CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

13
TRƯỜNG ĐẠI HC KINH TQUC DÂN -------o0o------- CAO THTHANH LAN CHÍNH SÁCH THUTHU NHP DOANH NGHI P TI VIT NAM CHUYÊN NGÀNH: QUN LÝ KINH TVÀ CHÍNH SÁCH TÓM TT LUẬN VĂN THẠC SHà Ni, 2017

Transcript of CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Page 1: CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-------o0o-------

CAO THỊ THANH LAN

CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI

VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ

Hà Nội, 2017

Page 2: CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

TÓM TẮT LUẬN VĂN

LỜI MỞ ĐẦU

Luật thuế thu nhập doanh nghiệp lần đầu tiên được Quốc hội khoá IX kỳ

họp thứ 11 thông qua ngày 10/5/1997. Qua các lần sửa đổi, bổ sung, về cơ bản

Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã có những quy định phù hợp với thực tiễn

phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nên đã phát huy được những tác động

tích cực. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện đã bộc lộ một số hạn

chế, gây khó khăn cho công tác thực thi tại các doanh nghiệp như: chưa có ưu

đãi về thuế suất đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa có cơ chế thuế riêng

đối với doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán siêu nhỏ để đơn giản…

Song song với sự chuyển đổi nền kinh tế trong nước thì diễn biến kinh tế

toàn cầu trong thời gian tới dự kiến có nhiều biến đổi mạnh mẽ, sự phụ thuộc

lẫn nhau của các quốc gia trong hoạt động tài chính, thương mại và đầu tư

ngày càng gia tăng và làm giảm tính độc lập trong việc thực hiện chính sách

kinh tế nói chung, chính sách thuế nói riêng của từng quốc gia.

Nhận thức được tầm quan trọng của chính sách thuế thu nhập doanh

nghiệp, chính vì vậy em đã chọn đề tài “Chính sách thuế thu nhập doanh

nghiệp tại Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ với mong muốn hoàn thiện hơn

nữa chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam để góp phần tạo lập

môi trường đầu tư và kinh doanh hấp dẫn, thuận lợi hơn so với trước. Ngoài

phần Lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3

chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp.

Page 3: CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Chương 2: Phân tích thực trạng chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp

của Việt Nam.

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện chính sách thuế thu nhập doanh

nghiệp của Việt Nam đến năm 2025.

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP DOANH

NGHIỆP

1.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Khái niệm: Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu đánh

vào thu nhập chịu thuế của tổ chức sản xuất kinh doanh.

Đặc điểm: Thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế trực thu, đối tượng nộp

thuế đồng thời cũng là người chịu thuế. Thuế thu nhập doanh nghiệp phụ

thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và được coi là

một loại thuế khấu trừ trước của thuế thu nhập cá nhân.

Vai trò: Thuế thu nhập doanh nghiệp là khoản thu quan trọng của ngân

sách nhà nước, công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nền

kinh tế và là một công cụ của Nhà nước thực hiện chính sách công bằng xã hội.

1.2. Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp

Khái niệm: Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp là tổng thể các quan

điểm, chủ trương, giải pháp được cụ thể hóa bằng các quy định trong hệ thống

văn bản quy phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, được sử dụng

làm căn cứ để thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về thuế đối với doanh

nghiệp và các tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Page 4: CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Mục tiêu: Đóng góp ổn định, bền vững vào nguồn thu ngân sách nhà nước;

tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, bảo đảm công bằng, bình đẳng

trong cạnh tranh để doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích luỹ,

tích tụ đổi mới thiết bị, đẩy mạnh đầu tư phát triển; tạo sự chuyển biến trong

phân bổ nguồn lực, khuyến khích và thu hút đầu tư có chọn lọc để phát triển

các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và một số ngành, lĩnh

vực quan trọng theo chính sách phát triển của Nhà nước.

Nguyên tắc: Việc ban hành và thực thi chính sách thuế thu nhập doanh

nghiệp đảm bảo các nguyên tắc: công bằng, khả thi, rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu,

ổn định và hiệu quả.

Các nội dung cụ thể của chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp:

- Phạm vi điều chỉnh, đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là các

tổ chức và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có phát sinh thu nhập

từ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Thu nhập chịu thuế là thu nhập có nguồn gốc phát sinh chủ yếu từ hoạt

động sản xuất, kinh doanh. Thu nhập chịu thuế xác định bằng doanh thu trừ

chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

- Thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định bằng thu

nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển

từ các năm trước theo quy định.

- Thu nhập được miễn thuế là khoản thu nhập mà chính sách thuế không

điều tiết thu vào ngân sách nhà nước, phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế - xã hội,

mục tiêu điều hành của nhà nước trong từng giai đoạn.

Page 5: CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế tương đối theo tỷ lệ

phần trăm (%) tính trên thu nhập tính thuế. Thuế suất thể hiện tập trung nhất

tác động điều chỉnh của chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đối

tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế.

- Ưu đãi thuế được hiểu là việc Nhà nước tạo ra một số điều kiện nhất

định cho doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc cung

ứng dịch vụ trong các lĩnh vực, địa bàn, loại hình mà Nhà nước khuyến khích

phát triển nhằm giảm bớt gánh nặng về thuế, thu hút đầu tư, hỗ trợ, giúp đỡ

các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, góp phần thực hiện mục tiêu phát

triển kinh tế - xã hội. Có nhiều hình thức ưu đãi thuế như: Thuế suất ưu đãi,

Giảm thuế; Miễn thuế, giảm thuế có thời hạn.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp bao

gồm: quy trình hoạch định chính sách; năng lực tư vấn và hoạch định chính

sách; hệ thống thông tin phục vụ cho tư vấn và hoạch định chính sách; quy

trình lấy ý kiến, phản hồi thông tin từ doanh nghiệp; tổng kết và đánh giá

chính sách, sự phát triển đa dạng hóa ngành nghề của doanh nghiệp; năng lực

sản xuất, kinh doanh, kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, biến

động kinh tế - xã hội, áp lực tăng thu ngân sách…

1.3. Kinh nghiệm chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp của các

nước và bài học cho Việt Nam

Trong những năm gần đây, nhiều nước đã có những cải cách mạnh mẽ

hệ thống chính sách thuế của mình. Xu hướng chung trong cải cách chính sách

thuế thu nhập doanh nghiệp trên thế giới hiện nay là: Từng bước giảm thuế

suất; Mở rộng cơ sở tính thuế; Giảm các khoản chi phí được trừ; Thu hẹp

phạm vi chính sách ưu đãi thuế...

Page 6: CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước, có thể rút ra một số bài học kinh

nghiệm cho Việt Nam như: cần tiếp tục nghiên cứu mở rộng cơ sở thuế thu

nhập doanh nghiệp; cắt giảm một số khoản chi phí được khấu trừ, cần nghiên

cứu mức thuế thu nhập doanh nghiệp phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa;

rà soát, thu hẹp lĩnh vực, ngành nghề ưu đãi thuế để chính sách ưu đãi thuế

thật sự có hiệu quả, tập trung nguồn lực phát triển khoa học và công nghệ, các

ngành nghề kinh tế mũi nhọn, các địa bàn kinh tế - xã hội có điều kiện khó

khăn.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THUẾ THU

NHẬP DOANH NGHIỆP CỦA VIỆT NAM

2.1. Kết quả thu thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam giai đoạn

2011 – 2016

Thuế thu nhập doanh nghiệp là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà

nước. Từ năm 2009 đến năm 2016, mặc dù nền kinh tế trong nước gặp nhiều

khó khăn thách thức do ảnh hưởng bởi kinh tế thế giới và có sự điều chỉnh

giảm mức động viên thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ 28% xuống

20% nhưng số thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp vẫn đảm bảo tăng trưởng

qua các năm. Số lượng doanh nghiệp đã đăng ký thuế và đang hoạt động (tính

đến 31/12 hàng năm) đều tăng lên.

2.2. Phân tích thực trạng chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp

giai đoạn 2011 - 2016

- Mục tiêu của chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam:

Một là, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước; Hai là, tiếp tục tạo môi

trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, bảo đảm công bằng, bình đẳng trong

cạnh tranh; Ba là, tạo bước cải cách ưu đãi thuế theo hướng bảo đảm môi

Page 7: CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

trường đầu tư hấp dẫn, thu hút đầu tư có chọn lọc và nâng cao chất lượng đầu

tư.

- Về phạm vi và đối tượng điều chỉnh: Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

quy định phạm vi và đối tượng điều chỉnh là doanh nghiệp thuộc tất cả các

thành phần kinh tế, các tổ chức tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh có

thu nhập. Tuy nhiên, chưa có hướng dẫn rõ ràng đối với hoạt động kinh doanh

qua mạng internet, qua hệ thống viễn thông, hoạt động thương mại điện tử,

kinh tế chia sẻ…

- Về thu nhập chịu thuế: Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã quy định

rõ về thu nhập chịu thuế, doanh thu, chi phí được trừ, không được trừ và các

khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp. So sánh với giai

đoạn trước, từ 01/01/2014, Luật thuế số 32/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung

một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã có sự điều chỉnh, bổ sung

quy định cụ thể về thu nhập chịu thuế, trong đó bao quát được một số khoản

thu nhập mới phát sinh. Tuy nhiên, pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy

định chưa rõ một số nội dung, ví dụ về khống chế chi phí lãi tiền vay vào chi

phí tính thuế, một số khoản chi phúc lợi, mua bảo hiểm cho người lao động.

- Về thu nhập tính thuế: Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định thu

nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ

thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước

theo quy định. Có một số ý kiến cho rằng pháp luật thuế hiện hành chưa có quy

định cho bù trừ với thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh nên doanh

nghiệp không xử lý được khoản lỗ.

- Về thu nhập được miễn thuế: Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy

định một số khoản thu nhập được miễn thuế như: Thu nhập thuộc lĩnh vực

Page 8: CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

nông nghiệp, khoa học và công nghệ, công nghệ cao… Việc mở rộng thu nhập

miễn thuế là phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, đặc biệt với lĩnh vực nông

nghiệp, nông dân, nông thôn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng chính

sách thuế còn lồng ghép nhiều chính sách xã hội, làm giảm tính trung lập của

chính sách thuế, nhiều tổ chức, cá nhân còn cho rằng cần mở rộng thêm các

lĩnh vực ưu đãi thuế.

- Về thuế suất: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trong giai đoạn

2011 – 2013 ở Việt Nam là 25%, từ 2014 – 2015 là 22%, riêng đối với các

doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng được áp dụng

thuế suất 20% từ 01/7/2013. Từ 01/01/2016 thuế suất chung là 20%. Việc

điều chỉnh thuế suất phù hợp với thực tiễn, phù hợp với lộ trình cải cách thuế

thu nhập doanh nghiệp.

- Về ưu đãi thuế: Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định các lĩnh vực,

địa bàn ưu đãi áp dụng các hình thức miễn, giảm theo các gói như: áp dụng

thuế suất 10% trong 15 năm, miễn thuế 04 năm, giảm 50% số thuế phải nộp

trong 9 năm tiếp theo; thuế suất 17% trong 10 năm, miễn thuế 02 năm, giảm

50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp đối với các địa bàn, lĩnh vực ưu đãi

đầu tư theo liệt kê cụ thể... Việc mở rộng phạm vi ưu đãi thuế đối với một số

lĩnh vực đang cần ưu đãi, thực hiện đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước về

nông nghiệp, về công nghệ cao, thu hút các dự án có vốn đầu tư lớn, tác động

sâu rộng đến kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, việc sửa đổi, bổ sung ưu đãi diễn ra

khá dày, thay đổi ưu đãi đối với doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp, khu

chế xuất, ưu đãi đối với đầu tư mở rộng thay đổi liên tục trong thời gian ngắn

làm ảnh hưởng đến định hướng đầu tư của doanh nghiệp.

Page 9: CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

2.3. Đánh giá thực trạng chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp

của Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2016

- Ưu điểm của chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp: Luật thuế thu

nhập doanh nghiệp sửa đổi thời gian qua đã đáp ứng được yêu cầu đề ra là:

đảm bảo công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các doanh nghiệp, các hộ kinh

doanh trong nền kinh tế; không ảnh hưởng lớn đến kế hoạch thu ngân sách

Trung ương trong năm đầu thực hiện; đảm bảo ổn định thị trường trong nước,

khuyến khích đầu tư sản xuất, kinh doanh. Chính sách thuế giai đoạn này đã

xác định rõ người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, quy định điều kiện,

nguyên tắc xác định khoản chi được trừ và quy định cụ thể các khoản chi

không được trừ, quy định thống nhất các loại thu nhập miễn thuế.

- Hạn chế của chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp: Trước những

diễn biến nhanh của nền kinh tế, một số quy định về chính sách thuế đã bộc lộ

một số tồn tại, hạn chế cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, ví dụ: hiện hành chưa

có quy định ưu đãi cho dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, ưu đãi

thuế đối với hoạt động đầu tư, cải tạo chung cư cũ, dự án đầu tư tại khu nông

nghiệp ứng dụng công nghệ cao,... Ngoài ra, chính sách ưu đãi về thuế còn

nhằm thực hiện chính sách xã hội, chưa mang tính trung lập, như nhiều quy

định ưu đãi cho doanh nghiệp sử dụng lao động nữ, lao động dân tộc thiểu số,

lao động là người tàn tật, nhiễm HIV...

- Nguyên nhân: quy trình hoạch định và triển khai chính sách, sự đóng

góp vào xây dựng các phương án, biện pháp chính sách của các đối tượng bị

ảnh hưởng bởi chính sách còn hạn chế, thiếu sự khách quan, việc dự báo chính

sách gặp rất nhiều khó khăn, làm hạn chế cách nhìn nhận, giải quyết vấn đề,

năng lực của đội ngũ tham gia hoạch định chính sách còn hạn chế. Việc am

Page 10: CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

hiểu pháp luật trong kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay còn chưa được

quan tâm đúng mức, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà với việc tham gia

trong khi đối tượng điều chỉnh của chính sách là chính doanh nghiệp. Ngoài ra,

tình hình kinh tế thế giới, khu vực và trong nước diễn biến phức tạp, áp lực

thu – chi ngân sách... cũng ảnh hưởng đến chính sách thuế thu nhập doanh

nghiệp.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP

DOANH NGHIỆP CỦA VIỆT NAM ĐẾN 2025

3.1. Định hướng hoàn thiện chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp

đến 2025

- Bối cảnh kinh tế xã hội trong nước và quốc tế, cơ hội và thách thức:

Nền kinh tế thế giới dự báo vẫn sẽ có những biến đổi khó lường. Việc hoàn

thiện hệ thống chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp có nhiều cơ hội thuận

lợi để triển khai thực hiện như: triển vọng tăng trưởng kinh tế cao và ổn định;

hệ thống luật pháp ngày càng hoàn thiện, hiệu lực và hiệu quả thực thi luật

pháp ngày càng tăng; vai trò quan trọng và sự chủ động của Chính phủ trong

hoạch định và điều hành chính sách kinh tế.

Bên cạnh những cơ hội nói trên, cải cách chính sách thuế thu nhập

doanh nghiệp cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức, cụ thể: nhu cầu

tăng chi ngân sách và yêu cầu cân bằng ngân sách; nền kinh tế phát triển ở

trình độ thấp và đang trong quá trình chuyển đổi; tính bất ổn định và kém bền

vững của quy mô và cơ cấu thu ngân sách; mâu thuẫn trong thiết kế mục tiêu

và nội dung hệ thống chính sách; những bất cập trong cơ chế quản lý và điều

kiện triển khai thực hiện; rủi ro của hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề cạnh

tranh thuế quốc tế.

Page 11: CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

- Phương hướng hoàn thiện chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp tại

Việt Nam: Một là, hoàn thiện chính sách thuế nhằm mục tiêu cơ cấu lại nguồn

thu ngân sách nhà nước. Hai là, thực hiện mục tiêu cải cách, xây dựng hệ thống

thuế đồng bộ, phù hợp thông lệ quốc tế. Ba là, khắc phục những vướng mắc

của các Luật thuế hiện hành, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật

và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

3.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp

tại Việt Nam đến 2025

- Giải pháp về phạm vi điều chỉnh và người nộp thuế: Hoàn thiện các quy

định về thuế hiện hành điều chỉnh đối với các hoạt động kinh doanh qua mạng

internet, qua hệ thống viễn thông, hoạt động thương mại điện tử. kinh tế chia

sẻ… để hạn chế những thất thoát lớn trong công tác quản lý nguồn thu.

- Giải pháp về thu nhập chịu thuế, thu nhập tính thuế: Cần bổ sung quy

định không tính vào chi phí được trừ đối với phần chi trả lãi vay của khoản vay

vốn theo tỉ lệ nhất định, hoàn thiện phương pháp thu thuế đối với doanh

nghiệp siêu nhỏ (có doanh thu hàng năm dưới ngưỡng 1 tỷ đồng), bổ sung quy

định doanh nghiệp được bù trừ lãi từ chuyển nhượng bất động sản với lỗ từ

hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Giải pháp về thu nhập được miễn thuế: Cần rà soát, bổ sung quy định

được miễn thuế như các khoản hỗ trợ mà doanh nghiệp nhận được từ NSNN.

- Giải pháp về thuế suất: Cần thiết quy định giảm thuế suất phổ thông

cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo hướng: Áp dụng một mức thuế suất 17%

đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó xác định rõ tiêu chí doanh nghiệp

nhỏ và vừa.

Page 12: CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

- Giải pháp về ưu đãi thuế: Cần sửa lại nội dung hiện hành theo hướng

chỉ áp dụng ưu đãi ở mức cao cho doanh nghiệp nằm trên địa bàn thuộc danh

mục địa bàn ưu đãi đầu tư; bổ sung quy định ưu đãi đối với dịch vụ phần mềm

quan trọng và sản xuất sản phẩm nội dung thông tin số cần ưu tiên phát triển;

bổ sung ưu đãi đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp

thực hiện dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ ...

3.3. Một số kiến nghị

- Kiến nghị với hệ thống cơ quan quản lý thu thuế: Tiếp tục rà soát, tổng

hợp các vướng mắc để trình các cấp có thẩm quyền hoặc theo thẩm quyền sửa

đổi, bổ sung các chính sách phù hợp với thực tiễn, đơn giản, minh bạch; đào

tạo đội ngũ cán bộ hoạch định chính sách phải giỏi về chuyên môn, am hiểu về

lĩnh vực thuế; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về thuế; tổ chức bộ máy

ngành thuế phải đảm bảo mục tiêu tinh giản, hiệu quả, có tính đến việc tận

dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý để bố trí đội ngũ

cán bộ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; từng bước áp dụng công

nghệ tin học vào công tác quản lý thuế để tăng cường hiệu quả quản lý thuế

thu nhập doanh nghiệp.

- Kiến nghị với doanh nghiệp: Doanh nghiệp phải tuân thủ, am hiểu pháp

luật, doanh nghiệp phải thực sự tham gia vào quá trình hoạt định chính sách,

chứ không chỉ đơn thuần là đối tượng điều chỉnh của chính sách.

KẾT LUẬN

Thuế thu nhập doanh nghiệp là một sắc thuế đóng một vai trò vô cùng

quan trọng trong chính sách thuế trực thu nói riêng và hệ thống thuế nói

chung. Thông qua việc nghiên cứu chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp

dưới góc độ pháp luật của thuế, bằng phương pháp định tính, định lượng,

Page 13: CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

phương pháp tư duy khoa học và logic, trên quan điểm cá nhân, em muốn đề

xuất một số xu hướng cũng như biện pháp sửa đổi, bổ sung chính sách thuế

thu nhập doanh nghiệp để chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt

Nam ngày càng phù hợp và hoàn thiện hơn trong bối cảnh hội nhập kinh tế

quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu và rộng.