Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

95
Cách dùng ngải cứu chữa bệnh Cây ngải thường được cuộn thành điếu như điếu thuốc lá, đốt nóng để tác động vào các huyệt, chữa nhiều bệnh khác nhau. Không dùng cách này cho các bệnh nhiệt. Cách làm điếu ngải: Lấy lá ngải cứu khô vò nát, loại bỏ cành cuống, lấy phần còn lại là ngải nhung đem cuốn thành điếu như điếu thuốc lá hay to hơn tùy theo ý định sử dụng. Điếu ngải được đốt mang tính nóng ấm

Transcript of Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

Page 1: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

Cây ngải thường được cuộn thành điếu như điếu thuốc lá, đốt

nóng để tác động vào các huyệt, chữa nhiều bệnh khác nhau. Không dùng cách này cho các bệnh nhiệt.

Cách làm điếu ngải: Lấy lá ngải cứu khô vò nát, loại bỏ cành cuống, lấy phần còn lại là ngải nhung đem cuốn thành điếu như điếu thuốc lá hay to hơn tùy theo ý định sử dụng. Điếu ngải được đốt mang tính nóng ấm cao (thuần dương), nên khi dùng để làm nóng (cứu) các huyệt gọi sẽ làm khí huyết lưu thông mạnh, gây ấm nóng cơ thể, giảm đau, sưng, mỏi

Page 2: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

cơ, tiết dịch, giải độc, làm mềm chỗ cứng và tan máu tụ.

Các phương pháp cứu nóng

Cách cứu bổ: Để điếu ngải hơ lên huyệt đến khi bệnh nhân cảm thấy ấm dễ chịu (cứu ấm), dùng để trị các bệnh hư suy đau yếu.

Cách cứu tả: Đưa điếu ngải gần sát da, bệnh nhân cảm thấy nóng thì đưa lên (cứu mổ cò). Thực hiện 3-5 lần, cách cứu này để chữa các bệnh thực (bệnh mới phát).

Cách xoay tròn: Đặt điếu ngải lên gần huyệt cho vừa đủ ấm thì di chuyển theo vòng tròn từ hẹp ra rộng cho đến khi thấy nóng nhiều ở vùng định cứu là được (làm 2-3 lần), cách cứu này để trị các bệnh ngoài da, mụn nhọt.

Page 3: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

Cách rà trên vùng da: Dùng điếu ngải rà trên vùng da, cách 1-2 cm để tìm điểm nóng rát (sinh huyệt), rà với tốc độ vừa phải, khi qua vùng da thấy nóng rát như phải bỏng thì nhấc lên (làm 2-5 lần). Điếu ngải luôn để hơi chếch ngay mặt da, dùng ngón tay út để trên mặt da tạo khoảng cách (như cầm cây bút để viết). Nên bôi một lớp dầu cù là mỏng trước khi cứu, không để tàn rơi xuống da người bệnh.

Cứu nóng dùng để trị các chứng bệnh hàn, bệnh lâu ngày gây hư suy.

Nên cẩn thận không để bị bỏng khi cứu, không để rơi tàn nóng làm bỏng da hay tàn tro bay vào mắt. Thời gian cứu tối đa mỗi huyệt 3-5 phút, không nên lạm dụng đốt cứu quá nhiều ở một huyệt. Cẩn thận với những phụ

Page 4: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

nữ đang mang thai hay hành kinh, người có làn da mẫn cảm (dị ứng), bệnh nhân tiểu đường, huyết áp cao, người già và trẻ em. Cứu nóng sau bữa ăn là thích hợp nhất.

Cứu huyệt là cách dùng

sức nóng tác động lên

huyệt vị. Việc cứu một số

huyệt giúp điều hòa âm

dương khí huyết, thông

kinh lạc, phòng chống

bệnh tật, chống lão hóa và

kéo dài tuổi thọ.

Đông y thường dùng lá ngải cứu khô

chế thành ngải nhung rồi làm mồi

Cứu huyệt túc

tam lý (Sức

Khỏe & Đời

Sống).

Page 5: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

ngải hay điếu ngải để cứu: Lấy lá

ngải phơi khô trong bóng râm rồi

đem vò hay giã nát để loại bỏ cuống

và gân lá, sản phẩm thu được có

màu vàng nhạt, mềm mại, sờ mịn

như nhung nên gọi là ngải nhung.

Sau đó dùng giấy mỏng (giấy bản

hoặc giấy cuốn thuốc lá) cắt thành

miếng dài 20 cm, rộng 4 cm, rải ngải

nhung lên, cuốn thành điếu tròn như

điếu thuốc lá to, gọi là điếu ngải;

hoặc dùng 3 ngón tay nhúm một ít

ngải nhung đặt lên khay men, ép

thành hình chóp nón, to bằng từ hạt

đỗ đến hơn hạt ngô to, gọi là mồi

Page 6: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

ngải. Hiện nay, người ta thường

dùng điếu ngải hơn mồi ngải, có thể

mua điếu ngải chế sẵn tại các hiệu

thuốc đông y.

Có 3 cách cứu điếu ngải: Một là đốt

điếu ngải rồi hơ trên huyệt, cách da

chừng 2 cm, khi thấy nóng thì để

cách xa dần, đến mức thấy nóng ấm,

dễ chịu thì giữ nguyên khoảng cách

đó cho đến khi thấy da hồng lên là

được, cứu chừng 10-15 phút. Hai là

đặt điếu ngải cách da một khoảng đủ

thấy nóng ấm rồi từ từ di chuyển

điếu ngải theo vòng tròn, từ hẹp đến

Page 7: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

rộng, khi cảm thấy nóng đều vùng

định cứu là được, cứu trong 20-30

phút. Ba là đưa đầu điếu ngải lại gần

sát da cho có cảm giác nóng rát rồi

lại kéo ra xa, làm như thế nhiều lần

như chim sẻ mổ thóc, thường cứu

trong 2-5 phút.

Cứu huyệt giúp trường thọ

Huyệt đại chùy: Có công dụng giải

cảm, thanh tâm, định thần, kiện não,

tiêu trừ mệt mỏi, tăng cường thể chất

và cường tráng cơ thể. Nghiên cứu

hiện đại cho thấy, cứu huyệt đại chùy

đặc biệt có tác dụng gia tăng số

Page 8: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

lượng bạch cầu, nâng cao năng lực

miễn dịch tế bào, cải thiện lưu lượng

tuần hoàn não, phòng chống cảm

mạo và các bệnh lý hệ hô hấp. Xác

định huyệt: Cúi đầu và quay đầu qua

lại phải trái, dùng tay xác định u

xương tròn cao nhất động đậy dưới

ngón tay nhiều, đó là mỏm gai của

đốt sống cổ thứ 7, huyệt đại chùy

nằm ngay dưới đầu mỏm gai này.

Huyệt trung quản: Công dụng điều

hòa tràng vị, bổ khí, tiêu tích trệ.

Nghiên cứu hiện đại cho thấy, cứu

huyệt trung quản giúp nâng cao công

Page 9: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

năng tỳ vị, tăng nhu động dạ dày và

ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức

ăn và hấp thu các chất dinh dưỡng,

điều tiết dịch tiêu hóa, cải thiện miễn

dịch tế bào và phòng chống các

bệnh lý dạ dày, ruột, túi mật và tuyến

tụy. Huyệt nằm ở điểm giữa đường

nối nơi gặp nhau của bờ cung xương

sườn và rốn, phía trên rốn 4 thốn.

Huyệt quan nguyên: Là huyệt nơi

chứa đựng nguyên khí rất cần cho

sự sống, có công dụng bồi thận, bổ

khí, hồi dương. Nghiên cứu hiện đại

cho thấy, cứu huyệt quan nguyên

Page 10: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

giúp cải thiện huyết động học, làm ổn

định cơ tim, tăng cường lưu lượng

tuần hoàn mạch vành, nâng cao khả

năng chịu đựng của cơ thể trong

điều kiện thiếu ôxy, cải thiện và điều

tiết miễn dịch. Huyệt nằm ở 3/5 trên

và 2/5 dưới của đường nối điểm giữa

bờ trên xương mu và rốn.

Huyệt thần khuyết: Có công dụng ôn

bổ nguyên khí, kiện vận tỳ vị, hồi

dương. Nghiên cứu hiện đại cho

thấy, cứu huyệt thần khuyết giúp

điều tiết và nâng cao năng lực miễn

dịch của cơ thể, bảo hộ niêm mạc và

Page 11: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

cải thiện công năng hấp thu của

đường tiêu hóa. Thần khuyết thường

được cứu cách muối, gừng hoặc bột

thuốc.

Trong dân gian lưu truyền một

phương pháp cứu thần khuyết rất

độc đáo có tác dụng trường thọ cực

tốt: Lấy sinh ngũ linh chi 24 g, thanh

diêm 15 g, nhũ hương 3 g, một dược

3 g, dạ minh sa 6 g (sao qua), mộc

thông 9 g, can thông đầu 6 g, một ít

xạ hương, tất cả đem tán thành bột

thật mịn. Khi cứu, lấy vài thìa bột mì

hòa với nước rồi nặn thành cái vành

tròn úp ngay ngắn lên lỗ rốn, lấy 6 g

Page 12: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

bột thuốc đổ vào rồi dùng một miếng

vỏ cây hòe mà đốt bởi một nén

hương, cứ bao nhiêu tuổi là bấy

nhiêu lửa, mỗi tháng cứu 1 lần, cứu

vào giờ Ngọ là tốt nhất.

Huyệt túc tam lý: Có công dụng điều

lý tỳ vị, điều hòa khí huyết, việc cứu

huyệt vị này có thể phòng chống các

bệnh lý đường tiêu hóa, khỏe mạnh,

sống lâu. Nghiên cứu hiện đại cho

thấy, cứu túc tam lý có tác dụng

kháng lão rõ rệt thông qua việc cải

thiện hàng loạt các chỉ tiêu về tuần

hoàn, hô hấp, thần kinh, tiết niệu, nội

Page 13: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

tiết, miễn dịch và vận động ở người

có tuổi. Xác định huyệt: Sờ bờ trước

xương ống chân (mào chày) từ dưới

cổ chân ngược lên, đến gần khớp

gối, ngón tay bị mắc lại ở đâu thì đó

là lồi củ trước xương chày, từ đây đo

ngang ra ngoài một khoát ngón tay là

vị trí của huyệt, khi ấn có cảm giác tê

tức lan xuống bàn chân.

Huyệt tam âm giao: Có công dụng

kiện tỳ hòa vị, bổ thận tăng tinh,

thông kinh hoạt lạc, chủ về công

năng sinh dục. Nghiên cứu hiện đại

cho thấy, cứu huyệt vị này đặc biệt

Page 14: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

có tác dụng phòng chống các bệnh lý

thuộc hệ tiết niệu sinh dục, đồng thời

cũng có hiệu quả đối với các bệnh lý

thần kinh, tim mạch và tiêu hóa.

Huyệt ở chỗ hõm sát bờ sau phía

trong xương chày.

Cứu huyệt túc tam lý - một phương pháp phòng và chữa bệnh  

Huyệt này nằm ở dưới đầu gối, cách hõm dưới xương bánh chè 3 tấc (khoảng 5,4 cm) và cách bờ xương ống chân 1 tấc (khoảng 1,8 cm). Việc kích thích vào huyệt túc tam lý giúp chữa nhiều

loại bệnh về tiêu hóa, thần kinh, tim mạch... và nâng cao thể trạng.

Cứu huyệt túc tam lý.

Page 15: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

Theo y học cổ truyền, túc tam lý là huyệt đa khí, đa huyết, có vai trò điều hòa tỳ vị, ruột, tiêu trệ, thông kinh lạc và khí huyết, bổ hư nhược, đuổi tà, phòng ngừa bệnh... Một nghiên cứu của Soulie de Morant (một châm cứu gia người Pháp) cho thấy, huyệt túc tam lý có tác dụng điều hòa ngũ tạng.

Việc châm cứu huyệt túc tam lý có tác dụng chữa các bệnh về đường tiêu hóa (viêm loét dạ dày - tá tràng, đau bụng, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, khó tiêu, viêm tụy tạng) và các bệnh liệt nửa người, thấp khớp, viêm đa khớp dạng thấp, tiểu đường, suy nhược, thiếu máu, tăng huyết áp, dị ứng, vàng da, động kinh, thần kinh suy nhược, các bệnh sinh dục - tiết niệu...

Theo kinh nghiệm dân gian Nhật Bản, việc cứu huyệt túc tam lý hằng ngày giúp

Page 16: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

phòng và chữa bệnh, nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Người Nhật Bản có câu: "Nhược yếu an, tam lý thường bất càn", nghĩa là để bình an, vô bệnh thì huyệt túc tam lý không được để khô, (ý nói phải thường xuyên cứu huyệt này); và: "Tam lý cứu bất tuyệt, nhất thiên tai bệnh tức", nghĩa thường xuyên cứu huyệt túc tam lý thì những bệnh tai ác đều bị diệt.

Sau đây là các kỹ thuật cứu huyệt túc tam lý:

- Cứu bằng điếu ngải: Ngải cứu khô tán vụn, dùng giấy bản cuốn thành điếu ngải bằng ngón tay, châm lửa rồi hơ trên huyệt khoảng 3-5 phút, cho đến khi vùng huyệt và toàn thân nóng ấm là được.

- Cứu bằng gừng, tỏi: Gừng tươi hoặc tỏi tươi thái lát mỏng, đặt lên huyệt túc tam lý. Lấy một nhúm nhỏ (bằng hạt lạc)

Page 17: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

ngải nhung đặt trên lát gừng hoặc lát tỏi, ấn ép thành hình quả núi rồi châm lửa cho cháy dần. Nếu không có ngải nhung, có thể dùng 3 nén hương thơm, chụm lại để cứu.

Chú ý:

- Nên cứu huyệt túc tam lý cả hai bên. Cứu vào buổi sáng tốt hơn buổi chiều.

- Các phương pháp trên rất thích hợp với những người hư nhược, sức khỏe yếu, tạng hàn. Người tạng nhiệt nên giảm thời gian cứu hoặc có thể thay thế phương pháp này bằng cách bấm huyệt hoặc thủy châm vitamin B1.

- Trẻ dưới 7 tuổi chưa nên cứu huyệt túc tam lý.

CHƯƠNG IV: CỨU PHÁP

1- Định Nghĩa

Page 18: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

Cứu pháp là phương pháp dùng hơi nóng kích thích phản ứng của cơ thể qua các huyệt vị, thông qua tác dụng của huyệt vị Kinh lạc để tạo điều khí, giảm đau, ôn thông khí huyết, tạo ra hiệu quả điều trị và phòng ngừa bệnh tật.

2-Dược Liệu

Dược liệu chính thường dùng là Ngải Cứu (Ngải Diệp - Folium Artemisia), được vò hoặc nghiền nát thành dược liệu gọi là Ngải Nhung.

Cách chế Ngải Nhung: thu hái lá Ngải vào đầu tháng năm (sách cổ cho rằng lá Ngải thu hái vào đúng ngày 5-5 Âm lịch là tốt nhất), phơ trong bóng râm cho khô. Sau khi kô, chỉ lấy lá, vò hoặc giã nát, bỏ lá hoặc

Page 19: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

cuống đi. Phần xử dụng là những sợi xơ nhỏ của lá, có màu vàng nhạt, mềm, sờ vào thấy mịn như nhung, vì vậy gọi là Ngải Nhung.

3- Tác Dụng

-Thiên ‘Quan Năng’ ghi: “ Có những bệnh không thích ứng với việc châm, nên dùng phép cứu” (LKhu 73, 26).

-Thiên ‘Quan Năng’ ghi: “ Nếu gặp trường hợp Kinh Mạch bị hãm, phải dùng Ngải cứu để cứu là đúng nhất. Khi nào Lạc Mạch kết lại thành những đường cứng, cũng nên dùng Ngải cứu để trị” (LKhu 73, 32-33).

-Sách ‘Thần Nông Bản Thảo ’ ghi: “Lá Ngải ... dùng lửa mà cứu có thể thông các kinh mà trăm bệnh khỏi”.

-Sách ‘Bản Thảo Kinh Sơ’ ghi: “Khi đốt lá Ngải để cứu thì khí nóng chạy

Page 20: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

vào trong, vào đến gân cốt, cho nên cứu được trăm bệnh”.

-Sách ‘Bản Thảo Cương Mục Cầu Chân’ ghi: “Người ta Dương khí gần tuyệt, dùng lá Ngải mà cứu thì lập tức hồi dương, sinh mạch”.

-Sách ‘Bản Thảo Tùng Tân’ ghi: “Ngải Diệp vị đắng, cay, tính ôn, thuần dương, có khả năng hồi thoát khi dương khí tuyệt, thông 12 Kinh, chạy vào 3 kinh Âm, lý khí huyết, trục hàn thấp, làm ấm tử cung, chỉ (cầm) các chứng về huyết, ôn trung, khai uất, điều kinh, an thai... dùng lửa để cứu có tác dụng thấm nhập vào các kinh mà trị trăm bệnh”.

-Sách ‘Thần Phương Hoa Đà’ ghi: ”Dùng lá Ngải cứu huyệt Túc Tam Lý trị được 5 chứng lao, 7 chứng thương”.

Page 21: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

-Sách ‘Y Học Nhập Môn’ ghi: “Phàm bệnh mà dùng thuốc không có công hiệu, châm không có kết quả, tất phải dùng phép cứu”.

-Sách ‘Thần Cứu Kinh Luân’ ghi: “Phép cứu dùng lửa, tính nhiệt mà rất nhanh. Hình thể thì mềm nhưng công dụng lại cương, có tác dụng tiêu được âm ế, chạy mà không dừng, chạy vào được Tạng Phủ. Vì Ngải có vị cay, khi đốt lên có vị thơm nên có khả năng thông 12 kinh, vào 3 kinh âm, lý khí huyết, trị trăm bệnh như trở bàn tay”.

-Sách ‘Hòa Hán Dược Khảo’ ghi: “Lá Ngải lâu năm dùng để cứu có sức chạy thấu vào các kinh và trị được trăm bệnh”.

Page 22: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

-Sách ‘Dược Tính Bản Thảo’ ghi: Lá Ngải dùng để cứu có thể thông được kinh và thấu được tận xương”.

-Bản-Bổn-Cống (viện trưởng Đông Kinh Châm Cứu Học Viện), qua khảo sát tác dụng của Ngải cứu cho thấy: Ngải cứu khi cháy sắp hết thì chỉ trong nháy mắt, sức nóng của nó chạy sâu vào trong cơ thể, tạo ra 1 cảm giác như có 1 vật nhọn đâm thẳng vào nhưng liền đó thấy có cảm giác sướng khoái ngay. Nếu dùng que củi đỏ hoặc là điếu thuốc lá đang cháy mà dí vào huyệt thì chỉ thấy nóng rát ngoài da chứ không có cảm giác trên”.

Trên lâm sàng, theo sách ‘Trung Y Cương Mục’ có thể thấy Ngải Cứu

Tác Dụng:

Page 23: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

a- Ôn Kinh Tán Hàn

+ Thiên ‘Cấm Phục’ ghi: “Nếu khí hãm xuống thì dùng phép cứu” (LKhu 48, 31) - “ Khi nói: Mạch hãm hạ có nghĩa là huyết kết bên trong, bên trong có nổi rõ đường huyết lạc. Huyết hàn thì nên cứu” (LKhu 48, 49).

+ Thiên ‘Dị Pháp Phương Nghi Luận’ ghi: “ Bắc phương ... tạng bị hàn, sinh ra chứng đầy trướng, phép chữa nên dùng Ngải cứu” (TVấn 12, 6).

Qua các đoạn kinh văn trên cho thấy, phép cứu có tác dụng ôn kinh, tán hàn. Do hỏa nhiệt có tác dụng thấm thấu vào cơ nhục, ôn kinh, hành khí. Gần đây, trên lâm sàng, các nhà nghiên cứu dùng phép cứu trị các chứng bệnh đau nhức do hàn thấp

Page 24: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

và các bệnh do hàn tà gây ra: dạ dày đau, bụng đau, tiêu chảy, kiết lỵ.

b- Phù Dương Cố Thoát

+ Sách ‘Biển Thước Tâm Thư’ ghi: “ Chân khí hư thì bị bệnh, chân khí thoát thì chết, phương pháp bảo vệ mạng sống: cứu pháp là hay nhất”.

+ Sách ‘Thương Hàn Luận’ ghi: ‘Chứng hạ lỵ, tay chân lạnh giá, không có mạch, dùng phép cứu”. - “ Thương hàn 6-7 ngày, mạch Vi, phiền táo, cứu kinh Quyết âm, chứng quyết không khỏi thì chết”.

Như trên cho thấy, hễ dương khí bị hãm hoặc muốn thoát, có thể dùng phép cứu.

Page 25: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

c-Tiêu Ứ, Tán Kết

+ Thiên ‘Thích Tiết Chân Tà’ ghi: “Khi khí trời lạnh lẽo sàm cho đất và nước bị lạnh đóng băng. Dương khí của con người bị tiềm phục lại ở bên trong, bì phu bị bít kín... Nay nếu huyết mạch ngưng kết, đóng cứng lại, đi đứng khó khăn, không thể nhất thời làm cho mềm dịu trở lại được...Phép trị quyết nghịch: trước hết phải dùng hỏa khí để hơ nóng, nhằm điều hòa kinh mạch, tất cả các nơi như lòng bàn tay, nách, khủy tay, đầu gối, cổ và cột sống, tất cả phải cứu cho ấm nóng lên. Khi hỏa khí đã thông đạt khắp nơi thì lúc đó huyết mạch sẽ vận hành bình thường” (LKhu 75, 81-85).

Page 26: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

d- Phòng Bệnh, Bảo Vệ Sức Khỏe

+ Sách Thiên Kim Yếu Phương’ ghi: Khi người ta đi chơi nước Ngô Thục, trong mình họ luôn chuẩn bị vài 3 chỗ và cứu, mục đích là đừng để cho khí chướng lệ, ôn ngược độc làm hại”.

+ Sách ‘Biển Thước Tâm Thư’ ghi: “ Con người khi tuổi về già, khí huyết suy, vì vậy tay chân thường không ấm, nguyên khí ở dưới bị hư tổn, động tác hàng ngày thường khó khăn.... Con người trong lúc chưa bệnh, nên thường xuyên cứu các huyệt Quan Nguyên (Nh.4), Khí Hải (Nh.6), Mệnh Quan (Mệnh Môn - Đc.4), Trung Quản (Nh.12)... tuy phương pháp này không làm cho chúng ta sống trường sinh nhưng

Page 27: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

cũng có thể giúp chúng ta sống thọ trăm tuổi”

4- Phân Loại

Trên lý thuyết, cứu pháp được chia làm 2 loại:

+ Cứu trực tiếp.

+ Cứu gián tiếp.

a-Cứu Trực Tiếp : Ngày xưa được gọi là phép ‘Cứu Chính Thống’. Dùng mồi ngải cứu trực tiếp lên da để tạo thành vết bỏng. Phương pháp này được phổ biến rất rộng ở Nhật Bản. Tục ngữ Nhật Bản có câu: ‘Nhược yếu an, (Túc) Tam Lý thường bất can’ (muốn bình an, đừng để cho huyệt Túc Tam Lý khô). Ở Nhật Bản có 1 phương pháp cứu trực tiếp thường xuyên hàng tháng ở

Page 28: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

huyệt Túc Tam Lý để tăng tuổi thọ (xem thêm huyệt Túc Tam Lý). Tuy nhiên phương pháp này hiện nay ít được xử dụng.

b- Cứu Gián Tiếp

- Thực Hiện: Dùng mồi ngải cứu cách qua 1 vật khác: Gừng, Tỏi... hoặc dùng các điếu thuốc ngải cứu hơ ấm các huyệt.

Tác Dụng:

gây kích thích liên tục và mạnh hơn đối với huyệt vị và vùng da. Phương pháp này vừa có tác dụng của cứu ấm và cứu mổ cò. Vừa kích thích tại chỗ đối với ổ bệnh lại có thể ảnh hưởng đến ổ bệnh ở xa. Thí dụ: cứu giữa rốn (huyệt Thần Khuyết) để trị tiêu chảy, cứu huyệt Chí Âm (Bq.67)

Page 29: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

để trị thai lệch đều dùng phương pháp cứu này.

b.1- Cứu Cách Gừng: là phương pháp phổ biến nhất. Cắt Gừng thành những miếng mỏng, dùng kim đâm nhiều lỗ trên mặt Gừng, lấy mồi ngải (to nhỏ tùy yêu cầu), đặt lên trên mặt Gừng rồi châm lửa cho cháy dần. Khi thấy hơi nóng thì nhấc miếng Gừng lên rồi lại hạ xuống, làm như vậy cho đến khi mồi ngải tắt hẳn thì lại thay mồi ngải khác hoặc miếng Gừng khác cho đến khi đạt yêu cầu. Cứu cách Gừng có tác dụng ôn trung, tán hàn, thường dùng trị Tỳ Vị hư hàn, bụng đau, nôn mửa, tiêu chảy, Thận hư, di tinh...

b.2- Cứu Cách Tỏi: cắt Tỏi thành những miếng mỏng, cho mồi Ngải lên và đốt giống như cứu cách

Page 30: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

Gừng. Cứu cách Tỏi có tác dụng tiêu viêm, trừ độc, giảm đau, dùng và chữa mụn nhọt lâu ngày, vết thương do côn trùng, rắn rết cắn, lao phổi thời kỳ đầu.

b.3- Cứu Cách Muối: Dùng muối đặt trên rốn (Thần Khuyết), cho mồi ngải lên và cứu như cứu cách Gừng. Cứu cách muối có tác dụng hồi dương, cố thoát, được dùng trị bụng đau, nôn mửa, tiêu chảy, chân tay giá lạnh hoặc trong trường hợp dương khí của cơ thể bị thoát: trúng hàn, chết đuối...

b.4- Cứu Cách Bánh: dùng dược liệu chế thành như miếng bánh mỏng, đặt trên vùng huyệt cần cứu, cho mồi ngải lên cứu giống như cứu cách Gừng. Dược liệu xử dụng có thể là Đậu Xị, Phụ Tử...

Page 31: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

b.5- Cứu Điếu Ngải: Dùng giấp bản mỏng, cắt thành miếng dài 20cm, rộng 4cm, rải ngải nhung vào , cuốn thành như điếu thuốc, đốt cho cháy, hơ gần hoặc xa vùng huyệt chữa trị.

Có 3 cách cứu điếu ngải:

1- Cứu Ấm:

-Thực hiện: đốt đầu điếu ngải, hơ trên huyệt, cách da chừng 2cm, khi người bệnh thấy nóng thì để cách xa dần ra, đến mức nào người bệnh thấy nóng ấm, dễ chịu thì giữ nguyên vị trí đó cho đến khi thấy da ửng đỏ lên là được. Thường cứu như vậy khoảng 5-10 phút là đủ.

Page 32: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

-

Tác Dụng:

tạo kích thích liên tục, có khả năng làm cho khí huyết của kinh lạc hoặc tại chỗ được vận hành tương đối mạnh. Phương pháp này thích hợp cho bệnh tại chỗ và kinh lạc bị ngăn trở.

2- Cứu Xoay Tròn :

- Thực hiện: Đặt điếu ngải cách da 1 khoảng đủ thấy ấm nóng, rồi từ từ di chuyển điếu ngải theo vòng tròn, từ gần ra xa cho đến khi người bệnh thấy ấm nóng vùng được cứu là đủ.

-

Page 33: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

Tác Dụng:

gây tác dụng ấm dần và mát dần đối với huyệt vị và vùng da, làm cho da liên tục được ấm nhẹ và mạnh xen kẽ, tăng cường năng lực vận hành khí huyết tại chỗ và kinh lạc, đồng thời có thể thông qua kinh lạc dẫn truyền đến ổ bệnh tương đối xa. Phương pháp này thích hợp đối với huyệt vị ở xa nơi bị bệnh mà có kèm theo kinh lạc bị trở trệ. Thí dụ trường hợp vai đau do kinh khí bị bế tắc mà kèm theo tê mỏi chi trên, có thể chọn cứu xoay tròn ở huyệt Dưỡng Lão (Ttr.6). Các bệnh ngoài da cũng dùng phương pháp này.

3- Cứu Mổ Cò (Trước Tác Cứu Pháp) :

Page 34: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

- Thực Hiện: Đặt điếu ngải gần da, nhấc lên, hạ xuống như con chim sẻ mổ thóc, làm như vậy cho đến khi thấy da ửng đỏ lên là được.

-

Tác Dụng:

gây tác dụng lúc nóng lúc mát đối với huyệt vị và tại chỗ, kích thích lúc có lúc không. Tác dụng ấm nóng tại chỗ không đều, lúc có lúc không nhưng ảnh hưởng đến sự vận hành kinh khí trong kinh lạc rất rõ. Vì vậy, trong điều trị, khi chọn huyệt ở xa,

thường dùng phương pháp cứu mổ cò. Thí dụ trường hợp dạ dày đau, chọn huyệt ở xa là huyệt Túc Tam Lý

Page 35: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

(Vi.36), Răng đau, chọn huyệt Hợp Cốc (Đtr.4)... đều nên sử dụng phương pháp mổ cò. Phương pháp này có tác dụng giải trừ khá hiệu quả đối với chứng trạng cấp tính. Các chứng bệnh thực hoặc nơi trẻ nhỏ thường dùng phương này.

4- Cứu Xông: Có thể là xông khói hoặc xông hơi.

- Thực Hiện: Dùng 1 số dược vị (thường là Đương Quy, Hạt Hẹ, Thương Truật...) đốt cho khói bốc lên, hứng lấy khói đó dẫn vào ổ bệnh. Thí dụ: xông khói hạt Hẹ để trị răng đau, xông khói Đương Quy trị vú sưng... Cũng có thể dùng hơi thuốc để xông như xông Dấm để trị khớp viêm...

Mục ‘Hỏa Thích Tiên Phương’ trong sách ‘Trọng Lâu Ngọc Ngoạt’ ghi

Page 36: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

cách xông trị chứng hầu tý làm họng bị ngăn nghẹn muốn chết như sau: “Dùng dầu Ba Đậu (Ba Đậu Du), thấm lên giấy quấn sợi đốt lửa, khi khói lên thì thổi tắt ngay. Bảo bệnh nhân há miệng ra, đưa ngay thuốc vào họng. (Bệnh nhân sẽ) đột ngột thổ ra huyết màu tím, lập tức khí sẽ thông và nói được”.

Sách ‘Châm Cứu Đại Thành’ có giới thiệu 1 phương pháp xông hơi nóng vào rốn để phòng và trị bệnh gọi là phép ‘Chưng Tề’. Đây là 1 phương pháp độc đáo và có ích lợi, vì vậy chúng tôi chọn giới thiệu dưới đây để tham khảo.

a- Dược Liệu

Ngũ Linh Chi (dùng sống ) 12g

Đấu tử thanh diêm (dùng sống ) 20g

Page 37: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

Nhũ hương (dùng sống ) 4g

Một dược (dùng sống ) 4g

Dạ minh sa (sao sơ) 4g

Thử phẩn (sao sơ) 12g

Càn song đầu (Hành phơi thật khô) 8g

Mộc thông 12g

Xạ hương 0, 4g

Nghiền nát, trộn đều, cho vào bình đậy kín.

Lấy vỏ cây Hòe 1 miếng, cắt ra 5-7 miếng trong bằng đồng yiền, đường kính chừng 2 phân hoặc hơn.

Bột mì, 8-12g, hòa nước, hấp chín, nặn thành bánh hình tròn vừa để đặt lên trên rốn.

Page 38: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

Thực Hiện: Bảo người bệnh nằm ngửa, lấy miếng bánh bột mì đã làm đặt trên lỗ rốn, lấy 8g thuốc bột rắc vào rồi dùng miếng vỏ Hòe đã cắt tròn úp lên trên lớp thuốc. Lấy Ngải nhung, to bằng hạt bắp, đặt lên trên miếng vỏ Hòe rồi đốt. Bao nhiêu tuổi thì đốt bấy nhiêu tráng. Nếu miếng vỏ Hòe khô thì thay miếng khác.

Khi cứu, tùy theo thời tiết và giờ giấc để lấy thêm chính khí và Âm Dương của trời đất, theo sức thuốc đưa vào cơ thể:

Ngày Giờ

Lập Xuân Tỵ (9-11g)

Xuân Phân Mùi (13-15g)

Lập Hạ Thìn (7-9g)

Page 39: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

Hạ Chí Dậu (17-19g)

Lập Thu Tuất (19-21g)

Thu Phân Ngọ (11-13g)

Lập Đông Hợi (21-23g)

Đông Chí Dần (3-5g)

Theo sách ‘Châm Cứu Đại Thành’ : nếu thực hiện phương pháp này thì tà độc không xâm nhập vào được cơ thể, tật bệnh không thể phát sinh ra được, Tỳ Vị lại được cường tráng lên, sống lâu khỏe mạnh.

Page 40: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

5- Chườm Nóng:

Dùng dược liệu (muối rang nóng) hoặc nước nóng bọc lại để chườm cứu lên vùng bệnh. Phạm vi kích thích của phương pháp này rộng hơn, thời gian thường kéo dài hơn. Trên lâm sàng thường được áp dụng trong các chứng bệnh qua hư hàn. Thí dụ: Tiêu chảy, trúng hàn, thường dùng muối rang chườm nóng ở vùng huyệt Thần Khuyết (lỗ rốn).

Thiên ‘Thọ Yếu Cương Nhu’ sách Linh Khu có hướng dẫn phương pháp chườm thuốc như sau: “ Hoàng Đế hỏi: Phép dùng thuốc để đắp hơ như thế nào? - Bá Cao đáp: Dùng rượu ngon 20 cân, Thục Tiêu 1 thăng, Can Khương 1 cân, Quế 1 cân.4 thứ này cắt nhỏ, ngâm vào trong rượu. Dùng bông gòn 1 cân,

Page 41: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

vải trắng mịn 4 trượng , tất cả bọc lại, cho vào trong rượu. Để bình rượu lên lò đốt bằng phân rượu phơi khô. Bình rượu phải được đậy nắp, trét kín lại không cho ra hơi. Ngâm như vậy 5 ngày 5 đêm, xong rồi lấy bọc vải có bông đem ra phơi nắng cho khô. Sau đó lại tiếp tục ngâm cho đến khí hết nước cốt. Bây giờ, cứ mỗi lần ngâm là phải tròn 1 ngày và khi lấy ra nó đã khô. Lấy bã khô đã trộn lẫn với bông gói kín lại trong chiếc khăn dài 6-7 xích, được khoảng 6-7 gói. Trong mỗi khăn đều chứa sẵn 1 loại tro than của cây Dâu (tằm). Dùng khăn này để hơ đắp, cứu lên chỗ bị hàn tý. Làm như vậy sẽ khiến cho nhiệt nhập vào tận nơi bị bệnh hàn. Làm như vậy khoảng 30 lần thì thôi” (LKhu 6, 51-52).

Page 42: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

6- Phối Hợp Châm + Cứu

+ Sau khi châm kim xong cứu (đốt) trực tiếp trên thân kim hoặc dùng điếu ngải hơ ấm thân kim. Phương pháp này trong sách Nội Kinh gọi là Phần Châm. Các tác giả sau này gọi là Ôn Châm Cứu Pháp.

Thiên ‘Kinh Cân’ (Linh Khu 13), sau mỗi đường kinh Cân đều ghi: “ Phép trị nên châm bằng phép ‘Phần Châm’ để đuổi hàn tà cho nhanh...”.

+ Có thể dùng ngải nhung pha trộn thêm 1 số dược liệu khác làm thành cây thuốc cứu theo phương pháp Thái Ất như sau (gọi là Thái Ất Thần Châm Cứu ) gồm:

Ngải Nhung 12g

Xuyên Khung 4g

Quế Chi 4g

Page 43: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

Tùng Hương 4g

Xuyên sơn giáp 4g

Đỗ Trọng 4g

Lưu Hoàng 8g

Độc Hoạt 4g Một Dược 4g

Bạch Chỉ 4g Tạo Giác 4g Nhũ Hương 4g

Toàn Yết 4g Chỉ Xác 4g Xạ Hương 4g

Tế Tân 4g Hùng Hoàng 4g

Năm 1982, Lưu-Khiết-Thanh, trong tác phẩm ‘Thái Ất Thần Châm Cứu, in tại Chicago, lại giới thiệu đến 29 dược vị như sau:

Page 44: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

Cam Tùng 3g

Nha Tiêu 1g

Khương Hoạt 1, 2g

Xuyên Sơn Giáp 6g

Độc Hoạt 12g

Ma Hoàng 6g

Đinh Hương 1, 2g

Hùng Hoàng 4, 5g

Bạc Hà 6g

Ngưu Tất 12g

Ngải Nhung 15g

Khiên Ngưu 6g

Xạ Hương 6g

Xuyên Ô 12g

Nhũ Hương 12g

Bạch Chỉ 1, 2g

Tế Tân 6g

Thảo Ô 1, 5g

Phòng Phong 6g

Tam Lăng5g

Một Dược 12g

Nam Tinh 1, 2g

Chương Não 1, 2g

Tần Giao 6g

Page 45: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

Lưu Hoàng 3g

Đỗ Trọng 6g

Giáng Hương 3g

Quế Chi 6g

Toàn Hạt 4, 5g

Tán bột, trộn đều. Dùng giấy rộng khoảng 10 x 20cm trải ra. Trước hết lấy Ngải Nhung trải đều lên giấy, rồi lấy Một Dược rắc đều trước mặt Ngải Nhung, quấn chặt lại, bên ngoài dùng tròng trắng trứng gà bôi lên. Lại dán lên 1 lớp giấy, 2 đầu chừa trống khoảng hơn 1 thốn rồi vê cho thật chắc lại. Phơi trong râm cho khô, cất kỹ, để dành dùng dần.

Thực Hiện: Đánh đấu chỗ định cứu, lấy khoảng 5-7 lớp vải (màu đỏ càng tốt), đặt trên huyệt. Đốt điếu Ngải cho thấy bốc khói lên, dí nhanh vào miếng vải (có thể lấy vải bọc kín đầu

Page 46: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

mồi thuốc cho khói không thoát ra ngoài được mà chỉ thấm vào huyệt. Nếu bệnh nhân thấy nóng quá thì nhấc bọc thuốc lên 1 ít rồi lại hạ xuống cho đến khi bọc thuốc nguội thì lại đốt tiếp.

Tác Dụng: Phương pháp này kết hợp 2

Tác Dụng: kích thích ấm nóng của cứu đồng thời thông qua cây kim truyền vào huyệt vị ở sâu bên dưới, vì vậy có thể tăng thêm tác dụng ôn bổ và khu hàn của châm trị.

7- Bổ Tả Khi Cứu

a-Cứu Bổ: chỉ gây cho người bệnh cảm giác ấm nóng vừa đủ và dễ chịu. Phương pháp cứu gián tiếp và

Page 47: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

Thái Ất Thần Châm Cứu là phương pháp thích hợp nhất đối với cứu bổ.

Sách ‘Loại Kinh Đồ Dực’ ghi: “ Phàm khi dùng hỏa để bổ, đừng nên thổi nóng hỏa lên”.

b-Cứu Tả: làm cho người bệnh có cảm giác nóng rát. Loại cứu theo kiểu mổ cò và cách thổi cho cháy mạnh khi đang cứu bằng cách cứu Gừng... thích hợp cho loại cứu tả.

Sách ‘Loại Kinh Đồ Dực’ ghi : “ Phàm khi dùng hỏa để tả, nên thổi cho hỏa nóng mạnh lên”.

8-Thứ Tự Trong Khi Cứu

Thường cứu theo thứ tự sau: huyệt ở trên cứu trước, huyệt ở dưới cứu sau; Lưng trước bụng sau; kinh dương trước kinh âm sau. Trong trường hợp cấp cứu thì cứu các

Page 48: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

huyệt cấp cưu trước , các huyệt khác cưu sau...

9- Cấm Kỵ Khi Cứu

- Các huyệt vùng mặt da non nên dễ bị bỏng, cần hết sức cẩn thận, không được cứu thành sẹo.

- Các huyệt gần mắt, khi cứu bằng điếu ngải, phải thật cẩn thận vì hơi thuốc dễ xông vào mắt, có thể gây tổn hại cho mắt.

- Các huyệt trên đỉnh đầu, có nhiều tóc, khi cứu cần cẩn thận vì dễ gây cháy tóc.

- Những người âm hư hỏa vượng, cơ thể nóng sẵn...không nên dùng phép cứu. Sách ‘Thương Hàn Luận’ ghi: “Mạch Vi, Sác không nên cứu vì có thể nhân hơi nóng đó thành tà làm cho phiền nghịch, truy hư, trục thực,

Page 49: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

huyết tan trong mạch. Hỏa khí tuy ít nhưng có sức công phạt bên trong, làm hại gân xương, huyết khó trở lại”.

- Sau khi cứu không nên tắm lạnh ngay vì lỗ chân lông đang mở ra, dễ bị cảm lạnh. Ít nhất 1-2 giờ sau mới nên tắm.

- Sau khi cứu, nếu chỗ cứu bị phồng, dộp hoặc khi cứu trực tiếp, vết cứu sưng tấy, làm độc... Dùng Hành ta với Bạc Hà, nấu lấy nước rửa quanh vết đốt chừng 1 giờ để đuổi phong tà ra ngoài, giúp khí chạy vào trong Kinh lạc không bị nghẹt, mau lành vết thương.

Một số huyệt tài liệu xưa cấm cứu như: huyệt Á Môn (Đc.15) cứu sẽ dễ bị câm, huyệt Xích Trạch (P.5) cấm cứu vì làm cho tay khó cử động,

Page 50: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

huyệt Thạch Môn (Nh.5) cấm cứu vì có thể gây tuyệt sản... Những điều này cần phải hiểu rõ:

+ Huyệt Á Môn, theo cơ thể giải phẫu, ở gần vùng hành não, nếu cứu theo kiểu cổ điển là cứu cách trực tiếp, gây bỏng, dễ nhiễm khuẩn đưa đến tổn thương hành não ở phía dưới huyệt, nhưng nếu cứu theo kiểu hiện nay là dùng điếu ngải hơ ấm thì chưa thấy tài lliệu nào nói đến tai biến xảy ra.

+ Huyệt Xích Trạch, theo cơ thể giải phẫu, nằm ngay vùng cơ gấp cánh tay, bên dưới lại có mạch máu, nếu cứu trực tiếp gây sẹo, có thể làm tổn thương gân cơ gấp, gây hạn chế cử động cánh tay, nhưng nếu chỉ cứu ấm, không gây thành sẹo thì không có vấn đề gì cần cấm.

Page 51: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

Các huyệt khác cũng như vậy, nghĩa là tuy tài liệu xưa ghi cấm cứu nhưng chúng ta, 1 mặt vẫn tôn trọng ý kiến của người xưa (vì đó là những kinh nghiệm quý giá mà họ đã gặp, đã biết), tuy nhiên, cũng cần nắm vững về sinh lý giải phẫu cơ thể hiện đại (vì đã được khoa học chứng minh) mà lý giải, cân nhắc để dưa vào xử dụng cho thích hợp, vì nhiều huyệt sách xưa ghi cấm cứu nhưng hiện nay tài liệu mới cho biết vẫn xư dụng cứu pháp mà không có tai biến gì.

Để kết thúc, xin mượn lời của sách ‘Vệ Sinh Bảo Giám’: Khí không đến thì không công hiệu, có cứu cũng không hiệu quả. Vì 12 Kinh ứng với 12 giờ, khí của 12 Kinh theo giờ của nó mà đến . Vì thế, không biết lúc nào khí huyết của Kinh lạc ứng đến nhiều ít mà cứ việc cứu thì dù cứu

Page 52: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

cũng không phát được. Bao nhiêu thầy thuốc ở đời biết được như thế?”.

Chữa bệnh và kéo dài tuổi thọ bằng phương pháp cứu (Kỳ I)

Châm và cứu là hai thủ thuật điều trị phổ biến trong y học cổ truyền (YHCT). Tuy nhiên trong thực tiễn lâm sàng, một số thầy thuốc do thiếu hiểu biết hoặc do thấy phương pháp cứu có thao tác phiền phức hơn nên ít sử dụng, làm cho nhiều bệnh nhân không được tiếp cận một phương pháp chữa bệnh độc đáo, hiệu quả.

Vậy vì sao cứu lại có hiệu quả trong phòng, chữa bệnh, kéo dài tuổi thọ cho con người?

Page 53: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

Để trả lời câu hỏi này cần phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, sự già cả và cái chết. Cách đây hơn 2.000 năm, nhà triết học cổ Hy Lạp

Aristole (384-199 trước Công nguyên) đã cho rằng "sự giảm dần thân nhiệt bẩm sinh là nguyên nhân dẫn đến cái già". Còn hai học giả khác là Galen và Pecgamon (129-199 trước Công nguyên) cũng kết luận: Sự mất mát về thân nhiệt thông qua sự giảm độ ấm trong cơ thể và trong các mô sẽ dẫn đến cái già, còn cái chết là sự mất hoàn toàn thân nhiệt. Nền YHCT thì nhận định nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, nếu là do ngoại nhân thì hàn tà (thời tiết

Ngải cứu - dùng làm mồi ngải để

cứu. 

Page 54: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

lạnh) được xem là nguy hiểm nhất, bởi vì nó liên kết với phong tà (gió), thấp tà (độ ẩm thấp), làm suy giảm vệ khí (dương khí, thân nhiệt) bảo vệ bên ngoài cơ thể gây nên bệnh là chủ yếu. Còn bên trong, mỗi tạng phủ đều nhờ dương khí mới hoạt động được. Cùng với tuổi tác ngày mỗi cao và nhất là bị bệnh lâu ngày làm cho dương khí bị giảm sút sẽ làm rối loạn chức năng các tạng, phủ. Các nguyên nhân trên dẫn đến làm thiên lệch âm - dương mà gây nên bệnh. Sự thiên lệch âm dương có hư và có thực. Nếu thực là do âm thắng, tức là do hàn tà, thì phải dùng nhiệt (sử dụng thủ thuật cứu để đẩy hàn tà đi). Nếu hư mà do dương hư cũng dùng thủ thuật cứu để trợ dương. Như vậy rõ ràng rằng, dùng thủ thuật cứu có thể áp dụng điều trị

Page 55: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

cho khoảng 40-50% bệnh nhân trên lâm sàng.

Để cứu đạt hiệu quả tốt, ngoài việc phải am hiểu bệnh nào thì nên cứu, còn phải bào chế ngải cứu, tiến hành thủ thuật cho thật đúng.

Để chẩn đoán đúng bệnh, như đã phân tích trên, nếu do nhiễm hàn tà (kể cả hàn tà kết hợp với các tà khác như phong hàn, phong thấp) hoặc do dương hư thì phải cứu. Ngoài ra, trong sách Châm cứu đại thành của Dương Kế Châu (Trung Quốc) còn nói thêm nếu gặp các bệnh mà châm không thấy có hiệu quả thì cứu; nếu âm, dương đều hư hoặc kinh lạc hạ hãm cũng cần phải cứu.

Để cứu, cần phải có ngải nhung. Ngải nhung được bào chế như sau: Hái lá ngải cứu (tốt nhất là hái vào

Page 56: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

ngày 3 tháng 3 hoặc ngày 5 tháng 5 âm lịch) phơi hoặc sấy cho thật khô và để càng lâu càng tốt. Khi dùng phải tước hết cọng và gân lá rồi đem giã cho thật mịn. Sau đó dùng rây, rây bỏ phần còn thô, chỉ lấy phần bột mịn để làm ngải nhung. Ngải nhung được sử dụng để làm điếu ngải hoặc mồi ngải.

Cách chế điếu ngải: Lấy giấy mỏng, dễ cháy (giấy cuộn thuốc lá), cắt thành hình chữ nhật, thường với kích thước 24cm x 28cm, cho vào 20g ngải nhung, cuộn lại như cuốn thuốc lá rồi cất vào hộp kín dùng dần.

Cách làm mồi ngải: Để ngải nhung lên một mảnh ván phẳng, nhẵn. Dùng ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa vê ngải nhung thành hình tháp hoặc hình chóp nón là được. Tùy vị trí

Page 57: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

huyệt và yêu cầu chữa bệnh mà dùng mồi ngải to, nhỏ khác nhau.

Phương pháp cứu

Có hai phương pháp cứu là cứu trực tiếp và cứu gián tiếp.

- Cứu trực tiếp: Đặt mồi ngải trực tiếp lên da vùng huyệt định cứu rồi đốt từ đỉnh mồi ngải. Khi mồi ngải cháy gần hết, bệnh nhân có cảm giác nóng lắm thì thay mồi khác. Tùy bệnh và tùy vị trí các huyệt mà có thể dùng nhiều hay ít mồi ngải. Phương pháp này thích hợp với các bệnh mạn tính, lâu ngày.

Có thể cứu trực tiếp bằng cách đốt cháy điếu ngải rồi hơ lên vùng huyệt.

Cứu gián tiếp: Là đặt mồi ngải lên trên các vị thuốc lót sẵn trên huyệt. Tùy tác dụng mà có thể dùng các vị

Page 58: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

thuốc lót khác nhau. Thông thường người ta hay lót gừng, tỏi, muối.

Cứu lót gừng: Lấy gừng tươi thái thành lát mỏng 0,5cm, đường kính khoảng bằng 1/2 tấc (1/2 thốn). Dùng kim xăm nhiều lỗ xuyên qua miếng gừng rồi đặt lên huyệt. Sau đó đặt mồi ngải lên trên miếng gừng và đốt cháy từ đỉnh mồi ngải. Khi bệnh nhân cảm giác nóng bỏng mới thay mồi khác. Khi lát gừng cháy khô thì thay lát gừng mới. Cứu lót gừng ứng dụng để chữa các bệnh như nôn mửa, tả lỵ, các khớp xương đau nhức.

Cứu lót tỏi: Thái củ tỏi có kích thước như lát gừng và cũng tiến hành cứu như cứu lót gừng. Cứu lót tỏi để chữa các bệnh như mụn nhọt mới mọc, bị rắn độc cắn, lao phổi...

Page 59: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

Cứu lót muối: Thường dùng cho huyệt thần khuyết (tại lỗ rốn). Lấy muối ăn lấp phẳng núm rốn, rồi đặt mồi ngải lên trên muối đốt từ đỉnh mồi ngải. Khi bệnh nhân cảm giác nóng bỏng thì thay mồi ngải khác. Áp dụng để chữa các chứng tay, chân lạnh toát; đau bụng thổ tả; cấp cứu trong các trường hợp dương thoát (tay, chân lạnh, toát mồ hôi, mạch nhỏ, tụt huyết áp...).

Ngoài ra còn có phương pháp kết hợp giữa châm và cứu như sau: châm kim vào huyệt rồi dùng điếu ngải hơ vào đốc kim để nhiệt theo kim truyền vào huyệt vị. Hơ từng huyệt một cho đến khi bệnh nhân có cảm giác nóng lại chuyển qua huyệt khác. Phương pháp này được áp dụng chủ yếu trong các trường hợp dương khí hư; những huyệt vị vùng

Page 60: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

mặt, các huyệt nằm sát gân, xương không có chỉ định cứu trực tiếp; hàn tà xâm nhập sâu dưới bì phu gây đau nhức, nặng nề vùng bị bệnh.

Châm và cứu là hai phương pháp điều trị khác nhau. Châm là chữa bệnh bằng cách châm kim vào một số “huyệt vị” trên cơ thể người với những chiếc kim bằng kim loại, tạo thành kích thích bằng các thao tác khác nhau. Kim có nhiều loại và kích thước khác nhau, thông thường nhất là hào châm, kim ba cạnh, kim mai hoa và kim gài trong da (kim nhỉ hoàn).Cứu là chữa bệnh do tác dụng kích thích của nhiệt bằng cách hơ nóng do đốt cháy “ngải nhung” hoặc một số chất liệu khác trên các vị trí đặc hiệu ở mặt da.

Page 61: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

PHÉP CỨU

Điều trị bằng phép cứu là dùng “ngải nhung” đốt cháy để sản sinh sức nóng trên các huyệt vị hoặc một nơi nào đó tren cơ thể bệnh nhân. “Ngải nhung” được chế bằng lá ngải cứu khô tán thành bột mịn, cọng lá loại bỏ đi. Lá ngải cứu có tính ấm và có tác dụng khai thông kinh lạc, trừ hàn cùng khí ẩm thấp, do đó tăng cường chức năng các tạng phủ. Ngải nhung để càng lâu càng tốt.Ngải nhung vê thành mồi ngải, mồi ngải lớn nhất là chiều cao độ 1cm và đường kính 0,8cm; mỗi ngải trung bình bằng hạt ngô, mồi nhỏ bằng hạt đậu đen. Trên lâm sàng, một mồi ngải được xem là một đơn vị; nhưng mồi ngải hình nón hiện nay ít dùng.Ngải nhung còn có thể cuộn như điếu thuốc lá cỡ lớn, cuộn chặt ngải

Page 62: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

nhung với giấy bản, rồi dán lại. Điếu ngải thường dài khoảng 20cm, khẩu kính 1,5cm.1. Cứu trực tiếpCứu trực tiếp là đặt trực tiếp mồi ngải đốt cháy lên huyệt trên mặt da. Phương pháp này có 2 cách: cứu không thành sẹo và cứu thành sẹo.Cứu không thành sẹo: đặt mồi ngải lên huyệt vị đã định đốt cháy phần đỉnh của nó, một lát rồi lấy đi và đặt lên một mồi khác, đến lúc bệnh nhân cảm thấy nóng rát và hơi đau. Cứ thế, lắp đi lắp lại cho tới khi vùng cứu đỏ lên và có hiện tượng xung huyết. Thông thường, dùng từ 3 đến 5mồi ngải cho một lần điều trị; mỗi ngày cứu một lần.Phương pháp này thường áp dụng cho những bệnh nhân mạn tính thuộc hàn chứng và hư chứng, như

Page 63: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

hen suyễn, ỉa chảy mạn tính và tiêu hoá kém.Cứu thành sẹo: Đặt một mồi ngải nhỏ trực tiếp trên huyệt ở mặt da rồi đốt cháy; khi cháy hết hẳn lại đặt mồi khác, lắp đi lắp lại như vậy từ 3 đến 7 mồi trên mỗi huyệt. Chỗ da đó sẽ phồng giộp lên và làm mu, lúc khỏi sẽ để lại sẹo, đúng như tên gọi của phương pháp. Thường chọn một hay hai huyệt cho mỗi lần điều trị. Có thể điều trị hàng ngày hoặc cách nhật. Phương pháp này hiện nay ít dùng vì gây đau đớn và để lại vết sẹo không đang có.2. Cứu gián tiếpĐặt một lát gừng hay lát tỏi mỏng, hoặc một lớp muối lên trên huyệt vị, sau đó đặt lên trên một mồi ngải (cỡ lớn hoặc cỡ trung bình), rồi đốt cháy. Chi tiết của phương pháp như sau:

Page 64: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

1) Cứu gián tiếp với gừngThái một lát gừng mỏng độ  0,3 – 0,5cm, chọc thủng nhiều lỗ, đặt lên huyệt vị. Đặt mồi ngải (cỡ lớn hay trung bình) lên trên lát gừng rồi đốt mồi. Khi bệnh nhân có cảm giác nóng bỏng thì lấy đi và lại đốt mồi khác. Cứ thế làm đi làm lại đến khi mặt da đỏ lên và ướt lấp nhấp. Mỗi lần điều trị dùng từ 3 đến 5 mồi ngải, mỗi ngày cứu một lần.2) Cứu gián tiếp với tỏiCách này cũng giống như trên, dùng tỏi thay cho gừng. Phương pháp được chỉ định trong lao phổi, lao hạch, áp xe lạnh ở giai đoạn đầu. Không dùng phương pháp này cho những bệnh nhân đang sốt.3) Cứu gián tiếp với muốiPhép này chủ yếu áp dụng trên rốn. Cho muối trắng vào lỗ rốn ngang

Page 65: Cách dùng ngải cứu chữa bệnh

mức với mặt da; đặt trên lớp muối một lát gừng và đốt mồi ngải lên trên,