外籍勞工職業安全衛生訓練教材(越南文版) · 2019. 5. 29. · Khái niệm cơ...

38
外籍勞工職業安全衛生訓練教材(越南文版) 行政院勞工委員會勞工安全衛生研究所 中華民國九十六年二月

Transcript of 外籍勞工職業安全衛生訓練教材(越南文版) · 2019. 5. 29. · Khái niệm cơ...

  • 外籍勞工職業安全衛生訓練教材(越南文版)

    行政院勞工委員會勞工安全衛生研究所

    中華民國九十六年二月

  • 1

    CHỦ ĐỀ 1:GIỚI THIỆU HỆ THỐNG VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG NƯỚC, KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ CÁC LOẠI TAI NẠN NGHỀ NGHIỆP ĐẶC TRƯNG

    1-1. Hệ thống vệ sinh an toàn trong lao động:

    1-2. Phòng ngừa chính sách tốt nhất Khái niệm cơ bản về vệ sinh an toàn nghề nghiệp:

    Hai nguyên nhân chính gây ra tai nạn nghề nghiệp gồm: “hành vi không an toàn” và “môi trường không an toàn”. Theo tài liệu của cục đào tạo nghề tai nạn xảy ra từ trước đến nay là do những hành vi không an toàn dưới đây:

    1. Sơ suất không chú ý

    Cơ quan trực

    truộc

    Cơ quan chủ

    quản công đoàn

    Chủ lao động

    Phòng

    thanh

    tra lao

    động

    Ban

    quản

    lý lao

    động

    Ban

    phúc

    lợi lao

    động

    Phòng lao động huyện

    Chính quyền các huyện thị Chính phủ thành phố trực thuộc TW

    Cục lao động

    Trung

    tâm tư

    vấn

    dịch vụ

    lao

    động

    nước

    ngoài

    Viện hành chính

    Uỷ ban lao động

    Doanh nghiệp

    Ban Vệ sinh an toàn

    Giám sát nơi làm việc

  • 2

    2. Không tuân thủ những điều cấm 3. Không theo đúng các quy trình an toàn 4. Không sử dụng các trang thiết bị bảo hộ 5. Tình trạng sức khỏe không tốt

    Tuy nhiên, tỷ lệ tai nạn lao động do những nguyên nhân không thấy được là 3%,

    do thiết bị hoặc môi trường không tốt chiếm 24%, trong khi đó tai nạn lao động do hành vi không an toàn chiếm tới 73%。Để phòng ngừa tai nạn lao động phương pháp hiệu quả là tránh 5 hành vi không an toàn nói ở trên.

    1-3. Hiện trạng lao động ở các nước khác:

    Nước Thái Lan

    Philipin Việt Nam

    Indonesia Nước khác

    Tổng số người

    Tổng số người 95971 95184 77454 64800 65 333477 Ngành chế tạo 82814 59888 19325 9586 22 168645 Ngành điện tử 6401 23792 4689 1049 1 35932 Ngành sản xuất máy tính

    1652 10193 803 96 - 12744

    Luyện kim 12346 3067 2079 840 2 18334 Ngành kinh doanh xây dựng

    10430 1735 622 44 1 12832

    (Tài liệu thống kê điều tra lao động năm 95)

    1-4. Tổng hợp các ngành và các loại sự cố: Công nghiệp chế tạo (gồm ngành điện tử, chế tạo sản phẩm kim loại v.v..)

    1. Bị kẹp、bị cuốn 6. Tiếp xúc với các tác hại 2. Bị cắt, bị cứa 7. Rơi 3. Ngã 8. Vật rơi xuống 4. Động tác không đúng 9. Va đập 5. bị đâm vào 10.Vật thể bị sụt lở, đổ sụp

    Ngành chế tạo các sản phẩm kim loại (thuộc công nghiệp chế tạo)

    1. Bị kẹp、bị cuốn 2. bị đâm、bị cứa、bị cọ sát 3. Ngã

    Ngành lọc hóa dầu (ngành dầu khí và chế tạo các sản phẩm từ than, sản xuất cao su và

    1. Bị kẹp, bị cuốn 2. Bị cắt, bị cứa 3. Ngã 4. Động tác không đúng 5. Bị đâm

  • 3

    chất dẻo) 6. Va đập

    Ngành xây dựng 1. Ngã 6.Rơi xuống, lăn xuống 2. Vật bay rơi xuống 7. Bị kẹp, bị cuốn 3. Giẫm đạp 8. Bị đâm vào 4. Vật thể bị sụt lở, đổ sụp 9. Động tác không đúng5. Tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc thấp 10.Va đập

    Ngành chế tạo lắp ghép, sửa chữa phương tiện vận tải

    1. Bị kẹp, bị cuốn 2. Bị đâm, bị cứa 3. Nổ

    (Trích tài liệu thống kê điều tra lao động năm 94)

    1.5. Giáo dục an toàn vệ sinh

    Mục tiêu Bảo vệ sức khoẻ người lao động, nâng cao hiệu quả công việc, tránh tai n¹n lao ®éng vµ bÖnh nghÒ nghiÖp

    Các phương hướng của an toàn vệ sinh

    1. L-êng tr-íc c¸c yÕu tè nguy h¹i vµ dù phßng trước khi sự việc xảy ra。

    2. Hiểu các loại nguy hại tiềm tàng ë n¬i lµm viÖc。 3. Đánh giá mức độ nguy hại ë n¬i lµm viÖc。 4. Kiểm soát sự phát sinh và phát triển của các yÕu tè nguy hại.

    LuËt ph¸p về an toàn vệ sinh

    Chủ yếu là luật an toàn vệ sinh lao động và quy định cho việc thực thi luật an toàn vệ sinh cho người lao động。

    Các t¸c h¹i thường gặp

    1. C¸c t¸c h¹i hoá học:Bôi, h¬i, khãi vµ giät kim lo¹i, phi kim lo¹i, hydrocacbon vµ c¸c khÝ ®éc

    bÞ hÝt vµo ho¹c bÞ d©y vµo da 2. C¸c t¸c h¹i lý häc: môi trường nhiệt độ cao hoặc thấp, bøc

    x¹ ion ho¸ hoÆc kh«ng ion ho¸, tiếng ồn, rung, áp suất không khí bất thường。

    3. Nguy hại mang tính con người: Ánh sáng không tốt, c¸c th-¬ng tÝch do mang v¸c vµ do công cụ lao động。

    Cách kiểm soát những nguy hại đến sức khoẻ của nhân viên

    1. VÒ kü thuËt:thay thế phương thức làm việc, cách ly những chÊt có hại, sử dụng tự động hoá, áp dụng quy tr×nh -ít và thông gió。

    2. Quản lý hành chính: giảm thiểu tiÐp xóc, x©y dùng những quy ®Þnh an toàn vệ sinh, phối hợp sử dụng các thiết bị bảo hộ,

  • 4

    ®Æt viÓn b¸o, lập danh môc th«ng tin vÒ an toµn vÖ sinh lao ®éng, huấn luyện c¸c ph-¬ng ph¸p øng cøu khi cã t×nh huèng khÈn cÊp

    3. Theo dâi sức khỏe: Tiến hành kiểm tra sức khỏe。 Tại sao phải giáo dục an toàn vệ sinh?

    H.W. Heinrich chỉ ra những nguyên nhân gây hại cho nhân viên thường gặp, hành vi không an toàn chiếm 88%, môi trường không an toàn chiếm 10%,hoặc c¶ hai. Do đó, giáo dục thực hµnh an toàn vệ sinh có thể phòng ngừa những hành vi thiếu an toàn và cải thiện môi trường không an toàn.

    Mục đích huấn luyện

    Giúp người lao động có được những kiến thức và kỹ năng cần thiết ®Ó phßng ngõa tai n¹n lao ®«ng, ph¸t triÓn c¸c quan niệm và thói quen coi trọng an toàn vệ sinh, am hiểu những nguy hiểm tiềm tang ë n¬i lµm viÖc, đồng thời đưa ra các biện pháp phòng ngừa tai nạn phát sinh。

    Quy định tiÕp theo

    Theo luËt an toàn vệ sinh lao động, ng-êi lao ®éng vµ c¸n bé còng nh- l·nh ®¹o có nghĩa vụ tham gia huấn luyện。

    Đối tượng giáo dục an toàn vệ sinh

    1. C¸n bé an toàn vệ sinh 2. Các l·nh ®¹o liªn quan ®Õn c¸c quy tr×nh an toàn

    vệ sinh 3. Ng-êi vận hành những máy móc thiết bị nguy hiểm 4. Ng-êi làm những công việc đặc thù 5. Ng-êi lao ®éng nãi chung 6. Ng-êi kiÓm tra m«i tr-êng ho¹t ®éng 7. Ng-êi ®¸nh gi¸ an toµn x©y dùng 8. Ng-êi ®¸nh gi¸ an toµn s¶n xuÊt 9. nhân viên cứu hộ 10. Nhân viên mới được nhận hoặc trước khi nhân viên thay đổi vị trí công việc

    Thời gian và nội dung huấn luyện

    Có thời gian biểu và giáo trình huấn luyện cho tõng lo¹i ®èi t-îng ®µo t¹o.

    Nguyên tắc phân tích

    Tìm ra tÊt c¶ c¸c nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân cơ bản, ®iÒu tra thÊu ®¸o tËn gèc vµ söa ®æi.

    Đề phòng tai nạn nghề nghiệp

    §Ó đề phòng sự phát sinh tai nạn nghề nghiệp, đầu tiên phải tiÕn hµnh nhận biÕt, đánh giá và kiÓm so¸t nguy hại ë n¬i lµm viÖc. §Ó nhËn biÕt, chóng ta cần phải xác định sự tồn tại của tất cả các loại nguy hiểm , phán đoán sự ảnh hưởng của chóng. Trong đánh giá , chóng ta ph¶i kiÓm tra møc ®é tiÕp xóc chiÕu theo luËt trªn sè c«ng nh©n ph¶I

  • 5

    tiÕp xóc hoÆc cã kh¶ n¨ng tiÕp xóc víi nguy h¹i;

    chóng ta cÇn biÕt liÖu c¸c thiÕt bÞ kiÓm so¸t hoÆc

    viÖc qu¶n lý cã ®¹t yªu cÇu kh«ng. §Ó kiÓm so¸t

    nguy h¹i, chóng ta cÇn kiÓm so¸t nguån nguy h¹i,

    ®-êng nguy h¹i, nh÷ng c«ng nh©n bÞ tiÕp xóc vµ

    x©y dùng c¸c quy tr×nh lµm viÖc an toµn . Biện pháp øng cøu khi tai nạn nghề nghiệp đã xảy ra

    Căn cứ theo luật bảo hộ lao động tai nạn nghề nghiệp, chủ thuê lao động phải thùc hiÖn bảo hiểm lao động cho c«ng nh©n để đảm bảo an toàn cho ng-êi lao động. Ngoài ra, sau khai tai nạn nghÒ nghiÖp xảy ra, ng-êi chủ thuê phải trî cÊp cho ng-êi lao động bị nạn. Ng-êi chñ sÏ bÞ ph¹t nÕu không mua bảo hiểm lao động hoặc không trợ cấp cho c«ng nh©n .

    Giới thiệu tình huống: Dưới đây là 3 tình huống trong ngành điện tử, xây dựng và dầu khí, phân tích các loại thương tật cũng như chiÕn l-îc phòng ngừa liên quan. Mỗi tình huống giới thiệu nội dung công việc của người bị nạn, thời gian và địa điểm phát sinh, vật trung gian gây ra tai nạn, vµ th¶o luËn nguyên nhân bên ngoài, bên trong, và nguyên nhân cơ bản . Nguyên nhân bên ngoài là nguyên nhân trực tiếp nhất gây ra tai nạn trong tÊt c¶ mäi tr-êng hîp; nguyên nhân bên trong ®-îc truy xÐt tõ nguyên nhân bên ngoài; gióp chóng ta nhËn ra c¸c hành vi không an toàn và môi trường không an toàn; nguyên nhân cơ bản là do tổ chức xã hội hoặc tổ chức công ty. Cuối cùng, căn cứ vào tình huống cô thÓ đưa ra cách giải quyết, để giải quyết tận gốc nguyên nhân gây tai nạn, đưa ra các đối sách tương øng.

  • 6

    CHƯƠNG 2: TÀI LIỆU AN TOÀN VỆ SINH TRONG NGÀNH ĐIỆN TỬ 2.1. Đặc tính ngành công việc điện tử

    Đặc tính của lao động trong công nghiệp điện tử là tiêu hao nhiều năng lượng trong khi thao tác,toàn những thiết bị dung động cơ như tự động hoặc bán tự động,hoặc tiếp xúc với hoá chất làm sạch có tính ăn mòn. Chủ yếu phân tích từ những nguy hại có tính hóa học, vật lý cũng như nguy hại do yếu tố con người: 1. Nguy hại mang tính hoá học:Kim loại, phi kim và hợp chất than và bụi, khói có trong không

    khí độc hại dính vào da. 2. Nguy hại mang tính vật lý: môi trường nhiệt độ cao hoặc thấp, môi trường bức xạ tách biệt hoặc

    không tách biệt, tiếng ồn, rung mạnh và áp suất không khí bất thường。 3. Nguy hại mang tính con người: Ánh sang không tốt, mang đến những tổn hại và nguy hiểm cho

    công cụ lao động Bảng 2-1 do uỷ ban lao động thống kê tài liệu lập thành, nói rõ các loại thương tổn và quan hệ với vật trung gian.

    Bảng 2-1 Vât trung gian gây ra thương tật và các loại thương tật thường gặp Tỷ lệ thương vong toàn

    ngành Các kiểu bị

    thương Vật trung gian

    Số lượng % Bị kẹp, bị cuốn

    Máy móc động cơ thông thường, thiết bị truyền dẫn dùng động cơ, công cụ vận chuyển động cơ

    407 58.99

    Bị cắt, bị cứa, cọ sát

    Động cơ thông thường, vật liệu, công cụ máy móc dùng sức người, dụng cụ lao động

    263 60.74

    Bị đâm Phương tiện giao thông vận tải bốc dỡ và vận chuyển, máy móc vận chuyển, vật liệu, thiết bị truyền dẫn, trang thiết bị động cơ thôgn thường, cần cẩu bốc dỡ và vận chuyển.

    236 69.62

    Rò rỉ khí, tiếp xúc trực tiếp với hoá chất

    Hoá chất sau khi rò rỉ tiếp xúc trực tiếp với da 104 86.67

    Bị ngã Thiết bị thi công và vật liệu xây dựng, phương tiện giao thông để bốc dỡ và vận chuyển, môi trường, máy móc vận chuyển dung động cơ

    230 47.13

    2-2 Phân tích tình huống Công nghiệp điện tử đa phần dùng đến những thiết bị tiêu hao nhiều năng lượng, các loại

  • 7

    thương tổn cũng khác nhau về độ nặng nhẹ. Các tình huống lựa chọn dưới đây, tình huống bị kẹp, bị cuốn dẫn đến tử vong nhiều nhất, các loại thương tổn khác cũng có thể gây ra mức độ nghiêm trọng. Hi vọng rằng những tình huống dưới đây sẽ giúp chủ thuê và lao động hiểu một cách rõ nhất tầm quan trọng của an toàn vệ sinh lao động. Phương pháp phân tích sử dụng 3 tầng nguyên nhân để tìm ra căn nguyên, từ ngoài vào trong chia thành: 1. Nguyên nhân bên ngoài: Nguyên nhân bề mặt của sự cố 2. Nguyên nhân bên trong: nguyên nhân sâu hơn từ nguyên nhân bên ngoài. 3. Nguyên nhân cơ bản: nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ nguyên nhân bên trong

    Sau khi tường thuật các loại nguyên nhân, có kèm theo môi trường không an toàn và hành vi không an toàn:

    i. Môi trường không an toàn: Công ty không cung cấp môi trường làm việc an toàn cả phần cứng và phần mềm, chế độ chia ca hợp lý, các chương trình huấn luyện an toàn vệ sinh có hiệu quả.

    ii. Hành vi không an toàn: Do cá nhân thiếu nhận thức về an toàn vệ sinh, không thao tác theo trình tự quy định, tự đưa mình vào tình thế nguy hiểm

    Phân loại theo các nhóm nói trên, nhưng một số tình huống có thể bao gồm ca hai loại hành vi, điều đó phụ thuộc vào góc độ xem xét sự việc, có phạm vi mang tính đàn hồi.

    Cuối cùng đưa ra một số đối sách tham khảo nhằm cải thiện tình hình, nâng cao môi trường lao động, tăng hiệu quả sản xuất.

    Tình huống 1: Bị kẹp và bị cuốn

    Tên gọi tình huống: Thêm thuốc phụ gia tại bể melanin bị cần trục kéo vật liệu kẹp cán chết Nhân viên làm việc

    Nữ, 25 tuổi, có 1 năm rưỡi kinh nghiệm

    Nội dung công việc

    Thêm nước phụ gia cho bể melanin

    Thời gian Khoảng 5 giờ chiều một ngày tháng 5 năm X dân quốc

    Địa điểm Dây chuyền sản xuất

    Thiết bị gây thương tổn hoặc vật trung gian

    Cần trục kéo vật liệu, cột đỡ cần trục

  • 8

    Sự việc như sau:

    Khoảng 4h 30 đến 5h một ngày, khi phó quản đốc A bộ phận sản xuất công ty điện tử X đến dây chuyền sản xuất tại bể melanin kiểm tra, mọi thứ đều bình thường. Đến 9h 20 phút tối đến kiểm tra lần nữa, đến cửa thì thấy nhân viên B làm việc ở dây chuyền sản xuất tại bể melanin bị kẹp giữa cần trục kéo vật liệu và cột, đầu hướng về bể nước phụ gia, đã ấn nút để chuyển hướng cần trục và đưa người bị hại đến bệnh viện cấp cứu, 1 tiếng đồng hồ sau thì tử vong.

    Dây chuyền sản xuất tại bể melanin dài khoảng 11m, rộng 2.1m, là thiết bị xử lý tự động, trên dây chuyền có bể rửa nước, rửa axit và melanin, hai bên thành bể cứ cách 2m có một trụ sắt 1cm × 1cm, trên trụ cách mặt đất 1.8m lắp quỹ đạo, cần trục chuyển vật liệu vận hành theo đường ray này (xem hình 2.1)

    Phân tích Các tầng nguyên nhân

    Tường thuật

    Nguyên nhân bên ngoài

    1. Dây chuyền sản xuất không có lắp hệ thống cách ly bảo vệ (xem hình 2.2)(môi trường không an toàn)

    2. Không có nhân viên giám sát hoặc hỗ trợ, cả dây chuyền chỉ có một nhân viên duy nhất làm việc(môi trường không an toàn)

    3. Không có quản lý về an toàn vệ sinh lao động, thực hiện kiểm tra an toàn vệ sinh (môi trường không an toàn)

    4. Không thực hiện huấn luyện an toàn vệ sinh cho lao động, kiến thức về an toàn vệ sinh chưa đầy đủ (môi trường không an toàn)

    5. Không định ra các quy tắc về an toàn vệ sinh trong lao động (hành vi không an toàn)

    Nguyên nhân bên trong

    1. Chủ thuê cung cấp không đủ các biện pháp an toàn vệ sinh (môi trường không an toàn)

    2. Nhân lực công ty không đủ, không thể tạo điều kiện hai người trởlên phối hợp làm việc (môi trường không an toàn)

    3. Quy mô công ty không đủ lớn, không có cơ quan riêng quản lý vấn đề vệ sinh an toàn, cũng không có nhân viên giám sát hiện trường lao động (môi trường không an toàn)

    4. Công ty coi nhẹ tầm quan trọng của việc giáo dục an toàn vệ sinh, hoặc không có kênh thông tin liên quan (môi trường không an toàn)

    Nguyên nhân cơ bản

    1. Các bộ phận phòng ban của công ty không có sự phân công lao động chi tiết theo nguồn nhân lực (môi trường không an toàn)

    2. Văn hóa công ty chưa có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của vệ sinh an toàn trong lao động, và sự giáo dục cũng chưa đến nơi đến chốn ( môi trường và hành vi đều không an toàn)

  • 9

    Đề xuất đối sách

    1. Xây dựng cơ quan chuyên phụ trách vấn đề an toàn vệ sinh, thực hiện kiểm tra tự động đối với các thiết bị đã sử dụng.

    2. Phải tiến hành giáo dục, huấn luyện lao động về an toàn vệ sinh trong khi làm việc; đồng thời đưa tình huống này vào tài liệu giáo dục, nâng cao nhận thức của lao động về an toàn vệ sinh, phòng ngừa tai nạn tương tự phát sinh.

    3. Định ra các quy định hợp lý về an toàn vệ sinh, sau khi quy định được cơ quan kiểm tra thông qua, thông báo thực thi, đồng thời cưỡng chế việc thực hiện

    4. Những người quản lý vệ sinh an toàn đơn vị thực hiện yêu cầu huấn luyện, nghiêm khắc giám sát trình tự thực hiện công việc của nhân viên。

    5. Phân công lại nguồn lao động 6. Lắp đặt những trang thiết bị bảo vệ và thiết bị dừng lại khi khẩn cấp…, cung cấp

    trang thiết bị bảo hộ cho nhân viên。

  • 10

    Hình 2.1. Nạn nhân bị kẹp giữa cần trục di động và trục đường ray

    Hình 2.2. Lắp đặt hệ thống cách ly bảo hộ có thế cách ly nhân viên

    Đường ray

    Đường ray

    Cần trục di động

    Hệ thống cách ly bảo hộ

    trục đường ray

  • 11

    Tình huống 2: Bị kẹp và bị cuốn Tên tình huống : vận hành máy nhấc bản bị giác bám của máy kẹp nghiến đến chết

    Nhân viên thực hiện

    Đội phó Thẩm và nhân viên kỹ thuật họ Giản

    Nội dung công việc

    Thao tác máy nhấc bản, hai người thao tác cùng lúc, dùng dao mỹ nghệ cắt bản nhôm bạc。

    Thời gian Khoảng 6 giờ 40 chiều tháng 7 năm Dân Quốc nào đó Địa điểm Dây chuyền sản xuất Thiết bị gây thương tích hoặc vật trung gian

    Dao mỹ nghệ, máy nhấc bản hút giác bám bạc nhôm

    Quá trình sự việc

    Nhân viên kỹ thuật họ Giản vào ca đêm một ngày nọ cùng kỹ sư họ Thái hiện đang làm trợ lý bộ phận kỹ thuật thao tác máy nhấc bản,đến khoảng 6h 40 chiều, đội phó của anh Giản (tức người bị nạn-anh Thẩm) điều anh Thái đến khu vực kiểm tra bản, trong khi đó bản than anh Thẩm lại cùng anh Giản thao tác máy, anh Giản và đội phó Thẩm cùng thao thác khoảng mười mấy phút, cắt được khoảng 20 miếng nhôm bạc, khoảng 7h, khi dao mỹ thuật anh Giản và đội phó Thẩm đã sử dụng bị giác bám bạc nhôm giữ chặt (nguyên nhân có thề là góc cắt hoặc lưỡi dao bị cùn, một con dao mỹ nghệ sau khi cắt khoảng 7,8 miếng nhôm nạch phải thay lưỡi dao mới, nếu không vì dao cùn sẽ dẫn đến dao hay bị kẹt trên giác bám bạc nhôm),anh Giản tháo dao ra và cắt lại tấm nhôm bạc, đội phó Thẩm có thể do động tác tháo dao hơi chậm, lại do máy nâng bản đã được đội phó Thẩm ấn nút khởi động nên đã tự động nâng lên, để tranh thủ thời gian thao tác, đội phó Thẩm đã thò đầu vào bên dưới đĩa hút giác bám để tiện tháo dao, nên khi đĩa hút giác bám kéo miếng nhôm bạc đã kéo luôn cả đầu của đội phó Thẩm ép vài máy nâng bản (xem hình 2.3), do anh Giản mói được điều đến bộ phận thao tác máy nhấc bản 3 ngày, nên còn chưa thông thạo máy móc, do đó đã ngay lập tức hô hoán gọi mọi người đến cứu máy và cứu đội phó Thẩm. Đội phó Thẩm tim đã ngừng đập, và khí quản ngừng hô hấp

  • 12

    Phân tích Các tầng nguyên nhân

    Tường thuật

    Nguyên nhân bên ngoài

    1. Nơi dễ phát sinh sự cố ngoài ý muốn của máy nhấc bản không lắp thiết bị cách ly để công nhân không dựa sát vào.(môi trường không an toàn)

    2. Dao mỹ nghệ bị máy giữ chặt, không thể rút ra kịp thời。(môi trường không an toàn)

    3. Nút khẩn cấp không hiện rõ, làm nhân viên họ Giản không kịp phản ứng, nên dừng vận hành máy(môi trường không an toàn)

    4. Quan niệm về vệ sinh an toàn của đội phó thẩm có sai lệch, tự biến thiết bị từ bán tự động thành thủ công, hơn nữa để cơ thể tì sát vào khu vực máy móc đang vận hành。(Hành vi không an toàn)

    Nguyên nhân bên trong

    1. Chủ thuê cung cấp các biện pháp vệ sinh, an toàn không đầy đủ. (Môi trường không an toàn)

    2. Dao mỹ nghệ rất dễ cùn nên bị máy giữ chặt,không yêu cầu bên cung cấp thiết bị nhà xưởng thiết kế lại phương thức vận hành. (môi trường không an toàn)

    3. Nhân viên giám sát dây chuyền sản xuất tự động hoá không kịp thời ngăn chặn hành vi thiếu an toàn của đội phó Thẩm. (Môi trường không an toàn)

    Nguyên nhân cơ bản

    1. Công ty không trang bị tốt các trang thiết bị cách ly ở những nơi dễ xảy ra sự cố ngoài ý muốn。

    2. Không cưỡng chế nhân viên thực hiện công việc theo đúng trình tự tiêu chuẩn hoặc chưa sửa chữa thiết bị。

    3. Văn hoá công ty chưa nhận thức và huấn luyện đầy đủ về tính quan trọng của vệ sinh an toàn trong công nghiệp。

    Đề xuất ý kiến

    1. Thực hiện công tác giám sát các cấp, xoá bỏ các nhân tố hành vi và môi trường không an toàn。

    2. Tiến hành giáo dục, huấn luyện về an toàn vệ sinh bắt buộc trong khi làm việc cho lao động, đồng thời đưa tình huống trên vào giáo trình giáo dục, nâng cao hơn nữa kiến thức vệ sinh an toàn của lao động, phòng tránh những tai nạn tương tự.

    3. Đặt ra những quy tắc an toàn vệ sinh thích hợp trong lao động, sau khi được cơ quan kiểm tra thông qua, tuyên bố thi hành, và cưỡng chế thực hiện.

    4. Những người quản lý vệ sinh an toàn đơn vị thực hiện yêu cầu huấn

  • 13

    luyện, nghiêm khắc giám sát trình tự thực hiện công việc của nhân viên。

    5. Lắp đặt những trang thiết bị bảo vệ và thiết bị dừng lại khi khẩn cấp…, cung cấp trang thiết bị bảo hộ cho nhân viên。

    6. Thực thi chế độ thưởng phạt, cưỡng chế nhân viên thực hiện đúng quy trình thao tác tiêu chuẩn

    7. Cải thiện quy trình vận hành của thiết bị, xoá bỏ những vấn đề như kiểu dao cắt nhôm bị kẹp。

    Hình 2.3. Nạn nhân bị ép giữa giác bám và sàn thi công Tình huống 3:Bị đâm

    Tên tình huống: Khi thực hiện mạ vàng bản mạch điện bị cánh cần cẩu đâm vào dẫn đến tử vong

    Nhân viên thực hiện

    Nam, 25 tuổi

    Nội dung công việc

    Kiểm tra dây chuyền mạ vàng bản mạch điện BGA

    Thời gian Khoảng 8giờ sáng một ngày tháng 4 năm X Dân Quốc

    Địa điểm Khu vực tự động trong dây chuyền sản xuất

    Thiết bị gây thương tích hoặc vật trung gian

    Giá treo tự động (xem hình 2.4)

    Quá trình sự việc

    Khoảng 8h sáng một ngày, trưởng ca A và nhân viên B đang kiểm tra dây

    chuyền mạ vàng cho bản mạch điện BGA, lao động B do có điên thoại nên quay lại

    bàn văn phòng trước khu nhập vật liệu nhận điện thoại, khoảng 2 phút sau khi đi đến

    trướng lưới bảo vệ an toàn phát hiện trưởng ca A đã nằm bên cạnh bể nước DI, đầu

    chảy máu, mặt úp xuống đất, chân ở trên đường kiểm tra cạnh lưới an toàn, lưng nằm

    Giác bám

    Sàn máy nhấc bản

  • 14

    trên lưới an toàn, sau đó được nhanh chóng đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng không

    qua khỏi, và đã tử vong.

    Phân tích Các tầng nguyên nhân

    Tường thuật

    Nguyên nhân bên ngoài

    1. Không đóng thiết bị, vượt qua lưới bảo vệ, vào khu vực tự động, đây là hành vi không an toàn, cho thấy quan niệm về vệ sinh an toàn không đầy đủ (hành vi không an toàn)

    2. Dây chuyền sản xuất không có bất kỳ nhân viên giám sát và thiết bị giám sát nào, để kịp thời phát hiện ra hiện tượng bất thường (môi trường không an toàn)

    Nguyên nhân bên trong

    1. Nhận thức của công nhân về an toàn vệ sinh chưa đầy đủ, tự đặt bản than vào khu vực được cảnh báo là nguy hiểm (xem hình 2.5) (môi trường không an toàn)

    2. Công ty không có thiết bị hiển thị thông báo khi có hiện tượng bất thường nhằm ngăn chặn những người không có nhiệm vụ vào khu vực làm việc. (môi trường không an toàn)

    Nguyên nhân cơ bản

    1. Công ty không cưỡng chế nhân viên tuân thủ trình tự lao động tiêu chuẩn (hành vi không an toàn)

    2. Công ty chưa ý thức đầy đủ về tầm quan trọng của an toàn vệ sinh ngành nghề, cũng như giáo dục chưa đầy đủ (cả môi trường và hành vi đều không an toàn)

    Đề xuất ý kiến

    1. Tiến hành giáo dục, huấn luyện về an toàn vệ sinh bắt buộc trong khi làm việc cho lao động, đồng thời đưa tình huống trên vào giáo trình giáo dục, nâng cao hơn nữa kiến thức vệ sinh an toàn của lao động, phòng tránh những tai nạn tương tự.

    2. Đặt ra những quy tắc an toàn vệ sinh thích hợp trong lao động, sau khi được cơ quan kiểm tra thông qua, tuyên bố thi hành, và cưỡng chế thực hiện

    3. Những người quản lý vệ sinh an toàn đơn vị thực hiện yêu cầu huấn luyện, nghiêm khắc giám sát trình tự thực hiện công việc của nhân viên

  • 15

    Hình 2.4: Khu vực làm làm việc tự động không lắp đặt biển báo hiệu cách ly bảo hộ

    Hình 2.5. Lắp đặt hệ thống cách ly bảo hộ có thế cách ly nhân viên 2-3 Kết luận Những tai nạn nghề nghiệp kể trên, có thể do môi trường không an toàn, cũng có thể do hành vi không an toàn gây ra, chỉ có cách cả chủ thuê và lao động cùng nỗ lực vì an toàn vệ sinh ngành nghề, lao động phản ánh với chủ thuê những nhân tố không an toàn trong môi trường làm việc đúng nơi đúng chỗ, chủ thuê cũng có thiện ý cải thiện môi trường, sửa chữa những hành vi không an toàn. Sự hình thành quan niệm trên cần sự giáo dục, huấn luyện về an toàn vệ sinh trong một thời gian dài, hình thành văn hóa tốt đẹp cho công ty, cải thiện triệt để điều kiện làm việc, nếu được như vậy, vừa tạo hình tượng đẹp cho công ty, vừa làm công nhân đồng tâm hiệp lực, giúp sản xuất thuận lợi, đạt mục tiêu không có tai nạn lao động

    Giá treo tự động

    Không lắp đặt hệ thống cách ly bảo hộ

    Hệ thống cách ly bảo hộ

  • 16

    CHƯƠNG 3: TÀI LIỆU AN TOÀN VỆ SINH TRONG NGÀNH DẦU KHÍ 3.1. Đặc tính nghề nghiệp Lao động trong ngành dầu khí có tỷ lệ mắc ung thư cao hơn lao động trong lĩnh vực khác, vì nguyên vật liệu sử dụng thường là vật chất có tính bay hơi (hợp chất PE, VCM và C6H6(CH)),đồng thời cũng dễ gây ra ô nhiễm không khí. Chủ yếu phân tích từ những nguy hại có tính hóa học, vật lý cũng như nguy hại do yếu tố con người: 4. Nguy hại mang tính hoá học:hít phải hoặc da tiếp xúc trực tiếp với bụi, hơi nước, khói và

    sương mù có độc. 5. Nguy hại mang tính vật lý: môi trường nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, bức xạ tách biệt hoặc

    không tách biệt, tiếng ồn, rung và áp lực khí không bình thường 6. Nguy hại do con người gây ra: chiếu sang và đèn màu không tốt, bị thương ỏ cơ và xương của

    công nhân, nguy hại do môi trường và phương pháp lao động, công cụ, máy móc…

    Bảng 2-1 do uỷ ban lao động thống kê tài liệu lập thành, nói rõ các loại thương tổn và quan hệ với vật trung gian. Bảng 2-1 Vât trung gian gây ra thương tật và các loại thương tật thường gặp

    Tỷ lệ tử vong toàn ngành Các kiểu bị thương Vật trung gian Số lượng %

    Bị kẹp, bị cuốn Máy móc động cơ thông thường, thiết bị truyền dẫn, công cụ vận tải dùng động cơ

    114 20.80%

    Bị cắt, bị cứa, bị cọ xát

    Máy móc động cơ thông thường, vật liệu, công cụ dùng sức người, dụng cụ lao động

    51 9.30%

    Tiếp xúc với nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp

    Vật nguy hiểm, vật có hại, không khí nóng và các hoá chất khác

    30

    5.47%

    Cháy Những đồ dùng để đựng như ống pha, bể dự trữ, thùng dầu có nghi ngờ tồn tại những vật chấtnguy hiểm khác như bột dễ cháy…

    19 3.47%

    Tiếp xúc với vật có hại

    Khí độc, hơi nóng, bụi và các vật có hại khác

    8

    1.46%

  • 17

    3.2. Phân tích tình huống Dầu khí là một ngày công nghiệp nhiều rủi ro, tiêu hao nhiều năng lượng và ô nhiễm cao, môi trường lao động thường phát sinh ra những nguy hại có máy móc thiết bị cũ kỹ, sửa chữa điện, làm những việc phải đưa lên cao, đường ống đang sửa chữa, bể trữ bị ăn mòn và không gian làm việc chật hẹp v.v., do đó gây ra những sự cố ngoài ý muốn do hành vi con người hay do chính nhà xưởng như bị rơi xuống, bị kẹp, vật rơi, điện giật, thiếu Oxy, hoả hoạn, van ống bị vỡ, v.v. , thậm chí còn gây ra ô nhiễm và tai nạn nghiêm trọng, dẫn đến sự kiến nghị, xung đột với dân cư lân cận. Ngành dầu khí, đặc biệt là xưởng chế tạo nguyên liệu dầu khí hoá học, do quy mô cực kỳ lớn, quy trình chế tạo nhiều bước phản ứng hoá học mạnh mẽ, nên cho dù là thiết bị quan trọng trong nhà xưởng, quá trình thao tác sản xuất, hoặc bể dự trữ bốn mặt, nhà kho và các thiết bị công cộng, chỉ cần một sơ xuất nhỏ cũng rất dễ gây ra cháy nổ hoạc những tai nạn ngoài ý muốn do các hoá chất bị rò rỉ; tình huống dưới đây có tính chất giới thiệu tầm quan trọng của an toàn vệ sinh lao động. Tình huống 1: Bị kẹp, bị cuốn

    Tên tình huống:Khi lau sạch những sợi thừa còn bám trên trục dọc máy bị cả máy cuốn vào dẫn đến tử vong

    Người bị thương

    Nữ, công nhân lau sạch những sợi thừa còn bám trên trục dọc

    Nội dung công việc

    Thực hiện công việc lau sạch những sợi thừa còn bám trên trục dọc

    Thời gian Khoảng 2 giờ 30 chiều một ngày tháng 12 năm X dân quốc

    Địa điểm Hiện trường nơi đang thực hiện lau sạch sợi thừa bám trên trục dọc

    Thiết bị gây thương tích hoặc vật trung gian

    Trục truyền động

    Quá trình sự việc

    Theo lời kể của trưởng ca Tăng X, người hỗ trợ nạn nhân thực hiện công việc và tận mắt chứng kiến sự việc: khoảng 2h 30 chiều, tôi phụ giúp nạn nhân thực hiện nhiệm vụ lau sạch những sợi thừa còn bám trên trục dọc. Tôi tận dụng xe vận chuyển trục dọc chuyển trục dọc đang chờ xử lý lên máy chính. Nạn nhân đứng bên phải, tôi đứng bên trái. Cô ấy khởi động máy làm trục dọc chuyển động, mỗi tay hai chúng tôi cầm 2 bó sợi PE, phối hợp theo hướng chuyển động của trục dọc, kéo sợi PE ra ngoài (xem hình 3.1). Đột nhiên, chân của nạn nhân bị kéo, đồng thời cuốn chặt vào sợi PE để trên mặt đất, cô ấy vội vàng ấn nút dừng đóng mở, để dừng trục đang chuyển động, nhưng vẫn bị cuốn vào trong (phần chân bị cuốn trước, các phần khác của cơ thể bị cuốn sau. Ngay lập tức tôi lao đến trục dọc, thử làm cho nó dừng chuyển đông, sau khi phần chân của tôi bị sợi PE cuốn đúng một

  • 18

    vòng, trục dọc mới hoàn toàn ngừng chuyển động. Sau khi tôi gỡ sợi PE ra khỏi chân, liền chạy xuống tầng dưới kêu cứu. Xưởng trưởng vội vã đến hiện trường, hai chúng tôi hợp sức gỡ sợi PE khỏi người nạn nhân, và đưa cô ấy đến viện cấp cứu, nhưng đến 3h chiều cùng ngày vẫn không qua khỏi do bị thương quá nặng.

    Phân tích Các tầng nguyên nhân

    Tường thuật

    Nguyên nhân bên ngoài

    1. Không lắp đặt những thiết bị bảo vệ đúng vị trí trên máy chính(môi trường không an toàn)

    2. Không lắp đặt những thiết bị dừng lại khẩn cấp có tiêu chí rõ ràng trên những vị trí thích hợp của máy chính (xem hình 3.2) (môi trường không an toàn)

    Nguyên nhân bên trong

    Không định ra kế hoạch tự động kiểm tra

    Nguyên nhân cơ bản

    3. Chưa tiến hành giáo dục, huấn luyện cho công nhân những kiến thức bắt buộc để đề phòng tai nạn khi làm việc

    4. Ý thức của công nhân về an toàn vệ sinh chưa đầy đủ Đề xuất ý kiến

    7. Tiến hành giáo dục, huấn luyện về an toàn vệ sinh bắt buộc trong khi làm việc cho lao động, nâng cao hơn nữa kiến thức vệ sinh an toàn của lao động, phòng tránh những tai nạn tương tự.

    8. Khi có nghi ngờ về việc xảy ra tai nạn khi tiến hành quét, tra dầu, kiểm tra, sửa chữa hoặc điều chỉnh máy móc, phải dừng việc vận hành máy đó ngay. Để tránh việc người khác không biết mà thao tác máy đó, nên khoá máy hoặc có thông báo, đồng thời lắp đặt những thiết bị an toàn để tránh vật thể rơi xuống gây nguy hiểm cho công nhân. Công việc trước mắt phải làm là khi máy móc vận hành, ngừơi vận hành và chủ thuê phải lắp đặt những thiết bị bảo hệ ở những nơi nguy hiểm. Phân công lao động lại từ đầu

    9. Nhân viên phụ trách an toàn vệ sinh lao động nên đặt ra kế hoạch phòng ngừa tai nạn nghề nghiệp, kế hoạch xử lý lúc khẩn cấp, đồng thời chỉ đạo các phòng ban liên quan thực hiện

  • 19

    Hình 3.1: Máy với trục truyền động

    Hình 3.2. Khẩu trang và lắp đặt thiết bị khẩn cấp Tình huống 2:Tiếp xúc với nhiệt độ cao và thấp

    Tên tình huống:Thực hiện việc thông tắc do C2H4(OH)2 rò rỉ làm 3 người bị bỏng

    Người bị thương

    Nam,Nhân viên thông tắc bể kín đựng C2H2(OH)2

    Nội dung công việc

    Thông tắc bể kín đựng C2H2(OH)2

    Thời gian Khoảng 13h 30 phút một ngày tháng 4 năm X dân quốc

    Địa điểm Hiện trường thực hiện thông tắc bể kín đựng C2H2(OH)2

    Thiết bị gây thương tích hoặc vật trung

    C2H4(OH)2

  • 20

    gian

    Quá trình sự việc

    Theo anh Khâu kể lại như sau: khoảng 11h 50 phút phát hiện hệ thống chân không bị vật đọng lại gây tắc, anh Đổng triệu tập tôi chờ 6 người rồi cùng xử lý, từ 13h đến 13h30 là thông, Lúc đó lượng lớn C2H4(OH)2 (dưới đây gọi tắt là EG) trong bể kín bị rỏ rỉ (xem hình 3.3) , khi đó, anh Đổng, anh Lâm và lao động nước ngoài Kim đang thực hiện công việc, chạy không kịp bị EG nóng phun vào chân phải nhập viện. Tôi cùng anh Tô ở phía ngoài nên không bị phun vào người, anh Đồ chỉ bị phun có một giọt, bôi thuốc xong là có thể lập tức làm việc trở lại. Khi đó áp lực của hệ thống này lên tới khoảng 1010 milibarơ, nhiệt độ EG khoảng 82o C,Ba người gặp nạn khi đang làm việc đều mắc áo bảo hộ, nhưng áo bảo hộ đó không có tác dụng bảo vệ chân, nên phần chân mới bị bỏng. EG chuyển qua máy làm lạnh ngâm sử dụng, ống ngâm kín cao khoảng 1.5m, trong đó lượng EG lớn nhất khoảng 100 đến 150 kg, mặc dù lần này lượng phun ra ngoài không thể tính được nhưng không vượt quá 150kg, công việc này tạm thời chưa có trình tự thao tác tiêu chuẩn.

    Phân tích Các tầng nguyên nhân

    Tường thuật

    Nguyên nhân bên ngoài

    Nhân viên thông tắc bể kín đựng EG, công ty không cung cấp trang thiết bị bảo hộ hiệu quả và không thực sự bắt lao động sử dụng, hơn nữa đã không loại bỏ ra EG còn rớt lại trong ống trong bể ngâm kín (xem hình 3.4) (môi trường không an toàn)

    Nguyên nhân bên trong

    Dự đoán có vật ở nhiệt độ cao rơi xuống chưa áp dụng biện pháp sơ tán nhân viên, hơn nữa nhân viên phải sử dụng các dụng cụ bảo hộ thích hợp

    Nguyên nhân cơ bản

    1. Chưa đánh giá được sự nguy hiểm của công việc. 2. Chưa đặt ra và chấp hành tiêu chuẩn về an toàn lao động

    thĐề xuất ý kiến

    1. Dự đoán có vật ở nhiệt độ cao rơi xuống nên áp dụng biện pháp sơ tán nhân viên, hơn nữa nhân viên phải sử dụng các dụng cụ bảo hộ thích hợp。 2. Đặt ra và chấp hành tiêu chuẩn về an toàn lao động

  • 21

    Hình 3.3: bể kín đựng C2H2(OH)2

    Hình 3.4: Quần áo bảo hộ Tình huống 3:Hoả hoạn

    Tên tình huống:Lao động đang thao tác máy thoát nước ly tâm thì xảy ra hoả hoạn gây ra sốc nhiệt dẫn đến tử vong

    Người bị thương

    Nam,Nhân viên bốc dỡ sản phẩm của máy thoát nước ly tâm

    Nội dung công việc

    Thao tác máy thoát nước ly tâm

    Thời gian Khoảng 11h 50 phút tháng 8 năm X dân quốc

    Địa điểm Cổng dỡ vật liệu của máy thoát nước ly tâm

    Thiết bị gây thương tích hoặc vật

    Hoá chất

  • 22

    trung gian

    Quá trình sự việc

    Khoảng 11h 50 phút một ngày, hai công nhân đang thực hiện công việc bốc dỡsản phẩm tại cổng dỡ vật liệu tầng 1 của máy thoát nước ly tâm dưới bể phản ứng (tầng 3), lúc đó khoảng 25kg túi ny lông đang được dỡ ở cổng dỡ vật liệu của máy thoát nước ly tâm (xem hình 3.5) , lúc này đã dỡ đến cái túi cuối cùng, phát hiện bề mặt sản phẩm trong túi ny lông có một lớp khói đen, đồng thời có hiện tượng lác đác tia lửa nhỏ, các tia lửa lập tức lan ra các túi ny lông, các túi ny lông cũng bị nóng chảy, lửalan đến tầng 1. Lửa tiếp tục lan đến thiêu cháy cổng dỡ vật liệu của máy thoát nước ly tâm tầng một và máy thoát nước ly tâm tầng 2, bể phản ứng tầng 3 mù mịt khói, bộ phận thiết bị trên tầng 4 và tầng 5 cũng bốc khói. Chỉ có lao động làm việc trên tầng hai do bị sốc nhiệt, chạy không kịp nên tử vong.

    Phân tích Các tầng nguyên nhân

    Tường thuật

    Nguyên nhân bên ngoài

    Bể phản ứng và máy thoát nước ly tâm không lặp đặt thiết bị loại bỏ tĩnh điện (xem hình 3.6) (môi trường không an toàn)

    Nguyên nhân bên trong

    1. Chưa xây dựng phòng nghiệp vụ về an toàn vệ sinh lao động 2. Không định ra kế hoạch tự động kiểm tra

    Nguyên nhân cơ bản

    1. Không tiến hành giáo dục vệ sinh an toàn và huấn luyện phòng ngừa tai nạn.

    2. Định ra những quy tắc an toàn vệ sinh lao động. Đề xuất ý kiến

    1. Đối với thiết bị có nghi ngờ do tích điện dẫn đến cháy nổ, nên áp dụng biện pháp tiếp đất, sử dụng chất cách điện, tăng ẩm, sử dụng thiết bị cách điện và các trang thiết bị loại trừ tĩnh điện khác.

    2. Nên xây dựng phòng nghiệp vụ về an toàn vệ sinh lao động 3. Nên định ra kế hoạch tự động kiểm tra 4. Tiến hành giáo dục, huấn luyện về an toàn vệ sinh bắt buộc trong khi làm việc

    cho lao động. 5. Cùng với đại diện lao động định ra những quy tắc an toàn vệ sinh cần thiết,

    sau khi được cơ quan kiểm tra xem xét, tuyên bố thực hiện.

  • 23

    Hình 3.5: Máy thoát nước ly tâm để dỡ vật liệu

    Hình 3.6. Thiết bị loại bỏ tĩnh điện 3-3 Kết luận Để phòng trừ tai nạn nghề nghiệp, trước hết phải hiểu nguyên nhân gây ra tai nạn, sau đó mới có thể “tuỳ bệnh mà bốc thuốc”. Tình trạng và hành vi không an toàn nảy sinh trong các đơn vị sự nghiệp thường là nguyên nhân gây ra sự cố, nhưng nếu truy cứu đến tận căn nguyên thì chủ yếu là do kết quả của việc đơn vị thiếu cơ quan quản lý an toàn vệ sinh hoặc quản lý không tốt, do đó, muốn phòng tránh tai nạn nghề nghiệp, thì phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý an toàn vệ sinh, động viên đơn vị thực hiện quản lý vệ sinh an toàn một cách toàn diện. Bảng thông kê tai nạn nghề nghiệp và phân tích sự cố này là tài liệu quan trọng đề phòng tai nạn có thể tiếp tục xảy ra, mục đích chính là phán đoán những sơ xuất này xuất phát như thế nào, nếu tài liệu có thể tận dụng để điều tra thì có thể ngăn ngừa những sự cố tương tự hoặc nghiêm trọng hơn sẽ xảy ra.

  • 24

    CHƯƠNG 4:TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN AN TOÀN VỆ SINH TRONG NGÀNH XÂY DỰNG

    4-1 Đặc tính nghề nghiệp:

    Xây dựng là một ngành cần một lượng lớn lao động và máy móc cơ giới, những tổn thương được đề cập đến thông thường mang tính chất vật lý, các loại thương tổn thường phát sinh gồm: rơi từ trên cao xuống, vật thể bay xuống hoặc sụp đổ gây ra bị thương. 1. Tỉ lệ tai nạn rơi từ trên cao xuống tương đối cao, tổn thương gây ra cũng tương đối nghiêm trọng.

    Nguyên nhân phát sinh việc rơi từ trên cao xuống thường là khi lao động làm việc trên cao, thường có tâm lý có nhiều kinh nghiệm, hoặc một lúc để tiện lợi nên đã không mang bất kỳ trang thiết bị bảo hộ nào để làm việc, do đó một khi xảy ra việc rơi từ trên lầu xuống, không có dây an toàn hoặc lưới an toàn bảo vệ rất dễ gât ra thương tổn đến mất mạng. Ngoài nguyên nhân lao động thiếu ý thức về an toàn ra, chủ thầu cũng không trang bị đầy đủ sự bảo vệ cho công nhân, như làm việc trên giàn giáo cao cần có cần kéo đan xen, một mặt nâng cao sự ổn định cho giàn giáo, mặt khác có thể giúp lao động làm việc trên giàn giáo cao có chỗ bám, khi công nhân không cẩn thận rơi từ cao xuống cũng có thể có thêm tầng bảo vệ, giảm nhẹ thương tổn, chủ thuê không nên chỉ nghĩ đến lợi nhuận mà coi thường an toàn tính mạng của lao động.

    2. Vật thể bay xuống thông thường là do sự sơ xuất của con người, như cần cẩu, máy đào hố … đang hoạt động, nên thiết kế lan can bảo vệ trong bán kính thi công, tránh lao động đi vào trong, nếu bắt buộc phải có lao động vào để hỗ trợ, phải có chủ thầu ở bên cạnh giám sát và chỉ đạo,; Ngoài việc dựng lan can ra, nhân viên làm việc ở hiện trường phải mang những trang thiết bị bảo hộ như đội mũ bảo hiểm, đi găng tay, giày lao động. Ngoài ra trong khi mang vác vật nặng, nên có máy động lực thay thế sức người, tránh việc bị thương khi vận chuyển.

    3. Thương tổn do sụt lở gây ra thường là vì không thiết kế lan can bảo vệ để quay khu vực dễ sụt lở lại. Vì sụt lở diễn ra trong thời gian nhanh chóng nên không thể dự báo trước, do đó phải quây khu vực dễ sụt lở để tránh lao động đi vào, nhằm giảm bớt thương tổn. Bị đâm thường là do con ngừơi sơ ý, máy dùng động cơ trong ngành xây dựng và xe cộ thường rất to, cồng kềnh, tầm nhìn của người thao tác bị hạn chế nên dễ bị đâm. Phương pháp để tránh bị đâm là nâng cao ý thức an toàn cho người lao động, trong phạm vi hoạt động của các loại máy móc dùng động cơ cần lắp đặt lan can bảo vệ, lao động không nên đi lại gần khu vực đó; ngoài ra, tăng thêm lượng nhân viên chỉ đạo, đồng thời tăng thêm nhân viên giám sát hiện trường hỗ trợ các máy móc động cơ và xe cộ, như thế có thể giảm bớt thương tổn do bị đâm.

  • 25

    Bảng 2-1 Vật trung gian gây thương tổn và các loại thương tổn thường gặp

    Tỷ lệ thương vong toàn ngành

    Các kiểu bị thương

    Vật trung gian

    Số lượng % Rơi xuống Giàn giáo, bậc thềm 4 5.79%

    Bị đè, vật thể bay xuống hoặc sụt lở

    Máy công cụ, nguyên liệu thông thường 11 15.94%

    Bị đâm Máy công cụ, phương tiện giao thông bình thường

    3

    4.34%

    Bị ngã xuống Vật liệu xây dựng và thiết bị thi công, phương tiện vận tải để bốc dỡ vận chuyển, môi trường, máy móc dùng động cơ.

    11 15.94%

    Bị cắt, cứa, cọ xát Máy móc dung động cơ, vật liệu, công cụ dùng sức người, dụng cụ thông thường

    6 8.69%

    4-2 Phân tích tình huống Ngành xây dựng đa phần sử dụng máy móc công cụ có quy mô lớn, nên thương tổn xảy ra tương đối nghiêm trọng: ngoài ra rơi từ cao xuống cũng là loại thương tổn thường thấy, các thương tổn cũng tương đối nghiêm trọng. Dưới đây là ví dụ về 3 loại thương tổn nghiêm trọng thường thấy và cũng dễ xảy ra: bị rơi xuống, bị đâm, bị đè. Hi vọng từ những tình huống dưới đây có thể giúp chủ thuê và lao động hiểu rõ hơn tầm quan trọng cuả an toàn vệ sinh trong lao động. Tình huống 1:Đâm bị thương

    Tên tình huống:Lao động bị xe đâm chết Người bị thương

    Một lao động

    Nội dung công việc

    Hỗ trợ chỉ đạo xe trộn bê tông

    Thời gian Khoảng 12h 15 phút tháng 3 năm X dân quốc

    Địa điểm Hiện trường thi công: nạn nhân đứng đằng sau xe trộn bê tông

    Thiết bị gây thương tích hoặc vật trung gian

    Xe trộn bê tông

  • 26

    Quá trình sự việc

    Nhân viên A khi đang hỗ trợ chỉ đạo xe trộn bê tông (xem hình 4.1) trong công trường, đáng lẽ phải đứng ở cổng xe ra vào dưới hầm để chỉ đạo xe cộ ra vào hầm, thì lại chạy đến đằng sau xe trộn bê tông. Dự tính là công ty xe trộn bê tông đã chuẩn bị trợ lý khác để chỉ đạo xe trộn bê tông, khi tai nạn phát sinh, công nhân C từ hầm lên khỏi mặt đất nhìn thấy nạn nhân bị đâm ngã xuống, mũ bảo hiểm (xem hình 4.2) rơi ra lăn trên mặt đật, nên đã chạy đến thành trái xe trộn bê tông dùng tay ra hiệu cho lái xe dừng lại. Có lẽ do không hiểu được nhau, xe trộn bê tông lùi lại lần nữa, mặt trong bánh sau bên phải đâm vào đầu nạn nhân làm nạn nhân chết tại chỗ.

    Phân tích Các tầng nguyên nhân

    Tường thụât

    Nguyên nhân bên ngoài

    Liên lạc bằng tay giữa lái xe trộn bê tông và trợ lý không tốt, dẫn đến việc lái xe thực hiện sai động tác, đâm chết người

    Nguyên nhân bên trong

    1. Khi xe có quy mô lớn lùi, do tầm nhìn của lái xe những loại xe lớn như vậy bị hạn chế, không nên đứng đằng sau xe hoặc đứng trên đường lùi của xe (môi trường không an toàn)

    2. Mũ bảo hiểm của công nhân A đội chưa đúng, chưa cài chặt mũ, nên ngay sau khi bị xe đâm đã rơi ra, không có tác dụng bảo vệ (hành vi không an toàn)

    Nguyên nhân cơ bản

    Công ty xe bê tong có cử trợ lý đến hỗ trợ đằng trước và đằng sau, công việc của trợ lý nên là chỉ đạo lái xe và kiểm soát hiện trường, nếu có người đến gần khu vực nguy hiểm, trợ lý phải nhanh chóng đưa họ ra khỏi khu vực

    Đề xuất ý kiến

    1. Do tầm nhìn của lái xe những loại xe cỡ lớn như xe trộn bê tông bị hạn chế, nên có một trợ lý đứng trước và sau, nếu tiếng ồn tại hiện trường quá lớn nên lắp đặt những thiết bị điện tử hỗ trợ chỉ đạo, trợ lý cũng có lúc rất dễ bị bấn loạn. Ngoài ra trợ lý cũng hỗ trợ lái xe duy trì sự an toàn khu vực lân cận, nên đưa bất kỳ ai trong khu vực nguy hiểm ra ngoài.

    2. Lao động nên đội mũ bảo hiểm đúng cách. Tổ chức xã hội nên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm đúng cách, ví dụ như dán những bài báo tuyên truyền, phát hành những đoạn quảng cáo tuyên truyền nhằm làm tăng nhận thức về an toàn của người lao động, thậm chí là người bình thường. Nếu có lúc lao động tự cho rằng mình đã có nhiều kinh nghiệm mà không đội mũ bảo hiểm đúng cách tổ chức công ty nên tăng cường tuyên truyền như thông báo hậu quả của việc không đội mũ bảo hiểm đúng cách.

  • 27

    Hình 4.1: Trong phạm vi xe trộn bê tông đang thi công cần lắp đặt hệ thống lan can cách ly bảo hộ, khi lùi nên có trợ lý hỗ trợ

    Hình 4.2: Mũ bảo hiểm nên được đảm bảo cài chặt Tình huống 2:Bị đè

    Tên tình huống:Lao động bị tấm thép trên máy đào đất rơi xuống đè chết Người bị thương

    3 lao động: một người vận hành máy đào rãnh, hai người hỗ trợ

    Nội dung công việc

    Dựng tấm thép chặn đất

    Thời gian Ngày 16 tháng 4 năm X dân quốc

    Địa điểm Hiện trường thực hiện việc dựng tấm thép chắn đất ngoài trời

    Thiết bị gây thương tích hoặc vật trung gian

    Máy đào rãnh, Vòng hình chữ U, tấm thép (xem hình 4.3)

    Mũ bảo hiểm

    Xe trộn bê tông

    Nên có trợ lý giúp việc

  • 28

    Quá trình sự việc

    Lao động A, B, C cùng tiến hành công việc dựng tấm thép chắn đất, lao động A thao tác máy đào rãnh, lao động B dung tấm thép tạo thành vòng tròn liên kết với máy đào rãnh, lao động C chuẩn bị đưa tấm thép vào bắt đầu đào. Bu lông vòng hình chữ U bị dính cát vụn, làm lao động B khi đưa bu-lông vào lỗ ốc bị kẹt không thể chuyển động, cho rằng bu lông đã được vặn chặt nên thông báo cho lao động A cẩu, sau khi cẩu tấm thép dao động dẫn đến bu long tuột ra sau, làm tấm thép rơi xuống đất, đè trúng lao động C, sau khi đưa vào viện không cứu được đã tử vong.

    Phân tích Các tầng nguyên nhân

    Tường thuật

    Nguyên nhân bên ngoài

    Lao động B trước khi cài chốt vòng hình chữ U đã không rửa sạch cát bám trên vòng, dẫn đến bản sắt rơi xuống, đè chết công nhân C

    Nguyên nhân bên trong

    3. Khi máy đào rãnh hoặc cần cẩu tiến hành kéo vật nặng, xung quanh không hề có dấu hiệu thông báo an toàn và lan can bảo hộ (xem hình 4.4) (môi trường không an toàn)

    4. Công việc của lao động C mặc dù là đưa bản thép vào bắt đầu đào đất, nhưng không cũng không nên ở trong phạm vi máy đào rãnh đang hoạt động, nên đứng ngoài sử dụng công cụ hoặc dây đưa bản thép vào (hành vi không an toàn)

    Nguyên nhân cơ bản

    Công ty xây dựng không cử người đến công trường giám sát thi công, khi xuất hiện những tình huống nguy hiểm như đưa bản sắt vào cũng không có công cụ bảo vệ đặc biệt hoặc những dụng cụ thay thế lao động. Khi cẩu những vật nặng, những công việc phải thực hiện trước khi cẩu đã bị coi nhẹ, thể hiện sự thiếu chú ý của công nhân

    Đề xuất ý kiến

    1. Khi xe cộ tiến hành công việc xây dựng, nên cấm nhân viên vào trong bán kính đang làm việc hoặc mon men gần khu vực nguy hiểm, hơn nữa, chủ thuê đối với sự chuyển động của cần cầu nên áp dụng các biện pháp hoặc thiết bị để tránh vật được cẩu va vào nhân viên ở trên và rơi vào nhân viên đứng dưới; nếu người đi đường xung quanh tương đối nhiều, nên có biển thông báo, một là có thể kịp thời nhắc nhở tránh nguy hiểm, hai là có thể có tác dụng tuyên truyền, nâng cao ý thức an toàn vệ sinh cho đa số dân chúng.

    2. Khi tiếp tục sử dụng cần cầu phải đảm bảo đã khoá chắc chắc mới tiếp tục cẩu vật liệu, đồng thời nên sử dụng cần cẩu có khoá chặn, vậy mà vòng chữ U không đơn giản, vì không hề có nghi ngờ việc cần cầu bị lỏng dẫn đến vật bị cẩu rơi xuống

    3. Cuối cùng, khi thực hiện cẩu những vật năng nên dùng dụng cụ bảo hộ lao động, vì đây là thời điểm dễ gây ra sự cố nhất trong quá trình cẩu vật, chỉ cần nhân viên thao tác cần cẩu và nhân viên chỉ đạo dưới mặt đất liên lạc không tốt, hoặc một mặt kỹ thuật nào đó không thuần thục đều rất dễ gây ra sự cố, công ty xây

  • 29

    dựng nên cung cấp các trang thiết bị bảo hộ cho nhân viên chỉ đạo dưới mặt đất, cho họ ở những nơi an toàn để có thể tiến hành nhiệm vụ chỉ đạo.

    Hình 4.3: Tình huống này là máy đào rãnh đang tiến hành kéo tấm thép, dung vòng chữ U liên kết hai vật ở hình trên. Khi dung vòng chữ U cần đảm bảo cài chặt

    Hình 4.4. Trong phạm vi thi công cần lắp đặt hệ thống lan can bảo vệ an toàn

    Máy đào rãnh

    Thực hiện kéo tấm thép

    Lan can bảo vệ và biển thông báo

  • 30

    Tình huống 3:Bị đè (sạt lở) Tên tình huống:Công nhân đang thực hiện công việc dỡ bức tường gạch thì tường gạch

    sụp đổ và bị đè đến tử vong Người bị thương

    2 lao động

    Nội dung công việc

    Tháo dỡ sàn, tường ngăn trong nhà

    Thời gian Khoảng 11h 45 phút sáng tháng 11 năm X dân quốc

    Địa điểm Hiện trường tháo dỡ sàn, tường ngăn trong nhà

    Thiết bị gây thương tích hoặc vật trung gian

    Bức tường ngoài chưa dỡ đi

    Quá trình sự việc

    7h 30 sáng một ngày, 2 lao động thực hiện nhiệm vụ tháo dỡ bức tường gạch ngăn phòng, tháo sàn nhà và tháo phần gạch men gắn trên mặt tường, hôm đó sau khi kết thúc công việc, do chỉ còn lại một phần tường chưa dỡ, nên định để 8h ngày hôm sau tiếp tục đến hiện trường thi công; 7h 30 sáng hôm sau, chủ thuê đến hiện trường thi công mở cổng để lao động A vào thi công, đồng thời giao nhiệm vụ phải hoàn thành phần việc còn dang dở hôm trước để lại, phân công xong hiện trường chỉ còn lại công nhân A làm viẹc, sau đó khoảng 10h sáng, chủ thuê quay lại hiện trường kiểm tra tình hình làm việc, và xem công nhân A có thi công theo quy định không, đồng thời sau khi đích thân dặn dò an toàn lao động, chủ thuê rời hiện trường; 11h 45 sáng khi chủ thuê một lần nữa quay lại hiện trường thì phát hiện bức tường bên ngoài cửa lớn bị sập (xem hình 4.5) , dân cư lân cận cho hay công nhân A đã không cẩn thận nên bị tường sập đè vào người, máy móc dung để dỡ tường cũng bị tường đè, sau khi nạn nhân được đưa đến bệnh viện cấp cứu đã không qua khỏi, tử vòng vào 5h chiều cùng ngày.

    Phân tích Các tầng nguyên nhân

    Tường thuật

    Nguyên nhân bên ngoài

    Bị tường gạch sụp xuống đè chết

    Nguyên nhân bên trong

    1. Khi dỡ tường của vật kết cấu, không dỡ lần lượt từ trên xuống dưới, đồng thời dỡ tường mà không có gì chống đỡ, không dung dây thừng vá cách cách đỡ để khống chế, phòng ngừa mọi sự sụp đổ bất ngờ (môi trường không an toàn)

    2. Không đội mũ bảo hiểm, đồng thời nhận thức về an toàn chưa đầy đủ, khi có nghi ngờ về sự sụp đổ mà không thiết kế vật

  • 31

    chống đỡ (hành vi không an toàn)

    Nguyên nhân cơ bản

    Chủ thuê đã không tự mình hoặc thiết lập một bộ phận giám sát hiện trường, đồng thời chưa thực sự tiến hành kiểm tra thiết bị an toàn khi thực hiện dỡ tường ngăn trong phòng, cũng chưa thực thi giáo dục, huấn luyện cho lao động những kiến thức cần thiết về an toàn vệ sinh để làm việc và phòng ngừa tai nạn.

    Đề xuất ý kiến

    1. Đối với những kiến trúc có nghi ngờ bị sập hoặc những vật chất đống, nên cách biệt bằng lan can bảo hộ để đảm bảo an toàn, hoặc thiết kế giá đỡ bên cạnh những kiến trúc có nghi ngờ bị sập và các vật chất đống, tránh hiện tượng khi sụp đổ đè chết lao động; hiện trường nên có bộ phận chuyên giám sát và duy trì an toàn, phòng lao động đến gần phần kiến trúc có nguy cơ sụp đổ và vật đang chất đống

    2. Các tổ chức xã hội nên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm và đeo các trang thiết bị bảo hộ khác, ví dụ dán báo tuyên truyền, phát hành quảng cáo tuyên truyền để nâng cao ý thức về an toàn vệ sinh cho lao động, thậm chí người bình thường. Nếu có lúc nào đó lao động tự cho mình đã có thừa kinh nghiệm mà không đội mũ an toàn đúng cách, tổ chức công nên tăng cường tuyên truyền, như khuyến cáo về hậu quả của việc không đội mũ bảo hiểm gây ra.

    3. Tiến hành tuyên truyền những tình huống tương tự cho công ty và người dân bình thường, giúp người dân thường cũng có ý thức về an toàn vệ sinh, có thể giám sát bên cạnh (ví dụ như ngừơi nhà lao động sẽ tiến hành giám sát và khuyên bảo; đồng thời chủ thuê hoặc công ty xây dựng nên xây dựng bộ phận giám sát hiện trường, thực hiện đúng đắn việc kiểm tra thiết bị an toàn trong công việc, thực thi giáo dục, huấn luyện cho lao động những kiến thức cần thiết về an toàn vệ sinh để làm việc và phòng ngừa tai nạn, chính phủ phải hỗ trợ vấn đề giáo dục và có chế độ kiểm tra, thưởng phạt.

  • 32

    Hình 4.5: Tường bên ngoài bị đổ, có nghi ngờ có sự sụp đổ phải có lan can an toàn bảo vệ hoặc để biển thông báo như trong hình 4.4 4-3 Kết luận Trong tình huống phân tích ở trên, mặc dù nguyên nhân bên ngoài không giống nhau nhưng qua phân tích các tầng nguyên nhân, truy cứu căn nguyên phát hiện, hầu hết là do sơ xuất của tổ chức (chủ thuê và cơ cấu công ty) hoặc mỗi lao động không tuân thủ nguyên tắc an toàn vệ sinh, mới xảy ra tai tạn. Nếu chỉ một mực yêu cầu lao động tuân thủ, mà lại coi nhẹ nhiệm vụ giám sát của tổ chức, thì chỉ làm cho tai nạn vẫn tiếp tục xảy ra. Chỉ có lao động và tổ chức cùng giám sát, đồng thời thực hiện trong thực tế công việc thì giáo dục an toàn vệ sinh mới có ý nghĩa, các trang thiết bị an toàn vệ sinh mới phát huy tác dụng

  • 33

    Chủ đề 5: Giới thiệu việc hỗ trợ và đảm bảo quyền lợi cho lao động nước ngoài

    Căn cứ vào luật lao động, hội đồng các vấn đề lao động đã chia quyền lợi và dịch vụ bảo vệ người lao động thành 5 lĩnh vực: Quan hệ lao động-quản lý, điều kiện lao động, phúc lợi lao động, bảo hiểm lao động và vệ sinh-an toàn lao động. Các tổ chức chuyên trách cho những lĩnh vực này đã được thành lập. Những điều dưới đây đều căn cứ vào luật tiêu chuẩn lao động。

    5.1. Quan hệ lao động - quản lý:

    1. Lương sẽ được thoả thuận giữa chủ lao động và người lao động và được quy định trong hợp đồng lao động. Với các cơ quan có thể áp dụng luật tiêu chuẩn lao động, tiền lương phải cao hơn mức lương tối thiểu.

    2. Chủ lao dộng, người lao động và cơ quan việc làm:

    Chủ lao động và người lao động

    1. Chủ lao động phải trả cho người lao động một mức lương tổi thiểu là 15840 đồng

    Hội đồng Các vấn đề lao động

    Phòng

    thanh

    tra

    lao

    động

    Viện

    an

    toàn

    và sức

    khoẻ

    Hội

    đòng

    dạy

    nghề

    nghee

    Phòng

    quan

    hệ lao

    động -

    quản

    Phòng

    điều

    kiện

    lao

    động

    Phòng

    phúc

    lợi lao

    động

    Phòng

    bảo

    hiểm

    lao

    động

    Phòng

    an

    toàn

    và sức

    khoẻ

  • 34

    2. Khoản tiền tối đa là 4 000 đồng sẽ được chiết khấu từ lương công nhân đẻ chi cho ăn, ở. (gần đây tiền ăn dự kiến tăng lên 4000~6000 đồng)

    Chủ lao động và công ty việc làm

    1. Phí công ty tối đa là 30000 đồng。 2. Từ năm thứ hai trở đi tối đa là 60000

    đồng/năm。 (Đơn vị:Đài tệ)

    3. Lao động nước ngoài được làm việc tại Đài Loan là 6 năm。 4. Từ tháng 11 năm 2006,phu nữ lao dộng nước ngoài co thai trong thời gian làm việc ở Đài Loan sẽ không bị buộc hồi hương. 5.2. Điều kiện lao động:

    1. Thời gian lao động: Thời gian lao dộng sẽ được xác định theo hợp đồng đã ký giữa chủ lao động và người lao động。Với những cơ quan chịu sự điều chỉnh của Luật Tiêu chuẩn lao động, thời gian làm việc bình thường hàng ngày không được vượt quá 8 tiếng, hay tổng số giờ làm việc hai tuần không được vượt quá 84 tiếng.。

    2. Làm thêm: Theo quy định của Luật Tiêu chuẩn lao động, làm thêm 2 tiếng trở xuống, người sử dụng lao động phải trả mỗi tiếng 4/3 lương bình thường theo giờ;làm thêm 2~4 tiếng,mỗi tiếng phải trả 5/3 lương bình thường theo giờ;Nếu làm thêm vào ngày nghỉ, ngày bão, mỗi tiếng phải trả lương gấp đôi lương bình thường。

    3. Nghỉ ngơi: Sau 4 tiếng lao động liên tục, ít nhất cần có 30 phút nghỉ ngơi;7 ngày làm việc ít nhất có một ngày nghỉ. Tuy nhiên, chủ lao động có quyền điều chỉnh giờ giải lao trong thời gian làm việc tuỳ thuộc vào thời gian biểu của ca, các quy trình liên tục hoặc trong các tình huống khẩn cấp。 4. Hai bên chủ thuê và lao động phải tuân thủ những điều trong hợp đồng đã ký.

    Không được tự ý thay đổi nội dung. 5.3. Phúc lợi lao động

    1. Ngày phép, ngày nghỉ sẽ dựa trên hợp đồng đã ký giữa người lao động và chủ lao động. Với các cơ quan chịu sự điều chỉnh của Luật Tiêu chuẩn lao động, cứ 7 ngày làm việc ít nhất có một ngày nghỉ. Ngày kỷ niệm, quốc tế lao động và những ngày được Chính phủ trung ương quy định được tính là ngày được nghỉ, nhưng có thể xếp nghỉ bù vào ngày khác vì có thể do yêu cầu công việc và sẽ được thoả thuận hai bên chủ lao động và người lao động. Nếu bạn làm việc cho cùng một người chủ lao động liên tục trên một năm, hàng năm bạn sẽ có kỳ nghỉ riêng theo Điều 38 của Luật Tiêu chuẩn lao động. Nếu không nghỉ phép,

  • 35

    nghỉ lễ chủ lao động sẽ phải trả người lao động toàn phần lương. Những trường hợp nghỉ khác như cưới xin, ma chay, có việc riêng hoặc bị ốm sẽ được giải quyết theo điều lệ nghỉ làm việc quy định.

    2. Người lao động sẽ được hưởng tất cả mọi phúc lợi trong hợp đồng, nhưng chủ lao dộng có quyền giữ lại 0.5% lương hàng tháng của người lao động để dùng cho các hoạt động giải trí

    3. Trong trường hợp chủ lao động cung cấp ăn ở cho lao động, chủ lao động có quyền khấu trừ lương của người lao động mỗi tháng 2500 đến 4000 Đài tệ

    5.4. Bảo hiểm lao động

    1. Đối với doanh nghiệp thuê 5 lao động trở lên, người lao động nước ngoài buộc phải tham gia bảo hiểm lao động. Chủ lao động phải nộp đơn tham gia bảo hiểm lao động và phải cung cấp cho Văn phòng Bảo hiểm lao động các giấy tờ liên quan do chính quyền cấp hoặc chứng minh sự tồn tại của doanh nghiệp. Các giấy tờ này gồm cả ngày người lao động bắt đầu làm việc, giấy phép cư trú và các giấy chứng nhận.

    2. Các phần phí bảo hiểm

    Bảo hiểm y tế Chủ lao động trả 60%, người lao động trả 30% , Chính phủ trả 10%

    Bảo hiểm lao động

    Chủ lao động trả 70% , người lao động trả 20% , Chính phủ trả 10% (Đối với doanh nghiệp thuê từ 5 lao động trở lên, người lao động phải lập hồ sơ tham gia bảo hiểm lao động, đệ trình lên chủ lao động hạơc nhóm chủ lao động

    Bảo hiểm tai nạn trả thêm

    Chủ lao động thanh toán 100%

    5.5. An toàn, vệ sinh cho lao động

    Theo luật an toàn và sức khoẻ lao động, chủ lao động phải đảm bảo an toàn- vệ sinh tại nơi làm việc. Ngoài ra, cũng phải cung cấp trang bị bảo vệ cá nhân, các quy trình an toàn, các loại tổn thương có thể có, đào tạo an toàn vệ sinh lao động và đào tạo dự phòng, bảo vệ người lao động cả về thể lực lẫn trí lực bước an toàn , những nguy hiểm có thể gặp, những điều cần chú ý khi làm việc,cách thoát hiểm, cấp cứu…, nhằm bảo vệ sự an toàn và sức khoẻ về thể chất lẫn tinh thần cho người lao động.

    5.6 . Giải quyết tranh chấp

    Trong thời gian làm việc tại Đài Loan, người lao động, có thể đề nghị sự trợ giúp từ bất

  • 36

    kỳ cơ quan lao động nào trong tỉnh hay trong nước về sự tranh chấp lao dộng.

    5.7 Các kênh hỗ trợ có liên quan Trong thời gian làm việc tại Đài Loan, nếu có tranh chấp về hợp đồng lao động hoặc các quyền của hai bên, người lao động hoặc chủ lao động nên đến các Trung tâm dịch vụ tư vấn được liệt kê dưới đây . Trung tâm Địa chỉ Điện thoại/Fax

    Thành phố Đài Bắc Trung tâm dịch vụ tư vấn lao động nước ngoài

    Tầng 2, nhà 2, hàng 101, khúc 2 đường Tân Sinh Bắc, thành phố Đài Bắc

    ĐT:02-25642546 02-25643157

    FAX:02-25639774

    Huyện Đài Bắc Trung tâm dịch vụ tư vấn lao động nước ngoài

    Tầng 7 số 161 đoạn 1 đường Trung Son, thành phố Bản Kiều, huyện Đài Bắc

    ĐT:02-89659091 02-89651044

    FAX:02-89651058

    Thành phố Cơ Long Trung tâm dịch vụ tư vấn lao động nước ngoài Số 1 đường Nghĩa Nhất, thành phố Cơ Long

    ĐT:02-24258624 02-24278683 FAX:02-24226215

    Huyện Đào Viên Trung tâm dịch vụ tư vấn lao động nước ngoài Tầng 8, số 1 đường Huyện Phủ, thành phố Đào Viên

    ĐT:03-3344087 03-3341728

    FAX:03-3341689

    Thành phố Tân Trúc Trung tâm dịch vụ tư vấn lao động nước ngoài Tầng 5 số 69 phố Quốc Hoa, thành phố Tân Trúc

    ĐT:03-5319978 FAX:03-5319975

    Huyện Tân Trúc Trung tâm dịch vụ tư vấn lao động nước ngoài

    Tầng 3 nhà số 10 đường Quang Minh 6, thành phố Trúc Bắc, huyện Tân Trúc

    ĐT:03-5520648 FAX:03-5520771

    Huyện Miêu Lật Trung tâm dịch vụ tư vấn lao động nước ngoài

    Số 191 đường Trung Chính, phố Kiến Công, thành phố Miêu Lật

    ĐT:037-363260 FAX:037-363261

    Thành phố Đài Trung Trung tâm dịch vụ tư vấn lao động nước ngoài

    Tầng 6, số 122-19 khúc 2 đường Trung Cảng, thành phố Đài Trung

    ĐT:04-27080561 04-27080765

    FAX:04-27060567

    Huyện Đài Trung Trung tâm dịch vụ tư vấn lao động nước ngoài

    Tầng 6 số 36 phố Dương Minh, thành phố Phong Nguyên, huyện Đài Trung

    ĐT:04-25240131 FAX:04-25285514

    Huyện Chương Hoá Trung tâm dịch vụ tư vấn lao động nước ngoài

    Tầng 8 số 100 đường Trung Hưng, thành phố Chưong Hoá

    ĐT:04-7297228 04-7297229

    FAX:04-7297230

    Huyện Nam Đầu Trung tâm dịch vụ tư vấn lao động nước ngoài

    Tầng 1 số 660 đường Trung Hưng, thành phố Nam Đầu, huyện Nam Đầu.

    Đt:049-2238670 FAX:049-2238853

    Huyện Vân Lâm Trung tâm dịch vụ tư vấn lao động nước ngoài

    Số 515 khúc 2 đường Vân Lâm, thành phố Đấu Lục, huyện Vân Lâm

    ĐT:05-5338087 05-5338086

    FAX:05-5331080

    Thành phố Gia Nghĩa Trung tâm dịch vụ tư vấn lao động nước ngoài

    Tầng 1 số nhà 199 đường Trung Sơn, thành phố Gia Nghĩa

    ĐT:05-2231920 FAX:05-2228507

    Huyện Gia Nghĩa Trung tâm dịch vụ tư vấn lao động nước ngoài

    Số 1 khúc đông, đường Tường Hoà, thành phố Thái Bảo, huyện Gia Nghĩa

    ĐT:05-3621289 FAX:05-3621097

    Thành phố Đài Nam Trung tâm dịch vụ tư vấn lao động nước ngoài

    Tầng 8 số 6, khúc 2 đường Vĩnh Hoa, thành phố Đài Nam

    ĐT:06-2951052 06-2991111 máy lẻ 8374 FAX:06-2951053

  • 37

    Huyện Đài Nam Trung tâm dịch vụ tư vấn lao động nước ngoài

    Tầng 7 số 36 đường Dân Trị, thành phố Tân Doanh, huyện Đài Nam

    ĐT:06-6326546 FAX:06-6373465

    Thành phố Cao Hùng Trung tâm dịch vụ tư vấn lao động nước ngoài

    Tầng 4 số 6 đường Trấn Trung khu trấn trước thành phố Cao Hùng

    ĐT:07-8117543 FAX:07-8117548

    Huyện Cao hùng Trung tâm dịch vụ tư vấn lao động nước ngoài

    Tầng 3 số 117 đường Đại Bì thôn Điểu Tùng, huyện Cao Hùng

    ĐT:07-7338842 FAX:07-7337924

    Huyện Nghi Lan Trung tâm dịch vụ tư vấn lao động nước ngoài

    Số 95 phố Đồng Khánh, thành phố Nghi Lan, huyện Nghi Lan

    ĐT:03-9324400 FAX:03-9356545

    Huyện Hoa Liên Trung tâm dịch vụ tư vấn lao động nước ngoài

    Tầng 1, số 131 đường Quốc Liên Ngũ, thành phố Hoa Liên, huyện Hoa Liên

    ĐT:03-8342584 FAX:03-8349341

    Huyện Đài Đông Trung tâm dịch vụ tư vấn lao động nước ngoài Số 276 đường Trung Sơn thành phố Đài Đông

    ĐT:089-359740 FAX:089-341296

    Huyện Bính Đông Trung tâm dịch vụ tư vấn lao động nước ngoài Số 527 đường Tự Do thành phố Bính Đông

    ĐT:08-7341634 FAX:08-7341644

    Huyện Bành Hồ Trung tâm dịch vụ tư vấn lao động nước ngoài

    Số 160 đường Đại Hiền, phố Án Sơn, thành phố Mã Công, huyện Bành Hồ

    ĐT:06-9212680 FAX:06-9217390,

    Huyện Kim Môn Trung tâm dịch vụ tư vấn kiểm tra lao động nước

    ngoài

    Số 60 đường Dân Sinh, trấn Kim Thành, huyện Kim Môn

    ĐT:082-373291 FAX:082-371514