vụ liên quan là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, trang thiết bị y tế, thuốc phòng và chữa bệnh cho người, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi và các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ; - Quy mô quảng cáo thuộc phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên. Ngoài việc bị phạt tiền nêu trên, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:          - Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện việc quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. - Buộc cải chính công khai.Câu 57: Các yếu tố để xác định thị trường địa lí liên quan1. xác định tính thay thế của sản phẩm: Tiêu chí để xác định:- Tính chất của sản phẩm+ Đặc tính+ Mục đích sử dụng- Phản ứng của người tiêu dùng khi có sự thay đổi giá cả của các sản phẩm liên quan 2. xác định khu vực địa lý mà sản phẩm có thể thay thế cho nhau 3. Xác định các doanh nghiệp trên cùng một thị trường liên quan+ Xác định số lượng các doanh nghiệp cùng đang kinh doanh các sản phẩm nằm trong phạm vi có thể thay thế cho nhau+ xác định các doanh nghiệp có khả năng thay thế về cung.*)

25

Page 26: De Cuong Luat Canh Tranh

- Thị trường địa lý liên quan được xác định là một khu vực địa lý cụ thể trong đó có các hàng hoá, dịch vụ có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận.- Theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 116, ranh giới của khu vực địa lý được xác định theo các căn cứ sau đây:+ Khu vực địa lý có cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp tham gia phân phối sản phẩm liên quan;+ Cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp khác đóng trên khu vực địa lý lân cận đủ gần với khu vực địa lý có cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp tham gia phân phối sản phẩm liên quan để có thể tham gia phân phối sản phẩm liên quan trên khu vực địa lý đó;+ Chi phí vận chuyển trong khu vực địa lý;+ Thời gian vận chuyển hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong khu vực địa lý;+ Rào cản gia nhập thị trường.- Theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 116, khu vực địa lý được coi là có điều kiện cạnh tranh tương tự và khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận nếu thỏa mãn một trong các tiêu chí sau đây:+ Chi phí vận chuyển và thời gian vận chuyển làm giá bán lẻ hàng hóa tăng không quá 10%; hoặc+ Có sự hiện diện của một trong các rào cản gia nhập thị trường.Theo quy định tại quy định tại Điều 8 Nghị định số 116, rào cản gia nhập thị trường bao gồm :(i) Sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý theo quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp;(ii) Các rào cản về tài chính bao gồm chi phí đầu tư vào sản xuất, phân phối, xúc tiến thương mại hoặc khả năng tiếp cận với các nguồn cung cấp tài chính;(iii) Quyết định hành chính của cơ quan quản lý nhà nước;(iv) Các quy định về điều kiện kinh doanh, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, các chuẩn mực nghề nghiệp;(v) Thuế nhập khẩu và hạn ngạch nhập khẩu;(vi) Tập quán của người tiêu dùng; và(vii) Các rào cản gia nhập thị trường khác.

Câu 58: Hậu quả pháp lí của các hành vi tập trung kinh tế bị cấm theo Luật cạnh tranh: Tập trung kinh tế là hành vi hạn chế cạnh tranh. Hành vi tập trung kinh tế của doanh nghiệp bao gồm: (1) Sáp nhập doanh nghiệp, (2) Hợp nhất doanh nghiệp, (3) Mua lại doanh nghiệp, (4) Liên doanh giữa các doanh nghiệp, (5) Các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.1. Về sáp nhập doanh nghiệp: Pháp luật về cạnh tranh của các nước đều thống nhất coi sáp nhập doanh nghiệp là một hành vi tập trung kinh tế điển hình. Sáp nhập doanh nghiệp là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp, theo đó một hoặc một số doanh nghiệp bị sáp nhập chuyển toàn bộ tài sản và các quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình cho doanh nghiệp nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. Hậu quả pháp lý: sau khi sáp nhập, doanh nghiệp bị sáp nhập không còn tồn tại và bị xóa tên trong Sổ đăng ký kinh doanh, còn doanh nghiệp nhận sáp nhập được hưởng mọi tài sản cũng như các quyền, nghĩa vụ, lợi ích của doanh nghiệp bị xóa sổ kia.2. Về hợp nhất doanh nghiệp: Hợp nhất doanh nghiệp là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp, theo đó, hai hay nhiều doanh nghiệp bị hợp nhất chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới (gọi là doanh nghiệp hợp nhất), đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất. Quy định này của Luật Cạnh tranh hoàn toàn phù hợp với Luật Doanh nghiệp. Sau khi đăng ký kinh doanh, các doanh nghiệp bị hợp nhất chấm dứt tồn tại, còn công ty hợp nhất mới thành lập được hưởng tất cả các quyền và lợi ích hợp pháp của các công ty bị hợp nhất.3. Về mua lại doanh nghiệp: Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp (gọi là doanh nghiệp mua lại) mua toàn bộ hoặc một phần tài sản, cổ phần của doanh nghiệp khác (gọi là doanh nghiệp bị mua lại) đủ để kiểm soát, chi phối hoạt động một hoặc toàn bộ ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại (khoản 3 Điều 17 Luật Cạnh tranh).

26

Page 27: De Cuong Luat Canh Tranh

Như vậy, mua lại doanh nghiệp gồm hai trường hợp: mua lại toàn bộ và mua lại một phần doanh nghiệp. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng trường hợp mua lại toàn bộ doanh nghiệp thì về bản chất chính là hình thức sáp nhập doanh nghiệp. Bởi vì khi mua lại toàn bộ doanh nghiệp, người mua trở thành chủ sở hữu doanh nghiệp cũng như tài sản doanh nghiệp, được hưởng các quyền và nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp đó. Duy có một điểm khác biệt giữa hai hình thức này, đó là việc doanh nghiệp bị mua lại có chấm dứt tồn tại hay không? Tùy thuộc vào ý chí chủ quan của doanh nghiệp mua, nếu doanh nghiệp bị mua chấm dứt tồn tại thì đó chính là sáp nhập, còn nếu nó tiếp tục hoạt động như một chủ thể kinh doanh độc lập thì sẽ trở thành công ty con trong một tập đoàn kinh tế.Mua lại một phần doanh nghiệp được thực hiện dưới hình thức mua tài sản, cổ phần của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối hoạt động của doanh nghiệp bị mua đó. Như vậy góp thêm vốn vào doanh nghiệp đang hoạt động không được coi là hình thức tập trung kinh tế. Chỉ khi nào góp vốn để thành lập một doanh nghiệp thì khi đó nó mới trở thành hành vi tập trung kinh tế dưới hình thức liên doanh.4. Về liên doanh giữa các doanh nghiệp: Khoản 4 Điều 17 Luật Cạnh tranh quy định: “Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới”.Thông thường ở Việt Nam, cứ nói đến liên doanh là chúng ta nghĩ ngay đến liên doanh với nước ngoài vì hình thức này được quy định trong Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên thuật ngữ liên doanh cũng xuất hiện ở một số văn bản khác như Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước... nhưng không có định nghĩa cụ thể. Luật Cạnh tranh đã đưa ra khái niệm về liên doanh nhưng không nói đến quốc tịch của các bên liên doanh, do đó có thể hiểu rằng việc liên doanh có thể tiến hành giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nhau hoặc giữa một hoặc nhiều doanh nghiệp Việt Nam với một hoặc nhiều doanh nghiệp nước ngoài, miễn là có mục đích thành lập một doanh nghiệp mới.Về vấn đề này, pháp luật cạnh tranh của Pháp lại cho rằng không phải liên doanh nào cũng là tập trung kinh tế mà nó trở thành một hình thức tập trung kinh tế chỉ trong trường hợp kết quả của liên doanh là sự ra đời của một tổ chức kinh tế độc lập.5. Về các hình thức tập trung kinh tế khác nhằm kiểm soát, chi phối hoạt động của doanh nghiệp khác: Đây là cách xây dựng pháp luật phổ biến của Việt Nam khi sử dụng phương pháp liệt kê nhưng vẫn dự phòng một điều khoản mở cho phép bổ sung khi cần thiết. Về bản chất tất cả các hình thức tập trung kinh tế đều nhằm kiểm soát toàn bộ hoặc một phần hoạt động của doanh nghiệp khác.Trên thực tế, các doanh nghiệp có thể thực hiện việc tập trung kinh tế bằng con đường “thôn tính” hay “chi phối” doanh nghiệp khác thông qua hoạt động của thị trường chứng khoán, thị trường vốn. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà pháp luật doanh nghiệp hay pháp luật chứng khoán thường quan tâm vấn đề về khống chế mức tham gia góp vốn vào một doanh nghiệp hay tỷ lệ mà mỗi nhà đầu tư mua trong mỗi đợt phát hành cổ phiếu. Những hình thức đầu tư vào doanh nghiệp khác, đến một mức độ nào đó, có thể coi là một hình thức khác của tập trung kinh tế.Câu 59: Khái niệm và các đặc điểm cơ bản của hành vi cạnh tranh không lành mạnh?1. Khái niệm cạnh tranh không lành mạnh: Luật Cạnh tranh Việt Nam đưa ra định nghĩa về cạnh tranh không lành mạnh tại khoản 4 Điều 3 như sau: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng”.2. Các đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh Xuất phát khái niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh nêu trên, có thể xác định một số đặc điểm cơ bản của hành vi cạnh tranh không lành mạnh như sau: 2.1. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trước hết là một hành vi cạnh tranh do các chủ thể kinh doanh trên thị trường thực hiện.Có thể phân tích vấn đề này trên hai khía cạnh: Thứ nhất, trên thị trường cạnh tranh, mỗi hành vi kinh doanh của một doanh nghiệp cũng chính là hành vi cạnh tranh trong tương quan với các doanh nghiệp khác, do đó mọi hoạt động của doanh nghiệp đều có thể bị xem xét về tính chính đáng, phù hợp với thông lệ hay đạo đức kinh doanh và pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh có thể can thiệp vào nhiều hoạt động khác nhau của đời sống kinh tế.

27

Page 28: De Cuong Luat Canh Tranh

Thứ hai, chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh là các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường 2.2. Đặc điểm thứ hai của hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã được nhắc tới tại phần trên, đó là tính chất đối lập, đi ngược lại các thông lệ tốt, các nguyên tắc đạo đức kinh doanh, có thể hiểu là những quy tắc xử sự chung đã được chấp nhận rộng rãi và lâu dài trong hoạt động kinh doanh trên thị trường. 2.3 Một hành vi cạnh tranh bị kết luận là không lành mạnh và cần phải ngăn chặn khi nó gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại cho các đối tượng khác. Đặc điểm này mang nhiều ý nghĩa về tố tụng và đặc biệt được chú ý khi việc xử lý cạnh tranh không lành mạnh được tiến hành trong khuôn khổ kiện dân sự và gắn liền với yêu cầu bồi thường thiệt hại.Câu 60: Hành vi cản trở hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp khác?1. Khái niệm Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp khác bị cấm là hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. + Thực hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp + Hành vi cản trở hay gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác dụng bất cứ công cụ nào (luật không thể liệt kê) để làm cản trở hoạt động kinh doanh của người khácCần phải xác định được hậu quả xảy ra cho doanh nghiệp bị xâm hại, đó là: tình hình kinh doanh của họ bị gián đoạn hoặc bị cản trở; hậu quả này đã xảy ra trên thực tế.2.Hình thức xử lý Doanh nghiệp có hành vi gây rối trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.Trong trường hợp hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác làm cho doanh nghiệp bị gây rối không thể tiếp tục tiến hành hoạt động kinh doanh một cách bình thường, doanh nghiệp vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.Ngoài việc bị phạt tiền, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:     - Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.- Buộc cải chính công khaiBÀI TẬP TÌNH HUỐNG.61. Trong thời gian vừa qua, người tiêu dùng và báo chí cùng đồng loạt phản đối chính sách bán hàng của Công ty Hon Đa Việt Nam đối với loại sản phẩm xe máy Lead. Loại xe này được Công ty Hon Đa Việt Nam tung ra thị trường từ cuối năm 2008 và ngay lập tức đánh trúng vào thị hiếu của khá nhiều người tiêu dùng Việt Nam. Tuy nhiên, để có thể mua được một chiếc xe máy loại này tại các đại lí của hãng Hon Đa thì thật không dễ và người tiêu dùng sẽ phải bỏ ra số tiền chênh lệnh khá lớn so với giá mà chính công ti đã thông báo trên Web site của mình (giao động từ 5 tới 8 triệu đồng/ chiếc). Một điều đáng ngạc nhiên nữa là giá bán lẻ của các Đại lí Hon Đa trên thị trường thường thống nhất trong cùng một thời điểm (cùng lắm cũng chỉ chênh nhau khoảng 100.000đ/xe) và người tiêu dùng sẽ phải chờ đợi đôi khi hàng tuần lễ để có thể mua được một chiếc xe vì các Đại lí thường thông báo hết hàng. Hỏi: Theo Anh (Chị) đã có những dấu hiệu nào của việc vi phạm các quy định Luật cạnh tranh trong tình huống kể trên?

TRẢ LỜI: Những dấu hiện của việc vi phạm các quy định luật cạnh tranh:1. Có dấu hiệu xuất hiện thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại điều 8- Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp (chênh lệch giá giữa giá công ty thông báo và giá bán tại đại lý và các đại lý có giá bán lẻ thống nhất trong cùng thời điểm, không chênh lệch nhiều)- Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ ( người tiêu dùng phải chờ đợi hàng tuần vì hết hàng trong khi số lượng xe công ty sản xuất không bị giảm đi=> biểu hiện đại lý găm hàng gây khan hiếm xe)Lưu ý là các thỏa thuận này chỉ bị cấm khi các bên tham gia thoả thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên. ( Theo khoản 2 điều 9)

28

Page 29: De Cuong Luat Canh Tranh

Nhưng trên thực tế, tháng 3/2009, bộ Công thương đã điều tra và không thấy dấu hiệu của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.2. Quá trình điều tra cần xác định:- Phạm vi thị trường địa lý liên quan: thị trường xe máy trong lãnh thổ Việt Nam- Thị phần của đại lý có > 30% không?- Chứng minh giữa họ có những thỏa thuận trên.

62. Yamaha liên doanh với cờ đỏ/ Sóc Sơn láp ráp xe gắn máy. Trong hợp đồng liên doanh hai bên thoả thuận, khi liên doanh có nhu cầu vay vốn thì bên Nhật sẽ lo liệu, khi liên doanh có nhu cầu xuất khẩu xe máy thì bên Nhật sẽ bao tiêu, khi liên doanh thay đổi công nghệ thì chỉ được mua công nghệ từ các nguồn do bên Nhật chỉ định, bên Việt Nam không được liên doanh với các đối thủ cạnh tranh với bên Nhật và với chính liên doanh. Sau một thời gian Cờ đỏ muốn liên doanh với Jarling/ Trung Quốc để láp ráp xe máy Trung Quốc. Hỏi: Cờ Đỏ có vi phạm hợp đồng không?

TRẢ LỜI: Vấn đề cần xác định trong tình huống: Giữa hai bên Yamaha_ Cờ đỏ có tồn tại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh không?- Nếu không có => Hai bên tiếp tục thực hiện hợp đồng và Cờ đỏ không được liên doanh với đối thủ cạnh tranh- Nếu có => Hợp đồng sẽ bị hội đồng cạnh tranh tuyên bố vô hiệu và thỏa thuận trong hợp đồng không còn ràng buộc 2 bên nữa, Cờ đỏ sẽ có quyền liên doanh với bất cứ bên nào.Các thỏa thuận về vay vốn, bao tiêu, công nghệ là thỏa thuận hợp pháp, vấn đề cần xác định là thỏa thuận về liên doanh có vi phạm pháp luật về cạnh tranh không.

63. Người tiêu dùng phàn nàn rằng một số đại lý cho P&G; không được bán Daso, Tico; một số hàng quán đại lý cho bia Tiger không bán bia Hà Nội. Hỏi: Giải quyết thực trạng này như thế nào ?

TRẢ LỜI: Trường hợp này tương tự vụ việc nổi tiếng liên quan đến quán Cây Dừa và bia Sài Gòn. Hãng bia SG kiện do đã cung cấp cơ sở vật chất và thỏa thuận với đại lý sẽ không được bán hàng hãng khác. Những thỏa thuận này đều được lập thành văn bản. Vấn đề cần xác định là thỏa thuận này có vi phạm luật cạnh tranh không?- Vào thời điểm chưa có luật cạnh tranh thì bên vi phạm là các đại lý, do đã làm trái với thỏa thuận trong hợp đồng- Khi đã có luật cạnh tranh: Phải xem xét về việc lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hoặc vị trí độc quyền. Như vậy, vấn đề cần xác định là:+ Thị trường liên quan+ Thị phần: có trên 30% không?+ Có đối thủ nào vừa tham gia thị trường liên quan không? ( Nếu có => Hành vi hạnh chế cạnh tranh)Nếu là để tranh giành thị trường với đối thủ cũ => Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.

64. Một doanh nghiệp Thái Lan đăng ký nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc tại Hoa Kỳ năm 1993. Năm 1993 một công ty Việt Nam có trụ sở tại Phú Quốc muốn bán nước mắm chính hiệu sang Hoa Kỳ thì vi phạm bản quyền đã có sẵn. Hỏi: Xử lý tình huống này ra sao ? 

TRẢ LỜI: Giống tình trạng của doanh nghiệp Vinataba và Kẹo dừa Bến Tre- Đối với sản phẩm nổi tiếng => Không cần chứng minh về nhãn hiệu- Đối với các sản phẩm khác, cách duy nhất để bảo vệ quyền lợi là phải đăng ký nhãn hiệu theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

65. Phoóc-môn trong bánh phở: đầu năm 2000, người yêu phở Bắc Hà sửng sốt vì biết mình thường xuyên được ăn phở có pha phoóc- môn; một hoá chất độc hại cho sức khoẻ thường được dùng để ướp xác chết trong các nhà xác của bệnh viện. Hỏi: Xử lý tình trạng này ra sao ? 

29

Page 30: De Cuong Luat Canh Tranh

TRẢ LỜI: Theo khoản 10 điều 39 luật cạnh tranh:“Hành vi cạnh tranh không lành mạnh bao gồm:10. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác theo tiêu chí xác định tại khoản 4 Điều 3 của Luật này do Chính phủ quy định.”Và khoản 4 Điều 3:“ 4. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.”Thì đây là hành vi “trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng” nhằm mục đích cạnh tranh=> Hành vi cạnh tranh không lành mạnh vi phạm luật cạnh tranh, sẽ bị xử lý bằng các hình phạt như: phạt tiền, cảnh cáo, hình phạt bổ sung Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh + áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (Điều 117). Cơ quan quản lý cạnh tranh tiến hành phạt tiền theo quy định của pháp luật ( Khoản 2 điều 119)

66. Cửa hàng quần áo trên phố Trần Nhân Tông trong cơn khó khăn không tiêu thụ được hàng hoá, bèn trương biển quảng cáo “Đại hạ giá, giảm 75%” trước cửa hàng liên tục trong nhiều tháng, nhà bên cạnh thấy vậy liền treo biển “Khai trương - Đại hạ giá” còn to và ấn tượng hơn nhà bên cạnh. Hỏi: Làm thế nào để xử lý hành vi kể trên

TRẢ LỜI: Cần xác định: Đây có phải hành vi bán phá giá không?Doanh nghiệp có hành vi bán phá giá phải là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc vị trí độc quyền. Xác định các yếu tố:+ Thị phần trên 30%Nếu không đạt 30% => vi phạm về quy định quảng cáo, khuyến mãi ( quá 50%)+ Nếu không thực sự giảm giá như đã quảng cáo, hoặc hàng hóa bán với giá giảm có chất lượng khác với hàng hóa trong quảng cáo => quảng cáo gian dối – vi phạm điều 45Điều 45. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnhCấm doanh nghiệp thực hiện các hoạt động quảng cáo sau đây:3. Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung sau đây:a) Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công;+ Ngoài ra, doanh nghiệp có thể vi phạm về thời gian khuyến mãi trong đăng ký thời gian khuyến mãi, nếu quảng cáo khuyến mãi kéo dài hơn thời gian đã đăng ký.

67. Nước khoáng Waterman gửi cho tất cả đai lý và khách hàng một bản kết quả giám định so sánh hàm lượng chất khoáng trong nước khoáng Waterman và LaVie, theo đó nước khoáng Waterman có ưu điểm hơn hẳn LaVie. laVie khởi kiện yêu cầu Waterman chấm dứt ngay hành vi cạnh tranh trên, với lý do không được cạnh tranh so sánh với bản kết quả giám định không có độ tin cậy. Hỏi: Cơ sở của đơn khởi kiện?

TRẢ LỜI: - Nếu thông tin này được công khai qua các phương tiện thông tin đại chúng => Hành vi quảng cáo so sánh vi phạm khoản 1 điều 45Điều 45. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnhCấm doanh nghiệp thực hiện các hoạt động quảng cáo sau đây:1. So sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác;- Nếu thông tin này không phải quảng cáo công khai: Hành vi gièm pha bôi nhọ, vi phạm quy định tại điều 43Điều 43. Gièm pha doanh nghiệp khácCấm doanh nghiệp gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không

30

Page 31: De Cuong Luat Canh Tranh

trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.Điều kiện vi phạm điều 43:+ Thông tin đưa ra không xác thực+ Mục đích cạnh tranh nhằm giảm uy tín của đối thủ cạnh tranh 

68. Sau một thời gian kinh doanh, quán ốc “Ông già” ở Quảng Bá trở nên nổi tiếng. Liền sau đó các nhà hàng xóm cũng mở cửa hàng bán ốc với biển hiệu “Ông già chính hiệu”. Tương tự như vậy không ai còn biết đâu là phở Thìn chính hiệu, rượu Làng Vân, thịt chó Vân Đình, bánh đậu xanh Rồng Vàng . Hỏi: Làm thế nào để lập laị trật tự trong lĩnh vực trên ? 

TRẢ LỜI: Đây là chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn vi phạm điều 40Điều 40. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn1. Cấm doanh nghiệp sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý và các yếu tố khác theo quy định của Chính phủ để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh.2. Cấm kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn quy định tại khoản 1 Điều này.

=> Phải xác định thương hiệu này ai xác lập, đăng ký trường ( Thường thì rất khó xác định)=> Cách lập lại trật tự là đăng ký bảo hộ tên thương mại

69. Cò nhà hàng trước các quán trên phố Tống Duy Tân và các loại cò dịch vụ khác, ví dụ cò công chứng, cò đổi ngoại tệ. lôi kéo khách hàng như vậy làm khách hàng không dễ chịu. Hỏi: Pháp luật Việt Nam có quy định gì về hiện tượng này?

TRẢ LỜI: Luật cạnh tranh có quy định về hành vi ép buộc không cho khách hàng giao dịch với đối thủ cạnh tranhĐiều 42. Ép buộc trong kinh doanhCấm doanh nghiệp ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.Điều kiện vi phạm điều 42: Người ép buộc phải có vị thế đối với người bị ép buộc ( ví dụ: độc quyền cung cấp 1 loại hàng hóa…)Để chứng minh loại hành vi này, phải xác định:- Khả năng tác động đến đối tác- Biểu hiện của hành vi ép buộc=> Đây chỉ là hành vi cản trở, gây rối hoạt động kinh doanh bình thường.

70. Một công ty nước ngoài muốn tìm đối tác Việt nam để liên doanh sản xuất xi măng, sau khi làm việc với tổng công ty xin được gặp gỡ trực tiếp với hai công ty Nam và công ty Bắc. Các cuộc làm việc diễn ra riêng rẽ, tại đó cả hai đối tác chủ nhà đều nói xấu lẫn nhau và đều cho rằng mình là đối tác đầu tư tốt nhất. Nhà đầu tư nước ngoài chọn công ty Nam, công ty Bắc phát đơn kiện công ty Nam đã dèm pha thương nhân, làm lỡ cơ hội liên doanh. Hỏi: Cơ sở pháp lý của đơn kiện ? 

TRẢ LỜI: Điều kiện của hành vi gièm pha thương nhân (Điều 43)- Thông tin không trung thực- Mục đích khiến đối thủ cạnh tranh giảm uy tín- Là đối thủ cạnh tranh trên cùng thị trường liên quanNhư vậy, phải xem xét cụ thể các tiêu chí trên, đối chiếu với nội dung cuộc thương thảo giữa các bên để xác định hành vi vi phạm.

71. Hương lúa là 12 công ty kinh doanh tắc xi cạnh tranh với nhau để giành lấy khách hàng ở khu vực Hà Nội. Do lượng khách hàng ít ỏi, kinh doanh khó khăn, 12 doanh nghiệp này họp lại, thành lập một tập đoàn

31

Page 32: De Cuong Luat Canh Tranh

kinh doanh tắc xi và thoả thuận như sau: Công ty số 1 dến 5 kinh doanh ở nội thành, công ty 6 đến 9 kinh doanh ở nội bài, công ty 9 đến 12 kinh doanh từ chân cầu Đuống đến cầu Thăng Long. Cho đến năm 2002, các công ty tắc xi chỉ được dùng xe Hàn Quốc và giữ nguyên giá 6000đ /Km. Công ty nào vi phạm thoả thuận sẽ bị cấm kinh doanh và phạt đền bù thiệt hại cho nghiệp đoàn. Hỏi: Thỏa thuận trên có vi phạm không? xử lí như thế nào? 

TRẢ LỜI: Xét điều 8 luật cạnh tranhĐiều 8. Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh1. Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;=> Giá 6000đ/km2. Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ;=> Phân chia thị trường, giới hạn thị trường4. Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;=> Giới hạn về công nghệ: xe Hàn QuốcTheo điều 9, các thỏa thuận trên chỉ bị cấm khi các bên tham gia thoả thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên.=> Như vậy, thỏa thuận trên chỉ vi phạm nếu Hương Lúa có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên.=> Cách xử lý: Điều 117. Các hình thức xử phạt vi phạm pháp luật về cạnh tranh và các biện pháp khắc phục hậu quả1. Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:a) Cảnh cáo;b) Phạt tiền.2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:a) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh.3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:a) Cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường;b) Chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua;

d) Loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh;đ) Các biện pháp cần thiết khác để khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh của hành vi vi phạm.Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Điều 118. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh1. Đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền hoặc tập trung kinh tế, cơ quan có thẩm quyền xử phạt có thể phạt tiền tối đa đến 10% tổng doanh thu của tổ chức, cá nhân vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm.

3. Chính phủ quy định cụ thể mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định của Luật này.

Điều 119. Thẩm quyền xử phạt, xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh1. Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh có các quyền hạn sau đây:a) Phạt cảnh cáo;b) Phạt tiền theo quy định tại khoản 1 Điều 118 của Luật này;c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh;d) Áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm c, d và đ khoản 3 Điều 117 của Luật này;

32

Page 33: De Cuong Luat Canh Tranh

đ) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;e) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 117 của Luật này.2. Cơ quan quản lý cạnh tranh có quyền áp dụng các biện pháp quy định tại điểm a khoản 1, điểm b khoản 2, điểm c khoản 3 Điều 117 và khoản 2 Điều 118 của Luật này.3. Các cơ quan khác có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

72. Trên đường vào Phủ Tây Hồ có rất nhiều quán ăn đặc sản là cá Hồ Tây với những biển hiệu gần giống nhau như: “Quán cá ông già”; “Quán ông già xịn; “Quán ông già chính hiệu”…, thậm chí có quán còn trưng biển “Đây mới là ông già”. Thực khách tới nơi này như lạc vào ma trận vì việc tranh giành khách giữa nhân viên các quán nói trên. Những quán ở đầu đường cho nhân viên đứng chặn xe của khách và kéo vào quán mình bất kể khách muốn hay không muốn. Câu hỏi: Trong tình huống kể trên có biểu hiện nào của hành vi vi phạm Luật cạnh tranh? Phân tích cấu thành của hành vi đó?TRẢ LỜI: Tương tự tình huống 68, 69.

33