Các kiểu “bẫy” của nhà tuyển dụng khi phỏng vấn

4
Các kiểu “bẫy” của nhà tuyển dụng khi phỏng vấn Với vai trò là nhà tuyển dụng- họ sẽ là người khơi mào để tìm ra những ứng cử viên phù hợp với vị trí tuyển dụng. Mục đích của những câu hỏi phỏng vấn là để hiểu rõ hơn về ứng viên, xem xét và cận cảnh đánh giá năng lực thật sự của họ. Vì vậy, nhà tuyển dụng có quyền đưa ra những tình huống khó, hay nói cách khác là các kiểu “bẫy” để tìm ra những ứng viên sáng giá cho cuôc tranh tài. Các kiểu bẫy thường được chia làm hai dạng: + Dạng thứ nhất: Các câu hỏi trực tiếp + Dạng thứ hai: nhà tuyển dụng sẽ khéo léo đặt ra một hoặc hai tình huống nhỏ trong cuộc phỏng vấn. Những câu hỏi và tình huống của mỗi nhà tuyển dụng sẽ có phần khác nhau, nhưng nhìn chung thường nhà tuyển dụng sẽ xoay quanh các vấn đề sau: Những câu hỏi “xoay” Ngoài những câu hỏi liên quan đến phần chuyên môn thì nhà tuyển dụng sẽ đặt ra một vài câu hỏi có khi nằm ngoài lề. Nhiệm vụ của bạn là phải giải quyết những câu hỏi hóc búa đấy. Sau đây là một vài câu hỏi mang tính chất tham khảo: + Điểm yếu của bạn là gì? Chúng ta thường nhớ đến điểm mạnh của bản thân, và đôi khi lại khó chấp nhận điểm yếu của chính mình. Chính vì điều này, bạn thường có thói quen gạt bỏ nó đi. Nhưng trên thực tế, điểm yếu là điểm mà chúng ta phải thường xuyên nhìn nhận, đánh giá chúng.

Transcript of Các kiểu “bẫy” của nhà tuyển dụng khi phỏng vấn

Page 1: Các kiểu “bẫy” của nhà tuyển dụng khi phỏng vấn

Các kiểu “bẫy” của nhà tuyển dụng khi phỏng vấn 

Với vai trò là nhà tuyển dụng- họ sẽ là người khơi mào để tìm ra những ứng cử viên phù hợp với vị trí tuyển

dụng. Mục đích của những câu hỏi phỏng vấn là để hiểu rõ hơn về ứng viên, xem xét và cận cảnh đánh giá

năng lực thật sự của họ. Vì vậy, nhà tuyển dụng có quyền đưa ra những tình huống khó, hay nói cách khác

là các kiểu “bẫy” để tìm ra những ứng viên sáng giá cho cuôc tranh tài.

 

Các kiểu bẫy thường được chia làm hai dạng:

+ Dạng  thứ nhất:  Các câu hỏi trực tiếp

+ Dạng thứ hai: nhà tuyển dụng sẽ khéo léo đặt ra một hoặc hai tình huống nhỏ trong cuộc phỏng vấn.

Những câu hỏi và tình huống của mỗi nhà tuyển dụng sẽ có phần khác nhau, nhưng nhìn chung thường nhà tuyển

dụng sẽ xoay quanh các vấn đề sau:

 

Những câu hỏi “xoay”

Ngoài những câu hỏi liên quan đến phần chuyên môn thì nhà tuyển dụng sẽ đặt ra một vài câu hỏi có khi nằm ngoài

lề. Nhiệm vụ của bạn là phải giải quyết những câu hỏi hóc búa đấy.

Sau đây là một vài câu hỏi mang tính chất tham khảo:

 

+ Điểm yếu của bạn là gì?

Chúng ta thường nhớ đến điểm mạnh của bản thân, và đôi khi lại khó chấp nhận điểm yếu của chính mình. Chính vì

điều này, bạn thường có thói quen gạt bỏ nó đi. Nhưng trên thực tế, điểm yếu là điểm mà chúng ta phải thường

xuyên nhìn nhận, đánh giá chúng.

 

Khi nhà tuyển dụng hỏi về điểm yếu của bạn, tức là nhà tuyển dụng muốn biết:

+ Bằng cách nào bạn khắc phục được điểm yếu của chính mình?

+ Bạn có biết cách tận dụng điểm mạnh để loại trừ điểm yếu hay không?

Page 2: Các kiểu “bẫy” của nhà tuyển dụng khi phỏng vấn

Hãy suy ngẫm về điểm yếu của chính bạn và đừng ngần ngại liệt kê các điểm yếu ra giấy. Bạn có thể nhờ sự nhận

xét của các chuyên gia hay những chia sẻ thật lòng của người thân. Khi nhìn thấy điểm yếu của chính mình thì bạn

mới nhanh chóng tự thay đổi và hoàn thiện mình hơn.

 

+ Bạn đã học những gì ở thực tế mà không thông qua trường lớp?

Mục đích câu hỏi này nhằm để nhà tuyển dụng kiểm tra vốn sống của bạn. Đây có thể được xem là một câu hỏi khó,

vì có những bài học trong thực tế thường khó diễn đạt thành lời.

Trong trường hợp này, bạn nên đưa ra một bài học thực tế nhỏ, có thể liên quan đến cách cử xử với bạn bè, cách tự

quản lý thời gian, tiền bạc,.. từ những bài học nhỏ đấy, bạn nêu ra kinh nghiệm mà bản thân tự tích lũy được.

 

+ Bạn sẽ làm gì trong 5 năm tới?

Thường thì bạn sẽ ít suy nghĩ về tương lai, 5 năm cũng là khoảng thời gian khá dài để bạn tự định hướng cuộc đời

mình, chính vì vậy, bạn có thể bị sốc với dạng câu hỏi này.

 

Nhà tuyển dụng không yêu cầu bạn phải trả lời ngay lập tức, vì vậy hãy cố gắng trấn tĩnh để suy nghĩ về câu trả lời.

Bạn có thể kể cho nhà tuyển dụng nghe về mơ ước công việc mà bạn đang ứng tuyển, mục đích bạn hướng đến đó

là trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực mà bạn theo đuổi?

 Hãy suy nghĩ về kế hoạch ngắn và dài hạn của bạn ngay từ hôm nay

 

Khả năng xử lý tình huống

Nhà tuyển dụng sẽ tự tạo một tình huống nhỏ để thử khả năng ứng biến của bạn. Hãy xem tình huống minh họa

dưới đây để tham khảo:

 

 + Nghe điện thoại khi đang phỏng vấn

Page 3: Các kiểu “bẫy” của nhà tuyển dụng khi phỏng vấn

Nhà tuyển dụng đột ngột ra tín hiệu dừng lại để họ nghe điện thoại. Bạn có thể  khó chịu vì cảm thấy mình bị xúc

phạm. Có thể đây là cuộc điện thoại quan trọng mà nhà tuyển dụng cần hồi đáp, nhưng đây cũng có thể là một tình

huống mà nhà tuyển dụng tự dựng lên để đánh giá thái độ của bạn.

 Đột ngột dừng lại để nghe điện thoại cũng là một cách thử của nhà tuyển dụng với ứng viên.

Hãy tỏ ra thật điềm bĩnh. Nhiệm vụ của bạn lúc này là không nên quan tâm đến cuộc trò chuyện của nhà tuyển dụng.

Bạn nên tập trung nhớ lại những gì mà nhà tuyển dụng đã hỏi bạn trước đó, hoặc những thông tin mà họ đã đưa ra

cho bạn trước khi họ tiếp điện thoại.

 

Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ quay lại hỏi bạn:” chúng ta đang nói về vấn đề gì?”. Đây thực chất là câu hỏi đo độ

phản xạ và thái độ ứng xử của bạn. Rõ ràng rằng, nếu bạn chỉ tập trung vào những thông tin nhiễu bên ngoài thì bạn

không thể trả lời được câu hỏi tưởng chừng như hết sức đơn giản mà nhà tuyển dụng đặt ra.

 

Bạn đang đến với một cuộc phỏng vấn chuyên nghiệp và đầy nghiêm túc. Chính vì vậy, hãy luôn giữ được sự bình

tĩnh, lạc quan trong suốt cuộc phỏng vấn. Hãy để cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn không phải là con người hoàn

hảo, nhưng là người cầu tiến, biết nhận ra điểm yếu của bản thân và luôn tìm cách khắc phục chúng. Chúc bạn luôn

giữ được sự bình tĩnh và khôn ngoan để vượt qua các kiểu “bẫy” của nhà tuyển dụng.