CHÊT L¦îNG §éI NGò C¸N Bé, C¤NG CHøC NGµNH LAO §éNG Vµ...

402
HC VIN CHÍNH TRQUC GIA HCHÍ MINH XONE MONEVILAY CHÊT L¦îNG §éI NGò C¸N Bé, C¤NG CHøC NGμNH LAO §éNG Vμ PHóC LîI X· HéI CéNG HßA D¢N CHñ NH¢N D¢N LμO GIAI §O¹N HIÖN NAY LUN ÁN TIN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYN NHÀ NƯỚC HÀ NI - 2015

Transcript of CHÊT L¦îNG §éI NGò C¸N Bé, C¤NG CHøC NGµNH LAO §éNG Vµ...

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

XONE MONEVILAY

CHÊT L¦îNG §éI NGò C¸N Bé, C¤NG CHøC NGµNH LAO §éNG Vµ PHóC LîI X· HéI

CéNG HßA D¢N CHñ NH¢N D¢N LµO GIAI §O¹N HIÖN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC

HÀ NỘI - 2015

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

XONE MONEVILAY

CHÊT L¦îNG §éI NGò C¸N Bé, C¤NG CHøC NGµNH LAO §éNG Vµ PHóC LîI X· HéI

CéNG HßA D¢N CHñ NH¢N D¢N LµO GIAI §O¹N HIÖN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC

Mã số: 62 31 02 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. TRẦN KHẮC VIỆT 2. PGS.TS. ĐINH NGỌC GIANG

HÀ NỘI - 2015

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực.

Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai

công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Xone Monevilay

MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu của nước ngoài 6 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài 19 Chương 2: CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGÀNH LAO ĐỘNG VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 29 2.1. Ngành lao động và phúc lợi xã hội Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và

đội ngũ cán bộ, công chức trong ngành 29 2.2. Chất lượng, tiêu chí đánh giá và những vấn đề liên quan đến chất

lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào 53

Chương 3: CHẤT LƯỢNG VÀ HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGÀNH LAO ĐỘNG VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM 72 3.1. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc

lợi xã hội Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào 72 3.2. Hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động

và phúc lợi xã hội Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào - thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm 82

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGÀNH LAO ĐỘNG VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ĐẾN NĂM 2030 117 4.1. Dự báo những nhân tố tác động, mục tiêu và phương hướng nâng cao chất

lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào 117

4.2. Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào đến năm 2030 127

KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 170

BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

CB, CC : Cán bộ, công chức

CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CHDCND : Cộng hòa Dân chủ nhân dân

CNXH : Chủ nghĩa xã hội

LĐ và PLXH : Lao động và Phúc lợi xã hội

NDCM : Nhân dân Cách mạng

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

1

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành lao động và phúc lợi xã hội (LĐ và PLXH) nước Cộng hòa Dân chủ

nhân dân (CHDCND) Lào là một trong những ngành làm công tác tham mưu cho

Chính phủ về các lĩnh vực: việc làm, phát triển kỹ năng nghề, tiền lương, tiền công, lao

động, bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm

thất nghiệp và quản lý các quỹ bảo hiểm xã hội), an toàn lao động, quản lý lao động,

chính sách người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em; cùng phối hợp

phòng, chống các tệ nạn xã hội… trong phạm vi cả nước. Ngoài ra, ngành còn quản lý

nhà nước đối với các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà

nước của ngành. Hoàn thành những nhiệm vụ đó, ngành góp phần vào sự phát triển xã

hội và ổn định xã hội một cách bền vững, làm tăng uy tín lãnh đạo của Đảng và Nhà

nước trong nhiệm vụ cách mạng mới hiện nay. Trực tiếp tiến hành và hoàn thành các

nhiệm vụ thuộc lĩnh vực mà ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào (dưới đây viết tắt là

ngành LĐ và PLXH Lào) đảm nhiệm là đội ngũ cán bộ, công chức (CB, CC) thuộc

ngành. Vì vậy, đội ngũ CB, CC ngành đủ số lượng, có cơ cấu hợp lý và có chất lượng

cao là một yếu tố quan trọng mang tính quyết định để nâng cao năng lực, chất lượng và

hiệu quả công tác của toàn ngành. Việc xây dựng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH

có chất lượng cao cần đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; tiến hành

nhiều khâu, nhiều cấp độ khác nhau để nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới mà Đảng

và Nhà nước giao phó cho ngành hiện nay và trong thời gian tới. Đây là một vấn đề bức

thiết, cần thiết trong trách nhiệm lãnh đạo của Đảng. Trong văn kiện Đại hội đại biểu

toàn quốc lần thứ IX của Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào đã ghi:

Trong điều kiện mới, Đảng ta rất cần có đội ngũ cán bộ có kiến thức, năng

lực, phẩm chất, có bản lĩnh chính trị vững vàng, thật sự trung thành đối với

Tổ quốc và sự nghiệp của Đảng, có tinh thần trung thực phục vụ đất nước và

phục vụ nhân dân, có lối sống trong sáng và tiến bộ, có tinh thần thường

xuyên tự rèn luyện và cần cù học tập nâng cao trình độ về mọi mặt, có ý thức

đối với tổ chức và kỷ luật, tôn trọng và thực hiện nghiêm pháp luật và điều lệ

của Đảng [185, tr.53].

2

Việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ từng giai đoạn cách mạng đã được Đảng ủy và lãnh đạo Bộ quan tâm. Trong sự nghiệp phát triển ngành và những thành tựu to lớn của ngành LĐ và PLXH Lào đều gắn chặt với vai trò to lớn của đội ngũ CB, CC.

Trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện cơ chế kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay, đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào đã vươn lên, năng động, sáng tạo, góp phần xứng đáng vào thành tựu to lớn của đất nước. Song, trong hoàn cảnh mới, sự tác động của cơ chế thị trường đã làm cho CB, CC bộc lộ nhiều yếu kém, khuyết điểm. Trong đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào, hiện đáng lo ngại là có một số CB, CC phẩm chất và năng lực chưa tương xứng với công việc nặng nề mà Đảng và Nhà nước giao phó cho ngành. Một bộ phận CB, CC có biểu hiện thoái hóa, biến chất về đạo đức; phẩm chất chính trị và năng lực không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới đặt ra; lối sống sa đọa, xa rời thực tiễn và nhân dân. Một số CB, CC còn trì trệ, thiếu trách nhiệm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thu vén, tham ô, tham nhũng, lãng phí, cơ hội, thực dụng, quan liêu, chia bè chia cánh, gây mất đoàn kết trong cơ quan, đơn vị và thiếu tính chiến đấu. Một bộ phận CB, CC bị giảm sút uy tín, không còn xứng đáng là công bộc của dân, thậm chí còn gây phiền hà cho dân. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào là vấn đề có ý nghĩa vô cùng to lớn, mang tính quyết định để có thể hoàn thành tốt các công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành, nghiên cứu, triển khai, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thành hiện thực, phù hợp với thực tiễn đang diễn ra trong xã hội Lào hiện nay và trong thời gian dài.

Trong thời kỳ mới, với điều kiện và hoàn cảnh mới, vai trò của đội ngũ CB, CC của ngành LĐ và PLXH Lào càng trở nên quan trọng. Trong những năm tới, CHDCND Lào đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức, khó khăn phức tạp không nhỏ. Đảng và Nhà nước và nhân dân các bộ tộc Lào phải nắm lấy thời cơ, biết tận dụng những cơ hội; đồng thời, phải biết biến khó khăn, thách thức thành những lợi thế để đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu và kém phát triển, sánh kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới. Điều đó đòi hỏi CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào phải vững vàng về bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức cách mạng tốt, có năng lực chuyên môn và năng lực thực tiễn. Có được như vậy, ngành LĐ và PLXH Lào mới có

3

bước bứt phá và thực hiện thành công các chiến lược về LĐ và PLXH; thực hiện thành công các mục tiêu về lao động, phúc lợi xã hội đến năm 2020 đã được Đảng đề ra trong văn kiện Đại hội IX là:

Phát triển và xây dựng lực lượng lao động Lào có kỹ năng nghề, có kiến thức, có khả năng, tay nghề thuần thục, có ý thức và kỷ luật, có việc làm hợp lý; làm cho người lao động được bảo vệ, quản lý và nhận được phúc lợi xã hội tốt hơn; thực hiện đúng chính sách đền ơn đáp nghĩa đối với người có công đối với Tổ quốc; đồng thời, phải phát triển hệ thống phúc lợi xã hội vững mạnh; vận động toàn xã hội góp phần tham gia trong chăm sóc, giúp đỡ người thiếu cơ hội và người bị hại từ các thiên tai [185, tr.80].

Vấn đề đặt ra có tính cấp thiết, vừa mang ý nghĩa lâu dài, làm cho ngành LĐ và PLXH phát triển đúng hướng, bền vững là phải tập trung nghiên cứu một cách căn bản, có bước đi phù hợp và có tính khoa học trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào và tìm tòi, đưa ra một hệ thống giải pháp có tính khả thi cao nhằm xây dựng ra đội ngũ CB, CC toàn ngành có đầy đủ các tiêu chuẩn về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, năng lực thực tiễn, có tâm huyết với ngành đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng mới hiện nay và trong thời gian dài, đáp ứng hội nhập khu vực và thế giới.

Vì những lý do đó, việc nghiên cứu đề tài “Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay” làm đề tài tiến sĩ có ý nghĩa rất thiết thực, vừa có tính cơ bản, lâu dài, vừa có tính cấp thiết, góp phần vào việc từng bước nghiên cứu làm rõ và giải quyết những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn trong công tác CB, CC nói chung và vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào nói riêng; qua đó, góp phần vào việc xây dựng và nâng cao chất lượng công tác của ngành đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới trên lĩnh vực LĐ và PLXH.

2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích của luận án

Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào, luận án đề xuất mục đích, phương hướng, quan điểm và các giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn hiện nay.

4

2.2. Nhiệm vụ của luận án - Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề

chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH. - Phân tích, khái quát, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào. - Phân tích, đánh giá quá trình hình thành, phát triển và thực trạng CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào. - Luận chứng, đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án là chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội CHDCND Lào giai đoạn hiện nay gồm: đội ngũ CB, CC ở các Cục, Vụ, Viện, Văn phòng Bộ, các đơn vị thuộc Bộ LĐ và PLXH Lào; Sở LĐ và PLXH tỉnh, thành phố và Phòng LĐ và PLXH huyện, quận trên toàn quốc.

3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án Luận án nghiên cứu đội ngũ cán bộ, công chức ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào và chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào; bao gồm các Cục, Vụ, Viện, Văn phòng Bộ thuộc Bộ LĐ và PLXH; Sở LĐ và PLXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng LĐ và PLXH quận, huyện và các Trung tâm Thương binh trên toàn quốc.

Luận án điều tra, khảo sát, đánh giá thực tiễn về những vấn đề nêu trên từ năm 2007 đến nay và đưa ra số liệu từ năm 1993.

Phương hướng và những các giải pháp và nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào có giá trị đến năm 2030.

4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng đạo đức của lãnh tụ Đảng NDCM Lào Cayxỏn PHÔMVIHẢN, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, quan điểm và tư tưởng của Đảng NDCM Lào về công tác cán bộ, cán bộ, công chức; nhất là về đổi mới công tác CB, CC trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây

5

dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân và hội nhập khu vực và quốc tế.

4.2. Cơ sở thực tiễn Cơ sở thực tiễn của luận án là thực trạng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào và thực trạng chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào.

4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể khác để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: tổng kết thực tiễn, kết hợp lôgíc và lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê. 5. Đóng góp về khoa học của luận án Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện dưới góc độ lý luận về công tác CB, CC của ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào.

- Làm rõ khái niệm chất lượng và các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào. - Đánh giá đúng thực trạng chất lượng và công tác xây dựng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào trong những năm qua, chỉ ra nguyên nhân và đúc rút các kinh nghiệm. - Đề xuất các giải pháp đồng bộ, khả thi nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị tham khảo, góp phần vào công tác cán bộ của ngành LĐ và PLXH Lào và công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước Lào.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận án còn là tài liệu tham khảo có giá trị cho hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy về công tác xây dựng Đảng, công tác tổ chức và cán bộ ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào và các trường chính trị - hành chính ở CHDCND Lào. 7. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả đã công bố liên quan đến luận án danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương, 8 tiết.

6

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NƯỚC NGOÀI

1.1.1. Các công trình nghiên cứu của Việt Nam 1.1.1.1. Một số đề tài khoa học chủ yếu có liên quan - Nguyễn Phú Trọng, Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ

cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [87]. Đề tài đã

đề cập đến cơ sở lý luận của việc xây dựng tiêu chuẩn cán bộ; những kinh nghiệm xây

dựng tiêu chuẩn cán bộ của Đảng phù hợp với từng giai đoạn cách mạng; đồng thời,

đưa ra những quan điểm, phương hướng chung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Đề

tài có giá trị tham khảo để xây dựng các khái niệm và đề xuất phương hướng, giải pháp

nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội ở

CHDCND Lào. Tuy nhiên, từ mục tiêu, nhiệm vụ đã được xác định, đề tài chủ yếu

luận bàn và kiến nghị một số vấn đề về xây dựng tiêu chuẩn cán bộ đảng, chính quyền,

lực lượng vũ trang, chưa bàn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của bộ,

ngành cụ thể nào.

- Bộ Nội vụ, Chương trình xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công

chức hành chính nhà nước giai đoạn I (2003-2005), Đề án 1 - Tổng điều tra, khảo sát,

đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước giai đoạn I (2003-2005), [2].

Chương trình đã tổng hợp, phân tích, đánh giá chung thực trạng trình độ đào tạo, bồi

dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện theo kết quả tổng điều tra; trong đó, thống

kê trình độ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách của Trung ương và địa

phương… theo từng nhóm tuổi. Đề án tổng hợp, phân tích thực trạng trình độ đào tạo,

bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức của các cơ quan Trung ương. Chương trình đã

nêu ra các nhận định, đánh giá và cung cấp một số tư liệu để đánh giá về đội ngũ cán

bộ, công chức của các bộ, ngành Trung ương. Tuy nhiên, do mục đích, phạm vi nghiên

cứu của đề án, các nhà khoa học không đi sâu về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,

công chức của bộ, ngành cụ thể nào. Đây là nội dung quan trọng luận án phải nghiên

cứu, luận bàn, đưa ra khái niệm, nội dung và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán

bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội ở CHDCND Lào.

7

- Vũ Khắc Sơn, Nâng cao hiệu quả tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành lao động - thương binh và xã hội [76]. Đề tài đã nêu cơ sở lý luận về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; phân tích nhân tố ảnh hưởng, kinh nghiệm về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; phân tích thực trạng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; đưa ra quan điểm, chủ trương và một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành lao động, thương binh và xã hội.

1.1.1.2. Sách tham khảo - Trần Xuân Sầm, Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong

hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới [73]. Cuốn sách đã đề cập cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xác định cơ cấu, tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị. Trên cơ sở lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các văn kiện của Đảng, các tác giả đã đặt vấn đề, để xác định cơ cấu, tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo phải căn cứ vào đường lối cán bộ của Đảng đã được kiểm nghiệm từ cuộc sống. Cuốn sách nêu lên thực trạng cơ cấu và việc thực hiện các tiêu chuẩn đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị, cả ưu điểm, hạn chế, thiếu sót; xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong những năm tới của hệ thống chính trị và từ những luận cứ đó tác giả đưa ra phương hướng, giải pháp lớn nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt theo cơ cấu, tiêu chuẩn đổi mới trong những năm tới của hệ thống chính trị.

- Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm, Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [89]. Cuốn sách đã đề cập hệ thống khái niệm cán bộ từ lịch sử; quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ, trong đó đề cập vị trí, vai trò của cán bộ và công tác cán bộ; tiêu chuẩn cán bộ; việc phát hiện, lựa chọn, đánh giá, sử dụng cán bộ; về huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; v.v.. Cuốn sách cũng nêu những đặc điểm cơ bản của thời đại ngày nay đòi hỏi phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là đòi hỏi của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ phát triển ngày càng cao làm tăng nhanh lực lượng sản xuất, đồng thời thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa kinh tế và xuất hiện kinh tế trí thức; bầu không khí chính trị thế giới diễn ra hết sức phức tạp, đầy mâu thuẫn và nghịch lý; cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc diễn ra gay gắt dưới nhiều nội dung và hình thức mới. Từ những luận cứ đó, các tác giả đã đề xuất một số phương hương và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.

8

- Vũ Văn Hiền, Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu

cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [24]. Nội dung chính của

cuốn sách gồm: những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về

xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; thực trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý

hiện nay, nhất là chỉ ra những mặt mạnh mặt yếu của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý

hiện nay; yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ đổi mới;

những giải pháp chủ yếu để xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu

cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Trần Đình Hoan, Đánh giá quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý

thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [26]. Nội dung sách đề cập những vấn

đề lý luận về đánh giá, quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trong sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; quá trình thực hiện công tác đánh giá cán bộ trong

lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và thực trạng công tác này trong tình hình hiện nay;

quan điểm, giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng cán bộ lãnh đạo quản lý thời kỳ

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; vấn đề đánh giá, quy hoạch cán bộ lãnh đạo

quản lý trong lịch sử nước ta và một số nước trên thế giới là những vấn đề liên quan

đến chất lượng cán bộ, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác trên cơ sở quán triệt các

quy định của Đảng về công tác cán bộ, phát huy tính chủ động, sáng tạo của từng địa

phương, đơn vị.

- Trần Đình Thắng, Đảng lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên

chức nhà nước [79]. Cuốn sách đã đề cập đến một số vấn đề chung về cán bộ, công

chức, viên chức nhà nước; chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về xây dựng đội ngũ cán

bộ, công chức, viên chức nhà nước. Yêu cầu khách quan về Đảng lãnh đạo xây dựng

đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất

nước; quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng đội cán bộ, công chức, viên chức

nhà nước trong thời kỳ đầu đổi mới và quá trình triển khai tổ chức thực hiện chủ trương

của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong thời kỳ

đầu đổi mới đất nước. Cuốn sách cũng đưa ra quan điểm, chủ trương của Đảng về cải

cách công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong thời kỳ mới và quá trình triển

khai thực hiện chủ trương đó. Tác giả còn đưa ra một số kinh nghiệm và giải pháp cải

cách công vụ, công chức, viên chức trong giai đoạn hiện nay.

9

1.1.1.3. Các bài báo khoa học Những vấn đề chung về xây dựng đội ngũ cán bộ - Hồ Đức Việt, Tạo chuyển biến sâu sắc trong công tác cán bộ [97]. - Hồ Đức Việt, Đổi mới công tác tổ chức, cán bộ đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [98]. - Nguyễn Minh Khôi, Bàn về “Tâm”, “Tầm” của đội ngũ cán bộ, đảng viên

hiện nay [34]. Các bài báo nêu trên đã đề cập một số nội dung liên quan đến luận án: Thứ nhất, mỗi cán bộ, đảng viên phải ra sức nỗ lực phấn đấu, có thái độ nghiêm

túc, cầu thị trong tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi phẩm chất đạo đức và năng lực; Thứ hai, các tổ chức cơ sở đảng phải tăng cường giáo dục toàn diện đội ngũ cán

bộ, đảng viên; Thứ ba, các cơ quan, đơn vị, nhà trường tích cực đào tạo, bồi dưỡng nâng cao

trình độ năng lực cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Về tuyển chọn cán bộ, công chức - Đình Tùng, Tuyển chọn công chức tại một số quốc gia, tạp chí Xây dựng Đảng [93]. - Đình Tùng, Tuyển dụng, đào tạo công chức ở Nhật Bản, tạp chí Xây dựng

Đảng [94]. Các bài báo nêu trên đã đề cập một số nội dung liên quan đến luận án: Một là, ở nhiều quốc gia, nhân sự trong hệ thống chính quyền các cấp và các

bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương luôn biến động theo nguyên tắc “vào - ra”, là sự vận động không ngừng nhằm cân bằng về cơ cấu nguồn nhân sự trong một nền công vụ. Vì vậy, cần làm tốt việc tuyển chọn cán bộ, công chức để thay thể những cán bộ, công chức nghỉ hưu, chuyển công tác.

Hai là, nguyên tắc tuyển chọn công chức là theo luật pháp và nguyên tắc công khai, bình đẳng, cạnh tranh.

Ba là, nhiều quốc gia có một bộ quy định về điều kiện chung đối với các đối tượng tham gia quy trình tuyển dụng công chức nhà nước. Những điều kiện chung đó bao gồm: quốc tịch, sức khỏe, độ tuổi, bằng cấp.

Bốn là, quy trình thi tuyển dụng công chức của các nước cơ bản áp dung hình thức thi tuyển: thi viết, thi vấn đáp, thi trắc nghiệm, thi tay nghề. Nội dung thi tuyển dụng được chuẩn bị kỹ nhằm đánh giá đúng thực chất và tiềm năng của người dự tuyển. Việc tổ chức các kỳ thi tuyển được chuẩn bị theo trình tự: phổ biến công khai

10

thông tin tuyển dụng để mọi đối tượng đều tiếp cận được (thông qua báo chí, truyền hình, tờ rơi, áp phích...), phát hành các văn bản hướng dẫn thi tuyển, niêm yết tên của những người tham gia dự thi, công bố kết quả thi và thời gian bảo lưu kết quả thi.

Năm là, tuyển dụng “mở” mỗi công dân đều có cơ hội trở thành công chức. Công khai thông tin tuyển dụng và thi tuyển dụng (thi viết và vấn đáp). Cơ hội trở thành công chức luôn dành cho mọi công dân khi đủ tuổi lao động, sức khỏe theo luật định. Do tính đặc thù, việc thi tuyển công chức đối với các ngành nghề như y tế, xây dựng, kế toán, luật sư ở Nhật Bản bắt buộc người dự tuyển phải có chuyên môn tương ứng. Các lĩnh vực còn lại, việc tuyển dụng không đòi hỏi chuyên ngành đã có của người tham gia tuyển dụng. Tất cả công chức và người tham gia thi tuyển vào vị trí có nhu cầu sau khi trúng tuyển đều phải trải qua quá trình đào tạo cho công việc sẽ đảm nhiệm. Sáu là, đào tạo tại chỗ và theo nghề tại các trường đào tạo công chức. Đào tạo tại chỗ là hình thức đào tạo ngay sau khi trúng tuyển nhằm đáp ứng các kỹ năng hành chính cần thiết cho công việc. Công chức sẽ được hướng dẫn về kỹ năng sử dụng các thiết bị văn phòng, kỹ năng xử lý công việc cụ thể hằng ngày ở vị trí đảm nhiệm. Đào tạo theo vị trí việc làm là hình thức học việc, tiếp thu kinh nghiệm từ người đi trước hiệu quả và phổ biến nhất ở các công sở. Đào tạo theo nghề tại các trường đào tạo công chức có ba cấp độ: cấp cơ sở, cấp vùng và cấp quốc gia do Trường Cao đẳng tự trị địa phương, Viện Đào tạo công chức quản lý đô thị (JIAM), Viện Đào tạo kỹ năng và trao đổi văn hóa Nhật Bản (JAMP) đảm nhiệm. Về hình thức đào tạo, Trường Cao đẳng tự trị địa phương mở các khóa học từ 2 tuần đến 6 tháng các công chức mới được tuyển dụng và cập nhật một số kỹ năng mới cho công chức lâu năm; Viện Đào tạo công chức quản lý đô thị (JIAM) và Viện Đào tạo kỹ năng và trao đổi văn hóa Nhật Bản (JAMP) là nơi mở các khóa học cho công chức với thời gian tập trung dưới 2 tuần về các kỹ năng cần thiết, cần có đối với công chức. Công chức được tham gia khóa đào tạo tại Trường Cao đẳng tự trị địa phương là sau 4 năm được tuyển dụng và dành cho công chức lâu năm sau 8 năm sau khóa học tại trường và cuối cùng là khóa đào tạo dành cho quan chức lãnh đạo.

Về công tác đánh giá cán bộ - Đặng Đình Phú, Để đánh giá, sử dụng, đề bạt đúng cán bộ, Website Đảng

Cộng sản Việt Nam [59]. - Nguyễn Thành Dũng, Một số tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ chủ

chốt cấp huyện ở Tây Nguyên [12].

11

Các bài báo nêu trên đã đề cập một số nội dung liên quan đến luận án: Thứ nhất, đánh giá về số lượng và cơ cấu phải đủ và hợp lý; không thừa, không

thiếu, với bộ máy tinh giản, gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả và mỗi cá nhân phát huy tối đa năng lực, sở trường của mình;

Thứ hai, đánh giá chất lượng toàn diện của mỗi cán bộ chủ chốt cấp huyện; Thứ ba, đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ theo chức trách. Về công tác quy hoạch cán bộ

- Nguyễn Phương Hồng, Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý [29]. - Bùi Đức Lại, Bàn thêm về quy hoạch cán bộ [38]. - Nguyễn Công Soái, Quy hoạch cán bộ của Đảng bộ thành phố Hà Nội [74]. - Nguyễn Quốc Việt, Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý Cà Mau [99]. Các bài báo nêu trên đã đề cập một số nội dung liên quan đến luận án:

Thứ nhất, phải căn cứ vào quy định của cấp trên và có sự chỉ đạo thường xuyên, chặt chẽ, bảo đảm tính công khai, dân chủ, công tâm, khách quan, đúng quy trình về công tác quy hoạch;

Thứ hai, thực hiện công tác quy hoạch cán bộ phải đồng bộ ở các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở địa phương;

Thứ ba, quy hoạch phải có tính khả thi cao. Kiên quyết khắc phục tình trạng thực hiện công tác quy hoạch mang tính hình thức, thiếu khoa học;

Thứ tư, gắn với quy hoạch là đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học. Đồng thời thực hiện bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ theo diện quy hoạch. Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở nước ngoài

- Nguyễn Phi, Đào tạo, bồi dưỡng công chức ở một số quốc gia [57]. Tác giả bài viết đã đề cập kinh nghiệm đào, bồi dưỡng công chức ở Xingapo, Cộng hòa Pháp và Mỹ; rút ra 5 kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng công chức, nhất là công chức cấp cao của các nước, Thứ nhất, các nước đã xây dựng chính sách và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức xuất phát từ xác định rõ nhu cầu, mục tiêu và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của cơ quan; từ chính sách và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, phát triển tổ chức; từ đòi hỏi xây dựng một nền hành chính hiện đại cũng như sự phát triển của đất nước trong tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập. Thứ hai, có sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Đồng thời phân công, phân cấp rõ ràng, hợp lý về thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp, các trường đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng công

12

chức. Thứ ba, chất lượng tuyển chọn đầu vào là một trong những yếu tố quyết định để có một đột ngũ công chức lãnh đạo cấp cao có tài năng. Các ứng viên phải trải qua những kỳ thi tuyển cạnh tranh khốc liệt và đáp ứng được những tiêu chuẩn ngặt nghèo. Các kỳ thi tuyển được tổ chức công khai, minh bạch, thường được tổ chức tập trung, do một cơ quan của Nhà nước đảm nhiệm. Thứ tư, cần có những quy định cụ thể và nghiêm ngặt về các khóa đào tạo bắt buộc mà công chức phải trải qua trước khi nhận nhiệm vụ hay được thuyên chuyển, bổ nhiệm, thăng tiến lên vị trí quản lý cao hơn. Chú trọng khâu luân chuyển để công chức nguồn có được những trải nghiệm thực tiễn thông qua các vị trí đảm nhiệm ở các cấp chính quyền khác nhau. Ngoài những nội dung đào tạo tùy thuộc vào sự ưu tiên của mỗi vị trí lãnh đạo, quản lý; các kiến thức về luật và kinh tế là những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Thứ năm, phương pháp bồi dưỡng là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực hành xử lý tình huống thực tiễn trong công việc của các cơ quan, đơn vị. Do đó, việc xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng cần chú ý tới nhu cầu của người học, phù hợp với từng đối tượng công chức và có tình hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ cao. Xây dựng tiêu chí đảm bảo chất lượng bồi dưỡng và đánh giá chất lượng công chức sau bồi dưỡng.

Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở Việt Nam - Đỗ Minh Cương, Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ [7]. - Nguyễn Văn Du, Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ

tham mưu chiến lược [10]. - Nguyễn Trung Tài, Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Hà Giang [77]. - Ngô Minh Tuấn, Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tổ chức xây dựng

Đảng [91]. - Đặng Nam Điền, Chủ động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ [20]. - Nguyễn Văn Quynh, Tiếp tục đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ [71]. - Nguyễn Văn Du, Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo,

quản lý ở nước ngoài [9]. Các bài báo nêu trên đã đề cập một số nội dung liên quan đến luận án: Thứ nhất, thực hiện chặt chẽ quy chế quản lý cán bộ đi học ở nước ngoài, nhất

là phẩm chất, đạo đức. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong quản lý, bố trí, sử dụng có hiệu quả cán bộ sau đào tạo, bồi dưỡng;

Thứ hai, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trên cơ sở quy hoạch cán bộ, yêu cầu chuyên môn. Đa dạng hóa phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ (kết hợp

13

đào tạo, bồi dưỡng trong nước với đưa đí nghiên cứu ở nước ngoài, mời chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm sang giới thiệu các chuyên đề mà ta cần);

Thứ ba, gắn đào tạo, bồi dưỡng cán bộ với việc cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá và quy hoạch cán bộ;

Thứ tư, phát huy tính chủ động, tự giác học tập, rèn luyện của mỗi cán bộ; Thứ năm, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, các tổ chức đảng

trong hệ thống chính trị; trước hết là nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu đối với yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Về luân chuyển cán bộ - Nguyễn Trọng Phúc, V.I. Lênin, Hồ Chí Minh nói về luân chuyển cán bộ [60]. - Phạm Ngọc Thước, Luân chuyển cán bộ - động lực mới, nguồn sáng tạo mới

trong công việc [85]. - Lê Kim Việt, Luân chuyển cán bộ lý luận - khâu đột phá để nâng cao chất

lượng công tác lý luận của Đảng trong giai đoạn hiện nay [96]. Các bài báo nêu trên đã đề cập một số nội dung liên quan đến luận án: Thứ nhất, kết hợp chặt chẽ giữa công tác tư tưởng và tổ chức làm thông suốt

trong đội ngũ cán bộ, đảng viên về tư tưởng, mục đích, yêu cầu của công tác luân chuyển cán bộ thống nhất về tư tưởng, tự giác chấp hành, thực hiện nghiêm chỉnh quyết định điều động, luân chuyển của tổ chức;

Thứ hai, việc rà soát lại đội ngũ cán bộ, đảng viên trong diện quy hoạch dự bị ở các chức danh. Hoàn chỉnh nhận xét, đánh giá cán bộ dự bị và đề xuất phương hướng luân chuyển;

Thứ ba, có chế độ chính sách đãi ngộ luân chuyển nhằm tạo điều kiện công tác, học tập thuận lợi đối với cán bộ được luân chuyển.

Về xây dựng đội ngũ cán bộ của một số ngành, địa phương - Nguyễn Mạnh Thắng, Xây dựng bản lĩnh chính trị cho chính ủy, chính trị viên

ở đơn vị cơ sở theo tư tưởng Hồ Chí Minh [80]. - Trần Bá Thiều, Xây dựng đội ngũ cán bộ công an nhân dân trước yêu cầu mới [83].

- Lê Ngọc Xuyên, Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở ở Tây Nguyên [101].

- Đỗ Xuân Định, Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các Ban Tổ chức tỉnh, thành ủy - thực trạng và giải pháp [21].

14

- Thu Thủy, Để nâng cao chất lượng cán bộ nữ ở Ban Tổ chức tỉnh, thành ủy [86]. - Thủy Minh (2012), Làm gì để cán bộ cơ sở ở Gia Lâm đạt chuẩn? [53]. Các bài báo nêu trên đã đề cập một số nội dung liên quan đến luận án: Thứ nhất, tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu

lực, hiệu quả và tổ chức thực hiện tốt các giải pháp quản lý, bố trí, sử dụng biên chế theo kế hoạch của tổ chức. Kiện toàn cán bộ đủ số lượng và đảm bảo chất lượng.

Thứ hai, chủ động quy hoạch và tạo nguồn cán bộ. Thứ ba, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ; trong đó

chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ cao về lý luận, khoa học, nghiệp vụ, chuyên môn giỏi, khoa học - kỹ thuật - công nghệ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Các bài viết đăng trên các tạp chí khoa học đã đề cập nhiều khía cạnh liên quan đến công tác cán bộ nói chung, một số khâu trong công tác cán bộ nói riêng trên bình diện tổng quảt. Từ những ý kiến này, tác giả luận án có thể nghiên cứu vận dụng vào vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngành lao động và phúc lợi xã hội ở CHDCND Lào.

1.1.1.4. Luận án, luận văn có liên quan - Phạm Công Khâm, Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn

đồng bằng sông Cửu Long hiện nay [31]. Những nội dung liên quan đến luận án: Một là, vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt thể hiện ở chỗ: đội ngũ cán bộ chủ

chốt giữ vai trò quyết định trong việc hiện thực hóa sự lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội; đội ngũ cán bộ chủ chốt giữ vai trò quyết định xây dựng hệ thống tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị vững mạnh, phát động, duy trì các phong trào cách mạng của nhân dân.

Hai là, một số giải pháp chủ yếu xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt: Trong giải pháp thứ nhất, tác giả luận án cho rằng, cần xác định cụ thể tiêu chuẩn và cơ cấu của đội ngũ cán bộ chủ chốt. Theo tác giả, tiêu chuẩn cán bộ là một hệ thống các yêu cầu về phẩm chất, năng lực cần phải có để cán bộ đảm đương và hoàn thành tốt nhiệm vụ do cương vị công tác đòi hỏi.

Những điểm cần nhấn mạnh về tiêu chuẩn cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị là: nắm vững luật pháp, nghiệp vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình theo luật định; có khả năng điều hành, tổ chức quản lý và chỉ đạo dứt điểm từng công việc trong từng

15

thời gian cho phù hợp, thích nghi với điều kiện và con người ở nông thôn đồng bằng sông Cửu Long; biết xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch ngân sách.

Trong giải pháp thứ hai, tác giả luận án nhấn mạnh, phải gắn đào tạo, bồi dưỡng với quy hoạch cán bộ. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long phải theo hướng: tuân thủ chặt chẽ yêu cầu về tiêu chuẩn cán bộ; vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội; chống chủ nghĩa hình thức, mở lớp tràn lan, chạy theo bằng cấp, không chú trọng chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng; kết hợp chặt chẽ giữa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị ở cơ sở với nhu cầu thật sự của cá nhân cán bộ, động viên được cán bộ học tập nâng cao trình độ; bảo đảm cho cán bộ trước khi bố trí vào vị trí chủ chốt đã được đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản; đào tạo, bồi dưỡng đúng đối tượng, đó là nguồn cán bộ trong quy hoạch trước mắt và lâu dài, phải chú ý con em gia đình cách mạng, những người có công với nước, những gia đình vượt khó, tiêu biểu, con em dân tộc. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải thiết thực, phù hợp với yêu cầu từng loại cán bộ; chú trọng cả phẩm chất đạo đức và kiến thức, cả lý luận và thực tiễn, bồi dưỡng kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã nên theo phương châm: những gì ở cơ sở cần thì cán bộ ở đó phải học. Thực hiện nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt nói trên phải thông qua việc kết hợp nhiều phương thức, hình thức đào tạo, bồi dưỡng, trong đó cần coi trọng hai loại hình đào tạo cơ bản: đào tạo, bồi dưỡng chính quy ở trường chính trị và bồi dưỡng, rèn luyện ở thực tiễn, trong lao động sản xuất và trong các phong trào cách mạng của quần chúng.

Trong giải pháp thứ ba, luận án đề cập việc tiếp tục hoàn thiện chính sách đãi ngộ cán bộ và tăng cường sự chỉ đạo, giúp đỡ của cấp trên.

- Trịnh Thanh Tâm, Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là nữ của hệ thống chính trị xã ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay [78]. Những nội dung liên quan đến luận án:

Thứ nhất, luận án đã trình bày và phân tích khá sâu quan niệm về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là nữ của hệ thống chính trị xã ở đồng bằng sông Hồng - đó là toàn bộ hoạt động của các cấp ủy, các cơ quan tham mưu của cấp ủy từ tỉnh đến đảng ủy xã; của cán bộ, đảng viên và các cơ quan có liên quan, mà trực tiếp là hoạt động của huyện ủy, đảng ủy xã và sự phối hợp giữa các tổ chức này trong thực hiện các khâu của công tác cán bộ đối với cán bộ đương chức và dự nguồn các chức danh cán bộ chủ chốt của

16

hệ thống chính trị xã và việc tự học, tự rèn của họ, nhằm tạo nên đội ngũ cán bộ chủ chốt là nữ của hệ thống chính trị xã có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đảng bộ xã.

Thứ hai, luận án đã rút ra được một số kinh nghiệm về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là nữ của hệ thống chính trị xã ở đồng bằng sông Hồng từ năm 2001 đến nay: Một là, cấp ủy từ tỉnh, thành phố đến các xã, đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị nhận thức sâu sắc chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ nữ. Hai là, đấu tranh kiên quyết, loại trừ một cách căn bản tư tưởng xem nhẹ vai trò của phụ nữ trong cán bộ, đảng viên. Ba là, giải quyết đúng đắn, hợp lý mối quan hệ giữa tiêu chuẩn cán bộ và cơ cấu giới tính trong đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị ở các xã. Bốn là, hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý, điều kiện hoàn cảnh gia đình, điều kiện hoạt động của cán bộ nữ để tiến hành đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng một cách hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ hoàn thành nhiệm vụ và trưởng thành. Năm là, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để cán bộ nữ học tập nâng cao trình độ và năng lực công tác, nhất là trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Sáu là, phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân ở các xã, nhất là vai trò của hội liên hiệp phụ nữ xã là nhân tố không thể thiếu trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là nữ của hệ thống chính trị cơ sở.

Thứ ba, luận án đã trình bày khá sâu ba nhóm giải pháp liên quan về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là nữ của hệ thống chính trị xã ở đồng bằng sông Hồng. Một là, tiếp tục cụ thể hóa tiêu chuẩn cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị xã và nâng cao chất lượng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, tập trung vào tạo nguồn, quy hoạch và đào tạo cán bộ nữ. Hai là, phát huy mạnh mẽ tinh thần tự học tập, rèn luyện của đội ngũ cán bộ chủ chốt là nữ và thực hiện tốt chính sách cán bộ nữ. Ba là, phát huy vai trò của đảng ủy, đảng bộ, các tổ chức trong hệ thống chính trị xã và nhân dân, coi trọng vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ xã, tập trung vào phát hiện phụ nữ có đức, có tài và giám sát hoạt động của cán bộ nữ.

- Nguyễn Văn Côi, Luân chuyển cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong giai đoạn hiện nay [6].

- Phạm Tất Thắng, Luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý diện tỉnh uỷ quản lý ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn hiện nay [81].

- Trần Thanh Sơn, Luân chuyển cán bộ thuộc Thành ủy Hà Nội quản lý hiện nay [75].

17

- Nguyễn Văn Năng, Luân chuyển cán bộ thuộc diện tỉnh ủy quản lý ở tỉnh Bắc Giang hiện nay [54].

- Nguyễn Văn Trường, Luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng quản lý trong giai đoạn hiện nay [90].

- Đỗ Huy Thông, Luân chuyển cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy Quảng Ninh quản lý trong giai đoạn hiện nay [84].

- Lâm Quang Thao, Chất lượng luân chuyển cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quản lý trong giai đoạn hiện nay [82].

- Lưu Vĩnh Hưng, Luân chuyển cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên quản lý trong giai đoạn hiện nay [30].

- Lê Hoàng Dũng, Công tác luân chuyển cán bộ diện ban thường vụ huyện ủy quản lý ở thành phố Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay [11].

Các luận án, luận văn nêu trên đã đề cập mục đích, yêu cầu, nguyên tắc, phương châm luân chuyển cán bộ; thực trạng và đề xuất các phương hướng, giải pháp đẩy tăng cường công tác luân chuyển cán bộ diện ban thường vụ cấp ủy các địa phương quản lý như là một khâu, một hình thức quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý.

1.1.2. Các công trình nghiên cứu của Trung Quốc - Triệu Gia Kỳ, Tăng cường xây dựng Đảng ủy địa phương, phát huy đầy đủ vai

trò hạt nhân lãnh đạo [37]. Tác giả đã phân tích công tác xây dựng Đảng, phát huy đầy đủ vai trò hạt nhân lãnh đạo của Thành ủy Bắc Kinh, tạo nên sự đảm bảo chính trị, tư tưởng và tổ chức vững chắc cho sự phát triển liên tục, nhanh chóng, hài hòa và lành mạnh của kinh tế, xã hội thành phố, chỉ ra những kinh nghiệm:

Một là, kiên trì bao quát toàn cục, điều hòa các mặt, phát huy đầy đủ vai trò hạt nhân lãnh đạo của đảng ủy địa phương, gồm: kiện toàn và hoàn thiện thể chế lãnh đạo để đảng ủy địa phương phát huy vai trò hạt nhân; quán triệt và thực hiện tốt đường lối, phương châm và chính sách của Trung ương Đảng; kiên trì lập Đảng vì công, cầm quyền vì dân.

Hai là, nắm chắc nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, thiết thực đảm đương trách nhiệm thúc đẩy kinh tế, xã hội địa phương phát triển toàn diện, hài hòa và bền vững, gồm: luôn luôn coi phát triển là chức trách hàng đầu của đảng ủy địa phương; ưu hóa môi trường phát triển, đẩy mạnh sáng tạo về thể chế; kiên trì giải quyết tốt mối quan hệ giữa cải cách, phát triển và ổn định.

18

Ba là, thiết thực tăng cường xây dựng bản thân mình, không ngừng nâng cao trình độ lãnh đạo và trình độ cầm quyền, gồm: quán triệt thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, kiện toàn và hoàn thiện hơn nữa cơ chế nghị sự và ra quyết sách của Đảng ủy địa phương.

Trong đó, các giải pháp và kinh nghiệm về xây dựng cán bộ lãnh đạo địa phương như: thích ứng tình hình mới, đón đầu thách thức mới, ra sức tăng cường xây dựng ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ; đi vào cơ sở, đi sâu vào quần chúng, không ngừng tăng cường việc xây dựng tác phong của ban lãnh đạo và cán bộ cơ sở... là những nội dung có giá trị tham khảo tốt đối với luận án.

- Tôn Hiểu Quần, Tăng cường xây dựng ban lãnh đạo, cố gắng hình thành tầng lớp lãnh đạo hăng hái, sôi nổi, phấn đấu thành đạt [61]. Những giải pháp xây dựng tập thể và cá nhân ban lãnh đạo có giá trị tham khảo đối với luận án, gồm: coi trọng việc lấy chủ nghĩa Mác - Lênin để vũ trang nhận thức cho cán bộ lãnh đạo; coi trọng nâng cao trình độ và năng lực công tác của ban lãnh đạo và cán bộ trong thực tiễn; kiên trì tiêu chuẩn chọn người, dùng người một cách khoa học, xác lập định hướng công tác cán bộ đúng đắn; đi sâu cải cách chế độ lự chọn và bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo đảng và chính quyền các cấp; thiết thực tăng cường giám sát đối với cán bộ lãnh đạo.

- Chu Phúc Khởi, Xuất phát từ đại cục, hướng tới lâu dài, cố gắng xây dựng một đội ngũ cán bộ dự bị tố chất cao [35]. Trong công trình khoa học này, tác giả đã làm rõ những vấn đề như: ý nghĩa chiến lược của việc xây dựng đội ngũ cán bộ dự bị; những cách làm chính về việc xây dựng đội ngũ cán bộ dự bị. Đây là những nội dung rất thiết thực đối với luận án để luận giải và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội ở CHDCND Lào. Những nội dung đó là: xuất phát từ đòi hỏi thực tế của việc xây dựng ban lãnh đạo, phải xây dựng quy hoạch thiết thực, khả thi về xây dựng đội ngũ cán bộ dự bị; tăng cường xây dựng chế độ hóa, quy phạm hóa chặt chẽ về tiêu chuẩn, quy trình và yêu cầu đối với các khâu công tác cán bộ dự bị; thực hiện quản lý sự biến động, đảm bảo số lượng và chất lượng cán bộ dự bị; kiên trì dự trữ kết hợp với sử dụng, kịp thời tuyển chọn cán bộ dự bị với điều kiện đã chín muồi vào ban lãnh đạo các cấp; tăng cường xây dựng tài nguyên chiến lược cán bộ dự bị, nắm từ đầu nguồn, tuyển chọn từ các trường đại học và cao đẳng những sinh viên tốt nghiệp đại học vừa gỏi, vừa có đạo đức tốt để đào tạo và rèn luyện tại cơ sở một cách có kế hoạch.

19

- Giả Cao Kiến, Phát huy đầy đủ vai trò của trường Đảng, làm tốt công tác giáo dục và đào tạo cán bộ [36]. Tác giả đã khẳng định vai trò của trường Đảng ở các cấp của Trung Quốc, khái quát về hoạt động giáo dục và đào tạo cán bộ của các trường Đảng. Đặc biệt, tác giả đã chỉ ra những giải pháp có giá trị tham khảo tốt để luận án đề xuất các giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Các giải pháp được tác giả đưa ra gồm: phân biệt rõ yêu cầu, nội dung và phương thức tổ chức hai loại lớp học, đào tạo và bồi dưỡng; phân loại, phân tầng thiết kế nội dung dạy học, giải quyết vấn đề “trên - dưới đều to, trái - phải giống nhau”. Đồng thời, tác giả cũng đề xuất những vấn đề có tính nguyên tắc về phát huy vai trò của trường Đảng trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.2.1. Đề tài khoa học Hốngkham LATSULIN, Bài học xây dựng, bồi dưỡng, cán bộ ngành quản lý

lao động của tỉnh Sạvẳnnạkhệt [215]. Đề tài trình bày tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội của đất nước Lào và của tỉnh Sạvẳnnạkhệt; phân tích thực tiễn xây dựng và bồi dưỡng cán bộ ngành quản lý lao động của tỉnh. Tập thể tác giả đã chỉ ra một số hạn chế và đề xuất một số quan điểm và nhiệm vụ trong xây dựng và bồi dưỡng cán bộ ngành quản lý lao động của tỉnh.

Một là, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngành quản lý lao động phải trên cơ sở nhu cầu và yêu cầu nhiệm vụ chính trị và công tác chuyên môn thực tế;

Hai là, cấp ủy các cấp phải tăng cường quan tâm và lãnh đạo, chỉ đạo sát thực tế công tác cán bộ và xây dựng, bồi dưỡng cán bộ theo thẩm quyền, trách nhiệm của mình;

Ba là, xây dựng, bồi dưỡng cán bộ phải lấy chất lượng làm gốc, bảo đảm tính hệ thống, liên tục, chú trọng giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, thúc đẩy và tạo điều kiện cho cán bộ tự giác, chủ động tự học tập nghiên cứu;

Bốn là, xây dựng, bồi dưỡng về lý luận Mác - Lênin, lý luận về chính trị - hành chính, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước để cán bộ ngành quản lý lao động có năng lực trong lãnh đạo và thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình;

Năm là, chú trọng xây dựng cán bộ tại chỗ, luân chuyển cán bộ đi thực hiện nhiệm vụ "ba xây" và lấy đó làm nơi huấn luyện cán bộ về mặt thực tiễn.

20

1.2.2. Các bài báo khoa học liên quan đến xây dựng đội ngũ cán bộ, công

chức và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức - Khăm-phăn VÔNG-PHA-CHĂN, Nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ

Lào [32].

- Xaysỉ SẲNTỊVÔNG, Công tác quy hoạch và bồi dưỡng cán bộ kế tục chức

vụ lãnh đạo - quản lý ở các cấp là công việc cấp bách của Đảng ủy, Ban Tổ chức

các cấp [235].

- Anônghắk VÀNGVĂNTHANỤVÔNG, Tăng cường công tác đào tạo - bồi

dưỡng cán bộ là sự cần thiết ở Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội [105].

- Sínnạkhon ĐUỐNGBĂNĐÍT, Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tổ chức

để làm tham mưu cho cấp ủy các cấp thực hiện tốt đường lối tổ chức của Đảng [214].

- Thoongphút SÍMMA, Một số giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng đội

ngũ cán bộ chuyên môn ở tỉnh Xay Nhạ Bu Li [227].

- Bunthạmaly MẲNANÔNG, Nâng cao chất lượng cán bộ tài chính ở tỉnh ẮT

TẠ PƯ [148].

- Kốngthay THỆPKHĂMHƯƠNG, Đào tạo - bồi dưỡng cán bộ Tổ chức cấp

tỉnh là sự cần thiết cấp bách để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Đảng [202].

- Sụvănthon MẠ NY PHĂN, Nâng cao chất lượng cán bộ - công chức cấp

huyện ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào [223].

- Sónmạny SỤLỊNHAĐỆT, Một số kinh nghiệm trong đào tạo - bồi dưỡng đội

ngũ cán bộ có chất lượng [219].

- Vịlạphăn SỊLỊTHĂM, Một số kinh nghiệm đào tạo - bồi dưỡng đội ngũ cán bộ

lãnh đạo - quản lý [233].

- Sụđavon LÍTSÉNVẮNG, Chú trọng đào tạo cán bộ lãnh đạo - quản lý

trong điều kiện hội nhập quốc tế [220].

- Sútthịkón PHIMPHĂN, Nâng cao chất lượng cán bộ lãnh đạo - quản lý của

Cục quản lý Tài nguyên rừng trong điều kiện mới [222].

- Khămmẳn SÓPASỢT, Nâng cao chất lượng đảng viên là nhiệm vụ và

trách nhiệm trực tiếp của cấp ủy [199].

- Sốmmút KẸOMẠNY, Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở lĩnh

vực Ngân hàng Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào là sự cần thiết [216].

21

- Phámi SÍCHẮNTHOONGTHỊP, Nâng cao chất lượng công tác Tổ chức - cán bộ là yếu tố đảm bảo vai trò cầm quyền của Đảng [203].

- Vịlạphăn SỊLỊTHĂM, Các bước xây dựng tiêu chuẩn cán bộ [234]. Các bài báo nêu trên đã đề cập một số nội dung liên quan đến luận án: Thứ nhất, yêu cầu, nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng

viên ở các cơ quan, chính quyền địa phương nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ đó đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao;

Thứ hai, công tác quy hoạch gắn với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở các cấp nhằm khắc phục tình trạng kém chất lượng của đội ngũ cán bộ;

Thứ ba, công tác nâng cao chất lượng của đội ngũ CB, CC, đảng viên ở một số ngành, địa phương và nâng cao chất lượng công tác tổ chức và cán bộ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên đáp ứng với nhiệm vụ chính trị được giao phó;

Thứ tư, các bước xây dựng tiêu chuẩn cán bộ nhằm nâng cao chất lượng cán bộ đáp ứng với tiêu chuẩn đó và khả năng đảm đương nhiệm vụ của từng cán bộ.

1.2.3. Các luận án, luận văn chủ yếu có liên quan 1.2.3.1. Các luận văn chủ yếu có liên quan đến ngành lao động và phúc lợi

xã hội Lào - Saikẹo JÓCHẠLƠNPHÔN, Hoàn thiện sự quản lý hệ thống bảo hiểm xã hội

tại CHDCND Lào [211]. Luận văn đã phân tích thực trạng tổ chức thực hiện trong quản lý hệ thống bảo hiểm xã hội tại CHDCND Lào trong thời gian qua, chẳng hạn: hoàn cảnh liên quan tới sự quản lý hệ thống bảo hiểm xã hội tại CHDCND Lào, thành công trong tổ chức thực hiện quản lý hệ thống bảo hiểm xã hội và vấn đề đặt ra trong thời gian tới (vấn đề tổ chức, phương thức làm việc, cơ chế hoạt động), từ đó đưa ra những phương hướng, giải pháp hoàn thiện việc quản lý hệ thống bảo hiểm xã hội tại CHDCND Lào trong thời gian tới. Trong các giải pháp luận văn đã chú trọng giải pháp tổ chức bộ máy (tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức) và giải pháp hoàn thiện phương thức làm việc.

- Sốmsạnít SỤVĂNNẠLẠT, Hoàn thiện chính sách xã hội để giải quyết nghèo ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào [218]. Luận văn đã phân tích thực trạng tổ chức thực hiện chính sách xã hội để giải quyết nghèo ở CHDCND Lào; từ đó đưa ra những phương hướng, giải pháp trong hoàn thiện chính sách xã hội để giải quyết nghèo ở

22

CHDCND Lào trong thời gian tới. Trong các giải pháp hoàn thiện chính sách xã hội để giải quyết nghèo ở CHDCND Lào, tác giả nhấn mạnh giải pháp về nhấn tố con người trong xây dựng và thực hiện chính sách xã hội.

- Búa hống KHĂM HÁ, Phát triển kỹ năng nghề lao động Lào trong điều kiện hội nhập Hiệp hội kinh tế ASEAN [146]. Luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận về phát triển kỹ năng nghề lao động trong điều kiện hội nhập Hiệp hội kinh tế ASEAN và phân tích thực trạng phát triển kỹ năng nghề lao động Lào trong điều kiện hội nhập Hiệp hội kinh tế ASEAN trong thời gian qua, chẳng hạn: đặc điểm phát triển kỹ năng nghề lao động Lào, thành công trong tổ chức thực hiện và vấn đề đặt ra trong thời gian tới, từ đó đưa ra những phương hướng, giải pháp phát triển kỹ năng nghề lao động Lào trong điều kiện hội nhập Hiệp hội kinh tế ASEAN thời gian tới. Trong các giải pháp luận văn đã đề cập có giải pháp đáng chú ý: hoàn thiện cơ chế phối hợp và tìm kiếm việc làm bền vững, đồng thời bố trí sắp xếp cán bộ, công chức đủ về số lượng và đảm bảo được chất lượng.

1.2.3.2. Các luận án, luận văn chủ yếu có liên quan đến xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các ngành, địa phương

CB, CC là vấn đề then chốt quan trọng hàng đầu của Đảng NDCM Lào và Chính phủ nước CHDCND hiện nay, nên được khá nhiều tác giả kỳ công nghiên cứu. Sau đây là một số công trình tiêu biểu:

- Xỉnhkhăm PHÔMMAXAY, Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước Lào trong giai đoạn hiện nay [100]. Luận án phân tích những yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế nói chung và công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong công cuộc xây dựng, phát triển nền kinh tế hàng hóa ở CHDCND Lào; trình bày thực trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế của Lào và tình hình công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ này; đề xuất 4 phương hướng và 8 giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước Lào trong giai đoạn hiện nay; trong đó có các giải pháp luận án có thể kế thừa: một là, xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế; hai là, đẩy mạnh phong trào tự học tập nâng cao trình độ, năng lực và rèn luyện đạo đức cách mạng trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế của Lào; ba là, xây dựng và hoàn thiện các chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo,

23

quản lý kinh tế và bốn là, đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế.

- Bunxợt THĂMMAVÔNG, Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh phía Nam nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay [4]. Luận án trình bày vai trò, vị trí của cấp huyện và đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp huyện hiện nay ở Lào; đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh phía Nam nước CHDCND Lào; đề ra mục tiêu, 6 phương hướng và 7 giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh phía Nam nước CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay, trong đó có các giải pháp luận án có thể kế thừa: một là, cụ thể hóa tiêu chuẩn các chức danh cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh Nam Lào; hai là, nâng cao chất lượng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh Nam Lào và ba là, xây dựng chính sách và thực hiện chính sách đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện trong tình hình mới.

- Đệttacon PHILAPHĂNĐỆT, Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành ở thành phố Viêng Chăn trong giai đoạn cách mạng hiện nay [19]. Luận án làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ các ban, ngành ở thành phố Viêng Chăn (CHDCND Lào); trình bày thực trạng, kinh nghiệm, những yêu cầu đặt ra cho công tác xây dựng đội ngũ đó; đề xuất 3 phương hướng và 4 giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành ở thành phố Viêng Chăn trong giai đoạn cách mạng hiện nay; trong đó có các giải pháp luận án có thể kế thừa: một là, đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ; hai là, xây dựng hệ thống các quy chế công tác cán bộ thật khoa học, chặt chẽ.

- Samlane PHANKHAVONG, Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng cấp tỉnh của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay [72]. Những nội dung liên quan đến luận án:

Một là, vai trò của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng thể hiện ở chỗ: đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng cấp tỉnh giữ vai trò là nhân tố quan trọng bảo đảm cho công tác thi đua, khen thưởng ở địa phương đi đúng đường lối, chủ trương của Đảng NDCM Lào và chính sách, pháp luật của Nhà nước Lào; góp phần quan trọng vào công tác xây dựng các đảng bộ tỉnh, thành phố và xây dựng Đảng NDCM Lào ngày càng trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và

24

sức chiến đấu cao, đảm bảo lãnh đạo thành công công cuộc đổi mới trên đất nước Lào; có vai trò quan trọng trong xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền, Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội từ tỉnh, thành phố đến cơ sở và có vai trò quan trọng trong xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết các bộ tộc, tộc người trên đất nước Lào.

Hai là, một số giải pháp chủ yếu tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng cấp tỉnh ở CHDCND Lào: nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy tỉnh, thành phố, đội ngũ cán bộ, đảng viên về xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng cấp tỉnh; cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh cán bộ, lãnh đạo, quản lý và cán bộ, công chức chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng ở các tỉnh, thành phố của Lào; xây dựng và thực hiện quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, đánh giá, sử dụng và thực hiện chính sách cán bộ tạo nên đội ngũ cán bộ có số lượng hợp lý, có chất lượng hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ; ban hành cơ chế, chính sách và đề ra các biện pháp về tư tưởng, tổ chức để đẩy mạnh việc tự đào tạo, rèn luyện của cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng; xây dựng và ban hành Luật Thi đua, khen thưởng; đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí; phát huy vai trò trách nhiệm của các cấp ủy đảng và các tổ chức có liên quan trong xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng.

Đáng chú ý là, theo tác giả là phải có tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn chức danh cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng ở các tỉnh, thành phố. Về tiêu chuẩn chung, tác giả đưa ra: phẩm chất chính trị; phẩm chất đạo đức, lối sống; kiến thức và năng lực; phong cách làm việc. Về tiêu chuẩn chức danh gồm: phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực lãnh đạo, quản lý; trình độ và phong cách làm việc.

- Phonxay LATSẠVÔNG, Xây dựng cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Hội Liên hiệp phụ nữ ở Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn hiện nay [205]. Luận văn làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng cán bộ chủ chốt của Hội Liên hiệp phụ nữ nói chung và Hội Liên hiệp phụ nữ ở Thủ đô Viêng Chăn nói riêng; trình bày thực trạng, kinh nghiệm, những yêu cầu đặt ra cho việc hoạt động xây dựng cán bộ chủ chốt của Hội Liên hiệp phụ nữ ở Thủ đô Viêng Chăn; đề xuất 4 phương hướng và 6 giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Hội Liên hiệp phụ nữ ở Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn hiện nay; trong đó có giải pháp luận án có thể kế thừa: nâng cao chất lượng công tác xây dựng quy hoạch, đào tạo và bồi

25

dưỡng rèn luyện cán bộ chủ chốt của Hội Liên hiệp phụ nữ ở Thủ đô Viêng Chăn trong giai đoạn mới.

- Vănxay XAYNHẠBẮT, Nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ ở Thủ đô Viêng Chăn trong giai đoạn mới [232]. Luận văn làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ ở Thủ đô Viêng Chăn trong giai đoạn mới; trình bày thực trạng, kinh nghiệm, những yêu cầu đặt ra cho việc nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ ở thủ đô Viêng Chăn trong giai đoạn mới; đề xuất 4 phương hướng và 6 giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ ở Thủ đô Viêng Chăn trong giai đoạn mới, trong đó giải pháp luận án có thể kế thừa là: hoàn thiện cơ chế và quy chế quản lý công tác đào tạo, chú trọng đến đối tượng đào tạo.

- Bunmi KHẮNKẸO, Nâng cao khả năng của cán bộ trong quản lý hành chính nhà nước cấp huyện ở nước ta [147]. Luận văn làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao khả năng của cán bộ trong quản lý hành chính nhà nước cấp huyện ở CHDCND Lào; trình bày thực trạng, kinh nghiệm, những yêu cầu đặt ra cho việc nâng cao khả năng của cán bộ trong quản lý hành chính nhà nước cấp huyện ở CHDCND Lào; đề xuất 5 phương hướng và 6 giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng của cán bộ trong quản lý hành chính nhà nước cấp huyện ở CHDCND Lào, trong đó có các giải pháp luận án có thể kế thừa: một là, bố trí, sắp xếp và biên chế lại cán bộ; hai là, chú trọng công tác đánh giá và phân loại cán bộ.

- U séng PHẾTSẠVÔNG, Nâng cao phẩm chất chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo - quản lý ở tỉnh Ụ Đốm Xay [229]. Luận văn làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao phẩm chất chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo - quản lý ở tỉnh Ụ Đốm Xay; trình bày thực trạng, kinh nghiệm, những yêu cầu đặt ra cho việc nâng cao phẩm chất chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo - quản lý ở tỉnh Ụ Đốm Xay; đề xuất 4 phương hướng và 6 giải pháp cơ bản nhằm nâng cao phẩm chất chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo - quản lý ở tỉnh Ụ Đốm Xay, trong đó có các giải pháp luận án có thể kế thừa: một là, nâng cao chất lượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện cán bộ lãnh đạo - quản lý của tỉnh Ụ Đốm Xay; hai là, tăng cường công tác quản lý, theo dõi, kiểm tra và công tác bảo vệ cán bộ.

- Sốmphavăn SÚTTHỊPHÔNG, Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Tòa án nhân dân Thủ đô Viêng Chăn [217]. Luận văn làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Tòa án nhân dân Thủ đô Viêng Chăn; trình bày thực

26

trạng, kinh nghiệm, những yêu cầu đặt ra cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Tòa án nhân dân Thủ đô Viêng Chăn; đề xuất 4 phương hướng và 6 giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Tòa án nhân dân Thủ đô Viêng Chăn, trong đó có các giải pháp luận án có thể kế thừa: một là, thực hiện có hiệu quả quy hoạch cán bộ gắn với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Tòa án nhân dân Thủ đô Viêng Chăn; hai là, thực hiện nghiêm chỉnh các khâu của công tác cán bộ (đánh giá, tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển, tập huấn, kiểm tra và sự tham gia của xã hội trong đào tạo cán bộ).

- Anônghắk VÀNGVĂNTHANỤVÔNG, Hoàn thiện công tác xây dựng cán bộ tại Bộ LĐ và PLXH [104]. Luận văn làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về cán bộ, hoàn thiện công tác xây dựng cán bộ, vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc hoàn thiện công tác xây dựng cán bộ tại Bộ LĐ và PLXH Lào; trình bày thực trạng, kinh nghiệm, những yêu cầu đặt ra cho việc hoàn thiện công tác xây dựng cán bộ đó; đề xuất 5 phương hướng và 6 giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác xây dựng cán bộ tại Bộ LĐ và PLXH, trong đó có các giải pháp luận án có thể kế thừa: một là, luân chuyển cán bộ xuống xây dựng cơ sở chính trị; hai là, tạo điều kiện cho xã hội tham gia công tác xây dựng đội ngũ cán bộ.

- Sạvẳnxay ASÁY, Nâng cao chất lượng của đội ngũ đảng viên ở các huyện tỉnh Sạvẳnnạkhệt [213]. Luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng của đội ngũ đảng viên tại các huyện tỉnh Sạvẳnnạkhệt và phân tích thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên tại các huyện tỉnh Sạvẳnnạkhệt trong thời gian qua, những vấn đề đặt ra trong thời gian tới, từ đó đưa ra 4 phương hướng và 7 giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ đảng viên ở các huyện tỉnh Sạvẳnnạkhệt, trong đó có các giải pháp luận án có thể kế thừa: một là, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở các huyện phải xuất phát từ tiêu chuẩn đảng viên Đảng NDCM Lào và hai là, nâng cao vai trò và hoạt động của tổ chức làm công tác tham mưu của đảng ủy cấp huyện và cơ sở đảng.

- Vănvali THĂMMAVÔNG, Hoàn thiện công tác sắp xếp, bố trí cán bộ cấp Sở tại tỉnh Viêng Chăn [231]. Luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận về hoàn thiện công tác sắp xếp cán bộ cấp Sở tại tỉnh Viêng Chăn và phân tích thực trạng hoàn thiện công tác sắp xếp cán bộ cấp Sở tại tỉnh Viêng Chăn trong thời gian qua, vấn đề đặt ra, từ đó đưa ra 5 phương hướng và 7 giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác sắp xếp bố trí cán bộ cấp Sở tại tỉnh Viêng Chăn, trong đó có các giải pháp luận án có thể kế thừa như: một

27

là, hoàn thiện công tác quy hoạch cán bộ cấp Sở một cách khoa học; hai là, khai thác, sử dụng nguồn vốn trong và ngoài nước để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp Sở.

- Alunna BÚTTẠVÔNG, Hoàn thiện công tác đánh giá cán bộ kiểm tra của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào [103]. Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận về hoàn thiện công tác đánh giá cán bộ kiểm tra của CHDCND Lào và phân tích thực trạng hoàn thiện công tác đánh giá cán bộ kiểm tra của CHDCND Lào, từ điều kiện, hoàn cảnh liên quan đến thực trạng công tác đánh giá cán bộ và vấn đề đặt ra trong thời gian tới, luận văn đưa ra 4 phương hướng và 6 giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác đánh giá cán bộ kiểm tra của CHDCND Lào, trong đó có các giải pháp luận án có thể: hoàn thiện công tác đánh giá cán bộ kiểm tra cho đúng theo quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kiểm tra.

- Thoonglâu VÔNGÍNKHĂM, Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ ở huyện Sắm Phăn, tỉnh Phổng Sá Ly [226]. Luận văn làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo và bồi dưỡng cán bộ ở huyện Sắm Phăn, tỉnh Phổng Sá Ly; trình bày thực trạng, kinh nghiệm, những yêu cầu đặt ra cho việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ ở huyện Sắm Phăn, tỉnh Phổng Sá Ly; đề xuất 4 phương hướng và 7 giải pháp, trong đó có giải pháp luận án có thể kế thừa: hoàn thiện các hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở huyện Sắm Phăn, tỉnh Phổng Sá Ly cho phù hợp với từng giai đoạn.

ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU

1. Những vấn đề đã được các công trình đề cập Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã được công bố của các tác giả trong và

ngoài nước liên quan đến CB, CC đã làm rõ nhiều vấn đề về cán bộ, công chức các cơ quan đảng, nhà nước.

Một là, những yêu cầu mới đặt ra đối với CB, CC và việc xây dựng đội ngũ CB, CC.

Hai là, thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức ở CHDCND Lào và ở Việt Nam, phân tích nguyên nhân dẫn tới CB, CC còn có những yếu kém trong bản lĩnh cách chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực chuyên môn, quản lý, lãnh đạo.

Ba là, đánh giá ưu điểm, hạn chế trong công tác xây dựng đội ngũ CB, CC nói chung, cán bộ, công chức ở một số ngành, lĩnh vực, địa phương nói riêng ở CHDCND

28

Lào và ở Việt Nam trên tất cả các khâu tuyển chọn, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí sử dụng, quản lý cán bộ và thực hiện chế độ chính sách đối với CB, CC.

Bốn là, phân tích nhân tố ảnh hưởng tới việc xây dựng đội ngũ CB, CC; đề xuất phương hướng và các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ở CHDCND Lào và ở Việt Nam.

Có thể thấy rằng, có nhiều nội dung, nhiều vấn đề đã được nghiên cứu khá sâu sắc và toàn diện, trong đó có giá trị khoa học nhất là các nhiệm vụ và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.

2. Những vấn đề chưa được nghiên cứu hoặc cần tiếp tục nghiên cứu Tuy nhiên, theo nghiên cứu của tác giả, trong các công trình mà tác giả được

tiếp cận nghiên cứu thì còn một số vấn đề chưa được giải quyết hoặc chưa được nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện về chất lượng đội ngũ CB, CC mà cần được tiếp tục nghiên cứu toàn diện hơn.

Một là, còn có nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng, tiêu chuẩn CB, CC. Nhất là, những vấn đề liên quan đến công chức nói chung và công chức ngành LĐ và PLXH Lào nói riêng.

Hai là, một số vấn đề lý luận về chất lượng đội ngũ CB, CC còn chưa được đề cập sâu sắc. Chẳng hạn, khái niệm chất lượng CB, CC và đội ngũ CB, CC; nội dung chất lượng về đội ngũ CB, CC; các nhân tố tác động đến chất lượng đội ngũ CB, CC.

Ba là, chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách hệ thống khoa học, bài bản và sâu sắc cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng đội ngũ CB, CC ở Lào, nhất là chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở từng ngành, từng địa phương, từng cấp. Chưa có các công trình nghiên cứu, bài báo khoa học, đề tài khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu, viết, đề cập đến vấn đề chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội CHDCND Lào nói riêng.

Do vậy, luận án này không tham vọng nghiên cứu sâu sắc tất cả những vấn đề về đội ngũ CB, CC, mà chỉ tập trung nghiên cứu về chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào giai đoạn hiện nay.

29

Chương 2 CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGÀNH LAO ĐỘNG

VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN

VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. NGÀNH LAO ĐỘNG VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO VÀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG NGÀNH

Tính đến năm 2014, CHDCND Lào có dân số 6.771.000 người, trong đó nữ

giới là 3.389.000 người; có ba hệ tộc chính: Lào Lùm (chiếm 65%), Lào Súng (chiếm

13%), Lào Thâng (chiếm 22 %); trong đó có 49 bộ tộc. Số dân theo đạo Phật chiếm

85% dân số. Cấu trúc độ tuổi chiếm dân số là: 01-14 tuổi chiếm 37,02%; 15-34 tuổi

chiếm 36,32%; 35-54 tuổi chiếm 18,16%; 55-64 tuổi chiếm 4,84% và 65 tuổi trở lên

chiếm 3,67%. Nhìn chung, ở CHDCND Lào, số dân ở độ tuổi trẻ và đảng trong thời

gian sung sức lao động còn chiếm tỷ trọng cao.

2.1.1. Khát quát về ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào 2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ngành lao động và phúc lợi xã

hội Lào Sau khi đất nước giải phóng, ngày 02-12-1975, công tác LĐ và PLXH Lào vẫn

còn phân tán ở các cơ quan ban, ngành (cả cơ quan đảng và nhà nước). Đến ngày 02-8-

1980, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 222/TTg về thành lập Ủy ban Bảo

hiểm xã hội; ngày 07-11-1980 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 315/TTg

đổi tên Ban Bảo hiểm xã hội thành “Ủy ban Phúc lợi xã hội và Cựu chiến quốc gia” và

tại Nghị định số 314/TTg ngày 07-11-1980 bổ nhiệm Thủ trưởng và Phó thủ trưởng Ủy

ban Phúc lợi xã hội và cựu chiến binh quốc gia. Với tổ chức bộ máy gồm 6 đầu mối,

theo Nghị quyết số 27/PCQ, ngày 13-4-1983, hệ thống tổ chức của Ủy ban gồm: 1)

Văn phòng; 2) Vụ Tổ chức; 3) Vụ Kế hoạch và kinh tế; 4) Vụ Cựu chiến binh; 5) Vụ

Phúc lợi xã hội; 6) Vụ Phát triển nông thôn [230].

Tổ chức bộ máy như trên cho thấy, Ủy ban Phúc lợi xã hội và Cựu chiến binh

quốc gia mới chỉ tập trung giải quyết vấn đề xã hội và phúc lợi xã hội, còn vấn đề lao

động, việc làm là chưa đề cập và chưa có bộ máy phụ trách (thực tế do các cơ quan

đảng và nhà nước, nhất là các cơ quan quản lý về kinh tế đảm nhiệm).

30

Trong quá trình tổ chức hoạt động, để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Ủy ban đã ban hành các quy định, điều lệ và hướng dẫn như: Điều lệ của Vụ Cựu chiến binh số 641/PCQ/CCB, ngày 29-6-1984 gồm bộ máy giúp việc là: Phòng Thống kê số liệu chung, Phòng Chính sách cựu chiến binh và Phòng Kinh doanh và tập huấn nghề cho thương binh; Điều lệ về quan hệ quốc tế số 377/PCQ, ngày 02-4-1986; Hướng dẫn số 909/PCQ ngày 22-12-1986 về việc tổ chức thực hiện quy định của Hội đồng Bộ trưởng về chế độ bảo hiểm xã hội và Hướng dẫn số 910/PCQ ngày 24-12-1986 về việc tổ chức thực hiện quy định của Hội đồng Bộ trưởng về chế độ, chính sách phụ cấp đối với cán bộ, chiến sĩ, viên chức, công nhân và thương binh, gia đình liệt sĩ hy sinh vì Tổ quốc.

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng NDCM Lào tại Đại hội Đảng lần thứ IV (tháng 11-1986) và yêu cầu quản lý nhà nước theo pháp luật, ngành LĐ và PLXH Lào được hình thành và phát triển trên cơ sở Hiến pháp năm 1991, trong đó Điều 20 và Điều 26 đã quy định:

Chú trọng chăm lo thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với Tổ quốc và cán bộ hưu trí. Công dân Lào có quyền lao động và lập nghề mà pháp luật không cấm. Người lao động có quyền được nghỉ ngơi, có quyền được chữa bệnh khi có bệnh tật, có quyền được giúp đỡ trong trường hợp mất khả năng lao động, tàn tật, khi già và trong trường hợp khác theo pháp luật quy định [206, tr.8-9].

Ngày 07-7-1992, lần đầu tiên Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 999/QHTC quy định cơ cấu tổ chức của Chính phủ. Theo đó, Bộ LĐ và PLXH Lào được thành lập, là một cơ quan quản lý nhà nước có chức năng làm tham mưu cho Chính phủ Lào trong việc đề ra chiến lược, kế hoạch tổ chức và quản lý nhà nước cấp vĩ mô thống nhất theo ngành dọc từ trung ương đến địa phương về các công việc liên quan đến lao động, việc làm, chính sách đối với người có công với cách mạng Lào, bảo trợ xã hội, phúc lợi xã hội, hưu trí, cựu chiến binh, quản lý quỹ bảo hiểm xã hội.

Ngày 22-01-1993, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 04/TTg về tổ chức và hoạt động của Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội quy định Bộ:

Có chức năng làm tham mưu cho Chính phủ trong đề ra kế hoạch tổ chức và quản lý vĩ mô theo ngành dọc thống nhất từ trung ương đến địa phương trong phạm vi cả nước về các công việc liên quan với lao động, bảo trợ xã hội, hưu trí, cựu chiến binh, quản lý quỹ bảo hiểm xã hội phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và quy định pháp luật của Nhà nước đề ra thành hiện thực [152, tr.1].

31

Với chức năng trên. Điều 8 Nghị định số 04/TTg, ngày 22-01-1993 của Thủ tướng Chính phủ quy định tổ chức bộ máy ngành LĐ và PLXH từ Trung ương đến địa phương gồm: 1) Văn phòng Bộ; 2) Vụ Tổ chức và đào tạo cán bộ; 3) Cục Lao động; 4) Cục Xã hội và bảo trợ xã hội; 5) Cục Hưu trí; 6) Cục Cựu chiến binh; 7) Vụ Quản lý quỹ bảo hiểm xã hội; 8) Sở LĐ và PLXH tỉnh và thủ đô và 9) Phòng LĐ và PLXH huyện [152, tr.8-9].

Sau 06 năm tổ chức thực hiện theo Nghị định 04/TTg, chức năng, nhiệm vụ của ngành LĐ và PLXH Lào đã được bổ sung, hoàn chỉnh để phù hợp với điều kiện cụ thể ở CHDCND Lào. Ngày 11-01-1999 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 87/TTg về tổ chức và hoạt động của Bộ LĐ và PLXH Lào. Theo đó, Bộ có chức năng và tổ chức bộ máy như sau:

Về chức năng: Có chức năng tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ về công tác LĐ và PLXH và quản lý vĩ mô trong việc tổ chức chỉ đạo kiểm tra công tác LĐ và PLXH trên phạm vi cả nước. Bộ LĐ và PLXH chịu trách nhiệm trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ và phạm vi quyền hạn trong quản lý nhà nước theo Luật về Chính phủ CHDCND Lào [159, tr.1-2].

Về tổ chức bộ máy: 1) Văn phòng Bộ; 2) Vụ Tổ chức và Cán bộ; 3) Cục Lao động; 4) Cục Bảo trợ xã hội; 5) Cục Chính sách hưu trí và người cao tuổi; 6) Cục Cựu chiến binh, Thương binh và Người tàn tật; 7) Vụ Bảo hiểm xã hội; 8) Vụ Kiểm tra; 9) Sở LĐ và PLXH tỉnh, thủ đô và đặc khu; 10) Phòng LĐ và PLXH huyện [159, tr.8-9].

Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ trên, Bộ LĐ và PLXH Lào đã từng bước điều chỉnh, sửa đổi nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cho phù hợp với thời kỳ cách mạng mới, hội nhập quốc tế và khu vực, nhất là sau khi bản Hiến pháp sửa đổi năm 2003 được ban hành, Bộ LĐ và PLXH Lào đã chỉnh sửa chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy theo Nghị định số 52/TTg, ngày 22-3-2006 và Nghị định số 138/TTg, ngày 04-5-2007 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Bộ LĐ và PLXH, với Bộ máy từ Trung ương đến địa phương như sau: 1) Văn phòng Bộ; 2) Vụ Tổ chức và Cán bộ; 3) Vụ Kiểm tra; 4) Cục Quản lý lao động; 5) Cục Phát triển kỹ năng nghề và việc làm; 6) Cục Hưu trí, thương binh và tàn tật; 7) Cục Bảo trợ xã hội; 8) Vụ Bảo hiểm xã hội; 9) Sở Lao động và Phúc lợi xã hội tỉnh và thành phố; 10) Phòng Lao động và Phúc lợi xã hội huyện và quận.

32

2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào hiện nay

Về chức năng: Ngành LĐ và PLXH Lào là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: việc làm, đào tạo kỹ năng nghề, lao động, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, quản lý các quỹ bảo hiểm xã hội), an toàn lao động, người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phòng chống tệ nạn xã hội trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành.

Về nhiệm vụ: Một là, triển khai chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng thành các chính

sách cụ thể, đó là: chủ trương về việc làm, xóa đói giảm nghèo, chính sách đối với người có công, bảo hiểm xã hội, người cao tuổi, thương binh, liệt sĩ, người tàn tật...

Hai là, tham mưu cho Nhà nước Lào về các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình xây dựng pháp luật hàng năm thuộc lĩnh vực ngành lao động và phúc lợi xã hội; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm, hàng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành.

Ba là, nghiên cứu ban hành các văn bản pháp chế về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực thuộc ngành LĐ và PLXH Lào và chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia, chương trình hành động quốc gia, các dự án, công trình quan trọng quốc gia sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành LĐ và PLXH: Về lĩnh vực việc làm và bảo hiểm thất nghiệp; về lĩnh vực người lao động Lào đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; về lĩnh vực kỹ năng nghề; về lĩnh vực lao động, tiền lương; về bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện; về lĩnh vực an toàn lao động; về lĩnh vực người có công; về lĩnh vực bảo trợ xã hội; về lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc trẻ em; về lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội; về lĩnh vực bình đẳng giới; về lĩnh vực người khuyết tật và về lĩnh vực người cao tuổi.

Bốn là, tổ chức thực hiện công tác thống kê trong lĩnh vực lao động, người có công và phúc lợi xã hội theo quy định của pháp luật; xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống

33

thông tin thống kê của ngành. Quản lý các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực lao động, người có công và phúc lợi xã hội theo quy định của pháp luật. Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành theo quy định của pháp luật. Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy trình, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật đối với hoạt động tổ chức cung ứng dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực.

Năm là, thực hiện hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực lao động, người có công và phúc lợi xã hội theo quy định của pháp luật và theo phân công của Chính phủ.

Sáu là, quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, phần vốn nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp khác được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp thuộc trách nhiệm quản lý của ngành. Quản lý hội, tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong lĩnh vực lao động, người có công và phúc lợi xã hội theo quy định của pháp luật. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý của ngành theo quy định của pháp luật. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong lĩnh vực lao động, người có công và phúc lợi xã hội. Thanh tra; kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật và quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước được phân bổ theo quy định của pháp luật. 2.1.1.3. Hệ thống tổ chức bộ máy ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào hiện nay

Hệ thống tổ chức của ngành LĐ và PLXH Lào được tổ chức thành ba cấp: Trung ương (Bộ), tỉnh và thành phố, huyện và quận.

Theo Nghị định số 138/TTg ngày 04-5-2007 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Bộ LĐ và PLXH, Nghị định số 531/CP ngày 19-12-2012 và Nghị định số 290/TTg ngày 02-9-2014 của Thủ tướng Chính phủ, bộ máy tổ chức của ngành LĐ và PLXH Lào từ trung ương đến địa phương hiện gồm: Văn phòng Bộ; Vụ

34

Kế hoạch và Hợp tác; Vụ Tổ chức và Cán bộ; Vụ Kiểm tra; Cục Quản lý lao động; Cục Phát triển kỹ năng nghề và việc làm; Cục Bảo trợ xã hội; Cục Hưu trí, Thương binh và Tàn tật; Vụ Bảo hiểm xã hội; Viện Phát triển kỹ năng nghề Lào - Hàn; Văn phòng Quỹ bảo hiểm xã hội quốc gia. Tổ chức làm công tác chuyên môn (tổ chức hành chính cấp hai) thuộc Bộ là Trung tâm Dịch vụ tìm kiếm việc làm. Các tổ chức tương đương tổ chức hành chính cấp ba và độc lập thuộc Bộ gồm: Trung tâm Thương binh hạng đặc biệt 790; Trung tâm Phát triển thương binh 489; Nhà máy lắp ráp chân, tay giả 686. Theo Quyết định số 4890/LĐPLXH ngày 18-10-2007 của Bộ trưởng Bộ LĐ và PLXH, tổ chức bộ máy của Sở LĐ và PLXH tỉnh, thành phố gồm: Văn phòng hành chính và kế hoạch tổng hợp; Phòng Quản lý lao động; Phòng Phát triển kỹ năng nghề và việc làm; Phòng Bảo trợ xã hội; Phòng Hưu trí, Thương binh và tàn tật; Phòng Bảo hiểm xã hội. Ngoài ra còn có 09 Trung tâm Thương binh và 05 Trung tâm Phát triển kỹ năng nghề trực thuộc tỉnh và thành phố [120, tr.6]. Theo Quyết định số 4891/LĐPLXH ngày 18-10-2007 của Bộ trưởng Bộ LĐ và PLXH, tổ chức bộ máy của Phòng Lao động và phúc lợi xã hội huyện, quận gồm: Văn phòng hành chính và kế hoạch tổng hợp; Phòng Lao động; Phòng Bảo trợ xã hội; Phòng Bảo hiểm xã hội; Phòng Hưu trí, Thương binh và tàn tật [121, tr.6]. 2.1.1.4. Vai trò của ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào

Căn cứ các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngành LĐ và PLXH Lào có các vai trò chủ yếu sau:

Một là, vai trò đối với người lao động khi tham gia những vấn đề trong lĩnh vực phúc lợi xã hội.

Ở bất kỳ hoàn cảnh, thời điểm nào, rủi ro luôn luôn rình rập, đe dọa cuộc sống của mỗi người, gây gánh nặng cho cộng đồng và xã hội. Rủi ro phát sinh hoàn toàn ngẫu nhiên, bất ngờ, không lường trước được, nhưng xét trên bình diện xã hội, rủi ro là điều không thể tránh được. Để phòng ngừa và hạn chế những tác động tiêu cực của rủi ro đối với con người và xã hội là nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động của ngành LĐ và PLXH Lào.

Ngành LĐ và PLXH có vai trò ổn định thu nhập và tạo việc làm, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động và gia đình họ. Người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, khi gặp rủi ro, bất hạnh như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp làm cho chi phí gia đình tăng lên hoặc phải ngừng làm việc tạm thời, nhờ có chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp mà họ được nhận một

35

khoản tiền trợ cấp để bù đắp lại phần thu nhập bị mất hoặc bị giảm để đảm bảo ổn định thu nhập, ổn định đời sống.

Ngoài việc đảm bảo đời sống kinh tế, các vấn đề phúc lợi xã hội còn tạo được tâm lý an tâm, tin tưởng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, đem lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho người lao động.

Hai là, vai trò đối với xã hội ở CHDCND Lào. Tăng cường mối quan hệ giữa Nhà nước, người sử dụng lao động và người lao

động, mối quan hệ ràng buộc, chặt chẽ, chia sẻ trách nhiệm, chia sẻ rủi ro chỉ có được trong quan hệ của ngành LĐ và PLXH. Tuy nhiên, mối quan hệ này thể hiện trên giác độ khác nhau. Người lao động tham gia các mặt công tác LĐ và PLXH với vai trò bảo vệ quyền lợi cho chính mình, đồng thời phải có trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội. Người sử dụng lao động tham gia vào công tác LĐ và PLXH cũng là để tăng cường tình đoàn kết và cùng chia sẻ rủi ro cho người lao động, đồng thời cũng bảo vệ, ổn định cuộc sống cho các thành viên trong xã hội. Mối quan hệ này thể hiện tính nhân sinh, nhân văn sâu sắc của ngành LĐ và PLXH Lào.

Ngành LĐ và PLXH Lào thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp, tạo cho những người bất hạnh có thêm những điều kiện, những lực đẩy cần thiết để khắc phục những biến cố xã hội, hòa nhập vào cộng đồng, kích thích tính tích cực của xã hội trong mỗi con người giúp họ hướng tới những chuẩn mực của chân - thiện - mỹ, nhờ đó có thể chống lại tư tưởng “đèn nhà ai nhà ấy rạng”. Ngành LĐ và PLXH là yếu tố tạo nên sự hòa đồng mọi người, không phân biệt chính kiến, tôn giáo chủng tộc, vị thế xã hội, đồng thời giúp mọi người hướng tới một xã hội nhân ái, cuộc sống công bằng, bình yên.

Ngành LĐ và PLXH thể hiện truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau tương thân, tương ái của cộng đồng. Sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng là nhân tố quan trọng cộng đồng, giúp đỡ những người bất hạnh là nhằm hoàn thiện những giá trị nhân bản của con người, tạo điều kiện cho một xã hội phát triển lành mạnh và bền vững.

Ngành LĐ và PLXH góp phần thực hiện bình đẳng xã hội: trên giác độ xã hội, ngành LĐ và PLXH là một công cụ để nâng cao điều kiện sống cho người lao động. Trên giác độ kinh tế, ngành LĐ và PLXH là một công cụ phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong cộng đồng. Nhờ sự điều tiết này, người lao động được thực hiện bình đẳng không phân biệt các tầng lớp trong xã hội.

36

Ba là, vai trò đối với phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở CHDCND Lào.

Khi chuyển sang cơ chế thị trường, sự phân tầng giữa các lớp trong xã hội trở nên rõ rệt. tạo ra sự bất bình đẳng về thu nhập giữa các ngành nghề khác nhau trong xã hội. Những rủi ro xảy ra trong cuộc sống không loại trừ một ai, nếu rơi vào những người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn thì cuộc sống của họ trở nên bần cùng, túng quẫn. Ngành LĐ và PLXH góp phần ổn định đời sống cho họ và gia đình họ.

Đối với các doanh nghiệp, khi những người lao động không may gặp rủi ro thì đã được chuyển giao cho cơ quan phụ trách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp chi trả. Nhờ vậy, tình hình tài chính của các doanh nghiệp được ổn định hơn. Hệ thống ngành LĐ và PLXH đã bảo đảm ổn định xã hội tạo tiền đề để phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.

Ngành LĐ và PLXH làm cho người lao động phát huy tinh thần trách nhiệm, gắn bó tận tình của người lao động trong các doanh nghiệp làm cho mối quan hệ thị trường lao động được trở nên lành mạnh hơn, thị trường sức lao động vận động theo hướng tích cực, góp phần xây dựng và có kế hoạch phát triển chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.

Các quỹ bảo hiểm xã hội do các bên tham gia đóng góp được tích tụ tập trung rất lớn, phần quỹ nhàn rỗi được đem đầu tư cho nền kinh tế tạo ra sự tăng trưởng, phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Ngành LĐ và PLXH vừa tạo động lực cho các thành phần kinh tế phát triển, vừa tạo ra sự bình đẳng giữa các tầng lớp dân cư thông qua hệ thống phân phối lại thu nhập, góp phần lành mạnh hóa thị trường lao động.

2.1.2. Quan niệm, đặc điểm, nhiệm vụ và vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào trong giai đoạn hiện nay

2.1.2.1. Quan niệm về đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào trong giai đoạn hiện nay

Để có quan niệm đúng về đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào trong giai đoạn hiện nay, cần làm rõ khái niệm “cán bộ” và “công chức”.

Khái niệm “cán bộ”. Trong Đại từ điển tiếng Việt, “cán bộ” được định nghĩa là: “1. Người làm việc

trong cơ quan nhà nước: cán bộ nhà nước; 2. Người giữ chức vụ, phân biệt với người bình thường, không giữ chức vụ, trong cơ quan, tổ chức nhà nước: cán bộ tổ chức, cán

37

bộ đại đội” [102, tr.249]. Trong Từ điển tiếng Việt, khái niệm “cán bộ” được hiểu là: “1. Người làm công tác có nghiệp vụ, chuyên môn trong cơ quan nhà nước. Cán bộ nhà nước, cán bộ khoa học, cán bộ chính trị; 2. Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với người thường, không có chức vụ” [95, tr.109].

Nhìn chung, theo nhiều nhà nghiên cứu của Việt Nam, thuật ngữ "cán bộ" xuất hiện trong đời sống xã hội ở Việt Nam từ sau khi có phong trào cách mạng theo con đường chủ nghĩa Mác - Lênin. Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng từ "cán bộ" lần đầu tiên trong bài có nhan đề "Nhật Bản" đăng trên báo La Vie Ouvrière ngày 09-11-1923, trong bài đó có đoạn viết: cần “đào tạo cán bộ cho những hoạt động tích cực” [46, tr.219]. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã bàn nhiều về cán bộ. Người chỉ rõ: “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng” [49, tr.269].

Ở CHDCND Lào, thuật ngữ "cán bộ" xuất hiện trong đời sống xã hội từ khi phong trào cách mạng Lào có tổ chức đảng được thành lập, được dùng làm tên gọi cho những người đi làm cách mạng, mà nhân dân hay gọi những người đó là "cán bộ Lào Ítxạlạ". Trong báo cáo của Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản trước Đại hội thành lập Đảng Nhân dân Lào (nay là Đảng NDCM Lào) ngày 22-3-1955, từ "cán bộ" đã ghi vào trong chính sách cơ bản và chương trình hành động trước mắt của Đảng: “Tích cực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trước hết là phải quan tâm cán bộ là công nhân, nông dân, dân tộc thiểu số” [149, tr.7].

Sau ngày giành được độc lập hoàn toàn trên cả nước, chính quyền về tay nhân dân, thành lập nước nước CHDCND Lào vào ngày 02-12-1975, Đảng NDCM Lào trở thành Đảng cầm quyền, từ "cán bộ" được sử dụng một cách phổ biến trên cả nước. Kể từ đó đến nay, trong xã hội đã hiểu danh từ "cán bộ" là danh xưng cho tất cả những người làm việc trong bộ máy cơ quan đảng, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội, các nhà máy, xí nghiệp nhà nước, lực lượng vũ trang.

Ở Việt Nam, Luật CB, CC năm 2008 đã quy định rõ tại khoản 1 điều 4 về cán bộ: Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước [92, tr.326].

38

Cán bộ xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội [92, tr.327].

Trong Báo cáo của Bộ Chính trị trước Hội nghị Trung ương 9 khóa X ghi: "Trong

Báo cáo này, khái niệm "cán bộ" được hiểu một cách tổng thể, theo nghĩa rộng là cán bộ,

công chức, viên chức; không phân biệt cán bộ và công chức theo Luật Cán bộ, công

chức" [15, tr.197]. Theo đó, cán bộ bao gồm cả CB, CC, viên chức, với các loại chính:

cán bộ lãnh đạo đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể (tổ chức chính trị - xã

hội); cán bộ lãnh đạo lực lượng vũ trang; cán bộ quản lý kinh doanh; cán bộ tham mưu,

khoa học, chuyên gia (ở các cơ quan tham mưu, các đơn vị sự nghiệp công lập).

Dù cách dùng, cách hiểu trong các trường hợp và lĩnh vực cụ thể khác nhau,

nhưng về cơ bản có thể thấy, cán bộ là những người trong bộ khung, nòng cốt; có tác

động, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của tổ chức, đơn vị; có liên quan đến hoạt động

lãnh đạo, quản lý, chỉ huy.

Như vậy, có thể hiểu một cách chung nhất, cán bộ là khái niệm chỉ những người

có chức trách, vai trò nòng cốt trong một tổ chức, địa phương, cơ quan, đơn vị, có tác

động, ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức và các quan hệ trong lãnh đạo, chỉ huy,

quản lý, điều hành, góp phần định hướng sự phát triển của tổ chức và được hưởng

lương từ ngân sách nhà nước.

Những người này có vai trò, trách nhiệm, quyền hạn nhất định trong mỗi cơ

quan, tổ chức, đơn vị, tác động đến hiệu quả hoạt động và sự phát triển của tổ chức nói

riêng, tác động đến việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, hiệu

quả quản lý của Nhà nước nói chung.

Để có quan niệm khách quan về cán bộ ngành LĐ và PLXH Lào, cần chú trọng

đến đặc điểm về phân cấp quản lý cán bộ trong hệ thống chính trị của CHDCND Lào.

Sự phân cấp quản lý cán bộ ở Lào theo hai chiều: chiều dọc và chiều ngang. Đối với

cán bộ của các cơ quan ban đảng, đoàn thể chính trị - xã hội thì cán bộ của cơ quan nào

do cấp ủy của cơ quan đó quản lý, gọi là quản lý một chiều theo chiều ngang. Đối với

cán bộ của các cơ quan nhà nước thì do Bộ chủ quản quản lý, gọi là quản lý theo chiều

dọc và có sự phối hợp quản lý theo chiều ngang (địa phương quản lý).

39

Quy định số 02/BCT ngày 17-10-2006 của Bộ Chính trị Đảng NDCM Lào về công tác quản lý cán bộ xác định đối tượng cán bộ thuộc Bộ quản lý bao gồm các cán bộ có chức danh sau đây: Phó bí thư, đảng ủy viên cơ sở và chi ủy chi bộ; thủ trưởng, phó thủ trưởng các cơ quan, tổ chức quần chúng; chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng quản trị doanh nghiệp nhà nước, thủ trưởng và phó công ty trực thuộc Bộ; phó vụ trưởng, phó chánh văn phòng; giám đốc sở, phó giám đốc sở thuộc tỉnh và thành phố; trưởng phòng, phó trưởng phòng, tổ trưởng và tổ phó tổ chuyên viên của Bộ; trưởng phòng của ngành dọc thuộc huyện [193, tr.27-28].

Từ quan niệm về cán bộ và đặc điểm quản lý cán bộ của hệ thống chính trị ở CHDCND Lào đã nêu có thể đưa ra quan niệm, cán bộ ngành LĐ và PLXH Lào trong giai đoạn hiện nay là những người công tác trong hệ thống tổ chức của ngành LĐ và PLXH Lào bao gồm cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ; là những người có chức trách lãnh đạo, quản lý, điều hành và chấp hành, thực hiện chức năng, nhiệm vụ, góp phần định hướng phát triển của tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống tổ chức của ngành LĐ và PLXH Lào, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Như vậy, cán bộ ngành LĐ và PLXH Lào gồm các đối tượng cụ thể: ban lãnh đạo Bộ, những người có chức danh quản lý theo quy định của trung ương Đảng từ Trung ương đến địa phương (cấp tỉnh và huyện) giữ chức vụ ở các Cục, Vụ, Viện, Văn phòng Bộ, Sở LĐ và PLXH tỉnh và thành phố, Phòng LĐ và PLXH huyện và quận.

Khái niệm “công chức”. Theo Đại từ điển tiếng Việt, “công chức” được định nghĩa là: “Người làm việc hưởng lương từ ngân sách, trong cơ quan nhà nước: cán bộ công chức nhà nước làm việc theo lối công chức” [102, tr.345]. Ở CHDCND Lào, các cơ quan nhà nước nằm trong hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào. CB, CC không chỉ làm việc ở các cơ quan nhà nước, mà còn làm việc ở các cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội. Bên cạnh đó, những người được tuyển dụng và bổ nhiệm ở một số vị trí lãnh đạo, quản lý ở các đơn vị sự nghiệp công lập cũng được xác định là công chức nhà nước. Giữa các cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội với các cơ quan nhà nước luôn có sự liên thông về tuyển dụng, luân chuyển, biệt phái và quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng... đối với CB, CC, viên chức. Do vậy, công chức Lào không trung lập về chính trị, mà luôn phục tùng sự

40

lãnh đạo của Đảng, tuân thủ và chấp hành mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Ở Việt Nam, ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, ngày 20-5-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 76/SL về Quy chế công chức nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Trong đó, theo cách hiểu của giai đoạn này, công chức được xác định tại Điều 1 như sau: “Những công dân Việt Nam được chính quyền nhân dân tuyển để giữ một chức vụ thường xuyên trong các cơ quan Chính phủ, ở trong hay ở ngoài nước, đều là công chức theo quy chế này, trừ những trường hợp riêng biệt do Chính phủ quy định” [92, tr.273-274]. Sau đó, do hoàn cảnh chiến tranh, đấu tranh thống nhất đất nước, nên Đảng và Nhà nước Việt Nam đã thực hiện chính sách cán bộ, lấy người cán bộ là trung tâm, hình thành đội ngũ cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước, do đó Quy chế công chức chưa được thực hiện đầy đủ. Trong một thời gian dài, chế độ cán bộ được thực hiện trong phạm vi cả nước; tất cả mọi người làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, các nhà máy, công trường, xí nghiệp và hợp tác xã... đều được gọi chung một cụm từ là “cán bộ, công nhân, viên chức”. Trong nhận thức của mọi người và xã hội nói chung, khái niệm về công chức không rõ ràng và được giải thích một cách chung chung: công chức là người làm việc trong các cơ quan nhà nước. Bước vào thời kỳ đổi mới (năm 1986), để từng bước khắc phục những hạn chế về công tác tổ chức và cán bộ, phục vụ cho việc xây dựng chế độ công chức trong thời kỳ đổi mới, ngày 25-5-1991, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 169/HĐBT về công chức nhà nước. Tại Nghị định này, công chức nhà nước được định nghĩa như sau: "Công dân Việt Nam được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong một công sở của Nhà nước ở Trung ương hay địa phương; ở trong nước hay ngoài nước; đã được xếp vào một ngạch, hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp gọi là công chức nhà nước" [92, tr.291]. Trong quá trình tiến hành đổi mới căn bản về công tác cán bộ phù hợp với cơ chế mới trong thời kỳ đổi mới, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ rõ, ở Việt Nam sự hình thành đội ngũ CB, CC có đặc điểm khác các nước. CB, CC làm việc ở các cơ quan nhà nước, đảng và đoàn thể là một khối thống nhất trong hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo. Bởi vậy, cần có một pháp lệnh có một phạm vi điều chỉnh

41

chung đối với cán bộ và công chức trong hệ thống chính trị bao gồm: các công chức nhà nước (trong có công chức làm việc ở cơ quan quân đội, cảnh sát, an ninh...), cán bộ làm việc chuyên trách trong các cơ quan đảng, đoàn thể. Tiếp thu tinh thần chỉ đạo nói trên, Pháp lệnh CB, CC được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa X thông qua ngày 26-02-1998. Trong Pháp lệnh đã xác định khái niệm “CB, CC” khá rộng: CB, CC là công dân của Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước bao gồm:

1. Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

2. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

3. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp trong các cơ quan nhà nước; mỗi ngạch thể hiện chức và cấp về chuyên môn nghiệp vụ, có chức danh tiêu chuẩn riêng;

4. Thẩm phán Tòa án nhân dân, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân; 5. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường

xuyên làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp [92, tr.29-30].

Đến năm 2008, Nhà nước Việt Nam đã ban hành Luật CB, CC và tiếp đó, năm 2010 Luật Viên chức được ban hành. Khoản 2 Điều 4 Luật CB, CC năm 2008 đã quy định:

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong

42

bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật [92, tr.326]. Công chức cấp xã là công dân Việt Nam, được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước [92, tr.327]; Công chức cấp xã bao gồm các chức danh: Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng quân sự; Văn phòng - Thống kê; Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch và Văn hóa - xã hội [92, tr.353]. Ở CHDCND Lào, sau khi giải phóng đất nước năm 1975 vẫn sử dụng cụm từ

cán bộ. Sau khi có Hiến pháp năm 1991, để phù hợp với pháp luật, Chính phủ đã ban hành Nghị định về Quy chế công chức CHDCND Lào đầu tiên, đó là Nghị định số 171/TTg ngày 11-11-1993. Điều 1 và điều 4 Nghị định quy định:

Công chức của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào là người được biên chế và bổ nhiệm làm việc thường xuyên tại các Bộ, cơ quan của Trung ương, địa phương hoặc đi làm việc tại cơ quan đại diện Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào ở nước ngoài; được hưởng lương, các khoản phụ cấp từ quỹ ngân sách nhà nước. Bộ đội, công an không tính vào danh sách công chức và có quy định riêng [153, tr.2]. Công chức của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào bao gồm: người đã tham gia cách mạng từ năm 1954 về trước, người đã tham gia cách mạng từ năm 1955 đến ngày 02-12-1975, người đã tham gia công tác từ ngày 02-12-1975 đến hiện nay và người đã làm việc cho chế độ cũ mà vẫn tiếp tục làm việc đến hiện nay. Mỗi loại công chức nêu trên sẽ có chế độ thực hiện chính sách khác nhau [153, tr.3].

Sau 10 năm thực hiện Quy chế công chức năm 1993, ngày 19-5-2003 Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 82/TTg quy định rõ hơn về công chức CHDCND Lào:

Công chức của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào là công dân Lào, đã được biên chế và được bổ nhiệm làm công việc thường xuyên tại các cơ quan, bộ

43

máy của Đảng, Nhà nước, cơ quan tổ chức đoàn thể cấp Trung ương, cấp địa phương và cơ quan đại diện CHDCND Lào tại nước ngoài, được hưởng lương và các khoản tiền trợ cấp khác từ quỹ ngân sách của Nhà nước [160, tr.2].

Như vậy, công chức ngành LĐ và PLXH Lào là công dân Lào, được tuyển dụng, biên chế và bổ nhiệm làm công việc thường xuyên tại các tổ chức, bộ máy của ngành LĐ và PLXH Lào từ Trung ương đến địa phương, được hưởng lương và các khoản tiền trợ cấp khác từ quỹ ngân sách của Nhà nước. Tóm lại, có thể hiểu một cách chung nhất, đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào giai đoạn hiện nay là những người có chức trách, vai trò nòng cốt trong một tổ chức, cơ quan, đơn vị, có tác động, ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức và các quan hệ trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, góp phần định hướng sự phát triển và hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngành LĐ và PLXH Lào từ Trung ương đến địa phương, trong biên chế và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Với khái niệm trên, đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào gồm những đối tượng: ban lãnh đạo Bộ, những người có chức danh quản lý theo quy định của trung ương Đảng từ Trung ương đến địa phương (cấp tỉnh và huyện) giữ chức vụ ở các Cục, Vụ, Viện, Văn phòng Bộ, Sở LĐ và PLXH tỉnh và thành phố, Phòng LĐ và PLXH huyện và quận. Các CC từ chuyên viên giúp việc đến giữ chức danh quản lý cấp 1 (cấp thủ trưởng Tổng cục và giúp việc Bộ trưởng). CB, CC thuộc ngành LĐ và PLXH Lào, cụ thể là: Bộ trưởng, các thứ trưởng, Chánh văn phòng, các phó chánh văn phòng, Cục trưởng, các cục phó, Vụ trưởng, các Vụ phó, Viện trưởng, các phó Viện trưởng, các trưởng phòng và phó trưởng phòng thuộc Văn phòng Bộ, Cục, Vụ và Viện; Giám đốc và các phó giám đốc Sở LĐ và PLXH tỉnh và thành phố; Trưởng Phòng và các phó trưởng Phòng LĐ và PLXH huyện và quận; các chức danh quản lý từ cấp tổ trưởng và các phó tổ trưởng trở lên thuộc Sở LĐ và PLXH tỉnh, thành phố và Phòng LĐ và PLXH huyện, quận; các trưởng và phó Trung tâm An dưỡng Thương binh, Trung tâm Đào tạo kỹ năng nghề, Trung tâm dịch vụ tìm việc làm trên toàn quốc.

2.1.2.2. Đặc điểm của đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào

Một là, đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào là đội ngũ tham mưu cho Đảng và Nhà nước ở các cấp từ Trung ương đến địa phương (tỉnh và huyện).

Thứ nhất, đội ngũ CB, CC phụ thuộc vào mục tiêu chính trị và hệ thống chính trị của ngành LĐ và PLXH Lào.

44

Đội ngũ CB, CC nói chung và CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào nói riêng có nhiệm vụ nhằm duy trì cho hệ thống quản lý nhà nước của ngành theo trật tự chung, mang lại lợi ích chung cho xã hội và bảo vệ quyền lợi của Nhà nước CHDCND Lào. Đội ngũ CB, CC là nhân tố chính trong việc hình thành nền hành nhà nước không thể thoát ly chính trị, mà phải phục vụ chính trị, thực hiện những nhiệm vụ chính trị do cơ quan quyền lực nhà nước quyết định; hoạt động của nó có ảnh hưởng lớn đến hiệu lực và hiệu quả của hệ thống chính trị. Đội ngũ CB, CC ở CHDCND Lào - dù xuất thân từ thành phần giai cấp nào - cũng mang bản chất của Nhà nước dân chủ của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng NDCM Lào lãnh đạo. Đặc điểm này ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng và hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ở Lào nói chung và ngành LĐ và PLXH Lào nói riêng; đến điều kiện và tiêu chuẩn tuyển chọn CB, CC; quy định nghĩa vụ và quyền lợi CB, CC; những việc CB, CC không được làm; sử dụng và quản lý CB, CC... Thứ hai, CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào là những người trực tiếp thực thi pháp luật trên lĩnh vực lao động và phúc lợi xã hội. Ngành LĐ và PLXH là công cụ của quyền lực công, nền hành chính nhà nước CHDCND Lào hoạt động theo Hiến pháp, luật và những quy tắc, quy phạm pháp luật, nên trước hết phải tuân thủ nghiêm pháp luật. Đảm bảo tính thực thi pháp quyền ở ngành LĐ và PLXH là một trong những điều kiện để xây dựng ngành chính quy, hiện đại của một bộ máy hành chính nhà nước có kỷ luật, kỷ cương. Tính thực thi pháp quyền đòi hỏi mọi CB, CC phải nắm vững quyền lực, sử dụng đúng đắn quyền lực, đảm bảo đúng chức năng và thẩm quyền của mình khi thực thi công vụ. Bên cạnh đó, phải luôn quan tâm chú trọng nâng cao uy tín về chính trị, phẩm chất đạo đức, đạo đức nghề nghiệp và năng lực trí tuệ. Phải kết hợp chặt chẽ yếu tố quyền lực và uy tín mới có thể nâng cao được hiệu lực, hiệu quả của ngành LĐ và PLXH phục vụ dân. Đặc điểm này cần được chú ý, trong nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC phải chú trọng đến vấn đề phẩm chất, năng lực của CB, CC thông qua tuyển dụng, đánh giá, kỷ luật, khen thưởng, chính sách tiền lương và đãi ngộ... Thứ ba, duy trì hoạt động của ngành LĐ và PLXH Lào được liên tục, ổn định và thích ứng với điều kiện hội nhập quốc tế. Nhiệm vụ của hành chính công là phục vụ công vụ và công dân. Đó là công việc hằng ngày, thường xuyên và liên tục, vì mối quan hệ xã hội và hành vi công dân

45

được pháp luật điều chỉnh diễn ra thường xuyên, liên tục. Chính vì vậy, việc duy trì nền hành chính ngành LĐ và PLXH phải đảm bảo cho hoạt động liên tục, ổn định, không bị gián đoạn trong bất kỳ tình huống nào. Tính liên tục trong tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước liên quan đến công tác giữ gìn, lưu trữ các văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức và của nhân dân. Ngành LĐ và PLXH Lào là cơ quan quản lý nhà nước, cho nên nó luôn thay đổi theo xu hướng phát triển. Đời sống kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế luôn biến chuyển không ngừng, nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế; do đó đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào luôn phải thích ứng với hoàn cảnh thực tế xã hội và điều kiện hội nhập quốc tế của đất nước, thích nghi với xu thế của thời đại đáp ứng được những nhiệm vụ chính trị của ngành trong giai đoạn mới. Thứ tư, tính chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao. Tính chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao là đòi hỏi của nền hành chính phát triển, khoa học, văn minh và hiện đại. Ngành LĐ và PLXH Lào là hoạt động hành chính nhà nước có nội dung phức tạp và đa dạng, đòi hỏi các nhà hành chính, nhà quản lý trong ngành phải có kiến thức xã hội và kiến thức chuyên môn sâu rộng. Đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào là những người thực thi công vụ của ngành; cho nên, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng của họ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công vụ trong ngành. Vì lẽ đó, trong hoạt động hành chính nhà nước ngành LĐ và PLXH Lào, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn và quản lý của đội ngũ CB, CC phải là những tiêu chuẩn hàng đầu. Thứ năm, hệ thống thứ bậc chặt chẽ. Ngành LĐ và PLXH Lào được cấu tạo gồm một hệ thống định chế theo thứ bậc chặt chẽ và thông suốt từ Trung ương đến các địa phương trên cả nước, trong đó cấp dưới phục tùng cấp trên, nhận chỉ thị, mệnh lệnh và chịu sự kiểm tra thường xuyên của cấp trên. Mỗi CB, CC ở các cấp trong ngành hoạt động trong phạm vi thẩm quyền được trao. Tuy nhiên, để tránh hệ thống hành chính của ngành thành hệ thống quan liêu, cứng nhắc cần sự chủ động, sáng tạo linh hoạt của mỗi CB, CC để thực hiện pháp luật và mệnh lệnh trong khuôn khổ đã được phân công, phân cấp, đúng thẩm quyền theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Thứ sáu, không vụ lợi và tính nhân đạo. Ngành LĐ và PLXH có nhiệm vụ phục vụ lợi ích công và lợi ích công dân. Việc xây dựng nền hành chính của ngành phải công tâm, trong sạch, không theo đuổi

46

mục tiêu vụ lợi và có tính nhân đạo cao. Bản chất của nhà nước CHDCND Lào là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Ngành LĐ và PLXH Lào cũng là ngành hành chính nhà nước, nên phải thật sự tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, tất cả vì quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Đội ngũ CB, CC thuộc ngành không được quan liêu, cửa quyền, hách dịch, gây phiền hà cho dân khi thi hành công vụ. Hoạt động trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và theo định hướng XHCN, ngành phải đảm bảo không vụ lợi và có tính nhân đạo để hạn chế tối đa mặt trái của nền kinh tế thị trường, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững. Đây là đặc điểm cần được chú trọng trong nâng cao chất lượng CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào đạt tiêu chuẩn đạo đức công vụ. Hai là, đặc điểm quản lý đối với đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào là quản lý theo ngành dọc thành một hệ thống thống nhất từ Trung ương đến địa phương (Sở LĐ và PLXH tỉnh, thành phố và Phòng LĐ và PLXH huyện, quận).

Sự quản lý đội ngũ CB, CC theo ngành dọc là nhằm đảm bảo thống nhất sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước về công tác tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức phù hợp với đặc thù quản lý trong từng ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh và huyện. Kết hợp chặt chẽ quản lý giữa ngành và cấp, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống hành chính từ tỉnh đến cơ sở. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể bàn bạc thống nhất, đi đôi với thực hiện chế độ thủ trưởng, phát huy đầy đủ trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị đối với công tác tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Tuân thủ các quy định của pháp luật và các quy định của cơ quan có thẩm quyền về phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy; cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Bộ LĐ và PLXH Lào thống nhất quản lý toàn diện về công tác tổ chức bộ máy; cán bộ, công chức và người lao động của ngành theo quy định của pháp luật, đồng thời phân cấp cho người đứng đầu các cơ quan chuyên môn và tương đương, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc cấp hành chính địa phương. Bộ trưởng quyết định thành lập; sáp nhập; chia, tách; giải thể; đổi tên các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp trực thuộc các cơ quan chuyên môn và tương đương thuộc tỉnh và cấp huyện. Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của các cơ quan chuyên môn và tương đương; đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở và Phòng LĐ và

47

PLXH cấp tỉnh và huyện theo quy định của pháp luật. Bộ trưởng quyết định thành lập, cho phép hoạt động, sáp nhập, giải thể, đổi tên, bổ sung điều chỉnh nhiệm vụ. Bộ trưởng quyết định cử người làm đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp để ứng cử vào Hội đồng quản trị tại các doanh nghiệp có phần vốn góp của Nhà nước thuộc ngành quản lý.

Bộ LĐ và PLXH quyết định công tác CB, CC thuộc Sở và Phòng LĐ và PLXH cấp tỉnh và huyện theo quy định; quyết định việc tuyển chọn, bố trí, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, nhận xét đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu, thực hiện chế độ chính sách đối với các chức danh thuộc ngành; quyết định cử cán bộ, công chức đi chuyên gia, công tác, nghiên cứu, học tập ở nước ngoài.

Bà là, đặc điểm về lứa tuổi, giới tính, thành phần xuất thân, trình độ học vấn, kinh nghiệm công tác của đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào.

Đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào có đặc điểm là độ tuổi còn trẻ và chiếm tỷ trọng khá cao, đáp ứng với yêu cầu phát triển ngành trong điều kiện mới. Về giới tính là nam giới chiếm tỷ trọng lớn hơn nữ giới và xuất thân từ giai cấp nông dân cho nên đa số CB, CC trong ngành có đặc điểm nông dân; điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chiến lược CB, CC trong ngành và chiến lược phát triển ngành trong điều kiện CNH, HĐH đất nước. Về trình độ học vấn là không đồng đều vẫn còn sơ cấp và trung cấp chiếm tỷ trọng khá cao, nhất là cấp địa phương; chưa đào tạo được chuyên gia trong và năng lực công tác còn hạn chế do chưa được đào tạo thành hệ thống về công tác lao động và phúc lợi xã hội. Đa số CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào là từ nhiều nguồn chuyên môn khác nhau; không có chuyên môn chuyên về lao động và phúc lợi xã hội.

2.1.2.3. Nhiệm vụ của cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào trong giai đoạn hiện nay

Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, để đưa đất nước Lào thoát ra khỏi tình trạng nước kém phát triển, nguy cơ tụt hậu về kinh tế, khoa học - công nghệ và phấn đấu trở thành một quốc gia phát triển, hiện đại, không có con đường nào khác là phải đổi mới, phát triển toàn diện về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,... và mọi cấp, mọi ngành, mọi người dân phải tham gia. Để sự nghiệp xây dựng và đưa đất nước thoát khỏi từ thực trạng kém phát triển thành công vào năm 2020. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX Đảng NDCM Lào đưa ra một số mục tiêu lớn và có đoạn viết: “phát

48

triển theo hướng bền vững bằng cách phối hợp nhuần nhuyễn phát triển về mặt xã hội, văn hóa song song với phát triển về mặt kinh tế và bảo vệ môi trường, tiến hành chiến lược công nghiệp hóa và hiện đại hóa” [185, tr.27].

Việc phát triển ngành LĐ và PLXH Lào trở thành một ngành quản lý nhà nước tiên tiến, hiện đại, đáp ứng với điều kiện mới hiện nay góp phần quan trọng vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước. Trong văn kiện Đại hội IX Đảng NDCM Lào đã đề ra mục tiêu chiến lược cho ngành LĐ và PLXH là:

Phát triển và xây dựng lực lượng lao động Lào tốt về kỹ năng, có trình độ, khả năng, thành thạo, có quan điểm và kỷ luật lao động, có việc làm hợp lý, làm cho người lao động được bảo vệ, quản lý và nhận được phúc lợi tốt hơn; thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với Tổ quốc cho đầy đủ; đồng thời cũng phát triển hệ thống phúc lợi xã hội cho vững chắc; vận động toàn xã hội góp phần trong việc chăm sóc giúp đỡ người thiếu cơ hội và bị nạn do thiên tai [185, tr.80].

Để triển khai nhiệm vụ chiến lược mà Đảng và Nhà nước giao cho, ngành đã tiến hành xây dựng kế hoạch chiến lược 5 năm và 10 năm. Trong chiến lược phát triển LĐ và PLXH giai đoạn từ 2011-2020 đã đề ra mục tiêu phấn đấu giai đoạn từ năm 2016-2020 là:

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các Trung tâm Phát triển kỹ năng nghề theo khu vực, lĩnh vực và các địa phương;

- Phát triển kỹ năng lao động Lào cả số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và phát triển của kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa;

- Khuyến khích lực lượng lao động nông nghiệp chuyển sang lao động công nghiệp và dịch vụ một cách cân đối và đào tạo lao động cho có ý thức lao động công nghiệp, có ý thức Tổ quốc và có thu nhập thoát khỏi từ nghèo khó;

- Hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội quốc gia cho vững chắc, mạnh và có khả năng bảo vệ dân cư trong xã hội bằng các loại dịch vụ chế độ trợ cấp một cách có hiệu quả;

- Xây dựng và hoàn thiện mạng lưới bảo trợ xã hội cấp trung ương và các địa phương để tạo điều kiện thuận lợi và có thể trợ giúp cá nhân, cụm người và dân cư nghèo khó và gặp nạn trong xã hội bằng các hình thức;

49

- Xây dựng cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em thiếu cơ hội và bị rơi vào nạn buôn bán người bằng cách khuyến khích cho xã hội góp phần trợ giúp một cách nhanh chóng, kịp thời và có hiệu quả;

- Xây dựng mạng lưới quản lý thiên tai bằng cách có sự góp phần của xã hội, khu vực và quốc tế một cách rộng rãi;

- Xây dựng mạng lưới quản lý người tàn tật và người cao tuổi cho được chăm sóc và trợ giúp từ gia đình và xã hội bằng cách khuyến khích cho cơ hội vào đến các dịch vụ công cộng một cách rộng rãi;

- Xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về phúc lợi xã hội để dịch vụ nhanh chóng và đáp ứng cả trung ương và địa phương [110, tr.10].

Căn cứ vào chủ trương, đường lối và nhiệm vụ của Đảng; chiến lược, kế hoạch phát triển ngành LĐ và PLXH Lào, các cấp ủy đảng thuộc ngành đã xác định nhiệm vụ của ngành và cũng là nhiệm vụ đội ngũ CB, CC của ngành trong giai đoạn hiện nay bao gồm: Thứ nhất, lãnh đạo tổ chức xây dựng và quản lý thực hiện các thể chế quản lý nhà nước về các lĩnh vực LĐ và PLXH. Việc nghiên cứu, quán triệt, triển khai thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ thông qua quá trình hoạch định, xây dựng các nghị quyết, dự thảo luật, dự thảo nghị định, dự thảo pháp lệnh, kế hoạch, chương trình hành động, chính sách cụ thể... trên tất cả các mặt liên quan đến ngành LĐ và PLXH Lào có phù hợp và sử dụng được trong thực tiễn là do đội ngũ CB, CC thực hiện một cách công tâm; Thứ hai, tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các chương trình, kế hoạch, đề án của Bộ trong lĩnh vực LĐ và PLXH Lào. Mỗi CB, CC tùy theo vị trí của mình, chịu trách nhiệm trước Bộ, trong việc tổ chức thực hiện những nhiệm vụ của ngành một cách tốt nhất và đạt hiệu quả cao nhất; Thứ ba, xây dựng, củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị của ngành vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng; Thứ tư, xây dựng và giữ vững đoàn kết thống nhất trong Đảng, trong cơ quan tổ chức, trong nhân dân và gương mẫu trong mọi hoạt động, công tác, sinh hoạt, hoạt động ở các cơ quan, đơn vị.

Nhiệm vụ mà Đảng đề ra cho ngành LĐ và PLXH Lào là rất rộng lớn và có ý nghĩa trọng đại. Đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào là lực lượng quan trọng

50

trong việc hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho ngành và biến nó thành hiện thực trên phạm toàn xã hội ở Lào.

2.1.2.4. Vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào trong giai đoạn hiện nay

Đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào có vai trò rất quan trọng trong thực hiện thành công các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó cho ngành. Trong bất cứ thời kỳ nào, giai đoạn sự nghiệp cách mạng nào, CB, CC và công tác CB, CC đều giữ vị trí đặc biệt quan trọng. CB, CC là một trong những nhân tố cơ bản hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, quyết định việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. CB, CC là chủ thể hành động, là nhân tố quyết định, nhân tố mang tính đột phá cho mọi sự đột phá. Trong dãy chuỗi những nhân tố tạo nên thành công sự phát triển kinh tế - xã hội trong mọi thời kỳ cách mạng, chính nhân tố con người giữ vị trí trọng tâm, quyết định đối với nhân tố khác.

Thực tế cho thấy, đội ngũ CB, CC của ngành có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện chức năng làm "cầu nối" giữa Đảng với nhân dân, giữa công dân với Nhà nước. Sở dĩ như vậy vì họ là những CB, CC trực tiếp tuyên truyền, phổ biến, vận động và tổ chức nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên cả nước, giải quyết mọi nhu cầu của người dân về lao động và xã hội, bảo đảm sự phát triển kinh tế của đất nước và địa phương; góp phần duy trì trật tự, an ninh, an toàn xã hội trên mọi địa bàn cả nước. Do tính chất công việc của ngành, họ vừa giải quyết những công việc hàng ngày, vừa phải quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và của địa phương, lại phải nắm tình hình thực tiễn về lao động và xã hội ở mọi địa bàn để từ đó đề ra kế hoạch, chủ trương, biện pháp đúng đắn, thiết thực, phù hợp. Nhiệm vụ của họ rất nặng nề, vai trò của họ có tính then chốt xét cả trong quan hệ giữa Đảng với dân, giữa công dân với Nhà nước. Thực tế đã chứng minh, đội ngũ CB, CC ngành có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, tạo dựng các phong trào cách mạng, phong trào lao động, phong trào đền ơn, đáp nghĩa những người có công với cách mạng của quần chúng, góp phần thực hiện thắng lợi to lớn các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở CHDCND Lào. Sức mạnh của hệ thống chính trị, sự ổn định của xã hội, sự phát triển sâu rộng và hiệu quả của phong trào cách mạng của quần chúng luôn gắn liền với năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ CB, CC này. Họ có khả năng tổ

51

chức, tập hợp và huy động mọi nguồn lực về LĐ và PLXH ở Lào để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng ở CHDCND Lào. Họ giữ vai trò quyết định năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng, năng lực lãnh đạo và quản lý của ngành. Mọi đường lối chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về LĐ và PLXH có thể thành hiện thực hay không nhất thiết phải thông qua năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ CB, CC thuộc ngành LĐ và PLXH Lào. Đội ngũ CB, CC của ngành LĐ và PLXH chính là những người tổ chức, lôi cuốn, phát động phong trào lao động và xã hội; theo dõi, kiểm tra và nhân rộng các phong trào tốt, những cá nhân điển hình, tiên tiến; khai thác tối đa nguồn lực vật chất, tinh thần nội lực ở từng địa phương.

Hiệu lực của bộ máy quản lý nhà nước về LĐ và PLXH cũng tùy thuộc trước hết vào năng lực của đội ngũ CB, CC này. Ngành LĐ và PLXH Lào là một ngành quản lý nền hành chính nhà nước bằng các thể chế pháp luật. Quản lý nhà nước của ngành LĐ và PLXH Lào gồm 04 yếu tố cấu thành là: một là, hệ thống thể chế để quản lý để quản lý ngành theo luật pháp, bao gồm: Hiến pháp, luật, pháp lệnh và các văn bản pháp quy của ngành; hai là, cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính các cấp thuộc ngành; ba là, đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào và bốn là, tài chính công bảo đảm cho hoạt động của ngành. Các yếu tố cấu thành đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó đội ngũ CB, CC căn cứ vào hệ thống thể chế, khuôn khổ pháp lý để thực thi quyền hành pháp trong việc quản lý ngành, đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Mặt khác, hệ thống thể chế lại là môi trường cho mọi tổ chức, CB, CC sống và làm việc theo pháp luật. Đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào giúp ngành xây dựng luật pháp, xây dựng tổ chức bộ máy và cơ chế vận hành bộ máy. Vì vậy, đội ngũ CB, CC ngành giữ một vị trí, vai trò vô cùng quan trọng. Điều đó thể hiện ở những điểm sau đây:

Một là, đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào là một trong những yếu tố cấu thành nên nền quản lý hành chính nhà nước của ngành. Đó chính là yếu tố làm cho bộ máy tổ chức của ngành hoạt động có hiệu quả, nhằm phục vụ nhân dân một cách tốt nhất. Nếu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước của ngành thiếu đội ngũ CB, CC và đội ngũ đó không có chất lượng thì toàn bộ hệ thống thể chế của ngành khó đi vào thực tiễn cuộc sống;

52

Hai là, trong quá trình hoạt động theo hệ thống thể chế, đội ngũ CB, CC một mặt làm cho bộ máy quản lý hành chính nhà nước ngành LĐ và PLXH phát huy vai trò của nó trong việc quản lý mọi mặt của đời sống đời sống kinh tế - văn hóa - chính trị - xã hội; mặt khác, đội ngũ CB, CC phát hiện các khiếm khuyết và các sơ hở của hệ thống thể chế và cơ cấu tổ chức để tham gia với Nhà nước, với ngành sửa đổi, hoàn thiện hệ thống thể chế và cơ cấu tổ chức ngày càng phù hợp với điều kiện thực tiễn, tạo điều kiện và môi trường để quản lý nhà nước ngành LĐ và PLXH Lào ngày một tốt hơn;

Ba là, đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước của ngành. Hiệu quả hoạt động của đội ngũ CB, CC là góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành. Chức năng quản lý nhà nước mà đội ngũ CB, CC thực hiện không chỉ bao gồm tham mưu hoạch định chính sách cho nhà nước, cho ngành, mà còn thể hiện ở cả việc tổ chức hướng dẫn hoặc trực tiếp triển khai, thực hiện chế độ, chính sách, cơ chế; chỉ đạo hoặc trực tiếp thực hiện kiểm tra việc thực hiện, phát hiện các sai phạm để xử lý sai phạm hoặc ngăn chặn các vi phạm pháp luật;

Bốn là, nhờ có đội ngũ CB, CC mà ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào thực hiện được nhiệm vụ quản lý nhà nước mọi mặt đối với ngành, thể hiện cụ thể ở việc giúp ngành thực hiện quản lý nhà nước và điều hành các hoạt động trên các lĩnh vực thuộc ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào theo đúng pháp luật.

Năm là, người CB, CC có trách nhiệm và bổn phận trong việc phục vụ nhân dân, đáp ứng yêu cầu của nhân dân các bộ tộc Lào mong muốn được yên ổn sinh sống, làm ăn trong môi trường an ninh, an toàn, trật tự và dân chủ, không bị phiền hà, sách nhiễu. Hiện nay, CHDCND Lào đang xây dựng một nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, ngày càng mở rộng quan hệ đối ngoại đa phương, đa dạng; do đó vai trò của đội ngũ CB, CC lại càng thể hiện rõ sự quan trọng việc đưa đất nước từng bước thích ứng với luật pháp, tập quán và trình độ quốc tế mà vẫn giữ vững độc lập tự chủ, bảo vệ lợi ích quốc gia và nhân dân;

Sáu là, đội ngũ CB, CC hoạt động trong bộ máy quản lý nhà nước của ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào có vai trò thực thi quyền hành pháp, không thực hiện quyền lập pháp và quyền tư pháp, nhưng chính họ lại là những người có vai trò góp phần quan trọng vào quy trình lập pháp và các hoạt động tư pháp.

53

Bảy là, CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng, củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy của ngành trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng giai đoạn.

Tám là, CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào là hạt nhân của khối đại đoàn kết thống nhất trong Đảng, trong nhân dân, là tấm gương trong mọi hoạt động, công tác và sinh hoạt trong toàn ngành.

Chín là, CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào là nguồn đội ngũ CB, CC lãnh đạo, quản lý và chuyên gia quản lý nhà nước để bổ sung cho các cơ quan Trung ương và địa phương.

2.2. CHẤT LƯỢNG, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGÀNH LAO ĐỘNG VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

2.2.1. Khái niệm chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào

2.2.1.1. Khái niệm đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào

Khái niệm chất lượng Chất lượng là khái niệm được sử dụng rộng rãi trong đời sống, nhưng tùy theo

góc độ xem xét mà người ta có định nghĩa khác nhau. Theo triết học duy vật biện chứng, chất lượng là tính quy định bản chất của sự vật; tính quy định đó giúp phân biệt sự vật này với sự vật khác. Chất lượng được xem xét trong mối quan hệ biện chứng với số lượng; sự tác động biện chứng này tạo cho sự vật tồn tại, vận động, phát triển không ngừng.

Trong lĩnh vực kinh tế, chất lượng được quan niệm về tính chất của sản phẩm thể hiện mức độ thỏa mãn những yêu cầu định trước cho nó trong điều kiện xác định kỹ thuật kinh tế, xã hội.

Theo Từ điển triết học giản yếu (có đối chiếu các từ Nga, Anh, Đức, Pháp) thì chất lượng được định nghĩa như sau:

Tổng hợp những thuộc tính của sự vật chỉ rõ nó là cái gì, làm cho nó có tính ổn

định tương đối và phân biệt nó với các sự vật khác. Chất lượng là tính quy luật

khách quan của sự vật. Nó biểu hiện ra ngoài thông qua các thuộc tính. Chất

lượng là cái liên kết lại làm một các thuộc tính của sự vật, xác định tính chỉnh

54

thể, toàn vẹn của nó. Sự thay đổi chất lượng kéo theo sự thay đổi sự vật về căn

bản. Chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn liền với tính quy định về số lượng

của nó và không thể tồn tại ngoài tính quy định ấy. Mỗi sự vật bao giờ cũng là

một sự thống nhất của chất lượng và số lượng [56, tr.77].

Theo Đại từ điển tiếng Việt của Nguyễn Như Ý (chủ biên) và cùng cộng sự,

Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2010, chất

lượng là: “1. Cái làm nên phẩm chất, giá trị của con người, sự vật: Chất lượng hàng hóa

tốt. Nâng cao chất lượng học tập, 2. Cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này

khác với sự vật kia; phân biệt với số lượng: tăng trưởng số lượng đến mức nào thì làm

thay đổi chất lượng” [102, tr.248].

Dù ở mỗi lĩnh vực có quan niệm khác nhau, phương pháp đánh giá khác nhau

về chất lượng, nhưng đều có điểm chung, đó là: chất lượng của đối tượng đánh giá là

tổng hợp các yếu tố liên quan đến đối tượng đó, làm nên tác dụng, giá trị của đối tượng.

Như vậy, chất lượng là mức độ các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu. Khái niệm

chất lượng có thể gắn với bất cứ thực thể nào: sản phẩm, dịch vụ, quá trình, hệ thống,

tổ chức, con người, sự vật…Mức độ chất lượng có thể diễn đạt bằng các tính từ: xấu,

trung bình, tốt, xuất sắc, tuyệt hảo…

Khái niệm đội ngũ

Theo Đại từ điển tiếng Việt, đội ngũ được định nghĩa: "1. Tổ chức gồm nhiều

người tập hợp lại thành một lực lượng: đội ngũ chỉnh tề. 2. Tập hợp số đông người

cùng chức năng, nghề nghiệp: đội ngũ những người làm báo: đội ngũ những người viết

văn trẻ" [102, tr.548].

Theo đó, khi nói đến một đội ngũ là nói đến một số lượng đông người có cơ cấu

giới tính, dân tộc, tôn giáo, ngành nghề, tuổi đời, trình độ… khác nhau hợp thành tổ

chức có chức năng, nhiệm vụ chính và đặc điểm hoạt động tương đối giống nhau. Đội

ngũ CB, CC không phải là tổng số giản đơn các CB, CC, mà còn là sự bố trí, phân

công và phối hợp hoạt động giữa các CB, CC làm nên sức mạnh để đội ngũ CB, CC

hoàn thành vai trò, nhiệm vụ của mình.

Bởi vậy, khi xem xét đội ngũ CB, CC của một tổ chức, cơ quan, địa phương nào

đó phải xem xét ba yếu tố chủ yếu là: số lượng CB, CC; cơ cấu CB, CC và chất lượng

các CB, CC.

55

Khái niệm đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào Theo các quy định của Đảng và Nhà nước CHDCND Lào, đội ngũ CB, CC

ngành LĐ và PLXH Lào là toàn bộ các CB, CC công tác trong toàn ngành, từ Bộ LĐ và PLXH đến các Sở LĐ và PLXH ở tỉnh, thành phố và các Phòng LĐ và PLXH ở các huyện, quận trong cả nước. Trong đội ngũ này, Bộ trưởng và các Thứ trưởng do Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ quản lý; các Cục trưởng, Vụ trưởng và tương đương, các Giám đốc và Phó giám đốc Sở và các Trưởng phòng, Phó trưởng phòng do Đảng ủy Bộ và Bộ quản lý; các CB, CC khác do cấp ủy, lãnh đạo chuyên môn quản lý theo phân cấp.

2.2.1.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào

Chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào là tổng hợp mức độ phù hợp của cơ cấu đội ngũ; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và sự hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ các CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào so với yêu cầu nhiệm vụ của ngành trong từng thời kỳ cách mạng.

Theo Đại từ điển tiếng Việt, cơ cấu là: “1. Sự cấu thành nội bộ của máy móc hoặc một bộ phận hoàn chỉnh của máy: cơ cấu truyền động. 2. Cách tổ chức, sắp xếp các thành phần, bộ phận trong nội bộ nhằm thực hiện một chức năng chung: cơ cấu kinh tế, cơ cấu tổ chức cơ quan” [102, tr.353].

Cơ cấu đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào là mức độ phù hợp, cách tổ chức, sắp xếp các thành phần trong đội ngũ CB, CC một cách cân đối, hài hòa, có sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau giữa các loại, các thế hệ, giới tính CB, CC; là yếu tố cấu thành chất lượng đội ngũ CB, CC, tạo nên sức mạnh tổng hợp cao nhất để thực hiện tốt nhiệm vụ của đội ngũ CB, CC trong ngành LĐ và PLXH Lào trong mọi điều kiện.

Cơ cấu đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào gồm nhiều thành tố, như: giới tính, dân tộc, tôn giáo, thành phần xuất thân, tuổi đời, tuổi đảng, thâm niên công tác, trình độ đào tạo… của CB, CC. Cơ cấu đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào là một yếu tố cấu thành chất lượng đội ngũ CB, CC. Muốn có đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào có chất lượng tốt, đồng thời cơ cấu đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào phải hợp lý để phát huy được những mặt mạnh, hạn chế những mặt yếu, tạo nên sức mạnh tổng hợp cho cả đội ngũ CB, CC. Mỗi thành phần cơ cấu của đội ngũ CB,

56

CC ngành LĐ và PLXH Lào có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng đội ngũ CB, CC, không thể coi nhẹ bất kỳ thành tố nào. Tuy vậy, tùy đặc điểm và yêu cầu nhiệm vụ của đội ngũ CB, CC trong từng thời kỳ, ở từng cấp, từng cơ quan, trong quá trình xây dựng đội ngũ CB, CC có thể sự ưu tiên đối với một số thành tố cơ cấu nhất định.

Chất lượng CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào là tổng hợp các đặc

trưng, thuộc tính phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực trong quan hệ đối

chiếu với tiêu chuẩn CB, CC của Đảng và Nhà nước quy định và thể hiện ở mức độ,

khả năng hoàn thành, đáp ứng yêu cầu chức trách, nhiệm vụ của người CB, CC ngành

LĐ và PLXH CHDCND Lào.

Phẩm chất chính trị của người CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào là

những phẩm chất cá nhân về chính trị, bao gồm ý thức chính trị và hành vi chính trị của

người CB, CC. Phẩm chất chính trị thể hiện ở sự giác ngộ chính trị, ý thức về lý tưởng

cộng sản, ý chí cách mạng; lòng yêu nước, gắn bó với Đảng, Nhà nước và chế độ

XHCN; sự tiên phong, gương mẫu trong công tác, lao động, học tập, sinh hoạt, trong

thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích

cực tuyên truyền vận động nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống những hiện tượng tiêu

cực về chính trị…

Phẩm chất đạo đức của CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào bao gồm

ý thức đạo đức và ứng xử đạo đức của người CB, CC. Tiêu chuẩn CB, CC đòi hỏi

người CB, CC phải có đạo đức và lối sống lành mạnh. Đó là những đức tính cần, kiệm,

liêm, chính, chí công, vô tư; có tình yêu thương đồng chí, đồng nghiệp; kính trọng nhân

dân, yêu thương giúp đỡ mọi người; biết hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích chung của

cách mạng; trung thực dũng cảm, khiêm tốn, giản dị, tiết kiệm; lời nói đi đôi với việc

là; không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng; v.v..

Trình độ là mức đạt được, mức thành thạo ở lĩnh vực, ngành nghề nào đó. Theo

Đại từ điển tiếng Việt, trình độ thể hiện như: trình độ văn hóa phổ thông trung học,

trình độ kỹ thuật cao; nâng cao trình độ tay nghề [102, tr.1654].

Trình độ văn hóa là những kiến thức được xác định chuẩn hóa, nền tảng để tiếp

thu kiến thức trình độ chính trị, chuyên môn, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức;

trình độ lý luận chính trị - hành chính là mức độ hiểu biết về lý luận Mác - Lênin, quan

điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

57

Trình độ của người CB, CC bao gồm: trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị

- hành chính, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học….

Trình độ học vấn là kiến thức của người CB, CC được xác định qua các bậc học. Đây

chính là nền tảng để rèn luyện, nâng cao trình độ lý luận chính trị - hành chính, chuyên

môn nghiệp vụ và cả phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức của người CB, CC. Trình

độ lý luận chính trị - hành chính là mức độ hiểu biết về lý luận chính trị và quản lý

hành chính của người CB, CC. Đây là cơ sở để tạo nên phẩm chất chính trị và năng lực

lãnh đạo chính trị của người CB, CC. Không có trình độ lý luận chính trị - hành chính

thì người CB, CC không thể có giác ngộ lý tưởng cộng sản, không có bản lĩnh chính trị

vững vàng và cũng không thể biết cách lãnh đạo, quản lý thực hiện nhiệm vụ cách

mạng mà Đảng và Nhà nước giao phó.

Trình độ chuyên môn của CB, CC là khả năng nắm, vận dụng các kiến thức, kỹ

năng được hình thành trong thực hiện công tác ở các lĩnh vực LĐ và PLXH, được đánh

giá bằng kết quả triển khai các mặt công tác trên thực tế, bằng sự tín nhiệm của tập thể

và nhân dân.

Năng lực của CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào là tổng hợp các yếu tố để CB,

CC hoàn thành được nhiệm vụ, thể hiện trên các mặt: trí tuệ, chuyên môn và năng lực

lãnh đạo, quản lý.

Năng lực trí tuệ của CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào là khả năng tiếp cận tri

thức mới, chọn lọc xử lý, phân tích thông tin, nghiên cứu phương pháp công tác, đề

xuất các biện pháp, giải pháp trong hoạt động thực tiễn trong quá trình công tác, rèn

luyện nâng cao trình độ của CB, CC.

Năng lực chuyên môn của CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào là khả năng triển

khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn được giao dựa trên tri thức, nghiệp

vụ chuyên môn của CB, CC theo vị trí việc làm của từng người.

Năng lực lãnh đạo, quản lý của CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào là

khả năng tổ chức, vận động CB, CC; khả năng tạo ra sự đoàn kết thống nhất cao; có

phong cách làm việc khoa học, hướng tập thể phấn đấu thực hiện đúng chủ trương,

đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của cơ quan.

Năng lực lãnh đạo, quản lý được kiểm chứng qua hoạt động thực tiễn của người CB,

CC, bằng kết quả hoạt động của cả tập thể cơ quan, đơn vị.

58

Năng lực của CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào qua từng giai đoạn phát triển của cách mạng đòi hỏi ngày càng cao và được hình thành phát triển được đào luyện trong hoạt động thực tiễn công tác và rèn luyện. Khi nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước thay đổi, phát triển, thì năng lực của CB, CC cũng phải phát triển phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ đòi hỏi.

Tri thức thể hiện khả năng và điều kiện chủ quan của CB, CC. Khả năng tổ chức hoạt động thực tiễn giữ vị trí quan trọng hàng đầu, nhưng năng lực không chỉ là trình độ tri thức, mà tri thức phải được thể hiện ở khả năng tổ chức thực tiễn. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: ngày nay, Đảng yêu cầu cán bộ và đảng viên chẳng những thạo về chính trị, mà còn giỏi về chuyên môn, không thể lãnh đạo chung chung. V.I. Lênin cho rằng, nếu người cộng sản thiếu tri thức thì không giữ vai trò lãnh đạo được: “Nói cho đúng ra, không phải họ lãnh đạo. Mà chính là họ bị lãnh đạo” [44, tr.118]. Nhưng, tri thức phải gắn liền với khả năng hoạt động thực tiễn,m khả năng lãnh đạo chính trị, tổ chức, chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn, vận động, giáo dục, động viên quần chúng; sơ kết, tổng kết… Người CB, CC có năng lực tốt phải không giáo điều, sách vở; luôn sâu sát thực tiễn, năng động, sáng tạo hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Chất lượng CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào là sự thống nhất giữa phẩm chất và năng lực (đức và tài) được thể hiện ở kết quả hoàn thành chức trách, nhiệm vụ. Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định thể hiện chất lượng của người CB, CC. Hai mặt phẩm chất và năng lực của CB, CC có quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau, không thể đề cao hoặc coi nhẹ mặt nào. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Có tài phải có đức. Có tài không có đức, tham ô hủ hoá có hại cho nước. Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai” [51, tr.184].

Phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực là các yếu tố, đặc trưng cơ bản quy định chất lượng của người CB, CC. Những yếu tố đó có mối quan hệ biện chứng với nhau, không thể xem nhẹ, bỏ qua yếu tố nào.

2.2.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào

Đánh giá chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào phải quán triệt các quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử - cụ thể và phát triển. Phải coi trọng cả mặt định tính và định lượng. Nếu không có sự đánh giá về mặt định lượng sẽ không có những thông số chính xác để chứng minh cho những kết luận cần thiết; còn mặt định

59

tính thể hiện sự tiến bộ của các chủ thể, lực lượng tham gia nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC, tính tự giác, chủ động học tập, rèn luyện, công tác của đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào. Mặt định lượng xác định về số lượng hoặc sự biến đổi về số lượng của các yếu tố tạo nên chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào và của bản thân đội ngũ CB, CC.

Để xác định tiêu chí đánh giá đúng chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và

PLXH Lào giai đoạn hiện nay, trước hết phải căn cứ vào tiêu chuẩn CB, CC, đảng viên

do Điều lệ Đảng, Luật CB, CC, Nghị định về công chức CHDCND Lào và các quy

định của Đảng và Nhà nước về CB, CC và đảng viên, đồng thời phải căn cứ vào đặc

thù chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm tổ chức và hoạt động của ngành LĐ và PLXH Lào.

Như vậy, tiêu chí đánh giá chất lượng của đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào

hiện nay phải phản ánh được các tiêu chí mà Đảng và Nhà nước đã quy định đối với

mọi CB, CC và có tính đến chức năng, nhiệm vụ cụ thể của ngành.

Đánh giá công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC thực chất là đánh giá kết

quả đạt được trên từng mặt, từng nội dung của công tác xây dựng đội ngũ CB, CC theo

mục tiêu, yêu cầu đã đề ra phù hợp với tiêu chuẩn, điều kiện của các chức danh, vị trí

việc làm của ngành LĐ và PLXH Lào.

Từ những quan niệm trên, việc đánh giá chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ

và PLXH Lào cần được trên những tiêu chí cụ thể sau đây:

2.2.2.1. Mức độ hợp lý của cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức toàn ngành, ở

từng cấp, từng lĩnh vực trong ngành Cơ cấu ấy phải bảo đảm tính đồng bộ, tính hợp lý, tính kế thừa liên tục,

vững vàng và phát triển.

Tính đồng bộ được thể hiện rõ nét trong thế bố trí tổng thể đội ngũ CB, CC

trong toàn bộ hệ thống ngành LĐ và PLXH Lào, trong từng thành tố của hệ thống, phù

hợp với yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ; sự thống nhất và đồng bộ của đội ngũ CB, CC

từ Trung ương tới cơ sở; sự thống nhất và đồng bộ giữa các loại hình CB, CC trong

ngành: CB, CC lãnh đạo - CB, CC quản lý - CB, CC tham mưu - CB, CC tác nghiệp.

Tính đồng bộ của đội ngũ CB, CC đòi hỏi phải tính toán và bố trí khoa học số lượng

CB, CC ngành theo một tỷ lệ thích hợp, đảm bảo mối quan hệ thông suốt, thống nhất,

gắn bó hữu cơ như các bộ phận hợp thành một cơ thể sống.

60

Tính hợp lý được thể hiện cụ thể trong việc tính toán, bố trí cơ cấu CB, CC đảm bảo sự hài hòa giữa các thành tố cơ cấu nội ngành; giữa các lĩnh vực, các địa bàn; vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa chuẩn bị cho lâu dài; hợp lý về giới tính, bộ tộc, đảng viên và người ngoài đảng, thâm niên công tác, trình độ chuyên môn. Không chồng chéo, trùng lắp, không thừa hay thiếu người, đảm bảo vừa đủ số lượng cho từng vị trí việc làm ở ngành LĐ và PLXH Lào. Nếu quá thiếu người, mỗi người phải đảm nhiệm quá nhiều việc dẫn đến chất lượng, hiệu quả công việc không cao. Ngược lại, quá nhiều người sẽ dẫn đến phân công công việc không rõ ràng, dễ dựa dẫm, ỷ lại lẫn nhau, công việc trì trệ, trách nhiệm không rõ ràng.

Tính đồng bộ, tính hợp lý của đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào không đồng nhất với sự phân bố bình quân, cao bằng, mà phải giải quyết tốt yêu cầu bố trí CB, CC đủ ở các tổ chức trong ngành với ưu tiên đầu tư CB, CC cho các bộ phận quan trọng, các địa bàn trọng điểm, các lĩnh vực then chốt; vừa ưu tiên đội ngũ CB, CC tầm chiến lược, đồng thời phải quan tâm nhiều hơn đến đội ngũ CB, CC ở cơ sở - đội ngũ trực tiếp với dân hằng ngày; đội ngũ trực tiếp triển khai các công việc mới, mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Tính kế thừa liên tục, vững vàng và phát triển giữa các thế hệ CB, CC. Tính kế thừa thể hiện chủ yếu ở cơ cấu độ tuổi trong đội ngũ CB, CC của ngành ở từng cấp, từng cơ quan, với xu hướng càng xuống cấp dưới càng cần trẻ hơn. Đồng thời, phải có sự nối tiếp liên tục về chuyên môn nghiệp vụ giữa các CB, CC đương nhiệm với các CB, CC trẻ.

Tóm lại, cơ cấu đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào bao gồm: cơ cấu giới tính; cơ cấu bộ tộc; cơ cấu tôn giáo; cơ cấu độ tuổi; cơ cấu thâm niên công tác; cơ cấu đảng viên và người ngoài đảng; cơ cấu trình độ văn hóa; cơ cấu trình độ chuyên môn nghiệp vụ; cơ cấu trình độ lý luận chính trị; cơ cấu trình độ quản lý nhà nước; cơ cấu trình độ ngoại ngữ; cơ cấu trình độ tin học.

2.2.2.2. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của từng cán bộ, công chức trong ngành

Tiêu chí đánh giá chất lượng CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào là sự tổng hợp của bốn yếu tố cơ bản: phẩm chất chính trị; phẩm chất đạo đức, lối sống; trình độ, năng lực và phong cách công tác, quan hệ với đồng nghiệp và nhân dân. Bốn yếu tố này quan hệ mật thiết, gắn bó, tác động lẫn nhau, không được tuyệt đối hóa, hoặc coi nhẹ, bỏ qua bất cứ yếu tố nào.

61

Chất lượng từng CB, CC trong ngành thể hiện trên các mặt chủ yếu cụ thể dưới đây.

Một là, phẩm chất chính trị. CB, CC trong ngành phải nhận thức tư tưởng, quan điểm lập trường được thể

hiện thành bản lĩnh chính trị trong giải quyết công việc và đề xuất chủ trương trong thực hiện; ý thức chấp hành, quán triệt và cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước vào ngành LĐ và PLXH được phân công phụ trách. Cần được đánh giá sâu về quan điểm, lập trường giai cấp và bản lĩnh chính trị của cá nhân khi gặp khó khăn có bình tĩnh, vững vàng vượt qua hay là hoang mang, dao động, đùn đẩy, né tránh; đồng thời, đánh giá sâu về kết quả chấp hành, thực hiện nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ được giao có nghiêm túc, có sáng tạo đạt hiệu quả hay không.

Ngoài ra, CB, CC trong ngành phải có sự giác ngộ về chính trị, có năng lực chính trị, có bản lĩnh chính trị và có văn hóa chính trị; nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trường của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng thời, phải biết tuyên truyền, giải thích, vận động nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật đó. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng phân biệt giữa CB, CC cách mạng và công chức của chế độ cũ; là một trong những biểu hiện tư cách, vai trò tiên phong gương mẫu của người CB, CC Lào hiện nay.

Đồng thời, CB, CC phải có tinh thần học tập để đủ tiêu chuẩn quy định và nâng cao trình độ mọi mặt (trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, khả năng xử lý công việc...). CB, CC phải có tính trung thực, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong công tác, sự nhất quán trong nói, viết và làm; có tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình, nhất là đấu tranh xây dựng đoàn kết nội bộ, phân biệt giữa đúng và sai. Có tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình, nhất là trong đấu tranh bảo vệ Đảng, xây dựng đoàn kết thống nhất nội bộ, bảo vệ chân lý, đấu tranh giữa đúng và sai, đấu tranh chống tiêu cực. CB, CC phải thực hiện nghiêm quy định những điều đảng viên và CB, CC không được làm.

Hai là, phẩm chất đạo đức, lối sống. CB, CC trong ngành phải có phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh;

cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư; có ý thức tổ chức kỷ luật cao, tự giác chấp hành mọi sự phân công của tổ chức và cơ quan, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và có

62

chất lượng cao; tinh thần đoàn kết tốt trong cơ quan; không cá nhân chủ nghĩa, cơ hội, cục bộ, đầu cơ, trục lợi; quan hệ mật thiết với nhân dân; gia đình hòa thuận; được quần chúng nhân dân tín nhiệm; có ý thức tự phê bình và phê bình, biết tiếp thu và sửa chữa khuyết điểm; đấu tranh kiên quyết với những biểu hiện sai trái của những CB, CC và nhân dân; không mắc và kiên quyết bài trừ các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, các hủ tục trong xã hội.

Ngoài ra, CB, CC phải giữ gìn đạo đức, lối sống lành mạnh của bản thân và gia

đình; có thái độ và hành động trong việc chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và

những biểu hiện tiêu cực khác. Có tinh thần đoàn kết, mối quan hệ nơi công tác, tinh

thần và thái độ phục vụ nhân dân. Có mối quan hệ của bản thân và gia đình nơi cư trú,

sự tín nhiệm của cấp ủy địa phương và nhân dân.

Ba là, trình độ, năng lực công tác thể hiện ở chất lượng, hiệu quả công tác

được giao.

CB, CC trong ngành phải có trình độ học vấn phổ thông trung học trở lên; hiểu

biết cơ bản về lý luận chính trị, quản lý nhà nước; có năng lực tổ chức thực hiện công

tác được giao để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngành LĐ và PLXH. CB, CC

phải biết vận dụng những kiến thức chuyên môn, những tiến bộ của khoa học kỹ thuật

và công nghệ để phục vụ hiệu quả công tác; luôn có ý thức học tập, cập nhật những

thông tin khoa học, nâng cao hiểu biết lý luận chính trị, trọng tâm là chủ nghĩa Mác -

Lênin, tư tưởng đường lối của Đảng; có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị

của ngành LĐ và PLXH Lào, có ý thức cảnh giác cao độ với mọi âm mưu của các thế

lực thù địch; có sự nhạy bén với những diễn biến của thời cuộc, có ý thức tổ chức kỷ

luật cao.

Bốn là, phong cách công tác, quan hệ với đồng nghiệp và nhân dân.

CB, CC trong ngành phải là người luôn tiên phong trong mọi công tác phát triển

ngành LĐ và PLXH, xây dựng cuộc sống mới về kinh tế, việc làm, an sinh xã hội,

chăm sóc trẻ em mồ côi, người già cô đơn, người có công với cách mạng; gương mẫu,

năng động sáng tạo trong mọi hoạt động, biết làm giàu chính đáng cho bản thân và gia

đình; luôn có ý thức học hỏi, phấn đấu vươn lên, đổi mới tư duy nắm bắt công nghệ

thông tin mới trong thực hiện công tác và nghiệp vụ LĐ và PLXH, biết vận dụng tiến

bộ khoa học - công nghệ vào việc phát triển ngành LĐ và PLXH Lào.

63

2.2.2.3. Mức độ hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào ở từng vị trí công tác

Mức độ thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao của CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào thể hiện ở khối lượng, chất lương, tiến độ, hiệu quả của công việc trong từng vị trí việc làm, từng thời gian với tinh thần trách nhiệm trong công tác.

CB, CC trong ngành phải có tính chủ động, sáng tạo và mức độ hoàn thành nhiệm vụ, công việc được giao cho CB, CC trong năm, trong nhiệm kỳ hoặc trong thời gian bổ nhiệm. Cần đánh giá sâu về chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm, cả kết quả ở mức hoàn thành, hoàn thành vượt mức hay không hoàn thành nhiệm vụ, nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan... Cần xem xét hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội ở đơn vị, ngành, địa phương từ kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của CB, CC trong ngành.

CB, CC trong ngành phải có mối quan hệ, khả năng quy tụ, phối hợp với đồng nghiệp và các tổ chức liên quan, phát huy sức mạnh của tập thể để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao của đơn vị, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo, quản lý và thực hiện nhiệm vụ.

Mức độ thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm của CB, CC trong ngành được thể hiện ở khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả của công việc trong từng vị trí, từng thời gian, bao gồm cả những nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất, đặc biệt là tham mưu ban hành các văn bản về lĩnh vực LĐ và PLXH được phân công phụ trách; năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: trình độ chuyên môn theo yêu cầu; cải tiến phương pháp làm việc nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác; sáng kiến công tác được áp dụng trong thực tiễn, hoặc được cơ quan có thẩm quyền công nhận; các đề tài, đề án, công trình chủ trì nghiên cứu xây dựng hoặc tham gia nghiên cứu để phục vụ công tác LĐ và PLXH một cách rộng rãi.

Đối với CB, CC lãnh đạo cơ quan, đơn vị, ngoài các nội dung trên, còn phải đánh giá về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; năng lực lãnh đạo, quản lý; năng lực tập hợp, đoàn kết CB, CC và đoàn kết nhân dân.

Việc thực hiện chức trách nhiệm vụ của CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào phải được đánh giá, phân loại hằng năm, với các mức: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ, nhưng còn hạn chế về năng lực và không hoàn thành nhiệm vụ.

64

2.2.3. Những yếu tố chi phối chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào

Một là, nhiệm vụ chính trị của ngành. Đó là các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho ngành LĐ và PLXH tổ

chức thực hiện: xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm, hằng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; các dự thảo quyết định, chỉ thị, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia, chương trình hành động quốc gia và các văn bản khác về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ hoặc theo phân công; các vấn đề về lĩnh vực việc làm và bảo hiểm thất nghiệp; lĩnh vực người lao động Lào đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; lĩnh vực dạy nghề, lĩnh vực lao động và tiền lương, lĩnh vực bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, lĩnh vực an toàn lao động, lĩnh vực người có công, lĩnh vực bảo trợ xã hội, lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc trẻ em, lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội, lĩnh vực bình đẳng giới, lĩnh vực người cao tuổi và người tàn tật và lĩnh vực dịch vụ công thuộc ngành: v.v..

Hai là, cơ cấu tổ chức bộ máy của ngành. Để có đội ngũ CB, CC của ngành có chất lượng cao, cần xây dựng cơ cấu tổ

chức bộ máy của ngành hợp lý theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả và tổ chức thực hiện tốt các vấn đề về quản lý, sử dụng CB, CC của ngành; thực hiện cải cách hành chính trong hoạt động của các cơ quan; sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy gắn với trách nhiệm CB, CC của ngành, đảm bảo trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, chuyên nghiệp, khoa học, hợp lý. Kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy là phải xây dựng vị trí việc làm trên toàn ngành nhằm nâng cao chất lượng tham mưu, hoàn thành tốt các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất do cấp trên giao.

Ba là, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về CB, CC và công tác cán bộ nói chung.

Xây dựng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào có chất lượng phải đặt trong đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Các yếu tố này phù hợp, khoa học, đầy đủ, chặt chẽ, sát đúng là căn cứ quan trọng góp phần tạo nên chất lượng CB, CC đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho từng giai đoạn cách mạng. Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về CB, CC sát hợp thực tiễn sẽ dẫn đến kết quả đội ngũ CB, CC của ngành LĐ và PLXH nâng lên về

65

chất lượng. Công tác tổ chức đi vào nền nếp, hằng năm được rà soát, điều chỉnh, bổ sung, quản lý hiệu quả, sử dụng đúng, bố trí hợp lý CB, CC sẽ góp phần quan trọng tạo nên chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào đáp ứng nhiệm vụ chính trị mới đặt ra.

Việc cụ thể hóa các quy định của Trung ương áp dụng vào tình hình cụ thể ở ngành để hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc ngành xây dựng quy chế làm việc, quy chế phối hợp với các tổ chức trong hệ thống chính trị của đất nước, các địa phương không chỉ đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng hiệu quả hoạt động của ngành, mà còn góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác của đội ngũ CB,CC ngành.

Bốn là, sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, quản lý của lãnh đạo chuyên môn các cơ quan, tổ chức thuộc ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào.

Các cơ quan lãnh đạo, quản lý đề ra chủ trương, kế hoạch, tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ CB, CC ngành phát triển có chất lượng; phát huy sức sáng tạo, tinh thần xung kích trên mọi mặt trận trên lĩnh vực LĐ và PLXH, quản lý; định hướng cho CB, CC có lý tưởng, có đạo đức cách mạng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng những đòi hỏi của tiến trình đổi mới và hội nhập việc tăng cường sự lãnh đạo sát thực của các cấp ủy đảng, quản lý của lãnh đạo chuyên môn các cơ quan, tổ chức thuộc ngành LĐ và PLXH CHDND Lào là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên chất lượng đội ngũ CB, CC thuộc ngành. Trong hoạt động lãnh đạo, quản lý có những yếu tố tác động trực tiếp đến công tác cán bộ: quy chế, quy định, quy trình công tác; phương thức lãnh đạo, quản lý; thực hiện các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các tổ chức; phong cách, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo, quản lý các cấp; cơ chế vận hành của tổ chức, trong đó có các thủ tục hành chính…

Năm là, thực trạng và mức độ phấn đấu, rèn luyện của CB, CC trong ngành. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC phụ thuộc vào thực trạng điểm mạnh,

điểm yếu của CB, CC và ý thức trách nhiệm, tích cực học tập, tu dưỡng, rèn luyện, thực hiện tốt nhiệm vụ của người CB, CC; ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tự phê bình và phê bình; sự đoàn kết, thống nhất, gắn bó, sẻ chia, tình thân ái giữa những người đồng chí, đồng nghiệp. Những mặt hạn chế, khuyết điểm của CB, CC ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng CB, CC và cả đội ngũ. Từng cơ quan, đơn vị cần đánh giá đúng thực trạng đội ngũ để từ đó đề ra phương hướng, nhiệm vụ và biện pháp phù hợp nâng cao chất lượng đội ngũ. Công tác tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng, sinh

66

hoạt cơ quan, tổ chức được thực hiện nghiêm túc, kiên quyết và kịp thời đấu tranh với những biểu hiện sai trái, tư tưởng bình quân chủ nghĩa, nêu cao vai trò tự phấn đấu, rèn luyện của CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng mọi mặt của CB, CC của ngành.

2.2.4. Một số vấn đề cơ bản về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào

2.2.4.1. Quan niệm về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào

Theo cách hiểu và sử dụng thông thường trong đời sống xã hội, nâng cao chất lượng nghĩa là hoạt động có mục đích nhằm cải thiện theo hướng tích cực toàn diện hay từng phần những đặc trưng, thuộc tính của một sự vật, sự việc, hiện tượng, quá trình hoạt động… nào đó. Với một sự vật, hiện tượng cụ thể, dưới các góc tiếp cận khác nhau, những chuẩn mực khác nhau có thể có nhiều cách nâng cao chất lượng khác nhau để đạt chuẩn mực. Đối với con người, nâng cao chất lượng liên quan trực tiếp tới việc gia tăng kiến thức, nâng chuẩn chất lượng cả về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực hành động, phong cách sống và làm việc, thể lực…

Nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC là hoạt động thường xuyên của các cấp ủy, cơ quan có thẩm quyền và sự tự phấn đấu của từng CB, CC nhằm nâng cao phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức và lối sống, năng lực công tác của từng CB, CC, phát huy hết khả năng của họ vào công việc được giao; cải thiện cơ cấu đội ngũ, bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng.

Theo đó, nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào là hoạt động thường xuyên của các cấp ủy, cơ quan có thẩm quyền trong ngành và sự tự phấn đấu của từng CB, CC nhằm nâng cao phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức và lối sống, trình độ và năng lực công tác của từng CB, CC, phát huy hết khả năng của họ vào công việc được giao; cải thiện cơ cấu đội ngũ, bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành trong từng thời kỳ cách mạng. Nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào là quá trình thay đổi từng phần, hoặc toàn diện, trước mắt và lâu dài, nhằm xây dựng được đội ngũ CB, CC đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ của ngành LĐ và PLXH Lào và xu thế hội nhập khu vực, quốc tế.

Trước những yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới, Đảng NDCM Lào nhấn mạnh:

67

Khẩn trương rà soát lại và sửa đổi quy hoạch và chiến lược về cán bộ để xây dựng cho được đội ngũ cán bộ có chất lượng, đồng bộ và có cơ cấu hợp lý nhằm đáp ứng đủ yêu cầu trước mắt một cách cơ bản, đồng thời có đội ngũ kế thừa vững vàng. Chú trọng đặc biệt đối với việc xây dựng cán bộ lãnh đạo chiến lược có sự đoàn kết một lòng, có sự thống nhất cao đối với quan điểm, đường lối của Đảng, đồng thời có trách nhiệm, có đầu óc sáng tạo, có quan điểm sát thực tiễn trong giải quyết vấn đề và phấn đấu làm công tác hoàn thành [185, tr.54].

Sự nghiệp cách mạng hiện nay yêu cầu phải xây dựng được đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào có cơ cấu phù hợp; CB, CC có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, có đầu óc sáng tạo, tiếp cận được với nền công nghiệp hiện đại, khoa học - công nghệ tiên tiến, trong đó có sự kế thừa thành tựu của các nước phát triển; hết mực trung thành với Đảng và Nhà nước, với lợi ích của công nhân, nông dân, người lao động và với cả dân tộc; biết đặt lợi ích của dân tộc lên trên lợi ích cá nhân.

2.2.4.2. Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào

Hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào là nhiệm vụ, công việc chủ yếu, thường xuyên của công tác cán bộ của ngành LĐ và PLXH Lào liên quan đến nhiều mặt của công tác cán bộ và là nội dung rất rộng lớn.

Một là, xác định đúng mục tiêu, yêu cầu, phương hướng, chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC của toàn ngành.

Hai là, điều chỉnh cơ cấu đội ngũ CB, CC trong cơ quan Bộ, từng Sở LĐ và PLXH tỉnh, thành phố và từng Phòng LĐ và PLXH huyện, quận, nhất là cơ cấu độ tuổi và cơ cấu trình độ chuyên môn; luân chuyển, điều động, bố trí lại các cán bộ lãnh đạo, quản lý ở từng cấp, từng cơ quan, đơn vị.

Ba là, nâng cao chất lượng toàn diện các CB, CC của toàn ngành cả về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực công tác, phong cách làm việc trên cơ sở thực hiện tốt tất cả các khâu trong công tác cán bộ.

Bốn là, điều chỉnh biên chế, số lượng CB, CC ở từng cơ quan, đơn vị. 2.2.4.3. Phương thức và quy trình nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công

chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào Trong nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH cần thực hiện các phương thức chủ yếu sau:

68

Một là, Đảng ủy và lãnh đạo Bộ nghiên cứu ban hành nghị quyết, chiến lược, kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC toàn ngành LĐ và PLXH làm cơ sở để các cấp ủy, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện.

Hai là, tiến hành công tác tư tưởng, làm cho các cấp ủy đảng, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị và toàn thể đội ngũ CB, CC toàn ngành nhận thức sâu sắc các quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC của ngành.

Ba là, thành lập ban chỉ đạo, giao cơ quan tổ chức và cán bộ làm cơ quan thường trực giúp lãnh đạo Bộ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tháo gỡ khó khăn, sơ kết, tổng kết việc thực hiện.

Bốn là, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo chuyên môn, các đoàn thể chính trị - xã hội, CB, CC; tổ chức sự phối hợp giữa Bộ với cấp ủy, chính quyền địa phương trong nâng cao chất lượng CB, CC ngành lao động và phúc lợi xã hội ở địa phương.

Năm là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết, chiến lược, kế hoạch.

Sáu là, phát huy trách nhiệm, vai trò của các cấp ủy viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; sự gương mẫu của đảng viên và ý thức tự phấn đấu, rèn luyện của từng CB, CC.

Quy trình nâng cao chất lượng đối với từng loại CB, CC ngành LĐ và PLXH ở từng cấp có nội dung riêng, nhưng đều phải tuân theo các bước chủ yếu mang tính phổ biến:

Bước 1: học tập nghị quyết, thống nhất quan điểm, chủ trương của cấp ủy đảng và cơ quan nhà nước về tính cấp thiết và yêu cầu thực tiễn đặt ra về nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC.

Bước 2: trên cơ sở khảo sát, đánh giá hiện trạng đội ngũ CB, CC và dự báo sự phát triển của ngành LĐ và PLXH Lào trong tương lai, xác định mục tiêu, đối tượng, yêu cầu của nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành.

Bước 3: soạn thảo, thảo luận, phân tích, thông qua phương án, kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào.

Bước 4: tổ chức thực hiện phương án, kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC.

Bước 5: sơ kết, tổng kết việc thực hiện phương án, kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC.

69

Quy trình nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào là áp dụng tất cả quy trình công tác cán bộ, như: công tác xây dựng tiêu chuẩn CB, CC; công tác đánh giá CB, CC; công tác quy hoạch CB, CC; công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC; công tác lựa chọn, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển CB, CC; công tác quản lý CB, CC và công tác chính sách đối với CB, CC.

2.2.4.4. Các chủ thể, lực lượng tham gia nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào

Để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào phải có sự tham gia của nhiều chủ thể.

Các chủ thể lãnh đạo và trực tiếp thực hiện Cấp Trung ương: Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ban Tổ chức

Trung ương đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngành LĐ và PLXH Lào đương chức và trong quy hoạch chức danh diện Ban Chấp hành Trung ương quản lý.

Cấp Bộ: Đảng ủy Bộ LĐ và PLXH Lào đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC diện Bộ trưởng quản lý.

Cấp địa phương: cấp ủy các tỉnh và thủ đô Viêng Chăn đối với việc nâng cao chất lượng CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào đương chức và trong quy hoạch chức danh lãnh đạo, quản lý ngành cấp tỉnh, thủ đô về trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước.

Cấp cơ quan, đơn vị: cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, đơn vị đối với việc nâng cao chất lượng CB, CC chuyên môn nghiệp vụ thuộc phạm vi quản lý được phân cấp. Cơ quan tham mưu về công tác tổ chức và cán bộ ngành LĐ và PLXH Lào trong việc tham mưu xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kê hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào ở từng cấp. Mỗi cá nhân CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào tự xây kế hoạch phấn đấu để nâng cao chất lượng về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức và lối sống, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, phong cách công tác đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn. Các lực lượng tham gia Chính phủ ban hành các nghị định, Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động của ngành LĐ và PLXH.

Bộ Nội vụ và các bộ, ngành liên quan phối hợp với Bộ LĐ và PLXH trong các công việc liên quan.

70

Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào, Trường Chính trị - Hành chính

tỉnh trong công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC ngành LĐ và PLXH.

Mặt trận Lào yêu nước và xây dựng Tổ quốc; các đoàn thể chính trị - xã hội ở

cấp tỉnh, cấp huyện tham gia giám sát, nâng cao chất lượng CB, CC ngành LĐ và

PLXH ở từng cấp.

Các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ quan Bộ LĐ và PLXH Lào trong nâng cao

chất lượng CB, CC các đơn vị thuộc cơ quan Bộ LĐ và PLXH.

Nhân dân và đặc biệt là đối tượng phục vụ của đội ngũ CB, CC ngành LĐ

và PLXH ở Lào tham gia giám sát, đóng góp ý kiến xây dựng CB, CC ngành LĐ

và PLXH.

2.2.4.5. Các nguyên tắc trong nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Một là, phải xuất phát và nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà

nước, của ngành LĐ và PLXH, của từng cơ quan, đơn vị và từng địa phương; sát với

từng đối tượng, kịp thời đáp ứng những yêu cầu nảy sinh trong cuộc sống thực tế, thiết

thực và đạt hiệu quả.

Hai là, phải tiến hành thường xuyên, kiên trì, đồng bộ, chú trọng công tác giáo

dục, rèn luyện CB, CC; gắn nâng cao trình độ lý luận với rèn luyện năng lực công tác

trong thực tiễn.

Ba là, đa dạng hóa các hình thức nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành

LĐ và PLXH Lào; kết hợp nâng cao chất lượng CB, CC với nâng cao chất lượng của

các tổ chức đảng, chuyên môn và đoàn thể trong ngành; lấy nâng cao chất lượng của

các tổ chức thúc đẩy quá trình tự nâng cao chất lượng của từng CB, CC.

Bốn là, kết hợp giữa xây và chống, giữa nâng cao kiến thức, kỹ năng mới, tư

tưởng, tình cảm cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn, nghiệp vụ với kiên

quyết phê phán, khắc phục những yếu kém, khuyết điểm.

Năm là, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, đi đôi với phát huy trách nhiệm

của các cơ quan nhà nước, Mặt trận Lào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các đoàn thể

chính trị - xã hội và nhân dân.

71

Tiểu kết chương 2

Đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào là lực lượng cấu thành tổ chức quản lý hành chính nhà nước về LĐ và PLXH Lào từ trung ương đến địa phương (cấp huyện), là cầu nối giữa chính quyền nhà nước với nhân dân trên phạm vi toàn quốc nhằm đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng thông qua chính quyền nhà nước, đảm bảo lãnh đạo thực hiện thắng lợi những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Lào nói chung và phát triển ngành LĐ và PLXH Lào nói riêng. Nhân dân không chỉ hiểu Đảng và Nhà nước thông qua đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, mà còn thông qua lời nói và việc làm của những người CB, CC. Vì vậy, có thể nói, kết quả của việc xây dựng và phát triển ngành LĐ và PLXH Lào tùy thuộc vào chất lượng đội ngũ CB, CC của ngành thực sự trong sạch, vững mạnh.

Ngành LĐ và PLXH Lào là một ngành trọng yếu của đất nước. Trong nhiều năm qua, ngành LĐ và PLXH Lào đã cùng với các ngành khác xây dựng nên cuộc sống mới, giải quyết tương đối tốt các vấn đề lao động và phúc lợi xã hội; đội ngũ CB, CC của ngành đã nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu và sáng tạo. Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào cũng còn nhiều hạn chế, chưa thực sự đáp ứng được những yêu cầu trong giai đoạn hiện nay. Để nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào cần nhân thức đúng đắn quan niệm, các tiêu chí đánh giá, nội dung, phương thức, các chủ thể và lực lượng tham gia. Trên bình diện tổng quát có thể nói, nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị và mỗi CB, CC trong ngành dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng và sự điều hành của lãnh đạo chuyên môn ở từng cấp.

72

Chương 3 CHẤT LƯỢNG VÀ HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGÀNH LAO ĐỘNG VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN HIỆN NAY -

THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM

3.1. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGÀNH LAO ĐỘNG VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

3.1.1. Ưu điểm 3.1.1.1. Về cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức Ngành LĐ và PLXH Lào có tổng số CB, CC trong toàn ngành, theo số liệu

thống kê đến tháng 4-2015 là 1.873 người, trong đó nữ 632 người, chiếm 33,74%; nam 1.241 người, chiếm 66,26%.

Về tính đồng bộ. Trong những năm qua đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào có thể nói là đã cơ bản đảm bảo tính đồng bộ; đã chú trọng biên chế các thành phần CB, CC về các thế hệ, độ tuổi, dân tộc, giới tính, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đã hình thành đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào theo hình tháp. Đội ngũ CB, CC thuộc Văn phòng Bộ, Cục, Vụ và các đơn vị thuộc Bộ LĐ và PLXH Lào quản lý trực tiếp là 375 người, trong đó nữ 157 người, chiếm 41,86%, nam 218 người chiếm 58,14% và độ tuổi thấp hơn 30 tuổi có 78 người, độ tuổi 31-50 tuổi có 203 người, độ tuổi 51 trở lên có 81 người. Đội ngũ CB, CC thuộc các Sở LĐ và PLXH cấp tỉnh và thủ đô là 676 người, trong đó nữ 236 người, chiếm 34,91%; nam 440 người, chiếm 65,09% và độ tuổi thấp hơn 30 tuổi có 208 người, độ tuổi 31-50 tuổi có 278 người, độ tuổi 51 trở lên có 190 người. Đội ngũ cán bộ, cán bộ thuộc các Phòng LĐ và PLXH cấp huyện là 822 người, trong đó nữ 239 người, chiếm 29,07%; nam 583 người, chiếm 70,93% và độ tuổi thấp hơn 30 tuổi có 322 người, độ tuổi 31-50 tuổi có 318 người, độ tuổi 51 trở lên có 182 người. Trình độ học vấn là đã xóa được người CB, CC không có học vấn về phổ thông trong ngành; về trình độ chuyên môn nghiệp vụ là số CB, CC có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên chiếm tỷ trọng cao, cụ thể: trình độ tiến sĩ 4 người, thạc sĩ 70 người, cử nhân 716 người, cao đẳng 543 người, trung cấp 284 người và sơ cấp 257 người. CB, CC trên toàn ngành là Lào Lùm 1.873 người, chiếm 84,24%; Lào Súng 70 người, chiếm 3,73% và Lào Thâng 225 người, chiếm 12,01%.

73

Về tính hợp lý. Ngành LĐ và PLXH CHDCND đã từng bước xây dựng cơ cấu đội ngũ CB, CC một cách hợp lý, bao gồm xây dựng đội ngũ CB, CC có số lượng, cơ cấu hợp lý, có trình độ chuyêm môn, có năng lực và phẩm chất, đạo đức thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước cũng như thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành; xây dựng cơ cấu CB, CC hợp lý gắn với vị trí việc làm trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức; hoàn thiện quy định, hướng dẫn về tuyển dụng, bố trí, phân công nhiệm vụ CB, CC. Về số lượng CB, CC ngành lao động và phúc lợi xã hội CHDCND Lào từ năm 1993 đến nay đã có sự tăng dần theo khối lượng và chất lượng công việc của ngành; chẳng hạn năm 1993 có CB, CC là 102 người, năm 1997 là 667 người, năm 2001 là 705 người, năm 2005 là 1.178 người, năm 2009 là 1.258 người và hiện nay là 1.873 người.

Về tính kế thừa liên tục, vững vàng và phát triển giữa các thế hệ CB, CC. Đảng ủy và lãnh đạo các tổ chức ngành LĐ và PLXH Lào đã chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, trong đó quan tâm đến CB, CC ở cấp cơ sở, lãnh đạo, quản lý có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, gắn bó với nhân dân, có trí tuệ, tư duy đổi mới và năng lực hoạt động thực tiễn, có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị bảo đảm tính kế thừa, sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ CB, CC; có tính kế thừa, không để hẫn hụt CB, CC trong từng giai đoạn. Đồng thời tuyển chọn, đào tạo đội ngũ CB, CC trẻ, CB, CC có trình độ chuyên môn cao, đảm bảo đạt yêu cầu tiêu chuẩn theo chức danh ngạch bậc theo quy định. Đã đưa vào quy hoạch 2/3 số CB, CC trẻ có khả năng phát triển để kế tục sự nghiệp phát triển ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào. CB, CC là đảng viên Đảng NDCM Lào hiện ở các cơ quan, tổ chức thuộc Bộ có 180 người chính thức và 28 người dự bị; Sở LĐ và PLXH tỉnh và thành phố có 280 người chính thức và 50 người dự bị và Phòng LĐ và PLXH huyện và quận có 445 người chính thức và 45 người dự bị. Nguồn CB, CC đó là thế hệ sẽ kế thừa liên tục sự nghiệp ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào trong giai đoạn phát triển mới, giai đoạn hội nhập khu vực và quốc tế.

Thực hiện Chỉ thị số 08/BCTTW ngày 21-8-2007 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về việc xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trên toàn quốc và Hướng dẫn số 198/BTCTW ngày 13-10-2007 của Ban Tổ chức Trung ương về việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 08/BCTTW, công tác quy hoạch CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào được triển khai lần đầu tiên năm 2009, với quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý từ

74

Trung ương đến địa phương theo ngành dọc trên cả nước. Tính đến nay, ngành LĐ và PLXH Lào đã thực hiện bản quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp từ Trung ương đến địa phương được làm từ năm 2009 gồm: đề án quy hoạch cán bộ cấp Trung ương quản lý (A1, A2, A3) và đề án quy hoạch cán bộ thuộc quyền quản lý của Đảng ủy Bộ (B1, B2, B3, B4 gồm các chức danh Phó Vụ trưởng và tương đương; Giám đốc và Phó giám đốc Sở LĐ và PLXH tỉnh, thủ đô; Trưởng và Phó Trưởng phòng thuộc Cục, Vụ và Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng LĐ và PLXH cấp huyện). Với các đề án quy hoạch đã có, công tác CB, CC của ngành đã đi vào nền nếp hơn; nhất là việc bố trí, xắp xếp, luân chuyển, bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của ngành. Quy hoạch CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào đang áp dụng thật sự là căn cứ quan trọng trong tạo nguồn CB, CC lãnh đạo, quản lý ngành LĐ và PLXH Lào từ trung ương đến địa phương; làm cho công tác CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào đảm bảo sự liên thông trong ngành dọc và ngang trên toàn quốc; thúc đẩy công tác đánh giá CB, CC đúng thực chất cả về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực thực tiễn, uy tín, sức khỏe và chiều hướng, triển vọng phát triển đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của ngành LĐ và PLXH Lào; là cơ sở để đẩy mạnh đổi mới đồng bộ các khâu khác trong công tác CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào, trước hết là đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển CB, CC; đổi mới công tác tạo nguồn và thực hiện chiến lược phát triển CB, CC lâu dài.

3.1.1.2. Về chất lượng cán bộ, công chức trong ngành Về phẩm chất chính trị CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào cơ bản nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa Mác

- Lênin, quan điểm, đường lối của Đảng, trung thành và kiên định đi theo lý tưởng của Đảng, lập trường vững vàng, không dao động trước các tình huống diễn biến phức tạp của tình hình. Có lý tưởng chính trị, kiên định lập trường, kiên định trong nguyên tắc lãnh đạo của Đảng; nhận thức, tư tưởng chính trị, chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; kiên định với đường lối đổi mới của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trung thành tuyệt đối với Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tửơng đường lối của Đảng; tinh thần đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; đa số CB, CC năng động, có tinh thần trách nhiệm với nhiêm vụ được giao; tin tưởng vào lực lượng và trí tuệ quần chúng, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Bản thân và gia đình CB, CC chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

75

Biểu hiện rõ nét của ưu điểm là trong suốt quá trình thành lập ngành LĐ và PLXH Lào từ năm 1993 đến nay không có CB, CC từ Trung ương đến địa phương cơ sở bị xử lý kỷ luật về phẩm chất chính trị. Đội ngũ CB, CC ngành cũng đã tham gia có hiệu quả trong công tác tuyên truyền, vận động, giải thích về đường lối, chính sách, pháp luật và uốn nắn những biểu hiện tư tưởng chính trị lệch lạc cho một số CB, CC và nhân dân. Hằng năm ngành đã cử CB, CC lãnh đạo, quản lý ngành xuống tiếp xúc, trao đổi, đối thoại trực tiếp với tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và công dân về những vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và những vấn đề mà ngành LĐ và PLXH phụ trách, tạo được niềm tin trong xã hội và nhân dân các bộ tộc.

Có được tính chiến đấu về chính trị một phần là do đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào một số trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và trong xây dựng xã hội mới; còn số CB, CC tuổi từ 45 trở xuống là những CB, CC đã trưởng thành trong xã hội mới, được đào tạo trong và ngoài nước. Quan trọng hơn có một số CB, CC đã từng là sĩ quan quân đội, cho nên đa số CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào đã thể hiện được bản lĩnh chính trị vững vàng, có lập trường trung thành với đường lối của Đảng; thực hiện nghiêm pháp luật của Nhà nước và tin vào con đường đi lên CNXH mà Đảng NDCM Lào đã lựa chọn.

Về phẩm chất đạo đức, lối sống Bước vào thời kinh tế thị trường, cộng với những vấn đề tiêu cực nảy sinh trong

xã hội, song đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào số đông vẫn giữ gìn tư cách, phẩm chất đạo đức cách mạng tốt đẹp, tính tiên phong, có lối sống trong sạch; thực hiện tốt cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; có tinh thần thực hành tiết kiệm, đấu tranh chống tham nhũng, chống lãng phí, quan liêu và các biểu hiện tiêu cực khác; là tấm gương cho mọi người, gương mẫu trong công việc, có ý thức tổ chức kỷ luật, biết đoàn kết nội bộ cơ quan và gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân; với CB, CC dưới quyền và được quần chúng tín nhiệm. Nhiều cán bộ đặt lợi ích công lên trên lợi ích của bản thân và gia đình, xứng đáng là người đày tớ trung thành của nhân dân. Phần lớn CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào có lối sống giản dị, trong sáng, lành mạnh, thể hiện ở việc sử dụng hợp lý các nguồn lực trong công việc như tiếp khách, trang thiết bị phục vụ công việc, phòng làm việc; có tinh thần vượt khó trong cuộc sống một cách chính đáng và đúng pháp luật.

CB, CC luôn luôn giữ gìn đạo đức và lối sống lành mạnh, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện tiêu cực khác, thực hiện các quy định về

76

những việc cán bộ, công chức không được làm. Có tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân (tận tụy với công việc, không hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, công dân trong thực hiện nhiệm vụ). Đặc biệt là CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào không ai để vợ (chồng), con, anh (chị, em) ruột lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình làm ảnh hưởng xấu tới cơ quan hoặc vi phạm quy chế, vi phạm pháp luật. CB, CC luôn chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, giữ gìn nếp sống văn hóa công sở, thời gian làm việc; chấp hành nghiêm túc sự phân công của tổ chức trong thực hiện nhiệm vụ, công tác. Có tính trung thực; ý thức giữ gìn đoàn kết nội bộ; ý thức trong đấu tranh tự phê bình và phê bình, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh và có tinh thần phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ để xử lý công việc nhanh chóng và đúng theo pháp luật. CB, CC luôn có tinh thần học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học và luôn luôn thực hiện các nội dung sinh hoạt chính trị do Đảng, Nhà nước phát động.

Về phẩm chất đạo, lối sống của CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào thể hiện qua kết quả đánh giá, phân loại CB, CC hàng năm, chẳng hạn: năm 2007 đạt loại tốt là 250 người, trung bình là 983 người; năm 2008 đạt loại tốt là 275 người, trung bình là 973 người; năm 2009 đạt loại tốt là 287 người, trung bình là 971 người và năm 2014 đạt loại tốt là 455 người, trung bình là 1.269 người. Điều đó, cho thấy CB, CC đã có phẩm chất đạo đức tốt và có lối sống lành mạnh; chú tâm trong công tác được giao.

Về trình độ, năng lực công tác Về cơ bản đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào có mặt bằng trình độ đáp

ứng yêu cầu hiện tại của công tác LĐ và PLXH. Đa số có kiến thức chuyên môn sâu về lĩnh vực phụ trách, am hiểu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, lịch sử… trong nước và quốc tế; có khả năng tiếp cận những tiến bộ, khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới để áp dụng vào phát triển công việc. Bước đầu đội ngũ CB, CC ngành đã tiếp cận với kiến thức và kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành hiện đại. Nhiều CB, CC đã cố gắng trong việc tự nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, lĩnh vực sử dụng và khai thác công nghệ thông tin, khai thác và cập nhật thông tin từ mạng Internet, ngoại ngữ và nhiều lĩnh vực chuyên môn khác, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn; kiến thức về quản lý kinh tế, quản lý xã hội trong cơ chế mới. Đa số đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào đã có trình độ cấp đại học, trong đó có nhiều CB, CC được đào tạo chính quy ở các những trường đại học có uy tín; ngày càng có nhiều CB, CC ngành theo học các chương trình sau đại học trong và ngoài nước.

77

100% CB, CC tầm lãnh đạo, quản lý, điều hành từ trung ương đến địa phương đã tham gia một hoặc nhiều chương trình bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng điều hành công tác LĐ và PLXH. Nhìn chung, trình độ kiến thức của CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào được nâng lên một bước. Có nhiều CB, CC rất năng động, sáng tạo trong công việc, biết vận dụng những tri thức khoa học mới vào cuộc sống và công việc, thích ứng nhanh với điều kiện mới, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm trong công việc của mình.

Tổng hợp về trình độ CB, CC toàn ngành tính đến tháng 4 năm 2015: tổng số CB, CC là 1.873 người, trình độ tiến sĩ 03 người, chiếm 0,16%; thạc sĩ 69 người, chiếm 3,68%; cử nhân 718 người, chiếm 38,33%; cao đẳng 541 người, chiếm 28,88%; trung cấp 285 người, chiếm 15,21%; sơ cấp 182 người, chiếm 9,71% và không có bằng cấp chuyên môn (phổ thông) 75 người, chiếm 4%.

Trình độ lý luận của CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào hiện nay đã được cải thiện rõ rệt. Ở cấp Trung ương (các tổ chức thuộc cơ quan Bộ), trong tổng số 375 CB, CC, 24 người có trình độ cao cấp lý luận (5 tháng) học ở Việt Nam và Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào, chiếm 6,4%; cử nhân 02 người, chiếm 0,5%; cao đẳng 07 người, chiếm 1,8%; trung cấp 02 người, chiếm 0,5%; sơ cấp và bồi dưỡng 45 ngày 131 người, chiếm 34,93%. Ở cấp tỉnh (Sở LĐ và PLXH tỉnh và thành phố), trong tổng số 676 CB, CC, 18 người có trình độ cao cấp lý luận (5 tháng) học ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào, chiếm 2,66%; trung cấp 35 người, chiếm 5,17%; sơ cấp và bồi dưỡng 45 ngày 125 người, chiếm 18,49%. Ở cấp huyện (Phòng LĐ và PLXH huyện và quận), tổng số 822 CB, CC, 148 người có trình độ lý luận trung cấp, chiếm 18%; sơ cấp và bồi dưỡng 45 ngày 300 người, chiếm 36,49%.

Trình độ năng lực ngoại ngữ và tin học cũng được nâng lên, thể hiện: CB, CC sử dụng thành thạo tiếng Anh C2, C1 là 6 người; sử dụng độc lập tiếng Anh B2, B1 là 69 người và sử dụng căn bản tiếng Anh A2, A1 là 266 người. CB, CC sử dụng công nghệ tin học ở trình độ A (Windows, Word, Excel và Power Point) là 1,644 người; ở trình độ B (khai thác các ứng dụng) là 9 người và ở trình độ C (lập trình) là 3 người.

Năng lực công tác của CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào trong thời gian quan đã thể hiện qua việc nghiên cứu xây dựng các văn bản pháp luật và thực hiện giải quyết xử lý công việc được giao. CB, CC toàn ngành đã giải quyết việc làm cho lao động và nhân dân các bộ tộc Lào từ năm 2011 đến 2014 là ở lĩnh vực nông nghiệp 57,109 việc làm; công nghiệp 95,313 việc làm và dịch vụ 55,189 việc làm. CB, CC

78

ngành LĐ và PLXH Lào tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kỹ năng nghề cho lao động và nhân dân các bộ tộc Lào từ năm 2010 đến năm 2014. Cụ thể, lĩnh vực nông nghiệp: năm 2010-2011 là 9.924 người, năm 2011-2012 là 13.342 người, năm 2012-2013 là 10.246 người và năm 2013-2014 là 12.693 người. Lĩnh vực công nghiệp: năm 2010-2011 là 5.676 người, năm 2011-2012 là 18.774 người, năm 2012 -2013 là 14.262 người và năm 2013-2014 là 7.784 người. Lĩnh vực dịch vụ: năm 2010-2011 là 15.730 người, năm 2011-2012 là 18.307 người, năm 2012-2013 là 15.307 người và năm 2013-2014 là 16.577 người. CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ giải quyết việc hỗ trợ người bị nạn, khó khăn và thiếu cơ hội. Cụ thể, năm 2010-2011 giải quyết được 37.437 hộ gia đình và 208.333 người, năm 2011-2012 giải quyết được 142.283 hộ gia đình và 760.700, năm 2012-2013 giải quyết được 12.468 hộ gia đình và 71.566 người và năm 2013-2014 giải quyết được 10.610 hộ gia đình và 62.234 người. Về phong cách công tác Đa số CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào hình thành được phong cách công tác có nguyên tắc, giữ được tính đảng, tính giai cấp, linh hoạt trong xử lý công việc và phát huy được dân chủ trong cơ quan và nhân dân. Nhiều CB, CC có tư tưởng đột phá, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trên cơ sở khoa học và tôn trọng thực tế khách quan. Có những CB, CC có vị trí lãnh đạo chủ chốt ngành LĐ và PLXH đã công khai thông tin địa chỉ liên hệ cá nhân để tiếp thu ý kiến góp ý của nhân dân. Với phong cách công tác dân chủ, công khai, đội ngũ CB, CC này đã tạo dựng được uy tín trước CB, CC, đảng viên và nhân dân. Theo báo cáo kết quả thăm dò vào quy hoạch nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý để chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015-2020 của ngành cho thấy, nhiều cán bộ đạt tỷ lệ phiếu rất cao.

3.1.2. Hạn chế 3.1.2.1. Về cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức Về tính đồng bộ. Một số CB, CC (đặc biệt là CB, CC ở địa phương) do chuyển

từ cơ chế cũ, được hình thành từ nhiều nguồn, nên cơ cấu chưa đồng bộ, trình độ chuyên môn, thế hệ, giới tính, thành phần dân tộc chưa đảm bảo được cơ cấu hợp lý và chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn của ngành. Còn tình trạng vừa thừa, vừa thiếu CB, CC ở một số tổ chức. Cơ cấu đội ngũ CB, CC theo ngạch, chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và trình độ đào tạo chưa phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, chưa bảo đảm cơ cấu phù hợp về nữ, người dân tộc thiểu số.

79

Công tác hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh, chức vụ CB, CC từ thứ trưởng, chuyên gia, chuyên viên cao cấp và tương đương trở xuống theo hướng chú trọng phẩm chất, trình độ, năng lực chưa rõ ràng và không làm tốt trong thời gian qua. Mỗi tiêu chuẩn của chức vụ lãnh đạo, quản lý chưa quy định rõ về ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp của CB, CC tương ứng. Chưa bổ bổ nhiệm chức danh chuyên gia, chuyên viên cao cấp đối với CB, CC làm nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu tổng hợp chiến lược ở ngành LĐ và PLXH Lào từ Trung ương đến địa phương (Sở và Phong LĐ và PLXH).

Về tính hợp lý. Cơ cấu CB, CC còn chưa hợp lý về số lượng, chức danh ngạch, chức danh nghề nghiệp, trình độ, độ tuổi, dân tộc, giới tính. Chưa xác định đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu quản lý nhà nước, yêu cầu cung cấp dịch vụ công của ngành để làm cơ sở xây dựng, hoàn thiện cơ cấu CB, CC phù hợp. Công tác đánh giá, phân loại CB, CC vẫn là khâu yếu. Thi nâng ngạch CB, CC chất lượng thấp, không theo nguyên tắc cạnh tranh. Chưa xây dựng đồng bộ hệ thống vị trí việc làm và hệ thống chức danh CB, CC quản lý cho nên việc biên chế CB, CC ở các tổ chức thuộc ngành chưa phù hợp và không theo yêu cầu nhiệm vụ lâu dài. Làm mất cân đối giữa các thành phần tạo nên CB, CC, dẫn đến thực hiện công tác và nhiệm vụ được giao không chất lượng và hiệu quả cao. Còn tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ; cho nên biên chế, bố trí CB, CC không hợp lý và đun đẩy trách nhiệm.

Về tính kế thừa liên tục, vững vàng và phát triển, mặc dù đã qua đào tạo, bồi dưỡng, nhưng do đầu vào không bảo đảm, nên còn nhiều CB, CC không đủ khả năng để thực hiện nhiệm vụ. Một số chức danh CB, CC của ngành, tuy đã đạt tiêu chuẩn về trình độ, nhưng do độ tuổi cao, năng lực hạn chế mà chưa đủ điều kiện nghỉ hưu, chưa có chính sách hỗ trợ hợp lý nhằm động viên, khuyến khích các CB, CC số đó nghỉ hưu theo chế độ, nên chưa thể bố trí, bổ nhiệm được CB, CC trẻ để thay thế. Một số cơ quan, đơn vị thuộc ngành vẫn còn tình trạng CB, CC đi học theo kiểu chạy cho có bằng cấp, để đủ tiêu chuẩn theo quy định; nhiều CB, CC dù đã đạt chuẩn, nhưng chưa được đào tạo, bồi dưỡng có hệ thống; một số CB, CC chưa chịu khó học tập, rèn luyện, tác phong công tác, nề nếp làm việc chuyển biến chậm, còn thiếu sáng tạo trong việc vận dụng đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để xây dựng nhiệm vụ chính trị của ngành, nên chưa có những giải pháp tốt, mang tính đột phá trong thực hiện nhiệm vụ. Ngoài ra, vẫn còn một bộ phận không nhỏ CB, CC của ngành ý thức trách nhiệm với công việc không cao, làm việc theo kiểu cầm chừng,

80

trông chờ, ỷ lại vào cấp trên, năng lực các mặt còn hạn chế, đặc biệt là năng lực, kỹ năng hành chính (thể hiện qua việc ban hành, tham mưu ban hành văn bản, xử lý tình huống hành chính, thực thi công vụ…); một số làm việc thụ động, cầm chừng, trách nhiệm không cao, không nắm rõ tình hình ngành LĐ và PLXH, tình hình công việc mà mình phụ trách. Cho nên, việc đưa CB, CC của ngành vào quy hoạch kế tục là rất khó và không hiệu quả.

Về quy hoạch CB, CC, Đảng ủy Bộ LĐ và PLXH Lào chưa tổ chức quán triệt nội dung các chỉ thị, quy định của Trung ương về quy hoạch CB, CC và xem nhẹ công tác này, làm cho quy hoạch CB, CC lãnh đạo, quản lý ngành LĐ và PLXH Lào không được hoàn thiện và bổ sung hằng năm. Quy hoạch được xây dựng một lần từ năm 2009, đến nay các đối tượng trong quy hoạch đã di chuyển, thay đổi mà vẫn chưa được bổ sung, đánh giá lại. Quy định, quy chế về công tác quy hoạch CB, CC nói chung và CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào thiếu sự đồng bộ, không rõ ràng về tiêu chuẩn chuẩn, tiêu chí. Tổ chức thực hiện cũng thiếu kiên quyết, cốt làm cho xong, cho có. Chưa có quy định về tiêu chuẩn đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào, nên việc xác định tiêu chuẩn đối tượng đưa vào diện quy hoạch rất khó khăn, không có căn cứ để tuyển chọn phù hợp với tính đặc thù của ngành. Thiếu sự phối hợp chặt chẽ trong tiến hành làm công tác quy hoạch CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào giữa Bộ LĐ và PLXH Lào với ban tổ chức các tỉnh, thành phố và các cấp ủy địa phương, nên đề án quy hoạch không được hoàn thiện, các đối tượng đưa vào quy hoạch cũng không đạt tiêu chuẩn của ngành. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào đa số chưa bám sát quy hoạch. Việc bố trí, sắp xếp CB, CC lãnh đạo, quản lý ngành LĐ và PLXH Lào cũng không theo quy hoạch. Đội ngũ CB, CC làm công tác quy hoạch chưa được bồi dưỡng, tập huấn công tác này, trình độ hiểu biết về công tác quy hoạch không sâu sắc, trong thực hiện thực tế gặp sự lúng túng, không sâu sát. Thiếu kinh phí phục vụ công tác quy hoạch đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào.

3.1.2.2. Về chất lượng cán bộ, công chức trong ngành Về phẩm chất chính trị Trong điều kiện mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, có một số

CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào còn có biểu hiện sự thiếu nhạy cảm về chính trị trong các quyết sách lãnh đạo, điều hành. Trong quan hệ quốc tế, một số CB, CC còn thiếu bản lĩnh trong giải quyết vấn đề để mang lợi ích cao nhất cho ngành và nhân dân Lào. Có một số CB, CC còn có biểu hiện hoài nghi về chế độ XHCN và chủ nghĩa Mác -

81

Lênin trong điều kiện mới hiện nay. Nhiều CB, CC còn hạn chế trong đấu tranh bảo vệ quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách, Điều lệ của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Một số CB, CC ngại rèn luyện, tu dưỡng về tư tưởng chính trị, ngại tìm tòi, học hỏi cái mới; dẫn đến lạc hậu về kiến thức mới, dẫn đến bảo thủ, nhất là kiến thức về quản lý nhà nước và kiến thức về thế giới đương đại.

Về phẩm chất đạo đức, lối sống Bên cạnh đa số CB, CC có phẩm chất đạo đức tốt, vẫn còn một số CB, CC có

biểu hiện vi phạm về phẩm chất đạo đức, lối sống, như: có lối sống xa hoa, lãng phí, thiếu trách nhiệm với công việc, với tổ chức; không gương mẫu trong chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; thiếu ý thức tổ chức kỷ luật; gây mất đoàn kết nội bộ cơ quan, chia bè chia cánh. Nặng hơn nữa là lợi dụng chức vụ chiếm dụng, bớt xén của công làm giàu cho cá nhân và gia đình, gây ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của cơ quan, của người CB, CC và lớn hơn là uy tín của ngành LĐ và PLXH, Đảng và Nhà nước Lào.

Từ năm 2010 đến năm 2014 đã có một số CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào bị xử lý kỷ luật, cụ thể: cấp độ 1 (phê bình; cảnh cáo và ghi vào hồ sơ CB, CC) là 24 người; cấp độ 2 (ngừng thăng ngạch, bậc tiền lương, khen thưởng và ghi vào hồ sơ CB, CC; giáng chức danh quản lý hoặc chuyển công tác và ghi vào hồ sơ CB, CC; giáng chức danh quản lý thành nhân viên thường và ghi vào hồ sơ CB, CC) là 05 người; cấp độ 3 (đưa ra khỏi tổ chức mà không được nhận chính sách nào cả) là 08 người. Từ 1993 đến nay, qua đánh giá, phân loại CB, CC hằng năm, chưa có CB, CC nào được đánh giá, xếp loại xuất sắc.

Về trình độ, năng lực công tác Hiện trình độ, năng lực của nhiều CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào còn bất cập

trước điều kiện mới. Nhiều CB, CC trong ngành ngại học tập, cập nhật thông tin mới, nên giải quyết công việc chủ yếu dựa trên cơ sở kinh nghiệm đã từng trải qua, không khoa học, dẫn đến hiệu quả công việc không cao, thậm chí dẫn đến kết quả ngược lại với mong muốn. Do kiến thức mới có hạn, khi giải quyết những vấn đề mới, khó khăn, phức tạp bị lúng túng, bế tắc, không tìm ra phương án giải quyết.

Đa số đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào học chuyên sâu về các ngành như: tài chính - ngân hàng, kế toán, quản lý kinh tế, quản lý hành chính nhà nước, khoa học xã hội, quân sự, luật..., còn số học chuyên sâu về các ngành như: quản lý nhân lực, bảo hiểm xã hội, công tác xã hội là những ngành phục vụ chuyên môn sâu cho sự phát

82

triển ngành LĐ và PLXH Lào chiếm tỷ lệ rất ít. Điều đáng lo ngại trước là, tình hình hội nhập sâu rộng khu vực và thế giới, CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào còn yếu về ngoại ngữ (tiếng Anh và tiếng các nước trong khối ASEAN), nhất là tiếng Anh; hiện trong tổng số CB, CC 1.873 người, có tới 1.532 người không biết tiếng Anh, chiếm tỷ lệ 81,79%. Về trình độ chuyên môn, trung cấp và sơ cấp còn 541 người, chiếm 28.88%.

Về phong cách công tác Một số CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào có tác phong, tâm lý của người sản

xuất nhỏ, tâm lý địa phương, tâm lý gia đình và dân tộc thiểu số trong sinh hoạt và công tác, nhất là CB, CC ngành LĐ và PLXH cấp huyện. Vẫn còn khá nhiều CB, CC chưa chấp hành nghiêm túc giờ giấc làm việc, các quy chế liên quan đến CB, CC. Một số có phong cách làm việc gia trưởng, độc đoán. Có một số CB, CC giải quyết công việc còn bị tình cảm cá nhân chi phối, dẫn đến coi thường kỷ cương, thủ tục hành chính.

Ở một số nơi, một số đơn vị còn coi thường nguyên tắc tập trung dân chủ, quyết định tập thể về các công việc lớn, thực hiện chế độ một thủ trưởng có sự phân công cho cá nhân phụ trách và phát huy tính sáng tạo của CB, CC; làm việc theo chiến lược, kế hoạch, chương trình và dự án cụ thể, có đề ra mục tiêu và có trọng tâm… làm cho thực hiện công việc bị ách tắc, không tạo được sức mạnh chung của đội ngũ CB, CC, thậm chí dẫn đến mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng. Việc thực hiện công tác LĐ và PLXH Lào còn xảy ra tình trạng thiếu sự phối hợp giữa trung ương và địa phương, sự phối hợp giữa các đơn vị trong nội ngành, làm cho công việc bị chồng chéo, ách tắc, không giải quyết được vấn đề mà nhân dân mong muốn.

3.2. HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGÀNH LAO ĐỘNG VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM

3.2.1. Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào

3.2.1.1. Ưu điểm Một là, cấp ủy các cấp trong ngành LĐ và PLXH Lào đã xác định đúng chủ

trương, kế hoạch, quy chế, quy định của cấp trên về nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào.

Triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa V (năm 1993) về phát triển nhân lực ở CHDCND Lào; Chỉ thị số 11/BCHTWĐ

83

ngày 18-7-2000 của Bộ Chính trị về việc tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đối với công tác phát triển nhân lực cấp địa phương; Hướng dẫn số 137/BTCTW ngày 15-8-2002 của Ban Tổ chức Trung ương về tổ chức triển khai nội dung chiến lược sự phát triển nhân lực đến năm 2020 và Kế hoạch số 226/BTCTW ngày 20-11-2006 của Ban Tổ chức Trung ương về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ 2006-2020 và thời kỳ 2006-2010 được thông qua và biểu quyết chấp thuận tại Hội nghị Công tác tổ chức toàn quốc lần thứ 8, ngày 10-01-2011 Đảng ủy Bộ LĐ và PLXH Lào đã đề ra Chiến lược số 001/ĐU phát triển nhân sự ngành LĐ và PLXH trong những năm 2011-2020. Với các văn bản quy phạm pháp luật về nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC, ngành LĐ và PLXH Lào đã chủ động trong xây dựng khung kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ CB, CC cả ba loại như: CB, CC lãnh đạo; CB, CC quản lý, điều hành và CB, CC chuyên môn nghiệp vụ. Trong nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành cũng chú trọng ba mặt: trình độ chuyên môn, kể cả trình độ ngoại ngữ; năng lực trong tổ chức thực hiện và trình độ lý luận chính trị. Phương châm đào tạo và nâng cao trình độ trong nước là gắn với tình hình thực tiễn của ngành là chủ yếu.

Hai là, đã thực hiện việc điều chỉnh cơ cấu đội ngũ CB, CC trong cơ quan Bộ, từng sở LĐ và PLXH tỉnh, thành phố và từng phòng LĐ và PLXH huyện, quận; luân chuyển, điều động, bố trí lại các cán bộ lãnh đạo, quản lý ở một số cơ quan, đơn vị.

Căn cứ vị trí việc làm đã được xây dựng và một số quy định về tiêu chuẩn, lãnh đạo Bộ đã tiến hành quy hoạch, luân chuyển, điều động CB, CC lãnh đạo và quản lý. Đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào đã được điều chỉnh lại cho phù hợp với điều kiện thực tế của ngành: tiến hành sắp xếp CB, CC giữa các cục, vụ, viện, trung tâm ở Bộ; sở LĐ và PLXH tỉnh và thành phố; phòng LĐ và PLXH huyện và quận. Công tác tuyển dụng, bổ sung nhân lực căn cứ vào quy hoạch nhân lực và tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định. Xây dựng cơ chế, chính sách tăng cường thu hút nhân tài, cán bộ trẻ, các chuyên gia trình độ cao tham gia công tác trong lĩnh vực ngành lao động và phúc lợi xã hội. Thường xuyên rà soát, bổ sung quy hoạch CB, CC lãnh đạo, quản lý ở các cấp, đảm bảo tính kế thừa và từng bước hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa.

Việc bố trí, sử dụng CB, CC căn cứ vào quy hoạch nhân lực và điều kiện cụ thể của từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Xây dựng cơ cấu ngạch CB, CC hợp lý, đảm bảo cân đối về trình độ chuyên môn, ngạch CB, CC phù hợp với vị trí việc làm của từng cơ quan, đơn vị thuộc ngành. Đã xây dựng cơ chế, chính sách tài chính; các cơ chế, chính sách thu hút nhân tài về tham gia công tác trong lĩnh vực ngành. Bộ và các

84

Sở đã tạo điều kiện để CB, CC tự học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực công tác; tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc, đảm bảo đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn ngạch bậc theo quy định. Xây dựng kế hoạch, quy chế và cơ chế, chính sách đào tạo và phát triển nhân lực ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ CB, CC lãnh đạo, quản lý; đào tạo phải có trọng tâm, trọng điểm, gắn với bố trí, sử dụng CB, CC ở từng cơ quan, đơn vị. Mạnh dạn sử dụng cán bộ trẻ, có triển vọng phát triển đã được đào tạo đạt chuẩn chức danh giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý phù hợp với chuyên môn đào tạo.

Ba là, quan tâm nâng cao chất lượng toàn diện các CB, CC của toàn ngành trên cơ sở thực hiện khá tốt các khâu trong công tác cán bộ.

Về công tác tuyển chọn CB, CC Đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào được tuyển chọn theo quy định

chung của Chính phủ. Chương 7 Nghị định số 82/TTg ngày 19-5-2003 về Quy chế công chức CHDCND Lào quy định, việc tuyển chọn CB, CC phải theo biên chế theo vị trí việc làm. Theo đó, công tác tuyển chọn đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào được tiến hành theo hình thức thi tuyển và phỏng vấn vào từng vị trí việc làm còn trống theo yêu cầu tiêu chuẩn của vị trí đó. Trong tuyển chọn đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào đều thành lập Ban tuyển chọn biên chế công chức và theo điều 43 Nghị định số 82/TTg với thành phần Ban biên chế công chức gồm: 1) Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan hoặc đại diện làm chủ tịch; 2) Vụ trưởng hoặc người phụ trách công tác tổ chức làm phó; 3) Vụ trưởng hoặc người phụ trách công tác kiểm tra làm ủy viên; 4) Vụ trưởng hoặc thủ trưởng bộ phận liên quan làm ủy viên và 5) Công chức có thâm niên và có kinh nghiệm làm ủy viên [160, tr.13].

Công chức mới được tuyển chọn vào biên chế hằng năm phải trải qua thời gian thử thách trong thực hiện công việc, rèn luyện phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng, học về công việc mà mình sẽ phụ trách, học các quy định, quy chế và hệ thống tổ chức công việc. Công chức tập việc dự kiến sẽ xem xét biên chế vào công chức chính thức cũng phải trải qua thời gian tập huấn việc theo điều 48 Nghị định 82/TTg: “1) Sơ cấp 3 tháng; 2) Trung cấp 6 tháng; 3) Cao đẳng, cử nhân 12 tháng; 4) Thạc sĩ, tiến sĩ 12 tháng” [160, tr.15].

Theo Hướng dẫn số 03/NV ngày 28-8-2012 của Bộ Nội vụ về việc thi vào công chức CHDCND Lào, bắt đầu từ năm 2012-2013, thi tuyển công chức vào ngành LĐ và

85

PLXH Lào là cuộc thi cạnh tranh của các ứng cử vào công chức để tuyển chọn được những người có trình độ, năng lực, đủ số lượng và phù hợp tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm cần thiết. Hướng dẫn đã chỉ rõ: thi vào công chức được chia làm hai đợt thi: đợt 1 thi trình độ hiểu biết về chính trị, hành chính nhà nước, quản lý nhà nước, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước; đợt 2 thi trình độ hiểu biết về ngành, trình độ và năng lực về chuyên môn đã học với vị trí việc làm đã quy định. Để công tác thi tuyển công chức đạt hiệu quả cao, ngành đã thành lập Ban phụ trách thi tuyển công chức hằng năm do Bộ trưởng làm trưởng ban, Vụ trưởng Vụ Tổ chức và cán bộ làm phó trưởng ban và gồm các đại diện bộ phận liên quan đến chỉ tiêu công chức hằng năm làm ủy viên, trong đó có đại diện Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ và Liên đoàn lao động), bảo đảm thi tuyển bình đẳng, công khai, khách quan và công bằng trên cơ sở trình độ, năng lực và tiêu chuẩn vị trí việc làm.

Về công tác đánh giá CB, CC Sau khi Bộ Chính trị ban hàn Quy định số 01/BCT ngày 07-7-2003 về đánh giá,

phân loại cán bộ; Ban Tổ chức Trung ương có Hướng dẫn số 358/BTCTW ngày 02-7-2004 về tổ chức, thực hiện Quy định của Bộ Chính trị về đánh giá, phân loại cán bộ; Tổng cục Hành chính và quản lý công chức có Hướng dẫn số 01/TCHCQLCC ngày 22-9-2005 về đánh giá kết quả thực hiện công việc của công chức CHDCND Lào và các văn bản quy định khác liên quan đến đánh giá, nhất là bảng mẫu cho điểm đánh giá, phân loại CB, CC do Tổng cục Hành chính và quản lý công chức thuộc Văn phòng Thủ tướng ban hành, Đảng ủy Bộ LĐ và PLXH Lào đã tổ chức quán triệt, nghiên cứu, thống nhất nhận thức, chỉ đạo sát sao việc thực hiện công tác đánh giá cán bộ trong phạm vi quyền hạn quản lý của mình và chỉ đạo Vụ Tổ chức và Cán bộ trong khâu chuẩn bị, công tác triển khai và phối hợp với các cơ quan và các cá nhân cán bộ cùng nhau tiến hành thật tốt công tác đánh giá CB, CC.

Nhờ quán triệt sâu sắc và nghiêm túc tổ chức thực hiện các chủ trương, quy định của Trung ương, công tác đánh giá CB, CC ngành LĐ và PLXH thuộc phạm vi quyền hạn theo phân cấp đã từng bước đi vào nền nếp và nâng cao dần chất lượng.

Những năm qua, trong quá trình xem xét bổ nhiệm cán bộ, nâng ngạch, bậc, công tác đánh giá CB, CC đã được Đảng ủy Bộ LĐ và PLXH Lào, tập thể lãnh đạo các đơn vị trực thuộc tiến hành xem xét, đánh giá lại một cách nghiêm chỉnh. Đối với việc đánh giá CB, CC hằng năm, việc đánh giá CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào đã được thực hiện ngày càng bài bản, có chất lượng hơn.

86

Trong tổ chức thực hiện đánh giá, phân loại CB, CC, ngành LĐ và PLXH Lào đã thể hiện một số ưu điểm cơ bản.

Thứ nhất, Đảng ủy, tập thể lãnh đạo Bộ LĐ và PLXH Lào, các đơn vị trực thuộc, địa phương và các cơ quan tham mưu Bộ đã quán triệt vai trò, ý nghĩa tầm quan trọng, quan điểm, nguyên tắc công tác đánh giá CB, CC do Trung ương quy định; chấp hành nghiêm các quy định, cũng như sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương; vận dụng một cách phù hợp vào chỉ đạo thực hiện đánh giá CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào. Các quan điểm đánh giá CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào được thể hiện trong việc tổ chức thực hiện và kết quả đạt được, nhất là việc xây dựng, cụ thể hóa tiêu chuẩn, việc quy định tiêu chuẩn các vị trí việc làm CB, CC là phải trên cơ sở yêu cầu nhiệm vụ của ngành; lấy kết quả và hiệu quả công tác của CB, CC làm thước đo chính trong đánh giá và có tính đến môi trường công tác của CB, CC; đánh giá một cách công khai...

Thứ hai, nội dung, quy trình đánh giá CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào từng bước được bổ sung, hoàn thiện ngày càng chặt chẽ, phù hợp với điều kiện của ngành, theo hướng mở rộng dân chủ hơn, do đó chất lượng được nâng cao dần. Khi thực hiện các khâu trong công tác cán bộ, nhất là việc chuẩn bị nhân sự cho đại hội đảng, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ... luôn tôn trọng và thực hiện đánh giá theo đúng các nguyên tắc, quy trình Trung ương đã ban hành.

Thứ ba, biện pháp, hình thức đánh giá CB, CC ngày càng được cải tiến, bổ sung phù hợp với yêu cầu mới và yêu cầu của ngành, việc tham gia đánh giá CB, CC của quần chúng được tôn trọng một cách triệt để và chất lượng ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất hơn.

Thứ tư, công tác đánh giá CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào được thực hiện thường xuyên và có nền nếp hơn. Đảng ủy Bộ LĐ và PLXH Lào đã chú trọng hơn và có sự hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện đánh giá CB, CC.

Thứ năm, các cơ quan và đội ngũ CB, CC tham mưu về công tác tổ chức và cán bộ phát huy tốt vai trò, ngày càng được nâng cao về phẩm chất, nghiệp vụ chuyên môn giúp lãnh đạo tổ chức thực hiện tốt công tác đánh giá CB, CC.

Về công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC Ngành xác định đào tạo, bồi dưỡng CB, CC là khâu đột phá để nâng cao chất

lượng đội ngũ; đồng thời, là một quá trình liên tục, thường xuyên, nghĩa là mọi CB, CC - trong suốt cuộc đời công tác, công vụ của mình - không thể chỉ học một lần, mà phải

87

thường xuyên được bổ sung thêm các kiến thức, các kỹ năng, chuyên môn để phù hợp với yêu cầu của từng thời kỳ, phù hợp với xu thế phát triển của khoa học - công nghệ. Quá trình bổ sung kiến thức được thực hiện thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng do Nhà nước tổ chức. Vấn đề này cũng đã được thể chế hóa tại Nghị định Quy chế công chức CHDCND Lào năm 2003 được quy định tại chương 4 về nghĩa vụ và nhiệm vụ, chương 17 về tập huấn và phát triển công chức và các quy định khác của Đảng và Nhà nước. Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC không phải là đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình giáo dục quốc dân. Giáo dục quốc dân có trách nhiệm cung cấp nguồn nhân lực trí tuệ cho toàn xã hội. Trái lại, đào tạo, bồi dưỡng CB, CC chỉ diễn ra trong phạm vi của nguồn nhân lực trong bộ máy các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước; đối tượng của nó là CB, CC. Đào tạo, bồi dưỡng CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào áp dụng đối với từng chức danh CB, CC làm công tác quản lý, lãnh đạo, phụ trách chuyên môn nghiệp của các tổ chức trong bộ máy ở các cấp.

Để phục vụ tốt cho công tác quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào, nhiều văn bản quy phạm pháp luật cũng đã được xây dựng và ban hành như: Quy chế đào tạo, bồi dưỡng CB, CC; Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB, CC hằng năm; Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành LĐ và PLXH giai đoạn từ năm 2011-2020; các quy định, hướng dẫn về quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào... Mặc dù các văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng và ban hành trong thời gian qua không nhiều, nhưng bước đầu, các văn bản đó đã xác định và tạo lập được những cơ sở cơ bản, làm nền móng cho thực hiện tốt và có hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào.

Những năm qua, nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC do Nhà nước quy định tại các văn bản pháp luật đã có những thay đổi và điều chỉnh đáng kể. Các kiến thức liên quan đến quản lý hành chính nhà nước theo kế hoạch hóa tập trung đã được thay thế bằng các kiến thức quản lý hành chính nhà nước theo cơ chế thị trường, hội nhập khu vực và quốc tế, giúp CB, CC qua đào tạo, bồi dưỡng từng bước tiếp cận với phạm trù quản lý hành chính nhà nước trong điều kiện mới.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào hiện nay có sự kết hợp với nhiều hình thức; đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước. Ngoài ra CB, CC còn được tập huấn cơ bản về kỹ năng nghiệp vụ hành chính nhà nước, tập huấn thường xuyên trong thời gian công tác, tập huấn để bố trí nhiệm vụ và chức vụ mới.

88

Về bố trí, sử dụng CB, CC Trong hệ thống quản lý CB, CC hiện nay ở CHDCND Lào, nội dung này bao

gồm các quy định về bố trí, sử dụng, phân công công tác, chuyển ngạch, nâng ngạch, điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, kéo dài thời gian làm việc, từ chức, miễn nhiệm đối với CB, CC. Các quy định về bố trí, phân công công tác, điều động, biệt phái, chuyển ngạch, luân chuyển hiện đã xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan sử dụng CB, CC chịu trách nhiệm bố trí, phân công, giao nhiệm vụ cho CB, CC, đảm bảo các điều kiện cần thiết để công chức thi hành nhiệm vụ, công vụ và thực hiện các chế độ, chính sách đối với CB, CC. Việc phân công CB, CC phải bảo đảm phù hợp giữa nhiệm vụ được giao với ngạch CB, CC được bổ nhiệm, CB, CC ở ngạch nào thì bố trí công việc phù hợp với ngạch đó. Việc điều động CB, CC phải căn cứ vào nhu cầu công tác của cơ quan và trình độ năng lực của CB, CC. Song song với việc điều động CB, CC sang vị trí công tác có chuyên môn nghiệp vụ khác phải chuyển ngạch cho CB, CC phù hợp với vị mới. Việc thay đổi vị trí công tác, chuyển đổi vị trí công tác CB, CC phải đảm bảo đúng với tình hình thực tế công việc được giao và đảm bảo tiêu chuẩn phẩm chất chính trị, trình độ, năng lực của CB, CC đó. Việc bổ nhiệm, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm CB, CC lãnh đạo, quản lý theo phân cấp quản lý của Trung ương, cụ thể là Quy định số 02/BCTTW ngày 14-7-2003 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về bổ nhiệm, chuyển đổi nhiệm vụ và vị trí công tác của cán bộ và Quy định số 02/BCTTW ngày 17-10-2006 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về công tác quản lý cán bộ. Căn cứ vào các quy định của cấp trên, ngành LĐ và PLXH Lào đã thực hiện nghiêm túc theo thẩm quyền. Song song với công tác bổ nhiệm là việc giải quyết miễn nhiệm, từ chức hoặc luân chuyển đối với CB, CC lãnh đạo, quản lý trong ngành. Những quy định trên đã thay đổi tư duy về công tác bổ nhiệm, bố trí, sử dụng CB, CC trước đây, lãnh đạo phải “có lên, có xuống”, “có vào, có ra”, có chuyển đổi vị trí, không phải cố định suốt đời. Việc thực hiện chế độ bổ nhiệm có thời hạn đã có tác dụng rất lớn đối với việc nâng cao phẩm chất chính trị và năng lực, tính năng động, sáng tạo của đội ngũ CB, CC lãnh đạo, quản lý trong ngành.

Trên cơ sở các quy định hiện hành của Trung ương, công tác bố trí, sử dụng CB, CC của ngành LĐ và PLXH Lào đã được thực hiện nghiêm túc và đi vào nền nếp hơn trước. Cụ thể là, việc xem xét, lựa chọn CB, CC bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản

89

lý, điều hành ở các cấp đều dựa trên nhu cầu công việc, nguồn quy hoạch và đều căn cứ đặc điểm của ngành LĐ và PLXH và từng địa phương.

Về công tác quản lý CB, CC Các quy định hiện hành về công tác quản lý đội ngũ CB, CC đã phân cấp rõ

ràng, tạo cơ sở và điều kiện để quản lý và xây dựng đội ngũ CB, CC một cách chủ động, sáng tạo. Phân cấp quản lý CB, CC quy định rõ trách nhiệm và thẩm quyền trong quá trình sử dụng và quản lý CB, CC gắn với việc phân cấp là giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng và kinh phí quản lý.

Trước năm 2003, việc quản lý đội ngũ CB, CC của các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương là do Trung ương xem xét quyết định. Năm 2003 Chính phủ đã sửa đổi, bổ sung Nghị định về Quy chế công chức CHDCND Lào đã thực hiện từ năm 1993 để thống nhất với Luật Tổ chức Chính phủ đã sửa đổi năm 2003. Công tác quản lý CB, CC và phân cấp quản lý CB, CC đã được sửa đổi tại điều 94 Chương 19 như sau: “Cơ quan tổ chức quản lý công chức gồm: 1) Cơ quan quản lý công chức cấp trung ương; 2) Cơ quan quản lý công chức cấp Bô, cơ quan ngang Bộ; 3) Cơ quan quản lý công chức cấp tỉnh và thành phố; và 4) Cơ quan quản lý công chức cấp huyện” [160, tr.29].

Ngày 17-10-2006 Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã ban hành Quy định số 02/BCT về công tác quản lý cán bộ (sửa đổi, bổ sung). Trong quy định đã nêu rõ nguyên tắc và trách nhiệm, nội dung, trách nhiệm và quyền hạn và tổ chức bộ máy làm nhiệm vụ quản lý cán bộ.

Căn cứ Nghị định về Quy chế công chức CHDCND Lào và các văn bản hướng dẫn, các quy định của Trung ương, hiện nay thẩm quyền quản lý CB, CC của Bộ LĐ và PLXH Lào gồm những nội dung chủ yếu sau: 1) Nghiên cứu, quy định quy chế và các hướng dẫn liên quan đến công tác quản lý CB, CC; 2) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo CB, CC; 3) Quy định vị trí việc làm và tiêu chuẩn của CB, CC; 4) Quy định tổng số lượng của CB, CC; 5) Quy định quy chế lựa chọn, thi tuyển và chuyển ngạch - bậc CB, CC; 6) Bồi dưỡng, nâng cao trình độ và đánh giá kết thực hiện công việc của CB, CC; 7) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chế độ tiền lương, trợ cấp, các chính sách, khen thưởng và thực hiện kỷ luật đối với CB, CC; 8) Thu thập số liệu thống kê, dữ liệu thông tin CB, CC và hồ sơ lý lịch CB, CC; 9) Nghiên cứu bố trí, sử dụng CB, CC; 10) Chỉ đạo, hướng dẫn và giải quyết các đơn thư đối với CB, CC và 11) Kiểm tra, thanh tra CB, CC trong thực hiện quy định, quy chế về CB, CC [160, tr.28-29].

90

Việc quản lý CB, CC thực chất là quản lý tổng số lượng, kế hoạch biên chế công chức hằng năm. Tổng số lượng, kế hoạch biên chế được Chính phủ phê duyệt trên cơ sở tính toán khoa học, phù hợp với nhiệm vụ được giao và vị trí việc làm. Việc quản lý công chức của CHDCND Lào thực hiện theo Nghị định số 471/TTg ngày 13-12-2011 về công nhận và ban hành chiến lược quản lý công chức của CHDCND Lào đến năm 2020 và kèm theo Chiến lược công tác quản lý công chức của CHDCND Lào đến năm 2020 số 01/BNV ngày 07-11-2011 của Bộ Nội vụ. Trong kế hoạch chiến lược công tác quản lý công chức đã đề ra mục tiêu chung và mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 gồm 9 mục tiêu lớn.

Tiếp tục lộ trình của quá trình cải cách nền hành chính nhà nước nói chung, tăng cường phân cấp quản lý CB, CC, nhất là thực hiện Chỉ thị số 03/BCT của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về “ba xây”, Chính phủ đã tiếp tục thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý CB, CC theo ngành dọc ở địa phương. Điều đó nhằm tạo điều kiện cho các cơ quan, ban ngành và địa phương chủ động trong việc sử dụng CB, CC một cách hợp lý nhất với bộ máy hành chính nhà nước để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao; thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức tinh gọn, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng và quản lý nguồn CB, CC; nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, tăng thu nhập cho cho CB, CC; thực hiện quyền tự chủ đồng thời gắn với trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan và CB, CC trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.

Nội dung chế độ tự chủ về quản lý, sử dụng CB, CC hiện hành là căn cứ để ngành LĐ và PLXH Lào thực hiện quyền chủ động trong việc sử dụng CB, CC như: được quyết định việc bố trí, sắp xếp, phân công CB, CC theo vị trí việc làm để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ của ngành; được quyền điều động CB, CC trong nội bộ ngành. Việc phân cấp quản lý CB, CC hiện nay đã bước đầu thể hiện rành mạch và làm rõ được thẩm quyền quản lý của các cấp ủy đảng, của Bộ, chính quyền địa phương về CB, CC trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước.

Về thực hiện chế độ, chính sách đối với CB, CC Việc thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ CB, CC ngành LĐ và

PLXH Lào là một loại hình quan trọng trong quản lý CB, CC. Đó là điều kiện, yếu tố đảm bảo cho người CB, CC làm việc, khuyến khích họ trong hoạt động chức nghiệp, đảm bảo cho CB, CC yên tâm công tác. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, chính sách tiền lương và các chính sách đãi ngộ còn phải thực hiện chức năng “giữ chân” CB,

91

CC gắn bó với Nhà nước, với ngành LĐ và PLXH, thu hút nhân tài vào làm việc trong các cơ quan nhà nước và ngành LĐ và PLXH Lào. Chính sách tiền lương rất phức tạp, đòi hỏi phải đáp ứng được nhiều yêu cầu của một mục tiêu chung là quản lý và xây dựng được đội ngũ CB, CC vững mạnh về mọi mặt.

Trong thời gian từ năm 1993 đến năm 2006, việc thực hiện cải cách tiền lương đã tạo cơ sở để sắp xếp, tinh giản bộ máy và biên chế trong khu vực hành chính nhà nước, khu vực hành chính sự nghiệp, gắn tiền lương với chất lượng và hiệu quả công tác, thúc đẩy cải cách nền hành chính quốc gia. Cải cách tiền lương đã đánh dấu bước chuyển quan trọng từ hệ thống tiền lương của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang hệ thống tiền lương của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Đến năm 2012, Nhà nước lại tiếp tục cải cách chế độ tiền lương thông qua ban hành Nghị định về chế độ tiền lương đối với CB, CC và lực lượng vũ trang đến năm 2015. Trong lần cải cách này, chế độ tiền lương đã được thực hiện theo hướng bội số, làm cho tu nhập, đời sống CB, CC nói chung và CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào nói riêng tốt hơn; có sự phấn đấu hết mình vì công việc được phân công.

Căn cứ Nghị định của Thủ tướng Chính phủ số 121/TTg ngày 24-02-2010 về tăng cường công tác thi đua - khen thưởng trong điều kiện mới và Hướng dẫn số 229/BTCTW ngày 23-5-2011 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng về tổ chức thực hiện Nghị định số 121/TTg của Thủ tướng Chính phủ, cấp ủy và lãnh đạo Bộ LĐ và PLXH Lào đã triển khai thực hiện công tác thi đua - khen thưởng một cách tích cực, đạt hiệu quả đáng khích lệ, trên cơ sở phát động phong trào thị đua “yêu nước và phát triển” trong ngành nhằm làm cho đội ngũ CB, CC có ý thức yêu Tổ quốc, tinh thần quốc gia, làm chủ trong thực hiện công việc mà mình đang đảm nhiệm, có tinh thần tiết kiệm, cần cù trong lao động và nghiên cứu công việc được giao, nâng cao ý thức tự giác, tinh thần phấn đấu hết mình vì sự nghiệp phát triển không ngừng của ngành và xây dựng được mẫu hình người CB, CC gương mẫu ưu tú, tiến bộ. Qua tổ chức thực hiện công tác thi đua - khen thưởng trong ba năm đã tạo sự khuyến khích, động viên tinh thần và có sự cạnh tranh trong phấn đấu hoàn thành công việc của CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào.

Bốn là, đã tiến hành điều chỉnh biên chế, số lượng CB, CC ở từng cơ quan, đơn vị.

Đã triển khai xây dựng vị trí việc làm; đổi mới cơ chế, chính sách tuyển dụng, đánh giá, phân loại, bổ nhiệm, luân chuyển... nhằm điều chỉnh biên chế, số lượng CB,

92

CC ở từng cơ quan, đơn vị thuộc ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào từ Trung ương đến địa phương. Công tác quản lý nhà nước về nguồn nhân lực được quan tâm và nâng cao hiệu lực, hiệu quả. Quá trình thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ CB, CC và điều chỉnh lại cơ cấu tổ chức bộ máy được tiến hành một cách công khai, dân chủ, tạo được sự đồng thuận của các cấp thuộc ngành. Các cơ quan, tổ chức ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào cấp địa phương được tăng cường, bổ sung biên chế, số lượng nhằm thực hiện các công việc lĩnh vực của ngành ở địa phương. Việc điều chỉnh biên chế, số lượng CB, CC cũng được quan tâm chú trọng đến tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe, phẩm chất bộ; tuyển chọn những người có trình độ, năng lực chuyên môn cao hơn, đáp ứng yêu cầu công việc để bổ sung vào các cơ quan thuộc ngành. Cho nên, chất lượng biên chế và cơ cấu của đội ngũ CB, CC có sự chuyển biến tích cực.

Năm là, thực hiện tương đối tốt các phương thức và quy trình nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC của ngành

Về phương thức tiến hành Đảng ủy và lãnh đạo Bộ đã nghiên cứu ban hành nghị quyết, chiến lược, kế

hoạch về công tác cán bộ và sử dụng nghị quyết, chiến lược, kế hoạch đó để lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện việcnâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC toàn ngành LĐ và PLXH.

Đảng ủy Bộ và các cấp ủy đã tiến hành công tác tư tưởng, làm cho các cấp ủy đảng, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị và toàn thể đội ngũ CB, CC toàn ngành nhận thức sâu sắc các quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC của ngành. Đảng ủy và lãnh đạo Bộ giao cơ quan tổ chức và cán bộ giúp lãnh đạo Bộ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tháo gỡ khó khăn, sơ kết, tổng kết việc thực hiện.

Bước đầu phát huy được vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo chuyên môn, các đoàn thể chính trị - xã hội, CB, CC trong ngành; của Chính phủ và các cơ quan nhà nước liên quan; hình thành chơ chế phối hợp giữa Bộ với cấp ủy, chính quyền địa phương, với Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội trong nâng cao chất lượng CB, CC ngành lao động và phúc lợi xã hội ở địa phương.

Nhìn chung, các phương thức nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào được áp dụng thích hợp đối với từng đối tượng gắn với thực tiễn. Đảng ủy và lãnh đạo Bộ đã sử dụng nghị quyết, chiến lược, kế hoạch nâng cao chất lượng

93

đội ngũ CB, CC toàn ngành LĐ và PLXH làm cơ sở để lãnh đạo các cấp ủy, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện. Đảng ủy chú trọng tiến hành công tác tư tưởng, tuyên truyền, phổ biến cho các cấp ủy đảng, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị và toàn thể đội ngũ CB, CC để nhận thức sâu sắc các quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC của ngành. Bộ đã giao cơ quan tổ chức và cán bộ làm cơ quan thường trực giúp lãnh đạo Bộ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tháo gỡ khó khăn, sơ kết, tổng kết việc thực hiện. Chú trọng phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo chuyên môn, các đoàn thể chính trị - xã hội, CB, CC; tổ chức sự phối hợp giữa Bộ với cấp ủy, chính quyền địa phương trong nâng cao chất lượng CB, CC ngành lao động và phúc lợi xã hội ở địa phương. Quan tâm chỉ đạo tiến hành công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết, chiến lược, kế hoạch. Phát huy trách nhiệm, vai trò của các cấp ủy viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; sự gương mẫu của đảng viên và ý thức tự phấn đấu, rèn luyện của từng CB, CC. Cấp ủy, lãnh đạo ở từng cấp của ngành đã có sự động viên và tạo điều kiện để từng CB, CC tự phấn đấu vươn lên về mọi mặt trong công tác và trong cuộc sống. Từng CB, CC trong ngành đã có nhận thức đúng tầm quan trọng của việc tự phấn đấu vươn lên về mọi mặt. Việc tự phấn đấu vươn lên về mọi mặt là tổng thể mối quan hệ các yếu tố phẩm chất đạo đức, lối sống, kiến thức chuyên môn, năng lực, thẩm mỹ, kỹ năng công tác, pháp luật, sự phát triển, học tập, mối quan hệ xã hội và hoàn thiện của bản thân CB, CC.

CB, CC trong ngành đã tích cực phấn đấu học tập, rèn luyện, trau dồi phẩm chất đạo đức, lối sống gắn với học tập, nâng cao trình độ trình độ nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ, những kiến thức về tự nhiên, xã hội. Mỗi CB, CC trong ngành đã có sự kiểm điểm, liên hệ theo chức trách, nhiệm vụ được giao, tự phê bình và phê bình thẳng thắn, dân chủ, nghiêm túc, chân thành, gắn với thực hiện Quy định về những điều CB, CC không được làm, theo cương vị công tác. Tích cực tu dưỡng học tập, rèn luyện thường xuyên bằng nhiều hình thức, biện pháp để có hệ thống kiến thức vừa chuyên sâu ở lĩnh vực công tác, vừa toàn diện về mọi mặt, để có thể hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.

Về quy trình nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành Thực hiện cơ bản đúng quy trình nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành

LĐ và PLXH Lào. Nhìn chung, quy trình các công việc trong nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào được thực hiện một cách khoa học, hợp lý, phù

94

hợp với từng đối tượng và điều kiện thực tiễn ở từng tổ chức trong ngành. Nhiều địa phương áp dụng và thực hiện quy trình nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào một cách linh hoạt, hợp lý.

Sáu là, đã thực hiện tương đối nghiêm túc các nguyên tắc trong nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC

Việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC đã xuất phát và hướng tới thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng, của Nhà nước, của ngành LĐ và PLXH, của đơn vị và từng địa phương; sát với từng đối tượng, kịp thời đáp ứng những yêu cầu nảy sinh trong cuộc sống thực tế, thiết thực và đạt hiệu quả. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC đã tiến hành thường xuyên, kiên trì, đồng bộ, chú trọng công tác giáo dục, rèn luyện CB, CC; gắn nâng cao trình độ lý luận với rèn luyện năng lực công tác trong thực tiễn. Bước đầu đa dạng hóa các hình thức nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào; kết hợp nâng cao chất lượng CB, CC với nâng cao chất lượng của các tổ chức đảng, chuyên môn và đoàn thể trong ngành; lấy nâng cao chất lượng của các tổ chức thúc đẩy quá trình tự nâng cao chất lượng của từng CB, CC. Đã kết hợp giữa xây và chống, giữa nâng cao kiến thức, kỹ năng mới, tư tưởng, tình cảm cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn, nghiệp vụ với kiên quyết phê phán, khắc phục những yếu kém, khuyết điểm. Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, Mặt trận Lào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân.

3.2.1.2. Hạn chế Một là, trong việc xác định chủ trương, kế hoạch, quy chế, quy định về nâng cao

chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào. Sự chỉ đạo của cấp ủy về các phương hướng, chủ trương, kế hoạch, quy chế,

quy định về nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào còn chậm; có một số chủ trương, quy định của cấp trên chưa triển khai thực hiện trong thực tế, vẫn nằm trên giấy.

Hệ thống chủ trương, kế hoạch, quy định về nâng cao chất lượng CB, CC nói chung và ngành LĐ và PLXH Lào nói riêng được các nghị quyết của Đảng và một số quy định của quy phạm pháp luật đề ra chưa được cụ thể hóa, nếu được cụ thể hóa cũng nặng về hình thức, mang tính cầu toàn, nên trong thực tế việc vận dụng định lượng còn rất khó khăn. Việc xây dựng kế hoạch, quy chế, quy định về công tác nâng

95

cao chất lượng đội ngũ CB, CC nói chung và ngành LĐ và PLXH Lào nói riêng chưa được chú trọng.

Còn tồn tại tư tưởng xem nhẹ, coi thường việc xây dựng và ban hành thể chế về nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC; chưa tuân thủ nghiêm túc các yêu cầu của quy trình xây dựng và ban hành thể chế. Nội dung của những văn bản quy phạm pháp luật về nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC chưa rõ ràng và sát với điều kiện ngành LĐ và PLXH Lào.

Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác CB, CC nói chung và việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào nói riêng còn chưa đổi mới kịp thời.

Hai là, chưa mạnh dạn điều chỉnh cơ cấu đội ngũ CB, CC trong cơ quan Bộ, từng sở LĐ và PLXH tỉnh, thành phố và từng phòng LĐ và PLXH huyện, quận, nhất là cơ cấu độ tuổi và cơ cấu trình độ chuyên môn; luân chuyển, điều động, bố trí lại các cán bộ lãnh đạo, quản lý ở từng cấp, từng cơ quan, đơn vị.

Trên thực tế, việc điều chỉnh cơ cấu đội ngũ CB, CC của ngành còn bộc lộ một số hạn chế. Tổng số biên chế có xu hướng tăng lên, không cân đối giữa số lượng công việc và số lượng CB, CC. Cơ cấu CB, CC còn chưa hợp lý về số lượng chức danh ngạch, chức danh nghề nghiệp; trình độ, độ tuổi, dân tộc, giới tính, nhất là tương quan cơ cấu giữa các cơ quan trung ương với các cơ quan địa phương. Chưa xác định rõ, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu quản lý nhà nước, yêu cầu cung cấp dịch vụ công của ngành để làm cơ sở xây dựng, hoàn thiện cơ cấu CB, CC phù hợp. Công tác đánh giá, phân loại CB, CC vẫn là khâu yếu. Thi nâng ngạch CB, CC chất lượng thấp, còn tình trạng để giải quyết chế độ, chính sách... Việc luân chuyển, điều động, bố trí lại CB, CC lãnh đạo, quản lý không thực hiện nghiêm túc, thiếu dân chủ.

Ba là, thực hiện chưa thật tốt tất cả các khâu trong công tác cán bộ, nên chưa nâng cao toàn diện chất lượng các CB, CC của toàn ngành.

Về công tác tuyển chọn CB, CC Sự chỉ đạo của cấp ủy về công tác tuyển chọn đội ngũ CB, CC ngành LĐ và

PLXH Lào chưa rõ ràng, chưa sát thực tiễn và phù hợp với cơ chế mới. Còn chịu ảnh hưởng của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, do đó việc tuyển chọn CB, CC vào các cơ quan ngành LĐ và PLXH Lào không đạt chất lượng như mong muốn. Cơ chế thi tuyển chọn CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào chưa có sự cạnh tranh, công khai, khách quan, bình đẳng, công bằng, nên chất lượng nguồn CB, CC không tốt, ảnh hưởng đối với chất

96

lượng đội ngũ CB, CC trong toàn ngành LĐ và PLXH Lào. Các quy định quy phạm pháp luật về công tác tuyển chọn đội ngũ CB, CC nói chung và đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào nói riêng không đồng bộ, chưa ban hành kịp thời, chưa cụ thể và thiếu tiêu chuẩn trong việc thi tuyển CB, CC. Về thi nâng ngạch CB, CC đã quy định trong Nghị định về Quy chế công chức CHDCND Lào từ năm 2003, nhưng đến nay vẫn chưa cụ thể hóa thành hiện thực, vẫn nằm trên văn bản, nên việc triển khai thực hiện gặp sự lúng túng, không thống nhất. Chưa có bộ tiêu chí tuyển chọn đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào, nên công tác tuyển chọn đội ngũ CB, CC của ngành không đạt chất lượng, hiệu quả không cao; không tuyển được những người giỏi, có đức, có phẩm chất và xuất thân từ giai cấp nông dân. Công tác tuyển chọn CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào vẫn còn thực trạng cơ chế “xin - cho” trước đây, bị chi phối bởi các quan hệ gia đình, họ hàng, địa phương và hệ thống “bảo hộ” trong thi tuyển. Đội ngũ CB, CC làm nhiệm vụ tham mưu về công tác tuyển chọn đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào còn hạn chế về năng lực chuyên môn và phẩm chất.

Về công tác đánh giá CB, CC Việc quán triệt chủ trương, quan điểm, yêu cầu của Trung ương, của cấp trên về

đánh giá CB, CC còn hạn chế, chưa thật chú trọng. Hiểu về đánh giá CB, CC còn nặng nề, cứng nhắc dẫn đến có biểu hiện vừa lúng túng, vừa xem nhẹ các yêu cầu, quy định trong đánh giá CB, CC ở một số cán bộ có chức vụ cao và một số đơn vị.

Quá chậm trong việc cụ thể hóa các quy định của Bộ Chính trị và cấp trên thành các quy định, quy chế cụ thể của ngành LĐ và PLXH Lào để áp dụng và thực hiện đồng bộ trong toàn ngành. Trong chỉ đạo thực hiện đánh giá CB, CC còn thiếu kiên quyết, kiên trì, liên tục. Thực hiện đánh giá CB, CC không thường xuyên, mới mang tính thời vụ, khoảng thời gian bỏ trống quá dài. Việc đánh giá CB, CC theo quy định của Bộ Nội vụ đến hiên nay vẫn chưa thực hiện được, dẫn đến chậm phát hiện những sai lầm, khuyết điểm của CB, CC, nhất là những sai phạm tham nhũng, “ô dù”, cửa quyền, gia trưởng... dẫn đến việc mất CB, CC. Các quan điểm đánh giá CB, CC chưa được cụ thể hóa thành nguyên tắc, cơ chế, quy chế, quy định để thực hiện thống nhất trong toàn ngành. Các hình thức đánh giá CB, CC còn sơ sài, không theo nguyên tắc, quy trình chặt chẽ. Chưa thành thật tự phê bình và phê bình trong đánh giá.

Tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong thực hiện đánh giá CB, CC của các đơn vị trực thuộc Bộ LĐ và PLXH Lào còn hạn chế, không kịp thời, không sát với thực tiễn và không thực hiện đồng bộ.

97

Nhiều cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, một số cán bộ có thẩm quyền thực hiện đánh giá CB, CC chưa tuân theo quy định, yêu cầu của cấp trên, cấp ủy đảng và lãnh đạo Bộ LĐ và PLXH, nhất là đánh giá hằng năm. Ở một số đơn vị, cơ quan, việc tham gia đánh giá của CB, CC, của các tập thể chưa thực hiện đúng theo yêu cầu, còn tình trạng “khoán trắng” cho cơ quan tham mưu về công tác tổ chức và cán bộ; nhất là Phòng Bộ máy và Quản lý cán bộ, do đó có trường hợp đánh giá chưa đúng thực chất, vẫn theo cảm tính chủ quan cá nhân là chính.

Việc cụ thể hóa tiêu chuẩn, tiêu chí đối với từng chức danh CB, CC của ngành LĐ và PLXH Lào chưa tốt, do đó khi đánh giá thường chung chung, không sâu sắc và không có cơ sở khoa học. Còn tình trạng thiếu dân chủ hoặc dân chủ hình thức; sự tham gia của quần chúng chưa đầy đủ và chưa có quy chế cho nhân dân tham gia đánh giá CB, CC của ngành. Tình trạng né tránh đối với cấp trên còn khá phổ biến. Nhiều đơn vị, trách nhiệm người đứng đầu chưa phát huy hết, hoặc giản đơn, buông lỏng, né tránh, còn chờ mệnh lệnh và chỉ thị cấp trên.

Việc công khai, trao đổi kết luận đánh giá CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào chưa được thực hiện đầy đủ và chưa có quy chế để thực hiện.

Trong khen thưởng, kỷ luật CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào còn sơ sài, chưa thật nghiêm khắc đối với CB, CC bị kỷ luật; việc đề cao vai trò, trách nhiệm tham gia đánh giá đối với CB, CC bị kỷ luật để góp phần kết luận hình thức kỷ luật chưa được quy định rõ ràng, rành mạch làm cho công tác đánh giá CB, CC thời gian qua bị kém hiệu quả.

Công tác đánh giá CB, CC thực hiện chưa thành nền nếp. Kết quả đánh giá CB, CC chưa được quản lý, sử dụng một cách thống nhất. Chưa gắn với việc đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, sử dụng cán bộ, do đó tác dụng của đánh giá CB, CC trong quản lý nguồn nhân lực còn thấp.

Đánh giá CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào còn mang tính hình thức, chưa phản ánh đúng thực chất CB, CC; chưa lấy hiệu quả công việc làm thước đo chủ yếu trong đánh giá; còn cảm tính, hình thức, xuê xoa, chiếu lệ; thiếu tính chiến đấu và tinh thần xây dựng trong đánh giá CB, CC.

Chưa có quy chế và kinh phí để đánh giá CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào trên toàn hệ thống, vì thế những kết luận về đánh giá CB, CC vẫn chủ yếu căn cứ theo báo cáo của các cơ quan gửi lên.

98

Cấp ủy, tổ chức đảng các đơn vị và cơ quan tham mưu về công tác tổ chức - trực tiếp là Vụ Tổ chức và cán bộ - chưa thực sự chú trọng và có biện pháp cụ thể để quản lý CB, CC, hiểu và nắm sâu về tư tưởng, lập trường, khả năng hoàn thành nhiệm vụ, uy tín cá nhân, quan hệ xã hội của bản thân và gia đình CB, CC; có trường hợp đánh giá CB, CC mà không biết bản thân đối tượng đang được đánh giá, dẫn đến việc nhận xét, đánh giá CB, CC chưa thực chất, chưa khách quan, chưa sát.

Về công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC Tính kế hoạch chưa cao; đào tạo, bồi dưỡng CB, CC chưa gắn với sử dụng, bố

trí công việc không phù hợp chuyên môn đã đào tạo và đào tạo, bồi dưỡng không theo quy hoạch, đôi lúc tràn lan, chạy theo số lượng, phụ thuộc vào sở thích của CB, CC. Quy chế, quy định về đào tạo, bồi dưỡng CB, CC chưa rõ ràng, cụ thể. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC cho từng vị trí và phục vụ hội nhập quốc tế chưa được xây dựng. Công tác thu thập số liệu thống kế nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào chưa được thực hiện đồng bộ và không có cơ sở dữ liệu chính xác. Chưa có văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chí thẩm định đào tạo, bồi dưỡng, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng CB, CC. Chưa có chương trình đào tạo kiến thức cơ bản cho công chức mới và chương trình bồi dưỡng CB, CC trong thời gian công tác và trước khi nhận nhiệm vụ, cương vị mới. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào quá lỗi thời và không phù hợp với điều kiện hội nhập, điều kiện phát triển của ngành trong giai đoạn mới. Chương trình, nội dung giảng dạy còn quá nặng về trang bị lý thuyết. Việc đào tạo, bồi dưỡng CB, CC gắn với các tình huống quản lý hành chính nhà nước cũng như việc rèn luyện các khả năng, kỹ năng thực hành quá ít, thiếu và yếu. Bộ máy các cơ quan đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào chưa được hoàn thiện. Bộ LĐ và PLXH Lào chưa thực sự quan tâm đến việc xây dựng và củng cố cơ sở đào tạo, bồi dưỡng riêng cho ngành. Đội ngũ CB, CC thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cũng không chuyên nghiệp. Các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực trong nước thiếu các môn chuyên ngành về ngành LĐ và PLXH như: quản lý nhân lực, an toàn lao động, bảo hiểm xã hội, công tác xã hội... Hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào còn quá ít; các chuyên môn đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài cũng chưa phù hợp với vị trí công việc. Tinh thần phấn đấu tự rèn luyện, tự học, tự bồi dưỡng của đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào chưa cao. Kinh phí dành cho đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào hằng năm quá ít ỏi, không đủ cho đào tạo, bồi

99

dưỡng thường xuyên. Chưa có quy định hướng dẫn về quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CB, CC, làm cho việc sử dụng và quản lý kinh phí gặp nhiều khó khăn và không thực hiện được thường xuyên.

Về bố trí, sử dụng CB, CC Các quy định về công tác bố trí, sử dụng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH

Lào chưa đồng bộ, không đủ nội dung trong điều chỉnh các đối tượng. Hiện nay, Quy định số 02/BCT ngày 14-7-2003 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về bổ nhiệm, chuyển đổi nhiệm vụ và nơi công tác của cán bộ đã hơn 10 năm, nhiều nội dung không phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Về công tác luân chuyển, điều động, biệt phái, chuyển ngạch, giáng chức, miễn nhiệm, từ chức, bổ nhiệm lại; luân chuyển CB, CC làm công tác tài chính, thủ kho, thủ quỹ, vật chất, kế toán... chưa có quy định, quy chế rõ ràng, nên khó vận dụng đối với CB, CC ngành LĐ và PLXH.

Có lúc thực hiện nguyên tắc bố trí, sử dụng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào không theo quy định của cấp trên. Bố trí, sử dụng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào chưa phù hợp với sở trường, chuyên môn của từng CB, CC, nên không phát huy được tối đa khả năng của CB, CC, ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Vẫn còn tồn tại thực trạng “có vào mà không có ra”, “có lên mà không có xuống”, dẫn đến sự trì trệ, ỷ lại của không ít CB, CC lãnh đạo, quản lý, không ít trường hợp nảy sinh sự an phận, thiếu ý thức phấn đấu vươn lên và tính sáng tạo, làm giảm hiệu lực, hiệu quả thực hiện công việc của ngành. Chế độ chính sách đối với CB, CC công tác địa bàn vùng sâu, vùng xa chưa thỏa đáng, nên không khuyến khích, động viên được CB, CC xuống thực hiện công tác ở cơ sở để rèn luyện trong thực tiễn.

Về công tác quản lý CB, CC Về hệ thống thể chế quản lý đội ngũ CB, CC chưa thể hiện được triệt để quan

điểm, đường lối phát triển và hội nhập của Đảng NDCM Lào và Nhà nước CHDCND Lào. Điều này thể hiện chính sự nhận thức chưa rõ ràng về chức năng phục vụ của Nhà nước. Trong xã hội chỉ sử dụng cụm từ “phục vụ nhân dân”, “cán bộ là đầy tớ của nhân dân”, “nhà nước của dân, do dân và vì dân”..., mà chưa tách bạch được hai chức năng cơ bản của Nhà nước là chức năng quản lý xã hội và chức năng cung ứng dịch vụ công cho xã hội.

Quy mô, cấp độ của hệ thống thể chế quản lý CB, CC chưa đạt được đúng với vị trí, vai trò quan trọng của nó trong nền hành chính quốc gia nói chung và nền hành chính ngành LĐ và PLXH Lào nói riêng. Trong thể chế quản lý CB, CC, tỷ lệ

100

những văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao như luật, pháp lệnh còn thấp, thậm chí chưa có (đến nay, văn bản pháp lý có giá trị cao nhất trong hệ thống thể chế này mới chỉ dừng lại ở Nghị định về Quy chế công chức, các quy định của Trung ương Đảng, chưa có Luật về CB, CC). Mặt khác, các hệ thống văn bản này nặng về quy định, hướng dẫn, thông báo, chỉ thị thi hành là chính. Việc chưa có hệ thống thể chế quản lý CB, CC với tầm khái quát cao cùng với thực trạng có nhiều văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn cũng đồng nghĩa với việc tạo ra sự manh mún, thiếu chủ động và tính linh hoạt trong quản lý CB, CC. Do sự hạn chế ở tầm vĩ mô của văn bản quy phạm pháp luật quản lý CB, CC, nên trong thực tế, công tác này vẫn trong tình trạng “lấy ngắn nuôi dài”, “giải pháp tình thế”, chưa có định hướng dài hạn cho tương lai.

Mặc dù đã có những đổi mới cơ bản về chất lượng văn bản của ngành LĐ và PLXH, nhưng cũng còn nhiều nội dung cần được hoàn thiện, điều chỉnh. Thể chế quản lý CB, CC hiện nay chưa hoàn toàn thích ứng với thể chế chung, đặc biệt giữa thể chế kinh tế với thể chế hành chính và giữa thể chế về đảm bảo quyền tự do dân chủ của công dân với thể chế về tổ chức bộ máy quản lý hành chính nhà nước; ở một mức độ nhất định, trong từng lĩnh vực cụ thể còn thiếu tính đồng bộ, chưa đảm bảo tính hợp pháp, vẫn còn tình trạng không đúng thủ tục, trình tự, không đúng thẩm quyền, tình trạng chồng chéo, đan xen giữa thể chế quản lý CB, CC do Nhà nước ban hành với các quy định về quản lý cán bộ trong hệ thống đảng; các văn bản không đảm bảo tính thống nhất của cả hệ thống, thậm chí trái với tính khoa học của công tác quản lý CB, CC.

Về phân công, phân cấp trong quản lý đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào mới chỉ dừng lại ở ban hành thể chế, quyết định, hướng dẫn. Việc phân công, phân cấp trong quản lý CB, CC như hiện nay, mặc dù đã thể hiện sự đổi mới, nhất là từ bắt đầu thực hiện "ba xây" từ năm 2012, nhưng vẫn có hạn chế trong phát triển CB, CC chuyên môn nghiệp vụ của ngành dọc. Trong phạm vi quốc gia và phạm vi ngành, Đảng và Nhà nước còn gặp khó khăn trong việc điều hòa nguồn CB, CC có chất lượng ở các ngành và lĩnh vực. Việc phân cấp cho địa phương có thẩm quyền điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, chuyển đổi vị trí công tác CB, CC cấp lãnh đạo, quản lý của ngành dọc ở địa phương (chỉ thực hiện ở cấp tỉnh và 51 huyện thử nghiệm) là hợp lý nhưng cần có một văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể và rõ ràng để bịt các lỗ hổng. Mặt khác, hiện nay luật pháp của Lào ban hành nhiều văn bản quy định trách nhiệm của người đứng đầu khi xảy ra các vụ, việc trong cơ quan được giao quản lý, phụ trách,

101

nhưng quyền hạn của người đứng đầu chưa được quy định hoặc nếu quy định thì cũng không rõ ràng và đầy đủ, dẫn đến trong sử dụng và quản lý CB, CC của người đứng đầu bị hạn chế về thẩm quyền, nhất là trong lựa chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật, khen thưởng, đánh giá CB, CC, nhưng lại phải chịu trách nhiệm đối với các sai phạm của CB, CC dưới quyền.

Chức năng của bộ máy quản lý CB, CC đang có hiện nay chưa rõ ràng, hiệu quả hoạt động không cao. Không nắm được chiều hướng phát triển của đội ngũ CB, CC của toàn ngành, các cấp. Riêng bộ máy làm công tác tổ chức và cán bộ ngành LĐ và PLXH Lào vẫn gộp cả công việc của Đảng và của Nhà nước, nên rất khó thực hiện đầy đủ chức năng của mình trong hai "vai".

Hệ thống lưu trữ dữ liệu hồ sơ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào rất lạc hậu, rất khó khăn trong khai thác, tìm kiếm dữ liệu hồ sơ CB, CC để phục vụ công tác quản lý.

Việc kiểm tra, thanh tra công tác quản lý CB, CC vẫn chưa có quy định và cơ quan phụ trách rõ ràng, nhất là thanh tra các vụ việc vi phạm những điều cấm trong chương 6 Nghị định 82/TTg về Quy chế công chức CHDCND Lào; nghĩa vụ CB, CC.

Về thực hiện chế độ, chính sách đối với CB, CC Mặc dù đã có những cải tiến trong chế độ tiền lương và các chế độ đãi ngộ khác

đối với CB, CC nói chung và CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào nói riêng, nhưng đến nay chính sách tiền lương vẫn còn hạn chế. Tiền lương CB, CC còn thấp, chưa đủ trang trải cho các nhu cầu thiết yếu và chưa trở thành nguồn thu nhập chính của CB, CC. Vai trò kích thích của tiền lương còn mờ nhạt, sức ỳ của chủ nghĩa bình quân còn lớn trong chế độ tiền lương. Tiền lương không có ý nghĩa khuyến khích, động viên CB, CC làm việc hăng hái, sức thu hút, hấp dẫn và "giữ chân" CB, CC và đối với việc phát triển CB, CC có chất lượng cao; chưa đủ mạnh để thu hút nhân tài tham gia vào nền hành chính nhà nước, trong đó có ngành LĐ và PLXH Lào. Tuy thời gian vài năm trở lại đây chính sách tiền lương CB, CC cũng đã có sự cải cách đáng kể, nhưng cũng chưa thể góp phần làm giảm tình trạng tham nhũng, hối lộ của CB, CC trong nền hành chính nhà nước nói chung và ngành LĐ và PLXH nói riêng.

Các chế độ đãi ngộ khác đối với CB, CC cũng chưa thích đáng. Đặc biệt, CB, CC được cử đi đào tạo, bồi dưỡng dài hạn trong và ngoài nước chẳng những không được hỗ trợ, lại còn bị giảm tiền lương, làm cho CB, CC càng thêm khó khăn và chất lượng học tập, nghiên cứu kém chất lượng.

102

Công tác khen thưởng CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào trong thời gian qua thực hiện chưa tốt, vẫn còn tình trạng khen thưởng bình quân, chưa đánh giá đúng thành tích của từng CB, CC để làm căn cứ cho khen thưởng.

Chế độ đãi ngộ, hỗ trợ CB, CC bị ốm đau vẫn chưa được quan tâm thỏa đáng, chủ yếu là phụ thuộc vào chế độ bảo hiểm xã hội chung, nên không khuyến khích, động viên được CB, CC hăng hái làm việc, đến vùng sâu, vùng xa giúp nhân dân giải quyết khó khăn.

Bốn là, chưa tiến hành rà soát việc thực hiện biên chế để điều chỉnh số lượng CB, CC ở từng cơ quan, đơn vị.

Việc rà soát, tổng hợp đội ngũ CB, CC của ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào trong thực hiện biên chế để điều chỉnh lại cơ cấu số lượng CB, CC ở từng cơ quan, đơn vị thuộc ngành tiến hành chưa được tiến hành. Việc rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế chưa tiến hành song song giữa điều chỉnh biên chế và cơ cấu lại tổ chức bộ máy và chưa gắn với chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việc. Chưa làm được việc phân loại các cơ quan hành chính làm cơ sở xác định tổ chức, bộ máy, số lượng CB, CC phù hợp với yêu cầu quản lý và nâng cao chất lượng cung ứng các nhu cầu cơ bản thiết yếu phục vụ nhân dân. Chưa rà soát lại bộ máy các sở LĐ và PLXH tỉnh và thành phố; các phòng LĐ và PLXH huyện và quận để điều chỉnh biên chế CB, CC cho phù hợp.

Năm là, thực hiện chưa đầy đủ, có hiệu quả cao các phương thức và quy trình nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC của ngành

Về phương thức tiến hành Đảng ủy và lãnh đạo Bộ chưa thật sự coi các nghị quyết lãnh đạo, chiến lược,

kế hoạch về công tác cán bộ là công cụ hữu hiệu để lãnh đạo các cấp ủy, thủ trương các cơ quan, đơn vị thực hiện việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ở cơ quan, đơn vị mình.

Công tác tư tưởng chưa được đẩy mạnh, chất lượng hạn chế, chưa làm cho các cấp ủy đảng, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị và toàn thể đội ngũ CB, CC toàn ngành nhận thức đầy đủ, sâu sắc các quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC của ngành. Tình trạng chung vẫn là cấp trên yêu cầu làm công việc gì, cấp dưới làm công việc đó, chưa nhận thức đầy đủ sự gắn kết giữa các nội dung công việc trong tổng thể nhiệm vụ nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC của ngành.

103

Đảng ủy và lãnh đạo Bộ chưa thành lập ban chỉ đạo, mới giao cơ quan tổ chức và cán bộ làm một số công việc cụ thể giúp lãnh đạo Bộ chỉ đạo, hướng dẫn, thực hiện, nên chưa có cơ quan chủ trì tiến hành việc kiểm tra, giám sát, tháo gỡ khó khăn, sơ kết, tổng kết việc thực hiện. Đội ngũ CB, CC làm công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC trong ngành thiếu năng lực chuyên môn và kinh nghiệm.

Việc phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng trong ngành; của lãnh đạo ngành ở từng cấp; của Chính phủ và các cơ quan nhà nước liên quan; sự phối hợp giữa Bộ với cấp ủy, chính quyền địa phương, với Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân còn nhiều bất cập; chưa nêu cao vai trò gương mẫu, tự phấn đấu của mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý và từng CB, CC.

Bất cập lớn nhất là việc chưa xây dựng và cụ thể hóa các văn bản pháp luật trong tổ chức thực hiện. Chưa có quy chế phân công trách nhiệm giữa các cơ quan, quy chế để nhân dân giám sát CB, CC chưa được xây dựng. Một số cấp ủy, tổ chức đảng trong ngành còn né tránh, đùn đẩy tránh nhiệm. Công tác quản lý CB, CC một số tổ chức còn lỏng lẻo. Phân công trách nhiệm giữa các tổ chức, cấp trên và cấp dưới, giữa trung ương và địa phương về CB, CC trong ngành chưa cụ thể, rõ ràng.

Lãnh đạo các cấp chưa động viên, tạo điều kiện để từng CB, CC tự phấn đấu vươn lên về mọi mặt. Nội dung động viên, tạo điều kiện để từng CB, CC tự phấn đấu vươn lên nhiều mặt chưa rõ ràng, thiếu tiêu chí cụ thể; chưa được quy định rõ cho từng đối tượng CB, CC trong ngành về từng nội dung: trình độ lý luận chính trị, quản lý hành chính, kỹ năng lãnh đạo, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ; đào tạo kỹ năng mềm về xử lý tình huống trong quản lý nhà nước, thực thi công vụ và khả năng giao tiếp công vụ, sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ còn một số vướng mắc về quy chế, thể chế pháp lý. Chính sách khuyến khích tự học tập, bồi dưỡng chưa rõ ràng và thực hiện không thống nhất trong ngành từ Trung ương đến địa phương. Một số cấp ủy, tổ chức đảng trong ngành còn chưa quan tâm chỉ đạo, thậm chí không khuyến khích việc tự phấn đấu vươn lên của CB, CC.

Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết, chủ trương, kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC chưa thường xuyên, chất lượng và hiệu quả thấp.

Về quy trình thực hiện Chưa thực hiện đúng quy trình nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC. Thiếu văn

bản pháp lý hướng dẫn cụ thể việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC trong ngành,

104

nên trong thời gian qua làm theo cách hiểu từng tổ chức, không theo đi theo một quy trình khoa học. Việc áp dụng quy trình có lúc có nơi còn máy móc, không linh hoạt, không căn cứ vào thực tiễn của từng tổ chức và từng loại CB, CC.

Sáu là, thực hiện các nguyên tắc trong nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC chưa thật nghiêm túc.

Việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC chưa thật xuất phát và hướng tới thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng, của Nhà nước, của ngành LĐ và PLXH, của đơn vị và từng địa phương; chưa thật sát với từng đối tượng, kịp thời đáp ứng những yêu cầu nảy sinh trong cuộc sống; chưa thiết thực và đạt hiệu quả cao. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC chưa được thực hiện thường xuyên, kiên trì, đồng bộ, thường tập trung vào dịp đại hội đảng, bầu cử Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp, khi có nhu cầu bổ nhiệm cán bộ. Mức độ đa dạng hóa các hình thức nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào chưa rõ nét. Chưa kết hợp chặt chẽ giữa nâng cao chất lượng CB, CC với nâng cao chất lượng của các tổ chức đảng, chuyên môn và đoàn thể trong ngành; chưa thật sự lấy nâng cao chất lượng của các tổ chức để thúc đẩy quá trình tự nâng cao chất lượng của từng CB, CC. Sự kết hợp giữa xây và chống, giữa nâng cao kiến thức, kỹ năng mới, tư tưởng, tình cảm cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn, nghiệp vụ với kiên quyết phê phán, khắc phục những yếu kém, khuyết điểm chưa chặt chẽ.. Vai trò lãnh đạo của Đảng đôi lúc và ở một số đơn vị chưa rõ nét; việc phát huy trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, Mặt trận Lào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân trong nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH chưa thành cơ chế rõ ràng, vận hành thông suốt, thành nền nếp.

3.2.2. Nguyên nhân và kinh nghiệm 3.2.2.1. Nguyên nhân của ưu điểm Nguyên nhân chủ quan Một là, các cấp ủy, lãnh đạo các cấp và CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào nhận

thức rõ chức năng, vai trò, ý nghĩa đột phá của việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC trong điều kiện mới.

Đảng ủy và lãnh đạo Bộ LĐ và PLXH Lào đã nêu cao ý thức trách nhiệm trước Đảng, trước Nhà nước và trước nhân dân trong việc nâng cao khả năng giải quyết hợp lý các nhiệm vụ được giao cho ngành. Với tinh thần đó, đã ý thức tầm quan trọng của việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống, trình độ và năng lực, phong cách làm việc cho CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào, coi đây là trách nhiệm phải

105

tiến hành nghiêm túc, khách quan, toàn diện và có phương thức phù hợp trong điều kiện mới. Do vậy, đã chủ động nghiên cứu, chỉ đạo triển khai, cụ thể hóa các chủ trương, đường lối, quy định của Trung ương Đảng; Nghị định, quy chế, quy định của Chính phủ thực hiện trong thực tiễn ở ngành LĐ và PLXH Lào. CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào đã ý thức, nhận thức rõ và sâu sắc trong vấn đề nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực thực hiện công việc mà mình đang đảm nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân đã phấn đấu tự học, tự nghiên cứu và hoàn thiên bản thân để đáp ứng với yêu cầu phát triển ngành LĐ và PLXH Lào và điều kiện hội nhập quốc tế.

Hai là, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp trong ngành LĐ và PLXH Lào đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC tập trung hơn.

Từ nhận thức đúng vị trí, vai trò quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào là khâu đột phá cho việc phát triển ngành về mọi mặt, cấp ủy các cấp, các cơ quan có thẩm quyền trong ngành đã có nhiều cố gắng trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tương đối hiệu quả công tác này. Ban Tổ chức Trung ương Đảng, Bộ Nội vụ đã phối hợp với Vụ Tổ chức và cán bộ của Bộ rà soát hằng năm và có văn bản hướng dẫn chỉ đạo, triển khai việc nâng cao trình độ và năng lực cho CB, CC, nhất là công chức dự bị để họ có kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ điều hành, quản lý nhà nước cần thiết. Đồng thời với đào tạo, bồi dưỡng kiến thức mới về quản lý hành chính nhà nước, hằng năm đã tuyển chọn những CB, CC ưu tú có triển vọng phát triển để bồi dưỡng kiến thức lý luận chính trị - hành chính ngắn hạn, giúp họ có khả năng giải quyết công việc đúng với chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Ba là, cơ quan làm công tác tổ chức và cán bộ được kiện toàn, đội ngũ CB, CC làm công tác tham mưu về công tác này ngày càng có chất lượng và có đủ về số lượng từng vị trí việc làm theo chức năng, nhiệm vụ.

Căn cứ hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương Đảng và Bộ Nội vụ, theo thẩm quyền, ngày 23-5-2014 Bộ trưởng Bộ LĐ và PLXH Lào đã ban hành Quyết định số 1778/LĐPLX về tổ chức và hoạt động của Vụ Tổ chức và cán bộ và cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc tổ chức và cán bộ ở các Sở LĐ và PLXH các tỉnh, thành phố trên cả nước. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng nhất giúp việc xây dựng, kiện toàn cơ quan tham mưu về công tác tổ chức và cán bộ ngành LĐ và PLXH Lào đủ sức chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Giám đốc Sở trong công tác nâng cao chất lượng CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành. Xác định CB, CC làm

106

nhiệm vụ về công tác tổ chức và cán bộ cũng là một nghề chuyên môn nghiệp vụ, thậm chí là nghề chuyên môn nghiệp có tính đặc thù riêng, nên trong những năm qua đội ngũ này từng bước được quan tâm xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ trong và ngoài nước, bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng để đáp ứng công việc được giao. Tất cả điều đó góp phần nâng cao chất lượng công tác tổ chức và cán bộ của ngành LĐ và PLXH Lào đáp ứng công tác tham mưu có chất lượng cho Đảng ủy và lãnh đạo Bộ LĐ và PLXH Lào trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC của ngành.

Nguyên nhân khách quan Một là, các thể chế của Đảng và Nhà nước về nâng cao chất lượng đội ngũ CB,

CC ngày càng hoàn thiện, cụ thể hơn. Trong các nghị quyết của các cấp ủy đảng về công tác cán bộ bao giờ cũng đưa

yêu cầu chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay. Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã sớm ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển nguồn nhân lực ở CHDCND Lào và Ban Tổ chức Trung ương Đảng đã hướng dẫn triển khai kịp thời; các Bộ, ngành đã thành lập bộ máy phụ trách về phát triển nguồn nhân lực của mình. Với sự phát triển của thực tiễn cách mạng trong giai đoạn mới, Trung ương Đảng và Chính phủ đã có hướng dẫn xây dựng Chiến lược phát triển CB, CC trong giai đoạn mới. Các quy định, quy chế liên quan đến nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC cũng đã ban hành như: Quy định của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về đánh giá phân loại cán bộ; Quy định của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về bổ nhiệm, chuyển đổi nhiệm vụ và nơi công tác của cán bộ; Quy định của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về tiêu chuẩn cán bộ; Quy định của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về công tác quản lý cán bộ (sửa đổi, bổ sung); Chỉ thị của Bộ Chính trị Trung ương ương Đảng về việc lập Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trên toàn quốc; Nghị định của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế công chức của CHDCND Lào; Nghị định của Thủ tướng Chính phủ về chức danh quản lý của công chức CHDCND Lào và Nghị định của Chính phủ về tiêu chuẩn chức danh quản lý công chức CHDCND Lào. Đó là những căn cứ, chuẩn mực cho công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào.

Hai là, công cụ, phương tiện trang thiết bị, kinh phí phục vụ công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC đáp ứng ngày một tốt hơn.

Trang thiết bị, điều kiện nơi làm việc của các cơ quan liên quan đến công tác nâng cao chất lượng CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào được cung cấp tương đối đầy

107

đủ. Kinh phí phục vụ cho công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC hằng năm đều tăng; đồng thời được sự tài trợ của tổ chức quốc tế trong phát triển nguồn nhân lực của ngành. Hệ thống thông tin liên lạc được thiết lập thông suốt. Thiết bị công nghệ thông tin, lưu trữ dữ liệu trợ giúp cho quá trình lãnh đạo, chỉ đạo nói chung và những chỉ đạo trong công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC được thuận lợi, nhanh chóng, chính xác giúp việc xác định đối tượng, phương pháp, quy trình, chương trình nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH tốt hơn;

Ba là, nền giáo dục phổ thông và chuyên nghiệp của nước CHDCND Lào có những đổi mới.

Cùng với quá trình đổi mới toàn diện đất nước, nền giáo dục quốc dân đã có những bước tiến lớn. Hệ thống các trường, lớp, các chuyên ngành được thiết lập và hoạt động ngày một hiệu quả hơn, từ giáo dục phổ thông đến đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học đã giúp cho việc CB, CC có nhiều lựa chọn trong nâng cao trình độ chuyên môn phù hợp với công việc được giao, góp phần cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào.

3.2.2.2. Nguyên nhân của hạn chế Nguyên nhân chủ quan Một là, nhận thức của cấp ủy đảng, lãnh đạo các cấp và đội ngũ CB, CC ngành

LĐ và PLXH Lào về tầm quan trọng, sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC nhằm đáp ứng yêu cầu hiên nay chưa đầy đủ, sâu sắc, chưa thống nhất, thậm chí có nơi, có lúc còn coi nhẹ công tác này.

Nhiều tổ chức thuộc ngành LĐ và PLXH Lào chưa nhận thức, quán triệt quan điểm, nghị quyết, quy định của Trung ương Đảng; chính sách, nghị định, pháp luật của Nhà nước về nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC. Từ việc nhận thức chưa đầy đủ đó, các tổ chức chỉ chú trọng đến công tác chuyên môn theo tình thế trước mắt, chưa chú trọng đến phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC để chuẩn hóa CB, CC đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành và điều kiện hội nhập.

Hai là, ý thức phấn đấu vươn lên của nhiều CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào còn kém, nhất là phấn đấu để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học trong quản lý, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, lối sống.

Đa số CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào có tư tưởng an phận, cầu an, ngại va chạm, làm việc theo hệ thống máy móc, ngại suy nghĩ, ngại nghiên cứu cho sự phát triển bền vững. Một số CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào cấp huyện, nhất là huyện

108

vùng sâu, vùng xa, khả năng tiếp cận với kiến thức mới chậm, làm việc không có nền nếp, kiến thức và kỹ năng quản lý hành chính nhà nước thiếu, lối sống nông dân. Số CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào trẻ, mới vào biên chế, trình độ học vấn cao, tiếp thu cái mới nhanh, nhưng kinh nghiệm quản lý, điều hành, kinh nghiệm thực tiễn lại thiếu, còn dao động trước tình hình phức tạp, xử lý công việc theo lối máy móc, thiếu lý luận chính trị, thường chỉ lo vun vén cá nhân và hoài nghi về chế độ. Một số CB, CC vi phạm khuyết điểm, bị kỷ luật nhưng đã không cố gắng sửa chữa, còn bất mãn với Đảng và Nhà nước và phạm khuyết điểm nặng hơn.

Ba là, tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ngành LĐ và PLXH Lào chưa được kiện toàn, cải cách, đổi mới và sắp xếp hợp lý với điều kiện hiện nay và vai trò của người đứng đầu chưa phát huy tác dụng triệt để.

Có thể nói, tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ngành LĐ và PLXH Lào đang có hiện nay đã thực hiện từ năm 2007 có những điểm chưa hợp lý và quá chậm trong kiện toàn, cải cách, đổi mới cho phù hợp với điều kiện mới và hội nhập quốc tế. Bộ máy tổ chức ngành LĐ và PLXH Lào ở Trung ương còn thiếu đầu mối quan trọng trong nghiên cứu, nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC như: Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng CB, CC; Viện khoa học LĐ và PLXH... Bộ máy tổ chức hành chính nhà nước cấp tỉnh, thành phố và huyện cũng chưa hợp lý, còn cồng kềnh, không phù hợp với chức năng và vị trí việc làm; chậm kiện toàn, cải cách, đổi mới. Bên cạnh những hạn chế về trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, kỹ năng nghiệp vụ của đội ngũ CB, CC là người đứng đầu tổ chức. Một số CB, CC này còn mắc khuyết điểm là lợi dụng chức quyền để tham ô, tham nhũng, gây mâu thuẫn nội bộ tổ chức, cơ quan. Ở một số tổ chức, số CB, CC có chức quyền - do không giữ được bản lĩnh, lập trường chính trị, lập trường cách mạng - đã làm cho nội bộ tổ chức, cơ quan mất đoàn kết, có trường hợp phải thay đổi nhân sự và xử lý kỷ luật, gây mất ổn định về tổ chức, cơ quan, ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của ngành LĐ và PLXH Lào. Đội ngũ CB, CC lãnh đạo, quản lý ngành LĐ và PLXH Lào ở nhiều địa phương, cả cấp tỉnh và cấp huyện có biểu hiện coi trọng về cơ cấu già - trẻ, nam - nữ, dân tộc, con cháu của bậc lão thành cách mạng, nền nhiều khi coi nhẹ tiêu chuẩn và năng lực, dẫn đến chất lượng lãnh đạo, quản lý chưa tương xứng và không hiệu quả.

Bốn là, tính đồng bộ giữa các khâu trong công tác cán bộ còn có những hạn chế, quy định thiếu chặt chẽ, do đó gây trở ngại cho công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào.

109

Năm là, những quy định có tính nghiệp vụ riêng cho ngành LĐ và PLXH Lào chưa được xây dựng đầy đủ, chặt chẽ, phù hợp với từng đối tượng CB, CC.

Sáu là, chậm đổi mới, thiếu cơ chế, phương pháp, cách làm mang lại hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC. Chưa xây dựng được tiêu chuẩn cụ thể về từng mặt phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực, kiến thức của từng loại CB, CC ở lĩnh vực LĐ và PLXH Lào, ở từng cấp, đối với từng chức danh; tiêu chuẩn cụ thể đối với CB, CC lĩnh vực LĐ và PLXH Lào; chưa quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác CB, CC.

Bảy là, nhận thức về quản lý CB, CC chưa chắc, chưa sâu. Tinh thần tự phê bình và phê bình, tính chiến đấu chưa cao; chưa vượt qua được tâm lý nể nang, né tránh, ngại va chạm, xuê xoa, hình thức. Chưa gắn việc đánh giá CB, CC với kết quả hoàn thành nhiệm vụ công tác được giao.

Tám là, sự phối hợp giữa tổ chức ngành LĐ và PLXH Lào với ngành giáo dục và đào tạo, chính quyền các cấp, với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC chưa chặt chẽ, đầy đủ, tính thống nhất chưa cao và chưa có lộ trình phối hợp hiệu quả.

Nguyên nhân khách quan Một là, hệ thống thể chế của Đảng và Nhà nước về nâng chất lượng đội ngũ CB,

CC nói chung và đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào nói riêng chưa hoàn thiện và đồng bộ.

Hiện nay, mới chỉ có mỗi Nghị quyết của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa V về phát triển nguồn nhân lực ở CHDCND Lào từ năm 1993, đến nay đã hơn 10 năm. Công tác triển khai thực hiện Nghị quyết về phát triển nguồn nhân lực, trong đó có việc phát triển đội ngũ CB, CC, viên chức, vẫn chưa được thể chế hóa, cụ thể hóa thành quy định, quy chế và cao hơn, có tính hợp hiến hợp pháp là luật. Cho nên, các Bộ, ngành không có căn cứ pháp lý trong nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC của ngành mình; có tiến hành cũng thiếu quy cách, quy trình và không thống nhất, thiếu đồng bộ.

Hai là, hệ thống đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào chưa hoàn thiện, thậm chí không có ngành chuyên môn phù hợp với công tác LĐ và PLXH.

Các hệ thống đào tạo, bồi dưỡng đang có trong hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay có một điều đáng nói là, chưa xây dựng được - thậm chí chưa có chủ trương xây

110

dựng - trường đào tạo, bồi dưỡng về LĐ và PLXH. Trong hệ thống các trường đại cao đẳng, đại học - cả công lập và dân lập - đều không có chuyên ngành về công tác LĐ và PLXH riêng (hiện nay chỉ ở Đại học Quốc gia Lào có bộ môn chuyên ngành xã hội và phát triển). Vì vậy, việc phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào đang gặp khó khăn rất lớn.

Ba là, chương trình, nội dung, giáo trình, giáo án, sổ tay hướng dẫn thực hiện công tác LĐ và PLXH, sổ tay thực hiện công việc LĐ và PLXH không hoàn thiện, không đồng bộ và chưa được đầu tư nghiên cứu.

Bộ LĐ và PLXH Lào được thành lập chính thức năm 1993; nhưng đến nay còn thiếu sự chỉ đạo của cấp trên trong xây dựng chương trình, nội dung, giáo trình, giáo án, các loại sổ tay về thực hiện công tác LĐ và PLXH, thậm chí không có sự chỉ đạo về công tác này. Việc nghiên cứu của CB, CC làm tham mưu về phát triển CB, CC cũng không được chú trọng và quan tâm; trong thực hiện công việc phát triển CB, CC cũng không theo chương trình, nội dung, giáo trình, giáo án thống nhất nào.

Bốn là, đa số đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào trưởng thành trong thời kỳ chiến tranh, thời kỳ thực hiện cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp và qua đào tạo chuyên môn không sát với công tác LĐ và PLXH Lào. Cho nên, đội ngũ này còn chịu sự tác động khá mạnh mẽ về nếp nghĩ, tầm nhìn, phong cách làm việc của thời kỳ cũ; CB, CC vừa làm, vừa học trong thực hiện công việc; nhận thức và hoạt động thực hiện công tác còn nhiều hạn chế, lề lối làm việc còn nặng về bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa, ít hiểu biết về công tác LĐ và PLXH; kém năng động, đầu óc sáng tạo và đầu óc đổi mới.

Năm là, một số CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào vẫn mang nặng tâm lý tập quán của người nông dân, tư tưởng của nền sản xuất tiểu nông, phân tán nên chưa tiếp cận được khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại. Tư tưởng gia trưởng, cục bộ, địa phương, dòng họ, bè cánh vẫn còn tồn tại, ảnh hưởng đến việc tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, tính tiền phong của người CB, CC ngành LĐ và PLXH.

Sáu là, mặt trái của cơ chế thị trường, các tệ nạn xã hội phát triển tác động mạnh mẽ, làm cho một số CB, CC thoái hóa về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; tình trạng tham nhũng, lãng phí gia tăng. Tâm lý hưởng thụ, coi kinh tế là trên hết, lợi ích cá nhân được đề cao hơn lợi ích tập thể và cộng đồng đã nảy sinh trong tư tưởng của - có thể nói - đa số CB, CC. Sự phân hóa giàu nghèo trong đội ngũ CB, CC diễn ra nhanh chóng và ngày càng kéo dài khoảng cách. Một số CB, CC có chức, có quyền đã lợi

111

dụng chức quyền làm giàu bất chính, xa rời quần chúng, xa nhân dân, chà đạp lên lợi ích của tập thể, nhiễm bệnh lối sống xa hoa, lãng phí, sùng ngoại, ăn chơi... Một số CB, CC trước đây đã được tôi luyện ý chí, bản lĩnh chiến đấu trong khói lửa, lập nhiều chiến công, nhưng nay mắc phải nhiều lỗi lầm trong thực hiện công tác, có người trở thành tội phạm.

Bảy là, những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, đặc biệt là chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch nhằm âm mưu phá hoại CNXH và vai trò lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đã ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng của một số CB, CC hiện nay ở Lào, trong đó có đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào. Có thể nói, trong điều kiện công nghệ thông tin được mở rộng, các thế lực thù địch thường xuyên tuyên truyền xuyên tạc, bôi nhọ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng đường lối của Đảng, khoét sâu những nhược điểm nảy sinh trong thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và nhân dân các bộ tộc Lào, nhất là công cuộc thực hiện cơ chế kinh tế thị trường ở Lào đã làm cho một số CB, CC dao động, ý chí phấn đấu không cao, thiếu niềm tin vào đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, nghi ngờ việc lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, lý luận của Đảng trong điều kiện hiện nay.

3.2.3. Những kinh nghiệm Qua những ưu điểm, thành tưu, hạn chế, khuyết điểm của quá trình nâng cao

chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào có thể rút ra một số kinh nghiệm như sau:

Một là, nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC phải bám sát nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ phát triển ngành LĐ và PLXH Lào và hội nhập quốc tế.

Chất lượng của đội ngũ CB, CC được đặt trong mối quan hệ với yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ phát triển ở mỗi ngành, mỗi cấp và điều kiện hội nhập quốc tế ở mỗi giai đoạn cách mạng cụ thể, sao để cho mỗi CB, CC được nhân dân tin, nhân dân phục và nhân dân yêu. Trong giai đoạn đẩy mạnh CNH HĐH, hội nhập khu vực, quốc tế và phát triển ngành LĐ và PLXH Lào bền vững yêu cầu đội ngũ CB, CC ngành phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao đẳng trở lên, có trình độ ngoại ngữ cần thiết, có khả năng sử dụng công nghệ thông tin một cách thuần thục vào xử lý công việc được giao. Đồng thời, phải có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống lành mạnh, có lập trường vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp tốt đẹp, nhảy bén trước cái mới và có tính năng động, sáng tạo.

112

Mục tiêu chung của việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC phải dựa trên cơ sử xác định rõ nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ phát ngành LĐ và PLXH Lào và điều kiện hội nhập quốc tế. Đảng chỉ đạo lập nên các ngành quản lý nhà nước và đưa CB, CC là đảng viên nắm quyền lãnh đạo, quản lý bộ máy tổ chức các cấp của ngành là nhằm lãnh đạo, quản lý tổ chức thực hiện thắng lợi mục tiêu, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng trong toàn ngành ở các cấp. Chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào là yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định chất lượng tổ chức và hoạt động, lãnh đạo, quản lý, điều hành của các bộ máy tổ chức thuộc ngành LĐ và PLXH Lào. Do đó, phải xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ phát triển ngành và điều kiện hội nhập quốc tế mà tổ chức nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC hợp lý. Từ nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ phát triển ngành LĐ và PLXH Lào và gắn với điều kiện hội nhập quốc tế, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước để đảm bảo cho ngành LĐ và PLXH phát triển bền vững, đồng bộ với các ngành khác và nền kinh tế - xã hội Lào phát triển, giữ vững ổn định chính trị mà xác định yêu cầu trang bị kiến thức toàn diện cho đội ngũ CB, CC toàn ngành.

Xuất phát từ yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ phát triển ngành LĐ và PLXH Lào và gắn với điều kiện hội nhập quốc tế đòi hỏi lãnh đạo ngành LĐ và PLXH Lào cần tác động để nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC của ngành ngang tầm với đòi hỏi của thực tiễn. Mặt khác, cũng yêu cầu từng CB, CC phải có ý thức tự giác nâng cao trình độ, năng lực, trau dồi phẩm chất đạo đức, phấn đấu vươn lên làm chủ bản thân, làm chủ công việc được giao và xã hội thông qua nhiệm vụ chính trị.

Hai là, chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào cần được nâng cao một cách toàn diện.

Thực tiễn cách mạng đã chứng minh rằng, bất cứ giai đoạn lịch sử cách mạng, ở bất cứ vị trí, cương vị nào cũng đòi hỏi người CB, CC, người đảng viên luôn luôn phải xứng đáng là người chiến sĩ cộng sản chân chính, vừa ‘‘hồng’’ vừa ‘‘chuyên’’, vừa có đức, vừa có tài, trong đó đức là gốc. Mặt đức và mặt tài luôn gắn bó keo sơn với nhau trong mỗi CB, CC. Chủ tịch Hồ Chí Minh người sáng lập ra Đảng Cộng sản Đông Dương thường nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên luôn phải trao dồi đạo đức, luôn luôn phải học tập tốt, công tác tốt để trở thành người giỏi. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là ngọn đèn pha soi sáng cho mỗi CB, CC, đảng viên và tổ chức bộ đảng và nhà nước học tập, vận dụng vào thực tiễn. Hiện nay, mặt đức và mặt tài được hiểu cụ thể hơn, đức là phẩm chất chính trị vững vàng và phẩm chất đạo đức trong sạch, có lối

113

sống trong sáng, trung thành với chế độ, với Tổ quốc; tài là trình độ mọi mặt, có năng lực thực hiện công tác, công việc được giao trong thực tiễn, khả năng tổ chức, lãnh đạo quần chúng, gương mẫu dẫn đầu trong lao động, lời nói đi đôi với hành động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có đầu óc sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ, công việc được giao.

Nâng cao mọi mặt chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào không nhất thiết là việc gì cũng tiến hành, nhưng tiến hành lại không đến nơi đến chốn; không nhất thiết phải học tập qua trường lớp, sách vở, giáo trình, giáo án soạn sẵn, mà cần căn cứ vào đặc điểm, hoàn cảnh cụ thể của từng tổ chức, từng địa phương, từng cá nhân CB, CC mà có kế hoạch học tập, bồi dưỡng, tu dưỡng, rèn luyện cho phù hợp, nhất là ngành LĐ và PLXH Lào cấp huyện. Để đạt được kết quả chất lượng CB, CC toàn diện về mọi mặt trên thực tế, các tổ chức thuộc ngành LĐ và PLXH Lào cần phân loại chính xác từng CB, CC những CB, CC nào yếu kém mặt gì thì cần tập trung nâng cao nhiều hơn về mặt đó, đồng thời phải giữ vững và phát huy nhân rộng những mặt mạnh, mặt ưu điểm đã có.

Ba là, cần đánh giá đúng thực trạng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào, trên cơ sở đó phát huy ưu điểm và có phương hướng khắc phục hạn chế.

Việc đánh giá đúng thực trạng đội ngũ CB, CC và từng người CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào là căn cứ quan trọng hàng đầu để xác định đối tượng, yêu cầu, phương pháp phù hợp trong nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC. Muốn đáng giá đúng thực trạng phải căn cứ vào quy định đánh giá, phân loại cán bộ, quy định về tiêu chuẩn của cán bộ, Nghị định về tiêu chuẩn chức danh công chức CHDCND Lào và các văn bản quy phạm pháp luật về đáng giá CB, CC đã được cụ thể hóa ở ngành LĐ và PLXH Lào; trên cơ sở quan điểm khách quan, toàn diện, công tâm, dân chủ. Nếu không, đánh giá CB, CC sẽ có tình trạng chung chung. nể nang, xuê xoa, làm chiếu lệ, qua loa để báo cáo với cấp trên, coi đó là xong công việc.

Đánh giá CB, CC là vấn đề hết sức hệ trọng và rất tế nhị, nhảy cảm và phức tạp. Nếu đánh giá sai, hoặc thiếu tệ nhị cũng dễ nảy sinh những tâm tư, thắc mắc, "ân oán", mất đoàn kết nội bộ. Vì vậy, ngoài việc căn cứ vào các quy định liên quan đến đánh giá CB, CC còn phải làm tốt nội dung tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng và sinh hoạt cơ quan. Đây là khâu đột phá trong củng cố và kiện toàn, chỉnh đốn, đổi mới tổ chức ở ngành LĐ và PLXH Lào. Phải đặt CB, CC trong môi trường và điều kiện cụ thể, trong mối quan hệ biện chứng với chủ trương, đường, chính sách, tổ chức và

114

nhiệm vụ, công việc được giao để xem xét toàn diện các mặt khách quan, chủ quan, trong cả quá trình phát triển của CB, CC. Đánh giá CB, CC phải dừa trên nguyên tắc, quy trình, phương pháp khoa học, nhưng đảm bảo thấu tình, đạt lý và lấy hiệu quả công việc, sự đóng góp thực tế làm thước đo chủ yếu phẩm chất, năng lực của từng CB, CC.

Trong đánh giá CB, CC ở ngành LĐ và PLXH Lào phải thực hiện tốt quy chế dân chủ Đổi mới cách quản lý và phân công nhiệm vụ cho mỗi CB, CC cũng là điều kiện cần thiết để đảm bảo cho công tác CB, CC thực hiện tốt, đánh giá CB, CC sẽ có căn cứ rõ ràng, cụ thể. Tình trạng thiếu dân chủ trong tổ chức, trong việc quần chúng góp ý kiến xây dựng, dân chủ hình thức sẽ làm cho việc đánh giá CB, CC thiếu chính xác, thiếu công bằng, lây lan từ hậu quả này sang hậu quả khác trong nội bộ tổ chức.

Để đánh giá đúng chất lượng đội ngũ CB, CC, các cấp ủy, người lãnh đạo phải đánh giá một cách toàn diện, không chỉ dựa vào bề nổi thành tích, theo cảm tính cá nhân, mà phải đi sâu một số nội dung chủ yếu sau:

Đánh giá động cơ, phương pháp và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của từng CB, CC. Việc xem xét động cơ của CB, CC là rất quan trọng, bởi vì có CB, CC chỉ vì động cơ cá nhân như thăng quan tiến chức hoặc kiếm lợi mới tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao, động cơ này rất nguy hiểm cho Đảng, Nhà nước, Tổ quốc và nhân dân. Xem xét kết quả công tác của CB, CC phải xem xét về khối lượng, chất lượng, hiệu quả công việc được giao về góc độ chính trị, kinh tế, xã hội.

Đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống, đạo đức nghề nghiệp, phong cách làm việc của CB, CC. CB, CC không những phải có phẩm chất đạo đức tốt mà phải có ý thức đấu tranh với biểu hiện sai trái của người khác, kể cả trong gia đình, họ hàng mình. Đánh giá được chiều hướng và khả năng phát triển của từng CB, CC để tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, vào những nhiệm vụ thích hợp hoặc giới thiệu với cấp trên đưa vào diện quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB, CC lãnh đạo, quản lý điều hành ngành LĐ và PLXH Lào.

Bốn là, đưa CB, CC vào phong trào thực tiễn để rèn luyện, thử thách. Phong trào thực tiễn là nơi rèn luyện và thử thách CB, CC một cách tối ưu và tốt

nhất để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào một cách toàn diện. Từng CB, CC là một tế bào cấu thành nên tổ chức đảng, chuyên môn, nhưng cũng là một thành viên trong các tổ chức chính trị - xã hội khác. CB, CC hoạt động trong phong trào thực tiễn là thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và tổ chức với thực tiễn xã hội, thực tiễn đời sống của nhân dân. CB, CC chân chính

115

phải biết hy sinh, phấn đấu cho lợi ích của cách mạng, của Tổ quốc, đem lại hạnh phúc cho nhân dân, bản thân và gia đình.

Hoạt động trong phong trào thực tiễn, mỗi CB, CC chịu sự phân công của tổ chức, thay mặt tổ chức hướng dẫn, tổ chức cho nhân dân thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, cũng trong phong trào thực tiễn mà CB, CC tự rèn luyện mình sao cho xứng đáng là người chiến sĩ tiên phong, là tấm gương sáng để nhân dân noi theo. Uy tín của Đảng, của Nhà nước và tổ chức thể hiện thông qua uy tín của từng CB, CC, bằng những hành động, bằng những việc làm cụ thể thiết thực để nhân dân thừa nhận.

Hoạt động trong phong trào thực tiễn, CB, CC được tu dưỡng, rèn luyện những mặt chủ yếu sau: gương mẫu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, phong cách làm việc; gương mẫu về hành động; rèn luyên tính tổ chức kỷ luật; có điều kiện để học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, quản lý kinh tế, quản lý xã hội.

Năm là, cụ thể hóa chủ trương, đường lối và các quy định của Trung ương về nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC vào điều kiện ngành LĐ và PLXH Lào.

Việc cụ thể hóa chủ trương, đường lối và các quy định của Trung ương về nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC vào điều kiện ngành LĐ và PLXH Lào là rất quan trọng. Việc cụ thể hóa cần tập trung vào những vấn đề, những nội dung thiết thực nhất, đồng thời bảo đảm tính toàn diện, cố gắng xây dựng những nội dung với những tiêu chuẩn, tiêu chí có thể định lượng được, "đo đếm" được hoặc phải thể hiện bằng những tiêu chuẩn, tiêu chí có thể nhận biết được, tránh tình trạng làm chung chung và trừu tượng, khó khăn trong tổ chức thực hiện.

Tiểu kết chương 3

Trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào đến nay, tuy còn có một số nội dung, một số điểm bất cập, song cơ cấu đội ngũ đã tương đối phù hợp; đa số CB, CC của ngành có phẩm chất chính trị; đạo đức, lối sống tốt; trình độ và năng lực đội ngũ đã có bước tiến quan trọng, tiếp thu và vận dụng được đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, chủ trương công tác của Bộ; kỹ năng lãnh đạo, quản lý và chuyên môn nghiệp vụ đạt những thành công bước đầu đáng kể; phong cách công tác khoa học hơn, biết phối hợp với nhân dân trong công

116

tác, góp phần vào sự phát triển ngành LĐ và PLXH Lào trong tiến trình CNH, HĐH đất nước, hội nhập khu vực và quốc tế. Hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào trong những năm qua đã được các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, CB, CC quan tâm nhằm làm cho CB, CC thực sự đủ phẩm chất, năng lực công tác. Các văn bản quy định, quy chế, hướng dẫn, chỉ đạo đã được Đảng ủy Bộ LĐ và PLXH Lào triển khai các nội dung trong nâng cao chất lượng CB, CC tương đối hiệu quả; phương thức, quy trình nâng cao chất lượng CB, CC được thực hiện một cách cơ bản là hợp lý. Bên cạnh đó, công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào cũng còn nhiều bất cập, hạn chế như việc triển khai các nội dung quy định của cấp trên về công tác cán bộ chưa được thực hiện, hình thức nâng cao chất lượng CB, CC cũng không phong phú, hiệu quả không cao, nhiều nội dung đưa vào chương trình nâng cao chất lượng CB, CC còn chung chung, trừu tượng, không thống nhất, không sát với ngành LĐ và PLXH Lào và không liên quan đến công việc mà CB, CC đang thực hiện. Nguyên nhân của thành tựu cũng như hạn chế, yếu kém của nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào có nhiều, có cả nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan; có cả nguyên nhân về nhận thức, nguyên nhân trong tổ chức thực hiện. Qua nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào trong những năm qua có thể rút ra một số kinh nghiệm bước đầu về nâng cao nhận thức của các tổ chức đảng, CB, CC và các cơ quan liên quan, tầm quan trọng của việc cụ thể hóa các chủ trương, đường lối, quy định của Đảng và Nhà nước về nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào đáp ứng yêu cầu mới. Việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định, chế độ liên quan đến nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC nói chung và nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào nói riêng, việc chỉ đạo tập trung, thống nhất quá trình thực hiện, việc triển khai một cách linh hoạt, sáng tạo trong tình hình cụ thể là nhiệm vụ cấp bách hiện nay và thời gian tới để nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC có đủ phẩm chất và năng lực trong thực hiện công tác.

117

Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGÀNH LAO ĐỘNG VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI CỘNG HÒA

DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ĐẾN NĂM 2030

4.1. DỰ BÁO NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG, MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGÀNH LAO ĐỘNG VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

4.1.1. Dự báo những nhân tố tác động đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào trong giai đoạn hiện nay

4.1.1.1. Những thuận lợi Một là, công cuộc đổi mới ở CHDCND Lào đã thu được những thành tựu to lớn,

tạo niềm tin và sự hăng hái phấn đấu của đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào. Báo cáo chính trị trình bày tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng

NDCM Lào đã nhận định, đánh giá thành tựu 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng là "to lớn, nhiều mặt và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng" [184, tr.28]. Trong những năm qua, được sự đầu tư phát triển về kinh tế - xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các bộ tộc Lào không ngừng được cải thiện và đã thu được những thành tựu to lớn; đội ngũ CB,CC nói chung và đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào nói riêng đã được cải thiện cả mặt vật chất lẫn tinh thần, điều đó đã tạo niềm tin vững chắc cho đội ngũ CB, CC. Đa số CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào có phẩm chất đạo đức tốt, trung thành với lý tưởng, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng; có lối sống giản dị, trong sáng, gần gũi với nhân dân, tâm huyết với công việc. Đây là nhân tố quan trọng góp phần đảm bảo tổ chức thực hiện thành công đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, lãnh đạo nhân dân, sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện thắng lợi các mục tiêu do Đảng đề ra.

Hai là, Đảng và Nhà nước Lào đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp, quy chế, quy định về công tác cán bộ; sắp tới Đại hội X của Đảng NDCM Lào sẽ đề ra nhiều chủ trương mới về xây dựng đội ngũ CB, CC.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước Lào luôn chú trọng và quan tâm tới việc xây dựng đội ngũ CB, CC. Đây là nhân tố then chốt để thực hiện nhiệm vụ trọng

118

tâm là phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng XHCN; đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện thành công chương trình cải cách nền hành chính nhà nước và xây dựng đất nước, góp phần ổn định hệ thống chính trị và chất lượng bộ máy nhà nước. Trong thời gian qua Đảng và Nhà nươc Lào đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp, quy chế, quy định về công tác cân bộ và CB, CC và Đại hội X của Đảng NDCM Lào sẽ có nhiều chủ trương, chính sách, quy định, pháp luật về công tác cán bộ và CB, CC nhằm xây dựng đội ngũ CB, CC có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; có tinh thần đoàn kết, hợp tác, ý thức tổ chức kỷ luật cao và phong cách làm việc khoa học, tôn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm. Chương trình tổng thể cải cách nền hành chính nhà nước đến năm 2020 cũng xác định, nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC là một trong bảy chương trình hành động chiến lược góp phần xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, từng bước hiện đại, xây dựng bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Trong đó, đặt ra yêu cầu xây dựng được đội ngũ CB, CC hành chính vừa có phẩm chất đạo đức tốt, vừa có năng lực, trình độ chuyên môn cao, có kỹ năng quản lý, vận hành bộ máy hành chính nhà nước để thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Ba là, Đảng ủy, lãnh đạo Bộ LĐ và PLXH Lào đã lãnh đạo thực hiện khá tốt công tác cán bộ và đã giành được những thành tựu cơ bản quan trọng; tích lũy được một số kinh nghiệm trong xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào.

Đảng ủy, lãnh đạo Bộ LĐ và PLXH Lào đã xác định công tác cán bộ là khâu quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định tới chất lượng và hiệu quả công việc, là khâu then chốt trong sự nghiệp cách mạng, là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào những thành công trong sự nghiệp đổi mới đất nước, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và phát triển ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào. Để đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của ngành thì việc làm tốt công tác cán bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC là một trong những nhiệm vụ được Đảng ủy, lãnh đạo Bộ quan tâm hàng đầu, trong đó việc thực hiện chế độ, vận dụng chính sách hỗ trợ hợp lý nhằm khuyến khích,

119

động viên CB, CC; thực hiện tốt công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, phân loại, khen thưởng, kỷ luật và đặc biệt là quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm để từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ CB,CC, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức nhà nước thuộc ngành là công việc mang ý nghĩa hết sức quan trọng. Đảng ủy, lãnh đạo Bộ đã lãnh đạo thực hiện công tác tổ chức và cán bộ trên một số mặt chủ yếu: hoàn thiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ CB, CC; hoàn thiện công tác phân tích công việc, xác định vị trí việc làm và xây dựng khung năng lực đối với các vị trí chức danh; xây dựng cơ chế thu hút, quy hoạch và sử dụng CB, CC; nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC; hoàn thiện công tác kiểm tra, đánh giá, khen thưởng và kỷ luật CB, CC; v.v..

Bốn là, đa số CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào quan tâm, có ý thức trách nhiệm đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào.

Nhìn một cách tổng quát, đội ngũ CB, CC của ngành LĐ và PLXH Lào đã có nhiều nỗ lực trong học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; thích ứng nhanh với cơ chế kinh tế thị trường, hội nhập khu vực và quốc tế; đã có những đóng góp quan trọng, từng bước đưa kinh tế - xã hội của CHDCND Lào ngày càng phát triển. Trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đội ngũ CB, CC của ngành đã quan tâm, có ý thức trách nhiệm nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý hành chính; khả năng sử dụng tin học, ngoại ngữ trong hoạt động công vụ nhằm đáp ứng với điều kiện mới hiên nay.

4.1.1.2. Những khó khăn Một là, đất nước còn trong tình trạng nước kém phát triển, đang đứng trước

nhiều nhiều khó khăn, thách thức. CHDCND Lào tiến hành công cuộc đổi mới từ năm 1986 (Đại hội IV), đến nay

là gần 30 năm, nhưng cơ cấu kinh tế Lào vẫn chưa có gì thay đổi lớn. Chẳng hạn, đến năm 2012 lực lượng lao động chính làm việc trong nền kinh tế là 3.186.600 người; trong đó có 70% làm việc trong lĩnh vực nông - lâm - ngư; nghiệp; số lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng mới chiếm 7,4%; lĩnh vực dịch vụ 22,7%. Như vậy, cơ cấu kinh tế Lào là theo hướng: nông lâm và ngư nghiệp - du lịch và dịch vụ - công nghiệp và xây dựng.

Đại hội IX Đảng NDCM Lào đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020,phải phấn đấu đạt các mục tiêu:

120

Đến năm 2020, nước ta phải thoát khỏi tình trạng kém phát triển, là nước có sự ổn định về chính trị và có trật tự an toàn về xã hội vững chắc; kinh tế phát triển liên tục và ổn định với nhịp độ tương đối nhanh; nhân dân có đời sống cao hơn mức hiện tại gấp ba lần, kinh tế quốc gia có cơ sở vững chắc bằng cơ cấu nông nghiệp - lâm nghiệp gắn chặt với công nghiệp và dịch vụ một cách tương xứng và tích cực, có khả năng hội nhập với khu vực và quốc tế; các thành phần kinh tế đều có sức mạnh và phát triển một cách kết dính, trong đó thành phần kinh tế của Nhà nước và thành phần kinh tế hợp tác của nhân dân chiếm phần lớn trong kinh tế quốc dân; kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước một cách có hệ thống và có yếu tố cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa,... Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào có quan hệ hợp tác rộng rãi với quốc tế để mang quyền lợi cho Tổ quốc và có khả năng tham gia cộng đồng thế giới trong sự nghiệp hòa bình, hữu nghị và hợp tác phát triển [185, tr.40-41].

Hai là, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành LĐ và PLXH Lào còn nhiều hạn chế, yếu kém, nhiệm vụ của ngành trong những năm tới rất nặng nề.

Việc bồi dưỡng và nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động Lào và giảm tỷ lệ thất nghiệp còn chưa đạt mục tiêu đã định. Quản lý lao động trong các đơn vị kinh doanh còn thiếu đồng bộ; có lúc có nơi còn có tình trạng vi phạm luật lao động và mâu thuẫn trong lao động vẫn xảy ra. Dịch vụ tìm kiếm việc làm cho lao động Lào chưa làm được tốt và chưa làm đúng chức năng của mình; nhập khẩu lao động nước ngoài còn tràn lan, còn thiếu đồng bộ trong quản lý và sử dụng lao động nước ngoài. Phát triển tay nghề lao động Lào chưa tương xứng với sự lớn mạnh của nền kinh tế; lao động có tay nghề cao còn thiếu và ý thức tổ chức kỷ luật người lao động còn thấp; cơ cấu lao động phát triển chậm và chưa hợp lý giữa các vùng miền. Người lao động chưa được khám bệnh và chữa bệnh một cách đầy đủ. Quản lý quỹ bảo hiểm xã hội còn lỏng lẻo và chưa có cơ chế đồng bộ; dịch vụ và tinh thần phục vụ nhân dân lao động còn chậm, bảo thủ. Giải quyết chính sách theo chế độ có một số địa phương và một số bộ phận làm chưa tốt; làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng và Nhà nước. Giúp đỡ những người gặp nạn, thiên tai còn chưa kịp thời và chưa tương xứng.

Những yếu kém nêu trên của ngành LĐ và PLXH Lào do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân quan trọng là thuộc về cán bộ và công tác cán bộ ngành LĐ và PLXH Lào.

121

Để tổ chức thực hiện công tác LĐ và PLXH thống nhất trên phạm vi toàn quốc, ngành LĐ và PLXH đã đề ra chiến lược phát triển công tác LĐ và PLXH đến năm 2020 là tập trung vào những vấn đề sau:

Thứ nhất, về lĩnh vực lao động. Mục tiêu phát triển, nâng cao tay nghề và chất lượng của lực lượng lao động là

xây dựng được đa số lao động Lào có trình độ tay nghề mức độ nào đó, có cơ sở ý thức công nghiệp, có thiết bị lao động, có nơi thực tập tay nghề và giáo viên giảng để xây dựng cơ sở thực tập tay nghề lao động và xây dựng lao động Lào trở thành lao động công nghiệp và có khả năng thích ứng đối với sự thay đổi của thị trường lao động và sự phát triển kinh tế, xã hội.

Về mục tiêu khuyến khích việc làm và tìm kiếm việc làm là xây dựng và làm cho lao động Lào được tiếp cận nguồn thông tin về mặt lao động, và một số lao động có thể xuất khẩu và làm việc theo phong cách công nghiệp và một nửa lao động có thu nhập vượt ngưỡng nghèo; khuyến khích lao động từ bộ phận nông nghiệp sang lao động công nghiệp và dịch vụ một cách hợp lý, cân đối.

Mục tiêu quản lý lao động là phải có sự bảo đảm về mặt luật pháp trong làm việc, nhất là hợp đồng lao động; có hệ thống bảo đảm về phí lao động phù hợp với mặt bằng sinh sống và khả năng chi trả thực tế của người sử dụng lao động; có hệ thống và quy chế bảo đảm an toàn lao động, có sức khỏe lao động; có cơ chế theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện luật và quy chế lao động một cách tốt nhất; xây dựng thành hệ thống và cơ chế hợp tác, giải quyết vấn đề lao động về mọi mặt; quan tâm đặc biệt trong bảo vệ lao động là nữ giới và công bằng về quyền lợi với nam giới. Thứ hai, về phúc lợi xã hội. Mục tiêu của công tác từ thiện xã hội là nhóm người cần sự giúp đỡ đặc biệt được giúp bằng nhiều hình thức; thành lập các điều thuận lợi để giúp đỡ từ thiện bằng nhiều hình thức tại các cụm dân cư trên toàn quốc. Mục tiêu chiến lược phát triển công tác bảo hiểm là tổ chức bảo hiểm quốc gia được phát triển mạnh mẽ và có khả năng cung cấp dịch vụ đạt tiêu chuẩn và hiện đại, làm cho đạt tới trình độ quản lý sức khỏe một cách đầy đủ; mọi người trên toàn quốc đều được tiếp cận với hệ thống bảo hiểm y tế và không lo lắng nhiều về chi phí chữa bệnh; hệ thống bảo đảm sức khỏe và bảo đảm về thu nhập cơ bản; mặt tài chính mạnh và có khả năng đáp ứng dịch vụ một cách có hiệu quả; mọi người trong xã hội Lào được bảo vệ bởi hệ thống bảo hiểm.

122

Mục tiêu công tác thiên tai là làm cho cụm dân cư Lào có sự an toàn và có khả năng giảm thiểu từng bước mất mát do thiên tai; những tác động do thiên tai sẽ được giảm thiểu khó khăn và phục hồi nhanh chóng.

Mục tiêu công tác phúc lợi trẻ em là bảo đảm mọi trẻ em sẽ có cuộc sống trong bầu không khí ấm cúng, có tình yêu thương, có sự hiểu biết lẫn nhau trong môi trường xã hội; trẻ em phải được chăm sóc, quan tâm theo quyền mà họ đáng được hưởng là được sống, phát triển, tham gia và bảo vệ từ các nguy cơ mà ảnh hưởng đến sự phát triển của họ.

Mục tiêu của công tác hưu trí, thương binh và tàn tật là: người có công với Tổ quốc phải được hưởng chính sách về các mặt theo Nghị định 343/TTg một cách thỏa đáng; điều chỉnh các pháp chế về chính sách để làm công cụ cho tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công với Tổ quốc. Quyền lợi về mọi mặt của người tàn tật được bảo vệ từ xã hội để làm cho họ có khả năng tiếp cận với mọi công trình công cộng; hệ thống dịch vụ cần thiết trong giúp đỡ người tàn tật từ Trung ương đến cụm dân cư phải được xây dựng lên; nhận thức của xã hội Lào đối với người tàn tật cần được nâng lên và mở rộng làm cho người tàn tật có phần đóng góp trong phát triển xã hội; có hệ thống thông tin dữ liệu về công tác người tàn tật để đáp ứng nhu cầu xã hội ở mức cơ bản. Mục tiêu chiến lược người cao tuổi là làm cho người cao tuổi được sống cùng gia đình và cụm dân cư một cách ấm áp; người cao tuổi ở nông thôn được hưởng chăm sóc sức khỏe; người cao tuổi sống hạnh phúc, mạnh khỏe và được hưởng các dịch vụ từ xã hội.

Ba là, công tác quản lý và thể chế quản lý CB, CC của ngành đứng trước những thách thức mới trong trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.

Thách thức lớn nhất trong công tác quản lý CB, CC là giữa tính kế thừa và sự phát triển, vừa phải đảm bảo sự ổn định mang tính lịch sử hình thành đội ngũ CB, CC, vừa phải đảm bảo nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC; quản lý CB, CC với việc nâng cao chất lượng công tác quản lý, điều hành nhà nước; quản lý CB, CC với chuyển đổi phương thức quản lý CB, CC phù hợp với nền kinh tế thị trường và nguồn ngân sách nhà nước; sự cạnh tranh nhân tài; quản lý CB, CC với việc vừa phải đảm bảo phục vụ phát triển và hội nhập quốc tế, vừa phải đảm bảo cho phù hợp với đặc điểm của hệ thống chính trị, hành chính của Lào.

123

Thể chế quản lý CB, CC là phải đáp ứng yêu cầu của Nhà nước pháp quyền

XHCN của dân, do dân và vì dân. Cả về mặt pháp lý và về mặt nội dung đều phải được

xây dựng phù hợp với Hiến pháp, thống nhất với pháp luật, tạo thành một chỉnh thể

hoàn chỉnh, thống nhất và đầy đủ. Từ đó tạo cơ sở pháp lý cho việc nâng cao chất

lượng đội ngũ CB, CC đủ năng lực và phẩm chất, hết lòng, hết sức tận tụy phục vụ

nhân dân. Trong thể chế CB, CC phải đảm bảo góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ

CB, CC đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế.

Bốn là, mặt trái của kinh tế thị trường, hội nhập, những tiêu cực trong Đảng,

Nhà nước và trong xã hội tác động vào đội ngũ CB, CC của ngành; các thế lực thù địch

tiếp tục thực hiện âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hòa bình" đối với đội ngũ CB, CC.

Cơ chế thị trường đã mở ra khả năng tiềm tàng giải phóng mọi năng lực của

con người, thúc đẩy văn hóa đạo đức, khuyến khích các cá nhân phấn đấu, khẳng định

và tạo lập cơ chế đãi ngộ xứng đáng với sự cống hiến. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường

cũng có những mặt trái dễ làm cho con người sa ngã có thể bị biến chất đạo đức. Hiện

nay, xã hội Lào đang rất quan tâm đến vấn đề đạo đức, nhất là tình trạng suy thoái đạo

đức đang diễn ra trong xã hội, đặc biệt là trong một bộ phận CB, CC. Các vụ tiêu cực

liên quan đến suy thoái đạo đức ở CHDCND Lào những năm qua làm ảnh hưởng

không nhỏ đến sự nhìn nhận của xã hội về đạo đức người CB, CC hiện nay. Thực tiễn

đó đặt ra yêu cầu là phải làm sao vừa phát triển được kinh tế thị trường, vừa giữ vững

được những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, vừa xây dựng được các quan hệ

và phẩm chất mới phù hợp với thời đại mới của sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm

tính định hướng XHCN.

Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hòa bình"

đối với đội ngũ CB, CC nói chung và CB, CC của ngành LĐ và PLXH Lào nói riêng.

Việc kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị,

đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ CB, CC; ngăn chặn, đẩy lùi những biểu

hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; tích cực chống quan liêu, tham

nhũng, lãng phí. Tăng cường đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động "diễn biến

hòa bình" của các thế lực thù địch, chủ động, kịp thời ngăn chặn, phản bác các thông

tin, quan điểm xuyên tạc, sai trái, thù địch là vấn đề cấp bách, nhưng cũng còn là thách

thức lớn trong công tác cán bộ.

124

4.1.2. Mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào trong những năm tới

Thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập khu vực, quốc tế, Đảng NDCM Lào đã đề ra mục tiêu đến năm 2020, với 04 đột phá:

Trước hết, phải đột phá bằng được về mặt ý tưởng bằng việc giải phóng, khắc phục quan điểm tư tưởng kiểu giáo điều, lười biếng, cứng nhắc; khuyến khích tính sáng tạo và quan điểm dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm trong thực hiện thành công nghị quyết của Đảng. Thứ hai, phải đột phá mạnh mẽ mặt phát triển nguồn nhân lực, nhất là về đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực mọi mặt của cán bộ cho tương xứng với yêu cầu phát triển. Thứ ba, phải đột phá về việc khắc phục chế độ, quy định điều hành, quản lý còn cản trở việc sản xuất kinh doanh và dịch vụ cho xóa đi một cách dứt điểm. Thứ tư, phải đột phá về mặt giải quyết nghèo của nhân dân bằng việc khai thác và tập trung các nguồn vốn, đồng thời tập trung cán bộ và sự cố gắng làm thực tế và bằng chính sách khuyến khích đặc biệt; đồng thời cũng xây dựng kết cấu hạ tầng về kinh tế - xã hội một cách có trọng tâm, trọng điểm để trở thành động lực thúc đẩy cho việc phát triển trong các lĩnh vực khác một cách mạnh mẽ [185, tr.28].

Với những chủ trương và đường lối vì sự phát triển vươn tới mục tiêu trở thành nước cơ bản công nghiệp và thoát khỏi đất nước kém phát triển vào năm 2020; căn cứ vào thực trạng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào, yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới của ngành gắn với điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế, việc nâng chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào trong những năm tới phải theo mục tiêu chung và gắn với quy định vị trí việc, cải tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ngành LĐ và PLXH Lào từ trung ương đến địa phương (cấp huyện).

Mục tiêu tổng quát nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào trong những năm tới là: xây dựng được một đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào có cơ cấu hợp lý, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ CB, CC; các CB, CC có bản lĩnh chính trị vững vàng; phẩm chất đạo đức trong sáng; có ý thức tổ chức cao, ý thức chấp hành mọi nhiệm vụ được giao; nắm vững lý luận Mác - Lênin, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ chuyên

125

môn, nghiệp vụ, quản lý nhà nước, quản lý xã hội tương xứng với đòi hỏi của nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Mục tiêu cụ thể:

Thứ nhất, tiếp tục đổi mới công tác xây dựng Đảng và công tác CB, CC, tạo sự chuyển biến rõ nét về chất lượng đội ngũ CB, CC trên từng mặt cụ thể; bảo đảm quan điểm, lập trường giai cấp, thống nhất với đường lối của Đảng, giữ vững bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, đạo đức nghề nghiệp của CB, CC, chấp hành nghiêm chỉnh điều lệ, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có tính sáng tạo, có trình độ chuyên môn và năng lực công tác cao.

Thứ hai, tiếp tục cải cách, đổi mới tổ chức bộ máy của ngành LĐ và PLXH Lào theo hướng tinh gọn, hợp lý tương xứng với sự lớn mạnh, phát triển cũng như yêu cầu của công tác chuyên môn nghiệp vụ thực tế. Nghiên cứu thành lập tổ chức bộ máy mới cần thiết và sáp nhập bộ máy tổ chức có chức năng tương đồng vào nhau. Sửa đổi, bổ sung chức năng của ngành LĐ và PLXH Lào từ Trung ương đến địa phương để phù hợp với sự phát triển của nhiệm vụ trong điều kiện mới. Thứ ba, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện quy định vị trí việc làm của các tổ chức thuộc ngành LĐ và PLXH Lào để có cơ sở bố trí, sắp xếp và biên chế CB, CC mới và tạo sự chuyển biến về chất lượng trong thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ CB, CC có hiệu quả. Thứ tư, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào theo diện quy hoạch CB, CC lãnh đạo, quản lý các cấp, tuyển chọn lấy người có thành tích xuất sắc từ thực tiễn công tác. Để thực hiện được mục tiêu trên, các cấp ủy đảng, các tổ chức ngành LĐ và PLXH Lào phải gắn công tác xây dựng Đảng, xây dựng CB, CC với nhiệm vụ phát triển ngành, quán triệt và thực hiện sâu sắc nhiệm vụ xây dựng đảng và phát triển ngành LĐ và PLXH. Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng với mục tiêu là nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phù hợp với yêu cầu khách quan của cách mạng ở Lào trong tình hình mới, làm trong sạch đội ngũ CB, CC, đảng viên, bảo đảm thực hiện có kết quả, hiệu quả các nhiệm vụ chính trị do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và Nghị quyết Đại hội Đảng Bộ LĐ và PLXH lần thứ V đề ra, chiến lược phát triển công tác LĐ và PLXH đến năm 2020 để góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở CHDCND Lào.

126

4.1.3. Phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào trong những năm tới

Đối với CHDCND Lào nói chung và đối với ngành LĐ và PLXH Lào nói riêng, nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC là việc làm thường xuyên trong công tác tổ chức và cán bộ của Đảng, của Nhà nước, nhưng thực hiện trong thực tiễn thì còn nhiều tồn tại, nhất là vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào còn là vấn đề lý luận và thực tiễn rộng lớn; là yêu cầu bức thiết đang đặt ra trong công tác tổ chức và cán bộ hiện nay.

Để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngành, đòi hỏi các cấp ủy đảng, các tổ chức ngành LĐ và PLXH Lào cần phải xác định chính xác, nhận rõ vai trò, trách nhiệm của sự lãnh đạo của Đảng, của tổ chức và căn cứ vào nhiệm vụ chính trị để đề ra phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC và củng cố tổ chức bộ máy. Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn, dự báo tình hình chung của đất nước và của ngành LĐ và PLXH Lào để nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC của ngành trong điều kiện mới, điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế cần nắm vững phương hướng chủ yếu sau:

Thứ nhất, cấp ủy các cấp, các tổ chức thuộc ngành LĐ và PLXH Lào tiếp tục quán triệt và quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương, quy định của Trung ương Đảng, của Nhà nước về công tác tổ chức - cán bộ và nâng cao chất lượng CB, CC. Trên cơ sở đó, nâng cao nhận thức, thống nhất hành động trong Đảng, trong toàn ngành, hệ thống tổ chức chính trị - xã hội, trước hết là trong ban lãnh đạo và các cấp ủy đảng, các CB, CC và đảng viên. Từ đó, các cấp ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện triển khai, cụ thể hóa một cách sáng tạo cho phù hợp với đặc điểm, hoàn cảnh cụ thể của lĩnh vực LĐ và PLXH.

Thứ hai, tăng cường công tác giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng đạo đức Cayxỏn Phômvihản, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng nói chung và quan điểm về công tác LĐ và PLXH nói riêng; giáo dục lối lành mạnh, đạo đức nghề nghiệp, phẩm chất người CB, CC của dân, ý thức làm việc theo pháp luật cho CB, CC.

Thứ ba, đẩy mạnh công tác đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong một số bộ phận CB, CC và đảng viên; xây dựng tổ chức đảng, tổ chức bộ máy thuộc ngành LĐ và PLXH Lào trong sạch, vững mạnh.

Thứ tư, tăng cường tổng kết rút kinh nghiệm về công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phân công công tác, quản lý, kiểm tra, thanh tra CB, CC và công tác biên chế

127

công chức mới hàng năm nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào một cách toàn diện và đồng bộ.

Thứ năm, tiến hành rà soát lại những quy định về tiêu chuẩn, quản lý CB, CC nói chung và ngành LĐ và PLXH Lào nói riêng từ trước đến nay để bổ sung, hoàn thiện làm cơ sở cho đánh giá, phân loại, đào tạo, bồi dưỡng, cất nhắc, quản lý và sử dụng CB, CC.

Thứ sáu, đổi mới công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC và phải khoa học trên cơ sở nghiên cứu, tổng kết, kế thừa kinh nghiệm công tác cán bộ trong mỗi thời kỳ cách mạng.

Thứ bảy, hoàn thiện hệ thống chính sách đối với tất cả các loại CB, CC cho hợp lý, bảo đảm tính tích cực, khuyến khích CB, CC có trình độ, năng lực và phấn đấu trong thực hiện công tác. Chú trọng CB, CC thực hiện nhiệm vụ ở vùng sâu vùng xa, vùng hiểm trở khó khăn. Về chính sách đào tạo, bồi dưỡng CB, CC cũng phải cần điều chỉnh cho hợp lý để thu hút, giữ chân nhân tài.

4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGÀNH LAO ĐỘNG VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ĐẾN NĂM 2030

4.2.1. Đổi mới nhận thức, khẳng định quyết tâm chính trị và trách nhiệm, từng bước quy chế hóa công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào

Quán triệt sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào, cần nhận thức đầy đủ nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào là công việc hệ trọng, mang tính đột phá, có tác động lớn đến chất lượng tổ chức và sự phát triển của ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào; là một hoạt động có tính tổ chức, là trách nhiệm và quyền hạn của các cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, của những cá nhân có liên quan. Đây là một việc khó, phức tạp, đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị cao. Để thực hiện tốt, trước hết cần có sự thống nhất về nhận thức, sự nhất trí cao trong chủ trương, nhiệm vụ và giải pháp.

Từ những thành tựu và những hạn chế của công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào trong thời gian qua có thể thấy, việc đầu tiên cần thiết, cấp bách là phải nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, có sự nhất trí cao trong công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC; đồng thời, phải khẳng định quyết tâm chính

128

trị và trách nhiệm làm cho công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC tương xứng với yêu cầu mới của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.

Các quan điểm, phương châm, giải pháp đổi mới công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC từng bước được định hình, được cụ thể hóa bằng hệ thống thể chế. Nó thể hiện sự phát triển rất quan trọng về tư duy, nhận thức của Đảng NDCM Lào, Nhà nước CHDCND Lào trong công tác cán bộ những năm gần đây. Trên thực tế, công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC đã từng bước đi vào nền nếp, thành hệ thống được các cấp ủy đảng, các tổ chức quan tâm và được đông đảo CB, CC đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, bên cạnh những bước tiến quan trọng, đội ngũ CB, CC đang bộc lộ nhiều yếu kém, chưa đạt được yêu cầu so với đòi hỏi của thời kỳ mới. Những khó khăn, thách thức và những lệch lạc dần dần xuất hiện, bộc lộ rõ chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào trong thời gian qua vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập.

Nhận thức đúng vai trò, ý nghĩa của công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt to lớn. Chỉ có làm tốt vấn đề này mới thật sự chủ động, tự giác, sáng tạo, phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả tất cả các khâu và đó cũng là điều kiện tiên quyết để làm tốt công tác tổ chức, cán bộ, giúp cấp ủy đảng và lãnh đạo ngành LĐ và PLXH Lào hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước.

Hiện nay, trong nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào, trọng tâm là nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống, hiệu quả công tác thực tế, kỹ năng quản lý hành chính nhà nước; chú trọng CB, CC nằm trong diện quy hoạch, trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, nhận công tác mới.

Phải biến những nhận thức đó thành quyết tâm chính trị, coi nâng cao chất lượng CB, CC là trọng điểm của công tác tổ chức, cán bộ hiện nay, là nhiệm vụ trung tâm trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng với ngành, là tiêu chuẩn đánh giá năng lực lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng trong toàn ngành.

Muốn vậy, trong sinh hoạt Đảng ủy Bộ, lãnh đạo Bộ, cấp ủy và tổ chức đảng trong các cơ quan trực thuộc Bộ phải đưa nội dung về nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC vào bàn bạc, thảo luận kỹ lưỡng, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ; xác định đúng và rõ mục tiêu, phương hướng và nhiệm vụ nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC; trách nhiệm của các tập thể, cac nhân, nhất là của những người đứng đầu cấp ủy, cơ quan,

129

trong công việc này. Đảng ủy Bộ cần nghiên cứu, ban hành các nghị quyết chuyên đề lãnh đạo công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ CB, CC của ngành.

Trên cơ sở các nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước, phải từng bước thể chế hóa, quy chế hóa, quy định hóa, xây dựng đồng bộ, cơ bản các quy chế, quy định về công tác nâng cao chất lượng đội ngũ ngành LĐ và PLXH Lào đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập. Trước mắt, ngay sau Đại hội X của Đảng NDCM Lào, Đảng ủy và lãnh đạo Bộ LĐ và PLXH Lào cần chỉ đạo xây dựng và ban hành Chiến lược cán bộ ngành LĐ và PLXH Lào đến năm 2025, trong đó nêu rõ mục tiêu, phương hướng, tiêu chuẩn và các nhiệm vụ, giải pháp lớn xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ ngành LĐ và PLXH Lào.

Đảng ủy Bộ tổ chức sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng bộ về công tác cán bộ, tập trung nghiên cứu các quan điểm, chủ trương của Đại hội X Đảng NDCM Lào, của nghị quyết Đại hội Đảng bộ Bộ nhiệm kỳ 2015-2020 và của Đảng ủy Bộ về công tác cán bộ, làm cho mọi cấp ủy viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp và CB, CC của cơ quan Bộ nhận thức đầy đủ, sâu sắc các nội dung đó, xác định trách nhiệm của mình trong tham gia nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH.

Các cấp ủy địa phương chỉ đạo cấp ủy đảng cơ quan lao động và phúc lợi xã hội tổ chức nghiên cứu, học tập các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ, xác định quyết tâm, trách nhiệm nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC cơ quan LĐ và PLXH ở địa phương.

4.2.2. Đẩy mạnh công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào

Về công tác quy hoạch đội ngũ CB, CC Trong công tác cán bộ nói chung và công tác CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào

nói riêng, việc xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB, CC là công việc rất trọng yếu, bảo đảm cho công tác CB, CC các cấp có tầm nhìn xa, chủ động, khắc phục tình trạng bị hẫng hụt CB, CC, thiếu kế thừa, không liên tục, góp phần quan trọng việc tạo ra đội ngũ CB, CC đủ về số lượng, cơ cấu, đảm bảo yêu cầu chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác sử dụng CB, CC đáp yêu cầu nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ phát triển ngành LĐ và PLXH và điều kiện hội nhập quốc tế.. Quy hoạch đội ngũ CB, CC phải được xây dựng từ đầu nhiệm kỳ và phải được điều chỉnh, bổ sung hằng năm.

Để xây dựng quy hoạch đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào được đảm bảo tính pháp lý phải căn cứ Chỉ thị số 08/BCT ngày 21-8-2007 của Bộ Chính trị

130

Trung ương Đảng NDCM Lào về việc lập quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trên toàn quốc và Hướng dẫn số 198/BTCTWĐ ngày 13-10-2007 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng NDCM Lào về việc lập quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trên toàn quốc cùng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương Đảng.

Ngoài những chỉ thị, hướng dẫn có tính chất thể chế, trong xây dựng quy hoạch đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào phải bảo đảm các yêu cầu sau:

Một là, căn cứ đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ mới; chiến lược phát triển công tác LĐ và PLXH Lào đến năm 2020.

Công tác quy hoạch đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào phải bảo đảm xây dựng đội ngũ CB, CC ngành đáp ứng yêu cầu phát triển phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chiến lược phát triển công tác LĐ và PLXH Lào trong thời gian tới.

Hai là, gắn quy hoạch đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào với các khâu khác trong công tác cán bộ như: đánh giá, phân loại; xác định tiêu chuẩn CB, CC và hệ thống chức danh, vị trí việc làm; đào tạo, bồi dưỡng; quản lý và sử dụng.

Ba là, quy hoạch đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào phải căn cứ vào yêu cầu quản lý và sử dụng CB, CC ở các cơ quan, tổ chức trong trước mắt và lâu dài.

Bốn là, quy hoạch đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào phải căn cứ vào thực trạng về số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ CB, CC toàn ngành; bám sát những yêu cầu mới về công tác quản lý, điều hành công tác LĐ và PLXH trong giai đoạn mới trên cơ sở khảo sát, đánh giá đúng thực trạng của đội ngũ CB, CC trong ngành.

Năm là, quy hoạch đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào phải căn cứ vào khả năng và điều kiện thực hiện việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC trong và ngoài nước.

Để đảm bảo tổ chức thực hiện tốt, có chất lượng cao công tác quy hoạch đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào phải tiến hành một số nội dung sau:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, lãnh đạo các cơ quan trong ngành LĐ và PLXH Lào.

Hai là, quán triệt sâu sắc các chỉ thị, hướng dẫn về công tác quy hoạch, các quy định về công tác đánh giá, phân loại, tiêu chuẩn CB, CC, quản lý và sử dụng CB, CC.

Ba là, tiến hành tốt công tác đánh giá, phân loại đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào.

131

Bốn là, tăng cường sự phối hợp giữa Bộ LĐ và PLXH Lào với các cấp ủy, chính quyền địa phương để xây dựng quy hoạch đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào ở các tỉnh, thành phố và cấp huyện hợp lý, có sự thống nhất trong tổ chức thực hiện.

Năm là, phải xây dựng đồng bộ các loại quy hoạch gồm: quy hoạch cấp ủy của tổ chức đảng trong các cơ quan; quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý ngành LĐ và PLXH Lào ở các cấp; quy hoạch đội ngũ CB, CC chuyên môn nghiệp vụ ngành LĐ và PLXH Lào. Trong đó, quy hoạch cấp ủy của tổ chức đảng trong các cơ quan và quy hoạch đội ngũ CB, CC chuyên môn nghiệp vụ là cơ sở cho xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý ở các cấp.

Sáu là, bố trí đủ kinh phí phục vụ công tác quy hoạch đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào.

Bảy là, kiện toàn bộ máy tổ chức, đội ngũ CB, CC cơ quan tổ chức, cán bộ làm công tác quy hoạch để họ nắm chắc và hiểu sâu về các quy trình xây dựng quy hoạch.

Về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất

đạo đức tốt, có năng lực và tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân là nhiệm vụ trọng tâm và luôn được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; trong đó, đào tạo, bồi dưỡng CB, CC được xác định là hoạt động quan trọng nhằm trang bị kiến thức, nâng cao năng lực để đội ngũ này hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức IX của Đảng NDCM Lào đã đề ra đột phá về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là: “Phải đột phá một cách mạnh mẽ về phát triển nguồn nhân lực, nhất là về đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ hiểu biết, năng lực trong các mặt của cán bộ cho tương xứng với yêu cầu của phát triển” [185, tr.28].

Theo yêu cầu chung đó, ngành LĐ và PLXH Lào phải đẩy mạnh đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC của ngành song song với việc đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý bộ máy nhà nước. Phải tiến hành đổi mới các chương trình, nội dung và phương thức đào tạo, bồi dưỡng CB, CC sát với thực tế, hướng vào các vấn đề thiết thực đặt ra từ quá trình thực thi công vụ, nâng cao kỹ năng hành chính. Bộ LĐ và PLXH cần có định hướng rõ ràng, cụ thể về công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC ở các cấp và được cấp trên phê duyệt. Ngành LĐ và PLXH Lào phải sớm triển khai và cụ thể hóa các văn bản của cấp trên về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC. Từ yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ phát triển công tác LĐ

132

và PLXD, từ thực trạng của những hạn chế trong thời gian vừa qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC trong thời gian tới đòi hỏi phải có nhiều giải pháp cụ thể, mang tính đồng bộ mới đạt hiệu quả.

Thứ nhất, tiếp tục quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Đảng, của Nhà nước về CB, CC và công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC được nhấn mạnh trong các nghị quyết và quyết định về đào tạo, bồi dưỡng CB, CC. Nâng cao nhận thức về công tác đào tạo, bồi dưỡng; đổi mới công tác đánh giá, bổ nhiệm, từ chức, miễn nhiệm CB, CC. Lấy kết quả, hiệu quả công việc làm căn cứ thực chất để bổ nhiệm, giúp cho việc đào tạo, bồi dưỡng trở nên thực chất, tránh hiện tượng chỉ quan tâm tới việc thu thập đủ bằng cấp để được thăng tiến.

Thứ hai, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC phù hợp với yêu cầu của tình hình mới, yêu cầu hội nhập quốc tế của ngành, trong đó chú trọng chính sách hỗ trợ các đối tượng được cử đi đào tạo, bồi dưỡng, nhất là các đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số có nhiều khó khăn.

Thứ ba, đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại đội ngũ CB, CC làm cơ sở cho xác định vị trí việc làm và đào tạo theo vị trí việc làm. Xây dựng các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cụ thể, khả thi, thiết thực, đảm bảo hoàn thành yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng chuẩn về chức danh CB, CC và ngạch công chức theo quy định; đào tạo, bồi dưỡng gắn với quản lý, sử dụng, có trọng tâm trọng điểm, không phân đều các chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng. Chủ động thực hiện quy hoạch CB, CC, gắn quy hoạch với công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Thứ tư, xác định đúng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào.

Nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận làm công tác kế hoạch đào tạo CB, CC cho toàn ngành để tham mưu về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng CB, CC của ngành. Hiện nay bộ phận kế hoạch đào tạo thuộc Vụ Tổ chức và cán bộ chưa xác định rõ được nhu cầu chính xác về đào tạo, bồi dưỡng. Việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng vẫn còn chưa mang tính bao quát tổng thể.

Công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB, CC cần phân tích sâu nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng kế hoạch đến việc tổ chức quá trình đào tạo, kiểm tra, đánh giá quá trình đào tạo, bồi dưỡng.

133

Tạo cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan (Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch và Hợp tác, các đơn vị chuyên môn) thuộc Bộ trong việc xác định nhu cầu và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CB, CC của ngành.

Xây dựng và hoàn thiện chương trình quản lý số liệu và báo cáo về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB, CC định kỳ theo các bảng biểu thống nhất. Đây cũng là cách thức để giúp cho việc kiểm tra, đánh giá đào tạo nói chung, việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nói riêng được khách quan, khoa học và thuận lợi.

Tăng cường kiểm tra các mặt công tác đào tạo, bồi dưỡng, trong đó việc xây dựng kế hoạch ở các cơ quan, đơn vị thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, uốn nắn sai sót; lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB, CC ở từng lĩnh vực công tác cụ thể là việc làm còn mới ngành LĐ và PLXH Lào trong những năm gần đây. Do đó, việc đi khảo sát, nghiên cứu, tìm hiểu thực tế ở các Bộ, ngành khác, kể cả ở nước ngoài là cần thiết và bổ ích.

Thứ năm, đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào.

Đổi mới nội dung đào tạo, bồi dưỡng Nội dung đào tạo, bồi dưỡng CB, CC quản lý nhà nước bao gồm bốn nhóm kiến

thức (kiến thức lý luận chính trị; kiến thức pháp luật, kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước; kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ; kiến thức tin học, ngoại ngữ) và các kiến thức bổ trợ khác.

Đối với CB, CC khối quản lý nhà nước, đào tạo, bồi dưỡng vừa nhằm đạt được các mục tiêu chung của cả đội ngũ CB, CC hành chính, vừa phải hết sức chú trọng đến đặc thù của bộ phận này. Hiện nay, chất lượng đào tạo CB, CC bộ phận này còn hạn chế do nội dung lý luận chính trị và quản lý nhà nước còn nặng về lý thuyết cơ bản, chưa quan tâm đến kỹ năng tác nghiệp của CB, CC; hiện tượng trùng lặp nội dung ở một số môn học, đối với từng ngạch, bậc. Vì thế, cần lựa chọn kỹ lưỡng các nhóm kiến thức, mức độ, phạm vi cho thật phù hợp với từng đối tượng. Nhóm kiến thức về lý luận chính trị và quản lý hành chính chủ yếu là các chuyên gia, giảng viên của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào đảm nhận.

Nhóm kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ của ngành rất quan trọng, vì nó có tác dụng, hiệu quả trực tiếp đến từng vị trí công tác của từng CB, CC. Vì vậy, bộ phận phụ trách xây dựng nội dung, chương trình cho các khoá đào tạo, bồi dưỡng cần nghiên

134

cứu, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chuyên môn của Bộ để thiết kế, xây dựng cho phù hợp với từng đối tượng CB, CC chuyên môn khác nhau.

Đa dạng hóa loại hình đào tạo, bồi dưỡng Trước đây, đào tạo, bồi dưỡng CB, CC tập trung vào hai loại hình chính là: tập

trung và tại chức. Hiện nay, để thực sự đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC, cần mở rộng các loại hình đào tạo hơn nữa, theo hướng kết hợp đào tạo trong trường với đào tạo, rèn luyện trong thực tế, coi đào tạo trong thực tế là khâu bắt buộc trong chu trình đào tạo CB, CC. Sau khi đã được đào tạo ở trường, nhất thiết phải rèn luyện, thử thách trong thực tiễn một thời gian nhất định, không hình thức, chiếu lệ, qua kết quả việc làm thực tế mới đưa vào cương vị chính thức.

Đổi mới mạmh mẽ phương pháp đào tạo, bồi dưỡng Cùng với vấn đề đổi mới về nội dung, đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng

CB, CC là vấn đề rất quan trọng. Tuy nhiên, đây là vấn đề còn rất hạn chế hiện nay đối với đào tạo, bồi dưỡng CB, CC của ngành. Có nhiều vấn đề, nhiều nội dung cần được trình bày dưới dạng "hội thảo" vừa thu hút được học viên "vào cuộc", vừa tăng cường sự giao lưu giữa giáo viên và học viên và quan trọng hơn là làm giảm bớt sự nhàm chán của việc rao giảng một chiều.

Đã đến lúc cần chấm dứt lối dạy và học chay, trình bày lý thuyết suông. Thực hiện đúng phương châm "học đi đôi với hành", "lý luận gắn với thực tiễn" trong đào tạo, bồi dưỡng CB, CC của ngành.

Về thời gian đào tạo Nên chia thành hai giai đoạn chính: giai đoạn một, CB, CC tập trung học các

nhóm kiến thức cơ bản theo quy định của cấp trên; giai đoạn hai, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn ngành, những kỹ năng thực hành công vụ trên lĩnh vực mà CB, CC đang công tác. Giai đoạn này cần tách những nội dung chung kéo dài, với nội dung không chuyên sâu, chồng chéo.

Thứ sáu, tăng cường và đổi mới công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC.

Đổi mới công tác quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, trước hết phải quán triệt sâu sắc quan điểm cơ bản trong công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC.

Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống, thể chế quản lý đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC. Muốn vậy, Bộ LĐ và PLXH Lào - trực tiếp là Vụ Tổ chức và cán bộ, Vụ

135

Kế hoạch và Hợp tác và các đơn vị liên quan - cần thực hiện: tổng hợp và xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC. Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ (sau khi kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt). Theo dõi, kiểm tra việc xây dựng, thực hiện chương trình, nội dung, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng CB, CC đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, khắc phục tình trạng thiếu giáo trình, tài liệu tham khảo dành cho học viên. Xây dựng định mức, chỉ tiêu kế hoạch ngân sách hàng năm dành cho đào tạo, bồi dưỡng CB, CC; phân bổ chỉ tiêu, chế độ ngân sách cho đào tạo, bồi dưỡng CB, CC của Bộ. Xây dựng chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng CB, CC đối với cơ quan quản lý và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng trách nhiệm trong quản lý đào tạo CB, CC. Tổng hợp và xây dựng kế hoạch hàng năm và dài hạn để củng cố và phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

Ngoài ra, Bộ cần xem xét, rà soát các văn bản pháp quy về công tác đào tạo, bồi dưỡng để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn từng thời kỳ, từng giai đoạn. Nghiên cứu, xây dựng những văn bản mới đáp ứng với tình hình thực tiễn trong nước và thế giới. Mục đích của công việc này là hoàn thiện được hệ thống thể chế quản lý đào tạo nhằm giải quyết căn bản và thống nhất những vấn đề đang và sẽ đặt ra trong quá trình quản lý đào tạo CB, CC. Từ quy chế đào tạo, bồi dưỡng, chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy đào tạo, quy chế giảng viên, học viên đến quy chế về hệ thống chương trình, quy chế về cấp văn bằng, chứng chỉ...

Đối với các đơn vị cử người đi đào tạo, bồi dưỡng thì thủ trưởng đơn vị cần cân nhắc kỹ lưỡng để chọn lựa đúng đối tượng theo nhu cầu và khả năng thực hiện công việc của CB, CC.

Thứ bảy, tăng cường nhân lực, đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất - kỹ thuật cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC.

Để công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH cần có sự đầu tư kinh phí, xây dựng cơ sở vật chất, phát triển nguồn nhân lực cho quá trình đào tạo, bồi dưỡng theo hướng hiện đại hóa, với các vấn đề cụ thể sau:

Tiến hành điều tra, thống kê, phân tích, đánh giá số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên. Xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài theo hướng chuẩn hóa (về học hàm, học vị).

136

Hoàn thiện khung tổ chức bộ máy về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC của ngành; xây dựng quy chế hoạt động; đặc biệt là cơ chế phối hợp chỉ đạo thống nhất của Bộ LĐ và PLXH Lào; sự phối hợp về đào tạo, bồi dưỡng giữa Bộ với các bộ, ngành khác, các cơ sở đào tạo quốc gia.

Đầu tư kinh phí, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy và học tập hiện đại. Cụ thể: sớm thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CB, CC của Bộ có những phòng học chuyên dụng, cố định với các trang, thiết bị hiện đại như: máy chiếu hình, video...

Về kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng, khi thực hiện mở rộng và đa dạng hóa loại hình đào tạo thì nguồn kinh phí cũng phải được mở rộng, khai thác theo đúng quy định của Nhà nước và thật sự có hiệu quả, bao gồm: nguồn kinh phí từ ngân sách Trung ương; nguồn dự án, tài trợ; nguồn tự huy động hay nguồn khác. Hằng năm, khi lập kế hoạch dự toán thu chi (theo Luật Ngân sách), cần có quy định tỷ lệ trích ngân sách nhà nước thích đáng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC. Các nguồn kinh phí đào tạo từ ngân sách phải được quản lý và sử dụng theo đúng quy định của Bộ Tài chính. Việc huy động các nguồn kinh phí khác ngoài ngân sách cho công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC là rất quan trọng. Vì vậy, phải có chủ trương rõ ràng và quy định thống nhất, dựa trên nhu cầu đào tạo CB, CC và điều kiện thực tế, về việc thu hút, quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí hỗ trợ này.

Hiện nay, Chính phủ đã có chủ trương thực hiện những chế độ đãi ngộ hợp lý làm động cơ thúc đẩy CB, CC đi học, không ngừng nâng cao trình độ, năng lực nghiệp vụ. Bộ LĐ và PLXH Lào những năm qua đã có một số chế độ đãi ngộ đối với CB, CC của ngành tham gia học tập. Tuy nhiên, chủ trương tích cực này cần được xây dựng và thực hiện một cách nhất quán, mang tính toàn diện đối với cả đội ngũ và bộ phận CB, CC, bao gồm: chế độ trợ cấp hằng tháng cho học viên; chế độ khuyến khích những người tích cực tham gia đào tạo, bồi dưỡng để đạt tiêu chuẩn, bằng cấp cao hơn; chính sách sử dụng CB, CC sau khi đào tạo... Trong điều kiện đội ngũ CB, CC đang còn thiếu những chuyên gia giỏi, những người có thể đảm nhận các công tác khó và mới, một mặt nên mời, thu hút người tài, mặt khác cần có những đãi ngộ thỏa đáng đối với CB, CC được đưa đi đào tạo đã đạt thành tích xuất sắc trong học tập (như bổ nhiệm ngay sau khi tốt nghiệp khóa đào tạo; thay đổi ngạch, bậc tạo điều kiện để phát triển cao hơn...) để khuyến khích phát triển đội ngũ này.

137

Thứ tám, tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC.

Việc tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB,

CC ngành LĐ và PLXH Lào hiện nay đã trở thành yêu cầu cấp bách. Trong bối cảnh

hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ và yêu cầu xây dựng nền hành chính dân chủ, trong

sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, người CB, CC không chỉ có những kinh

nghiệm từ thực tiễn trong nước, mà phải nắm bắt được những tri thức, kinh nghiệm tiên

tiến để vận dụng vào thực tế công tác, đồng thời xử lý tốt những tình huống mà thách

thức của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra. Bởi vậy, việc hợp tác quốc tế phải trở

thành một bộ phận quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC.

Để tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC trong thời

gian tới nên thực hiện các biện pháp chủ yếu sau:

Xây dựng những chương trình hợp tác quốc tế dài hạn và ngắn hạn theo chỉ tiêu

và kinh phí của Nhà nước.

Lồng ghép nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này vào các dự án do nước

ngoài tài trợ với nhiều hình thức thực hiện phong phú và đa dạng như: các dự án mang

tính quốc gia, dự án của tổ chức, tập đoàn kinh tế.

Hợp tác quốc tế đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC ngay tại trong nước, địa

phương, với sự hỗ trợ bằng kinh phí, chuyên gia nước ngoài.

Lựa chọn trọng tâm, trọng điểm các nhóm đối tượng CB, CC cho chương trình

hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng, nhất là lĩnh vực đang cần chuyên gia, chuyên

viên cao cấp hoặc trong nước chưa có đủ điều kiện đào tạo để theo kịp yêu cầu của tiến

trình của hội nhập quốc tế. Lựa chọn CB, CC tham gia chương trình hợp tác quốc tế về

đào tạo, bồi dưỡng đó có thể là những người đang đảm nhận tốt các chức vụ nhất định,

được đào tạo, bồi dưỡng để phát triển hơn hoặc những sinh viên ưu tú, những CB, CC

trẻ, có phẩm chất và năng lực được đào tạo, bồi dưỡng để kế thừa, đảm nhận các cương

vị công tác sẽ có trong tương lai. Hết sức tránh việc chọn cử những CB, CC đã lớn tuổi

hoặc có nhiều năm công tác theo kiểu "giải quyết chính sách", vì như thế đào tạo, bồi

dưỡng mang lại hiệu quả ít.

Lựa chọn đúng đối tác để hợp tác quốc tế đào tạo, bồi dưỡng. Khi lựa chọn chú

ý các quốc gia phát triển, có nên kinh tế hành chính lâu đời, những nước, vùng lãnh thổ

đã và đang hợp tác phát triển trên địa bàn, có chế độ chính trị - xã hội tương đồng.

138

4.2.3. Cải tiến công tác bố trí, sử dụng và thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào

Về công tác bố trí, sử dụng CB, CC Trong thời gian tới, để công tác bố trí, sử dụng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và

PLXH Lào có hiệu quả, hợp lý, phù hợp với sở trường, khả năng và điều kiện thực tế, cần tập trung vào những vấn đề:

Thứ nhất, hoàn thiện các thể chế quản lý CB, CC bảo đảm tính toàn diện, đồng bộ và hợp hiến, hợp pháp, trong đó quy định về công tác bố trí, sử dụng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào phải đồng bộ, đủ nội dung trong điều chỉnh các đối tượng. Có quy định, quy chế rõ ràng để triển khai thực hiện hiệu quả việc luân chuyển, điều động, biệt phái, chuyển ngạch, giáng chức, miễn nhiệm, từ chức, bổ nhiệm lại; luân chuyển CB, CC làm công tác tài chính, thủ kho, thủ quỹ, vật chất, kế toán...

Thứ hai, bố trí, sử dụng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào phải căn cứ hệ thống vị trí việc làm của ngành. Hệ thống này được tổ chức theo từng tính chất công việc với việc thiết kế tiêu chuẩn cho từng vị trí, chức danh cụ thể. Theo hệ thống này, không còn chế độ CB, CC làm việc với tư cách là một nghề nghiệp ổn định vĩnh viễn. Cơ quan nhà nước có thể thay đổi vị trí và công việc của CB, CC căn cứ yêu cầu công việc và theo công tích của mỗi người. Hệ thống các vị trí việc làm dựa trên cơ sở nhu cầu công việc, khối lượng và tính phức tạp của chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan, tổ chức nhà nước. Mỗi vị trí việc làm ứng với một chức danh ngạch công chức cụ thể. Người được tuyển dụng theo mỗi vị trí việc làm được bổ nhiệm vào một ngạch tương ứng.

Thứ ba, thực hiện nguyên tắc bố trí, sử dụng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào đúng theo quy định của cấp trên; Thứ tư, bố trí, sử dụng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào phải phù hợp với sở trường, chuyên môn của từng CB, CC để phát huy được tối đa khả năng của CB, CC, tác động tích cực đến chất lượng công việc. Thứ năm, coi trọng công tác đánh giá trước khi bố trí, sử dụng CB, CC trong ngành. Tiêu chí đánh giá phải rõ ràng, đồng bộ, cần có bộ tiêu chí đánh giá từng vấn đề cụ thể; quy chế ứng xử, quy định đạo đức ứng xử trong thực hiện công tác LĐ và PLXH.

Thứ sáu, có chế độ chính sách đối với CB, CC được bố trí, sử dụng làm việc tại địa bàn vùng sâu, vùng xa một cách thỏa đáng.

139

Về cải tiến chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ CB, CC Chế độ chính sách đãi ngộ đối với CB, CC có thể thúc đẩy, tạo động lực cho

phát triển; cũng có thể kìm hãm, triệt tiêu các động lực, cản trở sự phát triển của một hoạt động nào đó. Trong công tác CB, CC chế độ chính sách đão ngộ đúng, công bằng, hợp lý sẽ khuyến khích được tính tích cực, sự hăng hái, cố gắng, yên tâm với công việc, nâng cao tính trách nhiệm của CB, CC phát huy được sự sáng tạo, thu hút được người CB, CC tài giỏi, làm cho nội bộ đoàn kết nhất trí, mọi CB, CC đồng tâm hiệp lực phát triển ngành LĐ và PLXH Lào ngang tầm với thời đại. Ngược lại, thực hiện chế độ chính sách đối với CB, CC không công bằng, sai sẽ tạo ra tâm trạng chán nản, kìm hãm sự sáng tạo, triệt tiêu tính tích cực, nảy sinh nhiều tiêu cực, có thể đẩy hàng loạt CB, CC lâm ra sai lầm, mất CB, CC, làm hao phí tài năng của đất nước. Do đó, để nâng cao chất lượng CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào phải đồng thời xây dựng và hoàn thiện hệ thống chế độ chính sách CB, CC và thực hiện đúng, công bằng.

Trong những năm qua, mặc dù đã được Đảng, Nhà nước quan tâm và từng bước hoàn thiện chế độ chính sách đãi ngộ đối với CB, CC nói chung. Song, chế độ chính sách đãi ngộ đối với CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào một số chức vụ, chức danh vẫn chưa hợp lý, chưa tương xứng với vị trí, vai trò của họ đã cống hiến cho ngành, dẫn đến nảy sinh nhiều tâm tư, trăn trở, làm việc cầm chừng, thiếu nhiệt tình, hăng hái, thậm chí có một số thiếu trách nhiệm trong công tác mà chỉ lo phát triển kinh tế gia đình, thu vén lợi ích cá nhân. Thậm chí, có một bộ phận CB, CC - do chế độ chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng, nhất là do tiền lương Nhà nước trả không đủ chi phí sinh hoạt hằng ngày - đã nảy sinh tư tưởng trục lợi, biến tài sản công, của Nhà nước, của nhân dân thành của riêng. Vì vậy, đổi mới và thực hiện tốt chế độ chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào đang là vấn đề rất đáng quan tâm hiện nay.

Trong khuôn khổ chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước, ngành LĐ và PLXH cần có sự vận dung một cách sáng tạo, quy định một số chế độ để động viên CB, CC tron ngành, nhất là chế độ đối với CB, CC đi học.

4.2.4. Kiện toàn Đảng ủy, lãnh đạo Bộ; cấp ủy và lãnh đạo Sở, Phòng; nâng cao chất lượng và phát huy vai trò của các cán bộ tham mưu về công tác tổ chức - cán bộ của Bộ

Công tác CB, CC là một khâu khó, phức tạp, nhạy cảm; là hoạt động có tính

nghiệp vụ cao. Trong quy trình nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và

140

PLXH Lào thì các bước, các nội dung có liên quan đến trách nhiệm, quyền hạn của

nhiều cơ quan, tổ chức. Kiện toàn Đảng ủy, lãnh đạo Bộ; cấp ủy và lãnh đạo Sở, Phòng

LĐ và PLXH cấp huyện và nâng cao chất lượng và phát huy vai trò của các cán bộ

tham mưu về công tác tổ chức - cán bộ cũng là một nội dung quan trọng. Đây là cơ

quan chịu trách nhiệm chính và hàng đầu trong việc tạo nên chất lượng đội ngũ CB,

CC ngành LĐ và PLXH Lào. Điều đó khẳng định việc củng cố, kiện toàn và nâng cao

chất lượng cơ quan tham mưu về công tác tổ chức và cán bộ là một trong những giải

pháp quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đánh giá cán bộ thuộc diện Ban cán sự

đảng Bộ LĐ và PLXH Lào quản lý.

Một là, tiến hành củng cố và kiện toàn bộ máy tổ chức, quy định rõ chức năng,

nhiệm vụ và quyền hạn của Đảng ủy, lãnh đạo Bộ; cấp ủy và lãnh đạo Sở, Phòng LĐ

và PLXH cấp huyện và cơ quan tham mưu về công tác tổ chức và cán bộ của ngành.

Đảng ủy và lãnh đạo Bộ LĐ và PLXH Lào phối hợp với các cấp có thẩm quyền

trong vấn đề cải cách hành chính phải đánh giá, kiểm tra lại chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn của Đảng ủy, của Bộ, của Sở và của Phòng LĐ và PLXH; trên cơ sở đó kiện

toàn, củng cố bộ máy tổ chức, sắp xếp, bố trí cán bộ cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu,

nhiệm vụ trong điều kiện mới hiện nay; đồng thời, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn của cơ quan tham mưu về công tác tổ chức - cán bộ theo đúng quan điểm,

quy định của cấp trên, nhất là hướng dẫn Ban Tổ chức Trung ương và Bộ Nội vụ. Theo

đó, cơ quan tham mưu về công tác tổ chức - cán bộ có chức năng tham mưu cho Đảng

ủy và lãnh đạo Bộ LĐ và PLXH Lào về công tác tổ chức - cán bộ và trực tiếp là tổ

chức thực hiện một số việc, một số khâu trong công tác tổ chức - cán bộ theo quy định

của cấp có thẩm quyền. Với chức năng đó, phải xác định và phân biệt hai nhiệm vụ cơ

bản: nhiệm vụ tham mưu, đề xuất và nhiệm vụ tổ chức thực hiện một số công tác được

cấp có thẩm quyền quy định và uỷ quyền. Từ đó, cần tôn trọng những phản ánh, đề

xuất, báo cáo của cơ quan này; đồng thời Đảng ủy và lãnh đạo Bộ phải tích cực chỉ

đạo, tạo điều kiện để cơ quan tham mưu này phát huy và làm tốt chức năng, nhiệm vụ

của mình.

Đối với cơ quan tham mưu, cần phải thấy hết trách nhiệm nặng nề được giao,

nhất là trong giai đoạn, bối cảnh hiện nay và những hạn chế, khuyết điểm của cơ quan,

của ngành mình. Đồng thời, cũng đòi hỏi cơ quan tham mưu về công tác tổ chức và cán

141

bộ phải nêu cao trách nhiệm, quyền hạn của mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ,

tránh thụ động.

Trên cơ sở các quy định về chức năng, nhiệm vụ đã được xác định, cần phải xây dựng quy chế rành mạch về chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của Đảng ủy và lãnh đạo Bộ; Sở, Phòng và cán bộ chuyên trách về công tác tổ chức và cán bộ của ngành.

Hai là, xây dựng đội ngũ CB, CC làm công tác tổ chức - cán bộ có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới hiện nay.

Chức trách, nhiệm vụ của CB, CC làm công tác tổ chức - cán bộ đã có những quy định yêu cầu về phẩm chất năng lực. Những người làm việc trong lĩnh vực này không những phải am hiểu về chuyên môn, nghiệp vụ, thấu hiểu đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, mà còn phải tinh tế, thấu hiểu con người, cân bằng hài hòa giữa lý trí và tình cảm, thấu lý đạt tình. CB, CC làm công tác tổ chức - cán bộ không được xa rời những nguyên tắc, nhưng không vì thế mà trở nên cứng nhắc, máy móc. Trái lại, họ phải là những con người nhạy bén với thực tiễn cuộc sống, nhạy cảm với những nhu cầu lợi ích, tâm lý và tính cách của con người để giải quyết công việc và cách ứng xử với con người một cách đúng đắn, linh hoạt, xuất phát từ ý thức trách nhiệm cao độ, ảnh hưởng sâu sắc và trực tiếp tới chất lượng và hiệu quả của mọi lĩnh vực hoạt động trong đời sống xã hội. Khái quát lại, yêu cầu đối với CB, CC làm công tác tổ chức - cán bộ là: trung thành, trung thực, công tâm, khách quan, nhìn xa, chu đáo, liêm khiết, toàn diện, cụ thể, kỹ lưỡng, lý tình.

Chính vì vậy, người làm nghề tổ chức - cán bộ cần được lựa chọn cẩn trọng. Họ phải được đào tạo những kiến thức cơ bản về chính trị học, tâm lý học, sinh học, xã hội học, văn hóa ứng xử và nhiều môn học khác về quản trị nhân sự.

Để có đội ngũ CB, CC làm công tác tổ chức và cán bộ đáp ứng được yêu cầu, cần chú trọng một số nội dung sau:

Thứ nhất, xác định đúng đắn chuẩn mực người CB, CC làm công tác tổ chức - cán bộ trong giai đoạn mới.

Người CB, CC làm công tác tổ chức - cán bộ phải là những người công tâm, trung thực, trong sáng, có kinh nghiệm làm công tác này. Đội ngũ cán bộ tổ chức phải là những người có lập trường chính trị vững vàng, có đạo đức cách mạng trong sáng, ngay thẳng, trung thực, có lối sống giản dị, lành mạnh, gắn bó với đồng chí, đồng bào, có nghiệp vụ tinh thông.

142

Trong bài phát biểu của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản tại Hội nghị công tác tổ chức toàn quốc lần thứ bảy, từ ngày 07 đến ngày 17-12-1991 có đoạn nói về người cán bộ làm công tác tổ chức - cán bộ:

Trước tiên, người làm công tác cán bộ phải là người có tinh thần đổi mới, nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, có kiến thức nhất định về công tác lãnh đạo của cấp uỷ, về quản lý kinh tế - xã hội, quản lý sản xuất kinh doanh, có trình độ văn hóa, kỹ thuật, nghiệp vụ nhất định; phải là người mẫu mực về sự trung thực, khách quan, công bằng, đi sâu đi sát thực tế, có quan điểm, lập trường vững vàng; có trình độ kiến thức để giúp việc cho lãnh đạo trong công tác cán bộ [224, tr.12].

Theo tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ làm công tác tổ chức - cán bộ cần rèn luyện để đạt được các yêu cầu sau: Phải có tâm trong sáng. Có cái tâm trong sáng thì trong công việc mới có thể thi hành một cách thẳng thắn, chính trực, công bằng, vì sự nghiệp chung, vì lợi ích chung, tận tâm với công việc, với con người, không thiên tư, thiên vị, không lợi dụng chức quyền để mưu lợi riêng, không vụ lợi, ích kỷ. Phải có tầm về năng lực chuyên môn, tài năng. Người cán bộ tổ chức nhất thiết phải có tri thức, “có nghiệp vụ tinh thông”. Chỉ như vậy mới có tư duy độc lập, chủ động, khách quan trong việc vận dụng lý luận và tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối, giữ vững quan điểm khách quan, toàn diện và phát triển khi tham mưu đánh giá, cất nhắc, sử dụng đúng cán bộ. Phải hết sức thận trọng, kiên trì với công việc, đồng thời phải biết khoan dung, điều tĩnh và lắng nghe là đức tính rất cần có của người làm nghề tổ chức và cán bộ. Phải biết đặt mình vào địa vị và hoàn cảnh cụ thể của cán bộ mà cân nhắc, đánh giá. Phải khách quan, công bằng, liêm khiết. Đòi hỏi đạo đức này ở người cán bộ làm công tác tổ chức - cán bộ đồng thời cũng là đòi hỏi về năng lực trí tuệ của họ, đức phải gắn với tài, tài phải đi liền với đức, mà đức là gốc. Thái độ khách quan, vô tư, không thiên kiến, định kiến, không để chủ quan và tình cảm yêu, ghét, riêng tư xen lẫn vào công việc, không vì thân quen mà nể nang, mà tuỳ tiện vứt bỏ nguyên tắc, tiêu chuẩn trong đánh giá cán bộ. Phải đề cao trách nhiệm, đề cao kỷ luật, tôn trọng tập thể và tổ chức, có lòng tự trọng đối với danh dự và nhân phẩm của mình, của người khác.

143

Phải trung thực, khiêm tốn, giản dị, ham học, hàm làm, ham tiến bộ, quý trọng con người, có tình thương yêu đồng chí lẫn nhau đây là sự thể hiện chân thật nhất đạo làm người cách mạng mà mỗi cán bộ tổ chức phải thấm nhuần và thực hành nhất quán trong cuộc sống, trong công việc, trong đời tư, trong đối nhân xử thế ở đời. Đó là sự biểu hiện cụ thể của các đức tính để làm người. Đó cũng là yêu cầu rèn luyện đạo đức hàng ngày để tự hoàn thiện nhân cách bản thân. Thứ hai, làm tốt việc lựa chọn, quy hoạch, dào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ tổ chức. Khi bố trí cán bố tổ chức điều trước tiên là phải có quan điểm rõ ràng, theo đó cần tôn trọng tiêu chuẩn đặt ra và đảm bảo tiêu chuẩn khi xem xét, lựa chọn bố trí cán bộ tổ chức. Sau đó, cần có kế hoạch, chương trình bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ; kèm cặp, giúp đỡ, theo dõi sự phấn đấu, rèn luyện. Thứ ba, cần có biện pháp, cơ chế để thường xuyên và định kỳ đánh giá kết quả, chất lượng hoạt động CB, CC làm công tác tổ chức - cán bộ Về điều này, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là một trong những yếu tố quan trọng để góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ và đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức - cán bộ nói riêng.

4.2.5. Phát huy tinh thần tự rèn luyện, phấn đấu vươn lên của các cán bộ, công chức trong ngành

Tăng cường tự bồi dưỡng các kỹ năng, tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện và ý chí phấn đấu vươn lên của các CB, CC trong ngành là để họ biết cách thức tự điều chỉnh, tự điều khiển bản thân mình, sửa mình cho phù hợp với những tiêu chí, yêu cầu khách quan của tình hình, nhiệm vụ chính trị mới. Thông qua thực tiễn cuộc sống xã hội và các hoạt động thực tiễn sinh động, để giáo dục tinh thần tự giác học tập, tu dưỡng, rèn luyện cho CB, CC phù hợp với lĩnh vực, công việc, chức trách, nhiệm vụ của từng CB, CC.

Tình hình đất nước, khu vực và thế giới đang có những biến đổi mới, đòi hỏi đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào phải có những nhận thức mới cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn mới, phải nêu cao ý thức tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện trong thực tiễn, để nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ, tri thức khoa học cần thiết và phẩm chất đạo đức, lối sống, phương pháp và tác phong công tác đáp ứng đòi hỏi ngày một cao hơn của tình hình, nhiệm vụ mới. Lực lượng CB, CC trong ngành đa số đang ở

144

lứa tuổi thanh niên, là lớp người hăng hái, tích cực, năng động, nhạy bén với cái mới, nhưng còn thiếu lý luận, kinh nghiệm, chưa được trải nghiệm nhiều trong hoạt động thực tiễn, nên trong công tác thường lúng túng khi gặp những nhiệm vụ mới, những vấn đề phức tạp, khó khăn. Nếu không tích cực tự học tập, tu dưỡng và rèn luyện; không ngừng nâng cao toàn diện cả phẩm chất và năng lực thì sẽ không đủ sức vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ của người CB, CC. Vì vậy, các cấp ủy đảng, lãnh đạo các cơ quan trong ngành cần động viên, giúp đỡ họ để nâng cao hơn nữa chất lượng tự học, tự tu dưỡng, rèn luyện về mọi mặt.

Để nâng cao ý thức tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện của đội ngũ đội ngũ CB, CC trong sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển của đất nước hiện nay cần quan tâm giải quyết đồng bộ một số yêu cầu, nội dung chủ yếu sau đây.

Một là, tăng cường giáo dục động cơ, bồi dưỡng kỹ năng, xây dựng tinh thần tự giác học tập, tu dưỡng, rèn luyện cho đội ngũ đội ngũ CB, CC trong ngành. Tinh thần tự giác học tập, tu dưỡng, rèn luyện của CB, CC trong ngành chỉ có kết quả tốt khi chính đội ngũ này nhận thức đúng đắn những yêu cầu, chuẩn mực về phẩm chất chính trị, phẩm chất trí tuệ, đạo đức, lối sống và năng lực công tác của người CB, CC và tự nhận thức đúng về chính bản thân mình. Để xây dựng thái độ, động cơ tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện đúng đắn cho đội ngũ CB, CC trong ngành, trước hết các cấp ủy đảng, thủ trưởng các cơ quan trong ngành từ Trung ương đến địa phương cần giáo dục thường xuyên cho đội ngũ CB, CC nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của việc tự học, tự tu dưỡng và rèn luyện của bản thân họ, thấy rõ những yêu cầu, đòi hỏi khách quan về tiêu chuẩn CB, CC. Đặc biệt, phải giáo dục cho mọi CB, CC nhận thức sâu sắc rằng: phẩm chất đạo đức cách mạng và trình độ năng lực của con người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có, mà phần lớn phải trải qua quá trình học tập, rèn luyện thường xuyên, liên tục, nghiêm túc và bền bỉ như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn cán bộ, đảng viên: "ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong" [51, tr.301].

Trong quá trình giáo dục phải giúp cho CB, CC, phân biệt được ranh giới giữa người CB, CC trong nền hành chính nhà nước và quần chúng nhân dân tích cực ngoài xã hội; người CB, CC phải thể hiện sự hơn hẳn của mình đối với quần chúng nhân dân ở trình độ tri thức, ở tính tiên phong gương mẫu, phong cách sống trong sạch lành mạnh, phương pháp làm việc khoa học hiệu quả, trách nhiệm chính trị cao, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ…, phải là ngọn cờ dẫn đường, định hướng chính trị, là chỗ dựa

145

tin cậy của người dân, qua đó nâng cao trình độ ý thức, tự ý thức và ý chí của CB, CC, định hướng và khích lệ họ tự giác, tích cực học tập, tu dưỡng, rèn luyện bền bỉ biến yêu cầu, đòi hỏi khách quan những tiêu chuẩn CB, CC trong tình hình mới của cách mạng thành nhu cầu tự thân bên trong của mỗi CB, CC.

Hai là, mỗi CB, CC trong ngành phải tự nhận thức rõ về ưu điểm và hạn chế của mình, chủ động khắc phục mâu thuẫn giữa yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng, của địa phương, ngành, của cơ quan, đơn vị mình với trình độ bất cập của bản thân để xây dựng kế hoạch, xác định ý chí, quyết tâm thường xuyên tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ trí tuệ, kiến thức, năng lực cần thiết và phẩm chất đạo đức, lối sống, phương pháp, tác phong công tác, làm việc của mình để hoàn thành nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho. Dựa trên sự tự đánh giá đúng bản thân mình, biết đúng "sở trường, sở đoản" của mình, mỗi CB, CC phải tự xây dựng kế hoạch, xác định nội dung, biện pháp và ý chí quyết tâm tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ trí tuệ, kiến thức, năng lực cần thiết và phẩm chất đạo đức lối sống, phương pháp, tác phong công tác, làm việc của mình. Đây là quá trình chủ quan hóa cái khách quan, là đòi hỏi cao nhất tính tích cực, chủ động của mỗi CB, CC.

Ba là, tạo môi trường, điều kiện rèn luyện thực tiễn và phong trào tự giác học tập, tu dưỡng, rèn luyện của đội ngũ CB, CC gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Cayxỏn Phômvihản”. Các cấp ủy, tổ chức đảng, thủ trưởng cơ quan trong ngành cần tạo ra môi trường, những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi, thiết thực nhất để CB, CC nảy sinh nhu cầu và động cơ học tập, tu dưỡng, rèn luyện đúng đắn; đồng thời, phân công, giao nhiệm vụ cho CB, CC trong hoạt động thực tiễn để họ có điều kiện cọ xát, rèn luyện, thử thách. Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa phong trào tự giác học tập, tu dưỡng, rèn luyện của đội ngũ CB, CC trong ngành, gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Cayxỏn Phômvihản”, mỗi CB, CC tự học tập, rèn luyện, phấn đấu tu dưỡng đạo đức và “làm theo” trở thành hành động tự giác, tự nguyện, tự thân trong mỗi người CB, CC.

Bốn là, phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý về tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện để cho toàn đội ngũ CB, CC trong ngành noi theo. Mọi CB, CC phải thấm nhuần sâu sắc tư tưởng của các bậc lão thành cách mạng, của Đảng NDCM Lào về học tập, rèn luyện là công việc suốt đời của cán bộ, đảng viên, mỗi CB, CC phải có kế hoạch thường xuyên để tự học tập, nâng cao trình độ lý

146

luận chính trị, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn. Học tập vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi CB, CC và phải được quy định thành nền nếp, chế độ. Mỗi CB, CC phải thật sự là một tấm gương sáng mẫu mực trong học tập, trong công tác cũng như trong cuộc sống. Thường xuyên và kịp thời thực hiện tốt việc nêu gương, biểu dương, khen thưởng, tuyên truyền và nhân rộng những tấm gương điển hình về CB, CC tiêu biểu trong quá trình tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện nhằm kích thích tính tích cực, tự giác và khơi dậy sự say mê, hứng thú, lòng nhiệt huyết vươn lên phấn đấu học tập, tu dưỡng, rèn luyện phát triển không ngừng của họ; đồng thời, phê phán những CB, CC thiếu cố gắng, dựa dẫm, ỷ lại, lười học tập, không chịu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, kỹ năng nghiệp vụ, lối sống, phong cách công tác.

4.2.6. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ của Trung ương Đảng, Ban Tổ chức Trung ương, Chính phủ, Bộ Nội vụ; tăng cường sự phối hợp giữa ngành lao động và phúc lợi xã hội với các ngành, cấp ủy và chính quyền địa phương

Nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào có nội dung rất rộng và liên quan với nhiều ngành, nhiều tổ chức. Trong bối cảnh phát triển công tác LĐ và PLXH gắn với hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ và yêu cầu xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, CB, CC không chỉ có văn bằng, những kinh nghiệm từ thực tiễn mà tính hình mới đòi hỏi họ nắm bắt được những tri thức, kinh nghiệm tiên tiến để vận dụng vào thực tế công tác, đồng thời xử lý tốt những tình huống mà thách thức của kinh tế thị trường, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra. Bởi vậy, cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ, Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ; tăng cường sự phối hợp giữa ngành LĐ và PLXH với các ngành và cấp ủy, chính quyền địa phương.

Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng. Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương lãnh đạo Quốc hội nghiên cứu và sớm xây

dựng Luật Công vụ trên cơ sở kế thừa các mặt tích cực của Nghị định về Quy chế công chức CHDCND Lào, các quy định của Trung ương Đảng về cán bộ; thúc đẩy và đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý CB, CC về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm và thể chế hóa các nội dung thuộc các giải pháp mang tính dài hạn. Xây dựng Luật CB, CC bao gồm các quy định về quyền lợi, nghĩa vụ và những điều cấm CB, CC không được làm; đạo đức nghề nghiệp; hệ thống quản lý CB, CC; quản lý công sở; văn hóa công sở; khen thưởng và xử lý vi phạm đối với CB, CC; tuyển dụng,

147

sử dụng, đánh giá việc thực hiện công tác; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm; thanh tra đội ngũ CB, CC.

Tiến tới các quy định về quản lý CB, CC chỉ bao gồm Luật Công vụ, Luật CB, CC và các nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện, không cần có các thông tư hướng dẫn thêm nữa.

Hai là, trách nhiệm của Chính phủ. Trên cơ sở hệ thống các quy định hiện hành, bổ sung, sửa đổi, nâng cấp hiệu lực

của các quy định quy phạm pháp luật, Chính phủ bãi bỏ những quy định không còn phù hợp, qua đó nâng cao tính đẳng cấp, tính quy mô của thể chế về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm đội ngũ CB, CC, tương xứng với vai trò trong nền hành chính quốc gia. Cụ thể là: các nghị định của Chính phủ bao gồm các vấn đề:

- Về phương pháp xác định và quản lý hệ thống vị trí việc làm trong các cơ quan quản lý nhà nước; - Về công tác tuyển dụng và quản lý CB, CC; - Về điều động, tiếp nhận, thuyên chuyển, bố trí, phân công công tác, biệt phái đối với CB, CC; - Về đánh giá CB, CC và phát triển nguồn nhân lực công vụ;

- Về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm đối với CB, CC; - Về khen thưởng, thăng thưởng CB, CC có công trạng trong thực thi công vụ,

công tác; - Về điều kiện kéo dài tuổi làm việc của CB, CC trong một số ngành và đối tượng; - Về chế độ thôi việc đối với CB, CC; - Về quản lý và sử dụng đội ngũ CB, CC trong nền hành chính nhà nước; - Về kiểm tra, thanh tra, giám sát CB, CC khi thực thi công vụ, công tác; - Về giải quyết khiếu nại, tố cáo của CB, CC; - Về chế độ trách nhiệm cá nhân đối với CB, CC trong thực thi nhiệm vụ, công

vụ và công tác; - Về chế độ đào tạo, bồi dưỡng CB, CC trong cơ quan quản lý nhà nước. Ba là, trách nhiệm của Bộ Nội vụ Bộ Nội vụ tăng cường hướng dẫn Bộ LĐ và PLXH và chính quyền địa phương

thực hiện các văn bản của Chính phủ liên quan đến ngành LĐ và PLXH và CB, CC trong ngành; kịp thời giúp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong thực tế.

148

Bộ Nội vụ kiến nghị Nhà nước có những cải tiến chế độ đãi ngộ đối với CB, CC, nhất là tiền lương và có chế độ chính sách đãi ngộ hợp lý đối với CB, CC. Đây là một trong những quan điểm có tính quyết định đến việc hoàn thiện các thể chế về CB, CC và qua đó mà nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC; hạn chế dần và loại trừ tiêu cực, tham nhũng của CB, CC trong bộ máy hành chính nhà nước.

Bốn là, việc phối hợp giữa ngành LĐ và PLXH Lào với các ngành, cấp ủy, chính quyền các địa phương.

Để tăng cường sự phối hợp giữa ngành LĐ và PLXH với các ngành, cấp ủy, chính quyền các địa phương về nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC trong ngành thời gian tới nên thực hiện các biện pháp chủ yếu sau:

Xây dựng những chương trình phối hợp dài hạn và ngắn hạn với các ngành về nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào. Trước mắt, Bộ LĐ và PLXH phối hợp với Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào xây dựng một số chương trình đào tạo, bồi dưỡng CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào để áp dụng tại Học viện và tại các trường chính trị - hành chính tỉnh. Bộ LĐ và PLXH phối hợp với Bộ Ngoại giao xây dựng đề án hợp tác quốc tế giữa ngành LĐ và PLXH Lào với một số đối tác nước ngoài, tổ chức quốc tế để đưa cán bộ đi nghiên cứu, học tập ở nước ngoài. Xây dựng quy chế phối hợp giữa Bộ LĐ và PLXH với chính quyền địa phương trong công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH ở địa phương, trong đó phân công trách nhiệm rõ ràng của Bộ và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền tỉnh, thành phố, huyện trong xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC về các mặt phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn.

Lựa chọn trọng tâm, trọng điểm các nhóm đối tượng CB, CC để có chương trình phối hợp về nâng cao chất lượng, nhất là ngành, lĩnh vực đang cần chuyên gia, chuyên viên cao cấp phục vụ cho ngành LĐ và PLXH Lào.

149

KẾT LUẬN

Từ kết quả những luận chứng, phân tích lý luận và thực tiễn đã trình bày trong 4 chương, có thể rút ra các kết luận chủ yếu sau đây:

1. Đã phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, luận án đã xác địnhnhững vấn đề đã được các học giả nghiên cứu, giải quyết, đề cập 04 vấn đề, đồng thời có 03 vấn đề còn chưa được nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa thành hệ thống, toàn diện và sâu sắc, nhất là vấn đề mà tác giả đã chọn làm đề tài luận án tiến sĩ: chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành LĐ và PLXH Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay. Đây là chủ đề chưa được nghiên cứu một cách tổng thể mang tính dài hạn cả về lý luận và thực tiễn. 2. Trên cơ sở khái quát về ngành LĐ và PLXH Lào trong quá trình hình thành và phát triển; chức năng, nhiệm vụ; hệ thống tổ chức bộ máy và vai trò của ngành LĐ và PLXH Lào. Luận án đã phân tích các quan niệm, đặc điểm, nhiệm vụ và vai trò của đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào và đưa ra khái niệm đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào giai đoạn hiện nay.

3. Từ các khái niệm về đội ngũ CB, CC, luận án đã đưa ra khái niệm chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào: Chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào là tổng hợp mức độ phù hợp của cơ cấu đội ngũ; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và sự hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ các CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào so với yêu cầu nhiệm vụ của ngành trong từng thời kỳ cách mạng.

4. Luận án đã đưa ra các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào, đó là: đánh giá mức độ hợp lý của cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức toàn ngành, ở từng cấp, từng lĩnh vực trong ngành; đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ, năng lực, mức độ hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ, phong cách công tác của từng CB, CC trong ngành; 05 yếu tố chi phối chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào.

5. Thực trạng chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào được phân tích trên hai phương diện là: cơ cấu đội ngũ CB, CC và chất lượng CB, CC. Luận án đã phân tích các ưu điểm và hạn chế của việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào trong những năm qua; chỉ ra 03 nguyên nhân chủ quan và 03 nguyên nhân khách quan của ưu điểm; 08 nguyên nhân chủ quan và 07 nguyên nhân khách quan của hạn chế và rút ra 05 kinh nghiệm.

150

6. Để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào

trong giai đoạn hiện nay, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, với quyết tâm chính trị

và sự phối hợp hành động hết sức chặt chẽ giữa các cấp ủy đảng, lãnh đạo cơ quan, các

đoàn thể chính trị - xã hội; giữa ngành và các cấp ủy, chính quyền địa phương, trên cơ

sở sự tự giác nỗ lực phấn đấu của từng CB, CC trong ngành. Luận án đã đưa ra 06

nhóm giải pháp đồng bộ, khả thi. Một là, đổi mới nhận thức, khẳng định quyết tâm

chính trị và trách nhiệm, từng bước quy chế hóa công tác nâng cao chất lượng đội ngũ

cán bộ, công chức ngành LĐ và PLXH Lào. Hai là, đẩy mạnh công tác quy hoạch đào

tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ngành LĐ và PLXH Lào. Ba là, cải tiến công

tác bố trí, sử dụng và chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ, công chức

ngành LĐ và PLXH Lào. Bốn là, kiện toàn Đảng ủy, lãnh đạo Bộ; cấp ủy và lãnh đạo

Sở, Phòng; nâng cao chất lượng và phát huy vai trò của các cán bộ tham mưu về công

tác tổ chức - cán bộ của Bộ. Năm là, phát huy tinh thần tự rèn luyện, phấn đấu vươn lên

của các cán bộ, công chức trong ngành. Sáu là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, giúp

đỡ của Trung ương Đảng, Ban Tổ chức Trung ương, Chính phủ, Bộ Nội vụ; tăng

cường sự phối hợp giữa ngành LĐ và PLXH với các ngành, cấp ủy và chính quyền địa

phương. Những giải pháp đã được đề cập trong luận án này, nếu được đem vào vận

dụng trong thực tế, tác giả hy vọng sẽ góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lượng

đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào, góp phần vào thực hiện thành công sự

nghiệp CNH, HĐH đất nước do Đảng NDCM Lào đề ra.

151

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Xone MONEVILAY (2009), "Công tác đánh giá cán bộ ở Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội Lào", Tạp chí Xây dựng Đảng, (10), tr.60-61.

2. Xỏn MONVILAY (2015), "Quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào", Tạp chí Lao động và xã hội, (494), tr.17-19.

3. Xỏn MON-VI-LAY (2015), "Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành Lao động và Phúc lợi xã hội Lào", Tạp chí Điện tử www.xaydungdang.com.vn, ngày 26-01, 7:28’.

4. Xỏn MONVILAY (2015), "Tổ chức thực hiện việc đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội cho có chất lượng", Tạp chí Kiểm tra, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, (16), tháng 3-4, tr.28-30.

5. Xỏn Monvilay (2015), "Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra và theo dõi cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội để tạo bước đột phá trong phát triển đất nước", Tạp chí Xây dựng Đảng, Ban Tổ chức Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, (162), tháng 4, tr.46-48.

6. Xỏn MONVILAY (2015), "Những tiêu chí cơ bản đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào", www.lyluanchinhtri.vn.

152

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Phần tài liệu tiếng Việt 1. Ban Tổ chức Trung ương (2003), Về luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý với

các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, Kỷ yếu Hội nghị tổ chức tại Hà

Nội ngày 26, 27-5.

2. Bộ Nội vụ (2007), Chương trình xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,

công chức hành chính nhà nước giai đoạn I (2003-2005), Đề án 1, Tổng điều

tra, khảo sát, đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước giai

đoạn I (2003-2005), Hà Nội.

3. Bunlư SỔMSẮCĐI (2004), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh khu vực

phía Bắc của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn cách

mạng hiện nay, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

4. Bunxợt THĂMMAVÔNG (2004), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở

các tỉnh phía Nam nước CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay, Luận án

tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

5. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2012), Nghị định Quy định về chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương

binh và Xã hội, Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Côi (2012), Luân chuyển cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở

các tỉnh miền núi phía Bắc trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Khoa

học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện

Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

7. Đỗ Minh Cương (2013), "Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ", Tạp chí Xây dựng

Đảng, (9).

8. Đỗ Minh Cường (2009), Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Du (2013), "Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo,

quản lý ở nước ngoài", Tạp chí Xây dựng Đảng, (2+3).

153

10. Nguyễn Văn Du (2014), "Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tham mưu chiến lược", Tạp chí Xây dựng Đảng, (5).

11. Lê Hoàng Dũng (2014), Công tác luân chuyển cán bộ diện ban thường vụ huyện ủy quản lý ở thành phố Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay. Luận văn thạc sĩ Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

12. Nguyễn Thành Dũng (2010), "Một số tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Tây Nguyên", Tạp chí Xây dựng Đảng, (8).

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Đệttacon PHILAPHĂNĐỆT (2004), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành ở thành phố Viên Chăn trong giai đoạn cách mạng hiện nay, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

20. Đặng Nam Điền (2010), "Chủ động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ", Tạp chí Xây dựng Đảng, (11).

21. Đỗ Xuân Định (2008), "Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các Ban Tổ chức tỉnh, thành ủy - thực trạng và giải pháp", Tạp chí Xây dựng Đảng, (10).

22. Trần Văn Đông (2002), "Luân chuyển cán bộ cần giải pháp thiết thực", Tạp chí Xây dựng Đảng, (8).

23. Tô Tử Hạ (Chủ biên) (2005), Nghiệp vụ về Công tác Tổ chức nhà nước, Nxb Thống kê, Hà Nội.

154

24. Vũ Văn Hiền (Chủ biên) (2007), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Trần Đình Hoan (2003), "Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí Cộng sản, (33).

26. Trần Đình Hoan (Chủ biên) (2009), Đánh giá quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Xây dựng Đảng (2005), Bài giảng nghiệp vụ công tác tổ chức, cán bộ và đảng viên, tập 3, Hà Nội.

28. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I (2013), Tập bài giảng nghiệp vụ Công tác tổ chức - cán bộ của Đảng, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

29. Nguyễn Phương Hồng (2005), "Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý”, Tạp chí Cộng sản, (4).

30. Lưu Vĩnh Hưng (2014), Luân chuyển cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên quản lý trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

31. Phạm Công Khâm (2002), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, Luận án tiến sĩ Khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

32. Khăm-phăn VÔNG-PHA-CHĂN (2013), "Nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ Lào", Tạp chí Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, (12).

33. Khămphăn PHÔMMATHẮT (2005), Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

34. Nguyễn Minh Khôi (2010), "Bàn về “Tâm”, “Tầm” của đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay", Tạp chí Xây dựng Đảng, (8).

155

35. Chu Phúc Khởi (2004), Xuất phát từ đại cục, hướng tới lâu dài, cố gắng xây dựng một đội ngũ cán bộ dự bị tố chất cao, Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc "Xây dựng đảng cầm quyền, kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc", Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36. Giả Cao Kiến (2004), Phát huy đầy đủ vai trò của trường Đảng, làm tốt công tác giáo dục và đào tạo cán bộ, Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc "Xây dựng đảng cầm quyền, kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37. Triệu Gia Kỳ (2004), Tăng cường xây dựng Đảng ủy địa phương, phát huy đầy đủ vai trò hạt nhân lãnh đạo, Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc "Xây dựng đảng cầm quyền, kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc", Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

38. Bùi Đức Lại (2007), "Bàn thêm về quy hoạch cán bộ”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (10). 39. V.I. Lênin (1974), Toàn tập, tập 4, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 40. V.I. Lênin (1974), Toàn tập, tập 6, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 41. V.I. Lênin (1974), Toàn tập, tập 8, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 42. V.I. Lênin (1974), Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 43. V.I. Lênin (1974), Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 44. V.I. Lênin (1978), Toàn tập,tập 45, Nxb Tiến Bộ, Mátxcơva. 45. C.Mác, Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 46. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 47. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 48. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 49. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 50. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 51. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 52. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 53. Thủy Minh (2012), "Làm gì để cán bộ cơ sở ở Gia Lâm đạt chuẩn?", Tạp chí Xây

dựng Đảng, (6).

156

54. Nguyễn Văn Năng (2006), Luân chuyển cán bộ thuộc diện tỉnh ủy quản lý ở tỉnh Bắc Giang hiện nay. Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

55. Ngô Kim Ngân (2002), "Công tác quy hoạch cán bộ của hệ thống chính trị - một số giải pháp chủ yếu", Tạp chí Lịch sử Đảng, (6).

56. Hũu Ngọc (1987), Từ điển Triết học giản yếu, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

57. Nguyễn Phi (2014), "Đào tạo, bồi dưỡng công chức ở một số quốc gia", Tạp chí Xây dựng Đảng, (5).

58. Trần Văn Phòng (2003), "Tiêu chuẩn đạo đức của người cán bộ lãnh đạo chính trị hiện nay", Tạp chí Lý luận chính trị, (5).

59. Đặng Đình Phú (2006), Để đánh giá, sử dụng, đề bạt đúng cán bộ, Website Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 17-5.

60. Nguyễn Trọng Phúc (2002), "V.I. Lênin, Hồ Chí Minh nói về luân chuyển cán bộ", Tạp chí Cộng sản, (9).

61. Tôn Hiểu Quần (2004), Tăng cường xây dựng ban lãnh đạo, cố gắng hình thành tầng lớp lãnh đạo hăng hái, sôi nổi, phấn đấu thành đạt, Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc "Xây dựng đảng cầm quyền, kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

62. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2004), Luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Hà Nội.

63. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2006), Luật Bình ðẳng giới, Hà Nội. 64. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2006), Luật Bảo hiểm xã hội, Hà Nội. 65. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2006), Luật Người lao động Việt

Nam đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng, Hà Nội. 66. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2006), Luật Dạy nghề, Hà Nội. 67. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2008), Luật CB, CC, Hà Nội. 68. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2008), Bộ luật Lao động, Hà Nội. 69. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2009), Luật Người cao tuổi, Hà Nội. 70. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2010), Luật Người khuyết tật, Hà Nội.

157

71. Nguyễn Văn Quynh (2011), "Tiếp tục đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ", Tạp chí Xây dựng Đảng, (1+2).

72. Samlane PHANKHAVONG (2014), Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng cấp tỉnh của nước CHDCND Lào giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Khoa học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

73. Trần Xuân Sầm (Chủ biên) (1998), Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

74. Nguyễn Công Soái (2007), "Quy hoạch cán bộ của Đảng bộ thành phố Hà Nội", Tạp chí Xây dựng Đảng, (11).

75. Trần Thanh Sơn (2006), Luân chuyển cán bộ thuộc Thành ủy Hà Nội quản lý hiện nay, Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

76. Vũ Khắc Sơn (Chủ nhiệm) (2010), Nâng cao hiệu quả tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành lao động Thương binh và xã hội, Đề tài khoa học cấp Trường, mã số CT-TTĐT: 03-2010, Trường Đại học Lao động - Xã hội.

77. Nguyễn Trung Tài (2014), "Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Hà Giang", Tạp chí Xây dựng Đảng, (5).

78. Trịnh Thanh Tâm (2012), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là nữ của hệ thống chính trị xã ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

79. Trần Đình Thắng (2013), Đảng lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

80. Nguyễn Mạnh Thắng (2014), "Xây dựng bản lĩnh chính trị cho chính ủy, chính trị viên ở đơn vị cơ sở theo tư tưởng Hồ Chí Minh", Tạp chí Cộng sản chuyên đề cơ sở, (96).

81. Phạm Tất Thắng (2005), Luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý diện tỉnh uỷ quản lý ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Khoa học chính, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

158

82. Lâm Quang Thao (2013), Chất lượng luân chuyển cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quản lý trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

83. Trần Bá Thiều (2014), "Xây dựng đội ngũ cán bộ công an nhân dân trước yêu cầu mới", Tạp chí Xây dựng Đảng, (1+2).

84. Đỗ Huy Thông (2012), Luân chuyển cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy Quảng Ninh quản lý trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

85. Phạm Ngọc Thước (2003), "Luân chuyển cán bộ - động lực mới, nguồn sáng tạo mới trong công việc", Tạp chí Xây dựng Đảng, (5).

86. Thu Thủy (2008), "Để nâng cao chất lượng cán bộ nữ ở Ban Tổ chức tỉnh, thành ủy", Tạp chí Xây dựng Đảng, (10).

87. Nguyễn Phú Trọng (Chủ nhiệm), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đề tài khoa học xã hội cấp Nhà nước giai đoạn 1996-2000, mã số KHXH.05.03.

88. Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (2001), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

89. Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (Đồng chủ biên) (2003), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

90. Nguyễn Văn Trường (2007), Luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng quản lý trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

91. Ngô Minh Tuấn (2008), "Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tổ chức xây dựng Đảng", Tạp chí Xây dựng Đảng, (10).

92. Trần Anh Tuấn (Chủ biên) (2012), Pháp luật về công vụ, công chức của Việt Nam và một số nước trên thế giới, Nxb Chính quốc gia, Hà Nội.

159

93. Đình Tùng (2013), "Tuyển chọn công chức tại một số quốc gia", Tạp chí Xây dựng Đảng, (5).

94. Đình Tùng (2013), "Tuyển dụng, đào tạo công chức ở Nhật Bản", Tạp chí Xây dựng Đảng, (9).

95. Viện Ngôn ngữ học (2005), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 96. Lê Kim Việt (2009), "Luân chuyển cán bộ lý luận-khâu đột phá để nâng cao chất

lượng công tác lý luận của Đảng trong giai đoạn hiện nay", Tạp chí Cộng sản, (11).

97. Hồ Đức Việt (2009), "Tạo chuyển biến sâu sắc trong công tác cán bộ", Tạp chí Xây dựng Đảng, (3).

98. Hồ Đức Việt (2010), "Đổi mới công tác tổ chức, cán bộ đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", Tạp chí Lý luận chính trị, (2).

99. Nguyễn Quốc Việt (2008), "Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý Cà Mau", Tạp chí Xây dựng Đảng, (2).

100. Xỉnhkhăm PHÔMAXAY (2003), Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước Lào trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

101. Lê Ngọc Xuyên (2014), "Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở ở Tây Nguyên", Tạp chí Xây dựng Đảng, (1+2).

102. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (2010), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Phần tài liệu tiếng Lào đã dịch sang tiếng Việt

103. Alunna BÚTTẠVÔNG (2014), Hoàn thiện công tác đánh giá cán bộ kiểm tra của CHDCND Lào, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn.

104. Anônghắk VÀNGVĂNTHANỤVÔNG (2013), Hoàn thiện công tác xây dựng cán bộ tại Bộ Lao động và phúc lợi xã hội, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn.

105. Anônghắk VÀNGVĂNTHANỤVÔNG (2013), "Tăng cường công tác đào tạo - bồi dưỡng cán bộ là sự cần thiết ở Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội", Tạp chí Xây dựng Đảng NDCM Lào, số 140, tháng 6.

160

106. Ban Tổ chức Trung ương Đảng (2003), Tổng kết đánh giá về công tác tổ chức, xây dựng Đảng và cán bộ, Viêng Chăn.

107. Ban Tổ chức Trung Đảng (2007), Văn kiện Hội nghị Tổng kết công tác tổ chức, xây dựng Đảng và cán bộ toàn quốc năm 2007, Viêng Chăn.

108. Ban Tổ chức Trung Đảng (2009), Văn kiện Hội nghị Tổng kết công tác tổ chức, xây dựng Đảng và cán bộ toàn quốc lần thứ 8, Viêng Chăn.

109. Ban Tổ chức Trung Đảng (2012), Văn kiện Hội nghị Tổng kết công tác tổ chức, xây dựng Đảng và cán bộ toàn quốc lần thứ 9, Viêng Chăn.

110. Bộ LĐ và PLXH Lào (2006), Chiến lược phát triển ngành LĐ và PLXH từ năm 2008 - 2020, Viêng Chăn.

111. Bộ LĐ và PLXH Lào (2007), Quyết định số 2502/LĐPLXH về tổ chức và hoạt động của Vụ Tổ chức và cán bộ, ngày 29-6, Viêng Chăn.

112. Bộ LĐ và PLXH Lào (2007), Quyết định số 2503/LĐPLXH về tổ chức và hoạt động của Vụ Kiểm tra, ngày 29-6, Viêng Chăn.

113. Bộ LĐ và PLXH Lào (2007), Quyết định số 2504/LĐPLXH về tổ chức và hoạt động của Vụ Quản lý lao động, ngày 29-6, Viêng Chăn.

114. Bộ LĐ và PLXH Lào (2007), Quyết định số 2505/LĐPLXH về tổ chức và hoạt động của Vụ Phát triển kỹ năng và việc làm, ngày 29-6, Viêng Chăn.

115. Bộ LĐ và PLXH Lào (2007), Quyết định số 2506/LĐPLXH vềtTổ chức và hoạt động của Vụ Bảo trợ xã hội, ngày 29-6, Viêng Chăn.

116. Bộ LĐ và PLXH Lào (2007), Quyết định số 2507/LĐPLXH về tổ chức và hoạt động của Vụ Hưu trí - Thương binh và người tàn tật, ngày 29-6, Viêng Chăn.

117. Bộ LĐ và PLXH Lào (2007), Quyết định số 2508/LĐPLXH về tổ chức và hoạt động của Vụ Bảo hiểm xã hội, ngày 29-6, Viêng Chăn.

118. Bộ LĐ và PLXH Lào (2007), Quyết định số 2502/LĐ PLXH về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm xã hội (không bắt buộc), ngày 18-10, Viêng Chăn.

119. Bộ LĐ và PLXH Lào (2007), Quyết định số 2502/LĐPLXH về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm xã hội (bắt buộc), ngày 18-10, Viêng Chăn.

120. Bộ LĐ và PLXH Lào (2007), Quyết định số 4890/LĐPLXH về tổ chức và hoạt động của Sở LĐ và PLXH tỉnh và thành phố, ngày 18-10, Viêng Chăn.

121. Bộ LĐ và PLXH Lào (2007), Quyết định số 4891/LĐPLXH về tổ chức và hoạt động của Phòng LĐ và PLXH huyện và quận, ngày 18-10, Viêng Chăn.

161

122. Bộ LĐ và PLXH Lào (2011), Quyết định số 1423/LĐPLXH về tổ chức và hoạt động của Văn phòng Bộ (sửa đổi, bổ sung), ngày 01-7, Viêng Chăn.

123. Bộ LĐ và PLXH Lào (2013), Quyết định số 2815/LĐPLXH về tổ chức và hoạt động của Văn phòng Bộ (sửa đổi, bổ sung), ngày 08-8, Viêng Chăn.

124. Bộ LĐ và PLXH Lào (2013), Quyết định số 2816/LĐPLXH về tổ chức và hoạt động của Vụ Kế hoạch và hợp tác, ngày 08-8, Viêng Chăn.

125. Bộ LĐ và PLXH Lào (2013), Quyết định số 3188/LĐPLXH về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Dịch vụ việc làm, ngày 09-9, Viêng Chăn.

126. Bộ LĐ và PLXH Lào (2014), Quyết định số 1777/LĐPLXH về tổ chức và hoạt động của Vụ Bảo trợ xã hội (sửa đổi, bổ sung), ngày 23-5, Viêng Chăn.

127. Bộ LĐ và PLXH Lào (2014), Quyết định số 1778/LĐPLXH về tổ chức và hoạt động của Vụ Tổ chức và cán bộ (sửa đổi, bổ sung), ngày 23-5, Viêng Chăn.

128. Bộ LĐ và PLXH Lào (2014), Quyết định số 1779/LĐPLXH về tổ chức và hoạt động của Vụ Kiểm tra (sửa đổi, bổ sung), ngày 23-5, Viêng Chăn.

129. Bộ LĐ và PLXH Lào (2010), Chiến lược phát triển lao động giai đoạn 2011- 2020, Viêng Chăn.

130. Bộ LĐ và PLXH Lào (2010), Chiến lược phát triển phúc lợi xã hội giai đoạn 2011-2020, Viêng Chăn.

131. Bộ LĐ và PLXH Lào (2012), Quyết định số 3151/LĐPLXH về phân chia trách nhiệm việc tổ chức thực hiện công tác 3 xây ngành LĐ và PLXH, ngày 12-10, Viêng Chăn.

132. Bộ LĐ và PLXH Lào (2012), Tổng kết tổ chức thực hiện công tác LĐ và PLXH năm 2011 - 2012 và kế hoạch năm 2012 - 2013, Viêng Chăn.

133. Bộ LĐ và PLXH Lào (2013), Thông báo số 3233/LĐPLXH hướng dẫn về việc tổ chức tiến hành đánh giá thực hiện công tác của CB, CC, ngày 11-9, Viêng Chăn.

134. Bộ LĐ và PLXH Lào (2013), Tổng kết tổ chức thực hiện giữa nhiệm kỳ về kế hoạch phát triển công tác LĐ và PLXH 5 năm lần thứ III (2011-2015) và tổng kết Tổ chức thực hiện công tác LĐ và PLXH năm 2012-2013 và kế hoạch năm 2013 - 2014, Viêng Chăn.

135. Bộ Nội vụ (2012), Thông báo về việc điều chỉnh sửa chữa thông tin cá nhân công chức, số 0759/BNV, ngày 27-4, Viêng Chăn.

162

136. Bộ Nội vụ (2012), Hướng dẫn về việc tổ chức thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng về việc thử nghiệm xây tỉnh thành đơn vị chiến lược, xây huyện thành đơn vị vững mạnh toàn diện và xây bản thành đơn vị phát triển, số 01/BNV, ngày 13-7, Viêng Chăn.

137. Bộ Nội vụ (2012), Quyết định về việc cho phép ký xác nhận hồ sơ liên quan đến chức năng và phạm vi trách nhiệm của Bộ Nội vụ, số 513/BNV, ngày 09-8, Viêng Chăn.

138. Bộ Nội vụ (2012), Hướng dẫn về việc thi vào công chức CHDCND Lào, số 03/BNV, ngày 28-8, Viêng Chăn.

139. Bộ Nội vụ (2012), Thông báo số 77/BNV về việc quy định tiêu chuẩn chức vụ quản lý và việc biên chế công chức mới năm 2013-2014, ngày 02-10, Viêng Chăn.

140. Bộ Nội vụ (2013), Quy chế số 02/BNV về việc quản lý công tác thi tuyển vào công chức phần trình độ đại cương, ngày 06-5, Viêng Chăn.

141. Bộ Nội vụ (2013), Thông báo số 32/BNV về công tác chuẩn bị thi tuyển vào công chức CHDCND Lào bắt đầu từ năm 2013-2014 trở đi, ngày 06-6, Viêng Chăn.

142. Bộ Nội vụ (2013), Thông báo số 45/BNV về việc tổ chức thực hiện đánh giá việc thực hiện công tác của công chức, ngày 12-6, Viêng Chăn.

143. Bộ Nội vụ (2014), Thông báo số 99/BNV về tổ chức thực hiện đánh giá việc thực hiện công tác của công chức CHDCND Lào, ngày 25-8, Viêng Chăn.

144. Bộ Nội vụ (2014), Hướng dẫn số 03/BNV về tổ chức thực hiện thi tuyển vào công chức phần trình độ chuyên môn, ngày 05-8, Viêng Chăn.

145. Bộ Nội vụ (2014), Thông báo số 94/BNV về việc bổ nhiệm người phụ trách công tác thông tin dữ liệu quản lý công chức, ngày 12-8, Viêng Chăn.

146. Búa hống KHĂM HÁ (2014), Phát triển kỹ năng nghề lao động Lào trong điều kiện hội nhập Hiệp hội kinh tế ASEAN, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn.

147. Bunmi KHẮNKẸO (2011), Nâng cao khả năng của cán bộ trong quản lý hành chính nhà nước cấp huyện ở nước ta, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn.

148. Bunthạmaly MẲNANÔNG (2013), "Nâng cao chất lượng cán bộ tài chính ở tỉnh ẮT TẠ PƯ", Tạp chí Xây dựng Đảng DNCM Lào, số 142, tháng 8.

149. Cayxỏn PHÔMVIHẢN (1985), Tuyển tập, tập 1, Nxb CHDCND Lào, Viêng Chăn.

163

150. Cayxỏn PHÔMVIHẢN (1987), Tuyển tập, tập 2, Nxb Nxb CHDCND Lào, Viêng Chăn.

151. Cayxỏn PHÔMVIHẢN (1997), Tuyển tập, tập 3, Nxb Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia, Viêng Chăn.

152. Chính phủ nước CHDCND Lào (1993), Nghị định số 04/TTg về tổ chức và hoạt động của Bộ LĐ và PLXH Lào, ngày 22-01, Viêng Chăn.

153. Chính phủ nước CHDCND Lào (1993), Nghị định số 171/TTg của Thủ tướng về Quy chế công chức CHDCND Lào, ngày 01-11, Viêng Chăn.

154. Chính phủ nước CHDCND Lào (1993), Nghị định số 172/TTg của Thủ tướng về ngạch và bậc của công chức, ngày 11-11, Viêng Chăn.

155. Chính phủ nước CHDCND Lào (1993), Nghị định số 173/TTg của Thủ tướng về chức vụ quản lý của bên dân sự của CHDCND Lào, ngày 11-11, Viêng Chăn.

156. Chính phủ nước CHDCND Lào (1993), Nghị định số 175/TTg của Thủ tướng về chế độ tiền lương của công chức - viên chức làm việc ở lĩnh vực hành chính chuyên nghiệp của Nhà nước và lực lượng vũ trang, ngày 25-11, Viêng Chăn.

157. Chính phủ nước CHDCND Lào (1993), Nghị định số 176/TTg về trợ cấp chức vụ và trợ cấp khác cho công chức, viên chức và các đối tượng khác, ngày 25-11, Viêng Chăn.

158. Chính phủ nước CHDCND Lào (1993), Nghị định số 178/TTg về chế độ bảo hiểm xã hội đối với CB, CC, ngày 30-11, Viêng Chăn.

159. Chính phủ nước CHDCND Lào (1999), Nghị định số 87/TTg về tổ chức và hoạt động của Bộ LĐ và PLXH Lào, ngày 11-01, Viêng Chăn.

160. Chính phủ nước CHDCND Lào (2003), Nghị định số 82/TTg về quy chế công chức CHDCND Lào, ngày 19-5, Viêng Chăn.

161. Chính phủ nước CHDCND Lào (2003), Hướng dẫn số 0472/VPCP quy định về vị trí việc làm, ngày 10-09, Viêng Chăn.

162. Chính phủ nước CHDCND Lào (2003), Hướng dẫn số 01/VPCP về việc tổ chức đánh giá thực hiện công tác của công chức CHDCND Lào, ngày 22-9, Viêng Chăn.

163. Chính phủ nước CHDCND Lào (2003), Hướng dẫn số 508/VPCP về việc tổ chức thực hiện Nghị định số 82/TTg ngày 19-5-2003 về Quy chế công chức CHDCND Lào, ngày 10-10, Viêng Chăn.

164

164. Chính phủ nước CHDCND Lào (2005), Nghị định số 132/TTg về hệ số tiền lương cơ bản của công chức, ngày 10-5, Viêng Chăn.

165. Chính phủ nước CHDCND Lào (2005), Chỉ thị số 28/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc giao một số công việc quản lý công chức cho cơ quan quản lý công chức cấp Bộ, cơ quan ngang Bộ, và cấp tỉnh có trách nhiệm và tự giải quyết, ngày 20-9, Viêng Chăn.

166. Chính phủ nước CHDCND Lào (2007), Nghị định số 52/TTg về tổ chức và hoạt động của Bộ LĐ và PLXH Lào, ngày 22-3, Viêng Chăn.

167. Chính phủ nước CHDCND Lào (2007), Nghị định số 138/TTg về tổ chức và hoạt động của Bộ LĐ và PLXH Lào, ngày 04-5, Viêng Chăn.

168. Chính phủ nước CHDCND Lào (2008), Nghị định số 99/TTg về chức vụ quản lý của công chức CHDCND Lào, ngày 23-6, Viêng Chăn.

169. Chính phủ nước CHDCND Lào (2009), Nghị định số 044/TTg về hệ số tiền lương cơ bản và tiền trợ cấp chức vụ cán bộ cấp cao, ngày 13-02, Viêng Chăn.

170. Chính phủ nước CHDCND Lào (2010), Nghị định số 121/TTg về tăng cường công tác thị đua - khen thưởng trong giai đoạn mới, ngày 24-02, Viêng Chăn.

171. Chính phủ nước CHDCND Lào (2010), Nghị định số 468/TTg về quy định chính sách đối với CB, CC thực hiện nhiệm vụ ở vùng sâu vùng xa, hiểm trở, ngày 10-11, Viêng Chăn.

172. Chính phủ nước CHDCND Lào (2012), Chỉ thị số 16/TTg về việc thử nghiệm xây tỉnh thành đơn vị chiến lược, xây huyện thành đơn vị vững mạnh toàn diện và xây bản thành đơn vị phát triển, ngày 15-6, Viêng Chăn.

173. Chính phủ nước CHDCND Lào (2012), Quyết định số 104/TTg về quản lý CB, CC theo ngành tại địa phương, ngày 04-8, Viêng Chăn.

174. Chính phủ nước CHDCND Lào (2012), Nghị định số 461/TTg về tiêu chuẩn chức vụ quản lý của công chức CHDCND Lào, ngày 09-10, Viêng Chăn.

175. Chính phủ nước CHDCND Lào (2012), Nghị định số 470/CP về Quỹ bảo hiểm y tế quốc gia, ngày 17-10, Viêng Chăn.

176. Chính phủ nước CHDCND Lào (2012), Nghị định số 177/CP về công chức giáo viên, ngày 05-4, Viêng Chăn.

177. Chính phủ nước CHDCND Lào (2013), Nghị định số 169/CP về Bảo trợ xã hội, ngày 19-6, Viêng Chăn.

165

178. Chính phủ nước CHDCND Lào (2013), Nghị định số 220/TTg về tổ chức và hoạt động của Ủy ban phòng và chống thiên tai quốc gia, ngày 28-8, Viêng Chăn.

179. Chính phủ nước CHDCND Lào (2013), Nghị định số 232/TTg về tổ chức và hoạt động của Ủy ban quốc gia vì người tàn tật và người cao tuổi, ngày 06-9, Viêng Chăn.

180. Chính phủ nước CHDCND Lào (2014), Nghị định số 137/CP về người tàn tật, ngày 18-4, Viêng Chăn.

181. Đảng NDCM Lào (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Nhà nước, Viêng Chăn.

182. Đảng NDCM Lào (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Nhà nước, Viêng Chăn.

183. Đảng NDCM Lào (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Nhà nước, Viêng Chăn.

184. Đảng NDCM Lào (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Nhà nước, Viêng Chăn.

185. Đảng NDCM Lào (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Nhà nước, Viêng Chăn.

186. Đảng NDCM Lào (1993), Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 khóa V về phát triển nguồn nhân lực ở CHDCND Lào, Viêng Chăn.

187. Đảng NDCM Lào (2003), Nghị quyết số 72/BCT của Bộ Chính trị về ngạch và bậc của cán bộ trong cơ quan tổ chức của Đảng và đoàn thể, ngày 13-12, Viêng Chăn.

188. Đảng NDCM Lào (2003), Quy định số 01/BCT của Bộ Chính trị về đánh giá, phân loại cán bộ, ngày 07-7, Viêng Chăn.

189. Đảng NDCM Lào (2003), Quy định số 02/BCT của Bộ Chính trị về bổ nhiệm, luân chuyển vị trí công tác, ngày 14-7, Viêng Chăn.

190. Đảng NDCM Lào (2003), Quy định số 04/BCT của Bộ Chính trị về tiêu chuẩn cán bộ, ngày 22-7, Viêng Chăn.

191. Đảng NDCM Lào (2003), Quy định số 03/BCT của Bộ Chính trị về quản lý cán bộ, ngày 17-10, Viêng Chăn.

192. Đảng NDCM Lào (2003), Nghị quyết số 113/BCT của Bộ Chính trị về tăng cường công tác tổ chức, xây dựng Đảng và cán bộ trong điều kiện mới, ngày 17-11, Viêng Chăn.

166

193. Đảng NDCM Lào (2006), Quy định số 02/BCT của Bộ Chính trị về quản lý cán

bộ, ngày 17-10, Viêng Chăn.

194. Đảng NDCM Lào (2012), Nghị quyết số 03/BCT của Bộ Chính trị về xây dựng

tỉnh trở thành đơn vị chiến lược, xây dựng huyện trở thành đơn vị vững mạnh

toàn diện, xây dựng bản trở thành đơn vị phát triển, ngày 15-02, Viêng Chăn.

195. Đảng bộ Bộ LĐ và PLXH Lào (2012), Văn kiện Đại hội lần thứ IV, Viêng Chăn.

196. Hội đồng Bộ trưởng (1980), Nghị định số 314/TTg của Hội đồng Bộ trưởng về bổ

nhiệm trưởng và phó trưởng Ban Phúc lợi xã hội và cựu chiến binh quốc gia,

ngày 07-11, Viêng Chăn.

197. Hội đồng Bộ trưởng (1980), Quyết định 315/TTg của Hội đồng Bộ trưởng về đổi

tên Ban bảo hiểm xã hội thành Ban Phúc lợi xã hội và cựu chiến binh quốc

gia, ngày 07-11, Viêng Chăn.

198. Hội đồng Bộ trưởng (1983), Nghị định số 77/TTg của Hội đồng Bộ trưởng về bổ

nhiệm phó trưởng Ban Phúc lợi xã hội và cựu chiến binh quốc gia, ngày 16-

9, Viêng Chăn.

199. Khămmẳn SÓPASỢT (2014), "Nâng cao chất lượng đảng viên là nhiệm vụ và trách

nhiệm trực tiếp của cấp ủy", Tạp chí Xây dựng Đảng NDCM Lào, (154).

200. Khăm-phăn VÔNG-PHA-CHĂN (2013), "Nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ

Lào", Tạp chí Xây dựng Đảng, (12).

201. Khămtày XÍPHĂNĐON (1998), Khămtày XÍPHĂNĐON trong sự nghiệp cách

mạng dân chủ nhân dân, bảo vệ và xây dựng đất nước, Nxb Ban Tuyên huấn

Trung ương Đảng, Viêng Chăn.

202. Kốngthay THỆPKHĂMHƯƠNG (2013), "Đào tạo - bồi dưỡng cán bộ tổ chức

cấp tỉnh là sự cần thiết cấp bách để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Đảng",

Tạp chí Xây dựng Đảng NDCM Lào, (143), tháng 9.

203. Phámi SÍCHẮNTHOONGTHỊP (2014), "Nâng cao chất lượng công tác Tổ chức

- cán bộ là yếu tố đảm bảo vai trò cầm quyền của Đảng", Tạp chí Xây dựng

Đảng NDCM Lào, (158), tháng 12.

204. Phonphêng LABĂNĐÍT (2014), Nâng cao phẩm chất chính trị sĩ quan và chiến

sĩ công an tại Bộ An ninh, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng,

Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn.

167

205. Phonxay LATSẠVÔNG (2010), Xây dựng cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Hội Liên hiệp phụ nữ ở Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn.

206. Quốc hội nước CHDCND Lào (1991), Hiến pháp nước CHDCND Lào, Nxb Nhà nước, Viêng Chăn.

207. Quốc hội nước CHDCND Lào (1992), Nghị quyết số 999/QHTC về công nhận cơ cấu Tổ chức của Chính phủ, ngày 07-7, Viêng Chăn.

208. Quốc hội nước CHDCND Lào (2003), Hiến pháp nước CHDCND Lào, Nxb Nhà nước, Viêng Chăn.

209. Quốc hội nước CHDCND Lào (2007), Luật Lao động, Nxb Nhà nước, Viêng Chăn. 210. Quốc hội nước CHDCND Lào (2013), Luật Bảo hiểm xã hội, Nxb Nhà nước,

Viêng Chăn. 211. Saikẹo JÓCHẠLƠNPHÔN (2012), Hoàn thiện sự quản lý hệ thống bảo hiểm xã

hội tại CHDCND Lào, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Hành chính, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn.

212. Saisạmón XAYPHUBÁN (2011), Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo - chỉ huy ở Tổng cục Hậu cần quân đội, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn.

213. Sạvẳnxay ASÁY (2014), Nâng cao chất lượng của đội ngũ đảng viên ở các huyện tỉnh Sạvẳnnạkhệt, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn.

214. Sínnạkhon ĐUỐNG BĂN ĐÍT (2013), "Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tổ chức để làm tham mưu cho cấp ủy các cấp thực hiện tốt đường lối tổ chức của Đảng", Tạp chí Xây dựng Đảng NDCM Lào, số 141, tháng 7.

215. Sở Lao động và Phúc lợi xã hội tỉnh Sạvẳnnạkhệt (2014), Bài học xây dựng, bồi dưỡng, cán bộ ngành quản lý lao động của tỉnh Sạvẳnnạkhệt, Đề tài khoa học, mã số 149, do Hốngkham LATSULIN làm Chủ nhiệm và tập thể lãnh đạo Sở Lao động và phúc lợi xã hội tỉnh chịu trách nhiệm chủ trì thực hiện.

216. Sốmmút KẸOMẠNY (2014), "Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở lĩnh vực Ngân hàng CHDCND Lào là sự cần thiết", Tạp chí Xây dựng Đảng NDCM Lào, số 157, tháng 11-2014.

168

217. Sốmphavăn SÚTTHỊPHÔNG (2011), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Tòa

án nhân dân Thủ đô Viêng Chăn, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng

Đảng, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn.

218. Sốmsạnít SỤVĂNNẠLẠT (2014), Hoàn thiện chính sách xã hội để giải quyết

nghèo ở CHDCND Lào, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Hành chính, Học

viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn.

219. Sónmạny SỤLỊNHAĐỆT (2014), "Một số kinh nghiệm trong đào tạo - bồi dưỡng

đội ngũ cán bộ có chất lượng", Tạp chí Xây dựng Đảng NDCM Lào, số 148,

tháng 2-2014.

220. Sụđavon LÍTSÉNVẮNG (2014), "Chú trọng đào tạo cán bộ lãnh đạo - quản lý

trong điều kiện hội nhập quốc tế", Tạp chí Xây dựng Đảng NDCM Lào, số

153, tháng 7-2014.

221. Sụni VÔNGVỊLAY (2010), Công tác chính trị - tư tưởng với việc xây dựng cán

bộ tại tỉnh Viêng Chăn thời kỳ mới, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Triết học,

Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn.

222. Sútthịkón PHIMPHĂN (2014), "Nâng cao chất lượng cán bộ lãnh đạo - quản lý

của Cục quản lý Tài nguyên rừng trong điều kiện mới", Tạp chí Xây dựng

Đảng NDCM Lào, số 153, tháng 7-2014.

223. Sụvănthon MẠ NY PHĂN (2013), "Nâng cao chất lượng cán bộ - công chức

cấp uyện ở CHDCND Lào", Tạp chí Xây dựng Đảng NDCM Lào, số 144,

tháng 10-2013.

224. Tạp chí A Lun Mày (1992), Xây dựng đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu của đổi

mới (lựa chọn bài phát biểu của đồng chí Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản tại

Hội nghị Tổ chức toàn quốc ngày 7-17/12/1991), số 2..

225. Thạvisít VĂNNẠHƯƠNG (2014), Tăng cường giáo dục đạo đức cách mạng của

cán bộ thuế tại Thủ đô Viêng Chăn, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý

kinh tế, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn.

226. Thoonglâu VÔNGÍNKHĂM (2015), Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ ở huyện Sắm

Phăn, tỉnh Phổng Sá Ly, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng,

Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn.

169

227. Thoongphút SÍMMA (2013), "Một số giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng

đội ngũ cán bộ chuyên môn ở tỉnh Xay Nhạ Bu Li", Tạp chí Xây dựng Đảng

NDCM Lào, số 142, tháng 8.

228. Ùnlả VÔNGPHẠCHĂN (2014), Giáo dục chính trị - tư tưởng cán bộ, chiến sĩ tại Bộ An ninh, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia, Viêng Chăn.

229. U séng PHẾTSẠVÔNG (2011), Nâng cao phẩm chất chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo - quản lý ở tỉnh Ụ Đốm Xay, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn.

230. Ủy ban Phúc lợi xã hội và Cựu chiến binh quốc gia (1983), Nghị quyết của Ủy ban Phúc lợi xã hội và Cựu chiến binh quốc gia về việc chức năng của Văn phòng và các Vụ thuộc Ủy ban Phúc lợi xã hội và Cựu chiến binh quốc gia, số 27/PCQ, ngày 13-4-1983, Viêng Chăn.

231. Vănvali THĂMMAVÔNG (2014), Hoàn thiện công tác sắp xếp, bố trí cán bộ cấp Sở tại tỉnh Viêng Chăn, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn.

232. Vănxay XAYNHẠBẮT (2011), Nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ ở Thủ đô Viêng Chăn trong giai đoạn mới, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn.

233. Vịlạphăn SỊLỊTHĂM (2014), "Một số kinh nghiệm đào tạo - bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo - quản lý", Tạp chí Xây dựng Đảng NDCM Lào, số 151, tháng 5.

234. Vịlạphăn SỊLỊTHĂM (2015), "Các bước xây dựng tiêu chuẩn cán bộ", Tạp chí Xây dựng Đảng NDCM Lào, số 161, tháng 3.

235. Xaysỉ SẲNTỊVÔNG (2013), "Công tác quy hoạch và bồi dưỡng cán bộ kế tục chức vụ lãnh đạo - quản lý ở các cấp là công việc cấp bách của Đảng ủy, Ban Tổ chức các cấp", Tạp chí Xây dựng Đảng NDCM Lào, số 138, tháng 4.

170

PHỤ LỤC

Phụ lục 1 DIỆN TÍCH, DÂN SỐ VÀ SỐ LÀNG, BẢN, HUYỆN TRỰC THUỘC

CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ CỦA CHDCND LÀO NĂM 2013 CÓ TÁC ĐỘNG

ĐẾN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NGÀNH LĐ VÀ PLXH LÀO

Dân số (người) TT Tên tỉnh Số làng,

bản Diện tích

(km2) Nữ Tổng

Số huyện

1 Vientiane Capital 482 3,920 378,945 749,529 9

2 Phongsaly 540 16,270 85,443 171,017 7

3 Luangnamtha 364 9,325 84,529 181,432 5

4 Oudomxay 475 15,370 153,054 313,380 7

5 Bokeo 265 6,196 84,178 164,525 5

6 Luangprabang 769 16,875 210,036 422,654 12

7 Huaphanh 715 16,500 144,042 291,833 10

8 Xayabury 434 16,389 185,734 372,549 11

9 Xiengkhuang 520 15,168 123,772 255,918 7

10 Vientiane 504 15,244 210,042 444,215 11

11 Borikhamxay 313 14,863 133,535 270,398 7

12 Khammuane 579 16,315 196,258 376,288 10

13 Savannakhet 1010 21,774 484,004 950,121 15

14 Saravane 589 10,691 201,229 396,611 8

15 Sekong 225 7,665 53,763 108,684 4

16 Champasack 645 15,415 334,852 657,800 10

17 Attapeu 147 10,320 66,259 131,570 5

18 Xaisomboun 96 8,500 39,070 81,081 5

Tổng 8.672 236.800 3.168.745 6.339.635 148

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2014.

171

Phụ lục 2 TRÌNH ĐỘ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA ĐỘI NGŨ CB, CC NGÀNH LĐ

VÀ PLXH CHDCND LÀO ĐẾN THÁNG 4-2015

Trình độ lý luận chính trị

Tên các tổ chức

Tổn

g số

Cao

cấp

(5

thán

g)

Cử

nhân

Cao

đẳn

g

Tru

ng cấp

Sơ cấp

(45

ngày

)

Chư

a qu

a Đ

ào tạ

o

Lãnh đạo Bộ 4 4 0 0 0 0 0

Văn phòng Bộ 42 2 0 0 0 10 30

Vụ Tổ chức và cán bộ 21 3 1 0 2 5 10

Vụ Kiểm tra 12 2 0 0 0 4 6

Vụ Kế hoạch và hợp tác 13 2 1 1 0 6 3

Cục Phát triển kỹ năng nghề và Việc làm

22 2 0 1 0 9 10

Cục Quản lý lao động 19 2 0 0 0 10 7

Cục Hưu trí, Thương binh và tàn tật 19 1 0 0 0 10 8

Cục Bảo trợ xã hội 29 1 0 2 0 15 11

Vụ Bảo hiểm xã hội 19 2 0 0 0 10 7

Văn Phòng quỹ BHXH quốc gia 19 2 0 3 0 10 4

Viện PT kỹ năng nghề Lào - Hàn 47 1 0 0 0 16 30

Trung tâm Dịch vụ việc làm 3 0 0 0 0 1 2

Trung tâm Thương binh 106 0 0 0 0 25 81

Sở LĐ và PLXH tỉnh và thành phố 676 18 0 0 35 125 498

Phòng LĐ và PLXH huyện và quận 822 0 0 0 148 300 374

Tổng cộng 1.873 42 2 7 185 556 1.081

Nguồn: Vụ Tổ chức và cán bộ, Bộ LĐ và PLXH Lào, 2015

172

Phụ lục 3 TỔNG SỐ, NỮ, ĐỘ TUỔI CỦA ĐỘI NGŨ CB, CC NGÀNH LAO ĐỘNG

VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI CHDCND LÀO ĐẾN THÁNG 4 - 2015

Độ tuổi Tên các tổ chức

Tống số

Nữ < 30 31-40 41-50 > 51

Lãnh đạo Bộ 4 2 4

Văn phòng Bộ 42 19 9 20 9 4

Vụ Tổ chức và cán bộ 21 6 6 8 4 3

Vụ Kiểm tra 12 5 4 5 2 1

Vụ Kế hoạch và hợp tác 13 5 5 4 4 0

Cục PT kỹ năng nghề và Việc làm 22 10 5 5 5 1

Cục Quản lý lao động 19 6 6 6 6 1

Cục Hưu trí, Thương binh và tàn tật 19 8 6 3 5 5

Cục Bảo trợ xã hội 29 11 6 13 6 4

Vụ Bảo hiểm xã hội 19 8 5 7 3 4

Văn Phòng quỹ BHXH quốc gia 19 7 6 3 4 0

Viện PT kỹ năng nghề Lào - Hàn 47 15 14 24 6 3

Trung tâm Dịch vụ việc làm 3 0 1 1 1 0

Trung tâm Thương binh 106 55 5 8 41 52

Sở LĐ và PLXH tỉnh và thành phố 676 236 208 187 91 190

Phòng LĐ và PLXH huyện và quận 822 239 322 209 109 182

Tổng cộng 1.873 632 608 503 293 454

Nguồn: Vụ Tổ chức và cán bộ, Bộ LĐ và PLXH Lào, 2015

173

Phụ lục 4 TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN CỦA ĐỘI NGŨ CB, CC NGÀNH

LAO ĐỘNG VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI CHDCND LÀO ĐẾN THÁNG 4 - 2015

Trình độ chuyên môn

Tên các tổ chức

Tổng

số

Tiến

Thạc

Cử

nhân

Cao

đẳ

ng

Trun

g cấ

p

Sơ cấp

Lãnh đạo Bộ 4 2 1 0 1 0 0

Văn phòng Bộ 42 0 6 29 3 3 1

Vụ Tổ chức và cán bộ 21 0 6 13 2 0 0

Vụ Kiểm tra 12 0 4 8 0 0 0

Vụ Kế hoạch và hợp tác 13 0 7 6 0 0 0

Cục Phát triển kỹ năng nghề và Việc làm 22 0 8 14 0 0 0

Cục Quản lý lao động 19 0 8 11 0 0 0

Cục Hưu trí, Thương binh và tàn tật 19 0 1 14 4 0 0

Cục Bảo trợ xã hội 29 0 5 23 1 0 0

Vụ Bảo hiểm xã hội 19 1 5 13 0 0 0

Văn Phòng quỹ bảo hiểm xã hội quốc gia 19 0 3 11 5 0 0

Viện Phát triển kỹ năng nghề Lào - Hàn 47 1 3 24 11 9 0

Trung tâm Dịch vụ việc làm 3 0 1 2 0 0 0

Trung tâm Thương binh 106 0 0 5 1 18 82

Sở LĐ và PLXH tỉnh và thành phố 676 0 12 297 205 61 101

Phòng LĐ và PLXH huyện và quận 822 0 0 246 310 193 73

Tổng cộng 1.873 4 70 716 543 284 257

Nguồn: Vụ Tổ chức và cán bộ, Bộ LĐ và PLXH Lào, 2015

174

Phụ lục 5 SỐ LƯỢNG CB, CC NGÀNH LAO ĐỘNG VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI

CHDCND LÀO THEO NGẠCH, BẬC ĐẾN THÁNG 4 - 2015

Ngạch TT Thành phần

I II III IV V VI

1 Các cơ quan, tổ chức thuộc Bộ

0 23 56 280 12 4

2 Sở LĐ và PLXH tỉnh và thành phố

14 17 88 541 16 0

3 Phòng LĐ và PLXH huyện và quận

5 31 220 557 9 0

Tổng 19 71 364 1.378 37 4

Nguồn: Vụ Tổ chức và Cán bộ, Bộ LĐ và PLXH Lào, 2015

Phụ lục 6

SỐ LƯỢNG CB, CC NGÀNH LAO ĐỘNG VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI

CHDCND LÀO CÓ CHỨC DANH QUẢN LÝ ĐẾN THÁNG 4-2015

TT Loại

chức danh Các cơ quan

thuộc Bộ Sở LĐ và PLXH

tỉnh và thành phố Phòng LĐ và PLXH

Huyện và quận

1 Loại 1 0 0 0

2 Loại 2 10 7 0

3 Loại 3 20 13 1

4 Loại 4 43 53 127

5 Loại 5 27 110 139

6 Loại 6 8 92 30

7 Loại 7 9 19 14

8 Loại 8 4 2 0

Tổng 121 296 311 Tổng trung ương và

địa phương 728

Nguồn: Vụ Tổ chức và cán bộ, Bộ LĐ và PLXH Lào, 2015

175

Phụ lục 7 TRÌNH ĐỘ NĂNG LỰC SỬ DỤNG TIẾNG ANH CỦA ĐỘI NGŨ CB, CC

NGÀNH LĐ VÀ PLXH LÀO ĐẾN 4 - 2015

NĂNG LỰC Tên các tổ chức Tổng

số Sử dụngthành thạo C2, C1

Sử dụngđộc lập B2, B1

Sử dụngcăn bản A2, A1

Lãnh đạo Bộ 4 0 1 1

Văn phòng Bộ 42 0 3 10

Vụ Tổ chức và cán bộ 21 0 0 10

Vụ Kiểm tra 12 0 0 2

Vụ Kế hoạch và hợp tác 13 1 5 4

Cục Phát triển kỹ năng nghề và Việc làm

22 1 5 10

Cục Quản lý lao động 19 1 5 5

Cục Hưu trí, Thương binh và tàn tật 19 0 5 6

Cục Bảo trợ xã hội 29 2 5 7

Vụ Bảo hiểm xã hội 19 0 2 8

Văn Phòng quỹ bảo hiểm xã hội quốc gia

19 1 3 5

Viện Phát triển kỹ năng nghề Lào - Hàn 47 0 5 10

Trung tâm Dịch vụ việc làm 3 0 1 1

Trung tâm Thương binh 106 0 0 0

Sở LĐ và PLXH tỉnh và thành phố 676 0 29 35

Phòng LĐ và PLXH huyện và quận 822 0 0 152

Tổng cộng 1.873 6 69 266

Nguồn: Vụ Tổ chức và Cán bộ, Bộ LĐ và PLXH Lào, 2015

176

Phụ lục 8 SỐ LƯỢNG CB, CC NGÀNH LAO ĐỘNG VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI

CHDCND LÀO LÀ ĐẢNG VIÊN ĐẾN 4 - 2015 Đảng viên

TT Thành phần Tổng số CB, CC Chính thức Dự bị

1 Các cơ quan, tổ chức thuộc Bộ 375 180 28 2 Sở LĐ và PLXH tỉnh và thành phố 676 280 50 3 Phòng LĐ và PLXH huyện và quận 822 445 45

Tổng 1.873 905 123

Nguồn: Vụ Tổ chức và cán bộ, Bộ LĐ và PLXH Lào, 2015

Phụ lục 9

TRÌNH ĐỘ ỨNG DỤNG TIN HỌC CỦA ĐỘI NGŨ CB, CC NGÀNH LĐ VÀ PLXH LÀO ĐẾN 4-2015

TRÌNH ĐỘ

Tên các tổ chức Tổng số CB, CC

Trình độ A (Windows,

Word, Excel và Power Point)

Trình độ B (khai thác các ứng dụng)

Trình độ C (lập trình)

Lãnh đạo Bộ 4 1 0 0 Văn phòng Bộ 42 34 4 1 Vụ Tổ chức và cán bộ 21 20 0 0 Vụ Kiểm tra 12 12 0 0 Vụ Kế hoạch và hợp tác 13 13 0 0 Cục Phát triển kỹ năng nghề và Việc làm

22 22 0 0

Cục Quản lý lao động 19 19 0 0 Cục Hưu trí, Thương binh và tàn tật 19 17 0 0 Cục Bảo trợ xã hội 29 28 0 0 Vụ Bảo hiểm xã hội 19 19 0 0 Văn Phòng quỹ bảo hiểm xã hội quốc gia

19 19 0 0

Viện Phát triển kỹ năng nghề Lào - Hàn 47 35 5 2 Trung tâm Dịch vụ việc làm 3 3 0 0 Trung tâm Thương binh 106 12 0 0 Sở LĐ và PLXH tỉnh và thành phố 676 601 0 0 Phòng LĐ và PLXH huyện và quận 822 789 0 0

Tổng cộng 1.873 1.644 9 3

Nguồn: Vụ Tổ chức và Cán bộ, Bộ LĐ và PLXH Lào, 2015

177

Phụ lục 10 NGÀNH LĐ VÀ PLXH LÀO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GIẢI QUYẾT

VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG LÀO GIAI ĐOẠN 2011 - 2014

Số việc làm (người) STT Lĩnh vực

Nữ Tổng 1 Nông nghiệp 26.396 57.109

2 Công nghiệp 45.731 95.313

3 Dịch vụ 28.458 55.189

Tổng 100.585 207.611

Nguồn: Bộ LĐ và PLXH Lào, 2015

Phụ lục 11 NGÀNH LĐ VÀ PLXH LÀO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN

KỸ NĂNG NGHỀ CHO LAO ĐỘNG LÀO GIAI ĐOẠN 2010-2014

Phát triển kỹ năng nghề qua các năm (người) STT Lĩnh vực Năm

2010-2011 Năm

2011-2012 Năm

2012-2013 Năm

2013-2014 1 Nông nghiệp 9.924 13.342 10.246 12.693

2 Công nghiệp 5.676 18.774 14.262 7.784

3 Dịch vụ 15.730 18.307 15.307 16.577

Tổng 31.330 50.423 39.815 37.054

Nguồn: Bộ LĐ và PLXH Lào, 2015

Phụ lục 12 NGÀNH LĐ VÀ PLXH LÀO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

HỖ TRỢ NGƯỜI BỊ NẠN VÀ THIẾU CƠ HỘI TRONG XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2010-2014

Số lượng (người) STT Năm Số hộ gia đình

Nữ Tổng 1 2010-2011 37.437 82.691 208.333

2 2011-2012 142.283 331.146 760.700

3 2012-2013 12.468 12.038 71.566

4 2013-2014 10.610 30.585 62.234

Tổng 202.798 456.460 1.102.833

Nguồn: Bộ LĐ và PLXH Lào, 2015

178

Phụ lục 13

HỆ THỐNG TỔ CHỨC CỦA NGÀNH LAO ĐỘNG VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI LÀO TỪ TRUNG ƯƠNG ĐẾN ĐỊA PHƯƠNG HIỆN NAY

BỘ TRƯỞNG

Thứ trưởng phụ trách

Thứ trưởng phụ trách

Cục Hưu trí, thương binh

và tàn tật

Vụ Kiểm tra

Cục Bảo trợ xã hội

Vụ Tổ chức và

Cán bộ

Văn phòng Bộ

Vụ Bảo hiểm

xã hội

Cục Phát triển kỹ

năng nghề và việc làm

Cục Quản lý lao động

Sở Lao động và phúc lợi xã hội tỉnh và thành phố (17 tỉnh và 1 thủ đô)

148 Phòng Lao động và phúc lợi xã hội huyện

Văn phòng Quỹ bảo

hiểm xã hội quốc gia

Trung tâm Dịch vụ việc làm

Viện Phát triển kỹ năng

nghề Lào - Hàn

Văn phòng Hành chính và tổng hợp Sở

Phòng Quản lý lao động

Phòng Phát triển kỹ năng nghề và việc làm

Phòng Bảo trợ xã hội

Phòng Hưu trí, thương binh và tàn tật

Phòng Bảo hiểm xã hội

Tổ Hành chính và tổng hợp

Tổ Lao động

Tổ Bảo trợ xã hội Tổ bảo hiểm xã hội Tổ Hưu trí, thương binh và tàn tật

Trung tâm Thương binh 790, 489 và Xí nghiệp chỉnh hình 686

Trung tâm Dịch vụ bảo hiểm xã hội tỉnh và thành phố

Tổ dịch vụ Bảo hiểm xã hội tại huyện

Các Trung tâm thương binh

trực thuộc Sở

179

Phụ lục 14 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CB, CC NGÀNH LĐ VÀ PLXH CHDCND LÀO TỪ NĂM 2007 ĐẾN THÁNG 12-2014

Mức độ

STT Năm Tổng số CB, CC Xuất

sắc Tốt Trung bình Kém Không sử

dụng được

1 2007 1.233 0 250 983 0 0

2 2008 1.248 0 275 973 0 0

3 2009 1.258 0 287 971 0 0

4 2010 1.277 0 311 966 0 0

5 2011 1.387 0 321 1.066 0 0

6 2012 1.489 0 350 1.139 0 0

7 2013 1.640 0 450 1.190 0 0

8 2014 1.724 0 455 1.269 0 0

Nguồn: Vụ Tổ chức và cán bộ, Bộ LĐ và PLXH Lào, 2015

180

Phụ lục 15 KẾT QUẢ XỬ LÝ KỶ LUẬT CB, CC NGÀNH LĐ VÀ

PLXH CHDCND LÀO TỪ NĂM 2010 ĐẾN THÁNG 12-2014 Đơn vị tính: Người

Hình thức xử lý kỷ luật CB, CC

Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3

STT Năm - Phê bình;

- Cảnh cáo và ghi vào hồ sơ CB, CC

- Ngừng thăng ngạch, bậc tiền lương, khen thưởng và ghi vào hồ sơ CB, CC;

- Giáng chức danh quản lý hoặc chuyển công tác và ghi vào hồ sơ CB, CC;

- Giáng chức danh quản lý thành nhân viên thường và ghi vào hồ sơ CB, CC

Đưa ra khỏi tổ chức mà không được nhận chính sách nào cả;

1 2010 10 0 1

2 2011 0 0 3

3 2012 4 1 1

4 2013 0 4 2

5 2014 10 0 1

Tổng 24 5 8

Nguồn: Vụ Tổ chức và cán bộ, Bộ LĐ và PLXH Lào, 2105

181

Phụ lục 16

CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Hòa bình - Độc lập - Dân chủ - Thống nhất - Thịnh vượng

(Tên tổ chức)

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÓ CHỨC DANH QUẢN LÝ

I. Số liệu CB, CC

Từ ngày…... tháng.......đến ngày.......tháng.....năm….. Họ và tên: Mã số: Chức vụ: Ngạch bậc lương: Đơn vị công tác: Ngày, tháng, năm công tác: II. TIÊU CHÍ TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁ NHÂN

Mức độđánh giá, phân loại Xuất sắc Tốt Trung

bình Yếu kém

Không sử dụng được

STT

CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

9,1-10 9 - 8 7-6-5 4-3-2 1 1 Phẩm chất chính trị, chấp hành đường lối, chủ trương,

chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước 1). Lý tưởng chính trị, kiên định lập trường, kiên định trong

nguyên tắc lãnh đạo của Đảng; nhận thức, tư tưởng chính trị, chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; kiên định với đường lối đổi mới của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trung thành với Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tửơng đường lối của Đảng; tinh thần đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; 2). Năng động, có tinh thần trách nhiệm với nhiêm vụ được giao; tin tưởng vào lực lượng và trí tuệ quần chúng, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm; 3). Bản thân và gia đình chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

182

2 Phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong, lề lối làm việc và ý thức tổ chức kỷ luật

1). Việc giữ gìn đạo đức và lối sống lành mạnh, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện tiêu cực khác, thực hiện các quy định về những việc cán bộ, công chức không được làm; 2).Tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân (tận tụy với công việc, không hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, công dân trong thực hiện nhiệm vụ); 3). Không để vợ (chồng), con, anh (chị, em) ruột lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình của mình để ảnh hưởng xấu tới cơ quan hoặc vi phạm quy chế, vi phạm pháp luật. 4). Chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, giữ gìn nếp sống văn hóa công sở, thời gian làm việc… 5). Chấp hành sự phân công của tổ chức trong thực hiện nhiệm vụ, công tác... 6). Tính trung thực; ý thức giữ gìn đoàn kết nội bộ; ý thức trong đấu tranh tự phê bình và phê bình, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh. 7).Tinh thần phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ 8). Tinh thần học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học. 9). Thực hiện các nội dung sinh hoạt chính trị do Đảng, Nhà nước phát động.

3 Tầm nhìn; sự nhìn nhận tầm xa về thế phát phiển của công tác đang phụ trách, có sự dao động nhanh chóng trước sự thay đổi của tình hình

4 Năng lực xác định chính sách, chiến lược, kế hoạch và ngân sách về công việc mình phụ trách.

5 Có sự hiểu biết về lãnh đạo tổ chức, quản lý bộ máy, xác định các quy chế hoạt định và quản lý CB, CC thuộc tổ chức

6 Có tính sáng tạo, luôn luôn hướng đến cái mới, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm

7 Có trình độ kỹ thuật chuyên môn, nghiệp vụ, có kỹ sảo kỹ năng về công việc liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, đơn vị của mình

8 Quyết định các vấn đề đúng, chính xác, kịp thời và chịu trách nhiệm trước quyết định của mình trên cơ sở số liệu và nguyên tắc, pháp luật

9 Năng lực quản lý, điều hành, có phong cách, lề lối làm việc khoa học, biết điều hành thời gian, điều hành công việc, có bàn bạc theo tập thể, phân công trách nhiệm trong tổ chức một cách rõ ràng, chính xác, đề ra kế hoạch thực hiện, theo dõi, kiểm tra và tổng kết báo cáo

10 Thực trạng lãnh tụ, có phong cách lãnh đạo khoa học, sử dụng cách lãnh đạo bằng lý tình, khéo léo với các vấn đề, biết tập trung đoàn kết nội bộ cơ quan

11 Trung thực với nghề nghiệp 12 Tin tưởng của tổ chức, đơn vị và xã hội 13 Lắng nghe ý kiến người khác; biết xem xét số liệu thông

tin từ người khác và tổ chức khác để hoàn thiện bản thân và tổ chức

183

14 Kết quả hoàn thành thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao

1). Mức độ thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm (thể hiện ở khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả của công việc trong từng vị trí, từng thời gian, bao gồm cả những nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất, đặc biệt là tham mưu ban hành các văn bản về lĩnh vực được phân công phụ trách) 2). Tinh thần trách nhiệm trong công tác; 3). Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: trình độ chuyên môn theo yêu cầu; Cải tiến phương pháp làm việc nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác; sáng kiến công tác được áp dụng trong thực tiễn, hoặc được cơ quan có thẩm quyền công nhận; các đề tài, đề án, công trình chủ trì nghiên cứu xây dựng hoặc tham gia nghiên cứu (nếu có). 4). Đối với cán bộ, công chức lãnh đạo cơ quan, đơn vị ngoài các nội dung trên, còn phải đánh giá về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; năng lực lãnh đạo, quản lý; năng lực tập hợp, đoàn kết công chức

Tổng Tổng 14 tiêu chí

III. CÁ NHÂN TỰ XẾP LOẠI:............................................... (Cá nhân tự xếp loại theo 1 trong 5 mức độ: Hoàn thành xuất sắc chức trách nhiệm vụ; hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ trung bình; kém và không hoàn thành nhiệm vụ).

Ngày........ tháng........ năm.......... Người tự nhận xét

(Ký tên)

IV. Ý KIẾN CỦA TẬP THỂ NƠI CB, CC LÀM VIỆC ..............................................................................................................................................................................

...............................................................................................................................................................

...............................................................................................................................................................

V. KẾT QUẢ TỔNG HỢP XẾP LOẠI CB, CC: (Phần này do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp đánh giá và có ý kiến ghi) ..............................................................................................................................................................................

...............................................................................................................................................................

...............................................................................................................................................................

Kết luận: Cán bộ, công chức đạt loại:....................................................

LÃNH ĐẠO CƠ QUAN CẤP TRÊN Ngày ……tháng…….năm……… THỦ TRƯỞNG TRỰC TIẾP

(Ký, ghi rõ họ tên)

Nguồn: Bộ Nội vụ CHDCND Lào

184

Phụ lục 17

CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Hòa bình - Độc lập - Dân chủ - Thống nhất - Thịnh vượng

(Tên tổ chức)

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC (CB, CC CHUYÊN VIÊN BẬC III, IV VÀ V)

I. Số liệu CB, CC

Từ ngày…... tháng.......đến ngày.......tháng.....năm….. Họ và tên: Mã số: Chức vụ: Ngạch bậc lương: Đơn vị công tác: Ngày, tháng, năm công tác: II. TIÊU CHÍ TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁ NHÂN

Mức độđánh giá, phân loại Xuất sắc Tốt Trung

bình Yếu kém

Không sử dụng được STT CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

9,1-10 9 - 8 7-6-5 4-3 -2 1 1 Phẩm chất chính trị, chấp hành đường lối, chủ trương,

chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước

1). Lý tưởng chính trị, kiên định lập trường, kiên định trong nguyên tắc lãnh đạo của Đảng; nhận thức, tư tưởng chính trị, chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; kiên định với đường lối đổi mới của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trung thành với Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tửng đường lối của Đảng; tinh thần đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; 2). Năng động, có tinh thần trách nhiệm với nhiêm vụ được giao; tin tưởng vào lực lượng và trí tuệ quần chúng, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm; 3). Bản thân và gia đình chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

185

2 Phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong, lề lối làm việc và ý thức tổ chức kỷ luật

1). Việc giữ gìn đạo đức và lối sống lành mạnh, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện tiêu cực khác, thực hiện các quy định về những việc cán bộ, công chức không được làm; 2).Tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân (tận tụy với công việc, không hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, công dân trong thực hiện nhiệm vụ); 3). Không để vợ (chồng), con, anh (chị, em) ruột lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình của mình để ảnh hưởng xấu tới cơ quan hoặc vi phạm quy chế, vi phạm pháp luật. 4). Chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, giữ gìn nếp sống văn hóa công sở, thời gian làm việc… 5). Chấp hành sự phân công của tổ chức trong thực hiện nhiệm vụ, công tác... 6). Tính trung thực; ý thức giữ gìn đoàn kết nội bộ; ý thức trong đấu tranh tự phê bình và phê bình, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh. 7).Tinh thần phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ 8). Tinh thần học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học. 9). Thực hiện các nội dung sinh hoạt chính trị do Đảng, Nhà nước phát động.

3 Tầm nhìn; sự nhìn nhận tầm xa về thế phát phiển của công tác đang phụ trách, có sự dao động nhanh chóng trước sự thay đổi của tình hình

4 Năng lực xác định chính sách, chiến lược, kế hoạch và ngân sách về công việc mình phụ trách.

5 Có tính sáng tạo, luôn luôn hướng đến cái mới, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm

6 Có trình độ kỹ thuật chuyên môn, nghiệp vụ, có kỹ sảo kỹ năng về công việc liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, đơn vị của mình

7 Quyết định các vấn đề đúng, chính xác, kịp thời và chịu trách nhiệm trước quyết định của mình trên cơ sở số liệu và nguyên tắc, pháp luật

8 Trung thực với nghề nghiệp 9 Tin tưởng của tổ chức, đơn vị và xã hội

10 Lắng nghe ý kiến người khác; biết xem xét số liệu thông tin từ người khác và tổ chức khác để hoàn thiện bản thân và tổ chức

11 Kết quả hoàn thành thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao

1). Mức độ thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm (thể hiện ở khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả của công việc trong từng vị trí, từng thời gian, bao gồm cả những nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất, đặc biệt là tham mưu ban hành các văn bản về lĩnh vực được phân công phụ trách)

186

2). Tinh thần trách nhiệm trong công tác; 3). Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: trình độ chuyên môn theo yêu cầu; Cải tiến phương pháp làm việc nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác; sáng kiến công tác được áp dụng trong thực tiễn, hoặc được cơ quan có thẩm quyền công nhận; các đề tài, đề án, công trình chủ trì nghiên cứu xây dựng hoặc tham gia nghiên cứu (nếu có). 4). Đối với cán bộ, công chức lãnh đạo cơ quan, đơn vị ngoài các nội dung trên, còn phải đánh giá về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; năng lực lãnh đạo, quản lý; năng lực tập hợp, đoàn kết công chức.

Tổng Tổng 11 tiêu chí

III. CÁ NHÂN TỰ XẾP LOẠI:............................................... (Cá nhân tự xếp loại theo 1 trong 5 mức độ: Hoàn thành xuất sắc chức trách nhiệm vụ; hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ trung bình; kém và không hoàn thành nhiệm vụ).

Ngày........ tháng........ năm.......... Người tự nhận xét (Ký tên)

IV. Ý KIẾN CỦA TẬP THỂ NƠI CB, CC LÀM VIỆC

...............................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

V. KẾT QUẢ TỔNG HỢP XẾP LOẠI CB, CC: (Phần này do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp đánh giá và có ý kiến ghi) ...............................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

Kết luận: Cán bộ, công chức đạt loại:....................................................

LÃNH ĐẠO CƠ QUAN CẤP TRÊN Ngày ……tháng…….năm……… THỦ TRƯỞNG TRỰC TIẾP

(Ký, ghi rõ họ tên)

Nguồn: Bộ Nội vụ CHDCND Lào

187

Phụ lục 18

CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Hòa bình - Độc lập - Dân chủ - Thống nhất - Thịnh vượng

(Tên tổ chức)

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

GIÚP VIỆC ĐIỀU HÀNH (BẬC I VÀ II). I. Số liệu CB, CC

Từ ngày…... tháng.......đến ngày.......tháng.....năm….. Họ và tên: Mã số: Chức vụ: Ngạch bậc lương: Đơn vị công tác: Ngày, tháng, năm công tác: II. TIÊU CHÍ TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁ NHÂN

Mức độđánh giá, phân loại Xuất sắc Tốt Trung

bình Yếu kém

Không sử dụng được

STT

CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

9,1-10 9 - 8 7-6-5 4-3 -2 1 1 Phẩm chất chính trị, chấp hành đường lối, chủ trương,

chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước 1). Lý tưởng chính trị, kiên định lập trường, kiên định trong

nguyên tắc lãnh đạo của Đảng; nhận thức, tư tưởng chính trị, chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; kiên định với đường lối đổi mới của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trung thành với Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tửng đường lối của Đảng; tinh thần đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; 2). Năng động, có tinh thần trách nhiệm với nhiêm vụ được giao; tin tưởng vào lực lượng và trí tuệ quần chúng, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm; 3). Bản thân và gia đình chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

188

2 Phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong, lề lối làm việc và ý thức tổ chức kỷ luật

1). Việc giữ gìn đạo đức và lối sống lành mạnh, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện tiêu cực khác, thực hiện các quy định về những việc cán bộ, công chức không được làm; 2).Tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân (tận tụy với công việc, không hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, công dân trong thực hiện nhiệm vụ); 3). Không để vợ (chồng), con, anh (chị, em) ruột lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình của mình để ảnh hưởng xấu tới cơ quan hoặc vi phạm quy chế, vi phạm pháp luật. 4). Chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, giữ gìn nếp sống văn hóa công sở, thời gian làm việc… 5). Chấp hành sự phân công của tổ chức trong thực hiện nhiệm vụ, công tác... 6). Tính trung thực; ý thức giữ gìn đoàn kết nội bộ; ý thức trong đấu tranh tự phê bình và phê bình, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh. 7).Tinh thần phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ 8). Tinh thần học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học. 9). Thực hiện các nội dung sinh hoạt chính trị do Đảng, Nhà nước phát động.

3 Khối lượng công việc thực hiện 4 Chất lượng công việc đã hoàn thành 5 Sự thành thạo công việc được giao một khéo léo, tiết

kiệm thời gian, bảo đảm chất lượng 6 Có tính sáng tạo, luôn luôn hướng đến cái mới, dám

nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm 7 Có quan hệ công tác với đơn vị trong và ngoài để hoàn

thành công việc được giao 8 Sự tin tưởng của tổ chức, đơn vị và xã hội 9 Có trách nhiệm, tích cực thực hiện nhiệm vụ một cách

chủ động và trung thực với nghề. 10 Kết quả hoàn thành thực hiện chức trách nhiệm vụ

được giao 1). Mức độ thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm (thể

hiện ở khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả của công việc trong từng vị trí, từng thời gian, bao gồm cả những nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất, đặc biệt là tham mưu ban hành các văn bản về lĩnh vực được phân công phụ trách) 2). Tinh thần trách nhiệm trong công tác; 3). Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: trình độ chuyên môn theo yêu cầu; Cải tiến phương pháp làm việc nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác; sáng kiến công tác được áp dụng trong thực tiễn, hoặc được cơ quan có thẩm quyền công nhận; các đề tài, đề án, công trình chủ trì nghiên cứu xây dựng hoặc tham gia nghiên cứu (nếu có).

189

4). Đối với cán bộ, công chức lãnh đạo cơ quan, đơn vị ngoài các nội dung trên, còn phải đánh giá về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; năng lực lãnh đạo, quản lý; năng lực tập hợp, đoàn kết công chức.

Tổng Tổng 10 tiêu chí

III. CÁ NHÂN TỰ XẾP LOẠI:...............................................

(Cá nhân tự xếp loại theo 1 trong 5 mức độ: Hoàn thành xuất sắc chức trách nhiệm vụ; hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ trung bình; kém và không hoàn thành nhiệm vụ).

Ngày........ tháng........ năm.......... Người tự nhận xét (Ký tên)

IV. Ý KIẾN CỦA TẬP THỂ NƠI CB, CC LÀM VIỆC

...............................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

V. KẾT QUẢ TỔNG HỢP XẾP LOẠI CB, CC: (Phần này do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp đánh giá và có ý kiến ghi) ...............................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

Kết luận: Cán bộ, công chức đạt loại:....................................................

LÃNH ĐẠO CƠ QUAN CẤP TRÊN Ngày ……tháng…….năm……… THỦ TRƯỞNG TRỰC TIẾP

(Ký, ghi rõ họ tên)

Nguồn: Bộ Nội vụ CHDCND Lào

190

Phụ lục 19 BẢNG SO SÁNH NHIỆM VỤ CỦA BỘ LAO ĐỘNG

VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI LÀO TỪ NĂM 1993 ĐẾN NAY

Nhiệm vụ theo NĐ số

04/TTg, 22-01-1993

Nhiệm vụ theo NĐ số

87/TTg, 11-01-1999

Nhiệm vụ theo NĐ số

138/TTg, 04-5-2007 1. Triển khai chủ trương đường lối của Đảng và chính sách của Chính phủ thành kế hoạch, chương trình và các đề án cụ thể, thành quy định, quy chế và luật để quản lý tổ chức và hoạt động của công tác lao động, bảo trợ XH, hưu trí, cựu chiến binh và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội. 2. Tổ chức mạng lưới thu thập số liệu thống kê về thực trạng lao động và cựu chiến binh, hưu trí, những người hy sinh vì Tổ quốc, anh hùng, thương binh do chiến tranh, người tàn tật, người cao tuổi, trẻ mồ côi, trẻ cô đơn cơ nhỡ và những người có vấn đề xã hội khác trong cả nước. 3. Phối hợp với các cơ quan liên quan để theo dõi thiên tai có thể xảy ra khẩn cấp: lũ lụt, hạn hán, bão, cháy và các vấn đề thiên tai khác để tổ chức giúp đỡ người bị nạn kịp thời. 4. Phối hợp với các cơ quan liên quan ở trung ương và địa phương để nghiên cứu xem xét chính sách, các quy định, các chế độ chính sách, quy định pháp luật và các biện pháp để phục vụ một cách thống nhất cho công

1. Nghiên cứu, triển khai chủ trương chính sách của Đảng, Chính phủ thành kế hoạch, dự án, các quy định, luật để quản lý tổ chức và hoạt động công tác LĐ và PLXH. 2. Nghiên các quy định, quy chế để nhằm phát triển kỹ năng nghề cho lao động Lào có tay nghề tốt từng bước theo tiêu chuẩn quốc tế; chỉ đạo, kiểm tra, quản lý sử dụng lao động trong nước và lao động nước ngoài đúng theo quy định pháp luật, 3. Nghiên cứu, đề ra các quy định, các quy chế trong tổ chức thực hiện chính sách bảo trợ xã hội để trợ giúp nghèo đói nhân dân người bị hại do thiên tai và tệ nạn xã hội khác. 4. Đề ra quy hoạch và tổ chức chỉ đạo thực hiện dự án quản lý thiên tai quốc gia. 5. Nghiên cứu dự thảo các Nghị định và luật về công tác bảo hiểm xã hội, tổ chức chỉ đạo, quản lý việc tổ chức thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho đúng với chính sách của Đảng và Chính phủ. 6. Nghiên cứu chính sách đối

(1) Tổ chức thực hiện và triển khai đường lối, chính sách của Đảng, phương hướng, kế hoạch của CP thành chương trình, kế hoạch, dự án, thành quy định pháp luật để quản lý việc tổ chức và hoạt động công việc LĐ và PLXH; (2) Nghiên cứu dự thảo luật và các quy định để phát triển tay nghề LĐ, từng bước đạt tiêu chuẩn quốc tế và khuyến khích việc làm cho người Lào; quản lý dịch vụ tạo việc làm trong nước và ngoài nước; (3) Chỉ đạo, kiểm tra, quản lý việc sử dụng lao động Lào và nước ngoài cho đúng theo quy định của Luật LĐ; (4) Phối hợp với các cơ quan liên quan của nước ngoài để quản lý LĐ Lào làm việc tại nước đó, đồng thời phối hợp với Đại sứ quán hoặc lãnh sự CHDCND Lào tại nước ngoài; (5) Nghiên cứu, dự thảo các quy định về quản lý và thực hiện chính sách giảm nghèo và giúp đỡ trẻ mồ côi, người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, người điên - bị thần kinh không có người chăm sóc; nghiên cứu, ra QĐ, các quy định trong tổ chức thực hiện chính sách bảo trợ XH để giúp giảm khó khăn cho nhân dân bị nạn, do thiên tai và các tệ nạn XH;

191

tác của ngành. 5. Tổ chức và quản lý các Trung tâm phúc lợi xã hội chẳng hạn: Trung tâm người nghỉ hưu, Trung tâm thương binh, Trung tâm người tàn tật, Trung tâm chỉnh hình, Trung tâm người cao tuổi, Trung tâm người cô đơn, Trung tâm người Lào tị nạn về nước và những vấn đề khác nằm trong phạm vi công tác phúc lợi xã hội. 6. Tổ chức dạy nghề cho người lao động cần lập các nghề, dạy nghề cho người tị nạn, công chức nghỉ hưu hoặc nghỉ một lần trước tuổi theo quy định, thương binh, tàn tật, trẻ mồ côi, trẻ cô đơn và những vấn đề liên quan khác do yêu cầu cần thiết. 7. Nghiên cứu, quản lý và giữ gìn tượng đài chiến sĩ vô danh và nghĩa trang chiến sĩ cách mạng. 8. Thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức hành chính, chuyên ngành và doanh nghiệp (nếu có) ở Trung ương và địa phương dưới sự quản lý của mình tổ chức thực hiện hoàn thành nhiệm vụ của mình. 9. Nghiên cứu các quy định về quản lý lao động, quan hệ lao động, đề ra chính sách lao động và phát triển nguồn nhân lực. Chỉ đạo kiểm tra, thành tra, thúc đẩy việc sử dụng lao động đúng theo pháo luật quy định. 10. Thúc đẩy, khuyến khích,

với cán bộ hưu trí, thương binh, anh hùng quốc gia, chiến sĩ thi đua, gia đình liệt sĩ hy sinh vì Tổ quốc, người có công với tổ quốc và với cách mạng, người già, người cao tuổi, trẻ mồ côi, trẻ cô đơn mất cơ hội, trẻ khó khăn đặc biệt, người tàn tật, người cô đơn và chỉ đạo việc tổ chức thực hiện chính sách đó cho phù hợp với tình hình thực tế từng giai đoạn. 7. Nghiên cứu quy định về việc xây dựng và quản lý nghĩa trang quốc gia, tượng đài liệt sĩ vô danh, tượng đài tình đoàn kết chiến đấu Lào - Việt trên phạm vi cả nước. 8. Giáo huấn, bồi dưỡng, đào tạo, bố trí, quản lý và thực hiện chính sách đối với CB, CC trong ngành của mình cho đúng theo chính sách của Đảng và Chính phủ. 9. Thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tổ chức của Nhà nước, của tư nhân, của tập thể và cá nhân được góp phần vào việc phát triển ngành LĐ và PLXH. 10. Quan hệ với nước ngoài, cơ quan tổ chức quốc tế và cơ quan không thuộc chính phủ để giành lấy tài trợ, hợp tác, hỗ trợ cho công tác LĐ và PLXH trên cơ sở chính sách và pháp luật của nhà nước.

(6) QL, đề ra kế hoạch và chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác phòng chống, khắc phục thiên tai khác trong toàn quốc theo thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ LĐ và PLXH. (7) Nghiên cứu dự thảo luật và các quy định về công tác bảo hiểm xã hội; tổ chức chỉ đạo, quản lý việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho đúng với chính sách của Đảng và Chính phủ đã đề ra. (8) Nghiên cứu dự thảo chính sách và tổ chức thực hiện các NQ, chỉ thị, luật và các quy định của Đảng, CP đã đề ra và phương hướng, kế hoạch của Bộ LĐ và PLXH Lào trong từng thời kỳ về việc quản lý CB hưu trí, thương binh, anh hùng, chiến sĩ thi đua, liệt sĩ - gia đình liệt sĩ hy sinh vì Tổ quốc thiếu người chăm sóc; người có công với Tổ quốc, với CM; người tuổi cao; trẻ mồ côi, trẻ thiếu cơ hội, trẻ tàn tật; đối với người thương binh tại các trung tâm thương binh, người cô đơn - không nơi nương tựa và chỉ đạo tổ chức thực hiện chính sách đó sao cho phù hợp với tình hình thực tế trong từng thời kỳ. (9) Nghiên cứu, phổ biến và tổ chức thực hiện NQ, chỉ thị, quyết định, luật pháp và các quy định về kiểm tra, thanh tra các cơ quan tổ chức trực thuộc sự QL của Bộ LĐ và PLXH; thực hiện chính sách tiết kiệm, chống lãng phí, chống và ngăn chặn tham ô, tham nhũng, ăn hối lộ; giải quyết đơn thư tố cáo, khiếu nại của công dân;

192

quản lý và tạo thuận lợi cho hoạt động của các quỹ và hội về bảo trợ xã hội. 11. Bồi dưỡng, đào tạo, bố trí, quản lý và bảo đảm tốt các quyền lợi của CB, CC của mình theo chính sách quản lý công chức do Chính phủ ban hành. 12. Nghiên cứu và ban hành chế độ, phương pháp làm việc của Bộ, kể cả quy chế quản lý nội bộ trong hệ thống bộ máy của ngành LĐ và PLXH trong cả nước cả cơ cấu tổ chức bộ máy từ Trung ương đến địa phương theo ngành dọc, quy định số lượng phục vụ cho toàn hệ thống bộ máy của mình. 13. Quan hệ với nước ngoài và các cơ quan tổ chức quốc tế để giành sự tài trợ, giúp đỡ và hợp tác mang lại sự ủng hộ ngành LĐ và PLXH trên cơ sở nguyên tắc và quy định của Chính phủ đề ra

11. Thực hiện chính sách tiết

kiệm quốc gia một cách tích cực

và hợp lý; chống lãng phí, tham

ô, tham nhũng trong mọi hình

thức.

(10) Nghiên cứu, quy định quy chế về việc xây dựng và quản lư nghĩa trang quốc gia, tượng đài liệt sĩ vô danh, tượng đài tình đoàn kết chiến đấu Lào - Việt Nam trên toàn quốc; (11) Giáo dục, tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo, quản lý và thực hiện chính sách đối với CB, công chức trong ngành LĐ và PLXH đúng theo quy định PL, chính sách của Đảng và Chính phủ đề ra; (12) Quản lý vĩ mô đối với các cơ quan tổ chức XH hoạt động ở trong lĩnh vực LĐ và PLXH; thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tổ chức của Nhà nước, tư nhân, tập thể được góp phần vào việc phát triển công tác LĐ và PLXH ở Lào; (13) Quan hệ với nước ngoài, với tổ chức quốc tế và tổ chức phi CP để giành sự giúp đỡ, hợp tác, tài trợ đối với công tác LĐ và PLXH, phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng và PL của Nhà nước; (14) Lập kế hoạch, ngân sách đề nghị Chính phủ xin Quốc hội xem xét phê duyệt, quản lý SD ngân sách quỹ bảo hiểm XH và các quỹ khác theo quy định pháp luật; (15) Quản lý, chỉ đạo và thúc đẩy hoạt động của các ủy ban có quan hệ đến lĩnh vực LĐ và PLXH; (16) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự giao phó của cấp trên

Nguồn: Vụ Tổ chức và cán bộ, Bộ LĐ và PLXH Lào, 2015

193

Phụ lục 20 BẢNG SO SÁNH BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA BỘ LAO ĐỘNG

VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI LÀO TỪ NĂM 1993 ĐẾN NAY

Bộ máy tổ chức theo NĐ số 04/TTg, 22-01-1993

Bộ máy tổ chức theo NĐ số 87/TTg, 11-01-1999

Bộ máy tổ chức theo NĐ số 138/TTg, 04-5-2007

1. Văn phòng Bộ; 2. Vụ Tổ chức và đào tạo cán bộ; 3. Vụ Lao động; 4. Vụ Xã hội và bảo trợ xã hội; 5. Vụ Hưu trí; 6. Vụ Cựu chiến binh; 7. Vụ Quản lý quỹ bảo hiểm xã hội; 8. Sở LĐ và PLXH tỉnh và thủ đô; 9. Phòng LĐ và PLXH huyện

1. Văn phòng Bộ; 2. Vụ Tổ chức và Cán bộ; 3. Vụ Lao động; 4. Vụ Bảo trợ xã hội; 5. Vụ Chính sách hưu trí và người cao tuổi; 6.Vụ Cựu chiến binh, Thương binh và Người tàn tật; 7. Vụ Bảo hiểm xã hội; 8. Vụ Kiểm tra. 9. Sở LĐ và PLXH tỉnh, thủ đô và đặc khu; 10. Phòng LĐ và PLXH huyện

(1) Văn phòng Bộ; (2) Vụ Kế hoạch và Hợp tác; (3) Vụ Tổ chức và Cán bộ; (4) Vụ Kiểm tra; (5) Vụ Quản lý lao động; (6) Vụ Phát triển kỹ năng nghề và việc làm; (7) Vụ Bảo trợ xã hội; (8) Vụ Hưu trí, Thương binh và Tàn tật; (9) Vụ Bảo hiểm xã hội; (10) Viện Phát triển kỹ năng nghề Lào - Hàn Quốc; (11) Văn phòng Quỹ bảo hiểm xã hội quốc gia. (12) Trung tâm Dịch vụ tìm kiếm việc làm. (13) Trung tâm Thương binh hạng đặc biệt 790; (14) Trung tâm Phát triển thương binh 489; (15) Nhà máy lắp ráp chân, tay giả 686; Bộ máy Tổ chức Sở LĐ và PLXH tỉnh, thành phố gồm: (1) Văn phòng hành chính và kế hoạch tổng hợp; (2) Phòng Quản lý lao động;

194

(3) Phòng Phát triển kỹ năng nghề và việc làm; (4) Phòng Bảo trợ xã hội; (5) Phòng Hưu trí, Thương binh và tàn tật; (6) Phòng Bảo hiểm xã hội Bộ máy Tổ chức Phòng lao động và phúc lợi xã hội huyện, quận gồm: (1) Văn phòng hành chính và kế hoạch tổng hợp; (2) Phòng Lao động; (3) Phòng Bảo trợ xã hội; (4) Phòng Bảo hiểm xã hội; (5) Phòng Hưu trí, Thương binh và tàn tật

Nguồn: Vụ Tổ chức và cán bộ, Bộ LĐ và PLXH Lào, 2015

195

Phụ lục 21 BẢNG SO SÁNH SỰ THAY ĐỔI SỐ LƯỢNG CB, CC NGÀNH LAO ĐỘNG VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI CHDCND LÀO TỪ NĂM 1993 ĐẾN THÁNG 4-2015

Thành phần Tổng trung ương và địa

phương Các cơ quan, tổ chức thuộc Bộ

Sở LĐ và PLXH tỉnh và thành phố

Phòng LĐ và PLXH huyện và quận STT Năm

Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ

1 1993 102 42 32 10 70 32 0 0 2 1994 643 68 132 15 250 38 261 15 3 1995 650 69 133 15 253 39 264 15 4 1996 655 71 135 16 255 40 265 15 5 1997 667 75 145 18 256 41 266 16 6 1998 675 76 149 19 258 41 268 16 7 1999 680 78 152 20 259 42 269 16 8 2000 695 82 157 22 264 43 274 17 9 2001 705 90 163 27 267 45 275 18

10 2002 966 250 215 110 375 92 376 48 11 2003 1.066 256 310 112 395 95 361 49 12 2004 1.103 267 331 119 399 99 373 57 13 2005 1.178 305 335 121 440 117 403 67 14 2006 1.208 315 336 121 455 122 417 72 15 2007 1.233 328 337 121 465 127 431 80 16 2008 1.248 334 338 122 466 127 444 85 17 2009 1.258 339 339 122 467 127 452 90 18 2010 1.277 357 345 125 468 128 464 104 19 2011 1.387 425 350 128 513 153 524 144 20 2012 1.489 467 360 132 555 161 574 174 21 2013 1.640 544 365 135 610 213 665 196 22 2014 1.724 585 372 141 617 222 735 222 23 4-2015 1.873 618 375 143 676 236 822 239

Nguồn: Vụ Tổ chức và cán bộ, Bộ LĐ và PLXH Lào

196

Phụ lục 22

SỐ LƯỢNG CB, CC SO VỚI DÂN SỐ CHDCND LÀO TỪ NĂM 2001-2002 ĐẾN NĂM 2014-2015

STT Năm Số CB, CC

(người) Dân số (người)

Phần trăm so với dân số (%)

1 2001-2002 91.144 5.525.089 1,65

2 2002-2003 91.070 5.679.001 1,60

3 2003-2004 91.330 5.835.090 1,57

4 2004-2005 91.953 5.621.982 1,64

5 2005-2006 97.551 5.747.587 1,70

6 2006-2007 99.659 5.873.616 1,70

7 2007-2008 109.359 6.000.379 1,82

8 2008-2009 114.156 6.127.910 1,86

9 2009-2010 120.651 6.256.197 1,93

10 2010-2011 132.262 6.385.055 2,07

11 2011-2012 141.231 6.514.432 2,17

12 2012-2013 156.527 6.521.998 2,40

13 2013-2014 171.710 6.685.048 2,57

14 2014-2015 177.826 6.771.000 2,62

Nguồn: Cục Quản lý công chức, Bộ Nội vụ.

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

XONE MONEVILAY

CHÊT L¦îNG §éI NGò C¸N Bé, C¤NG CHøC NGµNH LAO §éNG Vµ PHóC LîI X· HéI

CéNG HßA D¢N CHñ NH¢N D¢N LµO GIAI §O¹N HIÖN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC

HÀ NỘI - 2015

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

XONE MONEVILAY

CHÊT L¦îNG §éI NGò C¸N Bé, C¤NG CHøC NGµNH LAO §éNG Vµ PHóC LîI X· HéI

CéNG HßA D¢N CHñ NH¢N D¢N LµO GIAI §O¹N HIÖN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC

Mã số: 62 31 02 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. TRẦN KHẮC VIỆT 2. PGS.TS. ĐINH NGỌC GIANG

HÀ NỘI - 2015

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực.

Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai

công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Xone Monevilay

MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu của nước ngoài 6 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài 19 Chương 2: CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGÀNH LAO ĐỘNG VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 29 2.1. Ngành lao động và phúc lợi xã hội Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và

đội ngũ cán bộ, công chức trong ngành 29 2.2. Chất lượng, tiêu chí đánh giá và những vấn đề liên quan đến chất

lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào 53

Chương 3: CHẤT LƯỢNG VÀ HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGÀNH LAO ĐỘNG VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM 72 3.1. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc

lợi xã hội Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào 72 3.2. Hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động

và phúc lợi xã hội Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào - thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm 82

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGÀNH LAO ĐỘNG VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ĐẾN NĂM 2030 117 4.1. Dự báo những nhân tố tác động, mục tiêu và phương hướng nâng cao chất

lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào 117

4.2. Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào đến năm 2030 127

KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 170

BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

CB, CC : Cán bộ, công chức

CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CHDCND : Cộng hòa Dân chủ nhân dân

CNXH : Chủ nghĩa xã hội

LĐ và PLXH : Lao động và Phúc lợi xã hội

NDCM : Nhân dân Cách mạng

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

1

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành lao động và phúc lợi xã hội (LĐ và PLXH) nước Cộng hòa Dân chủ

nhân dân (CHDCND) Lào là một trong những ngành làm công tác tham mưu cho

Chính phủ về các lĩnh vực: việc làm, phát triển kỹ năng nghề, tiền lương, tiền công, lao

động, bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm

thất nghiệp và quản lý các quỹ bảo hiểm xã hội), an toàn lao động, quản lý lao động,

chính sách người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em; cùng phối hợp

phòng, chống các tệ nạn xã hội… trong phạm vi cả nước. Ngoài ra, ngành còn quản lý

nhà nước đối với các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà

nước của ngành. Hoàn thành những nhiệm vụ đó, ngành góp phần vào sự phát triển xã

hội và ổn định xã hội một cách bền vững, làm tăng uy tín lãnh đạo của Đảng và Nhà

nước trong nhiệm vụ cách mạng mới hiện nay. Trực tiếp tiến hành và hoàn thành các

nhiệm vụ thuộc lĩnh vực mà ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào (dưới đây viết tắt là

ngành LĐ và PLXH Lào) đảm nhiệm là đội ngũ cán bộ, công chức (CB, CC) thuộc

ngành. Vì vậy, đội ngũ CB, CC ngành đủ số lượng, có cơ cấu hợp lý và có chất lượng

cao là một yếu tố quan trọng mang tính quyết định để nâng cao năng lực, chất lượng và

hiệu quả công tác của toàn ngành. Việc xây dựng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH

có chất lượng cao cần đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; tiến hành

nhiều khâu, nhiều cấp độ khác nhau để nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới mà Đảng

và Nhà nước giao phó cho ngành hiện nay và trong thời gian tới. Đây là một vấn đề bức

thiết, cần thiết trong trách nhiệm lãnh đạo của Đảng. Trong văn kiện Đại hội đại biểu

toàn quốc lần thứ IX của Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào đã ghi:

Trong điều kiện mới, Đảng ta rất cần có đội ngũ cán bộ có kiến thức, năng

lực, phẩm chất, có bản lĩnh chính trị vững vàng, thật sự trung thành đối với

Tổ quốc và sự nghiệp của Đảng, có tinh thần trung thực phục vụ đất nước và

phục vụ nhân dân, có lối sống trong sáng và tiến bộ, có tinh thần thường

xuyên tự rèn luyện và cần cù học tập nâng cao trình độ về mọi mặt, có ý thức

đối với tổ chức và kỷ luật, tôn trọng và thực hiện nghiêm pháp luật và điều lệ

của Đảng [185, tr.53].

2

Việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ từng giai đoạn cách mạng đã được Đảng ủy và lãnh đạo Bộ quan tâm. Trong sự nghiệp phát triển ngành và những thành tựu to lớn của ngành LĐ và PLXH Lào đều gắn chặt với vai trò to lớn của đội ngũ CB, CC.

Trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện cơ chế kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay, đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào đã vươn lên, năng động, sáng tạo, góp phần xứng đáng vào thành tựu to lớn của đất nước. Song, trong hoàn cảnh mới, sự tác động của cơ chế thị trường đã làm cho CB, CC bộc lộ nhiều yếu kém, khuyết điểm. Trong đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào, hiện đáng lo ngại là có một số CB, CC phẩm chất và năng lực chưa tương xứng với công việc nặng nề mà Đảng và Nhà nước giao phó cho ngành. Một bộ phận CB, CC có biểu hiện thoái hóa, biến chất về đạo đức; phẩm chất chính trị và năng lực không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới đặt ra; lối sống sa đọa, xa rời thực tiễn và nhân dân. Một số CB, CC còn trì trệ, thiếu trách nhiệm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thu vén, tham ô, tham nhũng, lãng phí, cơ hội, thực dụng, quan liêu, chia bè chia cánh, gây mất đoàn kết trong cơ quan, đơn vị và thiếu tính chiến đấu. Một bộ phận CB, CC bị giảm sút uy tín, không còn xứng đáng là công bộc của dân, thậm chí còn gây phiền hà cho dân. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào là vấn đề có ý nghĩa vô cùng to lớn, mang tính quyết định để có thể hoàn thành tốt các công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành, nghiên cứu, triển khai, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thành hiện thực, phù hợp với thực tiễn đang diễn ra trong xã hội Lào hiện nay và trong thời gian dài.

Trong thời kỳ mới, với điều kiện và hoàn cảnh mới, vai trò của đội ngũ CB, CC của ngành LĐ và PLXH Lào càng trở nên quan trọng. Trong những năm tới, CHDCND Lào đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức, khó khăn phức tạp không nhỏ. Đảng và Nhà nước và nhân dân các bộ tộc Lào phải nắm lấy thời cơ, biết tận dụng những cơ hội; đồng thời, phải biết biến khó khăn, thách thức thành những lợi thế để đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu và kém phát triển, sánh kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới. Điều đó đòi hỏi CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào phải vững vàng về bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức cách mạng tốt, có năng lực chuyên môn và năng lực thực tiễn. Có được như vậy, ngành LĐ và PLXH Lào mới có

3

bước bứt phá và thực hiện thành công các chiến lược về LĐ và PLXH; thực hiện thành công các mục tiêu về lao động, phúc lợi xã hội đến năm 2020 đã được Đảng đề ra trong văn kiện Đại hội IX là:

Phát triển và xây dựng lực lượng lao động Lào có kỹ năng nghề, có kiến thức, có khả năng, tay nghề thuần thục, có ý thức và kỷ luật, có việc làm hợp lý; làm cho người lao động được bảo vệ, quản lý và nhận được phúc lợi xã hội tốt hơn; thực hiện đúng chính sách đền ơn đáp nghĩa đối với người có công đối với Tổ quốc; đồng thời, phải phát triển hệ thống phúc lợi xã hội vững mạnh; vận động toàn xã hội góp phần tham gia trong chăm sóc, giúp đỡ người thiếu cơ hội và người bị hại từ các thiên tai [185, tr.80].

Vấn đề đặt ra có tính cấp thiết, vừa mang ý nghĩa lâu dài, làm cho ngành LĐ và PLXH phát triển đúng hướng, bền vững là phải tập trung nghiên cứu một cách căn bản, có bước đi phù hợp và có tính khoa học trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào và tìm tòi, đưa ra một hệ thống giải pháp có tính khả thi cao nhằm xây dựng ra đội ngũ CB, CC toàn ngành có đầy đủ các tiêu chuẩn về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, năng lực thực tiễn, có tâm huyết với ngành đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng mới hiện nay và trong thời gian dài, đáp ứng hội nhập khu vực và thế giới.

Vì những lý do đó, việc nghiên cứu đề tài “Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay” làm đề tài tiến sĩ có ý nghĩa rất thiết thực, vừa có tính cơ bản, lâu dài, vừa có tính cấp thiết, góp phần vào việc từng bước nghiên cứu làm rõ và giải quyết những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn trong công tác CB, CC nói chung và vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào nói riêng; qua đó, góp phần vào việc xây dựng và nâng cao chất lượng công tác của ngành đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới trên lĩnh vực LĐ và PLXH.

2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích của luận án

Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào, luận án đề xuất mục đích, phương hướng, quan điểm và các giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn hiện nay.

4

2.2. Nhiệm vụ của luận án - Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề

chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH. - Phân tích, khái quát, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào. - Phân tích, đánh giá quá trình hình thành, phát triển và thực trạng CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào. - Luận chứng, đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án là chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội CHDCND Lào giai đoạn hiện nay gồm: đội ngũ CB, CC ở các Cục, Vụ, Viện, Văn phòng Bộ, các đơn vị thuộc Bộ LĐ và PLXH Lào; Sở LĐ và PLXH tỉnh, thành phố và Phòng LĐ và PLXH huyện, quận trên toàn quốc.

3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án Luận án nghiên cứu đội ngũ cán bộ, công chức ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào và chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào; bao gồm các Cục, Vụ, Viện, Văn phòng Bộ thuộc Bộ LĐ và PLXH; Sở LĐ và PLXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng LĐ và PLXH quận, huyện và các Trung tâm Thương binh trên toàn quốc.

Luận án điều tra, khảo sát, đánh giá thực tiễn về những vấn đề nêu trên từ năm 2007 đến nay và đưa ra số liệu từ năm 1993.

Phương hướng và những các giải pháp và nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào có giá trị đến năm 2030.

4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng đạo đức của lãnh tụ Đảng NDCM Lào Cayxỏn PHÔMVIHẢN, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, quan điểm và tư tưởng của Đảng NDCM Lào về công tác cán bộ, cán bộ, công chức; nhất là về đổi mới công tác CB, CC trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây

5

dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân và hội nhập khu vực và quốc tế.

4.2. Cơ sở thực tiễn Cơ sở thực tiễn của luận án là thực trạng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào và thực trạng chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào.

4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể khác để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: tổng kết thực tiễn, kết hợp lôgíc và lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê. 5. Đóng góp về khoa học của luận án Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện dưới góc độ lý luận về công tác CB, CC của ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào.

- Làm rõ khái niệm chất lượng và các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào. - Đánh giá đúng thực trạng chất lượng và công tác xây dựng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào trong những năm qua, chỉ ra nguyên nhân và đúc rút các kinh nghiệm. - Đề xuất các giải pháp đồng bộ, khả thi nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị tham khảo, góp phần vào công tác cán bộ của ngành LĐ và PLXH Lào và công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước Lào.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận án còn là tài liệu tham khảo có giá trị cho hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy về công tác xây dựng Đảng, công tác tổ chức và cán bộ ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào và các trường chính trị - hành chính ở CHDCND Lào. 7. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả đã công bố liên quan đến luận án danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương, 8 tiết.

6

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NƯỚC NGOÀI

1.1.1. Các công trình nghiên cứu của Việt Nam 1.1.1.1. Một số đề tài khoa học chủ yếu có liên quan - Nguyễn Phú Trọng, Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ

cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [87]. Đề tài đã

đề cập đến cơ sở lý luận của việc xây dựng tiêu chuẩn cán bộ; những kinh nghiệm xây

dựng tiêu chuẩn cán bộ của Đảng phù hợp với từng giai đoạn cách mạng; đồng thời,

đưa ra những quan điểm, phương hướng chung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Đề

tài có giá trị tham khảo để xây dựng các khái niệm và đề xuất phương hướng, giải pháp

nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội ở

CHDCND Lào. Tuy nhiên, từ mục tiêu, nhiệm vụ đã được xác định, đề tài chủ yếu

luận bàn và kiến nghị một số vấn đề về xây dựng tiêu chuẩn cán bộ đảng, chính quyền,

lực lượng vũ trang, chưa bàn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của bộ,

ngành cụ thể nào.

- Bộ Nội vụ, Chương trình xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công

chức hành chính nhà nước giai đoạn I (2003-2005), Đề án 1 - Tổng điều tra, khảo sát,

đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước giai đoạn I (2003-2005), [2].

Chương trình đã tổng hợp, phân tích, đánh giá chung thực trạng trình độ đào tạo, bồi

dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện theo kết quả tổng điều tra; trong đó, thống

kê trình độ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách của Trung ương và địa

phương… theo từng nhóm tuổi. Đề án tổng hợp, phân tích thực trạng trình độ đào tạo,

bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức của các cơ quan Trung ương. Chương trình đã

nêu ra các nhận định, đánh giá và cung cấp một số tư liệu để đánh giá về đội ngũ cán

bộ, công chức của các bộ, ngành Trung ương. Tuy nhiên, do mục đích, phạm vi nghiên

cứu của đề án, các nhà khoa học không đi sâu về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,

công chức của bộ, ngành cụ thể nào. Đây là nội dung quan trọng luận án phải nghiên

cứu, luận bàn, đưa ra khái niệm, nội dung và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán

bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội ở CHDCND Lào.

7

- Vũ Khắc Sơn, Nâng cao hiệu quả tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành lao động - thương binh và xã hội [76]. Đề tài đã nêu cơ sở lý luận về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; phân tích nhân tố ảnh hưởng, kinh nghiệm về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; phân tích thực trạng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; đưa ra quan điểm, chủ trương và một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành lao động, thương binh và xã hội.

1.1.1.2. Sách tham khảo - Trần Xuân Sầm, Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong

hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới [73]. Cuốn sách đã đề cập cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xác định cơ cấu, tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị. Trên cơ sở lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các văn kiện của Đảng, các tác giả đã đặt vấn đề, để xác định cơ cấu, tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo phải căn cứ vào đường lối cán bộ của Đảng đã được kiểm nghiệm từ cuộc sống. Cuốn sách nêu lên thực trạng cơ cấu và việc thực hiện các tiêu chuẩn đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị, cả ưu điểm, hạn chế, thiếu sót; xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong những năm tới của hệ thống chính trị và từ những luận cứ đó tác giả đưa ra phương hướng, giải pháp lớn nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt theo cơ cấu, tiêu chuẩn đổi mới trong những năm tới của hệ thống chính trị.

- Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm, Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [89]. Cuốn sách đã đề cập hệ thống khái niệm cán bộ từ lịch sử; quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ, trong đó đề cập vị trí, vai trò của cán bộ và công tác cán bộ; tiêu chuẩn cán bộ; việc phát hiện, lựa chọn, đánh giá, sử dụng cán bộ; về huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; v.v.. Cuốn sách cũng nêu những đặc điểm cơ bản của thời đại ngày nay đòi hỏi phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là đòi hỏi của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ phát triển ngày càng cao làm tăng nhanh lực lượng sản xuất, đồng thời thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa kinh tế và xuất hiện kinh tế trí thức; bầu không khí chính trị thế giới diễn ra hết sức phức tạp, đầy mâu thuẫn và nghịch lý; cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc diễn ra gay gắt dưới nhiều nội dung và hình thức mới. Từ những luận cứ đó, các tác giả đã đề xuất một số phương hương và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.

8

- Vũ Văn Hiền, Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu

cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [24]. Nội dung chính của

cuốn sách gồm: những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về

xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; thực trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý

hiện nay, nhất là chỉ ra những mặt mạnh mặt yếu của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý

hiện nay; yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ đổi mới;

những giải pháp chủ yếu để xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu

cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Trần Đình Hoan, Đánh giá quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý

thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [26]. Nội dung sách đề cập những vấn

đề lý luận về đánh giá, quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trong sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; quá trình thực hiện công tác đánh giá cán bộ trong

lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và thực trạng công tác này trong tình hình hiện nay;

quan điểm, giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng cán bộ lãnh đạo quản lý thời kỳ

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; vấn đề đánh giá, quy hoạch cán bộ lãnh đạo

quản lý trong lịch sử nước ta và một số nước trên thế giới là những vấn đề liên quan

đến chất lượng cán bộ, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác trên cơ sở quán triệt các

quy định của Đảng về công tác cán bộ, phát huy tính chủ động, sáng tạo của từng địa

phương, đơn vị.

- Trần Đình Thắng, Đảng lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên

chức nhà nước [79]. Cuốn sách đã đề cập đến một số vấn đề chung về cán bộ, công

chức, viên chức nhà nước; chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về xây dựng đội ngũ cán

bộ, công chức, viên chức nhà nước. Yêu cầu khách quan về Đảng lãnh đạo xây dựng

đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất

nước; quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng đội cán bộ, công chức, viên chức

nhà nước trong thời kỳ đầu đổi mới và quá trình triển khai tổ chức thực hiện chủ trương

của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong thời kỳ

đầu đổi mới đất nước. Cuốn sách cũng đưa ra quan điểm, chủ trương của Đảng về cải

cách công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong thời kỳ mới và quá trình triển

khai thực hiện chủ trương đó. Tác giả còn đưa ra một số kinh nghiệm và giải pháp cải

cách công vụ, công chức, viên chức trong giai đoạn hiện nay.

9

1.1.1.3. Các bài báo khoa học Những vấn đề chung về xây dựng đội ngũ cán bộ - Hồ Đức Việt, Tạo chuyển biến sâu sắc trong công tác cán bộ [97]. - Hồ Đức Việt, Đổi mới công tác tổ chức, cán bộ đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [98]. - Nguyễn Minh Khôi, Bàn về “Tâm”, “Tầm” của đội ngũ cán bộ, đảng viên

hiện nay [34]. Các bài báo nêu trên đã đề cập một số nội dung liên quan đến luận án: Thứ nhất, mỗi cán bộ, đảng viên phải ra sức nỗ lực phấn đấu, có thái độ nghiêm

túc, cầu thị trong tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi phẩm chất đạo đức và năng lực; Thứ hai, các tổ chức cơ sở đảng phải tăng cường giáo dục toàn diện đội ngũ cán

bộ, đảng viên; Thứ ba, các cơ quan, đơn vị, nhà trường tích cực đào tạo, bồi dưỡng nâng cao

trình độ năng lực cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Về tuyển chọn cán bộ, công chức - Đình Tùng, Tuyển chọn công chức tại một số quốc gia, tạp chí Xây dựng Đảng [93]. - Đình Tùng, Tuyển dụng, đào tạo công chức ở Nhật Bản, tạp chí Xây dựng

Đảng [94]. Các bài báo nêu trên đã đề cập một số nội dung liên quan đến luận án: Một là, ở nhiều quốc gia, nhân sự trong hệ thống chính quyền các cấp và các

bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương luôn biến động theo nguyên tắc “vào - ra”, là sự vận động không ngừng nhằm cân bằng về cơ cấu nguồn nhân sự trong một nền công vụ. Vì vậy, cần làm tốt việc tuyển chọn cán bộ, công chức để thay thể những cán bộ, công chức nghỉ hưu, chuyển công tác.

Hai là, nguyên tắc tuyển chọn công chức là theo luật pháp và nguyên tắc công khai, bình đẳng, cạnh tranh.

Ba là, nhiều quốc gia có một bộ quy định về điều kiện chung đối với các đối tượng tham gia quy trình tuyển dụng công chức nhà nước. Những điều kiện chung đó bao gồm: quốc tịch, sức khỏe, độ tuổi, bằng cấp.

Bốn là, quy trình thi tuyển dụng công chức của các nước cơ bản áp dung hình thức thi tuyển: thi viết, thi vấn đáp, thi trắc nghiệm, thi tay nghề. Nội dung thi tuyển dụng được chuẩn bị kỹ nhằm đánh giá đúng thực chất và tiềm năng của người dự tuyển. Việc tổ chức các kỳ thi tuyển được chuẩn bị theo trình tự: phổ biến công khai

10

thông tin tuyển dụng để mọi đối tượng đều tiếp cận được (thông qua báo chí, truyền hình, tờ rơi, áp phích...), phát hành các văn bản hướng dẫn thi tuyển, niêm yết tên của những người tham gia dự thi, công bố kết quả thi và thời gian bảo lưu kết quả thi.

Năm là, tuyển dụng “mở” mỗi công dân đều có cơ hội trở thành công chức. Công khai thông tin tuyển dụng và thi tuyển dụng (thi viết và vấn đáp). Cơ hội trở thành công chức luôn dành cho mọi công dân khi đủ tuổi lao động, sức khỏe theo luật định. Do tính đặc thù, việc thi tuyển công chức đối với các ngành nghề như y tế, xây dựng, kế toán, luật sư ở Nhật Bản bắt buộc người dự tuyển phải có chuyên môn tương ứng. Các lĩnh vực còn lại, việc tuyển dụng không đòi hỏi chuyên ngành đã có của người tham gia tuyển dụng. Tất cả công chức và người tham gia thi tuyển vào vị trí có nhu cầu sau khi trúng tuyển đều phải trải qua quá trình đào tạo cho công việc sẽ đảm nhiệm. Sáu là, đào tạo tại chỗ và theo nghề tại các trường đào tạo công chức. Đào tạo tại chỗ là hình thức đào tạo ngay sau khi trúng tuyển nhằm đáp ứng các kỹ năng hành chính cần thiết cho công việc. Công chức sẽ được hướng dẫn về kỹ năng sử dụng các thiết bị văn phòng, kỹ năng xử lý công việc cụ thể hằng ngày ở vị trí đảm nhiệm. Đào tạo theo vị trí việc làm là hình thức học việc, tiếp thu kinh nghiệm từ người đi trước hiệu quả và phổ biến nhất ở các công sở. Đào tạo theo nghề tại các trường đào tạo công chức có ba cấp độ: cấp cơ sở, cấp vùng và cấp quốc gia do Trường Cao đẳng tự trị địa phương, Viện Đào tạo công chức quản lý đô thị (JIAM), Viện Đào tạo kỹ năng và trao đổi văn hóa Nhật Bản (JAMP) đảm nhiệm. Về hình thức đào tạo, Trường Cao đẳng tự trị địa phương mở các khóa học từ 2 tuần đến 6 tháng các công chức mới được tuyển dụng và cập nhật một số kỹ năng mới cho công chức lâu năm; Viện Đào tạo công chức quản lý đô thị (JIAM) và Viện Đào tạo kỹ năng và trao đổi văn hóa Nhật Bản (JAMP) là nơi mở các khóa học cho công chức với thời gian tập trung dưới 2 tuần về các kỹ năng cần thiết, cần có đối với công chức. Công chức được tham gia khóa đào tạo tại Trường Cao đẳng tự trị địa phương là sau 4 năm được tuyển dụng và dành cho công chức lâu năm sau 8 năm sau khóa học tại trường và cuối cùng là khóa đào tạo dành cho quan chức lãnh đạo.

Về công tác đánh giá cán bộ - Đặng Đình Phú, Để đánh giá, sử dụng, đề bạt đúng cán bộ, Website Đảng

Cộng sản Việt Nam [59]. - Nguyễn Thành Dũng, Một số tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ chủ

chốt cấp huyện ở Tây Nguyên [12].

11

Các bài báo nêu trên đã đề cập một số nội dung liên quan đến luận án: Thứ nhất, đánh giá về số lượng và cơ cấu phải đủ và hợp lý; không thừa, không

thiếu, với bộ máy tinh giản, gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả và mỗi cá nhân phát huy tối đa năng lực, sở trường của mình;

Thứ hai, đánh giá chất lượng toàn diện của mỗi cán bộ chủ chốt cấp huyện; Thứ ba, đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ theo chức trách. Về công tác quy hoạch cán bộ

- Nguyễn Phương Hồng, Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý [29]. - Bùi Đức Lại, Bàn thêm về quy hoạch cán bộ [38]. - Nguyễn Công Soái, Quy hoạch cán bộ của Đảng bộ thành phố Hà Nội [74]. - Nguyễn Quốc Việt, Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý Cà Mau [99]. Các bài báo nêu trên đã đề cập một số nội dung liên quan đến luận án:

Thứ nhất, phải căn cứ vào quy định của cấp trên và có sự chỉ đạo thường xuyên, chặt chẽ, bảo đảm tính công khai, dân chủ, công tâm, khách quan, đúng quy trình về công tác quy hoạch;

Thứ hai, thực hiện công tác quy hoạch cán bộ phải đồng bộ ở các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở địa phương;

Thứ ba, quy hoạch phải có tính khả thi cao. Kiên quyết khắc phục tình trạng thực hiện công tác quy hoạch mang tính hình thức, thiếu khoa học;

Thứ tư, gắn với quy hoạch là đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học. Đồng thời thực hiện bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ theo diện quy hoạch. Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở nước ngoài

- Nguyễn Phi, Đào tạo, bồi dưỡng công chức ở một số quốc gia [57]. Tác giả bài viết đã đề cập kinh nghiệm đào, bồi dưỡng công chức ở Xingapo, Cộng hòa Pháp và Mỹ; rút ra 5 kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng công chức, nhất là công chức cấp cao của các nước, Thứ nhất, các nước đã xây dựng chính sách và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức xuất phát từ xác định rõ nhu cầu, mục tiêu và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của cơ quan; từ chính sách và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, phát triển tổ chức; từ đòi hỏi xây dựng một nền hành chính hiện đại cũng như sự phát triển của đất nước trong tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập. Thứ hai, có sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Đồng thời phân công, phân cấp rõ ràng, hợp lý về thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp, các trường đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng công

12

chức. Thứ ba, chất lượng tuyển chọn đầu vào là một trong những yếu tố quyết định để có một đột ngũ công chức lãnh đạo cấp cao có tài năng. Các ứng viên phải trải qua những kỳ thi tuyển cạnh tranh khốc liệt và đáp ứng được những tiêu chuẩn ngặt nghèo. Các kỳ thi tuyển được tổ chức công khai, minh bạch, thường được tổ chức tập trung, do một cơ quan của Nhà nước đảm nhiệm. Thứ tư, cần có những quy định cụ thể và nghiêm ngặt về các khóa đào tạo bắt buộc mà công chức phải trải qua trước khi nhận nhiệm vụ hay được thuyên chuyển, bổ nhiệm, thăng tiến lên vị trí quản lý cao hơn. Chú trọng khâu luân chuyển để công chức nguồn có được những trải nghiệm thực tiễn thông qua các vị trí đảm nhiệm ở các cấp chính quyền khác nhau. Ngoài những nội dung đào tạo tùy thuộc vào sự ưu tiên của mỗi vị trí lãnh đạo, quản lý; các kiến thức về luật và kinh tế là những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Thứ năm, phương pháp bồi dưỡng là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực hành xử lý tình huống thực tiễn trong công việc của các cơ quan, đơn vị. Do đó, việc xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng cần chú ý tới nhu cầu của người học, phù hợp với từng đối tượng công chức và có tình hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ cao. Xây dựng tiêu chí đảm bảo chất lượng bồi dưỡng và đánh giá chất lượng công chức sau bồi dưỡng.

Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở Việt Nam - Đỗ Minh Cương, Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ [7]. - Nguyễn Văn Du, Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ

tham mưu chiến lược [10]. - Nguyễn Trung Tài, Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Hà Giang [77]. - Ngô Minh Tuấn, Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tổ chức xây dựng

Đảng [91]. - Đặng Nam Điền, Chủ động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ [20]. - Nguyễn Văn Quynh, Tiếp tục đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ [71]. - Nguyễn Văn Du, Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo,

quản lý ở nước ngoài [9]. Các bài báo nêu trên đã đề cập một số nội dung liên quan đến luận án: Thứ nhất, thực hiện chặt chẽ quy chế quản lý cán bộ đi học ở nước ngoài, nhất

là phẩm chất, đạo đức. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong quản lý, bố trí, sử dụng có hiệu quả cán bộ sau đào tạo, bồi dưỡng;

Thứ hai, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trên cơ sở quy hoạch cán bộ, yêu cầu chuyên môn. Đa dạng hóa phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ (kết hợp

13

đào tạo, bồi dưỡng trong nước với đưa đí nghiên cứu ở nước ngoài, mời chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm sang giới thiệu các chuyên đề mà ta cần);

Thứ ba, gắn đào tạo, bồi dưỡng cán bộ với việc cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá và quy hoạch cán bộ;

Thứ tư, phát huy tính chủ động, tự giác học tập, rèn luyện của mỗi cán bộ; Thứ năm, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, các tổ chức đảng

trong hệ thống chính trị; trước hết là nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu đối với yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Về luân chuyển cán bộ - Nguyễn Trọng Phúc, V.I. Lênin, Hồ Chí Minh nói về luân chuyển cán bộ [60]. - Phạm Ngọc Thước, Luân chuyển cán bộ - động lực mới, nguồn sáng tạo mới

trong công việc [85]. - Lê Kim Việt, Luân chuyển cán bộ lý luận - khâu đột phá để nâng cao chất

lượng công tác lý luận của Đảng trong giai đoạn hiện nay [96]. Các bài báo nêu trên đã đề cập một số nội dung liên quan đến luận án: Thứ nhất, kết hợp chặt chẽ giữa công tác tư tưởng và tổ chức làm thông suốt

trong đội ngũ cán bộ, đảng viên về tư tưởng, mục đích, yêu cầu của công tác luân chuyển cán bộ thống nhất về tư tưởng, tự giác chấp hành, thực hiện nghiêm chỉnh quyết định điều động, luân chuyển của tổ chức;

Thứ hai, việc rà soát lại đội ngũ cán bộ, đảng viên trong diện quy hoạch dự bị ở các chức danh. Hoàn chỉnh nhận xét, đánh giá cán bộ dự bị và đề xuất phương hướng luân chuyển;

Thứ ba, có chế độ chính sách đãi ngộ luân chuyển nhằm tạo điều kiện công tác, học tập thuận lợi đối với cán bộ được luân chuyển.

Về xây dựng đội ngũ cán bộ của một số ngành, địa phương - Nguyễn Mạnh Thắng, Xây dựng bản lĩnh chính trị cho chính ủy, chính trị viên

ở đơn vị cơ sở theo tư tưởng Hồ Chí Minh [80]. - Trần Bá Thiều, Xây dựng đội ngũ cán bộ công an nhân dân trước yêu cầu mới [83].

- Lê Ngọc Xuyên, Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở ở Tây Nguyên [101].

- Đỗ Xuân Định, Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các Ban Tổ chức tỉnh, thành ủy - thực trạng và giải pháp [21].

14

- Thu Thủy, Để nâng cao chất lượng cán bộ nữ ở Ban Tổ chức tỉnh, thành ủy [86]. - Thủy Minh (2012), Làm gì để cán bộ cơ sở ở Gia Lâm đạt chuẩn? [53]. Các bài báo nêu trên đã đề cập một số nội dung liên quan đến luận án: Thứ nhất, tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu

lực, hiệu quả và tổ chức thực hiện tốt các giải pháp quản lý, bố trí, sử dụng biên chế theo kế hoạch của tổ chức. Kiện toàn cán bộ đủ số lượng và đảm bảo chất lượng.

Thứ hai, chủ động quy hoạch và tạo nguồn cán bộ. Thứ ba, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ; trong đó

chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ cao về lý luận, khoa học, nghiệp vụ, chuyên môn giỏi, khoa học - kỹ thuật - công nghệ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Các bài viết đăng trên các tạp chí khoa học đã đề cập nhiều khía cạnh liên quan đến công tác cán bộ nói chung, một số khâu trong công tác cán bộ nói riêng trên bình diện tổng quảt. Từ những ý kiến này, tác giả luận án có thể nghiên cứu vận dụng vào vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngành lao động và phúc lợi xã hội ở CHDCND Lào.

1.1.1.4. Luận án, luận văn có liên quan - Phạm Công Khâm, Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn

đồng bằng sông Cửu Long hiện nay [31]. Những nội dung liên quan đến luận án: Một là, vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt thể hiện ở chỗ: đội ngũ cán bộ chủ

chốt giữ vai trò quyết định trong việc hiện thực hóa sự lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội; đội ngũ cán bộ chủ chốt giữ vai trò quyết định xây dựng hệ thống tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị vững mạnh, phát động, duy trì các phong trào cách mạng của nhân dân.

Hai là, một số giải pháp chủ yếu xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt: Trong giải pháp thứ nhất, tác giả luận án cho rằng, cần xác định cụ thể tiêu chuẩn và cơ cấu của đội ngũ cán bộ chủ chốt. Theo tác giả, tiêu chuẩn cán bộ là một hệ thống các yêu cầu về phẩm chất, năng lực cần phải có để cán bộ đảm đương và hoàn thành tốt nhiệm vụ do cương vị công tác đòi hỏi.

Những điểm cần nhấn mạnh về tiêu chuẩn cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị là: nắm vững luật pháp, nghiệp vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình theo luật định; có khả năng điều hành, tổ chức quản lý và chỉ đạo dứt điểm từng công việc trong từng

15

thời gian cho phù hợp, thích nghi với điều kiện và con người ở nông thôn đồng bằng sông Cửu Long; biết xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch ngân sách.

Trong giải pháp thứ hai, tác giả luận án nhấn mạnh, phải gắn đào tạo, bồi dưỡng với quy hoạch cán bộ. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long phải theo hướng: tuân thủ chặt chẽ yêu cầu về tiêu chuẩn cán bộ; vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội; chống chủ nghĩa hình thức, mở lớp tràn lan, chạy theo bằng cấp, không chú trọng chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng; kết hợp chặt chẽ giữa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị ở cơ sở với nhu cầu thật sự của cá nhân cán bộ, động viên được cán bộ học tập nâng cao trình độ; bảo đảm cho cán bộ trước khi bố trí vào vị trí chủ chốt đã được đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản; đào tạo, bồi dưỡng đúng đối tượng, đó là nguồn cán bộ trong quy hoạch trước mắt và lâu dài, phải chú ý con em gia đình cách mạng, những người có công với nước, những gia đình vượt khó, tiêu biểu, con em dân tộc. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải thiết thực, phù hợp với yêu cầu từng loại cán bộ; chú trọng cả phẩm chất đạo đức và kiến thức, cả lý luận và thực tiễn, bồi dưỡng kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã nên theo phương châm: những gì ở cơ sở cần thì cán bộ ở đó phải học. Thực hiện nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt nói trên phải thông qua việc kết hợp nhiều phương thức, hình thức đào tạo, bồi dưỡng, trong đó cần coi trọng hai loại hình đào tạo cơ bản: đào tạo, bồi dưỡng chính quy ở trường chính trị và bồi dưỡng, rèn luyện ở thực tiễn, trong lao động sản xuất và trong các phong trào cách mạng của quần chúng.

Trong giải pháp thứ ba, luận án đề cập việc tiếp tục hoàn thiện chính sách đãi ngộ cán bộ và tăng cường sự chỉ đạo, giúp đỡ của cấp trên.

- Trịnh Thanh Tâm, Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là nữ của hệ thống chính trị xã ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay [78]. Những nội dung liên quan đến luận án:

Thứ nhất, luận án đã trình bày và phân tích khá sâu quan niệm về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là nữ của hệ thống chính trị xã ở đồng bằng sông Hồng - đó là toàn bộ hoạt động của các cấp ủy, các cơ quan tham mưu của cấp ủy từ tỉnh đến đảng ủy xã; của cán bộ, đảng viên và các cơ quan có liên quan, mà trực tiếp là hoạt động của huyện ủy, đảng ủy xã và sự phối hợp giữa các tổ chức này trong thực hiện các khâu của công tác cán bộ đối với cán bộ đương chức và dự nguồn các chức danh cán bộ chủ chốt của

16

hệ thống chính trị xã và việc tự học, tự rèn của họ, nhằm tạo nên đội ngũ cán bộ chủ chốt là nữ của hệ thống chính trị xã có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đảng bộ xã.

Thứ hai, luận án đã rút ra được một số kinh nghiệm về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là nữ của hệ thống chính trị xã ở đồng bằng sông Hồng từ năm 2001 đến nay: Một là, cấp ủy từ tỉnh, thành phố đến các xã, đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị nhận thức sâu sắc chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ nữ. Hai là, đấu tranh kiên quyết, loại trừ một cách căn bản tư tưởng xem nhẹ vai trò của phụ nữ trong cán bộ, đảng viên. Ba là, giải quyết đúng đắn, hợp lý mối quan hệ giữa tiêu chuẩn cán bộ và cơ cấu giới tính trong đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị ở các xã. Bốn là, hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý, điều kiện hoàn cảnh gia đình, điều kiện hoạt động của cán bộ nữ để tiến hành đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng một cách hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ hoàn thành nhiệm vụ và trưởng thành. Năm là, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để cán bộ nữ học tập nâng cao trình độ và năng lực công tác, nhất là trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Sáu là, phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân ở các xã, nhất là vai trò của hội liên hiệp phụ nữ xã là nhân tố không thể thiếu trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là nữ của hệ thống chính trị cơ sở.

Thứ ba, luận án đã trình bày khá sâu ba nhóm giải pháp liên quan về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là nữ của hệ thống chính trị xã ở đồng bằng sông Hồng. Một là, tiếp tục cụ thể hóa tiêu chuẩn cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị xã và nâng cao chất lượng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, tập trung vào tạo nguồn, quy hoạch và đào tạo cán bộ nữ. Hai là, phát huy mạnh mẽ tinh thần tự học tập, rèn luyện của đội ngũ cán bộ chủ chốt là nữ và thực hiện tốt chính sách cán bộ nữ. Ba là, phát huy vai trò của đảng ủy, đảng bộ, các tổ chức trong hệ thống chính trị xã và nhân dân, coi trọng vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ xã, tập trung vào phát hiện phụ nữ có đức, có tài và giám sát hoạt động của cán bộ nữ.

- Nguyễn Văn Côi, Luân chuyển cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong giai đoạn hiện nay [6].

- Phạm Tất Thắng, Luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý diện tỉnh uỷ quản lý ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn hiện nay [81].

- Trần Thanh Sơn, Luân chuyển cán bộ thuộc Thành ủy Hà Nội quản lý hiện nay [75].

17

- Nguyễn Văn Năng, Luân chuyển cán bộ thuộc diện tỉnh ủy quản lý ở tỉnh Bắc Giang hiện nay [54].

- Nguyễn Văn Trường, Luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng quản lý trong giai đoạn hiện nay [90].

- Đỗ Huy Thông, Luân chuyển cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy Quảng Ninh quản lý trong giai đoạn hiện nay [84].

- Lâm Quang Thao, Chất lượng luân chuyển cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quản lý trong giai đoạn hiện nay [82].

- Lưu Vĩnh Hưng, Luân chuyển cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên quản lý trong giai đoạn hiện nay [30].

- Lê Hoàng Dũng, Công tác luân chuyển cán bộ diện ban thường vụ huyện ủy quản lý ở thành phố Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay [11].

Các luận án, luận văn nêu trên đã đề cập mục đích, yêu cầu, nguyên tắc, phương châm luân chuyển cán bộ; thực trạng và đề xuất các phương hướng, giải pháp đẩy tăng cường công tác luân chuyển cán bộ diện ban thường vụ cấp ủy các địa phương quản lý như là một khâu, một hình thức quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý.

1.1.2. Các công trình nghiên cứu của Trung Quốc - Triệu Gia Kỳ, Tăng cường xây dựng Đảng ủy địa phương, phát huy đầy đủ vai

trò hạt nhân lãnh đạo [37]. Tác giả đã phân tích công tác xây dựng Đảng, phát huy đầy đủ vai trò hạt nhân lãnh đạo của Thành ủy Bắc Kinh, tạo nên sự đảm bảo chính trị, tư tưởng và tổ chức vững chắc cho sự phát triển liên tục, nhanh chóng, hài hòa và lành mạnh của kinh tế, xã hội thành phố, chỉ ra những kinh nghiệm:

Một là, kiên trì bao quát toàn cục, điều hòa các mặt, phát huy đầy đủ vai trò hạt nhân lãnh đạo của đảng ủy địa phương, gồm: kiện toàn và hoàn thiện thể chế lãnh đạo để đảng ủy địa phương phát huy vai trò hạt nhân; quán triệt và thực hiện tốt đường lối, phương châm và chính sách của Trung ương Đảng; kiên trì lập Đảng vì công, cầm quyền vì dân.

Hai là, nắm chắc nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, thiết thực đảm đương trách nhiệm thúc đẩy kinh tế, xã hội địa phương phát triển toàn diện, hài hòa và bền vững, gồm: luôn luôn coi phát triển là chức trách hàng đầu của đảng ủy địa phương; ưu hóa môi trường phát triển, đẩy mạnh sáng tạo về thể chế; kiên trì giải quyết tốt mối quan hệ giữa cải cách, phát triển và ổn định.

18

Ba là, thiết thực tăng cường xây dựng bản thân mình, không ngừng nâng cao trình độ lãnh đạo và trình độ cầm quyền, gồm: quán triệt thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, kiện toàn và hoàn thiện hơn nữa cơ chế nghị sự và ra quyết sách của Đảng ủy địa phương.

Trong đó, các giải pháp và kinh nghiệm về xây dựng cán bộ lãnh đạo địa phương như: thích ứng tình hình mới, đón đầu thách thức mới, ra sức tăng cường xây dựng ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ; đi vào cơ sở, đi sâu vào quần chúng, không ngừng tăng cường việc xây dựng tác phong của ban lãnh đạo và cán bộ cơ sở... là những nội dung có giá trị tham khảo tốt đối với luận án.

- Tôn Hiểu Quần, Tăng cường xây dựng ban lãnh đạo, cố gắng hình thành tầng lớp lãnh đạo hăng hái, sôi nổi, phấn đấu thành đạt [61]. Những giải pháp xây dựng tập thể và cá nhân ban lãnh đạo có giá trị tham khảo đối với luận án, gồm: coi trọng việc lấy chủ nghĩa Mác - Lênin để vũ trang nhận thức cho cán bộ lãnh đạo; coi trọng nâng cao trình độ và năng lực công tác của ban lãnh đạo và cán bộ trong thực tiễn; kiên trì tiêu chuẩn chọn người, dùng người một cách khoa học, xác lập định hướng công tác cán bộ đúng đắn; đi sâu cải cách chế độ lự chọn và bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo đảng và chính quyền các cấp; thiết thực tăng cường giám sát đối với cán bộ lãnh đạo.

- Chu Phúc Khởi, Xuất phát từ đại cục, hướng tới lâu dài, cố gắng xây dựng một đội ngũ cán bộ dự bị tố chất cao [35]. Trong công trình khoa học này, tác giả đã làm rõ những vấn đề như: ý nghĩa chiến lược của việc xây dựng đội ngũ cán bộ dự bị; những cách làm chính về việc xây dựng đội ngũ cán bộ dự bị. Đây là những nội dung rất thiết thực đối với luận án để luận giải và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội ở CHDCND Lào. Những nội dung đó là: xuất phát từ đòi hỏi thực tế của việc xây dựng ban lãnh đạo, phải xây dựng quy hoạch thiết thực, khả thi về xây dựng đội ngũ cán bộ dự bị; tăng cường xây dựng chế độ hóa, quy phạm hóa chặt chẽ về tiêu chuẩn, quy trình và yêu cầu đối với các khâu công tác cán bộ dự bị; thực hiện quản lý sự biến động, đảm bảo số lượng và chất lượng cán bộ dự bị; kiên trì dự trữ kết hợp với sử dụng, kịp thời tuyển chọn cán bộ dự bị với điều kiện đã chín muồi vào ban lãnh đạo các cấp; tăng cường xây dựng tài nguyên chiến lược cán bộ dự bị, nắm từ đầu nguồn, tuyển chọn từ các trường đại học và cao đẳng những sinh viên tốt nghiệp đại học vừa gỏi, vừa có đạo đức tốt để đào tạo và rèn luyện tại cơ sở một cách có kế hoạch.

19

- Giả Cao Kiến, Phát huy đầy đủ vai trò của trường Đảng, làm tốt công tác giáo dục và đào tạo cán bộ [36]. Tác giả đã khẳng định vai trò của trường Đảng ở các cấp của Trung Quốc, khái quát về hoạt động giáo dục và đào tạo cán bộ của các trường Đảng. Đặc biệt, tác giả đã chỉ ra những giải pháp có giá trị tham khảo tốt để luận án đề xuất các giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Các giải pháp được tác giả đưa ra gồm: phân biệt rõ yêu cầu, nội dung và phương thức tổ chức hai loại lớp học, đào tạo và bồi dưỡng; phân loại, phân tầng thiết kế nội dung dạy học, giải quyết vấn đề “trên - dưới đều to, trái - phải giống nhau”. Đồng thời, tác giả cũng đề xuất những vấn đề có tính nguyên tắc về phát huy vai trò của trường Đảng trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.2.1. Đề tài khoa học Hốngkham LATSULIN, Bài học xây dựng, bồi dưỡng, cán bộ ngành quản lý

lao động của tỉnh Sạvẳnnạkhệt [215]. Đề tài trình bày tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội của đất nước Lào và của tỉnh Sạvẳnnạkhệt; phân tích thực tiễn xây dựng và bồi dưỡng cán bộ ngành quản lý lao động của tỉnh. Tập thể tác giả đã chỉ ra một số hạn chế và đề xuất một số quan điểm và nhiệm vụ trong xây dựng và bồi dưỡng cán bộ ngành quản lý lao động của tỉnh.

Một là, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngành quản lý lao động phải trên cơ sở nhu cầu và yêu cầu nhiệm vụ chính trị và công tác chuyên môn thực tế;

Hai là, cấp ủy các cấp phải tăng cường quan tâm và lãnh đạo, chỉ đạo sát thực tế công tác cán bộ và xây dựng, bồi dưỡng cán bộ theo thẩm quyền, trách nhiệm của mình;

Ba là, xây dựng, bồi dưỡng cán bộ phải lấy chất lượng làm gốc, bảo đảm tính hệ thống, liên tục, chú trọng giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, thúc đẩy và tạo điều kiện cho cán bộ tự giác, chủ động tự học tập nghiên cứu;

Bốn là, xây dựng, bồi dưỡng về lý luận Mác - Lênin, lý luận về chính trị - hành chính, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước để cán bộ ngành quản lý lao động có năng lực trong lãnh đạo và thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình;

Năm là, chú trọng xây dựng cán bộ tại chỗ, luân chuyển cán bộ đi thực hiện nhiệm vụ "ba xây" và lấy đó làm nơi huấn luyện cán bộ về mặt thực tiễn.

20

1.2.2. Các bài báo khoa học liên quan đến xây dựng đội ngũ cán bộ, công

chức và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức - Khăm-phăn VÔNG-PHA-CHĂN, Nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ

Lào [32].

- Xaysỉ SẲNTỊVÔNG, Công tác quy hoạch và bồi dưỡng cán bộ kế tục chức

vụ lãnh đạo - quản lý ở các cấp là công việc cấp bách của Đảng ủy, Ban Tổ chức

các cấp [235].

- Anônghắk VÀNGVĂNTHANỤVÔNG, Tăng cường công tác đào tạo - bồi

dưỡng cán bộ là sự cần thiết ở Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội [105].

- Sínnạkhon ĐUỐNGBĂNĐÍT, Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tổ chức

để làm tham mưu cho cấp ủy các cấp thực hiện tốt đường lối tổ chức của Đảng [214].

- Thoongphút SÍMMA, Một số giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng đội

ngũ cán bộ chuyên môn ở tỉnh Xay Nhạ Bu Li [227].

- Bunthạmaly MẲNANÔNG, Nâng cao chất lượng cán bộ tài chính ở tỉnh ẮT

TẠ PƯ [148].

- Kốngthay THỆPKHĂMHƯƠNG, Đào tạo - bồi dưỡng cán bộ Tổ chức cấp

tỉnh là sự cần thiết cấp bách để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Đảng [202].

- Sụvănthon MẠ NY PHĂN, Nâng cao chất lượng cán bộ - công chức cấp

huyện ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào [223].

- Sónmạny SỤLỊNHAĐỆT, Một số kinh nghiệm trong đào tạo - bồi dưỡng đội

ngũ cán bộ có chất lượng [219].

- Vịlạphăn SỊLỊTHĂM, Một số kinh nghiệm đào tạo - bồi dưỡng đội ngũ cán bộ

lãnh đạo - quản lý [233].

- Sụđavon LÍTSÉNVẮNG, Chú trọng đào tạo cán bộ lãnh đạo - quản lý

trong điều kiện hội nhập quốc tế [220].

- Sútthịkón PHIMPHĂN, Nâng cao chất lượng cán bộ lãnh đạo - quản lý của

Cục quản lý Tài nguyên rừng trong điều kiện mới [222].

- Khămmẳn SÓPASỢT, Nâng cao chất lượng đảng viên là nhiệm vụ và

trách nhiệm trực tiếp của cấp ủy [199].

- Sốmmút KẸOMẠNY, Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở lĩnh

vực Ngân hàng Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào là sự cần thiết [216].

21

- Phámi SÍCHẮNTHOONGTHỊP, Nâng cao chất lượng công tác Tổ chức - cán bộ là yếu tố đảm bảo vai trò cầm quyền của Đảng [203].

- Vịlạphăn SỊLỊTHĂM, Các bước xây dựng tiêu chuẩn cán bộ [234]. Các bài báo nêu trên đã đề cập một số nội dung liên quan đến luận án: Thứ nhất, yêu cầu, nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng

viên ở các cơ quan, chính quyền địa phương nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ đó đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao;

Thứ hai, công tác quy hoạch gắn với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở các cấp nhằm khắc phục tình trạng kém chất lượng của đội ngũ cán bộ;

Thứ ba, công tác nâng cao chất lượng của đội ngũ CB, CC, đảng viên ở một số ngành, địa phương và nâng cao chất lượng công tác tổ chức và cán bộ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên đáp ứng với nhiệm vụ chính trị được giao phó;

Thứ tư, các bước xây dựng tiêu chuẩn cán bộ nhằm nâng cao chất lượng cán bộ đáp ứng với tiêu chuẩn đó và khả năng đảm đương nhiệm vụ của từng cán bộ.

1.2.3. Các luận án, luận văn chủ yếu có liên quan 1.2.3.1. Các luận văn chủ yếu có liên quan đến ngành lao động và phúc lợi

xã hội Lào - Saikẹo JÓCHẠLƠNPHÔN, Hoàn thiện sự quản lý hệ thống bảo hiểm xã hội

tại CHDCND Lào [211]. Luận văn đã phân tích thực trạng tổ chức thực hiện trong quản lý hệ thống bảo hiểm xã hội tại CHDCND Lào trong thời gian qua, chẳng hạn: hoàn cảnh liên quan tới sự quản lý hệ thống bảo hiểm xã hội tại CHDCND Lào, thành công trong tổ chức thực hiện quản lý hệ thống bảo hiểm xã hội và vấn đề đặt ra trong thời gian tới (vấn đề tổ chức, phương thức làm việc, cơ chế hoạt động), từ đó đưa ra những phương hướng, giải pháp hoàn thiện việc quản lý hệ thống bảo hiểm xã hội tại CHDCND Lào trong thời gian tới. Trong các giải pháp luận văn đã chú trọng giải pháp tổ chức bộ máy (tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức) và giải pháp hoàn thiện phương thức làm việc.

- Sốmsạnít SỤVĂNNẠLẠT, Hoàn thiện chính sách xã hội để giải quyết nghèo ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào [218]. Luận văn đã phân tích thực trạng tổ chức thực hiện chính sách xã hội để giải quyết nghèo ở CHDCND Lào; từ đó đưa ra những phương hướng, giải pháp trong hoàn thiện chính sách xã hội để giải quyết nghèo ở

22

CHDCND Lào trong thời gian tới. Trong các giải pháp hoàn thiện chính sách xã hội để giải quyết nghèo ở CHDCND Lào, tác giả nhấn mạnh giải pháp về nhấn tố con người trong xây dựng và thực hiện chính sách xã hội.

- Búa hống KHĂM HÁ, Phát triển kỹ năng nghề lao động Lào trong điều kiện hội nhập Hiệp hội kinh tế ASEAN [146]. Luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận về phát triển kỹ năng nghề lao động trong điều kiện hội nhập Hiệp hội kinh tế ASEAN và phân tích thực trạng phát triển kỹ năng nghề lao động Lào trong điều kiện hội nhập Hiệp hội kinh tế ASEAN trong thời gian qua, chẳng hạn: đặc điểm phát triển kỹ năng nghề lao động Lào, thành công trong tổ chức thực hiện và vấn đề đặt ra trong thời gian tới, từ đó đưa ra những phương hướng, giải pháp phát triển kỹ năng nghề lao động Lào trong điều kiện hội nhập Hiệp hội kinh tế ASEAN thời gian tới. Trong các giải pháp luận văn đã đề cập có giải pháp đáng chú ý: hoàn thiện cơ chế phối hợp và tìm kiếm việc làm bền vững, đồng thời bố trí sắp xếp cán bộ, công chức đủ về số lượng và đảm bảo được chất lượng.

1.2.3.2. Các luận án, luận văn chủ yếu có liên quan đến xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các ngành, địa phương

CB, CC là vấn đề then chốt quan trọng hàng đầu của Đảng NDCM Lào và Chính phủ nước CHDCND hiện nay, nên được khá nhiều tác giả kỳ công nghiên cứu. Sau đây là một số công trình tiêu biểu:

- Xỉnhkhăm PHÔMMAXAY, Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước Lào trong giai đoạn hiện nay [100]. Luận án phân tích những yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế nói chung và công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong công cuộc xây dựng, phát triển nền kinh tế hàng hóa ở CHDCND Lào; trình bày thực trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế của Lào và tình hình công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ này; đề xuất 4 phương hướng và 8 giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước Lào trong giai đoạn hiện nay; trong đó có các giải pháp luận án có thể kế thừa: một là, xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế; hai là, đẩy mạnh phong trào tự học tập nâng cao trình độ, năng lực và rèn luyện đạo đức cách mạng trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế của Lào; ba là, xây dựng và hoàn thiện các chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo,

23

quản lý kinh tế và bốn là, đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế.

- Bunxợt THĂMMAVÔNG, Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh phía Nam nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay [4]. Luận án trình bày vai trò, vị trí của cấp huyện và đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp huyện hiện nay ở Lào; đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh phía Nam nước CHDCND Lào; đề ra mục tiêu, 6 phương hướng và 7 giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh phía Nam nước CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay, trong đó có các giải pháp luận án có thể kế thừa: một là, cụ thể hóa tiêu chuẩn các chức danh cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh Nam Lào; hai là, nâng cao chất lượng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh Nam Lào và ba là, xây dựng chính sách và thực hiện chính sách đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện trong tình hình mới.

- Đệttacon PHILAPHĂNĐỆT, Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành ở thành phố Viêng Chăn trong giai đoạn cách mạng hiện nay [19]. Luận án làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ các ban, ngành ở thành phố Viêng Chăn (CHDCND Lào); trình bày thực trạng, kinh nghiệm, những yêu cầu đặt ra cho công tác xây dựng đội ngũ đó; đề xuất 3 phương hướng và 4 giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành ở thành phố Viêng Chăn trong giai đoạn cách mạng hiện nay; trong đó có các giải pháp luận án có thể kế thừa: một là, đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ; hai là, xây dựng hệ thống các quy chế công tác cán bộ thật khoa học, chặt chẽ.

- Samlane PHANKHAVONG, Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng cấp tỉnh của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay [72]. Những nội dung liên quan đến luận án:

Một là, vai trò của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng thể hiện ở chỗ: đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng cấp tỉnh giữ vai trò là nhân tố quan trọng bảo đảm cho công tác thi đua, khen thưởng ở địa phương đi đúng đường lối, chủ trương của Đảng NDCM Lào và chính sách, pháp luật của Nhà nước Lào; góp phần quan trọng vào công tác xây dựng các đảng bộ tỉnh, thành phố và xây dựng Đảng NDCM Lào ngày càng trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và

24

sức chiến đấu cao, đảm bảo lãnh đạo thành công công cuộc đổi mới trên đất nước Lào; có vai trò quan trọng trong xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền, Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội từ tỉnh, thành phố đến cơ sở và có vai trò quan trọng trong xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết các bộ tộc, tộc người trên đất nước Lào.

Hai là, một số giải pháp chủ yếu tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng cấp tỉnh ở CHDCND Lào: nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy tỉnh, thành phố, đội ngũ cán bộ, đảng viên về xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng cấp tỉnh; cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh cán bộ, lãnh đạo, quản lý và cán bộ, công chức chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng ở các tỉnh, thành phố của Lào; xây dựng và thực hiện quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, đánh giá, sử dụng và thực hiện chính sách cán bộ tạo nên đội ngũ cán bộ có số lượng hợp lý, có chất lượng hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ; ban hành cơ chế, chính sách và đề ra các biện pháp về tư tưởng, tổ chức để đẩy mạnh việc tự đào tạo, rèn luyện của cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng; xây dựng và ban hành Luật Thi đua, khen thưởng; đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí; phát huy vai trò trách nhiệm của các cấp ủy đảng và các tổ chức có liên quan trong xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng.

Đáng chú ý là, theo tác giả là phải có tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn chức danh cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng ở các tỉnh, thành phố. Về tiêu chuẩn chung, tác giả đưa ra: phẩm chất chính trị; phẩm chất đạo đức, lối sống; kiến thức và năng lực; phong cách làm việc. Về tiêu chuẩn chức danh gồm: phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực lãnh đạo, quản lý; trình độ và phong cách làm việc.

- Phonxay LATSẠVÔNG, Xây dựng cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Hội Liên hiệp phụ nữ ở Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn hiện nay [205]. Luận văn làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng cán bộ chủ chốt của Hội Liên hiệp phụ nữ nói chung và Hội Liên hiệp phụ nữ ở Thủ đô Viêng Chăn nói riêng; trình bày thực trạng, kinh nghiệm, những yêu cầu đặt ra cho việc hoạt động xây dựng cán bộ chủ chốt của Hội Liên hiệp phụ nữ ở Thủ đô Viêng Chăn; đề xuất 4 phương hướng và 6 giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Hội Liên hiệp phụ nữ ở Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn hiện nay; trong đó có giải pháp luận án có thể kế thừa: nâng cao chất lượng công tác xây dựng quy hoạch, đào tạo và bồi

25

dưỡng rèn luyện cán bộ chủ chốt của Hội Liên hiệp phụ nữ ở Thủ đô Viêng Chăn trong giai đoạn mới.

- Vănxay XAYNHẠBẮT, Nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ ở Thủ đô Viêng Chăn trong giai đoạn mới [232]. Luận văn làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ ở Thủ đô Viêng Chăn trong giai đoạn mới; trình bày thực trạng, kinh nghiệm, những yêu cầu đặt ra cho việc nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ ở thủ đô Viêng Chăn trong giai đoạn mới; đề xuất 4 phương hướng và 6 giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ ở Thủ đô Viêng Chăn trong giai đoạn mới, trong đó giải pháp luận án có thể kế thừa là: hoàn thiện cơ chế và quy chế quản lý công tác đào tạo, chú trọng đến đối tượng đào tạo.

- Bunmi KHẮNKẸO, Nâng cao khả năng của cán bộ trong quản lý hành chính nhà nước cấp huyện ở nước ta [147]. Luận văn làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao khả năng của cán bộ trong quản lý hành chính nhà nước cấp huyện ở CHDCND Lào; trình bày thực trạng, kinh nghiệm, những yêu cầu đặt ra cho việc nâng cao khả năng của cán bộ trong quản lý hành chính nhà nước cấp huyện ở CHDCND Lào; đề xuất 5 phương hướng và 6 giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng của cán bộ trong quản lý hành chính nhà nước cấp huyện ở CHDCND Lào, trong đó có các giải pháp luận án có thể kế thừa: một là, bố trí, sắp xếp và biên chế lại cán bộ; hai là, chú trọng công tác đánh giá và phân loại cán bộ.

- U séng PHẾTSẠVÔNG, Nâng cao phẩm chất chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo - quản lý ở tỉnh Ụ Đốm Xay [229]. Luận văn làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao phẩm chất chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo - quản lý ở tỉnh Ụ Đốm Xay; trình bày thực trạng, kinh nghiệm, những yêu cầu đặt ra cho việc nâng cao phẩm chất chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo - quản lý ở tỉnh Ụ Đốm Xay; đề xuất 4 phương hướng và 6 giải pháp cơ bản nhằm nâng cao phẩm chất chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo - quản lý ở tỉnh Ụ Đốm Xay, trong đó có các giải pháp luận án có thể kế thừa: một là, nâng cao chất lượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện cán bộ lãnh đạo - quản lý của tỉnh Ụ Đốm Xay; hai là, tăng cường công tác quản lý, theo dõi, kiểm tra và công tác bảo vệ cán bộ.

- Sốmphavăn SÚTTHỊPHÔNG, Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Tòa án nhân dân Thủ đô Viêng Chăn [217]. Luận văn làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Tòa án nhân dân Thủ đô Viêng Chăn; trình bày thực

26

trạng, kinh nghiệm, những yêu cầu đặt ra cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Tòa án nhân dân Thủ đô Viêng Chăn; đề xuất 4 phương hướng và 6 giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Tòa án nhân dân Thủ đô Viêng Chăn, trong đó có các giải pháp luận án có thể kế thừa: một là, thực hiện có hiệu quả quy hoạch cán bộ gắn với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Tòa án nhân dân Thủ đô Viêng Chăn; hai là, thực hiện nghiêm chỉnh các khâu của công tác cán bộ (đánh giá, tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển, tập huấn, kiểm tra và sự tham gia của xã hội trong đào tạo cán bộ).

- Anônghắk VÀNGVĂNTHANỤVÔNG, Hoàn thiện công tác xây dựng cán bộ tại Bộ LĐ và PLXH [104]. Luận văn làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về cán bộ, hoàn thiện công tác xây dựng cán bộ, vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc hoàn thiện công tác xây dựng cán bộ tại Bộ LĐ và PLXH Lào; trình bày thực trạng, kinh nghiệm, những yêu cầu đặt ra cho việc hoàn thiện công tác xây dựng cán bộ đó; đề xuất 5 phương hướng và 6 giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác xây dựng cán bộ tại Bộ LĐ và PLXH, trong đó có các giải pháp luận án có thể kế thừa: một là, luân chuyển cán bộ xuống xây dựng cơ sở chính trị; hai là, tạo điều kiện cho xã hội tham gia công tác xây dựng đội ngũ cán bộ.

- Sạvẳnxay ASÁY, Nâng cao chất lượng của đội ngũ đảng viên ở các huyện tỉnh Sạvẳnnạkhệt [213]. Luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng của đội ngũ đảng viên tại các huyện tỉnh Sạvẳnnạkhệt và phân tích thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên tại các huyện tỉnh Sạvẳnnạkhệt trong thời gian qua, những vấn đề đặt ra trong thời gian tới, từ đó đưa ra 4 phương hướng và 7 giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ đảng viên ở các huyện tỉnh Sạvẳnnạkhệt, trong đó có các giải pháp luận án có thể kế thừa: một là, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở các huyện phải xuất phát từ tiêu chuẩn đảng viên Đảng NDCM Lào và hai là, nâng cao vai trò và hoạt động của tổ chức làm công tác tham mưu của đảng ủy cấp huyện và cơ sở đảng.

- Vănvali THĂMMAVÔNG, Hoàn thiện công tác sắp xếp, bố trí cán bộ cấp Sở tại tỉnh Viêng Chăn [231]. Luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận về hoàn thiện công tác sắp xếp cán bộ cấp Sở tại tỉnh Viêng Chăn và phân tích thực trạng hoàn thiện công tác sắp xếp cán bộ cấp Sở tại tỉnh Viêng Chăn trong thời gian qua, vấn đề đặt ra, từ đó đưa ra 5 phương hướng và 7 giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác sắp xếp bố trí cán bộ cấp Sở tại tỉnh Viêng Chăn, trong đó có các giải pháp luận án có thể kế thừa như: một

27

là, hoàn thiện công tác quy hoạch cán bộ cấp Sở một cách khoa học; hai là, khai thác, sử dụng nguồn vốn trong và ngoài nước để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp Sở.

- Alunna BÚTTẠVÔNG, Hoàn thiện công tác đánh giá cán bộ kiểm tra của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào [103]. Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận về hoàn thiện công tác đánh giá cán bộ kiểm tra của CHDCND Lào và phân tích thực trạng hoàn thiện công tác đánh giá cán bộ kiểm tra của CHDCND Lào, từ điều kiện, hoàn cảnh liên quan đến thực trạng công tác đánh giá cán bộ và vấn đề đặt ra trong thời gian tới, luận văn đưa ra 4 phương hướng và 6 giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác đánh giá cán bộ kiểm tra của CHDCND Lào, trong đó có các giải pháp luận án có thể: hoàn thiện công tác đánh giá cán bộ kiểm tra cho đúng theo quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kiểm tra.

- Thoonglâu VÔNGÍNKHĂM, Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ ở huyện Sắm Phăn, tỉnh Phổng Sá Ly [226]. Luận văn làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo và bồi dưỡng cán bộ ở huyện Sắm Phăn, tỉnh Phổng Sá Ly; trình bày thực trạng, kinh nghiệm, những yêu cầu đặt ra cho việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ ở huyện Sắm Phăn, tỉnh Phổng Sá Ly; đề xuất 4 phương hướng và 7 giải pháp, trong đó có giải pháp luận án có thể kế thừa: hoàn thiện các hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở huyện Sắm Phăn, tỉnh Phổng Sá Ly cho phù hợp với từng giai đoạn.

ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU

1. Những vấn đề đã được các công trình đề cập Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã được công bố của các tác giả trong và

ngoài nước liên quan đến CB, CC đã làm rõ nhiều vấn đề về cán bộ, công chức các cơ quan đảng, nhà nước.

Một là, những yêu cầu mới đặt ra đối với CB, CC và việc xây dựng đội ngũ CB, CC.

Hai là, thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức ở CHDCND Lào và ở Việt Nam, phân tích nguyên nhân dẫn tới CB, CC còn có những yếu kém trong bản lĩnh cách chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực chuyên môn, quản lý, lãnh đạo.

Ba là, đánh giá ưu điểm, hạn chế trong công tác xây dựng đội ngũ CB, CC nói chung, cán bộ, công chức ở một số ngành, lĩnh vực, địa phương nói riêng ở CHDCND

28

Lào và ở Việt Nam trên tất cả các khâu tuyển chọn, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí sử dụng, quản lý cán bộ và thực hiện chế độ chính sách đối với CB, CC.

Bốn là, phân tích nhân tố ảnh hưởng tới việc xây dựng đội ngũ CB, CC; đề xuất phương hướng và các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ở CHDCND Lào và ở Việt Nam.

Có thể thấy rằng, có nhiều nội dung, nhiều vấn đề đã được nghiên cứu khá sâu sắc và toàn diện, trong đó có giá trị khoa học nhất là các nhiệm vụ và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.

2. Những vấn đề chưa được nghiên cứu hoặc cần tiếp tục nghiên cứu Tuy nhiên, theo nghiên cứu của tác giả, trong các công trình mà tác giả được

tiếp cận nghiên cứu thì còn một số vấn đề chưa được giải quyết hoặc chưa được nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện về chất lượng đội ngũ CB, CC mà cần được tiếp tục nghiên cứu toàn diện hơn.

Một là, còn có nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng, tiêu chuẩn CB, CC. Nhất là, những vấn đề liên quan đến công chức nói chung và công chức ngành LĐ và PLXH Lào nói riêng.

Hai là, một số vấn đề lý luận về chất lượng đội ngũ CB, CC còn chưa được đề cập sâu sắc. Chẳng hạn, khái niệm chất lượng CB, CC và đội ngũ CB, CC; nội dung chất lượng về đội ngũ CB, CC; các nhân tố tác động đến chất lượng đội ngũ CB, CC.

Ba là, chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách hệ thống khoa học, bài bản và sâu sắc cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng đội ngũ CB, CC ở Lào, nhất là chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở từng ngành, từng địa phương, từng cấp. Chưa có các công trình nghiên cứu, bài báo khoa học, đề tài khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu, viết, đề cập đến vấn đề chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội CHDCND Lào nói riêng.

Do vậy, luận án này không tham vọng nghiên cứu sâu sắc tất cả những vấn đề về đội ngũ CB, CC, mà chỉ tập trung nghiên cứu về chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào giai đoạn hiện nay.

29

Chương 2 CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGÀNH LAO ĐỘNG

VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN

VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. NGÀNH LAO ĐỘNG VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO VÀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG NGÀNH

Tính đến năm 2014, CHDCND Lào có dân số 6.771.000 người, trong đó nữ

giới là 3.389.000 người; có ba hệ tộc chính: Lào Lùm (chiếm 65%), Lào Súng (chiếm

13%), Lào Thâng (chiếm 22 %); trong đó có 49 bộ tộc. Số dân theo đạo Phật chiếm

85% dân số. Cấu trúc độ tuổi chiếm dân số là: 01-14 tuổi chiếm 37,02%; 15-34 tuổi

chiếm 36,32%; 35-54 tuổi chiếm 18,16%; 55-64 tuổi chiếm 4,84% và 65 tuổi trở lên

chiếm 3,67%. Nhìn chung, ở CHDCND Lào, số dân ở độ tuổi trẻ và đảng trong thời

gian sung sức lao động còn chiếm tỷ trọng cao.

2.1.1. Khát quát về ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào 2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ngành lao động và phúc lợi xã

hội Lào Sau khi đất nước giải phóng, ngày 02-12-1975, công tác LĐ và PLXH Lào vẫn

còn phân tán ở các cơ quan ban, ngành (cả cơ quan đảng và nhà nước). Đến ngày 02-8-

1980, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 222/TTg về thành lập Ủy ban Bảo

hiểm xã hội; ngày 07-11-1980 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 315/TTg

đổi tên Ban Bảo hiểm xã hội thành “Ủy ban Phúc lợi xã hội và Cựu chiến quốc gia” và

tại Nghị định số 314/TTg ngày 07-11-1980 bổ nhiệm Thủ trưởng và Phó thủ trưởng Ủy

ban Phúc lợi xã hội và cựu chiến binh quốc gia. Với tổ chức bộ máy gồm 6 đầu mối,

theo Nghị quyết số 27/PCQ, ngày 13-4-1983, hệ thống tổ chức của Ủy ban gồm: 1)

Văn phòng; 2) Vụ Tổ chức; 3) Vụ Kế hoạch và kinh tế; 4) Vụ Cựu chiến binh; 5) Vụ

Phúc lợi xã hội; 6) Vụ Phát triển nông thôn [230].

Tổ chức bộ máy như trên cho thấy, Ủy ban Phúc lợi xã hội và Cựu chiến binh

quốc gia mới chỉ tập trung giải quyết vấn đề xã hội và phúc lợi xã hội, còn vấn đề lao

động, việc làm là chưa đề cập và chưa có bộ máy phụ trách (thực tế do các cơ quan

đảng và nhà nước, nhất là các cơ quan quản lý về kinh tế đảm nhiệm).

30

Trong quá trình tổ chức hoạt động, để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Ủy ban đã ban hành các quy định, điều lệ và hướng dẫn như: Điều lệ của Vụ Cựu chiến binh số 641/PCQ/CCB, ngày 29-6-1984 gồm bộ máy giúp việc là: Phòng Thống kê số liệu chung, Phòng Chính sách cựu chiến binh và Phòng Kinh doanh và tập huấn nghề cho thương binh; Điều lệ về quan hệ quốc tế số 377/PCQ, ngày 02-4-1986; Hướng dẫn số 909/PCQ ngày 22-12-1986 về việc tổ chức thực hiện quy định của Hội đồng Bộ trưởng về chế độ bảo hiểm xã hội và Hướng dẫn số 910/PCQ ngày 24-12-1986 về việc tổ chức thực hiện quy định của Hội đồng Bộ trưởng về chế độ, chính sách phụ cấp đối với cán bộ, chiến sĩ, viên chức, công nhân và thương binh, gia đình liệt sĩ hy sinh vì Tổ quốc.

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng NDCM Lào tại Đại hội Đảng lần thứ IV (tháng 11-1986) và yêu cầu quản lý nhà nước theo pháp luật, ngành LĐ và PLXH Lào được hình thành và phát triển trên cơ sở Hiến pháp năm 1991, trong đó Điều 20 và Điều 26 đã quy định:

Chú trọng chăm lo thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với Tổ quốc và cán bộ hưu trí. Công dân Lào có quyền lao động và lập nghề mà pháp luật không cấm. Người lao động có quyền được nghỉ ngơi, có quyền được chữa bệnh khi có bệnh tật, có quyền được giúp đỡ trong trường hợp mất khả năng lao động, tàn tật, khi già và trong trường hợp khác theo pháp luật quy định [206, tr.8-9].

Ngày 07-7-1992, lần đầu tiên Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 999/QHTC quy định cơ cấu tổ chức của Chính phủ. Theo đó, Bộ LĐ và PLXH Lào được thành lập, là một cơ quan quản lý nhà nước có chức năng làm tham mưu cho Chính phủ Lào trong việc đề ra chiến lược, kế hoạch tổ chức và quản lý nhà nước cấp vĩ mô thống nhất theo ngành dọc từ trung ương đến địa phương về các công việc liên quan đến lao động, việc làm, chính sách đối với người có công với cách mạng Lào, bảo trợ xã hội, phúc lợi xã hội, hưu trí, cựu chiến binh, quản lý quỹ bảo hiểm xã hội.

Ngày 22-01-1993, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 04/TTg về tổ chức và hoạt động của Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội quy định Bộ:

Có chức năng làm tham mưu cho Chính phủ trong đề ra kế hoạch tổ chức và quản lý vĩ mô theo ngành dọc thống nhất từ trung ương đến địa phương trong phạm vi cả nước về các công việc liên quan với lao động, bảo trợ xã hội, hưu trí, cựu chiến binh, quản lý quỹ bảo hiểm xã hội phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và quy định pháp luật của Nhà nước đề ra thành hiện thực [152, tr.1].

31

Với chức năng trên. Điều 8 Nghị định số 04/TTg, ngày 22-01-1993 của Thủ tướng Chính phủ quy định tổ chức bộ máy ngành LĐ và PLXH từ Trung ương đến địa phương gồm: 1) Văn phòng Bộ; 2) Vụ Tổ chức và đào tạo cán bộ; 3) Cục Lao động; 4) Cục Xã hội và bảo trợ xã hội; 5) Cục Hưu trí; 6) Cục Cựu chiến binh; 7) Vụ Quản lý quỹ bảo hiểm xã hội; 8) Sở LĐ và PLXH tỉnh và thủ đô và 9) Phòng LĐ và PLXH huyện [152, tr.8-9].

Sau 06 năm tổ chức thực hiện theo Nghị định 04/TTg, chức năng, nhiệm vụ của ngành LĐ và PLXH Lào đã được bổ sung, hoàn chỉnh để phù hợp với điều kiện cụ thể ở CHDCND Lào. Ngày 11-01-1999 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 87/TTg về tổ chức và hoạt động của Bộ LĐ và PLXH Lào. Theo đó, Bộ có chức năng và tổ chức bộ máy như sau:

Về chức năng: Có chức năng tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ về công tác LĐ và PLXH và quản lý vĩ mô trong việc tổ chức chỉ đạo kiểm tra công tác LĐ và PLXH trên phạm vi cả nước. Bộ LĐ và PLXH chịu trách nhiệm trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ và phạm vi quyền hạn trong quản lý nhà nước theo Luật về Chính phủ CHDCND Lào [159, tr.1-2].

Về tổ chức bộ máy: 1) Văn phòng Bộ; 2) Vụ Tổ chức và Cán bộ; 3) Cục Lao động; 4) Cục Bảo trợ xã hội; 5) Cục Chính sách hưu trí và người cao tuổi; 6) Cục Cựu chiến binh, Thương binh và Người tàn tật; 7) Vụ Bảo hiểm xã hội; 8) Vụ Kiểm tra; 9) Sở LĐ và PLXH tỉnh, thủ đô và đặc khu; 10) Phòng LĐ và PLXH huyện [159, tr.8-9].

Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ trên, Bộ LĐ và PLXH Lào đã từng bước điều chỉnh, sửa đổi nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cho phù hợp với thời kỳ cách mạng mới, hội nhập quốc tế và khu vực, nhất là sau khi bản Hiến pháp sửa đổi năm 2003 được ban hành, Bộ LĐ và PLXH Lào đã chỉnh sửa chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy theo Nghị định số 52/TTg, ngày 22-3-2006 và Nghị định số 138/TTg, ngày 04-5-2007 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Bộ LĐ và PLXH, với Bộ máy từ Trung ương đến địa phương như sau: 1) Văn phòng Bộ; 2) Vụ Tổ chức và Cán bộ; 3) Vụ Kiểm tra; 4) Cục Quản lý lao động; 5) Cục Phát triển kỹ năng nghề và việc làm; 6) Cục Hưu trí, thương binh và tàn tật; 7) Cục Bảo trợ xã hội; 8) Vụ Bảo hiểm xã hội; 9) Sở Lao động và Phúc lợi xã hội tỉnh và thành phố; 10) Phòng Lao động và Phúc lợi xã hội huyện và quận.

32

2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào hiện nay

Về chức năng: Ngành LĐ và PLXH Lào là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: việc làm, đào tạo kỹ năng nghề, lao động, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, quản lý các quỹ bảo hiểm xã hội), an toàn lao động, người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phòng chống tệ nạn xã hội trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành.

Về nhiệm vụ: Một là, triển khai chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng thành các chính

sách cụ thể, đó là: chủ trương về việc làm, xóa đói giảm nghèo, chính sách đối với người có công, bảo hiểm xã hội, người cao tuổi, thương binh, liệt sĩ, người tàn tật...

Hai là, tham mưu cho Nhà nước Lào về các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình xây dựng pháp luật hàng năm thuộc lĩnh vực ngành lao động và phúc lợi xã hội; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm, hàng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành.

Ba là, nghiên cứu ban hành các văn bản pháp chế về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực thuộc ngành LĐ và PLXH Lào và chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia, chương trình hành động quốc gia, các dự án, công trình quan trọng quốc gia sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành LĐ và PLXH: Về lĩnh vực việc làm và bảo hiểm thất nghiệp; về lĩnh vực người lao động Lào đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; về lĩnh vực kỹ năng nghề; về lĩnh vực lao động, tiền lương; về bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện; về lĩnh vực an toàn lao động; về lĩnh vực người có công; về lĩnh vực bảo trợ xã hội; về lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc trẻ em; về lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội; về lĩnh vực bình đẳng giới; về lĩnh vực người khuyết tật và về lĩnh vực người cao tuổi.

Bốn là, tổ chức thực hiện công tác thống kê trong lĩnh vực lao động, người có công và phúc lợi xã hội theo quy định của pháp luật; xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống

33

thông tin thống kê của ngành. Quản lý các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực lao động, người có công và phúc lợi xã hội theo quy định của pháp luật. Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành theo quy định của pháp luật. Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy trình, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật đối với hoạt động tổ chức cung ứng dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực.

Năm là, thực hiện hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực lao động, người có công và phúc lợi xã hội theo quy định của pháp luật và theo phân công của Chính phủ.

Sáu là, quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, phần vốn nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp khác được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp thuộc trách nhiệm quản lý của ngành. Quản lý hội, tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong lĩnh vực lao động, người có công và phúc lợi xã hội theo quy định của pháp luật. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý của ngành theo quy định của pháp luật. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong lĩnh vực lao động, người có công và phúc lợi xã hội. Thanh tra; kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật và quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước được phân bổ theo quy định của pháp luật. 2.1.1.3. Hệ thống tổ chức bộ máy ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào hiện nay

Hệ thống tổ chức của ngành LĐ và PLXH Lào được tổ chức thành ba cấp: Trung ương (Bộ), tỉnh và thành phố, huyện và quận.

Theo Nghị định số 138/TTg ngày 04-5-2007 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Bộ LĐ và PLXH, Nghị định số 531/CP ngày 19-12-2012 và Nghị định số 290/TTg ngày 02-9-2014 của Thủ tướng Chính phủ, bộ máy tổ chức của ngành LĐ và PLXH Lào từ trung ương đến địa phương hiện gồm: Văn phòng Bộ; Vụ

34

Kế hoạch và Hợp tác; Vụ Tổ chức và Cán bộ; Vụ Kiểm tra; Cục Quản lý lao động; Cục Phát triển kỹ năng nghề và việc làm; Cục Bảo trợ xã hội; Cục Hưu trí, Thương binh và Tàn tật; Vụ Bảo hiểm xã hội; Viện Phát triển kỹ năng nghề Lào - Hàn; Văn phòng Quỹ bảo hiểm xã hội quốc gia. Tổ chức làm công tác chuyên môn (tổ chức hành chính cấp hai) thuộc Bộ là Trung tâm Dịch vụ tìm kiếm việc làm. Các tổ chức tương đương tổ chức hành chính cấp ba và độc lập thuộc Bộ gồm: Trung tâm Thương binh hạng đặc biệt 790; Trung tâm Phát triển thương binh 489; Nhà máy lắp ráp chân, tay giả 686. Theo Quyết định số 4890/LĐPLXH ngày 18-10-2007 của Bộ trưởng Bộ LĐ và PLXH, tổ chức bộ máy của Sở LĐ và PLXH tỉnh, thành phố gồm: Văn phòng hành chính và kế hoạch tổng hợp; Phòng Quản lý lao động; Phòng Phát triển kỹ năng nghề và việc làm; Phòng Bảo trợ xã hội; Phòng Hưu trí, Thương binh và tàn tật; Phòng Bảo hiểm xã hội. Ngoài ra còn có 09 Trung tâm Thương binh và 05 Trung tâm Phát triển kỹ năng nghề trực thuộc tỉnh và thành phố [120, tr.6]. Theo Quyết định số 4891/LĐPLXH ngày 18-10-2007 của Bộ trưởng Bộ LĐ và PLXH, tổ chức bộ máy của Phòng Lao động và phúc lợi xã hội huyện, quận gồm: Văn phòng hành chính và kế hoạch tổng hợp; Phòng Lao động; Phòng Bảo trợ xã hội; Phòng Bảo hiểm xã hội; Phòng Hưu trí, Thương binh và tàn tật [121, tr.6]. 2.1.1.4. Vai trò của ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào

Căn cứ các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngành LĐ và PLXH Lào có các vai trò chủ yếu sau:

Một là, vai trò đối với người lao động khi tham gia những vấn đề trong lĩnh vực phúc lợi xã hội.

Ở bất kỳ hoàn cảnh, thời điểm nào, rủi ro luôn luôn rình rập, đe dọa cuộc sống của mỗi người, gây gánh nặng cho cộng đồng và xã hội. Rủi ro phát sinh hoàn toàn ngẫu nhiên, bất ngờ, không lường trước được, nhưng xét trên bình diện xã hội, rủi ro là điều không thể tránh được. Để phòng ngừa và hạn chế những tác động tiêu cực của rủi ro đối với con người và xã hội là nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động của ngành LĐ và PLXH Lào.

Ngành LĐ và PLXH có vai trò ổn định thu nhập và tạo việc làm, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động và gia đình họ. Người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, khi gặp rủi ro, bất hạnh như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp làm cho chi phí gia đình tăng lên hoặc phải ngừng làm việc tạm thời, nhờ có chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp mà họ được nhận một

35

khoản tiền trợ cấp để bù đắp lại phần thu nhập bị mất hoặc bị giảm để đảm bảo ổn định thu nhập, ổn định đời sống.

Ngoài việc đảm bảo đời sống kinh tế, các vấn đề phúc lợi xã hội còn tạo được tâm lý an tâm, tin tưởng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, đem lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho người lao động.

Hai là, vai trò đối với xã hội ở CHDCND Lào. Tăng cường mối quan hệ giữa Nhà nước, người sử dụng lao động và người lao

động, mối quan hệ ràng buộc, chặt chẽ, chia sẻ trách nhiệm, chia sẻ rủi ro chỉ có được trong quan hệ của ngành LĐ và PLXH. Tuy nhiên, mối quan hệ này thể hiện trên giác độ khác nhau. Người lao động tham gia các mặt công tác LĐ và PLXH với vai trò bảo vệ quyền lợi cho chính mình, đồng thời phải có trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội. Người sử dụng lao động tham gia vào công tác LĐ và PLXH cũng là để tăng cường tình đoàn kết và cùng chia sẻ rủi ro cho người lao động, đồng thời cũng bảo vệ, ổn định cuộc sống cho các thành viên trong xã hội. Mối quan hệ này thể hiện tính nhân sinh, nhân văn sâu sắc của ngành LĐ và PLXH Lào.

Ngành LĐ và PLXH Lào thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp, tạo cho những người bất hạnh có thêm những điều kiện, những lực đẩy cần thiết để khắc phục những biến cố xã hội, hòa nhập vào cộng đồng, kích thích tính tích cực của xã hội trong mỗi con người giúp họ hướng tới những chuẩn mực của chân - thiện - mỹ, nhờ đó có thể chống lại tư tưởng “đèn nhà ai nhà ấy rạng”. Ngành LĐ và PLXH là yếu tố tạo nên sự hòa đồng mọi người, không phân biệt chính kiến, tôn giáo chủng tộc, vị thế xã hội, đồng thời giúp mọi người hướng tới một xã hội nhân ái, cuộc sống công bằng, bình yên.

Ngành LĐ và PLXH thể hiện truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau tương thân, tương ái của cộng đồng. Sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng là nhân tố quan trọng cộng đồng, giúp đỡ những người bất hạnh là nhằm hoàn thiện những giá trị nhân bản của con người, tạo điều kiện cho một xã hội phát triển lành mạnh và bền vững.

Ngành LĐ và PLXH góp phần thực hiện bình đẳng xã hội: trên giác độ xã hội, ngành LĐ và PLXH là một công cụ để nâng cao điều kiện sống cho người lao động. Trên giác độ kinh tế, ngành LĐ và PLXH là một công cụ phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong cộng đồng. Nhờ sự điều tiết này, người lao động được thực hiện bình đẳng không phân biệt các tầng lớp trong xã hội.

36

Ba là, vai trò đối với phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở CHDCND Lào.

Khi chuyển sang cơ chế thị trường, sự phân tầng giữa các lớp trong xã hội trở nên rõ rệt. tạo ra sự bất bình đẳng về thu nhập giữa các ngành nghề khác nhau trong xã hội. Những rủi ro xảy ra trong cuộc sống không loại trừ một ai, nếu rơi vào những người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn thì cuộc sống của họ trở nên bần cùng, túng quẫn. Ngành LĐ và PLXH góp phần ổn định đời sống cho họ và gia đình họ.

Đối với các doanh nghiệp, khi những người lao động không may gặp rủi ro thì đã được chuyển giao cho cơ quan phụ trách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp chi trả. Nhờ vậy, tình hình tài chính của các doanh nghiệp được ổn định hơn. Hệ thống ngành LĐ và PLXH đã bảo đảm ổn định xã hội tạo tiền đề để phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.

Ngành LĐ và PLXH làm cho người lao động phát huy tinh thần trách nhiệm, gắn bó tận tình của người lao động trong các doanh nghiệp làm cho mối quan hệ thị trường lao động được trở nên lành mạnh hơn, thị trường sức lao động vận động theo hướng tích cực, góp phần xây dựng và có kế hoạch phát triển chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.

Các quỹ bảo hiểm xã hội do các bên tham gia đóng góp được tích tụ tập trung rất lớn, phần quỹ nhàn rỗi được đem đầu tư cho nền kinh tế tạo ra sự tăng trưởng, phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Ngành LĐ và PLXH vừa tạo động lực cho các thành phần kinh tế phát triển, vừa tạo ra sự bình đẳng giữa các tầng lớp dân cư thông qua hệ thống phân phối lại thu nhập, góp phần lành mạnh hóa thị trường lao động.

2.1.2. Quan niệm, đặc điểm, nhiệm vụ và vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào trong giai đoạn hiện nay

2.1.2.1. Quan niệm về đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào trong giai đoạn hiện nay

Để có quan niệm đúng về đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào trong giai đoạn hiện nay, cần làm rõ khái niệm “cán bộ” và “công chức”.

Khái niệm “cán bộ”. Trong Đại từ điển tiếng Việt, “cán bộ” được định nghĩa là: “1. Người làm việc

trong cơ quan nhà nước: cán bộ nhà nước; 2. Người giữ chức vụ, phân biệt với người bình thường, không giữ chức vụ, trong cơ quan, tổ chức nhà nước: cán bộ tổ chức, cán

37

bộ đại đội” [102, tr.249]. Trong Từ điển tiếng Việt, khái niệm “cán bộ” được hiểu là: “1. Người làm công tác có nghiệp vụ, chuyên môn trong cơ quan nhà nước. Cán bộ nhà nước, cán bộ khoa học, cán bộ chính trị; 2. Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với người thường, không có chức vụ” [95, tr.109].

Nhìn chung, theo nhiều nhà nghiên cứu của Việt Nam, thuật ngữ "cán bộ" xuất hiện trong đời sống xã hội ở Việt Nam từ sau khi có phong trào cách mạng theo con đường chủ nghĩa Mác - Lênin. Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng từ "cán bộ" lần đầu tiên trong bài có nhan đề "Nhật Bản" đăng trên báo La Vie Ouvrière ngày 09-11-1923, trong bài đó có đoạn viết: cần “đào tạo cán bộ cho những hoạt động tích cực” [46, tr.219]. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã bàn nhiều về cán bộ. Người chỉ rõ: “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng” [49, tr.269].

Ở CHDCND Lào, thuật ngữ "cán bộ" xuất hiện trong đời sống xã hội từ khi phong trào cách mạng Lào có tổ chức đảng được thành lập, được dùng làm tên gọi cho những người đi làm cách mạng, mà nhân dân hay gọi những người đó là "cán bộ Lào Ítxạlạ". Trong báo cáo của Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản trước Đại hội thành lập Đảng Nhân dân Lào (nay là Đảng NDCM Lào) ngày 22-3-1955, từ "cán bộ" đã ghi vào trong chính sách cơ bản và chương trình hành động trước mắt của Đảng: “Tích cực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trước hết là phải quan tâm cán bộ là công nhân, nông dân, dân tộc thiểu số” [149, tr.7].

Sau ngày giành được độc lập hoàn toàn trên cả nước, chính quyền về tay nhân dân, thành lập nước nước CHDCND Lào vào ngày 02-12-1975, Đảng NDCM Lào trở thành Đảng cầm quyền, từ "cán bộ" được sử dụng một cách phổ biến trên cả nước. Kể từ đó đến nay, trong xã hội đã hiểu danh từ "cán bộ" là danh xưng cho tất cả những người làm việc trong bộ máy cơ quan đảng, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội, các nhà máy, xí nghiệp nhà nước, lực lượng vũ trang.

Ở Việt Nam, Luật CB, CC năm 2008 đã quy định rõ tại khoản 1 điều 4 về cán bộ: Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước [92, tr.326].

38

Cán bộ xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội [92, tr.327].

Trong Báo cáo của Bộ Chính trị trước Hội nghị Trung ương 9 khóa X ghi: "Trong

Báo cáo này, khái niệm "cán bộ" được hiểu một cách tổng thể, theo nghĩa rộng là cán bộ,

công chức, viên chức; không phân biệt cán bộ và công chức theo Luật Cán bộ, công

chức" [15, tr.197]. Theo đó, cán bộ bao gồm cả CB, CC, viên chức, với các loại chính:

cán bộ lãnh đạo đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể (tổ chức chính trị - xã

hội); cán bộ lãnh đạo lực lượng vũ trang; cán bộ quản lý kinh doanh; cán bộ tham mưu,

khoa học, chuyên gia (ở các cơ quan tham mưu, các đơn vị sự nghiệp công lập).

Dù cách dùng, cách hiểu trong các trường hợp và lĩnh vực cụ thể khác nhau,

nhưng về cơ bản có thể thấy, cán bộ là những người trong bộ khung, nòng cốt; có tác

động, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của tổ chức, đơn vị; có liên quan đến hoạt động

lãnh đạo, quản lý, chỉ huy.

Như vậy, có thể hiểu một cách chung nhất, cán bộ là khái niệm chỉ những người

có chức trách, vai trò nòng cốt trong một tổ chức, địa phương, cơ quan, đơn vị, có tác

động, ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức và các quan hệ trong lãnh đạo, chỉ huy,

quản lý, điều hành, góp phần định hướng sự phát triển của tổ chức và được hưởng

lương từ ngân sách nhà nước.

Những người này có vai trò, trách nhiệm, quyền hạn nhất định trong mỗi cơ

quan, tổ chức, đơn vị, tác động đến hiệu quả hoạt động và sự phát triển của tổ chức nói

riêng, tác động đến việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, hiệu

quả quản lý của Nhà nước nói chung.

Để có quan niệm khách quan về cán bộ ngành LĐ và PLXH Lào, cần chú trọng

đến đặc điểm về phân cấp quản lý cán bộ trong hệ thống chính trị của CHDCND Lào.

Sự phân cấp quản lý cán bộ ở Lào theo hai chiều: chiều dọc và chiều ngang. Đối với

cán bộ của các cơ quan ban đảng, đoàn thể chính trị - xã hội thì cán bộ của cơ quan nào

do cấp ủy của cơ quan đó quản lý, gọi là quản lý một chiều theo chiều ngang. Đối với

cán bộ của các cơ quan nhà nước thì do Bộ chủ quản quản lý, gọi là quản lý theo chiều

dọc và có sự phối hợp quản lý theo chiều ngang (địa phương quản lý).

39

Quy định số 02/BCT ngày 17-10-2006 của Bộ Chính trị Đảng NDCM Lào về công tác quản lý cán bộ xác định đối tượng cán bộ thuộc Bộ quản lý bao gồm các cán bộ có chức danh sau đây: Phó bí thư, đảng ủy viên cơ sở và chi ủy chi bộ; thủ trưởng, phó thủ trưởng các cơ quan, tổ chức quần chúng; chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng quản trị doanh nghiệp nhà nước, thủ trưởng và phó công ty trực thuộc Bộ; phó vụ trưởng, phó chánh văn phòng; giám đốc sở, phó giám đốc sở thuộc tỉnh và thành phố; trưởng phòng, phó trưởng phòng, tổ trưởng và tổ phó tổ chuyên viên của Bộ; trưởng phòng của ngành dọc thuộc huyện [193, tr.27-28].

Từ quan niệm về cán bộ và đặc điểm quản lý cán bộ của hệ thống chính trị ở CHDCND Lào đã nêu có thể đưa ra quan niệm, cán bộ ngành LĐ và PLXH Lào trong giai đoạn hiện nay là những người công tác trong hệ thống tổ chức của ngành LĐ và PLXH Lào bao gồm cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ; là những người có chức trách lãnh đạo, quản lý, điều hành và chấp hành, thực hiện chức năng, nhiệm vụ, góp phần định hướng phát triển của tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống tổ chức của ngành LĐ và PLXH Lào, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Như vậy, cán bộ ngành LĐ và PLXH Lào gồm các đối tượng cụ thể: ban lãnh đạo Bộ, những người có chức danh quản lý theo quy định của trung ương Đảng từ Trung ương đến địa phương (cấp tỉnh và huyện) giữ chức vụ ở các Cục, Vụ, Viện, Văn phòng Bộ, Sở LĐ và PLXH tỉnh và thành phố, Phòng LĐ và PLXH huyện và quận.

Khái niệm “công chức”. Theo Đại từ điển tiếng Việt, “công chức” được định nghĩa là: “Người làm việc hưởng lương từ ngân sách, trong cơ quan nhà nước: cán bộ công chức nhà nước làm việc theo lối công chức” [102, tr.345]. Ở CHDCND Lào, các cơ quan nhà nước nằm trong hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào. CB, CC không chỉ làm việc ở các cơ quan nhà nước, mà còn làm việc ở các cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội. Bên cạnh đó, những người được tuyển dụng và bổ nhiệm ở một số vị trí lãnh đạo, quản lý ở các đơn vị sự nghiệp công lập cũng được xác định là công chức nhà nước. Giữa các cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội với các cơ quan nhà nước luôn có sự liên thông về tuyển dụng, luân chuyển, biệt phái và quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng... đối với CB, CC, viên chức. Do vậy, công chức Lào không trung lập về chính trị, mà luôn phục tùng sự

40

lãnh đạo của Đảng, tuân thủ và chấp hành mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Ở Việt Nam, ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, ngày 20-5-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 76/SL về Quy chế công chức nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Trong đó, theo cách hiểu của giai đoạn này, công chức được xác định tại Điều 1 như sau: “Những công dân Việt Nam được chính quyền nhân dân tuyển để giữ một chức vụ thường xuyên trong các cơ quan Chính phủ, ở trong hay ở ngoài nước, đều là công chức theo quy chế này, trừ những trường hợp riêng biệt do Chính phủ quy định” [92, tr.273-274]. Sau đó, do hoàn cảnh chiến tranh, đấu tranh thống nhất đất nước, nên Đảng và Nhà nước Việt Nam đã thực hiện chính sách cán bộ, lấy người cán bộ là trung tâm, hình thành đội ngũ cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước, do đó Quy chế công chức chưa được thực hiện đầy đủ. Trong một thời gian dài, chế độ cán bộ được thực hiện trong phạm vi cả nước; tất cả mọi người làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, các nhà máy, công trường, xí nghiệp và hợp tác xã... đều được gọi chung một cụm từ là “cán bộ, công nhân, viên chức”. Trong nhận thức của mọi người và xã hội nói chung, khái niệm về công chức không rõ ràng và được giải thích một cách chung chung: công chức là người làm việc trong các cơ quan nhà nước. Bước vào thời kỳ đổi mới (năm 1986), để từng bước khắc phục những hạn chế về công tác tổ chức và cán bộ, phục vụ cho việc xây dựng chế độ công chức trong thời kỳ đổi mới, ngày 25-5-1991, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 169/HĐBT về công chức nhà nước. Tại Nghị định này, công chức nhà nước được định nghĩa như sau: "Công dân Việt Nam được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong một công sở của Nhà nước ở Trung ương hay địa phương; ở trong nước hay ngoài nước; đã được xếp vào một ngạch, hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp gọi là công chức nhà nước" [92, tr.291]. Trong quá trình tiến hành đổi mới căn bản về công tác cán bộ phù hợp với cơ chế mới trong thời kỳ đổi mới, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ rõ, ở Việt Nam sự hình thành đội ngũ CB, CC có đặc điểm khác các nước. CB, CC làm việc ở các cơ quan nhà nước, đảng và đoàn thể là một khối thống nhất trong hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo. Bởi vậy, cần có một pháp lệnh có một phạm vi điều chỉnh

41

chung đối với cán bộ và công chức trong hệ thống chính trị bao gồm: các công chức nhà nước (trong có công chức làm việc ở cơ quan quân đội, cảnh sát, an ninh...), cán bộ làm việc chuyên trách trong các cơ quan đảng, đoàn thể. Tiếp thu tinh thần chỉ đạo nói trên, Pháp lệnh CB, CC được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa X thông qua ngày 26-02-1998. Trong Pháp lệnh đã xác định khái niệm “CB, CC” khá rộng: CB, CC là công dân của Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước bao gồm:

1. Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

2. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

3. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp trong các cơ quan nhà nước; mỗi ngạch thể hiện chức và cấp về chuyên môn nghiệp vụ, có chức danh tiêu chuẩn riêng;

4. Thẩm phán Tòa án nhân dân, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân; 5. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường

xuyên làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp [92, tr.29-30].

Đến năm 2008, Nhà nước Việt Nam đã ban hành Luật CB, CC và tiếp đó, năm 2010 Luật Viên chức được ban hành. Khoản 2 Điều 4 Luật CB, CC năm 2008 đã quy định:

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong

42

bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật [92, tr.326]. Công chức cấp xã là công dân Việt Nam, được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước [92, tr.327]; Công chức cấp xã bao gồm các chức danh: Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng quân sự; Văn phòng - Thống kê; Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch và Văn hóa - xã hội [92, tr.353]. Ở CHDCND Lào, sau khi giải phóng đất nước năm 1975 vẫn sử dụng cụm từ

cán bộ. Sau khi có Hiến pháp năm 1991, để phù hợp với pháp luật, Chính phủ đã ban hành Nghị định về Quy chế công chức CHDCND Lào đầu tiên, đó là Nghị định số 171/TTg ngày 11-11-1993. Điều 1 và điều 4 Nghị định quy định:

Công chức của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào là người được biên chế và bổ nhiệm làm việc thường xuyên tại các Bộ, cơ quan của Trung ương, địa phương hoặc đi làm việc tại cơ quan đại diện Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào ở nước ngoài; được hưởng lương, các khoản phụ cấp từ quỹ ngân sách nhà nước. Bộ đội, công an không tính vào danh sách công chức và có quy định riêng [153, tr.2]. Công chức của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào bao gồm: người đã tham gia cách mạng từ năm 1954 về trước, người đã tham gia cách mạng từ năm 1955 đến ngày 02-12-1975, người đã tham gia công tác từ ngày 02-12-1975 đến hiện nay và người đã làm việc cho chế độ cũ mà vẫn tiếp tục làm việc đến hiện nay. Mỗi loại công chức nêu trên sẽ có chế độ thực hiện chính sách khác nhau [153, tr.3].

Sau 10 năm thực hiện Quy chế công chức năm 1993, ngày 19-5-2003 Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 82/TTg quy định rõ hơn về công chức CHDCND Lào:

Công chức của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào là công dân Lào, đã được biên chế và được bổ nhiệm làm công việc thường xuyên tại các cơ quan, bộ

43

máy của Đảng, Nhà nước, cơ quan tổ chức đoàn thể cấp Trung ương, cấp địa phương và cơ quan đại diện CHDCND Lào tại nước ngoài, được hưởng lương và các khoản tiền trợ cấp khác từ quỹ ngân sách của Nhà nước [160, tr.2].

Như vậy, công chức ngành LĐ và PLXH Lào là công dân Lào, được tuyển dụng, biên chế và bổ nhiệm làm công việc thường xuyên tại các tổ chức, bộ máy của ngành LĐ và PLXH Lào từ Trung ương đến địa phương, được hưởng lương và các khoản tiền trợ cấp khác từ quỹ ngân sách của Nhà nước. Tóm lại, có thể hiểu một cách chung nhất, đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào giai đoạn hiện nay là những người có chức trách, vai trò nòng cốt trong một tổ chức, cơ quan, đơn vị, có tác động, ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức và các quan hệ trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, góp phần định hướng sự phát triển và hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngành LĐ và PLXH Lào từ Trung ương đến địa phương, trong biên chế và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Với khái niệm trên, đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào gồm những đối tượng: ban lãnh đạo Bộ, những người có chức danh quản lý theo quy định của trung ương Đảng từ Trung ương đến địa phương (cấp tỉnh và huyện) giữ chức vụ ở các Cục, Vụ, Viện, Văn phòng Bộ, Sở LĐ và PLXH tỉnh và thành phố, Phòng LĐ và PLXH huyện và quận. Các CC từ chuyên viên giúp việc đến giữ chức danh quản lý cấp 1 (cấp thủ trưởng Tổng cục và giúp việc Bộ trưởng). CB, CC thuộc ngành LĐ và PLXH Lào, cụ thể là: Bộ trưởng, các thứ trưởng, Chánh văn phòng, các phó chánh văn phòng, Cục trưởng, các cục phó, Vụ trưởng, các Vụ phó, Viện trưởng, các phó Viện trưởng, các trưởng phòng và phó trưởng phòng thuộc Văn phòng Bộ, Cục, Vụ và Viện; Giám đốc và các phó giám đốc Sở LĐ và PLXH tỉnh và thành phố; Trưởng Phòng và các phó trưởng Phòng LĐ và PLXH huyện và quận; các chức danh quản lý từ cấp tổ trưởng và các phó tổ trưởng trở lên thuộc Sở LĐ và PLXH tỉnh, thành phố và Phòng LĐ và PLXH huyện, quận; các trưởng và phó Trung tâm An dưỡng Thương binh, Trung tâm Đào tạo kỹ năng nghề, Trung tâm dịch vụ tìm việc làm trên toàn quốc.

2.1.2.2. Đặc điểm của đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào

Một là, đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào là đội ngũ tham mưu cho Đảng và Nhà nước ở các cấp từ Trung ương đến địa phương (tỉnh và huyện).

Thứ nhất, đội ngũ CB, CC phụ thuộc vào mục tiêu chính trị và hệ thống chính trị của ngành LĐ và PLXH Lào.

44

Đội ngũ CB, CC nói chung và CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào nói riêng có nhiệm vụ nhằm duy trì cho hệ thống quản lý nhà nước của ngành theo trật tự chung, mang lại lợi ích chung cho xã hội và bảo vệ quyền lợi của Nhà nước CHDCND Lào. Đội ngũ CB, CC là nhân tố chính trong việc hình thành nền hành nhà nước không thể thoát ly chính trị, mà phải phục vụ chính trị, thực hiện những nhiệm vụ chính trị do cơ quan quyền lực nhà nước quyết định; hoạt động của nó có ảnh hưởng lớn đến hiệu lực và hiệu quả của hệ thống chính trị. Đội ngũ CB, CC ở CHDCND Lào - dù xuất thân từ thành phần giai cấp nào - cũng mang bản chất của Nhà nước dân chủ của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng NDCM Lào lãnh đạo. Đặc điểm này ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng và hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ở Lào nói chung và ngành LĐ và PLXH Lào nói riêng; đến điều kiện và tiêu chuẩn tuyển chọn CB, CC; quy định nghĩa vụ và quyền lợi CB, CC; những việc CB, CC không được làm; sử dụng và quản lý CB, CC... Thứ hai, CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào là những người trực tiếp thực thi pháp luật trên lĩnh vực lao động và phúc lợi xã hội. Ngành LĐ và PLXH là công cụ của quyền lực công, nền hành chính nhà nước CHDCND Lào hoạt động theo Hiến pháp, luật và những quy tắc, quy phạm pháp luật, nên trước hết phải tuân thủ nghiêm pháp luật. Đảm bảo tính thực thi pháp quyền ở ngành LĐ và PLXH là một trong những điều kiện để xây dựng ngành chính quy, hiện đại của một bộ máy hành chính nhà nước có kỷ luật, kỷ cương. Tính thực thi pháp quyền đòi hỏi mọi CB, CC phải nắm vững quyền lực, sử dụng đúng đắn quyền lực, đảm bảo đúng chức năng và thẩm quyền của mình khi thực thi công vụ. Bên cạnh đó, phải luôn quan tâm chú trọng nâng cao uy tín về chính trị, phẩm chất đạo đức, đạo đức nghề nghiệp và năng lực trí tuệ. Phải kết hợp chặt chẽ yếu tố quyền lực và uy tín mới có thể nâng cao được hiệu lực, hiệu quả của ngành LĐ và PLXH phục vụ dân. Đặc điểm này cần được chú ý, trong nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC phải chú trọng đến vấn đề phẩm chất, năng lực của CB, CC thông qua tuyển dụng, đánh giá, kỷ luật, khen thưởng, chính sách tiền lương và đãi ngộ... Thứ ba, duy trì hoạt động của ngành LĐ và PLXH Lào được liên tục, ổn định và thích ứng với điều kiện hội nhập quốc tế. Nhiệm vụ của hành chính công là phục vụ công vụ và công dân. Đó là công việc hằng ngày, thường xuyên và liên tục, vì mối quan hệ xã hội và hành vi công dân

45

được pháp luật điều chỉnh diễn ra thường xuyên, liên tục. Chính vì vậy, việc duy trì nền hành chính ngành LĐ và PLXH phải đảm bảo cho hoạt động liên tục, ổn định, không bị gián đoạn trong bất kỳ tình huống nào. Tính liên tục trong tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước liên quan đến công tác giữ gìn, lưu trữ các văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức và của nhân dân. Ngành LĐ và PLXH Lào là cơ quan quản lý nhà nước, cho nên nó luôn thay đổi theo xu hướng phát triển. Đời sống kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế luôn biến chuyển không ngừng, nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế; do đó đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào luôn phải thích ứng với hoàn cảnh thực tế xã hội và điều kiện hội nhập quốc tế của đất nước, thích nghi với xu thế của thời đại đáp ứng được những nhiệm vụ chính trị của ngành trong giai đoạn mới. Thứ tư, tính chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao. Tính chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao là đòi hỏi của nền hành chính phát triển, khoa học, văn minh và hiện đại. Ngành LĐ và PLXH Lào là hoạt động hành chính nhà nước có nội dung phức tạp và đa dạng, đòi hỏi các nhà hành chính, nhà quản lý trong ngành phải có kiến thức xã hội và kiến thức chuyên môn sâu rộng. Đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào là những người thực thi công vụ của ngành; cho nên, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng của họ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công vụ trong ngành. Vì lẽ đó, trong hoạt động hành chính nhà nước ngành LĐ và PLXH Lào, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn và quản lý của đội ngũ CB, CC phải là những tiêu chuẩn hàng đầu. Thứ năm, hệ thống thứ bậc chặt chẽ. Ngành LĐ và PLXH Lào được cấu tạo gồm một hệ thống định chế theo thứ bậc chặt chẽ và thông suốt từ Trung ương đến các địa phương trên cả nước, trong đó cấp dưới phục tùng cấp trên, nhận chỉ thị, mệnh lệnh và chịu sự kiểm tra thường xuyên của cấp trên. Mỗi CB, CC ở các cấp trong ngành hoạt động trong phạm vi thẩm quyền được trao. Tuy nhiên, để tránh hệ thống hành chính của ngành thành hệ thống quan liêu, cứng nhắc cần sự chủ động, sáng tạo linh hoạt của mỗi CB, CC để thực hiện pháp luật và mệnh lệnh trong khuôn khổ đã được phân công, phân cấp, đúng thẩm quyền theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Thứ sáu, không vụ lợi và tính nhân đạo. Ngành LĐ và PLXH có nhiệm vụ phục vụ lợi ích công và lợi ích công dân. Việc xây dựng nền hành chính của ngành phải công tâm, trong sạch, không theo đuổi

46

mục tiêu vụ lợi và có tính nhân đạo cao. Bản chất của nhà nước CHDCND Lào là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Ngành LĐ và PLXH Lào cũng là ngành hành chính nhà nước, nên phải thật sự tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, tất cả vì quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Đội ngũ CB, CC thuộc ngành không được quan liêu, cửa quyền, hách dịch, gây phiền hà cho dân khi thi hành công vụ. Hoạt động trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và theo định hướng XHCN, ngành phải đảm bảo không vụ lợi và có tính nhân đạo để hạn chế tối đa mặt trái của nền kinh tế thị trường, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững. Đây là đặc điểm cần được chú trọng trong nâng cao chất lượng CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào đạt tiêu chuẩn đạo đức công vụ. Hai là, đặc điểm quản lý đối với đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào là quản lý theo ngành dọc thành một hệ thống thống nhất từ Trung ương đến địa phương (Sở LĐ và PLXH tỉnh, thành phố và Phòng LĐ và PLXH huyện, quận).

Sự quản lý đội ngũ CB, CC theo ngành dọc là nhằm đảm bảo thống nhất sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước về công tác tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức phù hợp với đặc thù quản lý trong từng ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh và huyện. Kết hợp chặt chẽ quản lý giữa ngành và cấp, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống hành chính từ tỉnh đến cơ sở. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể bàn bạc thống nhất, đi đôi với thực hiện chế độ thủ trưởng, phát huy đầy đủ trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị đối với công tác tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Tuân thủ các quy định của pháp luật và các quy định của cơ quan có thẩm quyền về phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy; cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Bộ LĐ và PLXH Lào thống nhất quản lý toàn diện về công tác tổ chức bộ máy; cán bộ, công chức và người lao động của ngành theo quy định của pháp luật, đồng thời phân cấp cho người đứng đầu các cơ quan chuyên môn và tương đương, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc cấp hành chính địa phương. Bộ trưởng quyết định thành lập; sáp nhập; chia, tách; giải thể; đổi tên các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp trực thuộc các cơ quan chuyên môn và tương đương thuộc tỉnh và cấp huyện. Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của các cơ quan chuyên môn và tương đương; đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở và Phòng LĐ và

47

PLXH cấp tỉnh và huyện theo quy định của pháp luật. Bộ trưởng quyết định thành lập, cho phép hoạt động, sáp nhập, giải thể, đổi tên, bổ sung điều chỉnh nhiệm vụ. Bộ trưởng quyết định cử người làm đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp để ứng cử vào Hội đồng quản trị tại các doanh nghiệp có phần vốn góp của Nhà nước thuộc ngành quản lý.

Bộ LĐ và PLXH quyết định công tác CB, CC thuộc Sở và Phòng LĐ và PLXH cấp tỉnh và huyện theo quy định; quyết định việc tuyển chọn, bố trí, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, nhận xét đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu, thực hiện chế độ chính sách đối với các chức danh thuộc ngành; quyết định cử cán bộ, công chức đi chuyên gia, công tác, nghiên cứu, học tập ở nước ngoài.

Bà là, đặc điểm về lứa tuổi, giới tính, thành phần xuất thân, trình độ học vấn, kinh nghiệm công tác của đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào.

Đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào có đặc điểm là độ tuổi còn trẻ và chiếm tỷ trọng khá cao, đáp ứng với yêu cầu phát triển ngành trong điều kiện mới. Về giới tính là nam giới chiếm tỷ trọng lớn hơn nữ giới và xuất thân từ giai cấp nông dân cho nên đa số CB, CC trong ngành có đặc điểm nông dân; điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chiến lược CB, CC trong ngành và chiến lược phát triển ngành trong điều kiện CNH, HĐH đất nước. Về trình độ học vấn là không đồng đều vẫn còn sơ cấp và trung cấp chiếm tỷ trọng khá cao, nhất là cấp địa phương; chưa đào tạo được chuyên gia trong và năng lực công tác còn hạn chế do chưa được đào tạo thành hệ thống về công tác lao động và phúc lợi xã hội. Đa số CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào là từ nhiều nguồn chuyên môn khác nhau; không có chuyên môn chuyên về lao động và phúc lợi xã hội.

2.1.2.3. Nhiệm vụ của cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào trong giai đoạn hiện nay

Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, để đưa đất nước Lào thoát ra khỏi tình trạng nước kém phát triển, nguy cơ tụt hậu về kinh tế, khoa học - công nghệ và phấn đấu trở thành một quốc gia phát triển, hiện đại, không có con đường nào khác là phải đổi mới, phát triển toàn diện về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,... và mọi cấp, mọi ngành, mọi người dân phải tham gia. Để sự nghiệp xây dựng và đưa đất nước thoát khỏi từ thực trạng kém phát triển thành công vào năm 2020. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX Đảng NDCM Lào đưa ra một số mục tiêu lớn và có đoạn viết: “phát

48

triển theo hướng bền vững bằng cách phối hợp nhuần nhuyễn phát triển về mặt xã hội, văn hóa song song với phát triển về mặt kinh tế và bảo vệ môi trường, tiến hành chiến lược công nghiệp hóa và hiện đại hóa” [185, tr.27].

Việc phát triển ngành LĐ và PLXH Lào trở thành một ngành quản lý nhà nước tiên tiến, hiện đại, đáp ứng với điều kiện mới hiện nay góp phần quan trọng vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước. Trong văn kiện Đại hội IX Đảng NDCM Lào đã đề ra mục tiêu chiến lược cho ngành LĐ và PLXH là:

Phát triển và xây dựng lực lượng lao động Lào tốt về kỹ năng, có trình độ, khả năng, thành thạo, có quan điểm và kỷ luật lao động, có việc làm hợp lý, làm cho người lao động được bảo vệ, quản lý và nhận được phúc lợi tốt hơn; thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với Tổ quốc cho đầy đủ; đồng thời cũng phát triển hệ thống phúc lợi xã hội cho vững chắc; vận động toàn xã hội góp phần trong việc chăm sóc giúp đỡ người thiếu cơ hội và bị nạn do thiên tai [185, tr.80].

Để triển khai nhiệm vụ chiến lược mà Đảng và Nhà nước giao cho, ngành đã tiến hành xây dựng kế hoạch chiến lược 5 năm và 10 năm. Trong chiến lược phát triển LĐ và PLXH giai đoạn từ 2011-2020 đã đề ra mục tiêu phấn đấu giai đoạn từ năm 2016-2020 là:

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các Trung tâm Phát triển kỹ năng nghề theo khu vực, lĩnh vực và các địa phương;

- Phát triển kỹ năng lao động Lào cả số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và phát triển của kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa;

- Khuyến khích lực lượng lao động nông nghiệp chuyển sang lao động công nghiệp và dịch vụ một cách cân đối và đào tạo lao động cho có ý thức lao động công nghiệp, có ý thức Tổ quốc và có thu nhập thoát khỏi từ nghèo khó;

- Hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội quốc gia cho vững chắc, mạnh và có khả năng bảo vệ dân cư trong xã hội bằng các loại dịch vụ chế độ trợ cấp một cách có hiệu quả;

- Xây dựng và hoàn thiện mạng lưới bảo trợ xã hội cấp trung ương và các địa phương để tạo điều kiện thuận lợi và có thể trợ giúp cá nhân, cụm người và dân cư nghèo khó và gặp nạn trong xã hội bằng các hình thức;

49

- Xây dựng cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em thiếu cơ hội và bị rơi vào nạn buôn bán người bằng cách khuyến khích cho xã hội góp phần trợ giúp một cách nhanh chóng, kịp thời và có hiệu quả;

- Xây dựng mạng lưới quản lý thiên tai bằng cách có sự góp phần của xã hội, khu vực và quốc tế một cách rộng rãi;

- Xây dựng mạng lưới quản lý người tàn tật và người cao tuổi cho được chăm sóc và trợ giúp từ gia đình và xã hội bằng cách khuyến khích cho cơ hội vào đến các dịch vụ công cộng một cách rộng rãi;

- Xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về phúc lợi xã hội để dịch vụ nhanh chóng và đáp ứng cả trung ương và địa phương [110, tr.10].

Căn cứ vào chủ trương, đường lối và nhiệm vụ của Đảng; chiến lược, kế hoạch phát triển ngành LĐ và PLXH Lào, các cấp ủy đảng thuộc ngành đã xác định nhiệm vụ của ngành và cũng là nhiệm vụ đội ngũ CB, CC của ngành trong giai đoạn hiện nay bao gồm: Thứ nhất, lãnh đạo tổ chức xây dựng và quản lý thực hiện các thể chế quản lý nhà nước về các lĩnh vực LĐ và PLXH. Việc nghiên cứu, quán triệt, triển khai thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ thông qua quá trình hoạch định, xây dựng các nghị quyết, dự thảo luật, dự thảo nghị định, dự thảo pháp lệnh, kế hoạch, chương trình hành động, chính sách cụ thể... trên tất cả các mặt liên quan đến ngành LĐ và PLXH Lào có phù hợp và sử dụng được trong thực tiễn là do đội ngũ CB, CC thực hiện một cách công tâm; Thứ hai, tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các chương trình, kế hoạch, đề án của Bộ trong lĩnh vực LĐ và PLXH Lào. Mỗi CB, CC tùy theo vị trí của mình, chịu trách nhiệm trước Bộ, trong việc tổ chức thực hiện những nhiệm vụ của ngành một cách tốt nhất và đạt hiệu quả cao nhất; Thứ ba, xây dựng, củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị của ngành vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng; Thứ tư, xây dựng và giữ vững đoàn kết thống nhất trong Đảng, trong cơ quan tổ chức, trong nhân dân và gương mẫu trong mọi hoạt động, công tác, sinh hoạt, hoạt động ở các cơ quan, đơn vị.

Nhiệm vụ mà Đảng đề ra cho ngành LĐ và PLXH Lào là rất rộng lớn và có ý nghĩa trọng đại. Đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào là lực lượng quan trọng

50

trong việc hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho ngành và biến nó thành hiện thực trên phạm toàn xã hội ở Lào.

2.1.2.4. Vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào trong giai đoạn hiện nay

Đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào có vai trò rất quan trọng trong thực hiện thành công các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó cho ngành. Trong bất cứ thời kỳ nào, giai đoạn sự nghiệp cách mạng nào, CB, CC và công tác CB, CC đều giữ vị trí đặc biệt quan trọng. CB, CC là một trong những nhân tố cơ bản hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, quyết định việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. CB, CC là chủ thể hành động, là nhân tố quyết định, nhân tố mang tính đột phá cho mọi sự đột phá. Trong dãy chuỗi những nhân tố tạo nên thành công sự phát triển kinh tế - xã hội trong mọi thời kỳ cách mạng, chính nhân tố con người giữ vị trí trọng tâm, quyết định đối với nhân tố khác.

Thực tế cho thấy, đội ngũ CB, CC của ngành có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện chức năng làm "cầu nối" giữa Đảng với nhân dân, giữa công dân với Nhà nước. Sở dĩ như vậy vì họ là những CB, CC trực tiếp tuyên truyền, phổ biến, vận động và tổ chức nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên cả nước, giải quyết mọi nhu cầu của người dân về lao động và xã hội, bảo đảm sự phát triển kinh tế của đất nước và địa phương; góp phần duy trì trật tự, an ninh, an toàn xã hội trên mọi địa bàn cả nước. Do tính chất công việc của ngành, họ vừa giải quyết những công việc hàng ngày, vừa phải quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và của địa phương, lại phải nắm tình hình thực tiễn về lao động và xã hội ở mọi địa bàn để từ đó đề ra kế hoạch, chủ trương, biện pháp đúng đắn, thiết thực, phù hợp. Nhiệm vụ của họ rất nặng nề, vai trò của họ có tính then chốt xét cả trong quan hệ giữa Đảng với dân, giữa công dân với Nhà nước. Thực tế đã chứng minh, đội ngũ CB, CC ngành có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, tạo dựng các phong trào cách mạng, phong trào lao động, phong trào đền ơn, đáp nghĩa những người có công với cách mạng của quần chúng, góp phần thực hiện thắng lợi to lớn các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở CHDCND Lào. Sức mạnh của hệ thống chính trị, sự ổn định của xã hội, sự phát triển sâu rộng và hiệu quả của phong trào cách mạng của quần chúng luôn gắn liền với năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ CB, CC này. Họ có khả năng tổ

51

chức, tập hợp và huy động mọi nguồn lực về LĐ và PLXH ở Lào để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng ở CHDCND Lào. Họ giữ vai trò quyết định năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng, năng lực lãnh đạo và quản lý của ngành. Mọi đường lối chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về LĐ và PLXH có thể thành hiện thực hay không nhất thiết phải thông qua năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ CB, CC thuộc ngành LĐ và PLXH Lào. Đội ngũ CB, CC của ngành LĐ và PLXH chính là những người tổ chức, lôi cuốn, phát động phong trào lao động và xã hội; theo dõi, kiểm tra và nhân rộng các phong trào tốt, những cá nhân điển hình, tiên tiến; khai thác tối đa nguồn lực vật chất, tinh thần nội lực ở từng địa phương.

Hiệu lực của bộ máy quản lý nhà nước về LĐ và PLXH cũng tùy thuộc trước hết vào năng lực của đội ngũ CB, CC này. Ngành LĐ và PLXH Lào là một ngành quản lý nền hành chính nhà nước bằng các thể chế pháp luật. Quản lý nhà nước của ngành LĐ và PLXH Lào gồm 04 yếu tố cấu thành là: một là, hệ thống thể chế để quản lý để quản lý ngành theo luật pháp, bao gồm: Hiến pháp, luật, pháp lệnh và các văn bản pháp quy của ngành; hai là, cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính các cấp thuộc ngành; ba là, đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào và bốn là, tài chính công bảo đảm cho hoạt động của ngành. Các yếu tố cấu thành đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó đội ngũ CB, CC căn cứ vào hệ thống thể chế, khuôn khổ pháp lý để thực thi quyền hành pháp trong việc quản lý ngành, đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Mặt khác, hệ thống thể chế lại là môi trường cho mọi tổ chức, CB, CC sống và làm việc theo pháp luật. Đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào giúp ngành xây dựng luật pháp, xây dựng tổ chức bộ máy và cơ chế vận hành bộ máy. Vì vậy, đội ngũ CB, CC ngành giữ một vị trí, vai trò vô cùng quan trọng. Điều đó thể hiện ở những điểm sau đây:

Một là, đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào là một trong những yếu tố cấu thành nên nền quản lý hành chính nhà nước của ngành. Đó chính là yếu tố làm cho bộ máy tổ chức của ngành hoạt động có hiệu quả, nhằm phục vụ nhân dân một cách tốt nhất. Nếu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước của ngành thiếu đội ngũ CB, CC và đội ngũ đó không có chất lượng thì toàn bộ hệ thống thể chế của ngành khó đi vào thực tiễn cuộc sống;

52

Hai là, trong quá trình hoạt động theo hệ thống thể chế, đội ngũ CB, CC một mặt làm cho bộ máy quản lý hành chính nhà nước ngành LĐ và PLXH phát huy vai trò của nó trong việc quản lý mọi mặt của đời sống đời sống kinh tế - văn hóa - chính trị - xã hội; mặt khác, đội ngũ CB, CC phát hiện các khiếm khuyết và các sơ hở của hệ thống thể chế và cơ cấu tổ chức để tham gia với Nhà nước, với ngành sửa đổi, hoàn thiện hệ thống thể chế và cơ cấu tổ chức ngày càng phù hợp với điều kiện thực tiễn, tạo điều kiện và môi trường để quản lý nhà nước ngành LĐ và PLXH Lào ngày một tốt hơn;

Ba là, đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước của ngành. Hiệu quả hoạt động của đội ngũ CB, CC là góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành. Chức năng quản lý nhà nước mà đội ngũ CB, CC thực hiện không chỉ bao gồm tham mưu hoạch định chính sách cho nhà nước, cho ngành, mà còn thể hiện ở cả việc tổ chức hướng dẫn hoặc trực tiếp triển khai, thực hiện chế độ, chính sách, cơ chế; chỉ đạo hoặc trực tiếp thực hiện kiểm tra việc thực hiện, phát hiện các sai phạm để xử lý sai phạm hoặc ngăn chặn các vi phạm pháp luật;

Bốn là, nhờ có đội ngũ CB, CC mà ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào thực hiện được nhiệm vụ quản lý nhà nước mọi mặt đối với ngành, thể hiện cụ thể ở việc giúp ngành thực hiện quản lý nhà nước và điều hành các hoạt động trên các lĩnh vực thuộc ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào theo đúng pháp luật.

Năm là, người CB, CC có trách nhiệm và bổn phận trong việc phục vụ nhân dân, đáp ứng yêu cầu của nhân dân các bộ tộc Lào mong muốn được yên ổn sinh sống, làm ăn trong môi trường an ninh, an toàn, trật tự và dân chủ, không bị phiền hà, sách nhiễu. Hiện nay, CHDCND Lào đang xây dựng một nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, ngày càng mở rộng quan hệ đối ngoại đa phương, đa dạng; do đó vai trò của đội ngũ CB, CC lại càng thể hiện rõ sự quan trọng việc đưa đất nước từng bước thích ứng với luật pháp, tập quán và trình độ quốc tế mà vẫn giữ vững độc lập tự chủ, bảo vệ lợi ích quốc gia và nhân dân;

Sáu là, đội ngũ CB, CC hoạt động trong bộ máy quản lý nhà nước của ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào có vai trò thực thi quyền hành pháp, không thực hiện quyền lập pháp và quyền tư pháp, nhưng chính họ lại là những người có vai trò góp phần quan trọng vào quy trình lập pháp và các hoạt động tư pháp.

53

Bảy là, CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng, củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy của ngành trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng giai đoạn.

Tám là, CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào là hạt nhân của khối đại đoàn kết thống nhất trong Đảng, trong nhân dân, là tấm gương trong mọi hoạt động, công tác và sinh hoạt trong toàn ngành.

Chín là, CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào là nguồn đội ngũ CB, CC lãnh đạo, quản lý và chuyên gia quản lý nhà nước để bổ sung cho các cơ quan Trung ương và địa phương.

2.2. CHẤT LƯỢNG, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGÀNH LAO ĐỘNG VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

2.2.1. Khái niệm chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào

2.2.1.1. Khái niệm đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào

Khái niệm chất lượng Chất lượng là khái niệm được sử dụng rộng rãi trong đời sống, nhưng tùy theo

góc độ xem xét mà người ta có định nghĩa khác nhau. Theo triết học duy vật biện chứng, chất lượng là tính quy định bản chất của sự vật; tính quy định đó giúp phân biệt sự vật này với sự vật khác. Chất lượng được xem xét trong mối quan hệ biện chứng với số lượng; sự tác động biện chứng này tạo cho sự vật tồn tại, vận động, phát triển không ngừng.

Trong lĩnh vực kinh tế, chất lượng được quan niệm về tính chất của sản phẩm thể hiện mức độ thỏa mãn những yêu cầu định trước cho nó trong điều kiện xác định kỹ thuật kinh tế, xã hội.

Theo Từ điển triết học giản yếu (có đối chiếu các từ Nga, Anh, Đức, Pháp) thì chất lượng được định nghĩa như sau:

Tổng hợp những thuộc tính của sự vật chỉ rõ nó là cái gì, làm cho nó có tính ổn

định tương đối và phân biệt nó với các sự vật khác. Chất lượng là tính quy luật

khách quan của sự vật. Nó biểu hiện ra ngoài thông qua các thuộc tính. Chất

lượng là cái liên kết lại làm một các thuộc tính của sự vật, xác định tính chỉnh

54

thể, toàn vẹn của nó. Sự thay đổi chất lượng kéo theo sự thay đổi sự vật về căn

bản. Chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn liền với tính quy định về số lượng

của nó và không thể tồn tại ngoài tính quy định ấy. Mỗi sự vật bao giờ cũng là

một sự thống nhất của chất lượng và số lượng [56, tr.77].

Theo Đại từ điển tiếng Việt của Nguyễn Như Ý (chủ biên) và cùng cộng sự,

Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2010, chất

lượng là: “1. Cái làm nên phẩm chất, giá trị của con người, sự vật: Chất lượng hàng hóa

tốt. Nâng cao chất lượng học tập, 2. Cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này

khác với sự vật kia; phân biệt với số lượng: tăng trưởng số lượng đến mức nào thì làm

thay đổi chất lượng” [102, tr.248].

Dù ở mỗi lĩnh vực có quan niệm khác nhau, phương pháp đánh giá khác nhau

về chất lượng, nhưng đều có điểm chung, đó là: chất lượng của đối tượng đánh giá là

tổng hợp các yếu tố liên quan đến đối tượng đó, làm nên tác dụng, giá trị của đối tượng.

Như vậy, chất lượng là mức độ các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu. Khái niệm

chất lượng có thể gắn với bất cứ thực thể nào: sản phẩm, dịch vụ, quá trình, hệ thống,

tổ chức, con người, sự vật…Mức độ chất lượng có thể diễn đạt bằng các tính từ: xấu,

trung bình, tốt, xuất sắc, tuyệt hảo…

Khái niệm đội ngũ

Theo Đại từ điển tiếng Việt, đội ngũ được định nghĩa: "1. Tổ chức gồm nhiều

người tập hợp lại thành một lực lượng: đội ngũ chỉnh tề. 2. Tập hợp số đông người

cùng chức năng, nghề nghiệp: đội ngũ những người làm báo: đội ngũ những người viết

văn trẻ" [102, tr.548].

Theo đó, khi nói đến một đội ngũ là nói đến một số lượng đông người có cơ cấu

giới tính, dân tộc, tôn giáo, ngành nghề, tuổi đời, trình độ… khác nhau hợp thành tổ

chức có chức năng, nhiệm vụ chính và đặc điểm hoạt động tương đối giống nhau. Đội

ngũ CB, CC không phải là tổng số giản đơn các CB, CC, mà còn là sự bố trí, phân

công và phối hợp hoạt động giữa các CB, CC làm nên sức mạnh để đội ngũ CB, CC

hoàn thành vai trò, nhiệm vụ của mình.

Bởi vậy, khi xem xét đội ngũ CB, CC của một tổ chức, cơ quan, địa phương nào

đó phải xem xét ba yếu tố chủ yếu là: số lượng CB, CC; cơ cấu CB, CC và chất lượng

các CB, CC.

55

Khái niệm đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào Theo các quy định của Đảng và Nhà nước CHDCND Lào, đội ngũ CB, CC

ngành LĐ và PLXH Lào là toàn bộ các CB, CC công tác trong toàn ngành, từ Bộ LĐ và PLXH đến các Sở LĐ và PLXH ở tỉnh, thành phố và các Phòng LĐ và PLXH ở các huyện, quận trong cả nước. Trong đội ngũ này, Bộ trưởng và các Thứ trưởng do Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ quản lý; các Cục trưởng, Vụ trưởng và tương đương, các Giám đốc và Phó giám đốc Sở và các Trưởng phòng, Phó trưởng phòng do Đảng ủy Bộ và Bộ quản lý; các CB, CC khác do cấp ủy, lãnh đạo chuyên môn quản lý theo phân cấp.

2.2.1.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào

Chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào là tổng hợp mức độ phù hợp của cơ cấu đội ngũ; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và sự hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ các CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào so với yêu cầu nhiệm vụ của ngành trong từng thời kỳ cách mạng.

Theo Đại từ điển tiếng Việt, cơ cấu là: “1. Sự cấu thành nội bộ của máy móc hoặc một bộ phận hoàn chỉnh của máy: cơ cấu truyền động. 2. Cách tổ chức, sắp xếp các thành phần, bộ phận trong nội bộ nhằm thực hiện một chức năng chung: cơ cấu kinh tế, cơ cấu tổ chức cơ quan” [102, tr.353].

Cơ cấu đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào là mức độ phù hợp, cách tổ chức, sắp xếp các thành phần trong đội ngũ CB, CC một cách cân đối, hài hòa, có sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau giữa các loại, các thế hệ, giới tính CB, CC; là yếu tố cấu thành chất lượng đội ngũ CB, CC, tạo nên sức mạnh tổng hợp cao nhất để thực hiện tốt nhiệm vụ của đội ngũ CB, CC trong ngành LĐ và PLXH Lào trong mọi điều kiện.

Cơ cấu đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào gồm nhiều thành tố, như: giới tính, dân tộc, tôn giáo, thành phần xuất thân, tuổi đời, tuổi đảng, thâm niên công tác, trình độ đào tạo… của CB, CC. Cơ cấu đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào là một yếu tố cấu thành chất lượng đội ngũ CB, CC. Muốn có đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào có chất lượng tốt, đồng thời cơ cấu đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào phải hợp lý để phát huy được những mặt mạnh, hạn chế những mặt yếu, tạo nên sức mạnh tổng hợp cho cả đội ngũ CB, CC. Mỗi thành phần cơ cấu của đội ngũ CB,

56

CC ngành LĐ và PLXH Lào có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng đội ngũ CB, CC, không thể coi nhẹ bất kỳ thành tố nào. Tuy vậy, tùy đặc điểm và yêu cầu nhiệm vụ của đội ngũ CB, CC trong từng thời kỳ, ở từng cấp, từng cơ quan, trong quá trình xây dựng đội ngũ CB, CC có thể sự ưu tiên đối với một số thành tố cơ cấu nhất định.

Chất lượng CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào là tổng hợp các đặc

trưng, thuộc tính phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực trong quan hệ đối

chiếu với tiêu chuẩn CB, CC của Đảng và Nhà nước quy định và thể hiện ở mức độ,

khả năng hoàn thành, đáp ứng yêu cầu chức trách, nhiệm vụ của người CB, CC ngành

LĐ và PLXH CHDCND Lào.

Phẩm chất chính trị của người CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào là

những phẩm chất cá nhân về chính trị, bao gồm ý thức chính trị và hành vi chính trị của

người CB, CC. Phẩm chất chính trị thể hiện ở sự giác ngộ chính trị, ý thức về lý tưởng

cộng sản, ý chí cách mạng; lòng yêu nước, gắn bó với Đảng, Nhà nước và chế độ

XHCN; sự tiên phong, gương mẫu trong công tác, lao động, học tập, sinh hoạt, trong

thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích

cực tuyên truyền vận động nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống những hiện tượng tiêu

cực về chính trị…

Phẩm chất đạo đức của CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào bao gồm

ý thức đạo đức và ứng xử đạo đức của người CB, CC. Tiêu chuẩn CB, CC đòi hỏi

người CB, CC phải có đạo đức và lối sống lành mạnh. Đó là những đức tính cần, kiệm,

liêm, chính, chí công, vô tư; có tình yêu thương đồng chí, đồng nghiệp; kính trọng nhân

dân, yêu thương giúp đỡ mọi người; biết hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích chung của

cách mạng; trung thực dũng cảm, khiêm tốn, giản dị, tiết kiệm; lời nói đi đôi với việc

là; không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng; v.v..

Trình độ là mức đạt được, mức thành thạo ở lĩnh vực, ngành nghề nào đó. Theo

Đại từ điển tiếng Việt, trình độ thể hiện như: trình độ văn hóa phổ thông trung học,

trình độ kỹ thuật cao; nâng cao trình độ tay nghề [102, tr.1654].

Trình độ văn hóa là những kiến thức được xác định chuẩn hóa, nền tảng để tiếp

thu kiến thức trình độ chính trị, chuyên môn, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức;

trình độ lý luận chính trị - hành chính là mức độ hiểu biết về lý luận Mác - Lênin, quan

điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

57

Trình độ của người CB, CC bao gồm: trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị

- hành chính, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học….

Trình độ học vấn là kiến thức của người CB, CC được xác định qua các bậc học. Đây

chính là nền tảng để rèn luyện, nâng cao trình độ lý luận chính trị - hành chính, chuyên

môn nghiệp vụ và cả phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức của người CB, CC. Trình

độ lý luận chính trị - hành chính là mức độ hiểu biết về lý luận chính trị và quản lý

hành chính của người CB, CC. Đây là cơ sở để tạo nên phẩm chất chính trị và năng lực

lãnh đạo chính trị của người CB, CC. Không có trình độ lý luận chính trị - hành chính

thì người CB, CC không thể có giác ngộ lý tưởng cộng sản, không có bản lĩnh chính trị

vững vàng và cũng không thể biết cách lãnh đạo, quản lý thực hiện nhiệm vụ cách

mạng mà Đảng và Nhà nước giao phó.

Trình độ chuyên môn của CB, CC là khả năng nắm, vận dụng các kiến thức, kỹ

năng được hình thành trong thực hiện công tác ở các lĩnh vực LĐ và PLXH, được đánh

giá bằng kết quả triển khai các mặt công tác trên thực tế, bằng sự tín nhiệm của tập thể

và nhân dân.

Năng lực của CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào là tổng hợp các yếu tố để CB,

CC hoàn thành được nhiệm vụ, thể hiện trên các mặt: trí tuệ, chuyên môn và năng lực

lãnh đạo, quản lý.

Năng lực trí tuệ của CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào là khả năng tiếp cận tri

thức mới, chọn lọc xử lý, phân tích thông tin, nghiên cứu phương pháp công tác, đề

xuất các biện pháp, giải pháp trong hoạt động thực tiễn trong quá trình công tác, rèn

luyện nâng cao trình độ của CB, CC.

Năng lực chuyên môn của CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào là khả năng triển

khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn được giao dựa trên tri thức, nghiệp

vụ chuyên môn của CB, CC theo vị trí việc làm của từng người.

Năng lực lãnh đạo, quản lý của CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào là

khả năng tổ chức, vận động CB, CC; khả năng tạo ra sự đoàn kết thống nhất cao; có

phong cách làm việc khoa học, hướng tập thể phấn đấu thực hiện đúng chủ trương,

đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của cơ quan.

Năng lực lãnh đạo, quản lý được kiểm chứng qua hoạt động thực tiễn của người CB,

CC, bằng kết quả hoạt động của cả tập thể cơ quan, đơn vị.

58

Năng lực của CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào qua từng giai đoạn phát triển của cách mạng đòi hỏi ngày càng cao và được hình thành phát triển được đào luyện trong hoạt động thực tiễn công tác và rèn luyện. Khi nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước thay đổi, phát triển, thì năng lực của CB, CC cũng phải phát triển phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ đòi hỏi.

Tri thức thể hiện khả năng và điều kiện chủ quan của CB, CC. Khả năng tổ chức hoạt động thực tiễn giữ vị trí quan trọng hàng đầu, nhưng năng lực không chỉ là trình độ tri thức, mà tri thức phải được thể hiện ở khả năng tổ chức thực tiễn. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: ngày nay, Đảng yêu cầu cán bộ và đảng viên chẳng những thạo về chính trị, mà còn giỏi về chuyên môn, không thể lãnh đạo chung chung. V.I. Lênin cho rằng, nếu người cộng sản thiếu tri thức thì không giữ vai trò lãnh đạo được: “Nói cho đúng ra, không phải họ lãnh đạo. Mà chính là họ bị lãnh đạo” [44, tr.118]. Nhưng, tri thức phải gắn liền với khả năng hoạt động thực tiễn,m khả năng lãnh đạo chính trị, tổ chức, chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn, vận động, giáo dục, động viên quần chúng; sơ kết, tổng kết… Người CB, CC có năng lực tốt phải không giáo điều, sách vở; luôn sâu sát thực tiễn, năng động, sáng tạo hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Chất lượng CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào là sự thống nhất giữa phẩm chất và năng lực (đức và tài) được thể hiện ở kết quả hoàn thành chức trách, nhiệm vụ. Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định thể hiện chất lượng của người CB, CC. Hai mặt phẩm chất và năng lực của CB, CC có quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau, không thể đề cao hoặc coi nhẹ mặt nào. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Có tài phải có đức. Có tài không có đức, tham ô hủ hoá có hại cho nước. Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai” [51, tr.184].

Phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực là các yếu tố, đặc trưng cơ bản quy định chất lượng của người CB, CC. Những yếu tố đó có mối quan hệ biện chứng với nhau, không thể xem nhẹ, bỏ qua yếu tố nào.

2.2.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào

Đánh giá chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào phải quán triệt các quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử - cụ thể và phát triển. Phải coi trọng cả mặt định tính và định lượng. Nếu không có sự đánh giá về mặt định lượng sẽ không có những thông số chính xác để chứng minh cho những kết luận cần thiết; còn mặt định

59

tính thể hiện sự tiến bộ của các chủ thể, lực lượng tham gia nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC, tính tự giác, chủ động học tập, rèn luyện, công tác của đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào. Mặt định lượng xác định về số lượng hoặc sự biến đổi về số lượng của các yếu tố tạo nên chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào và của bản thân đội ngũ CB, CC.

Để xác định tiêu chí đánh giá đúng chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và

PLXH Lào giai đoạn hiện nay, trước hết phải căn cứ vào tiêu chuẩn CB, CC, đảng viên

do Điều lệ Đảng, Luật CB, CC, Nghị định về công chức CHDCND Lào và các quy

định của Đảng và Nhà nước về CB, CC và đảng viên, đồng thời phải căn cứ vào đặc

thù chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm tổ chức và hoạt động của ngành LĐ và PLXH Lào.

Như vậy, tiêu chí đánh giá chất lượng của đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào

hiện nay phải phản ánh được các tiêu chí mà Đảng và Nhà nước đã quy định đối với

mọi CB, CC và có tính đến chức năng, nhiệm vụ cụ thể của ngành.

Đánh giá công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC thực chất là đánh giá kết

quả đạt được trên từng mặt, từng nội dung của công tác xây dựng đội ngũ CB, CC theo

mục tiêu, yêu cầu đã đề ra phù hợp với tiêu chuẩn, điều kiện của các chức danh, vị trí

việc làm của ngành LĐ và PLXH Lào.

Từ những quan niệm trên, việc đánh giá chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ

và PLXH Lào cần được trên những tiêu chí cụ thể sau đây:

2.2.2.1. Mức độ hợp lý của cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức toàn ngành, ở

từng cấp, từng lĩnh vực trong ngành Cơ cấu ấy phải bảo đảm tính đồng bộ, tính hợp lý, tính kế thừa liên tục,

vững vàng và phát triển.

Tính đồng bộ được thể hiện rõ nét trong thế bố trí tổng thể đội ngũ CB, CC

trong toàn bộ hệ thống ngành LĐ và PLXH Lào, trong từng thành tố của hệ thống, phù

hợp với yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ; sự thống nhất và đồng bộ của đội ngũ CB, CC

từ Trung ương tới cơ sở; sự thống nhất và đồng bộ giữa các loại hình CB, CC trong

ngành: CB, CC lãnh đạo - CB, CC quản lý - CB, CC tham mưu - CB, CC tác nghiệp.

Tính đồng bộ của đội ngũ CB, CC đòi hỏi phải tính toán và bố trí khoa học số lượng

CB, CC ngành theo một tỷ lệ thích hợp, đảm bảo mối quan hệ thông suốt, thống nhất,

gắn bó hữu cơ như các bộ phận hợp thành một cơ thể sống.

60

Tính hợp lý được thể hiện cụ thể trong việc tính toán, bố trí cơ cấu CB, CC đảm bảo sự hài hòa giữa các thành tố cơ cấu nội ngành; giữa các lĩnh vực, các địa bàn; vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa chuẩn bị cho lâu dài; hợp lý về giới tính, bộ tộc, đảng viên và người ngoài đảng, thâm niên công tác, trình độ chuyên môn. Không chồng chéo, trùng lắp, không thừa hay thiếu người, đảm bảo vừa đủ số lượng cho từng vị trí việc làm ở ngành LĐ và PLXH Lào. Nếu quá thiếu người, mỗi người phải đảm nhiệm quá nhiều việc dẫn đến chất lượng, hiệu quả công việc không cao. Ngược lại, quá nhiều người sẽ dẫn đến phân công công việc không rõ ràng, dễ dựa dẫm, ỷ lại lẫn nhau, công việc trì trệ, trách nhiệm không rõ ràng.

Tính đồng bộ, tính hợp lý của đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào không đồng nhất với sự phân bố bình quân, cao bằng, mà phải giải quyết tốt yêu cầu bố trí CB, CC đủ ở các tổ chức trong ngành với ưu tiên đầu tư CB, CC cho các bộ phận quan trọng, các địa bàn trọng điểm, các lĩnh vực then chốt; vừa ưu tiên đội ngũ CB, CC tầm chiến lược, đồng thời phải quan tâm nhiều hơn đến đội ngũ CB, CC ở cơ sở - đội ngũ trực tiếp với dân hằng ngày; đội ngũ trực tiếp triển khai các công việc mới, mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Tính kế thừa liên tục, vững vàng và phát triển giữa các thế hệ CB, CC. Tính kế thừa thể hiện chủ yếu ở cơ cấu độ tuổi trong đội ngũ CB, CC của ngành ở từng cấp, từng cơ quan, với xu hướng càng xuống cấp dưới càng cần trẻ hơn. Đồng thời, phải có sự nối tiếp liên tục về chuyên môn nghiệp vụ giữa các CB, CC đương nhiệm với các CB, CC trẻ.

Tóm lại, cơ cấu đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào bao gồm: cơ cấu giới tính; cơ cấu bộ tộc; cơ cấu tôn giáo; cơ cấu độ tuổi; cơ cấu thâm niên công tác; cơ cấu đảng viên và người ngoài đảng; cơ cấu trình độ văn hóa; cơ cấu trình độ chuyên môn nghiệp vụ; cơ cấu trình độ lý luận chính trị; cơ cấu trình độ quản lý nhà nước; cơ cấu trình độ ngoại ngữ; cơ cấu trình độ tin học.

2.2.2.2. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của từng cán bộ, công chức trong ngành

Tiêu chí đánh giá chất lượng CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào là sự tổng hợp của bốn yếu tố cơ bản: phẩm chất chính trị; phẩm chất đạo đức, lối sống; trình độ, năng lực và phong cách công tác, quan hệ với đồng nghiệp và nhân dân. Bốn yếu tố này quan hệ mật thiết, gắn bó, tác động lẫn nhau, không được tuyệt đối hóa, hoặc coi nhẹ, bỏ qua bất cứ yếu tố nào.

61

Chất lượng từng CB, CC trong ngành thể hiện trên các mặt chủ yếu cụ thể dưới đây.

Một là, phẩm chất chính trị. CB, CC trong ngành phải nhận thức tư tưởng, quan điểm lập trường được thể

hiện thành bản lĩnh chính trị trong giải quyết công việc và đề xuất chủ trương trong thực hiện; ý thức chấp hành, quán triệt và cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước vào ngành LĐ và PLXH được phân công phụ trách. Cần được đánh giá sâu về quan điểm, lập trường giai cấp và bản lĩnh chính trị của cá nhân khi gặp khó khăn có bình tĩnh, vững vàng vượt qua hay là hoang mang, dao động, đùn đẩy, né tránh; đồng thời, đánh giá sâu về kết quả chấp hành, thực hiện nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ được giao có nghiêm túc, có sáng tạo đạt hiệu quả hay không.

Ngoài ra, CB, CC trong ngành phải có sự giác ngộ về chính trị, có năng lực chính trị, có bản lĩnh chính trị và có văn hóa chính trị; nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trường của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng thời, phải biết tuyên truyền, giải thích, vận động nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật đó. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng phân biệt giữa CB, CC cách mạng và công chức của chế độ cũ; là một trong những biểu hiện tư cách, vai trò tiên phong gương mẫu của người CB, CC Lào hiện nay.

Đồng thời, CB, CC phải có tinh thần học tập để đủ tiêu chuẩn quy định và nâng cao trình độ mọi mặt (trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, khả năng xử lý công việc...). CB, CC phải có tính trung thực, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong công tác, sự nhất quán trong nói, viết và làm; có tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình, nhất là đấu tranh xây dựng đoàn kết nội bộ, phân biệt giữa đúng và sai. Có tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình, nhất là trong đấu tranh bảo vệ Đảng, xây dựng đoàn kết thống nhất nội bộ, bảo vệ chân lý, đấu tranh giữa đúng và sai, đấu tranh chống tiêu cực. CB, CC phải thực hiện nghiêm quy định những điều đảng viên và CB, CC không được làm.

Hai là, phẩm chất đạo đức, lối sống. CB, CC trong ngành phải có phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh;

cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư; có ý thức tổ chức kỷ luật cao, tự giác chấp hành mọi sự phân công của tổ chức và cơ quan, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và có

62

chất lượng cao; tinh thần đoàn kết tốt trong cơ quan; không cá nhân chủ nghĩa, cơ hội, cục bộ, đầu cơ, trục lợi; quan hệ mật thiết với nhân dân; gia đình hòa thuận; được quần chúng nhân dân tín nhiệm; có ý thức tự phê bình và phê bình, biết tiếp thu và sửa chữa khuyết điểm; đấu tranh kiên quyết với những biểu hiện sai trái của những CB, CC và nhân dân; không mắc và kiên quyết bài trừ các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, các hủ tục trong xã hội.

Ngoài ra, CB, CC phải giữ gìn đạo đức, lối sống lành mạnh của bản thân và gia

đình; có thái độ và hành động trong việc chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và

những biểu hiện tiêu cực khác. Có tinh thần đoàn kết, mối quan hệ nơi công tác, tinh

thần và thái độ phục vụ nhân dân. Có mối quan hệ của bản thân và gia đình nơi cư trú,

sự tín nhiệm của cấp ủy địa phương và nhân dân.

Ba là, trình độ, năng lực công tác thể hiện ở chất lượng, hiệu quả công tác

được giao.

CB, CC trong ngành phải có trình độ học vấn phổ thông trung học trở lên; hiểu

biết cơ bản về lý luận chính trị, quản lý nhà nước; có năng lực tổ chức thực hiện công

tác được giao để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngành LĐ và PLXH. CB, CC

phải biết vận dụng những kiến thức chuyên môn, những tiến bộ của khoa học kỹ thuật

và công nghệ để phục vụ hiệu quả công tác; luôn có ý thức học tập, cập nhật những

thông tin khoa học, nâng cao hiểu biết lý luận chính trị, trọng tâm là chủ nghĩa Mác -

Lênin, tư tưởng đường lối của Đảng; có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị

của ngành LĐ và PLXH Lào, có ý thức cảnh giác cao độ với mọi âm mưu của các thế

lực thù địch; có sự nhạy bén với những diễn biến của thời cuộc, có ý thức tổ chức kỷ

luật cao.

Bốn là, phong cách công tác, quan hệ với đồng nghiệp và nhân dân.

CB, CC trong ngành phải là người luôn tiên phong trong mọi công tác phát triển

ngành LĐ và PLXH, xây dựng cuộc sống mới về kinh tế, việc làm, an sinh xã hội,

chăm sóc trẻ em mồ côi, người già cô đơn, người có công với cách mạng; gương mẫu,

năng động sáng tạo trong mọi hoạt động, biết làm giàu chính đáng cho bản thân và gia

đình; luôn có ý thức học hỏi, phấn đấu vươn lên, đổi mới tư duy nắm bắt công nghệ

thông tin mới trong thực hiện công tác và nghiệp vụ LĐ và PLXH, biết vận dụng tiến

bộ khoa học - công nghệ vào việc phát triển ngành LĐ và PLXH Lào.

63

2.2.2.3. Mức độ hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào ở từng vị trí công tác

Mức độ thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao của CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào thể hiện ở khối lượng, chất lương, tiến độ, hiệu quả của công việc trong từng vị trí việc làm, từng thời gian với tinh thần trách nhiệm trong công tác.

CB, CC trong ngành phải có tính chủ động, sáng tạo và mức độ hoàn thành nhiệm vụ, công việc được giao cho CB, CC trong năm, trong nhiệm kỳ hoặc trong thời gian bổ nhiệm. Cần đánh giá sâu về chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm, cả kết quả ở mức hoàn thành, hoàn thành vượt mức hay không hoàn thành nhiệm vụ, nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan... Cần xem xét hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội ở đơn vị, ngành, địa phương từ kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của CB, CC trong ngành.

CB, CC trong ngành phải có mối quan hệ, khả năng quy tụ, phối hợp với đồng nghiệp và các tổ chức liên quan, phát huy sức mạnh của tập thể để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao của đơn vị, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo, quản lý và thực hiện nhiệm vụ.

Mức độ thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm của CB, CC trong ngành được thể hiện ở khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả của công việc trong từng vị trí, từng thời gian, bao gồm cả những nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất, đặc biệt là tham mưu ban hành các văn bản về lĩnh vực LĐ và PLXH được phân công phụ trách; năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: trình độ chuyên môn theo yêu cầu; cải tiến phương pháp làm việc nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác; sáng kiến công tác được áp dụng trong thực tiễn, hoặc được cơ quan có thẩm quyền công nhận; các đề tài, đề án, công trình chủ trì nghiên cứu xây dựng hoặc tham gia nghiên cứu để phục vụ công tác LĐ và PLXH một cách rộng rãi.

Đối với CB, CC lãnh đạo cơ quan, đơn vị, ngoài các nội dung trên, còn phải đánh giá về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; năng lực lãnh đạo, quản lý; năng lực tập hợp, đoàn kết CB, CC và đoàn kết nhân dân.

Việc thực hiện chức trách nhiệm vụ của CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào phải được đánh giá, phân loại hằng năm, với các mức: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ, nhưng còn hạn chế về năng lực và không hoàn thành nhiệm vụ.

64

2.2.3. Những yếu tố chi phối chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào

Một là, nhiệm vụ chính trị của ngành. Đó là các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho ngành LĐ và PLXH tổ

chức thực hiện: xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm, hằng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; các dự thảo quyết định, chỉ thị, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia, chương trình hành động quốc gia và các văn bản khác về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ hoặc theo phân công; các vấn đề về lĩnh vực việc làm và bảo hiểm thất nghiệp; lĩnh vực người lao động Lào đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; lĩnh vực dạy nghề, lĩnh vực lao động và tiền lương, lĩnh vực bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, lĩnh vực an toàn lao động, lĩnh vực người có công, lĩnh vực bảo trợ xã hội, lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc trẻ em, lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội, lĩnh vực bình đẳng giới, lĩnh vực người cao tuổi và người tàn tật và lĩnh vực dịch vụ công thuộc ngành: v.v..

Hai là, cơ cấu tổ chức bộ máy của ngành. Để có đội ngũ CB, CC của ngành có chất lượng cao, cần xây dựng cơ cấu tổ

chức bộ máy của ngành hợp lý theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả và tổ chức thực hiện tốt các vấn đề về quản lý, sử dụng CB, CC của ngành; thực hiện cải cách hành chính trong hoạt động của các cơ quan; sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy gắn với trách nhiệm CB, CC của ngành, đảm bảo trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, chuyên nghiệp, khoa học, hợp lý. Kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy là phải xây dựng vị trí việc làm trên toàn ngành nhằm nâng cao chất lượng tham mưu, hoàn thành tốt các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất do cấp trên giao.

Ba là, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về CB, CC và công tác cán bộ nói chung.

Xây dựng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào có chất lượng phải đặt trong đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Các yếu tố này phù hợp, khoa học, đầy đủ, chặt chẽ, sát đúng là căn cứ quan trọng góp phần tạo nên chất lượng CB, CC đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho từng giai đoạn cách mạng. Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về CB, CC sát hợp thực tiễn sẽ dẫn đến kết quả đội ngũ CB, CC của ngành LĐ và PLXH nâng lên về

65

chất lượng. Công tác tổ chức đi vào nền nếp, hằng năm được rà soát, điều chỉnh, bổ sung, quản lý hiệu quả, sử dụng đúng, bố trí hợp lý CB, CC sẽ góp phần quan trọng tạo nên chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào đáp ứng nhiệm vụ chính trị mới đặt ra.

Việc cụ thể hóa các quy định của Trung ương áp dụng vào tình hình cụ thể ở ngành để hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc ngành xây dựng quy chế làm việc, quy chế phối hợp với các tổ chức trong hệ thống chính trị của đất nước, các địa phương không chỉ đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng hiệu quả hoạt động của ngành, mà còn góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác của đội ngũ CB,CC ngành.

Bốn là, sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, quản lý của lãnh đạo chuyên môn các cơ quan, tổ chức thuộc ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào.

Các cơ quan lãnh đạo, quản lý đề ra chủ trương, kế hoạch, tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ CB, CC ngành phát triển có chất lượng; phát huy sức sáng tạo, tinh thần xung kích trên mọi mặt trận trên lĩnh vực LĐ và PLXH, quản lý; định hướng cho CB, CC có lý tưởng, có đạo đức cách mạng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng những đòi hỏi của tiến trình đổi mới và hội nhập việc tăng cường sự lãnh đạo sát thực của các cấp ủy đảng, quản lý của lãnh đạo chuyên môn các cơ quan, tổ chức thuộc ngành LĐ và PLXH CHDND Lào là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên chất lượng đội ngũ CB, CC thuộc ngành. Trong hoạt động lãnh đạo, quản lý có những yếu tố tác động trực tiếp đến công tác cán bộ: quy chế, quy định, quy trình công tác; phương thức lãnh đạo, quản lý; thực hiện các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các tổ chức; phong cách, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo, quản lý các cấp; cơ chế vận hành của tổ chức, trong đó có các thủ tục hành chính…

Năm là, thực trạng và mức độ phấn đấu, rèn luyện của CB, CC trong ngành. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC phụ thuộc vào thực trạng điểm mạnh,

điểm yếu của CB, CC và ý thức trách nhiệm, tích cực học tập, tu dưỡng, rèn luyện, thực hiện tốt nhiệm vụ của người CB, CC; ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tự phê bình và phê bình; sự đoàn kết, thống nhất, gắn bó, sẻ chia, tình thân ái giữa những người đồng chí, đồng nghiệp. Những mặt hạn chế, khuyết điểm của CB, CC ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng CB, CC và cả đội ngũ. Từng cơ quan, đơn vị cần đánh giá đúng thực trạng đội ngũ để từ đó đề ra phương hướng, nhiệm vụ và biện pháp phù hợp nâng cao chất lượng đội ngũ. Công tác tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng, sinh

66

hoạt cơ quan, tổ chức được thực hiện nghiêm túc, kiên quyết và kịp thời đấu tranh với những biểu hiện sai trái, tư tưởng bình quân chủ nghĩa, nêu cao vai trò tự phấn đấu, rèn luyện của CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng mọi mặt của CB, CC của ngành.

2.2.4. Một số vấn đề cơ bản về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào

2.2.4.1. Quan niệm về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào

Theo cách hiểu và sử dụng thông thường trong đời sống xã hội, nâng cao chất lượng nghĩa là hoạt động có mục đích nhằm cải thiện theo hướng tích cực toàn diện hay từng phần những đặc trưng, thuộc tính của một sự vật, sự việc, hiện tượng, quá trình hoạt động… nào đó. Với một sự vật, hiện tượng cụ thể, dưới các góc tiếp cận khác nhau, những chuẩn mực khác nhau có thể có nhiều cách nâng cao chất lượng khác nhau để đạt chuẩn mực. Đối với con người, nâng cao chất lượng liên quan trực tiếp tới việc gia tăng kiến thức, nâng chuẩn chất lượng cả về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực hành động, phong cách sống và làm việc, thể lực…

Nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC là hoạt động thường xuyên của các cấp ủy, cơ quan có thẩm quyền và sự tự phấn đấu của từng CB, CC nhằm nâng cao phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức và lối sống, năng lực công tác của từng CB, CC, phát huy hết khả năng của họ vào công việc được giao; cải thiện cơ cấu đội ngũ, bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng.

Theo đó, nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào là hoạt động thường xuyên của các cấp ủy, cơ quan có thẩm quyền trong ngành và sự tự phấn đấu của từng CB, CC nhằm nâng cao phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức và lối sống, trình độ và năng lực công tác của từng CB, CC, phát huy hết khả năng của họ vào công việc được giao; cải thiện cơ cấu đội ngũ, bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành trong từng thời kỳ cách mạng. Nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào là quá trình thay đổi từng phần, hoặc toàn diện, trước mắt và lâu dài, nhằm xây dựng được đội ngũ CB, CC đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ của ngành LĐ và PLXH Lào và xu thế hội nhập khu vực, quốc tế.

Trước những yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới, Đảng NDCM Lào nhấn mạnh:

67

Khẩn trương rà soát lại và sửa đổi quy hoạch và chiến lược về cán bộ để xây dựng cho được đội ngũ cán bộ có chất lượng, đồng bộ và có cơ cấu hợp lý nhằm đáp ứng đủ yêu cầu trước mắt một cách cơ bản, đồng thời có đội ngũ kế thừa vững vàng. Chú trọng đặc biệt đối với việc xây dựng cán bộ lãnh đạo chiến lược có sự đoàn kết một lòng, có sự thống nhất cao đối với quan điểm, đường lối của Đảng, đồng thời có trách nhiệm, có đầu óc sáng tạo, có quan điểm sát thực tiễn trong giải quyết vấn đề và phấn đấu làm công tác hoàn thành [185, tr.54].

Sự nghiệp cách mạng hiện nay yêu cầu phải xây dựng được đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào có cơ cấu phù hợp; CB, CC có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, có đầu óc sáng tạo, tiếp cận được với nền công nghiệp hiện đại, khoa học - công nghệ tiên tiến, trong đó có sự kế thừa thành tựu của các nước phát triển; hết mực trung thành với Đảng và Nhà nước, với lợi ích của công nhân, nông dân, người lao động và với cả dân tộc; biết đặt lợi ích của dân tộc lên trên lợi ích cá nhân.

2.2.4.2. Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào

Hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào là nhiệm vụ, công việc chủ yếu, thường xuyên của công tác cán bộ của ngành LĐ và PLXH Lào liên quan đến nhiều mặt của công tác cán bộ và là nội dung rất rộng lớn.

Một là, xác định đúng mục tiêu, yêu cầu, phương hướng, chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC của toàn ngành.

Hai là, điều chỉnh cơ cấu đội ngũ CB, CC trong cơ quan Bộ, từng Sở LĐ và PLXH tỉnh, thành phố và từng Phòng LĐ và PLXH huyện, quận, nhất là cơ cấu độ tuổi và cơ cấu trình độ chuyên môn; luân chuyển, điều động, bố trí lại các cán bộ lãnh đạo, quản lý ở từng cấp, từng cơ quan, đơn vị.

Ba là, nâng cao chất lượng toàn diện các CB, CC của toàn ngành cả về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực công tác, phong cách làm việc trên cơ sở thực hiện tốt tất cả các khâu trong công tác cán bộ.

Bốn là, điều chỉnh biên chế, số lượng CB, CC ở từng cơ quan, đơn vị. 2.2.4.3. Phương thức và quy trình nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công

chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào Trong nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH cần thực hiện các phương thức chủ yếu sau:

68

Một là, Đảng ủy và lãnh đạo Bộ nghiên cứu ban hành nghị quyết, chiến lược, kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC toàn ngành LĐ và PLXH làm cơ sở để các cấp ủy, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện.

Hai là, tiến hành công tác tư tưởng, làm cho các cấp ủy đảng, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị và toàn thể đội ngũ CB, CC toàn ngành nhận thức sâu sắc các quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC của ngành.

Ba là, thành lập ban chỉ đạo, giao cơ quan tổ chức và cán bộ làm cơ quan thường trực giúp lãnh đạo Bộ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tháo gỡ khó khăn, sơ kết, tổng kết việc thực hiện.

Bốn là, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo chuyên môn, các đoàn thể chính trị - xã hội, CB, CC; tổ chức sự phối hợp giữa Bộ với cấp ủy, chính quyền địa phương trong nâng cao chất lượng CB, CC ngành lao động và phúc lợi xã hội ở địa phương.

Năm là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết, chiến lược, kế hoạch.

Sáu là, phát huy trách nhiệm, vai trò của các cấp ủy viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; sự gương mẫu của đảng viên và ý thức tự phấn đấu, rèn luyện của từng CB, CC.

Quy trình nâng cao chất lượng đối với từng loại CB, CC ngành LĐ và PLXH ở từng cấp có nội dung riêng, nhưng đều phải tuân theo các bước chủ yếu mang tính phổ biến:

Bước 1: học tập nghị quyết, thống nhất quan điểm, chủ trương của cấp ủy đảng và cơ quan nhà nước về tính cấp thiết và yêu cầu thực tiễn đặt ra về nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC.

Bước 2: trên cơ sở khảo sát, đánh giá hiện trạng đội ngũ CB, CC và dự báo sự phát triển của ngành LĐ và PLXH Lào trong tương lai, xác định mục tiêu, đối tượng, yêu cầu của nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành.

Bước 3: soạn thảo, thảo luận, phân tích, thông qua phương án, kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào.

Bước 4: tổ chức thực hiện phương án, kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC.

Bước 5: sơ kết, tổng kết việc thực hiện phương án, kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC.

69

Quy trình nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào là áp dụng tất cả quy trình công tác cán bộ, như: công tác xây dựng tiêu chuẩn CB, CC; công tác đánh giá CB, CC; công tác quy hoạch CB, CC; công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC; công tác lựa chọn, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển CB, CC; công tác quản lý CB, CC và công tác chính sách đối với CB, CC.

2.2.4.4. Các chủ thể, lực lượng tham gia nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào

Để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào phải có sự tham gia của nhiều chủ thể.

Các chủ thể lãnh đạo và trực tiếp thực hiện Cấp Trung ương: Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ban Tổ chức

Trung ương đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngành LĐ và PLXH Lào đương chức và trong quy hoạch chức danh diện Ban Chấp hành Trung ương quản lý.

Cấp Bộ: Đảng ủy Bộ LĐ và PLXH Lào đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC diện Bộ trưởng quản lý.

Cấp địa phương: cấp ủy các tỉnh và thủ đô Viêng Chăn đối với việc nâng cao chất lượng CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào đương chức và trong quy hoạch chức danh lãnh đạo, quản lý ngành cấp tỉnh, thủ đô về trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước.

Cấp cơ quan, đơn vị: cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, đơn vị đối với việc nâng cao chất lượng CB, CC chuyên môn nghiệp vụ thuộc phạm vi quản lý được phân cấp. Cơ quan tham mưu về công tác tổ chức và cán bộ ngành LĐ và PLXH Lào trong việc tham mưu xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kê hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào ở từng cấp. Mỗi cá nhân CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào tự xây kế hoạch phấn đấu để nâng cao chất lượng về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức và lối sống, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, phong cách công tác đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn. Các lực lượng tham gia Chính phủ ban hành các nghị định, Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động của ngành LĐ và PLXH.

Bộ Nội vụ và các bộ, ngành liên quan phối hợp với Bộ LĐ và PLXH trong các công việc liên quan.

70

Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào, Trường Chính trị - Hành chính

tỉnh trong công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC ngành LĐ và PLXH.

Mặt trận Lào yêu nước và xây dựng Tổ quốc; các đoàn thể chính trị - xã hội ở

cấp tỉnh, cấp huyện tham gia giám sát, nâng cao chất lượng CB, CC ngành LĐ và

PLXH ở từng cấp.

Các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ quan Bộ LĐ và PLXH Lào trong nâng cao

chất lượng CB, CC các đơn vị thuộc cơ quan Bộ LĐ và PLXH.

Nhân dân và đặc biệt là đối tượng phục vụ của đội ngũ CB, CC ngành LĐ

và PLXH ở Lào tham gia giám sát, đóng góp ý kiến xây dựng CB, CC ngành LĐ

và PLXH.

2.2.4.5. Các nguyên tắc trong nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Một là, phải xuất phát và nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà

nước, của ngành LĐ và PLXH, của từng cơ quan, đơn vị và từng địa phương; sát với

từng đối tượng, kịp thời đáp ứng những yêu cầu nảy sinh trong cuộc sống thực tế, thiết

thực và đạt hiệu quả.

Hai là, phải tiến hành thường xuyên, kiên trì, đồng bộ, chú trọng công tác giáo

dục, rèn luyện CB, CC; gắn nâng cao trình độ lý luận với rèn luyện năng lực công tác

trong thực tiễn.

Ba là, đa dạng hóa các hình thức nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành

LĐ và PLXH Lào; kết hợp nâng cao chất lượng CB, CC với nâng cao chất lượng của

các tổ chức đảng, chuyên môn và đoàn thể trong ngành; lấy nâng cao chất lượng của

các tổ chức thúc đẩy quá trình tự nâng cao chất lượng của từng CB, CC.

Bốn là, kết hợp giữa xây và chống, giữa nâng cao kiến thức, kỹ năng mới, tư

tưởng, tình cảm cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn, nghiệp vụ với kiên

quyết phê phán, khắc phục những yếu kém, khuyết điểm.

Năm là, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, đi đôi với phát huy trách nhiệm

của các cơ quan nhà nước, Mặt trận Lào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các đoàn thể

chính trị - xã hội và nhân dân.

71

Tiểu kết chương 2

Đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào là lực lượng cấu thành tổ chức quản lý hành chính nhà nước về LĐ và PLXH Lào từ trung ương đến địa phương (cấp huyện), là cầu nối giữa chính quyền nhà nước với nhân dân trên phạm vi toàn quốc nhằm đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng thông qua chính quyền nhà nước, đảm bảo lãnh đạo thực hiện thắng lợi những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Lào nói chung và phát triển ngành LĐ và PLXH Lào nói riêng. Nhân dân không chỉ hiểu Đảng và Nhà nước thông qua đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, mà còn thông qua lời nói và việc làm của những người CB, CC. Vì vậy, có thể nói, kết quả của việc xây dựng và phát triển ngành LĐ và PLXH Lào tùy thuộc vào chất lượng đội ngũ CB, CC của ngành thực sự trong sạch, vững mạnh.

Ngành LĐ và PLXH Lào là một ngành trọng yếu của đất nước. Trong nhiều năm qua, ngành LĐ và PLXH Lào đã cùng với các ngành khác xây dựng nên cuộc sống mới, giải quyết tương đối tốt các vấn đề lao động và phúc lợi xã hội; đội ngũ CB, CC của ngành đã nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu và sáng tạo. Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào cũng còn nhiều hạn chế, chưa thực sự đáp ứng được những yêu cầu trong giai đoạn hiện nay. Để nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào cần nhân thức đúng đắn quan niệm, các tiêu chí đánh giá, nội dung, phương thức, các chủ thể và lực lượng tham gia. Trên bình diện tổng quát có thể nói, nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị và mỗi CB, CC trong ngành dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng và sự điều hành của lãnh đạo chuyên môn ở từng cấp.

72

Chương 3 CHẤT LƯỢNG VÀ HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGÀNH LAO ĐỘNG VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN HIỆN NAY -

THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM

3.1. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGÀNH LAO ĐỘNG VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

3.1.1. Ưu điểm 3.1.1.1. Về cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức Ngành LĐ và PLXH Lào có tổng số CB, CC trong toàn ngành, theo số liệu

thống kê đến tháng 4-2015 là 1.873 người, trong đó nữ 632 người, chiếm 33,74%; nam 1.241 người, chiếm 66,26%.

Về tính đồng bộ. Trong những năm qua đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào có thể nói là đã cơ bản đảm bảo tính đồng bộ; đã chú trọng biên chế các thành phần CB, CC về các thế hệ, độ tuổi, dân tộc, giới tính, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đã hình thành đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào theo hình tháp. Đội ngũ CB, CC thuộc Văn phòng Bộ, Cục, Vụ và các đơn vị thuộc Bộ LĐ và PLXH Lào quản lý trực tiếp là 375 người, trong đó nữ 157 người, chiếm 41,86%, nam 218 người chiếm 58,14% và độ tuổi thấp hơn 30 tuổi có 78 người, độ tuổi 31-50 tuổi có 203 người, độ tuổi 51 trở lên có 81 người. Đội ngũ CB, CC thuộc các Sở LĐ và PLXH cấp tỉnh và thủ đô là 676 người, trong đó nữ 236 người, chiếm 34,91%; nam 440 người, chiếm 65,09% và độ tuổi thấp hơn 30 tuổi có 208 người, độ tuổi 31-50 tuổi có 278 người, độ tuổi 51 trở lên có 190 người. Đội ngũ cán bộ, cán bộ thuộc các Phòng LĐ và PLXH cấp huyện là 822 người, trong đó nữ 239 người, chiếm 29,07%; nam 583 người, chiếm 70,93% và độ tuổi thấp hơn 30 tuổi có 322 người, độ tuổi 31-50 tuổi có 318 người, độ tuổi 51 trở lên có 182 người. Trình độ học vấn là đã xóa được người CB, CC không có học vấn về phổ thông trong ngành; về trình độ chuyên môn nghiệp vụ là số CB, CC có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên chiếm tỷ trọng cao, cụ thể: trình độ tiến sĩ 4 người, thạc sĩ 70 người, cử nhân 716 người, cao đẳng 543 người, trung cấp 284 người và sơ cấp 257 người. CB, CC trên toàn ngành là Lào Lùm 1.873 người, chiếm 84,24%; Lào Súng 70 người, chiếm 3,73% và Lào Thâng 225 người, chiếm 12,01%.

73

Về tính hợp lý. Ngành LĐ và PLXH CHDCND đã từng bước xây dựng cơ cấu đội ngũ CB, CC một cách hợp lý, bao gồm xây dựng đội ngũ CB, CC có số lượng, cơ cấu hợp lý, có trình độ chuyêm môn, có năng lực và phẩm chất, đạo đức thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước cũng như thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành; xây dựng cơ cấu CB, CC hợp lý gắn với vị trí việc làm trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức; hoàn thiện quy định, hướng dẫn về tuyển dụng, bố trí, phân công nhiệm vụ CB, CC. Về số lượng CB, CC ngành lao động và phúc lợi xã hội CHDCND Lào từ năm 1993 đến nay đã có sự tăng dần theo khối lượng và chất lượng công việc của ngành; chẳng hạn năm 1993 có CB, CC là 102 người, năm 1997 là 667 người, năm 2001 là 705 người, năm 2005 là 1.178 người, năm 2009 là 1.258 người và hiện nay là 1.873 người.

Về tính kế thừa liên tục, vững vàng và phát triển giữa các thế hệ CB, CC. Đảng ủy và lãnh đạo các tổ chức ngành LĐ và PLXH Lào đã chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, trong đó quan tâm đến CB, CC ở cấp cơ sở, lãnh đạo, quản lý có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, gắn bó với nhân dân, có trí tuệ, tư duy đổi mới và năng lực hoạt động thực tiễn, có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị bảo đảm tính kế thừa, sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ CB, CC; có tính kế thừa, không để hẫn hụt CB, CC trong từng giai đoạn. Đồng thời tuyển chọn, đào tạo đội ngũ CB, CC trẻ, CB, CC có trình độ chuyên môn cao, đảm bảo đạt yêu cầu tiêu chuẩn theo chức danh ngạch bậc theo quy định. Đã đưa vào quy hoạch 2/3 số CB, CC trẻ có khả năng phát triển để kế tục sự nghiệp phát triển ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào. CB, CC là đảng viên Đảng NDCM Lào hiện ở các cơ quan, tổ chức thuộc Bộ có 180 người chính thức và 28 người dự bị; Sở LĐ và PLXH tỉnh và thành phố có 280 người chính thức và 50 người dự bị và Phòng LĐ và PLXH huyện và quận có 445 người chính thức và 45 người dự bị. Nguồn CB, CC đó là thế hệ sẽ kế thừa liên tục sự nghiệp ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào trong giai đoạn phát triển mới, giai đoạn hội nhập khu vực và quốc tế.

Thực hiện Chỉ thị số 08/BCTTW ngày 21-8-2007 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về việc xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trên toàn quốc và Hướng dẫn số 198/BTCTW ngày 13-10-2007 của Ban Tổ chức Trung ương về việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 08/BCTTW, công tác quy hoạch CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào được triển khai lần đầu tiên năm 2009, với quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý từ

74

Trung ương đến địa phương theo ngành dọc trên cả nước. Tính đến nay, ngành LĐ và PLXH Lào đã thực hiện bản quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp từ Trung ương đến địa phương được làm từ năm 2009 gồm: đề án quy hoạch cán bộ cấp Trung ương quản lý (A1, A2, A3) và đề án quy hoạch cán bộ thuộc quyền quản lý của Đảng ủy Bộ (B1, B2, B3, B4 gồm các chức danh Phó Vụ trưởng và tương đương; Giám đốc và Phó giám đốc Sở LĐ và PLXH tỉnh, thủ đô; Trưởng và Phó Trưởng phòng thuộc Cục, Vụ và Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng LĐ và PLXH cấp huyện). Với các đề án quy hoạch đã có, công tác CB, CC của ngành đã đi vào nền nếp hơn; nhất là việc bố trí, xắp xếp, luân chuyển, bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của ngành. Quy hoạch CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào đang áp dụng thật sự là căn cứ quan trọng trong tạo nguồn CB, CC lãnh đạo, quản lý ngành LĐ và PLXH Lào từ trung ương đến địa phương; làm cho công tác CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào đảm bảo sự liên thông trong ngành dọc và ngang trên toàn quốc; thúc đẩy công tác đánh giá CB, CC đúng thực chất cả về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực thực tiễn, uy tín, sức khỏe và chiều hướng, triển vọng phát triển đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của ngành LĐ và PLXH Lào; là cơ sở để đẩy mạnh đổi mới đồng bộ các khâu khác trong công tác CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào, trước hết là đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển CB, CC; đổi mới công tác tạo nguồn và thực hiện chiến lược phát triển CB, CC lâu dài.

3.1.1.2. Về chất lượng cán bộ, công chức trong ngành Về phẩm chất chính trị CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào cơ bản nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa Mác

- Lênin, quan điểm, đường lối của Đảng, trung thành và kiên định đi theo lý tưởng của Đảng, lập trường vững vàng, không dao động trước các tình huống diễn biến phức tạp của tình hình. Có lý tưởng chính trị, kiên định lập trường, kiên định trong nguyên tắc lãnh đạo của Đảng; nhận thức, tư tưởng chính trị, chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; kiên định với đường lối đổi mới của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trung thành tuyệt đối với Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tửơng đường lối của Đảng; tinh thần đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; đa số CB, CC năng động, có tinh thần trách nhiệm với nhiêm vụ được giao; tin tưởng vào lực lượng và trí tuệ quần chúng, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Bản thân và gia đình CB, CC chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

75

Biểu hiện rõ nét của ưu điểm là trong suốt quá trình thành lập ngành LĐ và PLXH Lào từ năm 1993 đến nay không có CB, CC từ Trung ương đến địa phương cơ sở bị xử lý kỷ luật về phẩm chất chính trị. Đội ngũ CB, CC ngành cũng đã tham gia có hiệu quả trong công tác tuyên truyền, vận động, giải thích về đường lối, chính sách, pháp luật và uốn nắn những biểu hiện tư tưởng chính trị lệch lạc cho một số CB, CC và nhân dân. Hằng năm ngành đã cử CB, CC lãnh đạo, quản lý ngành xuống tiếp xúc, trao đổi, đối thoại trực tiếp với tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và công dân về những vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và những vấn đề mà ngành LĐ và PLXH phụ trách, tạo được niềm tin trong xã hội và nhân dân các bộ tộc.

Có được tính chiến đấu về chính trị một phần là do đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào một số trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và trong xây dựng xã hội mới; còn số CB, CC tuổi từ 45 trở xuống là những CB, CC đã trưởng thành trong xã hội mới, được đào tạo trong và ngoài nước. Quan trọng hơn có một số CB, CC đã từng là sĩ quan quân đội, cho nên đa số CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào đã thể hiện được bản lĩnh chính trị vững vàng, có lập trường trung thành với đường lối của Đảng; thực hiện nghiêm pháp luật của Nhà nước và tin vào con đường đi lên CNXH mà Đảng NDCM Lào đã lựa chọn.

Về phẩm chất đạo đức, lối sống Bước vào thời kinh tế thị trường, cộng với những vấn đề tiêu cực nảy sinh trong

xã hội, song đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào số đông vẫn giữ gìn tư cách, phẩm chất đạo đức cách mạng tốt đẹp, tính tiên phong, có lối sống trong sạch; thực hiện tốt cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; có tinh thần thực hành tiết kiệm, đấu tranh chống tham nhũng, chống lãng phí, quan liêu và các biểu hiện tiêu cực khác; là tấm gương cho mọi người, gương mẫu trong công việc, có ý thức tổ chức kỷ luật, biết đoàn kết nội bộ cơ quan và gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân; với CB, CC dưới quyền và được quần chúng tín nhiệm. Nhiều cán bộ đặt lợi ích công lên trên lợi ích của bản thân và gia đình, xứng đáng là người đày tớ trung thành của nhân dân. Phần lớn CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào có lối sống giản dị, trong sáng, lành mạnh, thể hiện ở việc sử dụng hợp lý các nguồn lực trong công việc như tiếp khách, trang thiết bị phục vụ công việc, phòng làm việc; có tinh thần vượt khó trong cuộc sống một cách chính đáng và đúng pháp luật.

CB, CC luôn luôn giữ gìn đạo đức và lối sống lành mạnh, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện tiêu cực khác, thực hiện các quy định về

76

những việc cán bộ, công chức không được làm. Có tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân (tận tụy với công việc, không hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, công dân trong thực hiện nhiệm vụ). Đặc biệt là CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào không ai để vợ (chồng), con, anh (chị, em) ruột lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình làm ảnh hưởng xấu tới cơ quan hoặc vi phạm quy chế, vi phạm pháp luật. CB, CC luôn chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, giữ gìn nếp sống văn hóa công sở, thời gian làm việc; chấp hành nghiêm túc sự phân công của tổ chức trong thực hiện nhiệm vụ, công tác. Có tính trung thực; ý thức giữ gìn đoàn kết nội bộ; ý thức trong đấu tranh tự phê bình và phê bình, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh và có tinh thần phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ để xử lý công việc nhanh chóng và đúng theo pháp luật. CB, CC luôn có tinh thần học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học và luôn luôn thực hiện các nội dung sinh hoạt chính trị do Đảng, Nhà nước phát động.

Về phẩm chất đạo, lối sống của CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào thể hiện qua kết quả đánh giá, phân loại CB, CC hàng năm, chẳng hạn: năm 2007 đạt loại tốt là 250 người, trung bình là 983 người; năm 2008 đạt loại tốt là 275 người, trung bình là 973 người; năm 2009 đạt loại tốt là 287 người, trung bình là 971 người và năm 2014 đạt loại tốt là 455 người, trung bình là 1.269 người. Điều đó, cho thấy CB, CC đã có phẩm chất đạo đức tốt và có lối sống lành mạnh; chú tâm trong công tác được giao.

Về trình độ, năng lực công tác Về cơ bản đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào có mặt bằng trình độ đáp

ứng yêu cầu hiện tại của công tác LĐ và PLXH. Đa số có kiến thức chuyên môn sâu về lĩnh vực phụ trách, am hiểu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, lịch sử… trong nước và quốc tế; có khả năng tiếp cận những tiến bộ, khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới để áp dụng vào phát triển công việc. Bước đầu đội ngũ CB, CC ngành đã tiếp cận với kiến thức và kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành hiện đại. Nhiều CB, CC đã cố gắng trong việc tự nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, lĩnh vực sử dụng và khai thác công nghệ thông tin, khai thác và cập nhật thông tin từ mạng Internet, ngoại ngữ và nhiều lĩnh vực chuyên môn khác, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn; kiến thức về quản lý kinh tế, quản lý xã hội trong cơ chế mới. Đa số đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào đã có trình độ cấp đại học, trong đó có nhiều CB, CC được đào tạo chính quy ở các những trường đại học có uy tín; ngày càng có nhiều CB, CC ngành theo học các chương trình sau đại học trong và ngoài nước.

77

100% CB, CC tầm lãnh đạo, quản lý, điều hành từ trung ương đến địa phương đã tham gia một hoặc nhiều chương trình bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng điều hành công tác LĐ và PLXH. Nhìn chung, trình độ kiến thức của CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào được nâng lên một bước. Có nhiều CB, CC rất năng động, sáng tạo trong công việc, biết vận dụng những tri thức khoa học mới vào cuộc sống và công việc, thích ứng nhanh với điều kiện mới, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm trong công việc của mình.

Tổng hợp về trình độ CB, CC toàn ngành tính đến tháng 4 năm 2015: tổng số CB, CC là 1.873 người, trình độ tiến sĩ 03 người, chiếm 0,16%; thạc sĩ 69 người, chiếm 3,68%; cử nhân 718 người, chiếm 38,33%; cao đẳng 541 người, chiếm 28,88%; trung cấp 285 người, chiếm 15,21%; sơ cấp 182 người, chiếm 9,71% và không có bằng cấp chuyên môn (phổ thông) 75 người, chiếm 4%.

Trình độ lý luận của CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào hiện nay đã được cải thiện rõ rệt. Ở cấp Trung ương (các tổ chức thuộc cơ quan Bộ), trong tổng số 375 CB, CC, 24 người có trình độ cao cấp lý luận (5 tháng) học ở Việt Nam và Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào, chiếm 6,4%; cử nhân 02 người, chiếm 0,5%; cao đẳng 07 người, chiếm 1,8%; trung cấp 02 người, chiếm 0,5%; sơ cấp và bồi dưỡng 45 ngày 131 người, chiếm 34,93%. Ở cấp tỉnh (Sở LĐ và PLXH tỉnh và thành phố), trong tổng số 676 CB, CC, 18 người có trình độ cao cấp lý luận (5 tháng) học ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào, chiếm 2,66%; trung cấp 35 người, chiếm 5,17%; sơ cấp và bồi dưỡng 45 ngày 125 người, chiếm 18,49%. Ở cấp huyện (Phòng LĐ và PLXH huyện và quận), tổng số 822 CB, CC, 148 người có trình độ lý luận trung cấp, chiếm 18%; sơ cấp và bồi dưỡng 45 ngày 300 người, chiếm 36,49%.

Trình độ năng lực ngoại ngữ và tin học cũng được nâng lên, thể hiện: CB, CC sử dụng thành thạo tiếng Anh C2, C1 là 6 người; sử dụng độc lập tiếng Anh B2, B1 là 69 người và sử dụng căn bản tiếng Anh A2, A1 là 266 người. CB, CC sử dụng công nghệ tin học ở trình độ A (Windows, Word, Excel và Power Point) là 1,644 người; ở trình độ B (khai thác các ứng dụng) là 9 người và ở trình độ C (lập trình) là 3 người.

Năng lực công tác của CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào trong thời gian quan đã thể hiện qua việc nghiên cứu xây dựng các văn bản pháp luật và thực hiện giải quyết xử lý công việc được giao. CB, CC toàn ngành đã giải quyết việc làm cho lao động và nhân dân các bộ tộc Lào từ năm 2011 đến 2014 là ở lĩnh vực nông nghiệp 57,109 việc làm; công nghiệp 95,313 việc làm và dịch vụ 55,189 việc làm. CB, CC

78

ngành LĐ và PLXH Lào tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kỹ năng nghề cho lao động và nhân dân các bộ tộc Lào từ năm 2010 đến năm 2014. Cụ thể, lĩnh vực nông nghiệp: năm 2010-2011 là 9.924 người, năm 2011-2012 là 13.342 người, năm 2012-2013 là 10.246 người và năm 2013-2014 là 12.693 người. Lĩnh vực công nghiệp: năm 2010-2011 là 5.676 người, năm 2011-2012 là 18.774 người, năm 2012 -2013 là 14.262 người và năm 2013-2014 là 7.784 người. Lĩnh vực dịch vụ: năm 2010-2011 là 15.730 người, năm 2011-2012 là 18.307 người, năm 2012-2013 là 15.307 người và năm 2013-2014 là 16.577 người. CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ giải quyết việc hỗ trợ người bị nạn, khó khăn và thiếu cơ hội. Cụ thể, năm 2010-2011 giải quyết được 37.437 hộ gia đình và 208.333 người, năm 2011-2012 giải quyết được 142.283 hộ gia đình và 760.700, năm 2012-2013 giải quyết được 12.468 hộ gia đình và 71.566 người và năm 2013-2014 giải quyết được 10.610 hộ gia đình và 62.234 người. Về phong cách công tác Đa số CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào hình thành được phong cách công tác có nguyên tắc, giữ được tính đảng, tính giai cấp, linh hoạt trong xử lý công việc và phát huy được dân chủ trong cơ quan và nhân dân. Nhiều CB, CC có tư tưởng đột phá, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trên cơ sở khoa học và tôn trọng thực tế khách quan. Có những CB, CC có vị trí lãnh đạo chủ chốt ngành LĐ và PLXH đã công khai thông tin địa chỉ liên hệ cá nhân để tiếp thu ý kiến góp ý của nhân dân. Với phong cách công tác dân chủ, công khai, đội ngũ CB, CC này đã tạo dựng được uy tín trước CB, CC, đảng viên và nhân dân. Theo báo cáo kết quả thăm dò vào quy hoạch nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý để chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015-2020 của ngành cho thấy, nhiều cán bộ đạt tỷ lệ phiếu rất cao.

3.1.2. Hạn chế 3.1.2.1. Về cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức Về tính đồng bộ. Một số CB, CC (đặc biệt là CB, CC ở địa phương) do chuyển

từ cơ chế cũ, được hình thành từ nhiều nguồn, nên cơ cấu chưa đồng bộ, trình độ chuyên môn, thế hệ, giới tính, thành phần dân tộc chưa đảm bảo được cơ cấu hợp lý và chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn của ngành. Còn tình trạng vừa thừa, vừa thiếu CB, CC ở một số tổ chức. Cơ cấu đội ngũ CB, CC theo ngạch, chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và trình độ đào tạo chưa phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, chưa bảo đảm cơ cấu phù hợp về nữ, người dân tộc thiểu số.

79

Công tác hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh, chức vụ CB, CC từ thứ trưởng, chuyên gia, chuyên viên cao cấp và tương đương trở xuống theo hướng chú trọng phẩm chất, trình độ, năng lực chưa rõ ràng và không làm tốt trong thời gian qua. Mỗi tiêu chuẩn của chức vụ lãnh đạo, quản lý chưa quy định rõ về ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp của CB, CC tương ứng. Chưa bổ bổ nhiệm chức danh chuyên gia, chuyên viên cao cấp đối với CB, CC làm nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu tổng hợp chiến lược ở ngành LĐ và PLXH Lào từ Trung ương đến địa phương (Sở và Phong LĐ và PLXH).

Về tính hợp lý. Cơ cấu CB, CC còn chưa hợp lý về số lượng, chức danh ngạch, chức danh nghề nghiệp, trình độ, độ tuổi, dân tộc, giới tính. Chưa xác định đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu quản lý nhà nước, yêu cầu cung cấp dịch vụ công của ngành để làm cơ sở xây dựng, hoàn thiện cơ cấu CB, CC phù hợp. Công tác đánh giá, phân loại CB, CC vẫn là khâu yếu. Thi nâng ngạch CB, CC chất lượng thấp, không theo nguyên tắc cạnh tranh. Chưa xây dựng đồng bộ hệ thống vị trí việc làm và hệ thống chức danh CB, CC quản lý cho nên việc biên chế CB, CC ở các tổ chức thuộc ngành chưa phù hợp và không theo yêu cầu nhiệm vụ lâu dài. Làm mất cân đối giữa các thành phần tạo nên CB, CC, dẫn đến thực hiện công tác và nhiệm vụ được giao không chất lượng và hiệu quả cao. Còn tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ; cho nên biên chế, bố trí CB, CC không hợp lý và đun đẩy trách nhiệm.

Về tính kế thừa liên tục, vững vàng và phát triển, mặc dù đã qua đào tạo, bồi dưỡng, nhưng do đầu vào không bảo đảm, nên còn nhiều CB, CC không đủ khả năng để thực hiện nhiệm vụ. Một số chức danh CB, CC của ngành, tuy đã đạt tiêu chuẩn về trình độ, nhưng do độ tuổi cao, năng lực hạn chế mà chưa đủ điều kiện nghỉ hưu, chưa có chính sách hỗ trợ hợp lý nhằm động viên, khuyến khích các CB, CC số đó nghỉ hưu theo chế độ, nên chưa thể bố trí, bổ nhiệm được CB, CC trẻ để thay thế. Một số cơ quan, đơn vị thuộc ngành vẫn còn tình trạng CB, CC đi học theo kiểu chạy cho có bằng cấp, để đủ tiêu chuẩn theo quy định; nhiều CB, CC dù đã đạt chuẩn, nhưng chưa được đào tạo, bồi dưỡng có hệ thống; một số CB, CC chưa chịu khó học tập, rèn luyện, tác phong công tác, nề nếp làm việc chuyển biến chậm, còn thiếu sáng tạo trong việc vận dụng đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để xây dựng nhiệm vụ chính trị của ngành, nên chưa có những giải pháp tốt, mang tính đột phá trong thực hiện nhiệm vụ. Ngoài ra, vẫn còn một bộ phận không nhỏ CB, CC của ngành ý thức trách nhiệm với công việc không cao, làm việc theo kiểu cầm chừng,

80

trông chờ, ỷ lại vào cấp trên, năng lực các mặt còn hạn chế, đặc biệt là năng lực, kỹ năng hành chính (thể hiện qua việc ban hành, tham mưu ban hành văn bản, xử lý tình huống hành chính, thực thi công vụ…); một số làm việc thụ động, cầm chừng, trách nhiệm không cao, không nắm rõ tình hình ngành LĐ và PLXH, tình hình công việc mà mình phụ trách. Cho nên, việc đưa CB, CC của ngành vào quy hoạch kế tục là rất khó và không hiệu quả.

Về quy hoạch CB, CC, Đảng ủy Bộ LĐ và PLXH Lào chưa tổ chức quán triệt nội dung các chỉ thị, quy định của Trung ương về quy hoạch CB, CC và xem nhẹ công tác này, làm cho quy hoạch CB, CC lãnh đạo, quản lý ngành LĐ và PLXH Lào không được hoàn thiện và bổ sung hằng năm. Quy hoạch được xây dựng một lần từ năm 2009, đến nay các đối tượng trong quy hoạch đã di chuyển, thay đổi mà vẫn chưa được bổ sung, đánh giá lại. Quy định, quy chế về công tác quy hoạch CB, CC nói chung và CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào thiếu sự đồng bộ, không rõ ràng về tiêu chuẩn chuẩn, tiêu chí. Tổ chức thực hiện cũng thiếu kiên quyết, cốt làm cho xong, cho có. Chưa có quy định về tiêu chuẩn đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào, nên việc xác định tiêu chuẩn đối tượng đưa vào diện quy hoạch rất khó khăn, không có căn cứ để tuyển chọn phù hợp với tính đặc thù của ngành. Thiếu sự phối hợp chặt chẽ trong tiến hành làm công tác quy hoạch CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào giữa Bộ LĐ và PLXH Lào với ban tổ chức các tỉnh, thành phố và các cấp ủy địa phương, nên đề án quy hoạch không được hoàn thiện, các đối tượng đưa vào quy hoạch cũng không đạt tiêu chuẩn của ngành. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào đa số chưa bám sát quy hoạch. Việc bố trí, sắp xếp CB, CC lãnh đạo, quản lý ngành LĐ và PLXH Lào cũng không theo quy hoạch. Đội ngũ CB, CC làm công tác quy hoạch chưa được bồi dưỡng, tập huấn công tác này, trình độ hiểu biết về công tác quy hoạch không sâu sắc, trong thực hiện thực tế gặp sự lúng túng, không sâu sát. Thiếu kinh phí phục vụ công tác quy hoạch đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào.

3.1.2.2. Về chất lượng cán bộ, công chức trong ngành Về phẩm chất chính trị Trong điều kiện mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, có một số

CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào còn có biểu hiện sự thiếu nhạy cảm về chính trị trong các quyết sách lãnh đạo, điều hành. Trong quan hệ quốc tế, một số CB, CC còn thiếu bản lĩnh trong giải quyết vấn đề để mang lợi ích cao nhất cho ngành và nhân dân Lào. Có một số CB, CC còn có biểu hiện hoài nghi về chế độ XHCN và chủ nghĩa Mác -

81

Lênin trong điều kiện mới hiện nay. Nhiều CB, CC còn hạn chế trong đấu tranh bảo vệ quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách, Điều lệ của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Một số CB, CC ngại rèn luyện, tu dưỡng về tư tưởng chính trị, ngại tìm tòi, học hỏi cái mới; dẫn đến lạc hậu về kiến thức mới, dẫn đến bảo thủ, nhất là kiến thức về quản lý nhà nước và kiến thức về thế giới đương đại.

Về phẩm chất đạo đức, lối sống Bên cạnh đa số CB, CC có phẩm chất đạo đức tốt, vẫn còn một số CB, CC có

biểu hiện vi phạm về phẩm chất đạo đức, lối sống, như: có lối sống xa hoa, lãng phí, thiếu trách nhiệm với công việc, với tổ chức; không gương mẫu trong chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; thiếu ý thức tổ chức kỷ luật; gây mất đoàn kết nội bộ cơ quan, chia bè chia cánh. Nặng hơn nữa là lợi dụng chức vụ chiếm dụng, bớt xén của công làm giàu cho cá nhân và gia đình, gây ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của cơ quan, của người CB, CC và lớn hơn là uy tín của ngành LĐ và PLXH, Đảng và Nhà nước Lào.

Từ năm 2010 đến năm 2014 đã có một số CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào bị xử lý kỷ luật, cụ thể: cấp độ 1 (phê bình; cảnh cáo và ghi vào hồ sơ CB, CC) là 24 người; cấp độ 2 (ngừng thăng ngạch, bậc tiền lương, khen thưởng và ghi vào hồ sơ CB, CC; giáng chức danh quản lý hoặc chuyển công tác và ghi vào hồ sơ CB, CC; giáng chức danh quản lý thành nhân viên thường và ghi vào hồ sơ CB, CC) là 05 người; cấp độ 3 (đưa ra khỏi tổ chức mà không được nhận chính sách nào cả) là 08 người. Từ 1993 đến nay, qua đánh giá, phân loại CB, CC hằng năm, chưa có CB, CC nào được đánh giá, xếp loại xuất sắc.

Về trình độ, năng lực công tác Hiện trình độ, năng lực của nhiều CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào còn bất cập

trước điều kiện mới. Nhiều CB, CC trong ngành ngại học tập, cập nhật thông tin mới, nên giải quyết công việc chủ yếu dựa trên cơ sở kinh nghiệm đã từng trải qua, không khoa học, dẫn đến hiệu quả công việc không cao, thậm chí dẫn đến kết quả ngược lại với mong muốn. Do kiến thức mới có hạn, khi giải quyết những vấn đề mới, khó khăn, phức tạp bị lúng túng, bế tắc, không tìm ra phương án giải quyết.

Đa số đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào học chuyên sâu về các ngành như: tài chính - ngân hàng, kế toán, quản lý kinh tế, quản lý hành chính nhà nước, khoa học xã hội, quân sự, luật..., còn số học chuyên sâu về các ngành như: quản lý nhân lực, bảo hiểm xã hội, công tác xã hội là những ngành phục vụ chuyên môn sâu cho sự phát

82

triển ngành LĐ và PLXH Lào chiếm tỷ lệ rất ít. Điều đáng lo ngại trước là, tình hình hội nhập sâu rộng khu vực và thế giới, CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào còn yếu về ngoại ngữ (tiếng Anh và tiếng các nước trong khối ASEAN), nhất là tiếng Anh; hiện trong tổng số CB, CC 1.873 người, có tới 1.532 người không biết tiếng Anh, chiếm tỷ lệ 81,79%. Về trình độ chuyên môn, trung cấp và sơ cấp còn 541 người, chiếm 28.88%.

Về phong cách công tác Một số CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào có tác phong, tâm lý của người sản

xuất nhỏ, tâm lý địa phương, tâm lý gia đình và dân tộc thiểu số trong sinh hoạt và công tác, nhất là CB, CC ngành LĐ và PLXH cấp huyện. Vẫn còn khá nhiều CB, CC chưa chấp hành nghiêm túc giờ giấc làm việc, các quy chế liên quan đến CB, CC. Một số có phong cách làm việc gia trưởng, độc đoán. Có một số CB, CC giải quyết công việc còn bị tình cảm cá nhân chi phối, dẫn đến coi thường kỷ cương, thủ tục hành chính.

Ở một số nơi, một số đơn vị còn coi thường nguyên tắc tập trung dân chủ, quyết định tập thể về các công việc lớn, thực hiện chế độ một thủ trưởng có sự phân công cho cá nhân phụ trách và phát huy tính sáng tạo của CB, CC; làm việc theo chiến lược, kế hoạch, chương trình và dự án cụ thể, có đề ra mục tiêu và có trọng tâm… làm cho thực hiện công việc bị ách tắc, không tạo được sức mạnh chung của đội ngũ CB, CC, thậm chí dẫn đến mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng. Việc thực hiện công tác LĐ và PLXH Lào còn xảy ra tình trạng thiếu sự phối hợp giữa trung ương và địa phương, sự phối hợp giữa các đơn vị trong nội ngành, làm cho công việc bị chồng chéo, ách tắc, không giải quyết được vấn đề mà nhân dân mong muốn.

3.2. HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGÀNH LAO ĐỘNG VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM

3.2.1. Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào

3.2.1.1. Ưu điểm Một là, cấp ủy các cấp trong ngành LĐ và PLXH Lào đã xác định đúng chủ

trương, kế hoạch, quy chế, quy định của cấp trên về nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào.

Triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa V (năm 1993) về phát triển nhân lực ở CHDCND Lào; Chỉ thị số 11/BCHTWĐ

83

ngày 18-7-2000 của Bộ Chính trị về việc tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đối với công tác phát triển nhân lực cấp địa phương; Hướng dẫn số 137/BTCTW ngày 15-8-2002 của Ban Tổ chức Trung ương về tổ chức triển khai nội dung chiến lược sự phát triển nhân lực đến năm 2020 và Kế hoạch số 226/BTCTW ngày 20-11-2006 của Ban Tổ chức Trung ương về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ 2006-2020 và thời kỳ 2006-2010 được thông qua và biểu quyết chấp thuận tại Hội nghị Công tác tổ chức toàn quốc lần thứ 8, ngày 10-01-2011 Đảng ủy Bộ LĐ và PLXH Lào đã đề ra Chiến lược số 001/ĐU phát triển nhân sự ngành LĐ và PLXH trong những năm 2011-2020. Với các văn bản quy phạm pháp luật về nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC, ngành LĐ và PLXH Lào đã chủ động trong xây dựng khung kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ CB, CC cả ba loại như: CB, CC lãnh đạo; CB, CC quản lý, điều hành và CB, CC chuyên môn nghiệp vụ. Trong nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành cũng chú trọng ba mặt: trình độ chuyên môn, kể cả trình độ ngoại ngữ; năng lực trong tổ chức thực hiện và trình độ lý luận chính trị. Phương châm đào tạo và nâng cao trình độ trong nước là gắn với tình hình thực tiễn của ngành là chủ yếu.

Hai là, đã thực hiện việc điều chỉnh cơ cấu đội ngũ CB, CC trong cơ quan Bộ, từng sở LĐ và PLXH tỉnh, thành phố và từng phòng LĐ và PLXH huyện, quận; luân chuyển, điều động, bố trí lại các cán bộ lãnh đạo, quản lý ở một số cơ quan, đơn vị.

Căn cứ vị trí việc làm đã được xây dựng và một số quy định về tiêu chuẩn, lãnh đạo Bộ đã tiến hành quy hoạch, luân chuyển, điều động CB, CC lãnh đạo và quản lý. Đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào đã được điều chỉnh lại cho phù hợp với điều kiện thực tế của ngành: tiến hành sắp xếp CB, CC giữa các cục, vụ, viện, trung tâm ở Bộ; sở LĐ và PLXH tỉnh và thành phố; phòng LĐ và PLXH huyện và quận. Công tác tuyển dụng, bổ sung nhân lực căn cứ vào quy hoạch nhân lực và tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định. Xây dựng cơ chế, chính sách tăng cường thu hút nhân tài, cán bộ trẻ, các chuyên gia trình độ cao tham gia công tác trong lĩnh vực ngành lao động và phúc lợi xã hội. Thường xuyên rà soát, bổ sung quy hoạch CB, CC lãnh đạo, quản lý ở các cấp, đảm bảo tính kế thừa và từng bước hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa.

Việc bố trí, sử dụng CB, CC căn cứ vào quy hoạch nhân lực và điều kiện cụ thể của từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Xây dựng cơ cấu ngạch CB, CC hợp lý, đảm bảo cân đối về trình độ chuyên môn, ngạch CB, CC phù hợp với vị trí việc làm của từng cơ quan, đơn vị thuộc ngành. Đã xây dựng cơ chế, chính sách tài chính; các cơ chế, chính sách thu hút nhân tài về tham gia công tác trong lĩnh vực ngành. Bộ và các

84

Sở đã tạo điều kiện để CB, CC tự học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực công tác; tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc, đảm bảo đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn ngạch bậc theo quy định. Xây dựng kế hoạch, quy chế và cơ chế, chính sách đào tạo và phát triển nhân lực ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ CB, CC lãnh đạo, quản lý; đào tạo phải có trọng tâm, trọng điểm, gắn với bố trí, sử dụng CB, CC ở từng cơ quan, đơn vị. Mạnh dạn sử dụng cán bộ trẻ, có triển vọng phát triển đã được đào tạo đạt chuẩn chức danh giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý phù hợp với chuyên môn đào tạo.

Ba là, quan tâm nâng cao chất lượng toàn diện các CB, CC của toàn ngành trên cơ sở thực hiện khá tốt các khâu trong công tác cán bộ.

Về công tác tuyển chọn CB, CC Đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào được tuyển chọn theo quy định

chung của Chính phủ. Chương 7 Nghị định số 82/TTg ngày 19-5-2003 về Quy chế công chức CHDCND Lào quy định, việc tuyển chọn CB, CC phải theo biên chế theo vị trí việc làm. Theo đó, công tác tuyển chọn đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào được tiến hành theo hình thức thi tuyển và phỏng vấn vào từng vị trí việc làm còn trống theo yêu cầu tiêu chuẩn của vị trí đó. Trong tuyển chọn đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào đều thành lập Ban tuyển chọn biên chế công chức và theo điều 43 Nghị định số 82/TTg với thành phần Ban biên chế công chức gồm: 1) Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan hoặc đại diện làm chủ tịch; 2) Vụ trưởng hoặc người phụ trách công tác tổ chức làm phó; 3) Vụ trưởng hoặc người phụ trách công tác kiểm tra làm ủy viên; 4) Vụ trưởng hoặc thủ trưởng bộ phận liên quan làm ủy viên và 5) Công chức có thâm niên và có kinh nghiệm làm ủy viên [160, tr.13].

Công chức mới được tuyển chọn vào biên chế hằng năm phải trải qua thời gian thử thách trong thực hiện công việc, rèn luyện phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng, học về công việc mà mình sẽ phụ trách, học các quy định, quy chế và hệ thống tổ chức công việc. Công chức tập việc dự kiến sẽ xem xét biên chế vào công chức chính thức cũng phải trải qua thời gian tập huấn việc theo điều 48 Nghị định 82/TTg: “1) Sơ cấp 3 tháng; 2) Trung cấp 6 tháng; 3) Cao đẳng, cử nhân 12 tháng; 4) Thạc sĩ, tiến sĩ 12 tháng” [160, tr.15].

Theo Hướng dẫn số 03/NV ngày 28-8-2012 của Bộ Nội vụ về việc thi vào công chức CHDCND Lào, bắt đầu từ năm 2012-2013, thi tuyển công chức vào ngành LĐ và

85

PLXH Lào là cuộc thi cạnh tranh của các ứng cử vào công chức để tuyển chọn được những người có trình độ, năng lực, đủ số lượng và phù hợp tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm cần thiết. Hướng dẫn đã chỉ rõ: thi vào công chức được chia làm hai đợt thi: đợt 1 thi trình độ hiểu biết về chính trị, hành chính nhà nước, quản lý nhà nước, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước; đợt 2 thi trình độ hiểu biết về ngành, trình độ và năng lực về chuyên môn đã học với vị trí việc làm đã quy định. Để công tác thi tuyển công chức đạt hiệu quả cao, ngành đã thành lập Ban phụ trách thi tuyển công chức hằng năm do Bộ trưởng làm trưởng ban, Vụ trưởng Vụ Tổ chức và cán bộ làm phó trưởng ban và gồm các đại diện bộ phận liên quan đến chỉ tiêu công chức hằng năm làm ủy viên, trong đó có đại diện Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ và Liên đoàn lao động), bảo đảm thi tuyển bình đẳng, công khai, khách quan và công bằng trên cơ sở trình độ, năng lực và tiêu chuẩn vị trí việc làm.

Về công tác đánh giá CB, CC Sau khi Bộ Chính trị ban hàn Quy định số 01/BCT ngày 07-7-2003 về đánh giá,

phân loại cán bộ; Ban Tổ chức Trung ương có Hướng dẫn số 358/BTCTW ngày 02-7-2004 về tổ chức, thực hiện Quy định của Bộ Chính trị về đánh giá, phân loại cán bộ; Tổng cục Hành chính và quản lý công chức có Hướng dẫn số 01/TCHCQLCC ngày 22-9-2005 về đánh giá kết quả thực hiện công việc của công chức CHDCND Lào và các văn bản quy định khác liên quan đến đánh giá, nhất là bảng mẫu cho điểm đánh giá, phân loại CB, CC do Tổng cục Hành chính và quản lý công chức thuộc Văn phòng Thủ tướng ban hành, Đảng ủy Bộ LĐ và PLXH Lào đã tổ chức quán triệt, nghiên cứu, thống nhất nhận thức, chỉ đạo sát sao việc thực hiện công tác đánh giá cán bộ trong phạm vi quyền hạn quản lý của mình và chỉ đạo Vụ Tổ chức và Cán bộ trong khâu chuẩn bị, công tác triển khai và phối hợp với các cơ quan và các cá nhân cán bộ cùng nhau tiến hành thật tốt công tác đánh giá CB, CC.

Nhờ quán triệt sâu sắc và nghiêm túc tổ chức thực hiện các chủ trương, quy định của Trung ương, công tác đánh giá CB, CC ngành LĐ và PLXH thuộc phạm vi quyền hạn theo phân cấp đã từng bước đi vào nền nếp và nâng cao dần chất lượng.

Những năm qua, trong quá trình xem xét bổ nhiệm cán bộ, nâng ngạch, bậc, công tác đánh giá CB, CC đã được Đảng ủy Bộ LĐ và PLXH Lào, tập thể lãnh đạo các đơn vị trực thuộc tiến hành xem xét, đánh giá lại một cách nghiêm chỉnh. Đối với việc đánh giá CB, CC hằng năm, việc đánh giá CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào đã được thực hiện ngày càng bài bản, có chất lượng hơn.

86

Trong tổ chức thực hiện đánh giá, phân loại CB, CC, ngành LĐ và PLXH Lào đã thể hiện một số ưu điểm cơ bản.

Thứ nhất, Đảng ủy, tập thể lãnh đạo Bộ LĐ và PLXH Lào, các đơn vị trực thuộc, địa phương và các cơ quan tham mưu Bộ đã quán triệt vai trò, ý nghĩa tầm quan trọng, quan điểm, nguyên tắc công tác đánh giá CB, CC do Trung ương quy định; chấp hành nghiêm các quy định, cũng như sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương; vận dụng một cách phù hợp vào chỉ đạo thực hiện đánh giá CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào. Các quan điểm đánh giá CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào được thể hiện trong việc tổ chức thực hiện và kết quả đạt được, nhất là việc xây dựng, cụ thể hóa tiêu chuẩn, việc quy định tiêu chuẩn các vị trí việc làm CB, CC là phải trên cơ sở yêu cầu nhiệm vụ của ngành; lấy kết quả và hiệu quả công tác của CB, CC làm thước đo chính trong đánh giá và có tính đến môi trường công tác của CB, CC; đánh giá một cách công khai...

Thứ hai, nội dung, quy trình đánh giá CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào từng bước được bổ sung, hoàn thiện ngày càng chặt chẽ, phù hợp với điều kiện của ngành, theo hướng mở rộng dân chủ hơn, do đó chất lượng được nâng cao dần. Khi thực hiện các khâu trong công tác cán bộ, nhất là việc chuẩn bị nhân sự cho đại hội đảng, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ... luôn tôn trọng và thực hiện đánh giá theo đúng các nguyên tắc, quy trình Trung ương đã ban hành.

Thứ ba, biện pháp, hình thức đánh giá CB, CC ngày càng được cải tiến, bổ sung phù hợp với yêu cầu mới và yêu cầu của ngành, việc tham gia đánh giá CB, CC của quần chúng được tôn trọng một cách triệt để và chất lượng ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất hơn.

Thứ tư, công tác đánh giá CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào được thực hiện thường xuyên và có nền nếp hơn. Đảng ủy Bộ LĐ và PLXH Lào đã chú trọng hơn và có sự hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện đánh giá CB, CC.

Thứ năm, các cơ quan và đội ngũ CB, CC tham mưu về công tác tổ chức và cán bộ phát huy tốt vai trò, ngày càng được nâng cao về phẩm chất, nghiệp vụ chuyên môn giúp lãnh đạo tổ chức thực hiện tốt công tác đánh giá CB, CC.

Về công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC Ngành xác định đào tạo, bồi dưỡng CB, CC là khâu đột phá để nâng cao chất

lượng đội ngũ; đồng thời, là một quá trình liên tục, thường xuyên, nghĩa là mọi CB, CC - trong suốt cuộc đời công tác, công vụ của mình - không thể chỉ học một lần, mà phải

87

thường xuyên được bổ sung thêm các kiến thức, các kỹ năng, chuyên môn để phù hợp với yêu cầu của từng thời kỳ, phù hợp với xu thế phát triển của khoa học - công nghệ. Quá trình bổ sung kiến thức được thực hiện thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng do Nhà nước tổ chức. Vấn đề này cũng đã được thể chế hóa tại Nghị định Quy chế công chức CHDCND Lào năm 2003 được quy định tại chương 4 về nghĩa vụ và nhiệm vụ, chương 17 về tập huấn và phát triển công chức và các quy định khác của Đảng và Nhà nước. Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC không phải là đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình giáo dục quốc dân. Giáo dục quốc dân có trách nhiệm cung cấp nguồn nhân lực trí tuệ cho toàn xã hội. Trái lại, đào tạo, bồi dưỡng CB, CC chỉ diễn ra trong phạm vi của nguồn nhân lực trong bộ máy các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước; đối tượng của nó là CB, CC. Đào tạo, bồi dưỡng CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào áp dụng đối với từng chức danh CB, CC làm công tác quản lý, lãnh đạo, phụ trách chuyên môn nghiệp của các tổ chức trong bộ máy ở các cấp.

Để phục vụ tốt cho công tác quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào, nhiều văn bản quy phạm pháp luật cũng đã được xây dựng và ban hành như: Quy chế đào tạo, bồi dưỡng CB, CC; Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB, CC hằng năm; Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành LĐ và PLXH giai đoạn từ năm 2011-2020; các quy định, hướng dẫn về quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào... Mặc dù các văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng và ban hành trong thời gian qua không nhiều, nhưng bước đầu, các văn bản đó đã xác định và tạo lập được những cơ sở cơ bản, làm nền móng cho thực hiện tốt và có hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào.

Những năm qua, nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC do Nhà nước quy định tại các văn bản pháp luật đã có những thay đổi và điều chỉnh đáng kể. Các kiến thức liên quan đến quản lý hành chính nhà nước theo kế hoạch hóa tập trung đã được thay thế bằng các kiến thức quản lý hành chính nhà nước theo cơ chế thị trường, hội nhập khu vực và quốc tế, giúp CB, CC qua đào tạo, bồi dưỡng từng bước tiếp cận với phạm trù quản lý hành chính nhà nước trong điều kiện mới.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào hiện nay có sự kết hợp với nhiều hình thức; đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước. Ngoài ra CB, CC còn được tập huấn cơ bản về kỹ năng nghiệp vụ hành chính nhà nước, tập huấn thường xuyên trong thời gian công tác, tập huấn để bố trí nhiệm vụ và chức vụ mới.

88

Về bố trí, sử dụng CB, CC Trong hệ thống quản lý CB, CC hiện nay ở CHDCND Lào, nội dung này bao

gồm các quy định về bố trí, sử dụng, phân công công tác, chuyển ngạch, nâng ngạch, điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, kéo dài thời gian làm việc, từ chức, miễn nhiệm đối với CB, CC. Các quy định về bố trí, phân công công tác, điều động, biệt phái, chuyển ngạch, luân chuyển hiện đã xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan sử dụng CB, CC chịu trách nhiệm bố trí, phân công, giao nhiệm vụ cho CB, CC, đảm bảo các điều kiện cần thiết để công chức thi hành nhiệm vụ, công vụ và thực hiện các chế độ, chính sách đối với CB, CC. Việc phân công CB, CC phải bảo đảm phù hợp giữa nhiệm vụ được giao với ngạch CB, CC được bổ nhiệm, CB, CC ở ngạch nào thì bố trí công việc phù hợp với ngạch đó. Việc điều động CB, CC phải căn cứ vào nhu cầu công tác của cơ quan và trình độ năng lực của CB, CC. Song song với việc điều động CB, CC sang vị trí công tác có chuyên môn nghiệp vụ khác phải chuyển ngạch cho CB, CC phù hợp với vị mới. Việc thay đổi vị trí công tác, chuyển đổi vị trí công tác CB, CC phải đảm bảo đúng với tình hình thực tế công việc được giao và đảm bảo tiêu chuẩn phẩm chất chính trị, trình độ, năng lực của CB, CC đó. Việc bổ nhiệm, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm CB, CC lãnh đạo, quản lý theo phân cấp quản lý của Trung ương, cụ thể là Quy định số 02/BCTTW ngày 14-7-2003 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về bổ nhiệm, chuyển đổi nhiệm vụ và vị trí công tác của cán bộ và Quy định số 02/BCTTW ngày 17-10-2006 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về công tác quản lý cán bộ. Căn cứ vào các quy định của cấp trên, ngành LĐ và PLXH Lào đã thực hiện nghiêm túc theo thẩm quyền. Song song với công tác bổ nhiệm là việc giải quyết miễn nhiệm, từ chức hoặc luân chuyển đối với CB, CC lãnh đạo, quản lý trong ngành. Những quy định trên đã thay đổi tư duy về công tác bổ nhiệm, bố trí, sử dụng CB, CC trước đây, lãnh đạo phải “có lên, có xuống”, “có vào, có ra”, có chuyển đổi vị trí, không phải cố định suốt đời. Việc thực hiện chế độ bổ nhiệm có thời hạn đã có tác dụng rất lớn đối với việc nâng cao phẩm chất chính trị và năng lực, tính năng động, sáng tạo của đội ngũ CB, CC lãnh đạo, quản lý trong ngành.

Trên cơ sở các quy định hiện hành của Trung ương, công tác bố trí, sử dụng CB, CC của ngành LĐ và PLXH Lào đã được thực hiện nghiêm túc và đi vào nền nếp hơn trước. Cụ thể là, việc xem xét, lựa chọn CB, CC bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản

89

lý, điều hành ở các cấp đều dựa trên nhu cầu công việc, nguồn quy hoạch và đều căn cứ đặc điểm của ngành LĐ và PLXH và từng địa phương.

Về công tác quản lý CB, CC Các quy định hiện hành về công tác quản lý đội ngũ CB, CC đã phân cấp rõ

ràng, tạo cơ sở và điều kiện để quản lý và xây dựng đội ngũ CB, CC một cách chủ động, sáng tạo. Phân cấp quản lý CB, CC quy định rõ trách nhiệm và thẩm quyền trong quá trình sử dụng và quản lý CB, CC gắn với việc phân cấp là giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng và kinh phí quản lý.

Trước năm 2003, việc quản lý đội ngũ CB, CC của các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương là do Trung ương xem xét quyết định. Năm 2003 Chính phủ đã sửa đổi, bổ sung Nghị định về Quy chế công chức CHDCND Lào đã thực hiện từ năm 1993 để thống nhất với Luật Tổ chức Chính phủ đã sửa đổi năm 2003. Công tác quản lý CB, CC và phân cấp quản lý CB, CC đã được sửa đổi tại điều 94 Chương 19 như sau: “Cơ quan tổ chức quản lý công chức gồm: 1) Cơ quan quản lý công chức cấp trung ương; 2) Cơ quan quản lý công chức cấp Bô, cơ quan ngang Bộ; 3) Cơ quan quản lý công chức cấp tỉnh và thành phố; và 4) Cơ quan quản lý công chức cấp huyện” [160, tr.29].

Ngày 17-10-2006 Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã ban hành Quy định số 02/BCT về công tác quản lý cán bộ (sửa đổi, bổ sung). Trong quy định đã nêu rõ nguyên tắc và trách nhiệm, nội dung, trách nhiệm và quyền hạn và tổ chức bộ máy làm nhiệm vụ quản lý cán bộ.

Căn cứ Nghị định về Quy chế công chức CHDCND Lào và các văn bản hướng dẫn, các quy định của Trung ương, hiện nay thẩm quyền quản lý CB, CC của Bộ LĐ và PLXH Lào gồm những nội dung chủ yếu sau: 1) Nghiên cứu, quy định quy chế và các hướng dẫn liên quan đến công tác quản lý CB, CC; 2) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo CB, CC; 3) Quy định vị trí việc làm và tiêu chuẩn của CB, CC; 4) Quy định tổng số lượng của CB, CC; 5) Quy định quy chế lựa chọn, thi tuyển và chuyển ngạch - bậc CB, CC; 6) Bồi dưỡng, nâng cao trình độ và đánh giá kết thực hiện công việc của CB, CC; 7) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chế độ tiền lương, trợ cấp, các chính sách, khen thưởng và thực hiện kỷ luật đối với CB, CC; 8) Thu thập số liệu thống kê, dữ liệu thông tin CB, CC và hồ sơ lý lịch CB, CC; 9) Nghiên cứu bố trí, sử dụng CB, CC; 10) Chỉ đạo, hướng dẫn và giải quyết các đơn thư đối với CB, CC và 11) Kiểm tra, thanh tra CB, CC trong thực hiện quy định, quy chế về CB, CC [160, tr.28-29].

90

Việc quản lý CB, CC thực chất là quản lý tổng số lượng, kế hoạch biên chế công chức hằng năm. Tổng số lượng, kế hoạch biên chế được Chính phủ phê duyệt trên cơ sở tính toán khoa học, phù hợp với nhiệm vụ được giao và vị trí việc làm. Việc quản lý công chức của CHDCND Lào thực hiện theo Nghị định số 471/TTg ngày 13-12-2011 về công nhận và ban hành chiến lược quản lý công chức của CHDCND Lào đến năm 2020 và kèm theo Chiến lược công tác quản lý công chức của CHDCND Lào đến năm 2020 số 01/BNV ngày 07-11-2011 của Bộ Nội vụ. Trong kế hoạch chiến lược công tác quản lý công chức đã đề ra mục tiêu chung và mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 gồm 9 mục tiêu lớn.

Tiếp tục lộ trình của quá trình cải cách nền hành chính nhà nước nói chung, tăng cường phân cấp quản lý CB, CC, nhất là thực hiện Chỉ thị số 03/BCT của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về “ba xây”, Chính phủ đã tiếp tục thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý CB, CC theo ngành dọc ở địa phương. Điều đó nhằm tạo điều kiện cho các cơ quan, ban ngành và địa phương chủ động trong việc sử dụng CB, CC một cách hợp lý nhất với bộ máy hành chính nhà nước để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao; thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức tinh gọn, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng và quản lý nguồn CB, CC; nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, tăng thu nhập cho cho CB, CC; thực hiện quyền tự chủ đồng thời gắn với trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan và CB, CC trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.

Nội dung chế độ tự chủ về quản lý, sử dụng CB, CC hiện hành là căn cứ để ngành LĐ và PLXH Lào thực hiện quyền chủ động trong việc sử dụng CB, CC như: được quyết định việc bố trí, sắp xếp, phân công CB, CC theo vị trí việc làm để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ của ngành; được quyền điều động CB, CC trong nội bộ ngành. Việc phân cấp quản lý CB, CC hiện nay đã bước đầu thể hiện rành mạch và làm rõ được thẩm quyền quản lý của các cấp ủy đảng, của Bộ, chính quyền địa phương về CB, CC trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước.

Về thực hiện chế độ, chính sách đối với CB, CC Việc thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ CB, CC ngành LĐ và

PLXH Lào là một loại hình quan trọng trong quản lý CB, CC. Đó là điều kiện, yếu tố đảm bảo cho người CB, CC làm việc, khuyến khích họ trong hoạt động chức nghiệp, đảm bảo cho CB, CC yên tâm công tác. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, chính sách tiền lương và các chính sách đãi ngộ còn phải thực hiện chức năng “giữ chân” CB,

91

CC gắn bó với Nhà nước, với ngành LĐ và PLXH, thu hút nhân tài vào làm việc trong các cơ quan nhà nước và ngành LĐ và PLXH Lào. Chính sách tiền lương rất phức tạp, đòi hỏi phải đáp ứng được nhiều yêu cầu của một mục tiêu chung là quản lý và xây dựng được đội ngũ CB, CC vững mạnh về mọi mặt.

Trong thời gian từ năm 1993 đến năm 2006, việc thực hiện cải cách tiền lương đã tạo cơ sở để sắp xếp, tinh giản bộ máy và biên chế trong khu vực hành chính nhà nước, khu vực hành chính sự nghiệp, gắn tiền lương với chất lượng và hiệu quả công tác, thúc đẩy cải cách nền hành chính quốc gia. Cải cách tiền lương đã đánh dấu bước chuyển quan trọng từ hệ thống tiền lương của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang hệ thống tiền lương của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Đến năm 2012, Nhà nước lại tiếp tục cải cách chế độ tiền lương thông qua ban hành Nghị định về chế độ tiền lương đối với CB, CC và lực lượng vũ trang đến năm 2015. Trong lần cải cách này, chế độ tiền lương đã được thực hiện theo hướng bội số, làm cho tu nhập, đời sống CB, CC nói chung và CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào nói riêng tốt hơn; có sự phấn đấu hết mình vì công việc được phân công.

Căn cứ Nghị định của Thủ tướng Chính phủ số 121/TTg ngày 24-02-2010 về tăng cường công tác thi đua - khen thưởng trong điều kiện mới và Hướng dẫn số 229/BTCTW ngày 23-5-2011 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng về tổ chức thực hiện Nghị định số 121/TTg của Thủ tướng Chính phủ, cấp ủy và lãnh đạo Bộ LĐ và PLXH Lào đã triển khai thực hiện công tác thi đua - khen thưởng một cách tích cực, đạt hiệu quả đáng khích lệ, trên cơ sở phát động phong trào thị đua “yêu nước và phát triển” trong ngành nhằm làm cho đội ngũ CB, CC có ý thức yêu Tổ quốc, tinh thần quốc gia, làm chủ trong thực hiện công việc mà mình đang đảm nhiệm, có tinh thần tiết kiệm, cần cù trong lao động và nghiên cứu công việc được giao, nâng cao ý thức tự giác, tinh thần phấn đấu hết mình vì sự nghiệp phát triển không ngừng của ngành và xây dựng được mẫu hình người CB, CC gương mẫu ưu tú, tiến bộ. Qua tổ chức thực hiện công tác thi đua - khen thưởng trong ba năm đã tạo sự khuyến khích, động viên tinh thần và có sự cạnh tranh trong phấn đấu hoàn thành công việc của CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào.

Bốn là, đã tiến hành điều chỉnh biên chế, số lượng CB, CC ở từng cơ quan, đơn vị.

Đã triển khai xây dựng vị trí việc làm; đổi mới cơ chế, chính sách tuyển dụng, đánh giá, phân loại, bổ nhiệm, luân chuyển... nhằm điều chỉnh biên chế, số lượng CB,

92

CC ở từng cơ quan, đơn vị thuộc ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào từ Trung ương đến địa phương. Công tác quản lý nhà nước về nguồn nhân lực được quan tâm và nâng cao hiệu lực, hiệu quả. Quá trình thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ CB, CC và điều chỉnh lại cơ cấu tổ chức bộ máy được tiến hành một cách công khai, dân chủ, tạo được sự đồng thuận của các cấp thuộc ngành. Các cơ quan, tổ chức ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào cấp địa phương được tăng cường, bổ sung biên chế, số lượng nhằm thực hiện các công việc lĩnh vực của ngành ở địa phương. Việc điều chỉnh biên chế, số lượng CB, CC cũng được quan tâm chú trọng đến tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe, phẩm chất bộ; tuyển chọn những người có trình độ, năng lực chuyên môn cao hơn, đáp ứng yêu cầu công việc để bổ sung vào các cơ quan thuộc ngành. Cho nên, chất lượng biên chế và cơ cấu của đội ngũ CB, CC có sự chuyển biến tích cực.

Năm là, thực hiện tương đối tốt các phương thức và quy trình nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC của ngành

Về phương thức tiến hành Đảng ủy và lãnh đạo Bộ đã nghiên cứu ban hành nghị quyết, chiến lược, kế

hoạch về công tác cán bộ và sử dụng nghị quyết, chiến lược, kế hoạch đó để lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện việcnâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC toàn ngành LĐ và PLXH.

Đảng ủy Bộ và các cấp ủy đã tiến hành công tác tư tưởng, làm cho các cấp ủy đảng, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị và toàn thể đội ngũ CB, CC toàn ngành nhận thức sâu sắc các quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC của ngành. Đảng ủy và lãnh đạo Bộ giao cơ quan tổ chức và cán bộ giúp lãnh đạo Bộ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tháo gỡ khó khăn, sơ kết, tổng kết việc thực hiện.

Bước đầu phát huy được vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo chuyên môn, các đoàn thể chính trị - xã hội, CB, CC trong ngành; của Chính phủ và các cơ quan nhà nước liên quan; hình thành chơ chế phối hợp giữa Bộ với cấp ủy, chính quyền địa phương, với Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội trong nâng cao chất lượng CB, CC ngành lao động và phúc lợi xã hội ở địa phương.

Nhìn chung, các phương thức nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào được áp dụng thích hợp đối với từng đối tượng gắn với thực tiễn. Đảng ủy và lãnh đạo Bộ đã sử dụng nghị quyết, chiến lược, kế hoạch nâng cao chất lượng

93

đội ngũ CB, CC toàn ngành LĐ và PLXH làm cơ sở để lãnh đạo các cấp ủy, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện. Đảng ủy chú trọng tiến hành công tác tư tưởng, tuyên truyền, phổ biến cho các cấp ủy đảng, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị và toàn thể đội ngũ CB, CC để nhận thức sâu sắc các quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC của ngành. Bộ đã giao cơ quan tổ chức và cán bộ làm cơ quan thường trực giúp lãnh đạo Bộ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tháo gỡ khó khăn, sơ kết, tổng kết việc thực hiện. Chú trọng phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo chuyên môn, các đoàn thể chính trị - xã hội, CB, CC; tổ chức sự phối hợp giữa Bộ với cấp ủy, chính quyền địa phương trong nâng cao chất lượng CB, CC ngành lao động và phúc lợi xã hội ở địa phương. Quan tâm chỉ đạo tiến hành công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết, chiến lược, kế hoạch. Phát huy trách nhiệm, vai trò của các cấp ủy viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; sự gương mẫu của đảng viên và ý thức tự phấn đấu, rèn luyện của từng CB, CC. Cấp ủy, lãnh đạo ở từng cấp của ngành đã có sự động viên và tạo điều kiện để từng CB, CC tự phấn đấu vươn lên về mọi mặt trong công tác và trong cuộc sống. Từng CB, CC trong ngành đã có nhận thức đúng tầm quan trọng của việc tự phấn đấu vươn lên về mọi mặt. Việc tự phấn đấu vươn lên về mọi mặt là tổng thể mối quan hệ các yếu tố phẩm chất đạo đức, lối sống, kiến thức chuyên môn, năng lực, thẩm mỹ, kỹ năng công tác, pháp luật, sự phát triển, học tập, mối quan hệ xã hội và hoàn thiện của bản thân CB, CC.

CB, CC trong ngành đã tích cực phấn đấu học tập, rèn luyện, trau dồi phẩm chất đạo đức, lối sống gắn với học tập, nâng cao trình độ trình độ nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ, những kiến thức về tự nhiên, xã hội. Mỗi CB, CC trong ngành đã có sự kiểm điểm, liên hệ theo chức trách, nhiệm vụ được giao, tự phê bình và phê bình thẳng thắn, dân chủ, nghiêm túc, chân thành, gắn với thực hiện Quy định về những điều CB, CC không được làm, theo cương vị công tác. Tích cực tu dưỡng học tập, rèn luyện thường xuyên bằng nhiều hình thức, biện pháp để có hệ thống kiến thức vừa chuyên sâu ở lĩnh vực công tác, vừa toàn diện về mọi mặt, để có thể hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.

Về quy trình nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành Thực hiện cơ bản đúng quy trình nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành

LĐ và PLXH Lào. Nhìn chung, quy trình các công việc trong nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào được thực hiện một cách khoa học, hợp lý, phù

94

hợp với từng đối tượng và điều kiện thực tiễn ở từng tổ chức trong ngành. Nhiều địa phương áp dụng và thực hiện quy trình nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào một cách linh hoạt, hợp lý.

Sáu là, đã thực hiện tương đối nghiêm túc các nguyên tắc trong nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC

Việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC đã xuất phát và hướng tới thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng, của Nhà nước, của ngành LĐ và PLXH, của đơn vị và từng địa phương; sát với từng đối tượng, kịp thời đáp ứng những yêu cầu nảy sinh trong cuộc sống thực tế, thiết thực và đạt hiệu quả. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC đã tiến hành thường xuyên, kiên trì, đồng bộ, chú trọng công tác giáo dục, rèn luyện CB, CC; gắn nâng cao trình độ lý luận với rèn luyện năng lực công tác trong thực tiễn. Bước đầu đa dạng hóa các hình thức nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào; kết hợp nâng cao chất lượng CB, CC với nâng cao chất lượng của các tổ chức đảng, chuyên môn và đoàn thể trong ngành; lấy nâng cao chất lượng của các tổ chức thúc đẩy quá trình tự nâng cao chất lượng của từng CB, CC. Đã kết hợp giữa xây và chống, giữa nâng cao kiến thức, kỹ năng mới, tư tưởng, tình cảm cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn, nghiệp vụ với kiên quyết phê phán, khắc phục những yếu kém, khuyết điểm. Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, Mặt trận Lào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân.

3.2.1.2. Hạn chế Một là, trong việc xác định chủ trương, kế hoạch, quy chế, quy định về nâng cao

chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào. Sự chỉ đạo của cấp ủy về các phương hướng, chủ trương, kế hoạch, quy chế,

quy định về nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào còn chậm; có một số chủ trương, quy định của cấp trên chưa triển khai thực hiện trong thực tế, vẫn nằm trên giấy.

Hệ thống chủ trương, kế hoạch, quy định về nâng cao chất lượng CB, CC nói chung và ngành LĐ và PLXH Lào nói riêng được các nghị quyết của Đảng và một số quy định của quy phạm pháp luật đề ra chưa được cụ thể hóa, nếu được cụ thể hóa cũng nặng về hình thức, mang tính cầu toàn, nên trong thực tế việc vận dụng định lượng còn rất khó khăn. Việc xây dựng kế hoạch, quy chế, quy định về công tác nâng

95

cao chất lượng đội ngũ CB, CC nói chung và ngành LĐ và PLXH Lào nói riêng chưa được chú trọng.

Còn tồn tại tư tưởng xem nhẹ, coi thường việc xây dựng và ban hành thể chế về nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC; chưa tuân thủ nghiêm túc các yêu cầu của quy trình xây dựng và ban hành thể chế. Nội dung của những văn bản quy phạm pháp luật về nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC chưa rõ ràng và sát với điều kiện ngành LĐ và PLXH Lào.

Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác CB, CC nói chung và việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào nói riêng còn chưa đổi mới kịp thời.

Hai là, chưa mạnh dạn điều chỉnh cơ cấu đội ngũ CB, CC trong cơ quan Bộ, từng sở LĐ và PLXH tỉnh, thành phố và từng phòng LĐ và PLXH huyện, quận, nhất là cơ cấu độ tuổi và cơ cấu trình độ chuyên môn; luân chuyển, điều động, bố trí lại các cán bộ lãnh đạo, quản lý ở từng cấp, từng cơ quan, đơn vị.

Trên thực tế, việc điều chỉnh cơ cấu đội ngũ CB, CC của ngành còn bộc lộ một số hạn chế. Tổng số biên chế có xu hướng tăng lên, không cân đối giữa số lượng công việc và số lượng CB, CC. Cơ cấu CB, CC còn chưa hợp lý về số lượng chức danh ngạch, chức danh nghề nghiệp; trình độ, độ tuổi, dân tộc, giới tính, nhất là tương quan cơ cấu giữa các cơ quan trung ương với các cơ quan địa phương. Chưa xác định rõ, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu quản lý nhà nước, yêu cầu cung cấp dịch vụ công của ngành để làm cơ sở xây dựng, hoàn thiện cơ cấu CB, CC phù hợp. Công tác đánh giá, phân loại CB, CC vẫn là khâu yếu. Thi nâng ngạch CB, CC chất lượng thấp, còn tình trạng để giải quyết chế độ, chính sách... Việc luân chuyển, điều động, bố trí lại CB, CC lãnh đạo, quản lý không thực hiện nghiêm túc, thiếu dân chủ.

Ba là, thực hiện chưa thật tốt tất cả các khâu trong công tác cán bộ, nên chưa nâng cao toàn diện chất lượng các CB, CC của toàn ngành.

Về công tác tuyển chọn CB, CC Sự chỉ đạo của cấp ủy về công tác tuyển chọn đội ngũ CB, CC ngành LĐ và

PLXH Lào chưa rõ ràng, chưa sát thực tiễn và phù hợp với cơ chế mới. Còn chịu ảnh hưởng của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, do đó việc tuyển chọn CB, CC vào các cơ quan ngành LĐ và PLXH Lào không đạt chất lượng như mong muốn. Cơ chế thi tuyển chọn CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào chưa có sự cạnh tranh, công khai, khách quan, bình đẳng, công bằng, nên chất lượng nguồn CB, CC không tốt, ảnh hưởng đối với chất

96

lượng đội ngũ CB, CC trong toàn ngành LĐ và PLXH Lào. Các quy định quy phạm pháp luật về công tác tuyển chọn đội ngũ CB, CC nói chung và đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào nói riêng không đồng bộ, chưa ban hành kịp thời, chưa cụ thể và thiếu tiêu chuẩn trong việc thi tuyển CB, CC. Về thi nâng ngạch CB, CC đã quy định trong Nghị định về Quy chế công chức CHDCND Lào từ năm 2003, nhưng đến nay vẫn chưa cụ thể hóa thành hiện thực, vẫn nằm trên văn bản, nên việc triển khai thực hiện gặp sự lúng túng, không thống nhất. Chưa có bộ tiêu chí tuyển chọn đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào, nên công tác tuyển chọn đội ngũ CB, CC của ngành không đạt chất lượng, hiệu quả không cao; không tuyển được những người giỏi, có đức, có phẩm chất và xuất thân từ giai cấp nông dân. Công tác tuyển chọn CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào vẫn còn thực trạng cơ chế “xin - cho” trước đây, bị chi phối bởi các quan hệ gia đình, họ hàng, địa phương và hệ thống “bảo hộ” trong thi tuyển. Đội ngũ CB, CC làm nhiệm vụ tham mưu về công tác tuyển chọn đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào còn hạn chế về năng lực chuyên môn và phẩm chất.

Về công tác đánh giá CB, CC Việc quán triệt chủ trương, quan điểm, yêu cầu của Trung ương, của cấp trên về

đánh giá CB, CC còn hạn chế, chưa thật chú trọng. Hiểu về đánh giá CB, CC còn nặng nề, cứng nhắc dẫn đến có biểu hiện vừa lúng túng, vừa xem nhẹ các yêu cầu, quy định trong đánh giá CB, CC ở một số cán bộ có chức vụ cao và một số đơn vị.

Quá chậm trong việc cụ thể hóa các quy định của Bộ Chính trị và cấp trên thành các quy định, quy chế cụ thể của ngành LĐ và PLXH Lào để áp dụng và thực hiện đồng bộ trong toàn ngành. Trong chỉ đạo thực hiện đánh giá CB, CC còn thiếu kiên quyết, kiên trì, liên tục. Thực hiện đánh giá CB, CC không thường xuyên, mới mang tính thời vụ, khoảng thời gian bỏ trống quá dài. Việc đánh giá CB, CC theo quy định của Bộ Nội vụ đến hiên nay vẫn chưa thực hiện được, dẫn đến chậm phát hiện những sai lầm, khuyết điểm của CB, CC, nhất là những sai phạm tham nhũng, “ô dù”, cửa quyền, gia trưởng... dẫn đến việc mất CB, CC. Các quan điểm đánh giá CB, CC chưa được cụ thể hóa thành nguyên tắc, cơ chế, quy chế, quy định để thực hiện thống nhất trong toàn ngành. Các hình thức đánh giá CB, CC còn sơ sài, không theo nguyên tắc, quy trình chặt chẽ. Chưa thành thật tự phê bình và phê bình trong đánh giá.

Tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong thực hiện đánh giá CB, CC của các đơn vị trực thuộc Bộ LĐ và PLXH Lào còn hạn chế, không kịp thời, không sát với thực tiễn và không thực hiện đồng bộ.

97

Nhiều cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, một số cán bộ có thẩm quyền thực hiện đánh giá CB, CC chưa tuân theo quy định, yêu cầu của cấp trên, cấp ủy đảng và lãnh đạo Bộ LĐ và PLXH, nhất là đánh giá hằng năm. Ở một số đơn vị, cơ quan, việc tham gia đánh giá của CB, CC, của các tập thể chưa thực hiện đúng theo yêu cầu, còn tình trạng “khoán trắng” cho cơ quan tham mưu về công tác tổ chức và cán bộ; nhất là Phòng Bộ máy và Quản lý cán bộ, do đó có trường hợp đánh giá chưa đúng thực chất, vẫn theo cảm tính chủ quan cá nhân là chính.

Việc cụ thể hóa tiêu chuẩn, tiêu chí đối với từng chức danh CB, CC của ngành LĐ và PLXH Lào chưa tốt, do đó khi đánh giá thường chung chung, không sâu sắc và không có cơ sở khoa học. Còn tình trạng thiếu dân chủ hoặc dân chủ hình thức; sự tham gia của quần chúng chưa đầy đủ và chưa có quy chế cho nhân dân tham gia đánh giá CB, CC của ngành. Tình trạng né tránh đối với cấp trên còn khá phổ biến. Nhiều đơn vị, trách nhiệm người đứng đầu chưa phát huy hết, hoặc giản đơn, buông lỏng, né tránh, còn chờ mệnh lệnh và chỉ thị cấp trên.

Việc công khai, trao đổi kết luận đánh giá CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào chưa được thực hiện đầy đủ và chưa có quy chế để thực hiện.

Trong khen thưởng, kỷ luật CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào còn sơ sài, chưa thật nghiêm khắc đối với CB, CC bị kỷ luật; việc đề cao vai trò, trách nhiệm tham gia đánh giá đối với CB, CC bị kỷ luật để góp phần kết luận hình thức kỷ luật chưa được quy định rõ ràng, rành mạch làm cho công tác đánh giá CB, CC thời gian qua bị kém hiệu quả.

Công tác đánh giá CB, CC thực hiện chưa thành nền nếp. Kết quả đánh giá CB, CC chưa được quản lý, sử dụng một cách thống nhất. Chưa gắn với việc đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, sử dụng cán bộ, do đó tác dụng của đánh giá CB, CC trong quản lý nguồn nhân lực còn thấp.

Đánh giá CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào còn mang tính hình thức, chưa phản ánh đúng thực chất CB, CC; chưa lấy hiệu quả công việc làm thước đo chủ yếu trong đánh giá; còn cảm tính, hình thức, xuê xoa, chiếu lệ; thiếu tính chiến đấu và tinh thần xây dựng trong đánh giá CB, CC.

Chưa có quy chế và kinh phí để đánh giá CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào trên toàn hệ thống, vì thế những kết luận về đánh giá CB, CC vẫn chủ yếu căn cứ theo báo cáo của các cơ quan gửi lên.

98

Cấp ủy, tổ chức đảng các đơn vị và cơ quan tham mưu về công tác tổ chức - trực tiếp là Vụ Tổ chức và cán bộ - chưa thực sự chú trọng và có biện pháp cụ thể để quản lý CB, CC, hiểu và nắm sâu về tư tưởng, lập trường, khả năng hoàn thành nhiệm vụ, uy tín cá nhân, quan hệ xã hội của bản thân và gia đình CB, CC; có trường hợp đánh giá CB, CC mà không biết bản thân đối tượng đang được đánh giá, dẫn đến việc nhận xét, đánh giá CB, CC chưa thực chất, chưa khách quan, chưa sát.

Về công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC Tính kế hoạch chưa cao; đào tạo, bồi dưỡng CB, CC chưa gắn với sử dụng, bố

trí công việc không phù hợp chuyên môn đã đào tạo và đào tạo, bồi dưỡng không theo quy hoạch, đôi lúc tràn lan, chạy theo số lượng, phụ thuộc vào sở thích của CB, CC. Quy chế, quy định về đào tạo, bồi dưỡng CB, CC chưa rõ ràng, cụ thể. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC cho từng vị trí và phục vụ hội nhập quốc tế chưa được xây dựng. Công tác thu thập số liệu thống kế nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào chưa được thực hiện đồng bộ và không có cơ sở dữ liệu chính xác. Chưa có văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chí thẩm định đào tạo, bồi dưỡng, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng CB, CC. Chưa có chương trình đào tạo kiến thức cơ bản cho công chức mới và chương trình bồi dưỡng CB, CC trong thời gian công tác và trước khi nhận nhiệm vụ, cương vị mới. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào quá lỗi thời và không phù hợp với điều kiện hội nhập, điều kiện phát triển của ngành trong giai đoạn mới. Chương trình, nội dung giảng dạy còn quá nặng về trang bị lý thuyết. Việc đào tạo, bồi dưỡng CB, CC gắn với các tình huống quản lý hành chính nhà nước cũng như việc rèn luyện các khả năng, kỹ năng thực hành quá ít, thiếu và yếu. Bộ máy các cơ quan đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào chưa được hoàn thiện. Bộ LĐ và PLXH Lào chưa thực sự quan tâm đến việc xây dựng và củng cố cơ sở đào tạo, bồi dưỡng riêng cho ngành. Đội ngũ CB, CC thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cũng không chuyên nghiệp. Các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực trong nước thiếu các môn chuyên ngành về ngành LĐ và PLXH như: quản lý nhân lực, an toàn lao động, bảo hiểm xã hội, công tác xã hội... Hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào còn quá ít; các chuyên môn đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài cũng chưa phù hợp với vị trí công việc. Tinh thần phấn đấu tự rèn luyện, tự học, tự bồi dưỡng của đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào chưa cao. Kinh phí dành cho đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào hằng năm quá ít ỏi, không đủ cho đào tạo, bồi

99

dưỡng thường xuyên. Chưa có quy định hướng dẫn về quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CB, CC, làm cho việc sử dụng và quản lý kinh phí gặp nhiều khó khăn và không thực hiện được thường xuyên.

Về bố trí, sử dụng CB, CC Các quy định về công tác bố trí, sử dụng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH

Lào chưa đồng bộ, không đủ nội dung trong điều chỉnh các đối tượng. Hiện nay, Quy định số 02/BCT ngày 14-7-2003 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về bổ nhiệm, chuyển đổi nhiệm vụ và nơi công tác của cán bộ đã hơn 10 năm, nhiều nội dung không phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Về công tác luân chuyển, điều động, biệt phái, chuyển ngạch, giáng chức, miễn nhiệm, từ chức, bổ nhiệm lại; luân chuyển CB, CC làm công tác tài chính, thủ kho, thủ quỹ, vật chất, kế toán... chưa có quy định, quy chế rõ ràng, nên khó vận dụng đối với CB, CC ngành LĐ và PLXH.

Có lúc thực hiện nguyên tắc bố trí, sử dụng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào không theo quy định của cấp trên. Bố trí, sử dụng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào chưa phù hợp với sở trường, chuyên môn của từng CB, CC, nên không phát huy được tối đa khả năng của CB, CC, ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Vẫn còn tồn tại thực trạng “có vào mà không có ra”, “có lên mà không có xuống”, dẫn đến sự trì trệ, ỷ lại của không ít CB, CC lãnh đạo, quản lý, không ít trường hợp nảy sinh sự an phận, thiếu ý thức phấn đấu vươn lên và tính sáng tạo, làm giảm hiệu lực, hiệu quả thực hiện công việc của ngành. Chế độ chính sách đối với CB, CC công tác địa bàn vùng sâu, vùng xa chưa thỏa đáng, nên không khuyến khích, động viên được CB, CC xuống thực hiện công tác ở cơ sở để rèn luyện trong thực tiễn.

Về công tác quản lý CB, CC Về hệ thống thể chế quản lý đội ngũ CB, CC chưa thể hiện được triệt để quan

điểm, đường lối phát triển và hội nhập của Đảng NDCM Lào và Nhà nước CHDCND Lào. Điều này thể hiện chính sự nhận thức chưa rõ ràng về chức năng phục vụ của Nhà nước. Trong xã hội chỉ sử dụng cụm từ “phục vụ nhân dân”, “cán bộ là đầy tớ của nhân dân”, “nhà nước của dân, do dân và vì dân”..., mà chưa tách bạch được hai chức năng cơ bản của Nhà nước là chức năng quản lý xã hội và chức năng cung ứng dịch vụ công cho xã hội.

Quy mô, cấp độ của hệ thống thể chế quản lý CB, CC chưa đạt được đúng với vị trí, vai trò quan trọng của nó trong nền hành chính quốc gia nói chung và nền hành chính ngành LĐ và PLXH Lào nói riêng. Trong thể chế quản lý CB, CC, tỷ lệ

100

những văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao như luật, pháp lệnh còn thấp, thậm chí chưa có (đến nay, văn bản pháp lý có giá trị cao nhất trong hệ thống thể chế này mới chỉ dừng lại ở Nghị định về Quy chế công chức, các quy định của Trung ương Đảng, chưa có Luật về CB, CC). Mặt khác, các hệ thống văn bản này nặng về quy định, hướng dẫn, thông báo, chỉ thị thi hành là chính. Việc chưa có hệ thống thể chế quản lý CB, CC với tầm khái quát cao cùng với thực trạng có nhiều văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn cũng đồng nghĩa với việc tạo ra sự manh mún, thiếu chủ động và tính linh hoạt trong quản lý CB, CC. Do sự hạn chế ở tầm vĩ mô của văn bản quy phạm pháp luật quản lý CB, CC, nên trong thực tế, công tác này vẫn trong tình trạng “lấy ngắn nuôi dài”, “giải pháp tình thế”, chưa có định hướng dài hạn cho tương lai.

Mặc dù đã có những đổi mới cơ bản về chất lượng văn bản của ngành LĐ và PLXH, nhưng cũng còn nhiều nội dung cần được hoàn thiện, điều chỉnh. Thể chế quản lý CB, CC hiện nay chưa hoàn toàn thích ứng với thể chế chung, đặc biệt giữa thể chế kinh tế với thể chế hành chính và giữa thể chế về đảm bảo quyền tự do dân chủ của công dân với thể chế về tổ chức bộ máy quản lý hành chính nhà nước; ở một mức độ nhất định, trong từng lĩnh vực cụ thể còn thiếu tính đồng bộ, chưa đảm bảo tính hợp pháp, vẫn còn tình trạng không đúng thủ tục, trình tự, không đúng thẩm quyền, tình trạng chồng chéo, đan xen giữa thể chế quản lý CB, CC do Nhà nước ban hành với các quy định về quản lý cán bộ trong hệ thống đảng; các văn bản không đảm bảo tính thống nhất của cả hệ thống, thậm chí trái với tính khoa học của công tác quản lý CB, CC.

Về phân công, phân cấp trong quản lý đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào mới chỉ dừng lại ở ban hành thể chế, quyết định, hướng dẫn. Việc phân công, phân cấp trong quản lý CB, CC như hiện nay, mặc dù đã thể hiện sự đổi mới, nhất là từ bắt đầu thực hiện "ba xây" từ năm 2012, nhưng vẫn có hạn chế trong phát triển CB, CC chuyên môn nghiệp vụ của ngành dọc. Trong phạm vi quốc gia và phạm vi ngành, Đảng và Nhà nước còn gặp khó khăn trong việc điều hòa nguồn CB, CC có chất lượng ở các ngành và lĩnh vực. Việc phân cấp cho địa phương có thẩm quyền điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, chuyển đổi vị trí công tác CB, CC cấp lãnh đạo, quản lý của ngành dọc ở địa phương (chỉ thực hiện ở cấp tỉnh và 51 huyện thử nghiệm) là hợp lý nhưng cần có một văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể và rõ ràng để bịt các lỗ hổng. Mặt khác, hiện nay luật pháp của Lào ban hành nhiều văn bản quy định trách nhiệm của người đứng đầu khi xảy ra các vụ, việc trong cơ quan được giao quản lý, phụ trách,

101

nhưng quyền hạn của người đứng đầu chưa được quy định hoặc nếu quy định thì cũng không rõ ràng và đầy đủ, dẫn đến trong sử dụng và quản lý CB, CC của người đứng đầu bị hạn chế về thẩm quyền, nhất là trong lựa chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật, khen thưởng, đánh giá CB, CC, nhưng lại phải chịu trách nhiệm đối với các sai phạm của CB, CC dưới quyền.

Chức năng của bộ máy quản lý CB, CC đang có hiện nay chưa rõ ràng, hiệu quả hoạt động không cao. Không nắm được chiều hướng phát triển của đội ngũ CB, CC của toàn ngành, các cấp. Riêng bộ máy làm công tác tổ chức và cán bộ ngành LĐ và PLXH Lào vẫn gộp cả công việc của Đảng và của Nhà nước, nên rất khó thực hiện đầy đủ chức năng của mình trong hai "vai".

Hệ thống lưu trữ dữ liệu hồ sơ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào rất lạc hậu, rất khó khăn trong khai thác, tìm kiếm dữ liệu hồ sơ CB, CC để phục vụ công tác quản lý.

Việc kiểm tra, thanh tra công tác quản lý CB, CC vẫn chưa có quy định và cơ quan phụ trách rõ ràng, nhất là thanh tra các vụ việc vi phạm những điều cấm trong chương 6 Nghị định 82/TTg về Quy chế công chức CHDCND Lào; nghĩa vụ CB, CC.

Về thực hiện chế độ, chính sách đối với CB, CC Mặc dù đã có những cải tiến trong chế độ tiền lương và các chế độ đãi ngộ khác

đối với CB, CC nói chung và CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào nói riêng, nhưng đến nay chính sách tiền lương vẫn còn hạn chế. Tiền lương CB, CC còn thấp, chưa đủ trang trải cho các nhu cầu thiết yếu và chưa trở thành nguồn thu nhập chính của CB, CC. Vai trò kích thích của tiền lương còn mờ nhạt, sức ỳ của chủ nghĩa bình quân còn lớn trong chế độ tiền lương. Tiền lương không có ý nghĩa khuyến khích, động viên CB, CC làm việc hăng hái, sức thu hút, hấp dẫn và "giữ chân" CB, CC và đối với việc phát triển CB, CC có chất lượng cao; chưa đủ mạnh để thu hút nhân tài tham gia vào nền hành chính nhà nước, trong đó có ngành LĐ và PLXH Lào. Tuy thời gian vài năm trở lại đây chính sách tiền lương CB, CC cũng đã có sự cải cách đáng kể, nhưng cũng chưa thể góp phần làm giảm tình trạng tham nhũng, hối lộ của CB, CC trong nền hành chính nhà nước nói chung và ngành LĐ và PLXH nói riêng.

Các chế độ đãi ngộ khác đối với CB, CC cũng chưa thích đáng. Đặc biệt, CB, CC được cử đi đào tạo, bồi dưỡng dài hạn trong và ngoài nước chẳng những không được hỗ trợ, lại còn bị giảm tiền lương, làm cho CB, CC càng thêm khó khăn và chất lượng học tập, nghiên cứu kém chất lượng.

102

Công tác khen thưởng CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào trong thời gian qua thực hiện chưa tốt, vẫn còn tình trạng khen thưởng bình quân, chưa đánh giá đúng thành tích của từng CB, CC để làm căn cứ cho khen thưởng.

Chế độ đãi ngộ, hỗ trợ CB, CC bị ốm đau vẫn chưa được quan tâm thỏa đáng, chủ yếu là phụ thuộc vào chế độ bảo hiểm xã hội chung, nên không khuyến khích, động viên được CB, CC hăng hái làm việc, đến vùng sâu, vùng xa giúp nhân dân giải quyết khó khăn.

Bốn là, chưa tiến hành rà soát việc thực hiện biên chế để điều chỉnh số lượng CB, CC ở từng cơ quan, đơn vị.

Việc rà soát, tổng hợp đội ngũ CB, CC của ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào trong thực hiện biên chế để điều chỉnh lại cơ cấu số lượng CB, CC ở từng cơ quan, đơn vị thuộc ngành tiến hành chưa được tiến hành. Việc rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế chưa tiến hành song song giữa điều chỉnh biên chế và cơ cấu lại tổ chức bộ máy và chưa gắn với chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việc. Chưa làm được việc phân loại các cơ quan hành chính làm cơ sở xác định tổ chức, bộ máy, số lượng CB, CC phù hợp với yêu cầu quản lý và nâng cao chất lượng cung ứng các nhu cầu cơ bản thiết yếu phục vụ nhân dân. Chưa rà soát lại bộ máy các sở LĐ và PLXH tỉnh và thành phố; các phòng LĐ và PLXH huyện và quận để điều chỉnh biên chế CB, CC cho phù hợp.

Năm là, thực hiện chưa đầy đủ, có hiệu quả cao các phương thức và quy trình nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC của ngành

Về phương thức tiến hành Đảng ủy và lãnh đạo Bộ chưa thật sự coi các nghị quyết lãnh đạo, chiến lược,

kế hoạch về công tác cán bộ là công cụ hữu hiệu để lãnh đạo các cấp ủy, thủ trương các cơ quan, đơn vị thực hiện việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ở cơ quan, đơn vị mình.

Công tác tư tưởng chưa được đẩy mạnh, chất lượng hạn chế, chưa làm cho các cấp ủy đảng, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị và toàn thể đội ngũ CB, CC toàn ngành nhận thức đầy đủ, sâu sắc các quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC của ngành. Tình trạng chung vẫn là cấp trên yêu cầu làm công việc gì, cấp dưới làm công việc đó, chưa nhận thức đầy đủ sự gắn kết giữa các nội dung công việc trong tổng thể nhiệm vụ nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC của ngành.

103

Đảng ủy và lãnh đạo Bộ chưa thành lập ban chỉ đạo, mới giao cơ quan tổ chức và cán bộ làm một số công việc cụ thể giúp lãnh đạo Bộ chỉ đạo, hướng dẫn, thực hiện, nên chưa có cơ quan chủ trì tiến hành việc kiểm tra, giám sát, tháo gỡ khó khăn, sơ kết, tổng kết việc thực hiện. Đội ngũ CB, CC làm công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC trong ngành thiếu năng lực chuyên môn và kinh nghiệm.

Việc phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng trong ngành; của lãnh đạo ngành ở từng cấp; của Chính phủ và các cơ quan nhà nước liên quan; sự phối hợp giữa Bộ với cấp ủy, chính quyền địa phương, với Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân còn nhiều bất cập; chưa nêu cao vai trò gương mẫu, tự phấn đấu của mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý và từng CB, CC.

Bất cập lớn nhất là việc chưa xây dựng và cụ thể hóa các văn bản pháp luật trong tổ chức thực hiện. Chưa có quy chế phân công trách nhiệm giữa các cơ quan, quy chế để nhân dân giám sát CB, CC chưa được xây dựng. Một số cấp ủy, tổ chức đảng trong ngành còn né tránh, đùn đẩy tránh nhiệm. Công tác quản lý CB, CC một số tổ chức còn lỏng lẻo. Phân công trách nhiệm giữa các tổ chức, cấp trên và cấp dưới, giữa trung ương và địa phương về CB, CC trong ngành chưa cụ thể, rõ ràng.

Lãnh đạo các cấp chưa động viên, tạo điều kiện để từng CB, CC tự phấn đấu vươn lên về mọi mặt. Nội dung động viên, tạo điều kiện để từng CB, CC tự phấn đấu vươn lên nhiều mặt chưa rõ ràng, thiếu tiêu chí cụ thể; chưa được quy định rõ cho từng đối tượng CB, CC trong ngành về từng nội dung: trình độ lý luận chính trị, quản lý hành chính, kỹ năng lãnh đạo, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ; đào tạo kỹ năng mềm về xử lý tình huống trong quản lý nhà nước, thực thi công vụ và khả năng giao tiếp công vụ, sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ còn một số vướng mắc về quy chế, thể chế pháp lý. Chính sách khuyến khích tự học tập, bồi dưỡng chưa rõ ràng và thực hiện không thống nhất trong ngành từ Trung ương đến địa phương. Một số cấp ủy, tổ chức đảng trong ngành còn chưa quan tâm chỉ đạo, thậm chí không khuyến khích việc tự phấn đấu vươn lên của CB, CC.

Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết, chủ trương, kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC chưa thường xuyên, chất lượng và hiệu quả thấp.

Về quy trình thực hiện Chưa thực hiện đúng quy trình nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC. Thiếu văn

bản pháp lý hướng dẫn cụ thể việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC trong ngành,

104

nên trong thời gian qua làm theo cách hiểu từng tổ chức, không theo đi theo một quy trình khoa học. Việc áp dụng quy trình có lúc có nơi còn máy móc, không linh hoạt, không căn cứ vào thực tiễn của từng tổ chức và từng loại CB, CC.

Sáu là, thực hiện các nguyên tắc trong nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC chưa thật nghiêm túc.

Việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC chưa thật xuất phát và hướng tới thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng, của Nhà nước, của ngành LĐ và PLXH, của đơn vị và từng địa phương; chưa thật sát với từng đối tượng, kịp thời đáp ứng những yêu cầu nảy sinh trong cuộc sống; chưa thiết thực và đạt hiệu quả cao. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC chưa được thực hiện thường xuyên, kiên trì, đồng bộ, thường tập trung vào dịp đại hội đảng, bầu cử Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp, khi có nhu cầu bổ nhiệm cán bộ. Mức độ đa dạng hóa các hình thức nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào chưa rõ nét. Chưa kết hợp chặt chẽ giữa nâng cao chất lượng CB, CC với nâng cao chất lượng của các tổ chức đảng, chuyên môn và đoàn thể trong ngành; chưa thật sự lấy nâng cao chất lượng của các tổ chức để thúc đẩy quá trình tự nâng cao chất lượng của từng CB, CC. Sự kết hợp giữa xây và chống, giữa nâng cao kiến thức, kỹ năng mới, tư tưởng, tình cảm cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn, nghiệp vụ với kiên quyết phê phán, khắc phục những yếu kém, khuyết điểm chưa chặt chẽ.. Vai trò lãnh đạo của Đảng đôi lúc và ở một số đơn vị chưa rõ nét; việc phát huy trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, Mặt trận Lào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân trong nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH chưa thành cơ chế rõ ràng, vận hành thông suốt, thành nền nếp.

3.2.2. Nguyên nhân và kinh nghiệm 3.2.2.1. Nguyên nhân của ưu điểm Nguyên nhân chủ quan Một là, các cấp ủy, lãnh đạo các cấp và CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào nhận

thức rõ chức năng, vai trò, ý nghĩa đột phá của việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC trong điều kiện mới.

Đảng ủy và lãnh đạo Bộ LĐ và PLXH Lào đã nêu cao ý thức trách nhiệm trước Đảng, trước Nhà nước và trước nhân dân trong việc nâng cao khả năng giải quyết hợp lý các nhiệm vụ được giao cho ngành. Với tinh thần đó, đã ý thức tầm quan trọng của việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống, trình độ và năng lực, phong cách làm việc cho CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào, coi đây là trách nhiệm phải

105

tiến hành nghiêm túc, khách quan, toàn diện và có phương thức phù hợp trong điều kiện mới. Do vậy, đã chủ động nghiên cứu, chỉ đạo triển khai, cụ thể hóa các chủ trương, đường lối, quy định của Trung ương Đảng; Nghị định, quy chế, quy định của Chính phủ thực hiện trong thực tiễn ở ngành LĐ và PLXH Lào. CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào đã ý thức, nhận thức rõ và sâu sắc trong vấn đề nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực thực hiện công việc mà mình đang đảm nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân đã phấn đấu tự học, tự nghiên cứu và hoàn thiên bản thân để đáp ứng với yêu cầu phát triển ngành LĐ và PLXH Lào và điều kiện hội nhập quốc tế.

Hai là, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp trong ngành LĐ và PLXH Lào đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC tập trung hơn.

Từ nhận thức đúng vị trí, vai trò quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào là khâu đột phá cho việc phát triển ngành về mọi mặt, cấp ủy các cấp, các cơ quan có thẩm quyền trong ngành đã có nhiều cố gắng trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tương đối hiệu quả công tác này. Ban Tổ chức Trung ương Đảng, Bộ Nội vụ đã phối hợp với Vụ Tổ chức và cán bộ của Bộ rà soát hằng năm và có văn bản hướng dẫn chỉ đạo, triển khai việc nâng cao trình độ và năng lực cho CB, CC, nhất là công chức dự bị để họ có kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ điều hành, quản lý nhà nước cần thiết. Đồng thời với đào tạo, bồi dưỡng kiến thức mới về quản lý hành chính nhà nước, hằng năm đã tuyển chọn những CB, CC ưu tú có triển vọng phát triển để bồi dưỡng kiến thức lý luận chính trị - hành chính ngắn hạn, giúp họ có khả năng giải quyết công việc đúng với chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Ba là, cơ quan làm công tác tổ chức và cán bộ được kiện toàn, đội ngũ CB, CC làm công tác tham mưu về công tác này ngày càng có chất lượng và có đủ về số lượng từng vị trí việc làm theo chức năng, nhiệm vụ.

Căn cứ hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương Đảng và Bộ Nội vụ, theo thẩm quyền, ngày 23-5-2014 Bộ trưởng Bộ LĐ và PLXH Lào đã ban hành Quyết định số 1778/LĐPLX về tổ chức và hoạt động của Vụ Tổ chức và cán bộ và cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc tổ chức và cán bộ ở các Sở LĐ và PLXH các tỉnh, thành phố trên cả nước. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng nhất giúp việc xây dựng, kiện toàn cơ quan tham mưu về công tác tổ chức và cán bộ ngành LĐ và PLXH Lào đủ sức chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Giám đốc Sở trong công tác nâng cao chất lượng CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành. Xác định CB, CC làm

106

nhiệm vụ về công tác tổ chức và cán bộ cũng là một nghề chuyên môn nghiệp vụ, thậm chí là nghề chuyên môn nghiệp có tính đặc thù riêng, nên trong những năm qua đội ngũ này từng bước được quan tâm xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ trong và ngoài nước, bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng để đáp ứng công việc được giao. Tất cả điều đó góp phần nâng cao chất lượng công tác tổ chức và cán bộ của ngành LĐ và PLXH Lào đáp ứng công tác tham mưu có chất lượng cho Đảng ủy và lãnh đạo Bộ LĐ và PLXH Lào trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC của ngành.

Nguyên nhân khách quan Một là, các thể chế của Đảng và Nhà nước về nâng cao chất lượng đội ngũ CB,

CC ngày càng hoàn thiện, cụ thể hơn. Trong các nghị quyết của các cấp ủy đảng về công tác cán bộ bao giờ cũng đưa

yêu cầu chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay. Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã sớm ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển nguồn nhân lực ở CHDCND Lào và Ban Tổ chức Trung ương Đảng đã hướng dẫn triển khai kịp thời; các Bộ, ngành đã thành lập bộ máy phụ trách về phát triển nguồn nhân lực của mình. Với sự phát triển của thực tiễn cách mạng trong giai đoạn mới, Trung ương Đảng và Chính phủ đã có hướng dẫn xây dựng Chiến lược phát triển CB, CC trong giai đoạn mới. Các quy định, quy chế liên quan đến nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC cũng đã ban hành như: Quy định của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về đánh giá phân loại cán bộ; Quy định của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về bổ nhiệm, chuyển đổi nhiệm vụ và nơi công tác của cán bộ; Quy định của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về tiêu chuẩn cán bộ; Quy định của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về công tác quản lý cán bộ (sửa đổi, bổ sung); Chỉ thị của Bộ Chính trị Trung ương ương Đảng về việc lập Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trên toàn quốc; Nghị định của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế công chức của CHDCND Lào; Nghị định của Thủ tướng Chính phủ về chức danh quản lý của công chức CHDCND Lào và Nghị định của Chính phủ về tiêu chuẩn chức danh quản lý công chức CHDCND Lào. Đó là những căn cứ, chuẩn mực cho công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào.

Hai là, công cụ, phương tiện trang thiết bị, kinh phí phục vụ công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC đáp ứng ngày một tốt hơn.

Trang thiết bị, điều kiện nơi làm việc của các cơ quan liên quan đến công tác nâng cao chất lượng CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào được cung cấp tương đối đầy

107

đủ. Kinh phí phục vụ cho công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC hằng năm đều tăng; đồng thời được sự tài trợ của tổ chức quốc tế trong phát triển nguồn nhân lực của ngành. Hệ thống thông tin liên lạc được thiết lập thông suốt. Thiết bị công nghệ thông tin, lưu trữ dữ liệu trợ giúp cho quá trình lãnh đạo, chỉ đạo nói chung và những chỉ đạo trong công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC được thuận lợi, nhanh chóng, chính xác giúp việc xác định đối tượng, phương pháp, quy trình, chương trình nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH tốt hơn;

Ba là, nền giáo dục phổ thông và chuyên nghiệp của nước CHDCND Lào có những đổi mới.

Cùng với quá trình đổi mới toàn diện đất nước, nền giáo dục quốc dân đã có những bước tiến lớn. Hệ thống các trường, lớp, các chuyên ngành được thiết lập và hoạt động ngày một hiệu quả hơn, từ giáo dục phổ thông đến đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học đã giúp cho việc CB, CC có nhiều lựa chọn trong nâng cao trình độ chuyên môn phù hợp với công việc được giao, góp phần cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào.

3.2.2.2. Nguyên nhân của hạn chế Nguyên nhân chủ quan Một là, nhận thức của cấp ủy đảng, lãnh đạo các cấp và đội ngũ CB, CC ngành

LĐ và PLXH Lào về tầm quan trọng, sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC nhằm đáp ứng yêu cầu hiên nay chưa đầy đủ, sâu sắc, chưa thống nhất, thậm chí có nơi, có lúc còn coi nhẹ công tác này.

Nhiều tổ chức thuộc ngành LĐ và PLXH Lào chưa nhận thức, quán triệt quan điểm, nghị quyết, quy định của Trung ương Đảng; chính sách, nghị định, pháp luật của Nhà nước về nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC. Từ việc nhận thức chưa đầy đủ đó, các tổ chức chỉ chú trọng đến công tác chuyên môn theo tình thế trước mắt, chưa chú trọng đến phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC để chuẩn hóa CB, CC đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành và điều kiện hội nhập.

Hai là, ý thức phấn đấu vươn lên của nhiều CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào còn kém, nhất là phấn đấu để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học trong quản lý, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, lối sống.

Đa số CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào có tư tưởng an phận, cầu an, ngại va chạm, làm việc theo hệ thống máy móc, ngại suy nghĩ, ngại nghiên cứu cho sự phát triển bền vững. Một số CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào cấp huyện, nhất là huyện

108

vùng sâu, vùng xa, khả năng tiếp cận với kiến thức mới chậm, làm việc không có nền nếp, kiến thức và kỹ năng quản lý hành chính nhà nước thiếu, lối sống nông dân. Số CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào trẻ, mới vào biên chế, trình độ học vấn cao, tiếp thu cái mới nhanh, nhưng kinh nghiệm quản lý, điều hành, kinh nghiệm thực tiễn lại thiếu, còn dao động trước tình hình phức tạp, xử lý công việc theo lối máy móc, thiếu lý luận chính trị, thường chỉ lo vun vén cá nhân và hoài nghi về chế độ. Một số CB, CC vi phạm khuyết điểm, bị kỷ luật nhưng đã không cố gắng sửa chữa, còn bất mãn với Đảng và Nhà nước và phạm khuyết điểm nặng hơn.

Ba là, tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ngành LĐ và PLXH Lào chưa được kiện toàn, cải cách, đổi mới và sắp xếp hợp lý với điều kiện hiện nay và vai trò của người đứng đầu chưa phát huy tác dụng triệt để.

Có thể nói, tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ngành LĐ và PLXH Lào đang có hiện nay đã thực hiện từ năm 2007 có những điểm chưa hợp lý và quá chậm trong kiện toàn, cải cách, đổi mới cho phù hợp với điều kiện mới và hội nhập quốc tế. Bộ máy tổ chức ngành LĐ và PLXH Lào ở Trung ương còn thiếu đầu mối quan trọng trong nghiên cứu, nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC như: Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng CB, CC; Viện khoa học LĐ và PLXH... Bộ máy tổ chức hành chính nhà nước cấp tỉnh, thành phố và huyện cũng chưa hợp lý, còn cồng kềnh, không phù hợp với chức năng và vị trí việc làm; chậm kiện toàn, cải cách, đổi mới. Bên cạnh những hạn chế về trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, kỹ năng nghiệp vụ của đội ngũ CB, CC là người đứng đầu tổ chức. Một số CB, CC này còn mắc khuyết điểm là lợi dụng chức quyền để tham ô, tham nhũng, gây mâu thuẫn nội bộ tổ chức, cơ quan. Ở một số tổ chức, số CB, CC có chức quyền - do không giữ được bản lĩnh, lập trường chính trị, lập trường cách mạng - đã làm cho nội bộ tổ chức, cơ quan mất đoàn kết, có trường hợp phải thay đổi nhân sự và xử lý kỷ luật, gây mất ổn định về tổ chức, cơ quan, ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của ngành LĐ và PLXH Lào. Đội ngũ CB, CC lãnh đạo, quản lý ngành LĐ và PLXH Lào ở nhiều địa phương, cả cấp tỉnh và cấp huyện có biểu hiện coi trọng về cơ cấu già - trẻ, nam - nữ, dân tộc, con cháu của bậc lão thành cách mạng, nền nhiều khi coi nhẹ tiêu chuẩn và năng lực, dẫn đến chất lượng lãnh đạo, quản lý chưa tương xứng và không hiệu quả.

Bốn là, tính đồng bộ giữa các khâu trong công tác cán bộ còn có những hạn chế, quy định thiếu chặt chẽ, do đó gây trở ngại cho công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào.

109

Năm là, những quy định có tính nghiệp vụ riêng cho ngành LĐ và PLXH Lào chưa được xây dựng đầy đủ, chặt chẽ, phù hợp với từng đối tượng CB, CC.

Sáu là, chậm đổi mới, thiếu cơ chế, phương pháp, cách làm mang lại hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC. Chưa xây dựng được tiêu chuẩn cụ thể về từng mặt phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực, kiến thức của từng loại CB, CC ở lĩnh vực LĐ và PLXH Lào, ở từng cấp, đối với từng chức danh; tiêu chuẩn cụ thể đối với CB, CC lĩnh vực LĐ và PLXH Lào; chưa quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác CB, CC.

Bảy là, nhận thức về quản lý CB, CC chưa chắc, chưa sâu. Tinh thần tự phê bình và phê bình, tính chiến đấu chưa cao; chưa vượt qua được tâm lý nể nang, né tránh, ngại va chạm, xuê xoa, hình thức. Chưa gắn việc đánh giá CB, CC với kết quả hoàn thành nhiệm vụ công tác được giao.

Tám là, sự phối hợp giữa tổ chức ngành LĐ và PLXH Lào với ngành giáo dục và đào tạo, chính quyền các cấp, với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC chưa chặt chẽ, đầy đủ, tính thống nhất chưa cao và chưa có lộ trình phối hợp hiệu quả.

Nguyên nhân khách quan Một là, hệ thống thể chế của Đảng và Nhà nước về nâng chất lượng đội ngũ CB,

CC nói chung và đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào nói riêng chưa hoàn thiện và đồng bộ.

Hiện nay, mới chỉ có mỗi Nghị quyết của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa V về phát triển nguồn nhân lực ở CHDCND Lào từ năm 1993, đến nay đã hơn 10 năm. Công tác triển khai thực hiện Nghị quyết về phát triển nguồn nhân lực, trong đó có việc phát triển đội ngũ CB, CC, viên chức, vẫn chưa được thể chế hóa, cụ thể hóa thành quy định, quy chế và cao hơn, có tính hợp hiến hợp pháp là luật. Cho nên, các Bộ, ngành không có căn cứ pháp lý trong nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC của ngành mình; có tiến hành cũng thiếu quy cách, quy trình và không thống nhất, thiếu đồng bộ.

Hai là, hệ thống đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào chưa hoàn thiện, thậm chí không có ngành chuyên môn phù hợp với công tác LĐ và PLXH.

Các hệ thống đào tạo, bồi dưỡng đang có trong hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay có một điều đáng nói là, chưa xây dựng được - thậm chí chưa có chủ trương xây

110

dựng - trường đào tạo, bồi dưỡng về LĐ và PLXH. Trong hệ thống các trường đại cao đẳng, đại học - cả công lập và dân lập - đều không có chuyên ngành về công tác LĐ và PLXH riêng (hiện nay chỉ ở Đại học Quốc gia Lào có bộ môn chuyên ngành xã hội và phát triển). Vì vậy, việc phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào đang gặp khó khăn rất lớn.

Ba là, chương trình, nội dung, giáo trình, giáo án, sổ tay hướng dẫn thực hiện công tác LĐ và PLXH, sổ tay thực hiện công việc LĐ và PLXH không hoàn thiện, không đồng bộ và chưa được đầu tư nghiên cứu.

Bộ LĐ và PLXH Lào được thành lập chính thức năm 1993; nhưng đến nay còn thiếu sự chỉ đạo của cấp trên trong xây dựng chương trình, nội dung, giáo trình, giáo án, các loại sổ tay về thực hiện công tác LĐ và PLXH, thậm chí không có sự chỉ đạo về công tác này. Việc nghiên cứu của CB, CC làm tham mưu về phát triển CB, CC cũng không được chú trọng và quan tâm; trong thực hiện công việc phát triển CB, CC cũng không theo chương trình, nội dung, giáo trình, giáo án thống nhất nào.

Bốn là, đa số đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào trưởng thành trong thời kỳ chiến tranh, thời kỳ thực hiện cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp và qua đào tạo chuyên môn không sát với công tác LĐ và PLXH Lào. Cho nên, đội ngũ này còn chịu sự tác động khá mạnh mẽ về nếp nghĩ, tầm nhìn, phong cách làm việc của thời kỳ cũ; CB, CC vừa làm, vừa học trong thực hiện công việc; nhận thức và hoạt động thực hiện công tác còn nhiều hạn chế, lề lối làm việc còn nặng về bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa, ít hiểu biết về công tác LĐ và PLXH; kém năng động, đầu óc sáng tạo và đầu óc đổi mới.

Năm là, một số CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào vẫn mang nặng tâm lý tập quán của người nông dân, tư tưởng của nền sản xuất tiểu nông, phân tán nên chưa tiếp cận được khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại. Tư tưởng gia trưởng, cục bộ, địa phương, dòng họ, bè cánh vẫn còn tồn tại, ảnh hưởng đến việc tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, tính tiền phong của người CB, CC ngành LĐ và PLXH.

Sáu là, mặt trái của cơ chế thị trường, các tệ nạn xã hội phát triển tác động mạnh mẽ, làm cho một số CB, CC thoái hóa về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; tình trạng tham nhũng, lãng phí gia tăng. Tâm lý hưởng thụ, coi kinh tế là trên hết, lợi ích cá nhân được đề cao hơn lợi ích tập thể và cộng đồng đã nảy sinh trong tư tưởng của - có thể nói - đa số CB, CC. Sự phân hóa giàu nghèo trong đội ngũ CB, CC diễn ra nhanh chóng và ngày càng kéo dài khoảng cách. Một số CB, CC có chức, có quyền đã lợi

111

dụng chức quyền làm giàu bất chính, xa rời quần chúng, xa nhân dân, chà đạp lên lợi ích của tập thể, nhiễm bệnh lối sống xa hoa, lãng phí, sùng ngoại, ăn chơi... Một số CB, CC trước đây đã được tôi luyện ý chí, bản lĩnh chiến đấu trong khói lửa, lập nhiều chiến công, nhưng nay mắc phải nhiều lỗi lầm trong thực hiện công tác, có người trở thành tội phạm.

Bảy là, những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, đặc biệt là chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch nhằm âm mưu phá hoại CNXH và vai trò lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đã ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng của một số CB, CC hiện nay ở Lào, trong đó có đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào. Có thể nói, trong điều kiện công nghệ thông tin được mở rộng, các thế lực thù địch thường xuyên tuyên truyền xuyên tạc, bôi nhọ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng đường lối của Đảng, khoét sâu những nhược điểm nảy sinh trong thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và nhân dân các bộ tộc Lào, nhất là công cuộc thực hiện cơ chế kinh tế thị trường ở Lào đã làm cho một số CB, CC dao động, ý chí phấn đấu không cao, thiếu niềm tin vào đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, nghi ngờ việc lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, lý luận của Đảng trong điều kiện hiện nay.

3.2.3. Những kinh nghiệm Qua những ưu điểm, thành tưu, hạn chế, khuyết điểm của quá trình nâng cao

chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào có thể rút ra một số kinh nghiệm như sau:

Một là, nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC phải bám sát nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ phát triển ngành LĐ và PLXH Lào và hội nhập quốc tế.

Chất lượng của đội ngũ CB, CC được đặt trong mối quan hệ với yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ phát triển ở mỗi ngành, mỗi cấp và điều kiện hội nhập quốc tế ở mỗi giai đoạn cách mạng cụ thể, sao để cho mỗi CB, CC được nhân dân tin, nhân dân phục và nhân dân yêu. Trong giai đoạn đẩy mạnh CNH HĐH, hội nhập khu vực, quốc tế và phát triển ngành LĐ và PLXH Lào bền vững yêu cầu đội ngũ CB, CC ngành phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao đẳng trở lên, có trình độ ngoại ngữ cần thiết, có khả năng sử dụng công nghệ thông tin một cách thuần thục vào xử lý công việc được giao. Đồng thời, phải có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống lành mạnh, có lập trường vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp tốt đẹp, nhảy bén trước cái mới và có tính năng động, sáng tạo.

112

Mục tiêu chung của việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC phải dựa trên cơ sử xác định rõ nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ phát ngành LĐ và PLXH Lào và điều kiện hội nhập quốc tế. Đảng chỉ đạo lập nên các ngành quản lý nhà nước và đưa CB, CC là đảng viên nắm quyền lãnh đạo, quản lý bộ máy tổ chức các cấp của ngành là nhằm lãnh đạo, quản lý tổ chức thực hiện thắng lợi mục tiêu, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng trong toàn ngành ở các cấp. Chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào là yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định chất lượng tổ chức và hoạt động, lãnh đạo, quản lý, điều hành của các bộ máy tổ chức thuộc ngành LĐ và PLXH Lào. Do đó, phải xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ phát triển ngành và điều kiện hội nhập quốc tế mà tổ chức nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC hợp lý. Từ nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ phát triển ngành LĐ và PLXH Lào và gắn với điều kiện hội nhập quốc tế, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước để đảm bảo cho ngành LĐ và PLXH phát triển bền vững, đồng bộ với các ngành khác và nền kinh tế - xã hội Lào phát triển, giữ vững ổn định chính trị mà xác định yêu cầu trang bị kiến thức toàn diện cho đội ngũ CB, CC toàn ngành.

Xuất phát từ yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ phát triển ngành LĐ và PLXH Lào và gắn với điều kiện hội nhập quốc tế đòi hỏi lãnh đạo ngành LĐ và PLXH Lào cần tác động để nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC của ngành ngang tầm với đòi hỏi của thực tiễn. Mặt khác, cũng yêu cầu từng CB, CC phải có ý thức tự giác nâng cao trình độ, năng lực, trau dồi phẩm chất đạo đức, phấn đấu vươn lên làm chủ bản thân, làm chủ công việc được giao và xã hội thông qua nhiệm vụ chính trị.

Hai là, chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào cần được nâng cao một cách toàn diện.

Thực tiễn cách mạng đã chứng minh rằng, bất cứ giai đoạn lịch sử cách mạng, ở bất cứ vị trí, cương vị nào cũng đòi hỏi người CB, CC, người đảng viên luôn luôn phải xứng đáng là người chiến sĩ cộng sản chân chính, vừa ‘‘hồng’’ vừa ‘‘chuyên’’, vừa có đức, vừa có tài, trong đó đức là gốc. Mặt đức và mặt tài luôn gắn bó keo sơn với nhau trong mỗi CB, CC. Chủ tịch Hồ Chí Minh người sáng lập ra Đảng Cộng sản Đông Dương thường nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên luôn phải trao dồi đạo đức, luôn luôn phải học tập tốt, công tác tốt để trở thành người giỏi. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là ngọn đèn pha soi sáng cho mỗi CB, CC, đảng viên và tổ chức bộ đảng và nhà nước học tập, vận dụng vào thực tiễn. Hiện nay, mặt đức và mặt tài được hiểu cụ thể hơn, đức là phẩm chất chính trị vững vàng và phẩm chất đạo đức trong sạch, có lối

113

sống trong sáng, trung thành với chế độ, với Tổ quốc; tài là trình độ mọi mặt, có năng lực thực hiện công tác, công việc được giao trong thực tiễn, khả năng tổ chức, lãnh đạo quần chúng, gương mẫu dẫn đầu trong lao động, lời nói đi đôi với hành động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có đầu óc sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ, công việc được giao.

Nâng cao mọi mặt chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào không nhất thiết là việc gì cũng tiến hành, nhưng tiến hành lại không đến nơi đến chốn; không nhất thiết phải học tập qua trường lớp, sách vở, giáo trình, giáo án soạn sẵn, mà cần căn cứ vào đặc điểm, hoàn cảnh cụ thể của từng tổ chức, từng địa phương, từng cá nhân CB, CC mà có kế hoạch học tập, bồi dưỡng, tu dưỡng, rèn luyện cho phù hợp, nhất là ngành LĐ và PLXH Lào cấp huyện. Để đạt được kết quả chất lượng CB, CC toàn diện về mọi mặt trên thực tế, các tổ chức thuộc ngành LĐ và PLXH Lào cần phân loại chính xác từng CB, CC những CB, CC nào yếu kém mặt gì thì cần tập trung nâng cao nhiều hơn về mặt đó, đồng thời phải giữ vững và phát huy nhân rộng những mặt mạnh, mặt ưu điểm đã có.

Ba là, cần đánh giá đúng thực trạng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào, trên cơ sở đó phát huy ưu điểm và có phương hướng khắc phục hạn chế.

Việc đánh giá đúng thực trạng đội ngũ CB, CC và từng người CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào là căn cứ quan trọng hàng đầu để xác định đối tượng, yêu cầu, phương pháp phù hợp trong nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC. Muốn đáng giá đúng thực trạng phải căn cứ vào quy định đánh giá, phân loại cán bộ, quy định về tiêu chuẩn của cán bộ, Nghị định về tiêu chuẩn chức danh công chức CHDCND Lào và các văn bản quy phạm pháp luật về đáng giá CB, CC đã được cụ thể hóa ở ngành LĐ và PLXH Lào; trên cơ sở quan điểm khách quan, toàn diện, công tâm, dân chủ. Nếu không, đánh giá CB, CC sẽ có tình trạng chung chung. nể nang, xuê xoa, làm chiếu lệ, qua loa để báo cáo với cấp trên, coi đó là xong công việc.

Đánh giá CB, CC là vấn đề hết sức hệ trọng và rất tế nhị, nhảy cảm và phức tạp. Nếu đánh giá sai, hoặc thiếu tệ nhị cũng dễ nảy sinh những tâm tư, thắc mắc, "ân oán", mất đoàn kết nội bộ. Vì vậy, ngoài việc căn cứ vào các quy định liên quan đến đánh giá CB, CC còn phải làm tốt nội dung tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng và sinh hoạt cơ quan. Đây là khâu đột phá trong củng cố và kiện toàn, chỉnh đốn, đổi mới tổ chức ở ngành LĐ và PLXH Lào. Phải đặt CB, CC trong môi trường và điều kiện cụ thể, trong mối quan hệ biện chứng với chủ trương, đường, chính sách, tổ chức và

114

nhiệm vụ, công việc được giao để xem xét toàn diện các mặt khách quan, chủ quan, trong cả quá trình phát triển của CB, CC. Đánh giá CB, CC phải dừa trên nguyên tắc, quy trình, phương pháp khoa học, nhưng đảm bảo thấu tình, đạt lý và lấy hiệu quả công việc, sự đóng góp thực tế làm thước đo chủ yếu phẩm chất, năng lực của từng CB, CC.

Trong đánh giá CB, CC ở ngành LĐ và PLXH Lào phải thực hiện tốt quy chế dân chủ Đổi mới cách quản lý và phân công nhiệm vụ cho mỗi CB, CC cũng là điều kiện cần thiết để đảm bảo cho công tác CB, CC thực hiện tốt, đánh giá CB, CC sẽ có căn cứ rõ ràng, cụ thể. Tình trạng thiếu dân chủ trong tổ chức, trong việc quần chúng góp ý kiến xây dựng, dân chủ hình thức sẽ làm cho việc đánh giá CB, CC thiếu chính xác, thiếu công bằng, lây lan từ hậu quả này sang hậu quả khác trong nội bộ tổ chức.

Để đánh giá đúng chất lượng đội ngũ CB, CC, các cấp ủy, người lãnh đạo phải đánh giá một cách toàn diện, không chỉ dựa vào bề nổi thành tích, theo cảm tính cá nhân, mà phải đi sâu một số nội dung chủ yếu sau:

Đánh giá động cơ, phương pháp và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của từng CB, CC. Việc xem xét động cơ của CB, CC là rất quan trọng, bởi vì có CB, CC chỉ vì động cơ cá nhân như thăng quan tiến chức hoặc kiếm lợi mới tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao, động cơ này rất nguy hiểm cho Đảng, Nhà nước, Tổ quốc và nhân dân. Xem xét kết quả công tác của CB, CC phải xem xét về khối lượng, chất lượng, hiệu quả công việc được giao về góc độ chính trị, kinh tế, xã hội.

Đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống, đạo đức nghề nghiệp, phong cách làm việc của CB, CC. CB, CC không những phải có phẩm chất đạo đức tốt mà phải có ý thức đấu tranh với biểu hiện sai trái của người khác, kể cả trong gia đình, họ hàng mình. Đánh giá được chiều hướng và khả năng phát triển của từng CB, CC để tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, vào những nhiệm vụ thích hợp hoặc giới thiệu với cấp trên đưa vào diện quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB, CC lãnh đạo, quản lý điều hành ngành LĐ và PLXH Lào.

Bốn là, đưa CB, CC vào phong trào thực tiễn để rèn luyện, thử thách. Phong trào thực tiễn là nơi rèn luyện và thử thách CB, CC một cách tối ưu và tốt

nhất để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào một cách toàn diện. Từng CB, CC là một tế bào cấu thành nên tổ chức đảng, chuyên môn, nhưng cũng là một thành viên trong các tổ chức chính trị - xã hội khác. CB, CC hoạt động trong phong trào thực tiễn là thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và tổ chức với thực tiễn xã hội, thực tiễn đời sống của nhân dân. CB, CC chân chính

115

phải biết hy sinh, phấn đấu cho lợi ích của cách mạng, của Tổ quốc, đem lại hạnh phúc cho nhân dân, bản thân và gia đình.

Hoạt động trong phong trào thực tiễn, mỗi CB, CC chịu sự phân công của tổ chức, thay mặt tổ chức hướng dẫn, tổ chức cho nhân dân thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, cũng trong phong trào thực tiễn mà CB, CC tự rèn luyện mình sao cho xứng đáng là người chiến sĩ tiên phong, là tấm gương sáng để nhân dân noi theo. Uy tín của Đảng, của Nhà nước và tổ chức thể hiện thông qua uy tín của từng CB, CC, bằng những hành động, bằng những việc làm cụ thể thiết thực để nhân dân thừa nhận.

Hoạt động trong phong trào thực tiễn, CB, CC được tu dưỡng, rèn luyện những mặt chủ yếu sau: gương mẫu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, phong cách làm việc; gương mẫu về hành động; rèn luyên tính tổ chức kỷ luật; có điều kiện để học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, quản lý kinh tế, quản lý xã hội.

Năm là, cụ thể hóa chủ trương, đường lối và các quy định của Trung ương về nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC vào điều kiện ngành LĐ và PLXH Lào.

Việc cụ thể hóa chủ trương, đường lối và các quy định của Trung ương về nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC vào điều kiện ngành LĐ và PLXH Lào là rất quan trọng. Việc cụ thể hóa cần tập trung vào những vấn đề, những nội dung thiết thực nhất, đồng thời bảo đảm tính toàn diện, cố gắng xây dựng những nội dung với những tiêu chuẩn, tiêu chí có thể định lượng được, "đo đếm" được hoặc phải thể hiện bằng những tiêu chuẩn, tiêu chí có thể nhận biết được, tránh tình trạng làm chung chung và trừu tượng, khó khăn trong tổ chức thực hiện.

Tiểu kết chương 3

Trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào đến nay, tuy còn có một số nội dung, một số điểm bất cập, song cơ cấu đội ngũ đã tương đối phù hợp; đa số CB, CC của ngành có phẩm chất chính trị; đạo đức, lối sống tốt; trình độ và năng lực đội ngũ đã có bước tiến quan trọng, tiếp thu và vận dụng được đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, chủ trương công tác của Bộ; kỹ năng lãnh đạo, quản lý và chuyên môn nghiệp vụ đạt những thành công bước đầu đáng kể; phong cách công tác khoa học hơn, biết phối hợp với nhân dân trong công

116

tác, góp phần vào sự phát triển ngành LĐ và PLXH Lào trong tiến trình CNH, HĐH đất nước, hội nhập khu vực và quốc tế. Hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào trong những năm qua đã được các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, CB, CC quan tâm nhằm làm cho CB, CC thực sự đủ phẩm chất, năng lực công tác. Các văn bản quy định, quy chế, hướng dẫn, chỉ đạo đã được Đảng ủy Bộ LĐ và PLXH Lào triển khai các nội dung trong nâng cao chất lượng CB, CC tương đối hiệu quả; phương thức, quy trình nâng cao chất lượng CB, CC được thực hiện một cách cơ bản là hợp lý. Bên cạnh đó, công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào cũng còn nhiều bất cập, hạn chế như việc triển khai các nội dung quy định của cấp trên về công tác cán bộ chưa được thực hiện, hình thức nâng cao chất lượng CB, CC cũng không phong phú, hiệu quả không cao, nhiều nội dung đưa vào chương trình nâng cao chất lượng CB, CC còn chung chung, trừu tượng, không thống nhất, không sát với ngành LĐ và PLXH Lào và không liên quan đến công việc mà CB, CC đang thực hiện. Nguyên nhân của thành tựu cũng như hạn chế, yếu kém của nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào có nhiều, có cả nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan; có cả nguyên nhân về nhận thức, nguyên nhân trong tổ chức thực hiện. Qua nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào trong những năm qua có thể rút ra một số kinh nghiệm bước đầu về nâng cao nhận thức của các tổ chức đảng, CB, CC và các cơ quan liên quan, tầm quan trọng của việc cụ thể hóa các chủ trương, đường lối, quy định của Đảng và Nhà nước về nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào đáp ứng yêu cầu mới. Việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định, chế độ liên quan đến nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC nói chung và nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào nói riêng, việc chỉ đạo tập trung, thống nhất quá trình thực hiện, việc triển khai một cách linh hoạt, sáng tạo trong tình hình cụ thể là nhiệm vụ cấp bách hiện nay và thời gian tới để nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC có đủ phẩm chất và năng lực trong thực hiện công tác.

117

Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGÀNH LAO ĐỘNG VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI CỘNG HÒA

DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ĐẾN NĂM 2030

4.1. DỰ BÁO NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG, MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGÀNH LAO ĐỘNG VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

4.1.1. Dự báo những nhân tố tác động đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào trong giai đoạn hiện nay

4.1.1.1. Những thuận lợi Một là, công cuộc đổi mới ở CHDCND Lào đã thu được những thành tựu to lớn,

tạo niềm tin và sự hăng hái phấn đấu của đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào. Báo cáo chính trị trình bày tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng

NDCM Lào đã nhận định, đánh giá thành tựu 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng là "to lớn, nhiều mặt và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng" [184, tr.28]. Trong những năm qua, được sự đầu tư phát triển về kinh tế - xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các bộ tộc Lào không ngừng được cải thiện và đã thu được những thành tựu to lớn; đội ngũ CB,CC nói chung và đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào nói riêng đã được cải thiện cả mặt vật chất lẫn tinh thần, điều đó đã tạo niềm tin vững chắc cho đội ngũ CB, CC. Đa số CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào có phẩm chất đạo đức tốt, trung thành với lý tưởng, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng; có lối sống giản dị, trong sáng, gần gũi với nhân dân, tâm huyết với công việc. Đây là nhân tố quan trọng góp phần đảm bảo tổ chức thực hiện thành công đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, lãnh đạo nhân dân, sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện thắng lợi các mục tiêu do Đảng đề ra.

Hai là, Đảng và Nhà nước Lào đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp, quy chế, quy định về công tác cán bộ; sắp tới Đại hội X của Đảng NDCM Lào sẽ đề ra nhiều chủ trương mới về xây dựng đội ngũ CB, CC.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước Lào luôn chú trọng và quan tâm tới việc xây dựng đội ngũ CB, CC. Đây là nhân tố then chốt để thực hiện nhiệm vụ trọng

118

tâm là phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng XHCN; đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện thành công chương trình cải cách nền hành chính nhà nước và xây dựng đất nước, góp phần ổn định hệ thống chính trị và chất lượng bộ máy nhà nước. Trong thời gian qua Đảng và Nhà nươc Lào đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp, quy chế, quy định về công tác cân bộ và CB, CC và Đại hội X của Đảng NDCM Lào sẽ có nhiều chủ trương, chính sách, quy định, pháp luật về công tác cán bộ và CB, CC nhằm xây dựng đội ngũ CB, CC có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; có tinh thần đoàn kết, hợp tác, ý thức tổ chức kỷ luật cao và phong cách làm việc khoa học, tôn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm. Chương trình tổng thể cải cách nền hành chính nhà nước đến năm 2020 cũng xác định, nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC là một trong bảy chương trình hành động chiến lược góp phần xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, từng bước hiện đại, xây dựng bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Trong đó, đặt ra yêu cầu xây dựng được đội ngũ CB, CC hành chính vừa có phẩm chất đạo đức tốt, vừa có năng lực, trình độ chuyên môn cao, có kỹ năng quản lý, vận hành bộ máy hành chính nhà nước để thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Ba là, Đảng ủy, lãnh đạo Bộ LĐ và PLXH Lào đã lãnh đạo thực hiện khá tốt công tác cán bộ và đã giành được những thành tựu cơ bản quan trọng; tích lũy được một số kinh nghiệm trong xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào.

Đảng ủy, lãnh đạo Bộ LĐ và PLXH Lào đã xác định công tác cán bộ là khâu quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định tới chất lượng và hiệu quả công việc, là khâu then chốt trong sự nghiệp cách mạng, là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào những thành công trong sự nghiệp đổi mới đất nước, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và phát triển ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào. Để đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của ngành thì việc làm tốt công tác cán bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC là một trong những nhiệm vụ được Đảng ủy, lãnh đạo Bộ quan tâm hàng đầu, trong đó việc thực hiện chế độ, vận dụng chính sách hỗ trợ hợp lý nhằm khuyến khích,

119

động viên CB, CC; thực hiện tốt công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, phân loại, khen thưởng, kỷ luật và đặc biệt là quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm để từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ CB,CC, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức nhà nước thuộc ngành là công việc mang ý nghĩa hết sức quan trọng. Đảng ủy, lãnh đạo Bộ đã lãnh đạo thực hiện công tác tổ chức và cán bộ trên một số mặt chủ yếu: hoàn thiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ CB, CC; hoàn thiện công tác phân tích công việc, xác định vị trí việc làm và xây dựng khung năng lực đối với các vị trí chức danh; xây dựng cơ chế thu hút, quy hoạch và sử dụng CB, CC; nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC; hoàn thiện công tác kiểm tra, đánh giá, khen thưởng và kỷ luật CB, CC; v.v..

Bốn là, đa số CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào quan tâm, có ý thức trách nhiệm đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào.

Nhìn một cách tổng quát, đội ngũ CB, CC của ngành LĐ và PLXH Lào đã có nhiều nỗ lực trong học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; thích ứng nhanh với cơ chế kinh tế thị trường, hội nhập khu vực và quốc tế; đã có những đóng góp quan trọng, từng bước đưa kinh tế - xã hội của CHDCND Lào ngày càng phát triển. Trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đội ngũ CB, CC của ngành đã quan tâm, có ý thức trách nhiệm nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý hành chính; khả năng sử dụng tin học, ngoại ngữ trong hoạt động công vụ nhằm đáp ứng với điều kiện mới hiên nay.

4.1.1.2. Những khó khăn Một là, đất nước còn trong tình trạng nước kém phát triển, đang đứng trước

nhiều nhiều khó khăn, thách thức. CHDCND Lào tiến hành công cuộc đổi mới từ năm 1986 (Đại hội IV), đến nay

là gần 30 năm, nhưng cơ cấu kinh tế Lào vẫn chưa có gì thay đổi lớn. Chẳng hạn, đến năm 2012 lực lượng lao động chính làm việc trong nền kinh tế là 3.186.600 người; trong đó có 70% làm việc trong lĩnh vực nông - lâm - ngư; nghiệp; số lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng mới chiếm 7,4%; lĩnh vực dịch vụ 22,7%. Như vậy, cơ cấu kinh tế Lào là theo hướng: nông lâm và ngư nghiệp - du lịch và dịch vụ - công nghiệp và xây dựng.

Đại hội IX Đảng NDCM Lào đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020,phải phấn đấu đạt các mục tiêu:

120

Đến năm 2020, nước ta phải thoát khỏi tình trạng kém phát triển, là nước có sự ổn định về chính trị và có trật tự an toàn về xã hội vững chắc; kinh tế phát triển liên tục và ổn định với nhịp độ tương đối nhanh; nhân dân có đời sống cao hơn mức hiện tại gấp ba lần, kinh tế quốc gia có cơ sở vững chắc bằng cơ cấu nông nghiệp - lâm nghiệp gắn chặt với công nghiệp và dịch vụ một cách tương xứng và tích cực, có khả năng hội nhập với khu vực và quốc tế; các thành phần kinh tế đều có sức mạnh và phát triển một cách kết dính, trong đó thành phần kinh tế của Nhà nước và thành phần kinh tế hợp tác của nhân dân chiếm phần lớn trong kinh tế quốc dân; kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước một cách có hệ thống và có yếu tố cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa,... Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào có quan hệ hợp tác rộng rãi với quốc tế để mang quyền lợi cho Tổ quốc và có khả năng tham gia cộng đồng thế giới trong sự nghiệp hòa bình, hữu nghị và hợp tác phát triển [185, tr.40-41].

Hai là, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành LĐ và PLXH Lào còn nhiều hạn chế, yếu kém, nhiệm vụ của ngành trong những năm tới rất nặng nề.

Việc bồi dưỡng và nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động Lào và giảm tỷ lệ thất nghiệp còn chưa đạt mục tiêu đã định. Quản lý lao động trong các đơn vị kinh doanh còn thiếu đồng bộ; có lúc có nơi còn có tình trạng vi phạm luật lao động và mâu thuẫn trong lao động vẫn xảy ra. Dịch vụ tìm kiếm việc làm cho lao động Lào chưa làm được tốt và chưa làm đúng chức năng của mình; nhập khẩu lao động nước ngoài còn tràn lan, còn thiếu đồng bộ trong quản lý và sử dụng lao động nước ngoài. Phát triển tay nghề lao động Lào chưa tương xứng với sự lớn mạnh của nền kinh tế; lao động có tay nghề cao còn thiếu và ý thức tổ chức kỷ luật người lao động còn thấp; cơ cấu lao động phát triển chậm và chưa hợp lý giữa các vùng miền. Người lao động chưa được khám bệnh và chữa bệnh một cách đầy đủ. Quản lý quỹ bảo hiểm xã hội còn lỏng lẻo và chưa có cơ chế đồng bộ; dịch vụ và tinh thần phục vụ nhân dân lao động còn chậm, bảo thủ. Giải quyết chính sách theo chế độ có một số địa phương và một số bộ phận làm chưa tốt; làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng và Nhà nước. Giúp đỡ những người gặp nạn, thiên tai còn chưa kịp thời và chưa tương xứng.

Những yếu kém nêu trên của ngành LĐ và PLXH Lào do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân quan trọng là thuộc về cán bộ và công tác cán bộ ngành LĐ và PLXH Lào.

121

Để tổ chức thực hiện công tác LĐ và PLXH thống nhất trên phạm vi toàn quốc, ngành LĐ và PLXH đã đề ra chiến lược phát triển công tác LĐ và PLXH đến năm 2020 là tập trung vào những vấn đề sau:

Thứ nhất, về lĩnh vực lao động. Mục tiêu phát triển, nâng cao tay nghề và chất lượng của lực lượng lao động là

xây dựng được đa số lao động Lào có trình độ tay nghề mức độ nào đó, có cơ sở ý thức công nghiệp, có thiết bị lao động, có nơi thực tập tay nghề và giáo viên giảng để xây dựng cơ sở thực tập tay nghề lao động và xây dựng lao động Lào trở thành lao động công nghiệp và có khả năng thích ứng đối với sự thay đổi của thị trường lao động và sự phát triển kinh tế, xã hội.

Về mục tiêu khuyến khích việc làm và tìm kiếm việc làm là xây dựng và làm cho lao động Lào được tiếp cận nguồn thông tin về mặt lao động, và một số lao động có thể xuất khẩu và làm việc theo phong cách công nghiệp và một nửa lao động có thu nhập vượt ngưỡng nghèo; khuyến khích lao động từ bộ phận nông nghiệp sang lao động công nghiệp và dịch vụ một cách hợp lý, cân đối.

Mục tiêu quản lý lao động là phải có sự bảo đảm về mặt luật pháp trong làm việc, nhất là hợp đồng lao động; có hệ thống bảo đảm về phí lao động phù hợp với mặt bằng sinh sống và khả năng chi trả thực tế của người sử dụng lao động; có hệ thống và quy chế bảo đảm an toàn lao động, có sức khỏe lao động; có cơ chế theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện luật và quy chế lao động một cách tốt nhất; xây dựng thành hệ thống và cơ chế hợp tác, giải quyết vấn đề lao động về mọi mặt; quan tâm đặc biệt trong bảo vệ lao động là nữ giới và công bằng về quyền lợi với nam giới. Thứ hai, về phúc lợi xã hội. Mục tiêu của công tác từ thiện xã hội là nhóm người cần sự giúp đỡ đặc biệt được giúp bằng nhiều hình thức; thành lập các điều thuận lợi để giúp đỡ từ thiện bằng nhiều hình thức tại các cụm dân cư trên toàn quốc. Mục tiêu chiến lược phát triển công tác bảo hiểm là tổ chức bảo hiểm quốc gia được phát triển mạnh mẽ và có khả năng cung cấp dịch vụ đạt tiêu chuẩn và hiện đại, làm cho đạt tới trình độ quản lý sức khỏe một cách đầy đủ; mọi người trên toàn quốc đều được tiếp cận với hệ thống bảo hiểm y tế và không lo lắng nhiều về chi phí chữa bệnh; hệ thống bảo đảm sức khỏe và bảo đảm về thu nhập cơ bản; mặt tài chính mạnh và có khả năng đáp ứng dịch vụ một cách có hiệu quả; mọi người trong xã hội Lào được bảo vệ bởi hệ thống bảo hiểm.

122

Mục tiêu công tác thiên tai là làm cho cụm dân cư Lào có sự an toàn và có khả năng giảm thiểu từng bước mất mát do thiên tai; những tác động do thiên tai sẽ được giảm thiểu khó khăn và phục hồi nhanh chóng.

Mục tiêu công tác phúc lợi trẻ em là bảo đảm mọi trẻ em sẽ có cuộc sống trong bầu không khí ấm cúng, có tình yêu thương, có sự hiểu biết lẫn nhau trong môi trường xã hội; trẻ em phải được chăm sóc, quan tâm theo quyền mà họ đáng được hưởng là được sống, phát triển, tham gia và bảo vệ từ các nguy cơ mà ảnh hưởng đến sự phát triển của họ.

Mục tiêu của công tác hưu trí, thương binh và tàn tật là: người có công với Tổ quốc phải được hưởng chính sách về các mặt theo Nghị định 343/TTg một cách thỏa đáng; điều chỉnh các pháp chế về chính sách để làm công cụ cho tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công với Tổ quốc. Quyền lợi về mọi mặt của người tàn tật được bảo vệ từ xã hội để làm cho họ có khả năng tiếp cận với mọi công trình công cộng; hệ thống dịch vụ cần thiết trong giúp đỡ người tàn tật từ Trung ương đến cụm dân cư phải được xây dựng lên; nhận thức của xã hội Lào đối với người tàn tật cần được nâng lên và mở rộng làm cho người tàn tật có phần đóng góp trong phát triển xã hội; có hệ thống thông tin dữ liệu về công tác người tàn tật để đáp ứng nhu cầu xã hội ở mức cơ bản. Mục tiêu chiến lược người cao tuổi là làm cho người cao tuổi được sống cùng gia đình và cụm dân cư một cách ấm áp; người cao tuổi ở nông thôn được hưởng chăm sóc sức khỏe; người cao tuổi sống hạnh phúc, mạnh khỏe và được hưởng các dịch vụ từ xã hội.

Ba là, công tác quản lý và thể chế quản lý CB, CC của ngành đứng trước những thách thức mới trong trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.

Thách thức lớn nhất trong công tác quản lý CB, CC là giữa tính kế thừa và sự phát triển, vừa phải đảm bảo sự ổn định mang tính lịch sử hình thành đội ngũ CB, CC, vừa phải đảm bảo nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC; quản lý CB, CC với việc nâng cao chất lượng công tác quản lý, điều hành nhà nước; quản lý CB, CC với chuyển đổi phương thức quản lý CB, CC phù hợp với nền kinh tế thị trường và nguồn ngân sách nhà nước; sự cạnh tranh nhân tài; quản lý CB, CC với việc vừa phải đảm bảo phục vụ phát triển và hội nhập quốc tế, vừa phải đảm bảo cho phù hợp với đặc điểm của hệ thống chính trị, hành chính của Lào.

123

Thể chế quản lý CB, CC là phải đáp ứng yêu cầu của Nhà nước pháp quyền

XHCN của dân, do dân và vì dân. Cả về mặt pháp lý và về mặt nội dung đều phải được

xây dựng phù hợp với Hiến pháp, thống nhất với pháp luật, tạo thành một chỉnh thể

hoàn chỉnh, thống nhất và đầy đủ. Từ đó tạo cơ sở pháp lý cho việc nâng cao chất

lượng đội ngũ CB, CC đủ năng lực và phẩm chất, hết lòng, hết sức tận tụy phục vụ

nhân dân. Trong thể chế CB, CC phải đảm bảo góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ

CB, CC đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế.

Bốn là, mặt trái của kinh tế thị trường, hội nhập, những tiêu cực trong Đảng,

Nhà nước và trong xã hội tác động vào đội ngũ CB, CC của ngành; các thế lực thù địch

tiếp tục thực hiện âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hòa bình" đối với đội ngũ CB, CC.

Cơ chế thị trường đã mở ra khả năng tiềm tàng giải phóng mọi năng lực của

con người, thúc đẩy văn hóa đạo đức, khuyến khích các cá nhân phấn đấu, khẳng định

và tạo lập cơ chế đãi ngộ xứng đáng với sự cống hiến. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường

cũng có những mặt trái dễ làm cho con người sa ngã có thể bị biến chất đạo đức. Hiện

nay, xã hội Lào đang rất quan tâm đến vấn đề đạo đức, nhất là tình trạng suy thoái đạo

đức đang diễn ra trong xã hội, đặc biệt là trong một bộ phận CB, CC. Các vụ tiêu cực

liên quan đến suy thoái đạo đức ở CHDCND Lào những năm qua làm ảnh hưởng

không nhỏ đến sự nhìn nhận của xã hội về đạo đức người CB, CC hiện nay. Thực tiễn

đó đặt ra yêu cầu là phải làm sao vừa phát triển được kinh tế thị trường, vừa giữ vững

được những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, vừa xây dựng được các quan hệ

và phẩm chất mới phù hợp với thời đại mới của sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm

tính định hướng XHCN.

Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hòa bình"

đối với đội ngũ CB, CC nói chung và CB, CC của ngành LĐ và PLXH Lào nói riêng.

Việc kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị,

đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ CB, CC; ngăn chặn, đẩy lùi những biểu

hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; tích cực chống quan liêu, tham

nhũng, lãng phí. Tăng cường đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động "diễn biến

hòa bình" của các thế lực thù địch, chủ động, kịp thời ngăn chặn, phản bác các thông

tin, quan điểm xuyên tạc, sai trái, thù địch là vấn đề cấp bách, nhưng cũng còn là thách

thức lớn trong công tác cán bộ.

124

4.1.2. Mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào trong những năm tới

Thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập khu vực, quốc tế, Đảng NDCM Lào đã đề ra mục tiêu đến năm 2020, với 04 đột phá:

Trước hết, phải đột phá bằng được về mặt ý tưởng bằng việc giải phóng, khắc phục quan điểm tư tưởng kiểu giáo điều, lười biếng, cứng nhắc; khuyến khích tính sáng tạo và quan điểm dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm trong thực hiện thành công nghị quyết của Đảng. Thứ hai, phải đột phá mạnh mẽ mặt phát triển nguồn nhân lực, nhất là về đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực mọi mặt của cán bộ cho tương xứng với yêu cầu phát triển. Thứ ba, phải đột phá về việc khắc phục chế độ, quy định điều hành, quản lý còn cản trở việc sản xuất kinh doanh và dịch vụ cho xóa đi một cách dứt điểm. Thứ tư, phải đột phá về mặt giải quyết nghèo của nhân dân bằng việc khai thác và tập trung các nguồn vốn, đồng thời tập trung cán bộ và sự cố gắng làm thực tế và bằng chính sách khuyến khích đặc biệt; đồng thời cũng xây dựng kết cấu hạ tầng về kinh tế - xã hội một cách có trọng tâm, trọng điểm để trở thành động lực thúc đẩy cho việc phát triển trong các lĩnh vực khác một cách mạnh mẽ [185, tr.28].

Với những chủ trương và đường lối vì sự phát triển vươn tới mục tiêu trở thành nước cơ bản công nghiệp và thoát khỏi đất nước kém phát triển vào năm 2020; căn cứ vào thực trạng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào, yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới của ngành gắn với điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế, việc nâng chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào trong những năm tới phải theo mục tiêu chung và gắn với quy định vị trí việc, cải tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ngành LĐ và PLXH Lào từ trung ương đến địa phương (cấp huyện).

Mục tiêu tổng quát nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào trong những năm tới là: xây dựng được một đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào có cơ cấu hợp lý, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ CB, CC; các CB, CC có bản lĩnh chính trị vững vàng; phẩm chất đạo đức trong sáng; có ý thức tổ chức cao, ý thức chấp hành mọi nhiệm vụ được giao; nắm vững lý luận Mác - Lênin, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ chuyên

125

môn, nghiệp vụ, quản lý nhà nước, quản lý xã hội tương xứng với đòi hỏi của nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Mục tiêu cụ thể:

Thứ nhất, tiếp tục đổi mới công tác xây dựng Đảng và công tác CB, CC, tạo sự chuyển biến rõ nét về chất lượng đội ngũ CB, CC trên từng mặt cụ thể; bảo đảm quan điểm, lập trường giai cấp, thống nhất với đường lối của Đảng, giữ vững bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, đạo đức nghề nghiệp của CB, CC, chấp hành nghiêm chỉnh điều lệ, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có tính sáng tạo, có trình độ chuyên môn và năng lực công tác cao.

Thứ hai, tiếp tục cải cách, đổi mới tổ chức bộ máy của ngành LĐ và PLXH Lào theo hướng tinh gọn, hợp lý tương xứng với sự lớn mạnh, phát triển cũng như yêu cầu của công tác chuyên môn nghiệp vụ thực tế. Nghiên cứu thành lập tổ chức bộ máy mới cần thiết và sáp nhập bộ máy tổ chức có chức năng tương đồng vào nhau. Sửa đổi, bổ sung chức năng của ngành LĐ và PLXH Lào từ Trung ương đến địa phương để phù hợp với sự phát triển của nhiệm vụ trong điều kiện mới. Thứ ba, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện quy định vị trí việc làm của các tổ chức thuộc ngành LĐ và PLXH Lào để có cơ sở bố trí, sắp xếp và biên chế CB, CC mới và tạo sự chuyển biến về chất lượng trong thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ CB, CC có hiệu quả. Thứ tư, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào theo diện quy hoạch CB, CC lãnh đạo, quản lý các cấp, tuyển chọn lấy người có thành tích xuất sắc từ thực tiễn công tác. Để thực hiện được mục tiêu trên, các cấp ủy đảng, các tổ chức ngành LĐ và PLXH Lào phải gắn công tác xây dựng Đảng, xây dựng CB, CC với nhiệm vụ phát triển ngành, quán triệt và thực hiện sâu sắc nhiệm vụ xây dựng đảng và phát triển ngành LĐ và PLXH. Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng với mục tiêu là nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phù hợp với yêu cầu khách quan của cách mạng ở Lào trong tình hình mới, làm trong sạch đội ngũ CB, CC, đảng viên, bảo đảm thực hiện có kết quả, hiệu quả các nhiệm vụ chính trị do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và Nghị quyết Đại hội Đảng Bộ LĐ và PLXH lần thứ V đề ra, chiến lược phát triển công tác LĐ và PLXH đến năm 2020 để góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở CHDCND Lào.

126

4.1.3. Phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào trong những năm tới

Đối với CHDCND Lào nói chung và đối với ngành LĐ và PLXH Lào nói riêng, nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC là việc làm thường xuyên trong công tác tổ chức và cán bộ của Đảng, của Nhà nước, nhưng thực hiện trong thực tiễn thì còn nhiều tồn tại, nhất là vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào còn là vấn đề lý luận và thực tiễn rộng lớn; là yêu cầu bức thiết đang đặt ra trong công tác tổ chức và cán bộ hiện nay.

Để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngành, đòi hỏi các cấp ủy đảng, các tổ chức ngành LĐ và PLXH Lào cần phải xác định chính xác, nhận rõ vai trò, trách nhiệm của sự lãnh đạo của Đảng, của tổ chức và căn cứ vào nhiệm vụ chính trị để đề ra phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC và củng cố tổ chức bộ máy. Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn, dự báo tình hình chung của đất nước và của ngành LĐ và PLXH Lào để nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC của ngành trong điều kiện mới, điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế cần nắm vững phương hướng chủ yếu sau:

Thứ nhất, cấp ủy các cấp, các tổ chức thuộc ngành LĐ và PLXH Lào tiếp tục quán triệt và quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương, quy định của Trung ương Đảng, của Nhà nước về công tác tổ chức - cán bộ và nâng cao chất lượng CB, CC. Trên cơ sở đó, nâng cao nhận thức, thống nhất hành động trong Đảng, trong toàn ngành, hệ thống tổ chức chính trị - xã hội, trước hết là trong ban lãnh đạo và các cấp ủy đảng, các CB, CC và đảng viên. Từ đó, các cấp ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện triển khai, cụ thể hóa một cách sáng tạo cho phù hợp với đặc điểm, hoàn cảnh cụ thể của lĩnh vực LĐ và PLXH.

Thứ hai, tăng cường công tác giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng đạo đức Cayxỏn Phômvihản, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng nói chung và quan điểm về công tác LĐ và PLXH nói riêng; giáo dục lối lành mạnh, đạo đức nghề nghiệp, phẩm chất người CB, CC của dân, ý thức làm việc theo pháp luật cho CB, CC.

Thứ ba, đẩy mạnh công tác đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong một số bộ phận CB, CC và đảng viên; xây dựng tổ chức đảng, tổ chức bộ máy thuộc ngành LĐ và PLXH Lào trong sạch, vững mạnh.

Thứ tư, tăng cường tổng kết rút kinh nghiệm về công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phân công công tác, quản lý, kiểm tra, thanh tra CB, CC và công tác biên chế

127

công chức mới hàng năm nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào một cách toàn diện và đồng bộ.

Thứ năm, tiến hành rà soát lại những quy định về tiêu chuẩn, quản lý CB, CC nói chung và ngành LĐ và PLXH Lào nói riêng từ trước đến nay để bổ sung, hoàn thiện làm cơ sở cho đánh giá, phân loại, đào tạo, bồi dưỡng, cất nhắc, quản lý và sử dụng CB, CC.

Thứ sáu, đổi mới công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC và phải khoa học trên cơ sở nghiên cứu, tổng kết, kế thừa kinh nghiệm công tác cán bộ trong mỗi thời kỳ cách mạng.

Thứ bảy, hoàn thiện hệ thống chính sách đối với tất cả các loại CB, CC cho hợp lý, bảo đảm tính tích cực, khuyến khích CB, CC có trình độ, năng lực và phấn đấu trong thực hiện công tác. Chú trọng CB, CC thực hiện nhiệm vụ ở vùng sâu vùng xa, vùng hiểm trở khó khăn. Về chính sách đào tạo, bồi dưỡng CB, CC cũng phải cần điều chỉnh cho hợp lý để thu hút, giữ chân nhân tài.

4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGÀNH LAO ĐỘNG VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ĐẾN NĂM 2030

4.2.1. Đổi mới nhận thức, khẳng định quyết tâm chính trị và trách nhiệm, từng bước quy chế hóa công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào

Quán triệt sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào, cần nhận thức đầy đủ nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào là công việc hệ trọng, mang tính đột phá, có tác động lớn đến chất lượng tổ chức và sự phát triển của ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào; là một hoạt động có tính tổ chức, là trách nhiệm và quyền hạn của các cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, của những cá nhân có liên quan. Đây là một việc khó, phức tạp, đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị cao. Để thực hiện tốt, trước hết cần có sự thống nhất về nhận thức, sự nhất trí cao trong chủ trương, nhiệm vụ và giải pháp.

Từ những thành tựu và những hạn chế của công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào trong thời gian qua có thể thấy, việc đầu tiên cần thiết, cấp bách là phải nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, có sự nhất trí cao trong công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC; đồng thời, phải khẳng định quyết tâm chính

128

trị và trách nhiệm làm cho công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC tương xứng với yêu cầu mới của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.

Các quan điểm, phương châm, giải pháp đổi mới công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC từng bước được định hình, được cụ thể hóa bằng hệ thống thể chế. Nó thể hiện sự phát triển rất quan trọng về tư duy, nhận thức của Đảng NDCM Lào, Nhà nước CHDCND Lào trong công tác cán bộ những năm gần đây. Trên thực tế, công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC đã từng bước đi vào nền nếp, thành hệ thống được các cấp ủy đảng, các tổ chức quan tâm và được đông đảo CB, CC đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, bên cạnh những bước tiến quan trọng, đội ngũ CB, CC đang bộc lộ nhiều yếu kém, chưa đạt được yêu cầu so với đòi hỏi của thời kỳ mới. Những khó khăn, thách thức và những lệch lạc dần dần xuất hiện, bộc lộ rõ chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào trong thời gian qua vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập.

Nhận thức đúng vai trò, ý nghĩa của công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt to lớn. Chỉ có làm tốt vấn đề này mới thật sự chủ động, tự giác, sáng tạo, phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả tất cả các khâu và đó cũng là điều kiện tiên quyết để làm tốt công tác tổ chức, cán bộ, giúp cấp ủy đảng và lãnh đạo ngành LĐ và PLXH Lào hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước.

Hiện nay, trong nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào, trọng tâm là nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống, hiệu quả công tác thực tế, kỹ năng quản lý hành chính nhà nước; chú trọng CB, CC nằm trong diện quy hoạch, trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, nhận công tác mới.

Phải biến những nhận thức đó thành quyết tâm chính trị, coi nâng cao chất lượng CB, CC là trọng điểm của công tác tổ chức, cán bộ hiện nay, là nhiệm vụ trung tâm trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng với ngành, là tiêu chuẩn đánh giá năng lực lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng trong toàn ngành.

Muốn vậy, trong sinh hoạt Đảng ủy Bộ, lãnh đạo Bộ, cấp ủy và tổ chức đảng trong các cơ quan trực thuộc Bộ phải đưa nội dung về nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC vào bàn bạc, thảo luận kỹ lưỡng, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ; xác định đúng và rõ mục tiêu, phương hướng và nhiệm vụ nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC; trách nhiệm của các tập thể, cac nhân, nhất là của những người đứng đầu cấp ủy, cơ quan,

129

trong công việc này. Đảng ủy Bộ cần nghiên cứu, ban hành các nghị quyết chuyên đề lãnh đạo công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ CB, CC của ngành.

Trên cơ sở các nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước, phải từng bước thể chế hóa, quy chế hóa, quy định hóa, xây dựng đồng bộ, cơ bản các quy chế, quy định về công tác nâng cao chất lượng đội ngũ ngành LĐ và PLXH Lào đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập. Trước mắt, ngay sau Đại hội X của Đảng NDCM Lào, Đảng ủy và lãnh đạo Bộ LĐ và PLXH Lào cần chỉ đạo xây dựng và ban hành Chiến lược cán bộ ngành LĐ và PLXH Lào đến năm 2025, trong đó nêu rõ mục tiêu, phương hướng, tiêu chuẩn và các nhiệm vụ, giải pháp lớn xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ ngành LĐ và PLXH Lào.

Đảng ủy Bộ tổ chức sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng bộ về công tác cán bộ, tập trung nghiên cứu các quan điểm, chủ trương của Đại hội X Đảng NDCM Lào, của nghị quyết Đại hội Đảng bộ Bộ nhiệm kỳ 2015-2020 và của Đảng ủy Bộ về công tác cán bộ, làm cho mọi cấp ủy viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp và CB, CC của cơ quan Bộ nhận thức đầy đủ, sâu sắc các nội dung đó, xác định trách nhiệm của mình trong tham gia nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH.

Các cấp ủy địa phương chỉ đạo cấp ủy đảng cơ quan lao động và phúc lợi xã hội tổ chức nghiên cứu, học tập các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ, xác định quyết tâm, trách nhiệm nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC cơ quan LĐ và PLXH ở địa phương.

4.2.2. Đẩy mạnh công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào

Về công tác quy hoạch đội ngũ CB, CC Trong công tác cán bộ nói chung và công tác CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào

nói riêng, việc xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB, CC là công việc rất trọng yếu, bảo đảm cho công tác CB, CC các cấp có tầm nhìn xa, chủ động, khắc phục tình trạng bị hẫng hụt CB, CC, thiếu kế thừa, không liên tục, góp phần quan trọng việc tạo ra đội ngũ CB, CC đủ về số lượng, cơ cấu, đảm bảo yêu cầu chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác sử dụng CB, CC đáp yêu cầu nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ phát triển ngành LĐ và PLXH và điều kiện hội nhập quốc tế.. Quy hoạch đội ngũ CB, CC phải được xây dựng từ đầu nhiệm kỳ và phải được điều chỉnh, bổ sung hằng năm.

Để xây dựng quy hoạch đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào được đảm bảo tính pháp lý phải căn cứ Chỉ thị số 08/BCT ngày 21-8-2007 của Bộ Chính trị

130

Trung ương Đảng NDCM Lào về việc lập quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trên toàn quốc và Hướng dẫn số 198/BTCTWĐ ngày 13-10-2007 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng NDCM Lào về việc lập quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trên toàn quốc cùng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương Đảng.

Ngoài những chỉ thị, hướng dẫn có tính chất thể chế, trong xây dựng quy hoạch đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào phải bảo đảm các yêu cầu sau:

Một là, căn cứ đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ mới; chiến lược phát triển công tác LĐ và PLXH Lào đến năm 2020.

Công tác quy hoạch đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào phải bảo đảm xây dựng đội ngũ CB, CC ngành đáp ứng yêu cầu phát triển phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chiến lược phát triển công tác LĐ và PLXH Lào trong thời gian tới.

Hai là, gắn quy hoạch đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào với các khâu khác trong công tác cán bộ như: đánh giá, phân loại; xác định tiêu chuẩn CB, CC và hệ thống chức danh, vị trí việc làm; đào tạo, bồi dưỡng; quản lý và sử dụng.

Ba là, quy hoạch đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào phải căn cứ vào yêu cầu quản lý và sử dụng CB, CC ở các cơ quan, tổ chức trong trước mắt và lâu dài.

Bốn là, quy hoạch đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào phải căn cứ vào thực trạng về số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ CB, CC toàn ngành; bám sát những yêu cầu mới về công tác quản lý, điều hành công tác LĐ và PLXH trong giai đoạn mới trên cơ sở khảo sát, đánh giá đúng thực trạng của đội ngũ CB, CC trong ngành.

Năm là, quy hoạch đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào phải căn cứ vào khả năng và điều kiện thực hiện việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC trong và ngoài nước.

Để đảm bảo tổ chức thực hiện tốt, có chất lượng cao công tác quy hoạch đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào phải tiến hành một số nội dung sau:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, lãnh đạo các cơ quan trong ngành LĐ và PLXH Lào.

Hai là, quán triệt sâu sắc các chỉ thị, hướng dẫn về công tác quy hoạch, các quy định về công tác đánh giá, phân loại, tiêu chuẩn CB, CC, quản lý và sử dụng CB, CC.

Ba là, tiến hành tốt công tác đánh giá, phân loại đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào.

131

Bốn là, tăng cường sự phối hợp giữa Bộ LĐ và PLXH Lào với các cấp ủy, chính quyền địa phương để xây dựng quy hoạch đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào ở các tỉnh, thành phố và cấp huyện hợp lý, có sự thống nhất trong tổ chức thực hiện.

Năm là, phải xây dựng đồng bộ các loại quy hoạch gồm: quy hoạch cấp ủy của tổ chức đảng trong các cơ quan; quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý ngành LĐ và PLXH Lào ở các cấp; quy hoạch đội ngũ CB, CC chuyên môn nghiệp vụ ngành LĐ và PLXH Lào. Trong đó, quy hoạch cấp ủy của tổ chức đảng trong các cơ quan và quy hoạch đội ngũ CB, CC chuyên môn nghiệp vụ là cơ sở cho xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý ở các cấp.

Sáu là, bố trí đủ kinh phí phục vụ công tác quy hoạch đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào.

Bảy là, kiện toàn bộ máy tổ chức, đội ngũ CB, CC cơ quan tổ chức, cán bộ làm công tác quy hoạch để họ nắm chắc và hiểu sâu về các quy trình xây dựng quy hoạch.

Về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất

đạo đức tốt, có năng lực và tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân là nhiệm vụ trọng tâm và luôn được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; trong đó, đào tạo, bồi dưỡng CB, CC được xác định là hoạt động quan trọng nhằm trang bị kiến thức, nâng cao năng lực để đội ngũ này hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức IX của Đảng NDCM Lào đã đề ra đột phá về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là: “Phải đột phá một cách mạnh mẽ về phát triển nguồn nhân lực, nhất là về đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ hiểu biết, năng lực trong các mặt của cán bộ cho tương xứng với yêu cầu của phát triển” [185, tr.28].

Theo yêu cầu chung đó, ngành LĐ và PLXH Lào phải đẩy mạnh đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC của ngành song song với việc đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý bộ máy nhà nước. Phải tiến hành đổi mới các chương trình, nội dung và phương thức đào tạo, bồi dưỡng CB, CC sát với thực tế, hướng vào các vấn đề thiết thực đặt ra từ quá trình thực thi công vụ, nâng cao kỹ năng hành chính. Bộ LĐ và PLXH cần có định hướng rõ ràng, cụ thể về công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC ở các cấp và được cấp trên phê duyệt. Ngành LĐ và PLXH Lào phải sớm triển khai và cụ thể hóa các văn bản của cấp trên về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC. Từ yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ phát triển công tác LĐ

132

và PLXD, từ thực trạng của những hạn chế trong thời gian vừa qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC trong thời gian tới đòi hỏi phải có nhiều giải pháp cụ thể, mang tính đồng bộ mới đạt hiệu quả.

Thứ nhất, tiếp tục quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Đảng, của Nhà nước về CB, CC và công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC được nhấn mạnh trong các nghị quyết và quyết định về đào tạo, bồi dưỡng CB, CC. Nâng cao nhận thức về công tác đào tạo, bồi dưỡng; đổi mới công tác đánh giá, bổ nhiệm, từ chức, miễn nhiệm CB, CC. Lấy kết quả, hiệu quả công việc làm căn cứ thực chất để bổ nhiệm, giúp cho việc đào tạo, bồi dưỡng trở nên thực chất, tránh hiện tượng chỉ quan tâm tới việc thu thập đủ bằng cấp để được thăng tiến.

Thứ hai, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC phù hợp với yêu cầu của tình hình mới, yêu cầu hội nhập quốc tế của ngành, trong đó chú trọng chính sách hỗ trợ các đối tượng được cử đi đào tạo, bồi dưỡng, nhất là các đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số có nhiều khó khăn.

Thứ ba, đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại đội ngũ CB, CC làm cơ sở cho xác định vị trí việc làm và đào tạo theo vị trí việc làm. Xây dựng các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cụ thể, khả thi, thiết thực, đảm bảo hoàn thành yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng chuẩn về chức danh CB, CC và ngạch công chức theo quy định; đào tạo, bồi dưỡng gắn với quản lý, sử dụng, có trọng tâm trọng điểm, không phân đều các chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng. Chủ động thực hiện quy hoạch CB, CC, gắn quy hoạch với công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Thứ tư, xác định đúng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào.

Nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận làm công tác kế hoạch đào tạo CB, CC cho toàn ngành để tham mưu về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng CB, CC của ngành. Hiện nay bộ phận kế hoạch đào tạo thuộc Vụ Tổ chức và cán bộ chưa xác định rõ được nhu cầu chính xác về đào tạo, bồi dưỡng. Việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng vẫn còn chưa mang tính bao quát tổng thể.

Công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB, CC cần phân tích sâu nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng kế hoạch đến việc tổ chức quá trình đào tạo, kiểm tra, đánh giá quá trình đào tạo, bồi dưỡng.

133

Tạo cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan (Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch và Hợp tác, các đơn vị chuyên môn) thuộc Bộ trong việc xác định nhu cầu và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CB, CC của ngành.

Xây dựng và hoàn thiện chương trình quản lý số liệu và báo cáo về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB, CC định kỳ theo các bảng biểu thống nhất. Đây cũng là cách thức để giúp cho việc kiểm tra, đánh giá đào tạo nói chung, việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nói riêng được khách quan, khoa học và thuận lợi.

Tăng cường kiểm tra các mặt công tác đào tạo, bồi dưỡng, trong đó việc xây dựng kế hoạch ở các cơ quan, đơn vị thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, uốn nắn sai sót; lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB, CC ở từng lĩnh vực công tác cụ thể là việc làm còn mới ngành LĐ và PLXH Lào trong những năm gần đây. Do đó, việc đi khảo sát, nghiên cứu, tìm hiểu thực tế ở các Bộ, ngành khác, kể cả ở nước ngoài là cần thiết và bổ ích.

Thứ năm, đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào.

Đổi mới nội dung đào tạo, bồi dưỡng Nội dung đào tạo, bồi dưỡng CB, CC quản lý nhà nước bao gồm bốn nhóm kiến

thức (kiến thức lý luận chính trị; kiến thức pháp luật, kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước; kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ; kiến thức tin học, ngoại ngữ) và các kiến thức bổ trợ khác.

Đối với CB, CC khối quản lý nhà nước, đào tạo, bồi dưỡng vừa nhằm đạt được các mục tiêu chung của cả đội ngũ CB, CC hành chính, vừa phải hết sức chú trọng đến đặc thù của bộ phận này. Hiện nay, chất lượng đào tạo CB, CC bộ phận này còn hạn chế do nội dung lý luận chính trị và quản lý nhà nước còn nặng về lý thuyết cơ bản, chưa quan tâm đến kỹ năng tác nghiệp của CB, CC; hiện tượng trùng lặp nội dung ở một số môn học, đối với từng ngạch, bậc. Vì thế, cần lựa chọn kỹ lưỡng các nhóm kiến thức, mức độ, phạm vi cho thật phù hợp với từng đối tượng. Nhóm kiến thức về lý luận chính trị và quản lý hành chính chủ yếu là các chuyên gia, giảng viên của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào đảm nhận.

Nhóm kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ của ngành rất quan trọng, vì nó có tác dụng, hiệu quả trực tiếp đến từng vị trí công tác của từng CB, CC. Vì vậy, bộ phận phụ trách xây dựng nội dung, chương trình cho các khoá đào tạo, bồi dưỡng cần nghiên

134

cứu, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chuyên môn của Bộ để thiết kế, xây dựng cho phù hợp với từng đối tượng CB, CC chuyên môn khác nhau.

Đa dạng hóa loại hình đào tạo, bồi dưỡng Trước đây, đào tạo, bồi dưỡng CB, CC tập trung vào hai loại hình chính là: tập

trung và tại chức. Hiện nay, để thực sự đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC, cần mở rộng các loại hình đào tạo hơn nữa, theo hướng kết hợp đào tạo trong trường với đào tạo, rèn luyện trong thực tế, coi đào tạo trong thực tế là khâu bắt buộc trong chu trình đào tạo CB, CC. Sau khi đã được đào tạo ở trường, nhất thiết phải rèn luyện, thử thách trong thực tiễn một thời gian nhất định, không hình thức, chiếu lệ, qua kết quả việc làm thực tế mới đưa vào cương vị chính thức.

Đổi mới mạmh mẽ phương pháp đào tạo, bồi dưỡng Cùng với vấn đề đổi mới về nội dung, đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng

CB, CC là vấn đề rất quan trọng. Tuy nhiên, đây là vấn đề còn rất hạn chế hiện nay đối với đào tạo, bồi dưỡng CB, CC của ngành. Có nhiều vấn đề, nhiều nội dung cần được trình bày dưới dạng "hội thảo" vừa thu hút được học viên "vào cuộc", vừa tăng cường sự giao lưu giữa giáo viên và học viên và quan trọng hơn là làm giảm bớt sự nhàm chán của việc rao giảng một chiều.

Đã đến lúc cần chấm dứt lối dạy và học chay, trình bày lý thuyết suông. Thực hiện đúng phương châm "học đi đôi với hành", "lý luận gắn với thực tiễn" trong đào tạo, bồi dưỡng CB, CC của ngành.

Về thời gian đào tạo Nên chia thành hai giai đoạn chính: giai đoạn một, CB, CC tập trung học các

nhóm kiến thức cơ bản theo quy định của cấp trên; giai đoạn hai, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn ngành, những kỹ năng thực hành công vụ trên lĩnh vực mà CB, CC đang công tác. Giai đoạn này cần tách những nội dung chung kéo dài, với nội dung không chuyên sâu, chồng chéo.

Thứ sáu, tăng cường và đổi mới công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC.

Đổi mới công tác quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, trước hết phải quán triệt sâu sắc quan điểm cơ bản trong công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC.

Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống, thể chế quản lý đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC. Muốn vậy, Bộ LĐ và PLXH Lào - trực tiếp là Vụ Tổ chức và cán bộ, Vụ

135

Kế hoạch và Hợp tác và các đơn vị liên quan - cần thực hiện: tổng hợp và xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC. Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ (sau khi kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt). Theo dõi, kiểm tra việc xây dựng, thực hiện chương trình, nội dung, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng CB, CC đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, khắc phục tình trạng thiếu giáo trình, tài liệu tham khảo dành cho học viên. Xây dựng định mức, chỉ tiêu kế hoạch ngân sách hàng năm dành cho đào tạo, bồi dưỡng CB, CC; phân bổ chỉ tiêu, chế độ ngân sách cho đào tạo, bồi dưỡng CB, CC của Bộ. Xây dựng chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng CB, CC đối với cơ quan quản lý và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng trách nhiệm trong quản lý đào tạo CB, CC. Tổng hợp và xây dựng kế hoạch hàng năm và dài hạn để củng cố và phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

Ngoài ra, Bộ cần xem xét, rà soát các văn bản pháp quy về công tác đào tạo, bồi dưỡng để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn từng thời kỳ, từng giai đoạn. Nghiên cứu, xây dựng những văn bản mới đáp ứng với tình hình thực tiễn trong nước và thế giới. Mục đích của công việc này là hoàn thiện được hệ thống thể chế quản lý đào tạo nhằm giải quyết căn bản và thống nhất những vấn đề đang và sẽ đặt ra trong quá trình quản lý đào tạo CB, CC. Từ quy chế đào tạo, bồi dưỡng, chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy đào tạo, quy chế giảng viên, học viên đến quy chế về hệ thống chương trình, quy chế về cấp văn bằng, chứng chỉ...

Đối với các đơn vị cử người đi đào tạo, bồi dưỡng thì thủ trưởng đơn vị cần cân nhắc kỹ lưỡng để chọn lựa đúng đối tượng theo nhu cầu và khả năng thực hiện công việc của CB, CC.

Thứ bảy, tăng cường nhân lực, đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất - kỹ thuật cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC.

Để công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH cần có sự đầu tư kinh phí, xây dựng cơ sở vật chất, phát triển nguồn nhân lực cho quá trình đào tạo, bồi dưỡng theo hướng hiện đại hóa, với các vấn đề cụ thể sau:

Tiến hành điều tra, thống kê, phân tích, đánh giá số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên. Xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài theo hướng chuẩn hóa (về học hàm, học vị).

136

Hoàn thiện khung tổ chức bộ máy về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC của ngành; xây dựng quy chế hoạt động; đặc biệt là cơ chế phối hợp chỉ đạo thống nhất của Bộ LĐ và PLXH Lào; sự phối hợp về đào tạo, bồi dưỡng giữa Bộ với các bộ, ngành khác, các cơ sở đào tạo quốc gia.

Đầu tư kinh phí, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy và học tập hiện đại. Cụ thể: sớm thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CB, CC của Bộ có những phòng học chuyên dụng, cố định với các trang, thiết bị hiện đại như: máy chiếu hình, video...

Về kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng, khi thực hiện mở rộng và đa dạng hóa loại hình đào tạo thì nguồn kinh phí cũng phải được mở rộng, khai thác theo đúng quy định của Nhà nước và thật sự có hiệu quả, bao gồm: nguồn kinh phí từ ngân sách Trung ương; nguồn dự án, tài trợ; nguồn tự huy động hay nguồn khác. Hằng năm, khi lập kế hoạch dự toán thu chi (theo Luật Ngân sách), cần có quy định tỷ lệ trích ngân sách nhà nước thích đáng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC. Các nguồn kinh phí đào tạo từ ngân sách phải được quản lý và sử dụng theo đúng quy định của Bộ Tài chính. Việc huy động các nguồn kinh phí khác ngoài ngân sách cho công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC là rất quan trọng. Vì vậy, phải có chủ trương rõ ràng và quy định thống nhất, dựa trên nhu cầu đào tạo CB, CC và điều kiện thực tế, về việc thu hút, quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí hỗ trợ này.

Hiện nay, Chính phủ đã có chủ trương thực hiện những chế độ đãi ngộ hợp lý làm động cơ thúc đẩy CB, CC đi học, không ngừng nâng cao trình độ, năng lực nghiệp vụ. Bộ LĐ và PLXH Lào những năm qua đã có một số chế độ đãi ngộ đối với CB, CC của ngành tham gia học tập. Tuy nhiên, chủ trương tích cực này cần được xây dựng và thực hiện một cách nhất quán, mang tính toàn diện đối với cả đội ngũ và bộ phận CB, CC, bao gồm: chế độ trợ cấp hằng tháng cho học viên; chế độ khuyến khích những người tích cực tham gia đào tạo, bồi dưỡng để đạt tiêu chuẩn, bằng cấp cao hơn; chính sách sử dụng CB, CC sau khi đào tạo... Trong điều kiện đội ngũ CB, CC đang còn thiếu những chuyên gia giỏi, những người có thể đảm nhận các công tác khó và mới, một mặt nên mời, thu hút người tài, mặt khác cần có những đãi ngộ thỏa đáng đối với CB, CC được đưa đi đào tạo đã đạt thành tích xuất sắc trong học tập (như bổ nhiệm ngay sau khi tốt nghiệp khóa đào tạo; thay đổi ngạch, bậc tạo điều kiện để phát triển cao hơn...) để khuyến khích phát triển đội ngũ này.

137

Thứ tám, tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC.

Việc tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB,

CC ngành LĐ và PLXH Lào hiện nay đã trở thành yêu cầu cấp bách. Trong bối cảnh

hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ và yêu cầu xây dựng nền hành chính dân chủ, trong

sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, người CB, CC không chỉ có những kinh

nghiệm từ thực tiễn trong nước, mà phải nắm bắt được những tri thức, kinh nghiệm tiên

tiến để vận dụng vào thực tế công tác, đồng thời xử lý tốt những tình huống mà thách

thức của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra. Bởi vậy, việc hợp tác quốc tế phải trở

thành một bộ phận quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC.

Để tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC trong thời

gian tới nên thực hiện các biện pháp chủ yếu sau:

Xây dựng những chương trình hợp tác quốc tế dài hạn và ngắn hạn theo chỉ tiêu

và kinh phí của Nhà nước.

Lồng ghép nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này vào các dự án do nước

ngoài tài trợ với nhiều hình thức thực hiện phong phú và đa dạng như: các dự án mang

tính quốc gia, dự án của tổ chức, tập đoàn kinh tế.

Hợp tác quốc tế đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC ngay tại trong nước, địa

phương, với sự hỗ trợ bằng kinh phí, chuyên gia nước ngoài.

Lựa chọn trọng tâm, trọng điểm các nhóm đối tượng CB, CC cho chương trình

hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng, nhất là lĩnh vực đang cần chuyên gia, chuyên

viên cao cấp hoặc trong nước chưa có đủ điều kiện đào tạo để theo kịp yêu cầu của tiến

trình của hội nhập quốc tế. Lựa chọn CB, CC tham gia chương trình hợp tác quốc tế về

đào tạo, bồi dưỡng đó có thể là những người đang đảm nhận tốt các chức vụ nhất định,

được đào tạo, bồi dưỡng để phát triển hơn hoặc những sinh viên ưu tú, những CB, CC

trẻ, có phẩm chất và năng lực được đào tạo, bồi dưỡng để kế thừa, đảm nhận các cương

vị công tác sẽ có trong tương lai. Hết sức tránh việc chọn cử những CB, CC đã lớn tuổi

hoặc có nhiều năm công tác theo kiểu "giải quyết chính sách", vì như thế đào tạo, bồi

dưỡng mang lại hiệu quả ít.

Lựa chọn đúng đối tác để hợp tác quốc tế đào tạo, bồi dưỡng. Khi lựa chọn chú

ý các quốc gia phát triển, có nên kinh tế hành chính lâu đời, những nước, vùng lãnh thổ

đã và đang hợp tác phát triển trên địa bàn, có chế độ chính trị - xã hội tương đồng.

138

4.2.3. Cải tiến công tác bố trí, sử dụng và thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào

Về công tác bố trí, sử dụng CB, CC Trong thời gian tới, để công tác bố trí, sử dụng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và

PLXH Lào có hiệu quả, hợp lý, phù hợp với sở trường, khả năng và điều kiện thực tế, cần tập trung vào những vấn đề:

Thứ nhất, hoàn thiện các thể chế quản lý CB, CC bảo đảm tính toàn diện, đồng bộ và hợp hiến, hợp pháp, trong đó quy định về công tác bố trí, sử dụng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào phải đồng bộ, đủ nội dung trong điều chỉnh các đối tượng. Có quy định, quy chế rõ ràng để triển khai thực hiện hiệu quả việc luân chuyển, điều động, biệt phái, chuyển ngạch, giáng chức, miễn nhiệm, từ chức, bổ nhiệm lại; luân chuyển CB, CC làm công tác tài chính, thủ kho, thủ quỹ, vật chất, kế toán...

Thứ hai, bố trí, sử dụng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào phải căn cứ hệ thống vị trí việc làm của ngành. Hệ thống này được tổ chức theo từng tính chất công việc với việc thiết kế tiêu chuẩn cho từng vị trí, chức danh cụ thể. Theo hệ thống này, không còn chế độ CB, CC làm việc với tư cách là một nghề nghiệp ổn định vĩnh viễn. Cơ quan nhà nước có thể thay đổi vị trí và công việc của CB, CC căn cứ yêu cầu công việc và theo công tích của mỗi người. Hệ thống các vị trí việc làm dựa trên cơ sở nhu cầu công việc, khối lượng và tính phức tạp của chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan, tổ chức nhà nước. Mỗi vị trí việc làm ứng với một chức danh ngạch công chức cụ thể. Người được tuyển dụng theo mỗi vị trí việc làm được bổ nhiệm vào một ngạch tương ứng.

Thứ ba, thực hiện nguyên tắc bố trí, sử dụng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào đúng theo quy định của cấp trên; Thứ tư, bố trí, sử dụng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào phải phù hợp với sở trường, chuyên môn của từng CB, CC để phát huy được tối đa khả năng của CB, CC, tác động tích cực đến chất lượng công việc. Thứ năm, coi trọng công tác đánh giá trước khi bố trí, sử dụng CB, CC trong ngành. Tiêu chí đánh giá phải rõ ràng, đồng bộ, cần có bộ tiêu chí đánh giá từng vấn đề cụ thể; quy chế ứng xử, quy định đạo đức ứng xử trong thực hiện công tác LĐ và PLXH.

Thứ sáu, có chế độ chính sách đối với CB, CC được bố trí, sử dụng làm việc tại địa bàn vùng sâu, vùng xa một cách thỏa đáng.

139

Về cải tiến chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ CB, CC Chế độ chính sách đãi ngộ đối với CB, CC có thể thúc đẩy, tạo động lực cho

phát triển; cũng có thể kìm hãm, triệt tiêu các động lực, cản trở sự phát triển của một hoạt động nào đó. Trong công tác CB, CC chế độ chính sách đão ngộ đúng, công bằng, hợp lý sẽ khuyến khích được tính tích cực, sự hăng hái, cố gắng, yên tâm với công việc, nâng cao tính trách nhiệm của CB, CC phát huy được sự sáng tạo, thu hút được người CB, CC tài giỏi, làm cho nội bộ đoàn kết nhất trí, mọi CB, CC đồng tâm hiệp lực phát triển ngành LĐ và PLXH Lào ngang tầm với thời đại. Ngược lại, thực hiện chế độ chính sách đối với CB, CC không công bằng, sai sẽ tạo ra tâm trạng chán nản, kìm hãm sự sáng tạo, triệt tiêu tính tích cực, nảy sinh nhiều tiêu cực, có thể đẩy hàng loạt CB, CC lâm ra sai lầm, mất CB, CC, làm hao phí tài năng của đất nước. Do đó, để nâng cao chất lượng CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào phải đồng thời xây dựng và hoàn thiện hệ thống chế độ chính sách CB, CC và thực hiện đúng, công bằng.

Trong những năm qua, mặc dù đã được Đảng, Nhà nước quan tâm và từng bước hoàn thiện chế độ chính sách đãi ngộ đối với CB, CC nói chung. Song, chế độ chính sách đãi ngộ đối với CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào một số chức vụ, chức danh vẫn chưa hợp lý, chưa tương xứng với vị trí, vai trò của họ đã cống hiến cho ngành, dẫn đến nảy sinh nhiều tâm tư, trăn trở, làm việc cầm chừng, thiếu nhiệt tình, hăng hái, thậm chí có một số thiếu trách nhiệm trong công tác mà chỉ lo phát triển kinh tế gia đình, thu vén lợi ích cá nhân. Thậm chí, có một bộ phận CB, CC - do chế độ chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng, nhất là do tiền lương Nhà nước trả không đủ chi phí sinh hoạt hằng ngày - đã nảy sinh tư tưởng trục lợi, biến tài sản công, của Nhà nước, của nhân dân thành của riêng. Vì vậy, đổi mới và thực hiện tốt chế độ chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào đang là vấn đề rất đáng quan tâm hiện nay.

Trong khuôn khổ chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước, ngành LĐ và PLXH cần có sự vận dung một cách sáng tạo, quy định một số chế độ để động viên CB, CC tron ngành, nhất là chế độ đối với CB, CC đi học.

4.2.4. Kiện toàn Đảng ủy, lãnh đạo Bộ; cấp ủy và lãnh đạo Sở, Phòng; nâng cao chất lượng và phát huy vai trò của các cán bộ tham mưu về công tác tổ chức - cán bộ của Bộ

Công tác CB, CC là một khâu khó, phức tạp, nhạy cảm; là hoạt động có tính

nghiệp vụ cao. Trong quy trình nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và

140

PLXH Lào thì các bước, các nội dung có liên quan đến trách nhiệm, quyền hạn của

nhiều cơ quan, tổ chức. Kiện toàn Đảng ủy, lãnh đạo Bộ; cấp ủy và lãnh đạo Sở, Phòng

LĐ và PLXH cấp huyện và nâng cao chất lượng và phát huy vai trò của các cán bộ

tham mưu về công tác tổ chức - cán bộ cũng là một nội dung quan trọng. Đây là cơ

quan chịu trách nhiệm chính và hàng đầu trong việc tạo nên chất lượng đội ngũ CB,

CC ngành LĐ và PLXH Lào. Điều đó khẳng định việc củng cố, kiện toàn và nâng cao

chất lượng cơ quan tham mưu về công tác tổ chức và cán bộ là một trong những giải

pháp quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đánh giá cán bộ thuộc diện Ban cán sự

đảng Bộ LĐ và PLXH Lào quản lý.

Một là, tiến hành củng cố và kiện toàn bộ máy tổ chức, quy định rõ chức năng,

nhiệm vụ và quyền hạn của Đảng ủy, lãnh đạo Bộ; cấp ủy và lãnh đạo Sở, Phòng LĐ

và PLXH cấp huyện và cơ quan tham mưu về công tác tổ chức và cán bộ của ngành.

Đảng ủy và lãnh đạo Bộ LĐ và PLXH Lào phối hợp với các cấp có thẩm quyền

trong vấn đề cải cách hành chính phải đánh giá, kiểm tra lại chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn của Đảng ủy, của Bộ, của Sở và của Phòng LĐ và PLXH; trên cơ sở đó kiện

toàn, củng cố bộ máy tổ chức, sắp xếp, bố trí cán bộ cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu,

nhiệm vụ trong điều kiện mới hiện nay; đồng thời, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn của cơ quan tham mưu về công tác tổ chức - cán bộ theo đúng quan điểm,

quy định của cấp trên, nhất là hướng dẫn Ban Tổ chức Trung ương và Bộ Nội vụ. Theo

đó, cơ quan tham mưu về công tác tổ chức - cán bộ có chức năng tham mưu cho Đảng

ủy và lãnh đạo Bộ LĐ và PLXH Lào về công tác tổ chức - cán bộ và trực tiếp là tổ

chức thực hiện một số việc, một số khâu trong công tác tổ chức - cán bộ theo quy định

của cấp có thẩm quyền. Với chức năng đó, phải xác định và phân biệt hai nhiệm vụ cơ

bản: nhiệm vụ tham mưu, đề xuất và nhiệm vụ tổ chức thực hiện một số công tác được

cấp có thẩm quyền quy định và uỷ quyền. Từ đó, cần tôn trọng những phản ánh, đề

xuất, báo cáo của cơ quan này; đồng thời Đảng ủy và lãnh đạo Bộ phải tích cực chỉ

đạo, tạo điều kiện để cơ quan tham mưu này phát huy và làm tốt chức năng, nhiệm vụ

của mình.

Đối với cơ quan tham mưu, cần phải thấy hết trách nhiệm nặng nề được giao,

nhất là trong giai đoạn, bối cảnh hiện nay và những hạn chế, khuyết điểm của cơ quan,

của ngành mình. Đồng thời, cũng đòi hỏi cơ quan tham mưu về công tác tổ chức và cán

141

bộ phải nêu cao trách nhiệm, quyền hạn của mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ,

tránh thụ động.

Trên cơ sở các quy định về chức năng, nhiệm vụ đã được xác định, cần phải xây dựng quy chế rành mạch về chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của Đảng ủy và lãnh đạo Bộ; Sở, Phòng và cán bộ chuyên trách về công tác tổ chức và cán bộ của ngành.

Hai là, xây dựng đội ngũ CB, CC làm công tác tổ chức - cán bộ có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới hiện nay.

Chức trách, nhiệm vụ của CB, CC làm công tác tổ chức - cán bộ đã có những quy định yêu cầu về phẩm chất năng lực. Những người làm việc trong lĩnh vực này không những phải am hiểu về chuyên môn, nghiệp vụ, thấu hiểu đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, mà còn phải tinh tế, thấu hiểu con người, cân bằng hài hòa giữa lý trí và tình cảm, thấu lý đạt tình. CB, CC làm công tác tổ chức - cán bộ không được xa rời những nguyên tắc, nhưng không vì thế mà trở nên cứng nhắc, máy móc. Trái lại, họ phải là những con người nhạy bén với thực tiễn cuộc sống, nhạy cảm với những nhu cầu lợi ích, tâm lý và tính cách của con người để giải quyết công việc và cách ứng xử với con người một cách đúng đắn, linh hoạt, xuất phát từ ý thức trách nhiệm cao độ, ảnh hưởng sâu sắc và trực tiếp tới chất lượng và hiệu quả của mọi lĩnh vực hoạt động trong đời sống xã hội. Khái quát lại, yêu cầu đối với CB, CC làm công tác tổ chức - cán bộ là: trung thành, trung thực, công tâm, khách quan, nhìn xa, chu đáo, liêm khiết, toàn diện, cụ thể, kỹ lưỡng, lý tình.

Chính vì vậy, người làm nghề tổ chức - cán bộ cần được lựa chọn cẩn trọng. Họ phải được đào tạo những kiến thức cơ bản về chính trị học, tâm lý học, sinh học, xã hội học, văn hóa ứng xử và nhiều môn học khác về quản trị nhân sự.

Để có đội ngũ CB, CC làm công tác tổ chức và cán bộ đáp ứng được yêu cầu, cần chú trọng một số nội dung sau:

Thứ nhất, xác định đúng đắn chuẩn mực người CB, CC làm công tác tổ chức - cán bộ trong giai đoạn mới.

Người CB, CC làm công tác tổ chức - cán bộ phải là những người công tâm, trung thực, trong sáng, có kinh nghiệm làm công tác này. Đội ngũ cán bộ tổ chức phải là những người có lập trường chính trị vững vàng, có đạo đức cách mạng trong sáng, ngay thẳng, trung thực, có lối sống giản dị, lành mạnh, gắn bó với đồng chí, đồng bào, có nghiệp vụ tinh thông.

142

Trong bài phát biểu của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản tại Hội nghị công tác tổ chức toàn quốc lần thứ bảy, từ ngày 07 đến ngày 17-12-1991 có đoạn nói về người cán bộ làm công tác tổ chức - cán bộ:

Trước tiên, người làm công tác cán bộ phải là người có tinh thần đổi mới, nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, có kiến thức nhất định về công tác lãnh đạo của cấp uỷ, về quản lý kinh tế - xã hội, quản lý sản xuất kinh doanh, có trình độ văn hóa, kỹ thuật, nghiệp vụ nhất định; phải là người mẫu mực về sự trung thực, khách quan, công bằng, đi sâu đi sát thực tế, có quan điểm, lập trường vững vàng; có trình độ kiến thức để giúp việc cho lãnh đạo trong công tác cán bộ [224, tr.12].

Theo tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ làm công tác tổ chức - cán bộ cần rèn luyện để đạt được các yêu cầu sau: Phải có tâm trong sáng. Có cái tâm trong sáng thì trong công việc mới có thể thi hành một cách thẳng thắn, chính trực, công bằng, vì sự nghiệp chung, vì lợi ích chung, tận tâm với công việc, với con người, không thiên tư, thiên vị, không lợi dụng chức quyền để mưu lợi riêng, không vụ lợi, ích kỷ. Phải có tầm về năng lực chuyên môn, tài năng. Người cán bộ tổ chức nhất thiết phải có tri thức, “có nghiệp vụ tinh thông”. Chỉ như vậy mới có tư duy độc lập, chủ động, khách quan trong việc vận dụng lý luận và tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối, giữ vững quan điểm khách quan, toàn diện và phát triển khi tham mưu đánh giá, cất nhắc, sử dụng đúng cán bộ. Phải hết sức thận trọng, kiên trì với công việc, đồng thời phải biết khoan dung, điều tĩnh và lắng nghe là đức tính rất cần có của người làm nghề tổ chức và cán bộ. Phải biết đặt mình vào địa vị và hoàn cảnh cụ thể của cán bộ mà cân nhắc, đánh giá. Phải khách quan, công bằng, liêm khiết. Đòi hỏi đạo đức này ở người cán bộ làm công tác tổ chức - cán bộ đồng thời cũng là đòi hỏi về năng lực trí tuệ của họ, đức phải gắn với tài, tài phải đi liền với đức, mà đức là gốc. Thái độ khách quan, vô tư, không thiên kiến, định kiến, không để chủ quan và tình cảm yêu, ghét, riêng tư xen lẫn vào công việc, không vì thân quen mà nể nang, mà tuỳ tiện vứt bỏ nguyên tắc, tiêu chuẩn trong đánh giá cán bộ. Phải đề cao trách nhiệm, đề cao kỷ luật, tôn trọng tập thể và tổ chức, có lòng tự trọng đối với danh dự và nhân phẩm của mình, của người khác.

143

Phải trung thực, khiêm tốn, giản dị, ham học, hàm làm, ham tiến bộ, quý trọng con người, có tình thương yêu đồng chí lẫn nhau đây là sự thể hiện chân thật nhất đạo làm người cách mạng mà mỗi cán bộ tổ chức phải thấm nhuần và thực hành nhất quán trong cuộc sống, trong công việc, trong đời tư, trong đối nhân xử thế ở đời. Đó là sự biểu hiện cụ thể của các đức tính để làm người. Đó cũng là yêu cầu rèn luyện đạo đức hàng ngày để tự hoàn thiện nhân cách bản thân. Thứ hai, làm tốt việc lựa chọn, quy hoạch, dào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ tổ chức. Khi bố trí cán bố tổ chức điều trước tiên là phải có quan điểm rõ ràng, theo đó cần tôn trọng tiêu chuẩn đặt ra và đảm bảo tiêu chuẩn khi xem xét, lựa chọn bố trí cán bộ tổ chức. Sau đó, cần có kế hoạch, chương trình bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ; kèm cặp, giúp đỡ, theo dõi sự phấn đấu, rèn luyện. Thứ ba, cần có biện pháp, cơ chế để thường xuyên và định kỳ đánh giá kết quả, chất lượng hoạt động CB, CC làm công tác tổ chức - cán bộ Về điều này, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là một trong những yếu tố quan trọng để góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ và đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức - cán bộ nói riêng.

4.2.5. Phát huy tinh thần tự rèn luyện, phấn đấu vươn lên của các cán bộ, công chức trong ngành

Tăng cường tự bồi dưỡng các kỹ năng, tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện và ý chí phấn đấu vươn lên của các CB, CC trong ngành là để họ biết cách thức tự điều chỉnh, tự điều khiển bản thân mình, sửa mình cho phù hợp với những tiêu chí, yêu cầu khách quan của tình hình, nhiệm vụ chính trị mới. Thông qua thực tiễn cuộc sống xã hội và các hoạt động thực tiễn sinh động, để giáo dục tinh thần tự giác học tập, tu dưỡng, rèn luyện cho CB, CC phù hợp với lĩnh vực, công việc, chức trách, nhiệm vụ của từng CB, CC.

Tình hình đất nước, khu vực và thế giới đang có những biến đổi mới, đòi hỏi đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào phải có những nhận thức mới cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn mới, phải nêu cao ý thức tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện trong thực tiễn, để nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ, tri thức khoa học cần thiết và phẩm chất đạo đức, lối sống, phương pháp và tác phong công tác đáp ứng đòi hỏi ngày một cao hơn của tình hình, nhiệm vụ mới. Lực lượng CB, CC trong ngành đa số đang ở

144

lứa tuổi thanh niên, là lớp người hăng hái, tích cực, năng động, nhạy bén với cái mới, nhưng còn thiếu lý luận, kinh nghiệm, chưa được trải nghiệm nhiều trong hoạt động thực tiễn, nên trong công tác thường lúng túng khi gặp những nhiệm vụ mới, những vấn đề phức tạp, khó khăn. Nếu không tích cực tự học tập, tu dưỡng và rèn luyện; không ngừng nâng cao toàn diện cả phẩm chất và năng lực thì sẽ không đủ sức vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ của người CB, CC. Vì vậy, các cấp ủy đảng, lãnh đạo các cơ quan trong ngành cần động viên, giúp đỡ họ để nâng cao hơn nữa chất lượng tự học, tự tu dưỡng, rèn luyện về mọi mặt.

Để nâng cao ý thức tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện của đội ngũ đội ngũ CB, CC trong sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển của đất nước hiện nay cần quan tâm giải quyết đồng bộ một số yêu cầu, nội dung chủ yếu sau đây.

Một là, tăng cường giáo dục động cơ, bồi dưỡng kỹ năng, xây dựng tinh thần tự giác học tập, tu dưỡng, rèn luyện cho đội ngũ đội ngũ CB, CC trong ngành. Tinh thần tự giác học tập, tu dưỡng, rèn luyện của CB, CC trong ngành chỉ có kết quả tốt khi chính đội ngũ này nhận thức đúng đắn những yêu cầu, chuẩn mực về phẩm chất chính trị, phẩm chất trí tuệ, đạo đức, lối sống và năng lực công tác của người CB, CC và tự nhận thức đúng về chính bản thân mình. Để xây dựng thái độ, động cơ tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện đúng đắn cho đội ngũ CB, CC trong ngành, trước hết các cấp ủy đảng, thủ trưởng các cơ quan trong ngành từ Trung ương đến địa phương cần giáo dục thường xuyên cho đội ngũ CB, CC nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của việc tự học, tự tu dưỡng và rèn luyện của bản thân họ, thấy rõ những yêu cầu, đòi hỏi khách quan về tiêu chuẩn CB, CC. Đặc biệt, phải giáo dục cho mọi CB, CC nhận thức sâu sắc rằng: phẩm chất đạo đức cách mạng và trình độ năng lực của con người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có, mà phần lớn phải trải qua quá trình học tập, rèn luyện thường xuyên, liên tục, nghiêm túc và bền bỉ như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn cán bộ, đảng viên: "ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong" [51, tr.301].

Trong quá trình giáo dục phải giúp cho CB, CC, phân biệt được ranh giới giữa người CB, CC trong nền hành chính nhà nước và quần chúng nhân dân tích cực ngoài xã hội; người CB, CC phải thể hiện sự hơn hẳn của mình đối với quần chúng nhân dân ở trình độ tri thức, ở tính tiên phong gương mẫu, phong cách sống trong sạch lành mạnh, phương pháp làm việc khoa học hiệu quả, trách nhiệm chính trị cao, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ…, phải là ngọn cờ dẫn đường, định hướng chính trị, là chỗ dựa

145

tin cậy của người dân, qua đó nâng cao trình độ ý thức, tự ý thức và ý chí của CB, CC, định hướng và khích lệ họ tự giác, tích cực học tập, tu dưỡng, rèn luyện bền bỉ biến yêu cầu, đòi hỏi khách quan những tiêu chuẩn CB, CC trong tình hình mới của cách mạng thành nhu cầu tự thân bên trong của mỗi CB, CC.

Hai là, mỗi CB, CC trong ngành phải tự nhận thức rõ về ưu điểm và hạn chế của mình, chủ động khắc phục mâu thuẫn giữa yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng, của địa phương, ngành, của cơ quan, đơn vị mình với trình độ bất cập của bản thân để xây dựng kế hoạch, xác định ý chí, quyết tâm thường xuyên tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ trí tuệ, kiến thức, năng lực cần thiết và phẩm chất đạo đức, lối sống, phương pháp, tác phong công tác, làm việc của mình để hoàn thành nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho. Dựa trên sự tự đánh giá đúng bản thân mình, biết đúng "sở trường, sở đoản" của mình, mỗi CB, CC phải tự xây dựng kế hoạch, xác định nội dung, biện pháp và ý chí quyết tâm tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ trí tuệ, kiến thức, năng lực cần thiết và phẩm chất đạo đức lối sống, phương pháp, tác phong công tác, làm việc của mình. Đây là quá trình chủ quan hóa cái khách quan, là đòi hỏi cao nhất tính tích cực, chủ động của mỗi CB, CC.

Ba là, tạo môi trường, điều kiện rèn luyện thực tiễn và phong trào tự giác học tập, tu dưỡng, rèn luyện của đội ngũ CB, CC gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Cayxỏn Phômvihản”. Các cấp ủy, tổ chức đảng, thủ trưởng cơ quan trong ngành cần tạo ra môi trường, những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi, thiết thực nhất để CB, CC nảy sinh nhu cầu và động cơ học tập, tu dưỡng, rèn luyện đúng đắn; đồng thời, phân công, giao nhiệm vụ cho CB, CC trong hoạt động thực tiễn để họ có điều kiện cọ xát, rèn luyện, thử thách. Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa phong trào tự giác học tập, tu dưỡng, rèn luyện của đội ngũ CB, CC trong ngành, gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Cayxỏn Phômvihản”, mỗi CB, CC tự học tập, rèn luyện, phấn đấu tu dưỡng đạo đức và “làm theo” trở thành hành động tự giác, tự nguyện, tự thân trong mỗi người CB, CC.

Bốn là, phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý về tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện để cho toàn đội ngũ CB, CC trong ngành noi theo. Mọi CB, CC phải thấm nhuần sâu sắc tư tưởng của các bậc lão thành cách mạng, của Đảng NDCM Lào về học tập, rèn luyện là công việc suốt đời của cán bộ, đảng viên, mỗi CB, CC phải có kế hoạch thường xuyên để tự học tập, nâng cao trình độ lý

146

luận chính trị, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn. Học tập vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi CB, CC và phải được quy định thành nền nếp, chế độ. Mỗi CB, CC phải thật sự là một tấm gương sáng mẫu mực trong học tập, trong công tác cũng như trong cuộc sống. Thường xuyên và kịp thời thực hiện tốt việc nêu gương, biểu dương, khen thưởng, tuyên truyền và nhân rộng những tấm gương điển hình về CB, CC tiêu biểu trong quá trình tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện nhằm kích thích tính tích cực, tự giác và khơi dậy sự say mê, hứng thú, lòng nhiệt huyết vươn lên phấn đấu học tập, tu dưỡng, rèn luyện phát triển không ngừng của họ; đồng thời, phê phán những CB, CC thiếu cố gắng, dựa dẫm, ỷ lại, lười học tập, không chịu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, kỹ năng nghiệp vụ, lối sống, phong cách công tác.

4.2.6. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ của Trung ương Đảng, Ban Tổ chức Trung ương, Chính phủ, Bộ Nội vụ; tăng cường sự phối hợp giữa ngành lao động và phúc lợi xã hội với các ngành, cấp ủy và chính quyền địa phương

Nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào có nội dung rất rộng và liên quan với nhiều ngành, nhiều tổ chức. Trong bối cảnh phát triển công tác LĐ và PLXH gắn với hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ và yêu cầu xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, CB, CC không chỉ có văn bằng, những kinh nghiệm từ thực tiễn mà tính hình mới đòi hỏi họ nắm bắt được những tri thức, kinh nghiệm tiên tiến để vận dụng vào thực tế công tác, đồng thời xử lý tốt những tình huống mà thách thức của kinh tế thị trường, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra. Bởi vậy, cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ, Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ; tăng cường sự phối hợp giữa ngành LĐ và PLXH với các ngành và cấp ủy, chính quyền địa phương.

Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng. Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương lãnh đạo Quốc hội nghiên cứu và sớm xây

dựng Luật Công vụ trên cơ sở kế thừa các mặt tích cực của Nghị định về Quy chế công chức CHDCND Lào, các quy định của Trung ương Đảng về cán bộ; thúc đẩy và đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý CB, CC về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm và thể chế hóa các nội dung thuộc các giải pháp mang tính dài hạn. Xây dựng Luật CB, CC bao gồm các quy định về quyền lợi, nghĩa vụ và những điều cấm CB, CC không được làm; đạo đức nghề nghiệp; hệ thống quản lý CB, CC; quản lý công sở; văn hóa công sở; khen thưởng và xử lý vi phạm đối với CB, CC; tuyển dụng,

147

sử dụng, đánh giá việc thực hiện công tác; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm; thanh tra đội ngũ CB, CC.

Tiến tới các quy định về quản lý CB, CC chỉ bao gồm Luật Công vụ, Luật CB, CC và các nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện, không cần có các thông tư hướng dẫn thêm nữa.

Hai là, trách nhiệm của Chính phủ. Trên cơ sở hệ thống các quy định hiện hành, bổ sung, sửa đổi, nâng cấp hiệu lực

của các quy định quy phạm pháp luật, Chính phủ bãi bỏ những quy định không còn phù hợp, qua đó nâng cao tính đẳng cấp, tính quy mô của thể chế về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm đội ngũ CB, CC, tương xứng với vai trò trong nền hành chính quốc gia. Cụ thể là: các nghị định của Chính phủ bao gồm các vấn đề:

- Về phương pháp xác định và quản lý hệ thống vị trí việc làm trong các cơ quan quản lý nhà nước; - Về công tác tuyển dụng và quản lý CB, CC; - Về điều động, tiếp nhận, thuyên chuyển, bố trí, phân công công tác, biệt phái đối với CB, CC; - Về đánh giá CB, CC và phát triển nguồn nhân lực công vụ;

- Về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm đối với CB, CC; - Về khen thưởng, thăng thưởng CB, CC có công trạng trong thực thi công vụ,

công tác; - Về điều kiện kéo dài tuổi làm việc của CB, CC trong một số ngành và đối tượng; - Về chế độ thôi việc đối với CB, CC; - Về quản lý và sử dụng đội ngũ CB, CC trong nền hành chính nhà nước; - Về kiểm tra, thanh tra, giám sát CB, CC khi thực thi công vụ, công tác; - Về giải quyết khiếu nại, tố cáo của CB, CC; - Về chế độ trách nhiệm cá nhân đối với CB, CC trong thực thi nhiệm vụ, công

vụ và công tác; - Về chế độ đào tạo, bồi dưỡng CB, CC trong cơ quan quản lý nhà nước. Ba là, trách nhiệm của Bộ Nội vụ Bộ Nội vụ tăng cường hướng dẫn Bộ LĐ và PLXH và chính quyền địa phương

thực hiện các văn bản của Chính phủ liên quan đến ngành LĐ và PLXH và CB, CC trong ngành; kịp thời giúp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong thực tế.

148

Bộ Nội vụ kiến nghị Nhà nước có những cải tiến chế độ đãi ngộ đối với CB, CC, nhất là tiền lương và có chế độ chính sách đãi ngộ hợp lý đối với CB, CC. Đây là một trong những quan điểm có tính quyết định đến việc hoàn thiện các thể chế về CB, CC và qua đó mà nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC; hạn chế dần và loại trừ tiêu cực, tham nhũng của CB, CC trong bộ máy hành chính nhà nước.

Bốn là, việc phối hợp giữa ngành LĐ và PLXH Lào với các ngành, cấp ủy, chính quyền các địa phương.

Để tăng cường sự phối hợp giữa ngành LĐ và PLXH với các ngành, cấp ủy, chính quyền các địa phương về nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC trong ngành thời gian tới nên thực hiện các biện pháp chủ yếu sau:

Xây dựng những chương trình phối hợp dài hạn và ngắn hạn với các ngành về nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào. Trước mắt, Bộ LĐ và PLXH phối hợp với Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào xây dựng một số chương trình đào tạo, bồi dưỡng CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào để áp dụng tại Học viện và tại các trường chính trị - hành chính tỉnh. Bộ LĐ và PLXH phối hợp với Bộ Ngoại giao xây dựng đề án hợp tác quốc tế giữa ngành LĐ và PLXH Lào với một số đối tác nước ngoài, tổ chức quốc tế để đưa cán bộ đi nghiên cứu, học tập ở nước ngoài. Xây dựng quy chế phối hợp giữa Bộ LĐ và PLXH với chính quyền địa phương trong công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH ở địa phương, trong đó phân công trách nhiệm rõ ràng của Bộ và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền tỉnh, thành phố, huyện trong xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC về các mặt phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn.

Lựa chọn trọng tâm, trọng điểm các nhóm đối tượng CB, CC để có chương trình phối hợp về nâng cao chất lượng, nhất là ngành, lĩnh vực đang cần chuyên gia, chuyên viên cao cấp phục vụ cho ngành LĐ và PLXH Lào.

149

KẾT LUẬN

Từ kết quả những luận chứng, phân tích lý luận và thực tiễn đã trình bày trong 4 chương, có thể rút ra các kết luận chủ yếu sau đây:

1. Đã phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, luận án đã xác địnhnhững vấn đề đã được các học giả nghiên cứu, giải quyết, đề cập 04 vấn đề, đồng thời có 03 vấn đề còn chưa được nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa thành hệ thống, toàn diện và sâu sắc, nhất là vấn đề mà tác giả đã chọn làm đề tài luận án tiến sĩ: chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành LĐ và PLXH Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay. Đây là chủ đề chưa được nghiên cứu một cách tổng thể mang tính dài hạn cả về lý luận và thực tiễn. 2. Trên cơ sở khái quát về ngành LĐ và PLXH Lào trong quá trình hình thành và phát triển; chức năng, nhiệm vụ; hệ thống tổ chức bộ máy và vai trò của ngành LĐ và PLXH Lào. Luận án đã phân tích các quan niệm, đặc điểm, nhiệm vụ và vai trò của đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào và đưa ra khái niệm đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào giai đoạn hiện nay.

3. Từ các khái niệm về đội ngũ CB, CC, luận án đã đưa ra khái niệm chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào: Chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào là tổng hợp mức độ phù hợp của cơ cấu đội ngũ; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và sự hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ các CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào so với yêu cầu nhiệm vụ của ngành trong từng thời kỳ cách mạng.

4. Luận án đã đưa ra các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào, đó là: đánh giá mức độ hợp lý của cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức toàn ngành, ở từng cấp, từng lĩnh vực trong ngành; đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ, năng lực, mức độ hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ, phong cách công tác của từng CB, CC trong ngành; 05 yếu tố chi phối chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào.

5. Thực trạng chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào được phân tích trên hai phương diện là: cơ cấu đội ngũ CB, CC và chất lượng CB, CC. Luận án đã phân tích các ưu điểm và hạn chế của việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào trong những năm qua; chỉ ra 03 nguyên nhân chủ quan và 03 nguyên nhân khách quan của ưu điểm; 08 nguyên nhân chủ quan và 07 nguyên nhân khách quan của hạn chế và rút ra 05 kinh nghiệm.

150

6. Để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào

trong giai đoạn hiện nay, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, với quyết tâm chính trị

và sự phối hợp hành động hết sức chặt chẽ giữa các cấp ủy đảng, lãnh đạo cơ quan, các

đoàn thể chính trị - xã hội; giữa ngành và các cấp ủy, chính quyền địa phương, trên cơ

sở sự tự giác nỗ lực phấn đấu của từng CB, CC trong ngành. Luận án đã đưa ra 06

nhóm giải pháp đồng bộ, khả thi. Một là, đổi mới nhận thức, khẳng định quyết tâm

chính trị và trách nhiệm, từng bước quy chế hóa công tác nâng cao chất lượng đội ngũ

cán bộ, công chức ngành LĐ và PLXH Lào. Hai là, đẩy mạnh công tác quy hoạch đào

tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ngành LĐ và PLXH Lào. Ba là, cải tiến công

tác bố trí, sử dụng và chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ, công chức

ngành LĐ và PLXH Lào. Bốn là, kiện toàn Đảng ủy, lãnh đạo Bộ; cấp ủy và lãnh đạo

Sở, Phòng; nâng cao chất lượng và phát huy vai trò của các cán bộ tham mưu về công

tác tổ chức - cán bộ của Bộ. Năm là, phát huy tinh thần tự rèn luyện, phấn đấu vươn lên

của các cán bộ, công chức trong ngành. Sáu là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, giúp

đỡ của Trung ương Đảng, Ban Tổ chức Trung ương, Chính phủ, Bộ Nội vụ; tăng

cường sự phối hợp giữa ngành LĐ và PLXH với các ngành, cấp ủy và chính quyền địa

phương. Những giải pháp đã được đề cập trong luận án này, nếu được đem vào vận

dụng trong thực tế, tác giả hy vọng sẽ góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lượng

đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào, góp phần vào thực hiện thành công sự

nghiệp CNH, HĐH đất nước do Đảng NDCM Lào đề ra.

151

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Xone MONEVILAY (2009), "Công tác đánh giá cán bộ ở Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội Lào", Tạp chí Xây dựng Đảng, (10), tr.60-61.

2. Xỏn MONVILAY (2015), "Quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào", Tạp chí Lao động và xã hội, (494), tr.17-19.

3. Xỏn MON-VI-LAY (2015), "Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành Lao động và Phúc lợi xã hội Lào", Tạp chí Điện tử www.xaydungdang.com.vn, ngày 26-01, 7:28’.

4. Xỏn MONVILAY (2015), "Tổ chức thực hiện việc đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội cho có chất lượng", Tạp chí Kiểm tra, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, (16), tháng 3-4, tr.28-30.

5. Xỏn Monvilay (2015), "Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra và theo dõi cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội để tạo bước đột phá trong phát triển đất nước", Tạp chí Xây dựng Đảng, Ban Tổ chức Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, (162), tháng 4, tr.46-48.

6. Xỏn MONVILAY (2015), "Những tiêu chí cơ bản đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào", www.lyluanchinhtri.vn.

152

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Phần tài liệu tiếng Việt 1. Ban Tổ chức Trung ương (2003), Về luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý với

các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, Kỷ yếu Hội nghị tổ chức tại Hà

Nội ngày 26, 27-5.

2. Bộ Nội vụ (2007), Chương trình xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,

công chức hành chính nhà nước giai đoạn I (2003-2005), Đề án 1, Tổng điều

tra, khảo sát, đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước giai

đoạn I (2003-2005), Hà Nội.

3. Bunlư SỔMSẮCĐI (2004), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh khu vực

phía Bắc của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn cách

mạng hiện nay, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

4. Bunxợt THĂMMAVÔNG (2004), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở

các tỉnh phía Nam nước CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay, Luận án

tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

5. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2012), Nghị định Quy định về chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương

binh và Xã hội, Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Côi (2012), Luân chuyển cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở

các tỉnh miền núi phía Bắc trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Khoa

học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện

Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

7. Đỗ Minh Cương (2013), "Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ", Tạp chí Xây dựng

Đảng, (9).

8. Đỗ Minh Cường (2009), Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Du (2013), "Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo,

quản lý ở nước ngoài", Tạp chí Xây dựng Đảng, (2+3).

153

10. Nguyễn Văn Du (2014), "Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tham mưu chiến lược", Tạp chí Xây dựng Đảng, (5).

11. Lê Hoàng Dũng (2014), Công tác luân chuyển cán bộ diện ban thường vụ huyện ủy quản lý ở thành phố Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay. Luận văn thạc sĩ Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

12. Nguyễn Thành Dũng (2010), "Một số tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Tây Nguyên", Tạp chí Xây dựng Đảng, (8).

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Đệttacon PHILAPHĂNĐỆT (2004), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành ở thành phố Viên Chăn trong giai đoạn cách mạng hiện nay, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

20. Đặng Nam Điền (2010), "Chủ động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ", Tạp chí Xây dựng Đảng, (11).

21. Đỗ Xuân Định (2008), "Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các Ban Tổ chức tỉnh, thành ủy - thực trạng và giải pháp", Tạp chí Xây dựng Đảng, (10).

22. Trần Văn Đông (2002), "Luân chuyển cán bộ cần giải pháp thiết thực", Tạp chí Xây dựng Đảng, (8).

23. Tô Tử Hạ (Chủ biên) (2005), Nghiệp vụ về Công tác Tổ chức nhà nước, Nxb Thống kê, Hà Nội.

154

24. Vũ Văn Hiền (Chủ biên) (2007), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Trần Đình Hoan (2003), "Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí Cộng sản, (33).

26. Trần Đình Hoan (Chủ biên) (2009), Đánh giá quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Xây dựng Đảng (2005), Bài giảng nghiệp vụ công tác tổ chức, cán bộ và đảng viên, tập 3, Hà Nội.

28. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I (2013), Tập bài giảng nghiệp vụ Công tác tổ chức - cán bộ của Đảng, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

29. Nguyễn Phương Hồng (2005), "Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý”, Tạp chí Cộng sản, (4).

30. Lưu Vĩnh Hưng (2014), Luân chuyển cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên quản lý trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

31. Phạm Công Khâm (2002), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, Luận án tiến sĩ Khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

32. Khăm-phăn VÔNG-PHA-CHĂN (2013), "Nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ Lào", Tạp chí Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, (12).

33. Khămphăn PHÔMMATHẮT (2005), Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

34. Nguyễn Minh Khôi (2010), "Bàn về “Tâm”, “Tầm” của đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay", Tạp chí Xây dựng Đảng, (8).

155

35. Chu Phúc Khởi (2004), Xuất phát từ đại cục, hướng tới lâu dài, cố gắng xây dựng một đội ngũ cán bộ dự bị tố chất cao, Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc "Xây dựng đảng cầm quyền, kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc", Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36. Giả Cao Kiến (2004), Phát huy đầy đủ vai trò của trường Đảng, làm tốt công tác giáo dục và đào tạo cán bộ, Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc "Xây dựng đảng cầm quyền, kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37. Triệu Gia Kỳ (2004), Tăng cường xây dựng Đảng ủy địa phương, phát huy đầy đủ vai trò hạt nhân lãnh đạo, Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc "Xây dựng đảng cầm quyền, kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc", Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

38. Bùi Đức Lại (2007), "Bàn thêm về quy hoạch cán bộ”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (10). 39. V.I. Lênin (1974), Toàn tập, tập 4, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 40. V.I. Lênin (1974), Toàn tập, tập 6, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 41. V.I. Lênin (1974), Toàn tập, tập 8, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 42. V.I. Lênin (1974), Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 43. V.I. Lênin (1974), Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 44. V.I. Lênin (1978), Toàn tập,tập 45, Nxb Tiến Bộ, Mátxcơva. 45. C.Mác, Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 46. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 47. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 48. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 49. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 50. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 51. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 52. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 53. Thủy Minh (2012), "Làm gì để cán bộ cơ sở ở Gia Lâm đạt chuẩn?", Tạp chí Xây

dựng Đảng, (6).

156

54. Nguyễn Văn Năng (2006), Luân chuyển cán bộ thuộc diện tỉnh ủy quản lý ở tỉnh Bắc Giang hiện nay. Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

55. Ngô Kim Ngân (2002), "Công tác quy hoạch cán bộ của hệ thống chính trị - một số giải pháp chủ yếu", Tạp chí Lịch sử Đảng, (6).

56. Hũu Ngọc (1987), Từ điển Triết học giản yếu, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

57. Nguyễn Phi (2014), "Đào tạo, bồi dưỡng công chức ở một số quốc gia", Tạp chí Xây dựng Đảng, (5).

58. Trần Văn Phòng (2003), "Tiêu chuẩn đạo đức của người cán bộ lãnh đạo chính trị hiện nay", Tạp chí Lý luận chính trị, (5).

59. Đặng Đình Phú (2006), Để đánh giá, sử dụng, đề bạt đúng cán bộ, Website Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 17-5.

60. Nguyễn Trọng Phúc (2002), "V.I. Lênin, Hồ Chí Minh nói về luân chuyển cán bộ", Tạp chí Cộng sản, (9).

61. Tôn Hiểu Quần (2004), Tăng cường xây dựng ban lãnh đạo, cố gắng hình thành tầng lớp lãnh đạo hăng hái, sôi nổi, phấn đấu thành đạt, Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc "Xây dựng đảng cầm quyền, kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

62. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2004), Luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Hà Nội.

63. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2006), Luật Bình ðẳng giới, Hà Nội. 64. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2006), Luật Bảo hiểm xã hội, Hà Nội. 65. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2006), Luật Người lao động Việt

Nam đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng, Hà Nội. 66. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2006), Luật Dạy nghề, Hà Nội. 67. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2008), Luật CB, CC, Hà Nội. 68. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2008), Bộ luật Lao động, Hà Nội. 69. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2009), Luật Người cao tuổi, Hà Nội. 70. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2010), Luật Người khuyết tật, Hà Nội.

157

71. Nguyễn Văn Quynh (2011), "Tiếp tục đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ", Tạp chí Xây dựng Đảng, (1+2).

72. Samlane PHANKHAVONG (2014), Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng cấp tỉnh của nước CHDCND Lào giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Khoa học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

73. Trần Xuân Sầm (Chủ biên) (1998), Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

74. Nguyễn Công Soái (2007), "Quy hoạch cán bộ của Đảng bộ thành phố Hà Nội", Tạp chí Xây dựng Đảng, (11).

75. Trần Thanh Sơn (2006), Luân chuyển cán bộ thuộc Thành ủy Hà Nội quản lý hiện nay, Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

76. Vũ Khắc Sơn (Chủ nhiệm) (2010), Nâng cao hiệu quả tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành lao động Thương binh và xã hội, Đề tài khoa học cấp Trường, mã số CT-TTĐT: 03-2010, Trường Đại học Lao động - Xã hội.

77. Nguyễn Trung Tài (2014), "Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Hà Giang", Tạp chí Xây dựng Đảng, (5).

78. Trịnh Thanh Tâm (2012), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là nữ của hệ thống chính trị xã ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

79. Trần Đình Thắng (2013), Đảng lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

80. Nguyễn Mạnh Thắng (2014), "Xây dựng bản lĩnh chính trị cho chính ủy, chính trị viên ở đơn vị cơ sở theo tư tưởng Hồ Chí Minh", Tạp chí Cộng sản chuyên đề cơ sở, (96).

81. Phạm Tất Thắng (2005), Luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý diện tỉnh uỷ quản lý ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Khoa học chính, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

158

82. Lâm Quang Thao (2013), Chất lượng luân chuyển cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quản lý trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

83. Trần Bá Thiều (2014), "Xây dựng đội ngũ cán bộ công an nhân dân trước yêu cầu mới", Tạp chí Xây dựng Đảng, (1+2).

84. Đỗ Huy Thông (2012), Luân chuyển cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy Quảng Ninh quản lý trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

85. Phạm Ngọc Thước (2003), "Luân chuyển cán bộ - động lực mới, nguồn sáng tạo mới trong công việc", Tạp chí Xây dựng Đảng, (5).

86. Thu Thủy (2008), "Để nâng cao chất lượng cán bộ nữ ở Ban Tổ chức tỉnh, thành ủy", Tạp chí Xây dựng Đảng, (10).

87. Nguyễn Phú Trọng (Chủ nhiệm), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đề tài khoa học xã hội cấp Nhà nước giai đoạn 1996-2000, mã số KHXH.05.03.

88. Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (2001), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

89. Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (Đồng chủ biên) (2003), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

90. Nguyễn Văn Trường (2007), Luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng quản lý trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

91. Ngô Minh Tuấn (2008), "Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tổ chức xây dựng Đảng", Tạp chí Xây dựng Đảng, (10).

92. Trần Anh Tuấn (Chủ biên) (2012), Pháp luật về công vụ, công chức của Việt Nam và một số nước trên thế giới, Nxb Chính quốc gia, Hà Nội.

159

93. Đình Tùng (2013), "Tuyển chọn công chức tại một số quốc gia", Tạp chí Xây dựng Đảng, (5).

94. Đình Tùng (2013), "Tuyển dụng, đào tạo công chức ở Nhật Bản", Tạp chí Xây dựng Đảng, (9).

95. Viện Ngôn ngữ học (2005), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 96. Lê Kim Việt (2009), "Luân chuyển cán bộ lý luận-khâu đột phá để nâng cao chất

lượng công tác lý luận của Đảng trong giai đoạn hiện nay", Tạp chí Cộng sản, (11).

97. Hồ Đức Việt (2009), "Tạo chuyển biến sâu sắc trong công tác cán bộ", Tạp chí Xây dựng Đảng, (3).

98. Hồ Đức Việt (2010), "Đổi mới công tác tổ chức, cán bộ đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", Tạp chí Lý luận chính trị, (2).

99. Nguyễn Quốc Việt (2008), "Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý Cà Mau", Tạp chí Xây dựng Đảng, (2).

100. Xỉnhkhăm PHÔMAXAY (2003), Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước Lào trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

101. Lê Ngọc Xuyên (2014), "Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở ở Tây Nguyên", Tạp chí Xây dựng Đảng, (1+2).

102. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (2010), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Phần tài liệu tiếng Lào đã dịch sang tiếng Việt

103. Alunna BÚTTẠVÔNG (2014), Hoàn thiện công tác đánh giá cán bộ kiểm tra của CHDCND Lào, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn.

104. Anônghắk VÀNGVĂNTHANỤVÔNG (2013), Hoàn thiện công tác xây dựng cán bộ tại Bộ Lao động và phúc lợi xã hội, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn.

105. Anônghắk VÀNGVĂNTHANỤVÔNG (2013), "Tăng cường công tác đào tạo - bồi dưỡng cán bộ là sự cần thiết ở Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội", Tạp chí Xây dựng Đảng NDCM Lào, số 140, tháng 6.

160

106. Ban Tổ chức Trung ương Đảng (2003), Tổng kết đánh giá về công tác tổ chức, xây dựng Đảng và cán bộ, Viêng Chăn.

107. Ban Tổ chức Trung Đảng (2007), Văn kiện Hội nghị Tổng kết công tác tổ chức, xây dựng Đảng và cán bộ toàn quốc năm 2007, Viêng Chăn.

108. Ban Tổ chức Trung Đảng (2009), Văn kiện Hội nghị Tổng kết công tác tổ chức, xây dựng Đảng và cán bộ toàn quốc lần thứ 8, Viêng Chăn.

109. Ban Tổ chức Trung Đảng (2012), Văn kiện Hội nghị Tổng kết công tác tổ chức, xây dựng Đảng và cán bộ toàn quốc lần thứ 9, Viêng Chăn.

110. Bộ LĐ và PLXH Lào (2006), Chiến lược phát triển ngành LĐ và PLXH từ năm 2008 - 2020, Viêng Chăn.

111. Bộ LĐ và PLXH Lào (2007), Quyết định số 2502/LĐPLXH về tổ chức và hoạt động của Vụ Tổ chức và cán bộ, ngày 29-6, Viêng Chăn.

112. Bộ LĐ và PLXH Lào (2007), Quyết định số 2503/LĐPLXH về tổ chức và hoạt động của Vụ Kiểm tra, ngày 29-6, Viêng Chăn.

113. Bộ LĐ và PLXH Lào (2007), Quyết định số 2504/LĐPLXH về tổ chức và hoạt động của Vụ Quản lý lao động, ngày 29-6, Viêng Chăn.

114. Bộ LĐ và PLXH Lào (2007), Quyết định số 2505/LĐPLXH về tổ chức và hoạt động của Vụ Phát triển kỹ năng và việc làm, ngày 29-6, Viêng Chăn.

115. Bộ LĐ và PLXH Lào (2007), Quyết định số 2506/LĐPLXH vềtTổ chức và hoạt động của Vụ Bảo trợ xã hội, ngày 29-6, Viêng Chăn.

116. Bộ LĐ và PLXH Lào (2007), Quyết định số 2507/LĐPLXH về tổ chức và hoạt động của Vụ Hưu trí - Thương binh và người tàn tật, ngày 29-6, Viêng Chăn.

117. Bộ LĐ và PLXH Lào (2007), Quyết định số 2508/LĐPLXH về tổ chức và hoạt động của Vụ Bảo hiểm xã hội, ngày 29-6, Viêng Chăn.

118. Bộ LĐ và PLXH Lào (2007), Quyết định số 2502/LĐ PLXH về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm xã hội (không bắt buộc), ngày 18-10, Viêng Chăn.

119. Bộ LĐ và PLXH Lào (2007), Quyết định số 2502/LĐPLXH về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm xã hội (bắt buộc), ngày 18-10, Viêng Chăn.

120. Bộ LĐ và PLXH Lào (2007), Quyết định số 4890/LĐPLXH về tổ chức và hoạt động của Sở LĐ và PLXH tỉnh và thành phố, ngày 18-10, Viêng Chăn.

121. Bộ LĐ và PLXH Lào (2007), Quyết định số 4891/LĐPLXH về tổ chức và hoạt động của Phòng LĐ và PLXH huyện và quận, ngày 18-10, Viêng Chăn.

161

122. Bộ LĐ và PLXH Lào (2011), Quyết định số 1423/LĐPLXH về tổ chức và hoạt động của Văn phòng Bộ (sửa đổi, bổ sung), ngày 01-7, Viêng Chăn.

123. Bộ LĐ và PLXH Lào (2013), Quyết định số 2815/LĐPLXH về tổ chức và hoạt động của Văn phòng Bộ (sửa đổi, bổ sung), ngày 08-8, Viêng Chăn.

124. Bộ LĐ và PLXH Lào (2013), Quyết định số 2816/LĐPLXH về tổ chức và hoạt động của Vụ Kế hoạch và hợp tác, ngày 08-8, Viêng Chăn.

125. Bộ LĐ và PLXH Lào (2013), Quyết định số 3188/LĐPLXH về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Dịch vụ việc làm, ngày 09-9, Viêng Chăn.

126. Bộ LĐ và PLXH Lào (2014), Quyết định số 1777/LĐPLXH về tổ chức và hoạt động của Vụ Bảo trợ xã hội (sửa đổi, bổ sung), ngày 23-5, Viêng Chăn.

127. Bộ LĐ và PLXH Lào (2014), Quyết định số 1778/LĐPLXH về tổ chức và hoạt động của Vụ Tổ chức và cán bộ (sửa đổi, bổ sung), ngày 23-5, Viêng Chăn.

128. Bộ LĐ và PLXH Lào (2014), Quyết định số 1779/LĐPLXH về tổ chức và hoạt động của Vụ Kiểm tra (sửa đổi, bổ sung), ngày 23-5, Viêng Chăn.

129. Bộ LĐ và PLXH Lào (2010), Chiến lược phát triển lao động giai đoạn 2011- 2020, Viêng Chăn.

130. Bộ LĐ và PLXH Lào (2010), Chiến lược phát triển phúc lợi xã hội giai đoạn 2011-2020, Viêng Chăn.

131. Bộ LĐ và PLXH Lào (2012), Quyết định số 3151/LĐPLXH về phân chia trách nhiệm việc tổ chức thực hiện công tác 3 xây ngành LĐ và PLXH, ngày 12-10, Viêng Chăn.

132. Bộ LĐ và PLXH Lào (2012), Tổng kết tổ chức thực hiện công tác LĐ và PLXH năm 2011 - 2012 và kế hoạch năm 2012 - 2013, Viêng Chăn.

133. Bộ LĐ và PLXH Lào (2013), Thông báo số 3233/LĐPLXH hướng dẫn về việc tổ chức tiến hành đánh giá thực hiện công tác của CB, CC, ngày 11-9, Viêng Chăn.

134. Bộ LĐ và PLXH Lào (2013), Tổng kết tổ chức thực hiện giữa nhiệm kỳ về kế hoạch phát triển công tác LĐ và PLXH 5 năm lần thứ III (2011-2015) và tổng kết Tổ chức thực hiện công tác LĐ và PLXH năm 2012-2013 và kế hoạch năm 2013 - 2014, Viêng Chăn.

135. Bộ Nội vụ (2012), Thông báo về việc điều chỉnh sửa chữa thông tin cá nhân công chức, số 0759/BNV, ngày 27-4, Viêng Chăn.

162

136. Bộ Nội vụ (2012), Hướng dẫn về việc tổ chức thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng về việc thử nghiệm xây tỉnh thành đơn vị chiến lược, xây huyện thành đơn vị vững mạnh toàn diện và xây bản thành đơn vị phát triển, số 01/BNV, ngày 13-7, Viêng Chăn.

137. Bộ Nội vụ (2012), Quyết định về việc cho phép ký xác nhận hồ sơ liên quan đến chức năng và phạm vi trách nhiệm của Bộ Nội vụ, số 513/BNV, ngày 09-8, Viêng Chăn.

138. Bộ Nội vụ (2012), Hướng dẫn về việc thi vào công chức CHDCND Lào, số 03/BNV, ngày 28-8, Viêng Chăn.

139. Bộ Nội vụ (2012), Thông báo số 77/BNV về việc quy định tiêu chuẩn chức vụ quản lý và việc biên chế công chức mới năm 2013-2014, ngày 02-10, Viêng Chăn.

140. Bộ Nội vụ (2013), Quy chế số 02/BNV về việc quản lý công tác thi tuyển vào công chức phần trình độ đại cương, ngày 06-5, Viêng Chăn.

141. Bộ Nội vụ (2013), Thông báo số 32/BNV về công tác chuẩn bị thi tuyển vào công chức CHDCND Lào bắt đầu từ năm 2013-2014 trở đi, ngày 06-6, Viêng Chăn.

142. Bộ Nội vụ (2013), Thông báo số 45/BNV về việc tổ chức thực hiện đánh giá việc thực hiện công tác của công chức, ngày 12-6, Viêng Chăn.

143. Bộ Nội vụ (2014), Thông báo số 99/BNV về tổ chức thực hiện đánh giá việc thực hiện công tác của công chức CHDCND Lào, ngày 25-8, Viêng Chăn.

144. Bộ Nội vụ (2014), Hướng dẫn số 03/BNV về tổ chức thực hiện thi tuyển vào công chức phần trình độ chuyên môn, ngày 05-8, Viêng Chăn.

145. Bộ Nội vụ (2014), Thông báo số 94/BNV về việc bổ nhiệm người phụ trách công tác thông tin dữ liệu quản lý công chức, ngày 12-8, Viêng Chăn.

146. Búa hống KHĂM HÁ (2014), Phát triển kỹ năng nghề lao động Lào trong điều kiện hội nhập Hiệp hội kinh tế ASEAN, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn.

147. Bunmi KHẮNKẸO (2011), Nâng cao khả năng của cán bộ trong quản lý hành chính nhà nước cấp huyện ở nước ta, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn.

148. Bunthạmaly MẲNANÔNG (2013), "Nâng cao chất lượng cán bộ tài chính ở tỉnh ẮT TẠ PƯ", Tạp chí Xây dựng Đảng DNCM Lào, số 142, tháng 8.

149. Cayxỏn PHÔMVIHẢN (1985), Tuyển tập, tập 1, Nxb CHDCND Lào, Viêng Chăn.

163

150. Cayxỏn PHÔMVIHẢN (1987), Tuyển tập, tập 2, Nxb Nxb CHDCND Lào, Viêng Chăn.

151. Cayxỏn PHÔMVIHẢN (1997), Tuyển tập, tập 3, Nxb Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia, Viêng Chăn.

152. Chính phủ nước CHDCND Lào (1993), Nghị định số 04/TTg về tổ chức và hoạt động của Bộ LĐ và PLXH Lào, ngày 22-01, Viêng Chăn.

153. Chính phủ nước CHDCND Lào (1993), Nghị định số 171/TTg của Thủ tướng về Quy chế công chức CHDCND Lào, ngày 01-11, Viêng Chăn.

154. Chính phủ nước CHDCND Lào (1993), Nghị định số 172/TTg của Thủ tướng về ngạch và bậc của công chức, ngày 11-11, Viêng Chăn.

155. Chính phủ nước CHDCND Lào (1993), Nghị định số 173/TTg của Thủ tướng về chức vụ quản lý của bên dân sự của CHDCND Lào, ngày 11-11, Viêng Chăn.

156. Chính phủ nước CHDCND Lào (1993), Nghị định số 175/TTg của Thủ tướng về chế độ tiền lương của công chức - viên chức làm việc ở lĩnh vực hành chính chuyên nghiệp của Nhà nước và lực lượng vũ trang, ngày 25-11, Viêng Chăn.

157. Chính phủ nước CHDCND Lào (1993), Nghị định số 176/TTg về trợ cấp chức vụ và trợ cấp khác cho công chức, viên chức và các đối tượng khác, ngày 25-11, Viêng Chăn.

158. Chính phủ nước CHDCND Lào (1993), Nghị định số 178/TTg về chế độ bảo hiểm xã hội đối với CB, CC, ngày 30-11, Viêng Chăn.

159. Chính phủ nước CHDCND Lào (1999), Nghị định số 87/TTg về tổ chức và hoạt động của Bộ LĐ và PLXH Lào, ngày 11-01, Viêng Chăn.

160. Chính phủ nước CHDCND Lào (2003), Nghị định số 82/TTg về quy chế công chức CHDCND Lào, ngày 19-5, Viêng Chăn.

161. Chính phủ nước CHDCND Lào (2003), Hướng dẫn số 0472/VPCP quy định về vị trí việc làm, ngày 10-09, Viêng Chăn.

162. Chính phủ nước CHDCND Lào (2003), Hướng dẫn số 01/VPCP về việc tổ chức đánh giá thực hiện công tác của công chức CHDCND Lào, ngày 22-9, Viêng Chăn.

163. Chính phủ nước CHDCND Lào (2003), Hướng dẫn số 508/VPCP về việc tổ chức thực hiện Nghị định số 82/TTg ngày 19-5-2003 về Quy chế công chức CHDCND Lào, ngày 10-10, Viêng Chăn.

164

164. Chính phủ nước CHDCND Lào (2005), Nghị định số 132/TTg về hệ số tiền lương cơ bản của công chức, ngày 10-5, Viêng Chăn.

165. Chính phủ nước CHDCND Lào (2005), Chỉ thị số 28/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc giao một số công việc quản lý công chức cho cơ quan quản lý công chức cấp Bộ, cơ quan ngang Bộ, và cấp tỉnh có trách nhiệm và tự giải quyết, ngày 20-9, Viêng Chăn.

166. Chính phủ nước CHDCND Lào (2007), Nghị định số 52/TTg về tổ chức và hoạt động của Bộ LĐ và PLXH Lào, ngày 22-3, Viêng Chăn.

167. Chính phủ nước CHDCND Lào (2007), Nghị định số 138/TTg về tổ chức và hoạt động của Bộ LĐ và PLXH Lào, ngày 04-5, Viêng Chăn.

168. Chính phủ nước CHDCND Lào (2008), Nghị định số 99/TTg về chức vụ quản lý của công chức CHDCND Lào, ngày 23-6, Viêng Chăn.

169. Chính phủ nước CHDCND Lào (2009), Nghị định số 044/TTg về hệ số tiền lương cơ bản và tiền trợ cấp chức vụ cán bộ cấp cao, ngày 13-02, Viêng Chăn.

170. Chính phủ nước CHDCND Lào (2010), Nghị định số 121/TTg về tăng cường công tác thị đua - khen thưởng trong giai đoạn mới, ngày 24-02, Viêng Chăn.

171. Chính phủ nước CHDCND Lào (2010), Nghị định số 468/TTg về quy định chính sách đối với CB, CC thực hiện nhiệm vụ ở vùng sâu vùng xa, hiểm trở, ngày 10-11, Viêng Chăn.

172. Chính phủ nước CHDCND Lào (2012), Chỉ thị số 16/TTg về việc thử nghiệm xây tỉnh thành đơn vị chiến lược, xây huyện thành đơn vị vững mạnh toàn diện và xây bản thành đơn vị phát triển, ngày 15-6, Viêng Chăn.

173. Chính phủ nước CHDCND Lào (2012), Quyết định số 104/TTg về quản lý CB, CC theo ngành tại địa phương, ngày 04-8, Viêng Chăn.

174. Chính phủ nước CHDCND Lào (2012), Nghị định số 461/TTg về tiêu chuẩn chức vụ quản lý của công chức CHDCND Lào, ngày 09-10, Viêng Chăn.

175. Chính phủ nước CHDCND Lào (2012), Nghị định số 470/CP về Quỹ bảo hiểm y tế quốc gia, ngày 17-10, Viêng Chăn.

176. Chính phủ nước CHDCND Lào (2012), Nghị định số 177/CP về công chức giáo viên, ngày 05-4, Viêng Chăn.

177. Chính phủ nước CHDCND Lào (2013), Nghị định số 169/CP về Bảo trợ xã hội, ngày 19-6, Viêng Chăn.

165

178. Chính phủ nước CHDCND Lào (2013), Nghị định số 220/TTg về tổ chức và hoạt động của Ủy ban phòng và chống thiên tai quốc gia, ngày 28-8, Viêng Chăn.

179. Chính phủ nước CHDCND Lào (2013), Nghị định số 232/TTg về tổ chức và hoạt động của Ủy ban quốc gia vì người tàn tật và người cao tuổi, ngày 06-9, Viêng Chăn.

180. Chính phủ nước CHDCND Lào (2014), Nghị định số 137/CP về người tàn tật, ngày 18-4, Viêng Chăn.

181. Đảng NDCM Lào (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Nhà nước, Viêng Chăn.

182. Đảng NDCM Lào (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Nhà nước, Viêng Chăn.

183. Đảng NDCM Lào (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Nhà nước, Viêng Chăn.

184. Đảng NDCM Lào (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Nhà nước, Viêng Chăn.

185. Đảng NDCM Lào (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Nhà nước, Viêng Chăn.

186. Đảng NDCM Lào (1993), Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 khóa V về phát triển nguồn nhân lực ở CHDCND Lào, Viêng Chăn.

187. Đảng NDCM Lào (2003), Nghị quyết số 72/BCT của Bộ Chính trị về ngạch và bậc của cán bộ trong cơ quan tổ chức của Đảng và đoàn thể, ngày 13-12, Viêng Chăn.

188. Đảng NDCM Lào (2003), Quy định số 01/BCT của Bộ Chính trị về đánh giá, phân loại cán bộ, ngày 07-7, Viêng Chăn.

189. Đảng NDCM Lào (2003), Quy định số 02/BCT của Bộ Chính trị về bổ nhiệm, luân chuyển vị trí công tác, ngày 14-7, Viêng Chăn.

190. Đảng NDCM Lào (2003), Quy định số 04/BCT của Bộ Chính trị về tiêu chuẩn cán bộ, ngày 22-7, Viêng Chăn.

191. Đảng NDCM Lào (2003), Quy định số 03/BCT của Bộ Chính trị về quản lý cán bộ, ngày 17-10, Viêng Chăn.

192. Đảng NDCM Lào (2003), Nghị quyết số 113/BCT của Bộ Chính trị về tăng cường công tác tổ chức, xây dựng Đảng và cán bộ trong điều kiện mới, ngày 17-11, Viêng Chăn.

166

193. Đảng NDCM Lào (2006), Quy định số 02/BCT của Bộ Chính trị về quản lý cán

bộ, ngày 17-10, Viêng Chăn.

194. Đảng NDCM Lào (2012), Nghị quyết số 03/BCT của Bộ Chính trị về xây dựng

tỉnh trở thành đơn vị chiến lược, xây dựng huyện trở thành đơn vị vững mạnh

toàn diện, xây dựng bản trở thành đơn vị phát triển, ngày 15-02, Viêng Chăn.

195. Đảng bộ Bộ LĐ và PLXH Lào (2012), Văn kiện Đại hội lần thứ IV, Viêng Chăn.

196. Hội đồng Bộ trưởng (1980), Nghị định số 314/TTg của Hội đồng Bộ trưởng về bổ

nhiệm trưởng và phó trưởng Ban Phúc lợi xã hội và cựu chiến binh quốc gia,

ngày 07-11, Viêng Chăn.

197. Hội đồng Bộ trưởng (1980), Quyết định 315/TTg của Hội đồng Bộ trưởng về đổi

tên Ban bảo hiểm xã hội thành Ban Phúc lợi xã hội và cựu chiến binh quốc

gia, ngày 07-11, Viêng Chăn.

198. Hội đồng Bộ trưởng (1983), Nghị định số 77/TTg của Hội đồng Bộ trưởng về bổ

nhiệm phó trưởng Ban Phúc lợi xã hội và cựu chiến binh quốc gia, ngày 16-

9, Viêng Chăn.

199. Khămmẳn SÓPASỢT (2014), "Nâng cao chất lượng đảng viên là nhiệm vụ và trách

nhiệm trực tiếp của cấp ủy", Tạp chí Xây dựng Đảng NDCM Lào, (154).

200. Khăm-phăn VÔNG-PHA-CHĂN (2013), "Nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ

Lào", Tạp chí Xây dựng Đảng, (12).

201. Khămtày XÍPHĂNĐON (1998), Khămtày XÍPHĂNĐON trong sự nghiệp cách

mạng dân chủ nhân dân, bảo vệ và xây dựng đất nước, Nxb Ban Tuyên huấn

Trung ương Đảng, Viêng Chăn.

202. Kốngthay THỆPKHĂMHƯƠNG (2013), "Đào tạo - bồi dưỡng cán bộ tổ chức

cấp tỉnh là sự cần thiết cấp bách để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Đảng",

Tạp chí Xây dựng Đảng NDCM Lào, (143), tháng 9.

203. Phámi SÍCHẮNTHOONGTHỊP (2014), "Nâng cao chất lượng công tác Tổ chức

- cán bộ là yếu tố đảm bảo vai trò cầm quyền của Đảng", Tạp chí Xây dựng

Đảng NDCM Lào, (158), tháng 12.

204. Phonphêng LABĂNĐÍT (2014), Nâng cao phẩm chất chính trị sĩ quan và chiến

sĩ công an tại Bộ An ninh, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng,

Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn.

167

205. Phonxay LATSẠVÔNG (2010), Xây dựng cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Hội Liên hiệp phụ nữ ở Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn.

206. Quốc hội nước CHDCND Lào (1991), Hiến pháp nước CHDCND Lào, Nxb Nhà nước, Viêng Chăn.

207. Quốc hội nước CHDCND Lào (1992), Nghị quyết số 999/QHTC về công nhận cơ cấu Tổ chức của Chính phủ, ngày 07-7, Viêng Chăn.

208. Quốc hội nước CHDCND Lào (2003), Hiến pháp nước CHDCND Lào, Nxb Nhà nước, Viêng Chăn.

209. Quốc hội nước CHDCND Lào (2007), Luật Lao động, Nxb Nhà nước, Viêng Chăn. 210. Quốc hội nước CHDCND Lào (2013), Luật Bảo hiểm xã hội, Nxb Nhà nước,

Viêng Chăn. 211. Saikẹo JÓCHẠLƠNPHÔN (2012), Hoàn thiện sự quản lý hệ thống bảo hiểm xã

hội tại CHDCND Lào, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Hành chính, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn.

212. Saisạmón XAYPHUBÁN (2011), Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo - chỉ huy ở Tổng cục Hậu cần quân đội, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn.

213. Sạvẳnxay ASÁY (2014), Nâng cao chất lượng của đội ngũ đảng viên ở các huyện tỉnh Sạvẳnnạkhệt, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn.

214. Sínnạkhon ĐUỐNG BĂN ĐÍT (2013), "Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tổ chức để làm tham mưu cho cấp ủy các cấp thực hiện tốt đường lối tổ chức của Đảng", Tạp chí Xây dựng Đảng NDCM Lào, số 141, tháng 7.

215. Sở Lao động và Phúc lợi xã hội tỉnh Sạvẳnnạkhệt (2014), Bài học xây dựng, bồi dưỡng, cán bộ ngành quản lý lao động của tỉnh Sạvẳnnạkhệt, Đề tài khoa học, mã số 149, do Hốngkham LATSULIN làm Chủ nhiệm và tập thể lãnh đạo Sở Lao động và phúc lợi xã hội tỉnh chịu trách nhiệm chủ trì thực hiện.

216. Sốmmút KẸOMẠNY (2014), "Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở lĩnh vực Ngân hàng CHDCND Lào là sự cần thiết", Tạp chí Xây dựng Đảng NDCM Lào, số 157, tháng 11-2014.

168

217. Sốmphavăn SÚTTHỊPHÔNG (2011), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Tòa

án nhân dân Thủ đô Viêng Chăn, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng

Đảng, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn.

218. Sốmsạnít SỤVĂNNẠLẠT (2014), Hoàn thiện chính sách xã hội để giải quyết

nghèo ở CHDCND Lào, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Hành chính, Học

viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn.

219. Sónmạny SỤLỊNHAĐỆT (2014), "Một số kinh nghiệm trong đào tạo - bồi dưỡng

đội ngũ cán bộ có chất lượng", Tạp chí Xây dựng Đảng NDCM Lào, số 148,

tháng 2-2014.

220. Sụđavon LÍTSÉNVẮNG (2014), "Chú trọng đào tạo cán bộ lãnh đạo - quản lý

trong điều kiện hội nhập quốc tế", Tạp chí Xây dựng Đảng NDCM Lào, số

153, tháng 7-2014.

221. Sụni VÔNGVỊLAY (2010), Công tác chính trị - tư tưởng với việc xây dựng cán

bộ tại tỉnh Viêng Chăn thời kỳ mới, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Triết học,

Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn.

222. Sútthịkón PHIMPHĂN (2014), "Nâng cao chất lượng cán bộ lãnh đạo - quản lý

của Cục quản lý Tài nguyên rừng trong điều kiện mới", Tạp chí Xây dựng

Đảng NDCM Lào, số 153, tháng 7-2014.

223. Sụvănthon MẠ NY PHĂN (2013), "Nâng cao chất lượng cán bộ - công chức

cấp uyện ở CHDCND Lào", Tạp chí Xây dựng Đảng NDCM Lào, số 144,

tháng 10-2013.

224. Tạp chí A Lun Mày (1992), Xây dựng đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu của đổi

mới (lựa chọn bài phát biểu của đồng chí Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản tại

Hội nghị Tổ chức toàn quốc ngày 7-17/12/1991), số 2..

225. Thạvisít VĂNNẠHƯƠNG (2014), Tăng cường giáo dục đạo đức cách mạng của

cán bộ thuế tại Thủ đô Viêng Chăn, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý

kinh tế, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn.

226. Thoonglâu VÔNGÍNKHĂM (2015), Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ ở huyện Sắm

Phăn, tỉnh Phổng Sá Ly, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng,

Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn.

169

227. Thoongphút SÍMMA (2013), "Một số giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng

đội ngũ cán bộ chuyên môn ở tỉnh Xay Nhạ Bu Li", Tạp chí Xây dựng Đảng

NDCM Lào, số 142, tháng 8.

228. Ùnlả VÔNGPHẠCHĂN (2014), Giáo dục chính trị - tư tưởng cán bộ, chiến sĩ tại Bộ An ninh, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia, Viêng Chăn.

229. U séng PHẾTSẠVÔNG (2011), Nâng cao phẩm chất chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo - quản lý ở tỉnh Ụ Đốm Xay, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn.

230. Ủy ban Phúc lợi xã hội và Cựu chiến binh quốc gia (1983), Nghị quyết của Ủy ban Phúc lợi xã hội và Cựu chiến binh quốc gia về việc chức năng của Văn phòng và các Vụ thuộc Ủy ban Phúc lợi xã hội và Cựu chiến binh quốc gia, số 27/PCQ, ngày 13-4-1983, Viêng Chăn.

231. Vănvali THĂMMAVÔNG (2014), Hoàn thiện công tác sắp xếp, bố trí cán bộ cấp Sở tại tỉnh Viêng Chăn, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn.

232. Vănxay XAYNHẠBẮT (2011), Nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ ở Thủ đô Viêng Chăn trong giai đoạn mới, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn.

233. Vịlạphăn SỊLỊTHĂM (2014), "Một số kinh nghiệm đào tạo - bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo - quản lý", Tạp chí Xây dựng Đảng NDCM Lào, số 151, tháng 5.

234. Vịlạphăn SỊLỊTHĂM (2015), "Các bước xây dựng tiêu chuẩn cán bộ", Tạp chí Xây dựng Đảng NDCM Lào, số 161, tháng 3.

235. Xaysỉ SẲNTỊVÔNG (2013), "Công tác quy hoạch và bồi dưỡng cán bộ kế tục chức vụ lãnh đạo - quản lý ở các cấp là công việc cấp bách của Đảng ủy, Ban Tổ chức các cấp", Tạp chí Xây dựng Đảng NDCM Lào, số 138, tháng 4.

170

PHỤ LỤC

Phụ lục 1 DIỆN TÍCH, DÂN SỐ VÀ SỐ LÀNG, BẢN, HUYỆN TRỰC THUỘC

CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ CỦA CHDCND LÀO NĂM 2013 CÓ TÁC ĐỘNG

ĐẾN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NGÀNH LĐ VÀ PLXH LÀO

Dân số (người) TT Tên tỉnh Số làng,

bản Diện tích

(km2) Nữ Tổng

Số huyện

1 Vientiane Capital 482 3,920 378,945 749,529 9

2 Phongsaly 540 16,270 85,443 171,017 7

3 Luangnamtha 364 9,325 84,529 181,432 5

4 Oudomxay 475 15,370 153,054 313,380 7

5 Bokeo 265 6,196 84,178 164,525 5

6 Luangprabang 769 16,875 210,036 422,654 12

7 Huaphanh 715 16,500 144,042 291,833 10

8 Xayabury 434 16,389 185,734 372,549 11

9 Xiengkhuang 520 15,168 123,772 255,918 7

10 Vientiane 504 15,244 210,042 444,215 11

11 Borikhamxay 313 14,863 133,535 270,398 7

12 Khammuane 579 16,315 196,258 376,288 10

13 Savannakhet 1010 21,774 484,004 950,121 15

14 Saravane 589 10,691 201,229 396,611 8

15 Sekong 225 7,665 53,763 108,684 4

16 Champasack 645 15,415 334,852 657,800 10

17 Attapeu 147 10,320 66,259 131,570 5

18 Xaisomboun 96 8,500 39,070 81,081 5

Tổng 8.672 236.800 3.168.745 6.339.635 148

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2014.

171

Phụ lục 2 TRÌNH ĐỘ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA ĐỘI NGŨ CB, CC NGÀNH LĐ

VÀ PLXH CHDCND LÀO ĐẾN THÁNG 4-2015

Trình độ lý luận chính trị

Tên các tổ chức

Tổn

g số

Cao

cấp

(5

thán

g)

Cử

nhân

Cao

đẳn

g

Tru

ng cấp

Sơ cấp

(45

ngày

)

Chư

a qu

a Đ

ào tạ

o

Lãnh đạo Bộ 4 4 0 0 0 0 0

Văn phòng Bộ 42 2 0 0 0 10 30

Vụ Tổ chức và cán bộ 21 3 1 0 2 5 10

Vụ Kiểm tra 12 2 0 0 0 4 6

Vụ Kế hoạch và hợp tác 13 2 1 1 0 6 3

Cục Phát triển kỹ năng nghề và Việc làm

22 2 0 1 0 9 10

Cục Quản lý lao động 19 2 0 0 0 10 7

Cục Hưu trí, Thương binh và tàn tật 19 1 0 0 0 10 8

Cục Bảo trợ xã hội 29 1 0 2 0 15 11

Vụ Bảo hiểm xã hội 19 2 0 0 0 10 7

Văn Phòng quỹ BHXH quốc gia 19 2 0 3 0 10 4

Viện PT kỹ năng nghề Lào - Hàn 47 1 0 0 0 16 30

Trung tâm Dịch vụ việc làm 3 0 0 0 0 1 2

Trung tâm Thương binh 106 0 0 0 0 25 81

Sở LĐ và PLXH tỉnh và thành phố 676 18 0 0 35 125 498

Phòng LĐ và PLXH huyện và quận 822 0 0 0 148 300 374

Tổng cộng 1.873 42 2 7 185 556 1.081

Nguồn: Vụ Tổ chức và cán bộ, Bộ LĐ và PLXH Lào, 2015

172

Phụ lục 3 TỔNG SỐ, NỮ, ĐỘ TUỔI CỦA ĐỘI NGŨ CB, CC NGÀNH LAO ĐỘNG

VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI CHDCND LÀO ĐẾN THÁNG 4 - 2015

Độ tuổi Tên các tổ chức

Tống số

Nữ < 30 31-40 41-50 > 51

Lãnh đạo Bộ 4 2 4

Văn phòng Bộ 42 19 9 20 9 4

Vụ Tổ chức và cán bộ 21 6 6 8 4 3

Vụ Kiểm tra 12 5 4 5 2 1

Vụ Kế hoạch và hợp tác 13 5 5 4 4 0

Cục PT kỹ năng nghề và Việc làm 22 10 5 5 5 1

Cục Quản lý lao động 19 6 6 6 6 1

Cục Hưu trí, Thương binh và tàn tật 19 8 6 3 5 5

Cục Bảo trợ xã hội 29 11 6 13 6 4

Vụ Bảo hiểm xã hội 19 8 5 7 3 4

Văn Phòng quỹ BHXH quốc gia 19 7 6 3 4 0

Viện PT kỹ năng nghề Lào - Hàn 47 15 14 24 6 3

Trung tâm Dịch vụ việc làm 3 0 1 1 1 0

Trung tâm Thương binh 106 55 5 8 41 52

Sở LĐ và PLXH tỉnh và thành phố 676 236 208 187 91 190

Phòng LĐ và PLXH huyện và quận 822 239 322 209 109 182

Tổng cộng 1.873 632 608 503 293 454

Nguồn: Vụ Tổ chức và cán bộ, Bộ LĐ và PLXH Lào, 2015

173

Phụ lục 4 TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN CỦA ĐỘI NGŨ CB, CC NGÀNH

LAO ĐỘNG VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI CHDCND LÀO ĐẾN THÁNG 4 - 2015

Trình độ chuyên môn

Tên các tổ chức

Tổng

số

Tiến

Thạc

Cử

nhân

Cao

đẳ

ng

Trun

g cấ

p

Sơ cấp

Lãnh đạo Bộ 4 2 1 0 1 0 0

Văn phòng Bộ 42 0 6 29 3 3 1

Vụ Tổ chức và cán bộ 21 0 6 13 2 0 0

Vụ Kiểm tra 12 0 4 8 0 0 0

Vụ Kế hoạch và hợp tác 13 0 7 6 0 0 0

Cục Phát triển kỹ năng nghề và Việc làm 22 0 8 14 0 0 0

Cục Quản lý lao động 19 0 8 11 0 0 0

Cục Hưu trí, Thương binh và tàn tật 19 0 1 14 4 0 0

Cục Bảo trợ xã hội 29 0 5 23 1 0 0

Vụ Bảo hiểm xã hội 19 1 5 13 0 0 0

Văn Phòng quỹ bảo hiểm xã hội quốc gia 19 0 3 11 5 0 0

Viện Phát triển kỹ năng nghề Lào - Hàn 47 1 3 24 11 9 0

Trung tâm Dịch vụ việc làm 3 0 1 2 0 0 0

Trung tâm Thương binh 106 0 0 5 1 18 82

Sở LĐ và PLXH tỉnh và thành phố 676 0 12 297 205 61 101

Phòng LĐ và PLXH huyện và quận 822 0 0 246 310 193 73

Tổng cộng 1.873 4 70 716 543 284 257

Nguồn: Vụ Tổ chức và cán bộ, Bộ LĐ và PLXH Lào, 2015

174

Phụ lục 5 SỐ LƯỢNG CB, CC NGÀNH LAO ĐỘNG VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI

CHDCND LÀO THEO NGẠCH, BẬC ĐẾN THÁNG 4 - 2015

Ngạch TT Thành phần

I II III IV V VI

1 Các cơ quan, tổ chức thuộc Bộ

0 23 56 280 12 4

2 Sở LĐ và PLXH tỉnh và thành phố

14 17 88 541 16 0

3 Phòng LĐ và PLXH huyện và quận

5 31 220 557 9 0

Tổng 19 71 364 1.378 37 4

Nguồn: Vụ Tổ chức và Cán bộ, Bộ LĐ và PLXH Lào, 2015

Phụ lục 6

SỐ LƯỢNG CB, CC NGÀNH LAO ĐỘNG VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI

CHDCND LÀO CÓ CHỨC DANH QUẢN LÝ ĐẾN THÁNG 4-2015

TT Loại

chức danh Các cơ quan

thuộc Bộ Sở LĐ và PLXH

tỉnh và thành phố Phòng LĐ và PLXH

Huyện và quận

1 Loại 1 0 0 0

2 Loại 2 10 7 0

3 Loại 3 20 13 1

4 Loại 4 43 53 127

5 Loại 5 27 110 139

6 Loại 6 8 92 30

7 Loại 7 9 19 14

8 Loại 8 4 2 0

Tổng 121 296 311 Tổng trung ương và

địa phương 728

Nguồn: Vụ Tổ chức và cán bộ, Bộ LĐ và PLXH Lào, 2015

175

Phụ lục 7 TRÌNH ĐỘ NĂNG LỰC SỬ DỤNG TIẾNG ANH CỦA ĐỘI NGŨ CB, CC

NGÀNH LĐ VÀ PLXH LÀO ĐẾN 4 - 2015

NĂNG LỰC Tên các tổ chức Tổng

số Sử dụngthành thạo C2, C1

Sử dụngđộc lập B2, B1

Sử dụngcăn bản A2, A1

Lãnh đạo Bộ 4 0 1 1

Văn phòng Bộ 42 0 3 10

Vụ Tổ chức và cán bộ 21 0 0 10

Vụ Kiểm tra 12 0 0 2

Vụ Kế hoạch và hợp tác 13 1 5 4

Cục Phát triển kỹ năng nghề và Việc làm

22 1 5 10

Cục Quản lý lao động 19 1 5 5

Cục Hưu trí, Thương binh và tàn tật 19 0 5 6

Cục Bảo trợ xã hội 29 2 5 7

Vụ Bảo hiểm xã hội 19 0 2 8

Văn Phòng quỹ bảo hiểm xã hội quốc gia

19 1 3 5

Viện Phát triển kỹ năng nghề Lào - Hàn 47 0 5 10

Trung tâm Dịch vụ việc làm 3 0 1 1

Trung tâm Thương binh 106 0 0 0

Sở LĐ và PLXH tỉnh và thành phố 676 0 29 35

Phòng LĐ và PLXH huyện và quận 822 0 0 152

Tổng cộng 1.873 6 69 266

Nguồn: Vụ Tổ chức và Cán bộ, Bộ LĐ và PLXH Lào, 2015

176

Phụ lục 8 SỐ LƯỢNG CB, CC NGÀNH LAO ĐỘNG VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI

CHDCND LÀO LÀ ĐẢNG VIÊN ĐẾN 4 - 2015 Đảng viên

TT Thành phần Tổng số CB, CC Chính thức Dự bị

1 Các cơ quan, tổ chức thuộc Bộ 375 180 28 2 Sở LĐ và PLXH tỉnh và thành phố 676 280 50 3 Phòng LĐ và PLXH huyện và quận 822 445 45

Tổng 1.873 905 123

Nguồn: Vụ Tổ chức và cán bộ, Bộ LĐ và PLXH Lào, 2015

Phụ lục 9

TRÌNH ĐỘ ỨNG DỤNG TIN HỌC CỦA ĐỘI NGŨ CB, CC NGÀNH LĐ VÀ PLXH LÀO ĐẾN 4-2015

TRÌNH ĐỘ

Tên các tổ chức Tổng số CB, CC

Trình độ A (Windows,

Word, Excel và Power Point)

Trình độ B (khai thác các ứng dụng)

Trình độ C (lập trình)

Lãnh đạo Bộ 4 1 0 0 Văn phòng Bộ 42 34 4 1 Vụ Tổ chức và cán bộ 21 20 0 0 Vụ Kiểm tra 12 12 0 0 Vụ Kế hoạch và hợp tác 13 13 0 0 Cục Phát triển kỹ năng nghề và Việc làm

22 22 0 0

Cục Quản lý lao động 19 19 0 0 Cục Hưu trí, Thương binh và tàn tật 19 17 0 0 Cục Bảo trợ xã hội 29 28 0 0 Vụ Bảo hiểm xã hội 19 19 0 0 Văn Phòng quỹ bảo hiểm xã hội quốc gia

19 19 0 0

Viện Phát triển kỹ năng nghề Lào - Hàn 47 35 5 2 Trung tâm Dịch vụ việc làm 3 3 0 0 Trung tâm Thương binh 106 12 0 0 Sở LĐ và PLXH tỉnh và thành phố 676 601 0 0 Phòng LĐ và PLXH huyện và quận 822 789 0 0

Tổng cộng 1.873 1.644 9 3

Nguồn: Vụ Tổ chức và Cán bộ, Bộ LĐ và PLXH Lào, 2015

177

Phụ lục 10 NGÀNH LĐ VÀ PLXH LÀO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GIẢI QUYẾT

VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG LÀO GIAI ĐOẠN 2011 - 2014

Số việc làm (người) STT Lĩnh vực

Nữ Tổng 1 Nông nghiệp 26.396 57.109

2 Công nghiệp 45.731 95.313

3 Dịch vụ 28.458 55.189

Tổng 100.585 207.611

Nguồn: Bộ LĐ và PLXH Lào, 2015

Phụ lục 11 NGÀNH LĐ VÀ PLXH LÀO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN

KỸ NĂNG NGHỀ CHO LAO ĐỘNG LÀO GIAI ĐOẠN 2010-2014

Phát triển kỹ năng nghề qua các năm (người) STT Lĩnh vực Năm

2010-2011 Năm

2011-2012 Năm

2012-2013 Năm

2013-2014 1 Nông nghiệp 9.924 13.342 10.246 12.693

2 Công nghiệp 5.676 18.774 14.262 7.784

3 Dịch vụ 15.730 18.307 15.307 16.577

Tổng 31.330 50.423 39.815 37.054

Nguồn: Bộ LĐ và PLXH Lào, 2015

Phụ lục 12 NGÀNH LĐ VÀ PLXH LÀO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

HỖ TRỢ NGƯỜI BỊ NẠN VÀ THIẾU CƠ HỘI TRONG XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2010-2014

Số lượng (người) STT Năm Số hộ gia đình

Nữ Tổng 1 2010-2011 37.437 82.691 208.333

2 2011-2012 142.283 331.146 760.700

3 2012-2013 12.468 12.038 71.566

4 2013-2014 10.610 30.585 62.234

Tổng 202.798 456.460 1.102.833

Nguồn: Bộ LĐ và PLXH Lào, 2015

178

Phụ lục 13

HỆ THỐNG TỔ CHỨC CỦA NGÀNH LAO ĐỘNG VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI LÀO TỪ TRUNG ƯƠNG ĐẾN ĐỊA PHƯƠNG HIỆN NAY

BỘ TRƯỞNG

Thứ trưởng phụ trách

Thứ trưởng phụ trách

Cục Hưu trí, thương binh

và tàn tật

Vụ Kiểm tra

Cục Bảo trợ xã hội

Vụ Tổ chức và

Cán bộ

Văn phòng Bộ

Vụ Bảo hiểm

xã hội

Cục Phát triển kỹ

năng nghề và việc làm

Cục Quản lý lao động

Sở Lao động và phúc lợi xã hội tỉnh và thành phố (17 tỉnh và 1 thủ đô)

148 Phòng Lao động và phúc lợi xã hội huyện

Văn phòng Quỹ bảo

hiểm xã hội quốc gia

Trung tâm Dịch vụ việc làm

Viện Phát triển kỹ năng

nghề Lào - Hàn

Văn phòng Hành chính và tổng hợp Sở

Phòng Quản lý lao động

Phòng Phát triển kỹ năng nghề và việc làm

Phòng Bảo trợ xã hội

Phòng Hưu trí, thương binh và tàn tật

Phòng Bảo hiểm xã hội

Tổ Hành chính và tổng hợp

Tổ Lao động

Tổ Bảo trợ xã hội Tổ bảo hiểm xã hội Tổ Hưu trí, thương binh và tàn tật

Trung tâm Thương binh 790, 489 và Xí nghiệp chỉnh hình 686

Trung tâm Dịch vụ bảo hiểm xã hội tỉnh và thành phố

Tổ dịch vụ Bảo hiểm xã hội tại huyện

Các Trung tâm thương binh

trực thuộc Sở

179

Phụ lục 14 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CB, CC NGÀNH LĐ VÀ PLXH CHDCND LÀO TỪ NĂM 2007 ĐẾN THÁNG 12-2014

Mức độ

STT Năm Tổng số CB, CC Xuất

sắc Tốt Trung bình Kém Không sử

dụng được

1 2007 1.233 0 250 983 0 0

2 2008 1.248 0 275 973 0 0

3 2009 1.258 0 287 971 0 0

4 2010 1.277 0 311 966 0 0

5 2011 1.387 0 321 1.066 0 0

6 2012 1.489 0 350 1.139 0 0

7 2013 1.640 0 450 1.190 0 0

8 2014 1.724 0 455 1.269 0 0

Nguồn: Vụ Tổ chức và cán bộ, Bộ LĐ và PLXH Lào, 2015

180

Phụ lục 15 KẾT QUẢ XỬ LÝ KỶ LUẬT CB, CC NGÀNH LĐ VÀ

PLXH CHDCND LÀO TỪ NĂM 2010 ĐẾN THÁNG 12-2014 Đơn vị tính: Người

Hình thức xử lý kỷ luật CB, CC

Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3

STT Năm - Phê bình;

- Cảnh cáo và ghi vào hồ sơ CB, CC

- Ngừng thăng ngạch, bậc tiền lương, khen thưởng và ghi vào hồ sơ CB, CC;

- Giáng chức danh quản lý hoặc chuyển công tác và ghi vào hồ sơ CB, CC;

- Giáng chức danh quản lý thành nhân viên thường và ghi vào hồ sơ CB, CC

Đưa ra khỏi tổ chức mà không được nhận chính sách nào cả;

1 2010 10 0 1

2 2011 0 0 3

3 2012 4 1 1

4 2013 0 4 2

5 2014 10 0 1

Tổng 24 5 8

Nguồn: Vụ Tổ chức và cán bộ, Bộ LĐ và PLXH Lào, 2105

181

Phụ lục 16

CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Hòa bình - Độc lập - Dân chủ - Thống nhất - Thịnh vượng

(Tên tổ chức)

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÓ CHỨC DANH QUẢN LÝ

I. Số liệu CB, CC

Từ ngày…... tháng.......đến ngày.......tháng.....năm….. Họ và tên: Mã số: Chức vụ: Ngạch bậc lương: Đơn vị công tác: Ngày, tháng, năm công tác: II. TIÊU CHÍ TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁ NHÂN

Mức độđánh giá, phân loại Xuất sắc Tốt Trung

bình Yếu kém

Không sử dụng được

STT

CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

9,1-10 9 - 8 7-6-5 4-3-2 1 1 Phẩm chất chính trị, chấp hành đường lối, chủ trương,

chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước 1). Lý tưởng chính trị, kiên định lập trường, kiên định trong

nguyên tắc lãnh đạo của Đảng; nhận thức, tư tưởng chính trị, chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; kiên định với đường lối đổi mới của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trung thành với Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tửơng đường lối của Đảng; tinh thần đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; 2). Năng động, có tinh thần trách nhiệm với nhiêm vụ được giao; tin tưởng vào lực lượng và trí tuệ quần chúng, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm; 3). Bản thân và gia đình chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

182

2 Phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong, lề lối làm việc và ý thức tổ chức kỷ luật

1). Việc giữ gìn đạo đức và lối sống lành mạnh, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện tiêu cực khác, thực hiện các quy định về những việc cán bộ, công chức không được làm; 2).Tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân (tận tụy với công việc, không hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, công dân trong thực hiện nhiệm vụ); 3). Không để vợ (chồng), con, anh (chị, em) ruột lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình của mình để ảnh hưởng xấu tới cơ quan hoặc vi phạm quy chế, vi phạm pháp luật. 4). Chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, giữ gìn nếp sống văn hóa công sở, thời gian làm việc… 5). Chấp hành sự phân công của tổ chức trong thực hiện nhiệm vụ, công tác... 6). Tính trung thực; ý thức giữ gìn đoàn kết nội bộ; ý thức trong đấu tranh tự phê bình và phê bình, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh. 7).Tinh thần phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ 8). Tinh thần học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học. 9). Thực hiện các nội dung sinh hoạt chính trị do Đảng, Nhà nước phát động.

3 Tầm nhìn; sự nhìn nhận tầm xa về thế phát phiển của công tác đang phụ trách, có sự dao động nhanh chóng trước sự thay đổi của tình hình

4 Năng lực xác định chính sách, chiến lược, kế hoạch và ngân sách về công việc mình phụ trách.

5 Có sự hiểu biết về lãnh đạo tổ chức, quản lý bộ máy, xác định các quy chế hoạt định và quản lý CB, CC thuộc tổ chức

6 Có tính sáng tạo, luôn luôn hướng đến cái mới, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm

7 Có trình độ kỹ thuật chuyên môn, nghiệp vụ, có kỹ sảo kỹ năng về công việc liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, đơn vị của mình

8 Quyết định các vấn đề đúng, chính xác, kịp thời và chịu trách nhiệm trước quyết định của mình trên cơ sở số liệu và nguyên tắc, pháp luật

9 Năng lực quản lý, điều hành, có phong cách, lề lối làm việc khoa học, biết điều hành thời gian, điều hành công việc, có bàn bạc theo tập thể, phân công trách nhiệm trong tổ chức một cách rõ ràng, chính xác, đề ra kế hoạch thực hiện, theo dõi, kiểm tra và tổng kết báo cáo

10 Thực trạng lãnh tụ, có phong cách lãnh đạo khoa học, sử dụng cách lãnh đạo bằng lý tình, khéo léo với các vấn đề, biết tập trung đoàn kết nội bộ cơ quan

11 Trung thực với nghề nghiệp 12 Tin tưởng của tổ chức, đơn vị và xã hội 13 Lắng nghe ý kiến người khác; biết xem xét số liệu thông

tin từ người khác và tổ chức khác để hoàn thiện bản thân và tổ chức

183

14 Kết quả hoàn thành thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao

1). Mức độ thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm (thể hiện ở khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả của công việc trong từng vị trí, từng thời gian, bao gồm cả những nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất, đặc biệt là tham mưu ban hành các văn bản về lĩnh vực được phân công phụ trách) 2). Tinh thần trách nhiệm trong công tác; 3). Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: trình độ chuyên môn theo yêu cầu; Cải tiến phương pháp làm việc nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác; sáng kiến công tác được áp dụng trong thực tiễn, hoặc được cơ quan có thẩm quyền công nhận; các đề tài, đề án, công trình chủ trì nghiên cứu xây dựng hoặc tham gia nghiên cứu (nếu có). 4). Đối với cán bộ, công chức lãnh đạo cơ quan, đơn vị ngoài các nội dung trên, còn phải đánh giá về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; năng lực lãnh đạo, quản lý; năng lực tập hợp, đoàn kết công chức

Tổng Tổng 14 tiêu chí

III. CÁ NHÂN TỰ XẾP LOẠI:............................................... (Cá nhân tự xếp loại theo 1 trong 5 mức độ: Hoàn thành xuất sắc chức trách nhiệm vụ; hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ trung bình; kém và không hoàn thành nhiệm vụ).

Ngày........ tháng........ năm.......... Người tự nhận xét

(Ký tên)

IV. Ý KIẾN CỦA TẬP THỂ NƠI CB, CC LÀM VIỆC ..............................................................................................................................................................................

...............................................................................................................................................................

...............................................................................................................................................................

V. KẾT QUẢ TỔNG HỢP XẾP LOẠI CB, CC: (Phần này do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp đánh giá và có ý kiến ghi) ..............................................................................................................................................................................

...............................................................................................................................................................

...............................................................................................................................................................

Kết luận: Cán bộ, công chức đạt loại:....................................................

LÃNH ĐẠO CƠ QUAN CẤP TRÊN Ngày ……tháng…….năm……… THỦ TRƯỞNG TRỰC TIẾP

(Ký, ghi rõ họ tên)

Nguồn: Bộ Nội vụ CHDCND Lào

184

Phụ lục 17

CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Hòa bình - Độc lập - Dân chủ - Thống nhất - Thịnh vượng

(Tên tổ chức)

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC (CB, CC CHUYÊN VIÊN BẬC III, IV VÀ V)

I. Số liệu CB, CC

Từ ngày…... tháng.......đến ngày.......tháng.....năm….. Họ và tên: Mã số: Chức vụ: Ngạch bậc lương: Đơn vị công tác: Ngày, tháng, năm công tác: II. TIÊU CHÍ TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁ NHÂN

Mức độđánh giá, phân loại Xuất sắc Tốt Trung

bình Yếu kém

Không sử dụng được STT CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

9,1-10 9 - 8 7-6-5 4-3 -2 1 1 Phẩm chất chính trị, chấp hành đường lối, chủ trương,

chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước

1). Lý tưởng chính trị, kiên định lập trường, kiên định trong nguyên tắc lãnh đạo của Đảng; nhận thức, tư tưởng chính trị, chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; kiên định với đường lối đổi mới của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trung thành với Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tửng đường lối của Đảng; tinh thần đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; 2). Năng động, có tinh thần trách nhiệm với nhiêm vụ được giao; tin tưởng vào lực lượng và trí tuệ quần chúng, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm; 3). Bản thân và gia đình chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

185

2 Phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong, lề lối làm việc và ý thức tổ chức kỷ luật

1). Việc giữ gìn đạo đức và lối sống lành mạnh, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện tiêu cực khác, thực hiện các quy định về những việc cán bộ, công chức không được làm; 2).Tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân (tận tụy với công việc, không hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, công dân trong thực hiện nhiệm vụ); 3). Không để vợ (chồng), con, anh (chị, em) ruột lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình của mình để ảnh hưởng xấu tới cơ quan hoặc vi phạm quy chế, vi phạm pháp luật. 4). Chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, giữ gìn nếp sống văn hóa công sở, thời gian làm việc… 5). Chấp hành sự phân công của tổ chức trong thực hiện nhiệm vụ, công tác... 6). Tính trung thực; ý thức giữ gìn đoàn kết nội bộ; ý thức trong đấu tranh tự phê bình và phê bình, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh. 7).Tinh thần phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ 8). Tinh thần học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học. 9). Thực hiện các nội dung sinh hoạt chính trị do Đảng, Nhà nước phát động.

3 Tầm nhìn; sự nhìn nhận tầm xa về thế phát phiển của công tác đang phụ trách, có sự dao động nhanh chóng trước sự thay đổi của tình hình

4 Năng lực xác định chính sách, chiến lược, kế hoạch và ngân sách về công việc mình phụ trách.

5 Có tính sáng tạo, luôn luôn hướng đến cái mới, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm

6 Có trình độ kỹ thuật chuyên môn, nghiệp vụ, có kỹ sảo kỹ năng về công việc liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, đơn vị của mình

7 Quyết định các vấn đề đúng, chính xác, kịp thời và chịu trách nhiệm trước quyết định của mình trên cơ sở số liệu và nguyên tắc, pháp luật

8 Trung thực với nghề nghiệp 9 Tin tưởng của tổ chức, đơn vị và xã hội

10 Lắng nghe ý kiến người khác; biết xem xét số liệu thông tin từ người khác và tổ chức khác để hoàn thiện bản thân và tổ chức

11 Kết quả hoàn thành thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao

1). Mức độ thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm (thể hiện ở khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả của công việc trong từng vị trí, từng thời gian, bao gồm cả những nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất, đặc biệt là tham mưu ban hành các văn bản về lĩnh vực được phân công phụ trách)

186

2). Tinh thần trách nhiệm trong công tác; 3). Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: trình độ chuyên môn theo yêu cầu; Cải tiến phương pháp làm việc nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác; sáng kiến công tác được áp dụng trong thực tiễn, hoặc được cơ quan có thẩm quyền công nhận; các đề tài, đề án, công trình chủ trì nghiên cứu xây dựng hoặc tham gia nghiên cứu (nếu có). 4). Đối với cán bộ, công chức lãnh đạo cơ quan, đơn vị ngoài các nội dung trên, còn phải đánh giá về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; năng lực lãnh đạo, quản lý; năng lực tập hợp, đoàn kết công chức.

Tổng Tổng 11 tiêu chí

III. CÁ NHÂN TỰ XẾP LOẠI:............................................... (Cá nhân tự xếp loại theo 1 trong 5 mức độ: Hoàn thành xuất sắc chức trách nhiệm vụ; hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ trung bình; kém và không hoàn thành nhiệm vụ).

Ngày........ tháng........ năm.......... Người tự nhận xét (Ký tên)

IV. Ý KIẾN CỦA TẬP THỂ NƠI CB, CC LÀM VIỆC

...............................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

V. KẾT QUẢ TỔNG HỢP XẾP LOẠI CB, CC: (Phần này do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp đánh giá và có ý kiến ghi) ...............................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

Kết luận: Cán bộ, công chức đạt loại:....................................................

LÃNH ĐẠO CƠ QUAN CẤP TRÊN Ngày ……tháng…….năm……… THỦ TRƯỞNG TRỰC TIẾP

(Ký, ghi rõ họ tên)

Nguồn: Bộ Nội vụ CHDCND Lào

187

Phụ lục 18

CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Hòa bình - Độc lập - Dân chủ - Thống nhất - Thịnh vượng

(Tên tổ chức)

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

GIÚP VIỆC ĐIỀU HÀNH (BẬC I VÀ II). I. Số liệu CB, CC

Từ ngày…... tháng.......đến ngày.......tháng.....năm….. Họ và tên: Mã số: Chức vụ: Ngạch bậc lương: Đơn vị công tác: Ngày, tháng, năm công tác: II. TIÊU CHÍ TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁ NHÂN

Mức độđánh giá, phân loại Xuất sắc Tốt Trung

bình Yếu kém

Không sử dụng được

STT

CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

9,1-10 9 - 8 7-6-5 4-3 -2 1 1 Phẩm chất chính trị, chấp hành đường lối, chủ trương,

chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước 1). Lý tưởng chính trị, kiên định lập trường, kiên định trong

nguyên tắc lãnh đạo của Đảng; nhận thức, tư tưởng chính trị, chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; kiên định với đường lối đổi mới của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trung thành với Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tửng đường lối của Đảng; tinh thần đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; 2). Năng động, có tinh thần trách nhiệm với nhiêm vụ được giao; tin tưởng vào lực lượng và trí tuệ quần chúng, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm; 3). Bản thân và gia đình chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

188

2 Phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong, lề lối làm việc và ý thức tổ chức kỷ luật

1). Việc giữ gìn đạo đức và lối sống lành mạnh, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện tiêu cực khác, thực hiện các quy định về những việc cán bộ, công chức không được làm; 2).Tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân (tận tụy với công việc, không hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, công dân trong thực hiện nhiệm vụ); 3). Không để vợ (chồng), con, anh (chị, em) ruột lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình của mình để ảnh hưởng xấu tới cơ quan hoặc vi phạm quy chế, vi phạm pháp luật. 4). Chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, giữ gìn nếp sống văn hóa công sở, thời gian làm việc… 5). Chấp hành sự phân công của tổ chức trong thực hiện nhiệm vụ, công tác... 6). Tính trung thực; ý thức giữ gìn đoàn kết nội bộ; ý thức trong đấu tranh tự phê bình và phê bình, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh. 7).Tinh thần phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ 8). Tinh thần học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học. 9). Thực hiện các nội dung sinh hoạt chính trị do Đảng, Nhà nước phát động.

3 Khối lượng công việc thực hiện 4 Chất lượng công việc đã hoàn thành 5 Sự thành thạo công việc được giao một khéo léo, tiết

kiệm thời gian, bảo đảm chất lượng 6 Có tính sáng tạo, luôn luôn hướng đến cái mới, dám

nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm 7 Có quan hệ công tác với đơn vị trong và ngoài để hoàn

thành công việc được giao 8 Sự tin tưởng của tổ chức, đơn vị và xã hội 9 Có trách nhiệm, tích cực thực hiện nhiệm vụ một cách

chủ động và trung thực với nghề. 10 Kết quả hoàn thành thực hiện chức trách nhiệm vụ

được giao 1). Mức độ thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm (thể

hiện ở khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả của công việc trong từng vị trí, từng thời gian, bao gồm cả những nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất, đặc biệt là tham mưu ban hành các văn bản về lĩnh vực được phân công phụ trách) 2). Tinh thần trách nhiệm trong công tác; 3). Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: trình độ chuyên môn theo yêu cầu; Cải tiến phương pháp làm việc nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác; sáng kiến công tác được áp dụng trong thực tiễn, hoặc được cơ quan có thẩm quyền công nhận; các đề tài, đề án, công trình chủ trì nghiên cứu xây dựng hoặc tham gia nghiên cứu (nếu có).

189

4). Đối với cán bộ, công chức lãnh đạo cơ quan, đơn vị ngoài các nội dung trên, còn phải đánh giá về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; năng lực lãnh đạo, quản lý; năng lực tập hợp, đoàn kết công chức.

Tổng Tổng 10 tiêu chí

III. CÁ NHÂN TỰ XẾP LOẠI:...............................................

(Cá nhân tự xếp loại theo 1 trong 5 mức độ: Hoàn thành xuất sắc chức trách nhiệm vụ; hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ trung bình; kém và không hoàn thành nhiệm vụ).

Ngày........ tháng........ năm.......... Người tự nhận xét (Ký tên)

IV. Ý KIẾN CỦA TẬP THỂ NƠI CB, CC LÀM VIỆC

...............................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

V. KẾT QUẢ TỔNG HỢP XẾP LOẠI CB, CC: (Phần này do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp đánh giá và có ý kiến ghi) ...............................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

Kết luận: Cán bộ, công chức đạt loại:....................................................

LÃNH ĐẠO CƠ QUAN CẤP TRÊN Ngày ……tháng…….năm……… THỦ TRƯỞNG TRỰC TIẾP

(Ký, ghi rõ họ tên)

Nguồn: Bộ Nội vụ CHDCND Lào

190

Phụ lục 19 BẢNG SO SÁNH NHIỆM VỤ CỦA BỘ LAO ĐỘNG

VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI LÀO TỪ NĂM 1993 ĐẾN NAY

Nhiệm vụ theo NĐ số

04/TTg, 22-01-1993

Nhiệm vụ theo NĐ số

87/TTg, 11-01-1999

Nhiệm vụ theo NĐ số

138/TTg, 04-5-2007 1. Triển khai chủ trương đường lối của Đảng và chính sách của Chính phủ thành kế hoạch, chương trình và các đề án cụ thể, thành quy định, quy chế và luật để quản lý tổ chức và hoạt động của công tác lao động, bảo trợ XH, hưu trí, cựu chiến binh và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội. 2. Tổ chức mạng lưới thu thập số liệu thống kê về thực trạng lao động và cựu chiến binh, hưu trí, những người hy sinh vì Tổ quốc, anh hùng, thương binh do chiến tranh, người tàn tật, người cao tuổi, trẻ mồ côi, trẻ cô đơn cơ nhỡ và những người có vấn đề xã hội khác trong cả nước. 3. Phối hợp với các cơ quan liên quan để theo dõi thiên tai có thể xảy ra khẩn cấp: lũ lụt, hạn hán, bão, cháy và các vấn đề thiên tai khác để tổ chức giúp đỡ người bị nạn kịp thời. 4. Phối hợp với các cơ quan liên quan ở trung ương và địa phương để nghiên cứu xem xét chính sách, các quy định, các chế độ chính sách, quy định pháp luật và các biện pháp để phục vụ một cách thống nhất cho công

1. Nghiên cứu, triển khai chủ trương chính sách của Đảng, Chính phủ thành kế hoạch, dự án, các quy định, luật để quản lý tổ chức và hoạt động công tác LĐ và PLXH. 2. Nghiên các quy định, quy chế để nhằm phát triển kỹ năng nghề cho lao động Lào có tay nghề tốt từng bước theo tiêu chuẩn quốc tế; chỉ đạo, kiểm tra, quản lý sử dụng lao động trong nước và lao động nước ngoài đúng theo quy định pháp luật, 3. Nghiên cứu, đề ra các quy định, các quy chế trong tổ chức thực hiện chính sách bảo trợ xã hội để trợ giúp nghèo đói nhân dân người bị hại do thiên tai và tệ nạn xã hội khác. 4. Đề ra quy hoạch và tổ chức chỉ đạo thực hiện dự án quản lý thiên tai quốc gia. 5. Nghiên cứu dự thảo các Nghị định và luật về công tác bảo hiểm xã hội, tổ chức chỉ đạo, quản lý việc tổ chức thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho đúng với chính sách của Đảng và Chính phủ. 6. Nghiên cứu chính sách đối

(1) Tổ chức thực hiện và triển khai đường lối, chính sách của Đảng, phương hướng, kế hoạch của CP thành chương trình, kế hoạch, dự án, thành quy định pháp luật để quản lý việc tổ chức và hoạt động công việc LĐ và PLXH; (2) Nghiên cứu dự thảo luật và các quy định để phát triển tay nghề LĐ, từng bước đạt tiêu chuẩn quốc tế và khuyến khích việc làm cho người Lào; quản lý dịch vụ tạo việc làm trong nước và ngoài nước; (3) Chỉ đạo, kiểm tra, quản lý việc sử dụng lao động Lào và nước ngoài cho đúng theo quy định của Luật LĐ; (4) Phối hợp với các cơ quan liên quan của nước ngoài để quản lý LĐ Lào làm việc tại nước đó, đồng thời phối hợp với Đại sứ quán hoặc lãnh sự CHDCND Lào tại nước ngoài; (5) Nghiên cứu, dự thảo các quy định về quản lý và thực hiện chính sách giảm nghèo và giúp đỡ trẻ mồ côi, người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, người điên - bị thần kinh không có người chăm sóc; nghiên cứu, ra QĐ, các quy định trong tổ chức thực hiện chính sách bảo trợ XH để giúp giảm khó khăn cho nhân dân bị nạn, do thiên tai và các tệ nạn XH;

191

tác của ngành. 5. Tổ chức và quản lý các Trung tâm phúc lợi xã hội chẳng hạn: Trung tâm người nghỉ hưu, Trung tâm thương binh, Trung tâm người tàn tật, Trung tâm chỉnh hình, Trung tâm người cao tuổi, Trung tâm người cô đơn, Trung tâm người Lào tị nạn về nước và những vấn đề khác nằm trong phạm vi công tác phúc lợi xã hội. 6. Tổ chức dạy nghề cho người lao động cần lập các nghề, dạy nghề cho người tị nạn, công chức nghỉ hưu hoặc nghỉ một lần trước tuổi theo quy định, thương binh, tàn tật, trẻ mồ côi, trẻ cô đơn và những vấn đề liên quan khác do yêu cầu cần thiết. 7. Nghiên cứu, quản lý và giữ gìn tượng đài chiến sĩ vô danh và nghĩa trang chiến sĩ cách mạng. 8. Thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức hành chính, chuyên ngành và doanh nghiệp (nếu có) ở Trung ương và địa phương dưới sự quản lý của mình tổ chức thực hiện hoàn thành nhiệm vụ của mình. 9. Nghiên cứu các quy định về quản lý lao động, quan hệ lao động, đề ra chính sách lao động và phát triển nguồn nhân lực. Chỉ đạo kiểm tra, thành tra, thúc đẩy việc sử dụng lao động đúng theo pháo luật quy định. 10. Thúc đẩy, khuyến khích,

với cán bộ hưu trí, thương binh, anh hùng quốc gia, chiến sĩ thi đua, gia đình liệt sĩ hy sinh vì Tổ quốc, người có công với tổ quốc và với cách mạng, người già, người cao tuổi, trẻ mồ côi, trẻ cô đơn mất cơ hội, trẻ khó khăn đặc biệt, người tàn tật, người cô đơn và chỉ đạo việc tổ chức thực hiện chính sách đó cho phù hợp với tình hình thực tế từng giai đoạn. 7. Nghiên cứu quy định về việc xây dựng và quản lý nghĩa trang quốc gia, tượng đài liệt sĩ vô danh, tượng đài tình đoàn kết chiến đấu Lào - Việt trên phạm vi cả nước. 8. Giáo huấn, bồi dưỡng, đào tạo, bố trí, quản lý và thực hiện chính sách đối với CB, CC trong ngành của mình cho đúng theo chính sách của Đảng và Chính phủ. 9. Thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tổ chức của Nhà nước, của tư nhân, của tập thể và cá nhân được góp phần vào việc phát triển ngành LĐ và PLXH. 10. Quan hệ với nước ngoài, cơ quan tổ chức quốc tế và cơ quan không thuộc chính phủ để giành lấy tài trợ, hợp tác, hỗ trợ cho công tác LĐ và PLXH trên cơ sở chính sách và pháp luật của nhà nước.

(6) QL, đề ra kế hoạch và chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác phòng chống, khắc phục thiên tai khác trong toàn quốc theo thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ LĐ và PLXH. (7) Nghiên cứu dự thảo luật và các quy định về công tác bảo hiểm xã hội; tổ chức chỉ đạo, quản lý việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho đúng với chính sách của Đảng và Chính phủ đã đề ra. (8) Nghiên cứu dự thảo chính sách và tổ chức thực hiện các NQ, chỉ thị, luật và các quy định của Đảng, CP đã đề ra và phương hướng, kế hoạch của Bộ LĐ và PLXH Lào trong từng thời kỳ về việc quản lý CB hưu trí, thương binh, anh hùng, chiến sĩ thi đua, liệt sĩ - gia đình liệt sĩ hy sinh vì Tổ quốc thiếu người chăm sóc; người có công với Tổ quốc, với CM; người tuổi cao; trẻ mồ côi, trẻ thiếu cơ hội, trẻ tàn tật; đối với người thương binh tại các trung tâm thương binh, người cô đơn - không nơi nương tựa và chỉ đạo tổ chức thực hiện chính sách đó sao cho phù hợp với tình hình thực tế trong từng thời kỳ. (9) Nghiên cứu, phổ biến và tổ chức thực hiện NQ, chỉ thị, quyết định, luật pháp và các quy định về kiểm tra, thanh tra các cơ quan tổ chức trực thuộc sự QL của Bộ LĐ và PLXH; thực hiện chính sách tiết kiệm, chống lãng phí, chống và ngăn chặn tham ô, tham nhũng, ăn hối lộ; giải quyết đơn thư tố cáo, khiếu nại của công dân;

192

quản lý và tạo thuận lợi cho hoạt động của các quỹ và hội về bảo trợ xã hội. 11. Bồi dưỡng, đào tạo, bố trí, quản lý và bảo đảm tốt các quyền lợi của CB, CC của mình theo chính sách quản lý công chức do Chính phủ ban hành. 12. Nghiên cứu và ban hành chế độ, phương pháp làm việc của Bộ, kể cả quy chế quản lý nội bộ trong hệ thống bộ máy của ngành LĐ và PLXH trong cả nước cả cơ cấu tổ chức bộ máy từ Trung ương đến địa phương theo ngành dọc, quy định số lượng phục vụ cho toàn hệ thống bộ máy của mình. 13. Quan hệ với nước ngoài và các cơ quan tổ chức quốc tế để giành sự tài trợ, giúp đỡ và hợp tác mang lại sự ủng hộ ngành LĐ và PLXH trên cơ sở nguyên tắc và quy định của Chính phủ đề ra

11. Thực hiện chính sách tiết

kiệm quốc gia một cách tích cực

và hợp lý; chống lãng phí, tham

ô, tham nhũng trong mọi hình

thức.

(10) Nghiên cứu, quy định quy chế về việc xây dựng và quản lư nghĩa trang quốc gia, tượng đài liệt sĩ vô danh, tượng đài tình đoàn kết chiến đấu Lào - Việt Nam trên toàn quốc; (11) Giáo dục, tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo, quản lý và thực hiện chính sách đối với CB, công chức trong ngành LĐ và PLXH đúng theo quy định PL, chính sách của Đảng và Chính phủ đề ra; (12) Quản lý vĩ mô đối với các cơ quan tổ chức XH hoạt động ở trong lĩnh vực LĐ và PLXH; thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tổ chức của Nhà nước, tư nhân, tập thể được góp phần vào việc phát triển công tác LĐ và PLXH ở Lào; (13) Quan hệ với nước ngoài, với tổ chức quốc tế và tổ chức phi CP để giành sự giúp đỡ, hợp tác, tài trợ đối với công tác LĐ và PLXH, phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng và PL của Nhà nước; (14) Lập kế hoạch, ngân sách đề nghị Chính phủ xin Quốc hội xem xét phê duyệt, quản lý SD ngân sách quỹ bảo hiểm XH và các quỹ khác theo quy định pháp luật; (15) Quản lý, chỉ đạo và thúc đẩy hoạt động của các ủy ban có quan hệ đến lĩnh vực LĐ và PLXH; (16) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự giao phó của cấp trên

Nguồn: Vụ Tổ chức và cán bộ, Bộ LĐ và PLXH Lào, 2015

193

Phụ lục 20 BẢNG SO SÁNH BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA BỘ LAO ĐỘNG

VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI LÀO TỪ NĂM 1993 ĐẾN NAY

Bộ máy tổ chức theo NĐ số 04/TTg, 22-01-1993

Bộ máy tổ chức theo NĐ số 87/TTg, 11-01-1999

Bộ máy tổ chức theo NĐ số 138/TTg, 04-5-2007

1. Văn phòng Bộ; 2. Vụ Tổ chức và đào tạo cán bộ; 3. Vụ Lao động; 4. Vụ Xã hội và bảo trợ xã hội; 5. Vụ Hưu trí; 6. Vụ Cựu chiến binh; 7. Vụ Quản lý quỹ bảo hiểm xã hội; 8. Sở LĐ và PLXH tỉnh và thủ đô; 9. Phòng LĐ và PLXH huyện

1. Văn phòng Bộ; 2. Vụ Tổ chức và Cán bộ; 3. Vụ Lao động; 4. Vụ Bảo trợ xã hội; 5. Vụ Chính sách hưu trí và người cao tuổi; 6.Vụ Cựu chiến binh, Thương binh và Người tàn tật; 7. Vụ Bảo hiểm xã hội; 8. Vụ Kiểm tra. 9. Sở LĐ và PLXH tỉnh, thủ đô và đặc khu; 10. Phòng LĐ và PLXH huyện

(1) Văn phòng Bộ; (2) Vụ Kế hoạch và Hợp tác; (3) Vụ Tổ chức và Cán bộ; (4) Vụ Kiểm tra; (5) Vụ Quản lý lao động; (6) Vụ Phát triển kỹ năng nghề và việc làm; (7) Vụ Bảo trợ xã hội; (8) Vụ Hưu trí, Thương binh và Tàn tật; (9) Vụ Bảo hiểm xã hội; (10) Viện Phát triển kỹ năng nghề Lào - Hàn Quốc; (11) Văn phòng Quỹ bảo hiểm xã hội quốc gia. (12) Trung tâm Dịch vụ tìm kiếm việc làm. (13) Trung tâm Thương binh hạng đặc biệt 790; (14) Trung tâm Phát triển thương binh 489; (15) Nhà máy lắp ráp chân, tay giả 686; Bộ máy Tổ chức Sở LĐ và PLXH tỉnh, thành phố gồm: (1) Văn phòng hành chính và kế hoạch tổng hợp; (2) Phòng Quản lý lao động;

194

(3) Phòng Phát triển kỹ năng nghề và việc làm; (4) Phòng Bảo trợ xã hội; (5) Phòng Hưu trí, Thương binh và tàn tật; (6) Phòng Bảo hiểm xã hội Bộ máy Tổ chức Phòng lao động và phúc lợi xã hội huyện, quận gồm: (1) Văn phòng hành chính và kế hoạch tổng hợp; (2) Phòng Lao động; (3) Phòng Bảo trợ xã hội; (4) Phòng Bảo hiểm xã hội; (5) Phòng Hưu trí, Thương binh và tàn tật

Nguồn: Vụ Tổ chức và cán bộ, Bộ LĐ và PLXH Lào, 2015

195

Phụ lục 21 BẢNG SO SÁNH SỰ THAY ĐỔI SỐ LƯỢNG CB, CC NGÀNH LAO ĐỘNG VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI CHDCND LÀO TỪ NĂM 1993 ĐẾN THÁNG 4-2015

Thành phần Tổng trung ương và địa

phương Các cơ quan, tổ chức thuộc Bộ

Sở LĐ và PLXH tỉnh và thành phố

Phòng LĐ và PLXH huyện và quận STT Năm

Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ

1 1993 102 42 32 10 70 32 0 0 2 1994 643 68 132 15 250 38 261 15 3 1995 650 69 133 15 253 39 264 15 4 1996 655 71 135 16 255 40 265 15 5 1997 667 75 145 18 256 41 266 16 6 1998 675 76 149 19 258 41 268 16 7 1999 680 78 152 20 259 42 269 16 8 2000 695 82 157 22 264 43 274 17 9 2001 705 90 163 27 267 45 275 18

10 2002 966 250 215 110 375 92 376 48 11 2003 1.066 256 310 112 395 95 361 49 12 2004 1.103 267 331 119 399 99 373 57 13 2005 1.178 305 335 121 440 117 403 67 14 2006 1.208 315 336 121 455 122 417 72 15 2007 1.233 328 337 121 465 127 431 80 16 2008 1.248 334 338 122 466 127 444 85 17 2009 1.258 339 339 122 467 127 452 90 18 2010 1.277 357 345 125 468 128 464 104 19 2011 1.387 425 350 128 513 153 524 144 20 2012 1.489 467 360 132 555 161 574 174 21 2013 1.640 544 365 135 610 213 665 196 22 2014 1.724 585 372 141 617 222 735 222 23 4-2015 1.873 618 375 143 676 236 822 239

Nguồn: Vụ Tổ chức và cán bộ, Bộ LĐ và PLXH Lào

196

Phụ lục 22

SỐ LƯỢNG CB, CC SO VỚI DÂN SỐ CHDCND LÀO TỪ NĂM 2001-2002 ĐẾN NĂM 2014-2015

STT Năm Số CB, CC

(người) Dân số (người)

Phần trăm so với dân số (%)

1 2001-2002 91.144 5.525.089 1,65

2 2002-2003 91.070 5.679.001 1,60

3 2003-2004 91.330 5.835.090 1,57

4 2004-2005 91.953 5.621.982 1,64

5 2005-2006 97.551 5.747.587 1,70

6 2006-2007 99.659 5.873.616 1,70

7 2007-2008 109.359 6.000.379 1,82

8 2008-2009 114.156 6.127.910 1,86

9 2009-2010 120.651 6.256.197 1,93

10 2010-2011 132.262 6.385.055 2,07

11 2011-2012 141.231 6.514.432 2,17

12 2012-2013 156.527 6.521.998 2,40

13 2013-2014 171.710 6.685.048 2,57

14 2014-2015 177.826 6.771.000 2,62

Nguồn: Cục Quản lý công chức, Bộ Nội vụ.