CÂU 1: Đồng chí hãy phân tích: Nguồn gốc hình...

28
CÂU 1 : Đồng chí hãy phân tích: Nguồn gốc hình thành tư tưởng HCM, làm rõ mối quan hệ giữa các nguồn gốc đó và khẳng định nhân tố có vai trò quan trọng nhất. (Truyền thống dân tộc - Tinh hoa văn hóa nhân loại - Chủ nghĩa Mác-Lênin - Chủ quan của Hồ Chí Minh). Bài làm Chủ tịch HCM - vị anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, điều đó đã được dân tộc VN và cả nhân loại ngày nay thừa nhận. Với thiên tài trí tuệ của mình, với lòng yêu nước nồng nàn và thương dân sâu sắc, Bác - từ một con người giản dị bình thường đã trở thành nhà tư tưởng vĩ đại, một nhà lý luận thiên tài của cách mạng VN. Người là sự kết tinh những giá trị tinh hoa nhất của văn hóa dân tộc và của nhân loại, là bước phát triển mới của CN Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể của VN. Tư tưởng ấy có giá trị vô cùng to lớn, định hướng cho CM VN trong hơn nữa thế kỷ qua, góp phần thúc đẩy tiến trình văn minh, tiến bộ của nhân loại. Hiện nay tư tưởng HCM đang tiếp tục soi đường cho CM nước ta trong sự nghiệp đổi mới, cương lĩnh của Đảng ta năm 1991 đã xác định:” Đảng lấy CN Mác-Lênin và tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”. Đây là kết luận rút ra từ kết quả tổng kết sâu sắc thực tiễn lịch sử Đảng ta và CM VN từ khi có Đảng lớn Hội nghị TW 6 (lần 2) khóa 8 khi bàn về quyết định những nhiệm vụ cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng, một lần nữa khẳng định quan điểm có tính nguyên tắc của Đảng là:” Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng HCM là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng”. Tư tưởng HCM là sản phẩm của sự kết hợp sáng tạo CN Mác- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, là lý luận chiến lược CM d.tộc, dân chủ nhân dân tiến lên CNXH, là khoa học về quy luật phát triển xã hội thuộc địa nửa phong kiến, kinh tế chưa phát triển, là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và nhân dân VN trong thời đại mới. Hay có thể nói đó là một hệ thống những luận điểm về cách mạng VN từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên CNXH nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và con người, xây dựng một nước VN hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh, góp phần vào CM thế giới. Tư tưởng HCM hình thành và phát triển từ trong quá trình Người tham gia các hoạt động tìm đường cứu nước, từ những

Transcript of CÂU 1: Đồng chí hãy phân tích: Nguồn gốc hình...

Page 1: CÂU 1: Đồng chí hãy phân tích: Nguồn gốc hình …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/giao-duc-dai-cuong/triet... · Web viewĐồng chí hãy phân tích: Nguồn gốc hình

CÂU 1: Đồng chí hãy phân tích: Nguồn gốc hình thành tư tưởng HCM, làm rõ mối quan hệ giữa các nguồn gốc đó và khẳng định nhân tố có vai trò quan trọng nhất.

(Truyền thống dân tộc - Tinh hoa văn hóa nhân loại - Chủ nghĩa Mác-Lênin - Chủ quan của Hồ Chí Minh).

Bài làm Chủ tịch HCM - vị anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, điều đó đã

được dân tộc VN và cả nhân loại ngày nay thừa nhận. Với thiên tài trí tuệ của mình, với lòng yêu nước nồng nàn và thương dân sâu sắc, Bác - từ một con người giản dị bình thường đã trở thành nhà tư tưởng vĩ đại, một nhà lý luận thiên tài của cách mạng VN. Người là sự kết tinh những giá trị tinh hoa nhất của văn hóa dân tộc và của nhân loại, là bước phát triển mới của CN Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể của VN. Tư tưởng ấy có giá trị vô cùng to lớn, định hướng cho CM VN trong hơn nữa thế kỷ qua, góp phần thúc đẩy tiến trình văn minh, tiến bộ của nhân loại. Hiện nay tư tưởng HCM đang tiếp tục soi đường cho CM nước ta trong sự nghiệp đổi mới, cương lĩnh của Đảng ta năm 1991 đã xác định:” Đảng lấy CN Mác-Lênin và tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”. Đây là kết luận rút ra từ kết quả tổng kết sâu sắc thực tiễn lịch sử Đảng ta và CM VN từ khi có Đảng lớn Hội nghị TW 6 (lần 2) khóa 8 khi bàn về quyết định những nhiệm vụ cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng, một lần nữa khẳng định quan điểm có tính nguyên tắc của Đảng là:” Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng HCM là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng”.

Tư tưởng HCM là sản phẩm của sự kết hợp sáng tạo CN Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, là lý luận chiến lược CM d.tộc, dân chủ nhân dân tiến lên CNXH, là khoa học về quy luật phát triển xã hội thuộc địa nửa phong kiến, kinh tế chưa phát triển, là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và nhân dân VN trong thời đại mới. Hay có thể nói đó là một hệ thống những luận điểm về cách mạng VN từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên CNXH nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và con người, xây dựng một nước VN hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh, góp phần vào CM thế giới.

Tư tưởng HCM hình thành và phát triển từ trong quá trình Người tham gia các hoạt động tìm đường cứu nước, từ những kinh nghiệm phong phú được tích lũy qua quá trình hoạt động phong trào cộng sản và công nhân quốc tế và thực tiễn lãnh đạo CM VN, tư tưởng của người được hình thành không tách rời những nguồn gốc xã hội lúc bấy giờ.

Hồ chủ tịch là người kế thừa xuất sắc những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của nhân dân ta trong quá trình dựng nước và giữ nước. Đó là truyền thống kiên cường bất khuất, nhân nghĩa, yêu chuộng tự do hòa bình, đoàn kết cộng đồng d.tộc. Bác là người tiếp thu, nhận thức rất sớm và sâu sắc những truyền thống tốt đẹp đó. Trong cảnh nước mất, nhà tan, nhân dân lầm than dưới hai tầng áp bức bóc lột chính là nguồn động lực hun đúc cho Bác hình thành nguồn gốc tư tưởng đầu tiên của Người, nguồn gốc đó là toàn bộ tinh hoa văn hóa VN được kết tinh qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, nổi bật nhất là chủ nghĩa yêu nước VN.

Dân tộc ta là một dân tộc anh hùng, điều đó đã được chứng minh trong lịch sử và cả thế giới ngày nay thừa nhận, sống trên một mảnh đất không rộng người

Page 2: CÂU 1: Đồng chí hãy phân tích: Nguồn gốc hình …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/giao-duc-dai-cuong/triet... · Web viewĐồng chí hãy phân tích: Nguồn gốc hình

không đông, mảnh đất của bao thời kỳ giặc ngoại xâm qua lại, nhiều kẻ thù mạnh hơn gấp bội, qua các thời kỳ giặc ngoại xâm phương Bắc: từ Triệu, Đnh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập… đã đánh bại các triều đại Tần, Hán, Đòng, Nguyên, Minh, Thanh, sản sinh ra các anh hùng hào kiệt từ hai bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Quang Trung. Từ thời kỳ Pháp xâm lược với chính sách người dân, hòng xóa tên VN trên bản đồ thế giới cũng không khuất phục được nhân dân ta. Nhiều sĩ phu yêu nước đã tập hợp lực lượng chống lại thực dân Pháp, khởi nghĩa nổ ra khắp nơi như Ba Đình, Bãi Sậy, phong trào Đông kinh nghĩa thục với các tên tuổi của Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu trình…khởi nghĩa. Ở Thái Nguyên, Yên Bái. Chủ nghĩa y6eu nước, truyền thống đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường đã thúc giục những con người ưu tú, trong đó có Nguyễn Tất Thành, quyết ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Đó cũng là tư tưởng, tình cảm chi phối mọi suy nghĩ và hành động của HCM trong suốt cuộc đời. Người nói:” Tôi chỉ có một ham muốn tột bậc là làm sao cho đất nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”

Nói về Chủ nghĩa Mác LêNin, HCM khẳng định:” đó là vũ khí tư tưởng không gì thay thế được, nó là cẩm nang, là mặt trời soi sáng ta đi tới CNXH, CNCS” với phép biện chứng duy vật đã giúp Bác có được tư duy và phương pháp luận đúng đắn, nhờ đó Bác đã thành công trong trong quá trình hoạt động CM, gần mười năm bôn ba qua nhiều châu lục, khảo sát thực tiễn qua nhiều nước Tư bản và thuộc địa, Bác đã sớm nhận thức được xu hướng của thời đại, từ một người yêu nước, từ nhận thức hết sức nhạy bén, sáng tạo và trí tuệ sáng suốt Bác đã gặp CN Mác-Lênin như một cuộc hẹn hò từ trước” Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin đã soi sáng và tạo ra những bước ngoặt phát triển tư tưởng của HCM, từ yêu nước chưa có định hướng chuyển sang lập trường của CN M-Lê nin và Người đã rút ra kết luận : ”Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”. Đó là cuộc CM dân chủ tư sản kiểu mới do Đảng tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo nhằm đánh đổ đế quốc phong kiến và tay sai, giành độc lập dân tộc, thực hiện người cày có ruộng, sau đó tiến lên làm CM XHCN, xây dựng CNXH và CNCS Ở VN. Đó là đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, kết hợp CN yêu nước và CN quốc tế của giai cấp công nhân, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại nhằm đạt mục tiêu cuối cùng là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người.

Đối với tông giáo, Bác hiểu rất sâu sắc, vận dụng rất sáng tạo của Nho giáo, Phật giáo và các tôn giáo khác như việc liên hệ đạo đức người CM với đạo tam tài, trời, đất. Bác nói:” Ông Mác có phép DVBC, ông Khổng có đức trí dũng con người, Đức chúa Giêsu có lòng nhân ái, Đức phật Thích ca có lòng từ bi bác ái, Tôn Dật Tiên có chủ nghĩa tam dân. Nếu các vị ấy còn sống thì chắc họ sẽ sống hoàn mỹ với nhau, bởi vì các vị đó có một điểm chung là muốn giải phóng con người, giải phóng nhân loại, tôi nguyện làm người học trò nhỏ của các vị ấy”.

Những giá trị tốt đẹp ấy đã trở thành nguồn gốc rất quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách, tư tưởng HCM trong cuộc đời và sự nghiệp đã làm cho nhiều người nể phục. Bác ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, hoạt động Ở nước ngoài 30 năm, qua nhiều quốc gia châu lục hành trang của Người là chủ

Page 3: CÂU 1: Đồng chí hãy phân tích: Nguồn gốc hình …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/giao-duc-dai-cuong/triet... · Web viewĐồng chí hãy phân tích: Nguồn gốc hình

nghĩa yêu nước và văn hóa VN. Năm 1923, tại đại hội quốc tế V tại Liên Xô, một nhà thơ Liên Xô đã từng nhận xét:” Từ Nguyễn ái Quốc tỏa ra một nền văn hóa, không phải là văn hóa Châu âu mà có lẽ là văn hóa tương lai”, lời tiên đoán đó sau 67 năm đã trở thành hiện thực vào năm 1990 khi UNESCO công nhận HCM “ vị anh hùng giải phóng dân tộc của VN và là một nhà VH lớn”.

Từ bản lĩnh, phẩm chất, tính cách của HCM cho ta thấy, ngay từ thuở nhỏ Bác đã có hoài bão lớn, có bản lĩnh kiên định, giàu tính nhân ái và sớm có ý thức Y.nước, cứu nước, tự tin vào mình, Bác coi trọng Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh nhưng không tán thành con đường đi của các bậc tiền bối ấy. Ở con người Bác có linh khiếu chính trị cộng với nghị lực phi thường nên Bác đã rất thành công trong lãnh đạo CM. Với hai bàn tay Bác đã quyết tâm xa quê đi tìm đường cứu nước mà lòng quặn đau nỗi nhớ:” Đất nước đẹp vô cùng nhưng Bác phải ra đi”. Nhờ vào sức lực trí tuệ, vượt mọi gian khó mà Bác đã chiến thắng tất cả, ta thử tưởng tượng trong hoàn cảnh hiện nay, lớp trẻ phải làm gì để học tập người thanh niên ấy. Sống trong lòng CNTB, thực dân, với khả năng, tư chất thông minh, Bác không màng, không tưởng tới bất cứ một điều gì cho mình, một mình đến với CN M-Lê nin, tự ghiền nghiền ngẫm, so sánh, đối chiếu với thực tiễn để chọn đó làm lý tưởng cho bản thân, cho d.tộc, bác quả là một người vĩ đại- một con người mà:

Giàu sang không thể quyến rũ.Nghĩa khí không thể chuyển lay.Uy lực không thể khuất phục.Kể cả khi trở thành người đứng đầu Đảng và nhà nước Bác vẫn là con người hết

sức dung dị, bình thản nhưng rất vĩ đại. Nhân dân ta gọi người là Bác, cả đời người là của nước non. Cơ sở nội tại, nhân tố chủ quan trong con người HCM là một trong những cơ sở hình thành tư tưởng của Bác.

Như vậy, qua phân tích tư tưởng HCM, cùng với nguồn gốc nội tại, có 3 nguồn gốc cơ bản đó là: CN Mác-Lênin, chủ nghĩa yêu nước và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại.

Trong các nguồn gốc hình thành nên tư tưởng HCM, chủ nghĩa yêu nước là cơ sở ban đầu và động lực thúc đẩy Người tự giác đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, còn CN Mác-Lê nin đã nâng CN yêu nước lên một bước phát triển mới về chất phù hợp với thời đại mới. CN Mác-Lê nin là nguồn gốc trực tiếp và chủ yếu của tư tưởng HCM.

Tinh hoa văn hóa nhân loại đã giúp cho HCM hiểu sâu sắc hơn CN Mác-Lê nin, làm phong phú bản sắc tư tưởng của Người, do kết hợp được dân tộc với thời đại, phương Đông với phương Tây và nâng tầm văn hóa chính trị của Người ngang tầm với thời đại. Tư duy HCM hình thành là sự tổng hợp, chắt lọc tư duy độc lập qua trí tuệ và nhân cách lớn của Người. Trên cơ sở một bản lĩnh chính trị kiên định và cốt cách văn hóa độc đáo của Người. Đó là kết quả tổng hợp quá trình đấu tranh lâu dài trong thực tiễn, hiểm nguy, gian khó qua nhiều châu lục, một quá trình học tập, tích lũy kinh nghiệm sống và chiến đấu của Người.

Nguồn gốc hình thành tư tưởng HCM đã quy định tính cách mạng, khoa học của tư tưởng đó. Tư tưởng HCM là kết quả của sự vận dụng sáng tạo CN Mác-Lê nin trong điều kiên cụ thể của nước ta. Tư tưởng HCM là tài sản tinh thần quý báu của toàn Đảng, toàn dân tộc ta đã đang và sẽ biến thành sức mạnh vật chất soi đường chỉ lối cho dân tộc ta đi tiếp chặng đường đổi mới, xây dựng CNXH.

Page 4: CÂU 1: Đồng chí hãy phân tích: Nguồn gốc hình …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/giao-duc-dai-cuong/triet... · Web viewĐồng chí hãy phân tích: Nguồn gốc hình

Tính khoa học sáng tạo của HCM đã được lịch sử đấu tranh CM 70 năm qua kiểm chứng, trải qua bao khúc quanh của lịch sử dân tộc và những biến cố khắc nghiệt của d.tộc, thời đại, tư tưởng của Bác vẫn luôn cùng con cháu thời đại HCM vững bước đi tới mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, tư tưởng đó là niềm tự hào của mọi thế hệ VN. Dưới ánh sáng của CN Mác-Lê nin và tư tưởng HCM, toàn Đảng, toàn dân ta càng vững tin vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng. Mỗi CB, đảng viên và người dân VN cần phải ra sức học tập, rèn luyện tu dưỡng theo tư tưởng của Người góp phần xây dựng một nước VN độc lập, thống nhất bền vững trong thời đại ngày nay, tư tưởng HCM vẫn sống mãi với non sông VN./

Câu 2 : Làm rõ những sáng tạo của HCM trong tư tưởng G.phóng dân tộc.

Nguồn gốc của tư tưởng (lý luận, thực tiễn); từng nội dung, so sánh với các tư tưởng khác, với chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng của quốc tế cộng sản để thấy rõ sáng tạo trong tư tưởng HCM; ý nghĩa p.pháp luận.

TRẢ LỜI : Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là hạt nhân cốt lõi, là tư tưởng trung

tâm, xuyên suốt toàn bộ học thuyết tư tưởng HCM. Tư tưởng yêu nước “không có gì quí hơn độc lập tự do” luôn luôn đứng

ở hàng đầu trong bản giá trị tinh thần VN, nhưng trước Nguyễn Ái Quốc, HCM nó vẫn dừng lại ở chủ nghĩa yêu nước truyền thống. Điểm khác biệt giữa HCM và các lãnh tụ yêu nước tiền bối là ở chỗ người đã gặp được thời đại ta đã tìm thấy con đường giải phóng dân tộc trong quĩ đạo cuộc CM vô sản. Vì vậy ngay từ khi bắt gặp luận cương của Lê nin hình thành đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc, ở HCM đã có sự gắn bó thống nhất giữa độc lập dân tộc và CNXH. Tư tưởng HCM về con đường giải phóng dân tộc:

Ngay từ đầu những năm 20 của thế kỷ 20, tư tưởng về con đường giải phóng dân tộc ở HCM khẳng định trong một luận đề nổi tiếng: “chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc, cả hai cuộc giải phóng chỉ có thể sự nghiệp của CNCS và cuộc cách mạng thế giới”

Tư tưởng HCM về con đường giải phóng dân tộc là thực hiện sự kết hợp hài hòa giữa dân tộc và giai cấp, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế, độc lập dân tộc và CNXH. Nội dung của thực thể này được HCM xây dựng thành một hệ thống luận điểm dưới đây.

Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản: thất bại của các phong trào yêu nước cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 là do chưa có đường lối đúng, khi chủ nghĩa đế quốc trở thành hệ thống thế giới, Nguyễn Ái Quốc ví chủ nghĩa đế quốc là “con đỉa 2 vòi”, một vòi bám vào chính quốc, một vòi bám vào thuộc địa. Muốn đánh bại chủ nghĩa đế quốc cùng một lúc cắt cả 2 vòi của nó đi, tức là phải thực hiện cách mạng vô sản ở chính quốc với cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa, phải xem cách mạng ở thuộc địa như là một trong những cái cứu cánh cách mạng vô sản, cùng tiến bước với cách mạng vô sản.

Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Nguyễn Ái Quốc khẳng định: muốn cách

Page 5: CÂU 1: Đồng chí hãy phân tích: Nguồn gốc hình …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/giao-duc-dai-cuong/triet... · Web viewĐồng chí hãy phân tích: Nguồn gốc hình

mạng giải phóng dân tộc thành công trước hết phải có Đảng Cách mệnh … Đảng có vững thì cách mạng mới thành công … Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm nòng cốt … bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ .nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác - Lê nin.

Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết của toàn dân trên cơ sở liên minh công nông do Đảng cộng sản lãnh đạo. cách mạng giải phóng dân tộc1theo Nguyễn Ái Quốc là việc chung ca dân chúng chứ không phải việc của một hai người, vì vậy phải đoàn kết toàn dân, sỉ, nông, công, thương đều nhất trí chống lại cường quyền. Nhưng trong sự tập hợp rộng rãi đó không được quên cái cốt của nó là công nông và do Đảng lãnh đạo. Phải nhớ: “công nông là chủ cách mệnh … công nông là gốc cách mệnh, nhưng phải có Đảng cộng sản lãnh đạo thì mới đoàn kết được và CM mới thành công.

Cách mạng giải phóng dân tộc được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.

Trong phong trào cộng sản quốc tế một thời gian dài đã tồn tại một quan điểm xem thắng lợi của CM thuộc địa phụ thuộc trực tiếp vào thắng lợi của CM vô sản ở chính quốc. Quan điểm này vô hình chung đã làm giảm tính năng động sáng tạo của các phong trào CM ở thuộc địa.

Do nhận thức được thuộc địa là một khâu yếu trong hệ thống của chủ nghĩa đế quốc do đánh giá đúng đắn sức mạnh của chủ nghĩa y.nước và tinh thần D.tộc, ngay từ năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định rằng CM thuộc địa không những không phụ thuộc và CM vô sản ở chính quốc mà có thể và cần phải tiến hành trước và bằng thắng lợi của mình, nó có thể giup đở những người anh em mình ở Phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn.

Đây là một luận điểm sáng tạo, có giá trị lý luận và thực tiễn rất to lớn, một cống hiến rất quan trọng vào khủng hoảng tàng lý luận Mác - Lê nin.

Cách mạng giải phóng dân tộc phải được th.hiện bằng con đường bạo lực, kết hợp lực lượng chính trị của quần chúng và lực lượng vũ trang của nhân dân. Hội nghị Ban chấp hành TW Đảng lần thứ 8 tháng 5-1941dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra quyết định: cuộc CM Đông Dương kết liễu bằng mọi cuộc khở nghĩa vũ trang mở đầu có thể là khở nghĩa từng phần trong từng địa phương … mà mở đường cho cuộc tổng khở nghĩa to lớn. Để chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang người đã về nước chỉ đạo xây dựng căn cứ địa, đào tạo, huấn luyện cán bộ, xây dựng các tổ chức chính trị của quần chúng, lập ra các đội du kích vũ trang chủ động đón thời cơ, chóp thời cơ, phát động tổng khởi nghĩa tháng 8 giành thắng lợi trong cả nước.

Thấu hiểu sâu sắc chính sách tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc là chủ nghĩa đế quốc Pháp và từ những kết luận rút ra qua khảo sát, nghiên cứu phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở một số nước thuộc địa như: Aán Độ, HCM chỉ rõ: muốn giải phóng dân tộc phải thực hiện con đường CM bạo lực. Năm 1947, nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập G.phóng quân VN. Người khẳng định: D.tộc VN nhất định phải được giải phóng. Muốn G.phóng thì

Page 6: CÂU 1: Đồng chí hãy phân tích: Nguồn gốc hình …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/giao-duc-dai-cuong/triet... · Web viewĐồng chí hãy phân tích: Nguồn gốc hình

phải đánh phát xít Nhật và Pháp. Muốn đánh chúng thì phải có lực lượng quân sự. Muốn có LL lượng thì phải có tổ chức. Muốn tổ chức thành công thì phải có kế hoạch, có quyết tâm.”

Trong quá trình lãnh đạo CM nhờ biết kế thừa truyền thống và kinh nghiệm đánh giặc giữ nước của dân tộc, vận dụng sáng tạo lý luận bạo lực CM của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tiếp thu tinh hoa lý luận và kinh nghiệm quân sự của thế giới. HCM đã đẻ ra và hoàn chỉnh dần lý luận về bạo lực CM ở VN.

Theo HCM, bạo lực CM ở VN là sức mạnh tổng hợp của hai yếu tố chính trị và quân sự, hai lực lượng là lực lượng chính trị quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân. CM bạo lực là sử dụng sức mạnh tổng hợp để chống lại bạo lực phản CM, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền dưới hình thức đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.

Khẳng định G.phóng D.tộc phải bằng con đường CM bạo lực. Song, HCM luôn luôn chủ động, tích cực đưa ra giải Pháp để tranh thủ khả năng hòa bình và phát triển CM. Thực tiễn CM VN đã chứng minh tư tưởng này của HCM.

Tư tưởng về D.tộc và CM G.phóng D.tộc là một nội dung lớn, nổi bật trong hệ thống tư tưởng HCM. Với tư tưởng này HCM chẳng những đã đưa nước VN đến độc lập tự do, thống nhất trọn vẹn, mà còn góp phần to lớn vào sự nghiệp G.phóng các D.tộc thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới.

Với những đóng góp đó HCM đã được nhân dân tôn vinh là nhà G.phóng D.tộc và nhà văn hóa lớn.

Tóm lại, Nguyễn Ái Quốc – HCM đã vận dụng sáng tạo học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lê nin về CM thuộc địa thành một hệ thống luận điểm mới, sáng tạo, bao gồm cả đường lối chiến lược, sách lược, phương pháp tiến hành CM G.phóng D.tộc ở thuộc địa.

Thắng lợi CM tháng 8 và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã chứng minh hùng hồn tính khoa học đ.đắn, tính CM s.tạo của tư tưởng HCMTư tưởng về D.tộc và CM G.phóng D.tộc là một nội dung lớn nổi bật trong hệ thống tư tưởng HCM. Với tư tưởng này HCM chẳng những đã đưa nước VN đến độc lập tự do, thống nhất trọn vẹn, mà còn góp phần to lớn vào sự nghiệp G.phóng các D.tộc thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới. Với những đóng góp đó HCM đã được nhân loại tôn vinh là anh hùng G.phóng D.tộc và nhà văn hóa lớn.

CÂU 3 : Phân tích cơ sở để Hồ Chí Minh lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa XH.

a)- Cơ sở lý luận. Vận dụng và quán triệt quan điểm duy vật về lịch sử của học thuyết Mácxít.

Hồ Chí Minh quan niệm lịch sử XH loài người là một quá trình tự nhiên của sự thay thế lần lượt các phương thức SX, Hồ Chí Minh nghiên cứu lý luận hình thái KT XH của chủ nghĩa Mác - Lê nin , học thuyết này cho rằng sự phát triển của XH loài người là sự thay thế nhau của các học thuyết KT XH. Chính vì thế, XH TBCN nhất định sẽ được thay thế bằng XH CSCN ma giai đoạn đầu của nó là chủ nghĩa XH. Sự thay thế này được thực hiện nhờ hai

Page 7: CÂU 1: Đồng chí hãy phân tích: Nguồn gốc hình …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/giao-duc-dai-cuong/triet... · Web viewĐồng chí hãy phân tích: Nguồn gốc hình

tiền đề quan trọng là sự phát triển của lực lượng SX và sự trưởng thành của giai cấp vô sản. Sự thay thế này là một quá trình lịch sử tự nhiên.

XH loài người phát triển theo hướng đi lên với những hình thái ngày càng cao hơn về chất. Nếu chế độ tư bản tất yếu ra đời từ chế độ PK thì CNTB cũng sẽ xác lập các tiền đề khách quan để tự phủ định chính nó. Tiến lên chủ nghĩa XH là qui luật vận động khách quan của lịch sử trên phạm vi toàn thế giới. Kết luận này của Hồ Chí Minh hoàn toàn tuân thủ các nguyên lý phổ biến của học thuyết Mác - Lê nin và hình thái KT XH.

Nhưng ở mỗi nước tùy theo đặc điểm điều kiện của mình ma không nhất thiết phải tuần tự tuân theo các giai đoạn phát triển của hình thái KT XH , có thể bỏ qua một, hai giai đoạn (My,û Úc không có giai đoạn PK) Lê nin đã phát triển tư tưởng CM không ngừng của Mác và Aêng để luận chứng một cách toàn diện khả năng đi tới chủ nghĩa XH bỏ qua chế độ TBCN của các dân tộc thuộc địa. Trên nền lý luận chung đó Hồ Chí Minh đã lĩnh hội những vấn đề mấu chốt cho dân tộc mình. Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa XH là sự phát triển tất yếu không chỉ đối với đã qua CNTB mà còn có đối với VN.

Mặt khác, Hồ Chí Minh không phải trên cơ sở phân tích sự chín muồi của cơ sở KT làm xuất hiện chủ nghĩa XH như là một phương thức cần thiết để giải quyết những mâu thuẫn của CNTB , mà người chú ý đến một phương diện khác không kém phần quan trọng là chủ nghĩa XH ra đời chính từ sự tàn bạo của CNTB. Tại các nước thuộc địa, những hình thức bóc lột nô dịch của bọn thực dân làm bộc lộ những khuyết tật phi nhân tính bẩm sinh không thể khắc phục được của CNTB. Đó là cơ sở để người lao động ý thức giác ngộ sứ mệnh lịch sử của mình, nhất là đối với giai cấp công nhân – giai cấp tiên tiến CM , trước vận mệnh quốc gia dân tộc , chờ thời cơ để vùng dậy thủ tiêu xiềng xích thực dân, thực hiện sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng chính họ thoát khỏi bất kỳ một hình thức áp bức bóc lột nào.

Về cơ sở thực tiễn, xuất phát từ truyền thống văn hóa lịch sử dân tộc Việt Nam có lòng vị tha nhân ái. Trong XH PK Việt Nam cũng xuất hiện nhiều mầm mống tư tưởng XHCN: đề cao dân chủ, lấy dân làm gốc (Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi …)

Việc đoàn kết xây dựng làng xóm, lối sống cộng đồng cũng nói lên được nhân tố XHCN sớm hình thành trong con người Việt Nam. Đồng thời như chúng ta đã biết Hồ Chí Minh đã kế thừa có chọn lọc những mặt tích cực của Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo như trọng hiền tài, đạo đức , văn hóa , mong muốn XH tốt `. Đây cũng là những cơ sở hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh về đi lên chủ nghĩa XH ở Việt Nam.

Hồ Chí Minh là con người sống hòa nhập vào thực tiễn tệ luôn luôn gắn bó lý luận với thực tiễn. Người sinh ra và lớn lên trong XH PK nên có điều kiện, cơ hội nhìn thấy những bất công, áp bức của giai cấp thống trị, bọn cường hào ác bá đối với quần chúng nhân dân.

Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, giai cấp thống trị đã cấu kết với thực dân Pháp áp bức nhân dân ta nặng nề hơn. Tại các nước thuộc địa trong đó có VN, bọn thực dân áp dụng bóc lột , cai trị dã man, tàn bạo để vơ vét tài nguyên, của cải quí giá đem về chính quốc.

Page 8: CÂU 1: Đồng chí hãy phân tích: Nguồn gốc hình …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/giao-duc-dai-cuong/triet... · Web viewĐồng chí hãy phân tích: Nguồn gốc hình

Chính từ đó đòi hỏi bức xúc cần phải giải phóng dân tộc thoát khỏi xiềng xích thực dân, nảy sinh ý thức giác ngộ dân tộc, giác ngộ giai cấp , chủ nghĩa XH, chủ nghĩa cộng sản với tư cách là một chế độ XH có khả năng phá bỏ hoàn toàn mọi xiềng xích , nô dịch.

Đánh giá về vị trí lịch sử và chức năng XH của các cuộc CM dân chủ tư sản , Hồ Chí Minh cho rằng những cuộc CM ấy không triệt để.

Trong quan niệm của HCM cơ sở hàng đầu để đánh giá tính triệt để của một cuộc CM không phải là những lý tưởng , khâu khẩu hiệu được nêu ra mà là qui mô giải phóng quần chúng lao động bị áp bức. CM dân chủ tư sản , do bản chất của nó chỉ là sự thay thế một hình thức áp bức bóc lột này bằng hình thức áp bức bóc lột khác, đại bộ phận người lao động vẫn sống cực khổ. CM Việt Nam không thể lập lại những vết xe của các cuộc CM tư sản ấy.

Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc rằng: CM tháng 10 Nga là cuộc CM nằm trong dòng chảy liên tục của quá trình giải phóng con người. Xét về bản chất , CM tháng 10 như là sự nỗi trội vượt xa và khác hẳn các cuộc CM XH đã từng diễn ra trong lịch sử trước đó. Đảng cộng sản đã lãnh đạo quần chúng nhân dân đánh đổ địa chủ giai cấp tư sản đem lại tự do cho nhân dân lao động, đồng thời giúp cho các dân tộc khác giải phóng. Nhờ cuộc CM đó mà nhân dân lao động đã làm chủ nước nhà, những dân tộc nhỏ yếu, giành được độc lập ruộng đất trở về tay người dân cày.

Đối với Việt Nam , Hồ Chí Minh khẳng định muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không còn con đường nào khác con đường CM vô sản , con đường CM tháng 10.

Đặt CM giải phóng dân tộc nằm trong phong trào CM vô sản, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa XH đã khiến quan điểm giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh mang tính toàn diện và triệt để. Trong điều kiện Việt Nam, độc lập dân tộc là tiền đề đầu tiên để tiến tới chủ nghĩa XH , đi tới cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.

Độc lập dân tộc không phải là mục tiêu cuối cùng của giai cấp công nhân.Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa XH và con đường đi lên chủ

nghĩa XH ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường XHCN trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của CM Việt Nam. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc , giải phóng giai cấp , giải phóng con người về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa XH. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta để giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta. Để giữ vững được mục tiêu chủ nghĩa XH cần phải xây dựng , chỉnh đốn Đảng , nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng , đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước , phát huy dân chủ , tăng cường Pháp chế.Khắc phục những biểu hiện : chủ quan, nóng vội , duy ý chí. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong bộ máy Nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị nhằm tạo niềm tin trong quần chúng nhân dân, bảo vệ

Page 9: CÂU 1: Đồng chí hãy phân tích: Nguồn gốc hình …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/giao-duc-dai-cuong/triet... · Web viewĐồng chí hãy phân tích: Nguồn gốc hình

vững chắc chế độ XHCN. Cần phải kết hợp hài hòa giữa phát triển KT với thực hiện tiến bộ công bằng XH , đảm bảo được định hướng XHCN. Cần kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại , nội lực với ngoại lực, phải biết dựa vào nhân dân , vì lợi ích của nhân dân, phù hợp với thực tiễn, luôn luôn sáng tạo, nhạy bén nắm bắt cái mới, tận dụng thời c

CÂU 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đảng cầm quyền.(“Đảng ta là đạo đức, là văn minh, là độc lập dân tộc, là hòa bình và ấm no”; Đảng ta

là tiêu biểu cho trí tuệ dân tộc và thời đại; là lương tâm, đạo đức của dân tộc; là ý chí của dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nh.dân gắn bó với nhân dân.)

TRẢ LỜI: Là người sáng lập, tổ chức và rèn luyện Đảng ta Hồ Chí Minh đã quan

tâm đặc biệt đến công tác xây dựng đảng. Trong những di sản tư tưởng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại, những luận điểm của Người về xây dựng đảng là bộ phận cực kỳ quan trọng. Những tư tưởng về đảng của Hồ Chí Minh hết sức phong phú, toàn diện, sâu sắc, sáng tạo trong đó Người đặc biệt quan tâm đến vấn đề đảng cầm quyền.

Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân và ý chí, bản lĩnh làm cách mạng đến nơi của mình, Hồ Chí Minh đã khảo sát và tìm hiểu các kiểu đảng chính trị trên thế giới, nhằm tìm ra nhân tố thắng lợi công cuộc giải phóng nước nhà.

Từ những kinh nghiệm thực tiễn cùng với sự tiếp thu vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, đặc biệt là năm nguyên tắc xây dựng “đảng kiểu mới” của Lênin, Hồ Chí Minh đã tuân theo những nguyên tắc ấy và tổ chức thành lập đảng cộng sản Việt Nam.

Theo Hồ Chí Minh, cách mạng muốn thành công phải có đảng của cách mạng chân chính, một lòng một dạ phục vụ nhân dân. Sự lãnh đạo đúng đắn của đảng cộng sản là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Ơ nước ta, đảng là sản phẩm của sự kết hợp của chủ nghĩa yêu nước với phong trào yêu nước, đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, phải phục vụ cho được đại bộ phận giai cấp công nhân. Tuy giai cấp công nhân còn nhỏ bé nhưng có khả năng lãnh đạo cách mạng. Chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng của đảng, bản chất giai cấp công nhân của đảng thể hiện ở chủ nghĩa Mác-Lênin, ở sự kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Đảng tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, dân chủ rộng rãi đi đôi với kỷ luật chặt chẽ, thực hiện nghiêm túc tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách, đảng phải là một mối đoàn kết thống nhất từ trung ương đến cơ sở, từ chủ trương đến hành động, phê bình và tự phê bình là quy luật phát triển của đảng.

Từ cách mạng tháng Tám 1945 cho đến cuối đời trên cương vị đứng đầu Nhà nước, đứng đầu một đảng cầm quyền, Người cùng tập thể lãnh đạo giải quyết không biết bao nhiêu vấn đề lớn quốc gia trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự, ngoại giao, những vấn đề của cuộc kháng chiến kiến quốc, của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc và sự nghiệp giải phóng Miền Nam

Page 10: CÂU 1: Đồng chí hãy phân tích: Nguồn gốc hình …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/giao-duc-dai-cuong/triet... · Web viewĐồng chí hãy phân tích: Nguồn gốc hình

thống nhất nước nhà. Trong đó vấn đề đảng cầm quyền bao giờ cũng là trung tâm then chốt nhất được Người quan tâm chú ý. Hồ Chí Minh quan niệm đảng cầm quyền là đảng tiếp tục lãnh đạo sự nghiệp cách mạng trong điều kiện đảng đã lãnh đạo quần chúng nhân dân giành được quyền lực nhà nước và đảng trực tiếp lãnh đạo bộ máy nhà nước đó để tiếp tục hoàn thành sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Chức năng quan trọng nhất, cốt lõi nhất của một đảng cầm quyền là đảng phải lãnh đạo được chính quyền nhà nước. Bảo đảm cho nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân. Nhà nước này thực sự mang bản chất giai cấp công nhân. Bộ máy công chức nhà nước thực sự là công bộc của dân. Đảng lãnh đạo chính quyền bằng chính sách và đường lối, chủ trương, bằng việc bố trí cán bộ, bằng việc kiểm tra giám sát quá trình thực hiện đường lối đó của nhà nước. Bên cạnh đó đảng phải lãnh đạo được các tổ chức chính trị xã hội, đồng thời đảng cầm quyền phải giữ được mối quan hệ chặt chẽ với nhân dân, đảng phải thật sự gắn bó máu thịt với nhân dân vì cơ sở xã hội của đảng là liên minh công nhân-nông dân và tầng lớp trí thức.

Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, tiêu chuẩn của một đảng cầm quyền trước hết là đảng phải có lý luận tiên tiến, cách mạng và khoa học. Người cho rằng: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa nòng cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy”. Người khẳng định “Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”, “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”.

Nắm lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin tức là nắm lập trường giai cấp công nhân- lập trường cách mạng triệt để, đó là quan điểm cách mạng và khoa học; đó là phương pháp duy vật biện chứng từ đó thực hành đúng và sáng tạo lý luận chủ nghĩa Lênin trong hoạt động thực tiễn.

Tiêu chuẩn thứ hai yêu cầu đảng phải có đường lối đúng đắn, sát hợp. Đó là đường lối phản ánh được mục tiêu của dân tộc, phản ánh được xu thế phát triển của dân tộc và thời đại. Nó giải quyết được hài hòa mối quan hệ lợi ích của các tầng lớp, các giai cấp trong xã hội, giải quyết được những vấn đề bức xúc của đời sống xã hội.

Để xây dựng đảng cầm quyền trong sạch vững mạnh, Hồ Chí Minh yêu cầu đảng phải thực hiện các nguyên tắc tổ chức và xây dựng đảng. Trước hết là nguyên tắc tập trung dân chủ –đây là nguyên tắc để phân biệt một đảng có phải là đảng Macxit, đảng của giai cấp công nhân hay không. Đảng phải thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Đảng phải coi phê bình và tự phê bình là vũ khí sắc bén trong việc xây dựng đảng.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng với việc xác định tính tất yếu phải có đảng lãnh đạo thì phải gắn liền với việc thường xuyên chỉnh đốn đảng nhằm để: giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong đảng; ngăn ngừa, khắc phục thống nhất quan liêu, tự mãn và để nâng đảng lên ngang tầm nhiệm vụ.

Page 11: CÂU 1: Đồng chí hãy phân tích: Nguồn gốc hình …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/giao-duc-dai-cuong/triet... · Web viewĐồng chí hãy phân tích: Nguồn gốc hình

Trong xây dựng đảng cầm quyền, Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề tư cách đảng viên và vấn đề cán bộ. Người đánh giá rất cao vị trí của cán bộ trong sự lãnh đạo của đảng. Nếu không có đội ngũ cán bộ tốt thì đường lối dù tốt đến đâu cũng không thể trở thành hiện thực được.

Đồng thời với quan điểm về cán bộ, Hồ Chí Minh còn quan tâm đến công tác cán bộ của đảng, quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ. Người yêu cầu “Phải hiểu và đánh giá đúng cán bộ” the những chuẩn mực phù hợp với từng thời kỳ, từng địa phương, từng lĩnh vực, hoàn toàn công minh, khách quan. Cán bộ phải được đào tạo từ gốc, đào tạo từ chuyên môn lẫn lý luận. Việc sử dụng cán bộ theo Hồ Chí Minh phải “Khéo dùng cán bộ”. Tức là đặt đúng người đúng việc và có kiểm tra, giúp đỡ thường xuyên để cán bộ đó hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Hồ Chí Minh luôn luôn lưu ý vấn đề tăng cường mối quan hệ giữa đảng với nhân dân. Người cho rằng phải luôn luôn học hỏi nhân dân, vận động nhân dân tham gia xây dựng đảng. Phải có trách nhiệm nâng cao dân trí, phải là người lãnh đạo và là người đầy tớ trung thành của nhân dân, đồng thời cũng không được theo đuôi quần chúng.

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta hiện nay, những quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng đảng cầm quyền được đảng ta vận dụng và xem là vấn đề then chốt trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Trước mắt là thực hiện tốt nghị quyết VI hội nghị BCH trung ương đảng lần 2 khóa VIII về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng đảng hiện nay trên cả ba lĩnh vực: nhận thức, tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ đảng viên và một số vấn đề tổ chức. Về nhận thức, tư tưởng chính trị phải kiên định mục tiêu xã hội chủ nghĩa, trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, khẳng định vai trò lãnh đạo của đảng, không ngừng củng cố niềm tin, lý tưởng cho cán bộ đảng viên và nhân dân. Đảng phải đề ra đường lối đúng đắn, sáng suốt, sát hợp với tình hình đất nước và xu thế của thế giới. Về tổ chức: Đảng củng cố sắp xếp lại bộ máy tổ chức trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc tổ chức và xây dựng đảng, đồng thời làm tốt công tác cán bộ của đảng, tăng cường công tác phát triển đảng viên, đi đôi với nâng cao chất lượng đảng viên. Về đạo đức lối sống: trước tình trạng suy thoái, biến chất về đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ của cán bộ đảng viên, đảng ta cần phải tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức lối sống, tác phong cho cán bộ đảng viên, thực hiện có nề nếp việc phê bình và tự phê bình, đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, thực dụng, tệ tham nhũng, quan liêu…để làm trong sạch đội ngũ cán bộ đảng viên.

Bên cạnh đó, để bảo đảm vai trò của đảng cầm quyền chúng ta cần tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ, cảnh giác và chống âm mưu phá hoại đảng của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

Tóm lại, có thể nói những quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đảng cầm quyền và cả những việc làm, tấm gương đạo đức hàng ngày của Người thật sự là những đóng góp quan trọng vào việc phát triển học

Page 12: CÂU 1: Đồng chí hãy phân tích: Nguồn gốc hình …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/giao-duc-dai-cuong/triet... · Web viewĐồng chí hãy phân tích: Nguồn gốc hình

thuyết Mác-Lênin về đảng cộng sản, về xây dựng đảng nói chung và đặc biệt là đảng cầm quyền.Đối với nước ta, những quan điểm tư tưởng đó đã có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình rèn luyện, xây dựng đảng ta trưởng thành như ngày nay và vẫn giữ nguyên giá trị trong điều kiện đảng lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, XH cơ bản, dân chủ, V.minh

CÂU 5: Tư tưởng HCM về xây dựng nhà nước trên cơ sở hiến pháp và pháp luật ?

(Vị trí của vấn đề quản lý nhà nước bằng pháp luật, vì sao?; Nhà nước phải được xây dựng trên cơ sở hiến pháp và pháp luật, có hệ thống P.luật hoàn chỉnh, tiến bộ; có đội ngũ cán bộ, công chức...)

1/ Cơ sở hình thành.Thuở thiếu thời HCM đã tận mắt chứng kiến thực trạng của bộ máy nhà

nước thực dân phong kiến Ở nước ta, đó là một kiểu nhà nước không thể chấp nhận được. Người nhận thức nhà nước PK tuy có thời đã có pháp luật, nhưng quyền hành lại tập trung vào tay nhà vừa, do vậy, thời PK nhà nước là sự thống trị của chế độ độc tài chuyên chế. Trong xã hội thực dân PK, sự cai trị của NN theo kiểu chuyên chế, không có luật pháp dân chủ mà theo kiểu toàn quyền do Pháp đặt ra cho chế độ thuộc địa Ở Đông Dương, cai trị bằng lệnh, mang dấu ấn cá nhân chứ không thực hiện chế độ ra các đạo luật thể hiện nhân quyền, bảo đảm về mặt pháp luật.

Trong quá trình tìm đường cứu nước, HCM đã bắt gặp ánh sáng chân lý của CN Mác-Lênin. Từ những lý luận của CN Mác-Lênin về vấn đề nhà nước của GCCN, của đại đa số quần chúng nhân dân lao động. HCM đã rút ra những quan điểm cơ bản để hình thành tư tưởng của mình và sau này trở thành đường lối của ĐCSVN là bộ máy N.nước và pháp luật của CM phải xuất phát từ lợi ích của dân, do dân và vì dân. Khi giành được chính quyền phải chăm lo giữ chính quyền, có được chính quyền phải xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân, tức là nhà nước phải thuộc về số đông mới tồn tại được.

Qua theo dõi phát triển cách mạng thế giới, HCM đã rút ra tư tưởng của mình về vấn đề nhà nước.

Công xã Pari ( 1871 ) thất bại là do tổ chức nhà nước không có người dân và ít trí thức tham gia, không tạo được sức mạnh toàn dân.

Các cuộc CMTS Pháp (1789), Mỹ (1776), Anh (1664), Trung Quốc (1911)… có tiến bộ ( tự do, bình đẳng, bác ái ) nhưng thực sự là mang tiếng mị dân, chính quyền không thuộc về nhân dân mà thuộc về số ít người, tức là nằm trong tay giai cấp thống trị, không vì lợi ích của quần chúng nhân dân lao động.

CM Tháng Mười Nga giành được thắng lợi hoàn toàn, lập ra nhà nước Xô viết của Công-Nông-Binh.

Qua đó HCM đã chọn con đường CM tháng Mười và kiểu nhà nước Xô viết, đó cũng là nhà nước theo học thuyết Mác-Lênin.

Page 13: CÂU 1: Đồng chí hãy phân tích: Nguồn gốc hình …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/giao-duc-dai-cuong/triet... · Web viewĐồng chí hãy phân tích: Nguồn gốc hình

Bằng sự thiên tài của mình, HCM đã sáng suốt lựa chọn mô hình nhà nước kiểu mới cho dân tộc Việt Nam: nhà nước của dân, do dân, vì dân. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, HCM đã thể hiện những tư tưởng đó bằng hành động thực tiễn qua những giai đoạn của CMVN, từ khu giải phóng Ở Việt Bắc đến lễ đài tại quảng trường Ba Đình-Hà Nội, với bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhà nước kiểu mới Ở Việt Nam hình thành, ngày 6/1/1946 nước ta tổng tuyển cử bầu ra quốc hội, ngày 2/3/1946, quốc hội đã cử ra chính phủ chính thức và các cơ quan n.nước. HCM được bầu làm chủ tịch nước VNDCCH. Từ năm 1945 đến khi qua đời (1969), trong suốt 24 năm giữ cương vị chủ tịch nước, trải qua các thời kỳ lúc bình yên, lúc sóng gió của CM, HCM đã cùng toàn Đảng, toàn dân xây dựng một nhà nước kiểu mới, nhà nước của dân, do dân, vì dân. Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn sâu sắc, tư tưởng HCM về vấn đề nhà nước là sự chỉ đạo lâu dài đối với CM VN.

2/ Nội dung tư tưởng HCM về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Nhà nước phải thể hiện được bản chất GCCN và tính chất của dân, do dân, vì dân.

Theo tư tưởng HCM, nhà nước ta là nhà nước của khối đại đoàn kết toàn dân, mang tính chất nhân dân và mang bản chất GCCN. Vì nhà nước bao giờ cũng là của GC và phục vụ GC đó. Nhà nước kiểu mới Ở Việt Nam là nhà nước do Đảng lãnh đạo. Người đã nhiều lần khẳng định: Đảng ta là một đảng cầm quyền, nguyên tắc Đảng lãnh đạo nhà nước không bao giờ coi nhẹ. Nhà nước ta đại diện cho toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt đảng phái, tôn giáo, giàu nghèo, gái trai… Người xác định cái cột lõi: Liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân với tầng lớp trí thức do GCCN lãnh đạo. Người cũng rất chú ý đến nguyên tắc tập trung dân chủ. Trong tổ chức và quản lý nhà nước phải thể hiện sự thống nhất quyền lực nhưng có sự phân công, phân cấp rõ ràng.

Xây dựng một nhà nước của dân, do nhân dân lao động làm chủ là điểm cơ bản nhất trong tư tưởng HCM về xây dựng NN. Thực tế cuộc tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 và sau đó quốc hội chính th71c tổ chức ra bộ máy NN đã thể hiện rõ TT HCM về NN, huy động toàn thể nhân dân tham gia công việc quản lý NN, nhân dân đóng vai trò làm chủ NN. Thiết lập quyền bính của nhân dân trong xây dựng NN, mối liên hệ về trách nhiệm giữa đại biểu quốc hội đối với cử tri.

Nhà nước là cơ quan quyền lực của nhân dân lao động, nhà nước phải vì dân, vì lợi ích chính đáng của nhân dân, mọi hoạt động của NN đều phải hướng tới phục vụ nhân dân. Người chỉ rõ: Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”. NN phải lo cho dân có ăn, có mặc, có chỗ Ở, được học hành.

NN chú ý vai trò chuyên chính, vì muốn có dân chủ thực sự phải chuyên chính thực sự, muốn chuyên chính thực sự phải thực sự dân chủ với nhân dân.

Page 14: CÂU 1: Đồng chí hãy phân tích: Nguồn gốc hình …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/giao-duc-dai-cuong/triet... · Web viewĐồng chí hãy phân tích: Nguồn gốc hình

Không ngừng củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và đào tạo đội ngũ công chức theo yêu cầu chuẩn hóa. Người cán bộ công chức phải vừa có đức vừa có tài, phải liên hệ mật thiết với dân, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, trung thực và luôn có chí tiến thủ. HCM coi trọng việc chuẩn hóa đội ngũ công chức, đồng thời lựa chọn người vào đội ngũ cán bộ, công chức NN thông qua biện pháp thi tuyển ( thể hiện qua sắc lệnh do Người ký năm 1948 và 1950 ).

Xây dựng nhà nước trên cơ sở hoàn thiện hệ thống pháp luật. Xây dựng hiến pháp rất được HCM chú ý, Người muốn làm càng sớm càng tốt. Do vậy chỉ sau một năm độc lập, nước ta đã có hiến pháp (1946). HCM cũng rất quan tâm đến việc ban hành các đạo luật và sắc luật về từng mặt như tổ chức quốc hội, chính phủ, hội đồng nhân dân, bảo vệ tài sản, tính mạng nhân dân, hôn nhân gia đình… và những văn bản dưới luật như nghị định, thông tư…Trong việc xây dựng hệ thống pháp luật, HCM rất chú trọng tính nhân văn, với Người, pháp luật là do con người và vì con người. Trong tổ chức thi hành pháp luật, Người kiên quyết yêu cầu mọi công dân phải sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, luôn đòi hỏi sự bình đẳng trước pháp luật.

Trong việc phát huy vai trò và hiệu lực của quản lý của cơ quan NN, chính phủ, cơ quan NN phải thực sự nghiêm khắc thi hành chức trách của mình, trong mọi lĩnh vực hoạt động, từ hành chính đến kinh tế, đối nội cũng như đối ngoại, bảo đảm theo đúng hiến pháp.

Đối với bản thân đội ngũ công chức trong bộ máy Nhiều NN phải toàn tâm toàn ý, một lòng một dạ vì dân vì nước mà làm việc đến nơi đến chốn.

NN tổ chức tốt quá trình giáo dục, động viên quần chúng tham gia xây dựng NN, xây dựng hệ thống pháp luật và giám sát các cơ quan cũng như đội ngũ công chức thi hành nhiệm vụ. Đề cao tinh thần dân chủ, quyền làm chủ của mọi người, làm chủ phải gắn với kỷ cương, kỷ luật, hiến pháp, pháp luật của NN, thực hiện tốt nghĩa vụ của người công dân đối với đất nước.

NN kiểu mới Ở Việt Nam phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng. Điều này đã trở thành một nguyên tắc trong xây dựng NN mà HCM luôn nhấn mạnh. Vì Đảng và NN đều có một mục tiêu chung là bảo đảm nền độc lập và đi lên CNXH.

Đảng lãnh đạo NN phải thông qua một hệ thống giải pháp, đề ra cương lĩnh đường lối để NN thực hiện. Bố trí nhân sự cán bộ phải đúng. Nêu cao vai trò tiên phong gương mẫu của đảng viên thông qua việc kiểm tra giám sát. Đồng thời phải luôn rà soát, khắc phục những hiện tượng cồng chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ về tổ chức bộ máy NN, về chính sách pháp luật, kịp thời tìm giải pháp khắc phục.

Tư tưởng HCM về xây dựng NN trên cơ sở hiến pháp và pháp luật là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống yêu nước của dân tộc với lý luận về NN của CN Mác-Lênin bằng nhân sinh quan của HCM. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn sâu sắc, Người đã nêu lên quan điểm về NN của CMVN là NN của dân, do dân, vì dân. NN thật sự dân chủ, do nhân dân LĐ làm chủ trên cơ sở hiến pháp và pháp luật, đồng thời NN phải thể hiện được bản chất của GCCN, do ĐCS lãnh đạo, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, mọi hoạt động của NN đều vì lợi ích chính đáng của nhân dân.

Page 15: CÂU 1: Đồng chí hãy phân tích: Nguồn gốc hình …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/giao-duc-dai-cuong/triet... · Web viewĐồng chí hãy phân tích: Nguồn gốc hình

Trong giai đoạn hiện nay tư tưởng HCM được Đảng và NN ta vận dụng trong việc xây dựng NN pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng được thể hiện bằng những vấn đề sau:

1/ Tiếp tục kiện toàn củng cố tăng cường hệ thống bộ máy và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức. Kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của quốc hội, tăng cường công tác lập hiến, hoàn thiện hệ thống pháp luật, sửa đổi, bổ sung hiến pháp 1992 phù hợp với tình hình mới. Trong công tác hành pháp, xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức NN, nâng cao tính chủ động Ở cơ sở. Cải cách tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp, không để xảy ra trường hợp oan sai. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực và đạo đức của cán bộ công chức, thực hiện việc thi tuyển công chức, định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng cán bộ công chức, sắp xếp theo đúng chức đẩy nhanh, năng lực công tác.

2/ Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện, đồng thời phát huy tác dụng của pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống, xây dựng mới, sửa ổi bổ sung luật cũ, tổ chức thi hành luật nghiêm túc. Phát huy dân chủ, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế. Nâng cao chất lượng đại biểu quốc hội, HĐND các cấp, mở rộng dân chủ để nhân dân tham gia quản lý XH, xây dựng luật trưng cầu ý dân. Quản lý bằng pháp luật, tuyên truyền giáo dục toàn dân nâng cao ý thức chấp hành luật pháp.

3/ Khắc phục những bất cập, yếu kém, chống tệ nạn tiêu cực trong một bộ phận cán bộ, công chức NN. Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí, lợi dụng chức quyền trong bộ máy NN và toàn bộ hệ thống chính trị, từ TW đến cơ sở. Thường xuyên giáo dục cán bộ, đảng viên, công chức về chính trị, tư tưởng,đạo đức CM. Có hình thức kỷ luật thích đáng đối với những người có chức có quyền vi phạm pháp luật, gây nghiêm trọng, gây hại cho dân, cho nước.

4/ Xây dựng NN pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng.Cải cách tổ chức và hoạt động của NN gắn liền với xây dựng, chỉnh đốn

Đảng. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với NN, xây dựng bộ máy NN tinh gọn, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức Đảng và đảng viên trong các cơ quan NN.Nội dung tư tưởng HCM về xây dựng NN pháp quyền được Đảng và NN ta vận dụng thực hiện trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, như ĐH IX của Đảng đã khẳng định:” NN ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của dân,do dân, vì dân. Quyền lực NN là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan NN trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. NN quản lý xã hội bằng pháp luật. Mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, mọi công dân có nghĩa vụ chấp hành hiến pháp và pháp luật./.

CÂU 6: Tư tưởng HCM về đại đoàn kết (cơ sở của việc xác định khối đại đoàn kết; nguyên tắc, phương pháp xây dựng khối đại đoàn kết).

Bài làm

Page 16: CÂU 1: Đồng chí hãy phân tích: Nguồn gốc hình …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/giao-duc-dai-cuong/triet... · Web viewĐồng chí hãy phân tích: Nguồn gốc hình

Tư tưởng ĐĐK HCM là một hệ thống những luận điểm, những nguyên tắc, những phương pháp giáo dục và tập hợp tổ chức lực lượng cách mạng, nhằm phát huy với mức cao nhất sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của thời đại vào sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc và CNXH.

Đoàn kết là truyền thống quí báu, là sức mạnh vô địch của dân tộc ta trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Vì vậy, tư tưởng ĐĐK HCM là nội dung xuyên suốt và nhất quán trong toàn bộ hệ thống tư tưởng HCM nói chung và là cơ sở cho chiến lược của Đảng ta, nhờ đó mà đã dẫn tới những thành công của cách mạng Việt Nam trong cách mạng dân tộc dân chủ và XHCN.

Tư tưởng ĐĐK HCM được hình thành trên cơ sở truyền thống đoàn kết, nhân ái, tình cảm trong lối sống tự nhiên và triết lý nhân sinh của người Việt Nam. Đoàn kết dựa vào dân là tư duy chính trị và là kế sách giữ nước của ông cha ta (biểu hiện trong thơ các văn học), và HCM đã kế thừa có chọn lọc những tư tưởng văn hóa của phương đông có giá trị hợp lý như: tư tưởng nhân ái, tư tưởng đại đồng, tinh thần từ bi bác ái và những trào lưu dân chủ tư sản phương tây về tư tưởng tự do bình đẳng, bác ái. Mặt khác HCM tiếp thu và vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về đoàn kết và tập hợp lực lượng. Người đã thấm nhuần quan điểm cách mạng của Mác: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử, cho nên cách mạng muốn mạnh phải đoàn kết các dân tộc, các giai cấp và các tầng lớp khác thành lực lượng hùng mạnh để chống thực dân đế quốc và áp bức bất công. Những quan điểm này được đúc kết thành các khẩu hiệu trong phong trào cộng sản như “GCVS và các dân tộc bị áp bức trên thế giới đoàn kết lại”.

Xuất phát từ thực tiễn XH Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX lúc này XH bị phân hóa sâu sắc, các giai cấp khác thì có thái độ khác nhau đối với vận mệnh của dân tộc, thực dân Pháp dùng chính sách chia rẽ để tự làm cho mâu thuẫn XH gay gắt thêm. Phong trào quần chúng chống pháp của Việt Nam lúc này rất sôi nổi nhưng đều thất bại (hệ tư tưởng phong kiến, tư sản dân chủ Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu…). HCM đã khảo sát tình hình thế giới và đi đến kết luận rất quan trọng gắn liền với tư tưởng ĐĐK: trên thế giới có hai loại người là người bóc lột và người bị bóc lột, họ có cùng cảnh ngộ, cùng tâm tư nguyện vọng. Vì vậy, họ đoàn kết lại với nhau để chống kẻ thù chung. HCM cho rằng các phong trào giải phóng dân tộc chưa thành công là do các nước thuộc địa chưa đoàn kết trên phạm vi toàn thế giới, HCM đã nghiên cứu các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới như Công xã Paris (1871), vì tổ chức không khéo léo, không liên lạc với dân cày nên họ bị thất bại; còn cuộc cách mạng tháng Mười Nga (1917) dạy chúng ta muốn cách mạng thành công phải dân chúng là gốc. Mặt khác tư tưởng ĐĐK HCM được hình thành từ những nhân tố chủ quan của Người như môi trường giáo dục của gia đình, tư chất thông minh, bản lĩnh chính trị vững vàng và tính năng động sáng tạo của HCM, Người sớm tiếp thu với các nhà tiền bối yêu nước (Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu…), có tinh thần phấn đấu vươn lên không ngừng trong học tập. Trong nắm bắt tri thức của Người, HCM có bản chất nhân văn, đạo đức trong sáng, lòng rộng lượng bao dung, lo cho dân, lo cho

Page 17: CÂU 1: Đồng chí hãy phân tích: Nguồn gốc hình …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/giao-duc-dai-cuong/triet... · Web viewĐồng chí hãy phân tích: Nguồn gốc hình

nước, yêu thương con người và có sức thu hút rất lớn với mọi người, thu hút được sức mạnh ĐĐK.

Tư tưởng ĐĐK HCM định hướng cho việc xây dựng củng cố, mở rộng, tăng cường lực lượng cách mạng trong sự nghiệp đấu tranh nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng XH, giải phóng con người. Đoàn kết là truyền thống quí báu của dân tộc ta, đã được HCM nâng lên tầm cao mới “Đoàn kết, ĐĐK, thành công đại thành công”, ở đây muốn nói lên phạm vi và đối tượng ĐĐK rất rộng, nhiều tầng, nhiều lớp.

Đối với Đảng, thì việc đoàn kết trong Đảng là nhân tố hạt nhân của mọi sự đoàn kết, vì Đảng là người lãnh đạo toàn diện, chỉ có đoàn kết nhất trí cao trong Đảng thì mới có thể tập hợp đoàn kết các tầng lớp khác. Đây là một quan điểm luôn được HCM quan tâm và đã khắc ghi trong di chúc thiêng liêng của Người “Đoàn kết là cực kỳ quí báu của Đảng ta. Các đồng chí từ TW đến cơ sở phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.

Đoàn kết trong nước (toàn dân) là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng, đoàn kết toàn dân là đoàn kết tất cả những người Việt Nam yêu nước, không phân biệt tôn giáo, sắc tộc, đảng phái, lứa tuổi… thể hiện trong đường lối tập hợp lực lượng, xác định lực lượng cách mạng rất rộng rãi, bao gồm không chỉ nhân dân, công nhân, nông dân mà còn cả tiểu tư sản, trí thức, trung nông, phú nông, trung địa chủ, tiểu địa chủ, tư sản dân tộc được biểu hiện thông qua lời kêu gọi toàn dân (đặc biệt là lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến).

Tư tưởng đoàn kết quốc tế được HCM rất coi trọng, mặc dù yếu tố nội lực là chính, nhưng cũng phải đoàn kết với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc và đoàn kết với phong trào hòa bình, dân chủ thế giới. Bởi vì trong thời đại mới, kẻ thù mang tính quốc tế, cách mạng mỗi nước là một bộ phận hữu cơ của cách mạng thế giới, cho nên lực lượng cách mạng không thể là một lực lượng của một dân tộc mà là phải có lực lượng to lớn của quốc tế đồng tình ủng hộ.

Tư tưởng ĐĐK HCM phải được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc bảo đảm lợi ích tối cao của dân tộc và những quyền lợi cơ bản của nhân dân lao động. Trong XH, dân tộc và quốc tế có rất nhiều mối quan hệ lợi ích chồng chéo: giữa cá nhân và tập thể, giữa gia đình và XH, giữa bộ phận và toàn thể, giữa giai cấp và dân tộc, giữa quốc gia và quốc tế. Nhận thức và giải quyết đúng đắn mối quan hệ lợi ích này sẽ dẫn đến có đoàn kết hay không đoàn kết. Giải quyết đúng mối quan hệ dân tộc, giai cấp HCM phát huy những điểm tương đồng để tập hợp lực lượng cách mạng và khắc phục những hạn chế, những điểm khác biệt và mâu thuẫn giữa các quốc gia và các bộ phận. Tư tưởng ĐĐK HCM dựa vào dân, tin tưởng vào dân, vai trò và khả năng cách mạng của nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân, cho nên Đảng và Nhà nước ta phải dựa vào dân, phải lấy dân làm gốc và coi nhân dân là mục tiêu của đường lối chủ trương chính sách của Đảng. Tư tưởng ĐĐK toàn dân HCM được xây dựng trên nguyên tắc lấy liên minh công, nông, trí thức làm nền tảng dưới sự lãnh đạo của Đảng, vì nó đảm

Page 18: CÂU 1: Đồng chí hãy phân tích: Nguồn gốc hình …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/giao-duc-dai-cuong/triet... · Web viewĐồng chí hãy phân tích: Nguồn gốc hình

bảo tính giai cấp của khối ĐĐK, bảo đảm lợi ích giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên cơ sở liên minh công nông làm nòng cốt. Liên minh công nông còn là xương sống của khối ĐĐK, nhằm đảm bảo vững chắc của khối ĐĐK dân tộc.

Khối ĐĐK của chúng ta là một tập hợp các lực lượng XH có định hướng chính trị rõ rệt và có tổ chức chặt chẽ, tổ chức cao nhất là mặt trận dân tộc thống nhất có sự lãnh đạo của Đảng CS Việt Nam, nó vừa là vấn đề lâu dài và chiến lược, nhưng cũng không được tuyệt đối hóa vai trò liên minh và mặt trận.

Tư tưởng ĐĐK HCM được xây dựng trên các ph.pháp cụ thể sau:Phương pháp tuyên truyền giáo dục và vận động quần chúng: yêu cầu

phương pháp này là nội dung, cách thức tuyên truyền, giáo dục và vận động quần chúng phải thật sự khoa học nhằm mục đích làm cho mọi người tự nhận thức được sự cần thiết phải tập hợp lại, đoàn kết lại để tự giác tham gia gánh vác công việc của cách mạng. Vì muốn cho dân làm cách mạng phải cho dân hiểu, dân tin và vận động quần chúng thì phải nói đi, nói lại nhiều lần. Nội dung tuyên truyền phải cụ thể hóa đường lối chính sách của Đảng và của Nhà nước thành những mục tiêu chính trị cụ thể để đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, nội dung phải sát hợp đối tượng nhằm đánh vào tâm lý thói quen, công việc tuyên truyền phải thích hợp, cách nói và cách viết phải cụ thể làm cho nhân dân dễ hiểu.

Phương pháp XD và kiện toàn hệ thống chính trị tức là xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất từ thấp đến cao phù hợp với trình độ của quần chúng nhân dân. Mặt trận là tổ chức rộng rãi liên quan đến việc tập hợp, đoàn kết dân tộc. Do vậy mặt trận dân tộc càng rộng rãi, chặt chẽ, thống nhất bao nhiêu thì khối ĐĐK mạnh mẽ và bền chặt bấy nhiêu, mặt trận và các đoàn thể phải có cương lĩnh, có ch.trình hành động rõ ràng đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của nh.dân, cán bộ đoàn thể phải gương mẫu, phải yêu dân, tin dân, học hỏi nhân dân và kính trọng nhân dân.

Phương pháp kế hoạch đồng bộ các giải pháp ứng xử nhằm mở rộng tối đa lực lượng cách mạng và thu hẹp tối đa lực lượng đối địch. Theo HCM, chia lực lượng thành ba tuyến (tuyến cách mạng, tuyến trung gian và tuyến phản cách mạng). Đối với lực lượng cách mạng phải phát huy điểm tương đồng để tập hợp lực lượng; đối với lực lượng trung gian phải khơi gợi lòng yêu nước, xóa bỏ mặc cảm, hợp tác và trọng dụng họ một cách trung thành; đối với lực lượng phản cách mạng phải chia rẽ, phải phân tán họ để thu hút những bộ phận nào có thể thu hút được.

Thực tiễn cách mạng Việt Nam gần 70 năm qua thể hiện sức sống kỳ diệu và sức mạnh vĩ đại của tư tưởng ĐĐK HCM. Từ chỗ là tư tưởng của lãnh tụ kính yêu trở thành chiến lược ĐĐK của Đảng và trở thành tình cảm, sức mạnh của cả dân tộc. Sức mạnh đó là nguồn gốc sâu xa của thắng lợi trong cách mạng Tháng 8 năm 1945, kháng chiến chống Pháp (1945-1954), chống Mỹ cứu nước (1954-1975)

Bước vào c.cuộc đổi mới, ĐCS Việt Nam ngày càng nhận thức đầy đủ, sâu sắc ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn của tư tưởng ĐĐK HCM.

Page 19: CÂU 1: Đồng chí hãy phân tích: Nguồn gốc hình …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/giao-duc-dai-cuong/triet... · Web viewĐồng chí hãy phân tích: Nguồn gốc hình

Đặc biệt là hơn 15 năm đổi mới vừa qua càng cho phép Đảng và nhân dân ta nhận thức rõ ràng, lúc nào, nơi nào tư tưởng ĐĐK HCM được quá trình và thực hiện đúng, thì khi đó, nơi đó cách mạng phát triển mạnh mẽ thuận lợi; lúc nào, nơi nào xa rời tư tưởng ĐĐK HCM thì khi đó, nơi đó cách mạng gặp nhiều khó khăn, tổn thất. Đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta thể hiện sâu sắc sự quá trình tư tưởng ĐĐK HCM: “thực hiện ĐĐK các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, thành phần KT , mọi giới , mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước, người trong Đảng và người ngoài Đảng, người đang công tác và người đã nghỉ hưu, mọi thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống trong nước hay ở nước ngoài. Phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, truyền thống yêu nước, ý chí tự lực tự cường và lòng tự hào dân tộc, lấy mục tiêu giữ vững độc lập , thống nhất , vì dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng; tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc , xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, hướng tới tương lai. Khối ĐĐK toàn dân trong mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn luôn được củng cố và phát triển sâu rộng trên cơ sở liên minh vững chắc giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

Xây dựng khối ĐĐK toàn dân gắn với việc phát huy dân chủ trong đời sống XH dưới sự lãnh đạo của d. Thực hiện dân chủ trên các lĩnh vực chính trị, KT, văn hóa, XH ở tất cả các cấp các ngành.”(VK NQĐH IX – trang 123,124).

Hiện nay, chúng ta đang đứng trước những vận hội mới đồng thời cũng có những thách thức mới. Những vận hội và thách thức đó tác động hàng ngày hàng giờ đến khối ĐĐK dân tộc. Để tiến lên chúng ta chỉ có con đường là phải kiên trì, vững vàng, quán triệt và thực hiện tư tưởng ĐĐK HCM , đồng thời chúng ta cũng phải đổi mới, phát triển những nội dung , phương pháp ĐĐK HCM cho phù hợp với sự vận động , biến đổi của đời sống KT XH trong nước và thế giới. Kế thừa, phát triển tư tưởng ĐĐK HCM trong sự nghiệp đổi mới đòi hỏi phải có sự nghiên cứu sâu sắc toàn diện tất cả các vấn đề chính trị, KT, XH và quốc tế. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước cần luôn luôn quán triệt và vận dụng sáng tạo tư tưởng HCM về ĐĐK