của các ông Phú và đặc biệt là ông Xu Tiếng mà · thợ xẻ gỗ cá nhân dùng...

24
Dalat & Người Xưa Trang 24 Ngành cưa xẻ gỗ. Dalat là xứ ngàn thông, nên việc khai thác gỗ, thường gọi là cúp cưa ( couper = cắt), đã bắt đầu rất sớm (1927) và có xưởng chế biến gỗ (1931) cho dân chúng dùng gỗ, ván làm nhà. Họ là những nhóm thợ rừng hạ cây xong chuyên chở về bán lại cho các xưởng. Căn cứ theo phương tiện vận chuyển trong buổi sơ khai và bề rộng các gian nhà, tôi nghĩ là các cây ngo được cắt thành từng khúc dài 6m rồi dùng trâu hay voi của người Mọi kéo ra nơi có đường xe hơi. Cái khó là đưa gỗ lên xe, có thể họ bắt chước thợ đập đá chuyển đá lên xe. Thợ đập đá chọn một vách đá cao độ 3m rồi làm một máng tôn cứ chuyển đá đến đổ vào máng đá tuôn xuống đầy xe. Ngành gỗ cũng làm một bến chuyển gỗ cao hơn thùng xe và lăn các khúc gỗ ngo qua xe. Sau này khi có các xe có trục cuốn cáp, xe REO, họ không cần kéo gỗ về bến xa mà chỉ cần tập trung gỗ thành từng đống nhỏ và dùng xe này trục gỗ lên xe vừa mau mà lại an toàn hơn. Khi kỹ thuật cưa xẻ phát triển và nhu cầu bàn ghế giường tủ cao hơn, xưởng cưa không bán gỗ bìa nữa mà xẻ nhỏ ván bìa thành từng loại ngắn dài, dày mỏng theo nhu cầu của ngành đồ mớp (ameublement). Gỗ ở Dalat chủ yếu là thông và dầu. Dân đông thêm, giá củi cao hơn họ bán bọn cưa cho các lò làm bún, làm gạch, nhà hàng và dân chúng. Một công hai lợi. Lò bọn cưa là một thùng tôn dày hay tôn dầu hắc lớn nhỏ tùy công dụng, phía trên có 3 càng sắt như bếp. Trước khi bỏ bọn cưa vào lò họ để ở giữa lò một khúc gỗ tròn láng đứng và một khúc ngang gần đáy thùng. Sau khi nén thật chặt thật đầy bọn cưa họ rút hai khúc gỗ ra châm mồi lửa nơi lỗ ngang. Bọn cưa cháy lần lên theo lỗ đứng cho đến khi cháy hết bọn cưa. Ấp Xuân An là nơi sản xuất lò bọn cưa và thùng tưới nước cho dân làm vườn. Trên đường Yersin có hãng Services des Dragages et des Tra- veaux Public là một hãng cưa của Tây hoạt động cho đến khoảng năm 1957 thì đóng cửa hẳn.Tại ngã năm Đại học có một trại cưa, trên đường đi Trại Mát có hai hãng Ngọc Dung và Michel, đường Cầu Quẹo có mấy hãng cưa gỗ bằng máy của các ông Phú và đặc biệt là ông Xu Tiếng mà tôi sẽ trình bày trong phần các nhà thầu xây cất. Ông bà Tôn thất Chí, ngoài nhà hộ sinh nổi tiếng nhất Dalat trên đường Cầu Quẹo, còn có tiệm đồ gỗ tại ngã ba Cầu Quẹo/Minh Mạng. Ông Võ công Khoa, công chức, đưa thợ từ Hà Tĩnh vào san lại trường Hồng Lam lập trại làm đồ mớp: Mỹ Nga ameublement. Ngoài các hãng cưa xẻ gỗ có những nhóm thợ xẻ gỗ cá nhân dùng lưỡi cưa cá mập hạ ngo xuống, cưa thành nhiều khúc dài rồi dùng cưa xẻ để xẻ thân cây ngo thành ván, cột, đà bán cho dân chúng làm nhà. Cái cưa xẻ cũng giống như cái cưa thường nhưng rộng khổ và dài khoảng hơn 2m. Chúng tôi không rõ họ dùng cách nào để gác nguyên cả thân cây to lớn lên một cái giá bằng cây, một đầu gối vào mặt đất, đầu kia chổng lên trời như họng súng đại bác. Cái giá gồm có 4 cây gỗ cột thật chắc lại thành 2 chữ X, đầu trên ngắn, đầu dưới dài được chôn xuống đất cách nhau xa khoảng chừng hơn 1 mét. Một cây đà lớn thẳng được gác thật ngang qua 2 bộ cây chữ X. Cây gỗ cần xẻ được đưa gác lên đà ấy. Vì công việc nặng nề họ thường đi thành nhóm tối thiểu bốn người và chia thành 2 cặp. Khi cưa người thợ chính thường ngồi dưới đất vì hướng lưỡi cưa ăn gỗ hướng về người ngồi dưới đất và người thợ phụ đứng trên thân cây. Dân ta không mặc quân lót và thường mặc quần xà lỏn. Khi kéo cưa cái ấy cứ lúc lắc theo nhịp cưa nên có câu “lúc lắc như c.. thợ cưa”. Sau khi điều chỉnh thân cây ngay ngắn họ chêm cứng hai bên, và bắt đầu lấy mực xẻ. Họ dùng giây nhợ dài nhúng vào lọ nghẹ có pha dầu để đường kẻ chỉ không bị mưa gió làm phai mờ. Trước tiên họ kẻ 2 đường chỉ song song với khoảng cách xa nhất mà đường kính khúc gỗ cho phép. Tại mỗi đầu khúc cây họ lấy 2 đường chỉ thẳng đứng, kiểm bề ngang các đường chỉ trên dưới phải bằng nhau. Lật thân cây gỗ mặt trên xuống dưới và căn cứ vào các đường chỉ hai đầu lấy thêm hai đường chỉ dọc. Tiếp đó là xẻ 2 tấm ván bìa 2 bên. Khi cả hai đường chỉ được xẻ tới đà ngang, họ phải dời thân khúc gỗ để đầu dưới đất chổng lên trời và bắt đâu xẻ phía bên kia. Khi xẻ

Transcript of của các ông Phú và đặc biệt là ông Xu Tiếng mà · thợ xẻ gỗ cá nhân dùng...

Dalat & Người Xưa Trang 24

Ngành cưa xẻ gỗ.

Dalat là xứ ngàn thông, nên việc khai thác

gỗ, thường gọi là cúp cưa ( couper = cắt), đã bắt

đầu rất sớm (1927) và có xưởng chế biến gỗ

(1931) cho dân chúng dùng gỗ, ván làm nhà. Họ là

những nhóm thợ rừng hạ cây xong chuyên chở về

bán lại cho các xưởng. Căn cứ theo phương tiện

vận chuyển trong buổi sơ khai và bề rộng các gian

nhà, tôi nghĩ là các cây ngo được cắt thành từng

khúc dài 6m rồi dùng trâu hay voi của người Mọi

kéo ra nơi có đường xe hơi. Cái khó là đưa gỗ lên

xe, có thể họ bắt chước thợ đập đá chuyển đá lên

xe. Thợ đập đá chọn một vách đá cao độ 3m rồi

làm một máng tôn cứ chuyển đá đến đổ vào máng

đá tuôn xuống đầy xe. Ngành gỗ cũng làm một

bến chuyển gỗ cao hơn thùng xe và lăn các khúc

gỗ ngo qua xe. Sau này khi có các xe có trục cuốn

cáp, xe REO, họ không cần kéo gỗ về bến xa mà

chỉ cần tập trung gỗ thành từng đống nhỏ và dùng

xe này trục gỗ lên xe vừa mau mà lại an toàn hơn.

Khi kỹ thuật cưa xẻ phát triển và nhu cầu

bàn ghế giường tủ cao hơn, xưởng cưa không bán

gỗ bìa nữa mà xẻ nhỏ ván bìa thành từng loại ngắn

dài, dày mỏng theo nhu cầu của ngành đồ mớp

(ameublement). Gỗ ở Dalat chủ yếu là thông và

dầu. Dân đông thêm, giá củi cao hơn họ bán bọn

cưa cho các lò làm bún, làm gạch, nhà hàng và

dân chúng. Một công hai lợi. Lò bọn cưa là một

thùng tôn dày hay tôn dầu hắc lớn nhỏ tùy công

dụng, phía trên có 3 càng sắt như bếp. Trước khi

bỏ bọn cưa vào lò họ để ở giữa lò một khúc gỗ

tròn láng đứng và một khúc ngang gần đáy thùng.

Sau khi nén thật chặt thật đầy bọn cưa họ rút hai

khúc gỗ ra châm mồi lửa nơi lỗ ngang. Bọn cưa

cháy lần lên theo lỗ đứng cho đến khi cháy hết bọn

cưa. Ấp Xuân An là nơi sản xuất lò bọn cưa và

thùng tưới nước cho dân làm vườn. Trên đường

Yersin có hãng Services des Dragages et des Tra-

veaux Public là một hãng cưa của Tây hoạt động

cho đến khoảng năm 1957 thì đóng cửa hẳn.Tại

ngã năm Đại học có một trại cưa, trên đường đi

Trại Mát có hai hãng Ngọc Dung và Michel,

đường Cầu Quẹo có mấy hãng cưa gỗ bằng máy

của các ông Phú và đặc biệt là ông Xu Tiếng mà

tôi sẽ trình bày trong phần các nhà thầu xây cất.

Ông bà Tôn thất Chí, ngoài nhà hộ sinh nổi

tiếng nhất Dalat trên đường Cầu Quẹo, còn có

tiệm đồ gỗ tại ngã ba Cầu Quẹo/Minh Mạng. Ông

Võ công Khoa, công chức, đưa thợ từ Hà Tĩnh vào

san lại trường Hồng Lam lập trại làm đồ mớp: Mỹ

Nga ameublement.

Ngoài các hãng cưa xẻ gỗ có những nhóm

thợ xẻ gỗ cá nhân dùng lưỡi cưa cá mập hạ ngo

xuống, cưa thành nhiều khúc dài rồi dùng cưa xẻ

để xẻ thân cây ngo thành ván, cột, đà bán cho dân

chúng làm nhà. Cái cưa xẻ cũng giống như cái cưa

thường nhưng rộng khổ và dài khoảng hơn 2m.

Chúng tôi không rõ họ dùng cách nào để gác

nguyên cả thân cây to lớn lên một cái giá bằng

cây, một đầu gối vào mặt đất, đầu kia chổng lên

trời như họng súng đại bác. Cái giá gồm có 4 cây

gỗ cột thật chắc lại thành 2 chữ X, đầu trên ngắn,

đầu dưới dài được chôn xuống đất cách nhau xa

khoảng chừng hơn 1 mét. Một cây đà lớn thẳng

được gác thật ngang qua 2 bộ cây chữ X. Cây gỗ

cần xẻ được đưa gác lên đà ấy. Vì công việc nặng

nề họ thường đi thành nhóm tối thiểu bốn người

và chia thành 2 cặp. Khi cưa người thợ chính

thường ngồi dưới đất vì hướng lưỡi cưa ăn gỗ

hướng về người ngồi dưới đất và người thợ phụ

đứng trên thân cây. Dân ta không mặc quân lót và

thường mặc quần xà lỏn. Khi kéo cưa cái ấy cứ lúc

lắc theo nhịp cưa nên có câu “lúc lắc như c.. thợ

cưa”. Sau khi điều chỉnh thân cây ngay ngắn họ

chêm cứng hai bên, và bắt đầu lấy mực xẻ. Họ

dùng giây nhợ dài nhúng vào lọ nghẹ có pha dầu

để đường kẻ chỉ không bị mưa gió làm phai mờ.

Trước tiên họ kẻ 2 đường chỉ song song với

khoảng cách xa nhất mà đường kính khúc gỗ cho

phép. Tại mỗi đầu khúc cây họ lấy 2 đường chỉ

thẳng đứng, kiểm bề ngang các đường chỉ trên

dưới phải bằng nhau. Lật thân cây gỗ mặt trên

xuống dưới và căn cứ vào các đường chỉ hai đầu

lấy thêm hai đường chỉ dọc. Tiếp đó là xẻ 2 tấm

ván bìa 2 bên. Khi cả hai đường chỉ được xẻ tới đà

ngang, họ phải dời thân khúc gỗ để đầu dưới đất

chổng lên trời và bắt đâu xẻ phía bên kia. Khi xẻ

Dalat & Người Xưa Trang 25

xong 2 tấm bìa họ lật khúc gỗ để mặt gỗ đã cưa

gác lên đà ngang. Nếu định xẻ gỗ làm cột hay đà

lớn, lúc này phải kiểm và chêm lại sao cho cây đà

này phải thật ngang thì sau này gỗ xẻ ra mới

vuông vắn, xẻ ván thì không cần làm việc này.

Các đường chỉ được lấy tùy theo kích thước ván,

cột hay đà. Các đường chỉ phải lấy cả 2 mặt để cả

hai người thợ căn cứ vào đó mà cưa. Công việc

thật nhiêu khê và cực khổ vì phải làm cả ngày

ngoài nắng mưa.

Ngành xây cất.

Dalat được dự trù làm thủ đô cho toàn cõi

Đông Dương nên có nhiều công thự, tư dinh và

biệt thự huy hoàng do các kiến trúc sư kỹ sư ưu tú

thiết kế và các nhà thầu Pháp danh tiếng

(S.ỊD.EC., Eiffel, Dragage….) đảm trách. Họ phải

được sự chấp thuận của Toàn Quyền Đông Dương

mới được phục vụ tại Dalat. Chủ trương của Pháp

là huấn luyện và đào tạo người Việt vừa đủ khả

năng để phục vụ họ thôi, nên nhóm nhân công

thuở ấy chắc chắn có tay nghề khá cao. Người

Việt vốn cần cù và nhất là nhạy bén và tiếp thu

nhanh chóng nên một số đã thành những nhà thầu

lớn nhỏ mà tôichỉ biết vài người.

Những dãy nhà mái nâu có dãy taxi, dãy gần chợ Hòa Bình

và đường Minh Mạng là của ông Võ đình Dung xây đầu tiên,

tiệm góc đường có mái nhà hình tam giác là Đức Xương

Long (đầu đường Minh Mạng). Dãy nhà lầu 3 tầng với hàng

cửa sổ, trước đây là ga ra Ballansard.

Tôi có duyên may là đã thâu thập được

nhiều nguồn tin khả tín là ngay từ buổi sơ khai

(1925) cũng đã có một số Cán sự trường Cao

Đẳng Công Chánh Hà Nội đầu tiên phục vụ tại

Dalat như đã ghi trên phần vận tải và giao thông.

Một người bạn kỹ sư Công Chánh cho tôi biết ông

Trần đăng Khoa, Cán sự Công chánh (agent tech-

nique des Travaux Publics) đã xây cất Cầu Ông

Đạo (1934) và sau này là Tổng Trưởng Công

Chánh Bắc Việt.

Tôi tìm hiểu thêm trên mạng nhưng không

được gì. Qua cuốn Kỷ Yếu trường Cao Đẳng

Công Chánh kỷ niệm 100 năm thành lập trường

(1902-2002), ông Trần đăng Khoa tốt nghiệp năm

1927 và tốt nghiệp khóa kỹ sư chuyên nghiệp

Đông Dương đầu tiên năm 1943, là Tổng Trưởng

Công Chánh Bắc Việt từ 1946 và Bộ Trưởng Thủy

Lợi năm 1955. Cũng qua kỷ yếu này trong thời

gian đầu trường chỉ đào tạo những chuyên viên kỹ

thuật và họ được bổ nhiệm đi làm việc trên toàn

cõi Đông Dương, Mãi sau 1930 chương trình đào

tạo về kỹ thuật mới cao hơn và có căn bản hơn.

Qua cuốn địa chí Dalat hai đập ngăn suối

Cam Ly đã bị bão phá hủy (1932), đồ án Hồ Lớn (

Grand Lac) được đấu thầu (1933) và xây cất

(1934), và công tác này là trọng điểm của thành

phố. Tập hợp các điều trên theo thiển nghĩ ông

Trần đăng Khoa có thể là người đại diện chánh

quyền Pháp phối hợp với nhà thầu Pháp và nhân

công Việt để tránh sơ sót về kỹ thuật do ngôn ngữ

bất đồng, chứ Pháp chưa giám giao cho ông thiết

kế hay đảm trách việc xây cất cầu này nhưng ông

được danh dự đã đóng góp vào công cuộc xây

dựng một công trình đẹp của Dalat thời ban khai.

Ông Võ đình Dung nhà thầu xây nhà ga xe

lửa nổi tiếng đẹp nhất Việt Nam (1932) và nay là

một di tích văn hóa quốc gia. Ông là sở hữu chủ

khu phố xung quanh chợ Hòa Bình (1937), một

khu đất khá rộng đường Cầu Quẹo mà ông Trần

đình Ôn mướn làm khuôn viên trường tư thục

Hồng Lam, mấy biệt thự ở cuối đường Lò Gạch

trong đó có nhà số 77 mà gia đình người bạn tôi

mướn và ông Xu Hổ một thầu khoán nhỏ mướn

một căn khác gần đó. Doanh trại của ông rất rộng

tại góc đường Pasteur và Hôpital ( Hai Bà Trưng

Dalat & Người Xưa Trang 26

và Hải Thượng) sau này là trường Việt Anh do

ông Võ đình Dũ, con trai ông, làm hiệu trưởng.

Ông bà có bốn người con, ba gái một trai. Tất cả

đều du học tại Pháp. Cô Mỹ Hạnh, gái út kết hôn

với ông Nguyễn văn Thưởng, kỹ sư công chánh

từng làm Trưởng khu Công Chánh Nam Trung

Phần. Họ cùng bốn người con định cư tại Louisi-

ana và Florida. Ông và ông Nguyễn văn Tiếng là

linh hồn của ban trị sự Tỉnh Hội Phật Học (thuộc

Hội Phật Học Việt Nam Trung Phần, Huế) lúc đó

còn tại chùa Linh Quang ở Số Bốn và xây cất

chùa Linh Sơn (1939-1942). Năm 1946 ông giải

nghệ và dành thì giờ tập trung tu tập và nghiên

cứu thêm Phật pháp tại Nha Trang.

Muốn tìm hiểu ngành xây cất nói riêng và

người Dalat xưa nói chung cần phải biết rõ hơn

các hoạt động và nhân cách của ông Võ đình Dung

vì ông là nhà thầu Việt đầu tiên và lớn nhất tại Da-

lat được Pháp kính nể. Qua bao năm tháng các

công trình của ông vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt

trong khi một số không ít các công trình của người

Pháp thực hiện đã xuống cấp. Điều này nói lên khả

năng kỹ thuật và lãnh đạo của ông khá cao vừa về

kỹ thuật vừa nguồn vốn nên mới nhận được công

tác nhà ga. Không ai biết ông đã làm những gì khi

lên lập nghiệp tại Dalat trước khi xây nhà ga.

Càng đáng phục ông hơn về nhân cách. Ông có dị

tướng nhưng, như bao người Dalat dám nghĩ dám

làm mạnh dạn đứng lên cạnh tranh với các nhà

thầu Pháp và đóng góp cho Hội Phật học Dalat.

Tôi đã cố tìm hiểu nhưng không biết thêm gì về

ông, nếu ai biết được hai trưởng nữ tên Tri Túc và

Huệ Đa của ông hoặc bạn bè của gia đình ông xin

vui lòng cho tôi biết để tìm hiểu và biết thêm sự

đóng góp của ông. Nhờ đó chúng ta biết Dalat

được nhiều hơn.

Ông Nguyễn văn Tiếng người Huế đem gia

đình vào Dalat khoảng giữa thập niên 20 làm giám

thị (surveillant) công trường đường B’lao - Dalat

cho hãng thầu Eiffel của Pháp, danh tiếng khắp

Đông Dương. Từ đó ông có tên Xu Tiếng. Qua

mấy năm ông lăn lóc với nắng mưa, gió lạnh, rắn

rít, sốt rét, ho lao, nhờ có trình độ học vấn tương

đối cao (với người Dalat đương thời), thông minh

lanh lợi, tháo vác, nhạy bén ông rất được tín

nhiệm. Rất chú trọng về phẩm chất công tác và kỷ

luật công trường nên ông được chuyển về Dalat

với trách nhiệm và quyền hạn cao hơn. Với ý chí

tự lực tự cường ông để ý học hỏi tất cả các việc từ

công trường đến văn phòng, chờ dịp thuận tiện sẽ

ra riêng. Không ai nhớ rõ ông bắt đầu lãnh thầu

xây cất biệt thự cho tư nhân Pháp lúc nào nhưng

ông đã là nhà thầu có uy tín khi ông Võ đình Dung

xây cất nhà ga xe lửa (1932) và lúc Dalat đã có

327 biệt thự (1936).

Ông tận tình hướng dẫn công nhân thợ

thuyền trực thuộc trau dồi nghề nghiệp, đặc biệt là

dạy các người cai và thợ giỏi học toán, điều rất

cần thiết trong xây cất. Với từ tâm của một gia

đình thuần thành đạo Phật, ông nhờ bà tổ chức

một kho nhỏ dự trữ một số nhu yếu phẩm căn bản

để giúp đỡ những nhân công thợ thuyền gặp khó

khăn và khấu trừ vào lương, và lập một quỹ xã hội

để cho nhân viên mượn tạm khi bị tai nạn hay đau

yếu và trả dần sau. Ông có một đội ngũ thợ giỏi và

trung thành, vì nhớ ơn ông hướng dẫn và giúp đỡ

nhiều người đã về làm cho ông. Ông có hai chiếc

cam nhông nét để chuyên chở vật liệu công trường

nhưng khi bạn bè cần là cho mượn ngay, nên được

mọi người kính nể.

Mấy năm sau ông mở hãng đúc gạch và

ngói xi măng khi thấy phí tổn chuyên chở các loại

vật liệu này từ La Ba hoặc có khi từ Djiring về quá

cao. Năm 1937 nhờ có hai hãng này cùng uy tín và

kinh nghiệm trong thời gian làm với Eiffel, ông tin

Dalat & Người Xưa Trang 27

rằng sẽ làm rẻ hơn nên ông trúng thầu công tác

xây khu cư xá Saint Benoit (Chi Lăng bây giờ) và

khu Cité Decoux 51 căn (1942) dành cho công

chức Pháp lương thấp và đông con, và Nha Địa

Dư (1944) với tường bằng đá chẻ.

Vì các khó khăn về tài chánh công tác xây

trường trung học Bồ Đề (1956) có những điều khá

đặc biệt: Tỉnh cấp đất, chùa lo tiền nhân công, ông

ứng trước tiền vật liệu. Khi trường hoạt động, sau

khi trang trải chi phí sinh hoạt hàng tháng của

trường, ông chỉ được lãnh lại dần dần phần còn lại

của học phí về số tiền đã ứng trước. Khi vừa xong

Nha Địa Dư, gia đình ông phải tản cư về Huế mà

chưa kịp lãnh tiền. Năm 1947 gia đình hồi cư bằng

ghe vào đến Nha Trang, tạm trú tại nhà ông Võ

đình Dung thăm dò tình hình trước khi lên Dalat.

May sao ông Baillon, Trưởng Khu công tác Dalat

còn tại chức, biết vụ Nha Địa Dư, cấp giấy chứng

nhận nên ông được truy lãnh số tiền xây công tác

này. Nhờ đó ông có vốn để tiếp tục phát triển nghề

cũ. Sau năm 1945 người Pháp không xây cất thêm

dinh thự nữa mà chỉ tân trang nội thất các công

thự cũ. Các nhà thầu Pháp giảm nhiều nên ông

Tiếng, nhờ uy tín và kỹ lưỡng, được Pháp giao cho

nhiều công tác thay thế các trang thiết bị mới từ

Pháp như bếp sắt, bồn tắm hay thay sàn gỗ mới,

bình phong v…v.. Khi thay đồ mới ông lấy những

vật dụng cũ về dùng trong nhà, cũ người mới ta,

nhưng sang trọng ra phết thời bấy giờ.

Sau khi hồi cư thấy người Việt lên Dalat

ngày càng đông và nhà họ thường làm nhà bằng

ván ông mở hãng cưa xẻ gỗ cho nhu cầu này và

giao cho bà trông coi với bảng hiệu mới Thiện

Nghĩa, pháp danh của người con trai trưởng để kỷ

niệm người con đã giúp ông nhiều trên đường lập

nghiệp mà lại mất sớm. Một thời gian sau ông,

nhờ người con đang học ở Pháp mua cho một bộ

dụng cụ ngành mộc, một số catalogue đồ mớp

(ameublement), tân trang lại hãng cưa. Từ đó tất

cả các công đoạn cưa, xẻ, bào, mộng, đánh bóng

đều bằng máy, nên hàng của ông vừa đẹp, chắc

chắn mà lại rẻ. Ông tự sản xuất ván ghép sàn nhà

để cung cấp cho nhu cầu trong các biệt thự.

Xưởng ông dùng bốn loại gỗ, phần chính là thông

cho ván và vật dụng thông thường trong nhà; dầu

cho đà, cột; bằng lăng và sao, rất hiếm, dành cho

các vật dụng trong các dinh thự biệt thự.

Chùa Linh sơn

Từ ngày vào Dalat gia đình ông đã thường

xuyên sinh hoạt và giúp đỡ chùa Linh Sơn rất

nhiều. Là một trong số sáng lập viên Hội Phật Học

Dalat, gia đình ông phát động thêm các sinh hoạt

xã hội: hướng dẫn các Phật tử làm bánh trái để bán

trong các ngày hội gây quỹ, ban từ thiện đi thăm

viếng các bệnh nhân, đi tẩn liệm các người thất lộc

tại nhà thương thí, và đặc biệt nhất là lập một kho

dự trữ hòm cho các gia đình nghèo. Năm 1945 ông

là thủ quỹ của Tuần lễ vàng Dalat. Con cái ông

đều thành đạt. Người rể đầu, kỹ sư hầm mỏ Pháp,

cháu ông Võ đình Dung, có cơ xưởng lớn tại

Pháp. Người rể thứ, kỹ sư Cầu Cống Pháp, là công

chức cao cấp trong bộ Giao Thông Công Chánh và

có dược phòng tại đường Tự do Saigon. Nhiều

người, kính nể và ngưỡng mộ ông, cho biết ông

đúng là một mẫu người Dalat xưa: hăng say làm

việc, dám nghĩ dám làm để tiến thân, khai sáng

một phong trào xã hội giúp đỡ mọi người thật thiết

thực, và nhất là việc cung cấp hòm miễn phí cho

người nghèo theo tinh thần nghĩa tử là nghĩa tận.

Tôi ngưỡng mộ ông phần chính vì điều sau: nhạc

phụ tôi, có bằng primaire vì không chịu đi làm cho

Pháp với lương tháng khoảng 21 đồng tương

đương 6-7 bao gạo chỉ xanh, và ông Xu Tiếng

hình như học lực cao hơn, đã mua một căn nhà

nhỏ tại góc đường Minh Mạng và Cầu Quẹo cho

gia đình ở rồi đi làm ở B’lao với ý đồ phải vào

hang cọp mới bắt được cọp con. Một tin tưởng

mãnh liệt vào khả năng của mình mới dám có

Dalat & Người Xưa Trang 28

quyết định táo bạo này. Tiếc thay ông qua đời khi

sự nghiệp đang bành trướng mạnh vì mắc bệnh xơ

gan trong nhưng năm gian khổ tại Blao.

Ngoài ra có ông Nguyễn hữu Phú xuất thân

làm cúp cưa rồi cưa xẻ gỗ trước khi làm nhà thầu

chủ yếu xây cất cho người Việt. Ngành xây cất là

ngành quan trọng nhất của Dalat đương thời,

nhưng không ai biết được các tiệm bán đồ vật liệu

xây cất của Pháp và Việt. Tôi không thể tưởng

tượng được, theo một tài liệu bằng Pháp văn, là

nhân công người Mọi phải khiêng gánh vật liệu

xây cất trước khi hoàn thành đường xe lửa.???

Nếu nghĩ rằng lúc đó các nhà thầu Pháp tự lo liệu

mua vật liệu và chuyên chở lên Dalat thì những

nhà thầu Việt mua ở đâu ngoài tiệm Lưu hội Ký

nhỏ xíu trên đường Minh Mạng???

Ngành nông nghiệp

Việt Nam là nước nông nghiệp. Dalat khác

với tất cả các tỉnh miền đồng bằng, không có nông

nghiệp trong buổi sơ khai. Mãi đến năm 1928 ông

Nguyễn thái Hiến (1898-1956), thân phụ tôi, mới

khai sanh ra ngành trồng rau Dalat và hoa.

Khi làm giám thị săn sóc các công viên và

các vườn hoa trong các dinh thự, ông Hiến thấy

nhu cầu nhân công nhiều nên đem bà con ở Nghệ

An vào làm phu lục lộ. Khi biết ông Hiến xuất

thân từ trường Canh Nông Tuyên Quang, ông

Công Sứ đem hạt giống từ Pháp giao cho ông

trồng thí nghiệm để có rau tươi ăn. Khởi đầu ông

trồng tại “Khu nhà Thiếc”, cư xá cho công chức

thấp người Việt. Ngành này cần nhiều nước và

phân. Ông nghiên cứu làm phân xanh nhưng chu

kỳ sản xuất quá dài và tốn kém. Ông chuyển qua

phân tiêu “nguồn phân vô tận” nhưng bị bà phản

đối “ là cho chúng tôi ăn c..” Nhờ hội Hoan Châu

Ái Hữu, do ông thành lập, có hội viên ở rải rác

nhiều tỉnh ông biết được nguồn cá khô từ Phan

Thiết nên mua về làm phân. Sẵn có nhiều nhân

công ông khai phá một vuờn nhỏ tại ấp Tân Lạc

(1928). Ông đã hướng dẫn nhóm người Nghệ An

tiền phong này tất cả các công đoạn từ chọn lựa

địa điểm đến kỹ thuật trồng rau. Ngành này đã lan

rộng đến Trại Mát (1934), Đất Làng tại Cầu Đất

(1937) và lúc đó đã cung cấp rau cho thị trường

Saigon qua đường xe lửa. Khi nhu cầu phân gia

tăng, ông phải mua xác mắm _

phế phẩm của các

nhà sản xuất nước mắm _

từ Phan Thiết, Phan Rí

chở về Dalat bằng xe lửa. Song song với rau ông

cũng trồng nhiều loại hoa, đã thử nghiệm lai giống

vài thứ hoa như gerbérat cọng yếu với marguerite

cọng cứng hơn để bông không bị cụp xuống, rẽ

quạt Tây cọng lớn và khó trồng với rẽ quạt mọi, đã

thất truyền, cọng nhỏ và mạnh với hy vọng bông

đẹp và dễ trồng hơn nhưng chưa có kết quả. Ông

phải bỏ ngành này sau khi bị một khách hàng Sai-

gon đòi bồi thường vì giao hàng trễ trong dịp lễ

lớn do đường xe lửa bị hư.

Khoảng thập niên 30 Dalat lạnh lắm, nên

thỉnh thoảng có sương muối mà người làm vườn

rất sợ _

như bị cháy nhà _

vì bao nhiêu công của

đã đặt vào những luống rau có thể tiêu tan chỉ vì

một đêm nhiều sương muối. Thời đó đâu có dự

báo thời tiết nên vào mùa Đông, khoảng 3-4 giờ

sáng, các người lớn tuổi thường phải dậy xem

chừng có sương muối không? Nếu thấy lớp này

dày là hô hoán lên “sương muối, sương muối”.

Mọi người lật đật tung mền dậy và theo công việc

giao sẵn trước tức tốc ứng chiến. Một thanh niên

trẻ vác cuốc chạy vào đập tháo nước về tiếp tế cho

nước dự trữ sẵn tại hồ múc nước. Người chạy ra lo

việc tưới nước làm tan sương muối, kẻ khác lo đốt

lửa thêm vì chỉ vài phút sau là tốp tưới nước đầu

sẽ chạy vào hơ tay chân đã bị cóng lạnh, người

khác luân phiên thay thế ra tưới nước. Tội nghiệp

nhất là những người lớn tuổi bao ngày dầm sương

dãi nắng gót chân nứt nẻ gặp trời lạnh đau nhức

lắm, nhưng trong trường hợp này họ bảo phải

mạnh dạn nhào xuống ngâm chân vào nước cho tê

cứng rồi mới đi tưới được.

Ông Hoàng trọng Phu, đương thời Tổng

Đốc tỉnh Hà Đông, và ông Trần văn Lý, Quản Đạo

Dalat thấy sự phát triển ngành này nên lập ấp Hà

Đông (1938). Người Hà Đông chủ yếu trồng dâu

tây với phân tươi. Bất kể ấm hay lạnh họ đi lấy

phân ở các thùng nhà vệ sinh công cộng hoặc tại

các hầm tiêu cư xá khi trời chưa sáng và những

Dalat & Người Xưa Trang 29

phế phẩm tại ba toa (abattoir lò sát sinh heo bò).

Những chất này được đổ vào một hồ chứa có sẵn

nước cho loãng phân ra. Sau đó họ gánh ra khu

trồng dâu và dùng gáo nhôm lớn tưới thẳng lên

những luống dâu chưa có trái đã được phủ cỏ khô.

Dâu tây thời đó trái nhỏ mềm dễ hư nhưng rất

ngọt và thơm. Dân chúng thường làm rượu dâu để

dùng trong mùa Giáng Sinh và Tết Tây.

Mặt tiền nhà ông Hiến, vách nguyên thủy

bằng ván bào và chưa có phần xây bờ đá.

Nhà bếp và mặt sau. Hình chụp năm 1998

Sau khi ấp Hà Đông được thành lập, hai

ông Nguyễn thái Hiến và Nghiêm Trang, với sự

hổ trợ của ông Phạm khắc Hòe, Quản Đạo Dalat

kế nhiệm, xin Pháp thành lập ấp Nghệ Tĩnh (1940)

và ngành này vươn lên. Sau khi hồi cư nhiều gia

đình trắng tay vì phân tro nông cụ mất hết. Dọn cỏ

hoặc nỉa đất khi gà chưa gáy vì phải mượn nông

cụ. Phụ nữ và trẻ con lang thang từ ngọn đồi này

qua đồi khác gần Saint Benoit để lượm phân bò.

Trên đường về phải đội thúng phân trên đầu khi

lội qua suối gần trường Thiếu sinh quân vì nước

cao tới ngực. Ăn trưa xong vội vã theo đoàn đi củi

vào hố sâu chặt củi đến xế chiều. Thực phẩm

thiếu, thuốc men khan hiếm ròng rã cả năm mới

tạm ổn định lại cuộc sống.

Từ năm 1948 ba yếu tố chính đã làm ngành

trồng rau Dalat phát triển mạnh: máy bơm nước,

thuốc trừ sâu DDT với ông Trần đình Ôn, phân

xác mắm với bà Nguyễn thái Thanh, em dâu ông

Hiến, và kỹ thuật gieo trồng với bà Tôn gia

Huồng. Tưới nước là công đoạn quan trọng nhất

của ngành trồng rau. Ông Le Bris nguyên là chủ

đồn điền cà phê ở Trạm Hành. Năm 1945 lên mở

tiệm chuyên hột giống, thuốc sâu, và đến 1948 bán

thêm bán máy bơm nước hiệu Bernard chạy bằng

xăng. Khi biết ông Ôn biết tiếng Pháp ông Le Bris

liền nhờ ông Ôn giới thiệu và hướng dẫn nhà vườn

sử dụng máy bơm nước.

Cái ngày trình diễn tưới nước bằng máy

bơm người làm vườn toàn ấp Nghệ Tĩnh, tập trung

đứng xem vui mừng khôn tả khi thấy đứa bé 10

tuổi cầm cái vòi nước tưới dễ dàng, vòi nước phun

mạnh tới 5-6 thước, kể cả khi tưới đám cỏ hoang

trên đồi cao. Nhưng rồi có cảnh tức cười và ngược

đời: mang tơi khi trời nắng chang chang làm đĩ

không trơi bằng mang tơi tưới nước (trơi = hổ

thẹn) qua câu vè của dân làm vườn Nghệ An. Với

hệ thống ống nước bằng sắt đôi khi tưới nước phải

đứng dưới gió, tia nước nhỏ được gió tạt vào

người lạnh nên phải mang tơi lá còi mà từ xa ai ai

cũng thấy. Từ đó các chủ vườn tại ấp Nghệ Tĩnh,

căn cứ theo ranh giới vườn được cấp phát, tự động

khai phá thêm diện tích vườn mình lên phần đồi

trên cao và chánh quyền Pháp cũng nhắm mắt làm

ngơ. Tiếp đó là sự thành lập nhiều ấp trồng rau

mới như ấp Sào Nam-Tây Hồ (1951-52), Đa Thiện

(1953) v…v…với diện tích canh tác rộng bội

phần. Ông học hỏi thêm việc sửa chữa máy bơm

qua trung gian các tài xế chuyên chở rau. Những

ai có trục trặc về máy bơm đều đến nhờ ông giúp

đỡ. Có năng khiếu giảng dạy ông dần dà đào tạo

tại mỗi ấp một đội ngũ người làm vườn tự sửa

chữa lấy. Các loại máy thay đổi luôn vì vườn trên

cao cần loại máy có áp suất cao, các vườn rộng

cần máy lớn với áp suất nhỏ. Vì sự phát triển của

máy dầu, máy điện, máy ép hơi lấy nước ở sâu

dưới đất nên ông khá bận rộn và bị gãy tay trong

Dalat & Người Xưa Trang 30

một dịp sửa máy. Máy bơm càng mạnh nguồn

nước chứa càng thiếu dẫn đến việc ăn cắp nước

giữa đêm khuya tại các vườn có mạch nước mạnh.

Nhà nào cũng phải canh giữ hồ dự trữ nước qua

đêm sợ người thiếu nước lẻn đến phá bờ hồ.

Trước đó phải bắt sâu bằng tay rất tốn thì

giờ và không dám trồng lứa rau mới khi gần nhà

mình có những đám rau sắp thu hoạch vì khi đó

bướm sẽ qua đẻ trứng trên đám cây nhỏ mới trồng.

Thuốc trừ sâu DDT tuy rất đắt nhưng tiện lợi, bảo

đảm và có thể trồng rau trên diện tích rộng và bất

cứ lúc nào. Nhà vườn chỉ cần đổ thuốc vào một cái

lon nhỏ, với nắp đã được đục một số lỗ nhỏ rồi rắc

thuốc trên đám rau là xong. Tuy phải rắc thuốc khi

lặng gió nhưng thuốc cũng phủ đầy người. Có biết

sự độc hại của thuốc đâu mà quan tâm.

Diện tích vườn ngày càng rộng, nhu cầu

phân tro càng nhiều.Trước khi hồi cư ông bà

Nguyễn thái Thanh đã liên lạc lại với các nhà hàm

hộ ở Phan Rí Cửa về việc tái tục mua phân xác

mắm nên là người buôn phân quy mô đầu tiên,

mấy năm sau có thêm bà Cửu Tư. Cầu nhiều hơn

cung nên rất lời và cũng rất phức tạp. Chưa liên

lạc bằng bưu điện được nên bà phải xuống Phan

Rí mấy ngày trước để mua hàng. Phân xác mắm

không thể để lâu vì mùi hôi thúi, ruồi nhặng và

giảm trọng lượng vì mất nước nên chỉ bỏ vào bao

một ngày trước khi được chuyển bằng xe hơi lên

ga Sông Mao. Sau khi làm thủ tục với ga xe lửa

phân được chuyền qua xe lửa và giao hàng tại ga

Dalat, người làm vườn tự lo đem phân về vườn.

Khi sự giao thông phát triển thêm mới dùng xe hơi

chở thẳng đến vườn. Phân xác mắm vẫn không đủ

bà đề nghị dùng phân tiêu trộn với tro trấu tại

Phan Rang và mua xác mắm cá mè dinh từ Long

Xuyên. Mặc dầu sau này có thêm phân dơi Guano,

nhập từ Phi Luật Tân và phốt phát từ Pháp phân

xác mắm vẫn nguồn phân chủ lực của ngành trồng

rau cho đến khoảng thập niên 80.

Tôi có một kỷ niệm nhớ đời về phân xác

mắm. Một hôm bà thím bị ốm nặng tôi phải đi

giao phân cho khách hàng tại goong xe lửa rồi tiếp

tục vào lớp. Khoảng năm phút sau tất cả các học

sinh, nhất là các nữ sinh ngồi hàng ghế đầu, quay

mặt lại cau có nhìn tôi. Anh bạn kế bên vội hỏi ”

có phải mày đã đạp phải c….không”. Tôi hiểu,

không dám trả lời lặng lẽ chuồn ra khỏi lớp. Thì ra

mùi phân cá thấm qua cái áo len đã gây ra tai họa

này mặc dầu tôi đã cố tránh không hề đụng đến

bao phân nào.

Các loại giống càng nhiều, kỹ thuật gieo

trồng, sử dụng thuốc sâu thay đổi luôn. Gieo trồng

với số lượng lớn nhà vườn đâu dám tin lời quảng

cáo của người bán vì phong thổ nơi sản xuất hột

giống khác với nơi trồng. Nếu sai là mất vốn nên

mọi người đều chờ bà Huồng trồng thử trước. Sú

thấp lá dòn dễ thúi, sú cao dễ nghiêng ngã, kỹ

thuật trồng rau ngắn ngày xen lẫn rau dài ngày

cũng phải thay đổi v…v… nhờ sự nhạy bén thông

minh của bà Huồng.

Từ ngày có công voa và các xe 10 tấn chở

rau, việc mua bán rau qua trung gian cũng thay

đổi. Những xe rau đến Saigon sớm thường bán

được giá cao nên nẩy sinh ra việc mua vạt và xe

vợi. Các con buôn mua vạt _

mua trước nguyên

lứa rau khi mới bắt đầu cuốn, nhà vườn chỉ còn lo

tưới nước và trừ sâu thôi. Xe vợi hai cầu chạy

được trên các đường sình lầy. Nhà vườn không đủ

nhân công chặt và gánh sú đến địa điểm chất hàng.

Mỗi con buôn trung gian tổ chức một đội ngũ

riêng để chặt, vanh sú, gánh rau lên đường rồi các

xe vợi, chở ra nơi tập trung, nên xe chở rau đi Sai-

gon thu ngắn được thời gian.

Ngày nay chúng ta thường than van là

nước hồ Xuân Hương thường đục ngàu do ngành

trồng rau. Đúng vậy nhưng tội phạm chỉ là các

vườn ở ấp Đa Thiện thôi. Nước nhà vừa mới được

độc lập, ngân sách yếu kém, chánh quyền cấp đất

với diện tích rộng hơn và khuyến khích dân chúng

phát triển ngành trồng rau để tăng trưởng kinh tế.

Ngành này bắt đầu cơ giới hóa mọi khâu, địa thế

Đa Thiện tương đối bằng phẳng, không cây cối dễ

khai phá nên bành trướng nhanh. Để đủ nước tưới

rau chánh quyền chấp thuận kế hoạch đắp 3 đập

nước. Hồ nước tại Thung Lũng Tình Yêu là đập

thứ 3 của vùng Đa thiện. Vào thời điểm đó ai ai

Dalat & Người Xưa Trang 31

cũng biết đất xói mòn sẽ lấp cạn hồ là lẽ đương

nhiên nhưng mấy ai bận tâm. Cũng chưa ai biết

hậu quả tai hại của thuốc DDT vì thế giới cũng

mới bắt đầu lưu tâm đến môi trường từ năm 1962.

Thật vậy thuốc DDT ra đời để ngừa bệnh sốt rét

cho quân đội (1939), dùng trong canh nông (1948)

và Mỹ hạn chế dùng trong nông nghiệp (1972).

Dalat là thành phố an bình nhất nước, dân nhập cư

đều kiếm công việc dễ dàng nên diện tích trồng

rau tăng nhanh. Ngành trồng rau trở thành nguồn

kinh tế chủ lực của thành phố, và dân làm vườn đã

hãnh diện với câu nông suy bách nghệ bại. Phải

đến giữa thập niên 60 chánh quyền mới ghi nhận

nước hồ Xuân Hương, nguồn cung cấp nước uống

cho thành phố, bị ô nhiễm bởi DDT và mức độ bồi

lấp hồ quá nhanh, nhưng đành bó tay.

Bông mimosa lá dài với bông màu vàng tươi mùi

thơm nhẹ rung rinh theo gió (đã tuyệt chủng

khoảng thập niên 1960

Ngoài việc trồng rau người Pháp đã đem

một số cây cảnh từ Pháp qua và giao cho ông Hiến

trồng trong vườn các công thự và ven bờ hồ Xuân

Hương. Lúc đó ông Hiến đang khai phá vườn rau

tại ấp Tân Lạc thấy cây mai có bông đẹp nên xin

được trồng dọc theo một số đường. Bông mai, chỉ

có tại Dalat, màu tím hồng nhạt trổ bông vào dịp

lễ Giáng Sinh rất đẹp, và sau này được nhạc sĩ

Hoàng Nguyên sáng tác bài hát Ai lên xứ Anh

Đào. Từ đó dân chúng gọi là hoa Anh Đào. Lúc đó

bông Mimosa lá dài có trước lọai lá tròn có mùi

thơm thoang thoảng không nồng nặc. Lá dài mỏng

và thưa, cụm bông ở đầu ngọn nhánh cũng thưa

thưa nên lung lay theo gió trông rất ẻo lả và nên

thơ. Trên đây là tình trạng nông nghiệp đến năm

1975.

Năm 2002 khi thấy trong cuốn địa chí Da-

lat kỷ niệm 100 năm thành phố Dalat (1993) ghi

nguồn gốc ngành trồng rau này có thể từ 1) người

Pháp với trại nông ngiệp lúc đầu ở Dankia và sau

được dời về Dalat năm 1908 nhưng không để lại

dấu vết gì; và 2) ngành này bắt đầu tại ấp Hà Đông

(1938). Tôi sống trong ngành này từ thuở nhỏ nên

viết và xuất bản cuốn sách “Ông Nguyễn thái

Hiến với ngành trồng rau Dalat từ 1928 đến

1958” để mong văn khố Dalat có thêm tư liệu và

làm sáng tỏ nguồn gốc ngành này. Sách (500

cuốn) không bán, chỉ biếu cho các thư viện trong

miền Nam và các cơ quan chánh quyền các cấp tại

Dalat. Sách này ghi rõ: các ấp trồng rau trước năm

1938 với các yếu tố căn bản về lập vườn của ông

Hiến: đất màu mỡ sâu cay và có nước dẫn về từ

trên cao; các trở ngại và thành quả; các công đoạn

kỹ thuật của ngành; địa thế các khu có vườn là

chứng tích v..v.. Do đó tôi đương nhiên nghĩ rằng

thân phụ tôi là người khai sinh ngành này. Vì

ngành trồng rau Dalat rất quan trọng nên chánh

quyền đương thời muốn tìm hiểu nguồn gốc thật

sự và rõ ràng hơn qua các tài liệu viết xưa, điều

mà các nhà khảo cứu không thể tìm thấy được.

Chánh quyền cũng không cấp ngân khoản để tìm

hiểu thêm nguồn gốc ngành này và phối kiểm địa

hình như đã ghi trong cuốn sách trên.

Tôi viết một cuốn sách khác “Dalat: nguồn

gốc ngành trồng rau, và bảo tồn khu vực cổ” cũng

không bán, gồm hai phần:

a) Phần đầu chứng minh nguồn gốc không

thể có từ người Pháp mà từ thân phụ tôi vì:

1) dấu tích hiện hữu các vườn có trước

1938,

2) nông cụ chuyển đất đi xa có xuất xứ tại

Nghệ An từ khi đắp đập Đô Lương, và bộ đòn

gánh tưới nước với giây xích xe đạp do ông Hiến

chế biến,

3) Phân xác mắm từ Phan Thiết-Phan Rí là

nguồn phân chính được dùng cho đến 1975,

Dalat & Người Xưa Trang 32

4) thành phần người trồng rau trước 1938

là dân Nghệ An,

5) tính liên tục và phát triển phù hợp với

lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954;

b) Phần sau đề nghị quy hoạch phần đất cần

bảo tồn của hai ấp Xuân An và Tân Lạc để lưu lại

những dấu tích lịch sử ban đầu của Dalat.

Ngành thương nghiệp

Từ năm 1920 dân chúng đã khá đông và có

nhà cửa riêng rẽ nhưng các thương buôn cũng chỉ

bán những gì dân chúng cần thôi. Mãi tới đầu thập

niên 1930 thương nghiệp mới phát triển. Người

Việt và Hoa lúc đó tập trung xung quanh khu chợ

Hòa Bình và một ít theo đường Cầu Quẹo. Tiền

giấy với mệnh giá từ 1 đến 500 đồng. Tiền nhỏ

hơn là nửa xu đến 5 cắc bằng đồng. Chúng tôi

thường được cho tiền nửa xu.

Các tiệm về thực phẩm lớn Vĩnh Chấn,

Vĩnh Hòa bán đủ thứ thượng vàng hạ cám kể cả

kẹo bánh cho con nít, Đức Xương Long ngoài một

số hàng trên còn có môn bài bán rượu. Đường

Minh Mạng có hai tiệm bà Đề và bà Bếp Ba, bán

lẻ, đường Tăng Bạt Hổ có tiệm Quảng Thuận và

Lê đức Viên bán sĩ. Tiệm Hai Cam, anh của hoạt

náo viên Ngọc Phu, bán xe đạp. Nhà hàng ăn bình

dân (Dân Sinh sau thành Mê Kông) cao cấp (Chic

Shanghai), tiệm vàng (Alfana Bijoux, Bùi duy

Chước và Bùi thị Hiếu), chụp hình (Nam Ký, Lý

Photo), may Âu phục nam nữ (Paris Mode, Lê

thành Đôn), đồ mớp ( Mỹ Nga Ameublement,

Thiện Nghĩa, và Tôn thất Chí), tiệm thuốc Tây (

Homard,Võ đình Dần Le Barb). Văn phòng bán

bảo hiểm xe hơi của ông Hoàng Cụt (tôi xin lỗi vì

không biết tên phải dùng tên dân chúng gọi vì tay

ông có khuyết tật). Xin chỉ kể vài tiệm thôi.

Tiệm Phúc thái Lai, người Bắc, lúc đầu

bán gương lược, cho thuê truyện loại Tề Thiên Đại

Thánh, Lục vân Tiên v..v.. và về sau chuyên về

hàng Hà Nội. Ông chủ tiệm thuốc Bắc Thế An

Đường, mà dân Dalat gọi tiệm Con Cua, trước khi

lên Dalat lập nghiệp, đã hớt tóc tại mé tường một

tiệm bán cao đơn hoàn tán ở Chợ Lớn. Thấy tình

trạng thuốc men ở Dalat khan hiếm ông về Chợ

Lớn trình bày với ông chủ tiệm thuốc và được ông

này giúp vốn để mở tiệm. Lúc đầu chỉ bán toàn

thuốc chế biến sẵn mà đương thời gọi cao đơn

hườn tán. Đặc biệt ông có một món thuốc gia

truyền “Tiêu Ban Lộ” chuyên trị ho và cảm mạo

rất công hiệu, và được dân lao động ưa thích vì

vừa rẻ lại mau lành bệnh. Tôi thường mua Tiêu

Ban Lộ và thuốc “xổ dầu đu đủ”. Khi đã phát

triển ông mời thêm các thầy Lang, rồi Đông Y Sĩ

để bắt mạch, chẩn bệnh, ra toa thuốc, hoặc chỉ dẫn

thuốc uống cho các bệnh nhân. Lương bổng của

họ là tiền hoa hồng trên thu nhập của phần thuốc

Bắc bán ra. Tiệm rất đông khách nhờ đầy đủ các

loại thuốc. Lúc đầu tiệm đặt trọng tâm vào lợi

nhuận của người thương gia nghĩa là hốt 10 thang

một lần. Từ khi có vị vừa là đông y sĩ chân chính

vừa là cố vấn quản lý vào làm việc, tiệm chủ

trương phương châm “lương y như từ mẫu” vì

thuốc Bắc cứ 3 thang là phải thay đổi thuốc tùy

theo tiến triển của bệnh nên uy tín tiệm ngày càng

tăng. Khi đã thành công, ông mua khu đất tại giao

điểm đường Cầu Quẹo và dốc Nhà Làng để xây

khu sản xuất thuốc, kho chứa và khu nhà cho gia

đình ông, cùng công nhân ở chung nhau. Sau nầy,

cô gái lớn mở chi nhánh tại Di Linh, cô gái thứ hai

mở tiệm tạp hoá cạnh bên tiệm thuốc, cậu trưởng

nam và cô gái út phụ trách bán thuốc tại tiệm

chính. Đầu thập niên 60 cô gái út xây khách sạn

Cẩm Đô, cạnh khu nhà ở. Sau 1975, gia đình cậu

trưởng nam, sang định cư tại Montreal, Canada.

Ông chủ tiệm đúng là một mẫu người dám nghĩ

dám làm đầy sáng tạo và có từ tâm ơn trả nghĩa

đền cho bá tánh.

Dalat & Người Xưa Trang 33

Tiệm Nouveautés Hanoi, do hai ông

Nguyễn thái Hiến và Tôn gia Huồng hùn vốn, là

tiệm bazar lớn, bán giá nhất định, với nhiều hàng

hóa cao cấp cho khách Pháp Việt và gạo vải bình

dân cho khách Việt. Tiệm ông giúp đỡ người

nghèo thiếu vốn bằng cách cho họ lấy vải hay gạo

về bán xong, trả tiền rồi lấy hàng chuyến sau.

Ông Huồng học trường École Pratique (

trường Thực Hành) Huế, làm công chức ở Phan

Thiết. Được người anh làm kế toán trưởng công ty

xuất nhập cảng Pháp hướng dẫn về kế toán, ông

phụ trách phần kế toán nên sổ sách rất phân minh.

Sổ kế toán đương thời được in hàng ngang và

hàng đứng với nhiều màu sắc phù hợp những tiêu

chuẩn của ngành và có số trang trên góc. Nhờ hệ

thống cột ngang dọc mỗi số chi thu được ghi đúng

vị trí giúp cho việc cộng sổ dễ dàng. Các người

giúp việc trong tiệm rất thán phục ông nên đã phát

ngôn “tổng số tiền cọng ngang cọng dọc mỗi

trang sai một xu cũng không được”. Bà khéo léo

dịu dàng nên lo việc quản lý tiệm. Bà có một trí

nhớ và tài tính nhẩm phi thường. Một hôm một bà

khách thuộc hàng quý phái Hà Nội thấy tiệm có

nhiều hàng vải và tơ lụa Pháp may Âu phục nam

nữ nên mua khá nhiều. Khi người phụ bán hàng

vừa xếp xong các món hàng, bà liền cho biết tổng

số tiền khách đã mua. Lát sau người phụ bán hàng

tính tiền cho biết đúng y chang làm bà khách ngạc

nhiên. Bà điềm đạm cho biết trong khi đo hàng bà

đã tính nhẩm xong món hàng đó. Khi xong món

thứ nhì bà cộng hai món tiền lại và cứ như vậy

mỗi lần chỉ cộng tổng số tiền với món mới thôi.

Tản cư về, tiệm cũ đã bị chủ tiệm Saigonais, một

dân Tây gốc Việt dựa thế quen ông Cò chiếm hữu,

bà về ấp Nghệ Tĩnh làm vườn và trở thành người

có vườn rộng lớn nhất ở ấp Đa Thiện. Sau 75

vườn Đa Thiện bị hợp tác xã hóa, bà lập trại nuôi

heo và sống cuộc đời ẩn dật sau bao cuộc thăng

trầm của thế sự thọ đúng 100 tuổi.

Ông Hiến vừa điều khiển hai người em làm

vườn vừa phụ trách việc mua hàng cho tiệm. Nhờ

quen biết nhiều người trong hội Hoan Châu rải rác

tại nhiều tỉnh nên tiệm ông có nhiều hàng tiểu thủ

công nghệ Việt Nam mà người Pháp rất thích. Ông

nhờ người Pháp mua catalogue áo len về cho phụ

nữ trong tiệm đan áo theo kiểu đặt hàng. Trong tủ

nhỏ tại mặt tiền tiệm có chưng bông hoa và arti-

chaut mẫu với giá hàng ngày.

Không mấy ai thấy bông artichaut( màu tím lợt) tôi

trồng sau nhà ở NC nên đưa vào đây để tưởng nhớ đến

ba tôi trong vụ chống Pháp và độc giả cùng ngắm cho

biết.

Trong một chuyến đi mua hàng ở Saigon,

một tiệm mua hàng tháng ở đường Catinat đã hỏi

ông có thể giao hàng khi có nhu cầu bất thường

không? Ông bảo cứ gởi giây thép cho biết ngày và

nhu cầu ông sẽ gởi xe lửa xuống và báo cho tiệm

biết để ra ga nhận hàng: một sự cạnh tranh ngang

ngữa với tiệm Poinsard et Véyret. Vườn ông sát

trường Adran nên nhiều phụ huynh qua mua arti-

chaut tại vườn. Artichaut là hàng cao cấp vì chỉ có

bông một lần mỗi năm với 3 bông chính lớn và

nặng (được bán theo trọng lượng) sau đó nếu đất

tốt thì mỗi khe lá nẩy thêm một bông nhỏ, (bán

theo cái). Một số người Pháp vào mua tại vườn ỷ

thế của ông Cò đòi mua bông chính lúc còn nhỏ

theo cái. Ông nhất định giữ lập trường bán hai giá

khác nhau và để ác ti sô trổ bông đầy vườn để

phản đối. Một số Pháp kiều, hiểu lập trường chính

đáng của ông, đã báo cho tòa Thị Chính biết để

can thiệp. Ông Cò cho kiểm soát sổ sách tiệm

mong tìm thấy dấu hiệu gian dối nhưng không có

gì sai trái là dịp ông nêu lên sự đạo đức thương

trường của tiệm ông. Ông đã thắng nhưng hành

động này bị người Pháp để ý. Bản tính cương trực,

nhạy bén, trọng lẽ phải của nho giáo, thực tế, cởi

mở, ưa thích khoa học của văn hóa Pháp, ông quan

niệm sống theo lẽ phải của lương tâm, của chính

Dalat & Người Xưa Trang 34

đại quang minh. Khi lập ấp Nghệ Tĩnh có người

đề nghị ông xin vài lô đất, ông nêu nhiều lý do

ông không muốn và không thể hành xử như vậy

được. Ông là trưởng ban chuyển vàng của Tuần lễ

vàng ra Hà nội. Khi trở về, Pháp đã tái chiếm Da-

lat. Ông lên Đất Làng hỏi thăm tình hình trước khi

hồi cư về Dalat. Nhiều người khuyên ông khoan

về để họ lên thăm dò trước đã. Ông bảo “Tây đã

biết mình suốt đời quang minh chính đại,tại sao lại

phải lén lút về” cũng vì quan niệm sống này và bị

vào sổ đen nên ông đã bị Pháp trục xuất khỏi Da-

lat ngay và đã qua đời trong chiến dịch cải cách

ruộng đất tại Nghệ An.

Người Việt có nhiều tiệm buôn nhưng

riêng rẽ từng gia đình, người Hoa tuy ít tiệm

nhưng họ có một hệ thống trải rộng đến nhiều ấp.

Các chủ tiệm lớn như Vĩnh Chấn, Vĩnh Hòa v...v..

thường giúp đỡ những nhân công giỏi tin cậy lập

những tiệm tạp hóa nhỏ tại các ấp. Những tiệm

này về lấy hàng tại tiệm chính nên tiệm họ ngày

càng phát triển.

Những nghề và sinh hoạt đã thất truyền

Thuở đó vật liệu đắt đỏ nên mọi thứ đều

được sửa chữa để tận dụng làm nảy sinh một số

nghề nghiệp mà nay đã thất truyền. Ngành giặt ủi

phát triển mạnh nhờ Dalat nhiều mưa và nhiều

người Pháp. Áo quần sau khi giặt sạch được

nhúng vào nước có pha bột hồ màu xanh lơ trước

khi phơi. Bàn ủi là một cục sắt độ 10x8 cm dày

khoảng 2cm với mũi nhọn. Tay cầm cũng bằng

sắt. Họ để bốn năm cái bàn ủi trên lò than để luân

phiên sử dụng.

Thợ sửa giày, cặp táp học trò, và cả quai

guốc. Giày cuir, bằng toàn da, là xa xí phẩm nên

nhiều người mang giày đế crêpe, một loại nhựa

cao su rẻ tiền hơn. Họ có cây kim rất đặc biêt.

Mũi kim này vừa nhọn để dùi lỗ, vừa dẹp để cắt da

đế giày và đủ rộng vì lỗ kim phải ở ngay đầu mũi

kim. May đế giày cần hai kim với hai sợi chỉ đã xỏ

sẵn vào lỗ kim. Hai sợi chỉ trên và dưới luôn luôn

nằm trên và dưới. Người thợ đâm mũi kim trên

xuyên qua đế giày, đưa sợi chỉ trên xuống dưới,

dùng kim dưới khơi sợi chỉ trên ngay tại lỗ kim

làm thành một chữ u nhỏ. Sau khi xuyên sợi chỉ

dưới qua chữ u đó, rút kim lên và siết cả hai sợi

chỉ là xong một mũi kim. Chỉ may giày là một

cuộn giây gai được kéo qua lại nhiều lần trên một

cục sáp ong để cho trơn và không thấm nước giữ

chỉ lâu mục. Phụ nữ Dalat mang guốc gỗ. Đường

đá nhiều bùn khi trời mưa guốc ướt trở nên trơn dể

bong quai nên phải nhờ người thợ giày đóng lại.

Thợ sửa nón phớt (feutre) phục hồi lại hình

dáng nón cũ giống như nón nguyên thủy. Nón

phớt là loại nón của người sang trọng bằng nỉ dày

bị biến dạng sau thời gian dài sử dụng. Sau khi

hấp nóng cái nón cũ họ đặt nón vào cái cốt căng

và điều chỉnh độ rộng cốt căng cho vừa với kích

thước nón. Lấy bàn chải lông đuôi ngựa mịn chải

qua lại nhiều lần để làm tơi lông nỉ, xịt một lớp

keo mỏng chờ vài phút cho khô keo, lấy nón ra, ấn

đỉnh nón và hai chỗ cầm nón sâu xuống, vuốt vành

nón phía trước xuống thấp và mép vành nón còn

lại lên cao là xong. Cái cốt căng là một khúc gỗ

tròn độ 17 cm được gọt tròn mép phía trên. Xẻ dọc

khúc gỗ làm hai phần bằng nhau. Mỗi bên được

gắn một bộ phận có ốc và bù loong răng cưa để có

thể di chuyển một bên cốt căng lớn nhỏ theo nhu

cầu.

Thợ mạng sửa những Âu phục bị dán cắn

lủng lỗ, bị rách hay bị mòn mỏng ở mông quần.

Họ có rất nhiều chỉ đủ màu, đủ cỡ để vá lại phần

hư hỏng tuy nhìn kỹ sẽ thấy nhưng đó là cách rẻ

tiền nhất. Thợ mạng âu phục thì dễ hiểu nhưng thợ

vá áo quần thì sao? Thời đó đa số phụ nữ đều biết

may tay nên những ngày mưa dầm là lúc soạn áo

quần rách ra để vá hoặc may lại những nơi rách

hay đứt chỉ. Nhưng vẫn có một sạp thợ vá tại chợ

vì họ có đầy đủ vải vụn mới cũ, đủ kiểu, đủ màu

và có những nơi phụ nữ ở nhà không rành càng vá

càng rách. Khổ vải lúc đó rất hẹp, may quần phải

chắp cho đủ rộng, gọi là quần chân què. Quần cho

con gái nhỏ không phải chắp nên không thành vấn

đề nhưng với một lứa tuổi nào đó chắp thêm một

chút vừa xấu vừa tốn công nên người thợ cứ may

đại. Em nhỏ mặc thoải mái một thời gian rồi một

ngày nào đó tai họa đến với em dở khóc dở cười.

Dalat & Người Xưa Trang 35

Không phải ai cũng biết vá loại này nên đành phải

giao cho thợ vá.

Thợ nhuộm dạo phục hồi màu đen những

quần áo mặc lâu ngày bạc màu hay vá nhiều chỗ.

Thợ hàn dạo giúp giải quyết những nồi đồng bị

lủng, những chậu rửa chén bằng tôn tráng kẻm rỉ

nước. Các nồi nhôm không thể hàn được thì họ

dùng ri vê (rivet) nhôm tán mỏng hy vọng bít kín

lỗ lủng.

Dalat nhiều mưa và gió lạnh, dân thợ

thuyền và buôn bán thường dùng “áo tơi” và nón

lá . Áo tơi là một tấm lá với kích thước lối 1 mét

vuông bằng lá cây chổi đót, rộng bản được gắn

dính lại. Phía trên, lớp lá được xếp mỏng hơn và

được gấp lại như mép vải cho trơn tru và để có

chỗ luồn sợi giây cổ. Khi sợi giây này được kéo và

cột vào cổ thì tấm lá túm tròn lại. Khi sử dụng, gió

hướng nào thì che mưa hướng đó. Áo tơi có hai

cỡ, dài cho nam, ngắn cho nữ. Những người thấp

không muốn ướt quần phải xăn lên cao, khi cất

chân bước đi, mép dưới áo tơi đâm vào bắp chân

đau lắm. Áo tơi phải đi đôi với nón lá để mưa

không làm ướt đầu và áo quần. Khá nhiều bà già

gốc Hoa bó chân nhỏ xíu như chân trẻ con đi lại

khó khăn và bà già Việt răng đen còn sống và có

lẽ đó cũng là thế hệ cuối cùng của phong tục này.

Ấp Tân Lạc đèo heo hút

gió, phương tiện đi lại

khó khăn, tùng tắc biến

nảy sinh nhiều cảnh ngộ

đáng thương. Người

thiếu phụ trẻ gánh rau ra

chợ bán hằng ngày lúc

về đôi quang gánh nhẹ

đong đưa theo gió làm

cô mệt hơn. Cô cần có

vật gì nằng nặng để

thúng khỏi đong đưa, nên gợi ý hàng xóm ai cần

mua gì như vài ba ký gạo chẳng hạn cô mua dùm,

đôi bên đều có lợi. Dần dà người gởi mua khúc cá,

kẻ chai nước mắm, ký thịt, các em học sinh nhờ

mua cuốn tập, cục gôm v..v.. . Có một sản phụ khó

sanh hàng xóm phải luân phiên khiêng cáng chạy

đến nhà có xe ngựa, gần nhà kho bạc, để nhờ đưa

lên nhà thương. Một sản phụ khác ở ấp Nghệ Tĩnh

trên đường đi ra nhà hộ sanh vừa đến dốc chùa thì

sanh rớt, người chồng trẻ chạy về nhà lấy giỏ cần

xé và nhờ người hàng xóm ra khiêng về, lấy mẻ

chai cắt rốn rồi cũng xong. Tiệm của ba tôi có bán

gạo, ông cho một số người lấy gạo đem đi bán

dạo, trả tiền sau khi bán xong, nhưng gạo nặng,

phải đi xa mới bán được đâu có bao nhiêu lời. Ông

cười và gợi ý mướn xe ngựa chở nguyên bao trăm

ký đến xóm rồi từ đó bán lẻ. Người trong xóm vừa

mua được gạo rẻ vừa giúp được người bán hàng.

Cái chân tình của người nghèo giúp nhau

không phải nơi đồng tiền mà là sự an ủi, lời

khuyên can, có khi chỉ một ánh mắt nhìn nhau và

hiểu nhau. Đơn sơ vậy thôi nhưng rất bền vững.

Một nắm khi đói bằng gói khi no. Trên đây chỉ là

vài thí dụ về các sinh hoạt đầy tình người nay

cũng đã thất truyền.

Ăn uống

Tiệm Dân Sinh là một tiệm ăn bình dân rất

đông khách nhưng tôi chỉ được thưởng thức món

xíu mại thôi, tiệm này và Nouveautés Hanoi của

ba tôi, nay là cửa hàng sách. Viên xíu mại nho nhỏ

thơm mùi hành để trong cái chén nhỏ thấp rộng

vành với nước thịt xấp xỉ miệng. Một khúc bánh

mì dài độ 5cm dòn chấm nước thịt, lấy cái muỗng

cà phê tí tẹo bằng nhôm mỏng dính xắn miếng xíu

mại bỏ vào miệng là cả một hạnh phúc lâu lâu mới

được hưởng. Rủ nhau vào tiệm bình dân ngồi ăn là

đi “kéo ghế”. Cơm tiệm Tàu để trong thố sành

một loại chén dày trên to dưới nhỏ _ được hấp

bằng mạt cưa rất rẻ và tiện lợi. Một thùng tôn

tráng kẽm lớn có nắp đậy để trên lò mạt cưa, phía

dưới là nước, lưng chừng là một bửng tre. Trên đó

họ sắp từng tầng thố đựng gạo và nước khi chín

thành cơm. Khi cần cứ việc lấy tuần tự từ trên

xuống đem ra cho thực khách. Lò bọn cưa là một

thùng tôn cao độ 40cm có khoét một lỗ nhỏ ngang

hông, nơi đó để một nhánh cây đến giữa thùng.

Một cây khác để đứng. Họ đổ bọn cưa hơi ẩm vào

thùng nén thật chặt, rút hai khúc gỗ ra và đốt lò từ

lỗ ngang. Lò cháy từ từ đến khi chín cơm. Tại một

Dalat & Người Xưa Trang 36

góc trước của tiệm, chú chệt, ở trần chỉ mặc quần

xà lỏn, vai quấn một cái khăn lông cũ ngồi trên

một cái đòn gỗ nhỏ rang cà phê. Thùng này bằng

tôn có hai chân chống hai đầu. Phía trên có một lỗ

hình chữ nhật, có một nắp được kéo tới kéo lui để

đóng mở lỗ này. Dưới thùng là một lò than thấp

dài bằng đất nung nóng hực. Ông nắm cái tay cầm

của thùng rang cà phê chầm chậm quay. Khi cà

phê gần chín, ông ấy bỏ vào một cục bơ nhỏ xíu

và tiếp tục quay thêm độ chục vòng. Cà phê chín

được đổ ra một cái bao bố rộng, ông phun vài

ngụm rượu làm mùi cà phê bốc lên thơm quá là

thơm, rồi lật đật lấy bao bố quấn kín lại.

Đường lên chợ Hòa Bình với hai hàng mai do ông Nguyễn

thái Hiến trồng khoảng sau 1930 là cảnh mà nhạc sĩ Hoàng

Nguyên diễn tả trong bài Ai lên xứ hoa đào

Tiệm Tàu thường bán hủ tiếu nhưng trong

chợ người Việt thường ngồi ăn bún bò Huế hay mì

Quảng vừa rẻ vừa nhớ hương vị quê hương. Bún,

mì, hủ tiếu lúc đó đều được lò bà Đắc ở Xuân An

cung cấp. Các tô mì bún hủ tiếu phở đều là tô chiết

yêu, đít nhỏ lưng chừng nửa chiều cao thì miệng

loe rộng ra. Phía gần hàng thịt có một xe hủ tiếu

trang hoàng đặc biệt với hình những bà tiên, ông

tiên màu sắc rực rỡ trên khung kiếng và có ghế

ngồi bằng sắt xếp. Dưới đường Cầu Quẹo có một

hàng phở gánh bán dạo ban đêm khá đặc biệt. Hai

đầu là hai thùng gỗ cao, đòn gánh gắn chết vào

trên đầu thùng. Trong thùng gỗ và đặt trên lò than

là thùng phở. Thùng được chia làm hai, một bên là

nước nóng trụng phở, một bên là nước dùng. Đầu

kia là chậu nước rửa tô, thịt, bún v..v..

Dalat học.

Như đã ghi trên, Dalat có nhiều đặc biệt

mà các tỉnh khác không có, do đó ta cũng nên có

môn _ như Hà Nội học, hoặc Việt Nam học tại Đại

Học Houston của Tiến Sĩ Lê sĩ Việt Long _ để

nghiên cứu những ưu khuyết điểm và tận dụng

những tiềm năng trong tương lai và sưu tầm những

nếp sinh hoạt của thuở Dalat còn sơ khai. Đối với

Việt Nam, bảy tám chục năm trước chẳng phải là

xưa nhưng với Dalat là cổ xưa rồi vì là nguồn gốc

của thành phố. Dalat đang được nhiều quốc gia

tiên tiến tham gia đầu tư phát triển thành một

thành phố xanh và hình như sẽ nhờ Pháp lập bản

đồ quy hoạch phát triển, môn Dalat học lại càng

quan trọng hơn vì các KTS Pháp có thể không

hiểu hết phong tục, văn hóa của Việt Nam.

Ngạn ngữ có câu anh hùng tạo thời thế và

thời thế tạo anh hùng. Việt Nam ta có những

người tạo được nhiều thành tích qua du học ở

Pháp thì Dalat với môi trường đặc biệt về xây cất

dinh thự mà tôi gọi là “trung tâm du học nội địa”

cũng đã đào tạo một số nhân tài. Những người tiền

phương ít học không chuyên môn là nguồn nhân

lực duy nhất đương thời nên các nhà thầu Pháp bắt

buộc phải huấn luyện kỹ càng từ lý thuyết đến

thực hành tất cả mọi công đoạn. Họ được rèn

luyện trong những công tác quan trọng qua hơn

hai chục năm chắn hẵn tay nghề của họ không thể

thua kém những thợ thuyền tự học tại các đô thị

lớn của Việt Nam. Tiếc thay, qua vụ tản cư năm

1945, lực lượng này được phân tán mỏng trong

những tỉnh miền Trung nghèo đói nên mất hết

tiềm năng. Nếu lực lượng này được dịp thi thố khả

năng một cách tập trung tại Saigon trong thời kỳ

Đệ Nhất Đệ Nhị Cọng Hòa chúng ta đã

a) bớt trọng bằng cấp cao mà biết trọng

vọng giới thợ chuyên môn trung cấp như các quốc

gia lân cận

b) phát huy được một nền tiểu thủ công

nghiệp như người Hoa ở Chợ Lớn do thành phần

thợ thuyền thành chủ nhân cơ xưởng nhỏ.

Phong cảnh Dalat xưa.

Dalat & Người Xưa Trang 37

Dalat, xứ của ngàn thông, với một không

gian thoáng rộng đầy những đồi thấp nhấp nhô

tròn trịa thật quyến rũ và duyên dáng, với những

đường sá uốn lượn vòng vèo theo độ dốc rồi bất

thình lình sau khúc quanh một cảnh trí khác rất bắt

mắt không thể quên thấp thoáng qua đồi thông.

Thuở đó Dalat còn lạnh nhiều, hơi ẩm cao nên mới

có biệt danh xứ của sương mù. Những giáo viên

có nhà ở cư xá giáo viên gần rạp Eden có cái thú

ngồi trong nhà nhìn sương mù lung linh từ từ bốc

lên từ mặt hồ Xuân Hương hoặc phảng phất bay

theo gió che phủ đồi sân Cù, hoặc có khi chỉ thấy

tháp trường Yersin nổi bật trong đám mù trắng

dày đặc.

Tôi không có dịp thưởng thức nhưng đã

nghe được một nhóm học sinh kể, tại sân trường

Yersin, là đi dạo dưới rừng thông gặp ngày lộng

gió nghe tiếng thông reo réo rắt rất vui đời, nhưng

gặp lúc trời mưa lá thông ướt tiếng reo chuyển

thành rên rỉ buồn thảm.

Các đồi Dalat trơ trụi với cỏ thấp màu xam

xám quanh năm hay với cỏ tranh màu xanh mạ

non cao cả thước, uốn mình như sóng lượn thướt

tha óng ánh tuyệt đẹp trong những ngày nắng ráo

lộng gió ngắm hoài không thấy chán. Nên có

người khen Dalat như người con gái đẹp thơ ngây,

hồn nhiên, mộc mạc không son phấn nhưng đầy

quyến rũ. Những cơn gió nhẹ mơn trớn làn da của

khách nhàn du như những vuốt ve ấm áp của

người con gái Dalat thùy mị dễ thương hoặc như

những vỗ về êm dịu của người mẹ ru con ngủ làm

tăng sự quyến luyến Dalat. Ngoài những con

đường đầy bông mai hồng tím nhạt, qua bài Ai lên

xứ Anh Đào của nhạc sĩ Hoàng Nguyên, không

bao lâu nữa hy vọng ta sẽ có mùa lễ bông mai anh

đào vì chánh quyền Dalat đang phục hồi loại bông

bản địa này.

Trên đây là cái nhìn phong cảnh Dalat của

những người không phải là dân Dalat. Dân Dalat

xưa không có tiền, không có thì giờ, không có

điều kiện để thưởng thức những thơ mộng đó, mà

nhìn chúng một cách hướng thiện hơn. Sống trong

thành phố có nhiều trường tốt ai ai cũng mong con

cái được học hành tốt. Một người phu quét chợ đã

tâm sự với tôi “cứ nhìn tháp trường Yersin để

thầm ước mong và phấn đấu để thằng T. thi đậu

vào đó vì được học miễn phí và có tương lai như

anh”. Nhiều cha mẹ khác cũng nghĩ như vậy đó là

“nơi duy nhất có hy vọng để tiến thân”. Nhiều phụ

huynh khác khuyên con cháu là khi nhìn xuyên

qua những dãy thông thưa hay rừng thông dày đều

thấy được những nhà cách cả cây số để dạy cho

chúng biết phải làm điều tốt tránh điều xấu vì ai ai

cũng sẽ thấy những gì ta làm. Có người cho biết

thầy dạy chữ nho trường nhà nước, trước kia là

Bang tá, dùng “cây thông đơn độc sừng sững nổi

bật giữa đồi” là kim chỉ nam cho người Dalat phấn

đấu. Lúc đó là buổi giao thời giữa Á Âu sống

trong thành phố với văn hóa Pháp, có thể nhiều

phụ huynh gốc Huế có nho học, bảo thủ, trọng

người quân tử, và chịu ảnh hưởng của tranh Tàu

đã nhìn cây thông Dalat theo hướng đó. Ngược lại

ba tôi cực lực chống các trò chơi leo cột mỡ và

liếm chảo và muốn hướng dẫn bà con nêu cao tinh

thần dân tộc, nhưng tôi chỉ thường nghe ông

khuyên vô học bất tri lý hay ấu bất học lão hàn

vi.Phải chăng do tính ông thực tế quá nên không

chấp nhận cái tinh thần trừu tượng này. Nhớ lại

lần đầu tiên về Việt Nam, chúng tôi mướn một

taxi đi thăm bà con và ngồi trên xe nhắc lại cảnh

và chuyện Dalat xưa. Khi bảo cho xe đi vào Tân

Lạc, người tài xế buột hỏi;

Phải anh là anh Bác không?

Sao chú biết?

Dalat & Người Xưa Trang 38

Trời ơi thần tượng của chúng em mà. Năm

chục năm không gặp, nghe anh chị nói chuyện em

đã đoán là anh chị nên khi anh bảo về Tân Lạc em

biết ngay mà. Cả Xuân An và Tân Lạc ai mà

không biết anh. Tôi vẫn biết là nhiều người

thương quý tôi nhưng đâu có ngờ được như vậy và

cười thầm nhớ lại bản thân mình đã dùng cái hình

ảnh đôi mắt ngựa làm kim chỉ nam để ráng mà đi

học. Và từ đó an tâm xem cây thông già hay cụm

thông bất kể non già là một biểu tượng của quyết

tâm hướng thượng một cách trong sáng của khá

nhiều người Dalat. Dalat lúc đó còn ít người lắm,

biết nhau khá nhiều nên những biểu tượng trên lan

truyền dễ dàng.

NGƯỜI DALAT XƯA

Người bản địa

Pháp gọi là Mọi trước

1945 hoặc là Montagnard

(người Thượng) sau 1945. Họ là

người Lạch nên nhiều địa danh

có nguồn gốc Lạch như Cam Ly

từ Kơ

M’ly,

Ankroet

từ

R’Hang

Kroet,

Prenn,

nhưng

vào thời đó dân Dalat

không biết rõ nguồn gốc

phong

tục của họ mà thường gọi họ

là Mọi cà răng căng tai qua sự

mua bán trao đổi hàng hóa

thôi. Họ dùng đá cà bằng hết

cả hai hàm răng và dùng các

khoanh tre lớn nhỏ nong lỗ tai

cho lớn dần ra. Họ chân thật

và chưa biết giá trị tiền, được

trả tiền mới tinh thì rất thích

và món gì cũng bán từng bó

với cùng một giá. Họ đựng những vật phẩm của

núi rừng như heo gà, cây lan rừng, mật gấu, cung

tên v..v.. trong cái gùi để đổi muối với người Việt.

Gùi là một cái giỏ bằng mây, hình tròn dưới nhỏ

trên to, cao chừng năm sáu tấc có quai để mang

vào vai. Họ luôn vác trên vai cái xà gạc _ một vật

dụng vừa dùng để chặt cây vừa là vũ khí phòng

thân _ gồm một thân tre rừng nhỏ nhưng rất chắc

dài khoảng 1m với gốc uốn gần 90 độ. Nơi đó

được gắn một lưỡi thép dày. Những khi phải mang

gùi nặng và muốn dừng chân nghỉ mà không

muốn đặt gùi xuống đất, họ dùng xà gạc chống gùi

và đứng nghỉ. Đàn ông thường ở trần, quấn khố, đi

chân đất. Đàn bà cũng ở trần quấn một miếng vải

làm váy, mang con nhỏ sau lưng hoặc gùi chứa

đầy vật dụng. Họ theo chế độ mẫu hệ, nên bắt

chồng qua đám cưới. Sính lễ là mấy con heo hay

trâu bò. Đàn ông lẫn đàn bà đều hút thuốc bằng

ống tre có hình dạng giống như điếu pipe của

người Pháp. Ít người biết tiếng Việt và thường bị

lừa nên họ thường ra chợ theo từng đoàn dưới sự

hướng dẫn của người Phó lý nói tiếng Việt khá

rành rõi. Đầu thập niên 50, ngành trồng rau phát

triển mạnh họ cũng đã biết tổ chức thành nhóm đi

lãnh khoán công tác làm đất vườn mới cho người

Việt. Họ cũng có trường học riêng (1947) và có

một số ít cũng được học tại Grand Lycée. Điều mà

nhiều người Dalat, kể cả tôi, không biết là sự đóng

góp công sức và xương máu của họ trong việc

thiết lâp tuyến đường xe lửa Tháp Chàm Dalat. Ta

đã thấy công sức qua các tấm hình nhưng về

xương máu thì vì họ chết về sốt rét ngã nước quá

nhiều đến nỗi có nhiều nhóm dân Pháp yêu cầu

ngưng công tác này. Nhưng đường xe lửa là công

trình then chốt nên vẫn được tiến hành.

Dalat & Người Xưa Trang 39

Người Việt Dalat xưa.

Dân chúng Dalat lúc đó có 3 thành phần.

Người Pháp có quan niệm chỉ khai sáng dân ta tới

mức độ để sử dụng thôi. Người Việt thượng lưu

gồm gia đình các công chức và thương nhân có

học vấn cỡ bằng tiểu học nhưng khá am tường

tiếng Pháp thấy đây là nơi đất lành chim đậu. Cuối

cùng là thành phần quan trọng và là đa số gồm các

tù nhân và người tha phương cầu thực. Họ phần

nhiều mù chữ hoặc biết chút ít Việt ngữ, được đưa

lên hoặc từ tìm đường lên để khai sơn phá thạch

xây dựng Dalat. Họ kính nể các công chức “nói

tiếng Tây như gió” và gọi giới này là quan hay

thầy. Người Dalat có một sắc thái riêng biệt vì họ

là một tập hợp những người nghèo đến từ nhiều

tỉnh và điều kiện lập nghiệp thuở ban đầu có nhiều

gian truân khắc khổ khác hẳn các nơi khác. Những

người tha phương cầu thực các nơi khác có thể tìm

việc dễ dàng và được sống chung đụng với những

người đã an cư lạc nghiệp tại những miền với khí

hậu ấm áp.

Đa số dân Dalat gốc: người Nam-Ngãi

Bình-Phú cần cù chịu khó, (cùng với người Mọi

bản địa) làm tất cả những công việc nặng nhọc

trong công tác thiết lập các Quốc Lộ và đường xe

lửa. Người có tay nghề sơ sơ rồi thành người làm

la tách (à la tâche). Một dấu hiệu cho biết là thợ

thuyền cũ có nhà gạch, người mới đến là nhà gỗ;

người Huế có trình độ học vấn hơn, chịu ảnh

hưởng lễ nghi cung đình từ trang phục đến cách

xử thế; người Nghệ An vào làm phu lục lộ và

trồng rau Dalat; người Hà Tĩnh làm bồi bếp cho

các nhà hàng, khách sạn và tư gia Pháp trước khi

chuyển qua ngành trồng rau Dalat; người Hoa

chuyên về thương mại và người miền Nam rất ít.

Người lên Dalat trước năm 1920 đã sống

ra sao giữa một vùng rừng núi xa lạ đèo heo hút

gió, với khí hậu lạnh buốt, đầy thú dữ, thiếu thốn

mọi thứ, bệnh tật nan y, thịt bủng da chì với bao

nỗi lo sợ chắc chắn bây giờ không ai có thể tưởng

tượng được. Từ năm 1932 nhờ đường xe lửa sự đi

lại dễ dàng hơn dân số tăng nhanh. Tuy lên Dalat

lẻ tẻ nhưng người mỗi địa phương cố sống đùm

bọc nhau, tương trợ nhau trên vùng đất mới và cố

giữ lấy các tập tục của quê nhà. Khí hậu trong lành

mát mẽ, đất rộng người thưa, và công việc nhiều

đã tạo ra con người thanh thản, không ganh đua

kèn cựa mà cùng nhau tìm mọi cách để tiến thân.

Do đó bản tính họ cởi mở, sốt sắng, mến khách,

trang nhã và hiền hòa trong một xã hội an lành nên

dân chúng có thể băng đồi lội suối đi từ ấp này

qua ấp khác an toàn ngày cũng như đêm. Thường

xuyên tiếp xúc với người Pháp, _ có văn hóa lịch

sự không như các lính tráng vũ phu _ với nền văn

minh mới và một hệ thống trường học tốt, họ học

được nhiều kỹ thuật mới, cách xử thế mới, nên sự

lẫn lộn các từ Pháp Việt trong ngôn từ là điều

không thể tránh được.

Nhìn thoáng qua quả đúng như vậy, nhưng

trong thực tế họ phải trải qua trăm đắng nghìn cay

mới tạo được sự nghiệp hiện hữu. Có người cho

rằng qua ảnh hưởng cuộc sống đầy lễ nghi của

triều đình Huế, các phụ nữ ra khỏi nhà, dù là để đi

bán hàng rong giữa nắng mưa hay ra ngồi bán

hàng trong lồng chợ, đều đội nón lá và mặc áo dài

dù đã bạc màu hay vá chằng chịt. Thật sự Dalat

lạnh họ cần mặc ấm với chiếc áo len bên ngoài mà

đa số đều biết đan. Người phụ nữ thời đó chưa biết

giá trị của mấy vòng tiêu biểu. Có biết chăng là cái

thắt đáy lưng ong, nhưng với chiếc áo len dày

cộm, đã thành thô kệch như thùng tô nô (toneau

đựng rượu chát) hay bao gạo chỉ xanh. Do đó nét

quyến rũ của họ chỉ còn nhờ nơi mái tóc đen,

thơm mùi chanh hay bồ kết _

dài quá vai tỏa rộng

Dalat & Người Xưa Trang 40

trên chiếc áo len màu xanh dương đậm (nữ sinh),

kẹp gọn sau lưng (chưa chồng), bối với cụm tóc

thấp thả lỏng trên lưng (đã có chồng) bối gọn với

khăn len trùm đầu (người lớn tuổi) - làn da mịn,

đôi má không son phấn nhưng luôn ửng hồng,

nhất là những ngày sương gió lành lạnh mùa

Giáng Sinh. Nhưng mấy ai biết được cái đẹp dễ

thương, cái e thẹn của duyên ngầm tiềm tàng trong

ngôn từ thùy mỵ, trong trang phục thanh nhã,

trong đối xử dịu dàng của cái nết đánh chết cái

đẹp của họ có một nguồn gốc khá đau thương. Da-

lat tuy không có nhiều sinh hoạt văn nghệ nhưng

cha mẹ nào cũng lưu tâm chặt chẽ và khuyên con

gái nghèo cho sạch rách cho thơm, hoặc giấy rách

cũng giữ lấy lề 3 để giữ thanh danh cho gia đình và

lo sợ con gái thành hũ mắm thúi trong nhà. Gia

đình nào cũng đông con, may thì không được vì

không có máy may và không biết nghề, nhưng đan

áo len, làm bánh trái cho em út là nghề của các

nàng vừa tiết kiệm vừa tạo niềm vui cho em út và

cha mẹ. Tôi không dám nói họ đầy đủ công dung

ngôn hạnh của các tiểu thư đài các mà đều là

người phụ nữ đảm đang. Những gia đình nghèo

hoặc trung lưu gặp lúc khó khăn, với truyền thống

trọng nam khinh nữ, con gái ở nhà giữ em, phụ

giúp việc nhà hay đi ở đợ là điều tủi thân nhất đối

với họ: sống trong thành phố có nền học vấn chỉ

thua Saigon và Hanoi mà lại thất học. Con gái

muốn tiếp tục lên trung học phải vào Couvent des

Oiseaux hoặc ra Huế, nào là đồng phục nơi ăn

chốn ở, đâu mấy ai đi được. Mãi đến đầu thập niên

50 mới có trường trung học và từ đó họ mới tranh

đua ngang ngữa cùng các nơi khác được. Mỗi thứ

một chút đã tạo nên phẩm cách riêng của con gái

Dalat.

Nhờ được đưa lên Domaine de Marie học

thêu từ thuở nhỏ nên họ có những quà đặc biệt

tặng người yêu: áo len tự mình đan hoặc chiếc

khăn tay thêu với 4 đường rút rua, một kiểu trang

trí khăn của Pháp đẹp, lạ, thanh nhã. Rút rua là rút

bớt hai hàng chỉ cách mép khăn vài cm tại mỗi

3 Thuở đó phương tiện truyền thông và báo chí hiếm dân

chúng ít học nên phương tiện giáo dục dân chúng phổ thông

nhất là truyền bá các câu châm ngôn mà tôi dùng hơi nhiều

để muốn nói lên một sinh hoạt đương thời.

cạnh khăn trước khi gấp mép. Khi biết anh ấy sắp

bị đi lính, bà kể: ra chợ mua cái khăn mù soa chưa

may về thêu để tặng anh ấy làm kỷ niệm. Mua về

rồi mới nhớ làm sao mà thêu, mấy đứa em hay bà

già mà thấy được thì nguy. Phải trốn nhà hoặc nói

dối qua bạn rồi lên đồi trường Domaine ngồi thêu,

khi thì buổi trưa khi sáng khi chiều. Trước khi đi

phải rửa tay thật sạch và luôn luôn có cái khăn cũ

để lau mồ hôi tay. Chiếc khăn có bốn đường rua,

thêu xung quanh ban đầu còn đẹp nhưng lâu quá

nên phải thêu ẩu xấu quá nhưng đành chịu. Nơi

góc, tên hai đứa quấn vào nhau. Thêu gần xong

mới nghĩ làm sao đưa. Hai đứa quen nhau nhưng

mỗi lần gặp nhau toàn nói chuyện trên trời dưới

đất chứ có dám nói chuyện thương yêu gì đâu.

Biết nói gì đây, ngượng chết mồ, gặp nhau ở đâu?

Nghĩ mãi mà chẳng dám hỏi ai. Sau cùng chọn cửa

nhà thờ Tin Lành. Theo kế hoạch mình tới trước

chờ. Khi thấy ảnh lên, mình cầm gói khăn, làm

dấu tặng ảnh, bỏ xuống đất rồi bỏ chạy về. Kiểm

tra địa điểm đàng hoàng. Đến ngày hẹn mình đi

sớm hơn giờ hẹn. Ảnh cũng đi sớm nên vừa đến

nơi thấy ảnh cũng đang lên dốc Mặt mình nóng

rần rần, tim đập thình thịch, miệng thở hồng hộc

người run, rùng mình liên hồi, mắt nổ đôm đốm,

nên ảnh, chạy đến lúc nào chẳng biết, chụp nhẹ hai

cườm tay mình. Hoảng quá mình giựt mạnh tay,

gói khăn rớt xuống đất, rồi quay đầu chạy không

dám ngoảnh cổ lại. Hú vía. Nét mặt tươi cười bà

lão bảo thật không có cái dại nào giống nhau,

nhưng dù sao đó là kỷ niệm đẹp nhất đời con gái.

Đường Annam (Hàm Nghi) chụp từ nhà thờ Tin Lành, nơi

đường cua trái có thể thấy đầu dốc xuống đường Cầu Quẹo

Dalat & Người Xưa Trang 41

Sau này ảnh kể lại, nhát quá đâu dám mở

miệng nói gì. Khi bị kêu đi lính sợ đi xa, ở nhà cô

ấy đâu có biết mình thương thầm, thương người

khác thì sao, nên tính tìm cách tỏ tình thì được cô

ta hẹn gặp. Mừng quá nhất định kỳ này phải nắm

tay rồi hai đứa cùng thề thương nhau. Vừa mới

nắm được tay thì nàng bỏ chạy, chạy theo thì sợ ai

đó lấy mất cái gói. Mở ra thấy chiếc mùi soa với

tên hai đứa tréo nhau mừng quá. Thì ra cô ta cũng

thương mình. Cái khăn mềm mại màu xanh lơ

đẹp ơi là đẹp. Úp khăn lên mặt, mùi tay con gái

thơm muốn hít hoài, khăn mềm mại vuốt mãi

sướng tay quá. Quà này còn hơn lời thề, rồi tung

tăng về nhà. Sực nhớ phải dấu kín, mấy đứa em

mà biết được, mẹ biết thì nguy. Để chiếc khăn

trong túi quần tay mân mê chiếc khăn mềm mại

mà tưởng tượng là da cổ tay của người tình. Cái

mùi soa đặc biệt này được các đồng đội loan đi

làm ảnh phổng mũi bảo đây là kiểu mùi soa của

Pháp chỉ có con gái học trường đầm ở Dalat mới

biết làm các đường rua này. Anh lính nào có

những quà này mà không khoe đồng đội, nhờ đó

mà những người chưa đến Dalat cũng đã nghe

tiếng thơm. Hữu xạ tự nhiên hương mà.

Không thể biết hết các gian truân của họ

nên sau đây tôi xin ghi sơ lược những gì tôi biết về

mỗi trường hợp. Một thanh niên Nghệ An hiếu

học thường kéo tro bếp ra để tập viết, bạn bè trêu

chọc “cố học đi khi thi đỗ được phong là Trạng

Bếp”. Anh vẫn kiên trì học và đã đạt được ước

mơ: viết thơ về thăm cha mẹ. Tại ấp Xuân An một

góa phụ người Huế, chồng làm chủ sự bưu điện,

hiền lành nụ cười luôn nở trên môi ăn nói dịu dàng

nên dân chúng thân thương gọi là Cô Chủ, bán

quán tạp hóa nuôi sáu con thành tài với một người

là bác sĩ. Ông Lai làm phụ thợ điện cho rạp Eden,

rồi qua bao nghề khác trước khi thành một trong

những chủ xe vận tải đầu tiên và cuối cùng là chủ

tiệm Hồng Ngọc đường Minh Mạng. Tôi thật sự

khâm phục và không thể quên được hình ảnh một

người đàn bà _ có hiểu biết về bê tông cốt sắt vào

thời điểm đó đứng trên sân thượng cheo leo cao

gần 50 mét đối với đường Cầu Quẹo _ để theo dõi

và kiểm soát các thợ thuyền đúc sàn lầu cho nhà

bà. Ông (tôi không biết tên) xuất thân làm công,

và trở thành chủ tiệm sơn Hiệp Hưng đầy uy tín,

đường Phan đình Phùng. Cô Sen, tên được gọi khi

đi chích dạo ngày nào, đã sang lại tiệm vàng Alfa-

na Bijoux, lớn nhất Dalat thời 1945.

Đa số người Huế vào, chồng làm thầy

giáo, công chức v…v.. vợ buôn bán ngoài chợ.

Đàn trẻ thơ loi choi của trường “ nhà nước” ngày

nào bây giờ còn nhớ cả cá tính riêng của mỗi

thầy, mỗi cô buôn bán gì tại đâu trong lồng chợ.

Với gương mặt đầy nếp nhăn nhưng vui tươi bà đã

kể “không thể nào quên được những thầy Trình,

Trúc, Phỉ, các cô Lệ, Lộc v…v. khả kính đầy từ

tâm đã khai phóng họ cả về trí lẫn đức. Ông Sách,

không rõ chức vụ nhưng dân chúng gọi chủ kho

bạc vì thường nhận tiền từ ông ấy. Ông Nguyễn

tăng Diên, đại diện hãng máy bay Cosara, đã mua

lại hãng bán đồ cơ khí Poinsard et Véyret của

Pháp và có con làm cho Liên Hiệp Quốc vào năm

1975.

Trường Yersin, với khu nội trú cho học sinh toàn cõi

Đông Dương, nhìn xuống Hồ Xuân Hương với nước

trong xanh, nay là di tích lịch sử quốc gia và là trường

đẹp nhất Đông Nam Á

Nói về công chức Dalat không thể không

nhắc ông Nguyễn đức Thận, người Hà Tĩnh, một

cây đại thụ vì ông đã phục vụ thành phố Dalat từ

thời Dalat mới được khai sanh, được Pháp chuyển

qua làm việc ở Nouvelle Calédonie, thuộc địa thứ

hai của Pháp gần Úc Châu, trở về Dalat, khoảng

cuối thập niên 40, với chức vụ Chánh Văn Phòng

qua các triều đại của chánh phủ VNCH. Ông nghỉ

hưu năm 1972 và sau 1975 vẫn được chánh quyền

Dalat tham khảo ý kiến những khi cần thiết. Tôi

Dalat & Người Xưa Trang 42

chỉ biết ghi ông là một công chức danh cao đức

trọng được mọi người kính nể và ngưỡng mộ qua

những giai đoạn thăng trầm của Dalat mà chắc

chắn là văn khố Dalat không thiếu chi tiết về ông.

Ông Tô thế Lộc, có âu học, đi buôn bán

nhiều nơi, nghe tiếng Dalat nên tìm đường lên lập

nghiệp. Thấy Sở Trà Cầu Đất đang phát triển và

khí hậu mát mẽ ông định cư tại đó. Vừa có vốn lại

biết tiếng Pháp nên ông được nhiều người nể nang

nhất là từ khi ông Trương tiến Đức, người Quảng

Bình, làm kế toán Sở Trà thành rể ông. Hai cha

con cùng 10 người khác đứng ra xin thành lập

làng Trường Xuân (1929). Chẳng bao lâu ông Đức

trở thành Kế toán Trưởng Sở trà Cầu Đất và là

người Việt duy nhất được ở trong khu cư xá của

Pháp. Trong phòng khách của ông có một bức

hoành phi với bốn chữ Hán bằng gỗ sơn son thếp

vàng mà ông rất quý. Trong các giấy tờ người

Pháp thường ghi “Mr. Truong tien Duc dit Trap”.

Tuy có Âu học nhưng trong các ngày lễ lạt ông

thường mặc áo dài khăn đóng với bài ngà nên dân

chúng xưng là cụ Nghè Trấp. Nhờ uy tín đó ông

đã về quê dẫn một số bà con có học vào làm kế

toán, cai công trường cai thợ máy v…v…Ông

đùm bọc gia đình họ từ vật chất đến hướng dẫn

con cái họ vào Yersin trong tình thương của người

anh ruột. Ông là người đóng góp nhiều công đức

cho sự thành lập và phát triển Phật giáo tại Cầu

Đất. Ông thường mời các đoàn hát bội, cải lương

về trình diễn tại Cầu Đất và cầm phách khen

thưởng. Năm 1945 gia đình tản cư về Phan Thiết

và bao sự nghiệp tan tành đến nỗi con út ông Đức

tên Huân _ còn nhỏ quá không biết nguyên nhân _

phảỉ trải qua bao sóng gió đẩy đưa như cụm lục

bình trôi sông mới tiếp tục học thành kỹ sư công

nghệ như trong đoạn dưới đây. Trong ba niên khóa

từ 1959 đến 1961, Dalat có năm sinh viên gốc Da-

lat Hai, Ngọc, Huân, Minh, và Sơn là những sinh

viền đầu tiên gốc Dalat vào Trung Tâm Kỹ Thuật

Phú Thọ mỗi người một cảnh khác nhau. Ngọc

con một một góa phụ, đồng khóa với tôi, phải vừa

làm gia sư vừa dạy toán đệ nhất cấp trường tư

thục. Minh, anh cả một gia đình 6 người em, cha

là nhân viên Hỏa xa, mẹ buôn bán trong chợ, vừa

làm thơ ký Kho Bạc vừa học hàm thụ sau khi có

BEPC. Anh cùng một nữ nhân viên, người Nha

Trang, được sở cấp cho một gian với 2 phòng nhỏ

và một phòng khách trong khuôn viên sở. Thông

minh lanh lợi ngoài sự góp gạo nấu cơm chung và

nhờ gia đình Phật tử chị gặp anh Huân, từ Nha

Trang lên, mới đậu vào lớp Second trường Yer-

sin. Chị thuyết phục anh Huân về ở trọ chung,

được ăn miễn phí để giúp anh Minh học. Anh

Huân đồng ý và dùng phòng khách làm nơi cư trú.

Một năm sau nhờ hiểu rõ quy chế dự thính viên

(auditeur libre) của trường Yersin, Huân đề nghị

Minh xin sở cho đi học dự thính các môn quan

trọng. Hiểu hoàn cảnh và tinh thần phấn đấu của

ba người, và nhờ Trưởng kho bạc, người Pháp,

can thiệp anh được trường Yersin chấp thuận. Sau

mấy năm cố gắng Minh đậu vào Phú Thọ. Ra

trường anh xin về phục vụ ngành hỏa xa tại Nha

Trang quê vợ và nhờ đó cha anh mới nuôi nổi đàn

con hiếu học. Sau này anh là Trưởng Khu Hỏa Xa

với nhiều đóng góp cho ngành này. Người nữ thơ

ký năm xưa, chủ một trường mẫu giáo nổi tiếng ở

Nha Trang, thấy cha chồng vẫn hằng ngày quét

sân trường thường nhắc nhở đừng làm vậy mất thể

diện của con cái nhưng ông vẫn làm. Sơn em ruột

Minh đậu sau anh một khóa. Huân sau khi đậu tú

tài II vì hoàn cảnh khó khăn của gia đình, anh

đành về dạy Toán Lý Hóa cho trường Bồ Đề theo

sự năn nỉ của ông Tỉnh Trưởng Bình Thuận đương

thời. Ông Tỉnh Trưởng muốn tìm một thầy có uy

tín để thu hút học sinh cạnh tranh với trường Công

giáo. Một năm sau, khi vào Saigon mua vật dụng

cho trường, tình cờ anh thấy bảng niêm yết tuyển

sinh trường Kỹ sư Công Nghệ. Vào hỏi thủ tục

anh được một người Pháp phỏng vấn và biết là

học sinh cũ Yersin nên nhận anh ngay khỏi thi.

Bốn năm sau anh ra trường kỹ sư Công Nghệ khóa

2 năm 1961. Ông Trần văn Diếu, phụ tá trưởng

phòng phân phối điện nhà đèn Saigon, được

chuyển lên Dalat, tự học và làm thêm về sửa điện

xe hơi. Trong khi phụ trách bảo trì về điện và máy

lạnh cho các công sở (viện Pasteur, nhà thương,

Lycée Yersin) và nhà hàng ăn của Pháp ông cảm

nhận thấy sự thích thú về máy lạnh nên để ý tìm

hiểu thêm. Ông nghĩ điện thì nóng sao lại làm lạnh

được, và Dalat lạnh không mấy ai làm ngành này

nếu mình học được thì nhất nghệ tinh nhất thân

Dalat & Người Xưa Trang 43

vinh. Khi người con trai vào được Yersin ông

khuyến khích con tìm hiểu thêm. Người con, Trần

văn Giáo, cố gắng học hàm thụ ngành điện lạnh

với một trường bên Pháp và ông đã mãn nguyện

khi con đã có một tiệm về máy lạnh ở đường Tăng

bạt Hổ, Dalat.

Cháu Trần văn Sang và MC

Nguyễn cao Kỳ Duyên trong

một show triễn lãm sản phẩm

của Gulfstream tại Las Végas

Gia đình anh Giáo định

cư tại Canada làm đủ

nghề, có một người làm

cho hãng sản xuất bồn

tắm bằng fiberglass.

Người em, có vợ làm

nail, mới gợi ý với anh

làm bồn rửa chân ngành

nail bằng fiberglass. Đó

là bồn rửa chân đầu tiên

của hãng Gulfstream, do

một người Canada gốc Việt, sáng chế vào giữa

năm 1998. Tiếc rằng gia đình không biết quyền lợi

của sáng chế này nên không xin bằng sáng chế nên

các hãng khác bắt chước làm. Hiện nay hãng

Gulfstream với doanh thu trung bình khoảng

$US10 triệu/năm và sử dụng khoảng 45 người từ

kỹ sư đến nhân công. Các mặt hàng của

Gulfstream nay dùng loại acrylic bóng láng hơn,

không phai màu với các hóa chất, đã tràn ngập các

tiệm nail trên nhiều quốc gia. Cháu Trần văn

Sang, chủ hãng Gulfstream thuộc thế hệ thứ ba,

thành công nơi đất khách nhờ noi gương cần cù,

tìm tòi, học hỏi và dám nghĩ dám làm của ông nội:

người công nhân nhà đèn Dalat xưa. Gần đây tôi

cũng biết một số cháu nhỏ _ thuộc thế hệ thứ ba

của nhóm phu lục lộ Nghệ An _ đã thành kiến trúc

sư, kỹ sư từ Đại Học Saigon. Chắc hẵn còn nhiều

người khác nữa có trường hợp tương tự mà tôi

không biết.

Tưởng cũng cần kể một số thuộc thành

phần kháng chiến chống Pháp _ lúc đó chưa phân

biệt trắng đen mọi người đều đơn thuần cho rằng

vào chiến khu là chống Pháp. Bà, làm vườn tại Đất

Làng Cầu Đất, sinh hoạt kín đáo không lộ diện

năm 1945, mãi về sau mới biết bà thuộc thành

phần Sô Viết Nghệ Tĩnh 30, mới mất năm 2005.

Một chị, cùng trang lứa với chị tôi, bán hàng cho

tiệm ba tôi và bốn nam tráng niên tính tình vui vẻ,

siêng năng, cần mẫn làm công cho vài chủ vườn

tại ấp Nghệ Tĩnh trong 3-4 năm, tới 1945 mới biết

cả 6 người trong đó có ông Nguyễn thế Tính đều

là Việt Minh. Năm 1949 một số thanh niên nam

nữ Dalat đủ mọi thành phần: thợ thuyền, làm

vườn, buôn bán kể cả học sinh Yersin đã xếp bút

nghiên lên đường tranh đấu, ra Bắc và một số đã

về lại Dalat sau 75. Cũng năm đó, tôi cũng đã lên

đường nhưng không thành vì đáng lẽ có 3 ba

người mà chỉ có một mình tôi đến điểm hẹn.

Trên bình diện phát triển và xây dựng quốc

gia, ta cũng không thể quên được ảnh hưởng to

lớn của nhóm học sinh từ các tỉnh lên Dalat học.

Đa số là con nhà giàu, có học vấn cao, là rường

cột của chánh quyền miền Nam. Tôi nêu trường

hợp của anh như là đại diện cho nhóm này. Anh ra

trường Yersin khi nước nhà vừa độc lập, đậu vào

Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ _ trường đại học

khó thi vào nhất vì học bổng cao và sau hai năm

vừa học vừa được hưởng lương Cán Sự nên sự

cạnh tranh thật ráo riết. Định cư tại Mỹ sau mấy

năm làm việc, anh được cử đi làm Cố Vấn cho các

nước bên Phi Châu và Trung Đông. Anh biết dung

hòa kỹ thuật tân tiến của Mỹ với những khó khăn

của các quốc gia nhược tiểu nên được cả Mỹ lẫn

các quốc gia này kính nể. Với hoài bảo và kinh

nghiệm thâu thập được sau bao năm chuyên làm

cố vấn, anh xin được về làm Cố Vấn ở quê nhà.

Thành công ở xứ người nhưng lại thất bại tại đây.

Ông Năm Niên, người Quảng Bình, ngụ tại

Tân Lạc, là người phồ cỏ giỏi nhất trong đám phu

lục lộ nhờ có kỹ thuật cao. Cỏ trong vườn các

công thự được người phồ cỏ cắt xén thường xuyên

với cái phồ (faux). Cỏ ông cắt không văng lung

tung mà luôn luôn gom lại thành từng đống nhỏ để

hốt cho nên bãi cỏ luôn xanh mướt như tấm thảm.

Đồ nghề của ông gồm có cán phồ bằng gỗ, lưỡi

phồ bằng thép, búa, đe phồ, miếng đá mài nhỏ và

một cái đòn nhỏ. Đe phồ là một cọc sắt dài độ

Dalat & Người Xưa Trang 44

30cm, đầu dưới nhọn để đóng xuống đất, lưng

chừng đe phình ra để giữ cho đe không lún sâu

thêm, phần trên đe dẹp rộng 1/2cm. Mỗi ngày ông

phải ghè phồ 2-3 lần. Đóng đe xuống đất, ngồi

trên đòn nhỏ hai chân chuổi thẳng hai bên đe để

đỡ lưỡi phồ. Tay trái giữ mép phồ trên đe ông

dùng búa gõ nhẹ lên mép phồ vừa kéo búa về phía

bọng mình để làm lưỡi phồ mỏng thêm. Cứ từ từ

gõ hết chiều dài lưỡi phồ. Sau đó dùng cục đá mài

dài liếc mép phồ là xong. Ghè phồ không đều tay

làm mép phồ dãn không đều dễ bị nứt làm mẻ lưỡi

phồ. Siêng năng hai vợ chồng già không con cái

sống trong một nhà nhỏ an nhàn hạnh phúc. Nhờ

khéo tay công việc của ông nhẹ nhàng nên ông vui

vẻ lạc quan hơn người bạn đập đá cùng tuổi với

ông dưới đây

Ông làm nghề đập đá. Thợ đập đá gồm đủ

thành phần già trẻ cả nam lẫn nữ. Họ làm việc

theo từng nhóm với bạn bè hoặc theo gia đình.

Lúc đó chưa có thuốc nổ hoặc có mà hạn chế. Họ

lựa những nơi đá có nhiều lằn nứt ngang dọc, có

khi lẫn lộn với đất cát, dùng xà beng cạy đá ra

từng mảng lớn, gom đá lại thành đống rồi dùng

búa đập nhỏ bằng cỡ nắm tay dùng làm đường sá.

Nhìn họ đập thấy khá dễ dàng nhờ có kỹ thuật

riêng. Nếu không biết cách đập thì các thanh niên

dù mạnh khỏe cũng rất vất vả và có thể gây tai nạn

vì các mảnh đá có thể văng tứ tung. Nghề này vừa

nặng nhọc vừa dầm mưa giãi nắng quanh năm.

Mỗi người có một tấm liếp chủ yếu để che nắng và

đá văng. Họ luôn ngồi theo cùng một hướng,

người trước người sau để đá chỉ văng vào tấm

liếp. Ông chưa đầy 50 nhưng tưởng chừng 60,

với mái tóc muối sương luôn luôn rối nhùi, làn da

đen sạm khô cằn nhăn nhiu, hai lòng bàn tay chai

cứng, các đốt ngón tay gồ ghề biến dạng, hai bàn

chân chai dày, gót nứt nẻ qua bao năm tháng làm

nghề đập đá. Mười lăm năm trước khi biết là Dalat

đang phát triển mạnh, hai vợ chồng ông đưa nhau

vào thử thời vận. Được người đi trước giúp đỡ, tuy

phải làm cật lực nhưng có cuộc sống hạnh phúc và

khá hơn lúc ở Quảng Ngãi: ông có đứa con trai,

một căn chòi tranh nhỏ, một số tiền chôn dấu dưới

gầm giường. Ông lót một lớp tranh dày trên nan

giường và dùng 4 cái bao gạo kết lại làm ra phủ

cái giường cho ấm. Sau khi sanh thằng Sáng __

với

hy vọng tươi sáng hơn __

ông đã làm thêm một

vách tranh ngăn căn chòi trống trải thành một

buồng nhỏ cho bớt gió. Ông nói ở nhà tranh ấm

hơn nhà vách ván nhưng thật sự là ông có một ước

mơ mà tôi sẽ trình bày ở sau. Ông tri ân những

người đến trước đã giúp đỡ và cưu mang vợ ông

khi sanh thằng Sáng.

Cố H. người Nghệ An, độc thân và già

lắm, nên mọi người đều gọi ông là cố. Sau bao

năm chắt chiu khuya sớm Cố có một mảnh vườn

và căn nhà nhỏ tại ấp Sào Nam. Trong một lần

mua phân Cố dẫn cô gái bán phân vào bếp, kéo cái

nồi đất nhỏ ra, trút ra sàn bếp mớ tiền dấu trong

nồi rồi bảo “ Đó là tiền ông có, cháu đếm và lấy

đủ số tiền ông mua”. Cô gái sững sờ nhìn những

đồng tiền giấy cuộn tròn được cột thành từng cuốn

to nhỏ tùy theo số tiền mỗi lần bán rau mà không

biết tổng số. Cố lại cất số còn dư vào nồi, đặt nồi

vào chỗ cũ và dặn thêm “ Ông tin là cháu sẽ không

cho ai biết nơi ông dấu tiền”. Sự việc bất ngờ quá.

Cô gái cứ sợ lỡ ai tình cờ biết đánh cắp thì mình

có thể bị nghi oan Mười năm sau cô gái bán phân

phải lãng tránh khi thấy ông đi ăn xin trong khu

chợ mới.

Trong một lần về Việt Nam, đến thăm mấy

gia đình trồng rau xưa, một chú thanh niên hỏi tôi

- Anh là con bác Xu?

Mọi người cười vang. Trấn tỉnh vài giây

rồi chú ấy cúi mặt giọng rung rung cảm động tiếp

tục. Lúc sinh thời cha tôi bảo “ Tao được cha sinh

mẹ đẻ nhưng được bác ấy nuôi, không phải chỉ

mình tao mà cả bao người Nghệ, giúp công ăn

việc làm, chỉ dẫn trồng rau. Lúc đó đâu phải có

vườn, nỉa đất, trồng, tưới nước là xong đâu.

Không có phân là công toi. Bác ấy mua cả goong

phân từ Phan Rí về chia cho bọn choa (chúng tôi),

trả tiền sau nên mới có ăn, chứ đã có ai bán phân

đâu? Giúp từ đầu chí cuối…..” Nội dung câu

chuyện không có gì lạ nhưng lòng tôi chấn động

bởi cái âm thanh của chữ Bác Xu mà tôi không thể

diễn tả được chỉ nhớ là Bác thấp và Xu cao. Đa số

người Nghệ xem ông như anh cả nên gọi là bác

thế cho con. Một sự kính nể trìu mến phát ra tự

đáy lòng của chú ấy.

Dalat & Người Xưa Trang 45

Ông, bạn của nhạc phụ tôi, đã tâm sự ” tôi

không được học hành nhiều nên không biết hết

những khó khăn của sự học. Tôi đã cho mấy đứa

nhỏ học ở Adran, tối về có gia sư kèm thêm nhưng

vẫn đội sổ”. Nhạc phụ tôi an ủi “ Người ta bảo sĩ

nông công thương, nay ta bị kẹt đường phải quay

trở lại thành thương công nông sĩ có sao đâu”

Cuối cùng một số con ông có được BEPC rồi

thành thương gia và công chức Dalat.

Anh, con nhà thợ may Âu phục Lê thành

Đôn đã cố gắng học đễ làm gương cho đàn em

nhưng vẫn lận đận trên đường khoa bảng. Năm

1999 tôi gặp lại anh trong một gian chung cư

xuống cấp tại cư xá Thanh Đa. Bao tâm sự vui

buồn tuôn ra. Khi chúng tôi ra về, anh nhờ tôi nếu

có gặp vợ anh B. xin tôi chuyển lời cảm ơn chị ấy

dùm. Hỏi ra mới biết “ tôi (anh ấy) bị rớt vấn đáp

Bac. I mấy phen, chị ấy biếu tôi tiền lệ phí thi và

bảo đây là tiền may mắn xin anh nhận cho. Nhờ

đó tôi đậu, nhưng từ đó đến nay không biết chị ấy

ở đâu để báo tin vui. Tuy vậy phận tôi vẫn lao đao

phải trốn bạn bè chui vào đây.”

Anh, con trai một, con một góa phụ với

mười người con, sống nhờ một tiệm chạp khô tại

Trại Mát. Mẹ anh suốt đời dành mọi ưu tiên cho

anh. Anh đã cố gắng hết mình nhưng học tài thi

phận. Ngày tôi rời Dalat vào Saigon học, anh bảo

“Bao năm qua gần anh, noi gương anh học nhưng

chưa đến đâu, nay anh đi xa tôi cảm thấy bơ vơ lạc

lõng… .” Tôi xòe bàn tay rồi bảo ” Bàn tay có

ngón ngắn ngón dài, ngón mập ngón ốm, nhưng

mỗi ngón có công dụng riêng, trong xã hội mỗi

ngành nghề đều cần thiết, đâu phải chỉ có học thức

mới sống được. Hãy làm hết sức mình trên lãnh

vực mình thích.” Tiệm chạp khô Quảng Thuận

nhỏ bé ở Trại Mát ngày nào đã lần lượt thành QT

bán sĩ đường Tăng bạt Hổ, rồi cộng thêm QT bán

lẻ dưới chợ mới. Gần đây tôi gặp vợ chồng anh:

chủ một tiệm kim hoàn lớn tại đường Duy Tân đối

diện tiệm Con Cua.

Tôi thành thật xin lỗi các gia đình được

nêu trên. Ghi lại hoàn cảnh của họ như là những

chứng tích về quyết tâm, gian truân và khổ tâm

của họ cho thế hệ sau noi gương. Ngày nay giới

trẻ hải ngoại đã chứng minh là bằng cấp cao hay

thấp không hoàn toàn giúp cho sự thành công trên

đường đời. Năm 1956 tôi ra trường, trong cả ba

ngành Toán, Sinh và Triết chỉ có 4-5 anh chị đậu

thôi, kể cả các học sinh không phải gốc Dalat

nhưng là con công chức đã học tiểu học tại đây.

Nhìn số thí sinh đậu Tú Tài tại Dalat, người ta

không hiểu cái số phận hẩm hiu của học sinh Việt

gốc Dalat. Muốn lên trung học, họ phải ra Huế

hoặc Qui Nhơn học tiếp vì mãi đến đầu thập niên

1950 Dalat mới bắt đầu có trường trung học Việt.

Do đó đa số thanh niên Dalat không có tú tài, thật

tội nghiệp cho lứa thanh niên bất hạnh này. Họ, đa

số là thợ trong ngành xây cất, thợ máy, chủ tiệm

sơn, tiệm máy lạnh, tiệm vàng v…v… nêu trên, đã

tự vươn lên trong huấn nghệ của trường đời. Tuy

ít học nhưng họ là rường cột của Dalat đương thời

vì thành phần có tú tài thường tiếp tục học và làm

việc ở Saigon. Có một thành phần mà tôi không

nêu lên được là giới thượng lưu vì không thể tiếp

cận nhưng muốn ghi trường hợp một nữ lưu đặc

biệt. Tuy học cùng lớp với con gái bà nhưng đến

nay mới biết bà __

tốt nghiệp trường Luật Hà Nội,

phu nhân bác sĩ Nguyễn văn Lương __

là Nguyễn

thị Hậu, Thị Trưởng Dalat (1966-68), người nữ

Thị Trưởng độc nhất của Việt Nam.

Ai ai cũng biết cái ta là cái đáng ghét, và

đức Phật đã bảo “thất bại lớn nhất là tự đại”,

nhưng vì muốn có những dẫn chứng cụ thể về

các gian truân nên buộc lòng tôi phải dùng một vài

trường hợp của tôi. Tôi xin phép những tiền nhân

xây dựng Dalat __

đã một thời cật lực làm ăn mà

thân xác đã được chôn vùi trên nghĩa địa __

cho tôi

dùng chữ mình như là đại diện cho họ. Mình cũng

đưa thân phụ mình vào câu chuyện vì đó mới là

phần chính để diễn đạt phong cách người Dalat

xưa và xin độc giả hoan hỷ thông cảm cho.

Mình, con một thương gia lớn tại chợ Hòa

Bình, đã vĩnh viễn xa cha mẹ và chị em trong tản

cư lúc 14 tuổi, sống với người chú bị sa sút sau khi

hồi cư, và quyết tâm muốn tiếp tục đi học lại với

bao trở ngại. Năm 1948 một cô giáo đã tận tình

xin cho mình được vào học lớp 6 ème tại trường

Dalat & Người Xưa Trang 46

Adran với một học bạ giả, một giấy khai sinh trụt

tuổi vì không có cách nào hơn. Nhiều khi nghe

chuông điện trường reo mới lật đật thay áo quần

chạy qua trường, bên kia đồi, là vừa kịp lần

chuông vào lớp. Hằng ngày quăng sách ra là cầm

cuốc nĩa ngay. Mỗi tuần hai lần đi chợ về rồi mới

đi học. Thời gian đầu gánh nước tưới rau “còng

lưng tôm” nhưng quen dần với thử thách nên

những ngày cuối tuần nĩa đất suốt ngày vẫn tỉnh

bơ, nhưng sự lo âu có thể bị nghỉ học bất ngờ luôn

ám ảnh. May mà năm sau một sư huynh biết hoàn

cảnh của tôi xin trường cho tôi chỉ đóng nửa học

phí. Nghe học sinh Adran nói chuyện về Bois

d’Amour ( rừng Ái Ân) sát ngay cuối ấp và thác

Cam Ly nhưng tôi chưa hề đặt chân tới trong đời

học sinh. Vì “mít ngon ai để chợ trưa” nên phải đi

hỏi vợ khi đậu Brevet Élémentaire làm tăng nỗi lo

âu. Nhiều người quen, nhất là Cô Chủ, chủ quán

bên ấp Xuân An có con trai học Yersin cùng thời,

an ủi hoặc khuyến khích “đừng bỏ cuộc nghe”.

Nỗi vui của cái Bac.I (tú tài Pháp I ) bị lu mờ ngay

bởi sự hối thúc phải cưới vợ vì sợ năm sau là năm

tuổi. Bốn ngày sau hôn lễ được thơ của thân phụ,

từ Nghệ An chuyển qua Pháp, xin tiền và một xe

đạp để làm phương tiện sinh sống. Cô dâu mới

đem bán hết tất cả nữ trang quà cưới để gởi về

giúp cha mẹ chồng. Năm tuần trước ngày thi Bac.

II mình phải di tản ra nhà người bạn để học thi,

nhưng tội nghiệp cho người vợ trẻ, mới làm dâu

được bốn tháng, đau buồn vì chồng rớt. Năm sau

mới đậu: niềm vui lớn lao của gia đình đôi bên và

toàn thể cộng đồng người Nghệ và đó cũng là

niềm an ủi của riêng tôi, là đạt được tâm nguyện

của thân phụ nhưng cũng rất đau buồn vì người

vừa qua đời trong chiến dịch

cải cách ruộng đất mới được

3 tháng. Xuống Saigon với

bao khó khăn, vừa mới ổn

định cuộc sống thì vợ mang

bầu. Nhưng cuối cùng, kết

quả của sự phấn đấu của tôi

và sự tảo tần của nàng: cái

bằng kỹ sư và hai đứa con.

Hai câu thơ À vain-

cre sans peine on triomphe

sans gloire của Corneille (chiến thắng nào không

gian nguy sự thành công không vẻ vang) và

Gémir, pleurer, prier c’est également lâche của

Alfred de Vigny (than, khóc, cầu xin là hèn nhát)

đã giúp mình phấn đấu và vui với hoàn cảnh. Ở

Dalat giây cương ngựa kéo xe có hai miếng da che

hai bên mắt ngựa nên ngựa chỉ thấy đàng trước mà

tiến tới. Nhiều người dân Dalat xưa, kể cả tôi, đã

tự xem như con ngựa nói trên cứ cắn răng cật lực

làm việc bằng mọi cách để vươn lên.

Mình thật sự không hiểu các sinh hoạt của

thân phụ và bạn bè ông thời đó ra sao mà mình

được thừa hưởng những báo ân quá to lớn. Bà Ma-

rie Mỹ, người công giáo, thâm nho, (sau này mới

biết là đảng viên cộng sản) giúp mình được đi học

lại. Bà, con ông Nguyễn hữu Sở, một đại doanh

gia Phan Rang, đã mang ơn ba mình ra sao mà

tình nguyện tự lo cho mình như vậy. Bà vừa mới

về nước Chúa năm 2010, thọ 96 tuổi.

Năm 1963 mình bị một hàm oan với một

phúc trình dày 20 trang của tỉnh Phan Rang tố cáo

có nhiều hành động chống đối đường lối của Cố

Vấn Ngô đình Nhu do Thiếu tướng Tôn thất Đính

ký tại Phan Rang, nơi mình đang công tác. Bản

phúc trình này làm các thượng cấp từ Trưởng khu,

Giám đốc và Bộ trưởng hoang mang như ngồi trên

đống lửa. May mà vị cứu tinh của mình chỉ mấy

chữ “xin Thiếu tướng để tôi trả cái ơn ba nó của

thời chị đi bán gạo đong ” đã thổi bay bản phúc

trình dày. Cái ơn ba mình giúp bà nuôi ông (

Thiếu Tướng) qua bao năm khó khăn mà 20 năm

sau khi người chị dâu vừa nhắc đến thì thái độ của

một ông tướng oai phong lừng lẫy nóng như lửa

tức thì thay đổi.

Năm 1979, khi gia đình mình, mười người,

sau bao lần vượt biên thất bại, lâm vào cảnh không

hộ khẩu, không giấy tờ hộ thân, không một xu

dính túi, bà ấy đưa về dấu trong nhà, tìm mối, ứng

tiền giúp đỡ “Đi đến nơi thì trả sau” nghĩa là

không cầu báo ân để trả cái ơn ba mình 50 năm

trước. Trong cái khốn khó của đất nước vào năm

đó làm sao giải thích được cái “tấm lòng vàng”

này.

Dalat & Người Xưa Trang 47

Tôi biết là ba tôi đã giúp nhiều người

không có gì to lớn ngoài cái tâm địa vị tha luôn

rộng mở. Chúng ta cũng thường bảo nhau rằng cha

mẹ làm phúc để đức lại cho con. Đức là một việc

thiện không cần người biết, một ý tốt không cầu

báo đáp hay một thi ân không mong đền bù. Đức

được tích góp từ nhiều đời và chẳng bao giờ mất.

Đức Khổng Tử viết trong sách Luận ngữ “đức bất

cô, tất hữu lân” mà ông Đoàn trung Còn đã giải

thích như sau “người có đức chẳng lẻ loi, ắt có

những kẻ đồng tâm, đồng chí gần gũi và ủng hộ

mình” Theo câu trên Dalat xưa có nhiều người thi

ân và người nghèo nhớ ơn cũng không phải nhỏ.

Sự ngưỡng mộ của dân làm vườn gốc

Nghệ Tĩnh đối với ba tôi, những lời an ủi đầy chân

tình của người quen khuyến khích tôi, những

trường hợp thành công, những gian truân, những

thi ân và thọ ân ghi trên làm tôi suy nghĩ thử cố

tìm xem tại sao những người tiền phương này đều

có những điều tốt như vậy. Phải chăng những

phong cách tốt của người Dalat xưa xuất phát từ

nhóm người dân Dalat thời mới thành lập? Tôi đã

nhiều lần tự hỏi mình có điên khi muốn tìm hiểu

điều này qua nhiều đêm thức trắng. Nhưng

Nguyễn bá Học đã nói:

Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi,

Mà khó vì lòng người ngại núi e sông.

Ngần ngại, thôi thúc, cuối cùng mãnh lực:

thọ ơn bá tánh trả lại cho bá tánh thúc đẩy tôi tiếp

tục.

(Xin xem tiếp phần sau)

Hồ Xuân Hương hiện nay (hình chụp vào 8/2010 - Ahswara)